176
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT Đáp án đề thi địa lí tự nhiên Việt nam ĐỀ 49. Câu 1: Vì sao nói địa hình Việt Nam là địa hình nhiệt đới ẩm? Địa hình Việt Nam là địa hình nhiệt đới ẩm do: - Lớp vỏ phong hóa dày Bị mưa nắng công phá,bề mặt địa hình bị thay đổi tạo nên lớp vỏ phong hóa dày,có nơi tới 10-15cm. Ở nước ta quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ. các vùng núi đá vôi bị nước mưa hòa tan tạo nên những hang động lớn và song suối ngầm. còn các vùng đá macma ,biến chất qua trình phong hóa diễn ra yếu và chậm hơn. -Các hiện tượng đất trượt và sụt lở diễn ra phổ biến trên bề mặt địa hình Địa hình nước ta thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên nhiên bất lợi như đất trượt,đất chảy, đá đổ, hang động ngầm.Ở miền núi khi gặp mưa lớn thường xảy ra lũ

đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

Đáp án đề thi địa lí tự nhiên Việt nam

ĐỀ 49.

Câu 1: Vì sao nói địa hình Việt Nam là địa hình nhiệt đới ẩm?

Địa hình Việt Nam là địa hình nhiệt đới ẩm do:

- Lớp vỏ phong hóa dày

Bị mưa nắng công phá,bề mặt địa hình bị thay đổi tạo nên lớp vỏ phong hóa

dày,có nơi tới 10-15cm. Ở nước ta quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ.

các vùng núi đá vôi bị nước mưa hòa tan tạo nên những hang động lớn và song

suối ngầm. còn các vùng đá macma ,biến chất qua trình phong hóa diễn ra yếu và

chậm hơn.

- Các hiện tượng đất trượt và sụt lở diễn ra phổ biến trên bề mặt địa hình

Địa hình nước ta thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên nhiên bất lợi như đất

trượt,đất chảy, đá đổ, hang động ngầm.Ở miền núi khi gặp mưa lớn thường xảy ra

lũ bùn, lũ quét. Hiện tượng kết von và đá ong hóa xảy ra trong lớp vỏ phong hóa và

thổ nhưỡng diễn ra khá mạnh.

Câu 2: : Hãy trình bày sự thống nhất và tương phản giữa địa hình đồi núi cao

nguyên và đồng bằng ở nước ta?

a , Sự tương phản:

Page 2: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Đồi núi Việt Nam có tính chất di lưu của địa hình cổ trong khi đồng bằng là dạng

địa hình trẻ được hình thành vào kỉ Đệ Tứ và đang được mở rông.

- Đồi núi được hình thành do quá trình nâng lên và được chia cắt của hệ thống

sông, suối còn đồng bằng hình thành do quá trình sụt xuống và bồi tụ phù sa.

- Địa hình đồi núi còn nhiều hẻm vực và thung lũng sâu tạo thành dạng địa hình

âm- dương còn địa hình đồng bằng thì bằng phẳng và thấp.

- Vùng đồi núi còn nhiều nơi hiểm trở chưa có dấu chân người( nguyên sinh), còn

đồng bằng thì chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hoạt động sản xuất của con người (nhân

sinh ).

b , sự thống nhất:

-phần lớn các đồng bằng lớn hay nhỏ đều nằm tiếp cận với các vùng núi, cao

nguyên tạo thành hệ thống đồng bằng chân đồi, chân cao nguyên, chân núi và ven

biển.

- Sông suối nối liền miền đồi núi và đồng bằng, chúng vận chuyển vật liệu xâm

thực từ vùng đồi núi ở thượng lưu xuống hạ lưu bồi đắp thành các đồng bằng châu

thổ. Vì vậy tốc độ phát triển của các đồng bằng, tính chất, lượng phù sa đều phụ

thuộc vào vùng núi thông qua hệ thống sông suối.

-Đồng bằng ngày nay là bờ biển,chân núi, cao nguyên cũ sau quá trình xâm thực

bồi tụ mà thành.

Page 3: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 19:

Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

Trên đất liền đồi núi chiếm tỉ lệ lớn, tới ¾ diện tích lãnh thổ, phần còn lại là

đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.Bản thân nền móng các đồng bằng cũng

là miền đồi núi sụt võng, tách dãn được phù sa bồi tụ mà thành. Đồi núi tạo thành

biên giới tự nhiên bao quanh phía bắc và phía tây Tổ quốc giữa Việt Nam với

Trung Quốc, Việt Nam với Lào và phần lớn đường biên giới với Campuchia.

Đồi núi nhấp nhô trên biển làm thành các hải đảo, quần đảo ở Quảng Ninh,

Hải Phòng, Cồn Cỏ…,đồi núi còn lan ngầm dưới đáy biển tạo ra những than ngầm

làm chỗ dựa cho san hô phát triển.

- hệ thống núi già được nâng lên và làm trẻ lại.

Tính chất kế thừa và thống nhất tân kiến tạo và cổ kiến tạo

Hoạt động xâm thực –bồi tụ là nguyên nhân trực tiếp hình thành địa hình

hiện đại.

Kiến trúc cổ chi phối hướng địa hình hiện đại.

Giữa địa hình và nham thạch cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt chẽ.

- Địa hình Việt Nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề nặt có độ cao khác nhau là

kết quả của 6 chu kì tân kiến tạo.

Câu 2: Trình bày địa hình đồi núi và cao nguyên ở nước ta?

- Địa hình đồi núi

Bao gồm các miền núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m, miền núi trung

bình có độ cao trung bình từ 1000-2000m và miền núi cao có độ cao trên 2000m.

Địa hình đồi núi có đặc điểm chung là độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá

lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc các dãy núi , có độ chia cắt sâu và

Page 4: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

sườn dốc. Ở nước ta,các dãy núi lớn thường được ngăn cách nhau bởi thung lũng

sông lớn . Mỗi khu vực núi có sắc thái riêng.Tuy vậy vẫn có thể chia địa hình núi

thành các kiểu địa hình núi cao , núi trung bình và núi thấp. Địa hình núi cao phần

lớn nằm sâu trông đất liền và gần khu vực biên giới . Tiêu biểu cho địa hình núi

cao ở nước ta là dãy núi Hoàng Liên Sơn, chạy dài 180km theo hướng tây bắc –

đông nam từ biên giới phía bắc thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái.

Kiểu địa hình núi trung bình chiếm khoảng 14% dienj tích cả nước phân bố rộng

khắp từ biên giới phía bắc cho đên phía nam của dãy núi Trường Sơn. Địa hình

núi thấp thường gặp ở vùng liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành 1 dải

liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau.

- Địa hình cao nguyên

Các cao nguyên trên đất nước ta có cấu tạo, nguồn gốc và độ cao khác nhau .

Địa hình có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng , lượn sóng hoặc có các dãy

đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng thấp bởi các vách bậc địa hình .

Ở nước ta thường gặp ba kiểu địa hình cao nguyên chính là các cao nguyên đá vôi,

cao nguyên đất đá badan và cao nguyên hỗn hợp các loại các loại trầm tích macma

và biến chất.

- Địa hình núi và cao nguyên đá vôi điển hình ở vùng núi phía bắc và tây bắc

nước ta.Kiểu địa hình này có đặc điểm chung là độ cao khá lớn nhưng bề mặt bị

chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt và hiếm nước , nhất là vào mùa

khô.Điển hình cho cao nguyên đá vôi là cao nguyên Đồng Văn(Hà Giang), Cao

nguyên Bắc Hà(Lào Cai).

- Địa hình cao nguyên đá ba dan có địa hình mềm mại , bằng phẳng hơn và

trên cao nguyên có di tích của của các hoạt động núi lửa như các nón miệng núi

lửa, các hồ. Các cao nguyên bad an ở nước ta chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên và

Page 5: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

rìa của miền đông Nam Bộ, điển hình là cao nguyên Kon Tum-Plaaycu và cao

nguyên Đắc Lắc.

- Kiểu địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích , macma và biến

chất là các cao nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn , tới 1500m ở phía bắc tỉnh Lâm

Đồng. Ở đây địa hình bằng phẳng xen kẽ với các dãy đồi và ngọn đồi thoải tạo nên

cảnh quan thiên nhiên rộng mở có nhiều phong cảnh đẹp và tiêu biểu là cao nguyên

Lâm Viên –Đà Lạt.

ĐỀ 29

Câu 1: Trình bày các đặc điểm địa hình miền núi?

Địa hình miền núi phát triển chủ yếu liên quan đến vận động kiến tạo nên

thường có cấu trúc uốn nếp. Trong miền núi có thể phân thành các bậc đai địa hình

bậc 2, 3 và cao hơn.

Phân loại miền núi :

- Theo nguồn gốc phát sinh gồm có núi uốn nếp và núi tái sinh. ở Việt Nam

các núi uốn nếp cổ đã trải qua thời kì san bằng lâu dài, chịu ảnh hưởng của vận

động tân kiến tạo theo 6 chu kì, nên đã được nâng lên các mức độ khác nhau theo

sườn và theo khu vực và hình thành các bán bình nguyên ở các độ cao khác nhau.

- Theo hình thái và trắc lượng hình thái : phân chia thành núi thấp có độ cao

tuyệt đối từ 200-1000m, núi trung bình từ 1000-3000m, và núi có độ cao tuyệt đối

trên 3000m.

Địa hình miền núi nước ta chia làm 3 khu vực:

- Khu vực đồi núi bờ trái sông Hồng: bao gồm một loạt các dãy núi chạy theo

hướng cánh cung uốn quanh khối núi đá kết tinh cổ thượng nguồn sông Chảy.Các

Page 6: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

cánh cung này mở rộng về phía bắc và quy tụ ở núi Tam Đảo, bao gồm các cánh

cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Đông Triều.Khu vực này được

nâng lên với cường độ trung bình và độ dốc từ tây bắc về đông nam. Đa số các núi

thuộc loại thấp , từ độ cao 2000m xuống còn 1500-500m thấp dần ra biển.

- Khu vực đồi núi bờ phải sông Hồng cho đến dải núi Bạch Mã Hải Vân: khu

vực này phát triển trong cấu trúc địa máng Đông Dương, với các dãy núi chạy song

song theo hướng tây bắc- đông nam. Chia làm 2 khu vực là khu vực núi Tây Bắc

và khu vực Trường Sơn Bắc.

- Khu vực từ nam dãy Bạch Mã trở vào đến Đông Nam Bộ: khu vực này phát

triển trong phạm vi địa khối cổ indoxini và các địa máng ven rìa tuổi Đê von,

Cacbon- pecmi có tên là Trường Sơn Nam. Địa hình ở đây cao hơn khu vực

Trường Sơn Bắc do được Tân kiến tạo nâng lên mạnh. Kèm theo sự nâng lên là sự

phun trào mãnh liệt đá badan tạo nên một vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn.

Câu 2: Vai trò của địa hình trong sự ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên

khác?

ĐỀ 52

Câu 1: Các chu kì của vận động tạo sơn Himaaya ảnh hưởng tới địa hình hiện

đại như thế nào?

Địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình tạo sơn Himalaya.

Vận động tân kiến tạo của nước ta diễn ra mạnh làm cho địa hình nước ta được

nâng cao, sông núi như trẻ lại và tạo nên những vùng núi cao nguyên , vùng đồi

thấp như diện mạo ngày nay.Các vận động này diễn ra thành từng đợt theo chu kì

khác nhau. Pha nâng lên làm cho địa hình được nâng cao và đồng thời làm tăng

cường hoạt động xâm thực của các sông suối, phá hủy, hạ thấp các mặt địa hình

đó.Tiếp sau pha nâng lên là pha yên tĩnh, các thung lũng sông được mở rộng . Các

Page 7: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

chu kì này kế tiếp nhau tạo nên bậc địa hình ở miền núi.Do chịu ảnh hưởng sâu sắc

của vận động tân kiến tạo nên địa hình nước ta tiếp tục được củng cố. Các nền

móng cổ được phân cách bởi các đứt gãy sâu có hướng tây bắc –đông nam và

hướng vòng cung. Nhiều nơi chúng được nâng lên tạo thành các bậc địa hình cao

nguyên . Các thung lũng sông được mở rộng, lún sâu và được bồi đắp để tạo nên

các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Vậy quá trình tạo sơn Himalaya trong giai đoạn tân kiến tạo đã tạo nên dạng địa

hình của Việt Nam ngày nay.

Câu 2: Những khóang sản chính ở nước ta được hình thành ở thời kì nào?

Khoáng sản là loại tài nguyên vô cùng quý giá ở nước ta.

- Mỏ nội sinh:các mỏ nội sinh được hình thành trong các chu kì kiến tạo ở đại

Trung Sinh.Ngoài ra còn cũng có 1 số mỏ nội sinh đươc hình thành từ đại Cổ Sinh

như vàng, chì, kẽm ở Tuyên Quang,antimo ở Quảng Ninh. Các mỏ nội sinh chủ

yếu tập trung ở 2 khu vực là :

Khu vực núi phía bắc từ thung lũng sông Hồng đến Cao Bằng ,Lạng Sơn:các

mỏ ở đây khá đa dạng nhưng trữ lượng không lớn lắm như thiếc-vonfam, mỏ sắt ở

Thái Nguyên, niken và amiang ở Cao Bằng…

Khu vực núi trung trung bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam: khu vực

này có mỏ vàng và đá quý ở Nam Thừa Thiên , kẽm ở Điện Bàn, vàng ở Bồng

Nhiêu…

- Các mỏ ngoại sinh: được hình thành từ tiền cambri. Các mỏ ngoại sinh quan

trọng nhất như apatit(Lào Cai), Than(Quảng Ninh), boxit(Lâm Đồng), đặc biệt là

dầu khí ở thềm lục địa…………

ĐỀ 56

Page 8: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Hướng và độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân hóa

của tự nhiên Việt Nam?

Hướng và độ cao địa hình có ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa của tự nhiên Việt

Nam. Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở vùng núi , núi càng cao thì sự phân

hóa càng biểu hiện rõ rệt.Nhìn chung ở Việt Nam có thể phân ra 3 đai cao trên núi.

Đai nhiệt đới chân núi có độ cao từ 0-600m: mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió

mùa.

Đai á nhiệt đới trên núi cao có độ cao từ 600-2600m: đai này phổ biến sinh

vật á nhiệt đới và ôn đới, có xen kẽ một số loài nhiệt đới có biên độ sinh thái rộng.

Đai ôn đới trên núi cao từ độ cao 2600m có nhiệt độ thấp nhưng có độ ẩm

rất cao. Thực vật ôn đới ở đây chiếm ưu thế là các loài đỗ quyên , lãnh sam, thiết

sam.

Sự phân hóa theo độ cao đã làm cho thiên nhiên nước ta thêm phong phú và đa

dạng.

Câu 2: Trình bày sự thống nhất giữa địa hình đồi núi và đồng bằng ở Việt

Nam

- Phần lớn các đồng bằng lớn hay nhỏ đều nằm tiếp cận với các vùng núi, cao

nguyên tạo thành hệ thống đồng bằng chân đồi, chân cao nguyên, chân núi và ven

biển.

- Sông suối nối liền miền đồi núi và đồng bằng, chúng vận chuyển vật liệu

xâm thực từ vùng đồi núi ở thượng lưu xuống hạ lưu bồi đắp thành các đồng bằng

châu thổ. Vì vậy tốc độ phát triển của các đồng bằng, tính chất, lượng phù sa đều

phụ thuộc vào vùng núi thông qua hệ thống sông suối.

Page 9: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Đồng bằng ngày nay là bờ biển,chân núi, cao nguyên cũ sau quá trình xam

thực bồi tụ mà thành.

ĐỀ 61

Câu 1: Tại sao địa hình Việt Nam lại có sự phân hóa?

Câu 2: Sự tương phản nhưng cùng phù hợp giữa địa hình đồng bằng với địa

hình miền núi?

- Sự tương phản:

+ Đồi núi Việt Nam có tính chất di lưu của địa hình cổ trong khi địa hình đồng

bằng là dạng địa hình trẻ được hình thành vào kỉ Đệ Tứ và đang được mở rộng.

+ Đồi núi đươch hình thành do quá trình nâng lên và được chia cắt bởi hệ thống

sông suối còn đồng bằng hình thành do quá trình sụt lún và bồi tụ phù sa.

+ Địa hình đồi núi với nhiều hẻm vực và thung lũng sâu tạo thành dạng địa hình

âm – dương, còn đồng bằng thì bằng phẳng và thấp.

+ Vùng đồi núi còn nhiều nơi hiểm trở chưa có dấu chân người, còn đồng bằng

chịu tác động sâu sắc bởi hoạt động sản xuất của con người.

- Sự phù hợp:

+ Phần lớn các vùng đồng bằng lớn hay nhỏ đều nằm tiếp cận với các vùng núi

hay cao nguyên thành hệ thống đồng bằng chân đồi, chân cao nguyên, chân núi và

ven biển.

+ Sông suối nối liền đồi núi với đồng bằng, chúng vận chuyển vật liệu xâm thực từ

vùng đồi núi ở thượng lưu suống hạ lưu bồi đắp thành các đồng bằng châu thổ. Vì

Page 10: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

vậy tốc đọ phát triển của các đồng bằng, tính chất, chất lượng phù sa đều phụ thuộc

vào vùng núi thông qua hệ thống sông suối.

+ Đồng bằng ngày nay là bờ biển, chân núi, cao nguyên cũ sau quá trình xâm

thực, bồi tích mà thành.

ĐỀ 11:

Câu 1: Hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình đồng bằng ở Việt

Nam?

Địa hình đồng bằng thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở rìa phía đông

lãnh thổ, tiếp giáp với biển Đông.

Đặc điểm chung: bằng phẳng, đại bộ phận có độ cao thấp, không vượt quá 15m,

được bồi lắp bởi trầm tích biển, lục địa và phù sa của các sông lớn trên vùng trũng,

sụt lún mạnh.

Hai đồng bằng điển hình ở nước ta là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ:

- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích 15000 km², địa hình rất bằng phẳng, hơi ngiêng

rq biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Trên bề mặt là lớp phù sa màu mỡ do hệ

thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp và được khai thác để sản xuất nông

ngiệp.

Phía Bắc còn có nhiều đồi núi sót và phía nam có nhiều ô trũng khó thoát nước.

Hiện nay đồng bằng Bắc Bộ vẫn đang mở rộng ra phía biển, có nơi gần 100m.

- Đồng bằng Nam Bộ gồm 2 bộ phận: đồng bằng cao Đông Nam Bộ và đồng

bằng sông Cửu Long.

Page 11: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Đồng bằng cao Đông Nam Bộ gồm 2 bậc địa hình khá bằng ở độ cao 200m

và 100m chạy theo hướng tây bắc – đông nam, dốc nghiêng về phía hạ lưu sông

Sài Gòn.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của đồng bằng hạ lưu sông Mê

Kông, có địa hình rất bằng phẳng và độ cao thấp. Mùa lũ nước sông Cưu Long tràn

ngập một vùng do không có hệ thống đê điều lớn. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ

thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của thủy triều. Hằng năm

đồng bằng lấn ra biển trên 100m. Vùng ven biển, cửa sông phát triển rừng ngập

mặn.

- Đồng bằng ven biển miền trung nhỏ hẹp và dốc hơn nhiều so với đồng bằng

sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các đồng bằng này được các con sông

nhỏ, ngắn và dốc bồi đắp nên dễ dàng sảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa cạn

và ngập vào mùa lũ. Một số nơi suất hiện cồn cát có nguồn gốc biển, địa thế cao và

di chuyển do gió.

Câu 2: Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa địa hình cao nguyên và đồng

bằng?

Giống: đều có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

Khác : - cao nguyên là kiểu địa hình có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng,

lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng thấp

bởi các vách bậc địa hình. ở nước ta có các kiểu địa hình cao nguyên như: cao

nguyên đá vôi, cao nguyên đất đá bazan và cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm

tích, mac ma và đá biến chất.

Page 12: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ cao nguyên đá vôi có độ cao khá lớn nhưng bề mặt bị chia cắt mạnh, mạng lưới

sông suối thưa thớt và rất hiếm nước. VD: Cao nguyên Đồng Văn, cao nguyên Bắc

Hà, cao nguyên Tả Phình – Sin Chải, cao nguyên Sơn La,...

+ Cao nguyên bazan: có hình dáng mềm mại bằng phẳng hơn cao nguyên đá vôi,

trên mặt cao nguyên có các di tích của hoạt động núi lửa. Cao nguyên bazan được

bao phủ chủ yếu bởi các đá bazan phun trào tuổi Tân sinh. VD: Cao nguyên Kon

Tum – Plây Cu, cao nguyên Mơ Nông và cao nguyên Di Linh,..

+ Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, macma và biến chất: là các cao

nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn tới 1500m. Bề mặt cao nguyên lộ ra các loại đá

trầm tích tuổi Cổ sinh và các loại đá macma, biến chất tuổi trẻ hơn. Địa hình bằng

phẳng xen với các dãy đồi và ngọn đồi thoải. VD: Cao nguyên Lâm Viên – Đà

Lạt,...

- Kiểu địa hình đồng bằng ở nước ta thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở

phía đông lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông. Kiểu địa hình đồng bằng có đặc điểm

chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thường không vượt quá

15m, được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con

sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh. Kiểu địa hình đồng bằng điển hình

nhất ở nước ta là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

ĐỀ 13

Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm chính của địa hình bờ biển Việt Nam?

Là kết quả của sự tác động qua lại giữa các quá trình bồi đắp phù sa của các con

sông với các quá trình mài mòn, vận chuyển phù sa do sóng, thủy triều, dòng biển,

gió, sinh vật.

Địa hình bờ biển bao gồm các kiểu:

Page 13: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Bờ biển bồi tụ: được quyết định bởi quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông và ven biển.

Hàng năm lượng nước rất lớn của các con sông đổ ra biển mang theo nhiều phù sa

bồi đắp khu vực cửa sông và di chuyển, tích tụ ở các khu vực lân cận do tác động

của dòng biển. Địa hình bờ biển có dạng tam giác châu, hình phễu hình thành ở

những nơi có lượng nước không lớn, phù sa ít, ảnh hưởng thủy triều nên hạn chế

phù sa bồi đắp, dẫn đến cửa sông sâu.

- Bờ biển mài mòn: Xuất hiện ở những nơi đồi núi tiếp xúc biển. Đặc điểm là bờ

biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu và các đảo sát bờ. Thuận

lợi: Xây dựng cảng, nhiều bãi biển bằng phẳng, rộng lớn có giá trị du lịch cao...

- Bờ biển bồi tụ - mài mòn: Tương đối bằng phẳng, nơi có đồi núi sát biển thì

khúc khuỷu. Khu vực ven biển miền trung có dạng địa hình cồn cát ven biển, đầm

phá,... Điển hình cho kiểu bờ biển này là bờ biển Quảng Ninh, ven biển miền

trung, vùng biển từ Ninh Thuận đến Vũng Tàu. Nhiều nơi có phong cảnh đẹp phát

triển du lịch.

Câu 2: Tại sao nói địa hình Việt Nam là địa hình cổ được Tân kiến tạo làm

trẻ lại?

Địa hình Việt Nam được Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại.

- Địa hình có sự thống nhất giữa Tân kiến tạo và Cổ kiến tạo: Giai đoạn cổ

kiến tạo là giai đoạn tạo lập nền móng đồi núi sau đó các hoạt động ngoại lưcj làm

cho địa hình đồi núi cổ bị san bằng thành dạng bán bình nguyên. Đến giai đoạn

Tân kiến tạo, vận động tạo núi hecxini đã nâng cao những vùng núi cũ, nền móng

cũ. Sông suối, nước chảy trên mặt đã cắt xẻ sâu vào bề mặt bán bình nguyên cổ tạo

nên những khe sâu, sườn núi dốc như ngày nay.

Page 14: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Hoạt động xâm thực – bồi tụ là nguyên nhân trực tiếp hình thành địa hình

hiện đại. Tác động của nước, gió, nhiệt độ thường xuyên, bền bỉ đã làm biến đổi bề

mặt địa hình cổ, Khi các lớp đất đá trẻ nhưng vụn bở bị bóc đi lại làm lộ ra các vỉa

đá rắn, các nếp núi cổ. Khi các lớp trầm tích trẻ không phủ hết lớp cấu trúc cũ cũng

làm lộ ra các địa hình già như các núi sót ở đồng bằng tạo sự tương phản trên địa

hình: núi nổi cao giữa đồng bằng.

- Địa hình hiện đại bị chi phối bởi kiến trúc cổ: Quy luật này thể hiện qua

hướng vòng cung của các nếp núi bao quanh khối vòm sông Chảy ở Đông Bắc và

Việt Bắc, hướng Tây Bắc-Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc do các

nhân đá kết tinh cổ song song và kéo dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam và

hướng vòng cung của các dãy núi Động Ngài, Bạch Mã, Lang Biang bao quanh

khối nền cổ indoxini. Hướng của các sông lớn trùng hoặc do hướng của các đứt

gãy cổ kiến tạo quyết định.

- Giữa địa hình và nham thạch cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt chẽ:

Mỗi loại đá có một hình dạng đặc trưng vì thế nhìn địa hình có thể đoán biết được

nham thạch. Địa hình mềm mại, lượn sóng thường là của đá phiến, đá sét kết. Địa

hình caxto hiểm trở đặc trưng cho cấu tạo đá vôi. Địa hình cao nguyên rộng lớn,

đất đỏ sẫm là đá bazan phun trào. Địa hình thấp, bằng phẳng là do nham thạch phù

sa bở rời...

ĐỀ 60

Câu 1: Nêu các loại đất chính ở Việt Nam?

- Nhóm đất cát biển: phân bố ở ven biển, có thành phần cơ giới nhẹ, bở rời, bao

gồm đất cồn cát trắng vàng, đất cồn cát đỏ và đất cát biển.

Page 15: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Nhóm đất mặn: phân bố dọc theo bãi biển từ Bắc đến Nam do nước triều ngập

sâu trong mùa khô, độ muối cao.

- Nhóm đất phèn: tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười, Tứ

Giacs Long Xuyên, Cà Mau,... Được hình thành ở vùng đất mặn khó thoát nước, có

tích tụ xác hữu cơ thực vật.

- Nhóm đất glây: hình thành ở nơi trũng, không thoát nước.

- Nhóm đất than bùn: hình thành ở đầm lầy do tích lũy xác hữu cơ lâu ngày.

- Nhóm đất phù sa: tập trung ở lưu vực các con sông, vùng đồng bằng.

- Nhóm đất xám: tập trung ở vùng trung du và miền núi, một phần ở đồng bằng,

bao gồm 5 loại: đất xám feralit, đất xám mùn trên núi, đất xám bạc màu, đất xám

có tầng loang lổ và đất xám glây.

- Nhóm đất đỏ: tập trung ở vùng đồi núi, bao gồm đất nâu đỏ, đất nâu vàng và

đất feralit mùn vàng đỏ trên núi.

- Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn: hình thành trong điều kiện khí hậu khô hạn,

khắc nghiệt.

- Nhóm đất đen: hình thành ở địa hình cao, quá trình tích lũy mùn và tích lũy

sản phẩm phong hóa đá mẹ giàu kiềm.

- Đất mùn alit núi cao.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến tính phong phú và phức tạp của thổ nhưỡng

Việt Nam?

Do tính đa dạng và phức tạp của các nhân tố, điều kiện hình thành và do tác

động của con người.

Đá mẹ: cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định cấu trúc, tính chất lý hóa

của đất. Thành phần đá mẹ chia ra 3 nhóm chính là đá axit, đá bazơ và bồi tích phù

Page 16: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

sa. Mỗi loại đá mẹ có vỏ phong hóa riêng và hình thành nên những loại đất khác

nhau. Sự phong phú và phức tạp của đá mẹ tạo nên sự da dạng và phong phú của

thổ nhưỡng Việt Nam.

Địa hình: ảnh hưởng đến thổ nhưỡng thông qua tác động phân phối lại các

nhân tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện nhiệt ẩm theo yếu tố địa hình

như đỉnh, sườn, chân núi và đặc biệt là độ cao. Theo đai cao có sự thay đổi các đai

rừng dẫn đến sự thay đổi của thổ nhưỡng. việt nam có ¾ diện tích là đồi núi nên

đai cao chi phối rất lớn đến điều kiện hình thành và phân bố đất. VD: Đất ferslit

chi phát triển từ độ cao 150m trở suống. Càng lên cao thì quá trình feralit càng yếu

dần. Địa hình trũng hình thành đất glây. Sườn dốc, hướng phơi nắng có tầng đất

mỏng, sườn thoải có tầng đất dày hơn. Chân sườn có sự tích tụ vật liệu rửa trôi.

Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến phong hóa đá. Những nơi có lượng mưa lớn

hơn lượng bốc hơi, lượng nước thừa sẽ di chuyển trên mặt và thấm suống đất làm

sói mòn và rửa trôi đất.Ảnh hưởng gián tiếp thông qua yếu tố sinh vật. Mỗi đới khí

hậu có một loài đặc trưng hình thành nên các loại đất khác nhau.

Thủy văn: Biểu hiện rõ nhất ở những nơi địa hình trũng kín, tại đó hình thành

đất lầy thụt, glây. Vùng ven biển hình thành đất mặn, đất phèn. Nước chảy mạnh

gây sói mòn đất đai. Nước ngàm có tác dụng hình thành kết von và đá ong. Các

dòng sông mang vật liệu phù sa tạo nên đất phù sa màu mỡ.

Thực vật: Cải biến đá mẹ thành đất thông qua tiểu tuần hoàn sinh vật diễn ra

trong một chu kỳ ngắn, cường độ mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và lớp

thực bì phong phú. Thực vật có vai trò trong việc giữ lại các yếu tố địa hóa, chống

sói mòn, giữ ẩm đất.

Tuổi hình thành đất: Nhưng nơi đất hình thành sớm, có đá ong chặt là đất cằn.

Con người: Ảnh hưởng thông qua tập quán canh tác lúa nước, đốt nương làm

rẫy hình thành nên đất đất lúa nước. Con người có tác động tiêu cực và tích cực

đến việc hình thành thổ nhưỡng.

Page 17: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 58

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến tính chất thất thường trong chế độ mưa của

khí hậu Việt Nam?

Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm các dạng địa hình như: núi, cao nguyên,

đồi, đồng bằng,...ảnh hưởng rất lớn tới chế độ mưa. Lượng mưa trung bình năm ở

đồng bằng là trên 1500mm, ở các khu vực núi cao tới 2000-3000mm.

Tuy nhiên ở những nơi khuất gió lượng mưa chỉ trên dưới 700mm. Những nơi

mưa nhiều nhất là những vùng núi cao chắn gió.

Sự thất thường trong chế độ mưa thể hiện ở sự biến động lượng mưa hàng năm,

lượng mưa từng mùa và lượng mưa trong mỗi tháng. Có năm mưa nhiều có năm lại

mưa rất ít. Mùa khô mưa ít, có tháng không mưa.

Đại bộ phận nước ta mưa từ tháng năm đến tháng mười. riêng ở miền trung thì

mưa dến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn. Nguyên nhân do tác động của gió

Tây khô nóng khi vượt Trường Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của frong lạnh vào

đầu mùa đông.

Sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chính gây mưa ở Bắc Bộ.

Còn tại Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có thêm mưa địa hình và mưa frong.

Câu 2: Nguyên nhân hình thành hồ đầm nói chung và nguyên nhân hình

thành hồ lớn ở nước ta ?

Nguyên nhân hình thành hồ và đầm lầy:

Page 18: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Hồ hình thành từ một khúc uốn của sông tạo nên hồ móng ngựa (Hồ Tây).

- Hồ hình thành trên khu vực sụt lún của vùng núi đá vôi ( Ba Bể).

- Hồ hình thành trên miệng núi lửa tự nhiên.

Ngoài hồ tự nhiên còn có hồ nhân tạo.

Trong quá trình phát triển thì hồ cạn dần và biến thành đầm lầy:

- Do ít mưa, nước bốc hơi nhiều và hồ sẽ cạn dần.

- Hồ có sông chảy qua, sông cành đào lòng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.

- Hồ có sông chảy vào, phù sa sông lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

Trong giai đoạn cuối đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật trong hồ phát triển và hồ

biến thành đầm lầy.

Hầu hết các hồ lớn ở nước ta hình thành do khúc uốn của sông và hình thành

trên khu vực sụt lún của vùng núi đá vôi. Hồ hình thành do miệng núi lửa có diện

tích không lớn như hồ Lăk, hồ Tơ Nưng,... Ngoài ra cũng có rất nhiều hồ được xây

dựng để phục vụ cho nhu cầu thủy điện, tưới tiêu, trồng trọt, điều hòa dòng chảy,

ngăn lũ,...

Đề 72

Câu 1: Chứng minh: tính chất phong phú và phức tạp của thổ nhưỡng Việt

Nam?

Tl: Phân loại đất của hội khoa học đất việt nam dựa theo hệ thống phân vị của

FAO – UNESCO gồm có 19 nhóm và 54 đơn vị đất, tính phong phú và phức tạp

của thổ nhưỡng Việt Nam là do nhiều nhân tố tạo nên đó là đá mẹ, khí hậu, địa

hình, sinh vật, thủy văn, thời gian và con người.

Page 19: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Đá mẹ mẫu chất dc chia làm 3 nhóm cơ bản : nhóm đá mắc ma, trầm tích và

biến chất

- Quá trình hình thành đất ở VN chủ yếu là quá trình feralit phát sinh trong điều

kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm, nắng nóng, mưa nhiều.

- ở VN đất đồi núi chiếm ¾ diện tích, và đất đai phân bố theo độ cao từ 100-

800m: đất nhiệt đới feralit đỏ vàng, từ 800-2000m: đất mùn đỏ vàng trên núi, từ

2000-3143m: đất mùn alit núi cao.

- Sinh vật có tác dụng tổng hợp và phân giải hất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho

đất.

- Thời gian: Đất ở đồi núi: 65 triệu năm, Đất đồng bằng: 1-2 triệu năm

- Con người có tác động tích cực(cải tạo đất, lấn biển, thau chua, rửa mặn, bón

phân, làm thủy lợi, chọn giống, làm ruộng bậc thang) ,tiêu cực(độc canh, cày bừa

không đúng kỹ thuật, thu hẹp diện tích đất NN cho các mục đích khác) đến thổ

nhưỡng.

Câu 2: Hiện trạng sử dụng đất của nước ta hiện nay như thế nào?

Tl: đất vùng đồi núi ở nước ta chiếm 22 triệu ha(67% diện tích đất cả nước). Đất

nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha, đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ta có

khoảng 13,58 triêuh ha chưa được sử dụng trong đó chỉ có khoảng 400.000 ha có

thể sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ sông suối.

- Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế do điều kiện tự nhiên và kĩ

thuật, đất chuyên dùng như đất xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất ở ngày một tăng

càng làm thu hẹp đất nông nghiệp.

- Sự phá hủy rừng cây đẩy nhanh tốc độ sói mòn và suy thoái đất( rửa trôi, bạc

màu).

Page 20: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Việc sử dụng không hạn chế phân hóa học và thuốc trừ sâu làm cho đất bị

chai cứng, nhiễm độc.

- Thâm canh, tăng vụ quay vòng đất nhanh cũng làm cho đất cạn kiệt, không

kịp phục hồi.

- Biển tiến, biển thoái làm co diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày

càng tăng.

Cơ cấu sử dụng đất Việt Nam có xu hướng tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng,

tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc.

ĐỀ 45

Câu 1: Trình bày sự phân hóa Bắc Nam của tự nhiên Việt Nam?

- *Phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra )

- Có mùa đông lạnh với 2 -3 tháng to< 200C

- Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 240C

- Đới rừng nhiệt đới gió mùa là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu

- Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới.

Ở đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới

* Phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào )

- Mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa

- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm > 25oC, không có tháng nào dưới 20oC

- Có 2 mùa: mưa và khô

- Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu

- Hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên)

- Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo: voi, hổ, báo

Nguyên nhân : Chủ yếu là do góc chiếu của bức xạ MT và ảnh hưởng gió mùa

Đông Bắc

Page 21: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 2: Tính biển có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên và kinh tế - xã hội

nước ta?

- Biển có khí hậu mát mẻ trong lành tạo điều kiện để xây dựng các khu du lịch

nghỉ mát, an dưỡng.

- Vùng ven biển nước ta có các dạng địa hình bồi tụ tam giác châu với các

cánh đồng phù sa màu mỡ, các bãi biển rộng lớn.

- Hệ sinh thái ven biển phát triển vừa là tài nguyên vừa là môi trường sống lí

tưởng cho các loài sinh vật.

- Biển còn là nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức phong phú. Phát triển tổng

hợp kinh tế biển,khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo.

- Biển rộng phát triển giao thông vận tải biển, giao lưu hợp tác với các nước

láng giềng.

ĐỀ 46

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung của hồ, đầm và nước ngầm của Việt

Nam?

Hồ nước ta là nơi chứa nước và dự trữ 1 lượng nước mặt quan trọng có tác động

điều hoà dòng chảy, phục vụ thuỷ lợi, nuôi trồng thủy sản, phát điện, giao thông

đường thủy. đồng thời tạo nên thắng cảnh phục vụ việc an dưỡng, nghỉ ngơi, du

lịch.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân hình thành các hồ lớn ở Việt Nam và giá trị

kinh tế của nó?

- Các hồ tự nhiên ở vùng đồng bằng thường là dấu vết còn lại của các đoạn

sông hay vỡ đê. (hồ Tây..) trên khu vực sụt lún của vùng núi đá vôi (hồ Ba Bể…)

Page 22: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Các hồ tự nhiên xuất hiện ở vùng núi thường là dấu vết còn lại của núi lửa

(hồ Lắc, hồ Tơnưng )động đất hay những nguyên nhân khác(nhân tạo).

Giá trị kinh tế:

- Tạo ra nguồn sản phẩm tự nhiên trong khu vực: các loài động thực vật sống

trong hồ và xung quanh lưu vực hồ

- Phát triển, xây dựng nhà máy thủy điện sản xuất ra điện năng.

- Kết hợp nuôi trồng thủy sản, cắt lũ, giảm ngập lũ cho một vùng nào đó.

- Cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cải tạo đồng ruộng, tái tạo một vùng lãnh thổ.

ĐỀ 47

Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm vùng đồi núi hữa ngạn Sông Hồng?

- Có địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam

( Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)

- Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây

- Phía đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phan Si Păng cao

3143m.

- Phía tây là núi trung bình dọc biên giới Việt – Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen

Đinh.

- Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ

đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã,

sông Chu…)

Câu 2: Đồi núi đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế của đất

nước?

Page 23: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Khu vực đồi núi có nhiều thuận lợi:

+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá,

vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.

+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động

thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận

lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công

nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ

thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động

thực vật cận nhiệt và ôn đới.

+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho

phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…

Bên cạnh đó miền núi còn gặp nhiều khó khăn

Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ

quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư

tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.

ĐỀ 48

Câu 1: Chứng minh tính phong phú và đa dạng của thảm thực bì Việt Nam?

Theo Thái Văn Trừng (1971), thảm thực vật rừng của nước ta rất phong phú,

trong đó có 50% thành phần thực vật đặc hữu thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc

Việt Nam - Nam Trung Hoa.

Đồng thời thảm thực rừng Việt Nam cũng rất đa dạng do sự hội tụ các luồng di

cư thực vật từ nhiều hướng. Từ hướng Nam lên có luồng các nhân tố Malaysia-

Page 24: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Indonesia. Luồng di cư từ phía Bắc xuống là luồng các nhân tố Vân Nam-Qúy

Châu, hướng Tây và Tây Nam là luồng các yếu tố ấn Độ-Miến Điện.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân hình thành nên sự phong phú và đa dạng ấy?

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng

về địa hinh, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền.

Đặc điểm đó lŕ cơ sở rất thuận lợi để thảm thực vật phát triển đa dạng về thành

phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã

hội thảm thực vật ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

ĐỀ 22

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hệ thống Sông Hồng?

- hệ thống sông Hồng là hê thống lớn nhất nước ta. Dòng chính sông Hồng dài

1126km, trong đó phần nước ta dài 556km. diện tích lưu vực sông Hồng là

155000km2 , phần thuộc nước ta là 70700km2, chiếm 46,6% tổng diện tích lưu vực.

- sông Hồng có hướng tây bắc – đông nam

- sông Hồng có số lượng sông suối lớn với 614 phụ lưu phát triển tới cấp 6. Trong

đó sông Đà(dài 1010km, phần ở Việt Nam dài 570km) và sông Lô( dài 470km,

phần ở Việt Nam dài 275km) là hai phụ lưu cấp 1 quan trọng nhất.

- Tất cả các phụ lưu cấp 1 và cấp 2 hợp với dòng sông chính tạo thành mạng

lưới sông có hình nan quạt hội tụ tại Việt Trì => lũ tổ hợp.

- lượng dòng chảy phong phú và lượng phù sa lớn, lưu lượng nước trung bình

khoảng 3560m3/s tương đương với tổng lượng dòng chảy là 112 tỉ m3/năm, modun

dòng chảy là 24,8 l/s/km2. Lượng nước này chủ yếu được sản sinh ra ở Việt Nam.

- chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản. trong năm có một mùa lũ và một

mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75%

Page 25: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

lượng nước cả năm, riêng tháng 8 chiếm 21%. Mùa cạn dài 7 tháng, từ tháng 10

đến tháng 5, chiếm 25%.

- theo số liệu thống kê trong 70 năm từ năm 1902- 1971 đã có sự hợp lũ như

sau: lũ lớn do 3 sông gặp nhau laf 7 lần, đặc biệt là các trận lũ của năm 1913,

1945,1971. Lũ trên sông đà, sông Lô, sông Thao cũng rất lớn. thời gian lũ dài, có

biên độ lớn 7- 10m, tốc độ truyền lũ nhanh. Lũ sông Hồng có ảnh hưởng lớn tới

sông Thái Bình.

- lượng dòng chảy trên sông Hồng cũng rất phong phú. Sông hồng ở Sơn Tây

có độ đục trung bình là 1010g/m3 tương ứng lượng phù sa 120 triệu tấn/năm và trị

số xâm thực 793 tấn/km2/năm. Dòng cát bùn ở thượng lưu sông Hồng lớn hơn ở

trung lưu và hạ lưu và có sự phân chia theo mùa, mùa lũ có thể đạt tới 90% tổng

lượng cả năm, riêng tháng tám có độ đục lớn nhất đã chiếm tới 37% tổng lượng cả

năm.

Câu 2: so sánh thủy chế của sông Hồng với sông Mê Công ?

Sông Hồng Sông Mê Công

- Lưu vực sông rộng, có nhiều

phụ lưu, các phụ lưu hợp với nhau làm

cho mạng lưới sông có hình nan quạt,

nên lũ trên hệ thống sông là lũ tổ hợp.

- Nước sông chủ yếu do mưa

cung cấp.

- Chế đô nước sông đơn giản. một

mùa lũ và một mùa cạn.

+ mùa lũ dài 5 tháng, từ tháng 6

đến tháng 10, chiếm 75% tổng lượng

nước cả năm, trong đó tháng 8 chiếm

-Lưu vực sông rộng, có nhiều

phụ lưu ở Việt Nam có khoảng 286

phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 6, nhánh

chảy vào Việt Nam là sông Tiền và

sông Hậu. ở việt nam gọi là sông

Cửu Long. Mạng lưới sông có dạng

lông chim, độ dốc nhỏ.

-Nước sông chủ yếu do nước

mưa cung cấp, và Biển Hồ.

- Chế độ nước sông Cửu Long

Page 26: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

21%.

+ mùa cạn dài 7 tháng, từ tháng 11

đến tháng 5, chiếm 25%.

- Độ đục trung bình 1010g/m3

ứng với tổng lượng phù sa 120 triệu

tấn/ năm, trị số xâm thực 793

tấn/km2/năm

đơn giản và điều hòa.

+ mùa lũ khoảng 5 tháng, từ tháng

7 đến tháng 11, với lượng nước chiếm

75% tổng lượng nước cả năm. Đỉnh lũ

thường xảy ra vào tháng 9.

+ mùa cạn dài 5 tháng, từ tháng 12

đến tháng 6. Tháng kiệt nhất vào

tháng 4.

- Độ đục trung bình không cao,

100- 150g/m3, trị số xâm thực đạt 76-

100 tấn/km2/năm. Modun dòng chảy

là 22,7l/s/km2

ĐỀ 20

Câu 1: Trình bày đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam?

Tính chất nhiệt đới

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến của nửa cầu bắc từ vĩ độ

8°30’’B đến 23°23’’B, khiến cho mặt trời luôn đứng trên đường chân trời và qua

thiên đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. Khoảng cách giữa 2

lần tăng dần từ Bắc vào Nam, do vậy chế độ nhiệt có sự khác biệt giữa miền bắc và

nam.

- Do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí mà có sự khác nhau về biên độ

nhiệt hang năm. Biên độ nhiệt hang năm ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,1°C, còn ở

Huế là 9,4°C, ở thủ đô Hà Nội là 12,5°C.

Page 27: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Yếu tố bức xạ.: lượng bức xạ rất lớn,cán cân bức xạ dương quanh năm, đạt

tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. miền bắc khoảng trên dưới 120

kcal/cm2, miền nam đạt 120-130kcal/cm2, cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ đạt 75

kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 20-22°C.

- Sự chênh lệch thời gian giữa ngày dài nhất(hạ chí), và ngày ngắn nhất( đông

chí) không lớn, chỉ từ một đến hai giờ rưỡi.

- Gió tín phong thổi thường xuyên từ khu vực chí tuyến Bắc về xích đạo qua

lãnh thổ nước ta. Mùa đông gió tín phong phụ thuộc vào vùng áp cao Xibia và

cũng thổi theo hướng đông bắc từ vĩ tuyến 16%B trở vào và nó chỉ khác với gió

mùa Đông Bắc ở tính chất và nóng và khô. Mùa hạ, gió tín phong thổi theo hướng

đông và đông nam từ rìa áp cao Thái Bình Dương xen kẽ với gió mùa tây nam.

Tính chất gió mùa

Gió mùa mùa đông.

- Gió hoạt động trong mùa này là gió đông bắc, mang đến nước ta không khí

lạnh làm cho mùa đông lạnh và khô so với các vùng có cùng vĩ tuyến tương tự.

- Về mùa đông nước ta có sự luân phiên hoạt động của các không khí sau đây:

+ khối khí cực đới lục địa( NPc).

+ khối không khí cực đới lục địa biến tính khô( NPc đất).

+ khối không khí cực đới biến tính ẩm(NPc biển)

+ khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa(Tp).

Gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc không đồng nhất. gió mùa mùa hạ chính thức

là gió tín phong nửa cầu Nam( có hướng Đông Nam ở nửa cầu Nam khi vượt xích

đạo thì đổi hướng thành gió tây nam).

- Gió tín phong hoạt động vào tháng 6,7,8 ở lãnh thổ Việt Nam.

- Gió mùa tây nam từ bán cầu Nam thổi theo từng đợt, mỗi đợt đều kèm theo

sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên các xoáy áp thấp.

Page 28: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Ngoài ra còn có gió mùa tây nam có nguồn gốc từ vịnh bengan thổi từ khu

vực Đông Nam Á có một số đặc điểm khác so với gió mùa Tây Nam chính thức.

- Như vậy trong mùa hạ có thể phân biệt hai luồng gió mùa mùa hạ mang theo

hai khối không khí:

+ khối không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương( hay còn gọi là khối khí chí

tuyến vịnh Bengan- TBg): nóng và ẩm và phát triển trong suốt bề dày từ mặt đất

đến độ cao 4-5km. có nhiệt độ trung bình từ 25-27°C, độ ẩm tuyệt đối 20g/m3 và

độ ẩm tương đối khoảng 85%. Làm cho mùa hạ ở Nam Bộ và Tây Nguyên hay có

mưa dông nhiệt, làm cho thời tiết ở khu vực này khô nóng, nhiệt độ lên tới 37°C,

độ ẩm tương đối xuống thấp 45%, mà thường được gọi là gió lào hay gió Tây, gió

này hoạt động mạnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Thời gian hoạt động của gió này

từ tháng 5 đến tháng 8, và thổi theo đợt ngắn từ 2-3 ngày, dài từ 10-15 ngày.

+ khối không khí xích đạo biển( Em): là dòng phía nam của gió mùa mùa hạ

nước ta, là gió mùa tây na chính thức, có tính chất nóng và ẩm nhiệt độ từ 26-30°C,

độ ẩm tương đối 85-95%, mưa nhiều.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là sự tổng hòa của các tác động tương hỗ

giữa cơ chế nhiệt gió mùa, tín phong và bối cảnh địa lí tự nhiên Việt Nam.

Câu 2: Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sự hình thành và phát triển địa

hình?

- Khí hâụ nước là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa tương đối lớn, chế

độ mưa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển địa hình:

+ gây ra xói mòn, sạt lở đất ở những khu vực đồi núi tạo nên dạng địa hình như

rãnh xói, mương xói, tả ly…

+ mưa làm rửa trôi lớp đất bề mặt, đất bị cuốn trôi để trơ lại lớp đá.

+ xói mòn, rửa trôi lớp đất đá ở những vùng đồi núi nhưng lại bồi tụ những

vùng trũng thấp bằng phẳng.

Page 29: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Ngoài ra gió cũng có ảnh hưởng đến địa hình nước ta:gió thổi tạo nên các

địa hình hàm ếch ở vùng ven biển, và các dạng địa hình đặc sắc khác..

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành nên dạng địa hình caxto( do quá trình

xâm thực) các hang động, núi đá vôi.

ĐỀ 2

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chính của giai đọa Cổ kiến tạo ở Việt Nam?

- Giai đoạn này ở nước ta kéo dài 475 triệu năm, diễn ra trong hai đại Cổ Sinh

và trung sinh bắt đầu cách đây 540 triệu năm và chấm dứt cách đây 65 triệu năm.

- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất, nhiều lần biến đổi bởi các

quá trình biển tiến, biển lùi kèm theo các trầm tích, và các hoạt động nâng lên hạ

xuống, uốn nếp, phun trào macma…

- Xảy ra các chu kì vận động:

chu kì vận động Calêđôni: kéo dài 130 triệu năm từ kỉ Cambri đến cuối kỉ

Silua. Chu kì vận động này gồm hai pha.

+ pha trầm tích diễn ra vào thời kì đầu kỉ Cambri đến giữa kỉ Ocđôvic(O2),

cách đây từ 500- 435 triệu năm: pha này có các trầm tích đá vôi và trầm tích lục

nguyên chứa vôi, nhiều nơi có đá hoa, như Cam Đường, Mường Khương, Bắc Hà,

Đồng Văn, Thanh Thủy,.

+ pha uốn nếp diễn ra không mạnh, chỉ thấy rõ ở khu vực vòm sông Chảy mở

rộng thành khối nâng Việt Bắc và hình thành các cánh cung Nam Trung Bộ. ở phía

nam khu vực địa khối Kon Tum xuất hiện đứt gãy dọc thung lũng sông Xê Công

và rãnh Nam Bộ.

Chu kì vận động Hecxini: kéo dài 160 triệu năm, diễn ra ở đầu kỉ Đêvôn

( cách đây 410 triệu năm) đến cuối kỉ Pecmi( P2) cách đây 250 triệu năm.

+ pha trầm tích diễn ra khá mạnh mẽ và rộng khắp. biển tiến tràn ngập sâu vào

lãnh thổ nên có đủ các loại nham tướng biển sâu, biển nông và biển với các thành

Page 30: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

phần cát kết, bột kết, đá sét, đá vôi. Đá vôi Đêvon và Cacbon- Pecmi tạo nên khu

vực đá vôi kì vĩ.

+ cuối kỉ Đeevon, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có hiện tượng biển lùi ở xung

quanh địa khối Kon Tum xảy ra uốn nếp khá mạnh tạo nên đường viền Hecxini với

các đá xâm nhập granit, đá phun trào riôlit và anđêzit.

Chu kì vận động Inđôxini: mở đầu cho đại trung sinh, diễn ra trong suốt kỉ

Triat, kéo dài khoảng trên 40 triệu năm, biến vùng rộng lớn Việt Nam, Vân Nam

( Trung Quốc), Lào, Thái Lan, Mianma, trở thành vùng uốn nếp. tiếp sau đó là pha

sụt võng, lắng đọng trầm tích diễn ra khá mạnh mẽ hình thành trầm tích lục địa

chứa than, có các hiện tượng nâng lên hạ xuống nhẹ, tới đây lãnh thổ nước ta được

hình thành.

Chu kì vận động Kimeri: kéo dài trêm 130 triệu năm, diễn ra trong kỉ Jura(J)

cách đây hơn 200 triệu năm và kỉ Krêta, cách đây 135 triệu năm, thuộc đại trung

sinh.

+ trầm tích lục nguyên phủ đầy các thung lũng và vùng trũng, thấp bằng các kết

màu đỏ sẫm và cuội kết. chủ yếu là hoạt động macma: vùng máng trũng Cao Bằng-

Lạng Sơn, thung lũng sông Thương, núi Bình Liêu, Tam Đảo, các đỉnh núi cao

Nam Trung Bộ như Bi Đúp, Lang Biang, Tà Đưng, Phia Biooc, Phia Uăc.

+ địa máng sông đà có cả đá măcma xâm nhập và phun trào mafic.

Qua bốn chu kì vận động trên cho tới cuối đại Trung Sinh lãnh thổ Việt Nam

đã được hình thành và cơ bản chấm dứt giai đoạn địa máng để bước sang giai đoạn

phát triển lục địa. cổ kiến tạo là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhất của

lớp vỏ cảnh quan, các hóa đá san hô và hóa đá than đá, các động vật đã phát triển

rực rỡ. điều kiện khí hậu cũng hoàn thiện.

Câu 2: Các chu kì của Tân kiến tạo ảnh hưởng tới địa hình Việt Nam như thế

nào?

Page 31: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Diễn ra cách đây 65 triệu năm và vẫn còn tiếp diễn.

- Hoạt động uốn nếp mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi

khí hậu có quy mô toàn cầu: lãnh thổ tiếp tục hoàn thiện ở chế độ lục địa. dưới tác

dụng của ngoại lực, các núi được hạ thấp và san bằng tạo nên đồi núi thấp, bình

nguyên, đồng bằng.

- Diễn ra mạnh mẽ làm cho địa hình nước ta được nâng lên, sông núi trẻ lại và

tạo nên những vùng núi cao nguyên, vùng đồi núi thấp và diện mạo như ngày nay.

Kèm theo các đứt gãy.

- Các hoạt động không diễn ra liên tục mà thành từng đợt theo các chu kì khác

nhau. Mỗi chu kì có hai pha:

+ pha nâng lên làm cho địa hình được nâng cao và đồng thời làm tăng cường

hoạt động xâm thực của sông suối, phá hủy, chia cắt và hạ thấp các mặt địa hình

đó.

+ pha yên tĩnh làm cho hoạt động xâm thực yếu đi, thung lũng sông mở rộng.

hoạt động bồi tụ, san lấp địa hình tạo nên một bề mặt bán bình nguyên mới.

ảnh hưởng sâu sắc của hoạt động tân kiến tạo nên địa hình nước ta tiếp tục

được củng cố. nền móng được phân cách bởi các đứt gãy sâu có hưởng tây bắc-

đông nam và hưởng vòng cung, nhiều nơi được nâng lên thành các dạng địa hình

cao nguyên, các thung lũng được mở rộng và lún sâu, và được bồi đắp tạo thành

các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

khí hậu lạnh đã tiêu diệt nhiều sinh vật cổ nhiệt đới, tạo điều kiện cho các

sinh vật ôn đới phát triển. có nhiều loài sinh vật di cư từ Hoa Nam, Ấn Độ,

Mianma, Malaixia, indonexia đến.

các quá trình phong hóa, các quá trình hình thành đất, các điều kiện khí hậu

được thể hiện rõ rệt. tạo nên diện mạo và sắc thái nước ta như ngày nay.

ĐỀ 28:

Page 32: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Chứng minh tính chất thất thường trong chế độ mưa của khí hậu Việt

Nam?

- Nước ta có lượng mưa khá lớn. lượng mưa trung bình hàng năm ở đồng

bằng là trên 1500mm, núi cao là 2000- 3000mm. vùng khuất gió lượng mưa chỉ

dưới 700mm. mưa nhiều nhất ở vùng núi cao có địa hình chắn gió.

- Miền Bắc: thượng nguồn sông Chảy( Bắc Quang 4802mm), vùng Hoàng

Liên Sơn( Sa Pa 2833mm) núi thấp ven biển( Móng Cái 2749mm).

- Trung Bộ: các đỉnh núi cao của dãy trường sơn( Hòn Ba 3751mm), Bắc Tây

Nguyên, vùng núi Nam Trung Bộ có lượng mưa lớn từ 2500- 3000mm. đồng bằng

ven biển cũng có lượng mưa trên 2500mm.

- Bắc bộ và dải đồng bằng ven biển miền trung là những nơi có lượng mưa

trung bình( Hà Nội 1676mm, Quy Nhơn 1692mm).

- Mưa ít nhất là đồng bằng cực Nam Trung Bộ( Phan Rang 653mm, Mũi Dinh

757mm, Mường Xén 643mm.

- Số ngày mưa ở nước ta nhiều, nói chung là trên 100 ngày, có nơi tới 250

ngày.

- Tuyết rơi ở một số khu vực núi cao trên 1500m ở miền bắc vào mùa đông.

Đỉnh Hoàng Liên Sơn năm nào cũng có tuyết rơi. Lạng Sơn, Hà Giang cũng có

tuyết rơi.

- Mưa theo mùa. Mùa khô ít mưa, có tháng không mưa. Mùa mưa thì lượng

mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất trung bình 300-

600mm.

- Mùa mưa diễn ra ở các khu vực khác nhau, trung bình kéo dài 6 tháng, nơi

mưa nhiều có thể lên tới 7-8 tháng, mưa ít chỉ còn 4 tháng như ở Quy Nhơn, Nha

Trang, thậm chí 3 tháng ở Mũi Dinh. Nhìn chung đại bộ phận nước ta, vùng Bắc

Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Miền trung

mùa mưa đến muộn và kết thúc cũng muộn hơn, từ tháng 8 đến tháng 1.

Page 33: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ,

riêng miền Trung lại từ tháng 2 đến tháng 7.

- Tháng có lượng mưa lớn nhất Bắc Bộ là tháng 8, ở Bắc Trung Bộ, Tây

Nguyên và Nam Bộ là tháng 9, còn ở Trung Trung Bộ là tháng 10-11.

Câu 2: Trình bày những nhân tố chi phối đến mùa mưa của Miền Trung –

Trung bộ?

- Do lãnh thổ hẹp ngang, tiếp giáp với biển phía đông, các dãy núi chạy theo

hướng Tây Bắc- Đông Nam. Nên ảnh hưởng sâu sắc của biển, làm cho miền trung

thường có mưa lớn và bão.

- Gió tây khô nóng khi vượt Trường Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của

frông lạnh vào đầu mùa đông.

- Mùa hạ khi gió Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng

lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống Tây Trường Sơn

nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn

hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng được gọi là gió Phơn: ở

vùng Bắc Đèo Hải Vân.

ĐỀ 15:

Câu 1: Những nhân tố chủ yếu quyết định lượng nước chảy và chế độ sông

ngòi?

- Do tính chất đồi núi bị cắt xẻ mạnh địa hình hẹp ngang của lãnh thổ nên

phần lớn các sông ở nước ta là sông ngắn có diện tích nhỏ. Hướng chính cuả sông

ngòi cũng theo hướng của địa hình hướng Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng

cung. Trên một dòng sông cũng có khúc già khúc trẻ, thung lũng hẹp, hẻm vực.

Page 34: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ ở những vùng đá vôi với mật độ sông ngòi thuộc dạng thấp nhất, dưới 0,5

km/km2, chủ yếu ở miền bắc, đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm xuống rõ rệt.

+ sườn đón gió, vùng đồng bằng có mật độ sông ngòi lớn hơn, nhiều nước hơn.

+ Sông ngòi có đặc điểm dốc ngắn, lưu vực nhỏ diện tích lưu vực dưới 500km2

và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km, sông chủ yếu nằm ở vùng biển, nhiều

nước vào mùa lũ, mực nước dâng cao nhanh chóng đồng thời tăng khả năng xâm

thực và vận chuyển phù sa.

- Do diễn biến thất thường của thời tiết, nguồn cung cấp nước cho các sông

chủ yếu là nước mưa và nước ngầm.

- Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vị trí nước ta nằm

trong vùng nội chí tuyến( bán cầu bắc) nên lượng mưa tương đối lớn dẫn đến

lượng nước trên sông ngòi cũng dồi dào, chế độ nước đơn giản, sông ngòi có một

mùa lũ và một mùa cạn.

- Môdun dòng chảy nước ta là 301s/km2 đây là trị số cao, tương đương với

nhiều nước có dòng chảy lớn ở châu Á và thế giới. môdun dòng chảy ở nước ta

không đều.

- Hệ số dòng chảy của sông ngòi nước ta cũng rất lớn, trung bình là 0,5(cao),

nên sông nước ta có sức xâm thực mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các hệ thống sông nội địa ở nước ta?

- Hệ thống sông chính ở miền Bắc:

+ hệ thống sông Hồng

+ hệ thống sông Thái Bình

+ hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang

+ hệ thống sông Mã

- Hệ thống sông chính ở miền Trung.

+ hệ thống sông Cả ( sông Lam)

Page 35: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ hệ thống sông Thu Bồn

+ hệ thống sông Ba( sông Đà Rằng)

- Hệ thống sông chính ở Miền Nam

+ hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ

+ hệ thống sông Cửu Long( sông Mê Công)

ĐỀ 64

Câu 1: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hệ thống Sông Thái bình?

Là hệ thống sông bắt nguồn ở vùng núi phía Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ hợp

thành là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.

Hệ thống sông Thái Bình có chiều dài dòng chính khoảng 385km (sông Cầu

dài 288,5km và sông Thái Bình từ Phả Lại ra biển dài 96,3km).

Lưu vực sông Thái Bình tính cả Phả Lại có diện tích 12680km2, nằm trong

vùng đồi núi thấp, với độ cao trung bình khoảng 180m, trong đó có nhiều khu vực

đá vôi, tương đối ít mưa và lớp phủ thực vật đã bị tàn phá mạnh.

Tại Phả Lại, lưu lượng trung bình hàng năm là 262m3/s tương đương với tổng

dòng chảy là 8,26 tỉ m3/năm và môđun dòng chảy là 22,9l/s/km2 ứng với lớp dòng

chảy 725mm/năm. Trong đó, sông Cầu chiếm 62%, sông Lục Nam là 20% và sông

Thương là 18%. Môđun dòng chảy của sông Cầu cũng đạt trị số lớn nhất:

23l/s/km2, tiếp đến là lưu vực sông Lục Nam: 20,8l/s/km2, còn sông Thương chỉ đạt

15,6l/s/km2.

Tổng lượng phù sa của sông Thái Bình tính đến Phả Lại chỉ khoảng 9,25 triệu

tấn/năm, độ đục trung bình là 118g/m3 và trị số xâm thực là 75 tấn/km2/năm. Trong

đó sông Cầu chiếm 46%, sông Lục Nam chiếm 43% và sông Thương chiếm 11%

tổng lượng phù sa.

Page 36: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Chế độ nước đơn giản, một mùa lũ và một mùa cạn. mùa lũ dài 4 – 5 tháng,

trên sông Cầu là 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), trên sông Thương và Lục Nam

là 4 tháng (từ tháng 6 tới tháng 9). lượng nước mũa lũ trung bình chiếm 78% tổng

lượng nước cả năm, riêg ở sông Thương còn chiếm tới 83%.

Câu 2: Vẽ đồ thị lưu lượng nước sông Gianh tại trạm Đồng tâm (theo số liệu

cho sẵn). Nhận xét và giải thích sự diễn biến của lưu lượng nước trong năm?

Lưu lượng nước phù sa của sông Gianh

T/ gian

yếu tố1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Q m3/s 27,

7

19,9 20 16,1 28,5 35,1 26,6 51,1 184 178 92 50,3

R kg/s 0,2

9

0,18 0,54 0,12 1,54 2,38 1,99 14 28,1 18,8 5,1 0,52

Page 37: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

Biểu đồ lưu lượng nước và phù sa của sông Gianh

0

5

10

15

20

25

30

Q (m3/s) R (kg/s)

Q (m3/s) 27.7 19.9 20 16.1 28.5 35.1 26.6 51.1 184 178 92 50.3

R (kg/s) 0.29 0.18 0.54 0.12 1.54 2.38 1.99 14 28.1 18.8 5.1 0.52

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhận xét:

Chế độ nước có sự thay đổi theo mùa. Mùa nước lớn vào mùa mưa từ tháng 8

đến tháng 10, nhưng đạt đỉnh điểm là vào tháng 9. Mùa nước cạn vào mùa khô kéo

dài từ tháng 11 đến tháng 7, tháng kiệt là vào tháng 4. Lưu lượng phù sa có biến

thiên thuận theo lưu lượng của dòng chảy.

Vào mùa khô xuất hiện lũ tiểu mãn rơi vào tháng 5 và tháng 6, sau đó lại hạ

thấp vào tháng 7. Kèm theo đó là lượng phù sa sông cũng tăng cao đột ngột rồi hạ

thấp trong thời gian này. Nguyên nhân có lúc tiểu mãn là do các trận mưa dông

nhiệt đầu mùa hạ mang lại. Lưu lượng nước thấp nhất của sông vào mùa này chỉ

đạt 16,1 m3/s vào tháng 4. Đi kèm với nó là lưu lượng phù sa cũng là thời điểm

thấp nhất chỉ đạt 0,12 kg/s.

Sang tháng 8, khi bắt đầu mùa mưa lưu lượng nước và lưu lượng phù sa cũng

tăng cao. Tháng đỉnh lũ là tháng 9, có lưu lượng chiếm đến 26% tổng lưu lượng cả

năm. Khi lũ lớn, dòng chảy mạnh thì lượng phù sa của sông cũng tăng cao đạt 28,1

kg/s.

Page 38: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 24

Câu 1: Sông ngòi Việt Nam có những đặc điểm chung gì?

Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc, nguồn nước phong phú, nhiều

phù sa.

Việt Nam có tới 2360 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, tạo thành

mạng lưới dày đặc trên khắp mọi miền đất nước. Mật độ bình quân của sông ngòi

nước ta khoảng 0,66km/km2 và dao động khá lớn từ 0,1 – 4,0 km/km2

Sông ngòi nước ta có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt

26.600m3/s tương đương với tổng lượng nước là 839 tỉ m3/s. Trong đó, phần nước

được sinh ra trên lãnh thổ nước ta là 323 tỉ m3/năm, chiếm 38,5%, còn phần từ

nước ngoài chảy vào là 516 tỉ m3/năm, chiếm 61,5%.

Môđun dòng chảy trung bình của sông ngòi nước ta là 30 l/s/km2. Hệ số dòng

chảy của sông ngòi nước ta cũng rất lớn, trung bình là 0,50 (lớn nhất trên 0,70 và

nhỏ nhất chỉ đạt dưới 0,20).

Do vậy nên sông ngòi nước ta có lượng phù sa rất lớn, bình quân đạt 226

tấn/km2/năm, tối đa tới 1168 tấn/km2/năm trong mùa mưa lũ tại Hoà Bình trên sông

Đà. Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta đạt 200 triệu tấn/năm. Độ đục trung

bình của sông ngòi nước ta là 223g/m3.

Tuyệt đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng tây bắc – đông nam

và đổ ra Biển Đông.

Các sông tiêu biểu chảy theo hướng tây bắc – đông nam là sông Chảy, sông

Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng,

sông Tiền, sông Hậu. Pần lớn các sông này đều đổ ra Biển Đông. Có hệ thống sông

Kì Cùng - Bằng Giang và các sông Sê San, Sêpốc không chảy theo hướng chung

Page 39: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

đó. Chỉ trừ hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang chảy sang Trung Quốc, còn các

sông điều chảy ra Biển Đông trên bờ biển nước ta.

Sông ngòi Việt Nam có chế độ dòng chảy theo hai mùa rất rõ rệt.

Chế độ thuỷ chế sông ngòi nước ta đơn giản, trong năm chỉ có một mùa lũ và

một mùa cạn.

Mùa lũ ở nước ta kéo dài 4 – 5 tháng. Trong mùa lũ lượng nước sông ngòi

chiếm từ 60% đến 90%, trung bình là 70 – 80% tổng lượng nước cả năm. Tháng

đỉnh lũ, có lượng nước trung bình lên tới 25 – 30% tổng lượng nước cả năm. Mùa

lũ và chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam.

Khu vực Bắc Bộ lũ kéo dài từ thán 6 đến táng 9,cực đại vào tháng 8. Bắc Trung Bộ

mùa lũ kéo dài tớ tháng 10,cực đại vào tháng 9. Còn từ Bình Thuận trở vào, do

mưa mùa hạ nên lũ chuyển sớm lên, cực đại rơi vào tháng 9.

Mùa cạn trên các sông ở nước ta thường kéo dài hơn mùa lũ. Thời kì mùa cạn

kéo dài trung bình là 7 – 8 tháng, với lượng nước nhỏ, chỉ chiếm từ 20 – 30% tổng

lượng nước cả năm và tháng kiệt nhất lượng nước có thể chỉ bằng 1 – 2% tổng

lượng nước cả năm. Mùa cạn và tháng kiệt nhất cũng không diễn ra đồng thời trên

toàn lãnh thổ và cũng chậm dần từ bắc vào nam. Ở khu Đông Bắc mùa cạn đến

sớm, từ tháng 10 đến tháng 5, kiệt nhất vào tháng 2. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc

Trung Bộ mùa cạn từ tháng 11 tới háng 5, kiệt nhất vào tháng 3. Từ Trung Trung

Bộ trở vào tháng kiệt nhất là vào tháng 4.

Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam thường hay có những biến động

bất thường.

Ở nước ta, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông suối là nước mưa và nước

ngầm. Có những năm ở một số nơi đã có xuất hiện lũ cao trong thời kì mùa cạn do

có lượng mưa khá lớn. Ở những vùng hạ lưu và cửa sông những năm có lượng

Page 40: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

nước cạn kiệt sẽ tạo điều kiện cho thuỷ triều xâm nhập sâu hơn vào đất liền và gây

nên tình trạng nhiễm mặn.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về thủy chế sông ngòi Việt Nam?

Sông ngòi Việt Nam có chế độ dòng chảy mang tính chất phức tạp và thất

thường.

Có sự phân hoá giữa các vùng miền khác nhau về chế độ, lưu lượng dòng chảy,

cường độ, mùa lũ và mùa cạn. Nguyên nhân là do địa hình, khí hậu và hướng chảy

của mỗi dòng sông ở mỗi vùng là khác nhau.

Có giá trị lớn về thuỷ năng và nông nghiệp tưới tiêu vào mùa khô.

Khu vực miền núi thường sảy ra thiên tai về lũ quét và lũ ống do lượng nước

sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.

Mùa khô các sông có lưu lượng nước thấp gây tình trạng hạn hán, ảnh hưởng

lớn đến mùa màng khu vực lưu vực sông. Ở những vùng hạ lưu, có những năm

nước sông thấp có hiện tượng xâm nhập mặn vào đất liền làm ảnh hưởng lớn đến

đời sống khu vực ven biển.

ĐỀ 73

Câu 1: Nguyến nhân nào dẫn đến sự thất thường trong chế độ nhiệt của

khí hậu Việt Nam?

Tính chất gió mùa:

- Mùa đông: từ vĩ tuyến 160B trở ra có sự ảnh hưởng mạnh của gió mùa

Đông Bắc thổi từ Bắc Trung Quốc xuống. Nhiệt độ miền Bắc giảm nhanh chóng,

chỉ còn dưới 18oC đặc biệt khu vực Bắc miền Bắc nhiệt độ còn dưới 14oC. Từ dãy

Bạch Mã trở vào nhiệt độ tăng dần, khu vực Nam Trung Bộ ảnh hưởng của khối

khí Đông Bắc từ áp cao biển Đông Trung Hoa làm cho khí hậu ở đây tương đối dễ

Page 41: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

chịu. Vào phía Nam nhiệt độ tăng rõ rệt đặc biệt khu vưc Nam Bộ nhiệt độ lên trên

24oC.

- Mùa hạ: tiêu biểu là gió mùa Tây Nam. Phía Đông Bắc miền Bắc có gió

thổi từ biển vào có tính chất nóng ẩm, nhiệt độ khu vực này lên tới trên 24oC. Phía

Tây Bắc Bộ gió tây từ Lào thổi sang tương đối mát mẻ nhiệt độ ở đây chỉ khoảng

20 – 24oC. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có gió Tây Bengan có nhiệt độ trung

bình khoảng 24oC, càng lên phía bắc phía đông dãy Trường Sơn, chịu hiệu ứng

phơn khiến nhiệt độ tăng rất cao có thể lên tới 37oC.

Địa hình: theo quy luật đai cao,càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Miền Bắc đa phần là địa hình núi và núi cao nằm ở phía Bắc và phía

Tây. Mùa đông khi gó mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ miền Bắc xuống thấp

dưới 180C, một vài nơi độ cao trên 2000m nhiệt độ còn xuống dưới 100C như SaPa,

Hà Giang...Mùa hạ, những khu vực nùng núi nhiệt độ cũng tăng không quá 280C,

như ở Lai Châu nhiệt độ cao nhất cũng chỉ khoảng 200C. Nhưng khu vực đồng

bằng duyên hải lại có nhiệt độ rất cao trên 280C. Nguyên nhân là do địa hình thấp

gió không vượt qua được các sườn núi phía đông nên khu vực này bị đốt nóng

mạnh mẽ.

- Miền Nam có một phần dãy Trường Sơn và nhiều cao nguyên lớn

nằm ở phía Tây Bắc, và đồng bằng sông Mê Công rộng lớn ở phía Nam. Mùa

đông, khí hậu mát mẻ ở nhưng núi cao và cao nguyên nhiệt độ chỉ khoảng 18 –

200C, Đà Lạt nhiệt độ dưới 140C. Tuy nhiên khu vực duyên hải và đồng bằng sông

Mê Công nhiệt độ trên 240C. Mùa hạ, khu vực đông bằng có nhiệt độ ổn định trên

240C, vùng cao nguyên và núi cao mát mẻ nhiệt độ dưới 240C.

Vị trí gần, xa biển: càng gần biển khí hậu càng điều hoà, biên độ nhiệt

năm thấp.

- Khu vực gần sát biển, mùa đông gió thổi từ biển vào có tính chất ấm

và ẩm, nêm nhiệt độ không quá lạnh.

Page 42: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Mùa hạ nhiệt độ tăng cao, khi nhận gió thổi từ biển vào đất liền giúp

nhiệt độ không bị quá nóng như trong lục địa.

Câu 2: nguyên nhân gây mưa thất thường ở Việt Nam

Gió mùa:

Mùa đông chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc, mang tính chất lạnh và

khô, lượng mưa mùa đông thấp. Do vậy nên mùa đông thường ít mưa, nhưng cuối

mùa đông gió khi thổi qua biển lại đem theo hơi ẩm gây ra hiện tượng mưa phùn

và lạnh.

Mùa hạ, có sự xuất hiện của gió mùa Tây Nam, có tính chất ẩm và mát, lượng

mưa mùa này chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm. Nhưng khi thổi qua lục địa

bị biến tính gây khô và nóng, gây khô hạn khu vực miền trung Việt Nam. Phía nam

Việt Nam nhận gió Tây Nam thổi qua biển có tính chất mưa nhiều vào mùa hạ.

Áp thấp nhiệt đới gây ra bão to và mưa lớn cho các tỉnh khu vực miền trung

trong mùa mưa bão.

Địa hình và hướng sườn:

Địa hình cao, hướng sườn đón gió sẽ có mưa nhiều quanh năm đặc biệt là vào

mùa mưa. Ví dụ như Bắc Quang (Hà Giang), khu vực cao nguyên Kon Tum…

Khu vực thấp, không có đồi núi chắn gió sảy ra hiện tượng mưa ít và thường

xuyên khô hạn. Ví dụ khu vực Phan Rang, Phan Thiết

Vị trí gần xa biển:

Vị trí sát biển kết hợp địa hình chắn gió sẽ có mưa nhiều, mùa khô vẫn có mưa,

lượng mưa trung bình năm lớn. Như khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) mưa trung

bình năm dao động trên 2400mm.

Nằm sa biển, không có địa hình chắn gió lượng mưa cả năm thấp, sảy ra hạn

hán

ĐỀ 23

Page 43: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phức tạp và tính chất thất thường

trong khí hậu Việt Nam? Trình bày một nguyên nhân cơ bản nhất?

- Vị trí địa lý.

- Tính chất gió mùa.

- Địa hình và hướng núi.

- Hình dạng lãnh thổ.

- Tính chất sông ngòi và biển đảo.

Những nguyên nhân trên đều rất quan trọng nhưng nguyên nhân cơ bản nhất

gây ra tính chất phức tạp và thất thường của khí hậu Việt Nam là ảnh hưởng của

gió mùa.

Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Quanh năm chịu ảnh hưởng của hai dải không khí nhiệt đới chí tuyến và dải không

khí xích đạo. Tiêu biểu là gió mùa Đông Bắc thống trị vào mùa đông và gió mùa

Tây Nam vào mùa hạ.

Dải không khí nhiệt đới tràn xuống gần phía nam mạnh hơn vào mùa đông, gió

mùa Đông Bắc ảnh hưởng tới khu vực miền trung và dừng lại nhường chỗ cho khối

khí xích đạo. Vào mùa hạ, dải không khí xích đạo dịch chuyển dần lên phía Bắc.

Khối khí nhiệt đới mang tính chất khô lạnh vào mùa đông, nóng ẩm mưa nhiều

vào mùa hạ. Cho nên khu vực miền Bắc là khu vực nhiệt đới có mùa đông lạnh.

Khu vực miền Nam chịu sự chi phối quanh năm, dải không khí này có tính chất

nóng ẩm mưa đều quanh năm, do vậy khu vực miền Nam quanh năm nhiệt độ cao,

có mưa nhiều và gần như là quanh năm, biên độ nhiệt năm không quá 4 – 50C.

Dải hội tụ nội chí tuyến, do sự tranh giành ảnh hưởng của hai dải không khí

nhiệt đới và xích đạo làm nhiễu loạn không khí và gây mưa dông nhiệt cho những

khu vực nó đi qua. Mùa đông nó di chuyển dần xuông phía Nam và mùa hạ nó lại

di chuyển lên phía bắc, theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Page 44: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 33

Câu 1: Trình bày sự phân hóa theo đai cao của tự nhiên Việt Nam?

Tự nhiên Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi, càng lên cao sự phân hoá càng rõ

dệt. Ở Việt Nam, có thể phân ra 3 đai cao trên núi: đai nhiệt đới chân núi, đai á

nhiệt đới trên núi và đai ôn đới trên núi.

a) Đai nhiệt đới chân núi có độ cao từ 0 – 600m.

Đai nhiệt đới chân núi có tổng nhiệt độ hàng năm trên 7500oC, mang sắc thái điển

hình của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đai này chia ra làm 3 á đai:

- Á nhiệt đới chân núi có độ cao từ 0 – 100m.

- Á nhiệt đới chân núi có độ cao từ 100 – 300m.

- Á nhiệt đới chân núi có độ cao từ 300 – 600m.

b) Đai á nhiệt đới trên núi có độ cao từ 600 – 2600m.

Đai á nhiệt đới trên núi có tổng nhiệt độ hàng năm trên 4500oC, có độ ẩm cao.

Ở đai này phổ biến là các loài sinh vật á nhiệt đới và ôn đới, có xen kẽ một số loài

nhiệt đới có biên độ sinh thái rộng.

Đai á nhiệt đới trên núi có thể chia ra làm 3 á đai:

- Á đai á nhiệt đới trên núi có độ cao từ 600 – 1000m.

Á đai này có tính chất chuyển tiếp từ đai nhiệt đới chân núi lên đai á nhiệt đới

chân núi.

- Á đai nhiệt đới chân núi có độ cao từ 1000 – 1600m.

Đây là á đai á nhiệt đới trên núi điển hình với sự thống trị của các loài dẻ, re,

thông.

- Á đai nhiệt đới chân núi có độ cao từ 1600 – 2600m.

Á đai này có tính chất chuyển tiếp từ đai á nhiệt đới trên núi lên đai ôn đới trên

núi.

c) Đai ôn đới trên núi có độ cao từ 2600m

Page 45: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Đai ôn đới trên núi cao ở nước ta có tổng nhiệt độ hàng năm không quá 4500oC,

nhiệt độ thấp, quanh năm không có tháng nào đạt tới 15oC và vào thời kì mùa đông

nhiệt độ còn xuống dưới 10oC, nhưng có độ ẩm rất cao. Thực vật ôn đới chiếm ưu

thế là các loài đỗ quên, lãnh sam, thiết sam. Đai ôn đới trên núi chỉ có ở vùng núi

phía Bắc nước ta, tập trung ở dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Câu 2: ảnh hưởng của địa hình tới phát triển kinh tế nước ta

Nhằm khai thác triệt để tiềm năng về địa hình nước ta đưa ra phương hướng

khoanh vùng king tế.

Khu vực đồi núi cao tập trung nền kinh tế nông – lâm nghiệp là chủ yếu. Trồng

cây gây rừng, vừa có ý nghĩa về mặt tự nhiên vừa có ý nghĩa to lớn về kinh tế.

Những loài gỗ quý, thảo dược, cây ăn quả lâu năm thường được tập trung trồng ở

đây. Những vùng núi thấp, thường tập trung những cây có giá trị kinh tế cao như

chè, cà phê, ca cao, cao su, điều…

Một vài khu vực núi có phong cảnh đẹp, điều kiện đặc biệt, thuận tiện đi lại.

Tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở đó như Sa Pa, Ba Bể, Đà Lạt,

Mẫu Sơn…

Các khu vực đồng bằng phu sa màu mỡ, canh tác theo hướng trồng lúa và hoa

màu là chủ yếu. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Những vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi về giao thông và tập trung dân số,

xây dựng các khu công nghiệp với nhiều ngành công nghiệp có giá trị kinh tế như

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…

Những vùng giáp biển, có phong cảnh đẹp, giao thông phát triển. Sẽ phát triển

nền kinh tế đánh bắt thuỷ hải sản, bên cạnh đó cũng khai thác về tiềm năng du lịch

biển.

ĐỀ 21

Page 46: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Trình bãy những hiểu biết của anh (chị) về hệ thống Sông Mê

Kông?

Hệ thống sông Mê Công có diện tích lưu cực tới 810.000km2 trong đó có 20,7%

thuộc Trung Quốc; 2,6% thuộc Lào; 23,8% thuộc Thái Lan; 19% thuộc Campuchia

và 1,5% thuộc Việt Nam. Chiều dài dòng chính của sông Mê Công tới 4500km,

nhưng phần ở Việt Nam chỉ có 230km với hai nhánh sông chính là sông Tiền và

sông Hậu.

Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (ở độ cao 5000m), chảy theo

hướng bắc – nam trừ hai đoạn nggắn ở Thượng Lào theo hướng tây – đông. Sông

đổ ra Biển Đông qua 9 cửa là cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa

Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Bát Xắc và cửa Trần Đề. Vì vậy mà

sông Mê Công còn được gọi là sông Cửu Long.

Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu

từ cấp 1 đến cấp 6, trong đó có con sông lớn nhất là sông Xrêpốc dài 315km với

diện tích lưu vực là 30.384km2, môđun dòng chảy là 22,7 l/s/km2 và độ đục trung

bình 52,5g/m3 (tại Bản Đôn).

Tổng lượng phù sa của sông Cửu Long rất lớn tuy rằng độ đục trung bình của

nó không cao, chỉ vào khoảng 100 – 150g/m3 và trị số xâm thực đạt 76 – 100

tấn/km2/năm.

Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà. Mùa lũ dài khoản 5

tháng, từ tháng 7 đến tháng 11, với lượng nước chiếm 75% lượng nước cả năm.

Đỉnh lũ thường sảy ra vào tháng 9 sau đó rút dần, kiệt nhất là vào tháng 4.

Câu 2: Nguyên nhân tác động tới thuỷ chế sông Hồng và sông Mê Công.

Chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long đều chia thành hai mùa là mùa lũ và

mùa cạn, nhưng chế độ nước của sông Hồng rất khác biệt so với sông Cửu Long

do:

Nguyê Sông Hồng Sông Cửu Long

Page 47: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

n nhân

Khí

hậu

Mùa mưa đến sớm, kéo dài,

chế độ mưa thất thường.

Mùa mưa tới muộn hơn, chế độ

mưa ổn định hơn.

Địa

hình

Địa hình lưu vực thấp dần

theo hướng đông bắc – tây nam,

trung và thượng lưu là các khối

núi và cao nguyên. Độ dốc bình

quân lớn, lòng sông hẹp.

Địa hình chảy qua về phần hạ

lưu hầu hết là đồng bằng, lòng

sông mở rộng, độ dốc bình quân

nhỏ.

Mạng

lưới sông

Mạng lưới sông dạng nan

quạt, các sông cùng hội tụ tại 1

điểm, tạo lũ tổ hợp.

Mạng lưới sông dạng lông

chim, lũ lên từ từ và xuống từ từ.

Hệ

thống

thoát

nước

Đê điều xung quanh thượng

lưu vững chắc, khả năng thoát

nước chậm. Hệ thống kênh rạch

kém phát triển, số lượng chi lưu

ít. Sông chỉ đổ ra 1 cửa sông

chính.

Hệ thống kênh rạch phát triển,

đổ ra 9 cửa sông chính.

Các

nhân tố

khác

Có sự điều tiết của các hồ

thuỷ điện như tích nước hay xả

lũ ở phần thượng lưu, phần hạ

lưu ít ảnh hưởng. Ít chịu sự chi

phối của chế độ thuỷ triều.

Có sự điều hoà rất lớn của Biển

Hồ tại Campuchia. Chịu tác động

rất mạnh mẽ của xhế độ thuỷ triều.

ĐỀ 17

Page 48: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Trình bãy sự phân hóa Đông – Tây của tự nhiên Việt Nam?

từ đông sang tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3dải:

1.vùng biển và vùng thềm lục địa:

- vùng biển nước ta có diện tích lớn gấp 3lần đất liền và có khỏang 3000 hòn

đảo lớn nhỏ.độ nông , sâu, hẹp của thềm lục địa có mối quan hệ chặt chẽ với vùng

đồng bằng, vùng đồi núi liền kề và thay đổi theo từng đọan bờ biển.

- thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có tiêu biểu cho thiên nhiên

vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa, với lượng nhiệt ẩm dồi dào, các dòng hải lưu thay

đổi theo hướng gió mùa.

2.vùng đồng bằng ven biển:

- thiên nhiên vùng đồng bằng nước tat hay đổi tùy nơi thể hiện mối quan hệ

chặt chẽ với vùng biển phía đông và vùng đồi núi phía tây

- đồng bằng bắc bộ và đồng bằng nam bộ là nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì

đồng bằng mở rộng với vùng bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông, phong

cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi

- đồng bằng ven biển trung bộ là nơi đồi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp

ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp với

vùng biển nước sâu, thiên nhiên có phần khác nhiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng lại

giàu tiềm năng du lịch

- các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá

phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và đồi núi phía tây ở dải

đồng bằng ven biển này

3.vùng đồi núi:

Page 49: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- sự phân hóa thiên nhiên theo đông tây ở vùng đồi núi rất phức tạp nhưng chủ

yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi

- sự phân hóa giữa đông bắc và tây bắc:

+ở đông bắc:thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

+ở tây bắc: vùng núi thấp phía nam có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió

mùa .vùng núi cao ở tây bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới

- sự phân hóa đông trường sơn và tây nguyên:

+khi sườn đông trường sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên

1mùa mưa vào thu đông thì ở tây nguyên lại là mùa khô , nhiều nơi khô hạn gay

gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa(gió tín phong bắc bán cầu)

+còn khí hậu ở tây nguyên vào mùa mưa(tháng 5,6,7) thì bên sườn đông trường

sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió tây khô nóng

Câu2:tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên nước ta có ảnh hưởng

như thế nào tới đời sống và sản xuất?

a.ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

- nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa là điều kiện phát triển nông nghiệp lúa

nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi(phát triển mô hình nông-lâm kết

hợp để tăng năng suất và phục hồi lớp phủ thực vật)

- thời tiết khí hậu thất thường:khó khăn cho canh tác, xây dựng cơ cấu cây

trồng, kế họach thời vụ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh

b.ảnh hưởng đến các họat động sản xuất khác và đời sống:

- thuận lợi:phát triển lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, xây dựng

….nhất là vào mùa khô

-khó khăn:

Page 50: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+thủy chế thất thường, khí hậu phân mùa gây khó khăn cho họat động giao thông

vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác, xây dựng…

+độ ẩm cao nên khó bảo quản máy móc , thiết bị, nông sản..

+thiên tai:dông, lốc, mưa đá, rét đậm, rát hại…ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

+môi trường thiên nhiên dễ bị suy thóai

ĐỀ 4

Câu1:vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào tới việc hình thành các đặc điểm

tự nhiên Việt Nam?

*Thuận lợi:

Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính

chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

- -Do nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á là một trong 3 hệ thống của khu

vực châu á gió mùa rất diển hình,với 2mùa rõ rệt mùa đông là thời kì họat động

của gió mùa đông bắc, mùa hạ là thời kì họat động của gió mùa tây nam, tạo nên

đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam và sắc thái nhiệt ẩm gió mùa của thiên

nhiên Việt Nam.

- -Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa

vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có

2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều

- Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt

và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở

nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ

(Tây Nam Á và châu Phi)

Page 51: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng

châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên

khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.

-Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya,

Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào

thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong

phú.

*Hạn chế:

Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương .1 trong những trung tâm

phát sinh nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì

vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

Câu2:Tính biển đã ảnh hưởng tới việc hình thành các đặc điểm tự nhiên việt

nam như thế nào?

-Khí hậu:Tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển-)lượng mưa và độ ẩm lớn.giảm

bớt lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hạ.khí hậu mang nhiều đặc tính

của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn

-địa hình ven biển:tác động phong hóa mài mòn của sóng, dòng biển, thủy triều

đến vùng ven biển-)làm địa hình ven biển rất đa dạng:vịnh cửa sông, bờ biển mài

mòn,tam giác châu có bãi chiều rộng,bãi cát ,đàm phá,cồn cát,vũng vịnh,đảo ven

bờ,rạn san hô…

-Hệ sinh thái vùng ven biển:khí hậu ven biển có độ ăm cao hơn.đất nhiễm mặn,

phèn-)kquả hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có:hệ sinh thái rừng ngập

mặn,HST trên đất phèn,HST rừng trên đảo…

-Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

Page 52: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+thềm lục địa có nhiều khóang sản

+phong hóa mạnh vùng địa hình ven biển

+ven biển có nhiệt độ cao nhiều nắng

-))có nhiều bề dầu bể khí có giá trị,các bãi cát ven bờ có trữ lượng lớn titan,thuận

lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển nam trung bộ

-Thiên tai:bão,sạt lở bờ biển,cát bay,cát chảy,thủy chiều,xâm nhập mặn đất

đai…-)ven biển nhiều lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản,ảnh hưởng

đến sản xuất.làm hoang mạc hóa đất đai

ĐỀ 62

Câu1:Sự phân bố phức tạp của gió ảnh hưởng tới khí hậu của nước ta như thế

nào?

Câu2:tại sao bắc trung bộ-trung bộ và cực nam trung bộ lại có mùa mưa trái

ngược với nam bộ và tây nguyên?

ĐỀ 63:

Câu1;trình bày đặc điểm chính của giai đọan tân kiến tạo ở Việt Nam?

*diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước

ta(bắt đầu cách đây 65triệu năm và vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay)

*chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya và những

biến đổi khí hậu có quy mô tòan cầu:

Page 53: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

-vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ

kỉ Nêôgen,cách đây 23triệu năm,cho đến ngày nay

-Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya,trên lãnh thổ nước ta

đã xảy ra các họat động như uốn nếp,đứt gãy, phun trào mắc ma,nâng cao và hạ

thấp địa hình,bồi lấp các bồn trũng lục địa

Cũng vào giai đọan này,đặc biệt trong kỉ đệ tứ, khí hậu trái đất có những biến

đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước

biển,đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là

thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ

*Là giai đọan tiếp tục hòan thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có

diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay

ảnh hưởng của họat động tân kiến tạo ở nước ta làm cho quá trình địa mạo như

họat động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên

những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng bắc bộ và

đồng bằng nam bộ, các khóang sản có nguồn gốc ngọai sinh được hình thành như

dầu mỏ, khí đốt,than nâu, bôxít

các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong quá trình tự

nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của

khí hậu,lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nuớc ngầm, sự phong

phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của

thiên

Câu2:Các chu kì của tân kiến tạo diễn ra vào thời gian nào?

ĐỀ 50

Page 54: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu1:trình bày quá trình feralít ở việt nam?

Giai đoạn 1: 

+ Quá trình feralit đang tiến triển, các cation Ca2+, Mg2+, Na+, K+ giải phóng ra

từ các silicat còn nhiều, nên phản ứng đất có thể trung tính hoặc hơi kiềm. 

+ Các xetxkioxit được phân phối đều dưới dạng keo trong khắp phẫu diện, nên

phẫu diện chưa chia thành lớp, đất phì nhiêu, đặc tính lý hóa đều tốt.

Giai đoạn 2: 

+ Các chất bazơ bị rửa trôi mạnh, đất chua, các xetxkioxit di động tập trung thành

tầng xung tích B nằm dưới tầng rửa trôi A. Tầng xuất phát C cũng nghèo

xetxkioxit do mao dẫn chuyển chúng lên tầng B. 

+ Phẫu diện chia 3 tầng: tầng A thô do giảm sét và màu nhạt do giảm Fe, tầng B

nặng hơn và màu đỏ vàng, đỏ thẫm do thêm sét hay xetxkioxit từ A rửa trôi xuống

hay từ C mao dẫn lên, tầng C có màu sắc sặc sỡ. Đất xấu đi

Giai đoạn 3: 

+ Các xetxkioxit Fe ở tầng B kết dính lại thành 1 lớp đá ong rắn chắc. Đất rất xấu. 

+ Đá ong là sản phẩm cuối cùng của quá trình feralit, nhưng không phải tất yếu mà

chỉ hình thành trong điều kiện khi đất đã mất lớp phủ thực vật, rửa trôi và bốc hơi

đều được tăng cường, thúc đẩy sự di chuyển lên xuống của dòng nước, làm tích tụ

các xetxkioxit. 

+ Các kết von rất phổ biến, màu xám xanh và chứa nhiều sắt hơn dạng tổ ong.

Câu2:những vấn đề gì cần đặt ra đối với vịêc sử dụng và cải tạo đất ở nước

ta?

-Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhà nước đã ban hành luật đất đai để bảo

vệ,sử dụng đất có hiệu quả.Tuy nhiên việc sử dụng đất ở nước ta vẫncòn nhiều vấn

đề chưa hợp lý.

Page 55: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mòn, rủa trôi,

bạc màu đất ở miền núi; cải tạo đất chua, mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển.

ĐỀ 65

Câu1:trình bày những đặc điểm hải văn của biển đông?

-Biển đông nằm giữa các vĩ độ 0-25độB và các kinh độ 100-121độĐ với chiều

dài khảng 3000km từ xingapo đến đài loan và chiều rộng 1000km từ bờ biển nam

bộ đến bờ biển đảo Kalimantan

-Biển đông có diện tích 3,447trk2 ,độ sâu tb 1140m, vs tổng lượng nước

3,928trkm3

-Biển đông có vùng thềm lục địa vào lọai rộng nhất thế giới,khỏang

1,5trkm2:vịnh bắc bộ, vịnh thái lan…

-biển đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốt tế,các eo biển

chính thông với thái bình dương là eo:đài loan,basi.và thông với ấn độ dương là

eo:malatca,gaspa,karimata

-Biển đông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng và thay đổi

theo mùa rõ rệt:nhiệt tb năm đạt trên 250C (hòang sa 26,80C.trường sa

27,70C).m.đông nhiệt độ tầng mặt nước biển ấm hơn nhiệt độ không khí 1-

20C .m.hè thì thấp hơn khỏang 10C.từ vĩ tuyến 16 trở vào nhiệt độ nóng quanh

năm,càng lên phía bắc do ảnh hưởng của không khí cực đới và dòng biển lạnh ven

bờ nhiệt độ không khí và nước biển càng thấp.ở khu vực vịnh bắc bộ cho đến eo

biển đài loan vào thời kì họat động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc nhiệt độ nước

biển có thể xuống dưới 150C

Page 56: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

-Do thiếu những nhiễu động gây mưa nên lượng mưa hàng năm trên biển đông

không nhiều .tb chỉ vào khỏang 1100-1300mm.

-Tốc độ gió trung bình ở b.đông k lớn,khỏang 3,2m/s. mỗi khi có bão hay frong

lạnh tràn về tốc độ gió tăng lên đột ngột,thg là 10-15m/s.có khi 50m/s.gió mạnh

thg có hướng đông bắc ,gió tây nam có tốc độ nhỏ hơn nhiều.

Câu2:Nêu những ý nghĩa tự nhiên của b.đông đối với việt nam?

*khái quát biển đông:rộng 3,477trkm2(lớn thứ2 trong thái bình dương);là biển

tương đói kín được bao bọc bởi các vòng cung đảo;nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gí

mùa

*ý nghĩa tự nhiên của biển đông đối với việt nam(ảnh hưởng của biển đông):

-Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn,

-Địa hình ven biển và các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có:

+địa hình bờ biển gồm các vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn,tam giác châu có

bãi chiều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, rạn san hô, đảo ven bờ…

+hệ sinh thái ven biển:rừng ngập mặn 400nghìn ha(nam bộ có 300 nghìn ha,lớn

thứ2 thế giới…);rừng tràm trên đất phèn,hệ sinh thái rừng trên các đảo(rừng trên

đảo cát bà)

-tài nguyên biển phong phú:

+khóang sản:dầu khí ở các bể trầm tích nam côn sơn,cửu long, thổ chu mã

lai,sông hồng;titan sa khóang ở ven biển miền trung

Page 57: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+hải sản đa dạng.năng suất sinh học cao:2000 lòai cá, hơn 100 lòai tôm, mực…

các dạng san hô và nhiều lòai sinh vật khác

+thiên tai vùng ven biển:bão, sạt lở bờ biển,cát bay, cát chảy..

Đề 10:

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến “mưa trái mùa” ở Huế so với Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh?

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về đường hội tụ nội

chí tuyến?

ĐỀ 12

Câu 1: Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam trên bản

đồ?

+) Vị trí địa lý:

- Hệ tọa độ địa lý:

Cực Bắc: 23023’B - 105019’Đ tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Cực Nam: 8030’B – 104050’Đ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Cực Tây: 22025’B – 102008’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện

Biên

Cực Đông: 12040’B – 109028Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh

Hòa

Page 58: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo đông dương, ở trung tâm khu vực

Đông Nam Á. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và

Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông. Việt Nam vùa gắn với lục

địa châu Á rộng lớn vừa có 1 bộ phận trên biển đông để nối liền Thái Bình Dương

và Ấn Độ Dương.

=>Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng

từ bắc vào nam, từ đông sang tây, nối liền châu Á với châu Đại Dương, thuận lợi

trong việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước lân cận cũng như các

nước khác trên thế giới.

+) Phạm vi lãnh thổ

- Vùng đất:

Diện tích 329314 km2 ( niên giám thống kê năm 2005), có dạng hẹp ngang và

chạy dài theo hướng kinh tuyến với chiều dài gần 1650 km.

Chỗ rộng nhất là ở Bắc Bộ 600 km, chỗ hẹp nhất là ở trung bộ nơi ranh giới

giữa Quảng Bình và Quảng Trị chưa đến 50 km.

Việt Nam có 4500 km đường biên giới trên đất liền. Với Trung Quốc dài 1306

km thuộc địa giới của 7 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Quảng Ninh. Với Lào dài 2067 km thuộc địa giới của 10 tỉnh Điện

Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum. Với Campuchia dài 1137 km thuộc địa giới

của 10 tỉnh Kon Tum , Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long

An, Đồng Tháp, An giang, Kiên Giang.

Page 59: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km hình chữ S, từ Móng Cái( Quảng

Ninh) đến Hà Tiên(Kiên Giang) qua 28 tỉnh thành.

- Vùng biển: Bao gồm nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế, thềm lục địa.

- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền

được xác định bằng đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải

và không gian của các hải đảo.

Câu 2: Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lý, hình dạng kích thước lãnh thổ tới

việc hình thành các đăc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?

Vị trí địa lý của 1 lãnh thổ là 1 yếu tố địa lý có ý nghĩa rất quan trọng chi phối

các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó, ở Việt Nam có 1 số ý nghĩa sau:

- Việt Nam nằm hòan toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở BBC và gần

với đường chí tuyến (23027’B) nên có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt

đới.

- Việt Nam có 1 bộ phận lớn nằm trên biển Đông, là kho dự trữ nhiệt và ẩm

rất dồi dào, biển có tác động sâu sắc tới thiên nhiên Việt Nam.

- Việ Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là 1 trong 3 hệ thống của khu

vực châu Á gió mùa rất điển hình có 2 mùa rõ rệt. mùa đông chịu ảnh hưởng của

gió mùa đông bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam => thiên nhiên

Việt Nam mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm ở vị trí thuộc các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng

như rừng nhiệt đới và rừng á xích đạo nên rất hay phong phú về thành phàn loài

sinh vật.

Page 60: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa với đại dương, có quan hệ

với vành đai sinh khoáng và núi lửa Thái Bình Dương …nên có tài nguyên khoáng

sản phong phú và đa dạng ..đồng thời cũng xảy ra các hoạt động núi lửa, động đất.

hạn chế: Nằm ở khu vực biển nhiệt đớitây Thái Bình Dương nên hàng năm

Việt Nam phải chịu rất nhiều thiệt hại nặng về cả người và của cải, đặc biệt là khu

vực miền trung.

Đề 14:

Câu 1: Nêu những đặc điểm của tự nhiên Việt Nam?

- Thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái của tự nhiên nhiệt đơi ẩm gió mùa

- Thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo khá rõ nét

- Việt Nam là đất nước có cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế

- Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng thành nhiều vùng tự nhiên có

đặc điểm khác nhau.

Phân tích 1 đặc điểm: thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái của tự nhiên nhiệt đới

ẩm gió mùa.

- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biểu hiện qua các đặc điểm khí hậu:

+) chế độ nhiệt: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến hằng

năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn 120-130 kcal/cm2/năm, tổng số giờ nắng

từ 3000-4000 giờ, cán cân bức xạ đạt 75-90 kcal/cm2năm. Vì thế nhiệt độ trung

bình tại các khu vực từ 210C đến 260C và tổng nhiệt hàng năm đạt 8000-90000C

=)sự dồi dào về chế độ nhiệt và ánh sáng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho lớp

phủ thực vật nhiệt đới và á xích đạo phát triển mạnh mẽ.

Page 61: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+) chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình hằng năm ở nước ta thường đạt từ 80-

85% , lượng mưa khá dồi dào, trung bình hằng năm đạt 1500-2000 mm.

+) chế độ gió mùa: Thể hiện rõ bởi sự thay đổi luân phiên của 2 mùa gió trong

năm. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa tây nam và mừa đông từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau là gió mùa đông bắc .

Gió mùa đông bắc mang không khí lạnh và khô của lục địa phương bắc. Đến Việt

Nam bị biến tính tạo nên đặc tính riêng của khí hậu Việt Nam. Gió mùa tây nam

mang không khí nóng và ẩm của vùng xích đạo làm cho nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,

mưa nhiều.

- T hiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiên qua các thành phần tự nhiên

khác, thể hiện qua các thành phần tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

+) đặ tính nóng ẩm diễn ra các quá trình phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học

diển ra mạnh mẽ => tạo nên lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm rất dày.

+) sự xen kẽ kế tiếp giữa mùa khô và mùa mưa đã tạo nên những điều kiện thuận

lợi cho sự tích tụ sắt và nhôm hình thành nên đất Feralit đỏ vàng.

+) chế độ gió mùa phản ánh các địa lượng đặc trưng cho dòng chảy, thủy chế sông

ngòi, la nguồn cung cấp nước chủ yếu.

+) quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nóng ẩm mùa lũ-> xâm

thực, xói mòn, làm hạ thấp địa hình.

+) chế độ nhiệt ẩm =>sinh vật đa dạng, phong phú

+) tài nguyên:khí hậu, nước

Page 62: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 2: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam có quan hệ

với các đặc điểm tự nhiên khác như thế nào?

Tinh chất nhiệt đới ẩm gió mùa là sự tổng hòa của các tác động tương hỗ giữa

cơ chế gió mùa, tín phong và bối cảnh địa lý tự nhiên Việt Nam, được thể hiện qua

lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng và các kiểu sinh vật.

- Địa hình : đặc tính nóng ẩm đã làm quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh

mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm rất dày.

-Thủy chế, sông ngòi : hai mùa nước khác nhau : mùa lũ tương ứng với mùa mưa.

Mùa cạn tương ứng với mùa khô.

-Thảm thực vật rừng nhiệt đới và á xích đạo thường xanh với hệ động, thực vật

phong phú, đa dạng, đặc hữu.

-Đất :

Đất feralit đỏ vàng rất phổ biến ở vùng đồi núi nước ta.

Đất phù sa

- quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nóng ẩm mùa lũ-> xâm

thực, xói mòn, làm hạ thấp địa hình.

Đề 16:

Câu 1: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn:

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua 3 giai đoạn:

- Tiền Cambri

Page 63: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Cổ kiến tạo

- Tân kiến tạo

+   Giai đoạn tiền Cambri:  Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh

thổ VN có đặc điểm:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN, diễn ra

khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm.

- Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (khu vực núi

cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).

- Các điều kiện cổ địa lí còn sơ khai, đơn điệu.

+ Giai đoạn cổ kiến tạo: Tiếp nối giai đoạn Cambri, là giai đoạn có tính chất quyết

định đến sự phát triển của TN nước ta. Có đặc điểm:

- Diễn ra trong thời gian khá dài (477 triệu năm) trải qua 2 đại Cổ sinh và Trung

sinh.

- Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên VN (các hoạt

động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi, hình thành nhiều mỏ khoáng sản:

than, đồng, thiếc, vàng bạc, có các kỳ vận động tạo núi, nhiều đá cổ trầm tích,

macma, biến chất).

- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã phát triển.

- Cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta được hình thành và kết thúc ở giai đoạn cổ

Page 64: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

kiến tạo.

+ Giai đoạn Tân kiến tạo:

- Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thiên nhiên nước ta

(bắt đầu cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn đến ngày nay).

- Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những

biến động khí hậu có qui mô toàn cầu (xảy ra các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun

trào, nâng lên, hạ thấp, bồi đắp; khí hậu trái đất có những biến đổi ở kỷ đệ tứ với

các thời kỳ băng hà gây biển tiến và lùi).

- Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có

diện mạo và đặc điểm như ngày nay (ảnh hưởng của Tân kiến đạo làm cho địa hình

nâng lên, hạ xuống, trẻ lại, các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, khoáng

sản có nguồn gốc nội sinh được hình thành; các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm

phát triển).

Câu 2: Trình bày đặc điểm chính của giai đoạn Cổ kiến tạo?

- Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài

Bắt đấu cách đây 540 triệu năm và kết thúc cách đây 65 triệu năm, kéo dài 475

triệu năm, trong suốt đại cổ sinh và trung sinh.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất và

quyết định nhất đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Page 65: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Trong giai đoạn này bề mặt địa hình nước ta có nhiều biến động mạnh mẽ,

diễn ra nhiều quá trình biển tiến biển thoái, bồi tụ trầm tích, nâng lên, uốn nếp, xâ

m nhập và phun trào macma, các quá trình ngoiaj lực diễn ra làm hạ thấp địa hình.

Các quá trình này thay đổi có quy luật và trải qua các chu kỳ vận động: caledoni

và hecxini trogn đại cổ sinh , Indoxini vàKimeri trong đại trung sinh.

+) Chu kỳ vận động Caledoni: Kéo dài 130 triệu năm từ kỉ Cambri đến kỉ Silua.

Gồm 2 pha, pha trầm tích( Đồng Văn-Hà Giang, Bắc Hà- Lào Cai) và pha uốn

nếp(vòm sông Chảy)..

+) Chu ký vận động Hecxini: Kéo dài 160 triệu năm tuwfkir Đevon đến kỉ

Pecmi. Pha trầm tích diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp, biển tiến biển thoái.

+)Chu kì vận động Indoxini: Kéo dài khoảng 40 triệu năm diễn ra trong kỉ

Triat, cơ bản lãnh thổ nước ta đã được hình thành, chỉ còn lại 1 số vũng trũng sau

này sẽ được lấp đầy vào các chu kì vận động sau.

+) Chu kỳ vận động Kimeri: Kéo dài trên 130 năm, từ kỉ Jura đến kỉ Kreta, hoạt

động macma diễn ra rộng khắp.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhất của

lớp vỏ cảnh quan, đặc biệt có sự đóng gó p rất lớn của giới sinh vật.

Đề 18:

Câu 1: Trình bày đặc điểm của khí hậu nước ta?

- khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

* Tính chất nhiệt đới

Page 66: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+) Nước ta nằm hoàn toàn trong nội chí tuyến, 2 lần mặt trời lên thiên dỉnh,

miền bắc ngắn hơn miền nam, chế độ nhiệt thay dổi giữa 2 miền biên độ nhiệt

miền bắc 3-40C miền nam từ 6-70C.

+) tổng lượng bức xạ lớn, 120-130 kcal/cm2/năm. Cán cân bức xạ 75

kcal/cm2/năm.

+) nhiệt độ trung bình hằng năm 20-220C. Ở Hà Nội là 23,50C, thành ph ố Hồ

Chí Minh là 27,10C.

+) Sự chênh lệch ngày dài(hạ chí 22/6) ngày ngắn (đông chí 22/12) không lớn

chỉ từ 1-2 giờ rưỡi.

* Tính chất gió mùa ẩm

+) gió mùa mùa đông ( gió mùa đông bắc)là sự di chuyển của khôi không khí

cực đới lục địa từ áp cao Xibia thổi về mang cho nước ta khối không khí lạnh và

khô.

Có sự luân phiên của các khối không khí sau:

Khối không khí cực đới lục địa(NPc)

Khối khồn khí cực đới lục địa biến tính khô (NPc đất)

Khối không khí cực đới lục địc biến tính ẩm (NPc biển)

Khối không khí nhiệt đới biển đông trung hoa(Tp)

+) gió mùa mùa hạ ( gió mùa tây nam)

Khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương

Page 67: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Khối không khí xích đạo biển (Em)

- Khí hậu Việt Nam phân hóa rất đa dạng

+) Sự phân hóa của chế độ nhiệt. chế dộ nhiệt thay đổi từ B-N. miền bắc là khí

hậu nhiệt đới, miền nam là khí hậu á xích đạo. Ngoài ra chế độ nhiệt còn thay đổi

theo quy luật đai cao, càng lên cao nhiệt dộ càng giảm.

+) Sự phân hóa theo tương quan nhiệt ẩm.

Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng, có nơi mưa nhiều ở vùng núi cao

đón gió, mưa ít ở những nơi khuất gió như thung lũng.

+) Sự phân hóa thành các kiểu khí hậu

Dựa vào nền nhiệt và tương quan nhiệt ẩm nước ta có 11 kiể khí hậu:

Kiểu khí hậu á xích đạo khô

Kiểu khí hậu á xích đạo hơi khô

Kiểu khí hậu á xích đạo hơi ẩm

Kiểu khí hậu á xích đạo ẩm

Kiểu khí hậu nhiệt đới khô

Kiểu khí hậu nhiệt đới hơi khô

Kiểu khí hậu nhiệt đới hơi ẩm

Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm

Khí hậu á nhiệt đới hơi ẩm ở các vùng núi thấp

Page 68: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Khí hậu á nhiệt đới ẩm ở các vùng núi trung bình

Kiểu khí hậu ôn đới ẩm ướt trên đỉnh núi cao.

- Khí hậu Việt Nam biễn biến thất thường

+) Tính thất thường của các mùa khí hậu

Có năm gió hoạt động mạnh có năm gió hoạt động yế u, có năm đến sớm có

năm đến muộn, gây ra nhiều thiên tai , mưa nhiều gây lũ lụt không mưa gây hạn

hán.

+)Tính thất thường của chế độ nhiệt

Nguyên nhân là do sự hoạt động của gió mùa đông bắc thể hiện của sự dao

động nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

+) Tính thất thường của chế độ mưa

Thể hiện ở sự biến động cảu lượng mữa hằng năm , lượng mưa từng mùa và

lượng mưa trong mỗi tháng, ngaoif ra còn thể hiện trong từng mùa, mùa khô thiếu

nước ở nhiều mức độ khac nhau.

Câu 2: Nhân tố nào đã chi phối tính thất thường của khí hậu Việt Nam?

- nhiệt độ

- lượng mưa

- mùa khí hậu

+ chế độ nhiệt: Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt mà nguyên nhân chính

là do sự hoạt động của gió mùa đông bắc thể hiện ở sự dao động đáng kể về nhiệt

độ trong các mùa đông ở miền bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất kì 1 năm nào cũng có

Page 69: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 3- 5 0C. Tính

thất thường trong chế độ nhiệt của mùa lạnh có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh

hưởng trực tiếp đến việc bố trí thời vụ gieo trồng.

+ Chế độ mưa: Sự thất thường của chế độ mưa thể hiện ở sự biến động lượng

mưa hằng năm, lượng mưa từng mùa và lượng mưa trong mỗi tháng .

Sự biến động mủa lượng mưa hằng năm được biểu thị bằng tỉ số của lượng mưa

năm mưa nhiều nhất so với lượng mưa của năm mưa ít nhất. Tỉ số này càng lớn thì

tính thất thường càng cao. Ví dụ ở Lạng Sơn là 2,38,Hà Nội là 2,14, Vinh là 2,7,

Thành phố Hồ Chí Minh là 1,75…..

Thể hiện trong từng mùa:Mùa khô thường thiếu nước ở các mức độ khác nhau.

Phía bắc mừa mưa là từ tháng 5 đến tháng 10 mưa nhiều nhất là vào tháng 7,8.

Do tính thất thường của lượng mưa nên việc chống hạn chống úng phải thường

xuyên đặt ra ở mọi nơi và việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn.

+ Chế độ gió mùa: Tính thất thường thể hiện trước hết qua diễn biến và đặc

trưng của mùa khí hậu. Có năm gió mùa đông bắc hoạt động mạnh đem lại 1 mùa

đông rét và kéo dài, song có năm lại hoạt động yếu gây nên thời tiết nóng đến sớm

bất thường . Gió mùa tây nam có năm hoạt động mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn,

có năm lại hoạt động yếu gây ra hạn hán trong mùa hạ. Có năm phải chịu 9-10 cơn

báo có năm lại không có cơn nào, mùa nóng mùa lạnh đến sớm thất thường.

Đề 27:

Câu 1: Tính thất thường và phức tạp trong khí hậu Việt Nam có đồng nghĩa

với nhau không?

Page 70: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 2: Hãy chứng minh tính thất thường trong chế độ nhiệt của khí hậu Việt

Nam?

Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt mà nguyên nhân chính là do sự hoạt động

của gió mùa đông bắc thể hiện ở sự dao động đáng kể về nhiệt độ trong các mùa

đông ở miền bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất kì 1 năm nào cũng có thể nóng hơn

hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 3- 50C. Tính thất thường

trong chế độ nhiệt của mùa lạnh có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp

đến việc bố trí thời vụ gieo trồng.

ĐỀ 31

Câu 1. Chứng minh tính thất thường trong chế độ mưa của khí hậu Việt

Nam?

Sự thất thường trong chế độ mưa xảy ra trên phạm vi toàn lãnh thổ, được biểu

hiện rõ nét và gây nhiều tác hại lớn so với những biến động trong chế độ nhiệt.

Sự thất thường này thể hiện ở sự biến động trong lượng mưa năm, lượng mưa từng

mùa và ượng mưa trong mỗi tháng.

- Sự biến động lượng mưa hàng năm:

+ Trước hết được biểu hiện ở tỉ số giữa lượng mưa năm nhiều nhất với lượng

mưa năm ít nhất. Tỉ số này càng lớn thì mức độ thất thường càng cao. Có thể thấy

ở một số địa phương như sau: Lạng Sơn (2,68); Hà Nội (2,14); Vinh (2,70); Huế

(2,38); Nha Trang (3,03); Hồ Chí Minh (1,75); Rạch Giá (2,70).

Page 71: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Năm mưa nhiều năm mưa ít hoặc xen kẽ nhau hoặc đi liền nhau. Trung bình

khoảng 3-5 năm, tối đa có thể 9-10 năm. VD: ơ Rạch Giá mưa nhiều đến 9 năm

liền, còn ở Trà Vinh mưa ít lien tục 8 năm.

+ Cũng có trường hợp năm trước mưa ít năm sau mưa nhiều nhất hoặc ngược

lại. VD: Móng Cái năm 1925 mưa thấp nhất 1773 mm đến năm 1926 mưa đạt cao

nhất 4119 mm.

+ Hai năm mưa nhiều xen kẽ với một năm mưa rất ít. VD: ở Huế năm 1917

mưa 4269 mm, năm 1918 mưa 1880 mm đến năm 1919 lại mưa tới 4111 mm.

- Sự biến động mưa theo từng mùa:

+ Mùa khô thiếu nước ở các mức độ khác nhau. Tại dồng bằng Bắc bộ mùa khô

dao động từ 92mm (năm 1915) đến 323mm (năm 1932). Thường có mưa phùn từ

tháng 12 đến tháng 4. Ở khu vực Vinh-Thừa thiên mức độ khô giảm dần. Khu vực

Nam trung bộ mùa khô gay gắt hơn có tháng không có mưa.

+ Mùa mưa: Lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều

thường xảy ra giữa mùa mưa. Bắc bộ là tháng 7,8; ở Nha Trang tháng 9,10; Nam

Trung bộ tháng 10,11; ở Nam bộ tháng 9,10.

Những năm mưa nhiều thường do đường hội tụ chí tuyến hoạt động mạnh hoặc

do ảnh hưởng của bão.

Do tính thất thường của lượng mưa mà việc chống hạn chống úng thường xuyên

đặt ra ở mọi nơi và việc tưới tiêu phải đưa lên thành các biện pháp kĩ thuật hang

đầu đối với sản xuất nông nghiệp.

Page 72: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 2. Trình bày những nhân tố chi phối đến mùa mưa của miền Trung Trung Bộ?

Miền Trung Trung Bộ nằm ở phần phía đông của dãy núi Trường Sơn giới hạn

từ phía nam đèo Hải Vân cho đến đèo Cả.

Mùa mưa ở khu vực này kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và 3 tháng có lượng

mưa nhiều nhất là các tháng 9,10,11.

- Các nhân tố chi phối đến mùa mưa ở đây bao gồm:

- Do lãnh thổ hẹp ngang, tiếp giáp với biển phía đông, các dãy núi chạy theo

hướng Tây Bắc- Đông Nam. Nên ảnh hưởng sâu sắc của biển, làm cho miền trung

thường có mưa lớn và bão.

- Gió tây khô nóng khi vượt Trường Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của

frông lạnh vào đầu mùa đông.

Mùa hạ khi gió Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục

địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống Tây Trường Sơn nhưng

vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi

nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng được gọi là gió Phơn: ở vùng

Bắc Đèo Hải Vân

ĐỀ 01.

Câu 1. Tính chất phức tạp của khí hậu Việt Nam thể hiện như thế nào?

- Khí hậu Việt Nam ngoài sự phân hó đa dạng còn có diễn biến thất thường.

Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa. Tùy thuộc vào sự

diễn biến của chế độ gió mùa Đông Bắc hay gió mùa Tây Nam mà khí hậu Việt

Nam có tính chất khá phức tạp, điều này được thể hiện ở sự thất thường của các

mùa khí hậu, tính thất thường của chế độ nhiệt và của chế độ mưa.

Page 73: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Tính thất thường của các mùa khí hậu được thể hiện qua diễn biến và đặc

trưng của mùa khí hậu.

+ Gió mùa đông bắc đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài, song có năm gió

mùa đông bắc hoạt động yếu gây nên thời tiết nóng đến sớm bất thường.

+ Gió mùa tây nam cũng có năm gây mưa nhiều và lũ lớn, có năm lại hoạt động

yếu, gây ra hạn hán.

+ Ảnh hưởng của bão, có năm có tới 9-10 cơn bão nhưng có năm không có cơn

bão nào.

+ Ngoài ra còn thể hiện ở sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc các mùa

nóng và mùa lạnh. Có năm rét ít năm rét nhiều, mùa đông đến sớm, đến muộn.

- Tính thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện rõ nhất trong mùa lạnh. Sự

chênh lệch nhiệt độ trong các tháng mùa đông ở miền bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất

kỳ năm nào đó cũng có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình

nhiều năm từ 3-500C và sự chênh lệch này cũng không giống nhau giữa các vùng

miền.

- Tính thất thường trong chế độ mưa xảy ra trên phạm vi toàn lãnh thổ thể

hiện qua sự biến động của lượng mưa hàng năm, lượng mưa từng mùa và lượng

mưa trong mỗi tháng.

- Sự biến động lượng mưa hàng năm:

+ Trước hết được biểu hiện ở tỉ số giữa lượng mưa năm nhiều nhất với lượng

mưa năm ít nhất. Tỉ số này càng lớn thì mức độ thất thường càng cao. Có thể thấy

ở một số địa phương như sau: Lạng Sơn (2,68); Hà Nội (2,14); Vinh (2,70); Huế

(2,38); Nha Trang (3,03); Hồ Chí Minh (1,75); Rạch Giá (2,70).

Page 74: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Năm mưa nhiều năm mưa ít hoặc xen kẽ nhau hoặc đi liền nhau. Trung bình

khoảng 3-5 năm, tối đa có thể 9-10 năm. VD: ơ Rạch Giá mưa nhiều đến 9 năm

liền, còn ở Trà Vinh mưa ít lien tục 8 năm.

+ Cũng có trường hợp năm trước mưa ít năm sau mưa nhiều nhất hoặc ngược

lại. VD: Móng Cái năm 1925 mưa thấp nhất 1773 mm đến năm 1926 mưa đạt cao

nhất 4119 mm.

+ Hai năm mưa nhiều xen kẽ với một năm mưa rất ít. VD: ở Huế năm 1917

mưa 4269 mm, năm 1918 mưa 1880 mm đến năm 1919 lại mưa tới 4111 mm.

- Sự biến động mưa theo từng mùa:

+ Mùa khô thiếu nước ở các mức độ khác nhau. Tại dồng bằng Bắc bộ mùa khô

dao động từ 92mm (năm 1915) đến 323mm (năm 1932). Thường có mưa phùn từ

tháng 12 đến tháng 4. Ở khu vực Vinh-Thừa thiên mức độ khô giảm dần. Khu vực

Nam trung bộ mùa khô gay gắt hơn có tháng không có mưa.

+ Mùa mưa: Lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều

thường xảy ra giữa mùa mưa. Bắc bộ là tháng 7,8; ở Nha Trang tháng 9,10; Nam

Trung bộ tháng 10,11; ở Nam bộ tháng 9,10.

Những năm mưa nhiều thường do đường hội tụ chí tuyến hoạt động mạnh hoặc

do ảnh hưởng của bão.

Câu 2. Trình bày những nhân tố chi phối tính phức tạp của khí hậu Việt

Nam?

- nhiệt độ

- lượng mưa

- mùa khí hậu

Page 75: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ chế độ nhiệt: Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt mà nguyên nhân chính

là do sự hoạt động của gió mùa đông bắc thể hiện ở sự dao động đáng kể về nhiệt

độ trong các mùa đông ở miền bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất kì 1 năm nào cũng có

thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 3- 5 0C. Tính

thất thường trong chế độ nhiệt của mùa lạnh có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh

hưởng trực tiếp đến việc bố trí thời vụ gieo trồng.

+ Chế độ mưa: Sự thất thường của chế độ mưa thể hiện ở sự biến động lượng

mưa hằng năm, lượng mưa từng mùa và lượng mưa trong mỗi tháng .

Sự biến động mủa lượng mưa hằng năm được biểu thị bằng tỉ số của lượng mưa

năm mưa nhiều nhất so với lượng mưa của năm mưa ít nhất. Tỉ số này càng lớn thì

tính thất thường càng cao. Ví dụ ở Lạng Sơn là 2,38,Hà Nội là 2,14, Vinh là 2,7,

Thành phố Hồ Chí Minh là 1,75…..

Thể hiện trong từng mùa:Mùa khô thường thiếu nước ở các mức độ khác nhau.

Phía bắc mừa mưa là từ tháng 5 đến tháng 10 mưa nhiều nhất là vào tháng 7,8.

Do tính thất thường của lượng mưa nên việc chống hạn chống úng phải thường

xuyên đặt ra ở mọi nơi và việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn.

+ Chế độ gió mùa: Tính thất thường thể hiện trước hết qua diễn biến và đặc

trưng của mùa khí hậu. Có năm gió mùa đông bắc hoạt động mạnh đem lại 1 mùa

đông rét và kéo dài, song có năm lại hoạt động yếu gây nên thời tiết nóng đến sớm

bất thường . Gió mùa tây nam có năm hoạt động mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn,

có năm lại hoạt động yếu gây ra hạn hán trong mùa hạ. Có năm phải chịu 9-10 cơn

báo có năm lại không có cơn nào, mùa nóng mùa lạnh đến sớm thất thường.

ĐỀ 03.

Page 76: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: Ý nghĩa vận động tân kiến tạo trong phát triển tự nhiên Việt Nam?

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển

của tự nhiên nước ta còn được kéo dài cho đến ngày nay. Giai đoạn này tiếp tục

hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho nước ta có diện mạo và đặc điểm như

ngày nay.

- Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta tiếp tục được củng cố, một

số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên và địa hình trẻ lại. Các

nền móng cổ được phân cách bởi đứt gãy sâu có hướng Tây Bắc – Đông Nam và

hướng vòng cung.

- Hoạt động xâm thực, bồi tụ tiếp tục được đẩy mạnh, hệ thống song suối bồi

đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là đồng bừng Bắc Bộ vad

dồng bằng Nam Bộ.

- Các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự

nhiên, than nâu, bôxít….

- Quá trình hình thành cao nguyên bazan và các đồng bằng phù sa trẻ.

- Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa

và đồng bằng châu thổ.

- Khí hậu có sự biến đổi vào thời kỳ băng hà Đệ tứ, tạo điều kiện cho giới sinh

vật có sự di cư, phân luồng sinh vật và sự phát triển đa dạng phong phú của giới

sinh vật.

Các điều kiện thiên nhiên nhiệt nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ trong các quá

trình tự nhiên, các quá trình phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào

của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự

phong phú của thổ nhưỡng và gới sinh vật….Chúng đã tạo nên diện mạo và sắc

thái đặc trưng của thiên nhiên nước ta.

Câu 2: Hãy nêu sự hình thành khoáng sản ở nước ta?

Page 77: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Khoáng sản là loại tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta.

Các mỏ khoáng sản ở nước ta có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh gắn liền với quá

trình hình thành và phát triển của tự nhiên, có lien quan mật thiết đến lịch sử phát

triển địa chất-kiến tạo.

- Các mỏ có nguồn gốc nội sinh: Hình thành trong các vùng có đứt gãy sâu hoặc

các vùng bị xiêt ép mạnh trong vận động tạo núi có hoạt động macma ở dạng xâm

thực hoặc phun trào.

Ở nước ta các mỏ nội sinh thường được tập trung tại 2 khu vực chính:

+ Khu vực núi phía Bắc từ thung lũng sông Hồng dến Cao Bằng, Lạng Sơn.

Các mỏ ở đây khá đa dạng nhưng có trữ lượng không lớn lắm như: Thiếc-vonfram

ở Phia Uăc; mỏ đa kim Chì-bạc-kẽm ở Chợ Đồn, Ngân Sơn; vàng ở Bảo Lạc, Ngân

Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng; antimon ở Tuyên

Quang; thủy ngân ở Hà Giang….

+ Khu vực núi Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam.

Có các mỏ khoáng sản: Vàng và đá quý ở Nm Thừa Thiên, đồng ở Đức Bố, Mica ở

Hội An, kẽm ở Điện Bàn, vàng ở Bồng Miêu…

Ngoài ra ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ còn có các mỏ đa kim, crom, sắt,

vàng, thiếc…

- Về tuổi: phần lớn các mỏ nội sinh ở Việt Nam được hình thành trng các chu kỳ

kiến tạo ở đại Trung Sinh, một số mỏ được hình thành từ đại Cổ Sinh như vàng,

chì, kẽm ở Tuyên Quang, antion ở Quảng Ninh.

- Các mỏ ngoại sinh: Được hình thành từ trầm tích tại các vùng biển nông,

vùng bờ biển hoặc tại các vùng trũng được bồi đắp lắng đọng bằng các vật liệu từ

các vùng núi uốn nếp cổ có chứa quặng hình thành trong điều kiện cổ địa lý nhất

định.

+ Các mỏ phổ biến trên diện rộng từ vùng núi đến vùng biển, từ Bắc vào Nam, có

Page 78: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

tuổi từ Cambri đến Tân Sinh.

+ Các mỏ ngoại sinh: Apatit (Lào Cai), Than (Quảng Ninh), Sắt (Thái Nguyên),

Thiếc, Mangan (Cao bằng), bôxit (Lâm Đồng), đá vôi ở miền Bắc, dầu khí ở vùng

them lục địa..

Vận động cổ kiến tạo và tân kiến tạo đã làm cho nước ta có nguồn khoáng sản vô

cùng phong phú và trữ lượng lớn đó là cơ sở để nước ta phát triển nền kinh tế.

ĐỀ 05

Câu 1. Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ?

+) Vị trí địa lý:

- Hệ tọa độ địa lý:

Cực Bắc: 23023’B - 105019’Đ tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Cực Nam: 8030’B – 104050’Đ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Cực Tây: 22025’B – 102008’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện

Biên

Cực Đông: 12040’B – 109028Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh

Hòa

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo đông dương, ở trung tâm khu vực

Đông Nam Á. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và

Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông. Việt Nam vùa gắn với lục

địa châu Á rộng lớn vừa có 1 bộ phận trên biển đông để nối liền Thái Bình Dương

và Ấn Độ Dương.

Page 79: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

=>Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng

từ bắc vào nam, từ đông sang tây, nối liền châu Á với châu Đại Dương, thuận lợi

trong việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước lân cận cũng như các

nước khác trên thế giới.

+) Phạm vi lãnh thổ

- Vùng đất:

Diện tích 329314 km2 ( niên giám thống kê năm 2005), có dạng hẹp ngang và

chạy dài theo hướng kinh tuyến với chiều dài gần 1650 km.

Chỗ rộng nhất là ở Bắc Bộ 600 km, chỗ hẹp nhất là ở trung bộ nơi ranh giới

giữa Quảng Bình và Quảng Trị chưa đến 50 km.

Việt Nam có 4500 km đường biên giới trên đất liền. Với Trung Quốc dài 1306

km thuộc địa giới của 7 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Quảng Ninh. Với Lào dài 2067 km thuộc địa giới của 10 tỉnh Điện

Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum. Với Campuchia dài 1137 km thuộc địa giới

của 10 tỉnh Kon Tum , Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long

An, Đồng Tháp, An giang, Kiên Giang.

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km hình chữ S, từ Móng Cái( Quảng

Ninh) đến Hà Tiên(Kiên Giang) qua 28 tỉnh thành.

- Vùng biển: Bao gồm nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế, thềm lục địa.

- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền

được xác định bằng đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải

Page 80: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

và không gian của các hải đảo.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc hình thành các thành phần tự

nhiên Việt Nam?

Vị trí địa lý của 1 lãnh thổ là 1 yếu tố địa lý có ý nghĩa rất quan trọng chi phối

các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó, ở Việt Nam có 1 số ý nghĩa sau:

- Việt Nam nằm hòan toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở BBC và gần

với đường chí tuyến (23027’B) nên có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt

đới.

- Việt Nam có 1 bộ phận lớn nằm trên biển Đông, là kho dự trữ nhiệt và ẩm

rất dồi dào, biển có tác động sâu sắc tới thiên nhiên Việt Nam.

- Việ Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là 1 trong 3 hệ thống của khu

vực châu Á gió mùa rất điển hình có 2 mùa rõ rệt. mùa đông chịu ảnh hưởng của

gió mùa đông bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam => thiên nhiên

Việt Nam mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm ở vị trí thuộc các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng

như rừng nhiệt đới và rừng á xích đạo nên rất hay phong phú về thành phàn loài

sinh vật.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa với đại dương, có quan hệ

với vành đai sinh khoáng và núi lửa Thái Bình Dương …nên có tài nguyên khoáng

sản phong phú và đa dạng ..đồng thời cũng xảy ra các hoạt động núi lửa, động đất.

hạn chế: Nằm ở khu vực biển nhiệt đới tây Thái Bình Dương nên hàng năm

Việt Nam phải chịu rất nhiều thiệt hại nặng về cả người và của cải, từ những cơn

bão đổ vào nước ta đặc biệt là khu vực miền trung.

ĐỀ 30

Page 81: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1. Tại sao người ta nói “Tân kiến tạo đã làm phức tạp thêm tự nhiên

khiến cho núi non, sông ngòi trẻ lại”?

- Vận động Tân kiến tạo đã khôi phục lại các mảng nền, các uốn nếp cổ, làm

hồi sinh các các đứt gãy cũ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hướng núi, hình dáng núi,

đến hướng và tính chất của thung lũng và sông ngòi.

- Hướng núi chính là hướng Tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

+ Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ trong khu vực từ hữu ngạn sông Hồng

đến đèo Hải Vân.

+ Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực tả ngạn sông Hồng và

khu vực Nam trung bộ.

- Các núi được nâng lên theo một hệ thống đứt gãy đủ hướng, cắt nhau khá

phức tạp các đứt gãy lớn vẫn là hướng tây bắc – đông nam. Các núi được nâng cao,

chịu quá trình phong hóa và xâm thực mạnh làm lộ ra các nếp núi cổ có thể xác

định được tuổi của các nham thạch điển hình là các núi cao như: vòm sông Chảy,

dãy Hoàng Liên Sơn, dải sông Mã, khối Pu Hoạt, núi Pu Lai Leng, núi Kon Tum

thượng…

- Các dạng địa hình được bồi lấp và mở rộng hình thành nên các dạng địa hình

đa dạng: Cao nguyên điển hình ở vùng đá bazan, các bậc thềm tích tụ, bãi bồi thấp

và bằng phẳng thấy tại các thung lũng sông, các châu thổ, các đồng bằng ven biển.

- Sông ngòi Việt nam thường chạy dọc theo các đứt gãy, nhất là những đoạn

thẳng tắp hay vòng cung. VD:

+ Sông Bằng Giang và sông kỳ Cùng chảy trong vùng trũng Cao Bằng – Lạng

Sơn.

Page 82: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Sông Hồng, sông Chảy và hạ lưu sông Lô chảy theo hệ thống 3 đứt gãy song

song hướng tây bắc – đông nam và đây cũng là hướng của nhiều sông khác như

sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu…

+ Hướng vòng cung biểu hiện trên các trên các thung lũng sông ngắn như sông

Thương, sông Hiếu.

- Tính chất già trẻ lại của sông ngòi cũng được biểu hiện ở những thung lũng

cũ tại miền núi, nơi có suối nhỏ nhưng có bãi bồi và bậc thềm rộng, sông chảy

tương đối êm đềm hoặc có thác ghềnh xen kẽ nơi có cao nguyên xếp tầng (sông Đa

Nhim, sông Đa Hưng).

- Hoạt động Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc. Do địa

hình được nâng cao diễn ra không liên tục mà theo nhiều đợt với những ph nâng và

pha yên tĩnh xen kẽ nhau.

- Trong các bậc địa hình thì bậc 200-600 m chiếm diện tích rộng nhất, nay bị

sông suối chia thành những quả đồi hay dãy đồi.

- Tiếp đến là bậc 600-900m tạo nên vùng núi thấp, cho nên cảnh quan đồi núi

thấp là phổ biến ở nước ta, rồi đến cảnh quan cao nguyên và đồng bằng.

Do đó ở miền núi tuy có tuân theo quy luật đai cao nhưng vẫn không xóa nổi

tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm đó là đặc trưng cơ bản của tụ nhiên Việt Nam.

Câu 2. Nêu các khu vực mỏ khoáng sản chính ở Việt Nam?

- Khoáng sản Việt Nam khá phong phú và đa dạng, phân bố tương đối rộng

khắp trong cả nước. Hầu hết các mỏ đã và đang được khai thác và có ý nghĩa kinh

tế quan trọng.

- Mỏ khoáng sản nội sinh được phân bố chủ yếu ở 2 khu vực chính:

Page 83: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Khu vực núi phía Bắc từ thung lũng sông Hồng đến Cao Bằng, , Lạng Sơn.

Các mỏ ở đây khá đa dạng nhưng có trữ lượng không lớn lắm như: Thiếc-vonfram

ở Phia Uăc; mỏ đa kim Chì-bạc-kẽm ở Chợ Đồn, Ngân Sơn; vàng ở Bảo Lạc, Ngân

Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng; antimon ở Tuyên

Quang; thủy ngân ở Hà Giang….

+ Khu vực núi Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam.

Có các mỏ khoáng sản: Vàng và đá quý ở Nm Thừa Thiên, đồng ở Đức Bố, Mica ở

Hội An, kẽm ở Điện Bàn, vàng ở Bồng Miêu…

Ngoài ra ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ còn có các mỏ đa kim, crom, sắt,

vàng, thiếc…

một số mỏ được hình thành từ đại Cổ Sinh như vàng, chì, kẽm ở Tuyên Quang,

antion ở Quảng Ninh.

- Các mỏ ngoại sinh: Được hình thành từ trầm tích tại các vùng biển nông,

vùng bờ biển hoặc tại các vùng trũng được bồi đắp lắng đọng bằng các vật liệu từ

các vùng núi uốn nếp cổ có chứa quặng hình thành trong điều kiện cổ địa lý nhất

định.

+ Các mỏ phổ biến trên diện rộng từ vùng núi đến vùng biển, từ Bắc vào Nam, có

tuổi từ Cambri đến Tân Sinh.

+ Các mỏ ngoại sinh: Apatit (Lào Cai), Than (Quảng Ninh), Sắt (Thái Nguyên),

Thiếc, Mangan (Cao bằng), bôxit (Lâm Đồng), đá vôi ở miền Bắc, dầu khí ở vùng

thềm lục địa..

ĐỀ 08.

Câu 1. Vị trí nội chí tuyến đã cho khí hậu có những đặc điểm gì?

Page 84: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Khí hậu Việt Nam rất đặc sắc so với các nước khác trên thế giới nằm trên

cùng vĩ độ. Vị trí địa lý nước ta đã quy định nên những đặc điểm riêng của khí hậu

vùng nội chí tuyến bắc bán cầu đó là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và

thất thường.

- Tính chất nhiệt đới

Vị trí của nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến của nửa cầu Bắc

(từ vĩ độ 8030’ B đến 23023’ B) khiến cho Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân

trời và đi qua thiên đỉnh 2 lần trong năm.

+ Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào nam.

+ Chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ giữa 2 miền: Miền Nam chế độ nhiệt có

dạng xich đạo còn miền Bắc chế độ nhiệt cóa dạng chí tuyến.

+ Biên độ nhiệt hang năm có sự khác nhau từ Bắc vào nam. Hà Nội (12,50C),

Huế (9,40C), tp Hồ Chí Minh (3,10C).

+ Yếu tố bức xạ: Lượng bức xạ tổng cộng ở Việt Nam rất lớn, cán cân bức xạ

dương quanh năm, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, á xích đạo.

+ Tính chất nhiệt đới còn được thể hiện qua sự tham gia của gió tín phong thổi

thường xuyên từ khu vực chí tuyến Bắc về xích đạo qua lãnh thổ nước ta.

- Tính chất gió mùa ẩm.

- Gió mùa mùa đông.Gió hoạt động trong mùa này là gió đông bắc, mang đến

nước ta không khí lạnh làm cho mùa đông lạnh và khô so với các vùng có cùng vĩ

tuyến tương tự.

- Về mùa đông nước ta có sự luân phiên hoạt động của các không khí sau đây:

+ khối khí cực đới lục địa( NPc).

Page 85: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ khối không khí cực đới lục địa biến tính khô( NPc đất).

+ khối không khí cực đới biến tính ẩm(NPc biển)

+ khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa(Tp).

- Gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc không đồng nhất. gió mùa mùa hạ chính thức

là gió tín phong nửa cầu Nam( có hướng Đông Nam ở nửa cầu Nam khi vượt xích

đạo thì đổi hướng thành gió tây nam).

- Gió tín phong hoạt động vào tháng 6,7,8 ở lãnh thổ Việt Nam.

- Gió mùa tây nam từ bán cầu Nam thổi theo từng đợt, mỗi đợt đều kèm theo

sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên các xoáy áp thấp.

- Ngoài ra còn có gió mùa tây nam có nguồn gốc từ vịnh bengan thổi từ khu

vực Đông Nam Á có một số đặc điểm khác so với gió mùa Tây Nam chính thức.

- Sự biến động lượng mưa hàng năm:

+ Trước hết được biểu hiện ở tỉ số giữa lượng mưa năm nhiều nhất với lượng

mưa năm ít nhất. Tỉ số này càng lớn thì mức độ thất thường càng cao. Có thể thấy

ở một số địa phương như sau: Lạng Sơn (2,68); Hà Nội (2,14); Vinh (2,70); Huế

(2,38); Nha Trang (3,03); Hồ Chí Minh (1,75); Rạch Giá (2,70).

+ Năm mưa nhiều năm mưa ít hoặc xen kẽ nhau hoặc đi liền nhau. Trung bình

khoảng 3-5 năm, tối đa có thể 9-10 năm. VD: ơ Rạch Giá mưa nhiều đến 9 năm

liền, còn ở Trà Vinh mưa ít lien tục 8 năm.

+ Cũng có trường hợp năm trước mưa ít năm sau mưa nhiều nhất hoặc ngược

lại. VD: Móng Cái năm 1925 mưa thấp nhất 1773 mm đến năm 1926 mưa đạt cao

nhất 4119 mm.

Page 86: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Hai năm mưa nhiều xen kẽ với một năm mưa rất ít. VD: ở Huế năm 1917

mưa 4269 mm, năm 1918 mưa 1880 mm đến năm 1919 lại mưa tới 4111 mm

- Phân hóa khí hậu đa dạng và thất thường.

- Sự biến động mưa theo từng mùa:

+ Mùa khô thiếu nước ở các mức độ khác nhau. Tại dồng bằng Bắc bộ mùa khô

dao động từ 92mm (năm 1915) đến 323mm (năm 1932). Thường có mưa phùn từ

tháng 12 đến tháng 4. Ở khu vực Vinh-Thừa thiên mức độ khô giảm dần. Khu vực

Nam trung bộ mùa khô gay gắt hơn có tháng không có mưa.

+ Mùa mưa: Lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều

thường xảy ra giữa mùa mưa. Bắc bộ là tháng 7,8; ở Nha Trang tháng 9,10; Nam

Trung bộ tháng 10,11; ở Nam bộ tháng 9,10.

Những năm mưa nhiều thường do đường hội tụ chí tuyến hoạt động mạnh hoặc

do ảnh hưởng của bão.

Câu 2. Trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam?

Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện:

- Vị trí của nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến của nửa cầu

Bắc (từ vĩ độ 8030’ B đến 23023’ B) khiến cho Mặt Trời luôn nằm cao trên đường

chân trời và đi qua thiên đỉnh 2 lần trong năm.

+ Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào nam.

+ Chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ giữa 2 miền: Miền Nam chế độ nhiệt có

dạng xich đạo còn miền Bắc chế độ nhiệt cóa dạng chí tuyến.

Page 87: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

+ Biên độ nhiệt hang năm có sự khác nhau từ Bắc vào nam. Hà Nội (12,50C),

Huế (9,40C), tp Hồ Chí Minh (3,10C).

- Yếu tố bức xạ: Lượng bức xạ tổng cộng ở Việt Nam rất lớn, cán cân bức xạ

dương quanh năm, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, á xích đạo.

+ Bức xạ tổng cộng hang năm đạt trên 120-130 kcal/cm2.

+ Cán cân bức xạ 75 kcal/cm2/năm

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 20-220C

+ Tổng số giờ nắng nhiều 1400-3000 giờ/năm

+ Tổng nhiệt 8000-90000C

+ Sự chênh lệch thời gian giữa ngày dài nhất (hạ chí 22/6) và ngày ngắn nhất

(đông chí 22/12) không lớn chỉ từ 1 đến 2 rưỡi.

- Tính chất nhiệt đới còn được thể hiện qua sự tham gia của gió tín phong thổi

thường xuyên từ khu vực chí tuyến Bắc về xích đạo qua lãnh thổ nước ta.

+ Vào mùa đông: gió tín phong phụ thuộc vào vùng áp cao Xibia, thổi theo

hướng Đông Bắc, từ vĩ tuyến 160B trở vào Nam chỉ khác với gió mùa Đông Bắc ở

tính chất nóng khô.

+ Vào mùa hạ: Gió tín phong thổi theo hướng Đông và Đông Nam từ áp cao

Thái Bình Dương xen kẽ với gió mùa Tây Nam.

+ Thời kỳ chuyển tiếp giữa gió mùa đông và mùa hạ (thời kỳ mùa xuân) thì gió

tín phong mới có tính độc lập và thổi ổn định theo hương Đông

Page 88: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 6

Câu 1: Trình bày vai trò của khí hậu đối với sự hình thành và phát triển của

tự nhiên Việt Nam?

Câu 2: Khí hậu nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống và hoạt động

kinh tế - xã hội?

ĐỀ 43

Câu 1: Trình bày những đặc điểm của thổ nhưỡng Việt Nam?

1. Mang tính địa đới rõ rệt, tính nhiệt đới gió mùa ẩm, thể hiện trong quá trình

hình thành các loại đất feralit đỏ vàng.

Đất feralit là loại đất có dự tích lũy cao các oxit Fe và Al được hình thành dưới

điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, khiến cho sự phong hóa nham thạch diễn ra

mạnh mẽ.

Nguyên nhân:

Mặc dù có hoạt động của gió mùa đông lạnh bất thường, nhưng thời gian

lạnh với nhiệt độ <180C chỉ kéo dài 3 tháng ở vùng đồng bằng và đồi thấp <500m,

và chỉ mạnh ở phía bắc đèo Ngang.

Ở vùng núi cao thời tiết lạnh them nhưng diện tích núi >500m chỉ chiếm 30%

diện tích lãnh thỏ mà tính chất nóng ẩm vẫn là tính trội.Đặc tính chung của các loại

đất feralit:Thành phần khoáng sơ cấp rất ít do quá trình phong hóa hóa học rất triệt

để.Bazo và silic rửa trôi mạnh nên nghèo Ca2+, Mg2+, giàu Fe, Al. Đất màu đỏ,

vàng.

Page 89: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Thành phần khoáng nhiều kaolinit nên đất có khả năng hấp phụ kém, thành

phần cơ giới nặng, nhiều phần tử mịn.Đất chua, nhiều axit fulvoniv, tầng mùn

mỏng và dễ rửa trôi do axit fulvonic kết hợp với Ca và Fe hòa tan trong nước.

2. Đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất

Nước ta nhiều đồi núi lại nằm ven biển với nhiều châu thổ lớn nhỏ, nham thạch

và địa hình dẫn đến nhiều mẫu chất khác nhau, nhiều khí hậu địa phương, nhiều

chế độ nước, nhiều quần hệ và quần hợp thực vật, hải lưu, thủy triều và con người

tham gia vào quá trình hình thành đất.

Nguyên nhân:

Khí hậu: 11 nền nhiệt ẩm, 19 bậc về cường độ lạnh, 5 mức độ khô hạn dẫn

đến hình thành hàng trăm kiểu khí hậu.

Đá mẹ: cung cấp vật chất vô cơ cho đất và quyết định cấu trúc, tính chất lý

hóa của đất.Thành phần đá mẹ chia ra 3 nhóm chính là đá axit, đá bazan, bồi trầm

tích phù sa => có quá trình phong hóa riêng và những loại đất khác nhau.

Địa hình: ảnh hưởng thông qua tác động phân phối lại các nguyên tố địa hóa

trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện nhiệt-ẩm theo các yếu tố địa hình(đỉnh, sườn,

chân) và nhất là theo độ cao.

- Càng lên cao, nhiệt độ giảm đi đôi vơi sự tăng nhiệt ẩm =>giảm cường độ

phong hóa và tăng tích lũy mùn nên quá trình feralit yếu dần.

- Cường độ phong hóa đá mẹ giảm tốc độ phân giải chất hữu cơ cũng giảm,

làm phẫu diện đất mỏng hơn, mùn nhiều, hạn chế quá trình hình thành kết von và

đá ong, đất từ màu đỏ sang màu vàng rồi màu xám.

Thủy văn: ảnh hưởng thông qua tác động của nước chảy, nước ngầm, nước

đọng.

- Nước chảy xói mòn mạnh mẽ đất đai nếu mất lớp phủ thực vật.

Page 90: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Nước ngầm có tác dụng lớn đến sự hình thành kết von và đá ong.

- Nước đọng quyết định mức độ glây và quá trình lầy thụt.

- Nước của các sông lớn thường có phản ứng kiềm yếu và chứa nhiều bazo nên

hình thành các đồng bằng bồi tụ phì nhiêu.Các vùng duyên hải do ảnh hưởng của

biển hình thành nên đất mặn đất phèn.

Sinh vật: Cải biến đá mẹ thành đất, qua tiểu tuàn hoàn sinh vật diễn ra trong 1

chu kỳ ngắn với cường độ mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và lớp thực bì

phong phú.Có vai trò to lớn trong việc giữ lại các nguyên tố địa hóa; chống xói

mòn và giữ ẩm cho đất; các kiểu thực bì khác nhau tạo nên sự đa dạng về loại đất,

Thời gian:diễn ra lâu dàiCó khi làm đồng hóa sự khác biệt như trong quá

trình feralit. Có khi lại tăng cường các biến dị như sự hình thành các loại đất mùn,

đát xám, đất xói mòn, đất phèn,…

Con người:Tích cực: mở mang và cải tạo đất trồng, lâns biển, thau chua rửa

mặn, làm thủy lợi, bón phân, chọn giống cây thích hợp,…Tiêu cực: đốt rừng làm

nương rẫy, phá rừng bừa bãi, cày bừa không đúng kỹ thuật,…làm cho đất nghèo.

3. Có sự phân hóa không gian địa đới và phi địa đới

Sự phân bố của từng đơn vị đất và những kết hợp không gian của chúng, cấu

trúc của thổ nhưỡng theo quy luật địa đới và phi địa đới.

Nước ta kéo dài, hẹp ngang, nhiều đồi núi nên các đới địa lý khó biểu hiện

trực tiếp, mà thông qua tác động của khí hậu địa đới lên các nhân tố phi địa đới là

địa hình, nham thạch, tương tác biển và đất liền.

Các đai cao chỉ là sự biến đổi của các đới khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm

khi lên núi và các hướng núi chỉ làm biến đổi 1 phần nhịp điệu gió mùa chứ không

làm mất đi nó, mọi nơi đều diễn ra 1 mùa mưa và 1 mùa khô.

Các nham thạch đều bị tác động của quá trình phong hóa feralit.

Page 91: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Tác động phối hợp giữa các nhân tố địa đới, phi địa đới dẫn đến có sự phân

hóa không gian rõ rệt, có quy luật của lớp phủ thổ nhưỡng trên nước ta:

- Phân hóa bắc-nam

- Phân hóa đông-tây

- Phân hóa giữa các đai cao

- Phân hóa giữa đồng bằng bồi tụ phù sa và đồi núi đá gốc, phân hóa giữa biển

và đất liền, nham thạch và địa hình,…

4. Thổ nhưỡng Việt Nam dễ bị thoái hóa nếu sử dụng không hợp lý

Giữa đất và môi trường, nhất là giữa đất và thực vật có sự cân bằng sinh thái.

Các nguyên tố địa hóa trong quá trình trao đổi giữa đất và cây trong điều kiện nóng

ẩm đã được phân phối đều giữa 2 thành phần. Con người đã tác động phá vỡ sự

cân bằng này:

- Chặt phá rừng khai hoang làm mất đi nguồn cung cấp 1 phần chất nuôi

dưỡng đất.

- Trong điều kiện mưa nhiều với cường độ mạnh, ở những khu vực trên đồi núi

dốc quá trình xâm thực, rửa trôi diễn ra mạnh làm thoái hóa và tàn phá đất.

- Qúa trình canh tác không đúng kỹ thuật hoặc canh tác quá mức lám cho đất

bị bạc màu và nghèo kiệt.

Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng các công trình thủy lợi.

- Cải tạo đất thường xuyên.

- Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và cải tạo đất.

Câu 2:Vai trò của khí hậu trong việc hình thành và phát triển thổ nhưỡng?

Khí hậu là nhân tố quan trọng nhất vì khí hậu quyết định chiều hướng và

cường độ diễn biến của quá trình lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng.

Page 92: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt độ và

độ ẩm. Tác động của nhiệt và độ ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành các sản phẩm

phong hoá. Những sản phẩm này tiếp tục phong hoá thành đất.

Khí hậu còn ảnh hưởng tới sự hình thành đất một cách gián tiếp được thể

hiện rõ rệt thông qua nhân tố sinh vật; các yếu tố khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp

đến tính chất giàu hay nghèo của một số khu vực về sinh vật, đến tính chất, cường

độ phát triển của giới sinh vật và đến tất cả các chức năng mà sinh vật hoàn thành

trong đất.

Điều kiện khí hậu còn quyết định một quy luật quan trọng của địa lí thổ

nhưỡng là tính địa đới, trong hoàn cảnh nào đó nhân tố khí hậu biểu hiện rất rõ,

gần như quyết định hơn những nhân tố khác. Nhưng quá trình hình thành đất vẫn là

kết quả tác động đồng thời của các nhân tố. 

ĐỀ 44

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung của giới sinh vật Việt Nam?

Giới sinh vật việt nam rất phong phú và đa dạng:

Thành phần loài: trong giới thực vật nước ta có tới 14.624 loài thuộc gần 300

họ, trong đó có 9949 loài sống ở đai rừng nhiệt đới số còn lại sống ở đai rừng á

nhiệt đới và ôn đới. Động vật nước ta có tới 11.217 loài và phân loài.

Hệ sinh thái: rất đa dạng với các điều kiện sinh thái, cấu trúc và thành phần

loài động thực vật rất khác nhau.có các hệ sinh thái sau:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: phân bố ở các vùng đất triều bãi cửa sông, ven

biển đảo.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa:ở vùng đồi núi. Có đặc điểm nhiều biến

thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới vùng núi

cao.

Page 93: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: ở những khu vực rừng còn

nguyên sinh.đặc điểm là bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học.

- Hệ sinh thái nông nghiệp: có ở hầu hết lãnh thổ. Đặc điểm để lấy lương thực,

thực phẩm và sản phẩm cần thiết cho con người.

Các khu hệ sinh vật:

- Khu hệ thực vật: các khu hệ thực vật đặc hữu gồm khu hệ Việt

Bắc _ Hoa Nam.ngoài những khu hệ thực vật dặc hữu Việt Nam có 3 luồng di cư

thực vật lớn là Himalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma.

- Khu hệ động vật: có sự hỗn hợp của 3 khu hệ động vật Hoa Nam, Ấn Độ-

Mianma, Malaixia. Có các khu động vật: khu Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Bắc, Tây Nguyên.

Sinh vật Việt Nam tiêu biểu cho sinh vật của vùng nhiệt đới gió mùa.

Tính chất mùa biểu hiện rõ nhất ở giới thực bì tự nhiên. Nhịp điệu mùa trong

chế độ mưa trên toàn quốc là tác nhân tạo nên tính chất phân màu của thảm thực bì

tự nhiên, hình thành rừng nhiệt đới mưa mùa. Miền Bắc có kiểu rừng gió mùa chí

tuyến, miền Nam có kiểu rừng á xích đạo.

Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh chỉ có ở một số nơi thuộc vùng

núi thấp Trường Sơn Bắc, vùng núi Kon Tum thượng và khu vực núi cực Nam

Trung. Phần lớn lãnh thổ là kiểu rừng nhiệt đới gió mùa với mùa khô dài, ngắn

theo quy định tỉ lệ thành phần loài cây rụng lá nhiều, ít khác nhau.

Kiểu rừng mưa nhiệt đới gió mùa thường xanh thứ sinh với các loài mỡ, gội

gội, rang rang, lim xanh,… Có thành phần loài rất phức tạp, nhiều cây thấp nhỏ,

rừng có cấu trúc rậm rạp, tầng thứ không rõ rang, số lượng cây rụng lá không

nhiều.

Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa và rừng nhiệt đới gió mùa rụng lá. Kiểu rừng

này có cấu trúc tầng thứ đơn giản, loài cây có ưu thế rõ ràng. Thành phần loài cây:

sau sau, xoan, chẹo, dẻ rụng lá, dầu chai, dầu long, săng lẻ,…

Page 94: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

Tác động của con người đến giới thực vật tự nhiên biểu hiện rõ nhất là rừng

nguên sinh bị phá hoại gần hết. hiện nay chỉ thấy những thực bì thứ sinh diễn thế ở

mức độ khác nhau.

Nguyên nhân: do nạn phá rừng lấy đất làm nông nghiệp, phổ biến tập quán du

canh du cư, đốt nương làm rẫy, do khai thác rừng quá mức lặp đi lặp lại nhiều lần,

do chiến ttranh và cháy rừng đã làm cho tài nguyên suy giảm.

Trong những năm qua chúng ta đã nỗ lực hục hồi thảm thực vật, làm giảm diện

tích đất trống. tuy nhiên tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái mạnh.

Hoạt đông phá rừng làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của giới động vật.

cùng với việc săn bắn quá mức làm cho động vật hoang dã, các loài động vật quý

hiếm.

Không chỉ trên đất liền mà cả nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là

nguồn hải sản ở nước ta đang giảm một cách rõ rệt. đó là hậu quả của việc săn bắn

bừa bãi, gia tăng ô nhiễm môi trường nước.

Câu 2: Vai trò của khí hậu trong sự hình thành và phát triển thực vật?

Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành và phân bố các kiểu thực bì thông qua

nền tảng nhiệt ẩm. tính chất địa đới hay phi địa đới của khí hậu cũng tạo nên tính

địa đới và tính phi địa đới của thực vật.

Mưa: có vai trò trong sự hình thành các kiểu rừng. đối với thảm thực vật thì sự

phân bố mưa trong năm rất quan trọng. nếu mùa khô kéo dài và sâu sắc thì lượng

mưa năm có nhiều, dạng thực bì thiên về khô, nhất là các thực bì thứ sinh. Còn tại

những nơi mưa ít kết hợp viws mùa khô kéo dài thì có những thực bì khô hạn

nguyên sinh.

Page 95: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Nhiệt độ: tác động của yếu tố nhiệt đọ thông qua quy luật đai cao địa hình, hình

thành các đai rừng theo độ cao. Đai rừng chân núi là vành đai của nhóm thực bì

nhiệt đới núi thấp phân bố từ độ cao dưới 700m ở miền Bắc, dưới 100m ở miền

Nam.Đai rừng á nhiệt đới trên núi từ độ cao 700m đến 1500-1600m ở miền Bắc, từ

1000m đến 1700-1800m.

Lên cao nữa là kiểu rừng á nhiệt đới mưa mù. Trên độ cao 2700-2800m là kiểu

rừng lùn, cây thấp nhỏ, cong queo thích ứng điều kiện khí hậu lạnh giá.

ĐỀ 51

Câu 1: Hãy chứng minh: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” ?

Các nhân tố tác động trực tiếp đến sông ngòi là: chế độ mưa, băng tuyết tan,

nước ngầm, đều liên quan đến khí hậu, ngoài ra còn có nhân tố hỗ trợ: địa thế, thực

vật, hồ đầm,…

Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Nước ta có lượng mưa lớn, kết hợp địa thế, đất,

thực vật,..nên mạng lưới sông ngòi dày đặc. Cả nước có 2360 con sông dọc bờ biển

khoảng 20 km có 1 cửa sông.

Sông ngòi nhiều nước-giàu phù sa: Lượng mưa lớn nên sông ngòi nước ta lớn,

tổng lượng nước 839 tỷ m2/năm. Tổng lượng phù sa lớn, mỗi năm khoảng 200 triệu

tấn.

Chế độ nước phân hóa theo mùa: Mùa mưa nhiều nước sông dâng cao, mưa tập

trung lượng lớn dẫn đến lũ lụt. Mùa khô mưa ít nước sông hạ thấp, đôi lúc khô cạn

Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa yếu tố địa hình và sông ngòi?

Page 96: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Địa hình có ảnh hưởng lớn đến thủy văn. Địa hình có thể làm thay đổi mật độ

sông ngòi, diện tích lưu vực, chiều dài, độ dốc và tốc độ của dòng chảy.

- Biểu hiện ở thủy văn Việt Nam. Do tính chất đồi núi bị cắt xẻ hình dạng hẹp

ngang mạnh của lãnh thổ nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông ngắn có

diện tích lưu vực nhỏ. Có đến 91% số sông ngòi dài 10 đến 50km, sau đó tụt hẳn

xuống thì sông dài 50km đến 100km chiếm trên 6% và sông dài trên 100km chỉ

quá 2%.

- Hướng chính của sông ngòi cũng theo hướng địa hình nước ta là theo hướng

tây bắc-đông nam và hướng vòng cung. Trên cùng một dòng sông cũng có khúc

già khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là các sông chảy trên các cao nguyên xếp tầng

như: sông Đa Nhim và Đa Hưng. Trong vùng núi mà phần lớn các sông trẻ đang

đào long dữ dội, thung lũng hẹp, có nơi là những hẻm vực.

- Ở những vùng đá vôi mật độ sông ngòi thuộc dạng thấp nhất, dưới

0,5km/km2, chủ yếu ở miền bắc, đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm xuống rõ rệt.

- Khu vực miền núi cao có sườn đón gió là nơi có mật độ sông suối lớn.

- Vùng đồng bằng châu thổ có mật độ mạng lưới sông ngòi đạt giá trị cao nhất

tới 2-4km/km2.

- Là một mạng lưới sông miền núi, độ cao bình quân của các lưu vực sông từ

500-1000m, thuộc địa hình núi thấp, còn độ dốc bình quân lưu vực khoảng 20%

đến 25%.

- Do sự tương phản sâu sắc giauwx địa hình đồi núi mà có sự thay đổi đột

ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng du sông. Dòng sông ở thượng lưu dốc, trắc

diện dọc trong khoảng 10-20km đầu nguồn gần thẳng đứng, điển hìnhlaf thượng

lưu sông chảy. Ở thượng lưu sông chảy xiết và lắm thác ghềnh, ở đồng bằng sông

chảy êm đềm, uốn khúc quanh co. Sự tương phản giữa đoạn miền núi và đoạn

đồng bằng càng rõ nét ở các sông sườn đông Trường Sơn ở Trung Bộ.

Page 97: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Khu vực phía bắc với địa hình cao về phía Tây Bắc và Bắc, thấp dần về phía

Đông Nam với nhiều núi và thung lũng dón gióaamr còn vùng khuất gió hẹp có

những đặc điểm riêng về thủy văn như: Hệ thống sông dài với lưu vực lớn, diện

tích trên 10.000km2 và chiều dài trên 200km: sông Tháu Bình, sông Hồng, sông

Mã… các vùng núi cao và thung lũng đón gió có dòng chảy tăng lên vào loại nhiều

và vùng khuất gió giảm xuống vào loại rất ít.

- Khu vực Đông Trường Sơn: với các đồng bằng chân núi ven biển nhỏ hẹp,

chỉ có những hệ thống ngắn và lưu vực nhỏ, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta.

Diện tích lưu vực từ 1000-5000km2, dài từ 70-170km.

- Khu vực phía nam bao gồm tây nguyên và nam bộ có những lưu vực sông

tương đối lớn có cả sông đổ về mê kông góp phần đưa nước về vùng cửa sông ở

tây nam bộ và sông đỏ ra biển đông qua vùng Đông Nam Bộ như lưu vực sông Xrê

Pôk, lưu vực song Đồng Nai-Vành Cỏ…như vậy dải Trường Sơn là nhân tố chính

gây ra sự phân hóa không gian giữa các lưu vực sông.

- Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình phần lớn sông ngòi nước ta đều mang

đặc điểm của sông ngòi miền núi dốc nên trong mùa lũcó nước lớn và mực nước

dâng cao nhanh đồng thời tăng cường khả năng xâm thực và vận chuyển phù sa.

ĐỀ 57

Câu 1: Trình bày tác dụng của hồ, đầm và nước ngầm của Việt Nam?

Hồ:

Địa chất

- Tác dụng phá bờ: gió tạo cho hồ có sóng vỗ bờ, cũng có tác dụng mài mòn

bờ và nhiều khi tác dụng này rất đáng kể.

- Tác dụng trầm tích: gồm nhiều loại khác nhau tùy theo khí hậu, đặc điểm địa

hình cấu trúc địa chất và kích thước của hồ. Trầm tích hồ gồm có 3 nhóm là trầm

Page 98: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

tích lục nguyên, trầm tích hóa học, trầm tích hữu cơ. Trầm tích vụn bở rời được

gắn kết lại tạo nên các laoij đá cuội kết dăm kết, cát kết, sét kết…Trong hồ có rất

nhiều sinh vật sống có vỏ bằng chất vôi, khi chết các vỏ này tạo nên các trầm tích

vôi.

Kinh tế:

- Các hồ ở nước ta có vai trò là nơi chứa nước và dự trữ một lượng nước mặt

quan trọng.

- Có tác dụng làm điều hòa dòng chảy, phục vụ thủy lợi nuôi trồng thủy sản,

phát điện, giao thông đường thủy.

- Ngoài ra còn được khai thác để phục vụ cho du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng.

Đầm lầy: trong các đầm lầy ngoài than bùn còn có trầm tích sắt nâu,

photphorit sắt. Than bùn được làm nguyên liệu phân bón hoặc làm nguyên liệu hóa

học. Ở Việt Nam có nhiều mỏ than bùn như các mỏ than bùn ở đầm lầy ven biển

cổ Phú Cường, Tân Hòa, Bình Sơn, U Minh. Than bùn lòng sông cỏ như mỏ Láng

Le, Tân Lập, Đông Bình. Các mỏ than đầm lầy mới, ven biển như mỏ Cần Giờ, Ba

Hòn.

Nước ngầm:

Nước ta có lượng nước ngầm khá phong phú. Là nguồn cung cấp nước cho các

đô thị và khu đông dân cư, cho sông ngòi và cây cối trong mùa khô.

Câu 2: Nêu các nguyên nhân hình thành hồ, đầm nói chung và nguyên

nhân hình thành hồ lớn ở Việt Nam?

- Hồ và Đầm tự nhiên nước ngọt: Các hồ đầm tự nhiên ở vùng đồng bằng

thường là dấu vết còn lại của các đoạn sông hay vỡ đê. Các hồ này nước ít luân

chuyển, các hồ đầm tự nhiên xuất hiện ở vùng núi thường là dấu vết còn lại của núi

lửa, động đất hay những nguyên nhân khác. Phần lớn các hồ đầm tự nhiên nước

không chảy nhưng cũng có hồ nước chảy nhẹ như hồ Ba Bể

Page 99: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Các lợi đầm phá nước mặn: Các đầm phá nước mặm có rất nhiều ở vùng ven

biển Việt Nam, và đang được khai thác triệt để.

- Hồ và kho nước nhân tạo

- Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời

gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết

tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)

- Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa . Hồ có thể có dòng sông nước

ngọt chảy qua hay do mưa . Ví dụ : hồ Ba Bể, Biển Hồ

ĐỀ 32

Câu 1: trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ gió ở nước ta.

- Vĩ độ: lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8030’N đến 22023’.

Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ ( khoảng 18-160N trở vào) mùa đông có thể

xem như gió tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của

bán cầu Nam. Sự thay đổi thoe mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê

dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có

sự giao tranh của hai loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và

Tín phong.

- Vị trí địa lý: do tiếp giáp với biển trên suốt 3000km ranh giới phía Đông và

Nam khiến cho gió mùa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển. chỉ riêng trường hợp

lưỡi cao cực đới đầu mùa và luồng hướng Tây của gió mùa mùa hạ mới tràn tới

hướng lục địa mà thôi.

- Dòng biển trong vịnh Bắc Bộ và biển Đông: mùa đông, gió hướng Bắc ổn

định đã làm xuất hiện một dòng biển hướng từ Bắc xuống Nam mang theo nước

lạnh từ các vùng vĩ độ cao vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng đến vùng biển Trung bộ.

Tuy nhiên do sự khác biệt giữa nhiệt dung giữa nước và không khí, nên trong nửa

đầu mùa đông, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí. Kết quả, biển đã

Page 100: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

làm cho không khí gió mùa Đông Bắc vào nửa cuối mùa đông bị ẩm ướt tới mức

gần bảo hoà, là nguyên nhân tạo nên mây mù dày đặc và mưa phùn ở Bắc bộ.

- Địa hình: đối với các hệ thống phía bắc, những địa hình núi hướng theo Tây

Bắc - Đông Nam thường có tác dụng ngăn frônt và biến nó thành một dải front

tỉnh. Còn đối với gió mùa mùa hạ cũng những dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam

đã phát huy hiệu ứng feonh mạnh mẽ, hình thành gió tây khô nóng. Địa hình Bắc

bộ đã tạo ra áp thấp địa phương, là tâm hút gió làm lệch hướng gió Tây Nam thành

gió Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc bộ, tạo nên chế độ thời tiết đặc trưng ở lãnh

thổ phía Bắc.

Câu 2: chế độ gió ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất nước ta.

- Vào mùa đông, nước ta chịu sự hoạt động của gió Tín phong Đông Bắc (gió

mậu dịch) từ áp cao Xi-bia bên Nga thổi về mang hơi lạnh và khô làm cho cây cối

rụng lá khí hậu khô và rất lạnh đôi khi có tuyết rơi làm các cây lương thực thực

phẩm bị chết rét. Các loài động vật cũng tránh rét bằng cách di cư hay ngủ đông.

- mùa hè, gió Đông Nam mang hơi ẩm từ biển thổi vào tạo nên khí hậu nóng

ẩm mưa nhiều làm sinh vật sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Gió Tây Nam khô nóng hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây

Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió

tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió

thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9

giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều.

Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ

ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C. Với bầu trời nắng

chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt,

Page 101: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Ngoài các vùng trên, hiện

tượng fơn cũng thấy xảy ra ở Mường Thanh và ở Sapa.

ĐỀ 26

Câu 1: các trung tâm áp và khối không khí nào đã chi phối khi hậu Việt Nam

Mùa đông:

Trung tâm áp:

- Áp cao Xibia với trị số khí áp 1040-1060mb, xuất hiện từ đàu tháng 9 và đạt

cực đại vào tháng 1

- Áp cao phụ nằm ở khu vục sông Trường Giang (Trung Quốc), vào khoảng vĩ

độ 300B

Khối không khí:

- Khối không khí cực đới lục địa (NPc) chia thành 2 loại:

o Khối không khí cực đới lục địa biến tính khô (NPc đất): khối khí cực đới

tràn đến nước ta theo con đường lục địa Trung Quốc

o Khối không khí cực đới biến tính biển ( NPc biển) : khối không khí này tràn

qua bier vào lãnh thổ Việt Nam

- Fron cực: là loại fron lạnh hình thành giữa khối không khí cự với khối không

khí nóng hơn tồn tại đến vĩ tuyến 160.

- Khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp) có nguồn gốc là khối

không khí cực đới Xibia được nhiệt đới hóa do tồn tại lâu ngày trên biển Đông

Trung Hoa

Mùa hạ

Trung tâm áp

- Dải áp thấp nhiệt đới hoạt động vào tháng 5

Page 102: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Khối không khí

- Khối không khí nhiệt đới biển bắc Đại Tây Dương ( hay còn gọi là khối

không khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg)

- Khối không khí xích đạo biển (Em)

Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về đường hội tụ nội chí

tuyến?

ĐỀ 25

Câu 1: trình bày đặc điểm giới động vật Việt Nam

Giới động vật Việt Nam phog phú và đa dạng thể hiện ở thành phần loài và đa

dạng ở các kiểu hệ sinh thái.

Có 11217 loài và phân loài, trong đó có trên 1000 loài và phân loài chim, 250

loài thú, trên 350 loài bò sát lưỡng cư, 5000 loài côn trùng, 2000 loài cá biển và

gần 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể, thủy sinh vật

khác.

Thành phần loài giới động vật Việt Nam cũng có sự hỗn hợp của ba khu hệ

động vật Hoa Nam ( Trung Quốc), Ấn Độ-Mianma và Malaixia, nhưng yếu tố

Mianma chiếm nhiều hơn. Phân vùng địa lí động vật cho thấy mối quan hệ với các

khu hệ động vật và các laoif đặc trưng của mỗi khu:

- Khu Tây Bắc có nhiều yếu tố của các khu hệ động vật Mianma và Vân Nam,

với nhiều loài đặc trưng như voi, bò tót, vẹc xám, sóc bụng xám, dúi móc, dúi má

đào, gấu chó, khỉ mốc, nhím, chuột puộc.

- Khu Đông Bắc có thiên hướng hệ Hoa Nam rõ rệt với các loài hươu sạ, hươu

sao, khỉ mốc, cầy gấm, sóc, chuột Hải Nam, trĩ khoang cổ.

Page 103: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Khu Trường Sơn Bắc có tính chất đệm giữa khu hệ Malaixia, Mianma và

Hoa Nam, nhưng thiên hướng Malaixia rõ rệt hơn với các loài chó dơi, cheo cheo,

chuột hươu nhỏ..

- Khu địa lí động vật Tây Nguyên mang tính chất đặc trưng của khu hệ động

vật Ấn Độ-Malaixia-Mianma thể hiện qua các đại diện đặc trưng như cheo cheo,

bò rừng, nai đỏ… loài động vật đặc hữu chỉ chiếm có 11,3%.

Kết luận: sự phong phú về thành phần loài sinh vật cùng với khu vực phân bố

của chúng chịu ảnh hưởng của khu hệ sinh vật, còn sự đa dạng, phân bố phức tạp

của các kiểu hệ sinh thái hiện tại mà được phản ánh qua giới sinh vật còn là hệ quả

của mối tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên. Tuy nhiên, con người cũng

đóng vai trò quan trọng làm tác động bộ mặt, làm đa dạng giới sinh vật.

Câu 2: những nhân tố ảnh hưởng đến sự phong phú và đa dạng của giới động

vật Việt Nam

- Nguyên nhân lịch sử: do sự xâm nhập của các luồng di cư thực vật và động

vật từ các khu hệ thực vật, động vật lân cận diễn ra trong suốt quá trình phát triển

lãnh thổ vứi những thăng trầm của các vận động kiến tạo, với những biến đổi khí

hậu đã làm thay đổi thành phần và phân bố các giới sinh vật

Sự phong phú về thành phần loài sinh vật cùng với khu vực phân bố của chúng

chịu ảnh hưởng chủ yếu của khu hệ sinh vật, còn sự đa dạng và phân bố phức tạp

của các hệ sinh thái hiện tại mà phản ánh qua giới sinh vật còn là hệ quả của mối

tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên.

- Tác động của con người cũng đóng vai trò quan trọng làm thay đổi bộ mặt ,

làm đa dạng giới sinh vật tự nhiên.

ĐỀ 55

Page 104: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: trình bày sự phân hóa đa dạng của tự nhiên Việt Nam

Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng theo các kiểu:

- Phân hóa theo vĩ độ (phân hóa bắc nam)

- Phân hóa theo kinh độ (phân hóa đông tây)

- Phân hóa theo độ cao (phân hóa theo đai cao)

Phân hóa theo vĩ độ (tuân theo quy luật địa đới)

- Càng vào Nam càng nóng hơn, tính chất nhiệt đới càng ngày càng rõ rệt và

điển hình hơn.

Trị số trung bình của chế dộ nhiệt trong cùng thời kì mùa đông miền Bắc lớn

hơn 10C/10 vĩ tuyến

Sự phân hóa theo vĩ độ ở nước ta ngoài quy luật địa đới conf được cường

điệu rất nhiều do tác dộng của gió mùa Đông Bắc

- Miền Bắc gần chí tuyến hơn nên mang tính chất khí hậu chí tuyến

- Miền Nam gần Xích đạo nên có dáng dấp của chế dộ nhiệt Xích đạo

Ngoài ra, sự phân hóa thep vĩ độ còn được biểu hiện qua nhiều hợp p\hân khác

của tự nhiên như lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật…

Phân hóa theo kinh độ

Nước ta có vùng biển rộng với đường bờ biển dài 3260km chạy dọc theo hướng

kinh tuyến nên có sự phân hóa của tự nhiên theo hướng đông – tây thể hiện rất rõ

các mức độ ảnh hưởng của biển. sự phân hóa theo kinh độ của nước ta biểu hiện ở

3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi

- Vùng biển và thềm lục địa

o Mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Thái Lan, phần

còn lại thềm lục địa của nước ta thu hẹp ở đoạn ven biển Nam Trung Bộ, nối các

dãy núi cao Nam Trung Bộ đổ ra biển.

Page 105: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

o Đặc điểm thiên nhiên: lượng nhiệt và ẩm dồi dào, có sự hoạt động thường

xuyên của gió mùa, gió tín phong, gió đất, gió biển làm ảnh hưởng đến chế độ hải

văn, gián tiếp ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta.

- Vùng đồng bằng ven biển:

o Chạy dọc theo đường bờ biển nước ta, gồm 2 đồng bằng lớn (ĐB s.Hồng và

ĐB s.Cửu long) và một dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

o Vùng đồng bằng nước ta địa hình thấp, bằng phẳng, thấp dần theo hướng tây

bắc – đông nam và theo hướng tây – đông được chia thành các dạng: địa hình bồi

tụ, mài mòn, hoặc hỗn hợp mài mòn – bồi tụ, các hệ sinh thaais rất đặc sắc ở vùng

cửa sông, đầm phá và vùng rừng ngập mặn

- Vùng đồi núi

o Chỉ trừ một bộ phận ở biên giới phía Bắc, phần lớn vùng núi nước ta ở phía

Tây đất nước và có sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ và phức tạp.

o Các dãy nui Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng Tây Bắc- Đông Nam

tạo nên ranh giới tự nhiên với sự phân hóa đông – tây khá rõ rệt. càng vào sâu

trong nội địa thì ảnh hưởng của biển càng giảm đi rõ rệt

Sự phân hóa theo độ cao

- Diễn ra ở vùng núi, núi càng cao thì biểu hiện càng rõ rệt: chịu sự chi phối

sâu sắc của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ càng lên cao càng giảm, độ

ẩm tăng(do lượng mưa lớn), lượng bốc hơi giảm

- Sự phân hóa theo độ cao phụ thuộc chặt chẽ vào độ cao tuyệt đối, vào vị trí

và hướng núi và vào ảnh hưởng trực tiếp của chế độ gió đối với các vùng núi đó.

Phân thành 3 đai:

o Đai nhiệt đới chân núi, có độ cao từ 0-600m: mang sác thái điển hình của

thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

o Đai á nhiệt đới trên núi cao có độ cao từ 600-2600m: đai này có tính chất

chuyển tiếp từ đai á nhiệt đới trên núi lên đai ôn đới trên núi

Page 106: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

o Đai ôn đới trên núi có đôn cao trên 2600m: phân bố ở miền Bắc nước ta

Câu 2: Hãy chứng minh vai trò của địa hình trong việc phân hóa tự nhiên, tạo

nên sự khác nhau giữa các miền, các khư vực?

ĐỀ 9

Câu 1: trình bày đặc điểm đồng bằng bắc bộ và đồng bằng nam bộ

- Địa hình đồng bằng nước ta thuộc đồng bằng thấp, phần lớn là ở phía đông

lãnh thổ, tiếp giáp với biển Đông.

- Đặc điểm chung: địa hình rất bằng phẳng, độ cao nhỏ hơn 15m được bồi đắp

bằng trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớn trên các vung

trũng và sụt lún mạnh.

- Có hai đồng bằng điển hình là ĐB.Bắc Bộ, và ĐB.Nam Bộ

Đặc điểm Đồng bằng s.Hồng Đồng bằng S.Cửu Long

Nguyên

nhân hình

thành

Do sự bồi đắp phù sa của

sông Hồng và sông Thái Bình

trên 1 vùng biển nông.

Do sự bồi tụ phù sa của sông Cửu

Long trên 1 vùng biển nông, thềm

lục địa mở rộng

Diện tích 15.000km2 40.000km2

Địa hình - Tương đối bằng phẳng, hơi

nghiêng ra biển.

- Hệ thống đê chia cắt thành

nhiều ô: trong đê không được

bồi đắp  ruộng cao, ô trũng,

bạc màu.

Ngoài đê: bồi đắp thường

xuyên: màu mỡ.

- Địa hình bằng phẳng cao 2-4m.

- Có kênh rạch chằng chịt.

- Mùa lũ nước ngập sâu.

- Mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm

2/3 diện tích bị ngập mặn

Page 107: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Đất đai Đất trong đê kém màu hơn

ngoài đê.

- Phù sa ngọt màu mỡ, đất phèn

mặn kém màu mỡ

Câu 2: trình bày sự thống nhất và tương phản giữa địa hình đồi núi, cao

nguyên và đồng bằng ở nước ta

Bảng: Sự tương phản giữa địa hình đồi núi, cao nguyên và đồng bằng ở nước ta

Đặc điểm Đồi núi Cao nguyên Đồng bằng

Nguồn gốc Có tính chất di

lưu của địa hình

cổ được nâng lên

và bị chia cắt bởi

sông suối

Do dung nham

núi lửa phun trào

theo các đứt gãy

địa hình

Là dạng địa hình

trẻ được hình

thành vào kỉ đệ tứ

và được bồi tụ bởi

trầm tích biển,

trầm tích lục địa

và phù sa sông

lớn trên các vùng

trũng, bị sụt lún

mạnh

Độ cao Bao gồm các

miền núi cao

trung bình dưới

1000m đến trên

2000m

Là nơi giao thoa

giữa đồi núi và

đồng bằng

Khá thấp với

H < 15m

Đặc điểm Nhiều đỉnh núi

cao, nhiều hẻm

Địa hình tương

đối cao với bề mặt

Địa hình bằng

phẳng, khá thấp

Page 108: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

vực và thung lũng

sâu tạo thành

dạng địa hình âm

dương

khá bằng phẳng,

lượn sóng hoặc có

các dãy đồi ở trên

núi và ngăn cách

với các vùng thấp

bởi các vách, bậc

địa hình

Hiện trạng Bị san lấp, bào

mòn do tác động

của các yếu tố

ngoại lực

Ngày càng được

mở rộng

Sự thống nhất

– Phần lớn các vùng đồng bằng lớn hay nhỏ đều nằm tiếp cận với các vùng núi hay

cao nguyên thành hệ thống đồng bằng chân đồi, chân cao nguyên, chân núi và ven

biển. 

– Sông suối nối liền miền đồi núi và đồng bằng, chúng vận chuyển vật liệu xâm

thực từ vùng đồi núi ở thượng lưu xuống hạ lưu bồi đắp thành các đồng bằng châu

thổ. Vì vậy, tốc độ phát triển của các đồng bằng, tính chất, chất lượng phù sa đều

phụ thuộc vào vùng núi thông qua hệ thống sông suối. 

– Đồng bằng ngày nay là bờ biển, chân núi, cao nguyên cũ sau quá trình xâm thực,

bồi tích mà thành.

ĐỀ 59

Page 109: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Câu 1: vai trò địa hình đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên ở nước

ta.

Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất cảu môi trường địa lý

tự nhiên tạo nên diện mạo cảnh quan thực địa. Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ

với các thành phần khác như: khí hậu, sinh vật, thổi nhưỡng, thủy văn…

Khí hậu : địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- Gió: đại hình ảnh hưởng đến gió bằng cách tạo ra chắc gió và các đường hầm

gió (là nơi mà một hẻm núi hoặc thung lũng gió vào một đoạn hẹp tạo ra những

cơn gió mạnh vào một khu vực đó).

o Gió mùa đông (tháng 11-tháng 4) vùng đông bắc bao gồm cả đồng bằng

Bắc Bộ, trung du và miền núi phía Bắc (phía đông Hoàng Liên Sơn): các dãy núi

theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc-Tây Nam, Bắc-Nam rồi chụm lại về

dãy núi Tam Đảo tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió bắc thường

thổi về mùa đông. Phía Tây bị chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng của

khí hậu địa dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Gió mùa đông thổi đến dãy

Hoành Sơn bị suy yếu và kết thúc ở dãy Bạch Mã.

o Gió mùa mùa hạ (gió Tây Nam) (tháng 5-tháng 10): nửa đầu mùa hạ không

khí từ Ấn Độ dương thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam gây mưa nhiều cho

Nam Bộ và Tây Nguyên. Nửa cuối mùa hạ không khí từ áp cao cận chí tuyến nửa

cầu nam thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam, qua vùng biển xích đạo gây mưa

cho Nam Bộ, Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào mùa hạ cho

miền Nan, Bắc và Nam Trung Bộ.

oGió fơn: về mùa hè, khi gió Tây Nan hoạt động mạnh thổi từ Vịnh Thái Lan

qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống Tây

Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang, gây ra thời tiết khô

nóng được gọi là gió fơn.

Page 110: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

- Nhiệt độ: càng lên cao, không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của

không khí ngày càng giảm -> càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

o Địa hình thoải nhận được nhiều bức xạ hơn địa hình dốc: địa hình núi cao

khoảng 50-70kcal/cm2/năm, vùng đồng bằng và đồi núi thấp là 75-85kcal/cm2/năm.

o Nơi có độ cao lớn hơn thì có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Sơn La (676m)

ttb=210C, Tam Đảo (897m) ttb=180C…

o Tổng nhiệt độ giảm dần từ thấp lên cao. Ở địa hình đồng bằng từ Nam ra

Bắc, tổng nhiệt độ giảm 1500C cho mỗi vĩ độ.

- Lượng mưa: cùng một sườn núi càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng

nhiều, nhưng đến độ cao nào đó độ ẩm không khí đã giảm nhiều sẽ không còn mưa

nữa, vì thế những đỉnh núi cao thường khô ráo. Lượng mưa trung bình năm ở đồng

bằng là 1500mm, núi cao là 2000-3000mm, nơi khuất gió khoảng 700mm.

- Độ ẩm: càng lên cao, lượng bốc hơi giảm, độ ẩm trung bình năm có sự

khác biệt giữa các vùng. Phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn độ ẩm trung bình là 90%,

miền Nam, Ninh Thuận là 75%.

Thủy văn: địa hình có thể làm thay đổi mật độ sông ngòi, diện tích lưu vực,

chiều dài, độ dốc, và tốc độ dòng chảy.

- Do đồi núi bị cắt xẻ hình dạng hẹp ngang mạnh của lãnh thổ nên phần lớn các

sông ở nước ta là các sông ngắn có diện tích lưu vực nhỏ.

- Hướng chính của sông ngòi theo hướng của địa hình: hướng Tây Bắc-Đông

Nam và hướng vòng cung.

- Địa hình ảnh hưởng đến mật độ lưới sông: miền núi cao có sườn đón gió và

vùng đồng bằng châu thổ là nơi có mật độ sông suối lớn.

- Địa hình ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy: sông ngòi nước ta đều mang đặc

điểm của sông ngòi miền đồi núi dốc nên trong mùa lũ có nước lớn và mực nước

dâng cao nhanh đồng thời tăng cường khả năng xâm thực và vận chuyển phù sa.

(tổng lượng phù sa của sông ngòi lên tới 200 triệu tấn/ năm).

Page 111: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Thổ nhưỡng: địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với thổ nhưỡng.

- Ảnh hưởng đến sự hình thành đất: địa hình làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm tạo

khả năng giữ đất khác nhau. Thổ nhưỡng Việt Nam gồm 19 nhóm và 54 đơn vị đất

chủ yếu.

- Địa hình ảnh hưởng đến sự phân phối các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ

phong hóa và điều kiện theo các yếu tố địa hình (đỉnh, sườn, chân) và đất theo độ

cao.

- Độ dốc của địa hình quyết định độ dày của tầng đất, độ dốc càng nhỏ thì

tầng đất càng dày. Độ dày tầng đất phụ thuộc vào độ dốc địa hình: những nơi độ

dốc lướn thì quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ.

Sinh vật: độ cao và hướng sườn địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh

vật.

- Sự thay đổi độ cao địa hình dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác

nhau do nhận được lượng nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng khác nhau: tạo ra các hệ

sinh thái rừng như rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh lá rộng hoắc hỗn

giao lá rộng-lá kim, rừng ngập măn, sú vẹt… các laoij ddoogj, thực vật phong phú

và đa dạng với nhiều loài ôn đới, nhiệt đới….

- Ở các vùng núi do có sự phân hóa theo đia cao địa hình nên xuất hiện các

rừng rậm á xích đạo, nhiệt đới ở các vùng núi thấp và chân núi cho đến các kiểu

rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao.

Vậy ta có thể thấy rằng địa hình có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên

khác, đây là mối quan hệ hai chiều. vì vậy, ta cần bảo vệ và cải tạo các thành phần

tự nhiên để môi trường tự nhiên được bền vững.

Câu 2 : trình bày sự tương phản giữa địa hình đồi núi, cao nguyên và đồng bằng ở

nước ta

Bảng: Sự tương phản giữa địa hình đồi núi, cao nguyên và đồng bằng ở nước ta

Đặc điểm Đồi núi Cao nguyên Đồng bằng

Page 112: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Nguồn gốc Có tính chất di

lưu của địa hình

cổ được nâng lên

và bị chia cắt bởi

sông suối

Do dung nham

núi lửa phun trào

theo các đứt gãy

địa hình

Là dạng địa hình

trẻ được hình

thành vào kỉ đệ tứ

và được bồi tụ bởi

trầm tích biển,

trầm tích lục địa

và phù sa sông

lớn trên các vùng

trũng, bị sụt lún

mạnh

Độ cao Bao gồm các

miền núi cao

trung bình dưới

1000m đến trên

2000m

Là nơi giao thoa

giữa đồi núi và

đồng bằng

Khá thấp với

H < 15m

Đặc điểm Nhiều đỉnh núi

cao, nhiều hẻm

vực và thung lũng

sâu tạo thành

dạng địa hình âm

dương

Địa hình tương

đối cao với bề mặt

khá bằng phẳng,

lượn sóng hoặc có

các dãy đồi ở trên

núi và ngăn cách

với các vùng thấp

bởi các vách, bậc

địa hình

Địa hình bằng

phẳng, khá thấp

Hiện trạng Bị san lấp, bào

mòn do tác động

của các yếu tố

Ngày càng được

mở rộng

Page 113: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ngoại lực

ĐỀ 52

Câu 1: Trình bày diễn biến của chế độ mưa trong khí hậu Việt Nam?

Nước ta có lượng mưa khá lớn .lượng mưa trung bình hàng năm ở đồng bằng là

trên 1500mm, ở các khu vực núi cao lên tới 2000-3000mm. Tuy nhiên, ở những

nơi khuất gió lượng mưa chỉ trên dưới 700mm.Những nơi mưa nhiều nhất là những

nơi có địa hình núi cao chắn gió.

Nét nổi bật trong chế độ mưa là mưa theo mùa . Mùa khô ít mưa, có tháng

không có mưa. Còn mùa mưa thì lượng mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm

và tháng mưa ít nhất cũng từ 100mm trở lên, tháng mưa nhiều nhất trung bình đạt

tới 300-600mm. Mùa mưa ở nước ta diễn ra ở các khu vực có khác nhau. Nhìn

chung đại bộ phận nước ta, ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa kéo

dài từ tháng 5 đến tháng 10. Riêng ở miền trung mùa mưa đến muộn và kết thúc

muộn hơn, từ tháng 8 đến tháng 1. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, riêng ở miền trung là từ tháng 2 đến tháng

7. Nguyên nhân là do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới gây ra mưa ở Bắc Bộ ,

còn ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có them mưa địa hình và mưa frong.

Mùa mưa ở nước tat trung bình kéo dài 6 tháng, nơi mưa nhiều có thể đến 7-8

tháng , nơi mưa ít chỉ còn 4 tháng như Quy Nhơn, Nha Trang. Mùa khô ở miền

Nam kéo dài và sâu sắc hơn miền trung và miền bắc. Mùa khô kéo dài từ 5 đến 7

tháng.

Câu 2: Vẽ biếu đồ lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh (số liệu có sẵn).

Nhận xét và giải thích diễn biến của biểu đồ đó?

Page 114: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Nhiệt độ - Mưa - Ẩm

Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh

Địa

điểm

Thời

gian

Hà nội

21001’B

105048’Đ

Thành phố HCM

10047’B

106040’Đ

T000c Mưa mm Ẩm % T000c Mưa mm Ẩm %

1 1605 18 80 2508 15 77

2 16701 26 84 2607 3 74

3 19059 48 88 2709 12 74

4 2305 81 83 2809 43 76

5 2701 179 83 2801 223 83

6 2807 236 83 2703 327 86

7 2808 302 85 2608 309 87

8 2803 323 85 2700 271 86

9 2702 262 85 2606 338 87

10 2405 123 85 2604 263 86

11 2102 47 81 2604 120 84

12 1709 20 81 2709 55 81

CN 2304 1638 83,75 2609 1979 81,1

ĐỀ 54:

Thái Nguyên II 1e 21001’ vb 105051’ kđ

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

T 16,

5

17,

0

19,

9

23,

7

27,3 28,8 28,3 28,3 27,3 24,6 21,

4

18,

3

23,5

Page 115: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

R 18,

8

26,

7

45,

7

88,

2

191,

3

240,

2

286,

4

313,

6

258,

1

135,

0

52,

2

17,

7

1674,

4

Vễ biểu đồ theo bảng số liệu trên?

Nhận xét và giải thích theo biểu đồ?

ĐỀ 76:

Đà nẵng II 1d 16002’ vb 108011’ kđ

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

T 21,

3

22,4 24,

1

26,

2

28,

2

29,

2

29,

1

28,8 27,3 25,5 24,0 21,9 25,7

R 95,

2

29,4

7

21,

4

26,

8

73,

4

85,

1

87,

9

111,

1

341,

3

585,

8

380,

7

202,

7

2042,

2

Vẽ biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm theo bảng số liệu trên?

Nhận xét và giải thích theo biểu đồ?

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít

biến động. Biên độ nhiệt: 7,90C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7, thấp nhất vào

tháng 1,12. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt

đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở

phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12.

và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng

không đậm và không kéo dài.

Page 116: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

ĐỀ 53: Thái Nguyên II 1e 21035’ vb 105050’ kđ

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI

I

Năm

T 15,

7

17,

0

19,

7

23,5 27,1 28,4 38,4 28,0 26,9 21,1 24,1 17,

4

23,1

R 26,

8

37,

3

53,

3

125,

9

238,

4

332,

4

401.

4

352,

9

256,

1

151,

3

151,

3

25,

1

2052,4

Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu trên?

Nhận xét và giải thích theo biểu đồ?

Vẽ biểu đồ :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 110

5

10

15

20

25

30

35

40

45

lượng mưanhiệt độ

Biểu đồ: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở THÁI NGUYÊN

Page 117: đề thi cuối kì địa lí tự nhiên việt nam

Nhận xét:

- Nhiệt độ trung bình cả năm tương đối cao trên 20°C (23.1°C).

- Nhiệt độ cao vào các tháng 5,6,7,8,9 trong đó nhiệt độ cao nhất vào tháng 7

là 38,4°C. đây là các tháng mùa hè trong năm. Khí hậu nóng nực

- Nhiệt độ thấp vào các tháng 12,1,2,3 trong đó thấp nhất là tháng 1 là 15.7°C.

là các tháng mùa đông ở Thái Nguyên. Khí hậu khô lạnh.

- Lượng mưa cũng tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 2052,4mm.

- Mưa nhiều vào các tháng 6,7,8,9. Mưa nhiều nhất tháng 7 là 401,4 mm.

- Mưa ít vào các tháng 12,1,2,3. Mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 25,1mm.

- Do Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của nước ta, không giáp biển, địa hình

trung du và núi thấp nên mùa đông chịu ảnh hưởng của gió đông bắc lạnh và khô

nên nhiệt độ, lượng mưa thấp. mùa hè chịu ảnh hưởng của gió tây nam nên khí hậu

nóng và ẩm do vậy nhiệt độ cao và mưa nhiều.