12

Click here to load reader

Development policy 2013 course review

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Development policy 2013   course review

12/5/2013

1

2013

Chính sách Phát triển Hệ thống

Cấu trúc

9 bài giảng

Cấu trúc:

1. Mô thức, đo lường tăng trưởng & phát triển (2)

2. Phát triển bền vững và tài nguyên thiên nhiên (2)

3. Ngoại thương và tăng trưởng (2)

4. Nợ công và nợ nước ngoài (1)

5. Quản lý nền kinh tế mở (2)

Page 2: Development policy 2013   course review

12/5/2013

2

Câu hỏi trung tâm 1. Tại sao một số quốc gia giàu, số đông khác rất

nghèo?

2. Tại sao một số nước tăng trưởng rất nhanh, trong

khi nhiều nước tăng trưởng chậm?

3. Bằng cách nào một số nước Đông Á thoát nghèo

và thịnh vượng chỉ trong hơn 30 năm trong khi

nhiều nước châu Phi rất ít dấu hiệu tăng trưởng và

phát triển bền vững?

1. Các mô thức phát triển và các vấn

đề của chính sách phát triển

1. Mô thức tăng trưởng kinh tế toàn cầu

2. Tăng trưởng và phát triển

3. Quá trình phát triển và những thay đổi

4. Năm đặc trưng của nước tăng trưởng nhanh

1.Ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô.

2.Đầu tư vào giáo dục và y tế.

3.Các thể chế và quản trị hiệu quả.

4.Môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân.

5.Vị trí địa lý thuận lợi.

5. Các vấn đề của chính sách phát triển

Page 3: Development policy 2013   course review

12/5/2013

3

2. Đo lường tăng trưởng và phát

triển 1. Đo lường tăng trưởng kinh tế

2. Phát triển kinh tế có nghĩa là gì?

3. Tăng trưởng có như mong muốn?

4. Phân tích nguồn tăng trưởng kinh tế

Đo lường tăng trưởng và phát triển dựa vào các chỉ báo khác nhau.

Tăng trưởng phụ thuộc 2 tiến trình cơ bản

Phân tích nguồn tăng trưởng: đóng góp khác nhau của K, L, TFP ở nước nghèo và nước giàu

Hai thập niên qua nổi lên 2 nhánh nghiên cứu quan trọng nhằm tìm hiểu về các nhân tố chính yếu giúp giải thích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế. Công trình nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn

3. Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là gì?

Các khái niệm về Phát triển bền vững theo thời

gian

Đo lường phát triển bền vững

“Tiết kiệm thuần túy” và GDP xanh

Giải pháp John Rawls và Nguyên tắc Hartwick -

Phát triển bền vững “Mạnh” và “Yếu”

Tài nguyên thiên nhiên của thế giới đang cạn

dần?

Phát triển bền vững và vấn đề trái đất ấm dần lên

Page 4: Development policy 2013   course review

12/5/2013

4

4. Tài nguyên thiên nhiên

- Phúc hay Họa? Tài nguyên và tăng trưởng

Lời nguyền tài nguyên đến từ đâu? “Bệnh Hà Lan” “Hiệu ứng lòng tham” và “Chất lượng thể chế”

Biến động giá hàng hóa cơ bản, Lấn át các ngành sản xuất

công nghiệp, Thể chế yếu và chuyên quyền, Chính sách tài

khóa, tiền tệ và dòng vốn thuận chu kỳ

Nước giàu tài nguyên luôn phụ thuộc vào tài nguyên?

Để thành công trong việc sử dụng tài nguyên cho công nghiệp hóa? Hiệu ứng liên kết thuận Năng lực công nghệ Ngăn bệnh Hà Lan Chất lượng thể chế và tính minh bạch

5. Ngoại thương, tăng trưởng và

giảm nghèo

Bạn có thực sự tin vào các giai thoại này:

“Ngoại thương và mở cửa hội nhập là động lực giúp

tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo”

“Ngoại thương, thu hút đầu tư – cuộc đua xuống

đáy”

Bình luận và quan điểm của bạn là gì? Và căn cứ

trên những bằng chứng hay cơ sở nào?

Page 5: Development policy 2013   course review

12/5/2013

5

6. Chính sách hướng ngoại 1. Định hướng hướng ngoại cần thiết

2. Mở cửa và chính sách thương mại không tự động kéo theo tăng trưởng và xuất khẩu

3. Cần tạo ra năng lực khai thác cơ hội

Chỉ còn chính sách công nghiệp. Tại sao?

Chính sách công nghiệp cũng đã thay đổi. Vì sao?

4. Kết hợp cải cách trên bình diện rộng hơn Thể chế

Tỷ giá

Tài khóa

Nhóm quyền lợi

Xã hội và môi trường

7. Nợ công, nợ nước ngoài và khủng

hoảng tài chính

Ngưỡng nợ thực sự là thước đo quan trọng và an

toàn.

Vấn đề nợ nước ngoài và nợ công và ổn định tài

chính không chỉ là cố gắng giảm trữ lượng nợ so

GDP, mà còn là thành phần và cơ cấu nợ, ổn

định tâm lý nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn

và phát triển thể chế.

Page 6: Development policy 2013   course review

12/5/2013

6

8. Quản lý nền kinh tế mở (1)

Sử dụng mô hình EB-IB định vị một nền kinh tế

dựa vào số liệu và đề xuất chính sách

Những tác động của 3 nguồn tạo ra bệnh Hà Lan

và cơ chế điễn ra

Các giải pháp nhằm tránh căn bệnh Hà Lan và

bất ổn kinh tế vĩ mô

9. Quản lý nền kinh tế mở (2)

Quản lý nền kinh tế mở qua các tình huống

Trường hợp nước Úc (W Max Corden 2012)

Chính sách tài khóa và tiền tệ giúp tránh hiện tượng

thuận chu kỳ (Jeffrey Frankel 2011)

Trung Quốc – Một dạng của bệnh Hà Lan?

Page 7: Development policy 2013   course review

12/5/2013

7

Nhớ

Khái niệm

Phân tích và lập luận vấn đề

Một vài ví dụ - Khái niệm

Câu : Phân biệt giữa tính bền vững mạnh và tính

bền vững yếu trong bài giảng về phát triển bền

vững.

Page 8: Development policy 2013   course review

12/5/2013

8

Một vài ví dụ - Phân tích

Câu : Ngoại thương, tăng trưởng và giảm

nghèo và chính sách thúc đẩy xuất khẩu

Để ngoại thương, thu hút đầu tư không trở thành

cuộc đua xuống đáy ở các nước đang phát triển,

và ngay cả ở các địa phương ở Việt Nam, những

vấn đề thuộc về chính sách và bài học kinh

nghiệm rút ra có thể là gì?

Một vài ví dụ - Phân tích

Câu: Quản lý nền kinh tế mở

Nền kinh tế nhỏ Economy, mở cửa và đa dạng hóa mạnh mẽ các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp cũng như ngoại thương, và đang ở trạng thái cân bằng dài hạn. Nước này vừa khám phá một mỏ kim cương với trữ lượng dự kiến khoảng 10% lượng cung thế giới.

a. Với trữ lượng 10% của thế giới, có thể nói, đây là một tác động có tính dài hạn và có thể khai thác tạo nguồn thu cho nước này trong nhiều năm (50 năm hay nhiều hơn). Chỉ ra sự thay đổi của mô hình EB-IB ứng với Economy khi khai thác mỏ này?

b. Kết quả khảo sát cho thấy trữ lượng kim cương thực tế chỉ chiếm khoảng 0,6% trữ lượng thế giới. Với trình độ công nghệ khai thác hiện hành, nguồn thu nhập kéo dài chỉ 10 năm. Điều gì sẽ xảy ra nếu không có chính sách can thiệp của chính phủ vào việc hạn chế thương mại, tỷ giá hay bất kỳ một hình thức kiểm soát nào khác? Đồng tiền lên giá hay giảm giá theo kỳ vọng? Cơ cấu của nền kinh tế sẽ như thế nào? Nền kinh tế sẽ như thế nào sau khi khai thác cạn kiệt kim cương? Biểu diễn bằng hình vẽ những tác động này?

c. Đề nghị chính sách nhằm giảm bớt trục trặc là gì?

Page 9: Development policy 2013   course review

12/5/2013

9

Đề thi giữa kỳ

Câu 1

Lập luận cho rằng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh

tế đôi lúc được sử dụng thay thế cho nhau, vì vậy các

chỉ số/chỉ báo đo lường tăng trưởng kinh tế và đo

lường phát triển kinh tế cũng là một.

Bạn có đồng ý với lập luận này không? Giải thích.

Page 10: Development policy 2013   course review

12/5/2013

10

Câu 2

Phân biệt giữa “tính bền vững mạnh” (giải pháp John

Rawls) và “tính bền vững yếu” (nguyên tắc Hartwick)

trong phát triển bền vững.

Hàm ý chính sách rút ra cho Việt Nam là gì?

Câu 3

Giàu tài nguyên nghèo tăng trưởng.

Bạn có đồng ý với tuyên bố này không? Giải thích.

Page 11: Development policy 2013   course review

12/5/2013

11

Câu 4

Trong những hoàn cảnh hay trường hợp nào thì tài

nguyên thiên nhiên trở thành “họa” hơn là “phúc”?

Hãy đưa ra ít nhất ba bài học chính sách nhằm tránh

các trục trặc này?

Câu 5

Cuộc đua xuống đáy của ngoại thương và thu hút đầu

tư ở các nước đang phát triển dựa trên những giả

định gì và thực chất vấn đề cần suy nghĩ nhằm tránh

thất bại của hiện tượng này là gì?

Bài học cho địa phương bạn là gì?

Page 12: Development policy 2013   course review

12/5/2013

12

Câu 6

Cơn bão Haiyan tàn phá Philippines và được xem là

sản phẩm của biến đổi khí hậu. Các nước dùng hình

ảnh này lên án các quốc gia phát thải gây hiệu ứng

nhà kính.

Lập luận này đang gặp phải những tranh luận giữa

hai phía nước giàu và nghèo như thế nào?

Giải pháp nào có thể dung hòa tranh luận này?

Câu 7 Xét nền kinh tế Hylonomy đang ở trạng thái cân bằng lý

tưởng. Do nợ công tích lũy ngày càng lớn và chuẩn bị phải thanh toán nhiều khoản nợ đến hạn bằng ngoại tệ lên đến 20% GDP.

a. Sử dụng mô hình EB-IB định vị nền kinh tế này, chỉ rõ vị trí trước và sau khi trả nợ.

b. Những tác động kéo theo sau khi trả nợ có thể là gì và cơ chế điễn ra như thế nào?

c. Định vị lại vị trí trên mô hình EB-IB nếu nước này nhận được gói cứu trợ từ các tổ chức quốc tế khoảng 10% GDP. Các giải pháp nhằm tránh bất ổn kinh tế vĩ mô và giúp đưa nền kinh tế về vị trí cân bằng là gì? Liệu có vấn đề gì không nếu như thực hiện đúng như các giải pháp này?