13
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRN THNHUNG DU N CA CHNGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG VĂN XUÔI I.BUNIN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI - 2014

DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

TRẦN THỊ NHUNG

DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI

TRONG VĂN XUÔI I.BUNIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI - 2014

Page 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ NHUNG

DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI

TRONG VĂN XUÔI I.BUNIN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 02 45

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Trang

HÀ NỘI - 2014

Page 3: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong

Khoa Văn học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền giảng

cho tôi những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập!

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.

Nguyễn Thị Như Trang – người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho tôi thực hiện

và hoàn thành luận văn này!

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân –

những người luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình

học tập và thực hiện luận văn!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung

Page 4: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 6

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 7

3. Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..... Error! Bookmark not defined.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.

5. Đóng góp của luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.

6. Kết cấu luận văn .................................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 1: SỰ SUY YẾU CỦA CỐT TRUYỆN TRUYỀN THỐNG .... Error!

Bookmark not defined.

1.1. Quan niệm mới về cốt truyện của chủ nghĩa hiện đạiError! Bookmark not

defined.

1.2. Cốt truyện đậm chất trữ tình .......................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Cốt truyện tâm lí ............................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Tự sự phi cốt truyện ....................................... Error! Bookmark not defined.

1.3. Thay đổi cấu trúc cốt truyện ........................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Thiếu vắng biến cố, giảm nhẹ kịch tính ........ Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Kĩ thuật liên kết các tình tiết .......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Kết thúc không hoàn tất ................................. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH CẢM XÚC PHI LÍ TRÍ .. Error!

Bookmark not defined.

2.1. Chân dung nhân vật mang màu sắc ấn tƣợngError! Bookmark not

defined.

2.1.1. Những đường nét ấn tượng ........................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Tăng cường yếu tố chủ quan ......................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Sự lấn át của cảm xúc và hành động phi lí tríError! Bookmark not

defined.

Page 5: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

5

2.2.1. Đời sống tâm lí nhân vật phức tạp và nhiều đột biếnError! Bookmark not

defined.

2.2.2. Bút pháp độc thoại nội tâm ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Sự giao thoa của vô thức và ý thức ............... Error! Bookmark not defined.

2.3. Hình tƣợng tƣợng trƣng .................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Hình tượng phụ nữ Nga ................................ Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Hình tượng con người nhỏ bé ....................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: KHÔNG – THỜI GIAN ẤN TƢỢNG VÀ TƢỢNG TRƢNG

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Không gian tƣợng trƣng .................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Những không gian thu nhỏ biểu tượng cho nước Nga trong tâm tưởng ...... Error!

Bookmark not defined.

3.1.2. Những không gian biểu tượng đậm chất triết lí - trữ tìnhError! Bookmark

not defined.

3.2. Thời gian ấn tƣợng ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Thời gian quá khứ xuất hiện dày đặc ........... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Thời gian ấn tượng – tập trung vào những khoảnh khắcError! Bookmark

not defined.

Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 11

Page 6: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ivan Alekseyevich Bunin (1870 – 1953) là một trong những nhà văn độc đáo

của văn học Nga thế kỉ XX. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã nhận được

những đánh giá cao của các bậc đại thành. A.Chekhov tin rằng: “Bunin sẽ trở thành

nhà văn lớn”; M.Gorky nhiều lần khen ngợi I.Bunin như các bức thư của mình:

“Anh biết không? Bunin quả là một trí tuệ trác việt. Anh ấy cảm nhận vẻ đẹp thật

tinh tế” hay “Bunin là bậc thầy hàng đầu trong văn học Nga hiện đại”,…

Cùng các tên tuổi rực rỡ như A.Chekhov, M.Gorky, I.Bunin đã mở rộng

cánh cửa đưa nền văn chương Nga bước vào “thế kỉ Bạc”, tiếp bước ánh hào

quang của “thế kỉ vàng” thế kỉ XIX. Ông là nhà văn Nga đầu tiên được Viện Hàn

lâm Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel vào năm 1933 vì “có tài năng trác

tuyệt về nghệ thuật mà với tài năng này, ông đã tái hiện được một tính cách Nga

điển hình trong văn xuôi của nền văn học Nga” [46].

I.Bunin mang một số phận đặc biệt phức tạp, lại nằm trọn trong giai đoạn

văn học cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX đang chuyển mình mạnh mẽ, nên sự

nghiệp của ông cũng mang đầy đủ sự phong phú và biến động. Bên cạnh những

sáng tác thơ ca, những công trình dịch thuật và tiểu luận, không thể không nhắc tới

một bộ phận vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông là truyện ngắn,

truyện vừa và tiểu thuyết. Đặc biệt, truyện ngắn của ông cùng với Chekhov,

Maupassant là những truyện ngắn mẫu mực của văn chương thế giới.

I.Bunin từng bị quên lãng trên quê hương và văn đàn nhân loại. Nhưng từ

những năm của thập niên 50 thế kỉ XX, tác phẩm của ông đã giành được nhiều sự

quan tâm, nghiên cứu từ giới phê bình bản địa và thế giới. Đến nay, Ivan Bunin đã

là gương mặt quen thuộc trong giới văn chương Âu – Mỹ nhưng đó vẫn là mảnh đất

hứa ở Việt Nam.

Không ít nhà nghiên cứu đã xếp I.Bunin vào hàng ngũ những nhà hiện thực

chủ nghĩa. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng, ông là một nhà hiện thực đặc biệt, nhà

hiện thực đang “mở cửa” đón lấy những vang động mới mẻ của văn chương hiện

đại. Bản thân I.Bunin cũng tự khẳng định: “Tôi không tự coi mình là người theo

Page 7: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

7

phái suy đồi, phái tượng trưng, phái lãng mạn hay phái hiện thực”. Như vậy, chắc

chắn I.Bunin không chỉ là một nhà hiện thực truyền thống, ông còn chịu ảnh hưởng

của chủ nghĩa hiện đại, trong đó rõ nhất và đậm nét nhất là chủ nghĩa ấn tượng và

chủ nghĩa tượng trưng. Những quan niệm hiện đại chủ nghĩa đã thôi thúc Bunin đổi

mới trong từng tác phẩm.

Bản thân người viết cũng đã bị lôi cuốn bởi cái dư vị nhẹ nhàng, sâu lắng,

bởi phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin. Hành trình khám

phá những đặc điểm làm nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm giản dị, nhỏ nhắn của

nhà văn cũng chứa đựng nhiều điều thú vị và bất ngờ.

Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Dấu ấn của chủ nghĩa hiện

đại trong văn xuôi Ivan Bunin mong góp một phần nhỏ vào việc đánh giá thế

giới nghệ thuật và những giá trị thẩm mĩ độc đáo trong văn xuôi của nhà văn

Nga tài năng này.

2. Lịch sử vấn đề

I.Bunin viết văn làm thơ và sớm nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Sau cách mạng

tháng Mười, như nhiều trí thức khác, Bunin rời nước Nga, sống lưu vong ở Pháp

cho đến cuối đời. Năm 1933, ông đã được nhận giải Nobel văn học với những tác

phẩm đã “tái hiện được một tính cách Nga trong văn xuôi của nền văn học Nga”

(Lời đánh giá của hội đồng giải thưởng Nobel). Tuy nhiên, Bunin lại được độc giả

xô viết biết đến khá muộn màng so với các nhà văn cùng thời khác. Do những hiểu

lầm về Cách mạng tháng Mười và những người Bolshevich, Bunin luôn mang trong

mình tinh thần chống đối với chính quyền xô viết. Từ đó, khoảng cách giữa ông với

cả một thế hệ độc giả Liên Xô ngày càng xa.

Mãi đến giữa những năm 1950, sau khi Bunin qua đời, Liên Xô bước vào

thời kì tan băng, tác phẩm của ông mới được xuất bản rộng rãi. Nhà văn bị lãng

quên dần trở về với dân tộc qua rất nhiều tập thơ, truyện ngắn, ký, tiểu luận. Cũng

từ đó, các công trình nghiên cứu về I.Bunin cũng ngày càng dày lên, không chỉ ở

Liên Xô mà trên toàn thế giới.

Ở Nga, những năm 1960 –1980, I.Bunin và các sáng tác văn xuôi của ông

được tiếp cận chủ yếu ở các phương diện như tiểu sử - con người, đề tài, nghệ thuật

Page 8: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

8

miêu tả, phong cách sáng tác,… Các vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, sự

kết hợp giữa tính trữ tình và tự sự trong sáng tác của I.Bunin bắt đầu được quan

tâm. Văn nghiệp của I.Bunin được đặt vào dòng chảy chung của văn học Nga, đặt

trong cái nhìn xuyên suốt với sáng tác của các nhà văn Pushkin, Chekhov, Tolstoy,

Kuprin, Gorky,…

Từ những năm 90 đến nay, các sáng tác trong thời kì lưu vong của I.Bunin

được đặc biệt chú ý. Các nghiên cứu bắt đầu đi theo hướng chuyên sâu như công

trình như chuyên khảo I.A.Bunin: cuộc đời và sáng tác (1991) của

L.A.Smirnova. Một số hướng khác như nghiên cứu hiện tượng luận, thể loại tự

thuật,… đặc biệt là tìm hiểu chủ nghĩa hiện đại của L. Kolobaeva (1998) và tiểu

thuyết tượng trưng như E. Kalinia (1998) – khá gần gũi với hướng nghiên cứu

của luận văn. Những hướng nghiên cứu này đã đem lại những đã đem đến những

đánh giá mới mẻ cho các sáng tác của I.Bunin. Do hạn chế về ngoại ngữ nên

chúng tôi mới nắm được một cách khái quát và sơ lược về các công trình nghiên

cứu về I.Bunin bằng tiếng Nga. Chúng tôi sẽ có những đánh giá cụ thể hơn về

một số nghiên cứu đã được dịch ra tiếng Việt.

Ở các nước phương Tây, sáng tác của I.Bunin cũng được các nhà khoa

học nghiên cứu sâu và đưa vào các chương trình giảng dạy đại học như ở Mỹ,

Canada và Tây Âu. Các vấn đề về thời gian, không gian, thể loại được đặc biệt

quan tâm. Do những hạn chế về ngoại ngữ, chúng tôi chỉ xin đánh giá một vài

công trình nghiên cứu cụ thể, có liên quan trực tiếp tới nội dung của luận văn:

Between Tolstoy and Nabokov: Ivan Bunin Revisited (Tạm dịch: Giữa Tolstoy và

Nabokov: Nhìn lại Ivan Bunin) của Thomas Karshan, đặc biệt là cuốn Luận án Tiến

sĩ Into the Heart of Darkness: Ivan Bunin and the modernist poetics of memory

(Tạm dịch: Đi vào trung tâm của bóng tối: Ivan Bunin và thi pháp kí ức của chủ

nghĩa hiện đại) của Mary Petrusewicz.

Trong Between Tolstoy and Nabokov: Ivan Bunin Revisited, Thomas

Karshan đặt I.Bunin giữa hai nhà văn lớn Tolstoy và Nabokov, giữa một nhà văn

hiện thực cổ điển với một nhà văn hậu hiện đại. Bài viết đã khẳng định trong sáng

tác của Bunin vừa có những đề tài và thủ pháp của văn học cổ điển vừa có những

Page 9: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

9

dấu hiệu rất rõ của chủ nghĩa hiện đại. Bài viết đã gợi mở nhiều ý tưởng mới mẻ về

vị trí gạch nối của I.Bunin trong sự vận động của lịch sử văn học Nga.

Luận án Into the Heart of Darkness: Ivan Bunin and the modernist poetics of

memory là một công trình công phu nghiên cứu về thi pháp kí ức trong các sáng tác

của I.Bunin, đặc biệt là Cuộc đời của Arseniev và Những lối đi dưới hàng cây tăm

tối. Tác giả luận án cho rằng I.Bunin chịu ảnh hưởng của Bergson, Proust, và chỉ ra

những yếu tố của chủ nghĩa hiện đại châu Âu trong tác phẩm của I.Bunin như vô

thức, dòng chảy ý thức, trực giác, các hình ảnh biểu tượng,… Ông liên tục khẳng

định rằng I.Bunin có kế thừa thành tựu của chủ nghĩa hiện thực Nga nhưng đến gần

với chủ nghĩa hiện đại hơn là chủ nghĩa hiện thực.

Qua các bản dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga, chúng tôi có thể tiếp cận một số

công trình khác về I.Bunin như bài viết của Paustovsky trong Một mình với mùa

thu, chương nghiên cứu về Hơi thở nhẹ trong cuốn Tâm lí học nghệ thuật, L.

Vygotsky hay bài phát biểu của Per Hallström trong lễ trao giải Nobel,…

Bài tiểu luận nhan đề Ivan Bunin trong cuốn Một mình với mùa thu của

Paustovsky là một tài liệu hiếm hoi được dịch sang tiếng Việt. Bài viết đã cung cấp

cho chúng tôi những tư liệu quý về cuộc đời, quê hương, một số tác phẩm được

đánh giá cao của I.Bunin cũng như vài nét khái quát về phong cách nghệ thuật của

nhà văn. Paustovsky đã bước đầu nhận ra dấu ấn ấn tượng chủ nghĩa qua một số tác

phẩm như Hơi thở nhẹ, Cuộc đời Arsenev. Ông viết: “Tôi không biết liệu có thể gọi

tác phẩm này (Hơi thở nhẹ) là truyện ngắn được không? Đó không phải là truyện ngắn

mà là sự lóe sáng bất ngờ của tâm thế, là chính cuộc sống bồi hồi run rẩy và chan chứa

tình yêu, là sự suy ngẫm đượm buồn bình thản của nhà văn…” [32, tr. 95]. Paustovsky

đã đánh giá cao về tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên cũng như đời sống bên

trong của con người: “Bunin đã nhìn thấy từng cử chỉ nhỏ, từng biến động nhỏ

trong tâm hồn con người và ông đã viết về thiên nhiên thật rõ ràng, nghiêm ngặt và

dịu dàng, một thiên nhiên không bao giờ tách biệt với cuộc sống” [32, tr. 96] hay

“Bunin là người có cảm nhận chân xác hiếm thấy về màu sắc và ánh sáng” [32, tr.

99]. Tuy vấn đề dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại chưa thực sự được gọi tên và phân tích

Page 10: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

10

một cách rõ ràng nhưng bài viết đã mở đường cho những nghiên cứu chuyên sâu và

có tính lí luận hơn về Bunin sau này.

Trong cuốn Tâm lí học nghệ thuật, L.Vygotsky đã dành chương bảy để nói

về tác phẩm Hơi thở nhẹ. Nhà khoa học này đã vận dụng những lí thuyết cấu trúc,

loại hình nhằm giải mã những vấn đề “sinh lí học”, những mâu thuẫn cảm xúc, bố

cục, các thủ pháp hình thức tiêu diệt nội dung của truyện ngắn này cũng như truyện

ngắn nói chung. Sự sắp xếp tuyến tính thời gian và trình tự các sự kiện trong tác

phẩm là yếu tố được Vygotsky quan tâm. Dựa trên một hệ thống các tình tiết chính,

ông đã tiến đến hành sơ đồ hóa truyện ngắn theo cách thức riêng. Cuối cùng nhà

nghiên cứu này kết luận: “Nếu chúng ta theo dõi những sự kiện ấy trình bày trong

truyện ngắn theo một trật tự như thế nào, thì thay vì cho sự phân bố nói trên ra đã có

bố cục của truyện ngắn và ta sẽ nhận ra ngay rằng nếu trên sơ đồ các sự kiện diễn ra

theo trật tự bảng chữ cái, tức là theo trình tự thời gian, thì ở đây cái hình tượng thời

gian ấy đã hoàn toàn bị phá vỡ” [40, tr. 281]. Bằng cách xáo trộn các mốc sự kiện,

Bunin đã tạo nên sự thay đổi ngoạn mục về ý nghĩa và chủ đề tác phẩm. Trật tự

tuyến tính không được coi trọng trong truyện I.Bunin tạo nên kiểu truyện “phi cốt

truyện”. Từ việc gọi ra đặc điểm riêng này của Bunin, nhà nghiên cứu đã khẳng

định dấu ấn của chủ nghĩa ấn tượng trong tác phẩm của Bunin. Vygotsky đã dành

cho truyện ngắn này những đánh giá cao: “nó như một mẫu hình của cả truyện ngắn

cổ điển lẫn truyện ngắn hiện đại, ở đây mỗi đặc điểm phong cách cơ bản vốn có ở

thể loại này đều bộc lộ hết sức rõ ràng. Xét về phẩm chất nghệ thuật, truyện ngắn

này chắc hẳn thuộc số hay nhất trong tất cả những gì được nghệ thuật văn chương

tự sự tạo nên và không phải ngẫu nhiên mà những ai từng viết về nó đều nhất trí

thừa nhận nó là mẫu mực của truyện ngắn nghệ thuật” [40, tr. 279].

Trong bài phát biểu tại buổi lễ trao giải Nobel Văn học năm 1933 đã được

dịch ra tiếng Việt, Per Hallström đã tinh ý nhận thấy: “Ông nhanh chóng thu hút

được sự chú ý của độc giả nhờ những vần thơ mô phỏng khuôn mẫu cổ điển. Chủ đề

của các tác phẩm thường miêu tả cái đẹp sầu muộn của cuộc sống trong những thái

ấp cũ. Cùng lúc đó ông viết những bài thơ văn xuôi miêu tả thiên nhiên với những

ấn tượng phong phú, được thể hiện trung thực và tinh tế phi thường… Ông đơn độc

Page 11: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đào Tuấn Ảnh (2005), A.Chekhov và Nam Cao nhìn từ góc độ thi pháp,

Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn – lí luận tác gia và tác phẩm, tập 1,

Nxb Giáo dục.

4. Ivan Bunin (2006), Hơi thở nhẹ, Phan Hồng Giang dịch, Nxb Hội nhà văn.

5. Ivan Bunin (1996), “Một chuyện tình nho nhỏ”, “Ở một thành phố thân

quen”, “Kapkaz”, Thái Bá Tân dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1.

6. Ivan Bunin (1988), Nàng Lika, Phan Hồng Giang dịch và giới thiệu, Nxb

Tác phẩm mới.

7. Ivan Bunin (2013), Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, Hà Ngọc dịch,

Nxb Văn học.

8. Ivan Bunin (2003), Truyện ngắn và tiểu luận, Phạm Quốc Ca giới thiệu,

Tạp chí văn học nước ngoài, số 6.

9. Ivan Bunin (2002), Tuyển tập tác phẩm, Phan Hồng Giang giới thiệu, Hà

Ngọc, Phan Hồng Giang, Thái Bá Tân, Hữu Việt, Đoàn Tuấn dịch, Nxb Lao động.

10. Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2005), Từ điển Văn học (bộ

mới), Nxb Thế giới.

11. Đỗ Hồng Chung (chủ biên) (2003), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Văn Dân (2013) Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật,

Nxb Khoa học xã hội.

13. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Hải Hà (1983), Những chân trời văn xuôi xô viết hiện nay, Tạp

chí văn học, số 2.

15. Nguyễn Hải Hà (1995), Nhìn lại văn học Nga thế kỉ XX, Tạp chí Văn

học, số 3.

Page 12: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

12

16. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hòa, Đỗ Hải Phong (2002), Văn học Nga, Nxb

Đại học Sư phạm.

18. Lê Bá Hán (chủ biên) (2006), Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

19. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục.

20. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục.

21. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

22. Đặng Thu Hương (2008), Các mô hình tượng trưng trong văn xuôi

I.Bunin, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

23. M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

của văn học, Nxb Tác phẩm mới.

24. M.B.Khrapchenko (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người,

Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb Khoa học xã hội.

25. Phạm Gia Lâm (1997), Sự chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn

học Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 11.

26. Phạm Gia Lâm (1996), Văn hóa Nga – một hiện tượng tiêu biểu của sự

thích hợp và khuyếch tán văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – European

Studies, số 1.

27. D.C.Likhachov (1995), Văn hóa Nga trong thế giới hiện đại, Tạp chí Văn

học, số 8.

28. Nguyễn Thị Minh Loan (2011), Những cách tân nghệ thuật trong truyện

của A. P. Sêkhôp, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

29. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

30. Nhiều tác giả (2001), Giáo trình văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục.

31. Hà Hồng Nhung (2005), Chủ nghĩa ấn tượng trong truyện ngắn của Ivan

Bunin, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. K.Paustovsky (2004), Một mình với mùa thu, Nxb Tác phẩm mới.

33. G.N.Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục.

34. Lê Sơn (1995), Nước Nga - nỗi đau và niềm tin, Tạp chí Văn học, số 3.

Page 13: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4003/1/luan van... · 2017-04-05 · ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

13

35. Trần Đình Sử (2004), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

36. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb Đại học Sư phạm.

37. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn

thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Tz. Todorov (2004), Thi pháp của văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng

Sâm dịch, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nôi.

39. Hoàng Ngọc Tuấn (2002), Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn

sáng tác và góc nhìn lí thuyết, Nxb Văn nghệ.

40. L. X. Vygotsky (1995), Tâm lí học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội –

Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

TƢ LIỆU TIẾNG ANH

41. Thomas Karshan (2007), Between Tolstoy and Nabokov: Ivan Bunin

Revisited, Modernism/Modernity, số 4.

42. Mary Petrusewicz (1996), Into the Heart of Darkness: Ivan Bunin and the

modernist poetics of memory, Luận án Tiến sĩ, Đại học Wisconsin Madison.

MỘT SỐ TRANG WEB

43. Baotran (2006), “Văn học Nga, một thời và mãi mãi”,

http://www.tathy.com/thanglong/printthread.php?t=10150&page=8&pp=20

44. Nuocnga.net (2006), “Truyện ngắn I.Bunin”,

http://backup.nuocnga.net/forum/viewtopic.php?t=2380

45. Z. Hainade, Sự cám dỗ của cảm giác trong “Cuộc đời Arsenev” của Ivan

Bunin,http://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2010/09/17/z-heinade-s%E1%BB%B1-

cam-d%E1%BB%97-c%E1%BB%A7a-c%E1%BA%A3m-giac-trong-

cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%9Di-arseniev-bunin/

46. Per Hallström (2006), Tuyên dương của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy

Điển, http://www.vnn.vn/vanhoa/tacpham/2006/10/618678/

47. Hoàng Ngọc Tuấn (1998), Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỉ 20,

http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&art

workId=241