21
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1. Khái niệm, mục tiêu, vai trò của các hoạt động quan hệ công chúng 1.1 Khái niệm về quan hệ công chúng 1.1.1 Các định nghĩa về PR 1.1.2 So sánh PR và quảng cáo, marketing, tuyên truyền 1.1.2.1 Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo. PR ra đời sau quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng cáo. Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công công cụ PR mà các công ty như Coca-Coke, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới. Sau đây là một số điểm khác biệt của PR so với quảng cáo: * Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn hơn so với quảng cáo Có một câu chuyện ngụ ngôn trong đó Mặt trời và Gió tranh cãi với nhau ai là người mạnh hơn. Chúng cùng nhau thi tài và ai lấy được chiếc áo khoác của người khách du lịch ra khỏi ông ta thì sẽ chiến thắng. Gió càng thổi mạnh thì người khách du lịch càng giữ chặt chiếc áo khoác vào người. Nhưng đến phiên mặt trời, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng. Chẳng bao lâu khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc. Rõ ràng không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu. Trái ngược với quảng cáo, PR là mặt trời. Sức ảnh hưởng của nó tồn tại ngay trong chính nó. Thông điệp của PR chính là sự

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

1. Khái niệm, mục tiêu, vai trò của các hoạt động quan hệ công chúng

1.1 Khái niệm về quan hệ công chúng

1.1.1 Các định nghĩa về PR

1.1.2 So sánh PR và quảng cáo, marketing, tuyên truyền

1.1.2.1 Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo.

PR ra đời sau quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng cáo. Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công công cụ PR mà các công ty như Coca-Coke, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới.

Sau đây là một số điểm khác biệt của PR so với quảng cáo:

* Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn hơn so với quảng cáo

Có một câu chuyện ngụ ngôn trong đó Mặt trời và Gió tranh cãi với nhau ai là người mạnh hơn. Chúng cùng nhau thi tài và ai lấy được chiếc áo khoác của người khách du lịch ra khỏi ông ta thì sẽ chiến thắng.

Gió càng thổi mạnh thì người khách du lịch càng giữ chặt chiếc áo khoác vào người. Nhưng đến phiên mặt trời, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng. Chẳng bao lâu khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc.

Rõ ràng không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu.

Trái ngược với quảng cáo, PR là mặt trời. Sức ảnh hưởng của nó tồn tại ngay trong chính nó. Thông điệp của PR chính là sự quan tâm chú ý của khách hàng. Nếu sự quan tâm đó càng nhiều thì đến sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được chấp nhận.

Hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Làm cho khách hàng nhớ tới một thiện cảm chứ không phải một thương hiệu. Nếu như quảng cáo tìm cách đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm của doanhh nghiệp thì PR tìm cách thu phục tấm lòng khách hàng. Mọi người thường tin tưởng vào những thông tin được các nhà phân tích báo chí đăng tải hơn là những quảng cáo chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm chung chung.

* Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng

Điều này có thể giải thích bởi những nguyên nhân khác nhau.

Page 2: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

Lí do thứ nhất bởi vì chẳng có thông tin gì trên quảng cáo ngoài hình ảnh. Lời nói nếu có chỉ để tăng cường cho hình ảnh mà thôi. Người ta ít tin cậy lời nói trong một quảng cáo bởi lời nói trên những banner quảng cáo luôn hô hào “Chúng tôi là tốt nhất”. Phản ứng của người tiêu dùng sẽ là “công ty nào mà chẳng nói như thế!”

PR đã “đánh trúng” tâm lí của người tiêu dùng là khách hàng suy nghĩ bằng ngôn từ, không bằng hình ảnh. Và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải bởi bên thứ ba của đại diện của quan hệ cộng đồng nên được đánh giá là khách quan và dễ gây được lòng tin hơn so với hoạt động quảng cáo thường mang tính chất thông tin 1 chiều và một khi những thông tin về doanh nghiệp đã được công chúng thưà nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn.

* Ba là, doanh nghiệp thừa hưởng ảnh hưởng của PR lâu dài hơn so với ảnh hưởng của quảng cáo.

Quảng cáo chỉ có ảnh hưởng đến khách hàng trong một thời gian rất ngắn ngủi. Nhưng đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ có tác dụng rất lâu dài đến khách hàng. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình. Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó. (Ngược lại, không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ).

* Bốn là, doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR như quảng cáo

Quảng cáo phải được thường xuyên đổi mới nếu không muốn bị khách hàng lãng quên. Vì thế thay vì phải tốn nhiều tiền cho quảng cáo mà kết quả thu được không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chi một khoản ngân sách bằng 1/10 phí quảng cáo cho một chiến lược PR đã có thể mang lại những hiệu quả khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác.

Các hoạt động của nó thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Hoạt động PR thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.

*Năm là, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội

Bằng việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam…các doanh nghiệp ít nhiều đã góp phần chia sẻ với cộng đồng và xã hội.

Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ điển hình của hoạt động PR vì một mục đích cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, PR vẫn kết hợp với quảng cáo nhằm tăng khả năng tác động đến công chúng và cùng mang lại lợi ích cho chủ thể. PR đã, đang và sẽ trở thành một

Page 3: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

công cụ hữu ích cho tất cả các cá nhân, tổ chức trong việc tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín đối với công chúng.

1.1.2.2 Sự khác biệt giữa PR và hoạt động marketing.

PR không chỉ là một công cụ của truyền thông mà nó còn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược marketing nói chung của một tổ chức hay doanh nghiệp. Các chiến lược PR được lập ra một cách chi tiết, cụ thể trong mối quan hệ mật thiết với các chiến lược khác trong truyền thông marketing nói riêng và chiến lược marketing nói chung. Tuy nhiên giữa PR và các hoạt động Marketing vẫn tồn tại các điểm khác nhau cơ bản như sau:

Marketing PR

Bản chất Marketing thúc đẩy hoạt động đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng.

PR giúp cho một tổ chức và cộng đồng của nó có mối liên hệ với nhau, một cách tương hỗ.

Mục tiêu ngắn hạn

Doanh số bán hàng. Sự thấu hiểu lẫn nhau hoặc sự định vị vị trí của tổ chức đó trong lòng khách hàng hay cộng đồng của mình.

Mục tiêuMục tiêu của hoạt động Marketing hoàn toàn là vì lợi nhuận.

Mục tiêu tuyệt đối của hoạt động PR là sự yêu mến và những cái nhìn đầy tích cực của công chúng đối với công ty.

Phạm vi hoạt động

Bao gồm tất các mảng hoạt động trong bốn chữ P và bao gồm cả hoạt động PR.

Là một công cụ của chữ P thứ tư (Promotion). Có phạm vi hoạt động chủ yếu ở mảng truyền thông của chủ thể.

Mối quan hệ chủ yếu

Người bán – người muaTổ chức – công chúng

Đo lườngDoanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing.

Thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là những ý kiến từ phía cộng đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía công chúng.

Hoạt động Marketing và PR tuy khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự “đối đầu”. Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Trung thực là yếu tố hàng đầu trong cả hai hoạt động. PR không chỉ là Public Relations mà đó còn là Performance ( sự hoạt động) và Recognition (sự công nhận). Một mối quan hệ tốt luôn dựa

Page 4: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín lâu dài

1.1.2.3. Phân biệt PR và tuyên truyềnTuyên truyền là một cách vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý kiến, hành vi hay

niềm tin. Tuyên truyền đề cập đến thông tin một cách chung nhất về một người, một sản phẩm hay dịch vụ được truyền tải trên phương tiên in ấn hay phát thanh truyền hình. Tính chất của tuyên truyền là tập trung vào những vấn đề tình cảm và lý trí. Với nhiều nhà marketing, tuyên truyền và PR có cùng nghĩa. Thực tế, tuyên truyền thực sự là một phần của nỗ lực quan hệ công chúng.Nhưng ở đây có một vài sự khác nhau cơ bản:

Đầu tiên tuyên truyền là một chiến lược cụ thể trong ngắn hạn, trong khi PR lại được phối hợp chương trình trong một khoảng thời gian dài.

Thứ hai, PR được thiết kế để cung cấp những thông tin tích cực về hãng cụ thể và thường được kiểm soát bởi hãng hoặc đại lý của nó. Tuyên truyền lại ở một khía cạch khác, nó không luôn luôn là thông tin tích cực và nó không luôn luôn đặt dưới sự kiểm soát, chi trả bởi một tổ chức. Cả tuyên truyền tích cực và tiêu cực thường bắt nguồn từ một nguồn khác nằm ngoài hãng.

1.2. Mục tiêu và vai trò của hoạt động PR trong doanh nghiệp.

1.2.1 Mục tiêu của hoạt động PR

1.2.2 Vai trò của các hoạt động PR trong doanh nghiệp

2. Đặc điểm, những giá trị và trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng.

2.1 Đặc điểm của quan hệ công chúng

2.1.1 Ưu điểm.

2.1.2 Hạn chế.

2.2 Những giá trị và trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng.

2.2.1 Những giá trị đạt được

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA PRĐối với doanh nghiệp, truyền thông là một công cụ quản lý hữu hiệu. Công cụ này được hình thành bằng các quy tắc được thống nhất sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và với các tổ chức bên ngoài nhằm tạo ra một môi trường hoạt động “dễ chịu” cho doanh nghiệp đó.Các kỹ năng PR được hình thành từ các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Đồng thời, công tác truyền thông hiệu quả đem lại những đóng góp to lớn đối với các mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp đó như:

- Cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp- Tạo lập một profile với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp hơn- Thay đổi thái độ của công chúng mục đích (đặc biệt là khách hàng)- Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xã hội- Tăng cường thị phần đầu tư trên thị trường

Page 5: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

- Gây ảnh hưởng lên các chính sách của chính phủ ở các cấp độ tăng dần: địa phương, nhà nước, quốc tế

- Cải thiện mối quan hệ truyền thông đối với các nhà đầu tư và các cố vấn doanh nghiệp- Nâng cấp quan hệ công nghiệp

2.2.2 Trách nhiệm xã hội của quan hệ công chúng.

Phần lớn các hoạt động công chúng đều mang tính xã hội và liên quan tới hoạt động xã hội. Hoạt động quan hệ công chúng tác động nhiều mặt tới xã hội và đó là một trong những lĩnh vực tác động trực tiếp tới xã hội. Do vậy các nhà QHCC đã định hướng hoạt động phải tác động tích cực vào xã hội.   Nhà quản lý phải có trách nhiệm đáp ứng lại cộng đồng của mình. Nghĩa là nhà quản lý phải chống lại môi trường không thân thiện, đó là những vấn đề nguyên tắc, song trong thực tế đã không diễn ra như vậy. Thông thường các doanh nghiệp ít quan tâm tới dư luận cộng đồng. Vì lợi nhuận doanh nghiệp họ sẵn sàng xâm hại lợi ích xã hội, lợi ích của các nhóm công chúng. Và chỉ khi dư luận công chúng tác động tới cơ quan Nhà nước và những cơ quan này vào cuộc thì doanh nghiệp lại viện dẫn lý do, nguyên nhân lảng tránh. Điều đó buộc Nhà nước phải có những quyết định điều chỉnh, doanh nghiệp phải chấp hành. Vấn đề này không chỉ là một hiện tượng mà thực tế là bản chất của sự việc, nó thể hiện mâu thuẫn giữa công nghiệp phát triển và phúc lợi, lợi ích cộng đồng, thể hiện mong muốn của công chúng, hành động của công chúng và phản ứng của doanh nghiệp không phù hợp nhau, QHCC cũng chưa được đề cập tới. Vấn đề rõ ràng là việc quản lý phải có trách nhiệm đáp lại phản ứng của công chúng, phải là người trong cuộc chủ động giải quyết các vấn đề và doanh nghiệp đã giành những khoản ngân sách chi cho xã hội. Quan hệ công chúng như người tìm ra và giải quyết ngăn chặn vấn đề. Công việc này bao gồm việc nhận định các vấn đề và hiểu các ý tưởng đã được lập kế hoạch. Các nhà QHCC, trong hoạt động thực tiễn của mình đã nêu ra sáu vấn đề chính tác động mạnh vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là:- Trong sản xuất không còn là làm thế nào để tăng hiệu quả của các nhà máy và các phân xưởng ma là làm thế nào để giải tỏa quan điểm của con người mà công việc của họ sẽ bị thay đổi hoạc loại bỏ bằng cách đưa ra các phương thức sản xuất mới hiệu quả hơn.- Việc phát triển thông qua đổi mới không phải là làm thế nào để tổ chức và quản lý các chương trình phát triển mà là làm thế nào để giải quyết những phản ứng của người tiêu dùng và những người buôn bán sản phẩm.- Vấn đề con người thì không phải chỉ là làm thế nào để lập dự toán các nhu cầu và tiêu chuẩn về nhân lực cho một công ty mà là làm thế nào để thuyết phục những người giỏi nhất làm việc cho công ty và sau đó ở lại cống hiến hết mình cho công ty.- Về tài chính không phải chỉ là làm thế nào để lên kế hoạch cho ngân quỹ của công ty mà là làm thế nào để giải quyết quan điểm của nhà đầu tư.- Quảng cáo không phải chỉ là làm thế nào để đưa thông điệp trong vài phút trên các phương tiện truyền thông, thời gian và chi phí mà là thế nào để đến được với suy nghĩ và trái tim của khán giả.- Vấn đề tán đồng kinh doanh không còn là làm thế nào để một công ty hoạt động với sự quan tâm của cả cộng đồng mà là làm thế nào để mọi người hiểu rõ các công việc tăng lên khi nó có bất cứ một sự ngăn ngừa giới hạn nào. Sáu vấn đề do Philip Lesly đưa ra. Mỗi vấn đề đều có nhận thức và cảm nhận về cái diễn ra trong suy nghĩ của công chúng. Để thăm dò được ý kiến của công chúng, người làm quan hệ công chúng phải

Page 6: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

trở thành người đi thăm dò và nhà tương lai học. Những năm trước đây, không ai nhìn thấy được trước vai trò của những người làm quan hệ công chúng đang liên quan tới khủng hoảng xã hội hiện thời. Ngày nay những người làm QHCC đang cố gắng phòng ngừa những khủng hoảng và khi nó xảy ra thì họ sẽ cố gắng kiểm soát nó. Một số công cụ được sử dụng như: các máy liên lạc cá nhân hay những phương tiện truyền thông phổ biến chuyên dụng. Cách thức thể hiện không phải chỉ là khách hàng trình bày ý kiến có hiệu quả như thế nào mà là tránh bất cứ một cơn giận nào có thể ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của khách hàng. Một bổn phận chính của QHCC là giúp khách hàng thu lợi từ công việc kinh doanh của họ theo cách là đáp ứng lại những yêu cầu mới của các nhà khoa học, các nhà môi trường học, những người bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng… Quan hệ công chúng là nơi liên kết thông tin. Kiểm soát thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài trở nên phổ biến ở các công ty đang cố gắng theo dõi các vấn đề đối với công chúng và xã hội. Các nhà QHCC rất cần cho công việc này và họ làm việc như sự liên kết thông tin giữa tổ chức và cộng đồng của nó. Quan hệ công chúng là phương thức đổi mới và thích nghi với sự thay đổi quan điểm của công chúng. Giúp tổ chức, doanh nghiệp nhìn thấy toàn bộ xã hội và thích ứng với haonf cảnh điều kiện của xã hội. Những mâu thuẫn trong quá trình phát triển của tổ chức được giải quyết, một trong những giải pháp đó là QHCC có trách nhiệm xã hội, thực hiện vai trò liên kết thông tin của mình. Để thực hiện vai trò liên kết thông tin phải giải quyết các vấn đề sau:- Giải quyết xung đột bằng việc thay đổi quan niệm, gồm cả những người tư vấn quan hệ công chúng và khách hàng.- Thay đổi mô hình truyền thông trong tương lai, có thể giải quyết ở những nhóm nhỏ hơn.- Những lợi ích ngẫu nhiên của hoạt động QHCC không bị ràng buộc trực tiếp vào việc tăng lợi nhuận cho công ty.- Những phương thức mới đang được phát triển có quan hệ đặc biệt tới các tình huống thay đổi quan niệm. Quan hệ công chúng không phải “tạo hình ảnh hay danh tiếng của công ty” mà nó làm sáng tỏ và hỗ trợ cho những chính sách, tuyên bố và hoạt động, những điều sẽ mang lại cho công ty danh tiếng. Quan hệ công chúng không tự gắn hình ảnh cho công ty một cách chủ quan, nó phải bắt đầu bằng sự thật và tìm kiếm mối liên quan giữa hình ảnh và sự thật đó.3. Đối tượng và các công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng.

3.1 Đối tượng của quan hệ công chúng

Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này chúng ta không  thể nào thất bại; không có cảm tình này chúng ta không thể nào thành công

 Abraham LincolnMọi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường marketing bị vây bọc hay chịu tác động của hàng loạt các tổ chức công chúng.Các giới công chúng sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyết định marketing của doanh nghiệp,do đó có thể gây thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. Để thành công doanh nghiệp phải phân loại và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng trực tiếp. Các nhóm công chúng của doanh nghiệp bao gồm:-Khách hàng : những người đã , đang h oặc có thể mu a sản phẩm, d ịch vụ c ủa doanh ngh iệp ;- C ơ q u a n q u ả n l ý n h à n ư ớ c : c á c t ổ c h ứ c n h à n ư ớ c c ó ả n h h ư ở n g c h i p h ố i đ ế n h o ạ t đ ộ n g của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật. Các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phảituân thủ các quy định của nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợivà trách nhiệm của doanh nghiệp, quyền của người

Page 7: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

tiêu dùng, môi trường xã hội,… thông qua hệthống luật pháp, quy chế… ràng buộc hoạt động của họ.-Giớ i t ruyền thông : Đây l à các cơ quan báo ch í , t ruyền h ình , t ruyề n thanh . Doanh nghi ệpcần phải quan tâm để làm thế nào các phương tiện truyền thông này đưa tin có lợi về hoạt độngcủa doanh nghiệp hơn . Các thông t in về doanh nghiệp của g iớ i t ruyền thông l à hế t sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh công ty trước người tiêu dùng và cácgiới công chúng khác. Công ty có thể tranh thủ sự thiện cảm của giới truyền thông bằng chínhchất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình và bằng các hoạt động xã hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các cuộc thi,…-Các tổ chức  xã hộ i : Bao gồm các tổ chức b ảo vệ ngườ i t i êu dùng , bảo vệ sức khỏe cộ ngđồng; các nhóm bảo vệ môi trường…Một mối quan hệ tốt và đáp ứng những yêu cầu của cácnhóm này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp.-Cộng đồng dân cư :  những người s inh sống t rên đ ịa bàn , nơ i doanh ng hiệp hoạ t động . Họcó thể có những mối quan tâm chung với doanh nghiệp về môi trường, về cơ sở hạ tầng, an ninhcông cộng, hay những vấn đề xã hội khác;-Các nhà đầu tư :   các cổ đông góp vốn  vào t rong công   ty cổ phần ,   các bên l i ên doanh l i ênkết, các quỹ đầu tư mạo hiểm;-Nhân v iên : l à đố i tượn g công chúng nộ i bộ và có va i t rò đặc b iệ t quan t rọng t rong qu an hệcông chúng của doanh nghiệp. Nhân viên là những người có liên hệ chặt chẽ và quyết định sựthành công của doanh nghiệp, họ đồng thời cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượngcông chúng khác. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với công ty của họ thì thái độ tích cực này sẽ lây lan sang các giới bên ngoài công ty. Như vậy: Công chúng của một doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên quanđến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

3.2. Các công cụ quan hệ công chúng chủ yếu

3.2.1. Bài nói chuyện hay diễn văn.

3.2.2. Xuất bản phẩm

Phim tự giới thiệuPhim tự giới thiệu là một công cụ hữu hiệu được sử dụng trong những sự kiện hội nghịkhách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, buổi đào tạo huấn luyện, .v.v.. nhằm tăng tính thuyết phụctới đối tượng công chúng của doanh nghiệp.Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, được dân trong nghề đánh giá cao là chương trình “Omo áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình cũ xì này vẫn được duy trì đế tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn. Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của Omo với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. OMO thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand manager của Omo cho chúng ta biết: “Omo đựơc định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu

Page 8: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

định vị này”.  Thật vậy, Omo đã qua thời quảng bá thương hiệu với tính năng của sản phẩm, họ đã tạo được “brand awareness” tức sự nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Và đây là lúc họ bước vào thời kỳ “cao cấp” hơn: củng cố thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với khách hàng. PR vào cuộc Chúng ta có thể thấy bóng dáng của PR trong tất cả các hoạt động gần đây của Omo. Có thể thấy PR thường mở đầu bằng việc tạo “xu hướng dư luận” . Điển hình là chương trình “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”.Các chương trình này có được thành công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của hoạt động PR. Không chỉ có một bộ phận PR của Unilever mà đằng sau đó là một lực lượng hùng hậu các công ty PR sẵn sàng tiếp ứng. Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người. Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến đọc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học” thì Omo tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi”  .Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ…nhưng mà người trong nghề đọc vào thì “đánh hơi” được ngay là có “mùi” PR ở đó rồi.  Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo trắng- ngời sáng tương lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện được Omo tổ chức đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin chứng tỏ quan hệ truyền thông của Unilever vô cùng hiệu quả. Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong nghành hóa mỹ phẩm. Bên cạnh những thắng lợi đạt được, dường như Omo cũng có một vài bước đi hơi bị …hụt chân. Tiêu biểu là event gần đây nhất của dòng “Omo tẩy an toàn” với việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động Quân khu 7. Đây là một chương trình hoành tráng rất tốt kém nhưng lại “được” dư luận đánh giá không cao mấyÂu cũng là bài học cho Unilever và cho cả chúng ta, đó là phải cân nhắc thật kỹ yếu tố văn hoá khi tổ chức một hoạt động marketing, hãy nghĩ theo nếp nghĩ của người Việt.  Người Việt theo truyền thống của người Á Đông đa số không thích những gì giật gân phi thực tế nên việc may chiếc áo đó là một sự xa xỉ không cần thiết.  Rất may Unilever đã “chữa cháy” kịp thời bằng việc cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may áo

Page 9: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

tặng trẻ em nghèo nên đã tự cứu mình một bàn thua trông thấy. Có lẽ chương trình này được tổ chức ở một nước phương Tây nào đó thì sẽ rất thành công nhưng ở Việt Nam khi vẫn còn tồn tại cách nhìn nhận, đánh giá khá chặt chẽ và bảo thủ trong dư luận thì rõ ràng việc tổ chức event này là một điều chưa hoàn toàn phù hợp.Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của Omo vẫn chưa đủ dài song những gì họ làm được đáng để coi là thành công. Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu. Sau này rất có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, song Omo có lợi thế là người tiên phong trên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.Các chiến dịch PR “bom tấn” rầm rộ mang những ý nghĩa thiết thực vào đúng những thời điểm thích hợp đã tạo ra những hiệu ứng rất hiệu quả, nâng cao uy tín chất lượng của thương hiệu. Hiện nay, Omo được coi là một thương hiệu bột giặt cao cấp được mọi người tin dùng dành được nhiều thị phần trong các sản phẩm bột giặt. Ngoài ra sản phẩm Omo cũng luôn được cải tiến và hoàn thiện các tính năng đáp ứng đúng nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng cộng với những chiến lược Marketting hiệu quả đã giúp Omo có một vị trí khá vững trên thị trường hiện nay. Mặc dù còn gặp một số sai sót trong chiến lược Marketting nhưng hị vẫn thật sự thành công với thương hiệu Omo.3.2.3. Các sự kiện đặc biệt ( Speacial events) 3.2.4. Tin tức. Tài liệu quan hệ công chúng Tài liệu quan hệ công chúng có thể là tài liệu viết hoặc tài liệu hình ảnh (phim tự giớithiệu). So với sự kiện, tài liệu quan hệ công chúng sẽ giúp doanh nghiệp giải thích cặn kẽ vàchính xác hơn nội dung cần chuyển tải và đối tượng có thể tham khảo mọi lúc mọi nơi.Bản tin công tinTrước đây bản tin thường chỉ được lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp nhằm tạo một kênh thông tin chính thức từ ban giám đốc đến nhân viên, giúp mọi người biết hướng phát triển của doanh nghiệp, tạo sự hiểu biết giữa các thành viên trong doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều nhân viên với nhiều chi nhánh hay văn phòng ở nhiều nơi. Ngày nay, bản tin không chỉ được sử dụng ở phạm vi nội bộ, mà còn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bản tin có thể dùng để truyền đạt thông tin với các đối tượng công chúng bên ngoài như khách hàng (công ty), đại lý, các chuyêngia trong ngành và các đối tác khác của doanh nghiệp. Nội dung có thể bao gồm những thànhcông của công ty (thắng thầu dự án nào, được chọn tham gia thực hiện công trình nào...), lắp đặt dây chuyên mới, kết quả chương trình khuyến mãi, các hoạt động tiếp thị vừa qua, đào tạo nhân viên,..v..v..Các bản tin của công ty có thể các câu chuyện về:-Sản phẩm: doanh nghiệp vừa chế tạo ra một sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ, đưa ramẫu mã mới...-Tình hình công ty: doanh nghiệp mới sáp nhập hoặc mua lại công ty khác, hay mở rộngchi nhánh, v.v...-Các sự kiện: doanh nghiệp tổ chức các sự kiện như tham gia hội chợ triển lãm, tổ chứchội nghị khách hàng, họp báo, v.v...-Hoạt động nghiên cứu và phát triển: doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, cải tiến kỹthuật sản xuất, các phát minh sáng chế, v.v..-Khách hàng: doanh nghiệp thực hiện cấc hoạt động nghiên cứu thị trường, kinh nghiệmcủa khách hàng trong sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp,vv

Page 10: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

-Nhân sự: doanh nghiệp thay đổi cơ cấu nhân sự, thăng chức, tuyển dụng, khen thưởng,v.v...-Kiểm soát chất lượng: các phương pháp kiểm soát chất lượng mà doanh nghiệp đang ápdụng, các sáng kiến cải tiến chất lượng, các chứng nhận chất lượng,...-Các hoạ t động xã hộ i : doanh nghiệp đã tham g ia các hoạ t động gây qu ĩ , các chương trình học bổng, các chương trình bảo vệ môi trường, các chương trình bảo tồn thiên nhiên hoặc disản văn hoá, v.v.Brochure/tờ rơiBrochure và tờ rơi là những tài liệu nói về một vấn đề nào đó như về doanh nghiệp (thành lập, tôn chỉ hoạt động, hoạt động kinh doanh, nguồn lực, thành công...), sản phẩm (giới thiệu sản phẩm mới , t ính năng và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm) hay các hoạ t động xã hộ i (các chương trình xã hội mà doanh nghiệp đang thực hiện). Brochure thường được đóng thành cuốn, chứa được nhiều thông tin, còn tờ rơi thường là những tờ riêng lẻ cung cấp thông tin vềmột hoặchai vấn đề.Brochure hoặc tờ rơi có thể được gửi kèm với thông cáo báo chí hoặc phân phát cho cácđối tượng tham gia họp báo hoặc sự kiện như những tài liệu tham khảo để giúp họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Muốn tác động có hiệu quả đến người đọc thì những tài liệu này phải có một thông điệp rõ ràng. Quan trọng hơn chúng phải được thiết kế một cách sáng tạo. Lời viết (tiêu đề) phải đựocthể hiện khác biệt với những tài liệu của doanh nghiệp khác.

3.2.5. Hoạt động công ích- tài trợ.

3.2.6 Các phương tiện nhận dạng khác.

4. Quy trình quan hệ công chúng.

PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA OMO VIỆT NAM

1. Thực trạng các hoạt động quan hệ công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

1.1 Các mô hình PR ở Việt Nam hiện nay.

1.2 Các hạn chế trong hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

2  PR và các hoạt động từ thiện của OMO Việt Nam. 22

2.1  Tổng quan về tập đoàn Unilever và nhãn hiệu OMO

2.2. Tổng quan về các hoạt động PR của OMO Việt Nam.

2.2. Tổng quan về hoạt động PR của omoCó thể nói, công ty Unilever đã có những chiến lược tiếp thị chu đáo cùng các hoạt động

truyền thông đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm bột giặt OMO. Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình

Page 11: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

cũng như phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty.

Xâm nhập vào Việt Nam từ năm 1995, Unilever đã có nhiều bước chuẩn bị tích cực như tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu văn hóa Việt,… để đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả. Chúng ta có thể thấy bóng dáng của PR trong tất cả các hoạt động của Omo.

Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của OMO, được mọi người đánh giá cao là chương trình “OMO áo trắng ngời sáng tương lai”. Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của OMO với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. OMO thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand manager của OMO cho chúng ta biết: “OMO đựơc định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của OMO đều hướng đến mục tiêu định vị này”. Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “Ngày hội những chiếc túi tài năng”, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và OMO nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với khách hàng. Các chương trình này có được thành công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của hoạt động PR. Không chỉ có một bộ phận PR của Unilever mà đằng sau đó là một lực lượng hùng hậu các công ty PR sẵn sàng tiếp ứng. Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người.

Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, OMO gửi đi thông điệp: "Hãy để trẻ tự do vui chơi – ngại gì vết bẩn", khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến đọc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : "Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học" thì OMO tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám. Chương trình đã thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp "bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có OMO tẩy bay mọi vết bẩn rồi”. Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ…. Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo trắng- ngời sáng tương lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. OMO nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất (2005).

Nối tiếp những thành công đó, Unilever luôn đưa ra các chương trình mới mẻ và sáng tạo, đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người dân, gắn với văn hóa Việt như: Chương trình “Sân chơi vì sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam” do Quỹ Unilever Việt Nam & Nhãn hàng OMO khởi xướng thực hiện kể từ tháng 6/2006 và hợp tác liên ngành dài hạn với Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục - Đào tạo để thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động vui chơi ngoại khóa cho trẻ em Việt Nam”, với tổng trị giá tài trợ trên 10 tỷ đồng/năm trong thời gian 5 năm, từ 2006 – 2010; hay chương trình hoạt động “Trẻ học cảm ơn, Cành vươn lộc Tết” được OMO khởi xướng và thực hiện để chào đón Xuân Canh Dần 2010,… Hiện nay, chúng ta liên tục chứng kiến chương trình PR và quảng cáo rầm rộ của OMO với chủ đề hướng đến xã hội, cộng đồng. Hàng loạt quảng cáo với những hình ảnh tập trung vào sự phát triển đạo đức ở trẻ nhỏ, giáo dục trẻ có tấm lòng nhân ái, biết ơn ông bà, cha mẹ,… . Các chương trình xúc tiến bán cũng được phát động rộng rãi để thu hút công chúng trong các dịp tết

Page 12: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

âm lịch. OMO thực sự đã có bước chuyển mình trong chiến lược định vị thương hiệu, ngày càng đến gần hơn với công chúng.

2.3 Các hoạt động từ thiện của OMO..

2.3.1 Mục tiêu của các hoạt động PR..

2.3.2 Các chương trình từ thiện

2.4. Kết quả đạt được qua các hoạt động từ thiện của OMO Việt Nam.

2.4.1.Ưu điểm..

2.4.2.  Hạn chế.

Hạn chế thứ nhất: Hầu như doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sai lệch về hoạt động PR

Sai lầm phổ biến nhất của các doanh nghiệp Việt là đánh đồng PR với quan hệ báo chí trong khi truyền thông báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc ngành PR. Xuất phát từ suy nghĩ này nên các doanh nghiệp chỉ lo quan tâm đến cánh nhà báo, từ phóng viên, trưởng ban cho đến Tổng biên tập của các phương tiện truyền thông. Họ tin rằng “Chỉ cần bơm quan hệ với báo chí là êm xuôi”, tức là mọi loại thông tin của công ty (cho dù không có giá trị về tin tức báo chí) sẽ được hỗ trợ đăng tải rộng rãi, hoặc công ty sẽ không bị “sờ gáy” đến những “chuyện chưa tốt”. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn đánh đồng công việc của PR với các sự vụ lặt vặt như in ấn, tổ chức lễ động thổ, viết thông cáo báo chí...Có những doanh nghiệp còn nhầm lẫn cho rằng PR là quảng cáo....Những quan niệm lệch lạc này chính là nguyên nhân gây nên các sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Page 13: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

Hạn chế thứ hai: PR không được đầu tư thích đáng bởi các doanh nghiệp trong nước

Thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà. Nếu “ghé mắt” qua ngân sách tiếp thị, hay chỉ cần ngân sách cho quảng cáo thôi, thì người làm PR sẽ “thèm thuồng”. Ngay cả ở những công ty đã xem trọng PR thì ngân sách dành cho hoạt động này chỉ bằng 10% quảng cáo, hoặc nhiều khi “nằm thấp thoáng” trong ngân sách tiếp thị chung cho doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp Việt Nam biết đầu tư thích đáng vào hoạt động PR thì họ có khẳ năng nâng cao ảnh hưởng thương hiệu của doanh nghiệp hiệu quả hơn rất nhiều so với quảng cáo bởi cộng đồng luôn tin tưởng PR hơn quảng cáo.

Hạn chế thứ ba: Doanh nghiệp Việt Nam thiếu bộ phận nhân sự PR chuyên nghiệp

Hầu như các doanh nghiệp Việt Nam không có riêng bộ phận PR trong tổ chức trong khi con số này có thể lên đến hàng chục người trong các công ty nước ngoài. Nếu doanh nghiệp nào có xem trọng PR lắm thì cũng chỉ có 1 người phụ trách công tác này trong bộ phận Marketing, thế nhưng thường nhân sự này không qua đào tạo, ít có kinh nghiệm về truyền thông hay PR. Có một thực trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, nhân sự PR thường được bổ nhiệm cho các bộ phận còn “rảnh việc” trong tổ chức bởi họ quan niệm công việc PR chỉ đơn

thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tin cho công ty. Với nền tảng PR như thế này, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nước không cao, dù số này rất ít.

Hạn chế thứ tư: Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu một hành lang pháp lý để phát triển ngành PR

Băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp PR chân chính trong nước là pháp luật Việt Nam chưa có một quy định và nguyên tắc cụ thể hướng dẫn các doanh nghiệp làm PR. Pháp lệnh quảng cáo Việt Nam khi ra đời dù đã có ý kiến đề xuất nhưng đã không kịp cập nhật hoạt động này. Thiếu một hành lang pháp lý cụ thể dẫn đến hoạt động PR trong nước hiện tại rất khó kiểm soát và chất lượng không cao bởi vì nhu cầu lợi nhuận, tốc độ sản sinh ra các công ty làm dịch vụ PR ở Việt Nam (chủ yếu là Hà Nội và TP.HCM) đang ở mức báo động, nhiều công ty đăng kí kinh doanh dịch vụ khác nhưng cũng nhảy sang làm PR, làm ăn kiểu chụp giật, kém hiệu quả làm cho chất lượng PR chưa kịp phát triển lại giảm xuống. 

PHẦN III. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CHO THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶT OMO.

1. Cơ sở đề xuất giải pháp.

Các công ty nước ngoài đã đưa PR vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX với mong muốn tiết lộ cho doanh nghiệp Việt Nam thấy PR là một “mảnh đất màu mỡ” nên khai thác và đầu tư. Tuy nhiên từ đó đến nay, gần 30 năm trôi qua nhưng các doanh nghiệp chúng ta vẫn chưa biết cách khai thác ngành công nghiệp tiềm năng này.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG OMO

Hoạt động PR ở Việt Nam chỉ đơn thuần là “mua đất” trên các trang báo nhằm quảng bá và thổi phồng thương hiệu, đi "quan hệ" với giới báo chí truyền thông... PR nước nhà lẩn quẩn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với báo chí, nó không được nhìn nhận là một ngành công nghiệp độc lập. Đây là một trong nhưng hạn chế làm cản trở sự phát triển của PR tại Việt Nam, doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại. Do đó, việc phân tích và chỉ ra những yếu kém cụ thể về công tác này trong các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận chính xác hơn tầm quan trọng của công cụ quan hệ công đồng. Từ những đánh giá khách quan này, hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sớm tìm ra các giải pháp thích hợp để PR được phát triển đúng tầm vóc của nó ỏ Việt Nam.

Theo tổng hợp từ những phân tích, thì hoạt động PR trong các doanh nghiệp Việt đang tồn tại 4 hạn chế lớn:

1. Doanh nghiệp nhận thức sai lệch về hoạt động PR

2. Doanh nghiệp không dành vốn đầu tư cho PR thích đáng

3. Không có bộ phận nhân sự PR chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp Việt

4. Doanh nghiệp trong nước thiếu một hành lang pháp lý để xây dựng và phát triển PR

2 .Một số giải pháp đối với hoạt động PR.

2.1. Giải pháp về chiến lược sử dụng các công cụ PR..

2.1.1. Giải pháp liên quan đến tổ chức sự kiện.

2.1.2. Giải pháp liên quan đến tài trợ.

2.2 Tuyển dụng và Đào tạo cán bộ.

2.3. Giải pháp về đánh giá kết quả hoạt động PR..

3. Một số giải pháp hỗ trợ.

KẾT LUẬN..

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO