353
 Đỗ NG C LIÊN .o? NLN.003605 NHÀ XUT BN ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI

miễn dịch học cơ sở

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 1/352

 Đỗ NGỌC LIÊN■

. o ?

NLN.003605NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Page 2: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 2/352

Đ ỗ NGỌC LIÊN

MIỄN DỊCH HỌC Cơ SỞ 

(ỉn lần thứ hơi, có sửa chữa và bổ::img)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Page 3: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 3/352

16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội 

Điện thoại: (04) 7685236; (04) 9715012. Fax: (04) 9714899 

Email; [email protected]

★ ★ ★

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc:  PHÙNG QUỐC BẢO

Tổng biên tập:  PHẠM THÀNH HƯNG

Chiu trách nhiệm nội dung:

 Người nhận x é t :  GS.TS NGUYỄN đ ìn h b ả n g

GS.TS Đỏ TRUNG PHẤN 

PGS.TS NGUYỄN NHƯ HIỀN

 B iên tậ p tá ỉ bản:  Đ ỗ MẠNH CƯƠNG

C h ế b ả n : ĐỔNG THƯ HÀ

Trình bày bìa: NGỌC ANH’

MIỄN DỊCH HỌC cơ sỏ

Mã số: 1K-04035-02204 

In 1000 cuốn, khổ 16 X 24 tại Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội 

Số xuất bản; 120/113/XB-QLXB ngày 10/2/2004. Sô'trích ngang: 73 KH/XEB In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2004

Page 4: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 4/352

III

l/lục lục

Chương I. Khái niệm cơ  bản về miễn dịch học 3.1. Định nghĩa về miễn dịch học 3.2. Lịch sử nghiên cứu miễn dịch học 3.3. Những khái niệm tổng quát về miễn dịch học 6

].3.1. Miễn dịch tiếp thu hoặc thích ứng và miễn dịch tự nhiên 6].3.2. Các kháng nguyên (antigens) 101.3.3. Các kháng thể và bồ thể 101.3.4. Các xitokin (cytokine) 121.3.5. Hiện tượng phản vệ (anaphylaxis) 131.3.6. Cái bản thân và không phải bản thân (self,nonselí) 141.3.7. Các phản ứng kháng nguyên - kháng thể in vitro  141.3.8. Các loại đáp ứng miễn dịch và lý thuyết lựa chọn dòng 141.3.9. Sự tiêm chủng (vaccination) 15

1.3.10. Sự điều hòa miễn dịch 15Chương II. Kháng nguyên 19

i. 1. Định nghĩa và khái niệm chung về kháng nguyên 19:.2. Phản ứng chéo 20í.3. Hapten và protein mang 21;. 4. Tính kháng nguyên của các chất sinh trùng hỢp (biopolymer) 21!.5. Sự thích ứng của các vi sinh vật bằng cách cải biên các 23

kháng nguyên của chúng:.6. Immunogen và khả năng đáp ứng miễn dịch 24'’óm tắt chương II 25

Chương ni. Các kháng thể và thụ thể của kháng nguyên 2 7!.l. Cấu trúc chung của các immunoglobulin (Ig) 27;.2. Cấu trúc phân tử của các immunoglobulin riêng biệt 31:.3. Môì quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các kháng thể 37;.4. Cơ sở di truyền về tính đa dạng của kháng thể 37;.5. Các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) 43;.6. Kháng thế tái tố hỢp (recombinant antibody - rAb) 44

Page 5: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 5/352

3.7. Các thụ thể của lympho B (BCR ) 453.8. Cấu trúc của các thụ thể lympho T (TCR) 46

Tóm tắt chưđng III 50'Chương IV. Các phức hệ phù hỢp tổ chức chủ yếu 51

4.1. Mỏ đầu 514.2. Cấu trúc chung của hệ thống HLA 52Ỉ4.3. Cấu trúc các phân tử và h(ệ gen của HLA 53>4.4. Sự phân bố, điều hoà biểu hiện và chức năng của các 55)

pliân tử HLA4.5. Hệ thống HLA liên quan đến quần thể chủng tộc và các 5B

bệnh lý4.6. Các phương pháp nghiên cứu hệ thông HLA 58ỈTóm tắt chương IV 60

Chương V. Bổ thể 6]l5.1. Khái niệm 6]l5.2. Các protein của bổ thể 62Ỉ5.3. Các tiến trình hoạt hoá bổ thể 6?3

5.3.1. Con đưồng hõạt hoá cổ điển 6.‘35.3.2. Con đường hoạt hoá bổ thể nhờ lectin MB 64

5.3.3. Con đường hoạt hoá bên cạnh và các yếu tố hoạthoá bổ thể

5.4. Hiệu quả sinh học của sự hoạt hoá bổ thể 6í95.5. BỔ thể và các cơ chế trốh thoát của vi sinh vật 6J95.6. Các hệ thống khác của huyết tưđng tham g ia vào các cđ 7í2

chế bảo vệ và cơ chế viêm5.7. Các bệnh ly phát sinh do thiếu hụt bổ thể bẩm sinh 7í2Tóm tắt chương V 7 4

Chương VI. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể và các kỹ thuật hóa sinh miễn dịch

6.1. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể 7!56.1.1. Các đặc tính chung của sự liên kết kháng nguyên - 7.'5

kháng thể6.1.2. Các đặc điểm về chất lượng và số lượng của phản 7'7

ứng kháng nguyên - kháng thể6.1.3. Phân loại các phản ứng kháng nguyên - kháng thể 7ỉ 8

6.2. Các kỹ thuật miễn dịch 7Ỉ9

6.2.1. Kỹ thuật kết tủa trong môi trường lỏng 7/9

IV ______________________________________________________________ 

Page 6: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 6/352

6.2.2. Xét nghiệm khuếch tán miễn dịch theo Ouchterlony 806.2.3. Điện di miễn dịch khuếch tán (ImmunodiíTusion 80

electrophoresis)6.2.4.  Các phương pháp ngưng kết miễn dịch (Immuno - 81

agglutination)6.2.5. Các phương pháp miễn dịch sử dụng bổ thể 816.2.6. Các kỹ thuật miễn dịch sử dụng thuốc thử đánh dấu 836.2.7. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ 846.2.8. Kỹ thuật miễn dịch liên kết enzim (ELISA) 85

Tóm tắt chương VI 86

Chương VII. Các cơ quan và tế bào của hệ 87miển dịch, biệt hóa và chức năng

7.1. Cơ quan nguồn 877.2. Các cơ quan sơ cấp 87

7.2.1. Tuyến ức (Thymus) 887.2.2. Túi Pabricius và tủy xưđng 88

7.3. Các cơ quan lympho thứ cấp 897.4. Nguồn gốc các tế bào của hệ miễn dịch 897.5. Các tế bào thuộc dòng lympho, biệt hóa và chức năng. 91

7.5.1. Đặc điểm chung của sự biệt hóa các tế bào lympho 91

7.5.2. Sự biệt hóa của lympho T và dấu hiệu kháng 92nguyên biệt hóa

7.5.3. Sự biệt hóa lympho B 957.5.4. Sự biệt hóa các dạng tế bào khác theo chức năng 96

rríiễn dịchTóm tắt chương VII 101

Chương VIII. Sự tương tác giữa các tế bào miển dịch 103 và điều hoà đáp ứng miễn dịch

8.1. Sự tương tác giữa các tế bào có thẩm quyền miễn dịch 1038.1.1. Hợp tác đại thực bào - lympho T và trình diện 104kháng nguyên

8.1.2. Hợp tác lympho Th - lympho B 1098.2. Sự điều hoà đáp ứng miễn dịch 111

8.2.1. Điều hoà đáp ứng miễn dịch bằng các kháng thể và 112mạng lưới idiotip

8.2.2. Điều hoà đáp ứng miễn dịch nhờ các tế bào lympho T 1148.2.3. Điều hoà đáp ứng miễn dịch bằng kiểm tra di truyền 115

V

Page 7: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 7/352

VI

8.2.4. Điều hoà đáp ứng miễn dịch nhò sự tương tác miễn ] 1(5dịch - thần kinh nội tiết

Tóm tắt chương V III ] 19

Chương IX. Miễn dịch bệnh lý quá mẫn 1219.1. Khái niệm chung về miễn dịch bệnh lý 1219.2. Các hiện tượng quá mẫn 122

9.2.1. Quá mẫn phản vệ do IgE 1229.2.2. Quá mẫn đặc hiệu kiểu II và III do IgM và IgG 1239.2.3. Quá mẫn trung gian tế bào hay quá mẫn muộn 1279.2.4. Quá mẫn do kích thícl'. *iỉkiểu V) 129

Tóm tắt chương IX 130

Chương X. Miển dịch chống vi sinh ] 33và miển dịch ung thư 

10.1. Miễn dịch chống vi sinh vật 13310.1.1. Các cơ chê tự nhiên và thích ứng để loại trừ vi sinh 134

vật nhờ lớp da và tuyến nhầy10.1.2. Phản ứng viêm tại chỗ và hệ thông chông lại nhiễm trùng 13410.1.3. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống nhiễm khuẩn 134

10.2. Miễn dịch ung thư 13610.2.1. Khái niệm ung thư, các gen ung thư và kìm hãm 136ung thư

10.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống ung thư 13710.2.3. Miễn dịch tự nhiên chông ung thư 13810.2.4. Liệu pháp miễn dịch và miễn dịch phòng trừ ung thư 139

10.3. Hội chứng tặng sinh miễn dịch và các bệnh ung thư 14010.3.1. Khái niệm 14010.3.2. Túih đơn dòng của bệnh tăng sinh miễn dịch lympho 140

10.4. Một sô'đặc điểm lâm sàng của ung thư 14710.4.1. Chỉ th ị ung thư (Tumour marker) 14710.4.2. Phân loại chỉ thị ung thư theo khả nảng đặc hiệu bệnh 14810.4.3. Một sô" chỉ thị ung thư liên quan vâi bệnh 148

Tóm tắt chương X 152

Chương XI. Miễn dịch bệnh lý: 153thiếu hụt miễn dịch và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

11.1. Khái niệm 153

Page 8: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 8/352

 _______________________________________________  VỊỊỊ_ 

11.2. Thiếu hụt miễn dịch nguyên thủy của các tế bào B 15311.2.1. Bệnh không có Y- globulin trong máu 15311.2.2. Thiếu hụt IgA, các phần lớp IgG và tăng IgM 154

11.3. Thiếu hụt miễn dịch nguyên thủy của các tế bào T 15411.3.1. Sự phát triển bất thường của tế bào nguồn lympho 154

ở giai đoạn sớm của sự biệt hóa11.3.2. Biểu hiện thiếu hụt các phân tử phân lớp II của MHC 15511.3.3. Hiện tượng mất điều hòa giãn mao mạch do di truyền 15511.3.4. Thiếu hụt các protein kết dính bạch cầu 155

11.4. Thiếu hụt miễn dịch các thực bào và bổ thể 15511.5. Sự thiếu hụt miễn dịch thứ cấp và AIDS 156

11.5.1. Các bệnh về máu và ung thư 156

11.5.2. Thiếu hụt miễn dịch do rối loạn trao đổi chất 15611.5.3. Bệnh AIDS và con đưòng lây truyền 156

Tóm tắt chương XI 163

Chưctog XII. Dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn 16512.1. Dung nạp miễn dịch 165

12.1.1. Khắi niệm 16512.1.2. Các cơ chế tạo ra dung nạp miễn dịch 16612.2.2. Các tự kháng nguyên tham gia 167

12.2.3. Các nguyên nhân của bệnh tự miễn 16812.2.4. Các cơ chế hiệu quả của bệnh tự miễn 169'Tóm tắt chương XII 171

Chương XIII. Sự tiến hóa miễn dịch của 173các loài động vật

13.1. Mở đầu 17313.2. Khả năng miễn dịch ỏ động vật không xương sống 174

13.2.1. Các biểu hiện tế bào của hệ miễn dịch 174

13.2.2. Các chất hòa giải hóa học 17413.2.3. Các phản ứng miễn dịch ỏ động vật không xưđng sống 17513.3. Khả năng miễn dịch của động vật dây sống và có 176

xương sống13.3.1. Các động vật hải tiêu 17613.3.2. Các động vật có xứơng sốhg bậc thấp 17713.3.3. Đặc điểm miễn dịch của các lốp cá xương 17713.3.4. Đặc điểm miễn dịch của động vật biến nhiệt 17913.3.5. Đặc điểm miễn dịch của các loài chim 180

13.3.6. Đặc điểm hệ miễn dịch của bộ linh trưỏng 184

Page 9: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 9/352

Tóm tắt chưđng X III 1912

Chương xrv. Phòng và chữa bệnh 19íõbằng liệu pháp miễn dịch

14.1. Vài nét lịch sử 19í514.2. Tiêm chủng, vacxin phòng và chữa bệnh 19(6

14.2.1. Nguyên tắc chung của vacxin 19(614.2.2. Các dạng vacxin đang được nghiên cứu và sử dụng 19'7

14.3. Liệu pháp miễn dịch kháng thể 20(014.4. Sử dụng các thuốc kìm hâm miễn dịch 20'414.5. Sử dụng các xitokin và antixitokin 20.'514.6. Liệu pháp miễn dịch tế bào 20>8

14.7. Liệu pháp gen chống ung thư 20ỉ9

Chương XV. Miễn dịch trong cấy ghép 21 115.1. Khái niệm và phân loại cấy ghép 21115.2. Các cơ chế thải bỏ mảnh ghép 2i;215.3. Phân loại các phản ứng thải bỏ mảnh ghép 2l'415.4. Một sô' đặc điểm lâm sàng trongcấy ghép 2li5

15.4.1. Cá thể cho mảnh ghép hoặc cđ quan 2li515.4.2. Cá thể nhận mảnh ghép 21(6

15.5. Liệu pháp kìm hăm miễn dịch trong cấy ghép 21(615.6. Mang thai là trạng thái tự nhiên của cấy ghép dị gen 2lí8

Câu hỏi ôn tập miễn dịch cơ sở 22 1Một số dạng câu hỏi miễn dịch 22(6

Phụ lục 231Phụ lục I. Đặc điểm cấu trúc và chức năng của các kháng 23Ỉ3

nguyên CD

Phụ lục II. Giải nghĩa danh từ miễn dịch 27Ĩ5

Tài liệu tham khảo 33Ỉ9

Ví II ______________________________________________________________ 

Page 10: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 10/352

Lời giổi thiệu

 Sách “Miễn dịch học cơ sở” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học môn miễn dịch học ỏ các trường Đại học Khoa học  tự nhiên, Đại học Sư phạm, Đại học Nông nghiệp, Đại học Y, Đại  học Dược. Sách là tài liệu tham khảo đối với cán bộ giảng dạy và  

là tài liệu học tập cần có đối với sinh viên. Sách cung cấp những kiến thức rất cơ bản, kinh điển và cập 

nhật về miễn dịch học, một môn học có lịch sử phát triển mới hơn so với nhiều môn học khác.

 Sách gồm 15 chương được kiến trúc một cách hệ thống, phù hợp với logic nhận thức. Tác giả  - PGS.TS Đỗ Ngọc Liên đã rất  thành công trong lựa chọn lượng thông tin miễn dịch học cần và đủ củng như trong cách thức hiểu đạt chính xác, dễ hiểu để cuốn  sách xứng đáng là sách giáo khoa của các trường âại học có tầm cd  

thuộc Đại học Quốc gũi.Tôi có vinh hạnh giới thiệu sách "Miễn dịch học cơ sở" cùng các 

bạn đọc.

Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 1999

Nguyển Đinh Bảng 

Giáo sư Tiến sĩ Y khoaGiám đốc Trung tâm Quốc gia Kiểm định Sinh vật phẩm

Page 11: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 11/352

Page 12: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 12/352

Chương I. Khái niệm cơ bản về miễn dịch học

1.1. Định nghĩa vể miễn dịch học

Danh từ “Immunus” theo nghĩa nguyên gốc là “được miễngiảm”. Tình trạng ưu tiên miễn giảm một sô" bệnh truyền nhiễmnhư bệnh đậu mùa (variole) bệnh sởi (rougeole) và một sô' bệnhkhác v.v... được biết từ lâu ở những ngưòi đã bị mắc bệnh mộtlán. Tất  cả cơ thể sông còn có đặc tính quan trọng là nhận biết vàdung nạp “những cái của bản thân” (SelO. đồng thời nhận biết vàthải bỏ “những cái không phải của bản thân” (NonselO. xa lạ đốivới cơ thê. Miễn dịch học là một môn khoa học sinh học và y họcchuyên nghiên cứu các quá trình nhận biết các chất lạ, gọi là

kháng nguyên (antigen) và hạu quả của sự nhận biết đó, lặ sựđáp ứng miễn dịch (immune response). Sự nhận biết này có đượclà do khả năng tương tác của một phức hệ các tế bào trong hệmiễn dịch của cơ thể người và động vật.

1.2. Lịch sử nghiên cứu miễn dịch học

Miễn dịch học (ỉmmunology) ngày nay đã trở thành một môn

khoa học. Tuy chỉ mói tồn tại khoảng trên 100 năm nay nhưngsự đóng góp cửa nó cho các ngành sinh học nói chung và y dưỢchọc nói riêng ngày càng thấy rõ. Những phát minh chủ yếu tronglĩnh vực nghiên cứu miễn dịch học theo thòi gian đưỢc trình bày tómtẮt như sau:

 Năm 1881-.  Những ý tưỏng về tính miễn dịch (Immunity) lầnđầu tiên đã được Luis Pasteur và Koch đề xướng. Tiếp theo đó,hiện tượng thực bào (Phagocytosis) đã đưỢc Metchnikoff quan sátthấy. Kỹ thuật vacxin phòng bệnh dại chính thức đã được LuisPasteur áp dụng. Năm 1890, các nhà bác học Von Behring và Eh-

Page 13: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 13/352

lich đã phát hiện ra kháng thể (antibody) và tìm ra vị trí các thụthể (receptor) màng tế bào. Vào thời kỳ này kỹ thuật điểu trịbệnh bằng huyết thanh, hiện tuỢng ngưng kết tế bào, hiện tượngkết tủa, khả năng chẩn đoán bệnh theo huyết thanh đã đưỢcnghiên cứu và ứng dụng trong y học (Roux, Charriu, Widal vàKraus).

 Năm 1900: Richet và Potier phát hiện ra hiện tượng phản vệ(Anaphylaxis), Bordet và Arthus tìm ra các bố thê và hiện tượng

 Arthus, Landsteiner tìm ra các kháng nguyên nhóm máu ABOcủa người, Wright tìm ra hiện tưỢng Opsonin hóa (Opsonization).

 Năm 1910:  Đánh dấu sự phát minh ra các hapten của Land-steiner.

 Năm 1920:  Lý thuyết về mạng lưối do Heidelberger và Mar-rack để xướng. Kỹ thuật ứng dụng chất giải độc (anatoxine) vàtiêm chủng (vaccination) của Ramon và Gleny đã được thực hiện.

 Năm 1930: Đánh dấu việc phát minh ra các gama globulin củaTiselius và BCG của Calmette và Guérin.

 Năm 1940: Snell tìm ra qui luật cấy ghép mô tế bào, Medawartìm ra hiện tượng dung nạp (tolerance) đã giúp cho việc điều trịcác bệnh miễn dịch sau này. Bên cạnh đó, các kỷ thuật miễn dịchhuỳnh quang (ImmunoAuorescence) của Coombs và Coons,

khuếch tán miễn dịch (Immonodiffusion) của Oudin đã được ápdụng. Năm 1950:  Lý thuyết lựa chọn dòng của Burnet ra đồi đã mở

ra khả năng tìm hiểu tính đa dạng của kháng thể trong đáp ứngmiễn dịch. Vào những năm đó, các nghiên cứu sâu sắc về cấutrúc và chức năng của các globulin miễn dịch (Immunoglobulin)đã được Porter và Edelman tiến hành.

 Năm 1960:  Mở dầu việc phát minh ra vai trò của tuyên ức(Thymus) do Miller thực hiện. Tiếp theo đó, Ishizaka tìm ra các

gen của hiện tượng đáp ứng miễn dịch, Jean Dausset đã tìm raphức hệ phù hỢp tố chức chủ yếu (Major HistocompatibilityComplex) có mặt ở bạch cầu của người như một kháng nguyênphù hợp tổ chức và được gọi là HLA (Human Leucocyte Antigen).

 Năm 1970: Jerne đề ra lý thuyết mạng lưới Idiotype và sự hợptác tê bào trong đáp ứng miễn dịch. Trong năm 1975, Mifetein vàKohler dựa vào lý thuyết lựa chọn dòng đã tìm ra kỹ thuật lai tếbào cho phép sản xuất các kháng thể đơn dòng (Monoclonal anti-bodies).

Page 14: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 14/352

 Năm 1980:  Tonegavva mỏ đầu các phát minh về đặc tính ditruyền của các immunoglubulin và các thụ thể T. Những năm1981 tiếp theo, nhóm nghiên cứu của Montagnier ở viện PasteurParis đã phát hiện ra virus HIV gây bệnh suy giảm miễn dịchmắc phải (AIDS) cho con người.

Những năm gần đây, các phát minh của miễn dịch học phân tử(Molecular Immunology) đã mang lại nhiều lợi ích to lốn cho cácngành sinh học và y dược học cả về lý luận và ứng dụng thựctiễn. Bên cạnh đó, những tiến bộ trong nghiên cứu về sinh họcphân tử đã được ứng dụng cho lĩnh vực y học và miễn dịch học.Chẳng hạn, ngưòi ta đã phát hiện ra sự dung hỢp gen bcr/ abltrong bệnh ung thư bạch cầu (leukemia) nguồn gôc tủy xưđng ở

trạng thái mãn tính, đã phân tích trình tự genom của HlVị vàphát minh ra phương pháp nhân dòng tuyển chọn ADN in vitro (gọi là phản ứng dây chuyên polymeraz - PCR). Phưđng phápPCR kết hợp với phương pháp phân tích tính đa hình về chiềudài của mảnh cắt' giói hạn trong phân tử ADN (RFLP) cho phépphát hiện đưỢc bệnh thiếu hụt miễn dịch hoặc đột biện gen ditruyền ỏ các bệnh nhân. Trong những năm gần đây, ngưòi ta đãtìm ra gen p. 53 là gen chống ung thư (1989).

 Năm 1990: Chứng minh trực tiếp (ex vivo) khả năng chống ung

thư của gen RB. Trong những năm sắp tới chắc chắn sẽ có nhữngphát minh quan trọng về miễn dịch phân tử mang lại nhiều lợiích cho khoa học sinh học và y dưỢc học. Đặc biệt môi đây ngườita đã tìm ra khả năng gây bệnh truyền nhiễm của một dạngphân tử protein gọi là các PRION. Với thành công này nhà khoahọc Mỹ, tiến sỷ Stanley Prusiner đã nhận giải thưởng Nobel về yhọc (1997). Thành công này dă mở ra một quan niệm mối:“Không chỉ các vi sinh vật, virus gây bệnh truyển nhiễm chongười và động vật mà cả một số phân tử protein cũng có khả

năng này”.

Page 15: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 15/352

1.3. Những khái niệm tống quát về miển dịch học

1.3.1. Miễn dịch tiếp thu hoặc thích ứng và miển dịch tự nhiên

Tính miễn dịch (Immunity) được hiểu là khả nàng bảo vệ củacơ thê chông lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bêiìngoài. Các tác nhân gây bệnh có thê là yếu tố truyền nhiễm bệnhnhư VI sinh vậi (vi khuẩn, vi nấm. virus và các độc tốcủa chúng),các (-•ôn trùng, ký sinh trùng và các protein lạ gây độc cho cơ thê.

Hàng ngàn Iiãm trước công nguyên, người Trung Hoa đã biêt

báo vệ cho con người bằng cách sử dụng mụn vấy của người đãkhỏi bệnh dậu mùa chà xát lên vết xước ơda của người chưa mắcbệnh dê gây miễn dịch cho ngưòi chống lại c<ãn bệnh này. Nám1798. Jenner ở Anh dã thực hiện lại phương pháp này nhằm bảovệ các con bò. tránh bị bệnh đậu mùa trâu bò. Nhờ các nghiêncứu của Louis Pasteur và trưồng phái của ông (1880 - 1890),phương pháp tiêm chủng (Vaccination) gây miễn dịch kiểu trênđã được nghiên cứu và áp dụng cho con người.

Tất cả các đáp ứng miễn dịch của cơ thể trưốc tiên bao gồm sự

nhận biết tác nhân gây bệnh hoặc những chất lạ, tiếp theo đó lànhững phán ứng nhàm loại bỏ chúng ra khỏi cơ   thể. Những đápứng miễn dịch nói chung có thê phân cỉiia thành hai lớp lớn làdáp ứng miễn dịch tự nhiên (hoặc bẩm sinh) và đáp ứng miễndịch thích ứng (hoặc đáp ứng miễn dịch tiếp thu). Đáp ứng miễndịch thích ứng (hoặc tiếp thu) có tính dặc hiệu cao đối vói một tácnhân gây bệnh riêng biệt. Sự đáp ứng này ngày càng được hoànihiộn sau mỗi lán liếp xúc với cùng mộl loại vi sinh vật. Hệ thốngmiên dịch dặc hiệu có thể ghi nhố lại tác nhân gây bệnh và ngăncản tác động gây bệnh của chúng ở lần tiếp xúc lặp lại tiếp theo,(ỉhi nhỏ miễn dịch là một đặc tính quan trọng của những loàithực vật bậc cao trong nấc thang tiến hoá. Đặc tính này là cơ sỏkhoa học cho liệu pháp miễn dịch tiêm chủng.

Page 16: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 16/352

Hình 1.1 Sơ đồ vòng tuần hoàn tế bào kết hỢp giữa miễn dịchtự nhiên và miễn dịch tiếp thu vối sự tham gia của các thànhphần trong miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung gian tế bào.

Các đáp ứng miễn dịch chủ yếu được thực hiện là do hoạt độngcủa những bạch cầu (leucocyte). Các bạch cầu này bao gồm các tê

bào lympho (lymphocyte) dạng B, T, lympho chứa hạt to trong tếbào chất, các thực bào (monocyte, macrophage), các tế bào bạchcầu trung tính (neutrophil leucocyte), bạch Gầu ưa axit (eosino-phil ieucocyte), các tế bào phụ trỢ (accessory cell) gồm bạch cầuưa kiềm (basophil leucocyte), các tế bào mast (mastocyte), các tếbào dạng tấm còn gọi là tiểu cầu (platelet cell, thrombocyte) vàmột sô tê bào của mô như tế bào Langerhan, Kupffer.

Các tế bào thực bào đơn nhân (MNP: mononuclear phagocytes)là thành phần quan trọng nhất của thực bào có đời sông lâu dài

và bắt nguồn từ tê bào nguồn của tủy xướng. Chức năng củachúng là bắt giữ các vật thể lạ trong đó bao gồm cả các tác nhângây bệnh, nuôt và phá hủy chúng. Các tế bào này thường khu trúỏ những nđi để có thể dễ dàng đón bắt các vật thể lạ. Chẳng hạncác tế bào Kupffer của gan, các tế bào của màng hoạt dịch địnhkhu bao quanh khoang ổ khóp. Trong máu có các tế bào mono(monocyte) có thể di chuj'ển về phía các mô và trở thành đại thựcbào của mô. Các tê bào này có thể trình diện các kháng nguyêncho các tế bào lympho - T rất có hiệu qủa. Dạng thứ hai của Idp

Page 17: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 17/352

8

tê bào thực bào là các tê bào đa nhân trung tính (PNN: Polynuclear Neutrophil) chiếm tỷ lệ cao trong các bạch cầu của máu.

TB Dguòn tuỹ xucnog tự dói mới

Yẻ'u tó hoại hoa TB nguốD 

t

TB khởi thuỷ đòng tuỷ TB khcri tbuỷ dòng lympbo

Q

Tuyến ức: IL7, ỈL7 các IL khác

Erythropoklin IU , GM-CSR ILl, IL6

4 Tbrombopoỉetỉỉỉ, , „5IL l l

Lympbo B Lympho T tự nhién,

Nguyên bão b ò ũ g < A u C F U  

♦    —   TíènmàD TiénlhảDTè bảo nhản bậcheáu bachcấu 

kbổnglỏ ũXỈt 1L5

Tỉèa thán bạch cáu hạt Yâ mòiầo 

IU,GMCSF, IL3.GM.CSF, G-CSF MÍ-CSF

♦» '

< t 

HóDgcáu Tẳếucáu Bạch cáu Bạch cáukìéni axit

Bạch cẩu TB moĐo trúng lùih

Hinh 1.2 Nguồn gốc của các tế bào hệ miễn dịchvà các yếu tố tham gia biệt hoá tế bào.

Page 18: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 18/352

Chúng có thế di chuyến vê phía mô đế đáp ứng vỏi một sô kíchthích. Tuy nhiên các lế bào này có dòi sống ngắn, dễ chết sau khibat giữ và nuôt các vật thê lạ.

Các tê bào lympho hoặc lympho (lymphocytes) có chức năngnhận biết đặc hiệu các vi sinh vật đế đáp ứng miễn dịch thíchứng. Tất cả các lympho đều bắt nguồn từ các tê bào nguồn củatủy xương và được chia thành hai dạng quần thể (population) làlympho-T và lympho-B. Các h'mpho-T được phát triển và chínmùi ó tuyên ức (Thymus) nên được ký hiệu là T. Các lympho-BđưỢc phát triển trong tuỷ xương (Bone marrow) ở các động vật cóvú trưởng thành, nhưng ỏ cáo loài chim lympho-B phát triển vàchín mùi ở túi Pabricius (Pabricius Bursa). Vì thế các tế bào

Ivmpho này được ký hiệu là B. Mỗi tê bào B nhận biết một khángnguyên riêng biệt nhờ một thụ thê (Receptor) đặc hiệu nằm trênb(1 mặt tê bào của nó. Tiếp theo giai đoạn nhận biết, tê bào B sẽphân chia và biệt hoá thành các tế bào plasma (plasmocytes) cókhả năng tiết ra phân tử thụ thê ở dạng hoà tan được gọi làkháng thể (antibody).

Các tế bào T tiếp tục được biệt hóa phù hỢp vói chức năng củacliúng thành hai dạng tế bào là T bối trỢ (T-helper: TH) có dấuhiệu biệt hoá kháng nguyên trên bề mặt tế bào là CD4 (từ chữ

đám hay cụm biệt hoá - Cluster of Differentiation) hoặc gọi tắt làT, và một dạng T gây độc cho tế bào (cytotoxic lympho-T). viết tắtlà Tc có dâu hiệu biệt hoá kháng nguyên bề mặt tế bào là CD8còn gọi là T8. Quần thế phụ (subpopulation) TH lại biệt hoáthành hai dạng, một dạng tương tác vói tế bào B giúp cho sự biệthóa và tong hđp kháng thể của tế bào B, một dạng khác gọi tắt làTD tham gia vào hiện tưỢng quá mẫn muộn (delayed hypersen-sivity) của quá trình miễn dịch qua trung gian tế bào tướng tácvỏi thực bào đơn nhân hoặc đại thực bào giúp cho việc phá hủy

các tác nhân gây bệnh.Một nhóm tế bào khác gọi là các lympho có hạt lón trong tế bàocliất, viết tắt là LGL (Large Granular Lymphocyte) cũng có khảnăng nhận biết các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virusv;\ phá hủy các tê bào này. Tuy nhiên các tê bào LGL khác vớilympho-Tc là chúng sử dụng hệ thống nhận biết không đặc hiệu.Vì thê các tê bào LGL còn được gọi là các tê bào giêt tự nhiênTNK (Natural killer-T). Các đại thực bào này chẳng hạn nhưLGL cũng có khả nâng nhận biết và phá hủy các tê bào ung thư

Page 19: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 19/352

10

và nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh bị bao phủ bằng cáckháng thể đặc hiệu (Xem hình 1.3, 1.3, 1.4).

Mỗi loại tế bào lympho (T và B) đều có các dấu hiệu biệt hoáikháng nguyên riêng biệt, có bản chất là các glycoprotein, tạo raicác thụ thể bề mặt tế bào tham gia vào quá trình tương tác miễndịch. Chi tiết về cấu trúc phân tử của các dấu hiệu biệt hoáikháng nguyên sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.

1.3.2. Các kháng nguyên (antigens)

Ngày nay người ta có thể định nghĩa kháng nguyên là bao gồmi

tất cả những chất được nhận dạng bởi cấu trúc nhận biết tươngíứng nằm trên kháng thể hoặc nằm trên các thụ thể của các lym -pho. Vị trí cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên có thể phảniứng với một kiểu cấu trúc hoá học của phân tử kháng thể hoặa'phân tử thụ thể đưỢc gọi là quyết định kháng nguyên (antigenic-determinant) hay là epitop. Phần phân tử tương ứng của khángíthể’ liên kết vối kháng nguyên đưỢc gọi là paratop. Một khángỉnguyên có thể có một vùng khảm (mosaic) của các epitop khác:nhau hoặc gọi là các epitop lặp lại. Một kháng thể chỉ đặc hiệuivối một epitop chứ không phải với toàn bộ phân tử khángỊnguyên. Còn các lympho-T thường nhận biết các kháng nguyêniđưỢc trình diện trên bề mặt của các tế bào vật chủ khác dưâiidạng những mảnh peptit nhỏ. Chẳng hạn, một tế bào bị nhiềmibởi một virus sẽ bộc lộ các mảnh peptit của protein virus trên bể;mặt của nó. Điều này lập tức sẽ đưỢc nhận biết bởi các tế bào Tgây độc, làm cho các tế bào vật chủ nhiễm virus sẽ bị tiêu diệtCác mảnh kháng nguyên được trình diện liên kết với các phân tửíprotein chuyên hóa nằm trên các tê bào bạch cầu đặc biệt là cácctế bào APC, các tế bào B và T. Các phân tử protein này là sản>phẩm của một tổng thế các gen mã hoá cho phức hệ phù hỢp tô)chức chủ yếu (MHC: Major Histocompatibility Complex). Các;phân tử này có vai trò cố định các mảnh peptit kháng nguyêniđược gọi là các phân tử của MHC.

1.3.3. Các kháng thể và bổ thể

Von Behring (1890) chứng minh rằng huyết thanh của mộtt

động vật gây miễn dịch chống lại độc tô' của bệnh bạch hầu có)

Page 20: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 20/352

11

íĩhứa một chất trung hòa được độc tô" đó. Chất này được ông gọi làkháng thể (antibody) nghĩa là một loại protein có đặc tính chống

lại các thê vi khuẩn gây bệnh. Tất cả các phân tử kháng thể ngàyIiay được chứng minh là các globulin có chức năng miền dịch(viết tắt là Ig: Immunoglobulin) và có bản châ"t glycoprotein. Cáckháng thể được chia làm 5 lớp tùy theo cấu trúc và chức năngmiễn dịch là IgG, IgA, IgM, IgD, IgE. Các phân tử Ig có đặc tínhhoạt động sinh học theo hai chức năng:;i. Có khả năng liên kết với kháng nguyên ít nhất ở  hai vị trí tiếp

nhận đốì với kháng nguyên. Khả nàng liên kết với khángnguyên có được ià do sự biến đôi kỳ diệu của phần tận cùng

NH2 trên phân tử kháng thể.b. Mật khác, phần tận cùng COOH của phân tử kháng thể có

khả năng thực hiện một số lớn các hoạt động sinh học dưới ảnhhưởng của sự liên kết với kháng nguyên. Tất cả các kháng thểđều có cùng một cấu trúc phân tử nhưng khác nhau ỏ mức độcủa vùng liên kết vối kháng nguyên.Trong đa số   trường hỢp, mỗi kháng thể liên kết đặc hiệu với

chỉ một kháng nguyên. Các phân tử kháng thể được coi là nhữngchất râ”t dễ thích ứng và tương tác rất linh động vói các yếu tô

của hệ thống miễn dịch để nhận biết đặc hiệu các vi sinh vậtcũng như các sản phẩm của chúng. Nhìn chung, phân tử khángthể được chia làm hai phần: Fab là phần liên kết với khángnguyên (Fragment antigen binding). Fc (Pragment cristallisable)là phần dễ kết tinh phản ứng với các tế bào của hệ thống miễndịch qua các thụ thể của các tê bào. Do đó, nếu kháng thể được cố  định trên vi khuẩn bằng phần Fab thì nó sẽ liên kết vói các têbào thực bào bằng phần Fc. Hiện tưỢng bắt giữ vi khuẩn và vậtthể lạ bởi các thực bào còn được đảm bảo bằng một bổ thể C3b

hoặc bằng kháng thể. Hiện tưỢng này đưỢc gọi là sự opsonin hóa(opsonization).Trái với kháng thể, tâ't cả nhửng chất lạ xâm nhập từ bên

ngoài vào cơ thể được nhận biết bởi kháng thể thì gọi là cáckháng nguyên. Tiếp theo việc phát hiện ra phản ứng khángnguyên - kháng thể, Buchner (1889) và Bordet (1901) đã pháthiện và sử dụng một yếu tô không bển nhiệt được gọi là bô thê(complement, viết tắt là C) giúp cho việc trung hòa tác nhântruyền bệnh và làm phân hủy tế bào vi khuân, về chức năng, các

kháng thể tưđng tác đặc hiệu vỏi tác nhân truyền nhiễm bệnh,còn hệ thông bổ thể được cô" định lên tất cả các kháng thê để thực

Page 21: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 21/352

hiện chức năng miễn dịch. Hệ thông bố thế bao gồm khoỉíng 40protein bào tương có chức năng kiểm tra phán ứnfi; vi('‘in. Cf.c

thành phần của bố thể tương tác giữa chúng với Iihau và V(íiyếu tô" khác của hệ thông miễn dịch. Chẩng hạn, nhiểu loại vikhuẩn hoạt hóa tức thời hệ thông bố’ thể theo "cđ chế hoạt hoá bôthể” hoặc theo con đường luân phiên của sự đáp ứng miễn dịcli tựnhiên không đặc hiệu. Theo nghĩa này thì vi sinh vật bị bao phủbởi các protein của bổ thế và bị bắt giữ bởi các thực bào. Hệ thôV.gbổ thể cũng đưỢc hoạt hóa bởi các kháng thế dã đưỢc cô định trênbề mặt vi khuẩn. Đây là cơ chế hoạt hoá cô diển (classical patli-way). Theo cách hoạt hóa này, sự đáp ứng miền dịch có bô tliố \à

kháng thể cùng tham gia thuộc loại miền dịch đặc hiệu. Sự h o a t  hóa bổ thể là một phản ứng kế tiếp nhau từ thành phần bô tl.ônày đến thành phần bố thê khác. Sự hoạt hóa theo con dường đạchiệu và không đặc hiệu có những hiệu qủa sau đây;1. Hiện tượng opsonin hóa hay bao bọc các vi sinh vật đê các thiK'

bào bắt giữ.2. Thực bào tấn công vào các vỊ trí bị nhiễm trùng (hiện tượníí

hóa hướng động: chimiotactism).3. Làm tăng dòng máu tói vỊ trí hoạt hóa và tăng tính thấm của

các mao mạch đốì vối các phân tử của huyết tương (plasma).4. Gây tổn thương các màng tế bào chất của tế bào. của các vikhuẩn gram âm, của các virus có vỏ bọc và các vi khuẩn khácgây nên hiện tượng cảm ứng hoạt hóa. Điêu này dẫn tới sựphân hủy tế bào. Các chức năng chi tiết của bồ thê sỗ dượctrình bày ở các phần sau.

12

1.3.4. Các xitokin (cytokine)

Thuật ngữ xitokin dùng đế chỉ toàn bộ các phân tử đưỢc tiết 1abỏi các tế bào của hệ thống miễn dịch tham gia vào hoạt (iộng tínhiệu giữa các tê bào trong đáp ứng miễn dịch. Tâ’t cả các xitokinđều có bản chất là glycoprotein hoặc protein và đượo phân loíiinhư sau:1. Các inteferon (IFN) có chức năng ngăn ngừa sự lan truyền của

một sô” virus gây bệnh. Dạng đầu tiên gồm IFNa và IFNp dượcsản xuất từ các tế bào bị nhiễm virus. Dạng thứ hai của intc-feron (IFNy) được tiết ra từ các tê bào T đã hoạt hoá. ("ác IFN

tạo ra sự đốì kháng chốhg lại quá trình nhiễm virus đôi vói t.ê

Page 22: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 22/352

bào không bị nhiễm. Ngoài ra, các IFN còn kiểm tra sự tươngtác giữa các lympho và các tê bào gây độc đối với các tế bào bịnhiễm.

2. Các intelơkin  là một nhóm lớn của xitokin (từ IL l đến IL13)được sản xuất chủ yếu từ các tê bào T, mặc dù một sô" trongchúng có thể đưỢc sản xuất từ các thực bào đơn nhân hoặc từcác tế bào khác. Intelđkin được sản xuất từ các tế bào lymphothì gọi là lymphokin. Chúng có nhiều chức năng, chủ yếu làkiểm tra sự biệt hóa và sự sinh sản tê bào. Mỗi một intelơkinphản ứng đặc hiệu với các tế bào bộc lộ thụ thể riêng cho nó.

'<\.Các yếu tô kích thích quần lạc  (CSF; Clony Stimulating Fac-tor) kiểm tra sự phân chia và sinh sản của các tế bào nguồn và

các tế bào máu sơ khai (haematopoietic precursor). Chính sựcân bằng giữa các CSF khác nhau sẽ xác định một phần các tỉlệ tương đốì của các kiểu tế bào khác nhau được sản xuất từtủy xương. Một số CSF cũng kích thích sự biệt hoá của cácbạch cầu bên ngoài tủy xương. Một sô các xitokin khác có thếlà các yếu tô hoại tử ung thư (TNFa và TNPp) và các yếu tôbiến dạng sinh trưởng p (TGFp) đều có các chức năng khácnhau nhưng chúng đặc biệt quan trọng trong các phản ứngviêm và gây độc tế bào.

4. Cóc chất truyền dẫn sinh học (mediator): Một số lớn phân tửtham gia vào sự phát triển của các đáp ứng miễn dịch ngoàikháng thể, còn có một số phân tử khác có mặt trong huyếtthanh. Đó là các protein của giai đoạn đáp ứng miễn dịch cấptính. Chẳng hạn protein phản ứng- c (CRP) có ái lực cao đôivới protein- c của cầu khuẩn bệnh phổi {Pneumococcus).  KhiCRP liên kết vối cầu khuẩn này sẽ tạo điều kiện cho bổ thể cố  định vào cầu khuẩn và kích thích thực bào bắt giữ vi khuẩngây bệnh.

1.3.5. Hiện tưỢng phản vệ (anaphylaxis)

Vào năm 1902, Richet và Portier đã gây miễn dịch cho chóbằng một chất độc pha loãng tách chiết từ con sứa. Khi tiêm lặplại châ't độc này cho chó, các ông nhận thấy phản ứng khôngdung nạp làm chó chết vói liều lượng không gây độc. Phản ứngnày được gọi là hiện tượng phản vệ. Các hiện tượng quá mẫn cảmkhác nhau (hypersensitivity) đã được mô tả như sau: quá mân

13

Page 23: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 23/352

14

cảm tức thì được gọi là phản vệ, quá mẫn cảm gây độc do các'phức hệ miễn dịch, quá mẫn cảm muộn và quá mẫn cảm kíchithích. Hiện tượng phản vệ có vai trò tham gia của kháng thể lốpIgE và cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ (Ishizaka).

1.3.6. Cái bản thân và không phải bản thân (self, nonself)

Hệ thông miễn dịch cần phải nhận biết và phân biệt được cá.ibản thân và cái không phải bản thân nghĩa là phân biệt đvW(C những chất lạ so với cơ thể và những chất do chính cơ thể sinhra. Tuy nhiên trong những trường hỢp bệnh lý, cơ thể có thể sảnxuất ra các kháng thể chông lại các châ”t của bản thân gây nênbệnh lý. Đó là các trường hớp của bệnh tự miễn (autoimmun(edisease) đã được Ehrlich và Morgenoth (1902) phát hiện ra.

1.3.7. Các phản ứng kháng nguyên - kháng thể in vitro

Nhò tính đặc hiệu phản ứng miễn dịch kháng nguyên - khánịgthề và độ nhạy của nó, các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch đíảđược hình thành cho phép định lượng các chất ở nồng đ(ộ

nanogam/ lít. Đó là các kỹ thuật kết tủa miễn dịch, ngưng kếitmiễn dịch, phản ứng cô định bô thể, khuếch tán miễn dịchi,phương pháp dánh dấu miễn dịch huỳnh quang và điện di miễmdich.

1.3.8. Các loại đáp ứng miễn dịch và lý thuyết lựa chọn dòng?

Tất cả các đáp ứng miễn dịch diễn biến theo hai giai đoạn chiủyếu là nhận biết kháng nguyên và phản ứng loại bỏ khánịg

nguyên. Trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, các lympho đảm l)á(0cho giai đoạn nhận biết, còn giai đoạn nhận biết sẽ tạo điều kiệmcho một quá trình lựa chọn dòng (clonal selection). Mỗi một tíêbào T hoặc B chỉ nhận biết một kháng nguyên riêng biệt, vể toàinbộ, hệ thống miễn dịch có thể nhận biết đặc hiệu hàng nghìinkháng nguyên và mỗi một lympho chỉ nhận biết một khán^gnguyên. Do đó Burnet (1958) đã đưa ra lý thuyết chọn dòng, the(0đó thì một dòng tế bào miễn dịch chỉ có thể sản xuất ra một kiểiukháng thế đáp ứng lại vối một quyết định kháng nguyên nhấit

định. Lý thuyết này đã được làm sáng tỏ bằng kỹ thuật lai tế bà(0

Page 24: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 24/352

15

của Milstein và Kohler (1975) khi họ nhận một dạng kháng thểđdn dòng (monoclonal antibody) được sản xuất từ chỉ một dòng tế

bào lympho.

1.3.9. Sự tiêm chủng (vaccination)

Nguyên tắc của sự tiêm chủng là dựa vào hai đặc tính cơ bảncủa đáp ứng miễn dịch thích ứng. Đó là tính đặc hiệu và sự ghinhố miễn dịch. Các tế bào ghi nhó cho phép hệ thống miễn dịchphát triển sự đáp ứng mạnh hơn khi có lần tiếp xúc thứ hai vớikháng nguyên. Sự đáp ứng thứ cấp này đồng thòi nhanh hơn và

có hiệu quả hơn sự đáp ứng ban đầu. Nguyên tắc tiêm chủng làdựa vào việc cải biến các vi sinh vật hoặc độc tô' của chúng làmcho chúng trở nên một tác nhân không gây bệnh nhưng khônglàm mất tính kháng nguyên của chúng. Ví dụ vi khuẩn bạch hầutiết ra độc tố exotoxin làm phá huỷ các tế bào cơ. Độc tố này cóthê được cải biến bằng cách xử lý với focmon sẽ mất độc tínhnhưng vẫn giữ được các epitop. Chất này được sử dụng như mộtvacxin. Một nguyên tắc khác của tiêm chủng là sử dụng toàn bộcúc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như virus gây bệnh viêm

tủy xám làm bại liệt trẻ em (poliomyelite) đã được làm suy yếurnâ t độc tính nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên của nó.

1.3.10. Sự điều hòa miến dịch

- Yếu tô' thứ nhất là các lympho -T kìm hãm (suppressor T-lymphocyte). Chúng có thể làm ngừng lại sự lan truyền củamỗi giai đoạn đáp ứng miễn dịch. Thật vậy, thường xuyên vẫncó sự cân bằng giữa đáp ứng miễn dịch hiệu quả và đáp ứng

miễn dịch ức chế. Trong trường hợp đáp ứng kìm hãm khôn ị;thấy có bất kỳ một hiện tượng miễn dịch nào có thể phái liiộiiđược khi có sự tiếp xúc lặp lại với một kháng níỊiiyr-n. 'l'ruoiiíihợp này người ta gọi là sự dung nạp miễn (lịcli (iiiimimc iol( 1

ance).- Yếu tô' thứ hai là sự điểu hòa i(li()l i|). 'riuii'il. IIKĨÍ i(li()t.i|) (idios)

có nghĩa là “cá biệt” hoiic cíVu Irúc n;iy ciiỉi tlu' (lànliriêng cho vật chủ v:i rlio tiiộl. lo.ii kháiiỊí ntíiiy«'‘n. Một kliMiiỊrthể hoàn torm mỏi xuiYt, liiộn t.roiiỊí C(i tliĩỉ biổu UiỊ inột kliántí

n gu vf ii inú i( • ( ' )

  ĩ i h íi n ^ C|)il()|» lĩKÌi iư<(ii^ Íítif í với vị (r í n h ậ n

Page 25: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 25/352

16

kháng nguyên của nó. Hình thức điều hòa này luôn sinh ramột đáp ứng miễn dịch kiểu anti- idiotip để điều chỉnh sự đáp

ứng trước đó. Do đó, kiểu đáp ứng anti- idiotip bản thân nó lạilà nguồn gốc cho một đáp ứng anti- idiotip tiếp theo v.v... Từđó, đáp ứng miễn dịch đã sinh ra một chuỗi các hiện tượngphức hệ: không chỉ có sự tăng sinh của nhiều dòng tế bào B vàT mang các vị trí tiếp nhận tương ứng vói các epitop khárnhau của một kháng nguyên cảm ứng mà còn xuất hiện cácdòng tế bào ức chế và các dòng tế bào kích thích bởi các mạnglưối idiotip. Sự điều hoà miễn dịch thực hiện qua truMg gian têbào còn liên quan đến lý thuyết lựa chọn dòng đuợc trình bày

tổng quát ở hình ở hình 1.5 và 1.6Hệ thông miễn dịch còn đóng vai trò râ't qitun trọng cho cơ thế

trên quan điểm sinh lý bệnh. Miễn dịch họí’ có thế đưỢc ứng dụngtrong các lĩnh vực nghiên cứu miễn dịch và bệnh truyền nhiễm,miễn dịch và ung thư, miễn dịch và cấy ghép, miễn dịch và cácbệnh suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS, các bệnh tự miễn(autoimune disease).

Page 26: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 26/352

17

Kháng nguyên

c> .r.\ <jA <1 V. • Á 

t o i '^ ____

Tế bẵ o trình điẹnkháng y u y ẻn

^ 1 « rw%Các tế bào T

0 Ỡ - ức che

T - hoạt hoá dại thực bào

T - gây độc

thực bàcj

Ị ĩ - ế b à o N K Ị a ° ỹ ; g g T. gây độc 

Các tế bào hiệu quả

T - bổ trơ  

r tế bào B 

Khảng thể _ -

Tế bào K  (ẠDCC)

Hình 1.6 Con đưòng miễn địch qua trung gian tê bào. Các đáp ứngmiền dịch qua trung gian tế bào xảy ra tiếp theo sự trình diện khángnguyên và sự hoạt hoá các tê bào T, đưỢc kiêm tra hằng các lympho T ức chê (suppressor T cell) và lympho T bố trỢ (Helper T cell). Một sô té^

 bào T (các tế bào hoạt hoá dại tliực bào) tiẽt ra các lymphokin hoạ t hoácác chức năng thực bào của đại thực bào và cliột vi khuân. Các tế bào Tgây độc được hoạ t hoá bằn g kh án g nguy ên rù ng VỚI sự g i Ú Ị ) đỏ cúa C Í Ì C  

tô bào bô trỢ và hỢp tác tiếp theo với các tê hàơ B dê sản xuất kháng  t hê . C á c t ế bà o K (Killer Cell) cỏ th ụ th ế m àn g có ái lực cao liên k ết VỎImảnh Fc của các lư.  bip^ khán g thê đê phân huỷ tế

 bào ^íz\i  Uị nhiêm khuẩn, còn gọi là ADCC (Tê bào gây độc phụ thuộckh án g thể: Antibody- depen dcnt cell - med iated Cytotoxicity). Các tế

 bao NK phản ứng không cần tín h đặc hiệu. (Theo I. Roit t et al, 1993).

Page 27: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 27/352

18

Khán

tế bào B

Sự sinh sản và chin củatế bào B được lựa chọn• •  •háng n;

 Ạ Ạ Ạ ộ ộ ộ Tế bào B

Ẳ A Ẳ A A Ẫ ■Các kháng thế 2 dược sản xuât

H ì n h l . 5 Theo lý thuyết lựa chọn dòng, m ồ i tế bào sản xuất kháng thê (tế bào B) đưỢc đặt chương trình để tỏng hỢp chỉ một loại kháng thể đà 

có mặt dưới dạng một thụ thế nằm trên bề mặt tế bào của nó tương tácđặc hiệu với một kháng nguyên. Sau khi tiếp xúc vối kháng nguyôn, tê bào B đưỢc kích thích, sinh sản và sẻ biệt hóa thành các tế bào plasmađê tổng hỢp ra các kháng thể. Một số tế bào B khác đặc hiệu vối khángnguyên đã cho, không biệt hoá và sẽ trở thành các tế bào ghi nhớ miễn dịch, có đòi sốhg lâu dài. (Theo I. Roitt et al, 1993)

Page 28: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 28/352

Hình 1.3. Các tê bào

bạch cầu của hệ miễndịch bẩm sinh và miễndịch tiếp thu.

Từ trên xuống dưới;1. Đại thực bào.2. Bạch cấu trung tính3. Bạch cầu ưa axít.4. Bạch cầu ưa kiếm,5. Te bào mast,6. Tế bào diệt tự nhièn(NK).

Bạch cầu ưa kiém

#r '

^ S-- ’

Tể bầo mast

ằ %%'. _ ’ at

■5 #

■Ểbàodiệttựnhiẻn(NK)

Page 29: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 29/352

■ % : ĩ o t t o ì

 ỳ - 4   | > g

H ì n h 1 . 4 . C á c t ẻ h à o A P ( ’ c h u y è n n ^l ìi ệ} ).

• Từ trái qua phải:

Tế bao xẻ thùy (dendritic cell), Đại thực bao (macrophage) va lympho B.• Từ trên xuống dưới;

Ảnh hiển VI quang hoc (a, b, c); ảnh hiển vi diện tử xuyên qua (d, e. f) va ảnh

hiển vi điên tử quét (g, h,j).

Page 30: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 30/352

Chương II. Kháng nguyên

19

2.1. Định nghĩa và khái niệm chung về kháng nguyên

Thuật ngữ kháng nguyên (antigen, viết tắt Ag) dùng để chỉmột chất có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch khi được đưa vàoc ơ thể của một động vật thích hỢp hoặc một chất có khả năngphan ứng vối một kháng thể hoặc một tế bào của hệ thống miễndịch. Như vậy. tất cả những chất tự nhiên hoặc tổng hợp đưỢc hệthôVig miễn dịch nhận biết đều được gọi là các kháng nguyên.Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, các lympho có thểnhận biết đặc hiệu bằng cách kết hỢp với kháng nguyên nhò thụthể đặc hiệu. Sự nhận biết này gây cảm ứng sinh sản lympho-B

và biệt hóa quần thể tế bào này thành các tế bào plasma có khảnăng sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên xâm nhập. Đólà đáp ứng miễn dịch thế dịch. Đáp ứng miễn dịch cũng có thểgây ra sự xuất hiện quần thể lympho-T miễn dịch mang các thụthể đặc hiệu với kháng nguyên. Đó là sự đáp ứng miễn dịch quatrung gian tế bào.

Tính phản ứng của kháng nguyên hoặc khả năng nhận biết,khả năng liêii kết đặo hiệu của kháng nguyên với kháng thể hoặcvới thụ thể của tế bào phụ thuộc vào một phần cấu trúc giối hạn

của kháng nguyên. Phần cấu trúc giỏi hạn này được gọi là quyếtđịnh kháng nguyên (antigenic determinant) hay epitop. Cần phảiphân biệt hai đặc tính khác nhau của các epitop là tính khángnguyên (antigenecity) và tính sinh miễn dịch (immunogenecity).lìn h kháng nguyên là đặc tính của một epitop có cấu trúc bachiều liên kết bố sung với phần cấu trúc ba chiều của phân tửkháng thể. Phần cấu trúc này của phân tử kháng thể hoặc củathụ thể được gọi là paratop. Tính miễn dịch của một epitop là đặctính gây ra một đáp ứng miễn dịch trong một cơ thể. Trongtrưòng hỢp kháng nguyên là các protein, người ta có thể nhận

Page 31: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 31/352

biết được kích thưốc của một epitop kháng nguyên vào khoảng 5đến 10 gốc axit amin bằng phương pháp phân hủy hóa học hoặcphân hủy enzim đối vôi kháng nguyên này. Ngưòi ta cũng phâiibiệt một dạng epitop thứ hai, gọi là epitop gián đoạn. Loại epitopnày đưỢc xây dựng từ các axit amin ở cách xa nhau theo trình tựsắp xếp nhừng lại gần nhau về không gian của protein do sự  gấp lại của chuỗi polipeptit.

Sự nhận biết giữa kháng nguyên và kháng thể của nó hoặcgiữa kháng nguyên và các thụ thể của tế bào có thẩm quyềnmiễn dịch mang tính đặc hiệu rất cao. Điều đó có nghĩa là mộtkháng nguyên A chỉ có thể được nhận biết bởi một kháng thểanti-A hoặc chỉ có thể được nhận biết bởi một loại tế bào lympho

có thụ thể liên kết đặc hiệu vối kháng nguyên A.

20

2.2. Phản ứng chéo

Người ta nói phản ứng chéo khi một kháng thề có khả năngkết hỢp vói một kháng nguyên khác vối loại kháng nguyên kíchthích sự sản xuất kháng thể đó ở động vật gây miễn dịch. Phảnứng này có thể do hai kháng nguyên có một hoặc nhiều epitop

giốhg nhau hoặc một sô' epitop của chúng có thể gần giống nhauđủ để liên kết với cùng một loại kháng thể. Chẳng hạn một epi-top của một kháng nguyên protein có một chục gốc axit amintrong đó chỉ có một hoặc hai gốc axit amin khác nhau thì cấutrúc của các epitop nói trên vẫn còn khá giống nhau để cho mộtkháng thể nhận biết. Do đó, phản ứng chéo vẫn có thể xảy ra. Cóthể nêu ra ví dụ đểi với các kháng nguyên có chứa gốc đưòng po-liozit. Nhóm máu A của người có kháng nguyên N-axetilgalactozamin, còn nhóm máu B là galactoz. Trong những

hoàn cảnh bị nhiễm vi khuẩn, kháng nguyên N-axetilgalactozamin có thể bị phân hủy, mất gốc N-axetil chuyểnthành galactozamin. Chất này cũng được nhận biết bởi khángthể anti-B. Như vậy, kháng thể anti-B không thể phân biệt đưỢc sự khác nhau giữa galactoz và galactozamin.

Page 32: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 32/352

2.3 Hapten và protein mang

Có rất nhiều châ”t hóa học có phân tử lượng nhỏ, phân cựcmạnh có khả năng gây ra sự tống hỢp một kháng thể đặc hiệusau khi được kết hỢp với phân tử mang có kích thưổc lớn hơn.Các chất hóa học này được gọi là hapten và được coi là tươngđương với những quyết định kháng nguyên tách rời. Các haptencó khả năng phản ứng với các kháng thể đặc hiệu của chúng. Mộtquyết định kháng nguyên thuộc vê một đại phân tử tự nhiêntrong khi một hapten cần phải liên kết với một phân tử bằng mộtphản ứng hóa học để có thể gây cảm ứng sản xuất một kháng

thể. Để gây ra một phản ứng miễn dịch in vỉưo, một hapten cầnphải kết hỢp vôi một protein mang. Vì vậy, người ta có thề tổnghỢp những polipeptit nhân tạo có cấu trúc đã biết có thể mangmột hoặc hai quyết định kháng nguyên. Sự kết hđp của haptenvà protein mang sẽ tạo ra một cấu trúc sinh miễn dịch có ít nhâ"thai quyết định kháng nguyên khác nhau.

21

2.4. Tính kháng nguyên của các chất sinh trùng hỢp 

(biopolymer)

 Đặc tính kháng nguyên của một chất được xác định bằng sự cómặt hay vắng mặt của tính sinh miễn dịch. Người ta phân biệt racác loại kháng nguyên sau đây:- Autoantigen có mặt ỏ chính bẳn thân một cá thể.- Alloantigen đặc trưng cho các nhóm cá thể trong cùng một

loài.- Isoantigen có mặt ở tâ"t cả các cá thê của cùng một loài.

- Xenoantigen (heteroantigen) có mặt ở các cá thê của nhữngloài khác nhau.Các cấu trúc càng khác nhau sẽ càng biểu hiện tính kháng

nguyên rõ rệt. Protein: Hầu như tất cả protein dạng hình sỢi hoặc hình cầu

đều là những chất sinh miễn dịch. Mặc dù protein là một nhómchất kháng nguyên rât lớn trong thiên nhiên, nhưng do cấu trúcvà thành phần hoá học của chúng rất phức tạp nên việc hiểu biếtcấu trúc kháng nguyên của các protein chưa được nhiều. Chỉ

trong một số trưòng hợp như myoglobin, lyzozim và một sô' virus

Page 33: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 33/352

(virus cúm, virus viêm tủy xám polio) ngưòi ta mới biết rõ cơ sỏcấu trúc kháng nguyên của chúng ở mức độ phân tử.

Các polixacarit:  Đây là nhóm kháng nguyên quan trọng thứhai trong thiên nhiên và có trọng iượng phân tử từ một đến vàitriệu dalton. Các dextran, levan và mannan là những khángnguyên có mặt ở rất nhiều vi khuẩn. Đặc tính kháng nguyên củanhiều loại glycoprotein trước hết được biểu hiện bởi phần các gốcđường của chúng. Chẳng hạn các kháng nguyên nhóm máu ABOcủa ngưồi được trình bày dưối đây:

1. Gal NAc (p 1,3) - Gal(p 1,3) - Glu NAc(p 1,3) - Gal(a 1,2)- Fuc.

= Kháng nguyên H(0)2. Kháng nguyên H + (a 1,3) Gal NAc. = Kháng nguyên A3. Kháng nguyên H + (a 1,3)- Gal. = Kháng nguyên B

Sơ đồ cấu tạo các khán g nguy ên nhóm máu A, B, o

Các lipit:  Hiếm khi người ta nhận thấy sự biểu hiện tínhkháng nguyôii của lipit nếu nó không kết hỢp vối polixacarit vàprotein. Các diolipit chứa photpholipit có mặt ở thành tẽ" bào vikhuân hoặc màng trong của ti thê tê bào tim bò cũng có tínhkháng nguyên.

Các axit nucleic: Khó có thê nhận được sự đáp ứng miễn dịchchống lại các axit nucleic. Tuy nhiên, trong huyết thanh củabệnh nhân mắc bệnh tự miễn, ngưòi ta thường tìm thấy cáckháng thổ có khả năng liên kết với ADN hai chuỗi hoặc mộtchuỗi lách ròi, hoặc ADN có gắn với histon.

Các loại chất polipeptit và gluxit được tổng hơp nhân tạo đãđược sử dụng có kết quả để nghiên cứu đáp ứng miễn dịch. Mộtsố' thuốc chiết xuất từ thực vật hoặc được tổng hỢp cũng gây ra

hiện tượng quá mẫn đôi với người.Các siêu kháng nguyên (superantigens): Siêu kháng nguyên là

một thuật ngữ dùng dề chỉ các phân tử nhạy cảm có khả năngliên kết vối các phần tử lớp II của MHC, đồng thòi liên kết vóicác trình tự peptit đặc trưng cho một số họ của các thụ thể lym-pho-T (chẳng hạn TCR-Vp). Các siêu kháng nguyên này hoạt hóamột sô lớn các dòng tô bào T (clon-T). Quan niệm vê siêu khángnguyên có thê được mở rộng cho các phàn tử có nguồn gốc từ cácvi khuẩn có khả năng liôn kết với các Ig màng tô bào (mlg) và

22

Page 34: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 34/352

23

hoạt hóa các lympho-B (ví dụ các protein A và protein G của mộtsố chủng Staphylococcus).

Các tá chất (Adịuvants): Tá chất là một chất hoặc một hỗn hợpf;ác chất có khả năng làm tăng tính miễn dịch của các khángnguyên, và nói chung thường gây ra các phản ứng viêm. Tá chấtt,hường làm chậm quá trình loại bỏ kháng nguyên và tạo điểukiộn cho việc bắt giữ và trình diện kháng nguyên. Tá chất đưỢcsử dụng thường xuyên là hydroxit nhôm hoặc các châ't có nguồngốc vi khuẩn. Tá chất không đầy đủ của Freund là một nhũiương được hình thành trong nước cùng vói dầu khoáng và mộtI.ác nhân gây nhũ tương (Tween). Tá chất đầy đủ của Preund là

tá chất không đầy đủ cộng vối các vi khuẩn lao đã bị giết (Myco- hacterium tubercuỉosis).

2.5. Sự thích ứng của các vi sinh vật bằng cách cải biến các kháng nguyên của chúng

Ngưòi ta cho rằng toàn bộ kho dự trữ các peptit đưỢc nhận biếtbởi các lympho - T của một cơ thể, phụ thuộc vào cấu trúc của các

phân tử của MHC và phụ thuộc vào cơ chế dung nạp đốì vâi cácpeptit của bản thân khi có sự biệt hóa của các lympho - T. Nếumột lym pho - T của hệ thông miễn dịch có phản ứng chống lại cácthành phần của bản thân thì sẽ đưa đến tình trạng bệnh tựmiễn. Trong quá trình phát triển của hệ thống miễn dịch, khi cáctế bào T nhận biết thành phần của bản thân cơ thể gây ra phảnứng đốì kháng thì lập tức quần thể tế bào T đó bị loại bỏ bỏichính hệ thống miễn dịch.

Các vi sinh vật có thể sử dụng những chiến lưỢc khác nhau để

tẩu thoát khỏi sự nhận biết của vật chủ bằng cách cải biến cácpeptit kháng nguyên của mình. Chúng có thể bắt chưốc các cấutrúc peptit của cơ thể vật chủ. Những sự cải biến này chỉ đưỢcxuât hiện nếu vi sinh vật sông lâu dài trong vật chủ. Đó làtrường hỢp của bệnh nhiễm trùng mãn tính. Cũng tương tự nhưvậy, các tế bào ung thư có thể bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịchvì chúng hoàn toàn khác lạ với các tế bào bình thưòng của cơ thể.Tuy nhiên trong một số trường hỢp các tế bào ung thư có thể tựcải biến kháng nguyên của chúng để trôn thoát khỏi sự phá hủy

Page 35: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 35/352

24

của hệ thống miễn dịch.  Đó là trường hỢp ung thư tiến triển hoặ(C 

di căn.

2.6. Immunogen và khả nảng đáp ứng miển dịch

Immunogen là một kháng nguyên có cả hai tính chất: tínhkháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Tính kháng nguyên đưỢíC biểu hiện bằng các epitop được nhận dạng và liên kết với khángthể hoặc vói thụ thể của kháng nguyên. Tính sinh miễn dịch biểuhiện khả năng đáp ứng miễn dịch để tạo ra kháng thể hoặc tạora sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Một số chất C(ó

tính kháng nguyên nhưng kích thưóc lại quá nhỏ không thể C(ó

khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch. Ví dụ, 2,4D là một chất kíchthích sinh trưỏng cũng có mặt trong thuốc trừ sâu có khổì lượriịgphân tử rất nhỏ không thể tạo ra được kháng thể khi gây miễmdịch. Một vài peptit có phân tử lưỢng nhỏ hơn 3.000Da cũng hầiiinhư không tạo ra khả năng sinh kháng thề khi gây miễn dịch..Tuy nhiên những chất trên khi kết hỢp với các protein mariỊg(Carrier protein) sẽ có khả năng trd thành immunogen và d á Ị p

ứng miễn dịch tạo kháng thể.

Page 36: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 36/352

Tóm tắt chương II

25

1. Một phân tử được coi là kháng nguyên nếu có khả năng liônkết với các thụ thể của lynipho T. lympho B hoặc vói khángthể. Đặc tính này được xác định bằng những sự khác nhau vềcấu trúc bố’ sung giữa kháng nguyên và thụ thể của tế bào T.

tế bào B (TCR, BCR) h o ặ c paratop của kháng thể ởcơ thể đưỢcgây miễn dịch.2. Phân tử Ịirotein có các quyêt định kháng nguyên (epitop) ở

dạng khảm khác nhau nhưng có khi ỏ dạng các epitop lặp lại.Các epitop thường có trình tự các axit amin liên tục, cũng cóthế gián đoạn nhưng gần nhau về không gian.

3. Hapten là những chất hoá học có phân tử nhỏ, có khả năng gâyra sự tổng hỢp kháng thề đặc hiệu với nó khi được kết hỢp với  một phân tử chất mang có kích thước lớn hơn. Hapten không

phải là kháng nguyên hoàn chỉnh nhưng có thể đưỢc coi tương  đưdng vcii những epitop tách rời.

4. Các hỢp chất sinh trùng hỢp (biopolymers) như protein. polix-acirit, lipit, axit nucleic v.v... có đặc tính kháng nguyên khácnh au và đặc tính sinh miễn dịch kh ác nh au. Tron g số các hỢpchất kê trên, protein và polixaoarit là 2 nhóm kháng nguyênlỏn và quan trọng nhất.

5. Các vi sinh vậl va các Lẻ bào ung thư có thể sử dụng nhữngcách khác nhau dê trốn thoát khỏi sự nhận biết của hệ các tế

bào miễn dịch vật C‘hủ bằng cách tự Cíii biến các kháng nguyên  của mình.

Page 37: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 37/352

Page 38: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 38/352

Chương III. Các kháng thể và thụ thể của kháng nguyên

27

Các phân tử tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bao gồm cáckháng thể còn gọi là globulin miễn dịch (Immunoglobulins, viếttắt Ig) đưỢc hòa tan trong các dịch sinh vật hoặc hình thành nên  

các thụ thể trên màng tế bào lympho-B (B cell receptor: BCR) vàcác thụ thể của lympho-T (T cell receptor; TCR). Các phân tửkháng thể có bản chất là glycoprotein, đảm bảo cho việc nhậnbiết các epitop của kháng nguyên bằng vị trí bổ sung không giancó mặt trong phân tử của chúng. Vị trí liên kết bổ sung của phântử kháng thể đối với kháng nguyên được gọi là paratop có cấutrúc rất đa dạng. Ngưòi ta tính được rằng một cơ   thể trưởngthành có khoảng 10'” phân tử Ig trong đó có trên 10®loại phân tửkhác nhau và trên 10 các dòng IVmpho-T khác nhau.

Các Ig là những phân tử hai chức năng. Phần N tận cùng củaphân tử có mang vị trí paratop đảm bảo cho việc nhận biết đặchiệu kháng nguyên. Phần c tận cùng khởi động các tín hiệu sinhhọc có được là do sự liên kết giữa paratop và epitop.

Các chuỗi polipeptit của các Ig, TCR, BCR đểu được hìnhthành từ các tiểu đơn vị dạng hình cầu (subunits) có cấu trúc bềnchắc tạo ra các khu vực (domain) gồm khoảng 100 axit amin vàmột cầu disunphua. Các tiểu đơn vị như trên được gọi là các khuvực chức nàng (domain). Cấu trúc cơ sỏ như vậy được tìm thấy ở  {ất  cả các protein thuộc về siêu họ (superfamily) của các immu-noglobulin. Siêu họ này bao gồm một tổng thể các phân tử pro-tein màng tham gia vào sự tương tác giữa các tế bào, đặc biệt làcác phân tử của MHC (hoặc HLA của người).

3.1. Cấu trúc chung của các immunoglobulin(Ig)

Các phân tử Ig được hình thành từ hai loại chuỗi polipeptit làohuỗi nặng (kí hiệu là H: heavy chain) và chuỗi nhẹ (kí hiệu là L:light chain). Các chuỗi nặng thuộc về các dạng s, yl, ỵ2, ỵ3, ỵ4,

Page 39: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 39/352

28

a l, a2, e. Các 'chuỗi nhẹ bao gồm hai dạng K, X. Kiểu chuỗi nặngxác định đơn vị phân loại lớp và clưối lớp (class, subclass) của các

Ig. Từ dó kháng thê bao gồm 5 lớp là IgM, IgD, IgG, IgA và Ig]Cvà các dưới lớp IgGl, IgG2, IgG3, IgG4, IgAl, lgA2. Các phân tứIg có cấu trúc đôi xứng có thể kí hiệu (H2, k2)„ hoặc (H2, X2)„.Con số n có thê là 1 (đối với IgM màng, IgD, IgE, IgA dạngmono), là 2, 3 hoặc 4 (đôi vối IgA dime, trime, tetrame). hoặc(đôi với IgM pentame). Các Ig polime (IgM, IgA) còn chứa chuỗi Jnôi các đầu c tận cùng của các chuỗi H. Các chuỗi L (Kappa: Kvàlambda:  X) đều được hình thành từ hai vùng khu vực là: khu vựcdễ biến đổi (Vk hoặc vx.) và khu vực không đổi (Ck hoặc CX).  ('ác

chuỗi H gồm một khu vực N tận cùng dễ biến đổi (V||) và 3 khuvực không biến đổi (đôl với IgD, IgG và IgA) hoặc 4 khu vựckhông biến đổi (đối với IgM và IgE). Khu vực không biến đối (;ủachuỗi nặng được kí hiệu là C||. Mỗi một khu vực dễ biến đối đềubao gồm 3 vùng siêu biến (hypervariable), còn gọi là các vùng xácđịnh tính bổ sung (CDR). Các paratop được hình thành từ nhữngvị trí đặt kề nhau trong khoảng không của các vùng siêu biếnđược tách biệt nhau bằng hai vùng bảo thủ hơn (hoặc các vùng  khuôn). Vùng nằm giữa hai khu vực Ciịl và Cịị2  của chuỗi H

được gọi là vùng khớp hay vùng bản lề đảm bảo cho tính mềmdẻo của các phân tử kháng thể, đồng thòi hai cánh tay (V|,, C|,,V||, Cnl) của phân tử có thể di động trong không gian. Các vùngnằm giữa các khu vực có thê được phân giải bằng các proteazanhư papain, pepxin (hình 3.7). Papain phân giải IgG tạo nên haimảnh Fab (L+Vj|+C||l) và một mảnh Fc (dime của các khu vựcC|i2+ Ch3). Thuật ngữ Fab dùng để chỉ mảnh liên kết vói khángnguyên (antigen binding) và mảnh Fc là mảnh dễ kết tinh(cristallisable). Pepxin phân hủy IgG tạo thành hai mảnh F(ab’>2

và các peptit pFc’. Các mảnh Fab và Fv (Vl+V||) chứa đựng cácparatop, trong khi đó các phần Fc đảm bảo cho những đặc tínhgây hiệu quả chủ yếu của phân tử kháng thể và khác nhau tùytheo các lóp và các dưới lớp của các Ig. Sự khác nhau đó thể hiệnở tỉ lệ biên đổi trong trao đổi chất, sự vận chuyển qua nhau thai,sự vận chuyển qua các tế bào biểu mô bằng cách liên kết vối mộtthụ thể poli-Ig, ở khả năng hoạt hóa bổ thể và liên kết vối màngtế bào.

Sự liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể có thể gây ra ha i

hiệu quả:1. Hoạt hóa hệ thống bổ thể.

Page 40: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 40/352

2. Hoạt hóa các tê bào khác nhau có các thụ thể - Fc nằm trongmàng tế bào của chúng.

Sự hoạt hóa bô thể theo con đường cố’ điển (con đường của bổthê Clq) bị giới hạn ở một sô' lóp và dưới lớp như IgM, IgGi, IgGavà một phần nhỏ các IgGọ. Sự biểu hiện của các thụ thể-Fc khácbiệt nhau tuỳ theo các kiểu tế bào như tế bào mast, lympho, đạithực bào, tế bào đa nhân trung tính, tế bào tiểu cầu V.V.. Từ đógây ra việc sản xuất các lớp và các dưới lốp Ig sau khi gây miễn  dịch vói một kháng nguyên, kéo theo những hiệu quả sinh họckhác nhau tùy thuộc vào các mô tế bào. Sự liên kết của các Ig vàocác thụ thể - Fc có thể gây ra những tín hiệu hoạt hóa các tê bào

như: hiệu quả gây độc của các lympho-T, khả năng thực bào củacác đại thực bào và của các tế bào đa nhân trung tính, gây hiệuquả loại bỏ các hạt của các tế bào mast và tế bào tiểu cầu.

Các chuỗi nặng của Ig luôn luôn đưỢc kết hỢp vói các gốcciưòng ở các vị trí khác nhau. Nhìn chung, các gốc đưòng kết hợpvới Ig là các oligoxacarit có chứa một hoặc nhiều gốc axit sialic. ơcùng một chuỗi nặng có thê có sự khác nhau về kiểu kết hỢp vóicác gốc đường, từ đó sẽ tạo ra mức độ bố sung cho tính chất khácbiệt phân tử của các Ig. Chẳng hạn, cấu trúc đường của IgG khác

với IgA và IgD, hơn nữa câu trúc đường của dưới lớp IgAị khácvối IgA2. Thêm vào đó, sự thay đổi bất thường của các gốc đườngkết hỢp vào Ig sẽ gây ra một số bệnh tự miễn (autoimmunediease).

Nói chung, các phân tử Ig tương đối bền nhiệt (ỏ 56“C trong 30])hút), ngoại trừ IgE kém bển nhiệt và bị phá hủy trong những(tiều kiện này.

Các lóp và dưới lốp Ig được phân bô khác nhau ở các dịch sinhvật. Các IgM chủ yếu được tìm thây ở khu vực trong các mao

mạch. Các lớp IgG phân bố đồng đều ở các phần mao mạch và ở  ngoài mao mạch. Các IgA của huyết tương chủ yếu được sản xuấttừ các tế bào plasma dòng IgA của tủy xương, trong đó IgAịmonome chiếm tới 90%. Các Ig được tiết ra từ ruột chủ yếu baogồm các IgA tiết dime hoặc polime và có tỉ lệ tương đương giữaIgA| và IgA,. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một lượng nhỏ IgMtiêt. Các Ig tiết được sản xuất từ các tê bào plasma của mô liênkết nằm tiếp xúc với biểu mô nhày có chứa các thụ thể poli-Ig cô’định các Ig polime. Phức hệ Ig-thụ thể poli-Ig di chuyển về phía

màng của tế bào biểu mô. ở đó, thụ thế poli-Ig sẽ bị phân tách rathành các Ig tiết (IgM hoặc IgA polime) và chúng sẽ được kết hỢp

29

Page 41: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 41/352

30

cộng hoá trị vối một thành phần tiết. Các IgA chủ yếu được tiếttừ nưốc mắt, nước bọt, các dịch mũi họng trong mật, trong sữa,

trong dịch tiết của ruột, đường sinh dục và một sô" tuyến nhầy(niêm mạc: mucosal).

Sự vận chuyển qua nhau thai của các kháng thể đặc biệt liênquan đến 4 loại dưới lớp IgG. Sự vận chuyển này đạt tới cực đại ởcuối thời kỳ có mang và nồng độ Ig của máu thai nhi lúc đó bằngvối nồng độ Ig trong máu người mẹ. Sự chuyển hóa các IgG trongcơ thể của trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện bằng cách giảm dần dầnnồng độ Ig của huyết thanh và chuyển sang một thời kỳ hạ thấpgamaglobulin sinh lí giữa tháng thứ tư và tháng thứ sáu của trẻ.

Cơ thể thai nhi cũng tổng hỢp dần dần các loại Ig riêng biệt,trước tiên là IgM, sau đó đến IgG và cuối cùng là IgA. Sự có mặtcủa các kháng thể đặc hiệu của lỏp IgM và IgA trong máu củacuống nhau thai cho thấy các kháng thể này đã được tổng hỢp bởi  hệ thống miễn dịch của bào thai. Dấu hiệu đó có thế được sử  dụng để chẩn đoán sự nhiễm trùng của bào thai bởi các virus.

Vùngliên kếtkhángnguyên

IgG„ IgGa và IgGí 

Domain

o . o > ,

C„2  c„3

Hình 3.1 Cấu trúc chung của phân tử IgG. Các vùng N tận cùng của

chuỗi nặng (H) và chuỗi nhẹ (L) đặc trưng cho các trình tự dễ biến đối(V) được gọi là các vùngVh và v . Phần còn lại của phân tử có cấu trúctương đối Ổn định. Phần không đổi của chuỗi nhẹ và chuỗi nặng tươngứng được gọi là Cl và Ch, tuy nhiên phần không biến đổi của chuỗi nặng bao gồm 3 khu vục khác nhau là ChI, Ch2 và Ch3. Các khu vực này (do-  main) có dạng hình cầu và đưỢc ổn định bằng các cầu disunfua. Hai vịtrí liên kết với kháng nguyên nằm ỏ các khu vực dễ biến đổi. Vùng khớphoặc vùng bản lề của chuỗi nặng nằm ỏ vị trí giữa ChI và Ch2 có đặc tính khá mềm dẻo cho phép thay đổi khoảng cách giữa hai vỊ trí liênkết giữa kháng thể và kháng nguyên, đồng thòi cũng đảm bảo cho sựtưđng tác độc lập của các kháng thể đối vói kháng nguyên. Các chuỗipolixacarit được gắn vối khu vực Ch2.

Page 42: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 42/352

31

C h u ỗ i J

Hình 3.2 C ấ u t r ú c p e n t a m e củ a p h â n t ử I g M c ủ a n g ư ò i. C á c c h u ỗ i

n ặ n g c ủ a I g M c ó 4 k h u v ự c ở v ù n g k h ô n g b i ế n đ ổ i c ủ a c h u ỗ i n ặ n g . C á c

đ ơ n v ị k h á c n h a u đ ượ c l iê n k ế t v ó i n h a u b ằ n g n h ữ n g c ầ u d i s u n f u a g i ữ a

c á c k h u v ự c C ( i3 v à C f i4 k ế c ậ n . C á c c h u ỗ i o l ig o x a c a r i t c ũ n g n ằ m ở c ácv ị t r í c ủ a c h u ỗ i n ặ n g c ũ n g ' n h ư n ằ m ở m ộ t v ị t r í g iả t h iế t c ủ a m ộ t ch u ỗ i

J . ( T h e o I . R o i t t e t a l ., 1 9 9 4 )

3.2. Cấu trúc phân tử của các immunogỉobuỉin riêng biệt

TgG:  IgG là một globulin miễn dịch có số lượng lớn nhất trong

huyết thanh của người. Nồng độ trung bình trong huyết thanhcủa người khoẻ trưởng thành là từ 10 đến 14g/lít. Phân tử IgG có3 kh u vực ỏ vù ng k hô ng đổi của chuỗi nặn g là ChI, Ch2, Ch3. IgG ở dạng monome và bao gồm 4 dưới lốp (lốp phụ) là IgGj, IgGa,IgG;,, IgG^. Ngưòi ta đã biết, IgG 2  được sản xuất có ưu thế đáp  ứng lại đốì với các polixacarit của vi khuẩn. Các IgG là một trongnh ữn g chất h oạt hoá chủ yếu của con đường hoạt hoá bổ thể theo  kiểu cổ điển. Các thụ thể Fcy có vai trò quan trọng đối với sự vậnchuyển IgG qua màng nhau thai từ người mẹ đến thai nhi. Điều

này có vai trò quan trọng đốì vói trẻ sơ sinh khi hệ thống miễn  dịclh khi hệ thốhg miễn dịch của trẻ chưa chín mùi.

Page 43: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 43/352

 IgM:  IgM có câu trúc là dạng pentame trên cơ sỏ được hìnlithành từ một đơn vị bao gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ. Cácchuỗi |i khác vôi chuỗi Yở trình tự các axit amin và số lượng cáo  khu vực không biến đổi. Có 4 domain ỏ vùng không biến đổi eủrtchuỗi nặng nằm dưối đơn vỊ của IgM được liên kết với nhau bằngcác cầu disunfua giữa các khu vực C i3. IgM thường được gọi là cácmacroglobulin miễn dịch vì có khối lượng phân tử rất lớn. Sựpolyme hoá các monome của IgM phụ thuộc vào sự có mặt củachuỗi nối J (Joint). Chức năng của chuỗi J là làm ổn định cácnhóm SH (suníohydril) của các vùng FC để hình thành các eầudisunfua (S-S) cần thiết cho cấu trúc pentame (hình 3.2). Nồng độtrung bình của IgM trong huyết thanh người từ 0,5g đến 2,5g/lít.

 IgA : Các IgA xuất hiện có chọn lọc trong quá trình tiết của cáctuyến nhầy như tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến mồ hôi, tuyến mũihọng, tuyến sữa, dịch nhầy ỏ cđ quan sinh dục, tiết niệu và cáctuyến tiêu hoá ở dạ dày và ruột. Điều đó chứng tỏ IgA có vai tròngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật vào các cơ quan nóitrên. IgA tuần hoàn thưòng ỏ dạng dime để ngản ngừa sự phânhuỷ của các proteinaz nhò phân tử của nó có một mảnh tiết (mảnhS) liên kết 2 monome với nhau. Mảnh tiết có phân tử lượng 60

kDa, và được tổng hỢp tại chỗ ở các tế bào biểu mô. Các IgA dimekhi được tổng hỢp tại chỗ từ các tế bào plasma có thêm một peptitnối (peptit J) rất giàu xistein và có khối lượng 15 kDa. Chức năngcủa IgA là kìm hãm sự hoạt động của các vi sinh vật đã bị kếtdính trên bề mặt của các tế bào tuyến nhầy và dồng thòi ngăn cảnsự xâm nhập của chúng vào các mô. Các IgA kết tụ sẽ đưỢc cố địnhlên các tế bào đa nhân và hoạt hoá bổ thể theo con điíòng luânphiên nhau. Đặc tính này phù hỢp với các dẫn liệu chứng minh  cho sự hiệp đồng tác dụng giữa IgA, bổ thể và lyzozim trong quá

trình phá huỷ một số dạng vi sinh vật. Huyết tương của ngưởi  bình thường có chứa một lượng IgA monome ỗ nồng độ khoảng 2,5-3 mg/ml (hình 3.3 và 3.4).

 IgD: IgD chỉ có mặt ỏ một lượng rất ít (khoảng 1%) so với các Igkhác của huyết thanh. Kháng thể này rất nhạy cảm đối với tácđộng của proteaz, và có khuynh hưóng tự phân huỷ nhanh. Trongphân tử IgD có một cầu disunfua liên kết giữa 2 chuỗi nặng s và  liên kết với nhiều chuỗi oligoxacarit, trong đó có một chuỗi giàuloại đường N-axetilgalactozamin. Đây là một loại đưòng cũng có

mặt trong phân tử IgAi nhưng không có ỏ bất kỳ loại Ig nào khác

32

Page 44: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 44/352

33

( h ì ĩ ì h 3 . 5 ) . N ồ n ^ clộ I g l ) t r o n g lì u y ố t t h a n h n g ư ờ i k h ỏ e rấ^t t h ấ p

k h o ả n g t ừ 0 , 0 4 m ^ 0 ,0 r ) m g / m l

H ì n h 3 .3 Cấu trúc IgAj của ngiíòi. Sờ đồ này cho biết cáccẩu disuníua giữa các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, giữa cácchuỗi nặng với nhau và trong các chuỗi nặng hoặc trong cácclìuỗi nhẹ. xMột cầu disuníua bổ sung làm ổn định khu vực

Ca2 và một cầu disunfưa liên kỏt chuỗi fj trong IgA polime.

‘ H ì n h 3.4 Cấu trúc IgA tiết (slgA) của người. Đ ó là mộtIgA d ime điiọc t<7() hỏi 2 dưói dờn vị IgA nốì  VỚI n h a u b ằ n gchuỗi J và mánh tiôt s.

Page 45: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 45/352

34

Các  gốc   đưòng

Domain Mẩ u đu ỏi

H ì n h 3.5 ( 'ấu trú c ỉgl) của người. Sơ đồ này chỉ rõ các caudisuníua giữa các cliuỗi polipeptil và ở trong các chuỗi,dồng llìùi chỉ rõ vị Irí gia thiôt của các chuỗi oligoxacarit.

H ì n h 3 .6 c"ấu trúc IgE của người. Sơ đồ chì rõ 4 khu vựckhông bicn đôi, các cầu disunĩua giữa các chuỗi và trongcác chuỗi, vị trí các chuỗi polixacarnt.

Page 46: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 46/352

35

F(ab’>2

.... . . C ^

\ Các peptit nhỏ pFc’

Ì •' c r CLH.I \ \ J ^  

PEPXIN

Fab

 _ Vị trí cắt thứ câ'p củaPAPAIN pVpain

Fc

Hinh 3.7 Sự thuỷ phân bằng các proteinaz đối với IgG, của người.Pepxin cắt IgGj thành các mảnh F(ab')2 và mảnh F(c') và các mảnh  peptit có phần tử nhỏ. Trong khi đó papain phân giải IgGi ỏ vỊ trí  gốc 224 của vùng khớp và giải phóng 2 mảnh Fab và một mảnh Fc.  Điểm cắt sau ở vị trí 341 của mảnh Fc sẽ tạo ra các mảnh Fc'.

 IgE: Nồng độ IgE trong huyết thanh rất thấp nhỏ hơn 0,3mg/l

nhưng trình tự axít amin đã được sáng tỏ nhò các IgE đơn dòng

của u tuỷ được tinh chế. Chuỗi nặng 8 có khối lượng khá cao là

72,5 kDa gồm 550 axít amin và phân chia thành 4 khu vực

không biến đổi là Cel, Ce2, Ce3 và Ce4. Mảnh Fc của IgE chứa

đựng một phần lớn các epitop đặc hiệu của phân tử và liên kết

với bề mặt tế bào mast (mastocyte). Mảnh Fc cũng có các quyết

định kháng nguyên. IgE thường tham gia vào các phản^ứng

viêm, phản ứng dị ứng và hiện tượng quá mẫn (hình 3.6). Có thể

tổng kết một số tính chất của các lóp Ig ỏ ngưồi theo bảng 3.1

Page 47: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 47/352

36

phụ I chuỗi phân tử

IgG^,I g o ;IgG,

IgM

tronghuyếtthanh,

mg/100 ml

800-1700

Bảng 3.1. Một sô' đặc tính cơ bản của các Immunoglobulin củangưòi  ___    _______ 

1 CácTcácI Allotyp I Khốỉ Nồng độ ! Chức năng sinh học' Ig I lớp Ị của I lượng

chuỗinặng

_________________________________4   ------------------

IgG IgG„ Có1_  _   ị

Không 970, dạngpentame

ịDạngmonometrong

Ibệnh uỉ

0 ^ 5 0 - 2 5 0

Nhậ n biết virus, vi ^khuẩn, độc tô"

ỊHoạt hoá bổ thểỊ

ỊLiên kết với thụ thể Fcy

Qua màng nhau thai ’

V : 60-270

IgA

_____ ____  ______

 ĩgA, j Không 160 0^ 10 0 400IgA; CÓ 320, dạng

dimetrong IgAtiết và códạngtetrame

Xuất hiện đầu tiên saUịkh i kích thích Ag. ;

Ngưng k ế t hồng cầu V)

khuẩn, virus.ị

Liên kết vối Ag, hoạt hoá:bổ thể.

Chông lại vi khuẩn, virus,nguyên sinh động vậtnhò có mặt ở tuyến nhầy. Ị

Hoạt hoá bổ thể theo con^đường   xen kẽ.

Tham gia vào opsonin hoà;khi phản ứng vối thụ thể

Ịi1

IgD

1ị

không 175 < 10

FcaChủ yếu tìm thấy ỏ tế bào

B, có thể khi tiếp xúc VÓI Ag, truyển tín hiệu hoath o á t ế b à o B ;

Ig E

1i1

không 190 < 0,03 Tham gia phản ứng viêiTiịdị ứng, quá mẫn k hi liên ịkết với tế bào mast '

1

Page 48: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 48/352

3.3. M ối quan hệ giữa cấu trú c và chức nảng của cáckháng thế

Chức năng đầu tiên của các kháng thể là liên kết với khángnguyên đặc hiệu với chúng, tham gia vào các đáp ứng miễn dịchdịch thể (trung hoà các độc tố vi khuẩn và virus), đáp ứng miễndịch trung gian tê bào (tham gia hiện tưỢng opsonin hoá, tạođiều kiện bắt giữ và tiêu hoá kháng nguyên, vi khuẩn v.v...). Sựhoạt hoá bố’ thể là cơ chế có hiệu quả quan trọng nhất của cácIgG, và IgG;,. Hệ thông bổ thể là một nhóm các phức hệ proteinhuyết thanh tham gia vào phản ứng viêm. Sau khi liên kết vớikháng nguyên, các IgM, IgG, IgG.i có thể hoạt hoá một dãy cácenzim của bổ thể. Trong khi đó các IgGa ít có hiệu quả này. CácIgG„ IgA, IgD và IgE không có khả năng hoạt hoá bổ thể.

ơ ngưòi tất cả các IgG đểu vượt qua hàng rào nhau thai đếnvới trẻ sơ sinh và thực hiện chức năng miễn dịch thụ động. Cácđộng vật khác không có khả năng này tuy nhiên sau khi sinh IgGcủa sữa mẹ sẽ được truyền cho cơ thể động vật con môi sinh qua  

đường tiêu hoá. Các nghiên cứu vể cấu trúc của các khu vực chứcnăng và các dưối đơn vị chức năng của các Ig cho thấy mỗi một 

đơn vị cấu trúc là kết quả của sự tiến hoá riêng biệt theo chức  năng đặc hiệu. Chẳng hạn các vùng dễ biến đổi Vh, V|, là vùngliên kết vối kháng nguyên, còn các khu vực khác trỢ thủ cho các  chức năng sinh học của kháng thể. Người ta cũng biết rằng cácdưỏi đđn vỊ Clq của bổ thể tương tác với khu vực Cy2 (IgG) vàmột vị trí kiểm tra sự trao đổi chất của các phân tử Ig nằm cùng  một khu vực. Những tương tác đối vối các đại thực bào và tế bàomono có được là nhò vị trí ở khu vực Cy3. Các vị trí gốì lên nhaucua 2 khu vực ở mảnh Fc cụ thể là Cy2 và Cy3 có hiệu quả hiệpđồng tham gia tương tác với các thụ thể của các tê bào.

37

3.4. Cơ sở di truyền về tính đa dạng của kháng thể

Theo lý thuyêt lựa chọn dòng của Jerne và Burnet, Dreyer vàBennett đã đặt cđ sở khoa học để giải thích tính đa dạng cấu trúccủa các kháng thể. Có 3 cơ chế cho phép hệ thông miễn dịch sảnxuât ra các vùng dỗ biến đổi V của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ ở cácmức đô khác nhau:

Page 49: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 49/352

38

1. Có nhiều gen nhỏ (minigen) tồn tại ở các vùng khác nhau củ:inhân tê bào với số   lượng râ"t lớn mã hoá cho mỗi một khu vựi:

của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. Tính đa dạng của các Ig cho phéị)biểu hiện trên 10* các idiotyp khác nhau, do dự tái tổ hđp eủ:icác minigen.

2. Sự đột biến soma: Một gen V nguyên gốc có thể bị đột biến trongquá trình phát triển cá thể (ontogenesis) của một tế bào B.

3. Sự tái tổ hỢp soma: Một số lượng nào đó các mảnh gen (từ Jiđến J„) đưỢc tổ hỢp lại và nằm bên cạnh mảnh gen mã hoá chophần chủ yếu của vùng V. Điều đó được hình thành trong quátrình phát triển cá thế của tê bào B và đạt tới tổng hợp một

protein có chứa các trình tự đưỢc mã hoá bởi các mảnh íĩen  khác nhau.Cả 3 cđ chế trên đều có hiệu quả hiệp đồng giải thích tính đa

dạng của các kháng thể. Trong những năm gần đây nhờ các tiếnbộ trong nghiên cứu sinh học phân tử ngưồi ta đã biết các loạiprotein của sinh vật bậc cao (Ẹucariota)  đưỢc mã hoá bằng nhiều  exon riêng biệt cách rời nhau bằng những đoạn intron  kìm hãmquá trình tổng hỢp. Các đoạn intron  này sẽ bị loại bỏ bằng sựchuyển đoạn (translocation) của ADN hoặc bằng cách cắt bỏ các

mảnh tưđng ứng trên phân tử mARN. Một gen đưỢc phân chiathành các phần: trình tự dẫn L cần cho sự vận chuyển gen qualưới nội chất, một mảnh VA. mã hoá cho các axit amin (có thể từ 1đến 98 đối vói mảnh vx  của chuột), một mảnh gen nối J mã hoácho 11 axit amin sau cùng của vùng dễ biến đổi, và một mảnhgen cx. mă hoá cho vùng không biến đổi. Khi lympho B chín vàbiệt hoá thành tế bào plasma để tổng hđp chuỗi  X   thì phân tử

 ADN sẽ tự sáp xêp sao cho các mảnh L, vx và J gần nhau (Hình3.8). Tuy nhiên mảnh gen CA. vẫn còn cách biệt với mảnh J bằng

một đoạn intron khoảng 1250 nucleotit. Sự lắp ráp lại các mảnhgen L, vx., J và cx trong phân tử mARN sẽ cho phép tạo ra khảnăng tổng hỢp chuỗi nhẹ X  liên tục.

Nguyên tắc như trên cũng được áp dụng cho sự tổng hỢp chuỗinặng H và chuỗi nhẹ K, mặc dù các mảnh gen ỏ trưòng hỢp nàylớn hơn rất nhiều so vối chuỗi, X. Ngưòi ta đã tìm ra trên 200 genV k  và chia thành 5 họ khác nhau, mỗi chúng chứa các gen cóquan hệ thân thuộc vói nhau. Mặc dù các gen của cùng một họ cómột số khác biệt ồ vùng không biến đổi và vùng siêu biến nhưng

nhìn chung khá giốhg nhau. Có 5 gen J khác nhau trong đó chỉ 

Page 50: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 50/352

có 1 gen mã hoá cho vùng không biến đổi của chuỗi K (hình 3.8, 3.9,3.10)

Một dãy các gen mã hoá cho các chuỗi nặng có đặc tính là tất

cả chúng đều mă hoá cho vùng không biến đổi của mỗi dưới lớpvà được tập hợp lại thành một nhóm gen. Một nhóm này bao gồm12 mảnh gen D có đặc tính dễ biến đổi và được cài xen giữa cácvùng gen V và J. Sự tổ hỢp các mảnh gen D và J sẽ mã hoá chovùng siêu biến thứ ba (toàn bộ vùng siêu biến bao gồm ba phần),còn hai vùng siêu biến thứ nhất và thứ hai sẽ được mã hoá bằngtrình tự của mảnh gen V.

Ngưòi ta phân biệt ba kiểu khác biệt căn cứ vào cấu trúc phântử của các kháng thể. Đó chính là những mức độ khác nhau của

các epitop định khu trên phân tử Ig. Từ đó tính đa dạng của IgđưỢc biểu hiện ở  ba mức độ sau đây:VịKhác hiệt izotip (Isotype variation): Các gen của khác biệt izo-

tip có mặt ở tất cả các cá thế ở  cùng một loài động vật sảnxuất ra các chuỗi nặng ( ịi, 6, Y, e, a ) và các chuỗi nhẹ ( K, X ), là trình tự cơ bản của các vùng V của các dưới lớp.

2)Khác hiệt allotip (allotype varìation):  Khác biệt này bao gồm sự  

khác nhau về gen trong cùng một loài động vật và sửdụng những alen khác của cùng một locus. Một allotip

không được tìm thấy ở tất cả các thành viên của một loài.Chẳng hạn allotip G3m (bo) của IgG3 đặc trưng cho một gốcphenylalanin ỏ vị trí 436 của chuỗi nặng không phải có ở tấtcả các cá thể của cùng một loài. Các khác biệt allotip thườngxuyên nằm ở các vùng không biến đổi của chuỗi nặng. Đến nayngười ta đã phát hiện được 25 nhóm quyết định allotyp trênchuỗi nặng gamma của IgG, được gọi là chỉ thị Gm (Gammamarker) và 2 quyêt định allotyp trên chuỗi a là IgAĩíml) vàIgA2(m2). Ngoài ra ở vùng không biến đổi của chuỗi nhẹ Kappa

cũng biểu hiện allotyp Km(l), Km(l,2) và Km(3).3) Khác biệt Idiotip (Idiotype variation): Đó những khác biệt nằmở khu vực dễ biến đổi đặc biệt ở các vùng siêu biến. Nói chungmột idiotip đặc hiệu cho chỉ một clon tê bào sản xuâ”t ra khángthể, tạo ra một idiotip cá thể. Tuy nhiên ngưòi ta cũng tìmthấy các clon khác nhau có thể biểu hiện cùng một idiotip. Cácidiotip này được gọi là idiotip công cộng hay idiotip hồi quy.Mỗi sự kiện tái tổ hỢp các vùng gen biến đổi xảy ra đều do sự

cắt gọt và tái tổ hỢp đi kèm để tạo thành trình tự gen gồm các

vùng gen L (gen dẫn), gen V (gen biến đổi) và gen J (gen nốỉ) xích

39

Page 51: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 51/352

40

lại gần nhau, có chức năng. Tham gia vào quá trình này có các ■enzym thuộc phức hệ Recombinase V(D)J trong đó có chứa các-protein RAG 1 và RAG 2 (sản phẩm của các gen hoạt động tái tố (

hợp - Recombination activating genes), ligase IV, Proteinkinase'phụ thuộc ADN (DNA-PK), protein Ku (là heterodime Ku 70. Kui80) kết hỢp vối DNA • PK. Một sô protein trên có hoạt động ox-onuclease và endonuclease.

Locus chuổi nhẹ X 

v>.1  li v\2 _ LVi,*29 Cil

Locus chuoỉ nhe K 

l' Vv^ 12 v«2  13 V..3 L v«>40 , Jvl-5

Locus chuoi nặng1.' Vm I 12 L3 Vm 3 1 D m 1-27 , Jh 1-6

Hình 3.8: Sơ đồ sự tổ chức các locus gen của của chuỗi nhẹ  X, Kvàchuồi nặng của kháng thể ở ngưòiLocus gen chuỗi nhẹ  X   ở nhiễm sắc thể 22 có khoảng 30 mảnh gen v>

có chức nàn g, 4 cặp gen và các gen c xLocus gen chuỗi nhẹ Kơ nhiễm sác thể 2 được tổ chức tương tự, có 40

gen Vk   đi kèm vdi 5 J k  nhưng chỉ có 1 gen Ck *Locus gen chưỗi nặng ỏ nhiễm sẵc thể 14 có khoảng 65 gen Vị|, 27

gen D và 6 gen J|j và chứa hàng loạt các gen c khác nhau, L là gen màhoá các trìn h tự dẫn đầu của các gen (Theo Jan ew ay C.A. e t , al, 2001)

Page 52: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 52/352

Chuỗi nhẹ Chuỗi nặng

AND mầm

 ĩá lt ô hợp som a

ADN nối D-J

Tái tò hỢp soma

ADN nòi VDJ 

sắp xếp lại

Phién mã

Bản phiên mă đấu tién ARN

cát nối

m ARN

Phièn dịch

Các chuỗi polypeptit của ig

L V J c

■AAA

L V D J

t V D J L

I I

 A A

Hình 3.9: ( 'ác ự:vn  vùn^ l)iỏn đỏi dược tạo ra tù các niânhhình thành t í ì ih ácì  dạiiK cúa khang thẻ

Page 53: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 53/352

9

3

Hình 3.10: C(ỉ chê tái tô hỢp các mánh (’) vùn.i>: hiỏn đỏi của \ịX 

1. A X l ) m ầ n i .

2.  Cơ chế tạo vòng cho cắt nòi các mánh ^en.3. C(ỉ chô loại h(’) các mánh intron và exon klìác.1. Lap ^iáp các mảnh ^en phù hộ]) (‘ỏ hoạt t ính cho vùn^ hiỏn đỏi

Page 54: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 54/352

41

ADN mầm

Tál tổ hơp soma

ịADN nối D-J

Tái tổ hợp soma

ịADN nối VDJ sắp xếp 

lai

7 ị ■■Phiên mã

ịản phiên mằ đẩu 

ién ARN

Cắt nối

m ARNị

Phièn dịch

1 /ác chuỗi potypeptil  

;ủa Ig

L V J

-B-» ■

L V J c

I V J c

Chuoínệng

i Ễ i a »

V ũ .  _ _ _ _ _ _ _ _ _  ỉ _ _    _ _ _ _ _   _

I ¥ 0J  _____  ỉ _____  ,

1ịi

I L V C J _ _ _ _ _ _ _ _  

A . A A

Hình 3.9: Các gen vùng biến dổi được tạo ra từ cácmảnh gen h ình thành t ính da dạng của kháng thể

Page 55: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 55/352

42

1. _L, V, l i   Ví

.....0 « h — "T

2.

3.

4.

Hình 3.10; Cơ chế tái tổ hdp các mảnh gen ởvùng biến đổi của Ig

1. ADN mầm.2. Cđ chê* tạo vòng cho cắt nốì các mảnh gen.3. Cơ chê loại bỏ các mảnh intron và exon khác.4. Lắp giáp các mảnh gen phù hỢp có hoạt tính cho vùng biên

đổi

Page 56: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 56/352

43

3.5. Các kháng thể đơn dòng (monoclonal antỉbodies)

Sự đáp ứng miễn dịch tổng hỢp kháng thể xẩy ra rất tinh vi;mỗi epitop sẽ được hệ miễn dịch sản xuất ra một loại kháng thểđặc hiệu. Sau khi gây miễn dịch với một kháng nguyên người tasẽ nhận được các kháng thể đặc hiệu, có cấu trúc rất khác nhaubởi vì mỗi một tế bào B chỉ sản xuất ra một loại phân tử thụ thểBCR và từ đó chỉ có thể tiết ra một loại kháng thể. Trong khi đómột phân tử kháng nguyên có thể chứa nhiều epitop khác nhau.Người ta có thể làm bất tử một dòng tế bào B bằng cách lai soma

với một tế bào ung thư (dòng u tuỷ không tiết kháng thể). Bằngcách tạo dòng (cloning) lai soma, có thể nhận được thể lai (hybri-doma) sản xuất ra chỉ một loại phần tử kháng thể. Các khángthể này được gọi là kháng thể đơn dòng, có cấu trúc phân tử hoàntoàn giống nhau và được sử dụng rất đa dạng trong phân tíchsinh học và chữa bệnh. Sơ đồ phưđng pháp sản xuất kháng thểđơn dòng đưỢc trình bày ở hình 3.11.

Trong một sô' dạng bệnh lý của người như các bệnh u tuỷ (mye-loma), ung thư bạch cầu ác tính dạng (leukemia) tiền B, bệnh

Waldenstrom, quá trình tăng sinh đơn dòng của một dòng tế bàoB thưòng xảy ra sẽ tạo ra các kháng thể đơn dòng. Các kháng thểđơn dòng này có thể được phát hiện trong huyết thanh hoặc nướctiểu người bệnh bằng phương pháp điện di miễn dịch hoặc kỹthuật ELIS a !

Page 57: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 57/352

44

KHÁNG NGUYÊN

^ > 2

lympho B TB u tuỷ

 jj ị dung 4

.21 hỢp

 ___ ỉ    l ị

t<=« i í; S c ỹ t

^ w ^

Huyết thanh  ÃẬ

 Ịị   tạo dòng 3; lai

U2-3-* J •'*íkháng thê i "đa dong Ị ^

ỉ 

1,*.“

k  k n

2, 3\

ị-.í'

'<■4

i ỉ’♦

3^ Ẫ

thể lai clon

; khán g thê  đơn dòng

Hình 3.11: Sơ đồ sản xuất kháng thể đđn dòng (tổng kết phương phápcủa Kohler và Milstein, Nature 1975, 256: 495-497). Một chuột nhắtđược gây miễn dịch với một kháng nguyên mang các epitop khác nhau.Huyết thanh miễn dịch chứa các kháng thể đa dòng (polyclonal anti-bodies),' khác nhau và nhận biết các epitop khác nhau của kháng

nguyên. Mỗi tế bào B chỉ sản xuất ra một loại kháng thể sẽ được dunghỢp bằng cách lai soma với các tê bào u tuỷ (không tiết kháng thtì nhưng “bất tử” trong nuôi cấy). Sau khi chọn dòng (cloning) các thể lai,mỗi dòng quần thể tế bào bắt nguồn từ chỉ một thể lai (clone, hybri-doma) sẽ sản xuất ra chỉ một loại phân tử kháng thể hoàn toàn giông nhau. Đó là kháng thể đơn dòng (MAb).

3.6. Kháng thể tái tổ hỢp (recombinant antibody - rAb)

* Kháng thể tái tổ hỢp là kháng thể thế hệ thứ 3 được sản xuấtin vitro. Đặc điểm của kháng thể này là:- Được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền, không lệ thuộc vào động

vật thí nghiệm.- Có đặc tính đơn dòng vì có nguồn từ một tổ hỢp gen được lựa

chọn, tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu với một epitop nhấtđịnh, sau đó được biểu hiện trên một dạng tế bào vi sinh vậthoặc một cơ thể nhất định (có thể là thực vật hoặc động vật)

Page 58: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 58/352

Việc sản xuất kháng thể tái tổ hợp bằng kỹ thuật di truyền chophép nhân dòng, dung hỢp và tái tổ hỢp gen tạo ra nhiều dạng  kháng thể đặc hiệu kép (bispecific) hoặc chỉ là các mảnh khángthể có chức năng như F(ab), mảnh biến đổi một chuỗi (scFv)dùng cho việc lắp ghép với độc tô" miễn dịch (immunotoxin) đểtạo kháng thể điều trị bệnh.* 3 nguyên tắc sản xuất kháng thế tái tổ hỢp là:Có đủ sô lượng gen sẵn có để mã hóa cho kháng thể.Chọn lọc có hiệu quả các gen thích hỢp trong vốn gen.Chọn lọc kháng thể có tính ái lực và đặc hiệu cao.* Tom tắt các bước sản xuất rAb;Lựa chọn các gen từ nguồn gen.

Xây dựng các đoạn gen tái tổ hớp của rAb và nhân dòng.Thiết kế các vector chuyển gen và biểu hiện gen.Lựa chợn vi sinh vật (thường là E.coli) để biểu hiện gen, có thềsử dụng phage.Tinh chê rAb từ sinh vât biếu hiên.

45

3.7. Các thụ thế của lympho B (BCR )

Các thụ thể của lympho B được tạo thành từ các Ig có cấutrúc giống như một phân tử kháng thể hoà tan nhưng đầutộn cùng c của các chuỗi nặng được xuyên sâu vào màng têbào lympho B. Vùng xuyên qua màng tê bào của phân tử Igcó chiều dài khoảng 20  gốc axit amin và một đoạn ngắn củatrình tự tận cùng c nằm trong phần tế bào chất. Các BCRcủa lympho B đã chín bao gồm một IgM và một IgD (mlgM,mlgD) của màng tê bào, có một chuỗi nhẹ giống nhau và cùngmột khu vực Vịị. Các chuỗi |a và ỗ là sự ghép nối của cùng một

bản sao |i-5. Các Ig màng là những monome (ịi2L2  ) BCR củalympho B ghi nhớ không chứa đựng mlgD nghĩa là chỉ gồmmột lớp Ig (có thể là mlgM, mIgG3 hoặc mlgGl V..V..) ngoàira các mĩg của lympho B còn kết hỢp vói một heterodimeđược hình thành từ các phân tử Iga (CD79a) và IgP (CD79b).Các phân tử Iga và IgP liên kết với nhau bằng một cầu dis-unfua nằm ngoài tê bào. Chức năng của các phân tử Iga vàIgp là truyền dẫn tín hiệu nhờ sự kết hđp của BCR vói khángnguyên dặc hiệu. Sự nhận biết kháng nguyên này được thực

Page 59: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 59/352

46

hiện ỏ vùng dễ biến đổi của phân tử mlg. Vùng ngập sâutrong tế bào chất của các Iga và IgP biểu hiện như một cđchất có thể tưđng tác với một loại enzim gắn bên trong mànẩ

tế bào phía tế bào chất, đó là tirozinkinaz. Cùng vối các Igavà IgP, tirozinkinaz tham ra vào truyền dẫn tín hiệu trongđáp ứng miễn dịch.

3.8. Cấu trúc của các thụ thể lympho T (TCR)

Các thụ thể của lympho T hoặc TCR (T - Cell receptor) ở dạngheterodime do hai chuỗi polipeptit xuyên qua màng tế bào là (X

và p hoặc Ỵvà ô kết hỢp với nhau. Mỗi chuỗi polipeptit đểu baogồm một khu vực dễ biến đổi (V) tận cùng N và một khu vựckhông biến đổi (C) xuyên qua màng và bộc lộ một đoạn rất ngắnphía trong tế bào chât ở đầu tận cùng c. Có rất nhiều loại thụthể dạng  yỗ   tuỳ thuộc vào cấu trúc của chuỗi y. Chẳng hạn cácchuỗi Yi sẽ liên kết với chuỗi 5 bằng cầu disunfua trong khi chuỗiỴ2 có vùng dễ biến đổi khá dài và chỉ liên kết không cộng hoá trị với 6.

Khoảng 70% lympho của máu tuần hoàn chứa các thụ thể TClt

và chủ yếu ở dạng ap (95% là a|3 và khoảng vài phần trăm là aô)Trong khi đó, ở mồ tế bào tỷ lệ phần trăm yỗ cao hơn và chủ yếulà ở  các tuyến nhày. Các tế bào T biểu bì có dạng răng cưa củangười không có thụ thể dạng yỗ nhưng lại có mặt ở chuột. Cácthụ thể ap có thể liên kết với các kháng nguyên được trình diệnvới các phân tử của HLA của lốp I và lớp II ở ngưòi. (HLA: Hu-man Lymphocyte Antigen là kháng nguyên của các tê bào lym-pho của người tương ứng vói MHC của các loài động vật).

Các thụ thể ap và yỗ liên kết vối nhau trên màng tê bào lym-

pho T thành một phức hệ cùng với phân tử CD3 . Phức hệ này cầnthiết để bộc lộ trên bề mặt của các thụ thể TCR và đảm bảo chosự truyền dẫn các tín hiệu do sự tương tác giữa các TCR vớikháng nguyên. Phức hệ này bao gồm 5 chuỗi polipeptit: Cácchuôi (yS và e)x2 bao gồm một khu vực kiểu Ig ngoại bào và mộtvùng xuyên qua màng, một vùng tê bào chất.

Các chuỗi polipeptit ^ và Ĩ 1 có phần ngoại bào rất ngắn chỉ gồm9 gôc axit amin, một mảnh peptit xuyên qua màng và hai vùngrất dài năm trong tê bào chất. Hai chuỗi polipeptit có thể ở dạng

Page 60: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 60/352

47

homodime (í Q hoặc (iTr|) hoặc ở dạng heterodime (lỉ ri)- Các vùngtỉ bào chất của các chuỗi polipeptit này có một kiểu modun ỴEÔehoặc ba kiểu môđun đóng vai trò truyền dẫn tín hiệu khi

chúng tương tác với các tirozinkinaz (Hình 3.12).Dạng phức hệ TCR/CD3 ở trên có mặt ở các lympho Tap

thường liên kết vói các phân tử CD4 và CD8 của các lympho T bổuợ, tham gia tương tác miễn dịch với các phân tử phức hệ MHC]3p II và lốp I.

Sự tổng hỢp các chuỗi polipeptit của các thụ thể lympho Tcũng được thực hiện nhờ các gen tưdng ứng và có thể so sánh vối(á c  gen tổng hỢp Ig.

Cũng giống như các íg. sự tổng hợp một chuỗi polipeptit của

'"'CR có chức năng luôn luôn cần sự tái tổ hợp của các mảnh gen(ó mặt ở các tế bào T đã chín mùi bên trong tuyến ức. Sự sắp xếp(ác manh gén xẩy ra theo thứ tự thời gian, trước tiên là Ỹvà ô,<au đó là ap, p và cuối cùng là a. Cụ thê là đê mã hoá cho cácchuỗi a và y có sự sắp xếp các mảnh gen Va Ja Ca và Vy Jy Cy,lòn đối với các chuỗi p và 5  là các mảnh gen VpDp jp cp và Vỗ3ô J5 Cô. (hình 3.13).

Page 61: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 61/352

48

BTCRu i 

CD3 CD3A>í *' * Ì *

; ; ộ ệ c c ::~1 ^   5 «

M

I

I I I I

D

BCR H

r C' ,sig

 y ) ị 

n H 1

 . J    l   L i i .Ig-P • Ig-a Ig-PI Ig-a

vp Va'^\fu VU 

Y f '•

Hinh 3 .12. Cấu trúc của các BCR và TCR

a. Sđ đồ cấu trúc BCR và hai hetero Iga - Igp.b. Sđ đồ phức hệ TCR ap/ CD3. Sơ đồ chỉ rõ hai chuỗi

chức năng a và p và hai đơn vỊ chức năng của phức hệCD3 là yeSe vàc. Mô hình tổ chức của phức hệ TCR/ CD3.d. Ba kiểu thụ thể yScủa lympho T.

Page 62: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 62/352

49

B

 Sốcác50 gen tạo 

ra tính đa dạng   70

các mảnh a

V..

I

u

 €

 €

S)

S) O p

57

2

12

 Sốcác  gen tạo ra tính 

đa dạng  các 

mảnh p

It

Các locus của chuỗi a và sỏ người V,,Ị-V„n Ị^1_-ỵị3 Dft ọ<.? ./„1 . ụ Cs Vs-Í _ 41 _J„n c „

J lAJ u J i r i í ú ; i ĩ 'I u ' u | 4 f v H ’h k  ^k 

 Locus của chuỗi p

^,1 -V|,n 0s1 J )ịI _ C|,1 D,ữ J ịị Ĩ   _______  Cp2

i i i Ì M i i i H l i m ^u.vi !

 Locus của chuỗi ỵ

V J V j \ J J    C.I ự C - 2  

.... ........“ì f-“ t" ■~‘t

N r4  H ^Hình 3.13. Số lượng các mảnh gen khác nhau đượcdùng để tạo ra tính đa dạng của TCR ap (A)Sự sắp xếp của các locus gen cho các chuỗi a, p, Y, 5 củaTCR®.

Page 63: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 63/352

Tóm tắt chương III

50

1. Sự nhận biết các epitop của kháng nguyên được đảm bảo bằngcác paratop nằm trên phân tử kháng thể hay các immu -noglobulin hoà tan (Ig) hoặc các thụ thể dưới dạng slg màng uế  bào lympho B (BCR) và các thụ thể của lympho T (TCR).

2. Các phân tử nhận biết kháng nguyên được hình thành từ cáiC chuỗi polipeptit, mỗi chuỗi có từ 2 đến 5 khu vực (domain)),được mã hoá bằng các gen đã sắp xếp và tổ hỢp lại trong các ttếbào B (đổì vối các gen H, K, X của Ig) và trong các tế bào tuyếinức (Thymocytes-tế bào tuyến ức sẽ biệt hoá thành lympho T')đối với các gen Ỵ, s, p và a của các TCR.

3. Tính đa dạng cực kỳ phong phú của các thụ thể chứa đựntgparatop (trên 10®loại phân tử khác nhau) có thể có được nhiòcấu trúc heterodime của hai dạng chuỗi polipeptit ( V h + V|1,,

Va + vp, Vỵ+ V6), nhờ khả năng tái tổ hỢp trong cách sắp xếiplại các gen V-J, V-D và D-J, nhò tính đa dạng của các mảnìhgen nối J, các vùng N (Các vùng nối V-J và V-D-J của TCR, V/-D-J của các chuỗi nặng Ig) và cuối cùng nhò đột biến soma ởcác dòng tế bào B, nhưng không xảy ra đột biến trong dòng tcếbào T.

4. Nghiên cứu các gen của Ig và TCR có thể đưa đến những ứnigdụng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu miễn dịch bệnh lý v/àmộtsốbệnh ung thư.

Page 64: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 64/352

51

Chương IV. Các phức hệ phù hợp tổ chức chủ yếu

4.1. Mở đầu

Như chúng ta đã biết ở các chương trưóc, các thụ thể (recep-tors) nhận biết kháng nguyên của các lympho B (BCR) sẽ tươngtác theo không gian vối các epitop của phân tử kháng nguyên.Trong khi đó các thụ thể của lympho T (TCR) tương tác với cácpeptit của kháng nguyên đã được liên kết từ trưốc với các phântử của phức hệ phù hỢp tổ chức chủ yếu (MHC - Major histocom-patibility complexes). Các phân tử protein của phức hệ MHCđược mã hoá bỏi một hệ thống gen của phức hệ MHC nằm trênmàng tế bào trình diện kháng nguyên APC (Antigen presenting

Việc phát hiện ra các sản phẩm protein của MHC có tính chấtngẫu nhiên và do tính cực kỳ đa hình của các phân tử này có mặtở mỗi tế bào động vật. Từ đó người ta có thể hiểu rõ vai trò củachúng trong quá trình thải bỏ các mảnh lai ghép. Khi nghiên cứucó tính chất hệ thống sự kiểm tra di truyền của quá trình thải bỏcác khối u ở chuột, Peter Gorer (1936) đã xác định rõ các khángnguyên được mã hoá bởi một locus của MHC. Kháng nguyên nàycó mặt ở  hồng cầu và các tế bào khác cho phép khả năng thải bỏ

hoặc chấp nhận các mảnh lai ghép nghĩa là kiểm tra khả nàngphù hợp tổ chức của mô lai ghép. Các công trình nghiên cứu tiếptlieo của nhiều nhà bác học như Georges Snell, Barij Benacerraí,Hugh Mac Devitt đã cho phép hiểu biết các gen ở các locus khácnhau của lớp I và lớp II của MHC. Các công trình của JeanDauset từ 1958 đã đề cập tới việc nghiên cứu MHC của loài ngườivà đưỢc gọi là hệ thống HLA (Human Leucocyte Antigens) đã chothấy chức năng sinh học chủ yêu của các phân tử HLA là trìnhdiện peptit kháng nguyên cho các lympho T.

Page 65: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 65/352

4.2. Cấu trúc chung của hệ thống HLA

HLA của người hoặc MHC của động vật có đặc tính bảo thủ cacỏ tất cả các loài. Đó là một hệ thống nhiều gen, nhiều alen vàbiểu hiện đồng trội. Hệ thông HLA là một tổng thể các gen địnhkhu trên một mảnh cánh tay ngắn của nhiễm sắc thể sô' 6 , chiốmkhoảng một phần nghìn của genom của người (băng p21.3). Cáclocus này được nhóm lại thành hai lớp: lớp I bao gồm giữa cấc gen HLA-A, B và c và lớp II có ít nhất từ 23 đến 25 gen của vùngHLA-D (hình 4.1).

Ngoài các gen mã hoá cho các phân tử của HLA lóp I và lớp II.ngưòi ta còn tìm thấy các gen khác của MHC kiểm tra một sôgiai đoạn trình diện kháng nguyên. Đó là các gen TAPl và TAP2mã hoá cho một chất vận chuyển peptit, các gen LMP2, LMP7mã hoá cho các yếu tố của thể proteasom chứa các proteaz, cácgen của protein sôc nhiệt (HSP70-2 và HSP70-1 v.v...). Các pro-tein này có chức năng liên kết vối các protein bị sô"c nhiệt để loạitrừ chúng ra khỏi cơ thể. Ngưòi ta cũng tìm thấy ở phức hệ MH('còn có các gen C2 , BF, C4A, C4B mã hoá cho các thành phần củabổ thể, các gen TNFa và TNFp mã hoá cho các yếu tô' hoại tử un :thư. Tất cả các gen này đều có tính chất đa hình, đều biểu hiện

đồng trội và liên hệ chặt chẽ với nhau.- Tính đa hình của các gen ở trên thể hiện ở tính đa alen. Từ đó

dẫn đến khả năng tổ hợp cao trên mỗi nhiễm sắc thể và con sốtổ hỢp các kiểu gen có thể vưọt quá 10 '°. Sự khác nhau vể alencó thể tương ứng với khả năng đột biến của một hoặc nhiềubazơ, hoặc thưòng xuyên có sự thay thế khoảng cách giữa cáctrình tự mã của gen, liên quan đến cơ chế biến đổi gen.

- Tính biểu hiện đồng trội thể hiện ở mỗi một alen trên một hap-lotip. Một người thông thường là dị hỢp tử cho mỗi một locus

và một nhóm HLA của người đó được xây dựng từ nhiều chữcái trong đó mỗi chữ cái đặc trưng cho một locus và đượctruyền lại từ cha và mẹ.

- Mối liên quan hẹp thể hiện ở chỗ tất cả các gen đều đượctruyền lại thành một mảng từ cha mẹ của những đứa trẻ. Nếungười ta gọi a và b là các haplotip của cha, c và d là các hap-lotip của mẹ thì mỗi đứa trẻ đều được di truyền từ một hap-lotip của cha và một haplotip của mẹ và sẽ có 4 kiểu trẻ em làad, ab, bc và bd: Do đó xác suất để cho các HLA khác nhau ở

những đứa trẻ là 25%.

52

Page 66: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 66/352

4.3. Cấu trúc các phân tử và hệ gen của HLA

Các phân tử lớp I của HLA được hình thành từ sự kết hỢp củamột chuỗi nhẹ P2 microglobulin (B2m) và một chuỗi nặng a.Chuỗi nhẹ P2m đưỢc mã hoá bằng một gen định khu ở nhiễm sắcthể sô" 15. Phân tử chuỗi nhẹ P2m có cấu trúc hình cầu đặc vàchắc bao gồm 99 gốc axit amin được tổ chức thành 2 lá gấp p liênkết với nhau bằng một cầu disunfua (giữa sistein 25 và 81).Chuỗi nặng a được hình thành từ 3 khu vực ngoại bào là a l, a2và a3, mỗi khu vực được mã hoá bằng một exon. Ngoài ra chuỗi acòn có một vùng xuyên qua màng tê bào và một vùng nằm trongtế bào chất (Hình 4.1). Cấu trúc 3 chiều của chuỗi a  tạo ra mộtrãnh giữa các khu vực a l và a2 , có đáy rãnh là một lá gấp p vàcác bồ rãnh tạo nên xoắn a.

Chính dạng cấu trúc vùng rãnh này đã tạo khả năng tương tácđặc hiệu với các peptit của các phân tử kháng nguyên “của bảnthân” hoặc các kháng nguyên lạ “không phải của bản thân”.

Phức hệ gen của HLA lốp I được biểu hiện chủ yếu là HLA-A,HLA-B và HLA-C. Ngoài các gen HLA-A, B và c tạo ra sản phẩmở  irên, ngưòi ta còn nhận biết được một sô' gen khác như HLA-E,F, G có chức năng kiểm tra sự tổng hỢp các protein của lớp I.

Các gen HLA lớp II (vùng HLA-D) bao gồm từ 23 đến 25 genđưỢc nhóm lại thành ba phân vùng chủ yếu là DR, DP và DQ.Một số gen có tính đa hình, một sô" gen là đơn hình. Các phân tửHLA lóp II được hình thành từ hai chuỗi polipeptit a và p, mới,mỗi chuỗi đều gồm hai khu vực ngoại bào. Cấu trúc ba chiều củachúng có thể có dạng gần giống với cấu trúc của các phân tử lớpr. Các vùng tận cùng N của phân tử đươc định khu khá xa bênngoài màng tê bào và có tính tổ chức đa hình, ở bên trong tế bào,các phân tử HLA lớp II liên kết với một chuỗi polipeptit khôngbiến đổi được mã hoá bởi một gen định khu ỏ nhiễm sắc thể số 5.

Một hoặc cả hai phân tử DR được biểu hiện theo thể đơn bội(haplotype). Trong tất cả các trường hỢp, chuỗi a được mã hoá bỏimột gen DRA không mang tính đa hình. Chuỗi p được mã hoá bởimột gen DRBl cho một phân tử đầu tiên và được mã hoá bởi mộttrong các gen DRB3, Ì)RB4, DRB5 đối vôi phân tử thứ hai.

Trong một thể đơn bội nào đó, không thể cùng một lúc tồn tạicả ba loại gen DRl, DR8, DRIO và cũng không thể có thêm mộtphân tử thứ hai. Các chuỗi a và p của phân tử DQ được mã hoá

53

Page 67: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 67/352

bằng các gen DQAl và DQA2 tương ứng. Các gen DPAl và DPBlmã hoá cho các chuỗi a và p của DP. Sản phẩm của các gen DMA

và DMB là chuỗi ap heterodime, không giông vái các heterodimecủa các gen DP, DQ và DR đồng thời rất hiếm khi biểu hiện trênbề mặt tế bào. Các gen DOB và DNA ít được phiên mã ở các  lym-pho và có thể mã hoá cho một phân tử HLA-DO. (Hình 4.2)

54 _________________________________________________________________ 

Màng

HLA-I HLA-II

Vùng tế bào chất

Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc phân tử HLA-I và HLA-II: ở

HLA lôp I, chuỗi nặng a xuyên qua màng liên kết khôngcộng hoá trị với chuỗi nhẹ Pí-microglobulin; ỏ HLA lớp II,cả hai chuỗi đều xuyên qua màng và liên kết không cộng hoátrị với nhau. (Theo M. Peakman và D. Vếrgani, 1997).

Page 68: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 68/352

55

Tâm động (centromer)

ii)

í>)

(•)

Lớp II Lốp II I L ố p l .

f ị 4 ' >   /-.»-• < < 4 A f ị i ị " : / t i ' > f I r ^ f t ể L i  A

DP nQ I)K (MIUMA in ( '2   HvSPTNT B c A

«, • I • 4 ,

: i

t ụ '   í > v f í V l A K ' _ o n   I

r p ■ -Ì --v -f-¥ -'v -Hj-p i'j ặ -V ' Ị f  4 Ị^:.f ị:.-.4 t . ' A . ' f i ) I A /1 t - \ f Ị    #ỉ.' t *: i H t A ỉ O ' Ạ   Ị

Or> Í)M DQ DR  

Hình 4.2, Sơ đồ vị trí và cấu trúc gen của HLA ỏ nhiễm sắc thểsô' 6 (theo M. Peakman và D. Vergani, 1997)

a) Vị trí các cụm gen trên nhiễm sắc thể 6.b) Sự sắp xếp cụm gen lóp I, lớp II, lớp III.

c) Chi tiết bản đồ gen vùng lóp II: DP, DM, DQ, DR. ở cụm genlóp II có chứa các geii LMP2 và LMP7 mã hóa cho 2 peptit thamgia vào chế biến kháng nguyên nội sinh, TAPl, TAP2 là các geninà hóa cho protein vận chuyển peptit kháng nguyên.

4 .4 . Sự phân bố, điểu hoà biểu hiện và chức năng của các phan tử HLA

Các phân tử HLA lớp I: có mặt ở phần lớn các tế bào của cơ thể(từ 1 0 ' đến 5.10’’ phân tử/một tế bào) đặc biệt nhiều ở các tế bàolỵmpho và đại thực bào). Có ít hơn ở tế bào gan chứa rất ít hoặcbằng không ở hồng cầu, tế bào thần kinh trung ương, một số loạitê bào biếu mô của tụy và tuyến nưóc bọt, v.v... Một sô" tếbào ung thư không có các phân tử lốp I. Tỷ lệ tổng hợp và biểu hiện trênmàng của các phân tử HLA lớp I tăng lên nhờ tác động của inte-feron a và Ị3.

Chức năng của các phân tử HLA lóp I là trình diện các peptitkháng nguyên cho các lympho T chứa đựng phần tử CD8 bộc lộtrên bề mặt tế bào. Các lympho T này gọi là Lympho T- CD8*

Page 69: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 69/352

chứa đựng một glycoprotein dime, liên kết đặc hiệu vói các phântử HLA lớp I trong tương tác miễn dịch. Các peptit khángnguyên được trình diện bắt nguồn từ kháng nguyên lạ do quátrình phân huỷ protein nội sinh (endogenic proteolysis) diễn ratrong tế bào trình diện kháng nguyên (APC). Chẳng hạn cácthành phần tế bào vi khuẩn, các protếln virus. Quá trình phânhuỷ kháng nguyên lạ diễn ra ỏ proteasom là phức hệ chứa đựngcác proteinaz của APC. Các peptit được trình diện có kích thưâckhoảng ^c^jaxit|amin được vận^uỵển vào kỈK>ang lưới nội chấtđể kết vc  các phân tử lốp I và vận chuyển ra màng tế bào của

 APC.

Các phân tử HLA lớp II bình thường bộc lộ hạn-chế ci một số tếbào của cđ thể. Mật độ của chúng đặc biệt cao ỏ các tế bào chuyênhoá (10®phân tử/ một tế bào) trong quá trình trình diện khángnguyên cho các tế bào lympho T-CD4*. Các tế bào trình diệnkháng ngụyên có thể là các lympho B, các tế bào có thuỳ (tế bàobiểu bì Langerhans, tế bào khe ở hạch lympho), các tế bào mono,đại thực bào, tế bào biểu mô đường hô hấp, tế bào nội mô thànhmạch và cả lympho T. Sự bộc lộ các phân tử HLA-lớp II sẽ tănglên dưới ảnh hưỏng của inteferon y, của IL4, IL13, TNFa và p và

giảm xụông dưới tác dụng của prostaglandin PGE-2 . Biểu hiệnbất tàưòng của các phân tử HLA lốp II ồ màng tế bào thường liểnquan đến sự thiếu hụt miễn dịch nghiêm trọng.

Chức năng qUan trọng của các phân tử HLA lớp II là tương tácđặc hiệu vói lympho T-CD4* sau khi các phân tử HLA lốp II đãliên kết với peptit kháng nguyện. NHư vậy tương tác kiểu tạmpíMn tìà-(trirttòlecular interaction) giừa f CR, pẹptit liên kết vóiphân tử lớp I hoặc lốp II đảm bảo cho khả năng tứơng tác miễndịch đặc hiệu và có hiệu quả.

Chức năng chung của các phân tử MHC là dấu hiệu bề mặt đểchò các lympho T gây độc tế bào và các lympho T bổ trđ nhậnbiếtí Gác dấu hiệu bề mặt MHC cũng tham gia vào quá trình biệthoá các tê bào lympho T. Một vai trò quan trọng của một sô" phântỏ.MHG liên quan đến hệ thống nội tiết của cđ thể. Chẳng hạn ỏdÒQg tế bào ung thư Daudi không bộc lộ kháng nguyên lớp I vìkbpng có 8ự tổng hỢp P2 microglobulin «32m) sẽ không có các thụthể tiếp nhận insulin vào thụ thể tế bào.

Ọon 8Ố lý thuyết về các nonapeptit khác nhau là 5 ,1x1 0". Sự

ỉiên kết của các nonapeptit này vào phân tử HLA đã sử dụng từ iđến 5 gộc axit amin ở các vỊ trí tận cùng hai đầu của peptit. Phần

56 ________________________________________________________   _ 

Page 70: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 70/352

57

giữa của peptit tương tác vối paratop của TCR. Phần này có thểnổi lên so với rãnh liên kết peptit đặc biệt ở trường hỢp của cácphân tử HLA lớp II vì các phân tử HLA lớp II có thể liên kết vớicác peptit kháng nguyên có chiều dài lớn hơn. Các chuỗi bên củapeptit được cố  định vào các “túi” và nôi vào các xoắn a và đáy gấp  p của rãnh. Cách cấu trúc như vậy chỉ cho phép một peptit hoặcmột lượng rất nhỏ các peptit lạ không phải của bản thân có khảnàng được nhận biết bởi các tê bào T của một cá thế (hoặc cácphân tử MHC nói chung) qui định. (Hình 4.3 và hình 4.4)

Hình 4.3:  Sơ  đồ cấu trúc rãnh liên kết MHC-I. Các peptit đượcliên kết với rãnh MHC-I bằng các phần đầu tận cùng của chúng

Hình 4.4; Sơ đồ cấu trúc rãnh liên kết MHC-II. Các pep-tit liên kết vói rãnh MHC-II bằng sự tương tác dọc theochiều dài ciia rãnh liên kết

Page 71: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 71/352

4.5. Hệ thống HLA ỉiên quan đến quần th ể chủn g tộc và các bệnh lý

Sự kết hỢp giữa một alen của một locus và một alen của locuskhác đôi khi xảy ra mạnh hđn so với sự kết hỢp ngẫu nhiên. Sựmất cân bằng của một mối liên kết các alen thưòng đặc trưng chomột quần thể chủng tộc. Chẳng hạn sự kết hỢpgiữa các gen HLA 

của lớp III đã xảy ra tương ứng vói các dạng chủng tộc BFS, C2C,C4A3 và C4B1 có mặt tới 40% ở  chủng tộc châu Âu (Caucasoid)và chỉ có 12% ồ chủng tộc da đen. Từ đó các nghiên cứu vê' sựphân bố gen của HLA sẽ cho phép tìm hiểu lịch sử cư dân củamỗi vùng và sự di cư của các quần thể người.

Người ta cũng nhận thấy có gần 40 loại bệnh lý có liên quanvới hệ thống HLA. Một số bệnh gầy ra do chỉ một gen HLA nhưbệnh huyết sắc tố’ tự phát, thiếu hụt enzim hydroxylaz-2 1 , thiếuhụt bổ thể C2 hoặc C4. 0 các ngưòi đồng hỢp tử mang gen bệnhlý thì triệu chứng bệnh thấy rõ có tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.000người. Một sô' bệnh khác có liên quan đến một gen có khả năng làDR2 gây ngủ mê mệt. Một số  alen của lớp II cũng gây ra bệnh tựmiễn. Bệnh viêm khớp đốt sống liên quan đến một kháng nguyênHLA-B27 đã đưỢc xác định bằng phương pháp huyết thanh thuộc

một phân tử của HLA lốp I gây ra.

58

4.6. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống HLA

-  Phương pháp huyết thanh học  phân loại HLA dựa vào cácphản ứng của các lympho mang các kháng nguyên HLA trênmàng tế bào có thể phản ứng vối các kháng thể và bổ thể củachúng. Nguồn kháng thể có thể là dị kháng huyết thanh (allo-

antiserum) nhận đưỢc bằng cách gây miễn dịch cho người(truyền máu hoặc ghép mô lạ ...) hoặc tạo kháng thể đơn dòng.

-  Phương pháp hoá sinh  bao gồm việc phân tích điện di phânvùng đẳng điện (isoelectrofocalisation), điện di hai chiều, xácđịnh sự khác nhau về khối lượng phân tử và sự tích điện củacác phân tử HLA được tách ra bằng cách kết tủa vói kháng thểkháng HLA.

-  Phương pháp sinh học phân tử  có thể định loại tính đa hình vềchiều dài của các mảnh gen giới hạn (RFLP - Restriction frag-

Page 72: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 72/352

ment Length polymorphism). Các mảnh gen đưỢc tẩch ra cókích thước khác nhau bằng điện di, sau đó được chuyển thấmtrên tấm nitroxenluloz và đượcnhận biết bằng cách lai vôi mộtmẫu dò đặc hiệu vối một gen HLA (kỹ thuật Southern). Cácphương pháp hiện đại xác định locus của lóp II dựa vào việc sửdụng các mẫu dò oligonucleotit đặc hiệu với một alen hoặcnhóm các alen (HLA oligotyping) và đặc hiệu vói một trình tựchung của tất cả các alen. Các mảnh gen sẽ được nhân lênbằng PCR nhò một đoạn mồi và tính đa hình được phát hiệnbằng cách lai phân tử hoặc phần tích trình tự ADN. Cácphưđng pháp này rất chính xác, có thể thực hiện trong 4  giờ'

với máy đọc so màu.-  Phương pháp tế hào  dựa vào sự tưdng tác đặc hiệu giữa các

phân tử HLA và các thụ thể của lympho T.Phương pháp đòi hỏi sử dụng phản ứng trộn lympho có sử

dụng chất tiền thân phóng xạ tim idin để đo sự sinh sản củacác lympho thích hỢp.

59

Page 73: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 73/352

Tóm tắt chương IV

60

1 . Phức hệ MHC, ở  người gọi là HLA là một tổng thể bao gồm các

gen nằm ở  phần cánh tay ngắn của nhiễm sắc thể sô' 6 , có tínhchất đa hình, liên kết chặt chẽ với nhau (đưỢc truyền lại toàn

bộ từ một cá thể đđn bội halotip của cha mẹ đến con cái) và đểubiểu hiện đồng trội.2 . Các phân tử HLA lớp I (HLA-A, B, C) biểu hiện ở đa số các tế

bào của cơ thể, trong khi đó các phân tử lớp II (HLA-DR, DP,DQ) phân bô" hạn chế hơn, có ỏ các tế bào trình diện khángnguyên cho các lympho TCD4 .

3. Sự biểu hiện các kháng nguyên HLA được điều hoà đặc hiệubằng các xitokin khác nhau và biến đổi theo các điều kiện sinhlý và bệnh lý.

4. Các phân tử HLA của lớp I và lớp II cố định các peptit khángnguyên của bản thân hoặc không phải của bản thân bằng cácvỊ trí đa hình của chúng. Phức hệ peptit - HLA tương tác vớiTCR, trong đó HLA lớp I liên kết với lympho TCD8* và HLAlớp II liên kết với lympho T-CD4*.

5. Hệ thống HLA cho phép thiết lập một giấy thông hành haychứng minh thư sinh học cho một cá thể; nhờ đó có thể tìmhiểu lịch sử một quần thể ehủng tộc và nguyên nhân của mộtsố bệnh lý có liên quan, đặc biệt là các bệnh tự miễn do một sốallen bệnh lý kết hỢp với nhau ở cá thể đồng hỢp tử.

Page 74: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 74/352

Chương V. Bổ thể

61

5.1. Khái niệm

Bổ thể (complement - viết tắt là C) là dạng hỢp chất bao gồm trênbôn mươi loại protein (khoảng 5% protein hoà tan của hụyết tương)và các protein màng (các thụ thề và các yếu tô" protein điểu hoà) cókhả năng tương tác lẫn nhau và phản ứng vối màng tế bào sinhhọc. Chức năng của bổ thể là :- Tham gia vào quá trình thực bào các vi sinh vật.- Trung hoà các virus và loại bỏ các phức hệ kháng nguyên kháng

thể.

- Điểu hoà đáp ứng miễn dịch.Hoạt động của bổ thể phần lớn phụ thuộc vào sự tương tác lẫnnhau giữa các protein bố thể và các thụ thể tế bào đặc hiệu, đồngthời có khuynh hưỏng hoạt hoá’nhanh chóng và diễn ra tại chỗ.

 Điều đó được thực hiện bằng cơ  chế khuếch đại và kiểm soát có hiệuquả. Hoạt động của bổ thê được thực hiện bằng ba con đưòng:1. Con đường cổ điển (classical pathway) đưỢc hoạt hoá bằng phức

hệ kháng thể - kháng nguyên nghĩa là chỉ xảy ra khi kháng thểđã kết hỢp vỏi kháng nguyên.

2 . Con đường bên cạnh (alternative pathvvay) được hoạt hoá trựctiếp bằng một sô" polixacarit của vi khuẩn mà không cần có mặtkháng thể. Cả hai con đường hoạt động của bổ thể đều cần phứchệ tấn công vào màng hoặc phức hệ phân huỷ màng tế bào vikhuẩn (C5b-9) và các ion và Do đó gần đây người tacho rằng cả 2 con đường trên đều khỏi động cho một con đườngthức 3 là con đường tấn công màng (Hình 5.1).

3. Ngưồi ta cũng tìm thấy con đường hoạt hoá bổ thể nhờ lectin MB(gần giông cơ chế hoạt hoá cổ điển). Lectin MB có vai trò hoạt hóa

Page 75: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 75/352

62

bổ thể thòi kỳ cđ thể thơ ấu, thể hiện chức năng đáp ứng miễndich bẩm sinh.

5.2. Các protein của bổ thể

Thành phần của các protein tham gia vào con đưòng cổ điển vâphức hệ phân huỷ màng (phức hệ tấn công màng) là những bốthể có ký hiệu từ Cl đến C9. Hợp chất C l được tạo thành từ 3  tiểu đơn vỊ là Clq, C lr và Cls (xem hình 5.1). Các mảnh pepti tdo enzim phân huỷ được ký hiệu là C3a, C3b. Chữ i ký hiệu chomột phần tử đã bị mất hoạt tính, ví dụ C3bi. Các loại protein củía

con đưòng bên cạnh xen kẽ được ký hiệu bằng các chữ cái im.Chẳng hạn p là propecdin, yếu tố B là C3 tiển hoạt hoá, yếu tố Dlà C3 tiền hoạt hoá convectaz. Trạng thái hoạt dộng của các phứíChệ bổ thể đưỢc ký hiệu có gạch ngang ỏ trên. Ví dụ: C bCaa.

Các protein của bổ thể có khuynh hưống tự phát hình thàntticác phức hệ thuận nghịch bao gồm nhiều phân tử. Đó là trưònịghỢp đỐì với Clq, C lr và Cls khi có mặt ion Ca'* và đối với C4t,C2. Trường hỢp đối vối C3 và yếu tô B, cần phải có ion Mg‘* viàđối vói hỢp chất C5, C6 , C7, C8  và C9 là 5 hỢp chất có thể kếít

hỢp vối nhau để hình thành phức hệ tấn công màng (Membraníe Attack Complex- MAC).

 Đặc tính hoạt động rất đặc biệt của bổ thể là liên kết với b(ềmặt của các vật thể có hoạt tính sinh học như phức hệ khánfgnguyên-kháng thể, các tế bào, các vi khuẩn, virus, kí sinh trùnjgv.v... Khi các yếu tố C3 và C4 bị phân huỷ sẽ tạo ra một vị trí liêmkết với màng trong thòi gian rất  ngắn (dưối 10  phần nghìn giây)..

Nhờ liên kết này liên quan đến một cầu tio-este bên troriịgtương đối không ổn định và có khả năng cô' định một vật thtể

bằng một liên kết cộng hoá trị. Nếu thiếu một chất tiếp nhận b»ổthể đúng lúc, phân tử bổ thể tự do trong tuần hoàn máu nhanlhchóng bị mất hoạt tính. Vì trên bề mặt màng tế bào của chínlhbản thân cơ thể có axit sialic như là một tác nhân bảo vệ chốn{glại sự liên kết của C3b nên rất nghèo vị trí tiếp nhận bổ thể. Tráiilại, màng tế bào vi sinh vật hoặc tế bào động vật khác biệt V(ề chủng loại phát sinh khá giàu vị trí tiếp nhận bố’ thể, sẽ lạo điềiukiện tốt cho sự liên kết với bổ thể.

Các protein bổ thể được tổng hđp ở gan, ở các tế bào biểu m(ô

ruột (Cl), ở  các tê bào mono và đại thực bào. Thời gian bán hu'ỷ

Page 76: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 76/352

63

của C3, C4 và B là 24 giờ nên chúng cần được tổng hỢp lại hayđổi mới.

('ác thành phần C2, C4 và B được mã hoá bởi các gen của bổthế có tính đa hình alen.

Hình 5.1 Phức hộ bố thể C l q - C l r - C l s .

a. Sơ đồ phức hệ C lq ( C lr Cls)v, trong đó C lq gồm 6 tiểu đơn vị cócỉầu tròn tương tự 6 bông hoa tuy líp và 6 cái đuôi collagen liên kết vối2 phân tử C lr và 2 phân tử C ls . Các đầu tròn C lq liên kết vối vùng Fc

của các Ig.b. Ảnh hiển vi điện tử phóng đại 500.000 lần của phức hệ C lq (C lr

(] ls >2  (theo K.B.M.Reid).

5.3. Các tiến trình hoạt hoá bổ thể

Như đã trình bày ỏ hình Õ.2 sự hoạt hoá bổ thể diễn ra theohaị con đường và theo dây chuyền. Thành phần đầu tiên của bổ

thô có hoạt tính phân giải protein sẽ phân huỷ đặc hiệu thànhỊ)hần thứ hai thành hai mảnh peptit và một trong chúng lại cóhoạt tính phân giải protein đặc hiệu đối vói thành phần thứ ba.

5.3.1. Con đường hoạt hoá cổ điển

Con đường này được thực hiện bằng sự tương tác của C l vớimột phân tử IgM đã liên kết với kháng nguyên hoặc khángnguyên liên kết vổi hai phân tử IgG (IgGj và IgGa) (hoặc IgG.,

nhưng kém hiệu quả hdn). Trong phức hệ Cl chỉ riêng tiểu đđn

Page 77: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 77/352

vị (Hq kết hỢp với kháng ihể. Rất hiếm khi sự hoạt hoá diíỢc"khởi dộng trực tiếp nhò các chất như protein phản ứng c, cáclipopolixacarit, hoặc một sô virus.

Phân tử Clq có cấu trúc trông tựa bó hoa 6 bông tulip, (hình5.1) có phần KÌữii hìtih sỢi dạng colagen và 6 tiêu đơn vỊ hình cầuliên két với các vùng Fc của IgG và IgM. Khi có mặl ion Ca’’,Clq hoạt hoá C lr và (’ ls. Cls dã đưỢc hoạt hoá sẽ phân hviỷđồng thời C4 và ('ả C2 kéo theo viộc hình thành các mảnh C4b vàC2a. CMb và C2a hình thành một phức hộ gọi là C3 convcctaz cổ  điổn tức là một enzini lưỡng Ị)hân tủ ôn dịnh khi có mặl ion Mg-* t,iô|) tục phân huỷ ('3 tliành hai mánh C3a và C3b. i hân tử c.‘5b 

lại kôt hỢp VỚI phức hộ C4b2a thành phức hệ mới l.à CMb2a3b I’ókhá Iiăng phán huý Cõ vỏi (ỉiều kiện là Cõ được có dịiih vào phânt ử C 3 h .

Sự hoạt h(já theo con lìưìíiiị' cổ diên dược diổLi hoà bằng Cl-IN H (chất ức cliô C l). ('híVt ức chè C l- IN H kìm hãm sự hoạt hoá( 'I r và C ls kh i nỏ kết hí.íp V(3i các enzim C lr và C ls và làm ph ânli các on/,im cúu C lq . Nêu thiêu hụt bám sinh C l- IN H sẽ dẫn tốicác bệnh pliù mạch. Một loạt proloin liên kôt với C4 cũng có tácdụng diều hoà là C‘lbp ((M biiiding i)rotein). Cuôl cùng hoạt dộng

cúa phức Iiộ C'll)2a củng dược kiêm soát bằiig các Ị)roteiii có mạt  bề mặt của nhiều loại lê bào; CD55 (DAF), CD35 (CRl) và

(MCP) (h;iy còn gọi là prolein cofactor của màng tê bàoCD46) (xem hìii l i 5.2A).

Những protein bổ mặt tô bào ỏ Irôn dã làm giới hạn sự hoạthoá bô tliô ở các té hào giông nhau.

Các I)rơlein C lr , ( 'Is . C2, 1.5, H. C-lbp, M CP , 1)AF. C K l. cũngnhư CR2 C6 và (’7 (lồu dưỢc liìiih lltùiih lừ các ddn vị có trình tựlặj) lại từ 60 dên 70 axil amin, Irong dó con sô'khác nhau Lhưòng

là 2 axit am in ((ỉối với C lr và C ls ) và kh ác nhau tỏi 56 axit aminlà C4bp.

64

5.3.2. Con đường hoạt hoá bổ thế nhờ lectin MB

Lectin MB là loctin liên kết với Mannan (Mann^ìn Bindingloctin) có cáu l iú c líYl giông C lq bao gồm phức hộ có 6 đầu vớicác trục sỢi clài Lliuộc dạng Colltìctin (lectin dạng Collagen). kốlhỢp với 2 loại Zymogc‘n ị)iotoase scrin là M A S P l và MA SP2 . Kh i

M A S P l v à M A S P 2 k ê t hỢp với sợi trục loctin MB sẽ Lạo I'a pliức

Page 78: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 78/352

hộ KÌông ĩihư C lr và (’ ls liên kôl vỏi Clq trong con đường hoạthoá cô dien,

Khi Ị ) h ứ c ’ hộ MB 1(‘CIII1 - MASPl ■MASP2 liên kết với bê mặtti'u' nhân gây bệnli sẽ ])hân luiý C2 và C-l và tạo ra C3 convertasogiông như vai trù của (’ lqrs trong con dưòng hoạt hoá cô’ điển.N<íU(íi thiếu hụt lectin MB thô hiện khả năng dễ bị nhiễm trùngrat cao ởgiai đocạn S(3mcủa tuổi thơ ấu. Điều dó chứng tỏ vai tròquan trọng của leotin MB của COII dường hoạt hoá bố thế trong cơchè báo vệ vật chủ còn non tre Lrotiịĩ giai doạn đáp ứng miễn dịchbám sinh.

65

Page 79: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 79/352

66

C4 Carboxypeplidaz N C3 Carboxypeptidaz N

C4a ^ C3a

C4b2a.C3b,- __ Yếu tố

Cl-INH C2b

0H

C4b2a3b 

C5 convertaz

(B)

(A) và theo con đường bôn cạnh (B).

Kí hiệu (-) là điều hoà kìm hãiiì, (+) là điều hoà kích thích ClINH: chất ức chế ClDAF: yếu tô' thúc đẩy sự phá huỷ C4b (decay-acceberating Pactor)

Page 80: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 80/352

67

(C)

Con dường cổ điển

C4l)2a3b

Con đường bên cạnh

C3bBb3b

C5

C5b

Protein s  và 

SP-40,40

C6. C7

C5b67 o

Hình 5.3 Hoạt hoá bổ thể ỏ giai đoạn tấn công màngKý hiệu (-) là điều hoà kìm hãm

(+) là điều hoà hoạt hoá

Page 81: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 81/352

5.3.3. Con đường hoat hoá bên canh và các yếu tố hoat hoá bổ thể

Con đường này sử dụng C3, các yếu tố B và D và cũng sử dụng cácpolixacarit như inulin, zimozan (của nấm men), các endotx)xin VI khuẩn và màng hồng cầu thỏ. Sự hoạt hoá theo con đường bên cạnh sêdễ dàng khi có thêm kháng thể. Mỗi lần được hoạt hoá, con đường hoạthóa nàv sẽ được tăng nhanh bằng một vòng khuếch đại đạt tới sự hìnhthành C3 convectaz. C3 convectaz được ổn định nhờ propecdin (mộtloại protein gây ra sự cố định C3 convectaz và làm ổn định nó). Khi cómặt ion C3b và yêu tô" B hình thành một phức hệ lưởng phân tủCÌbB (hình 5.2B).

Yếu tố D như một proteaza serin làm phân huỷ yếu tố B trong phứchệ C3bB đế hình thành phức hệ convectaz C3bB. Convectaz C3bB sêphân huỷ C3 để hình thành các phân tử mới là C3b sẽ liên kết VỚImàng tế bào vi khuẩn. Sau C3 là C5. C5 sẽ tạo phức hệ với C3b và trỏthành cơ chất của C3bBb. Nhờ đó một peptit nhỏ được giải phóng ra làC5a, ti'0ng khi đó mảnh peptit C5b sẽ liên kết với màng tế bào. C5b lạiliên kết với C6, C7 và tiếp theo là C8 và một phức hệ được hình thànhsẽ gây ra sự thay đổi phân tử C9, một thành phần bổ thể cuối cùng củadãy phản ứng đưa đến sự trùng hỢp C9 (bao gồm từ 10 - 16 phân tử.tạo ra polyme hình ống). Các phức hệ với bổ thể được phân li và cài vàolốp kép lipit của màng tế bào vi khuẩn và trùng hợp lại thành phức hệtấn công màng có dạng hình ốhg. Phức hệ tấn công màng C5b-9n kíhiệu MAC (membrane attack complex) sẽ tạo ra một đưòng hầmxuyên qua màng có đường kính 10 nm tạo điêu kiện thârn dễ dàng cácchất điện li và nưốc như Na* hoặc H^o. Dòng và H2O tạo ra ápsuất thẩm thấu làm phá vỡ màng tế bào vi khuẩn.

Các yếu tô H và I tham gia vào sự điều hoà vòng khuếch đại. Yếu t/>H liên kết với C3b cạnh tranh với yếu tô” B kéo theo sự phân li nhanhchóng phức hệ C3 convectaz C3bBb vậ làm mất hoạt tính của nó. Hdn

nữa H liên kết với C3b còn có vai trò là cofactor enzim của yếu tô' I, chophép yếu tố I phân giải C3b thành C3bi bất hoạt. Chính yếu tố I còn cótác dụng phân huỷ C3bi thành C3c hoà tan C3d để C3d cố định vàomàng tế bào vi khuẩn. Như trên đã nói các protein màng như DAF vàCRl cũng có vai trò kiểm soát hoạt động của phức hệ C3 convectC3bBb.

Yếu tô'có nguồn gốc thận: yếu tố thận (nephritic) (C3NeF) là một tựkháng thể (autoantibody) IgG có hướng chống lại C3 c»nvectaz. Tự

68

Page 82: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 82/352

kháng thể này làm bền phức hệ C3 convectaz và tạo cho nó bền vối tácdỊng của yếu tố H.

5.4. Hiệu quả sinh học của sự hoạt hoá bổ thể

Những hiệu quả sinh học chủ yếu của sự hoạt hoá bổ thể là:1  Gây cảm ứng phản ứng viêm bằng việc giải phóng ra các ana-

phylatoxin - độc tố gây phản vệ.2 Tạo ra hiện tưỢng opsonin hoá các vi sinh vật hoặc các tế bào

lạ nhồ tác dụng của C3b, C3bi và C4b cho phép cố  định các vậtthể lạ vào các thụ thể CRl và CR3 của các thực bào (tế bào đanhân trung tính, các tế bào mono và đại thực bào). Hiện tượngopsonin hoá đóng vai trò bắt buộc đối với khả năng thực bào.

3 Tạo ra sự phân huỷ màng tế bào vi khuẩn hoặc các tế bàomáu (già cỗi) và các virus có vỏ lipit.

4 Tạo điều kiện trình diện kháng nguyên cho các lympho Bđược thực hiện bởi các tế bào nang hình tua có các thụ thể CRlCR2  và CR3 ò  mức độ các trung tâm mầm phát sinh và sảnxuất các tín hiệu sinh sản (CR2) và các tín hiệu biệt hoá (CRl)

đối vối các lympho B. Sự liên kết của kháng nguyên vối C3bcòn cho phép sự thâm nhập và sự trình diện kháng nguyên cáctế bào lympho T.

55. Bổ thể và các cơ chế trốn thoát của vi sinh vật

Rất nhiều vi sinh vật đã tạo ra sự hoạt hoá bổ thể bằng các conđíờng cổ điển hoặc con đường bên cạnh nhau nhò các proteaz của

cìúng hoặc nhò sự hoạt hoá plasmin của máu.Tuy nhiên, trái với vai trò chủ yếu của bổ thể là thực hiện cơ

clê bảo vệ chống lại nhiễm trùhg, nhiều loại vi sinh vật đã tạo rahí thông đôì kháng vổi tác động của bổ thể nhằm trốn thoát hệtlống miễn dịch. Các cơ chế trốn thoát vi sinh vật có thể nhưSỈU;- Hình thành lóp vỏ bọc (capsul) ngăn cản khả năng hoạt hoá bổ

thể theo con đường bên cạnh (chẳng hạn  Streptococcus pneu- moniae, Haemophilus influenzae ...)

69

Page 83: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 83/352

- Làm cố định phức hệ tấn công màng MAC ở cách xa thành tếbào vi khuẩn, hoặc tạo đối kháng khả năng cài vào màng của

phức hệ MAC.- Tiết ra protein hoà tan để cốđịnh C3b ỏ cách xa vi khuẩn.- Phân huỷ các thành phần protein liên kết với bể mặt ngoài

màng tế bào, làm cản trỏ sự tiếp xúc với các thụ thể CRl, CR2, DAF để thâm nhập vào tế bào tế bào vật chủ hoặc trốn thoát khỏi tác động của bổ thể (chẳng hạn Trypanosoma cruzi, Can- dida albicans hoặc các virus herpes).

70

Page 84: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 84/352

71

Phức hệ Ag - Ab

C1

C4C2

mannfiza của bể mặtvi   khuẩn

LMB-MASP

C4C2

1 -

bề mặt vi khuẩn(LPS, Zimozan..)

C3BD

C3 - CONVBRTASE

C4a\ C3 a, C5a

Chất truyền dẫnpeptit gây viêm,

huy động thực bào

C3b Các thành phần bổthể khác; C5b, C6,

C7, C8, C9

ịLiên kết vói thụ thể bổ Phức hệ MAC phânthế’ trên bề mặt I hực huỷ các tác nhân vi

bào ’ ’ *’khuân và tê bàođích

Opsonin vi khuẩn vàloại bỏ phức hộ miến

dich

Hình 5.4. Sơ đồ tóm tắt mô'i quan h‘ và hệ quảcủa ba con đường hoạt hoá bổ thể

Page 85: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 85/352

5.6. Các hệ thống khác của huyết tương tham gia vào các cơ chế bảo vệ và cơ chế viêm

Bổ thể là một trong bốh hệ thống các protein của huyết tươngkiểm soát hiện tượng bảo vệ và cơ chế viêm. Ba hệ thốhg khác làhệ thống tiếp xúc, hệ thông đông máu và hệ thông tiêu sỢi huyết  (íĩbrinolysis system).

Hệ thống tiếp xúc bao gồm các yếu tô' Hageman HF (tức yếu tô'XII), prekalikrein, yếu tố XI và các kininogen có phân tử lượngthấp (LMwK) và các kininogen có phân tử lượng cao (HMwK). Hệthống này được hoạt hoá bằng các chất vô cơ như silic, amian, cáctinh thể pirophotphat canxi v.v hoặc bằng các hđp chất hữu cơnhư endotoxin vi khuẩn, polixacarit sunfat, heparin, gly-cozamino glycan v.v... và các chất có bề mặt điện tích âm. Sự kếttụ (aggregation) của các thành phần này nói chung diễn ra ở mộtvị trí bên ngoài mạch máu kéo theo việc hoạt hoá các chuỗi phảnứng enzim phân giải protein, giải phóng kalikrein, một proteaza.

Sự phân giải protein bằng các proteaza trong hệ thống tiếp xúccủa quá trình đông máu đưa đến giải phóng nhiều mảnh peptithoạt động như yếu tố Xlla, Xla, aHFa, pHFa tham gia tiếp tụctương tác với yếu tố IX và bổ thể (giải phóng C5a). Sự hoạt hoá

hệ thống tiếp xúc có thể xảy ra hoặc được khuếch đại nhò các tếbào ưa nhân trung tính và làm tổng hỢp prostaglandin (một dẫnxuất có hoạt tính dược lí của axit arachidonic) và hoạt hoá cola-genaza làm tảng tính thấm các mao mạch và giảm huyết áp độngmạch. Hệ thôVig này được sử dụng trong quá trình sốc nhiễmkhuẩn các phản ứng phản vệ và rất nhiều phản ứng viêm. Điềuhoà sự hoạt động của hệ thống tiếp xúc được thực hiện nhò Cl-INH (đối vối HFa, Xla, kalikrein). Phức hệ antitrombin III,heparin, al-antitripsin (đối vôi kalikrein, Xla) và a2  anti plas-

min.

72

5.7. Các bệnh lý phát sinh do thiếu hụt bổ thể bẩm sinh

Những sự thiếu hụt đồng hỢp tử của Clq, C4  (kiểu đồng hợpC4A, QO, BQO) và đặc biệt là C2  (vôi tần số  1/100 .000) thườngkéo theo các bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Sự thiếu hụt di truyềnmột phần C4 (C4A và/hoặc C4B) thường gặp ở các bệnh nhân

Page 86: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 86/352

inàc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ. hội chứng Gougerot Sjogren,bệnh tiểu đường type I, (tiểu đưồng phụ thuộc insulin), bệnhviém gan tự miễn.

Sự thiếu hụt C3, B, D và propecdin kéo theo sự nhiễm khuẩnlá. phát. Sự thiếu hụt C5, C6, C7 hoặc C8  luôn kèm theo nhiễmkhuẩn gram âm  Neisseria sp.  Bệnh phù nể do loạn thần kinhchỉc năng mạch (angioneurotic oedem) là do giảm số lượng Cl-[KH (chiếm 85% trưòng hỢp) hoặc do giảm chức năng của Cl-  INH (chiếm 15%). Tỷ lệ mắc bệnh trường hỢp này là 1/150.000.C ế c bệnh nhân có sự suy sụp tỷ lệ C4 và C2 . Có thê tiêm truyềntạn thời Cl-INH đã tinh chế và mất hoạt tính trong trường hỢpbị chấn thưdng hoặc sau giải phẫu.

Sự thiếu hụt các yếu tố H và I dễ gây ra nhiễm trùng tái phátvà đôi khi gây bệnh mề đay, bệnh thiếu máu do tan huyết, bệnh  viém thận tiểu cầu, ở   trường hỢp này tỷ lệ C3 suy giảm mạnh.Tliếu hụt DAF và các chất ức chế khác của phức hệ tấn côngming gây ra bệnh hemoglobin niệu về đêm, làm tăng khả năngthiếu máu do bổ thể phá huỷ hồng cầu.

73

Page 87: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 87/352

Tóm tắt chương V

74

1 . Bổ thể là một tổng thể các protein có khả năng được hoạt hoáliên tục nhò con đưòng hoạt hoá bên cạnh (theo khả năng miễndịch không đặc hiệu) hoặc nhò con đưòng hoạt hoá cổ điển (có  

mặt các kháng thể IgM, IgGi, IgGs hoặc IgG2). Bên cạnh đómột con đưòng hoạt hoá bổ thể nhò lectin MB có khả năng liênkết với inannoza của bề mặt tác nhân gây bệnh (vi khuẩn nấmV..V..) từ đó kéo theo sự hoạt hoá bổ thể tạo ra hiệu quảopsonin vi khuẩn và loại bỏ Ag- Ab.

2 . Sự hoạt hoá bổ thể đượcđiều hoà và kiểm soát bằng một tổngthể các protein điều hoà, hoà tan như Cl-INH, C4bp, yếu tô' 1,yếu tổ’ H hoặc các thụ thể màng tế bào DAF, MCP, CRl.

3. Sự hoạt hoá bổ thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình viêm(tạo ra các độc tố gây phản vệ anaphylatoxin C3a, C5a) quátrình opsonin hoá các vi khuẩn (vai trò của (C4b, C3b, Cbi,CRl và CR3) và làm phân huỷ các vi sinh vật bằng phức hệtấn công màng - MAC).

4. Nhiều vi sinh vật phát triển các biện pháp khác nhau tạo ra sựné tránh hoạt động của bổ thể và chỉ có thể bị thực bào khi cómặt nhiều kháng thể đặc hiệu.

5. Sự thiếu hụt bẩm sinh một số loại bổ thể hoặc các chất kìmhãm đã dẫn đến một số bệnh lý, cho thấy rõ vai trò sinh học

của mỗi loại protein bổ thể.6. Một số protein khác nằm trong ba hệ thống còn lại của huyết

tương là hệ tiếp xúc, hệ đông máu và hệ tiêu sợi huyết đều có vai trò trong cơ chế bảo vệ và cơ chế viêm của cơ thể.

Page 88: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 88/352

75

Chương VI. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể và các kỹ thuật hóa sinh miễn dịch

6.1. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể

6.1.1. Các đặc tinh chung của sự liên kết kháng nguyên • kháng thể

Sự liên kết kháng nguyên-kháng thể có ba đặc điểm là; phảnứng phát nhiệt, có tính đặc hiệu và thuận nghịch.

 Phản ứng phát nhiệt: Ngưồi ta đã xác định khi một vị trí của

kháng thể (paratop) kết hỢp với một epitop của kháng nguyên  tương ứng là sự kết hợp bổ sung không gian giông như "ổ khóa vàchìa khóa" (hình 6 .1) Sự liên kết đó được thiết lập và duy trì nhòcác lực hấp dẫn có năng lượng nhỏ (vào khoảng < 10 Kcal/mol) vàkhông phải là liên kết cộng hóa trị. Các lực liên kết Ag-Ab được thể hiện là:- Lực tĩnh điện giữa các nhóm coo và NH3* đối diện nhau của

axit amin trong các chuỗi polipeptit.- Các liên kết hydro giữa các nguyên tử và N hoặc 0 ’- Các

liênkết kỵ nước giữa các axit amin kỵ nưốc.

- Lực Van der Waals do sự di động của các điện tử giữa hai phântử. Lực này tính đến sự khác nhau giữa các đám mây điện tửcủa hai phân tử (hình 6.2).Sự liên kết giữa các kháng nguyên-kháng thể là một phản ứng

phát nhiệt, giải phóng ra năng lượng từ khoảng 2  đến 40 Kcal/mol. Người ta có thể phân biệt kháng thể "lạnh" khi nó kết hỢpvới kháng nguyên ở 37°c và tỏa nhiệt mạnh từ 30 đến 40Kcal/mol. Trong khi đó kháng thể "nóng" (chẳng hạn kháng thể

Page 89: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 89/352

76

chốhg lại Rhesus, phản ứng tô”t ở 37°c nhưng tỏa nhiệt thấp (từ 2đến 10  Kcal/mol)- Tính đặc hiệu  của kháng thể được thể hiện ỏ chỗ một vị trí

paratop của kháng thể chỉ kết hđp với một epitop của khángnguyên. Do đó nếu người ta biết được một trong hai yếu tố củaphản ứng kháng nguyên-kháng thể thì có .thể nhận biết đượcyếu tố thứ hai. Tính chất này có thể được ứng dụng, rất rộngrãi trong nghiên cứu y học, miễn dịch và cả trong lĩnh vực sinhhọc rộng lân. Tuy nhiên tính đặc hiệu của liên kết khángnguyên-kháng thể (Ag-Ab) chỉ là tương đối'mà’không tuyệt đối

- Tính chất thuận nghịch  của .phản ứng kháng nguyên-khángthể được thể hiện ỏ chỗ: phức hệ Ag-Ab có thể bị phân li donhiệt, do môi trường axit (pH<3), hoặc do môi trường có lực ioncao. Do đó có thể rửa chiết để tách riêng kháng thể in vitro ngay cả khi phức hệ Ag-Ab được hình thành in vivo.  Ví dụngười ta có thể rửa chiết in vitro hồng cầu của người m ắc bệnh  tan huyết tự miễn để nghiên cứu tính đặc hiệu của các tự khángthể (auto-antibodies) chống lại hồng cầu.

/ / / / í * ' *  } * 

 / L ;  ■■  Ị  Õ-nN

•' • ^ Ichuéi K • s x í y V

V (, Íhu íi

Hình 6.1: VỊ trí liên kết của kháng thể. Phân tử kháng nguyênnằm lọt trong rãnh của vỊ trí liên kết của phân tử kháng thể bổsung theo vỊ trí không gian (theo Roitt, Brostoff và Male, 1990)

Page 90: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 90/352

77

Kháng thể Khãng ị'ậ:K;~   ĩv nguyên

Liên kết 1hydro '1

Lực tình điện i

, 'ì u »

11^^» *

>TLực Van der ;>•• /> . .

' Waals *•  ____  _ 

\   4   ____________

Lực ky nước y   ^

Ì H2O ra *

Hình 6.2: Các lực hút giữa các phân tử kháng nguyên và kháng thể

6.1.2 Các đặc điểm về chất ỉượng và số lượng của phản ứng kháng nguyên - kháng thể

6.I.2.I. Đặc điểm về chất lượng 

Phản ứng kháng nguyên-kháng thể được thể hiện bằng ái lựcl iên kết giữa chúng. Ái lực liên kết này thể hiện bằng cấu truc  

không gian bổ sung lẫn nhau giữa epitop và paratop. Sự bổ sungđó càng phù hỢp thì ái lực liên kết kháng nguyên-kháng thể càng  

cao. Sự liên kết kháng nguyên-kháng thể là một phản ứng cânbằng, có thể biểu diễn như sau;

Ag + Ab <=>Ag - Ab + nhiệt lượng

Hằng số  kết hơp K=[AgịAb]

K biểu hiện bằng nghịch đảo của nồng độ 1/mol Sự "phù hợp" hay "thèm khát" (avidity) của một kháng thể đốỉ

vói một kháng nguyên đặc hiệu tạo điều kiện nhanh chóng xuất  

hiện một phản ứng kết tủa, hoặc ngưng kết. Phản ứng này phụthuộc vào hằng sô kết hỢp, phụ thuộc vào hóa trị của kháng thề

Page 91: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 91/352

78

và sô' lượng của các epitop, nhiệt độ pH và lực ion của môi trườngphản ứng. Các điều kiện ở trên cần được chú ý trong tliực

nghiệm.

6.1.2.2. Đ ặc điếm vê' sô'lượng 

Việc định lượng mộl kháng nguyên có thê thực hiện được nhdcác kháng huyết thanh đa hóa trị (polyvalent antiserum) hoặckháng thể đdn dòng, bằng cách xây dựng một đường chuẩn theonồng độ của dung dịch kháng nguyên đã biêt. Tuy nrtièn, việcdịiih lượng klìáng thể Irong huyết thanh nói chung không thếchính xác vì:- Các kháng nguyên đểu có nhiều epitop khác nhau.-- Cáo kháng thể đặc hiệu với một kháng nguyên hỢp thành một

họ không dồng nhất bao gồm nhiều phân tử có ái lực khácnhauChỉ riêng kháng thể dơn liòng, đồng nhất về đặc tính vật lý và

ctn’ liên kốt với mỘL epitop là có thể dùng để định lượng chính xáckháiig nguyên. Thông thường việc định lượng kháng thể hoặckháng nguyên chỉ mang tính chất bán định lượng. Cụ thê hingười ta dùng một dung dịch pha loăng liên tiếp hai lần một chất-phản ứng và giữ Iiguyẽii nồng độ của một chíVl phản ứng bố sungKêt quá định lượng được biểu hiện bằng nồng độ pha lơãng caonhất mà ở dó vẫn <‘ho phán ứng kết tủa (hoặc ngưng kết) dươngtính.

6.1.3. Phân loại các phản ứng kháng nguyên - kháng thể

Các phtín ứng kháng nguyên-kháng thế xảy ra in uitro có thể

được quan sát trong thực nghiệm. Đó có thể là phản ứng kết tủahoặc ngưng kếl của phức hệ Ag-Ab, có thể là sự phân hủy của vậtmang kháng ngu3’ên (chẳng hạn sự tan huyết khi kháng nguyônmang hồng cầu tương tác với kháng thể). Một sô phản ứng Ag-Abcó thê khôiig quan sát đưỢc in vitro.   Khi đó người ta sử dụng các  kháng thổ đánh dấu. Từ đó có thể phân biệt đưỢc các kiểu phánứng Ag-Ab.- Kiêu phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno íluorescence)

khi kháng thể được đánh dâu bằng một chất màu huỳnhquang.

Page 92: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 92/352

79

Kiểu phản ứng miễn dịch phóng xạ (radio immunological reac-tion) khi kháng thể được đánh dấu bằng một đồng vị phóng xạ.

Kiểu phản ứng miễn dịch enzim ELISA (Enzyme Linked Im-numo Sorbent Assay) khi một kháng thể đưỢc liên kết vói mộtenzim trong xét nghiệm.

6.2. Các kỹ thuật miễn dịch

Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu miễn dịch căn cứvào tính chất của phản ứng kháng nguyên-kháng thể ỏ dạng kết

tủa hay ngưng kết, hoặc khả năng phản ứng kháng nguyên-kháng thể liên kết với bổ thể, phản ứng kháng nguyên - khángthể có đánh dấu hay liên kết vối một enzim nhất định. Trên cđ sởcló. đã có hàng loạt các phương pháp xét nghiệm miễn dịch đượcVíng dụng.

6.2.1.Kỹ thuật kết tủa trong môi trường lỏng

6.2.1.1. Xét nghiệm kết tủa vồng  Đây là kỹ thuật đơn giản nhất khi người ta sử dụng một ông

nghiệm nhỏ chứa một dung dịch kháng nguyên ỏ đáy ốhgnghiệm. Tiếp theo cho từ từ một dung dịch huyết thanh miễndịch và quan sát vòng kết tủa giữa hai lóp tiếp xúc của phức hệ

 Ag-Ab. Kỹ thuật này vẫn dược sử dụng để kiểm tra nhanh chóngsự đáp ứng miễn dịch của một động vật đang trong quá trình gâymiễn dịch hoặc để xác định nhóm Lancefield của các streptococ-cus. Đó là xét nghiệm kết tủa Lancefield.

€.2.1.2. Xác định độ đục của các kết tủa phức hệ Ag-Ab.

 Kỹ  thuật này thực hiện rất dễ dàng nhưng cần một máy phứctạp có nguồn ánh sáng bức xạ mạnh và đớn sắc được truyền qua  một ống nghiệm chứa một kháng nguyên và một huyết thanhmiễn dịch tưđng ứng. Tia sáng bị nhiễu xạ càng lón thì mật độkết tủa càng cao. Người ta định lượng trong vùng dư thừa khángthể nhờ một huyêt thanh cho đường cong. Ngưòi ta đọc mật độ

Page 93: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 93/352

quang học (OD) theo đường cong chuẩn để suy ra kết quả địnhlượng.

Kỹ thuật này có nhiều ứng dụng, đặc biệt là định lượng cáokháng nguyên khác nhau có nồng độ khác nhau trong các dịchsinh học (tính ra mg/mol).

6.2.2. Xét nghiệm khuếch tán mi^n dịch theo Ouchterlony

Phương pháp này cho phép định tính các phản ứng khánpnguyên-kháng thế trong môi trường thạch agaroz. Mục đích củaphưdng pháp là so sánh và nhận biết hai kháng nguyên hoặc

phát hiện sự có mặt của nhiều kháng thể trong huyết thanh. Cómột số  đặc điểm kết tủa khác nhau cho phép quan sát được cácdạng cung kết tủa của phức hệ Ag-Ab trong môi trường thạchrắn:-  Phản ứng giống nhau: nếu hai kháng nguyên giống nhau hoặc có

các epitop tương tự. cung kết tủa vói kháng thể có đặc tính liên  tục.

- Phản ứng không giống nhau: nếu hai kháng nguyên khác nhau thìchúng sẽ kết hỢp với hai kháng thể tạo ra các cung kết tủa bắt  

chéo nhau.- Phản ứng giống nhau một phần: nếu hai kháng thể có một epitopchung và một epitop riêng cho mỗi loại thì sẽ thấy một cung kếttủa bổ sung tạo ra nhánh cho kháng nguyên thứ hai.

6.2.3. Điện di miễn dịch khuếch tán (ImmunodiỂTusion electrophoresis)

Khi dung dịch phân tích chứa một hỗn hỢp nhiều kháng

nguyên, sự khuếch tán kép không đủ để nhận biết các vết kếttủa, ngưòi ta phải sử dụng kỹ thuật điện di kết hỢp với khuếchtán miễn dịch. Có nhiều kiểu điện di khuếch tán miễn dịch như: phương pháp của Grabar-Williams, phương pháp điện di miễndịch Rocket của Laurell, điện di phát hiện miễn dịch in situ.

80

Page 94: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 94/352

6.2.4. Các phương pháp ngưng kết miễn dịch (Inununo - agglutination)

Sự ngưng kết cũng là do hình thành một mạng lưói giữa cáckháng nguyên và các kháng thể, cho phép kết hỢp đủ một sốlượng các hạt có hình thể để tạo ra thể ngưng kết có thể quán sátđược bằng mắt thường. Mạng lưới ngưng kết chỉ có thể hìnhthành đối vói các kháng thể ít nhất có hai hóa trị trở lên. Cáckháng nguyên có hình thể hầu như luôn luôn là đa hóa trị.

Phản ứng ngưng kết nhạy hơn so với kết tủa, nghĩa là có thểphát hiện một sô lượng rất nhỏ kháng thể. Phận ứng ngưng kếtiTiiễn dịch cũng cho phép bán định lượng và để cho kết quả tôt,

người ta nên pha loãng huyết thanh để tránh các kết quả âmtính giả do quá dư thừa kháng thể.

Ngưòi ta đã phân biệt sự ngưng kết chủ động hoặc ngưng kếttrực tiếp trong đó chính các phân tử tạo hình thể mamg cácquyết định kháng nguyên đặc hiệu (ví dụ hồng cầu, bạch cầu,tiểu cầu, tinh trùng, vi khuẩn, trùng bạch cầu (toxoplasme). Tráilại, sự ngưng kết thụ động hoặc ngưng kết gián tiếp, trong đóphân tử tạo hình chỉ là giá thể cho một quyết định kháng nguyênđược cố định nhân tạo trên bề mặt của nó. Ngưòi ta thường sử

dụng các hạt bi bằng nhựa polystyren hoặc các vi tinh thể coles-  terol. Kiểu liên kết với một phân tử thay đổi tùy theo bản chấtcủa một kháng nguyên cố định lên chúng. Các nhân tố gắn nhưbenzidin, axit tannic, glutaraldehyt luôn luôn được sử dụngtrong phản ứng ngưng kết. Một số ví dụ áp dụng kỹ thuật ngưngkết miễn dịch là;- Xác định nhóm máu ABO của hồng cầu trên lam kính.- Nghiên cứu các chất gây ngưng kết lạnh ỏ 4”C.- Chẩn đoán bệnh do Salmonella (Salmonellose) bằng phản ứng

ngưng kết Widal.

6.2.5 Các phương pháp miển dịch sử dụng bổ thể

Kỹ thuật miễn dịch có sự tham gia của bổ thể có thể đưỢc thựchiện khi phản ứng hoạt hóa ban đầu được cố định với một phânđoạn bổ thể Clq trên mảnh Fc của một phân tử IgM hoặc mộtIgGị (IgGa hoặc IgG.,) đã kết hỢp vói một kháng nguyên. Sự hoạthóa phản ứng có bổ thể sẽ dẫn tới sự phân hủy các phân tử mang

kháng nguyên tế bào.

81

Page 95: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 95/352

6.2.5.1, Kỹ thuật phản hủy tế bào bằng bổ th ể 

Kỹ thuật này được thực hiện đối với tế bào hồng cầu, sử dụng

nhiều để định lượng bổ thể. ở đây hồng cầu cừu được sử dụng đãkết hỢp với các kháng thể đặc hiệu trong các điều kiện không  ngưng kết sẽ được trộn lẫn vôi môi trưòng sinh phẩm để xétnghiệm. Cường độ tan hồng cầu (hemolysis) được đánh giá saukhi ủ 30 phút ở 37°c và li tâm. Tiếp theo đo mật độ quang họccủa hemoglobin được giải phóng ra. Ngưòi ta định lượng bổ thể cỏmặt trong môi trường theo đơn vị CH-50. CH-50 là ký hiệu hoạtđộng phân hủy hồng cầu cừu đã được làm nhạy cảm bằng mộtloại kháng thể đặc hiệu. Một đơn vị CH-50 là số lượng bổ thể cần

thiết làm phân hủy một nửa số lượng hồng cầu huyền phù.

6.2.5.2. Kỹ thuật cố định bổ thể 

Kỹ thuật này chỉ cho phép phát hiện các kháng thể có khảnăng hoạt hóa bổ thể. Bổ thể của huyết thanh xét nghiệm cầnđược làm bất hoạt từ trưóc ở nhiệt độ 56”c trong 30 phút. Phảnứng tiếp theo được thực hiện theo hai giai đoạn:- Giai đoạn thứ nhất: ủ huyết thanh xét nghiệm đă loại bỏ bổ

thể và cho thêm 3 đơn vị CH50 của bổ thể chuột Cobaye đãchuẩn độ từ trưóc. Nếu huyết thanh chứa các kháng thể thì sèkết hỢp vối một kháng nguyên và cố định bổ thể trong thòi  gian ủ (1 giò ỏ 37“C hoặc 18 giò ỏ 4®c và tiếp theo 1 giò ỏ 37®C).

- Giai đoạn hai: thêm hệ thống hiện hình được cấu thành từhồng cầu cừu đã kế t hỢp với các Ig đặc hiệu trong cá c điều kiện  không ngưng kết.

Bổ thể đã được cố định ở giai đoạn đầu, người ta không thấy hiện tượng phân hủy hồng cầu. Trái lại, nếu huyết thanh xétnghiệm không chứa kháng thể đặc hiệu thì bổ thể còn lại sẵn cókhả năng làm phân hủy hồng cầu ỏ giai đoạn hai của phản ứng.

Phản ứng này cần hai xét nghiệm kiểm tra: một xét nghiệmkhông có kháng nguyên và một xét nghiệm không có kháng thể,nghĩa là các kiểm tra cho phản ứng không thể giải thích được khiIdiáng nguyên hoặc huyết thanh chỉ cố định riêng bổ thể.

82  ______________________________________________________________ 

Page 96: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 96/352

6.2.6. Các kỹ thuật miển dịch sử dụng thuốc thử đánh dấu

Các chíú dánli dấu Lhườn^ dưỢc sử dụng nhất là: thuôc thửhuỳnh quang (Huoro chromes) như riuorescein, rodamin, tươngứng cho màu vàní,^ chanh hoặc màu đỏ cam dưới ánh sáng cựctím hoặc xanh tím. Các chất, dánh (lấu có thể là đồng vị phóng xạnhư '"^1. hoặc ’H phát ra tương ứng các bức xạ gamma và beta.('ác enzim như photphataz kiếm hoặc peroxidaz. có thê làm biến{lối màu cơ chrứ do chúĩig phán ỉiủy, cũng dược dùng rất phô biếntrong xél nghiệm miễn dịcli liên kết enzim, ví dụ kỹ thuật xétnghiệm miễn dịch l iên kêL en/, i in KLISA (Enzyme Linked Immu-

riosorbent Assay) đưỢc riử dụng rất phô biên hiện nay. cho mứcđộ chính xác cao.

6.2.6.1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang 

Các thuốc thử huỳnh quang như izotioxianal của f luorescein(Isothiocyanate nurcHcein) cho màu huỳnh quang vằng chanhhoặc lisamin rodamin cho màu huỳiih quang đỏ cam dược gắncộng hỢp với một kháng nguyên. VỚI một kháng thê hoặc thường hay gắn VỚI antiglobulin bằng cáe liên kết cộng hóa trị. Có các

dạng xét nghiệm huỳnh quang trực tiếp và gián tiếp, dùng bổ thếđổ khuếch clại- Trong xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, người ta 

dùng một kháng thè đánh dấu tròn một lát cắt mô tê hào hoặc trẽn một lớp tế hào dài trên lam kinh. Sau khi rửa chè bảỉi, lát  cắt được kiếm tra dưới kính hiến I'i có trang bị huỳnh quang và 

 phản ứng kháng nguyên- kháng thể  sẽ đưỢc định khu bằng  vùng huỳnh quang.

- Trong xét nghiệm hiiỳnh quang gián tiếp, người ta ủ trước tiên 

huyết thanh xét ngh iệm (chứa kháng thê) với một lát cắt tể bào đê cho kháng nguyên tế bào kết hỢp với kháng thể đặc hiệu của huyết thanh. Sau khi rửa nhiều lần, người ta thêm một an- tiglobulin có đánh dấu huỳnh (Ịiiang và tiếp tục ủ lần thứ hai. 

 Rửa tiêu bon và đọc kết quà dưới kính hiển vi huỳnh quang.- Trong kỹ thuật xét nghiệm huỳnh quang gián tiếp có sử dụng  

hô thê đê khìiyừch đại, người ta cnn dùng một antiglobulin  cốdịn h bô thê và thựe hiện ph áii thoo l)a gia i đoạn:

• Giai đoạn I: ù mô hoạc fê hào với một huyết thanh xét  

nghiệm, sau đó rửa loại bỏ huyết thanh thừa.

83

Page 97: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 97/352

• Giai đoạn 2: ủ tiếp với một antiglobulin và thêm bổ thê tươi  

để cô'định, sau đó rửa tiếp.• Giai đoạn 3: ủ tiếp phức hệ phản ứng với kháng thê đánh dâu chống lại bổ thể C3 (Một phân tử kháng thể tạo ra sự kết hợp trên tế bào rất nhiều phân tử C3b) Sau đó rửa phức hệ phản ứng và đọc kết quả.

84_________________________________________^   _

6.2.7. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

Kỹ thuật này ngày nay thường được thực hiện trong pha rắn;

một trong các thuốc thử được cô" định lên một giá thể chẳng hạn  như đáy giếng của một tấm nhựa polystyren (microtiter) tấm  xenluloza hoặc các viên bi bằng nhựa. Nguyên tắc định lượngmiễn dịch phóng xạ là theo kiểu cạnh tranh. Phản ứng khángnguyên-kháng thể là phản ứng cân bằng thuận nghịch. Mộtkháng nguyên đánh dấu kết hỢp vói một kháng thể đặc hiệu có th ể đưỢc đổi chỗ bằn g sự dư thừa của các khán g ngu yên tự do. Sôlượng kháng nguyên đánh dấu nằm trên kháng thể sau khi thêmkháng nguyên tự do tỉ lệ nghịch vối nồng độ kháng nguyên tự do 

dùng để định lượng. Để định lượng một kháng nguyên trong môitrường sinh vật, người ta ủ kháng thể tưđng ứng trong các giếng  của tấm nhựa "microtiter". Kháng thể đưỢc hấp thụ lên đáygiếng của tấm nhựa. Sau khi rửa, ngưòi ta phủ thêm các vùngnhựa không phủ kháng thể bằng cách ủ vối một một dung dịch  protein. Sau đó rửa lại và thêm hỗn hỢp kháng nguyên cần xét  nghiệm với kh áng nguyên cùng loại có đánh dấu nh ưn g đã

biết trước số lưỢng. ở đây có sự cạnh tranh giữa kháng nguyêncần xét nghiệm và kháng nguyên đánh dấu để đưỢc kết hợp vổi  

kháng thể. Sau khi rửa lần nữa, người ta đo hoạt động phóng xạcòn lại trong các giếng bằng máy đếm tia gamma. Hoạt độngphóng xạ càng yếu thì số lượng kháng nguyên cần xét nghiệmcàng được cố định lên kháng thể nhiều hđn. Cần phải làm xétnghiệm kiểm tra với giếng "trắng" không chứa kháng thể ở đáy Víl với các giếng kh ông có môi trường xét nghiệm .

Nồng độ kháng thể được suy đoán khi so sánh với đường đồ thịchuẩn xây dựng với dung dịch kháng nguyên có nồng độ đã biết. Độ nhậy của xét nghiệm ở mức độ vài chục nanogram.

Trong một sô' kỹ thuật xét nghiệm phóng xạ, người ta có thể sửdụng kháng thể đặc hiệu đánh dấu phóng xạ Người ta có thể

Page 98: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 98/352

sử dụng kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch phóng xạ cạnh tranh đểđịnh lượng các chất có sô' lượng rất ít trong các dịch sinh vật như:hocmon, (polipeptit, steroit) prostaglandin, các dấu hiệu ung thư, 

vitamin, IgE tổng số.

6.2.8. Kỹ thuật miễn dịch liên kết enzim (ELISA)

Xét nghiệm miễn dịch liên kết enzim (Enzyme Linked Immu-nosorbent Assay) hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong cácnghiên cứu chẩn đoán các bệnh của ngưòi, động vật và thực vật.

Nguyên tắc của phưđng pháp về cơ bản không khác với phương

pháp xét nghiệm miễn dịch phóng xạ. Trong phường pháp nàykháng thể thường liên kết với một enzim nhất định, thường làphotphataz kiểm hoặc peroxidaz.- Nếu xét nghiệm định lượng một kháng nguyên thì kháng thể

đặc hiệu vối nó không đánh dấu sẽ được gắn với giá thể rắn(thường là các giếng của tấm microtiter có 96 giếng bằng nhựapolystyren). Kháng thể đặc hiệu này được tạo ra để chống lạiphân tử kháng nguyên cần nghiên cứu. Bưâc thứ hai là thêmdung dịch nghiên cứu chứa kháng nguyên để liên kết vớikháng thể đặc hiệu. Bước thứ ba là cho thêm kháng thể đặchiệu vói kháng nguyên nghiên cứu nhưng đã được gắn cộnghỢp vối một enzim (photphataza kiểm hoặc peroxidaza). Tiếptheo, đo hoạt độ enzim để biết khả năng phân hủy một cơ chấttừ không có màu biến thành sản phẩm có màu và được đo ở  bưốc sóng hấp thụ thích hợp. Ví dụ cơ chất của enzim phot-phataza kiềm không có màu là paranitrophenylphotphat sauphản ứng enzim sẽ biển đổi thành paranitrophenol có màuvàng chanh, đưỢc phát hiện ở bước sóng 405nm.

- Nếu xét nghiệm định lượng một kháng thể thì kháng nguyên đặc hiệu được gắn trưốc tiên vào đáy giếng microtiter. Tiếptheo cho kháng thế cần nghiên cứu vào để tạo phức liên kết

 Ag-Ab. Sau đó cho thêm antiglobulin chốhg kháng thể (chốnglại kháng thể nghiên cứu) được gắn cộng hỢp với một enzim và  qui trình xét nghiệm giôVig trường hỢp trên.

85

Page 99: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 99/352

Tóm tắt chương VI

86

1 . Phản ứng liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể là sự kếthỢp có tính chất bổ sung giữa cấu trúc không gian của một epi-  top trên phân tử kháng nguyên và vùng tiếp xúc tương ứng:  

paratop của phân tử kháng thể. Sự liên kết này mang tínhchất không gian bằng các lực liên kết không cộng hóa trị.

2. Sự liên kết giữa kháng nguyên - kháng thể có 3 đặc điểm làphản ứng phát nhiệt, có tính đặc hiệu cao và thuận nghịch.Tính đặc hiệu của kháng thể là tương đốỉ và không tuyệt đối.Do đó có thể có những phản ứng chéo nhiều hoặc ít vói cáckháng nguyên có cấu trúc tương ứng vái mức độ "phù hỢp" khác nhau.

3. Các kỹ thuật xét nghiệm và định lượng trong hóa sinh miễn

dịch là dựa vào nguyên tắc tương tác đặc hiệu giữa khángnguyên và kháng thể. Có nhiều dạng khác nhau như; khuyếchtán, ngưng kết miễn dịch kết hỢp điện di miễn dịch, xét  nghiệm miễn dịch liên kết enzim và miễn dịch phóng xạ.

Page 100: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 100/352

87

Chương VII. Các cơ quan và tế bào của hệ miễn dịch, biệt hóa và chức năng

Hệ miễn dịch được phát triển cao ỏ động vật có vú và chim,chiếm 1/60 trọng lượng cờ thể của ngưòi. Các cơ quan của hệmiễn dịch có thể được phân chia như sau;

7.1. Cơ quan nguồn

Cđ quan nguồn bao gồm chung cho hệ thống tạo máu. Các tếbào nguồn của tủy xưđng có thể sinh ra hàng loạt dòng tế bàokhác nhau như dòng hồng cầu, dòng megacarioxit, dòng bạch cầuhạt, dòng mono và đại thực bào, dòng tế bào lympho. Ngay trongtuần thứ 10  của đòi sông phôi thai trong dạ con, ngưòi ta đãnhận thấy các tế bào nguồn đầu tiên trong xương cùng với sự tạomáu ở tủy xương vào tuần thứ 2 0 . ở ngưòi, một phần các tế bàonguồn lympho ròi tủy xương đi theo con đưòng tuần hoàn máuđến tuyến ức để "luyện tập" và chín thành các lympho T, trongkhi đó một phần khác tiếp tục phát triển tại chỗ (Xem hình 1 .2,chưđng I)

7.2. Các cơ quan sơ cấp

Cđ quan sơ cấp còn gọi là cơ  quan lympho trung ưđng. Cơ quannày cũng xuất hiện sớm trong đồi sông phôi thai trước khi có cơquan thứ cấp. Quá trình tăng sinh các tế bào lympho ỏ những cđquan sđ cấp độc lập với tất cả các kích thích kháng nguyên. Vaitrò của các cơ quan này là: Cho phép các tế bào nguồn lympho ỏgiai đoạn đầu tiên được biệt hóa và sinh sản, được "học tập" đểdung nạp các thành phần cấu trúc của bản thân cơ thể, nghĩalà học cách nhận biết "cái bản thân".

Page 101: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 101/352

7.2.1. Tuyến ức (Thymus)

 Đây là cđ quan lympho trung ương quan trọng và là cơ quan

lympho - biểu mô được cấu tạo từ hai thùy hỢp lại. Tuyến ức nằmở vùng trung thất trưốc và ở phía trên. Sự biệt hóa của các tế bàolympho diễn ra ở phần vỏ và phần tủy của tuyên ức khác biệtnhau. Trong vùng vỏ, các tế bào lympho được gọi lả các tế bàotuyến ức vỏ có sô* lượng rất lớn và được bao quanh bằng các têbào biểu mô (Epithelial cell). Các lympho ở phần tủy <i   dạng ứcbào tuỷ (Medullary thymocytes) của tuyến ức bị phân tán rấtnhiều so với phần vỏ. Quần thể lympho ở tuyến ức rất nhạy cảmvổi hocmon corticoit và bị phá hủy tói 95%. Chỉ có 5% lympho

bền vói hocmon này là có thể chín sinh lý và được chuyển vàotuần hoàn máu.

Vai trò sinh lý của tuyến ức được biểu hiện khá sớm, trong đòisống phôi thai của động vật. Động vật bị cắt bỏ tuyến ức sẽkhông có đáp ứng miễn dịch tế bào đôi với lympho T gày độc hoặclympho tham gia vào quá mẫn muộn. Trong trường hỢp này.động vật có thể dung nạp mảnh ghép ngoại lai không phù hợp tồchức.

Tuyến ức có tác dụng như một cơ quan cho phép biệt hóa lym-

pho T theo hai cách sau:- Làm biến đổi tại chỗ các lympho T chưa biệt hóa thành cáclympho T có thụ thể TCR đối với kháng nguyên.

- Tạo ra các yếu tô' thể dịch có thể gọi là các yếu tô'"thymosine".thymopoetin tiếp tục gây ảnh hưởng lên hoạt động của lymphoT trong khu vực phụ thuộc tuyến ức của các cơ quan lymphongoại vi và hoàn thiện tiến trình biệt hóa các lympho T.

88

7.2.2. Tú i Pabricius và tủy xương

Túi Pabricius là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở mặt saucủa lỗ huyệt của loài chim cho phép sự biệt hóa các tế bào lym-pho B.

ở động vật có vú và ỏ người không có túi này. Đến nay. ngườita thấy rằng sự chín của các tế bào nguồn lympho thành tế bàolympho B được thực hiện trong tủy xương. Bằng chứng là các tếbào pro.B và pre.B bắt nguồn từ tế bào nguồn 0034" được nhânlên khi tiếp xúc vối các tế bào vách ngăn và mạng lưới của xương

Page 102: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 102/352

89

và tiếp nhận các xitokin từ những tô bào này cho quá Lrình biệthóa của chúng. Cũnịí ịíiôiifĩ như tê hào T ở tuyên ức, các lympho1?bị chết một phần lớn ỏ lủy xương (lo quá trình apoptosis và bịcác đại ihực bào nuôt. Quá trình apo])tosis là một cơ chê “chôtIhco chương trình” của các tê bào.

7.3. Các cơ quan lympho thứ câp

( -ác cđ (juan lympho thứ câị) còn gọi là cơ quan lympho ngoại viliao gồm các hạcli bạch huyết, lá lách, hạch amidan hay hạchliạiih nhân, các tâm Poyer (là những đám lympho rải rác suôtchiều dài của ruột, tập trung ở  phần ruột thừa và phần tận cùngcủa ruột non.), các mô bạch huyôt liên kết với niêm mạc (tuyếnnliầy) của đưòng hô hấp. ống tiêu hoá và đưòng tiết niệu.

 Đặc tính chung của cơ quan lympho thứ cấp là phát triển chậmhơn so vói cơ quan sđ cấp. Các cd quan này tiếp tục chức năngnuôi dưỡng các lyinpho T đôn từ luyến ức và lympho B đên từ tủyxường theo con đưòng tuần hoàn máu. ở những cơ quan này, cáctế bào l3'mpho B và T biểu hiện đặc tính chức năng của chúng

khi tiêp xúc với một kháng nguyên, ơ một sô vùng của cđ quanlyiTiỊ)ho thứ câ’p, ngiíời ta tìm thảV một sô hạch bạch huj'ết có têl)ào bao quanh hình thành các nang lymj)ho, trong đó chiêrn ưuIhô là các nang lympho B.

7.4. Nguồn gốc các tế bào của hệ miễn dịch

Một phần lón các tế bào của hộ miỗii (lịch đều có nguồn gốc tạo

máu. chĩ riông các tế bào lymi)ho T và B có các thụ thô bề mặt(T('R và BCR) chịu trách nhiệm vê tính miễn dịch đặc hiệu hoặcmiễn dịch thích ứng trong dòi sông cá thê. Tuy nhiên một số  lốncác tô bào tạo máu đều tham gia trực tiếp vào việc cảm ứng, điềuhòa và bộc lộ đáp ứng miỗn dịch đrặc hiệu cùng một lúc đảm báotính miễn dịch không đặc hiệu. Đó là những tế bào đa nhân nhưbạch cáu trung tính, bạch cầu ưa axít và bạch cầu ưa kiềm, các tếbào mast, các tiêu cầu. các tế bào dòng mono và đại thực bào.

Một sô tê bào không tạo máu cũng tham gia vào quá trình cảmứiiịĩ hoặc biêu hiện phản ứng miễn dịch như: tê bào nang phân

Page 103: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 103/352

nhánh (dendritic íollicular cell) của các cơ quan bạch cầu ngoạivi, các tế bào nội mô. (xem hìnlj 1.2, chương I)

Về nguồn gốc, tất cả các tế bào của hệ miễn dịch đều xuất pháttừ tế bào nguồn đã biệt hóa liên tiếp tạo ra hai dòng tế bào chúyếu là:

Dòng tế bào bạch cầu sinh ra các tế bào lymphoDòng tủy xương dẫn tới các thực bào và các kiểu tế bào tạo

máu khác nhau. Đến nay người ta cho rằng chỉ riêng dạng tế bào NK (tế bào

diệt tự nhiên - Natural killer) là trực tiếp biệt hóa từ tế bàonguồn tủy xương.

Như vậy các tế bào nguồn tủy xương có thể biệt hóa sinh rahàng loạt các tế bào tạo máu khác nhau như dòng nguyên bàohồng cầu sau này tạo ra hồng cầu, dòng tế bào nhân khổng lồ(megacaryocyte) sau này sinh ra các tiểu cầu đi vào máu. Cácdòng mono sau này có thể biệt hóa thành các đại thực bào(macrophage), dòng tế bào có hạt (granulocyte) sau này biệt hóathành các tế bào trung tính (chiếm 60 - 70% bạch cầu), tế bào ưaaxít (chiếm 3% bạch cầu). Các tế bào ưa kiềm chiếm 1% bạchcầu, tê bào mast định khu ỏ mô. Cuối cùng dòng tê bào lymphosau này biệt hóa thành các loại quần thể lympho B và lympho T.(xem hinh 1 .2).

Về chức năng của một  sô' tế bào thuộc dòng tủy xương, có thế  tóm tắt như sau:

Các tế hào trung tính  có khả năng di chuyển để đáp ứng tínhiệu hóa hưóng động. Nhò các thụ thể của tế bào như CD35,CDllb, CD18, thụ thể tiếp nhận Fc như CD32 và CD64 nênchúng có thể cố định và nuốt các vật thể hoặc các vi sinh vật đã 

được opsonin hóa bởi bổ thể và k hán g thể. Chú ng cũng có thể gây  tổn thương mô tế bào trong các phản ứng miễn dịch bệnh lý nhờ  

bổ thể và kháng thể.Các tế hào ưa axít  có màu hồng hoặc đỏ khi nhuộm eosin còn

gọi là "bạch cầu ái toan" có chức năng gây độc, được sản xuất vổisố lượng lớn để chống lại sự nhiễm bệnh ký sinh trùng, tham gíavào các phản ứng dị ứng do IgE hoặc do tác động của độc tốngoại sinh.

Các tế hào ưa kiềm  (Ba) được nhuộm màu bằng chất màu kiềmtính, giàu enzim arylsunfataz, p glucuronidaz, histamin và heparin.

Các tế báo mast  (Ma) có hai dạng, một dạng định khu ỏ tất cả

các mô liên kết, giàu histamin và heparin. Dạng thứ hai định

90  ______________________________________________________________   _ 

Page 104: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 104/352

khu ở   tuyến nhày ruột, phổi, chứa nhiều thụ thể của IgE(2,5x10®/! tê bào). Cả hai dạng tế bào Ba và Ma có thụ thể đốì vóiIgE có thể tạo ra sự kết tụ với kháng nguyên liên kết vdi IgE kéotheo việc giải phóng các chất hòa giải trung gian như chất hòagiải lip it, các xitokin. Do đó các tế bào ưa kiềm và tế bào mast cóvai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ chống lại kí sinh trùng vàtham gia vào các phản ứng dị ứng cùng vối kháng thể IgE.

Các tế bào dòng mono và đại thực bào  (macrophage) bào gồmmono của máu và đại thực bào của mô. Hệ thông tê bào này baogồm nhiều dạng: đại thực bào của phổi, đại thực bào mô liên kết,các tế bào Kuffer của gan, đại thực bào của lách và mô bạchhuyết, đại thực bào của xương (osteoclaster), của mô thần kinh

v.v... Ngoài ra còn một sô" dạng tế bào không thực bào (nonphago-cyte) đi kèm theo hệ thống này định khu ở các hạch bạch huyếtvà tuyến ức (thymus).

Các mono và đại thực bào chứa một số lón các enzim là dạngperoxidaz và lyzozim tham gia vào các phản ứng viêm, tạo rahiện tượng dung hỢp tế bào giữa chúng, đạt tới các tế bào khổnglồ, nhiều nhân (hiện tượng syncytium) như các tế bào Langer-hans.

Sự biệt hóa các tế bào đơn nhân (mono) ở máu thành các đại

thực bào của mô kèm theo việc tiếp thu đặc tính chức năng nhưgây độc cho tế bào và chức năng diệt vi khuẩn bằng cách sảnxuất ra các dẫn xuất hoạt hóa oxy và gốc nitrozil (NO).

91

7^. Các tế bào thuộc dòng lympho, biệt hóa và chức năng.

7.5.1. Đặc điểm chung của sự biệt hóa các tế bào lymphoCác tế bào lympho bao gồm hai dạng quần thể là lympho T và

lympho B, đểu bắt nguồn từ các tế bào nguồn tạo máu (haemato-poietic stem cells) có một giai đoạn trung gian giông nhau là tếbào nguồn lympho (lymphoide stem cell) nhưng chưa được xácđịnh rõ. Hai dòng lympho này khác vói các dòng tế bào khác ỏchỗ có sự biệt hóa theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu độc lập với sựkích thích của môi trưòng, giai đoạn tiếp theo của sự hoạt hóachịu ảnh hưởng của các kháng nguyên hoặc do sự tương tác idio-

Page 105: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 105/352

typ. Điều đó cho phép tạo ra sự thích ứng của đáp ứng miễn dịchđặc hiệu đốỉ vối các kích thích của cơ thể và của môi trưòng chứakháng nguyên.

Ngưòi ta còn phân biệt sự biệt hóa diễn ra ở cơ quan trungương và cđ quan ngoại vi. Đối với tế bào T sự biệt hóa xẩy ra ởtuyến ức, đỐì vổi tê bào B xẩy ra ở tủy xương. Quá trình biệt hóanày có tính chất không thuận nghịch, được đặc trưng bởi sự sắpxếp lại các gen để biểu hiện các thụ thể tiếp nhận kháng nguyên 

trên màng tế bào của mỗi loại quần thể: TCR hoặc BCR. Giai đoạn biệt hóa ở cơ quan trung ương là một quá trình lựa chọn dòng nhò các phân tử của MHC kết hỢp vói peptit của khángnguyên (đốĩ vối lympho T) và nhò các epitop của kháng nguyên tương tác với BCR (đối vối lympho B). Sự lựa chọn dòng cho phép loại bỏ một phần lớn các lympho (đặc biệt là lympbo T) và loại bỏcác lympho B tự phản ứng. Lympho B "tự phản ứng" bị loại bỏbỏi vì trên bề mặt của chúng có chứa thụ thể "chưa chín mùi" baogồm chuỗi nặng IgM ghép cặp vối chuỗi nhẹ giả  X   (pseudo-X).Mặt khác, một số lympho B do có sự sắp xếp lại các mảnh gennên đã sản xuất ra các tự kháng thể (autoantibody) chống lại các kháng nguyên của bản thân (autoantigen) thì cần phải bị loại bỏ.Cơ chế loại bỏ thể hiện khi lympho B nhận biết các tự kháng

nguyên đã liên kết vối tế bào kế bên có tự kháng thể, sẽ truyềntín hiệu cho tê bào này "tự sát" theo cơ chê apoptosis (là một quá trình chết của tế bào đã lập chương trình).

Giai đoạn ngoại vi của các quá trình biệt hóa xẩy ra ỏ các cđ quan bạch huyết ngoại vi và phụ thuộc vào các tín hiệu của chất hoạt hóa được tạo ra do sự tương tác của BCR vói các epitop, và dosự tương tác của TCR với các peptit liên kết vối phân tử MHC. Các phân tử khác của màng tế bào của hệ miễn dịch cũng gây ra những tín hiệu cùng phốỉ hỢp cần thiết cho sự hoạt hóa.

92

7.5.2. Sự biệt hóa của lympho T và dấu hiệu kháng nguyênbiệt hóá

Lympho T được biệt hóa từ tế bào tiền thân tủy xương CD34^,CD44* di chuyển về tuyến ức. ở đây chúng trở thành tế bào ứclóp vỏ là những nguyên bào sau đó phân chia và bộc lộ các phântử kháng nguyên CD2, CDl, CD5 . Tiếp theo các tế bào bộc lộphân tử TCR, phức hệ CD3. Các tế bào khác bộc lộ thêm phân tử

Page 106: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 106/352

93

CD4 và CD8 . Chữ CD là viết tắt từ chữ "cụm biệt hóa" (Clusterof Differentiation) và con số mang theo là thứ tự định loại quốctế.

Quá ti'ình chín của lympho T có Ihể được tóm tắt theo bảngsau;

Bảng 1: Quá trình chín cúa lympho T

Các yếu tố

biêt hóaC á c dạng tế bào Vị trí biệt hóa

Tô bào nguồn miễn dịch

Tế bào tiền thân T

Mô tạo máu

Các yếu tô biệt

hóa của tuyến

ức

Tế bào ức vỏ Tế bcào ức tủy

Tuyến ức

Yêu tố biệt hóa

tuyến ức

Chức náng ghi

nhó

(T ghi nhớ)

Lympho T chưa chín

Lympho T đâ chín

(Có thẩm quyển miễn dich)

, ị

Biôt hóa U^p iheo chức năng

Chức năng điều hòa

(T bổ trợ : Th và T ức chế :Ts)

Máu và cơ quan

bạch huyết

Chức năng hiệu

quả

(T gây độc : Tc

và T hiệu quả

Quá mẫn muộn)

Quá ti-ình chọn lựa âm tính và dương tính đối với quần thổlyinpho T cũng diễn ra (í tuyến ức và được trình bày tóm tắt ởliình 7.1

Page 107: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 107/352

94

^    Tkhỏithuỷ

đi vào tuyên ức

Ị Protiiĩioxit  CD4 CD8

kìiông chứa TCR 

chứn TCRu,p

LỚP VÓ

XAPOPTOSIS

LỚP TUỶ

:CD8^\

CMHI VA -ặíJ-  , 

 € ^ p e p t it ĨÌIH IC©

tố bào biểu mỏ

CD4*

CHỌN DUONU TÌNH CHỌN ẦMTÍN

BÊN NGOÀI TUYẾN ú c

Đi ra vùng ngoại vi, trỏ thành các tế bào lym- pho đâ chín, kết hỢp đặc hiệu vói MHC, không có đặc tính tự  ph<'ìn ứng

H ình 7.1 . Sự lựa chọn âm tính và dương tính của lympho T ở  tuyến ức. ở lốp vỏ các tế bào tuyến ức biệt hóa gồm cả CD4* và CD8* (lựa chọn dưđng tính), nhưng chỉ tồn tại riêng cho từng quần thể phụ chỉ bộc lộ một dạng CD4*8 hoặc CD4'8* do tác dụng loại bỏ (lựa chọn theo âm tính) của các phân tử phức hệ MHC.  (Theo Miller, 1993).

Page 108: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 108/352

7.5.3. Sự biệt hóa lympho B

Lympho B được biệt hóa từ các tế bào nguồn lympho CD34 củagan phôi thai và từ tủy xương của người trưởng thành. Sự biệthóa lympho B xáy ra liên lục trong đòi sông cá thể và khác vóisự biệt hóa của lyinpho T ởhai đặc điểm:

Sự biệt hóa lympho T xẩy ra ở tuyến ức và giảm dần đến tuổidậy thì.

Sự biệt hóa lympho B của động vật có vú xẩy ra ở tủy xương,của chim xảy ra ỏ túi Pabricius. Tiến trình biệt hóa của lymphoB có thê tóm tắt như sau: Từ tê bào nguồn tủy xương biệt hóathành lymj)ho B khởi thủy (pro B) sau đó thành tiền lympho B(pre B) và tiếp theo là biệt hóa thành lympho B chưa chín có bộclộ IgM bề mặt (mlgM). Giai đoạn tiếp theo là lympho B chín mùiđã bộc lộ IgM và IgD bề mặt (mlgiM và mlgD). Nếu lympho Bchíĩi không gặp kháng nguyên sẽ bị phân hủy. Lympho B chínkhi gộp kháng nguyên lại tiếp tục đưỢc biệt hóa thành nguyênbào B (B-blaslo) và tế bào plasma (plasmocyte). Chỉ có tế bàoplasma mói có khả năng tiết kháng thể đặc hiệu vói khángnguyên lạ. Mặt khác, nguyên bào B có thể trỏ tế bào B ghi nhớ(momory - B) để khi gặp lại kháng nguyên lạ có thể nhanh chóng

hình thành tế bào trong đáp ứng miễn dịch dịch thể đặc hiệu (sơdồ hình 7.2).

95

Page 109: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 109/352

96

I tô bào plasina

'ểặỉ / r , .

eti í!» C- *

Ngu yên bào B -r ,B ghi nhớ 

* pkháng nguyên  /* rt, A-------------

* »

w

H ình 7.2. Sơ đồ quá trình biệt hóa lympho B. (theo J.p. Revillard, 1994)

7 .5 .4 . S ự b i ệ t h ó a c á c d ạ n g t ế b à o k h á c th e o c h ứ c n ă n g  m iễ n d ị c h

7.5.4.1. Các tế bào diệ t tự nhiên (NK: Na tura l K iller)

Các tế bào diệt tự nhiên bao gồm một quần thể khác nhau củacác tê bào bạch cầu có đặc tính gây độc. Ngoài chức năng gây độcchúng còn bộc lộ thụ thề CD16 có ái lực cao với Fc và thụ thểCD56. Phần lớn các tế bào NK đều có hình thái của các lymphobào lón có hạt LGL. Một số trong chúng lại có dấu hiệu biệt hỏacủa dòng tế bào T như các thụ thể CD8, CD2 , TCRXÔ. Một dạng

Page 110: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 110/352

97

thứ ba của các tế bào NK không có dấu hiệu biệt hóa đặc trưngcho cả dòng tế bào T và B nên được gọi là tế bào lympho không có

cá tính "Null lymphocyte".7.Ỗ.4.2. Các tiểu cầu. (Thrombocytes)

Các tiểu cầu xuất phát từ các tế bào nhân khổng lồ tham giavào quá trình cầm máu (haemostasis) cũng như các phản ứngviêm và chông nhiễm trùng. Chúng cũng bộc lộ các phân tử lớp Icủa phức hệ MHC, các thụ thể của IgG (CD32) của IgE (CD23),các thụ thể của yếu tố VIII, của vitronectin (CD51), CD41 vàCD42; của xitoadezin cho phép liên kết đối với các íĩbrinogen, fi-

bronetin và vitronectin trong chức năng đông máu và cầm máu.

Page 111: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 111/352

98

 / y^_j\\,ìỉạch  vòm

-----------   Các tấm peyer của ruột non

| » ^ í B ' W   ..

Ị ______ Ruột thừa

~ f Mạch bạch huyết

e f ' ' Tuỷ xưdng

, , , I , , Hình dangmôt hach bach huyết Ằ  1'* ' t !

' \;Ịi' ị i K Y-. Mạch bạch■ huyết tới ...;; 7

\  .11* 1'i^ /Ị Mạch nội

) | | 'ẩ M ......

•1

  1 V '■\ Trung\  )Ị 1 ‘••lị « ’l A u i t á ỉ Y ì mâm

- "vỉ V- 1•! \v Lớp vó ' .

V ’ Lớp cận_

/ \'jỉ \

' \■:»« Ị

/ s

ễ ’S-'V .

n;V Ợ 

vo

Mạch bạchhuyết đi

Hình 7.3. Vị trí hệ thông mô tếbào miễn dịch của cơthể người

7.5.4.S. Các tế bào trình diện kháng nguyên (APC: Antigen  presentỉng cell)

Tế bào trình diện kháng nguyên bao gồm hai loại :Trinh diện kháng nguyên cho lympho B là những tế bào nang

có dạng thùy hoặc bạch tuộc (dendritic cell) của hạch bạch huyết,của lách. Chúng sẽ cô’ định kháng nguyên trên màng tê bào bằngthụ thể của bổ thể C3 và trình diện cho các tế bào B. Các khángnguyên có thế vẫn đưỢc lưu giữ lâu dài trong nhiều tháng trên bể

Page 112: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 112/352

niặt tê bào nang có thùy. Các tê bào nang có thùy không cónguồn gổc tạo máu.

Trinh diện kháng nguyên cho lympho T  được đảm bảo bằng iấ í  

các các tô bào mono, dại thực bào và các dẫn xuất của tê bào tua.Các kháng nguyên được trình diện dưới dạng các peptit liên kếtvới các phân tử của MHC lóp I sẽ trình diện cho các tê bào lym-pho TCD8*. liên kết với các phân tử của MHC lớp II sẽ trình diệncho các tê bào lympho TCD4" .

0 tuyến ức, các tê bào APC bao gồm các tê bào biểu mô của lốpvỏ tuyến ức, các tế bào tua và các đại thực bào nằm giữa lớp vỏvà tủy của tuyến ức. ởcác mô tế bào khác, APC là các tế bào tuaLangerhans của biểu mô. Các tế bào này khác với các tế bào thực

bào (phagocytes) là không có thụ thê đối với bổ thể và bộc lộ cácphân tử của CDl và CD4 hoặc có các thụ thê đốì với Fc. Các tếbào này bắt giữ kháng nguyên và chê biến thành các peptit liênkết với các phân tử MHC lớp II, sau đó vận chuyển về phía vùnghạch bạch huyết. Các APC còn lại là các tế bào khe. Khác với cáctê bào Langerhans, các tế bào khe rất ít tổng hỢp và đổi mới cácphân tử MHC lớp II.- Các tê bào có thùy của mô liên kêt cũng có chức năng giông các

tê bào của Langerhans.

- Các tê bào B cũng tham gia trình diện kháng nguyên cho têbào T bằng cách chúng nhận biêt kháng nguyên nhò BCR, sauđó tạo phức hệ BCR-Ag. Phức hệ FÍCT-Ag sẽ được nhập bào vàkháng nguyên sẻ được phân hủy thành các peptit nhò en-dosom. Tiêp theo các peptit kháng nguyên được liên kết vối cácphân tử MHC lớp II gây ra sự hoạt hóa lympho T. Bản thânLympho T khi đưỢc hoạt hóa như ti'ên sẽ tổng hỢp các lym-phokin để kiếm soát sự hoạt hóa của lympho B. Đó là mối quanhệ tương hỗ trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và

đáp ứng miễn dịch dịch thể.- Các tê bào mono và dại tliực bào cũng bộc lộ các phân tử MHClốp II và trình diện kháng nguyên cho các lympho TCD4*.

- Các tế bào nội mô (endothelial cell) và biểu mô (epithelianCcll) cũng có thô là các APC và bộc lộ các phân tử MHC lớp IIkhi đưỢc kích thích bằng gamma inteferon (IFN y)

99

Page 113: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 113/352

100

7.5A.4. Các t ế bào lympho T gâ y độc. (Tc)

Các lympho Tc nhận biết các tế bào đích (có thể là những tếbào bị nhiễm trùng hoặc virus, các tê bào ung thư...) bằng sựtương tác phân tử giữa TCR vói một peptit đã kết hỢp với mộtphân tử của MHC. Trong trường hỢp TCD8* xảy ra sự tiếp xúcvới các phân tử MHC lớp I và ỏ trường hỢp TCD4 có sự tươngtác với phân tử MHC lớp II.

Các tê bào NK và LAK (tê bào giết được hoạt hóa bằng lym-phokin: lymphokine activated killer cell) cũng giốhg như đại thựcbào khi được hoạt hóa sẽ phá hủ\ các tê bào ung thư hoặc tế bào

già biến dạng. Nguồn gốc của sự iương tác đặc hiệu này vẫn cònchưa được sáng tỏ.

Page 114: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 114/352

Tóm tắt chương VII

101

1 . Các cơ quan của hệ miễn dịch bao gồm- Cơ quan nguồn sinh ra các tế bào tạo máu và các tế bào của hệ

miễn dịch- Các cơ quan trung ương hay sđ cấp, các cơ quan ngoại vi hay

thứ cấp. Từ các cơ quan này các tế bào của hệ miễn dịch được

sinh ra, được luyện tập để nhận biết đưỢc "cái bản thân và cáikhông phải của bản thân" được biệt hóa và thực hiện các chứcnăng miễn dịch.

2 . Các tế bào tham gia vào phản ứng miễn dịch bao gồm mộtphần là các lympho T và lympho B có các thụ thể bề mặt nhậnbiết kháng nguyên riêng cho mỗi quần thể, và một phần kháclà tổng thể các tế bào phụ trỢ có chức năng cảm ứng, điều hòavà gây hiệu quả miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.Các tế bào tham gia vào phản ứng miễn dịch đều bắt nguồn từ

tủy xương tạo máu. Sự biệt hóa của chúng được kiểm soát bằngtổng thể các xitokin và các yếu tố tăng trưởng phù hỢp vối sựsinh sản và sự chín của chúng.3. Các loại tế bào đa nhân trung tính và ưa axit có những đặc

điểm khác nhau và chức năng phân biệt nhau. Tế bào đa nhântrung tính có đời sống ngắn, có chức năng kiểm soát sự nhiễmtrùng và các phản ứng quá mẫn với sự tham gia của bổ thể vàkháng thể.

4. Trong khi đó các tế bào ưa axít rất độc, kiểm soát sự nhiễm kí

sinh trùng; gây ra tổn thương tế bào trong các bệnh dị ứng.5. Các tế bào ưa kiềm và các tế bào mast của mô liên kết và môniêm mạc (tuyến nhầy) tham gia vào phản ứng miễn dịch phụthuộc IgE trong các bệnh dị ứng và nhiễm kí sinh trùng.

6 . Các tế bào APC có vai trò rất quan trọng trong đáp ứng miễndịch đặc hiệu qua trung gian tế bào. Đó là các APC cho lymphoB và các loại lympho T.

7. Chức năng trình diện kháng nguyên được thực hiện nhò nhiềukiểu tế bào, gây ra hiện tượng thực bào, phân hủy tế bào và

gây độc cho tế bào đích.

Page 115: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 115/352

Page 116: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 116/352

103

Chương VIII. Sự tương tác giữa các tế bào miên dịch và điểu hoà đáp ứng miễn dịch

8.1. Sự tương tác giữa các tế bào có thẩm quyền miễn dịch

Các tế bào lympho bắt nguồn từ các cơ quan lympho sơ cấp sau khi được biệt hoá và luyện tập miễn dịch đều là những tế bàochín, có “thẩm quyền miễn dịch” nghĩa là đã có chức năng miễndịch nhất định. Cụ thể là chúng có khả năng nhận biệt một loạiepitop nhò một thụ thể slg (Ig bề mặt của tế bào B) hoậs nhờTCR của tế bào T ở cơ quan lympho thứ cấp. Sự tiếp xúc với epi-top của các tế bào đã tạo ra một giai đoạn mói cho sự chín của cáctế bào có thẩm quyền miễn dịch giúp cho chúng trở thành những

tê bào đáp ứng miễn dịch có hiệu quả. Sự chín mùi của các tế bàocòn giúp cho sự hỢp tác giữa các loại tế bào có thẩm quyền miễndịch đối với nhau và cho phép cơ thể thích ứng nhanh chóng vớimôi trưòng xung quanh. Có các loại tế bào tham gia vào sự hỢptác trong đáp ứng miễn dịch tế bào là:1.Các tế bào trình diện kháng nguyên (APC) là đại thực bào,

thực bào đơn nhân, tế bào dạng bạch tuộc hay các tế bào có tua(Dendritic Cell) và một số loại tế bào khác như Langerhanscủa biểu mô, cả các tế bào B. Các APC có chức năng chủ yếu là

trình diện các kháng nguyên cho các lympho T bổ trỢ (Th) vàlympho T hiệu quả (Tc).2. Các tế bào lympho bổ trỢ T-CD4 đóng vai trò cảm ứng gây ra

đáp ứng miễn dịch.3. Các tế bào lympho T hiệu quả còn gọi là Tc (T gây độc) có vai

trò loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus hoặc tế bào biến dạng ungthư. Tc luôn luôn biểu hiện cụm biệt hóa CD8*.

4. Các tê bào có thẩm quyển miễn dịch như lympho B (tiết rakháng thể) lympho T CD8 (chuyển biến thành các tế bào gây

hiệu quả tiết ra lymphokin gây độc) và cả hai loại tế bào đểu

Page 117: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 117/352

phân chia tăng cường khi có dốỊ) ứng miễn dịch. Bên cạnh đócòn có một cớ chê kiểm sơát rất chính xác để giới hạn sự hớỊ) lác dáp ứng miễn dịch. Đó là sự kìm hãm đáp ứng có hiệu quátheo kiểu cớ ché ngưực (feedback), nhờ vai trò của Ts(T.suppressors).Khi có kháng nguyên xâm nhập, cơ chê' hỢp tác và điếu hoà

đáp ứng dồng thòi xẩy ra cho phép loại bỏ kháng nguyên nhưng  đồng thời củng có quá trình chííp nhận kháng nguyôii. Tuy  nhiên, sự loại bỏ kháng nguyôn xay ra ưu thê (lối với các kháng  n g u y ê n l ạ v à s ự d á j ) ứ n g m i ễ n d ị c h b ị k ì m h ã m d ưỢ c Lạ o r a d(Vi

với các tự kháng nguyên (autoantigen). Người ta có thể phân biệthai giai đoạn hỢp tác tô bào là:

- Giai doạn các đại ihực bào bắt giữ kháng nguyên và trình diện]30ị)tit kháng nguyên cho các lynipho T bồ trỢ (Th). Đó là sựhỢp tác các đại thực b<ào và lympho T bổ trỢ.

- Giai đoạn giải phóng các yếu lố hoạt hoá (lymphokin của Th)  và hoạt lioá các lympho-B dê tiết ra kháng thể. Đó là sự hđ|)tác giữa Th và lyinpho B.

8.1.1. HỢp tác dại thực bào - lympho T và trình diện kháng nguyên

Sự hỢ|) tác các lynipho T với các dại thực bào, tế bào mono cầncác quá trình sau;- Bắt giữ kháng nguyên chế biến thành peptit phán tử nhỏ và

trình diện peptit kháng nguyên cho các lympho T bổ trỢ đặchiệu ỏ mức độ các phíân tử xMHC lớp II.

- Nhận biết giữa các tô bào nhò phán tử MHC lớp II của đại thựcl)ào và lympho T.

- Hoạt hoá lympho T nhò các chất truyền dẫn sinh học hoà tannhư ĨL l vả IL 6 do đại thực bào đã hoạt hoá tổng hỢp ra.Cơ chê phân tử vả tê bào của sự trình diện KN được thể hiện ỏ

hai dạng sau đối với hai dạng lympho T: TCD4 và TCD8. Dang thứ nhất   là kháng nguyên của bản thân (kháng nguyên

nội sinh) và cũng là những kháng nguyên của virus nằm bẽntrong tê bào chát (Cytosol) của tê bào bị nhiễm sẽ được chế biến  băng vi Ihê’ proteasoine, một phức hệ gồm 28 tiểu đơn vỊ trong dócó hai tiôii d(Jn vị là LMP2  vù LMP7 có V'ai trò tiêu ho<á khángnguyên nội sinh (LMP2 và LMP7 dược mã hoá trong phức hệ genHLAII, xem hình <1.2). Peplit kháng nguyên đã được chô” biên sẽ

104

Page 118: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 118/352

đưỢc T A P l và TA P2 vận chuyển vào khoang lưối nội chất để liênkế t vái r ã n h của H L A I mới đưỢc tổng hỢp nhưng còn nằm ở

khoang lưói nội chất. Việc liên kết của peptit kháng nguyên với HLA I có sự giúp đở của các phân tử bảo mẫu Calnexin, Cal-ríỉticulin và một protein trỢ giúp cho TAPI là TAPASIN. Sau đó  chỉ riêng phức hệ HLAI - peptit kháng nguyên được đóng gói bàng bọc màng và được vận chuyến lên bề mặt tê bào đích bị  

nhiễm để trình diện cho tế bào TC D8\ ở những tế bào không bị nhiễm virus nội bào, các peptit của protein bản thân luôn luôn lấp đầy rãnh liên kết của MHCI (HLAI) và bộc lộ ở trên bề mặt màng. Khi tê bào bị nhiễm virus nội sinh, lượng MHCI luôn được 

tổng hỢp dư thừa sẵn có ở khoang lưới nội chất sẵn sàng làmnhiệm vụ trình diện kháng nguyên nhiễm nội sinh (Hình 8.1). D a n s th ứ h a i   là kháng nguyên ngoại sinh bị bắt giữ bỏi các đại  

thực bào và các tê bào B. Các kháng nguyên này được nuôt (en-docytosis) và được bọc trong bọc màng (vesicle), sau đó dung hợp  với lysosome và bị tiêu hóa, chế biến thành các mảnh peptit kháng nguyên trong môi trường axit của bọc màng. Trong lúc đó,  các phân tử MHC lớp II (HLA-II) cũng được tổng hỢp trong  khoang lưói nội chất nhưng luôn luôn được liên kết với một pro-  

tein bảo mẫu (chaperon) có tên gọi là chuỗi li. (Invariant chain). V ì vậ y M H C II khô ng Ihể kết hỢp được với bất kỳ protein mỏiđược tổng hợp ở lưới nội chất. Chức năng thứ hai của chuỗi li là hướng dẫn cho MHCII liên kết vổi bọc màng có pH axit chứa peptit KN cần trình diện. Phức hệ MHCII-Ii, sau đó sẽ được tiếp cận với một sô" protease ưa axit và đặc biệt dưới tác động của  HLA-DM làm phân hủy, tách ròi chuỗi li ra khỏi MHCII dể liên kết với peptit KN. Phức hệ MHCIl-peptit KN sẽ được bộc lộ trênbề mặt màng tế bào APC đế trình diện cho tế bào TCD4*.

Các đại thực bào cũng có thể bất giữ nhiều kháng nguyên nhờ  cấu trúc kết dính không đặc hiệu (và cũng có thể nhờ các kháng  thô có ái lực cao với tế bào), Kháng nguyên bị bắt giữ sẽ được  “ c h ê b i ê n ” n h ò q u á t r ì n h p h â n g i ả i p r o t e i n n ộ i s i n h t h à n h c á c  

mảnh peptit kháng nguyên nhỏ và các peptit kháng nguyên nhỏ sẽ liên kết với các phân tử HLA lốp II- và được cô' định trên bề  mặt tế bào APC. Epitop của kháng nguyên sẽ được nhận biết đặc hiệu bỏi một TCR của lympho T bố’ trỢ. Màng tế bào chứa CD., có  đặc tính nhận biết các phân tử HLA II (DR, DQ, DP). Sự liên kết  giữa hai loại tế bào (Th-đại thực bào APC) còn được tăng cường  

bằng l iên kết của các phân tử không đặc hiệu như CD2-LFA3,

105

Page 119: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 119/352

106

LFAi - ICAM. (ICAM: Intercellular Adhesion Molecule và LFA: Leukocyte Punction Antigen được gọi là các integrin thuộc họ cá c

glycoprotein heterodime của màng tê bào có chức năng làm kể't  dính giữa các tế bào vói nhau và giữa các tế bào vối chất nềin ngoại bào). Hình 8.2. trình bày sơ đồ sự trình diện kháng nguyêin ngoại sinh và vai trò của các cụm biệt hoá CD4 và CD8.

Cđ chế phân tử và tế bào của sự trình diện kháng nguyên th.ê  hiện ở các đặc điểm sau:-   Sự tiếp xúc giữa đại thực bào và Th có thế quan sát được ở cá c

hạch lympho khi có sự xâm nhập của một kháng nguyên ở mứcđộ hình thành các đám đại thực bào đã hoạt hoá bao quanh cáiC  

lympho T.- Sự hỢp tác đại thực bào-Th cũng cần một tín hiệu hoá học dưẻíidạng các chất truyền dẫn sinh học như: ILl và IL6. Ngoài rai,  các protein này còn có nhiều chất khác như hocmon ACTI-i (Adrenocorticotrophic hormone, một hocmon kích thích tuyếin thượng thận), yếu tố giải phóng tuyến dưới đồi, làm tăng glui- 

coz của máu. ở mức độ lympho T, IL l gây cảm ứng tổng hợip IL2 (là một yếu tố cần thiết cho sự tăng sinh của các lympho T)  cũng như tạo cảm ứng bộc lộ các thụ thể của Th đối vói IL2i. 

ILl cũng giúp cho sự chín mùi các lympho B.Các tê bào khác cũng có vai trò APC là các tê bào tua bộc lộ cáiC kháng nguyên HLA lớp II và kháng nguyên CD6. Ngày nay',  người ta cho rằng các tế bào tua có vai trò rất quan trọng troníg  cảm ứng và duy trì đáp ứng miễn dịch.

Tóm lại, chức năng của các đại thực bào là trình diện khánịg  nguyên, nhận biết lympho T, tổng hỢp ILl và trong các trưòiiịg hợp bệnh lý có thể đảm bảo vai trò của các tế bào hoá sừníg(keratinocytes), tế bào hình sao (astrocytes), tế bào gian mạclh  (mesangial cells). Điều đáng chú ý là sự trình diệti KN có tínlh  chọn lọc đặc hiệu đối vói hai loại tế bào TCD4* và TCD8* (Hìnlh8.3)

Page 120: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 120/352

107

Màng sinhchất

\

 _ __  _   Peptit  / kháng nguyên

 _ _ v

IK> niáy Goigi

Calnoxin'* Calreticulin

Peptit

^

  Proteasomo

Hình 8,1. Sơ đồ trình diện kháng nguyên nội sinh

Page 121: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 121/352

108

Khángnguyên

Đại thực bào

1 =

tMHCcủa

TB-BTVLđạithực bà ữ

Lưđi nội chất

MHC-II

Hlnh 8»2* Sd đồ trình diện kháng nguyên ngoại sinh

Page 122: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 122/352

109

(B )(A )

T ế b ào t r ì n h d iệ n

3

P e p t i t - ^  k h á n g n g u y ê n r X V y V y T ^ C D 4

T ế b à o đ íc h

P h â n t ử M H Clỏpl

cc

T h ụ t hể t ế b ào Tc

dCD8

P e p t i tV • • ^ Whnnp’V k h á n g

^ n g u y ê n

^ T h ụ th ể^ tế bào T

T y r : j V ' . ' r - c , -

T ế b ào T y r o z i n k i n a z T y r o z i n k in a z T ế b ào

T C D 4* T C D 8*

H ì n h 8 . 3 . V a i t r ò c ủ a c ác c ụ m b iệ t h o á C D 4 v à C D 8

t r o n g t r ì n h d i ệ n k h á n g n g u y ê n

8.1.2. HỢp tác lympho Th - lympho B

 Đặc điểm chung của sự hỢp tác lympho Th-lympho B là làmcho lympho B biến dạng và được hoạt hoá để tổng hỢp các khángthể IgM hoặc lympho B có thể trỏ thành các tế bào mang IgG,IgA hoặc IgE của màng và biệt hoá tiếp tục thành các tế bàoplasma để sản xuất các Ig khác nhau, đồng thời biến thành cáclympho B ghi nhố miễn dịch.

Giai đoạn hỢp tác Th-B xảy ra theo hai cơ chế có quan hệ chặtchẽ với nhau. Đó là hiện tượng đặc hiệu kháng nguyên và hiệntượng không đặc hiệu kháng nguyên, cả hai hiện tượng này vẫn

Page 123: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 123/352

còn đang được bàn luận về sự tồn tại và bản chất của nó. Trongcđ chế này, ngưòi ta cho rằng sự có mặt của đại thực bào sẽ làm

dễ dàng cho sự hỢp tác giữa lympho Th và lympho B. Đại thựcbào có thể trình diện kháng nguyên cho các lympho T và cho nómột tín hiệu hoạt hoá làm nhạy cảm các chất truyền dẫn sinhhọc của lympho T. Sự tưđng tác trực tiếp giữa lympho T và lym-pho B xảy ra đồng thời với việc nhận biết kháng nguyên vối sụtham gia của TCR và các Ig bề mặt hoặc HLA lốp II của lymphoB. Hiện tượng này được mô tả dưối tên gọi là “cầu khángnguyên”. Lytnpho B sau khi bắt giữ kháng nguyên nhờ các Ig bểmặt có thể bộc lộ kháng nguyên ở mức độ màng tế bào tương tụ

như một APỎ. Sự tương tác Th-B cũng có thể được tăng cườngbằng các phân tử kết dính như CD4 của lympho Th và HLA lớpII của lymphoB. Hiện tưỢng tương tác không đặc hiệu khángnguyên có sự tham gia của các intelđkin. Các lympho Th tiết ramột loạt các intelđkin trong vi môi trường chứa lympho B đã hoạthoá để đạt được hai hiệu quả sau:-  Làm tăng sinh tế bào B: lymphokin đóng vai trò là các yếu tô'  

tăng trường tế bào B (B cell groivth factor: BCGF) và đòi hỏi tể  hào B phải có các thụ thểBCGP. Sự hoạt hoá này nhờlL l hoặc chất kích thích phân bào (mỉtogen) IL2, inteferon a, và IL4 là những yếu tố tăng sinh tế hào.

- Làm biệt hoá tế bào: lymphokin làm hiến đổi tế bào B tiết IgM  thành các tế bào B tiết các Ig khác nhưlgG, IgA, IgE. Đó là các 

 yếu tô biệt hoá tế bào B (B cell dỉferentiatỉon factor BCDF).  Ngày nay người ta đã biết IL2 đồng thời đóng hai vai trò là làm tăng sinh tế hào và gây ra biệt hoá tế bào, IL4 đóng vai trò kích thích việc sản xuất IgG, IgE, IL5 làm tiết IgA. Inteferon Y  

 gây ra biệt hoá tế bào giống tác dụng của IL6. Các BCGF củng  tham gia kìm hãm tổng hỢp chuỗi nặng của các Ig.

 Sự đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên có tính chất không  đồng nhất   bởi vì các kháng nguyên có thể ỏ nhiều dạng khácnhau như: protein lạ dạng hoà tan, các kháng nguyên là nhữngtế bào (là kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức), các hỢp châ'!polime như polixacarit của vi khuẩn (là kháng nguyên khôngphụ thuộc vào tuyến ức) có khả năng kích thích lympho B, khôngcần sự có mặt của đại thực bào và lympho T. ở trường hỢp nàycác kháng thể được tiết ra chủ yếu là IgM.

110

Page 124: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 124/352

111

Sự hỢp tác giữa lympho Th và một lympho T khác cũng có thế 

làm biến đối lympho T này thành dạng có hiệu quả, có khả năng 

gây ra đáp ứng miễn dịch trực tiếp dối với một kháng nguyên  

được đưa lặp lại vào cơ thể. Các lympho T có hiệu quả này có thể 

chuyển biến thành các dạng lympho Tc, hoặc thành lympho T 

tiêt c á c lymphokin.

8.2. Sự điều hoà đáp ứng miển dịch

Một kháng nguyên lạ khi xâm nhập vào cơ thế sẽ gây ra đáp  

ứng miễn dịch dịch thể (sản xuất ra các kháng thể) và đáp ứng 

miễn dịch qua trung gian tế bào.

Từ lâu. ngưòi ta đã biết rất rõ kho dự trữ của hệ miễn dịch rất  

đa dạng vì có thể thích ứng với bất kỳ một kháng nguyên nào.  

Một con thỏ hoặc một con chuột có khả năng tổng hỢp ra các

kháng thể không chỉ chông lại các virus và/hoặc vi khuẩn có mặt 

trong một ổ sinh thái mà còn chống lại tất cả các phân tử protein  có cấu trúc rất khác nhau như anbumin, insulin của nhiều nguồn 

 gốc   khác nhau hoặc thậm chí một chất mới được tổng hỢp ở  

phòng thí nghiệm không tồn tại trong tự nhiên.

Cđ chế nào có thể giải thích cho khả năng sản xuất ra các loại  

protein bố sung cho câu trúc của kháng nguyên lạ rất phong phú  

dó? Đà có nhiều giả thuyết giải thích cho cơ chê điều hoà dáp ứng  

miỗn dịch. Người ta cho rằng đáp ứríg miễn dịch được biểu hiện ở  

ba dạng; điều hoà đáp ứng miễn dịch thể dịch, tức là điều hoà việc sản xuất các kháng thể hoà tan, điều hoà đáp ứng miễn dịch 

qua trung gian tê bào và cuối cùng là khả năng điều hoà nhò sự  

tương tác miễn dịch thần kinh - nội tiết với sự tham gia của  

nhiều loại hocmon và các châ’t dẫn truyền xung thần kinh.

Page 125: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 125/352

112

8.2.1. Điều hoà đáp ứng miễn dịch bằng các kháng thể và mạng lưới idiotip

8.2.1.1. Kháng thể ái lực cao hay kháng th ể bao vây 

Các kháng thể được sản xuất ra từ lympho B có thể thay đốitrong đáp ứng miễn dịch thể dịch. Thật vậy, lúc đầu, khi mộtkháng nguyên lạ xâm nhập, chỉ xuất hiện một số ít các lympho Bnhạy cảm với kháng nguyên đó. Dần dần sự đáp ứng miễn dịchtăng lên do tăng sinh một dòng tế bào B và làm biến đi khángnguyên lạ. Sau đó ít lâu có sự cạnh tranh kết hỢp với kháng

nguyên làm xuất hiện khả năng chọn lọc chỉ một dòng tế bào BCác kháng thể ái lực cao chỉ được sản xuất ra từ một dòng tế bàoB. Khi có kháng nguyên lạ xần nhập trỏ lại thì chính kháng thêcó ái lực cao sẽ kết hỢp nhanh chóng vối kháng nguyên và cạnhtranh với các thụ thể cùng loại của lympho B. Các kháng thế’ á)lực cao đốì với kháng nguyên lạ được gọi là các kháng thể bao vâyhay kháng thể “phong bế Tác dụng điểu hoà đáp ứng miễn dịchthể dịch sẽ tạo ra hiện tượng Không cần tái kích thích hệ thôngmiễn dịch. Nhò khả năng n \y trong thực tế, ngưòi ta đã ứng

dụng kháng thể bao vây để ••hữa một số bệnh như tan huyết trẻsơ sinh (liệu pháp huyết thí 'ih anti-Rh(D) hoặc liệu pháp huyếtthanh kháng uốn ván v.v...

ở một khía cạnh nào đó, các kháng thể ái lực cao lại có tácdụng tiêu cực, có thể che phủ các tế bào biến dạng ung thư, ngăncản không cho các lympho T ?ây độc cho những tế bào này. Bêncạnh đó, một sô' loại kháng tliể ái lực cao có thể ngăn ngừa khảnăng thải bỏ các mảnh ghép tê bào, cũng oó thể được ứng dụng trongkỹ thuật cấy ghép mô tế bào.

8.2.1.2. Kháng thểizotip

Sự điều hoà đáp ứng miễn dịch thể dịch đáng chú ý là điều hoàtiết kháng thể izotip: Trong cơ thể, tỷ lệ các lỏp Ig íà một con sô”tưđng đối ổn định. Trong trưòn^ hỢp bệnh lý, như bệnh u tuỷ, chímột dạng Ig đơn dòng được sản xuất ra kèm theo việc giảm tổnghỢp các Ig của cùng một izotip. Một izotip là sự khác biệt cấutrúc của các vùng không biến đổi ỏ các chuỗi peptit cấu tạo riênIg, đảm bảo cho sự đa dạng hòá cấu trúc của các lớp, các dưới lốp

và các kiểu Ig. Tất cả các izotip của các Ig đều có mặt ỏ một cá

Page 126: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 126/352

thể bình thường của cùng một loài. Sự điểu hoà izotip đã đượcnghiên cứu rõ trong ti iíờng hỢp IgE do các tế bào T có thụ thể

cúa IgE chi phôi (RKcc). Cíác lymi)h() Te tống hỢp các yếu tô liênkết với IgE (IgE binding Pactor; IgEBP) hoặc làm tăng tổng hỢpIgE hoặc kìm hăm tổng hỢp IgE.

8.2.1.3. Id iotip và m ạng lưới 

 Điều hoà kháng thê theo kiểu idiotip và mạng lưới đã đượchình thành từ các thực nghiệm của H. Kunkel (1963), J. Oudinvà sau đó được N.K. Jerne (1974) tập hỢp lại thành quan niệm

chung cho rằng mỗi một kháng thể Abl hoặc một thụ thế T đượcđặc trưng bằng một paratop (Pi) bố’ sung cho một epitop (e) và bố’sung cho các epitop nằm ởcác phần biến đổi của phân tử khángthể và được gọi là các idiotop (i|). Mỗi idiotop ii tương ứng vối mộtparatop (P2 anti i|) có mặt trên một kháng thể Ab.^ (hoặc một thụthể T). Bản thân Abv lại có các idiotip 12 được nhận biết bỏi cácparatop (Pa anti iv) của kháng thể Abj v.v... Đó chính là dãy mạnglưổi idiotop. Sự đáp ứng miễn dịch kéo theo làm giảm kháng

nguyên xâm nhập và làm tăng kháng thể Abị được nhận biếtbằng một kháng thể Ab.) (anti idiotip). Dần dần epitop liên kếtvối tê bào sản xuất Ab| sẽ không còn nữa (kháng nguyên giảm)nhưng kháng thể anti-idiotip lại tăng (Aba tăng). Các tế bào sảnxuất Abj bị cô' định bởi Ab, sẽ làm ngưng việc sản xuất Ab|. Dođó Ab., có tác dụng điều hoà việc sản xuất Ab,. Nếu tiếp tục tiêmkháng nguyên sẽ làm tăng tiêu thụ Ab| và do đó tái kích thíchcác tế bào sản xuất kháng thể này sẽ làm phá vỡ trạng thái cânbằng, lôi cuô"n theo việc sản xuâ"t Ab| và tiếp theo là Ab.. và đạttới trạng thái cân bằng mới.

Sự tương tác idiotip-paratop hình thành nên một mạng lưói

thông tin phân tử và tế bào, đồng thời tạo ra khả năng điều hoà

giữa các yếu tô' của hệ thống miễn dịch với các epitop của các

kháng nguyên của bản thân và kháng nguyên lạ. Lý thuyết này

đã biểu hiện rõ là một trong những phát triển phong phú nhất

của lĩnh vực miễn dịch học và y học.

113

Page 127: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 127/352

8.2.2. Điều hoà đáp ứng miễn dịch nhở các tế bào lympho T

Người ta phân biệt nhiều kiểu lympho T kìm hãm hay trấn áptưđng tác giữa chúng với nhau, các lympho T kìm hãm đặc hiệukháng nguyên và không đặc hiệu kháng nguyên.

8.2.2.1. Các lympho T trấn áp đặc hiệu kháng nguyên

Sơ đồ hoạt hoá các lympho T ức chế đặc hiệu kháng nguyên dãđược nghiên cứu ở chuột như sau:

 Đại thực bào chứa các phân tử MHC lốp II gọi là IJ (tín hiệunhận biết kìm hãm) làm hoạt hoá một T kìm hăm khác cũng

chứa u . Lympho T kìm hãm TS, này đưỢc gọi là lympho T ức chêcảm ứng (induccr). TS| tiếp tục hoạt hoá TSọ cũng mang tín hiệuIJ và TS., được gọi là TS truyền dẫn (transducer). TS2  tiếp tụchoạt hoá TS;; và TS , dược gọi là tế bào gây hiệu quả điều hoà T ứochế. Sự tihận biết giữa các tô bào trong quá trình hoạt hoá nàycủa các té bào T ức chế sẽ diíỢc dám báo bằng tín hiệu u do MHClớp II mã hoá. Trong klii đó sự nhận biết đặc hiệu kháng nguyênsẽ được đảm báo bằng các thụ thể kháng nguyên của các tế bào Tức chế. Cụ thể là TS, eó một idiotip, TS2 có một anti idiotip, TS;i

có thể có anti-anliidiotip. Do dồ, sự điều hoà có thể đưỢc kiểmsoát bằng tê bào TSọ có anti-irliotip có khả năng bao vây các têbào T bố LrỢvà các tế bào T gây hiệu quả. Bàng sự kết hỢp giữaantiidiotip với các i d i o t i p . lympho TS;, sẽ kiểm soát hoạt động củacác tê bào có cùng idiotip với nó có liên quan đến đáp ứng miễndịch bằng một oơ chê cạnh tranh giữa các tê bào có cùng mộtkháng nguyên hoặc bằng tác dộng của một yếu tô" có kìm hãmdặe hiệu (lo chúng tiết ra.

Theo Dorf và Bcna(‘orraf, có thể ciíc đại thực bào cần thiết cho

sự hoạt hoá các lympho T ức chế trong khi trình diện khán^ínguyên.

s.2.2.2. Các lympho T ức ch ế không dặc hiệu k há ng nguyên

Có nhiều loại lympho T kìm hãm biểu hiện hoạt động khônííđặc hiệu đôi với kháng nguyên. Các lympho này có thể được hoạthoá bằng các tín hiệu khác nhau như ConA, histamin, các pros-taglandiĩi D., (PGE.j). và một số phức hệ miễn dịch khác. Các tồbào T-kìm hãm không dặc hiệu khi được hoạt hoá bằng ConA sõ

tiết ra một yêvi tô hoà tan gọi là SIRS (Soluble Immune Responsíĩ 

114

Page 128: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 128/352

Suppressor). Yếu tô”kìm hãm đáp ứng miễn dịch này sau khi đưỢc cải biến nhờ đại thực bào sẽ có khả năng hoạt hoá dây

chuyên các lympho T kìm hãm dạng đặc hiệu. Yếu tô" này cũngđóng vai trò quan trọng, làm xuất hiện các quyết định khángnguyên IJ trên màng đại thực bào. Cuối cùng rất có thể hoạtđộng của các lympho T ức chế được kiểm soát trực tiếp bằng cáclympho T-gây hiệu quả.

8.2.3. Điều hoà đáp ứng miển d ịch bằng kiểm tra d i truyền

Các thực nghiệm đầu tiên của Benacerraf và cộng sự (1974) đã

chứng minh sự điều hoà đáp ứng miễn dịch được kiểm tra bằng 

các yếu tô di truyền. Việc sử dụng các dòng chuột cùng nguồn gốc 

gen (chuột cobaye đồng sinh) cho phép xác định chắc chắn sự tồn 

tại của một gen hoặc một nhóm gen liên quan vói sự đáp ứng  

miễn dịch. Các gen này được ký hiệu là Ir (Immune response  

gens). Sau này, người ta đã chứng minh các gen Ir liên quan vôi  

MHC và sự kiểm tra di truyền đối với đáp ứng miễn dịch chủ yếu  

liên quan với các lympho T. Các protein do Ir mã hoá chỉ được bộc lộ ở các tế bào của hệ miễn dịch như: các lympho, các đại thực  

bào, các tế bào có tua v.v... Đó là những tế bào biểu h iện các phân  

tử MHC lớp II. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các tế bào T và  

B tương tác tối ưu vối nhau chỉ khi chúng là những tế bào biểu 

hiện các protein lớp II của MHC. Chức năng của các protein này 

là giúp cho các tê bào T nhận biết kháng nguyên.

Ngưòi ta cũng cho rằng có một số gen  khác không liên kết với locus của MHC nhưng cũng có khả năng điều hoà đáp ứng miễn 

dịch. Chẳng hạn, thiếu các gen cấu trúc mã hoá cho các thụ thể T 

hoặc B, có thể xảy ra hiện tượng biểu hiện kiểu hình không đáp  

ứng miễn dịch. Một số nghiên cứu khác cũng cho phép xác nhận  

các gen độc lập với MHC tạo ra sự nhạy cảm với một số  bệnh

truyền nhiễm. Tuy nhiên cơ chê tác động của những gen này vẫn 

chưa được chứng minh rõ ràng.

115

Page 129: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 129/352

116

8.2.4. Điều hoà dáp ứng miễn dịch nhờ sự tương tác tniềndich-thần k inh nội tiết

8.2.4.I. Vai trò hệ thống thần kinh

Trong cđ thể, hệ miễn dịch cũng chịu ảnh hưởng tác động củahệ thần kinh nội tiết (hình 8.4)

Hệ thần kinh có thể thực hiện việc kiểm soát hệ thôVig miễndịch nhò trục thần kinh dưới đồi - tuyến yên.

Tín hiệu nhận thức

Chất truyềndẫn thần kinh,các peptit thần

kinh và cáchocmon

Intelơkin, xitokinvà kháng thể

Hình 8.4 Sơ đồ tổng quát sự tương tác miễn dịchthần kinh nội tict

Tuyến dưới đồi kiểm tra trực tiếp việc bài tiết các hocmon tiổnyên như hocmon sinh trưởng hoặc prolactin, hoặc có ảnh hưỏng

đến các tuyến đích thứ cấp như vỏ thượng thận, tuyến giáp,tuyến sinh dục. Nhò thuỳ sau của tuyến yên, các dây thần kinhdưối đồi giải phóng trực tiếp các hocmon vazopresin và oxitoxinđi vào dòng máu. Có thể nêu một số ví dụ điển hình về sự kìmhãm các chức năng miễn dịch thông qua việc sử dụng các hocmơnglycocorticoit. Cũng tương tự, nếu mất sự cần bằng giữa estro-gen-progesteron sẽ có khả năng gây ra các bệnh tự miễn, làmthay đổi tính phản ứng miễn dịch trong một số giai đoạn sôngnhư thòi kỳ thai nghén và sản phụ.

Page 130: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 130/352

Các nghiên cứu giải phẫu thần kinh cho thấy toàn bộ các cơquan lympho thứ cấp như tuyến ức, lách, hạch bạch huyết, cácđám peyer đểu có các dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm(parasympathic) dẫn tói hoặc tiếp xúc vối các tế bào biểu môtuyến ức hoặc trực tiếp tiếp xúc với các tế bào lympho. Chứcnăng chính xác của các hệ thống mạng lưới thần kinh không chỉtham gia vào việc kiểm tra tốc độ dòng máu trong các mồ tế bào,sự lưu hành của các lympho, sự bài tiết các yếu tố điều hoà miễndịch mà còn có vai trò đối vói sự biệt hoá các tế bào lympho.

Các thụ thể của colin và adrenalin (dạng P) đã được xác địnhtrên bể mặt các tế bào tuyến ức (thymocytes) và các lympho T đãhoạt hoá. Các chất hiệp đồng tác dụng chất đồng vận dược học

(pharmacological agonistes) kiểu p adrenalin, thông qua AMPvông, có tác dụng kìm hâm sự sinh sản tế bào lympho và sự hoạthoá chúng, đặc biệt kìm hãm sự bộc lộ thụ thể đối vói IL-2.

8.2.4.2. Vai trò của các chất thẩn kỉnh nội tiết khuếch tán

Việc phát hiện các peptit trong các nơron và ở các tế bào khácnhau có chức năng nội tiết đã dẫn đến một khái niệm về “chấtnội tiết khuếch tán”. Đó là các neuropeptit hoặc một số enzim

của tế bào thần kinh như enolaz, một số protein kết hỢp các hạttiết như cromogranin, hỢp chất tasikinin (tachykinine) còn gọi làchất p phổ biến trong hệ thần kinh trung ương ngoại vi phức hệgangliozit của màng, một số hocmon như oxitoxin, vazoprexin,nơrophixin, P-endophin.

Các nghiên cứu mối đây đã chứng minh đặc tính kích thíchmiễn dịch của chất p đốì với sự smh sản của các tế bào T, đô'i vôisự thoái biến các hạt (degranulation) trong tố bào mast, kíchthích sản xuất IL l và yếu tố hoại tử ung thư (TNF) của các đạithực bào. Trên màng tế bào của các tế bào T bổ trỢ và T gây độc,ngưòi ta phát hiện được các thụ thể đặc hiệu không gian đối vóichất p. Việc phát hiện ra hàm lượng cao của tasikinin ở túi hoạtdịch khớp cơ bị viêm gợi ý vai trò quan trọng của peptit này trongbệnh thấp khốp.

Ngưòi ta cũng đã xác nhận ở nguời có sự tổng hỢp tại chỗ cáchocmon oxitoxin và vazoprexin ở tuyến ức khi tìm ra ARN thôngtin mã hoá cho các hocmon trên có mặt ở dịch chiết của tuyến.Rất có thể hai hocmon này là các yếu tô' quan trọng tham gia vàogiai đoạn hoạt hoá sóm của quá trì '-h biệt hoá các lympho T.

117

Page 131: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 131/352

Ngưòi ta cũng phát hiện được nhiều thụ thể nhận biết cáchocmon sinh trưỏng như IGFi và IGPị (yếu tố sinh trưởng giốnginsulin: Insulin like Growth Factor) ở màng tế bào lympho T đãhoạt hoá. Hơn nữa các ARN thông tin mã hoá cho các IGFi vàIGPa cũng được phát hiện ở tuyến ức phôi thai cho thấy các yếu.tố sinh trưỏng đã được tổng hỢp tại chỗ ỏ cơ quan miễn dịch vàchúng có vai trò quan trọng trong sự biệt hoá và chín tế bào T.

8.2.4.3. Tác động kiểm soát ngược của sự tương tác miễn 

dịch nội tiết '

Các ILi có khả năng hoạt hoá trục thần kinh nội tiết “dưói đồi -

tuyến yên - tuyến thưỢng thận” trong quá trình tiết CRF (corti-cotrophic releasing íactor) ỏ tuyến dưới đồi và tiết AC1'Hl(Adrenocorticotrophic hormone) ỏ tuyến tiền yên. IL l cũng kíchithích sự tiết hocmon tirotrophin, hocmon sinh trưởng và hocmonLH (hocmon kích thích tế bào kẽ phát triển tạo ra hocmon sinhidục).

Các hocmon ACTH, p endophin cũng có thể được tổng hỢp c3trong một số   tê bào lympho dưôi dạng các dẫn xuất peptit củai

chúng.Tóm lại, sự điểu hoà hoạt động sống của cơ thể sinh vật bậ(C

cao phụ thuộc vào sự cân bằng và sự phối hỢp chặt chẽ giữa ha.ihệ thống thông tin giữa các tế bào là hệ thần kinh nội tiết và hfêmiễn dịch. Trong quá trình tiến hoá, một sô' các peptit có hoạiLtính sinh học đâ được lựa chọn là những vecto của sự truyền tingiữa các tế bào. Hơn nữa các peptit tiền thân cũng có thể bị cáitra thành các mảnh peptit khác nhau và một số chúng có tác dụnịg

sinh học ngược lại. Cơ chế này cho phép tăng cưòng khả nănịgthông tin của một genom, bỏi vì chỉ một gen cũng có the tr(ởthành một đdn vị mã hoá cho những tín hiệu thông tin khátcnhau.

118

Page 132: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 132/352

Tóm tắt chương VIII

119

1.  Sự tương tác giữa các tế bào có thẩm quyền miễn dịch đượcthực hiện bằng các loại tê bào là các APC, các tế bào lympho Tbố trợ (T||). các lympho T gây độc (T-CDS" ) và các lympho B.Mỗi kiểu tế bào đều có chức năng miễn dịch riêng biệt và hỢp

tác với nhau thông qua các phân tử MHC lớp II giữa tê bào bổtrợ đặc hiệu và đại thực bào.

2.  Người ta phân biệt hai giai đoạn hỢp tác của các tế bào cóthẩm quyển miễn dịch là: giai đoạn hỢp tác đại thực bào và cáclympho T bố trợ và giai đoạn hợp tác giữa lympho T bổ trỢ và lym-pho B.

s. Sự điều hoà đáp ứng miễn dịch có thể được thực hiện bằng cáckháng thế theo con đưòng tạo ra các kháng thể có ái lực cao vớikháng nguyên hay kháng thể bao vây, hình thành các dạng

izotip của kháng thể và đặc biệt là theo cơ chế idiotip và mạnglưới idiotip.

4. Điều hoà đáp ứng miễn dịch theo con đường sử dụng các tế bàoT-ức chế đặc hiệu kháng nguyên và không đặc hiệu khángnguyên cũng được thực hiện thông qua các phân tử lớp II củaMHC (ở người là HLA) nhò tín hiệu u đặc hiệu nhận biết kìmhãm của lympho T-kìm hâm, hoặc bằng các tín hiệu hoá họckhông đặc hiệu như histamin, prostaglandin Ea v.v...

5. Điểu hoà đáp ứng miễn dịch luôn luôn được kiểm tra về di

truyền của các gen Ir mã hoá cho các phân tử protein lớp IIcủa MHC ở các lympho T.6 . Điều hoà đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào sự tương tác giữa

hai hệ thần kinh nội tiết (các hocmon, các chất dẫn truyềnthần kiiih) lên các chức năng của hệ miễn dịch và tác độngngược chiều của các chất điểu biến miễn dịch như IL l, xitokin lênhộ thông thần kinh nội tiết.

Page 133: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 133/352

Page 134: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 134/352

Chương IX. Miễn dịch bệnh lý quá mẫn

121

9.1. Khái niệm chung về miễn dịch bệnh ỉý

Hệ miễn dịch của một cá thể đáp ứng lại vối cùng một khángnguyên ở lần tiếp xúc thứ hai thưòng mạnh hơn rất nhiều so vốitiếp xúc lần đầu. Đáp ứng này mang tính đặc hiệu nhưng có thểdiễn ra quá mức và đưa đến sự tổn thương nghiêm trọng các môtế bào. Sự đáp ứng miễn dịch quá mức thưòng được gọi là hiệntượng quá mẫn cảm (Hypersensibility), hay quá mẫn, nếu nhưkháng nguyên lạ có số lượng quá lớn hoặc sự đáp ứng miễn dịchtế bào và thể dịch quá mạnh. Cooms và Gell đã phân biệt 4 kiểuquá mẫn, nhưng Roitt và các cộng sự đã đưa thêm một khái niệmquá mẫn thứ 5. Năm kiểu quá mẫn đó là:- Kiểu 1, quá mẫn phản vệ (Anaphylactic hypersensibility)-  Kiểu 2, quá mẫn gây độc tế hào (Cytotoxic hypersensibilỉty)~ Kiểu 3, quá mẫn do các phức hệ miễn dịch (Immunocomplex  

hypersensỉbility).

- Kiểu 4, quá mẫn qua trung gian tế  6do, hay quá mẫn muộn 

(Delayed type hypersensibility)- Kiểu 5, quá mẫn do kích thích (Stỉmulating hypersensibility). 

Bên cạnh hiện tượng quá mẫn, miễn dịch bệnh lý còn đề cậptới các khía cạnh miễn dịch của các bệnh tự miễn, miễn dịchchống nhiễm trùng vi khuẩn và virus, sự thiếu hụt của bệnh suygiảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và miễn dịch chống ung thư,tăng sinh miễn dịch. Sau đây chúng ta lần lượt xét đến các khíacạnh miễn dịch bệnh lý nói trên.

Page 135: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 135/352

9.2. Các hiện tưỢng quá mẫn

9.2.1.Quá mẫn phản vệ do IgE

Thuật ngữ phản vệ (anaphylaxis) lần đầu tiên Richet và Portier (1902) nêu ra khi họ tiêm chủng cho chó một loại dịch chiêrtừ xúc tu của loài hải quỳ. Việc tiém nhắc lại lần thứ hai thườnj.’:làm cho chó bị chết khi con vật bị sôc phản vệ (anaphylacLic ■shock). Sau này Von Pirquet (1907) đã nêu ra thuật ngữ dị ứng:(Allergy) đê chỉ tâ't cả các hiện tưỢng biến đổi của vật chủ kliiì

tiếp xúc lần thứ hai với cùng một kháng nguyên. Thuật ngữ dỉiứng đã trỏ nên đồng nghĩa với quá mẫn cảm (hypersensibility)Tùy theo các loài động vật, sôc phản vệ có thế gây ra trụy tirriimạch và cơn co thắt phế quản, làm ngạt thở và dẫn đến tử voriịỊ.Trong trường hỢp này, đê tránh cái chết đột ngột, người ta có thồ'tiêm vào tĩnh mạch adrenalin (epinephrin) để ngăn sự co cơ trơn,và chống lại sự giãn mạch. Hiện tưỢng phản vệ cũng biểu hiộn:dưói da ở dạng ban đỏ ngứa hoặc nổi mày đay tức thì do sự giãivmao mạch và tích lũy hồng cầu dưới da.

Cơ chê của các phản ứng quá mẫn IgE là các kháng thế thamgia các phản ứng quá mẫn ở ngưòi chủ yếu do IgE, có thế troỉigmột số trường hỢp có thêm IgG4. Các IgE sẽ cô' định vào các thụthể có ái lực các là RFceI có mặt rất nhiều ở các tộ bào mast vàưa kiềm và các thụ thế có ái lực yếu hơn là RFceII (hoặc CD23)của các tế bào ưa axít, của tiểu cầu và các đại thực bào.

Nồng độ IgE trong huyết tưđng khá thấp (100 -ỉ- 200ng/ml hoặc50-100 đơn vỊ quốc tê) và có đời sống ngắn khoảng 2-3 ngày. Tuynhiên các IgE này có thể lồn tại lâu dài nhiều tháng khi được cốđịnh trên các thụ thể ái lực cao của tế bào mast. Các khángnguyên gây dị ứng (gọi là allergene) lọt qua da hoặc tiếp xúc vớimàng nhày có thể tạo cầu nối liên kết giữa các IgE đã cô' địnhsẵn trên thụ thể màng và làm hoạt hóa tế bào mast. Như vậynhò tạo thành cầu nốỉ giữa các thụ thể qua trung gian IgE, các têbào mast được hoạt hóa và phân hủy các hạt trong tế bào, giảiphóng ra các chất hòa giải trung gian, đặc biệt là histamin. Cáctế bào mast tham gia vào quá trình quá mẫn do IgE là những tếbào ỏ mô liên kết và màng nhày. Lympho T cũng có tác dụngkiểm soát toàn bộ phản ứng quá mẫn kiểu I (typ H l) thông qua

122

Page 136: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 136/352

123

các xitokin gây viêm của chúng. Mặt khác, lympho T đã đượchoạt hóa sẽ sản xuất các yếu tố giải phóng histamin. Các tế bàoưa axit cũng bị hấp dẫn đến nơi phản ứng dị ứng nhò các yếu tốhoạt hóa tiểu cầu PAF (Platelet Activating Pactor), các xitokinIL-5, IL-3 được sản xuất từ các lympho. Các tế bào trung tínhcũng được hấp dẫn vào vị trí phản ứng nhờ các intelơkin IL 8,LTB4, đặc biệt các đại thực bào cũng có khả năng cố định IgEnhờ thụ thể RPcelI và RFceI của chúng và sẽ tiết ra các chất hòagiải để liên kết với kháng nguyên gây dị ứng.

Các chất hòa giải tham gia vào quá mẫn phản vệ quan trọngnhất là histamin cố định vào đầu mút dây thần kinh gây ra sự cocơ trơn phế quản, ruột, dạ con, vách thành mạch máu làm tăngtính thấm mạch máu, gây phù nể và gây phản ứng mày đaytrong da, gây tiết nưóc nhày quá mức ỏ phế quản.

Seretonin cũng có hiệu quả hoạt hóa mạch máu tương tự nhưhistamin và có mặt ỏ tiểu cầu nhưng không có ở tế bào mast. Vaitrò của nó đối với phản ứng quá mẫn yếu hơn so với histamin.

Các yếu tô" hóa hướng động tế bào trung tính cũng như yếu tốhoại tử ung thư a (TNFa) cũng có vai trò đối vói tế bào mast củamàng nhày. Một số yếu tô' hòa giải có nguồn gổc màng tế bào nhưyếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF - axete), chất chuyển hóa của axit

arachiđonic được phân chia thành prostaglanđin (PGD2  đặctrưng cho tế bào mast). Một sô" chất hòa giải được tiết ra muộnhơn là IL-3, IL-4, IL-5 và TNFa (tumor necrosis íactor).

9.2.2. Quá mẫn đặc hiệu kiểu II và III do IgM và IgG

Hai kiểu quá mẫn này đều sử dụng các kháng thể IgM và IgGgây tổn thương các tế bào và các mô tế bào khi các kháng thể nàyliên kết đặc hiệu kháng nguyên, làm hoạt hóa hệ thống bổ thể vàtương tác với các thụ thể của Fc.

Hiện tượng quá mẫn kiểu II bao gồm phản ứng của các khángthể chống lại một kháng nguyên tự nhiên hoặc một chất ngoại lai(exogene) đã cô' định trên bề mặt một tế bào đích hoặc một mô tếbào. Phản ứng liên kết kháng nguyên-kháng thể (Ag-Ab) này lôikéo một phần lớn các tế bào máu tham gia vào phân hủy tế bàođích và bằng cơ chế hoạt hóa bổ thể và sử dụng phức hệ tấn côngmàng tế bào hoặc bằng quá trình opsonin hóa tạo điều kiện hấp

Page 137: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 137/352

dẫn các đại thực bào tiêu hóa tê bào đích. Đó là cơ chế quá mẫngây độc tê bào.

ở hiện tưỢng quá mẫn kiểu III, sự hình thành phức hệ Ag-Al)có thể gây tổn thương vỊ trí hình thành nên chúng hoặc phức hộnày tuần hoàn trong máu và bám vào thành mạch máu tạo ranhiều dạng bệnh lý do các phức hệ miễn dịch Ag-Ab và nói chungđều gây tổn thương mô tế bào (viêm mạch và viêm tiểu cầu thậnchẩng hạn). Đó là phản ứng Arthus.

9.2.2.1. Cơ chế của hiện tượng quá mẫn kiểu I I và I I I 

 Đó là phức hệ kháng nguyên - kháng thể (do IgM, IgGl hoặe

IgG3) đã hoạt hóa bổ thể theo con đưòng cổ điển để hình thànhphức hệ tấn công màng. Các tê bào đích tiếp theo sẽ bị phá hủybằng sự hoại tử và bị đại thực bào tiêu hóa. Các phản ứng quámẫn kiểu II và III có thể xảy ra với một số  lượng nhỏ kháng IhèIgM để hình thành liên kết với Clq. Tế bào hồng cầu rất nhạycảm với kiểu phản ứng này nhưng các tế bào có nhân thích hợj)vối cđ chế có sự tham gia của phức hệ tấn công màng.

Sự hoạt hóa bổ thế cũng kéo theo sự opsonin hóa các tế bàođích nhờ các thành phần bổ thể C3b và C3bi. Các tế bào hồntỉ

cầu và tiểu cầu đã bị opsonin hóa cũng bị đại thực bào ở vùng tủylá lách, gan và phổi tiêu hóa.

9.2.2.2. Các bệnh liền quan đến quá mẫn kiểu I I ở người

9.2.2.2.I. Các ph ản ứng truyền m áu c ủa nhó m ABONăm 1900, Landsteiner đã phát hiện ra ỏ người có 4 loại nhóm

máu chủ yô'u là A, B, 0, AB. Sự khác nhau giữa các nhóm máu làdo các kháng thể có trong huyết thanh và kháng nguyên nằmtrên màng hồng cầu của mỗi nhóm máu qui định và có thể đượctrình bày theo bảng 9.1. Từ đó khả năng cho và nhận của cácnhóm máu đưỢc trình bầy ở sd đồ dưói đây (Sđ đồ vẽ ở dưới)

Ã

124

Page 138: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 138/352

125

Bảng 9.1; T h à n h p h ầ n k h á n g n g u y ê n v à k h á n g t h ể c ủ a

c ác n h ó m m á u A B O v à n g u y ê n t ắ c c ho v à n h ậ n m á u

Nhómmáu

Khángnguyên

màng hồngcầu

Kháng thể tronghuyết thanh

Khả năngcho

Khả năngnhận

A A K h á n g th ế ’ ch ô V ig B A , A B A , 0

13 B K h á n g t h ể c h ố n g A B , A B B , 0

 AB A v à B K h ô n g có k h á n g t h ể A B A , B , 0 ,

A B

0 K h ô n g c ó K h á n g t h ể c h ô V i g A

v à B

A , B , A B ,

0

0

Về di truyền học hệ thống nhóm máu ABO có locus gen nằm ởnhiễm sắc thể số 9 và độc lập với các locus của các hệ thống khác.Hộ ABO bao gồm ba kiểu lón các alen là A, B và o . Các gen A, Bđồng trội, còn gen 0  thì vô định hình.

Về đặc tính miễn dịch và hóa sinh của nhóm máu ABO, ngưòita thấy nếu chỉ có hai kháng nguyên A và B thì kiểu hình củahồng cầu sẽ có 4 loại là A, B, AB và 0 tùy theo cá thể có hoặckhông có các kháng nguyên A và B. Các tế bào hồng cầu rất giàusô lượng các vị trí kháng nguyên A hoặc B trên màng (từ 300.000đến 1.000.000 vỊ trí trên một tế bào). Các kháng nguyên nàycũng được tìm thấy ở mức độ bạch cầu, tiểu cầu và nhiều cơ quannhư da, thận, tuyến nước bọt, dạ dày v.v... Do đó hệ thống nhómmáu còn có vai trò quan trọng trong việc cây ghép các cơ quan,đặc biệt là da và thận. Thực tế, hệ ABO còn phức tạp hơn bởi vì

có tới hai dạng gen A: gen A, xác định kháng nguyên A|, gen A,í  chỉ xác định riêng cho kháng nguyên A vói một số lượng vỊ tríkháng nguyên A có trên màng khá nhỏ (chỉ khoảng 300.000 vịtrí cho một tế bào hồng cầu). Trong khi đó, gen A) xác định chomột sô' lượng lốn các vị trí kháng nguyên trên màng lân hơnnhiều (1 .000 .000/tế bào hồng cầu). Hệ nhóm máu ABO còn liênquan chặt với hệ thống khác của hồng cầu là Rh. Các gen của haihệ nằm ở 2 locus khác nhau, ở trên hai loại nhiễm sắc thể khác nhau. Do đó trong nhóm máu o mặc dù không có kháng nguyên

 A và kháng nguyên B trên màng hồng cầu nhưng vẫn có kháng

Page 139: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 139/352

nguyên H. Có thể tóm tắt sự tổng hợp các kháng nguyên cúanhóm máu ABH như sau:

1/ Gal NAc (p 1,3) - Gal(P 1,3) - Glu NAc(P 1,3)-Gal(Hoặc p 1,4)

Châ't tiền thân kháng nguyên nhóm máuGen H (fucosyl transferaza)

Chất tiển thân nhóm máu + Fucoza---------►Kháng nguyên H

126

2/ Kháng nguyên H ------ > Kháng nguyên H liên kết với+ (al-3) GalNAc (al-3) GalNAcGen A (N-axetylgalactozamil-transferaza) Kháng nguyên A

3/ Kháng nguyên H ------ > Kháng nguyên H liên kết vỏi+(al-3) Gal (al-3) Gal

Gen B (galactozamil transferaza) Kháng nguyên B

4/ Trong cá thể có kháng nguyên A và B đều có hai enzim của A và Bcùng hoạt động.Khi truyền máu, nếu có kháng thể ngoại lai (alloantibody) có

thể gây ra sự tan huyết và ngưng kết hồng cầu. Triệu chứngbệnh thể hiện là gây sốt, cao huyết áp, đau thắt lưng và khó thở,gây nôn mửa. Sự phân hủy tế bào hồng cầu (hemolysis) là do quátrình opsonin hóa hồng cầu có sự tham gia của bổ thể theo conđưòng hoạt hóa cổ điển và có tác động của đại thực bào ở vùnglách. Tuy nhiên, nhờ các quy tắc an toàn truyền máu, các rủi rotrên có thể khắc phục dễ dàng.9.22.2.2. Bệnh tan máu do không ph ù hợp kháng nguyên Rhesus

Nếu người cha mang kháng nguyên Rhesus (Rh*) trên mànghồng cầu, ngưòi mẹ không có kháng nguyên này (Rh ) thì đứa concủa họ có Rh*. Khi máu của thai nhi có dịp chuyển sang máu củangưồi mẹ ỏ lần mang thai đầu tiên sẽ gây ra phản ứng miễn dịchtạo kháng thể ở cơ thể mẹ chông lại hồng cầu của máu thai nhi (Rh*,

hoặc yếu 1» D). ở lần mang thai sau, kháng thể IgG chông yếu tô'

Page 140: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 140/352

127

D sẽ xuâ”t hiện vượt qua hàng rào nhau thai gây ra sự phân hủy hổng cầu của thai nhi.

Biện pháp phòng trừ bắt buộc là tiêm kháng thể anti-D cho các  phụ nữ Rh’ trước khi có thai mang Rh^. Kháng thể này sẽ  opsonin hóa hồng cầu của thai tuần hoàn trong máu mẹ và sẽ  gây ra sự loại bỏ chúng nhanh chóng khỏi máu của mẹ và không gây cảm ứng tổng hỢp kháng thể IgG anti-D.

9.2.3. Quá mẫn trung gian tế bào hay quá mẫn muộn

Quá mẫn muộn (kiểu 4) được Gell và Coombs phân loại là do  

việc sản xuất ra lymphokin của lympho T đặc hiệu với một kháng  nguyên đã gây ra sự di chuyển, hoạt hóa và tích lũy tại chỗ các bạch cầu đơn nhân.

Người ta nói miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc quá mẫn  qua trung gian tê bào là để chỉ các phản ứng sau đây do cáckháng nguyên khác nhau gây ra đưỢc trình bày theo bảng sau:

Bảng 9.2: Thành phần các kháng nguyên

và các phản ứng miễn dịch do chúng tạo ra

K h á n g n g u y ê n Phản ứng miễn dịch

Vi khuẩn, virus

Nấm men, nguyên smh, động vật,

kí sinh trùng.

Protein (+ tá chất đầy đủ)

Hapten (+ protein của bản thân)

Kháng nguyên cấy ghépKháng nguyên ung thư

Kháng nguyên mô tế bào

Quá mẫn muộn

Sự chống chịu của tế bào do tiếp

thu được

Quá mẫn muộn.

Quá mẫn do tiếp xúc, gây viêm da.

Thải bỏ mảnh ghép ngoại laiThải bỏ khối u

Gây ra một số bệnh tự miễn

9.2.3.I. Dạng quá mẫn do tiếp xúc 

Quá mẫn tiếp xúc thường được gọi là các phản ứng eczema gây  ra sự viêm da do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Phản ứng này cũng  

có thể do hapten như các kim loại nặng (niken, crom) và rất

Page 141: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 141/352

128

nhiều chất hóa học tự nhiên như nhựa mủ cao su, sơn tự nhiên, nhựa tổng hỢp, thuôc nhuộm, một sô dược phẩm, một sô sảnphẩm của thực vật như pentadexylcatechol của cây đào lộn  hột, chất độc cây sơn (Sumac fauxvernis)...

Biểu hiện của bệnh quá mẫn là vỊ trí tiếp xúc vói một hapten  sẽ gây tích lũy các tế bào bạch cầu đơn nhân bao quanh các tuyếnmồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và sau đó xâm nhập vào biểu bì. sau 48- 72 giờ. Kiểm tra tế bào học cho thấy rõ các tế bào đơn  nhân chiếm ưu thê là CD4"^ và một phần nhỏ CD8^, các tê bào Langerhans CDl'. Các tê bào T được hoạt hóa tại chỗ bằng các  kháng nguyên do các tế bào Langerhans trình diện sẽ tiết ra các lymphokin như ILv. ILị , GM-CSF. đặc biệt là IFNy v à I F N a . Hai 

xitokin cuối cùng gây cảm ứng biểu hiện các phân tử kết dính giữa các tế bào và các phân tử HLA-DR của tế bào hóa sừng (keratinocyte). Tiếp theo đó các tế bào hóa sừng tiết ILl, IL6, GM-CSF cùng hoạt hóa lympho T. Các tế bào biểu mô (epithelial  cell) cùng hoạt hóa và gây di động các lympho T theo cơ chế gần như các tế bào hóa sừng.

9.2.3.2. Quá mẫn muôn kiểu tubecculỉn

Phản ứng này được khởi động bằng một sô' lượng rất nhỏ lym-  pho T CD4\ T CD8" đặc hiệu vói một kháng nguyên. Các lym-  phokin chủ yếu tham gia vào phản ứng quá mẫn là các yếu tô  kìm hãm sự di động của đại thực bào (MIF), TNFa, tiếp theo  IFNy đã tạo nên yếu tô’ hoạt hóa đại thực bào. Các xitokin gây ra hóa hướng động IL8, NAP.l tác động vào các mono và tăng sự  biêu hiện của các phần tử kết dính của các lympho. mono và biểumò.

D ạ n g q u á m ẫ n n à y do sự n h iễm t rù n g v i k h u ẩn v à v i ru s g ây

ra (lần đầu tiên được mô tả cho quá trình nhiễm vi khuẩn lao  {Micobacter ium tuberculos is)   nên được gọi là quá mẫn kiểu tubecculin.

Biểu hiện cho quá mẫn là phản ứng ban đỏ tại chỗ khi tiêm dưới da chất tubecculin là một chất gây ngứa, sản phẩm tự phân  của vi khuẩn lao sau một thòi gian khoảng 48 giò. Tiếp đó vùng  da dày cứng lên. Dấu hiệu đặc trưng nhất là sự tích lũy của các lympho và các mono có nguồn gốc máu và được chuyển thành đại  thực bào của mô. Khác vối quá mẫn do tiếp xúc, dạng quá mẫn  

này xảy ra ở vùng sâu dưới da. mà không phải ở lớp biểu bì da.

Page 142: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 142/352

129

9.2.3.S. Quá mẫn u hạt 

Quá mẫn tạo u hạt xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt

trong bệnh lao, ngưòi ta phát hiện thấy các u hạt trong các vùngphổi bị tổn thương.Trong bệnh phong, ngưòi ta thấy có các u hạt được tạo ra từ

các tế bào biểu mô, đã bị nhiều tế bào lympho xâm nhập. Một sô'bệnh nhiễm kí sinh trùng sán máng (Schistosoma) cũng có dạngquá mẫn muộn tạo ra các u hạt.

9.2.4. Quá mần do kích thích (Kiểu V)

Dạng quá mẫn này xảy ra khi có một dạng kháng thể, chẳnghạn một kháng thể được sinh ra do tế bào tuyến giáp bị kíchthích ở các bệnh nhân Basedovv. Kháng thể này có thể gọi là tựkháng thể (autoantibody) tác động lên thụ thể màng tế bào tuyếngiáp, kích thích tế bào tuyến giáp làm thay đổi cấu hình khônggian thụ thể của hocmon TSH (Thyroid stimulating hormone) vàdo đó gây biến đổi tổng hỢp AMPv. Hoàn cảnh cũng tương tự xảyra đốỉ vối các lympho B khi có sự kích thích của một kháng thểtạo ra chống lại các Ig trên bể mặt tế bào B.

Page 143: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 143/352

Tóm tắt chương IX

130

1. Sự đáp ứng miễn dịch quá mẫn kiểu I biểu hiện đặc tính phảnvệ tại chỗ hoặc sốc phản vệ nói chung do kháng thể IgE gây ra.Cd chế của phản ứng là hình thành cầu nối của các thụ thể củaIgE ở các tế bào mast tạo ra sự bài tiết của các châ t hòa giải

miễn dịch ỏ các tế bào ngưồi.2 . Các dạng biểu hiện chính của bệnh là sốc phản vệ, viêm mũi dị

ứng, khó thỏ dị ứng, eczema dị ứng, mẩn ngứa ban đỏ từngđám, mày đay, phù mạch và các dị ứng tiêu hóa.

3. Sự tăng hàm lượng IgE huyết thanh là một dấu hiệu không còđịnh và không đặc hiệu cho dị ứng nhưng có thể liên quan đếnbiểu hiện lâm sàng của dị ứng.

4. Một số các yếu tố di truyền và môi trưòng (ví dụ sự ô nhiễmkhí quyển) có thể gây ra bệnh ở những ngưòi dễ cảm nhận dị

ứng.5. Đáp ứng quá mẫn kiểu II và III đều do các kháng thể IgM vàIgG gây ra theo cơ chế hoạt hóa bổ thể, giải phóng các peptitcủa bổ thể (C3a, C5a) và được gọi là anaphylatoxin, gây phânhủy màng tế bào và co cơ trờn. Hàng loạt tế bào tham gia hiệntượng quá mẫn kiểu II và III là tiểu cầu, bạch cầu đa nhântrung tính, bạch cầu ưa axít, tế bào mono và đại thực bào.

6 . Miễn dịch chống vi sinh vật là một cơ chế tổng hỢp qua trunggian tế baò và cơ chế tác động phân tử của các sản phẩm tế

bào.7. Miễn dịch ung thư nghiên cứu hiện tượng bất thưòng trongsinh sản của các dòng tế bào miễn dịch. Nguyên nhân ditruyền của bệnh là do sự đột biến của các gen gây ra hiệntượng rối loạn trong điều hoà của chu trình tế bào (đáng chú ýlà gen p53 mã hoá cho protein p53 và gen p21 ras).

8 . Mỗi loại bệnh ung thư đều do một kháng nguyên đặc hiệu quiđịnh. Người ta cũng phát hiện được một số họ các gen củakháng nguyên ung thư. Việc hiểu biết các kháng nguyên ung

Page 144: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 144/352

thư có thể giúp cho việc phòng ngừa và chẩn đoán ung thư đặcbiệt là ung thư có nguồn gốc virus.

9. Tham gia vào miễn dịch chống ung thư gồm các kiểu tế bàonhư NK, LAK, các đại thực bào, các tế bào ưa axít v.v...10 .Hội chứng tăng sinh miễn dịch là sự rối loạn về chức năng của

các tê bào hệ thống miễn dịch và tạo ra những sản phẩm đặcbiệt là các kháng thể đơn dòng và các protein đặc trưng. Bệnhtăng sinh miễn dịch cũng do nguyên nhân các gen gây ung thưtác động đến chu trình tế bào đặc biệt là sự đột biến của cácgen và các nhiễm sắc thể.

131

Page 145: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 145/352

Page 146: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 146/352

133

Chương X. Miển dịch chống vi sinh và miễndịch ung thư

10.1. Miển dịch chống vi sinh vật

Miỗn dịoh chctng vi khuân và chông niím đã sử dụng một cởchế tổng hỢp qua trung gian tế bàơ và cơ chế phân tử, ngày càngđược phát Iriên theo sự liến hóa của các loài, đồng thòi đê thíchứng dôi với hệ sinh thái vi khiiĩin v;' vật chủ.

Trong sô’ các cơ   chế này. quan trọng nhâ”t là sự đáp ứng miễndịch tự nhiên tức là miền dịch không dặc hiệu. Đó là hệ thống bổIhể. các thực bào, các xitokin. Đây là sự đáp ứng tức thời nhằmbắt giữ và phá hủy tác nhân gây bệnh. Trong khi đó phản ứngviêm, cũng là sự dáp ứng tự nhiên cho phép tránh đưỢc sự lantruyền của vi sinh vật. Tính miỗn dịch thích ứng đặc hiệu dã sửdụng tất cả các cơ chế miễn dịch tự nhiên có hiệu quả và sự miễndịch thu đưỢc, được luyện tập trong đòi sông đế cho cá thế sinhvật có thể sôiig sót. đôì mặt với một thế giới dầy rẫy vi sinh vậtvà các tác nhân độc hại. Trons đặc diêm miễn dịch tiếp thu códặc tính ghi nhớ miễn dịch cho |)hé|) chíing ta thực hiện phướngl)háp tiêm chủng phòng bệnh.

Người ta phân biệt hai dạng vi sitih vậl xâm nhập vào cơ thể làvi sinh vật phát triển ngoại bào và vi sinh vật phát triển nội bào.Các vi sinh vật ph;'it triổn nfíoại bào clã trôn thoát khỏi tác độngcủa bố thô và các thực bào nhưng là dích tác dộng của các khángthể đặc hiệu. Trong khi dó các vi sinh vậL phát triển nội bào (vikhuẩn và kí sinh trùng) chỉ có thô bị |)há hủy nhờ sự hoạt hóacủa đại thực bào. bằng các xitokin do lynipho T tiôt ra trong

trường hỢp đáp ứng miễn dịch dặc hiộu.

Page 147: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 147/352

10.1.1. Các cơ chế tự nhiên và thích ứng để ỉoại trừ vi sinh vật nhờ lớp da và tuyến nhầy

Hàng rào vật lý và hóa học:Da và tuyến nhầy hoặc niêm mạc là một hệ sinh thái phức tạp

đảm bảo cho các chức năng bảo vệ của cđ thể như; loại trừ vi sinhvật bệnh lý, chức năng thông tin thể hiện qua phản ứng miễndịch đặc hiệu với các vi khuẩn xâm nhập, chức năng bảo vệ bằng cơchế hoại sinh.

- Lysozym của bào quan tế bào và một số  chất tiết có khả năngdiệt vi khuẩn xâm nhập.

Vai trò miễn dịch tại chỗ ở đưòng ruột chủ yếu là để bảo vệ cơ

thể chống lại độc tố vi khuẩn như trong bệnh ỉa chảy và bệnh tả(cholera)

10.1.2.Phản ứng viêm tại chổ và hệ thống chống lại nhỉễm trùng

Ngay khi vi khuẩn vượt qua lớp rào bảo vệ (da và tuyến nhầy),chúng sẽ khởi động bằng các phản ứng viêm. Ba yếu tô' quantrọng liên hiệp có hiệu quả chống lại nhiễm khuẩn là: bổ thể, các

xitokin và các tế bào thực bào. Chức năng bảo vệ chống lại nhiễmkhuẩn của bổ thể đã được chứng minh là C5, C6, C7, C8  hoặcpropecdin trong trường hợp nhiễm cầu trùng  Neisseria menin- 

 gitidis  và N. gonorrhoea.  Các xitokin như TNFa, IL la và IL ipIL 6 , IL8 , IFNỵ cũng gây kích thích các phản ứng viêm tại chỗ vàhệ thống. Một số protein đặc biệt là protein phản ứng c (CRP)cũng tham gia phản ứng viêm.

134

10.1.3. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống nhiễm khuẩn Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống nhiễm khuẩn được thể hiện

ởcác cơ chế chủ yếu sau;

10.1.3.1. Sản xuất các kháng thềchộng lai các polixacarit  là các epỉtop của các tế bào vi khuẩn và 'nấm

Sự đáp ứng của các tế bào B thường là vài dòng (oligoclonal)nghĩa là có một vài dòng sinh ra các IgM, IgG đôi khi có cả IgA ở

ngưòi. Sự phát triển một kho dự trữ tế bào B chống lại các poly -

Page 148: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 148/352

xacar i t của v i k lmẩn Streptococcus pneumoniae ở   người có đặclìiem xuất hiện muộn, kliòng trước 2 hoặc 3 tuôi.

10.1.3.2. Đáp ứng của các lympho T 

( 'ác lymj)ho Taf5 nliạn biêl các peptit từ protein của vi khuẩn'lo các APC (cỏ l('íị) II hoạc lỚỊ) 1 củ a M HC ) t rì n h diệ n. T hô ngihưonịí. các pi-<)toin tiêt hoặc là s;in phẩm thoái hóa của vi sinhvật (ỉều dưỢc trình diện clio các lympho TCD4*. Ngoài ra, ngườil a còn tìm thâV các tiểu (|uần ihế lymphoTCD8'^a[3 xu ấ t hiện , đặchiệu \’ới các kliáng ngviN én điíỢc kêt hỢp vối các phân tử lớp I củaMHC. ( 'ác kháng nguyên của vi khuẩn có thể được tạo ra theo cơ

( 'hè nưốl bằng cách cuộn màng s inh chất (Coil ing phagocytos is)của lố bào thựr bào. sau đó chế hiến ihành pepti t và kết hỢp vốiịirotoin lớ|) I của HLA. Đó là trường hỢp của Borrelia burgodor-IVri dã (lược mô tả.

10.1.3.3. Các cơ ché hiêu quả sử dung xitokin

Các lympho T gây h iệu quá chống nh iễm khuẩn phát t r iển bênngoài hoặc bên trong tê bào bằng những t ín hiệu hóa học, đặc

l)iột là các xitokin. Bản thân -các xitokin lại có thể gây cảm ứngvà khuycrh ( lại sự sản xuất x i tokin của các đại thực bào và củacát’ tê bà o NK. Bôn cạnh đó, các kh án g t hể có th ể cố   đ ịnh lên bêmặt 'v i khuân, hoạt hóa bô thô và lạo điều kiện opsonin hóa vàhiộii tượng Lhực bào. Các xitokin ILl, IL6, TNFa, IFNy làm tăngt ính chống ch ịu của v ật chủ . lFNy luôn đưọc sản xu ất tạ i ổ nh iễm(rùng từ các tế bào NK. l iếp theo là từ lympho Typ và lympho

'Pap. Ngoài ra, người ta còn th ấy có các pi -o te in sốc n h iệ t (hsp: h e a t

shock protein) cùng phôi hỢp tác dụng với các tê bào T đặc hiệuVỚI chúng trong việc báo vệ chống lại các vi sinh vật khác nhau.

Protein sốc nhiệt có khả năng kích thích chọn lọc các tế bào Tyỗvà rất có thể quần thô Tyô có chức năng loại bỏ các tê bào bấtt h i íờng (tô bào bị nhiễm kh uâ n hoặc các tế bào un g thư).

Cáo siêu kháng nguyên (superantigene) như đã đưỢc địnhiTghĩa là các phân tử có khá năng liên kết với các phân tử lớp II(.'ủa MHC và với các trình tự peptit của một sô họ TCR (Vp), cótác dụng hOcạt hóa nhiều dòng tế bào T và kích thích việc giảiplióng các lymphokin ĨL 2, IFNy và TNFa. Các dấu hiệu nhiễm

135

Page 149: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 149/352

136

độc siêu kháng nguyên từ cầu khuẩn Staphylococus đã đượcquan sát thấy là sốt, ỉa chảy, phù mạch não, phù mạch phổi vàthận, do nhiễm độc thực phẩm.

10.2. Miễn dịch ung thư 

10^.1. Khái niệm ung thư, các gen ung thư và kìm hãm ung thư 

Ung thư (Cencer, tumour) là một bệnh của các cơ thể đa bào.

trong đó các tế bào phân chia bất thường và không được điểuhòa, dẫn đến sự biệt hóa không bình thường (còn gọi là neopla-sia).

Ung thư xuất hiện nói chung là do sự tích lũy lại các đột biếnchủ yếu ỏ các động vật có xương sống bậc cao. Ung thư cùng đồngnghĩa vói sự hình thành các khối u (tumour) được nghiên cứukhá chi tiết ở các loài động vật đặc việt là ỏ ngưòi, nhưng cáckhối u cũng xuất hiện ỏ thực vật (ví dụ bệnh khối u bất thườngcủa cây do vi khuẩn  Agrobacterium tumefaciens  gây ra, bệnh

"Crown gall").Ba đặc điểm của tế bào ung thư là:1. Tính bất tử trong sinh trưỏng nghĩa là tế bào phân chia vồ hạn

và không biệt hóa.2. Tế bào bị biến dạng không tuân theo sự kiểm soát của các yếu

tố sinh trưởng.3. Tế bào biến dạng có khả năng di cư (metastasis) nghĩa là di

căn xâm nhập vào các mô tê bào bình thường khác và phát triển thành một quần thể tế bào ung thư mỏi, tạo khối u.

Bình thưòng ở tế bào không biến dạng ung thư có các gen đượcgọi là gen tiển ung thư (proto-oncogene) thực hiện các chức nănỉĩ  bình thưòng là tạo ra các sản phẩm điểu hoà 8ự sinh trưởng vàbiệt hóa tế bào. Nếu tế bào bị nhiễm virus mang gen gây ung thư(oncogene), các gen tiền ung thư này bị đột biến trở thành cácgen gây ung thư (oncogen) có hoạt động quá mức và không bìnhthường. Các proto-oncogene này cũng có thể bị đột biến do nhiềutác động môi trường như phóng xạ, hóa chất.

Sự tăng sinh khối u có bản chất đơn dòng, nhưng các tế bàomôi sản sinh từ một dòng lại rất đa dạng về kiểu gen (genotype)

Page 150: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 150/352

biểu hiện quá mức một số gen, mất đi một số nhiễm sắc thể... vàđa dạng về kiểu hình. Sự bất thường về di truyền từ các tế bào

ung thư do tiếp thu được đã dẫn đến đặc tính tăng trưởng vôhạn. làm ngừng biệt hóa. làm mất khả năng kìm hãm tiếp xúc vàtăng khả năng di căn các tê bào ung thư bất thường đến khu trúỏ những mô tế bào đặc biệt nào đấy.

Các sản phẩm của các gen tiền ung thư ở tế bào bình thưồngkiểm soát các tín hiệu hoạt hóa và sinh sản tế bào. Đó là các thụthế của các yếu tố tăng trưởng, các protein truyền tín hiệu hoáhọc (chẳng hạn: serin treoninkinaz, protein G...), các proteintham gia bảo vệ chống oxit hóa Bcl-2 hoặc các yếu tố dịch mã (C-

myc). Các gen tiền ung thư có thể đưỢc hoạt hóa do đột biến. Sựdột biến gen ras đã được thấy nhiều ở cấc khối u của ngưòi làmkìm hãm cấu hình không gian hoạt động của protein p2 1ras làmhoạt hóa tế bào. Tác động của gen ung thư gây ra sự chuyểnđoạn nhiễm sắc thể (nhiễm sắc thể 14 và 18), gây ra sự biểu hiệnquá mức của Bcl-2 (protein anti-oxydant) làm mất đi hiện tưỢngchết theo chương trình (apotosis) của lympho B ỏ trung tâmnguồn.

Trong khi đó, các gen kìm hãm ung thư (anti-oncogene) hoặc

(tumor suppressor) đã được phát hiện khi phân tích các đột biếncủa các dạng ung thư. Các gen này mã hóa cho các protein củakhung tế bào, hocặc protein điều hòa chu trình tế bào, hoặc sửachữa ADN. Đáng chú ý là gen p53 mã hóa cho protein p53 bịđình chỉ hoạt động trên 50% ỏ các khối u của người. Protein p53rất ít biểu hiện ở các tế bào bị sốc (stress), đã bị thay đổi cấu trúc

 ADN. Từ đó không giúp cho việc sửa chữa ADN trước khi phânchia tế bào. Sự đột biến gen p53 dẫn đến tích lũy một dạng pro-toin bất hoạt, làm mất khả năng sửa chữa ADN và cho phép tếbào bị biến dạng ác tính sống sót. Như vậy, gen kìm hãm ungthư có vai trò kìm hãm sinh t r ưở n g tế bào và sản phẩm ,củagen này là những chất điều hòa sinh trưỏng tế bào.

10.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống ung thư 

137

10.2.2.1. Kháng nguyên ung thư 

Người ta đã phát hiện ra các kháng nguyên đặc hiệu của cáckh(M u của người. Tiếp theo đó người ta cũng nhận thấy các phản

Page 151: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 151/352

ứng hỗn hỢp giữa các lympho T vối các kháng nguyên của khôi ucũng đã được nhận thấy. Trong các trường hợp ung thư, các

lympho T được sinh sản chủ yếu là dạng lympho T CD4* và mộtphần là các lympho T CDS" đặc hiệu với các tế bào ung thư tiếtra TNFa. Boon và các cộng sự (1994) đã phát hiện đưỢc một hiỌ 

các gen của kháng nguyên ung thư melanoma và gọi là MAGE(melanoma associated genes). Từ máu của bệnh nhân mang bệnhmelanoma MZ2 , họ đã tách được các lympho T CD8* đặc hiệu vớikhôi u MZ2-E.

Cấu trúc peptit tối ưu được sản xuất từ gen MAGE-1  đã đượ>cxác định từ dòng tế bào MZ2-E bao gồm 9 axit amin (nonapeptitt)

là một epitop T liên kết vối HLA-Al. Các kháng nguyên ung thưkhác cũng đã được xác nhận, chẳng hạn các tế bào ung thư dònigB bộc lộ kháng nguyên CD19 và CD2 0 , dòng T bộc lộ CD25.

10.2.2.2.Khốỉ u do vỉru s gâ y ra

Rất nhiều khối u thực nghiệm và một số khổì u của ngưòi dlovirus ung thư gây ra. dạng virus ARN và ADN, ví dụ virus Ep-stein-Barr (EB.V) có khả năng gây ung thư vòm họng. Các viruis13gây viêm gan (HBV), virus c (HCV) cũng có khả năng gây umg

thư gan. Ung thư cố tử cung do một sô" dạng papilloma virus củ.angười (HPV 16 và 18). Các retrovirus HTLV -1  thường tham giiavào ung thư bạch cầu T (leukemia) ỏ người trưởng thành. Tần  Siố  của ung thư tăng rất cao ỏ các bệnh nhân thiếu hụt miễn dịc;h(đối vói người ghép mô, bị bệnh AIDS), rất có thể do cơ chế “giầikìm hãm miễn dịch”, (Nossal,1993).

10.2.3.Miễn dịch tự nhiên chống ung thư 

Tham gia vào miễn dịch tự nhiên chống ung thư gồm ba kiểíU tế bào;- Các tê bào NK: Các tê bào này có khả năng phân hủy in ưitro 

các dòng ung thư biểu hiện yếu hoặc không biểu hiện các phâ.ntử MHC. Sự tương tác đặc hiệu phân tử cho phép phản ứniggây độc cho tế bào ung thư còn chưa sáng tỏ. Các tế bào LAKv,tê bào diệt được hoạt hoá bằng lymphokin (Lymphokin act)i-vated killer Cell) nhận được nhò nuôi cấy lympho khi có mặitIL 2 có khả năng phân hủy in vitro các tế bào bắt nguồn từ mộ)t

khối u.

138

Page 152: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 152/352

139

- Các đại thực bào: Chúng được hoạt hóa in vitro nhờ các xitokinnhư IFNy và các sản phẩm có nguồn gốc từ vi khuẩn và có khả

năng phân hủy in vitro các  tế bào ung thư. Tính đặc hiệutưđng tác phân tử trong phản ứng gây độc đối vối các tế bàoung thư cũng chưa được biết rõ. TNFa được sản xuất ra từ cácđại thực bào hoạt hóa có khả năng phá hủy nhiều dòng tế bàoung thư.

- Các tế bào ưa axít: được hoạt hóa bằng IL5 và các chất hòa giảikhác có tính độc cao đối vói các mô tế bào bình thường và đốĩvối kí sinh trùng sông trong các tê bào khối u.

10.2.4. Liệu pháp miễn dịch và miển dịch phòng trừ ung thư 

Việc nhận biết các kháng nguyên ung thư đặc hiệu là một khókhăn nên đa số các biện pháp miễn dịch chữa bệnh mói chỉ dựavào sự kích thích không đặc hiệu các phản ứng miễn dịch. Tuynhiên người ta cũng đã sử dụng các phản ứng miễn dịch đặc hiệukháng nguyên cho việc dự phòng các khối u có nguồn gốc virus.Ví dụ các vacxin chống virus viêm gan B, và đang đưỢc mở rộngcho các vacxin FBV, HCV, HPV-16... Các liệu pháp thử nghiệm

tiêm chủng vacxin vối ung thư melanoma đang được tiến hànhvổi các peptit kháng nguyên ung thư; Thử nghiệm trên được ápdụng cho các bệnh nhân kiểu hình HLA-Al. Cũng có thể thựchiện biện pháp gây miễn dịch bằng các peptit MAGE-1 với sự cómặt của tá chất hoặc bằng các vectơ biểu hiện trình tự mã hóa chokháng nguyên này (ví dụ retro virus, BCG...)

Người ta cũng có ý định sử dụng kháng thể đơn dòng chống lạikháng nguyên của một số bệnh ung thư. Các kháng thể này cóthể được cải biến bằng cách gắn với một đồng vị phóng xạ hoặc

một loại thuốc, độc tô vi khuẩn hoặc độc tô" thực vật nhằm tiêu diệtcác tê bào ung thư.Các xitokin, IFNa cũng đang đưọc sử dụng cho những kết quả

khả quan trong việc phòng trừ một số bệnh ung thư. Ngoài ra,ngưòi ta cũng sử dụng cả những tế bào LAK của ngưòi bệnh đưỢcnuôi cấy khi có mặt IL 2, sau đó tiêm trở lại cho người bệnh.

Một nguyên tắc chữa bệnh ung thư khác đang được đánh giá làsử dụng một số dạng phân tử như các dẫn xuất của vitamin A(axit retinoic) hoặc một sô' kháng thể cho phép gây ra sự biệt hóa

Page 153: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 153/352

sớm các tế bào ung thư và từ đó tạo ra quá trình sinh lý phá hủycác tế bào ung thư bằng cđ chế apoptosis.

Các liệu pháp hóa học và phóng xạ, kết hỢp vâi việc xây dựnglại hệ thôVig tạo máu bằng cách cấy ghép các tê bào nguồn(0034"^, ThyT) của bản thân bệnh nhân (ghép cùng nguồn:autogreff) cũng đã đưỢc áp dụng.

Một biện pháp không phải là liện pháp miễn dịch là nếu có thểcắt bỏ càng sớm càng tốt khối u ở dạng chưa di căn (ung thư vú)khi phát hiện sỏm bệnh lý để kéo dài thời gian sống.

140

10.3 Hội chứng tăng sinh miễn dịch và các bệnh ung thư 

10.5.1.Khái niệm

Hội chứng tăng sinh miễn dịch là những bệnh tăng cường quátrình sinh sản của tê bào dòng lympho (tê bào T và B). Nghiêncứu hội chứng này làm tăng thêm sự hiểu biết về hệ miễn dịch,cho phép phân tích và chẩn đoán sự lan truyền dòng tế bào đơndòng, các quần thể và các phân tử xuất hiện ở một sô" lượng rất íttrong cơ thể bình thường. Việc nghiên cứu cấu trúc các phân tửIg trong các bệnh tăng sinh miễn dịch cho phép hiểu biết các Igđơn dòng trong bệnh lý trước khi phát minh ra phương pháp sảnxuất các kháng thể đơn dòng ứng dụng cho y học.

Nghiên cứu hội chứng tăng sinh miễn dịch giúp cho việc phânloại chính xác hơn các bệnh lý về tế bào học và di truyền tê bào,tìm hiểu đưỢc mốì quan hệ giữa hội chứng bệnh này vối các loạivirus(E-BV, HTLV-1...).

10.3.2.Tinh đơn dòng của bệnh tăng sinh miễn dịch lympho

Trong đa số   trường hợp ung thư, sinh sản tế bào mang tính

đơn dòng. Điều này đã được chứng minh nhò một dòng tê bào của

bệnh chỉ tiêt ra một loại kháng thể đơn dòng có cấu trúc giôVig

nhau.

Page 154: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 154/352

10.3.2.1.Các kháng thê’đơn dòng của huyết thanh

Các kháng thể dưn dòng có câu trúc giông nhau, tích diện như

nhau và tạo ra một băng protein rõ nót trong điện di. Các kỹthuật điện di phân giíii cao (lốp mỏng agaroz) cho phép phái hiệncác Ig dơn dòng không tháy đưỢc ở   đ iện di t iêu chu ẩn (hình 10.1).

Kỹ thuật phân tích điện di miễn dịch là cần thiết, cho phép xácnhận thuộc tính của chỉ một chuỗi L, chuỗi Kappa hoặc lambdavà các izotip chính xác (IgAl, IgA2 , IgGl, IgG2 ...) của một chuỗinặng H trong các bệnh u tủy (myeloma).

141

I I

s*t\

s?

f,r?.

b

ị;;; iníi 5^-196

•« j

4 ^ 1 - • #

Ulpi

U5ul

Upl

I

arthl;

lỉriA

Hình 10.1 Ảnh điện di miễn dịch cho biết các cung kết tủa (có dấu sao)của huyết thanh bệnh lý (SP) khác biệt với cung kết tủa bình thưòng(SN) khi sử dụng các kháng thể kháng chuỗi nặng và kháng chuỗi nhẹkhác nhau, ở đây trình bày hai dạng bệnli lý khác nhau (a^ và bO

Page 155: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 155/352

142

' ^ 1 Ì 5 ? í ,

Hình 10,2. Ảnh điện di huyết thanh trên geltấm polyamid xác định các trưòng hợp bệnh utuỷ dòng IgG, IgA, IgM, các chuỗi nhẹ  X  và  K.

1. Huyết thanh bình thưòng.2. I g G X.

3. IgG X(u tuỷ).4. IgA K(tăng sinh macroglobulin).õ, IgA K(hai vạch kép của bệnh u tuỷ).6. IgM  K (Bệnh ung thư \Valdenstrom).7. IgM K(Bệnh ung thư Waldenstrom).8. IgG  X của nước tiểu bệnh u tuỷ chỉ thấy rõ báng protein Bence Joniis

type K.9. Ba d ạn g bấ t thư ờng của các Ig mủi t ên chỉ IgM K, IgGi và  IgGị X  (ung

thư bạch cầu: leukemia).

10.3.2.2. Các hậu quả sinh lý bệnh

Các Ig đơn dòng của huyết thanh có thể gây ra sự rối loạnbệnh lý do nồng độ quá cao trong huyết thanh, do tính đặc hiệuvà cấu trúc bất thường của chúng. Các kháng thể đđn dòng có thểlàm tăng tốc độ lắng của hồng cáu, làm tăng hàm lượng proteincủa máu và tạo thành các cuộn băng hồng cầu. Một số hội chứngtảng sinh gây ra các hậu quả đáng chú ý sau;- Hội chứng tăng độ nhốt của máu do các IgM và IgG đơn dòng,

gây tổn thương tim mạch và tổn thương đáy mắt. Các khángthể đdn dòng có thể liên kết với các thụ thể Fc của tiểu cầu gâyra biến chứng chảy máu và nhiễm trùng.

- Hội chứng tổn thương tê bào và mô tế bào do sự lắng cặn củacác chuỗi nhẹ của Ig đơn dòng, xảy ra ở bệnh ống thận do utủy. Sự tổn thương các ống dẫn trong thận do tích tụ quá lớncác protein Bence Jones (PBJ) là dạng dime của chuỗi nhẹkháng thể đơn dòng ở  dạng tự do.

Page 156: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 156/352

- Các bệnh "Amylose" đóng "cặn tinh bột" do sự tích lũy một sốdạng protein (chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của Ig) và các tế bào

plasma đđn dòng gầy ra tổn thương tại chỗ ở thành mạch máu,ở lưỡi, tim và cđ xương, ống tiêu hóa và phổi.- Các bệnh đóng cặn chuỗi nhẹ và Ig đơn dòng d thận, ốhg tiểu

cầu thận, ở gan, tim và đôi khi ở các mô tế bào khác. Sự đóngcặn này đưỢc phát hiện bằng các kháng thể kháng kappa hoặckháng lambda.

10.3.2.3. Một s ố ví du tăng sinh đơn dòng của tể bào B

10.3.2.3.1 Bệnh u tuỷ nhiều chỗ (multiple myeloma) u tủy nhiều chỗ hay đa u tủy là sự tăng sinh ác tính dòng tế

bào lympho B, kiểu hình tế bào plasma. Bệnh này dẫn đến tổnthương xương, rỗng xương lan tràn hoặc tại chỗ, đôi khi gẫyxương. Phân tích biểu đồ u tủy và sinh thiết xương cho thấy rõ sựxâm nhập các tế bào plasma có hình thái khác nhau, gây ra bệnhsuy tủy kèm theo thiếu máu.

Có hai triệu chứng biến chứng của bệnh đa u tủy là: tổnthương thận, tổn thương ống dẫn của thận và tiểu cầu thận, đóngcặn trắng amyloz, giảm tổng hợp các Ig bình thưòng liên quan

đến dị hóa quá mức (hypercatabolism) trong các bệnh u tủy củaIgG. Biến chứng tiếp theo là nhiễm trùng. Biểu hiện của bệnh làđau đớn tại chỗ và lan truyền.

Về những đặc điểm hóa sinh miễn dịch, ngưồi ta đã phân biệt4 dạng u tủy khác nhau là:- Kháng thể đơn dòng toàn bộ, chứa trong huyết thanh chủ yếu,

có ít hoặc không có trong nước tiểu.- Kháng thể đđn dòng +PBJ xuất hiện trong huyết thanh

nhưng chủ yếu là PBJ, trong nưốc tiểu đơn dòng chi’ có Ig đơn

dòng và không có PBJ (PB.J là protein Bence Jones).- Có PBJ, có hoặc không có Ig đđn dòng trong huyết thanh.Trong nưốc tiểu có Ig đơn dòng.

-   u tủy "không bài xuất" Ig đơn dòng và PBJ.10.3.2.3.2. Ung thư bạch cầu (ỉeukemia) hay bệnh máu trắng 

Bệnh mãn tính có ưu thế ỏ nam giói có tuổi trên 50. Khi bệnhchuyển sang dạng ác tính của nguyên bào lympho B và nguyênbào lympho T có tiên lượng xấu thì bệnh nhân sẽ biểu hiện rõkháng nguyên chung cho bệnh bạch cầu nguyên bào lympho. Có

143

Page 157: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 157/352

thể dùng kháng thể đớn dòng đặc hiệu kháng lại kháng nguyênnày (kháng thể J5) cho xét nghiệm ELISA để phát hiện bệnh.

 Đặc điểm của bệnh là tăng sinh đơn dòng tế bào B có mật độthấp IgM và IgD trên màng tế bào. Ung thư bạch cầu dạng mãntính (chronic lymphoid leukemia-CLL) hiếm thấy d lứa tuổi dưối50 và thưồng trở nên lành tính, nhưng cuối cùng cũng có 20%bệnh nhân thể hiện kháng thể đđn dòng trong huyết thanh sẽ cótiên lượng xấu, trở thành ác tính.

Hai dạng biến chứng chủ yếu của bệnh CLL là sự thiếu hụtmiễn dịch thứ cấp kèm theo việc giảm sút sản xuất kháng thể vàphát sinh các bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh tan hồng cầu tự

miễn (hemolytic autoimmune disease)10.3.2.3.3. u lympho hay lymphomaNgười ta phân biệt hai dạng lymphoma: dạng u lympho khcnịí

phải Hodgkin và bệnh lympho-Hodgkin. u lympho không Ho4g-kin là dạng biểu hiện chủ yếu do tê bào B tạo ra một kiểu Ig cốchỉ một dạng chuỗi nhẹ (kappa hoặc lambda) Trái lại trong tỀnẹ sinh dòng B ở phần trên, người ta thấy rõ biểu hiện đồng thời cảhai dạng chuỗi nhẹ là K và  X. Bệnh nhân bị lymphoma Hodglincó đặc điểm là kiến trúc của cđ quan lympho bị phá hủy và xuấthiện các tế bào khổng lồ, chứa hai nhân gọi là tế bào Re»d-Sternberg.

Bệnh ngưng kết hồng cầu lạnh là do tăng sinh bạch cầu lủyxương, tiết ra một Ig đơn dòng ở huyết thanh, có hoạt tính tựkháng thể (autoantibody) chống lại hồng cầu của bản thân.

Lymphoma Burkitt (BL) hầu như liên quan vôi virus Epsttin-Barr, biểu hiện ở hàm và phần bụng.10.3.2.3.4. Bệnh macroglobulin Waldenstrom

 Đặc điểm của bệnh là tăng sinh dòng tế bào B với nhiều kểii

hình từ tế bào B hình dạng nhỏ cho đến các tế bào plasma (nhiềudạng trung gian của B). IL 6 đóng vai trò quan trọng trong việcduy trì dai dẳng sự chín của dòng B và sự tăng sinh dòng B đễnra ở tủy xương, hạch bạch huyết và ở  cả lá lách. Xét nghiệm lióasinh miễn dịch cho thấy xuất hiện một lượng lớn macroglobi.lincó khối lượng 400.000 dalton bao gồm các IgM đơn dòng và x-2macroglobulin trong huyết thanh người bệnh. Hội chứng íủabệnh là tăng độ nhớt của máu, máu màu nhạt và có biến chỀngthiếu máu do tan hồng cầu và chảy mẵu xuất huyết.

144

Page 158: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 158/352

10.3.2.4. Sự tă ng sinh dòng lympho T 

Sự tăng sinh bạch cầu ác tính dòng lympho T hay bệnh máu

trắng dòng T (T.Cell leukemia) xảy ra ở ngưòi trưởng thành đặcbiệt có nhiều ở Nhật Bản và Trung Mỹ. Bệnh do loại retroviruằHTLV-1  (Human T.Cell leukemia virusl) gây ra. u lympho T râ'tthường xuyên nằm ở vỊ trí biểu bì được tạo thành từ các lymphoT CD4 , T CD8* đã biệt hóa. Các lympho T này khi tiếp xúc vóibiểu bì sẽ giải phóng ra các lymphokin (GM-CSP; IFNy, TNFa).Biểu hiện bệnh lý là do tác động tại chỗ của các xitokin lên biểubì và lốp da trong hay chân bì (derma).

10.3.2.5. Nguyên nhân di truyền và nguyên n hân tế bào của bệnh.

Rất nhiều khôi u của các lympho B phát sinh kèm theo sự mấtkhả năng điều hòa của một tiền gen gây ung thư (proto-oncogene) C-myc hay còn gọi là gen tiềm ẩn liên quan đến ungthư. Gen C-myc có vai trò nhất định trong việc chuyển trạng tháiGo/Gi của chu trình tế bào lympho và có thể đối vối nhiều dạng tếbào khác. Sự tăng cường biểu hiện của gen này sẽ báo trưốc sựhoạt hóa lympho.

Người ta nhận thấy sự điều hòa biểu hiện qua gen C-myc bị vịphạm sẽ làm cản trở tê bào trở lại trạng thái nghỉ Go trong chutrình tế bào và bắt buộc tế bào sinh sản liên tục. Sự rối loạn tăngsinh tê bào B thường kèm theo hiện tượng chuyển đoạn của locus

C-myc trong các nhiỗm sắc thổ. Đặc biệt là ở trường hợp u lym-phoma Burkitt, người ta luôn luôn thấy có sự chuyển đoạn của

oncogen C-myc với các trình tự điêu hòa ở locus IgH (t4;18 có75% các trường hỢp) hoặc các locus IgK hoặc IgL (t2;8 hoặc t8;22có tới 25% trường hỢp). Gen C-myc là gen "phát triển sôm" cóchức năng hoạt hóa tế bào đã biểu hiện quá mức ỏ các tế bào khốiu đặt dưối sự kiểm soát của các yếu tố phiên mã các Ig. Có thểminh họa cụ thể sự chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể 8 và 14,trong đó có chứa gen C-myc ở locus của chuỗi nặng ịo. gây ra bệnhlymphoma Burkitt (Hình 10.3).

145

Page 159: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 159/352

146

 Nhiẻm sắc thể K Nhiẻm sắc thê’ 14

Đột biến 

chuvển 

đoạn

 Nhiễm sắc thể X Nhiẻm sắc thể 14

VH

H in h 10.3. Sự chuyển đoạn của gen C-myc ở locus của chuỗi

nặng trong bệnh lymphoma Burkitt. (theo I. Roitt. 1990.)

Sau đây là tổng kết một số ví dụ về sự chuyển đoạn của cácnhiễm sắc thể trong các hội chứng tăng sinh miễn dịch.

Bảng 10.1. Sự chuyển đoạn các nhiễm sắc thể gây ra bệnh táng sinhmiễn dịch (theo Kaplan và Delpech - Biologie moléculaire et Médicine,trang 479 - Paris 1993)

Gen thử  nhấtNhỉêm

sắcthe

Kiểu ungthư  Chuyên doạn Genthứ 

2NhiểmsẮc

th ểLympho H

Lym pho B 8 Ivyinphoma t(8:14)(q24;q32) IgH 14

C-myc 8Burkitt

Lymphoma t(2;8)(qll;q24) IgK  2

C-myc 8BÌưkitt 

Ly m pho ma I(8;22)(q24;qll) JgL 22

bCÌ *1 11Burkitl

Loukomia t(ll;14)(ql3:q;ĩ2) li?H 14

bCl - 2 18

lymphoma 

Ly m pho ma t(14;18)(q.32;q21) IgH 14Pbx - 1 1

nangLeukemia t(l;19)(q23;ql3) R2A 19

IL - 5lymphoina

IxHikcmia K5;14)(q31;q32) IgH 14

ĨẠtìipho T 

tal - 1 1

lymphoma

U'ukemia

t(ll;14)(ql3:q32) TRCD 14

Tan ' 1 9lymphoma

Ixĩukcmia t(7;19)(q34;q34) TRC*B 7

THC- 11

nguyênbào

Ix ukemÌH 1(7:11)(q.35:q 13) TRCB 7

Page 160: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 160/352

147

c  • jnyc 8ly m pho ma

K<‘ukoniia t{8;14)(q24;qll) TRC-A 14

Hox - 11 10

ly rn pho ma

I>oukomia t ( l l :14) (q25;qn) TRC-D 14

rbtn - 1 11l y n i Ị í h o r n a

I.oukemia t( l l ;14) (ql3;ql l ) TRC-I) 4

rCRA Ml y ĩ ) i Ị ) h o m a

Loukcmia inv(14)(qll:q32) IgH 1

l y m p h o m a

10.3.2.6. Bệnh tăng sinh miễn dịch liên quan đến chuỗi nặng 

Các bệnh này có đặc điểm là huyết thanh của bệnh nhân có

một loại Ig đơn dòng nhưng không có các chuỗi nhẹ (dạng Ig cócấu trúc bâ't thường). Bệnh thể hiện ở ba lớp Ig chủ yếu là IgM,IgG và IgA (đặc biệt là IgA|). Trong huyết thanh người bệnh, cácphân tử Ig có chuỗi nặng bị đường hóa rất cao, nghĩa là kết hỢpvới nhiều loại gốc đưòng. Đó là đặc điểm quan trọng về sự biếnđổi cấu trúc của các chuỗi nặng Ig. Bệnh của chuỗi nặng y thưòngdiễn biến dưới dạng tăng sinh miễn dịch và biểu hiện của bệnhtự miễn. Trong khi đó bệnh của chuỗi nặng a thể hiện sự tăngsinh dòng nguyên bào lympho IgA), xâm nhập vào ruột non và

các hạch màng treo ruột, làm teo nhung mao ruột, dẫn đến hậuquả suy dinh dưỡng do hấp thụ dinh dưõng kém.

10,4. Một sô" đặc điểm lâm sàng của ung thư 

10.4.1. Chỉ th ị ung thư (Tumour marker)

Từ lâu các nhà khoa học sinh học và y học mong muốn tìm ra

các chỉ thị ung thư đề phát hiện càng sớm càng tôt sự chuyểndạng ác tính của tế bào ung thư. Có một sô" hỢp chất hoá sinh đãđược phát hiện có quan hệ chặt chẽ và đôi khi có tính đặc hiệuctô'i với một sô' bệnh ung thư xem như là những chỉ thị ung thư.

Chì thị ung thư được định nghĩa là những đại phân tử khi xuấthiện ở một bệnh ung thư, có nồng độ thay đổi theo chiều hưốngtăng lên liên quan sự phát sinh và tăng trưởng của những khôi uác tính ỏ một bệnh nhân.

Chỉ thị ung thư có thể chia làm hai dạng; chỉ thị tế bào và chỉ

thi thể dich.

Page 161: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 161/352

- Chỉ thị ung thư dạng tế bào bao gồm các kháng nguyên trèn 1)0mặt các tế bào, các thụ thể hormon và thụ thể yếu tố tíìn.í

Lrưỏng, những biến đổi di truyền (biến đổi gen) của tế bào.- Chỉ th ị ung thư dạng thể địch bao gồm các chất hoá sinh đượcphát hiện ở những nồng độ quá mức bình thưòng có mặt tronghuyết thanh, nưóc tiểu và các thể dịch của cơ thể.Chúng được các tê bào hoặc mô ung thư tông hỢp và tiết ra, từkhối u bị phá võ hoặc được tạo ra từ các phản ứng của cơ thếđối với khối u.

148

10.4.2 Phân loại chỉ thị ung thư theo khả năng đặc hiệu 

bệnh.- Đặc hiệu cao khi chỉ th ị ung thư không được phát hiện ỏ đôi

tưỢng khoẻ và u lành tính.- Có độ nhạy cao là dễ phát hiện ỏ giai đoạn sớm khi chỉ có một

tế bào ung thư xừổi hiện.- Đặc hiệu cơ quan nghĩa là chỉ xuất hiện ỏ một cơ quan bị uriịĩ 

thư.- Xuất hiện tương quan vỏi giai đoạn ung thư và kích thưóc khốỉ u

- Tưđng quan với tiên lượng về thòi gian sống.- Có giá trị dự báo.

10.4.3 Một số chỉ thị ung thư liên quan với bệnh

1.CEA là một glycoproteinlSO kDa chứa 60% đường (carbohy-drate) là một trong những kháng nguyên ung thư thai, thườngxuât hiện ở nồng dộ cao trong huyết thanh ồ  bệnh nhân ungthư trực tràng, và một số   bệnh ung thư ống tiêu hoá (bình

thường, ngưòi khoỏ không hút thuốc lá, nồng độ CAE < 3-5ng/ml) người hút thuốc tăng từ 3-10 ng đến 20  ng/ml. CAEđược sản xuất trong sự phát triển phôi và thai. Sau khi sinh,CAE ngừng sản xuất nên ở người trưởng thành có nồng độ rấtnhỏ.Ngưòi ta đã tìm ra có ít nhâ't 14-16 gen thuộc họ gen CEA mã

hoá cho CEA, và các chất tương tự CEA hoặc các protein liênquaii đến quá trình mang thai (BGP).2 . AFP (Alpha Petoprotein) là một glycoprotein 70 kDa chứa

khoảng 2.5% đường, được tổng hỢp ở gan và túi noãn hoànfí

Page 162: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 162/352

149

của thai và được tiếp vào huyêt thanh ở tuần thứ 13 của thaikì. Sau khi sinh, nồng độ AFP trong huyết thanh trẻ sđ sinh

giảm dần và ở người trưởng thành, khoẻ mạnh chỉ còn 3-5ng/ml. 90% bệnh nhân ung thư biểu mô gan tiên phát có nồngđộ AFP tăng lớn hơn 1000  ng/ml, đôi khi từ 10.000 đến1.000.000  ng/ml (Abedev, 1971 Saito, et al 1990, Taketa, etal. 1990).

 Điều đáng lưu ý là AFP thai kỳ có mức độ glycozyl khácvới AFP của ung thư gan và một sô dạng AFP bệnh lý khác.Taketa và cộng sự (1990), đã chú ý tói đặc điểm này và sửdụng lectin nhận biết đặc hiệu AFP glycozyl bệnh lý để

phát hiện và phân biệt bệnh ung thư với các AFP bệnhthông thường khác.

'•]. HCG (Human Chrionic Gonandotrophin) là một asialo glyco-protein (glycoprotein không chứa axit sialic) có khối lượngphân tử 46 kDa, bao gồm hai tiểu đơn vị a và p liên kết khôngcộng hoá trị với nhau. Tiểu đơn vị p của HCG có hoạt tính đặcliiệu riêng cho HCG, trong khi tiểu đơn vị a giốhg hocmon LH(hocmon thể vàng: Luteinising hormone). 0 giai đoạn đầu của

thai kỳ, HCG được tê bào lá nuôi phôi (Trophoblaste) và nhauihai tổng hợp. HCG được chẩn đoán có thai (phát hiện đặc hiệusự có mặt tiểu đơn vị p. Tuy nhiên, khi nồng độ chuỗi p tự dotăiig cao trong trường hợp ung thư buồng trứng hoặc tinhlioàn. Các xét nghiệm chi’ dành riêng cho tiểu đơn vị p tự docho độ nhạy 100% đối vâi ung thư tế bào nuôi thai và độ nhạy70% đối vỏi ung thư tinh h o à n không hạt. Trong bệnh ung thưn h a u thai luôn luôn xuất hiện HCG, và không xuất hiện AFP;  nhưng ở bệnh ung thư túi noãn hoàng thì ngược lại: AFP

dương tính và HCG âm tính. Nồng độ HCG có thể tăng lêntrên 1  triệu lU/ml ỏ bệnh ung thư tế bào nuôi ở dạng nang sán(40 -50% ung thư biểu mô thai ở dạng nang sán). Nồng độHCG tưdng đồng vối giai đoạn phát triển khôi u và tiên lượngbệnh ung thư tê bào nuôi và tế bào mầm. Người khoẻ bìnhthường có nồng độ HCG dưới mức 5 lU/ml.

4. CA 15 - 3 là kháng nguyên ung thư được tê bào ung thư vàmột sô" tế bào biểu mô tiết vào máu và dịch cơ thể. CA 15 - 3được phát hiện nhờ hai kháng thể đơn dòng là 115 - D8  và

DF3. CAI5-3 được dùng để phát hiện theo dõi, điều trị và phát

Page 163: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 163/352

150

hiện sự di căn trong ung thư vú. 70% bệnh nhân nữ ung thưvú bị di căn đều có nồng độ CA 15-3 tăng. Giá trị nồng độ

CA15 -3 tăng lên cũng xuất hiện trong ung thư buồng trứng,ung thư tuỵ, ruột kết và phế quản. Tuy nhiên nồng độ cao cùn gthấy ở bệnh sđ gan, viêm gan và một số bệnh phổi, bệnh vúlành tínhi.

5. NSE (Enolaza đặc hiệu ndron thần kinh; Neuron - SpecifiicEnolase) là một isozym của enolaza bao gồm hai polypeptidgần như giống nhau, mỗi chuỗi 39 kDa. Trong quá trình đưòn-gphân(glycolysis).NSE xúc tác cho sự biến đổi 2-photphoglycerat thành phoit- 

phoenolpyruvat và tham gia vào sinh tổng hỢp hexoza. NSE cầ nion và như là những coíactor và bị kìm hãm bằngphosphofluoride.

Vì NSE định khu ở mức độ tế bào nên việc phát hiện thấy n»ótrong huyết thanh chỉ ra hiện tượng hoại tử tê bào ung thư. D'ođó, NSE là một chỉ thị không thích hỢp lắm cho việc phát hiệ ngiai đoạn sốm của ung thư. Cũng có thể sử dụng chỉ thị NSE đêphân loại mô học. Ung thư tế bào nhỏ của biểu mô phế quản pháithiện rất nhanh, có thể đưỢc xử lí hoá trị liệu. Việc phân loại miôbị bệnh dựa vào NSE có thể tạo điều kiện dễ dàng cho cách lự.a

chọn phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, cần phối hợp với việc xáicđịrih chỉ th ị CEA. Khi nồng độ NSE tăng cao quắ l l , 8ng/ml Siẽcho tiên lượng xấu, nhưng nếu nhỏ hơn l l , 8ng/ml, thời gian sôniglâu dài hơn.

Chú ý, vì NSE được tìm thấy trong tế bào plasma, tiểu cầunên ở ngưòi bị bệnh tan huyết, nồng độ NSE cũng cao.Cũng có thể thấy NSE tăng lên có ý nghĩa nếu máu lấy rađế quá 60 phút trước khi ly tâm tách huyết thanh.

6 . PSA (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt: Prostate - Spte-cific antigen) là một glycoprotein 34 kDa được hình thành ở miôtuyến tiền liệt có mặt ở cả trạng thái bệnh ác tính và làn htính. Vì vậy PSA không thực sự là chỉ thị đặc hiệu ung thư c:ơquan. Tuy nhiên PSA cũng đóng góp cho việc dự báo về bệmhcủa tuyến tiền liệt ỏ giai đoạn khỏi phát để sàng lọc các rủi roở đối tượng nam giới trên 50 tuổi.Về chức năng sinh học, PSA là một proteaza serin giúp chio

quá trình làm lỏng tinh dịch bằng cơ chế cắt fíbronectin của tinlh

Page 164: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 164/352

dịch, ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt lành tính(benign hy-perplasia), nồng độ PSA cũng tăng trong huyết thanh và được

Ị)hát hiện nhạy hơn so với PAP(Prostatic acid phosphatase).Sự sản xuất PSA có thể bị ức chế bằng cách điều trị với anti -androgen.7. PAP (Photphataza axit của tuyến tiền liệt: Prostatic Acid

Phosphatase) là một glycoprotein 100 kDa được sản xuất từ ly-sosome của tế bào biểu mô(epithelian cell), photphataza axitbao gồm 5 isozym có mặt ở nhiều loại tế bào và dịch cơ thểkhác nhau như: tiểu cầu, hồng cầu, hệ thống lưói nội mô (gan,lách), tuỷ xương và tê bào mô tuyến tiền liệt. Tuy nhiên ở

tuyến tiền liệt. isozym băng 2 đặc trưng cho mô đưỢc gọi làPAP nhưng không đặc hiệu cho ung thư vì nồng độ của nó còntăng lên ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Chỉ thị PAPcũng được dùng đế xác định và theo dõi điều trị bệnh ung thưbiểu mô tuyến tiền liệt (Prostate Carcinoma). Nồng độ PAPtảng lên ở huyết thanh chỉ rõ sự tiến triển của bệnh ung thư.Trong khi đó ở   ngưòi khoẻ bình thường nồng độ PAP là 0  -0 ,2ng/ml.Chức năng sinh học của PAP là xúc tác cho sự thuỷ phân các

monoeste của axit photphoric trong tinh dịch. Điều kiện hoạtđộng tôì ưu ở pH 4,5 - 6 . cần chú ý là PAP rất nhạy cảm vốinhiệt độ, dễ biến tính, cần xác định hoạt tính ngay sau khi lấymáu và baỏ quản mẫu ở trong điều kiện lạnh. Trái với PSA, việcsản xuất PAP không bị anti - androgen kìm hãm.8 . P2-M (Beta 2 - Microglubulin) là thành phần chuỗi nhẹ của

HLAI có mặt hầu như ở tất cả các tế bào chứa nhân, đặc biệtnồng dộ cao ở bê mặt các tê bào lympho. P2-M có khổì lưỢng11,8  kDa và được phân lập ở nước tiểu của bệnh nhân chứa

protein niệu. Bình thường, ở người khoẻ cũng phát hiện đượctrong huyết thanh có 3,4 )ig /ml, ở nước tiểu có 0,154 fj,g/ml.Trong khi đó ở các bệnh nhân ung thư dòng lympho (bệnh đau tuỷ, leukaemia), nồng độ p2-M tăng cao, chỉ rõ thời gian sốngsót ngắn.Trong các trường hợp bệnh lành tính (viêm cầu thận, ôVig thận,

bệnh nhân AIDS , bệnh nhân rốì loạn chức năng miễn dịch) chỉthị p2-M cũng là một giá trị cần đưỢc coi trọng. Điều đáng chú ýlà (32-M của nước tiểu kém ổn định, phụ thuộc vào pH.

151

Page 165: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 165/352

Tóm tắt chương X

152

1. Miễn dịch chôVig vi sinh vật là một cơ chê tổng hỢp qua trunggian tế bào và cơ chế tác động phân tử của các sản phẩm tếbào.

2 . Miễn dịch ung thư nghiên cứu hiện tượng bất thường trong

sinh sản của các dòng tế bào miễn dịch. Nguyên nhân (iitruyền của bệnh là do sự đột biến của các gen gây ra hiệntượng rối loạn trong điêu hoà của chu trình tế bào (đáng chú ýlà gen p53 mã hoá cho protein p53 và gen p21  ras).

3. Mỗi loại bệnh ung thư đều do một kháng nguyên đặc hiệu quiđịnh. Người ta cũng phát hiện được một số   họ các gen củakháng nguyên ung thư. Việc hiểu biết các kháng nguyên ungthư có thể giúp cho việc phòng ngừa và chẩn đoán ung thư đặcbiệt là ung thư có nguồn gốc virus.

4. Tham gia vào miễn dịch chông ung thư gồm các kiểu tế bàonhư NK, LAK, các đại thực bào, các tế bào ưa axít v.v...5. Hội chứng tăng sinh miễn dịch là sự rối loạn về chức năng của

các tế bào hệ thống miễn dịch và tạo ra những sản phẩm đặcbiệt là các kháng thế đơn dòng và các protein đặc trưng. Bệnhtăng sinh miễn dịch cũng do nguyên nhân các gen gây ung thưtác động đến chu trình tê bào đặc biệt là sự đột biến của cácgen và các nhiễm sắc thể.

6 . Một số đặc điểm lâm sàng trong bệnh dịch ung thư được chú ý

là các chỉ thị ung thư (Tumour marker). sử dụng các chỉ thịung thư dùng để phát hiện sớm bệnh, tiên lượng và theo dõiđiều trị ung thư có hiệu quả nhằm mục đích kéo dài thòi giansống của bệnh nhân.

Page 166: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 166/352

153

Chương XI. Miễn dịch bệnh lý: thiếu hụt miễn dịch và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

11.1. Khái niệm

Sự thiếu hụt miễn dịch thường biểu hiện trạng thái bất thưòngcủa một, hay nhiều yếu tố của hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh lýkhác nhau như nhiễm trùng và dôi khi dẫn đến ung thư. Có haidạng thiếu hụl miễn dịch là thiếu hụt nguyên tliủy hay bám sinhvà thiếu hụt thứ cấp. Thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh do nguyênnhân di truyền, thiếu hụt miễn dịch thứ cấp do yếu tố bên ngoàinhư thuốíc, chiếu xạ, dinh dưỡng kém và do nhiễm trùng.

Về bệnh lý, người ta phân biệt các kiểu thiếu hụt miễn dịch

như: thiếu hụt Ig hoặc protein của bổ thể, thiếu hụt các tế bàodạng thực bào hay dạng lympho T hoặc lympho B.

11.2. Thiếu hụt miễn dịch nguyên thủy của các tế bào B

Các bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch chức năng của tế bào Bthường bị nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn đối với các vikhuân viêm phổi củng như các bệnh nhiễm ti’ùng đường ruột.

Các kiểu bệnh lý do thiêu hụt tế bào B là:

11.2.1. Bệnh không có y - globulin trong máu

Biểu hiện tế bào và hóa miễn dịch của bệnh là: ít hoặc khôngcó các tê bào B trong máu, hạch bạch huyết rất nhỏ và không cóhạch amidan, không c6  IgA. IgM, IgD và IgE và rất ít IgG tronghuyết thanh. Người ta gọi bệnh này là agamma globulin trongniáu do dột biến gen XLA, gen này mã hóa cho một protein là ti-

Page 167: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 167/352

rozinkinaz đặc hiệu của dòng tê bào B. Một dạng biến đổi củabệnh này kèm theo sự thiếu hụt hocmon sinh trưởng.

11.2.2. Thiếu hụt IgA, các phân lớp IgG và tăng IgM

Sự thiếu hụt IgA thường gây nhiễm trùng hô hấp và đườngruột và dễ biến chứng thành các bệnh tự miễn. Gần 50% bệnhnhân bị thiếu hụt IgA dễ xảy ra hiện tượng sôc khi bị nhiễmtrùng máu.

Sự thiếu hụt các phân lóp IgG điển hình nhất là IgGs, IgG^ vàIgG4. Sự thiếu hụt này liên quan với nhiễm trùng gây bệnh mủ.

Sự thiếu hụt IgG và IgA kèm theo sự tăng IgM cũng gâynhiễm trùng vi khuẩn tạo mủ, tăng sản hạch bạch huyết và giảmmạnh bạch cầu trung tính.

Nguyên nhân của bệnh là đột biến gen mã hóa cho glycopro-tein gp39, một câu tử gắn của CD40 (Xq27).

Cũng có trưòng hợp biểu hiện bệnh giảm y - globulin trongmáu (hypogamma-globulinemia) thông thường là giảm hàmlượng IgA huyết thanh. Một sô trường hỢp của bệnh trên là donhiễm virus Epstein-Barr.

154

11.3. Thiếu hụt miễn dịch nguyên thủy của các tế bào T

Sự thiếu hụt miễn dịch các tế bào T thường biểu hiện ở cácdạng bệnh khác nhau:

11.3.1. Sự phát triển bất thường của tế bào nguổn lympho ở  giai đoạn sớm của sự biệt hóa

Bệnh thiếu hụt nguyên thuỷ dòng lympho T mang tính ditruyền bẩm sinh, biểu hiện ở hội chứng Di - George và đượcchứng minh bằng thí nghiệm cắt bỏ tuyến ức, gây sự phát triểnbất bình thường của dòng lympho T. Bệnh này còn liên quan đếnsự thiếu hụt di truyền adeno'zin deaminaz. Sự thiếu hụt enzimtrêi> kéo theo việc tích lũy các chất trao đổi gây độc cho tế bàonguồn lympho như dATP và dGTP. Các chất độc này kìm hãmenzim ribonucleotit reductaz là enzim cần thiết cho sự tổng hỢp

 ADN và sự nhân lên của tế bào.

Page 168: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 168/352

11.3.2. Biểu hiện thiếu hụt các phân tử phân lớp II của MHC

Bệnh thể hiện do thiôu hụt một phần các tê bào l.vmpho TC D - I * g ỉ i 3’ r a s ự b ấ t h o ạ t c á c g e n c ủ a p h ậ n t ử l ó p I I . M ộ t sô" d ạ n g

hội chứng thiếu hụl lympho T có kèm theo sự bâ”t thưòng biểuhiện các phân tử lớp I của phức hộ MHC.

11.3.3. Hiện tưỢng mất điểu hòa giãn mao mạch do di truyền

n ộ n h n à y d o t h i ê u h ụ t c á c t ế b à o T k è m theo thiếu h ụ t IgGv,IgG, và IgA làm mấl khả náng diều hòa giãn mao mạch của tiểu

não và mắt. Vê tê bào liọc và sinh học phân tử, người ta thấyLhưòng xu3'ên đứt gẫy các nhiễm sắc thê 7 và 14 ở vùng của cácgen TCR và Ig. Từ đó liên quan đến sai sót trong việc sửa chữa

 ẴDN.

ỉ 1.3.4. Thiếu hụt các protein kết dính bạch cầu

Hội chứng này thường gọi là thiếu hụt kết dính bạch cầu (Leu-cooyte Adhesion Deficiency: LAD) liên quan đến thiếu hụt biểu

hiện các pi'0tein màng dưới họ P2 của các integrin. Integrin là một họ các glycoprotein màng có  cấu trúc heterodime có chứcnàng chủ yếu là kết dính giữa các tế bào, bên tronịí tê bào vàngoại bào. Nguyên nhân của bệnh là do các đột biến của gen mãhóa cho chuỗi p (CD18), làm mất đi sự có mặt các dạng het-crodime CDlla/CDl8 . CDllb/CDl8 và CDllc/CDl8 .

11.4. Thiếu hụt miễn dịch các thực bào và bổ thể

Dạng thiếu hụt miễn dịch thực bào thường thể hiện ở  các bệnhsau đây:- Giảm bạch cầu trung t inh do hẩm s inh thường kéo theo dễ   

nhiễm trùng Staphylococus aureus và các m ầm bệnh gra m âm.

- S ự th iếu hụ t bạch cầu hạ t (granuolopen ia) củng gảy ra một số   

bệnh thiểu năng của hạch cầu đa nhân như giảm khả năng hóa 

hướn g động v à di độn g của các bạch cầu thực bào.

155

Page 169: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 169/352

15(i

-  Sự thUu hụt các yếu tố bổ thể đặc biệt là Cl-INH kéo theo bệnh  phù mạch bởi vi CI-INH t h a m  gia vào sự điều hòa tông thè các  phân tử trong  rơ chố đông máu và viêm.

11.5. Sự thiếu hụt miển dịch thứ cấp và AIDS

Sự thiêu hụt miễn dịch thứ cáp tliưòiig được biểu hiện ở cắc  bênh sau:

11.5.1. Các bện h v ể máu v à un g thư 

Đó là các bệnh về máu mãn tính dòng B trong dó có bệnh  macroglobulin Waldonstrom, bệnh u tủy. bệnh u lympho Hodg'  kin là do thiêu hụt quá mẫn muộn. Các bệnh nhân thường bị nhiễm vi khuẩn, virus ho.ặc nấm vi sinh vật. Tuy dặc diêm miền  dịch thể dịch bình thường nhưng sự thiếu hụt miễn dịch tế bào là  một trong nliững yếu tố dự báo trưởc đồng thòi việc sản xuất ILIO tự phát tăng lên.

ỉ 1 .5 .2 . Th iếu h ụt m iễn dịch do rối loạn trao đ ổi ch ất

Tình trạng dinh dưỡng kém protein thường gây ra sự thiếu hụt miễn dịch thứ cấp ở các nước nghèo. Hiện tượng này gây ra sự  biến đổi bất thường của các tế bào T và làm tàng tỷ lệ Ỵ globuỉin trong máu.

Thiếu hụt miỗn dịch tế bào có thể gây ra bệnh suy thận. Hội chứng hư thận và các bệnh đường ruột cũng do sự thiếu hụt miễn  dịch kèm theo hiện tượiiR RÌảm y globulin trong máu.

11.5.3. Bệ nh A IDS và con đ ưởng lây tr uy ền

Thiếu hụt miễn dịch do HIV (Human Immunodeíiciency Virus) là loại bệnh do virus gây ra sự suy giảm miễn dịch cho người (ỉã dược phát hiện ở Mỹ trong năm 1981, đến nay dã lan ra kháị) tliố  giới. Theo dự đoán của tổ chức y tế thế giới (WHO). dốn năm  2000 sẽ có khoảng 26 triệu người bị nhiễm HIV trốn toàn thế íĩiới 

và mỗi năm có khoảng 1.8 triệu ngưòi trong số đó sẽ chết vì căn

Page 170: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 170/352

15 7

 bộnh suy giám miỗ ii (lỊcli mắc phả i (A ID S: Acquirod Im m u n o

Deíĩiciency Synclrome) (lo HIV ^ây ra. Hiện tưỢng ở các nước

ch âu Á và ch âu Phi li-OMK nh ữ ng n ăm dầ u của th ế kỷ XXI că n b ện h n h iễm HIV có clúếu hướng gia tăng . Vì vậy cần phíii cỏ

nliững biện Ị)háj) khoa liọc hữu hiệu và tiên hành nghiên cứu loại  

thuôc và vacxin có hiệu (Ịuà (lê ngăn ngừa sự tiến triển bệĩih

tro ng cộng dồng dân t'ư.HIV có hai loại khác Iihau là HIV-1 (gáy ra 98"ó bệnh lan

tru yề n) và HIV-2 chiếm ưu thê ỏ vùn g tây châ u Phi. ÍL lanU'uyồii trôn thê ííioi. HIV là các rotrovirus có bộ máy di Iniyếnthuộc họ L enUvirus .

Sự lây Iruyồn virus có thê Xiiy ra tlioo bôn con đường sau lìây:- Ccitì đườtìíỊ t iêm tniycn do dùng chung kim tiêm chích nia túy.- Láy ìĩhiềni baiìíỉ con đường truyền máu của người hệnh cho  

lìíỊười khóc.- Con đường tiếp xiic tình dục.- Lây truyểìì bệnh từ người mẹ moc bệnh sang thai nhi qua nhau  

thai .

11.5.3.1. Tiến triên của các dấu hiệu sinh học và bệnh lý 

Sự tiê n Iriê n củ a bệ nh dưỢc' t hoo dõi bầ ng các d ấu hiệu củ a vi-rus , đ ịnh lượng khán” thê kháng HIV và đo các thông sỗ l iônquan (lốn sự thiốii hụt miễn dịch.

ĩ 1.5.3.1.1. P há t hiện virus:   Đô ph át hiện virus. ngưòi ta dopro toi n ị)24 lưu hàn li ir on g máu . (là Ị)i-otein chủ yê u c ủa vỏ CÌIỊ)- 

s i t v irus) | )hân lập virus từ máu hoặc từ các lympho tuần hoàn b ằ n g oárh nuôi cây lô l)í'io v:'i (lo p2‘l hoặc (lo hoạt động tran sc rip -taz ngưỢc tronơ dịch nối của môi trường nuôi cấy. Người ta cũngsử dụng phương pháp phát Inộn gonom tiền virus hoặc ARN vi-rus bằ ng cách kliuêVli (lại C‘nzim trực tiôp hoặc g iá n t iê’p (phướng

phápPnivàRT-í ' ( 'R) .ĩ 1.5.3.1.2. N qh ìêu cứu k há ng thê chông HTV:  Việc nghiên cứu

này dưỢc thực hÌỊM) bầii^ kỹ thuậl ELISA đôi vói các protein khácnliau của virvis. IMiiícing |)háỊ) Iiày dưỢc sử dụng thông thưòng dô  

l)hál hiện cá<' doi tưỢiiỊí có luiyêl thanh dương tính. TiÔỊ) thoo làkỹ thuậl p l iân t ích chuyên th í ím miền dịch protein (Western-

 blot) b á t Iniộc cần ikiỢc lặp lạ i dối với m ẫu h u y ế t ih a n h ih ứ hai.Sử dụng kháng t l ie khiuig các protein của lớp vỏ và các protoin

Page 171: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 171/352

 Dấu hiệu miễn dịch:  dấu h iộu quan trọng là v iệc g iảm dần dấn  

sô lượng lympho T CD4‘ trong máu và một số dấu hiệu khácnhau như tăng hàm lượng P2 microglobul in huyết thanh. Lànị:  

noopterin huyết thanh và nước tiểu, tăng nồng độ IgG và IgAtrong huyêt thanh.

ĩ 1.5.3. ĩ.3. Quá trình tiến triển của bệnh: Người ta chia làm l)athời kv tiên triển bệnh.-  Thời kỳ  sơ nhiễm:  diễn ra trong một số tuần n h iễm HIV biôu  

hiện số lượ ng kháng nguyên p24 tăng lên và kháng thể khánf»  

p24 theo dó cũng tăng lén, sự đáp ứng của T gây độc (Tc) cũngtăng lên. Trong những tuần đầu nhiễm HIV, sô’ lượng lym|)ho

T CD-I' giám xuông nhưng sau đó lại tăng lên.- Thời, kỳ th ứ hai:   kéo dài từ 1 dôn 12 nă m đưỢc gọi là ph a klìỏnị! 

có triệu chứng xiuít hiện, hay pha tiềm ẩn. Trong thòi kỳ nàysô" lượiig kliáng thỏ ôn định ỏ mức cao, kháng nguyên p2'1thưòng khó phát hiện nhưng virus HIV có thể đưỢc phát hiệnbằiiíí PClỉ hoặc R'P-PCR troĩig các lympho của máu và tronị:các mô bạch huyết.

- Thời kỳ thứ ha tiếp Ihoo xuất hiện khi số lượng lympho T ('04'giám nh an h xuôVig dưới mức 200 t ế bào/m l m áu. Lúc đó hội 

chứng lâm sànịĩ của bộnh suy giám miễn dịch xuất hiện. Trongg ia i đoạn này . ngưò i ta có thế phát h iện kháng nguyên p24 . t i  

lộ phần trăm các tê bào l)Ị nhiễm virus và đôi khi có thế thâVgiủm tì lộ kháng tliê kháiií,' các protein GAG (i)24, pl7). đồn<jthòi tỉ lệ chung của các tố bào T (T CD4*, T CD8*) cũng giảmxuông. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được xác nhậnbàng sự xuất hiện các mầm bênh nhiễm trùng "cơ hôi", SỊÍ xuí{lhiện các khối u trên da Kaposi (Sarcome kaposi); đó là khôi ubiểu mô mạch, bị hóa sừng có màu đỏ tía trên da. Biểu hiệnthòi kỳ tiền AIDS có thế là sô"t, giảm trọng lượng cơ thể, đố mồhôi baìi đêm.ớ giai đoạn AIDS, các mầm nhiễm bệnh "cd hội" có thể do các

nâ']!! Candida, Cryptococus  gây bệnh phổi, các bệnh Cryplo-sporidiose kòm theo ỉa chảy, các bệnh viêm phổi do  P se u m o cy stis  carini i .  nh iễm lao  M icrohacterium ,  b ệ n h t r ù n g b ạ c h c ầ u(Toxoplasmose) , nh iễm v i rus t rôn da như  H erpes s im p le x ,   n h iễm

 Salmonella, Streptococcus.  các mầm vi k h u ẩ n t ạ o mủ ở  phối,xưdng hoặc mạch máu..v.v...

158

Page 172: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 172/352

159

11.5.3.1.5. Cấu trúc của vỉrus HIV Lipit kép

(màng virus)

\  y   t ranscr ip-

■11yS lii- pro te invật chủ

 p r i

 p24 bọc

capxỉt

Hình 11.1. Sơ đồ cấu trúc HIV (theo J.p. Revillard, 1994)

vỏvirus được hình thành từ lốp lipit kép giông màng sinh chất

của tế bào, chứa các glycoprotein (gp) 12 0 kDa, bộc lộ ngoài màngvà một gp nhỏ 41 xuyên qua màng, cả hai phân tử glycoproteinđểu bắt nguồn từ phán tử tiền thân gp 160. Gp 120 liên kết dễdàng với phân tử CD4 của lympho T CD4*. vỏ capsit còn gọi làỊớp bọc gồm bốn loại protein p24, pl7, p9 và p7, đều bắt nguồn từprơtein tiền thân p53 kDa được mã hóa bằng gen gag của virus.Các cá thể bị nhiễm HIV sẽ sản xuất ra một kháng thể chống lạiprotein gag và p24.‘Bọc capsit chứa hai phân tử ARN genom của

virus và 3 loại enzim transcripta/ ngược, proteaz và integraz(loại endonucleaz lắp ráp).Tổ chức genom của virus gồm 3 gen cấu trúc, chủ yếu chung

cho các retrovirus, cũng như các gen điều hòa khác ạhau riêngc h o HIV. Các gen cấu trúc là gen gag, tạo ra nhiều sản phẩmpl7, p24, p7 và p9 liên kết với ARN. Gen pol mã hóa cho các en-zim khác nhau như p i o (proteaz), p66  và p51 (transcriptazngược) và p34 (endonucleaz integraz) gen env mã hóa cho chất tiềnthân gp 160 (gồm gpl20 và gp41)

Page 173: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 173/352

ỏ các đầu tận cùng 5' và 3' của genom virus có các trình tự lặplại đảo ngược LTR (long terminal repeats) chứa toàn bộ các tín

hiệu cần thiết cho sự phiền mã (transcription) của provirus vàcho sự gắn kết vào các gen của tế bào. Điều đáng chú ý là một sôtrình tự điều hòa của các LTR cũng giông với các trình tự điềuhòa của tế bào. Các gen điều hòa là gen tat (trans activator) mãhóa cho protein 14 kDa cần cho sự tái bản virus. Protein này tácđộng ở mức độ của trình tự khởi động TAR nằm trong vùng LTR,có chức năng loại bỏ sự kìm hãm sao mã. Gen rev mã hóa cho pl  20 kDa làm ổn định và vận chuyển các bản sao kích thước lớnmARN còn các m ARN này lại mã hóa cho các pl câ”u trúc củaHIV. Gen nef (negative regulator factor) mã hóa cho p l 27 kDa(sẽ đưỢc photphoril hóa và kết hỢp với axit myristic đê điều biên  sự biểu hiện phân tử CD4 của màng tế bào). Gen v if (virion infoc-tivity factor) mã hóa cho pl 23 kDa tham gia vào sự chín và sựbiến thái của virus. Gen vpu đặc hiệu cho HIVl mã hóa cho pl16 kDa đóng vai trò giải phóng các virion từ tế bào bị nhiễm. Genvpx đặc hiệu của HIV2 và SIV (virus gây bệnh AIDS ở khỉ) mãhóa cho p l 14 kDa tác động ở mức độ đặc hiệu đôi vói vật chủnhiễm bệnh. Cuôì cùng gen vpr mã hóa cho p l 15 kDa có vai tròlàm tăng tốc độ tái bản và hiệu quả tác nhân bệnh lý của virus

đôi với tê bào T.11.5.3.1.6. Quá trình nhiễm virus và chu trình tái bảnThụ thể chủ yếu của tế bào vật chủ đối vối các HIVl và HIV2  

là phân tử CD4. Sự tương tác virus đôì với CD4 thể hiện ái lựccao giữa khu vực (domain) N tận cùng Dl của CD4 và một vùngđượo hình thành từ 4  phần không đối của phân tử gp l20 . Phântử gpl20  có hai vùng rất giống cấu tạo của HLA-DR và một vùngkhác có cấu trúc giống khu vực VH của các Ig. Sự tương tác phântử gpl20   - CD4 kéo theo sự cài đặt vùng kỵ nước của gp41 vào

lớp màng kỵ nước và tạo ra sự dung hỢp virus-tê bào vật chủ-Mỗi một tế bào lympho T CD4* của ngưòi có một số lượng CD4 đủđô’ nhiễm virus (khoảng 1000  phân tử/ tế bào (phát hiện bằngCytoíluorometry- phép đo huỳnh quang tế bào). Virus HIV có thếnhiễm dễ dàng vào tế bào vật chủ nhò các con đường sau:- Kháng thể chống gpl20 tạo diều kiện thích hỢp cho virus xâm

nhập tô’ bào.- Các thụ thể của C3 (của tế bào thực bào. lympho B và tế bào nang

V.Óthùy) có thể liên kết với virus đã được opsonin hóa bằng bổ thế.

160

Page 174: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 174/352

- Gangliozylxeramit của bê mặt màn? - '.lào (dòng biểu mô ruột.âm đạo) và tế bào thần kinh có th( Ịièn kết vối phân tử gpl2 0 .

11.5.3.1.7. Đá p ứng miễn dịch rhống H ĩV trong quá trinh n hiễmKháng thể: sau khi nhiễ’.i virus từ 3 đên 12 tuần thấy xuấthiện kháng thể trung hò , tương đôì yếu kháng lại vòng V3 củaphân tử gpl20  là không chắc chắn {in vivo) và kháng thể khôngthê phân hủy đước virion khi có mặt bố thể.

Sự đáp ứng của các lympho T CD4* đốỉ vói các peptit của HIVdễ dàng nhận thcấy và chính sự hoạt hóa lympho T CD4 in vitro đã gầy ra sự tái bản các virus. Người ta cũng thông báo sự có mặtcủa các lympho T CD4 gây độc đặc hiệu với các peptit NEF vànhiều công trình đã chứng minh rõ lympho T CD4 gây độc (tặchiệu vói gpl2 0 .

 Đáng chú ý là đáp ứng của lym|)ho T CD8* gây độc xuất hiệnlúc sđ nhiễm và tồn lưu lâu dái trong thòi kỳ không xuâ't hiệntriệu chứng bệnh và chi biến đi vào lúc cuôì của quá trình bệnh.Các lympho T CD8* rất có thể dóng vai trò kiểm soát sự tái bảncủa virus trong thòi kỳ không biểu hiện triệu chứng bệnh và cóthê tham gia vào các hiện tượng miễn dịch bệnh lý.

Sự giảm hoạt tính CD8 ở giai đoạn cuối cùng của bệnh AIDStrùng với sự việc các tế bào CD8* CD57* bị kìm hâm do độc tô" tê

bào gây ra.11 .5 .3 .1 .8 . S ự th iếu hụ t m iễn d ịch do H IV và các h iểu h iện

th iếu hụ t miễn d ịchTính bất thường về số lưỢng lym pho T CD4*.Người ta thấy được hiện tượng íĩiảm số lượng lớn và giám nhất

thời các tế bào lympho T 01)4* của máu. Trong thòi kỳ lâm sàngchưa biổu hiện triệu chứiig hộnlì. «ô lượng quần thể lố bào nàygiám dần dần. Tiếp theo, các phản ứng quá mẫn muộn giảm

xuỗng bất bình thưòng in vivo.  Sự tống hỢp IL2 và IFNy cũnggiam. Sự tái bản virus kéo theo hiệu quá bệnh lý tê bào trực tiếp.Tỷ lộ các tế bào bị nhiễm virus trong Lhời kỳ chưa có triệu chứngbệnh khoảng từ 1/100 đốn 1/10.000 (trong máu) và trong các hạchbạch huyôt có tỉ lộ này cao hớn.

Một đặc điểm quan trọng là các lympho T CD4* bị nhiễm virusró thể dung hỢp với các lympho T CD4* bình thường hình thànhcác tê bào lớn nhiều nhân, làm tăng hiệu quả bệnh lý. Hiệntượng này gọi là Syncytium.

161

Page 175: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 175/352

Một cơ chế bệnh lý khác là các lympho T CD4* bị nhiễm có thểtrình diện các peptit virus kết' hđp vổi các phân tử HLA lốp I sẽlà tế bào đích cho lympho T gây độc. Mặt khác các lympho T

CD4* không bị nhiễm có thể nuốt các phân tử gp l20 hòa tan (củavirus) và trình diện các peptit đã chế biến kết hỢp với phân tửlóp II, gây ra kết tụ các phân tử CD4 cùng vối kháng thể khánggpl20. Hậu quả của hiện tượng trên là tạo ra tín hiệu mất ứng(anergy) và tạo ra cái chết apoptosis cho chính các tế bào T.

*Sự bất thưòng của các đại thực bào, các tế bào B và những tếbào khác:

Sự nhiễm virus đốì vói các tế bào trình diện kháng nguyên cóthế làm yếu đi chức năng của những tế bào này, đồng thòi tạo

điều kiện cho sự phân hủy chúng bởi tác dụng của các tế bào Tc.Các tế bào B thể hiện khả năng sản xuất tăng gama globulin(IgG, IgA) và làm thay đổi tỉ lệ các dưới lâp IgG khi bị nhiễm vi-rus. Sự đáp ứng kháng thể chống lại p24 chiếm ưu thế lâu dàitrong quá trình tiến triển bệnh.

Người ta cũng thấy rõ sự thiếu hụt chức năng diệt vi khuẩncủa các tế bào trung tính, chức năng của NK cũng suy yếu.

Tất cả những sự thiếu hụt miễn dịch ỏ trên do HIV gây ra sẽtạo điều kiện dễ dàng cho các vi sinh vật có cơ hội xâm nhập vào

cđ thể người bệnh.

162

Page 176: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 176/352

Tóm tắt chương XI

163

1. Những sự ihiếu hụl miễn dịch bám sinh là các bệnh hiếm thấy Ị)hần lốn do các đột biến gen mã hóa cho các phân tử có chức  năng chủ yôu của hộ miễn dịch.

2. Sự thiếu hụt các Ig kéo theo bệnh nhiễm trùng.

3. Xhiều bệnh thiếu hụt miễn dịch sẽ dược chữa bằng liệu pháp tíhép tê bào nguồn tạo máu. hoặc liệu pháp di truyền đã cho  kêt quả tôt trong một sô trưòng hđp.

4. Người la phân biệt sự thiếu hụt miễn dịch thứ cấp với sự thiếuhụt miễn dịch bẩm sinh. Sự thiếu hụt miễn dịch thứ cấp do  n h i ề u n g u y ê n n h â n n h ư u n g t h ư b ạ c h c ầ u d ò n g B , c á c b ệ n h u  

lympho Hodgkin. do trao đôi chát rôì loạn, do nhiễm trùng các vi sinh vật. đặc biệt là virus gây suy giảm miễn dịch HIV.

5. Hội chứng suy giảm miễn dịch mác phải (AIDS) ở người là do 

nhiễm virus HIVl và HIV2, nhưng chủ yếu là HIVl (98% lan  truyền bệnh) Sự tiên triển của bệnh có thề chia làm ba thời kỳ: thòi kỳ sơ nh iễm , thòi kỳ tiềm ẩn (kéo dài từ 1 đến 12 năm ) và thời kỳ hội chứng suy giảm miễn dịch vói thời gian ngắn tính  theo năm tháng.

6. Sự dáp ứng miễn dịch chống virus HIV trong quá trình nhiễm  dược Lhô hiện bằng kháng ihd chống lại các glycoprotein của  lớp vỏ virus như gpl20, các lympho T gây độc, T CD4\ đặc biệt  là T C D S \

7. Hậu quả của việc nhiễm virus HIV là gây ra sự thiếu hụt miễn  dịch, đặc biột là sự giam bất bình thưồng về số lượng của lym-  pho T CD4'’ trong máu. giảm chức nàng m iễn dịch của nhiều  loại tế bào của hệ miễn dịch và gây ra đáp ứng miễn dịch thể  dịch bất bình thường cúa cáo tế bào B. Từ đó dẫn dến các nhiễm trùng cơ hội, xuâ"t hiện nhiều bệnh khác nhau.

Page 177: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 177/352

Page 178: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 178/352

Chương XII. Diỉirvg nạp mỉến dfcli vàl3tèfih tự miễn

165

12.1. Dung nạp miễn dịch

12.1.1. Khái niệm

Dung nạp miễn dịch (immunological tolerance) cho phép cơ  thể tránh phán ứng vối các Lhành phần của bản thân trong thòi 

kỳ cơ thê mới sinh ra. Nói một cách khác nhò cđ chê dung nạp  miễn dịch các tế bào lympho có thể phân biệt được “cái bản thân"  

và ‘■(•ái không pỉiỉii (;ủa bản thân”.

Nh ững th í nghiệm đầu tiên của Medawar và cộng sự (1953) đã cho biết khi tiêm cho chuột non A các tê bào của chuột trưởng  thành CBA sẽ ngăn cản sự thải bỏ một mảnh ghép da của chuột này trên chuột A đã Irưởng thành.

Các kháng nguyên lioà tan cùng ('ó thể tạo ra sự dung nạp. Ví  

dụ albumin huyôt Ihanh bò (BSA) đưỢc tiêm cho thỏ mối sinh sốngăn cản việc sán xuất ra kháng thể chống lại BSA ở thỏ trưỏnp thành. Sự dung nạp miỗn dịch cũng có thê dược tạo ra ở các động  vật trưởng thành nhưng đòi hỏi phải tiêm một lượng kháng  

nguyên rát lớn. VVoigle và cộng sự đã chứng minh rằng tác dộng  của kháng nguyên ở nồng độ thấp sò luyện tập các lympho T.  trong khi đó, nồng độ cao của kháng nguyên giúp cho việc luyện  tẠp đôi vỏi các tế bào B và T. Như vậy tính phản ứng củn một  

động vật đốì với một kháng nguyôn phản ánh môi quan hệ hỢp 

t;»c giưã các tê bào B và T trong việc sản xuất ra một kháng thể.

Một phân tử kháng nguyên được dung nạp nếu bản thân nó không bị cải biến bằng cắc  đại thực bào trước kh i nó đưỢc t! Ình 

diện cho các lế bào lympho.

Page 179: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 179/352

12.1.2. Các cơ chế tạo ra dung nạp miền dịch

Ngưòi ta nôu ra các loại cơ chê" giải thích sau đây:

12.1.2.1. Sự yên lặng miễn dịch

Người ta thấy rõ hệ miễn dịch dung nạp với các thành phần của bản thân cơ thổ và hiện tượng này gọi là sự “yên lặng” miễn  dịch, Các thành phần của bản thân chỉ có thể trở thành châ*t gây miễn dịch (immunogene) nếu chúng kôt hdp với các phân tử lớpII của MHC. Tuy vậy. các phân tử trong tuần hoàn máu có thê bị bắt giữ bởi các lympho B, bị cải biến và kết hỢp với các phân tử  

lớp II của MHC nhưng ở   nồng độ tháp sẽ không tạo ra ái lực đủ  để gửi tín hiệu cho các tế bào T. Những tế bào B đó thưòng xuyên  “yên lặng”.

Sự yên lặng miễn dịch cũng có thể do không có các gen mã hoá cho các thụ thể của tế bào lympho chống lại một số quyết định  kháng nguyên của thành phần bản thân.

12.1.2.2. Cơ chế loại bỏ dòng

Người ta đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một cơ chế loại bỏ  

tâ”t cả những tê bào đặc hiệu vối “bản thân” mà không làm thay đổi phần còn lại của kho dự trữ các tế bào lympho. Vì vậy, chính  các kháng nguyên của bản thân (autoantigen) đã tham gia lựa  chọn loại bỏ các dòng. Thiên hưống đặc biệt của cđ thể sơ sinh là khả năng dung nạp nên trong quá trình phát triển hệ miễn dịch, các tế bào lympho đã có một giai đoạn tiếp xúc với autoantigen  và gây ra cái chết cho các dòng lympho tự phản ứng. Đó là cơ chế  loại bỏ dòng.

Một số   bệnh tự miễn của người kèm theo sự tăng cao nồng độ  của các tự kháng thể (autoantibody) đặc hiệu gây ra bệnh lý. Tuy  nhiên cũng có một sô' bệnh tự miễn liên kết vối các tự kháng thể  nhưng vai trò gây bệnh của các tự kháng thể không rõ ràng. Một  sô' bệnh viêm mãn tính không kết hỢp với các tự kháng thể đặc  

hiệu lại do hiệu quả bệnh lý cuả các lympho T- tự phản ứng.Các quan sát lâm sàng bệnh tự miễn cho phép phân biệt sự  

khác nhau của bệnh như các bệnh đặc hiệu với cơ quan hoặc vói mô tế bào (ví dụ bệnh viêm tuyến giáp, chứng nhưỢc cơ, bệnh  

Pemphigus và các bệnh tự miễn hệ thống như lupus ban đỏ rai

166

Page 180: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 180/352

167

rác. Sau đây là danh sách các bệnh tự miễn đã được nghiên cứu 

(bảng 12.1)

B ả ng 12.1. Các  bệnh tự miễn chủ yếu (theo J.F. Bach 1993).1. Bệnh tự miễn kh ông đặc h iệu cơ quan  

Lupus ban đỏ rải rác.Viêm nhiều khốp dạng thấp khớp.Hội chứng Sjogren.Thiếu máu do bị tan hồng cầu, bệnh giảm bạch cầu, giảm tiểu  

cầu tự miễn.Bệnh xơ cứng lớp da bì (Sclerodermia).Viêm da cơ.

2.  Bệnh tự miễn đ ặc hiệu cơ quan

Cơ quan Bệnh tự miễn biết rõ Bệnh tự miễn còn nghivấn

Tuyến nội tiết Viêm tuyến giáp Thiểu năng bộ máy sinhdục

Bệnh BasedovvTiểu đường tuổi trẻphụ thuộc insulin.

Dạ dày Thiếu máu Biermer

Thận Hội chứngGoodpasture

Cơ Chứng nhược cdBệnh thấp khớp cơ.

Da Bệnh PemphigusBệnh trụi tóc.

Gan Viêm gan ác tínhViêm gan mãn tính.

ruột

Bệnh vẩy nến.

12.2.2. Các tự kháng nguyên tham gia

Việc hiểu biết các tự kháng nguyên (autoantigene) của bệnh tự  miễn có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép hoàn thiện các xét nghiệm phát hiện chẩn đoán đặc hiệu và dự báo hướng điều trị.  Ngày nay, người ta cố gắng nhận biết các phân tử kháng nguyên  nhờ các ngân hàng bộc lộ ADN bổ sung (c-DNA) trước hết là các  opitop B và các peptit kết hợp với các phân tử MHC đặc trưng

Page 181: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 181/352

cho bệnh. Ngay cả khi có được các tự kháng thể tưđng đối đặo hiệu cho một loại bệnh thì việc nghiên cứu nguyên nhân của bệnh cũng gặp nhiều khó khản bỏi vì các tự kháng thê dườtiỊí  

như cô định trên cùng một cấu trúc cũng có thê nhận biết các kháng nguyên khác nhau. Chẳng hạn tự kháng thể chôriỊĩ  Laminin, chông colagen IV hoặc tự kháng thề chôVig kháng  nguyên bệnh Goodpasture đều cố định giống nhau trên các lớp tò bào đáy tiểu cầu thận.

Người ta cũng nhận thấy 4 autoantigen khác nhau có mặt tại các khốp nối tê bào biểu mô, ở 4 loại bệnh Pemphigus khác nhau

12.2.3. Các nguyên nhân của bệnh tự miễn

12.2.3.1. Nguyên nhân di truyền

Bệnh tự miễn do nhiều yếu tố gây nên: như các dấu hiệu di truyền, các yếu tô" môi trưòng.

Hiện tưỢng di truyền bẩm sinh gây ra các bệnh tiểu đường phv.i thuộc insulin, xớ cứng mảng thần kinh, bệnh viêm nhiều khỏj)  dạng thấp khóp. bệnh lupus ban đỏ rải rác....

Phần lớn các bệnh tự miễn là do kiểu hình HLA qui định. Mối quan hệ giữa kiểu hình HLA với bệnh tự miễn có thể được giải  thích là do chức năng trình diện các peptit của bản thân HLA .

Một số các nghiên cứu mới đây củng cô' cho giả thuyết ở trên.Một nguyên nhân di truyền tiếp theo là những tự thiếu hụt  

bẩm sinh các thành phần của bổ thể như C2, C4, CRl, (CD:,,r,) chẳng hạn 0,3% có sự thiếu hụt dị hỢp tử dạng C2; 40% cá thê  đồng hđp tử bị bệnh lupus ban dỏ rải rác. Có thể gen T NF và các protein sốc nhiệt có vai trò ti’0ng một số bệnh tự miễn.

12.2.3.2. Các nguyên nhăn môi trường

Rất nhiều nghiên cứu cho rằng các vi sinh vật gây ra bệnh tự  miễn, chang hạn virus bệnh sỏi, virus Epstein-Barr gây bệnh  viêm nhiều khốp. Mycobacterium cũng gây bệnh viêm nhiều khớp.

Người ta còn nhận thấy sự thay đối của các vùng địa lý khát' nhau, như tô" cơ địa (atopy) cũng gây ra tỷ lệ mắc bệnh tự miễn  khác nhau. Ví dụ ỏ vùng Bắc bán cầu có số   lượng người mắc bệnli

168

Page 182: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 182/352

viêm đa khớp, bệnh tiểu đưòng typ I nhiều hơn các vùng khác. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và bệnh tự miễn có thể là gián tiếp  nhưng tác nhân nhiễm khuẩn thường gây ra các bệnh viêm thứ  

cấp. Ví dụ bệnh viêm loét dạ dày thưòng liên quan đến vi khuẩn  Helicobacter pylori, triệu chứng liệt nhẹ kiểu co thắt do retrovi- rus HTLV-1 gây ra.

12.2.4. Các cơ  chế hiệu quả của bệnh tự miễn

169

12.2.4.1. Vai trồ bệnh lý của kháng thể 

Nghiên cứu các loại bệnh tự miễn cho phép xác nhận rõ cơ chế  gây tổn thương của kháng thể chống lại các thụ thể. Chẳng hạn trong bệnh nhược cơ   (Myasthenia), sự cố  định của kháng thể lên thụ thể có thể gây ra sự phá huỷ chức năng vận động của tế bào.  Khi liên kết vối thụ thể tự kháng thể bao vây tác động của chất  truyền dẫn sinh học (Mediator), là châ"t đối kháng (antagoniste)  hoặc thay .thế chất truyền dẫn sinh học đóng vai trò hiệp đồng tác dụng hoặc hợp vận (agoniste), kết hơp Cậnh trành vào thụ thể, tự kháng thể cũng có thể không có hiệu quả sinh học. Tuy  

nhiên tự kháng thể có .thể điều biến thụ thể không cho' nó bộc lộ trên m àng t ế bào. Cuối eùng tự kh áng thể-kh i kết hỢp vối thụ th ể  màng sẽ kích thích tế bào kết hợp vối bổ thể và hấp dẫn tế bào  giết đến phá huỷ tế bào và mô theo cơ chế gây độc tế bậo.

Trong bệnh ưu nàng tuyến giáp Basedovv, tự khánlr thể chống  lại th ụ th ể của T SH sẽ phả n ứng với vai trò của mộ t chất hỢp vận  (agonist) làm tăng AMPv nội bào và kích thích sự tổng hỢp 

hocmon tuyến giáp. Một số tự kháng thể biểu hiện hoạt tính en- zym (được gọi là abzym) phân huỷ liên kết photptìởdieste gây tổn  

thương AND .trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

12.2.4.2. Vai trò của lympho T tự phạn ứng và các xitokin

Vai trò gây bệnh của lympho T chưa đưỢc chứng minh trực  tiếp. Tuy nhiên các nghiên cứu về xitokin TNFa, ILi, ILe được sân xuất nhiểu ở các tế bào màng họạt dịch trong bệnh viêm đa khớp cũng gỢi ý vai trò dấu hiệu bệnh của các xitokin này.

Những nghiêìi cứu vể cđ chế và nguyên nhân gây bệnh tự miễn  có thể giúp cho việc điềú trị các bệnh tự miễn. Chẳng hạn ngưòi

Page 183: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 183/352

ta đã đề ra phương hưóng tiêm chủng peptit cùng với các tế bào  T, hoặc của các thụ thể dòng T gây bệnh để kích thích in vivo   sự  đáp ứng Tc chống lại dòng tế bào bệnh lý.

Một hướng khác là dùng tự kháng nguyên tổng hỢp cạnh tranh  với kháng nguyên bệnh lý của cơ thể trong liên kết với phân tử  lớp II HLA. Kỹ thuật này có hiệu quả không chỉ phòng ngừa  bệnh mà còn chữa bệnh cho một số mô hình động vật. Nhiều công  trình mói đây chứng minh cách điều trị cho uống một dạng tụ  kháng nguyên sẽ cho phép loại bỏ bệnh viêm não tuỷ dị ứng:, bệnh viêm khóp colagen typ II và một số bệnh dị ứng khác. Trong trường hợp bệnh viêm não tuỷ cách điều trị trên đã làm  xuất hiện các lympho TCD4*. T||2 tiết ra IL4, ILIO, chông lại 

hiệu quả gây bệnh của lj'mpho T||l, đồng thời làm xuất hiện  TCD8* đặc hiệu vói mielin, làm giải phóng TGFp có hiệu quả kìin hãm không đặc hiệu đối vối tự kháng nguyên.

Người ta cũng đang nghiên cứu dùng kháng thể đơn dòng làin chất kìm hãm miễn dịch để chữa một số bệnh tự miễn trên m(ô hình động vật. Sử dụng kháng thể đơn dòng để chữa bệnh ch (0ngưòi củng đang được nghiên cứu để làm giảm tính si!ih mici'1dịch trong ứng dụng cấy ghép mô, cấy ghép cơ quan và xủc ùinh  cơ ch ế tác động của kháng thể trong các bệnh tự miễn.

170

Page 184: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 184/352

Tóm tắt chương XII

171

1. Các cơ chê dung nạp tự nhiên dôi với các thành phần của bảnthân đã được tiếp thu trong quá trình phát triển hệ miễn dịch. Cơ chê này biểu hiện ở mức độ khác nhau của các lympho T và  13 (cờ chế yôn lặng miễn dịch, cơ chế loại bỏ dòng, cơ chế kìm

hãm của lympho T. sự mất ứng, biểu hiện sự hỢp tác giữa tếbào T và B trong dung nạp miễn dịch).2. Các bệnh tự miễn ở người bao gồm nhiều dạng khác nhau như  

các bệnh viôm mãn tính, bệnh tái nhiễm vi sinh vật, bệnh tự  miễn hộ thôìig và đặc hiệu các cơ quan.

3. Bệnh tự miễn là do nhiều gen gây ra, đặc biệt chịu sự kiểm  soát của các gen MHC và các gen bổ thể.

4. Cáo yếu tố môi trường như nhiễm trùng vi khuẩn, virus và yếutô’ cơ địa có vai trò nhất định trong các nguyên nhân gây bệnh  tự miễn.

5. Các cơ chế hiệu quá của bệnh tự miễn n h ư v a i t rò củ a k h án gthế, lym pho T tự phả n ứng, các xi tokin có thể giúp cho việc tìm liiổu bệnh tự miễn, tìm ra phương hướng điều trị bệnh.

Page 185: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 185/352

Page 186: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 186/352

173

Chướng XIII. Sự tiến hóa miễn dịch của các loài động vật

13.1. Mở đầu

TliPO các nghiên cứu vê cô sinh học và tiến hóa, nhiều nhà khoa học như Grassé. Devillipr (1965); Carrol (1988); Margulis, Schwartz (1988) cho rằng, loài người và Ị)hần lốn các loài độngV'ạt khác đều ihuộc về một ngành lớn các động vật có dây sông  (('liordata). Hệ miễn dịch của chúng thê hiện ba đặc điểm sau đây:1. Sự oó mặt đám hạch biểu mô lympho (í vùng hầu l iên kết vối

các khe man g .2. Sự có mặt các mô tủy lympho kèt hỢp vối ông liêu hóa.3. Có khả Iiăng nhận biết cáe kháng nguyên ngoại lai (alloanti-

íỉene) và phản ứng chốnịĩ lại chúng.Trong khi đó sự khác nhau chủ yêu giữa các động vật dây sông  

và có xương sống với các động vật không xương sống là động vật không xương sống không có phản ứng của kháng nguyên lạ với niột ohâ^t hòa giái dặr hiệu kiểu kháng thể immunoglobulin, nịíoại trừ động vật da gai (Echinodorma). Các phản ứng bảo vộ  của các động vật như l)Ọt biên, giun, thân mềm, nhuyễn thể, cônt r ù n g lo ạ i c ầ u g a i có   h ìn h th á i k l i á c n h a u . Hơn n ữa , mặ c d ù có sựphát hiện hiện tượng thực bào của Metchnikoff vào năm 1882 ớ  (lộnf' vật ngành da fíiu (sao biôn) Iihưiìg sô lượng các công Irình nííhiôn cửu về Uiih niiỗii dịc-h của dộng vật không xương sống vẫn ròn hạn chế và mang tínli le tỏ cho clôn những năm 60 của (hù ký 20. Tuy nhión ỏ n i íành chân khíÌỊ) (Arthro])oda) là ngànhclộn^f vật không xương sôVig chiêm 90"^ sô" loài động vật dã biôt,  số lưỢng các nghiên cứu về tính miỗn dịch khá phong phú và tập truiiịí theo l)a hưỏníĩ chính: các tố bào iham gia vào tính miễn

(lỊcli, CÍU' I'híú hòa ííiai miỗỉì dịch và các |)h:in ứng miễn (lịch.

Page 187: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 187/352

13.2. Khả năng miễn dịch ở  động vật không xương sống

174

13.2.1 Các biểu hiện tế bào của hệ miễn dịch

Các tế bào của hệ miễn dịch ỏ động vật không xưđng sống có thể hình thành theo hai nhóm là các tế bào cố định và các tế bào  tuần hoàn máu.

Các t ế bào cố  định đôi khi tập trung lại nhưng thưòng rất hay

phân tán ở toàn bộ cơ thể. ớ các côn trùng, các trung tâm sinh  máu thường có chức năng là nơi sản sinh ra các tế bào tuần hoàn 

máu đồng thời có cả chức năng là cơ quan thực bào và là nđi tổng  hỢp ra các phân tử kháng khuẩn. Người ta cũng đã mô tả các hạch sinh máu ở các loài rận nưóc thuộc lớp giáp xác (Crustacea)  và nhuyễn thể (Mollusca). Ngoài ra ỏ côn trùng các tế bào màng  bao tim tập trung lại thành từng đám hạch thực hiện chức nàng  

ẩm bào (endocytosis). ó rận nước có các đại thực bào cố định  thành từng nhóm từ 4 đến 5 tế bào dọc theo mạch máu và khe  mang. Các tế bào tuần hoàn máu đã xuất hiện ỏ động vật chân  khớp và thân mềm, trong khi đó bạch cầu xuất hiện ỏ các nhóm  

khác của động vật không xưđng sống, ở côn trùng có hai dạng tế  bào máu là tế bào máu không hạt và có hạt. Tế bào máu có hạt  kiểu 1 tham gia vào hiện tưỢng thực bào và hiện tượng kết tụ  (coagulation), tế bào có hạt kiểu 2 hoặc có hạt điển hình có thể  tạo ra thể sẹo và các bao để bao vây vật thể lạ và tổng hợp một phần lyzozim của máu để tiêu hóa vật lạ. Các tế bào có hạt kiểu3 hoặc dạng t ế bào plasma - đại thực bào chứa các thể lyzoxom.

13.2.2 Các chất hòa giải hỏa họcTuyệt đại đa sô" các động vật không xương sốhg đều không có 

kháng thể. Nhưng chúng cùng tổng hỢp một s ố  dạng phân tử có hoạt tính độc đối với vật thể lạ hoặc có một số chất hiệp đồng tác  dụng với các tê bào miễn dịch, để tham gia vào phản ứng kiểu  “opsonin hóa”. Các chất độc đối với các vật thể lạ có mặt ở động  vật không xương sông có thể là các lyzozim, các phân tử gây tác  động phân hủy máu của động vật có xương sông, các chất gây 

phân hủy vi khuẩn có ở thân mềm, da gai, giun đốt là những pro-

Page 188: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 188/352

175

toin có kích thước nhỏ lừ 2.10' - 4,8.10' dalton. Một sô’ châ"t khác  như melanin được tống hỢp ở   côn trùng và rận nước có tác dụng  

chống lại kí sinh trùng và các tác nhân gây bệnh. Hầu hết các  động vật không xương sôVig có thế tổng hỢp lectin (agglutinine) và các enzim xúc tác cho phản ứng tổng hđp melanin phối hỢp tham gia vào cơ   chê bảo vệ miễn dịch tế bào. Đó là những phân tử có khả năng tạo diều kiện cho sự nhận biết và/hoặc làm kết  dính những tế bào của vật thể lạ. Chức năng của các lectin vẫn  chưa dược chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên ở động vật thân mềm  người ta đã chứiig minh các lectin có thể đóng vai trò trong việc  nhận biết “cái không phải của bản thân” nhờ các tế bào máu của 

chúng tạo liên kết giữa các thụ thổ trên màng tế bào của một số  tò bào máu lạ và các tế bào vật thê lạ.

Hệ thông phenoloxydaz (PO) của động vật không xương sông củng là một dãy phản ứng đưa đến hoạt hóa prophenoloxydaz (Pro PO) trong máu động vật chân khớp tiếp theo các PO là xúc  tác cho chuỗi tống hỢp molanin. Chẳng hạn sự hình thành quinon là hỢp châ^ gây độc chống ký sinh trùng.

Các hợp chất glycan ho<^c nội độc tô endotoxin cùng với các ion Cíìiixi tham gia v ào p h ản ứng kết tụ dịch huyết (hemolymphe) ở

các giai đoạn đầu, có thè’so sáĩih với hộ thông bổ thể của các động vật có vú.

13.2.3 Các phản ứng miễn dịch ở  động vật không xương sống

Người ta đã thíVy một sô'  chííl dạng attaxin có ở côn trùng chỉ có hoạt lính diệl một số dạng vi kliuẩn gram âm trong khi các chất  xecropin (cécropine) có phố diệt khuẩn rất rộng đốì vối các vi  

khuẩn gram dưđng và vi khuẩn gram âm. Sự tổng hđp xecropin dược cảm ứng tức thòi bằng các mầm bệnh có mặt trong hệ tuần hoàn máu của côn trùng (Inspcta).

Các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của động vật  không xương có mặt ỏ tất c:i cáe ngành của chúng. Đó là hiện  tượỉig kết tụ (coagulation) với sự tham gia của các yếu tô' thể dịch  

và tế bào. ơ ngà nh châ n khớp, h iện tưỢng kết tụ h uyế t tương làdo sự kết tủa của một dạng protein đặc hiệu. Hiện tượng kếl tụ  ròiì kèm theo việc bài tiết và hoạt hóa một sô" vếu tô’ của tê bào  

làm biên dạng các tô bào máu có hạt kiểu 1 và 2 tạo tiếp xúc vỏi

Page 189: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 189/352

vật thế lạ. giải phóng các yếu tô nhận biết của hệ thcn^: phenoloxydaz có mặt ở côn trùng. Kết tụ là giai đoạn đầu ti"n. 

giai đoạn nhận biết của phản ứng miễn dịch ở động vật khúiị;  xương sông.

Khả năng thực bào được tliực hiện bằng các tê”bào cố định và các tê bào tuần hoàn máu xảy ra theo một quá trình tươiig Ui như các động vật có xương ổôVig. Tuy nhiên, những sự tiêp >úc miễn dịch luôn được Ihực hiện có tính ngẫu nhiên, rất hiếm chu động theo kiểu hóa hướng động. Các tế bào này hình như khtn^ĩ  có thụ thể đặc hiệu và không có sự tham gia của globulin m ỗn dịch. Năng lượng tiêu thụ dành cho hiện tượng thực bào ỉà do 

quá trinh đưồng phân kị khí. Sự hình thành thể bao (capsubs' và thể hạch (nodulcs) là một phản ứng đặc biệt có mặt ở động ậi không xương sống như ở côn trùng và giáp xác như rận nước d ễn  ra theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là nhận biết kháng ngu>êii như đã mô tả ỏ  trên. Giai đoạn thứ hai là tích lũy tế bào tiầii  hoàn máu và chính các tế bào này là thành phần của the bìo. bao bọc quanh vật thể lạ (vật kí sinh chẳng hạn) hoặc tạo ra •.h('

hạch trong Irưòng hỢp đối với vi sinh vật. 0 giai đoạn ba (’á( tr bào tuần lioàii máu đôi khi biên dối sâu sắc. tạo va lớp vỏ làm có  

lập vật thể lạ và loại bỏ nó ra khỏi cơ   thề côn trùng. Trong 'ái' thô’ bao và thổ hạch, người ta luôn luôn thấy có mặt eác cỉiiYl 

melanin. ơ một số côn Irùng thuộc bộ hai cánh (Diptera). các lố  bào máu chỉ có chức năng Lổng hỢp melanin và không tham íi:i quá trình hình thành thế bao. Một số côn trùng kí sinh trên 'ác côn trùnR kháo vào lúc dỏ trứng đã tiêm các hạt virus ADN vàohệ tuần hoàn vật chủ và gây kìm hãm hoàn toàn phản ứng mễii  dịch .của vật chủ. cho phép àu trùng của côn trùng kí sinh Ị)'ì;U triển. Đó là khií nãng kìm chế miền dịch của côn trùng.

176_____________________________________________________________ 

13.3. Khả nnng miễn dịch của động vật dây sống và có xương sông

13.3.1 Các động vật hải tiêu

Ngành có dây sông (Chordata) gồm 3 ngành phụ là ngànli Ịliụ 

sông đuôi (Uroehordata) hay còn gọi là ngành có bao (Tunica a).

Page 190: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 190/352

ngành phụ sống dầu (Cophalochordata) và ngành Ị )hụ có xưđngsông tiến hoá hơii oa (Vertcbrata). Động vật hải tiêu thuộc về  

ưrochordata là ngàiih phụ dây sông sơ khai. Một sô’ tế bào máu  của hải tiêu có đặc diổm giông amip và có chức năng thực bào, có  vai trò quan trọng trong cd chế tiết và dáp ứng miễn dịch. Tế bào máu của Tunicata bao gồm từ 5 đến 8 kiểu tế bào trong đó ít  nhất có 3 kiểu có thô so sánh với các động vật bậc cao. Đó là cáctc bào lympho, các tô bào bạch cầu và các tê bào không bào. Các tế hào này hình thành tự do trong tuần hoàn máu hoặc hình thành các dám hạch lympho kól hỢỊ) với mô liên kôt hoặc được  t ìm thấy ở ông tiêu hóa, dặc biệt có nhiều ở   vùng mang. Hộ miỗii

dịch của động vật dây sôVig S(ỉ khai C‘ó dặc điếm gán vói các động vật không xương sông nhưng dã t iên hóa hdn vì có một  số   đặcđiôm giông vỏi động vật có xướng sông. Chang hạn ỏ Tunicata cócác dâ\i hiệu bề mặt tô bào Thy-1 giôVíg với các globulin miễn  dịch của độiiịỊ vật có xướns sông,

13.3.2 Các động vật có xương sống bậc thấp

Các dộ ng vẠt có xương sống bậc t hấ p là lỚỊ) cá kh ôn g h àm ha y

cá miệng t ròn (Cyclostoniata)  bao íỊồni cá hấp đá và được xemnhư động vậl srt khai nhất của clộii;4 vật có XLtdng sống vẫn còn  sót lại. Loại cá này có trung tâm lạo máu sd khai ở vách ông tiôu  hóa và (i các vùng sau này sẽ xuất hiện lách và Uiyôn ức. Ngoàira rác loại cá iniộníĩ ti'òn dã xiiất hiộii tiền thận (pronephros).

Lớp cá sụn (Chondrichlhyes; íỊồin cá duòi. cá mập và cá chinK' dã có hệ miễn dịch có cán li'ú(‘ phức tọỊ) hơn mặc dù vẫn còn sổ

khai, ơ cá (!uối người la thấy có tuyên ức sơ khai đã có phân biột phầii vó và  p h ầ n tủy và có một. lá lách với Ị)hần t ủ y Irắng và t ủ j ’

dỏ. Các dộng vật này cỏ kh;i nãii<í ihái bỏ mánh ghép nsoại lai và kh;i Iiăiiịí tống hợj) các khán<í thô. Cá duôi là dộỉig vạt có xương  sông (láu tiên có các tê !)ào  p lasn ia ^nô’ng (lộng vạt có vú và chim.

13.3.3 Đặc diếm m ion dịoh của các lớp cá xươn g

l/i|> cá xưcing có Ii<,niồii ôV xuất hi ện i';Vt sớm từ dạ i c ổ sinh,liìiih Uiàiih nôn 1()Ị) Cí\ ()sloichth\'os hao oồm nhiều phân lỏỊ) vẫii 

cùn tôn tại c ho dêii Iiay. ơ lop nà y Iiuìinị t;ì tli ây ti-miịỊ i h ậ n cl iứa

các inô lạ o m á u \'Ó'1 Iih iều lô !)à<) l\niỊ )li(ì v à các clại i h ự c b ào

177

Page 191: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 191/352

“melano” tập trung thành từng ố cùng với các tế bào có hạt. Các  t ê b ào p las ma cũ n g x u ấ t h iện n h iều t ro n g l á l ách n h ưn g k h ô n g

thấy ở hạch bạch huyết . So sánh với ch im người ta thấy ở   lớp cóchỉ có một cơ quan lympho sơ cấp là tuyến ức. Thận, lách, các ổ tạo máu được tìm thấy ỏ một sô nhóm cá đểu nằm ở các khoang  sụn của đầu. Bao tim hoặc các tuyến sinh dục đồng thòi là trung  tâm b iệ t hóa và s inh sản và là nơi dự t rữ các dòng tế bào máu .

Về đặc tính miễn dịch thổ dịch ở lớp cá, người ta thâV rõ sự

tổng hỢp các kháng thê có khối lượng phân tử cao, khá giốngvói  IgM của động vật có vú. Cụ thể là protein miễn dịch “giôVig IgM’'

này có chuỗi nặng khoảng 70 kDa, chuỗi nhẹ 22-25 kDa có mặt ỏ 

huyết thanh ỏ các loài cá, trừ cá miệng tròn. Khi tiêm hồng cầu nhóm máu o của người đế gây miễn dịch cho cá hấp đá {Petronizon marius) ,   người ta thấy có sự tổng hỢp các phân tử

kháng thể có khôi lượng 320 kDa (9S). Các Ig này có 4 tiểu đdn vị 75 kDa kết hỢp không cộng hoá tr ị với nhau và có cấu trúc bậc

hai thể hiện ở 50% dạng xoắn a   (Li tm an et al, 1970). ớ cá chiitic

(cá sụn), cá đuổi ngưòi ta cũng phát hiện IgM dạng pentame (17- 19S) và cũn g có dạ ng i nonome (7S). Các IgM của cá xương củ ng

dược phân chia thành các dưới lớp, trong đó các chuỗi H|.i khác  

n h au v ề t ín h k h án g n g u y ên . 0 cá t r ê ( Ic ta r u ru s p u n c ta tu s )   (cat

fish), người ta tìm thấy hai izotip chuỗi nhẹ L. ở phân lớp cá phổ) (Dipneusti), hai lớp Ig khác nhau về tính kháng nguyên dã được phát hiện là IgM pentame (H = VOkDa, L = 23kDa) và các Ig  monome (H = 38kDa, L = 22 - 23kDa) và đôi khi có thêm dạng  IgN (Marchalonis, 1977)

Tóm lạ i , mặc dù các kèt quả ngh iên cứu về t ính miễn d ịch của

cá cho tháy một  số  né t tương đồng với động vật có vú như ng c ũng

có nhữ ng sự khá c b iệ t cơ bản sau đây:- Không chứng minh được nguồn gốc tuyến ức của các tế bàf» 

lympho (không chứa các Ig bề mặt). Do đó chưa biết được hiệu  quả của sự cắt bỏ tuyến ức đôi với sự tổng hỢp kháng thể.

- Chưa có chứng cô về cơ chê tê bào của việc xử lý và trình diện kháng nguyên.

- Đã có bằng chứng về sự tồn tại của các kháng nguyên của MHC lớp I và lớp-11 ở cá chép (Hashimoto et al.l990). [The Fish iinmune systom, Acad. Press (Ivvama george & Nakcnishi  

TtM’uyuki (1996)].

178

Page 192: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 192/352

Các chất truyền dẫn sinh học do các tế bào hệ miễn dịch của cá  tiết ra như các xitokin cũng đã được biết đến trên 20 năm trưốc đây. Ví dụ, khi cá hồi bị nhiễm virus của bệnh nhiễm khuẩn gây  

chảy máu do virus VHSV, ngưồi ta nhận thấy trong huyết thanh  cá xuất hiệu nhanh chóng một yếu tố có đặc tính giốhg interỉeron biểu hiện hoạt động cao nhất sau 2-3 ngày cá bị nhiễm virus (Dekinkelin và Dorson, 1973). Dòng tế bào mono của cá chép (Cyprinus carpio) và cá trê cũng sản xuất nhiều yếu tô" giốhg IL|.  Các tế bào lympho hỗn hỢp và các bạch cầu của cá chép và cá trê  khi bị kích thích bằng lectin PHA đều có khả năng tiết ra một yếu tô" có hoạt tính tưđng tự IL2.

Ngưồi ta cũng phát hiện được nhiều loại bổ thể có mặt ở lf<p cá 

giống với Cl, C2, C3, C4 và C8-9 ở động vật có vú. Khoảng 6 thành phần bổ thể đã phát hiện ở cá cho thấy hộ thống bổ thể ỏ cá tưđng đối phát triển (ơensen et al, 1981).

13.3 .4 . Đặc đ iểm m iền d ịch của động vậ t b iến nh iệ t

Ngay từ đại cổ sinh ngưòi ta đã tìm được dâ”u hiệu phát sinh  của các động vật lưỡng cư (Amphibia). Cho đến nay các loài lưỡng  cư vẫn còn tồn tại và đưỢc phân chia làm 3 bộ: bộ lưõng cư có  đuôi (Urodelaj bộ lưỡng cư không chân (Apoda) và bộ lưỡng cư  không đuôi (AnouraA Các loài bò sát cho đến nay cũng tồn tại và  được chia thành các bộ: bộ rùa, bộ cá sấu-thằn lằn và bộ rắn.

13.3.4.1. Tinh miễn dịch tế bào của động vật biến nhiệt 

Nếu như cơ quan miễn dịch sơ cấp tuyến ức của động vật lưõng cứ có đuôi chưa biệt hoá rò ràng giữa phần tuỷ và phần vỏ thì ở  các động vật lưõng cư không đuôi và động vật bò sát, tuyến ức đã 

biệt hoá rõ ràng giữa phần vỏ và phần tuỷ. Cũng tương tự, phần  tuỷ đỏ và tuỷ trắng ở lách của động vật lưõng cư có đuôi vẫn  chưa có sự biệt hoá rõ ràng. Trong khi đó ở động vật lưỡng cư  không đuôi, sự biệt hoá cấu tạo của lách đã rõ ràng và tương tự  

như các loài bò sát và động vật bậc cao. ơ các động vật lưỡng cư  và bò sát. hệ thống các hạch và đám bạch huyết liên kết với ống  tiêu hoá cũng đã hình thành. Đặc biệt ở Urodela và lưõng cư  không đuôi đều đã hình thành đám hạch amiđan ỏ mức độ khác nhau. Riêng ở các loài bò sát, các đám hạch lympho vùng hầu đã 

hình thành rõ nét. Tuỳ theo các loài lưỡng cư không đuôi, phần

179

Page 193: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 193/352

tuy xuóiig dã có hiổu h iện ở mức độ cao ih ấ p k há c n h a u, ở CÍU'loài liiong CIÍ không duôi. việc cắt 1)0   tuyến ức cần Ịỉhái được thựi '

hÌỊMi rãì sớm t ừ 1 - 7 ngày sau khi th ụ t i nh th ì mói có kh ả nă nfỊíiữ lại cái- nì án h íỊhé|) mô tế bào ngoại lai. Điể u n ày cho th â y va'Ịrò quan trọng ciia Uiyên ức đốì khả năng miễn dịch lai ghép tô 'iKKi cua dỘMỊĩ vật lưồng cư. Phức hệ phù hỢp tồ' chức của lưỗng CIÍ k!iònị.r (luỏi cũng eó đặc diêm tương đôi phát triển. Các khánỊ’. !r.:uy(''n lớp II oủa MHC đã biểu hiện ở lưỡng cư không đuôi 'r! (ii'Ạ; khi (ló các k hán g Iiịíuyên lÓỊ) I và II đều biểu hiện ở  bò sát .

 I3JỈ. Ị.2. T in h m iễ n d ịc h th ê d ịc h c ủ a đ ộ n g v ậ t b iế n n h iệ t 

kháng thê iương tự Ig-M đã đưỢc tổng hỢp ở động vật lưỡnj;rM' \ :ì  Ikì  sát. Thèm vào đó người ta đã miêu tả các Ig có khôi

|)hán tử nhỏ tưdiig lự IgG có mặt ở các động vật lưỡnK I-U' l ũri;,; r.ììií dạ ni ĩ Iị;Y (d ạn g mo no me ) ỏ lư ỡn g cư k h ô n g (luôi và ('(•

liuói o dộng vậl luỗiiịí cư không đuôi, một dạng IgM hexame. 1 ’ (nioiinme). IgX (polyme) thuộc (Izotip IgM) dã được miêu lá Các I^ịY lủa động vạl lưõng cư không đuôi có đặc tính khán^: nỊỉuyôn gần gióng với cúc IgG của bò sát, chim và gần  g iống   IgA 

cua (iộng vật có  vú. ơ các động vật biến nhiệt nhiệt, không có các  (luỏi lớp (subclass') IgCì, không có IgE và IgD như các dộng vật cc

ISO

l'óni lại. tính phán ứng với các yếu tỏ' ngoại lai dã dượr Ị)liát ti iõn (í các clộníí vật cỏ xươiig sông bậc thấp, mặc dù còn sơ khai  Iihung củiiịỉ thô hiộn khả năng tiên hoá của các loài dộng vật  Xliờ (li). các cờ ihê (lộng vật giữ được tính bền vững của cá tliê và quần the loài, nhộn biôt đưric "cái bản thân" và thííi bỏ "(‘ái khôii^ Ị)h;ii của han ihân". tạo ra dộiig lực tiến hoá cá(! loài.

13.3.5 Dặc điểm miển dịch của các loài chim

i :i .3 .5 .1 C á c c ơ q u a n v à t ê b à o m i ề n d i c h

l:ì.:ỉ.n. 1.1 Túi Kabricius

Khác vỏi các loài dộnịĩ vậL có vú, các loài chim, có mộl cơ quan  MiỊÓn clịclí (!ộc biệt là lú i Pabricius. Cơ quan miễn dịch Iiày là íuii ‘1(“fá(' tô bào lyni|)ho B chín. Hơn nữa, các loài chim không có các 

tinên bạch huyết riẻiiịí biệt. Túi Kabricius là một cơ quan lyin

Page 194: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 194/352

pho có dạng túi nầm (í vùng sau, phía trên hậu môn. Khoang túi  dưỢc phủ kín bằng khoáng 15 nếp gấp sơ cấp và 7 nếp gấp thứ  Cííp. Các nếp gâp này clược viền bằng một lớp biểu mô, các tê bào  

nhầy (tế bào niêm mạc). Lớp biếu mô che phủ nhiều nang lym- pho, có sô" lượng từ 8G00 - 12000. Bao quanh nang là một mạng  liííii mạch lympho loả đi các hướníỉ. cung câ'p một sô' lớn các tế  bào lympho. Trong các nang của lúi Pabricius có một lớp tế bào  hiổu mô kết hỢp với các nang lạo ra lớp ngăn cách giữa phần tuỷ  và phần vỏ của nang. Các lớp tuý và lớp vỏ của nang chứa đựng  một sô tê bào plasma, các lympho và các tê bào hồng cầu lưối (re- úculocytes). Toàn bộ bê mặt của vách ngăn các khoang của túi có  diộn tích tươ ng đương 10 cm- trong dó có 10% là lốp tế bào biểu  

mô liên kết với nang. Túi Pabricius dóng vai trò vừa là cơ quan  lympho trung ương vừa là cơ quaii lympho ngoại vi vì chứa đựng  cả tè bào plasma sinh kháng thổ và cũng chứa đựng các lympho  T, nằm ở vùng phụ thuộc T của túi [Glick et al (1956): Sorvíìri et  al (1975); Murthy et al (1984)]. Cũng tương tự như tuyến ức. túi Fabricius của gà con có khá năng tiết ra một hocmon là buôcxin  (bursine) từ các tế bào nằm ở biên giới lớp luỷ và lớp vỏ của nang  lyinpho13.3 .5 .1 .2 Tu yế n ức

Theo Kendall (1980). tuyến ức của chim bao gồm từ 12 dến 18  ihuỳ tách biệt và phân bô đối xứng bôn các mạch máu cố. Mỗi  thuỳ lại đưỢc phân chia thành các thuỳ nhỏ có cá”u trúc phần vỏ và phần tuỷ. Cấu trúc hiển vi của các thuỳ nhỏ tương tự như  tuyến ức của động vật có vú. Tuy nhiên, cũng có một số đặc điểm  sai khác là tuyến ứ c c ủ a các loài chim có chức năng như một cơ  quan lympho ngoại vi bời vì khoảng 7% các tê bào lympho có ở  

tuyên ức là lympho B (sau khi trứng nơ). Hđn nữa, sau khi gây  mi ễn dịch, người ta th ấy ỏ đó có các tr u n g t â m m ầm v<à mộL số tê

bào sản xuất kháng thể. Tuyến ức của loài chim giống động vật  có vú vì cũng là một tuyến nội tiết. Dịch chiêt tuvến ức cũng gây cảm ứng b iệt hoá các lê bào T. in vivo và in vitro.13 .3 .5.1.3 Các cơ qua n lym pho thứ cấp của ch im

Các cơ quan lympho thứ cấp của chim gồm lách, các hạch nhỏ  bạch huyêt, mô bạch huyết của ông tiêu hoá, mô bạch huyết cạnh  

mũi. ở chim trvrởng thành, lách là cơ quan sản xuấ t kh áng th ể  (Ig) và đạt kích thước phát triển tôi đa trong 6 tuần tuổi đầu  tiôn. Đặc biệt lách của chim có mộl sô’ đáo nhỏ (một sô’ cụm) độc

lập oủa các tế bcào B.

181

Page 195: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 195/352

Nhìn chung, các loài chim không có các hạch bạch huyếl riêng  biệt, ngoại trừ một số loài thuộc họ ngan ngỗng (Anseridea). Các  đám bạch huyết ở đây thê hiện là những hạch nhỏ (nodules) năm  

rải rác theo chiểu dài mạch máu, hoẠc một số cơ quan. Trái lại  mô lympho ống tiêu hoá ở các loài chim khá phát triển. Đó là túi Pabricius. đám amiđan của ruột tịt (manh tràng) và các tấm  Peyer dọc theo ống tiêu hoá. Túi Pabricius đóng cả hai vai trò' (thứ cấp và sơ cấp) và vai trò miễn dịch cục bộ đôi vối chim non.

Mô lympho cận mũi nàm ở vùng gần mũi và gần mắt ch im. Mô 'này được hình thành ngay từ những ngày thứ 1 7 - 1 8 của quá trình ấp trứng là do sự xám nhập của các tế bào lympho xuất  phát từ niêm mạc (tuyến nhầy) mắt và các xoang mũi. Người ta  

tìm thây ỏ dây chủ yếu là các lympho B và rất ít lympho T.13.3.5.1.4. Các tế bào của hệ m iễn dịch c him

Hệ miễn dịch chim bao gồm các tế bào lympho T và lympho B.  Các lympho T cũng được phân biệt là lympho T bổ trỢ (T||), lym-  pho T kìm hãm. lympho T gây độc và các lympho T liên quan đếni các phản ứng (Ịuá mẫn muộn. Các dấu hiệu bề mặt của các tê bào  T còn ít được sáng tỏ. Ngưòi ta đã sử dụng kháng thô đơn dòngí  và đã nhận biôt đưỢc kháng nguyên bê mặt CT;j, gần giông phức  hộ CD3 của dộng vật có vú. Kháng nguyên CT.I có mặl khoảng' 

20% ở tế bào ức và chủ yếu chứa nhiều ở các lympho của lách vài máu.

Các tế vào B phụ thuộc túi Fabricius, khi U'ứng nở, có khoảnpỊ 2x10’. Các tế bào B nhanh chóng phân chia ở túi và đạt số lượngĩ  gấp đôi trong một ngày. Tuy vậy, chỉ khoảng từ 1 đến 10% số tế  bào này rời túi đi vế phía các cớ quan lympho ngoại vi. Sô”còn lạ i bị chết hoặc biệt hoá in situ.  Các dấu hiệu bề mặt của tê bào B  bao gồm hai nhóm là các kháng nguyên đặc hiệu cho tất cả oá(C lympho B. Nhóm đầu tiên có 4 loại kháng nguyên bề mặt là CB-

1, CB-2, B3 và HNK-1. Kháng nguyên CB, có thể đóng vai tn'ò tăng trưởng và làm chín các lympho B. Kháng nguyên CBv c ó  mặt ở các lympho và các tô bào biểu mô của túi và chưa rõ vai tnò  của nó. Kháng nguyôn 13, có ỏ tê bào B vùng tuỷ, ở các tô bà(0biêu mô ruột và túi hầu. Nêu thiêu B;j gà bị bệnh thiếu hụt ganua  globulin tron^^ máu. Kháng nguyên HNK-1 có mặt ở các tế bào B  của

ơ

 quan lympho ngoại v i và dóiig vai t iò làm chín các lymphíO B của túi.

Pink và các cộng sự dã sử dụng kháng thể đơn dòng đê’nghiêm  

cứu kháng nguyôii (‘hung cho các tố bào B và nhận thấy chúnịg

182

Page 196: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 196/352

đều chứa các Ig. Các tế bào còn lại của hệ miễn dịch chim bao gồm các đại thực bào, tế bào bạch c<ầu hạt (gồm các tê bào ưa axít giả: pseudo-eosinophile biểu hiện hoạt động thực bào và viêm, 

các tế bào ưa axit thực thụ, các tế bào ưa kiềm), các tế bào tiểu  cÀu, tê bào mast, các tê bào NK và K (là những tế bào có độc tính phụ thuộc kháng thể: ADCC).13 .3 .5 .1 .5 . Các khán g nguyên M H C và nhóm m áu

ở gà. MHC  bao gồm 3 loci là B-F (các kháng nguyên lớp í), B-L (các kháng nguyên lớp II) và kháng nguyên đa hình B-G (kháng  nguyên lớp IV) , chỉ đưỢc bộc lộ trôn bể mặt hồng cầu và l iên kết  

chặt với locus B-F. Nghiên cứu MHC của gà cho thấy có nhiều  điểrn giông vối động vật có VI về tính chát đa hình, về cấu trúc 

và chức năng và sự biểu hiện ở tế bào. Tuy nhiên, ở động vật có  vú không có kháng nguyên B-G. Chausse và các cộng sự đã nghiên cứu vềc.ấu trúc phâi. tử của phức hệ B và đã chứng minh tính đa hình vể di truyền củ I các phức hệ BL, BF và BG.

Việc phát hiện vai trò của các kháng nguyên lớp I và lớp II của MHC ỏ gà đã cho phép hiểu được sự biến dạng di truyền của tính  chống chịu một số bệnh của g 1.13.3.5.1.6. Cắc globu lin miễn dịch (Ig)

ở chim, ngưòi ta tìm đưỢ( 3 lớp Ig là: 7slg, IgM và "IgA" 

(tương tự IgA) và không phát hiện được các dưới lớp, Người ta  cho rằng I'â”t có thể có các Ig g ỉ 1 giông IgD và IgE của động vậl có vú. (Chen et al 1982).- Chuỗi nặng của 7slg có thêm một khu vực chức năng so với 

chuỗi nặng gamma (IgG) của lộng vật có vú. Hệ sô' lắng của 7s lg là từ 7,3 đến 7,4 s. 7s lg là uột globulin miễn dịch chủ yếu của huyết thanh, có nồng độ từ 5 đến 7 mg/ml. Đáng chú ý là có sự sai khác nhiều giữa 7slg và IgG của động vật có vú.

- Các IgM của chim có khối lượng phân tử 890kDa và hệ số lắng  

17s. Do khối lượng phân tử khá cao nên IgM của chim không  thể vượt qua lỏp biểu mô của vòi trứng và do đó không có mặt ở  noãn hoàng. Có 5 allotip ( từ M-1,1 đến M-1,5) của IgM định khu ở các khu vực chức năng thuộc vùng CH khác nhau.

- Các IgA "tương tự" - có cấu trục giống với cấu trúc của IgA của  động vật có vú. Chúng có nhiều ở các chất tiết và các dịch sinh  vật và tồn tại ở hai dạng (monome và polyme). Theo sô lượng  monome kết hỢp, hệ số lắng của các IgA “tương tự” biến đổi từ  9 đến 16s và có khôi lượng phân tử từ 350 đến 900 kDa. “IgA”

183

Page 197: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 197/352

của chim tập trung nhiều ở mật (3 -12mg/inl) và được tiết vào khúc ruột tá tràng ở tỉ lệ l,7mg/ml, nơi đó có thể chông lại sự  xâm nhập của vi khuẩn và virus. Các “IgA” của mật chim cũng 

có một mảnh tiế t có khối lượng 60 kDa. Mảnh tiết này được các tế bào gan tổng hỢp và gắn với “IgA” trong quá trình đi từ máu vào mật.

13.3 .5 .1 .7. Các bổ th ể của ch im  BỔ thể của chim cũng có vai trò bảo vệ thể dịch chống lại 

nhiễm trùng. Giông như các động vật có vú, thành phần C3 đóng  vai trò quan trọng trong miễn dịch và là phân tử quan trọng

nhất của sự hoạt hoá bổ thể. ở gà, C3 đã được tinh chế, có khối lượng phân tử 190 kDa bao gồm hai polypeptit a   và p, có khối 

lượng tương ứng bằng 118 và 68 kDa. Điểm đẳng điện của chúnịĩ  biến đổi từ 6,4 đến 6,6. Nồng độ của C3 từ 0,4 đến 0,5mg/ml và bằng một nửa nồng độ C3 có trong máu của động vật có vú. C3 của chim giông động vật có vú về cấu trúc và chức năng. Bố’ thế của chim có thể được hoạt hoá theo con đường cổ điển và con  đưòng luân phiên. Theo con đưòng luân phiên, yếu tố B có vai trò quan trọng khác vói yếu tô" B của động vật có vú là có tính đn hình cao (BS, BF và BF/s), và không kết hỢp vói tính đa hình củỉi MHC. Yếu tô" B là một glycoprotein có khối lượng 90 kDa và có 

thể tham gia vào sự hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển. Ngưồi ta cho rằng yếu tố B tham gia vào phản ứng tiêu huyết miễn dịch (immunohemolysis) giống vai trò của C2 của động vật  có vú. Do đó C3 cũng có vai trò của C4 bởi vì ngưòi ta không tìm  thấy C2 và C4 ồ  các loài chim. Đặc bịệt ở chim, người ta thấy có  Cl- esteraz tác động lên yếu tô Hoật động cua bổ thể được phát hiện ở ngày ấp trứng thứ, 13'yá đạt cực đại vào khoảng 3 đến 4 túần tuổi. Người ta còn chưa biết rõ nhiều điều vê hoạt  động của bổ thể của các loài chim.

13.3.6. Đặc điểm kệ miển dịch của bộ linh trưởng

Nghiên cứu đặc điểm miễn dịch của bộ linh trưởng không chỉ giúp cho việc tìm hiểu mối quan hệ tiến họá miễn dịch giữa các  loài động vật bậc cao so với loài ngưòi; đồng thời còn đóng góp  cho các nghiên cứu y sinh học thực nghiệm của các bệnh ở loài ngưòi như bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm, thiếu hụt miễn dịch trong đó có AIDS và các bệnh tự miễn. Theo Sibley và Ahl-

184

Page 198: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 198/352

guist (1987). 98% thông tin di truyền (genom) của người giông  các loại khỉ cao cấp Chimpanze, 92% giông khỉ thông thưòng ỏ  

lục địa châu Phi và 85% giông khỉ Nam Mỹ.Các đặc điểm miễn dịch của linh trưởng đã được nghiên cứu  rất kỹ ti'ong những công trình của các tác giả như Benirschke  (1986) [Primates: the Road to self sustaining population.  Spi'inger Verlag, New York]. Kalter (1987) [Monographs in pri- matology. Vol 2. Alan Liss, co. New York]. Hiện nay, bộ linh  t rưởng bao gồm 13 họ là: Tupal idae, Daubenton idae, Indr idae,  

 L em uridae, Lorisidae, Tarsiidae, Callitricidae, Cehidae, Cer-  copithecidae, Colobidae, Hylobatidac, Pongidae và Hominidae.  (hình 13.1).(!ó thể tóm tắt một số đặc điểm quan trọng về cơ quan m iễn dịch, tính miễn dịch tê bào và dịch thể của bộ linh trưởng và một sô" ciặf điểm của chúng.

13.3.6.1. Tuỷ  x ư ơ n g c ủ a bộ l in h t r ư ở n g 

Đây là cơ quan miễn dịch sơ cấp, là nguồn tạo ra tất cả các tê  liào máu có chức náng tuần hoàn máu của cơ   thể. Lần đầu tiên, các- tác giả Stasney J. và Higgins GM đã mô tả thành phần tuỷ  

xương của khỉ Rhesus {Macaca mulatta) ,  vào năm 1936 (The l)one marrovv of the monkey. Anat. Rec., (1936) 67: 219) và chol)iết tuỷ xương của khỉ Rhesus gồm 39% là các tê bào hồng cầu.  r>3% là các tế bào bạch cầu đa nhân, 4,5% là các t ế bào lym pho , (?% là các tê bào mono. K hi so sánh với loài người, người ta th ấy  khỉ Rhesus oó số lượng dự trữ các tế bào nguồn tạo hồng cầu lón  hơn.

'I'uỷ xương của loài khỉ đuôi sóc cháu Mỹ (Marmoset) thuộc chi  Ca l l i th r ix   có hình thái khác thường đã đưỢc nghiên cứu khá chi

tiết. Sự biểu hiện của MHC và vai trò của nó trong cấy ghép tuỷ xương đã được nghiên cứu.

185

Page 199: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 199/352

186

Daubentonidaè' Indridae

......................1

Ca ỉlitrỉcidaeI Cebidae

Tarsiidae

Cercopithecidae Colobỉdae

‘'C.  ■ ' : ệ

JĨ  1

lĩiỉobatidae\iị

Hominidae

Hình 13.1. Các họ thuộc bộ linh trưởng hiện nay (theo Kalter, 1987)

 I3.3.G .2. M ith i d ị c h t ế b è to  ♦

T í n h n i iễ n i ! ị ( ‘l ì  Iv  l ) à ( ) c u a (Ịuá t r ì n h p h á t I n ỏ n c á l l ì ế ( o n l o '

c u a loài klìì { M a c a c a n e n i ư s ỉ r i n a )   (ỉa (liíỢc các tácịrịix 

h ỉ ỉ n s c . S c M k ( ‘ t i \ ' à ( M a ì ’ k 11Í 4Ỉ)H*!1 c ử u t i ' o n i ĩ t h ò i

Page 200: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 200/352

<lây (Development of lymphocyte subset in pig - tailed macaque. Human. Immunol. 1988, 21:33). Các tác giả trên cho biết ở khỉ  mới sinh, các tế bào có hình thái dày đặc và đã có dấu hiệu kháng  nguyên đặc trưng các tê bào B IgD^, các tê bào T CD4*, Lp220*,  'P C l) 8 \ Khi tuổi khỉ càng cao. dấu hiệu tương ứng đối với các lyrnpho có thay đối, cụ thê tế bào B không biểu hiện IgD (BlgD ), T CD4', I.p220 . Người ta cũng đã phát hiện được 3 tiểu quần thể T C D8 là TCD8* .C DlS'’". TCD8'’" CDIS"'"', TCD8’"“‘, Ò D18'"'. iihưiiíỊ chúa rõ sự phát triển của chúng tương ứng với chức năng (tặc hiệu miễn dịch như thế nào. Các tế bào TCD4*^ ở khỉ Macaca Irứỏiig thành có s ố   lượng cao hơn so với khỉ còn non. Đặc điểm  này giông vói người nhưng khác với khỉ Chimpanze.

Chức năng đáp ứng miễn dịch của các tê bào T và B ở khỉ đầu chó (Babuoin) đã đưỢc nghiên cứu và người ta nhận thấy khá  ííiống ngưòi. Trong khi đó, không có một loài linh trưởng nào thể  liiộn đáp ứng miễn dịch mạnh như ở   loài người.

Các nghiên cứu khác cho thấy các tế bào đơn nhân của máu ngoại vi (PBMC) của loài người có khả năng sinh sản tôi ưu khi I'ó leclin kích thích như con A hoặc PHA. Trong khi đó, điểu này  không thể hiện ỏ trường hỢp khỉ Rhesus.

1 3.3 ,6 .3 . T i n h m i ễ n d ị c h t h ê d ị c h

Tính miễn dịch thê dịch của các loài linh trưởng đã được  nghiôn cứu trong những năm 60 của thê kỷ 20. Ngưòi ta đã sử  dụng kháng nguyên ngoại lai dể chứng minh sự tồn tại của các  globulin miễn dịch như ĩgG, IgM. IgD, IgA, IgE trong huyết Ihanh của các loài linh trưởng. Viộc kiểm tra các phân lớp IgG,  các tip kappa và lambda của chuỗi nhẹ và tính dị thể của IgA  cũng đã được thực hiện trong các nghiên cứu và đã được Damian  

và c.reene tổng kết dầy đủ trong tài liệu của họ (The immumol-  ogy of’ non human primates, in: RN Finnes, Ed. Pathology of  semian Primates Karger Rasel, 1972. tr.342).

187

Page 201: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 201/352

188

Có thê đưa ra một số  dẫn liệu để so sánh ở bảng sau;

Bảng 13.1. Tỉ lệ Ig huyết thanh của người và các động vật linh

triíđng trưởng thành, mg/inl (theo Demian và Greene, 1972)Các loài Ig M IgG IgA

Chimpanze

Khi Orang Outang

Khỉ đầu chó Babouin

 Maccica rnuỉatta 

 Macaca orctoides

Ngưòi

0.59 - 2,4

0,20 - 0,9

0,30 - 1,8

0,80 • 2,0

LOO- 1,2

0,60 - 1,5

11 ,3- 18 ,0

10.5 - 13.3

11,0- 13,3

12,0 • 30.0

8.5 - 11,1

7,7 ■13,5

0,97 - 2.12 

0,90 - 1.9 

0,1 - 4,1 

0.3 - 0,9 

3.1 - 4,3 

1,8- 2,8

Các nghiên cứu vể thành phần bổ thể của các loài linh trương cho thấy, kháng huyết thanh của dê kháng lại các thành phần bô  thê của người đều có thê phản ứng với tất cả thành phần bô thê  của khỉ bậc cao, ngoại trừ yếu tô”Clq. Các loài khỉ cổ châu Phi và

châu Á có đặc tính thiếu hụt kháng nguyên ỏ  các bộ thế Clq, Cls  và C9. Các loài khỉ Nam Mỹ thiếu hụt tất cả các thành phần bố  

thể, ngoại trừ C5, C6 và yếu tô’ B của propecdin. ở các động vật thuộc bộ bán hầu (Prosimia),  người ta không phát hiện được bốt  cứ một thành phần bố thể nào trong huyết thanh, về chức năng, hoạt động bố thể của các loài động vật linh trưởng có thê so sánh  vói loài người, trừ các động vật bán hầu. là động vật bậc thấp  nhất của liiih trưởng.

13.3.6.4. Phức hệ phù htíp tô chức chù yêu của linh trưởng

Khả năng phân biệt được "cái bản thân" và "cái không phải  của bản thân" là dặc tính quan trọng của tất cả cơ thể đa bào bậc cao. Khả năng nhận biết này có được là nhờ sản phẩm của cáo  gon của MHC (Gotze D. The MHC in man and animals. Springer- Verlag. Inc. New York. 1977). Sự phân biệt giữa "cái của bản  thân" và "cái không phải của bản thân" đưỢc thực hiện dễ dàng  nhò tính đa hình của các sản phẩm gen của MHC ở ngay trong  một loài. Các kháng nguyên của MHC ỏ ngay trong một loài. (’ác  kháng nguyên của MHC thuộc về một họ lớn của các immu- noglobulin, luôn luôn có mặt ở bề mặt tê bào. Đáng chú ý là tính

Page 202: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 202/352

da l'.ình củ a các sá n ph a m là do sự tổ hỢp củ a một sô lưỢng cổgiỏi h ạ n của các gen. Các* củ a \ \ ] Ỉ C ò  người và chuộl da dược

ỏn cứu chi liết [Daussot ^J.. l^la. M. complexe majeui’ crhislo-cXimpatibilitó de rhomni(\ Klammarion Módecine Sciences ỉ^aris(19S5). Hood et al. Gcnos of llìc major histocompalibility com])l(\\

ol ilie mou se. A nn. Rev. Im mu nol , 1983, 1: 529 - 568]. ơ CÁC   (ỉộngvật l inh trưởng, phán lớn các công tr ình nghiên cứu về MHC cóli<‘n quan đôn khỉ Rhosus (Macaca mulatta)   và khỉ ChimỊ)anzo{Pavtroglodytes) . L l,í .6 .4 , L Hộ thôn g R h L A của Rhesỉis

V? n^uồn ^ốc, nh ữn g sân pha m của cấc gen của MH C ỏ Hh(‘sus(còi gọi là RhL A) dố u dã dưỢc xác địìilì về hu yô t th ai ih học bằ ngdoc t ính của tố bào lympho đối vỏi kh án g h uyế t th an h ngorii lainliậĩì đưỢ(! nhò cách gây miễn dịch chéo đôi với một cá thô C‘ủ a  

c n n ỉ    niột loài. Theo phư(>nịỊ pháp này, Balner và các cộnự:  sự ()Hà Lan, cùng như Noeíb và cộng sự ơ Mỷ đà xác dinh (!iíộ(*kh oi ng 27 gen dưỢc kiổm tra 2 \ocuA  Ị)hân biột nhau vế (lili ip ổn . Các locu s n à y r ấl giôn g các lorus A và B (‘ủa HLA loỊ) Icúa người. Cho clôn nay. ngưòi ta (‘hưa tìm dưỢt* locus Iiíiín.uclươìg với locus HLA-C ró niẠl ỏ khi Khosưs.  P ìm n   lích hoá siiihV;i cấu tr úc Ị)h ân lử củ a nl ìữ ng sa n Ịì hain củ a các gon RlìLA loỊ) ỉclioí hấ y có nliiổu d ạc diỏm r ất giống: chu ột và người. Cấc k h á ngntíuvôn này đưỢc; lạo thành từ 2 chuỗi ]K)li])cptil có khôik[)j và 12 kl)a. ('huỗi lìlìỏ Uíớng ứng với ị].2  niici*oglol)ulin (‘ủan^ii

Các  Síin plìám (‘ủa các ự;on  RhL A lỏp II c ũ n g dưỢc’ lììô t:i từ11)71. (ỉượr ký liiộu là lal. Hiện ììỉiy n^aíời ta gọi là locus 1)[{ (loỊ)hì hỢ]) vỏi sự phân loai (lỏi với víxv  <^on lỏỊ) II-HLA của n^ười.

t)o; n gcMì DR của k h í rá i I) R rủ a người và chuột và l)ao

gồn 8 kháng nịíuyỏn khác* nhau, ở người, bêii rạnlì khán^ngi;vôn của DR. ngưòi ta clà tìm ra kháng nguyên HLA-D vàch ú n ^ min h rằn g CÁV   sán phatn íỊon rủa locais D dâ dưỢc xác dịnhklìi nu(M cấy hỗn hỢ|)

{\ lò

  bào lymỊ)ho. iươnịỊ ứng vỏi c*á(ĩ klìấn^  ng ivỏn của 1)R. Cá c dá]) íỉnịỊ   miễn (ỉịch IR (ímmuno R(*-SỊ)oise) (là dược mô ta ờ c h u ộ í    (là clược chứng minh ỏ khỉ và nịrỉiv  nay là nhữn<^^ ịỊvn  ('ủa lỚỊ) 11 dóng vai ti’ò quan trọìig lroiì[íVJỘ( cám n hạn cỉỏì với các* bệ nh kh ác nh au ở ngưòi và d ộn g vạt.  

X^ưòi ta (’ùn^ tìm diUic  hai hoặc ba ự,cn  trong chủn^ cỏ (í lìội h ỏ ì g R h L A .  Sự;oỉu  1-a, các mà lìoá cho các yếu lô (*ủa l)ô the.

189

Page 203: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 203/352

190

đặc biệt là yếu tố đa hình Bf cũng nằm ở MHC. Sơ đồ được trình bày ở hình 12.2 là bản đồ gen của hệ thống RhLA nằm ỏ nhiễni  sắc thể 6 và được so sánh vói khỉ Chimpanze và ngưòi.

Lốp II

 Ngưòi

D/DR 

Chimpanze

D/DR 

C2

Lớpl

B

C4

B

L

C2

Rhesus

D/DR 

Bf 

B

C2

Hình 13.2. Bản đồ gen của MHC của ngưòi, khỉChimpanze và Rhesus (Theo Balner, 1981).

13.3 .6 .4 .2 . Hệ thông ChLA của Chimpame

Hệ thôVig ChLA của Chimpanze còn ít được nghiên cứu so vối RhLA. Các kháng nguyên lóp I của ChLA đã được xác định rõ và  giốhg như Rhesus (Jonker M. Van Vreeswij w , 1981). Vùng DR, hiện nay còn chưa biết rõ, nhưng các kết quả phân tích về huyết  thanh học và nhò phương pháp nuôi cấy phức hệ tế bào lympho  đã chứng minh vùng D/DR của Chimpanze giống với người. Người ta cũng đã chứng minh rõ tính đa hình của một số  yếu tô bổ thể của Chimpanze như Bf, C2, C3, C6 và C8. Hơn nữa, các  nghiên cứu cho thấy các yếu tô' C2, Bf liên kết chặt chẽ vổi ChLA.  trong khi đó, các yếu tô C3, C6 và C8 không liên kết vối ChLA (hình 12.2). Mới đây Mayer và các cộng sự đã cho biết, các gen  

ChLA lâp I đã được phân tích ở mức độ trình tự các nucleotit của

Page 204: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 204/352

chúng. Khi sử dụng mẫu dò (probe) ADN của ngưòi mã hoá cho  vỊ trí của lớp I, Mayer và cộng sự đã phân tích một thư viện gen  

của ADN ChLA để tìm hiểu alen A và alen B và đã chứng minh  rằng một số alen của người có nhiều đặc tính giống vỏi các alen  của Chimpanze. Từ các dẫn liệu trên, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, tính đa hình của MHC đã tồn tại trước khi xảy ra sự  phần hoá tiến hoá theo hai hướng Chimpanze và loài người.  lẵ.3.6.4.3. Hệ thống CyLA của khỉ C ynomolgus (Macaca facicularis)

Keever và Heise (1985) đã nghiên cứu MHC của khỉ Macaca íacicularis, và tìm ra ít nhất 35 đặc điểm đặc hiệu kháng nguvên của lớp I CyLA. Cho đến nay, người ta đã biết 14 đặc điểm đã  được công nhận là phụ thuộc vào locus CyLA -A, 10 đặc điểm phụ  thuộc locus CvLA -B và 6 đặc điểm phụ thuộc CyLA -C. Từ đó,  ngưòi ta nhận thấy tính đa hình của hệ thôVig CyLA lốn hơn hệ RhLA và có cấu trúc giống với loài ngưòi.

Tóm lại, việc nghiên cứu các đặc điềm miễn dịch của các động  vật linh trưởng không phải người hiện nay là điều râ^t cần thiết  nhằm tìm hiểu sự tiến hoá miễn dịch ở loài ngưòi. Nhò các kỹ  thuật sinh học phân tử và miễn dịch phân tử, các nhà khoa học có thê điểu chê các xitokin, nhằm nâng cao khả năng điểu chỉnh các tế bào lympho in vitro  và in vivo.  Các kết quả nghiên cứu  trên mô hình linh trương cho phép tạo bưóc chuyến tiếp quá độ giữa nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng thực tiễn y học đôi với loài người để điều trị các bệnh nhiễm trùng, các bệnh quá mẫn, ung thư, sự cấy ghép cd quan và các bệnh thiếu hụt miễn  dịch, đặc biệt là AIDS.

191

Page 205: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 205/352

Tóm tắt chương XIII

192

1. Sự khác nhau chủ yếu giữa động vật dây sống, có xương sông  và động vật không xương sống là ở   chỗ: động vật không xương 

sống không có chất hoà giải của cơ thể kiểu kháng thể kết hỢp vối kháng nguyên lạ xâm nhập từ bên ngoài. Trong khi đó,  động vật dây sông đã có các đám hạch biểu mô lympho, các mô  lympho- tuỷ kết hỢp vói một số   cơ quan như khe mang hoặc ống tiêu hoá, đồng thòi có khả năng nhận biết kháng nguyên lạ và phản ứng chôVig lại chúng nhờ chất hoà giải kiểu kháng  thể sơ khai hoặc kháng thể thực sự.

2. Lớp cá xương là động vật có xương sống đã bất đầu có cơ quan  lympho sơ cấp như tuyến ức, thận, lách. Tuy nhiên, các cơ  quan này còn sơ khai và đóng luôn cả vai trò là trung tâm biệt hoá, sinh sản và dự trữ các tế bào lympho và tê bào máu,như  những cđ quan lympho thứ cấp. Khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá cũng biểu hiện thấp. Không có bất kỳ bằng chứng nào nói  vè cơ chế trình diện kháng nguyên, vì không có MHC lớp I và lớp II. Kháng thể của cá cũng chỉ ở dạng giông IgM nhưng có khối lượng phân tử thay đổi, chưa phân thành nhiều lớp khác nhau như ỏ động vật có vú, nhưng hệ thống bổ thể gồm 6 thành phần, tương đối phát triển.

3. Tính miễn dịch tê bào và miễn dịch thể của động vật biến  

nhiệt (động vật lưỡng cư) đã có những tiến bộ hơn so vói các  động vật bậc thấp là:

- Đã có cơ quan miễn dịch sđ cấp như tuyến ức, lách, tương tự bò sát và động vật bậc cao.

- Đặc biệt ở lưõng cư đã phát triển phức hệ phù hỢp tổ chức lớp I và lớp II và biểu hiện rõ ở bò sát.

- Đặc tính miễn dịch thể dịch đã thể hiện rõ, bao gồm một số kháng thể như IgM, IgG, IgA ”tưdng tự”, mặc dù chưa có IgE  và IgD.

Page 206: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 206/352

193

 A. Hệ miễn dịch của các loài chim đã có tiến bộ cao:

- Đã có cơ quan lympho sơ câ’p biệt hoá rõ như tuyến ức và đặc biệt túi Fabricius, là nơi biệt hoá của các tê bào lympho B, một  cơ quan riêng biệt cho các loài chim.

- Dã có cơ quan lympho thứ câ'p biệt hoá như lách, hạch bạch huyết, mô bạch huyết. Các tế bào miễn dịch như lympho T và  lympho B bắt đầu có biểu hiện biệt hoá theo chức năng riêng  biệt.

- Hệ MHC, các kháng thể và bố’ thể đã biểu hiện rõ chức năng miễn dịch.

r>. Động vật linh trưởng không phải người có hệ miễn dịch tiến hoá cao vối nhiều đặc điểm giống loài ngưòi; mặc dù cũng có  một số đặc tính riêng cho mỗi họ và mỗi loài. Do đó các kết quả nghiên cứu hệ miễn dịch của linh trưỏng sẽ đưa tối những ứng  dụng thực tiễn sinh y học rất to lớn cho loài người.

Page 207: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 207/352

Page 208: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 208/352

195

Chương XIV. Phòng và chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dich

14.1, Vài nét lịch sử  •

Dựa vào sự quan sát về khả năng chông chịu bệnh đậu mùa của ngưòi đã bị mắc bệnh lần đầu và sôVig sót Edward Jenner ở  Anh (1796) đã chê ra vacxin sơ khai từ mụn mủ của bò bị bệnh  đậu mùa để điều trị cho ngưòi. Lần đầu tiên, các thử nghiệm ấy  đã tạo ra khả năng chống chịu bệnh của ngưòi đôì với bệnh này.  Louis Pasteur (1885) đã áp dụng nguyên tắc tiêm chủng ở trên  đê chữa lành bệnh dại cho một thanh niên tên là Joseph Meister  bị chó dại cắn từ trước. Ngày nay việc gây miễn dịch tích cực  được gọi là tiêm chủng (vaccination) để kỷ niệm phát minh của  E. Jenner đã mang lại hiệu quả rất to lớn nhằm phòng ngừa các  bệnh do độc tô vi khuẩn và virus gây ra. Các thê hệ vacxin liên  tiếp ra đòi và ngày càng được hoàn thiện và được xem như các chất giải độc tô" (anatoxin). Đó là vacxin chế từ độc tô" bạch hầu  và uốn ván đã xử lý nhiệt hoặc focmon, hoặc vacxin từ vi khuẩn  nguyên vẹn đã bị giết, vacxin giảm bớt độc tố như BCG. poliovac, vacxin sởi, sô’t vàng, vacxin chế từ các tiểu đơn vỊ kháng nguvên  (vacxin hepatit B). Năm 1967, tố’ chức Y tế th ế giới (WHO) đã 

chính thức đặt ra một chương trình tiêm chủng mở rộng, có hộ thống trên toàn thế giới nhằm ngăn ngừa nhiều bệnh dịch cho loài người.

Việc phát minh ra đặc tính kháng độc của các kháng thể chông lại độc tô vi khuẩn bạch hầu của Von Behring vào đầu thê kỷ XX đã mở ra hướng sử dụng rộng rãi huyết thanh miễn dịch của các  loài động vật như thỏ, ngựa, để chữa bệnh nhiễm trùng. Đó là nguồn gốc của liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy), tức là phiíơng pháp chữa bệnh trên cơ sở miễn dịch. Hiện nay, các thê 

hộ kháng thê đưỢc sử dụng trong liệu pháp miễn dịch dã lần lượt

Page 209: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 209/352

được cải t iến . Lúc đầu là kháng thể đa dòng của ngưòi dược t inhc h ế t ừ h ỗ n hỢp h u y ế t th an h củ a n h iều cá th ế ch o máu . T iếp th eo

là v iệc tạo ra kháng thê đơn dòng của Kohler và của Mils to in(1975) đã mở ra khả năng ứng dụng t rong ngh iên cứu y học vàl iệu pháp miễn d ịch . Những thê hệ kháng thể dơn dòng ngàycàng dược hoàn th iện như kháng thè la i ghép gen của người và  chuột (ch imaer ic humanised roden t monoclona l an t ibody) ,   kliáiiKthê đặc hiệu lưởng tính (bispecific antibody). . .

 Ngày n a y các n h à khoa họ c và y học c ũn g đã n g h iên cứu vàđưa vào nhiều phướng pháp chữa bệnh trên cơ sở miễn dịch nlui 'l iệu phá p t ế bào, l iệu pháp gen , các chấ t k ìm hãm , k ích th ích

miễn d ịch và đ iều hoà miễn d ịch để chữa các bệnh nh iỗm t rùng , b ệ n h tự miễn , b ệ n h suy giảm m iễn dịch b ẩ m s in h hoặc mác phải,đồng thò i l iệu pháp miễn d ịch được ứng dụng t rong cấy ghéị )th ay th ế các cơ q u an .

196______________________________________________________________ 

14.2. Tiêm chủng, vacxin phòng và chữa bệnh

14.2.1. Nguyên tắc chung của vacxin

Tiêm chủng (vaccination) đồng nghĩa vối gây miễn dịch chú  dộng nhằm giúp cho cá thê có khả năng tạo ra mộl cơ chô bao vộ chông lại sự xâm nhập của một cđ thê xâm lược hoặc độc tô của nó. Gây miễn dịch chủ động hay tiêm chủng là khai thác đặc tính  đáp ứng miễn dịch sơ cấp (sản xuất ra kháng thể IgM có ái lực  thấp ban đầu) và dáp ứng miễn dịch thứ cấp (sản xuất với tôc dộ  nhanh ra một lượng lân kháng thể IgG và IgA có ái lực cao), Tạo 

ra khả năng ghi nhớ miễn dịch nhò tác dụng của kháng nguyên  (vacxin) đô khi gặp chủng họng đại thì sự đáp ứng miễn dịch sõ  được thiêt lập trong cơ thể. Các vacxin đóng vai trò là nhữnịí  kháng nguyên gây miễn dịch chủ động, thường là các tác nliân  gây bệnh đã được làm giảm bớt độc tính hoặc làm mât hoạt dộnịí  hoặc là các tiểu đđn vị (subunits) của các độc tô vi khuẩn hoặc vi-  rus. Đặc điểm quan trọng của tiêm chủng vacxin là phải dảm bảo  được mức độ an toàn, không gây bệnh nhưng tạo ra cho cá thô  tiếp thu được tính miễn dịch khi có tác nhân hoang dại xâm  

nhậỊ). Hiện nay. mỗi loại vacxin được sử dụng đều có những khía

Page 210: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 210/352

cạnh lợi ích và bất lợi. Chẳng hạn các vacxin đưỢc (;hê tạo Lheokiểu làm giảm mức dộ dộc (poliovacxin) được sử dụng ihoo đưòng  

miệng, có lợi ích bảo vộ và phòng bệnh tốt và thường chỉ sử dụng  một liều cần thiết. Hơn nữa vacxin sẽ làm tăng mức độ miễn dịch  quần thô vì có thê truyền tính miễn dịch từ người này sang người  khác. Tuy nhiên, điều bất lợi của vacxin kiểu giảm dộc tính có thê là sự biên đôi độc tính dễ (lẫn đến kiểu hoang dại mới và vacxin luôn luôn phải báo quản lạnh. Trong một sô" trưòng hỢp,vacxin kiểu giám độc tố cũng không thể đưỢc dùng cho trạng thái  thiếu hụt miền dịch té bào T và tình trạng thai nghén.

Các vacxin được chế tạo theo kiêu giết chết tác nhân gâybệnhcó lợi ích là an toàn cao. ốn dịnh hơn khi vận chuyển đi xa và bảo  quản dự trữ dễ dàng. Tuy nhiên, điểu bất lợi là kém hiệu quả hơn so với vacxin kiểu giảm bốt độc tính, sô' lượng các liều dùng  nhiều hơn và không tạo ra được tính miễn dịch quần thể.

14.2.2. Các dạng vacxin đang đưỢc nghiên cứu và sử dụng

14.2.2.1. Các vacxin vi khuấn

Các vi khuẩn có thể được giết hoặc làm mất hoạt tính để điều  chế tác nhân gâv miễn dịch hữu ích. Vi khuẩn đưỢc nuôi Cỉ'íy in uitro. Các vacxin Vi khuẩn bao gồm:a) Vacxin giảm bớt độc tính như BCG (Bacille - Calmettt' -

Gue'rin) đôi với bệnh lao.b) Vacxin gây bất hoạt tính (hay vi khuẩn bị giêt);-  Bordete lla pcrtiissis   đôl VỚI ho gà.

-  Sa ỉm o neỉla typh i   và s . p a r a t y p h i   dối với bệnh sốt thương hàn.

c) Vacxin là các tiểu đđn vị hoặc dộc tô:- Neu ro to x in củ a CLostridium tetani   đã làm mâ*t hoạt t ính bằng

xử lý hóa học được điều chế vacxin uốn ván.- Độc tô của Corynebactcriiim diph ther iae   l àm mĩứ h o ạ t t ín h

bằng xử lý hóa học được điểu chế vacxin bạch hầu.- Polixacarit thành tế bào vi khuẩn  H aem o ph ilus influenzae   lyp 

dược điều chế vacxin viêm màng não.- Polixacarit thành tế bào vi khuân  N eisseria m en in g itid is   A và 

c được điểu chô va cx in viêm màng não tủy.

197

Page 211: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 211/352

Nói chung, người ta có thể xử lý nhiệt, hóa châ"t như foomon. phenol đê giết vi khuẩn cho mục đích điểu chê vacxin.

Các vacxin được điều chê có dạng toàn bộ tê bào vi khuấn l iênquan đến vấn để sản xuất trong nuôi cấy tế bào có thê đưa đêVi những h iệu quả phụ t rá i ngưỢc không mong muốn , Từ đó , ngườita đã nghiên cứu phát triển một loại vacxin gồm các tiểu đơn vị và th ườ ng gọi là vacxin khô ng chứa tế bào (ac ellu la r vaccines) . V)dụ.  B ordete lla p er tu ss is   là tác nhân gây bệnh ho gà. có một dộc tôvà một chất ngưng kết hồng cầu từ bề mặt lông mao vi khuân  (fimbrial haemagglutinin) có vai trò quan trọng liên kết với cáf  tê bào biểu mô của v ật chủ. Vacxin kết hỢp giữa h ai loại protoin

đã dược t inh sạch ở t rên và làm mất hoạt t ính là một dạngvacxin mới có nhiều ưu thế. Tưđng tự như vậy, người ta sản xuấl ra một loại vacxin sôt thương hàn không chứa tế bào bắt nguồn từ polixacarit vỏ tê bào Vi (tức là kháng nguyên gây độc Vi).

Một loại vacxin mới được gọi là vacxin Hib. được diều chế lù   pol ix acar i l vỏ vi k h u ẩ n  H a e m o p h ilu s in fỉu en za e   typ 1) kôl hỢp vớíprotein độc tô" uôn ván (tetanus protein). Vacxin này có hiệit qua lớn , n g ăn ch ặn b ện h n h iễm t rù n g  H a e m o p h i lu s m en in g it is ,  

thư ờng gâ y tỷ lệ tử vong cao.

14.2.2.2. Các vacxin ký sinh trùng

Ký sinh trùng là những cơ thổ đa bào và ký sinh ở nhiều vậl chủ trung gian trong vòng đời của chúng. Thêm vào đó nhiều kỷ sinh trùng luôn luôn thay đối cờ chế tinh vi nhằm trôn thoát sự  đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Đó là những vấn để khó khăn  cho việc điều chế một dạng vacxin ký sinh trùng. Bệnh sốt rét do  ký sinh trùng  P la sm o d iu m   sp. Hàng năm đã giết chết 1,2 triệu  người và làm lây nhiễm bệnh đên 800 triệu trên thê giối. Bệnh  

sán máng  Sch is tosom a   làm lây nhiễm 200 triệu ngưòi, bệnh ngủ hay bệnh chagas ở Nam Mỹ do các ký sinh trùng Tr yp a no s o ma  cruzi   đã lây nhiễm cho 12 triệu ngưòi v.v... Do sự nghiêm trọnỊ.í  đó, người ta cần phải chế tạo ra các loại vacxin ký sinh trùng.

Đã có một số sự kiện dio thấy rằng việc gây miễn dịch chốiiịí  lại các ký sinh trùng có những kết quả nhất định. Trong nhũn^ năm gần đây, người ta đã đạt được những tiến bộ quan trọnịí  trong lĩnh vực điều chế vacxin chống bệnh sốt rét. Bằng chún^^ cho thây là các tê bào T gây độc (T^.) có khả năng giết các ký sinh 

trùng ở mức độ gan. Trong năm 1991 Hill và các cộng sụ (')

198 _____________________________________________________________ 

Page 212: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 212/352

Oxford đã chiết xuất ra các peptit kháng nguyên từ rãnh của các phân tử HLA - B53 lốp I ở quần thể người Gambia chống chịu  điíỢc bệnh sốt rét ác tính. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh  rằng ở quần thể Gambia chông chịu bệnh sốt rét ác tính có xuát  hiện sự đáp ứng miễn dịch của tế bào T gây độc HLA-53 với pep-  tit kháng nguyên của các ký sinh trùng sốt rét LSA-1 (Liver- stage specific Antigen-1: kháng nguyên đặc hiệu ở giai đoạn gan). Điều này gợi ý các nhà khoa học điểu chế một loại vacxin  trôn cơ sở các peptit từ LSA-1.

«

14.2.2.3. Các vacxỉn virus

Các vacxin virus đã được điều chê ở các dạng virus sống nhưng đã giảm độc tính hoặc dạng virus đã bị giết hoặc các tiểu đơn vị  kháng nguyên virus.- Vacxin sống đâ làm giảm độc tính như vacxin sốt phát ban,  

vacxin bại liệt (poliovac-Sabin), vacxin quai bị, bệnh sởi.- Vacxin v irus đã bị giết (làm bất hoạt tính): vacxin bại liệt dạng 

tiêm (vacxin Salk), vacxin cúm. vacxin chó dại.- Các vacxin gồm các tiểu đơn vị; vacxin hepatit B, vacxin cúm. 

Một nguyên tắc cơ bản cho việc chê' tạo vacxin giảm độc là các

virus ARN dễ dàng được làm giảm dộc tố lìdn so với virus ADN vì  ARN dỗ có khả năng bị mấl hoạt tính. Do đó vacxin ^iam dộc tô chỉ có thế được áp dụng cho các virus dỗ dàng mât hoạt tính và  chắc chắn bị mâ’t hoạt tính,

Đế tạo ra các vacxin gồm các tiểu đơn vị kháng nguyên, người  ta cần hiểu biết và chọn phần kháng nguyên của virus gây ra  đáp ứng miễn dịch của tẻ bào T và vị tn' hay đích kháng nsuyôn tạo ra các kháng thế Lrung hòa cỏ iũệu quií nhiYl. Cụ thế là  kháng thô trung hòa có khuynh hưỏng nhằm vào các protPÌn bề  

mặt của virus, trong kỉii dó các tê bào T đáp ứng nhầm trực tiêp chông lại các thành phần bôn trong virus. Thêm vào đó, các Liểu đ(Jn vỊ trong vacxin cần phái ('ó mặt ỏ tất cả các chủng của virus  thì vacxin mỏi có tính vạn iiánR.

Trong một tướn<í liii không xa, việc sử dụng CÔII” nghị* tái tổ hỢp ADN cỏ thô dưa tỏi S i i i i xuấl một sô V’a cx in có tính an loàn (•:K), nliíít là ti-áii!i (lược độc lính của virus. Các VíK^xin tái lổ h(i|)C'(’) Ih ố dưỢc (ỉụiiỊí dĩ ' Siiii x u ấl va cx ii i <íồm cá c lie ii ( líin vị c ù a

kháiiíỊ n.mi\’Ô!i (có thô là vacxin chúnK l)ộnh sô’t rét, và chỏntí v ìTmii 

iraii siôvi VI liùiiịí). kliac phục iliiọc khỏ khăn phái nuôi cấy IĨ‘

199

Page 213: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 213/352

200

bào. Các vacxin tái tổ hỢp có thể được chế tạo phối hỢp các tiổu  đơn vị có chọn lọc, nhằm tạo cho vacxin có epitop ưu thế miễn  

dịch, oó thể kết hđp với da sô các allotyp của HLA lớp II dổ kích thích đáp ứng các tế bào T bố’ trỢ (T||), cũng như kết hỢp với các phân tử HLA lớp I để kích thích tế bào T gây độc CD8, hoặc tạo  ra các kháng thể trung hòa theo ý muôVi.

14.3. Liệu pháp miển dịch kháng thể

Kháng thê đơn dòng được lổ hỢp từ chuỗi biên đổi của chuột

kết hợp vói vùng không biến đổi của kháng thể ngưòi được gọi là các kháng thể lai ghép CD R (từ chữ: "vùng xác định bô sung";  

Complementarity Determining Region). ơ đây các gen của vùngxác định bố’sung của kháng thế chuột liên kết với kháng nguyên  (các gen của V|| và V|) được ghép nối với các gen C |1  và C|. của  ngưòi và được bộc lộ trong một vectơ. Sau đó người ta đưa vào các tê bào động vật có vú để tổng hỢp ra kháng thê lai ghép có hai  nguồn gốc gen (Chimaeric Humanised Rodent Monoclonal Anti-  hody).  Kháng thể lai ghép hai nguồn gốc gen đã điều trị có hiệu  

quả bệnh viêm khớp mân tính.Mộ t d ạn g k h án g th ế k h ác l à kháng t h ê h a i ch ức n ă n g đ ặ c h iệu  

(bi-specifíc antibody).   Các k h án g th ể n ày có h a i c án h t ay l iên k ế tđặc hiệu với hai kháng nguyên khác nhau. Mỗi một vỊ trí liên kết k h án g n g u y ên có th ể n h ằm v ào mộ t lo ạ i k h án g n g u y ên u n g th ư .Vì m ột số kh án g nguyên ung thư cũng có thể bộc lộ ỏ các mô lêbào bình thường nên việc liên kết đó đã làm tăng gấp đôi khả  n ăn g n h ậ n b iế t, l àm tă n g t ín h đ ặc hiệu l iên k ế t củ a k h á n g thô .

Người ta nhận thấy hầu như tất cả các tế bào ung thư máu ác 

tính đặc biệt là các tê bào plasma ác tính đều mang dấu hiệu  kháng nguyên điển hình như CD 19 và CD 20. Một số lympho T

ung t hư c ũng b iểu h iện c ụm b iệ t hóa bề mặ t CD 25 ở mức độ cao,

 Ngưòi t a đã sử d ụ n g các k h á n g t h ể đơn dòng đế mô t ả t ín h c h ấ t

và nhận biết sự khác biệt của các cụm biệt hóa kháng nguyên  này. Các kháng thể đơn dòng có thể được cộng hỢp với chất đồng  

vị phón g xạ lod t rong l iệu phá p miễn d ịch phó ng xạ, hoặc

cộng hỢp với các chất độc như rixin (lectin từ  R ic in u s c o m m u n is)  

hoặc độc tố bạch hầu, trong liệu pháp miễn dịch độc tố. Các 

kháng thể như vậy có thể được xem như là những "đầu đạn thần

Page 214: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 214/352

kỳ", có thể tìm diệt các tế bào ung thư và các tế bào lympho tự  phản ứng trong các bệnh tự miễn.

Hiện nay, vấn đê sử dụng kháng thể đơn dòng kiểu đầu đạn  thần kỳ mang các độc tố vẫn còn đang được thử nghiệm để làm  giảm bót độc tính của phương pháp này. Thêm vào đó, các kháng  thê’ sử dụng có nguồn gốc khác hầu như dễ tập trung ỏ mức độ  gan và lách. Các chất độc như rixin có bản chất là glycoprotein  cũng được hấp thụ ở gan, có thể gây độc cho gan. Để tránh điều này, người ta đang thử nghiệm với các chất độc không chứa các gốc đưòng.

Các độc tố miễn dịch kết hỢp mảnh Fv tái tố hỢp (Recombinant Fv im m uno toxins) là một sản phẩm của công ngh ệ tái tổ hỢp ADN và công nghệ kháng thể rất mói đây (từ 1994 - 1998) đã được sử dụng thử nghiệm lâm sàng chôVig lại các khối u rắn, các bệnh ung thư máu (Leukemia, lymphoma, các bệnh Hodgkin) ở  ngưòi.

Theo Reiter Y và Pastan I (1998) các độc tô' miễn dịch tái tố’hỢp bao gồm các mảnh kháng thể đơn dòríg Fv (mảnh Vịj, Vl  đã cải biến) đưỢc kết hỢp với một độc tô" vi khuẩn rất mạnh là

exotoxin A của vi khuẩn  P seudom onas   (viết tắt là PE). Ý tưỏng thiết kế immunotoxin tái tổ hỢp xuất phát từ cơ sở là nhiều tế  bào ung thư đã bộc lộ quá mức kháng nguyên ung thư đặc trưng (sản phẩm của Oncogen) trên bề mặt tế bào của chúng và thuốc  miễn dịch chông ung thư cần phải nhận biết đặc hiệu để loại trừ  tế bào ung thư mà vẫn giữ nguyên vẹn các tế bào bình thường.  Do đó, một nửa phân tử của độc tô miễn dịch là kháng thế nhận  biết đặc hiệu tế bào ung thư và một nửa khác là chất độc PE.  Chất độc PE là một protein chứa 3 khu vực: Domain I gồm các axit amin l-> 252 liên kết vỏi thụ thể a2 - macroglobulin có mặt ở   cả tế bào ung thư và tế bào bình thường: Domain II (gồm các 

axít amin 253 364) có chức năng cho phép làm chuyển rờiphần trình tự cuối c (gồm đoạn trình tự axit amin từ 280 -> 613) vào phần xitosol của tế bào. Trình tự cuối c này chứa domain III (bao gồm các axít amin từ 396 613) khi ở trong tê bào sẽ thamgia vào quá trình ribozyl hoá yếu tố kéo dài F-2cùng với ADP, làm  ngừng sự tổng hợp protein, gây chết tế bào. Dạng chất độc PE -38  là PE đã bị cắt xén domain I và phần trình tự (gồm các axít amin  365 ->379) chỉ có tác dụng gây độc nhưng không nhận biết tế bào  dễ dàng được sản xuất tái tổ hỢp trong  E.coli   và đưỢc dung hợp

201

Page 215: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 215/352

202

về di truyền với mảnh kháng thể trực tiếp chông lại kháng  nguyên của các tế bào ung thư. Từ đó, độc tố miễn dịch tái tổ hợp  

có tính chọn lọc và tìm diệt tế bào ung thư có hiệu quả. Mảnh  kháng thể được sản xuất tái tổ hỢp trong  E .c oli   cũng là kết qua  của những công trình nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ của  công ngh ệ tái tổ hỢp khán g thể đơn dòng từ những năm 1991 đ ến  1996 (Winder, Milstein, Raag, Whitlow, Reiter, Pastan). Sau khi  thiết kế gen để sản xuất các mảnh scFv, dsFv (chỉ bao gồm V|| và V|, liên kết vỏi nhau bằng một peptít nhỏ hoặc bằng một cầu disu nfu a), các mảnh kháng thê tái tố hỢp được dung hỢp ''ới phần tận cùng N  của PE - 38. Các vecto biểu hiện độc tố miễn dịch scFv hoặc dsFv là  một plasmid có số lượng bản sao lón, đã đượ<; Studier và Moffatt  thiết kê và mô tả từ năm 1986. Các kháng thể tái tổ hỢp đang được; nghiên cứu cho liệu pháp miễn dịch ung thư trình bày ở bảng 14.].

Bảng 14.1. Các đích cho liệu pháp miễn dịch (Reiter, Pastan 1998)

Kháng nguyên

«

Kiểu kháng nguyên

ung thư

Dạng ung thư Kháng thê đà

thiết kế

CD 19/20/22 Các kháng nguyên biệt hoá

ung thư

Leukeniia tế

bào B

RFB4

Thụ thể EGF Thụ thể Vú, não, phổi

e r b B 2 Thụ thế đặc hiệu ung thư

/ O nc ogen

Vú, dạ dày e23

Thụ thể IL-2 Thụ thể bộc lộ quá mức Leukemia tế

 bà oT

Anti-Tao

T h ụ t h ể lL - 4 Thụ thể bộc lộ quá mức T h ậ n

Thụ t h ể IL-6 Thụ th ể bộc lộ quá mức Đa u tuỷ,

m i e l o m a

Lewis Kháng nguyên phát tr iển

C a c b o h y d r a t

Vú, dạ dày,

r u ộ t k ế t

B3, BI

Thụ thể EGF

đột biến

Thụ thể đặc hiệu ung thư

/ O nc ogen

G a n , nào M R l , Y IO

Page 216: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 216/352

2í);ì

Các mảnh kháng thê tái lô liỢỊ) cũníí đưỢc ứng dụng cho việc  

ph át hiện và diệt t iì í tê bào ung thư klú ch ún g dược két hỢp với 

các  chất đánh díVu phóng xạ như lod'-* hoặc F'' . Chắng liạii người ta đã điều chc m.nnh kháng thô dsFv đánh dấu F'‘' và l'"’

l»ắt nguồn từ kháng thổ anti-Tac. Xhư chúng ta đã biỏt, kháng 

thô anti-Tac nhận biết và chông lại tiếu đdn vỊ a   của ihụ thô’ ĨL-2  

có mặt ở   nhiíHi lô bào unịí thư. Uu diểm rủa miính dsFv là có cấu  

trúc nhỏ nên phân bỏ và thâni lọt nhanh vào các khôi u mang  

thụ thể IL 2. Do đó có thô Ịihát hiện Iihanh các khối u có kích  

thước rất nhỏ. Hơn nữa VIỘC sử dụng liệu pháp miễn dịch phóng 

xạ phá huỷ tế bào ung thư bằng các manh kháng thế tái tô hỢp đánh dấu uni; thư (lặc hiệu cao có ihê loại bỏ đưỢc các khối u nhỏ  

và tế bào un-í Ihư. ít gây độc đôì VÚI nhữiig tế bào bình thường.

Một phương pháp mới khi sứ dụng I'ác mảnh kháng thể lái tô 

hỢp là liệu pluip kháng thê’ kết hợi) onzim và thuốc tiền thán  

chôVig ung thư. Đó là kỹ thuật ADKPT (antibody - direcled  

c*nzyme - prodrug therapy). Trong phương pháp này kháng thè  

tái tố hỢp được cộng hỢp ban đầu vối onzim và đưa vào cơ thô dê  

nhận biôL cũnp như định vị các tê bào ung thư hoặc dích ung thư.  Sau đó các lliuối; Liền thâu diệt tế bào ung thư (prodrug) không  

có hoại tính sẽ được các kháng ihề cộng hỢp enzim biôn thành  

thuốc có hoại tính và huỷ (iiệt tê bào ung thư. Enzim trong phức  

hộ khántí thô enzim có tác dụng khuyếch đại dặc hiệu lác dụng 

chống ung thư của thuốc tại các díclì ung thư. Kỹ ihuật ADKPT 

đã được ứng dụng (ìể h\tý diệt các tế bào có biểu hiện thí.ỉ thể  

EGF và thụ thê crB2, mộl sô’ kháng nguvôn của các lê bào ung  

thư biổu mô (Carcinoma, melanoma). Ví dụ phức hộ dsFv - p lac-  lamaz được điểu chô ch("i'ng lại tô bào ung thư có thụ thê crbB2 có  

hiệu (Ịuả cao huỷ diệt tố bào này khi nó làm biên (lối Lhuôc tiền  

thân cephalosporin - doxorobixin thành (loxorobixin.

Liệu pháp kháng thè tlự phòng lint buộc là kháng thể anti - D|  

được tiêm cho tất cả ị)hụ nữ Kh(d) nianií Lhai nhi có kháng 

nguyên Rh*(D). Kháng thô này sẽ opsonin hóa hồng cầu của thai  

nhi chảy vào máu của tnẹ và loại bổ chúng và ngăn cản sự tổng  

hỢp kháng Lhể anti - D (i cơ thê mẹ.

Page 217: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 217/352

14.4. Sử dụng các thuốc kìm hãm miễn dịch

Các thuốic kìm liãm miễn dịch trước tiên là các Coi-lico.sU'i-()id, Đó là các gluco corticosteroid như cortizon, hidrocortizon. proti- nizon và prednizolon dược sử dụng có hiệu (ịuả đế kiểm soát SỊÍ đáp ứng miễn dịch gây viêm tổn thưrtng trong ihực hành lâm sàng. Hydrocortizon xucxinat tan dược trong nước, dùng tiêm vào tĩnh mạch, trong khi Ị)rodnizon đưỢc dùng dưòng miệng và có tliê biến dối thành prednizolon nhò các enzim của gan.

Hiệu quiì tác dụng oủa các glucocorlicostoroid là: ihỏníí (Ịiin các thụ thê ỏ tê bào chất, thuốc dưílc c-huyen tới nhâỉi tê ỉ)ào, làm 

cải biến sự biêu hiện của gen, táo dộiig chủ yêu của steroid tlêii chức năng miền dịch liên quan dôn múc dộ liêl các xilokin. ()  liều lượng sử dụng dưỢc lí. glucocorticosteroid kìm hãm sự ịĩiai phóng TNFa và IL-1 từ các tê bào mono, làm giám sự lổng hỢị) 

IF'N - y và IL-2 của lympho T. ở liêu lượng sử dụng quá ngưỏnịj dược lí. in vitro,   thuốc có tác ciụnK kìm hãm quá trình t h ự c bào của tế bào mono và kìm hãm khả năntĩ íỊÌốt vi khuân của chúiiK. Người ta không thể quên tác (lụng phụ của thuôc sLeroicl là làm tăng khả năng nhiễm trùng, kìm hãm sự siiih trường của trổ (‘111. làm tăng đường huyết và tăng huyêt áp.

Một s ố   hoạt chất sinh học cũng là nhữiìfí chiVl kìm hãm miỗii  dịch như cyclosporin và taorolimus. Cyclosporin là s;in Ị)hấm của  nấm Tolypocỉadeium inỊlat ium   dã dược xár định dầu tiên vào năm 1976 trong khi tuyến chọn các tác nhân khánịĩ sinh. Sau  này chúng thường đưỢc sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm  sàng. Cyclosporin và tacrolimus (từ nấm mô’c  S trep tonivces tsu- 

kuhaensLs)  mặc dù có cíYu trúc khác nliau nhưiig (ỉều liôn kôt với các protein nội bào là imm unophilin. Cyclophilin là của

tê bào chất liên kết với Cyclosporin, ngày Iiay dã dược xác dịnli là  một enzim có tên gọi là peptidyl prolin cis - trans isomeraz (hoặc gọi là rotamaz). Trong khi đó protein liên kết với tacrolinius là  TBS. Phức hệ Cyclosporin - Cyclophilin và tacrolimus - TBS fó  cùng một ái lực vối tế bào đích chứa phosphataz gọi là Calxi-  neurin vì hoạt động của nó phụ thuộc vào ion Ca"*. Calxineurin  nhận tín hiệu thông tin thứ hai được sinh ra do nồng độ Ca'*  tăng lên sau khi đưỢc hoạt hóa nhờ thụ thể TCR sẽ có tác dụii” phân giải photphat (dephosphorylation) dối với yếu lố phiôn mã 

NP' - AT(- có mặt tvong tế bào chất. Từ dó làm hoạt hóa gen tônịỊ

2 0 4 ______________________________________________________________________________________ 

Page 218: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 218/352

205

h(.íp IL 2 (hoạt động của NF - AT( cùng phối hỢp với yếu Lố NF - AT„ nằm trong nhân). 1’ác dụn^ của Ị)hức hệ thuốíc; khi liên kết V('fi các prolein nội bào (lặr hiệu sẽ ánh hưởng tới sự hoạt hóa tỏ hào T bíing cách kìm hãm hoại dộng cúa Calxineurin.

14.5. Sử dụng các xitokin và antixitokin

XiLokin là nhữnfí chấl ÚÔL của lố bào có tác dụng vạn năng đến ixiai doạn sỏm của cd chế viôin và táo dụng kìm hãin miễn dịch.  Có 4 chiến lược chủ yốii làm íỊÌáni tác động của một xitokin là: bíio vây sự sán xuất xitokin. chê biên xitokin nội bào dê tạo ra mộl ciạng protein có hoạt tính bị kìm hăm, trung hòa xitokin tron^ tuần hoàn máu và kìm hãm thụ thể đặc hiệu nhận biết xi-  tokin.

Inielơkin 1 là một xitokin cỏ lác dụng trong giai đoạn sốm của viêm và tồn lại ỏ 3 dạng IL-la, IL-ip ịcó hoạt tính sinh học) và  IL-1 ra (không có hoạt tính sinh học). Có hai loại thụ thể nhận  biêt IL-1 là IL-IRI và IL-lR II. Ngưòi ta điều chế một sô' kháng  thê chống lại IL-1 và các dạng hòa tan của thụ thể của nó đe trung hoà sự dư thừa quá ngưỡng của IL-1 trong tuần hoàn máu. 

Các kháng thể chống lại thụ thê nhận biết IL-1 được sử dụng cùng với IL-1 ra (dạng tái tố’hỢp) sẽ có tác dụng bao vây sự tiếp nhận các tín hiệu trước khi viêm qua trung gian tác động của IL-I. IL-1 dường như có vai trò chủ yếu trong các quá trình viêm  tí ong căn bệnh thấp khớp. Các thử nghiệm bao vây tác động của Ilv-1 trên mô hình động vật có tác dụng làm giảm bệnh viêm  khốp. Một ứng dụng khác là kìm hãm tác động của IL-ip làm  giảm trạng thái ác tính của một số bệnh ung thư máu. Người ta đã chứng minh được là IL-1 gây độc đỗì với các tế bào đảo nhỏ p. 

Vì vậy việc bao vây tác động của IL-1 trong mô hình thí nghiệm  đ(Vi với động vật bị bệnh tiểu đường phụ thuộc in su lin sẽ làm giảm bớt sự tấn công của căn bệnh này.

Intelơkin 2 có vai trò quan trọng trong hoạt hóa các lympho T.  Do đó, một sô' bệnh liên quan đến lympho T như bệnh tự miễn sự  thải bỏ cơ quan cây ghép không mong muôn đã được nghiên cứu.  Ví dụ, các tế bào ác tính lympho T đã bộc lộ quá mức các thụ thểII.-2, nên có thể tin rằng lL-2 là yếu tố sinh trưởng của tế bào. Trái lại, việc sử dụng tăng cường chức năng của IL-2, cũng làm  

tíànp cường đáp ứng miễn dịch chống lại các khối u.

Page 219: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 219/352

Trong một vài năm gần đây, ngưòi ta đã sử dụng các kháng thể chông lại chuỗi a của thụ thể IL-2 (CD 25) để bao vây sự hoạt 

hóa tế bào T. Hiện nay cũng đã có một số phương pháp thử  nghiệm trên lâm sàng để khai thác khía cạnh miễn dịch này bằng cách sử dụng các liệu pháp độc tố miễn dịch và miễn dịch phóng xạ.

Kháng thể từ chuột chống lại chuỗi a của thụ thể IL-2 (kháng thể anti CD 25) đã được thử nghiệm điều trị sự thải bỏ mảnh  ghép cơ quần thận. Mặc dù không còn nghi ngò gì về hiệu quả của việc thử nghiệm này nhưng kháng thể anti CD 25 (còn gọi là kháng thể anti -Tac) cũng là một immunogen dễ gây đáp ứng miễn  

dịch. Tuy nhiên các thử nghiệm ở trên cũng thúc đẩy việc điều  chế kháng thể lai ghép gen chống lại CD 25 sẽ khắc phục được khó khăn trong điều trị lâm sàng.

Một phưđng pháp mối tạo ra sự hoạt hóa IL-2 đối với các tế bào gây hiệu quả miễn dịch cũng được ứng dụng rộng rãi trong liệu  pháp chốhg khối u. Phương pháp này lần đầu tiên được Steven  Rosenberg ở Mỹ sử dụng. Đó là việc tách các tế bào lytnpho từ  máu ngoại vi của bệnh nhân bị ung thư, sau đó hoạt hóa và nhân  lên in vitro các tê bào này cùng với IL-2 qua một sô" ngày. Trong những điều kiện ấy, một dòng lympho không phải T sẽ được phát  triển có hình thái lympho hạt lón (LGL: Large Granular Lym- phocytes). Trong các mô hình thử nghiệm động vật, các lympho  này có độc tính rất cao chống lại các khối u thực nghiệm và có  thể được gọi là các tế bào giết được hoạt hóa bằng lymphokin  (LAK: Lymphokine activated Killer). Liệu pháp tế bào LAK đã đưỢc chứng minh là làm thuyên giảm một phần hoặc thuyên  giảm hoàn toàn trên 20% bệnh nhân bị một số  bệnh ung thư đặc 

biệt là ung thư da ác tính (melanoma) và ung thư biểu mô thận. Trái với liệu pháp tế bào LAK, người ta không thể điều trị trực tiêp IL-2 bỏi vì ỏ liều cao, IL-2 sẽ gây độc cho cơ thể. Tuy vậy, tiêm IL-2 trực tiếp vào mạch máu cũng làm tăng lượng tế bào lympho, làm tăng tế bào giết tự nhiên (NK) và làm tăng hoạt động của các dạng tê bào kiểu LAK. Hiện nay ở Mỹ và ỏ Anh,  liệu pháp trực tiếp và gián tiếp IL-2 cũng đã bắt đầu được sử  dụng cho một sô bệnh ung thư (đặc biệt là hai bệnh kế trên), tuy  răng hiệu quả rủi ro gây chêt không mong muôn có thế đạt tới 

4%.

206 _______________________________________________________________   _ 

Page 220: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 220/352

Inteferon được xom như ỉà một thành viên của hệ miễn dịchbíim sinh có tác dụng chỏng lại virus. Nói chung có hai kiêu inte-

 íe ro n là in tefc ro n ĩ và II . In te ío ro n I có hoạ t tín h kh án g v iru sbao gồm hai loại là inLeíeron a (IP^N - a) và inteíeron p (IFN - P).  C:ĩ hai loại IFN - a   và IFN - p đềii có khối lượng phân tử xấp xỉ 18 kDa có lác dụng chông lại sự sinh sản tê bào (antiprolifera-tion), đặc biệt là IFN - a, kích thích hoạt động các tế bào giết tự  nhiên (NK) làm tăng biêu hiện các phân tử HLA Idp I, nhưngkhông làm tăng bộc lộ lớp II. Đặc biệt, IFN - a   là một xitokin có ứng dụng diều trị chông ung thư có hiệu quả. nhất là ung ihư  

m áu ác tíiih. Các protein tá i tố hợp bắt nguồn từ gen IF N - a2   lànhững sản phẩm thướng mại, bao gồm IF N -a và IFN - a2b,Có một số cđ chế giải thích hoạt dộng chống virus của IFN - a  

là; IFN-a kìm hãm trực tiếp sự tông hỢp các protein của virus,làm tăng khả năng nhận biết miễn dịch đôì với các tế bào bịnhiễm virus. Bằng cách làm t.ãng cường quá trình bộc lộ các pro-U“in của HLA lốp I (đôi vỏi IFN-a và P) và các protein của HLA lỏỊ) II (dôi với - a). Th êm vào dó. cáo IP^N a và p có tác dụ ngkícli tliích hoạt dộng của các tế bào mono, tế bào diệt tự nhiên, và

các lynipho '1'. Đặc biệt IFN-a được công nhận là thuốc diều trị  ung thư bạch cáii tế bào tua (hairy cell leukaemia), một dạng  ung thư lympho B l)â't ihưòng. So với các tế bào B bình thườngcác té bào ung thư 15 dạn g tua có sự bộc lộ các th ụ thế IP^N-alăn g lên từ 4 đến 8 lần, lĩiộ u quỉi diều trị IF N -a đôi với các tếbào khôi u là làm giảm sự lún.íỉ hdp ADX. giảm tống hỢp protoin, do đó làm thu yên giảm hộnh (> (ỉa sô’ các bệnh n hâ n và duy trì

hiệu q uií trị bệnh từ 1 đến ‘2 nãm.IFN-a cũng điíỢc diều trị cho các bệnh nhân ung thư biểu niô  

tô bào thận, ung thư đa ác tính, bệnh nliiêm virus viêm gan B vàc m<ãn tính (có thô chữa khỏi từ 40 (lốn 5()"ó sô bệnh nhân).

Inteferon-y là Inteĩeron kiểu II được sán xuất từ các lymịiho TCD4 T||1, T CD8 và các tê bào NK. Nó hoạt hoá cho sự biểu hiộncùa các phân tử HLA lớp II, làm thúc đẩy sự biệt hoá các lê bàoniono thành các đại thực bào. Riôn" bíin thán 1FX-(Í hoặc kêl hỢị)Vtìi yếu tô" hoại tử ung Lhư CrXF; Tiimor necrosis íactor) có tácdụng phá huỷ các kí sinh trùiiị ĩ nội hào (nằm bên trong đại thực

 bào) hoặc kích thích tế  bào tạo ra các dẫn xuất oxy (HvOv, O c l .01 , O B r ) và các mono oxyt Ii itơ dê phá huỷ tê bào vi khuíỉn .

207

Page 221: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 221/352

14.6. Liệu pháp miễn dịch tế bào

Các bạch cầu khác alen, cùng loài (allogenic leucocytes) có thể  được sử dụng để điều trị các bệnh nhân giảm bạch cầu, đặc biệt ở trường hỢp nhiễm trùng máu. Điều bất lợi của phương pháp là  hiệu quả có tính chất tạm thời vì thòi gian sống rất ngắn của các bạch cầu đa nhân, hơn nữa việc tiêm truyền có thể gây cảtn ứng tổng hỢp kháng thể anti - HLA, kéo theo sự phá huỷ các bạch cầu và tiểu cầu được tiêm truyền.

Liệu pháp tế bào cũng đã được sử dụng trong trưòng hỢp cấy  ghép tế bào của bản thân (autograft) hoặc cấy ghép mô khác alen  

nhưng cùng loài (allograft). Ví dụ: Cấy ghép tuỷ xương, cấy ghép  tê bào nguồn sinh máu cho trẻ sđ sinh thiếu hụt m iễn dịch ác tính.

Liệu pháp tế bào được chấp nhận, ban đầu được thử nghiệm  trên chuột nhắt có mô hình bệnh tiểu đưồng typ I, hoặc trên  chuột bị bệnh viêm khóp. Người ta nhận thấy các tế bào T ỏ  chuột mắc bệnh có thê truyền bệnh cho chuột lành, dược xử lý làm bót độc tính theo nguyên tắc điểu chế vacxin, sau đó đưỢc 

tiêm truyền cho chuột như là một vacxin. ở mô hình chuột, 

phương pháp này đã chữa khỏi bệnh tiểu đường cho chuột, ở  người, việc thử nghiệm lâm sàng liệu pháp vacxin tế bào hiện  nay đã thu được những kết quả khả quan dối vói các bệnh nhân  bị bệnh viêm khớp và các bệnh xơ cứng nhiều dạng mô tế bào.

Một công nghệ mối cho phép thực hiện liệu pháp miễn dịch  tiêp nhận (truyền tính miễn dịch thụ đông từ cá thề này đến cá thể khác) là sử dụng sự đáp ứng miễn dịch tế bào lympho T để  giết các virus nằm bên trong tế bào. Bệnh nhân được cấy ghép  tuỷ xương khác allen khắc phục được sự nhiễm Cyto meg a lo v i r us 

trong thòi kỳ bị bệnh giảm bạch cầu, từ đó cho phép phục hồi các tế bào tuỷ xương. Trong những nghiên cứu mới đây, người ta thu nhận các tế bào lympho T của máu ngoại vi từ cá thể cho tuỷ  xướng Irưốc khi cấy ghéj) và nuôi cấy in vitro   cùng vói nguồn kháng nguyên virus và IL-2. Từ đó sõ tạo đưỢc dòng tế bào gây  độc (lympho Tp) và đưa vào bệnh nhân tiếp nhận tuỷ xương bị bệnh giảm bạch cầu. Sự đáp ứng miễn dịch các tế bào T chôVíịỊ lại virus ở   máu ngoại vi sau thời kỳ liệu pháp ghép tế bào T đạt  kêt quả tô"t và bộnh nh<ân được chữa trị theo phương pháp trôn  

không bị nhiễm Cytomegaloưirus. Liệu pháp này có thế trở thànli

208______________________________________________________________ 

Page 222: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 222/352

mộc trong những phương pháp chữa bệnh tương lai, bảo vệ cho các bệnh nhân ghép tuỷ xương bị thiếu hụt bạch cầu.

14.7. Liệu pháp gen chống ung thư 

'■>ước hết, muốn sử dụng liệu pháp gen chống ung thư, các nhà  khaa học cần hiểu rõ trong quá trình phát sinh ung thư, hiện  tưọng đáp ứng miễn dịch chống ung thư xảy I'a như thế nào? Đã có bằng chứng cho thấy có hiện tượng đáp ứng miễn dịch chống unỉ thư máu. Các tế bào ung thư có thể tham gia đáp ứng miễn  (lịch khi các kháng nguyên ung thư được trình diện bởi chính các 

lìhẰn tử HLA trên bể mặt các tế bào khối u, hoặc cũng có thể  iìưĩc  trình diện bởi các tê bào trình diện kháng nguyên khác. Khi (ỉócác tế bào bố trd (T|il) được trình diện sẽ tiết ra các IL-2, làm  huy’ động các tế bào gây dộc (T,) nhận biết tế bào ung thư và ])hìn huỷ chúng. Tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch này, Iig>ài các phân tử HLA lốp 1/ hoặc lốị) II, các cụm biệt hoá CD4  (cua Tii), CD8 (của T() còn có các đồng tín hiệu (Co - signals) như  CP28 và B7. Các khôi u lớn tự do phát tiiển là do các tê bào ác t.írh đã trôn thoát khỏi sự kiêm soát miễn dịch. Điểu này có thể  

xả/ ra khi kháng nguyên đặc hiệu ung thư không được bộc lộ trên bể mặt tê bào ung thư, do mất di các phân tử HLA, hoặc do kh')ng có mặt các đồng tín hiệu tham gia trình diện kháng nguyên,  (lẫn đến hiện tượng mất ứng (anergy) của các tế bào Ti|.

Sự mất ứng của các tế bào T|| trong trình diện kháng nguyên  là hiện tượng tế bào T không thể nhận biết miễn dịch và mất khả năng đáp ứng miễn dịrh.

l«iệu pháp gen miễn dịch nhằm mục đích vượt qua cơ chế tnm  thoát miễn dịch của các tô bào ung thư đã trình bày ở trên. Có thí tóm tắt quá ti-ình tliực hiện liệu pháp gen chông ung thư  như sau: Tô' bào ung thư, hoặc khôi u được lấy ra ở   người bệnh, diỢc nuôi cấy và các gen thích h(Ịp có thể đưỢc cài đặt vào các tế  bà) con cháu (hay hậu duệ) của chúng. Có thế có 4 cách cài dật pei như sau;a. Để tăn g cường kh ả năng nhậ n biết miễn dịch, cần cài đặ t cóc 

 Ịen m ã hoá cho các phún tử HLA.b. Các gen nh ận biết kh án g nguyên ung th ư cũng đưỢc cài đặ t   

"heo niuc đích trên.

209

Page 223: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 223/352

c. Đê tăng cường hoạt hoá các lympho đặc hiệu, các gen mã hoa  cho sự bộc lộ các đồng t in hiệu (chẳng hạ n  B7) củng đưỢc chú ý  

cài đặt đẽ khắc phục tinh trạng mất ứng của tê bào Tu.d. Citối cùng, nhằ m huy động tăng cường tế bào T gâ y độc (Tị.), 

người ta cài đặt gen mã hoá cho IL2.

Sau đó. các tế bào đã cải biến sẽ được hoàn trả lại cho bệnh nhán theo liệu pháp đã quy định.

Trên mô hình nghiên cứu ở động vật, liệu pháp gen chôVig ung  thư đã tạo ra những kết quá loại bỏ tận  gốc các  khối u và báo vệ chông bệnh tái phát trở lại. Liệu pháp gen chống ung thư ỏ người đã được đưa vào lĩnh vực lâm sàng và đang hứa hẹn một tương lai tôt đẹp nhằm chữa trị ung thư máu và các bệnh ung thư khác.

210

Page 224: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 224/352

211

Chương XV. Miên dịch trong cấy ghép

15.1. Khái niệm và phân loại cấy ghép

Thuật ngữ cấy ghép (transplantation) đưỢc sử dụng cho thủ  thuật cấy ghép một mô tế bào hoặc một cơ quan nội tạng (tạng)  từ một cá thể cho để thay thế mô hoặc cơ quan của cá thể nhận  đã bị phá huỷ chức năng do bệnh lý hoặc do chấn thương vật lý  nhằm duy trì cuộc sôVig của họ. Người ta cũng sử dụng thuật ngữ  Graft nghĩa là ghép cho các mô tê bào không có các đường nốì mạch máu như ghép da, ghép giác mạc... Ngưòi ta phân loại  thành các loại cấy ghép chủ yếu sau đây:- Cấy ghép tự thân: (Autograft    hoặc  Autologous tra nsp lan t) .  Đó  

là kiểu cấy ghép các mô hoặc cơ   quan tạng của chính bản thân  một cá thể trong lâm sàng, việc cấy ghép này phổ biến là cấy ghép da từ vị trí này sang vị trí khác. Ví dụ, cấy ghép da lấy từ  phần khác của cđ thể của một bệnh nhân bị bỏng ở da mặt.  Trong điều kiện không bị nhiễm trùng, sự cấy ghép tự thân  luôn luôn cho kết quả tốt nghĩa là không có bị hiện tưởng thải bỏ mảnh ghép.

- Cấy ghép cùng gen: (S yn g r a f t    hoặc  Syngeneic tra n sp la n t)   là cấy ghép mô tế bào hoặc cơ quan tạng giữa những cá thể giôVig 

hệt nhau về bộ gen di truyền. Trường hợp này có đưỢc giữa hai cá thê cho và nhận được sinh đôi cùng trứng (monozygotes) và  trong thực nghiệm lâm sàng hiếm xảy ra.

- Cấy ghé p dị gen: (Allograft)  được thực hiện giữa cá thể cho và cá thể nhận có bộ gen khác nhau nhưng cùng một loài. Đây là  trường hỢp cấy ghép đang đưỢc nghiên cứu và áp dụng phổ  biến trong lâm sàng. Tuy nhiên, cấy ghép khác gen hay dị gen  thường dẫn đến kết quả thải bỏ mảnh ghép hoặc cơ quan ghép.

- Căỵ  g hép ngoại lai: (Xenograft)  được thực hiện giữa các loài  động vật khác nhau. Đây là trường hỢp cấy ghép khó khăn

Page 225: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 225/352

212

nhất nhưng cũng đang được nghiên cứu dê ứtig dụng cho y họ(‘chữa bệnh.Thành công của cíVy ghép chủ yếu phụ thuộc vào phản ứn^' 

miễn dịch của cá thể nhận dối với kháng nguyên cấy ghép của Cii 

thô cho, có mặt ở cơ   quan hoặc mảnh ghép. Trong rát nhiốu khátiR nguyên tạo nên tính đa hình của một loài (các allotypo) người ta đã chứng minh rằng, tổng thể các kháng nguyên diíỢc mã hoá bđi những gen của phức hệ phù hỢp tổ chức chủ yô\i  (MHC) là quan trọng nhất đôi với quá trình cấy ghép. Cháng hạn trong thực tế truyền máu. một dạng cấy ghép mô đặc biệt, các kháng nguyên của hệ thống nhóm máu ABO và Lewis có vai trò  rất quan trọng. Một tổng thể khác của phức hệ phù hợp tổ' chức 

phụ như các siêu kháng nguyên (superantigen: Hệ Mls ở   chuột) hoặc các kháng nguyên được trình diện dưới dạng peptit liôn kếl với các phân tử MHC của cá thể cho hoặc cá thể nhận, cũng có  vai trò trong cấy ghé]).

Phản ứng miễn dịch của cá thể nhận chôVig lại các khánịĩ  nguyên của mánh ghép dã được thực hiện bởi các tê bào T và các  kháng thể làm tổn thương và gây rối loạn chức năng sinh học cúa  mảnh ghép. Đó là các phản ứng thải bỏ mảnh ghép. Việc cấy ghép khác gen cùng loài hay cấy ghép khác loài đếu dần dến thíii  

bỏ mảnh ghép. Tuỳ theo cơ chê miễn dịch bệnh lý và cường (ỉộ phản ứng thải bỏ mảnh ghép ngưòi ta có thể chia ra   mức độ thải bỏ tối cấp, thải bỏ cấp thải bỏ kinh niên hoặc kéo dài.

Khi cá thể nhận không có khả năng thải bỏ mảnh ghép dị gon do thiếu hụt miễn dịch bệnh lý hoặc do bị kìm hãm miễn dịch và nếu mảnh ghép hoặc cơ quan tạng có chứa các lympho T. thì các  lympho này có thề nhận biết kháng nguyên của cá thê nhận và sê gây ra p h ấ n ứng m ảnh ghép chống ỉại vật chủ, viết tắt là Ci VH (Graft Vorsus Host reaction).

15.2. Các cơ  chế thải bỏ mảnh ghép

Để tìm hiểu các cơ chế thải bỏ mảnh ghép, các mô tế bào hoặc  cơ quan bị thải bỏ đã được phân tích sinh thiết (biopsy). Người ta đã thâV rõ ở các mảnh ghép bị thải bỏ thê hiện sự thâm nhập gây sưng viêm của các tế bào bạch cầu đơn nhân, cụ thề là các tế bào lympho và các đại thực bào. Nhờ các kháng thể đơn dòng, người

Page 226: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 226/352

213

lii cã cliứng minh SỊÍ rỏ mặt của cắv  lố hào TCD4. TCD8, đại thực

l)à() lympho B, tê l)ào ^iêt tự nhiêii NK. Đ.ã có bằng chứng cho

(liâv các cd cliô ('hiôm ưii thê troiiịí (láp ứng sinh lý miễn dịchC'ũng dưỢc á]) dụn^" rho hiện tượng thíii bỏ mảnh ghép giông như  t ìoiig dáp ứng miỗn clỊcli vòn có. Sự cân bằng giữa các thành viên

ci’i;i liệ th ôn g mi ễn (lịch tê bào và miề n dịch dịc h th ê có tác d ụn g

tliề.i kh iể n mức độ. (Ịuy mô và sự hiôu liiộn của q uá tr ìn h th ải bỏ

ma ih ghÓỊ). XK‘1.v ki n tố hà o bổ tr ổ TC D4 c hư a mộl l<ần ti ếp

xúc V('ji k l i á n g nị^ai.vrn (nỊĩuời la gọi là T|| 0. l ê bào “Ng ây t hơ ”;

V'irj;in lioậc naive h(*l|)(>i’cell) íỊặp pliiii một dị kháng nguvên (al-

l 'ia itỉgcỉi) dược t rì nh diện bỏi A F (\ lô bào T|ịO sẽ biệ t hoá trở

thành Tjil l ioặc T| |2. Khi Iroiig môi trường có IL-12 là sản phẩmliỏì cúa đại thực bào, các Tho sẽ biệl hoá Ihành T, | l- CD4*. Bản

thíui T||l cũn>ỉ (‘ó cliức Iiăng hoạt hoá T- (UD8* cùng các đại thực

!jà( th ô n ^ (Ịua kh á năn^' li(M IIj-2 và IFN-y của nó. Tu y nh iên ,

Iiỏv Iron^ môi triíòn<( chiêm ưu ihỏ là 1Ỉ.-2 thì các tế bào T||0 sẽ

l)iệ hỏ a t h à n h {'ác tố bào T||2 và nhò dó các IL4, I LIO sẽ dưỢc liết

l a lê h oạ i hỏa các t ố bào lymỊ)lio 15 và siin xuấ t r a k há n g the.

l)i‘<)L(‘in và các b ản sao A RN m ơ các m á n h gh ép

troi ị ĩ (Ịuá tr ình thái bó dã cho thấy sự có mạt của IL2. IFN-y

Iih ín g khôiiíỊ lli ấy xu ất hÌỊMi Điốu đó có th ê gdi ý vai tr ò củ a

T| | là điều kh iê n chường ti' ìnli thái bỏ m ản h ghép. Người ta biêL

lõ FN-'/ có vai trò h uy (ỉộng và hoạt hoá đại t hực l)ào. làm t ă ng

Ciivnị, ' quá trình hộo lộ các phân tử MHC ỏ các mảnh ghép, tạo

i li( c h ú n g ciạc’ biộ l nliậ y cá in dôi với các l ym ph o T g ây dộc T

('[ 8* có ng uồ n gôc từ cá ihe nhậ n. IL2 cũ ng có vai trò ho ạt hoá

<'á( tè bào T(-.'’’óm lại. các yôu tô xilokin có vai trò dặc hiệ u t h am gia vào qu á

tr ìi h di ều ho à s ự i hả i 1)0 Cí'u; m ả nh gliéị). Tu y nh iê n, người t a cầ nrõ cơ chê nhộn dạng các d ị kháng nguyên ở các mảnh ghép

sõ d iễn ra nh ư thỏ nào? Trong d iều k iện cấy ghép thự c ngh iệ m

cũig như cííy ghép líun sànịỉ đưỢc ihực hiện giữa các cá thê kh ')ag có quan hộ gần gũi vê gon của cùng một loài , các kháng

n g jy ô n dược gọi là d ị kháng nguyên quan t rọng sẽ được mã hoá

Ixi một phức hệ gen của MHC (l ioặc HLA của ngưồi) . Chức năng

s i rh lý của các MHC là t r ình d iện kháng nguyên cho các tê bảo

T. Vấn đề quan t rọng là các d ị kháng nguyên đưỢc nhận b iế t như

t h i n à o ?  Người t a MÔU r a h a i k h ả n â n g n h ậ n b i ê t :

Page 227: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 227/352

2M

- Th ứ n h ấ t : h ệ m iễn d ịch củ a cá th ế n h ậ n b iế t mộ t M H C n g u yớ i  vẹn và coi đó là một sự nhận biết trực tiếp dị kh án g nguyên.

- Thứ hai: mộ t  p e p ti t hắt nguồn từ MHC lạ (của có thẻ cho cũKịĩ  được coi là allope ptit) có th ể đưỢc trinh diện tron g m ột rãnh  của phức hệ MH C của cá th ể nhận. Đó là sự nhận biết g ian  t iếp dị k hán g nguyên. Người ta đã biết rõ các t ế bào có thê nhận biết một sô liỉỢng các phẫn tử MHC của cá thê cho vưiit   trội hơn s ố lượng các allope ptit đ ã được chê' biến (từ 1000 đến 10000). Do đó, các dị kháng nguyên được nhận biết hởi hệ  thống m iễn d ịch của cá thê’ nhận không ch ì bao gồ m các phâ n  tử M HC của cá th ể cho mà còn gồm cả các ph ân tử M H C chiia đựng các al lopepti t đã có sẩn trong MH C của cá th ể cho. Chinh  n h ờ cá c p h â n t ử M H C   của cá thê cho đã mang sẵn allopeptit {'ócâ”u trúc bển vững càng có khả năng kích thích sự nhận biết (lị kháng nguyên của cá thế nhận.

15.3. Phân loại các phản ứng thải bỏ mảnh ghép

Trong thực hành lám sàng có rất nhiều cơ quan tạng dưỢc  cấy ghép và phần lỏn đểu ở kiểu ghép dị gen. Do đó người ta luôn  luôn phải xử lý các loại thuốc kìm hâm miễn dịch và diều hiên miễn dịch. Sự thải bỏ mảnh ghép có thổ dược phân loại tùv thoo  quy mô thời gian xuâ't hiện cơ chế thải bỏ. Sau đây là báng trình  bày sự phân loại của các phản ứng thải bỏ mảnh ghép.

Bảng 15.1. Phân loại sự thải bỏ mảnh ghép

Kiểu thải ghép Thời gian cấy 

ghép

Cơ ch ế miển dich có thc ♦

xảy raThải bỏ tối cấp

Thải bỏ rấ t cấp

Thải bỏ cấp tính

Thải bỏ kéo dài

(trưòng diễn)

Diễn ra theo phút

Từ 1 đến 5 ngày

Từ tuaii thư 2

Từ nhiều tháng

đến hàng nảm

Các khán g thê mới

hình thành

Các lympho T

Các lympho T

Các kháng thè. bô ihể và

các phân tử bám dính

Page 228: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 228/352

Sự thải bỏ tổi cấp diễn ra Irong các trường hỢp cây ghép không cùng nhóm máu, dặc biệt là khác nhóm máu ABO. Ngưòi ra còn  

biôt rõ các kháng nguyên nhóm máu ABO không chỉ có mặt trên bề mặt tế bào hồng cầu mà còn có ở các tế bào biểu mô. Các kháng thế’ của cá thê nhận cũng tham gia chông lại trực tiếp các phân tử HLA lớp I của cá thể cho.

Trong thải bỏ cấp tính các lympho T của cá thế nhận trực tiếp nhận dạng các alloantigen theo cơ chế nhận dạng trực tiếp.

Sự thải bỏ kéo dài hay trường diễn xảy ra sau khi có sự cấy  ghép thành công. Nguyên nhân của quá trình thải bỏ này vẫn còn chưa được biêt rõ về bệnh lý. Người ta cho rằng có quá trình  tốn thương các nội mô mao mạch, có thế do một yếu tố nào đó dẫn đến biến chứng sau này. Nội mô có thể bị phá huỷ do phức hệ kháng thể kháng nguyên ngoại lai được tích luỹ dần ở các mô dưa đến sự hoạt hoá bô thể. Các xitokin như IL 1, IL 6, TNF-y và các phân tử bám dính cũng được xuâ't hiện trong quá trình thải bỏ, có tác dụng điều hoà mức độ hoạt động của các tô' bào nội mô.

215

15.4. Một số đặc điếm lâm sàng trong cấy ghép

15.4.1. Cá thể cho mảnh ghép hoặc cơ quan

ĐỐI với việc ghép thận, ghép tuỷ xưđng và đặc biệt là ghép các thùy gan, các nhà phẫu thuật yêu cầu cá thể cho ở trạng thái  đang sống và có sự chấp nhận tự nguyện. Đối vói các loại cấy  ghép khác, nếu cá thổ cho ở   trạng thái chết não (hôn mô đã xảy ra) thì việc hồi sinh (resanimation) đôi với cá thể cho: trợ giúp 

kliông khí hô hấp. duy trì huyết áp hiệu quả sẽ đóng vai trò quan  trọng trong kết quả cấy ghép sau này.

Mỗi cá thể’ cần được kiểm tra về nhóm máu kháng nguyên  Rhesus (Rh), phức hệ HLA-A, HLA-B, HLA-DR cũng như khả nàng truyền nhiễm các bệnh virus như viêm gan siêu trùng, thiếu hụt miễn dịch HIV.,.. Việc nghiên cứu kháng thể chông lại Cvtomegalovirus   (CMV; Cytomegalovirus   thường nhiễm vào tuỷ  xiíờng hoặc cơ quan ghép) là điều rất quan trọng, đề phòng rủi ro 

dễ xảy đến cho các cá thế nhận.

Page 229: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 229/352

216

15.4.2. Cá thê nhận mảnh ghép

Các quy luật lựa chọn người nhận phải luôn luôn thoả mãn 

miễn dịch như phức hệ HLA. Các mảnh ghép cơ quan luôn luôn  cần có sự phù hỢp kháng nguyên nhóm máu ABO. Ngưòi ta luôn tôn trọng sự giông nhau về nhóm máu để tránh sự tích luỹ quá nhiều các đốì tượng có nhóm máu 0 trong sô" các cá thể nhận  đang đợi ghép. Trước khi cấy ghép người ta cũng xét nghiệm các phản ứng chéo bạch cầu (Cross - Match). Đó là phản ứng tìm sự  phù hỢp trực tiếp nhằm phát hiện các dị kháng thể (alloanti-  body) chống lại hồng cầu hoặc chống lại các bạch cầu giữa hai cá  thể cho và nhận. Phưdng pháp này được trình bày ở bảng 15.2.

Bảng 15.2. Minh hoạ phản ứng Cross - Match bạch cầu

Các thành phần 1 2 Kiểm tra

Lympho T ngưòi cho ©   0 © ©Huyết thanh ngưòi nhận Ab* Ab Ab* Ab-

Huyết thanh thỏ (bổ thể 

và kháng thể)

+ + - +

Chất màu (eosin Y) thấm

màu

không không không

Phản ứng Cross - Match + • - -

Phản ứng Cross - Match dương tính là một chống chỉ định cho  trưòng hỢp ghép thận, chỉ rõ sự có mặt của kháng thể của ngưòi  nhận chống lại kháng nguyên MHC lớp I của người cho.

15.5. Liệu pháp kìm hãm miễn dịch trong cấy ghép

Ngày nay các quy trình xử lý chất kìm hãm miễn dịch ngày đa  dạng và thích ứng với các rủi ro trong thải bỏ mảnh ghép hoặc  tuỳ theo kiểu cơ quan được cấy ghép, tuỳ thuộc vào tính phản  ứng của từng cá thể nhận. Ngưòi ta đã sử dụng rất nhiều chất  kìm hãm miễn dịch để tìm kiếm sự hiệp đồng trong cấy ghép  (synergy) và làm ^ảm thấp sự rủi ro của các hiệu quả phụ không  

mong muôn. Tất cả quá trình cấy ghép được giám sát lâm sàng

Page 230: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 230/352

217

và giám sát sinh học ríít đều đặn đế nhanh chóng phát hiện các  khủng hoảng của sự thải bỏ mảnh ghép. Khi sử dụng các chất kìm hãm miễn dịch ngưòi ta cũng luôn luôn theo dõi khả năng bị nhiễm trùng cđ hội thường hay đi kèm, đặc biệt là nhiễm cy- tomegalovirus   và nhiều loại virus gáy bệnh khác. Bên cạnh đó các rủi ro về ung thư thường hay tăng lên trong quá trình cấy ghép thường đưỢc theo dõi và đề phòng.

Một số dạng thuốc kìm hãm miễn dịch có thể đưỢc giới thiệu sau đây:

 A za th iop rin \   thuốic này chông Irao đối chất, tác động như là  chtất đối kháng pui'in, có chức năng giống như tác nhân chông  táng sinh tế bào. Thuốc đã đưỢc sử dụng trên hai thập kỷ đôi với  

llglíời.Corticosteroid:  có nhiều tác dụng lên hệ miễn dịch như làm  

giam sô lượng các tê bào lj’mi)ho B tuần hoàn, kìm hãm sự qua  lại của các tê bào mono, kìm hãm sự tâng sinh và bộc lộ các gen

xitokin của tế bào T (các ILl, IL2, IL6. INF-y và TNF-a). Ảnh liưting phụ của thuổíc cũng biểu hiện ỏ  da, xường và những mô tê liào khác.

 Prednizon:  dược sử dụng tức thời trước hoặc ngay trong lúc cấy Khép với liều lượng giảm dần. Methylprednizolon đưỢc điều trị 

ngay khi chân đoán là có hiện tượng thiíi bỏ mảnh ghép và sử  (lụng hàng ngày kéo dài liên tiêp trong 3 ngày.

Một số thuốít' kìm hãm miễn dịch khác cũng được sử dụng phô biÍMi là; Cyclrisporin A. Tacrolimus, Sirolimus. Sau đây trình bày tóm tắt một sô crí  chê tác dộiig của thuốb.

B ả n g 15 .3. C ơ c hê l á c đội iị ' c ủa I huôo k ìm hã m m iề n d ị ch

Tluiô<- Kiéu t ác (iộn^í

A / a t h i o p n n

( \ > r t i c o s l c T o h l

( ' \ Í ‘ 1 ( I S| ) U) ' 1 ? 1 A

'Pivcrulinius

S í r o l i n i u s

K ì ì i ì l i A i i ì s ự í u n ^ " l ì ọ ị ) Ị ) u r i ì ì

i í a o v â y s ự ] ) ộ ( ‘ l ộ c á ( * x i t o k i n

lỉ;n> V;'iy coií dưòn«í hoại lioã tí' hiM) 'ỉ' phụ ihu()c ỉon

Bao v â y c o n d ư c ' ỉ n ị ĩ h o ạ t h o n l ê l)à<) T Ị ) h ụ t h u ộ r i o n ( ' ỉ ì " *

Hao vAy sự tăiiK siiìl) tố Imo  (lo ỊL-2 kích thírh và bau vây cár tín

}u(}u i!ồn^ kích thích (ỊUÍI trunịỊ^ĩíaiì (' 'TLA-4

Page 231: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 231/352

218

Một sốkháng thê dđn dòng và đa ( lòng ; là thuôc k ìm hãm miễndịch cũng đưỢc sử dụng để chôntí lại sự bộc lộ phân tử bề m ặ t  

củ a o á c t ê b ả o l y m Ị ) h o T như T('l)4". TCD8* h o ặ c t á c đ ộ n g v à f)  

các thụ thê IL 2 (Cỏ 25).

15.6. Mang thai là trạng thái tự nhiên của cây ghép dí  gen

Thai (thai nhi và các phần phụ) là một dạng mô cỉị gen bộc lộcác phân tử MHC đã dược mã hoá bởi một kiêu đơn bội (h;i[)!o-tvpe) của người cha, như ng sự ph át t r iển của nó khônfĩ b ị ì igãi 1

cán trong thòi gian mang thai của cơ thô mẹ. mcặc dù vẫn có siạth iế u h ụ t mi ễn dịch. Ccí ch ế của nghịch lý miễn dịch n ày cho (lếi 1nay vẫn chư a sáng tỏ.

 N h a u tha i dượo tạo th à n h từ các t ế bào nuôi ( c y lo t r o p h o b la s te )và hỢp bào nuôi (syncyliotroỊjhoblaste) tiốỊ) xúc trực tiôp với liiầi 1

hoàn máu của ngưòi mẹ. Trong thd i g ian mang thai , các I ihán t i iIgG của ngưòi mẹ củng dược dảm bảo vận chuyển vào hộ tuầnhoà n của phôi dô đảm bíìo chức nâ ng m iễn dịch ba n d ầu có t ín l 1chất “vay mưỢn” của thai. Các tê bào nhau cùng bộc lộ cáo kliáni:^

nguyên HLA lớp I (A, B, c và G) nhưng được ch(! phủ l)ầiìK mộìL dạnfí glycoproloin là sialomuxin. Các tê bào lyiTiỊ)ho của mụ dổdà ng v ượt q ua lu ầ n lioàn m áu của iha i thoo m ột (<i chê i hiíi isáng tỏ nhưng rất ( 'ó h iệu quả cho phép tránh đưực hiệi i UíỢnpĩGVH. Các tế bào hồn t ĩ cầu ( ủa t l ia i cũng có thể ch uyên sa ng m á umẹ tr ong giai đoạn cuối của ihòi kỳ ma ng thai . C ác tế bào nuô ivà có thê cả các tê bào lympho của thai cũng chuyể n sa ng t i i ần

hoàn máu mọ nfỊay trong 3 tháng dầu t iên và gáy ra sản xnâl fá(C'kháng thể chống lại lỉLA (Idp I và lớp II). Kháng Lhổ chốiití lại

HLA của Lhai dưỢc pliát hiện ở   10% của ngưòi mang thai lầii dầv-ivà 30% của ngưòi mang thai lần thứ ba . Tuy nh iên , những khán ịg

th ô củ a người mẹ th ực tê đ ă bị h:Yp th ụ tr ôn tê b ào MUÔi và khôtiịy:gây bát kỳ một ả nh hương nào tói tha i nh i .

Sự lớn lên của tô bào nuôi được điều hoà bằng các xitokin dưỢ(Ckích th íc h bằn g các IL3 và yếu tô GM-CSF. Các th ử ngh iệm l ichuột cho thấy IFN-y và TNF-a có tác dụng kìm hãm s inh Ir i íỏnịạ:tê bào nuôi gây ra hiộii t i íỢiig xảy thai. Các hocmon của Iihai. ithai có tác dụng (ỉiều biến đáp ứng miễn dịch của cơ thê mọ troiiỊií

khoảng vi môi t rườn g ở   vùng t iêp xúc s iữa mẹ và tliai nhi. Kh i

Page 232: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 232/352

dẻ. số lượng các thụ thổ tiếp nhận hocmon progesteron của các tế  bào lympho của mẹ giảm xuống mạnh mẽ. Trong khi đó hoạt  

động NK của các tê bào màng rụng của dạ con tăng lên lúc ban đầu thụ thai, sau dó giảm xuống khi có thai và tăng lên mạnh  khi ngưòi mẹ lao dộng.

Việc ngh iên cứu các hiện tượng miễn dịch trong khi có thai và mỏi quan hệ miễn dịch giữa thai nhi và người mẹ sẽ giúp cho việc  sửa chữa một số bệnh bẩm sinh (tiêm kháng thể dự phòng chống  Rh*(D) chống xảy thai) hoặc một số bệnh ung thư nhau, ngộ độc  thai nghén...

219

Page 233: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 233/352

Page 234: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 234/352

I. Câu hỏi ôn tập miễn dịch cơ sỏ

221

Chương I

1. Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm  sinh) và miễn dịch tiếp thu (miễn dịch đặc hiệu hoặc thích  ứng). Từ đó nêu rõ thành phần tê bào đa nhân, đặc tính của tế  bào NK, thành phần các đại thực bào và các thành phần miễn  dịch thể dịch (bổ thể, xintokin, kháng thể).

2. Thành phần và đặc tính của các tế bào lympho T và tê bào lympho B.

3. Vẽ sd đồ biệt hoá và vỊ trí biệt hoá của tế bào lympho T.

4. Vẽ sơ đồ biệt hoá và vị trí biệt hoá của tế bào lympho B.5. Thành phần và chức năng của các Xitokin.6. Trình bày tóm tắt lý thuyết lựa chọn dòng trong miễn dịch và 

vẽ sơ đồ kèm theo để giải thích.7. Nguyên tắc cơ bản trong liệu pháp tiêm chủng vacxin. Cho ví  

dụ về các dạng vacxin đã được sử dụng hiện nay.

Chương II

1. Định nghĩa về kháng nguyên.2. Giải thích rõ tính kháng nguyên (antigenecity) và tính miễn 

dịch của kháng nguyên (immunologenecity). Khi gây miễn dịch  cho động vật đế nhận kháng thể, kháng nguyên sử dụng cần có những đặc điểm nào?

3. Thế nào là một hapten?4. Nêu đặc tính sinh miễn dịch của một số dạng kháng nguyên.

Page 235: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 235/352

Chương III

1. Vẽ sơ đồ một phân tử kháng thể và cho biết đặc điềm của  chuỗi nặng, chuỗi nhẹ của phần tử kháng thể. Chỉ rõ vỊ trí của  Fab (mảnh kháng thể kết với kháng nguyên). F(ab’>2, Fc (mảnh peptit dễ kết tinh của kháng thể. Số lượng các cầu liên kếit disunfua của kháng thế IgG.

2. Phân loại các kháng thể và chức năng của từng loại kháng thế.3. Cơ sở di truyền về tính đa dạng của kháng thể.4. Thành phần phân tử, hệ gen và các chức năng của các thụ thê  

lympho B (BCR).

5. Thành phần phân tử và các chức năng của các thụ thể lympho  T (TCR).

6. Nguyên tắc và sơ đồ sản xuất kháng thể đơn dòng (monoclonal  antibody) và kháng thể tái tố’ hỢp.

Chương IV

1. Vẽ sơ đồ về cấu trúc phân tử HLA - lốp I và HLA - lớp II và S(0 

sánh sự khác nhau vồ cấu trúc về chức năng?2. Vẽ sơ đồ về sự định khu của các gen mã hóa cho các phán tiii 

HLA - I. HLA - II và nêu một số đặc điểm chính của các phứ(C hệ gen này.

Chương V

1. Các thà nh ph ần pro te in của bổ thể .2. Vẽ sơ dồ con đường hoạt hoá bổ thể theo cơ chế cổ điển (cơ chíế 

đặc hiệu). Nêu rõ các bổ thể tham gia và các yếu tô" điểu hoâ  con đưòng này. So sánh với con đưòng hoạt hoá bổ thể có lectim  MB tham gia với con đường cổ điển.

3. Vẽ sơ đồ con dưòng hoạt hoá bổ thể theo cơ chế bên cạnh (cíơ  chê^ không đặc hiệu). Nêu rõ các bố’thể tham gia và các yếu t('ố điều hoà.

4. Hiệu quả sinh học của hoạt hoá bổ thể là gì? Vẽ sđ đồ kèm the<0

hiệu quả tấn công phá vỡ màngtế bào vi khuẩn và tế bào đíclh có hai.

Page 236: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 236/352

223

5. Nêu môì quan hệ giữa ba con đưòng hoạt hoá bổ thể.6. Các bệnh lý phát sinh do thiếu hụt bấm sinh các loại bô thế.

Chương VI

1. Nêu đặc tính chung của phản ứng kháng nguyên - kháng thể?2. Đặc điểm nguyên tắc của phưđng pháp khuếch tán miễn dịch

Ouchterlony?3. Nguyên tắc và đặc điểm của kỹ thuật ELISA.

Chương VII

1. Thành phần các cơ quan miễn dịch sơ cấp (cơ quan lymphotrung ưđng) và vai trò sinh học của chúng.

2. Thành phần các cđ quan miễn dịch thứ cấp (hay ngoại vi) vàchức năng sinh học của chúng.

3. Thành phần các tế bào trình diện kháng nguyên (APC).

Chương VIII

1. Trình bày quá trình hỢp tác giữa các đại thực bào và các lym-pho T.

2. Vẽ sơ đồ sự trình diện kháng nguyên cho các dạng tê bào T.Nêu rõ đặc tính hiệu quả của các cụm biệt hoá kháng nguyênCD4 và CD8.

3. Nêu sự hỢp tác giữa lympho T bổ trỢ (Th) và lympho B và hiệuquả sinh học.4. So sánh hai dạng điều hoà miễn dịch bằng các lympho T ức chế

đặc hiệu và không đặc hiệu.5. Nêu rõ cơ chế điểu hoà đáp ứng miễn dịch bằng cơ chế mạng

lưới Idiotip.6. Vai trò của hệ thần kinh và nội tiết trong điều hoà đáp ứng

miễn dich.

Page 237: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 237/352

Chương IX và chương X

1. Cđ chế miễn dịch của hiện tượng quá mẫn phản vệ có sự thamgia của IgE.

2. Cơ chề miễn dịch và hậu quả của quá mẫn có sự tham gia cúaIgM và IgG.

3. Nêu hai loại bệnh quá mẫn kiểu II: bệnh tan hồng cầu vàngưng kết hồng cầu do truyền máu và do không phù hựpkháng nguyên Rhesus.

4. Nêu tóm tắt các cơ chế miễn dịch chông lại sự xâm nhập của vikhuẩn (vi khuẩn, vi nấm) và kí sinh trùng.

5. Quan điểm hiện đại về ung thư.6. Nêu các kiểu tế bào và các yếu tô" thề dịch đáp ứng chông lại

ung thư.7. Hội chứng ung thư của dòng tê bào Lyiĩipho B: bệnh u tuỷ. uiig

thư bạch cầu, Bệnh u lympho (lymphoma).8. Hội chứng u dòng tế bào lympho T.9. Nguyên nhân đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể của cá c  

loại bệnh ung thư. Đặc điểm lâm sàng của một số  bệnh uiigthư. Một sô" chỉ thị ung thư,ứng dụng trong chẩn đoán và theo

dõi bệnh.10.Liệu pháp miễn dịch kháng thể chống ung thư.11.Trình bày liệu pháp gen chông ung thư.12.Trình bày liệu pháp sử dụng Xitokin chông ung thư.IS.Trình bày liệu pháp miễn dịch tế bào chống ung thư.

224

Chương XI

1.Các biểu hiện bệnh thiếu hụt miễn dịch (nguyên thuỷ dònglympho B do nhiễm trùng tái diễn).2. Trình bày biểu hiện thiếu hụt miễn dịch nguyên thuỷ dòng

lympho T do yếu tô' di truyền.3. Trình bày các con đưòng lây lan bệnh thiếu hụt miễn dịch mắc

phải do HIV.4. Trình bày cấu trúc của virus HIV.5. Nêu các giai đoạn tiến triển bệnh lý do nhiễm HIV ỏ ngưòi.6. Vì sao khi nhiễm HIV, hệ miễn dịch của ngưồi bị suy giảm,

không phương cứu chữa?

Page 238: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 238/352

Chương XII

 Định nghĩa dung nạp miễn dịch là gì?1. Trình bày các cơ chế có thể giải thích hiện tượng dung nạp

miễn dịch.2. Định nghĩa về các bệnh tự miễn, cho một vài ví dụ về bệnh tự

miễn.3. Trình bày các nguyên nhân gây bệnh tự miễn.4. Nêu một sô' phương hướng điều trị các bệnh tự miễn.

225

Chương XIII

1. Đặc điểm hệ miễn dịch của lốp cá xương.2. Đặc điểm hệ miễn dịch của lốp động vật biến nhiệt.3. Đặc điểm hệ miễn dịch của lớp chim.4. Đặc điểm hệ miễn dịch tế bào của bộ linh trưởng (loài khỉ).5. Đặc điểm các loại kháng thế và bố thể của một sô loài khỉ.6. So sánh phức hệ phù hỢp với tố chức chủ yếu của một sô linh

trưởng RhLA, CÌiLA, HLA.

Chương XIV

1. Nguyên tắc miễn dịch học của liệu pháp chữa bệnh bằng tiêmchủng (vaccination).

2. Nguyên tắc chung của sản xuất vacxin.3. Các dạng vacxin được sản xuất hiện nay trên thế giói và ỏ Việt

Nam

4. Có thể sản xuất vacxin chữa bộnh cho các loài động vật (giacầm, thuỷ cầm) nào có hiệu quả tốt nhất? Vì sao?

Chương XV

1. Cđ chế thải bỏ các mảhh ghép.2. Nêu một "số’ đặc điểm lâm sàng chủ yếu trong cấy ghép.3. Vì sao nói mang thai là trạng thái tự nhiên của cấy ghép dị

gen (alĩograft).

Page 239: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 239/352

II. Một số dạng câu hỏi thi miễn dịch

226

Câu 1: Cho biết các trường hỢp A = IgG B = IgM

c = Cả hai loại ở trên D = Không có loại nào cả Hăy chỉ chọn một chữ cái cho đáp án đúng của các câu hỏi sau:1. Có chứa chuỗi X. và liên kết đi sulfit (S-S).2. Có chứa chuỗi a.3. Có chứa chuỗi e.4. Đi qua màng nhau thai.5. Có chứa chuỗi nốì (J).6. Có chứa chuỗi mảnh tiết s.

Cảu 2: Cho biết các trường hỢp A = IgG B = IgMC = IgD D = IgE

 Hãy chọn chỉ một chữ cái cho đáp án đúng của các cãu hỏi sau :1. Lớp kháng thể quan trọng trong bảo vệ miễn dịch, thường có

mặt ở tuyến nhầy đưòng hô hấp, đưòng tiết liệu tinh dục.2. Lóp kháng thể chiếm tỷ lệ cao nhất trong huyết thanh ngưòi

trưỏng thành.3. Lớp kháng thể có vai trò quan trọng trong dị ứng typ I.

4. Lớp kháng thể xuất hiện đầu tiên trong tiến hoá và đáp ứngmiễn dịch sơ cấp.5. Lóp kháng thể có thồi gian bán huỷ dài nhâ^t.6. Lớp kháng thể ít biết rõ chức năng nhưng luôn có mặt trên

màng tế bào B đã chín và không có trên màng tế bào B ghinhó.

Cầu 3: Cho biết các trường hỢp A = C3b B = C4b

c = Cho cả hai loại trên D = Không có loại nào cả

Page 240: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 240/352

 H ã y chọn c h i m ộ t ch ữ cái cho đá p á n đ ú n g của các câu hỏi sau:1. Tha m g ia vào con đưòng hoạt hoá cổ đ iển .

2. Có liên kết vối ion canxi (Ca'"^) trong quá trình hoạt hoá.3. Tham gia vào con đường hoạt hoá bên cạnh.4. Có khả năng tạo ra hoạt động của anaphylatoxin.5. Phức hệ bổ thể CiQrs sẽ bị phần li là do:

 A: Có sự tham gia của Cl-inh.B: Bị mất ion Canxi và có sự tham gia của Cl-inh.C: BỊ mất ion Magie. D: cả ba loại trên.

C âu 4 : Cho các trường hỢp chữ cái sau và dùng nó để lựa chọn 

cho các câu hỏi ở dưới:A = 1 , 2   v à 3 l à đ ú n g B = 1   v à 3   l à đ ú n g

c = 2 và 4 là đúng D = 4 là đúngE = Tất cả là đúng

a) Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi:1. Cho biết cơ quan lympho trung ương?2. Cho biết cơ quan lympho ngoại vi (địa phương)?- Tuỷ xương (Bone marrovv).- Lách (Spleen).

- Tuyến ức (Thymus).- Hạch bạch huyết (Lymphonodes).b) Hãy chọn đáp án đúng nhất cho câu hỏi:

Những tế bào miễn dịch sau đây loại nào tham gia vào hệ tế bàomiễn dịch?1. Bạch cầu có hạt.2. Te bào lym pho.3. Tế bào mono.4. Đại thực bào.

c) Hãy chọn đáp án đúng nhất cho câu hỏi:Các tế bào nguồn đa năng được siiih ra từ cơ quan (hoặc các cớquan nào)?1. Gan phôi.2. Túi noãn hoàng.3. Tuỷ xương của người trưởng thành.4. Lách của người trưởng thành.

227

Page 241: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 241/352

d) H ãy chọn đ áp án đú ng n hấ t cho câu hỏi :Các tế bào lympho B của người và chim được giáo dưởng và

trưởng thành từ các cơ quan nào?1. Túi Pabricius hoặc vùng tương đương ở tuỷ xương của động vật

bậc cao.2. Hạch bạch huyết.3. Tuỷ xướng.4. Lách.

Câu 5: Hãy chọn chỉ một chữ cái cho đáp án đúng ở các trườngh Ợ p s a u ;

A = IgCi B = IgMc = Cả hai loại ĩgG và IgM D = Không có loại nào cả

1. Kháng thế’ nào có chứa chuỗi 8.2. Kháng thế nào có chứa chuỗi ô.3. Kháng thể nào có chứa chuỗi K.4. Kháng thể nào có chứa chuỗi J.5. Kháng thể nào có chứa mảnh tiết s.6. Kháng thể nào đi qua màng nhau thai.7. Các kháng thế nào có những đặc tính sau:

- Có chứa các chuỗi n<ặng giống nhau.- Có chứa các chuỗi nhẹ giống nhau.- Có chứa gốc đường saccacharide.- Di động trong điện trường giống nhau.

Cảu 6; Cho các trường hỢp sau: A : Vùng biôn đối của chuỗi nặng.B ; Vùng không biến đổi của chuỗi nặng,c : Cả hai trường hỢp trôn.

D : Không có trường hỢp nào. H ã y chọn c h ữ cái cho đ á p á n đ ú n g đối vớ i g en nà o m ã hóa cho

các vừn g củ a p h â n tử kh á n g th ể:1. Gen J.2. Gen D.8 . G e n L .

4. G('11 mã hoá vùng c của mảnh Fc.5. Các gen exon mã hoá cho các domain V Hl.6. Các gen pxon mã hoá cho các domain VH3 và VH4 của IgM.

7. Các gen intron của các Ig.

2 2 8

Page 242: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 242/352

229

C â u 7 : C h o c á c t r ư ờ n g hỢ p:

A : T - C D 4 ^ B t T ế b à o B

C: Cả ha i loại trên D: Kh ông có loạ i nà o1. Liên kêt với tê bào trình diện kháng nguyên (APC) chứa MHC

l ớ p l .

2. Liên kết với tế bào trình diện kháng nguyên (APC) chứa MHClớp II.

3 . T ế b à o n à o t iô 't r a c á c k h á n g t h ể .

4 . T ế b à o n à o t i ế t r a I L l .

5 . T ê b à o n à o t i ô t r a y ế u t ô s i n h t r ư ở n g B C G F .

6. Tố bào nào sản xuâ't ra IFN-y.

C âu 8 : Cho các trường hỢp sau. h ãy chọn m ột chữ cái;A : C D 4 * B : C D 8 *

C; Cả hai loại trên D: Kh ông có loại nào.1. L o ạ i t ế b à o n à o t h a m g i a v à o q u á t r ì n h t iế p n h ậ n s ự t r ì n h d i ệ n

k h á n g n g u y ê n .

2. Loại tê bào nào tham gia vào quá trình tiếp nhận sự trình diện  k h á n g n g u y ê n n ộ i s i n h .

3. Loại tế bào nào tham gia vào quá trình tiếp nhận sự trình diện  

k h á n g n g u y ê n n g o ạ i s in h .4.  Loại tế bào gây độc Tc có chứa cụm biệt hoá kh áng n guy ên CD  

n à o .

5. Loại tế bào nào có vai trò quan trọng trong nhiễm khỏi phát  virus HIV-1.C âu 9 ; So sánh cấu trúc phân tử. chức nâ ng m iễn dịch và hộ 

g e n o ủ a p h ứ c h ộ H L A .

CâulO ; Cơ cliê tê bào học và phân tử của sự trình diện khán.un g u y ê n .

C â u ll : Chứng minh sự đa dạng của khán g thể bằng C(f chế (li t r u y ề n v à t á i t ố’ h Ợ p g e n .

C â u 12 : c d chê tô bào học và ph ân tử của sự trình diện kháiìỉỊ I i g u y ẻ n .

C â u 1 3 : N ô u ứ n g d ụ n g c ủ a c á c x i t o k i n ( c y t o k i n e e ) t ro n g c h ữ a

bệnli truyền nhiễm và bệnh ung thư.C âu 14 ; N êu ứng dụng kh áng thổ tái tổ hỢp trong chữa bệnh.  C âu 15 : Phâii tích các cơ ch ế thải bỏ manh ghép.C âu 1 6 : Vì sao trong cấy ghép tạn g (m ô tê bào hoặ c cơ qua lì) 

cần phải sử dụng liệu pháp kìm hãtn miễn dịch.

Page 243: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 243/352

Page 244: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 244/352

2 3 1

PHỤ LỤC ■ ■

Page 245: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 245/352

Page 246: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 246/352

233

Phụ iục I. Đặc điểm câu trúc và chức năng của 

các kháng nguyên CD

Kháng

nguyênc b

Biếu hiện (c

 bào

T rọ n g

lượng p hân tử

(kDa)

Các chức nâng Các tên

khác

Mối quan

hệ họ hàng

CDla,b,c,d

Các tê' bàoluyến ức vỏ,các tế bàoLangerhan,  các tế bàolua. tế bào B(CDlc), biểu

mô ruột, cơtrơn, mạchmáu (CDld)

43 - 49 Phân tử giốngMHC lứp I. kêt

hợp với p2-microglobulin.Có \’ai tròchuyên hoátrong việc trìnhd i ệ n c á c k h á n g

nguyên chất béo

Immu-noglobulin

CD2 Các tế bào T,các tế bàoluvến ức, cáctế 'bào NK 

45 -58 Phân tử dính bám, liCn kết vớiCD58 (LFA-3).Liẽn kết với Lcknội bào và hoạthoá tế bào T

T l l ,LFA-2

Immu-noglobulin

CD3 Các tế bàotuyến ức, cáctế bào T

y: 25-28

<S:20

e:20

Kết hợp với thụthế khángnguyên tế bào T(TCR). Cán thiếtcho biểu hiện bềm ặ t t ế b à o r à

truyền tín hiêunhơTCR,

T3 Inimii-

noglobulin

CD4 Các tập hợpcon tế bàotuyến ức. Cáctế bào T:TH1

55 Đồng thụ thểc h o c á c p h â n t ử

MHC lớp II.Liên kết với Lck 

Ĩ4 . L3T4 Immii-n o g l o b u l i n

Page 247: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 247/352

234

và TH2(khoảng 2/3

các tế bào Tngoại vi), bạch cầu đomnhân, đạithưc bào.

trên bề mật tế bào ch ất màng.

Thu thể chogpÌ20 HIV-1 vàHIV-2.

CD5 Các tế bàotuyến ức, cáctế bào T, tậphợp con cáctế bào B

67 r i , L y l Thụ thểthu dọn(ãn xácthối)

CD6 Các tế bàotuyến ức, cáctế bào T, cáctế bào B ờ bệnh bạchcầu mãn tính

1 0 0 -1 3 0 Liên kết vớiCD166

r i 2 Thụ thểthu dọn(ãn xácthối)

CD7 Các tế bàotạo máu đanăng, các tế

 bào tu yến ức,

các tế bào T

40 Chưa rõ, domaintế bào chất liênkết với PI 3kinaza bằng liên

kết chéo. Làdấu hiệu cho bệnh bạch cầucấp tính tế bào Tvà bênh bạchcẩu tế bàonguổn đa năng

Immu-noglobu-lin

CD8 Các tập hợpcon tế bàotuyến ức, các

tế bào T gâyđộc tế bào(khoảng 1/3 các tế bào Tngoại vi)

a;32-34

 p:32-34

Đổng thụ thểcho các phân tửMHC lớp I. Liên

kết với Lck trên bể mật màng tếbào clÌất

T8,Lyt2.3

ImmU'noglobu-lin

CD9 Tiển tế bàoB , c á c b ạ c h

cầu dơnnhân, tế bàoua axit, bạch

cầu ưa kiém.

24 Làm trung giancho sự kết tụtiểu cầu và hoạthoá nhờ

PcyRIIa, có thểđóng vai trò

Proteinvắt quamàng 4lần. cũngđược gọi

là protein

Page 248: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 248/352

235

' cDlO

tiểu cầu, CiíC

tế bào T hoạt

hoá, não vàcác tế bàothần kinhngoại biên,cơ irơn córnạch.

trong sự dịchchuyển tế bào.

xuyênmàng 4

(TM4)

Tiền thân tế bào B và T,các tê bào

100

đệm

xương.

tuỷ

Proteinaza kimloại kẽm. Là dấuhiệu cho bệnh

 bạch cầu cấp

tính tién tế bàoB (ALL)

Endopepidaza

 bạch cầucấp tính

 phổ biếnCALLA

CDI la Các tế bàolympho, bạchcầu hạt, các

 bạch cầu đơnnhân và dạithực bào

180 Dưới đơn vị aLcủa integrinLFA-1 (kết hợp

với CD18); liênkếl với CD54(ICAM-1),CD102 (ICAM-2), và CD50(ICAM-3)

LFA-1 Integrin a

C D l l b Các tế bàodạng tuv vàtếb ao NK 

170 Dưới đơn vị aMcủa integrinCR3 (kết hợpvới CD18): iiẻnkết với CD54,thành phần bôthể iC3b, và các

 protein trongchất nền ngoại bào

Mac-1 Integrin a(chất kếtdính tế bào)

C D l l c Các tê' bàodạng tuỷ

150 Dưới đơn vị aXcủa integrin CR4(kết hợp vớiCD18): liên kếtvới fibrinogen.

CR4, p 150, 95

Integrin a

Page 249: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 249/352

236

CDl ld Bạch cầu 125 Dưới đcm vị aD

của integrin, kếthợp với CD18;liên kết vớiCD50

I n t e g r i n a

CDwl2 Bạch cầu đơnnhân, bạchcầu hạt, liêucầu

90-120 Chưa rõ

CD13 Các tế bào

 bạch cầu đcmnhân tuỷ

150-170 Proteinaza

loai kẽm

kim Amin-

opepti-dazã N

CD14 Các tế bào bạch cầu đơiinhân tuỷ

53-55 Thụ thể cho phức hệlipopolysacaritvà protein liênkết lipopolysa-carit (LBP)

CD15 Bạch cầutrung tính,

 bạch cẩu ưaaxit, bạchcẩu đơn nhân

Trisacarit lậncùng được biểu

hiện trên cácglycolipit vànhiều glycopro-tein bề mặt tế bào

^ewis’‘(Le')

CD15S Bạch cầu, tế bào nôi mổ

Ligand (cấu tửgắn) choCD62E, p

Sialyl-'^vvis'(sLe«)

Poly-N-a c e t y l -

lactósa*min

CD15U CD15 sunphat Các cấutrúccacbohy-drat

CD16 Bạch cầutrung tính,các tế bào NK, đại thực bào

50-80 Thành phần củathụ thể Fc ái lựcthấp, PcyRlÌl,làm ưung giancho sự thực bàovà tính gây độc tế

 bàõ do tế bào phụthuộc kháng thể.

PcyRIII Itĩimu-noglobu-lin

Page 250: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 250/352

237

CDvvl? Bạch cầutrung tính,

 bạch cầu dơnnhân. tiếucầu

Lactosyl ceramide, một gly

cosphingolipid bể mặt tế bào

CD18 Bạch cầu 95 Dưới đơn vị in-

tegrin P2, kếthợp với CDl la,

 b,c và d

Integrin p

CD19 Các tê' bào B 95 'lạo ihàiih phứchợp vứi CD21(CR2) và CD8i

(TAPA-I). đồngthụ thể cho cáclố bào B- do-main nằm trongtế bào chất liênkết với tyrozinkinaza và P13-kinaza tế bàochất.

ỉmmu-noglobu-lin

CD20 Các tế bào B 33-37 Các oligom er

CD20 có thể tạothành một kênhion có thểdóng vai tròtrong điều hoàquá trình hoạthoá tế bào B

Chứa 4

đoạn pro-teinxuyênmàng

CD21 Các tê' bào Btrưởng thành,các tế bàotua nang

145 Thụ thể đối vớicác thành phần bổ thể C3d, virulEpstein -Iì;irr.Cùng với CDI9và CD81, CD21tạo đồng thụ thể

CR2

dối VỠI các bàoB

Protcinđiềukhiển bổ

thể (CCP)

CD22 a c tế bào Btrường thành

a : i 3 0

 p: 140

Liên kêì với Sialoconjugate

BL-CAM Immu-noglobu-lin

Page 251: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 251/352

2 3 8

c n 2 3

I

11

1!i1

Các lê bào B

trưởng thành,các đại thực

 bào lioạl hoá. bạch cáu iraaxit. các (ế

 bào tua nang,các tiêu cáu

45 Là thụ thể ái lực

thấp cho IgE,điều hoà sự tổnghợp IgE, là cấutử gắn cho đổngthu Ihê' CD19;CD21:CDI8

Pcel^II Lectin

dạng c

1i1ị

CD24

1

CYic tẽ bào B,các bạch cíiuhạt

35-45 Chưa rõ Thếtươngđổng

ngườicùakhángnguyCMi ĩển nhiệtở chuòt(USA)

Ii1ii1iịIịỉ

ịi

CD23 Các tế bào  J  hoạt hoá, Ciktê' bào B và

các bạch cầuđơn nhân

55 Chuỗi a ciia thuthể IL-2

l'ac CCP 1

CD26 Các tế bào Bvà T hoạthoá; các dạithực bào

110 Exopcptidaza.c ấ t c á c d i p e p t i t

X-Pro hay X-Ala đầu N tù các

 polypcptit

DiịXípti-dvl pep-íi'daza IV

Glycoịiro- ;teinxuyên ;|màng iỊdang 11.

CD27 Các tố bàotuyến ứcthuộc tuỷ

xương, các lê' bào T. NK,môt sô' tế bàoB

55 Liên kêt vớiCD70, có thếhoạt động như

một chất dồngkích thích đốivới các tế bào B

%rrvà r.

Thu IhcTN F

ỉ ị

■11

Ịi

ỈỊ!1

CD28 Các tập hợpcon tế bào T.các tê bào Bhoạt hoá

44 Ffoí]l liaí aíc lê' bàoT ngu>ỡi ưiiiỷ. làứiụ ửê tlòĩ \úi aíctúi liiệii đổng kíchứiídi (Un liiệu 2), liênkêí vóirD80(B7.1)

\àCD86(B7.2)

Tp 44 Immu- Ịnoglobu- iilin và 1

CD86 ị(B7.2)

Page 252: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 252/352

Cí)29 Bạch cầuỊ

130 Dưới đơn \ ị in-tegrin Ịi 1, kèì

hỢỊi \ới CD49aớ inicgrin VLA-1

Iiitcgriii j1

CD301!

Các tê' bào 'I'.B. NK hoạihoá . các

 bạch cầu tUtnnhàn

120

i

Liên kêì \ớiCD30I.(CDIfi3). CD301ÌC’I1 kéì chéotăng cường sựnhân dõi ciia tế

 bào B \'à T

Ki-1 riui theTNF

1

CD3I Các bạch cầnđơn nhân, các tiêu cầu. bạch cầu hạt.tập hợp contế bào T, cáctế bào tế bàonôi mô

130-140 Là phân lứ kếtdính, là trunggian tương tácgiữa bạcỉi cầu -tế bào nội mỏ \’àtế bào nội mô -tế bào nội niô.

PECAM-!

Immu- jIioglobu-

lin

CD32

1

Các bạch cáuđơn nhân,

 bạch cầu hạt,các tế bào B, bạch cầu ưaaxit

40 Là tlui tlỉẽ I'c áilực Ihấp đối \'ứi

các immu-Iioglobiiliii kếthợp \'ới nhau:

 phức họ miềndich

IcyRII Immii-noglobu-

lin

CD33 Các tế bào tổtiên dạngtuý, các bạchcầu tlơii nhàn

67 1jê n kêì với Sia-loconjugate

Immu-nogỉobu-lin

CD34

1

Các tiềii tê'

 bào tạo máu,nội miõ maomach

105-120

1

l,à cấu lú gán

cho CD62L (L-seleciin)

Mucin

CD35 llổng cầu, tế bào B, bạchcáu clcm nhân,hạch cầu truiig tính,

 bạch cầu iraaxit, các tố

 bào tua nang

250 Ị 'l liụ ihc bổ thể1. liên kết vớiC3b và C4b. làmtrurm gian chosự Ihực bào

CRI CCP

Page 253: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 253/352

240

CD36 Tiểu cầu, bạch cấu đơn

nhân, các lế bào nội mô

CD37 Các lế bào Birirờng Ihàiih,các tế bào 'Ỵ   IIrirỡng thành, 1

các tế bào ịỊ

8S ' I Phàn tử kc rdín h <ỈPỈV,’I licu cấu: bao C ì P I l l b

ị góm sựnhận ilịcHi cẩuỊ b i è l \ 'à s ự Ih ư c ỉ

 bào cua các lõ  j bào chcl có Ị

i Ị | m h   _________  ị  _____ 

40 õ Ì Ị cĩiĩra ro C(> ilìc! l i ô n l Ị u a n d ê n s ự i

Iruycn tín liiôu, ị■ ' ■ 1

dạng tuý

CD38 Các tê bào Bvà T sơ cấp,các lẽ' bào 'ỉ'hoạt lioá,hạcli cầu

CD39 Các tô  bào \i hoạt hóa, cáctố bào NK

hoạt hoá, dạitliực bào .các tê baòtua

CD40 Các tê bào B.đại thực bào,các tế bàotua. các tô' bào biếu inốcơ bàn

43

48

1lạo itiàiih phức; liọ viVi CD53.

('Ì)S1. t;i)82 và iỊ MlIClớpl l

1

ị NAI) glycohy- fno ií

ị (.lrolaza, làini

1

Ị lãng sự nliân (iôiị

; Ic bào lỉ >

I^rolciii

xuyẽn qiamàng 4lán

78 ỊCliĩra ỉò, CÓ ihclàm iniim eiaiicho SII kei dính

cùa các lô bào ỉì

\’ớil.iên kêlCD154(CD40L), là Ihụttìc cho (ín hiệu(ỉổiìg kích thíchdối \’ới các tố

 bào B, kíchihích sự sinhirướng, sự biệihoá, sự đóiig mởisolVỊX' của cáctế bào lì, \'à sựlạo ihành cyto-ki ne bỡi các đạiihực bào \à cáclế bào lua

rhụ IlcTNF

Page 254: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 254/352

241

CD4I

l 'M2~la.b.c.d Ị1

iịỉ 

'riCHI Cầu, tc

bào nhânkhổng 16

Dinicr:

GPIlba:i25GPỈIbb:

221

■■‘a:“2 3 Ìh: 135.

1 23

c: 22d: 851

Inlcgrin alíb, kết

hợp với CD6I đếtạo ihànli GPIIb,liC“n kết với fi-brinogcii. fi-broneclin. yếu tô'\on Willcbraiid,thronibospcindin

GPIỈb Integrin a

: ricLi cáiL tôi bào nhânkhổng 16

l.iẽn kói \'ới yếulò von Wille-hiaii(.l. thrombin,

cần ihiẽt cho sựkết dính tiếu cầuớ các vị trí tổnihươiiịỊ

i; Cìl IXb: GPIbac: (ỈPỈbpd: GPV

Đoạn lậpgiàu Leu-cine

c:D431

i

Bạch cẩu,ngoại trừ cáctê bào B imhi

115-135(bạch cầii

trungtính)

95-115(các tê

bàoT)

Có câu trúc kéodài, dài khoáng45 mn \'à có llielà chấl chốngdính

Leu-kosianinsialo-phorin

Mucin

C'D44 Bạch cầu,hồng cầu

80 - 05 Lièii kèt vứi axithyalurronic, làmtrung gian chosự kết dính củacác bach cáu

<hángIguycnHemes,Pgp-I.

Proteinliên kết

CD45Ị

!

Tâì cá các tebào tạo máu

180-240(nhicuđổngdạng)

'IVnKÌii phot-PIUÌUEUk'uĩi lãng sựtniyCìi tín hiệu qiuiUụí úiè’ kliiUignguvẽn CÍUI GÍC tếbÌKiBvàT.tóiihiềudồiig (Lmg do sựpliâiicatluâiìpliiên

Khángnguyênphổ biếnbach cầu(LCA),r200.B220

Pibronectindạng 111

c:D45RO

1

'lỴip hợp conlố bào T, tạphợp con lốbào B, bạchcầu dơnnhân, dạiIhirc bào

180  Đồng dang cùaCD45 khôngchứa exon A, B,c nào

ịi

Pibronectindạng H

Page 255: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 255/352

2 4 2

CD45

RA

Các tế bào B

\à lập hợpcon tè bào'Idc bào Tnguyênthuý), bạchcẩu đơn nhân

20 - Ĩ2(ị  Đồng dạng của

CD45 chứa exon A

Pibronectiri

dạng lĩ 

CD45RB

Tập hợp contế bào T, lê'bào lỉ, bạchcầu đơn

nhân, đạithục bào,bach cấu hal

190-220  Đổng dạng củaCD45 chứa exonB

1200 ribroneciinidạng II

ỊCD46 Các lê' bào cónliãii tạo máuvà không tạomáu

56/66(các biếnihc phân

cắt)

Là protein đổngyếu tố màng,!icn kél với C3bvà C4b clio phépphân huỷ chúngIihờ vếu tớ I

MCP CCP

CD47 '1'ất cá các tê

bào

47 - 52 Phân tử kết

dính, thụ thê’thrombospondin

ỈAP,MKR6.0A3

Siêu lì(J

imniu-noglobuliii

CD48 Bạch cầu 4 0 - 4 7 Cấu tử gắn giàđịnh cho CD244

Blast-1 Immu-noglobulin

CD49a C á c t ế b à o T

hoạt hoá,bạch cầu đơnnhân, tế bàothần kinh, cơtrơn

200 Integrin al, kếthợp với CD29.liên kết với co-lagen, laminin-1

VLA-1 Integrin a

CD49b Các tế bào B;bạch cầu đơnnhân; tiểucầu; tế bàonhãn khốnglồ; các tế bàothần kinh, biểu môf nộimô; tế bàohuý xương

160 Integrin a2. kếth(;íp với CD29.liên kết vói co-lagen. ỉaminin

VLA-2,GPIa tiếucầu

Integrin (X

Page 256: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 256/352

2 4 3

Cl)49c

 j

Các tế bào B,

nhiều tế bàodính bám

125,30 Integrin a3. kết

hợp \'ới CD29,liên kết vớilaminin -5, fi-

 bronectin, cola-gen, entactin,invasin

VLA-3 Integrin a

|Cl)49d!1

íi

ỊỊ j

l^liãn bô rộng bao gồm cáctế bào B, tế bào tuyến ức,

 bạch cầu dơiinhân, bạchcầu hạt, cáctê bào tua

150 Integrin a4, kêìhợp với CD29.liên kê\ với fi-

 broneclm, MAd-

CAM-1VCAM 1

VLA-4 Integrin a

Cl)49c

Pliân bô rộng bao gồm cáctê bào T ghinhớ. bạchcầu đơnnhân, tiếu

cầu

135. 23 ỉntegrin 'x5, kếthợp với CD29.liên kết với fi-

 bronectin, inva-sin

VLA-5 Integrin a

c:i)49f 

1

Tê’ bàol ỵ m h o T .

 bạch cầu đơnnhân, tiểucầu. tố  bàonhân khổnglổ, nguyC’11

 bào dinhdưỡng

125, 25 Integrin a6, ,.ếthợp với C D lì,liên kết V. ilaminin, invasit.merosine

VLA-6 Integrin a

CD50 rế bào tuyếnức. các tế bàoB, các tế bàoT, bạch cấuđơn nhàn,  bach cầu hat

130 Liên kết vớiCD1U/CDI8integrin

ICAM-3 Immu-noglobulin

Page 257: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 257/352

244

CD51 Tiểu cầu, tế 

bào nhân khổng lồ

CD52 Tế bào tuyến ức, các tế bào T, các tế bào B (không có tế bàoplasma), bạch cầu đcm nhân, bạch cầu hạt, tinh 

trùng (sper- matozoa)

125, 24

25

Integrin aV, kết 

hợp với CD61, liên kết với vi- tronectin, yếu tô' von Willebrand, íibrinogen, và ihrom-bospondin; có thể là thụ thể cho các tế bào chết có chương 

trình.

rhụ thế

vi-tronectin

Integrin a

Chưa rõ, là đích CAMPAcho các kháng thể mà được sử  dụng làm suy yếu các tế bào T từ tuý xương

TH-1,HES

CD53 Bạch cầu 3 5 - 4 2 Chưa rõ MRCDX44

Protein xuyên qua màng 4 lán

CD54 Các tế bào lạo máu và không tạo máu

75-115 Phân tử kết dính nội bào.(ICAM)-l, liênkết với integrin CDlla/CD18 (LFA-1) và in- tegrinCDlib/CD18 (Mac-1), Ihụ thể đối với rhino- virul

ICAM-1 Immu-noglobulin

CD55 Các tế bào tạo máu và không tạo 

máu

6 0 - 7 0 Yếu tô' tảng cường píiân huỷ (DAF), liên kết vối C3b, 

phân huỷ conver- tazaC3/C5

DAF CCP

Page 258: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 258/352

245

CP56 Các tế bào NK 

135 - 220 Đổng dạng của phân tử icêt dính 

tế bào thần kinh (NCAM), phân tử kết dính

NKH-1 Immuno-globin

CP57 Các tế bào NK, Tập hợp con các tế bào T, các lê' bào B, và bạch cầu đơn nhân

Oligosacarit, được tìm thấy trên nhiều gly- coprotein bề mặt tê' bào

HNK-l,Leu-7

CP58 Các tế bào tạo máu và không tạo máu

5 5 -7 0 Kháng nguyên 3 kết hợp chức năng bạch cẩu (LFA-3), liên kết với CD2, phân tử kết dính

LFA-3 Immu-noglobulin

CD59 Các tế bào tạo máu và không tạo máu

19 Liên kết với các thành phần bổ thể C8 và C9 ngãn càn sự kết 

hợp của phức hệ tấn công màng

Protectin, chất ức chế Mac

Ly-6

CT60a Disialyl gan- glioside D3 (GD3)

Câu trúccarbohy-drate

CD60b 9- 0-acetyl- GD3

Cấu trúccarbohy-drate

cróOc 7- O-acetyl- GD3

Cấu trúccarbohy-đrale

CD61 Tiểu cầu, tế bào nhân khổng lổ, dại thực bào

110 Dưới đơn vị P3 integrin, kết hợp với CD41 (GPlIb/lIIa) hoặc CD5I (thụ thể vitronectin)

integrin p

Page 259: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 259/352

2 4 6

CD62E Nội mô 140 Phân tử kết dínhbạch cầu nội mỏ

(ẼLAM), liênkết với sialyl-Lewis\ làmtrung gian chosự tương tác lãncủa các bạchcẩu trung tínhtrên nôi mô.

KLAM-1. E-

selectin

Lectindang c,

EGF, vàCCP

CD62L Các tế bào B,các tế bào T,

bạch cẩu đơnnhàn, tế bàoNK

150 Phân tử kết dínhbạch cầu

(LAM), liên kếtvới CD34, Gly-CAM, làm trunggian cho sựtương tác lãn vớinôi mô.

LAM-1,E-

selectin,LECAM-1

Lectindang c,

EGF, vàCCP

CD62P Tiểu cầu. lếbào nhâttkhổng lồ, nộimô

140 Phân tử kếtdính, liên kết vớiGDI62 (PSGL-1), làm trung

gian cho tươngtác cùa tiểu cẩuvới các tế bàonội mô, bạchcầu đơn nhân,và bạch cầu lăntrên nôi mổ

p-ỉelectin,PADCiEM

Lectindang c,EGF, vì.CCP

CD63 Tiểu cầu hoạthoá, bạchcầu đcm

nhân, đạithưc bào

53 Chưa rõ, là pro-tein màng ly-sosom chuyển

tới bề mặt tê' bàosau khi hoat hoá

Khángnguyên

 poạt hoá

tiểu cầu

Proteinxuyên quamàng 4 lần

CD64 Bạch cầu đcmnhãn, đạithưc bào

72

CD65 Các tế bàodạng tuỷ

Thành phần oli-gosacaritcùa ceramidedodecasacarit í ị

Page 260: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 260/352

247

CD66a Bạch cầu

trung tính

160-180 Chưa rõ, là 1

thành viên củahọ khángnguyên phôi ungthư (CEA)

 bly co-

 protein-1mật(BGP-1)

Immu-

noglobulin

CD66b Bạch cầu hạt 95-100 Chưa rõ, thànhviên của họkháng nguyên

 phối ung thư(CEA)

CD67trước đây

Immu-noglobulin

CD66c

í>

Ị1ị

ị 

Bạch cầu

trung tính,ung thư biểumô ruột kết

90 Chưa rõ, thànhviên của họkháng nguyên

 phôi ung ihư(CEA)

Khángnguyên

 phàn ứngchéokhôngđặc hiệu(NCA)

Immu-noglobulin

CD66d Bạch cầutrung tính

30 Chưa rõ, thànhviên của họkháng nguyên

 phôi ung Ihư(CEA)

Immu-noglobulin

CD66e Biểu mỏ ruộtkết ngườitrường thành,ung thư biêumó ruổt kết

180-200 Chưa rõ, thànhviên của họkháng nguyên

 phôi ung thư(CEA)

Khángnguyên phôi ungthư(CEA)

Immu-noglobulin

CD66f  Chưa rõ Chưa rõ, thành 1viên cùa họkháng nguyên phôi ung thư(CEA)

Glyco- proteinđặc hiệuthai

Immu-noglobulin

CD68 cầi đonnhâađạithLChò), 

 bụđicáiDUỊgtứih, hỊch cái IKkiần, các tế bùol>nỊỈr)lDii

110 Chưa rõ Macro-sialin

Mucin

CD69 Các tế bào Bvà T hoạt

hoá, các tế bào NK và

28, 32homodim

er 

Chưa rõ, khángnguyên hoạt hoá

giai đoan đầu...........................   '

Phân tủcảm úmg

sự hoạtỊioá

Lectindạng c

Page 261: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 261/352

2 4 8

hoat hoáCD70 Các tế bào B

và T hoạthoá, và cácđai thưc bào

73. 95,170

Cáu tứ gắn choCD27, có thế cóvai trò đổngkích thích các tế

 b à o B v à T

Ki-24 TNF

CD71 Tất cả các tế 95 Thụ thể transfer  bào đang homodim rinnhân đôi. er  

 bạch cầuhoạt hoá

T9

CD72 a c tế bào B(không phảicác tế bào plasma) _____ 

42homodim

er 

Chưa rõ Lyb-2 Lectindạng c

Cĩ)73 1'ập hợp con Ị 69tế bào B. lậphợp con lê bàÒT

Ecto-5'-nucieotidaza,dephotphorylhoá các niicleo-til cho phép thunhân nucleozit

CD74 Các tế bào B.dại thực bào, bạch cầu đơnnhân, các tế

 bào kết hợpvới MHC lớpII

33, 35.41,43(sự khởidầu và

 phân cắtluân

 phiên)

Chuỗi khống đốikết hợp vớiMHC lớp 1!

i, ly

CD75 Tập hợp concác tế bào B.các tế bào 'I'

trirớng thành

Lactosamin, cấulử gắn choCD22, trung hoà

sự kết dính tế bào B-tê' bào BCD75s Lactosamin sia-

lyl hoá a-2.6

Cấu trúccacbohy-drate

CD77 Các bào Bớ giữa thờikv phôi thai

Glycosphingol-ipit trung tính(Gala l -»

4Galpl^ 4Galcpl -> ce-ramide) liên kếtvới dộc tô' Shiga.

 Nhómmáu Pk lOlo-x)trịao-:yl- ce-

■amid(Gb3)

Page 262: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 262/352

249

với độc tố Shiga,liên kết chéo

cảm ứng cáichết có chươngtrình

CD79a ,p

Các tế bào B a: 40 -45

 p :37

Thành phần cùathụ thể khángnguyên tế bào Btương đồng vớiCD3, cần thiêìcho sự biểu hiện bể mặt tế bào và

sự truyền tínhiêu

ỉga. IgP Immu-noglobulin

C'D80^ Tập hợp contế bào B

60 Là chát đồngkích thích, cấutử gắn cho CD28và CTLA-4

B7 (ngàynay;B7.1),BBl

Immu-noglobulin

CD81 Các tế bàolympho

26 Kết hơp vớiCD19, CD21 đểtạo thành dồngthụ thể tế bào B

Đích củacáckhángthể

kháng lạiur nhândoi(TAPA-1)

Proteinxuyênmàng 4

CD82 Bi.ich cẩu 50 -53 Chưa rõ R2 Proteinxuyênmàng 4

c:d 83 Các tế bào tua,các tê' bào B,

các tế bàoLangerhans

43 Chưa rõ HB15 Immu-noglobulin

CDw84 Bạch cầu đơnnhân. liểucầu, các tế bào B tuầnhoàn

73 Chưa rõ GR16 Immu-noglobulin

CD85 Các tế bàotua

Họ ILT/LIR  GR4 Siêu họImmu-

noglobulin

Page 263: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 263/352

250

CD86 Bạch cầu đơnnhân, tế bào

B hoạt htní.các tê' bàotua

80 Cấu tử gắn choCD28 \'à

C1LA4

B7.2 Immu-noglobulin

CD87 Bạch cầu hạt, bạch cầu (l(»nnhân, đạithực bÌKì. cáctế bào T, NK,một loạt cácdạng tê bào

klióng tạomáu

35 - 59 Thụ thế cho chấthoạt hoáurokinazu plas-minogen

iiPAR  Lv-6

Ịiị

I

CD88

Bạch cầunhiều dạngnhân. đạithực bào. tế bào Mast

43 Thụ thế chothành phần bốthế C5a

C5aR  riiụ tliế ịcặp (lỏi Ị\ ởi pro- Ịtein G Ị

CD89 Bạch cầii (Icrnnhân, ilaithực b.ìo.

 bạch cáu liat. bạch I..IIItrung tínli.tập hợp Cdiilê bào B. tậphợp con tcbào T

50 - 70

Ịỉ1

Thụ thê IgA FcaR  Immii- ịnoglohiilin ị

1

CD90 Tiền Cê' bàotuyến ứcCÒ34*

(người). tò' bào tuyến ức,lế bào 1(chuột)

18

1

ì11Ị1!

Chưa rõ Thy-1 Immu-noglobulin

iCD91 Bạch cầu (tơn

nhân, nhiéu tế bào khôngtao máu

515. 83 ị 'I‘hụ ihó u2 ; inacroglobiiliii

í.........i f ị

<Thu iIK|; l-Xil-. i .n i ■

ỉ1

CD92 Bạch cầutrung tính,

 bach cầu đom

70 Cliira rõ GR9

Page 264: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 264/352

251

nhân, tiêuCilu, nội mô

C l » 3 Bạch cầuIriiiig tính, bạch cầu (t(ínnliân, Iiội mỏ

120 Chưa rõ G R l l ■  ........

C I W 4 '1i1

( t o   "i

1i

Tập hợp contê bào 1\ tc bào NK 

43 Chưa rõ KP43 Lectindạng c

Một loạt(lòiig lế bào, phân bô' invivo chưa rõràiiịi

45 Liên kết với cấutử gắn Fas giốngTNF, gày ra cáichết có chươngtrình

Apo-1.Fas

Thu thểINI-

C'1X>(> ■. iị !

1

Các ló hau Tliiiat ỈKKÍ. tế bìioNK 

160 Chưa rõ Biểu hiệnmuộntăng hoạihoá tébào T (TACriL

íì)

Immu-noglobulin

C'D97111i1(

Các tê bào B\à 1 hoạthoá. bạchcầu dơnIihãn. bạchcẩu hat

75 - 85 Uẽn kết với GRl E-GF. chụthê cặpdôi với pro tein G

Các tê' bàoB;r. tê hàogiết lự nhiên, bạch cầu hạt,

lất cá các (lòngtê' bỉio người

80. 45het-

erodimer 

Có thế là chấtvận chuyển axitamin

4F2,FRP-1

c:ỉ)99 Các tế bàolympho máungoại vi, tếbào tuyến ức

32 ơ iư a rõ M.C2,

CDIOO Các tế bàotạo máu

150homođim

er 

Chưa rõ C.R3 Sema-phorin

CDIOI Bạch c ầu đơn

nhân, bạchcầu hạt. tê'

12 0

homodimer 

Chưa rõ BPC#4 Immu-

noglobulin

Page 265: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 265/352

252

bào tua, tếbào T hoạt

hoáCD102 Gíc tế bào

lympho nghỉ,bạch cầu đơnnhân, các tếbào nội môcó mạch(mạnh nhất)

55 - 65 Liên kết vớiCDlla/CD18(LFA-1), nhưngkhông liên kếtvớiCDlIb/CD18(Mac-1)

ICAM-2 Immu-noglobuiin

CD103 Các tế bàolympho nội

biểu mô, 2-6%  các tếbào lymphomáu ngoại vi

150, 25 Integrin aE HML-1,integrina6, aE

Integrin X

CD104 Tế bào tuyếnức 0 4 . CD8,các tế bào thầnkinh, biểu mô,và một sô' tếbào nội mô,các tế bàoSchwann,nguyên bàodinh dưỡng.

220 Integrin P4 kếtlhợp với CD49f,liên kết với cáclaminin

KtegrinP4

Integrin(;

CDI05 Các tế bàonội mô. cácbạch cầu đơnnhân và đạithực bào hoạthoá , tập hợpcon các tếbào tuỷxuomg

90homodim

er 

Liên kết vớiTGF-P

Endoglin

CD106 Các tế bàonội mô

100-110Phân tử kếtdính, cấu tử gắncho VLA-4 (in-

tegrin 04 3,)

VCAM-1 Immu-noglobuln

CD107a

Tiểu cẩu hoạthoá, các tếbào T hoat

110 Chưa rõ, là pro-

tein màng ly-sosom chuyển

F*rotein

màng 1liên kết

Page 266: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 266/352

253

hoá, bạchcầu trung

tính hoạthoá, nội môhoat hoá

tới bề mật tế bàosau khi hoạt hoá

lysosom(LAMP-

1)

CD107 b

Tiểu cầu hoạthoá, các tế

 bào T hoạthoá, bạchcầu trungtính hoạthoá, nội mô

hoat hoá

120 Chưa rõ, là pro-tein màng ly-sosom chuyểntới bề mặt tế bàosau khi hoạt hoá

LAMP-2

CD108

1

Hồng cầu,các tế bàolympho tuầnhoàn, nguyên

 bào lympho

80 Chưa rõ GR2,Khángnguyênnhómmáu JohnMillon-Hagen

CD109 Các tố bào Thoạt hoá, tiêu

cầu hoạt hoá,nòi mô mach

170 Chưa rõ Nhân tốhoạt hoá

tiểu cầu,GR56

CDllO Tiểu ciỉu MPL, TPO R  C D lll Các lế bào

dạng tuỷPPRl/Nectinl

CD112 Các tế bàodạng luỷ

PRR2

CD114 Bạch cầu hụt. bạch cầu đơnnhân

150 Thụ thể yếu tô'kích thích dòng

 bach cầu hat (G-CSF)

Immu-noglobulin,íibronectindạng III

CD1I5

1

Bạch cầu đơnnhân, đạithực bào

150 Tliụ thể yếu tốkích thích dòngđai thưc bào (M-CSF)

M-CSPR c-fms

Immu-noglobulin,tyrozinkinaza

CD116

1

Bạch cầu đơnnhân, bạchcầu truii2 

tính, bạchcầu ưa axit,tiôi mô

70-85 Chuỗi a   thụ thểyếu tố kích thíchdòng bạch cầuhat - đai thưc

 bào (GM-CSF)

GM-CSFRa

Thụ thể cy-tokine, fi- bronectindạng III

Page 267: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 267/352

254

CD117

 j

Tố liên tếbào tạo máu

145 Thụ thể yếu tố tếbào nguồn(SCF)

C-Kit Immu-noglobulin,tyrozinki na7.a

CD118 Biểu hiện tếbào rộng

Thụ thế inter-feron a,3

INF-a.PR

CDI19  Đại thực bào,bạch cầu đơnnhàn, tế bàoB. nôi mỏ

90-100 Thụ thê inter-feron- Ỵ

1NF-ỵR Pibronectindạng III

CD120

a

Các tế bào

tạo máu vàkhông tạomáu, caonhất ớ các tếbào biểu mô

50-60 'lliụ thể TNF,

liên kết \’ới cảTNF-a và TNÍ--p

TNPR-l Thu lĩĩỗ

TNF

ịCD120

bCác tế bàotạo máu vàkhổng tạomáu, caonhất ở các tế

bào dang tuỷ

75-85 Thụ thể TNF,liên kết với cảTNF-a và TNF-p

TNFR-[[ Thu thêi 'I-NI- !ịỉ iị 

i

CD121a

Các tế bàotuyến ức. tếbẩoT

80 Thụ Ihế inter-leukin-ỉ dạng I,liên kết với IL-

lavàIL-13

IL-IRdạng I

Imniu- Inoplobulin 1

1

CDw121b

Các tế bào B,đại thực bào,bạch cầu đơnnhãn

60 70 Thụ thể inter-leukin-l dạng II.liên kết với IL-

lavàIL-10

IL-IRdạng II

Immii-noglobulin

CD122 Các tế bào

NK, tập hợpcon tế bào Tnghỉ, một sốdòng tế bàoB

75 Qiuỏi p thu thể

IL-2IL-2RP ITiụ thể cy-

tokine, fi-bronecthndạng III

CD123 a c tế bàonguồn tuỷxuơng, bạchcầu hạt, bạchcẩu đơn nhân,

tế bào nhânkhổng lồ

70 Qiuỗi a thu thểIL-3

IL-3Ra TTiụ thể cy-tokine, fi- bronectiindạng III

Page 268: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 268/352

255

CD124 Các tẽ bào Bvà T Irirớng

thành, các tế bào tiền tạomáu

130-150 Thụ the IL-4 IL-4R 

Thụ Ihc cy-tokine. fi-

 broncctindạng III

CD125 Bạch cầu ưaaxit, bạchcầu ưa kiềm,các tê bào íìhoat hoá

55-60 Thụ thể IL-5 IL-5R Thụ ihẽ cy-tokine, fi- broncctindạng 111

CD126

1

Các tê bào Bhoạt hoá \'à

các tế bào plasma(mạnh), phẩnlớn bạch cầu(yếu)

80 Dưới đơn vị a  thụ thể IL-6

IL-6 R a Immu-noglobu-

lin.thụ thêcytokine,íibronectindạng Ili

GDI 27 Tién lympliotuv xirơng, tc

 bào ticii B, tế bào T trưởngihành, bạch

cầu dơn nhân

68-79có khả

nâng tạohomodim

er 

Thụ thẽ lL-7

!

IL-7R Hibronectindạng III

CDw128

Bạch cầuIrung tính, bạch cầu ưakiềm, tập hợpcon tế bào T

.S8-67

1

Tliụ thé IL-8

t

1L-8R Tliụ thécặp đôi với protein G

CD129 Vẫn chưađược xác

đinhCD130 Phàii lớn các

dạng tế bào,mạnh trêncác tế bào Bhoạt hoá \'àcác tế bào plasma

130 Dưới dơn vịchung ciia lL-6 ,IL-II oncostalin-M(OSM) và aícthụ Iliổ yếu tố ứcchế bệnh bạchcầu (LIF)

iL-6 Rp.IL-

IIRP.OSMRp,LIFRp,IFRP

Iiiimu-noglobulin.thụ ihể cy-tokine,íibronectindạng III

Page 269: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 269/352

2 5 6

CDvv

131

Tổ tiên tế

 bào tuỷ, bạchcẩu hạt

140 Dưới đơn \'ị p

chung cùa IL-3,IL-5, và các thuthể GM-CSF

IL-3RP,

lL-5Rp,GM-CSFRp

Thụ thế cy

tokinc. fi broncctindạiig 111  1

CD132 Các lê' bào B,các tế bào T,tế bào NK, tế bào Mast, bạch cầutrung tính

64 Chuỗi 7  thụ thêIL-2, dưới dơnvi chung của cácthu thể IL-2, IL-4, IL-7, IL-9, vàlL-15

Thụ ihẽ cy-lokinc

í

CD133 Các tế bàonguồn/ tòtiên

AC1331i1ị

CDI34 Các tế bào Thoạt hoá

50 Có thê hoạtđộng như mộtchất đổng kíchthích phân tử kếtdính

0X40 Thu ilniTNF !

CD135 Tiền ihân tê bào đa nãng,

tố tiên tế bàoB và bạchcẩu đơn nhân dạng tuỷ

130.155 Thụ thể yếu tôsinh trưởng

FLK 2 ,STK -1

Iinmu-noglobulin.Ị

tyrozinkinaza

CDu136

Bạch cầu đơn nhân, tế bào biểu mỏ. hệthần kinhtrung ương và ngoại vi

180 Hoá hướngdộng, sự thực bào. sinh trưởngtế bào, và biệt hoá

MSP-R,kON

Tyrozinkinaza

CDw137 Tế bào lym-  pho B và T,bạch cầu đơn nhân, một sốtế bào biểu mô

Chất dồng kíchthích sự nhân đôi lê bào T

ILA(đượccám ứng

 bời sụ^oạt hoátế bàolympho), 4-lBB

Thu thêTNF*

Page 270: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 270/352

257

( ’D138 'I'ố bào B Các iiên kết

hepran sulphate prõteoglycan,collagen dạn s 1

Synde-

can-1

CDI40a,b

Tế bào B 209, 228 Chưa rõTế bào đệm,một số tế bàonôi mò

a: 180 b;180

Chuỗi a và pthụ thế yếu tốsinh trườngnguồn gốc tiểucầu (PDGF)

CD14I Các tế bàonội mô cómach

105 Chất chốngđông, liên kếtvới thrombin, phức hệ sau đóhoạt hoá proteinc

Thrombo

modulinèto-

modulin

LectindạngEGF

CD142

03143 “

Tê bàọ kera-lin biếu mô,cúc (ế bào biêu mô khácnhau, tế bàodạng sao, tê bàoSch\vaiin.Không có ớcác tế bàoliên hệ trựctiếp \'ới bàotương.trừ khiđược tạo ra bời các chấttrung gian phan ứngv i ê m .  _____ 

Các tí bàonội mô,ngoại Irừ cácmạch máulớn và thận,các tế bào bicu mỏ củamép llìậii và

45 - 47 Nhân tố khởidầu chính củahiện tượng dóngcục. Liên kết vớiyếu tố Vlla,

 phứchệ nàyhoạt hoá các yếutố VIi, IX, và X

Yếu tomô,hrom-

 boplastin

Pibronectindạng III

Ì 70'-180 Pepiidaza kimloại Zn dipepti-dyl peplidaza, phân cắt angio-tensin I và bra- (ACE)dykinin từ cácdạng liền thâii

enzymchuyểnhoá an-giotensin

Page 271: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 271/352

258

ruột non, tế bào thần 

kinh. đại thực bào hoạt hoá và một số tế bào T. Dạng hoà tan trong bào tương

CD144 Oíc tế bào nội mô

130 Thiết lập chỗ nối kêi dính ở  các tê bào nội 

Cad-herin-5,VE-

cadherin

Cadherin

CD145 Các tế bào nội mô, một sô' tế bào đêm

25. 90, 110

ơiưa rõ

CDI46 Nội mỏ 130 1 Pliân tử có khả náng kết dính, định vị ở chỗ nối tế bào - tế bào.

MCAM.MUC18,S-ENDO

Immu-noglobulin

CD147 Bạch cầu, hổng cầu, liểu cầu, tế bào nội mỏ

55 - 65 Phân tử có khả năng kết dính

M6, neu- rothelin, EMMPR  IN.pasigin.bX-47

Immu-

noglobulin

CD148 Bạch cầu hạt. bạch cầu đơn nhân, tế bào tua, tế bào T, nguyên bào sợi, tê' bào thẩn kinh

24 0-2 60 ức chế liẽn hệ sự  sinh trường của lế bào

HPTPri Pibronectin dạng 111 protein ty rozin phot phataza

CDI50 Các tế bào tuyến ức. các tế bào lym- pho hoạt hoá

75 - 95 Chưa rõ SLAM Immu-noglobulin

CD151 Tiểu cầu, tế bào nhân khổng lồ, tế bào biểu mô, tế bào nôi mô

32 Kếl hợp với in- 

tegrin plPETA-3,SFA-i

Protein xuyên màng 4

Page 272: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 272/352

259

CD152 Các tế bào T hoạt hoá

33 Thu thể cho B7.1 (CD80). 

B7.2 (CD86); chất điều hoà âm tính sự hoạt hoá tế bào T

CTLA-4 Immu-noglobulin

CD153 Các lê baò T hoạt hoá, đại thực bào hoạt hoá, bạch cầu (rung tính, tế bào B

38 - 40 Cấu tử gắn cho CD30, có thể đồng kích thích các tế bào T

CD30L TNF

CD154 Các tế bào T- CD4 hoạt hoá

30 dạng trimer

Cấu tử gắn cho CD40, chất cảm ứng của sự hoạt hoá và nhân đôi tế bào B

CD40L,TRAP,T-BAM,gp39

Thu thètn 'f

CD155 Bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào tuyến ức, các noron 

CNS

8 0 - 9 0 Chức nàng thông thường chưa rõ. thụ thể cho poliovirut

Thụ thểX)1Ì0-virut

Immu-noglobulin

CD156a

Biỉch cầu trung tính, bạch cầu dơn nhân

69 Chưa rõ, có thể liên quan đến sự  tràn dịch bạch cầu integrin (in- tegrin leukocyte extravasation)

MS2. ADAM 8 (một pro- teaza kim loại và không phải in- •egrin)

CD

I56b

TACE/ADAMl 

7; cấu trúc kết dính

CD157 Bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân, tế bào đệm tuỷ xương, tế bào nội mô có mạch, tế bào tua nang

4 2 - 4 5  (50 ở  

bạch cầu dơn 

nhân)

ADP-ribosyl cy- c!aza, ADP vòng-ribo7. hy- dolãza

BST-1

Page 273: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 273/352

2 6 0

CD158 TếbàoNK  Ho KIR 

CD158a

Tâp hơp con tếbàoNK 

50 hoăc 58 '

ức chế tính độc tế bào NK trển các phân tử  MHC lớp I liên kết

p50.1,b58.1

Immii-noglobuliri

CD158b

Tâp hơp con tế bào NK 

50 hoăc 58

ức chế tính độc tế bào NK trên HLA-Cw3 liên kết và các alen 

iiên quan

p50.2,b58.2

Immu-noglobulin

CD159a

Các tế bào NK 

Liên kết với CD94 để tạo thành thụ thể NK; ức chế tính độc tế bào NK  trên các phân tử  MHC lớp I liên kết

NKG2A

CD160 Các tế bào T BY55

CD161 a c lếbà o NK, các tế tào T

44 Điểu hoà tính độc tê bào NK 

NKRPl Lectin dạng c

CD162 Bạch cầu trung tính, tê bào iympho, bạch cầu đơn nhân

120 dạng homodim 

er

Cấu tử gán cho CD62P

PSGL-1 Mucin

CD162R 

Các tế bào NK 

PEN5

CD163 Bạch cầu đơn nhân, đại thưc bào

130 Qiưa rõ M130

CD164 Các tế bào biểu mô, bạch cầu đơn nhân, các tế bào đệm tuỷ xương

80 Qiưa rõ MUC-24 (protein 24 được da glyco- syl hoá)

Mucin

CD165 Tế bào tuyến ức, tế bào biểu mô

37 Kết dính giữa tế bào tuyến ức và biểu mỏ tuyến

Gp37,AD2

Page 274: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 274/352

261

tuyến írc, cácnoron CNS.

đảo tuỵ, vóBowman

ức

CD166 Các tế bào Thoạt hoá,

 biểu môtuyến ức,nguyên bàosợi, các no-ron

100 -105 Cấu tử gắn choCD6 . bao gồmsự kéo dài dâythần kinh in-tegrin

ALCAM,BEN,DM-GRASP,SC-1

Immu-noglobulin

CD167

a

Các tế bào

 biểu mô bìnhthường và biến đoi

63, 64

dạngdimer 

Liên kết với co-

lagen

DDRl,

rkE, cak,eddrl

Tyrozin

kinaza thụthể, dis-coidin liênquan

CD168 Các tế bàoung thư vú

5 đồngdạng;58, 60,64, 70.

84

Phân tử kếtdính. ITiụthể cho sự vậnđộng được trunghoà bời axit hya-luronic - sựdịch chuyên tế bào trung gian

RHAMM

CD169 Tập hợp conđại thực bào

185 Phân tử kếtdính. Liên kếtvới cacbohydratsialyl hoá, cóthể làm trunggiaii cho sự liênkết đại thực bàovới bạch cầu hạtvà tế bào lym- pho

Siaload-lesin

Siêu họimmu-nogỉobulin,họ siaỉoad-hesin

CD170 Bạch cầutrung tính

67 dạnghornodim

er 

Phân từ kếtdính. Lectingiống Ig liên kếtaxit sialic(Siglec). Đuôinằm trong vùngtế bào chất chứamotif (vùng bảothù) ITIM

Siglec-5.0BBP2,CD33L2

Siêu họimmu-noglobulin,họ siaload-hesin

Page 275: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 275/352

262

CD171 Noron, các tế bào

Schwann, các tế bào lym- pho và bạch cầu đcfn nhân dạng tuỷ, các tế bào B, các tế bào T - CD4 (không phải tế bào T-CD8)

200 -

220, TLPT chính 

xác thay đổi theo dạng tế 

bào

Phân tử kết Ll.  dính, liên kết với NCAM- 

CD9, CD24, L l CD56, cũng là liên kết liomo- philic

Siêu họiinmu-

noglobulin

CD172 115-120 Phân tử kếtdính, proiein xuyên màng là cơ chất của ty- rozin kinaza thụ thê hoạt hoẩ (RTKs) và liên kết với các do- main SH2

SIRP, SHPSl, IMYD-1. SIRP-a- 1. cơ chất dạngchông thiỊ

thể - rolein yrozin 

hot->hataza I PTPNSl)!

Siêu họ Immu- 1noglobulin ị

CD173 Tất cà các tế bào

Nhóm máu H type 2, phần hydratcacbon

CD174 Tất cả các tế bào

Nhóm máu Lewis y, phần hydratcacbon

CD175 Tất cả các tế 

bào

Nhóm máu Tn, 

phán hydrat- cacbon

CD175 s

Tất cả các tế bào

Nhóm máu Sia- lyl-Tn. phần hy- dratcacbon

CD176 Tất cả các tế bào

Nhóm máu TF, phần hydrat- cacbon

CD177 Các tế bào dạng tuỷ

5 6 - 6 4 NBl là một kháng nguyên 

đặc hiêu bach

NBl

Page 276: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 276/352

263

ỉ!11

1

  j

'

cẩu tru n u tínhliỏn kết (iri, chi 

đ ư ợ c t ì m iliay ờ bạch cầu nun gt í n h cỏ inãt ở  người iniVmg Ihành c ó

NBl(07'r imirời 

cho khoê)  NMỈ(lược hiểu tìiệĩi đẩu lii íì ỏ giai Aoim w   bào tuv

ciia qná ĩrlnh biọl lìná (l.ìimILIV

1

CD178

ịỊ

C á c t ế  bào 1

h o ạ t h o á

’ 3S - 42 Cấu lu nán l*as,liôn kê( với F;isIIa\ ra Ciii chê!

^co chu\’iì^i liìiìli __  _  _   _ . . w.L. •- .,

J asLi

S i c u h o

'1NF

! C I ) 1 7 9 Các tế bào B 16-IS CI1UỎ1 niìiiiu- ịVpivB, S i c u h ọ

nguyên thuỷ noglobiii kôl hơp  jI(ìVPM, iinmu-ị k l ì ồ n g cong hoẢ  ilgi noglobulin

irị vớ i Cỉ)179b1!

i!c tao ilìành mộl I 1

chuồi nho thay ị  Ị 1ì 1tlìê^ llìà \lị m(M  \

1i >

thành pliần cua i Ìị 1

ỉ  Ị thụ ihê lién tẽ ị ị!hào B cióim \'ai

 í

ỉ Irò quan Irọnịi ờ   ì

1 giai doạn đầuị

1 biêt hoá lế bào H 1Ị

CD179 r ê b à o n  ị I\>lypc|nit 1 IGLl. l . S i c u hở b \ uiống immu- X5(IGI.5< immii-

1 lìoglohiilin à kct ị noiĩlobuliiì;

ị Ị 

ị 1iiợp không còni: I G V P B . t ị\hoá iri \ớ\ 4. 1

! ị

\ị  CD179a cỉc tạo \ t 

thành mội chuồiịỉ

Iihẹ ihav thế 1

được biai hiện 1

mội cách chon 11

lọc ở giai doạn Ị1

Page 277: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 277/352

264

đầu của sự pháttriển tế bào B.

Các đột biếntrong genCD17% dản tớilàm suy yếu sự

 phát triển tế bàoB và bệnh thiếuglobulin gamahuyết ờ người

CD180 Tẽ bào B 95-105 Protein màng dạng 1 bao gổm 

các đoạn lặp giàu Leucinngoại bào(LRR). Kết hợp \ứi 1 phân tử  được gọi là MD- 1 và tạo thành phức hệ thụ thê bề mật tế bào RP105/MD-1 .

hoạt động phối hợp với TLR4điều khiến sựnhận biết tế bào B và sự truyền tín hiệu cùa lipopolysacarit(ừs) '

LY64,RP105

Thụgiống

(TRL)

thiloi

CD183 Đặc biệt trêncác tế bào B

ác tính từ bệnh rối loạnnhân dôilympho mãntính

46 -52 Thụ thê chấthoávận động cxc, liồn quan đếnhoá hướng độngcùa các tế bàolympho B áctính. Liên kếtvới INPIO vàMIG'

CXCR3,thụ thé

cặp đôi protein G9 (GPR9)|

CD184 Biểu hiện ưutiên trên cáctế bào nguồn

tao máu

46 -52 Liên kết với SDF-1  (LESTR/íusin),hoạt động như

môt cofactor 

Các thụ thC’chất hoá

vận độngSiêu họ thụthể cặp đối

 protein (ì

ICXCR4, NPY 3R,LESTR,

fusin.

Các ihụ thổchất hoávận động

Siêu họ thụ

Page 278: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 278/352

265

CD34' chưatrướng thành

hơn

(đồiig nhân tố)cho sự hợp nhất

và sự tiếp nhậndòng lế bào T,chúng dinh dưỡngcúaHIV-1.

HM89 thể cặp đôi prolein C)

CD195 Các tế bàotiềiì dạng tiiỷ

40

: d w

197Các tế bàolympho B vàT hoạt hoá,diều hoàmạnh lên ớ tê'

 bào B bịnhiễm EBVvà tế bào T bịnhiẻm HHV6  

hay7

46 -52

Thụ thê cho chấthoá \ậii động dạng cc. Liên kết với M lP -la ,MlP-lp vàRẠNTES. Có 

thê’ đóng vai trò điều khiển sựnhân dôi và biệt hoá dòng bạch cầu hạt. Hoạt động như mộtdổng thụ thế vớiCD4 đế cô lập hướng kích thích đại thực bào sơ  cap của HIV-1Thụ thể cho chấthoá vận độngMIP-3p. Có theđóng vai Iròlàyêu tô' trunggian của nhữngảnh liưửng EBVIcii các tê' bàolympho B haycác hoạt độngcùa tế bào lym- pho bìnhthường. ________ 

Các thụ thêhoá vậnđộng, Siêuhọ thụ thểcặp đôi

 protein G

:CR7,ỈBIK

genldược cảmứng bởivirut Ep-stein-Barr),ICMKBR 7, BLR2.

Các thụ thêchất hoávận động,Siêu họ thụihê cặp đổi protcin Ci

CD200 Các dòng tế bào B và não bình thường

41 (tế bàotuyến ứcchuột),47 (nãochuột)

Kháng nguyên,đuợc nhân biết bớiMoAb MRC0X2. a c phân tửkhông cùng dòng

(nonlineage).Chức năng chưa rỗ

MOX-2.MOX-1

Siêu họImmu-noglobulin

Page 279: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 279/352

266

C D 2 0 1 C á c tế b à o

n ô i m ô

4 9 T h ụ t h ể b ề m ặ t

t ế b à o n ộ i m ô

( E P C R ) c o kh ản ã n g l i ê n k ế t á i

l ự c c a o p r o i e i n

c v à p r o t e i n c h o ạ t h o á . N ó

đ ư ợ c đ i ề u h o à

g i ả m x u ố n g n h ờ

t iế p x ú c n ộ i m ô

v ớ i y ế u t ố h o ạ i

t ử u n g t h ư ________

E P C R H ọ p h ứ c h ệ

p h ù h ợ p t ổ

c h ứ c c h úy ế u C D 1

C D 2 0 2b

C á c t ế b à on ô i m ô

1 4 0 Tyrozin kinazathụ thể, liên kếtvới angiopoi-etin-1, quan trọng Irong việc  hình thành mạch, đặc biệtcho hình thành hệ thống mạch trong các tế bào 

nội mô. Nhữngkhuyết lật ơ TEK đi kèm với những cơ thể dịtật tĩnh mạch ditruyền, conđường truyẻn tínhiệu TEK quantrọng cho sự liên Ịạc tế bào nội

mô-tế bào cơ  trcm trong quá trình tạo hình  tĩnh mach

V M C M ,T E K (ty -

r o z i n

k i n a z a ,

n ộ i m ô ) ,

T Ì E 2 ( t y -

r o z i n

k i n a z a c ó

c á c d o -

m a i n

t ư ơ n gđ ổ n g I g

v à E G F ) .

V M C M Í

S i ê u h ọi m m u -

n o g l o b u -

l i n , l y r o -

zi n k i na? .a

C D 2 0 3

c

C á c t ế b à o

d ạ n g t u ỷ ( t ử

c u n g , b ạ c h

c ầ u ư a k i ề m ,

v à c á c t ế b à o

m a s t )

101 T h u ộ c m ộ t l o ạ t

e n z y m n g o ạ i

b à o l i ê n q u a n

đ ế n s ự t h u ỷ

p h â n c á c n u -

c l e o t i t n g o ạ i

b à o . C h ú n g x ú c

C á c

p r o t e i n

x u y ê n

m à n g

d ạ n g I I ,

h ọ p y r o -

p h o t -

Page 280: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 280/352

26 7

tác cho sự phâncắt các liên kết

 phosphodiestevà liên kết phot- phosunphat củacác phàn tử baogồm deoxynu-cleotit, NAD vàcác gốc đườngcủa nucleotit

 phataza/photphodi-

esterazanucleotit.ngoại bào

(E- NPP)

CD204 Các tế bàodạng tuỷ

220 L à m trung g i a n

cho sự l i ê n kết,

sự tiếp thu( n u ô i ) , v à x ử l ý

một loạt các đạip h â n t ử t í c h đ i ệ n

âm. Liên quanđến sự lắngđ ọ n g b ệ n h h ọ c

cùa cholesterol ừ các thành đ ộ n g mạch 

trong quá trìnhh ì n h t h à n h b ệ n h

x ơ v i ì a đ ộ n g

mach

Yếu tchu dọr

ăn xáchối) đạhực bàc

R ^MSRl)

Họ Ihụthể ăn xác

thối (thudọn).giống co-lagen

CD205 Các tế bàotua

205 Kháng nguyèntế bào lympho75. thụ thể bắtgiữ khángnguyên giả địnhtrên các tế bào

tua

ILY75,DEC-205,IGP200-V1R6

Proteinxuyênmàngdạng I

CD206 Đại thực bào,tế bào nôi mô

175-190 Glycofyotein Thụ thê Siêu họmàng dạng 1, ví m annoza lectindụ đã biết duy đại thực dạng cnhất về lectin  bàodiựig c chứa (MMR),nhiéu QỈD díuig MRClc (các domainnhận biết cacbo-hydrat), nó liên

kcl với các cấu

Page 281: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 281/352

268

trúc mannoza cao trên bề mặt của các vứut, vi khuẩn và nấm. có khả năng Rây bệnh.

CD207 Các tế bào Langerhans

40 Protein xuyên màng màng dạng II, lectin dạng c đặc hiệu tế bào Langer- hans; chất cảm ứng hiệu quả 

superimposiiion and zippering màng dẫn đến sự  tạo thành các hạt birbeck - BG.

^angerin Siêu lectin dạng c

hc

CD208 Các tế bào tua đan vào nhau trong các bào quan lympho

70-90 Tương đồng vớiCD68 DC LAMP là mộtprotein lysosom liên quan đến

việc tổ chức lạicác khoang xửlý kháng nguyênchuyên hoá vàtrong trình diệnkháng nguyêngiới hạn MHClớp II, điều hoàmạnh lên ờ các DC trưởng thành

được cảm ứngbỏi CD40L, TNF-a và LPS

^otein màng kế lỢp với D ly- sosom,

x : -.AMP

Họ phức hệ phù hợp tổ chức chù yếu

CD209 Các tế bào tua

44 Lectin dạng C; liên kết với vỏ ngoài ICAM3 và HIV-1 glycopro- tein gpl20 cho phép ràng buộc thụ thể tế bào T 

bảng cách làm

DC- SIGN phi in- kgrin bắl giữ ĨCAM3 đặc hiệt

Ịtế ___ 

tóo

Siêu lectin dạng c

ho

Page 282: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 282/352

269

ốn cìịnh vùngliên hệ DC-tế

 bào T, kích thíchsự nhiễm hiệuquà ò các tế bàotrans mà biểuhiện các thụ thểCD4 và thụ thểcliâì hoá hướngđộng; proteinxuyên màngdạng II _________ 

ua)

CD Các tế bào B,W210 các tế bào T

 bô trợ, và cáctế bào củadòng bạchcầu đơnnhàn/đại thực

 bào

90-110 Thụ thế inter-leukin 10  a và p

IL-IORaIL-

lORA,HIL-lOR. IL-lORp.IL-IORB,CRP2-4,CRFB4

Họ thụthể cyto-kine lớp II

CP212 Các tế bào

CD4, CD8 ,và NK hoạthoá

130 Chuỗi p thụ thể

IL-12, proteinxuyên màngdạng 1  liên quanđến sự truvền tínhiêuIL-12

IL-12R 

1L-12RB

Siêu họ

thụ thểcytokinetạo máu

CD2Ì3al

Các tế bào B, bạch cầu dơnnhản, nguyên

 bào sợi, tế bào nôi mô.

60 - 70 Thụ thế IìCmi  kếtái lực thấp vớiIL-13, cùng vớiIL-4Ra có thểtạo thành mộtihụ thê chiicnàng cho iL-13.cũng được coinhư là inộl pro-tcin phụ trợ thayđổi đối vớichuỗi gammathụ thê cytokinechung cho quátrình truyền tínhiêu 11,-4

IL-13Ral,1NR4. IL-13Ra

Siêu họthụ thêcytokinetao máu

Page 283: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 283/352

270

C D 2 1 3  a2

Các tế bào B. bạch cáu đơn 

nhân, nguyên bào sợi, các  tế bào nôi mô

Thụ ửể IL-13 như một moncxiier liên 

fcắ ái lục cao \ói ii>- terteukin-13 ( IL-13), nhung không liên kắ với ILr4; các tế bào nguòi biểu hiện  ĨLr  13RA2 cho thấy liên ká IL-13 đặc hiẻuvủiáiliiccao

I L - 1 3 R a2, IL- 

13BP

Siêu họ thụ Ihẽ 

cytokíne  tạo máu

CD w Các tế bào T  

21 7 ghi nhớ hoạt hoá

120 Homodimer thụ U1-17R, 

thế interleukin lcTLA-8 17

Các thụ 

thế cylo-  kine/ chất hoá  hướiig dộng

C D 2 3 9 Các tế bào hổng cẩu

78 Proteiii màng dạng I. Kháng  nguyên P8/G253  người,B-CAM, là một

glycoprotein bề mặt tế bào được biểu hiện với một kiểu phân bố hạn chế trong các mô trưởng thành và  bào thai bìnhthường và được diều hoà mạnhlên sau sự biến 

đổi ác tính trong một sô' dạng tế 

 bào. Cấu trúcloàn thể của nó giống với cấu trúc của dấu hiệu ung thư ngườiMUC18 và phântử kết dính thần kinh gà SCI

B - C A M  (Phân tủ cết dính ế bào B), . 11.

ihóm  náu Lu- her

Siêu hoimniii-noglobulin

Page 284: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 284/352

2 7 1

R H C E ,

R H 3 0 A ,IRHPI.Rh4

C D 2 4 0  

C E

Cắc tế bào 

hồng cầu

45.5 Nhóm máu RhssiK. 

kháng nguyên Q fe . C6 tfiể là ưiộc phẩn của phiíc hệ oỉịgomec» chức nâng kẽnh hay xânchuyải trongmàng tồTg cáu. Nỏ cótứiikỊnuỂccaovà gấiisâulicnglópkiép

M   ______   ________

Họ Rh

C D 2 4 0  

D

Các tế bào 

hổng cầu

43,5 Nhóm máu 

Rhesus. kháng nguyên D. Có  thể là một phẩn ciia phức hệ oli-  gome có chức rvăng kẻnh hay vẠn chuyên  trong màng  hồng cẩu. Không có mặt ờ 

kiểu hình không  có RHD ờ nguời da trắng_________

Họ Rh

CD241 Các tế bào hồng cầu

50 Glyeoprotcin kếthợp nhóm máuRhcsus RH50,ihành phẩn cùaphức hệ nhiéudưới đcm vịkháng nguyên 

RH. cẩn thiếtcho sự vậnchuyển và sự kếthợp phức hệmàng Rh với bémặt tế bào hóngcầu, có tínhtương đổng caovới RH, cácthành phần 

30kD. Các

R H 5 0 AHọ Rh

Page 285: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 285/352

272

khuyết tật ởRhAg là nguyên

nhân cùa bệnhthiếu máu kinhniên đi kèm vớistomatocytosisvà spherocyto-sis, làm giảmtính thấm lọc, vàtăng tính thấm

Phân tử kết dính ICAM-4, Siêu họ

nội bào 4, nhóm Lw immu-máu Land- noglobu-Steiner-Wiener. lin, phânCác phân tử LW tử kếtcó thể gây ra tắc dính nộimạch kết hợp bàovới đau cấp tính (ICams)ờ bệnh hồng cầuhình lưỡi liềm

CD242 Các tế bào

hồng cầu

42

CD243 Cảc  tế bào

nguồn /tổ

170

tiên

Protein 1 đề

kháng đa thuốc(GlycoproteinP-gp sử dụng

 ATP để bcrm cácthuốc kỵ nước rakhỏi tế bào, vìvậy nồng độ nộibào và tính đôccùa chúng tănglên. Gen MDRl

được nhân trongcác dòng tê' bàokháng đa thuốc.

IMDR-1.

170

Siêu họ

 ABC cùacác pro-tein vậnchuyểnliên kết

 ATP

CD244 Các tế bàoNK

66 2B4 là một gly-coprotein bể mậttế bào có quanhệ với CD2 vàtrong điều hoàchức nàng tế bàogiết tự nhiên và

tế bào lympho

Cấu tủgắn cảmứng sụloạt hoá2B4, tébào NKKNAIL),

Siêu họimmu-noglobulin

Page 286: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 286/352

273

T. Chức nàng sơ cấp của 2B4 là 

điều chinh tưcmg tác thụ thể-cấu tử gắn khác để tãng cường hoạt hoá bach cầu.

C D 2 4 5 Các tế bào T 220 - 240 Protein tương táccyclinE/ Cdk2  p220. NPAT liên quan đến sự kiện pha s chìa khoá 

và liên kết hoạttính kinaza cy-clinE/ Cdk2 tuầnhoàn với quá trình phiên mã gen histon phụ thuộc sao chép.Gen NPAT cẩn thiết cho sự duytrì tê' bào và có

thể là thành viêncủa các genthường trực(housekeeping  gene)___________

NPAT

C D 2 4 6 Được biểu hiện ở ruột 

non, tinh hoàn và não nhưng không  

biểu hiện ở các tế bào lympho bình thường

177 kDa; sau khi đường 

hóa tạo một giy- 

coprotein trường thành 

200 kDa

Kinaza lympho ghép (tế bào lớn

CD30*), đóng vai trò quan ữọng trong sự phát triển 

não, liên quan đến các bệnh Hodgkin 

hay Iymfíio  không phải Hodgkin nút ghép vói sự hoán vị t(2;5)(p23,q35) hay inv2(23,q35). Sự phát sinh ung thư nhờ chức năng kinaza đuơc hoat

A L K Họ thụ thê insu- 

lin của protein ty- rozin  

kinaza

Page 287: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 287/352

274

hoá bởi sự oli- gomer haí của 

N P M l - A L K đ u ợ c làm trung gian bởi p h ầ n N t Ì ĩ i

C D 2 4 7 Các tế bào T. 

N K16 Thụ thể ị   tế bào Chuỏi ị  

T. có vai trò |cD3Z trong tập hợp vàbiểu hiên phức hệ TCR cũng  như truyền tín hiệu nhờ vào sự khởi động kháng  

nguyên. TCR^  cùng với

TCRaP và het- 

erodimer yS và 

CD3-Ỵ ,-S, và -8 tụo thành Ị^ức  h ệ T C R- C D 3 .

Qiuỏi ị   đóng 

một vai trò quan trọng trong việc  nhân biết kháng nguyộn cập đôi với một vài con đường truyền tín hiệu nội bào.Biểu hiện thấp cùa kháng nguyên dần tới 

đáp ứng miẻn  dịch sai hòng.

hoịSiêu  

immu- noglobulin

Page 288: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 288/352

275

Phụ lục II. Giải nghĩa danh từ miễn dịch.

 ABO: Các kháng nguyên của hệ thống nhóm máu ABO đượcbộc lộ trên bể mặt màng hồng cầu ,chúng được sử dụng để phânloại các nhóm máu cho truyền máu. Những cá thể không biểuhiện các kháng nguyên A và B ởtế bào hồng cầu sẽ hình thànhcác kháng thể chôVig lại chúng.

 Accessory effector cells: Có mặt trong miễn dịch tiếp thuhoặc miễn dịch thích ứng là những tế bào trỢ thủ trong đáp ứngmiễn dịch nhưng không có khả năng nhận biết kháng nguyênđặc hiệu. Chúng bao gồm các tế bào thực bào (phagocytes), tế bào

Mast, và tế bào NK. AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired im-mune deficiency syndrome), là một bệnh do nhiễm virusHIV(Human immunodeficiency virus).

 Acute Lymphoblastic leukenia: là một bệnh ung thư máuác tính của dòng lympho không biệt hoá bắt nguồn từ những tếbào tuỷ xương, có thể lan truyền đối với cả hai dạng dòng tế bàoB và T. Hầu như tâ't cả những bệnh ung thư bạch cầu này đềubiểu hiện chủ yêu ở dòng tế bào B đưỢc biệt hoá một phần (kýhiệu B-ALL) trong khi một tỷ lệ nhỏ của ung thư có biểu hiện đặctính của dòng tế bào T (ký hiệu T-ALL).

 Acquired immunc response: Đáp ứng miễn dịch tiếp thuhoặc đáp ứng miễn dịch thích ứng. Việc tiêm chủng vói một loạiVacxin hoặc một kháng nguyên nào đó đưỢc gọi là gây miễn dịchchủ động, có thể phân biệt vổi việc truyền một kháng thể vào mộtcá thế chưa gây miễn dịch. Cách làm đó gọi là gây miễn dịch thụđộng.

 Acute-phase Proteins: Đó là những protein được tìm thấy ởtrong máu của một cơ  thể bị lây nhiễm vi khuẩn xuất hiện tronggiai đoạn sớm của bệnh. Những protein này tham gia bảo vệ cho

Page 289: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 289/352

vật chủ chống lại tác nhân nhiễm trùng ở  giai đoạn đầu. Ví dụmột dạng Lectin liên kết với Mannose.

 Adaptor Proteins: Là những protein thích ứng quan trọngtạo sự liên kết giữa các thụ thể (receptor) và các thành viên củamáu trên con đưòng truyền tín hiệu.

 Adenoids; là những mô Lympho liên kết vói thể nhầy, nằm ởkhoang nhầy mũi.

 Adhesion molecules; Các phân tỏ kết dính làm nhiệm vụ kếtdính giữa tê bào này với tê bào khác trong quá trình hỢp tác têbào. Chúng bao gồm các Integrins, Selectins, các thành viên củamột họ gen lón Globulin miễn dịch,...Chúng tham gia hđp tác

trong đáp ứng miễn dịch.Adjuvant: Tá chất là một chất bất kỳ nào đó có khả năng làmtăng cường đáp ứng miễn dịch đốì vói một kháng nguyên đượcgây miễn dịch. Người ta thường trộn tá chất với kháng nguyên đểgây miễn dịch có hiệu quả.

 Adoptive im m unity: Là tính miễn dịch chấp nhận có được ởnhững cá thể nhận chưa biết đáp ứng miễn dịch hoặc bị chiếu xạ.

 Đặc tính miễn dịch này được tạo ra bằng cách truyền các tế bàoLympho của những cá thể cho đã gây miễn dịch

 A ffe rent lymphatic vessels: Mạch dẫn lympho trở lại củamột hạch bạch huyết. Các đại thực bào và các tế bào có tua từnhững vị trí nhiễm của các bộ phận cơ thể có thể trở về hạchbạch huyết theo đường dẫn này.

 A£finity: ái lực, khả năng hấp dẫn và liên kết của phân tử nàyđôì với phân tử khác ở một vị trí nhất định trên phân tử. Ví dụsự liên kết của mảnh Fab của phân tử kháng thể với một khángnguyên (xem thêm thuật ngữ Avidity).

 A ffin ity chromatography; sắc ký ái lực, một kiểu sắc ký để

tinh chế một chất dựa vào ái lực hoá học của nó đôì với một châtkhác được làm bất động trên một giá thể rắn. Ví dụ một khángnguyên có thể đưỢc tinh chê bằng sắc ký ái lực trên một cột cóchứa một chất giá thể gắn vói các phân tử kháng thể đặc hiệu vớinó.

 Agammaglobulinemia; Bệnh thiếu hụt gammaglobulintrong huyết thanh. Bệnh này là do nguyên nhân rốì loạn ditruyền trong đó dòng tế bào B chỉ phát triển ở giai đoạn tiền R(pre-B), không phát triển thành B trưởng thành. Bệnh này là do

thiếu hụt về gen mã hoá cho một Protein Tyrosin Kinasc'  f)fk.

276

Page 290: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 290/352

 Agglutìnation: Sự ngưng kết hiện tượng thường xảy ra khi cócác phân tử kháng thể liên kết vói các phân tử kháng nguyên ỏ

trên bể mặt của các hạt các tiểu thể hoặc tế bào sát cạnh nhau.Ví dụ các phân tử lectin khi liên kết với một số phân tử Glycopro-tein trên màng hồng cầu có thể gây ngưng kết hồng cầu.

 Agonist peptides: Là những kháng nguyên peptide gây hoạthoá những tế bào T đặc hiệu tiết ra cytokinee và sinh sản còn gọilà các peptide đồng vận. Trái lại, Antagonist peptides ià nhữngpeptides đối kháng, gây tác dụng ngược lại.

 Alleles: Alen là dạng biểu hiện khác của một locus gen. Allergens: Là những kháng nguyên gây ra hiện tượng quá

mẫn hoặc các phản ứng dị ứng. Có thể gọi là kháng nguyên gâydị ứng, hay còn gọi là dị nguyên.

 A lle rg ic reaction: Phản ứng dị ứng đáp ứng lại vói các tácnhân không độc của môi trường hoặc các kháng nguyên gây dịứng. Phản ứng này là do những kháng thể hoặc do các tế bào Tkhởi thuỷ đã tồn tại từ trước. Có nhiều cơ chế   miễn dịch khácnhau của phản ứng dị ứng nhưng biểu hiện chung nhất là sự liênkết của Allergens với kháng thế IgE nằm trên tế bào Mast gây rahiện tượng hen suyễn, sốt, nôn mửa, ngạt mũi, sốc phản vệ và có

thể tử vong (quá mẫn typ I). Allergy: Hội chứng dị ứng đối với kháng nguyên không độccủa môi trường.

 Alloantigens: Dị kháng nguyên, có thể định nghĩa như làbiểu hiện đa hình ở  mức độ các locus MHC. Chúng kích thích sựthải bỏ mô ghép dị gen mạnh mẽ.

 A llogra ít; Ghép mô tế bào dị gen Allotypes: Kiểu đa hình alen có thể được phát hiện bằng cách

sử dụng kháng thể đặc hiệu đối vối các sản phẩm gen đa hình.

Trong miễn dịch học, những sự khác nhau allotypes ỏ các phântử immunoglobulin râ”t quan trọng đốì với sự giải mã di truyềncủa các kháng thể.

 Altered peptide ligand: Cấu tử gắn peptide biến đổi, có thểlà một chất có cấu trúc giống một phần chất đồng vận Agonist ,hoặc một peptide thường liên quan chặt chẽ với châ*t đồng vận vểtrình tự axit amin. Điều đó chỉ gây ra sự đáp ứng một phần củatế bào T đối với peptide đồng vận.

 A lte rnative pathway: Con đường hoạt hoá bố thể bên cạnh

khác con đường hoạt hoá cổ điển (classical pathvvay). Con đườngnày dược khỏi đầu từ protein bố thế C3b liên kêt vối bê mặt của

277 

Page 291: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 291/352

tác nhân gây bệnh. Do đó, con đường hoạt hoá bố thể này có đặcđiểm miễn dịch bẩm sinh(innate immunity).

 Anaphylactic shock: Sốc phản vệ (liên quan đến bệnh quámẫn typ I có sự tham gia của IgE).

 Anaphylatoxins ; Là các mảnh peptit nhỏ của các protein bốthể bị phân huỷ và được giải phóng ra trong quá trình hoạt hoábổ thể (có thể được gọi là chất phản vệ). Các mảnh peptit nàyđưỢc thụ thể (receptor) đặc hiệu nhận biết và có tác dụng làmhuy động các tế bào gây viêm tập trung đến vỊ trí có mặt các chấtphản vệ này. Các mảnh C5a, CSa. và C4a đều là những anaphy-latoxin.

 Anchor residues: Các gốc riiỏ neo là gốc các axít amin củamảnh peptit kháng nguyên đã dược chế biến và được liên kết vớirãnh liên kết peptit (groove) các phân tử MHC lốp I đặc hiệu.

 Anergy: Sự mất ứng, là một trạng thái không có phản ứng đôìvới một kháng nguyên. Người có trạng thái mất ứng là những cáthể không thể có các phản ứng quá mẫn muộn đôì vối nhữngthách thức của các kháng nguyỉ n. Tương tự, các tế bào T, B cótrạng thái mất ứng khi chúng không thể đáp ứng lại đối vốinhững kháng nguyên đặc hiệu của chúng dưới những điều kiện

kích thích tối ưu. Antagonist peptides: Peptit đối kháng, đó là những peplitthường có quan hệ rất chặt chẽ về trình tự sắp xếp các axit aminđõì với các peptit đồng vận (agonist peptides).

 Antibody: Kháng thể, là một Icp globulin miễn dịch có bảnchất glycoprotein kiên kết đặc hiệu ' ới kháng nguyên.

 Antibody combining site: Là vỊ tr í liên kết vối. khángnguyên nằm trên bề mặt phân tử khỉiRg thể.

 Antibody reperto ire ; Kho dự t r ĩ kháng thể bao gồm tổng

thể các kháng thể trong cơ thể của một kháng thể.Antibody - dependent cell - mediated cytotoxicity (ADCC): Khả năng gây độc tế bào q la trung gian tế bào phụthuộc vào kháng thể, đây là quá trình ítiết các tế bào đích gắn vốikháng thể được thực hiện bởi các tế bàf* giết tự nhiên (NK) thôngqua sự nhận biết của thụ thể Fc. Hầu như tất cả các ADCC đềuđược thực hiện bỏi các tế bào NK thông qua thụ thế Fc gamma RIII hoặc CD16.

 Antigen; Kháng nguyên, là những phân tử bâ't kì có khả năng

liên kết đặc hiệu với kháng thể hoặc với thụ thể kháng nguyên.

278

Page 292: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 292/352

Nhìn chung, các kháng nguyên khi xâm nhập vào cơ thể đều cókhả năng làm sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, một sô kháng

nguyên chỉ có đặc tính liên kết với kháng thể nhưng không làmsản sinh kháng thể. Các kháng nguyên này thường có phân tửrất nhỏ được gọi là Hapten cần phải liên kết vôi một loại proteinmang (carrier proiein) để trở thành một immunogen có khả năngsản sinh kháng thể.

 Antigen - capture assay: Xét nghiệm bắt giữ kháng nguyên,là một kĩ thuật tạo ra sự liên kết của một kháng nguyên với mộtkháng thể đặc hiệu. Phức hệ này được liên kết vói một kháng thểthứ hai có đánh dấu enzyme hoặc phóng xạ sau đó thực hiện

phản ứng enzyme tạo màu đặc trưng tiếp theo đo màu hoặc đophóng xạ đế phát hiện kháng nguyên. Xét nghiệm này được thựchiện nhờ kĩ thuật ELISA hoặc kĩ thuật RIA.

 Antigenic determ inant: Quyết định kháng nguyên, còn đượcgọi là epitop, là một phần của phân tử kháng nguyên liên kết đặchiệu vói một phân tử kháng thể hoặc vối thụ thể kháng nguyên.Epitop của một phân tử protein.

 Antigen receptors; Các thụ thể của kháng nguyên. Đó lànhững phân tử protein nằm trên bề mặt màng tê bào T và tê bào

B có khả năng nhận biết đặc hiệu sự trình diện kháng nguyên.Mô tả quá trình bộc lộ một peptit kháng nguyên đã đưỢc chê biếnliên kết với một phức hệ phù hỢp mô chủ yếu (MHC: MajorHistocompetibility) trên bề mặt một tế bào trình diện khángnguyên (APC: Antigen pregenting Cell).

 Antigen Pregenting Cell: Tế bào trình diện kháng nguyên(APC) là những tế bào của hệ miễn dịch bao gồm chủ yếu là cáctế bào thực bào đơn nhân (Mononuclear phagocytes), các đại thựcbào (Marcophages), các tê bào có tua (dendritic cells và folicule

dendritic cells) tế bào Langerhan của da, và tế bào B. Antigen Processing: Sự chế biến kháng nguyên. Quá trìnhtiêu hoá các prôtêin kháng nguyên ngoại sinh bằng các proteasecủa lyzosom và bọng màng của tê bào sau khi nuôt khángnguyên. Quá trình này cũng được thực hiện đốỉ với các khángnguyên virus nhiễm nội bào hoặc đôì với các kháng nguyên củabản thân (autoantigen) nhò tác dụng của một cơ quan đặc biệt làproteasome của tế bào đích. Peptit kháng nguyên sau khi được

ohế biến sẽ trình diên cho các tê bào T.CD4^ hoặc T.CD8^.

279

Page 293: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 293/352

 Anti-im m unogỉobulin antibody: Kháng thể kháng lại vùngkhông biến đổi của immunoglobulin dùng đế phát hiện các phàm

tử kháng thế liên kết vối chúng trong xét nghiệm miễn dịch. Antiserum (antisera): Kháng huyết thanh (hoặc các kháng

huyết thanh) là huyết thanh của động vật được gây miễn dịchkháng lại một kháng nguyên nào đó. Trong huyết thanh có mộttập hỢp bao gồm nhiều kháng thể đa dòng (polyclonal antibod-ies), trống đó mỗi một kháng thể liên kết với một epitop nhấtđịnh của một kháng nguyên. Vì vậy mỗi một kháng thể trongkháng huyết thanh đểu có một câ”u trúc riêng b iệ t.

 Apỉastic anemia; Sự thiếu máu do không phát triển dòng té

bào nguồn tuỷ xương. Thiếu máu do bị huỷ hoại tuỷ xương. Có>thể điều trị bệnh này bằng cấy ghép tuỷ xương Apoptosis. Chết theo chưdng trình là một hình thức chết của

tế bào theo một chương trình được kích hoạt nội tại. Đặc điểmcủa apoptosis là sự phân huỷ nhân tế bào và ngưng tụ nhântrong đó các mảnh nhân được bao bọc bởi các bọng màng chứa cảtế bào chất, sau đó được các đại thực bào tiêu hoá. Các tế bàotrong quá trình tăng sinh luôn luôn chịu apoptosis là một quiluật tự nhiên của sự phát triển và cũng diễn ra trong quá trình

đáp ứng miễn dịch. Trái lại, cái chết hoại tử (necrosis) xảy ra dotế bào bị đầu độc, bị nhiễm độc hoặc thiếu oxy. Hoại tử đã đế lạimột sồ" lượng rất lốn các mảnh võ tế bào.

 Appendix; Trong giải phẫu gọi là ruột thừa, đó là một môlympho liên kết với ruột rễ gây ra hiện tượng viêm ruột thừa.

 Arthus reaction: Phản ứng miễn dịch do arthus tim ra. Phảnứng xảy ra do khi tiêm một kháng nguyèn lạ vào lớp biểu bì. Khiđó kháng nguyên lạ sẽ phản ứng vối kháng thể ngoại bào gây rahoạt hoá các bổ thể, tế bào thực bào và hiện tượng đáp ứng viêm

tại chỗ.Artefact: Vật làm giả, mô hình làm giả nhằm minh hoạ mộtđiều gi đó.

 Atopic allergy, atopy; Cơ địa, một tình trạng nhạy cảm tănglên đỐì với sự quá mẫn tức thì, qua trung gian kháng thể IgE

 Attenuated: Làm yếu đi một tác nhân gây bệnh, chẳng hạn vikhuẩn gây bệnh, virus bệnh được làm yếu tác dụng gây bệnh khiđược đưa vào cơ thể vật chủ gây ra đáp ứng miễn dịch nhưiigkhông gây bệnh lâm sàng nghiêm trọng.

 Autoantibodies: Các tự kháng thể đó là những kháng thể đặchiệu chống lại kháng nguyên của bản thân cơ thể (autoantigen).

280

Page 294: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 294/352

 Autog^raít: Tự ghép, sự cấy ghép lên một kháng thể bằngchính mô tế bào của bán thân.

 Autoimmune diseases: các bệnh tự miễn, là những bệnhphát sinh do hộ miễn dịch chông lại bản thân.

 Autoimmune hemolytic anemia; Bệnh thiếu máu do tanmáu tự miễn, do tự kháng thể liên kết với kháng nguyên trên bềmặt hồng cầu tạo đícli phá huỷ hồng cầu

 Autoimmune response: Đáp ứng miễn dịch, sự đáp ứngmiễn dịch chông lại các kháng nguyên của bản thân, cũng gọi làtính tự miễn (Autoimmunity).

 Autoimmune throbocytopenic purpura: Bệnh xuất huyếl

tự miễn do thiếu hụt hồng cầu. Các tự kháng thể phát sinh trongbệnh nàv liên kết vói các tiêu cầu tạo đích phá huỷ tiểu cầu, làmgiảm số  lưỢng tiểu cầu.

 A vid ity ; Háo tính, là tổng các lực liên kết ái lực hoá học giữahai phân tử hoặc giữa các tê bào với các tê bào khác có nhiều vịtrí liên kết.

 Azathioprine: Một loại thuốc kìm hăm miễn dịch mạnh cókhả năng diệt các tê bào tàng sinh nhanh. Các tế bào này gồmcác tế bào lympho gây ra đáp ứng thải bỏ mô tế bào cấy ghép.

p sheet: Lá gấp p, một dạng cấu trúc bậc 2 cơ bản của phân tửprotein.

Bacteria: Vi khuẩn, một dạng vi sinh vật nhân sơ (procariote)bao gồm nhiều loài và nhiều chủng khác nhau. Vi khuẩn có thế’sông trên bề mặt tê bào khoảng không bên ngoài một tế bào vậtchủ, trong các bọng màng (vesicles) hoặc trong châ't dịch tế bào(cytosol). Rất nhiều loại vi khuẩn đã gây ra các bệnh truyềnnhiễm khác nhau.

Bare lymphocyte syndrome: Hội chứng thiếu hụt nghiêm

trọng dòng tế bào lympho, trong đó MHC lốp II không được biểuhiện trên bề mặt tế bào do thiếu hụt một số gen diều hoà khácnhau. Bệnh nhân mắc bệnh này bị thiếu hụt miễn dịch ác tính

,chỉ có một sô ít tê bào TCD4^Basophils; Là dòng tế bào bạch cầu (Leucocyte) chứa các hạt

nhuộm màu với thuốc nhuộm base, có chức năng gần giôVig têbào Mast. Đó là tế bào ưa kiểm.

B-cell antigen receptor hoặc B - cell Receptor (BCR): Thụ thể của tế bào B là một phân tử immunoglobin xuyên qua màng

281

Page 295: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 295/352

282

(IgM và IgD hoặc IgG) liên kết không cộng hoá trị vói các chviỗiìga(CD79a) và IgP(CD79b).

p*cell corona: Vành tế bào B nằm trong lá lách (spleen) làmột vùng th ịt có màu trắng kết hỢp sơ bộ với các tế bào B.

p-cell mitogens: Chất kích thích sự phân chia tế bào B, làmtăng sinh tế bào B.

Bỉool group antigens; Các kháng nguyên nhóm máu.Bone marrovv: Tuỷ xương, là một cơ quan lympho trung ươnỊ,'

có chức năng tạo máu. sinh ra các tô bào máu khác nhau baogồm hồng cầu, tiểu cáu. tế bào mono. các tế bào bạch cầu nhânđa hình (polymorphonuclcar leucocytes), các tế bào lympho (lym

phocytes). Tuỷ xương cũng là nơi phát sinh và phát triển tế bàoB ở động vậy có vú và cũng chứa đựng các tê bào nguồn (stomcells) sinh ra cáo dòng tế bào T khốĩ tuỷ. Vì vậy, sự cấy ghép tuýxương có thể sửa chữa được tất cả thành phần cơ bản của tế bàomáu, cần thiết cho đáp ứng miễn dịch.

Booster immunization: Gây miễn dịch nhắc lại. Tiêm khíángnguyên gây miễn dịch nhắc lại sau khi tiêm lần đầu để làm tăngtrạng thái miễn dịch

Bronchial-associated lympho tisues: Hoặc BALT. Những

mô lympho liên kết với phế quan. Những mô này rất quan trọngđôì với sự đáp ứng miễn dịch vói các kháng nguvên l)ị hít vào vàđối vói nhiễm trùng hô hấp.

Bursa of Pabricius: Túi Pabricius, một cơ quan miễn dịchcủa lớp chim, là nơi cán thiết cho sự phát triển của tế bào B cuiílớp chim. Nếu cơ quan này bị cắt đi ở chim non thì sẽ gây ra sựmất đi các tế bào B ở chim trưởng thành. Ngưòi ta không tìmthấy cđ quan tương đương này ỏ người.

C l in h ib ito r; (Cl-INH), chất kìm hâm Cl, là một proloin ức-

chế sự hoạt hoá bổ thế Cl, làm mất hoạt tính enzyme của phứchệ Clr: Cls. Thiếu hụt Cl-INH là nguyên nhân của bệnh phùmạch di truyền.

C3/ C5 convertase: Enzyme làm biến đổi C3/ C5. Sự tạo raenzyme này ti'ên bề mặt tác nhân gây bệnh hay trên tế bào díchcần phá huỷ là một giai đoạn quan trọng của con đường hoạt hoábổ thể. C3/ C5 convertase sau đó xúc tác cho sự loại bỏ một sỗ' lớncác phân tử C3 trên bê mặt tác nhân gây bệnh giúp cho sựopsonin hoá và tạo ra nĩột dãy phản ứng gây tổn thươnjĩ màng lô

bào tác nhân gây bệnh (vi khuẩn).

Page 296: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 296/352

C5a receptor; Thụ thê của bố thê C5a, là một thụ thê có bảy  

vòng xoắn xuyên qua màng liên kết với protein G heterotrime.

Calcineurin: Là một photphataza serin/ threonin của tế bào (;hất đóng vai trò quan trọng nhưng chưa được xác định rõ trongviộc truyền tín hiệu qua thụ thể TCR. Các thuốc kìm chế miễn

dịoh như cyclosporin A và FK 506 tạo ra các phức hệ với các pro- 

tein của tế bào gọi là immunophilin có tác dụng liên kết và gâybất hoạt calcineurin sẽ làm kìm chế đáp ứng miễn dịch của tế  

bào T.Calnexin: Là một protein 8 8 kDa được tìm thây ở lưới nội chất  

(ER: Endoplasmic Reticulum) có khả năng liên kêt với các thành  viôn protein được gâ’p nếp một phần thuộc siêu họ globulin miễn  

dịch và giữ cho các protein nàv ởlại trong lưói nội chất cho đến khi chúng được gấp nếp hoàn loàn, còn gọi là protein "bảo mẩu”.

Capture assay: Xét nghiệm bắt giữ miễn dịch.Carrier: Chất mang có bản chất protein lạ, liên kết vói một  

kháng nguyên phân tử nhỏ không có khả năng đáp ứng miễn  

dịch (không sinh miễn dịch). Dạng kháng nguyên này được gọi làhapten.  In vivo,  các protein của bản thân cá thể cũng có thể đưỢc 

dù ng là m châ”t mang nếu chú ng được cải biến đú ng bằ ng mộthapten. Điều này quan trọng trong hiện tượng dị ứng với thuốc.

Caseation Necrosis: Hoại tử trong lối, một dạng hoại tử được thấy ở giữa các khối u hạt trong bệnh lao phổi. Người ta thấyxuất hiện các vùng trắng như phomat ỏ giữa đám hoại tử.

CD: Cụm biệt hoá (Cluster of Differentiation).CD45: Là một cụm biệt hoá kháng nguyên chung cho các bạch

cầu có bản chất là một tyrozin photphataza bộc lộ ỏ những dạngđồng phân khác nhau trên bề mặt các lympho T khác nhau. Các

dạng đồng phân này nói chung biểu thị một chức năng như CD45R do một exon mã hoá có một kiểu liên kết nhất định với một  

kháng thể đặc hiệu.CDR; Vùng xác định bổ sung (Complementarity determining 

regions).C D R l , C D R 2 , C D R 3 : L à ba vù n g xá c đ ị n h t ín h bố’ s u n g ở t ại

vị trí tận cùng của khu vực biêVi đổi (V.Domain) ở   trên các phântử kháng thể hoặc trên các TCR. Ba vùng này tạo nên các thòng

lọng (loop) tiếp xúc trực tiếp với kháng nguyên hoặc peptit.

283

Page 297: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 297/352

Cell adhention molecules; Các phân tử kết dính tế bào, gọi tắt là CAM. Đó là những protein bề mặt tê bào, tạo ra sự liên kết giữa các tế bào vói nhau trong các mô.

Cell-mediated iininunity hoặc Cell-mediated immune response: Tính miễn dịch trung gian qua tế bào hoặc sự đáp  

ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Mô tả sự đáp ứng miễn  dịch thích ứng trong đó kháng nguyên đặc hiệu với tế bào T đóngvai trò chủ yếu. Đáp ứng miễn dịch này bao gồm tất cả tính miễndịch thích ứng nhưng không bao gồm quá trình tiết kháng thể.

Cell-surface Immunoglobulin: Globulin miễn dịch trên bê mặt tê bào. Đó là thụ thể tê bào B (BCR).

Cel lu lar Immunology: Môn học miễn d ịch chuyên nghiên  cứu tính miễn dịch trên cđ sở tế bào.

Central lymphoid organs; Các cơ quan lympho trung ương là những vỊ trí phát triển của các tế bào lympho ỏ ngvíời, tuyếnức, (thymus) là những cơ quan lympho trung ường.

Central to lerance: Sự dung nạp ở mức độ trung ương. Sự  dung nạp được thiết lập trong quá trình phát triển của các tê bào  lympho ở các cđ quan lympho trung ương khác với dung nạp ỏ mức độ ngoại vi (peripheral tolerance).

Centrobỉasts: Nguyên bào trung tâm. Đó là những tế bào cókích thước lớn đang phân chia nhanh, được tìm thấy ở các trungtâm mầm, đó cũng là những tế bào đột biến soma ở mức độ cao. Các tế bào B ghi nhớ và các tê bào tiết kháng thể đểu bắt nguồntừ các t ế bào này.

Centrocyte; Tế bào trung tâm. Là các tế bào nhỏ không chia ỏ trung tâm mầm bắt nguồn từ nguyên bào trung tâm. Chúng có  

Ihể chín (trưỏng thành) thành các tê bào plasma tiết kháng thểhoặc trở thành tế bào ghi nhớ, hoặc có thể chết theo chương trình

(apoptosis). Điều này phụ thuộc vào sự tương tác giữa thụ thểcủa chúng với kháng nguyên.Chedỉak - Higashi Syndrome; Là một hội chứng thiếu hụt

chức năn g của tê bào thực bào, chưa rõ nguyên n hân, ở nhữ ngtế bào này, lysosome mất khả năng dung hợp với các thụ thể ănbào(phagosome) và khả năng giết vi khuẩn của những tế bào  thực bào này bị suy giảm.

Chemokines: Là các xitokin có phân tử nhỏ giúp cho sự di động và hoạt hoá tế bào, đặc biệt là các thực bào và các tế bào  

lympho. Chúng có vai trò quan trọng trong đáp ứng viêm.

284

Page 298: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 298/352

285

C h r o n i c g r a n u l o m a t o u s d i s e a s e : B ệ nh u h ạ t m ạn (u h ạt 

mạn tính). Đó là bệnh thiếu hụt miễn dịch, trong đó có nhiều u  

hạt hình thành do việc loại trừ không đầy đủ của các tê bào thựcbào. Bện h do thiếu h ụt hệ tliôVig cnzym e N A D P- H o xidase dùngđê tạo ra gốc superoxit tham gia diệt vi khuẩn.

ClassII - associaed invariant Chain, CLIP: Peptit liên kết với phức hệ phù hỢp mô chủ yếu lớp II ở tại rãnh liên kết của  MHC lớp II sau khi đã bị “cắt gọt” bằng các protease. Peptit nàysau đó đưỢc lấy khỏi rãnh liên kêt nhò protein HLA - DM trong  cơ chế liên kết với mảnh poptit. kháng nguyên sẽ được trình diệncho lympho TCD4.

Class svvitching: Xem isotyi e svvitching.Class; Xem isotype.C la ss ic a l pa thvvay : Con đường hoạt hoá bố’ thô kinh điển  

đưỢc bát dầu nhờ kh án g ihô liên kết với khá ng nguy ên, tiếp theo  đó các thà nh phầ n bổ thù C l, C4. C2 được biến đổi để tạo C3 / C5convertase (xem thêm alternative pathvvay).

Cional deletion: Sự loại bỏ dòng, sự loại bỏ nước tê bào lym- pho chưa chín bằng cách liên kết với các tự kháng nguyên(autoantigen). Loại bỏ dòng là một cơ chê' chủ yếu của sự dung nạp

trung ưong và cũng xẩy ra ở sự dung nạp ngoại vi.Clonal expansion: Sự lan truyền dòng. Đó là sự tăng sinh 

của dòng tê bào lympho đặc hiệu vối một kháng nguyên kích  thích. Quá Lrình tròn xẩy ra trước khi (;ó sự biệt hóa thành tế bàohiệu quả. Đó là giai đoạn cơ bản của dáp ứng miền dịch thíchứng cho phép các quá trình đặc hiệu kháng nguyên tăng sô lượngđể “chiến đấu” có hiệu quá với tác nhân gảy bệnh.

Clonal se lect ion theory; Lý thuyết lựa chọn dòng . Là lý  thuyết trung tâm của miễn dịch thích ứng trong đó sự đáp ứng  

miễn dịch thích ứng bắt nguồn từ các tế bào lym pho riêng biệtctặc hiệu kháng nguyôn. Những tế bào này tăng sinh đáp ứng lạikháng nguyên và biệt hoá thành các tê bào hiệu quả đặc hiệukháng nguyên đê loại bỏ tác nhân gây bệnh và tạo ra các tế bàotíhi nhó (memory cells) làm bổn vững tính miễn dịch. Lý thuyếtnày được Niels Jerne và David Talmage nêu ra đầu tiên, sau đó đưỢc Macíầrlane Burnet hoàn thiện.

Clone: Một quần thể tô bào bắt nguồn từ một tê bào tố tiên.

Cloned T- cell line: Tcạo một dòng tế bào T hay clon một dòng 

T. Nuôi cấy tiêp tục dòng tô bào T bắt nguồn từ một tê bào tổ

Page 299: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 299/352

286

tiên. Dòng tế bào T đã clon cần phải được kích thích thường

xuyên bằng một kháng nguyên để duy trì sự tăng trưỏng của  chúng. Dòng T đã clon sẽ được dùng trong nghiên cứu tính đặc  

hiệu, sự tăng trưởng và các chức năng gây hiệu quả của chúng.

Clontypic: Một kiều clon, nói lên đặc điểm duy nhâ"t của một  

dòng tế bào riêng biệt. Vì vậy, một kháng thể đđn dòng (mono-

clonal antibody) phản ứng vâi một thụ thể ở   bề mặt dòng T này  

là kháng thề nhận biết đặc hiệu kiểu clon T.

Clusters of Diffentiation (CD): Cụm biệt hoá kháỉig 

nguyên. Là những phân tử bộc lộ trên bề mặt tê bào, được nhận  

biết bởi những kháng thể đơn dòng đặc hiệu với chúng. Số lưỢng 

CD hiện nay của các tế bào hệ miễn dịch đã được tìm ra đã lên  

đến hàng trăm loại (CD1-CD247).

C o-d om ina nt: Đồng trội. Một gen đực biểu hiện khi cả hai 

alen của một locus đều được biểu hiện như nhau trong các dị hợp

tử. Hầu như tất cả các gen có đặc tính này bao gồm các gen có

tính đa hình cao của phức hệ phù hđp mô chủ yếu (MHC).C od in g joint: Đoạn nốì mã, chỗ nối mã được tạo thành bằng 

cách nôi không chính xác của mảnh gen V với một mảnh gen J

(hoặc D) trong phân tử globulin miễn dịch (Immuno globin) hoặc

của các gen mã hoá cho thụ thể của tế bào T.

C o-isog en ic: Xem congenic .

Collectins: Là một họ các lectin liên kết vói đường phụ thuộc  

canxi, hoặc là những lectin chứa các trình tự giống collagen. Các protein liên kế t vâi man nose cũng là các collectin.

C om b ina tor ia l d iv er s i ty : Sự đa dạng do tổ hỢp. Các thụ thể 

miễn dịch biểu hiện hai kiểu đa dạng do tố hỢp có phân biệt với 

nhau. Sự đa dạng do tổ hỢp sinh ralà do sự kết hỢp các đđn vị  

thông tin di truyền tách biệt. Các mảnh gen của thụ thể nôi vói

nhau theo n hiều cách tổ hỢp khác nh au tạo nên các chuỗi th ụ th ể  

khác nhau, sau đó hai chuỗi thụ thể (chuỗi nặng và chuỗi nhọ  

của Ig, chuỗi Ằ và p hoặc y và ô của TCR) sẽ kết hỢp với nhau tạo  

ra vị trí nhận biết kháng nguyên.Common lyphoid progenitors: các tổ tiên chung của tê bào  

lympho. Đó là các tế bào nguồn sinh ra tất cả các tế bào lympho.

Page 300: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 300/352

Chúng bắt dầu từ các tê bào nguồn tạo máu đa năng (pluripotent  

hematopoietic stem cclls),

C o m m o n v a r i a b l e I m m u n o d e í l c i e n c y : S ự t h i ê u h ụ t m i ễ n  dịch biến dạng chung, Đó ]à sự thiêu hụt chung trong việc sản  

xuất các kháng thể. trong đó nguyên nhân phát sinh bệnh chưa

rò. Có sự liên quan rất mạnh mẽ với sự xác lập bản đồ gen của  

phức hệ MHC.

C o m p e t i t iv e b i n d i n g a s s a y s : Các x ét nghiệm liên kết cạnh  

tranh, là những xét nghiệm huyết thanh học trong đó nhữngkháng nguyên chưa biêt sẽ dược phát hiện và định lượng nlìờ  k h íi n ă n g k ì m h ã m s ự l i ên k ế l củ a c h ú n g đ ôl vớ i m ộ t c á u t ử g ắ n  

(ligand) đánh dâ\i dã biêt với một kháng thô đặc hiệu với chúng.(/Omplement: Bổ thể. I .à những i)rotein huyết tương phản  

ứng vói nhau nhàm tấn công các dạng tác nhân gây bệnh ngoạibào. I3Ồ’ thể có thể được hoạt hoá tự Ị)hát dối vối một s ố tác nh ân  

gây bệnh (con đường hoạt hoá bẽn cạnh bắt đầu từ C3b) hoặc dokháng thể liên kết VỚI tác nliân gây bệnh (con đường hoạt hoá

kinh điển bắt đầu từ Cl). Hiệu quả của các con đường hoạt hoábô’ ihể là tạo ra phức hộ tân công màng (MAC) và opsonin hoá tác

nhân gây bệnh tạo điổu kiện dỗ dàng cho các thực bào tiêu diệttác nhân gây bệnh.

C om p lem en t R ec ep to rs (CR): Các thụ thê của bố thể . Là 

những protein trên bê mặt màng tế bào liên kêt với các bô thê đã  

Kắn với các tác nhân gây bệnh. Các thụ thể của bổ thề ở các thực  

bào (phagocytes) cho pliép chúng nhận biêt tác nhân gây bệnh và  

phú huỷ chúng.C o m p l e m e n t a r i ty d e t e r m i n in g r e g i o n s (C D R s): Các vù ng  

xáo địn h bố’ sung . Là một ph ần phâ n tử thụ thố’ tiếp xú c với cấu

tử (ligand) đặc hiệu và xác định tính dặc hiệu của chúng. CDRslà phần dễ biến đổi nhất của protein tụ thể, tạo cho các thụ thêtính đa dạng cấu trúc. Vùng này bao gồm sáu vòng thòng lọng(loops) ở đầu tận cùng xa của các khu vực (domain) dễ biến đối 

của thụ thể, ba vòng thòng lọng lừ hai domain của thụ thê.C o n f o r m a t i o n a l e p i t o p e s , d i s c o n t i n u o u s e p i t o p e s : C á c 

(Ịuy định kháng nguyên không gian hoặc gián đoạn. Các epitopes  

này dưỢc hình thành từ inột sô vùng lách biệt trong trình tự cấu  

trúc bậc nhất của một phân tử protein kháng nguyên gấp lại 

trong không gian. Các phân tử kháng thổ chỉ liên kết với những

287

Page 301: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 301/352

288

epitopes không gian ủ  các kháng nguyên tự nhiên không bị biêntính.

Congenic strains: Các chủng chuột nhắt giôVig nhau về di truyền ở tất cả các locus nhưng chỉ khác nhau một locus. Mỗi  chủng này được tạo ra bằng lai chéo lặp lại giữa các chuột mangđặc điểm mong m uốn tập trung vào một nòi chuột đê cun g cấp f ơ  sở di truyền cho một bộ sưu tập các nòi congenic.

C on sta n t r eg ion s; Các vùng không biến đối. vùng hằng định.Contact hypersens i t iv i ty : Quá mẫn t iếp xúc. Là một dạng  

quá mẫn muộn, trong đó các tế bào T đáp ứng lại các khánK  nguyên gây di ứng khi tiếp xúc với da. Ví dụ: Một chất độc per.i- 

tadeca-catecol ở lá cây leo Ivy (cây thường xuân) khi tiếp xúc vỡi da sẽ gây hiện tượng quá mẫn tiếp xúc.

Continuous epiopes hoặc ỉinear epitopes: Các quyết địnỉh kháng nguyên liên tục hoặc các quyết định kháng .nguyên thắtiịS bao gồm trình tự liên tiếp các gốc acid- amin của một epitopes.

Convertase: Hoạt tính enzyme làm biên đối protein bô th>ê thành dạng có hoạt tính. Việc tạo ra C3/ C5 convertase là một siựkiện quan trọng nhất trong hoạt hoá bổ thể.

Coomb test; Xét nghiệm coomb. Là xét nghiệm kháng thê liêm  

kết vói tế bào hồng cầu. Hồng cầu khi đưỢc bao bọc bằng cá.c  kháng thể. sẽ bị ngưng kết nếu chúng bộc lộ đổi với một kháĩiỊg  thể kháng lại Ig. Xét nghiệm coomb khá quan trọng đê phát hiệin  các kháng thể không ngưng kết chông lại các tế bào hồng cầu (ỉựic  sản xuất có mặt kháng nguyên RH không phù hỢp trong khi ció thai.

c - R ea ct iv e pr otein : Protein phản ứng c , một dạng proteiin  

của pha câp tín h liên kê t vói phọthorylcholin, tron g đó phot - phory lcholin là thàn h phần c - polysaccharide của vi khuẩin 

Streptococcus pneumoniea. Nhiều loại vi khuẩn cũng có phot-  phorylcholin trên bể mặt tế bào có thể kết hỢp với protein phảin  

ứng c . Vì vậy c - reactive protein có thê liên kết vối nh iều loại v i  khuẩn tạo điều kiện opsonin hoá hấp đẫn các thực bào. ProLoiin  không thể liên kết vối các mô của động vật có vú.

C ro ss - m at ch in g: một xét nghiệm phân loại nhóm m áu Víà xét nghiệm tính phù hỢp mô được dùng trong truyền máu Víà trong cấy ghép mô tế bào.

Cross - reaction; Phản ứng chéo. Phản ứng liên kết giữa mộit 

kháng thể và một kháng nguyên không gây đáp ứng tổng hỢỊP

Page 302: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 302/352

289

kháng thê dó. Do (ló. nôu mộl kháng ihô kháng lại kháng nguyên  A. cũng liên kôt VỚI kháng nguyên 13, người ta nói rằng kháng  

tho này phản ứng' chéo với khánịí nguyên B.C u ta n eo u s ly m ph o id a n t ig en; Kháng nguyên ly mpho (CLA) 

của da là một phân tử tham ^ia vào (lAn dat tê bào lympho quay  

trở lại da của ngưòi.C u ta n eo u s T- Cel l lyn iph om a: u lympho của tê bào T ỏ da, 

sự siiih trưởn>ĩ ác tính cúa các tê l)ào T ỏ  da.Cyclophosphaniide: Thuôc kìm hãm miễn dịch có bán chất 

là tác nhân alkyl hoá có Lác (lụng diệt nhanh chóng các tê bào  (lang phân chia, bao gồm cá các tế bào lympho tăng sinh dáp ứng

VỐI kháng nguyên.C y c lo sp o r in A: Thuốc kìm hãm m iễn dịch mạnh, kìm hãm sự  

Iruyền tín Inộu từ các TCR, ngàn cáiì hoạt lioá tê bào T và chực  Iiăn^ gây hiệu f|u;i. Thuôc này lác dụng với Cyclophilin lạo raphức hộ gây bííl hoại phcspliotase sorin/ treonin calcineurin.

Cytokinees: Proteiii l iếl ('ủa các lê bào gáy tác động vào cáctế bào khác. Xitokin dưực tô bào lympho tiết ra đưỢc gọi là lym-hokin hoặc inter leuk in (viêt lát là IL), Xitokin tác dộng lên các t.hụ thế dặc hiệu VỚI xitokin có mặl ớ tô bào mà ch ún g nh àm đích.

C y to k in e re ce p to rs : Các thụ tlŨ! nhận biêt xitokin. Sự liên  kêt RÌữa thụ tlìế và xitokin tạo ra các  hoạt dộng mỏi trong tê bàonhư; tă ng trư ỏiig , biệt lioá, hoặc chôt.

C y to to x ic T c ell s: ('ác' lô bào T gây độc. Là những t ế bào cliộl các tế bào kh ác . Tấ t cá các tô bào T   gây độc đều là các T- CD8 cliỉ

nhận biết MHC - lỏp I. Iihưiig tô bào TCD4 cũng có thể diột các  tê bào khác d một sỏ tníờng hỢp. Các tô bào T gây độc có vai trò  

(]uan trọng trong việc bíio vệ vạt chủ chòng lại các úc nliân gâyđộc nội bào.

C y to to x in s: Các chất độc dôì với tế bào, là những Ị)rotein do tế bào T độc tiêt ra dô phá huv lê bào dích (nhiễm trùng hoặc:  biến dạng bất thường). Perforin, gran/.ymo hoặc pramentin tà những độc tô”tô bào đã được xóc định.

D e f e c t i v e e n d o g e n o u s r e t r o v i r u s e s ; Là n hữ ng p hầ n g en om  

của retrovirus cài và genom của tố bào vật chủ và hoạt động nhưcác gen của VỘI chvỉ. Có rất nhiếu những bộ phận gon của retro-  virus được cài Lrong genom của chuỘL nhắt.

Delayed - type hypersensitivity: Quá mẫn muộn. Là mộl 

dạng miễn dịch qua trunịí gian tô bào do một kháng nguyên lạtiep xúc với da, làm huy dộng các tê bào T- CD4 gây ra hiện

Page 303: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 303/352

tượng viêm. ĐưỢc gọi là quá mẫn muộn là do phản ứng diỗn biến  từ hàng giờ đến hàng ngày sau khi tiêm kháng nguyên diíỏi da. 

phân biệt với các quá mẫn tức thì (immediate hypersensitivity)  trong đó phản ứng ở   dưối da tính theo phút ngay sau khi tiêrn  kháng nguyên dưới da.

D e n d r iti c ce lls: Tê bào có tua, cũng được gọi là các tê bào lưới 

xẻ thuỳ (interdigitating reticular cells). là tìm thâV trong khu  vực tế bào T của các mô lympho. Chúng là những tế bào có tiểrii  năng kích thích mạnh nhất các đáp ứng miễn dịch của tê bào T.  Các mô không phải lym pho cũng chứa các tế bào den dritic như ng  dưòng như không có khả nàng kích thích đáp ứng tế bào T trước  

khi chúng được hoạt hoá và di chuyên đến các mô lympho. Tê bào  có tua bắt nguồ n từ tế bào tiền thân ở tuỷ xương, c ầ n phâ n biệ*t vối tế bào nang có tua (follicuIar dendritic cell) là loại có chúíc  năng trình diện kh áng nguyên cho tế bào B.

Dendritic epidermal cells (dEC). Tế bào tua biểu bì. Là 

một lớp tê bào chuyên biệt của tế bào Ty, ỗ,  tìm thấy ở da (;ủ.a chuột nhắt và một số loài động vật khác, không có ở   người. Tất, cả  

các CỈEC đều có thụ thế T dạng y.ồ (yô TCR).D e se n sit iz a tio n ; Làm mất t ính nhạy cảm. Một phương phá.p 

hay tạo cho các thê hay bị dị ứng biẻu hiện liều lượng chất gây dli ứng tàng lôn đế hy vọng kìm hãm phản ứng dị ứng của chúngỊ.  Điều này có thổ cho việc chuyến đổi các kiểu tế bàoT-CD4 và cỉiOđó là biến đổi tổng hợp kháng thê IgG thay cho IgE.

D. gene segments, diversity gene segments: Các mảnìh gen tạo đa dạng. Là các trình tự ngắn ADN nổi các mảnh gen V  và J trong các gen chuỗi năng của Ig và các gen chuỗi p và ô oủ.a 

TCR trong quá Irình phát sinh soma cua inột exon vùng biôn clổuDiacylglycerol (DAG): Diaxylglyxerol là một sản phẩm phâin 

huỷ của lipit được giải phóng phổ biên từ phospholipit inosital nhò tác độ ng của p ho sph olip ase C-y. Việc sả n xuâ ”t DAG do plìảin ứng tiếp nhận nôi ghép của nhiều thụ thể kích thích tạo ra. (/áic DAG tiếp theo sẽ hoạt hoá protein kinase c trong tế bào và  SIÕtruyền tín hiệu xa hđn.

D ia p e d e sis ; Sự di chuyên của các tê bào m áu, đặc biệt là bạclh cầu từ thành mạch máu đến các mô tô bào.

Differential Signaling Hypothesis: Giả thuyêt truyền tíin hiệu biệt hoá. Giải thích con đưòng khác biệt giữa các quá trinlh  

lựa chọn âm tính và dương tính (negative, positive selectiom)  trong quá trình chín của tế bào T ở luyến thymus.

290

Page 304: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 304/352

291

D iffe r e n t ia l a n t ige n s; Các kháng nguyên b iệt hoá , được phát hiện ở một sô' tế bào nhờ các kháng thế đặc hiệu. Nhiều kháng  

nguyên biệt hoá có vai trò quan trọng đặc trưng cho các phenotyp  biệt hoá của tế bào mà chúng bộc lộ, chẳng hạn như các Ig bề mặt của tế bào B.

DiGeorge Syntrome: Hội chứng DiGeorge, một bệnh thiếu 

hụt di truyền theo gen lặn, dường như biểu hiện sự thiếu hụt  phát triển các chùm tế bào thần kinh quan trọng. Hậu quả bệnh  còn là sự thiếu hụt truyền hoocmon parathyroid dẫn đến mất  khả năng phát triển biểu mô tuyến thymus.

D ir e c t c o o m b s te st: Xét nghiệm (test) coomb trực t iếp, sử  

dụng anti-Ig tạo ngưng kết các tế bào hồng cầu nhằm phát hiện  các tự kháng thể bao quanh tế bào hồng cầu trong bệnh tự miễn  hoặc đáp ứng miễn dịch kháng thai nhi ở ngưồi mẹ (xem indirect  coombs test).

Discontinous epitopes; Các quyết định kháng nguyên gián đoạn (xem com formational epitopes).

A D N - d e p e n d e n t p r o t e i n k i n a s e : P rotein kinase phụ thuộc ADN, có một tiếu đđn vị xúc tác (có hoạt tính enzyme) đóng vai trò quan trọng trong tái tổ hỢp các mảnh gen VDJ. Đột biến làm  

thiếu yếu tố này sẽ đưa đến phenotyp thiếu hụt miễn dịch tổ hỢp ác tính hoặc bệnh Scid (Severere Combined Immunodeíĩciency).

D o u b l e - n e g a t i v e t h y m o c y t e s : Các t ế bào ức âm tính kép, là những tế bào T chưa chín (chưa trương thành) bên trong tuyến  ức không biểu hiện cả hai loại đồng thụ thể CD4 và CD 8 . Việc bộc lộ chọn lọc chúng diến ra song song với sự phát triển của tế  bào T. Có 4 quần thế tê bào T chủ yếu bên trong tuyến ức là:  

quần the âm tính kép, quần thể dương tính kép, quần thế chỉ  chứa một loại CD4 và quần thể chỉ chứa một loại CD 8 .

Double positive thymocytes: Các tế bào ức dương tính kép. Là quần thê tê bào T nằm trong tuyến ức đều bộc lộ cả hai loại tê bào là CD4 và CD 8 .

Early induced responses or early non adaptive re- sponses: Các đáp ứng được tạo ra sốm, là một loạt phản ứng bảo  vệ của vật chủ trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Chúng  phân biệt với miễn dịch bẩm sin h (innate im m unity) vì có có pha cảm ứng và phân biệt vối miễn dịch thích ứng (adaptive immu-  nity) và không xẩy ra theo cơ chế chọn lọc dòng các tế bào lym- 

pho đặc hiệu với khá ng nguy ên.Early Pro B cel l: xem Protein-B-cell .

Page 305: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 305/352

E ffe ct o r ce l ls : Các tế bào hiệu quả, là các tế bào lympho có  thể tạo quá trình hoà giải trung gian để loại bỏ tác nhân gây  

bệnh ra khỏi cd thể. Các tế bào này không cần biệ t hoá xa hđn. trong khi những tế bào ghi nhớ cần phải đưỢc biệt hoá và phân  chia trước khi trở thành các tế bào hiệu quả. Các tế bào lymphohiệu quả còn được gọi là các tế bào hiệu quả “có vũ trang”.

E ffe ct or m ec ha n ism : Cơ chế h iệu quả , được sử dụng để loại 

bỏ các tác nhân gây bệnh thực hiện trong đáp ứng miễn dịch bẩm  sinh và đáp ứng thích ứng.

Efferent lymphatic vessel: Mạch bạch huyết đi ra, đường ra của các tế bào lympho rời khỏi hạch bạch huyết đi vào hệ tuần  

hoàn.ELISA: xét nghiệm hâ"p phụ miễn dịch liên kết enzym (xem  

enzyme-liked Immuno Sorbent Aassay).ELI SPOT a s s a y : Xét nghiệm ELISA cải biên, trong đó các tế  

bào được đặt lên trên các kháng thể hoặc kháng nguyên đã gắn  lên bề mặt của một giá thể nhựa “cạm bẫy” để phát hiện các sản  phẩm chọn lọc của tế bào. Các sản phẩm bẫy được sau đó phái  hiện bằng một kháng thê gắn với một enzym có thê phân huỷ  một cờ chất tạo mẫu tạo í-a vết có mẫu khi thêm cơ chất của en-  

zyme.E m b rio n ic S tem C el ls (ES cel l s ) : Các tế bào phôi gốc, các tô 

bào phôi nguồn. Đó là những tế bào đang phát triển liên tục có khả năng biệt hoá thành tất cả các dòng tế bào khác. Các tế bào  ES có thê được sử dụng trong thao tác di truyền, nuôi cấy mô,  sau đó được cài đặt thành các bọng phôi nguyên bào (blastocysts) dùng dê tạo các dòng đột biến chuột nhắt. Các gen trong tê bào  

ES đưỢc loại bỏ bằng kỹ thuật tái tô hợp cùng nguồn ( hoặc tái lô  hỢp gen tương đương: homologous recombination), sau đó tế bào  

ES được dùng để tạo ra dòng chuột có gen knock-out.E n c a p s u l a t e d b a c t e r i a : V i k h u ẩ n có vỏ bao bằng một lóp áo  

cacbohydrat dày nhằm bảo vệ cho chúng khỏi bị thực bào. Vi  khuẩn có vỏ bao này có thể gây ra nhiễm trùng ngoại bào. Nó cliỉ  bị thực bào và bị phá hủy bằng các đại thực bào khi lóp vỏ này  được liên kết với kháng thể và bổ thể đưỢc tạo ra ở cơ thể bị nhiễm.

Endogenous pyrogens; Chất gây sốt nội sinh là những cyto- kine có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nó được phân biệt vối 

các chất endotoxin ngoại lai của các vi khuẩn gram âm cũng gây

292

Page 306: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 306/352

ra hiện tượng SỎL ('h ình nhữnfí (“ndot oxi n vi kh uâ n n ày củ ng  khới dộng cáo pyio^^íMi nội siiih.

E n d o to x in ; Là nội (lộc tỏ vi kh uan rhi điíỢc giíii Ị)hóiijí ra khi tê bào VI khuân 1)Ị chôL Irontí cơ thê bị nhiễm bệnh, trái với ngoại độc tô (exotoxin) dược vi khuán tiêt ra khi cliúng còn sông.  Một nội độc tố (Ịuan ti-ọn<í nhất của vi khuân  gram   Am là lipop oly sac ch arid c ( L I’S) có lác dụn fỉ ríú mạ nh gây tổnp hỢỊ) cy-tok ino và gâ y ra hiệ n iượng sô’c nội dộc tô”.

E n h a n c e r s; Là Iihữn<í ti ình tự (lặc hiệu nằm trong ADN go- nom có tác dụng hoạt hóa sụ |)hiôn mã (transcrÌỊítion).

ELISA: Xét nghiệm miỗM dịch hâp phụ liên kêt enzym, là kỹ  

thuật dưỢc sử dụng rộuịí rãi ti-ong sinh học, y học cũng như miễn(lịch học.

E o si n o p h ils : Là nhữiig tê bào bạch cầu ưa axit có tác dụng  bảo vệ chông lại nhiỗm bệnh ký sinh trùng. Các tê bào này được  lioạt hóa bằng các tê bào lym])ho trong đáp ứng miễn dịch thích  ứng. Bình thường mật độ tế bào ưa axit trong máu rất thấp  nhưng sẽ đưỢc tăng lên râ’t cao trong trường hỢp bị dị ứng hoặc bịnhiễm trùng.

E o t a x i n 1 , E o ta x in 2: là các chem okin, các chát tiế t có bản 

chất hóa học tác động đặc hiệu lên bạch cầu ưa axit.Epitope; Quyết định kháng nguyèn là một trì i ih tự cấu trúc  

nằm trên phân tử kháng nRuyên dược nhận biết bởi các khánịỊthổ hoặc các thụ thê của kháng nguyên. Một Epitoj)e của tế bào  T là một trình tự peptit ngắn từ một kháng nguyên có bản chất ])rot(*in được liên kêt với phân tử MHC và được nhận biết bơi một  tế bào T riêng biệt. Các epiloịx* của tố bào B là những quyết định  

kháng nguyên dược các tô bào H nhận biẽt. (,'ác o))itope này có  cấu Irúc gián đoạn, điến hình níĩhĩa là có cấu trúc không gian  

Iihất định.Epitope spreading; Sự lan tỏa epitope đưỢc mô tả một thực  

tế là các đáp ứng miễn dịch dốì với các tự kháng nguyên (Autoan- ligon) có khuynh hướng da dạng hơn và dai dẳng hơn.

Epstein - Barr v irus (EBV): Là những herpesv irus gây  nhiễm chọn lọc lên các tê hào B của người bằng cách liên kôt với  các; thụ thể của bố thể (('R 2   hoạc còn gọi là CD 2 1 ). EBV thường  l i ê n q u a n c h ặ t c h ẽ v ớ i b ệ n h u n g t h ư v ò m h ọ n g .

E q u il ib riu m dia lys is : Sự thâm tách cân bằng , là một kỹ 

thuật trong đó các kháng thê trong túi thấm tách dược bộc lộ tùy  theo sô KíỢng thay đổi của các phân tử kháng nguyên có thê

293

Page 307: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 307/352

khuếch tán qua màng thẩm tách. Sô lượng của kháng nguyên ở  bên trong và đ bên ngoài của túi tại thòi điểm trạng thái khuếch  

tán cân bằng sẽ đưỢc xác định theo số luỢng và ái lực của kháng  thể.

E-rosettes: Phản ứng tạo hoa hồng của tế bào tiồng cầu cừu.  

Phản ứng này Xầ3^ ra kh i các tô bào T của người được xử lý VỚI các tế bào hồng cầu cừu. Phản ứng tạo hoa hồng với hồng cầu cừu  thưòng dùng để tách tô bào lympho T của người.

Erp57; Là phân tử bảo mẫu tham gia vào quá trình gắn mảnh  

peptit kháng nguyên lên trên phân tử MHC lớp I ở lưới nội chất.E ry th r o b la s to s is íeta l i s : Bệnh tan máu nguyên bào hồnfĩ   

cầu ác tính, là một dạng bệnh tan máu ác tính do Rh trong do  kháng thố kháng Rh của người mẹ xám nhập vào thai nhi làm  tan máu dưới dạng nguyên bào hồng cầu (Erythroblast) ở cơ thò'thai nhi.

E-select in: Xem selecl inE x p e r i m e n t a l a l le r g i c e n c e p h a l o m y e l i ti s (E AE ): B ệnh  

viêm hệ thông thần kinh trung ương thực nghiệm, được tạo ra  sau khi chuột nhắt được gây miễn dịch vói các kháng nguyên  thần kinh cùng với tá chất mạnh.

Extravasation: Là sự di động của các tế bào hoặc thô dịch từ  các mao mạch máu đến những mô xung quanh.

F ab fra gm en t; M ảnh cắt của phần kháng thê liên kêt vứi khá ng nguyên , được tạo ra bằng cách xử lý khá ng th ế với papain.

F (a b’>2: M ảnh kh áng thê liên kết với kh áng ng uyên khi xử lý kháng thê với tripxin.

F c fra gm en t: Mảnh kháng thể ở vùng không biôn đổi khi xử  

lý khá ng thê bằng papain.Pactor B, factor D, factor H, factor I, factor P: Là những 

thành phần của con đưòng hoạt hóa bồ thê bên cạnh (alternative  pathway). Pactor B có vai trò l âl giông với vai trò của C 2 b trong  hoạt hóa cổ điển, p^actor D là một protease sorin gây ra phân hủy  íactor B. Pactor H là một protein ức chê có vai trò giống vói yếu  tô”thúc đẩy phân rã. Pactor I là một protease làm phân hủy các thành phần khác nhau của con đường hoạt hóa bên cạnh. Factor p gọi là properdin là một thành phần điểu hòa dương tính của  con đường hoạt hóa bên cạnh, làm ổn định C3 convertase trên bê' mặt tế bào vi khuẩn của con đường hoạt hóa bên.

Fariner’s iung; Là một bệnh quá mẫn do sự tương tác của các  kháng thể IgG với một sô' IvíỢng lớn các dị nguyên (allergen) xâm

294

Page 308: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 308/352

nhập vào đường hô hấp và đi vào thành của phổi gây viêm phổi và làm biến đổi trao đổi khí.

Fas; Một thành viên của họ thụ thể tiếp nhận TNF (Tumor  Necrosis Factor). Nó được bộc lộ ở trên một số tế bào tạo cho các  tê bào dễ nhạy cảm đôi với những tê bào bộc lộ cấu tử Fas để tiêu  diệt chúng.

Fc receptors: Các thụ thê đối với mảnh Fc. Các thụ thê này  

hao  gồm FcyR, FceR. Các FcyR bao gồm FcyRI, RII, RIII là những  t hụ t hể bể m ặt liên kế t với phần Fc của các phân tử IgG. Các thụ  t.hê Fcy đưỢc bộc lộ trên bề mặt tế bào thực bào lympho B, tế bàoKK và các tê bào nang có tua. Chúng đóng vai trò quan trọng  

t rong đáp ứng miễn dịch thê dịch.FACS®: Máy phân hạng tê bào bằng tia huỳnh quan g hoạt hóa 

(Fluorescence-activated cell sorter). Máy dùng để đo kích thước  lế bào, tính chất có hạt và độ phát quang khi các tế bào này liên  kết với khán g thế’ đánh dầu huỳnh quang khi người ta cho 1  tế  bào đi qua một máy phát hiện quang học có chùm tia chiếu qua.  Việc phân tích một tế bào theo cách này được gọi là đo dòng chảy  t ế bào (flow cytom etry) và máy này được gọi là flow cytom eters  lioặc gọi là cell sorters.

P o l l i c u l e r c e n t e r c e l l l y m p h o m a ; B ệ n h u lympho dòng B ở  Iiang lympho hoặc ở các mô lympho.

F ra m ew or k re g io ns : Các vùng giá đỡ không b iến đối nằm  xen giữa các khu vực biến đổi của phân tử Ig và các thụ thể tế  bào T. Vùng này giúp cho phân tử protein tương đốì ổn định ở các khu vực siêu biến để có thể tiêp xúc với kháng nguyên.

G protein: Là một dạng protein nằm bên trong màng tế bào  

liên kết vói GTP và làm biên dôi GTP thành GDP trong quá  trình truyền tín hiệu tế bào. Có 2   kiểu protein G, kiểu 1  hetero- 

tn m e (với 3 tiểu đơn vỊ là a,p, y), kiểu 2   là protein G nhỏ hơn ví  dụ như protein G Ras và Raf, nó tác dụng xuôi chiều với nhiều sự  kiện tniyền tín hiệu xuyên qua màng.

GAL T; Các mô lym pho liên k ết với ruột.GEF; Guanine nucleotide exchange íactor: Yếu tố trao đổi nu- 

cleotit Guanin.G en e co n v e rs io n : Sự biên đối gen, xảy ra ở chim và thỏ tạo 

ra tính đa dạng của các ihụ thể nhận biết immunoglobulin. Sự  biến đổi gen thường xảy ra ở vùng V.

295

Page 309: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 309/352

Gene knockout; Là một biệt ngữ chỉ rõ sự phá bỏ một gen  bằng phương pháp tái tổ hỢp giống nhau.

G en e t h er ap y; Liệu pháp gen, phương pháp chữa bệnh bằng  cách làm biôn đổi gen ho<ặc đưa một gen mói vào thay thê cho gon gây bệnh.

G cn et ic im m un iza t ion ; Gây miễn dịch di truyền, là một kỹ 

thuật với tạo ra sự đáp ứng miễn dịch thích ứng.Germinal centers: Các trung tâm mầm, là những vỊ trí ở  đó 

c ác tô bào B tăn g sinh (phân chia m ạnh mẽ), được chọn lọc dòng, dược chín trương thành và xảy ra apoptosis (chết theo chương  trình).

G er m line d ive rs i ty : Tính da dạng dòng mầm, thưòng nói về  sự cla dạng của các thụ ihé nhận biết kháng nguyên là nhờ sự  thừa kô của nhiều mảnh gen mã hóa cho các khu vực V. Kiểu đa  dạng này khác với kiêu da dạng do sự sắp xếp lại của gen hoặc do  sự biểu hiện đột biến soma của gen.

Goodpasture’s syndrome: Là một bệnh tự miễn trong đó các tự kháng thê (autoantibodies) phát sinh chổng lại lớp màng cơ  

bản hoặc các collagen kiểu IV ỉĩây ra bệnh phá hủy mạch máu.  Bệ này nhanh chóiiịĩ chuyên sang ác tính.

Graft rejection; Sự thải bỏ mảnh ghép.G r a n u l o c 3'te; Các bạch cầu nhân đa hình chứa nhiều hạt.

Granulocyte - macrophage colony - stimulating factor (GM - CSF) : Là một cytokine tham gia vào quá trình sinh 

trưỏng và biệt hóa của các tế bào dòng bạch cầu và dòng mono  cũng tham gia Víào biệt hóa và sinh trưởng các tế bào có tua  (dend rilic cells), dại thực bào và bạch cầu dòng h ạt.

Graves’ disease: Là một bệnh tự miễn trong đó xuìít hiện các kháng thê chống lại thụ thê nhận hocmon kích thích thyroid, từ  

dó gây ra sự sản xuấL (Ịuá mức hocmon thyroid và gây bệnh  cường năng tuyên giáp (hyperthyroidism).H antigen, histocompatibility antigen; Kháng nguyên phù 

hỢp tố chức (kháng nguyên phù hỢp mô). Ví dụ MHC (Major his-  tocompatibility complex) là kháng nguyên phù hỢp mô chủ yếu có vai trò quan trọng nhất trong đáp ứng miễn dịch. MHC của  chuột dược gọi là H-2 .

Haplotype; Kiểu đơn bội .

Haptens; Là những phân tử nhỏ có t ính kháng nguyên nhưng  

kliông gây ra đáp ứng miễn dịch. Hapten cần được liên kết vối

296

Page 310: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 310/352

một protein mang (protein carrier) sẽ tạo thành một kháng  nguyên (Immunogen) gây ra đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể  hoặc đáp ứn g m iễn dịch dòng tế bào T.

Hashimoto’s thyroiditis: Là một bệnh tự miễn phát triển dai dẳn g các khán g thể chổng lại các kháng nguyên đặc hiệu thy- roid. Chính những kháng thế này sẽ huy động tế bào NK xâm  nhập vào các mô và làm tổn thương mô hoặc gây viêm.

H a lp er C D 4 T c ells; Là những tế bào T CD4 bổ trỢ (TH) giúp  cho cac tế bào B sản x uất kháng thể trong đáp ứng miễn dịch th ể  dịch. Các lympho TH bao gồm THl và TH 2   trong đó TH2 sản  xuất cytokine IL-4 và IL-5.

H em a g g lu tin in : Chất gây ngưng kết, v í dụ các lectin.H em a to p o les is: Là quá trình tạo ra các yếu tô tê bào của 

máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tất cả những tế  bào máu đểu được bắt nguồn từ các tế bào nguồn tạo m áu đa năng (pluripoten t hem atopoietic stem cells).

H em o ly t ic d i s e a s e o f the nev vbo rn: Là mộ t bệnh ta n máu  (tủa trẻ sơ sinh. Bệnh này xảy ra do bất đồng kháng nguyên  nhóm máu Rh giữa cơ thê mẹ và trẻ sơ sinh.

Hereditary angioneurotic edema; Bệnh phù mạch thần kinh di truyền, do thiếu hụt gen của chất ức chế Cl (Cl inh) Irong hệ thống hoạt hóa bố thể.

H et er o z y g o u s: Dị hỢp tử biểu hiện ỏ những cá thể m ang 2 alen khác nhau của cùng 1  gen.

Heymann’s nephritis: Là bệnh viêm thận được tạo ra cho  dộng vật khi tiêm vào chúng các tê bào biểu mô ôVig.

Hỉgh endotheỉian vemeles: Mao mạch nội mô. Là những 

mao m ạch đặc biệt được tìm th ấy ở các mô lympho. Các tế bào  lympho di chuyể n từ mạch màng đi vào các mô lympho bằ ng cách  

liên kết và di động đi qua các tế bào nội mô theo những đưòng mao mạch này.

High - zone to lerance: Sự dung nạp l iều kháng nguyên cao . (Sự dung nạp khi tiêm kháng nguyên có thể ởcác liều thấp và cao).

Hinge region: Vùng khốp nối của phân tử kháng thể, có thể  dưỢc gọi là vùng bản lề, giúp cho phân từ kháng thể mềm dẻo linh động cho phép các "cánh tay" Fab dang ra ở góc độ rộng hẹp  khác nh au để liên kết vối các epitop kháng nguyên.

297

Page 311: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 311/352

H istam in: Là một dạng amin dẫn xuất của histidin được t iết  

ra ỏ các hạt của tê vào Mast. Khi kháng nguyên (thường là aller- gen) liên kết với IgE trên tê bào Mast sẽ làm giải phóng histamin  ở các t ế bào này, gây ra hiệ n tượng co mạch và co cơ trơn, tạo ra hiện tưỢng quá mẫn phản vệ (quá mẫn typ I).

HIV: Virus gây bệnh suy giảm miễn dịch (Human Immunode-  ficiency Virus), bệnh do virus gây ra là hội chứng suy giảm miồn dịch mắc phải (AIDS).

HLA: (H um an Leulcocyte Antigen): Kh áng nguy ên tế bào bạch cầu của ngưòi; còn có nghĩa là MHC (Major Histocompatibility  Complex) của ngưòi. Các chữ cái đặt sau HLA, ví dụ HLA-A là  

chỉ rõ các lo cus riê ng cho cá th ể, còn các sô' là chi’ rõ ale n , v í dụ H L A - A 0 2 0 1 .

HLA-DM: Là một phân tử tham gia vào quá trình loại bỏ chuỗi bào mẫu li và đặt mảnh peptit kháng nguyên vào rãnh của  phân tử MHC lớp II trong cơ chế trình diện kháng nguyên của  MHC II cho lympho T-CD4.

ở chuột nhắt protein tương đồng là H-2 M.

Hodgkin's disease: Bệnh Hodgkim, là bệnh ung thư của hệ m iễn dịch có đặc điểm là dòng tế bào B bị đột biến tạo ra các tê  

bào to lớn, gọi là tế vào Reed - Steinberg. Có ít nhất hai dạng tê bào rất khác nhau, đó là u lympho Hodgkim và hạch u sơ  (nodular sclerosis).

Homeostasis: Trạng thái sinh lý bình thường, ỏ trạng thái này, các tế bào lympho ở người không bị nhiễm khuẩn luôn luôn  có số lượng bình thưòng và ổn định.

H o m o ỉo g o u s r eco m b ina t io n : Sự tá i tổ hỢp tươ ng đồ ng các 

gen của tế bào có thể bị rối loạn hoặc bị phá hủy bằng kỹ thuật  tái tổ hỢp tương đồng với các bản sao được đưa vào trong đó có  

các trình tự được làm sai lệch. Khi đưa các gen có trình tự sai  lệch đó vào tế bào, chúng sẽ tái tổ hỢp chọn lọc vói các gen của té  bào qua các vùng còn lại của trình tự tương đồng, thay thế gen  chức năn g bằng m ột bản sao không có chức năng.

Host - versus - graft disease (HVGD): Bệnh của phẳn ứng  thái bỏ mảnh ghép dị gen khi mảnh ghép chống lại vật chủ.  Thuật ngữ được dùng chủ yếu trong cấy ghép tủy xưđng bị thất  bại.

Humanization: Tạo ra đặc tính của ngưòi thuật ngữ chỉ ra 

khả năng của công nghệ gen sử dụng gen của chuột nhắt mã hóa

298

Page 312: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 312/352

"ho vùng siêu hiôii của kháng thê ddn dòng được chọn trong thư  /iộn biểu hiện trên phage được cài vào các vùng khung của các  

?en Ig của người. Kháng ihô Lái tổ hỢ|) ĩiày có tính đặc hiệu mong  muốn nhưng kliông gây ra dá]ỉ ứng miễn dịch khi đưa vào cd thể  "ủa ngưòi được chữa bệnh.

H u m o ra l Im m u n ity: Miễn dịch thể dịch, được tạo ra đặc hiệu qua trung gian kháng thể. Tính miễn dịch thê dịch có thê được  'khuyến cho các cá thổ nhộn không gây miễn dịch bằng cách dùng  nuyết thanh miễn dịch có kháng thê dặc hiệu.

H y b r id o m a s: Thô lai. đưỢc tạo ra dô sản xu ất khán g thê đơn 'lòng (Monoclonal anti body). Chúng là dòng tế bào lai nhò sự  

'iung hỢp giữa các lố bào B sán xuấl kháng thể đặc hiệu với các lế bào n tuý nyelom "sống bất tử". Như vậy thể loại có hai ưu  'ỉiôm là các khá nàng sinh sản cao và liên tục sản xuất ra kháng  ihể dđn dòng dặc hiệu theo ý muốn.

H y p er a c u te g r a f t rea ct io n : Sự thá i bỏ mả nh ghép cấ p tốc do kháng thê tự nhiên hình thành từ cá thế nhận chông lại  khíuig nguyên của mảnh ghép.

H y p er eo s in op h i l ia : Trạng thái bất bình thường về số lượng 'Ịuá cao của các bạch cầu ưa axit trong máu.

H yp er im m u n iza t ion : Gây miễn d ịch lặp lại để đạt trạng thá i miễn dịch ở mức độ cao hdn.

H y p er se n s i t iv i ty ; Sự quá mẫn cảm, quá mẫn. Các phản ứng <juá mẫn được phán loại thànli 4 kiêu: Quá mẫn typ I có sự tham  íỊÌa của IgE làm khởi dộng các tế b<ào Mast tiôt histamin gây  phản ứng co mạch và co cơ trơn, quá mẫn typ II có sự tham gia  của IgG chông lại các kháng nguyên của bê mặt tế bào hoặc  

kháng nguyên trung pian, quá mán tyị) 111  có sự tham gia của  phức hộ khánịĩ nguyôn-kháng thô và quá mẫn typ IV là quá mẫn  

có sự tham gia của các lympho T.H u p er v ar iab le r eg ion s: Các vùng s iêu biến , nằm phân bố 

thành ba vùng nhỏ tì  khu vực biến đổi (variable domain) của  phân tử kháng thê tạo ra sự tiếp xúc vổi kháng nguyên.

iC3b: Mảnh bố thể bất hoạt dược tạo ra từ sự phân hủy c 3 b.ICAMS (Inter cellular adhesion molecule); Các phân tử  

kết dính liên kết giữa các tê bào, là những cấu tử gắn (ligands)  lỉối với các chất integrin của tế bào bạch cầu, có vai trò rất quan  Irọng trong sự liên k ết giữa các tế bào lym pho và các t ế bào bạch 

cầu khác vổi một s ố   Lê bào trong đó có các tê bào trình diện

299

Page 313: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 313/352

kháng nguyên (APC) và các tê bào nội mô các ICAM là thành  viên của một họ lớn các Ig.

ICAMl: Là một cấu tử gắn quan trọng nhất đối vối các in-  

tegrin C D lla , CD18 hoặc LFA-1 . Nó nhanh chóng tạo cảm ứnp  trên các tế bào nội mô bị nhiễm và có vai trò quan trọng tronp  

đáp ứng viêm.ICAM2: Liên tục bộc lộ ỏ mức độ thấp ở   nội mô.ICAM3: Chỉ bộc lộ ỏ các tế vào bạch cầu và có vai trò qiiaii 

trọng tron g sự k ết d ính giữa các t ế bào T và c ác AP C, CỈ7 C biệ t VỚI 

tê bào có tua.Im m u no glo bu l in; Các g lobulin miễn d’

Ic co so m es : Là các mảnh nhỏ của m àng được bao bọc bằng các phức hệ miễn dịch, trong đó phân bô các quá trình tiến triển của  các tế bào nang có tua của các nang lympho.

ICOS: Là một protein có quan hệ với CD28. Có mặt ở các tế  bào T đã hoạt hóa có thế giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch qua  trung gian tế bào T. Protein .này liên kết vối một cấu tử gắn khác  là LICOS phâ n việ t với các phân tử B7.

Idiotopes; Được coi là một epitop của một dạng kháng thô  riêng biệt. Mỗi phân tử Ig đều có khả năng liên kết vói hàng hoạt  

kháng thế hướng tới những đặc điểm duy nhát và được gọi là các  idiotype (một typ kháng thể rỉêng biệt, idio: có tính cá biệt). Mộl  idiotyp được tạo ra từ hàng loạt các idiotope.

Idiotypic network: Mạng lưới idiotyp, là tập hợp các thụ thê  

nhận biết kháng nguyên của các tế bào lympho hoặc của kháng  thế được hình thành do sự tương tác nhận biết miễn dịch lần nhau giữa chúng.

Ig a , Igp: Thụ thể của t ế bào B hoặc CD79a, C D7 9 b.IL: Interleukins.

Im m atu re B C el ls : Các tế bào B chưa chín là những tế bào chỉ mới sắp xếp lại các gen chuỗi nặng, chuỗi nhẹ và vùng V và  mỏi chỉ bộc lộ IgM bề mặt (mlgM chưa bộc lộ đầy đủ mlgD).

Immediate hypersensitivity reactions: Các phản ứng quá mẫn tức thì, là những phản ứng quá mẫn xẩy ra tính theo phút  đáp ứng lại kh áng nguyên lạ.

Im m u n e c lea ra n ce : Sự "khai quang" m iễn dịch là hiện tượng loại bỏ nhanh chóng kháng nguyên lạ xâm nhập nhờ khả năng  tổng hỢp nhanh kháng thể để hình thành phức hệ kháng nguyên  

- kháng thể.

300

Page 314: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 314/352

Im m un e c om p lex : Phứo hộ miỗ ii d ịch.Im m un e d ev iat io n : Sự phân kỳ miễn dịch, xảy ra sự đáp ứng 

miễn dịch đôi vối một kháng nguyên có ưu thê do các lê bào Ti|l  h o ặ c T ị | 2 ( l a m n h i ệ m .

Im m un e n iod u lat io n : Sự d iều h iên miễii dịch , bao gồm  

những biốn dổi khác nhnu truiig đáp ứng miễn dịch, Imniune re- sponso goiius (Ir gcn os). Các (lá|) ứng m iền dịch, biểu hiện  lính đa hình về di truyền tron>ĩ kiểm soát cưòng độ đáp ứng miễn  (iỊch dôi với một kli;ui<ĩ Iitíuyôn riên<ỉ biệt. Thực tê, tất cả các  |)honot.ii|) (biổu hiộn kiêu hình) của gen Ir là do sự liôn kết khác l)iột ('ủa các mảnh Ị)0 |)tit kháng nguyên đôi với các phân tử MHC  

(lặc l)ịột là MIIC-II. Sự thiếu hụt của các gen Ir (Ir gene defect) thường xẩy ra nhưng không phai luôn luôn như vậy. là do mất khả năng liên kết. với một popliL kháng nguyên đến mức không  thấy xuất hiộn đáp ứng miễn d ị c h l ủa các tế bào T.

Immune snrveillance: Sự giám sát miễn dịch, đây là một quá trình được coi là tồn tại li-onịỊ cơ thế đê phát hiện và loại trừ  (•ác khối ung thư được thực hiện qua trung gian các tế bào lym-  

ph<' dặc hiệu.In im u n e sy ste m : Hộ miễn dịch, được mô tả về các mô. các tế  

l)ào và các phân tử iham gia đáp ứng miễn dịch và đôi khi đưỢc coi là tống thô của cơ chê bảo vệ vật chủ.

Im m n ity : Tính m iễn dịch, là khá năng khán g lại sự nhiễm  

bệnh.Im m u n iza tio n : Gây miễn dịch, một phưđng pháp chủ động  

tạo ra đáp ứng miễn dịch thích ứng bàng cách đưa một kháng  nguyên lạ vào cđ thể. phương pháp này thể hiện 2   kiểu: gây miễn  

dịch chủ dộng (active) gây miỗn dịch thụ động (passive immuni-  zation) như đưa một lượng kháriịí thể hoặc huyết thanh miễn  

dịch vào cơ thô non dại về miễn dịch.Im m u n ob lott in g; Chuyên thấm miễn dịch. Đây là kỹ thuật 

bao gồm các ))rotein dược tách bằng diện di trên gel poly acryla-  mide (PAGE), sau đó dược chuyển thấm lên một màng nitrocellu-  lose và đưỢc phát hiện bằng sự liên kết của chúng vối các kháng  thế đặc hiệu có đánh dấu (ví dụ kháng thể đánh dấu phóng xạ,  chất huỳnh quang hoặc kháng thể cộng hỢp tạo phản ứng enzym  phát m ầu đặc trưng).

I m m u n o d e f i c i e n c y d i s e a s e s : Các b ện h th iế u h ụ t m iễ n d ịch . 

Các bệnh này có thế do di tx-uyền (inherited) hoặc có thể tiếp thu

;ỉoi

Page 315: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 315/352

được (acquired) trong đòi sông cá thể. Các bệnh đó biốu hiện rnni khả năng tự bảo vệ miễn dịch.

Im m u n o d iffu sio n : Sự khuyếch tái i miễn dịch, là hiện iưọii^ khuyếch tán của kháng thể và kháng ngu\'ên khi ịíặp nhau sỏ tạo ra cung kết tủa, nếu kháng thô và kháng nguyên có tính đặt' hiệu tương tác với nhau. Hiện tượng này được ứng dụng đê nhộn  dạng khánp thê hoặc kháng nguyên trong kỹ thuật Ouchtorlong

I m m u n o e lec tr o p h o r es i s : Đ iện di miễn d ịch, là mộ t kỹ thuậi trong đó, các kháng nguyên được phân tán hằng điện di. sau (ỉó dược phát hiện bằng kháng thê đặc hiệu nhờ khả năng khuyếch  tán của chúng.

I m m un o A uo res c en ce: Miễn d ịch huỳ nh qua ng là mộ t kỹ thuật phát hiện phân tử kháng nguyên nhò sử dụng các khãntĩ  thể đánh d.ấu bằng chất mầu huỳnh quang.

Im m u n og en et ic s : Di truyền miễn dịch, là một khía cạnh  nghiên cứu phân tích di truyền các kháng thê kháng lại các plirm tử đa hình về di truyền như các kháng nguyên nhóm mnu, hoậc  các phân tử protein của MHC. Môn học này cũng dành cho việc  phân tích di truyền hoặc sử dụng kỹ thuật di truyền hất kỳ nào  đó đô phân tích các phân tử quan trọng trong miễn (lịch học.

I m m u n o g lo b u l in do m a ins : Các khu vực Ig là đặc tính chung cho các protein thuộc họ lốn các Ig miễn dịch bao gồm các  khán g thể, các thụ th ể tế bào T, các phân tử MHC và nh iều phân tử tương tự của hộ miễn dịch các khu vực miễn dịch bao gồm hỉú lá gấp p được duy trì bằng một cầu disulíĩt, còn được gọi là nếp  gấp Ig (Immunoglobulin fold). Có hai kiểu domain Ig chủ yếu là  các dom ain c (ỏ vù ng kh ông biến đổi) với một lá gỉYp 3 n há nh và 

một lá gấp 4 nhánh và các domain V (vùng biên đôi), mỗi domain  chứa thêm một Iiháiih ngoài.

I m m u n o h is to ch em is try : Hoá mô miễii d ịch, mộ t kỹ thuẠtmiễn dịch nhằm phát liiện các kháng nguyên ở mô tế bào bằng  cách sử dụng kháng thế cộng hỢp enzym đặc hiệu kháng nguyên  đế phát hiện dưối kính hiến vi quang học, kính hiến vi huỳnh  quang hoặc kính hiển vi điện tử.

Immunoligical Ignorance: Sự yên lặng miễn dịch, một hiện tượng tự dung nạp trong đó, các tế bào lympho phản ứng và kháng nguyên đích của chúng đều được phát hiện trong một cá  thể nh ưng không thấy sự tấn công của bệnh tự m iễn.

Tất cả các bệnh tự miễn xẩy ra khi sự yên lặng miễn dịch bị  phá vỡ.

302

Page 316: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 316/352

Im m u n o log ica l m em ory: Sự ghi nhó miễn d ịch. Đó là đặc điểm quan trọng của tính bảo vộ miễn dịch, khi dưa một kháng  

nịíuyên vào cơ thể, sự đáị) ứng miền dịch tiếp thu và thích ứng sẽ  đưỢc thể hiện và được ghi nhớ lại trong các tê bào và phân tử của  hệ miễn dịch. Sự ghi nhớ miễn dịch có tíiih đặc hiệu cao và có đời sông lâu dài.

I m m u n o lo g ic a l ly p r iv i l eg e d s i t es ; Các v ị tr í đặc quy ền  miễn dịch. Một sô mô tô bào ở một sô vị trí trong tô bào như não,  không gây hiện tượng thai bỏ míinh ghép. Đó là các vị trí đặc  qu yền m iễn dịch vì do hiệu quả của h àn g l ào vật lý đối với sự di động tế bào và kháng nguyên và do có sẵn các chất hóa giải hòa  

tan như xitokin có khá n.ãng kìm hãm miễn dịch.Im m u n o p h il in s: Là những prolein có hoạt t ính enzym pepti- 

dyl - prolyl cis - trans isomeraso tạo liên kết giữa các thuốc kìm  hãm miễn dịch cyclosporin A, FK 506 và rapamicin.

I m m u n o p r e c i p i t a t i o n a n a l y s i s: P hâ n tíc h k ế t tú a m iễ n 'dịch là phương pháp sử dụng kháng thể đặc hiệu phát hiện các  protein kháng nguyên hoà tan hoặc ịirotein màng tan trong chất  tẩy rửa (detergent) đã được đánh dấu, sau đó sử dụng tiếp kỹ  thuật điện di SDS - PAG KI đê phát hiện bằng phóng xạ tự ghi (autoradiography).Immunoreceptor tyrosine - based activation motiís '(ITAMS): Các hình thức hoạt hóa thụ thể miễn dịch dựa vào ty-  rozin. Các thụ thể của tê bào T và tế bào B luôn liên kết vổi các  loại phân tử xuyên qua màng có hoạt tính Tyrosinekinase. Mỗi một hình thức ITAM bao gồm một cặp YXXL tạo ra một khoảng  trống nhò khoảng 1 0   axit amin. Chúng là các vị trí để phot 

iphoryl hóa tyrozin và làm kêt hỢp tysosine kinase vói các phần  ■liên kết phot photirozin khác, tham gia vào quá trình truyền tín  

hiệu của thụ thể.Immunorcgulation: Sự điều hòa miễn dịch.I m m u n o s u p p re s s iv e dru g s : Các thuố c k ìm hã m miễn d ịch. 

'điỉỢc dùng để hạn chê sự thải bỏ mảnh ghép và chữa bệnh t,ự  miễn ác tính.

I m m u no to x in ; Độc tố miễn dịch .

Một dạng kháng thô được kết hợp về hóa học (cộng hỢp) với các  ,phân tử chất độc có nguồn gốc thực vật hoặc vi sinh vật có khả  năng nhận biết và liên kết với kháng nguyên đặc hiệu của tế bào  

ung thư đế diệt khối u, cũng có thể dưói dạng thuốc kìm hâưi miễn dịch.

303

Page 317: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 317/352

In d ire c t C oom bs tes t : Xét nghiệm Coomb g ián tiếp, một kiểu xét nghiệm trong đó một dạng huyết thanh chưa biết rõ 

kháng thể được xét nghiệm bằng cách trộn với các tê bèo hồng  cầu bình thưòng. Sau đó rửa tế bào hồng cầ u và lại trộn tiếp theo  với một kháng thể kháng Ig. Nếu kháng thể trong huyết thanh  chưa biết rõ liên kết được với hồng cầu thì sự ngưn g k ết dc khá ng  thể kháng Ig sẽ đưỢc xẩy ra. Trong khi đó xét nghiệm Coomb  trực tiếp sử dụng kháng thể kháng Ig gây ngưng kết các tế bào  hồng cầu để phát hiện có hay không một dạng kháng thể bao lấy  hồng cầu in vivo   trong bệnh tự miễn hoặc trong đáp ứng miễn  dịch do bất đồng kháng nguyên nhóm máu giữa cơ thể mẹ và thai  

nhi.In fe c t io u s m on on u cle os is : Một bệnh gây sô"t do nhiễm  

trùng virut Epsteim Barr có kèm theo nổi hạch lympho và mệt  mỏi.

InA am m m atio n: Viên sưng tấy, thuật ngữ chỉ hiện tưcng tích lũy chất dịch, protein huyết tương, các tế bào bạch cầu bị khởi phát bằng sự tổn thương cơ thể, bị nhiễm hoặc đáp ứng miễn  dịch tại chỗ. Hiện tượng này đưỢc gọi là đáp ứng viêm (in flam-  matory response), khi đó các tế bào có chức năng miễn dịch xâm  

nhập vào mô bị viêm được gọi là sự thâm nhiễm viém (in-  flammtory inĩiltrate).

Inf lue n za ; B ệnh thương hàn.In n a te im m un ity: Tính miễn dịch bẩm sinh, là tính miễn  

dịch có sẵn ngay sau khi một cá thể ra đòi, có mặt mọi thơi điểm  và không có khả năn g đáp ứng phân biệt đặc hiệu.

I no s i to l t r ipho s pha te ( I P3 ) : Là s ả n phẩ m phâ n hủy của  

inositol phospholipid dưới tác dụng của phospholipase C7. 1P3 làm giải p hóng ion can xi từ nơi dự trữ bên trong t ế bào ở lưới nội 

chất (endop lasmic reticulum).Integrin: Là những protein heterodime trên bề mặt tê bào  

tham gia vào sự tương tác tế bào, tế bào và tế bào - ch ất n ln gian  bào. Chúng có vai trò quan trọng trong tương tác kết dính giữa  các tê bào lympho và các tê bào trình diện kháng nguyên (APC),  cũng như vai trò di động các tế bào lympho và tế bào bẹch cầu  vào mô. |3, - integrin còn gọi là kháng nguyên rất chậm (very late  

antigen - VLA) là một họ các integrin có các chuỗi Pi, và Qtạo ra  kết d ính giữa các t ế bào khác và với các protein gian bào.

Interdigitating reticular Cells: Tưđng tự dendritic Cells.

304

Page 318: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 318/352

305

Interíerons; Là những xitokin (cytokinees) tạo cho các tế bào  kìm hãm sự nhân lẻn rủa virus.

I n t e r f e r o n a:  (IFN-a) vầ  inter íero n (IKN-P) tương ứn g được bạch cầu và nguyên bào sỢi (ĩibroblast) cũng như các loại tê bào  khác, sản xuất ra tronịĩ khi interíerom 7   (IFN-y) là sản phẩm của  

các tê bào TCD4" (hl), TCD 8 " và các tê bào NK. IFN-y có tác động hoạt hóa khởi phát đối với dại thực bào (macrophage).

Interleukin (IL): Là thuậl ngữ chung cho các xitokin được bạch cầư sản xuíít ra trong dó interleukin - 2   (IL-2 ) là một xitokin  quan trọng nhất đôi với sự phát triển của đáp ứng miễn dịch  thích ứng.

I n tra ce l lu la r cy to k inee s ta in ing : Nhuộ m x i to k in nộ i bà o là kỹ thuật cìiía thấm vào trong tố bào một kháng thể kháng xitokin  có đánli dấu huỳnh quang.

Intracutaneous inject ion; Tiêm vào da , subcutaneus injec- tion là tiêm vào dưới da, intramuscular injection là tiêm vào  mạch máu.

Invariant chain ( l i ): Là một chuỗi peptit không biến đổi tham gia vào việc hướng dẫn và bảo vộ sự liên kết của phân tử  MHC lốp II với mánh peptit kháng nguyên sẽ được trình diện.  

Chuỗi peptit li được coi là phân tử bảo mẫu (chaperon) cho quá  trình liên kốt MH(MI peplit kháng nguyên.

ISCOMS: Là các phức hệ kích thích miễn dịch của kháng riỊXuyên được giữ trong chất nền lipit. Chất nền lipit này đóng vai  trò như một tá chất và cho phép kháng nguyên đi vào tê bào  cliất. Sau khi dung hợp lipit với màng sinh chất tế bào.

Isoelectric focusing: Điện di hội tụ đang điện, điện di phân  

vùng dang điện, là kỹ thuật diện di trong dó các phân tử protein  di chuyển trong một gradient |)H được tạo ra bằng một dung dich  

các ampholit. Khi mỗi một protein đạt dến một vị trí nhát định ở  một pH nào dó trùng với pH điểm dẳng điện của protein thì nó sẽ  không tích điện, không di chuyển, sẽ hội tụ tại điểm đẳng điện  của chúng.

Isotypes: Các biến dạng phân tử Immunoglobulin thuộc về  các lớp khác nhau bao gồm: IgM, IgG, IgA. IgA, IgE, mỗi chúng  có một chuỗi nặng phân biệt nhau do các gen vùn g c quy định. Một Isotype của kháng thể xác định cd chế hiệu quả liên kết với khá ng n guyê n. Các chuỗi nặng có các khu vực c khác n hau được 

mã hóa từ các exon 3’ nối với các vị trí V (D) J được sắp xếp lại. Tù đó cho phép một phân tử kháng thể có một khu vực V biến đổi

Page 319: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 319/352

của chuỗi nặng liên kết với các Isotype chứa vùng c khác nhau  tạo ra sự tái tổ hỢp soma.

Is o ty p e svvitch ing: Khởi động tổng hợp các dạng Isotype. Một kháng thể đầu tiên được sản xuất trong đáp ứng miễn dịch thố  dịch là IgM. Tuy nhiên tế bào B đã được hoạt hóa tiếp theo sẽ khởi động tổng hỢp các kháng thể Isotype khác nhau như IgG, IgA, IgE v.v. Việc khởi động tổng hỢp các Isotype không tác độnị: vào tính đặc hiệu của kháng the nhưng làm biến đổi chức năĩiịí  gây hiệu quả của kháng thê và khả năng này là do sự tái tổ hợp trong quá trình sắp xếp lại các vùng gen V và các exon vùng (’ của chuỗi nặng.

Isotypic exclusion: Sự loại trừ Isotype. Mô tả việc sử dụriỊ', c h ỉ m ộ t c h u ỗ i n h ẹ K h o ặ c Ấ t r o n g p h â n t ử k h á n g t h ể d o tê b à o H

tổng hỢp ra.J g e n e se g m en t; M ảnh gen nối đvíỢc tìm th ấy ở một só 

khoản g cách 5 ’ của các gen c trong Ig và trong locus của thụ thể  tế bào T. Chảng hạn các chuỗi TCRp và TCRô cần có một mảnh gen D (diversity gene: gen tạo tính đa dạng) đưỢc sắp xếp cung  với mảnh gen J đế hình thành một exon đầy đủ vùng V.

J a n u s k in a se s (JAKs): Là một tyros ine k inase được hoạt hóa 

bằng sự kết hỢp vối các thụ thể xitokin. Các kinase này phot- phorin hóa các protein như đã biết là: chất truyền dẫn tín hiệu 

và các châ”t hoạt hóa phiên mă (Signal Transducers and Activa- tors of Tr anscrip tion - STATs). Các STAT lìày bình thườ ng được tìm thấy trong cytosol nhưng sẽ di động vào nhâ n t ế bào khi được; photphorin hóa và sẽ hoạt hóa hàng loạt gen.

Junct ional d ivers i ty : Sự đa dạng các mảnh gen nố i (xcin  

mục gen J)Killer activatory receptors (KARs): Là thụ thế bề mặt tế 

bào của các tế bào NK hoặc các tế bào T gây độc. Chúng là những  thụ thể hoạt hóa các quá trình diệt tô bào.K iller T ce l l ' Danh từ chung để chỉ các tế bào gây độcK in in sy ste m : M ột dãy phản ứng enzim của các protein bàơ  

tương được tạ(» ra do sự tổn thươiiR tế bào. gây nên một sô hiội) tượng viêm, củng bao gồm cả quá trình hoạt mạch peptit bra- dykinin.

C-Kit: Nói về thụ thể C-Kit có mặt trong quá trình phát triển  các tê bào B và những tê bào bạch cầu khác liên quan đến một  

 yếu tố tế bào nguồn nằm ỏ các tế bào lủy xương. Kit có hoạt động protein kyrosine kinaso.

306

Page 320: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 320/352

Kit: Bộ sinh phẩm thưòng được dùng trong xét nghiệm hóa 

sinh và miễn dịch.

Kupffer cel ls ; Là các thực bào nàm ở   gan ổó chức năng thu  dọn rác thải và tê bào chết từ máu nhiíng chưa rõ có hoạt động  khởi dộng đáp ứng miễn dịch.

L a n g e r h a n s’ ce lls; Là những thực bào có tua (phagocytic 

dendritic cells) được tìm thấy ở lớp biểu bì. Chúng có thê di động  từ biêu bì dôn các hạch bạch huyêt khu vực, ở đó chúng dưỢc biệthóa thành các tê bào có tua.

Large pre-B cells; Các tô bào tiền n kích thước lớn thường có  tliụ tliổ tiến B và sau này sẽ mất di khi chuyển dạng thành các tố  

bào tiền B nhỏ.L A T ; X e m L i n k e r o í 'a c t iv a l io n in T c e lls .

Latency: Sự yên lặng. Một số  virus khi xâm nhập vào lê bào không nhân lôn hoặc tái ban và ở trạng tliái yôn lặng. Khi virus được tái hoại hóa và nhân bán chúnfí sõ gây ra bệnh tật.

L a te -p h a se re ac tio n : Phản ứnịĩ Ị)ha chậm: đó là những ])hán ứng quá mẫn qua trung gian lyp 1  diỗn ra dai dẳng và thường dối  

kháng với thuốc antihistamine.L e n tiv ir u se s: Là một nhóm các retrovirus (virus chứa go- 

nome ARN) bao gồm HIV gây bệnh AIDS ở   người. Chúng có thời gian ủ bệnh lâu dài.Leprosy: Bệnh i)hong (hui) do vi khuán  M ycobacterium leprae  

gây ra nhiều dạng bệnh phoiifí. Có   2 dạng phong khác nhau là: le p ro m a to u s le p ro sy I)1ỎU hiộii kliá năng nhán lêii râ i cao của vi khuẩn gây bệnh và sán xuất rất nhiều kháng tliê mà khôntí  gây dáp ứn g m iễn dịch qua trung gian LÔ bào. Dạn g thứ 2  là 

tuberculoid leprosy Irơng dỏ bệnli nluuì hầu như không có kháng thô hoặc rất íl kháng thổ ỏ những mô tổn thương và có 

biểu hiện mạnh tính miễn dịch qua Irung gian tê bào.L eu k em ia; U ng thư bạch cầu, mội dạng ung thư ác t ính biếu 

hiện sô’ lượng rất: cao I’á(‘ lê bào ác linh trong máu. liệnh I’ó thố  biêu hiện ở các tố bào lym])ho. các lố hào tủy myolocyLic hoặcmonocytic.

Leukocyte: Thuật ngữ chỉ các tô bào l)ạch cầu nói rhung bao gồin lympliocyte, polyinorphonuclear Icukocytes và monocytcs.

Leuko cy te co mmo n a nt ig en; Cụm b iệ t hó a CD4 5 chung cho  

bach cầu

307

Page 321: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 321/352

308

L e u k o c y t e í u n c t i o n a l a n t i g e n s h o ặ c L F A s : L à n h ữ n g p h â n  

tử kết dính. Ch.ẳng hạn LFA 1  là một P2   integrin; LFA2 là một  

thành viôn của họ lốn Immunoglobulin; LFA3 là CD58. LFA 1  có  vai trò quan trọng làm kết dính tế bào T vối các tế bào nội mô và  

các tế bào trình diện kh áng nguyên.

L eu k o cy to s is : Bệnh b iểu h iện tăng số lượng tế bào bạch cầu  

trong máu. Bệnh này nói chung xảv ra trong trường hợp nhiềm  

trùng ác tính.

Leukọtrien: Là những chất hòa g iả i có bản chất l ip i t gây  

viêm. Các chất này bắt nguồn từ axit arachidonic, Chúng được  

các đại thực bào và nhữn g tế bào khác sản xuấ t ra.

LICOS: Là một cấu tử gắn (ligand) của ICOS, một protein có l iên quan đến CD 28 do các tế bào T đă hoạt hóa có khả n ăng g ây  

t ổ n g hỢ p c h ú n g ở n h ữ n g tê b à o c ó t u a đ ã h o ạ t h ó a h o ặ c c á c tô b à o

B.Light zone: Xem germinal conters .

L ine a r ep i to p e: Xem co ntinuo us ep itope .

Linkage disequilirium; Sự không cân bằng trong liên kết, nói về các alen ở  những locus của phức hệ MHC được di truyền 

liên kết với nhau nhiêu hơn so vói dự báo theo tần sô" liên kết của  mỗi cá thể.L ink ed re co g n i t io n : Sự nhậ n b iế t l iên kết, cá c ep itop được tế  

bào B và tê b ào T bố trợ cùng được nhận biết liên kế t với nh au đ á  

hoạt hóa t ế bào B.Linker of activation in T cells (LAT); Là một dạng protein 

thích ứ ng nằ m trong t ế bào chất có chứa m ột số gốc tyrosine. Cá(C 

gốc này có thê được photphorin hóa bàng tyrosine kinase ZAF-70'. 

Protein này liên kết với tập hỢp lipid màng và điểu hòa hạ thấp  

các sự kiện truyền tín hiệu trong sự hoạt hóa tê bào T.L o w -zo n e to le ra n ce : Sự dung nạ p v ùng thấ p (x em Hig h-zo n(e 

tolerance).LPS-binding protein (LPB): Protein liên kết vói LPS

(Lipopolysacch aride-nội độc tố thàn h tế bào vi kh uẩn ), L PS trướ(C 

khi tương tác với CD14 của đại thực bào, nó cần l iên k ết vói L P B .

L-selectin; Là một phân tử kết dính thuộc họ selectin đưỢ(C 

t ìm thấy trong các tế bào Lympho. L -selectin l iên kết vái C D 34  

và GlyCAM - 1   nằm trên các mao mạch xen kẽ các tê bào nội m('ô 

giúp khởi độn g sự di chu yển của các tế bào Lymp ho sđ kha i (na -

Page 322: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 322/352

309

ive lymphocytes) đi vào mô lympho. L-selectin cũng được gọi là 

CD62L.

Lyme disease: Bệnh nhiễm trùng mãn t ính xoắn khuẩn  Bor-  reliaburgdorferi, x o ắ n k h u ẩ n n à y c ó t h ể t rô n t h o á t s ự đ á p ứ n g

miễn dịch.Lymph: Dịch ngoại bào đưỢc tích lũy trong các mô và được  

vân chuvển theo mạch lympho trở vê hệ thông bạch huyết di qua  

ôVig ngực vào máu.Lymph nodes: Hạch bạch huyết, cơ quan lympho thứ cấp  

hoặc ngoại vi.

L y m p h a tic sy st em : Hệ thôVig lympho, bao gồm C’áe kênh  

lympho và mô tê bào gồm các hạch lympho, đám Peyer và những  

thành phần h^mpho được tổ chức ở   trong lách.

L y m p h a t i c v e s s e l s h o ặ c l y m p h a t i c s : Các m ao m ạch lym - 

pho chứa dịch lympho vận chuyên vào hộ thôVig lympho.L ym p h ob las t: M ột dạng tế bào lympho kích thước lớn có quá 

Irình tống hỢp ARN và protein mạnh mẽ.

Lymphocytes: Các tế bào lympho bắt nguồn từ tủy xương và được biệt hóa thanh 2   dòng lympho B và lympho T.

L y m p h o c y t e í u n c t i o n - a s s o c i a t e d a n t i g e n s : X e m L e u k o - cyte íunctional an tigens .

L y m p h o c y t e r e c e p t o r r e p e r t o i r e : K ho dự trữ th ụ t hể c ủa  

tê bào lympho, là tống thể tất cả các thụ thổ kháng nguyên nằm  

trên tê bào B và T của cơ thể.

L y m p h o c y t i c c h o r i o m e n i n g i t is v ir u s (L CM V ): Là m ột 

dạng virus gây bệnh viêm màng não d chuộL và đôi khi xảy ra ở  

người. Vi khuắn này được dung trong nghiên cứu thực nghiệm.L y m ph o id d en d r i t i c ce l ls : Những tê bào bạch cầ u có tua bắ t 

nguồn từ các mô lympho, khi bắt nguồn từ các tê bào myeloid thì  được gọi là tế bào tua dòng tuỷ m y e lo id d e n d ri t ic ce l l s .

Lymphoid organs: Các cơ quan lympho.L ym p h o k in e: Là những xitokin được sản xuất từ các tê bào 

lympho.Lymphomas: Các khôi u (ung thư) của các tế bào lympho, 

nằm trong các mô lymph o hoặc trong các mô tế bào khác như ng  

không đi vào máu. Có rất nhiều kiểu lymphornas biểu hiện sự  

biến dạng các giai đoạn phat triển khác nhau của các dòng tế bào  

lympho B và T.

Page 323: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 323/352

L ym p h op oie s is: Sự biệt hóa các tế bào bắt nguồn từ một tổ’

tiên ch ung của dòng lympho.

L y m p h o to x in (LT); Độc tô' lympho, chẳng hạn y ếu tố hoại t ử  ung thư TNF-P (P-tumor necrosis factor), một xitokin do các tê  bào TCD4 viêm tiết ra nhằm gây độc trực tiếp đôi với một sô biốn  dạng tế bào.

Lyn; Xem tyrosine kinase.L yso so m es: Các bào quan có t ính axit chứa rất nhiều enzim  

thủy phân. Các kháng nguyên lạ khi bị thực bào được bao bọc t r o n g b ọ c m à n g e n d o s o m e s ẽ d u n g h Ợ p v ớ i c á c t h ế ’ ly s o s o m e v à b ị

tiêu hóa.

Lytic granules: Các hạt phân giải chứa perforin và granzyme  có đặc tính quan trọng của những tê bào T gây độc.

M cells: Những tế bào có nếp gấp liên kết với các mô lympho  của ruột (gut-associated lymphoid tissue-GALT) tiếp nhận các kháng nguyên và tác nhân gây bệnh. Chúng cũng có thê là con  đường lây nhiễm HIV.

M a c 1 ; Chất kết d ính integrin C D llb : CD18 hoặc CR 2

M ac ro glo b u lin: Nhữn g globulin có trọng lượng phân tử lớn, 

thường là các protein bào tương bao gồm IgM và a 2 - 

macroglobulin.M ac ro p h ase ac t iva t ion ; Sự hoạt hóa đại thực bảo , đóng vai 

trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm trùng và cũng gây ra sự tổn thương các mô xung quanh.

Macrophase mannose receptor: Thụ thể nhận biết man- n o s e c ủ a đ ạ i t h ự c b à o .

M ac ro p in o cy to sis: Sự uống bào ỏ mức cao. được thực hiện 

bởi các tê bào có tua (dendritic cells).M a d C A M -1 : Một dạn g phân tử kết dín h của cá c t ế bào niêm  

m ạ c c ò n g ọ i l à m u c o s a l a d h e s i n e , đư Ợ c n h ậ n b i ế t b ở i c á c p r o t e i nb ể m ặ t c ủ a t ế b à o ly m p h o

M ajor b a s ic pr ote in: Một dạng protein base chủ yếu được các bạch cầu ưa axit (Eosinophils) tiết ra nhằm khưi động các tế bào mast, gây vỡ các hạt trong tế bào này giải phóng ra histamin.

Major histocompatibility complex (MHC); Phức hệ phù hợp mô chủ yếu, ở người được gọi là HLA (Human Leukocyte An-  tigen).

Original antigenic sin: Sự vi phạm kháng nguyên gốc, mô lả khả năng đáp ứng miễn dịch kháng thể của ngưòi đôi với những

310

Page 324: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 324/352

quyết định kháng nguyên (epitopo) bị sai lệch giữa chủng virus  n g u y ê n g ô c v à c á c v i r u s c ó in ố i ( Ị u a n h ệ t r o n g k h i b ỏ q u a e p i to p e

cỏ tính sinh miễn dịch cao.P a n n in g ; gạn lọc. các dưới quần the tế bào lym pho có thể đưỢc 

phân lập bằng cách gạn lọc trên các dĩa petri phủ các kháng thế  đđn dòng chôVig lại các dấu hiệu (dấu ấn marker) bề mặt của mỗi loại tê bào đê từ đó có thế tìm ra những quần thể lympho riêng  biệt liên kết đặc hiệu.

Pa ra co rt ica l a rea ho ặ c Pa ra co rtex : Là mộ t v ùng chứa tê  bào T của hạch bạch huyết nằm ngay bên dưới phần nang của vỏ  mà ở   đây chủ yếu bo gồm té bào B, vùng cận vỏ.

Pa ra s i tes : Thể ký s inhParoxysmal nocturnal hemoglobinuria (PNH): Là bệnh 

thiếu hụt các protein điều h.òa bô thê vi phạm vào con đường  hoạt hóa dẫn đến hiện tượngtan máu tức thòi.

Part ia l agonis t pept ides ; Xem a ltered pept ide l igands; Các poptit đồng vận một phần

P a s s iv e h em a g g lu t in a t io n : Sự ngưng kết hồ ng cầu thụ động 

là kỹ thuật đê phát hiện kbáng thê trong đó hồng cầu đưỢc bao  phủ kháng nguyên và cắc  kháng thê đưỢc phát hiện sẽ gây  

ngưng kết các   tế bào hổng r^u đã phủ kháng nguyên.Passive immunization. Gáy miễn dịch thụ động, bằng cách 

t iêm kháng thể hoặc kh?ng huyết thanh vào cá thể t iếp nhận  chưa hề biết đáp ứng miễn dịch (đỗì lập với gây miễn dịch chủ  động được thực hiện ở  các cá thể đã biết đáp ứng m iễn dịch).

P a t h o g e n i c m i c r o o r g a n i s m hoặc p a t h o g e n s ; C ác vi sin h  vật gây bệnh.

Pathology: Môn bệnh, lý học là một klioa học nghiên cứu bệnhP a t t e r n r e c o g n i t i o n r e c e p t o r s ( P R R s ) : C á c t h ụ t h ế n h ậ n  

dạng mẫu, thuật ngữ dùng để chi các thụ thể liên kết với các  mẫu phân tử có quan hệ vỏi vi sinh vật gây bệnh.

P a t t e r n r e c o g n i t i o n m o l e c u l e s : lià các p hâ n tử t hụ t hể củ a hộ miễn dịch bẩm sinh dùng dể nhận biết bề mặt kháng nguyên  của vi sinh vật gây bệnh.

PE CA M (CD 31); Một phân tử kết dính tế bào được t ìm thấy ở  các tế bào lympho và khớp nối của các tế bào biểu mô. Sự tương  tác giữa các CD31 giúp cho các tế bào bạch cầu rồi khỏi mao  mạch máu và đi 'vào mô.

311

Page 325: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 325/352

312

Pentadecacatechol: Là một chất hóa học trong lá cây Thường xuân (Dichroa febrifuga)   có độc tô, chất này gây ra hiện  

tưỢng quá mẫn do nhiễm chất độc của cây thường xuân.Pentraxins: Một dạng lectin có bản chất protein bao gồm 5 

tiểu đơn vị giông n hau. Ví dụ protein ph ản ứ ng c và m ột sô' pro- tein huyết thanh amyloid cũng là những pentraxin.

Perforin: Là một protein tạo ra lỗ thủng của màng khi dược  polyme hóa, có ý nghĩa quan trọng trong cơ chết diệt tê bào VI khuẩn. Perforin đưỢc các tế bòa T gây độc và NK tiết ra khi các tê bào này tiếp xúc với các tế bào đích đặc hiệu.

P e r l a r t e r i o l a r l y m p h o i d s h e a t h ( PA L s ): P hầ n bên tron g 

của vùng lõi lá lách chứa chủ yếu tế bào T.Peripherial blood mononuclear cells (PBMN); Các tế bào đơn nhân của máu ngoại vi bao gồm các lympho và các mono đi vào máu ngoại vi.

Peripheral or secondary lymphoid organ: Các cơ quan lympho ngoại vi hoặc thứ cấp: hạch bạch huyết, lách, các mô lym- pho, niêm mạc.

Peripheral tolerance; Dung nạp ngoại vi, một quá trình tiếp nhận các tê bào lympho trưởng thành ỏ mô ngoại vi trái với dung nạp trung ương (Central tolerance) là quá trình tiếp nhận các té  bào lympho chưa chín trong quá trình phát trien của chúng.

P e y e r ’s p at ch es: Đám Peyer, là tập hđp các tế bào lympho 

dọc theo ruột nonPhage display library: Thư viện biểu hiện trên thực khuẩn 

thể, một kỹ thuật được sử dụng để phát triển những kháng the mới có tính đặc hiệu bất kỳ dựa vào quá trình tách dòng (cloning) các gen mã hóa cho vùng V của Immunoglobulin dưỢc biếu hiệii  trên các phage.

Phagocytosis: Sự ăn bào, mô tả quá trình nuốt các vật thể lạ  của các tê bào thực bào. Ví dụ đại thực bào, bạch cầu trung tính. Các vật thể khi được nuốt vào những tê bào này có thể được bọc lại bằng các bọc màng (vesicle) được gọi là phagosome. Tiếp theo  các phagosome này sẽ dung hợp với một hoặc nhiều lisosome đê hình thành một thể gọi là phagolisome. Trong thể này các tác nhân gây bệnh hoặc vật thể lạ sẽ bị tiêu hóa, bị phá hủy bằng các enzim của lisosome.

Page 326: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 326/352

313

Phosphalidylinositol bisphosphate (PIP2): Là một phot- pholipid liên kết màng, bị phân hủy bằng phospholipase C-y tạo 

ra các phana tử tín hiệu diacylglycerol và Inositol trisphosphate.Phospholipase C-y; Là một enzim quan trọng truyền tín hiệu. Nó dược hoạt hóa bằng protcin tyrosine kinase. Vê phần mình tyrosine kinasc lại được hoạt hóa bằng sự kết hỢp giữa kháng nguyên và thụ thể của tế bào.

P la sm a : Là m ộl châ’t dịch của máu còn gọi là hu yế t tương.P las m a ce lls ; Tế bào plasma là dạng biệt hóa cuối cùng của tế  

bào B chủ yêu có chức năng tiết kháng thể. Các tê bào plasma được tìm thấy trong phần tủy của hạch lympho, trong phần lõi 

màu đỏ của lách và cả ơtủy xương.Plasmablast: Một dạng tế bào B nằm trong hạch lympho có  

nhiêu đặc điểm của tế bào plasma.P la te le t a c t iv a t in g fa c to r (PAF): Yếu tố ho ạt hó a t iểu cầ u. 

là chất hòa giải lipid tham gia vào dây chuyên đông máu.P la te le ts : Là các tiểu cầu có vai trò quan trọng trong đông  

máu được hình thành từ các tế bào có nhân khổng lồ (megakar- yocytes), còn có tên lả thrombocyte.

P-nucleotide: Là trình tự nucleotide được tìm thấy ở   các vùng  

nỐì giữa các mảnh gen của các gen vùng V mã hóa cho các thụ thể. P-nucleotide dược lặp lại đảo ngược tại vùng cuối của những mảnh gen lân cận tạo ra những dạng cặp tóc giúp cho quá trình tái tổ hỢp. Chúng có thể hình thành những trình tự palindromic  nên gọi là P-nucleotide.

Poison Ivy; Cây Thường xuân có lá chứa chất độc pentadeca- catechol (tên khoa học:  Dichroa fehrifuca Lour).

Polyclonal activation; Sự hoại hóa đa dòng, là quá trình hoạt hóa lôi kéo theo nhiều dòng (nhiều clone) tế bào khác nhau. 

Chất mitogen (chất kích thích phân bào) gây ra hiện tượng hoạt 

hóa nhiều dòng tô bào đưỢc gọi là polyclonal mitogens.Polygenic: Nói về hệ thông gen mã hóa cho MHC chứa đựng 

một số locus gen. Những MHC này đều có chức năng giống nhau và mang tính đa hình vì có nhiều alen trên mỗi một locus.

Poly-ig receptor: Thụ thể liôn kết với các Ig polyme đặc biệt  là IgA. Thụ thể này nằm ởmàng tế bào lóp biểu mô.

P o l y m e r a s e c h a i n r e a c t i o n ( PC R ) : P h ản ứ ng tr ù ng hỢp chuỗi dùng để nhận một đoạn gen hoặc phân tử ADN.

Page 327: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 327/352

P oly m or p h ism : Tính đa hình, sự tồn tại nhiều dạng khác 

nhau của một vật. Tính đa hình di truyền là sự biến dạng của một locus gen trong đó các biến dạng phát sinh ở tần số lớn hơn  1%. Phức hệ MHC là một đán gen đa hình nhất ở   ngưòi.

Polymorphonuclear leulcocytes; Các bạch cầu nhân đfvhình, bạch cầu nhân nhiều thùy và có hạt.

P o ly sp e c iíĩc ity : Tính đa đặc hiệu, một sôT khá ng th ể có khả 

năng liên kết với nhiều kháng nguyên khác nhau, có tính đa đặc hiệu hoặc tính đa phản ứng.

Posotive selection: Sự chọn lọc dương tính nói về quá trình  

chọn dùng tế bào T ởtuyôn ức. Chi các tế bào T có thụ thể nhận biết các kháng nguyên đưỢc trình diện bởi chính các MHC của  

bản thân mói có thể chín trưởng thành ỏ Thymus (tuyến ức) Pre-B.Cell receptor hoặc Pre-B.Cell receptor complex: Thụ thể hoặc phức hệ thụ thể của tế bào tiền B. Đó là sự biểii hiện (bộc lộ) của ít nhâ’t õ loại protein làm cho tế bào tiên B đi vào chu trình tê bào, làm đóng lại các gen RAG, và phân hủy các protein của gen ARG (Recombination Activating Genes; các gen hoạt hóa tái tố hỢp).

Precip in react ion; Phản ứng kết tủa , một kỹ thuật đ ịnh  lượng đế đó sự sản xuất kháng thể. Sô lượng kháng thế đưỢc xáo  

định theo số lượng các kết tủa nhận đưỢc vối số lượng khárvíỊ nguyên đã cô" định. Phản ứng kết tủa cũng có thể được dùng để  định rõ hóa trị kháng nguyên và các vùng dư thừa kháng thể  hoặc kháng nguyên trong các hỗn hỢp kháng nguyên và kháng thể.

Prednisone: Là một steroid tổng hỢp có hoạt động kháng  

viêm và kìm hãm miễn dịch, dùng để chữa bệnh tự miễn bệnh ung thư bạch cầu và xử lý thải ghép ác tính trong cấy ghép mô.Pre-T-Cell receptor: Thụ thể tế bào tiền T, thưòng là chuỗi a 

của tế bào tiền T, các ức bào - Thymocyte thay thế cho các chuỗi  

p trong giai đoạn đầu của sự phát triển của tế bào T tập hỢp lại  thành thụ thể tế bào tiền T.

P ri m a ry foc u s; Sự hội tụ sơ khai, hội tụ sơ cấp, nói vô quá 

trình hoạt hóa tê bào B được hình thành ở vùng bao quanh giữa các vùng chứa tế bào T và tế bào B của mô lympho. ở đây có sự  

tương tác giữa các tế bào T và tế bào T để từ đó tế bào B có thể  

biệt hóa thành tế bào plasma tiết kháng thể.

314

Page 328: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 328/352

315

P rim ar y fo l l icle ; Nang sơ cấp chứa các tế bào B lưu trú, là vỊ trí sẽ hình thàn h các trung tâm mầm và các nang thứ cấp.

P r im a r y im m m un e res po ns e: Đáp ứng miễn d ịch sđ cấp, được thể hiện khi gây miễn dịch sở cấp đối với một kháng  nguyên.

P rim a ry in te ra ct ion : Sự tương tác sơ cấp, là sự l iên kết của các phân tử kháng thê vối kháng nguyên, phân việt vói sự tương  tác thứ cấp (secondary interaction) trong đó có hiện tượng kết  tủa của các kháng nguyên hòa tan hoặc sự ngưng kết của các hạt  kháng nguyên.

P rim ar y lym p h oid organ : Cơ quan lympho sơ cấp, xem cđ 

quan lympho trung ương (Central lymphoid organ).P ri m in g : l^àm mồi, tạo mồi. sự tạo mồi cho các tế bào lympho  

S(f khai chưa hề liếp xúc với kháng nguyên sẽ xảy ra khi kháng  nguyên được trình diện cho chúng ỏ dạng tạo ra đáp ứng miễn  dịch. Các tê' bào đưỢc khởi động như vậy sẽ biệt hóa thành dạng  tô hào hiệu quả (effector cells) hoặc es bào ghi nhớ (memory cells)  cỏ khá nàng tạo đáp ứng miễn dịch thứ câ’p và đáp ứng tiếp theo.

Pro-B-Cells: Các tê bào khơi thủy B, đà biểu hiộn các protein chỉ thị bể mặt, nhưng chưa có sự sắp xếp lại các gen chuỗi nặng.

P ro d u ct iv e re a r ra n g em en ts : Sự s ắp xếp lạ i s ản phẩ m, mộ t cliuỗi thụ thê bất kỳ của tế bào lympho được sắp xếp lại theo hai  cách khác nhau; sắp xếp lại sản phẩm và sắp xếp lại không tạo  r a s a n I^ h á m . S ấ Ị ) XÔỊ) l ạ i s ả n p h r im l à t ạ o r a k h u n g đ ọ c c h í n h

xác dối với niộl ihụ thô Ihco yêu cầu.Progonitor: Nhữnp tê bào khới thủy, đó là những lô bào đã 

hiệt hóa hơn từ tô l)ào nịỉiiồn tủy xiídiig (stem cells) Ihành từng  

quan thổ các tó bào máu (!ã chín và m.at đi khả năng tự biến đổi ti ỏ lại giôVig như tê bào nfíuồn tủy xương.

P ro g ra m n ied ce l l dea th: Chết theo chương tr ình , xom apop- tosis.

Proíerdin: Xem yếu tô' p, một yếu tố tham gia vào quá trình  hoạt hóa bố thể theo con đường bên cạnh (alternative pathway).

Prostaglandin: Là một sản phẩm biến đổi của l ipit bắt nguồn  từ axit arachidonic, có nhiều hiệu quả đối với hàng loạt mô tế  bào, bao gồm các hoạt động gây viêm.

P r o te a so m e : Một vi thế bao gồm nhiều tiểu đơn vị chứa các 

protease tham gia phân hủy các protein nội bào. Các peptit nội  

sinh bị phân hủy trong proteasome sẽ được liên kết với MHC-I đế 

Page 329: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 329/352

316

trình diện kháng nguyên. Hai tiểu đơn vị của protoa-some có cảm ứng với interferon (IFN) được mà hóa trong các đám gen củíi  

MHC.P ro te c tin : (CD 59) là một protein bề mặt tế bào, giúp cho tô 

bào vật chủ bảo vệ khỏi tác dụng gây tổn thương của bổ thế. No  ngăn cản việc hình thành phức hệ tấn công màng (MAC) bằnp  cách kìm hãm sự liên kết của Cg và Cg vào phức hệ C-,b, Ce, C 7.

Protect ive Immunity: Trình miễn d ịch , là sự đô i kháng  chông lại nhiễm trùng đặc hiệu, gây nhiễm trùng hoặc tiòm  chủng.

Protein A: Một loại protêin của thành tê bào Lụ cầu vàng 

(Staphylococcus aureus), liên kết đặc hiệu vối Fe của IgG, giÚỊ' cho vi khuẩn khỏi tác động opsonin hóa của IgG và ngăn cảii 0011 

đư ồng h oạ t hóa bố’ thể.Protein kinase C: (PKC) là một họ enzym serine/ thereonino  

kinase được hoạt hóa bằng diacylglycerol và ion canxi. Quá trình  hoạt hóa nảy là kết quả của sự truyền tín hiệu nhờ nhiều thụ thô  khác nhau.

Protein t iros ine k inase: Là enzym làm kết hỢp nhóm phốt  phát vào các gốc tyrosine, có vai trò quan trọng trong quá trình  

truyền tín hiệu và điều hòa sự sinh trưỏng tế bào. H oạt động củỉi protein tyrosine kinase lại được điểu hòa bằng protein tyrosinc  phosphatase.

P ro to o n co g en e : Gen tiên ung thư, là các gen kiểm soát VÌI điều hòa quá trình sinh trưỏng. Khi các gen nàv bị đột biến sõ gây biến dạng ác tính tê bào, dẫn dến ung thư (xem thêm onco-  gene).

Provirus; Là một dạng ADN của retrovirus khi cài vào genomcủa vật chủ, nó có thể giữ lại sự bất hoạt phiên mã lâu dài.

P-se lect in: Xem select in .P-Ta: xem pre - T - cell 1-eceptor.P u l m o n a r y s u r í a c t o m t A a n d D p r o t e i n s : C ác pr ote in bồ 

mặt A và D của phổi là những lectin họ pentraxin có vai trò quan  trọng trong đáp ứng miễn dịch pha cấp.

Purin nucỉeotide phosphorylase (PNP) deílciency: Sự  thiếu hụt purin nucleotit photphprylaza, sự thiếu hụt này gây ra  thiếu hụt miễn dịch ác dính, gây ra sự tích lũy purin nucleotit  gây độc cho sự ph át triển tế bào T.

Page 330: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 330/352

Pus: Mủ, là hỗn hỢp các mảnh võ tế bào và xác bạch cầu trung  tính có mặt ở các vết thưđng và ổ viêm áp xe (abscesses) bị nhiễm  

khuẩn ngoại bào (ví dụ các vi khuẩn gây mủ xanh Pseudomonas  a(ỉruginosa).

Pyogenic bacteria ; Các v i khuẩn gây mủ, là những v i khuẩn  

có vỏ bọc lớn gây, khó khăn cho quá trình thực bào khi nhiễm vào  các vết thương thường gây ra mủ. Các vi khuẩn này thường gây  tử vong cho trẻ nhỏ và hiện nay còn gây nhiễm trùng mủ cho cả  người già.

Rulel2/23: Luật này nói rằng các đoạn gen của kháng thể hay thụ thế tế bào T có thể được liên kết vối nhau chỉ nếu một đoạn  

có một trình tự tín hiệu nhận biết vối một đoạn cách gồm 1 2   cặp base và đoạn kia chứa một đoạn cách gồm 23 cặp base.

Rac: xem các phân tử protein G nhỏ (small G proteins)R a d i a t i o n b o n e m a r r o w c h i m e r a s ; V ậ t g h é p t ủ y x ư ơ n g b ị 

chiếu xạ, là các con chuột đã bị chiếu xạ nặng và sau đó được  ghép các tế bào tuỷ xương của một dòng chuột khác, do đó các tế  bào bạch cầu sẽ khác biệt về mặt di truyền vói môi trường chúng  phát triển. Những con chuột ghép này có vai trò quan trọng  trong ngh iên cứu sự phát triển các tế bào lympho.

R a d io im m u n o a s s a y (RIA): Xét ngh iệm miễn d ịch phóng xạ. Sự tương tác kháng nguyên- kháng thể có thể được nghiên cứu  nhò xét nghiệm miễn dịch phóng xạ trong đó kháng nguyên hay  kháng thể được đánh dấu bàng hoạt động phóng xạ. Một kháng  nguyên hay một kháng thể không đánh dấu sẽ được dính vào một chất hỗ trỢ cứng chẳng hạn như bề mặt nhựa, và tỷ lệ kháng thể  hoặc kháng nguyên đã đánh dấu được duy trì trên bề mặt sẽ  

đưỢc xác định để đo sự liên kết.Raf: xem các phân tử protein G nhỏ (small G proteins).

RA G: Các gen hoạ t hoá sự tái tổ’ hỢp RA G-1 và R A G - 2   mã hoá cho protein RAG -1   và RAG-2 , Đây là những protein quan  

trọng đổi với sự sắp xếp lại các gen thụ thế. Chuột thiếu cả hai  loại gen này không thể tạo ra các thụ thể do vậy không có các tế  bào lympho.

R ap am yc in : (hoặc sirolimus) Là thuốc ức ch ế miễn dịch có tác 

dụng loại bỏ ho ạt động của chất tiết tế bào.Ras: xem các phân tử protein G nhỏ (small G proteins).Rearrangement: Sự sắp xếp lại, sự biểu hiện các thụ thể  

kháng nguyên đòi hỏi sự sắp xếp lại các đoạn gen trong quá trình

317

Page 331: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 331/352

phát triển lympho. Trình tự vùng V được biểu hiện là tạo nên từ  sự sắp xếp lại các đoạn gen.

Receptor editing; Sửa đổi thụ thể, sự thay thế của một chuỗi nhẹ trong thụ thể kháng nguyên tự phản ứng trên tế bào B chưa  trưởng thà nh bằ ng một chuỗi nhẹ chưa qua sự tự phả n ứn g được gọi là sự sửa đổi thụ thế điều này cũng có xảy ra với chuỗi nặng.

Receptor associated tyrosine kinase; Tyrosine kinase kết hỢp thụ thể. Các thụ th ể kh áng ng uyên của lym ph o liên kế t VỚI thụ thể liên kết tyrosine kinase thành phần chính của họ Src thụ  thể này liên kết với đuôi thụ thể kháng nguyên thông qua các  vùng SH 2  của chúng.

R e c e p t o r - m e d i a t e d e n d o c y t o s i s : Th ực bà o q ua tr u ng g ia n thụ thế là sự nuôt vào trong các thể thực bào chứa các phân tử  l iên kết với các thụ thể bề mặt. Các kháng nguyên liên kết với các thụ thể tế bào B được thực bào nhờ quá trìn h này.

R ec ce s s iv e l e th a l g e nes ; Các g en lặ n gâ y chết mã hoá cho một protein cần th iết cho ngưòi hoặc động vậ t ph át triển đến tuôi trưởng thành. Khi cả hai bản sao bị thiếu sót, người hoặc động  vật sẽ ch ết ngay trong tử cung hoặc ngay sau sinh .

Trong bất kì trường hỢp mà các tế bào hoặc mô được cấy ghép,  

chúng sẽ đến từ thể cho và đưỢc cấy vào trong t h ể n h ậ n  (recepient) hay vật chủ.

Recombination activating genes: Các gen hoạt hoá sự lái tổ hỢp: xem RAG - 1  và RAG-2 .

R e c o m b i n a t i o n s i g n a l s e q u e n c e s _ R S S s : Các tr ìn h tự tín  hiệu tái tổ hỢp là các đoạn ADN ngắn nằm bên cạnh các đoạn  gen đã được tái sắp xếp để sản sinh một exon vùng V. Chúng  

luôn chứa một đoạn bảy hoặc đoạn mười bảo thủ phân biệt nhau  nhò 12 hoặc 23 cặp base. Các đoạn gen chỉ được tổ hỢp vối nhau  

nếu một đoạn nằm cạnh một RSS chứa đoạn cách gồm 1 2   cặp  base còn đoạn kia nằm cạnh một RSS chứa đoạn cách gồm 23 cặp base_ quy tắc 12/23 của sự nối ghép các đoạn gen.

Red pulp; Phần tủy đỏ là vùng không lympho trong lá lách  chứa các tế bào hồng cầu đã bị phá huỷ được gọi lă phần tuỷ đỏ.

Reed- Sternberg cells: Các tế bào Reed- Sternberg là các tế  bào B lớn ác tính xu ất hiện trong bệnh ung thư Hodgk in.

Regulator or suppressor T cells: Các tế bào T điều hoà hay áp chê là các tê bào có thế ức chê đáp ứng tê bào T.

R es p ira to ry bu rs t: Sự bùng nổ hô hấp. Việc các tế bào bạch cầu tru ng tính hoặc đại thực bào thu n hặ t được các phần đã được

318

Page 332: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 332/352

opsonin hoá sẽ kích thích biến dôi chuyểiì hoá trong tế bào gọi là  bùng nổ hô hấp. Điều này sẽ dẫn t('íi sự san xuất hàng loạt các 

chất trung fỊÌan.Respiratory syncytial virus (RSV): Virus hỢp bàahô hâ"plà 

một tác nhân gây l)ộnh (i người. Nó là một nguyên nhân gây bệnh  phổ biôii ti'0 ng nhiễm vùng ngực trầm trọng ỏ  trẻ em nhỏ. thường  di kỏni với khó th(í. và ỏ cả các bệnh nhân suy yếu miễn dịch và  l)('iih nhân AIl^S.

Rev Pro te in là s ầ n phẩ m g en reu  của virus gây suy giám  miỗii dịch (ĩ ngưòi (human imniunodcíicienry virus HIV). I’rotein  R('V này sõ thúc đẩy sự truyền AKX vim.s lừ nhân ra lố bào chất  

trong quá trình nliân lôn của virus.Reverse transcriptase; Enzyme phiên mã ngưỢc là một 

thành phần cần thiết của rctrovirus vì nó chuyên hộ gon ARN  tliùiih ADN triíỏc khi tícli hdp vào ADN của tê bào chủ. Enzyme  sa<J chép niĩiíỢc (.•ủntĩ cho ])hép các trình tự ARX dưỢc chuyển  thành ADN' 1)0   sung (comị)l(Mnontary DNA cDNA), bơi vậy nó đã đưỢc lách dònfĩ và trở thành mỘL tác nhân quan trọng dôi với sinh học phân tử.

Reverse transcriptase- polymerase Chain reaction (RT- PC R ): P hả n ứn g chuỗi trùn g hỢp- cn zym e phiôn mã ngược đưỢc sử dụng để khuyốch dại các trình tự ARN. Enzymo phiên mã  ngược được sử dụng để chuyển các trình tỊí ARN thành các trình  tự ADN bố sung (cDNA). đến lượt nó sẽ dược khuyếch đại nhò  PCR.

R h e s u s / R h b ỉ o o d g r o u p a n t i g e n ; K h á n g n g u y ô n n h ó m m á u  

Rh osus l<à mộ t kh án g ng uyên m àng t ế bào hồng cầu có thể thấy  trên bể mặt tế bào hồng cầu của khỉ Khesus. Các kháiig nguyên  cliôVig lại Rh không làm ngưng kôt các tê bào hồng cầu ở ngưồi, do đó kháng thể chông lại Rh có thô phát hiện nhò sử dụng một ])hép thử Coombs.

Rheumatic fever: Sốl thấp khớp páy ra bởi các kháng thể  dược kích thích bỏi sự nhiễm vỏi một sô loài  Streptococcus.   Các  kháng thể này sẽ kháng chéo vỏi các kháng nguyên của thận,  khớp và tim.

R h eu m a to id a r thr i t is : Chứng v iêm khớ p dạ ng thấ p là một bệnh sưng khớp thường gặp có thê do một phản ứng tự miỗii.  Bệnh này liên qunn dốn sự san xuất các nhân tố thấp kliớp, một

319

Page 333: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 333/352

kháng thế IgM chống IgG mà có thể được tạo ra trong các Ị)hảii  ứng miễn dịch bình thường.

Sandvvich ELISA; K! thuật hánh kẹp ELISA sử (iụuỊĩ kháníí  thê liôn kết với bề mặt đố bắt giữ protoin hang cách két vổi opitope của nó. í rotein được bắt giữ Iiày sau dó sẽ dưỢc phát hiộii nhờ một kháng thể liên kốL enzymo đặc hiệu cho một t'pii()|n‘ khác trên bề mặt phân tử protoin. Điểu này tạo la mộl phó|)  kiểm tra có tính đặc hiệu cao.

Scatchard analysis: Phân tích Scatchard là niộl phân l ích  toán học sự liên kết cân bằng cho phéịi ái lực và hoá ti'Ị cua sự  tường tác chất gắn - thụ thê’có thổ được xác định.

S c a v e n g e r re ce p tor s: Các thụ thế thu dọn kháng nguyiỉH Cii trên trên bề mặt các  dại thực bào và các t ế bào khác liên kôl VÓI hàn g loạt chiVt gán thái bỏ (kh án g n guy ên) và loại bỏ ch ún g l a khỏi dòng máu. Cấc  tô bào Kuffei- tro ng g an đặc; biệ t có nh iều CÌU' thụ thế này.

SCID, scid:  xem sovcro coiìil)inocl immunoci(‘f‘ú'i(>ncy.SDS- PAGE là tên viết tất thường gạp của diện cii trên fĩ(‘l 

polvacrylamide (polyacrylamido gel ok‘ctrophoresis_ l AGE) dói với các protein được hoà tnn trong fhất tắy nalri dodecyl sulĩatt' (sodium dodecyl sulí'ato_ SDS). Kĩ thuật này dược sử dụng rộntí  rãi dể mô tá protein đcặc biệt là sau khi clánli dấu và ngưng kĩ't miễn dịch.

Secondary antibody response: Các phán ứng kháii ihê thứ cấp 1; phả n ứng kh án g thế được cảm ứ ng do sự liêm lan Uiứ  hai hay tiêm tăng cường kháng nguyên tức là gây miễn dịch thứ  cấp (secondary imm unization). Phản ứng m iễn dịch bộc hai sẽ 

khởi dộng nhanh chóng hơn sau khi tiêm kháng nguyên, đạt được mức độ cao hơn, có ái lực cao hơn phản ứng bậc nhất và chủ  

 yếu là gồmcác kháng thế IgG. Bởi vậy, phản ứng đôi với mỗi lần gây miễn dịch hại ttăng lên về cưòng độ, và các đáp ứng lần thứ  h a i . thứ ba và nhữ ng lần tiếp sau là có mức độ tăng dần.

Second set rejection: Thải bỏ bộ thứ cấp. Khi thể nhận của  mù hay cơ quan đầu tiên loại bỏ phần cấy ghép đó thì mô ghép thứ liai từ cùng một thê cho ấy sẽ bị loại bỏ nhanh chóng hơn và với một cường độ mạnh hơn nhiều. Hiện tượng này được gọi là sự  thải bỏ bộ thứ cấp.

Co • s t im u la to ry s igna l; Tín h iệu đồng k ích th ích cần th iét 

cho sự hoạt hoá lympho thường đưỢc gọi là một tín hiệu cấp hai. với tín hiệ u thứ nhâ”t bắt nguồn từ sự liên kế t kh án g n gu yên vc'íi

;52U

Page 334: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 334/352

một thụ thể kháng nguyên. Cả hai tín hiệu này đều cần thiết cho  sự hoạt hoá của hầu hết các lympho.

Seco nda ry in tera ct io ns : Tươ ng tá c thứ cấ p (x em tươ ng tá c  sơ cấp- primary interactions).

S e cr et o r y co m p on en t: Thành phán t iết được l iên kết với các 

kháng thê IgA trong qiiá Lrình tiết của cơ thể là một đoạn còn lại  của thụ thể poly- ỉg liên kết với IgA sau khi vận chuyển qua tế  bào biêu bì.

Selected; Một tế bào coi là được chọn lọc bởi kháng nguyên  khi các thụ thể của nó liên kết vố kháng nguyên dó. Nếu kết quả  là tế bào bắt đầu tăng sinh, thì điều này được gọi là chọn lọc 

dòng, và tế bào này sẽ tạo nên một dòng; nếu kết quả của việc  liên kết kháng nguyên là tế bào bị chết thì điểu này được gọi là  chọn lọc dòng âm tính hay loại bỏ dòng.

Selectin: Là một dạng lectin thuộc họ các phân tử liên kết bề  mặt tê bào của các tê bào bạch cầu và các tê bào nội mô mà liên  kết vối các phần đường trên phân tử glycoprotein có các đặc tính  giông m ucin.

Self antigens: Các tự kháng nguyên (autoantigen). Các kháng nguyên trong cơ thể mỗi cá thể thường được gọi là tự  

kháng nguyên. Các tế bào lympho được phản ứng với các tự  kháng nguyên trong suôt giai đoạn chưa trưởng thành của  chúng, và những tê bao nào thực sự phản ứng vổi các tự kháng  nguyên bị chết theo chương trình (apoplosis).

S e lf to le ra n ce : Sự dung nạp bản thân ở một cơ thể là sự mất ứng đôi với một kháng nguyên khi kháng nguyên này đưỢc tạo ra  bởi ch ính các mô của nó. Sự dung nạp này được gọi là sự tự dung  

nạp. Xem thêm sự dung nạp (lolerance).Sensit ization; Tạo ra nhạy cảm. Các phản ứng dị ứng đòi hỏi  

sự gây miễn dịch trước đó hay là sự tạo ra nhạy cảm đối với các ch ất gây dị ứng kích thích các phản ứng nhạy bén. Các phản ứng  dị ứng chỉ xảy ra ở các cá thê dã được nhạy cảm (sensitized).

Sepsis: Sự nhiễm trùng là sự lây nhiễm vào dòng máu. Hiện  tưỢng này rất nghiêm trọng và thường gây chết, sự lây nhiễm  vào dòng máu của các vi khuẩn Gram âm sẽ khởi động shock  nhiễm trùng do sự giải p hóng chất tiết tế bào TNF- a   .

S e q u e n c e m otif; Một mẫu trình Lự là một kiểu các nucleotide  

hay các axit amin nằm trong các gen hoặc các protein khác nhau  

mà thường có những chức năng liôn quan. Các mẫu trình tự  quan sát thấy trong các peptide liên kêt với một glycoprotein

321

Page 335: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 335/352

MH C đặc biệt là phụ thuộc vào yêu cầu đối vối các axit am in đặc biệt để đạt được sự liên kết với phân tử MHC đó.

Sero co nv ers io n : Sự chuy ển đổ i huy ết tha nh là mộ t pha của  sự lây nhiễm khi các kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm lần  đầu tiên đưỢc phát hiện ra trong máu.

Serology: Huyết thanh học sự sử dụng kháng thể để kiểm tra và đo dạc ’.:hánK ngu yên bằn g cách dùn g các phép thử h uyế t thanh (seroloeical assays) uuọc gọi như vậy bdi vì các phép thử  này ban đầu được tiến hành với huyết thanh, phần dịch còn lại ở   máu đông, từ các cá thể đã được gây miễn dịch.

Serotonin: Chất hòa giải trung gian. Các tế bào phì ởchuột nhắt chứa chất hòa giải trung gian tan, kích thước nhỏ trong các  hạt của chúng.

Serotype: Typ huyết thanh. Các dòng v i khuẩn khác nhau  cũng như các tác nhân gây bệnh khác đôi khi có thể được phân biệt nhò các typ huyết thanh của chúng tức là khả năng một huyết thanh m iễn d ịch làm ngưng kết hay phá h uỷ một số chủng  vi khuan này chứ không phải là chủng khác.

S er p in ; là một họ lớn các chất ức ch ế proteaza kiểu serin.

Se ru m : H uyết thanh là phần dịch còn lạ i của m áu đông .

S e r u m s i c k n e s s ; ô m h u y ế t th a nh , h iệ n tư ợ ng xả y ra kh i huyết thanh hoặc protein huyết thanh ngoại lai được tiêm vào một người nào đó. Hiện tưỢng này là do sự hình thành các phức hệ miễn dịch giữa protein được tiêm vào và các kháng thể được hình thành để chống lại nó. Điều này đã được mô tả qua sốt, bệnh than và viêm thận.

Severe combined immune deficiency (SCID): Suy giảm 

miễn dịch kết hỢp nghiêm trọng là một bệnh suy giảm miễn dịch  trong đó cả kháng thể lẫn đáp ứng tế bào T đều không có. Điều 

này thườn g là kết quả của sự thiếu hụ t tế bào T. Đ ột biến sc id   cũng tạo nên bệnh này ở chuột nhắt.

SH2 domains: Vùng SH2 xem các tyrosine kinase họ Src. Khớp tín hiệu (signal joint) được tạo ra nhờ sự nối kết chính xác của các trình tự t ín hiệu nhận biết trong quá trình tái tổ hỢp sinh dưõng làm sản sinh các thụ thể tế bào T và các gen kháng 

thể.Signal transducers and activators of transcriptions 

(STATs): Chất cảm ứng tín hiệu và hoạt hoá sao mã (xem kinase 

Janus)

322

Page 336: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 336/352

Signal transduct ion: Sự dẫn truyền t ín h iệu mô tả quá tr ình  (,‘hung trong đó các tế bào nhận đưỢc sự biến đổi trong môi  I rường của ch ún g. T ại các tế bào lympho. nhữ ng sự biên đối quan  trọng nhất là những biến đổi xảy ra trong quá trình lây nhiễm  làm sản sinh kháng nguyên kích thích các tế bào của hệ thôVig  miễn dịch tạo ra đáp ứng miễn dịch thu được.

S i n g l e c h a i n F v fr a g m e n t : Đ o ạ n đ ơ n c h u ỗ i F v 0   chứa một v ù n g V c ủ a c h u ỗ i Iic ặ ng đư Ợ c l i ê n k ế t b ằ n g m ộ t đ o ạ n p e p t id e t ổ n g

hỢp kéo dài với vùng V của một chuỗi nhẹ có thể được tạo ra bằng  kĩ thuật di truyền.

S i n g l e - p o s i t i v e t h y m o c y t e s : C ác tế b ào t u yế n ức d ươ ng 

tính đơn. Trong quá trình trưởng thành của tê bào T ở tuyến ức.  các  tê bào T trưởng thành được nhận biết bằng sự biểu hiện của  cả CD4 và đồng thụ thể CD 8 , do vậy chúng đưỢc gọi là các tế  

b à o tu y ế n ứ c d ư ơ n g t ín h đ ơ nS ir o lim u s; Là m ột tên thuôc dưỢc chá"p nh ận đôi với ch ât hoá  

học rapamycin; cả hai tên này đều có thể dược dùng hoán đổi cho  Iihau trong các văn bản.

SLC: Chất tiết hoá học có tên SLC được sản xuất bởi mạch bạch huyết, có tác dụng thu hút các tế bào tua.

S m a l l G pr o te ins : Cá c p ro te in G nh ỏ là các protein đđn phân chẳng hạn như Ras, chúng hoạt động như những phân tử  t ín h iệu nội bào dọc theo rât nhiều sự kiện t ín hiệu xuyên m àng.

S m allp ox : Bệnh đậu m ùa là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi virus đậu mùa (virus variola), nó đã từng giết chết tói 1 0 % người mác bệnh. N gày nay nó đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ tiêm chủng.

S o m a t i c d i v e r s i í ĩ c a t i o n t h e o r y : T h u y ết sự đa dạ ng ho á th ế 

sinh dưỡng (thể soma). Khi các nhà miễn dịch học phát hiện ra kháng thể là biến đổi, họ đã luận bàn nhiều giả thuyết khác  

n ha u tr on g đó có t h u y ế t s ự đ a d ạ n g h o á s i n h d ư ỡ n g c ho r ằn g các gen mã hóa cho các phân tử kháng thể là không thay đối  nhưn g chún g được đa dạn g hoá trong các t ế bào sinh dưỡng. Điều  này đúng một phần vì hiện nay các siêu đột biến trong tế bào  sinh dưỡng đã đưỢc nghiên cứu rõ. Tuy nhiên các giả thuyết khác  cũng cần để được giải thích các đặc tính khác của sự đa dạng  kháng thể, bao gồm sự sắp xếp lại các gen và sự chuyển đổi các  dạng tương đồng.

S o m a t ic g e n e th er a p y : L iệu phá p g en sinh dưõ ng (xem liệu  

pháp gen).

323

Page 337: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 337/352

324

S o m a t ic h y p er m uta t io n : S iêu đột b iến s inh dưỡ ng. Trong 

đáp ứng tế bào B đôì vối khá ng thể, các trình tự AD N v ùn g V trải 

qua quá trình siêu đột biến sinh dưởng, kết quả là tạo ra thế  hệ các kháng thể biến đổi, một sô" trong đó sẽ liên kết với ái lực 

cao đối với kháng nguyên. Điều này cho phép ái lực của kháng  

thể tăn g lên. Các đột biến này chỉ tác động lên t ế bào sinh dưõng 

và không được di truyền qua tế bào sinh dục.

S om a tic re co m b ina t ion : Tái tổ hỢp s inh dưõng. Trong quá 

trình phát triển của lympho. các đoạn gen thụ thể trải qua quá trình tá i tổ hỢp s inh dư ỡn g tạo ra các exon vùng V nguyên vẹn  

mã hoá cho vùng V của mỗi phân tử kháng thể và các chuỗi thụ  

thể tế bào T. Những sự kiện này chỉ xảy ra ở các tế bào sinh  

dưỡng và những biến đổi này là không di truyền.

Spacer: Đoạn cách: xem luật 12-13.

Spec iAci ty : T ính đặ c h iệu của mộ t phâ n tử khá ng thể quy ết  

định khả năng phân biệt đối vối chất sinh miễn dịch của nó với  

các kháng nguyên khác.

Spectratyping; Người ta sử dụng kĩ thuật định kiểu phố  dể xác định các kiểu đoạn gen ADN nhất định cho ra một sự cách  

quãng lặp lại của 3 nucleotide hay một codon.Spleen: Lá lách, là một cơ quan nằm phía trên bên trái của  

khoang màng bụng chứa một tuỷ đỏ liên quan đến việc loại bỏ  

các tế bào máu già cỗi và một tuỷ trắng liên quan đến các tế bào  

lympho đáp ứng đối với các kháng n guyên được vận ch uyể n tới lá lách bằ ng đưòng m áu.

Src- family tyrosine kinases: Các tyrosine kinase họ Src là các protein tyosine kinase liên kết với thụ thể. Chúng có một  

sô' vùng đưỢc gọi là vùng tương đồng- Src 1 , 2, 3. Vù ng S H l chứa  

vị trí hoạt động của kinase, vùng SH 2   có thế liên kết với gô’c phosphotyrosine, và vùng SH3 liên quan đến những tưđng tác  

với các vùn g giàu proline trong các phân tử p rotein khác.

Staphylococcal enterotoxins (SEs): Nội độc tố của Staphyl lococcus , gây nên ngộ độc thức ăn và cũng k ích th ích  

các tế bào T liên kết vói các phân tử của MHC lớp II và vùng Vp  

của n hữ ng thụ thể tê bào T nhâ”t định , ch ính vì vậy c ác nội độc tô' 

Staphyllococcus là các siêu khán g nguyên.

STATs: xem các kinase Janus.

Page 338: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 338/352

S t e m - c e l l f a c t o r ( S C F ): N h â n t ố t ế b à o g ố c là m ột p ro tein  x u y ê n m à n g t r ê n t ê b à o n ề n t u ỷ x ư ơ n g li ê n k ế t v ó i C - K it , m ộ t

t h ụ t h ê t í n h i ệ u c ó tá c đ ộ n g lê n s ự Ị ) h á t t r i ể n t ế b à o B v à c á c t ếbào bạch cầu khác.

S tr o m a l ce l ls : Tê bào nền sự phát triển của các tê bào lympho B và các tê bào lym pho T diễn ra dưới sự tương tác với các tế b à o  nển có vai trò cung cấp các tín hiệu khác nhau có tính chất tan  và liên kế t t ế bào đối với sự phát triển t ế bào lympho.

Subcutanneous layer; Các kháng nguyên có thể được t iêm  vào bên trong tầ n g d ư ới d a đề cảm ứng một đáp ứng miễn dịch 

thu được (Xem intracutan eous).

S u p e r a n t i g e n s : C á c s i ê u k h á n g n g u y ê n l à c á c p h â n t ử   kích thích một tập con các tế bào T bằng cách liên kết với các phân tử MHC lớp II và vùng vp của những thụ thế tê bào T qua  đó kích thích sự hoạt hoá các tế bào T có biểu hiện các đoạn gen  V(3 đặc biệt. Các nội dộc tô Staphyllococcus là một trong các nguồn s iêu kháng nguyên .

Suppressor T cells: Các tế bào T áp chế. (Xem các tế bào T 

điểu hoà- regulator T cells).S u rfa ce im m u n o g lo b u l in ( s lg ) : Các khá ng thể bề mặ t. Các 

phân tử khá ng thể liên kết với màng mà hoạt động như thụ thể kháng nguyên trên các tê bào B thường dược gọi là các phân tử  

k h á n g t h ể b ể m ặ t.S u r r o g a t e l i g h t c h a i n : C h u ỗ i n h ẹ đ ạ i d i ệ n được tạ o n ên từ   

hai phân tử có tên là Vpre-B và  Ấ5 .  Cùng lúc, chuỗi này cũng có thề bắt cặp với một chuỗi nặng cấu trúc, chúng sẽ di chuyển lên  bể mặt tế bào và báo tín hiệu cho sự phát triển của tế bào pre-B.

S w i t c h r e g i o n o f D N A: V ù n g A D N c h u y ể n đ ổ i , kh i sự   

chu yển đổi các isotyp e xảy ra, exon hoạt động vùn g V của chuỗi 

nặng trải qua sự tái tổ hợp sinh dưõng vói một gen vùng cô định  3 ’ của mộ t v ù n g A D N ch u y ển đổ i; s ự liên kết ADN này khô ng 

nhất thiết phải xảy ra ỏ  các vị trí chính xác bởi vì chúng xuất  hiện trong vùng ADN intron.  do đó tất cả các sự tái tổ hỢp chuyển đổi này đều được tạo ra.

Syk; Xem tyrosine kinase.Sympathetic ophthamia; Khi một mắt bị tổn thương thì 

thường có một có phản ứng tự miễn làm phá huỷ mắt kia đây là  hội chứng được gọi là bệnh đồng cảm nhãn cầu.

325

Page 339: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 339/352

Syngeneic graft: Cấy ghép đồng gen là sự cấy ghép giữ;i hai cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền. Sự cấy ghép  

này được chấp nhận như cấy ghép chính nó.Systemic anaphylaxis: Phản vệ hệ thống là dạng nguy 

hiểm nh ất của phản ứng quá mẫn tức thời. Nó liên quan đến việe kháng nguyên trong dòng máu kích thích các tế bào phì trong  toàn bộ cơ thể. Sự hoạt hoá các tế bào phì này sẽ gây nên sự giãn  mạch, tích luỹ dịch mô, làm sưng thanh quản và thường gây  chet.

S y s t e m ic l u p u s e r y t h m a t o s u s (SL E ): B ệ n h L u p u t b a n đ ó  hệ thống là một bệnh tự miễn trong đó các tự kháng thể chốnịĩ   

lại ADN và protein liên kết vói axit nucleic sẽ tạo nên các phức  hệ miễn dịch làm phá huỷ các mạch máu nhỏ đặc biệt là các  mạch m áu của thận.

T ly m ph o c y te s ; C á c tế bà o T ha y ly mpho T là mộ t tậ p con của các t ế bào lympho mà đặc điểm của chún g là sự ph át triểii diễn ra ở tuyế n ức và m ang các thụ th ể lưỡng dị phân tử đượo liên kết với các phân tử protein của phức hệ CD 3. Hầu hết các tô bào T chứa thụ thể lưỡng dị phân tử a;|3 nhưng các tế bào T ỵ.ổ

lại chứa thụ thể lưõng dị phân tử ỵ.ổ .

T r a n s m e m b r a n e a c t iv a t o r a n d C A M L- in t e r a c t o r _ TA CI: C h ấ t h o ạ t h o á x u y ê n m à n g v à c h ấ t t ư ơ n g t á c C A M L l à  thành viên của họ thụ thể TNF và là một trong hai nhóm thụ thế  ch ính c ủa BLyS. Nó được tìm thấy trên các tế bào B, các tế bào có tua, các tế bào T và có thể là một thụ thể quan trọng để nhận các tín hiệu từ BLyS.

Tacrolimus hay FK506: là một dược chất polypeptit ức chó miễn dịch. Nó sẽ bất hoạt các tế bào T bằng cách ức chê sự dẫn  truyền tín hiệu từ thụ thể của tế bào T này. Tacrolimus và  

cyclosporing là những chất ức chế miễn dịch phổ biến nhất trong  cấy ghép mô.

Transporters associated with antigen Processing (TAPl and TAP2): Tác nhân vận chuyển mảnh peptit kháng 

nguyên liên kết với quá trình chế biến kháng nguyên là các protein băng từ liên kết ATP liên quan đến việc vận chuyển  các loại pep tit khán g nguy ên từ tế bào chất vào kh oang của lưới nội chất, tại đây chúng sẽ liện kết vối các phân tử MHC lớp I.

T A P - a s s o c i a t e d p r o t e i n ( T a p a s i n ) : M ộ t d ạ n g P r o t e i n l i ê n  

kế t với TAP có vai trò quan trọng trong sự lắp ghép pep tit kháng

326

Page 340: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 340/352

nguyên vói các phân tử MHC lốp I; nếu tế bào thiếu protein  'Tapasin này thì phân tử MHC lớp I sẽ kém bền trên bề mặt tế

bào,Antigen- binding target cells: Các tế bào đích liên kết với 

kh áng nguyên. Chức năng của các tế bào T tác động là luôn luôn  kiểm tra sự thay đổi mà chúng tạo ra trên các t ế b à o đ íc h l iên  

kết kháng nguyên Các tế bào này có thể là các tê bào B đã đưỢc  hơạt hoá để sản xuất ra kháng thể; đại thực bào đã được hoạt  hoá để giết vi khuẩn hoặc các tế bào khổì u; hay các tế bào đã  'đượo đánh dấu mà bị giết bởi các tê bào T gây độc.

Protein Tat: là sản phẩm gen ta t   của HIV. Nó được tạo ra khi  

các tế bào nhiễm tiềm ẩn bị hoạt hoá. Nó sẽ liên kết vối một tác  nhâ n tăng cưòng sao mã nằm trong đoạn dài lặp lại tận cùng của  provirus, qua đó làm tăng cưòng sự sao mã của hệ gen tiền virus.

T- c e l l c lon e: M ột dò n g t ế b ào T là một tập hỢp các tế bào xuấ t ph át từ m ột tế bào T ban đầu.

T*cell hybrid: Các tế bào lai T là các tế bào được hình thành 

tằng cách dung hợp một tê bào T đã được hoạt hoá đặc hiệu  kháng nguyên với một tế bào T của mô u bạch huyết. Các tế bào  lai này sẽ cho ra thụ thể giống như tế bào T đặc hiệu tạo nên  

'chúng và lại có khả năng sinh trưởng đưỢc trên môi trường nuôi  <cấy giống như tế bào khối u.

T-cell line: Dòng tế bào T là dòng các tế bào nuôi cấy T sinh 

trưởng được do các chu kì kích thích lặp lại thưòng là nhồ kháng  nguy ên hoặc các tế bào trình diện kháng nguyên. Khi từng các tế  bào T đơn lẻ từ những dòng này được nhân lên chúng sẽ tạo ra một dòng t ế bào T vô tính.

T-cell receptor (TCR): Thụ thể tế bào T là một heterodimer của các chuỗi siêu biến a, p liên kết vài nhau bằng  

l iên kết disulĩide được biểu hiện trên bể mặt màng tế bào như  một phức hệ với các chuỗi CD3 không biến đổi. Các tế bào T 

mang kiểu thụ thể này thưòng được gọi là các các tế bào Ta:p. Một kiểu thụ thể khác đưỢc tạo nên từ các chuỗi biến đổi Y và 5‘CÙng biểu h iện vối C D3 trên một quần thể tế bào T. c ả hai loại thụ thể này đều được biểu hiện cùng với một hom odimer gồm hai 'chuồi ị   liên kết disulfide vdi nhau.

T -cel l z one: V ù n g t ế b ào T trong các mô bạch huyết chứa rất nhiều tế bào T và khác biệt hẳn vối vùng tế bào B và các nhân tố  

nến.

327

Page 341: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 341/352

Tec-kinase: Sự hoạt hoá các thụ thể kháng nguyên tế bào 

bạch cầu đưỢc kết hỢp với sự hoạt hoá PLC-y thông qua các  

thành viên của họ Tec-kinase thuộc vào các kinase giông src.  Các Tec-kinase khác là Btk ởcác tế bào B đã bị đột biến trong bệnh thiếu hụt miễn dịch ở người, bệnh agammaglobulinemia liên kết nhiễm sắc thể X (X- linked agammaglobulinemia XLA) và Itk ở  bạch cầu T.

T e r m i n a l c o m p l e m e n t c o m p o n e n t : H ệ t hố n g b ổ t hể có thổ’ được hoạt hoá trực tiếp hoặc nhờ kháng thể, nhưng cả hai con đường này đều dẫn tới sự hoạt hoá các thà n h p h ần b ổ th ể c u ố i  cùng để dẫn tới sự hình thành phức hệ tấn công màng.

Terminal deoxylnucleotidyl transferase (TdT); Enzym(‘ transíerase deoxylnucleotidyl cuối cùng sẽ chèn các nucleotidíí  không theo mẫu hay N-nucleotide vào trong các vị trí nối giữa các đoạn gene của thụ thể tế bào T và các gene vùng V của phân 

tử immunoglobulin. Các N-nucleotide đóng góp rất lớn đóng gó[) rất lón vào sự đa dạng liên kết của các vùng V.

T e r t i a r y r e s p o n s e ; Đ á p ứ n g b ậ c b a . K hi m ột k h á ng ng u yê n 

được tiêm lại lần thứ ba, phản ứng đáp ứng sẽ được gọi là đ á p  ứ n g b ậ c b a và sự nh iễ m n ày là q u á t r ì n h m i ễ n d ị c h h o á c ấ p  

ba (tertiary im m unization).THI cell: Các tế bào THI là một phân nhóm của các tê bào T 

CD+ phân biệt nhờ các cytokine mà chúng sản xuất. Chúng 

liên quan chủ yếu đến việc kích thích các đại thực bào và đôi khi được gọi là các tế bào TCD 4 gây viêm .

T H 2   ce l l : C ác t ế bà o TH 2 là một phân nhóm của các tế bào  T CD4 phân biệt nhò các cytokinee mà chúng sản xuất. Chúníí  

chủ yếu liên quan đến việc kích thích tế bào B sản xuất kháng 

thể, và thường được gọi là là các tế bào TCD4 trỢ giúp.

tH S ce l l ; Khá i n iẹm cá c t ế bà o TH 3 đã được s ử dụng để mô tả các tế bào độc nhất có khả năng tạo ra chủ yếu nhân tô" gây biến dạng sinh trưỏng p trong đáp ứng đối vói kháng nguyòn. Chúng phát triển ưu thế trong đáp ứng miễn dịch thể dịch đôì với các kháng nguyên được tiếp xúc qua đưòng miệng.

T h o ra cic du ct: Hạch bạch huyết từ hầu hết các phần trong crí  thể trừ phần đầu, cổ và tay phải, được tập trung vào một mạch bạch hu yết lón, m ạ ch ng ự c, m ạch này chạy song song với động  mạch chủ tới phần ngực và đổ vào mạch máu dưới đòn. Mạch

328

Page 342: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 342/352

nj(ực này do vậy sõ dẫn cỉỊch bạch Imyêt và các tô bào bạch cầulympho quay trỏ lại vòng tuần hoàn máu.

Thymectomv; Sự cắt bỏ tuyến ức bằng phẫu thuật.T h y m i c a n l a g e : C á c n g u y ê n b à o t u y ế n ứ c l à m ộ t m ô t ừ đ ó vung nền luyến ức sẽ phái triển trong quá trình phát triển phôi. (Xemthymic stroma).

T hy m ic co r tex ; V ùn g v ỏ tu y ế n ức là v ùng ngo ài của mỗi kne tuyến ức trong đó các tế bào tuyốii ức sơ   khai sẽ sinh sôi, tái  Siip xôp lại các gene thụ thô lê bào T của chúng và trải qua một(|ná trình chọn lọc ở tuyên ức, đặc biộl là chọn lọc dương tính đôi V('(i các tô bào biểu bì vỏ tuyôn ức (thymic cortical epithelial

cclls).T h ym ic s trom a; C hât n ền tu yế n ức chứa các châ’t nền tô 

bào chứa các Lê bào bieu bì và các mô liên kêt hìiih thành nênlĩiột \ 1 inui 11  cầii tliiõt cho sự phát Iriển của tè bào T.

Thymocytes : Các tế bào tuyến ức là các tô bào lympho T 

tìm thấy ở   luyến ức. chúng cliứa chủ yếu là cáe lê bào T dang  pháL triển, đủ rằỉig một số tố bào tuyến ức đã hoàn toàn trưởng  thành vê mặt chức năng.

T h ym u s; T u y ế n ửc la IKH diỏn ra sự phát triển của tế bào T. 

Đó là một cđ quan biêu mô lympho ởphía trên của giữa ngực, ngay phía sau xương ức.T h y m u s - d e p e n d e n t a n t i g e n s ( T D a n t i g e n s ) . M ộ t s ô ' 

kháng nguyên sẽ kích ihích các dáp ứng chỉ ởcác cá thế có tế bào T; chúng được gọ i là các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức.  Các kháng nguyên khác kích thích sự sản xuất kháng thê khi vắng mặt t ế bào T thì đượo Rọi Là các k h á n g n g u y ê n k h ô n g  

phụ thuộc tuyến ức (thymus- independent antigens_ TI antigcns). Có hai dạng kháng nfĩuy{'n Ti, TI- 1có hoạt tính kích 

thích tế bào T từ bôn troiiR và TI- 2 có lõ en kha năng hoạt hoá tố  bào lỉ bằng cách có Iihiếu cpitope ịíiôns nhau liên két chéo vói các thụ thô tê hào B.

(’ác tế bào T và lym |)ho 'I' là các mô La ngắ n gọn cho các t ế b à o  l y m ph o ph ụ th u ộ c tuy ến ức v à quầ n thồ ly mpho nà y s ẽ không 

thê phát triển nếu thiôu một tuyôn ức hoạt động.T ime- la ps e v ideo micro s co py : Ng ườ i ta s ử dụng k ính h iển  

vi ghi hình từng khoảng thời gian để kiem tra các quá trình sinh 

học từ các quá trình nhanh như sự di chuyển của tê bào đên các  

qua Irình chạm như sự nở hoa.

329

Page 343: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 343/352

Ting ib le bo dy ma cro pha g e; Tro ng quá tr ình h ình thà nh  trung tâm mầm x uất hiện các tế bào được gọi là đ ạ i th ự c bà o  

th ể b ắ t m àu . Các tế bào thực bào này sẽ nuô't các tế bào B chết theo chưđng trình được tạo ra với số lượng lớn trong suốt quá trình đáp ứng của trung tâm mầm.

Tissue dendrit ic ce l l : Tất cả các tê bào có tua xuất phát từ   một t ế bào gốc tạo máu sẽ di cư tới rất n hiều vị trí khá nh au t rón khắp cơ thể. Bởi vậy chún g đưỢc gọi là các t ế tà o tu a ở m ô.

T issu e graft : Sự cấy ghép các cơ quan hay cấ y m ô chẳng hạn như cấy ghép đã được sử dụng trong y học đế sửa chữa các tliiõu  sót của cơ quan hay mò.

T i s s u e s p e c i í l c a u t o i m m u n e d i s e a s e : M ột s ố b ện h tự núổn tấn công các mô nhất định, chang hạn vào tế bào p của tuỵ d;io Langerhans trong bệnh tiêu đường tự miễn; các bệnh dạng này được gọi là b ệ n h t ự m i ễ n đ ặ c h i ệ u m ô .

Titer: Phép chuẩn độ kháng huyết thanh là một phép ( to nồng độ của các kháng thê đặc hiệu dựa trên sự pha loãng hiiyèt t h a n h t ố i đ i ể m CUỐI c ù n g c h ẳ n g h ạ n m ộ t m ứ c b i ế n đ ổ i n h ấ t đ ị n h  

trong kiểm tra ELISA.T oll - l ike re ce pto r: T L R l-10 (xem các thụ thể g iống Toll).

C ác t ế b ào lym p h o T (T lymphocytes): Xem tế bào T (T cells) .TNF; Các chất độc của tế bào lympho (lymphotoxin), tác nhán  

hoại tử khôi u a (tumor necrosis íactor- a).TN F re ce p tor _ T NFR : Có một số các thành v iên trong họ các 

th ụ th ể T N F M ột số dẫn tới sự chết theo chương trình của tế  bào biểu hiện chúng (TNFR-I, II, Fas). trong khi những Lhụ thô  khác lại dẫn tới sự hoạt hoá (CD 40, 4-1 BB). Tất cả những thụ  

thể này chuyển tín hiệu như là các protein bậc ba.Tolerance; Dung nạp miễn dịch là sự in.ất dáp ứng miễn 

dịch đốì vói một kháng nguyôn. Hộ Ihônpĩ miễn dịch là dung nạp với các kháng nguyên của chính nó. Sự dung nạp đối với kháng 

nguyên của bản thần là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống miễn dịch. Khi sự dung nạp này bị mất đi, hệ thông miễn dịch có  the phá huỷ mô của chính nó giộhg như đã xảy ra trong bệnh tự  miên.

Toll path'way : Con đường Toll là một con đưòng tín hiệu rô  điển kích hoạt n hân Lù phiôn niã N F X n b;'in<ĩ cácli phá huỷ chíĩt ức ch ế của nó I X B.

 ĩ ầ o

Page 344: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 344/352

Tất cả các thành viên của họ Toll các thụ thổ được phát hiện  cho tới nay là giông với họ Toll của Drosophila. Chúng đưỢc đặt  

tên là các th ụ th ể g iố n g T oll (Toll- like receptor-TLR) và đánh số  đàn g sau, c hẳ ng hạn thụ thể giống Toll 4 hay TLR-4.

P a la tin e to n sil; Am idan vòm m iệng nằm ở cả hai phía của 

hầu. Nó tập trung một lượng lớn các tế bào lympho được sắp xếp  như là một phần của hệ thông miễn dịch kết hỢp với ruột hay  màng nhày .

Toxic shock syndrome: Hội chứng sốc độc tố là một phản  ứng độc tố hệ thống gáy ra do sự sản xuất một lượng lôn cytoki-  nee của các tế bào TCD4 bị hoạt hoá bởi siêu kháng nguyên vi  

khuẩn, chẳng hạn độc tố- 1gây hội chứng sốc độc tố (TSST-1) do  S taph y llo coccu s aureus   tiết ra.

Các độc tô" đã bị b(iít hoạt được gọi là đ ộ c tô” g iả m lự c (toxoid) thì không còn độc nữa nhưng vẫn duy trì tính sinh miễn dịch do  dó chúng có thê đưỢc sử dụng đê gây miễn dịch.

T|( l; xem các tế bà o T đ iể u h oà (regulatory cel l) .TNF receptor-ass.ociated factors -TRAFs: Các nhân tô' liên 

kết vói thụ thế TNF là một họ protein bao gồm ít nhât là sáu  thành viên nhiều thụ thể họ TNF khác nhau (TNF family recep-  

tors_ TNFRs). Chúng chia sẻ một vùng được gọi là vùng TRAF,  và đóng vai trò quan trọng như là tác nhân chuyển đối tín hiệu  giừa phía trưóc là các thành viên của họ TNFR và phía dưới là  các nhân tô phiên mã.

Transcytosis: Sự vận chuyển tích cực các phân tử qua các tế  bào biểu bì được gọi là x u y ê n bà o. Sự xuyên bào của các phân tử  IgA liên quan đến sự vận chuyến xuyên qua các tê bào biểu mô  ruột Irong các nang bát nguồn từ bề mặt n<in đáv bên và hoà  nhập với bề mặt đỉnh khi tiếp xúc với khoán'; ruột.

Tra ns fec t io n : Sự tả i nạ p . Sự đưa cá c ma nh nhỏ ADN v à o  trong tế bào được gọi là sự c h u y ển n h iểm Nếu AD N này được 

biôu hiện mà không cần phải kết h(Ịp với ADN của tế bào chủ thì  hiện tượng này dược gọi là sự chuyển nhiễm chuyển tiếp, nếu  ADN này kết hỢp vối ADN cua tố bào chủ khi đó nó nhân lên  cùng vối sự nh ân lôn ( ua ADX tế bào chủ qua đó tạo nên sự  chuyến nhiễm ổn dịnh.

T r a n sg e n e sis ; Sự truycn gen. ('ác gen ngoại la i có thế chèn  

v ào hộ gen của tế bà o chuột bằ ng qu á tr ìn h tru y ề n g h ép g en .  

Quá trìnli này sẽ tạo ra các con chuột chuyên ghép gene sử dụng

331

Page 345: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 345/352

332

t ro n g n g h i ê n c ứ u c h ứ c n ă n g c ủ a g e n e đư Ợ c c h è i i v à o h a y g e n e

c h u y ế n g h é p v à s ự đ iề u h o à g e n e đó .

T ra n slo ca tio n ; Chuyên đoạn nhiễm sắc thể. Một số bệnh ung  t h ư c ó c á c c h u y ể n đ o ạ n n h i ễ m s ắ c t h ể trong dó một đoạn  nhiễm sắc thô được nôi một cách bất thường vổi một nhiễm sac thể khác.

Transplantation; Sự cấy ghép mô hay cơ quan lừ cá thề này  vào cá thể khác đưỢc gọi là sự ghép mô. Cơ quan cây ghép  (transplanted organ) hay mô ghép có thể bị loại bỏ do hệ thôìiịí  miễn dịch trừ khi cơ thể nhận dung nạp đốì với các khán ĩ  nguyên của mô ghép hay các thuôc ức chế miễn dịch được sử  dụng để chống lại sự loại bỏ này.Transporters associated with antigen Processing - TAP: X e m T A P l v à T A P 2 : Tác nhâ n vận ch uy ên liê n k ết với quá trình chê biến kháng nguyên

T u b e r cu lin te st: Phép thử lao/tuberculin là một phép thií   lâm sàng trong đó một dẫn xuất protein tinh chô (purified pro- tein derivative_ PPD) của  Mycohacterium tuherculosis.  tác nhâii gây nên bệnh lao, được tiêm dưới da. PFD kích thích một dạn  

phản ứng quá mẫn muộn ỏ cá thể nào đã bị nhiễm bệnh lao hay 

với các cá thể đã được miễn dịch với nó.Tuberculo id leprosy: Bệnh lao hủi: xem bệnh hủiT u m or im m un olo gy : M iễn dịch ung thư là môn học nghiôti 

cứu khả nâng bảo vệ của vật chủ chông lại các khôi u thường sử  dụng phướng pháp cấy ghép khối u.

T u m o r n e c r o s i s f a c t o r - a : Y ếu tố h o ạ i t ử k h ố i u a là m ột châ”t tiế t của tê bào được sản xu ất bởi đại thực bào và các tê bào  

T. Nó có nhiều chức nàng trong đáp ứng miền dịch. Đây là một thành viên chính thức của họ các chất tiết tế bào TNF. Chất tiết 

này hoạt động như là protein tiết hoặc protein liên kết tê bào cỏ c h ứ c n ă n g t ư ơ n g t á c v ỏ i c á c t h ụ t h ể t h u ộ c h ọ c á c t h ụ t h ể Lác

nhân hoại tử khối u, các thụ thể này đến lượt nó sẽ tương tác vói các phần bên trong của tế bào thông qua các thành phần TRAFs  (tumor necrosis factor receptor- associated factors).

Tumor necrosis factor- P: Yếu tô hoại tử khôi u P( xemđ ộ c t ố ly m p h o ( ly m p h o t o x in ) .

Các khôi u được ghép vào trong tlié nhận đồng ịĩen  có thê’ sinh  trứởng tiếp tục hoặc bị loại bỏ thông qua sự nhận biết của tế bào  

T đ ố i v ớ i c á c k h á n g n g u y ê n c ấ y g h é p đ ặ c h i ệ u k h ố i u ( t u -

Page 346: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 346/352

333

mor- specií ic transplantation antigens_ TSTA) hay các kháng  nguyên loại bỏ khôi u (tumor rejection antigens). TSTA là các  

peptide của đột biến hoặc các protein tế bào biểu hiện quá mức  liên kết với các phân tử MHC lớp I trên bề mặt tế bào khối u.

TdT- dependent dUTP- biotin nick end labeling: Phép 

thử TUNEL nhận biết các tế bào chết theo chương trình tại chỗ  

nhò các đoạn đặc trưng trên ADN của chúng. dUTP đã gắn vôi  biotin được thêm vào đầu 3’ tự do trên các m ảnh A D N n hò en- zyme TdT có thể được nhận biết bằng nhuộm hoá học mô miễn  dịch với strep tavid in liên kết với enzym e.

Two- dimensional gel electrophoresis: Điện di gel hai chiều, các protein tách nhau ra nhồ tập trung đẳng điện theo  một chiều, tiếp đó là điện di SDS- PAGE trên một bản gel dạng  tâm oẻ một góc phù hỢp theo chiều ban đầu. Phương pháp này có  thể tách và nhận biêt một lượng lón các protein khác biệt nhau.

Type 1 hypersensitivity reactions: Các phản ứng quá mẫn tyt 1  được phân loại theo cơ chế của chúng: Các phản ứng quá  m ẫ n t y p 1  liên quan đến kháng thể IgE kích thích các tê bào 

pliì; C ác p h ả n ứ n g q u á m ẫ n t y p 2   (typ 2 hypersensitivity re- 

actions) liên quan đếm kháng thể IgG chống lại các kháng  

nguyên nội chất hay bề mặt tế bào; Các p h ản ứ n g qu á m ẫn  typ 3 (type 3 hypersensitivity reactions) liên quan đến phức hệ  khá ng ng uy ên khá ng thể; Các ph ả n ứ ng qu á m ẫ n ty p 4 ( ty pe  4  h yp erse nsitivity reactions) là qua trung gian tế bào T.

Tyrosine kinase; Enzyme tyrosine kinase là một enzyme có khả năng phosphoryl hoá đặc hiệu các gốíc tyrosine trong phân tử  protein. C húng rất quan trọng trong việc hoạt hoá các tế bào 

lympho T và B. Các tyrosine kinase quan trọng đôi vói sự hoạt hó  tê bào B là Blk, Fyn, Lyn và Syk. Các tyrosine kinase quan trọng  

đôi vối hoạt hoá tế bào T là Lck, Fyn, ZAP-70.Urticaria: Nổi mày đay là một thuật ngữ kĩ thuật để gọi  

chứng ph át ban, tức là da bị đỏ và ngứa gây nên bởi phả n ứn g dị ứng.

N- te r m in a ỉ V d om aỉn: Vùng b iến đổi trong chuỗi polypep- tide của một phân tử kháng thể hay thụ thể của tế bào T đưỢc tạo nên bởi một vù n g V c ó đ ầu tận c ù n g N đơn lẻ. Các vùng Vbắt cặp sẽ hình thành nên vị trí liên kêt kháng ngu yên của phân  

tử khán g thể và thụ thể t ế bào T.

Page 347: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 347/352

V g en e seg m en ts : Các mảnh gen V.95 ax it amin đầu t iên của  các vùng V trong phân tử kháng thể hay thụ thể tế bào T được mã hoá bởi các đoạn gen V di truyền được Có rất nhiểu doạn  gen V khác nhau trong hệ gen của dòng tế bào sinh dục. Để tạo ra một exon hoàn chỉnh mã hoá cho một vùng V, một đoạn gen V phải đưỢc sắp xếp lại để liên kết với một đoạn gen J hoặc DJ đâ  

được tái sắp xếp.Vaccination: Tiêm chủng là sự trình diện có cân nhắc tạo 

miễn dịch tập nhiễm đối vối một tác nhân gây bệnh bằng cách tiêm vaccine là tác nhân gây bệnh đã bị làm yếu hoặc chết (không còn khả năng gây bệnh).

Valence: Hoá trị của một kháng thể hay một kháng nguyên là  số các phân tử khác nhau mà nó có thể liên kết tại cùng một thồi điểm.

Variabil ity: Tính đa dạng của một phân tử protein là thưốc  đo sự khác nhau giữa các trình tự axít amin của các dạng khác nhau của phân tử đó. Các protein đa dạng nhất được biết đến Ità các kháng thể hay các thụ thể của tế bào T.

Variable region - V region: Vùng biến đổi của một phân tử  kháng thể hay thụ thể tế bào T được hình thành bởi các vùng tận 

cùng amino của các chuỗi polypeptide thành phần. Các vùng này được gọi là các vùng biến đổi (variable region - V domain) và là  các phần biến đổi nhiều nhất của phân tử. Chúng chứa các vị trí  liên kết vói kháng nguyên.

Vascular addressin; Chất kết dính mao mạch. Chất chỉ định 

vùng mạch là các phân tử trên tế bào nội mô mà các phan tử liên 

kết bạch cầu sẽ bám vào đó. Chúng có vai trò chìa khoá trong việc xác định vị trí đặc trưng của bạch cầu trong cơ thể.

Vav: xem các phân tử protein tương thích (adaptor proteins).

V(D ) J rec o m bin a s e ; Enzy me li ên kết cá c mả nh g en của các gen thụ thể tế bàõ B, T được gọi là. Nó được tạo thành từ một số  enzyme nhưng quan trọng nhất là sản phẩm của gen hoạt hoá enzyme tái tổ tợp RAG -1   (recombinase - activating gene) và  RAG- 2 mà sản phẩm protein của chúng, RAG- 1, RAG- 2 được biểu hiện trong quá trình phát triển của lympho và tạo nên hợp phần đặc hiệu lympho duy nhất được biết của enzyme tái tổ hợp 

V(D)J. ■V (D )J (V (D) r ec om b in a tio n ): Q uá trình tái tổ hỢp được tìm  

thấy chỉ ỏ các tế bào lympho của động vật có xương sông, nó chơ 

phép sự tái tổ hỢp lại các mảnh gen khác nhau thành một trình

334

Page 348: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 348/352

tự mã hoá chuỗi polypeptide hoàn chỉnh của phân tử kháng thể  hoặc thụ thể tê bào T.

Very late antigens VLA: Các kháng nguyên rất muộn là các thành viên họ Pi các tác nhân hỢp nhất liên quan đến tương tác  tê bào- tê bào và tê bào- chất nền. Một sô" VLA có ý nghĩa quan  trọng đối với bạch cầu và sự di cư của lympho.

V es sic les : Các bóng m àng là các túi nằm trong tế bào chất, đưỢc bao bọc bởi màng

Viral envelope: vỏ bọc virus . Nhiều loại v irus sản s inh ra bởi  các tế bào động vật có vú được bọc trong lớp vỏ virus của pro-  tein và lipid màng tê bào chủ liên kết vói lõi virus bằng các pro-  

tein vỏ virus.Virion: Là các tiếu phần virus hoàn chỉnh mà trong hình thái 

này virus lan truyền từ tế bào này sang tế bào khác hoặc từ cơ  thê này sang cơ thế khác.

Virus: Là các tác nhân gây bệnh cấu thành từ một hệ gen axit  nucleic bọc trong một vỏ protein. Chúng chỉ có thể nhân lên  trong một tê bào sông ví chúng không có cơ quan trao đổi chất  cho một cuộc sống độc lập.

V p re B: xem thụ thể tiền t ế bào B (pre- B- cell receptor).

W e g e n e r ’s g r a n u l o m a t o s ỉ s : bệ nh tạo h ạ t W e g e n e r ’s. Kháng thể chông lại proteinase- của bạch cầu có hạt trung tính  đưỢc h ình thà nh trong qu á tr ìn h tạ o u h ạ t W eg en er mộ t bệnh  tự miễn trong đó có các mạch hoại tử trầm trọng. Sự hiệ n diện  của các kháng nguyên kháng tế bào chất trung tính (anti- neutrophil cytoplasmic antigen_ ANCA) là một dấu hiệu để  chuẩn đoán bệnh.

VVeibel- Palade bodies Thể VVeibel- Palade là các hạt trong tế bào nội mô chứa tác nhân chọn lọc p. Sự hoạt hoá các tế  

bào nội mô nhò các chất trung gian như histamin và C5a sẽ dẫn  tối sự di chyển nhanh chóng của tác nhân chọn lọc p tới bề mặt  

tế bào.W este rn b lott in g: k ĩ thuật thârn m iễn d ịch la i kháng nguyên  

kháng thể. Một hỗn hỢp các protein sẽ đưỢc tách biệt nhau  thường bằng điện di trên gel và được chuyển bằng thấm qua  màng nitrocellulose; kháng thể được đánh dấu sẽ đưỢc sử dụng  như một mẫu dò để kiểm tra các protein đặc hiệu.

W he al an d f lare re ac t ion : Khi một lượng nhỏ chất gây dị 

ứng được tiêm vào da của một cá thể dị ứng, ngưòi ta sẽ quan sát

335

Page 349: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 349/352

thấy p h ản ứ ng sư n g và đỏ Nó bao gồm vùng da chứa d ịch và 

phản ứn g vòng ngứ a, đỏ và lan rộng.

Các vùng tiết của mô lympho trong lá lách được gọi là tuý  trắng (w hite pulp).

W i sk o t t - A l d r i c h s y n d r o m e : H ộ i c h ứ n g W i sk o t t được mỏ 

tả bởi những thiếu sót trong bộ khung xương của tế bào do tìột  bién trong protein WASP. Bệnh nhân bị bệnh này rất nhạy càni  với vi khuẩn tạo mủ.

W u a n d K a b a t p l ot : K h o ả n g W u v à K a b a t (W u an d Kabat plot), hay các khoảng biến đổi, được tạo ra từ các trình tự axít  amin của các protein liên quan bằng cách chỉ ra sự biến đối của  

các trìn h tự so với số các gốc axít am in. Sự b iến đổi là sô' các axít  amin khác nhau quan sát được d một vỊ trí được chia ra bởi lầu  số của a xít am in phổ biến nhất.

X e n o g e n e ic ; Đ ộng vật được tạo ra từ các loài khác nhau được gọi là đ ộ n g v ậ t d ị g e n  

Xenograít : Ghép khác loà i (xenograít ) , ghép cơ quan từ   

những loài khác nhau đang được khám phá như là một giải pháp  cho sự thiếu hụt nghiêm trọng các cơ quan của người cần cho cấy  ghép. Vấn đề chính của việc cấy ghép gen khác loài là sự xuất  

hiện các kháng thể tự nhiên chống lại các kháng nguyên của bộ  phận cấy ghép; những cố gắng đang được tiến hành để thay đối  phản ứng này bằng cách tạo ra những sinh vậ t chu yển gen.

Xld (X-linked immunodeficency: Chuột mang các đột biến trong gen btk   có sự thiếu hụt trong việc tạo ra kháng thể, đặc  biệt là trong nhữ ng phản ứng sơ cấp. N hữn g con ch uộ t này được gọi là xld, thiếu hụt miễn dịch liên kết với nhiễm sắc thế X) bệnh  

này tương tự như bệnh thiêu Yglobulin ở ngưòi (X- linked agam- maglobulinemia).

x > ỉin k e d a g a m m a g lo b u l in e m ia _ XLA: B ệ n h t h i ế u Ỵg l o b u l i n l i ê n k ế t n h i ễ m s ắ c t h ể X (X- lin k ed a ga m m a g lo bu - 

linemia_ XLA) là một rôl loạn di truyền trong đó sự phát triển  của tế bào B bị kìm hãm ở giai đoạn tế bào tiền B (pre- B) và  không tế bào trưởng thành cũng như kháng thể nào được tạo ra.  Bệnh này là do thiếu sót trong gen mã hoá cho enzyme tyrosine  kinase b tk   gây ra.

X- linked hyper IgM syndrome :Hội chứng quá mức IgM l iên kết X (X- l inked hyper IgM syndrome) là bệnh mà có rất í t  

hoặc không có kháng thể Ig G, IgA, IgE được tạo ra và thậm chí 

336

Page 350: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 350/352

cả đáp ứng IgM cũng không đủ nhưng lượng IgM trong huyết  thanh lại thường ở mức cao. Bệnh này liên quan đến thiếu sót 

trong gen mã hoá cho chất gắn CD40 và CD154.X- linked lymphoproliíerative syndrome: Hội chứng  

tả n g s in h ly m p h o l i ên k ế t X (X- linked ly mphoproli fera tiv e syndro m e) là bệnh thiếu hụ t miễn dịch hiếm gặp nguy ên nhân do (ỉột biến trong gen có tên là vùng SH 2   chứa gen lA (SH 2 D 1 A). Bé trai vói sự thiếu hụt này trong trường hỢp điển hình sẽ bị bội  nhiễm EBV trong thời thớ ấu, đôi khi bị ung thư mô bạch huyết.

X- link ed severe combined imm unodeficiency_ X- l i n k e d SCID: Thiếu h ụ t m i ễ n d ị c h k ế t hỢ p t r ầ m t r ọ n g l iê n  

kết với X (X- linked severe combined immunodeficiency_ X- l i n k e d SCID) là một bệnh trong đó sự phát triển của tế bào T bị n gãn lại ngay ở   giai đoạn sớm trong tuyến ức và không có sự sản  xxiất tế bào T trưỏng thành hay kháng thể phụ thuộc tế bào T  nào xảy ra. Bệnh này là do thiếu sót trong gen mã hoá hoá cho clhuỗi y.,, một hỢp phần của một sô' thụ thể đối với một vài loại chất tiết tế bào khác nhau (cytokinees).

ZAP- 70: Protein được gọi là ZAP- 70 được tìm thấy ở các tế  b.ào T và là họ h àn g của S yk trong các tế bào B. N ó chứa hai  

vùng SH2 mà khi l iên kết vối chuỗi  Ẹ,  đã được phosphoryl hoá sẽ  dẫn đến sự hoạt hoá hoạt động kinase. Cơ chất tế bào chủ yếu  cúía ZAP- 70 là một protein thề thích nghi kích thưốc lớn gọi là  LAT.

337

Page 351: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 351/352

Page 352: miễn dịch học cơ sở

7/23/2019 miễn dịch học cơ sở

http://slidepdf.com/reader/full/mien-dich-hoc-co-so 352/352

Tài liệu tham khảo

339

1 . Vũ Tr iệu An, Jean Claude Homberg (2 0 0 1 ).  M iễn d ịch học,in lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung. Nhà xuất bản Y học  Hà Nội ’

2. N gu yễ n Ng ọc Lanh, Văn Đìn h Hoa (chủ biên, 2003).  Miễn  dịch học,  xuất bản lần hai. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.3. Ph ạm M ạnh Hùng, Vũ Tân Trào, Hoàng Thuy Long (1989). 

Từ đ iển miễn d ịch học Anh   - Việt, Việt  - Anh.   Nhà xuất bản  khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

4. Hội đồn g Quốc gia chỉ đạo và biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam. Từ điên bách khoa Việt Na m ,   Hà Nội, 1995, Tập I t ừ A - D .

5. A ta ssi M.Z; Va n Os J, Absolom D.R (1985).  M olecu lar ỉm- 

munology, a text book. Marcel Dekker, Inc. USA6 . B atid e J. M et A ssim (1989).  Im m unologie generale.  Paris, France.

7. Bar r p. J and To m ei L.D (1994).  A poptosis a n d its Roỉe in   H u m a n D isease (Revieiv).  Biotechnology V.12; 487 - 492.

8 . B en irch ke (1986).  Prim ates: the road to se l f susta in in g   p o p u la tio n .   Springer Verlag. New York.

9. Breitling F, Dubel s (1998).  Recombinant antibodies.  John Wiley and Son Inc. And S.A. Verlag Co - publications.

10. Catalona W.J (1991).  M easurem ent o f pro s ta te specific antige n in serum as a screening tes t for prostate cancer.  N. Engĩand. J. Med 324, 1156 -1161.

11. Janeway C.A, Traver p, Walport M, Shlotnchik M, (2001).  I m m un o h io lo g y .  Garland Publishing, USA.

12. K alter (1987).  M onograph in p r im a to lo g y .  Vol 2 . Alan. Lis. Co. New York.

13. K ap lan J.C; Delp ech M. (1993).  Biologie m oleculaire et  medicine,  Paris, Prance.

14. M acha lonis J.J (1976). Co mp a r a t i ve ỉmmuno lo g y .  London. 

B lackw ell Sc ientiíic Publication.