22
1. Cơ sở vt cht ca hiện tượng di truyn là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghim chứng minh điều đó?. - Cơ sở vt cht ca hiện tượng di truyn là DNA. - Hai thí nghim chng minh DNA cơ sở vt cht ca hiện tượng di truyn: a. Thí nghim vhiện tượng biến np: tiến hành trên song phế cu khun bi Griffith năm 1928. Song phế cu khun có nhiu kiu di truyn khác nhau da vào kiu hình ca chúng: o Song phế cu khun dòng S (Smooth) có kiu hình: khun lạc trơn, có vỏ bc (vCapsule bng Polisaccharid), có khnăng gây bệnh viêm phi cho thú. o Song phế cu khun dòng R (Rough) có kiu hình: khun lạc nhăn, không có vỏ bc, không có khnăng gây bệnh cho thú. Thí nghim: o Trên nhóm chut I: tiêm song phế cu khun dòng S, kết quchut bviêm phi và chết => song phế cu khun dòng S gây bnh và làm chut chết. o Trên nhóm chut II: tiêm song phế cu khun dòng R, kết qucht sống bình thường => song phế cu khun dòng R không có khnăng gây bệnh cho thú. o Trên nhóm chut III: tiêm song phế cu khun dòng S được khđộc bng nhiệt độ cao phá hy lp vbc, kết quchut sống bình thường => yếu tgây bnh nm lp vbc, dùng nhiệt độ thlàm mt khnăng gây bệnh. o Trên nhóm chuột IV: tiêm đồng thi song phế cu khuẩn dòng R Và dòng S đã được khđộc, kết quchut chết => khi phân lập thì người ta thy trong máu ca chut có song phế cu khun dòng S. o Ông Griffith không giải thích được hiện tượng này. Mãi đến năm 1944, 3 nhà khoa hc Avery, Macleod, Carty đã giải thích được hiện tượng đó. Người ta nghiên cu tính cht biến dca dòng này, người ta thy rng dòng S ít gp có thđột biến thành dòng R, dòng R không thđột biến thành dòng S. Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

  • Upload
    lamhanh

  • View
    226

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí

nghiệm chứng minh điều đó?.

- Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là DNA.

- Hai thí nghiệm chứng minh DNA cơ sở vật chất của hiện tượng di

truyền:

a. Thí nghiệm về hiện tượng biến nạp: tiến hành trên song phế

cầu khuẩn bởi Griffith năm 1928.

Song phế cầu khuẩn có nhiều kiểu di truyền khác nhau

dựa vào kiểu hình của chúng:

o Song phế cầu khuẩn dòng S (Smooth) có kiểu

hình: khuẩn lạc trơn, có vỏ bọc (vỏ Capsule bằng Polisaccharid), có khả

năng gây bệnh viêm phổi cho thú.

o Song phế cầu khuẩn dòng R (Rough) có kiểu hình:

khuẩn lạc nhăn, không có vỏ bọc, không có khả năng gây bệnh cho thú.

Thí nghiệm:

o Trên nhóm chuột I: tiêm song phế cầu khuẩn dòng

S, kết quả chuột bị viêm phổi và chết => song phế cầu khuẩn dòng S gây

bệnh và làm chuột chết.

o Trên nhóm chuột II: tiêm song phế cầu khuẩn

dòng R, kết quả chột sống bình thường => song phế cầu khuẩn dòng R

không có khả năng gây bệnh cho thú.

o Trên nhóm chuột III: tiêm song phế cầu khuẩn

dòng S được khử độc bằng nhiệt độ cao phá hủy lớp vỏ bọc, kết quả chuột

sống bình thường => yếu tố gây bệnh nằm ở lớp vỏ bọc, dùng nhiệt độ có

thể làm mất khả năng gây bệnh.

o Trên nhóm chuột IV: tiêm đồng thời song phế cầu

khuẩn dòng R Và dòng S đã được khử độc, kết quả chuột chết => khi

phân lập thì người ta thấy trong máu của chuột có song phế cầu khuẩn

dòng S.

o Ông Griffith không giải thích được hiện tượng

này. Mãi đến năm 1944, 3 nhà khoa học Avery, Macleod, Carty đã giải

thích được hiện tượng đó.

Người ta nghiên cứu tính chất biến dị của

dòng này, người ta thấy rằng dòng S ít gặp có thể đột biến thành dòng R,

dòng R không thể đột biến thành dòng S.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 2: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Thí nghiệm: nuôi vi khuẩn dòng R trên môi

trường có dung dịch tinh chế từ vi khuẩn dòng S khử độc. Sau một thời

gian thì thấy xuất hiện vi khuẩn dòng S có khả năng gây bệnh cho chuột.

Như vậy tính trạng gây bệnh đã được truyền từ S sang R bằng một chất gì

đó. Kết quả phân tích xác định được chất đó là DNA.

b. Thí nghiệm về hiện tượng tải nạp: được tiến hành với vi

khuẩn gây bệnh thương hàn Salmonella bởi Lederberg, Zinder năm 1952.

Người ta dùng 2 dòng vi khuẩn Sal sau: vi khuẩn dòng

Sal có khả năng tổng hợp Tryptophan kí hiệu Sal 2A, dòng đột biến

không có khả năng tổng hợp Tryptophan kí hiệu Sal 22A và nếu muốn

sống phải bổ sung Tryptophan.

Nuôi 2 dòng vào mỗi nhánh ống nghiệm hình chữ U,

ngăn cách bởi vách ngăn ở đáy, vách này không cho vi khuẩn qua. Quan

sát thấy rằng dòng Sal 22A vẫn có thể phát triển.

Giải thích: do thực khuẩn thể T4 bám vào TB vi khuẩn

và đưa một chất từ cơ thể nó vào TB vi khuẩn đó chính là DNA. Trong

TB vi khuẩn, DNA của thực khuẩn thể T4 bắt đầu sao chép mạch. Một sự

tái tổ hợp giữa vật chất di truyền của thực khuẩn thể T4 và của vi khuẩn

Sal 2A đã xảy ra trong TB vi khuẩn Sal 2A. Sau đó thực khuẩn thể T4

mang một phần thông tin di truyền của Sal 2A đi qua màng lọc và tiếp tục

xâm nhập vào TB vi khuẩn Sal 22A. Như vậy T4 đã mang thông tin di

truyền từ vi khuẩn Sal 2A chuyển sang cho vi khuẩn Sal 22A. Kết quả là

vi khuẩn Sal 22A có thể phát triển trong môi trường không có

Tryptophan.

2. NST: cơ thể học, số lượng, hình dạng, cấu trúc tinh vi của NST?.

Cơ thể học của NST: gồm 4 phần quan trọng

o Centromere: là 1 hạt nhỏ không ăn phẩm nhuộm, được

gọi là tâm động, chia NST thành 2 nhánh. Hai nhánh của NST được kí

hiệu là p (tay ngắn) và q (tay dài) được dùng để phân biệt NST này với

NST khác.

o Telomere: đầu cuối của NST không ăn phẩm nhuộm.

o Euchromatin: nhiễm sắc chất thường, trong đó DNA ít

cô đặc hơn, là nơi hiện diện của các Gen hoạt động.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 3: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

o Heterochromatin: dị nhiễm sắc chất, DNA cô đặc hơn

và giữ trạng thái cô đặc trong suốt chu kì sống của TB, thường không có

Gen hoạt động.

Hình dạng NST: có 4 dạng chính.

o Kiểu tâm giữa (M): tâm động ở giữa NST, chia NST

thành 2 nhánh bằng nhau (p=q).

o Kiểu tâm lệch (A): tâm động ở gần một đầu mút của

NST, NST có dạng móc, các nhánh của NST có độ dài khác nhau. (p#q).

o Kiểu tâm mút (T): tâm động ở vị trí cuối NST. Ở kiểu

này, NST có 2 dạng: dạng co thắt sơ cấp và dạng co thắt thứ cấp hay còn

gọi là dạng vệ tinh.

-Tên của NST được xác định bằng cách đánh số theo thứ tự từ lớn đến

nhỏ. NST lớn nhất được đặt tên là NST số 1,2,…

- Ngoài NST thường, người ta còn ghi nhận một loại NST khác có kích

thước lớn, có hình chữ X trong giai đoạn M, có liên quan đến giới tính

của sinh vật được gọi là NST giới tính. NST giới tính cũng có hình dạng

giống NST thường.

Cấu trúc của NST:

o Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần chủ yếu của

NST là DNA và một loại Protein gọi là Histone. Mỗi 1 NST chứa một sợi

đơn DNA quấn quanh Protein Histone. 8 Histone: 2 H2A, 2 H2B, 2H3,

2H4 được quấn quanh bởi 2 vòng DNA chứa khoảng 146bp tạo thành một

phức hợp được gọi là Nucleosome.

o Sự sắp xếp và cô đặc lại của Nucleosome hình thành sợi

nhiễm sắc dày 11nm. Sợi nhiếm sắc tiếp tục xoắn lại và cô đặc hơn tạo

thành NST dày 700nm và cuối cùng hình thành nên NST dày 1400nm.

Số lượng NST.

o Số lượng NST trong mọi TB của tất cả các cá thể trong

cùng một giới tính, cùng một loài là một hằng số, của từng loài là 1 hằng

số 2n. Ví dụ:

Loài Số lượng

(2n)

Số cặp NST

thường

Cặp NST giới

tính

M A&T X Y

Mèo 38 16 2 M M

Heo 38 12 6 M M

Cừu 54 3 23 A M

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 4: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

o Ở trạng thái bình thường số lượng NST của từng loài là

1 hằng số. Tuy nhiên có 1 số trường hợp, số lượng này có sự biến đổi,

nguyên nhân là do sự rối loạn trong cơ chế phân chia TB, gây nên hiện

tượng đột biến về số lượng NST.

o Có 2 dạng đột biến về số lượng NST:

Dị bội thể: trong sự phân chia TB, NST đi về 2

cực không đều làm cho bộ NST không hoàn chỉnh. Số lượng 2n NST có

thể tăng lên hoặc giảm xuống từng NST: 2n+1, 2n-1, 2n+2, 2n-2,…

Đa bội thể: NST sau khi phân đôi không tiến về 2

cực, tạo các đa bội thể với số lượng NST tăng lên từng bội thể NST: 3n,

4n, 5n,…

3. Trình bày những khác biệt giữa DNA và RNA (cấu trúc và chức

năng di truyền)?.

DNA RNA

Cấu trúc -Gồm 2 sợi Polynucleotide, xoắn

kép.

-Trong cấu tạo Nucleotide đường

Pentose là đường Deoxy Ribose.

-Các base N: A, T, C, G.

-Chỉ có 1 sợi Polynucleotide,

xoắn đơn.

- Trong cấu tạo Nucleotide

đường Pentose là đường Ribose.

-Các base N: A, U, C, G.

Chức

năng

DNA là cơ sở vật chất trong

hiện tượng di truyền.

RNA vừa đóng vai trò trung

gian vừa đóng vai trò chủ đạo:

-Vai trò trung gian trong quá

trình sinh tổng hợp Protein.

-Ở vi khuẩn và siêu vi khuẩn thì

RNA giữ vai trò chủ đạo trong

di truyền.

4. Operonlac và cơ chế hoạt động của Operonlac.

Operon lac là một đoạn DNA, liên quan đến quá trình điều

khiển sự tổng hợp nên các enzyme thủy phân đường lactose thành đường

galactose và đường glucose. Đó là các enzyme β-galactose, permease,

transacetylase.

Operon lac là 1 đoạn DNA bao gồm 2 loại Gen

o Gen cấu trúc: liên quan đến cấu trúc của Protein tương

ứng, gồm lac Z, lac Y, lac A.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 5: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

o Gen tác động: có chức năng kích hoạt sự hoạt động của

Gen cấu trúc.

Operon có 2 trạng thái đóng và mở. Kiểm soát hoạt động của Gen

này là Gen điều hòa

Operon đóng: khi môi trường không có lactose

Gen điều hòa là 1 đoạn DNA bên cạnh Gen cấu trúc và Gen

tác động. Nó chứa mã di truyền tổng hợp nên chất kìm hãm, chất này kìm

hãm sự hoạt động của Gen tác động và do đó Gen cấu trúc không hoạt

động, sản phẩm Protein không được hình thành.

Operon mở: môi trường có lactose.

- Khi môi trường bên ngoài Gen có chất trao đổi là đường

lactose có khả năng kết hợp với chất kìm hãm thì Operon tác động không

còn bị kìm hãm nữa => Operon mở. Lúc này Gen tác động được giải mã,

tác động vào Gen cấu trúc. Gen cấu trúc bắt đầu quá trình tái bản, phiên

mã, dịch mã. Kết quả là Protein tương ứng được tạo ra. Gen có sự biểu

hiện lúc Operon mở.

- Khi lactose bị phân giải hết thì Protein ức chế lại kìm hãm sự

hoạt động của Gen tác động và quá trình phiên mã dừng lại.

5. Các kiểu biểu hiện của 1 cặp Gen tương ứng?. Tỷ lệ phân ly F2

cho từng kiểu biểu hiện?.

a. Kiểu biểu hiện trội-lặn: theo Mendel, khi tạp giao các cá thể

có cặp tính trạng tương ứng, con lai F1 thường có đặc điểm của 1 bên bố

hoặc mẹ. Đặc điểm của 1 bên bố hoặc mẹ thể hiện ra bên ngoài được gọi

là “trội”, đặc điểm không thể hiện ra ở F1 được gọi là “lặn”. Và ở thế hệ

F2 thu được kiểu hình với tỷ lệ 3 trội 1 lặn. Không giải thích được cơ

chế. Ví dụ

P: bò lang trắng đen x bò lang trắng đỏ

BB X bb

F1: lang trắng đen (Bb)

F2: 3 lang trắng đen : 1 lang trắng đỏ

(1BB 2Bb) : (1bb)

b. Kiểu biểu hiện trung gian: cặp Gen tương ứng có kiểu biểu

hiện trung gian là khi ở trạng thái dị hợp tử thì kiểu hình ghi nhận

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 6: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

được ở trạng thái trung gian đặc điểm của cha và mẹ thuần hợp

tử. F2 có tỷ lệ 1:2:1. Ví dụ gà Andalusian

P: lông đen ánh xanh X lông trắng

BB X bb

F1: xám tro (Bb)

F2: 1BB (đen) 2Bb(xám tro) 1bb (trắng)

c. Kiểu biểu hiện đồi mồi hay hình khảm: là kiểu biểu

hiện trong đó cặp Gen tương ứng khi ở trạng thái dị hợp tử cho thấy kiểu

hình có sự biểu hiện xen lẫn đặc điểm do 2 Gen tương ứng quy định. F2

cũng có tỷ lệ 1:2:1. Ví dụ bò Shorthorn thuần

P: lông đỏ thuần X lông trắng thuần

RR X WW

F1: Trắng đỏ (RW)

F2: 1 đỏ 2 trắng đỏ 1 trắng

RR RW WW

d. Gen gây chết:

- Biểu hiện của Gen là cá thể mang Gen đó bị chết.

- Gây chết ở thú khi ở trạng thái thuần hợp tử .

- Trạng thái dị hợp tử được gọi là thú có mang Gen gây chết.

- Gen gây chết trội là Gen gây chết cho thú khi ở trạng thái thuần

hợp tử trội.

Ví dụ: hội chứng thiếu máu vùng biển do Gen TT ở trẻ em < 10

tuổi.

- Gen gây chết lặn là Gen gây chết cho thú khi ở trạng thái thuần

hợp tử lặn.

Ví dụ: cho bò Galiut giao phối cận huyết thì thế hệ con xuất hiện

bê không bình thường, chết sau khi sinh.

- Gen nữa gây chết hay dưới gây chết làm giảm khả năng sống, sức

sinh trưởng, sức sản xuất của cá thể mang Gen. Một trong những

phương pháp để xác định cá thể mang Gen gây chết là cho giao phối

cận huyết. Ví dụ:

P: bò đực X bò cái

Aa X AA

F1: 1/2AA 1/2Aa

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 7: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

bò đực cha (Aa) X bò cái con (Aa) lai cận huyết

F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa (quái thai chết ngay sau khi sinh)

6. Bộ Gen tương ứng và sự biểu hiện của nó?.

Ở SV nhị bội thể có 2n NST.

- 1 chỗ Gen (Locus) có 2 Gen của 1 cặp Gen tương ứng quy định 1

tính trạng.

- Đột biến Gen là 1 locus có hơn 2 đơn vị Gen => 1 bộ Gen tương

ứng (1 dãy alen).

- Biểu hiện của các Gen trong bộ Gen rất phức tạp.

- Tính chất chung của dãy nhiều alen:

Các dãy nhiều alen chỉ tác động lên 1 tính trạng quy định tính

sai khác trong mức độ biểu hiện của tính trạng ấy, hoặc như trường hợp

alen đồng trội gây nên các hiệu quả khác nhau của các kiểu Gen khác

nhau.

Trong nhiều dãy, các Gen có thể được phân bố theo mức độ

trội của chúng, với 1 trình tự là mỗi Gen là trội so với Gen đứng sau và là

lặn so với Gen đứng trước nó.

Mỗi cá thể bình thường chỉ có thể chỉ có 2 Gen trong số các

thành phần của dãy nhiều alen, nhưng có thể là thể đồng hay dị

hợp về 1 locus.

Trong 1 đàn, một giống hoặc 1 quần thể có thể gặp nhiều Gen

khác nhau của cùng 1 dãy nhiều alen.

Mọi alen của cùng 1 dãy là thuộc về 1 locus, do đó chúng

được liên kết ở mức độ như nhau với các Gen khác nhau trong NST.

Alen quy định kiểu hình “hoang dại” thường là trội so với mỗi

alen còn lại trong dãy.

Ví dụ: liên quan đến nhóm máu của người. Bộ Gen tương ứng

quy định nhóm máu của người gồm 3 Gen, IAIB, IA và IB là Gen trội so

với Gen i, giữa IA, IB có quan hệ hình khảm:

Gen Kiểu Gen Kiểu hình

IA

IB

i

-IAIA, IAi

-IBIB, IBi

-ii

-IAIB

- Người có nhóm máu A.

- Người có nhóm máu B.

- Người có nhóm máu O.

- Người có nhóm máu AB.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 8: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

7. Tương tác Gen?. Trình bày 2 kiểu tương tác Gen?.

Tương tác Gen:

o Là tác động qua lại của các cặp Gen không alen cùng

quy định 1 tính trạng.

o Hiện tượng tương tác Gen chỉ xảy ra khi có hơn 2 cặp

Gen cùng quy định 1 tính trạng.

o Có nhiều kiểu tương tác Gen đã biết như:

Tương tác bổ trợ

................ cộng gộp

................ ức chế trội

................ ức chế lặn

................ trội trùng hợp

................ lặn trùng hợp

................ lrội và lặn

Trình bày 2 kiểu tương tác:

1. Tương tác bổ trợ: thí nghiệm của Bateson và Punnet

- Tính trạng mồng gà

- Quan sát, ghi nhận có 4 kiểu hình của mồng: hoa hồng, hạt đậu,

hạt đào, đơn.

- Thí nghiệm:

P: Gà mào hoa hồng X Gà mào hạt đậu

F1: Gà mào hạt đào

o Giả thuyết 1: Gen tính trạng mào gà được quy định bởi 1

cặp Gen. Kiểu biểu hiện trung gian có tỷ lệ 1:2:1. Kết quả:

F2: hạt đào hoa hồng hạt đậu đơn

9 : 3 : 3 : 1

Vậy giả thuyết 1 sai.

o Giả thuyết 2: Gen tính trạng mào gà được quy định bởi 2

cặp NST tương đồng khác nhau.

o Tính trạng được quy định bởi 2 cặp NST tương ứng: R, r và P,

p.

o Theo quy luật tổ hợp tự do ta có tỉ lệ kiểu hình sau:

F2: hạt đào hoa hồng hạt đậu đơn

9 : 3 : 3 : 1

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 9: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

o Kiểm chứng:

P: Hồng X Đậu

RRpp X rrPP

F1: R-P- (đào)

F2: R-P- R-pp rrP- rrpp

Đào (9/16) Hồng (3/16) Đậu (3/16) Đơn (1/16)

Kết luận: có sự tương tác bổ trợ, F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Đay

là kiểu tương tác duy nhất cho 4 KH.

2. Tương tác cộng gộp.

o Tính trạng màu lông ở heo

o Quan sát, ghi nhận: heo giống Duroc Jersey: lông đỏ (trội) và lông

xám (lặn).

P: Lông xám x Lông xám

rrSS RRss

F1: heo lông đỏ (R-S-)

F2: Lông đỏ Lông xám Lông trắng

TLKH: 9 : 6 : 1

KG: R-S 3 R-ss, 3 rrS- rrss

o Gỉa thuyết về sự di truyền của màu lông heo:Tính trạng do 2 cặp

Gen quy định nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau gồm R, r; S, s.

8. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính thường ở ruồi giấm và quy

luật chi phối (quy luật liên kết hoàn toàn, quy luật liên kết trao đổi

đoạn).

TN của Morgan cùng các cộng sự.

2 tính trạng theo dõi:

o Màu thân: Xám (trội) do Gen B quy định

Đen (lặn) do Gen b quy định

o Cánh: Dài (trội) do Gen Vg quy định

Ngắn (lặn) do Gen vg quy định.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 10: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Thí nghiệm 1: dùng ruồi đực F1 đem lai phân tích => đời con

lai thu được 2 KH với tỉ lệ 1:1. Kết quả này được Morgan giải

thích bằng hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn.

P: xám, dài X đen, ngắn

F1: xám dài X Cái đen ngắn

½ Xám dài ½ đen ngắn

Sơ đồ lai:

P: B B X b b

Vg Vg X vg vg

F1: B b X b b

Vg vg vg vg

B b b b

Vg vg vg vg

Thí nghiệm 2: dùng ruồi cái F1 đem lai phân tích => ở đời con lai

thu được đến 4 KH, nhưng không theo tỉ lệ 1:1:1:1. Kết quả này được

giải thích là do có sự trao đổi đoạn giữa các NST trong quá trình giảm

phân. Đây được gọi là di truyền liên kết không hoàn toàn ở con cái.

KH: F1: Cái xám dài X đực đen ngắn

Xám dài Đen ngắn Xám ngắn Đen dài

KH liên kết tần số cao KH do TĐĐ tấn số thấp

Cơ sở vật chất của quy luật liên kết:2 cặp tính trạng được quy định

bởi 2 cặp Gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

Quy luật liên kết hoàn toàn: đời con lai phân tích xuất hiện 2 KH

với tỉ lệ 1:1.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 11: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Quy luật liên kết TĐĐ: đời con lai phân tích có xuất hiện 4 KH,

trong đó 2 KH giống đời P có tần số cao, 2 KH do TĐĐ có tần số thấp.

9. Hiện tượng di truyền liên kết thường ở gà và ứng dụng của hiện

tượng này (tần số TDD, đơn vị bản dồ)?.

- Được Hutt thực hiện (1933).

- 2 tính trạng theo dõi: màu lông và dạng lông.

+ màu lông: trắng (trội) do Gen I quy định.

Có màu (lặn) do Gen i quy định

+dạng lông: cong (trội) do Gen F quy định

Thẳng (lặn) do Gen f quy định

- TN1:

o

P: lông cong, trắng X lông thẳng, có màu

FFII ffii

F1: lông cong, trắng X trống thẳng, có màu

FfIi ffii

KH: Cong, trắng Cong, có màu Thẳng, trắng Thẳng, có màu

SL: 15 con 2 con 4 con 12 con

KG: FfIi Ffii ffIi ffii

o Giải thích bằng sơ đồ NST:

P: F F X f f

I I i i

F1: F f X f f

I i i i

F f f f F f f f

I i i i i i I i

KG giống đời P KG do TĐĐ

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 12: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

- TN2:

o

P: lông cong, có màu X lông thẳng, trắng

FFii ffII

F1: lông cong, trắng X trống thẳng, có màu

FfIi ffii

KH: Cong, trắng Cong, có màu Thẳng, trắng Thẳng, có màu

SL: 18 con 63 con 68 con 13 con

KG: FfIi Ffii ffIi ffii

o Giải thích bằng sơ đồ NST:

P: F F X f f

i i I I

F1: F f X f f

i I i i

F f f f F f f f

i i I i I i i i

KG giống đời P KG do TĐĐ

- Tần số TĐĐ là % cá thể có KH do TĐĐ tạo nên trên tổng số cá

thể của quần thể khảo sát.

o TN1: TSTĐĐ = 100*(2+4)/(15+2+4+12)=18,2%

o TN2: TSTĐĐ = 100*(18+13)/(18+63+68+13) = 19,1%

o Dùng trắc nghiệm X2 (khi bình phương) cho thấy không có

sự khác biệt giữa kết quả của 2 TN.

o Kết luận: 2 tính trạng trên di truyền theo quy luật liên

kết TĐĐ , 2 chổ Gen quy định 2 tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST

tương đồng vì các tổ hợp Gen có từ đời P luôn chiếm tần số cao và

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 13: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

tương đương nhau, còn những tổ hợp Gen mới do sự TĐĐ tạo nên có

tần số thấp hơn nhiều.

- Đơn vị bản đồ:

o Bản đồ di truyền hay bản đồ Gen là sơ đồ phân bố vị trí

tương đối của các Gen nằm trong cùng 1 nhóm liên kết

trên cùng 1 NST.

o 2 khía cạnh lớn của bản đồ di truyền là:

Thứ tự của các Gen trên chiều dài của NST

Khoảng cách giữa các Gen. Khoảng cách này được

đo bằng đơn vị Morgan.

o Đơn vị bản đồ là khoảng cách tương đối giữa các Gen khác

nhau nằm trong cùng 1 NST.

o 1 ĐV Morgan = 1% TĐĐ. Ví dụ %TĐĐ là 18,2% = 18,2

ĐV Morgan.

o ứng dụng của bản đồ di truyền: làm cơ sở cho công tác lai

tạo giống.

10. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính ở gà, ứng dụng hiện

tượng này trong thực tế sản xuất?.

- TN1:

P: Trống Plymouth rằn X Mái Rhode Island Red đỏ

F1: Tất cả đều có bộ lông rằn X F1

F2: Tất cả gà trống đều có lông rằn, còn gà mái 50% rằn và 50% đỏ.

- TN2:

P: Trống Rhode Island Red đỏ X Mái Plymouth rằn

F1: Mái lông đỏ, trống lông rằn X F1

F2: Mái: 50% rằn Trống 50% rằn

50% đỏ 50% đỏ

Giải thích: giả thuyết Gen quy định màu lông nằm trên

NST giới tính Z.

+B: lông rằn, trội.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 14: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

+B: lông đỏ, lặn.

Ở TN1:

P: Trống rằn X Mái đỏ

ZBZ

B Z

bW

F1: Trống rằn Mái rằn

ZBZ

b Z

BW

F2:

Giao tử cái Giao tử đực

ZB Z

b

ZB Z

BZ

B – Trống rằn Z

BZ

b – Trống rằn

W ZBW – Mái rằn Z

bW – Mái đỏ

Trống rằn 100%

Mái rằn 50%, mái đỏ 50%.

Ở TN2:

P: Trống đỏ X Mái rằn

ZbZ

b Z

BW

F1: Trống rằn Mái rằn

ZBZ

b Z

bW

F2:

Giao tử cái Giao tử đực

ZB Z

b

Zb Z

BZ

b – Trống rằn Z

bZ

b – Trống đỏ

W ZBW – Mái rằn Z

bW – Mái đỏ

Giả thuyết phù hợp với kết quả. Kết luận: Gen quy định bộ lông gà

nằm trên NST giới tính Z.

- Ứng dụng: trong chăn nuôi gà công nghiệp để chọn gà trống, mái

ngay từ lúc mới nở thông qua bộ lông.

Ví dụ: Trống New Hampshire X Mái Hubbard trứng

Lông đỏ lông trắng

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 15: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Mái lông đỏ vàng

Trống lông trắng.

11. Cơ nguyên xác định giới tính ở gia súc, gia cầm?.

Có 3 cơ nguyên xác định giới tính ở gia súc, gia cầm:

Cơ chế NST giới tính.

- Cơ chế XX - XY. Con đực XY, con cái XX

Có ở ruồi giấm, ĐV hữu nhũ, tỉ lệ ra đời 1:1

- Cơ chế ZZ-ZW. Con đực ZZ, con cái ZW

Có ở loài chim, gia cầm, bướm và một số loài cá.

Cơ chế cân bằng Gen: xác định NST giới tính ở người và ĐV

hữu nhũ.

- Có hoặc không NST giới tính Y.

- Có hoặc không có Gen SRY (Sex Region Y) trên nhánh ngắn của

NST Y, quy định yếu tố xác định giới tính đực TDF

- Kiểm soát sự phát triển của dịch hoàn

- Ức chế sự phát triển, biệt hóa của ống Muller

- Cơ sở sinh học về hình thành giới tính.

1. GTính BT: TB mầm

Không Y, không có SRY Protein

Buồng trứng

Biệt hóa ống Muller (hình thành vòi Fallop, tử cung

Hình thành tính dục thứ cấp => con cái bình thường (XX)

TB mầm

Có Y, có SRY Protein

Dịch hoàn

Androgen

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 16: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Thụ thể Androgen

Biệt hóa ống Wolff (hình thành phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, ống

phóng tinh)

Hình thành tính dục đực thứ cấp => con đực bình thường (XY)

2. Giới tính bất thường:

- Thiếu TDF (do mất đoạn DNA liên quan trên Gen SRY) sẽ dẫn

đến phôi phát triển hình thành phái nữ dù NST giới tính là XY.

- Đột biến chuyển đoạn SRY từ Y sang X

- X có Gen SRY là Y => nữ (XX) nhưng phát triển thành phái

nam.

- Hiện tượng “cái hóa”

TB mầm

Có Y, có SRY Protein

Dịch hoàn

Androgen

Gen lặn đột biến

không thụ thể Androgen

không biệt hóa ống Wolff

tính dục cái thứ cấp hình thành => cái hóa (XY) => vô sinh

Môi trường xác định giới tính.

- Hiện tượng “freemartin” ở bò: bò cái bị vô sinh vì:

+buồng trứng phát triển không bình thường

+chu kì động dục rối loạn và tử cung bị teo vào trong buồng

trứng.

+ có các mô đặc trưng cho bộ phận sinh dục cái còn có những mô

của dịch hoàn.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 17: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Do con cái gần như phát triển hoàn chỉnh trong bụng mẹ, sự

nối mạch với con đực thì Androgen của con đực sản xuất ra sớm và đi

vào buồng trứng => con cái phát triển nang noãn không bình thường.

12. Tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính?.

Hiện tượng 1: Màu lông bò Aryshire

- Trắng nâu: Gen M

- Trắng đỏ: Gen m

P: Đực Trắng nâu X Cái Trắng đỏ

MM mm

F1: đực trắng nâu cái trắng đỏ

Mm Mm

F2: Đực 3 trắng nâu : 1 trắng đỏ

Cái 3 trắng đỏ : 1 trắng nâu

o Sơ đồ lai:

P: MM X mm

F1: Mm

F2: ¼ MM : 2/4 Mm : ¼ mm

o Gỉa thuyết: + M trội ở đực => ở đực F1 trắng nâu, F2 3 trắng nâu :

1 trắng đỏ.

+ m trội ở cái => ở cái F1 trắng đỏ, F2 3 trắng đỏ : 1 trắng nâu.

o Kết luận: trạng thái dị hợp tử Mm, con đực có KH trắng nâu, con

cái có KH trắng đỏ.

Hiện tượng 2: sừng cừu

- Có sừng : Gen H

- Không sừng : Gen h

P: cừu Dorset có sừng X cừu Dorset không sừng

HH hh

F1: Hh

đực có sừng cái không sừng

F2: cừu đực: ¾ có sừng : ¼ không sừng

Cừu cái: ¾ không sừng : ¼ có sừng

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 18: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

o Sơ đồ lai:

P: HH X hh

F1: Hh

F2: ¼ HH : 2/4 Hh : ¼ hh

Kết luận chung: Do ảnh hưởng của giới tính nên tuy có kiểu Gen

giống nhau nhưng kiểu hình thì khác nhau ở 2 giới tính khác nhau

khi kiểu Gen ở trạng thái dị hợp tử.

13. Thí nghiệm của Nilsson Ehle và học thuyết đa Gen?.

Tí nghiệm của Nilsson Ehle:

- Tính trạng nghiên cứu: Màu của hạt lúa tiểu mạch

- Phân ly theo nhiều tỉ lệ khác nhau.

+ 3 đỏ : 1 trắng

+ 15 đỏ: 1 trắng

+ 63 đỏ: 1 trắng => phân tích và giải thích kết quả trường hợp

phân ly 15 đỏ: 1 trắng

- Tính trạng được quy định được quy định bởi 2 cặp Gen tương

ứng A, a và B, b

- Gen trội A và Gen trội B có tác động tương đương nhau quy định

màu đỏ cho hạt lúa, giữa chúng có tác động cộng gộp Gen.

- Gen lặn a, b không quy định màu cho ra màu trắng

- KH và kiểu Gen được di truyền theo bảng:

P: Đỏ X Trắng

AABB aabb

F1: AaBb – hồng

F2:

Kiểu di truyền Kiểu hình

Kiểu Gen Tần số Số Gen đỏ Màu hạt Tần số

AABB 1 4 Đỏ sẫm 1

AABb 2 3 Đỏ sẫm vừa 4

AaBB 2

AAbb 1 2 Đỏ vừa 6

AaBb 4

aaBB 1

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 19: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Aabb 2 1 Đỏ nhạt 4

aaBb 2

aabb 1 0 Trắng 1

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ kiểu hình ở đây: 1:4:6:4:1. Đó cũng là

dạng khai triển của (1:2:1)2 tức là tỉ lệ điều chỉnh của tỉ lệ 9:3:3:1.

Học thuyết đa Gen:

- Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp Gen.

- Phương thức di truyền của các cặp Gen tuân theo các quy luật cơ

bản của sự di truyền như: phân ly, tổ hợp tự do, liên kết,…

- Mỗi Gen có tác động rất nhỏ đối với KH, nhưng nhiều Gen có giá

trị cộng gộp lớn.

- Mỗi Gen có thể đóng góp không ngang nhau trong việc chi phối

tính trạng.

14. Phân biệt tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng?.

Tính trạng chất lượng Tính trạng số lượng

- Đơn Gen

-Ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh

-Biến thiên không liên tục

-Dễ dự đoán KH đời sau dựa vào

quy luật di truyền.

-Kết quả được tính thành %,

thành tỉ lệ, và được phân tích

bằng trắc nghiệm Chi square.

-Ví dụ: màu lông, dạng sừng,…

-Đa Gen

-Chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại cảnh.

-Biến thiên liên tục

-Đời sau chỉ có thể dự đoán thông qua hệ số

di truyền (h2).

-Kết quả thu thập và tính toán các giá trị

trung bình cộng, độ lệch chuẩn, hệ số biến dị

và phân tích kết quả bằng trắc nghiệm T, F.

-Ví dụ: sản lượng sữa, sản lượng trứng, số

con sơ sinh đẻ ra,…

15. Hệ số di truyền: Định nghĩa, cách tính HSDT, ứng dụng

thực tế?.

Định nghĩa:

o HSDT dùng để đo lường sự di truyền của các tính trạng số

lượng.

o HSDT cho chúng ta biết trung bình thế hệ sau giống thế hệ

trước bao nhiêu, hay nó là phần truyền lại cho đời sau của

tính trạng số lượng thấy được ở đời trước.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 20: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Cách tính HSDT (h2):

o Từ công thức di truyền: P = G+E ( Phenotye =

Genotye+Environment)

o Ta có: VP = VG+VE (V: variance)

h2 = VG/VP (HSDT hiểu theo nghĩa rộng)

o Ta lại có G = A+D+I => VG = VA + VD + VI

h2 = VA/VP (HSDT hiểu theo nghĩa hẹp)

+ A: Tác động của sự cộng gộp Gen

+ D: ………… của Gen trội

+ I: …………….của sự cấu trúc Gen

o Các phương sai ngoại cảnh, phương sai do Gen trội và phương

sai do tương tác Gen không tính được. Nên VA được ước lượng

bằng 2 cách khác nhau tùy theo mối quan hệ thân tộc.

+ Phương pháp hồi quy: nếu là quan hệ giữa cha với con, mẹ

với con, hoặc cha-mẹ-con.

+ Phương pháp phân tích phương sai: nếu là mối quan hệ giữa

anh-chị-em ruột hay anh-chị-em ghẻ với nhau.

o Còn VP được trực tiếp đo lường từ quần thể

o Biến thiên của HSDT: 0 < h2 < 1.

- HSDT cao: 0,5 < h2 <1. Ví dụ: lòng đỏ trứng gà, độ dày mở

lưng…

- HSDT trung bình: 0,2 < h2 <= 0,5. Ví dụ: tốc độ tăng trưởng,

chiều cao…

- HSDT thấp: 0 < h2 <= 0,2. Ví dụ: sản lượng sữa, số heo con đẻ ra

trên ổ…

Ứng dụng của HSDT:

- Cải thiện phẩm chất con giống.

- Hệ số chọn lọc: mP-mA = ▲P

- Tiến bộ di truyền: mB-mA = ▲G

h2 = ▲G/▲P. Vậy muốn tiến bộ di truyền nhiều thì hệ số chọn lọc

phải lớn hay cường độ chọn lọc phải cao.

(▲G có thể + hoặc -).

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 21: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

16. Phát biểu và chứng minh định luật Hardy – Weinberg?.

Phát biểu định luật:

Trong 1 quần thể tương đối lớn, khép kín (không có sự di cư hay

nhập cư), không có sự chọn lọc, không có đột biến và có sự giao

phối tự do thì tần số Gen và tần số kiểu Gen sẽ không có sự thay

đổi qua các thế hệ. Ta nói quần thể ở trong trạng thái cân bằng di

truyền.

Chứng minh định luật:

o Chứng minh cách 1:

- Giả sử trong 1 quần thể có thế hệ cha mẹ => xét 1 cặp Gen tương

ứng A, a ta có tần số Gen A là p, Gen a là q => p + q = 1.

- Do sự giao phối tự do và ngẫu nhiên nên ta có:

Giao tử p A q a

p A p2 AA pq Aa

q a pq Aa q2 aa

- Tần số kiểu Gen ở F1= p2 AA+ 2pq Aa + q

2 aa

Nếu gọi D, H, R lll tần số kiểu Gen AA, Aa, aa ta sẽ có: D= p2,

H=2pq, R=q2.

D+H+R= p2+2pq+q

2 = 1.

+ p2 là Gen a

+ pq là Gen A và pq là Gen a

+ q2 là Gen a

- F1 tạo ra 2 loại giao tử mang Gen A và Gen a có tần số giống như

thế hệ cha mẹ. Như vậy, F2 sẽ có tần số kiểu Gen giống như thế

hệ cha mẹ và F1.

o Chứng minh cách 2:

- Cho F1 giao phối ngẫu nhiên ta sẽ có 6 kiểu giao phối với tần số

giao phối như sau:

Kiểu giao phối Tần số

giao phối

Tần số kiểu Gen ở thế hệ con

AA Aa aa

1

2

3

4

5

6

AA x AA

AA x Aa

AA x aa

Aa x Aa

Aa x aa

aa x aa

p4

4 p3q

2 p2q

2

4 p2q

2

4 pq3

q4

p4

2 p3q

p2q

2

2 p3q

2 p2q

2

2 p2q

2

2 pq3

p2q

2

2 pq3

q4

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com

Page 22: Download nhieu hon tai 1. Cơ · PDF file1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì?. Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?. - Cơ sở

Ta có: (1). AA = p4+2p

3q+p

2q

2 = p2 (p

2+2pq+q

2)=p

2

(2). Aa = 2p3q

3+2p

2q

2+2p

2q

2+2pq

3=2pq (p

2+2pq+q

2)=2pq

(3). aa = p2q

2+2pq

3+q

4=q

2 (p

2+2pq+q

2)=q

2

Lấy (1) + (2) + (3) =1. Vậy có sự cân bằng di truyền.

Download nhieu hon tai dethinonglam.wordpress.com