3
ĐỀ ÔN TẬP THI KỲ THI QUỐC GIA – NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc dành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ; có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy.” (Theo Dân trí) a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung của văn bản trên? Đặt tên cho văn bản? 2. Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan. Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi

Đề Ôn Tập Thi Kỳ Thi Quốc Gia Môn Ngữ Văn

  • Upload
    anhut8

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đề ôn tập ngữ văn 12

Citation preview

Page 1: Đề Ôn Tập Thi Kỳ Thi Quốc Gia Môn Ngữ Văn

ĐỀ ÔN TẬP THI KỲ THI QUỐC GIA – NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU

1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc dành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ; có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy.”

(Theo Dân trí)

a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

b. Nội dung của văn bản trên? Đặt tên cho văn bản?

2. Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?

Tết gia đình.

Tết dân tộc.

Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.

Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hòa giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hòa.

(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn trên khẳng định điều gì?

b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

c. Cụm từ “Hai chặng đường vất vả, gian nan” nhằm chỉ điều gì?

Page 2: Đề Ôn Tập Thi Kỳ Thi Quốc Gia Môn Ngữ Văn

d. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên?

3. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng

Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông

Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm

Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong

(Tố Hữu)

a. Nội dung của bốn câu thơ trên là gì?

b. Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bốn câu thơ này là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên?

c. Cảm xúc của nhà thơ dành cho lãnh tụ là cảm xúc như thế nào?

II. LÀM VĂN

“Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo: Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Thảo Nguyên (Theo The Seeds of Life)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên (viết khoảng 600 từ)?