95
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012 Tiết 1 : Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3. I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. - Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: (35') 1.Ổn định tổ chức : (2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ. - Không tiến hành vì là bài đầu tiên. 3. Bài mới : (33') Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1 :(13') Ôn tập ba bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. - Hướng dẫn học sinh ôn lại 3 bài hát bằng nhiều hình thức: + Hát đồng thanh. + Hát theo nhóm, tổ. + Hát cá nhân. - Hướng dẫn học sinh đứng hát bài Quốc ca, và nhún chân nhịp nhàng theo nhịp hai bài còn lại. - Học sinh ôn tập lại các bài hát theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh thực hiện.

Giao an am nhac lop 4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012

Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. - Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: (35') 1.Ổn định tổ chức : (2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ. - Không tiến hành vì là bài đầu tiên.3. Bài mới : (33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(13') Ôn tập ba bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.- Hướng dẫn học sinh ôn lại 3 bài hát bằng nhiều hình thức: + Hát đồng thanh. + Hát theo nhóm, tổ. + Hát cá nhân.- Hướng dẫn học sinh đứng hát bài Quốc ca, và nhún chân nhịp nhàng theo nhịp hai bài còn lại.- Mời học sinh lên biểu diễn trước lớp, hát đúng theo tính chất của từng bài ( Bài Quốc ca hát với thái độ nghiêm túc...)- Nhận xét.*Hoạt động 2:(17') Ôn tập kí hiệu ghi nhạc.- Cho học sinh nhắc lại cách kẻ khuông nhạc, khoá son (khoá son đặt ở đầu khuông nhạc, bắt đầu từ dòng thứ hai). Sau đó giáo viên gọi một số cá nhân lên bảng thực hiện vẽ lại khuông nhạc khoá son và gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét bài làm của từng em cho cả lớp nghe.- Cho học sinh ôn lại tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa,

- Học sinh ôn tập lại các bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh lên biểu diễn.

- Học sinh ôn lại cách kẻ khuông nhạc, viết khoá son.

Page 2: Giao an am nhac lop 4

Son, La, Si. Một số hình nốt nhạc:

Củng cố - dặn dò (3') - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại một trong 3 bài vừa ôn.- Nhận xét.- Dặn học sinh về ôn bài, làm bài tập trong sách giáo khoa.

- Học sinh ôn lại tên nốt nhạc, Một số hình nốt nhạc.

- Học sinh hát.

- Học sinh lắng nghe.- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ

Page 3: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 12 tháng 9 Năm 2012

Tiết 2: Học bài hát: Em yêu hoà bình

I/ Mục tiêu: - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hát thuộc bài Em yêu hoà bình. - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35')

1. ổ n định tổ chức ( 2' ) . - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ ( 3' ) . - Gọi một học sinh hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn ở tiết trước. - GV nhận xét.3. Bài mới :( 30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: Dạy bài hát: Em yêu hoà bình(13')- Giáo viên giới thiệu bài hát, tác giả và nội dung bài hát để học sinh nắm được.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.- Mời cả lớp đứng dạy luyện giọng khởi động theo âm hình nốt la.- Dạy hát, dạy từng câu mỗi câu cho học sinh hát 2, 3 lần và nối tiếp cho đến hết bài.- Lưu ý những chỗ luyến 2 nốt ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, lắng, canh, thơm, hương, có.- Tập xong bài hát cho học sinh hát lại 2, 3 lần để thuộc lời và giai điệu.

- Học sinh lắng nghe.

- Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.- Luyện giọng theo yêu cầu của giáo viên.- Học hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hát bằng nhiều hình thức:+ Hát theo dãy, bàn.+ Hát theo nhóm, tổ.+ Hát theo hình thức cá nhân.

Page 4: Giao an am nhac lop 4

- Khuyến khích động viên kịp thời để học sinh có tinh thần học tập.*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.(14')- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo nhịp của bài hát. Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam... x x x x- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài hát. Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam... x x x x x x x x x- Sau đó cho học sinh hoạt động nhóm tổ, tổ này hát tổ kia vỗ tay và ngược lại.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò: ( 3') - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn lại bài hát một lần.- Nhận xét tiết học khen những em hoàn thành tốt tiết học hôm nay và nhắc những em chưa hoàn thành cần cố gắng hơn trong những tiết sau.- Dặn học sinh về nhà ôn bài cũ.

- Hát và gõ đệm theo nhịp bài hát.

- Học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Hoạt động nhóm, tổ theo yêu cầu.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 5: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 8 tháng 9 Năm 2010.

Tiết 3: - Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình - Bài tập cao độ và tiết tấu

I/ Mục tiêu: - Học sinh thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ. - Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tiết tấu.II/ Chuẩn bị của giáo viện: - Nhạc cụ quen dùng.- Bảng phụ bài tập cao độ và tiết tấu.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35')

1. ổ n định tổ chức ( 2' ) . - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ ( 3' ) . - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp luyện giọng khởi động.3. Bài mới : ( 30' )

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình(15').- Giáo viên đàn bài hát Em yêu hoà bình và hỏi một học sinh bất kì đây là giai điệu của bài hát nào? do ai sáng tác?- Đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát 2, 3 lần.- Ôn tập cho học sinh hát bằng nhiều hình thức: Theo dãy bàn, nhóm tổ, cá nhân.

- Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát, một nửa gõ đệm theo tiết tấu.

- Học sinh trả lời: + Bài: Em yêu hoà bình.+ Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.- Học sinh hát theo yêu cầu.- Học sinh hát:+ Theo dãy bàn.+ Theo nhóm.+ Hát cá nhân.- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Page 6: Giao an am nhac lop 4

- Bên cạnh đó động viên khen ngợi kịp thời để học sinh có hưng phấn học tập.- Hướng dẫn cho học sinh vài động tác phụ hoạ đơn giản.*Hoạt động 2: Bài tập cao độ và tiết tấu.(12').- Giới thiệu cho học sinh nhận biết các nốt Đồ, Rê, Mi, Son, La trên khuông nhạc và tập đúng cao độ.- Sau đó hướng dẫn cho học sinh vỗ tay theo " Bài tập tiết tấu".-Tập xong cho học sinh ôn lại nhiều lần và kiểm tra cá nhân cũng như từng nhóm.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên nhận xét tiết học . Khen ngợi những em hoàn thành tốt tiết học và nhắc những em chưa hoàn thành cần cố gắng hơn trong những tiết sau.- Dặn học sinh về nhà ôn bài.

- Học phụ hoạ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nhận biết các nốt theo giới thiệu của giáo viên.

- Học sinh vỗ tay theo bài tập tiết tấu.- Thực hiện .

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 7: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011.

Tiết 4: Học bài hát: - Bạn ơi lắng nghe - Kể chuyện âm nhạc I/ Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên. - Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35')

1. ổ n định tổ chức : (2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong qúa trình học bài hát.3. Bài mới: (33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: (18')Dạy bài hát: Bạn ơi lắng nghe.- Giáo viên giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.- GV đệm đàn và hát mẫu bài hát.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.- Dạy học sinh từng câu và nối tiếp cho đến hết

- Học sinh lắng nghe.

- HS lắng nghe- HS đọc lời ca theo hướng dẫn.

- Tập hát theo hướng dẫn của giáo

Page 8: Giao an am nhac lop 4

bài ( chú ý hát những chỗ nửa cung thật chính xác).- Tập xong cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu của bài hát.- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.... x x x x x x x- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.... x x x x*Hoạt động 2: (12') Kể chuyện âm nhạc Tiếng đàn Đào Thị Huệ.- Giáo viên đọc thật diễn cảm câu chuyện cho cả lớp nghe.- Sau đó tóm tắt nội dung câu chuyện và đặt một số câu hỏi để hỏi học sinh ví dụ như:+ Vì sao nhân vật lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy?+ Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?- GV nhận xét và rút ra bài học trong câu chuyện để học sinh hiểu.Củng cố - dặn dò: (3')- Hỏi học sinh tên tác giả và tên bài hát vừa học.

- Nhận xét tiết học khen những em hoàn thành tốt tiết học và nhắc những em chưa hoàn thành cần cố gắng hơn trong tiết học sau.- Dặn học sinh về ôn bài.

viên.

- Hát lại nhiều lần theo yêu cầu.

- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.

- Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách của bài hát.

- Cả lớp lắng nghe giáo viên đọc câu chuyện.

- Nghe giáo viên tóm tắt và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe giáo viên nhận xét.

- Học sinh trả lời:+ Bài hát: Bạn ơi lắng nghe.+ Sưu tầm và dịch lời:

Tô Ngọc Thanh.- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 9: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011.

Tiết 5: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe. - Giới thiệu hình nốt trắng - Bài tập tiết tấu.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu.- Tập biểu diễn bài hát.- Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng.- Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng.

II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tìm một số động tác phụ hoạ đơn giản khi trình bày bài hát. - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35')

1. ổ n định tổ chức : (2') - Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong quá trình ôn tập3. Bài mới: (30')

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: (15') ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe.

Page 10: Giao an am nhac lop 4

- GV gọi 1 HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, Dân ca của dân tộc nào?+ Bài: Bạn ơi lắng nghe - Dân ca Ba-na (Tây Nguyên) - GV đệm đàn và hát mẫu lại bài hát 1 lần để HS nhớ lại giai điệu.- Chia nhóm, tổ để các em hát và gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu của bài hát.- Giáo viên hướng dẫn các động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.- Cho cả lớp đứng dậy vận động phụ hoạ vài lần để các em nhớ động tác.- Chia nhóm, tổ để các em hoạt động, sau đó gọi một số cá nhân lên hát và biểu diễn trước lớp.- Giáo viên nhận xét, đánh giá.*Hoạt động 2: (7')Giới thiệu hình nốt trắng.- Cách viết nốt trắng tương tự như cách viết nốt đen chỉ khác là phần bên trong không được tô đen. Thân nốt là một hình bầu dục hay có thể nói là hình quả trứng nằm nghiêng, đuôi nốt không qúa dài cũng không qúa ngắn mà phải cân đối với thân nốt.- Giải thích về độ dài của nốt trắng: Một nốt trắng có gía trị bằng 2 nốt đen:

Nếu ta qui định độ dài một nốt đen là một phách thì độ dài một nốt trắng là 2 phách.- Cho một số bạn lên bảng viết nốt trắng.- Hướng dẫn học sinh thể hiện hình nốt trắng, so sánh độ dài giữa nốt trắng với nốt đen trong ví dụ:

xx xx xx xx xx xx Cho học sinh vừa đọc vừa vỗ tay đều đặn theo phách.*Hoạt động 3: (8')Bài tập tiết tấu.- Cho học sinh thể hiện lần lượt các bài tập tiết tấu trong sách giáo khoa ( Vỗ tay và miệng nói: Đen đen trắng, đen đen trắng, ...)- Chia nhóm, tổ để các em thực hiện bài tập tiết tấu.- Ví dụ 1:

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

- Các nhóm, tổ thực hiện.

- Chú ý quan sát.

- Cả lớp hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.- Các nhóm, tổ, cá nhân biểu diễn bài hát.

- Học sinh lắng nghe.

- Chú ý lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lên bảng viết nốt trắng.- Học sinh lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh thực hiện bài tập tiết tấu trong sách giáo khoa.

- Các nhóm, tổ thực hiện bài tập tiết tấu.

Page 11: Giao an am nhac lop 4

Em yêu chim, em mến chimVì mỗi lần chim hót em vui.

Ví dụ 2: Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với chim oanh. - Cho cả lớp thực hiện phần ghép lời sau đó cho hoạt động nhóm, tổ, cá nhân.Củng cố - dặn dò: (3')- Cho cả lớp hát lại bài " Bạn ơi lắng nghe" đồng thời vận động nhịp nhàng theo bài hát.- Dặn học sinh về ôn bài.

- Các nhóm, tổ, cá nhân làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Cả lớp hát và vận động nhịp nhàng.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2010

Tiết 6: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 1.

Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.

I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài TĐN số 1. - Biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.II/ chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ bài: Tập đọc nhạc số 1. - Hình vẽ các nhạc cụ: Đàn Tam, đàn Tứ, đàn Tì Bà.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: (35')

1. ổ n định tổ chức : (2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: (4') - Cho học sinh hát lại bài "Bạn ơi lắng nghe". - Ôn lại bài tập tiết tấu ở tiết 5.3. Bài mới: (29')

Page 12: Giao an am nhac lop 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: (15')Tập đọc nhạc.- Cho học sinh luyện cao độ: Đồ, Rê, Mi, Son, La: Đầu tiên cho học sinh nói tên nốt trên khuông nhạc, sau đó giáo viên đọc mẫu 5 âm. Cuối cùng giáo viên chỉ tên nốt trên khuông cho học sinh đọc đúng cao độ.- Cho học sinh( có năng khiếu) nói tên nốt trong bài: Tập đọc nhạc số 1.- Cho học sinh vỗ tay theo tiết tấu của bài Tập đọc nhạc.- Hướng dẫn học sinh đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.- Cuối cùng, giáo viên cho cả lớp ghép lời ca của bài Tập đọc nhạc.- Giáo viên chia nhóm, tổ hoặc gọi một số cá nhân để các em thực hiện bài Tập đọc nhạc nhiều lần.- Giáo viên nhận xét và sửa sai cho các em (nếu có).*Hoạt động 2: (10') Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc.- Dùng tranh vẽ, giới thiệu cho học sinh biết hình dáng của từng loại nhạc cụ.- Cho học sinh nghe trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu( giáo viên sử dụng âm sắc trên đàn phím điện tử). Nghe lần 2, lưu ý cho học sinh phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ, sau đó giáo viên đánh từng âm sắc các loại nhạc cụ để HS đoán tên nhạc cụ.Cũng cố - dặn dò: (4')- Cho học sinh hát và gõ đệm bài Tập đọc nhạc số 1.- Nhận xét tiết học và dặn học sinh về nhà ôn bài.

- Học sinh luyện đọc cao độ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh (có năng khiếu) nói tên nốt.- Học sinh vỗ tay theo tiết tấu.

- Học sinh đọc cao độ ghép với hình tiết tấu.- Cả lớp ghép lời ca.

- Các nhóm, tổ, cá nhân đọc bài Tập đọc nhạc.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 13: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011

Tiết 7: - Ôn tập 2 bài hát: Em yêu hoà bình Bạn ơi lắng nghe - Ôn tập đọc nhạc số 1.

I/ Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Tập biểu diễn bài hát. - Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc nhạc số 1: " Son lá son". - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu(35p')1. Ổn định tổ chức:(2p') - Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

Page 14: Giao an am nhac lop 4

2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành kiểm tra trong quá trình học.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát:(17p')1- Ôn tập bài hát: "Em yêu hoà bình".- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát vài lần, sau đó chia nhóm, tổ để các em luyện bài hát.- Giáo viên lưu ý cho học sinh thể hiện sắc thái to, nhỏ khác nhau trong bài hát.- Gọi một vài cá nhân lên bảng hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Giáo viên nhận xét.2- Ôn tập bài hát: "Bạn ơi lắng nghe'.- Hướng dẫn học sinh hát đúng sắc thái tình cảm của bài hát.- Cho học sinh lần lượt hát bài hát 3 lần với tốc độ khác nhau: Lần 1: Hát vừa phải. Lần 2: Hát chậm. Lần 3: Hát nhanh.- Cho học sinh hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nhóm, tổ, cá nhân để các em hát và gõ đệm.*Hoạt đông 2: Ôn tập đọc nhạc số 1.(13p')1. Ôn tập cao độ: Ôn tập cao độ các nốt Đồ, Rê Mi, Son, La ( Đọc theo bài tập cao độ trong sách giáo khoa).- Giáo viên đọc mẫu (Hoặc đàn mẫu) sau đó cho học sinh đọc từng câu một.2. Ôn tập tiết tấu:- Cho học sinh vỗ tay theo hình tiết tấu trong trang 9 SGK.- Gọi cá nhân thực hiện bài tập tiết tấu.3. Ôn tập bài TĐN số 1: Son lá son.- Giáo viên đàn sau đó hát một lần rồi cho học sinh hát theo.- Chia nhóm để các em đọc hoặc hát đối đáp kết hợp vỗ tay theo phách.

- Cả lớp hát, sau đó các nhóm, tổ ôn theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh chú ý lắng nghe và thực hiện theo.- Cá nhân thực hiện.

- Học sinh chú ý lắng nghe để thực hiện tốt.- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Các nhóm, tổ, cá nhân hát và gõ đệm.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

- Cá nhân thực hiện.

- Học sinh đọc sau đó hát.

- Các nhóm, đọc hoặc hát đối đáp kết hợp vỗ tay theo phách.

Page 15: Giao an am nhac lop 4

Cũng cố - dặn dò:(3p')- Cho học sinh hát và vận động tại chỗ bài "Bạn ơi lắng nghe" 1lần.- Dặn học sinh về ôn lại các nội dung đã học.

- Học sinh hát và vận động tại chỗ.

- Học sinh ghi nhớ.

Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011.

Tiết 8: Học bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh Nhạc và lời: Phong Nhã.

I/ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.II/ Chuẩn bị của giáo viên:- Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35') 1. Ổ n định tổ chức: (2')- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ :(5')

Page 16: Giao an am nhac lop 4

- Gọi 2 học sinh hát lại bài: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:( 28' )

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: Dạy bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh.(15p')- Giới thiệu bài. Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã tác giả của bài hát.-Giáo viên hát mẫu bài hát.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.

- Giáo viên dùng đàn dạy hát từng câu, rồi lần lượt ghép lại theo lối móc xích đến hết bài.- Sau khi học xong bài hát cho cả lớp hát đồng thanh 2, 3 lần.- Cho học sinh luyện hát theo tổ, nhóm.

- Gọi 1-2 cá nhân đứng tại chỗ hát baì hát, GV đệm đàn.*Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm.(10p')- Hướng dẫn cách vỗ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.- Cho cả lớp hát kết hợp vỗ đệm, sau đó cho các nhóm, tổ, cá nhân thực hiện.( GV nhận xét sửa sai cho học sinh)Củng cố - dặn dò:(3p')- GV đệm đàn để cả lớp hát lại bài hát một lần.- Rút ra bài học về tính giáo dục qua bài hát.- Dặn học sinh về ôn bài, tập biểu diễn bài hát.

- Học sinh im lặng, lắng nghe.

- Đọc lời ca theo tiết tấu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.- Cả lớp học hát theo hướng dẫn của giáo viên.- Cả lớp hát.

- Các tổ, nhóm luyện hát theo hướng dẫn của giáo viên.- Cá nhận hát.

- Chú ý quan sát, lắng nghe.

- Cả lớp hát kết hợp vỗ đệm, sau đó các nhóm, tổ, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Cả lớp hát.- Học sinh lắng nghe.- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

Page 17: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011.

Tiết 9: Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh. Tập đọc nhạc: TĐN số 2.

I/ Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết đọc bài TĐN số 2. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 2: Nắng vàng.

Page 18: Giao an am nhac lop 4

III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:( 35') 1 Ổn đinh tổ chức:(2p') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3p') - Gọi một học sinh hát lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả sáng tác? Sau đó hát lại bài hát 1 lần.3. Bài mới:(30p')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1: (12p') Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh.- Giáo viên đệm đàn cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát 1 lần.- Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát 2,3 lần.- Chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy hát 1 dãy gõ đệm và ngược lại.- Giáo viên hướng dẫn cụ thể các động tác phụ hoạ cho bài hát.- Cho cả lớp đứng dậy vận động tại chỗ 1,2 lần.- Gọi các tốp ( Mỗi tốp 4,5 học sinh) biểu diễn trước lớp.- Gọi cá nhân lên biểu diễn.- Cho học sinh nhận xét.*Hoạt động 2: (15p') TĐN số 2: Nắng vàng.- Giáo viên treo bảng phụ đã chép sẵn bài TĐN số 2 và hỏi học sinh:+ Nốt nhạc thấp nhất, cao nhất trong bài?+ Bài có những nốt gì?- Cho học sinh luyện đọc cao độ theo thang âm C, D, E, G.- Cho học sinh luyện tập tiết tấu: Đen, trắng:- Hướng dẫn học sinh đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc(1 và 2), vừa đọc vừa gõ đệm theo phách.- Hướng dẫn học sinh đọc với tốc độ nhanh hơn.- Sau khi đọc xong cả 2 câu, giáo viên cho học sinh ghép lời ca.- Cho cả lớp đọc cả bài 2,3 lần, sau đó gọi 1 cá nhân đọc.Củng cố - dặn dò:(3p')

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp hát.- Các dãy thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.- Học sinh quan sát.

- Cả lớp thực hiện.- Các tốp thực hiện.

- Cá nhân lên biểu diễn.- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh luyện cao độ.

- Học sinh luyện đọc tiết tấu.- Học sinh đọc từng câu kết hợp gõ đệm theo phách.

- Đọc với tốc độ nhanh hơn.

- Học sinh ghép lời ca.

- Cả lớp đọc bài theo hướng dẫn của giáo viên.

Page 19: Giao an am nhac lop 4

- Cho cả lớp đứng dậy hát bài hát: " Trên ngựa ta phi nhanh" kết hợp vận động tai chỗ.- Giáo viên nhận xét, dặn học sinh về làm bài tập trong SGK.

- Cả lớp thực hiện.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011.

Tiết 10: Học bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu

I/ Mục tiêu: - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Ngô Ngọc Báu. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.

Page 20: Giao an am nhac lop 4

II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổn định tổ chức:(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại nội dung bài học tiết trước và yêu cầu HS đọc lại bài TĐN số 2 đồng thời hát lời ca. - Gv nhận xét.3. Bài mới: (30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(15') Dạy bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. - GV giới thiệu bài hát.- Giáo viên đàn và hát mẫu bài hát.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.- Dạy hát, dạy từng câu theo lối móc xích và nối tiếp đến hết bài.- Sau khi học sinh đã học xong bài hát giáo viên cho các em hát vài lần để thuộc lời và giai điệu.- Cho các em luyện hát theo dãy bàn, nhóm, cá nhân.- Giáo viên nhận xét.*Hoạt động 2:(12') Hát kết hợp hoạt động.- Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách vỗ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu của bài hát.- Cho cả lớp thực hiện sau đó cho nhóm và cá nhân thực hiện.- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hát và nhún chân theo nhịp 2 sau đó cho cả lớp thực hiện 2-3 lần.- Gọi một số HS đứng tại chỗ hát bài hát kết hợp nhún theo nhịp.- Cho học sinh nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.- Dặn học sinh về ôn lại bài hát, hát đúng và thuộc lời ca của bài.

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.- Nghe GV hát mẫu.- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.

- Học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.- Hát theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh chú ý và làm theo hướng dẫn của giáo viên.- Học sinh thực hiện.

- Cả lớp thực hiện.

- Một số HS thực hiện theo hướng dẫn.- Học sinh nhận xét.

- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 21: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2011.

Tiết 11: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. Tập đọc nhạc: TĐN số 3.

Page 22: Giao an am nhac lop 4

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu. - Biết đọc bài TĐN số 3. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, một số động tác phụ hoạ cho bài hát. - Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc nhạc số 3: Cùng bước đều.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổn định tổ chức:(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh hát lại bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới: (30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(12') Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.- Giáo viên cho các em nghe lại giai điệu bài hát.- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn vài lần.- Cho 2 nhóm hát: Nhóm 1 hát, nhóm 2 vỗ đệm và ngược lại.- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vừa hát vừa vận động theo một số động tác đơn giản.- Cho cả lớp thực hiện tại chỗ, sau đó có thể gọi 1 số nhóm, cá nhân lên bảng biểu diễn.

- Giáo viên nhận xét.*Hoạt động 2:(15') TĐN số 3: Cùng bước đều.- Giáo viên treo bảng phụ đã chép bài TĐN số 3: Cùng bước đều và đặt câu hỏi.+ Trong bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì?+ So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau đó có chỗ nào giống và khác nhau?- Cho học sinh luyện tập cao độ: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son.- Cho học sinh luyện tập tiết tấu:

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh hát ôn.- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.- Học sinh quan sát và thực hiện theo.

- Cả lớp thực hiện, sau đó cá nhân, nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh luyện cao độ.

- Học sinh luyện tập tiết tấu.

Page 23: Giao an am nhac lop 4

- Đầu tiên cho học sinh luyện tập từng câu, sau khi đọc cao độ chính xác mới ghép vào trường độ.- Cho học sinh đọc vài lần sau đó ghép lời ca.- Cho các em luyện bằng cách chia theo nhóm, tổ, theo bàn hoặc đọc cá nhân.Củng cố - dặn dò:(3')- Cho cả lớp hát và vận động phụ hoạ cho bài hát 1 lần.- Nhận xét, dặn học sinh về ôn bài, làm bài tập trong SGK.

- Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh ghép lời ca.- Học sinh luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Cả lớp hát kết hợp vận động.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011

Page 24: Giao an am nhac lop 4

Tiết 12: Học bài hát: Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc BộI/ Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện đúng sắc thái.III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh hát bài " Khăn quàng thắm mãi vai em", giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(20') Dạy bài hát: Cò lả.- Giáo viên giới thiệu bài hát "Cò lả".- Giáo viên đàn và hát mẫu bài hát 1 lần.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.- Dạy học sinh, dạy từng câu lần lượt cho đến hết bài.- Cho học sinh luyện hát theo tổ, nhóm, cá nhân.- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu bài hát:

Con cò, cò bay lả, lả bay la... x x x x x x x x- Bên cạnh dạy hát động viên học sinh kịp thời để học sinh có hưng phấn học tập.*Hoạt động 2:(7') Nghe nhạc bài: "Trống cơm".- Giáo viên cho học sinh nghe bài "Trống cơm"- dân ca đồng bằng Bắc Bộ.- Giới thiệu đôi nét về nhạc cụ Trống cơm.

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe hát mẫu.- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.

- Học bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.- Luyện hát theo yêu cầu của giáo viên.

- Hát và gõ đệm theo phách của bài hát.

- Học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe giới thiệu về nhạc cụ Trống cơm.

Page 25: Giao an am nhac lop 4

- Cho học sinh cảm nhận về giai điệu của bài hát.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài "Cò lả" 1 lần.- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà học bài cũ thật tốt và chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.

- Học sinh phát biểu cảm nhận của mình về bài hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 26: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2011

Tiết 13: Ôn hát bài: Cò lả, Tập đọc nhạc bài số 4. I. Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết đọc bài TĐN số 4.II. GV chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ bài TĐN - Dạy HS biết thể hiện cách hát theo phần xướng và phần xô trong bài hát.III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh hát bài " Cò lả " kết hợp vỗ tay theo phách. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HOC SINH1).Hoạt động 1: (13') Ôn tập bài hát Cò lả. - GV đệm đàn và trình bày lại bài hát ( 1 lần). - GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát lại bài hát - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát theo tổ, dãy. - GV nhận xét. - Gọi 1số HS lên bảng trình bày bài hát( khi hát có động tác phụ hoạ)

- GV hướng dẫn HS hát theo hình thức xướng và xô : + Phần 1 ( xướng) : Một HS hát " Con cò...ra cánh đồng". + phần 2 ( xô) : Cả lớp hát " Tình tính tang... nhớ hay chăng". - GV yêu cầu mỗi dãy trình bày bài hát theo cách này một lần, GV nhận xét, đánh giá.2). Hoạt động 2: (14')Tập đọc nhạc số 2 Con chim ri - GV treo bảng phụ bài TĐN và hỏi HS trong bài TĐN có những nốt gì? ( Đồ - Rê - Mi - Pha - Son)

- HS ghi bài- HS lắng nghe- HS thực hiện- Từng tổ, dãy thực hiện.- Lắng nghe- 1số HS lên thực hiện( Các động tác phụ hoạ đã chuẩn bị sẵn ở nhà)- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- Các dãy thực hiện.

- HS trả lời.

Page 27: Giao an am nhac lop 4

- Hướng dẫn HS luyện tập cao độ ( GV kẻ khuông nhạc và ghi 5 nốt nhạc lên thang âm) - GV lấy âm Đô chuẩn trên đàn và bắt nhịp cho HS luyện cao độ. - Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu( GV chép câu tiết tấu lên bảng) - Hướng dẫn HS đọc hình nốt kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. - Hướng dẫn HS đọc nhạc theo ba bước: - Bước 1: HS đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1. Đọc xong chuyển sang câu 2. - Bước 2: Ghép cao độ với trường độ, đọc ở tốc độ hơi chậm. - Bước 3: Đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca. - GV quy định 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời ca và đổi bên. - GV đàn HS đọc nhạc và hát lời ca kết hợp vỗ đệm theo phách. Củng cố - dặn dò (3') - GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học - GV đệm đàn HS hát lại bài hát Cò lả - Dặn HS về ôn bài.

- HS chép thang âm vào vở chép nhạc.- HS luyện cao độ.

- HS chép câu tiết tấu vào vở.

- HS thực hiện.

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- Các dãy thực hiện

- HS đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ đệm theo phách.

- 1HS trả lời.- HS hát lại bài hát.- HS ghi nhớ.

Page 28: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011

Tiết 14: - Ôn tập 3 bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả. - Nghe nhạc.

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc nhạc không lời.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt đông dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh đọc lại bài TĐN số 4: Con chim ri. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(24') Ôn tập 3 bài hát:1. Trên ngựa ta phi nhanh.(8')- Giáo viên đàn giai điệu bài: Trên ngựa ta phi nhanh và hỏi học sinh phát hiện xem đó là giai điệu bài hát nào? nhạc và lời của ai?- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát vài lần.- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài hát.- Cả lớp đứng dạy hát kết hợp phụ hoạ 1-2 lần.- Gọi 1-2 học sinh lên bảng hát và vận động phụ hoạ.- Cho học sinh nhận xét.2. Khăn quàng thắm mãi vai em.(8')- Giáo viên dùng tranh minh hoạ để giúp học

- Học sinh lắng nghe, trả lời.

- Học sinh hát.

- Học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Cả lớp hát và vận động phụ hoạ.- Cá nhân lên bảng thực hiện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe, quan sát để nhớ

Page 29: Giao an am nhac lop 4

sinh nhớ tên bài hát.- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn bài hát vài lần.- Cho cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ tại chỗ.- Gọi 2 học sinh lên bảng biểu diễn bài hát theo hình thức song ca.- Giáo viên nhận xét.3. Cò lả.(8')- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập tương tự như hai bài hát trện.*Hoạt động 2: (5')Nghe nhạc.- Giáo viên cho học sinh nghe nhạc bài:"Khát vọng mùa xuân" của Mô - da.- Hỏi học sinh cảm nhận về giai điệu của bài hát? rộn ràng hay nhịp nhàng, tình cảm, nhanh hay chậm?...- Sau đó giáo viên nhận xét rồi cho học sinh nghe lại 1 lần nữa.Củng cố - dặn dò:(1')- Dặn học sinh về nhà ôn lại các bài hát vừa ôn, các động tác phụ hoạ cho bài hát.

lại tên bài hát:- cả lớp hát ôn.

- Cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ.- Học sinh thực hiện.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh phát biểu cảm nhận của mình về bài hát.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 30: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2010

Tiết 15: Học bài hát tự chọn: Bài Ru em Dân ca Xơ - đăng: Tây Nguyên.I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh biết thêm một bài dân ca mới có giai điệu mềm mại, bài dân ca của dân tộc ( xơ - đăng: Tây Nguyên). - Hát đúng giai điệu và đúng lời ca.II/ Chuẩn bị của giáo viên:- Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổn định tổ chức:(2')- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3')- Gọi 1 học sinh đứng dạy hỏi em cho thầy và cả lớp biết từ đầu năm đến nay chúng ta đã được học những bài dân ca nào? GV yêu cầu hát lại 1 trong những bài hát đó.3. Bài mới:(30')

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH*Hoạt động 1:(17') Dạy bài hát: Ru em.- Giáo viên giới thiệu bài hát, xuất xứ, nội dung bài hát.- GV đàn và hát mẫu cho HS nghe- Hương dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.- Dạy học sinh, dạy từng câu theo lối móc xích và nối tiếp cho đến hết bài.- Tập xong bài hát cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.*Hoạt động 2:(10') Hát và vỗ đệm..- Giáo viên hướng dẫn HS hoạt động nhóm tổ, tổ này hát tổ kia nhận xét và ngược lại.- Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo phách của bài hát. Ru em, em ngủ cho ngoan... x x x x

- Học sinh nghe thầy giới thiệu bài hát.

- Nghe giáo viên hát mẫu- HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.- Học bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.- Hát nhiều lần theo yêu cầu của giáo viên.

- Hoạt động nhóm, tổ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hát và vỗ tay theo phách.

Page 31: Giao an am nhac lop 4

- Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo tiết tấu: Ru em, em ngủ cho ngoan... x x x x x xCủng cố - dặn dò:(3') - Đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát Ru em 1 lần nữa.- Dặn học sinh về nhà học bài cũ cho tốt.

- Hát và vỗ tay theo tiết tấu.

- Học sinh hát lại bài hát 1 lần nữa.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011

Tiết 16: Ôn tập 3 bài hát: - Em yêu hoà bình - Bạn ơi lắng nghe - Cò lả.I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.

- Biết gõ đệm theo phách theo nhịp bài hát. - Tập biểu diễn bài hát.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,...III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong quá trình ôn hát.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ôn tập 3 bài hát:1. Ôn tập bài hát:(10') Em yêu hoà bình.- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát ôn lại bài hát 2,3 lần.- Hướng dẫn học sinh hát ôn bằng nhiều hình thức: Hát theo dãy bàn, nhóm, tổ, cá nhân.- Cho học sinh vừa hát ôn vừa vận động phụ hoạ cho bài hát đồng thời cho học sinh lên bảng biểu diễn.2. Ôn tập bài hát:(10') Bạn ơi lắng nghe.

- Học sinh hát ôn bài hát.

- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.

- Từng nhóm, cá nhân lên bảng biểu diễn.

Page 32: Giao an am nhac lop 4

- Giáo viên đàn giai điệu và hỏi học sinh đó là giai điệu của bài hát nào?- Cho học sinh hát ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe lại nhiều lần.- Cho học sinh hoạt động nhóm, tổ, tổ này hát tổ kia nhận xét và ngược lại.4. Ôn tập bài hát Cò lả:(10') - GV treo tranh và hỏi HS bức tranh vẽ những gì? Gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào chúng ta đã học?- GV hướng dẫn lại cho HS cách hát xướng - xô và yêu cầu từng tổ trình bày bài hát.- Gọi HS lên bảng trình bày bài hát kết hợp múa phụ hoạ.- GV nhận xétCủng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên cho học sinh hát lại 1 trong 5 bài hát vừa ôn.- Dặn học sinh về nhà học bài cho tốt.

- Học sinh đoán tên bài hát.

- Hát ôn bài hát theo yêu cầu.

- Hoạt động nhóm, tổ.

- Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi:++ Bài hát Cò lả - Các tổ thực hện- Thực hiện.- Học sinh lên biểu diễn.

- Học sinh hát.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 33: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011.

Tiết 17: Ôn tập 2 bài tập đọc nhạcTĐN số 2, số 3.

I / Mục tiêu: - Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 2, số 3. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ các bài tập đọc nhạc.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh đứng dạy và hỏi em cho thầy và cả lớp biết từ đầu năm đến giờ chúng ta đã được học bao nhiêu bài tập đọc nhạc. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Ôn tập 2 bài tập đọc nhạc đã học.1. Ôn tập bài tập đọc nhạc số 2:(7') Nắng vàng- Cho học sinh ôn tập các hình tiết tấu của bài tập đọc nhạc số 2.- GV đàn thang âm bài TĐN số 2 và luyện cao độ cho HS- Giáo viên đệm đàn cho học sinh tập bài TĐN

- Học sinh ôn các hình tiết tấu.

- HS luyện cao độ.

- Học sinh đọc bài tập đọc nhạc số 2

Page 34: Giao an am nhac lop 4

số 2 vài lần.- GV chia dãy và yêu cầu HS 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời ca và ngược lại.- GV yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp vỗ tay theo phách. - Gọi 1,2 học sinh lên đọc nhạc và hát lời cho cả lớp nghe.2. Ôn tập bài tập đọc nhac số 3:(7') Cùng bước đều.- Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN số 3 và hỏi học sinh đó là giai điệu của bài tập đọc nhạc nào?- Cho học sinh hoạt động nhóm tổ, tổ này hát, tổ kia nhận xét và ngược lại.- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(2')- Cho học sinh đọc lại bài TĐN 2.- Giáo viên nhận xét, dặn học sinh về nhà học bài cũ cho tốt.

theo yêu cầu.- Học sinh thực hiện.

- HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.- Học sinh thực hiện.

- Học sinh trả lời:+ Là bài TĐN số 3.

- Hoạt động nhóm tổ theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.- HS lắng nghe.

- Đọc lại bài tập đọc nhạc số 2.- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 35: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011

Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ II/ Mục tiêu: - Tập biểu diễn một vài bài hát đã họcII/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát như: Song loan, thanh phách,... - Tranh minh hoạ từng bài hát.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n địng tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên đàn giai điệu cho học sinh nghe các bài hát đã học ở học kì I, yêu cầu học sinh nhớ tên bài hát? tác giả?.- Giáo viên gọi từng HS lần lượt lên hát kết hợp vận động phụ hoạ( Giáo viên đệm đàn).Yêu cầu   :- Hát phải đúng giai điệu, thuộc lời ca.- Giáo viên động viên học sinh mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.- Giáo viên nhận xét, dặn dò.

- Học sinh nghe và trả lời cầu hỏi của giáo viên.

- HS thực hiện.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 36: Giao an am nhac lop 4

Thứ ngày tháng năm 2008

Luyện ônI/ Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn lại những nội dung đã học ở học kì I.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,...III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Cho học sinh nhắc lại tên các bài hát đã học.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Gọi từng bàn lần lượt lên bảng tự chọn 1 trong số 4 bài TĐN đã học để đọc( Đọc nhạc sau đó ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách) và chọn 1 trong 5 bài hát đã học dể trình bày (Hát kết hợp vận động phụ hoạ)- Giáo viên nhận xét phần trình bày của từng bàn.- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

- Từng bàn lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 37: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012

Tiết 19: - Học bài hát: Chúc mừng (Nhạc: Nga; Lời: Hoàng Lân) - Một số hình thức trình bày bài hát.

I/ Mục tiêu:- Biết đây là bài hát của nước Nga, do nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời Việt. - Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết một số hình hình thức trình bầy bài hát như đơn ca, song ca... II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Hát chuẩn xác bài hát.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại 1 bài hát bất kì đã học ở học kì I: Để kết hợp khởi động giọng.3. Bài mới:(30')

Page 38: Giao an am nhac lop 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(17') Dạy bài hát: Chúc mừng.- Giới thiệu bài hát Chúc mừng là bài hát khá quen thuộc đối với người dân Nga. Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn vui gặp mặt.- Giáo viên đệm đàn hát mẫu bài hát.- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. Chia bài hát làm 6 câu nhỏ.- Tập hát cho học sinh từng câu ngắn, lần lượt ghép lại đến hết bài. Sau khi tập xong bài hát cho học sinh hát lại vài lần để thuộc lời ca và giai điệu ( Chú ý sửa cho học sinh nếu các em hát chưa chính xác).- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ taytheo phách:

Cùng đàn cùng hát vang lừng,... x x x xx x- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3.

Cùng đàn cùng hát vang lừng,... x x- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp 3: Nhún chân nhịp nhàng sang trái, sang phải theo phách mạnh, người đung đua nhịp nhàng.*Hoạt động 2:(10') Một số hình thức trình bày bài hát.- Giới thiệu cho học sinh một số hình thức trình bày bài hát:+, Đơn ca do 1 người hát.+, Song ca gồm 2 người hát.+, Tam ca gồm 3 người hát.+, Tốp ca gồm nhiều người hát.- Cho học sinh nhắc lại một số hình thức trình bày bài hát.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát Chúc mừng 1 lần.- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe giáo viên hát mẫu.- Học sinh đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.- Học sinh tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- Hát và vỗ tay theo nhịp 3.

- Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại một số hình thức trình bày bài hát.

- Học sinh bài hát Chúc mừng.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 39: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2012

Tiết 20: - Ôn tập bài hát: Chúc mừng - Tập đọc nhạc: TĐN số 5.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết đọc bài TĐN số 5. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,... - Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Bảng phụ bài tập đọc nhạc số 5.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

Page 40: Giao an am nhac lop 4

2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả? Sau đó giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần ( Giáo viên nhận xét).3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(12') Ôn tập bài hát: Chúc mừng.- Giáo viên đàn cho học sinh ôn lại bài hát Chúc mừng vài lần.- Cho học sinh hát ôn bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát.- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ hoạ hoặc có thể cho học sinh tự nghĩ ra các động tác múa phụ hoạ cho bài hát. Sau đó cho học sinh lên biểu diễn trước lớp.- Giáo viên đàn một câu bất kì trong bài: Chúc mừng, và đố học sinh đoán được đó là câu hát nào trong bài.*Hoạt động 2:(15') TĐN số 5.- Giáo viên cho học sinh đọc tên các nốt từ thấp đến cao: Đồ - Rê - Mi - Son - La, phát hiện xem trong bài có những hình nốt gì? (Nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng).- Cho học sinh thực hiện vỗ tay theo phách nhiều lần:- Giáo viên đàn cho học sinh nghe cao độ của bài.- Cho học sinh tập đọc thang âm đi lên liền bậc, cách bậc.- Giáo viên đàn từng câu cho học sinh nghe, sau đó cho học sinh đọc theo, kết hợp vỗ tay theo phách.- Chia lớp thành 2 nửa, 1 bên đọc nhạc, 1 bên hát lời, chú ý tiếng " bé" luyến xuống.- Gọi 1 cá nhân đọc nhạc và hát lời ca.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chép bài TĐN số 5 để về nhà học sinh tập chép vào vở.

- Học sinh hát ôn bài hát.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.- Học sinh biểu diễn trước lớp.

- Học sinh lắng nghe và đoán câu hát trong bài.

- Đọc tên các nốt và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Học sinh vỗ tay theo phách 2 âm hình tiết tấu chủ đạo của bài.- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thang âm theo hướng dẫn của giáo viên.- Học đọc lại từng câu theo tiếng đàn, kết hợp vỗ tay theo phách.

- Nghe, thực hiện.

- Cá nhân đọc nhạc, hát lời ca.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Page 41: Giao an am nhac lop 4

- Dặn dò học sinh về ôn bài. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2012.

Tiết 21: Học bài hát: Bàn tay mẹI/ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát: Bàn tay mẹ. - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2')

Page 42: Giao an am nhac lop 4

- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh đọc nhạc, 1 học sinh hát lời bài: TĐN số 5: Hoa bé ngoan. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(15') Dạy bài hát: Bàn tay mẹ.- Giới thiệu bài: Mẹ là người nuôi nấng, chăn sóc, dạy bảo chúng ta nên người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay đã ca ngợi công ơn của mẹ. Bài hát " Bàn tay mẹ" cũng nằm trong số đó. Bài hát đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo dựa vào bài thơ cùng tên của nhà thơ Tạ Hữu Yên viết nên.- Giáo viên đệm đàn và hát mẫu bài hát.- Chia bài hát thành 5 câu, hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.- Tập hát cho học sinh từng câu, mỗi câu cho học sinh hát 2 - 3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát: Lưu ý cho học sinh những chỗ luyến trong bài như: Con, ăn, uống, nóng,... và những chỗ ngân dài.- Tập xong, cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát ( Sửa sai cho học sinh nếu có)- Cho học sinh luyện hát theo dãy, nhóm, cá nhân.*Hoạt động 2:(12') Hát kết hợp vỗ đệm..- Hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo phách:

Bàn tay mẹ bế chúng con,... x x x x- Hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo nhịp của bài hát:

Bàn tay mẹ bế chúng con,... x x- Yêu cầu học sinh hát vận động nhịp nhàng theo nhịp của bài hát.Củng cố - dặn dò:(3')- Đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát Bàn tay mẹ 1 lần.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài hát.

- Học sinh nghe giáo viên hát mẫu.- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hát lại bài hát vài lần theo yêu cầu của giáo viên.

- Luyện hát theo yêu cầu.

- Hát và vỗ tay theo phách.

- Học sinh hát vỗ tay theo nhịp.

- Hát và vận động theo bài hát.

- Học sinh hát bài hát Bàn tay mẹ.

Page 43: Giao an am nhac lop 4

- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về ôn bài. - Lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012

Tiết 22: - Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ - Tập đọc nhạc: TĐN số 6.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.

Page 44: Giao an am nhac lop 4

- Biết đọc bài TĐN số 6.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,... - Bảng phụ bài TĐN số 6. - Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên đàn giai điệu bài hát Bàn tay mẹ, hỏi học sinh tên bài hát, tác giả? Sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(12') Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ.- Cho cả lớp hát lại bài hát vài lần , sau đó cho các em ôn hát theo dãy, nhóm, cá nhân.- Lưu ý cho học sinh hát đúng tính chất tha thiết, tình cảm của bài hát với tốc độ vừa phải.- Yêu cầu học sinh hát và ôn lại các cách gõ đệm theo bài hát như: Theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca,...- Hướng dẫn học sinh hát gõ đệm theo dãy, bàn, cá nhân.- GV nhận xét.*Hoạt động 2:(15') TĐN số 6: Múa vui.- Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN số 6, hỏi học sinh: Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy? Cao độ của các nốt nhạc trong bài? Có những hình nốt gì? Âm hình tiết tấu của 2 câu có giống nhau không?- Cho học sinh luyện âm hình tiết tấu chung của bài:- Giáo viên dùng đàn hướng dẫn học sinh đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau của ô nhịp thứ 4 và thứ 8.- Giáo viên đàn giai điệu cho học sinh đọc theo.

- Cả lớp ôn theo hướng dẫn của giáo viên.- Hát thể hiện đúng tình chất bài hát.

- Học sinh ôn hát lại các cách gõ đệm.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh trả lời:

+ Nhịp 24 . Cao độ: Đô, Rê, Mi, Son.

Hình nốt: Trắng, đen, móc đơn. Âm hình tiết tiết tấu 2 câu giống nhau.- Học sinh luyện đọc tiết tấu.

- Đọc cao độ bài tập đọc nhạc.

- Học sinh đọc.

- Học sinh ghép lời của bài TĐN.

Page 45: Giao an am nhac lop 4

- Sau khi tập xong toàn bài giáo viên cho học sinh ghép lời.- Chia nhóm, tổ, cá nhân để học sinh luyện đọc.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên nhận xét tiết học, đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát Bàn tay mẹ.- Dặn học sinh về nhà ôn bài.

- Nhóm, tổ, cá nhân luyện tập.

- Lắng nghe, thực hiện.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012

Tiết 23: Học bài hát: Chim sáo (Dân ca Khơ - me (Nam Bộ) Sưu tầm: Đặng Nguyễn)

Page 46: Giao an am nhac lop 4

I/ Mục tiêu:- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ-me ở Nam Bộ.II/ Cuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Giáo án bài dạy và hát chuẩn xác bài hát.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên gọi 2 học sinh, 1 học sinh đọc nhạc, 1 học sinh hát lời bài TĐN số 6.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(17') Dạy bài hát: Chim sáo.- Giáo viên giới thiệu bài hát: Bài hát Chim sáo là một bài dân ca của đồng bào Khơ - me (Nam Bộ). Đây là 1 bài dân ca rất vui nhộn, góp phần làm phong phú thêm kho tàng dân ca Việt Nam.- Giáo viên đệm đàn giai điệu và hát mẫu cho học sinh nghe bài hát.- GVđánh dấu những nốt hoa mĩ và luyến trong bài. Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát (Bài hát có 2 lời, mỗi lời chia làm 3 câu).- Dạy hát từng câu theo lỗi móc xích đến hết bài. Day kĩ cho học sinh các tiếng: Sáo, bay, chim, vui...- Tập xong cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu. Có thể cho học sinh hát nối tiếp 2 lời, hát theo dãy, hát cá nhân.- Chú ý sửa những chỗ sai cho học sinh nếu các em hát chưa đúng.*Hoạt động 2:(10') Bài đọc thêm: Tiếng sáo của người tù.- Giáo viên đọc bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù trong SGK cho học sinh nghe, sau đó gọi học sinh đọc lại.

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe giai điệu và nghe giáo viên hát mẫu.- Đọc lời ca theo tiết tấu.

- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên đến hết bài.

- Luyện hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nghe giáo viên đọc và đọc bài đọc thêm.

Page 47: Giao an am nhac lop 4

- Hỏi học sinh cảm nhận sau khi đọc xong (Khăm phục người chiến sĩ cách mạnh trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng).Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài Chim sáo.- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

- Học sinh trả lời cảm nhận của mình về câu chuyện.

- Cả lớp hát.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012 TIẾT 24 - Ôn tập bài hát: CHIM SÁO

Page 48: Giao an am nhac lop 4

- Ôn TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5, SỐ 6.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp vỗ tay gõ đệm theo bài TĐN số 5, số 6. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,...III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n đinh tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(15')Ôn tập bài hát: Chim sáo.- Giáo viên đệm đàn hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát: Chim sáo bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, hát theo nhóm, tổ, cá nhân.- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.- Cho học sinh trình bày bài hát bằng hình thức: Đơn ca, song ca, tốp ca.- Giáo viên cho học sinh tự nghĩ ra một vài động tác phụ hoạ cho bài hát sau đó cho các nhóm, cá nhân lên thể hiện.*Hoạt động 2:(15') Ôn tập TĐN số 5, số 6.*Ôn tập đọc nhạc số 5: Hoa bé ngoan.- Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN số 5, sau đó cho học sinh ôn lại vài lần.- Cho học sinh hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.- Cho 2 dãy đọc kết hợp, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời kết hợp vỗ tay theo phách.

*Ôn bài tập đọc nhạc số 6: Múa vui.- Yêu cầu học sinh đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 6 vài lần kết hợp gõ đệm theo phách.

- Hát ôn theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu.- Trình bày bài hát bằng các hình thức: Đơn ca, tốp ca, song ca.- Các nhóm, cá nhân thể hiện động tác phụ hoạ của mình.

- Học sinh đọc bài tập đọc nhạc số 5 vài lần.- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Hai dãy thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh thực hiện.

Page 49: Giao an am nhac lop 4

- Gọi một số cá nhân lên thực hiện.Củng cố - dặn dò:(3') - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài: Chim sáo.- GV nhận xét tiết học (Khen ngợi những em hoà thành tốt tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần cố gắng hơn nữa trong những tiết học sau).- Dặn dò học sinh.

- Các nhận lên thực hiện theo yêu cầu.

- Cả lớp hát bài hát: Chim sáo.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 50: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012

Tiết 25: - Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo - Nghe nhạc.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.- Biết gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ theo bài hát.- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ, băng đĩa các bài hát. - Nhạc cụ gõ đệm như: Song loan, thanh phách,...III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n đinh tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình học.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(21') Ôn tập 3 bài hát:1. Ôn tập bài:(7') Chúc mừng.- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn bài hát vài lần.- Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu bài hát.- Hướng dẫn học sinh ôn bài hát theo các cách hát: Lĩnh xướng, hát nối tiếp.- Giáo viên nhận xét.2. Ôn tập bài hát:(7') Bàn tay mẹ.- Đệm đàn cho cả lớp hát ôn bài hát vài lần, vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát.- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát theo hình thức: Đơn ca, song ca, nhóm nhỏ.- Giáo viên hướng dẫn học sinh vài động tác phụ hoạ cho bài hát.- Cả lớp thực hiện sau đó cho vài nhóm, cá

- Cả lớp hát ôn.

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu.- Trình bày bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.- Lắng nghe.

- Cả lớp hát thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Trình bày bài hát theo các hình thức: Đơn ca, song ca, nhóm nhỏ.- Học sinh thực hiện.

- Cả lớp thực hiện sau đó các nhóm, ca

Page 51: Giao an am nhac lop 4

nhân lên biểu diễn trước lớp.3. Ôn tập bài hát:(7') Chim sáo.- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bằng nhiều hình thức:Hát theo nhóm, tổ, hát cá nhân, hát lĩnh xướng, hát đối đáp.- Yêu cầu học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu bài hát.*Hoạt động 2 : (9') Nghe nhạc.- Cho học sinh nghe bài hát: Lí cây bông dân ca Nam Bộ.- Đặt một vài câu hỏi để học sinh cảm nhận về bài hát: Bài hát có tiết tấu nhanh hay chậm? vui hay buồn? giai điệu có mềm mại không?- Giới thiệu đôi nét về bài Lí cây bông: Là 1 bài dân ca rất quen thuộc của người dân Nam Bộ, được phổ nhạc từ câu thơ lục bát: Bông xanh bông trắng bông vàng

Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông.- Giáo viên hát bài Lí cây bông cho học sinh nghe.Củng cố - dặn dò:(3')- Gọi học sinh nhắc lại tên 3 bài hát vừa ôn.- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

nhân biểu diễn.

- Ôn hát theo hướng dẫn.

- Hát và gõ đệm.

- Học sinh nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe giáo viên hát.

- Học sinh trả lời.- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 52: Giao an am nhac lop 4

Thứ Tư ngày 14 tháng 3 năm 2012

Tiết 26: Học bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)

I/ Mục tiêu:- Biết hát theo giai điệu và lời 1.- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phạm Tuyên.- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát. - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát: Chim sáo để khởi động giọng.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(18')Dạy bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.- Giới thiệu bài hát tác giả, nội dung bài hát: Bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trong một chuyến đi thực tế ở Đắc Lắc(Tây Nguyên). Bài hát được viết dựa trên 1 nét dân ca Ê - đê, nói về những chú voi con tinh nghịch, ngộ nghĩnh.- Giáo viên đệm đàn hát mẫu cho học sinh nghe.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.- Dạy bài hát từng câu nối tiếp đến hết bài. Bài hát gồm có 2 lời, mỗi lời chia làm 4 câu hát nhỏ. Chú ý những chỗ luyến 2 nốt nhạc: Chú, với, ơi, đôi, khắp, buôn, ... và những chỗ nốt móc đơn chấm dôi và nốt móc kép đi liền nhau.- Tập xong, cho học sinh ôn hát lại nhiều lần

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe giáo viên hát mẫu bài hát.

- Đọc lời ca theo tiết tấu.- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. Cú ý những chỗ khó trong bài.

- HS luyện hát: Đồng thanh, dãy,

Page 53: Giao an am nhac lop 4

để thuộc lời và giai điệu- Giáo viên sửa sai cho học sinh, nhận xét.*Hoạt động 2:(9') Hát kết hợp vỗ đệm.- Hướng dẫn học sinh hát vỗ đệm theo nhịp bài hát:

Chú voi con ở Bản Đôn... x x- Hướng dẫn học sinh hát vỗ đệm theo phách:

Chú voi con ở Bản Đôn... x x x x- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu lời ca:

Chú voi con ở Bản Đôn... x x x x x xCủng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về ôn bài.

nhóm, cá nhân.

- Học sinh hát vỗ đệm theo nhịp.

- Học sinh hát và vỗ đệm theo phách bài hát.

- Học sinh hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Page 54: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012

Tiết 27: - Ôn tập bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN - Tập đọc nhạc: TĐN số 7.

I/ Mục tiêu:- Biết hát đúng giai điệu.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.- Biết đọc bài TĐN số 7.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ bài tập đọc nhạc số 7.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên hỏi học sinh tên bài hát vừa học ở tiết trước, tác giả?. Sau đó cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Giáo viên nhận xét.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(10') Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn bài hát theo nhiều cách: Hát đồng thanh, hát theo dãy, hát cá nhân.- Trình bày hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng: 1 học sinh hát đoạn đầu: Chú voi... ham chơi. Sau đó tất cả cùng hát: Voi con ... của ta. Lời 2 hát tương tự lời 1.- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng nhiều hình thức: Đơn ca, song ca, tốp ca.- Yêu cầu học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.

- Học sinh hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng.

- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.- Học sinh thực hiện.

Page 55: Giao an am nhac lop 4

- Cho cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát.*Hoạt động 2:(17') Tập đọc nhạc số 7.- Cho học sinh luyện tập cao độ trên đàn : Đô, rê, mi, son, la.- Hướng dẫn học sinh đọc và gõ bài tập tiết tấu theo tên hình nốt: Đen, đơn, trắng:

- Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN : Đồng lúa bên sông, học sinh vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu đã tập.- Giáo viên chia lớp thành 2 nữa, 1 nữa đọc nhạc, 1 nữa hát lời và ngược lại.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn 1 lần.- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.

- Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát.

- Học sinh luyện tập cao độ.

- Học sinh đọc và gõ bài tập tiết tấu.

- Học sinh đọc bài TĐN kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Cả lớp hát lại bài hát.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 56: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2012

Tiết 28: Học bài hát: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN ( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)

I/ Mục tiêu:- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.- Biết hát theo giai điệu và lời 1.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát. - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn bài hát:"Chú voi con ở Bản Đôn" 1lần, kết hợp khởi động giọng.3. Bài mới:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(17') Dạy bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.- Giáo viên giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung: Bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói lên tình cảm thân ái, đoàn kết của tuổi thơ trên khắc năm châu, luôn mong muốn một nền hoà bình cho thế giới.- Giáo viên đàn và hát mẫu bài hát.- Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.

- Dạy hát từng câu nối tiếp cho đến hết lời 1, lời 2 hát tương tự lời 1. Chú ý hát chính xác

- Học sinh lắng nghe.

- Nghe giáo viên hát mẫu bài hát.- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.- Học sinh học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.

Page 57: Giao an am nhac lop 4

chỗ luyến 2 nốt nhạc: Giới, thiếu, thế,...- Sau khi tập xong, cho học sinh luyện hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.- Chia lớp thành 2 nữa. Đoạn 1(Từ ngàn dặn ... bình) hát đối đáp, mỗi nữa 1 câu. Đoạn 2 tất cả cùng hát hoà giọng.*Hoạt động 2:(10') Hát kết hợp vỗ đệm.- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu:Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn,...

x x x x x x x x x- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ đệm theo phách của bài hát:Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn,...

x x xx x x xxCủng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên hỏi học sinh tên bài hát vừa học, tác giả? Sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh về ôn bài.

- Luyện hát nhiều lần theo yêu cầu của giáo viên.- Cả lớp hát theo sự phân công hướng dẫn của giáo viên.

- Hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu.

- Học sinh vỗ tay theo phách của bài hát.

- Học sinh trả lời và hát lại bài hát.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 58: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012

Tiết 29: - Ôn tập bài hát: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN - Tập đọc nhạc: TĐN số 8.

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu. - Biết đọc bài TĐN số 8. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.

II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ bài TĐN số 8.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:- Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(8') Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.- Hướng dẫn cho học sinh hát đối đáp như ở tiết trước. Sau khi đã luyện giọng khởi động xong.- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát lĩnh xướng, gọi 1 học sinh hát tốt lên đảm nhận vai trò lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 tất cả cùng hát.- Cho học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp của bài hát.

- HS hát đối đáp theo yêu cầu của giáo viên.

- Thực hiện hát lĩnh xướng theo yêu cầu của giáo viên.

- Hát và gõ đệm theo nhịp của bài hát.

Page 59: Giao an am nhac lop 4

*Hoạt động 2:(12') Hát và vận động phụ hoạ.- Hướng dẫn cho học sinh một vài động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát.- Cho 1 vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.- Giáo viên nhận xét.*Hoạt động 3:(10') Tập đọc nhạc số 8.- Giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc số 8: Trích trong bài hát: Bầu trời xanh, sáng tác: Nguyễn Văn Quỳ.- Cho HS luyện tập tiết tấu của bài TĐN.- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc sau đó ghép lời.- Chia lớp làm 2 dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời sau đó đổi ngược lại.- Gọi 1 vài nhóm, cá nhân lên đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 8. Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những em đã hoàn thành tốt nội dung tiết học nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần cố gắng hơn trong những tiết sau.- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại bài.

- Lắng nghe thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.- Thực hiện.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thực hiện.- HS đọc nhạc sau đó ghép lời.

- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.- Các nhóm, cá nhân thực hiện.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 60: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012

Tiết 30: - Ôn tập 2 bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN.

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vận động phụ hoạ theo bài hát. - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sử tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(15') Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn- Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát ôn bài hát vài lần.- Cho học sinh ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu bài hát.- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát theo

- Cả lớp hát ôn.

- Học sinh sử dụng nhạc cụ để hát kết hợp gõ đệm.- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn

Page 61: Giao an am nhac lop 4

cách hát lĩnh xướng và hát hoà giọng.- Cho học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát.- Gọi 1 vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trước lớp.- Giáo viên nhận xét.*Hoạt động 2:(15') Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát ôn lại bài hát vài lần.- Cho học sinh ôn lại cách hát kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu.- Cho học sinh phối hợp 3 cách hát lĩnh xướng+ Lời 1: 1 học sinh đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoan 2.+ Lời 2: Chia lớp thành 2 nữa hát đối đáp đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2.- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng kết hợp động tác phụ hoạ.- Giáo viên nhận xét.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viện gọi 2 bạn cùng song ca 1 trong 2 bài hát.- Giáo viên nhận xét tiết học dặn dò học sinh về ôn bài.

của giáo viên.- Học sinh hát kết hợp vận động.

- Các nhóm, cá nhân lên biểu diễn.

- Cả lớp hát ôn.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh trình bày bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh trình bày.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 62: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012

Tiết 31: ÔN TẬP 2 BÀI TĐN SỐ 7, SỐ 8.

I/ Mục tiêu: - Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 7, số 8. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa để cho học sinh nghe một số bài hát trong chương trình và trích đoạn một bản nhạc không lời.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong quá trình ôn tập.3. Bài mới:(33')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(18') Ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8.- Giáo viên viết âm hình tiết tấu trong SGK:

dùng nhạc cụ gõ 3 - 4 lần, giáo viên yêu cầu một số học sinh gõ lại.

- Học sinh lắng nghe và trả lời:+ đó là câu 2 trong bài TĐN số 7:Đồng lúa bên sông.

Page 63: Giao an am nhac lop 4

+ Giáo viên hỏi đó là âm hình tiết tấu nào trong bài TĐN nào? Em hãy đọc nhạc và hát lời câu đó?- Giáo viên đệm đàn, học sinh đọc nhạc và hát lời 2 bài TĐN mỗi bài 1 -2 lần.- Phân công từng tổ đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ đệm:+ Tổ 1: Đọc nhạc bài "Đồng lúa bên sông" và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.+ Tổ 2: Đọc nhạc bài " Đồng lúa bên sông " kết hợp vỗ tay theo phách.+ Tổ 3: Đọc nhạc bài " Bầu trờ xanh" kết hợp vỗ tay theo nhịp.+ Tổ 4: Đọc nhạc bài " Bầu trờ xanh" kết hợp vỗ tay theo phách.- Sau đó tổ 1, tổ 2 trình bày nối tiếp. Tổ 3, tổ 4 trình bày nối tiếp.- Yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá, giáo viên nhận xét bổ xung.*Hoạt động 2:(12') Nghe nhạc.- Cho học sinh nghe 1 - 2 bài hát trong chương trình qua băng đĩa. Nếu có thời gian và điều kiện, giáo viên giới thiệu cho học sinh một đoạn nhạc không lời. Chú ý chọn đoạn nhạc hay, ví dụ: Thư gủi Ê - li - dơ của Bét - tô - ven, Khát vọng mùa xuân của Mô - da, một bản Van - xơ của Sô - panh,... mỗi đoạn nhạc chỉ nghe khoảng một phút, không làm học sinh nhàm chán. Giáo viên giới thiệu tên bản nhạc, tác giả. Cho học sinh nghe 2 lần.Củng cố - dặn dò:(3')- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh ôn tập những bài hát và TĐN trong học kì II.

- Học sinh thực hiện.

- Các tổ thực hiện theo sự phân công của giáo viên.

- Các tổ trình bày theo hình thức nối tiếp .

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Page 64: Giao an am nhac lop 4

Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2012

Tiết 32: Học bài hát tự chọn: Bài Ru em Dân ca Xơ - đăng: Tây Nguyên.I/ Mục tiêu:- Hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết tên tác giả của bài hát.II/ Chuẩn bị của giáo viên:- Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổn định tổ chức:(2')- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3')- Gv đệm đàn, bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát đã học để khởi động giọng.3. Bài mới:(30')

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH*Hoạt động 1:(17') Dạy bài hát: Ru em.- Giáo viên giới thiệu bài hát, xuất xứ, nội dung bài hát.- GV đàn và hát mẫu cho HS nghe- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.- Dạy học sinh, dạy từng câu theo lối móc

- Học sinh nghe thầy giới thiệu bài hát.

- Nghe giáo viên hát mẫu- HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.- Học bài hát theo hướng dẫn của giáo

Page 65: Giao an am nhac lop 4

xích và nối tiếp cho đến hết bài.- Tập xong bài hát cho học sinh hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.*Hoạt động 2:(10') Hát kết hợp vỗ đệm..- Giáo viên hướng dẫn HS hoạt động nhóm tổ, tổ này hát tổ kia nhận xét và ngược lại.- Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo phách của bài hát. Ru em, em ngủ cho ngoan... x x x x- Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo tiết tấu: Ru em, em ngủ cho ngoan... x x x x x xCủng cố - dặn dò:(3') - Đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát Ru em 1 lần nữa.- Dặn học sinh về nhà học bài cũ cho tốt.

viên.- Hát nhiều lần theo yêu cầu của giáo viên.

- Hoạt động nhóm, tổ theo hướng dẫn của giáo viên.- Hát và vỗ tay theo phách.

- Hát và vỗ tay theo tiết tấu.

- Học sinh hát lại bài hát 1 lần nữa.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012 Tiết 33: Ôn tập 3 bài hát Chim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan.

I/ Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết vận động phụ hoạ theo bài hát.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổn đinh tổ chức:(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ.3. Bài mới:(30')

Page 66: Giao an am nhac lop 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ôn tập 3 bài hát:(27') Chim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan.- Giáo viên cho học sinh hát lại 3 bài hát, mỗi bài 2 - 3 lượt, có vận động phụ hoạ, giáo viên đệm đàn.- Lưu ý cho học sinh hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm.- Giáo viên chỉ định cá nhân, nhóm nhỏ học sinh đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát (Biểu diễn) bài hát theo yêu cầu, hát 1 trong 5 bài đã ôn. Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá.Củng cố - dặn dò:(3')- Hỏi học sinh nhắc lại tên các bài hát vừa ôn, tác giả?- Nhận xét, dặn dò học sinh.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh lưu ý để thể hiện đúng.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2012

Tiết 34: ÔN TẬP

I/ Mục tiêu: - Học thuộc tên nốt nhạc. Đọc đúng cao độ, trường độ, kết hợp hát lời ca. - Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN 5, 6, 7, 8 kết hợp gõ đệm.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ các bài TĐN.III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:(35')1. Ổ n định tổ chức :(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại 1 trong 5 bài hát đã ôn ở tiết trước để khở động giọng.3. Bài mới:(30)

Page 67: Giao an am nhac lop 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ôn tập TĐN:- Giáo viên cho học sinh ôn tập các hình tiết tấu:

@ q q | q q | h | q q | q e e ± @ e e q | e e q | e e e e | h± @ q e e | h | q e e | h ± @ e e e e | q q | e e e e | h±- Cho học sinh ôn từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp.- Giáo viên cho học sinh đọc từng bài TĐN không theo đàn, kết hợp hát lời ca.- Gọi 1 số cá nhân đọc nhạc và hát lời 1 trong 4 bài TĐN. Sau đó giáo viên đánh gía, nhận xét.2. Củng cố - dặn dò:(3')- Gọi học sinh nhắc lại tên các bài TĐN vừa ôn.- Nhận xét, dặn dò học sinh.

- Học sinh ôn các hình tiết tấu theo hướng dẫn.

- HS ôn tập từng bài TĐN kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của giáo viên.- Học sinh đọc kết hợp hát lời ca.

- Cá nhân đọc.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2012

Tiết 35: ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh hát thuộc, đúng các bài hát đã học, đọc thuần thục các bài tập đọc nhạc trong năm. - Kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của các em.II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. - Bảng phụ các bài tập đọc nhạc.III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:(35')1. Ổn đinh tổ chức:(2') - Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.2. Kiểm tra bài cũ:(3') - Gọi 1 học sinh bất kì trong lớp đứng dạy đọc 1 trong những bài TĐN đã học trong năm.

Page 68: Giao an am nhac lop 4

3. Ôn tập:(30')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Hoạt động 1:(13') Ôn tập các bài các bài hát.- Giáo viên dùng đàn, tranh ảnh minh hoạ giúp học sinh nhớ lại tất cả các bài hát đã học trong năm.- Ôn tập cho học sinh từng bài theo các hình thức: Hát đồng thanh, hát theo nhóm, tổ, hát cá nhân...- Yêu cầu học sinh hát và vỗ tay theo từng bài hát ( theo 3 cách: Nhịp, phách, tiết tấu).*Hoạt động 2:(14') Ôn tập TĐN.- Giáo viên dùng đàn, ôn tập cho học sinh từng bài cụ thể.- Ôn tập theo hình thức: Dãy bàn, nhóm, tổ, cá nhân...

- Bên cạnh đó kiểm tra lấy điểm để đánh giá kết quả học tập của từng em.Củng cố - dặn dò:(3')- Nhận xét, dặn dò học sinh về ôn bài.

- Học sinh lắng nghe, quan sát để nhớ lại các bài hát dã học.

- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh hát và gõ đệm.

- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.

- Ôn theo hình thức: + Dãy bàn.+ Nhóm, tổ.+ Cá nhân.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.