152
PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ 1 Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ NHAØ XUAÁT BAÛN LAO ÑOÄNG

giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

  • Upload
    dangnhu

  • View
    217

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

1

Taøi lieäu höôùng daãn

GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛXAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

NHAØ XUAÁT BAÛN LAO ÑOÄNG

Page 2: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

2

Chủ biên: Bế Hồng Hạnh

Các tác giả: Thái Thị Xuân Đào Đào Duy Thụ Bùi Thanh Xuân

Page 3: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

3

MOÄT SOÁ TÖØ VIEÁT TAÉTBCĐ Ban chỉ đạo

CĐHT Cộng đồng học tập

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

HTSĐ Học tập suốt đời

HV Học viên

HĐND Hội đồng nhân dân

HDV Hướng dẫn viên

TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng

THCS Trung học cơ sở

GDTX Giáo dục thường xuyên

XHHT Xã hội học tập

XMC Xóa mù chữ

UBND Ủy ban nhân dân

Page 4: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc
Page 5: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

5

LÔØI NOÙI ÑAÀUĐề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020 đã khẳng định việc xây dựng cộng đồng học tập cấp xã là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Để hỗ trợ các địa phương trong công tác xây dựng cộng đồng học tập cấp xã, ngày 12 tháng 12 năm 2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã. Thông tư bao gồm 15 tiêu chí, áp dụng đối với các xã, phường, thị trấn, và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nhằm cung cấp một công cụ hữu ích cho việc thực hiện Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT, cũng như cho toàn bộ quá trình giám sát, đánh giá việc xây dựng XHHT cấp cơ sở nói chung, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Không chính quy (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) - với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính của UNESCO Hà Nội - đã chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả xây dựng cộng đồng học tập cấp xã”.

Xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới UNESCO Hà Nội, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực đã hỗ trợ cho việc biên soạn và hoàn thiện tài liệu. Xin cảm ơn các địa phương đã tham gia đóng góp những ý kiến quý báu để tài liệu được hoàn chỉnh hơn.

Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong quá trình biên soạn tài liệu. Rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý của các cá nhân, đơn vị khi sử dụng tài liệu.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Nguyễn Công HinhVụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Page 6: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

6

GIÔÙI THIEÄU TAØI LIEÄU Xây dựng CĐHT góp phần thực hiện quan điểm, chủ trương về xây dựng XHHT từ cơ sở của Đảng và Nhà nước. Mỗi CĐHT có thể xem như một XHHT thu nhỏ, do đó việc giám sát, đánh giá, xếp loại các CĐHT cấp xã là bước đi cần thiết để tiến tới đánh giá kết quả xây dựng XHHT trên phạm vi cả nước.

Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã bao gồm 15 tiêu chí, với số điểm cụ thể và yêu cầu về minh chứng đối với từng tiêu chí. Mục đích của việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã nhằm động viên, khuyến khích phong trào xây dựng CĐHT cấp xã; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, HTSĐ; giúp cấp xã tự đánh giá để lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã phù hợp với thực tế của địa phương; giúp UBND các cấp đánh giá thực trạng xây dựng CĐHT cấp xã và làm căn cứ đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Do đó, tài liệu này được biên soạn với hai mục đích, và hướng tới hai đối tượng sử dụng. Thứ nhất, dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ đạo xây dựng XHHT ở cấp tỉnh; Thứ hai, dùng làm tài liệu hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ đạo xây dựng XHHT ở cấp huyện hướng dẫn cấp xã thực hiện giám sát và đánh giá kết quả xây dựng CĐHT.

Cấu trúc tài liệu gồm hai phần:

Phần 1: Tài liệu đọc. Bao gồm hai nội dung chính:

Nội dung thứ nhất: Một số vấn đề chung. Cung cấp những khái niệm và thông tin cơ bản về HTSĐ, XHHT và giám sát, đánh giá.

Nội dung thứ hai: Hướng dẫn giám sát và đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã, bao gồm làm rõ mục đích, nội dung 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã; Hướng dẫn giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã; Hướng dẫn đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Phần 2: Tài liệu tập huấn. Bao gồm 4 bài:

Page 7: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

7

Bài 1: Một số vấn đề chung.

Bài 2: Hướng dẫn giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã.

Bài 3: Hướng dẫn đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã.

Bài 4: Một số phương pháp, kỹ thuật tập huấn cùng tham gia khuyến khí-ch sử dụng trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng cộng đồng học tập cấp xã.

Hy vọng đây sẽ là tài liệu thiết thực, hữu ích cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ đạo xây dựng XHHT trong việc giám sát và đánh giá CĐHT cấp xã.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Nhóm tác giả

Page 8: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

8

NOÄI DUNG

Trang

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC 11

A. MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ CHUNG 12

I. Hoïc taäp suoát ñôøi vaø Xaõ hoäi hoïc taäp 12

1. Hoïc taäp suoát ñôøi laø gì? 12

2. Xaõ hoäi hoïc taäp laø gì? 12

3. Coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ laø gì? 13

4. Coäng ñoàng caáp xaõ coù nhöõng daáu hieäu nhaän bieát naøo? 14

5. Vì sao phaûi xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 16

6. Caàn laøm gì ñeå xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 16

II. Giaùm saùt, ñaùnh giaù 17

1. Giaùm saùt, ñaùnh giaù laø gì? 17

2. Giaùm saùt vaø ñaùnh giaù khaùc nhau nhö theá naøo? 20

3. Giaùm saùt, ñaùnh giaù coù taàm quan troïng nhö theá naøo? 21

4. Giaùm saùt, ñaùnh giaù coù söï tham gia laø gì? 22

5. Giaùm saùt, ñaùnh giaù coù söï tham gia coù lôïi ích gì? 24

6. Giaùm saùt, ñaùnh giaù theo quy trình naøo? 25

7. Laäp keá hoaïch giaùm saùt, ñaùnh giaù nhö theá naøo? 25

8. Noäi dung giaùm saùt, ñaùnh giaù laø gì? 26

9. Giaùm saùt, ñaùnh giaù baèng phöông phaùp, kó thuaät naøo? 26

9.1. Quan saùt 27

Page 9: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

9

9.2. Ñieàu tra baèng baûng hoûi/phieáu khaûo saùt 29

9.3. Phoûng vaán caù nhaân 30

9.4. Toïa ñaøm/thaûo luaän nhoùm taäp trung 32

9.5. Phaân tích taøi lieäu coù saün 33

10. Vieát baùo caùo veà giaùm saùt, ñaùnh giaù nhö theá naøo? 34

B. HÖÔÙNG DAÃN GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ, XEÁP LOAÏI COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ 36

I. Giôùi thieäu tieâu chí ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ 36

1. Ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ baèng caùc tieâu chí naøo? 36

2. Muïc ñích, noäi dung cuï theå cuûa 15 tieâu chí ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ laø gì? 37

II. Höôùng daãn giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ 46

1. Vì sao caàn giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 46

2. Ñôn vò/caù nhaân naøo chòu traùch nhieäm giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 47

3. Giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ theo quy trình naøo? 49

4. Noäi dung giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ laø gì? 51

5. Löïa choïn vaø söû duïng caùc phöông phaùp, kó thuaät ñeå giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ nhö theá naøo? 53

6. Xaây döïng keá hoaïch giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ nhö theá naøo? 53

III. Höôùng daãn ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ 56

1. Vì sao caàn ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 56

Page 10: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

10

2. Ñôn vò/caù nhaân naøo chòu traùch nhieäm ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ? 58

3. Ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ theo quy trình naøo? 64

4. Noäi dung ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ laø gì? 67

5. Löïa choïn caùc phöông phaùp, coâng cuï ñeå ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ nhö theá naøo? 68

6. Xaây döïng keá hoaïch töï ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ nhö theá naøo? 70

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 73

Baøi 1 Moät soá vaán ñeà chung 74

Baøi 2 Höôùng daãn giaùm saùt quaù trình xaây döïng coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ 86

Baøi 3 Höôùng daãn ñaùnh giaù, xeáp loaïi coäng ñoàng hoïc taäp caáp xaõ 101

Baøi 4 Moät soá phöông phaùp vaø kó thuaät trong taäp huaán cuøng tham gia ôû coäng ñoàng 117

Taøi lieäu tham khaûo 128

Phuï luïc 130

Phuï luïc 1: Thuaät ngöõ thöôøng duøng trong giaùm saùt, ñaùnh giaù 130

Phuï luïc 2: Thoâng tö soá 44 /2014/TT-BGDÑT quy ñònh veà ñaùnh giaù, xeáp loaïi CÑHT caáp xaõ 137

Page 11: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Page 12: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

12

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNGI. Học tập suốt đời và Xã hội học tập1. Học tập suốt đời là gì?HTSĐ không đơn thuần nói đến một hoạt động cụ thể của mỗi cá nhân hay tổ chức, mà còn hàm ý một tư tưởng, một triết lí về việc học: Học tập là cả một quá trình liên tục, năng động, xuyên suốt mọi giai đoạn, mọi lứa tuổi trong đời mỗi con người, nhằm phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình, đồng thời đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Theo định nghĩa của UNESCO: HTSĐ bao gồm tất cả các hoạt động học tập xuyên suốt cuộc sống của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc lìa đời, được thực hiện dưới hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nói cách khác, HTSĐ là việc học dưới bất kể hình thức nào diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người, từ lúc mới sinh cho tới khi về già.

Như vậy, bản chất của HTSĐ là việc học không chỉ diễn ra một lần, không dành riêng cho trẻ em hay thanh niên, không chỉ gói gọn trong một hay một vài bằng cấp, trình độ nhất định, không giới hạn trong việc học ở nhà trường, mà kéo dài liên tục trong suốt đời người, trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, và thực hiện với mọi độ tuổi. Học tập một lần chỉ phù hợp với xã hội khép kín, ít chịu sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài, ít biến động. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh và vô cùng mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, với các tác động của quá trình toàn cầu hóa, và xu hướng tuổi thọ con người ngày càng tăng cao, thì HTSĐ là tất yếu.

Mục đích, động cơ của HTSĐ ngày càng đa dạng, thiết thực. HTSĐ không chỉ để có bằng cấp, chứng chỉ hoặc để học lên cao, mà còn là “học để biết, để làm việc, để làm người và để cùng chung sống” trong xu thế hợp tác, toàn cầu hoá và hội nhập của xã hội.

2. Xã hội học tập là gì?Xây dựng XHHT đã và đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chủ trương xây dựng XHHT đã được Đảng, Nhà nước quán triệt và triển khai thực hiện thông qua

Page 13: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

13

2 Đề án quốc gia về xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010 và 2012-2020. Tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể và điều kiện phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia, có nhiều cách định nghĩa về XHHT. Theo quan điểm chỉ đạo về XHHT được nêu trong QĐ89/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020, XHHT được hiểu là:

• Xã hội mà trong đó, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; Có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; Học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại;

• Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều được HTSĐ;

• Hệ thống giáo dục được xây dựng dựa trên nền tảng phát triển, đồng thời gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ ở ngoài nhà trường; Ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

3. Cộng đồng học tập cấp xã là gì?CĐHT cấp xã được hiểu là một tập hợp dân cư sống trên địa bàn hành chính xã/phường/thị trấn, nơi mọi người dân trong cộng đồng được tạo điều kiện và tổ chức học tập thường xuyên, suốt đời nhằm đạt được những kết quả cụ thể cho việc phát triển cá nhân, gia đình và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.

Page 14: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

14

4. Cộng đồng cấp xã có những dấu hiệu nhận biết nào?CĐHT cấp xã có một số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau:

Dấu hiệu thứ nhất: Các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng đảm bảo được các điều kiện quan trọng, cần thiết cho việc thúc đẩy HTSĐ trong nhân dân. Các điều kiện này bao gồm:

• Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, cơ chế thúc đẩy HTSĐ và xây dựng XHHT nói chung, đặc biệt là xây dựng CĐHT ở cơ sở; Sự cam kết chính trị và chỉ đạo, điều hành, quản lý có hiệu quả của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã trong việc triển khai thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã.

• Hoạt động hiệu quả của BCĐ xây dựng XHHT cấp xã.

• Sự tham gia và phối hợp hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc cung cấp các cơ hội HTSĐ cho người dân, hỗ trợ hiệu quả cho việc huy động mọi nguồn lực sẵn có và tiềm năng trong nhân dân cùng tham gia vào việc xây dựng CĐHT.

Dấu hiệu thứ hai: Người dân thuộc mọi lứa tuổi, trình độ trong cộng đồng đều được học tập thường xuyên, suốt đời và dưới nhiều hình thức khác nhau.

• Giáo dục cơ bản: Trẻ em trong độ tuổi đi học ở xã phải được đến trường, không bỏ học dở chừng và hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS theo quy định.

• XMC bền vững: ngoài các chương trình XMC cơ bản cho người lớn, việc cung cấp các chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ để phòng tái mù và xóa mù tin học, mù ngoại ngữ,… cũng được quan tâm thực hiện.

Page 15: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

15

• Thực hiện công bằng trong giáo dục cho các đối tượng như trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện để đến trường lớp như trẻ em nghèo, trẻ em gái, trẻ em dân tộc, trẻ em khuyết tật,…

• Mọi tầng lớp người lao động trong cộng đồng đều được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, vị trí công việc.

• Các hình thức học tập tại cộng đồng được thực hiện đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng và thúc đẩy HTSĐ (học tập ở trường lớp để lấy văn bằng, chứng chỉ; tham dự các lớp chuyên đề, tập huấn tại TTHTCĐ, học tại nơi làm việc, tại đồng ruộng, tại thư viện, nhà văn hóa, điểm bưu điện - văn hóa; học qua nghe đài, đọc sách báo tài liệu, tự học, học từ xa, học qua mạng …)

Dấu hiệu thứ ba: Việc học trong cộng đồng đem lại những hiệu quả, tác động tích cực cho bản thân người học và gia đình, cộng đồng cả về mặt phát triển cá nhân, tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường.

• Đối với phát triển cá nhân: HTSĐ tạo điều kiện và cơ hội để mỗi cá nhân có thêm những hiểu biết, kĩ năng, năng lực cần thiết cho cuộc sống và công việc, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của mỗi thành viên cộng đồng.

• Đối với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường: Mọi người dân tham gia HTSĐ sẽ góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội, tạo tiền đề cho nền kinh tế địa phương ổn định và phát triển bền vững; tỷ lệ hộ nghèo đói và số lượng người thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân đầu người và số lượng người dân có việc làm ổn định ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, các hoạt động HTSĐ giúp mọi người dân đều được thụ hưởng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, đa dạng, thường xuyên và hấp dẫn; An ninh chính trị, trật tự

Page 16: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

16

an toàn xã hội được đảm bảo; Người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân…

Về môi trường, tác động tích cực của HTSĐ và xây dựng XHHT thể hiện qua sự nhìn nhận, quan tâm và hành động của chính quyền, người dân đối với môi trường, như thu thập và xử lý rác thải đúng cách; bảo vệ nguồn nước, không khí, thiên nhiên, động thực vật; kiểm soát các dịch bệnh; giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

5. Vì sao phải xây dựng cộng đồng học tập cấp xã?Xây dựng các CĐHT cấp xã là quan trọng và cần thiết để tiến tới xây dựng được XHHT trên phạm vi cả nước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bối cảnh Việt Nam - một quốc gia có gần 80% dân sống ở nông thôn, nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.

Cấp xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, song lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hành chính, bởi xã/phường/thị trấn chính là nơi gần gũi nhất với người dân, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống, giao lưu, học tập hàng ngày… của dân cư trong cộng đồng. Những hoạt động này cũng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến xây dựng XHHT. Chính vì vậy, xây dựng được các CĐHT cấp xã sẽ là một nhân tố bảo đảm và thúc đẩy quá trình xây dựng XHHT ở các cấp cao hơn, rộng lớn hơn như huyện, tỉnh, khu vực, và trên toàn quốc.

Xây dựng CĐHT cấp xã đồng thời còn thể hiện quan điểm phát triển bắt đầu từ cấp cơ sở, dựa vào căn cứ và xuất phát từ chính nhu cầu, nguyện vọng, thực tế và bối cảnh cụ thể của người dân và cộng đồng địa phương, tránh tư duy chủ quan, áp đặt từ trên xuống.

6. Cần làm gì để xây dựng cộng đồng học tập cấp xã?Một số việc cần làm để xây dựng CĐHT cấp xã như:

• Lập kế hoạch xây dựng CĐHT (kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn).

• Tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng CĐHT.

• Huy động nguồn lực trong và ngoài cộng đồng cho các hoạt động xây dựng CĐHT.

• Liên kết, phối hợp giữa các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng CĐHT.

• Giám sát quá trình xây dựng CĐHT; Đánh giá, xếp loại CĐHT.

Page 17: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

17

• Tăng cường quyền làm chủ và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng CĐHT.

• …

Với mỗi việc làm, cần phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lãnh đạo, chủ trì, phối hợp để thực hiện. Mọi đơn vị, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và người dân ở xã/phường/thị trấn đều có trách nhiệm tham gia vào quá trình xây dựng các CĐHT cấp xã, tùy thuộc vào vai trò, quyền hạn, chức năng cụ thể của mình. Ví dụ:

• UBND cấp xã: chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo, chỉ đạo trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, giám sát các hoạt động xây dựng CĐHT, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT...

• Các ban, ngành, đoàn thể cấp xã (Mặt trận tổ quốc, Hội Khuyến học, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên...): tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bên liên quan khác để cùng thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; đồng thời phát hiện các vấn đề khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực mình phụ trách để đề xuất biện pháp khắc phục.

• Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương: với tư cách vừa là người hưởng lợi vừa là bên liên quan trong việc tạo cơ hội HTSĐ, đóng góp nguồn lực cho xây dựng CĐHT cấp xã.

• Người dân: tham gia các hoạt động HTSĐ, xây dựng CĐHT, tham gia giám sát, đánh giá việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động xây dựng CĐHT của các cơ quan, đơn vị và đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

• ...

II. Giám sát, đánh giá1. Giám sát, đánh giá là gì?Giám sát và đánh giá là các công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định trong một hoạt động cụ thể. Trước kia, giám sát và đánh giá thông thường để đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ cho chương trình/dự án. Tuy nhiên với cách tiếp cận hiện nay, chính cộng đồng - đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động của cộng đồng sẽ cùng tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá. Với cách làm như vậy, các hoạt động ở cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả hơn và mang lại những lợi ích lớn hơn cho cộng đồng, giúp cộng đồng đó phát triển một cách bền vững.

Page 18: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

18

Đối tượng hưởng lợi được hiểu là các cá nhân, nhóm người hay các cơ quan, tổ chức ở cộng đồng nhận được các lợi ích hay cải thiện tình hình của mình nhờ các hoạt động can thiệp của các hoạt động cụ thể diễn ra tại địa phương.

Giám sát là gì?

Giám sát là quá trình theo dõi thường xuyên, liên tục những công việc được thực hiện trong một hoạt động cụ thể để thu thập thông tin nhằm:

• Theo sát và kiểm tra tiến độ thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

• Phát hiện kịp thời những khó khăn, trở ngại, tồn tại có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch.

• Đề ra những giải pháp hoặc điều chỉnh cần thiết, phù hợp hơn, đảm bảo thực hiện được tiến độ và mục tiêu đề ra của kế hoạch.

• Giám sát cần thu thập thông tin từ hai phía, người quản lý và người tham gia để cùng điều chỉnh kế hoạch.

• Tạo nền tảng, hỗ trợ cho quá trình đánh giá, ra quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm của hoạt động.

Mục tiêu chính của giám sát là gì?

• Xem xét tiến độ của chương trình - đối chiếu với kế hoạch.

• Nhận định kết quả đạt được - đối chiếu với mục tiêu đề ra.

• Nhận xét mức độ phù hợp của các chỉ số.

• Phát hiện các bất cập, khó khăn.

• Cung cấp thông tin phản hồi để có những điều chỉnh về kế hoạch.

• Xác định các hành động cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả của kế

Page 19: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

19

hoạch đã được đề ra.

Giám sát có những hình thức nào?

• Giám sát tiến độ: So sánh tiến độ thực hiện với kế hoạch đã đề ra.

• Giám sát tài chính: So sánh chi phí thực tế với dự toán tài chính.

• Giám sát chất lượng: Khảo sát hiện trường kết hợp phỏng vấn các bên liên quan.

Tùy theo nội dung giám sát và yêu cầu của công tác giám sát mà có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như giám sát qua tài liệu, giám sát qua báo cáo, giám sát qua hội nghị giao ban,… Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan của kết quả giám sát, các thông tin giám sát cần được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng khác nhau nhằm loại trừ tình trạng thông tin bị sai lệch.

Đánh giá là gì?

Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý số liệu một cách có hệ thống nhằm xem xét đến kết quả, tác động của hoạt động cụ thể nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho đối tượng được hưởng lợi của hoạt động đó.

Đánh giá thường dùng ở những thời điểm quan trọng: Đánh giá trước khi thực hiện hoạt động (đánh giá đầu vào), đánh giá giữa kì khi đang thực hiện hoạt động (đánh giá quá trình), đánh giá kết thúc hoạt động (đánh giá đầu ra).

Đánh giá để xem xét lại những nội dung công việc có hiệu quả hay không? Có tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với đối tượng được thụ hưởng của hoạt động? Kết quả đánh giá là cơ sở để đưa ra quyết định cho tương lai của hoạt động đó kết thúc hay tiếp tục mở rộng.

Mục tiêu của đánh giá là gì?

• Mục tiêu chính của đánh giá là xác định những yếu tố cơ bản của hoạt động: sự phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững để có những nhận định một cách khái

Page 20: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

20

quát toàn bộ giá trị của chương trình. Qua đó, chứng minh các hoạt động đó có đạt được những mục tiêu đề ra cũng như đem lại được những thay đổi như mong muốn hay không.

• Sự phù hợp: Nhằm xem xét mục tiêu của các hoạt động có phù hợp với những vấn đề và nhu cầu của cộng đồng đang cần được giải quyết hay không?

• Hiệu suất: Nhằm xem xét các hoạt động có được triển khai một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí không?

• Hiệu quả: Nhằm xem xét các hoạt động can thiệp của chương trình đạt được các mục tiêu ở mức độ nào? Những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai là gì?

• Tác động: Nhằm xem xét các hoạt động mang lại những kết quả gì? (Kết quả có thể có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, theo dự kiến và ngoài dự kiến).

• Tính bền vững: Nhằm xem xét lợi ích mà các hoạt động mang lại có thể tồn tại lâu dài sau khi các hoạt động đó kết thúc không?

Đánh giá có những hình thức nào?

• Theo thời điểm đánh giá: Đánh giá đầu vào, đánh giá giữa kì, đánh giá kết thúc hoạt động, đánh giá sau kết thúc hoạt động (đánh giá tác động).

• Theo phạm vi chuyên môn: Đánh giá toàn diện, đánh giá chuyên đề

• Theo hình thức đánh giá: Đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài.

2. Giám sát và đánh giá khác nhau như thế nào?Giám sát, đánh giá có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Giám sát Đánh giá

Mục tiêu

Mục tiêu của giám sát là đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động theo đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của đánh giá là đo lường các kết quả cụ thể của hoạt động, đề xuất các quyết định liên quan đến việc triển khai hay mở rộng hoạt động, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đó.

Page 21: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

21

Đặc điểm

Giám sát chú ý tới tiến độ của hoạt động.

Đánh giá tập trung vào kết quả, hiệu quả tác động của hoạt động.

Thời điểm

diễn ra

Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra thường xuyên, liên tục, có tính chất định kì, có hệ thống và diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động.

Đánh giá chỉ tiến hành vào một thời điểm nhất định như bắt đầu thực hiện chương trình, giữa kì, kết thúc, và sau khi hoạt động hoàn thành.

Phạm viMỗi lần giám sát thường chỉ tập trung vào một vấn đề (Ví dụ giám sát tiến độ).

Mỗi lần đánh giá là nhìn toàn diện các khía cạnh của tất cả các hoạt động.

Phương pháp

Phương pháp định lượng. Phương pháp định tính và định lượng.

Hình thức thực hiện

Chủ yếu là nội bộ thực hiện. Nội bộ và bên ngoài thực hiện.

Bên tham

gia thực hiện

Chủ yếu do người dân và các ban, ngành, đoàn thể ở cộng đồng thực hiện giám sát.

Chủ yếu do chính người dân được hưởng lợi và các chuyên gia, nhà tài trợ tham gia đánh giá.

Mối quan hệ giữa giám sát và đánh giá:

Giám sát và đánh giá có mối liên hệ mật thiết với nhau. Giám sát và đánh giá đều là những công cụ quản lý cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết định trong một chương trình cụ thể tại cộng đồng. Đánh giá không thể thay thế cho việc giám sát và ngược lại giám sát không thể thay thế cho việc đánh giá.

Cả giám sát và đánh giá đều có các bước thực hiện tương tự nhau, tuy nhiên, các thông tin thu được là khác nhau. Dữ liệu giám sát được tạo ra một cách có hệ thống là yếu tố cần thiết cho việc đánh giá thành công và có hiệu quả.

3. Giám sát, đánh giá có tầm quan trọng như thế nào?Giám sát, đánh giá là khâu quan trọng của công tác quản lý, điều hành trong quá trình thực hiện một hoạt động cụ thể, là nhân tố đảm bảo sự thành công của hoạt động đó. Một hoạt động dù chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Page 22: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

22

Vì vậy:

• Giám sát để theo dõi thường xuyên, phát hiện một cách kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động. Từ đó, đưa ra những biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung, sửa đổi cần thiết để đảm bảo tiến độ, cũng như đảm bảo được mục tiêu đã đề ra của nhiệm vụ.

• Đánh giá sẽ giúp hiểu được chương trình có chất lượng, hiệu quả hay không? Nhờ kết quả đánh giá, chúng ta mới có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm, cũng như có những quyết định đúng đắn về các giải pháp cần thiết để hoạt động được thực hiện một cách có chất lượng, hiệu quả.

4. Giám sát, đánh giá có sự tham gia là gì? Sự tham gia, các bên liên quan là gì?

Để hiểu thế nào là giám sát, đánh giá có sự tham gia, trước hết cần hiểu “sự tham gia” và “các bên liên quan” là gì?

Sự tham gia được hiểu một cách đơn giản là quá trình cho phép các bên liên quan tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, thực hiện cũng như đánh giá một hoạt động cụ thể và cùng hưởng lợi từ các hoạt động đó.

Các bên liên quan cần tham gia vào hoạt động giám sát và đánh giá được hiểu là:

• Cộng đồng: Những người hưởng lợi (là những người mà nhận được các hoạt động can thiệp) và cả những người không hưởng lợi từ các hoạt động đó.

• Cán bộ tại địa bàn: Người trực tiếp thực hiện các hoạt động cụ thể.

• Cán bộ quản lý: Người theo dõi việc triển khai thực hiện các hoạt động.

• Nhà tài trợ và nhà hoạch định chính sách: Người quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động cần được giám sát, đánh giá.

• Các bên có liên quan khác có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh chương trình.

Page 23: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

23

Người dânở cộng đồng

Các bên có liên quan khác

Cán bộ tạiđịa bàn

Tham gia giám sátđánh giá

Nhà tài trợ và hoạch định

chính sách

Cán bộquản lý

Hiện nay, xu hướng có sự tham gia của cộng đồng (nhất là đối tượng người dân) trong các hoạt động của một chương trình cụ thể nào đó ở địa phương ngày một chủ động, trực tiếp và tích cực. Cách làm này đem lại hiệu quả sâu rộng. Bởi vì, cộng đồng chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các chính sách, là người hiểu rõ nhất các vấn đề cũng như nhu cầu của bản thân để từ đó đóng góp công sức vào chương trình nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Ý nghĩa của sự tham gia:

• Sự tham gia của cộng đồng giúp xác định một cách chính xác các nhu cầu ưu tiên của cộng đồng và tiến hành những hoạt động để đáp ứng những nhu cầu này.

• Sự tham gia của cộng đồng là phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn lực (nhân lực, tài lực, tin lực, vật lực) của địa phương.

• Phát huy được sự làm chủ và sáng tạo, nâng cao tính công bằng và tự quyết của người dân trong các hoạt động được tổ chức tại cộng đồng, đảm bảo tính bền vững.

• Nhằm mục đích tạo ra một cộng đồng cùng cam kết hành động khắc phục để tự giúp mình.

• Giúp cho các chương trình được biết và được thừa nhận ở cộng đồng.

Các cấp độ của sự tham gia:

• Cấp độ thấp nhất là tham gia với vai trò người nghe, được thông báo về nội dung của hoạt động cụ thể nào đó.

• Cấp độ cao hơn là tham gia với vai trò của người được làm.

• Cuối cùng, mức độ cao nhất là tham gia với vai trò của người ra quyết định.

Page 24: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

24

Giám sát, đánh giá có sự tham gia là gì?

Giám sát, đánh giá có sự tham gia là quá trình giám sát, đánh giá được thực hiện bởi những nhóm người tác động đến một hoạt động cụ thể diễn ra tại cộng đồng và cả nhóm người chịu sự tác động của hoạt động đó. Tất cả các bên liên quan sẽ cùng nhau thu thập thông tin, số liệu, cùng nhau phân tích và xử lý thông tin và cùng nhau tham gia ra quyết định đến tương lai của hoạt động diễn ra ở cộng đồng cụ thể.

Giám sát, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng được thể hiện ở các mức độ khác nhau:

• Giám sát, đánh giá cho cộng đồng (cộng đồng hoàn toàn thụ động chịu sự giám sát, đánh giá của các chuyên gia của chương trình).

• Giám sát, đánh giá cùng cộng đồng (cộng đồng tham gia vào các nội dung giám sát, đánh giá chương trình của chuyên gia).

• Giám sát, đánh giá bởi cộng đồng (cộng đồng hoàn toàn nắm vai trò chủ động trong quá trình giám sát, đánh giá chương trình được thực hiện ở địa phương họ, các chuyên gia chỉ đóng vai trò tư vấn, nâng cao năng lực...).

Trong 3 mức độ trên, mức độ cuối cùng “Giám sát, đánh giá bởi cộng đồng” được xem là cách làm hiệu quả nhất và có tác động tích cực lâu dài đối với cộng đồng.

5. Giám sát, đánh giá có sự tham gia có lợi ích gì?Giám sát, đánh giá có sự tham gia có lợi ích to lớn trong các hoạt động của một chương trình cụ thể. Đó là:

• Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về các kết quả đạt được từ các hoạt động cụ thể.

• Nâng cao tinh thần làm chủ của người dân ở cộng đồng thông qua việc người dân có thể tự phân tích, nhìn nhận các vấn đề của cộng đồng và tiến hành giải quyết các vấn đề đó, coi đó là nhiệm vụ chính của họ.

Page 25: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

25

• Thực hiện được khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

• Đảm bảo tính bền vững của chương trình.

• Xây dựng được lòng tin với các bên liên quan bằng cách phát triển, nâng cao các kĩ năng, năng lực cho nhóm đối tượng tham gia hoặc được hưởng lợi từ các chương trình ở cộng đồng.

6. Giám sát, đánh giá theo quy trình nào?Giám sát, đánh giá thực hiện theo một quy trình bao gồm những bước cụ thể sau:

7. Lập kế hoạch giám sát, đánh giá như thế nào?

Để có thể bảo đảm tiến độ và chất lượng của việc giám sát, đánh giá, cần xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá cụ thể. Trong kế hoạch cần xác định rõ:

• Mục tiêu của giám sát, đánh giá (Giám sát, đánh giá để làm gì?).

• Nội dung, tiêu chí của giám sát, đánh giá (Giám sát, đánh giá cái gì? Dựa vào tiêu chí nào? Cần thu thập các thông tin, dữ liệu gì về lĩnh vực cần đánh giá?).

Page 26: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

26

• Phương pháp giám sát, đánh giá (Giám sát, đánh giá như thế nào? Dựa vào công cụ nào?).

• Thời gian giám sát, đánh giá (Giám sát, đánh giá khi nào? Trong thời gian bao lâu?).

• Cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá (Cá nhân hoặc đơn vị phụ trách chung; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân hoặc đơn vị theo từng bước của kế hoạch giám sát, đánh giá).

• Nguồn kinh phí cho giám sát, đánh giá lấy từ đâu? (Ngân sách xã cấp toàn bộ hay một phần, hay thuộc phạm vi một chương trình, dự án của quốc gia/tỉnh/huyện?).

8. Nội dung giám sát, đánh giá là gì? Việc xác định nội dung giám sát, đánh giá tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của việc giám sát, đánh giá trong một giai đoạn nhất định. Nhìn chung, khi giám sát, đánh giá cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với giám sát Đối với đánh giá

- Mục tiêu đề ra có phù hợp và khả thi không? Có cần điều chỉnh mục tiêu trong quá trình thực hiện?

- Tiến độ thực hiện có đảm bảo đúng kế hoạch không? Nếu chưa đúng tiến độ ban đầu theo kế hoạch, lí do vì sao?

- Các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực) được cung cấp như thế nào? Việc cung cấp có đầy đủ, kịp thời không?

- Quá trình triển khai chương trình/kế hoạch gặp những khó khăn và cản trở gì? Vì sao?

- Cần những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn và cản trở?

- Giai đoạn sắp tới có cần điều chỉnh gì trong kế hoạch tổng thể không? Vì sao?

- Kết quả đạt được của các mục tiêu như thế nào (về số lượng, chất lượng)?

- Kết quả có đạt được ở mức độ nào so với mục tiêu của kế hoạch đã đề ra? Nếu không, lí do vì sao?

- Ý nghĩa/tác động trực tiếp và lâu dài của chương trình đối với người dân và cộng đồng như thế nào?

- Những nguyên nhân nào chi phối sự thành công hoặc hạn chế của chương trình/kế hoạch?

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ kết quả đạt được của chương trình/kế hoạch trong giai đoạn vừa qua là gì?

- Phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo?

9. Giám sát, đánh giá bằng phương pháp, kĩ thuật nào?Để thu thập các thông tin, dữ liệu một cách khách quan và chính xác, trong quá trình giám sát, đánh giá thường sử dụng một số phương pháp,

Page 27: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

27

kỹ thuật sau:

• Quan sát;

• Điều tra bằng bảng hỏi/phiếu khảo sát;

• Phỏng vấn cá nhân;

• Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung;

• Phân tích tài liệu có sẵn.

Để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật giám sát, đánh giá phù hợp, khả thi cần căn cứ vào:

• Mục tiêu;

• Nội dung giám sát, đánh giá (bao quát toàn bộ các nội dung, hay chỉ tập trung vào một/một số nội dung trọng tâm của một giai đoạn cụ thể);

• Quy mô giám sát, đánh giá (đánh giá tại một hoặc một số xã đặc thù hay đánh giá tất cả các xã trong huyện/tỉnh theo cùng một hệ thống tiêu chí và có sự so sánh);

• Khung thời gian giám sát, đánh giá (giám sát, đánh giá theo quý, 6 tháng, 1 hoặc 5 năm một lần);

• Nguồn lực cho giám sát, đánh giá (nhân lực, tài chính, phương tiện hỗ trợ…).

9.1. Quan sát Quan sát (dự giờ, thăm lớp, quan sát nhà dân, quan sát cộng đồng...): Là quá trình sử dụng tri giác và các công cụ lưu giữ thông tin để thu thập những thông tin (hình ảnh, tư liệu, báo cáo,...) về vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá.

• Công cụ thực hiện:

- Đề cương quan sát chung (Ví dụ: đề cương quan sát TTHTCĐ)

Page 28: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

28

- Bảng kiểm/phiếu quan sát cụ thể cho từng hạng mục cần quan sát (Ví dụ: Phiếu quan sát hoạt động học tập chuyên đề của TTHTCĐ, Phiếu quan sát cơ sở vật chất của TTHTCĐ,…).

- Các công cụ lưu giữ thông tin (máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim, giấy, bút,...).

• Cách tiến hành:

- Lập đề cương quan sát (mục tiêu quan sát, chọn bối cảnh và đối tượng cần quan sát, thời gian, địa điểm, người thực hiện…).

Lựa chọn cách thức quan sát: quan sát không tham dự (quan sát độc lập từ bên ngoài mô hình/hoạt động/sự kiện) hoặc quan sát tham dự (quan sát với tư cách người cùng tham gia hoạt động/sự kiện).

- Xây dựng bộ công cụ dùng cho quan sát (Ví dụ: các phiếu quan sát, bảng kiểm,…).

- Chuẩn bị công cụ, thiết bị lưu giữ thông tin (Ví dụ: giấy, bút, thiết bị ghi âm, ghi hình như máy ảnh, máy quay…).

- Thực hiện quan sát (tiến hành như một hoạt động riêng biệt, hoặc lồng ghép trong một hoạt động khác như tọa đàm, điều tra).

- Phân tích, hệ thống lại các kết quả, nội dung quan sát được.

- Viết báo cáo kết quả quan sát.

• Ưu điểm:

- Giúp người quan sát tận mắt chứng kiến, hiểu biết tốt hơn về bối cảnh, nội dung của vấn đề cần tìm hiểu;

- Giúp kiểm tra lại các số liệu, cung cấp những thông tin, dữ liệu sống động, cụ thể liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu;

- Giúp thẩm tra lại minh chứng, giúp hiểu rõ tình trạng, hiệu quả hoạt động,… mà các phương pháp khác không cho kết quả tin cậy.

• Nhược điểm:

- Dễ mang tính phiến diện, chủ quan cao và dễ bị can thiệp.

- Không đem lại những thông tin, dữ liệu có chiều sâu như dữ liệu định tính, hoặc rộng như dữ liệu định lượng.

Page 29: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

29

9.2. Điều tra bằng bảng hỏi/phiếu khảo sátĐiều tra bằng bảng hỏi/phiếu khảo sát (còn gọi là trưng cầu ý kiến/bảng hỏi Anket): Là thu thập thông tin, ý kiến của người tham gia thông qua một bảng hỏi/phiếu khảo sát do người tham gia tự trả lời các câu hỏi (trả lời trực tiếp với sự hỗ trợ của cán bộ điều tra, trả lời trực tuyến trên mạng internet hoặc gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện).

• Công cụ thực hiện:

- Bảng hỏi/phiếu điều tra;

- Công cụ phục vụ việc trả lời bảng hỏi, phiếu điều tra (Ví dụ: loa đài, bút cho người trả lời bảng hỏi, quà tặng, văn phòng phẩm khác…).

• Cách tiến hành:

- Xây dựng bảng hỏi/phiếu khảo sát dựa trên mục tiêu và nội dung giám sát, đánh giá.

- Thử nghiệm bảng hỏi trên một số lượng nhỏ người tham gia và chỉnh sửa nếu chưa phù hợp.

- Chuẩn bị, liên hệ địa điểm và người tham gia trả lời bảng hỏi/phiếu khảo sát; Phân công nhân sự phụ trách và bố trí các phương tiện hỗ trợ.

- Tổ chức cho người tham gia trả lời bảng hỏi/phiếu khảo sát tại một địa điểm tập trung.

- Xử lý và phân tích kết quả trả lời bảng hỏi/phiếu khảo sát.

- Viết báo cáo về kết quả điều tra.

Page 30: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

30

• Ưu điểm:

- Là công cụ phổ biến, hữu ích để thu thập thông tin, cung cấp dữ liệu theo cấu trúc có sẵn.

- Có thể áp dụng cho số lượng lớn người trả lời, giúp tiết kiệm chi phí đánh giá.

- Dữ liệu rõ ràng, thuận tiện cho công tác phân tích, xử lý.

• Nhược điểm:

- Cần nhiều thời gian và sự am hiểu chuyên môn để xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bảng hỏi/phiếu khảo sát.

- Dữ liệu thu được có phạm vi hạn chế, đóng khung trong cấu trúc của bảng hỏi nên ít linh hoạt trong câu trả lời.

• Lưu ý:

- Cần đảm bảo người tham gia trả lời bảng hỏi đều biết đọc, viết và có thị lực đủ để nhìn rõ các thông tin trên bảng hỏi.

- Nếu số người tham gia đông, số người phụ trách buổi trả lời bảng hỏi cũng phải tăng lên để có thể kịp thời giải đáp, hướng dẫn việc trả lời. Thông thường, 2 cán bộ điều tra có thể hỗ trợ nhóm 40-50 người, tùy theo độ khó và độ dài của bảng hỏi.

9.3. Phỏng vấn cá nhânPhỏng vấn cá nhân (lãnh đạo địa phương, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân…): Là thu thập thông tin, ý kiến cá nhân của người tham gia thông qua việc tổ chức hỏi - đáp trực tiếp hoặc qua điện thoại, internet về các vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá.

• Công cụ thực hiện:

- Đề cương hướng dẫn phỏng vấn.

- Công cụ lưu giữ thông tin phỏng vấn: máy ghi âm, giấy, bút,...

• Cách tiến hành:

- Xây dựng đề cương hướng dẫn

Page 31: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

31

phỏng vấn (gồm các câu hỏi dự định sẽ phỏng vấn với từng đối tượng; các bước cần chuẩn bị trước, trong và sau khi phỏng vấn).

- Phỏng vấn thử với một, hai người để kiểm tra sự phù hợp của đề cương hướng dẫn phỏng vấn.

- Liên hệ địa điểm, thời gian, người tham gia phỏng vấn; Chuẩn bị kế hoạch phỏng vấn và các phương tiện hỗ trợ (máy ghi âm, văn phòng phẩm, quà tặng,…).

- Tiến hành phỏng vấn.

- Phân tích, xử lý kết quả phỏng vấn.

- Viết báo cáo về kết quả phỏng vấn.

• Ưu điểm:

- Hữu ích và không thể thay thế khi cần đánh giá chất lượng, tính chất của vấn đề.

- Giúp tìm hiểu sâu về quan điểm, nhận định của một cá nhân, một nhóm người tham gia để hiểu rõ bối cảnh và những yếu tố tác động đến vấn đề cần tìm hiểu.

• Nhược điểm:

- Dễ mang tính chủ quan, có thể bị tác động bởi quan điểm, tính cách của cá nhân người nghiên cứu.

- Có thể bị nhiễu thông tin (nếu chọn đối tượng phỏng vấn không phù hợp) hoặc khó thu thập thông tin mong muốn (nếu người được phỏng vấn không hợp tác).

- Đòi hỏi cán bộ phỏng vấn có trình độ chuyên môn và các kĩ năng giao tiếp nhất định để dẫn dắt cuộc phỏng vấn một cách hiệu quả, và biết xử lý thông tin định tính.

- Khó thực hiện được với số lượng lớn người tham gia như điều tra bằng bảng hỏi.

• Lưu ý:

- Do liên quan đến việc thu thập ý kiến cá nhân và (có thể) ghi âm/ghi hình nên phương pháp này (và phương pháp tọa đàm/thảo luận) đặc biệt nhấn mạnh đến đạo đức của người nghiên cứu khi tiến hành (Ví dụ: cần thông báo trước cho người được phỏng vấn biết về mục

Page 32: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

32

đích, nội dung, tiến trình phỏng vấn; Tính chất tự nguyện khi tham gia; Quyền được rút lui trong khi phỏng vấn; Xin phép nếu ghi chép/ghi âm/ghi hình…).

- Để bảo đảm hiệu quả, khi thực hiện phỏng vấn thường cần có hai người: một người điều khiển chính và một người hỗ trợ (ghi chép, ghi âm,…).

9.4. Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung là quá trình thu thập thông tin, ý kiến của một nhóm người tham gia thông qua việc tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, chuyên sâu về chủ đề cần nghiên cứu, đánh giá.

• Công cụ thực hiện:

- Đề cương hướng dẫn thảo luận/tọa đàm.

- Công cụ lưu giữ thông tin phỏng vấn: máy ghi âm, giấy, bút,...

• Cách tiến hành:

- Xây dựng đề cương hướng dẫn tọa đàm/thảo luận (bao gồm các câu hỏi hoặc vấn đề dự định sẽ trao đổi).

- Liên hệ địa điểm, thời gian, số người tham gia tọa đàm/thảo luận.

- Lập kế hoạch buổi tọa đàm/thảo luận; phân công nhân sự phụ trách và chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ (Ví dụ: máy ghi âm, loa đài, trà nước, văn phòng phẩm, quà tặng…).

- Tiến hành tọa đàm/thảo luận.

- Ghi chép hoặc ghi âm nội dung tọa đàm/thảo luận.

- Phân tích, xử lý kết quả tọa đàm/thảo luận.

- Viết báo cáo về kết quả tọa đàm/thảo luận.

Page 33: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

33

• Ưu điểm:

- Giúp thu thập nhanh các thông tin thực tế để hiểu quan điểm chung của một nhóm đối tượng và bối cảnh cụ thể về vấn đề cần tìm hiểu.

- Trong khung thời gian có hạn, ghi nhận được nhiều thông tin từ những cá nhân có vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với vấn đề cần nghiên cứu.

• Nhược điểm:

- Dễ mang tính chủ quan, có thể bị tác động bởi áp lực của một vài cá nhân chi phối nhóm.

- Đòi hỏi cán bộ phụ trách phải có kĩ năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả để làm chủ buổi tọa đàm/thảo luận, khơi gợi được ý kiến người tham gia.

• Lưu ý:

- Tương tự như với phương pháp phỏng vấn.

- Để đảm bảo hiệu quả, số người tham gia một buổi tọa đàm/thảo luận nhóm không nên quá đông. Tọa đàm: 10-15 người; Thảo luận nhóm tập trung: 6-8 người.

9.5. Phân tích tài liệu có sẵnPhân tích tài liệu có sẵn: Là quá trình xem xét, rà soát, phân tích sâu các tài liệu (sổ sách, báo cáo, qui định, văn bản, sản phẩm… của đơn vị/địa phương) có liên quan đến chủ đề cần nghiên cứu/đánh giá để thu thập thông tin và rút ra những kết luận cần thiết.

Page 34: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

34

• Công cụ thực hiện:

- Danh mục tài liệu cần thu thập/tiếp cận.

- Khung rà soát/phân tích tài liệu.

- Thiết bị hỗ trợ (nếu có): Máy ảnh để chụp lại tài liệu.

• Cách tiến hành:

- Lập kế hoạch thu thập tài liệu; Liên hệ với nơi có thể cung cấp tài liệu.

- Lập khung rà soát/phân tích tài liệu (nếu có nhiều loại tài liệu khác nhau, hoặc tài liệu phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau).

- Tiến hành đọc, phân tích, rà soát, so sánh, đối chiếu các tài liệu theo mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch và khung rà soát.

- Viết báo cáo kết quả phân tích tài liệu.

• Ưu điểm:

- Cung cấp lượng thông tin phong phú, cập nhật từ các nguồn chính thức, tin cậy.

- Hiệu quả về chi phí (không phải xây dựng bảng hỏi, không cần xuống hiện trường để phỏng vấn, tọa đàm...).

• Nhược điểm:

- Người đánh giá có xu hướng quá chú trọng đến văn bản/báo cáo mà ít quan tâm xem xét thực tế triển khai và kiểm tra lại thực địa.

• Lưu ý:

- Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân/thảo luận nhóm và quan sát.

10. Viết báo cáo về giám sát, đánh giá như thế nào?Trước tiên, để có thể tiến hành quá trình viết báo cáo về giám sát, đánh giá, cần đối chiếu các kết quả thu thập được với mục tiêu ban đầu đã đề ra trước khi giám sát, đánh giá để xem các thông tin, dữ liệu đó có đầy đủ và chính xác để đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu không.

Các bước cơ bản cần thực hiện để hoàn thành một báo cáo kết quả giám sát, đánh giá gồm:

Page 35: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

35

u Lập khung báo cáo dựa trên những mục tiêu/câu hỏi cần trả lời.

v Đánh giá tổng quan về các thông tin, dữ liệu đã thu thập.

w Phân tích sâu thông tin, dữ liệu theo từng nhóm vấn đề của khung báo cáo.

x Viết nội dung chính của báo cáo với những dữ liệu đã được phân tích, xử lý.

y Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị đối với các cấp/cơ quan, ban ngành cụ thể, dựa trên kết quả chính của báo cáo.

z Xin ý kiến góp ý cho báo cáo từ các cơ quan/đơn vị và cá nhân (đại diện lãnh đạo xã, các ban, ngành, ...).

{ Tổng hợp các ý kiến góp ý và chỉnh sửa báo cáo.

| Tổ chức cuộc họp/hội thảo công bố kết quả báo cáo giám sát, đánh giá.

Page 36: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

36

B. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP CẤP XÃ I. Giới thiệu tiêu chí đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã 1. Đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã bằng các tiêu chí nào?Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã bao gồm 15 tiêu chí, như sau :

Page 37: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

37

Cấu trúc nội dung của 15 tiêu chí được thể hiện theo mô hình sau:

Page 38: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

38

2. Mục đích, nội dung cụ thể của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã là gì?

Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng XHHT.

Nội dungTiêu chí này khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã trong việc triển khai xây dựng XHHT. Xây dựng XHHT là một công việc khó khăn, phức tạp diễn ra trong thời gian dài và đòi hỏi sự tập trung lớn về nguồn lực của cả cộng đồng. Do đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã rất quan trọng, mang tính quyết định sự thành công của xây dựng XHHT.

Các dấu hiệu cụ thể của tiêu chí cần xem xét, đánh giá là: Ban hành các văn bản chỉ đạo Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng XHHT; Đưa nhiệm vụ xây dựng CĐHT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của HĐND, UBND; Hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn; Thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả xây dựng XHHT.

Tiêu chí 2: Hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng của công tác quản lý, chỉ đạo của BCĐ xây dựng XHHT cấp xã. Qua đó, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của BCĐ xây dựng XHHT cấp xã.

Nội dungTiêu chí này xác định rõ vai trò, trách nhiệm và các hoạt động của BCĐ xây dựng XHHT cấp xã. BCĐ xây dựng XHHT cấp xã thay mặt lãnh đạo xã trực tiếp đôn đốc, quản lý, chỉ đạo các hoạt động xây dựng XHHT của xã. BCĐ cần có đầy đủ các thành viên đúng theo quy định và mỗi thành viên phải được phân công nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Hoạt động có hiệu quả của BCĐ được thể hiện ở việc: Xây dựng kế hoạch

Page 39: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

39

xây dựng XHHT phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương; Đánh giá thường xuyên và tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả xây dựng XHHT, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời; Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về HTSĐ, xây dựng XHHT cho cộng đồng.

Tiêu chí 3: Sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng của công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn trong việc chung tay xây dựng XHHT. Qua đó, thúc đẩy sự tham gia tích cực, sự phối kết hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức trên địa bàn xã.

Nội dungTiêu chí này làm rõ một nội dung quan trọng về điều kiện xây dựng XHHT. Xây dựng XHHT không phải chỉ là trách nhiệm riêng của Chính quyền, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Sự tham gia, đóng góp tích cực và phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức vừa thể hiện được trách nhiệm, tinh thần làm chủ của từng ban, ngành, đoàn thể, tổ chức vừa tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan. Đó chính là nguồn lực quan trọng, cần thiết, là sức mạnh to lớn của cộng đồng để xây dựng thành công XHHT.

Sự tham gia, phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức được thể hiện cụ thể như: Có cơ chế phối hợp; Các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức đưa nhiệm vụ tổ chức HTSĐ vào kế hoạch công tác hằng năm; Tham gia, phối kết hợp sẽ được đánh giá chặt chẽ, thường xuyên và tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm.

Tiêu chí 4: Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng mạng lưới và kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và các thiết chế văn hóa. Qua đó, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và các thiết chế văn hóa trong việc đáp ứng nhu cầu HTSĐ của các nhóm đối tượng khác nhau tại cộng đồng.

Page 40: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

40

Nội dungTiêu chí này làm rõ yêu cầu về khả năng đáp ứng của mạng lưới các cơ sở giáo dục và các thiết chế văn hóa trên địa bàn xã trong việc xây dựng XHHT cấp xã. Sự đáp ứng này phải đảm bảo không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về chất lượng, hiệu quả các hoạt động của các cơ sở giáo dục và thiết chế văn hóa.

Mạng lưới các cơ sở bao gồm không chỉ của ngành giáo dục như: Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, TTHTCĐ mà còn của ngành văn hóa như: Bưu điện văn hóa, Trung tâm văn hóa - thông tin, Thư viện,… Sự đa dạng về mạng lưới các cơ sở này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong cộng đồng được HTSĐ mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức học tập khác nhau: chính quy, không chính quy và phi chính quy.

Tiêu chí 5: Kết quả phổ cập giáo dục - XMC

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng công tác phổ cập giáo dục - XMC trên địa bàn xã. Qua đó, tăng cường trách nhiệm và khả năng cung ứng cơ hội cũng như việc đảm bảo chất lượng học tập của các cơ sở giáo dục, góp phần XMC bền vững.

Nội dungTiêu chí này thể hiện hai nội dung chính về phổ cập giáo dục và XMC. Phổ cập giáo dục là tiêu chí rất cơ bản, quan trọng của CĐHT. Trong CĐHT, trước hết, phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục, tạo nền tảng cơ bản về học vấn cho người dân trên địa bàn xã. Kết quả phổ cập giáo dục sẽ giúp người dân có trình độ tối thiểu phục vụ cuộc sống, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tạo điều kiện để có thể tiếp tục học lên.

Đo lường kết quả phổ cập giáo dục cần thông qua các chỉ số như: Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi được đến nhà trẻ, nhóm trẻ; Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 1, 2, 3; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, 2, 3.

Bên cạnh đó, XMC bền vững cũng là nhiệm vụ hàng đầu của xây dựng XHHT. Một CĐHT là cộng đồng không còn người mù chữ. Biết chữ là kỹ năng cơ bản để hình thành phát triển các kỹ năng cần thiết khác. Biết chữ là điều kiện tiên quyết để người dân có thể tự học, tự đọc và nghiên cứu tài liệu. Yêu cầu về kết quả XMC của CĐHT là phải đạt chuẩn XMC mức độ 1, 2.

Page 41: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

41

Tiêu chí 6: Công bằng xã hội trong giáo dục

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng việc tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong cộng đồng có cơ hội được tham gia học tập. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo xã, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn xã trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Nội dungTiêu chí góp phần làm rõ đặc trưng cơ bản của XHHT. XHHT trước hết là phải đảm bảo cho tất cả mọi người được học tập, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Công bằng xã hội trong giáo dục là trao quyền được học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội có thể tham gia học tập theo khả năng và nhu cầu của họ.

Những biểu hiện cụ thể về công bằng xã hội trong giáo dục trong CĐHT là: Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp; Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập; Tổ chức các hình thức học tập phù hợp cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập.

Tiêu chí 7: Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá thực trạng công tác học tập, bồi dưỡng thường xuyên góp phần nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo xã và cơ quan quản lý có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện cho cán bộ, công chức ở cơ sở được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng XHHT.

Nội dungTiêu chí này thể hiện rõ yêu cầu về kết quả học tập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đây là đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò, trách nhiệm trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân, là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình xây dựng XHHT ở cấp xã. Do đó, họ cần thiết phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên

Page 42: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

42

để có trình độ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc.

Kết quả học tập thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã cần được đánh giá ở các khía cạnh: Có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; Thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

Tiêu chí 8: Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên)

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá kết quả tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ sản xuất của người lao động tại TTHTCĐ. Qua đó, nhằm nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn xã trong việc tổ chức, tạo cơ hội học tập thường xuyên cho người lao động tại cộng đồng.

Nội dungTiêu chí này góp phần làm rõ mục đích sâu, rộng việc HTSĐ của mọi người trong XHHT. Người lao động là người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. Đây là nhóm đối tượng cần được học tập, bồi dưỡng thường xuyên ở cộng đồng hiện nay.

Việc học tập của họ chủ yếu là nhằm để có kiến thức, có năng lực thực sự, học để không ngừng hoàn thiện bản thân, học không chỉ để có bằng cấp, mà chủ yếu học để cập nhật kiến thức, kĩ năng; Học để có kĩ năng sống cần thiết để tồn tại, làm việc, thích ứng với mọi tình huống của cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng. Do đó, các chương trình, nội dung học tập ở TTHTCĐ phải thực sự thiết thực, hữu ích để người học có thể vận dụng ngay những kiến thức, kĩ năng được học vào thực tiễn cuộc sống, lao động, sản xuất.

Tiêu chí 9: Kết quả xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học/CĐHT” thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá kết quả xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học/CĐHT” thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Qua đó, nhằm khích lệ, động viên từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, tham gia xây dựng XHHT.

Page 43: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

43

Nội dungTiêu chí này góp phần làm rõ yêu cầu về việc xây dựng môi trường học tập của CĐHT và vai trò, trách nhiệm của gia đình, dòng họ, cộng đồng trong việc tham gia xây dựng CĐHT cấp xã.

Để trở thành CĐHT, trước hết cần phải xây dựng môi trường học tập tích cực và mở rộng không gian học tập đến từng thành viên trong mỗi gia đình, đến tận thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Khi đó, mỗi gia đình sẽ trở thành gia đình học tập; Mỗi thôn, ấp, bản, tổ dân phố trở thành CĐHT.

Tiêu chí 10: Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”

Mục đíchKết quả đo lường tiêu chí này nhằm đánh giá kết quả xây dựng “Khu dân cư văn hóa” tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn xã trong việc xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố thành “Khu dân cư văn hóa”, góp phần xây dựng XHHT.

Nội dungTiêu chí này góp phần làm rõ yêu cầu cần đạt về xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội của CĐHT. CĐHT phải là một cộng đồng phát triển bền vững mà trong đó yếu tố văn hóa - xã hội là nền tảng. CĐHT phải là cộng đồng có đời sống văn hóa lành mạnh, mọi người sống bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần tương thân, tương ái.

Xây dựng CĐHT cần thiết phải dựa trên nền tảng xây dựng và phát triển tổng thể của văn hóa - xã hội. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cần phải xem xét và đánh giá kết quả xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội của cộng đồng đó, thông qua chỉ số cụ thể: Tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”.

Tiêu chí 11: Giảm tỷ lệ hộ nghèo

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá tác động của CĐHT đối với phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Kết quả đo lường của tiêu chí này góp phần thúc đẩy động cơ học tập cho người dân, tạo động lực thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT từ cấp xã.

Page 44: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

44

Nội dungTiêu chí này góp phần làm rõ những tác động tích cực của CĐHT đối với sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân trong cộng đồng. Đây là nội dung phản ánh bản chất của HTSĐ trong CĐHT.

Trong CĐHT, khi người lao động được học tập và bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao hiểu biết, kĩ năng và tay nghề. Từ đó, họ có thể vận dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, có việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Do đó, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo là một trong những tác động tích cực và tất yếu của CĐHT.

Tiêu chí 12: Thực hiện bình đẳng giới

Mục đíchKết quả đo lường tiêu chí này nhằm đánh giá tác động của CĐHT trong việc thực hiện bình đẳng giới; Góp phần thúc đẩy động cơ học tập cho người học, tạo động lực thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT ở cấp xã.

Nội dungTiêu chí này làm rõ những tác động tích cực của CĐHT đối với việc đảm bảo bình đẳng giới. Trong CĐHT, việc HTSĐ sẽ giúp cho người dân nâng cao trình độ, hiểu biết, nhận thức và trang bị cho họ kĩ năng nghề, giúp họ có việc làm, thoát nghèo, làm giàu. Do đó, vị thế xã hội của họ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái sẽ được nâng lên, góp phần thực hiện bình đẳng giới trong cộng đồng.

Những dấu hiệu của bình đẳng giới cần được xem xét, đánh giá là: Bình đẳng cho cả nam và nữ về cơ hội học tập và tham gia các hoạt động xã hội; Bình đẳng trong việc tham gia vào các cấp lãnh đạo của chính quyền, các tổ chức, ban, ngành đoàn thể tại địa phương; Giảm bạo lực gia đình.

Tiêu chí 13: Đảm bảo vệ sinh môi trường

Mục đíchTiêu chí này nhằm đánh giá tác động của việc xây dựng CĐHT đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Kết quả đo lường của tiêu chí này góp phần thúc đẩy động cơ học tập cho người học, tạo động lực thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT ở cấp xã.

Page 45: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

45

Nội dungTiêu chí này làm rõ những tác động tích cực của CĐHT trong việc góp phần bảo vệ môi trường, một thành tố quan trọng cùng với kinh tế, văn hóa, xã hội tạo nên sự phát triển bền vững của cộng đồng. Trong CĐHT, HTSĐ sẽ giúp mọi người hiểu rõ lợi ích của việc bảo vệ môi trường và biết hành động có hiệu quả để bảo vệ môi trường.

Những biểu hiện cụ thể cần xem xét, giúp đánh giá được yêu cầu của tiêu chí này là: Môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; Người dân trong cộng đồng được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định và không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu chí 14: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá tác động của CĐHT đến công tác chăm sóc sức khỏe của từng cá nhân và cộng đồng. Kết quả đo lường của tiêu chí này góp phần thúc đẩy động cơ học tập cho người học, tạo động lực thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT ở cấp xã.

Nội dungTiêu chí này làm rõ những tác động tích cực của CĐHT trong việc góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong CĐHT, HTSĐ sẽ giúp mọi người hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đánh giá tác động của CĐHT trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng cần xem xét ở những dấu hiệu: Đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm; Khống chế hiệu quả dịch bệnh; Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ.

Tiêu chí 15: Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Mục đíchKết quả đo lường của tiêu chí này nhằm đánh giá tác động của CĐHT đến việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Kết quả đo lường của tiêu chí này góp phần thúc đẩy động cơ học tập cho người học, tạo động lực thúc đẩy HTSĐ, xây dựng XHHT ở cấp xã.

Page 46: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

46

Nội dungTiêu chí này làm rõ những tác động tích cực của CĐHT trong việc góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong CĐHT, HTSĐ sẽ giúp cho người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết, có thái độ đúng với các vấn đề xã hội như Luật, các hành vi và hậu quả của việc vi phạm pháp luật,… Đồng thời, trang bị cho họ những kĩ năng, ứng xử đúng theo quy định pháp luật. Từ đó, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội như đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp…

II. Hướng dẫn giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã 1. Vì sao cần giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã?Giám sát thường xuyên quá trình xây dựng CĐHT cấp xã là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công và bền vững của xây dựng XHHT ở cấp xã:

• Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp phát hiện kịp thời những khó khăn, cản trở nảy sinh trong quá trình triển khai, làm căn cứ cho việc lựa chọn những biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung, sửa đổi cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra của kế hoạch

xây dựng CĐHT.

• Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp có quyết định đúng đắn về những giải pháp cần thiết để việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT đảm bảo chất lượng, hiệu quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết.

• Góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan và đặc biệt là người dân địa phương trong xây dựng CĐHT thông qua việc hiểu rõ những kết quả đã đạt và những hạn chế, khó khăn được phát hiện qua những lần giám sát.

Page 47: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

47

• Góp phần nâng cao năng lực của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của xây dựng CĐHT.

2. Đơn vị/cá nhân nào chịu trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã?Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã phải do chính nội bộ cấp xã tự giám sát, những người có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã đồng thời cũng chịu trách nhiệm giám sát.

Việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã trước hết, phải là trách nhiệm của UBND cấp xã, đồng thời có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn xã và người dân trong xã, dưới sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng xã.

Cụ thể:

• UBND cấp xã:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể về giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

- Phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong xã tham gia giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

- Chỉ đạo các đơn vị và trực tiếp thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

- Chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng việc xây dựng CĐHT cấp xã.

• Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan cấp xã (Mặt trận tổ quốc, TTHTCĐ, Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, ...):

- Tự giám sát tiến độ và kết quả việc thực hiện tiêu chí, chỉ số do chính

Page 48: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

48

đơn vị mình phụ trách, thực hiện;

- Phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm tham gia giám sát theo phân công của UBND cấp xã.

• Đại diện các tổ chức dân sự - xã hội, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn xã và người dân trong xã:

- Hợp tác cung cấp thông tin, ý kiến;

- Phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm tham gia giám sát theo sự phân công của UBND cấp xã.

Sau đây là ví dụ cụ thể về phân công trách nhiệm giám sát của cấp xã:

• Các đơn vị tự giám sát tiêu chí, chỉ số do mình phụ trách thực hiện:- UBND cấp xã: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 1, 2, 3.- TTHTCĐ: Giám sát việc thực hiện chỉ số 4.7 của tiêu chí số 4 và tiêu chí 7, 8.- Trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 4, 5, 6. - Hội Khuyến học xã: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 9. - Văn hóa xã: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 10.- Hội Nông dân: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 11.- Hội Phụ nữ xã: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 12.- Trạm Y tế xã: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 13, 14.- Hội Cựu chiến binh: Giám sát việc thực hiện tiêu chí số 15.

• Mặt trận tổ quốc xã và các thành viên của Mặt trận phối hợp với các đơn vị giám sát việc thực hiện 15 tiêu chí của các đơn vị như phân công ở trên.

Tuy nhiên, để việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã đảm bảo có chất lượng và hiệu quả, lãnh đạo cấp tỉnh/huyện nhất thiết phải chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể về giám sát, đánh giá.

Để đảm bảo tính khách quan, việc giám sát bên ngoài là rất cần thiết. Do đó, UBND cấp tỉnh/huyện và cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá của cấp xã. Cụ thể:

• UBND cấp tỉnh:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh và UBND cấp huyện xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT và giám

Page 49: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

49

sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã;

- Ban hành các văn bản Hướng dẫn UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp huyện.

• Sở GD&ĐT:

- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học cấp tỉnh tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về việc triển khai thực hiện giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan cấp huyện tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện giám sát, đánh giá của cấp xã;

• UBND cấp huyện:

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan cấp huyện và cấp xã triển khai thực hiện giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã ở địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện giám sát, đánh giá của cấp xã.

3. Giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã theo quy trình nào? Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã được thực hiện theo quy trình gồm 6 bước sau:

Page 50: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

50

• Bước 1: UBND cấp xã chỉ đạo các các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong xã xác định mục tiêu giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

• Bước 2: UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

• Bước 3: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia giám sát, xác định nguồn thông tin (nơi cung cấp các minh chứng về thực tế triển khai) và phương pháp/kĩ thuật thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

• Bước 4: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tiến hành thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã;

• Bước 5: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xử lý các minh chứng thu được và phân tích kết quả để viết báo cáo;

• Bước 6: UBND cấp xã thông tin về kết quả giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Sau đây một gợi ý cụ thể cho việc thực hiện 6 bước:

Bước 1: UBND cấp xã chỉ đạo các các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong xã xác định mục tiêu giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã- Xác định đúng và đầy đủ mục tiêu chung của giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. - Xác định mục tiêu cụ thể của từng lần giám sát cho các giai đoạn. Bước 2: UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã- Xây dựng kế hoạch giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã; phê duyệt kế hoạch giám sát.- Thông báo kế hoạch giám sát cho những cá nhân và đơn vị có trách nhiệm thực hiện.Bước 3: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia giám sát, xác định nguồn thông tin và phương pháp/kĩ thuật thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xãXác định nguồn thông tin, nơi cung cấp minh chứng chính là những cá nhân/đơn vị có trách nhiệm trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ số cụ thể như đã phân công trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã. Tuy nhiên, để đảm bảo cho tính khách quan và chính xác của các minh chứng thì cần thu thập thêm thông tin từ những cá nhân/đơn vị có liên quan và người dân. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cần giám sát trong từng thời điểm, lựa chọn

Page 51: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

51

phương pháp/kĩ thuật, công cụ phù hợp để thu thập minh chứng chính xác, phục vụ giám sát việc thực hiện từng tiêu chí, chỉ số.Bước 4: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tiến hành thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. Tổ chức các hoạt động như: kiểm tra, khảo sát hoạt động của các đơn vị, tiếp xúc, phỏng vấn các cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm với cán bộ, người dân (nơi cung cấp minh chứng đã được xác định) để thu thập minh chứng phục vụ giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.Đối chiếu với mục tiêu kế hoạch và những yêu cầu cần đạt của tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã, xem xét, rà soát kết quả việc thực hiện các tiêu chí, chỉ số cần phải giám sát.Bước 5: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xử lý các minh chứng thu được và phân tích kết quả để viết báo cáo.Phân tích, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của cá nhân/đơn vị và người dân, những câu chuyện thực tế thu thập qua các buổi hội họp, tọa đàm/thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân,…Nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể về mức độ đạt được của từng tiêu chí, chỉ số so với mục tiêu kế hoạch; xác định những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân.Viết báo cáo về kết quả giám sát và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đề nghị/kiến nghị với cấp trên.Bước 6: UBND cấp xã thông tin về kết quả giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. Thông báo công khai kết quả giám sát cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn xã và người dân.Gửi báo cáo kết quả giám sát cho UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan.

4. Nội dung giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã là gì? Nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã chính là giám sát quá trình thực hiện những yêu cầu cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và tập trung vào các khía cạnh khác nhau trong việc thực hiện 15 tiêu chí như:

- Tiến độ thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã có đảm bảo đúng kế hoạch không? Nếu chưa đáp ứng đúng tiến độ kế hoạch đề ra, lí do vì sao?

- Các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực,…) được cung cấp cho việc xây dựng CĐHT cấp xã như thế nào? Việc cung cấp có đầy đủ, kịp thời

Page 52: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

52

không? Nếu không thì tại sao?

- Trong từng giai đoạn, việc triển khai xây dựng CĐHT cấp xã gặp những khó khăn và cản trở gì? Cần có biện pháp gì để khắc phục?

- Mục tiêu đề ra trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã có phù hợp và khả thi không? Có cần điều chỉnh mục tiêu trong quá trình thực hiện và điều chỉnh ở mức độ nào?

- Giai đoạn sắp tới có cần điều chỉnh gì trong kế hoạch tổng thể xây dựng XHHT không? Vì sao?

- Mức độ cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã có phù hợp và khả thi so với tình hình thực tế của địa phương không? Vì sao? Có đề nghị điều chỉnh không?

- ...

Tuy nhiên, mỗi lần giám sát chỉ nên tập trung vào một nội dung cần giám sát. Việc lựa chọn nội dung giám sát sẽ căn cứ vào mục tiêu cụ thể của lần giám sát trong giai đoạn đó. Ví dụ:

Mục tiêu giám sát

Nội dung giám sát(các tiêu chí: 1, 2, 3, 4)

Thông tin/số liệu cần thu thập

Biết được khả năng đáp ứng của các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,...) cho việc xây dựng CĐHT cấp xã.

- Các nguồn lực đã được cung cấp cho việc xây dựng CĐHT cấp xã? - Việc cung cấp nguồn lực có đầy đủ, kịp thời không? Nếu không thì tại sao?

Tiêu chí 1:- Cấp ủy Đảng, Chính quyền đã ban hành các văn bản chỉ đạo là Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng XHHT chưa (tên văn bản, số lượng)? Có ban hành kịp thời không? Tính hiệu lực của văn bản như thế nào? - Nhiệm vụ xây dựng CĐHT đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của HĐND, UBND?

Page 53: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

53

- Mức độ đáp ứng của nguồn lực như thế nào so với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ được giao?- Những kiến nghị, đề xuất về việc cung cấp các nguồn lực?

- Xã đã cấp kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân chưa? Số kinh phí đã cấp là bao nhiêu? Mức độ đáp ứng so với thực tế công việc được giao? Tại sao?- Cấp ủy Đảng, Chính quyền có thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả xây dựng CĐHT không? Vì sao?Tiêu chí 2: …

5. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật để giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã như thế nào?Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giám sát của từng giai đoạn để lựa chọn phương pháp/kĩ thuật giám sát phù hợp. Sau đây là một ví dụ về việc chọn và sử dụng phương pháp giám sát:

Mục tiêu Nội dung Tiêu chí, chỉ số Phương pháp

Biết được tiến độ thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã

- Mức độ các kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.- Nguyên nhân chưa thực hiện đúng tiến độ.- Những đề nghị/đề xuất về biện pháp khắc phục.

Tiêu chí 3: - Có cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức.- Đưa nhiệm vụ tổ chức HTSĐ vào kế hoạch công tác hằng năm.- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng, Chính quyền.- Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp.

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các báo cáo, kế hoạch, chương trình phối hợp.- Quan sát, ghi chép: một số hoạt động phối hợp trong thực tế.- Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm: Xác định những nguyên nhân của việc chậm tiến độ và những đề nghị/đề xuất biện pháp khắc phục.

6. Xây dựng kế hoạch giám sát quá trình xây dựng cộng đồng học tập cấp xã như thế nào?Kế hoạch giám sát cần phải xây dựng rất cụ thể, rõ ràng, khả thi và bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết. Sau đây là ví dụ về kế hoạch giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã của một xã:

Page 54: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

54

Mục tiêu giám sát:

• Giúp lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan biết tiến độ và mức độ đạt được của từng tiêu chí thuộc 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trong từng thời điểm cụ thể.

• Giúp lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan phát hiện kịp thời những khó khăn, cản trở nảy sinh trong quá trình triển khai, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung, sửa đổi cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra của kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã.

Nội dung giám sát:

• Kiểm tra tiến độ của các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã.

• Xác định các kết quả đã đạt được trong từng giai đoạn so

với mục tiêu đề ra trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã.

• Xem xét mức độ phù hợp của các tiêu chí, chỉ số đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã đối với thực tiễn xây dựng CĐHT của xã.

• Phát hiện các khó khăn, hạn chế trong quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

• Cung cấp thông tin phản hồi để có những điều chỉnh về kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã.

• Xác định các hành động/biện pháp/giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả của kế hoạch xây dựng CĐHT đã được đề ra.

Phương pháp/kĩ thuật giám sát:

• Quan sát;

• Phỏng vấn cá nhân;

Page 55: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

55

• Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung;

• Phân tích tài liệu có sẵn.

Thời gian giám sát:

• Giám sát theo định kì mỗi tháng một lần.

• Giám sát đột xuất khi có vấn đề phát sinh.

Cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm:

• UBND cấp xã chỉ đạo.

• Mặt trận tổ quốc, Hội Khuyến học xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, TTHTCĐ, Trạm y tế xã, văn hóa xã, ... tham gia, phối hợp thực hiện.

Kinh phí và nguồn kinh phí:

• Ngân sách chi cho các hoạt động xây dựng XHHT của xã.

• Kinh phí từ xã hội hóa.

Kế hoạch thực hiện:

TTMục tiêu

Nội dungPhương pháp/kĩ thuật

Thời gian

Cá nhân/đơn vị phụ trách

Kinh phí?Từ nguồn nào?

1

Biết được tiến độ thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã.

- Mức độ các kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.- Nguyên nhân chưa thực hiện đúng tiến độ.- Những đề nghị/đề xuất về biện pháp khắc phục.

- Phân tích tài liệu có sẵn.- Quan sát.- Phỏng vấn cá nhân.- Tọa đàm, thảo luận nhóm.

Tháng 3/2016

Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã.

300.000đ (kinh phí của ngân sách xã).

Page 56: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

56

TTMục tiêu

Nội dungPhương pháp/kĩ thuật

Thời gian

Cá nhân/đơn vị phụ trách

Kinh phí?Từ nguồn nào?

2

Tìm hiểu những khó khăn và cản trở khi triển khai xây dựng CĐHT cấp xã.

- Những khó khăn và cản trở hiện có.- Tác động của những khó khăn và cản trở.- Những đề nghị/đề xuất về biện pháp khắc phục.

- Quan sát.- Phỏng vấn cá nhân.- Tọa đàm, thảo luận nhóm.

Tháng 4/2016

Mặt trận tổ quốc và một số đơn vị trong xã.

400.000đ (kinh phí của ngân sách xã).

3

Xác định sự phù hợp và khả thi của các mục tiêu đề ra trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã.

- Mức độ các kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.- Những điểm không phù hợp, khả thi. Nguyên nhân.- Những đề nghị/đề xuất hướng giải quyết.

- Phân tích tài liệu có sẵn.- Quan sát.- Phỏng vấn cá nhân.- Tọa đàm, thảo luận nhóm.

Tháng 5/2016

Mặt trận tổ quốc và một số đơn vị trong xã.

500.000đ (kinh phí của ngân sách xã).

4 … … … … … …

III. Hướng dẫn đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã 1. Vì sao cần đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã?Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công và bền vững của việc xây dựng XHHT cấp xã, cụ thể là:

- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp có cái nhìn tổng thể và toàn diện về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn

Page 57: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

57

tồn tại của xây dựng CĐHT cấp xã.

- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp thấy rõ được những tác động cũng như hiệu quả, lợi ích thiết thực của xây dựng CĐHT cấp xã đối với chính những người dân ở cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - văn hóa - giáo dục - môi trường của địa phương.

- Nhằm giúp cho lãnh đạo xã, huyện và cán bộ Hội Khuyến học xã, huyện biết cách xây dựng kế hoạch; cách phân công và tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT hằng năm.

- Góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan và đặc biệt là người dân trong xây dựng CĐHT thông qua việc thu thập, xử lý số liệu một cách có hệ thống nhằm xem xét kết quả và tác động của CĐHT cấp xã đến sự phát triển chung của cộng đồng.

- Góp phần nâng cao năng lực của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành liên quan trong việc điều chỉnh và xây dựng được kế hoạch phù hợp, khả thi và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phát triển CĐHT cấp xã trong giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã hằng năm còn giúp lãnh đạo địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và người dân địa phương:

- Biết được kết quả xây dựng CĐHT cấp xã hằng năm ở địa phương mình;

- Nhận thức được những hạn chế, bất cập và những khó khăn, thách thức đối với xây dựng CĐHT cấp xã ở địa phương trong năm.

- Xác định được các giải pháp để duy trì, củng cố các tiêu chí đã đạt và khắc phục những hạn chế, khó khăn để phấn đấu đạt các tiêu chí còn lại của CĐHT.

Page 58: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

58

2. Đơn vị/cá nhân nào chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã?2.1. Đối với cấp xãĐánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã phải do chính nội bộ cấp xã chịu trách nhiệm. Những người xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã đồng thời cũng là người tự đánh giá, xếp loại (đánh giá trong, đánh giá từ dưới lên). Việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã hằng năm do chủ yếu dựa trên tự đánh giá của từng xã kết hợp với sự kiểm tra, thẩm định của huyện.

Thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trước hết phải là trách nhiệm của UBND cấp xã; Hội Khuyến học cấp xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn và người dân trong xã. Cụ thể:

• UBND cấp xã:

- Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm hằng năm chủ trì tổ chức tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo 15 tiêu chí của CĐHT quy định trong thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ký ngày 12/12/2014.

- Chỉ đạo Hội Khuyến học cấp xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Phê duyệt kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT hằng năm và phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan phụ trách giám sát, đánh giá 1-2 hoặc 3 tiêu chí.

Page 59: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

59

- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị đã được phân công.

- Hướng dẫn các đơn vị trong xã thực hiện đánh giá, xếp loại.

- Ký tờ trình và hồ sơ đề nghị UBND huyện kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại của xã.

• Hội Khuyến học cấp xã:

- Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với nhà trường (Tiểu học hoặc THCS) và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá hằng năm để Chủ tịch

UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá.

- Phối hợp với nhà trường, TTHTCĐ và các đơn vị có liên quan trong xã tổ chức giám sát và đánh giá các tiêu chí đã được phân công trong kế hoạch đã được Chủ

tịch UBND xã phê duyệt.

- Phối hợp với nhà trường, TTHTCĐ tổ chức các cuộc họp trước, trong và sau khi đánh giá với các đơn vị có liên quan để thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể, giám sát tiến độ và tập hợp báo cáo của các đơn vị về kết quả thực hiện các tiêu chí đã được phân công kèm theo các minh chứng phù hợp.

- Phối hợp với TTHTCĐ lập hồ sơ và gửi Chủ tịch UBND cấp xã ký tờ trình đề nghị UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định, công nhận kết quả tự đánh giá, xếp loại với cấp xã. Hồ sơ bao gồm:

+ Kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã;

Page 60: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

60

+ Báo cáo kết quả xây dựng CĐHT cấp xã theo 15 tiêu chí công nhận CĐHT quy định trong thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ký ngày 12/12/2014 của Chủ tịch UBND xã:

+ Tờ trình của UBND xã gửi UBND huyện.

- Hỗ trợ cơ quan đánh giá cấp huyện tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Nhà trường (Tiểu học hoặc THCS) và TTHTCĐ

- Hằng năm, trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, phối hợp với Hội Khuyến học xã và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT (theo mẫu số 1) và phân công giám sát/đánh giá các tiêu chí cho các đơn vị có liên quan (theo mẫu số 2) để trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt.

- Phối hợp với Hội Khuyến học xã và các đơn vị có liên quan trong xã tổ chức giám sát và đánh giá các tiêu chí đã được phân công trong kế hoạch đã được Chủ tịch UBND xã phê duyệt.

- Phối hợp với Hội Khuyến học xã tổ chức các cuộc họp trước, trong và sau khi đánh giá với các đơn vị có liên quan để thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể, giám sát tiến độ và tập hợp báo cáo của các đơn vị về kết quả thực hiện các tiêu chí đã được phân công kèm theo các minh chứng phù hợp.

- Phối hợp với Hội Khuyến học xã lập hồ sơ (theo mẫu số 3, 4, 5) để Chủ tịch UBND xã ký và gửi cho UBND huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định, công nhận kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của xã.

• Các ban, ngành, đơn vị liên quan cấp xã: Tự đánh giá kết quả của tiêu chí do chính đơn vị mình thực hiện và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo phân công của UBND cấp xã.

• Đại diện các tổ chức dân sự - xã hội, cơ sở sản xuất - kinh doanh tại cấp xã và người dân địa phương: Hợp tác cung cấp thông tin, ý kiến, phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm tham gia đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Sau đây là ví dụ cụ thể về phân công trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã:

Page 61: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

61

• Các đơn vị tự đánh giá tiêu chí, chỉ số do mình phụ trách thực hiện:- UBND cấp xã: Đánh giá kết quả tiêu chí số 1, 2, 3.- TTHTCĐ: Đánh giá kết quả chỉ số 4.7 của tiêu chí số 4 và tiêu chí 7, 8.- Trường mầm non, Tiểu học, THCS: Đánh giá kết quả tiêu chí số 4, 5, 6. - Hội Khuyến học xã: Đánh giá kết quả tiêu chí số 9. - Văn hóa xã: Đánh giá kết quả tiêu chí số 10.- Hội Nông dân: Đánh giá kết quả tiêu chí số 11.- Hội Phụ nữ xã: Đánh giá kết quả tiêu chí số 12.- Trạm Y tế xã: Đánh giá kết quả tiêu chí số 13, 14.- Hội Cựu chiến binh: Đánh giá kết quả tiêu chí số 15.

• Mặt trận tổ quốc xã và các thành viên của Mặt trận phối hợp với các đơn vị đánh giá kết quả việc thực hiện 15 tiêu chí của các đơn vị như phân công ở trên.

2.2. Đối với cấp huyện, tỉnhTuy nhiên, để việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trong toàn tỉnh/thành được đảm bảo có chất lượng và hiệu quả, lãnh đạo cấp tỉnh/huyện nhất thiết phải chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể về đánh giá, xếp loại.

Đồng thời, UBND cấp tỉnh/huyện và cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo đúng quy định, tức là UBND cấp tỉnh/huyện và cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện đánh giá ngoài, đánh giá từ trên xuống. Cụ thể:

• UBND cấp tỉnh:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh và UBND cấp huyện xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT và giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT của bộ GD&ĐT kí ngày 12/12/2014 cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp huyện.

• Sở GD&ĐT:

- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học cấp tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc lập kế hoạch và hướng dẫn tổ chức triển khai đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã ở địa phương;

Page 62: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

62

- Phối hợp với Hội khuyến học tỉnh hướng dẫn các huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trên địa bàn.

- Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các huyện tổ chức tốt việc đánh giá, xếp loại CĐHT hằng năm.

- Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tập hợp kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã ở địa phương và gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT (qua Vụ GDTX).

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Hội Khuyến học tỉnh

- Phối hợp với Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương;

- Phối hợp với Sở GD&ĐT hướng dẫn các huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các huyện tổ chức tốt việc đánh giá, xếp loại CĐHT hằng năm.

- Phối hợp với Sở GD&ĐT tập hợp kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã ở địa phương và gửi báo cáo về Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam (qua Ban Phong trào).

• UBND cấp huyện:

- Chỉ đạo Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại CĐHT cấp xã hằng năm.

- Giao cho Hội Khuyến học huyện chủ trì, phối hợp với phòng GD&ĐT và các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã trong huyện và phân công trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan.

- Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại của các xã ở địa phương trên cơ sở giao cho Hội Khuyến học huyện chủ trì, phối hợp với phòng GD&ĐT và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp loại CĐHT.

- Phê duyệt kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại

Page 63: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

63

CĐHT của các xã trong huyện.

- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trên cơ sở hồ sơ kiểm tra, thẩm định và tờ trình của Hội Khuyến học huyện phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Ban tuyên giáo, phòng GD&ĐT và các đơn vị có liên quan và công bố công khai.

• Hội Khuyến học cấp huyện:

- Hằng năm trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, chủ trì, phối hợp với phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã trong huyện và bảng phân công cho các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát, thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí hoặc các xã được phân công.

- Phối hợp với phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã trong huyện và cho điểm, ký xác nhận vào “Kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT” của xã đó.

- Phối hợp với phòng GD&ĐT tổ chức cuộc họp với các cơ quan đã được phân công để thông qua kết quả kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã trong huyện.

- Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Ban tuyên giáo, phòng GD&ĐT lập hồ sơ để Chủ tịch UBND huyện ký quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã trong huyện. Hồ sơ bao gồm:

- Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã.

- Tờ trình Chủ tịch UBND huyện.

• Phòng GD&ĐT cấp huyện:

- Hằng năm trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học huyện và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã và bảng phân công cho các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát, thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí hoặc các xã được phân công.

- Phối hợp với Hội Khuyến học huyện và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã.

Page 64: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

64

- Phối hợp với Hội Khuyến học huyện tổ chức cuộc họp với các cơ quan đã được phân công để thông qua kết quả kiểm tra, thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã.

- Phối hợp với Hội Khuyến học huyện lập hồ sơ để Chủ tịch UBND huyện ký quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT của các xã. Hồ sơ bao gồm:

+ Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của các xã.

+ Tờ trình Chủ tịch UBND huyện.

• Các ban, ngành, đơn vị liên quan ở cấp huyện: Phối hợp, hỗ trợ Hội Khuyến học cấp huyện và các đơn vị khác thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

3. Đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã theo quy trình nào? Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã được thực hiện theo một quy trình gồm 8 bước. Từ bước 1 đến bước 4, do cấp xã thực hiện (đánh giá trong, đánh giá từ dưới lên); từ bước 5 đến bước 8, do cấp huyện thực hiện (đánh giá ngoài, đánh giá từ trên xuống).

Cụ thể như sau:

• Bước 1: UBND xã chỉ đạo Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt kế hoạch.

Page 65: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

65

• Bước 2: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Bước 3: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu thu thập được để viết báo cáo tổng hợp về kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Bước 4: Hội Khuyến học cấp xã căn cứ kết quả tự đánh giá, lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.

• Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện giao Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã).

• Bước 6: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Bước 7: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích minh chứng thu thập được, tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

• Bước 8: Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và công bố công khai.

Sau đây một gợi ý cụ thể cho việc thực hiện 8 bước:

Bước 1: UBND xã chỉ đạo Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt kế hoạch. • Xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã phù hợp và khả thi

với điều kiện cụ thể của xã. • Trình kế hoạch tự đánh giá lên chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.• Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân/đơn vị tham gia tự đánh giá,

xếp loại CĐHT cấp xã.Bước 2: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.• Tổ chức nghiên cứu và thảo luận, thống nhất cách đánh giá các tiêu chí

theo quy định của Thông tư số 44, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của xã. • Xác định nguồn thông tin (nơi cung cấp các minh chứng về thực tế triển khai)

và phương pháp/kĩ thuật, công cụ đánh giá để thực hiện đánh giá từng tiêu chí, chỉ số.

Page 66: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

66

• Tiến hành thu thập minh chứng: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu các văn bản, báo cáo, sổ sách,…; kết hợp với phỏng vấn cá nhân; trao đổi, thảo luận với nhóm nhỏ (dưới 10 người) hoặc nhóm lớn (trên 10 người); sử dụng phiếu hỏi,… với những cá nhân/đơn vị và người dân để thu thập các minh chứng và xác định tính xác thực của các minh chứng.

• Đối chiếu với các yêu cầu cần đạt của các tiêu chí, chỉ số đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã, xem xét, rà soát kết quả đạt được của từng tiêu chí, chỉ số.

Bước 3: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích minh chứng thu thập được để viết báo cáo tổng hợp về kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.• Phân tích, tổng hợp các dữ liệu định tính như ý kiến của cá nhân/đơn vị

và người dân, những câu chuyện thực tế thu thập qua các hoạt động tọa đàm/thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân,....

• Nhận xét, đánh giá và cho điểm 15 tiêu chí theo quy định của Thông tư số 44; xác định những yếu kém, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.

• Tổng hợp và viết báo cáo về kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.Bước 4: Hội Khuyến học cấp xã căn cứ kết quả tự đánh giá, lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.• Lập hồ sơ, gồm có: Tờ trình của UBND cấp xã; Báo cáo (kèm theo các

minh chứng phù hợp với các tiêu chí) đánh giá kết quả xây dựng CĐHT của cấp xã, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã; Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT của cấp xã.

• Gửi UBND cấp huyện.Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện giao Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã).• Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã phù hợp và

khả thi với điều kiện cụ thể của huyện.• Trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.Bước 6: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.• Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân/đơn vị tham gia kiểm tra,

đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.• Tiến hành kiểm tra hồ sơ và quy trình thực hiện tự đánh giá của cấp xã

đối chiếu với quy định của Thông tư số 44. Rà soát và lựa chọn đánh giá một số tiêu chí, chỉ số để kiểm tra độ chính xác của việc tự đánh giá (cũng có thể đánh giá tất cả các tiêu chí chỉ số, nếu thấy cần thiết); Kết hợp với phỏng vấn cá nhân; Trao đổi, thảo luận với nhóm nhỏ (dưới 10

Page 67: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

67

người) hoặc nhóm lớn (trên 10 người); Sử dụng phiếu hỏi,… với những cá nhân/đơn vị và người dân để xác định tính xác thực của kết quả tự đánh giá.Bước 7: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích minh chứng thu thập được, tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.• Phân tích, tổng hợp các kết quả của việc kiểm tra hồ sơ, quy trình thực

hiện tự đánh giá; kết quả rà soát và đánh giá một số tiêu chí, chỉ số có lựa chọn; cùng với dữ liệu định tính đã thu thập để xác định tính xác thực của kết quả tự đánh giá.

• Nhận xét, đánh giá và xếp loại CĐHT cấp xã theo quy định Thông tư số 44.

• Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trong toàn huyện.

Bước 8: Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và công bố công khai.• Lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận kết quả

đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã. Hồ sơ gồm có: Tờ trình của Hội Khuyến học cấp huyện; Biên bản kiểm tra, đánh giá CĐHT cấp xã.

• Công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

4. Nội dung đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã là gì?Nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã chính là đánh giá mức độ đạt được những yêu cầu cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã sau một năm thực hiện.

Đồng thời, việc đánh giá cần tập trung làm rõ các khía cạnh khác nhau trong việc thực hiện 15 tiêu chí như:

• Kết quả xây dựng CĐHT cấp xã có đạt được tất cả các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra? Nếu không, lí do vì sao?

• Các kết quả chính/điểm nhấn của xây dựng CĐHT cấp xã giai đoạn này là gì?

• Ý nghĩa/tác động trực tiếp và lâu dài của việc thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã đối với người dân và cộng đồng như thế nào?

• Những nguyên nhân nào chi phối sự thành công hoặc hạn chế trong xây dựng CĐHT cấp xã?

• Lãnh đạo xã, BCĐ xây dựng XHHT, các ban, ngành liên quan có vai trò như thế nào trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kết

Page 68: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

68

quả xây dựng CĐHT cấp xã?

• Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ kết quả xây dựng CĐHT cấp xã giai đoạn vừa qua là gì?

• Phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo của việc xây dựng CĐHT cấp xã?

5. Lựa chọn các phương pháp, công cụ để đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã như thế nào?Để lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp cần dựa vào nội dung cụ thể của từng tiêu chí cần đánh giá. Sau đây là một ví dụ về việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá:

Tiêu chí, chỉ số Phương pháp Công cụTiêu chí 6: Công bằng xã hội trong giáo dụcChỉ số 6.1: Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp.

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các quyết định, báo cáo của xã; số lượng kinh phí đã hỗ trợ; danh sách trẻ khuyết tật ra lớp; sốliệu cụ thể về các hình thức tổ chức học cho trẻ khuyết tật.

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.- Đề cương quan sát, đề cương hướng dẫn thảo luận/tọa đàm.

Page 69: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

69

Chỉ số 6.2: Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập.Chỉ số 6.3: Tổ chức các hình thức học tập phù hợp cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập.

- Quan sát một số hoạt động tổ chức học cho trẻ khuyết tật trong thực tế. - Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm với cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ khuyết tật: Xác định mức độ thiết thực, phù hợp về chính sách của UBND xã và hoạt động của các nhà trường trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Thiết bị (nếu có) như: Máy ảnh để chụp lại tài liệu, máy ghi âm ghi lại cuộc trao đổi, thảo luận.- Giấy, bút ghi chép nội dung trao đổi, thảo luận.

Tiêu chí số 8: Kết quả học tập thường xuyên của người lao động.Chỉ số: Tỷ lệ lao động nông thôn học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ sản xuất tại TTHTCĐ.

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích danh sách người học các lớp và số liệu cụ thể về lao động nông thôn của xã. - Quan sát một số lớp học chuyên đề tại TTHTCĐ.

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.- Đề cương quan sát.

Tiêu chí số 15: Đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội.Chỉ số 15.1: Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp.Chỉ số 15.2: Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp,…).

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các báo cáo về công tác giải quyết khiếu kiện, phòng chống tệ nạn xã hội của xã; các số liệu cụ thể về số vụ việc.- Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm hoặc điều tra bằng phiếu hỏi với một số đại diện của người dân, đại diện của các ban, ngành, đoàn thể để tìm hiểu tình hình công tác trật tự, an toàn xã hội của xã và những tác động tích cực của CĐHT trong việc góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội,...

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.- Đề cương hướng dẫn thảo luận/tọa đàm.- Thiết bị (nếu có) như: máy ảnh để chụp lại tài liệu, máy ghi âm ghi lại cuộc trao đổi, thảo luận.- Giấy, bút ghi chép nội dung trao đổi, thảo luận.- Bảng hỏi.

Page 70: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

70

6. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã như thế nào?Kế hoạch đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã cần được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng, khả thi và bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết. Sau đây là ví dụ về kế hoạch đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã:

Mục đích đánh giá:

- Giúp UBND các cấp đánh giá thực trạng xây dựng CĐHT cấp xã và làm căn cứ đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Động viên, khuyến khích phong trào xây dựng CĐHT cấp xã; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, HTSĐ.

- Giúp cấp xã tự đánh giá để lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng CĐHT phù hợp với thực tế của địa phương.

Nội dung đánh giá:

- Đánh giá toàn diện các kết quả đạt được của xã trong việc xây dựng CĐHT cấp xã thông qua mức độ đạt được 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Đánh giá hiệu quả và tác động của việc xây dựng CĐHT cấp xã đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của xã, đối với người dân đời sống của trong xã.

- Phát hiện những yếu kém, khó khăn, bất cập trong xây dựng CĐHT cấp xã và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc xây dựng CĐHT cấp xã.

Phương pháp/kĩ thuật đánh giá:

- Quan sát;

Page 71: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

71

- Phỏng vấn cá nhân;

- Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung;

- Phân tích tài liệu có sẵn;

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

Thời gian thực hiện:

- Đánh giá mỗi năm 1 lần, vào quý IV hằng năm.

Cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm:

- UBND xã chỉ đạo;

- Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp thực hiện;

- Mặt trận tổ quốc, Hội Khuyến học xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, các trường mầm non, Tiểu học, THCS, TTHTCĐ, Trạm y tế xã, văn hóa xã, ... tham gia, phối hợp thực hiện.

Kinh phí và nguồn kinh phí:

- Ngân sách chi cho các hoạt động xây dựng XHHT của xã.

- Kinh phí từ xã hội hóa.

Kế hoạch thực hiện:

TTNội dung công việc

Cá nhân/đơn vị phụ trách

Thời gianKinh phí/nguồn

kinh phí

1Xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại.

Hội Khuyến học xã

Quý I/2016 200.000 đ(Ngân sách xã)

2

Tổ chức nghiên cứu và thảo luận, thống nhất cách đánh giá các tiêu chí.

Hội Khuyến họcxã chủ trì, phốihợp với các đơn vị

Quý III/2016 300.000 đ(Ngân sách xã)

3

Tổ chức đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016 500.000 đ(Ngân sách xã)

Page 72: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN MOÄT: TAØI LIEÄU ÑOÏC

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

72

3.1

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 1, 2, 3

UBND cấp xã Quý IV/2016 200.000đ (Ngân sách xã)

3.2

Tự đánh giá kết quả chỉ số 4.7 của tiêu chí số 4 và tiêu chí 7, 8

TTHTCĐ Quý IV/2016 200.000đ (Ngân sách TTH-

TCĐ)

3.3Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 4, 5, 6

Trường mầm non, Tiểu học, THCS

Quý IV/2016 200.000đ (Ngân sách các trường )

3.4Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 9

Hội Khuyến học xã

Quý IV/2016 200.000đ (Ngân sách

Hội Khuyến học)

3.5Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 10

Văn hóa xã Quý IV/2016 200.000đ (Ngân sách xã)

3.6Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 11

Hội Nông dân xã Quý IV/2016 200.000 đ(Ngân sách Hội

Nông dân )

3.7Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 12

Hội Phụ nữ xã Quý IV/2016 200.000 đ(Ngân sách Hội Phụ

nữ xã)

3.8Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 13, 14

Trạm Y tế xã Quý IV/2016 200.000 đ(Ngân sách

Trạm Y tế xã)

3.9Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 15

Hội Cựu chiến binh xã

Quý IV/2016 200.000 đ (Ngân sách Hội Cựu

chiến binh)

4

Tổ chức xử lý và phân tích minh chứng thu thập được

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016 300.000 đ(Ngân sách xã)

5

Lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016 200.000 đ(Ngân sách xã)

Page 73: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN

GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Page 74: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN74

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

BAØI 1MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ CHUNG

Thời gian: 180 phút

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HV có khả năng:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về HTSĐ, XHHT, CĐHT cấp xã.

- Hiểu được sự cần thiết phải xây dựng CĐHT cấp xã.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa giám sát, đánh giá; Đánh giá trong và đánh giá ngoài, đánh giá định lượng/định tính, và hiểu khái niệm đánh giá có sự tham gia.

- Phân biệt được các khái niệm: Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng.

- Vận dụng được cách hiểu về giám sát, đánh giá, và tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng để tìm hiểu Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

Chuẩn bị:

- Giấy A0, A4, giấy màu.

- Bút dạ nhiều màu, kéo, băng dính.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tài liệu đọc, phần A “Một số vấn đề chung”.

- Tài liệu phát tay cho các hoạt động số 1, 4 và 5.

Hướng dẫn thực hiện:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về HTSĐ, XHHT và CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

Page 75: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 75

- Hiểu được khái niệm cơ bản về HTSĐ, XHHT, và CĐHT cấp xã

Các bước thực hiện:

- Điểm danh theo từng nhóm 3 người (1, 2, 3; Tiếp tục 1, 2, 3 ở nhóm mới…).

- Trong mỗi nhóm: Các số 1 suy nghĩ và viết ra giấy cách hiểu của mình về HTSĐ; các số 2 về XHHT; các số 3 về CĐHT cấp xã.

- Thời gian tự suy nghĩ, viết ra giấy: 5 phút.

- Mời một số nhóm chia sẻ trước lớp. HDV tổng hợp nhanh trên bảng theo 3 cột khái niệm.

- HDV cùng HV thảo luận, liên hệ với thực tế địa phương mình về 3 khái niệm này.

- Một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận chung:

• Ba khái niệm này có điểm nào chung?

• Vì sao HTSĐ luôn được coi là trọng tâm của một XHHT?

• Xây dựng CĐHT cấp xã có liên quan gì đến xây dựng XHHT?

• Chiếu theo khái niệm HTSĐ và XHHT nêu ở đây, việc HTSĐ ở địa phương anh/chị hiện nay diễn ra như thế nào trong thực tế?

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- HTSĐ bao gồm tất cả các hoạt động học tập xuyên suốt cuộc sống của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc lìa đời, được thực hiện dưới hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. - XHHT: Nhấn mạnh đến trách nhiệm, quyền lợi HTSĐ của mọi người; Trách nhiệm cung ứng, tạo điều kiện học tập của cơ quan, đơn vị; Sự gắn kết, liên thông giữa Giáo dục chính quy và Giáo dục thường xuyên.- CĐHT cấp xã: Tập hợp dân cư sống trên địa bàn hành chính xã/phường/thị trấn, nơi mọi người dân trong cộng đồng được tạo điều kiện và tổ chức học tập thường xuyên, suốt đời nhằm đạt được những kết quả cụ thể cho việc phát triển cá nhân, gia đình và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.- Ba dấu hiệu nhận biết cơ bản của CĐHT cấp xã: Các điều kiện đảm bảo cho việc thúc đẩy HTSĐ; Cơ hội học tập đa dạng với mọi người; Tác động, hiệu quả tích cực của việc học.

Page 76: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN76

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Hoạt động 2: Phân tích sự cần thiết phải xây dựng CĐHT cấp xã và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được sự cần thiết phải xây dựng CĐHT cấp xã và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, ban ngành tại địa phương trong việc xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

• Chia lớp thành các nhóm 5-6 người (nếu đủ số lượng người, chia theo các nhóm: nhóm gồm đại diện chính quyền, nhóm đại diện TTHTCĐ, nhóm đại diện ngành giáo dục, và nhóm gồm các đơn vị khác)

• Chia tờ giấy A0 thành 2 phần theo chiều ngang. Phần bên trái dành cho sơ đồ tư duy về “sự cần thiết phải xây dựng CĐHT cấp xã”, phần bên phải ghi kết quả thảo luận về “ trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong việc xây dựng CĐHT cấp xã”.

• Từng nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy về sự cần thiết phải xây dựng CĐHT cấp xã, theo mẫu gợi ý sau:

Bước 2:

• Thảo luận trong mỗi nhóm về những trách nhiệm cụ thể của cơ quan mà nhóm mình đại diện trong việc xây dựng CĐHT cấp xã. Sử dụng các động từ để mô tả trách nhiệm đó (ví dụ, với nhóm chính quyền: Cung cấp các hướng dẫn về tổ chức, thực hiện việc xây dựng CĐHT cấp xã…), sau đó viết kết quả thảo luận vào phần giấy bên tay phải.

• Các nhóm treo kết quả sơ đồ và thảo luận của nhóm mình lên tường.

• Từng nhóm trình bày tóm tắt kết quả làm việc. HDV mời các nhóm

Vì sao phải xây dựng CĐHT cấp xã?

Page 77: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 77

khác bổ sung hoặc bình luận.

• Mời một số HV tự chốt lại những điểm cơ bản nhất của các nội dung thảo luận.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Xây dựng các CĐHT cấp xã là quan trọng và cần thiết để tiến tới xây dựng được XHHT trên phạm vi cả nước.- Trách nhiệm xây dựng CĐHT cấp xã thuộc về mọi cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp xã, và mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Hoạt động 3: Phân biệt sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản giữa hai quá trình giám sát và đánh giá một hoạt động hoặc chương trình.

Các bước thực hiện:

- HV nêu một số ví dụ về những hoạt động trong cuộc sống cần có sự giám sát, đánh giá (gợi ý: Xây một ngôi nhà/cầu cống; thực hiện một dự án phát triển ở địa phương,…)

- Liên hệ với các ví dụ đã nêu, mời từng HV lần lượt phát biểu về những điểm khác nhau cơ bản giữa giám sát và đánh giá (mỗi người chỉ nói một ý, không nhắc lại ý trước).

- HDV tập hợp trên bảng theo 2 cột giám sát - đánh giá.

- HV nhìn lại bảng tổng hợp và bổ sung, nêu nhận xét.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Giám sát là quá trình theo dõi thường xuyên, liên tục những công việc được thực hiện trong một hoạt động cụ thể để thu thập thông tin cho những mục đích khác nhau.- Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý số liệu một cách có hệ thống nhằm xem xét đến kết quả, tác động của hoạt động cụ thể nhằm đem lại lợi ích thiết

Page 78: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN78

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

thực cho các đối tượng được hưởng lợi của hoạt động đó.- Mặc dù mối quan hệ mật thiết, song giám sát và đánh giá có sự khác biệt về mục tiêu, thời điểm diễn ra, phương pháp, hình thức thực hiện, và các bên tham gia.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về giám sát, đánh giá có sự tham gia - lợi ích và thách thức

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được thế nào là giám sát, đánh giá có sự tham gia và các lợi ích, thách thức của quá trình này.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Giám sát, đánh giá có sự tham gia là gì?

• HDV đặt vấn đề và hướng dẫn thảo luận:

- Ai đã từng tổ chức thực hiện hoặc là thành viên trong một quá trình/hoạt động giám sát hoặc đánh giá có sự tham gia? (nêu cụ thể về công việc đó).

- (Nếu có), theo anh/chị giám sát, đánh giá có sự tham gia như vậy khác biệt gì so với giám sát, đánh giá thông thường?

- Trong lĩnh vực xây dựng XHHT ở mỗi địa phương, các bên liên quan/tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá là những ai/cơ quan nào?.

• HDV tổng hợp các ý kiến lên bảng.

• Trình chiếu khái niệm giám sát, đánh giá có sự tham gia.

Bước 2: Lợi ích và thách thức của giám sát, đánh giá có sự tham gia

- Trong từng nhóm, HV đọc phần tài liệu phát tay về giám sát, đánh giá có sự tham gia.

- Thảo luận nhóm, sau đó kẻ bảng mô tả các lợi ích và thách thức của giám sát, đánh giá có sự tham gia, theo mẫu (liên hệ với thực tiễn địa phương khi nói về lợi ích, thách thức):

Page 79: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 79

Nội dung Lợi ích Thách thức

Giám sát, đánh giá có sự tham gia

1.2.…

1.2.…

- Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại bổ sung để hoàn chỉnh phần kết quả của nhóm trình bày theo kiểu “bóng tuyết”.

- HDV chốt lại theo kết quả thảo luận của các nhóm và nội dung tài liệu.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận.

- Giám sát, đánh giá có sự tham gia: Là quá trình giám sát, đánh giá được thực hiện bởi những nhóm người tác động đến một hoạt động cụ thể diễn ra tại cộng đồng và cả nhóm người chịu sự tác động của hoạt động đó.

- Giám sát, đánh giá có sự tham gia mang lại nhiều lợi ích thiết thực, song cũng tiềm ẩn những thách thức, đòi hỏi người thực hiện phải biết quản lý quá trình giám sát, đánh giá một cách hiệu quả.

Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thuật ngữ trong giám sát, đánh giá (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng)

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Hiểu được khái niệm chung về tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng và vận dụng thông tin đó vào việc hiểu nội dung Thông tư số 44.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

• HV tự đọc phần tài liệu phát tay nói về các thuật ngữ.

• Gạch chân (hoặc viết ra giấy) những ý mình cảm thấy chưa rõ.

• Trao đổi chung trong lớp về các thắc mắc (nếu có).

• HDV trình chiếu các thuật ngữ.

Page 80: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN80

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Bước 2:

• Làm việc trong nhóm nhỏ: Đọc nhanh Thông tư 44, tập trung vào phần phụ lục.

• Chỉ rõ trong thông tư: Chỗ nào là tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng.

• Thảo luận, làm rõ thêm các ý kiến.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Một số thuật ngữ thường dùng trong giám sát, đánh giá như tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng. - Để hiểu đúng về từng thuật ngữ, cần đặt nó trong bối cảnh văn bản hoặc lĩnh vực cụ thể.

Hoạt động 6: Phân biệt đánh giá trong và đánh giá ngoài, đánh giá định lượng và đánh giá định tính

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được sự khác nhau giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài, giữa đánh giá định lượng và định tính, nêu được ví dụ minh họa.

Các bước thực hiện:

• Chia HV thành 4 (hoặc 6) nhóm.

• Các nhóm 1, 3 tìm hiểu về đánh giá trong/ngoài. Các nhóm 2, 4 tìm hiểu về đánh giá định lượng, định tính (theo 4 câu hỏi dưới đây). Tham khảo thông tin trong tài liệu đọc. Thư kí nhóm ghi chép kết quả thảo luận ra giấy A4.

• Câu hỏi định hướng cho làm việc nhóm:

- Khi nào cần đánh giá trong? Khi nào cần đánh giá ngoài? Khi nào phải kết hợp cả hai loại đánh giá này và vì sao?

- Đánh giá trong và ngoài có thể gặp phải những khó khăn gì?

- Điểm khác biệt cơ bản nhất của đánh giá định lượng và định tính là gì?

Page 81: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 81

- Đánh giá định lượng và định tính có thể gặp phải những hạn chế gì khi thực hiện?

• Mời từng nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận.

• Các nhóm bổ sung, bình luận.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Đánh giá trong và đánh giá ngoài: Dùng để nhấn mạnh tới bên chủ trì thực hiện việc đánh giá và tính chất chủ quan, khách quan của quá trình đánh giá.

- Đánh giá định lượng và đánh giá định tính: Nói tới mặt số lượng cụ thể hay tính chất, sự thể hiện, mức độ sâu sắc của các kết quả đánh giá.

Page 82: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN82

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

TAØI LIEÄU PHAÙT TAY BAØI 1

Tài liệu phát tay hoạt động 1

Học tập suốt đờiTheo định nghĩa của UNESCO: HTSĐ bao gồm tất cả các hoạt động học tập xuyên suốt cuộc sống của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc lìa đời, được thực hiện dưới hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nói cách khác, HTSĐ là việc học dưới bất kể hình thức nào diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người, từ lúc mới sinh cho tới khi về già.Xã hội học tậpTheo quan điểm chỉ đạo về XHHT được nêu trong QĐ89/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020, XHHT được hiểu là:- Xã hội mà trong đó, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên,

suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; Có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại;

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều được HTSĐ;

- Hệ thống giáo dục được xây dựng dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ ở ngoài nhà trường; Ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

CĐHT cấp xã và các dấu hiệu nhận biếtCĐHT cấp xã được hiểu là một tập hợp dân cư sống trên địa bàn hành chính xã/phường/thị trấn, nơi mọi người dân trong cộng đồng được tạo điều kiện và tổ chức học tập thường xuyên, suốt đời nhằm đạt được những kết quả cụ thể cho việc phát triển cá nhân, gia đình và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.

Page 83: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 83

Tài liệu phát tay hoạt động 4

Giám sát, đánh giá có sự tham gia là gì? • Sự tham gia, các bên liên quan là gì?Các bên liên quan cần tham gia vào hoạt động giám sát và đánh giá:

Người dânở cộng đồng

Các bên có liên quan khác

Cán bộ tạiđịa bàn

Tham gia giám sátđánh giá

Nhà tài trợ và hoạch định

chính sách

Cán bộquản lý

• Các cấp độ của sự tham gia:- Cấp độ thấp nhất là tham gia với vai trò người nghe, được thông báo về

nội dung của hoạt động cụ thể nào đó.- Cấp độ cao hơn là tham gia với vai trò của người được làm.- Cuối cùng, mức độ cao nhất là tham gia với vai trò của người ra quyết

định.• Giám sát, đánh giá có sự tham gia là gì?Giám sát, đánh giá có sự tham gia là quá trình giám sát, đánh giá được thực hiện bởi những nhóm người tác động đến một hoạt động cụ thể diễn ra tại cộng đồng và cả nhóm người chịu sự tác động của hoạt động đó. Tất cả các bên liên quan sẽ cùng nhau thu thập thông tin, số liệu, cùng nhau phân tích và xử lý thông tin và cùng nhau tham gia ra quyết định đến tương lai của hoạt động diễn ra ở cộng đồng cụ thể.Giám sát, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng được thể hiện ở các mức độ khác nhau:- Giám sát, đánh giá cho cộng đồng - Giám sát, đánh giá cùng cộng đồng - Giám sát, đánh giá bởi cộng đồngTrong 3 mức độ trên, mức độ cuối cùng “Giám sát, đánh giá bởi cộng đồng” được xem là cách làm hiệu quả nhất và có tác động tích cực lâu dài đối với cộng đồng.

Page 84: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN84

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Giám sát, đánh giá có sự tham gia có lợi ích gì?Giám sát, đánh giá có sự tham gia có lợi ích to lớn trong các hoạt động của một chương trình cụ thể. Đó là:• Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về các kết quả đạt được từ

các hoạt động cụ thể.• Nâng cao tinh thần làm chủ của người dân ở cộng đồng thông qua việc

người dân có thể tự phân tích, nhìn nhận các vấn đề của cộng đồng và tiến hành giải quyết các vấn đề đó, coi đó là nhiệm vụ chính của họ.

• Thực hiện được khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.• Đảm bảo tính bền vững của chương trình.• Xây dựng được lòng tin với các bên liên quan bằng cách phát triển,

nâng cao các kĩ năng, năng lực cho nhóm đối tượng tham gia hoặc được hưởng lợi từ các chương trình ở cộng đồng.

Page 85: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 85

Tài liệu phát tay hoạt động 5

Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn thể hiện những đặc tính, phẩm chất mong đợi về chất lượng của một hoạt động trong giám sát, đánh giá.Ví dụ: Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã đã bao gồm ba lĩnh vực nội dung cơ bản của xây dựng XHHT. Ba nội dung này được hiểu chính là ba tiêu chuẩn cho phép đánh giá một cách toàn diện kết quả xây dựng CĐHT cấp xã. Tiêu chuẩn 1: Điều kiện đảm bảo để xây dựng CĐHT; Tiêu chuẩn 2: Kết quả xây dựng CĐHT; Tiêu chuẩn 3: Tác động của CĐHT.Tiêu chíTiêu chí là một công cụ được dùng trong giám sát, đánh giá. Tiêu chí được hiểu là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn, làm rõ nội dung, các mức độ biểu hiệncủa tiêu chuẩn. Ví dụ: Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã bao gồm 15 tiêu chí.Chỉ sốCác chỉ số giúp đo lường được tiêu chí. Chỉ số cho biết các dấu hiệu đặc trưng của tiêu chí, giúp lượng hóa được thông tin của tiêu chí bằng những con số hoặc những biểu hiện cụ thể. Chỉ số là sự cụ thể hóa của mỗi tiêu chí.Minh chứng/bằng chứng/chứng cứKhái niệm minh chứng trong nghiên cứu: là những sự kiện, tài liệu hoặc lời nói sử dụng làm thông tin để củng cố một phát hiện, hỗ trợ một lập luận hoặc để đi đến một kết luận. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. Đối với các tiêu chí về CĐHT thì minh chứng chính là những văn bản, tài liệu, hồ sơ, sổ sách, hiện vật, số liệu... đã và đang có của xã có liên quan và phù hợp với các tiêu chí để xác định mức độ đạt yêu cầu của từng chỉ số. Căn cứ vào nội dung hay là những yêu cầu của từng chỉ số nằm trong tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí đánh giá CĐHT cấp xã, cá nhân hoặc nhóm công tác tiến hành thu thập minh chứng tương ứng, phù hợp để xác định địa phương đó đạt hay không đạt yêu cầu của từng chỉ số.Có bốn loại minh chứng: Quan sát (thông qua quan sát trực tiếp đối tượng hoặc sự kiện); Tài liệu/tư liệu (có được thông qua văn bản); Phân tích (trên cơ sở tính toán và so sánh); Các báo cáo (thu được thông qua các cuộc điều tra, khảo sát).

Page 86: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN86

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

BAØI 2HÖÔÙNG DAÃN GIAÙM SAÙT QUAÙ TRÌNH XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Thời gian: 180 phút

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HV có khả năng:

- Hiểu được mục đích, nội dung cụ thể của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Kể ra được những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- Chỉ ra được quy trình giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- Xác định được nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- Biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với mục tiêu, nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- Biết lập kế hoạch thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Chuẩn bị:

- Giấy A0, A4, giấy màu.

- Bút dạ nhiều mầu, kéo, băng dính.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tài liệu đọc: Mục I, II, phần B “Hướng dẫn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã”.

- Tài liệu phát tay cho các hoạt động số 1, 3, 5, 6, 7.

Hướng dẫn thực hiện:

- HDV tổ chức khởi động.

Page 87: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 87

- HDV động viên, gợi ý cả lớp cùng nhớ lại các hoạt động và nội dung thảo luận của buổi học trước (về một số vấn đề chung về HTSĐ và XHHT; Giám sát, đánh giá,...).

- HV chỉ nêu một vấn đề, HV khác nghe và bổ sung, càng nhiều HV tham gia càng tốt. HDV có thể gợi ý chẳng hạn như: Các đặc điểm cơ bản của CĐHT cấp xã là gì? Vì sao phải xây dựng CĐHT cấp xã? Giám sát, đánh giá là gì? Giám sát, đánh giá khác nhau như thế nào...?.

- HDV đặt vấn đề: Buổi học trước chúng ta đã thảo luận khẳng định giám sát và đánh giá có sự tham gia ngày càng được quan tâm chú ý sử dụng trong công tác quản lý nói chung và trong quản lý, chỉ đạo xây dựng XHHT nói riêng.

Để vận dụng những vấn đề trên vào giám sát, đánh giá quá trình xây dựng CĐHT cấp xã, buổi học này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi cụ thể về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách tiến hành giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá xếp loại CĐHT cấp xã.

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

Nhận biết được tên nội dung của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo quy định của Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành.

Các bước thực hiện:

- HDV giới thiệu biểu đồ cấu trúc nội dung 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- HV nhìn biểu đồ nhận xét và sắp xếp tên các nhóm tiêu chí đánh giá CĐHT.

- HDV lần lượt mời 03 HV đọc lại nội dung tên từng tiêu chí (mỗi HV đọc tên một nhóm tiêu chí)

- HDV khẳng định: 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã nêu trên là quy định của Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành.

Page 88: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN88

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã bao gồm 15 tiêu chí. - 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT có thể chia thành 03 nhóm:

i/ Nhóm các tiêu chí về điều kiện cơ bản xây dựng CĐHT, bao gồm tiêu chí số 1, 2, 3 và 4;

ii/ Nhóm các tiêu chí về kết quả xây dựng CĐHT, bao gồm tiêu chí số 5, 6, 7, 8, 9 và 10;

iii/ Nhóm các tiêu chí về tác động của CĐHT, bao gồm tiêu chí số 11, 12, 13, 14 và 15.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích, nội dung cụ thể của 15 tiêu chí

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

Hiểu được mục đích, nội dung cụ thể của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV hướng dẫn HV đọc tài liệu tại tiểu mục 2, mục I, phần B (tài liệu đọc: Mục đích, nội dung cụ thể của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

- HV đọc tài liệu, sau đó thảo luận theo cặp (mỗi cặp tìm hiểu sâu về mục đích, nội dung của 2 tiêu chí).

- Đại diện của một vài cặp nêu nhắc lại mục đích, nội dung của 1 tiêu chí. Cả lớp theo dõi, góp ý, bổ sung (nếu cần).

- HDV nhấn mạnh/giải thích các dấu hiệu cụ thể của tiêu chí cần xem xét, đánh giá.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Mỗi tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT đều có mục đích và nội dung riêng. Do đó, cần nắm rõ mục đích, nội dung của từng tiêu chí để khi đánh giá theo sát được yêu cầu của từng tiêu chí và kết quả đánh giá sẽ phản ánh được thực

Page 89: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 89

tiễn của tiêu chí đó.- Hiểu rõ nội dung, mục đích của từng tiêu chí, sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật giám sát, đánh giá phù hợp, góp phần làm tăng tính chính xác, độ tin cậy của kết quả giám sát, đánh giá.

Hoạt động 3 : Phân tích sự cần thiết phải giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV nêu câu hỏi: Vì sao cần giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã?.

- HV suy nghĩ về vấn đề nêu trên và ghi tóm tắt vào tờ giấy A4.

- HDV mời đại diện một vài HV trả lời câu hỏi.

- HDV ghi lại tất cả những ý kiến lên bảng/tờ giấy A0, không bình luận.

- Sau khi có một số ý kiến phát biểu, HDV đề nghị cả lớp xem xét lại các ý kiến ghi trên bảng/tờ giấy A0, gộp những ý kiến trùng nhau, bỏ những ý kiến chưa chính xác và gợi ý lớp bổ sung thêm (nếu còn thiếu).

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Giám sát thường xuyên quá trình xây dựng CĐHT cấp xã là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự thành công của việc xây dựng XHHT ở cấp xã.- Giám sát quá trình xây dựng CĐHT giúp cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp phát hiện kịp thời những khó khăn trong quá trình triển khai, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết.

Hoạt động 4: Xác định những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

Page 90: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN90

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

- Kể ra được những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia thành 3 nhóm (chia ngẫu nhiên) để trao đổi, thảo luận.

- HDV yêu cầu các nhóm nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận nội dung tại tiểu mục 2, mục II, phần B (tài liệu đọc): Đơn vị/cá nhân nào có trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã?

- HDV mời đại diện của các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Trình bày trách nhiệm của Cấp ủy Đảng và UBND cấp xã.

+ Nhóm 2: Trình bày trách nhiệm của TTHTCĐ, Hội khuyến học, các ban, ngành cấp xã.

+ Nhóm 3:Trình bày trách nhiệm của UBND huyện, tỉnh, Sở GD&ĐT.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung thêm (nếu thấy chưa đủ).

- HDV nhấn mạnh/giải thích một số điểm cần chú ý về trách nhiệm của một số tổ chức/cá nhân có liên quan.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã trước hết phải do chính nội bộ cấp xã chịu trách nhiệm. Những người xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm giám sát cụ thể (giám sát bên trong).- Để đảm bảo sự khách quan, việc giám sát bên ngoài là cần thiết. Do đó, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn xã và người dân trong xã cũng tham gia giám sát.- Tuy nhiên, để việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT đảm bảo có chất lượngvà hiệu quả, lãnh đạo cấp tỉnh, huyện nhất thiết phải chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể về giám sát. Lãnh đạo cấp tỉnh/huyện, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch giám sát của cấp xã.

Page 91: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 91

Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình giám sát CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được quy trình giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- Trình bày được trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng bước thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV giới thiệu tóm tắt quy trình 6 bước thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. Sau đó tổ chức thảo luận lớp về trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng bước thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

- HDV nêu một số câu hỏi gợi ý từng bước trong quy trình giám sát, chẳng hạn như:

+ Đơn vị/cá nhân nào chịu trách nhiệm xác định mục tiêu; Xây dựng kế hoạch giám sát tiến độ xây dựng CĐHT cấp xã? Việc xác định mục tiêu cần chú ý vấn đề gì?

+ Để xác định nguồn thông tin, số liệu phục vụ cho việc giám sát tiến độ thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã cần chú ý những điểm gì? v.v. ..

- HDV nhấn mạnh/giải thích một số điểm cần chú ý khi vận dụng thực tế từng bước để phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã được thực hiện theo một quy trình gồm 6 bước với sự chỉ đạo của UBND cấp xã và do BCĐ xây dựng XHHT cấp xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT.

Hoạt động 6: Xác định nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Xác định được nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Page 92: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN92

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Các bước thực hiện:

- HDV nêu câu hỏi gợi ý: Khi giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã cần tập trung vào những vấn đề gì trong việc thực hiện 15 tiêu chí?

- HDV chia lớp thành 3 nhóm (chia ngẫu nhiên), các nhóm thảo luận theo câu hỏi và ghi kết quả vào giấy A0.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại bổ sung dưới sự hướng dẫn của HDV.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã chính là giám sát quá trình thực hiện những yêu cầu cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã vào các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.- Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã cần tập trung vào các khía cạnh khác nhau trong việc thực hiện 15 tiêu chí về: Tiến độ thực hiện so với kế hoạch, các nguồn lực cung cấp có đầy đủ, kịp thời không?,...- Mỗi lần giám sát chỉ nên tập trung vào một nội dung cần giám sát. Việc lựa chọn nội dung giám sát sẽ căn cứ vào mục tiêu cụ thể của giai đoạn xây dựng CĐHT đó.

Hoạt động 7: Thực hành lựa chọn phương pháp, kĩ thuật giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với mục tiêu, nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia thành 3 nhóm (chia ngẫu nhiên) sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành xác định phương pháp/kĩ thuật giám sát theo các tiêu chí :

+ Nhóm 1: Tự đặt mục tiêu, nội dung giám sát, trên cơ sở đó xác định phương pháp/kĩ thuật giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã theo tiêu chí 2.

Page 93: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 93

+ Nhóm 2: Tự đặt mục tiêu, nội dung giám sát, trên cơ sở đó xác định phương pháp/kĩ thuật giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã theo tiêu chí 7.

+ Nhóm 3: Tự đặt mục tiêu, nội dung giám sát, trên cơ sở đó xác định phương pháp/kĩ thuật giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã theo tiêu chí 12.

- HDV phát tài liệu phát tay cho các nhóm sau đó gợi ý hướng dẫn các nhóm thảo luận, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp/kĩ thuật giám sát theo mẫu sau:

Mục tiêu Nội dung Tiêu chí, chỉ số Phương pháp giám sát

… … … ….

- Nhóm trưởng từng nhóm điều hành nhóm thảo luận, thống nhất ý nội dung ghi tóm tắt kết quả trên tờ giấy A0.

- HDV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Sau đó HDV nhận xét và điều chỉnh (nếu cần thiết).

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận

- Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật để giám sát quá trình xây dựng CĐHT cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung giám sát của từng giai đoạn xây dựng CĐHT cấp xã. - Không nên chỉ sử dụng một phương pháp/kĩ thuật trong quá trình giám sát, cần sử dụng, phối hợp với một vài phương pháp/kĩ thuật khác để làm tăng độ chính xác của kết quả giám sát.

Hoạt động 8: Lập kế hoạch giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Biết lập kế hoạch thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia thành 4 nhóm (chia ngẫu nhiên) sau đó giao nhiệm vụ như sau:

Page 94: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN94

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

“Xã A đã tổ chức triển khai việc xây dựng CĐHT. Để giúp cho BCĐ xây dựng XHHT cấp xã quản lý và điều hành tốt quá trình xây dựng CĐHT theo thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hãy lập kế hoạch thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT của xã A”.

- HDV gợi ý, hướng dẫn các nhóm theo các bước như sau: Xác định mục tiêu giám sát/ Xác định nội dung giám sát/ Dự kiến phương pháp và thời gian thực hiện/.... theo khung mẫu sau:

TT Mục tiêu Nội dung

Phương pháp/kĩ

thuật

Thời gian

Cá nhân/đơn vị phụ

trách

Kinh phí?

Từ nguồn nào?

1 … … … … … …

..

- HDV dành thời gian nhất định (khoảng 45 phút) để các nhóm thực hiện công việc được giao; Sau đó yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả sản phẩm của nhóm mình.

- HDV yêu cầu đại diện một nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung (nếu cần).

- HDV có thể nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch giám sát, chẳng hạn như:

+ Cách xác định mục tiêu, nội dung giám sát cho từng giai đoạn.

+ Các phương pháp/kĩ thuật cho từng nội dung giám sát,...

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Kế hoạch giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã cần được xây dựng cụ thể, rõ ràng, khả thi và bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết.- Kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị/cá nhân, nội dung từng công việc, thời gian thực hiện, kinh phí và nguồn kinh phí cho các hoạt động.

Page 95: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 95

TAØI LIEÄU PHAÙT TAY BAØI 2

Tài liệu phát tay hoạt động 1

Cấu trúc nội dung của 15 tiêu chí được thể hiện theo mô hình sau:

Page 96: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN96

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Tài liệu phát tay hoạt động 3

Mục đích, ý nghĩa giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xãGiám sát thường xuyên quá trình xây dựng CĐHT cấp xã là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công và bền vững của xây dựng XHHT ở cấp xã:

- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp phát hiện kịp thời những khó khăn, cản trở nảy sinh trong quá trình triển khai, làm căn cứ cho việc lựa chọn những biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung, sửa đổi cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra của kế hoạch xây dựng CĐHT.- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp có quyết định đúng đắn về những giải pháp cần thiết để việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT đảm bảo chất lượng, hiệu quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết.- Góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan và đặc biệt là người dân địa phương trong xây dựng CĐHT thông qua việc hiểu rõ những kết quả đã đạt và những hạn chế, khó khăn được phát hiện qua những lần giám sát.- Góp phần nâng cao năng lực của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của xây dựng CĐHT.

Page 97: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 97

Tài liệu phát tay hoạt động 5

Quy trình giám sát quá trình xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã.Giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã thực hiện theo quy trình gồm 6 bước sau:Bước 1: UBND cấp xã chỉ đạo các các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong xã xác định mục tiêu giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.- Xác định đúng và đầy đủ mục tiêu chung của giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. - Xác định mục tiêu cụ thể của từng lần giám sát cho các giai đoạn. Bước 2: UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.- Xây dựng kế hoạch giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã; phê duyệt kế hoạch giám sát.- Thông báo kế hoạch giám sát cho những cá nhân và đơn vị có trách nhiệm thực hiện.Bước 3: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia giám sát xác định nguồn thông tin và phương pháp/kĩ thuật thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. - Xác định nguồn thông tin, nơi cung cấp minh chứng chính là những cá nhân/đơn vị có trách nhiệm trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ số cụ thể như đã phân công trong kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã. Tuy nhiên, để đảm bảo cho tính khách quan và chính xác của các minh chứng thì cần thu thập thêm thông tin từ những cá nhân/đơn vị có liên quan và người dân. - Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cần giám sát trong từng thời điểm, lựa chọn phương pháp/kĩ thuật, công cụ phù hợp để thu thập minh chứng chính xác phục vụ giám sát việc thực hiện từng tiêu chí, chỉ số.Bước 4: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tiến hành thu thập minh chứng phục vụ cho việc giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. - Tổ chức các hoạt động như: kiểm tra, khảo sát hoạt động của các đơn vị, tiếp xúc, phỏng vấn các cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm với cán bộ, người dân (nơi cung cấp minh chứng đã được xác định) để thu thập minh chứng phục vụ giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã.- Đối chiếu với mục tiêu kế hoạch và những yêu cầu cần đạt của tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã, xem xét, rà soát kết quả việc thực hiện các tiêu chí, chỉ số cần phải giám sát.Bước 5: UBND cấp xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xử lý các minh chứng thu được và phân tích kết quả để viết báo cáo.- Phân tích, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của cá nhân/đơn vị và người dân,

Page 98: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN98

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

những câu chuyện thực tế thu thập qua các buổi hội họp, tọa đàm/thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân,…- Nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể về mức độ đạt được của từng tiêu chí, chỉ số so với mục tiêu kế hoạch; xác định những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân.- Viết báo cáo về kết quả giám sát và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đề nghị/kiến nghị với cấp trên.Bước 6: UBND cấp xã thông tin về kết quả giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. - Thông báo công khai kết quả giám sát cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn xã và người dân.- Gửi báo cáo kết quả giám sát cho UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan.

Page 99: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 99

Tài liệu phát tay hoạt động 6

Ví dụ về xác định mục đích, nội dung giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu giám sát

Nội dung giám sát(các tiêu chí: 1, 2,

3, 4)Thông tin/số liệu cần thu thập

Biết được khả năng đáp ứng của các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,...) cho việc xây dựng CĐHT cấp xã.

- Các nguồn lực đã được cung cấp cho việc xây dựng CĐHT cấp xã? - Việc cung cấp nguồn lực có đầy đủ, kịp thời không? Nếu không thì tại sao?- Mức độ đáp ứng của nguồn lực như thế nào so với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ được giao?- Những kiến nghị, đề xuất về việc cung cấp các nguồn lực?

Tiêu chí 1:- Cấp ủy Đảng, Chính quyền đã ban hành các văn bản chỉ đạo là Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng XHHT chưa (tên văn bản, số lượng)? Có ban hành kịp thời không? Tính hiệu lực của văn bản như thế nào? - Nhiệm vụ xây dựng CĐHT đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của HĐND, UBND? - Xã đã cấp kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân chưa? Số kinh phí đã cấp là bao nhiêu? Mức độ đáp ứng so với thực tế công việc được giao? Tại sao?- Cấp ủy Đảng, Chính quyền có thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả xây dựng CĐHT không? Vì sao?Tiêu chí 2: …

Page 100: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN100

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Tài liệu phát tay hoạt động 7

Ví dụ về việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giám sát:

Mục tiêu Nội dung Tiêu chí, chỉ số Phương pháp

Biết được tiến độ thực hiện xây dựng CĐHT cấp xã

- Mức độ các kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

- Nguyên nhân chưa thực hiện đúng tiến độ.- Những đề nghị/đề xuất về biện pháp khắc phục.

Tiêu chí 3: - Có cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức.- Đưa nhiệm vụ tổ chức HTSĐ vào kế hoạch công tác hằng năm.- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng, Chính quyền.- Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp.

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các báo cáo, kế hoạch, chương trình phối hợp.- Quan sát, ghi chép: một số hoạt độngphối hợp trong thưc tế.- Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm: Xác định những nguyên nhân của việc chậm tiến độ và những đề nghị/đề xuất biện pháp khắc phục.

Page 101: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 101

BAØI 3HÖÔÙNG DAÃN ÑAÙNH GIAÙ, XEÁP LOAÏI COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Thời gian: 180 phút

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HV có khả năng:

- Hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Kể ra được những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Chỉ ra được quy trình đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Xác định được nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với mục tiêu, nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Biết lập kế hoạch thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Chuẩn bị:

- Giấy A0, A4.

- Bút dạ nhiều mầu, kéo, băng dính.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tài liệu đọc: Mục III, phần B: "Hướng dẫn đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã".

- Tài liệu phát tay cho các hoạt động số 1, 2, 3, 4, 5, 6 .

Hướng dẫn thực hiện:

- HDV tổ chức khởi động.

- HDV động viên, gợi ý cả lớp cùng nhớ lại các hoạt động và nội dung thảo

Page 102: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN102

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

luận của buổi học trước (một số nội dung chính về đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã).

- Yêu cầu mỗi HV chỉ nhắc một vấn đề, HV khác nghe và bổ sung, càng nhiều HV tham gia càng tốt. HDV có thể gợi ý chẳng hạn như: Vì sao cần đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã? Ai có trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã? Nhớ lại những điểm chính về quy trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã?

- HDV đặt vấn đề: Buổi học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số nội dung cơ bản về giám sát quá trình xây dựng CĐHT cấp xã. Tuy nhiên, nếu chỉ giám sát mà không đánh giá thì chưa đủ để có tác dụng cho việc động viên, thúc đẩy xây dựng CĐHT. Do đó, trong buổi học này chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau trao đổi, tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tiến hành đánh giá, xếp loại CĐHT.

Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV nêu câu hỏi: Vì sao cần đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã?.

- HDV động viên HV suy nghĩ về vấn đề nêu trên và ghi tóm tắt vào tờ giấy A4.

- Lần lượt mời một vài HV trả lời câu hỏi.

- HDV ghi lại tất cả những ý kiến lên bảng/tờ giấy A0, không bình luận.

- Sau khi có một số ý kiến phát biểu, HDV đề nghị cả lớp xem xét lại các ý kiến ghi trên bảng/tờ giấy A0, gộp những ý kiến trùng nhau, bỏ những ý kiến chưa chính xác và gợi ý lớp bổ sung thêm (nếu còn thiếu).

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 1 cho HV đọc.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công và bền vững của việc xây dựng XHHT cấp xã.

Page 103: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 103

- Đánh giá, xếp loại giúp cho mọi người trong cộng đồng từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đến người dân hiểu rõ kết quả đã đạt được của công tác xây dựng CĐHT cấp xã. Từ đó, sẽ có những định hướng đúng cho xây dựng CĐHT trong giai đoạn tiếp theo.

Hoạt động 2: Xác định những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Kể ra được những đơn vị/cá nhân có trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia thành 3-5 nhóm (chia ngẫu nhiên) để trao đổi, thảo luận.

- HDV yêu cầu các nhóm nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận nội dung tại tiểu mục 2, mục III, phần B (tài liệu đọc): Đơn vị/cá nhân nào có trách nhiệm đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã?

- HV các nhóm thảo luận. HDV theo dõi tình hình thảo luận của các nhóm và gợi ý (nếu cần thiết).

- HDV mời đại diện của các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận (để tiết kiệm thời gian, mỗi nhóm chỉ nên trình bày một nội dung) có thể như sau:

+ Nhóm 1: trình bày trách nhiệm của Cấp ủy Đảng và UBND cấp xã.

+ Nhóm 2: trình bày trách nhiệm của TTHTCĐ, Hội Khuyến học, các ban, ngành ... ở cấp xã.

+ Nhóm 3: trình bày trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, huyện; Các ban ngành ở cấp tỉnh, huyện.

- HV các nhóm khác nghe và bổ sung thêm hoặc HDV tổ chức thảo luận chung cả lớp.

- HDV nhấn mạnh/giải thích một số điểm cần chú ý về trách nhiệm của một số tổ chức/cá nhân có liên quan, sau đó kết luận để HV ghi nhớ.

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 2 cho HV đọc.

Page 104: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN104

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trước hết phải do chính nội bộ cấp xã chịu trách nhiệm. Những người xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng CĐHT cấp xã đồng thời cũng là người tự đánh giá, xếp loại (đánh giá trong, đánh giá từ dưới lên). Trách nhiệm chính là của cấp ủy Đảng, UBND xã, đồng thời có sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn và người dân trong xã. - Tuy nhiên, để việc đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã đảm bảo có chất lượng và hiệu quả, lãnh đạo cấp tỉnh/huyện nhất thiết phải chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể về đánh giá, xếp loại. Lãnh đạo cấp tỉnh/huyện và cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo đúng quy định. Tức là lãnh đạo cấp tỉnh/huyện và cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện (đánh giá ngoài, đánh giá từ trên xuống).

Hoạt động 3: Xác định quy trình đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được quy trình đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Trình bày được trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng bước thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV giới thiệu tóm tắt quy trình 8 bước thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- HDV tổ chức thảo luận lớp về từng bước thực hiện cụ thể trong quy trình đánh giá, xếp loại. HDV nêu một số câu hỏi gợi ý từng bước, chẳng hạn như:

+ UBND cấp xã có trách nhiệm gì trong triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã?

+ Đơn vị/cá nhân nào chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã? ...

- HV trao đổi thảo luận chung cả lớp về trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng bước thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã. HDV lưu ý HV liên hệ với thực tế của địa phương khi vận dụng từng bước trong quy trình đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Page 105: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 105

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 3 cho HV đọc.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã được thực hiện theo một quy trình gồm 8 bước. Từ bước 1 đến bước 4, do cấp xã thực hiện (đánh giá trong, đánh giá từ dưới lên); từ bước 5 đến bước 8, do cấp huyện thực hiện (đánh giá ngoài, đánh giá từ trên xuống).- Việc thực hiện từng bước cần phải đảm bảo nguyên tắc, đó là: các cấp ủy Đảng lãnh đạo, UBND các cấp chủ trì tổ chức, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện, trong đó Hội khuyến học và ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt tham mưu.

Hoạt động 4: Xác định nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Biết cách lựa chọn nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV nêu câu hỏi gợi ý: Khi đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã cần tập trung đánh giá những vấn đề gì trong việc thực hiện 15 tiêu chí?

- HV trao đổi theo từng cặp, hoặc nhóm nhỏ (3 người ngồi cạnh nhau) ghi tóm tắt kết quả thảo luận vào tờ giấy A4.

- HDV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc theo cặp/nhóm. - Các HV khác nghe, thảo luận, bổ sung dưới sự hướng dẫn của HDV.

- HDV tóm tắt các ý kiến thảo luận của các cặp/nhóm và bổ sung, giải thích (nếu cần).

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 4 cho HV đọc.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Nội dung đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã chính là đánh giá mức độ đạt được những yêu cầu cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã sau một năm thực hiện.

Page 106: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN106

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

- Đồng thời, việc đánh giá cần tập trung làm rõ các khía cạnh khác nhau trong việc thực hiện 15 tiêu chí về: Các kết quả đạt được so với mục tiêu, những bài học kinh nghiệm, phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo,...

Hoạt động 5: Tìm hiểu cách lựa chọn phương pháp, kĩ thuật đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp với nội dung và tiêu chí, chỉ số đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia thành 3-5 nhóm (chia ngẫu nhiên) sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các tiêu chí, ví dụ :

+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung tiêu chí 2, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá tiêu chí 2.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung tiêu chí 7, trên cơ sở đó xác định phương pháp, công cụ đánh giá tiêu chí 7.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung tiêu chí 12, trên cơ sở đó xác định phương pháp, công cụ đánh giá tiêu chí 12.

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 5 cho các nhóm, gợi ý hướng dẫn các nhóm thảo luận, lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các tiêu chí, chỉ số theo mẫu sau:

Tiêu chí, chỉ số Phương pháp Công cụ

... ... ...

- Nhóm trưởng từng nhóm điều hành nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi tóm tắt kết quả trên tờ giấy A0.

- HDV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- HDV nhận xét và điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).

Page 107: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 107

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá cần dựa vào nội dung cụ thể của từng tiêu chí cần đánh giá. - Không nên chỉ sử dụng một phương pháp/kĩ thuật khi đánh giá một tiêu chí, chỉ số mà cần sử dụng phối hợp với một vài phương pháp/kĩ thuật khác để làm tăng độ chính xác của kết quả đánh giá.

Hoạt động 6: Thực hành lập kế hoạch thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Biết lập kế hoạch thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Các bước thực hiện:

- HDV yêu cầu HV chia nhóm theo địa giới xã/phường/thị trấn (mỗi xã lập thành 1 nhóm) sau đó giao nhiệm vụ như sau: “Lập kế hoạch thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã của một xã theo yêu cầu của Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành”.

- HDV phát tài liệu phát tay của hoạt động 6 cho các nhóm và gợi ý, hướng dẫn những nội dung cần thiết khi xây dựng kế hoạch.

- HV các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi tóm tắt kết quả trên tờ giấy A0.

- Đại diện HV một nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung, thảo luận (nếu cần). HDV có thể nhấn mạnh, giải thích thêm một số điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Kế hoạch đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã cần được xây dựng cụ thể, rõ ràng, khả thi và bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết.- Kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị/cá nhân, nội dung từng công việc, thời gian thực hiện, kinh phí và nguồn kinh phí cho các hoạt động.

Page 108: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN108

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

TAØI LIEÄU PHAÙT TAY BAØI 3

Tài liệu phát tay hoạt động 1

Vì sao cần đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã?Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công và bền vững của việc xây dựng XHHT cấp xã, cụ thể là:- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp có cái nhìn tổng thể và toàn

diện về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại của xây dựng CĐHT cấp xã.

- Giúp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp thấy rõ được những tác động cũng như hiệu quả, lợi ích thiết thực của xây dựng CĐHT cấp xã đối với chính những người dân ở cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - văn hóa - giáo dục - môi trường của địa phương.

- Góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan và đặc biệt là người dân trong xây dựng CĐHT thông qua việc thu thập, xử lý số liệu một cách có hệ thống nhằm xem xét đến kết quả và tác động của CĐHT cấp xã đến sự phát triển chung của cộng đồng.

- Góp phần nâng cao năng lực của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành liên quan trong việc điều chỉnh và xây dựng được kế hoạch phù hợp, khả thi và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phát triển CĐHT cấp xã trong giai đoạn tiếp theo.

Page 109: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 109

Tài liệu phát tay hoạt động 2

Đơn vị/cá nhân nào chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã?Thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã trước hết phải là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, UBND xã, đồng thời có sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn và người dân trong xã.Cụ thể:- UBND cấp xã:

+ Chỉ đạo Hội Khuyến học cấp xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã, + Phê duyệt kế hoạch và phân công trách nhiệm cho các đơn vị trong xã.+ Hướng dẫn các đơn vị trong xã thực hiện đánh giá, xếp loại.

- Hội Khuyến học cấp xã: + Chủ trì xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã để trình

UBND cấp xã phê duyệt; + Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá.+ Phối hợp với TTHTCĐ lập hồ sơ và gửi Chủ tịch UBND cấp xã ký tờ trình đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.+ Hỗ trợ cơ quan đánh giá cấp huyện tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

- Các ban, ngành, đơn vị liên quan cấp xã: tự đánh giá kết quả của tiêu chí do chính đơn vị mình thực hiện và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã theo phân công của UBND cấp xã. - Đại diện các tổ chức dân sự - xã hội, cơ sở sản xuất - kinh doanh tại cấp xã và người dân địa phương: hợp tác cung cấp thông tin, ý kiến, phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm tham gia đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Page 110: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN110

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Tài liệu phát tay hoạt động 3

Đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã theo quy trình nào?Đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã được thực hiện theo một quy trình gồm 8 bước. Từ bước 1 đến bước 4, do cấp xã thực hiện (đánh giá trong, đánh giá từ dưới lên); từ bước 5 đến bước 8, do cấp huyện thực hiện (đánh giá ngoài, đánh giá từ trên xuống).Cụ thể như sau: - Bước 1: UBND xã chỉ đạo Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt kế hoạch. - Bước 2: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.- Bước 3: Hội Khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu thu thập được để viết báo cáo tổng hợp về kết quả tự đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.- Bước 4: Hội Khuyến học cấp xã căn cứ kết quả tự đánh giá, lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.- Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện giao Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt (Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã).- Bước 6: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.- Bước 7: Hội Khuyến học cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và phân tích minh chứng thu thập được, tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.- Bước 8: Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã và công bố công khai.

Page 111: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 111

Tài liệu phát tay hoạt động 4

Nội dung đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã là gì?Nội dung đánh giá, xếp loại CĐHTcấp xã chính là đánh giá mức độ đạt được những yêu cầu cần đạt của 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã sau một năm thực hiện.- Kết quả xây dựng CĐHT cấp xã có đạt được tất cả các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra? Nếu không, lí do vì sao?- Các kết quả chính/điểm nhấn của xây dựng CĐHT cấp xã giai đoạn này là gì?- Ý nghĩa/tác động trực tiếp và lâu dài của việc thực xây dựng CĐHT cấp xã đối với người dân và cộng đồng như thế nào?- Những nguyên nhân nào chi phối sự thành công hoặc hạn chế trong xây dựng CĐHT cấp xã?- Lãnh đạo xã, BCĐ xây dựng XHHT, các ban, ngành liên quan có vai trò như thế nào trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã?- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ kết quả xây dựng CĐHT cấp xã giai đoạn vừa qua là gì? - Phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo của việc xây dựng CĐHT cấp xã?

Page 112: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN112

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Tài liệu phát tay hoạt động 5Ví dụ về việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá:

Tiêu chí, chỉ số Phương pháp Công cụ

Tiêu chí 6: Công bằng xã hội trong giáo dụcChỉ số 6.1: Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các quyết định, báo cáo của xã; số lượng kinh phí đã hỗ trợ; danh sách trẻ khuyết tật ra

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.

em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp.Chỉ số 6.2: Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập.Chỉ số 6.3: Tổ chức các hình thức học tập phù hợp cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập.

lớp; số liệu cụ thể về các hình thức tổ chức học cho trẻ khuyết tật. - Quan sát một số hoạt động tổ chức học cho trẻ khuyết tật trong thực tế. - Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm với cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ khuyết tật: xác định mức độ thiết thực, phù hợp về chính sách của UBND xã và hoạt động của các nhà trường trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Đề cương quan sát, đề cương hướng dẫn thảo luận/tọa đàm.- Thiết bị (nếu có) như: máy ảnh để chụp lại tài liệu, máy ghi âm ghi lại cuộc trao đổi, thảo luận.- Giấy, bút ghi chép nội dung trao đổi, thảo luận.

Tiêu chí số 8: Kết quả học tập thường xuyên của người lao động.Chỉ số: Tỷ lệ lao động nông thôn học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ sản xuất tại TTHTCĐ.

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích danh sách người học học các lớp và số liệu cụ thể về lao động nông thôn của xã. - Quan sát một số lớp học chuyên đề tại TTHTCĐ.

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.- Đề cương quan sát.

Tiêu chí số 15: Đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội.Chỉ số 15.1: Giảm

- Phân tích tài liệu có sẵn: thống kê, phân tích các báo cáo về công tác giải quyết khiếu kiện, phòng chống tệ

- Danh mục tài liệu cần thu thập và khung rà soát/phân tích tài liệu.

Page 113: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 113

các vụ khiếu kiện vượt cấp.Chỉ số 15.2: Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp,…).

nạn xã hội của xã; các số liệu cụ thể về số vụ việc- Phỏng vấn cá nhân, tọa đàm/thảo luận nhóm hoặc điều tra bằng phiếu hỏi với một số đại diện của người dân, đại diện của các ban, ngành, đoàn thể để tìm hiểu tình hình công tác trật tự, an toàn xã hội của xã và những tác động tích cực của CĐHT trong việc góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội,...

- Đề cương hướng dẫn thảo luận/tọa đàm.- Thiết bị (nếu có) như: máy ảnh để chụp lại tài liệu, máy ghi âm ghi lại cuộc trao đổi, thảo luận.- Giấy, bút ghi chép nội dung trao đổi, thảo luận.- Bảng hỏi.

Page 114: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN114

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Tài liệu phát tay hoạt động 6

Ví dụ về lập kế hoạch đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã:

1. Mục đích đánh giá: - Giúp UBND các cấp đánh giá thực trạng xây dựng CĐHT cấp xã và làm căn cứ đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.- Động viên, khuyến khích phong trào xây dựng CĐHT cấp xã; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, HTSĐ.- Giúp cấp xã tự đánh giá để lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng CĐHT phù hợp với thực tế của địa phương.2. Nội dung đánh giá:- Đánh giá toàn diện các kết quả đạt được của xã trong việc xây dựng CĐHT cấp xã thông qua mức độ đạt được 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.- Đánh giá hiệu quả và tác động của việc xây dựng CĐHT cấp xã đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của xã, đối với người dân đời sống của trong xã.- Phát hiện những yếu kém, khó khăn, bất cập trong xây dựng CĐHT cấp xã và nguyên nhân.- Đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc xây dựng CĐHT cấp xã.3. Phương pháp/kĩ thuật đánh giá: - Quan sát;- Phỏng vấn cá nhân;- Tọa đàm/thảo luận nhóm tập trung;- Phân tích tài liệu có sẵn;- Điều tra bằng phiếu hỏi. 4. Thời gian thực hiện: - Đánh giá mỗi năm 1 lần, vào quý IV hằng năm. 5. Cá nhân/đơn vị chịu trách nhiệm:- UBND xã chỉ đạo;- Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp thực hiện;- Mặt trận tổ quốc, Hội Khuyến học xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, các trường mầm non, Tiểu học, THCS, TTHTCĐ, Trạm y tế xã, văn hóa xã, ... tham gia, phối hợp thực hiện.6. Kinh phí và nguồn kinh phí:- Ngân sách chi cho các hoạt động xây dựng XHHT của xã.- Kinh phí từ xã hội hóa.

Page 115: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 115

7. Kế hoạch thực hiện:

TTNội dung công

việcCá nhân/đơn vị

phụ tráchThời gian

Kinh phí/nguồn kinh

phí

1Xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại.

Hội Khuyến học xã Quý I/2016 200.000 đ(Ngân sách

xã)

2

Tổ chức nghiên cứu và thảo luận, thống nhất cách đánh giá các tiêu chí.

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị

Quý III/2016

300.000 đ(Ngân sách

xã)

3

Tổ chức đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016

500.000 đ(Ngân sách

xã)

3.1

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 1, 2, 3

UBND cấp xã Quý IV/2016

200.000đ (Ngân sách

xã)

3.2

Tự đánh giá kết quả chỉ số 4.7 của tiêu chí số 4 và tiêu chí 7, 8

TTHTCĐ Quý IV/2016

200.000đ (Ngân sách

TTHTCĐ)

3.3Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 4, 5, 6

Trường mầm non, Tiểu học, THCS

Quý IV/2016

200.000đ (Ngân sách các trường )

3.4

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 9

Hội Khuyến học xã Quý IV/2016

200.000đ (Ngân sách Hội Khuyến

học)

3.5Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 10

Văn hóa xã Quý IV/2016

200.000đ (Ngân sách

xã)

3.6

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 11

Hội Nông dân xã: Quý IV/2016

200.000 đ(Ngân sách Hội Nông

dân )

Page 116: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN116

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

3.7

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 12

Hội Phụ nữ xã Quý IV/2016

200.000 đ(Ngân sách Hội Phụ nữ

xã)

3.8Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 13, 14

Trạm Y tế xã Quý IV/2016

200.000 đ (Ngân sách

Trạm Y tế xã)

3.9

Tự đánh giá kết quả tiêu chí số 15

Hội Cựu chiến binh xã

Quý IV/2016

200.000 đ (Ngân sách

Hội Cựu chiến binh)

4

Tổ chức xử lý và phân tích minh chứng thu thập được

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016

300.000 đ(Ngân sách

xã)

5

Lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

Hội Khuyến học xã chủ trì, phối hợp với một số đơn vị

Quý IV/2016

200.000 đ(Ngân sách

xã)

Page 117: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 117

BAØI 4MOÄT SOÁ PHÖÔNG PHAÙP VAØ KÓ THUAÄT TRONG TAÄP HUAÁN CUØNG THAM GIA ÔÛ COÄNG ÑOÀNG

Thời gian: 180 phút

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HV có khả năng:

- Nêu lên được bản chất và ý nghĩa, tác dụng của tập huấn cùng tham gia đối với tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã.

- Mô tả được một số phương pháp và kĩ thuật trong tập huấn cùng tham gia cùng với những điểm mạnh và hạn chế của từng phương pháp, kĩ thuật.

- Biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kĩ thuật tập huấn cùng tham gia khuyến khích sử dụng trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã.

Chuẩn bị:

- Giấy A0, A4, giấy màu.

- Bút dạ nhiều màu, kéo, băng dính.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số hình ảnh minh họa về cách tập huấn áp đặt, nhồi nhét và cách tập huấn cùng tham gia.

- Tài liệu đọc: Tiểu mục 9, Mục II, phần A: “Giám sát, đánh giá bằng phương pháp, kỹ thuật nào?”

- Tài liệu phát tay cho hoạt động số 3.

Page 118: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN118

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Hướng dẫn thực hiện:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm HV của các lớp tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được một số đặc điểm cần lưu ý về HV các lớp tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã với tư cách là người lớn.

- Chỉ ra được các điều kiện để giúp người lớn học một cách tốt nhất.

Các bước thực hiện:

- HDV tổ chức động não, cả lớp phát biểu suy nghĩ của mình về đặc điểm HV các lớp tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã theo câu hỏi gợi ý: Họ là ai? Họ có đặc điểm gì cần lưu ý khác so với trẻ em?.

- HDV ghi lại tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy A0, sau đó đề nghị cả lớp xem lại tất cả các ý kiến, bổ sung hoặc gộp lại các ý kiến trùng nhau.

- HDV tóm tắt một số đặc điểm của người lớn cần lưu ý khi tổ chức tập huấn.

- HV thảo luận theo từng cặp đôi, liên hệ, nhớ lại kinh nghiệm học tập của mình trước đây với câu hỏi gợi ý (Học/tiếp thu/nhớ tốt nhất khi nào? Trong điều kiện nào? Môi trường/không khí học tập như thế nào? ...).

- HDV đề nghị vài nhóm chia sẻ kinh nghiệm của mình với cả lớp.

- HDV tóm tắt các điều kiện, môi trường học tập giúp người lớn học tập có hiệu quả.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- HV các lớp tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã là lãnh đạo địa phương, cán bộ khuyến học, cán bộ quản lý giáo dục,…

- Với tư cách là người lớn họ có tính độc lập, chủ động cao, có lòng tự trọng cao, có vốn kinh nghiệm sống phong phú. Họ có động cơ, mục đích học tập rõ ràng: Tham dự tập huấn để biết cách giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã. HV người lớn luôn so sánh, đối chiếu những điều được học, được nghe ở lớp tập huấn với kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân, muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

Page 119: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 119

Hoạt động 2: Thảo luận bản chất, vai trò và tác dụng của phương pháp tập huấn cùng tham gia

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa tập huấn cùng tham gia và tập huấn áp đặt/thụ động.

- Trình bày được vai trò và tác dụng của tập huấn cùng tham gia đối với người lớn.

- Nêu lên được một số xu thế đổi mới cách tập huấn hiện nay.

Các bước thực hiện:

- HDV cho cả lớp quan sát và bình luận về hai bức tranh (bức tranh số 1: Cách tập huấn áp đặt một chiều và bức tranh số 2: Cách tập huấn cùng tham gia) theo câu hỏi gợi ý sau “Cách tập huấn nào phù hợp với người lớn? Tại sao?”.

- HDV động viên cả lớp động não, so sánh sự khác nhau giữa tập huấn áp đặt và tập huấn cùng tham gia và ghi lại ý kiến của HV vào 2 cột để tiện so sánh.

- HDV đề nghị cả lớp bổ sung (nếu cần thiết), gộp những ý kiến trùng nhau, từ đó HV tóm tắt sự khác nhau giữa 2 cách tập huấn.

- HV thảo luận cặp đôi về vai trò và tác dụng của tập huấn cùng tham gia đối với người lớn và yêu cầu một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của mình.

Page 120: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN120

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

- HV tóm tắt vai trò và tác dụng của tập huấn cùng tham gia đối với người lớn.

- HDV giới thiệu tóm tắt một số xu thế đổi mới cách tập huấn hiện nay.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Tập huấn cùng tham gia là cách tập huấn phù hợp và có hiệu quả nhất đối với người lớn bởi vì người lớn được tôn trọng, chia sẻ kinh nghiệm, tạo không khí học tập thoải mái. - Tập huấn hiện nay đã và đang được đổi mới theo hướng từ thụ động sang tham gia/ tích cực; Từ áp đặt/nhồi nhét sang tự khám phá ; Từ độc thoại sang đối thoại ; Từ tập trung vào người dạy sang tập trung vào người học; Từ tập trung vào thuyết trình sang tập trung vào tổ chức cho người học được hoạt động.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm và thực hành một số phương pháp tập huấn cùng tham gia

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Trình bày được một số phương pháp tập huấn cùng tham gia (bao gồm định nghĩa, cách tiến hành, ưu, nhược điểm)

- Biết lựa chọn, phối hợp phương pháp tập huấn phù hợp với tình huống sư phạm cụ thể.

Các bước thực hiện:

- HDV tổ chức động não cho HV nêu tên phương pháp tập huấn cùng tham gia đã được nghe, được biết, được tập huấn.

- HDV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ phát tay giới thiệu về một phương pháp tập huấn cùng tham gia (thảo luận nhóm, động não, đóng vai, dùng phiếu thăm dò, tranh luận, nghiên cứu điển hình,…).

- Các nhóm nghiên cứu phương pháp cụ thể được phân công và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp các nội dung sau: Định nghĩa, các bước tiến hành, ưu, nhược điểm của phương pháp đó.

- Các nhóm chuẩn bị thực hành các phương pháp đó (nếu có thời gian).

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

Page 121: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 121

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho người học được tham gia nhiều hơn trong các lớp tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT ở cấp xã, khuyến khích sử dụng các phương pháp (động não, thảo luận nhóm, đóng vai, dùng phiếu thăm dò, tranh luận,…). Mỗi phương pháp có mặt tích cực, hiệu quả khác nhau đối với từng nhóm đối tượng, từng mục tiêu dạy học khác nhau, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định.Vì vậy, điều quan trọng là cần phải biết lựa chọn, kết hợp các phương pháp khác nhau phù hợp với tình huống sư phạm cụ thể (vào mục tiêu, nội dung, đối tượng cụ thể, vào điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, vào quỹ thời gian thực tế…) và đặc biệt vào hiểu biết, kinh nghiệm của HDV về phương pháp đó.

Hoạt động 4: Trao đổi và thực hành kĩ thuật đặt câu hỏi

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được vai trò, ý nghĩa của việc đặt câu hỏi trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã; Các loại câu hỏi và một số yêu cầu chung khi đặt câu hỏi.

- Biết cách đặt câu hỏi mở để khuyến khích người học cởi mở, trao đổi, chia sẻ nhiều hơn.

Các bước thực hiện:

- HDV giới thiệu vai trò, ý nghĩa của việc đặt câu hỏi; Các loại câu hỏi và một số yêu cầu chung khi đặt câu hỏi (Câu hỏi được sử dụng để làm gì? Có các loại câu hỏi nào? Thế nào là một câu hỏi tốt? …)

- Từng cặp hai học viên đặt một câu hỏi đóng và một câu hỏi mở về cùng một vấn đề để cả lớp góp ý. Ví dụ:

+ Tập huấn có hấp dẫn không?

+ Tập huấn hấp dẫn như thế nào?

- HDV nhận xét về kết quả thảo luận của HV.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

Việc biết đặt câu hỏi dẫn dắt, gợi ý có vai trò quan trọng đối với tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT ở cấp xã, trong đó việc đặt câu hỏi mở lại có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó giúp HDV có nhiều thông tin hơn, hiểu

Page 122: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN122

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

rõ hơn về HV của mình và HV có thể cởi mở thoải mái trong trao đổi, chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình. Việc đặt câu hỏi mở không khó nếu HDV có ý thức hoặc chuẩn bị trước.

Hoạt động 5: Trao đổi và thực hành kĩ thuật tổ chức thảo luận nhóm

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được đặc điểm của một cuộc thảo luận nhóm tốt, các cách bố trí, sắp xếp chỗ ngồi.

- Biết cách xử lý một số tình huống thường gặp trong khi tổ chức thảo luận nhóm. Thực hành được một số kĩ thuật (kĩ thuật tổ chức thảo luận nhóm, kĩ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tổ chức trò chơi,…).

Các bước thực hiện:

- HDV giới thiệu mục đích, ý nghĩa của kỹ thuật tổ chức thảo luận nhóm trong tập huấn cùng tham gia.

- Từng cặp đôi HV thảo luận về ba nội dung:

+ Đặc điểm của một cuộc thảo luận nhóm có hiệu quả?

+ Cách phân chia nhóm thảo luận phù hợp?

+ Quan sát, bình luận về cách sắp xếp, bố trí chỗ ngồi thảo luận nhóm ở mô hình có sẵn, theo câu hỏi gợi ý: Cách sắp xếp nào tốt nhất, tại sao?

- Từng cặp đôi HV viết ra giấy A0 kết quả thảo luận và dán lên bảng.

- Các cặp đôi khác quan sát, bình luận, bổ sung.

- HDV cùng HV rút ra những đặc điểm chính của một cuộc thảo luận nhóm có hiệu quả và lưu ý một số cách chia nhóm góp phần làm cho thảo luận nhóm hấp dẫn và có hiệu quả.

+ Chia nhóm theo chủ định: Có thể chia nhóm theo giới tính; theo vùng miền địa lí (thôn/xóm/bản/ấp), theo ngành nghề, theo sở thích theo độ tuổi, theo chuyên môn, nghiệp vụ, theo đặc điểm ngoại hình v.v…

+ Chia nhóm ngẫu nhiên: Có thể chia nhóm ngồi bên phải, nhóm ngồi bên trái. Hoặc chia nhóm thông dụng bằng cách cho HV lần lượt đếm

Page 123: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 123

từ 1 đến 3 hoặc 4, tùy số lượng nhóm cần chia. Tất cả HV số 1 vào một nhóm, số 2 vào một nhóm v.v...Cách chia này giúp HV được giao lưu nhiều hơn, thông tin cần biết không đại diện cho vùng miền, giới tính,...

- HDV chia lớp thành 3-5 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm thảo luận và trình bày cách xử lý một trong các tình huống sau:

+ Một người nói quá nhiều.

+ Thảo luận lan man, lạc hướng.

+ Mọi người chỉ dựa vào ý kiến của một người.

+ Mọi người không tập trung thảo luận.

+ Mọi người không muốn tham gia.

- HDV nhận xét về cách xử lý các tình huống của các nhóm.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

Để tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả, cần lưu ý:- Bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia, đều được phát biểu, thảo luận.- Bảo đảm các ý kiến đều được chú ý lắng nghe và tôn trọng. - Bảo đảm thảo luận đi đúng hướng, đúng trọng tâm. - Bảo đảm không khí thảo luận vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái. - Bảo đảm đủ thời gian cho thảo luận nhóm. - Bảo đảm cuối thảo luận cần có tóm tắt, kết luận và xây dựng kế hoạch tiếp theo.

Hoạt động 6: Trao đổi và thực hành kĩ thuật tổ chức khởi động/tổ chức trò chơi

Mục tiêu: Sau hoạt động này HV có thể:

- Nêu lên được vai trò, ý nghĩa, yêu cầu của việc tổ chức khởi động hoặc tổ chức trò chơi trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã;

- Biết cách tổ chức khởi động hoặc tổ chức trò chơi để tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái.

Page 124: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN124

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Các bước thực hiện:

- HDV tổ chức động não về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức khởi động hoặc tổ chức trò chơi trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã cũng như các yêu cầu đối với việc tổ chức các trò chơi khởi động/học tập.

- HDV chia lớp thành 3-5 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tổ chức 1 trò chơi khởi động hoặc trò chơi học tập cho cả lớp cùng chơi.

- Các nhóm lần lượt tổ chức trò chơi của nhóm trước lớp (nếu có thời gian). Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét và bổ sung.

Kết luận:

- HDV kết luận hoặc gợi ý một số HV kết luận:

- Việc tổ chức các trò chơi khởi động/học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong tập huấn giám sát, đánh giá kết quả xây dựng CĐHT cấp xã, giúp cho người học chuẩn bị tâm thế tham gia tập huấn; Tạo không khí vui vẻ, thoải mái; Giúp HV mạnh dạn, tự tin, hứng thú, dễ hiểu, dễ nhớ,…- Tuy nhiên không nên lạm dụng, kéo dài thời gian (khoảng 10-15 phút là vừa).Nội dung, hình thức cần phải đa dạng; Đơn giản, dễ thực hiện; Thu hút nhiều người được tham gia; Mang tính ganh đua lành mạnh; Phù hợp với đặc điểm người học, phong tục, tập quán của địa phương; Mang tính chất học tập/phục vụ nội dung tập huấn v.v…

Page 125: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 125

TAØI LIEÄU PHAÙT TAY BAØI 4

Tài liệu phát tay hoạt động 3

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓMThảo luận nhóm là gì?Tổ chức thảo luận nhóm là phương pháp thường được dùng trong “Tập huấn cùng tham gia”. Thảo luận nhóm là phương pháp chia HV ra thành các nhóm để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó để đi đến một kết luận hay một giải pháp nào đó.Các bước tiến hành- Bước 1: Giới thiệu chủ đề, vấn đề cần thảo luận. Nêu rõ mục đích, yêu cầu. Chia nhóm, phân công nhiệm vụ- Bước 2: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận. - Bước 3: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình-và yêu cầu các nhóm khác nghe, trao đổi và bổ sung, góp ý.- Bước 4: Tóm tắt kết quả thảo luận của các nhóm.

PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃOĐộng não là gì?Động não là phương pháp kích thích mọi người nói ngay mọi ý nghĩ lướt qua trong óc về một vấn đề đã được HDV nêu ra mà không có một sự bình luận hoặc phê phán đánh giá nào.Các bước tiến hành:- Bước 1: Nêu vấn đề để tất cả mọi cùng suy nghĩ.- Bước 2: Động viên tất cả mọi người suy nghĩ trong vài phút.- Bước3: Yêu cầu từng người nêu nhanh suy nghĩ của mình và ghi lại tất cả mọi ý kiến lên bảng, không được nhận xét hay bình luận gì.- Bước 4: Đề nghị HV xem lại tất cả, gộp các ý kiến trùng nhau, bổ sung và phân loại.- Bước 5: Tóm tắt, kết luận.

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAIPhương pháp đóng vai là gì?Đóng vai là một phương pháp thường được sử dụng trong “tập huấn cùng tham gia”. Trong phương pháp đóng vai, người học diễn tả thái độ của người

Page 126: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN126

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

khác ở những tình huống theo một kịch bản cho trước. Đóng vai được áp dụng nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn thái độ giao tiếp.Các bước tiến hành:- Bước 1: Nêu tình huống và phân vai diễn cho một số HV và yêu cầu HV chuẩn bị vai diễn của mình đúng như kịch bản. - Bước 2: Tổ chức cho nhóm kịch trình diễn và yêu cầu những người khác quan sát, theo dõi và chuẩn bị ý kiến đánh giá.- Bước 3: Tổ chức cho lớp trao đổi về cách ứng xử, thái độ và đề xuất các giải pháp, cách ứng xử và cách giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thểtương tự. - Bước 4: Tóm tắt, kết luận ý kiến của cả lớp.

PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG/NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNHPhương pháp tình huống/nghiên cứu điển hình là gì?Tình huống là một câu chuyện miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu. Phương pháp tình huống là tổ chức nhóm xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận một tình huống, một trường hợp cụ thể nào đó trong thực tế để đạt được mục tiêu của lớp tập huấn đã đề ra.Các bước tiến hành:- Bước 1: Giới thiệu tình huống (phát tài liệu, cho xem băng video v.v…). Chia nhóm, nêu nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc.- Bước 2: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận.- Bước 3: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.- Bước 4: Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận.- Bước 5: Tóm tắt những thông tin, yếu tố, những vấn đề, những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất qua tình huống

PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬNPhương pháp tranh luận là gì?Tranh luận là phương pháp chia người học thành các nhóm để tranh cãi có lí luận, có lập luận chặt chẽ để bảo vệ ý kiến của nhóm về một chủ đề hoặc vấn đề hoặc một quan niệm nào đó. Chẳng hạn, đồng ý hay không đồng ý với quan niệm “Con gái là con người ta”?.Các bước tiến hành:- Bước 1: Nêu vấn đề/quan điểm cần tranh luận.

Page 127: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 127

- Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm theo hai quan điểm trái ngược nhau: “Những người đồng ý với quan niệm đã cho thì vào một nhóm, những người không đồng ý thì vào nhóm khác”.- Bước 3: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận đưa ra lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình.- Bước 4: Tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến của mình và yêu cầu nhóm kia chú ý lắng nghe và chuấn bị có ý kiến lại hoặc phản bác lại.- Bước 5: Tóm tắt ý kiến tranh luận và trình bày quan điểm của mình.

PHƯƠNG PHÁP DÙNG PHIẾU HỌC TẬPPhương pháp dùng phiếu học tập là gì?Phương pháp dùng phiếu học tập là phương pháp dùng các mảnh giấy nhỏ phát cho HV để lấy ý kiến cuả họ về một vấn đề nào đó.Các bước tiến hành:- Bước 1: Nêu vấn đề để tất cả mọi người suy nghĩ đóng góp ý kiến. Phát các mảnh giấy nhỏ cho từng HV và đề nghị viết câu trả lời ngắn gọn của mình vào đó. - Bước 2: Động viên hướng dẫn, gợi ý HV suy nghĩ và viết câu trả lời của mình.- Bước 3: Mời từng HV đọc câu trả lời của mình và ghi tất cả ý kiến lên bảng.- Bước 4: Tổ chức cả lớp thảo luận, nhóm các ý kiến giống nhau lại và gợi ý lớp bổ sung thêm nếu cần thiết.- Bước 5: Tóm tắt, kết luận.

Page 128: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN128

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

TAØI LIEÄU THAM KHAÛO

1. Action Aid Vietnam, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. (2007). Phương pháp tiếp cận giáo dục - phát triển cộng đồng. NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư số 44 /2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 quy định về đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã hội học tập.

4. Phạm Tất Dong. (2014). Thuật ngữ về giáo dục người lớn và xã hội học tập. NXB Dân trí.

5. Bế Hồng Hạnh. (2009). Xác định nội dung học tập vì sự phát triển bền vững. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Viện. Mã số V2009-10-11. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

6. Bế Hồng Hạnh (2014). Xác định hệ thống tiêu chí xây dựng xã hội học tập ở cơ sở xã/phường/thị trấn. Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. Mã số B2012-37-05. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Nguyễn Thị Lan Phương, Dương Văn Hưng, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Lê Thạch. (2011). Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục.

8. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quí Thanh. (2001). Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA). (2008). Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả. NXB Giao thông vận tải.

10. Thủ tướng chính phủ. (2013). Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020”.

Page 129: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 129

11. UIL (Viện Học tập suốt đời UNESCO). (2011). Conceptual Evolution and policy Developments for Lifelong Learning. Edited by Jin Yang and Raul valdes - Cotera. Hamburg, Germany.

Trang web:

12. http://www.slideshare.net/InfoQResearch/hng-dn-thu-thp-v-x-l-d-liu-nh-lng-v-nh-tnh?related=2. Truy cập ngày 16/7/2015.

13. http://kiemdinhcl.duytan.edu.vn/Upload/Announcement/Docu-ments/6-ki-thuat-thu-thap-thong-tin-minh-chung2.doc. Truy cập ngày 16/7/2015.

Page 130: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN130

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHUÏ LUÏCPhụ lục 1

THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Mục đíchMục đích là khái niệm hướng đến các chiến lược lâu dài mang tính định hướng chung và tổng quát. Mục đích không đề cập đến một kết quả trong một thời gian ngắn xác định.

Ví dụ: Mục đích của xã A là sẽ phấn đấu xây dựng được xã hội học tập cấp cơ sở.

2. Mục tiêuMục tiêu là khái niệm hướng đến những kết quả cụ thể có thể đạt được, đo lường được, xác định đạt được ở đâu và ai là người thực hiện, làm cách nào để đạt được kết quả đó trong một khoảng thời gian xác định.

Ví dụ: Mục tiêu của xã A trong năm 2016 sẽ đạt được “Cộng đồng học tập” cấp xã loại tốt với tổng số điểm đạt được từ 85-100 và trong đó không có tiêu chí bị điểm 0.

3. Lập kế hoạchLập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định tất cả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Trong lập kế hoạch, các hoạt động, công việc sẽ được sắp xếp theo một trình tự cụ thể, hợp lý để đạt được các mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng cơ bản của quản lý (Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá).

Lập kế hoạch bao gồm các nội dung sau:

- Xác định mục tiêu và yêu cầu của công việc.

- Xác định nội dung công việc.

- Xác định cách thức tiến hành kế hoạch.

- Xác định việc tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn lực.

Page 131: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 131

4. Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn thể hiện những đặc tính, phẩm chất mong đợi về chất lượng của một hoạt động trong giám sát, đánh giá.

Ví dụ: Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã đã bao gồm ba lĩnh vực nội dung cơ bản của xây dựng XHHT. Ba nội dung này được hiểu chính là ba tiêu chuẩn cho phép đánh giá một cách toàn diện kết quả xây dựng CĐHT cấp xã. Tiêu chuẩn 1: Điều kiện đảm bảo để xây dựng CĐHT; Tiêu chuẩn 2: Kết quả xây dựng CĐHT; Tiêu chuẩn 3: Tác động của CĐHT.

5. Tiêu chíTiêu chí là một công cụ được dùng trong giám sát, đánh giá. Tiêu chí được hiểu là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn, làm rõ nội dung, các mức độ biểu hiện của tiêu chuẩn.

Ví dụ: Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2014, do Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã bao gồm 15 tiêu chí, ví dụ một vài tiêu chí như sau: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã; Hoạt động của BCĐ xây dựng XHHT cấp xã; Sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã.

6. Chỉ sốCác chỉ số giúp đo lường được tiêu chí. Chỉ số cho biết các dấu hiệu đặc trưng của tiêu chí, giúp lượng hóa được thông tin của tiêu chí bằng những con số hoặc những biểu hiện cụ thể.

Ví dụ: Trong phụ lục hướng dẫn đánh giá, cho điểm CĐHT cấp xã (Kèm Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT tạo về Quy định về đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã) đã đưa ra 50 chỉ số. Dưới đây là ví dụ về các chỉ số của một tiêu chí trong phụ lục của thông tư.

Tiêu chí Chỉ số1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền xã.

1.1. Cấp ủy Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng XHHT và thành lập ban chỉ đạo xây dựng XHHT.1.2. Nhiệm vụ xây dựng CĐHT được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của HĐND, UBND. 1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định 89)

Page 132: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN132

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

7. Minh chứng/bằng chứng/chứng cứCác khái niệm minh chứng, bằng chứng, chứng cứ được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau. Sau đây ba khái niệm này được gọi chung là minh chứng.

Khái niệm minh chứng trong nghiên cứu: là những sự kiện, tài liệu hoặc lời nói sử dụng làm thông tin để củng cố một phát hiện, hỗ trợ một lập luận hoặc để đi đến một kết luận. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác.

Đối với các tiêu chí về CĐHT thì minh chứng chính là những văn bản, tài liệu, hồ sơ, sổ sách, hiện vật, số liệu... đã và đang có của xã có liên quan và phù hợp với các tiêu chí để xác định mức độ đạt yêu cầu của từng chỉ số.

Căn cứ vào nội dung hay là những yêu cầu của từng chỉ số nằm trong tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí đánh giá CĐHT cấp xã, cá nhân hoặc nhóm công tác tiến hành thu thập minh chứng tương ứng, phù hợp để xác định địa phương đó đạt hay không đạt yêu cầu của từng chỉ số.

Có bốn loại minh chứng: quan sát (thông qua quan sát trực tiếp đối tượng hoặc sự kiện); tài liệu/tư liệu (có được thông qua văn bản); phân tích (trên cơ sở tính toán và so sánh); các báo cáo (thu được thông qua các cuộc điều tra, khảo sát).

Ví dụ: Trong phụ lục hướng dẫn đánh giá, cho điểm CĐHT cấp xã (Kèm Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về Quy định về đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã) có tiêu chí “Thực hiện bình đẳng giới”, trong đó với chỉ số về cán bộ nữ tham gia quản lý thì các minh chứng cần thu thập như sau:

Chỉ số Minh chứng cần thu thập

Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức đoàn thể xã có nữ tham gia quản lý.

- Danh sách lãnh đạo UBND cấp xã- Danh sách cán bộ nữ làm công tác quản lý ở UBND cấp xã.

8. Nguồn dữ liệu/số liệuNguồn dữ liệu là người cung cấp hoặc nơi cung cấp dữ liệu hoặc thông tin cần tìm hiểu, thu thập.

Cần lưu ý là nguồn dữ liệu tức là người cung cấp hoặc nơi cung cấp dữ liệu cần tìm kiếm chứ không phải phương pháp thu thập dữ liệu. Nguồn dữ liệu có thể là các tư liệu chính thức và không chính thức, từ các cá nhân, tổ chức hoặc từ các văn bản, tài liệu. Việc xác định rõ nguồn dữ liệu sẽ góp

Page 133: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 133

phần giúp cho người thu thập dữ liệu tiết kiệm được thời gian và không bỏ sót dữ liệu.

Ví dụ: Muốn tìm dữ liệu về TTHTCĐ hoạt động hiệu quả hay không, xếp loại gì thì nguồn dữ liệu sẽ có thể tìm được ngay từ ban giám đốc TTHTCĐ, hoặc tại văn phòng UBND xã, hoặc văn phòng UBND huyện, vì những nơi này sẽ lưu giữ hồ sơ, sổ sách, quyết định xếp loại TTHTCĐ.

9. Phương pháp thu thập dữ liệu Khi đã xác định được nguồn dữ liệu, thì người đi thu thập thông tin cần xác định rõ phải sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào để tìm kiếm, thu nhận và xử lý được thông tin, dữ liệu đầy đủ và hiệu quả.

Phương pháp thu thập dữ liệu chính là cách thức và phương tiện để thu thập thông tin và số liệu về một chỉ số hoặc một tiêu chí đánh giá.

Thu thập dữ liệu là một công đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong giám sát, đánh giá. Việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để chọn ra phương pháp thích hợp. Đối với mỗi chỉ số đánh giá CĐHT, nếu dữ liệu không được thu thập đầy đủ thì rất có thể các thông tin sẽ bị bỏ sót, dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác.

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu, trong đó có thể kể tới các phương pháp thu thập dữ liệu thường được dùng trong giám sát, đánh giá XHHT cấp xã như: phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu có sẵn, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thảo luận nhóm, và phương pháp trưng cầu ý kiến/điều tra bằng bảng hỏi (xem cụ thể về từng phương pháp ở mục 5 phần II).,.

10. Đánh giá ngoài và đánh giá trong (tự đánh giá)

Nội dung Đánh giá ngoài Đánh giá trong

Khái niệm

- Đánh giá ngoài (đánh giá độc lập) là hoạt động đánh giá được tiến hành bởi những người, những đơn vị độc lập từ bên ngoài, không thuộc đơn vị được đánh giá. Đối với hình thức đánh giá này, người hoặc đơn vị đánh giá độc lập sẽ lập kế hoạch, quản lý và tiến

- Đánh giá trong (tự đánh giá) là hoạt động đánh giá cá nhân hoặc một đơn vị được tiến hành bởi chính cá nhân hoặc đơn vị đó.

Page 134: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN134

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

hành cuộc đánh giá. - Đánh giá ngoài hướng tới mục đích và mong muốn cải thiện chất lượng của hoạt động cụ thể trên cơ sở đánh giá khách quan, và kết quả đánh giá cũng có thể được dùng để hỗ trợ việc ra quyết định ở cấp quản lý.

- Việc tự đánh giá góp phần xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.

Ví dụ:Đánh giá CĐHT cấp xã theo Thôn tư 44

- Là hoạt động đánh giá của cơ quan nhà nước hoặc cơ quan/đơn vị khác đối với CĐHT cấp xã tại một xã/phường/thị trấn cụ thể.

- Là hoạt động đánh giá của người dân hoặc cán bộ xã/phường/thị trấn đối với CĐHT của chính địa phương mình.

11. Đánh giá định lượng, đánh giá định tính

Nội dung Đánh giá định lượng Đánh giá định tính

Khái niệm

- Đánh giá định lượng là phương pháp đánh giá dựa trên việc thu thập các dữ liệu dưới dạng con số, có thể được phân tích bằng phương pháp thống kê. - Đánh giá định lượng sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lượng – thông tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lường được. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ, thường được sử dụng để trình bày kết quả của phương pháp này.

- Đánh giá định tính là phương pháp đánh giá dựa trên việc thu thập các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả và diễn giải, để đánh giá tính chất hay bản chất của một tiêu chí, chỉ số, hay hiện tượng cụ thể.- Đánh giá định tính thường sử dụng các câu hỏi, hướng mục đích vào tập hợp sự hiểu biết về suy nghĩ, hành động và lý do chi phối hành động đó. Đánh giá định tính thường hướng vào câu hỏi tại sao đưa ra quyết định và đưa ra bằng cách nào.

Ví dụ:Đối với việc đánh giá chỉ số “giảm bạo

- Đánh giá định lượng sẽ chú trọng đến việc tìm dữ liệu về số lượng như:• Số lượng các vụ bạo lực

- Đánh giá định tính chú trọng đến thái độ của các bên liên quan trong vấn đề này. Các câu hỏi cần được trả lời như:

Page 135: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 135

lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức” theo thông tư 44.

gia đình xảy ra tại địa bàn xã trong những năm gần đây?• Số lượng vụ bạo lực gia đình được báo cáo đến chính quyền xã hay hội phụ nữ?• Số lượng vụ bạo lực gia đình người phụ nữ âm thầm chịu đựng?- Từ các số liệu này sẽ có sự so sánh số lượng các vụ bạo lực gia đình qua từng năm hoặc với từng cá nhân để đi đến kết luận về sự tăng hay giảm của các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

• Những tác động về mặt tâm lí đối với phụ nữ khi họ bị bạo lực gia đình là gì? • Tại sao phụ nữ lại ít khi nói ra tình trạng bạo lực gia đình của mình với người khác?…

- Trả lời được những câu hỏi này sẽ cho phép tìm hiểu, đánh giá được bản chất của vấn đề bạo lực gia đình, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục.

12. Dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng

Nội dung Dữ liệu định lượng Dữ liệu định tính

Khái niệm

- Dữ liệu định lượng là các dữ liệu có thể lượng hóa được một cách cụ thể (con số, số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm,…). Thông tin được đo lường hoặc có thể đo lường bằng số lượng và được thể hiện dưới dạng số học hoặc chuyển hóa dữ liệu thành dạng số để phân tích. Dữ liệu định lượng trả lời cho các câu hỏi: Bao nhiêu? Tăng hay giảm? Gấp mấy lần?...

- Trong đánh giá định tính, dữ liệu cần thu thập chủ yếu ở dạng định tính (dạng chữ, không thể đo lường bằng số lượng). Đặc trưng của dữ liệu định tính là ngôn từ và thường mô tả ý kiến, quan điểm, sự hiểu biết, thái độ hoặc hành vi của con người. Dữ liệu định tính trả lời cho các câu hỏi: Thế nào? Cái gì? Tại sao?...

Ví dụ:Đối với chỉ số “Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra

- Ví dụ dữ liệu định lượng của chỉ số này là:• Số lượng trẻ khuyết tật ở địa phương là 25 em.• Số lượng trẻ khuyết tật

- Ví dụ về dữ liệu định tính của chỉ số này là:• Những khó khăn trẻ em khuyết tật gặp phải khi tham gia học tập hòa nhập là: các

Page 136: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN136

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

trường, lớp tham gia học tập hòa nhập” theo Thông tư 44.

ra lớp hằng năm là 19 em.• Như vậy so sánh giữa số lượng trẻ khuyết tật ở địa phương và số lượng trẻ khuyết tật ra lớp hằng năm thì có 6 trẻ không tham gia học tập hòa nhập.

- Dữ liệu định lượng trả lời cho câu hỏi:• Có bao nhiêu trẻ khuyết tật ở địa phương?• Có bao nhiêu trẻ khuyết tật ra lớp hằng năm?

em chưa được đối xử công bằng trong lớp; gia đình em không có người đưa đón nên em không đi học được.• Mong muốn của các em khi tham gia học tập hòa nhập là được đối xử công bằng trong lớp học, được hỗ trợ về xe lăn giúp các em đi lại dễ dàng hơn.- Dữ liệu định tính trả lời cho các câu hỏi:• Nguyên nhân các em không tham gia học tập là gì? • Các em gặp khó khăn gì trong học tập?• Mong muốn của các em?

Page 137: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 137

Phụ lục 2

Thông tư số 44 /2014/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại CĐHT cấp xã

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 44 /2014/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯQUy ĐịNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI "CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP" CẤP XÃ

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CPngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 sửa đổi Điểm b Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Sau khi thống nhất với Hội Khuyến học Việt Nam tại Công văn số 419/CV-HKHVN ngày 06 tháng 11 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

Page 138: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN138

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Thông tư này quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, bao gồm: tiêu chí, hồ sơ, quy trình, trách nhiệm thực hiện đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”.2. Thông tư này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.3. Thông tư này không áp dụng đối với việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương.

Điều 2. Mục đích1. Động viên, khuyến khích phong trào xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.2. Giúp cấp xã tự đánh giá để lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng “Cộng đồng học tập” phù hợp với thực tế của địa phương.3. Giúp ủy ban nhân dân các cấp đánh giá thực trạng xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã và làm căn cứ đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã.2. Hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã.3. Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã.4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã.5. Kết quả phổ cập giáo dục- xóa mù chữ.6. Công bằng xã hội trong giáo dục.7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã.8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên).9. Kết quả xây dựng “Gia đình hiếu học”; “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương”.10. Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hoá”.11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo.12. Thực hiện bình đẳng giới.13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường.14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Page 139: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 139

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Điều 4. Đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”1. Việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã phải căn cứ vào kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí được quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Mỗi tiêu chí có các nội dung cần đánh giá theo các mức độ đạt được và được hướng dẫn cách cho điểm cụ thể tại Phụ lục Hướng dẫn đánh giá, cho điểm “Cộng đồng học tập” cấp xã kèm theo Thông tư này.2. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Các tiêu chí không có minh chứng phù hợp không được chấm điểm.3. Xếp loạia) Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85-100, không có tiêu chí bị điểm 0;b) Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70-84, không có tiêu chí bị điểm 0;c) Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50-69, không có tiêu chí bị điểm 0;d) Loại chưa đạt: các trường hợp còn lại.4. Thời gian kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã được thực hiện vào tháng 12 hằng năm.

Điều 5. Hồ sơ đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”1. Hồ sơ của ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”a) Tờ trình của ủy ban nhân dân cấp xã;b) Báo cáo (kèm theo các minh chứng phù hợp với các tiêu chí) đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của cấp xã, có xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã;c) Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã;Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.2. Hồ sơ của hội khuyến học cấp huyện trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xãa) Tờ trình của hội khuyến học cấp huyện;b) Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã;Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Điều 6. Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”1. Hội khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của xã trình chủ tịch ủy ban nhân dân

Page 140: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN140

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

cấp xã phê duyệt và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.2. Căn cứ kết quả tự kiểm tra, hội khuyến học cấp xã lập hồ sơ và gửi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký tờ trình đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giao hội khuyến học chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.4. Căn cứ vào kế hoạch đã được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hội khuyến họcchủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, hội khuyến học lập hồ sơ trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”cấp xã và công bố công khai.

Điều 7. Trách nhiệm thực hiện1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnha) Chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập của địa phương;b) Căn cứ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã quy định trong Thông tư này và Phụ lục Hướng dẫn đánh giá, cho điểm “Cộng đồng học tập” cấp xã kèm theo, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.2. Sở giáo dục và đào tạoa) Chủ trì, phối hợp với hội khuyến học cấp tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương;b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã trên địa bàn.3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hội khuyến học cấp huyện, phòng giáo dục - đào tạo và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã.4. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo hội khuyến học cấp xã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã; thường xuyên củng cố và nâng cao kết quả đã đạt được.

Page 141: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 141

Điều 8. Điều khoản thi hành1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/01/2015.2. Các ông, bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Uỷ ban VHGDTNTNNĐ của QH; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP ; - Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức XH, nghề nghiệp; - Hội KHVN; - Chủ tịch UBND các tỉnh/TP trực thuộc TƯ; - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; - Các sở GD&ĐT tỉnh/TP trực thuộc TƯ; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

(đã ky)

Nguyễn Vinh Hiển

Page 142: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN142

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------------------------------

PHỤ LỤCHƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

“CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ(Kèm Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014)

TIÊU CHÍ

Mức điểm theo yêu cầu

Điểm đạt

đượcCÁC MINH CHỨNG

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã (8 điểm)

1.1. Cấp uỷ Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng xã hội học tập và thành lập ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (XD XHHT)

2

- Nghị quyết, chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã- Quyết định thành lập hoặc kiện toàn ban chỉ đạo, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên của trưởng ban chỉ đạo

1.2. Nhiệm vụ xây dựn-g”Cộng đồng học tập” được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của HĐND, UBND

2

- Chương trình công tác của cấp ủy Đảng, kế hoạch phát triển KT-XH của UBND trình HĐND qua các kỳ họp hằng năm đã đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng “Cộng đồng học tập” vào các văn bản trên

1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định 89)

2

- Báo cáo tài chính của cấp xã (phần kinh phí chi các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn)- Kế hoạch huy động các nguồn lực của địa phương để hỗ trợ XD “Cộng đồng học tập”

Page 143: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 143

1.4. Cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT

2 Bên bản kiểm tra hằng tháng, hằng quý

2. Hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã (8 điểm)

2.1. Ban chỉ đạo xây dựng được kế hoạch phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương

2 Kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng của ban chỉ đạo XD XHHT

2.2. Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời

2

- Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của ban chỉ đạo- Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng XHHT

2.3. Các thành viên trong ban chỉ đạo được phân công cụ thể và hoạt động thường xuyên và hiệu quả

2

Văn bản phân công công việc cho các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và các thành viên ban chỉ đạo XD XHHT của trưởng ban chỉ đạo XD XHHT cấp xã

2.4. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, XD XHHT, XD “Cộng đồng học tập” được triển khai thường xuyên và có hiệu quả

2

- Các văn bản chỉ đạo hoặc kế hoạch triển khai của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân- Báo kết quả tổ chức tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền và thống kê số người, đối tượng được tuyên truyền. Đánh giá kết quả, tác động của công tác tuyên truyền về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân- Các bài viết tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của cấp xã

Page 144: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN144

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã (8 điểm)

3.1. Có cơ chế phối hợp giữa ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT, trong đó hội khuyến học giữ vai trò nòng cốt

2 Các chương trình phối hợp đã ký kết hoặc văn bản phân công công việc của ban chỉ đạo

3.2. Nhiệm vụ tổ chức học tập suốt đời (HTSĐ) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở địa phương được đưa vào kế hoạch công tác hằng năm của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, doa-nh nghiệp

2

Kế hoạch hoạt động hằng năm của ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức về XD XHHT và kết quả thực hiện kế hoạch

3.3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng, HĐND và chính quyền địa phương đối với sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT. Hằng năm, tổ chức hội nghị liên tịch

2

Các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền hoặc các văn bản phối hợp của các đoàn thể; phê duyệt kế hoạ-ch hoạt động hằng năm của chủ tịch UBND cấp xã

3.4. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp

2 Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm về sự phối kết hợp

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã (15 điểm)

4.1. Có đủ các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập đáp ứng nhu cầu học của trẻ theo quy định của Điều lệ trường mần non

2

Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập thì cho 1 điểm

Page 145: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 145

4.2. Có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND tỉnh, TP. Nếu có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.3. Có đủ trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu của học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học

2

Căn cứ vào Điều lệ trường tiểu học, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế.Nếu có nhưng còn thiếu trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học thì cho 1 điểm

4.4. Có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND tỉnh, TP. Nếu có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.5. Có đủ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học đáp ứng nhu cầu học của học sinh theo Điều lệ trường trung học cơ sở

2

Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học thì cho 1 điểm

4.6. Có ít nhất một trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2 Quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh, TP

4.7. Trung tâm học tập cộng đồng hoặc trung tâm văn hóa, thể thao-học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả được xếp loại tốt

3

Quyết định công nhận xếp loại TTHTCĐ của chủ tịch UBND huyện (được đánh giá và xếp loại theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và của địa phương). Nếu xếp loại khá thì cho 2 điểm, xếp loại trung bình cho 1 điểm

Page 146: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN146

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

5. Kết quả phổ cập giáo dục- xóa mù chữ (14 điểm)

5.1. Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 40% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 3 tuổi đang được nuôi dạy ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.2. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 85% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ 3- 5 tuổi ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.3. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2 Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của UBND huyện

5.4. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 của UBND huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.5. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 của UBND huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.6. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

2

Quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 của UBND huyện.Nếu đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 thì cho 1 điểm

6. Công bằng xã hội trong giáo dục (6 điểm)

6.1. Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp (trẻ em nghèo, trẻ em gái, dân tộc, trẻ khuyết tật …)

2

Quyết định của UBND cấp xã về việc huy động, sử dụng nguồn lực để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường (hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo; cấp xe lăn cho trẻ em khuyết tật; cấp xe

Page 147: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 147

đạp cho trẻ em nghèo tại những vùng khó khăn; hỗ trợ đỡ đầu trẻ em mồ côi; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi...)

6.2. Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập

2

Danh sách trẻ khuyết tật ở địa phương và danh sách trẻ khuyết tật ra lớp hằng năm (căn cứ số điều tra với sổ phổ cập GDMN, GDTH và GDTHCS)

6.3. Có các hình thức tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập

2 Các hình thức tổ chức cụ thể

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã (6 điểm)

7.1. Tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định đạt 95% trở lên (vùng khó khăn: 85% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã có ghi chức vụ (hoặc vị trí công tác), trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước, tin học...đã được đào tạo đến thời điểm đánh giá

7.2. Tỷ lệ cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc đạt 100% (vùng khó khăn: 90% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc

7.3. Tỷ lệ công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đạt 85% trở lên (vùng khó khăn: 75% trở lên)

2

Danh sách công chức cấp xã được bồi dưỡng từng năm của 3 năm gần nhất (chuyên đề gì?, thời gian bồi dưỡng, do cơ quan, cơ sở đào tạo nào mở...)

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên) (4 điểm)

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học

4

Thống kê lập danh sách lao động nông thôn của địa phương và danh sách học viên của các lớp đã mở; sổ đầu bài. Nếu tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng

Page 148: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN148

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

tập cộng đồng đạt 70% trở lên

chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt từ 60-69% cho 3 điểm; đạt từ 50-59% cho 2 điểm; dưới 50% cho 1 điểm

9. Kết quả xây dựng “Gia đình hiếu học”, “ Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương” (7 điểm)

9.1. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” đạt 70% trở lên (vùng khó khăn: 60% trở lên)

3

Số hộ gia đình trong cấp xã; số hộ gia đình được hội khuyến học công nhận “Gia đình hiếu học”. Nếu tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 1 điểm

9.2. Tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập” đạt 60% trở lên (vùng khó khăn: 50% trở lên)

4

Danh sách thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương của cấp xã; các quyết định của chủ tịch UBND cấp xã công nhận thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu “ Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập”. Nếu tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập” đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 3 điểm; đạt từ 40-49% (vùng khó khăn: 30-39%) cho 2 điểm; đạt dưới 40% (vùng khó khăn: 30%) cho 1 điểm

10. Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” (4 điểm)

Tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt 80% trở lên (vùng khó khăn: 70% trở lên)

4

Danh sách thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương của cấp xã; các quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện công nhận thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu “ Khu dân cư văn hóa”. Nếu tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”

Page 149: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 149

đạt từ 70-79% (vùng khó khăn: 60-69%) cho 3 điểm; đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt dưới 70% (vùng khó khăn: 50%) cho 1 điểm

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (3 điểm)

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo hằng năm

3

Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã trước kỳ họp HĐND cuối năm hoặc 6 tháng đầu năm và kết quả điều tra hộ nghèo (Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015). Nếu địa phương không có hộ nghèo thì cho điểm tối đa (3 điểm)

12. Thực hiện bình đẳng giới (6 điểm)

12.1. Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã có nữ tham gia quản lý

1

- Danh sách lãnh đạo UBND cấp xã- Danh sách cán bộ nữ làm công tác quản lý ở UBND cấp xã

12.2. Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức

1 Báo cáo của hội phụ nữ cấp xã

12.3. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập đối với trẻ em trai và trẻ em gái

2 Danh sách trẻ em trai và gái trong độ tuổi đi học

12.4. Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam - nữ trong tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng

2

Thống kê, báo cáo của TTHTCĐ cấp xã (danh sách nam, nữ tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại TTHTCĐ)

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường (4 điểm)

13.1. Môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã

1- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung.

Page 150: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN150

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

đảm bảo xanh-sạch-đẹp

Đường đi lối lại trong thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương, trụ sở UBND xã, khuôn viên các nhà trường, … luôn giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sư phạm- Mọi người được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý

13.2. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 85% trở lên. (Vùng khó khăn: 75% trở lên)

1

Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường

13.3. Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định

1

Trong mỗi thôn (ấp, bản, tổ dân phố) đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom rác thải về nơi quy định để xử lý

13.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường

1

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (4 điểm)

14.1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm được đảm bảo

1 Không có người dân bị ngộ độc thực phẩm

14.2. Các dịch bệnh được khống chế hiệu quả

1 Không có các dịch bệnh hoặc nếu có đã được khống chế, xử lý hiệu quả

14.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% trở xuống

1

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 5 tuổi và danh sách trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Page 151: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãn GIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ

PHAÀN HAI: TAØI LIEÄU TAÄP HUAÁN 151

14.4. Bảo đảm 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

1

Danh sách trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng và danh sách trẻ đã tham gia tiêm chủng theo quy định (do trạm y tế xã cung cấp)

15. Đảm bảo an ninh trật tư, an toàn xã hội (3 điểm)

15.1. Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

1 Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp xã

15.2. Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp, …).

2 Báo cáo công tác phòng chống tệ nạn xã hội của UBND cấp xã

Cộng 100

Page 152: giaùm saùt vaø ñaùnh giaù keát quaû xaây döïng coäng ñoàng hoïc

Taøi lieäu höôùng daãnGIAÙM SAÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ

XAÂY DÖÏNG COÄNG ÑOÀNG HOÏC TAÄP CAÁP XAÕ----------------*----------------

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Địa chỉ: Số 175 Giảng Võ - Hà Nội

Điện thoại: 04 38515380; Fax: 04 38515381Email: [email protected]

Website: www.nxblaodong.com.vn

Chi nhánh phía NamSố 85 Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 08 38390970; Fax: 08 39257205

Chịu trách nhiệm xuất bản:Võ Thị Kim Thanh

Biên tập: Mai HằngTrình bày & bìa: Nguyễn Như Tiến

Sửa bản in: Bùi Thanh Xuân - Nguyễn Lê Vân Dung

LIÊN KẾT XUẤT BẢN:Công ty TNHH Quảng cáo và phát triển thương hiệu Mê LinhSố 10 lô TT2 khu TĐC Phú Diễn, thôn Phú Diễn, xã Phú Diễn,

huyệnTừ Liêm, Hà Nội

------------------------------------------------------------------------------------------------In 150 cuốn, khổ 19x27cm, tại Công ty TNHH Quảng cáo và phát triển thương hiệu Mê LinhĐịa chỉ: Số 10 lô TT2 khu TĐC Phú Diễn, thôn Phú Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà NộiSố xác nhận ĐKXB: ????-2016/CXBIPH/??-???/LĐSố quyết định: ????/QĐ-NXBLĐ, ngày ??/??/2016 Mã ISBN: ???-???-??-????-?In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2016