27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYN HNG GIANG NGHIÊN CU MNG TRUYN THÔNG HP TÁC DI ĐỘNG BĂNG RỘNG VỚI ĐIỀU KIN THÔNG TIN TRNG THÁI KÊNH TRUYN KHÔNG HOÀN HO Chuyên ngành : Khoa hc máy tính Mã s: 62.48.01.01 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUT Đà Nẵng, Năm 2018

DI ĐỘNG BĂNG RỘ ỚI ĐIỀ ỆN THÔNG TIN TRẠNG THÁI KÊNH …tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/7454/1/NguyenHongGiang.TT.pdf · Tuy nhiên, tài nguyên phổ tần

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỒNG GIANG

NGHIÊN CỨU MẠNG TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC

DI ĐỘNG BĂNG RỘNG VỚI ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN

TRẠNG THÁI KÊNH TRUYỀN KHÔNG HOÀN HẢO

Chuyên ngành : Khoa học máy tính

Mã số : 62.48.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LÊ HÙNG

PGS.TS. VÕ NGUYỄN QUỐC BẢO

Phản biện 1. PGS. TS. NGUYỄN TUẤN ĐỨC

Phản biện 2: PGS. TS. HOÀNG MẠNH THẮNG

Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Đà Nẵng họp tại:

Đại học Đà Nẵng

Vào hồi 14 giờ 00 ngày 4 tháng 11 năm 2017

* Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh nghiên cứu

Ngày nay, công nghệ truyền thông không dây đã trở thành một phần

thiết yếu của cuộc sống hàng ngày ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Các hệ thống truyền thông không dây phát triển rất nhanh nhằm đáp ứng

những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn của người dụng

như: sử dụng hiệu quả năng lượng và phổ tần; mở rộng phạm vi vùng

phủ; gia tăng tốc độ truyền dẫn; cải thiện phẩm chất tín hiệu; nâng cao

độ tin cậy và vững chắc các đường liên kết; giảm chi phí giá thành trong

thiết kế và triển khai mạng.

Tuy nhiên, tài nguyên phổ tần số vô tuyến ngày càng trở lên khan

hiếm và đã được phân bổ, cấp phép cho các dịch vụ khác nhau, việc chia

sẻ các dải phổ này là không được phép [1]1. Vô tuyến nhận thức

(Cognitive radio) cần sử dụng một chính sách phổ cởi mở hơn [5, 6].

Mạng vô tuyến nhận thức cho phép một người dùng không được cấp

phép sử dụng tần số, người dùng thứ cấp Secondary User (SU) có thể

truy nhập một hố phổ trống của một người dùng có phép sử dụng tần số,

người dùng sơ cấp Primary User (PU). Nhờ vào đó, hiệu suất sử dụng

phổ có thể được cải thiện đáng kể trong khi giảm được khoảng phổ

trắng [3-13].

Mặt khác, chất lượng của các hệ thống truyền thông không dây lại

phụ thuộc bởi môi trường kênh truyền. Trong đó, hiện tượng pha-đinh,

đặc biệt là hiện tượng pha-đinh đa đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến chất lượng hệ thống. Để khắc phục những vấn đề này, kỹ thuật phân

tập không gian truyền dẫn đa đầu vào đa đầu ra (MIMO: Multiple-Input

Multiple-Output) đã được chứng minh là giải pháp mạnh mẽ, đầy tiềm

năng [12], [ 21-28]. Với ưu điểm đó, MIMO được chọn lựa làm nền

1 Số trích dẫn tài liệu tham khảo là số thứ tự trong Mục Tài liệu tham khảo của luận án.

2

tảng cho nhiều chuẩn vô tuyến như Wireless Local Area Network

(WLAN) IEEE 802.11, WiMAX IEEE 802.16, các chuẩn thông tin di

động 3G, 4G như 3GPP LTE (Long Term Evolution)/LTE Advanced,

3GPP2 UMB (Ultra Mobile Broadband). Chuẩn WLAN 802.11n đã

được phê chuẩn và thương mại hóa [30].

Bên cạnh đó, phương thức truyền dẫn truyền thông hợp tác 2 [18,

32- 38], đang là giải pháp khả thi cho các bài toán mở rộng vùng phủ,

nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tính bền vững của hệ

thống. Gần đây, sự kết hợp giữa kỹ thuật chuyển tiếp hợp tác và vô

tuyến nhận thức cho phép tạo nên các hệ thống truyền thông hợp tác

khác nhau và đây cũng đang là một xu thế nghiên cứu của các nhà khoa

học nhằm phát huy các lợi thế vốn có của các kỹ thuật này [9], [12],

[51-54]. Với những đặc tính ưu việt đã nêu, các hệ thống truyền thông

hợp tác đang là một trong những chủ đề "nóng", thu hút được sự quan

tâm của cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước từ nhiều khía cạnh

khác nhau nhằm cải tiến cho hệ thống truyền thông hợp tác, chẳng hạn

như: kết hợp với mã không gian thời gian [55-58]; kết hợp với mã hóa

[59- 61]; lựa chọn nút chuyển tiếp tốt nhất [9, 20, 62, 63]; mở rộng cho

nhiều nút dạng lặp lại, đa chặng [38, 64-66]; mở rộng cho kiểu điều chế

vi sai [27, 54]; đơn giản hóa phần cứng bằng cách sử dụng các bộ kết

hợp có độ phức tạp thấp [18, 19]; phân tích chất lượng hệ thống trong

các kênh truyền khác như Rice, Nakagami-m [17, 26, 67].

Qua việc khảo cứu ở trên, Nghiên cứu sinh nhận thấy: các nhóm

nghiên cứu về truyền thông hợp tác trong nước và thế giới đại đa số đều

giả định rằng thông tin trạng thái kênh truyền Channel State Information

(CSI) là hoàn hảo ở phía máy thu (máy đích) với mục đích dễ dàng cho

việc nghiên cứu và phân tích. Tuy nhiên trong thực tế, thông tin kênh

truyền mà máy đích có được (qua quá trình huấn luyện) thường có một

2 Trong luận án này, hệ thống truyền thông hợp tác là hệ thống có đường liên kết trực tiếp nguồn-đích.

3

độ trễ và độ sai khác nhất định với thông tin kênh truyền thực tế. Độ trễ

và độ sai khác này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hệ thống, hay nói

cụ thể hơn, ảnh hưởng đến kỹ thuật chuyển tiếp, kỹ thuật lựa chọn nút

chuyển tiếp và kỹ thuật kết hợp tại nút đích.

Do mô hình toán phức tạp, nên cho đến nay chỉ có một số rất ít

nghiên cứu tập trung nghiên cứu về hướng này, ví dụ như: [10, 73-77].

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nghiên cứu chỉ ra ở trên là chỉ giới

hạn ở mô hình kênh đơn giản và chưa đi sâu và chỉ khảo sát đơn lẽ ảnh

hưởng của độ trễ hoặc của độ sai lệch của thông tin kênh truyền và chưa

cung cấp một nhìn tổng quan cũng như phương pháp phân tích tổng quát

cho vấn đề này. Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống và các thông số quyết

định chất lượng mạng vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Xuất phát

từ tính chất thời sự và khả năng ứng dụng rộng rãi mạng truyền thông

hợp tác cùng với các vấn đề nghiên cứu mở đã chỉ ra ở trên, nghiên cứu

sinh quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài "Nghiên cứu mạng truyền

thông hợp tác di động băng rộng với điều kiện thông tin trạng thái

kênh truyền không hoàn hảo".

Luận án định hướng giải quyết bài toán truyền thông hợp tác trong

môi trường vô tuyến nhận thức với điều kiện kênh truyền đường can

nhiễu không hoàn hảo nhằm nâng cao hiệu năng của mạng thứ cấp trong

khi vẫn đảm bảo mức can nhiễu cho mạng sơ cấp bằng cách sử dụng các

kỹ thuật tiên tiến ở lớp vật lý, cũng như đề xuất các phương pháp tối ưu

hệ thống.

2. Đóng góp của luận án

Một số đóng góp chính của luận án có thể được tóm tắt như sau.

1. Đề xuất mô hình và phân tích chất lượng hệ thống hợp tác MIMO

trong môi trường vô tuyến nhận thức. Mô hình gồm một máy thu

sơ cấp PU-Rx đơn ăng-ten. Mạng thứ cấp gồm một nút Nguồn,

một nút Chuyển tiếp, và một nút Đích. Tất cả máy thu và máy

4

phát mạng thứ cấp đều đa ăng-ten, với mô hình kênh truyền

Rayleigh, CSI của đường can nhiễu không lý tưởng.

2. Đề xuất mô hình và phân tích chất lượng hệ thống truyền thông

chuyển tiếp đa chặng với sự hiện diện nhiều máy thu sơ cấp đơn

ăng-ten thu.

3. Nghiên cứu, so sánh hiệu quả sử dụng kỹ thuật kết hợp tín hiệu

thu MRC và SC cho mô hình chuyển tiếp hợp tác trong môi

trường vô tuyến nhận thức với mô hình kênh truyền Rayleigh.

4. Đề xuất phân tích chất lượng mô hình hệ thống gồm một máy thu

sơ cấp PU-Rx đơn ăng-ten. Trong khi đó, mạng thứ cấp gồm nút

Nguồn, nút Chuyển tiếp, và nút Đích. Tất cả máy phát thứ cấp

đều đơn ăng-ten phát và đa ăng-ten thu, các máy thu thứ cấp sử

dụng kỹ thuật kết hợp tỉ số cực đại, sử dụng mô hình kênh truyền

pha-đinh Nakagami-m với điều kiện CSI của đường can nhiễu

không hoàn hảo.

5. Đề xuất phân tích mô hình truyền thông hợp tác trong môi trường

vô tuyến nhận thức có ràng buộc can nhiễu. Mạng sơ cấp gồm

máy phát sơ cấp PU-Tx có một ăng-ten phát và máy thu sơ cấp

PU-Rx nhiều ăngten thu. Trong mạng thứ cấp gồm một nút

Nguồn, nút một nút Chuyển tiếp và một nút Đích; các máy phát

của mạng thứ cấp có một ăng-ten trong khi đó máy thu thứ cấp

gồm nhiều ăng-ten và sử dụng kỹ thuật MRC.

6. Đề xuất phân tích mô hình lựa chọn nút chuyển tiếp trong mạng

truyền thông hợp tác với kênh truyền có phân bố pha-đinh

Rayleigh. Trong mô hình đề xuất, mạng sơ cấp có sự hiện diện

của một máy thu sơ cấp PU-Rx đơn ăng ten; mạng thứ cấp gồm

một nút Nguồn, N nút Chuyển tiếp đơn ăng-ten và một nút Đích

đa ăng-ten.

7. Đề xuất khảo sát phân tích chất lượng hệ thống truyền thông hợp

tác trong môi trường pha-đinh không đồng nhất. Trong mô hình

5

đề xuất, mạng sơ cấp có sự hiện diện của một máy thu sơ cấp

PU-Rx đơn ăng-ten; mạng thứ cấp gồm một nút Nguồn, N nút

Chuyển tiếp đơn ăng-ten

3. Bố cục luận án

Luận án gồm 150 trang, ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận và

hướng phát triển; Danh mục công trình công bố; Tài liệu tham khảo và

Phụ lục, luận án chia thành 4 chương như trình bày tiếp theo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC

1.1. Phân loại mạng không dây

1.2. Kênh truyền không dây

1.3. Đánh giá hiệu năng mạng

1.4. Các kỹ thuật phân tập và kết hợp tín hiệu

1.5. Mạng truyền thông hợp tác

1.6. Tóm tắt

CHƯƠNG 2: HIỆU NĂNG MẠNG TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC

MIMO VÀ MẠNG CHUYỂN TIẾP HỢP TÁC ĐA CHẶNG

2.1. Mạng truyền thông hợp tác MIMO

2.1.1. Nghiên cứu liên quan

Mô hình hệ thống

Mô hình đề xuất như Hình 2.1,

s r d, ,N N N là số ăng-ten của

nút Nguồn, nút Chuyển tiếp và

nút Đích tương ứng.

1 r s( )N NH , d2 r( )N NH ,

sp rp,f f là độ lợi kênh truyền.

6

2.1.2. Phân tích hiệu năng hệ thống

2.1.3.1. Xác suất bị can nhiễu của máy thu sơ cấp IP

2

2 2

1 11

2 2 ( 1) 4IP (2.12)

trong đó, là hệ số điều chỉnh công suất phát (back-off), là hệ

số tương quan giữa kênh ước lượng với kênh thực tế, phản ảnh mức độ

hoàn hảo của CSI, giá trị của nằm trong khoảng 0,1 .

2.1.3.2. Xác suất dừng của hệ thống thứ cấp

Xác suất dừng (OP) là một thông số quan trọng để đánh giá chất

lượng hệ thống. Nó cho ta biết chất lượng của hệ thống mà không cần

biết hệ thống sử dụng kiểu điều chế nào. Chỉ cần so sánh SNR của hệ

thống ( 2e e ) với một giá trị ngưỡng ( th ) xác định sao cho 2 the e

thì xác suất tín hiệu được giải điều chế đúng là gần 100%.

2 1 2 1 2OP ( ) ( ) ( ) ( ) ( ),

e eF F F F F (2.14)

với

s

1

1r

1

sth

0111

th 1 1

10 0 1 1 1

1( ) ( 1)

1 ! .

!

i ii

i

Nn

n

a aaNi ht

ii a

NF

n

a n

a i

Tiếp theo, 2 th( )F rút ra từ

1 th( )F bằng cách thay thế 1 2,

1 2, r d,N N s rN N và r

r

1

01

, , 0.N

i Ni

a a n a

7

2.1.3. Kết quả mô phỏng

Hình 2.2 và Hình 2.3 cho thấy, kết quả khảo sát lý thuyết và kết

quả mô phỏng khớp nhau. Hình 2.2 cho thấy xác suất dừng của hệ thống

thứ cấp sẽ giảm khi ngưỡng nhiễu cho phép của máy thu sơ cấp Q tăng

hoặc số lượng ăng-ten s r d, ,N N N tăng. Hình 2.3 chỉ ra mối quan hệ

giữa IP và OP, khi IP tăng thì OP giảm và s r d, ,N N N tăng sẽ cải thiện

chất lượng hệ thống thứ cấp làm giảm OP nếu giữ nguyên giá trị IP .

2.2. Mạng chuyển tiếp hợp tác đa chặng

2.2.1. Nghiên cứu liên quan

2.2.2. Mô hình hệ thống

Mô hình đề xuất như Hình 2.4. Hệ số kênh truyền của chặng thứ k

trong mạng thứ cấp là kh .

8

Hệ số kênh truyền

thực và ước lượng

của đường can nhiễu

là kig và k̂ig với

1,...,k K ,

1,...,i N .

2.2.3. Xác suất dừng hệ thống

11

1 0 th p

1OP 1 ( 1)

(1 )

NKi kt

k i k kt

N N

i i (2.31)

2.2.4. Xác suất dừng của hệ thống ở miền SNR cao

1p th

21 0

1 ( 1)OP 1 1

(1 )

iNKk

k ikt

N N

i i (2.34)

2.2.5. Tỉ lệ lỗi bit (BER)

1

1BER 1 1 2BER ,

2

K

kk

(2.35)

với BERk là tỉ lệ lỗi bit của chặng thứ k , đối với kênh Rayleigh

fading thì BERk tính được như sau:

2log 1

1 0 0

1 1 1BER 1 ( 1) , ; .

(1 ) 2 2

jvM Nj i

k n k kj n i

N Ni i

(2.43)

9

2.2.6. Kết quả mô phỏng

Hình 2.5 tới Hình 2.8 cho thấy, hiệu năng của hệ thống (OP, BER) được

cải thiện rõ rệt khi 1, số lượng máy thu sơ cấp N và số chặng K

giảm. Kết quả tính theo công thức và theo mô phỏng là trùng khớp nhau.

2.3. Tóm tắt

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG KỸ THUẬT KẾT HỢP TÍN HIỆU THU

NÂNG CAO HIỆU NĂNG MẠNG TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC

3.1. So sánh kỹ thuật kết hợp tín hiệu thu MRC và SC

3.1.1. Giới thiệu

3.1.2. Mô hình hệ thống

10

Mô hình đề xuất như Hình

3.1, độ lợi kênh truyền

21| |jh , 2

2| |lh , 21̂| |ig , 2

2̂| |ig ,

21| |ig và 2

2| |ig là các biến

ngẫu nhiên phân bố mũ với

các tham số 1j , 2l , 1ˆi , 2

ˆi ,

1i và 2i , tương ứng.

3.1.3. Xác suất dừng hệ thống

sr rdth thOP 1 1 1 ,F F (3.5)

3.1.3.1. Trường hợp sử dụng kỹ thuật kết hợp tỉ lệ cực đại (MRC)

sr1

1

0

th

sr sp

sp th sr sp th

sr sp th sp sr

1( 1)

( ) 1

( 1), exp

( 1)

,( 1)

Mi

i

N

M

i MF

N i

i QNP P

Q iN

Q i P

th

sr

sp

,

1 exp .( )

M NP

N

(3.10)

11

rd1

1

0

th

rd rp

rp th rd rp th

rd rp th rp rd

1( 1)

( ) 1

( 1), exp

( 1)

,( 1)

Mi

i

L

M

i MF

L i

i QLP P

Q iL

Q i P

th

rd

rp

,

1 exp( )

M LP

L

(3.19)

3.1.3.2. Trường hợp sử dụng kỹ thuật kết hợp chọn lọc (SC)

sr2

thth

sp sr

11 sr

0 0 sp thsr

th

sr

( ) 1 exp 1 exp

1 ( 1)

( 1)

( 1 exp

M N

N Mn m

n m

FP

N M M

n mn m

Q

n m

P sp

)

(3.23)

12

rd2

thth

rd

1rd

0 0 thrd

th

rd

( ) 1 exp 1 exp

1 ( 1)

( 1)

( 1 exp

M L

rp

L Ml i

l i rp

FP

L M M

l il i

Q

l i

P

)

rp

(3.28)

3.1.4. Kết quả mô phỏng

Hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy khi

dùng kỹ thuật MRC phẩm chất của

mạng tốt hơn so với SC. Tăng số

lượng ăng-ten hoặc tăng 1

dẫn đến hiệu năng mạng tăng (OP

giảm). Kết quả mô phỏng cho thấy

công thức tính OP trong (3.5) đã

được kiểm chứng chính xác.

3.2. Hiệu năng mạng truyền thông hợp tác với kênh truyền

13

pha-đinh Nakagami-m

3.2.1. Giới thiệu

3.2.2. Mô hình hệ thống

Mô hình đề xuất như Hình

3.5. Gọi sph và rph là hệ số

kênh truyền từ s p , và từ

r p . Hệ số kênh truyền từ

s r và sih với 1, ,i N

và rjh với 1, ,j M .

3.2.3. Khảo sát chất lượng hệ thống

3.2.3.1. Xác suất máy thu sơ cấp bị can nhiễu do máy phát thứ cấp

2 2 2sp sp rp

2 2 2sp sp rp

| | | | | |Pr Pr | Pr ,

ˆ ˆ ˆ| | | | | |I

h h hP z z z

h h h (3.34)

ở đây 1/z , các phần tính xác suất trong (3.34) có cùng dạng

2

2p

p|

ˆ| |( ) Pr 1

|

hz

h. Để tính công thức (3.34), ( )z được tính

0

2 1

(2 2 ) (1 )( )

( ) ( ) ! ( ) (1 )(1 )

11,2( );1 , ;

1

j mmj

j

j m zz

m m j j m j z z

F j m j mz

(3.37)

14

3.2.3.2. Xác suất dừng hệ thống thứ cấp

1 2

3 4

3 4

1 13 4

0 03 4 1 2

th

th th1 2

1OP 1

( ) ( ) ! !

.1 1

Nm Mm

m mk l

k l

k m l m

k m l m

m m k l

(3.56)

ở đây, 3 11

1 3

m

m và 4 2

22 4

.m

m

3.2.3.3. Dung lượng Ergodic mạng thứ cấp

1 2

3 41 1

3 4 1 2

0 0

2 3 4 1 2

1

2 ln(2) ( ) ( )

( 1)

! ! ( 1, , ; 1; , , 0).

Nm Mm k l

k l

Cm m

k l k m l m

k lk l k m l m k l

(3.69)

3.2.3.4. Tỉ lệ lỗi symbol mạng thứ cấp

15

1 2

3 4

3

4

3 4

1 1 3 4

0 01 2

1

21

1 1

1

22

1 2

2 2 ( ) ( )

1

2

! !

1 3 , ;

2 2

1 3

2

;

,2

e

Nm Mm

m mk l

k mi k l

ii

l mj k l

jj

a a bP

m m

k m l m k l

k l

bk l k l i

bk l k l j .

(3.77)

3.2.4. Kết quả mô phỏng

Tham số mô phỏng được chọn 1 2 31, 1, 1, và 4 1;

chọn th 3 dB.

16

Hình 3.6 tới Hình 3.9 đã khảo sát chất lượng của hệ thống với mô

hình kênh truyền Nakagami-m thông qua các tham số hệ thống như xác

suất bị can nhiễu IP , xác suất dừng OP, dung lượng hệ thống, SER theo

, Q , số lượng ăng-ten. Kết quả mô phỏng các công thức tính toán IP ,

OP, C , SER đã được xác minh phù hợp với kết quả mô phỏng.

3.3. Hiệu năng hệ thống truyền thông hợp tác trong môi trường vô

tuyến nhận thức có ràng buộc can nhiễu

3.3.1. Các nghiên cứu liên quan

3.3.2. Mô hình hệ thống

Mô hình đề xuất như Hình

3.10. 21| |jf ,

22| | ,lf

21̂| | ,ig

21| |ig ,

22̂| |ig ,

22| |ig , 2

1| |jh ,

22| |lh là độ lợi kênh truyền với

tham số là 1j , 2l , 1ˆi , 1i , 2

ˆi ,

2i , 1j , 2l .

3.3.3. Xác suất đứt chặng của mạng thứ cấp

17

sr rdth thOP 1 1 1 ,F F (3.83)

sr

11 1

th 1th

0 0 01 1 1( )

th

1 1 1 11

1( ) 1 ( 1)

1 !

( 1) 1 1 exp

( )( )!

k k mmM N k

i

i k mN k

N

MMF

i i m

i

N k m

1

1,2 1 th 12,1

1 th 1 1( )

1th th

0 2 1 2 1 11

1 ,

0( 1)( )

( ) ( 1)! 1

!( )

j N jN

Y

Nj

N k m kG

i

F N j

jN

rd

11 1

th 2th

0 0 02 2 1( )

th

2 2 1 22

1( ) 1 ( 1)

1 !

( 1) 1 1 exp

( )( )!

k k mmM L k

i

i k mL k

L

MMF

i i m

i

L k m

2

1,2 2 th 22,1

2 th 2 1( )

1th th

0 2 2 2 2 22

1 ,

0( 1)( )

( ) ( 1)! 1 .

!( )

j L jL

Y

Lj

L k m kG

i

F L j

jL

3.3.4. Kết quả mô phỏng

18

Ngữ cảnh tham số mô phỏng.

th 3 dB, 1 2 dB, 2 3

dB, 1 2 dB, 2 3 dB, 1 4

dB, 2 5 dB.

Hình 3.11 tới Hình 3.14 đã khảo sát

chất lượng của hệ thống thông qua

các tham số xác suất dừng OP.

3.4. Tóm tắt

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN NÚT CHUYỂN TIẾP TRONG MẠNG

TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC

4.1. Lựa chọn nút chuyển tiếp trong mạng truyền thông hợp tác

19

với mô hình kênh Rayleigh

4.1.1. Giới thiệu

4.1.2. Mô hình hệ thống

Mô hình như Hình

4.1, mạng sơ cấp có hiện

diện một máy thu sơ cấp

PU-Rx; mạng thứ cấp

gồm một nút Nguồn s và

N nút Chuyển tiếp

1r , , rN , một nút Đích

gồm M ăng-ten.

4.1.3. Xác suất bị can nhiễu của máy thu sơ cấp gây ra bởi máy phát

trong mạng thứ cấp

2

2 2

1 11 .

2 2 ( 1) 4IP (4.13)

với hệ số điều khiển công suất phát, là hệ số tương quan giữa kênh

ước lượng với kênh thực tế.

4.1.4. Xác suất dừng của hệ thống thứ cấp

th

0th th

th

0 th th

1OP ( 1)

1

1 ( 1)

1

MN

k

k kM

Nk

k k

N

k

N

k

(4.27)

20

với sprd

rp sr

, kkQ

Q

4.1.5. Xác suất dừng của hệ thống thứ cấp ở miền SNR cao

th 1

1OP ! ,N

MN (4.33)

với min( , )M N và sp

1sr

.

4.1.6. Tỷ lệ lỗi symbol (Symbol Error Rate - SER)

0

2

1 1 3, ;

2 2 22

( 1)2

1

2 1 1 , ;

2 2

1( ) 1 3 12 ( ,1, ; ; , , )

2 2

e

Nk

k

kk

kM

a bP M M b

Na bk

b

MM M M b

(4.39)

4.1.7. Dung lượng Shannon

21

1

1

2

0

2

ln1( 1)

2 ln(2) 1

( 1) 1 ( 1,1, ; 2;1, , 0)

2 ln(2)

( 1) ( 1)

2 ln(2)1

( 1,1, ; 1; , , 0),

Nkk

k k

M

Nk

Mk

k

NC

k

MM M M

NMk

M M M

(4.46)

4.1.8. Mô phỏng và đánh giá kết quả

Hình 4.2 đến Hình 4.5 đã chỉ ra xác suất đứt chặng OP, tỷ lệ lỗi symbol,

dung lượng Shannon theo theo Q và Xác suất can nhiễu tới máy thu sơ

cấp IP theo . Kết quả mô phỏng đã kiểm chứng được công thức toán

học đã được xây dựng ở phần phân thích hệ thống.

4.2. Hiệu năng hệ thống truyền thông hợp tác trong môi trường

22

pha-đinh không đồng nhất

4.2.1. Giới thiệu

4.2.2. Mô hình hệ thống

Mô hình như Hình 4.10,

đường can nhiễu từ nút Nguồn và

nút Chuyển tiếp tới máy thu sơ cấp

PU-Rx có mô hình kênh Rayleigh.

Kênh Rician cho đường truyền

giữa các nút trong mạng thứ cấp.

4.2.3. Xác suất dừng hệ thống

sr rdth thOP 1 1 1 ,F F (4.53)

trong đó,

1

21

0

ˆ( ) ( 1) 1, 0, , ,2

Nn

thn

NF n

n (4.63)

2

2 2 2 2

2 2 2 2 2 2

ˆ(1 )( ) exp .

ˆ ˆ(1 ) (1 )

M

thth

th th

K MKF

K K

(4.71)

4.2.4. Kết quả mô phỏng

23

Kết quả mô phỏng, công thức tính

OP ở (4.53) đã được kiểm chứng,

các tham số hệ thống ảnh hưởng tới

chất lượng mạng (OP) được chỉ ra

trong các Hình 4.11, 4.12, 4.13.

4.3. Tóm tắt

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN

Luận án này đã nghiên cứu chi tiết về các hệ thống truyền thông

hợp tác di động băng rộng với điều kiện thông tin trạng thái kênh truyền

không hoàn hảo. Luận án có ý nghĩa khoa học cao vì đã đề xuất thành

công phương pháp tính toán chất lượng hệ thống truyền thông hợp tác

trong môi trường vô tuyến nhận thức cho các mô hình phức tạp như:

hợp tác MIMO, đa chặng; hệ thống sử dụng kỹ thuật kết hợp tín hiệu ở

nút đích với nhiều ăng-ten thu; hệ thống truyền thông hợp tác sử dụng

kỹ thuật lựa chọn nút chuyển tiếp với các mô hình pha-đinh khác nhau.

Kết quả tính toán lý thuyết đưa ra các công thức toán học để đánh giá

chất lượng hệ thống hoàn toàn trùng khớp với kết quả mô phỏng, cho

phép khảo sát hệ thống mà không cần tốn thời gian mô phỏng.

A. Một số kết quả đạt được của luận án

24

1. Luận án đã đề xuất mô hình hệ thống truyền thông hợp tác trong

môi trường vô tuyến nhận thức với điều kiện thông tin trạng thái

kênh truyền (CSI) không hoàn hảo. Tác giả đã thành lập được biểu

thức toán học dạng đơn giản để tính xác suất bị can nhiễu, xác suất

dừng hệ thống, tỉ lệ lỗi symbol trung bình - SER, các kết quả phân

tích được kiểm chứng bằng cách mô phỏng hệ thống bằng phần

mềm Matlab. Các kết quả mô phỏng phù hợp với các kết quả phân

tích, tính toán.

2. Luận án đã đề xuất sử dụng kỹ thuật điều khiển công suất phát và

phân tập thu ở mạng thứ cấp nhằm giảm can nhiễu cho máy thu sơ

cấp và nâng cao hiệu suất mạng thứ cấp. Điều đó đã được đưa ra

trong các kết quả phân tích thông qua các tham số. Hệ thống sử

dụng kỹ thuật đa ăng-ten phát và đa ăng-ten thu, hệ thống chuyển

tiếp đa chặng cũng đã được khảo sát trong luận án.

3. Luận án đã phân tích các hệ thống truyền thông hợp tác trên các

phân bố pha-đinh khác nhau như Rayleigh, Nakagami-m, Rice.

4. Mở rộng theo hướng đa anten như trong mô hình hệ thống MIMO

để cải thiện thêm nữa chất lượng hệ thống thứ cấp.

5. Hệ thống có thể mở rộng theo mô hình đa chặng để mở rộng phạm

vi phủ sóng của hệ thống.

B. Hướng phát triển của luận án

Một số hướng cần tiếp tục được đề xuất và nghiên cứu trong tương

lai, chẳng hạn:

1. Khảo sát hệ thống với giao thức khuếch đại chuyển tiếp (AF)

2. Mở rộng khảo sát với điều kiện CSI của tất cả các đường truyền

không hoàn hảo thay vì mới nghiên cứu ảnh hưởng CSI không

hoàn hảo ở đường can nhiễu.

3. Đề xuất sử dụng các kỹ thuật mã mạng vào cải thiện hiệu suất của

mạng.

4. Nghiên cứu tối ưu năng lượng cho nút chuyển tiếp.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

[1] Nguyen Hong Giang, Vo Nguyen Quoc Bao, Hung Nguyen Le. "Cognitive

underlay communications with imperfect CSI: Network design and

performance analysis." Advanced Technologies for Communications (ATC),

2013 International Conference on. IEEE, 2013.

[2] Nguyen Hong Giang, Vo Nguyen Quoc Bao, and Hung Nguyen-Le.

"Receive diversity in cognitive relay transmission: Outage analysis."

Communications and Electronics (ICCE), 2014 IEEE Fifth International

Conference on. IEEE, 2014.

[3] Nguyen Hong Giang, Vo Nguyen Quoe Bao, and Hung Nguyen-Le. "The

effect of interfering links on cognitive dual-hop networks: Imperfect CSI

analysis." Advanced Technologies for Communications (ATC), 2014

International Conference on. IEEE, 2014.

[4] Nguyễn Hồng Giang, Nguyễn Lê Hùng, Võ Nguyễn Quốc Bảo. "Đánh giá

chất lượng mạng hợp tác MIMO trong môi trường vô tuyến nhận ức với

kênh truyền đường can nhiễu không lý tưởng." Hội thảo quốc gia 2014 về

Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin, 2014.

[5] Vien Nguyen-Duy-Nhat, Hung Nguyen-Le, Chien Tang-Tan, Tran Thi

Huong, Bui Thi Minh Tu, and Nguyen Hong Giang. "Two-Way Relay

Networks with SDMA: Precoding Design and Power Allocation." The first

NAFOSTED Conference on Information and Computer Science 2014

(NICS’14), trang 127-135, Năm 2014.

[6] Nguyễn Hồng Giang, Nguyễn Lê Hùng, Võ Nguyễn Quốc Bảo. "Effect of

CSI Imperfection on Cognitive Underlay Transmission over Nakagamim

Fading Channel." Issue on information and communications technology,

Journal of Science and Technology The University of Danang (ISSN 1859-

1531), Volume 1, Number 1, August 2015.

[7] Nguyen Hong Giang, Vo Nguyen Quoc Bao, and Hung Nguyen-Le.

"Cognitive Multi-Relay Transmission over Asymmetric Fading Channels

with Imperfect CSI." Issue on ICT, Journal of Science and Technology The

University of Danang (ISSN 1859-1531), Volume 3, Number 1, March

2017.