228
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ Nội - 2016

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16201/1/Luan an Nguyen Thi Thuy Hang.pdf · lập cũng chính là mốc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945

Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 62320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

GS.TS. Đỗ Quang Hưng

GS.TS. Phùng Hữu Phú

Hà Nội - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các

tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, rõ ràng và chính xác. Những kết

quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thúy Hằng

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Quang Hưng, người đã gợi

ý tưởng, truyền cảm hứng, giảng dạy cho tôi về phương pháp, tri thức và tận tình

hướng dẫn tôi thực hiện luận án này.

Tôi xin gửi lời tri ân đến GS. Hà Minh Đức, thầy đã hướng dẫn tôi khóa luận

tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và cho tôi những động viên tinh thần trong quá

trình làm luận án. Xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Hường, Ban Chủ nhiệm Khoa và

các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã đào tạo tôi suốt cả quá

trình từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Báo chí.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Phùng Hữu Phú, Ban Chủ

nhiệm Khoa, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp ở Khoa Khoa học Chính trị,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, về những chỉ bảo, góp ý cũng như

sự quan tâm, khích lệ trong suốt quá trình tôi làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt, xin

được cảm ơn chị Vũ Thị Minh Thắng, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc biên

dịch các tài liệu tiếng Pháp và đọc bản thảo luận án.

Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn đến TS. Eva Hansson, cô

giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu ở

Đại học Stockholm, Thụy Điển. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà báo ở Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí đã trả lời phỏng

vấn và cho tôi thêm những chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các cán bộ ở

Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Sử học, Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia I, Trung Tâm Thông - Tin Thư viện - ĐHQGHN và nhiều cơ quan

khác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khai thác tư liệu phục vụ luận án. Xin

cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ở cả trong và ngoài nước, đã động viên, khích lệ.

Đặc biệt, Luận án này xin được dành tặng Gia đình - Bố mẹ, Chồng và các

con, những người đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, yêu thương và chia sẻ cùng tôi trong

suốt thời gian tôi làm luận án!

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thúy Hằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 6

6. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 6

7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 8

1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí ............................................................... 8

1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị ...................................................... 13

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................... 15

1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ....... 15

1.2.2. Về lý thuyết truyền thông chính trị ....................................................................... 18

1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề cần giải quyết ........................ 22

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ VÀ ĐỜI SỐNG

CHÍNH TRỊ ....................................................................................................................... 25

2.1. Khái niệm dòng báo chính trị, đời sống chính trị ............................................... 25

2.1.1. Khái niệm dòng báo chính trị ............................................................................... 25

2.1.2. Khái niệm đời sống chính trị ................................................................................ 29

2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị .............................. 31

2.2.1. Quan điểm mác xít ................................................................................................ 31

2.2.2. Các lý thuyết khác................................................................................................. 39

Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 45

CHƢƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ

TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) .................................... 46

3.1. Cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam ............................................... 46

3.1.1. Cơ sở chính trị-xã hội .......................................................................................... 46

3.1.2. Cơ sở văn hóa-tư tưởng ........................................................................................ 51

3.2. Các giai đoạn phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam ............................ 54

3.2.1. Giai đoạn trước năm 1925 .................................................................................... 54

3.2.2. Giai đoạn 1925 đến 1936 ...................................................................................... 56

3.2.3. Giai đoạn 1936 đến 1939 ...................................................................................... 58

3.2.4. Giai đoạn 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945 ................................................ 60

3.3. Các khuynh hƣớng của dòng báo chính trị ......................................................... 61

3.3.1. Báo chí theo khuynh hướng mác xít ..................................................................... 62

3.3.2. Báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền ............. 64

3.3.3. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương ... 66

3.3.4. Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist ................................................................. 68

3.4. Lực lƣợng làm báo chính trị ................................................................................. 69

3.4.1. Các nhà Nho cấp tiến ............................................................................................ 69

3.4.2. Giới trí thức Tây học............................................................................................. 71

3.4.3. Các nhà báo cách mạng ........................................................................................ 74

Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................... 77

CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ

Ở VIỆT NAM (1925-1945) ........................................................................................... 79

4.1. Nội dung dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)........................................ 79

4.1.1. Thể hiện thái độ chính trị ...................................................................................... 79

4.1.2. Phản ánh các phong trào yêu nước và cách mạng ................................................ 82

4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận ............................................................................... 85

4.1.4. Cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu ............................................................... 94

4.2. Nghệ thuật làm báo chính trị 1925-1945.............................................................. 96

4.2.1. Hoạt động tổ chức tòa soạn................................................................................... 96

4.2.2. Tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục .......................................................... 100

4.2.3. Tổ chức “nhóm báo” ............................................................................................. 102

4.2.4. Phong cách báo chí chính trị ................................................................................. 104

Tiểu kết chƣơng 4 ......................................................................................................... 111

CHƢƠNG 5: VAI TRÒ CỦA DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC ................................. 113

5.1. Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945) .... 113

5.1.1. Vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào chính trị .................................. 113

5.1.2. Nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng ......................... 117

5.1.3. Làm rung chuyển chính quyền thuộc địa .............................................................. 125

5.2. Một số bài học ........................................................................................................ 129

5.2.1. Báo chí - một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng

tháng Tám 1945 .............................................................................................................. 129

5.2.2. Dòng báo chính trị-lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc ............................... 133

5.2.3. Vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí ...................................................................... 136

5.2.4. Xây dựng đội ngũ làm báo chính trị ..................................................................... 139

5.2.5. Kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo chí chính trị ................................................. 141

Tiểu kết chƣơng 5 ......................................................................................................... 144

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ...................................................................................................................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152

PHỤ LỤC

HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TÊN HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ TRANG

Mô hình về quá trình sản xuất, nội dung và hiệu quả của truyền

thông chính trị 27

DANH MỤC VIẾT TẮT

BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

H. Hà Nội

KH Ký hiệu

NXB Nhà xuất bản

pp. pages

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐC Truyền thông đại chúng

tr. trang

TƯ Trung ương

TVQG Thư viện Quốc gia

UBTƯ Ủy ban Trung ương

VSH Viện Sử học

VTTKHXH Viện Thông tin Khoa học Xã hội

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với công cuộc xâm lăng của thực dân

Pháp trên đất nước ta. Báo chí trước hết là công cụ phục vụ cho chương trình khai

hoá thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng rất nhanh chóng, các nhà yêu nước và cách

mạng Việt Nam đã nắm lấy vũ khí này, đấu tranh một cách có hiệu quả cho những

mục tiêu chính trị cụ thể. Báo chí đã theo sát từng bước đi trong cuộc đấu tranh dân

tộc và giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam. “Lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời

cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh

giành độc lập tự do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí

thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng” [65, tr.7]. Báo chí đã đóng

một vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì bên cạnh mục tiêu thông tin, báo chí

còn là phương tiện giáo dục, là vũ khí tranh đấu, thậm chí là diễn đàn lý luận - tư

tưởng của các đảng phái, các phong trào chính trị.

Năm 1925, sự ra đời của báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng

lập cũng chính là mốc mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đây đến

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua hai thập kỷ, báo chí cách mạng đã hình

thành và phát triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng về số

lượng và phân hoá một cách sâu sắc về những màu sắc chính trị-xã hội của lịch sử

báo chí Việt Nam. Năm 1925 cũng “đánh dấu một bước ngoặt trong biến chuyển

của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, bởi vì đây chính là thời điểm ra đời của các đảng

phái chính trị” [78, tr. 534], các phong trào chính trị ở Việt Nam mà báo chí là cơ

quan ngôn luận. Có thể nói đời sống chính trị giai đoạn 1925-1945 đan xen nhiều

mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng khiến cho hoạt động báo chí càng phức

tạp. Bên cạnh báo chí theo khuynh hướng mác xít, hệ thống báo chí ngày càng phát

triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dòng báo chính trị còn phát

triển một cách đa dạng theo các khuynh hướng khác như báo chí thân chính quyền

và chủ nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và

đối lập chính quyền; báo Trotskyist, v.v.. Báo chí vừa là tấm gương phản ánh các

phong trào chính trị, vừa tác động trở lại đối với những phong trào đó. Chính trên

diễn đàn báo chí, các tư tưởng chính trị Việt Nam đã được phản ánh, đồng thời phản

chiếu cả những cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, để rồi từ đó, báo chí đã góp

phần tổ chức, củng cố, phát triển các phong trào chính trị Việt Nam. Báo chí chính

trị giống như những cuốn sổ lịch đại, vừa phản chiếu đời sống chính trị Việt Nam,

vừa phản ánh những hơi thở của đời sống văn hóa dân tộc.

Đề tài “Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn

1925-1945” đã được lựa chọn cho luận án tiến sĩ báo chí bởi rất nhiều lý do.

Trước hết, sự vận động phong phú của dòng báo chính trị trong đời sống

chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 đã tạo cảm hứng và niềm say mê cho

2

nghiên cứu sinh với với đề tài này. Báo chí với sự đa màu sắc, đa giọng điệu, có

dòng báo thân chính quyền, nhưng cũng có dòng báo đấu tranh mạnh mẽ với chính

quyền thực dân, và bản thân các dòng báo vừa tồn tại cùng nhau, nhưng cũng cạnh

tranh và xung đột với nhau mạnh mẽ làm nên một bức tranh đa dạng của báo chí

Việt Nam, đòi hỏi cần được phân tích, đánh giá. “Dòng báo chính trị” là một khái

niệm khoa học, nhưng cũng là ngôn ngữ của đời sống, vận hành theo nguyên tắc

của đời sống, hàm chỉ báo chí chính trị. Chúng tôi hoàn toàn không loại trừ các tạp

chí chính trị trong đối tượng khảo sát của mình.

Bên cạnh đó, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, khi thực dân Pháp đang áp

đặt ách cai trị ở Việt Nam, xuất bản và dung dưỡng cho báo chí phục vụ chính

quyền thực dân, thì các nhà dân tộc cách mạng và những người cộng sản cũng đã

nắm lấy báo chí để phục vụ cho những mục tiêu chính trị. Tác giả luận án muốn đi

tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao báo chí cách mạng, dòng báo xuất bản bí mật,

bất hợp pháp, tồn tại trong điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn, lại có thể đóng

vai trò to lớn trong quá trình vận động cách mạng và góp phần quan trọng tạo nên

thành công của cách mạng Việt Nam?

Hơn nữa, dòng báo chính trị luôn chế ngự trong đời sống báo chí và chính trị

Việt Nam cận, hiện đại. Dòng báo chính trị rất phong phú, phức tạp, không chỉ là

dòng báo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, đa phần các

nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu dòng báo cách mạng, báo chí của Đảng Cộng

sản và một số báo chí yêu nước, khuynh tả mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện

dòng báo chính trị với các khuynh hướng báo chí ở Việt Nam. Với luận án này, tác

giả dựng lên diện mạo dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đi sâu

phân tích và lý giải một cách đầy đủ và hệ thống về cơ sở hình thành, sự phát triển

của dòng báo chính trị Việt Nam, các khuynh hướng báo chí chính trị, lực lượng

làm báo chính trị cũng như nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị Việt Nam

trong giai đoạn này.

Về mối quan hệ của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam, tác

giả luận án không có khả năng liên tưởng, giải quyết trọn vẹn mối quan hệ giữa báo

chí và chính trị hiện nay. Nhưng từ việc phân tích vị trí, vai trò của dòng báo chính

trị trong đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945), ý thức được cần phải trau dồi và

nâng cao tính cách báo chí chính trị ở nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi

cách làm báo đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, thương mại hóa, chúng tôi

rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá khứ về xử lý mối quan hệ giữa báo chí

và chính trị để vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam đương đại. Từ xưa đến nay,

dòng báo chính trị luôn có vị trí quan trọng, không chỉ là việc tuyên truyền cho

đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, mà còn phải phản ánh những sắc thái

chính trị từ đời sống, là diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Tác giả luận án hy vọng

có thể đóng góp vào việc nghiên cứu báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay,

góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của báo chí chính trị.

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Luận án nhằm phục hiện diện mạo tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính

trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945, qua đó thấy được vai trò của dòng báo này đối

với đời sống chính trị Việt Nam và rút ra một số bài học về mối quan hệ giữa báo

chí và chính trị.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ cách đặt vấn đề về mục đích nghiên cứu như trên, những nhiệm vụ

nghiên cứu chính được xác định như sau:

- Xác định một khung lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị theo

quan điểm mác xít (C.Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh), có đối chiếu

với những lý thuyết truyền thông phương Tây hiện đại; xác định hệ khái niệm (dòng

báo chính trị, dòng báo chính trị ở Việt Nam).

- Định nghĩa khái niệm dòng báo chính trị ở Việt Nam; làm rõ cơ sở ra đời

và phát triển dòng báo chính trị và các khuynh hướng báo chí chính trị; lực lượng

làm báo chính trị; nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị giai đoạn 1925-1945.

- Phân tích vai trò của dòng báo chính trị đối với các đảng phái và phong

trào chính trị giai đoạn 1925-1945, với quần chúng nhân dân và sự tác động đến

chính quyền thuộc địa.

- Rút ra một số bài học trong việc nhận thức và xử lý mối quan hệ báo chí và

chính trị trong giai đoạn 1925-1945 đối với thực tiễn báo chí và chính trị hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu là dòng báo chính trị ở Việt Nam

giai đoạn 1925-1945. Báo chí chính là cơ quan ngôn luận của các đảng phái, các

phong trào chính trị, qua đó chúng tôi tìm hiểu vai trò của dòng báo chính trị đối

với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945.

Phạm vi thời gian là báo chí chính trị giai đoạn 1925-1945, nhưng tập trung

nghiên cứu những tờ báo, tạp chí tiêu biểu nhất của các đảng phái, các khuynh

hướng chính trị, ngoài ra có tham khảo một số tờ báo có ảnh hưởng lớn đến đời

sống chính trị Việt Nam trước năm 1925. Vì số lượng các đảng phái ở Việt Nam

trước năm 1945 khá lớn, nên luận án cũng chỉ tập trung vào những đảng phái, xu

hướng chính trị có hoạt động báo chí sôi nổi và hiệu quả nhất.

Phạm vi không gian là báo chí chính trị tiêu biểu ở cả ba miền Bắc -Trung -

Nam, chủ yếu tập trung vào báo chí tiếng Việt, có so sánh đối chiếu với một số báo

chí tiếng Pháp.

Cụ thể, đối tượng và phạm vi khảo sát là những tờ báo của các khuynh

hướng chính trị như sau:

4

- Báo chí theo khuynh hướng mác xít - dĩ nhiên đây là đối tượng nghiên cứu

chủ yếu bao gồm hệ thống báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản

Đông Dương) (Dân Chúng, Tin Tức, Tạp Chí Cộng Sản, Giải Phóng, Cờ Giải

Phóng) và của các tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị -xã hội đi theo hệ tư tưởng

Mác -Lênin (Thanh Niên, Lao động, Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc v.v.)

- Báo thân chính quyền và theo khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia cải lương

(khuynh hướng chính trị thân thực dân, có sự bảo trợ của chính quyền): Đông Pháp,

Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, La Tribune Indigène (Diễn đàn bản

xứ), La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).

- Báo theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền: Đông

Pháp Thời Báo, La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè), L’Annam, Le Nhà quê v.v.

- Báo theo khuynh hướng Trotskyist: La Lutte, Tháng Mười.

Vì không có đủ sử liệu nên tác giả không nghiên cứu dòng báo chí thân Nhật,

dù đây cũng là một dòng báo tồn tại khoảng 6 năm trong giai đoạn này.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Luận án được tiếp cận theo nguyên tắc liên ngành, kết hợp giữa Báo chí học,

Chính trị học và Sử học.

Trên cơ sở trục lý thuyết Báo chí học, tác giả luận án dựa vào lý thuyết về

loại hình báo chí để nghiên cứu một dòng báo đặc biệt là dòng báo chính trị. Đây là

dòng báo quan trọng bậc nhất trong hệ thống báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1925-

1945, bởi mục đích của báo chí chính trị là giành quyền lực. Ngoài ra, tác giả cũng

sử dụng trục lý thuyết liên quan đến Chính trị học, trong đó các phương tiện truyền

thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng được coi là một công cụ, phương tiện

để giành quyền lực chính trị. Theo lý thuyết Chính trị học, đây chính là nghệ thuật

sử dụng báo chí trong hoạt động chính trị.

Dưới góc độ Báo chí học, tác giả tiếp cận hệ thống, nghiên cứu một cách

toàn diện và kỹ lưỡng tất cả những gì có liên quan đến một tờ báo như tòa soạn, ban

biên tập, hình thức và nội dung của tờ báo để thấy được tính chất và diễn biến về

đường lối của mỗi tờ báo cũng như đối tượng độc giả của báo chí.

Dưới góc độ Chính trị học, tác giả nghiên cứu đời sống chính trị với những

quan hệ, khung cảnh và chủ thể chính trị như các công dân, đảng chính trị, quan hệ

giữa các chủ thể khác nhau, các quá trình tham gia chính trị, đặc biệt là những lý

thuyết về các dạng quyền lực (quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội, quyền lực

truyền thông), sử dụng các phạm trù chính trị hiện đại như truyền thông chính trị.

Dưới góc độ Sử học, tác giả nghiên cứu dòng báo chính trị ở Việt Nam giai

đoạn 1925-1945 theo trình tự thời gian (lịch đại), đồng thời nhìn thấu vào quá trình

chuyển biến, những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể đến sự vận động của

dòng báo chính trị (đồng đại), phân tích sử liệu học.

5

Dựa trên cơ sở các tư liệu thu thập được và cách tiếp cận liên ngành, tác giả

đã sử dụng các phương pháp cụ thể:

Phương pháp phân tích văn bản: tác giả phân tích các bài viết tiêu biểu trên

các tờ báo, tạp chí thuộc dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 để tìm ra đặc điểm

nội dung và phương thức làm báo chính trị trong giai đoạn này.

Phương pháp so sánh lịch sử: tác giả phân tích điểm tương đồng và khác biệt

trong nội dung và hình thức trình bày, trong cách tranh cãi và lập luận của báo chí

theo các khuynh hướng khác nhau để thấy được sự vận động đa dạng của dòng báo

chính trị giai đoạn 1925-1945.

Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia

là các nhà báo lão thành từng tham gia lãnh đạo, quản lý thực tiễn báo chí Việt

Nam; các nhà nghiên cứu báo chí; nhà sử học có am hiểu về lịch sử báo chí Việt

Nam; nhà quản lý báo chí và nhà báo chính trị hiện đang làm việc tại cơ quan báo

chí chính trị để phục vụ cho đề tài luận án. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm tìm

hiểu quan điểm của các chuyên gia để làm rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thông và

chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói riêng; làm rõ khái niệm dòng báo chính

trị và vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-

1945 và những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ giữa báo chí và

chính trị hiện nay. Các buổi phỏng vấn đều xin phép được ghi âm. Kết quả phỏng

vấn đã được mã hóa để sử dụng trong luận án.

Để hoàn thành được những nội dung nêu trong luận án, tác giả đã tham khảo

các nguồn tài liệu cơ bản sau:

Nguồn tài liệu chủ yếu, tài liệu sơ cấp, được sử dụng nhiều nhất trong luận

án là các tờ báo, tạp chí chính trị giai đoạn 1925-1945 hiện đang được lưu trữ ở Thư

viện Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương

(các tài liệu thuộc series D61 - Cơ quan kiểm duyệt báo chí, F3 - Các báo cáo chính

trị của chính quyền, F71- Báo chí nước ngoài) và Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ,

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng

Lịch sử Quốc gia), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Sử học Việt Nam, Viện Thông tin

Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa Lịch sử -Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v..

Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp: các công trình nghiên cứu về lý

luận báo chí, lịch sử báo chí, lịch sử các phong trào chính trị Việt Nam được công

bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học; quan điểm của các

nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hồi ký của các chính khách, các nhà báo; quan điểm

của các học giả nước ngoài về lịch sử cận hiện đại, về báo chí với đời sống chính trị

ở Việt Nam và về các lý thuyết truyền thông chính trị v.v.

6

5. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, giả thuyết là “câu trả lời” cho những “câu

hỏi” đã được trình bày trong “vấn đề khoa học” thì vấn đề mà chúng tôi muốn nêu ra

trong luận án này là: Mối quan hệ giữa báo chí và đời sống chính trị? Khái niệm dòng

báo chính trị ở Việt Nam và diện mạo của nó? Vai trò của dòng báo chính trị đối với

đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 và những bài học cho báo chí hiện nay?

Các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả luận án đặt ra như sau:

Thứ nhất, dòng báo chính trị ở Việt Nam là dòng báo chí chuyên biệt của

một tổ chức, một đảng phái, một nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất

định; nội dung chủ yếu của nó phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội và có tác

động trực tiếp đến đời sống chính trị Việt Nam.

Thứ hai, đã có một dòng báo chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1925-1945.

Dòng báo chính trị ở Việt Nam chỉ có thể hình thành khi có sự xuất hiện các giai cấp

mới (giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân), các tổ chức, đảng phái và phong trào

chính trị sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận của mình, có tiếng nói độc lập với

chính quyền thực dân, đồng thời có sự tiếp biến các giá trị tư tưởng - văn hóa phương

Tây và sự ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế.

Thứ ba, nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị trong giai đoạn 1925-

1945 rất phức tạp và đa dạng, gắn với các khuynh hướng báo chí khác nhau. Các

dòng báo đã đã tồn tại cùng nhau, nhưng cũng xung đột và đấu tranh với nhau một

cách mạnh mẽ, tạo nên một bức tranh đa sắc gồm báo chí thân chính quyền và chủ

nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối

lập chính quyền; báo chí theo khuynh hướng Trotskyist và báo chí theo khuynh

hướng mác xít.

Thứ tư, dòng báo chính trị đã có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị

Việt Nam 1925-1945 và để lại những bài học quý báu trong việc xử lý mối quan hệ

báo chí và chính trị hiện nay.

Luận án sẽ lần lượt trình bày các luận cứ và luận chứng để chứng minh cho

các giả thuyết khoa học này.

6. Đóng góp của luận án

Chúng tôi hướng đến cái mới là: lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu

phục hiện lại một cách tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị Việt Nam giai

đoạn 1925-1945 với các khuynh hướng báo chí chính trị tiêu biểu trong giai

đoạn này. Cũng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu loại hình báo chí

gắn với quyền lực chính trị. Như vậy luận án không chỉ phục hiện mà còn tìm ra

nghệ thuật sử dụng báo chí trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, giành chính

quyền ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định cần thiết về mối quan hệ giữa

báo chí và đời sống chính trị.

- Phác họa một cái nhìn tổng quan theo quan điểm mác xít và các lý thuyết

khác về mối quan hệ truyền thông và chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói

7

riêng; nhìn nhận rằng báo chí chính trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa đã đi theo

mô hình báo chí chính trị của Pháp.

- Khắc họa diện mạo, cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị ở

Việt Nam giai đoạn 1925-1945. Luận án có cái nhìn so sánh để từng bước dựng lại

các khuynh hướng báo chí chính trị ở Việt Nam và lực lượng làm báo chính trị trong

giai đoạn này, không chỉ là đội ngũ nhà báo, phóng viên mà cả những người đứng sau

hậu trường như các nhà quản lý, chủ nhiệm, cả những người mang hai dòng máu

Pháp - Việt ít được chú ý trong các công trình nghiên cứu báo chí trước đây.

- Phân tích nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam, trong đó

tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các

khuynh hướng báo chí chính trị; nghệ thuật làm báo của báo chí công khai, hợp

pháp và nghệ thuật tuyên truyền của báo chí xuất bản bí mật dưới chính quyền

thực dân.

- Trên cơ sở phân tích tài liệu lưu trữ, đánh giá sự tác động của dòng báo

chính trị đến chính quyền thuộc địa, đến các đảng phái và phong trào chính trị, đến

công chúng; từ đó rút ra một số bài học và ý nghĩa lịch sử.

Với ý nghĩa như vậy, về phương diện lý luận, tác giả luận án sẽ đóng góp vào

lý luận báo chí truyền thông định nghĩa về dòng báo chính trị ở Việt Nam, đồng thời

góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị;

góp phần bổ sung, phát triển một nội dung lý thuyết quan trọng của chuyên ngành

Báo chí học (Truyền thông chính trị).

Về phương diện thực tiễn, trong giai đoạn hiện nay, khi việc xây dựng nền

báo chí truyền thông, vấn đề báo chí và chính trị đang có những diễn biến mới,

phong phú và phức tạp thì việc tìm ra những đặc điểm, thành tựu giải quyết mối

quan hệ này trong lịch sử báo chí sẽ là những gợi ý thiết thực và có giá trị đối với

những người hoạt động báo chí cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt

Nam. Luận án cũng có thể là một nguồn tư liệu có giá trị tham khảo đối với sinh

viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Báo chí học, Chính trị học, Lịch sử

cũng như những mối quan tâm nghiên cứu về Lịch sử báo chí, Truyền thông và

Chính trị ở Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 5

chương, 13 tiết.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị

Chương 3: Sự hình thành và phát triển dòng báo chính trị trong đời sống chính

trị Việt Nam (1925-1945)

Chương 4: Nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)

Chương 5: Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam

(1925-1945) và bài học kinh nghiệm

8

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí

Trước năm 1945 đã có một số tác giả nghiên cứu về lịch sử báo chí, như

Diệp Văn Kỳ với công trình Chế độ báo giới Nam Kỳ (1938), Hoa Bằng với một

loạt bài viết trên tạp chí Tri Tân (1941,1942) như “Từ bước tiến tới của báo giới

Việt Nam đến những biến thiên của quốc văn trên trang báo chí” [10], “Trên đường

văn hóa thế giới: từ nghề ấn loát ngoại quốc đến nghề ấn loát Việt Nam” [11],

“Những cái lạ tai trong làng báo” [12], “Những thủ tục làm thành tờ báo ở xứ ta”

[13] v.v.. Tuy nhiên, các công trình mới dừng lại ở quy mô những bài viết trên tạp

chí, hay một cuốn sách nhỏ khắc họa một số nét khái quát về báo giới Việt Nam

trong buổi đầu, về một số vấn đề cụ thể như báo chí với chữ quốc ngữ, nghề in, thủ

tục làm báo v.v. mà chưa phải là công trình chuyên khảo đi sâu phân tích sự hình

thành, phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam.

Sau năm 1945, đã có những khảo cứu khá công phu của các nhà nghiên cứu

về lịch sử báo chí như: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930 (Huỳnh Văn

Tòng, 1973); Lược sử báo chí Việt Nam (Nguyễn Việt Chước, 1974); 120 năm báo

chí Việt Nam (Hồng Chương, 1985); Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam (Hồng

Chương, 1987); Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 (Nguyễn Thành, 1984);

Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (Đỗ Quang Hưng chủ biên, 2000, 2001); Báo

chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945 (Huỳnh Văn Tòng, 2000); Diện mạo báo chí

chính trị Việt Nam trước năm 1954 (Hoàng Văn Quang, 2010) v.v..

Huỳnh Văn Tòng với công trình Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến

1930 [133], sau bổ sung, phát triển trong cuốn Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến

năm 1945 [134] là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản và

hệ thống về lịch sử báo chí Việt Nam. Ông phân chia báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ

đến 1945 thành bốn thời kỳ: thời kỳ đầu tiên (1865-1907); thời kỳ thứ hai (1907-

1918); thời kỳ thứ ba (1918-1930); thời kỳ thứ tư (1930-1945). Trong từng thời kỳ,

tác giả đã miêu tả những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, những tờ

báo tiêu biểu, đặc biệt đã có những đánh giá vai trò của báo chí trên phương diện văn

học và xã hội, trên lĩnh vực chính trị, trên lĩnh vực kỹ thuật và nghề nghiệp. Một số

vấn đề đặc biệt của làng báo Việt Nam như bản chất, cơ cấu về xã hội và nghề nghiệp

của độc giả, báo chí và vấn đề tài chính cũng đã được nêu ra. Tuy nhiên, sự đánh giá

về vai trò của báo chí đối với đời sống chính trị trong từng thời kỳ cũng chỉ là những

nhận xét bước đầu đơn giản, và cũng không phải là trọng tâm nghiên cứu của tác giả

trong công trình này. Huỳnh Văn Tòng cũng đánh giá quá thấp khả năng của báo chí

trong việc ảnh hưởng đến thế giới quan chính trị của độc giả, trong sự tác động đến

nhận thức, thái độ và hành vi chính trị của họ. Công trình của tác giả hình thành ở

miền Nam trước năm 1975 nên chưa đề cập nhiều đến báo chí miền Bắc.

9

Nguyễn Thành trong công trình nghiên cứu về Báo chí cách mạng Việt Nam

1925-1945 [120] đã có những tìm tòi, nghiên cứu rất công phu về phương diện tư

liệu. Căn cứ vào các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam trước Cách mạng

tháng Tám 1945, tác giả đã chia quá trình phát triển của báo chí cách mạng làm bốn

thời kỳ, viết thành bốn chương: thời kỳ 1925-đầu năm 1930; thời kỳ 1930-1936;

thời kỳ 1936-1939; thời kỳ 1936-1945. Trong từng chương, theo từng thời kỳ, tác

giả đều dựng lại theo cấu trúc: những nét khái quát về tình hình chính trị xã hội của

Việt Nam, chính sách báo chí của địch, tình hình báo chí xuất bản công khai, hợp

pháp, báo chí cách mạng và giới thiệu một số tờ báo cách mạng tiêu biểu. Ngoài ra,

tác giả xây dựng Danh mục báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 một cách rất

cụ thể, chi tiết [120]. Tuy nhiên, nghiên cứu về báo chí, tác giả chủ yếu đi vào nội

dung, vào chức năng nhiệm vụ, còn về hình thức trình bày, về chuyên môn nghiệp

vụ báo chí chỉ điểm qua một số nét rất khái lược; về đội ngũ cán bộ làm báo cũng

chỉ tìm hiểu trong một giới hạn nhất định. Vậy nên, công trình rất có giá trị về

phương diện tư liệu, viết một cách công phu, chi tiết, nhưng chủ yếu về phương

diện nội dung, còn những vấn đề của “nghề báo” chưa được khai thác nhiều. Tác

giả cũng chưa đánh giá một cách toàn diện về vai trò của báo chí cách mạng đối với

đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.

Đỗ Quang Hưng (chủ biên) để lại nhiều dấu dấn trong công trình Lịch sử báo

chí Việt Nam 1865-1945 cả về phương diện tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

Công trình gồm 5 chương và chương tổng luận, nhóm tác giả đã đi từ buổi đầu tiên

của báo chí Việt Nam cho đến báo chí xứ Bắc Kỳ trước và trong chiến tranh thế giới

thứ nhất, báo chí Việt Nam trong thời kỳ 1919-1930, báo chí Việt Nam trong thời

kỳ 1930-1939 và báo chí Việt Nam thời kỳ 1939-1945. Rất nhiều nhận xét về sự

phát triển của báo chí Việt Nam trước năm 1945 đã được nêu ra, như “tính cách

thuộc địa” của báo chí trong thời kỳ này, nhưng “báo chí Việt Nam vẫn phát triển,

và phát triển khá nhanh theo những quy luật nội tại của nó” [65, tr. 221], “báo chí

Việt Nam trước năm 1945 không phải là một khái niệm thuần nhất” [65, tr. 224]. Vị

trí, vai trò của báo chí trên phương diện chính trị - xã hội và trên phương diện văn

hoá cũng đã được tác giả đánh giá, cũng như những nhận xét về báo chí - một nghề

mới, một sự nghiệp đã được phác hoạ. Cách viết không quá nặng vào việc mô tả nội

dung chi tiết mà đưa ra một cái nhìn tổng quan về lược đồ báo chí Việt Nam 1865-

1945, các dòng báo, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo

chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp, sự đụng độ và tiếp xúc văn hoá Đông Tây

trên địa hạt báo chí, những giá trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó làm

cho cuốn sách khá hấp dẫn, lôi cuốn. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu rất rộng nên

các tác giả cũng chỉ đánh giá một cách tổng quan nhất cho từng giai đoạn và chọn

một số tờ báo tiêu biểu để bình luận, chưa dừng lại để phân tích dòng báo chính trị

và vai trò của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.

10

Nhóm công trình của Hồng Chương: 120 năm báo chí Việt Nam [19], Tìm

hiểu lịch sử báo chí Việt Nam [20] chủ yếu miêu tả lại lịch trình diễn tiến của lịch

sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 1985. Trong đó, tác giả cho rằng lịch sử báo chí

Việt Nam có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí chính

thống của chủ nghĩa thực dân; thời kỳ 1925-1985 với ba giai đoạn: 1925-1945, báo

chí ở địa vị là báo chí của thực dân, báo chí cách mạng phải đấu tranh chống chủ

nghĩa thực dân và báo chí thực dân để tồn tại và phát triển; 8.1945-4.1975: báo chí

cách mạng Việt Nam đã trở thành báo chí chính thống của dân tộc Việt Nam, song

phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài để bảo vệ địa vị là báo chí thống

trị trong cả nước; 1975 về sau: báo chí chính thống của nước Việt Nam hoà bình,

thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách phân chia của tác giả vẫn cần phải

được tranh luận, vì bản thân cách nhìn nhận thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí

chính thống của chủ nghĩa thực dân cũng không hẳn, bởi trong đó đã có những mầm

mống báo chí chống đối chính quyền thực dân, khuynh tả và đối lập. Cách đánh giá

của tác giả cũng còn quá nặng về tính chính trị, tập trung vào báo chí của Đảng

Cộng sản, báo chí cách mạng mà chưa thấy hết những giá trị lịch sử, văn hoá của

các khuynh hướng báo chí khác.

Tóm lại, có thể thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử báo

chí đều chủ yếu trình bày lược sử báo chí Việt Nam; các dòng báo, các khuynh

hướng báo chí; sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; những giá

trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó mà chưa tập trung vào dòng báo

chính trị và mối quan hệ báo chí - chính trị, vai trò báo chí đối với đời sống chính trị

Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Gần đây nhất, Hoàng Văn Quang đã có một tập chuyên khảo Diện mạo báo

chí chính trị Việt Nam trước năm 1954 (2010), trong đó nêu những tác động của

lịch sử đối với sự hình thành các khuynh hướng báo chí Việt Nam; báo chí Việt

Nam dưới thời Pháp thuộc; các khuynh hướng báo chí thời kỳ kháng chiến chống

Pháp. Đây là công trình đầu tiên đặt tên một cách trực tiếp “diện mạo báo chí chính

trị Việt Nam”, trong đó tác giả khắc họa báo chí phục vụ mục tiêu khai hóa của thực

dân Pháp, báo chí yêu nước, báo chí cách mạng. Công trình đã trình bày sự vận

động của báo chí Việt Nam trong từng thời kỳ trước năm 1954 khá rõ nét, tuy nhiên

mới là một tài liệu chuyên khảo cho sinh viên, chưa được tác giả in và phát hành

rộng rãi để phục vụ bạn đọc.

Cũng nghiên cứu về lịch sử báo chí, nhưng có những công trình tập trung

khảo sát về một số tờ báo hay các nhân vật báo chí tiêu biểu như: Sự nghiệp báo chí

của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Thành, 1995); Lịch sử báo Tiếng Dân (Nguyễn

Thành, 1992); Nguyễn An Ninh (Nguyễn An Tịnh sưu tầm); Sự tiến hoá liên tục của

Nguyễn An Ninh một lãnh tụ cách mạng hùng biện (Hà Huy Giáp, 1989); Nguyễn

An Ninh (Nhiều tác giả, 1988); Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong: 1917-1934

11

(Nguyễn Khắc Xuyên, 2002); Tạp chí Tri Tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và

văn hoá Việt Nam (Sưu tầm và tuyển chọn: Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân,

Phạm Hồng Toàn, 2000), Tạp chí Cộng sản những chặng đường phát triển (Nguyễn

Phú Trọng chủ biên, Nguyễn Trọng Thụ, Lê Trì, 1995); Huỳnh Thúc Kháng tác

phẩm (Nguyễn Q. Thắng, 1992); Chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (UBTƯ Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1997); Luật sư Phan Văn

Trường (Nguyễn Phan Quang - Phan Văn Hoàng, 1995) v.v.. Các công trình này

rất có giá trị, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào một tờ báo, một tạp chí, một nhân vật

báo chí nhất định mà thiếu sự nhìn nhận trong một tổng thể, đánh giá tổng quát vai

trò của báo chí chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.

Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn hồi ký của những người làm báo đã được

xuất bản như Hồi ký Trần Huy Liệu (1991); Hồi ký Vũ Đình Hoè (1995), Hồi ký

Thanh Nghị (2000); Những chặng đường báo Cứu quốc (Xuân Thuỷ, Nguyễn

Thành Lê, Nguyễn Văn Hải, Tô Hoài, Nguyễn Tiêu, 1987); Bốn mươi năm nói láo

(Vũ Bằng, 2001), 41 năm làm báo (Hồ Hữu Tường, 1968) hay hồi ký của những

người từng là chứng nhân lịch sử giai đoạn trước năm 1945 như Một cơn gió bụi

(Trần Trọng Kim), Nhớ nghĩ chiều hôm (Đào Duy Anh), Ngồi tù khám lớn (Phan

Văn Hùm) v.v..

Có thể nói rằng đây là những tác phẩm viết rất hấp dẫn, là tiếng nói của những

người trong cuộc, nên sống động, chi tiết, với hơi thở của cuộc sống trên từng trang

giấy. Cụ thể, Hồi ký Thanh Nghị, Vũ Đình Hoè là chủ nhiệm của tờ báo từ số đầu đến

số cuối, một nhà hoạt động xã hội, nhà trí thức lớn, có uy tín, một chứng nhân trong

một thời kỳ sóng gió và vinh quang của lịch sử nước nhà. Tác giả đã cố gắng tái hiện

lại báo Thanh Nghị và nhóm Thanh Nghị, từ xuất xứ và tổ chức cho đến hoạt động

của Thanh Nghị hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc và hoạt động khảo cứu của Thanh

Nghị - phụng sự Tổ quốc. Riêng về vấn đề chính trị, Thanh Nghị đã có những khảo

cứu về chế độ chính trị, như dân chủ và Hiến pháp, chế độ Nhà nước ta sau này, vấn

đề làng xã tự trị, đồng thời có những hoạt động hướng vào cuộc đấu tranh giải phóng

dân tộc. Có thể nói đây là một công trình có giá trị phong phú về nhiều mặt lịch sử,

văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, chính như lời tác giả, công trình này không phải không có

những hạn chế: “Chuyện xảy ra đã quá nửa thế kỷ rồi. Hầu như những người trong

cuộc đã khuất bóng. Nhiều sự việc khá quan trọng mình chỉ nhớ mang máng. Nhất là

phải làm sống lại sự việc cho trung thực và đúng với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ,

đúng với tâm trạng những người chủ trì tờ báo thì thật là thiên nan, vạn nan. Ngay cả

ngôn từ dùng để diễn đạt cũng không hoàn toàn giống khi xưa” [62, tr. 9].

Trần Huy Liệu là một nhà báo xuất sắc trong lịch sử báo chí Việt Nam,

người từng tham gia sáng lập Đảng Thanh niên, chủ trương Cường Học thư xã, gia

nhập Đảng Cộng sản rồi trở thành Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động, thay mặt

Chính phủ cách mạng chấp nhận sự thoái vị của Hoàng đế Bảo đại và đảm nhiệm

12

nhiều trọng trách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi ký Trần Huy Liệu

tái hiện lại chân dung ông cũng như cả một thời đại qua những sự kiện lịch sử cụ

thể [84]. Bởi ông vừa là nhân chứng, là nhân vật lịch sử, đồng thời lại là nhà viết sử,

những biến cố lịch sử gắn với những cảm nhận của ông đã giúp người đọc nhận

thức được những vấn đề lớn của lịch sử, đất nước và những người đương thời trong

cả một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn trước năm 1945.

Hoạt động báo chí của Trần Huy Liệu trước năm 1945, gắn với sự phát triển của

báo chí cách mạng Việt Nam, sự chuyển đổi lập trường từ một thành viên của Việt

Nam Quốc dân đảng sang đảng viên Đảng Cộng sản, những tác động của báo chí

đối với đời sống chính trị cũng đã được tái hiện. Tuy nhiên, vì đây là công trình tập

hợp những mẩu hồi ký riêng lẻ của ông, nên nhìn tổng thể đôi khi bị đứt đoạn, chưa

liền mạch, và chưa đánh giá khái quát vai trò của báo chí trong đời sống chính trị

Việt Nam.

Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng là một thiên tự truyện và hồi kể nổi

tiếng của ông về một giai đoạn đáng nhớ của lịch sử văn học và báo chí nước nhà,

từ những năm 30 dưới chế độ Pháp thuộc đến tận những năm dưới chế độ Mỹ -

Nguỵ sau này. Mặc dù tiêu đề cuốn sách có vẻ như ngang tàng, nhưng gần 400

trang sách là những tư liệu quý giá, những sự thật sống động về một dòng chảy báo

chí công khai, tự do, từ “Báo tếu”, “Báo đấu tranh”, “Báo xây dựng”, “Báo hại” cho

đến suy nghĩ “Báo là gì” như ông đặt tên cho từng phần của cuốn sách [15]. Ông

viết một cách chân thực và sinh động về những thăng trầm được thua của hàng chục

tờ báo trong thời Pháp thuộc, và cái tôi của ông cũng được chìm lấp giữa bao khuôn

hình bạn bè khác. Không chỉ được nghe Vũ Bằng “nói láo” về nghề làm báo, mà

độc giả còn được nghe biết bao những câu chuyện kỳ thú về những nhân vật báo chí

một thủa như Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc, Đào Trinh Nhất,

Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng v.v.. Bốn mươi năm nói láo “còn có thể là lịch sử

một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này” [15, tr. 9]. Như vậy,

thiên tự truyện của ông đã giúp tái hiện lại nghề báo và những người làm báo trong

giai đoạn trước năm 1945 với lối diễn tả giản dị và cách khắc hoạ thật sinh động.

Tuy nhiên, với cách viết trào lộng chứ không phải là một công trình khảo cứu chi

tiết với các nguồn chú giải cụ thể, cuốn sách nghiêng về một tác phẩm văn học chứ

không phải là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, với luận cứ, luận

chứng rõ ràng và đánh giá một cách chuyên sâu.

Những chặng đường báo Cứu Quốc lại là tập hồi ký của nhiều tác giả, được

viết theo sáng kiến của Xuân Thuỷ, nguyên Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, tờ báo được

sáng lập vào năm 1942 và kéo dài cho đến thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền

Nam, thống nhất Tổ quốc, dẫn đến sự hợp nhất hai cơ quan ngôn luận của Mặt trận

là báo Cứu Quốc và báo Giải phóng. Trong tập hồi ký này, khi tái hiện những chặng

đường báo Cứu Quốc, Xuân Thuỷ đã mô tả lại việc tổ chức báo Cứu Quốc trước

13

Cách mạng tháng Tám [131]. Tuy nhiên, ảnh hưởng và tác động của tờ báo nói

riêng, báo chí cách mạng nói chung đối với đời sống chính trị Việt Nam trước năm

1945 cũng chưa được khắc hoạ rõ nét.

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nói

chung, lịch sử hình thành và phát triển các tờ báo nói riêng và các tập hồi ký tiêu

biểu của các tác giả về hoạt động báo chí trước năm 1945, chúng ta thấy rằng tuy

có những công trình khảo cứu khá công phu về lịch sử báo chí Việt Nam cũng

như hồi ức sống động của những người trực tiếp làm báo trong một giai đoạn

lịch sử, nhưng hầu hết các công trình chưa phân tích vai trò của tờ báo nói riêng

và cả dòng báo chính trị nói chung trong đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn

1925-1945.

Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận đại ít nhiều có đề cập

đến hoạt động báo chí trong giai đoạn 1858-1945. Tiêu biểu như công trình Sự

phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (gồm 3

tập, Trần Văn Giàu, 1973, 1975, 1993) [46,47,48]. David Marr, một trong những

học giả có uy tín nhất về Việt Nam ở phương Tây đã nhận xét về bộ sách của Trần

Văn Giàu “Trong số các công trình đã xuất bản bằng mọi thứ tiếng trên thế giới thì

đó là bộ sử tốt nhất về tư tưởng Việt Nam” [168, tr.449]. Tuy nhiên, trong các

công trình này, báo chí cũng chỉ được nhắc đến như những cơ quan ngôn luận của

các hệ tư tưởng.

1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị

Một số công trình nghiên cứu về lý luận báo chí đã bước đầu đề cập đến mối

quan hệ báo chí với chính trị như Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân

Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004), Truyền thông đại chúng trong công tác

lãnh đạo quản lý (Vũ Đình Hoè chủ biên, 2000); Báo chí, những vấn đề lý luận và

thực tiễn (Hà Minh Đức chủ biên, 1997); Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn

(Nguyễn Văn Dững chủ biên, 2000, 2002); Cơ sở lý luận báo chí (Nguyễn Văn

Dững, 2013) v.v..

Công trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Dương Xuân Sơn, Đinh

Văn Hường, Trần Quang đã có chương trình bày về “Báo chí - loại hình thông tin

chính trị - xã hội”, trong đó khẳng định “thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng

những giá trị xã hội hay chính trị”, khác với thông tin cá nhân [105, tr. 51]. Công

trình cũng phân tích về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong đó có chính

trị: “Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Vai trò

của báo chí trong lĩnh vực chính trị là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công

chúng” [105, tr. 29]. Tuy nhiên, vì đây là một giáo trình đại học, nội dung đề cập

đến những vấn đề có tính phương pháp luận, không mở rộng và đi sâu vào các khía

cạnh phức tạp nên mối quan hệ báo chí - chính trị không phải là một vấn đề được

thảo luận và phân tích một cách kỹ lưỡng.

14

Trong công trình Cơ sở lý luận báo chí, Nguyễn Văn Dững khẳng định “hoạt

động báo chí là hoạt động chính trị” [25, tr. 91]. Có thể hiểu hoạt động chính trị ở

bình diện chính sách hay lĩnh vực bao quát - chính sách đối nội và chính sách đối

ngoại của lực lượng chính trị thống trị xã hội hoặc tiếp cận dưới góc độ chính trị

học, liên quan đến vấn đề quyền lực chính trị. “Bản chất chính trị của báo chí được

thể hiện trên các bình diện khác nhau, như tuyên truyền tư tưởng chính trị, quan

điểm và đường lối chính trị; tập hợp và tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ

vũ chủ trương chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính sách và nhiệm vụ đối nội,

đối ngoại...” [25, tr. 94]. Tuy nhiên, vì đây cũng là giáo trình đại học nhằm mục

đích cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống khái niệm cơ bản

của lý luận báo chí, nên không tập trung phân tích riêng mối quan hệ báo chí - chính

trị, và bản chất chính trị của báo chí như được nêu trên đây cũng cần bổ sung, hoàn

thiện thêm, khi mới nhấn mạnh tính chất tuyên truyền chính trị từ trên xuống, mà

chưa nêu rõ tính chính trị được phản ánh từ quần chúng lên.

Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu, tuyển chọn, giới thiệu quan

điểm của các nhà kinh điển về báo chí - xuất bản như Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ

Chí Minh bàn về báo chí, xuất bản (Vũ Duy Thông chủ biên, 2004) [129]. Cuốn

sách được chia làm ba phần: Phần I - C. Mác - Ph. Ăngghen bàn về báo chí, xuất

bản; Phần II - V.I.Lênin bàn về báo chí, xuất bản; Phần III: Tư tưởng Hồ Chí Minh

về báo chí, xuất bản. Trong mỗi phần, nhóm biên soạn đã sắp xếp nội dung các

đoạn trích theo vấn đề, trong đó đề cập một số quan điểm về mối quan hệ báo chí và

chính trị. Đây là một công trình hữu ích, có giá trị về mặt tư liệu trong việc trích dẫn

lại quan điểm của Mác - Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Tuy

nhiên, nếu có những phân tích, bình luận về quan điểm của các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác -Lênin thì công trình sẽ có sức thuyết phục hơn nữa.

Một công trình cũng có tên tương tự là C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với

báo chí (Hà Minh Đức, 2010) [41]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã phân tích một

cách tỉ mỉ nhiều vấn đề như: Mác - Ăngghen, Lênin và hoạt động báo chí; quan

điểm của Mác - Ăngghen, Lênin về chức năng, đặc điểm, khuynh hướng chính trị

xã hội của các tác phẩm báo chí; báo chí dưới chế độ tư bản, báo chí của giai cấp vô

sản v.v. Đồng thời, tác giả còn trình bày việc Hồ Chí Minh tiếp nhận và vận dụng

sáng tạo quan điểm báo chí của Mác - Ăngghen, Lênin cũng như báo chí cách mạng

Việt Nam theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin. Công trình đã cung cấp cho

người đọc, đặc biệt là những người làm công tác báo chí những kiến thức, hiểu biết

cơ bản về hoạt động báo chí cũng như quan điểm báo chí của các nhà kinh điển và

chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa chỉ ra và gọi tên một cách

chính xác mối quan hệ báo chí với đời sống chính trị chính trị và phân tích hệ thống

quan điểm của các nhà mác xít về mối quan hệ này.

Như vậy, có thể thấy rằng cho đến nay ở Việt Nam rất ít các công trình

nghiên cứu về lịch sử báo chí nói chung và dòng báo chính trị nói riêng phân tích

một cách hệ thống, tập trung và trực tiếp về mối quan hệ báo chí và chính trị. Mặc

15

dù có những công trình nghiên cứu rất công phu về lịch sử báo chí và các nhà

nghiên cứu ở Việt Nam đã bước đầu tìm hiểu nội dung chính trị của một số tờ báo

nhưng chưa đưa ra khái niệm dòng báo chính trị cũng như cơ sở hình thành, đặc

điểm, nội dung và nghệ thuật thể hiện của báo chí chính trị, vai trò, vị trí của dòng

báo này trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 nói riêng và trong dòng chảy

chính trị Việt Nam nói chung.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến

năm 1945

Các nhà nghiên cứu người Việt Nam ở nước ngoài và các học giả nước ngoài

nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại cũng có đề cập một số nét về báo chí, vai

trò báo chí đối với các tổ chức chính trị trong giai đoạn trước năm 1945 như các

công trình nghiên cứu của D. Hémery: Révolutionnaires Vietnamiens et pouvoir

colonial en Indochine (Các nhà cách mạng Việt Nam và chính quyền thực dân ở

Đông Dương) (1975); W.J. Duiker: The rise of nationalism in Vietnam 1900-1941

(Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900-1941) (1976); Huỳnh Kim

Khánh với Vietnamese Communism 1925-1945 (Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam

1925-1945); Hồ Tài Huệ Tâm với Radicalism and the Origins of the Vietnamese

Revolution (Chủ nghĩa cấp tiến và nguồn gốc của cách mạng Việt Nam); S.F.

McHale với Print and Power: Buddhism, Confucianism and Communism in the

Making Modern Vietnam (Ấn phẩm và quyền lực: Phật giáo, Nho giáo và Chủ nghĩa

cộng sản trong việc hình thành một Việt Nam hiện đại) (2004); P.M.F. Peycam

(2012), The Birth of Vietnamese Political Journalism, Saigon 1916 -1930 (Sự hình

thành báo chí chính trị Việt Nam, Sài Gòn 1916-1930), v.v..

Hồ Tài Huệ Tâm trong Radicalism and the Origins of the Vietnamese

Revolution với nguồn tin đa dạng, từ các hồ sơ lưu trữ đến lịch sử cá nhân - hồi ức

của các nhân chứng, đã phác họa lại một giai đoạn rất phức tạp trong những năm

1920 ở Việt Nam với những chi tiết sống động và chân dung cụ thể, đặc biệt là

Nguyễn An Ninh, một nhân vật cấp tiến điển hình [165]. Ngay từ khi ra đời, cuốn

sách đã được đánh giá cao và điểm khác biệt của công trình này so với nhiều công

trình trước đó của các học giả Việt Nam và quốc tế là nhận định của Hồ Tài Huệ

Tâm khi cho rằng cách nhìn mang nặng tính hồi tưởng của những người cộng sản đã

hình thành nên câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản như một thành công tất yếu và

che dấu đi tính đa dạng của chủ nghĩa cấp tiến trong những năm 20 của thế kỷ XX,

trong đó báo chí là một hoạt động sôi nổi của những người cấp tiến.

David Marr là một trong những nhà Việt Nam học xuất sắc với các công

trình Vietnamese Anticolonialism 1885-1925 (Người Việt Nam chống chủ nghĩa

thực dân 1885-1925) (1971), Vietnam: Tradition on Trial 1920 -1945 (Truyền

thống Việt Nam trong thời kỳ thử thách 1920-1945) (1981) và Vietnam 1945: The

16

Quest for Power (Việt Nam năm 1945: trong cuộc cạnh tranh quyền lực) (1995).

Với Vietnamese Anticolonialism 1885-1925, David Marr đã nhìn nhận cuộc kháng

chiến chống thực dân ở Việt Nam như một sự chuyển giao thế hệ: thế hệ Cần

Vương, thế hệ Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh và thế hệ thanh niên Tây học.

Tiếp đó, trong Vietnam: Tradition on Trial 1920-1945, ông tìm cách lý giải những

biến đổi trong cấu trúc xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức, những biến đổi từ

bộ máy cai trị của thực dân đến đạo đức, chính trị, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, phụ

nữ và trí thức, trong đó có ít nhiều đề cập đến hoạt động báo chí. Tuy nhiên, nếu

như hai công trình nói trên vẫn tiếp cận lịch sử theo chiều từ trên xuống, thì đến

Vietnam 1945: The Quest for Power, ông đã thay đổi cách tiếp cận của mình, theo

chiều từ dưới lên, phản chiếu quan điểm của tất cả các nhóm chính trị có liên quan,

từ người Pháp, người Nhật, người Việt - từ Việt Minh đến các phe nhóm khác,

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh. David Marr đã kết luận rằng phong trào của Việt

Nam năm 1945 không được chỉ đạo trực tiếp từ Trung ương, các nhóm địa phương

mà tự gọi họ là Việt Minh thường hiểu những chỉ đạo (nếu thực sự họ nhận được

chúng) theo cách riêng của họ. Tuy nhiên, ông cũng không tập trung vào việc giải

thích về việc tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản cho độc giả. [169].

W.J. Duiker trong The rise of nationalism in Vietnam 1900-1941 (1976) đã

cấu trúc cuốn sách thành ba phần: các văn thân yêu nước; các nhà dân tộc chủ nghĩa

ở đô thị và các cuộc cách mạng xã hội. Trong đó tác giả đi tìm câu trả lời cho câu

hỏi: tại sao chủ nghĩa Mác có thể thâm nhập và in dấu ấn đậm nét ở Việt Nam mà

không thể ở một nơi nào khác ở Đông Nam Á? Những nhân tố nào ở Việt Nam đã

chống lại sự nổi lên của các phong trào dân tộc chủ nghĩa một cách rộng rãi như

Đảng Quốc đại của Nehru ở Ấn Độ, hay Đảng Dân tộc của Sukarno ở Indonesia.

Những nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc cũng

như sự gặp gỡ của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam của Duiker

là rất đáng ghi nhận [159].

R.B.Smith trong bài viết “Bùi Quang Chiêu and the Constitutionalist Party in

French Cochinchina 1917-1930” (Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ

1917-1930) trên tạp chí Modern Asian Studies [181] đã cố gắng tìm hiểu vai trò của

Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến trong đời sống chính trị ở Nam Kỳ. Tuy nhiên,

ông cũng chưa lý giải được nguyên nhân gây ra sự thất bại của Đảng này cũng như

thất bại của bản thân Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ của Đảng Lập hiến đồng thời cũng

là một nhà báo chính trị.

Có thể nói rằng, một trong những bộ sách tốt nhất ở nước ngoài về lịch sử tư

tưởng Việt Nam cận, hiện đại là Vietnam du confucianisme au communisme (Việt

Nam từ Khổng giáo đến chủ nghĩa cộng sản) của Trịnh Văn Thảo, xuất bản tại Paris

năm 1990 và được dịch và xuất bản ở Việt Nam vào năm 2012 với tên gọi Ba thế hệ

trí thức người Việt (1862-1954) [124]. Điểm hấp dẫn nhất của công trình này là tác

17

giả đã tiếp cận lịch sử dưới góc độ xã hội học với việc lựa chọn ra 222 trí thức tiêu

biểu nhất, xếp thành 3 thế hệ: thế hệ năm 1862, 1907 và 1925, dựa trên bảy tiêu chí:

họ tên, năm sinh - mất, nơi sinh, nguồn gốc xuất thân, học vấn, nghề nghiệp - chức

vụ, đặc điểm về sự nghiệp văn chương, hoạt động chính trị. Trong đó, nhiều trí thức

tham gia vào hoạt động báo chí, là nhà báo cũng đã được nêu tên, phân tích, tuy

nhiên báo chí cũng không phải là trọng tâm nghiên cứu của ông.

Các tác giả phương Tây có quan điểm nghiên cứu gắn báo chí với đời sống

chính trị Việt Nam rõ nét nhất là D. Hémery, Huỳnh Kim Khánh, Mc Hale và

Peycam, những người đã coi báo chí như một kênh quan trọng để chuyển tải tư

tưởng của các tổ chức và đảng phái chính trị ở Việt Nam.

Huỳnh Kim Khánh với Vietnamese Communism 1925-1945 đã được nhiều

học giả nước ngoài cho rằng là một tài liệu khá toàn diện về phong trào cộng sản ở

Việt Nam. Một số tư liệu đã dẫn đến việc xét lại một số quan điểm rất quan trọng, ví

dụ như vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng, sự phát triển của chủ nghĩa

cộng sản và thành công của Việt Minh vào năm 1945. Nhưng Huỳnh Kim Khánh

cũng có điểm nhìn nhận sai lầm khi cho rằng cuộc xung đột giữa cộng sản và

Trotskyist ở Việt Nam trong những năm 30 là một cuộc xung đột giữa “nước Việt

Nam cũ” và “nước Việt Nam mới”, nước Việt Nam mới được đại diện bởi những

nhà hoạt động được thấm nhuần văn hóa giáo dục Pháp (Trotskyist) còn nước Việt

Nam cũ được đại diện bởi các nhà hoạt động cũ hoặc những người cộng sản Đông

Dương. Ông cũng cho rằng trong cuộc xung đột này, quan điểm của cộng sản là cải

lương, còn Trotskyist là cách mạng, cộng sản làm giai cấp thỏa hiệp, còn Trotskyist

làm giai cấp đấu tranh, v.v.. [166]. Có thể nói đó là những nhận định còn chủ quan

và thiếu căn cứ.

Trong công trình Print and Power: Buddhism, Confucianism and

Communism in the Making Modern Vietnam [171], trên cơ sở khảo sát một lượng

ấn phẩm rất lớn tại Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam,

McHale đã xây dựng các chương của cuốn sách theo đúng quỹ đạo của các ấn

phẩm: từ sự sáng tạo đến xuất bản, sự kiểm soát của chính quyền đối với những ấn

phẩm này, cho đến sự truyền bá và tiếp thu chúng. Trong hai chương đầu, tác giả

đưa ra cái nhìn toàn cảnh về không gian công cũng như sự trấn áp của chính quyền.

Ba chương tiếp nối sau, ba chủ đề là văn hoá ngành in của Phật giáo, Nho giáo và

Cộng sản. Bị hấp dẫn bởi chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là sự xuất hiện của

không gian công và vai trò của ngành in từ năm 1920 đến năm 1945, tác giả đã

dùng mọi cách để lập luận rằng, Việt Nam đã quá xem nhẹ văn hoá và tri thức của

Phật giáo cũng như Nho giáo và coi trọng quá mức tầm quan trọng của Cộng sản.

Tác giả đã chứng minh được mối liên hệ giữa chủ nghĩa cộng sản, ngôn ngữ và văn

hoá xuất bản trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và trong sự hồi sinh

của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Bắc giai đoạn 1941-1945. Ông liên kết sự phát triển

18

của nghệ thuật tuyên truyền qua một bài thảo luận của độc giả báo in và xem sự đón

nhận chủ nghĩa cộng sản của độc giả có thể dẫn tới sự thay đổi trong hoạt động thực

tiễn của các nhà cộng sản như thế nào. Dĩ nhiên, cuốn sách còn có nhiều điều cần

phải trao đổi, như quan điểm của tác giả về việc phải đánh giá lại quan niệm về vai

trò của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân như là phần

quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, nhưng công trình cũng đã đưa lại

những cái nhìn khách quan và gợi mở về cuộc cách mạng xuất bản, sự truyền bá chủ

nghĩa cộng sản đầu thế kỷ XX, những bài học thành công và thất bại.

Philippe M. F. Peycam có một công trình đặc sắc về The Birth of Vietnamese

Potilical Journalism, Saigon 1916-1930, trong đó nghiên cứu sự hình thành báo chí

chính trị ở Sài Gòn và việc chống lại chủ nghĩa thực dân [178]. Ông đã chỉ ra rằng,

một thập kỷ trước khi Đảng Cộng sản được thành lập, chính báo chí chính trị đã tạo

không gian công cho công chúng và những cuộc tranh luận chính trị đã làm thay đổi

thái độ của người Việt Nam. Peycam đã gắn quá trình đô thị hóa của Sài Gòn với

việc tạo nên những mẫu hình mới về tổ chức chính trị cá nhân và tập thể. Ông cho

rằng quá trình hiện đại hóa đô thị với sự hình thành các nhà báo - nhà hoạt động

chính trị của Việt Nam, và vai trò của Pháp, thậm chí bằng sự đàn áp của họ, cùng

với tầng lớp trí thức tài năng và trách nhiệm với cộng đồng đã thay đổi tâm tưởng

người Việt Nam trong giai đoạn này. Công trình đã được viết dựa trên tài liệu tiểu

sử, báo chí và hồ sơ lưu trữ một cách phong phú. Tuy nhiên, Peycam mới chỉ dừng

lại ở năm 1930 và vẫn còn những tranh luận xung quanh vấn đề chủ nghĩa cộng sản

và chủ nghĩa dân tộc tác động đến nhận thức của công chúng. Công trình cũng tập

trung nghiên cứu báo chí chính trị ở Sài Gòn mà chưa đề cập đến một địa bàn quan

trọng là Hà Nội, nơi tập trung truyền bá những hệ tư tưởng mới trong nửa đầu thế

kỷ XX ở Việt Nam. Và giai đoạn 1925-1945, với sự vận động đa dạng của nhiều

đảng phái, nhiều xu hướng chính trị, sự vận động phong phú của báo chí chính trị

vẫn là một khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu mà tác giả luận án sẽ cố gắng

thực hiện trong đề tài nghiên cứu của mình.

1.2.2. Về lý thuyết truyền thông chính trị

Trên thế giới có hệ thống các công trình lý thuyết về truyền thông chính trị

rất phong phú. Chúng tôi cho rằng lý thuyết về báo chí chính trị nên được đặt trong

một tổng thể lớn hơn, là truyền thông chính trị.

Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Siebert, Peterson, và

Schramm, 1956, Four theories of press (Bốn lý thuyết truyền thông), đã được dịch

sang tiếng Việt [111], một công trình vẫn duy trì ảnh hưởng một cách đáng kể khắp

nơi trên thế giới như một nỗ lực để thiết lập một khung lý thuyết rộng rãi cho việc

phân tích so sánh các phương tiện truyền thông. Trong đó Siebert, Peterson, và

Schramm đã chỉ ra rằng các mô hình truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sự khác

biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị và kinh tế và một người không thể hiểu phương

19

tiện truyền thông nếu không hiểu về bản chất của nhà nước, hệ thống đảng phái

chính trị, mô hình của các mối quan hệ giữa lợi ích chính trị và kinh tế, và sự phát

triển của xã hội dân sự, giữa các yếu tố khác của cấu trúc xã hội. Các ông đã phân

chia bốn lý thuyết về truyền thông: thuyết Độc đoán; thuyết Tự do; thuyết Trách

nhiệm xã hội và thuyết Cộng sản Xô viết. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã phê

bình quan điểm của Siebert, Peterson và Schramm khi cho rằng họ đã tập trung quá

nhiều vào “triết lý” (“philosophies”) hay “hệ tư tưởng” (“ideologies”) của truyền

thông và đây là điểm hạn chế chính của công trình này. Họ không những không

nhìn vào các chức năng của hệ thống xã hội nơi các phương tiện truyền thông vận

hành, mà chỉ nhìn vào các “cơ sở lý luận hay hệ tư tưởng”. “Đã có một tranh luận

rằng „ở trường hợp cuối cùng sự khác biệt giữa các hệ thống báo chí là vấn đề tư

tưởng‟, cuốn sách đã bỏ qua sự tồn tại của các phương tiện truyền thông” [176, tr.

21]. Những phân tích của họ cũng không thực sự mang tính so sánh. Trong việc truy

tìm nguồn gốc của bốn lý thuyết, ví dụ như Siebert, Peterson, và Schramm chỉ tham

khảo gần như chỉ có ba nước – Hoa Kỳ, mà họ gọi là lý thuyết tự do và trách nhiệm

xã hội; Anh, họ thấy cả mô hình độc đoán, và cùng với Hoa Kỳ, có cả lý thuyết tự

do; và Xô Viết. Tuy nhiên, tất cả các mô hình, thực sự “đã được xác định từ trong

một trong bốn lý thuyết, đó là chủ nghĩa tự do cổ điển”. Hallin và Mancini cho rằng:

Bốn lý thuyết truyền thông đã sử dụng những hiểu biết về thực tế châu Âu một cách

hạn chế. Các tác giả cũng nghĩ rằng đã đến lúc phải chuyển sang các mô hình phức

tạp hơn dựa trên phân tích so sánh thực sự [163].

Một học giả khác là Daya K.Thussu đã có cuốn sách viết về truyền thông

quốc tế, trong đó có giới thiệu về các lý thuyết truyền thông, International

communication - Continuity and Change (Truyền thông quốc tế - Sự tiếp nối và

thay đổi) (2010) [182]. Trong cuốn sách này, ông đã giới thiệu nhiều lý thuyết

truyền thông chính trị: Lý thuyết “Dòng chảy tự do của thông tin” nhấn mạnh quá

trình truyền thông ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ, chống lại việc quản lý nhà nước

và kiểm duyệt về truyền thông cũng như sử dụng truyền thông cho mục đích tuyên

truyền. Lý thuyết quyền lãnh đạo (hay lý thuyết bá quyền) bắt nguồn từ nhà mác xít

Italia Antonio Gramsci (1891-1937) nhấn mạnh chức năng chính trị của truyền

thông đại chúng trong việc tuyên truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị. Tác giả

luận án đã tham khảo lý thuyết này như một khung lý thuyết cho luận án, đặt trong

bối cảnh xã hội thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lý

thuyết phê phán được dẫn dắt bởi các nhà khoa học của trường phái Frankfurt với

những tên tuổi như Max Horkheimer (1895-1973), Theodor Adorno (1903-1969) và

Herbert Marcue (1898-1979) với khái niệm “culture industry” (công nghiệp văn

hoá) [154]. Các lý thuyết về xã hội thông tin nhấn mạnh sự đổi mới nhanh chóng

trong lĩnh vực thông tin và công nghệ truyền thông, đặc biệt là máy tính và công

nghệ số cùng sự mở rộng của quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến những tuyên bố về

20

một kỷ nguyên của xã hội thông tin. Nhà lý luận truyền thông Canada Marshall

McLuhan (1911-1980) với quan niệm “phương tiện là thông điệp” là một trong

những nhà lý thuyết đầu tiên đã phân tích tác động xã hội của kỹ thuật truyền thông

[172]. Daniel Bell, người đã được biết đến trên toàn thế giới với ý tưởng về một xã

hội “hậu công nghiệp”. Alvin Toffler, người đã gây ảnh hưởng rất lớn qua việc

tuyên truyền tư tưởng về một xã hội thông tin, mà ông gọi là “làn sóng thứ ba”, sau

thời đại nông nghiệp và công nghiệp của văn minh con người [183]. Hay nhà lý

thuyết Tây Ban Nha Manuel Castells đã tạo ra một khái niệm mới: “chủ nghĩa tư

bản số hóa” [179]. Bên cạnh đó là lý thuyết “sức mạnh mềm” của J.Nye, trong đó

ông cho rằng sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm trong bản thân nó năng lực

hấp dẫn của văn hoá, của các chuẩn giá trị, của khả năng thuyết phục và phụ thuộc

rất lớn vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Là một công trình viết rất công

phu, Daya K. Thussu tập trung viết về các vấn đề về truyền thông quốc tế, truyền

thông chính trị, chứ không bàn về về các lý thuyết truyền thông nói chung.

Các phương tiện truyền thông là sản phẩm của chính trị và quay trở lại ảnh

hưởng đến chính trị. Công trình có tính chất mở đường về nghiên cứu so sánh

Comparing Media Systems - Three models of Media and Politics (So sánh các hệ

thống truyền thông - Ba mô hình của truyền thông và chính trị) của Hallin và

Mancini (2004) [163] chứng minh rằng hệ thống truyền thông của một quốc gia

xuất hiện trong những cách thức được giải thích bởi văn hóa chính trị và hệ thống

chính trị của nó. Hallin và Mancini đã giới thiệu ba mô hình truyền thông: Mô hình

Tự do, chiếm ưu thế ở Anh, Ireland, và Bắc Hoa Kỳ, được đặc trưng bởi sự thống trị

tương đối của cơ chế thị trường và các phương tiện truyền thông thương mại; Mô

hình Nghiệp đoàn Dân chủ, phổ biến ở Bắc Âu, với sự cùng tồn tại của phương tiện

truyền thông thương mại và các phương tiện truyền thông gắn với các nhóm chính

trị và xã hội có tổ chức, vai trò tương đối tích cực nhưng hạn chế về mặt pháp lý của

nhà nước; và Mô hình Đa nguyên Phân cực, chủ yếu ở các quốc gia Địa Trung Hải

ở Nam Âu với sự tham gia của phương tiện truyền thông vào các nền chính trị đảng

phái, phương tiện truyền thông thương mại yếu kém, và vai trò mạnh mẽ của nhà

nước. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu so sánh có giá trị về mối quan hệ

truyền thông - chính trị, với đối tượng khảo sát phong phú ở hàng chục các quốc

gia. Tuy nhiên, các tác giả đã tập trung so sánh các hệ thống phương tiện truyền

thông và chính trị ở Tây Âu và Bắc Mỹ hơn là một công trình giới thiệu các lý

thuyết truyền thông, và Việt Nam vẫn chưa phải là một đối tượng khảo sát và xếp

loại trong các mô hình này.

Ở một số công trình nghiên cứu khác đã tập trung nghiên cứu về các lý

thuyết truyền thông như A First Look at Communication Theory (Một cái nhìn tổng

quan về các lý thuyết truyền thông), được xuất bản bởi McGraw - Hill của các tác

21

giả Griffin, Em and Andrew Ledbetter, Glenn Sparts đã in đến bản thứ 9 năm 2014

[161]. Các tác giả đã thống kê hơn 80 lý thuyết về truyền thông, một con số rất lớn

phản chiếu sự phong phú của hoạt động truyền thông cũng như các lý thuyết truyền

thông một cách đa dạng. Trong đó có giới thiệu các lý thuyết truyền thông như Mũi

kim tiêm, Dòng chảy hai bước, Thiết lập chương trình nghị sự, Vòng xoáy của sự im

lặng, Phê phán, Kiến tạo, Nghiên cứu văn hóa v.v.. Hay công trình của Severin,

Werner J. and James W. Tankard, Communication theories: origins, methods, and

uses in the mass media (Các lý thuyết truyền thông: nguồn gốc, phương pháp, và

việc sử dụng trong phương tiện truyền thông đại chúng) (1992) [180] trong đó đã

nêu một cách cụ thể các lý thuyết truyền thông, từ nguồn gốc, các phương pháp và

việc sử dụng trong các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào.

Không trực tiếp viết về một lý thuyết truyền thông cụ thể, nhưng trong công

trình The Structural Transformation of the Public Sphere: An inquiry into a

Category of Bourgeois Society (Sự biến đổi về cấu trúc của không gian công: một

cuộc điều tra xã hội tư sản), bản tiếng Đức 1962, bản dịch tiếng Anh 1989 của

Jürgen Habermas đã nhấn mạnh đến vai trò của báo chí trong sự hình thành “không

gian công”. Habermas quan niệm “không gian công” (the public sphere) là một vũ

đài độc lập với chính phủ, “cùng tồn tại với cơ quan công quyền” và cũng mang

phẩm chất tự trị xét trong quan hệ với các phe phái kinh tế cũng như chính trị, vốn

sinh ra là để cho những cuộc tranh luận duy lý (tức là tranh luận và thảo luận về “lợi

ích”, về “sự che đậy” hay về “sự thao túng”) và mở ngỏ hoàn toàn cho sự giám sát

của công dân. Chính ở đó, dư luận xã hội (public opinion) được hình thành [162].

Tuy nhiên, Habermas cũng chỉ tập trung nói về “không gian công” trong bối cảnh

châu Âu. Tác giả luận án đã tham khảo công trình này như một khung lý thuyết cho

nghiên cứu của mình, đặt trong bối cảnh Việt Nam những năm 1920 đến 1945 ở

Việt Nam.

Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình trên thế giới viết về truyền thông chính

trị (political communication), như các công trình của Denton, Robert E. and Gary C.

Woodward (1990), Political communication in America; McNair, Brian (1995), An

Introduction to Political Communication; McQuail, Denis (2000), Mass

Communication Theory: An Introduction, 4th

ed; Pippa Noris (2004). “Political

Communications”, Encyclopedia of the Social Sciences v.v.. Cụ thể, Denton và

Woodward đã đưa ra định nghĩa về truyền thông chính trị, xác định đặc trưng của

truyền thông chính trị là ở nội dung và mục đích của thông điệp. [157, tr. 11]. Cũng

tương tự như vậy là quan điểm của McNair [173], Pippa Noris [177] khi cho rằng

phương tiện truyền thông đóng vai trò trung gian trong giao tiếp chính trị. Những

công trình nói trên đã được tác giả luận án tham khảo để tìm hiểu lý thuyết về

truyền thông chính trị nói chung, dòng báo chính trị nói riêng, từ đó soi chiếu vào lý

luận và thực tiễn báo chí chính trị ở Việt Nam 1925-1945. Các công trình nghiên

cứu lý thuyết truyền thông trên thế giới hiện nay đều chưa lấy Việt Nam là đối

tượng nghiên cứu để khái quát lên mô hình truyền thông và chính trị.

22

Ở Việt Nam, ảnh hưởng từ báo chí Xô viết, khái niệm “báo chí chính trị”

xuất hiện sớm. Ngay trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí

Minh đã luôn nhấn mạnh báo chí phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, có quan hệ chặt

chẽ với chính trị, đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất “tuyên truyền” của báo chí mà ít

dùng khái niệm “truyền thông”. Năm 1999, môn học “Lý thuyết truyền thông” lần

đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong chương trình cử nhân báo chí của Khoa Báo

chí và một số chuyên ngành khác thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Môn

học “Truyền thông chính trị” vẫn đang rất mới mẻ và mấy năm gần đây mới được

đưa vào chương trình đào tạo sau đại học của Khoa Báo chí và Truyền thông,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là cơ sở đầu

tiên giảng dạy môn học “Chính trị và Truyền thông” trong chương trình đào tạo cử

nhân Chính trị học từ năm học 2005 -2006.

1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề cần giải quyết

Có thể thấy liên quan đến đề tài Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt

Nam giai đoạn 1925-1945, một số vấn đề đã được các học giả trong và ngoài nước

nghiên cứu. Tựu chung lại, những nghiên cứu đó đã đạt được những thành tựu như sau:

- Thứ nhất, về phương diện tư liệu: các nhà nghiên cứu đã khai thác được

khối lượng khá lớn báo chí Việt Nam trước năm 1945 và nhiều tài liệu lưu trữ tại

các trung tâm lưu trữ tại Việt Nam, kho lưu trữ tại Pháp, lưu trữ của Đảng Cộng sản

Liên Xô và Quốc tế Cộng sản tại Nga, lưu trữ tại Hoa Kỳ và các trung tâm lưu trữ

khác. Trong lĩnh vực này, đóng góp của các nhà nghiên cứu nước ngoài và các học

giả người Việt Nam ở nước ngoài có phần nổi bật hơn do có điều kiện thuận lợi

trong việc khai thác các nguồn tài liệu lưu trữ. Nhưng về mảng tư liệu báo chí cách

mạng, với những tìm tòi về báo chí bí mật gắn liền với hoạt động cách mạng, thì

chủ yếu là thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều bộ sưu

tập báo chí trước năm 1945 của các cá nhân, tổ chức cũng đã được gìn giữ, trở

thành những tư liệu quý hiếm cho đến nay. Ngoài ra, một loạt các hồi ký của những

người làm báo, các nhà chính trị tham gia vào hoạt động báo chí cũng được các nhà

nghiên cứu sưu tầm và xử lý nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Những văn kiện

của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có quan điểm về báo chí, đã được tập hợp,

in ấn và công bố một cách rộng rãi. Không chỉ riêng báo chí của Đảng Cộng sản

Việt Nam mà báo chí của các đảng phái, các khuynh hướng chính trị khác cũng

được giới nghiên cứu phân tích và bình luận. Những tư liệu này không chỉ góp phần

làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong lịch sử báo chí Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan

trọng cho những nghiên cứu kế tiếp khi theo đuổi mảng đề tài này.

Thứ hai, về phương diện phương pháp luận: Khi nghiên cứu về lịch sử báo

chí, mối quan hệ báo chí - chính trị, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng những phương

pháp nghiên cứu quan trọng: như Huỳnh Văn Tòng, Đỗ Quang Hưng với việc nghiên

cứu một cách kỹ càng tất cả những gì có dính líu đến một tờ báo như tòa soạn, ban

23

biên tập, về hình thức cũng như nội dung của tờ báo, hay nói cách khác là cách

nghiên cứu đưa đến việc tìm hiểu đằng sau tờ báo, trong tờ báo và đối tượng tờ báo;

phương pháp tiếp cận lịch sử xã hội, khi lịch sử không phải chỉ là lịch sử của nhà

nước, của lãnh tụ, của chính đảng mà còn là lịch sử của những người dân thường, như

của David Marr, Hồ Tài Huệ Tâm; cách tiếp cận xã hội học - lịch sử của Trịnh Văn

Thảo khi đặt các tác nhân xã hội vào những nhóm xã hội và biến đổi xã hội cụ thể;

phương pháp tiếp cận tiểu sử của P.Peycam; cách tiếp cận liên ngành báo chí - chính

trị học của các nhà nghiên cứu truyền thông Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,

Nguyễn Văn Dững; cách nhìn vai trò báo chí trong mối tương quan văn hóa, tôn giáo

trong việc hình thành một Việt Nam hiện đại của McHale; đặc biệt là phương pháp

so sánh của các học giả truyền thông thế giới như Hallin và Mancini để đưa ra ba mô

hình truyền thông - chính trị nổi bật ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ v.v.

Thứ ba, về phương diện nhận thức: Có thể nói các học giả trong và ngoài nước

đã làm rõ những nét lớn về lịch sử báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng Việt Nam;

những vấn đề về nội dung và hình thức báo chí, nhất là nội dung và vai trò của báo

chí cách mạng trong cuộc vận động đấu tranh để giải phóng dân tộc. Các giá trị lịch

sử và văn hóa của báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương như

Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí v.v. đã được phân tích. Chân dung của một

số nhà báo chính trị tiêu biểu trong giai đoạn này như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn

Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Hồ Chí Minh,

Trường Chinh, Trần Huy Liệu v.v. cũng đã được khắc họa. Các học giả Việt Nam

cũng đã tìm hiểu quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về

báo chí, mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị theo lý thuyết mác xít. Các nhà

nghiên cứu truyền thông trên thế giới với các lý thuyết truyền thông và ba mô hình

truyền thông và chính trị được phân tích chủ yếu ở các nước Tây Âu và Mỹ.

Nói tóm lại, nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam 1925 -1945 và mối quan

hệ báo chí với đời sống chính trị đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cả về

phương diện tư liệu, phương pháp và nhận thức. Tuy nhiên, tác giả luận án nhận thấy

vẫn còn những hạn chế, những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết:

Một là những hạn chế trong khai thác và sử dụng tư liệu: đối với các nhà

nghiên cứu Việt Nam, việc khai thác các tài liệu lưu trữ ở nước ngoài, đặc biệt liên

quan đến báo chí trước năm 1945 thì nguồn lưu trữ ở Pháp là rất quan trọng, nhưng

do hạn chế về kinh phí mà rất khó được thực hiện, nên chủ yếu vẫn phải nghiên cứu

qua tài liệu thứ cấp. Ngay tại Việt Nam, những tài liệu về các xu hướng chính trị

khác ngoài Đảng Cộng sản và các nhà báo chính trị ngoài xu hướng mác xít cũng

rất khó tìm kiếm. Hơn nữa, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện bảo quản, rất nhiều

báo chí Việt Nam trước năm 1945 đã bị hư hỏng, thất lạc, các bộ sưu tập không đầy

đủ gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Cũng

còn ít nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu tài liệu ở các trung tâm lưu trữ như một

nguồn tài liệu sơ cấp quan trọng.

24

Hai là, những hạn chế trong phương pháp và cách tiếp cận: phương pháp

liên ngành còn ít được sử dụng trong các nghiên cứu. Thường có những nghiên cứu

riêng lẻ về lịch sử báo chí, báo chí cách mạng, hoặc về một số tờ báo, một số nhà

báo tiêu biểu trước năm 1945 mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

toàn diện dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945. Một số

nghiên cứu về lịch sử chính trị có đề cập ít nhiều đến hoạt động báo chí của các

đảng phái, phong trào đó, nhưng nhìn chung đều khá sơ lược và không đặt nặng

mục tiêu nghiên cứu một cách xâu chuỗi báo chí của các đảng phái, phong trào, trừ

báo chí của Đảng Cộng sản, lực lượng đã nắm vai trò lãnh đạo cách mạng và đưa

đến thành công cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Về báo chí truyền

thông, tuy đã có một số nghiên cứu so sánh về các mô hình truyền thông và chính trị

trên thế giới nhưng chưa có cái nhìn đối sánh báo chí Việt Nam trong hệ thống

phương tiện truyền thông đại chúng của thế giới, chưa nghiên cứu Việt Nam như

một trường hợp thuộc mô hình nào.

Ba là, những điểm còn chưa được đề cập về mặt tri thức: chưa một công

trình nào phân tích một cách tổng thể, hệ thống về các khuynh hướng của dòng báo

chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945, từ cơ sở hình thành và phát triển đến lực

lượng làm báo chính trị, nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị cũng như vai trò

của dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam trước năm 1945 và bài

học đối với thực tiễn báo chí - chính trị Việt Nam hiện nay.

Từ đó, luận án đề ra các vấn đề nghiên cứu hướng tới như sau:

Trước hết, dựng lên được diện mạo dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn

1925-1945 một cách tương đối chỉnh thể và hệ thống, với sự đa dạng về khuynh

hướng chính trị, sự đa dạng về quan điểm, sự đa dạng về lực lượng làm báo, đa

dạng về nội dung và phương thức biểu hiện như bản thân sự vận động nội tại của

báo chí chính trị trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, lý giải được tại sao dòng báo chính trị ở Việt Nam lại ra đời

trong những năm 20 của thế kỷ XX chứ không phải một bối cảnh nào khác, tại sao

báo chí cách mạng - dòng báo xuất bản bí mật, trong điều kiện khó khăn và thiếu

thốn, lại có thể trở thành dòng báo chủ đạo trong hệ thống báo chí chính trị.

Hơn thế nữa, đánh giá vai trò của dòng báo chính trị đối với đời sống chính

trị 1925-1945 và di sản của nó với đời sống báo chí đương đại. Báo chí là công cụ

tuyên truyền, cổ động cho các đảng phái, các tổ chức chính trị, nhưng mặt khác,

chính báo chí lại phát triển, củng cố và thúc đẩy trở lại các phong trào chính trị.

Luận án sẽ lần lượt trình bày các luận cứ và luận chứng để phân tích, luận

giải và chứng minh cho các vấn đề nghiên cứu này.

25

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ VÀ

ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ

2.1. Khái niệm dòng báo chính trị, đời sống chính trị

2.1.1. Khái niệm dòng báo chính trị

Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp, ở Tây Âu vào thế kỷ XV-

XVI đã có những bước chuyển mạnh mẽ, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong

nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có báo chí. Tuy nhiên, báo chí

ban đầu chỉ được coi như các công báo đăng tải những tin tức của chính quyền hay

tin tức kinh tế đơn thuần, mà chưa bàn đến hoặc phân tích nhiều về chính trị. “Đến

giữa thế kỷ XVII, báo chí Anh dưới chế độ quân chủ chuyên chế và chịu ảnh hưởng

của nội chiến, chỉ được đăng những tin chính thức của chính quyền và bị cấm đăng

tin quốc tế. Tới năm 1660, khi nền quân chủ được phục hồi, báo chí lại bị kiểm

duyệt nghiêm ngặt hơn” [1, tr.50].

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đòi tự do ngôn luận vẫn bùng nổ khắp nơi. Cuối

thế kỷ XVIII, sau cuộc Cách mạng Pháp, nhà văn Emund Burke đã gọi báo chí là

“quyền lực thứ tư”. Qua một quá trình đấu tranh liên tục, các quyền tự do báo chí đã

được ghi nhận trong Hiến pháp hoặc điều luật của chính quyền các nước Thụy Điển,

Đan Mạch, Anh, Pháp, v.v..

Ở Mỹ, từ năm 1690, 70 năm sau khi người châu Âu xâm chiếm lục địa châu

Mỹ, báo chí xuất hiện. Ban đầu, báo chí hoạt động chủ yếu vì mục đích kinh tế. Đến

giữa thế kỷ XVIII, khi cuộc đấu tranh của nhân dân 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ

chống lại thực dân Anh bước vào giai đoạn gay gắt nhất thì báo chí chính thức bước

vào đời sống chính trị Mỹ.

Từ thế kỷ XVIII-XIX, báo chí phương Tây đã thực sự bước lên vũ đài đấu

tranh chính trị - tư tưởng. Giai cấp thống trị đã sử dụng báo chí như một công

cụ, vũ khí sắc bén trong bảo vệ lợi ích của mình. Báo chí chính là phương

tiện của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế

phong kiến lỗi thời” [1, tr.51].

Những tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái được truyền tải rộng rãi đến

người dân, giai cấp tư sản đã khai thác triệt để thế mạnh báo chí phục vụ cho mục

đích chính trị của mình.

Hallin và Mancini trong công trình Comparing Media Systems - Three

models of Media and Politics cho rằng:

Từ khi bắt đầu kỷ nguyên của in ấn, đặc biệt là từ thời kỳ Phục hưng, vận

động chính trị cũng là một chức năng then chốt của các phương tiện truyền

thông, và vào cuối thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XIX, khi báo chí bắt đầu

nổi lên như một lực lượng trong đời sống chính trị, nó trở thành một chức

năng chính của mọi quốc gia trong nghiên cứu này [163].

26

Các ông khẳng định vào cuối thế kỷ XIX, ở Tây Âu một mô hình tương

phản về báo chí chính trị đã bắt đầu xuất hiện, trong đó các nhà báo được coi như

một trọng tài trung lập của quá trình truyền thông chính trị, đứng ngoài lợi ích và

nguyên nhân cụ thể, cung cấp thông tin và phân tích một cách khách quan, không

bị chi phối bởi tính đảng phái. Tuy nhiên, Hallin và Mancini cũng thừa nhận

không một nền báo chí ở bất cứ nơi nào trên thế giới là trung lập hoàn toàn, thậm

chí ngay cả những nơi mà các nhà báo cam kết trung thành với hệ tư tưởng chuyên

nghiệp về “tính khách quan”, các tin tức vẫn gắn kết với các giá trị chính trị.

Các nhà nghiên cứu truyền thông phương Tây đã đặt khái niệm báo chí

chính trị trong một tổng thể lớn hơn, là “truyền thông chính trị”. Cụ thể, Denton

và Woodward đã đưa ra định nghĩa về truyền thông chính trị là “sự thảo luận

công khai về việc phân bổ các nguồn lực công (doanh thu), quyền hạn chính thức

(người được trao quyền để đưa ra quyết định lập pháp, hành pháp và tư pháp), và

biện pháp trừng phạt chính thức (sự khen thưởng hay trừng phạt từ nhà nước)”

[157, tr. 9]. Ngoài ra, Denton và Woodward xác định: “yếu tố quan trọng làm

cho truyền thông mang “tính chính trị” không phải là nguồn của thông điệp

(hoặc, chúng ta có thể thêm rằng, việc đề cập trở lại hình thức của nó, là để nhấn

mạnh tác động của nó đối với “công luận” mà là ở nội dung và mục đích của

thông điệp” [157, tr. 11]. Dựa trên quan điểm của Denton và Woodward, McNair

cũng cho rằng “trong hệ thống chính trị dân chủ, phương tiện truyền thông đóng

cả hai chức năng như người truyền các thông tin chính trị có nguồn gốc bên

ngoài tổ chức truyền thông, và như người gửi thông điệp chính trị được xây dựng

bởi các nhà báo” [173, tr. 11].

Pippa Noris, người từng được giải thưởng của Hiệp hội Khoa học chính trị

Mỹ cho công trình nghiên cứu tốt nhất về truyền thông chính trị, cho rằng:

Truyền thông chính trị là một quá trình tương tác liên quan đến việc

truyền tải thông tin giữa các chính trị gia, các phương tiện truyền thông và

công chúng. Đó là một quá trình hoạt động theo chiều từ trên xuống - từ

các tổ chức quản lý xuống tới người dân, theo chiều ngang - giữa các nhà

hoạt động chính trị, và chiều từ dưới lên - từ dư luận xã hội tác động đến

chính quyền [177].

Pippa Noris cũng đưa ra một mô hình về truyền thông chính trị: mối quan

hệ giữa nguồn thông điệp, nội dung thông điệp và hiệu quả của truyền thông đại

chúng. Tác giả luận án có tham khảo mô hình này trong việc phân tích hiệu quả

của hoạt động truyền thông chính trị trong việc thay đổi nhận thức, thái độ và

hành vi chính trị của độc giả.

27

Mô hình về quá trình sản xuất, nội dung và hiệu quả của

truyền thông chính trị

Các điều kiện bên ngoài Nguồn thông điệp Nội dung thông điệp Hiệu quả

của TTĐC

CacC

Nguồn: Pippa Noris, “Truyền thông chính trị” [177].

Có thể thấy trong lĩnh vực chính trị, sự tác động của báo chí hướng đến hai

đối tượng chủ yếu là công chúng và giới cầm quyền. Thứ nhất, báo chí tác động lên

công chúng nhằm truyền dẫn những thông điệp (chỉ thị, nghị quyết, một quan điểm

hoặc ý kiến về một vấn đề nào đó) của chính quyền đến toàn bộ xã hội, qua đó định

hướng tư tưởng và áp đặt ý chí của giai cấp cầm quyền lên công chúng. Thứ hai,

báo chí là diễn đàn để nhân dân bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình, thông

qua đó tác động trực tiếp lên chính quyền, những người hoạch định chính sách. Như

vậy, cơ chế tác động của báo chí thực sự là cơ chế tác động hai chiều: vừa tác động

lên đối tượng của quyền lực nhà nước (công chúng), vừa tác động lên chủ thể của

quyền lực nhà nước (giai cấp cầm quyền). Điều này quy định tính độc lập tương đối

của báo chí, cũng như sức mạnh to lớn của nó trong xã hội nói chung, hoạt động

chính trị nói riêng.

Khác với báo chí phương Tây ra đời trước hết dành cho những bản tin

thương mại, các mục tiêu kinh tế, báo chí Việt Nam ra đời trước hết là do mục tiêu

chính trị, phục vụ cho chính quyền thực dân, gắn với sự thiết lập chế độ thuộc địa

của chủ nghĩa tư bản Pháp. Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thống trị và xâm

lăng văn hóa của chủ nghĩa thực dân, song cùng với sự phát triển của bản thân nó,

báo chí đã theo sát từng bước đi của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong lòng

xã hội Việt Nam.

Các điều kiện

kinh tế, chính

trị, xã hội

Các thông

điệp được

đưa ra bởi:

Các đảng

phái

Các tổ chức

Các phong

trào xã hội

mới

Các nhà

chính trị

Nội dung

của:

Báo

Tạp chí

Đài phát

thanh

Đài truyền

hình

Internet

Tác động

lên:

Nhận thức

chính trị

Thái độ

chính trị

Hành vi

chính trị

Các kênh trực tiếp

Phản hồi

28

Như vậy, xét về bản chất, báo chí nói chung luôn tiềm ẩn “yếu tố chính trị”

như chính con người luôn là “vật thể chính trị”. Báo chí luôn có tính chính trị, vì bất

cứ tờ báo nào cũng vận hành trong đời sống chính trị của một quốc gia và phản ánh

hơi thở chính trị - xã hội. Chế độ chính trị nào cũng sử dụng và khai thác triệt để

báo chí nói riêng, phương tiện truyền thông đại chúng nói chung nhằm phục vụ,

củng cố và duy trì chế độ đó. Nhưng dòng báo chính trị mà chúng tôi nghiên cứu ở

đây được xác định trước hết đó là một dòng báo chuyên biệt. Dòng báo này lấy

chính trị (quan hệ quyền lực) làm đối tượng chủ yếu, lấy mục đích giành quyền lực

chính trị làm tôn chỉ và gắn với sự ra đời của các tổ chức, các đảng phái và phong

trào chính trị mà bản thân nó là một bộ phận.

Từ những tiêu chí như vậy, có thể đi đến một định nghĩa: dòng báo chính

trị ở Việt Nam là dòng báo chí chuyên biệt của một tổ chức, một đảng phái, một

nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất định; nội dung chủ yếu của

nó phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội và có tác động trực tiếp đến đời

sống chính trị Việt Nam.

Vậy đâu là đặc điểm của dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-

1945?

Chúng tôi nhận thấy rằng dòng báo chính trị ở các nước nhìn chung đều có

hai đặc điểm lớn: thứ nhất, dòng báo chính trị là tiếng nói trực tiếp của tổ chức và

đảng phái, được xác định rõ nhóm xã hội; thứ hai, dòng báo chính trị gắn với nhịp

thở đời sống chính trị, cụ thể như các hoạt động tranh cử, bầu cử, việc ban hành

các chính sách cụ thể, v.v..

Dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945 ngoài những đặc điểm

chung của dòng báo chính trị, còn có một số đặc điểm riêng: (1) Dòng báo chính

trị giai đoạn này kết cấu gồm hai bộ phận: báo chí của chính quyền, là báo chí hợp

pháp và công khai (báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939

cũng tận dụng đặc điểm này) và báo chí bí mật, bất hợp pháp. Báo chí bí mật, bất

hợp pháp - báo chí cách mạng lại là chủ lực của dòng báo chính trị. (2) Nội dung

chủ yếu của dòng báo chính trị chủ yếu là tuyên truyền và vận động chính trị, ví dụ

như nội dung tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể đã trở thành

điểm đặc thù của báo chí cách mạng trước năm 1945. (3) Khác với các dòng báo chí

khác (như báo chí thương mại, báo chí văn học, báo chí chỉ dẫn, v.v.), diện mạo

dòng báo chính trị có những nét khác biệt như ở các dòng báo chí khác rất chú trọng

hoạt động quảng cáo, dòng báo chính trị không đặt nặng vấn đề này; lực lượng làm

báo chính trị rất đa dạng, ví dụ như lực lượng làm báo mác xít chủ yếu là cán bộ

cách mạng, bắt đầu từ những năm 1940 mới bắt đầu có đội ngũ làm báo chuyên

nghiệp; tổ chức tòa soạn của dòng báo chính trị cũng rất linh hoạt, nhà lãnh đạo

cách mạng đồng thời là tổng biên tập; công tác phát hành cũng khác biệt khi báo chí

thương mại có tiền, báo chí cách mạng chủ yếu lấy tiền từ tổ chức Đảng, phát không

cho quần chúng, v.v..

29

2.1.2. Khái niệm đời sống chính trị

Trước khi tìm hiểu khái niệm “đời sống chính trị” cần xuất phát từ khái niệm

ban đầu là “chính trị”. “Chính trị” được coi là một trong những từ phổ biến và đa

nghĩa nhất trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ “chính trị” (Politic) có gốc từ danh

từ “Polis” - là “thành bang” hay “nhà nước - thành bang” theo cách chú giải

hiện nay. Thực tế thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi, một phần vì nó xuất

hiện đã hơn hai thiên nhiên kỷ và đối tượng phản ánh của nó - “đời sống

chính trị” cũng tiến hóa và phát triển khác xa. Aritstotle, vẫn được viện dẫn

là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “chính trị” với tư cách là thuật ngữ khoa

học, hiểu “chính trị” là hình thức sinh hoạt của cộng đồng văn minh, là sự

liên kết của các công dân ở trình độ cao nhờ lý tính để đạt tới phúc lợi chung

và cuộc sống hạnh phúc. Khổng Tử, một nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại,

cũng trong khoảng thời gian trên giải nghĩa “chính trị” là làm cho việc cai trị

được ngay thẳng, chính tắc. Cho nên, về đại thể có thể hình dung nghĩa khởi

phát của thuật ngữ "chính trị" mang cách nghĩa cơ bản sau: chính trị trước

hết hàm chỉ những hoạt động liên quan tới việc tổ chức đời sống cộng đồng,

tới nhà nước, tới việc cai trị (quan hệ giữa người cai trị và bị trị) trên nguyên

tắc vì lợi ích và hạnh phúc chung của cộng đồng [151].

Một khái niệm chính trị được sử dụng phổ biến ở Việt Nam: “Chính trị là

mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong

việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước”

[59]. Điều quan trọng nhất trong chính trị, theo cách hiểu này, là “tổ chức chính

quyền nhà nước”. Tuy nhiên, nói đến chính trị nếu chỉ nói đến giai cấp và nhà nước

thì có lẽ chưa đủ, mặc dù vấn đề giai cấp và nhà nước là hai vấn đề cơ bản nhất của

chính trị. Về thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các

quốc gia dân tộc... trong việc phân bổ các giá trị xã hội. “Chính trị”, theo cách định

nghĩa của nhiều trường phái khoa học chính trị ở phương Tây, là “tất cả các hoạt

động của con người nhằm xác lập những chế định bắt buộc chung đối với nhóm

hoặc giữa các nhóm người” [144, tr.58].

Từ khái niệm chính trị để đi đến khái niệm đời sống chính trị. Đời sống

chính trị (political life) là khái niệm để chỉ “những hoạt động và công việc liên

quan đến chính trị quốc gia hay chính trị quốc tế” [156, tr.183]. Gần như không có

một khái niệm nào định nghĩa cụ thể về đời sống chính trị. Thông thường đời sống

chính trị giới thiệu những quan hệ, khung cảnh và các chủ thể chính trị như các

công dân, đảng chính trị, quan hệ giữa các chủ thể khác nhau này, các quá trình

tham gia chính trị, v.v.. Một vấn đề trọng tâm của đời sống chính trị là cuộc đấu

tranh giành quyền lực chính trị. Đời sống chính trị chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một

xã hội cụ thể, với các thiết chế chính trị, chế độ chính trị, văn hóa chính trị gắn với

nó. Mỗi một đời sống chính trị có nét riêng - đặc thù của nó vào một thời điểm, ở

30

trong một khung cảnh xã hội và trong một chế độ chính trị cụ thể. Nói đến đời sống

chính trị, tức là động chạm đến một tập hợp nhiều yếu tố, như xã hội cụ thể trong

một giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn với xã hội đó là trình độ phát triển kinh tế, khuôn

khổ luật pháp, các thiết chế, văn hóa, tôn giáo, v.v., kể cả những tác nhân bên ngoài

làm biến đổi đời sống chính trị của quốc gia, hệ thống chính trị, con người chính trị

và văn hóa chính trị v.v..

Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi đánh giá tác động của dòng báo

chính trị với đời sống chính trị Việt Nam, nghĩa là những hoạt động và công việc

liên quan đến chính trị Việt Nam 1925-1945, thu hẹp trong phạm vi tác động của

báo chí chính trị đến chính quyền thuộc địa; các đảng phái, phong trào chính trị và

quần chúng nhân dân.

Trong công trình Comparing Media System: Three Models of Media and

Politics, các tác giả đã đề xuất bốn tiêu chí có thể được sử dụng để so sánh mối

quan hệ truyền thông và đời sống chính trị:

(1) sự phát triển của thị trường phương tiện truyền thông, đặc biệt nhấn mạnh

đến sự phát triển mạnh hay yếu của báo chí phát hành đại chúng;

(2) chủ nghĩa song song chính trị (political parallelism), nghĩa là mức độ và

tính chất của các liên kết giữa các phương tiện truyền thông và đảng phái

chính trị, hay rộng hơn, mức độ mà hệ thống phương tiện truyền thông phản

ánh sự phân chia chính trị chủ yếu trong xã hội;

(3) sự phát triển tính chuyên nghiệp của báo chí;

(4) mức độ và tính chất can thiệp của nhà nước vào hệ thống phương tiện

truyền thông. [163]

Từ những tiêu chí này, Hallin và Mancini đã giới thiệu ba mô hình truyền

thông - chính trị: Mô hình Tự do, chiếm ưu thế ở Anh, Ireland, và Bắc Hoa Kỳ;

Mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ, phổ biến ở miền Bắc lục địa châu Âu; và Mô hình

Đa nguyên Phân cực, chủ yếu ở các quốc gia Địa Trung Hải ở vùng Nam châu

Âu. Mô hình Đa nguyên Phân cực, mô hình truyền thông mà Pháp là một đại diện

tiêu biểu, đã có những ảnh hưởng đến dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn

1925-1945.

Với những tiêu chí như trên, mối quan hệ báo chí và chính trị ở Pháp được

thể hiện: (1) Mặc dù số báo lưu hành ở Pháp cao nhất trong khu vực Địa Trung

Hải nhưng vẫn thấp hơn các khu vực khác của châu Âu, như vậy sự phát triển của

báo chí thương mại khá yếu kém ở khu vực này. (2) Sự tham gia của báo chí vào

nền chính trị đảng phái: Báo chí gắn liền với các đảng chính trị. Các phương tiện

truyền thông là công cụ cần thiết cho việc tổ chức các phong trào và các đảng phái

đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các tờ báo, cung cấp kinh phí và

phân phối báo chí qua các tổ chức đảng. (3) Tính chuyên nghiệp của báo chí kém

phát triển hơn. Khác với Mô hình Tự do ở Anh, Mỹ báo chí thường tập trung vào

31

thông tin, phong cách báo chí của Pháp có xu hướng nhấn mạnh đáng kể đến bình

luận. Cả nhà báo và chủ sở hữu phương tiện truyền thông thường xuyên có quan

hệ chính trị hoặc liên minh với nhau, khá phổ biến hình ảnh các nhà báo là các

chính trị gia và ngược lại. (4) Nhà nước luôn đóng một vai trò to lớn đối với đời

sống báo chí ở Pháp thể hiện ở việc can thiệp của Nhà nước tương đối mạnh đối

với các phương tiện truyền thông. Chúng tôi xem đây là một cách hiểu có giá trị

tham khảo đối với nghiên cứu này và nhận thấy rằng, trường hợp của Việt Nam

trước năm 1945 cũng chịu sự ảnh hưởng của mô hình báo chí ở Pháp, với sự tham

gia của báo chí vào các nền chính trị đảng phái, với sự phát triển báo chí thương

mại một cách yếu ớt và sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào dòng báo chính trị.

Về tác động của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam, chúng

tôi có tham khảo quan điểm của Pippa Noris, đó là sự tác động của báo chí chính trị

lên nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị của những đối tượng

được xác định trong phạm vi nghiên cứu là đảng phái chính trị, công chúng và

chính quyền.

2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị

2.2.1. Quan điểm mác xít

2.2.1.1. Quan điểm C.Mác - Ph.Ănghen - V.I.Lênin

C.Mác - Ph.Ănghen - V.I.Lênin, các nhà lãnh đạo của phong trào vô sản thế

giới, luôn xem báo chí là vũ khí, là tiền đồn chính trị - tư tưởng mà giai cấp vô sản

cần phải nắm và sử dụng một cách hiệu quả trong hoạt động đấu tranh. Các ông

cũng đều là các nhà báo lớn, chịu trách nhiệm lãnh đạo nhiều tờ báo của phong trào

và là tác giả của hàng ngàn bài báo quan trọng. Không một trở lực nào có thể ngăn

cản hoạt động báo chí của họ. Dù bị trục xuất khỏi Đức và Pháp vì những hoạt động

cách mạng và báo chí, bị kẻ thù luôn theo dõi, dò xét ngay cả khi cư trú ở Anh,

C.Mác đã luôn giữ vững trận địa này trong suốt cuộc đời mình. Với V.I Lênin, hoạt

động báo chí kéo dài ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Mười. “Đặc

điểm chung của các tác phẩm báo chí của C.Mác, Ph. Ăng ghen, V.I Lênin là giàu

chất trí tuệ mà hạt nhân là tư duy triết học, tri thức văn hóa và tri thức kinh tế, xã

hội” [41, tr.16].

C.Mác - Ph.Ănghen - V.I.Lênin đã có một hệ thống quan điểm về mối quan

hệ báo chí - chính trị, có thể khái quát như sau:

* Nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là đấu tranh chính trị

C.Mác, Ph.Ănghen luôn nhấn mạnh trong hoạt động báo chí nhiệm vụ hàng

đầu là đấu tranh chính trị. Báo chí đã được các nhà lãnh đạo của giai cấp vô sản coi

là vũ khí sắc bén của các nhà cách mạng, là công cụ đấu tranh chống kẻ thù của giai

cấp vô sản và đông đảo quần chúng. Các tờ báo đều chịu sự chi phối của chính trị,

mang nội dung chính trị: “Tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể được; tất cả các tờ

báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị. Vấn đề chỉ là làm chính trị

như thế nào và làm loại chính trị gì” [91, tr.551]. Như vậy, điều mà Ph.Ăngghen

32

nhấn mạnh “tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể làm được” cũng là điểm tranh

luận thú vị khi nói về dòng báo chính trị ở Việt Nam. Bởi tính chính trị, bản chất

chính trị là đặc trưng của báo chí, nhưng cũng như quan điểm của các nhà kinh điển

“Vấn đề chỉ là can dự vào chính trị như thế nào và đến mức nào” [91, tr.547]. Các

báo, tạp chí thuộc dòng báo chính trị ở Việt Nam phải can dự một cách sâu sắc vào

chính trị, nghĩa là nội dung của báo chí chủ yếu phản ánh những vấn đề chính trị -

xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị Việt Nam.

C.Mác, Ph.Ănghen luôn nhấn mạnh rằng báo chí không được từ bỏ lập trường

chính trị: “Nhưng nhiệm vụ là ở chỗ: trong mọi hoàn cảnh cần giữ cho được thành trì

này cho mình và không từ bỏ lập trường chính trị” [92, tr.201]. Mặc dù, với các ông,

hoạt động báo chí luôn gặp những thách thức: sự cấm đoán của chính quyền, sự truy

nã của cảnh sát và tình trạng thiếu thốn về tiền nong. C.Mác, Ph.Ănghen nhắc nhở

các nhà báo không được lệch lạc về phương diện tư tưởng. Các ông cũng phê phán

tình trạng kém cỏi về chính trị của báo chí vô sản và đòi hỏi báo chí phải có chính

kiến đúng đắn, phải có chất lượng và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen về nhiệm vụ của báo

chí trong cuộc đấu tranh giai cấp, V.I Lênin đã luôn coi báo chí là mũi nhọn đi đầu

trong cuộc đấu tranh, và đòi hỏi báo chí của những người cộng sản phải học báo chí

tư sản ngay trên mặt trận này: “Chúng ta không biết dùng báo chí để tiến hành đấu

tranh giai cấp, như giai cấp tư sản. Chúng ta cứ nhớ lại xem trên báo chí của nó, giai

cấp tư sản đã hoàn toàn biết công kích những kẻ thù giai cấp của nó như thế nào, đã

chế giễu, đã bôi nhọ họ như thế nào, đã khiến cho họ không sống nổi như thế nào”

[93, tr.435]. Vào những thời điểm chính trị căng thẳng, Lênin đã triệt để sử dụng

báo chí tuyên truyền để bảo vệ cách mạng và trực tiếp tấn công kẻ thù. Ông khẳng

định: “Chỉ có kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, chỉ có

làm cho công tác tuyên truyền và cổ động chính trị thâm nhập vào những tầng lớp

quần chúng ngày càng rộng rãi trong giai cấp công nhân, thì đảng dân chủ - xã hội

mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình được” [83, tr.417].

* Đảm bảo tối đa tự do báo chí

Trong những luận điểm quan trọng nhất về tự do sáng tác, C.Mác,

Ph.Ănghen luôn nhấn mạnh đến nguyện vọng của người cầm bút, cho dù nhà báo

hay nhà văn, là phải được viết theo ý của mình, chống lại lối viết theo “một cách

biểu hiện đã được quy định” [41, tr.127]. Sự biểu hiện đã được quy định này chính

là theo khuôn mẫu đã cho trước của nhà nước, và là một căn bệnh cố hữu từ chế độ

này sang chế độ khác. Chế độ phong kiến có những quy tắc ràng buộc người viết,

như phạm húy, phạm quy và những hình thức xử phạt nặng nề. Chế độ tư bản được

coi là chế độ dân chủ, tự do, nhưng thực chất luôn có những quy định nghiêm ngặt

với người viết. Trong bài Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của

Phổ, Mác đã chỉ ra tình trạng mất tự do của người viết: “Chính các vị không đòi hỏi

hoa hồng phải thơm như hoa tím, vậy cớ sao các vị lại đòi sự phong phú hết sức lớn

33

- tức là tinh thần - chỉ được tồn tại dưới một dạng mà thôi? ... Sự không có màu sắc -

đó là màu sắc duy nhất mà sự tự do này cho phép!” [90, tr.16]. C.Mác - Ph.Ăngghen

cũng phê phán mạnh mẽ chế độ kiểm duyệt: “Kiểm duyệt là hiện thân của sự không

tự do, là cuộc đấu tranh của thế giới quan của bề ngoài chống lại thế giới quan của

bản chất, nó chỉ có bản tính phủ định mà thôi” [90, tr. 83].

Mác cho rằng, không có tự do báo chí, quyền lập hội và hội họp thì không

thể có phong trào công nhân. Bởi sự trưởng thành của phong trào cách mạng vô

sản đã gắn liền với sự phát triển của báo chí vô sản. Đến thời kỳ của V.I Lênin,

ông cũng cho rằng cần đảm bảo đến mức tối đa tự do cho báo chí. Tuy nhiên,

trong việc đảm bảo đến mức tối đa tự do cho báo chí, vẫn cần giữ một sự cảnh

giác nhất định, bởi “Lúc này giai cấp tư sản (trên toàn thế giới) còn mạnh hơn

chúng ta, và mạnh hơn rất nhiều. Cho nó thêm một vũ khí như tự do tổ chức chính

trị (= tự do báo chí, vì báo chí là trung tâm và cơ sở của tổ chức chính trị), là làm

cho nhiệm vụ của kẻ thù được dễ dàng, là giúp đỡ kẻ thù của giai cấp. Chúng ta

không muốn tự sát, nên chúng ta không làm việc đó” [82, tr.265]. V.I Lênin đã rất

tỉnh táo, khi đánh giá “báo chí là trung tâm và cơ sở của tổ chức chính trị”, ông

cũng nhận thấy sự thật tương quan giữa ta và địch “Đó là một sự thật, “chúng”

giàu hơn chúng ta và sẽ mua một “lực lượng” lớn hơn gấp mười lần để chống lại

lực lượng của chúng ta” [82, tr.265] và sẽ là tự sát khi thả lỏng hoàn toàn và mất

cảnh giác với giai cấp tư sản trên mặt trận báo chí - tư tưởng. Nhà nước vô sản, để

bảo vệ nền chuyên chính trong thời kỳ đầu, cũng phải hạn chế, thậm chí là cấm

đoán những tờ báo reo rắc tư tưởng phản động.

* Báo chí chính trị phải có tính thời sự và trung thực về thông tin

Về tính thời sự của báo chí, Ph. Ăngghen nhận xét: đối với mỗi đảng, nhất là

với đảng công nhân, thì việc lập ra tờ báo hàng ngày là cái mốc quan trọng để tiến

lên phía trước. Và dĩ nhiên, những vấn đề được quan tâm trước tiên phải là những

vấn đề về thời cuộc chính trị, những vấn đề xã hội quyết định vận mệnh của mỗi

con người. Điều quan trọng là báo chí phải làm cho công chúng thấy được đó là

những vấn đề bức thiết: “Nếu những vấn đề như thế đã làm cho công chúng quan

tâm đến với tư cách là những vấn đề của báo chí hàng ngày, thì có nghĩa là những

vấn đề đó đã trở thành những vấn đề cấp thiết hàng ngày” [90, tr.160]. Với hoạt

động báo chí, thông tin đến sớm, đến đúng lúc nhiều khi có giá trị hơn nhiều so với

bản thân tin tức, bởi tin tức là “hạt nhân bùng nổ, là đơn vị tạo cấp số nhân” và có

thể “tin tức sẽ trở nên vô giá trị khi đến chậm và sự việc đã xảy ra” [41, tr.41]. Tuy

nhiên, với mỗi loại hình báo chí khác nhau thì tính thời sự lại có những biểu hiện

khác biệt. Điểm khác biệt giữa báo và tạp chí trong mối quan hệ với phong trào

chính trị là báo có khả năng là người phát ngôn trực tiếp của phong trào thì tạp chí

lại nghiên cứu mối quan hệ kinh tế - chính trị tạo nên cơ sở của phong trào đó.

34

Bên cạnh tính thời sự, sự trung thực của thông tin cũng là một đòi hỏi đối với

báo chí chính trị. Chính vì vậy, Mác đã từng lên tiếng vạch trần sự thật về việc báo

chí Anh truyền bá những điều bịa đặt vô liêm sỉ về Công xã Pari, những điều giả dối

do cảnh sát Pháp và Phổ cố tình dựng nên khi sợ mọi người biết được sự thật. Các

nhà kinh điển đã phê phán về sự xuyên tạc và dối trá trên báo chí tư sản, khi thiếu đi

những chuẩn mực khách quan, khi lợi thế về thông tin luôn thuộc về những kẻ quyền

thế và giàu có. Có thể nói luận điểm quan trọng của Mác về sự chân thực đã nhấn

mạnh đến bản chất của báo chí, sức mạnh và vị trí của nó trong đời sống xã hội. Quay

trở lại với đời sống báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, điều chúng ta nhận thấy trong

dòng báo chính trị, dù báo chí thân chính quyền có nói những lời ve vuốt cho chế độ

thuộc địa, dù Toàn quyền A. Sarraut với chính sách “Pháp - Việt đề huề” tin rằng báo

chí là công cụ tư tưởng cho sự hiện thực hóa về mục tiêu chính trị và văn hóa, thì

những lời dối trá cũng sẽ bị quần chúng phát hiện. Đó là lý do cho sự ra đời của dòng

báo cách mạng, dòng báo gắn với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, với sự phản

ánh trung thực về đời sống xã hội.

* Báo chí chính trị phải phục vụ nhân dân, là tiếng nói của nhân dân

“Báo chí là tiếng nói của xã hội. Do sự phân lập và đối kháng về giai cấp,

không có một tờ báo chung cho cộng đồng theo cùng một định hướng. Nhưng cho

dù là tiếng nói của giai cấp này hay giai cấp khác, báo chí cũng có tác động chung

đến cộng đồng” [41, tr.46]. Như vậy, chúng ta thấy về mặt lý thuyết, giai cấp thống

trị sẽ nắm quyền quyết định về tư tưởng của thời đại trong đó có báo chí, nhưng còn

một tiếng nói khác, tiếng nói của sự chân thực và thuần khiết, tiếng nói của sức

mạnh và mang chân lý của thời đại là tiếng nói của nhân dân. Vì vậy, C.Mác và Ph.

Ăngghen đã chỉ ra, trong xã hội tư bản, bên cạnh tiếng nói của giai cấp tư sản, sẽ có

những tờ báo của nhân dân, phát biểu chính kiến của nhân dân và phê phán quan

điểm sai trái của giai cấp thống trị. Các ông nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân đối

với báo chí, sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhân dân vào hoạt động báo chí:

Rõ ràng là ở đâu báo chí còn non trẻ thì ở đó tinh thần của nhân dân cũng non

trẻ, và sự biểu hiện vang dội của tư duy chính trị hàng ngày của một tinh thần

nhân dân hầu như vừa mới thức tỉnh, cũng sẽ kém thành thục, chưa thành hình

và vội vã hơn so với tư tưởng của một nhân dân đã lớn lên, cứng cáp và tự

nhận thức được bản thân trong các cuộc đấu tranh chính trị” [90, tr.238].

Và cao hơn, cả C.Mác và Ph. Ăngghen đều nhấn mạnh trách nhiệm của người

cầm bút là phải lấy cảm hứng, sức mạnh và niềm tin ở nhân dân: “Báo chí là tiếng

nói dũng cảm của tinh thần nhân dân mang tính chất lịch sử, là hình tượng công

khai của nó” [90, tr.68]. V.I.Lênin cũng cho rằng, báo chí phải gần gũi với quần

chúng, nói lên tiếng nói hàng ngày của họ: “Hãy bớt làm rùm beng về chính trị đi.

Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý

nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông

đang thực tế sáng tạo cái mới như thế nào” [129, tr.269].

35

Đến đầu thế kỷ XX, trong thời kỳ sôi động của cách mạng chuẩn bị giành

được thắng lợi, V.I Lênin đã nhấn mạnh đến một chức năng mới của báo chí là tổ

chức tập thể. Phát triển từ quan điểm của C.Mác và Ph. Ăng ghen, Lênin đã đi đến

nhận định rằng “vai trò của tờ báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư

tưởng, giáo dục chính trị và thu hút những bạn đồng minh chính trị. Tờ báo không

những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức

tập thể” [129, tr.187]. Theo quan điểm của Lênin, báo chí là một sức mạnh tinh thần,

và khi đưa được vào quần chúng, có thể trở thành một sức mạnh vật chất thực sự.

Từ chính quan điểm của các nhà kinh điển để lý giải vì sao dưới chế độ thuộc

địa Pháp, bên cạnh dòng báo xuất bản công khai, hợp pháp đã luôn tồn tại dòng báo

bí mật, bất hợp pháp ở Việt Nam. Dù phải xuất bản trong điều kiện hết sức thô sơ,

bí mật, kỹ thuật in ấn kém, nhưng báo chí cách mạng đã thu hút được nhân dân, góp

phần tuyên truyền, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng, bởi dòng báo này đã

nói đúng tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, nói lên được những mong mỏi của

họ. Sức mạnh của báo chí không nằm ở những câu văn hoa mĩ, ở những trang báo

bóng bẩy, sức mạnh của báo chí nằm ở sự thật và đáp ứng những nhu cầu thực tế

của quần chúng đông đảo. Và báo chí, từ chỗ tuyên truyền, vận động quần chúng,

có thể tổ chức quần chúng thành các phong trào cách mạng thật sự, điều mà Hồ Chí

Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện với dòng báo cách mạng Việt Nam.

2.1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

* Tự do báo chí - quyền lợi tinh thần tất yếu của mỗi dân tộc

Ngay từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu

nước gửi đến Hội nghị Véc xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm,

trong đó đòi tự do báo chí và tự do ngôn luận. Vấn đề này tiếp tục được Người nêu

lên tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và trong những bài viết về sau của

mình. Nguyễn Ái Quốc lên án mãnh liệt tình trạng mất tự do báo chí dưới chế độ

thực dân Pháp, một tình trạng nghịch lý và kỳ dị đến mức khó tin ở Đông Dương:

“Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo!

Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng

tiếng mẹ đẻ của chúng tôi” [86, tr.403].

Một tờ báo thật sự, như quan niệm của Nguyễn Ái Quốc, phải là một tờ báo

về chính trị, về kinh tế hay văn học, và chính trị đã được đưa ra như một trong

những tiêu chí đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc vạch tội chủ nghĩa thực dân đã chà đạp

lên báo chí, một giá trị văn hóa, hoạt động tinh thần quan trọng của xã hội. Chính

quyền thực dân Pháp từng cấm ngặt những tờ báo có đả động đến chuyện chính trị

hoặc liên quan đến chính trị: “Trước khi đưa đi nhà in, tất cả các bài báo phải dịch

ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả

động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo, mà chỉ được đăng những tin tức

thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho Nhà nước”[86, tr.404].

36

Báo chí, trong bản chất của nó là gắn bó và đấu tranh cho những khuynh

hướng chính trị. Xu hướng chính trị là linh hồn của tờ báo. Một tờ báo không đề cập

đến vấn đề chính trị và phản chiếu thực tiễn của nhân dân thì sẽ dần thủ tiêu chức

năng của mình. Nói theo quan điểm của V.I. Lênin: một tờ tạp chí mà không có xu

hướng là một điều lố lăng, phi lý, chướng tai gai mắt và có hại. Đó cũng chính là

quan niệm của Nguyễn Ái Quốc, báo chí chỉ thực sự là báo chí khi được phép bàn

về những vấn đề chính trị, có quyền tự do đăng tải thông tin, phản ánh những điều

thiết thực của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân; nếu

không, báo chí chỉ là con rối trong tay các nhà cầm quyền.

Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh mạnh mẽ để đòi lại quyền tự do báo chí cho

người dân bản xứ. Và ngay sau khi giành được chính quyền, với tư cách là Chủ tịch

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 41 ngày 29-3-

1946 quy định cụ thể về chế độ báo chí ở Việt Nam. Đến ngày 14-12-1956, Người

tiếp tục ký Sắc lệnh số 282-SL về chế độ báo chí, trong đó khẳng định: “Tất cả các

báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Không phải kiểm duyệt trước khi

in; trong trường hợp khẩn cấp, xét cần phải tạm thời đặt kiểm duyệt, Hội đồng

Chính phủ sẽ quyết định” [123].

* Nhiệm vụ báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân

dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất

nước nhà, cho hòa bình thế giới” [88, tr.414]. Hay nói một cách ngắn gọn hơn:

“Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng” [89, tr.613]. Suốt

cuộc đời hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh cũng chính là để thực hiện mục tiêu

này. Hoạt động báo chí, cũng chính là để phục vụ các mục tiêu chính trị, đi đến cái

đích cuối cùng là đem lại độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì

vậy, ở bất cứ địa bàn nào, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, hay Việt Nam, sáng lập tổ

chức là Hồ Chí Minh sáng lập báo chí làm cơ quan ngôn luận. Le Paria là cơ quan

ngôn luận cho Hội Liên hiệp thuộc địa. Thanh Niên là cơ quan của Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên, đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Tự nhận

mình là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, nhưng cũng đầy “duyên nợ” với

báo chí, Hồ Chí Minh đã viết khoảng 2000 bài báo, phê phán một cách mạnh mẽ

chế độ thực dân và tuyên truyền, vận động, tổ chức phong trào cách mạng. Không

chỉ tư tưởng mà hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh đã góp phần vào thành công

của Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc, và sau đó là sự nghiệp

xây dựng và chấn hưng đất nước.

* Vai trò của báo chí đối với đời sống chính trị

Tiếp bước quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh đã luôn

khẳng định vai trò của báo chí như một vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa - tư

37

tưởng. Nếu như C. Mác, Ph. Ăngghen từng quan niệm tờ báo Sông Ranh mới là

“pháo đài hạng nhất của nước Đức” thì Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Đại

hội III của Hội Nhà báo Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến

sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [89, tr.616].

Báo chí chính là vũ khí tư tưởng của Đảng Cộng sản và phong trào cách

mạng. Thống nhất với quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương

trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng 1930-1945 đã luôn ý thức về vai trò của

báo chí. Ngay tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, Đảng đã nhận định:

Bây giờ phong trào cộng sản trong Đông Dương đã bắt đầu bành trướng,

nhưng mục đích của Đảng chưa được phổ thông trong quảng đại quần chúng.

Đảng phải làm cho càng ngày càng đông quần chúng biết mục đích của Đảng

và ý kiến của Đảng đối với các việc quan trọng xảy ra. Muốn được như thế

thì Đảng phải mở rộng việc tuyên truyền cổ động ra (báo sách, truyền đơn,

diễn thuyết, v.v..) [27, tr.116].

Báo chí bên cạnh vai trò vũ khí tư tưởng của Đảng thì còn được khẳng định

là phương tiện quan trọng trong cuộc truyền bá tư tưởng, tập hợp lực lượng, động

viên, cổ vũ nhân dân tham gia đấu tranh cách mạng. Báo chí nâng cao lòng yêu

nước và nhận thức chính trị của quần chúng. Nghị quyết của khoáng đại Hội nghị

của toàn thể Ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương (1937) đã từng

nhấn mạnh rằng: “Sách báo công khai là những lợi khí tuyên truyền rất mạnh và rất

dễ phổ cập mà các đồng chí thường không biết dùng để giải thích và giác ngộ, để

huấn luyện cho quần chúng” [31, tr.274].

Báo chí còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, như một vấn đề trọng

tâm của đời sống chính trị là cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị, đặc biệt các

kỳ bầu cử và các chiến dịch vận động tranh cử. Năm 1935, trong Báo cáo của Ban

Trung ương Chấp ủy Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Quốc tế cộng sản, Đảng đã

thừa nhận rằng:

Ở Nam Kỳ, ở Sài Gòn có kinh nghiệm rất thành công về việc xuất bản tờ báo

hợp pháp Tranh đấu (La Lutte). Báo trụ được gần một năm, được quần

chúng rất hâm mộ và đóng vai trò to lớn trong cuộc tuyển cử Hội đồng quản

hạt Nam Kỳ vừa rồi (năm 1935) và trong thời gian bầu cử Hội đồng quản hạt

Sài Gòn, khi Đảng đã đưa ra những ứng viên của mình [30, tr.373].

Như vậy, Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng sản đã thấy được vai trò của báo

chí trong đời sống chính trị Việt Nam. Báo chí có thể là vũ khí tư tưởng của Đảng và

phong trào chính trị; giúp nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần

chúng cũng như tác động trực tiếp đến chính quyền thuộc địa. Chúng tôi coi đây như

một cơ sở lý thuyết để xem xét vai trò, tác động của báo chí chính trị đối với đời sống

chính trị Việt Nam 1925-1945 sẽ được trình bày chi tiết ở chương 5.

38

* Người làm báo phải vững vàng về lập trường chính trị

Báo chí gắn liền với chính trị. Làm báo cũng có nghĩa là hoạt động chính trị.

Hơn thế nữa, “báo chí là một mặt trận”, một mặt trận trong cuộc đấu tranh phò

chính trừ tà. Chính vì vậy, bản lĩnh chính trị vững vàng là một trong những yêu cầu

đầu tiên Hồ Chí Minh đặt ra đối với người làm báo:

Báo chí của chúng ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ

nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa

bình thế giới. Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết,

người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.,) phải có lập trường chính trị

vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc

khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính

trị đúng [88, tr.414].

Bởi có lập trường chính trị vững vàng sẽ giúp người làm báo xác lập được vị

thế, quan điểm của mình một cách đúng đắn, để từ đó phân biệt đúng - sai, đánh giá

tốt - xấu trong các vấn đề, đấu tranh với các luận điệu thù địch, đưa ra các định

hướng đúng đối với quần chúng nhân dân. Lập trường chính trị của người làm báo

thể hiện ở sự chịu trách nhiệm của mình; trong việc lựa chọn thông tin mà mình

cung cấp, trong việc phân tích và đánh giá tình hình, hướng dẫn dư luận, v.v..

* Cách viết - nghệ thuật làm báo chí chính trị

Hồ Chí Minh cho rằng tính chân thật là một phẩm chất quan trọng của báo

chí. Trách nhiệm của báo chí vô sản phải nêu lên sự thật trần trụi ở các xứ thuộc

địa và bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Sau này, với tư cách Chủ tịch

Chính phủ, Hồ Chí Minh căn dặn các cán bộ tuyên truyền: “Tuyên truyền, anh em

nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực

thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe” [87, tr.151].

Bản thân phong cách báo chí Hồ Chí Minh cũng là sự thể hiện quan điểm

của Người về cách viết - nghệ thuật làm báo. Nghệ thuật làm báo không chỉ là hình

thức của tác phẩm báo chí, mà còn thể hiện ở chính nội dung của tác phẩm: ở đề tài

mà tác giả lựa chọn, thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt và chiều sâu văn hóa

của những trang viết. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tìm hiểu quan điểm Hồ Chí

Minh về cách viết, tập trung quanh các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái

gì? Viết như thế nào?

Thông qua những quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí, chúng ta đã tìm

được câu lý giải: tại sao thực dân Pháp đã kìm hãm, ngăn chặn và cấm đoán hoạt

động báo chí ở Việt Nam, và tại sao Hồ Chí Minh luôn sử dụng báo chí trong thực

tiễn đấu tranh cách mạng của mình? Đó chính là vai trò tiên phong và hiệu quả của

báo chí. Vì sợ hiệu quả của báo chí trong việc thức tỉnh quần chúng, tuyên truyền,

vận động và tổ chức cách mạng, thực dân Pháp đã luôn tìm cách ngăn chặn, cấm

đoán hoạt động này. Cũng vì nhận thức được hiệu quả báo chí, Hồ Chí Minh đã tích

cực sử dụng báo chí trong sự nghiệp cách mạng, báo chí là vũ khí đấu tranh sắc bén,

39

góp phần đem lại lại độc lập cho Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bản

thân báo chí cách mạng, báo chí theo khuynh hướng mác xít ở Việt Nam đã vận

hành theo những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mối quan hệ báo

chí và chính trị.

Các nhà báo, các nhà nghiên cứu hiện nay cũng khẳng định về mối quan hệ

tất yếu giữa báo chí và chính trị:

Quan hệ giữa báo chí và chính trị là quan hệ đương nhiên. Trừ một số trường

hợp cá biệt, theo tôi báo chí thuộc mọi loại hình không tách rời chính trị (…)

Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 đã trả lời phóng viên nước ngoài phỏng vấn

Người: Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực

đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết nên

những bức thư yêu thương.

(M1 - Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, trả lời

phỏng vấn ngày 15/9/2015 tại Hà Nội)

Mối quan hệ giữa chính trị và truyền thông là mối quan hệ chặt chẽ, trên thế

giới cũng như ở Việt Nam. Trong truyền thông, báo chí là bộ phận quan

trọng nhất, thì đương nhiên càng thể hiện mối quan hệ này (…) Xuất phát từ

lịch sử và chức năng của truyền thông, các đảng phái, các lực lượng chính trị

đều sử dụng truyền thông nói chung, báo chí nói riêng như một công cụ, một

phương tiện để truyền tải thông điệp của mình và tập hợp lực lượng. Không

có đảng chính trị nào, nhà nước nào không có ý thức và không nắm lấy hay

không tạo ra các sản phẩm truyền thông đại chúng.

(M5 - Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí, trả lời phỏng vấn ngày

20/08/2014 tại Hà Nội)

2.2.2. Các lý thuyết khác

2.2.2.1. Lý thuyết quyền lãnh đạo (hay lý thuyết bá quyền)

Lý thuyết này đặc biệt có ảnh hưởng từ tư tưởng của nhà mác xít Italia

Antonio Gramsci (1891-1937), sau này được tiếp nối bởi một nhà mác xít người

Pháp là Louis Althusser (1918-1990), người đã gọi phương tiện truyền thông như

một “công cụ tư tưởng của nhà nước” (1971).

Lý thuyết quyền lãnh đạo của Gramsci bắt nguồn từ quan niệm: giai cấp

thống trị trong xã hội có đủ sức mạnh định hướng hệ giá trị tinh thần của toàn xã

hội để phục tùng mục tiêu của nó. Gramsci cho rằng sức mạnh quân sự không nhất

thiết phải là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền lực của giai cấp cầm quyền,

còn nhiều cách thức hiệu quả hơn như sử dụng sức mạnh truyền thông và văn hóa.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước, Gramsci đã viết

trong cuốn Selections from prison notebooks (Tuyển chọn từ những ghi chép trong

tù) “là để nâng cao nhận thức của quảng đại quần chúng đến một trình độ văn hoá

và đạo đức nhất định, một trình độ (hoặc dạng thức) mà tương ứng với… mong

muốn của giai cấp cầm quyền. Trường học, toà án, và vô số “các sáng kiến và hoạt

40

động… hình thành bộ máy lãnh đạo về chính trị và văn hoá của giai cấp cầm

quyền.” [160, tr.258-259]. Như vậy, lý thuyết này đã nhấn mạnh chức năng chính trị

của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị.

Cụ thể là: giai cấp thống trị nắm lấy quyền kiểm soát ý thức hệ cũng như quá trình

sản xuất, phân phối các sản phẩm tinh thần và văn hóa trong xã hội. Bằng cách này,

giai cấp thống trị tạo ra “sự đồng thuận” trong xã hội - mà thực chất là chèn ép các

dòng “tư tưởng phi chính thức” để đẩy ý thức hệ của mình thành độc tôn.

Dưới ách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, chủ nghĩa tư bản thực dân đã

triển khai và áp đặt quyền lãnh đạo tư tưởng lên xứ sở này. Đồng hóa văn hóa là

một trong những điểm nổi bật trong chính sách cai trị của Pháp. Hai nhà nghiên cứu

sử học người Pháp là Brocheux và Hémery đã nhận xét về chính sách đồng hóa của

thực dân Pháp ở Đông Dương như sau: “Trong chế độ thuộc địa, mẫu quốc ấn định

phương hướng cho công việc giáo dục, xuất bản, báo chí và điện ảnh. Chính quyền

trợ cấp hay kiểm duyệt, cản trở hoặc tạo điều kiện cho việc đi lại hoặc truyền bá ý

tưởng” [95, tr.94]. Vốn ngay từ đầu đã được thiết lập bằng bạo lực, chế độ thực dân

trông cậy vào các phương thức áp bức, cả về phương diện tư tưởng. Những nền tảng

của hệ thống pháp lý từ Pháp đã được ấn định, với những phân biệt về quyền công

dân rõ rệt giữa người Pháp người bản xứ. Năm 1917, guồng máy áp bức này được

bổ sung bằng việc thiết lập cơ quan an ninh là Sở Liêm phóng hay Sở Mật thám

(Sureté Générale de Police), mà nhờ khả năng tập hợp thông tin cá nhân của nhiều

người bản xứ, cơ quan này ngày càng có ảnh hưởng đến đường lối của chính quyền,

đặc biệt trong lĩnh vực báo chí - tư tưởng. Việc lập ra những phiên tòa đại hình

nhắm đến những người bản xứ bị coi là có mưu đồ lật đổ chính trị, với rất nhiều nhà

báo đã bị xử, đã khẳng định thêm lập luận về nhà nước thuộc địa này, trên hết chính

là một “nhà nước cảnh sát” (police state) như lập luận của Brocheux và Hémery.

Tuy nhiên, trước chính sách áp đặt tư tưởng của thực dân Pháp, người Việt

Nam đã phản ứng, thông qua chính báo chí, công cụ mà thực dân Pháp đã sử dụng.

Đã có sự xung đột và đấu tranh giữa các dòng tư tưởng ở Việt Nam, đặc biệt từ sau

chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tư tưởng của những nhà Nho học cấp tiến, một

mặt muốn duy trì truyền thống văn hóa dân tộc, mặt khác đi theo chủ nghĩa khai hóa

của nước Pháp, tiếp thu văn minh phương Tây, như Phạm Quỳnh đã làm với Nam

Phong Tạp Chí. Tư tưởng của giai cấp tư sản non trẻ, nhanh chóng sử dụng báo chí

là diễn đàn để khẳng định vị thế chính trị và kinh tế của mình, mong muốn có tiếng

nói độc lập với chính quyền, nhưng lại bị “đóng” trong những nhu cầu và nhóm lợi

ích, như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long với La Tribune Indigène, La Tribune

Indochinoise, v.v.. Tư tưởng của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị, với tiếng nói đấu

tranh quyết liệt chống chính quyền, nhưng cũng dễ bột phát, như lực lượng báo chí

đối lập, khuynh tả đông đảo ở miền Nam: La Cloche Fêlée, Jeune Annam, Le Nhà

Que, Tân Thế Kỷ, v.v.. Tư tưởng của giai cấp vô sản mới được hình thành, đại diện

cho những người cùng khổ, làm chính quyền thực dân sợ hãi nhất, cương tỏa và đàn

áp mạnh mẽ nhất.

41

Đúng như quan điểm của Gramsci, “quyền lãnh đạo” không phải là cái sẵn

có và độc tôn mà là một cuộc chiến, là sự đấu tranh lâu dài và thường xuyên. Chủ

nghĩa tư bản thực dân muốn áp đặt quyền lãnh đạo, nhưng sự nổi lên của các phong

trào, đặc biệt là phong trào cách mạng vô sản, đã đấu tranh để giành lại quyền lãnh

đạo quần chúng, và báo chí được sử dụng như một trong những vũ khí tư tưởng

quan trọng. Lý thuyết quyền lãnh đạo, như vậy, về thực chất đã đề cao vai trò của

báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung đối với đời sống chính trị.

2.2.2.2. Lý thuyết “không gian công” (Public Sphere)

Lý thuyết “không gian công” (public sphere) được nêu lên bởi nhà triết học,

nhà xã hội học người Đức, Jürgen Habermas (1929- ) trong công trình The

Structural Transformation of the Public Sphere: An inquiry into a Category of

Bourgeois Society, bản tiếng Đức 1962, bản dịch tiếng Anh 1989. Habermas quan

niệm “không gian công” là một vũ đài độc lập với chính phủ, “cùng tồn tại với cơ

quan công quyền” [162, tr.30] và cũng mang phẩm chất tự trị, xét trong quan hệ

với các phe phái kinh tế cũng như chính trị. Nó vốn sinh ra cho những cuộc tranh

luận duy lý (tức là tranh luận và thảo luận về “lợi ích”, về “sự che đậy” hay “thao

túng”) và mở ngỏ hoàn toàn cho sự giám sát của công dân. Chính ở đó, dư luận xã

hội (public opinion) được hình thành.

Theo quan niệm của Habermas, “không gian công” (bourgeois public

sphere) xuất hiện vào thế kỷ XVIII khi xã hội tư sản mở rộng mô hình chính trị từ

Anh sang các nước khác. Lúc này, giai cấp tư sản mà nòng cốt là giới doanh nhân

đã trở nên hùng mạnh và có vị trí tương đối độc lập so với quyền lực của nhà nước

và giáo hội, làm xuất hiện nhu cầu có đại diện chính trị của mình trên vũ đài

quyền lực để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế mà họ đang nắm giữ. Thông tin

cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành “không gian công”: tự

do báo chí, tự do ngôn luận cùng các phương tiện truyền thông đại chúng như in

ấn, xuất bản được sản xuất đại trà với giá rẻ phân phát mọi nơi.

Habermas kết luận: Trong cuộc đối đầu giữa quần chúng và chính quyền,

lần đầu tiên người ta chứng kiến việc “người dân sử dụng lý lẽ một cách công

khai” [162, tr.27]. Nói cách khác, Habermas tin rằng người dân đã từ bỏ những

mối quan tâm đơn thuần cá nhân để truyền đi những quan điểm dưới góc nhìn

cộng đồng đúng nghĩa. Ông khẳng định đời sống xã hội dân chủ không thể phát

triển nơi mà các vấn đề có tầm quan trọng của công cộng không được thảo luận

bởi các công dân. Một "tình trạng phát biểu lý tưởng" đòi hỏi người tham gia phải

có năng lực tương tự về diễn ngôn, bình đẳng xã hội và lời nói của họ không được

nhầm lẫn bởi ý thức hệ hay các vấn đề khác. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của

chủ nghĩa tư bản, chức năng của không gian công cũng thay đổi dần. Bởi lẽ “lúc

này giai cấp tư sản đặt các mục tiêu kinh tế lên hàng đầu, khiến cho truyền thông,

mạng lưới trao đổi thông tin đều phải xoay quanh mục tiêu này”, và không gian

công “mất đi tính độc lập ban đầu của nó” [152, tr.123].

42

Có thể nói rằng từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam đã hình

thành một không gian công theo lý thuyết của Habermas. Khái niệm “không gian

công” để nói đến khoảng trống ở dưới chính quyền và trên làng xã, trong đó các cá

nhân và tập thể cùng tham gia vào các hoạt động trao đổi và những cuộc tranh luận,

trong đó có sự phản biện với chính sách của chính quyền thực dân. Không gian

công đã được hình thành rõ nét trước hết ở Sài Gòn và Hà Nội. Hai thành phố này

tập trung các hoạt động in ấn, đóng vai trò trung tâm của những cuộc tranh cãi liên

quan đến các vấn đề văn học, tôn giáo và chính trị. Không gian công không chỉ

được thể hiện qua quá trình sản xuất các ấn phẩm, mà quan trọng hơn là việc độc

giả tiếp nhận và chuyển hóa những sản phẩm này.

Tuy nhiên, khi áp dụng lý thuyết của Habermas vào châu Á, môi trường văn

hóa và thể chế của các không gian công đã có những khác biệt to lớn. Cụ thể, David

Strand chỉ ra rằng trước thế kỷ XX, người Trung Quốc “không hề có chút ý niệm

nào về công dân để hợp pháp hóa từng cá nhân hay nhóm sáng kiến trong địa hạt về

các vấn đề xã hội” [171, tr.10]. Theo Habermas, các cá nhân sử dụng không gian

công để thu hút sự quan tâm tới những vấn đề chung, trong khi theo Strand, không

gian công của Trung Quốc là nơi để các cá nhân cũng như những mối quan tâm cụ

thể tìm đến với những đối tượng tiếp nhận lớn hơn.

Mary Elizabeth Berry khi nghiên cứu về không gian công của Nhật Bản cũng

đã từng đặt câu hỏi: "Liệu một không gian công mạnh mẽ có chấp nhận tồn tại

chung với một nhà nước độc đoán hay không?" và câu trả lời của bà là "có", nhưng

bà cũng nhấn mạnh rằng cần phải "tách không gian công ra khỏi điểm cuối của nền

dân chủ". Không gian công "không phải là nơi xác lập quyền làm chủ của nhân dân,

mà là nơi sự lãnh đạo bị đặt dưới sự soi xét của dư luận” [171, tr.10].

Bất chấp sự đàn áp của chính quyền thực dân Pháp, không gian công vẫn phát

triển rất mạnh mẽ và sống động ở Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm của Habermas

cho rằng người ta từ bỏ những quyền lợi cá nhân để bàn luận về những vấn đề mang

tính cộng đồng thì vẫn chưa thực sự rõ nét. Chúng ta thấy rằng không gian công, thay

vì là nơi bàn luận những vấn đề mang tính cộng đồng, thực chất là nơi người ta tranh

luận, bảo vệ những ý kiến cá nhân. Ở Việt Nam, có một không gian công tranh luận

sôi nổi nhưng có sự phân cấp rõ ràng tồn tại dưới sự quản lý mang tính áp đặt của

chính quyền thực dân. Việt Nam du nhập được nhiều khái niệm quan trọng vốn có

nguồn gốc phương Tây đã được người Nhật và người Trung Quốc chuyển hóa, như

"công cộng", "dư luận xã hội", "chính trị", "xã hội", "chủ nghĩa", "giai cấp" v.v.. Tuy

nhiên, chính thể chế nhà nước phương Tây chứ không phải Trung Quốc hay Nhật

Bản mới định hình không gian công ở Việt Nam. Các luật, nghị định về báo chí ở

Việt Nam được phát triển hoàn toàn dựa trên luật của Pháp [171, tr.11].

Vào thế kỷ XIX, người Việt Nam biết chữ vẫn còn rất ít và không gian công

đúng nghĩa không tồn tại cho tới trước thế kỷ XX. Tình trạng này bắt đầu có sự thay

đổi vào nửa sau của thế kỷ XIX. Sự ra đời của một không gian công để tranh luận

43

và giao lưu chịu nhiều tác động tích cực từ những phát kiến ở Nam Kỳ trong nửa

sau của thế kỷ XIX, trước hết là sự ra đời và phát triển của báo chí. Không gian

công ở Việt Nam đã được hình thành cơ bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất,

trong một thời kỳ sôi động của báo chí Việt Nam cả trên lĩnh vực văn hóa xã hội và

chính trị, với sự đa dạng về khuynh hướng, đảng phái. Đặc biệt, từ những năm 1920

trở đi, với sự phát triển lớn mạnh của việc sản xuất báo và sách, cũng như sự lớn

mạnh của thế hệ độc giả mới - các nhà trí thức, những người làm việc trong chính

quyền và những người biết chữ ở thành thị, không gian công cho báo in ngày càng

sôi động. Từ năm 1918 tới 1939, đã có ít nhất 163 tạp chí định kỳ viết bằng tiếng

Việt xuất hiện ở Sài Gòn. Riêng năm 1938 đã có tới 37 tạp chí. Ban đầu, Hà Nội và

miền Bắc phải đi sau miền Nam, vốn có mật độ dân số mỏng hơn, về số lượng tạp

chí, nhưng sau đó thì họ đã vượt lên: Tới tháng 6-1937, riêng miền Bắc đã có tổng

cộng 63 tạp chí [120, tr. 324-325]. Đó là chưa tính tới những loại sách báo bị cấm

và do đó không được người Pháp đưa vào các thống kê. Các sách, báo, tạp chí đưa

lại cho người đọc những góc nhìn mới mẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển “không

gian công” cho việc tranh luận và trao đổi ý kiến.

Chính quyền thực dân đã cố gắng để kiểm soát “không gian công” mà báo

chí góp phần tạo ra. Cảnh sát Pháp theo dõi rất sát sao những tờ báo, lập hồ sơ về cả

giới chủ bút lẫn các nhà báo, kiểm tra thư tín của họ, và quấy rối những phóng viên

mà họ cho rằng chống Pháp một cách quá tích cực. Họ lập ra những hồ sơ chi tiết về

các nhà báo, ngay cả những người gần gũi với Pháp như Bùi Quang Chiêu. Chính

quyền không ngừng lo lắng về sự chống đối từ những người Việt Nam. Trong

những năm 1920, báo chí không có nhiều ảnh hưởng bên ngoài các thành phố, và

các vùng nông thôn vẫn còn rất "yên bình". Tuy nhiên, chính quyền vẫn lo ngại

rằng, qua các loại tài liệu và báo chí "được đọc trong những ngôi làng nhỏ nhất...

virus của những tư tưởng mới sẽ lan truyền khắp đất nước" [171, tr.23].

Vào năm 1936, đảng Mặt trận bình dân, liên minh giữa những người cộng

sản và xã hội, giành được quyền lực ở Pháp. Trong giai đoạn Mặt trận bình dân

(1936-1939), báo chí ở Đông Dương phát triển chưa từng thấy, đặc biệt là xuất bản

bí mật trước đây ra công khai. Có thể nhận thấy rõ những nỗi sợ hãi của chính

quyền bản địa. Ở Nam Kỳ, nhân viên Sở Liêm phóng báo cáo rằng 600 ủy ban đã

phát tán 450.000 bản tài liệu "truyền thái độ căm ghét nước Pháp tới tận những ngôi

làng nhỏ nhất, và kêu gọi sự nổi dậy chống lại chính quyền ở khắp nơi nơi" [171,

tr.24]. Thực tế là từ năm 1920 tới 1939, các ấn phẩm, bất kể là hợp pháp hay không

hợp pháp, đã bắt đầu thâm nhập vào các vùng nông thôn.

Tiếp đến, giai đoạn 1939-1945 chính quyền thực dân Pháp một mặt đàn áp

thẳng tay những người chống đối, mặt khác cố gắng đòi lại quyền kiểm soát không

gian công. Sự trấn áp của người Pháp có thể nói không thực sự hiệu quả. Tình trạng

khan hiếm giấy đã khiến cho số lượng sách, tài liệu, tạp chí được in ra giảm đi đáng

kể. Tuy nhiên, các chiến dịch tuyên truyền cho Vichy có thể bị lợi dụng để quay lại

44

chống chính nó, khi các nhà yêu nước và cách mạng Việt Nam dùng thuật ngữ

Vichy "Cách mạng quốc gia" để chiến đấu cho chính sự tự do của đất nước mình.

Báo chí đã trở thành vũ khí tư tưởng, lý luận của các tổ chức cách mạng Việt Nam;

nâng cao lòng yêu nước, nhận thức chính trị của quần chúng, đồng thời phát động

cả các phong trào chính trị.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn 1925-1945, một

khoảng cách lớn giữa thành phố và nông thôn đã hình thành xung quanh khái niệm

“không gian công”. “Thực tế trải xem lịch sử, chưa thấy hồi nào ở nước ta hai giai

cấp trí thức và dân chúng lại xa nhau, không hiểu nhau, bỏ quên nhau như hồi từ 20

năm tới gần đây. Từ trước đến giờ, thanh niên trí thức có sống chung với dân quê

lúc nào đâu?” (Thanh Nghị, số 68, ngày 3-6-1944). “Không gian công” được nhắc

đến không phải là quan điểm của quần chúng nhân dân mà là những gì những nhà

báo và những người trí thức tin tưởng là sự thực và có lý. Đây cũng là điểm khác

biệt cơ bản trong suy nghĩ của các nhà báo thuộc dòng báo chí theo khuynh hướng

mác xít và các khuynh hướng khác. Trong khi phần lớn những người thuộc tầng lớp

trí thức của Việt Nam thấy mình có trình độ văn hóa cao hơn những người khác và tự

nhận thức bản thân mình là nhóm người đi đầu để đem đến những điều tốt đẹp hơn

đến với toàn thể xã hội thì những người cộng sản với triết lý về sự công bằng đã dần

dần cố gắng vượt qua giới hạn của tầng lớp này và đến gần hơn với quần chúng.

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, họ bắt đầu đặt ra câu hỏi đối với sự phát triển

của xã hội Việt Nam và nhận ra rằng họ cần phải giải quyết hố ngăn cách sự phát

triển văn hóa giữa làng quê và thành thị.

Tuy nhiên, khi McHale cho rằng những cuộc tranh luận công cộng không

bao gồm tiếng nói đại diện cho toàn thể người dân Việt Nam, người nông dân

không có tiếng nói và không có đại biểu phụ nữ [171, tr.34] thì tôi cho rằng cần

phải xem xét lại. Bởi riêng dòng báo cách mạng trong những năm 1930 đã thể hiện

cho tiếng nói của người nông dân một cách mạnh mẽ, thông qua chính việc đặt tên

và tôn chỉ cho các tờ báo: Xứ ủy Bắc Kỳ có Tiến lên, Xứ ủy Trung Kỳ có Công

nông binh, Xứ ủy Nam Kỳ có Lao khổ… Thậm chí, báo chí theo khuynh hướng mác

xít trong những năm 1930-1936, về nội dung và tên báo đều thường mang đậm tính

giai cấp, không rõ tính dân tộc, thường là Vô sản, Dân cày, Lao khổ, Dân nghèo,

Công nông, Công nông binh, Lao động, Cờ đỏ, v.v..

Điểm qua một số nét khái quát để thấy rằng ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945

đã thực sự có một “không gian công” theo lý thuyết của Habermas, với sự phát triển

của công nghệ in ấn, sự hình thành tầng lớp trí thức mới, những cuộc tranh luận

công khai và định hướng dư luận xã hội, với vai trò quan trọng của báo chí và các

nhà báo, và sự bứt phá của những nhà cách mạng theo khuynh hướng mác xít trong

việc tìm kiếm một không gian mới, tiếp cận gần hơn với người lao động - công

nhân, nông dân và địa bàn nông thôn.

45

Tiểu kết chƣơng 2:

Lịch sử phát triển của báo chí đã chỉ ra rằng, bất cứ chế độ nào trên thế giới

cũng sử dụng và khai thác triệt để báo chí nhằm phục vụ, củng cố và duy trì cho chế

độ chính trị đó. Các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã luôn nhấn

mạnh đến vai trò của báo chí trong sự nghiệp chính trị, coi báo chí là “pháo đài tư

tưởng” mà những người cách mạng phải nắm lấy và phát huy. Vận dụng một cách

sáng tạo quan điểm Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh

và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định nhiệm vụ báo chí là phục vụ nhân

dân, phục vụ cách mạng, là “chiến sĩ xung kích” trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Bên cạnh đó, các lý thuyết truyền thông phương Tây cũng coi báo chí như một

“quyền lực thứ tư”, vận động chính trị cũng là một chức năng then chốt của phương

tiện truyền thông đại chúng.

Nhưng nếu như quan điểm mác xít thường nhấn mạnh báo chí như là công cụ,

phương tiện của hoạt động chính trị thì lý thuyết tư sản phương Tây thường chú trọng

nhiều hơn đến tính độc lập của hoạt động truyền thông, với chức năng giám sát chính

trị và quản lý xã hội một cách hiệu quả của báo chí. Trong mối quan hệ báo chí và

chính trị, các học giả phương Tây cũng thường nhìn theo nhiều chiều cạnh: sự phát

triển của thị trường báo chí phát hành đại chúng; sự liên kết của phương tiện truyền

thông và chính trị; sự phát triển tính chuyên nghiệp của báo chí và sự can thiệp của

Nhà nước vào hệ thống phương tiện truyền thông. Nếu như buổi đầu ra đời báo chí ở

phương Tây tính thương mại được thể hiện rõ nét hơn, thì tính chính trị của báo chí

Việt Nam lại được nhấn mạnh gắn liền với công cuộc đô hộ của thực dân Pháp.

Các quan điểm mác xít đã có ảnh hưởng sâu sắc đến dòng báo chính trị Việt

Nam, đặc biệt là dòng báo cách mạng, báo chí theo khuynh hướng mác xít với vai

trò sáng lập của Nguyễn Ái Quốc. Tiếp thu quan điểm của các nhà kinh điển, đặc

biệt là quan điểm báo chí của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

đã luôn coi nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là đấu tranh chính trị, phục vụ nhân dân,

phục vụ cách mạng; báo chí có vai trò to lớn đối với đời sống chính trị; người làm

báo phải vững vàng về lập trường chính trị, đồng thời khẳng định tự do báo chí là

quyền lợi tinh thần tất yếu của mỗi dân tộc. Bên cạnh đó, lý thuyết quyền lãnh đạo

theo quan điểm của Gramsci, với việc khẳng định sự áp đặt về phương diện tư

tưởng của các nhà cầm quyền đối với công chúng và sự phản ứng của người Việt

Nam thông qua chính báo chí, công cụ mà thực dân Pháp đã sử dụng, đã có sự ảnh

hưởng trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp. Ngoài

ra, có thể khẳng định từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam đã hình

thành một không gian công theo lý thuyết của Habermas, với sự phát triển của báo

chí và công nghệ in ấn, sự hình thành tầng lớp trí thức mới, sự thảo luận công khai

về những vấn đề chung và vai trò định hướng dư luận xã hội của các nhà báo.

46

CHƢƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ

TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945)

3.1. Cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam

3.1.1. Cơ sở chính trị - xã hội

3.1.1.1. Sự chuyển biến cơ cấu xã hội và sự hình thành các đảng phái chính

trị ở Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, sau đó xâm chiếm

Nam Kỳ và kết thúc cuộc xâm lăng vào năm 1884 với việc thành lập nền bảo hộ ở

Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ đây, đã tạo nên một sự chuyển đổi về chính trị ở Việt

Nam, từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân phong kiến, với quyền lực thực sự

nằm trong tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Đầu thế kỷ XX, đời sống chính trị trên thế

giới và Việt Nam đã có những chuyển biến lớn. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do

cạnh tranh sang tư bản độc quyền, với hệ thống thuộc địa rộng khắp. Cách mạng

Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.

Đây cũng là lúc ở Việt Nam chế độ phong kiến rơi vào tình trạng suy tàn, thực dân

Pháp dù cố kiểm soát nhưng không thể ngăn được ảnh hưởng của các làn sóng tư

tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, v.v.. Chiến tranh thế giới lần thứ

nhất nổ ra, Đông Dương dù không tham gia trực tiếp vẫn phải đóng góp nhiều mặt

cho nước Pháp. Tiếp đó, hai cuộc khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân đã

phá vỡ mô hình xã hội cổ truyền của Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu giai cấp xã hội.

Cùng với các giai cấp cũ như địa chủ phong kiến chiếm khoảng 7% cư dân nông

thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích canh tác [80, tr.230], nông dân vẫn

chiếm đại đa số trong xã hội với khoảng 90% dân số, xã hội thuộc địa đã hình thành

các giai cấp và tầng lớp mới như giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Giai cấp tư sản Việt Nam trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất mới chỉ là

một tầng lớp nhỏ bé kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, nhưng sau chiến tranh

đã thực sự trở thành một giai cấp với hoạt động kinh doanh được mở rộng và quy mô

trong hầu hết các ngành kinh tế. Dù tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số

vốn tư bản nước ngoài [80, tr.233], nhưng họ đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, với

báo chí là phương tiện góp phần vào các phong trào dân tộc ở Việt Nam.

Giai cấp công nhân cũng hình thành và tăng lên theo đà phát triển đầu tư vào

các ngành kinh tế. “Tính đến 1929, riêng số công nhân trong các doanh nghiệp của

người Pháp ở Đông Dương (chủ yếu Việt Nam) là 221.050 người. Ngoài ra, số công

nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư sản Việt Nam và tư sản nước ngoài ước

tính khoảng vài vạn người” [80, tr.234-235]. Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm

được giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo đấu

tranh phong trào giải phóng dân tộc.Và trong cuộc đấu tranh đó, báo chí - một vũ

khí tư tưởng đã được các nhà lãnh đạo của giai cấp vô sản nắm lấy và phát huy.

47

Bên cạnh đó, giai cấp tiểu tư sản ngày càng đông đảo với quá trình mở mang

các đô thị, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế và giáo dục ở Việt Nam. Họ bao

gồm các thị dân, thợ thủ công và học sinh - trí thức với địa bàn cư trú ở các thành

thị. Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, sau chiến tranh thế

giới lần thứ nhất, dân số thành thị đã tăng lên nhanh chóng. “Nếu vào đầu những

năm 20, số cư dân ở thành thị mới chiếm 3,6% thì đến những năm 30, con số đó đã

lên tới 8% -10%. Cá biệt có nơi như ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, dân thành thị

chiếm tới 14%” [80, tr.237]. Đó chính là điều kiện lý tưởng cho sự hình thành một

“không gian công”, nơi để trao đổi ý kiến về những vấn đề xã hội, nơi manh nha

cho những ý tưởng về dân chủ.

Như vậy, sự thay đổi cơ cấu xã hội với việc hình thành các giai cấp mới ở

Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một trong những cơ sở quan

trọng cho sự hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam. Bởi các lực lượng xã hội

mới, giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị, sẽ làm nảy sinh nhu cầu và

là giới độc giả quan trọng nhất của báo chí chính trị. Đó cũng sẽ là lực lượng làm

báo chủ chốt, giai cấp mới ra đời có nhu cầu thể hiện mình, lao vào cuộc đấu tranh

chính trị - xã hội mà báo chí là vũ khí được sử dụng một cách triệt để. Hơn thế nữa,

để ra đời dòng báo chính trị, người sáng lập các tờ báo cũng phải dựa vào các nguồn

tài chính vững chắc. Họ có thể nhận trợ cấp của chính quyền, như La Tribune

Indochinoise, Quốc Dân Diễn Đàn. “Một lá thư của Sarraut gửi Thống đốc Maspéro

chỉ thị việc đặt mua dài hạn 600 tờ báo này (Quốc Dân Diễn Đàn) trong 6 tháng cho

binh lính ở Pháp, với giá 2400 đồng. Sarraut yêu cầu rằng việc đặt mua báo này sẽ

được ghi lại bằng ngân sách „chi phí chiến tranh‟” [178, tr. 65]. Báo chí chính trị

hoạt động được cũng phải dựa vào các cá nhân giàu có, chủ yếu là giai cấp tư sản,

như Bùi Quang Chiêu, kết hợp việc kinh doanh báo chí với hoạt động bầu cử thông

qua Đảng Lập hiến. Nguyễn Phan Long với tờ L’Écho Annamite cũng phải chia sẻ

việc quản lý với một nhóm các nhà tài trợ. Và phần lớn các nhà báo phải dựa vào

các nguồn tài chính từ bên ngoài để điều hành các tờ báo, như Diệp Văn Kỳ dựa vào

người cha vợ giàu có là Đốc Phủ sứ, người đã bán 9 căn nhà ở Sài Gòn cho con rể

mua Đông Pháp Thời Báo từ Nguyễn Kim Đính với giá 20.000 đồng [178]. Cao

Triều Phát - một địa chủ giàu có từ Bạc Liêu hỗ trợ cho L’ère Nouvelle và Nhựt Tân

Báo, Cao Văn Chánh và Nguyễn An Ninh có những người thân khá giả. Họ mở

trường tư để có thêm lợi nhuận như Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu. Họ có

các hoạt động nông nghiệp, thương mại như Trần Quang Nghiệm. Họ nhận hỗ trợ

từ các nhà buôn Pháp và Trung Quốc ngay trong các phong trào đấu tranh tẩy chay

Hoa kiều và chống độc quyền thương cảng Sài Gòn v.v.. Và một nguồn nữa là đặt

mua báo dài hạn.

Từ năm 1919 cũng bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành các phong trào và

đảng phái chính trị ở Việt Nam, mà báo chí đã được sử dụng làm cơ quan ngôn luận

chính thức.

48

Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, một đảng đại diện cho quyền lợi và

quan điểm chính trị của các tập đoàn đại địa chủ và tư sản mại bản ở Nam Kỳ. Hiện

vẫn còn có những quan niệm khác nhau về năm ra đời của Đảng Lập hiến, năm 1923

theo quan điểm của một số học giả Việt Nam [80, tr. 255] hay năm 1917, thời điểm ra

đời của La Tribune Indigène, theo quan điểm của học giả nước ngoài như Megan

Cook hay R.B.Smith [181]. Có sự khác biệt trong các nhận định trên bởi tổ chức này

không tuyên bố thành lập, không cương lĩnh, điều lệ, không có hệ thống tổ chức.

Nhưng rõ ràng Đảng rất có ý thức trong việc sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận,

từ La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ), La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông

Dương) và sau đó là L’Écho Annamite (Tiếng vang Annam). Chịu ảnh hưởng của tư

tưởng dân chủ tư sản, họ đã có những tiếng nói đấu tranh nhất định. Nhưng vì những

quyền lợi vẫn còn gắn bó mật thiết với thực dân Pháp, họ có thể có tiếng nói “độc

lập” nhưng chưa bao giờ là tiếng nói “đối chọi” với chính quyền.

Những năm 1920 ở Sài Gòn và Nam Kỳ cũng xuất hiện tiếng nói đấu tranh

mạnh mẽ của các nhóm cấp tiến khác như Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu và

nhóm thanh niên ái quốc. Thanh niên Cao vọng đảng, còn được biết đến với tên Hội

kín Nguyễn An Ninh, một tổ chức chính trị chống chính quyền thực dân Pháp hoạt

động ở Nam Kỳ từ năm 1923 đến 1929, do Nguyễn An Ninh sáng lập và tổ chức.

Bên cạnh đó là sự ra đời của Đảng Thanh niên do một nhóm thanh niên ái quốc

sáng lập năm 1926 với trụ cột là Nguyễn Trọng Hy, Trần Huy Liệu, Bùi Công

Trừng. Tại thời điểm này cũng xuất hiện tờ báo Jeune Annam (Annam trẻ) do

Dejean de Bâtie làm quản lý và Lâm Hiệp Châu làm chủ nhiệm. Tờ báo này không

liên quan đến Đảng Thanh Niên, nhưng vì tên báo, nhiều người đã lầm tưởng nó là

cơ quan ngôn luận của Đảng Thanh Niên. Cùng xu hướng này là tờ Le Nhà quê của

Nguyễn Khánh Toàn, tờ báo đối lập bị đình chỉ ngay sau số đầu tiên.

Năm 1926 cũng là năm ra đời của Đông Dương Lao động Đảng, một chính

đảng hoạt động trong giai đoạn 1926-1929, thành phần chủ yếu bao gồm giới tư sản

và điền chủ Nam Kỳ, do Cao Triều Phát làm Đảng trưởng. Đảng có báo L’ère

Nouvelle làm cơ quan ngôn luận. “Bài xã luận của số báo đầu tiên trên tờ L’ère

Nouvelle đã xác định mục tiêu của tờ báo, đồng thời của Đông Dương Cộng sản

Đảng là nhằm nâng cao cả về tinh thần lẫn vật chất cho tất cả những ai vất vả cực

nhọc” [60]. Do lập trường chống thực dân rõ rệt nên đến tháng 12-1929, chính

quyền Nam Kỳ đã ra lệnh đóng cửa hai tờ Nhựt Tân báo và L’ère Nouvelle, bắt

giam chủ nhiệm Cao Hải Để và giải tán Đông Dương Lao động Đảng, Cao Triều

Phát bị trục xuất khỏi Sài Gòn và buộc quản thúc tại Bạc Liêu.

Những năm 1920-1930 đã chứng kiến sự ra đời của các chính đảng quan

trọng ở Việt Nam: Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt cách mạng đảng và Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Việt Nam Quốc dân đảng được hình thành trên cơ sở tổ chức tiền thân là

Nam Đồng thư xã và Đệ nhất chi bộ, được thành lập chính thức ngày 25-12-1927

49

với tư tưởng chính trị cốt lõi là tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc, với lực

lượng chủ yếu là phần tử yêu nước trong tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tầng lớp địa

chủ phú hào tại nông thôn và anh em binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Báo

Hồn cách mạng là cơ quan ngôn luận của Đảng, nhưng chỉ ra được một số rồi phải

đóng cửa.

Tân Việt cách mạng đảng (thường gọi tắt là Tân Việt) là một tổ chức yêu

nước đã trải qua nhiều lần thay đổi và cải tổ, từ Hội Phục Việt (1925) đến Hưng

Nam (1926), Việt Nam Cách mạng Đảng (1927), Việt Nam cách mạng đồng chí hội

(1927) và chính thức mang tên Tân Việt cách mạng đảng (1928).

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 trên cơ sở tổ chức tiền thân

quan trọng nhất là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sau này trực tiếp là ba

nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông

Dương Cộng sản liên đoàn. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng

ra đời từ sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong khi Đông

Dương Cộng sản liên đoàn hình thành từ bộ phận cấp tiến của Tân Việt. Đây là tổ

chức rất chú trọng đến hoạt động báo chí.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam sau

chiến tranh thế giới lần thứ nhất với sự phân hóa giai cấp một cách trọn vẹn, sự hình

thành các đảng phái, các khuynh hướng chính trị với nhu cầu xuất bản báo chí làm

cơ quan ngôn luận là cơ sở trực tiếp dẫn đến sự ra đời dòng báo chính trị ở Việt

Nam. Chính sự ra đời của giai cấp công nhân và các tổ chức cách mạng, và cuối

cùng là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn liền với dòng báo chí theo

khuynh hướng mác xít, dòng báo chủ lưu trong đời sống báo chí chính trị Việt Nam

1925-1945. Bên cạnh đó, sự ra đời của giai cấp tư sản và Đảng Lập hiến, cũng đòi

hỏi sự xuất hiện của báo chí làm cơ quan ngôn luận của mình, với dòng báo thân

chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương. Thêm nữa, sự xuất hiện của giai cấp

tiểu tư sản, cũng kéo theo sự sôi động của dòng báo theo khuynh hướng dân tộc

cách mạng và đối lập chính quyền, một hiện tượng độc đáo của dòng báo chính trị

Việt Nam trước năm 1945.

3.1.1.2. Chính sách báo chí của thực dân Pháp

Nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng từng nhận định rằng: “Tính cách nổi bật

của báo chí Việt Nam trước năm 1945 là tính cách thuộc địa. Tính cách này quán

xuyến và chi phối toàn bộ nền báo chí từ khi nó nảy sinh đến khi chế độ thuộc địa bị

sụp đổ” [65, tr.217]. Có thể nói về tính cách thuộc địa của báo chí Việt Nam trước

năm 1945 trên hai phương diện: nguồn gốc ra đời và sự phát triển của báo chí.

Chính việc quản lý báo chí của chính quyền thực dân, thông qua luật và các sắc

lệnh, đã chi phối đến hoạt động báo chí thời kỳ này.

Trước hết, thực dân Pháp đã thi hành chính sách “chia để trị” Đông Dương.

“Việt Nam đã bị xé vụn, trước hết bởi cuộc chiến tranh xâm lược, kế đó bởi một

chính sách có tính hệ thống theo tinh thần “chia để trị” của chủ nghĩa đế quốc La

50

Mã” [78, tr.505]. Nam Kỳ trở thành xứ thuộc địa và Trung Kỳ, Bắc Kỳ thành xứ

bảo hộ của Pháp. Những khác biệt về chế độ chính trị, với những chính sách báo chí

khác nhau đã khiến cho báo chí xuất hiện ở Nam Kỳ trước Bắc Kỳ hơn 40 năm, và

báo chí chính trị cũng hình thành đầu tiên ở Nam Kỳ.

Ngày 29-7-1881, Luật tự do báo chí được ban hành tại nước Pháp và đến

ngày 22-9-1881 luật này được áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ. Căn cứ theo luật, sau

khi áp dụng những yêu cầu bắt buộc thì việc ấn hành sách báo ở Nam Kỳ sẽ hoàn

toàn tự do. Thế nhưng, chính quyền thuộc thuộc địa đã buộc mọi tờ báo tiếng Việt

tại Sài Gòn phải làm đơn xin phép theo Sắc luật ngày 30-12-1898 của Toàn quyền

Đông Dương. Điều 2 và điều 3 của Sắc luật này đã buộc “Tất cả những tờ báo in

bằng Việt ngữ, Hoa ngữ, hay bất cứ một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp, phải

có một sự cho phép trước của viên Toàn quyền sau khi hội kiến với Ủy ban Thường

trực của Hội đồng cấp cao Đông Dương”. Báo chí Bắc Kỳ và Trung Kỳ không được

hưởng một chút lợi nào từ Luật tự do báo chí năm 1881.

Trong thời gian chiến tranh 1914-1918, Đạo luật ngày 5-8-1914 được áp

dụng ở Đông Dương đã quy định thêm những biện pháp gắt gao nhằm đối phó với

tình trạng báo chí trong thời chiến. Ngày 9-5-1922, chính quyền thuộc địa ban hành

Nghị định về báo chí Bắc Kỳ, trong đó quy định viên Khâm sứ có toàn quyền ấn

định và cho phép việc phát hành báo chí. Ngày 4-10-1927, chính quyền thuộc địa ra

Sắc lệnh số 3367 quy định chế độ báo chí ở Đông Dương (trừ Nam Kỳ), dựa vào bộ

luật 1881 nhưng có những sửa đổi để hạn chế quyền tự do báo chí, cho phép chính

quyền thuộc địa ở các xứ bảo hộ có quyền xử lý các vi phạm báo chí.

Ngày 30-8-1938, do áp lực đấu tranh đòi tự do báo chí ở Đông Dương nên

Tổng thống Pháp đã ra Sắc lệnh bãi bỏ điều 2 và điều 4 của Sắc luật ngày 30-12-

1898. Theo đó, việc xuất bản báo chí được tự do, không phải xin phép và chỉ cần báo

trước cho chính quyền Pháp trước 24 giờ. Tuy nhiên, sự nới lỏng cho tự do báo chí

không kéo dài được bao lâu và sắc lệnh này đã bị hủy bỏ bởi một văn bản ký ngày 26

-9-1939 và với Đạo luật ngày 13 -12-1941 của Chính phủ Pháp về việc thủ tiêu điều

5 của đạo luật về tự do báo chí. Trên toàn Đông Dương kể từ đây tất cả các tờ báo (kể

cả báo chí viết bằng tiếng Pháp) đều phải xin phép nhà cầm quyền khi ra báo và chịu

sự kiểm duyệt chặt chẽ, cũng như những hình phạt nặng nề khi vi phạt [134, tr.51].

Có thể thấy thực dân Pháp đã áp đặt một chính sách báo chí hà khắc ở Đông

Dương, và có sự phân biệt giữa Nam Kỳ với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Là một xứ thuộc

địa, được hưởng những quyền tự do báo chí theo luật 1881, ít nhất là với báo chí

tiếng Pháp, đó là nguyên nhân tại sao báo chí nói chung và dòng báo chính trị nói

riêng đã xuất hiện trước hết ở Nam Kỳ, và những tờ báo độc lập và chống đối chính

quyền đầu tiên cũng là báo chí tiếng Pháp. Trung Kỳ là nơi kiểm soát báo chí chặt

chẽ nhất, đến năm 1927, Tiếng Dân mới trở thành tờ báo độc lập đầu tiên được xuất

bản ở Huế. Đấu tranh đòi tự do báo chí, tự do dân chủ đã là một nội dung tranh đấu

trong báo chí chính trị 1925-1945.

51

Các chính sách báo chí của Pháp là cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở

Việt Nam. Trước hết, chính quyền thực dân đã dung dưỡng cho đội ngũ những

người làm báo và báo chí phục vụ chính quyền. Toàn quyền Sarraut đã từng khẳng

định về việc báo chí phục vụ cho mục tiêu chính trị một cách hiệu quả: “Một tờ báo!

Một ngọn bút! Còn cái động lực nào bằng” (Nam Phong, số 5, tháng 12-1917). Việc

Sarraut giao cho Louis Marty, Giám đốc Sở Liêm phóng Đông Dương, trọng trách

điều khiển Nam Phong đã cho thấy sự quan tâm của Phủ Toàn quyền đến tờ báo.

Hay sự dung dưỡng của nhà cầm quyền đối với báo chí còn thể hiện rõ nét ở thái độ

với Bùi Quang Chiêu, chủ một hãng nón, một nhà máy xay lúa, một cửa hàng “Nam

Đồng Lợi” và tờ La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương): “Chính phủ đã

giúp Bùi Quang Chiêu 20.000 đồng để mở một nhà máy tơ sợi ở Tân Châu, thu lợi

hàng năm đến 4.000 đồng. Số tiền mà giới thương gia và công kỹ nghệ ở Sài Gòn,

Chợ Lớn đăng quảng cáo trên báo cũng lên đến 4000 đồng” [134, tr.244-245].

Mặt khác, sự đè nén và áp bức của chính quyền đối với báo chí đối lập, đã

làm bùng nổ một khuynh hướng báo chí khác, cũng thuộc dòng báo chính trị, nhưng

là báo chí đối lập, khuynh tả hay báo chí theo khuynh hướng mác xít. Tiêu biều cho

xu hướng báo chí đối lập này có thể kể tên Nhật Tân báo, Đông Pháp Thời Báo,

Pháp Việt nhứt gia, Kỳ Lân báo, Đuốc nhà Nam, v.v.. Và điển hình nhất cho báo chí

đối lập, khuynh tả, ghi một dấu son trong lịch sử báo chí chính trị trong những năm

20 của thế kỷ XX là La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè) và L’Annam của Nguyễn

An Ninh, Phan Văn Trường. “Trong lịch sử báo chí Việt Nam, chưa tờ báo nào bị

đe dọa và trù ếm như La Cloche Fêlée. Học sinh mà đọc nó thì dễ bị đuổi, nếu bắt

gặp, công chức thì bị bắt, rồi ngồi tù. Chủ báo luôn cả ấn công đều bị nhơn viên mật

thám thường xuyên theo dõi và đe dọa” [133, tr.163]. Bên cạnh đó là sự ra đời của

báo chí cách mạng, gắn liền với các tổ chức cách mạng của Việt Nam, hoạt động bí

mật, bất hợp pháp là chủ yếu, nhưng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Như vậy, dòng báo chính trị ở Việt Nam trước năm 1945 đã tồn tại dưới hai

hình thức cơ bản: báo chí xuất bản công khai, hợp pháp và báo chí xuất bản bí

mật, bất hợp pháp. Ngay bản thân báo chí xuất bản công khai, hợp pháp cũng đã

xuất hiện những tiếng nói đấu tranh chống chính quyền. Và điều đặc biệt nhất, báo

chí bí mật, bất hợp pháp - báo chí cách mạng, xuất bản trong điều kiện vô cùng

khó khăn và thiếu thốn, lại dần trở thành trở thành dòng chủ đạo của dòng báo

chính trị Việt Nam.

3.1.2. Cơ sở văn hóa - tư tưởng

3.1.2.1. Sự tiếp biến các giá trị tư tưởng - văn hóa phương Tây

Chính sự tiếp xúc và đụng độ với văn minh phương Tây, cùng với những

chính sách văn hóa - giáo dục, mô hình văn hóa Pháp, hệ tư tưởng dân chủ... đã mở

ra một diện mạo mới, trước hết cho khu vực đô thị, nơi nảy sinh dòng báo chính trị

Việt Nam.

52

Ngay từ cuối năm 1917, sau khi được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương,

Albert Sarraut đã ra Nghị định ban hành “Học chính tổng quy” để cải cách giáo dục.

Pháp chủ trương xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Nho học (kỳ thi Hương cuối cùng kết

thúc vào năm 1919), đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống giáo dục Pháp - Việt. “Từ

niên khóa 1923-1925 đến 1930, số lượng học sinh tăng từ 187.000 người lên 434.335

người, trong đó có cả học sinh trường công và tư với các cấp từ vỡ lòng đến trung

học” [45, tr.74-75] Riêng số lượng sinh viên mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. “Trong

năm học 1922 -1923, tổng số sinh viên các trường cao đẳng là 436 người (...) Đến

niên khóa 1929-1930, lực lượng sinh viên tăng lên khoảng hơn một trăm, gồm 551

người” [80, tr.223]. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên cũng tăng nhanh so với đầu thế

kỷ. Theo thống kê của chính quyền Pháp, năm 1930 ở Việt Nam có 12.000 giáo viên

các cấp [185].Tuy số lượng còn ít ỏi, nhưng đó là lực lượng độc giả quan trọng, cũng

chính là nơi cung cấp một đội ngũ làm báo chính trị ở Việt Nam.

Đặc biệt, sự du nhập của các trào lưu tư tưởng mới, các thành tựu khoa học

và kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật phương Tây đã tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển

của dòng báo chính trị. Thực dân Pháp trong một nỗ lực loại bỏ văn hóa Trung Hoa

ăn sâu gốc rễ trong xã hội Việt Nam, đã ra sức tuyên truyền và phổ biến các giá trị

phương Tây. Pháp cũng cho lập Hội Khai trí tiến đức vào năm 1919, hội viên là

những người có quyền lực, học thức và giàu có, tiêu biểu như Hoàng Trọng Phu,

Thân Trọng Huề, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá

Trác và Phạm Duy Tốn,v.v.. Họ đã rất nỗ lực truyền tải văn minh phương Tây vào

Việt Nam, cũng là những người gần gũi với chính quyền, phần lớn trở thành các

nhà hoạt động báo chí chính trị.

Bên cạnh đó, đầu thế kỷ XX cũng chứng kiến sự du nhập và ảnh hưởng của

tân thư, tân sách vào Việt Nam qua con đường Trung Hoa và Nhật Bản, với các tác

phẩm của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu và các tư tưởng khai sáng ở châu Âu

như Rousseau, Montesquieu, Voltaires, Adam Smith, v.v.. Chính tư tưởng tự do dân

chủ phương Tây, với tiếng nói của các nhà Nho cấp tiến có ảnh hưởng lớn trong đời

sống văn hóa và tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu

Trinh, và một thế hệ trí thức Tây học mới được hình thành, đã thổi bùng lên ngọn

lửa đấu tranh ở Việt Nam mà báo chí chính trị cần được sử dụng đến như một diễn

đàn tư tưởng. Người Pháp sử dụng báo chí để phục vụ cho chính sách thực dân.

Người Việt Nam sử dụng báo chí để phát động duy tân, truyền bá những tư tưởng

tiến bộ và vận động cách mạng.

Ngoài ra, sự hình thành các đô thị hiện đại đã tạo chỗ đứng cho văn minh

phương Tây, cũng là địa bàn khởi phát của báo chí chính trị. Tại các khu vực đô thị,

ảnh hưởng của văn minh phương Tây ở khắp mọi nơi, từ đời sống vật chất đến

những nhu cầu về tinh thần. Chỉ đến đầu thế kỷ XX, khi Pháp đã thiết lập xong một

hệ thống đô thị ở Việt Nam với ba cấp: cấp một là những đô thị lớn cấp quốc gia

như Sài Gòn và Hà Nội; cấp hai là những đô thị vừa và nhỏ do tỉnh quản lý như

53

Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Chợ Lớn, Biên Hòa và Mỹ

Tho; cấp ba là những thị xã, thị trấn ở các địa phương, thì mới thực sự có một nền

tảng vững chắc cho sự ra đời và phát triển của báo chí chính trị. Bởi sự hình thành

các đô thị hiện đại đã hình thành nên tầng lớp thị dân và lối sống thị dân mà đọc báo

và làm báo là một phần của đời sống đó. Thành thị cũng là trung tâm đầu não về

kinh tế, chính trị, văn hóa của một tỉnh, một vùng hay cả nước, mảnh đất thuận lợi

cho sự phổ biến các thông tin đại chúng, đặc biệt là thông tin chính trị.

3.1.2.2. Sự ảnh hưởng quốc tế

Có thể nói, các yếu tố quốc tế đã là cơ sở trực tiếp cho sự ra đời dòng báo

chính trị ở Việt Nam, với sự ảnh hưởng trực tiếp từ Pháp, Liên Xô, Trung Quốc,

Thái Lan...

Trước hết, báo chí cách mạng đã xuất bản đầu tiên ở nước ngoài. Khởi

nguồn cho dòng báo này là tờ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta. “Tờ Thanh

Niên đã ghi đậm một mẫu mực phong cách báo chí cách mạng của nước ta” [68,

tr.5]. Trong những năm 1926-1929, Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng khác

cũng cho xuất bản thêm nhiều tờ báo tiếp nối ở nước ngoài, như Công Nông, Hải

Viên công hội, Kèn gọi lính ở Trung Quốc, đến Đồng Thanh, Thân Ái ở Thái Lan...

Bên cạnh đó, làn sóng cách mạng từ Pháp, Nga, Trung Quốc cũng đã thổi một luồng

gió mới vào đời sống chính trị Việt Nam, góp phần làm nên tiếng nói đối lập của

báo chí trong nước ngày càng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, sự tác động chi phối của Quốc tế Cộng sản đến hoạt động báo

Đảng. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

năm 1929 đã từng nhấn mạnh việc phải xuất bản báo chí: “Trung ương lâm thời của

Đảng Cộng sản Đông Dương phải lập tức xuất bản báo chí của mình để tuyên

truyền và giải thích đường lối cách mạng của mình và của Quốc tế Cộng sản” (27-

10-1929). Sau khi Đảng Cộng sản được thành lập ở Đông Dương thì lại càng

thường xuyên nhận được sự chỉ đạo từ Quốc tế Cộng sản về nhiệm vụ bức thiết phải

xây dựng một tạp chí hoặc một tờ báo ra đều kỳ: “Khâu cơ bản trong việc củng cố

công tác toàn Đông Dương và nhiệm vụ bức thiết trong lĩnh vực này là xây dựng

một tạp chí hoặc một tờ báo ra đều kỳ - cơ quan của Trung ương Đảng” [28, tr.

275]. Cũng trong năm 1931, Thư gửi Đảng Cộng sản Đông Dương của Ban Bí thư

Chính trị Quốc tế Cộng sản ngày 27-6-1931 đã chỉ đạo: “Khâu cơ bản trong việc

củng cố Đảng về mặt tư tưởng - chính trị và củng cố công tác của Đảng trên toàn

Đông Dương là củng cố cơ quan ngôn luận ra đều kỳ của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng, tờ báo của toàn Đảng, làm cho tờ báo này trở thành người cổ động,

tuyên truyền tập thể và người tổ chức quần chúng” [28, tr.369].

Hơn nữa, lực lượng làm báo chính trị đã trưởng thành từ hoạt động báo chí

ở nước ngoài. Cụ thể nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, như Nguyễn

Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, v.v. đã trở thành những người khởi

54

xướng và xuất bản báo chí theo khuynh hướng mác xít, báo chí đối lập, khuynh tả

mạnh mẽ nhất trong những năm 20 của thế kỷ XX. Với báo chí chính trị phục vụ

cho chính quyền thực dân thì những người làm báo lại càng chủ yếu là đội ngũ trí

thức Tây học, được Pháp đào tạo. Có thể nói rằng, dòng báo chính trị Việt Nam

không thể ra đời nếu không có sự ảnh hưởng của những yếu tố quốc tế này.

Ngoài ra, làn sóng cộng sản với sự tuyên truyền của những người cách mạng

và sự ngăn chặn, đàn áp từ chính quyền cũng là một cơ sở quan trọng cho báo chí

chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 hình thành, phát triển. Bản Yêu sách tám

điểm của nhân dân An Nam được gửi đến Hội nghị Vécxây (1919) và việc Nguyễn

Ái Quốc tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba, trở thành một

trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, lập Hội Liên hiệp thuộc địa, rồi

bí mật đến Liên Xô, Quảng Châu, đã trở thành niềm khích lệ tinh thần yêu nước và

thúc đẩy tiếng nói đấu tranh trong báo chí đối lập, đồng thời tạo nên sự bất an của

thực dân Pháp.

Xung quanh phong trào cộng sản, báo chí công khai ở Việt Nam đã hình

thành hai thái độ: Một mặt, phản đối một cách mạnh mẽ, như Nam Phong hay Hà

Tĩnh Tân Văn, Hoan Châu Tân Báo... đăng tải nhiều bài đả kích nặng nề những

người cộng sản, gọi là “bọn cướp đỏ”, với các bức tranh miêu tả “tội ác dã man mà

bọn Cộng sản gây ra cho dân chúng”, tờ La Tribune Indochinoise của Bùi Quang

Chiêu gọi người cộng sản là “những tân hiệp sĩ mang dấu hiệu búa liềm đang mở

cuộc tảo thanh chống guồng máy cai trị của chúng ta” (La Tribune Indochinoise

ngày 9-5-1924). Mặt khác, báo chí cũng dành ít nhiều cảm tình cho phong trào cộng

sản, như Thần Chung, L’ère Nouvelle, đặc biệt là La Cloche Fêlée, L’Annam, v.v..

Có thể thấy rằng, dòng báo chính trị ở Việt Nam đã ra đời trên cơ sở sự vận

động khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính sự chuyển biến cơ cấu giai

cấp, xuất hiện các đảng phái và phong trào chính trị trong những năm 20 của thế kỷ

XX là cơ sở trực tiếp đầu tiên cho sự ra đời của dòng báo chính trị. Bên cạnh đó,

các chính sách báo chí của chính quyền thực dân Pháp, sự tiếp biến các giá trị văn

hóa phương Tây đồng thời sự tác động của những yếu tố quốc tế dưới làn sóng của

phong trào cách mạng và chủ nghĩa cộng sản cũng là những yếu tố quan trọng hình

thành nên báo chí chính trị. Sự ra đời dòng báo chính trị là tất yếu, phản ánh đời

sống chính trị Việt Nam trong bối cảnh này.

3.2. Các giai đoạn phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam

3.2.1. Giai đoạn trước năm 1925

Gia Định Báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất bản ngày 15-4-1865, cũng là

mốc mở đầu cho sự ra đời của báo chí Việt Nam, do Ernest Potteau làm Chánh tổng

tài [100, tr.4], từ năm 1869 do Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, chủ bút là Huỳnh

Tịnh Của. Là sản phẩm của người Pháp, do người Pháp quản lý, báo được ra đời

nhằm tuyên truyền cho chính sách khai hóa của chính quyền thực dân. Đây cũng là

giọng điệu chung của báo chí Việt Nam trong buổi đầu. Phan Yên Báo (1898) do

55

Diệp Văn Cương sáng lập, có đăng những bài có tính chất chính trị, dám chỉ trích

công khai chính sách thực dân Pháp, do đó, tờ báo bị cấm lưu hành [134, tr.70].

Cũng chính vì lý do này, chính phủ Pháp đã ban hành sắc luật ngày 30-12-1898 với

nhiều điều ngăn cản tự do báo chí.

Một số tờ báo tiếng Việt có tiếng xuất bản sau đó như Nông Cổ Mín Đàm

(1901), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nữ Giới Chung (1918), v.v.. tuy không hoàn toàn

tách biệt với các vấn đề chính trị, bởi Trần Chánh Chiếu khi làm chủ bút cho Lục

Tỉnh Tân Văn cũng có tuyên truyền cho phong trào Minh Tân, ít nhiều mang màu

sắc yêu nước nhưng do sự kiểm soát ngặt nghèo của người Pháp, những tư tưởng

này ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp. Có thể nói rằng, trước chiến tranh thế giới

thứ nhất, chưa có dòng báo chính trị đúng nghĩa ở Việt Nam, với tiếng nói độc lập

với chính quyền; các nhà yêu nước cũng chưa nhận thức được sức mạnh cũng như

vai trò của báo chí trong việc đấu tranh với chính quyền thuộc địa.

Dòng báo chính trị đã hình thành, phát triển cùng sự hình thành và phát triển

của các giai cấp mới ở Việt Nam. Giai cấp tư sản Việt Nam đã xuất bản báo chí làm

cơ quan ngôn luận cho tư tưởng của mình, đồng thời đấu tranh đòi một số quyền tự

do dân chủ trong chế độ thuộc địa. Chính vì vậy, trong cuốn sách The Birth of

Vietnamese Political Journalism, Saigon 1916-1930, tác giả P. Peycam đã cho rằng

“La Tribune Indigène được thành lập ngày 20-8-1917 là tờ báo đầu tiên do người

Việt làm chủ và là tờ báo chính trị đầu tiên do người bản xứ điều hành - Nguyễn Phú

Khai và Bùi Quang Chiêu” [178, tr.80], cả hai đều đại diện cho giai cấp tư sản Sài

Gòn “đồng hóa” mới được định hình, hơn thế nữa họ là những công dân Pháp. Tác

giả Hoàng Văn Quang cũng khẳng định giai cấp tư sản “là giai cấp đầu tiên khẳng

định vị thế của mình bằng cách ra báo với nhiều tờ tiêu biểu như La Tribune

Indigène, An Hà nhựt báo, Đại Việt tạp chí... để quảng bá thương hiệu, đồng thời, đòi

người Pháp phải thừa nhận vị thế của tầng lớp tư sản người Việt” [100, tr. 24]. Tuy

nhiên, ông cũng khẳng định “mọi việc của tầng lớp này chỉ có ý nghĩa cá nhân, ít khi

vì quyền lợi dân tộc” [100, tr.24].

Trước năm 1925, dòng báo chính trị ở Việt Nam chia làm hai khuynh hướng

khá rõ nét: báo chí thân chính quyền, chủ nghĩa quốc gia cải lương và báo chí yêu

nước, đối lập chính quyền. Nếu báo chí thân chính quyền phục vụ cho mục tiêu khai

hóa của thực dân Pháp, với những tờ tiêu biểu như Đông Dương Tạp Chí, Nam

Phong Tạp Chí... thì báo chí yêu nước, đối lập cũng phát triển mạnh mẽ trong những

năm 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là La Cloche Fêlée với tính chất cấp tiến, khuynh tả

rõ nét. Nguyễn An Ninh cũng như các nhà báo yêu nước, cách mạng khác đã coi báo

chí là phương tiện thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình, đấu tranh chống lại những

chính sách của chính quyền thực dân và thể hiện khát vọng tự do, dân chủ. Báo chí

yêu nước, đối lập chính quyền đã gây được những tiếng vang trong đời sống chính trị,

đặc biệt ở Nam Kỳ, làm chính quyền sợ hãi, dùng mọi cách để cấm đoán, và nhân dân

thấy được những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ chống lại chính quyền thuộc địa.

56

3.2.2. Giai đoạn 1925 đến 1936

Báo Thanh Niên xuất bản vào ngày 21-6-1925, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập,

được coi là mốc mở đầu của dòng báo chí cách mạng Việt Nam, cơ quan ngôn luận

của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau báo Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc

sáng lập ra báo Kông Nông (1926) Lính Kách mệnh (1927). Kỳ bộ Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên ở Nam Bộ ra báo Bônsơvích, Công Nông Binh; chi bộ ở

Thái Lan xuất bản báo Đồng Thanh, sau Nguyễn Ái Quốc đến đổi tên thành Thân

Ái. Như vậy, dòng báo cách mạng Việt Nam đã xuất bản trước hết ở nước ngoài,

gắn với hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên cũng dần dần mở rộng tầm hoạt động vào trong nước, chỉ sau vài năm,

ở hầu hết các địa phương đều có chi bộ của Tổng bộ, đây chính là nền tảng, cơ sở

cho các tổ chức cộng sản ra đời như Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An

Nam Cộng sản Đảng (9-1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930).

Các tổ chức cộng sản đã rất chú trọng đến hoạt động báo chí nhằm tuyên

truyền chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên

đấu tranh giải phóng dân tộc. Đông Dương Cộng sản Đảng cho xuất bản báo Búa

liềm làm cơ quan ngôn luận Trung ương Đảng vào ngày 1-10-1929, do Trịnh Đình

Cửu, ủy viên Trung ương lâm thời phụ trách, số cuối cùng, số 9, ngày 5-2-1930.

Ban công vận của Đảng cho ra Tạp chí Công hội Đỏ; Tổng Công hội Bắc Kỳ xuất

bản tờ Lao động; bên cạnh đó là báo tuyên truyền, cổ động, giáo dục công nhân ở

các hầm mỏ, khu công nghiệp như Hầm Mỏ ở khu công nghiệp Hòn Gai, Cẩm

Phả; Dân Cày, Liềm để vận động nông dân. Đảng bộ Trung Kỳ có tờ Bônsơvích;

Đảng bộ Nam Kỳ có tờ Cờ Cộng sản; nội bộ Đảng có Tạp chí Người Cộng sản;

v.v.. [120, tr.49] An Nam Cộng sản Đảng có tạp chí Bônsơvích và Cờ Đỏ xuất

bản ở trong nước, Đỏ của chi bộ ở Trung Quốc. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

vừa thành lập xong thì Hội nghị hợp nhất được triệu tập, nên chưa có báo riêng.

Dòng báo cách mạng đã có khoảng trên dưới 50 tờ trong những năm 1925-

1929: “Những tờ báo cách mạng in bằng phương tiện thô sơ, các bản viết tay (in

trên giấy sáp, in thạch, in đất sét) cỡ nhỏ. Số lượng trên 100 bản trở lại. Theo

thống kê chưa đầy đủ, trong thời kỳ này, có khoảng trên dưới 50 tờ báo cách

mạng.” [65, tr. 80].

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trên cơ sở hợp nhất

ba tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử dân tộc, cũng như sự chỉ đạo đối

với nền báo chí theo khuynh hướng mác xít. Từ đây báo chí của Đảng đã phát triển

phong phú, cả về tên báo, do Trung ương và các cấp ủy Đảng, các chi bộ Đảng tổ

chức ra; về phục vụ cho nhiều đối tượng cần tuyên truyền, cổ động và tổ chức; về

báo chí trong tù, một hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử báo chí; về nội

dung đấu tranh lý luận và chính trị với chủ nghĩa quốc gia tư sản, với Trotskyist,

với các khuynh hướng cải lương; về công tác phát hành, ngay cả khi địch khủng bố

57

dữ dội, tập trung vào tiêu điểm là Nghệ Tĩnh, thì báo chí của tỉnh, của các huyện ở

Nghệ Tĩnh vẫn xuất bản và phát hành đến cơ sở.

Ngày 5-8 -1930, Tạp chí Đỏ, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt

Nam, ra số 1. Ngày 15-8-1930 báo Tranh đấu, cơ quan trung ương của Đảng ra số 1.

Song song với báo chí của Trung ương, nhiều địa phương và cơ sở đã xuất bản báo

của mình, như Xứ ủy Bắc Kỳ có Tiến lên, Xứ ủy Trung Kỳ có Công nông binh, Xứ

ủy Nam Kỳ có Lao khổ, v.v. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ nhất tháng 10-1930,

Tạp chí Đỏ và Tranh đấu ngừng xuất bản, thay vào đó là báo Cờ vô sản và tạp chí

Cộng sản, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhưng từ tháng 4-

1931 đến tháng 4-1937, Đảng không có báo làm cơ quan ngôn luận của Trung ương,

và cũng từ tháng 4-1931 đến tháng 5-1934, Đảng không có tạp chí ở Trung ương.

Tháng 6-1934, Ban chỉ huy ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dương cho xuất

bản Tạp chí Bônsơvích làm cơ quan ngôn luận, sau Đại hội I của Đảng vào tháng 3-

1935, tạp chí đã trở thành “Cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Ở

trong nước, báo chí của các Xứ ủy Nam kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ cũng xuất hiện rồi

ngừng xuất bản liên tục cùng với sự chống phá của địch đối với các Xứ ủy, như báo

Cờ đỏ (1932), Cờ lãnh đạo (1933), Giải phóng (1935) của Nam Kỳ, Tiến lên

(1931), Cờ đỏ của Bắc Kỳ, Công nông binh (1931), Cờ đỏ của Trung Kỳ, v.v..

Nhiều tỉnh ủy và liên tỉnh ủy ra báo, nhiều huyện cũng ra báo, nhất là vùng Nghệ

An, Hà Tĩnh.

Nếu trong những năm 1925-1930, báo chí cách mạng đóng vai trò to lớn

trong việc vận động tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thì trong những

năm 1930 -1936, báo chí góp phần tích cực vào việc khôi phục và phát triển Đảng,

các tổ chức quần chúng, gắn nhiệm vụ xây dựng về tổ chức với đấu tranh chính trị

và lý luận. Một điểm đặc sắc trong báo chí cộng sản giai đoạn này là một số nhà tù,

chi bộ chủ trương ra báo. Do nhu cầu rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận

và chính trị cho cán bộ, đảng viên ở trong tù, đồng thời để đấu tranh về lý luận và

chính trị với những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đang theo chủ nghĩa quốc

gia tư sản, ở một số nhà tù đã xuất hiện báo trong tù do các chi bộ Đảng Cộng sản

chủ trương: Hỏa Lò (Hà Nội) có Con đường chính, Lao tù tạp chí (sau đổi là Tù

nhân báo), Đuốc đưa đường, Đường cách mạng; ở Côn Lôn có Người tù đỏ, Qua

tiếng sóng hận, Hòn Cau, Ý kiến chung; nhà tù Quảng Nam có Nẻo nhà pha, sau đổi

là Vắt cơm bi; nhà tù Buôn Mê Thuột có Doãn đê tạp chí, sau đổi là Bônsơvích,

v.v.. Điều kiện ra báo trong tù rất khó khăn, địch kiểm soát từng mẩu giấy nhỏ, nên

ở một số nơi, như nhà lao Vinh, đã sáng tạo ra hình thức “báo nói”, không cần in,

không cần viết mà có thể đến với bạn nghe rất nhanh.

Bên cạnh dòng báo mác xít xuất bản một cách bí mật, bất hợp pháp, cũng cần

nhìn nhận sự phát triển của các khuynh hướng khác trong dòng báo chính trị trong

giai đoạn 1925-1936.

58

Sự phát triển của nhóm báo có tinh thần yêu nước, tiến bộ, chống chính quyền

thực dân một cách mạnh mẽ trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX. Các báo chống

chính quyền ở mức độ khác nhau, thuộc những hệ tư tưởng khác nhau, mục tiêu và

phương hướng đấu tranh không giống nhau, nhưng đã cùng nhau dấy lên một phong

trào đấu tranh sôi nổi trong hoạt động báo chí. La Cloche Fêlée của Nguyễn An Ninh

vẫn tiếp tục giọng điệu chống chính quyền một cách mạnh mẽ, sau đổi tên L’Annam

do Phan Văn Trường phụ trách, với tính chất khuynh tả ngày càng thể hiện rõ. Ngoài

ra, có Le Nhà quê của Nguyễn Khánh Toàn, Le Jeune Annam của Lâm Hiệp Châu,

Tân Thế Kỷ của Cao Văn Chánh, Pháp Việt Nhứt Gia của Cao Hải Để, Lê Thành Lư,

Thần Chung của Diệp Văn Kỳ, v.v.. Nhưng đến năm 1930, do chính sách báo chí của

thực dân Pháp kiềm chế, cản trở, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, việc

xuất bản báo chí tiếng Việt càng ngặt nghèo hơn, không còn những tiếng nói đấu

tranh trực diện trên báo chí công khai như thời kỳ trước.

Báo chí theo khuynh hướng thân thực dân, dưới sự bảo trợ của chính quyền

như Nam Phong, Đông Pháp, La Tribune Indochinoise, v.v. thì nhân những cuộc

đàn áp cách mạng của chính quyền thực dân mà kịch liệt đả kích cách mạng, chống

cộng sản, ca ngợi chính sách khai hóa của thực dân Pháp, tuyên truyền chính sách

Pháp - Việt hợp tác, Pháp - Việt đề huề. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các báo thân chính

quyền thực dân phong kiến cũng có những bài thể hiện tư tưởng tiến bộ.

Đặc biệt, báo chí Trotskyist đã xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên với tờ La

Lutte, ra số 1, ngày 24-4-1933. Lúc đầu, báo xuất bản với sự cộng tác của các đảng

viên cộng sản như Nguyễn Văn Tạo, nhà yêu nước có khuynh hướng cộng sản như

Nguyễn An Ninh và hai khuynh hướng cộng sản và Trotskyist cùng tồn tại song

song trên mặt báo, nhưng báo ngày càng thể hiện đậm nét khuynh hướng Trotskyist.

Qua một số nét phác thảo về sự phát triển của các khuynh hướng báo chí

trong giai đoạn 1925-1936 để thấy Đảng Cộng sản rất chú trọng hoạt động báo chí,

sử dụng báo chí như một vũ khí cực kỳ hiệu quả trong đấu tranh. Báo chí đối lập

chính quyền, khuynh tả như của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, v.v., phát

triển mạnh trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX, nhưng lại không thể tồn tại trong

thập niên thứ ba bởi sự cương tỏa của thực dân Pháp. Báo chí thân chính quyền vẫn

tiếp tục phát triển dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân, có chống cách mạng và

cộng sản, nhưng cũng có những bài viết có giá trị học thuật và văn hóa. Báo chí

Trotskyist đã xuất hiện ở Việt Nam. Tất cả đã làm nên một bức tranh đa sắc của

dòng báo chính trị.

3.2.3. Giai đoạn 1936 đến 1939

Trong những năm 1936-1939, phong trào chống chủ nghĩa phát xít ở nhiều

nước trên thế giới đang phát triển giành được nhiều thắng lợi, nhất là ở Pháp và Tây

Ban Nha, ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp,

do L. Blum đứng đầu, được thành lập, với những cải cách dân chủ, tiến bộ ở cả

Pháp và các thuộc địa. Trong chương trình của Mặt trận nhân dân Pháp, phần về

59

chính sách báo chí viết: “Xóa bỏ các đạo luật tàn nhẫn và các sắc luật hạn chế chế

quyền tự do báo chí.” [65, tr.113]. Đây cũng là thời kỳ phát triển nhất của báo chí

Việt Nam trước năm 1945.

Theo tài liệu của cơ quan lưu trữ của thực dân Pháp, năm 1936 cả nước có

277 tờ báo, tạp chí, tập san các loại. Cuối năm tăng hơn đầu năm 47 tờ và

hơn năm 1935 là 10 tờ (3,7%). Năm 1937 có 289 tờ, tăng hơn năm 1936 là

12 tờ (4,3%). Năm 1938 có 308 tờ, tăng hơn năm 1937 là 19 tờ (6,5%). Đến

năm 1939, con số báo và tạp chí tiếp tục tăng lên 4%, trong đó tốc độ tăng

của Bắc Kỳ và Nam Kỳ lên đều nhau; Trung Kỳ từ năm 1938 lại sụt hơn

1936 (26-27 tờ). [120, tr. 141].

Một nét đặc biệt của giai đoạn này là báo chí theo khuynh hướng mác xít

chiếm lĩnh trận địa công khai. Nếu như giữa năm 1936 trở về trước, báo chí theo

khuynh hướng mác xít xuất bản bí mật, không hợp pháp, tuyệt đối cấm lưu hành

trong nước, không kể báo tiếng Việt hay tiếng Pháp, thì đến thời kỳ này đã xuất bản

công khai ở cả ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Để có thể ra xuất bản báo chí ra công

khai, đó là nghệ thuật lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản với rất nhiều phương pháp

linh hoạt mà chúng ta sẽ trở lại sau trong phần “nghệ thuật làm báo chính trị”. Trong

giai đoạn này, báo Dân Chúng, cơ quan trung ương của Đảng, xuất bản công khai ở

Sài Gòn ngày 22-7-1938, chỉ làm thủ tục khai báo như quy định của Luật tự do báo

chí 1881 đã mở đường cho hàng loạt tờ tự do xuất bản mà không xin phép như Lao

động, Dân tiến, Dân muốn, Đông phương tạp chí, Tiến tới, v.v.. Nội dung cơ bản của

báo chí theo khuynh hướng mác xít trong giai đoạn 1936-1939 gắn liền với phong

trào vận động dân chủ, đồng thời tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác - Lênin. Lần đầu

tiên văn kiện Đảng được đăng công khai trên báo Le peuple số 26, ngày 23-6-1938.

Bên cạnh đó, vấn đề đối lập về hệ tư tưởng, đấu tranh giữa quan điểm lý luận và

đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương và những người theo khuynh

hướng Trotskyist là nội dung quan trọng trên mặt trận báo chí.

Báo chí Trotskyist phát triển trong giai đoạn này. Tờ La Lutte từ năm 1937

trở đi hoàn toàn do Trotskyist nắm giữ. Ngoài ra, họ còn cho ra một loạt tờ báo mới

bằng tiếng Việt và tiếng Pháp như Sự thật, Tranh đấu, Le Militant, Thầy thợ, Tháng

Mười, Đại chúng, Sanh hoạt, Tự do, Tia sáng, Thời đại, v.v.. Có số ra vài chục số,

có số ra vài số rồi chết, xuất bản và phát hành chủ yếu ở Sài Gòn, số lượng độc giả

không đáng kể.

Báo chí thân chính quyền vẫn tiếp tục là công cụ cho chính quyền thực dân,

tuy nhiên giọng điệu nói về cách mạng và cộng sản đã chừng mực hơn, không còn

đả kích quá lộ liễu như thời gian trước. Được nhà cầm quyền trợ cấp, nên tuy ít độc

giả, số lượng xuất bản thấp, giá giấy tăng, báo thân chính quyền vẫn không bị ảnh

hưởng gì, còn “những tờ báo ít nhiều có khuynh hướng tiến bộ thì sống chật vật.

Một tờ báo năm 1936 giá 2 xu, năm 1939 lên 4 xu, do giấy báo lên giá, kèm theo

công in tăng hơn” [120, tr.143].

60

3.2.4. Giai đoạn 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công xâm lược Ba Lan, châm ngòi lửa

chiến tranh, lan rộng ra hầu khắp các nước trên thế giới. Phát xít Đức đánh vào

nước Pháp, chính phủ tư sản đầu hàng Đức (6-1940). Tháng 9-1940, Nhật vào Đông

Dương, đế quốc Pháp đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Ban Chấp hành Đảng

Cộng sản Đông Dương họp tháng 11-1939 đã nhận định tình hình, quyết định

chuyển hướng đường lối và phương pháp đấu tranh cách mạng: tạm gác khẩu hiệu

cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Hội nghị Trung ương 7 (11-1940) nhận định kẻ thù chính của nhân dân lúc này là

phát xít Pháp-Nhật. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và chủ trì Hội nghị Trung

ương 8 (5-1951). Hội nghị nhận định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là giải

phóng dân tộc, thành lập Việt Nam Độc Lập đồng Minh (Việt Minh).

Trong bối cảnh đó, báo chí công khai ở Việt Nam đã có sự sụt giảm rõ rệt:

năm 1939 có 352 tờ, năm 1940 còn 285 tờ, tức sụt đi 67 tờ (23,6%), cho đến năm

1944 chỉ còn 197 tờ, tức là chỉ còn 55,9% so với năm 1939, cuối năm 1944, đầu

năm 1945 lại sụt đi nữa. [120, tr. 244].

Do diễn biến của cuộc chiến tranh, sự đàn áp khốc liệt của Pháp, sau thêm

phát xít Nhật, báo chí theo khuynh hướng mác xít không còn mang hình thức hợp

pháp, nửa hợp pháp như trước. Chính sách báo chí của Đảng Cộng sản Đông

Dương đã có những thay đổi: một mặt, Đảng chỉ đạo kịp thời việc rút vào bí mật,

hạn chế sự đàn áp, bắt bớ của địch, mặt khác tìm tòi để xây dựng một hệ thống báo

chí toàn diện hơn. Cuối năm 1939, đầu năm 1940, trong khi số lượng báo chí giảm

đáng kể, Đảng vẫn chưa thể có một tờ báo thống nhất cho toàn Đảng, mà chỉ là báo

của Xứ ủy như Giải phóng (Bắc Kỳ), Bẻ Xiềng sắt (Trung Kỳ), Tiến lên (Nam Kỳ).

Tại Hội nghị TƯ lần thứ 8 (5-1941), Đảng chỉ đạo: “Trong lúc này không nên đưa

chủ nghĩa cộng sản ra tuyên truyền, huy hiệu cờ đỏ búa liềm cũng không nên dùng

luôn.Các sách báo tuyên truyền không nên dùng danh nghĩa Đảng nhiều, phải lấy

danh nghĩa các đoàn thể cứu quốc và Việt Minh thay vào”.

Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Việt Nam Độc Lập (1941) của Tỉnh

bộ Việt Minh Cao Bằng, sau phát triển thành báo của Liên tỉnh bộ Cao Bằng - Bắc

Cạn, rồi Liên tỉnh bộ Cao - Bắc - Lạng. Tháng 9-1941, Trung ương Đảng cho xuất

bản Tạp chí Cộng sản, Tổng Bí thư Trường Chinh được phân công trực tiếp xây

dựng tạp chí. Ngày 25-1-1942, Trường Chinh cho xuất bản báo Cứu Quốc, cơ quan

của Tổng bộ Việt Minh. Ngày 10-10-1942, xuất bản báo Cờ Giải Phóng, “cơ quan

tuyên truyền, cổ động Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương”. Ngày 28-2-1943,

xuất bản Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Đông Dương.

Các cấp bộ Việt Minh ra rất nhiều báo, ở cấp kỳ, cấp tỉnh, ngoài ra còn có

báo “hàng dọc” của các đoàn thể Cứu Quốc như Chiến đấu của Việt Nam quân

nhân Cứu Quốc hội, Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc, v.v.. Đặc biệt, “lần đầu

61

tiên trong lịch sử vận động cách mạng Việt Nam có tờ báo riêng vận động phụ nữ”

[102, tr. 116], tờ Gái ra trận. Cũng thuộc hệ thống báo Đảng giai đoạn này vẫn tiếp

tục có loại báo trong tù như Suối reo ở nhà tù Sơn La, Bình minh trên sông Đà ở

nhà tù Hòa Bình, Dòng sông Công ở trại tập trung Bá Vân, Đường Nghĩa ở trại tập

trung Nghĩa Lộ, v.v.. Lần đầu tiên trong phong trào yêu nước ở các vùng dân tộc

thiểu số có một tờ báo riêng bằng chữ dân tộc: tờ Lắc Mương, cơ quan tuyên truyền

cổ động của Hội người Thái cứu quốc. Trong phong trào yêu nước của Việt kiều ở

tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có tờ Đồng thanh.

Giai đoạn 1939-1945 với tình hình chính trị - chính trị đa dạng cũng khiến

cho sinh hoạt báo chí càng phức tạp hơn.

Báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương: bản thân chủ

nghĩa quốc gia cải lương cũng đi theo hai khuynh hướng: Quốc gia cải lương phái

Bảo hoàng của Phạm Quỳnh, Phạm Lê Bổng, đề cao Khổng giáo, đòi “trở lại hiệp

ước 1884” và khuynh hướng Quốc gia cải lương phái trực trị, say mê mô hình văn

minh phương Tây của Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu với La Tribune

Indochinoise hay Effort của Vũ Đình Dy... Tuy nhiên, “nhóm này không còn mạnh

như trước chiến tranh, phần vì sự thỏa hiệp với thực dân Pháp đã quá lộ liễu” [65,

tr.132]. Khuynh hướng cải lương về tư tưởng, nhưng còn gắn với dân tộc cũng tồn

tại với nhiều sắc thái mới, nhưng chủ yếu là hô hào dân chủ tư sản tập trung xung

quanh các tờ Ngày Nay, Văn Lang, Tiếng Dân, đặc biệt là nhóm báo Thanh Nghị,

Tri Tân...Cũng có thể gọi đây là nhóm báo theo khuynh hướng xã hội và cấp tiến.

Khuynh hướng thân Nhật trong địa hạt báo chí gắn liền với sự xuất hiện của

các đảng phái như Đại Việt dân chính, Đại Việt quốc gia liên minh, Việt Nam phục

quốc đồng minh hội, Đông Dương liên đoàn cách mạng... “Đặc biệt sau khi có cuộc

đảo chính Nhật - Pháp, với sự xuất hiện của Chính phủ Trần Trọng Kim, trong

chừng mực nào đó, cũng không thể xem nhẹ ảnh hưởng của nó trong sinh hoạt báo

chí” [65, tr.133]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, vì thiếu sử liệu nên chúng tôi

xin phép không trình bày về dòng báo này.

Khuynh hướng Trotskyist xuất hiện từ trong giai đoạn trước đó, tuy không có

ảnh hưởng lớn đối với đời sống chính trị xã hội nhưng cũng ít nhiều gây nên xung

đột với phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nếu như đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX

khuynh hướng Trotskyist hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ thì đến giai đoạn này, trung

tâm chuyển ra Bắc Kỳ với việc xuất hiện nhóm Hàn Thuyên với tạp chí Văn Mới

(1941) của Trương Tửu, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tế Mỹ, Nhượng Tống, v.v..

3.3. Các khuynh hƣớng của dòng báo chính trị

Trên cơ sở phân loại báo chí, dòng báo chính trị đã được phân biệt với các

dòng báo khác, như báo chí tôn giáo, kinh tế, thể thao, văn hóa v.v.. Bởi bên cạnh

chức năng thông tin, báo chí còn có tính khuynh hướng, trong việc lựa chọn đề tài

để phản ánh, thể hiện thái độ trước những biến cố quan trọng. Dòng báo chính trị ở

đây là dòng báo chí chuyên biệt lấy chính trị làm đối tượng chủ yếu, lấy mục đích

62

chính trị giành quyền lực làm tôn chỉ, gắn với các tổ chức, các đảng phái và phong

trào chính trị mà bản thân nó là một bộ phận. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng

không hoàn toàn tuyệt đối.

Trong bản thân dòng báo chính trị, có thể phân loại thành nhiều dòng khác

nhau, đi theo những khuynh hướng khác nhau. Tiêu chí để phân loại các khuynh

hướng của dòng báo chính trị là dựa vào chủ thể xuất bản báo chí - một đảng phái,

một tổ chức hay một nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất định; dựa vào

mục đích của báo chí lấy vấn đề giành quyền lực làm tôn chỉ và dựa vào nội dung

của báo chí - phản ánh và có thái độ trước những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa,

đối ngoại, v.v.. của quốc gia và quốc tế. Hay nói cách khác, căn cứ vào định nghĩa

dòng báo chính trị được nêu ở trên để phân loại.

3.3.1. Báo chí theo khuynh hướng mác xít

Lâu nay, khái niệm “báo chí cách mạng” đã đi sâu vào đời sống xã hội và

tiềm thức của độc giả, với rất nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thành

cho rằng: “Chỉ đến khi cách mạng Việt Nam được soi sáng bằng chủ nghĩa Mác -

Lênin thì mới có nhận thức rõ ràng, đầy đủ về báo chí cách mạng là vũ khí cách

mạng, và mới xuất hiện nền báo chí cách mạng Việt Nam” [120, tr.5]. “Báo chí của

Đảng là báo chí cách mạng. Nhưng không phải báo chí cách mạng đồng nghĩa với

báo chí của Đảng” [120, tr.11].

Nhưng nếu quan niệm rằng cách mạng là “phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái

xấu đổi ra cái tốt” như quan niệm của Hồ Chí Minh, là một sự thay đổi sâu sắc

(cách mạng chính trị, cách mạng kinh tế, cách mạng văn hóa, v.v..) thì báo chí cách

mạng không chỉ là báo chí của Đảng Cộng sản, mà bao gồm cả báo chí của các tổ

chức, đảng phái khác cùng chung mục tiêu đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân,

giành độc lập dân tộc. Chúng ta không thể loại bỏ những tờ báo không mác xít ra

khỏi báo chí cách mạng trước năm 1945. Vì vậy, chúng tôi nhìn nhận trong dòng

báo chính trị Việt Nam 1925-1945, có một khuynh hướng chủ đạo là báo chí theo

khuynh hướng mác xít. Khái niệm này để chỉ báo chí của các tổ chức tiền thân của

Đảng Cộng sản, của Trung ương Đảng hay của các cấp bộ Đảng, của các tổ chức

chính trị - xã hội theo hệ tư tưởng Mác - Lênin, đấu tranh giải phóng dân tộc, giành

độc lập dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong giai đoạn 1925-1945, báo chí theo khuynh hướng mác xít đã trở thành

lực lượng chủ đạo của dòng báo chính trị ở Việt Nam. Có thể đi đến nhận định như

vậy dựa trên các cơ sở:

Dòng báo này xuất bản trước hết ở nước ngoài, nhưng đã có tác dụng thúc

đẩy phong trào cách mạng trong nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến tới

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơi thở của cách mạng thế giới, sự chuyển

biến về tư duy lý luận và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc theo hướng

cách mạng vô sản, trong quỹ đạo của Quốc tế Cộng sản đã thể hiện qua báo Thanh

Niên, Kông Nông, Lính Kách mệnh do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.

63

Báo chí theo khuynh hướng mác xít xuất bản chủ yếu ở thế bất hợp pháp,

nhưng đã phát triển liên tục, tạo thành một “hệ thống báo chí” đặc biệt. Hệ thống

báo Đảng đã được hình thành theo mô hình tổ chức của Đảng: báo của Trung ương

(trong nước và ở cả ngoài nước), báo của cơ sở Đảng (báo của các Xứ ủy, báo của

cơ sở Đảng ở địa phương; báo chí trong tù, v.v.) Từ năm 1941, một hệ thống báo

chí thứ hai xuất hiện, làm phong phú thêm diện mạo dòng báo này, chính là hệ

thống báo chí của Mặt trận Việt Minh. Cho đến Cách mạng tháng Tám 1945, rất

nhiều địa phương đã có các tờ Cứu Quốc riêng của mình. Trước năm 1945, báo chí

của các tổ chức Đảng về cơ bản xuất bản bí mật, bất hợp pháp, nhưng những người

cộng sản Việt Nam cũng rất nhạy cảm với thời cuộc để xuất bản báo chí công khai,

hợp pháp trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939.

Một số tờ báo tiêu biểu thuộc khuynh hướng này đã được khảo cứu trong

luận án: Thanh Niên, Lao Động, Tin Tức, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Việt Nam

Độc Lập, Cứu Quốc, v.v..

Báo Thanh Niên xuất bản vào ngày 21-6 -1925, do Nguyễn Ái Quốc sáng

lập, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có hai thời kỳ

phát triển: thời kỳ thứ nhất, từ số 1 đến số 88, do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo

biên tập, in, phát hành; thời kỳ thứ hai, từ tháng 4-1927, do Tổng bộ Hội Thanh

Niên chỉ đạo. Báo đã giữ một vai trò lịch sử đặc biệt quan trọng, mở đầu cho việc

tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác - Lênin, nhằm chuẩn bị về tư

tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Báo Lao động, cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời ngày

14-8-1929, do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Với 4 số báo ra liên tục từ tháng 8 đến

tháng 11 năm 1929, báo Lao động đã có giá trị lịch sử sâu sắc, là tiếng nói của giai

cấp công nhân và các đoàn viên công hội, góp phần làm nên sự chuyển biến phong

trào yêu nước trước năm 1930 và vẫn tồn tại đến ngày nay.

Tin Tức, tờ báo của Xứ ủy Bắc Kỳ, cử Lương Văn Tuân, một trí thức đứng ra

xin phép, thực chất do Trường Chinh trực tiếp phụ trách, Trần Huy Liệu làm chủ

bút. Báo ra số 1 vào 2-4-1938, với danh nghĩa là “Cơ quan mặt trận dân chủ”. Số

lượng in thấp nhất là 4.000 số, trung bình là 5.000-6.000, cao nhất là 10.000 (phụ

trương số 4). Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng, Tin tức đã có những ảnh hưởng đến

quần chúng nhân dân, là một vũ khí hiệu quả trong cao trào cách mạng.

Dân Chúng, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản

ở Sài Gòn ngày 22-7-1938, là tờ báo đầu tiên chống lại các sắc lệnh và nghị định

của chính quyền thực dân buộc các báo tiếng Việt phải xin phép, khiến chính

quyền phải bị động ra nghị định ngày 30-8-1938 thừa nhận tự do xuất bản báo chí

ở Nam Kỳ. Dân Chúng là tờ báo in với số lượng lớn bậc nhất lúc đó, dao động

khoảng 6000 bản, số Xuân 1939 lên đến 1,5 vạn bản.

Việt Nam Độc Lập do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập là tờ báo đầu tiên

trong hệ thống báo chí của Mặt trận Việt Minh, lúc đầu là tiếng nói của Việt Minh

64

Cao Bằng, sau của Việt Minh Cao - Bắc - Lạng. Việt Nam Độc Lập ra số 1 ngày 1-8

-1941, đánh số 101, đến ngày 20-8-1945 được 126 số, đánh số 226, là tờ báo cách

mạng Việt Nam ra được nhiều số trong thời kỳ bí mật, đứng thứ hai sau tờ Thanh

Niên (1925). Báo có lúc đã in lên đến 600-700 bản và đã để lại một dấu ấn đặc sắc

về cách thức làm báo Mặt trận ở Việt Nam.

Cứu quốc, ra số 1, ngày 25-1 -1942, “cơ quan cổ động của Việt Nam Độc

Lập đồng minh”, ban đầu do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách biên tập, sau giao

cho Xứ ủy Bắc Kỳ. Đến ngày 15-8-1945, Cứu Quốc xuất bản được 30 số in litô, 4

số phụ trương, trong đó có số “Đặc san về vấn đề hải ngoại”. Cứu Quốc được coi là

một bước tiến dài về nghệ thuật báo chí của Đảng và đóng vai trò quan trọng trong

việc tổ chức và động viên nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giải phóng dân tộc.

Cờ Giải Phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương Đảng Cộng

sản Đông Dương”, ra số 1, ngày 10-10-1942, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực

tiếp phụ trách biên tập và là cây bút chính luận chủ yếu. Cờ Giải Phóng tuyên

truyền, cổ động và đấu tranh cho thắng lợi về tư tưởng, chính trị và tổ chức theo

đường lối, chủ trương của Đảng; đồng thời chỉ đạo tiến hành nhiệm vụ chuẩn bị

tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp phần mở ra một trang sử mới

trong lịch sử nước nhà.

Điểm qua một số diện mạo báo chí tiêu biểu trên đây để thấy dòng báo mác

xít đã phát triển trong một dòng chảy liên tục, ngày càng hoàn thiện hơn về nội

dung và hình thức thể hiện. Phần lớn báo chí theo khuynh hướng này phải xuất bản

bí mật, bất hợp pháp, phải đối mặt với sự đàn áp của chính quyền thực dân nhưng

vẫn tồn tại, phát triển, thành dòng chủ lưu thức tỉnh tinh thần yêu nước và vận động

quần chúng đi theo con đường cách mạng vô sản, góp phần đưa đến thắng lợi của

cách mạng Việt Nam.

3.3.2. Báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền

Khái niệm “dân tộc cách mạng” ở đây được hiểu là “tư tưởng chính trị thuộc

các hạng tiểu tư sản chủ trương đi đến giành độc lập cho nước nhà bằng bạo động

cách mạng đánh đuổi đế quốc thực dân” [47, tr.546]. Trong những năm 1926-1927

đã có một sự chuyển biến quan trọng trong thanh niên từ chủ nghĩa yêu nước ôn hòa

tiến lên chủ nghĩa dân tộc cách mạng. Một số tổ chức dân tộc cách mạng được

thành lập, như Hội Phục Việt, sau đổi là Hưng Nam, rồi Tân Việt Cách mệnh Đảng

(14-7-1928), nhưng nổi tiếng nhất là Việt Nam Quốc dân đảng.

Trong hệ thống tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng từ cấp Tổng bộ đến chi

bộ đều có một bộ phận gọi là ban Tuyên truyền. Để thực hiện cho việc tuyên truyền,

Việt Nam Quốc dân đảng đã cho xuất bản báo Hồn cách mạng làm cơ quan ngôn

luận của đảng và ban Tu thư có nhiệm vụ biên soạn, in ấn sách báo để tuyên truyền

và huấn luyện đảng viên. Tờ Hồn cách mạng đặt trụ sở ở đường Sơn Tây, Hà Nội,

do Nguyễn Thái Học làm chủ bút, Đoàn Trần Nghiệp cùng 5 người trong nhóm Học

sinh đoàn Hà Nội trông coi việc ấn loát. “Tuy nhiên, cho đến tận tháng 2-1929, tờ

65

báo mới ra được một số, rất thô sơ cả về nội dung lẫn hình thức, sau phải đóng cửa

vì bị lộ. Từ đó cho đến khi Việt Nam Quốc dân đảng tan rã không thấy báo được

phát hành tiếp. Ban Tu thư của Việt Nam Quốc dân đảng cũng không có hoạt động

gì nổi bật” [75, tr. 123]. Báo được viết tay, chép ra thành nhiều bản, lưu hành bí mật

trong một số cán bộ lãnh đạo, đọc xong rồi hủy đi để giữ bí mật, như công văn tối

mật, cán bộ bình thường cũng chưa nhìn thấy tờ báo của Đảng, chưa nói đến đảng

viên ở cơ sở. Qua đó để thấy công tác tuyên truyền đã không được Việt Nam Quốc

dân đảng chú trọng trong suốt thời kỳ tồn tại, một đặc điểm hoàn toàn khác biệt với

Đảng Cộng sản.

Ngoài ra, một trong những khuynh hướng báo chí phát triển và tạo nên

những dấu son trong lịch sử báo chí nước nhà trong những năm 20 của thế kỷ XX là

dòng báo đối lập chính quyền, khuynh tả. Tiêu biểu cho dòng báo này là La Cloche

Fêlée, sau đổi là L’Annam của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Le Jeune

Annam của Lâm Hiệp Châu, Le Nhà quê của Nguyễn Khánh Toàn, v.v..

La Cloche Fêlée ra số đầu tiên vào ngày 10-12-1923, do Nguyễn An Ninh

sáng lập, làm giám đốc (chủ nhiệm) kiêm chủ bút, viết bài, đưa in, bán báo (riêng

chức quản lý, theo luật phải do một người có quốc tịch Pháp, là Dejean de Bâtie).

Tờ báo đã đi tiên phong cho một tiếng nói chính trị mới, thu hút mạnh mẽ giới trẻ

trong tầng lớp Tây học và thách thức chính quyền thực dân. Với việc xuất bản La

Cloche Fêlée, Nguyễn An Ninh đã bắt đầu một cuộc cách mạng trong báo chí chính

trị, một cuộc cách mạng trong phong cách và thể hiện quan điểm của mình. Đây

cũng chính là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam cho đăng tải Tuyên ngôn Cộng sản của

C.Mác (29-3-1926). Sự đánh giá “Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước tiêu biểu một

thời ở Nam Kỳ và cũng là một nhà báo khuynh tả đáng giá nhất. Tờ Tiếng Chuông

Rè của ông thực sự là một dấu son trong lịch sử báo chí nước nhà” [65, tr.76] là

hoàn toàn chính xác.

Báo La Cloche Fêlée ra đến số 19 (14-7-1924) thì phải tự đình bản vì bị thực

dân Pháp bóp chết bằng nhiều thủ đoạn. Đến ngày 26-11-1925 báo tục bản (số 20)

do Phan Văn Trường làm Giám đốc chính trị, Dejean de la Bâtie làm quản lý. Ngày

6-5 -1926, báo đổi tên mới là L’Annam, đánh số đầu là số 6, ra đến số 182, ngày 2-

2-1928 thì ngừng xuất bản. L’Annam tiếp tục lên án chủ nghĩa thực dân trên mọi

phương diện, bảo vệ cho quyền lợi của những người bị áp bức, có cảm tình với sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và đã xuất hiện những bài viết tuyên

truyền chủ nghĩa cộng sản.

Một tờ báo cấp tiến, đối lập khác là Jeune Annnam do Lâm Hiệp Châu sáng

lập, ra mắt vào ngày 20-3-1926, đã vi phạm một cách có chủ ý luật thuộc địa chỉ

cho phép công dân Pháp được ra báo. Báo kêu gọi đồng bào “noi gương chiến đấu

của các nước lân bang”, phê phán chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề và mục đích hướng

dẫn dân tộc vào một “kỷ nguyên mới”. Nhưng việc xuất bản không xin phép đã cho

66

nhà cầm quyền lý do cụ thể bị can thiệp. Cảnh sát đã bắt Lâm Hiệp Châu, cùng

Nguyễn An Ninh và Dejean de la Bâtie vào ngày 24-3-1926.

Cùng chung giọng điệu đối lập, khuynh tả là Le Nhà quê của Nguyễn Khánh

Toàn, thành lập vào ngày 11-12-1926 tại Sài Gòn. Tờ báo đã tấn công trực diện vào

chế độ thuộc địa. Chính vì vậy, báo đã bị chính quyền thực dân đình chỉ ngay từ số

đầu tiên, chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Nguyễn Văn Chất và quản lý

Phạm Văn Duyệt đã bị truy tố ra tòa về tội “xúi giục nổi loạn, nghĩa là dùng những

phương tiện có thể phá hoại an ninh công cộng” (L’ère Nouvelle số ngày 18-12-

1926) [134, tr.242].

Kể tên một số tờ báo cấp tiến, đối lập chính quyền như trên để thấy đã có

những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ trên phương diện báo chí vào những năm 20

của thế kỷ XX. Đây là những tờ báo dám chống đối và thách thức chính quyền của

những nhà báo yêu nước. Là báo chí đối lập, khuynh tả, họ đã được độc giả đón

nhận nồng nhiệt, dù đọc những báo này có thể bị đuổi học, đuổi làm, tống giam...

Qua đó, để thấy sự dũng cảm, hy sinh của những người làm báo và việc sử dụng

một cách hiệu quả hoạt động báo chí đấu tranh chống lại chính quyền thực dân. Đây

cũng là dòng báo đến gần nhất với báo chí theo khuynh hướng mác xít.

3.3.3. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ nghĩa quốc

gia cải lương

Báo chí thân chính quyền là báo chí trực tiếp phục vụ cho chính quyền thực

dân, nhận trợ cấp từ chính quyền, công khai lập trường thân chính quyền, từ Pháp

đến Nhật. Tiêu biểu cho dòng báo này là Đông Pháp, số 1 xuất bản ngày 15-12-

1925, số cuối 31-8-1945, do Ngô Văn Phú làm chủ nhiệm và Hoàng Hữu Huy chủ

bút. Tờ Đông Pháp được coi là tờ nhật báo lớn nhất ở Bắc Kỳ vì là tiếng nói của

Phủ Toàn quyền, số lượng phát hành khoảng 25.000 bản, thường xuyên nhận trợ

cấp từ chính quyền thực dân (600đ/tháng), được ưu tiên cung cấp tin bài nên lượng

tin khá phong phú và hấp dẫn. Ngay từ khi mới ra đời, báo đã nhất quán với tôn chỉ

“Dân An Nam ta chỉ có một lý tưởng là tin tưởng vào nước Đại Pháp, là hy vọng để

ta đi vào con đường văn minh” (Đông Pháp, số 3, 12-1-1925). Nhưng bộ mặt chính

trị của Đông Pháp đã bị chính báo giới lật tẩy, khi Ngày Nay phát hiện chủ nhiệm

Ngô Văn Phú được thống chế Saten ký giấy cấp 1500 mẫu ruộng ở Thái Bình (Ngày

Nay, số 155, ngày 1-4-1939). Nhưng khi Nhật thắng thế, Đông Pháp công khai ca

tụng “sứ mệnh giải phóng Đông Dương” của Nhật (ngày 10-3-1945) và đổi tên

thành Đông Phát (từ 12-3-1945) và mở chuyên mục “Tội ác của thực dân Pháp” (từ

31-3-1945). Với báo chí thân chính quyền như Đông Pháp mặc dù được chính

quyền thực dân bảo hộ, có số lượng in rất lớn, là nhật báo khổ lớn với phong cách in

hiện đại, nhưng dòng báo này cũng hiếm người làm báo giỏi và chưa bao giờ là một

dòng báo ăn khách. Báo cũng bộc lộ một lập trường chính trị cơ hội, khi Pháp vào

thì Đông Pháp, Nhật thắng thế thì Đông Phát, trực diện chống lại cộng sản, đặt cách

mạng ra ngoài vòng pháp luật nên bị quần chúng nhân dân tẩy chay.

67

Trước 1945 ở Việt Nam một dòng báo cũng có được những dấu ấn đậm nét,

với những người làm báo “có nghề”, là dòng báo theo khuynh hướng chủ nghĩa

quốc gia cải lương. Chủ nghĩa quốc gia cải lương (hay từ sau năm 1945 còn gọi là

chủ nghĩa dân tộc cải lương) là một thuật ngữ chính trị đặc sắc ở Việt Nam và ở các

xứ thuộc địa để chỉ một bộ phận giai cấp tư sản “thay mặt cho quyền lợi của công

nghiệp bản xứ”, “đứng trên miếng đất của phong trào dân tộc và hình thành một

khuynh hướng đặc biệt do dự, dễ thỏa hiệp”[47, tr. 489]. Đặc điểm cơ bản của chủ

nghĩa quốc gia cải lương là chỉ yêu cầu với Pháp những điều sửa đổi trong khuôn

khổ chế độ thuộc địa, xin cải cách từng phần, mà không đề cập tới chủ quyền của

nước Pháp trên đất nước ta.

Bản thân chủ nghĩa quốc gia không phải chỉ có một giọng điệu duy nhất, mà

rất phức tạp, với nhiều màu sắc, nhiều khuynh hướng, kéo theo sự đa dạng về tiếng

nói của báo chí là cơ quan ngôn luận của các xu hướng này. Trước hết phải kể đến

khuynh hướng Quốc gia cải lương phái bảo hoàng mà Nam Phong Tạp chí là một

đại diện tiêu biểu. Xuất bản số đầu ngày 1-7-1917, Nam Phong theo đường lối rõ

rệt: hợp tác với nhà nước, chấp nhận chính sách thuộc địa và chế độ cai trị của

người Pháp, “hàng tháng chính phủ trợ cấp 400 đồng cho những chi phí tòa soạn và

ấn loát” [134, tr.127]. Tồn tại trong thời gian dài với bộ sưu tập gồm 210 số (1917-

1934), Nam Phong đã tạo nên một thế lực chính trị theo chủ thuyết lập hiến do

chính Phạm Quỳnh đứng đầu. Tuy nhiên, Nam Phong cũng đã để lại một dấu ấn

trong lịch sử báo chí nước nhà với những giá trị học thuật và văn hóa.

Báo chí theo khuynh hướng Quốc gia cải lương trực trị phát triển phong

phú với nhiều tiếng nói đa dạng, bắt đầu từ Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn

Văn Vĩnh, đến La Tribune Indigène, La Tribune Indochinoise của Đảng Lập

hiến... Đông Dương Tạp chí (1913-1918), “Ấn bản đặc biệt của Lục Tỉnh Tân Văn

cho Bắc Kỳ và Trung Kỳ” được phát hành vào ngày 15-5-1913, chủ nhân báo

F.H.Schneider và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, xuất bản mỗi tuần một lần, thường ra

16 đến 24 trang. Về phương diện chính trị, tạp chí là một cơ quan tuyên truyền

cho chính phủ Pháp, ca ngợi văn minh Pháp, nhưng về phương diện văn học và

ngôn ngữ, tạp chí đã giữ một vai trò quan trọng trong việc phổ biến những tư

tưởng, lý thuyết Tây phương, Đông phương và tích cực truyền bá chữ quốc ngữ.

La Tribune Indigène do Nguyễn Phú Khai và Bùi Quang Chiêu thành lập

ngày 20-8-1917, là tiếng nói chính trị độc lập đầu tiên với chính quyền. Báo được

sử dụng không chỉ như một phương tiện của thông tin và giáo dục, mà còn mở ra

những diễn đàn cho việc trao đổi nhu cầu và khát vọng của quần chúng, trước hết là

giai cấp tư sản mới được thành lập. La Tribune Indigène đã chứng minh rằng hoạt

động của người bản xứ có thể tạo ra điều kiện cho những tranh luận chính trị một

cách trực tiếp ngay trong những giới hạn của luật pháp thuộc địa, và báo chí là một

một phương tiện quan trọng cho sự giải phóng về phương diện chính trị.

68

Tiếp nối là La Tribune Indochinoise, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng

Lập hiến Đông Dương, mỗi tuần xuất bản ba kỳ, thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Số 1 ngày

6-8-1926, số cuối cùng, số 2342, tháng 10-1942, do Bùi Quang Chiêu làm chủ

nhiệm, từ số 1930 ngày 3-1-1940, Lê Quang Liêm quản lý. Đây là một trong những

tờ báo có ảnh hưởng lớn đối với trí thức và tư sản ở Sài Gòn nhờ nhãn hiệu “đối lập

ôn hòa”. Báo tuy có công kích chính quyền ở một số chính sách cụ thể, công kích

hành động của từng cá nhân riêng lẻ trong giới cầm quyền, nhưng với lời lẽ ôn hòa

và theo đường lối “Pháp - Việt đề huề”.

Với những tên tuổi như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh ở Bắc Kỳ; Bùi

Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai, Nguyễn Phan Long, v.v. ở Nam Kỳ, có thể nói

dòng báo theo khuynh hướng quốc gia cải lương đã có một đội ngũ nhà báo xuất

sắc, rất nhiều người trong họ là các nhà chính trị lão luyện. Báo theo khuynh hướng

này không hẳn là báo “của chính quyền”, nhưng cũng có thể nói là báo “lụy chính

quyền”. Họ cũng có những đấu tranh với một số chính sách nhất định của chính

quyền thực dân, nhưng chưa bao giờ ở vị thế “đối lập”, có một số hạn chế về lập

trường chính trị, nhưng đã để lại dấu ấn về phương diện văn hóa, tư tưởng, và là

dòng báo khá ăn khách đương thời, với lực lượng độc giả đông đảo là tầng lớp trung

lưu đô thị. Có thể thấy sự gắn bó thống nhất của đường lối “Pháp - Việt đề huề” của

giới thân thực dân với chủ nghĩa quốc gia cải lương, và ở một tờ báo thân chính

quyền, cũng có những bài thể hiện tư tưởng tiến bộ. Nếu xu hướng bênh vực chính

quyền là chủ đạo của dòng báo này, thì cũng có những bài viết bênh vực người lao

động, thể hiện “tính dân tộc” trong mỗi người Việt Nam.

3.3.4. Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist

Ở Pháp vào cuối những năm 20 hình thành một nhóm những người Việt

Nam gọi là “tả đối lập”, “những người marxistes theo xu hướng của Trotsky, chống

chánh thống Staline” [48, tr.263]. Sau cuộc biểu tình trước điện Elysées vào tháng

5-1930 đòi thả những chiến sĩ khởi nghĩa Yên Bái, nhóm này bị trục xuất về Việt

Nam và đến năm 1931, họ thành lập nhóm “tả đối lập” ở Sài Gòn, đối lập với Đảng

Cộng sản Đông Dương. Đến năm 1933, nhóm Trotskyist đã có một thế đứng tương

đối vững chãi ở Sài Gòn, với những thành viên chủ chốt như Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu

Tường, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương...

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trotskyist hầu như bó hẹp trong phạm vi Nam Bộ, quan

trọng nhất là Sài Gòn. Hoạt động của họ cũng chủ yếu diễn ra trên mặt trận báo chí,

bầu cử vào cơ quan chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ. La Lutte và Tháng Mười là

những tờ báo tiêu biểu cho khuynh hướng ày.

Lần đầu tiên xuất hiện báo của phái Trotskyist ở nước ta là tờ La Lutte, ra số

1, ngày 24-4-1933 [134]. Sau khi ra số 4, ngày 2-6 -1933, báo ngừng 16 tháng đến

ngày 4-10-1934, mới ra số 5 [65, tr.98]. Trong thời gian đầu, từ số 1 đến giữa năm

1936, La Lutte là diễn đàn chung của nhiều khuynh hướng khác nhau. Trong thời

gian này, báo có nhiều yếu tố tích cực, như đăng toàn bộ phóng sự của Nguyễn Văn

69

Nguyễn về Côn Đảo; đưa tin về những cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân;

trích đăng nhiều bài từ báo L’Humanité, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản

Pháp; đăng bản dịch tiếng Pháp cuốn Mười ngày rung chuyển thế giới và Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản... Tuy nhiên, khi cuộc vận động dân chủ được phát động,

đặc biệt đến năm 1937, La Lutte hoàn toàn trở thành tiếng nói của của tổ chức

Trotskyist. Tháng Mười là tờ nguyệt san do Hồ Hữu Tường, người được coi là

“nhà lý luận” của Trotskyist ở Việt Nam, cộng tác với luật sư Edgar Ganofsky

xuất bản tại Sài Gòn năm 1939. Báo ra số đặc biệt tháng 2-1939 và đến số 5, tháng

8-1939 thì bị cấm.

Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist là một hiện tượng đặc biệt trong dòng

báo chính trị những năm 1933-1939 ở Việt Nam. Là cơ quan của giới lao động,

tranh đấu chống thực dân, tờ La Lutte nói riêng, nhóm Trotskyist nói chung, đã có

những hoạt động tích cực trong việc đấu tranh chống chính quyền thực dân. Rất

nhiều nhà báo theo khuynh hướng Trotskysit là các trí thức, thông thạo tiếng Pháp,

say mê lý tưởng, giàu hoài bão và lòng yêu nước. Nhưng quan điểm cách mạng

thường trực của họ cũng là “cái gai đâm vào lòng bàn chân, phong trào cách mạng”

[65, tr.133].

3.4. Lực lƣợng làm báo chính trị

3.4.1. Các nhà Nho cấp tiến

Từ Gia Định báo (1865) cho đến các báo chí Quốc ngữ giai đoạn đầu tiên ở

Sài Gòn thường gắn liền với vai trò của các trí thức Công giáo. Đã có nhận xét rằng:

“Trong số những tác giả tiêu biểu của văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ buổi sơ khai, có

mấy người kể tên theo thứ tự tuổi tác sau đây đều là tín đồ Thiên Chúa giáo: Huỳnh

Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu...” [42,

tr.346]. Các tác giả tiêu biểu của văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ buổi đầu đó cũng

chính là các cây bút trụ cột cho báo chí giai đoạn này.

Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ thập niên thứ hai thì chính đội ngũ

nhà Nho cấp tiến lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển báo chí ở nước ta, đặc

biệt là báo chí chính trị. Quản Chi trong “Thử tìm long mạch của tờ báo ta” đã viết:

“Kể cũng là hiện tượng trái lạ, vì tờ báo là sản phẩm của đời mới, thế mà nhà Nho,

phái người cũ, lại là tay gây dựng và đứng lên phất cờ đánh trống trên diễn đàn xứ

này buổi đầu, nhà tân học lúc ấy chỉ đóng một vai tuồng phụ...”[65, tr.239]. Nói đến

nhà Nho cấp tiến là để phân biệt với nhóm nhà Nho bảo thủ vẫn tiếp tục chống đối

văn minh phương Tây và phản đối công cuộc duy tân đất nước. Vẫn trên nền tảng

Hán học được đào tạo, nhà Nho cấp tiến là những người đã mở lòng đón nhận văn

minh phương Tây và cho rằng “duy tân là biện pháp tốt nhất để dân tộc tồn tại và

phát triển” [95, tr.154].

Tác giả Trịnh Văn Thảo đã phác họa lại diện mạo của 222 trí thức Việt Nam

trong giai đoạn 1862-1954 với 3 thế hệ: Thế hệ năm 1862: Trí thức cổ điển; Thế hệ

năm 1907: Trí thức của hai thế giới và Thế hệ năm 1925: Trí thức Âu hóa. [124, tr.

70

27-30]. Điều thú vị rằng chỉ có 2/60 trí thức của thế hệ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký

và Huỳnh Tịnh Của tham gia trực tiếp vào hoạt động báo chí, đều là những trí thức

Công giáo; thì đến thế hệ thứ hai ít nhất đã có 23/40 trí thức tham gia viết báo và

điều hành các tờ báo, trong đó 17/23 trí thức là những người theo Hán học và

chuyển tiếp từ Hán học sang Tây học. Đến thế hệ thứ ba, thế hệ năm 1925 thì hầu

như đã là các trí thức theo Tây học. Điều đó cũng cho thấy một sự dịch chuyển dần

của làng báo, từ các nhà nho cấp tiến đến đội ngũ trí thức Tây học.

Các nhà Nho cấp tiến đã hình thành nên nhóm Đông Dương Tạp Chí và Nam

Phong, đóng góp quan trọng vào lịch sử báo chí nước nhà. Nguyễn Đỗ Mục (1866-

1949) là nhà báo và cộng tác viên chính của Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương

tạp chí, “góp công cho tạp chí bằng những phẩm chất của một nhà văn sử dụng điêu

luyện ngôn ngữ cổ”[124, tr.130]. Nguyễn Hữu Tiến (1875-1941) cống hiến cho

Nam Phong như những gì Nguyễn Đỗ Mục đã cống hiến cho Đông Dương Tạp Chí.

Phan Kế Bính nổi tiếng với vai trò dịch giả tác phẩm Tam Quốc chí và là tác giả của

Việt Hán văn khảo, Việt Nam phong tục... Dương Bá Trạc (1884-1944) từng là

thành viên sáng lập Đông Kinh nghĩa thục, bị bắt đi đày nhà tù Côn Lôn, sau dùng

báo chí để khai thông dân trí. Hoàng Tăng Bí (1883-1939) cũng đã từng đậu cử

nhân, phó bảng, nhưng từ chối làm quan, trở thành nhà báo, chiến đấu trong phong

trào trí thức canh tân, v.v.. Đến Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật, v.v. đã thấy

một sự dịch chuyển dần từ nền văn hóa Hán học sang Tây học. Nguyễn Bá Học

(1857-1921) là một trong những trụ cột chính của Nam Phong bên cạnh Phạm

Quỳnh. Tương tự như vậy, Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), tác giả của một trong

những tiểu thuyết Việt Nam “hiện đại” đầu tiên, Quả dưa đỏ, cũng là nhà báo tiêu

biểu của Nam Phong.

Nói đến nhà Nho cấp tiến không thể không nhắc đến Huỳnh Thúc Kháng,

Ngô Đức Kế, Phan Khôi, v.v., những “nhân vật điển hình trong giai đoạn chuyển

đổi từ chiến đấu vũ trang sang chiến đấu chính trị văn hóa của các nho sĩ”[124,

tr.131]. Ngô Đức Kế (1878 -1929) đậu tiến sĩ nhưng từ chối làm quan, là thành viên

tích cực của Đông Kinh nghĩa thục, bị lưu đày ở Côn Đảo, sau trở về tham gia viết

báo Hữu thanh, Tiếng Dân. Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) cũng đậu tiến sĩ và từ

chối làm quan, tham gia phong trào Duy Tân, bị đày đi Côn Đảo trong suốt 13 năm.

Từng được bầu làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, ông đã từ chức sau hai

năm đấu tranh nghị trường (2-1927) và chuyên tâm làm báo chính trị, với báo Tiếng

Dân, tờ báo độc lập đầu tiên ở xứ Trung Kỳ. Hay Phan Khôi (1887-1959), một nhà

Nho - Tây học, người đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại là người mở đầu và

cổ vũ cho phong trào Thơ Mới. Ông là một trong những tên tuổi lớn của nền báo

chí, văn học và tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Không ngại ngần khi phê phán

chính sách cai trị của thực dân Pháp, cũng không e dè kiêng nể khi đối thoại học

thuật từ Bắc đến Nam, Phan Khôi nổi tiếng là nhà báo trực ngôn, người dám thách

thức cả chính quyền thực dân. Ông từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa

71

Thục, viết cho nhiều báo và tạp chí, từ Đăng Cổ Tùng Báo, Nam Phong, Lục Tỉnh

Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo, Hữu Thanh, Thần Chung, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ

thời đàm, v.v. và xuất bản báo Sông Hương ở Huế.

Điều ngạc nhiên thú vị là một bộ phận không nhỏ những người làm báo

chính trị trong những thập niên đầu thế kỷ XX lại là những nhà Nho cấp tiến, những

người nhận thấy vai trò của báo chí đối với sự phát triển của đất nước. Họ làm báo,

hô hào dân chúng đọc báo. Thông thạo chữ Hán, phần lớn các nhà Nho cấp tiến là

những dịch giả, chuyển tải những tác phẩm nổi tiếng của Trung Hoa sang tiếng

Việt, thành thục chữ quốc ngữ, họ cũng là tác giả của nhiều tác phẩm văn chương

hiện đại, mới mẻ... Mặc dù việc đề nghị của các nhà Nho về việc mở mang báo chí

chứng tỏ rằng các cụ không biết nhiều về cái nghề nghiệp phức tạp này, càng không

biết “vai trò nhồi sọ, phản cách mạng, phản dân tộc và phản dân chủ của báo chí

hợp pháp bị thực dân xỏ mũi và kiểm duyệt”, Trần Văn Giàu đã nhìn nhận hiện

tượng này như một dấu hiệu khởi sắc: “Phát triển báo chí của các cụ cũng là khởi

điểm của một yêu sách dân chủ sắp được nêu cao là: tự do báo chí, tự do ngôn luận,

tự do xuất bản” [47, tr.69].

3.4.2. Giới trí thức Tây học

Đội ngũ trí thức Tây học chính là một lực lượng quan trọng trong đội ngũ

những người làm báo chính trị 1925-1945. “Họ thuộc những thế hệ khác nhau, khác

nhau có khi rất lớn về phương pháp tư tưởng, quan niệm, về báo chí, nhưng về

phương diện nghề nghiệp, thẩy đều góp phần tạo nên ngôi nhà báo chí Việt Nam.”

[65, tr.240]. Bản thân giới trí thức Tây học cũng đi theo những khuynh hướng tư

tưởng khác nhau, như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu khá gần gũi với chính quyền

thực dân; Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường theo khuynh hướng cấp tiến, khuynh

tả; nhóm những người cộng sản theo khuynh hướng mác xít; một số lại ủng hộ cho

Trotsky v.v..

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người đã tốt nghiệp trường thông ngôn năm

14 tuổi, từng là Thư ký Tòa Công sứ Bắc Kỳ, một nhà tân học, nhà văn, nhà báo,

nhà phiên dịch xuất sắc đầu thế kỷ XX. Là chủ bút của nhiều tờ báo nổi danh, từ

Đăng Cổ Tùng Báo, Notre Journal, Đông Dương Tạp Chí, Trung Bắc Tân Văn,

L’Annam Nouveau, ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong nền báo chí nước nhà.

Ông thể hiện tài năng của mình trên nhiều lĩnh vực với tư tưởng cải cách mới mẻ, từ

những bài luận thuyết và ký sự đến các tác phẩm dịch nổi tiếng. Về lập trường

chính trị, Nguyễn Văn Vĩnh có cảm tình với chính sách hợp tác Pháp - Việt, chủ

trương thuyết “trực trị”, nhưng về phương diện văn hóa, ông là con người thông tuệ

trên nhiều lĩnh vực và là cầu nối cho nền văn hóa Việt Nam với văn hóa Pháp, rộng

hơn là văn hóa phương Đông với phương Tây trong buổi giao thời

Trái ngược với thuyết “trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh (1892-

1945) lại chủ trương theo thuyết Bảo hoàng. Tốt nghiệp Trường Thông ngôn

(1908), ông là người sáng lập và chủ biên tạp chí Nam Phong, cũng từng giữ chức

72

Thượng thư Bộ Học và Thượng thư Bộ Lại dưới thời Bảo Đại. Ông là một nhà báo

tài năng trên nhiều phương diện, cả về dịch thuật, khảo luận và văn du ký. Nhưng

phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là khảo cứu, với các bài

chuyên khảo đánh dấu tài năng và tri thức lớn của ông về các lý thuyết Âu Tây, học

thuật Á Đông, và văn hóa Việt Nam. Dẫu còn có những tranh cãi khi đánh giá về

Phạm Quỳnh, và thái độ gần gũi chính quyền thực dân của ông là điều không thể

phủ nhận, nhưng con người này đã tiêu biểu cho một tinh thần học hỏi không ngừng

để tiếp biến những giá trị văn hóa Đông - Tây.

Chủ trương theo thuyết “trực trị”, Bùi Quang Chiêu (1873-1945) tốt nghiệp

Trường Kĩ sư canh nông và Trường Thuộc địa Pháp, có quốc tịch Pháp, lãnh tụ

của Đảng Lập hiến, thành viên Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, đồng thời cũng là

người sử dụng báo chí một cách hiệu quả. Tán thành chính sách đồng hóa, đại diện

cho lợi ích của điền chủ trong Hội đồng tư vấn, Bùi Quang Chiêu chưa bao giờ đối

đầu với thực dân Pháp, nhưng đôi khi đã có những tiếng nói độc lập nhất định trên

báo chí, phản ứng với một số chính sách nhất định của chính quyền thực dân.

Cùng cạnh tranh ảnh hưởng với Bùi Quang Chiêu là Nguyễn Phan Long

(1889 -1960), người được đánh giá là “không có năng lực bẩm sinh như Bùi Quang

Chiêu để tổ chức và vận động quần chúng. Tuy nhiên, Long khôn khéo hơn trong

việc đo lường tình huống chính trị và nắm lấy các cơ hội đáng giá, cũng là người có

khả năng kinh doanh tuyệt vời” [178, tr.94]. Tốt nghiệp bậc Thành chung, nổi tiếng

với việc thông thạo tiếng Pháp và khiếu chính trị của mình, Nguyễn Phan Long trở

thành chủ bút báo L’Echo Annnamite, La Tribune Indochinoise và Đuốc Nhà Nam,

từng được giám đốc Sở Liêm phóng Nam Kỳ Paul Arnaux miêu tả là “Cây bút tài

ba nhất thuộc địa này” [178, tr.99]. Tuy nhiên, tiếng nói của ông mới chỉ đấu tranh

và đại diện cho tầng lớp trên của dân bản xứ và thất bại trong việc kết nối với cộng

đồng người Việt Nam lớn hơn.

Là những người được đào tạo bài bản ở phương Tây, nhưng khác với nhóm

trí thức theo chủ nghĩa quốc gia cải lương ở trên, Nguyễn An Ninh (1900-1943) và

Phan Văn Trường (1878-1933) lại chọn một hướng đi nhọc nhằn hơn cho bản thân

mình: đấu tranh với chính quyền thực dân, theo khuynh hướng đối lập, khuynh tả.

Nguyễn An Ninh, một thần tượng của người dân Nam Kỳ lúc bấy giờ, chàng trai

thấp đậm, mắt một mí, mái tóc dài bù xù, vận chiếc áo dài thâm ôm chồng báo La

Cloche Fêlée tới những con hẻm bán dạo. Tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Paris ở

Pháp, Nguyễn An Ninh về nước năm 1922, viết, dịch và đăng đàn diễn thuyết về

nhiều vấn đề của dân xứ thuộc địa như “Chung đúc nền học thức cho dân An Nam”

(1-1923), “Cao vọng của người thanh niên Việt Nam” (10-1923) và trở thành sáng

lập viên, giám đốc (chủ nhiệm) kiêm chủ bút, viết bài và bán báo La Cloche Fêlée.

Tuy còn chưa đặt ra vấn đề độc lập dân tộc, nhưng ông đã đả kích quyết liệt một số

chính sách cai trị của nhà cầm quyền thực dân cũng như bàn đến những khái niệm

chính trị thông thường.

73

Tốt nghiệp trường Thông ngôn, tiến sĩ Luật Đại học Paris, có mối quan hệ

chặt chẽ với cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, Phan Văn Trường là một trong

những nhà nhà mác xít đầu tiên của Việt Nam. Điều khiển La Cloche Fêlée, rồi

L’Annam, Phan Văn Trường đã có những thay đổi đáng kể cả về nội dung và hình

thức tờ báo. Báo cũng bước đầu giới thiệu về nước Nga Xô viết, về Cách mạng

tháng 10 Nga, trích dịch những bài trên tờ L’Humanité, cơ quan ngôn luận của

Đảng Cộng sản Pháp và đăng nguyên văn Tuyên ngôn của Đảng cộng sản trong

suốt một tháng từ 29-3 đến 26-4-1926. Lần đầu tiên, một văn kiện lớn của phong

trào Cộng sản quốc tế được đăng trên mặt báo công khai của Việt Nam.

Cũng là nhóm trí thức theo Tây học, và tham gia vào lực lượng làm báo

chính trị, nhưng Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn

Chánh, Phan Văn Hùm, v.v., lại lựa chọn một khuynh hướng chính trị khác, theo

chủ nghĩa Đệ Tứ Quốc tế, hay còn gọi chủ nghĩa Trotskyist. Tạ Thu Thâu (1906-

1945) từng học khoa học tại Đại học Paris nhưng không hoàn thành do bị trục xuất

về Việt Nam sau khi tham gia biểu tình trước điện Elysée. Về nước, ông thành lập

cơ quan ngôn luận, tranh đấu bằng tiếng Pháp qua các tác phẩm đăng trên báo La

Lutte. Là người đứng đầu nhóm “La Lutte”, ông từng ứng cử thành công vào Hội

đồng thành phố Sài Gòn năm 1937, đã bị chính quyền thuộc địa bắt 6 lần và bị kết

án 5 lần, cộng tất cả các án tù lên đến 13 năm tù và 10 năm biệt xứ. Phan Văn Hùm

(1902-1945) tốt nghiệp trường Công Chính (Hà Nội) và Cao đẳng Triết học

(Sorbonne), thành viên nhóm Trotskyist. Phan Văn Chánh (1906-1945) theo học y

khoa dang dở do bị trục xuất vì lý do chính trị. Huỳnh Văn Phương (1906-1945)

từng học Luật tại Pháp và bị trục xuất sau sự kiện Yên Bái, có bằng cử nhân tại Hà

Nội và đều tham gia nhóm La Lutte. Hồ Hữu Tường (1910-1980) tốt nghiệp đại học

Toán tại Pháp, thành viên chủ chốt của Tạp chí Tháng Mười.

Ngoài ra có lẽ cũng cần nói đến đội ngũ những người gánh trách nhiệm quản

lý, chủ nhiệm, v.v., mà nếu thiếu họ, tờ báo khó lòng ra đời được. Chỉ điểm tên một

số nhân vật đặc biệt để thấy đời sống báo chí chính trị 1925-1945 thực sự đa dạng.

Nguyễn Kim Đính đã được coi là “một trong những nhân vật đằng sau hậu trường có

thế lực nhất trong báo giới người Việt những năm 1920” [178, tr. 108]. Là một nhà

kinh doanh hơn là một nhà báo, Nguyễn Kim Đính cùng vợ Thạch Thị Mậu, sở hữu

một nhà in phát đạt, vậy nên Đông Pháp Thời Báo ngay thời kỳ đầu tiên đã chạy

3000 bản/số, 4 trang khổ lớn, xuất bản 3 lần/tuần. Ông cũng có cách thức đổi mới báo

chí, khi dựa vào một mạng lưới rộng rãi các “cộng tác viên” ở các tỉnh, bao gồm cả

nữ giới, những người thường xuất hiện dưới tên bút danh, cung cấp nội dung cho báo

với một kinh phí thấp hơn nhiều so với việc thuê người viết một chuyên mục báo

thường xuyên. Đông Pháp Thời Báo đã cân bằng được hoạt động báo chí và hoạt

động thương mại, thậm chí trong thời kỳ đầu tiên, nó đã chứng minh rằng việc mở

rộng lợi ích kinh doanh và chính trị có thể hội tụ cùng nhau. Hồ sơ lưu trữ của Sở

Liêm phóng cho thấy rằng, nhiều lúc Nguyễn Kim Đính đã “chơi một canh bạc hai

74

mặt đầy nguy hiểm”: Để nhận được sự tín nhiệm của đồng bào mình, Nguyễn Kim

Đính đã cho phép các ký giả của ông viết tự do, với nhiều bài chỉ trích chính sách của

nhà cầm quyền. Tuy nhiên, để tránh sự trả đũa của nhà cầm quyền, ông cũng ngầm

báo cho ban kiểm duyệt những bài nào nên ngăn chặn” [178, tr.250-251]. Những sự

vận động đó đã làm cho Đông Pháp Thời Báo tránh được nhiều kiểm duyệt và là một

trong những tờ báo bán chạy nhất ở Nam Kỳ những năm 20 của thế kỷ XX. Nguyễn

Kim Đính rất điêu luyện trong việc sử dụng một hội đồng biên tập đi theo những thay

đổi chiến lược khác nhau của ông trong khác thời kỳ, tìm kiếm những nhà báo tài

năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của công chúng: từ Cao Văn Chánh sôi

nổi hướng đến độc giả thanh niên, đến Hồ Văn Trung (Hồ Biểu Chánh) dành cho độc

giả cao tuổi, hay Trần Huy Liệu đến từ Bắc Kỳ với giọng điệu chỉ trích chính quyền

mạnh mẽ, v.v..

Một nhân vật khác cũng khá đặc biệt là Eugère Dejean de la Bâtie, quản lý

của tờ La Cloche Fêlée và L’Annam. Ông là con trai bất hợp pháp của một nhà

ngoại giao người Pháp, với mẹ là một người phụ nữ bán hàng trên phố Hà Nội. “Sự

đóng góp của Dejean de la Bâtie cho nền chính trị Việt Nam hiện đại có thể không

bằng Nguyễn An Ninh, nhưng tình thế của ông như một người con lai trong xã hội

thuộc địa chia rẽ chủng tộc và những sự lựa chọn chính trị của ông là rất đáng chú

ý” [178, tr. 124]. Có thể nói rằng, không giống như nhiều người con lai khác, ông

đã lựa chọn con đường đấu tranh vì sự nghiệp của người Việt Nam. Một số lượng

các tờ báo đã được Dejean de la Bâtie đứng tên trên danh nghĩa, bao gồm La Cloche

Fêlée, L’Annam, La Voixe Annamite, L’Écho Annamite và Nhựt Tân Báo, v.v.. Đối

với nhiều người Pháp, cho mượn tên ra báo chỉ để lấy tiền, nhưng mục tiêu của

Dejean de la Bâtie lại mang tính chính trị nhiều hơn, một cái gì đó làm cho ông có

tính chất lật đổ trong con mắt của các nhà cầm quyền.

Như vậy, lực lượng làm báo là đội ngũ trí thức Tây học đã có sự phân hóa đa

dạng hơn so với đội ngũ nhà Nho cấp tiến về khuynh hướng tư tưởng, về sự lựa

chọn chính trị, kéo theo sự phát triển của báo chí theo những khuynh hướng hoàn

toàn khác biệt: thân chính quyền, chủ nghĩa quốc gia cải lương, khuynh tả đối lập,

Trotskyist, xã hội cấp tiến. Có những sự lựa chọn vẫn đem lại lợi ích “vinh thân phì

gia” cho người làm báo, nhưng cũng có những sự lựa chọn chỉ mang lại những năm

tháng tù đày, những đe dọa từ chính quyền thực dân, bù lại, họ đã được viết, được

nói lên suy nghĩ của mình, để thức tỉnh đồng bào, để lay động những trái tim yêu

nước. Con đường họ lựa chọn rất tương đồng với các nhà báo-nhà cách mạng

chuyên nghiệp ở Việt Nam.

3.4.3. Các nhà báo cách mạng

Các nhà báo cách mạng về cơ bản phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp, khác

biệt với hoạt động báo chí công khai, hợp pháp được thừa nhận bởi chính quyền

thực dân. Một số nhà báo cách mạng xuất thân từ nhà Nho, một số là những trí thức

Tây học, nhưng lực lượng đông đảo nhất là những nhà hoạt động cách mạng chuyên

75

nghiệp, vậy nên tác giả luận án xin phép được trình bày ở một mục riêng, như một

đối tượng đặc thù. Theo nhận định của tác giả Đỗ Quang Hưng: “Chỉ đến năm

1945, những người mác xít Việt Nam, chính những nhà báo - cách mạng đã có ba

thế hệ” [65, tr.225].

Thế hệ đầu tiên là thế hệ những người đã được đào tạo trong môi trường

cộng sản quốc tế, từng là thành viên của Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản Pháp như

Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Tạo, từng được đào tạo ở Trường Đại học phương

Đông của Quốc tế Cộng sản như Hà Huy Tập, Bùi Công Trừng hay tham dự các

Đại hội V, VI của Quốc tế Cộng sản... Những người đã rời Tổ quốc ra đi với một

trái tim và khát vọng nhiều hoài bão, mong muốn tìm kiếm một con đường đấu

tranh để giải phóng dân tộc. Và trên hành trình hoạt động cách mạng đó, họ đã học

làm báo và sử dụng báo chí làm phương tiện đấu tranh hữu hiệu cho sự nghiệp cách

mạng của mình.

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từng viết cho báo chí của phong trào công

nhân và cộng sản ở Pháp như L’Humanité, Le Populaire, La Vie Ouvrière, Le

Journal du Peuple, La Revue communiste, cũng như báo chí quốc tế, báo chí Xô

viết và các Đảng Cộng sản như Inprekorr, Pravda, v.v., và trực tiếp sáng lập nhiều

tờ báo trước năm 1945 như Le Paria (1922); Thanh Niên (1925); Công nông

(1926), Lính kách mệnh (1927); đổi tờ Đồng thanh thành Thân ái (1928); lập tờ Việt

Nam Độc Lập (1941). Với khoảng 2000 bài báo đã viết, với ít nhất 5 tờ báo đã sáng

lập, với phong cách làm báo linh hoạt, khi sắc sảo, đanh thép, khi mộc mạc, giản dị,

Hồ Chí Minh đã trở thành một mẫu mực của nghề làm báo cách mạng.

Bên cạnh Nguyễn Ái Quốc, thế hệ những người làm báo cách mạng đầu tiên

cũng đã góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền báo chí theo khuynh hướng

mác xít trong buổi đầu và những bước phát triển về sau. Nguyễn Văn Tạo (1908 -

1970) đã từng làm chủ bút báo Lao nông, sau đổi là Vô sản, tham gia viết bài cho

báo L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp. Sau khi về nước, ông làm chủ bút báo

Trung lập và cộng tác với báo La Cloche Fêlée, La Lutte, Mai, Dân quyền, v.v.. Hà

Huy Tập (1906-1941) là nhà cách mạng kỳ cựu, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản

Đông Dương (1936-1938), cũng là người có đóng góp cho nền báo chí theo khuynh

hướng mác xít. Từng phụ trách Tạp chí Bônsơvíc (1934) cơ quan của Ban Chỉ huy ở

ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương, Hà Huy Tập đã viết hầu hết các bài xã

luận, bình luận trên báo này. Tháng 10-1936 về nước, ông đã viết nhiều bài cho báo

La Lutte, nhiều lần vạch rõ những sai lầm của nhóm Trotskyist về mặt quan điểm

cũng như phương pháp đấu tranh. Vì những bất đồng không thể dung hòa, Hà Huy

Tập và những đồng chí của mình đã rời La Lutte, thành lập tờ L’Avant garde, cơ

quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương và đồng quyết định

cho xuất bản báo Dân Chúng, tờ báo đi tiên phong trong phong trào tự do báo chí.

Thế hệ thứ hai, thế hệ Mặt trận Dân chủ Đông Dương với Trường Chinh,

Nguyễn Văn Cừ, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp, Trần Đình Long,

76

v.v.. Những người làm báo ở thế hệ thứ hai hầu hết được đào tạo ở trong nước hoặc

ở Quảng Châu, Trung Quốc trong lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên và trực tiếp tham gia chỉ đạo và hoạt động báo chí theo khuynh hướng

mác xít ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Đặng Xuân Khu (1907-1988), Tổng Bí thư Trường Chinh là một nhà báo

cách mạng xuất sắc. Từ năm 1929, Đặng Xuân Khu đã trở thành đảng viên của

Đông Dương Cộng sản Đảng và được phân công về Ban tuyên truyền cổ động của

Trung ương Đảng. Vào tù, ông làm chủ bút báo Con đường chính, tờ báo tranh luận

những vấn đề về hệ tư tưởng với Việt Nam Quốc dân đảng trong nhà tù Hỏa Lò. Ra

tù, là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách tuyên truyền cổ động, ông tổ chức lãnh

đạo và biên tập báo cách mạng xuất bản công khai ở Hà Nội thời kỳ Mặt trận Dân

chủ như Le Travail (1936), Tin tức (1938), Đời nay tập mới (1938), Notre voix,

Ngày mới và Người mới (1939) với những ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào

cách mạng Việt Nam. Trường Chinh cũng là người trực tiếp phụ trách nhiều tờ báo

cách mạng xuất bản bí mật trong thời kỳ chiến tranh và cách mạng, như Giải phóng,

Tạp chí Cộng sản, Cứu quốc, Cờ Giải Phóng... “Đồng chí Trường Chinh là anh cả

của làng báo cách mạng Việt Nam. Những bài báo chính luận của đồng chí là mẫu

mực cho văn phong báo chí chính luận của báo Đảng” [122, tr.7].

Nhắc đến nền báo chí theo khuynh hướng mác xít không thể không nhắc đến

nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969), người vừa nhà báo, nhà văn, nhà sử học, nhà

cách mạng Việt Nam. Từ năm 1924 ông đã viết báo Nông Cổ Mín Đàm, Rạng

Đông, năm 1925-1927 làm chủ bút tờ Đông Pháp Thời Báo, Pháp Việt nhất gia,

năm 1928 thành lập Cường học thư xã chuyên xuất bản sách cổ vũ tinh thần yêu

nước của nhân dân. Bị Pháp bắt và kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo, vì tiếp xúc

với những người cộng sản ở tù, ông tuyên bố li khai Quốc dân đảng, tự nguyện

đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Trần Huy Liệu đã ghi dấu ấn đậm nét

trong hoạt động báo chí của thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, từ làm báo Đời

mới đến Tiếng vang làng báo, Kiến văn, Hồn trẻ đến Le Travail, Hà Thành thời

báo, Thời thế, và đặc biệt là Tin tức, Đời nay và Notre voix. Mặt trận Bình dân

Pháp đổ, ông bị bắt. Trong nhà tù Sơn La, Trần Huy Liệu là người đứng đầu Chi bộ

Đảng, cho xuất bản báo Suối reo (1941), sau còn ra báo Dòng sông Công và Đường

Nghĩa ở trại Bá Vân hay nhà lao Nghĩa Lộ... “Trần Huy Liệu trực tiếp và lần lượt

phụ trách 7 tờ báo xuất bản trong nhà tù thực dân Pháp” [55, tr.10]. Ra tù, ông về

trụ sở báo Cứu Quốc làm công tác tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh. Cách mạng

thành công, ông được tín nhiệm giao trọng trách làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền

của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thêm một gương mặt nổi bật của làng báo trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ là

Hải Triều, tên thật Nguyễn Khoa Văn (1908-1954), nhà báo, nhà lý luận mác xít, nhà

phê bình văn học Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiên phong trong nền báo chí theo

khuynh hướng mác xít Việt Nam, đặc biệt qua hai cuộc tranh luận gây được tiếng vang

77

lớn vào thập niên 1930: Duy vật hay duy tâm và Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ

thuật vị nhân sinh. Là nhà báo sôi nổi trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Hải Triều đã để

lại dấu ấn trên các báo Nhành lúa, Dân, Đời mới, Kiến văn, Tiếng vang, Hồn trẻ, Tin

tức, Tin mới...

Điểm lại một số gương mặt tiêu biểu của các nhà báo cách mạng thuộc thế hệ

thứ hai để thấy đây là những người cộng sản đã đóng góp lớn trong thời kỳ Mặt trận

Dân chủ (1936-1939). Được tôi luyện trong phong trào cách mạng, họ có niềm tin

sắt đá với lý tưởng cộng sản, tấm lòng nhiệt huyết với đất nước, và biết sử dụng một

cách hiệu quả tiếng nói tuyên truyền, cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh

thông qua mặt trận báo chí, dù bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp, bí mật hay công

khai, đặc biệt là thế mạnh của hoạt động báo chí công khai, hợp pháp thời kỳ này.

Thế hệ thứ ba, thế hệ Cách mạng tháng Tám là Thép Mới, Hoàng Tùng,

Xuân Thủy, Tố Hữu, Quang Đạm, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, v.v.. Chính thế hệ

này sẽ đóng vai trò chủ lực cho hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Kháng

chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975) mà trong khuôn

khổ luận án, chúng tôi xin phép không trình bày cụ thể.

Tiểu kết chƣơng 3:

1. Dòng báo chính trị Việt Nam đã được hình thành và phát triển cùng với sự

vận động của đời sống chính trị Việt Nam. Dòng báo chính trị Việt Nam ra đời một

cách tất yếu khách quan, khi báo chí có tiếng nói độc lập với chính quyền thực dân,

tạo nên một không gian công cho sự trao đổi ý kiến của người dân và hình thành

nên dư luận xã hội. Đã manh nha hình thành trong giai đoạn trước 1925 nhưng dòng

báo chính trị Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ từ năm 1925, gắn với sự ra đời

của các đảng chính trị, các tổ chức cách mạng. Từ năm 1930, sau khi Đảng Cộng

sản Việt Nam ra đời, dòng báo cách mạng càng phát triển nhanh chóng. Giai đoạn

1936-1939 đã chứng kiến sự bùng nổ của báo chí công khai, hợp pháp, bao gồm cả

báo chí xuất bản bí mật, bất hợp pháp trước đây. Kết thúc thời kỳ Mặt trận Dân chủ,

dòng báo chính trị vận động theo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, kết thúc

cùng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

2. Dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945 rất đa dạng, từ báo

chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương, báo chí theo khuynh hướng

dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền, báo chí theo khuynh hướng Trotskyist,

v.v.. Mỗi khuynh hướng báo chí đều có những đóng góp nhất định đối với lịch sử

báo chí Việt Nam, nhưng báo chí theo khuynh hướng mác xít, dòng báo ra đời gắn

với các tổ chức cách mạng và Đảng Cộng sản theo hệ tư tưởng Mác - Lênin, thực sự

là chủ lực của dòng báo chính trị. Dòng báo chính trị ở Việt Nam có điểm tương

đồng với báo chí chính trị theo mô hình của Pháp, với sự tham gia của báo chí vào

nền chính trị đảng phái, sự phát triển của báo chí thương mại một cách yếu kém và

78

vai trò can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào hệ thống phương tiện truyền thông.

Dòng báo chính trị bị chi phối bởi đời sống chính trị trong nước và quốc tế, như sự

chi phối của các đảng phái chính trị và Quốc tế Cộng sản. Tính tổ chức của dòng

báo chính trị vì thế cũng luôn nổi bật hơn so với tính cá nhân; một điểm khác biệt

căn bản với mô hình báo chí tự do ở Anh, Mỹ. Dòng báo chính trị giai đoạn 1925-

1945 nằm trong môi trường chính trị nghẹt thở với sự đàn áp và cương tỏa chặt chẽ

của chính quyền thực dân.

3. Lực lượng làm báo chính trị 1925-1945 bao gồm các nhà Nho cấp tiến,

đội ngũ trí thức Tây học và các nhà báo cách mạng, phát triển rất đa dạng. Sự đa

dạng về tư tưởng, khi họ có thể lựa chọn chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa quốc

gia, có thể theo phái Bảo hoàng hay trực trị, có thể có xu hướng đối lập, khuynh tả

nhưng cũng có thể là những người theo Đệ Tứ Quốc tế, v.v.. Sự đa dạng về thái

độ, cộng tác gần gũi với chính quyền thực dân, hay “đối lập ôn hòa”, hoặc chống

chính quyền một cách triệt để. Sự đa dạng về nghề nghiệp khi là nhà văn, nhà báo,

nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Sự đa dạng về chủng tộc, khi họ có thể

là công dân Pháp, con lai, hay người Việt Nam. Sự đa dạng về ngôn ngữ và dấu

ấn riêng, v.v.. Chính đội ngũ làm báo phong phú với các khuynh hướng tư tưởng

khác nhau đã làm nên dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 rất đa sắc và giàu

giọng điệu.

79

CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM (1925-1945)

4.1. Nội dung dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)

4.1.1. Thể hiện thái độ chính trị

4.1.1.1. Ủng hộ chính sách “Pháp - Việt đề huề”, phục vụ chính quyền thực dân

Đứng trước các phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi của người Việt, Pháp

đã cho ra đời chính sách mới để làm giảm bớt không khí căng thẳng ở Đông

Dương - chính sách “Pháp - Việt đề huề”, bắt đầu từ năm 1911, và ngày càng

được phổ biến rộng rãi sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Hai lần được bổ

nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương (1911-1914 và 1917-1919), trong đó lần đầu

tiên khi mới 39 tuổi, Albert Sarraut đã mang đến Đông Dương phong cách của

một nhà báo và nhà chính trị rất thông thạo các hoạt động công cộng và những kỹ

thuật tuyên truyền. Nhận thấy sự nhận thức về dân tộc của người Việt Nam chịu

ảnh hưởng một cách mạnh mẽ từ tầng lớp trí thức của xã hội, Sarraut đã có sáng

kiến phân loại những nhà dân tộc chủ nghĩa có khả năng cộng tác với chính quyền

và những người có tư tưởng chống đối. Với những người có khả năng cộng tác có

thể thi hành chính sách “Pháp - Việt đề huề”, một chính sách đã được nhận định

như là “hình thức hoàn chỉnh nhất của chính sách thuộc địa của Pháp ở châu Á”

[178, tr. 41].

Trong bối cảnh đó, dòng báo thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải

lương như Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp chí, Đông Pháp, La Tribune

Indigène và La Tribune Indochinoise, v.v., đã thể hiện thái độ ủng hộ, tuyên truyền

rộng rãi cho chính sách “Pháp -Việt đề huề”. Trong bài “Chương trình” số 1, Đông

Dương Tạp Chí đã đề ra mục đích của bản báo là “đem cái thuật hay nghề mới Thái

Tây mà dạy phổ thông cho người An Nam”. Đông Dương Tạp Chí ca ngợi chính

sách khai hóa của Pháp và mong muốn được được Âu hóa trước hết bằng cách khai

hóa các cơ quan của Nhà nước bảo hộ. Nam Phong Tạp chí (1917-1934) cũng là

một ví dụ tiêu biểu cho dòng báo này. Nhưng nếu Nguyễn Văn Vĩnh được coi là

“một nhà báo có tài năng nhưng lại là một nhà chính trị vụng về” [134, tr.124], buộc

phải nhường chỗ cho đồng nghiệp của mình làm công việc “ca tụng nước Đại Pháp

và xây dựng một nền văn hóa mới” thì Phạm Quỳnh là một “nhà báo - chính khách”

lão luyện. Qua những trang báo, Nguyễn Văn Vĩnh đeo đuổi một nền cai trị, khai

hóa trực tiếp từ thực dân Pháp; Phạm Quỳnh chủ trương duy trì chế độ quân chủ,

nêu cao vai trò của người Pháp và nhiệm vụ của triều đình trong việc thực hiện “sứ

mệnh khai hóa”. Đông Dương Tạp Chí đi vào những vấn đề chính trị một cách trực

diện, cụ thể; Nam Phong dùng những lý lẽ, luận điệu khéo léo, mềm mỏng để vỗ về

những người có tinh thần quốc gia dân tộc. Đông Dương Tạp Chí cho rằng “thực

dân nguy hại nhưng không nguy hại bằng phong kiến”, vì vậy đòi hỏi phải phế bỏ

80

chế độ phong kiến hủ bại, thối nát với những vua quan, tổng lý, kỳ mục, chức sắc,

v.v. chỉ biết ra sức đục khoét mà không làm gì cho công cuộc khai hóa văn minh.

Nam Phong với lập luận “cựu học thì thiếu cái ngọn, tân học thì thiếu cái gốc” mà

đòi hỏi phải “gây lấy một cao đẳng học thức mới”, điều hòa dung hợp giữa cái xưa

và cái nay, cũng là một sự hợp tác giữa phong kiến với tư bản đế quốc. Tính chất

thân chính quyền thể hiện rõ trên trang bìa tạp chí, với dòng chữ trên măng sét báo:

“Cơ quan ngôn luận Pháp: nước Pháp trước thế giới, vai trò của nó trong chiến

tranh thế giới” và câu châm ngôn đầy ẩn ý “Có đồng đẳng mới bình đẳng”. Những

bài viết về chính trị Việt Nam và chính trị quốc tế, về Bảo Đại, về chủ trương “Pháp

- Việt đề huề” của Phạm Quỳnh, v.v. đều hướng đến ca ngợi Nhà nước Bảo hộ, gần

gũi với chính quyền thực dân.

Chung một xu hướng với Nam Phong, La Tribune Indochinoise tiếp tục theo

đuổi đường lối “Pháp - Việt đề huề”. Ở một chừng mực nhất định, báo đã có sự

công kích chính quyền thực dân với lời lẽ ôn hòa, công kích hành động của từng cá

nhân riêng lẻ trong giới cầm quyền. Tuy nhiên, chủ báo Bùi Quang Chiêu vẫn quan

hệ mật thiết với các chính khách hay các viên chức cấp cao người Pháp, từ Toàn

quyền A.Sarraut hay Maurice Long, v.v.. Nêu cao khẩu hiệu “Pháp - Việt đề huề”,

ông đã gắn quyền lợi của mình với chính quyền thực dân, với việc tìm kiếm những

ủng hộ về chính trị hoặc tài chính, vì vậy, dù có lời lẽ công kích chính quyền trong

một số chính sách cụ thể, nhưng với lời lẽ ôn hòa và chưa bao giờ ở thế đối lập

chính quyền.

4.1.1.2. Đả kích chế độ thực dân, công kích chính phủ

Trong khi báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương hết lòng

ca ngợi chính sách Pháp - Việt đề huề, đề cao “sứ mạng khai hóa” của người Pháp

và sự hợp tác chặt chẽ của hai dân tộc thì báo chí của những nhà yêu nước, khuynh

tả như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường đã thể hiện thái độ đả kích chế độ thực

dân, công kích chính phủ một cách mạnh mẽ, coi nền văn minh Pháp dựng lên ở

Đông Dương là “Nền văn minh chửi bới và đánh đập” (L’Annam ngày 3-6-1926), là

“Sự khai hóa của những lời chửi rủa” (L’Annam ngày 4-11-1926), “Thêm một lối

ngụy biện nữa của thực dân” (L’Annam ngày 12-5-1927), “Một học thuyết cần phải

tố giác nữa” (L’Annam ngày 7-7-1927) v.v.

Nguyễn An Ninh đã sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén để vạch bộ mặt

xấu xa dưới chiêu bài “khai hóa” của chủ nghĩa thực dân: “Tôi có ý định viết một

loạt bài để nói cho những người đại diện Chính phủ Mặt trận nhân dân rằng tôi đã

chán những ám ảnh mà người ta lừa dối tôi và lừa lối nhân dân thuộc địa. Tôi ghê

tởm mỗi lời hứa suông mà mỗi buổi sáng ông Moutet phát biểu trên đài phát thanh

truyền bá cho đế quốc Pháp” (“Tôi chấp nhận sẽ im lặng”, La Cloche Fêlée, số 133,

ngày 18-3 -1937). La Cloche Fêlée chỉ trích thực dân Pháp, chỉ trích những tên thực

dân “thô lỗ vụng về” được gửi đến từ Paris để cầm quyền, chỉ trích sự nô dịch của

81

Pháp đối với người Việt Nam và việc thiếu quyền bình đẳng về chính trị, sự cấm

đoán về tự do ngôn luận v.v.. Pháp đã đến Đông Dương và tạo ra “ở xứ đó những

thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo

trong công việc nhà nước” (“Ở xứ hạnh phúc”, La Cloche Fêlée, số 1, ngày 10-12-

1923). Nguyễn An Ninh đã không e ngại một thế lực cầm quyền nào, ông công kích

tất cả các chính sách áp bức, bóc lột, ngu dân, đầu độc, chia để trị, v.v., mà Pháp áp

dụng ở Đông Dương với những số liệu, văn bản, sự kiện và con người cụ thể đã gây

tội ác, dù đó là Toàn quyền, Khâm sứ, Thống sứ, Tham biện, chủ đồn điền, chủ nhà

máy... Mặc dù là người say mê những giá trị văn minh Tây, từng sang Pháp và chu

du các nước châu Âu để học hỏi, nhưng khác biệt với các nhà báo thân chính quyền

và chủ nghĩa quốc gia cải lương, Nguyễn An Ninh hiểu cái xấu xa trong bản chất

của chế độ thực dân và không thể trông đợi vào những cải cách cơ bản nào từ tay

người cầm quyền, dù người đó có thuộc Đảng Xã hội Pháp.

Đồng thời với việc đả kích chế độ thực dân, báo chí yêu nước, đối lập còn

lên án nhà vua bù nhìn ở Huế, phê phán chế độ phong kiến và những quan niệm sai

lầm của những người tưởng rằng uy quyền của Hoàng đế mất đi thì nòi giống Việt

Nam cũng tan rã, bởi “chính nhân dân tạo lập nhà vua chứ không phải vua lập ra

dân”: “Sự sống của một nòi giống là cái quý giá và quá gắn chặt bởi những định

luật của trời đất, chứ nào có phải phụ thuộc vào sức chịu đựng độ ẩm và thời tiết

của vài thanh gỗ sơn son phết vàng để tạo ra chiếc ngai vàng” (“Hướng về xứ Đông

Dương”, La Cloche Fêlée, số 14, ngày 21-4-1924).

Có thể nói, La Cloche Fêlée là tờ báo đầu tiên công khai chống chính quyền

thực dân một cách quyết liệt và đã được tiếp nối bởi L’Annam, Đông Pháp thời báo,

Le Nhà quê, Le Jeune Annam, v.v.. Thực dân Pháp và báo chí thân chính quyền

thường ca ngợi rằng sứ mạng của chủ nghĩa thực dân là khai hóa. Phan Văn Trường

đập lại: “Có nhà lý luận Pháp bảo rằng: tài sản là đánh cắp (la propriété, c‟est le vol)

thì ta phải nói: chủ nghĩa thực dân là sự đánh cướp” [98, tr. 517-518]. Ông cho rằng,

thực chất chế độ cai trị của Pháp ở Đông Dương là một chế độ độc tài chuyên chế.

Ông vạch tội chủ nghĩa thực dân ở những chính sách bóc lột thậm tệ, ở sự kỳ thị dân

tộc, ở chính sách ngu dân để dễ trị… La Cloche Fêlée - L’Annam đã trở thành tờ

báo mà Phan Bội Châu “ưa thích nhất”, bởi “trong nước ta hồi đó chỉ có tờ báo này

dám công nhiên chống chế độ thực dân Pháp”, “đả kích mạnh những chủ trương

chính sách vô nhân đạo của bọn thống trị” [100, tr.139]. Điều đó cũng giúp lý giải

tác động to lớn của tờ báo này đối với đời sống xã hội Việt Nam những năm 20 đầu

thế kỷ XX.

Thái độ chống chính quyền thực dân một cách quyết liệt được thể hiện rõ nét

ở báo chí theo khuynh hướng mác xít. Ngay từ những số báo đầu tiên, các bài báo

của Thanh Niên đều đề cập ít nhiều đến tội ác của chủ nghĩa thực dân, từ đó khơi

sâu lòng căm thù của nhân dân với thực dân Pháp xâm lược:

82

Cái cực khổ của dân Annam đã rất mực rồi, không có dân nước nào mà khổ

sở như vậy. Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình, người mà không

được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt

người mình đi.

Đồng bào ơi! Cam chịu như gà, như lợn mãi hay sao? Chỉ có gà, lợn mới

chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thì thế nào cũng kiếm cách phá

lồng mà ra. (Thanh Niên, số 6, ngày 3-10-1926)

Như vậy, báo chí từ việc nêu lên tội ác của chính quyền thực dân đã khích lệ

quần chúng nhân dân đấu tranh và mở ra cho nhân dân một con đường mới: làm

cách mạng! Tranh Đấu, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết

“Mấy lời tuyên cáo” trong số báo đầu tiên: “Tranh Đấu! Cái tên này không phải

ngẫu nhiên do một cái trí hướng tốt hoặc một cái ước vọng cao cả của đảng mà chưa

có căn cứ vào đâu, nhưng chính là cái tiêu biểu của sự thiết thực trong thời kỳ lịch

sử ở nước ta ngày nay” (Tranh Đấu, số 1, ngày 15-8-1930). Sự thiết thực đó là

“phát động, dẫn đạo quần chúng tranh đấu”, là “tiến hành công cuộc thống nhất, tư

tưởng hành vi toàn Đảng”, là “bá cáo, giải thích những án nghị quyết của Quốc tế

Cộng sản và của Đảng về phương pháp tổ chức quần chúng đấu tranh”. Chính

những nội dung đó đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, cũng là

một sự vượt trội của dòng báo mác xít so với các khuynh hướng báo chí khác.

4.1.2. Phản ánh các phong trào yêu nước và cách mạng

Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, khi các phong trào yêu nước và cách mạng ở

Việt Nam liên tục nổ ra, dòng báo chính trị đã phản ánh về các phong trào này, dĩ

nhiên với những xu hướng đưa tin rất khác biệt.

Báo chí thân chính quyền thường công khai phản đối phong trào cách mạng.

Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí được xuất bản vào những thời điểm

chính trị nhạy cảm nhằm trấn an dư luận là những minh chứng đầu tiên cho việc báo

chí đã được ra đời nhằm phục vụ cho chính quyền thực dân. Chủ bút Nguyễn Văn

Vĩnh thường ký tên Tân Nam Tử, phụ trách mục bình luận có tiêu đề Phương trâm,

ngay từ số ra mắt đã đả phá những hành động vũ trang bạo lực của Việt Nam Quang

Phục hội. Ở số 2, ông trách móc cả Phan Bội Châu và các sĩ phu tiến bộ, yêu nước,

coi họ là “Gốc loạn”: “khởi thủ là bọn Phan Bội Châu, là một bọn ngụy nho. Bọn ấy

thấy nước Lang sa sang đây dụng nhân tài một cách mới, đã là một sự thiệt cho họ,

xưa nay chỉ biết lấy có mấy chữ chi, hồ làm thang mây lên chốn công đường”

(Đông Dương Tạp Chí, số 2, ngày 22-5-1913). Tuy nhiên, ở đây không hẳn là

Nguyễn Văn Vĩnh phê phán Phan Bội Châu, mà phê phán chính chủ trương quân

chủ lập hiến và phương pháp cách mạng của Cụ. Sau này, tư tưởng Nguyễn Văn

Vĩnh đã có sự vận động, thay đổi, không hoàn toàn cộng tác với chính quyền thực

dân, dẫn đến việc tạp chí của ông không còn được sủng ái và phải dừng xuất bản.

Khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, Phan Bội Châu đã gửi cả điếu văn bằng cả chữ Quốc

83

ngữ và Hán văn đến viếng, trong đó phần Hán văn đã bộc bạch tấm lòng của cụ

Châu với cụ Vĩnh. Ví dụ trên đây chỉ là minh chứng cho sự đa giọng điệu của báo

chí chính trị thời kỳ này.

Nam Phong Tạp Chí ra đời tháng 7-1917, đi theo đường lối hợp tác với Nhà

nước, chấp nhận chính sách thuộc địa và chế độ cai trị của người Pháp. Vì vậy trong

khi ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đang tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc trong chiến

tranh thế giới “no nê xương thịt của anh em binh lính bản xứ da đen, da vàng” [65, tr.

63] thì bìa sau của tờ Nam Phong có in hình “Rồng Nam phun lửa diệt Đức tặc”, với

giọng điệu căm thù Đức hăng say: “Vái trời phù hộ cho mẹ nuôi ta mau mau giết hết

lũ yêu ma, mà vun lại mầm dân tộc; vạch trời một tiếng kêu lên rằng: Đại Pháp muôn

năm! Quan Toàn quyền Sarraut muôn năm!” (Nam Phong, số 1, 1-7-1917).

La Tribune Indigène (Diễn đàn Bản xứ) hay La Tribune Indochinoise (Diễn

đàn Đông Dương), dù có những tiếng nói chống đối với một số chính sách của

chính quyền như chiến dịch tẩy chay Hoa kiều và chống độc quyền thương cảng

Sài Gòn, v.v., nhưng chưa bao giờ đứng ở vị thế đối lập. La Tribune Indochinoise

không hề giấu diếm đường lối của mình là theo khẩu hiệu “Pháp - Việt đề huề”,

coi “vấn đề xa vời là giải phóng và độc lập dân tộc ở xứ ta”, “khỏi phải tốn thì giờ

để công kích vu vơ” (La Tribune Indochinoise, số 6 ngày 20-8-1926) và đả kích

thái độ “quá khích” của một số đồng bào. Bùi Quang Chiêu trở về Việt Nam từ

Pháp đúng ngày Phan Châu Trinh qua đời, Nguyễn An Ninh bị Pháp bắt giam, 24-

3-1926, được đám đông gần 8000 người tiếp đón. Ngày hôm sau, 3000 người,

phần lớn là thanh niên, những người ngưỡng mộ Nguyễn An Ninh và Đảng Thanh

Niên, tập trung tại tiệc chiêu đãi để chờ đợi Bùi Quang Chiêu nói về việc bắt giữ

người anh hùng của họ. Nhưng lãnh tụ của phe Lập hiến đã làm họ thất vọng, khi

không xác nhận bất cứ dự định hành động nào thay mặt cho những người bị bắt và

thậm chí còn không đề cập đến tên của Nguyễn An Ninh. Thay vào đó, ông thúc

giục người nghe kiên nhẫn và tin tưởng vào những dự định tốt của Varenne [178,

tr. 138]. Qua đó càng thấy tính chất cải lương trong quan điểm của Bùi Quang

Chiêu, và đã thật sự có một khoảng cách giữa người trong nhóm Lập hiến với

những người Việt Nam trẻ tuổi đối lập với chính quyền.

Thêm một giọng điệu của các tờ báo thân chính quyền là thái độ chống lại

chủ nghĩa cộng sản. Từ trước khi chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào Việt Nam,

Nam Phong đã có bài đả kích Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga, vô sản

chuyên chính. “Lúc mới đầu, ai ai cũng nói rằng bọn đó làm quá lắm cũng không

thể lâu được. Thế mà ngót 3 năm nay rồi, bọn đó vẫn hoành hành làm cho nước

Nga phải khốn cực” (Nam Phong, số 32, tháng 4-1920). Coi chủ nghĩa cộng sản

như một thứ “làm cho nước Nga phải khốn cực” chứ không phải là một hệ tư

tưởng nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, Nam Phong đã

tỏ một thái độ chống cộng sản rõ nét. Tư tưởng này vẫn kéo dài đến năm 1945, là

84

giọng điệu chung của Nam Phong, Đông Pháp, La Tribune Indochinoise, v.v.,

nhân những cuộc đàn áp của thực dân Pháp mà đả kích cách mạng, chống chủ

nghĩa cộng sản, vận động quần chúng tránh xa các phong trào cách mạng. Có thể

nói rằng, về phương diện chính trị, báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc

gia cải lương đã có những nhận định sai lầm, khác với phương diện văn hóa, họ đã

có những đóng góp nhất định.

Phê phán mạnh mẽ chính quyền thực dân, báo chí đối lập đã kêu gọi lòng

yêu nước, đề cao ý thức độc lập, tự chủ của quần chúng. Các nhà báo theo khuynh

hướng này đả kích kịch liệt chủ nghĩa “Pháp - Việt đề huề” vốn được phái Lập hiến

và các nhà cải lương chủ nghĩa hết lời ca ngợi: “Chừng nào còn có kẻ chiến thắng

và người chiến bại, có kẻ đi đàn áp và người bị đàn áp, có chủ và nô lệ, thì không

thể có sự hòa hợp giữa người với người” (“Có thể làm một cuộc cách mạng hay

không”, La Cloche Fêlée, số 15, 19-5-1924).

Đông Pháp Thời Báo dưới sự dẫn dắt của Trần Huy Liệu, trong những năm

1925-1926 là một trong những tờ báo đi đầu trong “phong trào cách mạng quốc

gia”. Bắt đầu bằng việc đăng tiểu sử của các nhân vật chính trị lỗi lạc, như đăng câu

chuyện về cuộc đời của Tôn Trung Sơn (Đông Pháp Thời Báo ngày 23-3-1925), so

sánh nhà lãnh đạo quốc gia Trung Hoa với đức Phật và Khổng Tử (Đông Pháp Thời

Báo ngày 17-10-1925), Trần Huy Liệu đã cho đăng tiểu sử về Phan Bội Châu khi

nhà lãnh đạo già đang ở tù (tháng 9-1925) và một bản cáo phó dài ghi lại cuộc đời

và sự nghiệp của Phan Châu Trinh khi ông mất (Đông Pháp Thời Báo, ngày 29-3-

1926). Vào 5-2 -1926, Trần Huy Liệu đã có một bài viết kêu gọi Varenne bãi bỏ

lệnh kiểm duyệt đối với báo chí. Ngày 21-3-1926, ông kêu gọi trên báo về việc lập

một Đảng chung trong toàn quốc theo mô hình đảng của Tôn Dật Tiên... Đi ngược

lại đường lối dung hòa của phe Lập hiến, Trần Huy Liệu nói một cách rõ ràng rằng

ông thiếu tin tưởng vào khả năng của Varenne để thực hiện cuộc cải cách toàn bộ

mà thiếu áp lực từ công chúng Việt Nam (Đông Pháp Thời Báo, ngày 21-3-1926).

Chỉ trong một tuần, tình thế chính trị lên đến đỉnh điểm, khi Nguyễn An Ninh bị

bắt, Phan Châu Trinh mất, Bùi Quang Chiêu trở về, chính quyền thuộc địa kiểm

duyệt tất cả những bài báo về việc bắt giữ Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu đã viết

một bài báo trọng thể tưởng nhớ Phan Châu Trinh (Đông Pháp Thời Báo, ngày 29-

3-1926) và bài báo trong số kế tiếp kêu gọi tự do báo chí cho người Việt Nam mà

không cần sự hỗ trợ của Pháp (Đông Pháp Thời Báo, ngày 31-3-1926). Có thể nói

rằng Trần Huy Liệu và Đông Pháp Thời Báo đã không để lại một “cơ hội” nào tại

thời điểm đó cho Đảng Lập hiến hay các đảng phái khác có sự thỏa hiệp với chính

quyền thực dân.

Bên cạnh là phong trào đấu tranh của những tờ báo đối lập tiến bộ khác như

Le Jeune Annam của Lâm Hiệp Châu, ra đời tờ ngày 23-3-1926 và Le Nhà quê (11-

12-1926) của Nguyễn Khánh Toàn. Le Jeune Annam khuyên đồng bào “noi gương

85

chiến đấu của các nước lân bang” và không bị lừa gạt bởi chính sách “Pháp - Việt

đề huề”. Báo còn đăng cả những bài đã được đăng trên báo chí Pháp, như bài “Chủ

nghĩa đế quốc Pháp ở Viễn Đông -Varen và Đông Dương” của Nguyễn Ái Quốc (đã

đăng trên báo Le Paria số 35, tháng 8-1925). Vừa ra số đầu, chủ báo đã bị bắt ngay

lập tức và kết án 1 năm tù giam. Nguyễn Khánh Toàn với Le Nhà Quê đã tấn công

trực diện chế độ thuộc địa ngay từ số đầu tiên: “Ta hãy bắt tay vào việc, những ai

còn sinh lực, bầu máu nóng, hãy tranh đấu để bẻ gãy xiềng xích nô lệ, để cho con

cháu sinh ra được trở thành công dân của một nước hùng mạnh và tự do, trong nay

mai” (Le Nhà quê, số 1, ngày 11-12-1926). Cũng giống như Le Jeune Annam, báo

ra được một số đã bị chính quyền thực dân đình chỉ, ra lệnh bắt chủ nhiệm Nguyễn

Khánh Toàn, giám đốc Nguyễn Văn Chất và quản lý Nguyễn Văn Duyệt và bị truy

tố ra tòa về tội “xúi giục nổi loạn, nghĩa là dùng những phương tiện có thể phá hoại

an ninh công cộng.”[134, tr. 242].

Đặc biệt, báo chí theo khuynh hướng mác xít ở Việt Nam đã tuyên truyền,

vận động, tổ chức cho các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-

1945, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, mà chúng tôi

trình bày ở một mục riêng, như một “tính cách đặc biệt” của dòng báo này.

4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận

4.1.3.1. Tuyên truyền các hệ tư tưởng và phản ánh hoạt động các đảng phái

Các hệ tư tưởng khác nhau, tôn chỉ mục đích của các đảng phái khác nhau đã

được phản ánh một cách đa dạng trong các khuynh hướng báo chí của dòng báo

chính trị Việt Nam 1925-1945.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cộng sản đã được tuyên truyền một cách

rộng rãi trong báo chí theo khuynh hướng mác xít Việt Nam, dòng báo gắn liền với

các tổ chức cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc và tiến

lên chủ nghĩa xã hội. Báo Thanh Niên, với nghệ thuật làm báo khéo léo của Nguyễn

Ái Quốc, đã đi từ chủ nghĩa yêu nước, rồi từ đó dẫn dắt nhân dân đến với chủ nhĩa

Mác-Lênin, với con đường của cách mạng Nga để giành được thắng lợi: “Cách

mạng Nga chẳng những là có quan hệ với dân Nam mà lại có quan hệ với tất cả các

dân tộc bị đè nén và giai cấp bị áp bức trong thế giới... Nay Nga cách mạng đã được

nhiều điều kinh nghiệm để làm gương cho chúng ta bắt chước. Cách mạng Nga như

đã đắp đường cho chúng ta cứ đường mà đi”. (Thanh Niên, số 68, ngày 7-11-1926).

Trong giai đoạn vận động cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản ở Việt Nam,

cũng như sau khi Đảng ra đời, báo chí là một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để

tuyên truyền, phổ biến đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường

lối đó bắt đầu từ sự lựa chọn một con đường cách mạng: con đường cách mạng vô

sản, với chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng. Con đường cách mạng vô sản đó có

lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc, điều đã được phát huy mạnh mẽ trong thời

kỳ vận động Mặt trận Dân chủ 1936-1939 và được hệ thống báo chí của Mặt trận

86

như Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc... nhấn mạnh: “Toàn thể đồng bào Việt Nam hãy

đoàn kết chặt chẽ, bẻ tan xiềng xích đã han rỉ lâu ngày của Pháp - Nhật, để đất nước

được độc lập, nhân dân được tự do” (Cứu Quốc, số mùa xuân 1942, ngày 10-2-

1942); nhưng đồng thời khẳng định công nông là động lực chính của cách mạng, thể

hiện tính giai cấp rõ nét với các tên báo như Vô sản, Dân cày, Công nông, Lao

khổ... Báo cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản lãnh đạo đối với

phong trào cách mạng Việt Nam: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con

đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là

đảng cộng sản” (Thanh Niên, số 60, ngày 8-9-1926).

Trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng, các văn kiện của Đảng đã được

đăng công khai trên nhiều báo, như loạt bài “Bức thư công khai của Đảng Cộng sản

Đông Dương gửi Đảng Cộng sản Pháp”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông

Dương đối với thời cuộc” trên báo Le Peuple, Dân Chúng, v.v.. Nhân kỷ niệm lần

thứ chín ngày thành lập Đảng, lần đầu tiên Trung ương Đảng Cộng sản Đông

Dương công bố một tài liệu nghiên cứu về lịch sử, đăng trọn 4 trang số 41 và phần

lớn số 42 trên báo Dân Chúng, nhan đề “15 năm vận động cộng sản và 9 năm thành

lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương”, “Lịch sử cộng sản vận động ở Đông Dương”

v.v.. Đây là những bài viết có hệ thống, mang tính lý luận và có giá trị về lịch sử,

đồng thời giúp quần chúng hiểu thêm về đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Báo chí tuyên truyền về phương pháp cách mạng đúng ở Việt Nam “cách mạng

trước hết phải tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, sau cùng mới dùng đến vũ lực”,

“đừng chăm chăm chỉ biết cách làm bạo động” (Thanh Niên, số 72, ngày 5-12-

1926). Đồng thời, báo chí theo khuynh hướng mác xít luôn nhấn mạnh đến sự gắn

bó của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam với phong trào công nhân và cộng

sản quốc tế, trước hết là với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, với phong

trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa v.v.. Chính nội dung báo chí theo

khuynh hướng mác xít đã đáp ứng được nhu cầu của quần chúng, góp phần làm nên

thành công cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đúng như lời nhận xét:

Trước năm 1945, các đảng phái đều sử dụng báo chí. Nhưng báo chí nào

phản ánh nguyện vọng của nhân dân một cách đích thực, phản ánh bản sắc

văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại thì báo chí thành công.

Đó là báo chí chính trị đích thực. Và dòng chủ lưu của báo chí chính trị chính

là báo chí cộng sản. Báo chí là một yếu tố góp phần làm nên thành công của

Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945.

(M4 - Nhà báo chính trị, trả lời phỏng vấn ngày 12-08-2014 tại Hà Nội)

Ở một khuynh hướng khác, giai cấp tư sản Nam Kỳ lại tuyên truyền cho chủ

nghĩa lập hiến thông qua các tờ báo của mình: La Tribune Indigène, L’Écho

Annamite, La Tribune Indochinoise, v.v.. “Ngày 17-4-1919, chỉ vài ngày trước khi

Toàn quyền Sarraut trở về Pháp, tờ La Tribune Indigène tự xưng là cơ quan của

87

Đảng Lập hiến Đông Dương” [178, tr. 84]. Cam kết “đại diện quyền lợi người

Việt”, tờ báo đã đóng vai trò lãnh đạo trong chiến dịch tẩy chay Hoa kiều (8/1919 –

9/1920) và cuộc bầu cử dân biểu Nam Kỳ vào tháng 12-1919. Cho đến năm 1923,

nhóm Lập hiến vẫn được coi là tiếng nói hợp pháp duy nhất của người Việt đối lập

với chính sách của chính quyền. Thế nhưng, với những quyền lợi ràng buộc với

chính quyền, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai hay Nguyễn Phan Long đã coi sự

tham gia vào chính trị của họ như một bổn phận, công nhận tính chính danh của

thực dân và chưa bao giờ đại diện cho tầng lớp quần chúng đông đảo. Mặc dù tự

nhận đại diện cho quyền lợi của toàn bộ nhân dân Việt Nam, báo chí của họ cũng

chỉ gói gọn trong mấy trăm độc giả biết tiếng Pháp ở Sài Gòn.

Bên cạnh đó, cũng hoạt động báo chí một cách sôi nổi, nhóm Trotskyist lại

tuyên truyền cho thuyết cách mạng thường trực.

Thuyết cách mạng thường trực được khởi xướng từ Trotsky (1879-1940), với

ba điểm cơ bản: thứ nhất, Trotsky đề ra khẩu hiệu “Đánh đổ Nga hoàng, lập chính

phủ công nhân” (tức chuyên chính vô sản); thứ hai, khi cách mạng tiến tới thì giai

cấp vô sản không những phải xung đột đối lập với các nhóm của giai cấp tư sản, mà

lại còn xung đột đối lập với quảng đại quần chúng nông dân; thứ ba, “giải quyết

trên bình diện quốc tế với cuộc cách mạng thế giới của giai cấp vô sản” [49, tr.

1045]. Tháng 2 năm 1939, tạp chí Tháng Mười đã dành hẳn một số đặc biệt để trình

bày Luận cương về cách mạng Đông Dương, đó chính là “Luận cương về cách

mạng thường trực”. Đây có thể coi là một văn bản thể hiện tập trung nhất những

quan điểm của nhóm Trotskyist về tính chất, động lực, triển vọng, chương trình,

chiến lược và sách lược của cuộc cách mạng Đông Dương.

Cuộc cách mạng Đông Dương không phải là là một cuộc cách mạng tư bản

mà là một cuộc cách mạng thường trực. Sự giải quyết nhiệm vụ của tư sản

dân quyền cách mạng sẽ đưa vô sản lên nắm quyền, cuộc cách mạng tư sản

dân quyền biến thành cuộc cách mạng xã hội và thành một bộ phận của cuộc

cách mạng thế giới. (“Luận cương về cách mạng thường trực”, Tháng Mười,

số tháng 2-1939).

Thông qua tạp chí Tháng Mười, những người Trotskyist đã tuyên truyền một

cách cụ thể và rộng rãi về thuyết cách mạng thường trực và cho rằng chỉ có những

người đi theo lý thuyết này mới xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp vô sản:

“Chỉ có Đệ Tứ Quốc Tế nâng cao ngọn cờ cách mạng vô sản xã hội, lập trên cái nền

tảng vững chắc của chủ nghĩa bolchévik - léniniste, đi theo con đường của cách

mạng thường trực mới có thể là đội tiền phong của vô sản giai cấp” (“Luận cương

về cách mạng thường trực”, Tháng Mười, số tháng 2-1939).

Tuyên truyền, vận động cho thuyết cách mạng thường trực, nhóm

Trotskyist đã không ngần ngại phê phán những người cộng sản là “dốt”, “rỗng

tuếch”, “duy tâm”. Ngược lại, những người cộng sản cũng sớm nhận ra đường lối

88

cực tả của nhóm Trotskyist là “điên cuồng, cách mạng rồ, khí khái ngông!”,

“Những câu tả như thế là tiêu cực, là đầu hàng, là giúp cho kẻ thù sống được lâu,

sống được dài vậy” (“Thái độ của bọn Trotskyist đối với việc xin ân xá”, Dân

Chúng, ngày 5-10-1938).

4.1.3.2. Đấu tranh tư tưởng và học thuật

Trên báo chí công khai, hợp pháp giai đoạn 1925-1945 đã diễn ra những

cuộc tranh luận về tư tưởng và học thuật rất sôi nổi, với những cuộc bút chiến giữa

Phan Khôi với Phạm Quỳnh, Phan Khôi với Hải Triều, Tạ Thu Thâu với Nguyễn

An Ninh, Hà Huy Tập v.v.. Qua những cuộc tranh luận này, người đọc không chỉ

hiểu quan điểm của các cá nhân về tính cách và quan điểm chính trị, mà còn hiểu

thêm thái độ của các trí thức trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước.

Trên diễn đàn báo chí năm 1930 đã diễn ra cuộc tranh luận của Phan Khôi

với Phạm Quỳnh về chủ đề chính trị, văn học và học thuật. Phan Khôi đã chỉ đích

danh Phạm Quỳnh là một nhà học phiệt: “Tôi chẳng nói gần xa chi hết; tôi nói

ngay rằng hạng người học phiệt ở nước ta chẳng bao lăm người, mà Phạm Quỳnh

tiên sinh là một” [3, tr.202]. Bởi ông cho rằng sự im lặng của Phạm Quỳnh trước

bài báo của Ngô Đức Kế “Luận về chánh học cùng tà thuyết” là một biểu hiện của

học phiệt. Ngay sau bài báo của Phan Khôi, Phạm Quỳnh đã viết bài “Trả lời bài

“Cảnh cáo học phiệt” của Phan Khôi tiên sinh”, trong đó khẳng định ông với Ngô

Đức Kế không hiềm khích gì, Ngô Đức Kế không phải vì Truyện Kiều để bình

phẩm Truyện Kiều mà chỉ kiếm cớ để cãi lộn ông nhằm quảng cáo cho tờ Hữu

Thanh và thỏa lòng ác cảm riêng với ông. Huỳnh Thúc Kháng đã lên tiếng phản

đối Phạm Quỳnh, cho rằng “Chánh học và tà thuyết” của Ngô Đức Kế là một bài

tuyệt xướng có giá trị nhất của làng báo giới lúc đó. Trong bài “Đọc bài “chiêu

tuyết cho một nhà chí sĩ” của ông Huỳnh Thúc Kháng”, Phan Khôi nhất trí với

Huỳnh Thúc Kháng rằng bài Chánh học và tà thuyết của Ngô Đức Kế không chỉ là

vấn đề cá nhân mà là vấn đề học thuật có giá trị.

Phan Khôi cho rằng: “Muốn đánh giá Truyện Kiều và cái công nghiệp văn

chương ông Nguyễn Du cho vừa phải, đừng cao quá, đừng hạ quá, thì trước hết

phải hiểu trong cõi văn học của thế giới ngày nay có hai cái khuynh hướng trái

nhau mà cũng có thế lực ngang nhau. Ấy là một phái chuyên trọng về nhân sanh

[nhân sinh]; một phái chuyên trọng về nghệ thuật” [3, tr.425]. Phái nghệ thuật vì

nhân sinh chủ trương rằng mục đích của văn học là ở có ích cho xã hội, có lợi cho

đạo đức. Phái nghệ thuật vì nghệ thuật chủ trương mục đích của văn học là ở sự

đẹp. Như vậy, trước cả khi cho đăng bài thơ “Tình già” và đưa ra “Tuyên ngôn”

“Đem lại một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” (Phụ Nữ Tân Văn, số ngày

10-3-1932), mở ra một phong trào tranh luận về thơ Mới và thơ Cũ, Phan Khôi đã

dấy lên một diễn đàn tranh luận về nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ

thuật. Bởi thực chất cuộc tranh luận về Truyện Kiều không chỉ đơn thuần là cuộc

89

tranh luận văn học, mà chính là cuộc đấu tranh chính trị trên địa hạt này. Phan

Khôi thừa hiểu Phạm Quỳnh sử dụng Truyện Kiều nhằm mục đích gì, nên một mặt

cho rằng không nên công kích khuynh hướng về cái thuyết “nghệ thuật vị nghệ

thuật” mà cổ động cho Truyện Kiều, nhưng mặt khác lại khẳng định bài viết của

Huỳnh Thúc Kháng là có giá trị.

Năm 1930, Phạm Quỳnh đưa ra ý kiến lập Hội chấn hưng quốc học, Phan

Khôi đã viết bài “Về cái ý kiến lập hội “Chấn hưng quốc học” của ông Phạm

Quỳnh”. Ông nhất trí với Phạm Quỳnh rằng dư luận nước nhà còn non nớt, “đã là

người làm thức giả thì không nên làm nô lệ nó”, nhưng cũng không nên làm thinh,

vì trái với lương tâm của người thức giả:

Theo tôi, bất kỳ cái dư luận nào, nếu là việc chung giữa xã hội, thức giả cũng

chẳng nên làm thinh. Mình đã tự mạng là thức giả, thì phải đi kèm một bên

dư luận luôn luôn. Không nên làm nô lệ cho dư luận, như lời tiên sanh đó,

phải rồi; song tôi còn muốn tới một bước nữa, người thức giả phải làm

hướng đạo cho dư luận. Nói “hướng đạo” thì nghe ra giọng đàn anh quá, có

lẽ làm phật ý nhiều người. Tôi xin nói một cách dè dặt hơn mà rằng: Người

thức giả phải làm “ngự sử” cho dư luận. [3, tr.235].

Theo Phan Khôi, người thức giả phải thực hiện trách nhiệm định hướng dư

luận xã hội, làm “ngự sử” can thiệp để dư luận xã hội “non nớt thành ra già dặn”

và chính đáng. Ông cũng cho rằng việc lập Hội chấn hưng quốc học là không cần

thiết vì nước ta chưa có nền quốc học thì sao chấn hưng được. Hơn thế nữa: “Cái

gì thì nên liên hiệp lại chớ sự học thì lại nên chia ra. Nhờ chia ra phái này hay phái

khác mà đối địch cùng nhau, rồi sự học mới mau tấn bộ; chớ còn hiệp lại, làm cho

cái tư tưởng cả nước phải ở dưới một cái quyền nhứt thống nào, thì thật là bất lợi,

vì cái tư tưởng sẽ cầm chừng lại một chỗ mà không nẩy nở ra được” [3, tr.239].

Trở lại lý thuyết quyền lãnh đạo (lý thuyết bá quyền) của Gramsci đã trình

bày ở chương 2, chúng ta thấy rằng chính quyền thực dân đã luôn muốn áp đặt một

hệ tư tưởng duy nhất ở xứ thuộc địa, muốn tập hợp đội ngũ trí thức và biến họ thành

nô lệ về tinh thần và tư tưởng, như đã làm với Hội Khai trí tiến đức. Phan Khôi đã

nhận ra ý tưởng tập hợp trí thức dưới hình thức Hội chấn hưng quốc học của Phạm

Quỳnh, và thể hiện thái độ công kích rõ rệt. Phan Khôi đã viết một loạt bài bút

chiến “Hội đồng kiểu mới”, “Có phải câm đâu”, “Trở lại vấn đề lập hiến”, “Phổ

thông phê bình ông Phạm Quỳnh”... đả kích mối quan hệ giữa thực dân Pháp và

Phạm Quỳnh, gọi cái hiến pháp mới của Phạm Quỳnh là “hiến pháp tam giác” bởi

nó dựa trên sự phân quyền giữa bảo hộ, vua và dân. Trong bài viết “Học giả với

chánh trị”, Phan Khôi khẳng định: “Ông Phạm Quỳnh toan cầu cái mâu hôm nay

mà đâm cái thuẫn của mình hôm trước”, “Tức là ông ấy hồi đầu khuynh hướng về

quân chủ, khúc giữa ngả về dân chủ, nay lại muốn quay về quân chủ (chỉ nhờ có

một chút lập hiến làm cho ông có vẻ tấn tới hơn xưa” [3, tr. 429]. Với hơn 10 bài

90

viết trong năm 1930, Phan Khôi là người công kích Phạm Quỳnh mạnh mẽ nhất trên

diễn đàn báo chí, từ vấn đề học thuật đến tư tưởng, cho rằng Phạm Quỳnh là cái loa

tuyên truyền cho chính quyền thực dân Pháp, người lấy vỏ bọc chuyên tâm văn hóa

để mưu lợi chính trị... Qua đó cũng thể hiện bản lĩnh của Phan Khôi, người sau này

lại tiếp tục “tôi công kích Nguyễn Phan Long cũng như tôi công kích ông Phạm

Quỳnh -“Hội đồng phiệt” cũng như “học phiệt” là vì lợi ích của đồng bào”: “Tôi ở

trong xã hội này chẳng có một chút danh vị gì như các ổng hết. Ở trong làng báo, tôi

cũng chỉ là một anh viết báo dạo, chẳng có được cái địa vị chủ bút hoặc trợ bút như

người ta. Nhưng tôi có cái óc độc lập, tự do, tôi lại có chút can đảm đủ mà mở

miệng làm thông ngôn cho chơn lý, cho nên, hễ tôi thấy trái là tôi nói”. [3, tr. 369].

Phan Khôi cũng đã có một cuộc tranh luận mang đậm tính chất học thuật, tư

tưởng với Hải Triều xung quanh vấn đề chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Trong bài viết “Bác cái thuyết văn minh vật chất và văn minh tinh thần”, Phan Khôi

đã thể hiện quan điểm mang đậm màu sắc của chủ nghĩa duy tâm: “Chúng ta, người

Việt Nam đây, phải tỉnh ngộ lại, phải thành thật nhận mình là thua kém, thua kém

về vật chất bởi thua kém về tinh thần. Ta nên biết cái trình độ của ta ước chừng nằm

vào khoảng Trung thế kỷ (moyen âge) của châu Âu, còn tối tăm lắm, vụng dại lắm,

chẳng có tinh thần đâu mà làm phách!” (Phụ nữ thời đàm, số 4, ngày 8-10-1933).

Nhận thấy rằng đây là quan điểm sai lầm, có thể gây hại cho quần chúng, Đảng đã

phân công đồng chí Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) đứng ra đấu tranh với quan điểm

của Phan Khôi. Ngày 20-10-1933, bài viết của Hải Triều “Ông Phan Khôi không

phải là học giả duy vật” đã được đăng trên báo Đông Phương, sau được Phụ nữ thời

đàm đăng lại dưới tiêu đề “Ý kiến bạn đồng nghiệp”. Hải Triều đã chỉ ra những sai

lầm của Phan Khôi khi tuyên truyền cho chủ nghĩa duy tâm: “Ông Phan đã dùng cái

luận duy tâm để làm phương pháp giải thích bài của ông. Tôi quả quyết nói: ông

Phan dùng một phương pháp sai lầm. Tôi lại dám chắc ông Phan nếu cứ giữ cái chủ

quan duy tâm luận ấy, để biện giải các vấn đề triết học, xã hội, kinh tế, chính trị v.v.

đều là phải sai lầm tất cả.” (Phụ nữ thời đàm, số 7, ngày 29-10-1933). Ngày 12-11-

1933, Phan Khôi có bài “Nguyên lý với hiện tượng - Đáp ông Hải Triều bên báo

Đông Phương”, khẳng định: “tôi chịu tôi chủ trương rằng tinh thần sinh ra vật chất,

nhưng tôi không chịu tôi đã theo thuyết duy tâm”, tuy nhiên cả bài viết lại thể hiện

tư tưởng duy tâm một cách rõ nét. Đầu tháng 2-1934, Hải Triều đáp lại bằng bài viết

“Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm” đăng trên tờ Phụ nữ tân tiến. Cuộc tranh

luận còn bàn luận cả những vấn đề về chế độ, hình thái xã hội của Việt Nam, về

chức năng và vai trò của văn học nghệ thuật với cuộc sống... “Có thể nói, Hải Triều

đã có công rất lớn trong việc khẳng định chân giá trị chủ nghĩa duy vật biện chứng

của Mác, khẳng định chức năng chính của văn học nghệ thuật là phục vụ con người,

phục vụ cuộc sống, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đấu tranh của

Đảng” [100, tr. 91]. Qua đó để thấy rằng, Phan Khôi, mặc dù đã có những quan

91

điểm rất tiến bộ trong việc bút chiến với Phạm Quỳnh trước đây, vạch trần bản chất

cũng như toan tính chính trị của Phạm Quỳnh, nhưng lại bộc lộ những hạn chế trong

khi tranh luận cùng những người cộng sản. Điều đó cũng thể hiện sự thắng thế của

tư tưởng mác xít trên diễn đàn báo chí trong những năm 1930.

Bên cạnh đó, mặt trận báo chí cũng chứng kiến những cuộc tranh luận giữa

những người cộng sản với Việt Nam Quốc dân đảng, với nhóm Trotskyist...Ở một

dòng báo rất độc đáo là báo chí trong tù đã diễn ra cuộc luận chiến của chi bộ cộng

sản nhà tù Hỏa Lò với tù nhân của Việt Nam Quốc dân đảng. Quốc dân đảng cho ra

báo Đường cách mạng (1930) phê phán những vấn đề chính trị và lý luận của cộng

sản. Chi bộ cộng sản chủ trương ra báo Con đường chính, do Đặng Xuân Khu

(Trường Chinh) làm chủ bút, tranh luận mở rộng trên nhiều vấn đề, từ những khái

niệm lý luận, kinh nghiệm đấu tranh, nội dung chính trị, quan điểm triết học, lịch

sử, kinh tế v.v.. Kết quả của cuộc đấu tranh đã dẫn tới nâng cao trình độ lý luận,

chính trị của tù cộng sản, phân hóa cao độ trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân

đảng, giác ngộ được một số đảng viên Quốc dân đảng trở thành những đảng viên

cộng sản kiên cường, như Trần Huy Liệu, Tưởng Dân Bảo, Trịnh Tam Tỉnh, Tô

Chấn, Tô Hiệu, Nguyễn Bình, v.v..

Đặc biệt, phải kể đến cuộc bút chiến giữa Tạ Thu Thâu với Nguyễn An Ninh

và Hà Huy Tập trên báo La Lutte năm 1937, cũng chính là cuộc đấu tranh về tư

tưởng lý luận giữa nhóm Trotskyist với Đảng Cộng sản.

Thứ nhất, nhóm Trotskyist phê phán Đảng Cộng sản xung quanh vấn đề dân

tộc. Trong khi Đảng Cộng sản giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chủ trương

đoàn kết tất cả các lực lượng nhân dân để đánh lại chủ nghĩa đế quốc thực dân thì

chủ nghĩa Trotskyist theo quan niệm siêu hình rằng, giai cấp vô sản đã theo tư

tưởng quốc tế thì phải từ chối tất cả những gì thuộc về dân tộc. Trotskyist đã chế

giễu những từ hay dùng của cộng sản như yêu nước, dân tộc, quốc dân, đồng bào,

v.v., thậm chí họ quan niệm rằng “Đã lâu rồi, sợi dây yêu nước trong tâm hồn của

chúng tôi không còn rung động nữa” (La Lutte, ngày 13-4-1935). Nhóm Trotskyist

chủ trương mặt trận vô sản. Tạ Thu Thâu khẳng định rằng giai cấp tư sản dân tộc và

các thành phần dân tộc chủ nghĩa khác, hễ thực dân bắt đầu khủng bố thì họ đã tan

rã mất hết rồi và không thể liên kết, vậy nên “giai cấp vô sản không cần làm nhiệm

vụ lịch sử của giai cấp khác”, “tôi kết luận rằng mặt trận nhân dân Đông Dương chỉ

có thể là mặt trận vô sản” (La Lutte, ngày 23-3-1937). Vì chỉ tập trung vào giai cấp

công nhân và mặt trận vô sản, Trotskyist không thể hiểu được giá trị của “Mặt trận

Dân chủ” mà Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương, nên phê phán một cách

mạnh mẽ: “Kêu gọi quần chúng ra tranh đấu với cái khẩu hiệu đầu hàng là “Mặt

trận Dân chủ” thì gạt ai cho được! Không đâu, bọn cải lương không trở lại làm cách

mạng đâu. Muốn bước vào đường cách mạng, quần chúng phải thoát ly hàng ngũ

của Đệ Tam Quốc Tế phản bội kia mà đi sau ngọn cờ không nhơ bợn của Đệ Tứ

Quốc tế”. (Tháng Mười, số 3, tháng 1-1939).

92

Thứ hai, Trotskyist phê phán bản chất của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trotskyist khẳng định rằng Đảng Cộng sản chỉ là một đảng nông dân như Đảng S.R

ở Nga. Rồi họ suy diễn: Đảng S. R ở Nga đã trở thành phản cách mạng và chết mất

thì Đảng Cộng sản Đông Dương cũng thế, cũng sẽ “giống như ông tổ S.R của nó

thôi” (La Lutte ngày 5-9-1937). Đảng S. R (Socialiste Resvolutionnaire) là một

đảng của phú nông, trung nông tầng lớp trên ở nước Nga, năm 1917 tham gia chính

quyền Xô viết lúc đầu nhưng chẳng bao lâu sau thì quay ra phản cách mạng.

Trotskyist ví Đảng Cộng sản Đông Dương như đảng S. R của Nga, chính với ngụ ý

rằng Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là đảng của giai cấp công nhân và có

ngày sẽ chống lại cách mạng, chỉ có Trotskyist mới là tổ chức công nhân, mới cách

mạng đến cùng.

Thứ ba, Trotskyist tấn công Quốc Tế Cộng sản và các đảng cộng sản. Hãy

thử đọc một đoạn trong bài “Cộng sản giả, cộng sản thiệt, đệ tứ giả, đệ tứ thiệt” để

xem thái độ của nhóm Trotskyist đối với Đệ Tam Quốc tế (Quốc tế Cộng sản) ở

Đông Dương:

Họ xưng là cách mạng mà về thực hành họ ủng hộ những chánh phủ đế quốc

của Mặt Trận Bình Dân. Họ xưng là cộng sản mà thực hành họ binh vực tư

hữu tài sản của bọn đại tư bản và của tư bản tài chánh. Họ xưng là đồ đệ của

Marx và Lénine mà về thực hành họ dùng lối thỏa hiệp giai cấp trong những

“Mặt trận Bình Dân”, “Mặt trận Dân chủ”. Họ phản đối chiến tranh đế quốc

mà họ lại theo đế quốc để đánh giặc đế quốc. Hành động của phái Đệ Tam

Quốc Tế đã làm cho quần chúng lù mù, nghi hoặc đối với cộng sản chủ

nghĩa. Rõ ràng là họ đội lốt cộng sản làm hại cho phong trào cộng sản. Cần

phải nói ngay rằng họ là cộng sản giả. Cần phải tranh đấu cho quần chúng

nhận thức rằng họ là cộng sản giả. Cần phải huấn luyện cho quần chúng biết

đuổi bọn cộng sản giả ra khỏi hàng ngũ tranh đấu của mình. Cần phải cho

quần chúng biết rằng có cộng sản thiệt, chỉ có những chiến sĩ cách mạng

tranh đấu dưới ngọn cờ của Đệ Tứ Quốc Tế mà thôi. (Tháng Mười, số 2,

tháng 10-1938).

Bản thân tiêu đề bài báo đã mang đầy tính thách thức. Nhóm Trotskyist luôn

cho rằng họ là “cộng sản thiệt”, và Đệ Tam Quốc Tế là “cộng sản giả”. Nhóm

Trotskyist coi nhiệm vụ đấu tranh giải phóng giai cấp là trên hết, hàng đầu, tiến tới

thành lập “Liên bang xã hội chủ nghĩa châu Á”. Ngoài ra, chủ trương của nhóm

Trotskyist đi ngược lại hầu hết mọi chủ trương của Đảng Cộng sản, từ khẩu hiệu

“Ngày làm 8 giờ” của cộng sản thành “Ngày làm 7 giờ rưỡi” của Trotskyist, cộng

sản chủ trương lập các hội ái hữu thì Trotskyist kêu “ái hữu giết chết công hội”,

cộng sản kêu gọi tăng cường phòng thủ Đông Dương thì họ chủ trương “vũ trang

toàn dân”, v.v..

93

Đấu tranh chống lại quan điểm của Trotskyist cũng là một trong những nội

dung của báo chí cộng sản. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong một bài viết

của đồng chí Hà Huy Tập trong việc chỉ đạo hoạt động báo chí của Đảng Cộng sản

Đông Dương:

Trong lĩnh vực lý luận, Đảng đã tiến hành một việc rất lớn là mở thêm nhiều

trường học cộng sản và các cơ quan tuyên truyền. Do đó, báo chí bất hợp

pháp không những phổ cập lý luận cộng sản gắn chặt với thực tiễn, mà còn

phê phán rất nghiêm khắc mọi hệ lý luận tư sản đối địch với giai cấp vô sản

và mọi khuynh hướng chống lêninnít và cơ hội chủ nghĩa [28, tr.416].

Báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương đặc biệt đấu tranh chống lại quan

điểm của Trotskyist, mở đầu bằng bài viết “Gỡ mặt nạ chủ nghĩa Trotskyist” trên

Tạp chí Cộng sản của Liên Chấp ủy địa phương Nam Đông Dương. Đây là một bài

dài đăng nhiều kỳ, lần đầu tiên phê phán chủ nghĩa Trotskyist và các nhóm

Trotskyist ở Đông Dương trên một tạp chí lý luận của Đảng ta (tạp chí địa phương)

một cách có hệ thống. Tác giả đi từ việc trình bày những quan điểm cơ bản của

Trotsky về lý luận cách mạng thường trực, về vấn đề nông dân, về cách mạng vô

sản... để rồi phân tích, phê phán những học trò của Trotsky ở Sài Gòn, gồm “bọn cử

nhân, lương y, ông đốc, và đại biểu tư bản bóc lột thợ thuyền, đại địa chủ cướp giật

nông dân... mang mặt nạ tự xưng là cộng sản, là mác xít chính tông, rồ xăng xe hơi

đi tuyên truyền Trotskyist chủ nghĩa phản cách mạng” (Tạp chí Cộng sản, số 1,

tháng 6-1933). Bắt đầu từ năm 1937, đấu tranh chống Trotskyist đã trở thành một

mục thường xuyên trên báo chí của Đảng Cộng sản, trên L’Avant garde, Hà thành

thời báo, đặc biệt là Dân Chúng: “Muốn thống nhứt cuộc tranh đấu của các tầng lớp

quần chúng, muốn thống nhứt giai cấp thợ thuyền, phải đề phòng những thủ đoạn

khiêu khích của tụi Trotskyist, phải đuổi chúng ra ngoài vòng tổ chức, ngoài cuộc

đấu tranh của quần chúng.” (Dân Chúng, số 16, 14-9-1938.) Như chúng tôi thống

kê được trên báo Dân Chúng, chỉ trong hai năm 1938-1939 đã có ít nhất 41 bài viết

đấu tranh chống Trotskyist (Có Phụ lục kèm theo).

Có thể nói rằng, cuộc đấu tranh chống Trotskyist là một nội dung quan trọng

trên báo chí của Đảng Cộng sản, đặc biệt là ở thời kỳ vận động dân chủ. Tuy nhiên,

trong một số đánh giá và nhìn nhận, đồng nhất Trotskyist với phát xít, “tay sai cho

thực dân Pháp”, “mật thám cho phát xít Nhật”... có lẽ đã đến lúc cần được nhìn

nhận lại. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm

1939) nhận định: “Bọn Trotskyist là bọn kiêu khích phá hoại chia rẽ rất ghê tởm, là

bọn tiền phong cho phát xít chủ nghĩa, bọn thù địch rất nguy hiểm của cách mạng”

cũng là một sự đánh giá rất nặng nề, bởi bản thân Tạ Thu Thâu, lãnh tụ phong trào

Trotskyist ở Việt Nam cũng là một nhà cách mạng hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh

chống lại chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1932 đến 1940, Tạ Thu Thâu đã bị chính

quyền Pháp bắt 6 lần và kết án 5 lần, và nếu cộng hết các án thì ông đã bị bắt tất cả

13 năm và 10 năm biệt xứ. Có thể con đường đi của nhóm Trotskyist không phù

94

hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, cách nhìn nhận của họ về cách mạng

cũng cực đoan và bản thân họ đã gây những tổn hại cho phong trào cộng sản, nhưng

chắc chắn không nên đồng nhất họ với thực dân, phát xít, đúng như nhận định của

một nhà sử học:

Trotskyist cũng muốn chống lại thực dân Pháp để giành lại nền độc lập của

Việt Nam chứ không phải đi theo Pháp, chống lại cộng sản. Đối tượng ở đây

là thực dân Pháp, nhưng họ chiến đấu theo một kiểu khác. Việt Nam không

phải là mảnh đất cho Trotskyist gieo mầm và gặt hái.

(M3 - Nhà sử học, chuyên gia về lịch sử báo chí, trả lời phỏng vấn ngày

26-03-2015).

4.1.4. Cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu

Không dừng lại ở việc tuyên truyền chính sách của Đảng Cộng sản, báo chí

theo khuynh hướng mác xít thực sự đã cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu theo

đúng công thức hoạt động của báo chí do Lênin đề ra. Trụ sở báo Thanh Niên ở

Quảng Châu từng là nơi mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Các tờ báo lớn của

Trung ương Đảng cũng đều do các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng nắm quyền

và chỉ đạo, như Nguyễn Ái Quốc với Thanh Niên và Việt Nam Độc Lập; Hà Huy

Tập, Nguyễn Văn Cừ với Dân Chúng; Trường Chinh với Cờ Giải phóng, Sự thật,

Nhân Dân v.v. Liên tục các văn kiện Đảng đã ra lời kêu gọi báo chí phải cổ động,

tổ chức cho quần chúng đấu tranh, như Tuyên bố về việc bảo vệ Nghệ An đỏ chống

khủng bố trắng hay Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể đại hội nói về tình hình

hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng tháng 10-1930 v.v.

Vai trò “tổ chức tập thể” được thể hiện một cách sinh động trong trong

phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 với ảnh hưởng của Nguyễn Phong Sắc,

một nhà lãnh đạo tài ba, một nhà báo xuất sắc của Xứ ủy Trung Kỳ. “Nguyễn Phong

Sắc khi lãnh đạo phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã nắm chắc các ban biên tập các

tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ và các địa phương như một bộ phận “Bộ tham mưu”

của cao trào cách mạng”[68, tr.6]. Ông hướng dẫn các đồng chí của mình cách viết

truyền đơn và in truyền đơn, báo chí, cách treo cờ, cách rải truyền đơn, chuẩn bị

người diễn thuyết trong buổi biểu tình. Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 đã diễn ra

theo đúng kế hoạch, nhưng đã có nhiều tổn thất do cuộc đọ sức không cân xứng.

Ngay đêm hôm đó, Nguyễn Phong Sắc đã thức trắng đêm để viết bài báo và đăng

trên Người Lao Khổ, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Xứ ủy Trung Kỳ:

Thế là quân đế quốc và quân tư bản thẳng tay giết anh em dân cày và thợ

thuyền. Chúng nó hàng ngày hút máu mủ anh em chị em. Bấy giờ anh em

không chịu nó bắn giết như ruồi muội. Khổ thế! Cực thế! Sống sao nổi?

Cuộc biểu tình phải giải tán để lại 6 người chết, 18 người bị thương. Anh em

chị em, 6 người chết đó là 6 người đã vì anh em chị em mà hy sinh! Sáu

người đi đầu để chỉ đường tranh đấu cho anh em chị em! Ai dám nói rằng

quần chúng ở An Nam không dụng cảm, không hy sinh?... Anh em chị em

95

không thể do dự được nựa. Phải nhớ lấy 6 người bị thảm sát ở Bến Thủy.

Phải theo gương người trước mà hăng hái hy sinh. (Người Lao Khổ, số 2,

ngày 2-5-1930).

Vẫn giữ nguyên âm điệu của địa phương Nghệ Tĩnh, với cách nói chuyển

dấu ngã thành dấu nặng, như “ruồi muội”, “dụng cảm”, “được nựa”, Nguyễn Phong

Sắc khi tường thuật lại cuộc biểu tình ở Nghệ An đã truyền đi tinh thần phản kháng

sôi sục của dân cày. Ngọn lửa do ông thắp sáng trên quê hương Nghệ Tĩnh đã nhanh

chóng lan tỏa khắp nơi, trở thành ngọn lửa thiêng soi sáng con đường cách mạng

Việt Nam những ngày đầu có Đảng.

Trong thời kỳ 1936-1939, báo chí đã tổ chức quần chúng tham gia các cuộc

đấu tranh, với những sự kiện tiêu biểu như nhóm Tin Tức đã cổ động quần chúng

tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào dịp 1-5-1938 qua lời kể lại của Trần

Huy Liệu:

Đến ngày 1-5, các đoàn thể quần chúng trước khi đến trường Đấu Xảo làm

mít tinh, đều tụ tập ở Hội quán Ái hữu của mỗi ngành hay ở một địa điểm

nhất định. Hàng ngũ chỉnh tề, có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn. Mỗi

người đều đeo huy hiệu. Trên mũ cài những khẩu hiệu la liệt. Từng đoàn qua

các đường phố, ai cấm được họ hô những khẩu hiệu vang lừng. Bà con trong

phố nhiều người cũng hô theo. Thế là, các phố đều nổi dậy những cuộc biểu

tình kéo đi nước lũ về trường Đấu Xảo Hà Nội... Tôi thay mặt cho nhóm

cộng sản công khai là nhóm Tin Tức đọc một bài diễn văn viết ít nói nhiều,

được người nghe vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. [84, tr. 207-208].

Đó chính là vai trò của báo chí trong cổ động và tổ chức quần chúng, để tạo

nên một sức mạnh khổng lồ, sức mạnh của tập thể, của đoàn kết đấu tranh, không

chỉ bằng bàn tay mà bằng cả trái tim nhiệt tình cách mạng.

Tiếp theo đó, trong công cuộc vận động quần chúng nhân dân vào trong một

mặt trận thống nhất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị lực lượng cho

Tổng khởi nghĩa tháng Tám từ năm 1941 “những tờ báo của Đảng và của các đoàn

thể khác trong Mặt trận như: Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc, Việt Nam Độc Lập, Đuổi

giặc nước, Giải phóng v.v. đã trở nên những bạn đường thân mến của đồng bào.”

(Cờ Giải Phóng, số 10, ngày 28-1-1945).

Đến thời kỳ Cách mạng tháng Tám, nội dung của báo chí của Đảng và các

đoàn thể cũng đã tập trung vào việc vận động quần chúng chuẩn bị lực lượng cho

Tổng khởi nghĩa, đặc biệt ở ba tờ Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng.

Báo Cờ Giải Phóng còn có mục “Sửa soạn khởi nghĩa - hãy nắm lấy khâu chính”,

hô hào đồng bào trong những phút giây cận kề khởi nghĩa: “Tiến lên (...) Giờ quyết

liệt đang lại! Cơ hội tốt sắp đến rồi. Ai đã đau đớn, ê chề về nỗi nhà tan nước mất,

ai đã bị giặc Nhật lừa lối phỉnh phờ, hãy kịp chạy vào hàng ngũ cách mạng. Tiến

lên! Đuổi giặc cứu nước.” Những lời hào sảng, sôi sục mà người dân nghe thấy

cũng cảm thấy như phải xuống đường, hòa vào không khí đấu tranh.

96

Để thực hiện chủ trương của Việt Minh về xây dựng lực lượng cho cách mạng,

báo Cứu Quốc đã có mục “Quỹ cứu quốc”, “Quỹ mua súng” ghi tên bí danh (theo

nguyên tắc bí mật) những tổ chức hay cá nhân ở các địa phương góp tiền để “sắm võ

khí đuổi thù chung”. Tạm gác lại vấn đề giai cấp, những trang báo Cứu Quốc rạo rực

lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp, giành độc lập tự do.

Khởi nghĩa! Khởi nghĩa! Xuân này phải là xuân khởi nghĩa! Chỉ có khởi nghĩa

mới tiêu trừ được Nhật - Pháp, lấy lại được ngày xuân. Chỉ có khởi nghĩa ta

mới thấy lòng xuân nao nức và môi ta nở nụ cười. Kìa Đức gần quỵ, Nhật

đang nguy, thế giới cách mạng tiến gấp, càng như kêu gọi ta, thúc dục ta. Kìa

ở Đông Dương Nhật Pháp sắp giết nhau, quân Đồng Minh sắp kéo vào, hàng

ngũ giặc sẽ rối bét. Cơ hội khởi nghĩa sát nách rồi. Nào gươm đâu? Súng đâu?

Bom đạn thay cho pháo nổ. Hỡi quốc dân đồng bào! Tiến lên! dành độc lập tự

do. Tiến lên! Kìa ngày xuân bất diệt. (Cứu Quốc, Số Xuân 1945)

Cả đoạn văn là lời thúc giục khởi nghĩa. Tờ báo đã chỉ ra thời cơ khởi nghĩa

chín muồi và trách nhiệm của mỗi người dân là tham gia vào cuộc khởi nghĩa, giành

lấy độc lập tự do. Báo còn giải thích ý nghĩa của “Cờ đỏ sao vàng” trong những

ngày khởi nghĩa: “Màu đỏ là màu chiến đấu, màu cách mạng. Màu vàng là màu dân

tộc. Sao năm cánh là ý nghĩa chỉ đạo. Bằng nền đỏ với 5 cánh sao vàng, Việt Minh

dẫn đạo nhân dân Việt Nam làm một cuộc cách mạng giải phóng. Một ngày gần tới,

lá cờ ấy sẽ bay phấp phới từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau báo hiệu thành công của

cuộc cách mạng dân tộc” (Cứu Quốc, số 24, ngày 25-6-1945).

Như vậy, có thể nói rằng, báo chí của Đảng và các đoàn thể trong thời kỳ

tiền khởi nghĩa và lúc tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra đã làm tốt nhiệm vụ tuyên

truyền, cổ động và tổ chức quần chúng, góp phần đắc lực vào phong trào cách

mạng, đưa cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20

năm kể từ khi ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam, đến hồi thắng lợi, lập nên

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

4.2. Nghệ thuật làm báo chính trị 1925-1945

Nghệ thuật làm báo chính trị trước hết là nghệ thuật tuyên truyền và cổ động

chính trị, được thể hiện trong nội dung của mỗi dòng báo bước đầu đã được phân

tích ở trên. Trong phần này, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm nghệ thuật làm báo

chính trị được thể hiện thông qua hình thức của tờ báo, hoạt động tổ chức tòa soạn

và chuyên mục, tổ chức nhóm báo, phong cách báo chí...

4.2.1. Hoạt động tổ chức tòa soạn

Tòa soạn, theo tiếng La tinh là “Redactus”, nghĩa là sắp xếp có trật tự của

một hoạt động tổ chức nào đó và được coi là một khái niệm chỉ các cơ quan báo chí.

Cũng có thể hiểu tòa soạn là một bộ máy tổ chức hành chính đủ các điều kiện về

con người và cơ sở vật chất để sản xuất các ấn phẩm báo chí theo một quy trình

nhất định.

97

Nhận xét về đặc điểm của dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945,

có ý kiến đánh giá:

Tôi cho rằng dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 có hai phương thức

hoạt động: thứ nhất là công khai, có phép của chính quyền đương thời và thứ

hai là báo chí bí mật. Cần nói rõ đặc trưng của hai phương thức đó. Ví dụ

như phương thức hoạt động bí mật, báo mang những tên khác nhau phụ

thuộc vào những giai đoạn khác nhau, tồn tại ngắn, báo viết tay hoặc viết

giấy sáp, sau mới in typo. Báo có giấy phép là báo in typo, kiểu in hiện đại

lúc bấy giờ.

(M3 - Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí, trả lời phỏng vấn ngày 26-03-

2015 tại Hà Nội).

Như vậy, trong giai đoạn 1925-1945 tồn tại hai hệ thống báo chí chính trị

hoàn toàn riêng biệt: báo chí công khai, hợp pháp chịu sự quản lý của chính quyền

thuộc địa; báo chí bí mật, bất hợp pháp thuộc về các tổ chức yêu nước và cách

mạng, đối lập chính quyền. Tòa soạn của báo chí công khai, hợp pháp thường được

tổ chức theo hai hình thức: do Nhà nước Bảo hộ trực tiếp nắm giữ hoặc báo chí tư

nhân; tòa soạn báo chí bí mật thường của một nhóm hoặc một tổ chức yêu nước,

cách mạng tổ chức và điều hành.

Thứ nhất, tòa soạn báo chí do Nhà nước nắm giữ và tổ chức. Một ví dụ điển

hình cho hoạt động tổ chức tòa soạn này là Nam Phong Tạp Chí. Được quyết định

ra đời theo một Nghị định ký ngày 30 tháng 12 năm 1916 của Toàn quyền Đông

Dương nhưng phải sau hơn 7 tháng chuẩn bị nó mới được ra số đầu (7-1917).

Albert Sarraut còn giao cho Louis Marty, Giám đốc Sở Liêm phóng Đông Dương,

trọng trách điều khiển. Tất cả những bài vở trước khi in đều phải qua sự kiểm duyệt

của Marty. Theo một đường lối duy nhất: cộng tác với nhà nước, chấp nhận chính

sách thuộc địa và cai trị của người Pháp, Nam Phong đã nhận trợ cấp hàng tháng

cho những chi phí tòa soạn và ấn loát của chính quyền, cũng có thể nói là mô hình

tòa soạn do Nhà nước Bảo hộ nắm giữ và chi phối. Ngoài ra, Nam Phong còn được

Chính phủ Bảo hộ chỉ thị cho các nha sở, làng xã phải mua để thông hiểu chính

sách, đường lối của Nhà nước Bảo hộ thời đó.

Thứ hai, tòa soạn báo chí tư nhân. Đây là hình thức tổ chức tòa soạn báo chí

phổ biến trong giai đoạn 1925-1945, bao gồm cả báo chí chính trị. Bởi vì báo chí

trong giai đoạn này vận động theo nhiều khuynh hướng khác nhau, cách thức tổ

chức tòa soạn vì vậy cũng hết sức đa dạng. Với báo chí tư nhân thì chủ nhiệm có thể

kiêm chủ bút, vừa điều khiển trực tiếp bộ biên tập, ví dụ như Huỳnh Thúc Kháng

với Tiếng Dân, Vũ Đình Hòe với tạp chí Thanh Nghị, Nguyễn Tường Phượng với

tạp chí Tri Tân, v.v.. Cũng có trường hợp người sáng lập chỉ đứng ra xin phép ra

báo và cung cấp tài chính cho tờ báo hoạt động, sau đó cử người đứng ra quản lý tờ

báo và chủ bút quản lý nội dung tờ báo như S.F. Schneider cử Nguyễn Văn Vĩnh

điều hành Đông Dương Tạp Chí.

98

Có điểm thú vị vì là báo chí tư nhân, nên báo luôn phải cố gắng cân bằng lợi

ích chính trị và lợi ích kinh tế. Những người sáng lập hoặc chủ nhiệm báo thường là

những nhà tư bản, họ coi tờ báo như là một “hàng hóa” để kinh doanh, đồng thời là

phương tiện để gây thanh thế. Họ bỏ tiền vốn ra để lập báo, chịu trách nhiệm tìm

kiếm ban biên tập và chịu trách nhiệm trước hội đồng kiểm duyệt, trước pháp luật

về nội dung của báo. Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Kim Đính có thể coi là những

nhân vật nổi bật trong cách thức “kinh doanh báo chí” thế này.

Ví dụ với Nguyễn Kim Đính và Đông Pháp Thời Báo. Là một nhà kinh

doanh báo chí hơn là một nhà báo, Nguyễn Kim Đính cùng vợ, Thạch Thị Mậu, sở

hữu nhà in riêng. Ông cũng là người giỏi trong việc tổ chức và quản lý báo chí, có

sáng kiến đổi mới Đông Pháp Thời Báo bằng cách dựa vào mạng lưới các “cộng tác

viên” ở tỉnh, nhiều lần thay đổi chủ bút để đáp ứng thị hiếu của người đọc... Phát

hiện ra rằng báo bán chạy nhất khi có những bài viết công kích chính quyền,

Nguyễn Kim Đính cho mời Trần Huy Liệu, một thanh niên Bắc Kỳ với tinh thần

dân tộc sôi nổi làm chủ bút trong những năm 1925-1926, cũng là giai đoạn báo có

ảnh hưởng dư luận xã hội mạnh mẽ. Trên Đông Pháp Thời Báo, vì vậy quan điểm

chống chính quyền thỉnh thoảng được thể hiện, mặc dù tình cảm dân tộc chủ nghĩa

vẫn mới chỉ giới hạn trong những thuật ngữ chung. Qua đó để thấy, với các nhà tư

bản, tờ báo cũng là một hàng hóa để kinh doanh. Và việc mở rộng lợi ích kinh

doanh và mục tiêu chính trị vẫn có thể hội tụ cùng nhau, qua trường hợp của Đông

Pháp Thời Báo và Nguyễn Kim Đính dưới chế độ thuộc địa.

Thứ ba, tòa soạn báo chí cách mạng - báo chí bí mật, bất hợp pháp. Đây là

một hiện tượng báo chí đặc thù trước năm 1945, cũng là một nghệ thuật ra báo hiệu

quả của các nhà báo cách mạng. Chỉ trừ trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 -

1939), báo chí cách mạng xuất bản công khai, hợp pháp dưới danh nghĩa cơ quan

của lao động và nhân dân Đông Dương, một tờ báo tư nhân hay cơ quan Mặt trận

Dân chủ, còn lại báo chí xuất bản bí mật, bất hợp pháp. Tổ chức tòa soạn, vì vậy rất

linh hoạt. Trên tờ Phóng viên Công Nông (Số 7, tháng 8-1935) đã có bài viết của

nhà cách mạng Việt Nam học tại trường Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Liên

Xô, với bút danh Lan Chi, miêu tả cụ thể hoạt động “Báo chí Cộng sản trên đất

nước An Nam”, trong đó nêu rõ:

BAN BIÊN TẬP MỘT TỜ BÁO BÍ MẬT

Ban Biên tập một tờ báo bí mật của chúng tôi thường có sáu người biên tập

viên chính và ba người phụ việc. Nhưng thậm chí ngay trong những điều

kiện thuận lợi, Ban Biên tập cũng ít khi tập trung được quá ba ủy viên.

Thường thường khi bọn mật thám lùng sục gắt gao, thì toàn bộ công việc về

trình bày và in báo dồn hết một mình Thư ký Ban Biên tập. Các biên tập viên

phụ không tham gia trực tiếp vào công việc của báo. Đây là người dự trữ

dùng để thay thế những ủy viên chính thức của Ban Biên tập bị “thôi việc”

99

do bị bắt. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Biên tập rất đa dạng. Họ viết

những bài báo có tính chất chỉ đạo, đọc thư từ và các ghi chép tin tức công

nhân, thu thập các tư liệu thông tin. Ban Biên tập bí mật không có phòng làm

việc cố định. Từ nhà gỗ của nông dân họ chuyển đến làm việc trên rầm

thượng của một ngôi nhà bỏ hoang hay khu lăng mộ của một gia tộc, đôi khi

chuyển cả vào rừng. Khổ báo của chúng tôi thường bằng 1/16 tờ báo bình

thường, khối lượng từ 2-4 trang. Mỗi bài dài nhất là 20 dòng. [66, tr. 329].

Việc miêu tả cụ thể như trên đã cho ta thấy hoạt động tổ chức tòa soạn rất

đặc thù của báo chí xuất bản bí mật trong giai đoạn 1925-1945 ở Việt Nam. Trong

một cuốn hồi ký, Phạm Văn Hảo cũng đã kể lại việc làm báo bí mật của mình một

cách tương tự: “Bài viết vào giấy trắng bằng một thứ mực tím thật đặc rồi ấp một

lúc vào mâm thạch cho ngấm mực. Khi bóc giấy ra những chữ mực tím đặc óng ánh

rất đẹp. Rồi cứ thế chúng tôi áp giấy trắng học trò và có thể in được mấy chục bản,

cho đến khi mực lạt trông không rõ chữ nữa mới thôi” [54, tr. 124]. Rõ ràng là luật

của chính quyền thực dân đã có một số tác động đến việc in ấn bất hợp pháp. Các

đảng viên cộng sản và những người khác đã phải tự in những xuất bản phẩm của họ

một cách thô sơ, rất ít nhà xuất bản dám in những văn bản trái luật.

Nhưng trong những năm 1936-1939, “lách luật” chính quyền thực dân trong

thời kỳ Mặt trận Bình Dân đã trở thành một “đặc trưng” của báo chí cộng sản. Việc

xuất bản báo chí được tiến hành với nhiều phương pháp. Thứ nhất, ra báo chữ Pháp,

vì theo chế độ ban hành, báo tiếng Pháp do người Pháp hay người Việt chủ trương

đều không phải xin phép, nên các nhà báo cách mạng đã xuất bản ít nhất 6 tờ trong

thời kỳ này: Le Travail, Rassemblement, L’avant garde, Le people, En avant, Notre

voix. Xứ ủy Bắc Kỳ đã chỉ đạo đồng thời hai tờ Le Travail và Rassemblement trong

thời gian từ 16-3 đến 16-4-1937. Thứ hai, chuyển các tờ báo đã xuất bản từ trước

sang phục vụ cách mạng, như Nguyễn Thế Rục và một số đồng chí ở Hà Nội đã vận

động tờ Hồn trẻ (1935) thành Hồn trẻ tập mới (1936) do các cây bút cộng sản đóng

vai trò chủ yếu. Thứ ba, thuê, mượn, mua lại báo chí của người khác, như thuê các tờ

Tiếng trẻ, Hà thành, Thời báo, Thời thế, Việt dân, Kịch bóng, Phổ thông; mượn tờ

Bạn dân của Misen; mua tờ Sông Hương tục bản, Đời nay, Ngày mới, Người mới,

mặc dù vẫn in tên “sáng lập viên” và “giám đốc” như trước. Thứ tư, xin phép ra báo:

Đảng Cộng sản chủ trương đưa người tốt đứng tên xin phép ra báo, như Nguyễn

Xuân Lữ với Nhành lúa, Hồ Cát với Kinh tế tân văn, Lương Văn Tuân với Tin Tức,

Nguyễn Xuân Các với Dân, v.v.. Thứ năm, báo của một xứ, nhưng lại in và phát hành

ở xứ khác, như Nhành lúa được biên tập ở Huế nhưng in ở Hà Nội, do một cán bộ

của Đảng Cộng sản lo liệu; sau khi báo Dân bị cấm, Xứ ủy Trung Kỳ biên tập Dân

tiến và Dân muốn ở Trung Kỳ, nhưng tòa soạn và trị sự đều đặt ở Sài Gòn. Thứ sáu,

ra báo tiếng Việt không xin phép: Trung ương Đảng Cộng sản chủ trương xuất bản

báo chí tiếng Việt không xin phép, như báo Dân Chúng, Lao Động, Đông phương,

100

Mới, Tiến tới, v.v., dựa vào luật 29-7-1881 đã ban hành ở Nam Kỳ, tuy bị Sắc lệnh

ngày 3-12-1898 xóa bỏ nhưng nay đấu tranh đòi thực hiện trở lại và phong trào quần

chúng đang lên cao trong cả nước, hàng loạt báo chí cách mạng đã ra đời, được sự

ủng hộ của Mặt trận Nhân dân Pháp. [120, tr. 147-148].

Như vậy, sự khác biệt về các hệ thống báo chí đã quy định cách thức tổ chức

tòa soạn khác nhau, có thể là tòa soạn do Nhà nước Bảo hộ tổ chức, điều hành, có

thể là tòa soạn báo chí tư nhân, nhưng cũng có thể là tòa soạn báo do một nhóm

đảng viên cộng sản chủ trương, một đoàn thể quần chúng do một cấp ủy của đảng

chỉ đạo, cơ quan của Trung ương Đảng hay các xứ ủy. Chính cách thức tổ chức

phong phú như vậy đã góp phần làm nên sự vận động đa dạng của dòng báo chính

trị Việt Nam 1925-1945.

4.2.2. Tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục

Trong một lần làm việc với phóng viên tòa soạn báo Cờ Giải Phóng ngày 27-

8-1945, đồng chí Trường Chinh đã nói:

“1917: Nam Phong

1932: Phong Hóa - Ngày Nay

1945: Cờ Giải Phóng

Đó cũng là hoài bão, quyết tâm của Đảng ta cắm những dấu mốc mới trên

tiến trình lịch sử báo chí nước nhà” [65, tr.226].

Nam Phong là tờ báo tiêu biểu cho khuynh hướng thân chính quyền và chủ

nghĩa quốc gia cải lương. Phong Hóa - Ngày Nay là ví dụ tiêu biểu cho báo xã hội

cấp tiến. Cờ Giải Phóng là điển hình của báo chí mác xít. Đây cũng chính là những

mẫu mực về hình thức thể hiện của báo chí trước năm 1945 ở Việt Nam.

Thực ra Đông Dương Tạp Chí mới được coi là “tờ tạp chí đầu tiên và tiên

phong trong việc thể hiện bố cục các trang báo” [81, tr. 73]. Trang bìa với các

thông tin: tên báo, ngày ra báo, định kỳ xuất bản, chủ nhân báo, giá báo, bố cáo và

mục lục, đặc biệt, mỗi số đều có dòng chữ “Cấm ngặt không ai được phép chép

các bài trong báo chương này mà đem vào nhật trình hoặc làm sách” chạy ngang

giữa trang 1, thể hiện độc quyền thông tin. Đến tạp chí Nam Phong thì cách thức

tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục đã có những thay đổi. Tạp chí thường

có số lượng từ 80 đến 100 trang mỗi số, dành hẳn một trang để làm bìa, thể hiện là

bản báo của chính phủ Bảo hộ, đặt dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Đông

Dương. Các chuyên mục đã ghi ở số ra mắt gần như không thay đổi: 1. Luận

thuyết; 2. Văn học bình luận; 3. Triết học bình luận; 4. Khoa học bình luận; 5.

Văn tuyển; 6. Tạp trở; 7. Thời đàm; 8. Tiểu thuyết. Bài viết được đăng tiếp nối từ

trang này sang trang khác, chia thành hai cột bằng một file kéo dài (phần Việt ngữ

và Pháp ngữ), không chia cột đối với phần Hán ngữ. Điều đặc biệt là 5 số liền kề

Nam Phong lại đóng thành một quyền, số thứ tự được đánh theo quyển. Nam

101

Phong cũng không đăng quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, chỉ đăng quảng cáo về

tạp chí mình, ghi rõ cách mua báo, cách trả tiền và có thêm mục Mục đích báo

Nam Phong.

Đến Phong Hóa - Ngày Nay, tờ báo xã hội cấp tiến do tư nhân nắm quyền

điều khiển, đã thu hút độc giả bằng sự cách tân về mặt hình thức, với cách thức tổ

chức trang báo hấp dẫn chưa từng có trước đó. Nguyễn Tường Tam đã rất chú ý đến

hình thức trình bày của báo. Bìa báo thường có tranh vẽ hoặc tranh biếm họa. Số

báo nào cũng có các hình vẽ minh họa, cho các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn,

quảng cáo, v.v..Và dù chưa có khái niệm ma két báo chí thời kỳ này, nhưng qua

hình thức trình bày của báo đã thấy thấp thoáng một kỹ thuật làm ma két khá hoàn

hảo. Từ Phong Hóa đến Ngày Nay cũng là một quá trình chuyển biến đầy mới mẻ

trong nghệ thuật tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục. Măng sét báo được thay

đổi thường xuyên, có lúc theo mẫu chữ in thường, có khi là chữ in hoa in chồng lên

hai chữ in nghiêng “tuần báo”. Đối với những số đặc biệt thường là có tranh biếm

họa thể hiện chủ đề chính của số báo đó. Các tít báo cũng được in với nhiều cỡ chữ

khác nhau, tít trang, tít đầu, tít chính, tít dẫn…Đặc biệt, nếu như ở Phong Hóa mới

chỉ có khoảng 12 mục thì số lượng chuyên mục đến Ngày Nay đã tăng lên gần 40,

với nhiều chuyên mục có liên quan đến các vấn đề chính trị như Bùn lầy nước đọng,

Công dân giáo dục, Chính trị và Đảng phái, v.v.. Tuy nhiên, vì đây là các tờ xã hội

cấp tiến, không rõ ràng về khuynh hướng tư tưởng, không thuộc dòng báo chính trị

nên không phải là trọng tâm nghiên cứu trong luận án này.

Với hệ thống báo chí theo khuynh hướng mác xít, xuất bản trong điều kiện bí

mật, cơ sở vật chất khó khăn và thiếu thốn nên hình thức báo chí thường đơn giản, kỹ

thuật in thô sơ, khổ nhỏ và không ra định kỳ. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản và các tổ

chức quần chúng cũng cố gắng cải tiến dần cách thức trình bày và hệ thống chuyên

mục để thu hút và vận động quần chúng. Cờ Giải Phóng (1942-1945) được coi là một

trong những tờ báo thành công nhất, xét cả mặt nội dung và hình thức thể hiện. Báo

có một hệ thống chuyên mục khá ổn định, tập trung vào những vấn đề chính: Làn

sóng tranh đấu viết về các phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân cả

nước; Tin tức Đông Dương với những mẩu tin ngắn về tình hình ở khắp Đông

Dương; Sinh hoạt của Đảng tập trung vào vấn đề xây dựng Đảng, phổ biến đường

lối, chính sách của Đảng trong nhân dân, trước hết trong đội ngũ đảng viên, cả về

phong trào cộng sản trên thế giới; Tin tức quốc tế theo sát những diễn biến quan trọng

nhất trên trường quốc tế và một phần nhỏ cho những vấn đề văn hóa văn nghệ.

Qua một số ví dụ tiêu biểu về nghệ thuật tổ chức trang báo và trình bày

chuyên mục của các khuynh hướng báo chí, chúng ta thấy rằng báo chí thân chính

quyền vì nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Nhà nước Bảo hộ nên mặc dù có ý thức

về tầm quan trọng nhưng cũng không quá nhấn mạnh về hình thức trình bày trang

báo, chủ yếu hình thành nên một hệ thống chuyên mục chuẩn mực, ổn định; có

102

quảng cáo nhưng không đặt nặng vấn đề này, mà chủ yếu là quảng cáo cho bản thân

tờ báo, tạp chí đó (Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong). Nhưng với báo chí tư nhân,

phải cân bằng giữa mục đích chính trị và kinh doanh, thì cải tiến nội dung, hình

thức thể hiện và xây dựng hệ thống chuyên mục hấp dẫn nhằm thu hút độc giả là

nhiệm vụ sống còn. Đặc biệt người giám đốc, quản lý hay chủ nhiệm báo, tạp chí tư

nhân phải luôn tìm tòi, cách tân để đưa ra cách thức trình bày báo chí lôi cuốn để

tăng độc giả, cũng là tăng quảng cáo, tăng lợi nhuận cho báo. Với hệ thống báo

Đảng, báo chí bí mật, bất hợp pháp, xuất bản trong điều kiện khó khăn, kỹ thuật thô

sơ và thiếu thốn, thì sức hấp dẫn lại phải xuất phát từ nội dung của báo, với một hệ

thống chuyên mục gần gũi với người dân, và nghệ thuật tuyên truyền, bao gồm cả

cách thức tuyên truyền miệng.

4.2.3. Tổ chức “nhóm báo”

Có thể nói các “nhóm báo” là một hiện tượng đặc sắc trong đời sống báo chí

ở Việt Nam trước năm 1945, đặc biệt ở Bắc Kỳ. “Nhóm báo” để chỉ một nhóm các

nhà báo có uy tín, gắn bó thường xuyên với một tờ báo (tạp chí) nhất định, đi theo

tôn chỉ mục đích riêng của tờ báo (tạp chí), có người đứng đầu, thường là chủ bút,

hoặc người sáng lập. Trong những thập niên đầu thế kỷ XX có nhóm Đông Dương

Tạp Chí, nhóm Nam Phong. Những năm ba mươi có nhóm Tự Lực Văn Đoàn,

nhóm Tân Dân. Những năm bốn mươi có nhóm Tri Tân, Thanh Nghị. Báo chí theo

khuynh hướng mác xít cũng có nhóm Tin Tức.

Vì sao nhóm báo đã được hình thành, và hình thành chủ yếu ở Bắc Kỳ?

Chúng ta thấy rằng báo chí trước năm 1945 mang đậm “tính cách thuộc địa” nhưng

vận hành theo đúng quy luật của báo chí tư sản, là một mặt hàng kinh doanh trong

thị trường chung. Để tồn tại được lâu dài, các báo, tạp chí cần đội ngũ người viết

theo tôn chỉ, mục đích riêng, dần tạo thành phong cách riêng của tờ báo (tạp chí)

nhằm thu hút đối tượng độc giả. Hơn nữa, ở Bắc Kỳ, báo chí xuất hiện muộn hơn

Nam Kỳ mấy chục năm, nên cần sự gắn kết của một nhóm các tác giả để tạo nên

sức mạnh của báo chí, đồng thời cũng theo truyền thống của sĩ phu Bắc Kỳ, nghiêng

về tính chất khảo cứu, học thuật, nên mặc dù xuất hiện muộn, tạp chí phát triển hơn,

trong khi ở Nam Kỳ, lại phát triển mạnh về báo chí với tính chất thông tin, thời sự.

Nhóm Đông Dương Tạp Chí là nhóm báo mở đầu cho hoạt động báo chí ở

Bắc Kỳ. Nguyễn Văn Vĩnh, “Ông tổ nghề báo” ở xứ Bắc Kỳ, với sức viết phi

thường trên nhiều lĩnh vực, với khả năng quản lý và kinh doanh báo chí, có thể nói

chính là người đã thổi linh hồn vào nhóm báo này. Đã có một phong cách riêng của

nhóm báo, với sự quy tụ các cây bút khác nhau trên nhiều lĩnh vực: Phan Kế Bính

chuyên viết các bài xã luận; Trần Trọng Kim viết các bài có tính chất sư phạm, văn

học, lịch sử, địa lý; Nguyễn Văn Tố chuyên dịch Pháp văn ra Việt văn; Nguyễn Đỗ

Mục chuyên dịch tiểu thuyết Tàu; Phạm Duy Tốn chuyên về tiểu thuyết và Nguyễn

Khắc Hiếu viết các bài về văn học. Ngoài ra, Đông Dương Tạp Chí còn có sự cộng

tác của Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Trác, Thân Trọng Huề v.v..

103

Tiếp bước Đông Dương Tạp chí, nhóm Nam Phong cũng là một nhóm báo

mạnh trong những năm 1917-1934. Là một chính khách lão luyện, Phạm Quỳnh

quy tụ xung quanh tờ tạp chí của mình những học giả và văn nhân đã hấp thụ nền

giáo dục Tây phương, sốt sắng đưa kiến thức nhằm giáo huấn dân chúng, nhưng

đồng thời cũng có gốc rễ từ Hán học, để không đoạn tuyệt với quá khứ và những

phong tục tập quán cũ. Nguyễn Bá Trác, chủ bút phần Hán tự, cũng có ảnh hưởng

nhiều đến phần quốc ngữ. Nguyễn Hữu Tiến, một học giả uyên thâm với nhiều biên

khảo công phu và hấp dẫn. Nguyễn Đôn Phục với những bài dịch thuật, khảo luận

và những sáng tác văn chương, những bài thơ tế nhị và rung cảm cùng một giọng

văn tân kỳ hiếm có, một nhân vật độc đáo lúc bấy giờ với “tác phong bút chiến”.

Nguyễn Trọng Thuật, nhà văn, cây bút cốt cán và người góp phần đáng kể cho việc

duy trì đường lối tổng quát của tạp chí. Nguyễn Bá Học, nhà văn mở đường cho loại

đoản thiên tiểu thuyết hay truyện ngắn v.v..

Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, Tự Lực Văn Đoàn là một nhóm báo

có ảnh hưởng trong xã hội với hai tờ Phong Hóa - Ngày Nay, với những cây bút nổi

bật vào thời điểm đó như Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo, Trần Khánh Giư tức

Khái Hưng, Hồ Trọng Hiếu tự Tú Mỡ, Nguyễn Thứ Lễ tự Thế Lữ cùng họa sĩ

Nguyễn Gia Trí, Trần Tiêu, Tô Ngọc Vân v.v.. Về phương diện chính trị, Nguyễn

Tường Tam, người sáng lập nhóm, là một nhân vật khá đặc biệt. Sau gần 10 năm kể

từ ngày về nước, ông lựa chọn Việt Nam Quốc dân đảng, tuy nhiên không còn trung

thành với đường lối của Nguyễn Thái Học và hệ tư tưởng dân tộc cách mạng trước

đó. Nhưng về phương diện báo chí, Nguyễn Tường Tam thực sự đã đổi mới cách

thức làm báo của nước nhà. Tuy nhiên, những đóng góp lớn nhất của nhóm Tự Lực

Văn Đoàn là về phương diện văn chương hơn là phương diện chính trị.

Khác với các nhóm trên, nhóm Thanh Nghị ra đời vào những năm bốn mươi

của thế kỷ XX là tập hợp những người trí thức Tây học có tinh thần yêu nước, say

mê làm báo, mong muốn đóng góp sức mình cho sự đổi thay của đời sống xã hội.

Ra mắt vào tháng 6-1941, khởi đầu chỉ có năm người Vũ Văn Hòe, Vũ Văn Hiền,

Phan Anh, Lê Huy Vân, Hoàng Thúc Tấn. Về sau, nhóm mở rộng thêm, với những

trí thức uyên bác chuyên bàn luận về các lĩnh vực cụ thể: Vũ Văn Hiền, Phan Anh

viết những bài khảo cứu về chính trị, pháp luật; Nghiêm Xuân Yên, Vũ Văn Can về

các vấn đề kinh tế - xã hội; Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn

Huyên về các vấn đề sử học; Vũ Đình Hòe, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân về các vấn

đề văn hóa, giáo dục v.v.. Tại thời điểm đó ở miền Bắc cũng có nhóm Tri Tân,

nhưng nếu như Tri Tân đại diện cho “khuynh hướng phục cổ, đi vào con đường văn

hóa với cặp kính khảo cứu” [134, tr. 324] thì Thanh Nghị đi theo khuynh hướng tân

học. Nguyên tắc của nhóm Thanh Nghị là “đồng thanh tương ứng” và “độc lập tư

tưởng”, chính vì vậy đã có những khuynh hướng tư tưởng khác nhau cùng tồn tại

trong nhóm báo này, và có những nhân vật tham gia vào đời sống chính trị theo

những cách hoàn toàn khác nhau.

104

Nhóm Tin Tức, một nhóm báo nổi tiếng của những người cộng sản, gồm

Đặng Xuân Khu, Trần Đình Long và Trần Huy Liệu, với danh nghĩa chính thức “Cơ

quan Mặt trận Dân chủ”. Chính các nhà báo, cũng là các nhà cách mạng lão luyện,

có nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng đã đưa uy tín của Đảng

và phong trào cách mạng lên cao. Nhóm báo này cũng đóng vai trò nổi bật trong

việc tổ chức quần chúng tham gia vào hoạt động biểu tình, đấu tranh đòi quyền tự

do dân chủ, đòi nhà cầm quyền Đông Dương phải để cho Đảng Cộng sản Đông

Dương được hoạt động công khai.

Như vậy, có thể thấy những tờ báo, tạp chí thành công bậc nhất trong thời kỳ

thuộc địa, như Đông Dương Tạp chí, Nam Phong, Phong Hóa - Ngày Nay, Tin Tức,

v.v., đều được hình thành trên cơ sở các nhóm báo. Nghệ thuật tổ chức các nhóm

báo, tập hợp các cây bút có uy tín đi theo tôn chỉ mục đích của báo để định hình

phong cách riêng đã là một trong những yếu tố quyết định thành công của báo chí

chính trị.

4.2.4. Phong cách báo chí chính trị

Trong khuôn khổ luận án, với đối tượng khảo sát là các khuynh hướng báo

chí chính trị đa dạng, tác giả xin được trình bày những nét khái quát nhất về phong

cách báo chí chính trị thông qua những tờ báo, tạp chí tiêu biểu cho từng khuynh

hướng báo chí chính trị giai đoạn này.

4.2.4.1. Phong cách báo chí theo khuynh hướng mác xít

Chính đặc trưng của dòng báo chủ yếu ở thế bất hợp pháp, xuất bản bí mật

nhưng cần phải phát triển liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng đã tạo nên

một phong cách linh hoạt, bao gồm hệ thống báo chí của Đảng Cộng sản, của các tổ

chức quần chúng và báo chí địa phương.

Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và điều hành đã được dẫn

chứng như một mẫu mực về phong cách báo chí chính trị.

Giáo sư Hồng Chương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch

Hội Nhà báo Việt Nam, người có công trình nghiên cứu về báo Thanh Niên,

khẳng định: Nguyễn Ái Quốc làm báo Thanh Niên “với sự thận trọng hiếm

có”. Báo Thanh Niên đã dành 50 số đầu nói về giải phóng dân tộc, về sự cần

thiết đấu tranh chống thực dân, “dân ta muốn sống phải cách mệnh”, và cách

mạng không phải “manh động” khi chưa đủ điều kiện. Từ số 60 trở đi báo

Thanh Niên mới từ vấn đề dân tộc đề cập lên chủ nghĩa xã hội. Từ số 70 nói

về Đảng. Đó là nghệ thuật tài tình, đi từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp,

được tiên liệu từ đầu, phù hợp với nhu cầu và trình độ người đọc, trong hoàn

cảnh hoạt động bí mật vô cùng cam go.

(M1 - Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, trả lời

phỏng vấn ngày 15-9-2015 tại Hà Nội)

105

Tiêu biểu cho báo chí của cơ quan trung ương Đảng là Cờ Giải Phóng. Đây

được coi là tờ báo thành công vào bậc nhất trong nghệ thuật báo chí xuất bản bí mật

trước năm 1945, cả về nội dung và hình thức; một tờ báo lý luận chính trị có tầm

cỡ, với phương châm “Phải viết sắc, gọn và thật ngắn, không thừa chữ và câu văn

phải để người nông dân cũng hiểu được” như chính lời chủ bút Trường Chinh. Tập

trung vào việc tuyên truyền, cổ động và đấu tranh cho thắng lợi về tư tưởng, chính

trị và tổ chức theo chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng về các vấn đề trong

nước và quốc tế, Cờ Giải Phóng là một bước tiến dài của thể loại báo chí chính luận

của Đảng. Với giọng điệu đanh thép khi tố cáo tội ác của Pháp - Nhật cùng nhau vơ

vét của cải và áp bức tàn nhẫn nhân dân ta; sắc sảo khi bình luận những vấn đề

chính trị quốc tế; cụ thể, chi tiết khi hướng dẫn nhân dân chuẩn bị cho Tổng khởi

nghĩa; nghiêm khắc khi phê bình những khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, v.v., Cờ

Giải Phóng đã tạo nên sức hấp dẫn trên từng trang viết. Và trong khuôn khổ một tờ

báo khổ nhỏ, xuất bản bí mật, những vấn đề chính trị nóng hổi của đất nước đóng

một vai trò chủ yếu, Cờ Giải Phóng vẫn dành một phần nhỏ cho văn hóa, văn nghệ,

với những bài thơ tiêu biểu như “Diệt phát xít” (số 3, ngày 15-2-1944), “Là thi sĩ”

(số 4, ngày 18-4-1944), v.v. của Sóng Hồng.

Bên cạnh đó là hệ thống báo chí của Mặt trận Việt Minh với những đại diện

tiêu biểu như Việt Nam Độc Lập của Việt Minh Cao Bằng hay Cứu Quốc của Tổng

bộ Mặt trận Việt Minh. Là cơ quan cổ động cho sự đoàn kết toàn dân tộc, huy động

sức mạnh của tất cả các giai cấp và tầng lớp nhằm hướng đến mục tiêu giải phóng

dân tộc, hệ thống báo chí của Mặt trận đã có phong cách báo chí vô cùng uyển

chuyển, phù hợp với từng đối tượng độc giả. Ví dụ, đặc điểm nổi bật trong phong

cách của báo Việt Nam Độc Lập là việc sử dụng thể loại văn văn vần, có khi xen

vào một bài văn chính luận, có khi là một bài riêng nằm trong mục “Vườn văn”.

Cách thức cổ động của báo rất giản dị, ít lý luận, dễ hiểu, nhiều ca dao, hò, vè bởi

văn vần dễ đọc, nhớ lâu, phù hợp với trình độ quần chúng ở vùng cao, truyền miệng

cũng thuận lợi. Những bài thơ như “Ca sợi chỉ”: “Hỡi ai con cháu Hồng Bàng -

Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau” (Việt Nam Độc Lập, số 122, ngày 1-4-1942)

hay “Hòn đá to - Hòn đá nặng” ( Việt Nam Độc Lập, số 123, ngày 21-4-1942), v.v.,

vẫn được truyền miệng đến ngày nay. Cổ động “Cướp ngay chính quyền”, báo cũng

sử dụng đến thể loại văn vần:

Việt Minh hiệu triệu toàn dân

Lập ngay Chính phủ nhân dân của mình.

Hỡi công, nông, sĩ, thương, binh

Mau mau hưởng ứng Việt Minh hô hào

Ngọn cờ Độc lập nêu cao.

Thi hành dân chủ đồng bào tự do!

Hạnh phúc, bình quyền, ấm no... (Việt Nam Độc Lập, số 226, ngày 20-8-1945).

106

Cứu Quốc, “Cơ quan cổ động của Việt Nam Độc lập Đồng minh”, tên báo

cũng như nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc trước vận mệnh đất nước, luôn duy trì

một phong cách thiết tha, hào sảng trên từng trang báo. “Những bài văn nghị luận,

bình luận chính trị, các tin tức, thơ ca, v.v., mang rõ nét sắc thái cổ động khí thế

chiến đấu, kêu gọi vùng lên, không chịu cam tâm làm ngựa, trâu cho bọn xâm lược.

Văn chương viết gọn, lưu loát, hấp dẫn, sắc sảo” [120, tr.295]. Tờ báo đã thực sự

đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân cả

nước đứng lên giải phóng dân tộc, chống đế quốc phát xít Nhật - Pháp và tay sai.

Hệ thống báo chí ở địa phương, như Ximoong của Hải Phòng, Than của

Cẩm Phả, Đông Triều, đến Bồi bếp, Thùng dầu của Sài Gòn - Gia Định, v.v. lại là

những tiếng nói gần gũi với địa phương, phản ánh trực tiếp các vấn đề tại địa bàn cơ

sở và hướng dẫn trực tiếp những vấn đề cụ thể cho quần chúng.

Với hệ thống báo chí đặc biệt như vậy, với những phong cách viết khác nhau

cho từng loại hình báo chí đã làm nên đặc sắc của dòng báo chí mác xít. Dĩ nhiên,

dòng báo này cũng còn những điểm hạn chế. Đảng Cộng sản Đông Dương đã không

ngần ngại chỉ ra những khuyết điểm trong báo chí của Đảng:

Lý thuyết nhiều quá, không diễn đạt được trạng thái tinh thần của quần

chúng và các hoạt động của họ, sức mạnh của Đảng và mối liên hệ gắn bó

của Đảng với quần chúng…Đảng phải bỏ thói lý thuyết suông, sách vở và

trừu tượng trên báo chí của mình, phải sống cuộc sống của quần chúng; mỗi

hành động của mình phải dựa trên những sự việc cụ thể trong đất nước [29,

tr.449-450].

Hay “các báo và tạp chí của Đảng rất khó đọc đối với quần chúng, chúng

thường được viết bằng thứ ngôn ngữ tối mù, “bác học”, khó hiểu đối với quần

chúng” [30, tr.373]. Nhưng dần dần, báo chí của Đảng và các đoàn thể quần chúng

đã ngày càng hoàn thiện nghệ thuật làm báo. Đến thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-

1939), nhiều tờ báo như Tin tức, Dân Chúng, v.v., đã vượt lên khỏi nhược điểm của

nhiều tờ báo trước đó.

Đặc biệt phải kể đến nghệ thuật tuyên truyền của những người cộng sản. Cụ

thể, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có hình thức phát hành độc đáo: tổ chức đọc

báo. Các tổ đọc báo, thư viện bình dân được lập ra ở nhiều nơi do Đảng đề xuất và

chỉ đạo hoạt động, thường tập trung người đến nghe đọc, trao đổi và bình luận, làm

cho số lượng bạn đọc nhiều lên mấy chục lần so với con số phát hành: “nằm giữa

đối tượng độc giả hướng đến rất lớn là hàng triệu người Việt Nam với số lượng

người đọc thực tế rất nhỏ, là đối tượng bạn đọc thứ ba: những người Việt Nam sống

ở những vùng có các nhóm tuyên truyền của Việt Minh hoạt động” [171, tr.136]. Và

như vậy, báo chí đã đến với công chúng thông qua các “nhà lãnh đạo tư tưởng”

(opinion leader) theo như lý thuyết Dòng hai bước của truyền thông. Các cán bộ

Việt Minh đọc báo và giải thích cho quần chúng thông qua lăng kính của họ, giác

107

ngộ, vận động và tổ chức quần chúng đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều này là

cực kỳ cần thiết lúc bấy giờ, khi nhận thức của quần chúng nói chung còn hạn chế,

và những thuật ngữ cộng sản cần được hướng dẫn, giải thích. Đây cũng trở thành

một bài học kinh nghiệm quý báu, một thành công trong công tác tuyên truyền của

dòng báo mác xít và những người cộng sản.

4.2.4.2. Phong cách báo chí đối lập chính quyền

Những năm 20 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của báo

chí đối lập chính quyền, với những tờ báo tiêu biểu như La Cloche Fêlée, L’Annam,

Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Tân Thế Kỷ, Jeune Annam, v.v., với tiếng nói

đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt của những người làm báo như Nguyễn An Ninh,

Phan Văn Trường, Cao Văn Chánh, Nguyễn Khánh Toàn, Lâm Hiệp Châu.

Nghiên cứu báo chí Nguyễn An Ninh như một phong cách báo chí tiêu biểu

cho khuynh hướng báo chí này để thấy, với La Cloche Fêlée, Nguyễn An Ninh đã

bắt đầu một cuộc cách mạng nhỏ trong lĩnh vực báo chí chính trị, một cuộc cách

mạng trong phong cách và thể hiện quan điểm trực diện của những người làm báo.

Nguyễn An Ninh đã ảnh hưởng chính phong cách báo chí chính trị của Pháp. Vào

cuối thế kỷ XIX, đối lập với “báo thông tin” (journal d’information) của Anh với

chức năng cơ bản nhất là thông tin theo thuyết vị lợi và thương mại, tiêu biểu như tờ

Times (Thời đại), Pháp đi theo xu hướng “báo bình luận” (journal d’opinion).

Nguyễn An Ninh đã dùng chính tính chất báo chí bình luận của Pháp để chuyển tải

tư tưởng của mình trong cuộc đấu tranh chống lại chính quyền thực dân. Để phủ

nhận tính hợp pháp về chính trị đối với chính quyền, Nguyễn An Ninh thường

xuyên sử dụng ngôn ngữ một cách châm biếm. Ông cũng dùng chính thực tại mà

Pháp đã tạo ra ở Đông Dương để mỉa mai những giá trị mà Pháp thường tuyên

truyền (“Ở xứ hạnh phúc”, La Cloche Fêlée ngày 10-12-1923; “Xứ này không nên

có hạng người trí thức”, La Cloche Fêlée ngày 17-1-1923; “Sự giáo dục lòng trung

thành”, La Cloche Fêlée ngày 31-12-1925; “Buôn dân da vàng”, La Cloche Fêlée

ngày 31-12-1925 v.v.) Nguyễn An Ninh đã truyền cảm hứng đến đối tượng độc giả

của ông, đặc biệt là những thanh niên có học trẻ tuổi. Để làm tăng thêm tình cảm và

trách nhiệm của họ đối với những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, ông thường

dùng cụm từ “cái chết của chủng tộc Việt Nam”. Nguyễn An Ninh đòi hỏi đồng bào

của ông phải chịu trách nhiệm về số phận của dân tộc mình. Ông không ngại ngần

khi chỉ trích họ về sự yếu đuối, hèn nhát, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Phong cách báo chí độc đáo của Nguyễn An Ninh còn bao gồm cả cách diễn

giải rất tự do về chính trị của ông. Mỗi số của La Cloche Fêlée giống như một tuyên

ngôn chính trị, như một cuốn sách với giọng điệu sôi nổi, tiếng nói quyết liệt về

trách nhiệm chính trị của mỗi công dân. Tự bản thân tên báo La Cloche Fêlée đã là

một hành động chính trị, và ông không ngại ngần truyền đi thông điệp của mình:

108

Vâng thưa ông, La Cloche Fêlée là thuộc về loại những vũ khí đáng nguyền

rủa. Nó sẽ đả kích để đạp đổ tất cả! Nó sẽ làm một cuộc náo loạn hết mực.

Nó sẽ lắc chuông với sự cuồng nhiệt trong niềm thất vọng. Nó sẽ hét to lên

nỗi phẫn nộ khi có sự bất công nào đó. Ban đêm, nó sẽ cùng bầy muỗi kêu o

o vào tai những tên bạo ngược. (La Cloche Fêlée, số 2, ngày 17-12-1923).

Nguyễn An Ninh cũng không ngại ngần khi viết các bài báo theo thể loại

phóng sự điều tra. Cùng với Dejean de la Bâtie, ông thực hiện những chiến dịch báo

chí chống lại Thống đốc Cognacq và phơi bày hàng loạt những vụ lạm dụng quyền

lực của chính quyền thuộc địa và những điều kiện khổ cực của người dân Đông

Dương. Nguyễn An Ninh còn có loạt bài viết về quan Khâm sứ Trung kỳ, với giọng

điệu hóm hỉnh về cách gọi tên của hoàng tử Bửu Trác với viên Khâm sứ này, cái cớ

cho việc Bửu Trác bị tước hết chức tước và đày đi Lao Bảo: “Thằng Pasquier” (số

27, ngày 21-12-1925), “Thằng Pasquier đi Sài Gòn” (số 31, ngày 4-1-1926), “Thằng

Pasquier trả thù” (số 34, ngày 14-1-1926), “Theo gương thằng Pasquier” (số 35,

ngày 18-1-1926), “Trong lãnh địa của thằng Pasquier” (số 42, ngày 18-2-1926).

Tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ của Nguyễn An Ninh đã được tiếp nối xuất sắc

bởi những nhà báo đối lập như Trần Huy Liệu... “Dưới bàn tay chủ bút Trần Huy

Liệu, Đông Pháp Thời Báo đã mang đến cho báo chí chính trị ở Việt Nam một chất

lượng chưa từng có trước đó. Nhà báo trẻ đã thể hiện rằng một tờ báo quốc ngữ ít

nhất cũng có thể gây ảnh hưởng như báo chí tiếng Pháp.” [178, tr.141].

Như vậy, để thấy, những người làm báo La Cloche Fêlée nói riêng và những

tờ báo đối lập nói chung đã hoàn toàn không e ngại trước cường quyền. Thông qua

những thông điệp chính trị trên báo chí, họ đã chỉ ra sự đối lập giữa chủ nghĩa nhân

đạo cộng hòa Pháp với thái độ đầy tai tiếng của những người điều hành đại diện cho

nó ở Đông Dương, và đấu tranh mạnh mẽ để chống lại bộ máy quyền lực đó; đồng

thời đưa ra những quan điểm tiến bộ về nền tảng văn hóa của xã hội Việt Nam và sự

tìm kiếm về sức mạnh nội tại của dân tộc.

4.2.4.3. Phong cách báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ

nghĩa quốc gia cải lương

Giai đoạn trước năm 1945 đã chứng kiến những cây bút đại tài trong nền báo

chí nước nhà, từng được coi là “thủy tổ của nghề báo”, “ông tổ nghề báo”, mà do

đẩy đưa của hoàn cảnh lịch sử, số phận của họ đã gắn với nền báo chí thực dân như

Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, v.v.. Nhưng dù có những hạn chế về sự lựa chọn

khuynh hướng chính trị, họ đã có những đóng góp không thể phủ nhận về phương

diện báo chí, hình thành nên phong cách báo chí một thời.

Khác với báo chí thân chính quyền một cách lộ liễu như Đông Pháp¸ với

những bài “bợ đỡ” chính quyền và chống đối cộng sản một cách “thô thiển”, với

bản chất cơ hội khi chuyển Đông Pháp thành Đông Phát khi Nhật vào Đông

Dương, báo chí theo khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia cải lương, như Đông Dương

Tạp Chí, Nam Phong Tạp chí, La Tribune Indigène, La Tribune Indochinoise, v.v.,

109

mặc dù vẫn gần gũi với chính quyền, nhưng đã có giọng điệu linh hoạt và khéo léo

hơn, với những người làm báo “có nghề” thật sự.

Phạm Quỳnh là một đại diện tiêu biểu cho báo chí theo khuynh hướng quốc

gia cải lương phái Bảo hoàng. Đa số bài vở của ông viết trong Nam Phong đều

nhằm vào việc đề cao sứ mệnh khai hóa của người Pháp, đề cao sự hợp tác chặt chẽ

giữa hai dân tộc, kết hợp giữa nền văn minh Pháp với “quốc hồn”, “quốc túy” của

Việt Nam. Ông viết với một lối văn hào hoa, uyên bác: “Chữ Pháp, ông viết rất trôi

chảy, với một lối văn rất bóng bẩy văn hoa, vừa giản dị, khúc chiết, vừa dồi dào ý

tưởng. Việt văn của ông cũng thế. Câu văn được săn sóc, điêu luyện theo như hành

văn Pháp, rất thận trọng trong việc dùng chữ. Ông đưa đẩy ngòi bút dịu dàng, chững

chạc, không dây dưa rườm rà” [97, tr.105].

Nguyễn Văn Vĩnh lại là người khởi xướng cho khuynh hướng quốc gia cải

lương phái trực trị, một chủ thuyết trái ngược của chế độ quân chủ lập hiến của

Phạm Quỳnh. Ông là chủ bút của bảy tờ báo (Đăng Cổ Tùng Báo, Notre Journal,

Notre Revue, Đông Dương Tạp Chí, Trung Bắc Tân Văn, Học Báo, L’Annam

Nouveau) và hết lòng cổ xúy cho nền văn minh phương Tây. Nhà sử học Phan Huy

Lê đánh giá “cái cống hiến lớn nhất của Nguyễn Văn Vĩnh trước tiên, đó là tư

tưởng! Ông và Phan Chu Trinh là những Nhà tư tưởng dân chủ đầu tiên ở Việt

Nam” [97, tr. 372]. Vũ Bằng, một nhà báo đương thời, đã viết “Thú thực cho đến

bây giờ, tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ gì như sợ cái tài viết của Nguyễn Văn

Vĩnh… tôi chưa thấy có ai viết báo nhiều loại khác nhau một cách tài tình và nghĩa

lý như ông Vĩnh. Ông viết tin, viết xã thuyết, làm thơ, khảo cứu, phóng sự và dịch

tiểu thuyết thì quả không chê được” [15, tr. 82]. Ông có cộng tác với Pháp, nhưng

trong một giới hạn, và ông đã có những đóng góp cho đất nước, cho dân tộc trên

lĩnh vực riêng của mình, về văn hóa -tư tưởng, về văn học, và đặc biệt trên lĩnh vực

báo chí, với phong cách riêng.

Bên cạnh đó, báo chí theo khuynh hướng quốc gia cải lương phái trực trị

còn có những tiếng nói đa dạng cùng với Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long,

Nguyễn Phú Khai, v.v.. Họ đã sử dụng báo chí như những phương tiện thông tin và

giáo dục, đồng thời là diễn đàn cho sự trao đổi những nhu cầu và khát vọng của

người bản xứ. Một mặt, họ vừa ủng hộ cho chủ trương “Pháp - Việt đề huề‟, được

chính quyền thực dân bảo trợ. Mặt khác, họ đấu tranh cho quyền lợi của dân bản xứ

tầng lớp trên, đòi quyền tham chính của dân bản xứ ở Nam Kỳ, nên cũng bị chính

quyền thực dân kiểm soát gắt gao qua những tài hồ sơ lưu trữ ở Phủ Toàn quyền.

Nguyễn Phan Long từng được Phan Khôi đánh giá là “người làm báo Tây có tiếng

nhứt xứ này hơn mười năm nay” (từ năm 1920 đến năm 1930). Tính chất thỏa hiệp,

ôn hòa đã trở thành phong cách đặc trưng của dòng báo theo khuynh hướng chủ

nghĩa quốc gia cải lương. Họ đấu tranh thông qua các hình thức báo chí, nghị

trường, thỉnh nguyện thư với chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, quá nhấn

110

mạnh đến vai trò của tầng lớp thượng lưu trí thức, cách viết của họ đã tỏ rõ thái độ

nghi ngờ đối với nhận thức chính trị của tầng lớp bình dân. Có đấu tranh với chính

quyền thực dân, nhưng họ chưa bao giờ có thể đứng ở thế “đối lập” vì chính “lợi ích

nhóm” của mình. Vì vậy, dẫu là những cây bút xuất sắc trong nền báo chí, sự ảnh

hưởng của các nhà báo theo khuynh hướng này chỉ thu hẹp trong một cộng đồng

nhỏ ở Việt Nam và không có ảnh hưởng lớn đến quần chúng.

4.2.4.4. Phong cách báo chí theo khuynh hướng Trotskyist

Tiêu biểu cho báo chí theo khuynh hướng Trotskyist là các tờ Vô sản (1932),

La Lutte (1933-1939), Tháng Mười (1938-1939) và những tên tuổi như Tạ Thu

Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch và Hồ Hữu Tường,

v.v.. Đâu là nét đặc trưng trong phong cách báo chí của họ?

Nét nổi bật nhất là tính chất quyết liệt, cực đoan trong quan điểm của báo chí

Trotskyist về mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương. Quan điểm đó đã chi phối

đến cách lựa chọn thể loại, ngôn ngữ báo chí, với thể loại được sử dụng chủ yếu là

chính luận - những bài bình luận, luận thuyết dài, với ngôn ngữ rất mạnh mẽ, quyết

liệt. Ví dụ, nói về phong trào chống lại nạn đói do báo Dân Chúng chủ trương, tạp

chí Tháng Mười đã viết những lời phê phán: “Phong trào bồng bột này chỉ là một cơ

hội cho báo Dân Chúng, cơ quan của phái Stalinien và cho báo Tranh Đấu cơ quan

trung phái, đưa ra một chương trình “xin xỏ” mà thôi” (Tháng Mười, số 2, tháng 10-

1938). Bản thân những ngôn ngữ mà báo lựa chọn “bồng bột”, “xin xỏ” đã hàm

chứa quan điểm phê bình của nhóm với những hoạt động mà họ cho là “cải lương

chủ nghĩa”.

Tính chất quyết liệt trong quan điểm, “không có cái cầu nào bắt ngang cả” đã

trở thành phong cách chủ đạo của báo chí Trotskyist. Bởi vậy, thể loại bút chiến,

luận chiến cũng là nét đặc trưng trong phong cách báo chí của nhóm này. Đấu tranh

với cộng sản, đấu tranh trong quan điểm giữa nội bộ nhóm Trotskyist với nhau, trên

những trang báo của Trotskyist thường xuyên có những bài bút chiến. Đơn cử, trên

3 số báo của tạp chí Tháng Mười (số 1, 9-1938; số 2, 10-1938; số 3, 1-1939), ít nhất

có 12/20 bài có tính chất bút chiến, trao đổi và tranh luận xung quanh nhiều vấn đề

“Cộng sản giả, cộng sản thiệt, Đệ Tứ giả, Đệ Tứ thiệt”, “Dân chủ quyền”, “Bốn

năm lầm lộn về sách thuật hiệp nhứt chiến tuyến”, “Tâm lý học và duy vật biện

chứng pháp” v.v. Họ quyết liệt trong việc bảo vệ những quan điểm của mình, trong

niềm tin về những giá trị mà họ theo đuổi. Vì vậy nên có những lúc quá cực đoan

trong cách đánh giá, bình luận, chẳng hạn khi nói về Mặt trận Bình dân:

“Mặt trận Bình dân”, cái chánh trị không đem “Bánh mì, Hòa bình, và Tự do”

đến cho, mà chỉ đem đến sự đói khổ, họa chiến tranh và độc tài bonapartise.

Thợ thuyền bại trận. Lời nguyền rủa phải đổ dồn cho cái chánh trị Mặt trận

Bình dân, cho bọn lãnh tụ cải lương cũ và mới đã ru ngủ mình để phải thua

trước cái sách thuật cũ mèm của tư bổn tài chánh (Tháng Mười, số 3, 1-1939).

111

Có thể nói rằng phong cách quyết liệt, cách mạng “cực tả” của các nhà báo

Trotskyist trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân đàn áp dã man quần chúng đã tạo nên

những tác động nhất định ở Nam Kỳ, đặc biệt là Sài Gòn - Chợ Lớn. Tuy nhiên, ảnh

hưởng của Trotskyist có mà không nhiều, bởi ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ảnh hưởng

của Trotskyist gần như không đáng kể. Ngày 9 -7 -1937, Trotskyist từng kêu gọi lao

động Sài Gòn tổng đình công nhưng cũng không được hưởng ứng. Bản thân trong

nội bộ của Trotskyist có những chia rẽ nên trên báo chí của họ đã những đoạn công

kích lẫn nhau: “Không ai chịu theo chủ trương của mình, T. vận động ra tờ Le

Militant trở lại. Nghĩa là trong xu hướng Đệ tứ Quốc tế không có thống nhứt chánh

trị, mà cũng có thống nhứt tổ chức, không có kỷ luật chung” (Tháng Mười, số 2, 10-

1938). Trong rất nhiều nguyên nhân gây nên thất bại của Trotskyist ở Việt Nam, và

sự lụi tàn sớm của báo Trotskyist, có nguyên nhân vì sự chia rẽ ngay trong bản thân

nội bộ của nhóm.

Tiểu kết chƣơng 4:

1. Nội dung của dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 phong

phú và đa dạng, gắn với khuynh hướng tư tưởng của từng dòng báo. Các khuynh

hướng báo chí này đã cùng nhau tồn tại, cộng tác với nhau, như sự cộng tác giữa

các nhà báo theo khuynh hướng quốc cải lương bởi sự chia sẻ lợi ích khi gắn bó với

chính quyền thực dân; giữa những nhà báo theo khuynh hướng dân tộc cách mạng,

đối lập chính quyền và báo chí mác xít, báo chí Trotskyist trong cuộc đấu tranh

chung chống lại chính quyền thực dân. Nhưng các khuynh hướng báo chí cũng

tranh luận và đấu tranh với nhau mạnh mẽ, bởi những khác biệt về tư tưởng, ngay

trong nhóm quốc gia cải lương, giữa báo chí mác xít với báo chí thân chính quyền,

với báo chí Trotskyist, v.v.. Mỗi khuynh hướng của dòng báo chính trị trong giai

đoạn 1925-1945 đều có những điểm mạnh riêng, những đóng góp về phương diện

nội dung, nhưng báo chí của những người cộng sản đã đáp ứng sát nhất những nhu

cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, không chỉ đấu tranh mạnh mẽ chống

lại chính quyền thực dân mà còn cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu.

2. Nội dung chính trị giữa các khuynh hướng báo chí có những điểm tương

đồng và khác biệt. Nếu như báo chí mác xít và báo chí đối lập chính quyền đều đấu

tranh một cách mạnh mẽ chống lại chính quyền thực dân Pháp, thức tỉnh tinh thần

đấu tranh của quần chúng nhân dân, thì báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc

quốc gia cải lương lại ra sức bảo vệ cho chính sách “Pháp - Việt đề huề”, đôi khi có

sự phản đối với một chính sách cụ thể của chính quyền nhưng chưa bao giờ ở vị thế

đối lập. Báo chí Trotskyist lựa chọn chủ nghĩa Mác, đấu tranh chống lại chính quyền

thực dân, nhưng lại chống Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản. Báo chí mác xít với nội

dung tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền đường lối của Đảng Cộng

sản, đóng vai trò không chỉ là “người cổ động và tuyên truyền tập thể” mà còn là

112

“người cổ động tập thể” cho phong trào cách mạng, đấu tranh với những tư tưởng

thỏa hiệp và đối lập, thực sự là lực lượng chủ lực của dòng báo chính trị Việt Nam.

3. Về phương diện nghệ thuật làm báo chí chính trị, trong những năm 20 đến

1945 ở Việt Nam đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật làm báo,

với hai hệ thống báo chí: báo chí xuất bản công khai, hợp pháp và báo chí xuất bản

bí mật, bất hợp pháp. Nghệ thuật làm báo chí chính trị trong giai đoạn này ghi dấu

ấn về nhiều phương diện: hoạt động tổ chức tòa soạn, nghệ thuật tổ chức trang báo,

nghệ thuật tổ chức “nhóm báo”, và đặc biệt là phong cách báo chí chính trị với sự

lựa chọn riêng về ngôn ngữ, thể loại, giọng điệu, v.v., để tạo nên dấu ấn riêng phù

hợp với nội dung chuyển tải ở mỗi khuynh hướng báo chí. Đặc biệt cũng cần kể đến

nghệ thuật tuyên truyền của những người cộng sản.

Nói tóm lại, hơn 20 năm từ 1925 đến 1945 đã chứng kiến sự trưởng thành

của nghề làm báo chí chính trị ở Việt Nam. Những người làm báo chính trị đã cố

gắng để tờ báo ngày càng hay hơn, hình thức trình bày đẹp hơn, có nhiều thể loại và

văn phong đa dạng. Đặc biệt những nhà báo cách mạng, mặc dù không được học để

làm báo, nhưng qua thực tiễn hoạt động, đã rút kinh nghiệm để cải tiến, không

ngừng nâng cao chất lượng báo chí, từ số lượng bản in vài chục, vài trăm đến số

lượng in hàng nghìn, thậm chí hàng vạn; từ những bản in thô sơ, chép tay, in thạch

bản, in sáp đến in litô và trình độ in ngày càng hoàn chỉnh; từ lối văn viết giản đơn,

khô cứng đến viết lưu loát, hấp dẫn, v.v.. Nhưng cái quan trọng nhất, cái làm nên

sức sống và sự hấp dẫn của báo chí cộng sản là lòng nhiệt huyết của những người

làm báo, là sự đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, để rồi nhận được sự

yêu mến và đón nhận của quần chúng đối với những tờ báo, đối với phong trào mà

họ tạo dựng.

113

CHƢƠNG 5: VAI TRÒ CỦA DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC

5.1. Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam

(1925-1945)

5.1.1. Vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào chính trị

Nhìn lại dòng báo chính trị 1925-1945, chúng ta thấy báo chí luôn là vũ khí

tư tưởng, lý luận của các đảng phái, các phong trào chính trị.

Báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương đã thể hiện những

khát vọng và mong muốn của giai cấp tư sản người Việt. Phạm Quỳnh với Nam

Phong theo lý thuyết quân chủ thấm nhuần tư tưởng của Khổng Tử, Maurras và

Barrès với việc trở về với tinh thần thực sự của nền Bảo hộ, một bản Hiến pháp do

nhà vua ban hành, chống lại thuyết trực trị, chống lại các phong trào cách mạng

quốc gia và đặc biệt phản đối chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Văn Vĩnh với Đông

Dương Tạp Chí lại theo đuổi thuyết trực trị, chống lại thuyết của Phạm Quỳnh, khi

mong muốn một nền cộng hòa Pháp - Việt được thành lập bởi nhà nước thực dân và

cho rằng việc duy trì nhà vua và triều đình phong kiến chỉ trì hoãn thêm nền dân

chủ. Ở Nam Kỳ, nhóm các nhà tư sản đông đảo và giàu có như Bùi Quang Chiêu,

Nguyễn Phú Khai, Nguyễn Phan Long v.v. tập trung xung quanh Đảng Lập hiến với

các cơ quan ngôn luận là La Tribune Indigène, La Tribune Indochinoise, L’Écho

Annamite, v.v., cùng diễn đàn tại Hội đồng Quản hạt đã có những thành công bước

đầu khi đòi hỏi những quyền lợi cho nhóm lợi ích của mình. Họ cũng đã viết nên

Cahier des Voeux Annamites (Tập thỉnh nguyện của người An Nam), đòi hỏi các

quyền tự do hội họp, lập hội, tự do báo chí và việc mở rộng quyền đại diện của

người bản xứ trong các hội đồng địa phương và quyền của người Việt được làm

trong các công sở. Nhưng có thể nói “cải lương” trong tư tưởng, dè dặt trong hành

động, Đảng Lập hiến cũng như báo chí của họ đã tuột dốc nhanh chóng, không thu

hút được sự ủng hộ của quần chúng.

Báo chí đối lập chính quyền đã tạo được những dấu ấn trong lịch sử báo chí

và chính trị Việt Nam trước năm 1945, khi là cơ quan phát ngôn chủ yếu cho giai

cấp tiểu tư sản, tầng lớp trí thức yêu nước, với những tên tuổi như La Cloche Fêlée,

L’Annam, Đông Pháp Thời Báo, Le Jeune Annam, Le Nhà quê... Có thể nói, báo chí

đã trở thành một diễn đàn đấu tranh mạnh mẽ của các nhà báo yêu nước chống lại

chế độ thực dân, chống lại khuynh hướng cải lương về tư tưởng. Trên báo chí của

mình, họ đã gọi những cuộc cải cách của các nhà chủ trương đề huề là những cuộc

cải cách “chuột nhắt” (L’Annam, số 108, ngày 21-10-1926), họ viết ra những “Câu

chuyện kỳ quặc tặng những người ủng hộ Pháp - Việt đề huề”, gọi đó là “những kẻ

nô lệ” chịu đủ thứ nhũng nhiễu từ những kẻ ngoại lai và “Mỗi khi sỉ nhục những

con người này, chúng lại hôn mặt đất và thì thầm: “Pháp Việt đề huề!” Mỗi khi bị

đấm, bị đá, những người này lại giơ hai tay lên và kêu: “Pháp Việt đề huề!”

114

(L’Annam, số 108, ngày 21-10-1926). Đồng thời, các nhà báo đối lập, khuynh tả

cũng đã bày tỏ thiện cảm với chủ nghĩa Mác - Lênin, với chủ nghĩa cộng sản thông

qua việc giới thiệu, đăng Tuyên ngôn Cộng sản trên báo (La Cloche Fêlée, số 53,

ngày 29-3-1926). Tuy nhiên, với tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng, báo chí đã

không được chú trọng đúng mức, chỉ ra được một số rồi đình bản, không có ảnh

hưởng nhiều đến xã hội và với bản thân Đảng. Có thể nói việc không chú trọng đến

công tác báo chí nói riêng và hoạt động tuyên truyền nói chung cũng là một trong

những nguyên nhân gây nên sự thất bại của tổ chức này.

Báo chí Trotskyist như La Lutte, Tháng Mười... cũng là một vũ khí tư tưởng,

lý luận khá hiệu quả của nhóm Trotskyist ở Việt Nam. Những ảnh hưởng của nhóm

Trotskyist trong đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam không thực sự rõ nét, bởi xu

hướng cực tả và đấu tranh giai cấp cực đoan của các thành viên Đệ Tứ Quốc Tế, bởi

khả năng vận động quần chúng còn hạn chế và phạm vi ảnh hưởng chủ yếu ở khu

vực Nam Bộ, nhưng dù sao đã gây những tác động nhất định đối với phong trào

công nhân, phong trào cách mạng bởi sự chống đối một cách mạnh mẽ đối với

những quan điểm của Đảng Cộng sản và Đệ Tam Quốc Tế.

Xuyên suốt hệ thống các khuynh hướng báo chí, có thể thấy rõ nét rằng

Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức sử dụng thành công nhất báo chí làm cơ

quan ngôn luận của mình. Đảng đã luôn sử dụng báo, tạp chí làm cơ quan tuyên

truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đấu tranh mạnh mẽ với những xu hướng tư tưởng

đối lập: quan điểm chính trị, chính sách của chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn tay sai;

chủ nghĩa quốc gia cải lương, những xu hướng thỏa hiệp, đầu hàng; chủ nghĩa

Trotskyist; những sai lầm tả khuynh và hữu khuynh trong nội bộ Đảng và trong các

tổ chức quần chúng cách mạng...

Nhiệm vụ củng cố Đảng về tư tưởng chính trị thông qua một tờ báo đã từng

được Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho Đảng Cộng sản Đông Dương qua Thư gửi Đảng

Cộng sản Đông Dương của Ban Bí thư chính trị Quốc tế Cộng sản (1931): “Khâu

cơ bản trong việc củng cố Đảng về mặt tư tưởng - chính trị và củng cố công tác của

Đảng trên toàn Đông Dương là củng cố cơ quan ngôn luận lãnh đạo ra đều kỳ của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tờ báo của toàn Đảng, làm cho tờ báo này trở

thành người cổ động, tuyên truyền tập thể và người tổ chức quần chúng...” [28,

tr.369-370]. Nhưng trước đó, Tạp chí Cộng sản, tạp chí lý luận và chính trị của

Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng đã khẳng định rằng:

Mục đích của Đảng chúng ta, kịch liệt công kích những tư tưởng sai lầm,

những xu hướng hoạt đầu và biệt phái, để làm cho nền tư tưởng và hành

động trong Đảng được nhứt thống.... Tạp chí Cộng sản cũng là cái chỗ chung

cho các đảng viên tự chỉ trích những điều sai lầm, khuyết điểm trong công

tác hàng ngày của Đảng, phát biểu ra những ý kiến mới mẻ để cùng nhau đi

theo con đường chính trị đúng (“Lời nói đầu”, Tạp chí Cộng sản, số 1, ngày

11-2-1931).

115

Chính cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trên báo chí theo khuynh hướng mác

xít, trong đó có báo chí trong tù những năm 30 của thế kỷ XX đã góp phần quan

trọng vào việc xây dựng và củng cố tư tưởng, chính trị cho đảng viên và quần

chúng, đồng thời đã làm phân hóa Việt Nam Quốc dân đảng. Qua những cuộc khẩu

chiến, bút chiến, tuyên truyền và thuyết phục của những người cộng sản, một số

đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng đã ly khai Đảng, từ chỗ đứng trung lập đã ngả

hẳn sang chủ nghĩa Mác, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, quá trình

chuyển đổi đó không phải không có những băn khoăn, trăn trở: “phải sống với

những mâu thuẫn gay gắt, cái cũ xung đột với cái mới, cái cũ chống lại cái mới một

cách bướng bỉnh, dẳng dai và cuối cùng cái mới dần dần lấn đất cái cũ”, một quá

trình “đến với Đảng không phải bằng con đường bình thản mà khúc khuỷu, gập

gềnh” [84, tr.155].

Cuộc đấu tranh chống Trotskyist cũng vô cùng căng thẳng và quyết liệt, trở

thành một trong những cuộc đấu tranh tư tưởng mạnh mẽ nhất trên báo chí của

Đảng. Những người Trotskyist đã công bố tuyên ngôn, viết sách báo chống Đảng

Cộng sản và Quốc tế Cộng sản trên tất cả các vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến

lược, sách lược cách mạng, đến các chủ trương hoạt động cụ thể. Báo của

Trotskyist, tiêu biểu như La Lutte, đã công khai chống Mặt trận Dân chủ Đông

Dương, chống Đảng Cộng sản Đông Dương và Quốc tế Cộng sản, tuyên truyền cho

lý luận cực đoan giả cách mạng của Trotsky và cổ động cho những cuộc đấu tranh

giai cấp phiêu lưu.

Tạp chí Cộng sản, tạp chí Liên Chấp ủy địa phương Nam Đông Dương, đã

có bài phê phán chủ nghĩa Trotskyist một cách hệ thống lần đầu tiên trên một tạp

chí lý luận của Đảng từ năm 1933, “Gỡ mặt nạ chủ nghĩa Trotskyist” của tác giả Hà

Nội (Trần Văn Giàu). Bước vào thời kỳ Mặt trận Dân chủ, tờ báo đầu tiên tấn công

Trotskyist ở Nam Kỳ là L’Avant garde, ở Bắc Kỳ là Hà Thành thời báo. Phê phán

cơ bản và toàn diện nhất đối Trotskyist phải kể đến báo Dân Chúng, như chúng tôi

thống kê được, đã có ít nhất 41 bài viết trên báo này trong hai năm 1938-1939 tranh

luận trực tiếp và đấu tranh với khuynh hướng này, tiêu biểu là chùm bài “Trotskyist

đối với tự do, hòa bình, cơm áo” (Dân Chúng, số 25, 26, 27 ngày 15, 19, 20-10-

1938). Tự do, hòa bình và cơm áo là khẩu hiệu tranh đấu của Đảng Cộng sản Đông

Dương trong bối cảnh lúc bấy giờ, cũng là nguyện vọng của nhân dân Đông Dương

và nhân dân trên thế giới. Nhưng Trotskyist đã cho rằng, tự do, hòa bình và cơm áo

là thứ không thể đạt được lúc này: “Tư bản chủ nghĩa đến lúc suy mục, không có

ban bố tự do dân chủ cho thuộc địa, chỉ có chính phủ công nông mới thực hiện được

những nhiệm vụ ấy mà thôi.” (Dân Chúng số 25, ngày 15-10-1938). Báo đã đập lại

các luận điệu của Trotskyist một cách gay gắt:

116

Các ông Trotskyist phải biết rằng: trong lúc mà chưa có hoàn cảnh trực tiếp

làm cách mệnh, mà các ông chỉ hô to những khẩu hiệu trực tiếp cách mệnh,

như “chánh phủ công nông”, kiểm soát đại tư bổn, để cải thiện sinh hoạt

quần chúng và “tiêu diệt nạn chiến tranh” thì các ông không hiểu một mảy

nào là duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà các ông chỉ là kẻ

đội lốt của chủ nghĩa Mác - Lênin để phản bội quần chúng, bóc lột hết khí cụ

tranh đấu của quần chúng, để cho bọn đế quốc phản động dễ áp bức và bóc

lột quần chúng mà thôi (Dân Chúng, số 27, ngày 22-10-1938).

Những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ như vậy đã giúp Đảng giữ vững lập

trường, quan điểm của mình, tác động và định hướng dư luận xã hội, giúp quần

chúng nhân dân hiểu thêm về đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng như

tẩy chay với những tư tưởng phản động, sai lầm. Dĩ nhiên, cách nhìn nhận của Đảng

hay báo chí của Đảng cũng có những lúc cực đoan, khi gọi những người Trotskyist

là “tay sai cho thực dân Pháp”, “mật thám cho phát xít Nhật” và đồng nhất họ đứng

về phe phát xít: “Thật quả như lời Xtalin đã nói từ lâu bọn Trotskyist không còn là

đại biểu cho một xu hướng chính trị trong giai cấp thợ thuyền nữa. Chúng chỉ còn là

một bọn khiêu khích hèn hạ, ăn tiền của phát xít, vì quyền lợi của tư bản tài chính

mà làm hại phong trào thợ thuyền.” (Cờ Giải Phóng, số 23, ngày 7-10-1945).

Những cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng sôi động như vậy trên diễn đàn

báo chí Việt Nam đã làm phong phú thêm đời sống chính trị lúc bấy giờ, làm cho

chủ nghĩa cộng sản thâm nhập sâu vào quần chúng, và làm chính quyền sợ hãi.

Ngày 26-9-1939, chính phủ Pháp đã ban hành sắc lệnh tổng quát, nghiêm cấm trong

toàn đế quốc: cấm tuyên truyền những khẩu hiệu của Đệ Tam Quốc tế; Đảng Cộng

sản, các hội, đoàn, nhóm có quan hệ với Đảng Cộng sản, dù là đảng viên hay không

đảng viên, nhưng hoạt động theo Đệ Tam Quốc tế, đều bị giải tán; cấm ngặt việc

đăng báo, lưu hành, phân phối, bày bán, lưu trữ những văn bản xuất bản định kỳ và

không định kỳ tuyên truyền các khẩu hiệu của Đệ Tam Quốc tế và những cơ quan

có dính líu đến đệ tam...

Như vậy, để thấy sự sợ hãi của chính quyền trước ảnh hưởng và sự truyền bá

của chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản Đông Dương nói riêng, các tổ chức cách mạng

ở Việt Nam nói chung đã rất thành công trong việc sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn

luận của mình, đấu tranh với những xu hướng chính trị đối lập, truyền bá chủ nghĩa

Mác - Lê nin vào phong trào cách mạng Việt Nam. Mặc dù, quá trình đó cũng không

hề đơn giản, và ban đầu, không phải tất cả nhân dân đều hiểu những thuật ngữ và khái

niệm cộng sản, và không phải báo chí của Đảng không có những sai lầm:

Một khuyết điểm lớn nữa không phải riêng của chúng tôi, những người làm

báo của Đảng, mà là thuộc về đường lối chính trị của Đảng. Trong khi chúng

ta chủ trương làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng trên báo chí của

chúng ta hồi ấy, đứng trên cương vị Đảng hay trên cương vị Mặt trận, đều chỉ

117

nói đến giai cấp, mà không nói đến dân tộc mặc dầu vấn đề dân tộc cũng nằm

trong vấn đề giai cấp. Không phối hợp tinh thần yêu nước chân chính với chủ

nghĩa vô sản quốc tế. Những tiếng “Đồng bào”, “Tổ quốc” không từng có trên

các báo chí, trong cuộc nói chuyện hay trong truyền đơn [84, tr. 200].

Mặc dù còn có những hạn chế trong việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản,

cách đấu tranh chống hệ tư tưởng của các khuynh hướng chính trị khác đôi khi cũng

thái quá, nhưng không thể phủ nhận được vai trò của báo chí theo khuynh hướng

mác xít trong việc trở thành một vũ khí lý luận sắc bén của Đảng Cộng sản Đông

Dương, của các tổ chức cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.

5.1.2. Nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng

Dòng báo chính trị đã có tác động mạnh mẽ đối với công chúng trong giai

đoạn 1925-1945 ở Việt Nam, trên cả ba cấp độ: tác động đến nhận thức, thái độ và

hành vi chính trị của công chúng.

Công chúng (giới độc giả) của dòng báo chính trị giai đoạn 1925-1945 có thể

chia làm hai nhóm: thứ nhất là giới độc giả của báo chí công khai, hợp pháp; thứ

hai là giới độc giả của báo chí bí mật, bất hợp pháp.

Với báo chí công khai, hợp pháp, sự hình thành các đô thị hiện đại và các

giai cấp mới, cụ thể là giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị đã làm nảy sinh nhu

cầu và là giới độc giả quan trọng nhất của báo chí. Bên cạnh đó, tỷ lệ biết đọc và

biết chữ tăng, đặc biệt là nữ giới, đã mở rộng đối tượng độc giả. Hồ sơ của Sở Liêm

phóng và quảng cáo thương mại cho thấy đối tượng độc giả chủ yếu là giáo viên,

công chức bậc trung, học sinh tốt nghiệp các trường Pháp -Việt và nữ giới học thức.

Đông Pháp Thời Báo đã ước tính trong ba triệu dân ở Nam Kỳ, ít nhất có 1% đang

đọc báo. Nếu con số đó chính xác thì ít nhất 10% số độc giả đó nằm ở đô thị Sài

Gòn - Chợ Lớn (Đông Pháp Thời Báo, ngày 29-12-1924). Hồ sơ của Sở Liêm

phóng cũng theo dõi thành phần nghề nghiệp của những người đặt mua báo La

Cloche Fêlée “vào tháng 1 năm 1924 có 47% là công chức; con số này giảm xuống

còn 36% vào tháng 6 năm 1924. Trong tháng 1 có 12% là giáo viên, đến tháng 6

còn 7%. Người Âu chiếm 3%” [178]. Nhưng con số không dừng lại ở đó, khao khát

mở rộng đối tượng độc giả, La Cloche Fêlée thường xuyên hô hào công chúng giúp

truyền bá thông điệp của báo:

Hỡi đồng bào, bổn phận của quý vị là dịch tờ báo này cho các anh em không

đọc được tiếng Pháp. Bổn phận của quý vị là truyền bá rộng rãi những tư

tưởng trình bày trong tờ báo này. Bổn phận của quý vị là thông báo cho dân

chúng biết mọi chuyện bất công, mọi chuyện bất lương chống lại giống nòi

chúng ta. Bổn phận của quý vị là hết lòng ủng hộ những người đã cống hiến

hết sức lực để bảo vệ giống nòi. (La Cloche Fêlée, 31-3-1924).

Thông điệp đó đã được truyền đi, và chắc chắn độc giả của tờ báo này sẽ

không chỉ dừng lại ở số lượng 600 độc giả dài hạn như báo đã công bố vào 14-7-

1924.

118

Với báo chí bí mật, bất hợp pháp, công chúng báo chí khó đo lường hơn vì

thiếu các hồ sơ lưu trữ cụ thể, báo chí chủ yếu lấy tiền từ tổ chức Đảng, phát không

cho quần chúng, số lượng phát hành cũng không ổn định vì điều kiện vật chất và kỹ

thuật. Nhưng với dòng báo cách mạng, có thể nói báo chí đã được đảng viên và quần

chúng ủng hộ, được các cơ sở cách mạng đùm bọc, nuôi cán bộ viết báo, tìm mua

phương tiện in báo, tổ chức cất giấu, phát hành, đối phó khi địch phát hiện, không để

lộ báo chí của Đảng. Đảng viên và quần chúng còn cung cấp tin tức cho báo, vận

động người đọc báo, góp tiền mua báo, ủng hộ báo, v.v., làm mọi việc để tờ báo tồn

tại. Đặc biệt, với hình thức tổ chức các tiểu tổ đọc báo, báo chí cách mạng đã nhân

rộng đối tượng độc giả của mình. Đối tượng độc giả ở đây có thể là giai cấp tiểu tư

sản thành thị, công nhân, nông dân, thậm chí cả những người chưa biết chữ được

“nghe” báo thông qua cán bộ Việt Minh tuyên truyền, cổ động. Đảng Cộng Sản Đông

Dương cũng ý thức được rằng “báo chí quốc ngữ của của Đảng tuy có nhiều độc giả,

nhưng vì nội dung cô độc, ít nói đến quyền lợi của giai cấp trung sản và các lớp tư

sản, nên chưa kéo được các lớp ấy, các báo chí từ nay về sau phải có tính chất dân

chúng hơn và phải để ý đến quyền lợi dân chúng các lớp khác” [31, tr. 361].

Với đối tượng độc giả đa dạng như vậy, dòng báo chính trị đã góp phần nâng

cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng. Điều này đã được đề cập

ít nhiều trong các nghiên cứu trước đây về vai trò của báo chí trên phương diện

chính trị - xã hội ở Việt Nam trước năm 1945. Đỗ Quang Hưng nhận xét: “Dòng

báo đối lập (triệt để hay ôn hòa) dĩ nhiên hoạt động không dễ dàng, nhưng ảnh

hưởng tích cực của nó đối với tình cảm cộng đồng, tinh thần dân tộc là điều khẳng

định” [65, tr. 228]. Huỳnh Văn Tòng khi đánh giá về vai trò của báo chí thời kỳ

1930-1945, “trên lĩnh vực chính trị”, chỉ nhận xét mấy dòng: “Chính báo chí đã tạo

ra được một tinh thần quốc gia dân tộc, nhất là trong giới thanh niên yêu nước từ

nay có được một ý thức hệ chính trị mới: chủ nghĩa Marx. Từ đó báo chí đưa ra

được những phong trào đấu tranh chống thực dân và giải phóng dân tộc” [134, tr.

352], nhưng cũng đã nhấn mạnh vị trí báo chí đối với phong trào đấu tranh giải

phóng dân tộc ở Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu báo chí, nhà sử học khi đánh giá về vai trò của dòng báo

chính trị Việt Nam 1925-1945 đều nhận định:

“Nếu cần nói đến vai trò của dòng báo chính trị Việt Nam thời gian 1925-

1945, thì theo tôi, ấy là sự thể hiện đến mức nào đó lòng yêu nước và tinh thần dân

tộc, đấu tranh chống một số chủ trương, chính sách cụ thể của nhà cầm quyền thực

dân tại Việt Nam đến hạn độ nhất định” (M1 - Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch

Hội Nhà Báo Việt Nam, trả lời phỏng vấn ngày 15-9-2015 tại Hà Nội).

“Vai trò nổi bật của báo chí chính trị là lên án chủ nghĩa thực dân Pháp ở

Việt Nam, kêu gọi nhân dân đứng dậy làm cách mạng để đánh đổ chế độ đó và xây

dựng chế độ mới” (M3 - Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí, trả lời phỏng vấn

ngày 26-03-2015 tại Hà Nội).

119

Trước hết, dòng báo chính trị đã tác động đến nhận thức chính trị của công

chúng. Phải nói ngay rằng, không phải đến khi xuất hiện báo chí cách mạng, dòng

báo mác xít mới thúc đẩy lòng yêu nước của nhân dân, tạo nên tinh thần quốc gia

dân tộc. Trước đó, báo chí theo khuynh hướng quốc gia cải lương như La Tribune

Indigène, La Tribune Indochinoise... cũng đã thu hút sự chú ý của công luận và tạo

nên văn hóa tranh luận công cộng đầu tiên ở Nam Kỳ xung quanh chiến dịch tẩy

chay Hoa kiều hay chống độc quyền thương cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, việc lợi dụng

lỗ hổng về chính trị được tạo nên bởi chính quyền thuộc địa - viết báo tiếng Pháp

không bị kiểm duyệt - có mặt trái là chỉ một tầng lớp rất hạn chế, khoảng vài ngàn

người, có thể sử dụng được. Báo chí của giai cấp tư sản chỉ đại diện cho lợi ích của

một nhóm người mà chưa phải là tiếng nói cho nhu cầu và nguyện vọng của quần

chúng nhân dân. Tiếp sau đó, dòng báo chí đối lập, khuynh tả như La Cloche fêlée,

L’Annam, Le Nhà quê, Le Jeune Annam... với tiếng nói đấu tranh chống chính

quyền thực dân, kêu gọi quần chúng đấu tranh đã nổi lên mạnh mẽ. Sự theo dõi một

cách tập trung, cẩn thận của Sở Liêm phóng đối với La Cloche fêlée cho thấy tính

chất chống đối cao độ của tờ báo này trong con mắt của nhà cầm quyền. Thực tế

rằng có 600 người Việt sẵn sàng đối mặt với việc có thể bị phiền nhiễu hoặc tồi tệ

hơn nữa khi đặt mua báo cho thấy mức độ ảnh hưởng của báo đối với công chúng.

Số liệu về những người mua báo theo báo cáo của Sở Liêm phóng vẫn được lưu

giữ: “375 người vào 15-1-1924; 509 người vào 10-6-1924, không xa so với những

con số mà Ninh đã khẳng định. Có 600 độc giả dài hạn là con số ấn tượng nếu nhận

thức rằng La Cloche fêlée là một tờ báo tiếng Pháp và chính quyền thực dân đã ra

sức ngăn chặn phổ biến tờ báo này” [178, tr.129]. Báo cáo Sở Liêm phóng năm

1923 -1924 đã ghi lại: “Không nghi ngờ gì khi nói, những chiến dịch chống Chính

phủ được dẫn dắt bởi La Cloche fêlée đã hoàn toàn khuất phục được quần chúng,

thậm chí cả những người dân ở các vùng quê xa xôi nhất” [178, tr. 131]. Bản thân

Trần Văn Giàu, một chiến sĩ cộng sản kỳ cựu, đã khẳng định về sự ảnh hưởng mạnh

mẽ của Nguyễn An Ninh, chủ bút báo La Cloche fêlée: “Ở Nam Bộ những năm

trước 1930 có một người đã có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê

ngủ. Bản thân tôi những năm trẻ tuổi đi vào con đường cách mạng, tôi được nhiều

người dẫn dắt, mà người dẫn dắt trước hết, sâu sắc nhất, quyết định nhất, chính là

người đó - anh Nguyễn An Ninh” [140, tr. 12].

Nhưng với báo chí theo khuynh hướng mác xít thì việc thức tỉnh quần chúng

nhân dân, nâng cao lòng yêu nước của những người dân Việt đã được đẩy lên ở một

tầng nấc mới, khi có một hệ tư tưởng rõ ràng, một con đường giải phóng dân tộc: hệ

tư tưởng Mác -Lênin và con đường cách mạng vô sản. Sự tác động của báo chí theo

khuynh hướng mác xít đối với nhận thức chính trị của người dân, về vị trí của giai

cấp vô sản, và tầm quan trọng của sự phát triển ý thức trở thành một người cộng sản

đã được thể hiện rõ qua cảm tưởng của một người công nhân đăng trên báo Lao

động, một tờ báo do Tổng Công hội Bắc Kỳ xuất bản năm 1929:

120

Sinh ra đã là con nhà lao động, ở vào hoàn cảnh lao động thế mà chưa từng

thấy ai nói đến lao động công nhân trọng yếu thế nào, hình như bọn lao động

là vô học cả, chỉ mờ mịt trong vòng nô lệ, để cho bọn tư bản nó lợi dụng làm

giàu cho nó mà không biết chi là quyền lợi mình cả.

May bây giờ có các báo như Lao động, Mỏ than, Tia sáng, Lá cờ cộng sản

v.v. đều là cơ quan bênh vực quyền lợi cho anh em chị em vô sản giai cấp.

Thế là anh chị em mình từ nay đã có người chỉ đường, giắt lối cho có mục

đích mà noi theo. Vậy tôi giám chắc rằng anh chị em chúng ta sẽ nhờ các báo

ấy khua tỉnh giậy mà giác ngộ ra để kết tình đoàn thể cho có đủ thế lực mà

phấn đấu với tụi tư bản nó đè nén bóc lột chúng ta bấy lâu nay. Phần riêng

tôi đối với các báo đã ra đời hình như bệnh nhân có bệnh nguy hiểm trong

tim phổi, làm cho tính mệnh phải nguy mà nay lại có ông thầy thuốc tìm ra

phương thuốc để trừ vi trùng độc địa ấy. Hạnh phúc cho mình biết bao! Xin

chúc báo vạn tuế! (Một người công nhân Hà nội, “Nói về tình thế lao động”,

Lao động, số 4, ngày 1-11-1929).

Như vậy, sự tác động của báo chí đối với nhận thức của người dân, từ đó

định hướng cho con đường đi của họ đã thực sự rõ ràng. Chính báo chí đã thổi bùng

lên ngọn lửa yêu nước của những người dân nô lệ, định hướng họ đến với phong

trào đấu tranh để giải phóng mình. Đồng chí Tôn Thị Quế vốn là đảng viên Tân

Việt, tháng 5-1930 được cử đến công tác ở huyện ủy Nam Đàn để xây dựng hội phụ

nữ đã kể lại: “Đồng chí Nguyễn Sinh Diên, bí thư huyện ủy Nam Đàn giải thích cho

tôi về chính sách phụ vận của Đảng và đưa cho tôi xem tờ báo Người Lao khổ. Tờ

này có đăng một bài về vai trò người phụ nữ trong cách mạng. Đọc bài báo, tôi nghĩ

ngay đến nhiều chị em mà tôi đã gặp, điều ấy khiến tôi càng vững tin vào khả năng

cách mạng của giới mình” [66, tr.395].

Chính trên báo chí chính trị giai đoạn 1925-1945 đã xuất hiện nhiều danh từ,

khái niệm mới lạ: đồng bào, đồng chí, Tổ quốc, dân chúng, Đảng, Nghiệp đoàn,

Hội đoàn biểu tình, bãi công, công nhân, lao động, cộng sản, v.v.. Để đưa được

những khái niệm mới mẻ đó vào quần chúng không hề đơn giản bởi rất nhiều từ có

nguồn gốc từ châu Âu, đòi hỏi một bước “nội địa hóa” thông qua hoạt động dịch

thuật. Những người cộng sản ở Việt Nam đã lấy cách dịch các khái niệm phương

Tây của người Trung Hoa và đưa vào đó cách phát âm của người Việt. Trong nhiều

năm, các bài viết về chủ nghĩa cộng sản phải giải thích những từ ngữ mới và khó.

Tờ Búa liềm, cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng, xuất bản năm

1929, đã giải thích vấn đề này bằng cách chú thích các bài báo. Một mục có tên là

“Nghĩa của những từ khó hiểu” đã giải thích các khái niệm chủ yếu của chủ nghĩa

cộng sản. Ví dụ như tờ báo giải thích cụm từ “chiến tranh đế quốc” là “cuộc chiến

tranh mà bọn tư bản đã thực hiện nhằm chiếm các thuộc địa và thị trường”. Những

từ khác cũng được chú giải như “tuần hành thị uy” , “mít tinh”, “biểu tình”, “quốc

tế cộng sản”, “nội chiến”, “nền chuyên chính vô sản.” (Búa liềm, số 3, 4, ngày 1-11-

121

1929 và 15-11-1929). Một nhận xét của Mc Hale là khá hợp lý: “Giai đoạn đầu, các

nhà cộng sản Việt Nam đã phải vật lộn với vốn từ thuật ngữ phương Tây... Một

phần trong số các cuộc đấu tranh của cộng sản trong suốt 30 năm tiếp theo cũng để

cố gắng đảm bảo rằng các cán bộ cộng sản và độc giả của họ đã cùng chung những

lời giải thích về các thuật ngữ cộng sản” [171,tr. 114]. Nhưng ở một nhận định

khác, khi ông cho rằng đưa ra vô số những khái niệm mác xít mới mẻ, những lời

giải thích mơ hồ về thuật ngữ, và những từ ngữ đầy tranh cãi về giai cấp và hoạt

động chính trị, các nhà cộng sản Việt Nam đã không thể điều hòa được với các xu

hướng chính trị cạnh tranh khác trong khi chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vẫn còn

non trẻ [171, tr. 117] là không hoàn toàn đúng, bởi lúc này, dẫu khó khăn, nhưng

chính những hoạt động tuyên truyền của Đảng đã đưa các thuật ngữ chính trị mới

mẻ vào đời sống, góp phần nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần

chúng nhân dân.

Dòng báo chính trị giúp định hình thái độ chính trị của công chúng. Hãy đọc

một lá thứ đề ngày 23-2-1924 ký tên “Một nhóm dân Bắc Kỳ” gửi đến Nguyễn An

Ninh để thấy tình cảm dành cho ông và những nỗ lực mà tờ báo ông đưa lại:

Chúng tôi cảm thấy khó thở làm sao dưới chế độ hèn hạ và sách nhiễu này.

Giống như ông, chúng tôi cũng cảm thấy chính sự bất lực đáng phẫn nộ đó

và chính sự ích kỷ vô đạo đó về phía những kẻ cầm quyền. Giống như ông,

chúng tôi mong muốn một không khí dễ chịu hơn, một nước Việt Nam đáng

sống hơn cho những ai muốn giữ được phẩm giá cá nhân và niềm tự hào

giống nòi (...) Hãy tin vào lòng kính trọng của chúng tôi dành cho ông, vì

ông được lựa chọn để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là bênh vực cho đại

nghiệp tổ tiên ta để lại. Hãy là Gandhi của Việt Nam, chúng tôi sẽ theo ông...

Tờ báo của ông đã thành công hết sức. Chúng tôi vui sướng biết bao khi đọc

báo, vì chúng tôi cảm thấy mình nghe được tiếng nói của đất nước nghèo khó

này. (Báo cáo thường niên Sở Liêm Phóng 1923-1924) [178, tr. 130].

Bức thư đã cho thấy sự hiểu biết sáng suốt của người viết về tình trạng bị trị

của mình, giá trị mà báo La Cloche Fêlée đưa lại cho công chúng. Nguyễn An Ninh

đã được ví như Gandhi của Việt Nam, và so sánh giữa Việt Nam và Ấn Độ, một đất

nước đã tiến xa trong hoạt động chính trị chống thực dân của người bản xứ, cho

thấy mức độ chính trị hóa của nhiều người Việt.

Tiếp nối dòng báo đối lập, khuynh tả, báo chí theo khuynh hướng mác xít

đã hình thành nên nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn cho công chúng về các

vấn đề về đảng cách mạng, về nhà nước, về các tổ chức chính trị - xã hội... Trước

hết nói về Đảng, ngay từ năm 1926, báo Thanh Niên đã khuyến khích đồng bào đi

theo “cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là đảng cộng sản” và đảng

cách mệnh chân chính phải bao gồm những đảng viên mẫu mực. Đồng thời, báo

chí cũng chỉ ra những vấn đề trong nội bộ của Đảng, những sai lầm khuyết điểm

đang tồn tại Đảng cần phải chỉnh đốn để phát triển. Bên cạnh đó, báo chí cũng nói

122

về vấn đề nhà nước và quyền lực qua việc đăng lên những mong mỏi của quần

chúng đối với các dân biểu, những đòi hỏi đối với việc cải cách chế độ tuyển cử,

những vấn đề về đấu tranh nghị trường, như bài viết “Các dân biểu, dân chúng

đang mong mỏi ở các ông” trên mục Độc giả diễn đàn của báo Dân Chúng: “Dân

chúng chỉ muốn nhà cầm quyền hiểu thấu bao nhiêu cảnh đói nghèo, nỗi đày đọa

nó dày vò họ tận xương tủy. Dân chúng chỉ mong chánh phủ cho họ tự do bày tỏ

những điều mong mỏi của họ, tự do binh vực họ. Dân chỉ hy vọng sống được một

cuộc đời dễ thở hơn, một cuộc đời có tính cách của con người đôi chút.” (Dân

Chúng, số 10, ngày 24-8-1938). Báo cũng tuyên truyền về các tổ chức chính trị -

xã hội, như tuyên truyền về Mặt trận Dân chủ Đông Dương một cách rộng rãi

trong thời kỳ 1936-1939, về Mặt trận Việt Minh 1941-1945, về các tổ chức Công

hội, Hội Nông dân, Hội Cứu quốc, Hội Phụ nữ v.v. để quần chúng có thái độ ủng

hộ và tham gia vào các tổ chức này.

Nhìn lại quá trình cải tiến nội dung và hình thức tuyên truyền của Đảng Cộng

sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945, có thể nói dòng báo mác xít đã giúp

chuyển biến thái độ ngày càng tích cực hơn của công chúng đối với các thông điệp

của Đảng. Nếu như trong những năm 1930, thái độ của người dân đối với chủ nghĩa

cộng sản vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ, như đoạn viết sau đây về cảm xúc của một

người đàn ông khi được tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản:

Rồi một ngày, tôi không nhớ chính xác từ đâu, một người lạ đột ngột xuất hiện

ở nhà tìm ba tôi. Anh ta giải thích với ba tôi rằng làng tôi đã có một “phong

trào” cách mạng và nói về các vấn đề chính trị với ba. Anh ta khẳng định rằng

anh ta cũng là “người bị áp bức.” Anh ta giải thích: đã đến lúc cần phải chống

lại những kẻ thực dân, chống lại bọn phong kiến, thực hiện một cuộc cách

mạng lật đổ chế độ thực dân, lật đổ chế độ phong kiến v.v. Ba tôi rất tâm đắc,

nhưng những từ này vẫn còn quá mới mẻ với ông (…) Anh ta đi và sau đó trở

lại. “Ba tôi ngày càng thắc mắc. Có phải anh ta thực sự là một người của

chúng tôi? [171, tr.102].

Như vậy, thái độ của người dân đối với chủ nghĩa cộng sản trong những

năm 1930 vẫn còn nhiều băn khoăn và “thắc mắc”, cho thấy vẫn còn một khoảng

cách giữa sự phát triển một lý luận cách mạng với kinh nghiệm sống của người

nông dân ở nông thôn. Nhưng đến những năm 1936-1939, Đảng mở ra “một thời

kỳ mới trong sự tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, tuyên truyền bí mật một cách

công khai” [139, tr.20] và cải tiến nghệ thuật tuyên truyền cùng Mặt trận Việt

Minh 1941-1945. Tại Trung ương Hội nghị lần thứ Tám Đảng Cộng sản Đông

Dương, Đảng đã chủ trương:

Về mặt tuyên truyền phải áp dụng một chiến thuật hết sức mềm dẻo thống

nhất thích hợp với chính sách cứu quốc của Đảng và sát hợp với tình thế xảy

ra hàng ngày, phải tránh những lối tuyên truyền khô khan, trong lúc này

không nên đưa chủ nghĩa cộng sản ra tuyên truyền, huy hiệu cờ đỏ không

123

nên dùng luôn. Các sách báo tuyên truyền không nên dùng danh nghĩa Đảng

nhiều, phải lấy danh nghĩa các đoàn thể cứu quốc và Việt Minh thay vào.

Phải khêu gợi tinh thần ái quốc mạnh mẽ thức tỉnh một cách thống thiết

những tình ái quốc của nhân dân [32, tr. 126].

Theo đó, báo chí đã nghiên cứu kỹ đối tượng có thể hướng đến, linh hoạt

trong cách thức tuyên truyền, bao gồm cả “tuyên truyền miệng”, làm cho thông điệp

gần gũi và thú vị hơn với độc giả, và thái độ của người dân đã chuyển biến tích cực

hơn, từ đó thay đổi hành vi chính trị của mình.

Dòng báo chính trị tác động đến sự thay đổi hành vi chính trị của công

chúng, cổ động và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào

chính trị. Cụ thể, sự xuất hiện đúng lúc, kịp thời của dòng báo chí yêu nước, tiến

bộ trong phong trào đòi tự do dân chủ 1925-1926 đã góp phần nâng cao lòng yêu

nước và tinh thần chống Pháp, đòi tự do dân chủ ở Sài Gòn nói riêng, Nam Kỳ nói

chung. Ngày 21-3-1926, 1500 người hưởng ứng lời kêu gọi của Dejean de la Bâtie

và Lê Quang Liêm tập trung ở đường Lanzarotte. Đây là cuộc mít tinh chính trị

lớn nhất ở Sài Gòn cho đến lúc này, trong số đó có 400 sinh viên, chủ yếu từ

trường Chasseloup-Laubat College. Tờ báo bằng tiếng Pháp, Jeune Annam, đã

được nhà báo trẻ Lâm Hiệp Châu phát cho đám đông miễn phí, chỉ một ngày sau

khi Đảng Thanh Niên được thành lập vào đêm 20-3-1926, tuy nhiên nó không phải

là cơ quan ngôn luận của Đảng này. Cuộc mít tinh đó là sự kiện chưa từng có

trong đời sống chính trị thành phố, và nhân viên Sở Liêm phóng đã ghi lại:

Cuộc mít tinh này đã gây một ấn tượng lớn trong đám đông mà, cho đến lúc

đó, vẫn chưa biết gì về chính trị. Mọi người đến từ các làng xung quanh Sài

Gòn. Họ rất sửng sốt... Họ bị ấn tượng bởi sự dũng cảm của những người

phát biểu, những người dám thách thức, phê phán một cách rộng rãi nhà

cầm quyền Pháp [178, tr.137].

Ngày 24-3-1926, Phan Châu Trinh qua đời, cũng là ngày Nguyễn An Ninh

và Lâm Hiệp Châu bị cảnh sát bắt, ngày đón Bùi Quang Chiêu về nước. Chính báo

chí chính trị tại thời điểm đó như Đông Pháp Thời Báo đã phát động phong trào

đón tiếp Bùi Quang Chiêu, đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh và lên kế hoạch cho

đám tang Phan Châu Trinh thành một vấn đề mang tầm quan trọng quốc gia. Báo

đã thành công trong vận động được 8000 người đón tiếp Bùi Quang Chiêu ở cảng

Sài Gòn vào 24-3-1926 và tổ chức đám tang Phan Châu Trinh với 70.000 người

tham dự lặng lẽ đi qua Sài Gòn hướng đến vùng ngoại ô Tân Sơn Nhất vào 4-4-

1926. Lần đầu tiên, những thành phần khác nhau của dân chúng, đã cùng chung

một hướng, cùng tham gia vào một hoạt động chính trị. Những nhà báo đến từ

Đảng Thanh Niên cũng như từ Đảng Lập Hiến, với những đại diện ngang nhau,

cùng tổ chức sự kiện này. Nhưng từ sự kiện 3000 người tập trung ở tiệc trà chiêu

đãi Bùi Quang Chiêu, chỉ một đêm sau ngày ông trở về và bày tỏ sự thất vọng

trước bài phát biểu của ông, cho thấy một sự phân tách giữa nhóm Lập hiến và

124

những thanh niên đối lập trẻ tuổi. Và như vậy, có thể nói rằng, sự chia rẽ ngay

trong nhóm báo đối lập chính quyền bởi các khuynh hướng tư tưởng khác nhau

cũng đã làm giới hạn sự tác động đến hành vi chính trị của công chúng.

Nhưng với báo chí theo khuynh hướng mác xít, tờ báo của những người

chiến sĩ cách mạng, coi báo chí như một công cụ, một phương tiện để tuyên truyền

tư tưởng, vận động và tổ chức nhân dân đứng lên, thì thực sự đó là một thứ vũ khí

để tập hợp quần chúng tranh đấu. Trước năm 1930, báo Thanh Niên do Nguyễn Ái

Quốc sáng lập và làm chủ bút đã góp phần quan trọng truyền bá chủ nghĩa Mác -

Lênin về nước, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng

Cộng sản Việt Nam. Thông qua phong trào “Vô sản hóa”, các nhà mác xít lại làm

sâu đậm thêm ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc tế và tư tưởng giai cấp vào một số

lượng nhỏ các nhà cộng sản ở Việt Nam. Sau năm 1930, các báo Tranh Đấu, Dân

Chúng và các báo khác của Đảng xuất bản trong một thập kỷ đầu sau khi Đảng

thành lập đã tập hợp và củng cố các lực lượng cách mạng và dân chủ tham gia

những trận chiến đầu tiên chống chủ nghĩa thực dân, chống đế quốc và phong

kiến. Sau năm 1941, sau sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, báo Cờ

Giải Phóng, Cứu Quốc, Việt Nam Độc Lập...đã góp phần trực tiếp phát động cao

trào cứu quốc, chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ở đây, trong khuôn

khổ của luận án, chỉ xin nghiên cứu một số trường hợp cụ thể.

Báo chí đã có tác động trong việc vận động quần chúng tham gia phong trào

Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Trở lại những tờ báo tiếng Việt bị kiểm duyệt năm

1930, tất cả những tin tức liên quan đến sự kiện ở Nghệ An bị cắt bỏ hoàn toàn khi

chính quyền e ngại những ảnh hưởng lên công chúng. Liên quan đến Xô viết Nghệ

Tĩnh, không thể không nói đến Nguyễn Phong Sắc, lãnh đạo Xứ ủy Trung Kỳ.

Nguyễn Phong Sắc đã đi đến nhiều địa bàn để tuyên truyền, vận động quần chúng,

hướng dẫn các đồng chí của mình cách viết truyền đơn và in truyền đơn, báo chí,

vạch mặt tội ác kẻ thù tàn sát đẫm máu những người yêu nước Vinh - Bến Thủy.

Nhờ những bài báo của Nguyễn Phong Sắc, tinh thần và không khí đấu tranh của

Nghệ Tĩnh đã được truyền đi khắp nơi, mở đầu cho những cuộc ủng hộ đối với Xô

viết Nghệ Tĩnh trong cả nước và trên trường quốc tế thông qua bài kêu gọi của

Nguyễn Ái Quốc. Nhờ có bài “Nghệ An đỏ đang đấu tranh” của số Người Lao Khổ

đặc biệt ra ngày 6-9-1930 mà ba tiếng “Nghệ An đỏ” ra đời trên các báo công khai

thời đó. Cũng số báo trên, khi nhắc lại cuộc bãi công ngày 1-5-1930, báo đã đánh

giá đây là “Cuộc tổng bãi công mở đường” [66, tr.373-374].

Trong thời kỳ 1936-1939, báo chí đã cổ động quần chúng tham gia các cuộc

đấu tranh, với những sự kiện tiêu biểu như: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương

tháng 9-1936 với vai trò của Hồn trẻ tập mới, Le Travail và Tân xã hội; “Đón”Gôđa

và Brêviê đưa ra kiến nghị vào tháng 1-1937 với vai trò của báo chí hướng dẫn quần

chúng tổ chức và làm kiến nghị đưa lên Toàn quyền và phản ánh tin tức về khí thế

sôi nổi của quần chúng trong cả nước; bầu cử và đấu tranh nghị trường: Đây là một

125

trong những hoạt động sôi nổi nhất của báo chí theo khuynh hướng mác xít trong

thời kỳ Mặt trận Dân chủ, trên một loạt báo Le Travail, Tin tức, Sông Hương tục

bản, Le Peuple, Dân Chúng... để vận động quần chúng bầu những đại biểu của Mặt

trận Dân chủ vào Viện Dân biểu ở cả ba kỳ, trong đó hai nhóm trụ cột là Tin tức ở

Bắc Kỳ và Dân Chúng ở Nam Kỳ, hai nhóm cộng sản công khai.

Tiếp theo đó, trong công cuộc vận động quần chúng nhân dân vào mặt trận

thống nhất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị lực lượng cho Tổng

khởi nghĩa tháng Tám, báo Cờ Giải Phóng đã viết những lời cổ động đầy rạo rực:

“Những người cộng sản Đông Dương chúng tôi lớn tiếng kêu gọi đồng bào mau

tỉnh dậy. Đừng chia rẽ nữa! Chia rẽ là chết! Phải để tổ quốc lên trên hết, dân tộc lên

trên hết! Hãy đoàn kết lại chung quanh khẩu hiệu: Dân tộc độc lập! Chúng tôi lại

kêu gọi những phần tử lầm theo bọn Việt gian phản quốc hãy tỉnh ngộ.”(Cờ Giải

Phóng, số 3, ngày 15-2-1944). Bên cạnh đó, báo Cứu Quốc cũng đóng góp một

phần không nhỏ trong việc cổ động nhân dân tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc

Tổng khởi nghĩa và những việc cần phải làm trong khi Tổng khởi nghĩa được tiến

hành. Báo chỉ ra cho quần chúng thấy rằng “Trong công cuộc đòi quyền độc lập tự

do của dân tộc ta, phần chính phải tự sức dân ta đoạt lấy. Việc quân Đồng minh kéo

vào Đông Dương đánh Nhật chỉ là cơ hội tốt cho dân ta phất cờ khởi nghĩa thành

công.” (Cứu Quốc, số 22, ngày 5-6-1945)

Tóm lại, báo chí của Đảng Cộng sản và tổ chức quần chúng đã làm tốt nhiệm

vụ tuyên truyền, cổ động và tổ chức quần chúng tham gia Tổng khởi nghĩa tháng

Tám 1945, góp phần đắc lực vào phong trào cách mạng, đưa cuộc đấu tranh lâu dài,

bền bỉ 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 năm kể từ khi ra đời của báo chí cách

mạng Việt Nam, đến hồi thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

5.1.3. Làm rung chuyển chính quyền thuộc địa

Nhận xét về mối quan hệ giữa báo chí với chính quyền thuộc địa, có ý kiến

đánh giá: “Mối quan hệ báo chí với chính quyền thực dân là quan hệ một bên áp

bức, đàn áp với một bên bị áp bức và đấu tranh giành quyền dân chủ, bên thống trị

và bên bị thống trị. Đó là quan hệ đối kháng, quan hệ đấu tranh” (M1 - Nhà báo lão

thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, trả lời phỏng vấn ngày 15-9-2015

tại Hà Nội).

Thực vậy, dòng báo chính trị đã có tác động mạnh mẽ đến chính quyền thuộc

địa, làm chính quyền sợ hãi trước sự ảnh hưởng của báo chí và kiểm soát chặt chẽ

hoạt động này. Sự hạn chế đối với báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi chính quyền

Pháp cho bổ sung luật 1881 bằng sắc luật 30-12-1898, trong đó điều 2 ghi rõ ở

Đông Dương “Tất cả những tờ báo in bằng Việt ngữ, Hoa ngữ hoặc bất cứ một thứ

tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp, phải có sự cho phép trước của viên Toàn quyền”.

Như vậy, báo chí tiếng Pháp ở Nam Kỳ được xuất bản tương đối tự do, và đó cũng

là lý do những tờ báo đối lập, khuynh tả trong những năm 1920 đã lựa chọn xuất

bản bằng tiếng Pháp, trong tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ chống lại chính quyền.

126

Nhưng với báo chí quốc ngữ thì ở khắp Đông Dương đều bị cương tỏa chặt chẽ. Và

luật lệ áp dụng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ lại càng khắc nghiệt, khi ở các xứ bảo hộ

này, nước Pháp được cho là phải “bàn bạc” với đại diện tối cao, trên nguyên tắc là

triều đình nhà Nguyễn, và dưới sự khích lệ của người Pháp, triều đình có xu hướng

từ chối mọi luật lệ làm hạn chế quyền lực của họ.

Sự trấn áp của chính quyền đối với hoạt động báo chí, xuất bản đã thể hiện

sự lo lắng của chính quyền đối với các cơ quan ngôn luận này. Bởi họ cho rằng,

mất đi khả năng kiểm soát đối với báo chí, cũng có thể mất đi khả năng kiểm soát

đối với người Việt Nam. Từ đầu những năm 1920, báo cáo của cảnh sát lặp đi lặp

lại về hiểm họa của chủ nghĩa dân tộc. Các nhân viên kiểm duyệt Pháp tỏ ra lo

ngại về các bài báo đề cập đến sự đoàn kết của người Việt Nam, sự tương thân

tương ái của những người bản xứ, hoặc nỗi đau đớn của người Việt Nam (vì mất

nước), đó có thể là dấu hiệu về những người theo phong trào dân tộc chủ nghĩa

biểu lộ ý kiến chống đối.

Trong một báo cáo của Toàn quyền Đông Dương Pasquier gửi Tổng thư ký

Viện Thuộc địa Quốc tế tại Brussels ngày 11-5-1932 đã viết về những nguy cơ mà

các ấn phẩm thường kỳ của người bản xứ có thể gây ra:

- Những phản ứng chống lại các thể chế hiện tồn, chống lại hoàng đế,

chống lại chính quyền bản xứ nói chung và chống giới quan lại nói riêng;

chống tổ chức hành chính hiện thời.

- Những hoạt động mang tính chính trị nói chung, các chiến dịch truyền

bá tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và cộng sản.

- Những hoạt động liên quan đến các tư tưởng mới giải phóng gia đình

và xã hội. [203]

Và để tránh những nguy cơ đó, Nhà nước Bảo hộ giám sát chặt chẽ sự vận

hành của báo chí bản xứ, đặc biệt là báo chí chính trị. Các nhân viên kiểm duyệt

toàn bộ báo chí Việt ngữ trước khi được xuất bản. Họ thỉnh thoảng mở rộng quy

định về cái gọi là “ý kiến bất đồng” nhằm ngăn chặn những hiểm họa. Và khi bị

kiểm duyệt cắt bỏ, rất nhiều tờ báo chính trị ở Việt Nam đã để trắng những chuyên

mục đó, đề là “Bị kiểm duyệt”, hay “Kiểm duyệt bỏ”. Tác giả luận án đã rất băn

khoăn rằng, nội dung bị kiểm duyệt đó là gì, tại sao nhân viên kiểm duyệt lại cắt bỏ,

để tìm hiểu những vấn đề bị cấm nói đến trên báo chí Việt Nam dưới thời thuộc

Pháp. Và khi lục hồ sơ lưu trữ tại Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia I thì đã phát hiện thấy nhiều báo cáo của cảnh sát, nhân viên

kiểm duyệt, trong đó miêu tả chi tiết các bài bị cắt bỏ, đơn cử như sau:

Trên báo Đuốc Nhà Nam số ngày 6-9-1930, cơ quan kiểm duyệt cắt bỏ đi

một số đoạn liên quan đến việc chính quyền Bảo hộ Bắc kỳ đặt mua máy

chém: “Đặc biệt trong năm nay, chỉ đến tháng này (9-1930), máy chém, tức

Quý Ngài Hà Nội đã 19 lần nâng lên hạ xuống lưỡi sắc của mình: 1 lần ở

Thái Nguyên, 1 lần ở Quảng Yên, 4 lần ở Yên Bái vào tháng 5 và 13 lần

127

khác cũng ở Yên Bái vào ngày 16-6. Những người bị xử chém là các nhà

cách mạng, trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính”.

Trên báo Đuốc Nhà Nam số ngày 15-9-1930, liên quan đến những sự kiện ở

Bắc Kỳ và Trung kỳ, nhân viên kiểm duyệt đã bỏ đi đoạn chính dưới đây:

“Có lẽ có đến 8000 người đã tham gia vào vụ tấn công tỉnh Vinh. Các máy

bay từ Hà Nội đã ném bom và nã đạn. Trong số những người tham gia biểu

tình có hơn 200 người chết và bị thương. Lần này bạo loạn đã diễn ra trên

một quy mô lớn”. (Hồ sơ D61, số 269 “Điểm báo chí bản xứ” tháng 9-1930-

Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương).

Như vậy, những tin bị kiểm duyệt là những tin liên quan đến chính trị, đến

việc đàn áp các phong trào cách mạng. Ngay cả bản thân tờ báo tiếng Pháp như La

Tribune Indochinoise, những đoạn viết nhạy cảm cũng bị nhân viên kiểm duyệt

đánh dấu, như đoạn viết trên số ngày 3-9-1930 của một tác giả khuyết danh về vấn

đề thuế: “Tất cả mọi người đều biết rằng thuế thân và các biện pháp để thu thuế này

đã gây ra rất nhiều sự vi phạm và lạm quyền, những điều này khiến cho những

người chân chính bất bình”, hay một bài viết của Nguyễn Phan Long:

Trên toàn thế giới người Pháp là những nhà vô địch về tự do… Tình yêu Tổ

quốc, phẩm giá của con người và của người công dân, những phẩm chất công

dân và tinh thần chiến đấu đã được tụng ca… Thế nhưng một vài người trong

số những người Pháp này đã vượt đại dương để đem đến cho chúng tôi cái

mà họ gọi là những điều tốt đẹp của nền văn minh…nhưng các vị chỉ gây ra

những tổn thất do sự thiếu kinh nghiệm, thiếu thận trọng, thiếu hiểu biết và

nông nổi, hời hợt. Hãy nhìn tất cả những điều ấy cho rõ! (La Tribune

Indochinoise số ngày 5-9-1930)

Qua một số ví dụ trên đây để thấy, chính quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động

báo chí, đặc biệt thường cắt bỏ những bài viết về chính trị gây tổn hại đến lợi ích

của nhà cầm quyền như thuế khóa, chi tiêu của chính phủ, hoạt động đàn áp phong

trào yêu nước và cách mạng. Thậm chí, những nhà báo được coi là “thân chính

quyền” vẫn có hồ sơ theo dõi như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, v.v..

Nhà cầm quyền thậm chí còn dùng đến các cách thức khác, như hăm dọa,

buộc ngừng lưu hành những ý tưởng có “tính chất lật đổ”. Trong thập niên 1920, khi

báo chí còn ít và nhiều độc giả của báo chí chính trị là các công chức trong bộ máy

cầm quyền, chính phủ Nam Kỳ gây sức ép lên nhân viên buộc họ không được đặt

mua những tờ báo chống chính quyền (La Tribune Indigène, ngày 16-2 -1924). Bản

thân Nguyễn An Ninh đã quả quyết rằng chính quyền thực dân ở Nam Kỳ đã “làm đủ

mọi cách” để bóp nghẹt tờ báo của ông: “Chính phủ giương oai của mình đến các nhà

in tại chỗ để ngăn cấm họ in báo La Cloche ngay từ số đầu”, “hăm dọa chúng tôi đủ

cách”, “đòi pháp luật phải truy tố chúng tôi”, “buộc những người đặt báo chúng tôi

phải cắt không đặt nữa”, “xé thơ chúng tôi để xem cho rõ tên họ các bạn bè, các độc

giả của chúng tôi” (La Cloche Fêlée, số 19, ngày 14-7-1924). Chính quyền thực dân

128

đã quyết tâm thắt chặt luật pháp, thậm chí vượt lên luật pháp để kiểm soát báo chí

chính trị, qua đó cũng bộc lộ sự sợ hãi tiếng nói từ báo chí của các nhà cầm quyền.

Trong một bức thư của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa năm

1938 đã cảnh báo về việc bảo vệ chủ quyền của Pháp đang bị phong trào báo chí mới

thách thức: nó là “một trong những công cụ, hoặc nếu không phải là công cụ thì nó

cũng có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ tinh thần của xã hội Nam Kỳ”.

Dưới thời kỳ của Mặt trận Bình dân (1936-1939), người Việt Nam đã có

quyền tự do báo chí hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây, nhưng điều đó đã chấm dứt

hoàn toàn vào 1939 khi chính phủ Pháp cấm mọi hoạt động của tất cả các đảng phái

chính trị tại Đông Dương, đàn áp thẳng tay những người cộng sản và ban hành năm

đạo luật về việc kiểm duyệt và quản lý mọi hoạt động in ấn tài liệu [159, tr. 258-

259]. Vào đầu tháng 10-1939, chính quyền đóng cửa Hội Báo giới An Nam ở Nam

Kỳ, đóng cửa 19 tờ báo “có hơi hướng cộng sản” và rà soát các tiệm sách, nhà in,

cửa hàng để tịch thu các bài viết của cộng sản. Sở Báo chí, Tuyên truyền và Thông

tin sau đó được thành lập dưới Chính phủ Vichy đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết

về việc kiểm duyệt, trong đó cấm các chỉ trích nhắm vào nước Pháp, vào thống chế

Pétain, vào thuyết “Cách mạng quốc gia”. Bất cứ điều gì gợi cho người dân Đông

Dương cảm giác họ bị áp bức đều bị cấm.

Mặt khác, dưới tác động của báo chí chính trị, chính quyền cũng có khi buộc

phải thay đổi chính sách của mình. Như trong những năm 1920, xung quanh sự kiện

độc quyền thương cảng Sài Gòn, báo chí chính trị đã nhìn nhận dự án này như một

sự đe dọa đến lợi ích quốc gia dân tộc, những lợi ích rõ ràng xa rời với lợi ích của

nhà nước thuộc địa, và tin tức về nó kéo dài ròng rã một năm trên báo chí, buộc phải

được nêu lên ở cuộc thảo luận vào tháng 11 của Hội đồng Quản hạt. Tại đây,

Nguyễn Phan Long, Phó Chủ tịch Hội đồng, chủ bút báo L’Écho Annamite đã có

bài phát biểu vào ngày 28-11-1923 vạch rõ những ẩn ý chính trị của hợp đồng này:

“Độc quyền chính thức mà tập đoàn Candelier tự tiện áp đặt lên chúng ta, trong

hoàn cảnh đô hộ về chính trị mà chúng ta đang phải chịu đựng, sẽ biến chúng ta

thành nông nô kinh tế” và kêu gọi “Tôi thỉnh cầu quý vị hãy biểu quyết chống lại kế

hoạch này, một kế hoạch được tính toán để khuất phục giống nòi chúng ta. Thay

vào đó, chúng ta nhất định phải mở rộng mọi ngả đường cho tương lai” [178, tr.

117]. Người ta cũng đo được rằng trước cuộc bầu cử đã có một cuộc xung đột căng

thẳng trên báo chí chính trị giữa nhóm ủng hộ dự án và nhóm phản đối. Sau kết quả

biểu quyết có thể dự đoán trước của Hội đồng Quản hạt là ủng hộ cho dự án này với

14 phiếu thuận và 7 phiếu chống, sự phản đối kịch liệt của báo chí chống lại độc

quyền đã được nâng lên một tầm cao mới. Báo chí một lần nữa đã chứng minh rằng

đây là công cụ quyền lực nhất để chống lại chính sách của chính phủ vào thời điểm

đó. Các nhà cầm quyền ở Sài Gòn cũng đã nhận ra một cách đầy đủ về những mối

đe dọa về chính trị mà báo chí có thể tạo ra, đặc biệt báo chí đưới sự quản lý của

người Việt. Và như vậy, một dự án, dù có được sự ủng hộ của Hội đồng Quản hạt,

chính quyền đã phải gác lại dưới áp lực của báo chí.

129

Qua sự trấn áp của chính quyền thực dân Pháp đối với báo chí trong suốt thời

kỳ trước năm 1945 chúng ta thấy chính quyền thường xuyên tập trung vào báo chí

chính trị, đặc biệt những tờ bị nghi ngờ có “ý định lật đổ”. Điều đó cũng chứng tỏ

sức mạnh của dòng báo chính trị làm chính quyền phải e ngại. Bên cạnh đó, một số

chính sách của chính quyền cũng buộc phải thay đổi trước áp lực của báo chí chính

trị. Có thể thấy rõ nét rằng, dù có thành công nhất định trong hoạt động trấn áp,

chính quyền cũng không thể kiểm soát hoàn toàn hoạt động của dòng báo chính trị,

đặc biệt là báo chí theo khuynh hướng mác xít, dòng báo xuất bản một cách bí mật

nhưng đã như một mạch ngầm lan tỏa và làm tổn hại đến không gian cai trị của

chính quyền thực dân. Chính quyền càng đàn áp, dòng báo chính trị càng phát triển

mạnh mẽ, đặc biệt là báo chí bí mật, bất hợp pháp. Dòng báo chính trị đã góp phần

làm rung chuyển hệ thống cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương.

5.2. Một số bài học

5.2.1. Báo chí - một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước

Cách mạng tháng Tám 1945

Nhìn lại lịch sử 1925-1945, ở Việt Nam đã tồn tại báo chí theo hai khuynh

hướng tư tưởng cơ bản: ý thức hệ dân chủ tư sản đại diện cho giai cấp tư sản và tiểu

tư sản dân tộc, với tiếng nói đa dạng cho các đảng phái và xu hướng chính trị: Đảng

Lập hiến, Đảng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Đông Dương Lao động

đảng, một bộ phận của Tân Việt đảng, báo chí của những người đối lập và cấp

tiến... và ý thức hệ vô sản đại diện cho giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam,

với tiếng nói đại diện cho Đảng Cộng sản Đông Dương, đi theo con đường cách

mạng vô sản.

Đã từng tồn tại nhiều đảng phái chính trị ở Việt Nam trước năm 1945 và

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức sử dụng thành công nhất hoạt động báo chí của

mình. Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, một đảng đại diện cho quyền lợi và

quan điểm chính trị của các tập đoàn đại địa chủ và tư sản mại bản ở Nam Kỳ, rất

có ý thức trong việc sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận, từ La Tribune

Indigène, La Tribune Indochinoise và sau đó là L’Écho Annamite, Đuốc Nhà Nam.

Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, họ đã có những tiếng nói đấu tranh

nhất định, lên tiếng phản đối những tên quan cai trị tàn ác và đòi chính quyền phải

thi hành cải cách dân chủ cho nhân dân. Một số hoạt động của Đảng đã thực hiện

thành công trên báo chí là phong trào tẩy chay Khách trú, cải tổ Hội đồng Quản hạt

Nam Kỳ và mở rộng đại diện của người Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1925, Đảng

Lập hiến đã bắt đầu có dấu hiệu thỏa hiệp. Năm 1926, trong buổi tiệc trà đón tiếp

mình, Bùi Quang Chiêu tuyên bố “Tôi nguyện hy sinh cho chủ nghĩa Pháp Việt đề

huề” [84, tr. 70] thì đó cũng trở thành dấu mốc chấm dứt thời kỳ Đảng Lập hiến

hoạt động như một nhân tố tích cực trong đời sống chính trị Việt Nam. Báo chí của

họ bị sụt giảm, bị công kích nhiều phía từ những thanh niên trẻ tuổi trong nhóm báo

đối lập đến báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đã có ý kiến giải thích khá

130

xác đáng về những hạn chế của Bùi Quang Chiêu nói riêng, giai cấp tư sản Việt

Nam nói chung:

Bùi Quang Chiêu vì ra đời trong giai cấp địa chủ, sau là tư sản, nên khi

khuynh hướng cách mạng lên cao, Bùi Quang Chiêu không theo kịp mà ngả

về phía thực dân. Vì vậy người ta thường nói những đóng góp của Bùi

Quang Chiêu là trước năm 1925-1926, còn sau 1926, Bùi Quang Chiêu

không còn những đóng góp nữa, đã đi theo Pháp rồi. (…)

Tại sao khuynh hướng dân chủ tư sản không thành công ở Việt Nam mà

khuynh hướng mác xít lại thành công? Báo chí theo khuynh hướng dân chủ

tư sản vào Việt Nam khá sớm, từ đầu thế kỷ XX, có một thời đoạn khá lâu,

khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt Nam khi chưa có giai cấp tư sản Việt

Nam. Những người đưa khuynh hướng dân chủ tư sản vào chủ yếu là những

nhà Nho yêu nước, thương dân như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Khoảng từ 1924, giai cấp tư sản Việt Nam ra đời, là giai cấp non yếu: nhỏ bé

về mặt số lượng (chỉ bằng khoảng 1/10 giai cấp vô sản), yếu kém về phương

diện kinh tế, đoạn vốn chứ không phải trường vốn

(M3 - Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí, trả lời phỏng vấn ngày 26-03-

2015 tại Hà Nội).

Những tờ báo như La Cloche fêlée và L’Annam, Le Nhà quê, Jeune Annam,

v.v.. mang đến tiếng vang rất lớn cho những thanh niên cấp tiến, đối lập chính

quyền như Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Lâm Hiệp

Châu... Các báo đối lập này kịch liệt đả phá chế độ thực dân, công khai chống lại

chủ trương Pháp - Việt đề huề, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng và đời

sống chính trị Việt Nam, đặc biệt trong những năm 1923-1929. Vì tiếng nói đấu

tranh quyết liệt, các tờ báo đối lập đã bị chính quyền thực dân lần lượt đóng cửa,

nhưng dòng báo này đã tạo được những tiếng vang và ảnh hưởng trong đời sống

chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng thiếu một hệ tư tưởng rõ ràng và một con

đường đấu tranh thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học thành lập chính

thức ngày 25-12-1927, với tư tưởng chính trị cốt lõi là tư tưởng yêu nước và chủ

nghĩa dân tộc. Nhưng “mãi đến năm 1929, vì muốn tranh giành ảnh hưởng với

Thanh Niên và Tân Việt, Đảng mới bắt đầu chú trọng đến công tác tuyên truyền xây

dựng các hội đoàn thể” [75, tr.124]. Báo của Đảng chỉ ra được một số, rất thô sơ cả

về nội dung lẫn hình thức, sau phải đóng cửa vì bị lộ. Không chú ý đến công tác

tuyên truyền, Việt Nam Quốc dân đảng đã làm cho các đảng viên của mình không

hiểu về tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng, một số đảng

viên đã có những hành động tùy tiện, vô nguyên tắc, dẫn đến những hành động tiêu

cực, điển hình như vụ ám sát Bazin vào tháng 2-1929. “Từ sau sự kiện này đến khi

tan rã, công tác tuyên truyền huấn luyện hầu như bị lãng quên trong các chương

trình nghị sự của Việt Nam Quốc dân đảng” [75, tr. 125]. Có thể nói, không chú

131

trọng đến công tác báo chí, tuyên truyền là một trong những nguyên nhân gây nên

thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng trong đời sống chính trị Việt Nam.

Cũng chú trọng đến hoạt động báo chí, nhưng nếu không có sự đoàn kết,

thống nhất trên mặt trận này thì không thể đem đến thành công cho đảng, cho

khuynh hướng chính trị mà mình lựa chọn. Đó chính là trường hợp của nhóm

Trotskyist ở Việt Nam. Họ là những người đã sử dụng báo chí khá thành công. Tuy

nhiên, nội bộ nhóm Trotskyist lại phân hóa thành ba nhóm nhỏ: nhóm Đông Dương

Tả Đối Lập; nhóm Đông Dương Cộng sản và nhóm Tả Đối lập Tùng thư [155].

Hoạt động báo chí của Trotskyist cũng bị phân hóa. Năm 1933 một liên minh được

hình thành giữa những người cộng sản như Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai,

Nguyễn Văn Nguyễn và Trotskyist được thành lập và được gọi là nhóm La Lutte có

những ảnh hưởng khá lớn Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, nhưng năm 1937, sự cộng

tác giữa những người cộng sản và Trotskyist chấm dứt. Năm 1936, Hồ Hữu Tường

xuất bản tạp chí Thường trực cách mạng và tuần báo Le Militant, công khai công

kích chủ nghĩa Stalin, xuất bản Thày Thợ cổ xúy đường lối của Đệ Tứ Quốc Tế;

năm 1938 cho ấn hành tạp chí Tháng Mười. Bản thân báo chí của nhóm Trotskyist

cũng phân tách thành nhiều hệ phái. Sau khi Đệ Tứ Quốc Tế được thành lập vào

năm 1938, Tạ Thu Thâu được công nhận là lãnh tụ của nhóm Trotskyist tại Việt

Nam. Nhưng năm 1939, khi chiến tranh thế giới nổ ra, trong khi Đảng Cộng sản

Đông Dương có những điều chỉnh về sách lược cho thích hợp với hoàn cảnh thực

tiễn, thì nhóm Trotskyist ngày càng suy yếu. Qua nhóm báo của Trotskyist có thể

thấy, nếu không có tiếng nói thống nhất trên mặt trận báo chí, thì không thể đưa

cách mạng đến thành công.

Nhìn lại lịch sử báo chí Việt Nam từ khi có báo Thanh Niên do Nguyễn Ái

Quốc sáng lập đến tháng 8-1945, có thể thấy báo chí đã góp phần quyết định sự

thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước tiên, phải kể đến vai trò của báo Thanh Niên. “Báo Thanh Niên đóng

vai trò lịch sử hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, chuẩn bị về tư tưởng, lý

luận và tổ chức cho việc ra đời các nhóm cộng sản vào cuối năm 1929 và thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930” [102, tr. 27]. Kể từ khi Đảng ra đời, sự

lãnh đạo sát sao của Đảng đối với báo chí, cụ thể ngay từ Hội nghị hợp nhất thành

lập Đảng cho thấy Đảng đã coi báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị tư

tưởng. Đã có những tờ báo của Đảng để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử. Tranh đấu

(15-8-1930), tờ báo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tạp chí Đỏ (5-8-1930),

tờ tạp chí đầu tiên của Đảng. Tờ báo trong tù đầu tiên của những người cộng sản ở

Hỏa Lò - tờ Tù nhân báo (3-1930), sau đổi tên là Lao tù tạp chí. Hai tờ báo ra được

nhiều số nhất đều do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Thanh Niên trên 200 số (thời kỳ

Người chỉ đạo trực tiếp là 88 số), Việt Nam độc lập 126 số. Tờ báo đi tiên phong

trong phong trào đòi tự do báo chí là Dân chúng, cơ quan trung ương của Đảng

Cộng sản Đông Dương (22-7-1938). Tờ báo có số lượng in lớn nhất là Dân chúng

132

(số Xuân 1939 in 15.000 bản). Hai tờ báo có nhiều cống hiến nhất vào việc tổ chức

lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là Cờ Giải Phóng và Cứu Quốc

(1942-1945), v.v.. Chính sự phát triển phong phú của báo chí dưới sự lãnh đạo của

Đảng đã tạo ảnh hưởng rộng rãi của Đảng với quần chúng nhân dân, tăng cường vị

thế của Đảng trong đấu tranh vận động cách mạng, góp phần tạo nên thành công của

Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

So sánh với trường hợp Việt Nam Quốc dân đảng, một đảng hoàn toàn

không chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, hay Đảng Lập hiến, bị chi phối bởi

quan hệ lợi ích, nhóm Trotskyist vì sự phân tách, không đồng nhất về tư tưởng,

v.v., chúng ta thấy sự thành công vượt trội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

việc sử dụng vũ khí báo chí. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo báo chí theo

đúng nguyên tắc của Lênin: báo chí không phải chỉ là người tuyên tuyền và cổ

động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Báo chí đã trở thành công cụ tuyên

truyền đường lối cách mạng Việt Nam, khi chủ trương đấu tranh đòi tự do dân

chủ, khi đặt quyền lợi dân tộc giải phóng lên hết thảy. Báo chí truyền bá chính

sách của Đảng đến nhân dân, đồng thời để phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng

của dân đối với Đảng. Báo chí đã cổ động thực hiện các khẩu hiệu cách mạng

trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, đoàn kết toàn dân, bênh vực quyền lợi của nhân

dân, trước hết là công nông, đồng thời chú ý đến quyền lợi của các tầng lớp nhân

dân khác trong xã hội. Đặc biệt, báo chí tổ chức các phong trào tranh đấu. Báo chí

còn phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Đảng Cộng sản về tư tưởng, chính trị và tổ

chức, đấu tranh cho Đảng thống nhất và tập trung, chống tư tưởng cục bộ, địa

phương, vô tổ chức, biệt phái, đề cao tự phê bình và phê bình, liên hệ chặt chẽ với

quần chúng; xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể quần chúng

phù hợp với tình hình chính trị từng thời kỳ, v.v..

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí vẫn cần là công cụ tuyên truyền, cổ động

và tổ chức quần chúng. Báo chí cần phải bảo vệ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách,

pháp luật của Nhà nước; coi trọng biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu,

cái ác; đấu tranh chống lại những quan điểm, luận điệu sai trái, lối sống xa hoa, trụy

lạc, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, hành vi tham ô, lãng phí, quan liêu, v.v..

Các cơ quan báo chí cũng có thể là đơn vị tổ chức các phong trào hoạt động thực tế

như phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, các chương trình chính trị -

xã hội có ảnh hưởng lớn trong quần chúng. Nhưng hiện nay báo chí không chỉ là

“công cụ tư tưởng sắc bén” của Đảng mà còn phải là “diễn đàn tin cậy của nhân

dân”. Để từ đó, biết cách thông tin một cách đa dạng, nhiều chiều, làm tăng tính hấp

dẫn và hiệu quả của báo chí. Bởi ngay từ những năm 1925-1945, Đảng đã kêu gọi

các tờ báo chính thức của Đảng phải đặc biệt chú ý đến tình cảnh của tất cả các tầng

lớp nhân dân, xử lý một cách trịnh trọng các “vấn đề quốc gia”, phải luôn luôn quay

trở lại chính sách thống nhất của Mặt trận dân chủ, phải lắng nghe nhiều tiếng nói

của các lực lượng khác nhau, để được dân tin, dân nghe, dân ủng hộ.

133

5.2.2. Dòng báo chính trị - lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc

William J.Duiker, trong công trình The Rise of Nationalism in Vietnam,

1900-1941 đã quan niệm rằng: thực tế, chủ nghĩa dân tộc là một từ được dùng rộng

rãi, nhưng định nghĩa vẫn còn rất sơ lược và sẽ thiếu khôn ngoan để nỗ lực đưa ra

một khái niệm trong công trình nghiên cứu về bản chất của nó. Tuy nhiên, ông cũng

khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc không phải là một hiện tượng xuất hiện một cách

ngẫu nhiên. Đó là kết quả của cả một quá trình mà theo đó người ta ý thức về bản

thân họ như là một thực thể dân tộc trong một thế giới hiện đại, một quá trình mà

theo đó họ sẵn sàng chuyển đổi lòng trung thành ban đầu từ làng quê, tôn giáo hay

nhà vua tới quốc gia - dân tộc” [159, tr. 15]. Dòng báo chính trị giai đoạn 1925-

1945 chính là lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, với những sắc

thái khác nhau: chủ nghĩa dân tộc cải lương, chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ

nghĩa dân tộc mác xít.

Trần Văn Giàu định nghĩa “chủ nghĩa dân tộc cải lương” (hồi những năm 30

thì gọi là “chủ nghĩa quốc gia cải lương”) là “tư tưởng chính trị thuộc giai cấp tư sản

bản xứ mà đặc điểm chính là thỏa hiệp với đế quốc thực dân để được cải cách, là “ỷ

Pháp cầu tiến bộ” rồi dần dần đi đến quy chế tự trị mà không tách khỏi nước bảo hộ”

[47, tr. 546]. Tư tưởng này vẫn có đặc tính dân tộc vì “trong lúc hô hào cải lương thì

nó cũng ra sức nói đến tính cách dân tộc, nói đến lợi ích dân tộc, nói đến tương lai

dân tộc được Pháp bảo hộ và dìu dắt một ngày kia tuy xa nhưng chắc chắn sẽ được

bình đẳng với nước Pháp, được tiến bộ gần như nước Pháp, được trở thành một nước

Pháp ở châu Á” [47, tr. 491-492]. Nhóm báo theo chủ nghĩa dân tộc cải lương như

Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, La Tribune Indigène, La Tribune

Indochinoise... với những tên tuổi lớn trong làng báo như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm

Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... đã thể hiện rõ nét tinh thần này. Mặc

dù ủng hộ cho chủ thuyết “Pháp - Việt đề huề”, gần gũi với chính quyền thực dân, họ

đã có tiếng nói nhất định vì lợi ích của dân tộc Việt. Như mục đích của Pháp khi cho

xuất bản Đông Dương Tạp Chí là “đem văn chương học thuật, đem ân huệ văn minh

mà khua rao cho lấp được những lời gây loạn, làm cho tiếng pháo ngụy tịt ngòi,

không nổ kịp tiếng chuông trống của văn minh” (Đông Dương Tạp Chí, số 1, 15-5-

1913). Tuy nhiên, khi Luận đề về nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Bá Lương đã

nhận định: “Nhìn vào toàn bộ những bài đã viết trong tờ báo đó trong suốt 4 năm hoạt

động, ta có thể trả lời rằng: Không!Người Pháp đã không đạt được mục đích họ đề ra

và Đông Dương Tạp Chí đã góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa

nước nhà. Do người Pháp tạo ra nhưng nó đã đi vào con đường của dân tộc”[153,

tr.67]. Nguyễn Văn Vĩnh đã lựa chọn sử dụng báo chí, công cụ hiệu quả cho việc

truyền bá chữ quốc ngữ và văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển và phổ biến chữ

quốc ngữ trong nhân dân. Tiếp nối Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí của

Phạm Quỳnh ra đời, mục đích muốn “gây một nền học mới để thay vào đó cái nho

học cũ”, phạm vi đề cập “gồm những sự học thuật tư tưởng đời xưa đời nay cùng

134

những vấn đề quan trọng trong thế giới bấy giờ”. Dùng báo chí để phổ biến văn hóa

Âu Tây, học thuật tư tưởng Âu Tây để từ đó dần dần thu phục, thực hiện chính sách

cai trị bằng văn hóa lâu dài, nhưng Phạm Quỳnh và Nam Phong Tạp Chí cũng đã cố

gắng để giữ gìn “cốt cách An Nam” như một tuyên bố của ông trong bài viết vào

năm 1931, khi Nam Phong tròn 15 tuổi:

Gây dựng, tổ chức một cái tản văn thích hợp với đời này, vừa có cốt cách An

Nam, mà vừa có cái thể cách tân thời, dư dùng để diễn được các tư tưởng

mới, đó là cấp vụ hiện nay, mà là cái bước đường thứ nhất trong việc gây

dựng ra một nền quốc học sau này vậy. (...)

Nhà văn muốn thờ nước không có cái phương tiện nào hay bằng giúp cho

nước nhà có một nền quốc văn xứng đáng. Đó là cái chủ nghĩa của tôi bấy

lâu nay, mà là cái tín điều thứ nhất trong đạo quốc gia của tôi vậy”

(“Quốc học với quốc văn”, Nam Phong, số 164, 6-1931)

Với các nhà báo Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, v.v.

dẫu cũng theo chủ nghĩa dân tộc cải lương, nhưng tiếng nói độc lập với chính quyền

càng rõ nét hơn, khi họ đã có tiếng nói đấu tranh nhất định với một số chính sách

của chính quyền, bảo vệ lợi ích của người Việt như phong trào tẩy chay Hoa kiều,

phản đối độc quyền thương cảng Sài Gòn, đòi thêm đại diện người Việt vào Hội

đồng Quản hạt v.v.

Ở một khía cạnh khác, “chủ nghĩa dân tộc cách mạng” (hồi những năm 30

gọi là “chủ nghĩa quốc gia cách mạng”) là tư tưởng chính trị thuộc hạng tiểu tư sản

chủ trương đi đến giành độc lập cho nước nhà bằng bạo động cách mạng đánh đổ đế

quốc thực dân.” [47, tr. 546]. Việt Nam Quốc dân đảng là đảng tiêu biểu cho chủ

nghĩa dân tộc cách mạng. Mặc dù tổ chức này không quá chú trọng đến hoạt động

tuyên truyền, nhưng đã có những tờ báo ở trong và ngoài nhà tù tuyên truyền cho

chủ nghĩa Tam dân, chủ nghĩa dân chủ tư sản của Việt Nam Quốc dân đảng.

Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhận chủ nghĩa dân tộc của các nhà báo cấp tiến,

khuynh tả ở Việt Nam như Nguyễn An Ninh. Cho đến nay vẫn còn có những tranh

cãi xung quanh việc Nguyễn An Ninh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hay một người

cộng sản. Trần Văn Giàu nhận định: “Người ta thường cho rằng Ninh là một chính

khách, đại diện cho chủ nghĩa quốc gia, không mấy ai thấy rằng Ninh cũng là một

nhà tư tưởng, một nhà triết học, và tiếc thay, chưa thấy được cái thật sự là Ninh, ít ra

từ những năm 30, đã trở thành một người theo chủ nghĩa Mác - Lênin chứ chưa phải

là đảng viên cộng sản” [96, tr.21]. Nguyễn An Ninh, cũng như những nhà báo cấp

tiến tin rằng, sự tồn vong của dân tộc đòi hỏi một sự xác nhận về phương diện văn

hóa, và họ đòi hỏi cần hấp thụ những phương pháp triết học phương Tây về phân tích

và so sánh, trong mối quan hệ với việc khám phá văn hóa phương Đông qua các nhà

tư tưởng như Léopold Cadière, Victor Ségalen, Paul Claudel, Rabindmanath Tagore,

Mahatma Gadhi v.v.. Đó là những thái độ đầy tự do trong cách tiếp cận chính trị. Họ

vừa giải quyết những vấn đề lớn của triết học: mối quan hệ của văn hóa phương Đông

135

và phương Tây, mối quan hệ về sự phát triển của quốc gia và trách nhiệm của mỗi cá

nhân với xã hội. Nguyễn An Ninh tràn đầy nhiệt huyết yêu nước, đậm tinh thần dân

tộc. Ông phê phán chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và coi chủ nghĩa dân tộc là căn bản, nền

tảng để vươn tới chủ nghĩa quốc tế: “Chủ nghĩa dân tộc rất cần cho người An Nam để

họ có thể tập hợp và sử dụng mọi sức mạnh của họ” [116, tr. 186], “Trước hết chúng

ta phải biết vì dân tộc, nòi giống của mình, rồi sau đó cùng nòi giống đóng góp chung

vào thế giới” [116, tr. 164]. Cũng có thể coi Nguyễn An Ninh là người thức tỉnh cả

một thế hệ trên những trang báo của mình, có ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng, đặc

biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên và góp phần trực tiếp đưa đến phong

trào đòi tự do dân chủ ở Sài Gòn trong những năm 1925-1926.

Những nhà mác xít ở Việt Nam đã kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ

nghĩa cộng sản, có thể gọi là “chủ nghĩa dân tộc mác xít”. Theo Hồ Chí Minh, chủ

nghĩa dân tộc là “động lực lớn” của dân tộc Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại và

tương lai: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước… người ta sẽ không thể

làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất

của đời sống xã hội của họ” [86, tr.466, 467]. Chủ nghĩa dân tộc theo quan niệm của

Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân

Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh

thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, khác

với chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét

lại, v.v.. Trên những trang báo, những người cộng sản Việt Nam luôn luôn cố gắng

dung hòa giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, tìm các giải pháp cho vấn đề dân tộc, đặt

lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Từ Thanh Niên cho đến Dân Chúng, Cờ Giải Phóng,

Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc, v.v., dù các tờ báo là cơ quan ngôn luận của tổ chức

cách mạng, Đảng Cộng sản hay Mặt trận thì mục tiêu kêu gọi toàn dân đứng lên đấu

tranh, giải phóng dân tộc đều được đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 1930-1936,

cũng có khi vấn đề giai cấp được nêu ra gay gắt, nhưng khi Đảng nhận thấy khuynh

hướng “tả” chi phối, gây tổn thất cho phong trào cách mạng thì đã có những điều

chỉnh, uốn nắn kịp thời. Báo chí phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1936-1939, với

việc tập hợp lực lượng một cách rộng rãi quanh Mặt trận Dân chủ Đông Dương là

một minh chứng.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí vẫn cần là một diễn đàn để tập hợp, đoàn

kết toàn dân, nâng cao lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Những sự kiện vừa qua,

như tình cảm của nhân dân đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ quốc tang,

việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông và phản ứng của công chúng Việt Nam, v.v.,

cho thấy rằng chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn luôn như một mạch

ngầm chảy trong lòng mỗi người dân đất Việt. Báo chí cần phải tiếp tục là lực lượng

chủ lực nhân rộng chủ nghĩa dân tộc, phát huy động lực tinh thần vô giá của nhân

dân Việt Nam.

136

5.2.3. Vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí

Nghiên cứu dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945,

nghĩa là nghiên cứu báo chí chính trị trong một giai đoạn đặc thù, dưới ách cai trị

của chính quyền thực dân Pháp. Lịch sử đã lùi xa, nhưng những bài học về vấn đề

lãnh đạo và quản lý báo chí vẫn là những điều đáng để chúng ta suy ngẫm trong

việc xử lý mối quan hệ báo chí và chính trị hôm nay.

Thứ nhất, phải luôn đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Có thể

nói, báo chí ở Việt Nam ra đời cùng với công cuộc thực dân Pháp xâm lược Việt

Nam. Cùng với việc đặt nền móng cho chế độ thuộc địa, thực dân Pháp đã công

khai bộc lộ ý định đưa vũ khí lợi hại này vào nước ta với mục đích biến báo chí

thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc “khai hóa”. Nhưng khi phong trào

yêu nước ngày càng phát triển thì thực dân Pháp càng tỏ ra bất lực không kiểm soát

nổi mạng lưới báo chí. Chúng định ra những luật pháp khắt khe để tước đoạt, hạn

chế quyền tự do báo chí của nhân dân ta. Trong hơn 80 năm cai trị Việt Nam, thực

dân Pháp đã thực hiện chính sách bóp nghẹt báo chí, bịt miệng người bản xứ.

“Luật pháp thực dân phong kiến đặt báo chí tiến bộ ở nước ta trong tình trạng ngạt

thở” [20, tr.38]. Chính vì vậy, đấu tranh đòi tự do báo chí trở thành một trong

những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Các nhà yêu

nước và cách mạng Việt Nam, trong các hoạt động diễn thuyết, viết sách và làm

báo của mình, đều đấu tranh một cách quyết liệt để đòi quyền tự do báo chí -

quyền lợi tinh thần to lớn của dân tộc, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh

Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, v.v.. Không

chỉ đấu tranh trên diễn đàn báo chí trong nước, Nguyễn Ái Quốc còn đòi quyền tự

do báo chí cho dân tộc Việt Nam ngay tại chính quốc, ở những hội nghị quan

trọng của nước Pháp, vì vậy, đã có tác động mạnh mẽ hơn, không những làm thực

dân Pháp phải tức tối, mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về tình hình Việt Nam

và ủng hộ những nguyện vọng chính đáng của các dân tộc thuộc địa.

Sau khi giành được chính quyền, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 41/SL ngày 29-3-1946 và

Sắc lệnh số 282/SL ngày 14-12-1956 quy định chế độ báo chí ở Việt Nam, trong đó

khẳng định: “Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Không

phải kiểm duyệt trước khi in; trong trường hợp khẩn cấp, xét cần phải tạm thời đặt

kiểm duyệt, Hội đồng Chính phủ sẽ quyết định” [123, 290-291]. Hồ Chí Minh đã

đạt được mục tiêu đảm bảo cho quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí,

một trong những quyền tự do dân chủ mà Người đã tranh đấu với thực dân Pháp

trong suốt những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.

Trong bối cảnh hiện nay, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đã được ghi

trong Luật Báo chí và các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước. Hiến pháp sửa

đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu

lực từ ngày 01-01-2014 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo

137

chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do

pháp luật quy định” (Điều 25). Tuy nhiên, bất chấp thành tựu về báo chí của Việt

Nam, các thế lực thù địch và một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí thường viện

dẫn từ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và

chính trị để bịa đặt Việt Nam “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”, Nhà nước

Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Thậm chí Tổ chức phóng viên

không biên giới đã xếp hạng Việt Nam cũng như các nước trong khối xã hội chủ

nghĩa vào hàng những nước “yếu kém về tự do báo chí”, “đàn áp các nhà báo,

không có tự do báo chí; Nhà nước Việt Nam ngăn cản, cấm đoán người dân sử dụng

Internet, Chính phủ Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận”. Việc Tổ chức phóng viên

không biên giới đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam về tình hình tự do báo chí

là nhằm cố tình xuyên tạc về nhân quyền nói chung và hoạt động báo chí nói riêng ở

Việt Nam. Và hoạt động báo chí - truyền thông luôn gắn với hệ thống chính trị của

mỗi quốc gia là điều không thể phủ nhận. Nhưng bản thân cơ quan lãnh đạo Đảng

và Nhà nước đối với báo chí cũng cần nhìn nhận một cách khách quan, trung thực,

đặt mối quan hệ tự do báo chí ở Việt Nam trong mối quan hệ với tự do báo chí trên

thế giới, để khuyến khích và tạo động lực cho người dân trình bày thẳng thắn quan

điểm của mình, tạo ra những “không gian công” cho việc trao đổi và thảo luận công

khai, là điều kiện cho việc phát triển nền dân chủ.

Thứ hai, cần một sự quản lý mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động báo chí, để

quản lý báo chí vừa thống nhất với ý chí của Đảng vừa phát huy sáng tạo của cá

nhân. Nhìn lại dòng báo chính trị ở Việt Nam 1925-1945, chúng ta thấy có hai thái

độ của chính quyền thực dân đối với báo chí. Trước hết là sự dung dưỡng với đội

ngũ báo chí phục vụ chính quyền; nhưng mặt khác là sự đè nén và áp bức của chính

quyền đối với báo chí đối lập. Chính việc đàn áp của chính quyền đối với các tờ báo

này đã khiến các nhà báo đối lập càng trở nên là một thần tượng của thanh niên và

giới trí thức ở Nam Kỳ, thúc đẩy tinh thần cách mạng quốc gia. Chính quyền càng

tăng cường hoạt động kiểm duyệt, thì trên báo càng xuất hiện những trang trắng, cột

báo để trắng, kèm chữ “Kiểm duyệt”, “Bị kiểm duyệt”, như những thông điệp phản

ứng với chính quyền và kích thích tinh thần đấu tranh của quần chúng. Bên cạnh đó,

sự kiểm soát quá chặt chẽ của chính quyền thực dân cũng làm nảy sinh dòng báo

cách mạng, với hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu. Bởi chính sách đàn áp

của chính quyền thực dân đối với những tiếng nói đối lập, báo chí cách mạng đấu

tranh cho nền độc lập của dân tộc và vận động quần chúng làm cách mạng đã không

thể hoạt động công khai, chỉ trừ giai đoạn 1936-1939 với những nới lỏng chính sách

từ chính phủ Pháp. Nhưng càng đàn áp thì sự phát triển của báo chí cách mạng càng

mạnh mẽ, với nghệ thuật “lách luật” chính quyền thực dân hiệu quả.

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước

và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn và công cụ quan trọng bảo

vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp nhân dân. Theo nhà báo Hữu Thọ “Đã là

138

diễn đàn thì phải chấp nhận những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, giới hạn là ở chỗ

không biến sự khác nhau đó thành chống đối, không biến sự đa dạng, phong phú

của tờ báo thành tổ chức đối lập gây hỗn loạn xã hội” [128, tr. 645].

Việc báo chí nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là cần

thiết, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng do Đảng lãnh đạo; yêu cầu về xây dựng

Đảng trong sạch, vững mạnh, và từ chính nhu cầu bản thân sự phát triển của báo chí:

Đến ngày 25-12-2014, cả nước có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm báo

chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí; địa

phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung

ương và địa phương; trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật

số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử, 215

trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. (Bộ Thông tin và Truyền

thông, Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí năm 2014).

Những số liệu cho thấy đã có sự phát triển của truyền thông truyền thống ở

Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của người

sử dụng Internet và truyền thông xã hội. Số liệu của We Are Social, một tổ chức

nghiên cứu độc lập về truyền thông toàn cầu, cho thấy số lượng người sử dụng

internet ở Việt Nam năm 2014 là 36.1 triệu người, chiếm 39% tổng dân số, cao hơn

mức sử dụng internet ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (32%). Facebook đã trở

thành mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam và đến năm 2014, số lượng người sử

dụng Facebook đã lên đến 25 triệu người vào tháng 5.2014 theo kết quả của Công

ty nghiên cứu thị trường Epinion (Đan Mạch). Sự quản lý báo chí không chỉ là quản

lý đối với phương tiện truyền thông truyền thống mà cần cả những định hướng đối

với truyền thông xã hội. Đã xuất hiện khái niệm “báo chí công dân”, tuy nhiên cũng

có những ý kiến băn khoăn về khái niệm này:

Một số người nói đến “báo chí công dân”, với nghĩa bất kỳ ai cũng có thể

làm báo, ai cũng có thể là nhà báo. Theo Luật Báo chí nước ta, cơ quan báo

chí là diễn đàn của nhân dân. Vậy trong nhân dân có công dân không?

(M1 - Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, trả lời

phỏng vấn ngày 15/9/2015 tại Hà Nội).

Việc quản lý báo chí là cần thiết, nhưng nếu báo chí truyền thống không đa

dạng về thông tin, không đáp ứng đủ món ăn tinh thần hấp dẫn, thì hiện nay, công

chúng có thể lựa chọn một phương tiện truyền thông mới - truyền thông xã hội. Mặc

dù không phải là cơ quan báo chí, nhưng với những đặc điểm lợi thế gắn với sự phát

triển của internet, truyền thông xã hội ngày càng tác động đến nhận thức chính trị,

thái độ chính trị và hành động chính trị của công chúng. Truyền thông xã hội cung

cấp cơ hội cho người dân, để họ được lắng nghe, để họ có cơ hội thể hiện ý tưởng

của mình. Và những thay đổi đó đang đòi hỏi những người làm báo trong các cơ

quan báo chí chính thống phải đổi mới để chuyên nghiệp hơn, sâu sắc hơn. Báo chí

cần dũng cảm để tận dụng nguồn lực từ các phương tiện truyền thông xã hội và có

139

thái độ trân trọng với các giá trị này, đồng thời đấu tranh chống lại các thông tin

nguy hại cho chế độ, cho đất nước và cộng đồng. Rất khó để quản lý truyền thông

xã hội bằng các giải pháp kỹ thuật bởi những đặc điểm toàn cầu của internet. Vì

vậy, các phương tiện truyền thông chính thức cần phải đi cùng với cộng đồng

blogger và truyền thông xã hội để xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức trong

các phương tiện truyền thông, để hạn chế thiệt hại từ hình thức truyền thông này.

Và tiếng nói của mỗi người dân cần phải được lắng nghe nhiều hơn, bởi bình đẳng

thông tin là một trong những điều kiện quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam.

Sự quản lý nội dung báo chí chính trị là cần thiết, nhưng cũng cần phát huy nguồn

lực xã hội trong việc cung cấp thông tin chính trị hiện nay, và người cung cấp thông

tin phải chịu trách nhiệm về nguồn tin của mình.

5.2.4. Xây dựng đội ngũ nhà báo chính trị

Đội ngũ làm báo chính trị 1925-1945 không hoàn toàn tách biệt với đội ngũ

làm báo nói chung, tuy nhiên cũng có những nét đặc thù riêng, khi đó là những nhà

báo có thể tham gia vào đời sống chính trị một cách trực tiếp như những chính

khách; hoặc viết nhiều, bàn nhiều về các nội dung chính trị; hoặc có những ảnh

hưởng, tác động đến đời sống chính trị Việt Nam trong giai đoạn này.

Báo chí Việt Nam ra đời gắn liền với nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa

của chủ nghĩa thực dân, với sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp

trên đất nước ta, nhưng vượt lên cả mong muốn của nhà cầm quyền, báo chí Việt

Nam đồng thời cũng phản ánh một cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí

thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng, với những đóng góp cả về

ngôn ngữ, văn học, báo chí, nghề in, v.v.. Và rất nhiều người trong lực lượng làm

báo chính trị Việt Nam 1925-1945 thực sự là những nhà văn hóa. Có thể gọi là nhà

văn hóa vì tầm tri thức và sự hiểu biết vượt trội của họ; là sự uyên thâm và những

khám phá, những ý tưởng độc đáo nhằm khơi dậy sự quan tâm, nâng cao trình độ

của công chúng. Dù còn có những tranh cãi về lập trường tư tưởng, nhưng không ai

có thể phủ nhận tài năng, trí tuệ và tầm vóc văn hóa của lực lượng làm báo chính trị

như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Nguyễn An

Ninh, Phan Văn Trường, v.v..

Dù là những trí thức được đào tạo Nho học hay theo Tây học, lực lượng làm

báo chính trị này một mặt vừa gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hóa phương Đông,

một mặt tiếp biến, thâu nhận những giá trị văn hóa phương Tây để làm giàu thêm

văn hóa dân tộc. Và trên hết, ở những nhà báo đó cũng luôn tiềm ẩn lòng yêu nước

và tự hào dân tộc. Kể cả với những người mà có vẻ bề ngoài như thân thiết với

Pháp, thì trong họ cũng ngầm ẩn tinh thần dân tộc, như Nguyễn Văn Vĩnh qua lời

kể của Vũ Bằng: “Những lời đe dọa ấy, khi thì sỗ sàng, khi thì mềm dẻo của nhà

cầm quyền Pháp hồi đó, kéo dài không ngớt trong cuộc đời ông Vĩnh (…) thà là

chịu khổ sở, thiếu thốn, hiểm nghèo, chớ không chịu vị tình người Pháp hay vì tiền

của họ mà thay đổi lập trường, chí hướng” [15, tr. 85]. Rất nhiều trong lực lượng

140

làm báo chính trị này cũng là những nhân cách mẫu mực. Tiêu biểu như Huỳnh

Thúc Kháng, một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân, từng bị thực dân

Pháp bắt và xử mức án chung thân, đày đi Côn Lôn, sau 13 năm tù mới được thả

nhưng lòng yêu nước, đấu tranh vì lợi ích của dân, của nước chưa bao giờ dừng lại.

Khi ứng cử vào Viện Dân biểu, ông ít nhiều đã có hy vọng sẽ dùng diễn đàn này để

nói lên khát vọng của quần chúng nhân dân, nhưng chỉ sau một năm, thấy rõ vai trò

nghị viên của mình chỉ mang tính bù nhìn, ông đã quyết định từ chức, dành trọn tâm

huyết cho nghề báo, không màng danh lợi.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến lực lượng làm báo chính trị là những

người làm báo cách mạng, dù là kiêm nhiệm, nửa chuyên nghiệp hay chuyên

nghiệp. Rất nhiều nhà lãnh đạo cách mạng cũng là nhà báo chính trị tiêu biểu, như

Nguyễn Ái Quốc, Hà Huy Tập, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu

v.v.

Thế hệ những người làm báo cách mạng đầu tiên, được sự dẫn dắt trực tiếp

hoặc từ xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyệt nhiên không có ai là nhà báo

chuyên nghiệp hiểu theo nghĩa coi báo chí là một nghề mưu sinh hay làm nên

danh vọng phù vân mà là những nhà hoạt động chính trị coi báo chí là một

giải pháp, một phương thức hành động, một vũ khí đấu tranh, như Nguyễn

An Ninh “Tôi chỉ muốn làm cơn gió thổi”, như Phan Đăng Lưu “Báo Dân từ

trước đến nay chỉ có một mục đích, một phương châm là bênh vực dân, giúp

đỡ dân”, như Trường Chinh “Tác giả có ý chí kiên cường, tác phẩm khắc

mang tính chiến đấu”, như Trần Huy Liệu cáo biệt độc giả, khi được tin tờ

báo ông đang làm chủ bút bị thực dân Pháp đóng cửa: “Viết xong bài này thì

đành liệng cây bút xuống, không nói nữa, không viết nữa, chỉ chờ người ta

đến khóa tay dẫn đi mà thôi” [101].

Và phía sau những tên tuổi lớn là rất nhiều những người làm báo thầm lặng.

Không được đào tạo bài bản để làm báo, họ đã tự học, tự rèn luyện và trở thành

những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Là những chiến sĩ cách

mạng tham gia làm báo, họ đã một lòng một dạ phục vụ nhân dân, chịu đựng gian

khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp báo chí cách mạng, vì sự nghiệp của Đảng, sẵn

sàng đảm nhiệm mọi khâu để đưa báo đến tay người đọc.

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát

triển của nghề báo, thì cũng nhiều những thách thức đặt ra với lực lượng làm báo

chính trị, như làm sao để tránh được những cám dỗ từ quyền lợi và vật chất, làm

sao để tránh những mặt trái của toàn cầu hóa với những giá trị tự do, dân chủ

khác biệt, làm sao để đặt lợi ích của dân tộc và nhân dân lên hàng đầu? Những

câu hỏi đó không dễ dàng có câu trả lời, cần một sự phối hợp giữa cơ quan lãnh

đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, tổ chức bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ của

các nhà báo - Hội Nhà Báo, cơ quan báo chí và trách nhiệm xã hội của mỗi

người làm báo. Cần đào tạo, huấn luyện nhà báo vể trách nhiệm trong việc cung

141

cấp thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; trách

nhiệm trong việc giám sát và quản lý xã hội; trách nhiệm trở thành diễn đàn tin

cậy của nhân dân; trách nhiệm cổ vũ những nhân tố mới và đấu tranh với biểu

hiện tiêu cực v.v.. Cần hỗ trợ về vật chất và tinh thần để các nhà báo yên tâm về

nghề nghiệp của mình, phát huy vai trò của báo chí chính trị trong đời sống xã

hội. Có thể nói, tinh thần chiến sĩ của những người làm báo trong những năm

đầu cách mạng non trẻ vẫn là bài học quý báu với những người làm báo hôm

nay, những người cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức sâu

rộng, có đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có nghiệp vụ

vững vàng, luôn gắn bó với đồng chí, đồng bào, với thực tiễn đất nước để tạo ra

những sản phẩm có giá trị và có đủ khả năng hội nhập với báo chí khu vực và thế

giới. Đảng cần phải thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ những

người làm báo vừa hồng vừa chuyên và có cơ chế để bảo vệ họ, tạo những điều

kiện và hành lang pháp lý tốt nhất cho các nhà báo tác nghiệp nhưng cũng có

những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các nhà báo và cơ quan báo chí vi

phạm, chống xu hướng thương mại hóa, dẫn đến lá cải hóa báo chí như lo ngại

chính đáng hiện nay. Cần xây dựng bản lĩnh của những người làm báo và những

người lãnh đạo, quản lý báo chí, tạo hiệu ứng tốt với dư luận xã hội, để báo chí

chính trị thực sự đóng vai trò dẫn dắt và định hướng công chúng.

5.2.5. Kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo chính trị

Nhìn lại dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 với sự đa dạng về khuynh

hướng, đảng phái, với nghệ thuật làm báo chính trị hấp dẫn, vẫn là những bài học

kinh nghiệm quý báu cho việc làm báo chính trị hôm nay.

Trong giai đoạn 1925-1945 tồn tại hai hệ thống báo chí chính trị hoàn toàn

riêng biệt: báo chí công khai, hợp pháp chịu sự quản lý của chính quyền thuộc địa,

đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương; báo chí bí mật, bất hợp pháp (theo quan

niệm của chính quyền thuộc địa) thuộc về các tổ chức yêu nước và cách mạng, đối

lập chính quyền. Nếu như tòa soạn của báo chí công khai, hợp pháp thường được tổ

chức theo hai hình thức: do Nhà nước Bảo hộ trực tiếp nắm giữ hoặc báo chí tư

nhân, thì tòa soạn báo chí bí mật thường của một nhóm hoặc một tổ chức yêu nước,

cách mạng tổ chức và điều hành. Vì tồn tại báo chí tư nhân, phải dung hòa giữa mục

đích chính trị và mục đích thương mại, những người làm báo, từ quản lý, chủ

nhiệm, đến chủ bút, cộng tác viên viết bài, v.v., đều phải hết sức năng động, nỗ lực

để có thể vừa chuyển tải những thông điệp mong muốn đến công chúng, vừa phải

làm sao để báo bán chạy. Trong giai đoạn trước năm 1945, vì vậy đã chứng kiến

những cây bút đại tài trong nền báo chí nước nhà, từ những người được coi là “thủy

tổ của nghề báo”, “ông tổ nghề báo”, như Nguyễn Văn Vĩnh đến “nhà báo - chính

khách” như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, những nhà kinh doanh báo tài ba như

Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Phan Long v.v.. Thậm chí cả cách mà những người làm

báo thời kỳ này thu tiền mua báo cũng rất tha thiết:

142

Chư tôn có lòng tốt nhận xem tệ báo ấy là ơn, còn việc trả tiền đặng sốt sắn

[sắng] ấy là nghĩa. Làm người mà xử tròn ơn nghĩa thì trên thế giới này còn

gì quý hóa bằng. Vậy kính xin quý vị - hoặc mới mua, hoặc mua cũ mà hết

năm đã lâu - hễ có giấy nhà thơ mời đóng tiền hoặc có người đến trình biên

lai mà thâu xin sẵn lòng cho số bạc thì bổn báo rất thâm cảm thạnh tình.

Đã giúp, giúp nhau cho trọn nghĩa

Đồng bào ta vẫn sẵn lòng nhơn [nhân]

Vậy xin gửi đóng cho mau với

Bổn quán đồng nhân rất cảm ơn. B.Q

(“Thời thiết yếu ngỏ cùng độc giả chư tôn”, Đông Pháp Thời Báo, 9-1-1925).

Thu tiền mua báo mà khiêm nhường, sâu sắc vậy, dùng đến cả thơ, dùng cả

những ngôn từ vừa thúc dục nhắc nhở, vừa tỏ bày cảm ơn, đó cũng là cả một “nghệ

thuật làm báo”.

Riêng đối với dòng báo chí cách mạng, báo chí theo khuynh hướng mác xít,

hầu hết là xuất bản bí mật, trong điều kiện cực kỳ khó khăn và thô sơ, không thể đòi

hỏi báo chí phải in ra thật đẹp, thật hấp dẫn, nhưng Đảng đã có những chỉ đạo

thường xuyên để nâng cao cách viết, nghệ thuật làm báo. Tính quần chúng, tính tư

tưởng, tính thực tiễn, tính hiện đại, v.v. đã trở thành những tính chất cơ bản của

báo chí cách mạng Việt Nam.

Tính quần chúng là chủ trương viết một cách giản dị, chính xác và dễ hiểu.

Bởi nền báo chí của chúng ta phục vụ cho đối tượng quần chúng đông đảo là công -

nông - binh, cần phải viết để quần chúng hiểu, quần chúng đọc, quần chúng khen

hay, thế là tiến bộ, trái lại, là viết báo chưa thành công. Xuyên suốt các văn kiện của

Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác báo chí, Đảng luôn chỉ đạo báo chí phải nâng

cao tính quần chúng, thể hiện ở cả nội dung và hình thức của báo. Về nội dung: các

bài báo phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực. Về hình thức, cách sắp đặt các

bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa. Báo chí phải viết sao cho dễ hiểu, thiết thực để

mỗi đồng bào, chiến sĩ đều đọc được, hiểu được, nhớ được, làm được.

Tính tư tưởng là sự định hướng tư tưởng quần chúng của báo chí.

Tính thực tiễn là báo chí hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn của

cách mạng Việt Nam.

Báo chí cách mạng đi từ tính bình dân đến tính hiện đại. Thời gian đầu, đối

tượng chủ yếu của báo chí cách mạng là quần chúng công nông, trong điều kiện khó

khăn và thiếu thốn, báo mang tính chất bình dân, tồn tại dưới hình thức như là

những mẩu báo, sau nâng dần lên tính hiện đại, từ hệ thống chuyên mục, dàn trang,

cách trình bày, v.v.. Ví dụ trước năm 1945, Cờ Giải Phóng được coi là một trong

những tờ báo cách mạng thành công nhất cả về nội dung và hình thức thể hiện. “Cờ

Giải Phóng là một tờ báo lý luận chính trị có tầm cỡ” [65, tr.215]. Cờ Giải Phóng là

một bước tiến dài thể loại chính luận báo chí của Đảng với phương châm “Phải viết

sắc, gọn và thật ngắn, không thừa chữ và câu văn phải để người nông dân cũng

143

hiểu được” như lời chủ bút Trường Chinh. Phong cách bút chiến, chính luận trở

thành đặc trưng của báo chí theo khuynh hướng mác xít nói riêng dòng báo chính trị

nói chung trong giai đoạn này.

Tại sao báo chí của Đảng Cộng sản, của các tổ chức cách mạng xuất bản với

hình thức rất đơn giản, thô sơ trước đây lại có sức thu hút đối với quần chúng nhân

dân? Trước hết là bởi nội dung của báo chí đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng

của công chúng. Dưới chế độ thực dân, nhu cầu lớn nhất của quần chúng là tìm thấy

một con đường đấu tranh để giải phóng mình. Báo chí cách mạng, báo chí theo

khuynh hướng mác xít đã chỉ cho nhân dân thấy tình cảnh của họ, từ đó vạch ra con

đường cách mạng, dẫn dắt họ đến với Đảng Cộng sản: “Kìa, từ Bắc chí Nam hàng

nghìn hàng vạn người buồn. Quần chúng công nông bị đế quốc chủ nghĩa, địa chủ,

tư bản cướp cơm, đốt áo, ngược đãi tàn sát hàng ngày, đã cùng đường phải [đỡ]

nhau lên đường tranh đấu thành thị thôn quê, mà Đảng Cộng sản đã thành lực lượng

phát động dẫn đạo quần chúng tranh đấu” (“Mấy lời tuyên cáo”, Tranh Đấu, số 1,

ngày 15-8-1930).

Bên cạnh đó là nghệ thuật tuyên truyền của những người cộng sản. Trong

giai đoạn 1925-1930 hay phong trào cách mạng 1930-1931, nhiều thuật ngữ cộng

sản đã được đưa vào các bài báo như “giai cấp vô sản”, “chủ nghĩa thực dân”, “chủ

nghĩa đế quốc”, “biểu tình”, “hy sinh”, “vô sản hóa”, v.v. và nhiều người Việt Nam

hiểu một cách mơ hồ về nghĩa của những từ này, nghĩa là khoảng cách giữa thông

điệp mà những người cộng sản hy vọng phổ biến được cho dân chúng và những gì

người đọc hiểu được là cách xa nhau. Nhận thấy điều đó, trên báo Đảng đã có mục

“Nghĩa mấy chữ khó hiểu”. Đến phong trào cách mạng 1941-1945, khi các khái

niệm cộng sản đã được biết đến nhiều hơn, Đảng Cộng sản Đông Dương cũng đã

thu được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động báo chí, thì nghệ thuật tuyên truyền

của Đảng còn được đẩy lên một tầng nấc mới. Cách đặt tên báo cũng thay đổi từ Cờ

Vô Sản, Người Lao Khổ, Chỉ đạo, Gương Vô Sản, Công Nông Binh, v.v. sang Việt

Nam Độc Lập, Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng v.v., nghĩa là chuyển từ lối nói nhấn

mạnh vấn đề giai cấp sang vấn đề dân tộc. Những khái niệm như “đồng bào”, “Tổ

quốc”, “dân tộc” được sử dụng nhiều hơn. Cán bộ Việt Minh cũng hướng tờ báo của

mình đến ba loại đối tượng: những người được hướng đến trong các bài viết, những

người đọc báo thực sự và những người không đọc báo nhưng lại nghe về Việt Minh

thông qua việc tuyên truyền miệng. Hình thức đọc báo theo “tiểu tổ” là một sinh

hoạt báo chí đặc biệt của Việt Minh, theo đúng lý thuyết dòng hai bước của truyền

thông và vai trò của “nhà lãnh đạo tư tưởng”.

Soi chiếu vào thực tiễn báo chí hôm nay, khi tình trạng những bài viết giật

gân, câu khách, những thông tin thiếu tính định hướng xã hội xuất hiện tràn lan trên

mặt báo, quá thiếu vắng những bài chính luận có giá trị thì những cây bút mẫu mực

trong nền báo chí cách mạng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hoàng Tùng, Thép

Mới, v.v., vẫn là những phong cách báo chí chính luận mà các nhà báo cần học tập.

144

Nghệ thuật tuyên truyền của những người làm báo mác xít cũng cần được học hỏi,

khi những vấn đề liên quan đến lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân cần được

đặt lên hàng đầu. Đồng thời, hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đã có

những điều kiện phát triển hơn rất nhiều so với trước năm 1945, nên báo chí càng

cần được viết hấp dẫn hơn nữa, sinh động hơn nữa, đáp ứng nhiều nhu cầu của

nhiều đối tượng công chúng.

Tiểu kết chƣơng 5:

1. Dòng báo chính trị đã có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị Việt

Nam 1925-1945. Báo chí thực sự đã trở thành vũ khí tư tưởng của các đảng phái và

phong trào chính trị, đồng thời nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của

quần chúng nhân dân, một phương tiện đấu tranh làm rung chuyển chế độ thuộc địa.

Sợ hãi trước sức ảnh hưởng của báo chí, chính quyền thực dân đã đưa ra các chính

sách trấn áp, kiểm duyệt gắt gao đối với các tờ báo, tạp chí, với những người làm

báo, đúng như lý thuyết bá quyền (hay quyền lãnh đạo) của Gramsci. Nhưng càng

trấn áp thì tinh thần phản kháng của dòng báo chính trị càng mạnh mẽ, sự ảnh

hưởng của báo chí càng lan rộng, dù trước áp lực của chính quyền thực dân, nhiều

tờ báo đã buộc phải đóng cửa. Đó là sự lan tỏa về phương diện xã hội của tờ báo, dư

luận xã hội mà báo chí đã tạo ra. Báo chí chính trị đã trở thành vũ khí tư tưởng - lý

luận của các đảng phái, tuyên truyền cho hệ tư tưởng của đảng mình, đồng thời đấu

tranh lại những hệ tư tưởng đối lập. Bên cạnh đó, báo chí cũng góp phần phát động

các phong trào chính trị, như phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ 1925-1926 ở

Nam Kỳ, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào cách mạng 1936-1939, Tổng

khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, v.v.. Những thông điệp mà báo chí truyền

đi đã hướng đến đối tượng độc giả là quần chúng đông đảo, góp phần thay đổi nhận

thức, thái độ và hành vi chính trị của họ, làm nâng cao lòng yêu nước và tinh thần

cách mạng của quần chúng nhân dân, tham gia vào các phong trào đấu tranh giải

phóng dân tộc.

2. Từ hoạt động của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam

1925-1945, có thể rút ra một số bài học trong việc xử lý mối quan hệ giữa báo chí

và chính trị trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, báo chí là một trong những yếu tố

có ý nghĩa quyết định thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng

tháng Tám 1945 với việc vận dụng một cách khéo léo nguyên tắc báo chí của Lênin:

tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể mà còn là

người tổ chức tập thể. Hiện nay Đảng cần nắm chắc báo chí như một vũ khí tư

tưởng trong quá trình cầm quyền, lãnh đạo, để báo chí vừa là cơ quan ngôn luận của

Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đồng thời là diễn đàn ngôn luận của

nhân dân. Hơn thế nữa, xuyên suốt lịch sử báo chí Việt Nam 1925-1945, dòng báo

chính trị luôn là lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc, dù với những biểu hiện

khác nhau, sắc thái khác nhau như chủ nghĩa dân tộc cải lương, chủ nghĩa dân tộc

145

cách mạng, chủ nghĩa dân tộc mác xít, v.v.. Báo chí chính là phương tiện để phát

huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của mỗi người dân Việt

Nam dù bất cứ dưới hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó là kinh nghiệm về vấn đề lãnh đạo

và quản lý báo chí: cần phải luôn luôn đảm bảo tự do ngôn luận, tự do báo chí; một

sự quản lý báo chí mềm dẻo, linh hoạt, thống nhất giữa ý chí của Đảng với việc tự

do sáng tạo của công dân, quản lý về nội dung nhưng cần phát huy nguồn lực xã hội

trong hoạt động báo chí. Ngoài ra, cần phải xây dựng một đội ngũ làm báo chính trị

chuyên nghiệp vững vàng về tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức

nghề nghiệp trong sáng. Và cuối cùng là những kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo

chính trị. Sự khác biệt về đời sống chính trị trước năm 1945 và báo chí trong bối

cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hôm nay đã khiến cho việc áp dụng nghệ thuật

làm báo giai đoạn 1925 -1945 vào bối cảnh hiện nay tưởng như rất máy móc, áp

đặt. Nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn nhận từ lịch sử làm báo chính trị những vấn đề

cụ thể như nghệ thuật tổ chức nhóm báo, hoạt động tổ chức tòa soạn, tổ chức trang

báo cho đến tổng thể lớn hơn như phong cách báo chí chính trị, để học hỏi nghệ

thuật làm báo, phong cách báo chí chính luận xuất sắc từ thế kỷ trước vào bối cảnh

thực tế hôm nay.

146

KẾT LUẬN

1. Mối quan hệ báo chí và chính trị là một mối quan hệ cơ bản, xuyên suốt.

Lịch sử phát triển của báo chí đã chỉ ra rằng, bất cứ chế độ nào trên thế giới cũng sử

dụng và khai thác triệt để các phương tiện truyền thông nhằm phục vụ, củng cố và

duy trì cho chế độ chính trị đó. Nhưng nếu như quan điểm mác xít thường nhấn

mạnh báo chí như là công cụ, phương tiện của hoạt động chính trị, thì các quan

điểm tư sản phương Tây thường chú trọng nhiều hơn đến tính độc lập của hoạt động

truyền thông, với chức năng giám sát chính trị và quản lý xã hội một cách hiệu quả

của báo chí. Nếu như buổi đầu ra đời báo chí ở phương Tây tính thương mại được

thể hiện rõ nét, thì tính chính trị của báo chí Việt Nam lại được nhấn mạnh gắn liền

với công cuộc đô hộ của thực dân Pháp. Truyền thông Âu Mỹ có thể coi báo chí

như một “quyền lực thứ tư”, nhưng ở Việt Nam báo chí chưa bao giờ đứng ở vị thế

độc lập hoàn toàn. Báo chí theo khuynh hướng mác xít, chủ lực trong dòng báo

chính trị ở Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen,

V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ báo chí và

chính trị, trong đó khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là phục vụ nhân dân,

phục vụ cách mạng, người làm báo phải có lập trường chính trị vững vàng. Nhưng

đồng thời, dòng báo chính trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp cũng có

thể nhìn nhận theo các lý thuyết truyền thông chính trị khác là lý thuyết quyền lãnh

đạo của Gramsci và lý thuyết không gian công của Habermas. Bởi dưới chế độ thực

dân, Pháp đã cố gắng áp đặt hệ tư tưởng của nhà cầm quyền lên công chúng, nhưng

người Việt Nam đã phản ứng thông qua chính báo chí, công cụ mà Pháp đã sử dụng.

Ngoài ra, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam đã hình thành một

không gian công theo lý thuyết của Habermas, một không gian độc lập với chính

phủ được tạo dựng bởi các nhà báo nói riêng, đội ngũ trí thức nói chung, một không

gian dành cho những cuộc tranh luận duy lý và sự giám sát của công dân, cũng hình

thành nên dư luận xã hội. Ở một chừng mực nhất định, lý thuyết dòng hai bước của

truyền thông với vai trò của “nhà lãnh đạo tư tưởng” cũng hiện diện khi nghiên cứu

nghệ thuật tuyên truyền của những người cộng sản, với việc tổ chức các “tiểu tổ”,

các nhóm đọc báo và vai trò dẫn dắt của cán bộ Việt Minh. Dòng báo chính trị Việt

Nam 1925-1945 cũng đi theo Mô hình Đa nguyên Phân cực - mô hình tiêu biểu về

mối quan hệ báo chí và chính trị của Pháp với sự tham gia của báo chí vào nền

chính trị đảng phái, với sự phát triển yếu kém của báo chí thương mại và vai trò

mạnh mẽ của nhà nước.

2. Dòng báo chính trị ở Việt Nam là dòng báo chí chuyên biệt của một tổ

chức, một đảng phái, một nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất định;

nội dung chủ yếu của nó phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội và có tác động

trực tiếp đến đời sống chính trị Việt Nam.

147

Như vậy, về bản chất báo chí luôn tiềm ẩn “yếu tố chính trị”. Nhưng dòng

báo chính trị mà tác giả luận án muốn làm rõ ở đây là dòng báo lấy chính trị (quan

hệ quyền lực) làm đối tượng chủ yếu; lấy mục đích chính trị giành quyền lực làm

tôn chỉ của tờ báo, tạp chí; gắn với sự ra đời các tổ chức, các đảng phái và phong

trào chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945; có ảnh hưởng và tác động trực tiếp

đến đời sống chính trị Việt Nam.

3. Dòng báo chính trị đã ra đời một cách tất yếu ở Việt Nam trong giai

đoạn 1925 -1945 dựa trên các cơ sở chính trị - xã hội và cơ sở văn hóa - tư tưởng.

Chính sự chuyển biến cơ cấu xã hội và sự hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam

cùng với công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp (1919-1929),

sự ra đời các tổ chức, các đảng phái và xu hướng chính trị là cơ sở trực tiếp cho sự

ra đời dòng báo chính trị, bởi các lực lượng xã hội mới ra đời sẽ trở thành giới độc

giả quan trọng nhất, cũng là những người làm báo chủ chốt, với phương tiện báo

chí được sử dụng làm cơ quan ngôn luận, chưa kể các nguồn tài chính vững chắc

cho hỗ trợ ra báo. Bên cạnh đó, chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông

Dương, gắn với chế độ chính trị khác nhau ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đã

khiến báo chí chính trị xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ; Nam Kỳ cũng là nơi có báo

chí tiếng Pháp phát triển mạnh mẽ, trong khi ở Bắc Kỳ, có xu hướng phát triển

mạnh về tạp chí. Bên cạnh đó, sự tiếp biến các giá trị tư tưởng - văn hóa phương

Tây, với mô hình văn hóa Pháp, với hệ tư tưởng dân chủ, v.v. đã mở ra một diện

mạo mới, trước hết cho khu vực đô thị, nơi nảy sinh dòng báo chính trị Việt Nam.

Cũng không thể không nói đến các yếu tố quốc tế, với sự ảnh hưởng trực tiếp từ

Quốc tế Cộng sản, từ Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v. với đội ngũ những người làm

báo chính trị được tập dượt trong môi trường báo chí ở nước ngoài, với sự chống

đối của chính quyền thực dân đối với làn sóng cộng sản đã thúc đẩy cho báo chí

chính trị, đặc biệt là dòng báo bí mật, bất hợp pháp phát triển mạnh mẽ.

4. Lực lượng làm báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 chủ yếu là các

Nho học cấp tiến, giới trí thức Tây học và các nhà báo cách mạng. Nếu thế hệ đầu

tiên làm báo ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phần lớn là các trí thức

Công giáo thì trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX, những người làm báo chí

chính trị chủ yếu lại là các nhà Nho cấp tiến, đã bắt đầu tiếp cận văn minh phương

Tây và đội ngũ trí thức Tây học. Đặc biệt có một lực lượng quan trọng là các nhà

báo cách mạng, những người đã gắn hoạt động chính trị của mình với dòng báo chí

theo khuynh hướng mác xít, một dòng báo đặc thù xuất bản trong điều kiện bí mật,

bất hợp pháp, trong bối cảnh khó khăn và thiếu thốn, chịu sự trấn áp mạnh mẽ của

chính quyền thực dân nhưng lại trở thành chủ lực của dòng báo chính trị Việt Nam.

5. Nội dung của dòng báo chính trị 1925-1945 rất phức tạp và đa dạng, gắn

với từng khuynh hướng báo chí. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ

nghĩa quốc gia cải lương như Đông Pháp, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp

Chí, La Tribune Indigène, La Tribune Indochinoise, v.v., thường tập trung ủng hộ

148

chính sách “Pháp - Việt đề huề”, phục vụ cho chính quyền thực dân, có thái độ khá

tiêu cực với chủ nghĩa cộng sản nhưng lại rất có giá trị trong việc truyền bá chữ quốc

ngữ và phát triển nền văn hóa nước nhà và bước đầu đã có sự chống đối với một số

chính sách của chính quyền, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản và đại địa chủ. Báo

chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng, đối lập chính quyền, như Đông Pháp Thời

Báo, La Cloche Fêlée, L’Annam, Jeune Annam, Le Nhà quê, v.v., ngược lại, đả kích

mạnh mẽ chế độ thực dân, công kích chính phủ, lên án nhà vua bù nhìn ở Huế; kêu

gọi lòng yêu nước, đề cao ý thức độc lập, tự chủ của nhân dân; phê phán chủ nghĩa

quốc gia cải lương và có thái độ cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Báo chí theo

khuynh hướng Trotskyist như La Lutte, Tháng Mười đấu tranh chống lại chủ nghĩa

thực dân, nhưng đồng thời lại đấu tranh với cả hệ tư tưởng của Quốc tế Cộng sản và

Đảng Cộng sản, tuyên truyền cho thuyết cách mạng thường trực và cổ động cho các

cuộc đấu tranh giai cấp cực đoan. Báo chí theo khuynh hướng mác xít, với các đại

diện tiêu biểu như Thanh Niên, Dân Chúng, Tin Tức, Việt Nam Độc Lập, Tạp chí

Cộng sản, Cờ Giải Phóng, v.v., tập trung tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, phổ

biến đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cổ động tổ chức quần

chúng tranh đấu và đấu tranh với những tư tưởng đối lập như với chủ nghĩa quốc gia

cải lương và chủ nghĩa Trotskyist, v.v.. Tính cách đặc biệt của dòng báo này là đã vận

hành theo công thức báo chí theo khuynh hướng mác xít do V.I.Lênin nêu ra: báo chí

không chỉ là người cổ động và tuyên truyền tập thể mà còn là người tổ chức tập thể.

6. Nghệ thuật làm báo chính trị trong giai đoạn 1925-1945 gắn với hai hệ

thống báo chí: xuất bản công khai, hợp pháp và xuất bản bí mật. Bên cạnh nội dung

chính trị phải đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, thì về hình thức, báo chí

chính trị cũng cần phải hấp dẫn để thu hút độc giả. Các nhà làm báo trong giai đoạn

này đã gây ấn tượng bằng hoạt động tổ chức tòa soạn với đặc thù là tòa soạn do Nhà

nước Bảo hộ nắm giữ hay tòa soạn báo tư nhân phải dung hòa giữa mục đích chính

trị và kinh doanh; hoạt động tổ chức trang báo với cách xếp đặt chuyên mục, giật tít,

in chữ, minh họa, v.v.; tổ chức “nhóm báo” quy tụ nhiều cây bút có uy tín theo tôn

chỉ, mục đích riêng của tờ báo mình hay tạo nên phong cách báo chí cho mỗi dòng

báo riêng, để làm sao ngôn ngữ, thể loại, giọng điệu của báo phù hợp với khuynh

hướng chính trị mà báo lựa chọn.

7. Dòng báo chính trị đã có vai trò to lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam

1925-1945. Dòng báo chính trị là vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào

chính trị, để tuyên truyền cho hệ tư tưởng của giai cấp mình và đấu tranh chống lại

các tư tưởng đối lập. Hơn thế nữa, báo chí chính trị đóng vai trò quan trọng trong

việc nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng, giác ngộ và tổ

chức họ tham gia vào các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Có thể nói rằng,

dòng báo chính trị đã góp phần làm suy yếu và rung chuyển hệ thống cai trị của

thực dân Pháp ở Đông Dương. Chính quyền đã thi hành những đạo luật cứng rắn

nhất, đưa ra những chính sách kiểm soát chặt chẽ nhất đối với hoạt động báo chí,

149

bởi lo ngại những dư chấn mà báo chí có thể tạo nên đối với công chúng và phong

trào cách mạng. Nhưng càng kiểm soát, sự phản ứng của những người làm báo càng

mạnh mẽ, quyết liệt. Từ tác động của báo chí đối với đời sống chính trị Việt Nam

1925-1945 có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ

báo chí và chính trị trong bối cảnh hiện nay khi nhận thức rõ rằng báo chí là một

trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của Đảng Cộng sản

Việt Nam trước năm 1945; dòng báo chính trị - lực lượng chủ lực của chủ nghĩa

dân tộc, là diễn đàn để đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng yêu nước và tự hào dân tộc;

vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí đòi hỏi một sự ứng xử linh hoạt, kết hợp nhuần

nhuyễn giữa ý chí của Đảng với phát huy nguồn lực cá nhân; những kinh nghiệm

trong việc xây dựng đội ngũ làm báo chính trị và nghệ thuật làm báo chính trị.

8. Đặt dòng báo chính trị trong nền báo chí Việt Nam đương đại để thấy

rằng báo chí hiện nay đang có những điều kiện mới để phát triển. Trước năm 1945,

báo chí Việt Nam mang “tính cách thuộc địa” bởi ban đầu báo chí là công cụ để bảo

vệ cho lợi ích của chính quyền thực dân, và trong suốt thời kỳ đô hộ, Pháp thi hành

những chính sách chặt chẽ nhằm kiểm soát sinh hoạt báo chí. Bằng chế độ kiểm

duyệt, Nhà nước thực dân khóa miệng những ai dám nghĩ sâu xa và dám nói thẳng

sự thật. Bởi vậy, báo chí yêu nước và cách mạng hầu như đều phải hoạt động bất

hợp pháp, bí mật và những người làm báo đều có thể bị giam giữ và tù đầy bất cứ

lúc nào. Trong bối cảnh hiện nay, tự do báo chí là quyền thiêng liêng mà mỗi người

dân được thụ hưởng. Báo chí nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà

nước là việc làm cần thiết, để tạo nên tính định hướng của báo chí, nêu cao trách

nhiệm của báo chí đối với toàn xã hội. Nhưng lãnh đạo như thế nào, quản lý như thế

nào, để mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo và công chúng thụ hưởng sản

phẩm báo chí thấy rằng mình đang ở trong một nền báo chí tự do, được quyền đón

nhận những thông tin đa dạng, nhiều chiều, được quyền tranh luận và phê phán tất

cả mọi tiêu cực trong đời sống xã hội cũng không hề đơn giản. Điều đó đòi hỏi

Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí phải hết sức mềm dẻo,

uyển chuyển, vừa định hướng chính trị - tư tưởng cho báo chí, nhưng cũng phải để

báo chí có quyền độc lập, giám sát và phản biện xã hội. Hơn thế nữa, sự đấu tranh

trên mặt trận báo chí tư tưởng ở Việt Nam hiện nay tuy khác biệt sự đấu tranh trên

báo chí của các nhà báo cách mạng trước năm 1945, nhưng vẫn đang hàng ngày,

hàng giờ diễn ra gay gắt và căng thẳng. Nếu trước đây, báo chí đã được các chiến sĩ

cách mạng sử dụng để đấu tranh với chính quyền thực dân đàn áp và bóc lột quần

chúng nhân dân, đấu tranh với các hệ tư tưởng đối lập, thì hiện nay, báo chí chính

trị cũng thường xuyên phải đấu tranh với các thế lực thù địch. Cần phải sử dụng báo

chí như thế nào một cách hiệu quả, để báo chí vừa là công cụ đấu tranh, thực hiện

các nhiệm vụ chính trị, nhưng báo chí cũng là một nguồn cung cấp thông tin đa

dạng, nhiều chiều đến quần chúng nhân dân?

150

Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí cần thấy rằng báo chí phải là nơi cung

cấp những món ăn tinh thần phong phú, hấp dẫn đến quần chúng. Khác trước năm

1945, hiện nay sự phát triển như vũ bão của truyền thông số, các phương tiện

truyền thông hiện đại như báo điện tử, mạng xã hội, các trang chia sẻ thông tin

hình ảnh - âm thanh, v.v., trở thành một nguồn thông tin khổng lồ. Dù không phải

là cơ quan báo chí, nhưng với những đặc điểm lợi thế gắn với sự phát triển của

internet, truyền thông xã hội ngày càng tác động đến nhận thức chính trị, thái độ

chính trị và hành động chính trị của công chúng. Truyền thông xã hội cung cấp

những cơ hội cho người dân, để họ được lắng nghe, để họ có những cơ hội thể

hiện ý tưởng của mình. Và những thay đổi đó đang đòi hỏi những người làm báo

trong các cơ quan báo chí chính thống phải đổi mới để chuyên nghiệp hơn, sâu sắc

hơn. Báo chí cần dũng cảm để tận dụng nguồn lực từ các phương tiện truyền thông

xã hội và có thái độ trân trọng với các giá trị này, đồng thời đấu tranh chống lại

các thông tin nguy hại cho chế độ, cho đất nước và cộng đồng. Báo chí cần sự

minh bạch thông tin, để không tạo điều kiện cho những tin đồn, đặc biệt tin đồn

chính trị, lây lan trong xã hội. Báo chí cũng cần phải chống lại xu hướng thương

mại hóa, chống lại việc đưa thông tin giật gân, câu khách, không có giá trị nâng

cao nhận thức và định hướng thẩm mỹ cho công chúng.

Nói tóm lại, nghiên cứu dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam

1925-1945 để thấy mối quan hệ báo chí và chính trị là một mối quan hệ chưa bao

giờ cũ, cần sự quan tâm, chăm sóc và ý thức trách nhiệm của cả cơ quan lãnh đạo,

quản lý, của cơ quan báo chí và người làm báo, đồng thời là ý thức của mỗi công

dân, để xây dựng một nền báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của

các tổ chức chính trị -xã hội, và thực sự là diễn đàn của nhân dân như đúng bản

chất của báo chí. Dòng báo chính trị là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử báo chí Việt

Nam, phản chiếu lịch sử Việt Nam cận, hiện đại./.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vai trò của báo chí cách mạng trong đời

sống chính trị Việt Nam 1925-1945”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,

T. 30 (1), tr. 22-32.

2. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vài nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối

với báo chí cách mạng Việt Nam (1930-1945)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 66-70.

3. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Các lý thuyết truyền thông chính trị và

vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị (12), tr. 28-31.

4. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng (2015), “Sự hình thành

không gian công ở Việt Nam trước năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ Báo chí học,

Chính trị học và Lịch sử”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại

học năm học 2014-2015 Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn

tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 298-309.

5. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), “Báo chí cách mạng Việt Nam trước năm

1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản Điện tử,

ngày 6/11/2015.

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lưu Văn An (Chủ biên) (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống

quyền lực chính trị ở các nước tư bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

2. Lưu Văn An, Lưu Văn Quảng (2008), “Vai trò của truyền thông đại

chúng trong hoạt động của cơ quan lập pháp các nước phương Tây”, Tạp chí

Nghiên cứu châu Âu (91), tr. 26-36.

3. Lại Nguyên Ân (2006), Phan Khôi các tác phẩm đăng báo năm 1930,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà

báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT -TW của Bộ Chính trị (khóa

VIII) về đổi mới sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Hà Nội.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo

điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới,

NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

6. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (2007), Báo Cờ giải phóng: 1943-1945,

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

7. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (2000), Báo Việt Nam độc lập 1941-1945,

NXB Lao động, Hà Nội.

8. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (2000), Báo Dân chúng 1938-1939, T.1,

NXB Lao động, Hà Nội.

9. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (2000), Báo Dân chúng 1938-1939, T.2,

NXB Lao động, Hà Nội.

10. Hoa Bằng (1941), “Từ bước tiến tới của báo giới Việt Nam đến những

biến thiên của quốc văn trên trang báo chí”, Tạp chí Tri Tân (20), tr. 2-4.

11. Hoa Bằng (1942), “Trên đường văn hóa thế giới: Từ nghề ấn loát ngoại

quốc đến nghề ấn loát Việt Nam”, Tạp chí Tri Tân (45), tr. 2-3.

12. Hoa Bằng (1942), “Những cái “lạ tai” trong làng báo”, Tạp chí Tri Tân

(48), tr. 14-15.

13. Hoa Bằng (1942), “Thủ tục làm thành tờ báo ở xứ ta”, Tạp chí Tri Tân

(52), tr. 2-4.

14. Hoa Bằng (1942), “Để giúp vào công cuộc khai hóa, thanh niên trí thức

cần phải gần gụi dân quê”, Tạp chí Tri Tân (57), tr. 2-3.

15. Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hoá - Thông tin,

Hà Nội.

16. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

153

18. Bretton (P.), Proilx (S.) (1996), Bùng nổ truyền thông - sự ra đời một ý

thức hệ mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

19. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, NXB Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Sách giáo

khoa Mác - Lênin, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực

tiễn, T.1, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2002), Báo chí những điểm nhìn từ thực

tiễn, T.2, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông -

Lý thuyết và kỹ năng cơ bản. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động,

Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, T.1 (1924-

1930), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, T.2 (1930),

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, T.3 (1931),

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, T.4 (1932-

1934), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, T.5 (1935),

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, T.6 (1936-

1939), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, T.7 (1940-

1945), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, T.8 (1945-

1947), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Hoàng Văn Đào (1965), Việt Nam Quốc dân đảng (lịch sử đấu tranh cận

đại 1927-1954), NXB Giang Đông, Sài Gòn.

154

37. Trần Bá Đệ (1995), Lịch sử Việt Nam 1930-1945, NXB Đại học Sư phạm

I Hà Nội, Hà Nội.

38. Hà Minh Đức (2000), Báo chí Hồ Chí Minh - Chuyên luận và tuyển chọn,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Hà Minh Đức (1997), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí, đặc tính chung và phong

cách NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Hà Minh Đức (2010), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930, NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

43. Hà Huy Giáp (1996), Nguyễn An Ninh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí

Minh.

44. Hà Huy Giáp (1989), Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh một lãnh

tụ cách mạng hùng biện, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

45. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Kiều Xuân Bá (1963), Lịch sử cận đại

Việt Nam, tập IV (1919-1930), NXB Giáo dục, Hà Nội.

46. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX

đến Cách mạng Tháng Tám, T.I: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước

các nhiệm vụ lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47. Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến Cách mạng Tháng Tám, T.II: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước

các nhiệm vụ lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

48. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến Cách mạng Tháng Tám, T. III: Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

49. Trần Văn Giàu (2000), Tuyển tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.

50. Graber, Doris (2006), Media power in politics (Sức mạnh của truyền

thông trong chính trị), Bản dịch của Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, Hà Nội.

51. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam - các đại hội

và Hội nghị trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Lê Mậu Hãn (2008), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tái bản có sửa chữa, bổ sung).

53. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

54. Phạm Văn Hảo (1960), Trong rừng đá trắng (hồi ký cách mạng), NXB

Phổ thông, Hà Nội.

155

55. Văn Hiền (2000), Báo chí cách mạng Việt Nam trong nhà lao thực dân

Pháp và báo chí miền Trung - Tây Nguyên, NXB Nghệ An.

56. Trần Thị Thu Hoài (2012), Sự biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến

1945, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

57. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009), Truyền thông Việt Nam trong

bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Dân trí, Hà Nội.

58. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Báo chí và Tuyên

truyền (2005), 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - Những bài học lịch sử và định

hướng phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

59. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học chính trị

(2004), Tập bài giảng Chính trị học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

60. Phan Văn Hoàng (2001), Cao Triều Phát - Nghĩa khí Nam Bộ, NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Vũ Đình Hoè (Chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác

lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

62. Vũ Đình Hoè (2000), Hồi ký Thanh Nghị, NXB Văn học - Trung tâm

Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

63. Hội Nhà báo Việt Nam (1970), Một số văn kiện của Đảng Lao động Việt

Nam về công tác báo chí, T.1 (1930-1945), Hà Nội.

64. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội (2004), Sơ thảo lịch sử báo chí Hà Nội

(1905-2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

65. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-

1945, in lần thứ hai, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

66. Đỗ Quang Hưng (2004), Công hội đỏ Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội.

67. Đỗ Quang Hưng (2005), “Báo chí cách mạng trong dòng chảy lịch sử,

văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 5-8.

68. Đỗ Quang Hưng (2007), “Báo chí của Đảng ta trước 1945 - Giá trị cách

mạng và văn hóa”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 5-7.

69. Đỗ Quang Hưng (2009), “Quốc tế Cộng sản (1919 - 1943): Nhìn từ thế

kỷ XXI”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3), tr. 3-10.

70. Đặng Thị Thu Hương (2012), “Một số vấn đề về truyền thông đại chúng,

văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, Kỷ yếu

hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

71. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

72. Nguyễn Công Khanh (2006), Lịch sử báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

156

73. Phan Thị Mỹ Khanh (2001), Nhớ cha tôi Phan Khôi, NXB Đà Nẵng, Đà

Nẵng.

74. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc

địa (1858-1945), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

75. Nguyễn Văn Khánh (2005), Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử cách

mạng Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

76. Khoa Báo chí, ĐH KHXH và NV, Đại học quốc gia HN (2005), Báo chí

-những vấn đề lý luận và thực tiễn, T.6, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

77. Lê Nguyên Khôi (2000), “Tình hình xuất bản báo chí ở Việt Nam cuối

thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Người làm báo (5), tr.21-23.

78. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ

XX, NXB Thế giới, Hà Nội.

79. Nguyễn Thế Kỷ (Chủ biên) (2012)¸ Công tác lãnh đạo quản lý báo chí

trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

80. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ

(2007), Đại cương lịch sử Việt Nam tập II 1858-1945 (tái bản lần thứ chín), NXB

Giáo dục, Hà Nội.

81. Phạm Đình Lân (2001), Phân tích một số nội dung và nghệ thuật làm tạp

chí quốc ngữ trước 1945, Luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

82. V.I.Lênin (1970), Về vấn đề báo chí, NXB Sự thật, Hà Nội.

83. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, T. 4, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

84. Trần Huy Liệu (1991), Hồi ký, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

85. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền

thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

86. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

87. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

88. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

89. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

90. C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, T.1, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

91. C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, T.17, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

92. C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, T.27, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

93. C. Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật, NXB

Sự thật, Hà Nội.

94. Trần Viết Nghĩa (2014), “Tìm hiểu cuộc tranh luận của Phan Khôi và

Phạm Quỳnh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (1), tr.33-42.

157

95. Trần Viết Nghĩa (2012), Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh

phương Tây thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

96. Nhiều tác giả (1988), Nguyễn An Ninh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

97. Nhiều tác giả, Nguyễn Lân Bình chủ biên (2013), Nguyễn Văn Vĩnh là

ai?, NXB Tri thức, Hà Nội.

98. Nhiều tác giả (1988), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, T.2,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

99. Nguyễn Phan Quang - Phan Văn Hoàng (1995), Luật sư Phan Văn

Trường, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

100. Hoàng Văn Quang (2010), Diện mạo báo chí chính trị Việt Nam trước

năm 1954, Hà Nội.

101. Phan Quang (2015), “Nghĩ về bản lĩnh báo chí Việt Nam và người

làm báo”, Hội thảo Quốc gia 90 năm Báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống,

bản lĩnh và trách nhiệm, ngày 18-6-2015. 102. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông (2010), Tổng quan

lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

103. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2012), Phương pháp nghiên

cứu Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

104. Tô Huy Rứa (Chủ biên) (1998), Thư tịch báo chí Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

105. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý

luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

106. Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình Các thể loại báo chí chính luận

nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

107. Dương Xuân Sơn (chủ biên) (2013), Báo in Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới tiếp cận dưới góc độ báo chí học và khoa học chính trị, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

108. Dương Xuân Sơn (2013), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986

đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

109. Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, NXB

Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

110. Schudson (M.) (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông. NXB.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

111. Siebert, Fred S., Theodore Peterson, Wibur Schramm (2013), Bốn lý

thuyết truyền thông, Lê Ngọc Sơn dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

112. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

158

113. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

114. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2005) Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận

Chính trị, Hà Nội.

115. Nguyễn Bá Thế và Nguyễn Quang Thắng (1992), Từ điển nhân vật

lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

Chí Minh.

116. Nguyễn An Tịnh (sưu tầm) (1996), Nguyễn An Ninh, NXB Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

117. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

trong thời kỳ mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

118. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật

trên báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

119. Nguyễn Thành (1988), Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, NXB Thông tin

lý luận, Hà Nội.

120. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

121. Nguyễn Thành (1992), Lịch sử báo Tiếng dân, NXB Đà Nẵng, Đà

Nẵng.

122. Nguyễn Thành (2003), Đồng chí Trường Chinh với báo chí, NXB

Thanh Niên, Hà Nội.

123. Nguyễn Thành (1995), Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

124. Trịnh Văn Thảo (2013), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954):

Nghiên cứu lịch sử xã hội (tổ chức dịch: Nguyễn Văn Khánh...), NXB Thế giới, Hà

Nội.

125. Nguyễn Q. Thắng (2006), Phong trào Duy tân các khuôn mặt tiêu

biểu, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

126. Nguyễn Q. Thắng (1992), Huỳnh Thúc Kháng tác phẩm, NXB Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

127. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo (tái bản lần thứ ba, có

bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

128. Hữu Thọ (2002), Theo bước chân đổi mới (bình luận báo chí), NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

129. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí

Minh bàn về báo chí xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

130. Phạm Thị Thu (2006), Tìm hiểu khuynh hướng tư tưởng cơ bản của trí

thức Việt Nam qua khảo sát báo Thanh Nghị và Tri Tân, Đề tài nghiên cứu khoa

học QX 05-19, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

159

131. Xuân Thuỷ, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Văn Hải, Tô Hoài, Nguyễn

Tiêu (1987), Những chặng đường báo Cứu quốc, NXB Hà Nội, Hà Nội.

132. Việt Tha, Lê Văn Thử (1961), Hội kín Nguyễn An Ninh, NXB Mê

Linh, Sài Gòn.

133. Huỳnh Văn Tòng (1973), Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến

1930, Viện Đại học Hoà hảo bảo trợ, Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn.

134. Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm

1945, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

135. Lê Minh Toàn (Chủ biên) (2009), Quản lý nhà nước về thông tin và

truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

136. Nguyễn Văn Tố (2000), Tạp chí Tri Tân 1941-1946: các bài viết về

lịch sử và văn hoá Việt Nam, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn

hoá Việt Nam, Hà Nội.

137. Nhượng Tống (1945), Nguyễn Thái Học, Việt Nam Thư xã, Hà Nội.

138. Trần Thị Trâm (2003), Văn học và báo chí từ một góc nhìn, NXB

Thanh niên, Hà Nội.

139. Nguyễn Văn Trấn (2002), Chúng tôi làm báo: Hồi ký, NXB Văn nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

140. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2009), Nguyễn An Ninh tác phẩm,

NXB Văn học, Hà Nội.

141. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2009), Nguyễn An Ninh qua hồi ức

của những người thân, NXB Văn học, Hà Nội.

142. Phạm Hồng Tung (2008), Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân

sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936-1939), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

143. Phạm Hồng Tung (2009), Nội các Trần Trọng Kim, Bản chất, vai trò

và vị trí lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

144. Phạm Hồng Tung (2010), Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn

văn hoá chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

145. Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Đính (Đồng Chủ biên) (2012) Giáo trình

Chính trị học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

146. Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa

Mác -Lê nin vào Việt Nam (1921-1930), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

147. Phạm Xanh (2005), “Thanh Niên - tờ báo khởi nguồn của dòng báo

chí cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr.9-13.

148. Nguyễn Khắc Xuyên (1998), Mục lục phân tích tạp chí Tri tân (Tạp

chí Văn hóa ra hàng tuần) 1941-1945, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

149. Nguyễn Khắc Xuyên (2002), Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong:

1917-1934, NXB Thuận Hoá, Huế.

160

150. Nguyễn Xuyến (1998), “Tiếng Dân, tờ báo chính trị đầu tiên giữa

kinh đô Huế”, Người Lao động, thứ Bảy, ngày 20-6-1998.

151. Lưu Minh Văn (Chủ biên) (2015), Chính trị học đại cương - Tập bài

giảng cho sinh viên Khoa Khoa học Chính trị, Bản lưu hành nội bộ.

152. Phạm Thái Việt (2015), Giáo trình đại cương truyền thông quốc tế

(dành cho sinh viên Học viện Ngoại giao), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

153. Nguyễn Văn Yên (2007), Nguyễn Văn Vĩnh trong sự hình thành và

phát triển báo chí Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí, Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

Tiếng Anh

154. Adorno, T. (1991), The cultural industry: selected essays on mass

culture, London: Routledge.

155. Alexander, Robert J. (1991), International Trotskyism 1929-1985: A

Documented Analysis of the Movement, Duke University Press, Durham.

156. Collin, P.H (2004), Dictionary of Politics and Government,

Bloomsbury Publishing Plc, London.

157. Denton, R.E., Woodward, G.C. (1990), Political Communication in

America, New York, Praeger.

158. Dominick, Joseph R. (1996), The Dynamics of Mass Communication,

5th

edition, McGraw - Hill.

159. Duiker, William J. (1976), The rise of nationalism in Vietnam 1900-

1941, Cornell University Press, London.

160. Gramsci, Antonio (1971), Selections from the prison notebooks,

Lawrence and Wishart, London.

161. Griffin, Em and Andrew Ledbetter, Glenn Sparts (2014), A First Look

at Communication Theory, McGraw - Hill.

162. Habermas, Jürgen (German 1962, English Translation 1989), The

Structural Transformation of the Public Sphere: An Inquiry into a Category of

Bourgeois Society, Thomas Burger, The MIT Press, Cambridge Massachusetts.

163. Hallin, Daniel C. and Paolo Mancini (2004), Comparing Media

System: Three Models of Media and Politics, Cambridge University Press, New

York.

164. Hardy, J. (2008), Western Media Systems, London: Routledge.

165. Hue -Tam Ho Tai (1992), Radicalism and the origins of the

Vietnamese revolution, Havard University Press, Cambridge, Massachusetts,

London, England.

161

166. Huỳnh Kim Khánh (1982), Vietnamese Communism 1925-1945,

Cornell University Press, New York.

167. Marr, David G. (1971), Vietnamese Anticolonialism (1885-1925),

University of California Press, Berkeley.

168. Marr, David G. (1981), Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945,

University of California Press, Berkeley.

169. Marr, David G. (1995), Vietnam 1945: The Quest for Power,

University of California Press, Berkeley.

170. McCargo, Duncan (2003), Media and Politics in Pacific Asia,

Routledge Curzon, London and New York.

171. McHale, S.F. (2004), Print and Power: Buddhism, Confucianism and

Communism in the Making Modern Vietnam, Univerisity of Hawai‟i Press,

Honolulu.

172. McLuhan, M. (1964), Understanding media, London: Methuen.

173. McNair, B. (2011), An introduction to Political Communication,

Routledge, London and New York.

174. McQuail, Denis (2000), Mass Communication Theory: An

Introduction, 4th

ed. London: Sage.

175. Meyer, Thomas (2002). Media Democracy: How the Media Colonize

Politics. Cambridge: Polity Press.

176. Nerone, John C., ed. (1995), Last Rights: Revisiting Four Theories of

the Press, Urbana: University of Illinois Press.

177. Noris, Pippa (2004). “Political Communications”, Encyclopedia of

the Social Sciences, pp. 1-22.

178. Peycam, Phillippe M.F. (2012), The Birth of Vietnamese Political

Journalism, Saigon 1916-1930, Columbia University Press, New York.

179. Schiller, D. (2000), Digital capitalism: networking the global market

system, Cambridge, MA: MIT Press.

180. Severin, Werner J., James W. Tankard (1992), Communication

theories: origins, methods, and uses in the mass media, New York, Longman.

181. Smith, R.B. (1969) “Bùi Quang Chiêu and the Constitutionalist Party

in French Cochinchina 1917-1930”, Modern Asian Studies 3 (2), pp. 131-150.

182. Thussu, Daya K., (2010), International communication - Continuity

and Change, 2nd

Edition, Bloomsbury Academic.

183. Toffler, A. (1980), The third wave, London: Collins.

184. Woodside, Alexander Barton (1971), Vietnam and Chinese Model, A

Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the

Nineteenth Century, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts.

162

Tiếng Pháp

185. Annuaires statistiques de l’Indochine (1930), Phông Phủ Toàn quyền

Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

186. A.s d’un articles paru dans “L’éclan socialiste ayant un caractère

injurieux à l’égard du ministre des Colonies (1938), Phông Phủ Toàn quyền Đông

Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 06045, D61.

187. A.s de la transmission de communiqué de l’A.R.I.P à Djiring (1939),

Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 05713,

D61.

188. Communiqués de la presse indochinoise (1923), Phông Phủ Toàn

quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 06787, D61.

189. Communiqués du Gouvernement général du 29 Avril 1927 au 31

Décembre 1927 à la presse (1927), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 06387, D61.

190. Communiqués du Gouvernment général du 10 Avril 1928 au 30 Juillet

1928 à la Presse (1928), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia I, Cote 06385, D611.

191. Contrôle des informations (1913), Phông Phủ Toàn quyền Đông

Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 05709, D61.

192. Copie d’une lettre du Ministre des Colonies adresée au Secrétaire du

“Secours populaire de France” concernant des prisonniers indochinois (1937),

Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 01241,

F71.

193. Copie d’un article intitulé “à la Guyane, la Grève de la faim de 150

déportés politiques” paru dans le journal “La Défense (1938), Phông Phủ Toàn

quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 01239, F71.

194. Copie d’un article “Pour la libération des prisonniers politiques de

l’Indochine” paru dans le journal “La Défense” (1938), Phông Phủ Toàn quyền

Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 01246, F71.

195. Copie de l’article “Pour un régime humain aux détenus politiques

indochinois -Une lettre adrésse à Marins Moutet, Ministre des Colonies” paru

dans le journal “La Défénse” (1938), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương -Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 01255, F71.

196. Coupures de presse (1927-1929), Phông Phủ Toàn quyền Đông

Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 06606, D61.

197. Demande de publication d’un journal quotidien en language

annamite faite par Tran Nguyen Anh (1930), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương -

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 05203, D61.

163

198. Demande d’exclusivité de reproduction des nouvelles de’Agence

Havas retransmise par le poste de Saigon formulée par l’Agence Aneta (1935-

1939), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote

05736, D61.

199. Indiscrétions dangereuses commieses par les journaux d’Indochine

(1914-1915), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I,

Cote 01462, Index D61.

200. Revue de la presse indigène (1930), Phông Phủ Toàn quyền Đông

Dương -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 00269, Index D61.

201. Interviews de personnalités monquarters ou de hauts fonctionnaires

addressés à la Radio Saigon à l’occasion de visite de la Foire -Exposition de

Saigon (1942), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

I, Cote 05735, D61.

202. Pour plus de justice en Indochine - Lueur d’espoir “copie d’un article

paru dans de Journal “La Défense” (1938), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương -

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 01249, F71.

203. Problèmes relatifs à la diffusion de la pensée en Indochine (1932),

Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cote 06608,

D61.

204. Transmission du texte complet du communiqué de l’A.R.I.P à Dalat et

à Siem Réap (1939), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương - Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia I, Cote 05710, D61.

Các ấn phẩm báo chí đƣợc tham khảo (xếp theo thứ tự thời gian năm

xuất bản)

-Đông Dương tạp chí (15/5/1913 – 15/6/1919) KH: 80-CV51-VTTKHX -H.

-Nam Phong (7/1917 - 1934) KH : 80 - CV49 VTTKHXH - H.

-La Tribune Indigène (1917 -1925) - Sưu tập cá nhân.

-La Cloche fêlée (1923 -1926) - Sưu tập cá nhân.

-Đông Pháp thời báo (2/5/1923 - 2/1929) KH: J80 - TVQG - H.

-Thanh niên (21/6/1925 - 1929) KH: TL.289 - VSH - H.

-Đông Pháp (1925 -3/1945) KH : J132M -TVQG - H.

-L’Annam (1926 -1928) - Sưu tập cá nhân.

-La Tribune Indochinoise (1926 -1942)

-Tiếng Dân (1927 -1943) KH : J52M -TVQG - H.

-Thân ái (1/10/1928 -1929), KH: 6657-6660 -Gy 5016-5019 - BTLSQG - H.

-Búa liềm (1/10/1929 -5/2/1930), KH: 6335- 6337 - Gy 4694 - BTLSQG - H.

-Lao động (1929) KH: 1890 - Gy585 - BTLSQG - H.

-Tranh đấu (15/8/1930), KH: 1889 - Gy 584 - BTLSQG - H.

164

-Người Lao Khổ (5/1930 -5/9/1930), KH: 6609 - Gy 4967 - BTLSQG - H.

-Cờ vô sản (1931), KH: 6121 - Gy 4480 - BTLSQG - H.

-Công nông binh (1931), KH: 6123 - 6124 - Gy 4482 - 4483 - BTLSQG - H.

-Chỉ đạo (1931), KH: 1897- Gy 592 - BTLSQG - H.

-La Lutte (1933 - 1939) KH: J0192M - TVQG - H.

-Phong Hóa (16/6/1932 – 5/6/1936), TVQG - H.

-Ngày nay (30/1/1935 – 7/9/1940) KH : C563M - TVQG - H.

-Tháng Mười (1938 - 1939) -Bộ sưu tập cá nhân.

-Ngày mới (19/4/1938 – 23/2/1939), KH: 6634 - 6636 - Gy 4993 - 4995 –

BTLSQG - H.

-Dân chúng (22/7/1938 – 30/8/1939) NXB Lao Động, H., 2000.

-Tin tức (2/4/1938 – 19/10/1938) KH: 6210 - 6216 - Gy4569 - 4575-

BTLSQG - H.

-Thanh Nghị (25/4/1941 – 11/8/1945) KH: C911M - TVQG - H.

-Việt Nam độc lập (1/8/1941 – 15/12/1945) NXB Lao Động, H., 2000.

-Tạp chí cộng sản (1941, 1943)

-Cứu Quốc (25/1/1942 -7/1945) KH: 4696 - 4520 - Gy4853 - 4879

BTLSQG-H.

-Cờ Giải phóng (1942 -1945) NXB Văn hóa Thông tin, H., 2007.

1

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Khảo sát diện mạo một số báo chí chính trị (Xếp theo thứ tự thời gian

năm xuất bản)

Phụ lục 2: Manchette (Măng sét) một số báo chí chính trị tiêu biểu và một số

bài viết đăng trên báo chí

Phụ lục 3: Diện mạo một số nhà báo chính trị tiêu biểu

Phụ lục 4: Hồ sơ lƣu trữ về việc kiểm soát báo chí của chính quyền thuộc địa

(Các vấn đề liên quan đến sự truyền bá tƣ tƣởng ở Đông Dƣơng)

Phụ lục 5: Danh mục các bài báo trên Dân Chúng năm 1938-1939 đấu tranh

chống lại Trotskyist

Phụ lục 6: Một số bài báo tiêu biểu trên báo Cờ Giải Phóng, Việt Nam Độc Lập

và Cứu Quốc

Phụ lục 7: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu về Dòng báo chính trị với đời

sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 (Dành cho các nhà báo lão thành,

nhà quản lý báo chí, nhà sử học, nhà nghiên cứu báo chí và nhà báo chính trị)

2

PHỤ LỤC 1: KHẢO SÁT DIỆN MẠO MỘT SỐ BÁO CHÍ CHÍNH TRỊ

(Xếp theo thứ tự thời gian năm xuất bản)

STT Tên báo/tạp chí Cách thức tổ chức tòa soạn, in ấn và biên tập

1 ĐÔNG DƢƠNG

TẠP CHÍ

(1913-1919)

Số 1 ngày 15/5/1913.

Số cuối cùng, số 231,

ngày 15/6/1919.

Sáng lập: F.H. Schneider. Nguyễn Văn Vĩnh

chủ nhiệm kiêm chủ bút.

Loại cũ từ số 1 đến 31/12/1914 in khổ lớn

26.5cm x 18.5 cm. Từ ngày 10/1/1915 đến

15/6/1919 khổ nhỏ, 24 cm x16 cm.

In typô.

Thƣờng ra 16 đến 24 trang.

Mỗi tuần một kỳ, ra vào chủ nhật hàng tuần.

Tòa soạn: 20, đƣờng Carô, Hà Nội.

2 NAM PHONG

(1917-1934)

Số 1, tháng 7/1917.

Số cuối cùng, số 210,

ngày 16/12/1934.

Sáng lập: L. Marty. Phạm Quỳnh chủ nhiệm

kiêm chủ bút, đặc trách phần chữ Việt (số 1 đến

số 198, ngày 16/6/1934) sau đó Nguyễn Tiến

Lãng làm chủ bút cho đến ngày ngừng xuất

bản. Chủ bút phần chữ Hán từ số 1 đến 1919:

Nguyễn Bá Trác. Từ năm 1923 có phụ trƣơng

chữ Hán.

Quản lý: Lê Văn Phúc

Lúc đầu ra hàng tháng, từ số 195, ngày

1/5/1934 ra tháng hai kỳ. Thƣờng dày trên 100

trang.

Khổ 26.5 cm x 18.5 cm.

In ở Imprimerie Tonkinoise.

Tòa soạn 80 Hàng Gai, Hà Nội.

3 LA TRIBUNE

INDIGÈNE

(1917-1925)

Số 1, ngày 20/8/1917

Số cuối cùng, số 967,

ngày 17/2/1925.

Cơ quan của Đảng Lập hiến Đông Dƣơng.

Xuất bản một tuần ba số vào các ngày thứ ba,

thứ năm, thứ bảy. Xuất bản bằng tiếng Pháp.

Chủ nhiệm: Nguyễn Phú Khai.

In ở nhà in Commécxian.

Khổ báo 64.5cm x 47.5cm.

Tòa soạn và trị sự: 67, phố Mac Mahông, Sài

Gòn.

3

4 ĐÔNG PHÁP THỜI

BÁO (1923-1929)

Số 1, ngày 2/5/1923.

Số cuối, số 809, tháng

2/1929.

Sáng lập kiêm tổng lý: Nguyễn Kim Đính.

Chủ bút: Nguyễn Kim Đính, Diệp Văn Cƣơng,

Trần Huy Liệu, Bùi Thế Mỹ.

Mỗi tuần ra ba kỳ vào thứ hai, thứ tƣ, thứ sáu.

Báo khổ lớn, 65 cm x 40 cm. Số lƣợng 3000 bản.

In ở nhà in riêng.

Tòa soạn và trị sự: 71, phố Mác Mahông, Sài

Gòn.

5 LA CLOCHE FÊLÉE

(1923-1926)

(Chuông rè)

Số 1, ngày

10/12/1923.

Số cuối, số 62, ngày

3/5/1926.

Cơ quan tuyên truyền tƣ tƣởng Pháp (Số 1 đến

số 19). Cơ quan tuyên truyền dân chủ (từ số 20

trở đi). Xuất bản bằng tiếng Pháp.

Sáng lập, giám đốc kiêm chủ bút: Nguyễn An

Ninh. E. Jean de la Bâtie quản lý.

Từ số 20 Phan Văn Trƣờng làm giám đốc.

In ở nhà in riêng.

Tòa soạn: 29, phố Pie Phlăngđanh, sau chuyển

đến 273, phố Expanhơ, Sài Gòn.

6 THANH NIÊN

(1925-1930)

Số 1, ngày 21/6/1925.

Năm cuối cùng : năm

1929, khoảng 200 số.

Cơ quan của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mệnh

Thanh niên.

Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc.

Xuất bản bí mật tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Viết tay bằng bút thép trên giấy sáp.

Thời gian đầu mỗi tuần một kỳ, sau mỗi số cách

nhau 3 tuần, 5 tuần. Xuất bản không định kỳ.

Khổ báo 13 cm x 19cm. In mỗi kỳ trên 100 bản.

Lƣu hành bí mật trong nội bộ Hội Thanh niên ở

trong nƣớc và các cơ sở ở nƣớc ngoài.

7 ĐÔNG PHÁP

nguyên là tờ Báo

Đông Pháp ra đời từ

năm 1925, đến số

1972, ngày 6-7/6/1932

đổi tên là Đông Pháp

Sau đảo chính Nhật-Pháp ngày 9/3/1945, đổi tên

thành Đông Phát. Sau Cách mạng tháng Tám đổi

tên thành Dân thanh.

Chủ nhiệm: Ngô Văn Phú.

Xuất bản hàng ngày.

Tòa soạn và trị sự: 53 phố Pôn Be, sau là 94 phố

Hàng Gai, Hà Nội.

In ở nhà in riêng. Khổ báo 66 cm x 45 cm, sau

45cm x 36.7 cm.

4

8 L’ANNAM

(1926-1928)

Số 1, lấy số 63, ngày

6/5/1926, tục bản của

báo La Cloche F êlée.

Số cuối, số 182, ngày

2/2/1928.

Giám đốc: Phan Văn Trƣờng.

Quản lý: E. Dejean de la Bâtie. Từ số 120

Nguyễn Huỳnh Điển làm giám đốc.

Xuất bản bằng tiếng Pháp, mỗi tuần ra hai kỳ.

In ở nhà in riêng.

Xuất bản ở Sài Gòn.

9 LA TRIBUNE

INDOCHINOISE

(Diễn đàn Đông

Dương: 1926-1942)

Số 1, ngày 6/8/1926.

Số cuối, số 2342,

tháng 10/1942.

Cơ quan chính thức của Đảng Lập hiến.

Giám đốc kiêm chủ bút: Bùi Quang Chiêu .

Quản lý: Lê Quang Liêm (tức Bảy).

Xuất bản bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần ba kỳ, vào

thứ hai, thứ tƣ, thứ sáu.

Khổ báo 65 cm x 45cm.

In ở nhà in riêng. Tòa soạn số 201, phố Pôn

Blăng si, sau ở 125, phố Anhxpếchxiông, Sài

Gòn.

10 TIẾNG DÂN

(1927-1943)

Số 1, ngày 10/8/1927.

Số cuối, số 1766, ngày

24/4/1943.

Sáng lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút: Huỳnh Thúc

Kháng.

Quản lý: Trần Đình Phiên.

Báo ra mỗi tuần 2 kỳ, từ đầu năm 1936 đến hết

năm 1939, mỗi tuần 3 kỳ.

In ở nhà in riêng. Khổ báo 56 cm x 38 cm (hay

61 x 45cm – Thƣ tịch báo chí).

Số lƣợng 1300 bản.

Tòa soạn và trị sự 123 đƣờng Đông Ba, Huế.

11 LAO ĐỘNG

(1929)

Cơ quan của Tổng Công hội Bắc Kỳ.

Số đầu, ra mắt không đánh số, hiện lƣu ở Bảo

tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng

Lịch sử Quốc gia), đề ngày 14/7/1929; số cuối

cùng, số 4, ngày 1/11/1929.

Chủ nhiệm: Nguyễn Đức Cảnh

In giấy sáp, viết bút thép. Khổ báo 26.5cm x

19cm.

5

12 LA LUTTE

(1933-1939)

Số 1, ngày 24/4/1933.

Số cuối, số 220, tháng

6-1939.

Quản lý: Edgar Ganofsky (ngƣời Pháp), sau Lê

Văn Thử.

Bốn số đầu xuất bản mỗi tuần 2 kỳ, từ số 5 trở

đi, mỗi tuần xuất bản 1 kỳ. Sau khi ra số 4

(20/6/1933) thì ngừng đến 4/10/1933 ra số 5.

Xuất bản bằng tiếng Pháp.

Tòa soạn: 36, phố La Cốttơ, sau chuyển đến

99E, phố Lagrăngđie.

In ở nhà in SILI, sau là nhà in Ácđanh.

Khổ báo 50 x 32.5 cm.

Có 4 thời kỳ phát triển:

1. Từ số 1 đến số 4 (1933): mục đích ra tranh

cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn.

2. Từ số 5 (4/10/1934) đến mùa thu 1936:

chống thực dân Pháp.

3. Từ mùa thu 1936 đến hè 1937: đấu tranh

giữa cộng sản và Trotskyist.

4. Từ mùa hè 1937 đến ngừng xuất bản: thuộc

về Trotskyist.

13 THÁNG MƢỜI

(1938-1939)

Số 1, tháng 9/1938.

Số 5, tháng 3/1939,

bị cấm.

Quản lý: Edgar Ganofsky.

Chủ bút: Hồ Hữu Tƣờng

Tạp chí lý luận của phái Trotskyist do Hồ Hữu

Tƣờng đứng đầu.

Xuất bản hàng tháng.

Khổ 20 x 14 cm, 25 x 18cm.

In ở nhà in Việt Nam.

Tòa soạn: 108 phố La cốt, Sài Gòn.

14 TIN TỨC

(1938)

Số 1, ngày 2/4/1938.

Số cuối, số 43, ngày

15-19/10/1938.

Cơ quan Mặt trận Dân chủ, thực tế là cơ quan

của Xứ ủy Bắc Kỳ ĐCSĐD.

Sáng lập: Lƣơng Văn Tuân (danh nghĩa đứng

tên xin phép). Trịnh Hoài Đức quản lý.

Thực tế Đặng Xuân Khu là giám đốc chính trị,

Trần Huy Liệu chủ bút.

Báo ra hàng tuần, thƣờng 4 trang hoặc 2 trang.

In ở nhà in riêng. Khổ 44 x 29 cm.

Tòa soạn: 105, phố Hăngri Đoóclêăng.

Xuất bản ở Hà Nội.

6

15 DÂN CHÚNG

(1938-1939)

Số 1, ngày 22/7/1938.

Số cuối, số 80, ngày

30/8/1939.

Cơ quan của lao động và dân chúng Đông

Dƣơng, thực tế là cơ quan trung ƣơng của Đảng

Cộng sản Đông Dƣơng.

Sáng lập: Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Cừ.

Quản lý: Dƣơng Trí Phú, sau đến Trần Văn Kiết,

Huỳnh Văn Thanh, Huỳnh Hoa Cƣơng.

In ở nhà in S.A.T.I, sau đến Bảo Tồn, Xƣa Nay.

Số 1 in 1000 bản, số 2 in 2000 bản. Thông

thƣờng in khoảng 6000 bản.

Từ số 1 đến số 9 in khổ 30 cm x 44.5 cm.

Từ số 10 đến số cuối cùng in khổ 37 cm x 54

cm.

Xuất bản không định kỳ, có khi cách nhau 1

tuần, có khi vài ngày, từ số 64 ra hàng ngày.

Tòa soạn số 43, đƣờng Hamelin, sau chuyển đến

số 51E, đƣờng Colonel Grimaud.

16 VIỆT NAM

ĐỘC LẬP

(1941-1945)

Số 1, đƣợc đánh số

101, ngày 1/8/1941.

Số cuối, số 235, ngày

10/12/1945.

Số cuối, số 522, ngày

24/1/1955 (Thƣ tịch)

Cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng, rồi

của Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng-Bắc Cạn,

sau là Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao-Bắc-Lạng.

Sáng lập: Nguyễn Ái Quốc, kiêm Tổng biên tập.

Xuất bản bí mật ở Cao Bằng.

Khổ báo 20 cm x 30 cm. Từ tháng 8/1941 đến

tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc phụ trách, ra

đƣợc trên 30 số, 400 bản, mỗi tháng 3 kỳ, mỗi

kỳ 2 trang. Sau đó, Phạm Văn Đồng chỉ đạo.

In litô, viết tay trên đá. Sau in typô.

Khổ báo 26.5 cm x 19 cm.

17 TẠP CHÍ CỘNG SẢN

(1941, 1943)

Tạp chí lý luận Trung ƣơng của Đảng Cộng sản

Đông Dƣơng.

Tổng biên tập: Trƣờng Chinh.

Số 1 năm 1941 ngày 23/9/1941 (Có thể chỉ ra

đƣợc 1 số).

Số 1 năm 1943 ngày 28/2/1943; số cuối, số 2,

24/9/1943.

Xuất bản bí mật.

In litô, viết tay trên đá. Khổ 12cm x 9cm.

7

18 CỨU QUỐC

(1942-1977)

Số 1, ngày 25/1/1942.

Số cuối, số 3835, ngày

28/1/1977.

Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Năm 1951, là

Cơ quan Trung ƣơng của Mặt trận Liên Việt.

Năm 1955, là cơ quan trung ƣơng của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam.

Tổng biên tập: Trƣờng Chinh, sau là Xuân

Thủy.

Từ số 1 đến số 30, ngày 16/8/1945 in litô (từ số

Đặc san về hải ngoại tháng 11/1944 in chữ

chì). Từ số 31, ngày 24/8/1945 trở đi in typô,

khổ 27.5cm x 20 cm và 58cm x 42cm.

Ngày 5/2/1977, Cứu Quốc nhập với báo Giải

Phóng và Thống Nhất, thành lập báo Đại Đoàn

Kết.

19 CỜ GIẢI PHÓNG

(1942-1945)

Số 1, 10/10/1942.

Số cuối, số 33, ngày

18/11/1945.

Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ƣơng của

Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.

Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh là Tổng biên tập

Từ số 1 đến số 15, 17/7/1945 in litô, viết tay

trên đá, có lúc 2 trang, có lúc 4 trang. Từ số 16,

12/9/1945 đến số 33, 18/11/1945 in tipô ở Hà

Nội.

Khổ 38.5 cm x 27 cm

In 5000 số giai đoạn tiền khởi nghĩa. Sau khởi

nghĩa in 10 vạn số/kỳ.

8

PHỤ LỤC 2: MANCHETTE (MĂNG SÉT) MỘT SỐ BÁO CHÍ CHÍNH TRỊ

TIÊU BIỂU VÀ MỘT SỐ BÀI VIẾT ĐĂNG TRÊN BÁO CHÍ

Nguồn: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

9

Nguồn: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

10

N Ng

Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

11

Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

12

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

13

Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

14

Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

15

Nguồn: Ảnh trên Đông Pháp Thời Báo, Thư viện Quốc gia Việt Nam

16

Nguồn: Ảnh trên Đông Pháp Thời Báo, Thư viện Quốc gia Việt Nam

17

Nguồn: Bảo tàng Lich sử Quốc gia

18

Nguồn: Sưu tập cá nhân

19

Nguồn: Sưu tập cá nhân

20

Nguồn: Sưu tập cá nhân

21

Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

22

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

23

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

24

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

25

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

26

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

27

Tòa soạn báo Tin Tức

Đoàn bán báo kỷ niệm ngày 1/5/1938 tại Khu đấu xảo Hà Nội

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

28

Báo Việt Nam Độc Lập và các họa bản trên báo Việt Nam Độc Lập

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

29

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

30

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

31

PHỤ LỤC 3: DIỆN MẠO MỘT SỐ NHÀ BÁO CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU

Các nhà báo - nhà Nho cấp tiến

Dƣơng Bá Trạc (1884-1944)

Ngô Đức Kế (1878-1929)

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

Nguyễn Đỗ Mục (1882-1951)

32

Các nhà báo - Tây học

Phạm Quỳnh (1892-1945)

Phan Khôi (1887-1959)

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)

Phan Văn Trƣờng (1878-1933)

33

Các nhà báo - Tây học

Bùi Quang Chiêu (1872-1945)

Nguyễn An Ninh (1900-1943)

Tạ Thu Thâu (1906-1945)

Phan Văn Hùm (1902-1946)

34

Chân dung một số nhà báo cách mạng tiêu biểu

Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh (1890-1969)

Hà Huy Tập (1906-1941)

Trƣờng Chinh (1907-1988)

35

Trần Huy Liệu (1901-1969)

Hải Triều (1908-1954)

Nguyễn Văn Cừ (1912-1941)

Khuất Duy Tiến (1909-1984)

36

PHỤ LỤC 4: HỒ SƠ LƢU TRỮ VỀ VIỆC KIỂM SOÁT BÁO CHÍ

CỦA CHÍNH QUYỀN THUỘC ĐỊA

(Các vấn đề liên quan đến sự truyền bá tƣ tƣởng ở Đông Dƣơng)

37

PHỤ LỤC 5: CÁC BÀI BÁO TRÊN DÂN CHÚNG NĂM 1938-1939

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI TROTSKYIST

Năm 1938:

1. “Ái hữu với nghiệp đoàn”, số 9, ngày 20-8-1938.

2. “Trâu trắng trâu đen giữa “anh hùng” tờ-rốt-kít”, số 9, ngày 20-8-1938

3. “Phê bình bài trả lời cho nhựt báo của ông Hải Phong”, số 10, 24-8-1938.

4. “Thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do báo chí đã có hãy đi đến tự do

ngôn luận”, số 13, ngày 3-9-1938.

5. “Tờ tuần báo “Đọc” xuất bản ở Hà Nội đã đổi tuồng”, số 13, ngày 3-9-

1938.

6. “Phải đề phòng bọn tờ-rốt-kít trong phong trào Ái hữu và nghiệp đoàn”, số

16, ngày 14-9-1938.

7. “Mặt trận công nông duy nhất của tờ-rốt-kít” (số 19, ngày 24-9-1938).

8. “Mặt trận công nông duy nhất của tờ-rốt-kít- tiếp theo” (số 20, ngày 28-9-

1938)

9. “Thái độ của bọn tờ-rốt-kít đối với việc xin ân xá” (số 22, ngày 5-10-

1938).

10. “Bức thơ công khai của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng gởi cho các đảng

phái” (số 23, ngày 8-10-1938)

11. “Báo dân mới của bọn tờ-rốt-kít bị anh Sốp-phơ Trần Văn Quỳnh kiện

trên sở” (số 24, ngày 12-10-1938)

12. “Bức thơ công khai của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng gởi cho các đảng

phái” (số 25, ngày 15-10-1938).

13. “Tờ-rốt-kít đối với tự do, cơm áo, hòa bình” (số 25, ngày 15-10-1938)

14. “Tờ-rốt-kít đối với tự do, cơm áo, hòa bình- tiếp theo” (số 26, ngày 19-

10-1938)

15. “Tờ-rốt-kít đối với tự do, cơm áo, hòa bình- tiếp theo” (số 27, ngày 22-

10-1938)

16. “Trƣờng kỳ kháng chiến chống Nhựt” (số 29, ngày 5-11-1938)

17. “Bọn “Tranh đấu” bịa đặt và tự giỡ mặt nạ” (số 32, ngày 23-11-1938)

18. “Báo chí của bọn tờ-rốt-kít nói gì” (số 34, ngày 3-12-1938)

19. “Cách mạng với cải lƣơng” (số 34, ngày 3-12-1938)

20. “Cách mạng với cải lƣơng- tiếp theo” (số 35, ngày 7-12-1938)

21. “Bọn tờ-rốt-kít đã hoàn toàn nói láo và vu cáo cho giai cấp thợ thuyền và

Đảng Cộng sản Pháp” (số 38, ngày 17-12-1938)

38

Năm 1939

1. “Lịch sử cộng sản vận động ở Đông Dƣơng” (số 41, ngày 3-1-1939)

2. “Lịch sử cộng sản vận động ở Đông Dƣơng” (số 42, ngày 7-1-1939), trong

đó có phần “Tranh đấu chống chủ nghĩa tờ-rốt-kít phản cách mạng”

3. “Chung quanh vụ đòi ân xá Ninh, Tạo, Mai” (số 48, ngày 28-1-1939)

4. “Tờ-rốt-kít bán thân cho Nhựt bổn và phát xít” (số 54, ngày 1-4-1939)

5. “Giả danh cách mạng” (số 55, ngày 4-4-1939)

6. “Hai tên tờ-rốt-kít Thâu-Số đã đi lần đến cái “đích” của bọn tơ-rốt-kít Tàu

và Tây Ban Nha” (số 56, ngày 8-4-1939)

7. “Chiến sĩ tờ-rốt-kít” (số 58, ngày 19-4-1939)

8. “Kết quả lần tuyển cử thứ nhứt tiêu biểu ý chí và trình độ giác ngộ của

nhân dân”, trong đó có phần “Tờ-rốt-kít với Lập Hiến” (số 59, ngày 21-4-1939)

9. “Một bức thơ của Nguyễn Văn Tạo” (số 61, 26-4-1939)

10. “Thái độ của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đối với các đảng phái, các

tầng lớp nhân dân” (số 62, ngày 27-4-1939)

11. “Phải đoàn kết chặt chẽ trong một hàng ngũ thống nhứt mới có thể thực

hiện các điều ích lợi cho đồng bào và xứ sở” (số 63, ngày 28-4-1939)

12. “Báo Tia sáng và báo Điển tín đừng ồn ào” (số 63, ngày 28-4-1939)

13. “Mấy lời tuyên bố của Dƣơng Bạch Mai” (số 64, ngày 29-4-1939)

14. “Hồ Hữu Tƣờng đứng bóng bác” (số 65, ngày 6-5-1939)

15. “Nhà cách mạng triệt để trốn đi đâu” (số 67, ngày 23-5-1939)

16. “Bọn tờ-rốt-kít “Tia sáng” đã lộ hẳn bộ mặt phản động” (số 67, ngày 23-

5-1939)

17. “Thảo luận với anh Nguyễn Văn Tạo về bài Đảng Lập hiến có bị quần

chúng đánh đổ không” (số 68, ngày 31-5-1939)

18. “Những ngƣời tờ-rốt-kít đừng vội mừng” (số 68, ngày 31-5-1939)

19. “Có phải chủ trƣơng đánh đổ Đảng Lập hiến mà bọn tờ-rốt-kít thắng

thăm không?” (số 69, 7-6-1939)

20. “Tạ Thu Thâu và nội bộ xoay mặt trận” (số 79, 29,30- 8-1939).

39

PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ BÀI BÁO TIÊU BIỂU

TRÊN BÁO CỜ GIẢI PHÓNG, VIỆT NAM ĐỘC LẬP VÀ CỨU QUỐC

40

PHỤ LỤC 7

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU VỀ DÕNG BÁO

CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945

(Dành cho các nhà báo lão thành, nhà nghiên cứu báo chí, nhà sử học,

nhà quản lý báo chí và nhà báo chính trị)

I. GIỚI THIỆU VỀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Họ và tên ngƣời phỏng vấn: ………………………………………………

- Đề tài nghiên cứu: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam

giai đoạn 1925-1945.

- Mục đích phỏng vấn: Làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị

nói chung, báo chí và chính trị nói riêng; làm rõ khái niệm dòng báo chính trị và vai

trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945

và những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ báo chí và chính trị

hiện nay.

- Nguyên tắc: phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin phép đƣợc ghi âm.

II. CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

Đề nghị Quý vị vui lòng trả lời các câu hỏi thuộc nhóm lĩnh vực:

1. Câu hỏi về mối quan hệ truyền thông và chính trị nói chung, báo chí và

chính trị nói riêng.

2. Câu hỏi về nội dung và nghệ thuật tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt

Nam qua báo chí.

3. Câu hỏi về nội dung dòng báo chính trị.

4. Câu hỏi về nghệ thuật dòng báo chính trị.

5. Câu hỏi về định nghĩa dòng báo chính trị.

6. Câu hỏi về đặc điểm dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945.

7. Câu hỏi về vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam

giai đoạn 1925-1945.

8. Câu hỏi về mối quan hệ của báo chí với chính quyền thực dân.

9. Câu hỏi việc đánh giá lại những nhân vật báo chí cụ thể.

10. Câu hỏi về bài học kinh nghiệm có thể rút ra trong mối quan hệ báo chí

và chính trị giai đoạn 1925-1945 và vận dụng vào đời sống báo chí và chính trị

hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã nhiệt tình giúp đỡ!

NGƢỜI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

41

MÃ HÓA ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN

M1: Nam, 87 tuổi, nhà báo lão thành, nguyên lãnh đạo cơ quan báo chí,

nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. (Phỏng vấn thực hiện ngày 15/9/2015 tại

Hà Nội).

M2: Nam, 80 tuổi, nhà nghiên cứu báo chí, chuyên gia về báo chí học.

(Phỏng vấn thực hiện ngày 14/08/2014 tại Hà Nội).

M3: Nam, 72 tuổi, nhà sử học, chuyên gia về lịch sử báo chí Việt Nam, về

lịch sử Việt Nam cận hiện đại. (Phỏng vấn thực hiện ngày 26/03/2015 tại Hà Nội).

M4: Nam, 56 tuổi, nhà báo chính trị, hiện công tác ở cơ quan báo chí.

(Phỏng vấn thực hiện ngày 12/08/2014 tại Hà Nội).

M5: Nam, 55 tuổi, nhà báo chính trị, hiện quản lý cơ quan báo chí. (Phỏng

vấn thực hiện ngày 20/08/2014 tại Hà Nội).

42

Câu hỏi 1: Ông nghĩ gì về mối quan hệ truyền thông và chính trị nói

chung, báo chí và chính trị nói riêng?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Trƣớc hết nói về báo chí. Quan hệ giữa báo chí và

chính trị là quan hệ đƣơng nhiên. Trừ một số trƣờng hợp cá biệt, theo tôi báo chí

thuộc mọi loại hình không tách rời chính trị. Trƣớc đây, ở phƣơng Tây, ngƣời ta

quen ghi dƣới các manchette tờ báo in là cơ quan của đảng này, đảng nọ, nhƣng từ

ngày công nghiệp phát triển, thị trƣờng chi phối mọi hoạt động của đời sống, báo

nào cũng muốn mở rộng đối tƣợng, tăng số lƣợng phát hành, không tự hạn chế bởi

cái tiêu đề cho nên không đề là báo của đảng này cánh nọ. Ở Pháp ngày trƣớc, báo

Le Populaire đề là cơ quan của Đảng Xã hội Pháp, báo L’Humanité (Nhân đạo) là

cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp. Hiện nay L’Humanité mặc nhiên vẫn là cơ quan

của Đảng Cộng sản Pháp nhƣng phần lớn các báo in khác tại Pháp không ghi, mặc

dù vậy ngƣời Pháp vẫn nghĩ, vẫn nói, vẫn viết: Nhật báo Le Figaro là báo khuynh

hữu, nhật báo Libération là báo trung tả, Le Nouvel Observateur là tuần báo của trí

thức cánh tả, L’Express là tạp chí của phái hữu, vv. Ở Mỹ, cách đây chƣa lâu, có hai

tạp chí tên tuổi với số lƣợng phát hành lớn là Newsweek và Time, một tờ đƣợc coi là

của đảng dân chủ Mỹ còn tờ kia của đảng cộng hòa Mỹ, vv. Khi đã nói tả, trung,

hữu, cực tả, cực hữu, vv. thì đó chẳng phải là quan điểm, là xu hƣớng chính trị hay

sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 đã trả lời phóng viên nƣớc ngoài phỏng vấn

Ngƣời: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhƣng với giấy trắng mực đen

ấy, ngƣời ta có thể viết những bức tối hậu thƣ, ngƣời ta có thể viết nên những bức

thƣ yêu thƣơng”.

Khái niệm truyền thông- ở đây tôi hiểu theo nghĩa truyền thông hiện đại,

truyền thông gần gũi với báo chí, còn truyền thông theo nghĩa rộng, là truyền thông

điệp đi từ bên gửi đến bên nhận, thì đã có từ xƣa. Truyền thông hiện đại bao gồm

những gì trong đó? Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi không đủ

kiến thức lý giải, tôi chỉ nói suy nghĩ của mình. Phải chăng là các mạng xã hội,

website của các tổ chức xã hội, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tƣ nhân, các blog

của blogger…? Còn các trang báo chí điện tử, thì nhƣ tên gọi của nó, đƣơng nhiên

là báo chí, thế nhƣng vẫn có ngƣời coi đó là truyền thông. Một số ngƣời nói đến

“báo chí công dân”, với nghĩa bất kỳ ai cũng có thể làm báo, ai cũng có thể là nhà

báo. Theo Luật Báo chí nƣớc ta, cơ quan báo chí là diễn đàn của nhân dân. Vậy

trong nhân dân có công dân không?

43

Với quan niệm truyền thông bao gồm các mạng xã hội, website, blog…, tôi

nghĩ truyền thông tất phải có quan điểm của mình, kể cả một số website tự cho là

thƣơng mại đơn thuần. Khi website của một công ty quảng bá thƣơng hiệu bằng

quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chào mời đối tác, không nói chính trị, thế

nhƣng dù muốn hay không, vẫn có quan điểm thể hiện qua cách điều hành website

ấy. Chẳng hạn công ty, tập đoàn đó là của ai, thị trƣờng chính của họ ở đâu, vv…,

không thể không tính tới. Các blogger khi đƣa ý kiến trên trang cá nhân, hẳn mỗi

ngƣời có niềm tin, quan điểm của mình về chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại…?

Khi nói “một số trƣờng hợp cá biệt”, tôi nghĩ đến những tạp chí thuần túy

khoa học tự nhiên và công nghệ, hoặc mang tính nghề nghiệp đơn thuần, nhƣ kinh

nghiệm làm vƣờn, trồng cây cảnh, chăm sóc vật nuôi, vv… Nói quan hệ chính trị -

báo chí là nói đại thể về các phƣơng tiện thông tin đại chúng, còn phần nhỏ các sản

phẩm in hoặc điện tử chuyên sâu, mỗi cái có mục tiêu riêng, đối tƣợng riêng, cách

làm riêng, không nên dựa vào đó mà phủ nhận sự thật về mối quan hệ đƣơng nhiên

giữa chính trị với báo chí, truyền thông nói chung. Nhân đây, tôi đề nghị chúng ta

cùng suy nghĩ về ý kiến cố Giáo sƣ Hoàng Tuệ, Viện trƣởng Viện Ngôn ngữ học

Việt Nam, tại một cuộc hội thảo về tạp chí do Hội Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì

cách đây 25 năm. Giáo sƣ nói đại ý: Cần cân nhắc, nên chăng coi tất cả ấn phẩm

định kỳ đều thuộc phạm trù thông tin đại chúng mass media, bởi có những ấn phẩm

chuyên sâu, thuần túy khoa học hoặc nghề nghiệp, không phù hợp với từ tố mass

trong mass media.

M2- Nhà nghiên cứu báo chí, chuyên gia báo chí học (thực hiện ngày

14/08/2014 tại Hà Nội): Bất cứ chế độ xã hội nào cũng xem báo chí là công cụ đấu

tranh giai cấp, tổ chức xã hội. Báo chí là một hoạt động về phƣơng diện tinh thần-tƣ

tƣởng. Tƣ tƣởng thống trị một thời đại là tƣ tƣởng của giai cấp thống trị. Hoạt động

báo chí là hoạt động chính trị, tƣ tƣởng, một hoạt động đấu tranh có hiệu quả. Khi

chế độ xã hội đƣợc thiết lập, có luật báo chí. Luật báo chí tƣ sản xuất hiện khi báo

chí đã phổ cập, có quy mô và phát triển đến mức độ cao, nhƣng là báo chí của giai

cấp thống trị, những ngƣời nghèo khổ không có tờ báo của mình. Cả C.Mác,

Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh đều có ý thức trong việc sử dụng báo chí nhƣ một “pháo

đài tƣ tƣởng”. C.Mác đã có tờ Sông Ranh và Sông Ranh mới, V.I.Lênin có tờ Tia

lửa, Hồ Chí Minh sáng lập các tờ báo Le Paria, Thanh Niên, Việt Nam Độc Lập và

viết bài trên các báo Nhân Dân, Sự Thật… Báo chí là vũ khí để chuyển tải tƣ tƣởng

chính trị, nhiệm vụ chính trị.

44

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Thực dân Pháp, cũng nhƣ Anh và các nƣớc khác, luôn tìm mọi cách chia

để trị. Nƣớc Việt Nam thống nhất đã bị thực dân Pháp chia làm ba xứ, trong đó

Nam Kỳ là xứ thuộc địa, hƣởng quy chế thuộc địa, gần nhƣ một tỉnh của nƣớc Pháp.

Đối với báo chí, Luật báo chí của nƣớc Pháp 1881 đã đƣợc áp dụng ở thuộc địa, có

co bớt một số điều khoản, nhƣng nói chung khá thoáng. Những ngƣời biết tiếng

Pháp đều có quyền ra báo trƣớc khi nhận đƣợc giấy phép. Nên có một điểm gần nhƣ

“lách luật” là Trần Huy Liệu muốn ra báo ở Bắc Kỳ nhƣng không đƣợc, phải vào

Nam Kỳ để ra báo. Nguyễn An Ninh, một ngƣời giỏi tiếng Pháp, học Luật ở Pháp

về, đã xuất bản báo La Cloche Fêlée trƣớc khi Pháp cho phép. Nhƣng ở Trung Kỳ

và Bắc Kỳ không đƣợc hƣởng quy chế đó, mà bị cấm đoán hết sức dữ dội. Báo ra

phải có giấy phép, đặc biệt là báo tiếng Việt. Vì vậy, báo chí xuất bản sớm ở Sài

Gòn, trong khi ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, báo chí không có. Ở Hà Nội, chỉ có Đăng

Cổ Tùng Báo là báo chữ Hán, sau có thêm tiếng Việt. Có thể nói đó là tờ báo tiếng

Việt đầu tiên xuất hiện ở Bắc Kỳ, còn Trung Kỳ không có. Báo Trung Kỳ chỉ ra đời

khi có Viện Dân biểu Trung Kỳ và Huỳnh Thúc Kháng, với tờ Tiếng Dân (1927).

Bắc Kỳ là vùng Bảo hộ gián tiếp, có một số vùng đất nhƣợng, nhƣ Hà Nội, Hải

Phòng, nên tờ báo đầu tiên ở miền Bắc không phải ở Hà Nội, mà ở Hải Phòng, tờ

Courrier de Haiphong, bằng tiếng Pháp. Chính sách chia để trị đã tạo nên những

vùng khác nhau để kìm kẹp nhân dân ta, không cho nhân dân hƣởng những giá trị

mà Pháp đã tạo ra nhƣ tự do, bình đẳng. Đặc điểm chính trị, đặc điểm chế độ cần

phải hiểu sâu, để từ đó khắc họa đƣợc chân dung hay sự ra đời của báo chí ở Việt

Nam chúng ta.

M4- Nhà báo chính trị (thực hiện ngày 12/08/2014 tại Hà Nội): Báo chí

Việt Nam đều tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và phản ánh nguyện

vọng của nhân dân. Vì vậy báo chí đều tham gia vào đời sống chính trị. Truyền

thông và chính trị ở Việt Nam hiện nay đều có sự thống nhất, thống nhất trên hai

khía cạnh: thứ nhất, báo chí có chức năng, nhiệm vụ chuyển tải quan đƣờng lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến nhân dân, thứ hai, báo chí phản

ánh tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân để chỉnh sửa, bổ sung chính sách cho phù

hợp. Báo chí là tiếng nói của nhân dân, nghĩa là nhân dân tham gia vào đời sống

chính trị. Tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân đƣợc thể hiện trên báo chí rất rõ. Ở

Việt Nam có đặc thù là chúng ta có một Đảng, vai trò phản biện rất quan trọng. Báo

chí thay mặt xã hội thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội.Vừa rồi chúng

tôi mới thực hiện đề tài Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Viêt Nam

hiện nay. Qua nghiên cứu để thấy vai trò báo chí rất quan trọng: báo chí phát hiện

45

các vụ việc có biểu hiện tham nhũng, phản ánh ý kiến nhân dân và thông tin kịp thời

những vấn đề, những vụ việc có liên quan đến tham nhũng, đồng thời báo chí có ý

kiến với Đảng, với Nhà nƣớc, với cơ quan công quyền về việc giải quyết vấn đề

tham nhũng. Có thể nói, trong một phạm vi nào đó, báo chí Việt Nam tham gia rất

trực tiếp vào đời sống chính trị. Nhìn lại lịch sử báo chí Việt Nam, báo chí là công

cụ, một phƣơng tiện của Đảng để tập hợp quần chúng trong đấu tranh giải phóng

dân tộc, thống nhất đất nƣớc.

Ở Việt Nam, báo chí đều là cơ quan phát ngôn của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ

chức chính trị-xã hội, không có báo chí tƣ nhân. Báo chí đều là lực lƣợng quan

trọng của đời sống xã hội, nhất là đời sống chính trị để thực hiện nghị quyết, quan

điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Gần đây, do sự phát triển của

truyền thông đại chúng, mạng xã hội có ảnh hƣởng đến đời sống chính trị nhiều.

Việt Nam hiện nay có hơn 800 tờ báo, hơn 17000 ngƣời đƣợc cấp thẻ nhà báo.

Nhƣng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mạng xã hội đã tham gia vào đời sống

rất mạnh, đặt ra cho báo chí Việt Nam những vấn đề rất mới. Định hƣớng, chủ

thuyết phát triển Việt Nam hiện nay, định hƣớng công tác tƣ tƣởng-báo chí, Đảng

nắm vững hoạt động báo chí. Báo chí tham gia vào đời sống chính trị, là một dòng

chủ lƣu, trƣớc hết là để phát triển đất nƣớc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đại đoàn kết

dân tộc, thống nhất, tích hợp các nền văn hóa, báo chí tham gia vào việc giám sát,

phản biện xã hội để hƣớng đến sự phát triển đất nƣớc. Báo chí Việt Nam nắm rất rõ

vai trò, trách nhiệm xã hội trong việc tham gia những vấn đề lớn của quốc gia, chiến

lƣợc phát triển quốc gia.

M5- Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí (thực hiện ngày

20/08/2014): Mối quan hệ giữa chính trị và truyền thông là mối quan hệ chặt chẽ,

trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong truyền thông, báo chí là bộ phận quan

trọng nhất, thì đƣơng nhiên càng thể hiện mối quan hệ này. Từ Mỹ, Anh cho đến

các nƣớc khác, chính trị là một nội dung hàng ngày của truyền thông. Tại sao lại

nhƣ vậy? Xuất phát từ đặc điểm, đặc trƣng, cũng là chức năng của truyền thông nói

chung và báo chí nói riêng: truyền tải thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nhƣng từ

xƣa đến nay, lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhất là các sự kiện chính trị. Kể từ khi

báo chí ra đời, phát triển, các hoạt động chính trị đều đƣợc coi là nội dung chủ chốt

của báo chí-truyền thông. Xuất phát từ lịch sử và chức năng của truyền thông, các

đảng phái, các lực lƣợng chính trị đều sử dụng truyền thông nói chung, báo chí nói

riêng nhƣ một công cụ, một phƣơng tiện để truyền tải thông điệp của mình và tập

hợp lực lƣợng. Không có đảng chính trị nào, nhà nƣớc nào không có ý thức và

không nắm lấy hay không tạo ra các sản phẩm truyền thông đại chúng.

46

Câu hỏi 2. Nội dung và nghệ thuật tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt

Nam qua báo chí?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực hiện

ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Vấn đề này lớn quá, sức chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu

một số trƣờng hợp. Trƣớc hết, báo Thanh Niên năm 1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng

lập và điều hành. Báo Thanh Niên đặt cơ sở về lý luận, chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức

tiến tới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Chủ tịch Trƣờng Chinh nói: “Tờ

báo đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở nƣớc ta là báo Thanh Niên, do Chủ

tịch Hồ Chí Minh sáng lập và là chủ bút. Trong nhiều năm, qua các bài đăng trên báo

đó, Bác Hồ đã chỉ rõ cho giai cấp công nhân và cho nhân dân ta con đƣờng giải

phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Giáo sƣ Hồng Chƣơng, nguyên Tổng

Biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ngƣời có công trình

nghiên cứu về báo Thanh Niên, khẳng định: Nguyễn Ái Quốc làm báo Thanh Niên

“với sự thận trọng hiếm có”. Báo Thanh Niên đã dành 50 số đầu nói về giải phóng

dân tộc, về sự cần thiết đấu tranh chống thực dân, “dân ta muốn sống phải cách

mệnh”, và cách mạng không phải “manh động” khi chƣa đủ điều kiện. Từ số 60 trở đi

báo Thanh Niên mới từ vấn đề dân tộc đề cập lên chủ nghĩa xã hội. Từ số 70 nói về

Đảng. Đó là nghệ thuật tài tình, đi từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp, đƣợc tiên

liệu từ đầu, phù hợp với nhu cầu và trình độ ngƣời đọc, trong hoàn cảnh hoạt động bí

mật vô cùng cam go.

Lại có thể tìm hiểu tài năng, kinh nghiệm, nghệ thuật tuyên truyền của Đảng

Cộng sản Việt Nam những năm 40 thế kỷ trƣớc qua các báo Cờ Giải Phóng, Cứu

Quốc thời tiền khởi nghĩa. Báo Cờ Giải Phóng do Trƣờng Chinh chủ trì. Báo Cứu

Quốc do Trƣờng Chinh chỉ đạo nhƣng trực tiếp làm là Xuân Thủy, Chủ tịch đầu tiên

của Hội Nhà báo Việt Nam. Hai tờ báo ấy là chủ lực của dòng báo do Đảng trực tiếp

chỉ đạo, đã tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng nhân dân ta tranh

thủ thời cơ đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Đƣơng nhiên báo

chí là một kênh, còn nhiều kênh khác nữa nhƣ cán bộ tuyên truyền, vận động nhân

dân tại chỗ, công tác binh vận, hoạt động của các đoàn thể quần chúng, vai trò lãnh

đạo của các cấp ủy Đảng, v.v. Theo tôi, nghệ thuật tuyên truyền thông qua báo chí

của Đảng ta thể hiện rõ ở những trƣờng hợp trên, qua những tờ báo nói trên.

M4- Nhà báo chính trị (thực hiện ngày 12/08/2014 tại Hà Nội): Trƣớc năm

1945, các đảng phái đều sử dụng báo chí. Nhƣng báo chí nào phản ánh nguyện vọng

của nhân dân một cách đích thực, phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc và xu hƣớng

phát triển của thời đại thì báo chí thành công. Đó là báo chí chính trị đích thực. Và

dòng chủ lƣu của báo chí chính trị chính là báo chí cộng sản. Báo chí là một yếu tố

góp phần làm nên thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trƣớc năm 1945.

47

M5- Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí (thực hiện ngày

20/08/2014): Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đều nhấn mạnh vai trò của báo chí, và

các hình thức truyền thông khác. Nhƣ Hồ Chí Minh đã nói, cần phải đi vào quần

chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ. Thức tỉnh là phải dùng công tác truyền

thông, tuyên truyền. Có thể sử dụng các phƣơng tiện công khai, bán công khai, bất

hợp pháp. Tờ Thanh Niên là báo đƣợc phát hành bí mật, bất hợp pháp. Ngoài ra, có

những báo công khai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã

vận hành báo chí theo đúng nguyên tắc của Lênin: báo chí không chỉ là ngƣời tuyên

truyền tập thể, cổ động tập thể mà còn tổ chức tập thể.

Câu hỏi 3. Nội dung dòng báo chính trị, nên tập trung phản ánh những

vấn đề gì? Làm sao để báo chí sát với thực tiễn cuộc sống?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Câu hỏi này thật khó trả lời. Do mỗi tờ báo là cơ

quan của một tổ chức chính trị-xã hội nhất định, cho nên mỗi tờ có mục đích, tôn

chỉ, phƣơng châm và quy cách của mình, có báo hằng ngày, báo ra tuần nhiều kỳ,

báo tuần, báo nửa tháng, tạp chí tháng, ba tháng... Nói một cách chung nhất, thì báo

chí Việt Nam ta hiện nay nên tập trung vào mấy chủ đề lớn: xây dựng, phát triển

bền vững đất nƣớc định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở đổi mới không ngừng,

chủ động hội nhập quốc tế; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nƣớc, xây dựng quốc

phòng toàn dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội; xây dựng văn hóa, con ngƣời; tăng

cƣờng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; kiến tạo mối quan hệ với các nƣớc

trên thế giới theo đƣờng lối đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta, nâng cao vị thế Việt

Nam trên trƣờng quốc tế. Có thể coi đó là mục đích, tôn chỉ chung của báo chí Việt

Nam ngày nay, không riêng dòng báo chính trị.

Về nhiệm vụ của dòng báo chính trị, chúng ta có thể tìm hiểu sâu tại các văn

kiện cơ bản, nhƣ Hiến pháp 2013, Cƣơng lĩnh xây dựng và phát triển đất nƣớc (bổ

sung, phát triển năm 2011), trƣớc mắt nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị Ban

Chấp hành Trung ƣơng chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng sắp tới. Nếu hiểu dòng

báo chính trị là dòng báo của Đảng, của các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ Đoàn

Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ… thì mỗi tờ có mục đích, tôn chỉ, bản sắc và

nghệ thuật riêng, từ đó tùy thuộc nhiệm vụ chính trị từng thời gian của mỗi tờ mà

xử lý vấn đề.

M5- Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí (thực hiện ngày

20/08/2014): Phụ thuộc đối tƣợng mỗi tờ báo hƣớng đến, từ những đối tƣợng cần

giải thích một cách chặt chẽ, duy lý đến đáp ứng đƣợc những đối tƣợng bình dân

48

hơn, muốn tiếp thu tri thức dễ tiếp nhận hơn. Vì vậy, phải tìm ra cách tiếp cận đối

tƣợng độc giả, phải nắm bắt đối tƣợng để có nội dung báo chí phù hợp. Đó là tính

nghề nghiệp, tính chuyên ngiệp của ngƣời làm báo chí truyền thông.

Câu hỏi 4. Nghệ thuật làm báo chính trị, làm sao để truyền thông điệp

chính trị hấp dẫn và thu hút sự chú ý của công chúng?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Mỗi nƣớc có truyền thống báo chí của mình,

mỗi tờ báo đều cố gắng tạo dựng bản sắc, phong cách, nghệ thuật độc đáo của

mình. Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm nƣớc ngoài và lựa chọn cách tiếp

cận, tuy nhiên nếu cần khái quát nghệ thuật làm báo chính trị của Việt Nam thì

tôi nghĩ chúng ta nên học tập và làm theo tƣ duy và phong cách báo chí Hồ Chí

Minh. Một thí dụ: Ý kiến của Bác Hồ phát biểu tại Đại hội II Hội Nhà Báo Việt

Nam năm 1959. Bác nói rất vui, rất khéo vấn đề này, đại ý: Hồi Bác làm báo ở

nƣớc Nga, lúc đầu ngƣời ta khuyên Bác viết ngắn, thực tế nhƣ thế nào thì viết ra

thế ấy. Mấy năm sau Bác trở lại nƣớc Nga, ngƣời bạn đó lại khuyên Bác: bây giờ

khác nhiều rồi, trƣớc đây ngƣời ta đọc báo để biết sự thực nhƣ thế nào, còn bây

giờ đời sống khá lên, nhu cầu rộng, báo có hay ngƣời ta mới đọc. Viết báo phải

hay, phải văn chương người ta mới đọc. Nhƣ vậy, phải chăng có thể hiểu ý kiến

Bác Hồ về nghệ thuật làm báo chính trị nhƣ sau: phải làm cho đúng tôn chỉ, mục

đích của báo, và phải làm cho hay để hấp dẫn đông đảo ngƣời đọc, phát triển

không ngừng.

M2- Nhà nghiên cứu báo chí, chuyên gia báo chí học (thực hiện ngày

14/08/2014 tại Hà Nội): Năm 1949, trong Thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc

Kháng, Hồ Chí Minh đã yêu cầu nội dung và hình thức tuyên truyền của báo Đảng

phải hấp dẫn. Tờ báo phải có nội dung phong phú, nhƣng hình thức tờ báo phải vui

vẻ, viết câu ngắn để ăn sâu vào lòng ngƣời. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là nhà báo,

viết nhiều nhất trong thời kỳ ở Pháp, có tháng viết đến 20 bài. V.I.Lênin khi nói về

Tổ chức Đảng và văn học Đảng đã cho rằng sách báo của Đảng, quan trọng nhất là

phải đảm bảo tính Đảng, báo chí phải do Đảng lãnh đạo.

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Tôi không hiểu nhiều về nghệ thuật, vì tôi không phải nhà báo. Sau này

viết bài cho các tạp chí, mình cũng hiểu đƣợc nghệ thuật làm báo, từ việc ngƣời ta

sử dụng trang nhất nhƣ thế nào, giật tít báo với tên những bài đinh đƣợc đƣa lên

trang nhất, kéo ngƣời đọc đến những bài đinh của số báo. Thứ hai là việc sử dụng

ảnh báo chí. Đó là nghệ thuật sử dụng trang nhất. Chúng ta đã học báo chí tƣ sản

49

M5- Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí (thực hiện ngày

20/08/2014): Cần tìm tòi hình thức, cách thức phù hợp. Có những vấn đề lý luận ở

trình độ lý luận cao, cần đƣợc giải thích qua những phạm trù, phải thuyết phục bằng

bài báo khoa học. Không thể đòi hỏi những tờ báo hàng ngày có những lập luận nhƣ

các nhà tri thức trƣớc đó, mà cần diễn đạt dƣới một hình thức khác, dễ đi vào lòng

ngƣời hơn, không phải bằng lý trí mà bằng cả cảm xúc.

Câu hỏi 5. Tác giả quan niệm rằng dòng báo chính trị ở Việt Nam là dòng

báo chí của một tổ chức, một đảng phái, một nhóm đặc biệt trong xã hội đi theo

một xu hướng chính trị nhất định; nội dung chủ yếu phản ánh những vấn đề

chính trị-xã hội và có tác động đến đời sống chính trị Việt Nam. Quan niệm nhƣ

vậy có đầy đủ hay không? Theo Ông có thực sự có một dòng báo chính trị ở

Việt Nam hay không?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Về cơ bản tôi nghĩ quan niệm nhƣ thế là đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích báo chí Việt Nam thời kỳ 1925-1945 thì có một vài

vấn đề cần đƣợc lý giải. Ở nƣớc Việt Nam thời Pháp đô hộ, tuyệt đối không có tự

do báo chí. Điều này Nguyễn Ái Quốc đã nói năm 1919, rồi lại phát biểu tại Đại hội

Tours, Pháp năm 1920: Ở Việt Nam, ngƣời dân bản xứ tuyệt đối không có quyền tự

do báo chí và tự do ngôn luận, không có quyền tự do hội họp và lập hội.

Trên thực tế, trong thời gian 1925-1945, cũng có một số tờ báo ra đời hợp

pháp và bán hợp pháp, thực hiện đƣợc chút gọi là “quyền tự do báo chí” rất hạn hẹp

trong mấy năm, ấy là vào thời kỳ Mặt trận Bình dân cầm quyền tại Pháp - vẻn vẹn

ba năm 1936-1939. Đấy là thời Trƣờng Chinh làm báo Tin Tức, Phan Đăng Lƣu

làm báo Dân, Nguyễn Cửu Thạnh làm báo Nhành lúa, Sông Hương (tục bản)... Tuy

nhiên, tuyệt đối không có tờ nào xƣng là của đảng này hội nọ, thậm chí hai từ

“chính trị” không xuất hiện dƣới các manchette báo, những tờ báo bàn về chính trị

ngƣời ta cũng chỉ gọi là văn chƣơng, văn hóa, tƣơng tế, ái hữu… để dễ qua mắt

kiểm duyệt của nhà cầm quyền Pháp.

Suy nghĩ theo quan niệm chị nêu ở trên, tôi thấy có hai chi tiết cần lƣu ý: thứ

nhất, khi nói dòng báo chính trị gắn với một đảng phái, thì đó là đảng nào ở Việt

Nam ta những năm 1925-1945; hai là, “nội dung chủ yếu phản ánh các vấn đề chính

trị-xã hội”, nói nhƣ vậy đã đủ chƣa, hay còn một số mặt quan trọng khác nữa?

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Tôi cho rằng quan niệm nhƣ vậy là đƣợc. Một số tờ báo kinh tế đôi khi

cũng có những bài chính trị để lăng xê chính quyền, thân chính quyền nhƣng không

phải là đối tƣợng nghiên cứu của dòng báo chính trị.

50

M4- Nhà báo chính trị (thực hiện ngày 12/08/2014 tại Hà Nội): Báo chí

Việt Nam ngay từ đầu đã tham gia vào đời sống chính trị, nhƣ nhà báo Trƣờng

Chinh nói “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”. Trong quá trình phát triển, báo chí

phân thành nhiều ngành, nhiều dòng. Trong đời sống xã hội Việt Nam, tôi nghĩ

dòng báo chính trị là chủ lưu. Bên cạnh đó, có các dòng khác nhƣ văn hóa, kinh tế,

thƣơng mại…nhƣng không mạnh bằng, và ẩn hiện trong đó cũng có những câu

chuyện chính trị, những tƣ tƣởng chính trị. Báo chí là quyền lực chính trị mà các

nhà chính trị đều sử dụng. Đa số các dòng khác cũng bị chính trị lợi dụng. Báo chí

và chính trị không phải là một, nhƣng gắn liền và không tách rời. Đó là một điều rất

tốt cho báo chí, nhƣng không cẩn thận thì báo chí là công cụ, phƣơng tiện của chính

trị. Báo chí có tính độc lập tƣơng đối, nhƣng phải phát triển đến một trình độ nào

đó. Hiện nay báo chí vẫn bị “mua”, “bị trả tiền”. Chừng nào báo chí vẫn bị trả tiền,

thì báo chí không hoàn toàn độc lập.

M5- Nhà báo chính trị, quản lý cơ quan báo chí (thực hiện ngày

20/08/2014): Tờ báo nào cũng ít nhiều mang tính chính trị, đặc biệt đối với Việt

Nam, định hƣớng chính trị, lập trƣờng chính trị theo chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền

chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng… là định hƣớng

cơ bản đối với mọi từ báo. Do đó, đã là một cơ quan báo chí, dù hoạt động trên lĩnh

vực nào, khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục hay thể thao thì yêu cầu về chính trị

đó là cơ bản. Lập trƣờng đó, lãnh đạo các cơ quan báo chí đều phải biết, để tránh

những tuyên truyền khác, một cách vô tình hoặc cố ý.

Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay, mặc dù hiện nay hệ thống báo chí rất rộng và đa

dạng, phục vụ cho nhiều đối tƣợng khác nhau (từ ngƣời già đến thanh niên, phụ nữ,

trẻ em…), thuộc các lĩnh vực khác nhau (văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ,

văn hóa giáo dục, thể thao giải trí...) Nhƣng không mất đi bộ phận xƣơng sống,

truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam là các tờ báo có chức năng chính trị.

Đó là các tờ báo, tạp chí của Đảng, của các đoàn thể chính trị-xã hội, nhƣ báo Nhân

Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Quốc gia, Đài Phát thanh Quốc gia, báo

của các Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng… Tạp chí Lý luận Chính trị cũng là cơ

quan báo chí thuộc dòng báo chính trị, nó không phản ánh các sự kiện, chính trị

hàng ngày, nhƣng giải thích, làm sáng tỏ, luận chứng, cơ sở khoa học cho đƣờng lối

của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, tạo cơ sở lý luận để từ đó hoàn thiện, bổ sung

đƣờng lối. Nhân Dân hay Tạp chí Cộng sản là công cụ tuyên truyền, cổ động của

Đảng. Trên manchette của Tạp chí Cộng sản ghi rõ là “cơ quan lý luận và chính trị

của Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trên manchette của báo Nhân Dân ghi

“cơ quan trung ƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tiếng nói của Đảng, nhà nƣớc

51

và nhân dân Việt Nam”, các tờ báo ở địa phƣơng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ,

chính quyền, tiếng nói của nhân dân. Dĩ nhiên, ngoài vấn đề chính trị, báo chí còn

phản ánh các mặt khác của đời sống xã hội, nhƣ văn hóa, xã hội, kinh tế… nhƣng

đặc trƣng chính vẫn là nội dung chính trị, nhằm tuyên truyền đƣờng lối của Đảng,

Nhà nƣớc. Có một dòng truyền thông, báo chí chính trị từ trƣớc đến nay. Phải nói

các báo, tạp chí chính trị vẫn là xƣơng sống của báo chí cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi 6. Đặc điểm dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945?

* Trả lời:

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Tôi cho rằng dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 có hai phƣơng thức

hoạt động: thứ nhất là công khai, có phép của chính quyền đƣơng thời và thứ hai là

báo chí bí mật. Cần nói rõ đặc trƣng của hai phƣơng thức đó. Ví dụ nhƣ phƣơng

thức hoạt động bí mật, báo mang những tên khác nhau phụ thuộc vào những giai

đoạn khác nhau, tồn tại ngắn, báo viết tay hoặc viết giấy sáp, sau mới in typo. Báo

có giấy phép là báo in typo, kiểu in hiện đại lúc bấy giờ. Ví dụ báo đối lập, nhƣ La

Cloche Fêlée hay L’Annam in rất đẹp, có thể có phụ lục, có số đặc biệt nhân những

dịp nào đó.

Câu hỏi 7. Vai trò của dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 với đời

sống chính trị Việt Nam giai đoạn này?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Trong những năm 1925-1945, thực tế có một bộ

phận báo chí mang nội dung dân tộc do những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc khéo léo

lợi dụng cơ quan báo chí của ngƣời khác, thậm chí do ngƣời Pháp làm chủ, để bày

tỏ lòng yêu nƣớc, đề cao tinh thần dân tộc, chống thực dân, đòi một số quyền dân

chủ tối thiểu, nhƣng nhƣ đã nói, tuyệt nhiên không có báo nào công khai nói báo

mình “tham gia đời sống chính trị”. Ảnh hƣởng của dòng báo chính trị đối với đời

sống tinh thần của nhân dân Việt Nam những năm 1925-1945, khi Đảng Cộng sản

chƣa ra đời, theo tôi chủ yếu là củng cố, phát huy lòng yêu nƣớc, nhớ cội nguồn.

Thời ấy nhiều ngƣời chƣa biết đến cộng sản, thậm chí hiểu sai cộng sản, không

thích cộng sản; nhân dân thì có mấy ai hình dung nổi chủ nghĩa xã hội là nhƣ thế

nào. Báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng là tờ báo yêu nƣớc, chống thực dân,

phong kiến, tuy nhiên chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo ấy, từ thời trẻ cho

đến năm 1945 là ngƣời chƣa hiểu biết, không ƣa thích chủ nghĩa cộng sản; cụ trƣớc

sau là nhà yêu nƣớc cƣơng trực có tinh thần kiến quyết chống thực dân, phong kiến.

Thực tế trên, nếu cần nói đến vai trò của dòng báo chính trị Việt Nam thời gian

52

1925-1945, thì theo tôi, ấy là sự thể hiện đến mức nào đó lòng yêu nƣớc và tinh

thần dân tộc, đấu tranh chống một số chủ trƣơng, chính sách cụ thể của nhà cầm

quyền thực dân tại Việt Nam đến hạn độ nhất định.

M2- Nhà nghiên cứu báo chí, chuyên gia báo chí học (thực hiện ngày

14/08/2014 tại Hà Nội): Dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 gồm

báo chí thân chính quyền, nhƣ Đông Dương Tạp chí, Nam Phong Tạp chí, và báo

chí của các lực lƣợng xã hội khác, đã có “rừng báo chí cách mạng”. Báo chí cách

mạng bị đàn áp, phải lui vào hoạt động bí mật, nhƣng trong giai đoạn 1936-1939 ra

hoạt động công khai. Dù hoạt động bí mật hay công khai, báo chí cách mạng đã

đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn này. Khi lý

luận đi vào thực tiễn, nó đã trở thành sức mạnh thực sự.

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Vai trò nổi bật của báo chí chính trị là lên án chủ nghĩa thực dân Pháp ở

Việt Nam, kêu gọi nhân dân đứng dậy làm cách mạng để đánh đổ chế độ đó và xây

dựng chế độ mới, phân thành nhiều khuynh hƣớng: báo chí đối lập và cách mạng

lên án chế độ thực dân, kêu gọi nhân dân đứng lên chiến đấu, giành lại độc lập. Khi

nói đến xây dựng nhà nƣớc mới, có những biểu hiện của khuynh hƣớng tƣ tƣởng:

khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản và mác xít. Tại sao khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản

không thành công ở Việt Nam mà khuynh hƣớng mác xít lại thành công? Báo chí

theo khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản vào Việt Nam khá sớm, từ đầu thế kỷ XX, có

một thời đoạn khá lâu, khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản vào Việt Nam khi chƣa có giai

cấp tƣ sản Việt Nam. Những ngƣời đƣa khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản vào chủ yếu

là những nhà Nho yêu nƣớc, thƣơng dân nhƣ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Khoảng từ 1924, giai cấp tƣ sản Việt Nam ra đời, là giai cấp non yếu: nhỏ bé về mặt

số lƣợng (chỉ bằng khoảng 1/10 giai cấp vô sản), yếu kém về phƣơng diện kinh tế,

đoạn vốn chứ không phải trƣờng vốn.

Câu hỏi 8. Mối quan hệ báo chí với chính quyền thực dân? Báo chí bí

mật, bất hợp pháp đã lách luật của chính quyền nhƣ thế nào? Một số kiến thức

bổ túc về từng tờ báo cụ thể, xin Ông/Bà cho biết thêm.

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực hiện

ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Mối quan hệ báo chí với chính quyền thực dân là quan

hệ một bên áp bức, đàn áp với một bên bị áp bức và đấu tranh giành quyền dân chủ,

bên thống trị và bên bị thống trị. Đó là quan hệ đối kháng, quan hệ đấu tranh.

Báo chí ta thời kỳ trƣớc 1945, nhƣ đã nói, có một số tờ khéo léo lách luật của

chính quyền thực dân. Dù là những ngƣời làm việc cho báo Tây, báo của ông chủ

Việt thân tây, báo có xu hƣớng tôn giáo lạc hậu, hay báo thƣơng mại, kỹ nghệ đơn

53

thuần, họ vẫn tìm cách để thi thoảng xuất hiện trên mặt báo một số bài viết đề cập

vấn đề hoặc khía cạnh chính trị theo quan điểm khác với nhà cầm quyền thực dân.

Có thể dẫn vài thí dụ: tờ Lục Tỉnh Tân Văn do H. Schneider đứng tên làm

chủ, lúc đầu chủ bút là Gilbert Trần Chánh Chiếu, tiếp đó là Lê Hoằng Mƣu. Lê

Hoằng Mƣu là nhà báo, nhà văn quê tỉnh Bến Tre, có lòng yêu nƣớc cho nên khi

đƣợc cử làm chủ bút, ông để lộ tinh thần dân tộc trên báo, vì vậy đến năm 1930 ông

bị buộc phải thôi chức vì ngƣời Pháp cho là Lục Tỉnh Tân Văn có khuynh hƣớng

yêu nƣớc và bài Pháp.

Tạp chí Hữu Thanh, xuất bản một tháng hai kỳ, vốn là cơ quan của Ái hữu

tƣơng tế thƣơng mại và kỹ nghệ ngƣời bản xứ, không dính dáng đến chính trị. Khi

cụ Ngô Đức Kế ở nhà tù Côn Đảo về, đƣợc mời về làm chủ bút, cụ có ít nhất hai bài

nổi tiếng đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc ta, là bài Nền quốc văn và bài Luận về

chánh học cùng tà thuyết phản bác quan điểm của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn,

tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nƣớc ta còn”. Cụ Ngô Đức Kế khẳng định: “Dân tộc nào

còn thì ngôn ngữ văn tự còn. Dân tộc nào tiêu diệt thì ngôn ngữ văn tự cũng tiêu

diệt”. Giáo sƣ Đặng Thai Mai bình: “Đây là ý kiến rất đúng để chống lại luận điệu

sai trái của Phạm Quỳnh, bởi nƣớc mất thì tiếng đâu còn”. Dẫn nhƣ vậy để thấy tạp

chí Hữu Thanh trên manchette đề là cơ quan ái hữu, tƣơng tế… nhƣng thỉnh thoảng

lại có bàn một số vấn đề văn hóa mang quan điểm chính trị.

Một trƣờng hợp nữa là nhà báo Trần Huy Liệu tranh thủ khoảng thời gian

đƣợc mời làm chủ bút tờ Pháp Việt nhứt gia để tố cáo tội ác thực dân, đề cao tinh

thần dân tộc. Chỉ sau một thời gian ngắn, tờ báo bị Pháp ra lệnh đình bản, Trần Huy

Liệu bị bắt vào tù.

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Nói về chế độ kiểm duyệt. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng, khi

báo chí ra công khai, các nhà cách mạng đã ý thức đƣợc điều đó. Nguyễn Ái Quốc

đã làm báo trƣớc đó ở Pháp, nên ý thức rất rõ về chế độ kiểm duyệt của chính quyền

thực dân. Ví dụ, tờ Le Paria đƣợc xuất bản ở Pháp và đƣợc đƣa về Việt Nam theo

hai cách: thứ nhất là công khai, ngƣời đặt mua báo dài hạn (tôi đã tìm đƣợc hai

ngƣời đặt mua báo Le Paria ở Hà Nội, Nha Trang), chuyển qua đƣờng bƣu điện;

thứ hai, Nguyễn Ái Quốc ý thức đƣợc việc kiểm duyệt của chính quyền thực dân,

báo chính trị có những bài đụng đến chính quyền thực dân cho nên có thể bị kiểm

duyệt, tịch thu hoặc cắt bỏ. Nguyễn Ái Quốc đã có bài về Chế độ kiểm duyệt của

thực dân Pháp ở Đông Dƣơng đăng trên Le Paria. Đến năm 1936-1939, báo chí ra

công khai ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Nếu những bài nào, hoặc có những đoạn

trong bài nào đụng đến vấn đề chính trị của Pháp ở Đông Dƣơng, bị thực dân Pháp

cắt bỏ, thì những ngƣời cộng sản Việt Nam đã để trống trên báo những đoạn đó cho

quần chúng biết. Đó cũng là nghệ thuật làm báo.

54

Câu hỏi 9. Hiện nay đang có sự đánh giá lại về những nhân vật báo chí

cụ thể (ví dụ: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, v.v..) Ông/Bà đồng tình hay

phản đối?

* Trả lời:

M1- Nhà báo lão thành, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam (thực

hiện ngày 15/9/2015 tại Hà Nội): Việc đánh giá lại các nhân vật lịch sử cần đặt ra

trƣớc hết là đánh giá lại trên cơ sở những tiêu chí nào? Phải rõ các tiêu chí, hiểu

đúng lịch sử, và ứng dụng vào từng trƣờng hợp trong bối cảnh cụ thể, thì mới có thể

bày tỏ đồng tình hay không đồng tình.

Các tờ báo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX nhƣ Lục Tỉnh Tân Văn (1907-1944),

Nữ Giới Chung (1918), Đông Dương Tạp Chí (1913-1918), Trung Bắc Tân Văn

(191-1945), Nam Phong (1917-1934) đều do H. Schneider đứng tên làm chủ theo

lệnh của toàn quyền Albert Sarraut, và giao cho những ngƣời Việt Nam nhƣ Gilbert

Trần Chánh Chiếu, bà Sƣơng Nguyệt Anh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh làm

chủ bút. Ngoài tờ Nữ Giới Chung chỉ tồn tại 5-6 tháng và do đó ảnh hƣởng không

lớn, còn lại là những báo và tạp chí có nhiều ngƣời đọc, và có ảnh hƣởng nhất định

đến mức nào đó đối với một số ngƣời thời bấy giờ. Nhà cầm quyền Pháp cử các chủ

bút, tức ngƣời cầm đầu tờ báo về nội dung, làm việc cho họ. Tuy nhiên, đội ngũ các

nhà trí thức Việt Nam làm trong hai tạp chí ấy không phải ai cũng cùng quan điểm

với những ngƣời cầm đầu.

Quan điểm của tôi về vấn đề này là: Công bằng mà nói, mục đích, tôn chỉ

của các ấn phẩm nói trên là củng cố chế độ thực dân, tôn vinh văn minh Pháp, và

trong đội ngũ nhà báo làm việc tại các ấn phẩm ấy có một số ít ngƣời tận tụy ôm

chân thực dân, phụng sự nƣớc mẹ đến hơi thở cuối cùng, phần lớn những cây bút

tên tuổi là những ngƣời có tấm lòng vì nƣớc vì dân. Khách quan mà xét, các ấn

phẩm ấy, tùy thể tài và mức độ, đều ít hoặc nhiều có đóng góp vào việc tiếp thu,

chắt lọc, quảng bá văn hóa tiến bộ nƣớc ngoài, góp phần mở mang dân trí, chung

tay xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

M3- Nhà sử học, chuyên gia lịch sử báo chí (thực hiện ngày 26/03/2015 tại

Hà Nội): Có thể phân làm hai loại, ở miền Nam có Bùi Quang Chiêu và miền Bắc

có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Bùi Quang Chiêu là ngƣời rất am tƣờng dân

chủ tƣ sản, vì ông học ở Pháp và về tham chính ở Việt Nam, ban đầu là trong lĩnh

vực chuyên môn của ông (kỹ sƣ canh nông), sau dấn thân vào con đƣờng chính trị

bằng cách ra báo. Có thể nói ông đã vận dụng thành công tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản ở

mức độ nào đó trong xứ Nam Kỳ thuộc địa. Thành công trƣớc hết là ra báo, với tờ

La Tribune Indigène. Tất nhiên tờ La Tribune Indigène còn nhiều ngƣời nữa chứ

55

không riêng Bùi Quang Chiêu, sau này tờ La Tribune Indochinoise thì vai trò chính

là của ông. Liên kết hai tờ báo trong một dòng chảy, chúng ta thấy bƣớc tiến rất hay

của khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản đƣợc đƣa vào Nam Kỳ: mở ra diễn đàn công khai

chống Pháp, ví dụ thu thập dân nguyện- nguyện vọng của nhân dân đề đạt lên chính

quyền thực dân, không chỉ ở Việt Nam mà ông còn đƣa cả sang Hạ Nghị viện Pháp.

Đó là thành công thứ nhất của Bùi Quang Chiêu. Thành công thứ hai của Bùi

Quang Chiêu cũng nhƣ Đảng Lập hiến là đấu tranh để mở rộng ngƣời Việt Nam

tham gia vào chính quyền thực dân. Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, hay còn gọi là Hội

đồng Thuộc địa Nam Kỳ, trƣớc chỉ có 6 ngƣời Việt, sau cuộc đấu tranh của ông đã

có 10 ngƣời Việt. Đó là những điều cần khôi phục lại cho họ. Nhƣng Bùi Quang

Chiêu vì ra đời trong giai cấp địa chủ, sau là tƣ sản, nên khi khuynh hƣớng cách

mạng lên cao, Bùi Quang Chiêu không theo kịp mà ngả về phía thực dân. Vì vậy

ngƣời ta thƣờng nói những đóng góp của Bùi Quang Chiêu là trƣớc năm 1925-1926,

còn sau 1926, Bùi Quang Chiêu không còn những đóng góp nữa, đã đi theo Pháp

rồi. Đó là một khuynh hƣớng thuộc địa.

Còn khuynh hƣớng thứ hai ở xứ Bảo hộ, tập trung vào hai nhân vật Nguyễn

Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Hiện nay đang có những ý kiến bênh vực cho Nguyễn

Văn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, tôi cho rằng điều đó cũng đúng, vì đề cao đóng góp

của hai ông trên phƣơng diện văn hóa. Nguyễn Văn Vĩnh có thể nói là ngƣời làm

báo chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, “ông tổ của báo chí Việt Nam”. Ở một

khía cạnh nào khác, cũng có thể nói đến Trƣơng Vĩnh Ký ở Nam, nhƣng miền Bắc

thì Nguyễn Văn Vĩnh là ngƣời sống bằng nghề báo, bằng ngòi bút của mình. Ông đã

có đóng góp lớn vào lịch sử báo chí Việt Nam. Trong nhiều đề tài, Nguyễn Văn

Vĩnh là ngƣời khai mở, nhƣ phụ nữ, tật xấu của ngƣời Việt Nam, lên án chế độ

phong kiến…trên Đông Dương Tạp chí, Trung Bắc Tân Văn…Đó là những đóng

góp của ông. Nhƣng về mặt chính trị, Nguyễn Văn Vĩnh đòi “bỏ rọ trôi sông”

những ngƣời cách mạng nhƣ Phan Bội Châu, và ở một khía cạnh nào đó, có thể nói

ông không đáp ứng đƣợc lòng mong mỏi của dân chúng lúc bấy giờ. Phạm Quỳnh,

với bút danh Thƣợng Chi, lên án Lênin, lên án cộng sản, lên án bônsêvích rất kinh

khủng. Có thể nói đó là ngƣời Việt Nam đầu tiên lên án chủ nghĩa cộng sản trên báo

chí, từ năm 1919, trƣớc cả khi chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào Việt Nam. Nhƣ

vậy, rõ ràng nhận định về một con ngƣời phải khách quan, và nhận định trên toàn

bộ cuộc đời hoạt động, chứ không nhận định riêng về một mảng nào. Rút cuộc, nhƣ

vậy Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh có cả mặt này, có cả mặt khác. Không thể

nói ông là nhà yêu nƣớc theo cách riêng của ông, nói vậy là không đƣợc. Cụ Huỳnh

Thúc Kháng, thời Tiếng Dân, cũng rất chống cộng sản.

56

Trotskyist, nhập từ bên Pháp về, không mọc lên từ Việt Nam, không phải là

sản phẩm của phong trào cộng sản Việt Nam. Có nhiều nhận định về Trotskyist

không thỏa đáng. Ngƣời thích Trotskyist thì cho họ là cách mạng, ngƣời không

thích thì cho rằng họ chống lại phái Stalin trong đảng cộng sản, thậm chí có những

ngƣời nói họ đi theo Pháp, phản động. Tôi cho rằng nhận định nhƣ vậy chƣa thỏa

đáng. Chúng ta biết rằng, muốn lật đổ thực dân Pháp, có nhiều cách: có thể hòa bình

nhƣ Phan Châu Trinh, có thể cách mạng nhƣ Nguyễn Thái Học, nhƣ Đảng Cộng sản

Việt Nam. Trotskyist cũng muốn chống lại thực dân Pháp để giành lại nền độc lập

của Việt Nam chứ không phải đi theo Pháp, chống lại cộng sản. Đối tƣợng ở đây là

thực dân Pháp, nhƣng họ chiến đấu theo một kiểu khác, kiểu đó ở Việt Nam không

phải là mảnh đất cho Trotskyist gieo mầm và gặt hái. Vì muốn chống Pháp, chúng

ta phải tập hợp nhiều giai tầng xã hội khác nhau, nhƣng Trotskyist cho rằng chỉ có

giai cấp vô sản mới làm đƣợc việc đó. Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt từ năm

1941, chủ trƣơng tập hợp một cách rộng rãi các giai cấp, tầng lớp để tạo thành sức

mạnh tổng thể của toàn dân tộc, lật nhào ách thống trị của thực dân Pháp. Trong khi

đó, Trotskyist với thuyết “cách mạng thƣờng trực”, lúc nào cũng phải chiến đấu, lúc

nào giai cấp vô sản cũng đứng lên hàng đầu. Đặc biệt, Trotskyist xem thƣờng giai

cấp nông dân. Vì vậy, Việt Nam không phải là mảnh đất cho Trotskyist mọc lên.

Còn nếu cho rằng họ đi theo thực dân, chống cộng sản là không đúng. Bản thân Tạ

Thu Thâu cũng bị bắt, bị tù tội nhiều lần, gần 12 năm ngồi tù. Tạ Thu Thâu, cũng

nhƣ Trần Văn Giàu, đã từng bị trục xuất khỏi Pháp về Việt Nam.

Câu hỏi 10. Câu hỏi về bài học kinh nghiệm có thể rút ra trong mối quan

hệ báo chí và chính trị giai đoạn 1925-1945 và vận dụng vào đời sống báo chí

và chính trị hiện nay.

* Trả lời:

M2- Nhà nghiên cứu báo chí, chuyên gia báo chí học (thực hiện ngày

14/08/2014 tại Hà Nội): Báo chí là hoạt động tƣ tƣởng, tinh thần. Quản lý báo chí là

để phát triển những tƣ tƣởng tiến bộ nhất, cách mạng nhất. Báo chí cần phải đi vào

quần chúng, đi vào những cái thiết thực, cụ thể nhất, đi sâu, đi sát với nhân dân, chứ

báo chí chính trị không phải là cứ vận động hô hào “Tôi yêu!Tôi yêu!”… Ngƣời

làm báo phải luôn luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị của mình, và phải cố gắng trở

thành cây bút chính luận giỏi! Các thế hệ nhà báo cách mạng trƣớc đây đã có những

cây bút chính luận xuất sắc nhƣ Hồ Chí Minh, Trƣờng Chinh, Hoàng Tùng, Thép

Mới… Các nhà báo hiện nay phải cố gắng trau dồi để có thể trở thành những cây

bút chính luận giỏi.