33
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************************** ĐINH HỒNG VÂN DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ : 5.04.08 (62.22.01.01) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học : GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC Hà Nội - 2006 MỤC LỤC

DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

**************************

ĐINH HỒNG VÂN

DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP

VÀ NHỮNG PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

MÃ SỐ : 5.04.08 (62.22.01.01)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học : GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2006

MỤC LỤC

Page 2: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

PHẦN MỞ ĐẦU : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 6

PHẦN MỞ ĐẦU : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 6

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 6

2. Mục đích của luận án ..................................................................................................... 8

3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ................................................................................. 9

4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 9

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 10

6. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu .............................................................................. 11

7. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 11

CHƢƠNG 1 : NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............. 14

1.1. Những quan niệm chung về dạng bị động ................................................................ 14

1.1.1. Dạng và dạng bị động ........................................................................................ 14

1.1.1.1. Dạng là gì ? ................................................................................................. 14

1.1.1.2. Kết cấu là gì ? ............................................................................................. 16

1.1.1.3. Dạng bị động là gì ? .................................................................................... 17

1.1.2. Dạng bị động trong ngữ pháp truyền thống ....................................................... 17

1.1.3. Dạng bị động trong ngữ pháp cải biến-tạo sinh ................................................. 19

1.1.4. Dạng bị động trong loại hình học cú pháp ......................................................... 21

1.1.5. Dạng bị động trong ngữ pháp ngữ nghĩa-chức năng ......................................... 22

1.1.5.1. Dạng bị động xét trên phương diện chức năng dụng học ........................... 22

1.1.5.2. Dạng bị động xét trên phương diện cấu trúc ngữ nghĩa .............................. 23

1.1.5.3. Dạng bị động xét trên phương diện hình thái cú pháp ................................ 23

1.2. Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp ........................ 23

1.2.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa .......................................................................... 24

1.2.2. Định nghĩa dựa trên hình thái ............................................................................ 25

1.2.3. Định nghĩa dựa trên cú pháp .............................. Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Định nghĩa dựa trên cả ngữ nghĩa lẫn hình thái . Error! Bookmark not defined.

1.2.5. Định nghĩa dựa trên cả hình thái lẫn cú pháp .... Error! Bookmark not defined.

1.3. Vấn đề "bị động" trong tiếng Việt ............................. Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Các quan niệm cho rằng tiếng Việt không có cấu trúc bị độngError! Bookmark not

defined.

1.3.2. Các quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động ... Error! Bookmark not

defined.

1.4. Phong cách học và việc sử dụng dạng bị động ......... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2 : NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN CỦA DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG

TIẾNG PHÁP ......................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Dạng bị động nhìn từ phương diện cấu trúc hình thứcError! Bookmark not defined.

Page 3: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

2.1.1. Một số miêu tả và nhận xét về dạng bị động trong tiếng PhápError! Bookmark not

defined. 2.1.1.1. Vấn đề hình thái học động từ bị động ......... Error! Bookmark not defined.

2.1.1.2. Sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từError! Bookmark not

defined. 2.1.1.3. Vấn đề bổ ngữ chỉ tác nhân ......................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1.4. Sự lựa chọn giới từ dẫn nhập bổ ngữ chỉ tác nhânError! Bookmark not defined.

2.1.1.5. Động từ có hai bổ ngữ................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Các kiểu cấu trúc bị động có mặt trong ngữ liệu Error! Bookmark not defined.

2.1.2.1. Những cấu trúc bị động cơ bản trong tiếng PhápError! Bookmark not defined.

2.1.2.2. Các cấu trúc khác thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng PhápError! Bookmark

not defined. 2.1.2.3. Dạng bị động đầy đủ và dạng bị động khuyết thiếu .. Error! Bookmark not

defined.

2.1.3. Tần số sử dụng dạng bị động trong các dạng văn bản tiếng PhápError! Bookmark

not defined. 2.1.3.1. Tần số sử dụng dạng bị động trong phong cách văn chươngError! Bookmark

not defined. 2.1.3.2. Tần số sử dụng dạng bị động trong phong cách hành chính công vụ ..Error!

Bookmark not defined. 2.1.3.3. Tần số sử dụng dạng bị động trong phong cách khoa học và báo chí công luận

.................................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.3.4. Tần số sử dụng dạng bị động trong phong cách sinh hoạt hàng ngày .Error!

Bookmark not defined.

2.2. Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa .......... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Một số nhận xét .................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.1. Vấn đề đồng nghĩa giữa câu bị động và câu chủ độngError! Bookmark not

defined. 2.2.1.2. Vấn đề "hành động phải chịu đựng" ........... Error! Bookmark not defined.

2.2.1.3. Bị thể bị biến đổi ......................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dạng bị độngError! Bookmark not defined.

2.2.2.1. Sự đối lập trạng thái/hành động ................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2.2. Sự đối lập nghĩa đen/nghĩa bóng ................ Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp .. Error! Bookmark not defined.

2.2.3.1. Dạng bị động cho phép tránh nêu chủ thể hành động Error! Bookmark not

defined. 2.2.3.2. Dạng bị động hướng sự chú ý vào đối tượng của hành độngError! Bookmark

not defined. 2.2.3.3. Dạng bị động hướng sự chú ý vào chủ thể hành độngError! Bookmark not

defined. 2.2.3.4. Dạng bị động trình bày sự việc theo góc nhìn của đích thể, nhấn mạnh tiến trình

của hành động .......................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3.5. Dạng bị động bảo đảm tính liên kết đề tài .. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết............................................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 4: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

CHƢƠNG 3 : VIỆC CHUYỂN DỊCH CẤU TRÚC BỊ ĐỘNG TỪ TIẾNG PHÁP SANG

TIẾNG VIỆT .......................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Một số miêu tả ........................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt . Error! Bookmark not defined.

3.1.1.1. Những biện luận cho sự tồn tại của lối nói tiếp thụ-bị động tiếng ViệtError!

Bookmark not defined. 3.1.1.2. Cấu trúc bị động hiện có trong tiếng Việt ... Error! Bookmark not defined.

3.1.1.3. So sánh lịch đại về tần số sử dụng cấu trúc bị động tiếng ViệtError! Bookmark

not defined.

3.1.2. Việc chuyển dịch cấu trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng ViệtError! Bookmark not

defined. 3.1.2.1. Việc chuyển dịch cấu trúc bị động trong tác phẩm Miếng da lừa .......Error!

Bookmark not defined. 3.1.2.2. Việc chuyển dịch cấu trúc bị động trong Hiến pháp CH Pháp 1958 ..Error!

Bookmark not defined.

3.2. Bàn luận .................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Những nét tương đồng giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động

của tiếng Việt ............................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1.1. Về mặt hình thức ......................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1.2. Về mặt chức năng và ý nghĩa ...................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động của

tiếng Việt ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết............................................................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4 : MỘT KHẢO SÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG DẠNG BỊ ĐỘNG Ở NGƢỜI VIỆT

NAM HỌC TIẾNG PHÁP .................................................... Error! Bookmark not defined.

4.1. Đặt vấn đề ................................................................. Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Đối tượng khảo sát ............................................. Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Mục đích ............................................................ Error! Bookmark not defined.

4.1.3. Phương pháp ...................................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.4. Một số kết quả khảo sát ..................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.4.1. Dịch ngôn ngữ hành chính công vụ ............ Error! Bookmark not defined.

4.1.4.2. Dịch ngôn ngữ văn học ............................... Error! Bookmark not defined.

4.1.4.3. Dịch ngôn ngữ báo chí-công luận ............... Error! Bookmark not defined.

4.2. Bàn luận .................................................................... Error! Bookmark not defined.

4.2.1. Một số lỗi đã gặp trong cách sử dụng dạng bị độngError! Bookmark not defined.

4.2.2. Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dạng bị động ... Error! Bookmark not

defined.

4.2.3. Một số gợi ý về hướng giải quyết ...................... Error! Bookmark not defined.

4.2.3.1. Điều chỉnh cách dạy dạng bị động tiếng PhápError! Bookmark not defined.

4.2.3.2. Tăng cường so sánh đối chiếu giữa tiếng Pháp và tiếng Việt.Error! Bookmark

not defined.

Page 5: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

4.2.3.3. Xác định rõ yêu cầu về tính trung thành trong dịch thuậtError! Bookmark not

defined.

Tiểu kết............................................................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ............................................................................. Error! Bookmark not defined.

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

.................................................................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 26

Page 6: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

TỪ VIẾT TẮT

Adj à INF Tính từ + động từ nguyên thể

C Chủ ngữ

Ctbd Cấu trúc bị động

d Giới từ

de + SN Giới từ DE + danh ngữ

être + PP Động từ être + phân từ quá khứ

FF1,2,…7 Cấu trúc bị động tiếng Pháp

N à INF Danh từ + động từ nguyên thể

ND Người dịch

P1 Câu

par + SN Giới từ PAR + danh ngữ

PPP phân từ quá khứ bị động

PPR Mệnh đề bị động

SN Danh ngữ

SN1 Danh ngữ tác thể

SN2 Danh ngữ đích thể

Ts Tổng số

V Verbe, động từ

VF1,2, …7 Cấu trúc bị động tiếng Việt

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tỷ lệ các cấu trúc bị động trong ngữ liệu ............... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2 : Tỷ lệ các cấu trúc bị động trong tác phẩm Miếng da lừaError! Bookmark not defined.

Bảng 3 : Cấu trúc bị động trong Hiến pháp CH Pháp 1958 Error! Bookmark not defined.

Bảng 4: Tỷ lệ câu bị động tiếng Pháp trong các bài báo và báo cáo khoa họcError! Bookmark

not defined. Bảng 5 : Tỷ lệ câu bị động trong ngôn ngữ nói ................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 6 : Tỷ lệ các cấu trúc bị động trong các bài báo và các báo cáo khoa họcError! Bookmark

not defined. Bảng 7 : Tần số của dạng bị động trong phong cách sinh hoạt hàng ngàyError! Bookmark not

defined. Bảng 8 : Tỷ lệ cấu trúc bị động trong ngữ liệu tiếng Việt ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 9 : Tần số sử dụng cấu trúc bị động thời kỳ trước 1954Error! Bookmark not defined.

Bảng 10 : Tần số sử dụng cấu trúc bị động thời kỳ sau 2000Error! Bookmark not defined.

Bảng 11 : Kết quả dịch một số câu từ Hiến pháp CH Pháp 1958Error! Bookmark not defined.

Bảng 12 : Kết quả dịch một số câu trích từ Hiến pháp CHXHCNVN 1992Error! Bookmark not

defined. Bảng 13 : Kết quả dịch một số câu trích từ một số tác phẩm văn học PhápError! Bookmark not

defined.

Page 7: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

PHẦN MỞ ĐẦU : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lý do chọn đề tài

Luận án này nghiên cứu một phương tiện ngữ pháp tiếng Pháp đó là dạng bị động

(voix passive) cũng như những khả năng biểu đạt tương đương ý nghĩa đó ở tiếng Việt.

1.1. Ý nghĩa lý luận

Dạng bị động là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ châu Âu

nói chung (tức là các ngôn ngữ khuất chiết hoặc ngôn ngữ có biến hình) cũng như trong

tiếng Pháp

Đây là một hiện tượng đặc biệt của động từ giúp người ta biểu đạt tư tưởng một

cách phong phú hơn, nhất là qua ngôn ngữ viết và làm phong phú thêm các phương tiện

phong cách. Dạng bị động và dạng chủ động làm thành một cặp đối lập ngữ pháp mà ta

gọi là phạm trù dạng. Ví dụ :

- L'agneau a été mangé par le loup. // Le loup a mangé l'agneau.

(Con cừu non bị con sói ăn thịt. // Con sói ăn thịt con cừu non.)

Ví dụ này cho thấy dạng bị động không phải là đơn nhất cho nên người sử dụng có

quyền chọn lựa và điều đó cũng có nghĩa là bên cạnh đặc trưng ngữ pháp thì dạng bị

động này còn thể hiện chức năng phong cách của cú pháp.

Trong tiếng Pháp, dạng bị động là một phương tiện biểu đạt xuất hiện muộn hơn,

chủ yếu là trong văn viết và ở một số phong cách nhất định. Việc nghiên cứu dạng bị

động tiếng Pháp trong mối liên hệ so sánh với tiếng Việt sẽ cho phép :

- làm sáng tỏ một số vấn đề về cách ứng xử của người Pháp.

- việc tìm hiểu về lối nói tiếp thụ-bị động ở tiếng Việt và có thể cũng sẽ làm sáng tỏ

một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt.

- Trong tình hình đó, luận án sẽ góp phần vào kho tàng lý luận tiếng Việt : cụ thể là

nguồn gốc và lai lịch của lối nói bị động trong tiếng Việt; vai trò và ảnh hưởng của

tiếng Pháp đối với tiếng Việt trong cách diễn đạt ý nghĩa bị động.

Page 8: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

- Luận án này cũng sẽ góp phần củng cố quan điểm cho rằng cùng một ý nghĩa ngữ

pháp nhưng có thể được biểu đạt bằng những phương thức khác nhau ở các ngôn

ngữ khác nhau.

1.2. Ý nghĩa thực tiễn

Theo các nhà nghiên cứu, ý nghĩa bị động tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ, sự khác

biệt là ở cách biểu đạt ý nghĩa này. Đối với các ngôn ngữ châu Âu thì dạng bị động là

một hiện tượng quen thuộc, còn ở tiếng Việt thì đây là một hiện tượng ngữ pháp đang

phát triển. Vì vậy, khi học tiếng Pháp, do quen diễn đạt theo lối chủ động, người Việt

Nam ít dùng dạng bị động khi diễn đạt bằng tiếng Pháp. Về phần mình, các dịch giả

không tránh khỏi một số băn khoăn khi phải chuyển một ý nào đó được thể hiện dưới

dạng một câu bị động trong tiếng Pháp sang tiếng Việt.

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu cách biểu đạt ý nghĩa bị

động ở tiếng Việt với nhiều thứ tiếng khác mà chúng tôi có thể đơn cử ra ở đây như luận

án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Analyse contrastive du passif en français et en vietnamien" của

Nguyễn Văn Hoàng [106], "So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của được, bị, phải trong tiếng

Việt với ban, t'râw trong tiếng Khmer." của Vũ Đức Nghiệu [39], "Một số nhận xét loại

câu bị động của tiếng Việt và tiếng Nhật" của Nguyễn Thị Việt Thanh [49], luận văn

Thạc sĩ Ngôn ngữ học "Câu bị động tiếng Anh và cấu trúc tương đương trong tiếng Việt"

của Bùi Thị Diên [19], v.v… Tất cả các công trình nghiên cứu này đều rút ra một nhận

xét chung là : tuy có nhiều khác biệt về mặt loại hình với nhiều ngôn ngữ, tiếng Việt vẫn

có đủ phương tiện để biểu đạt ý nghĩa bị động. Điều này đã được tác giả Vương Toàn

khẳng định lại trong một phạm vi rộng hơn :"[…] tiếng Việt và tiếng Pháp là hai ngôn

ngữ khác biệt về loại hình, do vậy mỗi ngôn ngữ có những nét đặc thù riêng biệt. Là một

ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt không có hệ thống các biến tố chỉ giống, số, thời, thể … như

trong tiếng Pháp nhưng cần lưu ý rằng không phải nó không có những hình thức ngôn

ngữ biểu hiện thích hợp các phạm trù khi cần." [59] Trong bối cảnh đó, luận án này sẽ đi

theo hướng đối chiếu hai ngôn ngữ Pháp và Việt về vấn đề dạng bị động. Để không lặp

Page 9: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

lại điều khá phổ biến trước đây, theo như nhận xét của tác giả Đường Công Minh là

"Những công trình của họ thường dừng lại ở cấp lý thuyết, vĩ mô, mang mục đích so sánh

cơ bản, chưa quan tâm nhiều đến địa hạt sư phạm của ngôn ngữ học đối chiếu." [37],

luận án này sẽ đi sâu vào phân tích thực tiễn cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn

ngữ ở trên bình diện ngôn ngữ nói chung cũng như trên góc độ người học nói riêng để

làm nổi rõ không chỉ những nét dị biệt mà cả những nét tương đồng giữa tiếng Việt và

tiếng Pháp trong những vấn đề liên quan đến việc biểu đạt ý nghĩa bị động.

Luận án này, sẽ góp phần :

- nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Pháp ở người Việt Nam, giúp nắm vững

cách sử dụng dạng bị động tiếng Pháp theo phong cách của người Pháp;

- làm sáng tỏ thêm một vài vấn đề có tính thực tiễn trong thực hành dịch, đặc biệt là

các cách chuyển dịch dạng bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

- Nghiên cứu khả năng chuyển tải dạng bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt sẽ góp

phần vào việc khai thác những khả năng tiềm tàng của tiếng Việt để thực hiện các

sắc thái ý nghĩa khác nhau của hiện tượng ngữ pháp này, làm cho tiếng Việt có thể

tiếp tục phát triển mà vẫn giữ được những nét đẹp riêng vốn có của nó trong quá

trình tiếp xúc với các ngôn ngữ khác.

2. Mục đích của luận án

- Mục đích của luận án này là nghiên cứu một hiện tượng ngữ pháp của tiếng Pháp

trong mối liên hệ so sánh với tiếng Việt đó là dạng bị động.

- Luận án sẽ xem xét một cách cụ thể các vấn đề về cấu trúc, ý nghĩa và vai trò của

dạng bị động.

- Luận án sẽ nhấn mạnh vào những nét tương đồng vì cho dù cả hai ngôn ngữ đều

có những cấu trúc tương đối giống nhau để biểu đạt ý nghĩa bị động, nhưng chính

những nét tương đồng này đã gây cho người học không ít những điều ngộ nhận và

khó khăn, nhất là khi trong tiếng Việt có sự khác biệt trong việc sử dụng các từ

Page 10: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

bị/được. Vả lại điều này cũng đúng như nhận xét của tác giả Vương Toàn :"Hiểu

và tiếp thu cái khác biệt đã khó nhưng đối với những cái tương đồng cũng chẳng

phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi mỗi ngôn ngữ thường phải tuân thủ những quy tắc

riêng của nó, cái khiến cho chúng không phải là đồng nhất : trong tương đồng có

chỗ khác biệt và trong khác biệt cũng có lúc tương đồng." [59]

- Tất cả mọi công việc sẽ được tiến hành dựa trên một cơ sở ngữ liệu là những câu

có thực. Với cách làm như vậy, luận án này có thể góp phần giải quyết một số vấn

đề liên quan đến dạng bị động trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt.

3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu

Trên nguyên tắc, việc nghiên cứu của luận án này phải tính tới toàn bộ các kiểu

câu tiếng Pháp có sử dụng dạng bị động. Nhưng nếu đi vào nghiên cứu sâu tất cả các cấu

trúc tiếng Pháp có thể biểu đạt ý nghĩa bị động thì sẽ là quá lớn nên luận án chỉ giới hạn ở

việc nghiên cứu chi tiết một số cấu trúc phổ biến nhất.

Luận án sẽ không có tham vọng đi sâu nghiên cứu để tìm lời giải cho bài toán

trong tiếng Việt có câu bị động hay không mà chỉ dừng lại ở việc mô tả, ghi nhận những

cấu trúc hiện có trong tiếng Việt có khả năng biểu đạt ý nghĩa bị động.

Luận án này cũng sẽ dựa trên một số văn bản đã được dịch từ tiếng Pháp sang

tiếng Việt để có thể phát hiện những phương tiện tương đương cho phép chuyển dạng bị

động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Với luận án này, chúng tôi có những giả thuyết sau :

- Trong tiếng Pháp cũng như trong tiếng Việt đều có những phương tiện cần thiết để

thể hiện ý nghĩa bị động. Song, dạng bị động của động từ là một hiện tượng phổ

biến trong tiếng Pháp còn trong tiếng Việt thì không hẳn như vậy.

Page 11: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

- Vì mỗi ngôn ngữ đều có những cách riêng để thể hiện ý nghĩa bị động nên nếu

không có sự so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thì người học khó có thể làm chủ

được ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp hữu hiệu.

- Vì lối nói tiếp thụ - bị động của tiếng Việt chịu ảnh hưởng ít nhiều của dạng bị

động tiếng Pháp, nhất là thông qua con đường dịch thuật nên nếu dịch giả hiểu rõ

đặc điểm của từng ngôn ngữ thì sẽ hạn chế được những chuyển di tiêu cực.

- Nếu áp dụng phương pháp tiếp cận về ngữ nghĩa cũng như làm rõ những nét tương

đồng và những nét dị biệt giữa hai ngôn ngữ chứ không chỉ dừng lại ở việc rèn

luyện cấu trúc thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học tiếng Pháp nói chung và

khắc phục được những khó khăn trước dạng bị động tiếng Pháp nói riêng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án này sẽ có các nhiệm vụ sau :

1- Tìm hiểu lịch sử vấn đề dạng bị động và quan niệm lý luận của một số tác giả

có uy tín về dạng bị động nói chung và về dạng bị động trong tiếng Pháp nói

riêng;

2- Mô tả và khảo sát các cấu trúc cú pháp biểu thị ý nghĩa bị động trong tiếng

Pháp;

3- Tìm hiểu các chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp;

4- Nghiên cứu việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt sử dụng một số từ

như "bị, được, do, v.v...";

5- Tìm những cách dạy có hiệu quả để giúp cho người Việt Nam khi học tiếng

Pháp có khả năng sử dụng được hiện tượng ngữ pháp này trong các quá trình

hiểu (nghe - đọc) và nhất là trong diễn đạt (nói - viết).

6- Nghiên cứu những khả năng chuyển tải dạng bị động với những ý nghĩa chức

năng khác nhau từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại để có thể đưa ra

những đề nghị hữu ích cho công tác dịch thuật Pháp-Việt, Việt-Pháp khi gặp

hiện tượng ngữ pháp này.

Page 12: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

6. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp trình bày của luận án là quy nạp. Luận án đã sử dụng một loạt các

phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như mô tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, và

các thao tác cụ thể như lược, thế, chêm xen, để tìm hiểu hiện tượng dạng bị động trong

tiếng Pháp và trong các lối nói tiếp thụ của người Việt Nam.

Vì phải có sự liên hệ giữa hai ngôn ngữ, nên quá trình thực hiện luận án này cũng

phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu liên văn hoá nhằm tìm hiểu các giao thoa văn

hoá thông qua việc khảo sát một số bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và theo chiều

ngược lại để tìm hiểu những cái thoả đáng, cái chưa thoả đáng trong quá trình chuyển

dịch dạng bị động sang tiếng Việt.

6.2. Tƣ liệu nghiên cứu

- Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu dạng bị động trong tiếng Pháp, sẽ

được thu thập từ các văn bản viết có phong cách khác nhau (báo chí, báo cáo khoa

học, văn học, chính luận); một số kiểu hội thoại.

- Việc nghiên cứu khả năng chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt sẽ được tiến

hành dựa trên một số bản dịch của một số báo cáo khoa học, một số bài báo, cũng

như của một số tác phẩm văn học Pháp quen thuộc đối với người Việt Nam.

- Cơ sở để nghiên cứu cách giảng dạy dạng bị động của tiếng Pháp cho người Việt

Nam là các dạng bài tập đã và đang được sử dụng cũng như các câu thu thập được

qua các bài viết và nói của người học ở các trình độ khác nhau.

7. Bố cục của luận án

Phần mở đầu : Những vấn đề chung

Phần nội dung :

Chƣơng 1 : Những nội dung lý luận liên quan đến đề tài

Page 13: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

Những quan niệm chung về dạng bị động

Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp

Vấn đề "bị động" trong tiếng Việt

Phong cách học và dạng bị động

Chƣơng 2 : Những phƣơng diện cơ bản của dạng bị động trong tiếng Pháp

2.1. Dạng bị động nhìn từ phương diện cấu trúc hình thức

2.1.1. Một số nhận xét và miêu tả dạng bị động trong tiếng Pháp

2.1.2. Các kiểu cấu trúc bị động có trong ngữ liệu

2.1.3. Tần số sử dụng của dạng bị động trong các dạng văn bản tiếng Pháp

2.2. Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa

2.2.1. Những ràng buộc về mặt ngữ nghĩa của dạng bị động

2.2.2. Chức năng của dạng bị động trong tiếng Pháp

Chƣơng 3 : Việc chuyển dịch cấu trúc bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt

3.1. Một số miêu tả việc chuyển dịch cấu trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt

3.1.1. Việc chuyển dịch cấu trúc bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt

3.1.2. Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt

3.2. Bàn luận

3.2.1. Những nét tương đồng giữa dạng bị động của tiếng Pháp với việc diễn đạt ý

nghĩa bị động của tiếng Việt

3.2.2. Những nét dị biệt giữa dạng bị động của tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị

động của tiếng Việt

Chƣơng 4 : Thực trạng của việc sử dụng dạng bị động ở ngƣời Việt Nam học tiếng

Pháp

4.1. Đặt vấn đề

4.2. Bàn luận

4.2.1. Một số lỗi thường gặp trong cách sử dụng dạng bị động

4.2.2. Nguyên nhân mắc lỗi trong cách sử dụng dạng bị động

4.2.3. Một số đề xuất về hướng giải quyết

Kết luận

Page 14: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

Tài liệu tham khảo

Page 15: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

CHƢƠNG 1 : NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

Chương này nhằm giới thiệu những vấn đề mang tính lý luận làm cơ sở cho luận

án. Trước tiên sẽ là các quan điểm cơ bản về dạng bị động nói chung. Phần tiếp theo sẽ

được dành riêng để trình bày những lý luận phổ biến có liên quan đến dạng bị động của

tiếng Pháp. Một số quan niệm cơ bản về vấn đề "bị động" trong tiếng Việt sẽ là nội dung

chính của phần thứ 3 của chương này. Phần thứ 4 của chương sẽ được dành cho những lý

luận liên quan đến vấn đề phong cách.

1.1. Những quan niệm chung về dạng bị động

Ở phần này, đề tài sẽ điểm qua các cách quan niệm cơ bản về dạng bị động nói

chung để có thể có được một bức tranh chung về hiện tượng ngữ pháp này. Trước tiên,

chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản có liên quan đến dạng bị động như : dạng,

dạng bị động, kết cấu bị động, câu bị động, sau đó sẽ là quan niệm về dạng bị động trong

các trường phái ngữ pháp khác nhau.

1.1.1. Dạng và dạng bị động

1.1.1.1. Dạng là gì ?

Có nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa về "dạng của động từ". Nhìn chung,

dạng được coi là một phạm trù ngữ pháp phổ biến của động từ, giống như giống, số,

cách, ngôi, v.v… Theo Maurice Grévisse, "Dạng thể hiện mối quan hệ giữa một bên là

động từ, với một bên là chủ ngữ (hoặc bổ ngữ chỉ tác nhân) và bổ ngữ trực tiếp."

[100:1121]. Theo quan niệm này, trong tiếng Pháp có dạng chủ động, dạng bị động và

dạng phản thân.

- Dạng chủ động : khi chủ ngữ chính là chủ thể hành động, còn bổ ngữ trực tiếp

của động từ chính là đối tượng của hành động : "Les spectateurs ont piétiné la

pelouse."(Khán giả giẫm lên thảm cỏ.);

- Dạng bị động : khi câu có một ngoại động từ và có thể cải biến sao cho nghĩa sâu

(sens profond) không thay đổi nhưng có thể cho phép đối tượng của hành động lên

Page 16: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

giữ vị trí chủ ngữ, chủ thể của hành động nếu xuất hiện trong câu thì sẽ xuống giữ

vai trò bổ ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì sẽ có một dạng đặc biệt đó là sự kết

hợp giữa trợ động từ être và phân từ quá khứ: "La pelouse a été piétinée par les

spectateurs." (Thảm cỏ bị khán giả giẫm lên.);

- Dạng phản thân : khi động từ có bổ ngữ chỉ đối tượng hình thức là một đại từ có

quy chiếu là chủ ngữ (G. Mauger, 117: 291) : Les vendanges se font à la fin de

l'été. (Vụ thu hoạch nho diễn ra vào mùa thu.)

Trong cuốn sách: “Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện

Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [26:238] có định nghĩa như sau : "Dạng (thái): là phạm trù

ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với các sự vật nói ở chủ ngữ và

bổ ngữ của động từ ấy. Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng sự vật nêu ở chủ ngữ là

đối tượng mà hành động hướng vào, còn kẻ thực hiện hành động là sự vật nêu ở bổ ngữ,

thì đó là dạng bị động của động từ."

Trong A Dictionary of Linguistics & Phonetics của David Crystal, dạng được định

nghĩa như sau :"Dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc

mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có thể lựa chọn mối

quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của câu."

[130]

Phạm trù dạng được thể hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo từng ngôn

ngữ. Chẳng hạn như ở tiếng La-tinh, dạng được thể hiện bằng hình thái của động từ. Ví

dụ như với động từ "yêu, thương", cùng được chia ở thức chỉ định, thì hiện tại nhưng có

hình thức khác nhau ở dạng chủ động và ở dạng bị động :

Dạng chủ động Dạng bị động

Page 17: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

amo amor

amas amaris

amat amatur

amamus amamur

amatis amamini

amant amantur

Trong khi đó ở tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì lại không có hình thái riêng biệt cho

dạng bị động, dạng này được thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ être, trong tiếng

Pháp, to be, trong tiếng Anh, với phân từ quá khứ. Ví dụ :

- …, Jacques a surpris le voleur. (Jacques đã bắt gặp tên trộm.)

- Un voleur a été surpris par la police… (Tên trộm đã bị công an bắt gặp.)

- Millions of people have read that book. (Hàng triệu người đã đọc cuốc sách này.)

- That book has been read by millions of people.(Cuốn sách này đã được hàng triệu người đọc.)

1.1.1.2. Kết cấu là gì ?

Trong ngôn ngữ, nhìn chung, "kết cấu" có thể được hiểu là sự kết hợp của nhiều

đơn vị ngữ pháp với nhau theo quan hệ ngữ đoạn và có một chức năng nhất định. Theo

định nghĩa trong Dictionnaire de l'Académie française thì "Kết cấu là sự kết hợp của các

từ theo các quy tắc và cách dùng của từng ngôn ngữ" [85]. Vậy, một kết cấu có thể là

một từ, một ngữ, một mệnh đề hoặc một câu. Một kết cấu bị động có thể là :

- một động từ ở dạng bị động : amor – trong tiếng La tinh

- một động ngữ : a été supris par la police – trong tiếng Pháp

- một mệnh đề : (il craint d'être tué,) alors qu'il a été arrêté à deux reprises par

les autorités ivoiriennes et qu'il a été relâché.i (ông ta sợ bị giết, trong khi đó ông ta đã

từng bị nhà cầm quyền Bờ Biển Ngà bắt hai lần và sau đó đã được thả.)

- Một câu : Il a ensuite été convoqué par la Police de Bizerte le 4 mai 2005. (Anh

ta đã bị cảnh sát của Bizerte triệu tập hôm 4-5-2005).

Page 18: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

1.1.1.3. Dạng bị động là gì ?

Theo từ điển Le Trésor de la Langue Française [84], Le passif là tập hợp của các

hình thái động từ bị động (L'ensemble des formes verbales passives.). Le passif đã được

dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau : dạng bị động, thái bị động, cấu trúc bị

động hay câu bị động. Trong luận án này, khái niệm le passif sẽ được hiểu theo định

nghĩa trên đây của từ điển Le Trésor de la Langue Française và được dịch theo một trong

những cách nói phổ biến đó là dạng bị động.

Dạng bị động là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến ở các ngôn ngữ Ấn-Âu. Song,

có thể nói là mỗi trường phái ngữ pháp đều có cách quan niệm riêng của mình về hiện

tượng ngữ pháp này. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu xem dạng bị động được quan

niệm như thế nào trong các trường phái ngữ pháp truyền thống, cải biến-tạo sinh, loại

hình học cú pháp, ngữ nghĩa-chức năng.

1.1.2. Dạng bị động trong ngữ pháp truyền thống

Có thể là do chịu ảnh hưởng của cách quan niệm ở các ngôn ngữ như tiếng La-tinh

hoặc Hy-lạp mà các tác giả của ngữ pháp truyền thống thường quan niệm rằng dạng bị

động là một phạm trù hình thái học thuần tuý. G. Mauger [117:199] đã xếp dạng bị động

vào mục chia động từ của tiếng Pháp. Tuy nhiên, ngay cả trong các ngôn ngữ có phạm trù

dạng rõ ràng, khi đề cập đến phạm trù này, các nhà nghiên cứu, ngoài việc phân biệt dạng

chủ động (voix active) với dạng bị động (voix passive) của động từ ra, còn phải nói đến

sự thay đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp của động từ. Cụ thể là trong một câu có

động từ ở dạng chủ động, chủ ngữ của câu đồng thời là chủ thể thực hiện hành động và

bổ ngữ trực tiếp của câu là đối tượng chịu tác động của hành động. Sau đây là ví dụ do

Maurice Grévisse đưa ra trong cuốn Le Bon Usage [100], một trong những cuốn cẩm

nang ngữ pháp tiếng Pháp.

- Un chauffard a renversé un piéton.

(Một lái xe đi ẩu đã làm ngã một người đi bộ.)

Page 19: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

- Un piéton a été renversé par un chauffard.

(Một người đi bộ đã bị làm ngã bởi một lái xe đi ẩu.)

Trong ví dụ này, câu thứ nhất có chủ ngữ ngữ pháp đồng thời là chủ thể hành

động, bổ ngữ trực tiếp là đối tượng của hành động, động từ thì ở dạng chủ động; câu thứ

hai, theo quan niệm của ngữ pháp truyền thống, có cùng một nghĩa sâu với câu thứ nhất,

nhưng quan hệ của chủ thể và đối tượng hành động với động từ đã thay đổi ở chỗ chủ

ngữ của câu thứ hai là đối tượng của hành động, còn chủ thể hành động lúc này lại trở

thành bổ ngữ chỉ tác nhân, còn động từ thì đã được chuyển thành dạng bị động. Câu thứ

nhất có động từ ở dạng chủ động, được gọi là câu chủ động, câu thứ hai có động từ ở

dạng bị động được gọi là câu bị động.

Như vậy, dạng bị động không chỉ đơn thuần là một phạm trù hình thái học mà còn

thể hiện mối quan hệ cú pháp của các thành tố trong câu. Cách quan niệm này của ngữ

pháp truyền thống coi dạng bị động như một phạm trù hình thái học của động từ, chủ yếu

là của động từ ngoại động không hoàn toàn thỏa đáng trên nhiều phương diện. Theo cách

quan niệm này, dạng bị động chỉ có thể được biểu hiện bằng hình thái của động từ, trong

khi đó như ta đã thấy thì dạng bị động còn được thể hiện cả bằng các phương tiện cú

pháp. Mặt khác, cũng theo quan niệm này thì mỗi động từ ngoại động đều có thể tồn tại ở

2 dạng chủ động và bị động. Trong thực tế thì như ở tiếng Pháp chẳng hạn, có nhiều động

từ như avoir, peser, … chỉ có thể tồn tại ở dạng chủ động mà không có dạng bị động

tương ứng :

- J'ai 20 ans. (Tôi 20 tuổi.)(Là một câu đúng)

- * 20 ans ont été eus par moi. (*20 tuổi đã có bởi tôi.)(Là một câu đúng ngữ pháp

nhưng không tồn tại trong tiếng Pháp)

- Je pèse 70 kilos. (Tôi nặng 70 kg.)

- * 70 kilos ont été pesés par moi. (*70 kg đã cân nặng bởi tôi.)

Page 20: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

Mặt khác, ở một số ngôn ngữ, chẳng hạn như trong tiếng La-tinh, có những động

từ chỉ tồn tại ở dạng bị động mà thôi mặc dù chúng có nghĩa chủ động (verbes

déponents):

- imitor, imitaris, imitari, (có nghĩa là "bắt chước").

Ngoài ra, theo ngữ pháp truyền thống thì chủ ngữ của động từ ở dạng bị động

luôn là đối tượng chịu tác động của động từ. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhất là với

những động từ chỉ tình cảm, bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ ngoại động trong câu chủ

động tức là chủ ngữ của động từ đó ở dạng bị động không hề chịu tác động của hành

động mà chỉ là nguồn tạo tình cảm. Ví dụ như với động từ "aimer" (yêu) trong tiếng Pháp

:

- La souris est aimée par Marie. (Con chuột được Marie yêu quý.)

Trong câu này, khó có thể nói rằng "La souris – con chuột" đã chịu tác động của tình

cảm của Marie.

1.1.3. Dạng bị động trong ngữ pháp cải biến-tạo sinh

Trong ngữ pháp cải biến-tạo sinh, dạng bị động được coi là một hiện tượng ngữ

pháp phổ quát gắn liền với phép cải biến bị động (passive transformation) hay quá trình

bị động hóa (passivization). Trong cuốn "Structures syntaxiques" của N. Chomsky [81:88],

câu bị động được coi như là kết quả của sự cải biến từ các câu chủ động tương ứng: "Khi

cố gắng xây dựng một cuốn ngữ pháp tiếng Anh đơn giản nhất bao gồm một phần về cú

pháp và một phần về cải biến, chúng tôi nhận thấy rằng cốt lõi (của ngôn ngữ - ND) bao

gồm các câu đơn, trần thuật và chủ động (rất có thể là với số lượng hữu hạn) và rằng tất

cả các câu khác có thể dễ dàng được mô tả như là những câu đã được chuyển đổi.".

Theo quan niệm của ngữ pháp cải biến-tạo sinh giai đoạn đầu thì cấu trúc chủ

động gần với cấu trúc sâu còn cấu trúc bị động thì được tạo nên từ cấu trúc chủ động

bằng phép cải biến bị động (passive transformation). Chomsky đã khẳng định: "[…]

chúng tôi đã chứng minh rằng ngữ pháp sẽ vô cùng phức tạp khi nó phải chứa đựng

trong phần cốt lõi của mình cả câu chủ động lẫn câu bị động. Tình hình sẽ trở nên đơn

Page 21: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

giản hơn rất nhiều khi câu bị động được đưa ra khỏi phần cốt lõi của ngữ pháp và rồi sẽ

được đưa trở vào bằng một thao tác cải biến cho phép đổi chỗ giữa chủ ngữ và bổ ngữ

của câu và thay động từ V bằng [is + V + en + by]." (81:85). Phép cải biến có các đặc

điểm sau :

- Chủ ngữ của câu chủ động bị cải biến thành bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị

động, xuất hiện sau một giới từ (by, par = bởi), có khi bổ ngữ tác nhân này có

thể bị tỉnh lược;

- Bổ ngữ trực tiếp của câu chủ động biến thành chủ ngữ trong câu bị động;

- Động từ của câu chủ động được cải biến thành phân từ quá khứ đi sau một trợ

động từ (to be, être).

Theo quan niệm này, tuy có sự khác biệt về cấu trúc cú pháp, song giữa câu chủ

động và câu bị động tương ứng không hề có sự khác biệt về nghĩa vì chúng cùng chung

một cấu trúc sâu. Cách lập luận này không thỏa đáng ở chỗ trong nhiều trường hợp giữa

câu chủ động và câu bị động có sự khác biệt về nghĩa.

Ví dụ :

- Le site présente plusieurs rubriques pratiques : culture, social, restauration,

international, aides financières, logement et vie pratique.ii(Trang web này có nhiều

chuyên mục hấp dẫn : văn hóa, xã hội, nhà hàng, quốc tế, hỗ trợ về tài chính, nhà ở, sinh hoạt hàng

ngày.)

- Cette rubrique vous est présentée par le site DroitDuNet.fr.iii

(Chuyên mục này do

trang web DroitDuNet.fr giới thiệu với quý vị.)

Trong ví dụ này, chúng tôi đã tìm được hai câu có thực chứ không phải những câu

được xây dựng theo mô hình ngữ pháp để minh họa cho nội dung đang trình bày, nhưng

nếu theo quan niệm chung về dạng bị động thì chúng ta vẫn có thể tìm ra được câu bị

động tương ứng cho câu thứ nhất trên đây hoặc câu chủ động cho câu thứ hai. Để bảo

đảm tính khách quan, chúng tôi dựa vào hai ví dụ trên đây để phân tích. Rõ ràng là thông

tin câu thứ nhất được trình bày theo góc độ của các tác giả của website, tức là những

người đã xây dựng lên cũng như đang tiếp tục cập nhật thông tin cho website này. Trong

khi đó câu thứ hai lại được trình bày dưới góc độ của người sử dụng dịch vụ, đang truy

Page 22: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

cập vào website này để lấy thông tin và các thông tin đang lần lượt trôi qua dưới cặp mắt

của người truy cập.

Mặt khác, cách quan niệm này vẫn không khắc phục được hạn chế của ngữ pháp

truyền thống trước hiện tượng một số câu chủ động không thể chuyển được thành câu bị

động và ngược lại một số câu bị động không có câu chủ động tương ứng.

Ví dụ :

- 100.000 réfugiés irakiens qui ont gagné la frontière iranienne.iv(100.000 người tỵ

nạn Irắc đã đến được biên giới Iran.)

- * La frontière iranienne a été gagnée par 100.000 réfugiés irakiens.

- Cette grande salle peut contenir 800 personnes.v(Phòng lớn này có thể chứa tới 800

người.)

- * 800 personnes peuvent être contenues par cette grande salle.

- Mais cette affaire regarde ta mère, […].(Vụ này có liên quan đến mẹ con, […])

- * Mais ta mère est regardée par cette affaire […].

Sau này, Chomsky có phát triển thêm Lý thuyết chuẩn (Standard Theory, 1965) và

Lý thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory, 1977). Song nhìn chung, các tác

giả của ngữ pháp cải biến-tạo sinh đều cho rằng câu bị động là kết quả của phép cải biến

bị động và đây là một phổ niệm hình thức có ở tất cả các ngôn ngữ; các lý thuyết này vẫn

không thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề nêu trên của dạng bị động.

1.1.4. Dạng bị động trong loại hình học cú pháp

Theo quan niệm loại hình học cú pháp thì sự tồn tại của dạng bị động gắn liền với

sự phân biệt về loại hình học cú pháp điển hình giữa các ngôn ngữ "thiên chủ ngữ"

(subject prominent) và các ngôn ngữ "thiên chủ đề" (topic prominent). Sự phân biệt này

do Ch. N. Li và S. A. Thompson đề ra lần đầu tiên năm 1976 trong công trình "Subject

and topic: a new typology of language" [136]. Dựa vào sự có mặt của chủ ngữ hoặc chủ

đề trong câu, hai tác giả này đã chia các ngôn ngữ thành 2 nhóm cơ bản là các ngôn ngữ

Page 23: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

thiên chủ ngữ (La-tinh, Hy Lạp, Nga, Anh, …) và các ngôn ngữ thiên chủ đề (Hán, Việt,

…). Các tác giả này cho rằng bị động là một hiện tượng ngữ pháp điển hình của ngôn ngữ

thiên chủ ngữ. Vậy đến đây, chúng ta thấy có một sự phân biệt khá rõ nét giữa ngữ pháp

cải biến-tạo sinh với loại hình học cú pháp trong quan niệm về dạng bị động : trong khi

ngữ pháp cải biến-tạo sinh coi bị động là một phổ niệm ngôn ngữ, loại hình học cú pháp

lại cho rằng hiện tượng này chỉ có ở các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn ở các ngôn ngữ

thiên chủ đề thì đây là một hiện tượng hiếm gặp.

1.1.5. Dạng bị động trong ngữ pháp ngữ nghĩa-chức năng

Các công trình nghiên cứu theo hướng ngữ nghĩa-chức năng có khuynh hướng kết

hợp cả hai cách quan niệm của ngữ pháp cải biến-tạo sinh và loại hình học cú pháp để

phân tích hiện tượng bị động : các tác giả thuộc trường phái này (Givón, Dixon, Palmer)

cho rằng bị động là một hiện tượng ngữ pháp vừa có tính phổ quát vừa có tính loại hình.

Theo Palmer :"Nếu bị động là một phạm trù có giá trị về mặt hình thái học, thì cũng như

các phạm trù khác, nó phải được nhận diện qua (1) ý nghĩa hoặc chức năng mà nó có

chung ở các ngôn ngữ, và (2) qua các dấu hiệu hình thức của nó trong các ngôn ngữ cụ

thể." (Palmer, 1994, trích theo Nguyễn Hồng Cổn [11]). Như vậy, theo tác giả này thì

tính phổ quát của dạng bị động được thể hiện qua các đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng, còn

tính loại hình được thể hiện qua các đặc điểm hình thái cú pháp. Do cách quan niệm như

vậy, trong trường phái ngữ pháp này, dạng bị động được được phân tích trên cả ba

phương diện chức năng dụng học, cấu trúc ngữ nghĩa và đặc điểm hình thái cú pháp.

1.1.5.1. Dạng bị động xét trên phƣơng diện chức năng dụng học

Theo các tác giả của trường phái này (Dixon, 1992, Palmer,1994), việc sử dụng

dạng bị động có những nguyên nhân về dụng học. Trước hết, vì nhiều lý do khác nhau mà

người ta sử dụng dạng bị động để tránh phải nêu chủ thể của hành động (tác thể). Thứ hai

là do người nói muốn tập trung mô tả kết quả của hành động chứ không muốn mô tả quá

trình diễn ra của hành động. Thứ ba là do dạng bị động giúp cho việc thiết lập liên kết

Page 24: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

chủ đề. Ngoài ra, dạng bị động còn cho phép nhấn mạnh vào chủ thể hành động khi nó

xuất hiện ở vị trí bổ ngữ chỉ tác nhân.

1.1.5.2. Dạng bị động xét trên phƣơng diện cấu trúc ngữ nghĩa

Xét trên phương diện này, khi thay một cấu trúc chủ động bằng một cấu trúc bị

động thì sẽ có một sự thay đổi về ý nghĩa do có một sự thay đổi của các tham tố ngữ

nghĩa cơ bản là tác thể (tức là chủ thể hành động), bị thể/đích thể (đối tượng chịu sự tác

động của hành động) và động từ. Cụ thể là trong câu bị động, tác thể không nằm ở vị trí

chủ ngữ của câu mà hoặc là nằm ở vị trí bổ ngữ tác nhân hoặc bị tỉnh lược hoàn toàn; bị

thể lên giữ vị trí chủ ngữ; động từ ngoại động của câu chủ động bị biến thành một dạng

mới thể hiện trạng thái.

1.1.5.3. Dạng bị động xét trên phƣơng diện hình thái cú pháp

Xét trên phương diện này, câu bị động có đặc điểm sau: chủ ngữ của câu không

còn biểu hiện tác thể mà biểu hiện bị thể, hay nói cách khác thì tác thể không còn làm chủ

ngữ của câu mà chỉ làm bổ ngữ chỉ tác nhân, nếu có xuất hiện thì thường đi sau một giới

từ (by, par, bởi, …); bị thể lên làm chủ ngữ của câu; động từ thì biến từ hình thái diễn đạt

hành động ngoại động thành hình thái thể hiện trạng thái của bị thể chủ ngữ.

1.2. Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cơ bản và phổ biến nhất

về dạng bị động của tiếng Pháp. Trong số đó có các tác giả thuộc các trường phái ngữ

pháp khác nhau. Có thể nói rằng hầu hết các tác giả đều coi dạng bị động như là kết quả

của một sự chuyển đổi từ một câu chủ động tương ứng; tất cả các yếu tố của câu chủ

động (như chủ ngữ, bổ ngữ chỉ đối tượng và động từ ngoại động) đều được duy trì trong

câu bị động; chỉ có điều là ở câu bị động, chủ ngữ và bổ ngữ đối tượng đổi chỗ cho nhau,

còn dạng thức của động từ thì bị thay đổi.

Nhìn chung, dạng bị động được định nghĩa là sự đối lập với dạng chủ động trên ba

khía cạnh:

Page 25: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

- Sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp;

- Sự thay đổi của động từ : ở dạng bị động, động từ được chia với trợ động từ

"être";

- Sự hiện diện của một giới từ (PAR hoặc DE) trước bổ ngữ chỉ tác nhân.

Thường thì bổ ngữ chỉ tác nhân bị tỉnh lược.

Ví dụ :

- Dạng chủ động : Pierre aime Marie. (Pierre yêu Marie.)

- Dạng bị động : Marie est aimée de (ou par) Pierre. (Marie được Pierre yêu.)

Cho đến nay, có ít nhất là năm cách định nghĩa khác nhau về dạng bị động dựa

trên : nghĩa; hình thái; cú pháp; cả nghĩa lẫn hình thái; cả hình thái lẫn cú pháp.

1.2.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

Theo quan niệm truyền thống, các nhà ngữ pháp thường đối lập dạng chủ động,

khi chủ ngữ thực hiện hành động, với dạng bị động, khi chủ ngữ chịu sự tác động của

hành động. Theo Wagner R. L. et J. Pinchon :"Dạng bị động là dạng có chủ ngữ của

động từ thể hiện đối tượng của hành động (tức là bổ ngữ chỉ đối tượng ở dạng chủ

động).". Và chỉ trong phần chú thích thêm thì các tác giả này mới đề cập đến hình thái

của động từ :

"Lưu ý

Cái mà người ta gọi là dạng bị động được thực hiện về mặt hình thái trong một

ngữ đoạn kiểu : être + dạng tính động từ) (phân từ quá khứ - ND)" [126:246].

Cách định nghĩa này đã bị phê phán từ lâu, vả lại chính các tác giả thuộc trường

phái này cũng đã chỉ ra những hạn chế của nó. H. Bonnard, tác giả của cuốn Grammaire

française des lycées et collèges, [74:147] đã viết :"Cách định nghĩa này đưa ra chỉ để đối

lập các nghĩa khác nhau của bản thân một động từ; không nên cho rằng tất cả mọi động

từ ở dạng chủ động hay phản thân đều có nghĩa như trong định nghĩa trên đây (có nghĩa

là chỉ ra rằng chủ ngữ là chủ thể của hành động – ND). Ai cũng biết rằng rất nhiều động

Page 26: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

từ ở dạng chủ động chỉ thể hiện một trạng thái: Le malade souffre, le chat est gris (Bệnh

nhân bị đau, con mèo màu xám); một số động từ ở dạng chủ động nhưng chủ ngữ ngữ pháp lại

là đối tượng chịu tác động của hành động được diễn tả bằng động từ : Le sucre fond, le

pain cuit."(Đường chảy, bánh chín.)

1.2.2. Định nghĩa dựa trên hình thái

Dạng bị động được coi là một dạng thức của động từ và được đối lập với dạng chủ

động theo các tiêu chí hình thái học : dạng bị động (voix passive) là một yếu tố để phân

loại động từ. Về ngữ nghĩa, người ta phân biệt giữa thực hiện hành động và chịu tác động

của hành động. Một tác giả có thể được coi là đại diện của cách định nghĩa này là G.

Mauger :"Tiếng Pháp không có dạng bị động đặc thù. Chính sự kết hợp của trợ động từ

être với phân từ quá khứ đóng vai trò của dạng bị động." (Grammaire pratique du

français d'aujourd'hui" [117:199]).

Theo G. và R. Le Bidois, "Người ta có thể trình bày hành động theo cách nó do

một người nào đó thực hiện hoặc do người đó chịu đựng. Do đó cần có sự phân biệt giữa

chủ động và bị động. Ứng với sự khác biệt trong cách trình bày này là một phạm trù ngữ

pháp có tên là dạng (voix); dạng được hiểu là một cách chia riêng biệt của động từ tuỳ

theo nó được chia ở dạng chủ động hay ở dạng bị động." [113:405].

Các tác giả này đều coi dạng bị động là một phạm trù (voix) của động từ. Theo họ,

động từ tiếng Pháp có hai dạng : chủ động và bị động. Chỉ những động từ có bổ ngữ đối

tượng mới có dạng bị động. Dạng bị động được biểu đạt bằng trợ động từ "être" và phân

từ quá khứ của động từ. Khi một câu được chuyển từ dạng chủ động sang dạng bị động

thì đối tượng của hành động được chuyển từ vị trí bổ ngữ đối tượng (complément d'objet)

của động từ lên thành chủ ngữ; còn chủ thể của hành động thì từ vị trí chủ ngữ trở thành

bổ ngữ tác nhân và thường được kết nối với động từ bằng các giới từ par hoặc de.

Thực chất, quan niệm này chỉ xét trên phương diện thuần tuý hình thức, cơ bản

dựa vào phép biến đổi dạng động từ chủ động sang bị động. Vì thế nó dễ được người học

tiếp thu, áp dụng phép chuyển đổi. Song, hạn chế của quan niệm này là làm cho người

học thường tiếp thu một cách máy móc, nhiều khi đưa ra những câu bị động khó chấp

Page 27: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

nhận trong tiếng Pháp :

- Une grande voiture traverse la ville. (Một chiếc ô tô to đi xuyên qua thành phố.)

*La ville est traversée par une grande voiture. (*Thành phố bị đi xuyên qua bởi

một chiếc ô tô to.)

Câu này không thể chuyển thành câu bị động vì "la ville" ở đây không phải là bị

thể. Ngoài khó khăn trên, người học còn lúng túng khi cần phân biệt những trường hợp

đặc biệt, chẳng hạn như sự không tương ứng giữa dạng chủ động và bị động

- On ferme la porte. (Người ta đóng cửa.) # La porte est fermée. (Cửa đóng.)

Mặt khác, cách quan niệm này có thể bị phản bác cả trên hai phương diện. Về mặt hình thức, không thể chỉ có sự thay đổi về hình thái của động từ mà

không có những thay đổi khác trong câu; cần phải thấy dạng bị động là một hiện tượng liên quan đến cả câu. Về sự thay đổi về hình thái của động từ thì chỉ đơn giản là sự bổ sung trợ động từ être vào đằng trước phân từ quá khứ, còn thời và thức (mode) thì vẫn giữ nguyên và được thể hiện ở trợ động từ être. Về điểm này, tiếng Pháp khác với nhiều ngôn ngữ khác

như tiếng La-tinh chẳng hạn. Tiếng La-tinh có các phụ tố riêng biệt để thể hiện dạng bị động : amabam (hồi đó tôi đang yêu) # amabar (hồi đó tôi đang được

yêu). Cách định nghĩa này đã bộc lộ một hạn chế khác đó là trong tiếng TÀI

LIỆU THAM KHẢO

Phần tiếng Việt

1. NGUYỄN THỊ ẢNH (2000), "Tiếng Việt có thái bị động không?", Kỷ yếu khoa học, khoa Ngữ văn ĐHSP

TP Hồ Chí Minh, tr.235-243.

2. DIỆP QUANG BAN (1984), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập 2, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên

nghiệp, Hà Nội.

3. DIỆP QUANG BAN, HOÀNG VĂN THUNG (1991), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

4. DIỆP QUANG BAN (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. DIỆP QUANG BAN, NGUYỄN THỊ THUẬN (2000), "Lại bàn về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt",

Tạp chí Ngôn ngữ , (7), tr.14-21.

6. DIỆP QUANG BAN (2001), "Có phải trong ngôn ngữ chỉ có cộng và trừ ? Và bàn thêm về câu bị động

tiếng Việt", Tạp chí ngôn ngữ, (13), tr.1-11.

7. DIỆP QUANG BAN (2004), Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

8. NGUYỄN TÀI CẨN (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội (1998), Hà Nội.

9. NGUYỄN TÀI CẨN (1978), "Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ "Bị, được, phải", Ngôn ngữ, (2)

tr. 20-22.

10. NGUYỄN HỒNG CỔN (2000), "Về sự phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa trong các đơn vị ngữ

pháp", Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 36-47.

11. NGUYỄN HỒNG CỔN, BÙI THỊ DIÊN (2004), "Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt",

Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 1-12, (8) tr. 8-18.

Page 28: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

12. CHAFE W.L. (1975), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Người dịch : Nguyễn Văn Lai, Nxb Giáo dục

(1998), Hà Nội.

13. ĐỖ HỮU CHÂU, BÙI MINH TOÁN (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. TRƢƠNG VĂN CHÌNH, NGUYỄN HIẾN LÊ (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Huế.

15. HÀ THÀNH CHUNG (2005), "Cách dịch mệnh đề phân từ tiếng Anh", Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr.56-67.

16. MAI NGỌC CHỪ, VŨ ĐỨC NGHIỆU, HOÀNG TRỌNG PHIẾN (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. NGUYỄN ĐỨC DÂN (1987), Lô gíc – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

Hà Nội.

18. NGUYỄN ĐỨC DÂN (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. BÙI THỊ DIÊN (2003), Câu bị động tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt, Luận văn thạc

sĩ, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. NGUYỄN CAO ĐÀM (1998), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. VŨ CAO ĐÀM (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, xuất bản lần thứ năm, Nxb Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội .

22. HỮU ĐẠT, TRẦN TRÍ DÕI, ĐÀO THANH LAN (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. HỮU ĐẠT (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.

24. LÊ ĐÔNG (1991), "Ngữ nghĩa – ngữ dụng các từ : siêu ngôn ngữ và các từ tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ

(2), tr. 15-23.

25. ĐINH VĂN ĐỨC (1986), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (2001).

26. NGUYỄN THIỆN GIÁP (chủ biên), ĐOÀN THIỆN THUẬT, NGUYỄN MINH THUYẾT (1995), Dẫn

luận ngôn ngữ học (in lần 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội (2005).

27. NGUYỄN THIỆN GIÁP (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. CAO XUÂN HẠO (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. (Quyển 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

29. CAO XUÂN HẠO (2001), "Hai phép tính cộng và trừ trong ngôn ngữ học", Tạp chí ngôn ngữ, (10), tr.1-

12.

30. NGUYỄN VĂN HIỆP, VÕ THỊ MINH HÀ (2002), Tiếng Việt nửa cuối thế kỷ XX, Đề tài ĐHQG, Hà

Nội.

31. NGUYỄN VĂN HIỆP (2002), "Vài nét về nghiên cứu lịch sử cú pháp tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ (10),

tr. 16-34.

32. LÊ TRUNG HOA (1985), "Nhận xét về cách dùng các từ : được, phải, bị, mắc, chịu trong một số văn bản

của thế kỷ XVII", Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr21-23.

33. TRẦN TRỌNG KIM, BÙI KỶ, PHAM DUY KHIÊM (1941), Văn phạm Việt Nam, Tân Việt.

34. ĐINH TRỌNG LẠC, NGUYỄN THÁI HOÀ (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. NGUYỄN LAI (1994), "Về mối quan hệ giữa phạm trù ngữ nghĩa và phạm trù ngữ pháp", trong Những

vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. LYONS, J. (1972), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Người dịch : Vương Hữu Lễ, Nxb Giáo dục (1996),

Hà Nội.

37. ĐƢỜNG CÔNG MINH (2004), "Ngôn ngữ học đối chiếu và nghiên cứu đối chiếu Pháp-Việt", Tạp chí

Ngôn ngữ, (8), tr.47-54.

38. VŨ ĐỨC NGHIỆU (1998), "So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ Phải và t'râw trong tiếng Việt

và tiếng Khmer hiện nay", Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, t.XVI, n°2, tr. 1-6.

39. VŨ ĐỨC NGHIỆU (2002), "So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của được, bị, phải trong tiếng Việt với ban,

t'râw trong tiếng Khmer", Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 13-24.

40. PHAN NGỌC, PHẠM ĐỨC DƢƠNG (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Uỷ ban khoa học xã

hội – Viện Đông Nam Á, Hà Nội.

41. HOÀNG TRỌNG PHIẾN (1980), Ngữ pháp tiếng Việt : Câu, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.

42. HỮU QUỲNH (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. SAUSSURE F. de (1916), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội (1973), Hà Nội.

44. VŨ THẾ THẠCH (1981), "Nghĩa của các từ Bị, Được, Phải trong tiếng Việt hiện đại", Giữ gìn sự trong

sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.192-197.

45. VŨ THẾ THẠCH (1988), "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ được, bị, phải trong tiếng Việt hiện đại",

Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 54-59.

46. LÊ XUÂN THẠI (1989), "Câu bị động trong tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, (3).

47. NGUYỄN KIM THẢN (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, (1997).

Page 29: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

48. NGUYỄN KIM THẢN (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. NGUYỄN THỊ VIỆT THANH (2002), "Một số nhận xét khi so sánh loại câu bị động của tiếng Nhật và

tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr.25-30.

50. LÝ TOÀN THẮNG (2000), "Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu", Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr. 1-9.

51. LÝ TOÀN THẮNG (2005), Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb

KHXH, Hà Nội.

52. TRẦN NGỌC THÊM (1999), "Ngữ dụng học và văn hóa ngôn ngữ học", Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr. 32-37.

53. LÊ QUANG THIÊM (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

54. THOMPSON L.A. (1965), Ngữ pháp tiếng Việt, Sài Gòn, (Bản dịch tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học).

55. NGUYỄN THỊ THUẬN (2002), Các động từ tình thái nên, cần, phải, bị, được trong câu tiếng Việt, Luận

án Tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.

56. NGUYỄN MINH THUYẾT (1981), "Câu không chủ ngữ với tân ngữ đứng đầu", Tạp chí ngôn ngữ, (1),

tr.

57. NGUYỄN MINH THUYẾT (1986), "Vai trò của được, bị trong câu bị động tiếng Việt", Những vấn đề

các ngôn ngữ Phương Đông (Viện ngôn ngữ học), tr.204-207.

58. NGUYỄN MINH THUYẾT, NGUYỄN VĂN HIỆP (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

59. VƢƠNG TOÀN (2004), "Đối chiếu để dạy và học ngôn ngữ : tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và

tiếng Pháp", Tạp chí Ngôn ngữ, (2), tr. 68-76.

60. ỦY BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. ĐINH HỒNG VÂN (1997), "Tiếng Việt, một nạn nhân của dịch thuật", Ngôn ngữ và đời sống, 7(21), Hà

Nội, tr. 3-4.

62. ĐINH HỒNG VÂN (2002), "Một số nhận xét về cách định nghĩa dạng bị động trong tiếng pháp", In Kỷ

yếu Ngữ học trẻ 2002, tr. 428-437.

63. ĐINH HỒNG VÂN (2002), "Sự lựa chọn giới từ đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân trong dạng bị động tiếng

pháp", In Kỷ yếu Ngữ học trẻ 2003, tr. 354-357.

64. ĐINH HỒNG VÂN (2003), "Chữ và nghĩa trong các bài báo dịch từ tiếng nước ngoài", Báo cáo tại Hội

thảo "Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam", Hà Nội.

65. ĐINH HỒNG VÂN (2003), Vấn đề dạng bị động trong tiếng pháp và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng

pháp cho sinh viên chuyên ngữ việt nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia, Hà Nội.

66. ĐINH HỒNG VÂN (2005), "Làm sao để bảo đảm chữ TÍN trong dịch thuật", Ngôn ngữ và đời sống, (1-2),

Hà Nội, tr. 68-71.

67. ĐINH HỒNG VÂN (2005), "Vị trí của văn hóa trong dạy-học ngoại ngữ", Ngôn ngữ và đời sống, (3), Hà

Nội, tr. 36-42.

68. PHẠM HÙNG VIỆT (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ động từ tiếng Việt hiện đại, Luận án Phó

tiến sĩ khoa học ngữ văn, Hà Nội.

69. ĐỖ QUANG VIỆT (2000), "Suy nghĩ về một dạng câu bị động trong tiếng Pháp", Tạp chí Ngôn ngữ (4).

70. XTANKÊVÍCH N.V. (1982), Các loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

71. XTÊPANOV Yu.X. (1975), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH và THCN (1977), Hà

Nội.

Phần tiếng Pháp

72. ASLANIDES S. (2001), Grammaire du français du mot au texte,

73. BAYLON C., FABRE P. (1978), Grammaire systématique de la langue française, Nathan université,

Paris.

74. BONNARD H. (1950), Grammaire française des lycées et collèges, SUDEL, 11e édition (1973), Paris.

75. BOULARES M., FREROT J.-L. (1997), Grammaire progressive du français – Niveau avancé – Avec

400 exercices, CLE International, Paris.

76. BULTEAU R., (1953), Cours d'Annamite (Langue vietnamienne), 4è édition – Edition Larose, Paris.

77. CALLAMAND M. (1996), Grammaire vivante du français, français langue étrangère, Larousse, Paris.

78. CHARAUDEAU P. (1993), Grammaire du sens et de l'expression, Hachette, Paris.

79. CHEVALIER J.C. et al. (1964), Grammaire Larousse du français contemporain, Larousse, Paris.

80. TRƢƠNG VĂN CHÌNH (1970), Structure de la langue vietnamienne, Librairie orientaliste Paul

GEUTHNER, Paris.

81. CHOMSKY N., (1957), Structures syntaxiques – Traduction publiée aux Editions du Seuil, Paris, 1969.

Page 30: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

82. CHOMSKY N., (1965), Aspects de la théorie syntaxique – Traduction publiée aux Editions du Seuil,

Paris, 1971.

83. CORDIER G. (1932), Cours de langue annamite, Hà Nội.

84. DENDIEN J. (2002), Le Trésor de la Langue Française, Dictionnaire en ligne, ATILF, CNRS.

85. DICTIONNAIRE DE L'ACADEMIE FRANÇAISE (1762), 4ème édition du dictionnaire en ligne.

86. DICTIONNAIRE LE ROBERT (2001), Le Grand Robert de la langue française, Pairs.

87. DUBOIS, J. (1967), Grammaire structurale du français : le verbe, Larousse Paris.

88. DUBOIS, J. (1969), Grammaire structurale du français : la phrase et les transformations, Larousse, Paris.

89. DUBOIS J., DUBOIS-CHARLIER F. (1970), Eléments de linguistique française : Syntaxe, Larousse,

Paris.

90. DUBOIS J. et al. (1973), Dictionnaire de linguistique, Paris, Larousse.

91. DUBOIS J. et LAGANE R. (1976), La Nouvelle Grammaire du Français, Larousse, Paris.

92. DURIEUX Ch. (1988), Fondement didactique de la traduction technique, Didier Erudition, Paris.

93. ERNOUT A. (1953), Morphologie historique du latin, 3ème éd., Klincksieck, Paris.

94. GAATONE, David (1998), Le passif en français, Duculot, Paris.

95. GALICHET G. (1971), Grammaire structurale du français moderne, 4è éd., Hatier, Paris.

96. GARDES-TAMINE J. (1998), La grammaire – 2 Syntaxe, Armand Colin, Paris.

97. GOUGENHEIM G. (1970), Etudes de grammaire et de vocabulaire français, A. et J. Picard, Paris.

98. GREGOIRE, M., THIEVENAZ, O. (1996), Grammaire progressive du français – avec 500 exercices,

CLE International, Paris,

99. GREIDANUS T. (1990), Les constructions verbales en français parlé. Etude quantitative et descriptive de

la syntaxe de 250 verbes les plus fréquents, Max Niemeyer Verlag, Tübingen.

100. GREVISSE, M. (1993), Le Bon Usage, Treizième édition, Duculot, Paris.

101. GREVISSE M. et GOOSSE A. (1995), Nouvelle Grammaire française, 3e édition, DeBoeck--Duculot,

Louvain-la-Neuve,.

102. GROSS M. (1968), Grammaire transformationnelle du français, 1 – Syntaxe du verbe, Malakoff,

Cantilène.

103. HAGEGE Cl. (1982), La structure des langues, Paris, PUF, Que sais-je ?

104. BÙI THỊ HIỂN (2002), Le passif, comment est-il traduit en vietnamien ? Mémoire de fin d'études

universitaires, Hà Nội.

105. TRẦN THANH HIẾU (2003), Comment le passif a-t-il été traduit dans le langage juridique ? , Mémoire

de fin d'études universitaires, Hà Nội.

106. NGUYỄN VĂN HOÀNG (2001), Analyse contrastive du passif en français et en vietnamien, Thèse de

doctorat Nouveau régime, Université de Rouen.

107. HUPET M., COSTERMANS J. (1976), "Un passif : pourquoi faire ?", La linguistique (12-2), pp. 3-26.

108. HURTADO A. (1990), La notion de fidélité en traduction, Didier Erudition, Paris.

109. ISRAEL F., LEDERER M. (1991), La liberté en traduction, Didier Erudition, Paris.

110. TRƢƠNG VĨNH KÝ (1883), Grammaire de la langue annamite, Sài Gòn.

111. LAPLACE C. (1994), Théorie du langage et théorie de la traduction les concepts clefs de trois auteurs,

Kade (Leipzig), Coseriu (Tübingen), Seleskovitch (Paris) , Didier Erudition, Paris.

112. LEDERER, M. (1984), Interpréter pour traduire, (en collaboration avec D. Seleskovitch), Didier

Erudition, Paris, (2ème

édition - revue et corrigée, 1993).

113. LE BIDOIS, G. et R. (1971), Syntaxe du français moderne, Tome premier, A. et J. Picard, Paris.

114. LE GOFFIC P. (1970), "Linguistique et enseignement des langues : à propos du passif en français",

Langue française (8), p.p. 78-89.

115. LE GOFFIC P. (1993), Grammaire de la phrase française, Hachette, Paris.

116. LIBRAIRIE LAROUSSE (1997), Grand Larousse de la langue française, Paris.

117. MAUGER, G. (1968), Grammaire pratique du français d'aujourd'hui, Librairie Hachette, Paris.

118. NGUYỄN PHÚ PHONG (1976), Le syntagme verbal en vietnamien, Mouton, Paris.

119. PINCHON, J. (1986), Morphosyntaxe du français, Hachette Université, Paris.

120. REFEROVSKAIA E.A., VASSILIEVA A.K. (1973), Essai de grammaire française.

Cours théorique. Léningrad.

121. RIEGEL M., PELLAT J.-Ch., RIOUL R. (1996), Grammaire méthodique du français, PUF -

Linguistique Nouvelle, Paris.

122. ROTHEMBERG M. (1974), Les verbes à la fois transitifs et intransitifs en français contemporain,

Mouton, Paris.

Page 31: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

123. TESNIERE, L. (1959), Eléments de syntaxe structurale, 2è édition revue et corrigée, Klincksieck (1982),

Paris.

124. TOMASSONE R. (1996), Enseigner la grammaire, Delagrave, Paris.

125. VERLUYTEN P., (1985), "La phrase passive", in Melis et alii, pp. 3-90.

126. WAGNER, R.L., PINCHON J. (1962), Grammaire du français – Classique et moderne, Hachette

Université (1980), Paris.

127. WAGNER, R.L. (1980), Essais de linguistique française, Nathan, Paris.

128. WEINRICH, H. (1990), Grammaire textuelle du français, Didier/Hatier, Paris.

129. WILLEMS D. (1977), "Recherches en syntaxe verbale : quelques remarques sur la construction absolue",

Travaux de Linguistique (5), pp. 113-125.

Phần tiếng Anh

130. CRYSTAL D. (1997), A Dictionary of Linguistics & Phonetics, Blackwell Publishers.

131. CHOMSKY N. (1962), Explanatory Models in Linguistics. In: Nagel E, Suppes P, Tarski A (eds). Logic,

Methodology and Philosophy of Science. Stanford University Press, Stanford.

132. DIXON, R. M. W. (1992), A new approch to English Grammar, on Semantic Principles, Clarendon,

Oxford.

133. DYVIK, H. J.J. (1984), Subject or Topic in Vietnamese?, UNIVERSITY BERGEN, NORWAY.

134. GIVÓN T. (1993), English Grammar. A Function-Based Introduction, John Benjamins, Amsterdam.

135. INTERNATIONAL ENCYCLOPEDIA OF LINGUISTICS (1992), volume 2, William BRIGHT (editor

in chief), Oxford University Press, New York, Oxford.

136. LI, Ch. N. & THOMPSON, S. A. (1976): "Subject and Topic: a new typology of Language", Subject and

Topic, Academic, New York.

137. THOMPSON L.C. (1965), A Vietnamese grammar, The University of Washington Press, Seattle.

Nguồn ngữ liệu

138. BALZAC H. de (1831), La peau de chagrin, Flammarion, Paris.

139. BALZAC H. de (1831), Miếng da lừa, Người dịch : Nguyễn Văn Vĩnh, Nxb Trung Bắc Tân văn (1928),

Hà Nội.

140. BANZĂC H. de (1831), Miếng da lừa, Người dịch : Đỗ Đức Dục, Nxb Văn học (1973), Hà Nội.

141. BRUNET F. (1996), Bonjour Vietnam, Ed. Education, Hanoï.

142. NAM CAO (1948), "Đôi mắt", in Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX – Giai đoạn 1901-1945, Nxb Kim

Đồng (2002), tr. 116-129.

143. NAM CAO (1948), "Les yeux", in Les yeux – Recueil de nouvelles vietnamiennes 1945-1975, Tome 1,

Traduction de Lê Văn Lập et Georges Boudarel, Nxb Thế giới (1997), tr. 9-26.

144. CHAMBERLAIN A., ROSS S. (1985), Guide pratique de communication, Didier, Paris.

145. CHÂU DIÊN (2005), Chuyện tình thời a-còng, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/ ?top=

43&sub=124&article=36198.

146. TÔ HOÀI (1941), Dế mèn phiêu lưu ký, Nxb Kim Đồng (2003), Hà Nội.

147. TÔ HOÀI (1941), Les aventures de Grillon, Bản dịch của G. Boudarel, tái bản lần thứ 3, Nxb Thế Giới

(1997), Hà Nội.

148. TÔ HOÀI (1951), "Vợ chồng A Phủ", in Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX – Giai đoạn 1901-1945, Nxb

Kim Đồng (2002), tr. 575-588.

149. TÔ HOÀI (1951), "Les époux Aphou", in Les yeux – Recueil de nouvelles vietnamiennes 1945-1975,

Tome 1, Traduction de la Section française des Editions The Gioi, Nxb Thế giới (1997), tr. 27-70.

150. TRẦN HÙNG (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học hội thoại, Tài liệu lưu hành nội bộ, trường Đại học ngoại

ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội.

151. JAUFFRET E. (1942), Le Petit Gilbert, Ed. Eugène Belin, Paris.

152. JULIET Ch. (1991), Dans la lumière des saisons, Ed. P.O.L., Paris.

153. NGUYỄN KHẢI (2000), Giận ông giời, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/

154. KIM LÂN (1948), "Làng", in Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX – Giai đoạn 1901-1945, Nxb Kim Đồng

(2002), tr. 722-738.

155. KIM LÂN (1948), "Son village", in Les yeux – Recueil de nouvelles vietnamiennes 1945-1975, Tome 2,

Traduction de la Section française des Editions The Gioi, Nxb Thế giới (2000), tr.9-24.

156. LEGIFRANCE, La Constitution du 4 octobre 1958.

Page 32: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

157. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT-PHÁP (2003), Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1958, Hà Nội.

158. BẢO NINH (2005), Thách đấu, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/.

159. PHAN QUẾ (2005), Rửa mặt sông trong, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/.

Page 33: DẠNG BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG PHÁP VÀ NHỮNG PHƢƠNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16557/1/V_L2_00719.pdf · par + SN Giới từ PAR + danh ngữ PPP phân từ

Xuất xứ của các ví dụ i http://72.14.203.104/search?q=cache:tVuk4NBYieIJ:www.anafe.org/download/rapports/larouletterusse.pdf

+%22%C3%A9t%C3%A9+arr%C3%AAt%C3%A9+%C3%A0+deux+reprises+par+les+autorit%C3%A9s+ivoiriennes+et+qu

%27il+a+%C3%A9t%C3%A9+rel%C3%A2ch%C3%A9%22&hl=fr ii http://www.chu-nice.fr/site_CHU/site/portail_site_etudiant.php?idRub=75 iii http://www.wanadoo.fr/bin/frame2.cgi?u=http%3A//droitdunet.event.wanadoo.fr/ iv http://www.ridi.org/adi/actualite/2003/nouv200304.html v http://www.ville-amberieuenbugey.fr/?id_rub1=346&id_rub2=179