1601

Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị
Page 2: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tên eBook: Giải Độc Những Ngộ NhậnTrong Quản Trị

Tác giả: David A. J. Axson

Thể loại: Kinh doanh, Quản trị

Giá bìa: 110,000 VNĐ

Số trang: 523

Ngày Xuất Bản: 04-2011

Nhà Xuất Bản: NXB Trí Thức

Nguồn: taisachhay.com

Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-

Page 3: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ebook.comGiới Thiệu: Trong khi toàn thế giới đang vật vã để thoát khỏi suythoái kinh tế, chúng ta hãy tĩnh táo xem xét lại cặn kẽnhững phương thức và quy trình đang thống lĩnh thếgiới kinh doanh, những phương thức đã từng đượcmong chờ sẽ mang lại cách mạng trong hoạt động kinhdoanh và thúc đẩy lợi nhuận, những thực tế cho đếnnay là đầy thiếu sót. Bằng một giọng văn hài hước, "Giải độc những ngộnhận trong quản trị” của David A. J. Axson đã: - Tiết lộ và vạch trần những ảo tưởng trong lối quản trịtruyền thống - Phơi bày những ngộ nhận trong tư duy quản lý

Page 4: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

- Gỡ rối mớ bòng bong ngộ nhận này bằng nhữngchương sách sống động và đề xuất tư duy mới để làmkinh doanh sao cho phù hợp với bối cảnh thế giới ngàynay đầy biến động và bất khả dự báo. Đây là cuốn sách dành cho chính bạn nếu bạn nằmtrong số những người cảm thấy các nguyên lý truyềnthống trong việc hoạch định, dự báo, lập ngân sách,báo cáo, hoạch toán và quản lý rủi ro hiện nay đã trởnên lỗi thời; và nếu bạn muốn tìm thấy một phong cáchtư duy thích ứng hơn để lèo lái con thuyền kinh doanhhiện nay. Giải độc những ngộ nhận trong quản trị sẽgiúp bạn gia nhập vào hàng ngũ của những nhà quản trịthế hệ uyên bác, biết hoài nghi, cân nhắc và quả cảm. Mời các bạn đón đọc Giải Độc Những Ngộ NhậnTrong Quản Trị của tác giả David A. J. Axson.

Page 5: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ

DAVID A. J. AXSON, tác giả cuốnNhững phương thức hữu hiệu nhấttrong hoạch định và quản trị, là chủtịch của Sonax Group, một công ty tư vấnkinh doanh. Ông là cựu chủ tịch hoạchđịnh doanh nghiệp của ngân hàng Bank ofAmerica và là người đồng sáng lập TheHackett Group, đồng thời cũng là mộtdiễn giả có tiếng, một tác giả được yêuthích về chiến lược kinh doanh và quảntrị. Với tầm nhìn tiên phong, David A. J.Axson được đánh giá là nhà lãnh đạo về

Page 6: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tư tưởng trong nghành.

Page 7: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

LỜI BẠT

Khi tôi đẶt bút viẾt sách này, bản thảođầu tiên thật không khác bao cuốn sáchkhác: cũng gồm một số chương và nhữngví dụ trong đời sống thực tế để rút ra mộtsố kết luận hữu ích. Nói ngắn gọn, suýtnữa cuốn sách này sẽ rất nhàm chán. Tôikhông muốn điều đó, đã có quá nhiềuquyển “bách khoa toàn thư” như vậy rồi,cho nên tôi quyết định làm hai điều. Thứnhất, tôi muốn viết một cách dí dỏm.Làm thế nào để người đọc mỉm cười khisuy ngẫm về chuyện lập ngân sách? Liệu

Page 8: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có ai cười được sự phi lý của các báocáo tài chính hiện giờ? Tôi không biết cólàm được hay không, nhưng tôi vẫn muốnthử. Vì vậy, hãy hiểu cho sự mạo muộicủa tôi - và nếu tôi thất bại trong việcđem lại một chút hài hước cho những chủđề trọng đại như thế này - xin quí độc giảnhớ rằng ít ra tôi đã nỗ lực.

Điều thứ hai khác biệt so với bản thảođầu là tôi đã đưa vào các “thực tế” và“hoạt cảnh”. Tôi thích dùng những câuchuyện để minh họa cho ý tưởng. Trongngôn văn của tôi, tôi đã vẩy vào rất nhiều

Page 9: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phép ẩn dụ để giúp độc giả tưởng tượngdễ hơn những điều tôi muốn nói. Nên tôiđã quyết định mạo hiểm: tại sao khôngviết một câu chuyện vừa hấp dẫn, lại vừalà cẩm nang khuyến dụ về những phươngthức quản lý vừa lỗi thời vừa phi khoahọc, nhất là trong thế giới đầy biến độngnhư ngày nay? Và với tinh thần này, cácbạn sẽ dõi theo câu chuyện về những thửthách và khổ ải của đội ngũ quản lý thuộccông ty cruciant Inc. trong sách này.

cruciant là một công ty quốc tế trị giá 3tỷ đôla Mỹ, đang phát triển rất nhanh và

Page 10: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyên cung cấp các dịch vụ tiên tiếncho cả hai thị trường doanh nghiệp vàngười tiêu dùng. Tôi sẽ không nói rõcruciant hoạt động cụ thể trong lĩnh vựcgì, và các bạn sẽ hiểu lý do tại sao. câuchuyện truyền kỳ về cruciant sẽ minh họacho khả năng phá hoại của những ngộnhận về các phương pháp quản lý đượccho là thần kỳ trong thế giới biến độngngày nay.

Sau mỗi hồi về cruciant, tôi sẽ đưa cácví dụ và bài học có thật và kết thúc cácchương sẽ là mục Hành động, tóm tắt các

Page 11: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều mà bạn cần nhớ nằm lòng.

Và khi chúng ta bắt đầu cuộc hành trìnhchu du qua các mê cung của “nhữnghuyền thoại” quản lý, các bạn sẽ nhanhchóng nhận ra rằng, trong thế giới sónggió ngày nay, thực tế quả tình còn lạ lùnghơn cả hư cấu.

Page 12: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

LỜI GIỚI THIỆU

Đối với công việc điều hành kinhdoanh ngày nay, cả về lý thuyết lẫn thựctiễn, thực ra chỉ có hai vấn đề. Thứ nhất,chúng ta quá coi trọng chủ đề này, có thểthấy qua hằng hà sa số sách trong hiệusách, và thứ hai, chúng ta quá cả tin. Đaphần những tri thức được truyền đạt vềđiều hành chỉ là lý thuyết suông và vôbổ. các bài thuyết giảng về phương thứctrả lương theo hiệu suất hoặc áp dụngcông nghệ để tăng sức cạnh tranh thoạtnghe có vẻ rất chí lý nhưng hiếm khi

Page 13: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đúng trong thực tế. Mục tiêu của tôi khiviết cuốn Giải độc những ngộ nhậntrong quản trị là xem xét một cáchnghiêm túc và thẳng thừng về những điềuhuyền hoặc trongquản lý ngày nay.

Mầm mống cho sự ra đời của cuốn sáchnày đã xuất hiện ngày mùng 5 tháng 9năm 1983. Vào ngày này có một gã 21tuổi, là tôi, với đôi chút kiêu ngạo nhưngđầy non nớt, bắt đầu làm việc cho mộtngân hàng ở London. Ngày hôm ấy, tôi tựhỏi “Tại sao chúng ta lại làm theo kiểunày? Thật là vô lý”. - và tôi vẫn hỏi câu

Page 14: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đó liên tục cho đến ngày nay. Đầu tiên,tôi tưởng mình còn thiếu hiểu biết và vớithời gian cùng kinh nghiệm, tôi sẽ vỡ ranhững “bí ẩn” của phương cách điềuhành hiện đại. Nhưng tới bây giờ thì vẫnkhông. Giờ đây, tôi chẳng có gì mấy đểmà tự kiêu - nào là gia đình, con cái, tócrụng, bụng phệ, nhưng tôi vẫn tự hỏi câunày vài lần mỗi ngày. Từ lâu, câu hỏinày, hay đúng hơn là sự hoài nghi này đãtrở thành động lực thúc đẩy tôi theo đuổicon đường cố vấn quản trị cho các côngty, một nghề mà việc hỏi những câu hỏithoạt nghe ngờ nghệch lại chính là kỹ

Page 15: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năng cực kỳ quan trọng. Và rồi năm 2008ập đến.

chỉ trong vài tháng, hầu hết các khuônkhổ của nền quản lý hiện đại sụp đổ. cáccông ty khổng lồ cúi mặt lầm lũi, cácchiến lược bị bỏ rơi, kế hoạch ngân sáchtrở nên vô dụng, và điều chắc chắn duynhất là các dự báo sẽ sai. Thêm vào đólà thất bại của các chính sách bồithường, sự bất lực của thị trường trongviệc định giá tài sản, và sự vắng mặt gầnnhư hoàn toàn của tín dụng liên tục nhiềutháng trời; và thế giới đã vĩnh viễn không

Page 16: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

còn như xưa.

Thú vị hơn nữa, những biến động kinh tếnày diễn ra trong bối cảnh trật tự toàncầu cũng biến động và thay đổi ào ạt:khủng bố tại Mumbai, Trung Quốc trởthành nền kinh tế lớn thứ hai trên thếgiới, giá dầu thô nhảy lên 147$/1 thùngrồi lại tụt ào xuống còn 35$, dịch cúmnhỏ tại Mexico trở thành đại dịch toàncầu trong vòng 7 ngày, nước Mỹ - nềnkinh tế lớn nhất thế giới - cũng xáo trộnvề chính trị, và ý thức bảo vệ môi trườngtrở thành yếu tố thiết yếu trên mọi lĩnh

Page 17: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vực trong kỷ nguyên mới này.

Khi nhìn lại thập niên đầu của thế kỷXXI, các sử gia chắc chắn sẽ đánh dấuđây là thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyểnbiến của nền thương mại trên toàn thếgiới.

Và tôi còn đồ rằng năm 2008 sẽ đượcxem như là mốc sự kiện vô cùng quantrọng giúp bóc trần sự vô dụng của cácphương cách quản lý đã thống trị giớithương mại trong hơn nửa thế kỷ qua.Quãng thời gian sóng gió này ít nhất cómột ý nghĩa tốt: nó khiến cho việc đánh

Page 18: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá lại phương cách quản lý thương mạitrở thành một nhu cầu cấp bách chứkhông còn là một đề tài nghiên cứu thú vịnữa. Giới quản lý khắp mọi nơi đang ngộra rằng các khuôn luật về hoạch định, dựbáo, lập ngân sách, soạn báo cáo, thốngkê và quản lý rủi ro đang trở nên lỗithời.

Thế giới giờ đây đã biến tướng, khôngcòn là một loạt những nền kinh tế gắn kếtlỏng lẻo với những mối liên thông đượctiên đoán một cách khá rõ rệt. Thế giớigiờ đây đã trở thành một mạng lưới phức

Page 19: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạp mà một sự kiện nhỏ ở tầm mức địaphương có thể nhanh chóng tác động đếntoàn cầu. Khủng hoảng năm 2008 có thểbắt nguồn từ bộ phận tài chính nhưng chỉtrong vài tuần đã lan ra tất cả các bộphận trong tất cả các nền kinh tế trên thếgiới - bằng chứng của một hệ thống quảnlý rủi ro có vẻ tinh vi nhưng đầy lỗ hổngcủa ngành tài chính. Như Thủ tướng NgaVladimir Putin đã nhận xét trong bài phátbiểu của ông tại Diễn đàn Kinh tế Thếgiới vào tháng 1/2009 tại Davos, ThụySĩ:

Page 20: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“chúng ta đang đối mặt với cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu thực sự đầu tiên,và cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biếnvới nhịp độ trước đây chưa từng có”.

Trong quá khứ, một sự kiện xảy ra ở mộtnơi nào đó trên thế giới thường chỉ đượcbiết đến qua một mẩu tin ngắn đăng tải ởnơi khác. Nhưng trong thế giới toàn cầuhóa hiện nay, những vệt sóng gợn có thểnhanh chóng biến thành sóng thần.

Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ.Trong thế giới đầy biến động ngày nay,các quy tắc quản lý, những hệ số đánh

Page 21: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá, quy trình sáu sigma, các chuẩn mựcvà phương pháp làm việc liệu giúp íchđược gì không? Dựa vào bằng chứngtrong những năm qua, câu trả lời làkhông.

Trong những năm tới, chắc hẳn người tasẽ có vô số các cuộc “truy vấn” để nhìnlại và tìm ra nguyên nhân của cuộc khủnghoảng. Những nghi phạm quen thuộc nhưlòng tham, sự ngu dốt, luật lệ quá rườmra, hoặc quá lỏng lẻo, tất cả những gìdính líu đến “Mỹ”, và có khi cả sự nónglên của trái đất cũng sẽ bị đặt vào vòng

Page 22: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghi vấn. chúng ta cũng nên đặt cácnguyên tắc cốt lõi nhất trong phươngcách quản lý vào danh sách “nghi phạm”này. các tập đoàn hiện nay tràn ngập cáccông cụ quản lý không có khả năng hoạtđộng hiệu quả trong giai đoạn đầy bấttrắc và biến động này. cốt lõi của cácchương trình quản lý được xây dựng dựatrên chiến lược nhiều năm, ngân sáchhàng năm, dự báo theo quý, báo cáo hàngtháng và nguy hiểm nhất là chính sáchkhen thưởng vốn có khả năng lầm tưởngthất bại như một sự thành công. Ý nghĩacủa điều này khá hệ trọng. Những quy

Page 23: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trình bài bản mà các tập đoàn đã áp dụnghàng chục năm qua sẽ không còn hiệuquả nữa. Những thất bại trong kinh doanhvà những vụ sụp đổ giá trị cổ phiếu bởicác biến động ào ạt và mạnh mẽ trongnền kinh tế như hiện nay đã xác nhận rõrệt với các nhà quản lý rằng phương thứcquản lý của họ đã trục trặc không cách gìkhắc phục được nữa. Thực ra vấn đề còntệ hơn thế: rất nhiều phương thức quản lýlâu năm mà các công ty đang bám theođã trở nên nguy hiểm khôn lường bởi vìchúng tạo ra cảm giác an toàn giả tạo vàche lấp thực tế thị trường đầy biến động.

Page 24: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các quá trình hoạch định, lập ngân sáchhay dự báo, báo cáo, phân tích thị trườngđã từng được kiểm nghiệm và tin dùngthì nay đều không đáp ứng được tốc độ,biến động và tính phức tạp của thịtrường. chúng ta đang vận hành nhữngdoanh nghiệp của thế kỷ XXI theo cácphương pháp của thế kỷ XXI.

Những vết rạn nứt đầu tiên xuất hiện vàonhững năm 90, khi công nghệ và toàn cầuhóa đã khiến thị trường được định nghĩalại (ví dụ, có cần phải vào hiệu sách mớimua được sách) và nguồn cung (ví dụ, tại

Page 25: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sao phải xây nhà máy tại Ohio? Saokhông ký lại hợp đồng với ai đó tại ẤnĐộ, Trung Quốc hay Việt Nam?) côngnghệ cùng với môi trường luật lệ khálỏng lẻo dẫn tới tình trạng bùng nổ vềmặt đa dạng và phức tạp của các phươngthức tài chính và chứng khoán hóa trênquy mô toàn cầu. các nhân viên kiểmtoán còn phải vất vả để theo kịp chứđừng nói đến cấp quản lý nắm quyềnquyết định trong tay.

Đúng là một thế giới khác!

Page 26: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi ngồi nghe bài phát biểucủa Putin vào tháng 1 năm2009, tôi giật mình vì haiđiều. Thứ nhất là ông tahoàn toàn đúng. Thứ hai, làmột người lớn lên trongchiến tranh lạnh, tôi cảmthấy thật lạ lùng khi ngồinghe một người Nga phântích kinh tế! Tôi nhớ rất rõ

Page 27: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lần thăm Liên Xô hồi năm1977, khi tôi còn là một cậubé trung học 15 tuổi. Nhằmlàm cho chuyến đi mangmàu sắc giáo dục (tuy thựcra tôi học được rất nhiều vềkinh tế khi đổi bút bi lấyrượu Vodka ngay ngoài điệnKremlin), chúng tôi tham dựmột bài giảng về phép lạ

Page 28: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kinh tế mang tên Liên Xô.Người ta vẽ biểu đồ lạmphát của Liên Xô từ sau Thếchiến thứ Hai: một đườngngang thẳng tắp ở ngay mức0%. cùng vào thời điểm đó,Anh đang hứng chịu mộtđợt lạm phát rất cao, chonên đấy là một con số đángnể. Sau đó không lâu, chúng

Page 29: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi đi thăm trung tâm muasắm Gum lớn nhất ởMoscow, năm ngay đối diệnđiện Kremlin trên Quảngtrường Đỏ, và tôi hiểu ngaytại sao lạm phát không tồntại - chẳng có gì ở đấy đểmua cả! Với những ấn tượngban đầu đấy, tôi thấy cực kìhoài nghi về việc một người

Page 30: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nga (và từng là đảng viêncộng sản và nhân viên KGB)có thể đưa ra những nhậnxét kinh tế chuẩn xác vềquản lý và điều hành trongthế giới biến động thời nay.Nhưng những gì Putin đãnói vô cùng hợp lý! Thứnhất, ông chỉ ra đúng thờiđiểm khi nền kinh tế toàn

Page 31: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cầu đi xuống năm 2008, vàông ta ví nó với một cơn bãohoàn hảo và khuyên:“Những ai có trách nhiệm,quyền lực và hiểu biết cầnphải chuẩn bị”. Ông vạch ramột số lý do mà ông chorằng có thể dẫn đến sự thiếuchuẩn bị, đó là luật lệ lỏng,lòng tham và không chịu

Page 32: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thừa nhận rủi ro. Nhưng đốivới một đứa con của thời“chiến tranh Lạnh” như tôi,điều Putin nói làm tôichoáng váng nhất là “Sự canthiệp quá độ của nhà nướcvào nền kinh tế và niềm tinmù quáng rằng nhà nước cósức mạnh vạn năng có thể làmột sai lầm nghiêm trọng

Page 33: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nữa”. Hẳn là chúng ta đãtiến một bước dài trong 20năm qua, khi giờ đây chúngta lại ngồi nghe một ngườiNga cảnh báo cho nước Mỹvề mức độ can thiệp vượtmức của chính phủ. Tôiphải kể thêm rằng tôi đãquay lại Moscow sau 32năm kể từ lần đầu tiên vào

Page 34: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1977, và quay lại Gum: giờthì hàng hiệu chất đầy lênđến nóc - lạm phát thì cócao hơn, nhưng ít nhất bạncó thể mua một cái ví Guccitốt.

cách thức quản lý truyền thống được thiếtlập không dành cho mục đích hoạt động,hay nói đúng hơn là không phù hợp đểhoạt động trong một môi trường đa dạng

Page 35: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với tốc độ thay đổi nhanh. Hơn thế nữa,các công ty phải vật vã đối đầu với hàngloạt sự kiện đe dọa phá vỡ tình trạng cânbằng: bong bóng internet, sự kiện 11/9,hậu quả Enron và Sarbanes-Oxley, bãoKatrina và Rita, sóng thần tại châu á vàcuối cùng là khủng hoảng 2007-2008. Sựbiến động giờ đây đã trở thành chuyệnbình thường và dự báo thì hoàn toàn vôdụng, thế nhưng các công ty vẫn mùquáng bám lấy những kế hoạch ngân sáchchi li và những dự báo cũng chi tiếtkhông kém về một tương lai đầy bất trắc.Tất nhiên, càng chi tiết thì lại càng mâu

Page 36: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thuẫn. Đây là những vấn đề rắc rối mangtính hệ thống, và ơn trời là chúng chỉdừng lại ở con số 6!

chiẾn lưỢc có tác dỤng rẤt ít vàonhỮng giai đoẠn bẤt đỊnh và biẾn đỘng

VớI RẤT NHIềU cÔNG TY, chiến lượcđã trở nên một thứ quá máy móc và đánhmất sự linh hoạt, như chiến lược ngoancố tập trung vào xe tải và dòng xe SUVcủa General Motors hay việc Kodaklưỡng lự không chịu nhìn nhận sự pháttriển vũ bão của nhiếp ảnh kỹ thuật số.

Page 37: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tôi đã thấy quá nhiều các chiến lượcphát triển bị biến thành các kế hoạch tàichính vài năm với những con số thànhquả tùy tiện thay vì những lộ trình dẫnđến những cái đích hoặc thành công nhấtđịnh. Hậu quả là khi tình hình diễn rangoài dự đoán, các công ty bị chững lại,mất hết tự tin và không dám đưa ra quyếtđịnh gì. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãyxem xét lại một số nguồn gốc binh phápcủa các chiến lược kinh doanh. B.H.Liddell Hart đã viết trong cuốn sách kinhđiển chiến Thuật1 về tám định lý cănbản, trong đó có năm định lý tôi thấy rất

Page 38: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hợp với cho các doanh nghiệp:

1. Điều chỉnh mục đích phù hợp với khảnăng. Mong muốn thành công phải tươngxứng với nội lực.

2. Luôn ghi nhớ mục đích ban đầu dùđang tùy cơ ứng biến. Suy thoái 2007-2009 rõ ràng đã làm thay đổi nhịp độ vàchiến thuật mà các công ty theo đuổi,nhưng không làm thay đổi mục đích củahọ. Một số công ty lớn đã nắm bắt đượccơ hội trong suy thoái: Disney, Johnson& Johnson, Pfizer, Oracle và IBM đềutận dụng cuộc suy thoái một cách thành

Page 39: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công để thu về những khoản tài sản vớigiá hấp dẫn.

3. Hãy chọn một phương thức hoạtđộng có thể dẫn đến nhiều mục đích. cảGeneral Electric và IBM đã thành côngtrong việc chuyển hóa công ty từ chỗ chỉchuyên sản xuất sang kinh doanh thêmcác lĩnh vực dịch vụ đa dạng liên quanđến lĩnh vực truyền thống của họ với lãiròng cao hơn và triển vọng phát triểntươi sáng hơn.

4. cả kế hoạch lẫn triển khai đều phảilinh hoạt. Sự chậm trễ và bất lực của

Page 40: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các nhà sản xuất xe hơi Mỹ trong việcđiều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng cũng như tình hình kinhtế, để cắt chi phí nhân công (đặc biệt làlương hưu và bảo hiểm y tế), hoặc đểhợp lý hóa mạng lưới phân phối kềnhcàng đã khiến cho hai trong số ba công tylớn nhất phá sản.

5. Không bao giờ tái tấn công trêncùng một lĩnh vực (hoặc với cùng mộthình thức) sau khi đã thất bại. Đã baonhiêu lần các hãng hàng không cố gắngcạnh tranh với Southwest Airlines?

Page 41: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta đã có continental Lite, United’sTed và Delta’s Song. Kmart sau ba mươinăm kèn cựa với Wal-Mart cũng đã gụcvà sáp nhập với một gã khổng lồ bại trậnnữa là Sears. Trong khi đó, Target lạithành công trong việc vận dụng một cáchthức kinh doanh khác biệt và ăn nên làmra ngay trong lòng thế giới bị thống trịbởi Wal-Mart.

KẾ hoẠch hoẠt đỘng và Ngân sách tẠora Ảo tưỞng về an toÀn.

“KHÔNG SAO ĐÂU, khoản đó cótrong ngân sách” là một câu trả lời đủ

Page 42: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sức cất gánh nặng cho bất kỳ ai; nhưngnếu ngân sách được vạch ra dựa trênphán đoán sai lầm thì sao? có bao nhiêungân sách dự trù được cú sốc giá dầuhỏa vọt lên $147 một thùng rồi rơi xuống$35 một thùng chỉ trong vòng vài tháng,hay đoán được sức mua ôtô giảm 20%hay sức mua nói chung giảm 8% vàocuối năm 2008?

cách hoạch định ngân sách truyền thốngluôn dựa trên giả định thị trường sẽ ổnđịnh. Hiệu suất trong quá khứ được sửdụng để dự đoán hiệu suất tương lai và

Page 43: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách này áp dụng tốt suốt nửa thế kỷ -hầu như là vậy. Hiếm khi trong lúc lên kếhoạch, người ta nghĩ đến một hiện tượngchấn động về kinh tế, chính trị hay xãhội, và không ai dành thời gian bàn luậnvề tác động của sự thay đổi hành vi củacác đối thủ cạnh tranh hay khách hàng.Kế hoạch hoạt động và ngân sách là bứctranh thể hiện rõ cách nhìn chủ quan củacông ty về tương lai của chính họ. Bạncó thể biết được chính xác số tiền mộtcông ty định dùng cho việc đi lại, nhưnghãy thử tìm xem công ty đó định đầu tưbao nhiêu để giữ khách hàng thân thiết.

Page 44: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kế hoạch và ngân sách là cách nhìn củamột người kế toán, chứ không phải củangười quản lý. Và trong thế giới hiệnnay, điều đó đã trở thành trò đùa.

Báo cáo quẢn lý dỰa trên thẾ giới quanlỖi thỜi

BáO cáO QUẢN LÝ cũng được lập theođịnh dạng giống hệt ngân sách, hệ quả làtính hữu dụng của nó cũng chỉ đến thế. cóbao nhiêu công ty vừa có thể cho bạn consố chi phí đi lại, vừa có thể chỉ ra con sốđó đã tạo thêm bao nhiêu doanh thu chocông ty ? Rất ít. chúng ta có một hệ thống

Page 45: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

báo cáo và kiểm kê vận hành bởi chi phíchứ không phải bởi lý do chúng ta cần cócác chi phí đó. Mặc dù tiền tỷ được đầutư vào các hệ thống dữ liệu và quản lýthông tin, ít nhà quản lý nào có trong taythông tin hữu dụng cho các quyết địnhcủa mình.

Làm tốt bỊ phẠt, làm tệ đưỢc thưỞng

HầU HẾT các công ty đều khen thưởngdựa trên việc đạt chỉ tiêu kế hoạch vàngân sách đề ra. Như đã nói, tạo ra đượcmột kế hoạch ngân sách tạm ổn thời naylà rất khó, vậy tại sao lại khen thưởng

Page 46: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dựa trên một đống số vô dụng? Thực sựvấn đề còn tệ hơn thế. các nhà quản lýthường được thưởng bộn cho những hiệusuất bám theo chỉ tiêu nhưng lại có thể bịphạt dù đã nỗ lực hết mình, đơn giản chỉvì chỉ tiêu có thể chẳng liên quan gì đếnthực tế.

Đầu tư cho đào tẠo mỘt cách yẾu kémvà sai lệch

cÂU cỬA MIệNG cỦA các cEO thườnglà về giá trị quý giá của đội ngũ nhânlực, nhưng nực cười là hễ có dấu hiệubất ổn thì chi phí này bị cắt giảm đầu

Page 47: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiên. Điều đó giúp chúng ta xác địnhđược giá trị thực sự mà các công ty nghĩvề đội ngũ nhân viên của mình. Ngoàichuyện đầu tư cho đào tạo thất thường,phần lớn các chương trình đào tạo đều bịsai hướng. các chương trình không đảđộng đến những kỹ năng quyết định chosự thành công của thế giới ngày hôm nay- đó là khả năng lèo lái trong tình hìnhbất định và mơ hồ của thị trường, tìmhiểu và khai thác công nghệ mới để đạtlợi thế cạnh tranh, thích ứng với môitrường toàn cầu, làm việc và hợp tácxuyên biên giới. chúng ta đào tạo nhân

Page 48: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

viên dùng Microsoft Excel nhưng khônggiải thích cho họ ý nghĩa đằng sau nhữngcon số ấy.

công nghệ đã tỎ ra kém hiệu quẢ trongviệc cẢi thiện quẢn lí, thẬm chí còn làmthui chỘt năng lỰc quẢn lý

các DOANH NGHIệP ĐÃ ĐầU TƯHÀNG NÚI TIềN VÀO cÔNG NGHệTRONG NỬA THẾ KỶ QUA. Sự tácđộng là khá rõ rệt, nhưng nếu xét về khíacạnh quản lý, công nghệ chỉ làm thông tingia tăng về số lượng chứ không hẳn làchất lượng. các công ty cũng tự trói mình

Page 49: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vào cái vòng báo cáo theo lịch. Thôngtin được báo cáo theo tuần, tháng hayquý mà không cần biết chuyện gì đangxảy ra trên thế giới. Hầu như ta không thểcó ngay báo cáo mà phải chờ phòng kếtoán kết sổ, mất từ 5-10 ngày.

Nếu muốn thích nghi với thế giới đầybiến động nhưng lý thú ngày nay, chúngta không thể tiếp tục quản lý theo từngđợt thời gian niên lịch như vậy được.chúng ta cần những công cụ mới, thực tếvà hữu dụng trong một thế giới mới, nơimà:

Page 50: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

• Thị trường luôn có khả năng biếnđộng cao bởi sự tương thuộc khôngngừng gia tăng giữa khách hàng, nhà cungcấp, cơ quan quản lý và thị trường.

• Những sự kiện được coi là đặc biệttrong quá khứ giờ đây có thể xảy ra đềunhư cơm bữa. các công ty cần phải hiểuđiều này và biết cách ứng phó với nhữngdiễn biến bất ngờ, cả tốt lẫn xấu.

• cơ hội tăng khả năng cạnh tranh và sựkhác biệt sẽ ngày càng phụ thuộc vào khảnăng dẫn đầu thị trường của một công ty(ví dụ, Apple luôn nỗ lực làm sản phẩm

Page 51: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của mình lỗi thời bằng cách cho ra sảnphẩm mới tốt hơn nhằm bảo đảm vị thếdẫn đầu) hay khả năng chớp thời cơ (vídụ như việc McDonald và Wal-Mart tậndụng thành công xu hướng người tiêudùng quay lại với các sản phẩm giá rẻ).

chúng ta cần một thế hệ quản lý mới hiểubiết hơn, đa nghi hơn, nhanh nhạy hơntrong việc nhận ra các nguy cơ và quyếtđoán trong việc đưa ra các quyết định.Như Alfred P. Sloan đã nói nửa thế kỷtrước: “công nghệ hiện đại đang pháttriển với tốc độ cao khiến cho việc nắm

Page 52: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giữ thực tế luôn luôn là một yếu tố thiếtyếu... ”

Điều tôi thỰc sỰ nghĩ!

LÝ LUẬN MỘT cácH BÌNH TÂM ĐẾNTHẾ LÀ cÙNG, đây là điều mà tôi thựcsự nghĩ:

chúng ta đã hoàn toàn thất bại! công tácquản lý đã mất hết ý nghĩa thực tiễn.chúng ta đang bị chôn vùi dưới cáckhuôn khổ, lý thuyết, mô hình, công cụ,hệ thống, chuẩn điểm, năng lực, nhiệmvụ, đánh giá và nhận xét. Khi thế giới giờ

Page 53: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đây ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đầybiến động và bất định, các nhà quản lýphải đặt dấu hỏi về phương thức quản lýtruyền thống. Tại sao một việc đơn giảnlà đưa ra một mặt hàng hay dịch vụ chomột khách hàng đang cần, với giá cảchấp nhận được và thu lợi nhuận phảichăng cho người đầu tư lại trở nên phứctạp như vậy? chúng ta đã bị sự phức tạplàm cho mù quáng. Tất cả các thứ ấy đềuchỉ là “bốc phét”, và đây là lúc chúng tacần tỉnh táo nhìn nhận lại thực tế.

Bức tường Berlin sụp đổ đã hơn hai

Page 54: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mươi năm nhưng chủ nghĩa chuyên chếvẫn còn đang sống rất khỏe ngay tronglòng các tập đoàn. các công ty tiêu tiền tỷnhằm chuẩn hóa mọi khía cạnh hoạt độngcủa họ - hay nói theo cách khác, các quitrình tái diễn và các tiêu chuẩn toàn cầulà trò chơi ưa thích của các công ty này.chúng ta đang ngày càng bị cuốn vàoviệc tạo ra mô hình đa năng, nơi tínhđồng bộ hóa được tôn sùng. Vài chụcnăm trở lại đây, các tập đoàn đổ xô nhaulao vào các trào lưu mốt quản lý mới.Đó là một danh sách dài đằng đẵng, màcó thể kể một số như: đơn vị kinh doanh

Page 55: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chiến lược, lập ngân sách toàn diện, tínhchi phí theo hoạt động, năng lực cốt lõi,quản lý chất lượng toàn diện, sáu sigma,sản xuất tinh gọn, thẻ điểm hiệu suất, dựbáo biến động, tái cơ cấu, thông lệ tốtnhất, thuê ngoài, hoạch định tài nguyêndoanh nghiệp, hoặc kết nối lên web. Tấtcả đều hứa hẹn đột phá trong hoạt độngkinh doanh và năng suất; đúng là đã cóhiệu quả lớn trong năng suất, chất lượng,chi phí, nhưng với thực trạng thế giớimới đầy xáo trộn, liệu các công ty có thểchèo lái tốt hơn không? cho tới năm2008, rất nhiều người nghĩ là có, nhưng

Page 56: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giờ thì không.

Thật thú vị khi các công ty nổi bật vì mộtlý do rất đơn giản - họ làm một điều gìđó khác biệt. Thử nghĩ về Apple,Google, Southwest Airlines, Toyota,Nintendo, Disney hay Wal-Mart. Đúng làhọ tiêu chuẩn hóa nhiều thứ hợp lý,nhưng họ hiểu rằng sự dị biệt đồng nghĩavới sáng tạo. Bạn biết các công ty nàytiêu biểu cho điều gì, và họ khiến bạnhành động. Bạn nhớ lại xem có khi nàođi vào một trung tâm mua sắm và nghĩbụng: thật là một tiệm giày độc đáo; hoặc

Page 57: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn có bao giờ nhớ đến một đại lý môigiới nhà đất khiến bạn xúc động bởi cungcách phục vụ? Hay một chương trìnhtruyền hình? Một cây xăng? Một ngườikế toán?

cuộc chiến chống lại chủ nghĩa quản lýchuyên chế đã nổ ra, và đây là tuyênngôn. “Hãy vứt bỏ thói kiêu ngạo, lọc ranhững ngu muội trong quản lý, hỏi nhữngcâu ngớ ngẩn, hy sinh hết những thứ tếthần và trên hết, hãy giữ đầu óc thực tế”.

Đã đến lúc phải dùng lý trí. Mọi việckhông cần thiết phải phức tạp. Đáng tiếc,

Page 58: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rất nhiều học giả, cố vấn và nhà cung cấpcông nghệ kiếm được tiền nhờ rao bán sựphức tạp; nhưng tôi biết trong thâm tâm,bạn là kẻ ít nhiều đa nghi. Bạn biết hầuhết các cách quản lý đều lố bịch, nhưnglàm sao có thể thoát ra đây? Dù sao đinữa, thật là táo tợn khi dám nghi ngờ trítuệ của biết bao nhiêu người - từ cácgiảng viên, giáo sư, cho đến sếp của bạn.Liệu bạn có đủ dũng cảm?

Page 59: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 1

Sứ mệnh, tầm nhìn và các THÚ TIÊUKHIỂN XA XỈ KHác

Tuyên ngôn về sứ mệnh và tầm nhìnhiện đang là nhu cầu bức bách đối vớicác công ty, hiểu nôm na nghĩa là khôngmột công ty nào từng vỗ ngực xưng tênmà khi phá sản lại không mang theo vàicâu xuống mồ. Không một công ty nàodám dấn thân vào thị trường mà khôngdõng dạc phát biểu tuyên ngôn sứ mệnhvà tầm nhìn. Bất kỳ ai để mắt đến các tập

Page 60: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đoàn làm ăn phát đạt đều thấy nhan nhảnthứ hành trang chiến lược “mềm” này.Hết thảy các tập đoàn lớn như SouthwestAirlines, General Electric, Microsoft,Johnson & Johnson, Nordstrom vàToyota đều có phong cách, văn hóa vàgiá trị đặc trưng cho riêng mình tronghầu hết mọi hoạt động. Đáng buồn làtrong danh sách các công ty phá sản cũngchứa đầy những tuyên ngôn nghe rất giònvề sứ mệnh và tầm nhìn. Hẳn nhiềungười còn nhớ lời cEO của Johnson &Johnson, ông William Weldon, “Enron làmột trong những tập đoàn đưa ra được

Page 61: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một số nguyên tắc kinh doanh chuẩn nhất.Đó là một văn kiện tuyệt vời”.

Vậy thì đâu là sự khác nhau giữa thànhcông và thất bại đối với các câu thần chúđó? Thực ra cũng khá đơn giản - đã nóithì phải làm cho được. Sứ mệnh và tầmnhìn phải là kim chỉ nam cho mọi ứng xửkinh doanh và quá trình quyết định; nếukhông, chúng chỉ là những từ vô nghĩa.Tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn nếu rốtcục chỉ nằm trên giấy thì đó là điềm báocho thấy công ty đó sẽ phải vật vã ngaycả trong lúc thuận buồm xuôi gió, khoan

Page 62: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nói tới lúc khó khăn. Đương nhiên, khôngđời nào tuyên ngôn về sứ mệnh và tầmnhìn của tập đoàn cruciant lại chỉ là lờihứa suông.

HoẠt cẢnh: Phòng hỌp tẠi Exclusivecountry club, BẮc New Jersey - Tháng 2năm 2007

BA cHUYÊN VIÊN TƯ VẤN cỦAINNOVISIONS, một công ty chuyên giúpcác tập đoàn khác định ra các sứ mệnhvà tầm nhìn mang tính đột phá, đang chủtrì một buổi hội thảo cho ban lãnh đạocruciant để cùng thảo ra các sứ mệnh và

Page 63: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tầm nhìn mới của tập đoàn, nhằm biểuđạt những gì tốt nhất về cruciant với cácđối tác. Sau phần mào đầu về vai trò củacác tuyên ngôn về sứ mệnh và tầm nhìntrong việc gây cảm hứng cho khách hàng,cho cộng sự (một từ hoa mỹ để chỉ nhânviên cấp dưới) và cho các đối tác khác,ban lãnh đạo cruciant được chia làm banhóm thảo luận để động não tìm ra nhữnggì liên quan đến sứ mệnh và tầm nhìn củacruciant. Một chuyên viên Innovisionshướng dẫn từng nhóm tìm ra các “từ hoặccụm từ biểu đạt tốt nhất tinh hoa củacruciant”. Sau 45 phút, cả ba nhóm ngồi

Page 64: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại với nhau và cùng chia sẻ ý tưởng. Kếtquả là họ có một lượng đáng kể các từ vàcụm từ như đổi mới, công dân tập đoàncó trách nhiệm, hứng khởi, đạo đức,tuyệt vời đến không ngờ, toàn cầu, côngnghệ vượt trội, đáng tôn trọng, được tôntrọng, lấy con người làm trung tâm, mạnhmẽ, xác thực, lấy phát triển làm địnhhướng, một nơi làm việc tuyệt vời, tàinăng, đầy hứng thú, lấy khách hàng làmtrung tâm và đầy tin tưởng.

Hai tiếng đồng hồ tiếp theo là một cuộctranh luận sôi nổi, và đôi lúc khá gay gắt,

Page 65: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

về các từ và cụm từ họ nghĩ ra. Một vàithành viên ban lãnh đạo có cơ hội bày tỏniềm đam mê thầm kín với bộ môn ngữnghĩa học. Đáng chú ý nhất là phần tranhcãi hơi quá đà về việc nên dùng từ “thấucảm” (empathic) hay “đồng cảm”(emphathetic), đến nỗi họ phải viện đếntừ điển trực tuyến và một cuốn từ điểntoàn thư. (Ghi chú của tác giả: Khi còntham gia quản lý một tổ chức phi lợinhuận, chúng tôi cũng có một cuộc tranhcãi y hệt; làm tiêu tốn gần ba tháng trờivới hai cuộc họp ban lãnh đạo và chưakể vô số email).

Page 66: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuối cùng, các chuyên viên tư vấn cũnglập lại được trật tự và hướng dẫn banlãnh đạo phương pháp sắp xếp và ưu tiênđể rút ngắn danh sách các yếu tố liênquan đến sứ mệnh và tầm nhìn. Khi cuộchọp gần đến hồi kết, Innovisions cam kếtsẽ sử dụng “kết quả tuyệt vời” của buổithảo luận để soạn một vài “bản thảotuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn” để gửicho ban lãnh đạo cruciant xem xét.

Khi cuộc họp kết thúc, trong khi nhữngngười khác về lại văn phòng, bốn thànhviên của ban lãnh đạo chui vào phòng

Page 67: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chứa dụng cụ golf và vài phút sau đãthấy họ xuất hiện trở lại để chuẩn bị đichơi golf.

Trong mấy tuần tiếp theo, lại có thêm vàibuổi làm việc khác, và trò “rèn ngữvựng” tiếp tục được nâng cao. cuộc tranhcãi thấu cảm/ đồng cảm vẫn tiếp tục, vàmột thành viên trong nhóm thậm chí còngọi điện cho giảng viên tiếng Anh củamình từ hồi ở đại học để xin ý kiến. Khimãi không nhất trí được, cả nhóm quyếtđịnh rằng theo hướng “đồng cảm” hoặc“thấu cảm” cũng không quá quan trọng

Page 68: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(giống với kết luận sau cuộc tranh cãicủa chúng tôi ở tổ chức phi lợi nhuận).Và cuối cùng, họ đã thống nhất ý kiến vềtuyên ngôn sứ mệnh của tập đoàn:

“cruciant tạo ra những sản phẩm tuyệtvời đến không ngờ, gây hứng thú cao độcho khách hàng và biến họ thành nhữngsứ giả của sản phẩm. chúng tôi đo lườngthành công bằng những giá trị chúng tôimang đến cho khách hàng và các đối tác,và bằng sự trung thành của những cộngsự tài năng bậc nhất. chúng tôi luôn luôncam kết tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức

Page 69: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cao nhất trong tất cả các hoạt động và sẽđược ghi nhận là một tập đoàn ưu tú”.

Tuyên ngôn về tầm nhìn kèm theo có nộidung như sau:

“cruciant sẽ trở thành một trong nhữngcông ty được nể trọng nhất trên thế giới,được công nhận là nơi làm việc tuyệtvời, một nguồn lực có thể tạo ra nhữngđổi mới mang tính cách mạng và làngười đi đầu trong việc bảo đảm tính bềnvững của môi trường”.

cEO Steve Borden cảm thấy hài lòng khi

Page 70: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quá trình thảo luận cuối cùng đã kết thúcvà ông tỏ ra vô cùng hăng hái để đưa“chủ trương vào đời sống”; tuy nhiên,trong cuộc họp ban lãnh đạo tiếp theo,ông không quên nhắc nhở đội ngũ: “Giờlà lúc phải làm việc cật lực. chúng taphải thổi hơi thở và sự sống của sứ mệnhvà tầm nhìn vào tất cả các hoạt động củacông ty. Nhiệm vụ của chúng ta, với tưcách những người lãnh đạo, là khai thôngtư tưởng cho tất cả cộng sự và bảo đảmhọ hiểu được những tầm cao chúng tamuốn đạt đến”. Mọi người đều gật gù.

Page 71: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một vài tuần sau khi tuyên ngôn sứ mệnhvà tầm nhìn được thông qua, những tấmposter lớn bắt đầu xuất hiện khắp nơitrong công ty. Và tất cả nhân viên cấpdưới - à, quên, xin lỗi, cộng sự - đượcphát một tấm thẻ tráng laminate có in cáccâu sứ mệnh và tầm nhìn ở một mặt thẻ.Mặt kia là danh sách các hành động đểgiúp cộng sự hoàn thành nhiệm vụ “nóilà phải làm ở cruciant”. Họ in những lờikhuyên sâu sắc như “hãy tôn trọng tất cảđồng nghiệp” và “hãy luôn tự hỏi, nhữnggì tôi đang làm có phải vì lợi ích tốt nhấtcủa cruciant không?”

Page 72: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một loạt các buổi tuyên truyền về sứmệnh và tầm nhìn được tổ chức khắp cácphòng ban của công ty, mục đích là đểcho các nhóm nhân viên ngồi lại và thảoluận ý nghĩa của các câu tuyên ngôn vàlàm thế nào để “đưa chúng vào cuộcsống”. Một câu rất kêu đồng loạt chễmchệ trên bản tin, áo thun và ly uống càphê, “Điều này cực kỳ tuyệt vời đấychứ?”

Một vài tuần sau, Henry, cFO củacruciant, ký nháy lên hóa đơn trị giá$375.000 của Innovisions, bắt đầu thủ

Page 73: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tục chi trả.

ThỰc tẾ: “chúng ta đang thỰc hiện sứmệnh thưỢng đẾ giao phó”

ScOTT ADAMS, thông qua nhân vậttruyện tranh “Dilbert” của mình, đã địnhnghĩa tuyên ngôn về sứ mệnh là “một câunói lê thê và ngượng mồm, vạch trần sựbất lực trong tư duy của những nhà quảnlý”. cũng như hầu hết các câu chuyện hàihước, câu này đúng đến xương. Vấn đềđầu tiên chúng ta cần quan tâm là làmsao để xác định được sự khác nhau giữasứ mệnh và tầm nhìn. Khi nghiên cứu lại

Page 74: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một cuốn sách trước kia của tôi, cuốnBest Practices in Planning andPerformance Management - Tạm dịch“các phương thức hiệu quả nhất tronghoạch định và quản lý nghiệp vụ”(NXB John Wiley & Sons, 2007), cuốnđược công nhận là phương thuốc chữabệnh mất ngủ hữu hiệu, tôi đã dành mộtkhoảng thời gian kha khá để tìm một địnhnghĩa rõ ràng hơn cho sự khác nhau giữasứ mệnh và tầm nhìn nhưng rồi chịu thua.Sự khác nhau rõ ràng nhất mà tôi có thểtìm ra là định nghĩa của William Drohan,như thế này:

Page 75: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Tuyên ngôn về tầm nhìn thúc đẩy côngty phấn đấu đạt một mục tiêu trong tươnglai; trong khi tuyên ngôn về sứ mệnh làkim chỉ nam cho quá trình đưa ra cácquyết định chiến lược và khẩn thiết trongthời điểm hiện tại”.

Tuy vậy, tôi không chắc là định nghĩa nàyhữu dụng, nên tôi mạn phép đưa ra địnhnghĩa của riêng mình:

• Tầm nhìn: là sự mô tả một giấc mơ haymột mục tiêu.

• Sứ mệnh: là sự mô tả đường hướng mà

Page 76: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn muốn đi theo để đạt được tầm nhìncủa mình.

Dù các công ty và tổ chức có đầu tư thờigian và tiền bạc nhiều vô số, hầu hết cáccâu tuyên ngôn về sứ mệnh và tầm nhìnđều vô nghĩa.

Theo lời một nhà phê bình giấu tên, mụctiêu ban đầu của quá trình này là tạo ramột câu tuyên ngôn súc tích và dõng dạcđể “thúc đẩy sự định dạng hành vi của cánhân theo hướng tối đa hóa khả năng đạtđược các mục tiêu chiến lược”.

Page 77: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuộc nghiên cứu cá nhân (và vì thế thiếucăn cứ khoa học) của tôi chỉ ra rằng chỉcó khoảng 1 trong 20 nhân viên có thểlặp lại chính xác tuyên ngôn sứ mệnh vàtầm nhìn của công ty mình. Tuy thế tínhđa nghi của tôi không thể át được thực tếlà vẫn có những câu tuyên ngôn sứ mệnhvà tầm nhìn đạt hiệu quả cao. Đươngnhiên tôi chả thích bị đánh giá là một tênbợ đỡ Google, nhưng tôi hoàn toàn bị thuhút bởi tuyên ngôn sứ mệnh của họ.Google đang thẳng tiến trên con đườngtrở thành Microsoft của thế kỷ XXI, vàkhông ai có thể mảy may nghi ngờ về

Page 78: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khát vọng đơn giản của công ty này!

“Sứ mệnh của Google là tổ chức thôngtin cho thế giới, khiến lượng thông tinnày trở nên hữu dụng và có thể dễ dàngtruy vấn mọi lúc mọi nơi”.

Một câu tuyên ngôn về sứ mệnh là phảinhư thế - đầy tham vọng, không nhậpnhằng, và gây cảm hứng cao độ đặc biệtđối với dân ghiền máy tính như tôi.

Sứ mệnh và tầm nhìn kiểu

Page 79: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thế kỷ XXI

Trong những năm gần đây,chất marketing và chiến lượctrong các tuyên ngôn về sứmệnh và tầm nhìn đã dầnngang bằng với mục tiêuthúc đẩy tinh thần nhânviên. Một ví dụ tuyệt vời làLululemon (tôi mù tịt vềlịch sử cái tên này) - chuỗi

Page 80: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cửa hàng bán lẻ sản phẩmthời trang theo lối sốngyoga. Thành lập năm 1998với một cửa hàng duy nhất ởVancouver, Britishcolumbia, canada, đến nayđã có hơn 100 cửa hàngLululemon ở khắp nơi trênthế giới. Lululemon là nhãnhiệu ra đời gần đây nhất

Page 81: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong một chuỗi dài cácnhãn hiệu liên quan đến thểthao và sức khỏe, bắt đầu từthập niên 60 với giày đế sắtrăng cưa kiểu bánh quế củaNike. Lần đầu tiên truy cậptrang web của Lululemon,tôi ấn tượng ngay với câuchào mời của họ rằng mộtưu thế của việc mua sắm

Page 82: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trực tuyến là ta có thể muasắm mà không cần phải mặcquần áo. Tôi biết họ khácngười và muốn chơi nổi,nhưng tôi thử tưởng tượngcảnh đó trong đầu và kếtluận rằng tôi không nằmtrong nhóm khách hàng mụctiêu. Tôi tiếp tục lục lọitrang web và tìm thấy câu

Page 83: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuyên bố chiến lược pháttriển của Lululemon: “Mụctiêu ban đầu của chúng tôilà khai trương và duy trì mộtcửa hàng duy nhất, nhưngkhông lâu sau đó chúng tôinhận ra rằng để có thể đemlại một cuộc sống thỏa mãnvề mặt phát triển cá nhân,gia đình, thu nhập và tiền

Page 84: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nong để mua nhà trả gópcho đội ngũ nhân viên tuyệtvời của chúng tôi, chúng tôiphải tạo nhiều cơ hội hơncho họ. Đó thực sự là vấnđề một mất một còn - vìnhững cái đầu năng độngcần thử thách”. Theo nghĩanào đó, đây là một phát biểurất chân thực - Lululemon

Page 85: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đang nói rằng kinh doanh làmột thú vui kiếm ra tiền -khách hàng và sản phẩm chỉlà phương tiện để đạt đượcđiều đó.

Sứ mệnh của Lululemonđược mô tả là “cấu thànhnhững yếu tố giúp conngười sống lâu hơn, khỏemạnh hơn và vui tươi hơn”.

Page 86: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Và một trong những giá trịcốt lõi của Lululemon là“hài hước” - “Khi chết đi,tôi muốn chết như bà củatôi, người đã ra đi bình thảntrong giấc ngủ, chứ khôngthét lên thống thiết nhưnhững hành khách chung xevới bà”. câu nói liệu có vẻnghiêm túc không nhỉ? Tôi

Page 87: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không biết nhưng rõ ràng nótạo ra được sự chú ý nhấtđịnh.

Trang web còn đăng cảTuyên ngôn Lululemon vớinhững câu thuyết pháp ngherất rổn rẻng như “Bạn bèquan trọng hơn tiền bạc” và“Nhảy múa, ca hát, giữ vệsinh răng và đi du lịch”. Đây

Page 88: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không còn là một nhãn hiệucủa một lối sống nữa mà đãtrở thành một thương hiệumang tính “giáo phái”.Nhưng về bản chất,Lululemon đơn giản chỉ làmột công ty giỏi marketing.Trong một cuộc phỏng vấnvào tháng 3/2009, cEOchristine Day đã bật ra lời

Page 89: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

răn đầu tiên của marketinghiện đại khi bà mô tả bíquyết thành công của côngty, “Sự chân thực là tất cả bíquyết thành công trong lĩnhvực này”.

Và có lẽ đó chính là thuộctính quan trọng nhất cho bấtkỳ ai muốn tìm chỗ đứngtrong giới kinh doanh về lối

Page 90: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sống, bên cạnh yếu tố kháchhàng và trách nhiệm với môitrường. Ở Lululemon, mọingười luôn đề cao sự chânthực; như giám đốc phụtrách cộng đồng của công tyđã nhấn mạnh: “công việccủa bạn sẽ dễ dàng nếu bạnluôn chân thực với mọingười”. Tôi cá là sự chân

Page 91: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thực rất quan trọng khi bạntrả 54 đôla cho một cáiquần tập yoga chuẩn củaLululemon; suy cho cùngthì không có bậc thầy yogaẤn Độ đích thực nào lại cóthể đạt tới tuyệt đỉnh thiềnđịnh mà không phải mặcmột cái như thế.

Lululemon đã thành công

Page 92: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong việc phủ lên nhữngsản phẩm khá khiêm nhườngcủa họ như áo tập thể dục,áo ngực thể thao, áo thểthao trùm đầu một lối sốngbình lặng nhưng đầy sứcsống. Tôi có thể trêu họ,nhưng năng lực của họkhông phải chuyện đùa.Năm 2008, một năm không

Page 93: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải kỷ lục của ngành bánlẻ, doanh số của Lululemonđã tăng 30%, lên đến 350triệu đôla, lợi nhuận đồngthời tăng 10% và đạt mức56 triệu đôla. Đằng sau toànbộ sự chân thực này là mộtcông ty được tổ chức cực kỳtốt.

Page 94: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ngay cả những công ty kinh doanh nhữngthứ nghe rất chán vẫn có thể trở nên hấpdẫn khi khoác lên người những câu tuyênngôn sứ mệnh và tầm nhìn. FederalExpress (FedEx) biến việc giao hàng trởnên sexy hơn với tầm nhìn của họ: “Bằngcách thúc đẩy sự kết nối toàn cầu, chúngtôi mở lối đến những cơ hội mới, giúpcho cá nhân và các công ty có nhiều sựlựa chọn hơn và niềm tin hơn”.

có những công ty khác mập mờ hơn, chọnnhững câu tuyên ngôn về tầm nhìn màđọc vào không thể hiểu rõ công ty đó

Page 95: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đang làm cái gì. Ví dụ, BMW hứa hẹn:“một cuộc chinh phục đỉnh cao khôngkhoan nhượng”. còn Alcoa thì khiêm tốnhơn khi cố gắng trở thành “công ty tốtnhất trên thế giới trong con mắt củakhách hàng, cổ đông, cộng đồng và mọingười”. Tesco, chuỗi siêu thị hàng đầuVương quốc Anh, thì theo đuổi việc “tạora những giá trị nhằm chiếm được sựtrung thành trọn đời của khách hàng”.

Những câu tuyên ngôn như vậy không hạnchế chiến lược của một công ty; miễn làBMW vẫn luôn cương quyết và không

Page 96: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoan nhượng trong việc tiến đến đỉnh.Tương tự, Tesco có thể tiếp tục tìm kiếmnhiều mặt hàng mới mà vẫn hoàn thànhnhiệm vụ trọng tâm là tạo ra các giá trịcho khách hàng. Tuy nhiên, những dạngcâu tuyên ngôn như vậy thường chỉ có thểđược hiểu đến thế và khá vô hồn, nếu nóimột cách thẳng thắn. Không có gì nghingờ nếu chúng ta thấy BMW cho ra đờimột dòng máy nướng bánh tuyệt đỉnh, hayTesco tiến vào lĩnh vực sản phẩm chốngrối loạn cương dương hiệu quả cao, đemlại nụ cười cho khách hàng, và chắc chắncó được lòng biết ơn và sự trung thành

Page 97: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của họ đến trọn đời.

các câu tuyên ngôn về sứ mệnh có thểnhàm chán nhưng vẫn hiệu quả. cemex,một công ty vật liệu xây dựng củaMexico, dĩ nhiên không thể hấp dẫn bằngGoogle, đã đưa ra một câu về sứ mệnhnghe rất “buồn tẻ”: “Mục tiêu của chúngtôi là phục vụ nhu cầu xây dựng toàn cầucủa khách hàng, và tạo ra các giá trị chocác cổ đông bằng việc trở thành công tyvật liệu xây dựng hàng đầu thế giới vềnăng lực và cải tiến công nghệ”.

câu phát biểu này không hào nhoáng,

Page 98: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng hiệu quả. Nó đơn giản và tập trungvào cốt lõi của kinh doanh - đó là nănglực hoạt động và sự cải tiến.

Tôi ngờ là trong góc kẹt của một công tytư vấn nào đó có một vài lập trình viêngạo cội đang viết một chương trình máytính tinh vi, có nhiệm vụ thu thập tất cả từngữ hoa mỹ để viết nên các câu tuyênngôn về sứ mệnh và tầm nhìn. Với mộtvài dữ liệu nhập vào, nó sẽ “xào nấu”ngẫu nhiên rồi cho ra lò mỗi lần ba câutuyên ngôn để thao túng thị trường.Không may là những nỗ lực đó đều vô

Page 99: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩa. Một công ty tên Kinectic Wisdomđã tung ra thị trường sản phẩm MissionExpert với giá chưa đến 25 đôla,(chuyên gia sứ mệnh) hứa hẹn sẽ giúpbạn “soạn ra những câu tuyên ngôn sứmệnh hiệu quả cho công ty của mình”.

Với giá này, toàn bộ quá trình sáng tạo bịrút gọn xuống còn mỗi việc đánh dấu vàomột biểu mẫu để xác nhận rằng công tycủa bạn có thể đi theo những câu tuyênngôn sứ mệnh được áp dụng nhiều nhấtthế giới, đại loại như:

“chúng tôi luôn không ngừng sáng tạo

Page 100: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một cách chân thực trong khi vẫn sâu sátquan tâm đến khách hàng của mình, vàhoạt động dựa trên nguyên tắc bảo đảmbền vững môi trường và xã hội, và theođuổi những thành quả xứng đáng cho cáccổ đông”.

có lẽ đến bây giờ bạn đã nhận ra, rằngtính đa nghi của tôi là không có biêngiới, và nó chỉ mới là sự khởi đầu. Tuynhiên, tôi là người tin vào các giá trị củanhững tuyên ngôn về sứ mệnh và tầmnhìn. (Tôi có lẽ còn là một tên đạo đứcgiả). các câu tuyên ngôn sứ mệnh và tầm

Page 101: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhìn, nếu được sử dụng đúng, có khảnăng tạo ra một kênh giao tiếp cực kỳhiệu quả, không chỉ trong nội bộ công ty.Điều quan trọng là phải cân bằng đượcmọi yếu tố - một câu tuyên ngôn sứ mệnhhay ho không làm nên một công ty lớn, vàsự thiếu tuyên ngôn sứ mệnh không cónghĩa là công ty đó sẽ sập tiệm sớm.

có một vài công ty đã thất bại tưng bừngtrong việc thực hiện những khát vọngtrong tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìncủa mình. AIG trong báo cáo thường niênnăm 2006 đã cam đoan “Sức mạnh tài

Page 102: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính là nền tảng của AIG. các chiếnlược của chúng tôi khi biến thành hànhđộng có thể củng cố vị thế tài chính hiệncó và tạo ra được giá trị cho các cổ đôngvà nhà đầu tư của mình”. còn Enron ngàytrước luôn hứa hẹn sẽ “làm việc vớikhách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềmnăng trên tinh thần cởi mở, trung thực vàchân thành”.

Tập đoàn cho vay mua nhà trả góp củaVương quốc Anh Northern Rock thì phátbiểu rằng bí quyết thành công của họchính là việc tạo ra một guồng máy mang

Page 103: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tính đạo đức cao, hoạt động dựa trênnguyên tắc kiểm soát tốt chi phí, đẩymạnh mức tăng trưởng lợi tức của mỗi cổphần, cải thiện lợi nhuận, thúc đẩy hiệuquả vốn, bảo đảm tăng trưởng tài sảnchất lượng cao, tạo ra các sản phẩmmang tính cạnh tranh cao, luôn cải tiếnvà thực hiện chính sách minh bạch. Thựctế là guồng máy đầy tính đạo đức đó đãsụp đổ vào năm 2007 và phải viện đếngói cứu trợ của chính phủ Anh.

Mythbuster Wisdom: Những

Page 104: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuyên ngôn sứ mệnh haynhất mọi thời đại

Đứng ở vị trí thứ hai là câunói đầy tính thách thức củaJohn F. Kennedy trong bàiphát biểu trước Quốc hộiMỹ năm 1961: “Tôi tin rằngđất nước này cần phải dốcsức đạt được mục tiêu đưangười lên mặt trăng và về lại

Page 105: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trái đất an toàn trước khithập kỷ này kết thúc”. câuphát biểu này hội đủ mọiđiều kiện: Ngắn gọn, chỉ có29 từ, hùng tráng, khôngmập mờ và trên hết, tràn đầycảm hứng. câu này đáng lẽđã được xếp ở vị trí số 1,nhưng tôi đã kịp “tia” thấymột câu tuyên ngôn sứ

Page 106: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mệnh khác vang vọng suốtbốn thập kỷ qua. câu nàyxuất hiện lần đầu tiên trongmột show truyền hình kéodài hai mùa không đượcthành công lắm ở Mỹ vàocuối thập niên 60. Ngày nay,sau 40 năm, câu nói đó vẫncòn được nhắc đến. Nó làngôn từ bất hủ của thuyền

Page 107: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trưởng James T. Kirk trongloạt phim truyền hình Startrek: “Vũ trụ, đó là biên giớicuối cùng. Đây là nhữngchuyến viễn chinh củaStarship Enterprises trongsứ mệnh kéo dài 5 nămnhằm khám phá những thếgiới mới, tìm ra những sựsống mới và những nền văn

Page 108: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

minh mới; dũng cảm bayđến những nơi con ngườichưa từng đặt chân đến”.Với tuyên ngôn kiểu nhưvậy, ai mà lại không muốnlàm việc cho StarshipEnterprises, đúng không?

Hành đỘng

• Duy trì sự đơn giản: Nếu một học sinh

Page 109: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lớp 5 có thể hiểu được câu tuyên ngôncủa bạn thì mọi chuyện có lẽ sẽ ổn.

• Nói là phải làm và điều đó phải bắtđầu từ cấp lãnh đạo cao nhất.

• chứng minh điều mình nói: Nếu bạnnói bạn sẽ cải tiến, thì tốt nhất là phải cảitiến.

• Tránh những lời sáo rỗng, rập khuôn:công ty nào cũng muốn mình chân thực,luôn đi đầu và có trách nhiệm với xã hộicộng đồng - cái đó thì ai cũng biết hếtrồi.

Page 110: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

• Lấy kẻ thù làm cảm hứng: Bao nhiêunăm nay, sứ mệnh đơn giản của Pepsi làđánh bại coke; hoặc suốt thập niên 70,Honda đưa Yamaha vào tầm ngắm trongcuộc chiến xe gắn máy và đi đâu cũng rarả khẩu hiệu “Yamaha wo tsubusu”,nghĩa là hãy nghiền nát, đập nát và phanhthây Yamaha. có lẽ không tìm đâu đượccâu nào thẳng thắn hơn.

Page 111: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 2

chiẾn lưỢc và nhỮng thứ khó hiỂu khác

chiẾn lưỢc có vai trò gì trong việc điềuhành một công ty - nó giúp việc điềuhành trở nên đơn giản hơn hay phức tạphơn? Rõ ràng hơn hay mơ hồ đi? Xâydựng chiến lược đã trở thành một trongnhững mảng điều hành phát triển nhanhnhất trong vòng 50 năm qua. Thời nay,cái gì cũng phải chiến lược. Không mộtdự án nào ra đời mà dám mở miệng bảorằng nó chẳng có chiến lược gì. các cấp

Page 112: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý thì luôn tự hào mình là nhữngngười có tư duy chiến lược, có khả năngnhìn xa trông rộng. Ðiều này đúng trên lýthuyết, nó là một “tố chất” không thểthiếu của một nhà quản lý giỏi, ngoài khảnăng làm việc theo nhóm và kỹ năng giaotiếp vượt trội. Nhưng đối với nhiều côngty, khả năng tư duy chiến lược không cònlà một công cụ hữu ích nữa. Từ nhữngnăm đầu thập kỷ 90, tạp chí Fortune đãbình luận:

“Ở rất nhiều công ty, việc xây dựng chiếnlược đã trở nên nặng nề, quan liêu và

Page 113: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không phù hợp với thực tế. Trong vănphòng của các giám đốc điều hành trênkhắp nước Mỹ, vô số các kế hoạch 5năm được đóng tập chỉn chu đang nằmđóng bụi, dù được cập nhật thường niên.Những dự đoán cụ thể nhưng thiếu tínhkhả thi về chi phí, qui trình và thị phầntrong các kế hoạch này đã bị quên lãngtừ lâu”.

chiến lược là vô cùng quý giá vớicruciant, nó cũng đồng thời là cái cớ đểtổ chức một cuộc họp quản lý cấp cao ởmột địa điểm bên ngoài công ty.

Page 114: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HoẠt cẢnh: Khách SẠn Four Seasons,Nevis – Đầu tháng 5 năm 2007

STEVE BORDEN SẢI BƯớc VÀOPHÒNG HỌP LÚc HƠN 8 GIỜ SáNG.Không áo vest, không varavat nhưng ôngvẫn ăn vận đúng kiểu một nhà điều hành:áo đánh golf hiệu Pine Valley; quầnkhaki, giày cỏ cổ tua không mang tất, áokhoác hiệu Hart Schaffner and Marx.Ðội ngũ quản lý của ông cùng với mộtvài chuyên viên tư vấn từ White HotStrategy Group đã yên vị. Steve cởi áokhoác, máng vào lưng ghế rồi ngồi

Page 115: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xuống. Ông mở đầu cuộc họp, “Xin chàoquý vị, thật vinh dự khi tất cả quý vị đãcó mặt ở đây hôm nay. Trước tiên, xinvui lòng tắt tất cả Blackberry và điệnthoại khác, tôi muốn chúng ta tập trungcao nhất trong suốt buổi làm việc hômnay”.

“Hôm qua tôi ăn tối với Hội đồng quảntrị và họ rất thích các chiến lược chúngta đã đề ra. Với tốc độ tăng trưởng nhanhchóng liên tục ở châu á và tăng trưởngmạnh và bền vững ở Bắc Mỹ và châu Âu,ba năm tới sẽ là thời gian để cruciant

Page 116: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vươn lên dẫn đầu trong tăng trưởngdoanh thu và lợi nhuận và bỏ xa các đốithủ của mình. Tôi đang kỳ vọng cổ phiếucủa chúng ta từ 32 đôla hiện tại sẽ tănggiá lên 75 đôla vào cuối năm 2008. Hộiđồng quản trị muốn chúng ta tập trungvào việc cải tiến và nhắm đến các thịtrường mới nổi. Họ đặc biệt hứng thúvới việc chúng ta có khả năng chiếm thịphần từ Global Local và Transoceanic,khi ngày càng có nhiều khách hàng tintưởng vào hướng tạo ra giá trị của chúngta, và kinh tế thế giới hiện cũng đang vậnhành theo hướng thuận lợi cho các sản

Page 117: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phẩm giá trị cao của công ty.

“Những quan ngại duy nhất của họ là quymô vốn đầu tư và thời điểm bắt đầu sinhlợi từ những sự đầu tư này - hay cụ thểhơn, đó là khả năng xoay vòng vốn.Trong hai ngày sắp tới, chúng ta cần phảixem xét lại mô hình tài chính hiện tại vàbiến tầm nhìn 5 năm thành những kếhoạch hành động cụ thể cho một năm tới- đó sẽ là bước khởi động cho việc lênkế hoạch thường niên. Hãy nhớ rằng mụctiêu tăng trưởng 6% doanh thu và 11%lợi nhuận trong hai năm tới là chắc như

Page 118: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đinh đóng cột, nếu chúng ta muốn đạtngưỡng lợi nhuận bảo đảm lâu dài. Tôichắc tất cả quý vị đều đồng ý rằng khôngmột ai trong chúng ta có thể để mất cơhội đó!”

Steve quay sang hai chuyên gia tư vấn,“Tôi đã yêu cầu Tom và Mitch ở bênWhite Hot tham dự cùng chúng ta tronghai ngày tới. Như các bạn đã biết, họ đãhướng dẫn chúng ta trong buổi thảo luậnchiến lược và đã đưa ra một vài phácthảo kế hoạch cho mục tiêu của công tytrong năm tài chính tới”.

Page 119: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Trở lại với nhóm, Steve nói tiếp, “Nàochúng ta bắt đầu. Ðợt giải lao đầu tiên làvào lúc 3g chiều với spa thư giãn, 6g làtiệc cocktail và 7g là bữa tối. Ngày maichúng ta bắt đầu sớm vào lúc 7g30 sángđể có thể xong trước 1g chiều cho trậngolf đầu tiên”.

Buổi làm việc bắt đầu. Trong suốt mấytiếng đồng hồ sau đó, các chuyên gia tưvấn diễn giải các chiến lược cho banđiều hành công ty, đưa ra các gợi ý chochiến lược năm kế tiếp, và cùng xem xétlại các kết quả nghiên cứu thị trường mà

Page 120: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

White Hot đã tiến hành. Không có gì lạkhi kết quả nghiên cứu đã chứng minhcho luận điểm mạnh mẽ về việc đưa racác sản phẩm mới, đặc biệt dành riêngcho các thị trường mới nổi. Bài thuyếttrình PowerPoint dài 110 trang đượctrình bày rất chuyên nghiệp, được in màuvà đóng thành tập, nằm ngay ngắn trênbàn trước mặt các thành viên trong banđiều hành, với tên của họ được in nổitrên bìa da cùng với logo của White Hot.Vào cuối buổi thảo luận, Tom và Mitchđề nghị chia ban điều hành thành hainhóm để thảo luận hai bản kế hoạch tài

Page 121: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính mà họ đã soạn trước đó cho Steve.

Ðến giờ trưa, hai nhóm họp lại để cùngthảo luận xem bản kế hoạch nào là khảthi nhất cho công ty. Buổi tranh luận diễnra vô cùng gay gắt. Rich (Bộ phậnMarketing và Phát triển sản phẩm) vàSarah (Bộ phận bán hàng) ủng hộ mạnhmẽ kế hoạch A. Sarah tóm tắt quan điểmcủa họ như sau, “Kế hoạch A là kế hoạchduy nhất mà tôi thấy hợp lý. Nó mô tả chitiết quá trình đẩy mạnh các nỗ lựcmarketing và bán hàng và liên quan mậtthiết tới việc phát triển và tung ra sản

Page 122: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phẩm mới. Với những đề nghị cắt giảm ởkhâu điều hành và hậu cần, chúng ta cóthể đạt đến mục tiêu lợi nhuận dài hạnmà không phải lo lắng về nguy cơ lỡngày tung sản phẩm. Nó cũng cho phéptôi có cơ hội tuyển dụng và đào tạo độingũ bán hàng giỏi nhất cho từng thịtrường. Như quý vị đã biết, khi đưanhững sản phẩm mới vào một thị trườngcũng mới, chúng ta bắt buộc phải có đủthời gian để bảo đảm lực lượng bán hàngcó thể đưa được hàng đến khách hàngtiềm năng. Tôi biết nếu chọn kế hoạch Athì đến năm thứ ba chúng ta mới đạt

Page 123: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được đến tỷ lệ lợi nhuận tối đa, nhưng tỷlệ rủi ro nói chung thấp hơn rất nhiều”.

Khi Sarah vừa phát biểu xong, Martin(Ban kinh doanh) bắt đầu phản biện trêntinh thần ủng hộ Kế hoạch B: “Tôi hiểunhững lo ngại của Sarah về việc đẩy quánhanh các nỗ lực marketing và bán hàng,cũng như nguy cơ trễ hẹn ngày tung sảnphẩm, nhưng nếu muốn chiếm lĩnh thịtrường, chúng ta phải hành động thậtnhanh. Tôi biết Transoceanic đã khởiđộng quá trình sản xuất, và đội ngũmarketing lão luyện của họ đã vượt

Page 124: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta trong việc thúc đẩy nhận biếtthương hiệu với nhóm khách hàng tiềmnăng. Theo tôi việc cắt giảm chi phí đểđạt được mục tiêu là một hướng làm tiêucực. Nếu thực sự tin tưởng những số liệuthị trường trong bản báo cáo của WhiteHot, chúng ta phải tin rằng đây là một thịtrường với tiềm năng khổng lồ. chúng taphải tấn công vào đó - ngay bây giờ”.

Suốt thời gian còn lại trong ngày, hainhóm tiếp tục tranh luận về những ưu thếcủa từng kế hoạch nhưng vẫn chưa nhấttrí được. Steve ra ra vào vào phòng họp

Page 125: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

- ông là người duy nhất được quyền gọiđiện thoại hoặc kiểm tra Blackberry.Trong buổi chiều, ông còn tranh thủ trảlời một bài phỏng vấn ngắn với tạp chíWall Street và tỏ ra vô vùng hưng phấnkhi miêu tả về kết quả kinh doanh ngoạnmục và triển vọng phát triển tươi sángcủa công ty. Ðến gần cuối buổi làm việc,các cuộc tranh cãi vẫn nảy lửa. Nhằmkhép lại một ngày làm việc, Tom vàMitch đưa ra đề nghị “cùng xem xét” mộtkế hoạch thứ ba - một kế hoạch cân bằnggiữa ý đồ nắm bắt thật nhanh cơ hộichiếm lĩnh thị trường mới và các nguy cơ

Page 126: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiềm ẩn khi hành động quá nhanh. Mọingười tán thành ngay tắp lự và kéo nhauđi spa.

Khu mọi người lục tục đi ra, Steve kéoTom và Mitch ra một góc và hỏi, “OK,vậy là hai anh sẽ giới thiệu kế hoạch cvào sáng mai. Ðó là bản kế hoạch màchúng ta soạn đêm qua sau bữa tối vớiHội đồng quản trị đúng không?” Mitchtrả lời: “Ðúng vậy. Bản kế hoạch này sẽlàm vừa lòng tất cả mọi người”.

Sáng hôm sau, buổi làm việc bắt đầu lúckhoảng 8g sáng, hơi trễ so với dự định vì

Page 127: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sau bữa tối là màn nhâm nhi rượu và xìgà kéo dài đến tận nửa đêm. Ngay saukhi mọi người đã nạp đủ caffeine, Tomvà Mitch bắt đầu trình bày kế hoạch c.các thành viên của ban điều hành bắt đầugật gù theo từng chi tiết được diễn giải.Ðầu tiên họ có một vài tranh luận chungnho nhỏ về tinh thần kế hoạch, sau đóchuyển sang những câu hỏi về các chitiết, ví dụ như câu hỏi của Rich, “các anhcó nghĩ việc chuyển ngân sách marketingsang quý II và quý III phản ánh đúng nhấtý định tăng tốc quảng cáo không?” Stevengồi dựa lưng vào ghế, mỉm cười. Ðến

Page 128: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

11g, mọi người đã đạt được sự nhất trívới kế hoạch c. Henry Pritchett phát biểutrên cương vị cFO, “Kế hoạch này tạonền tảng vững chắc cho việc phát triểnngân sách, đồng thời cung cấp một sốlượng rất nhiều chi tiết cho việc lập kếhoạch chiến lược”.

Steve trình bày xong sơ lược các bướccần làm tiếp theo thì cũng đến giờ bắtđầu ván golf đầu tiên, và theo kế hoạchthì sau khi chơi golf mọi người sẽ rathẳng sân bay và bay về tổng hành dinhtrên máy bay riêng của công ty. Tất cả

Page 129: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đều đồng ý rằng công việc vài ngày quadiễn ra rất hiệu quả và thời gian còn lạirất có lợi cho việc thắt chặt tình đồngnghiệp và tinh thần đồng đội. Trên đườngrời khỏi phòng họp, Mitch, chuyên giacủa White Hot, đưa cho Henry mộtphong bì; bên trong là hóa đơn mới nhấttừ White Hot cho dịch vụ tư vấn định kỳhằng tháng, trị giá 275.000 đôla Mỹ vàcác chi phí công tác kèm theo.

ThỰc tẾ: Đúng, chúng ta cỰc kỲ chiẾnlưỢc

TOÀN BỘ cHỦ Đề cHIẾN LƯỢc ĐÃ

Page 130: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

TRỞ NÊN QUá RốI RẮM. có vẻ nhưcái gì cũng phải chiến lược; nếu khôngthì chẳng còn quan trọng nữa. Ngay cảmột bậc thầy về chiến lược, MichaelPorter của trường Kinh doanh Harvard;cũng phải thú nhận, “chiến lược là một từbị lạm dụng theo quá nhiều cách khácnhau với quá nhiều ý nghĩa đến nỗi nó cóthể trở nên vô nghĩa”. Ông hoàn toànđúng.

Mythbuster Wisdom

Page 131: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có một bài luận văn họcthuật được bắt đầu như thếnày, “chúng tôi đã tiến hànhnghiên cứu liệu chiến lượcdựa trên sự ghi nhớ sự kiện,tức là một quy trình phủnhận sự xảy ra của các sựkiện mới mẻ, có thể đạtđược thông qua huấn luyệnhay không”. các bạn có hiểu

Page 132: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

câu nói này không?

chúng ta bị bủa vây bởi ti tỉ các kiểuchiến lược: kế hoạch chiến lược, suynghĩ chiến lược, suy luận chiến lược,điều hành chiến lược, thông tin chiếnlược, marketing chiến lược, xây dựngthương hiệu chiến lược, định vị chiếnlược và cả oanh tạc chiến lược. Hễ cứcó chữ chiến lược đi kèm thì mọi thứ đềuđược nâng tầm và nâng tầm cả nhữngngười có liên quan. chỉ cần nói, “Ồ, tôiđang thực hiện một dự án chiến lược”,

Page 133: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn sẽ trở thành một người cực kỳ quantrọng có khả năng thực hiện những việclớn lao. Nhưng chính xác chiến lược làgì? Thật tiếc, hình như không ai biết cả.có vẻ như ai cũng có thể định nghĩa chiếnlược theo ý họ, và đó chính là nguồn cơncủa tất cả những rối rắm này. Dưới đâylà một vài định nghĩa về chiến lược, mộtsố khá mơ hồ, còn lại thì nghe rất ngungốc.

· chiến lược là cầu nối giữa chính sáchvà chiến thuật.

· chiến lược là phương thức áp dụng

Page 134: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính sách.

· chiến lược là nghệ thuật ứng dụng vàphân phối nguồn lực nhằm đạt được mụctiêu chính sách.

· chiến lược trả lời câu hỏi: công tychúng ta nên làm gì?

· chiến lược là một kế hoạch, một“phương pháp”, một phương tiện để đi từmột điểm này đến một điểm kia.

· chiến lược là mô hình hành động theothời gian.

Page 135: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· chiến lược là định vị; chiến lược làtriển vọng.

· chiến lược xuất hiện khi các dự địnhbị va chạm với thực tế đang thay đổi.

Tuy nhiên, không có câu nào trên này lọtvào top 3 các câu định nghĩa chiến lượckỳ quặc nhất của tôi. Giống như người taxướng kết quả trong một cuộc thi sắcđẹp, tôi xin phép được trình bày chúngtheo thứ tự từ dưới lên trên, cùng với cácbình luận của tôi được in nghiêng.

3. “chiến lược không tồn tại nếu không

Page 136: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đưa đến kết quả mong muốn cuối cùng”.Tôi rất thích câu này vì nó nhắc tôi nhớvề những cuộc tranh luận thâu đêmthời sinh viên bên chén rượu, về ýnghĩa cuộc đời hoặc thông điệp thực sựcủa bài hát “Stairway to heaven” củaLed Zeppelin.

2. “chiến lược là một chủ đề rộng lớn vàmơ hồ. chúng ta phải tự tìm hiểu ý nghĩacũng như định nghĩa của chúng”. A hèm,đúng là rất mơ hồ!

1. “chiến lược là những điều vô cùngquan trọng mà ban lãnh đạo thực hiện

Page 137: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho công ty của mình”. À hóa ra côngviệc của họ là thế!

Nói chung, cuối cùng chả có gì rõ ràngvề trò chơi chiến lược này. Thế nhưngviệc soạn thảo chiến lược sẽ là một việcquan trọng và có giá trị nếu nó tuân theocác nguyên tắc như - chiến lược khôngphải là kế hoạch 5 năm hay các câu phátbiểu mập mờ mang tính cảm hứng caonhưng tính thực tế thấp, hoặc là một cáicớ cho các vị thành viên lãnh đạo đóngdấu ấn cá nhân lên công ty. chiến lượcđưa ra định hướng và các điểm cần tập

Page 138: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trung hành động cho công ty và tạo nềntảng cho việc lên kế hoạch tài chính vàchiến thuật. cá nhân tôi rất thích các môtả chiến lược của Michael Porter theodạng trả lời được hai câu hỏi: chúng tađang chuẩn bị tham gia vào thị trườngnào? Làm thế nào để cạnh tranh đượctrong những thị trường như thế?

Ví dụ, cả McDonald’s và Morton’s đềutham gia vào thị trường dịch vụ thức ăn -một dạng thị trường khá rộng mở - nhưngmỗi công ty nói trên đều có những chiếnlược dự tranh rất khác nhau - và là nền

Page 139: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tảng cho việc xây dựng các mô hình kinhdoanh của họ.

Việc đơn giản hóa chiến lược giúp chonhững câu hỏi căn bản liên quan đến ýtưởng, cơ hội hoặc các sự kiện có thể tácđộng đến công ty trở nên đơn giản hơnrất nhiều - ví dụ như: Liệu nó có giúpchúng ta đạt được mục tiêu đề ra, và liệunó có tương thích với định vị công ty haykhông? Ở công ty bán lẻ Target, câu hỏithường trực là “Quyết định này sẽ giúpcủng cố thương hiệu theo cách nào?”

cho dù truyền thông có tâng bốc chiến

Page 140: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lược đến đâu thì thực sự có rất ít cáccông ty hoặc các cấp điều hành thực sựmang tính chiến lược. Vào những lúc cấpbách, khi áp lực đạt doanh số hoặc đạtchỉ tiêu quý dâng cao, các đề xuất chiếnlược thi nhau văng ra ngoài và bất kỳđiều gì không trực tiếp giúp đạt đượcnhững mục tiêu tầm ngắn này đều bị gạtsang một bên. Trong năm 2008, hàng tỉđôla chi cho việc lên kế hoạch chiếnlược bị ném qua cửa sổ.

công ty nào cũng bị mắc chứng “mèokhen mèo dài đuôi” khi nói đến chiến

Page 141: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lược của mình. Trong báo cáo thườngniên năm 2006, GM đã rất mạnh miệng,“Tại GM, chúng tôi đã đạt được nhữngtiến triển vượt bậc trong năm qua. Ðiềunày minh chứng cho việc chúng tôi đangcó được những chiến lược đúng, vàchúng đang phát huy tác dụng”. Vào thờiđiểm đó, chiến lược phát triển lợi nhuậncủa General Motors dựa trên việc bánđược càng nhiều xe SUV và xe tải càngtốt. Khi giá dầu tăng vọt lên mức 4 đôlamột galông vào giữa năm 2008 và doanhsố năm giảm từ 16 triệu đôla xuống dưới9 triệu đô, người ta trở nên nghi ngờ việc

Page 142: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chú trọng doanh số ở các loại xe ngốnxăng. Ðến tháng 12 năm 2008, khi doanhsố tụt hơn 20% trong vòng 12 tháng, cEORichard Wagoner đã không còn lòng dạnào để đi phi cơ riêng mà một mình mộtchevy Malibu lái đến Washington Dc đểvan nài một khoản cứu trợ từ chính phủ.Ðến tháng 3 năm 2009, ông bị sa thải vàGM đứng trên bờ vực phá sản; minhchứng cho việc có được chiến lược“đúng đắn”.

công ty môi giới mua nhà trả góp countryxây dựng chiến lược của mình dựa trên

Page 143: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mục tiêu chiếm lĩnh thị trường mua nhàtrả góp. Ngay cả khi thị trường nhà đấtđã bắt đầu tụt dốc nhanh chóng,countrywide vẫn phát biểu về chiến lượccủa công ty trong báo cáo thường niênnăm 2006 phát hành vào tháng 5/2007:“Yếu tố chính yếu trong việc phát triểnkinh doanh qua từng thời kỳ củacountrywide là quyết tâm chiếm lĩnh thịtrường tài chính bất động sản, một mảngkinh doanh quan trọng nhất của công ty”.cũng thời điểm đó, đồng sáng lập kiêmcEO của countrywide, Angelo Mozillo,đã nói với các nhà đầu tư rằng

Page 144: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

countrywide sẽ “ngày càng trở nên mạnhmẽ, cũng như những gì chúng tôi đã vàđang làm”.

Tuy nhiên, sự sa lầy trong một phân khúcđặc biệt - những người vay mua nhà trảgóp dưới chuẩn và có khả năng chi trảkém, cùng với sự sụp đổ của thị trườngtín dụng đã khiến công ty bị bán tống bántháo cho Bank of America chỉ một nămsau.

cả GM và countrywide đều đánh cượcvào những chiến lược mà khi đụng phảinhững thay đổi của thị trường lập tức thể

Page 145: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiện sự yếu kém và đổ vỡ. Với Sears,nhà bán lẻ trong suốt nửa thế kỷ đượcxem là Wal-Mart của nước Mỹ trước khiWal-Mart thực ra đời, thập niên 1980 họđã đề ra chiến lược mở rộng kinh doanhbằng cách tấn công vào thị trường dịchvụ tài chính. Từ 1980 đến 1985, bêncạnh mảng kinh doanh bảo hiểm hiện tạicủa mình là Allstate, công ty đã thêm vàomôi giới chứng khoán (Dean Witter),môi giới nhà đất (coldwell Banker) vàthẻ tín dụng (Discover). Theo một nghĩanào đó, việc đa dạng hóa kinh doanh nàykhá thành công. Năm 1992, doanh thu từ

Page 146: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các dịch vụ tài chính đã lên đến 59 tỉđôla Mỹ. Tuy nhiên, tiềm năng cộnghưởng của các dịch vụ tài chính này vớimảng kinh doanh bán lẻ chủ chốt củacông ty không được mạnh mẽ lắm. Hiếmai mua vài trăm đôla cổ phiếu của GEhay mua bảo hiểm cho xe hơi hay tìmmua nhà mới trong khi đang đi mua sắmmáy dọn lá khô cả.

Năm 1993, công ty bắt đầu rút ra khỏi tấtcả các kinh doanh dịch vụ tài chính.Nhưng đã quá muộn; trong lúc đang bậnrộn với dịch vụ tài chính, Sears đã bị

Page 147: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Wal-Mart đánh bật ra khỏi vị trí nhà bánlẻ số một ở Mỹ và sau đó là trên thếgiới. Năm 2005, Sears sáp nhập với mộtngôi sao hết thời khác là Kmart, và đếnnăm 2008, công ty mới này được xếphạng thứ 8 các nhà bán lẻ lớn nhất nướcMỹ, với doanh thu 50 tỉ đôla, tươngđương 13% tổng doanh thu của Wal-Mart, và ít hơn doanh số đạt được từ cácdịch vụ tài chính của chính Sears 16 nămvề trước.

chiến lược có nhiều điểm khá giống vớicác công cụ tài chính hết sức rối rắm.

Page 148: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bạn không hiểu chiến lược thì không thểthực hiện, cũng như bạn không nên đầu tưvào thị trường tài chính nếu bạn khônghiểu nó. chìa khóa chính là sự đơn giản.Tôi thích cách General Electric mô tảchiến lược tăng trưởng trong báo cáothường niên năm 2003: “chiến lược tăngtrưởng tốt nhất là những chiến lược cóthể đưa công ty đến những nơi mà ít ai cóthể theo được”. Tôi hiểu câu nói đó, vànó là phép thử mà tôi có thể áp dụng chobất kỳ chiến lược nào. chỉ cần đặt câuhỏi: chiến lược này có giúp tạo đượckhoảng cách giữa chúng ta và các đối thủ

Page 149: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác không?

Một cựu nhân viên của GE đã đưa ranhững lời khuyên về chiến lược mà theotôi là một trong số những lời khuyên tốtnhất. Larry Bossidy là cánh tay phải củaJack Welch ở GE rất nhiều năm trước khitrở thành chủ tịch kiêm cEO củaAlliedSignal và sau đó là Honeywell.Tôi có vinh dự được làm việc với ôngtrong thời gian đầu nhiệm kỳ của ông tạiAlliedSignal vào những năm đầu thậpniên 90, tính bộc trực và rõ ràng của ôngkhiến chúng ta hiểu ngay những suy nghĩ

Page 150: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của ông. Trong cuốn Execution (crownBusiness, 2002) viết cùng với Ramcharan và charles Burck, Bossidy đã môtả chiến lược: “Ðó là một bản đồ chỉđường ở dạng phác thảo, còn rất nhiềuchỗ để chúng ta tùy ý kiến tạo”.

Tôi thích câu này; đơn giản, đọc xonghiểu ngay. Bạn có một đích đến trongđầu, và bạn tìm ra một con đường khágập ghềnh để đi đến đó; nhưng chưa chắcbạn đã nghĩ ra được cần phải dừng chânbao nhiêu lần để đi toilet, hoặc đủ tỉnhtáo để nhận ra đó có thể không phải là

Page 151: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

con đường duy nhất để đi đến đích. Bạncó thể thử rẽ vào một vài con đườngkhác nếu cần thiết, và thậm chí thay đổiđích đến cuối cùng dựa trên những sựkiện xảy ra trên đường đi.

Theo lối tư duy đó, tôi muốn thảo luậnthêm về một khía cạnh khác của vấn đề -tốc độ. Bạn muốn đến đích với tốc độnhanh như thế nào? Những chiến lượcmô tả rõ ràng định hướng, đích đến vàtốc độ sẽ tạo một nền tảng vững chắc choviệc lên kế hoạch. Ví dụ, mệnh lệnh“Hãy đi về hướng Tây!” cung cấp thông

Page 152: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin về định hướng, nhưng lại quá ít thôngtin để lên kế hoạch. Ví dụ, tôi đang ởNew York và nếu đi về hướng Tây thì tôinên đi Pittsburgh hay tôi nên đi một mạchđến San Francisco luôn?

Nếu đích đến được chọn là SanFrancisco, chúng ta đã có nhiều thông tinhơn để lên kế hoạch - nhưng vẫn còn khánhiều lựa chọn - đi bộ, chạy HarleyDavidson, chạy xe corvette, hay bay đếnđó bằng Learjet. Nếu bổ sung thêm tốcđộ: “Theo hướng Tây đi thẳng đến SanFrancisco và hãy cố gắng đến được đó

Page 153: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong vòng 24 giờ”, mọi việc lại dễ dànghơn một chút nữa. Bạn có thể loại đi bộ,chạy xe máy, lái xe hơi hay đi tàu hỏa vìkhông có phương tiện nào trong số nàycó thể giúp bạn đến San Francisco trongthời hạn được giao. Ðây là điểm mấuchốt của một chiến lược tốt - đơn giảnhóa vấn đề bằng cách loại bỏ bớt các lựachọn. Thông thường, phần quý giá nhấtcủa chiến lược là phần được đánh dấubằng cụm từ: “Những điều chúng ta sẽkhông thực hiện”. Buồn thay nó luôn làphần bị thiếu trong các hồ sơ chiến lượclắm chương nhiều chữ.

Page 154: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

SAI LầM cHẾT NGƯỜI

ÐầU THẬP NIÊN 90, Green TreeFinancial nổi lên là công ty dẫn đầutrong dịch vụ cho vay mua nhà ở di độnghoặc nhà lắp ghép, một mảng kinh doanhăn nên làm ra vào thời điểm đó. GreenTree hỗ trợ tài chính cho gần 40% tổngsố nhà di động bán ra. Lợi nhuận của họtăng 600% từ năm 1991 đến năm 1997,và cEO của Green Tree bỏ túi hơn 100triệu đôla chỉ trong năm 1996. Năm1998, conseco mua lại Green Tree vớigiá 7,6 tỉ đôla; tháng 12 năm 2006,

Page 155: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

conseco đệ đơn xin phá sản, với lý do lỗđậm trên các “bất động sản” có được từvụ mua lại Green Tree. Vậy đâu là lý docho sự phát triển lẫn sụp đổ với tốc độchóng mặt như vậy? Green Tree đã mắcmột sai lầm chết người trong hoạch địnhchiến lược và gieo mầm cho sự hủy diệtcủa chính mình. cải tiến chính yếu trongdịch vụ của Green Tree là kéo dài thờihạn cho vay lên đến 30 năm thay vì 15năm theo tiêu chuẩn truyền thống của thịtrường cho vay. cải tiến này giúp giảmđịnh mức nợ phải trả hàng tháng, và vớihỗ trợ tài chính lên đến 95% giá trị căn

Page 156: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhà, đã giúp cho rất nhiều người có khảnăng chi trả thấp có thể có được nhà (cácbạn thấy có giống với tình hình năm 2008không?). Nghe qua thì tuyệt vời, ngoạitrừ 5 vấn đề nho nhỏ:

1. Ðây là hình thức cho vay thế chấpbằng chính căn nhà mua, nhưng khốn nỗi,nhà lắp ghép không tăng giá theo thờigian giống như nhà cố định (ít nhất là chođến trước cuộc khủng hoảng bất động sảnnăm 2006). Giống như xe hơi, nhà lắpghép tồi tàn theo thời gian, và với thờihạn cho vay 30 năm với mức hoàn trả

Page 157: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vốn và lời theo định kỳ khá thấp vàonhững năm đầu tiên, chẳng bao lâu sau,giá trị căn nhà đã thấp hơn giá trị khoảnvay.

2. Nhà lắp ghép có tuổi thọ khoảng 15năm, nhưng thời hạn trả hết nợ lên đến 30năm.

3. chế độ thưởng khuyến khích cho độingũ bán hàng chủ yếu dựa vào tổng giátrị của các khoản vay được ký. Nênkhông có gì ngạc nhiên khi các nhân viênkinh doanh chả mấy quan tâm đến khảnăng chi trả của người vay.

Page 158: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

4. Sau khi thực hiện chứng khoán hóacác khoản cho vay để bán cho các nhàđầu tư, Green Tree bỏ túi khoản chênhlệch giữa lãi suất người vay phải trả vàlãi suất Green Tree phải trả cho các nhàđầu tư. Tuy nhiên, khi những khách hàngcó khả năng chi trả kém bắt đầu vỡ nợngày càng nhiều, hay khi mức tái tài trợngày càng gia tăng trong lúc lãi suất rớt,Green Tree lỗ nặng.

5. Green Tree áp dụng một phương thứckế toán được gọi là “lời nhờ doanh số”,ghi nhận lợi nhuận từ các khoản cho vay

Page 159: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã được chứng khoán hóa và bán đượcdựa trên dự báo nội bộ về tiền hoàn trảcủa người vay. Khi lãi suất giảm, có rấtnhiều khoản vay được trả sớm hơn hạnđịnh, và lợi nhuận dự báo không bao giờbiến thành tiền thật.

Theo thời gian, có rất nhiều người đi vaybắt đầu hiểu ra điểm 1 và 2 và bỏ luônkhoản nợ, bỏ luôn nhà, hoặc đệ đơn xinphá sản, khi mà các khoản chi trả (cả vốnlẫn lãi) ngày càng trở thành gánh nặng.conseco đã phải chi tiền túi hơn 3 tỉ đôlađể cứu các hợp đồng ký từ thời Green

Page 160: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tree. Ðiều đáng nói là các rắc rối củaGreen Tree đã khá rõ ràng vào thời điểmđược conseco mua lại - 3 tháng trướcđó, Green Tree cũng đã phải chi gần 400triệu đôla để cứu các hợp đồng. Lúc đó,BusinessWeek đã bình luận, “các nhàphân tích cho rằng Green Tree sẽ khôngrơi vào khủng hoảng lâu dài”.

Ði trước lịch sử 10 năm, vụ Green Treeđóng vai trò cảnh báo nhưng chả đượcmấy ai chú ý về một cuộc khủng hoảngcho vay thế chấp dưới chuẩn - khi cáccông ty nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, bớt

Page 161: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các yêu cầu về khoản tiền trả trước, vàtin tưởng rằng giá trị căn nhà khôngngừng gia tăng theo thời gian sẽ giúp họkhông suy suyễn nếu chẳng may kháchhàng mất khả năng chi trả. Khi giá nhàbắt đầu chững lại và đi xuống, WallStreet, lúc đó đang sở hữu một lượng lớncác hợp đồng cho vay thế chấp bởi giátrị các căn nhà, chứng kiến sự tụt dốcnghiêm trọng khi hàng loạt người vay mấtkhả năng chi trả. Tất cả những điều này,cùng với giá trị các căn nhà giờ đây thấphơn cả khoản nợ phải trả, đã dẫn đếncuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng

Page 162: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuối 2007. Như Michael Lewis, tác giảcuốn Liars Poker (Penguin, 1990), đãviết trong một bài báo đăng vào tháng12/2008, “Nếu bạn muốn biết các côngty ở Wall Street đáng giá bao nhiêu thìhãy nhìn cho kỹ mớ tài sản nhếch nhácđược họ mua với những khoản tiền khổnglồ, và hãy thử tưởng tượng khi phải bántống bán tháo thì họ thu lại được baonhiêu?”

VẬY THÌ SAO?

· Ðơn giản hóa chiến lược.

Page 163: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Những chiến lược hiệu quả đều nhằmmục đích làm rõ chứ không nhằm gây bốirối.

· Miêu tả những việc không cần làm cũngnhư những việc cần làm.

· chiến lược cần linh hoạt - chiến thuậtcó thể được thay đổi tương ứng cho phùhợp với tình hình mà không lệch khỏitinh thần của chiến lược ban đầu.

· Nếu nhân viên, khách hàng hoặc cổđông không hiểu được chiến lược bạnđưa ra thì đó không phải là một chiến

Page 164: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lược hiệu quả.

· chiến lược chỉ có ý nghĩa khi việcthực hiện chiến lược đạt hiệu quả.

· Kế hoạch tài chính 5 năm không phảilà chiến lược.

Page 165: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 3

các BẬc THầY, các cHUYÊN GIA TƯVẤN VÀ NHỮNG GÃ BáN HÀNGSƠN ĐÔNG MÃI VÕ KHác

12 giỜ đêm ngày 31/12/1999 khôngchỈ là thời điểm huy hoàng đánh dấu sựbắt đầu của một thiên niên kỷ mới, màcòn đánh dấu ngày đầu tiên trong lịch sửMỹ khi tổng số nhân công dịch vụ vượtqua nhân công sản xuất. Thời hiện đạichứng kiến ngày càng nhiều thích đàmđạo hơn xắn tay áo ra đồng.

Page 166: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi tôi bắt đầu sự nghiệp với tư cáchchuyên gia tư vấn năm 1985, mục tiêuhàng đầu của nghề tư vấn, vốn được xemlà nghề giàu chuyên môn lúc đó, là tậptrung giúp các công ty cải thiện hoạtđộng. Trong những năm sau đó, bản chấtđó dần phai mờ. Ngày nay, dường như aicũng tự gọi mình là chuyên gia tư vấn;cũng giống như ở Los Angeles nơi tất cảnhân viên phục vụ thực ra đều là diễnviên, mọi nhà quản lý đang ngồi chơi xơinước thực ra đều là chuyên gia tư vấn.Theo Báo cáo Thống kê Kinh tế Hoa Kỳ(US Economic census), từ 1997 đến

Page 167: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2002, số công ty tư vấn quản lý đã tăng54%, số chuyên gia tư vấn tăng 52%, vàdoanh thu đã tăng vọt 73%, đạt mức 90 tỉđôla. Ðây là những chỉ số tăng trưởngkinh ngạc; tư vấn đã trở thành một nghềhái ra tiền. Trong suốt 25 năm, tôi đãkiếm sống bằng cách lấy ý tưởng củacông ty này bán cho công ty khác. Mộtngười bạn đã từng gọi tôi là “bán ‘đầu’nuôi miệng”, tôi nghĩ đó thực ra là mộtđiều tốt, vì nếu tôi phải “bán thân nuôimiệng” thì tôi đã kiệt quệ từ lâu rồi. chắchẳn đến giờ này chúng ta đều đã nhận racruciant sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn

Page 168: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và luôn tỏ ra tự hào về điều đó; tuy nhiêncFO Henry tỏ ra rất cương quyết trongviệc phá bỏ thói quen xa xỉ này.

HoẠt cẢnh: Văn phòng cỦa Henry -Tháng 10 năm 2008

HENRY ĐANG THẢO LUẬN cácphương án cắt giảm chi tiêu với KevinNa, giám đốc ngân sách.

Henry: “Vậy là anh đã cắt tất cả nhữngkhoản thông thường như tuyển dụng, cácchuyến đi không liên quan đến công việc,các chương trình đào tạo không cần

Page 169: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thiết...”

Kevin: “Ðúng. Nhờ đó chúng ta đã tiếtkiệm được 11 triệu đôla trong quý này”.

Henry: “Ngoài ra còn có khoản chi nàolớn nữa không?”

Kevin: “Khoản lớn nhất tới thời điểmnày là chi phí cho các dịch vụ tư vấn;nếu cộng của tất cả các phòng ban lại thìkhoảng 3 triệu đôla một tháng”.

Henry: “Hả? Làm cái quái gì mà caovậy?”

Page 170: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kevin: “Tôi không biết, nhưng tôi đãlập một danh sách các khoản chi chodịch vụ tư vấn”.

Kevin đưa cho Henry một tờ giấy. (Xembảng 3.1.)

Kevin: “Ðây là top 10 dự án tư vấn độclập. chỉ tính riêng phần này thì tổng chiước tính đã lên đến 6,2 triệu đôla trongquý này, chưa kể 400.000 đôla cho cácdự án nhỏ khác”.

Henry: “Trong số này có thể cắt đượccái nào? Ðương nhiên White Hot là bất

Page 171: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khả xâm phạm, đó là phần của Borden vàchắc chắn chúng ta không thể thuyết phụcđược ông ấy trừ phi mọi thứ tệ đi”.

Kevin: “Ông cũng thấy là phần lớnkhoản chi liên quan đến chiến dịch ởchâu á - gần 3 triệu đôla trong quý này.Giả sử hoãn đợt tung sản phẩm này thìchúng ta có thể hoãn được những khoảnchi liên quan. Ông thấy sao?”

Page 172: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Henry: “có lẽ - mặc dù ngay lập tứcbên Marketing sẽ gửi cho chúng ta mộtbản kể lể về tầm quan trọng của chiếndịch, rằng phải giữ lại nó nếu không sốtiền đã chi từ đầu đến giờ sẽ mất trắng,vân vân và vân vân. Nhưng họ phải họccách tự xoay xở. Giống như bộ phận ITvà Nhân sự, tôi muốn marketing cắt ítnhất 25% chi tiêu - dù gì thì lúc nào dựán của họ cũng trễ và vượt quá ngân sáchcho phép. Từ giờ trở đi, nếu không cóchữ ký của tôi thì không có dự án tư vấnnào được thông qua”.

Page 173: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kevin: “OK. còn chương trình đánh giáhiệu năng ông tính thế nào? Nó khôngnằm trong danh sách nào cả, nhưng chúngta còn $400.000 trong ngân sách quýIV”.

Henry: “cứ để nó ở đó. Dù gì thì việcquan trọng nhất vẫn là tìm ra những chỗcắt giảm chi tiêu trong số những việcđang thực hiện ra. Tuy nhiên, hãy nóiStephanie liên hệ lại với công ty đó vàthuyết phục họ làm với giá $350.000.

Bốn tháng sau...

Page 174: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Henry: “Sổ sách chi tiêu quý IV thế nàorồi?”

Kevin: “Không tệ. Dự toán chi tiêu là6,6 triệu đô, và thực tế chỉ ở mức 4,3triệu. Phần lớn chúng ta tiết kiệm đượcnhờ hoãn lại chiến dịch châu á; mặc dùtôi có phần hơi lo vì bên Marketing vừanói sẽ cần thêm 1 triệu đôla để hoànthành chiến dịch vì họ đã bị trễ nhịp.Thêm một xu hướng đáng lo ngại nữa làsau suy thoái, các bộ phận đã bắt đầuthuê tư vấn viên toàn thời gian trở lại đểbù vào khoản tư vấn bên ngoài đã bị

Page 175: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta cắt giảm; và ai cũng than phiềnchất lượng dịch vụ không còn như xưa.Nhìn chung, với tình hình hiện tại, tôinghĩ chúng ta đã tiết kiệm được khoảng1,5 triệu đôla trong quý IV”.

Henry: “Ðúng vậy, nhưng chúng ta thựcsự tiết kiệm được gì? Về lâu dài việc cắtgiảm chi tiêu không làm lợi gì cho chúngta cả”.

Kevin: “Tôi biết, và tôi nghĩ chỉ cầntiết kiệm được 250.000 là may lắm rồi”.

Henry: “chúng ta đổ quá nhiều công sức

Page 176: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mà chỉ tiết kiệm được bấy nhiêu. Khi cóthời gian, chúng ta phải điều chỉnh lạitoàn bộ quy trình này. Văn hóa của chúngta là thuê người bên ngoài bất cứ khi nàochúng ta muốn, chứ không phải là kẹt lắmmới thuê. À nhân tiện, anh đã thấy kếtquả đánh giá hiệu năng chưa? chúng tacó thể tiết kiệm được khoảng 3 triệu đôlatrong hai năm tiếp theo, và thời gianhoàn vốn và sinh lãi là khoảng 1 năm.Bên The Benchmark Brotherhood đã gửiđề xuất sang chưa?”

Kevin: “Họ gửi rồi. 1,5 triệu đôla cộng

Page 177: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với 10% của khoản tiết kiệm được”.

Henry: “OK, vậy tiến hành ký đi”.

ThỰc tẾ: BẠn đang bán chẤt xám haybán thân?

NÓI THẬT VớI các BẠN LÀ TÔI LÀMTƯ VẤN cHỈ cÓ BA NĂM TRONGĐỜI. Tỷ lệ thành công của tôi trong banăm đó chỉ cao hơn tỷ lệ dự đoán chínhxác của một nhà kinh tế học chút xíu,nghĩa là tôi gặp kha khá thất bại, dù thựctình tôi không hề cố ý. Và vì vậy, nhữnggì tôi nói về giá trị của các chuyên gia tư

Page 178: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vấn sẽ dựa trên kinh nghiệm vừa thú vịvừa đau thương của tôi.

Những chuyên gia tư vấn giỏi có khảnăng đem lại kiến thức và kinh nghiệmđộc nhất vô nhị cho khách hàng; tuynhiên, với nhiều công ty, chỉ cần nghenhắc đến từ chuyên gia tư vấn là đã cónhững cái nhếch môi nghi ngại hoặc tệhơn nữa, những lời chế nhạo thẳng thừng.câu chuyện về những cơn ác mộng tư vấnthì vô số kể; ở đây tôi xin trích ra mộtvài chiến thuật tư vấn lươn lẹo, đáng hổthẹn và sặc mùi tư lợi:

Page 179: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· chiến thuật “Vườn trẻ”: Từng đoànMBA mới ra lò với chuẩn lương cao ùavào các công ty làm việc hằng tháng trờitheo hợp đồng ngắn hạn với mức phí 300đôla một giờ hoặc cao gấp 5 lần so vớicác nhân viên dày dạn kinh nghiệm củakhách hàng được bố trí làm việc chungvới họ. Hễ hì hục tính toán, phân tích, vẽbiểu đồ tất cả những dữ liệu nào nhúcnhích, dần dà nắm được vô số thông tinvề doanh nghiệp nhưng chẳng đưa rađược mấy kết luận hay phương án khảthi, ngoài hàng đống tài liệu phân tíchnhư vừa kể được đóng gáy lò xo ngay

Page 180: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngắn. Rồi đột nhiên một ngày, tất cả đềubiến khỏi công ty, chuẩn bị để được bánsang một công ty cả tin khác với tư cáchlà chuyên gia tư vấn “cấp cao” có kinhnghiệm với lương thỏa thuận 350 đôlamột giờ. Hai làn sóng “Vườn trẻ” gầnđây tấn công các công ty là làn sóng ứngdụng ERP và làn sóng Sarbanes-Oxley.Với làn sóng ERP, lớp lớp các chuyênviên tư vấn vừa mới tốt nghiệp khóa đàotạo sáu tuần đã được mời để tư vấn giúpcác công ty lớn chi chừng 100 triệu đôlađể cài đặt SAP, Oracle hoặc các hệthống điều hành công ty khác. còn với làn

Page 181: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sóng Sarbane-Oxley, các nhân viên tàichính nội bộ, kiểm toán viên và chuyêngia tư vấn cùng quây quần để phân tíchluật lệ được ban hành sau bài học đauthương Enron.

· Nhử mồi. Là một trong những mánhlới cũ rích của ngành tư vấn. Trò nhửmồi bắt đầu bằng sự xuất hiện của nhữngchuyên gia tư vấn cấp cao với điệu bộhoành tráng, dành ra vài ngày tìm hiểu vàchỉ ra “các vấn đề” trước khi đưa ra đềxuất trong đó nhấn mạnh vị thế và giá trịcủa dịch vụ tư vấn của mình với khách

Page 182: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng. Bộ sậu công ty sẽ bị choáng ngợptrước sự thấu đáo của các chuyên gia“nhìn xa trông rộng” này và đặt bút kýhợp đồng tư vấn quy mô. Ngay sau bàitrình diễn mở màn, các chuyên gia cótầm nhìn biến mất và thế vào đó là mộtđoàn MBA như đã nói ở trên cắm cọc ởcông ty và thực thi chiến thuật “Vườntrẻ”.

· Giải phẫu thẩm mỹ. Kinh doanhđang phát đạt và công ty cần phải cài đặtmột hệ thống máy tính mới đồ sộ tươngứng với mục tiêu tăng trưởng của công ty

Page 183: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và khai thác tất cả các phương thức kinhdoanh mới nhất và tốt nhất. Một nhà “tíchhợp hệ thống” uy tín được chọn làm đốitác trong cuộc chuyển biến lớn lao này,và hàng chục chuyên gia tư vấn cắm rễ ởcông ty hàng năm trời để giúp “triểnkhai” hết mấy trăm triệu đôla được giaotrên quy mô toàn cầu. Ðội ngũ nhân viênIT nội bộ thì há hốc mồm thán phụcnhững chuyên gia trẻ tuổi này. Rõ rànglà, những chuyên gia tư vấn này, trongtrường hợp này thì không phải là dânMBA mà là những sinh viên tốt nghiệpchuyên ngành máy tính hoặc các ngành

Page 184: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác, đã trải qua vài tuần huấn luyệnchuyên sâu và sau đó như một phép màuđã biến thành các chuyên gia tư vấn hoànhảo về triển khai hệ thống. May cho các“chuyên gia” này là chưa từng có ai đứngra đánh giá kết quả hậu triển khai để xemnhững lợi ích được hô hào trong đề xuấtban đầu đã đem lại gì cho công ty.Nhưng may cho chúng ta là sự kết hợpcủa vụ bê bối dot.com vào năm2000/2001 và sự gia tăng của dịch vụ từnước ngoài đã làm cho trò “giải phẫuthẩm mỹ” tuyệt chủng trong các dự ánphát triển hệ thống diện rộng. Lương theo

Page 185: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giờ tụt không phanh từ 250-350 đôla mộtgiờ năm 1999 xuống dưới 50 đôla chỉhai năm sau đó, nhưng chất lượng thì đôilúc lại đi lên nhờ các sinh viên tốtnghiệp trường SAP ở Nam Florida đãđược thay thế bằng các chuyên gia ẤnÐộ có bằng tiến sĩ.

· chiêu chiến lược: Một cEO mới vừađược bổ nhiệm, và nhu cầu cấp bách chovị cEO này là phải đưa ra được chiếnlược và tầm nhìn mới cho công ty. Tuynhiên, nhân vật này chỉ được gia hạnhoàn thành nhiệm vụ trong vòng “100

Page 186: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngày đầu tiên kể từ khi nhậm chức”.Ðừng lo lắng; hãy gọi ngay cho một côngty tư vấn chiến lược hàng đầu, có thể làcông ty mà vị cEO này vừa từ đó chuyểnsang, và yêu cầu giúp đỡ. chỉ với 2 triệuđôla khiêm tốn, một bản chiến lược đượctrình bày đẹp mắt với hàng loạt các luậnđiểm, biểu đồ phân bố, và ma trận sẽ chỉra con đường tiến thẳng tới đỉnh cao. Sausự hưng phấn ban đầu của buổi trình bàychiến lược cho ban giám đốc, cho cácnhà đầu tư và toàn thể các nhân viêntrong công ty, bản chiến lược đã trở lạiđúng vị trí của mình trên giá bên cạnh

Page 187: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các hồ sơ “tiền bối” - và không bao giờnhìn thấy ánh sáng mặt trời nữa.

· chặt và chém. chi phí đang vượt rakhỏi tầm kiểm soát, và doanh thu đang tụtdốc. Ðã đến lúc phải nhờ đến các tay“đao phủ” của giới tư vấn. các biểu đồtổ chức của công ty bị đưa ra mổ xẻ, vàhàng loạt các cấp bậc và các vị trí bị“nhấn nút biến”. Ngân sách bị chặt đầuchặt đuôi và dự án bị hủy hàng loạt. cuốicùng là một bản báo cáo dày cộp mô tảchi tiết hàng triệu đôla tiết kiệm đượcsau những vụ “chặt chém” đó. Phí của

Page 188: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các chuyên gia được gia tăng theo tỷ lệ% của khoản tiết kiệm được cho công ty,và họ biến ngay sau khi nhận được thùlao - khá lâu trước khi các khoản tiếtkiệm biến thành hiện thực. Khoảng chừng18 tháng sau một công ty tư vấn khácđược mời để thực hiện lại quy trìnhtương tự, vì những lời đề nghị lần trướcvì một lý do nào đã không bao giờ thựchiện được.

· Tái tuyển dụng ngầm. Trong cuộcsuy thoái vừa qua, hàng loạt nhân cônggiá cao và giàu kinh nghiệm bị sa thải.

Page 189: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Họ được thay bởi những nhân viên trẻhơn và rẻ hơn, hoặc thậm chí không có aithay thế nhằm cắt giảm chi phí. Ðể bảođảm kiểm soát chi phí chặt chẽ, mộtchính sách đóng băng tuyển dụng đượcáp dụng. Sau một thời gian ngắn, công tybắt đầu gánh chịu hậu quả của việc thiếuhụt nhân viên giỏi và kinh nghiệm; trongkhi các cấp quản lý vẫn bị “trói tay tróichân” bởi chính sách đóng băng tuyểndụng. Không sao - cứ thuê một vài nhânviên cũ giỏi và giàu kinh nghiệm về lạivới tư cách chuyên viên tư vấn là xong.Trong khi đóng băng tuyển dụng, vẫn có

Page 190: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những khoản ngân sách nằm đâu đó cóthể được sử dụng để trả cho các chuyênviên tư vấn này. Thế là một loạt các nhânviên cũ xuất hiện trở lại với lương tínhtheo giờ cao ngất ngưỡng, và cuộc đờicứ thế trôi đi.

Xin mọi người hãy hiểu rằng, phần lớncác chuyên gia tư vấn luôn quyết tâmthực hiện vai trò của mình một cách cóđạo đức. Nhưng 6 căn bệnh mà tôi vừanêu vẫn cứ lặp đi lặp lại và đã trở thànhnhững con sâu làm rầu nồi canh.

Page 191: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom:

Tỷ lệ ROFc của bạn là baonhiêu?

Tỷ lệ ROI của bạn trên mứcđầu tư cho tư vấn ít nhất cócao bằng hệ số P/E của cổphiếu công ty không? Nếutỷ lệ P/E của công ty là 15và bạn chi 250.000 đôla cho

Page 192: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tư vấn, bạn phải ít nhất cóđược tỷ lệ ROI cao hơn 3,75triệu đôla. Nếu không đạtđược mức đó, bạn cần phảichỉnh lại mức đầu tư đểgiảm thiểu rủi ro cho côngty.

Nhà tư vấn điều hành đích thực đầu tiênvà có lẽ giỏi nhất là Peter Drucker. Ôngsinh ra ở Vienna năm 1909 và nhập cư

Page 193: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vào Mỹ năm 1930. cuốn sách xuất bảnnăm 1946 của ông tên The concept ofthe corporation - (Khái niệm tập đoàn)(NXB Transaction, tái bản năm 1993)dựa trên những quan sát tại GeneralMotors. Nó nêu ra phần lớn những tưtưởng thống trị về điều hành trong suốtnửa thế kỷ tiếp theo. Không giống nhưnhững chuyên gia hậu duệ, ông không ngủquên trên vinh quang mà vẫn tiếp tục làngười quan sát sắc sảo các ứng dụngkinh doanh đến tận lúc qua đời năm2005.

Page 194: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Drucker là hình ảnh mẫu mực cho tinhhoa của một chuyên gia tư vấn giỏi - đólà khả năng giải thích những thứ tưởngchừng như vô cùng phức tạp bằng nhữngthuật ngữ đơn giản. Nếu đã đọc bất kỳcuốn sách nào trong rất nhiều sách củaông, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để tựhỏi, ừm, điều đó thì rõ ràng quá rồi!Ðương nhiên, giá trị đích thực của mộtchuyên gia tư vấn không phải nằm ởnhững lời tán dương của đồng nghiệp màở những lời khen ngợi của những nhàđiều hành công ty mà họ tư vấn. Trong sốtháng 5/2009 của tạp chí Harvard

Page 195: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Business Review, A.G.Lafley, lúc đóđang là cEO của Procter & Gamble, đãkhen ngợi những phân tích thấu đáo củaDrucker về vai trò vô song của cEO, vàđiều đó đã giúp ông như thế nào trongsuốt nhiệm kỳ ở vị trí đứng đầu một trongnhững công ty lớn nhất thế giới.

Lafley tái khẳng định giá trị của việc trảlời câu hỏi: “Bạn đang kinh doanh cáigì?” nhưng đồng thời cũng trích dẫn câuhỏi không kém quan trọng của Drucker:“Bạn không kinh doanh cái gì?” Nghe cóvẻ đơn giản, thực chất nó đơn giản,

Page 196: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng có bao nhiêu công ty đã trả lờiđược câu hỏi đó?

Drucker rất ghét bị người ta gán cho ông,hoặc cho bất cứ ai, cái mác guru (tứcbậc thầy) và đã từng bình phẩm: “chúngta sử dụng từ bậc thầy chỉ bởi vì từ tênbịp bợm quá dài để đưa lên làm tít”.

Tính khách quan và đỘc lẬp - Không,không hẲn như vẬy!

MỘT TRONG NHỮNG LÝ DO HÀNGĐầU ĐỂ YÊU cầU cHUYÊN GIA TƯVẤN, dù về vấn đề pháp lý, kỹ thuật hay

Page 197: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý, chính là để bảo đảm tính kháchquan và độc lập của những lời khuyên.Nhưng đó chỉ là chuyện hoang đường.Lời khuyên là một mớ tư lợi phức tạpđược đưa ra nhằm mục đích bảo đảmdoanh thu trong tương lai. có đời nàomột luật sư lại đi nói với khách hàng củamình rằng, thôi anh không cần tư vấn luậtđâu, hoặc một chuyên gia tư vấn đi gặpkhách hàng mà lại nói: “Không có vai trògì cho tôi trong giai đoạn này cả!”

Ba ví dụ vừa rồi là điển hình cho vai tròkhách quan cần phải được xem xét và

Page 198: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhìn nhận lại của các tổ chức vốn mangtiếng là độc lập. Trong cuộc suy thoáikinh tế năm 2008, đã có những lời buộctội nhằm vào các trung tâm thẩm định thịtrường kiếm tiền bằng cách tính phí cácngân hàng có phát hành cổ phiếu thuộcphạm vi thẩm định của các trung tâm này.Một đánh giá AAA có bảo đảm côngviệc kinh doanh phát đạt trong tương laiđối với một ngân hàng phát hành (issuingbank) không? Không chắc, nhưng có lẽcũng không hại gì. Ðiều này diễn ra chỉvài năm sau khi cộng đồng phân tíchchứng khoán của Phố Wall bị quy trách

Page 199: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiệm về sự sụp đổ của dot.com khi đãhô hào cổ vũ nhiệt tình cho những cổphiếu được phát hành bởi các ngân hàng“đồng nghiệp” nhằm trục lợi từ các cổphiếu phát hành ra công chúng (IPO) vàphí tài chính. Những ai làm ngân hàngchắc sẽ phát ngượng khi đồng nghiệp từphòng nghiên cứu khuyên nên “bán” cổphiếu của các khách hàng đại gia của họ.cuối cùng, lại còn những chuyện xì xầmvề mối quan hệ thân thiết giữa những cốvấn “chính sách lương thưởng” với cáckhách hàng cEO của họ. Những cố vấnđược gọi là độc lập này thường được

Page 200: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ban giám đốc của một công ty thuê đểđưa ra lời khuyên về việc thiết kế cácchính sách lương thưởng cho nhân viêncấp cao của công ty. Rõ ràng, một ngôisao điều hành mới nổi sẽ tỏ ra tử tế hơnvới những công ty có khả năng mang lạimột gói quyền lợi hậu hĩnh cho ngôi saoấy khi họ nhậm chức.

Như phóng viên Harris collingwood đãbình luận trên tờ Atlantic Monthly, “cácchuyên gia cố vấn về chính sách quyềnlợi biết được rằng nếu họ có thể thuyếtphục công ty đưa ra các gói quyền lợi

Page 201: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho chính các cEO của công ty đó, họ sẽtiếp tục có được các hợp đồng béo bở vềtư vấn chính sách phúc lợi cho nhân viênhay những thứ tương tự như vậy về sau”.

Việc thiếu tính độc lập đã tình cờ “nânggiá” cho một số chuyên gia cố vấn. Mộtcách để xác định xem anh cố vấn đó cóthực sự đáng tin không là khi anh này thúnhận vai trò của mình đã không còn ýnghĩa, hoặc đưa ra các lời khuyên có thểđưa công ty bạn đi theo một hướng hoàntoàn không có lợi cho anh ta. Thật trớtrêu, những lúc tôi hành động như thế thì

Page 202: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

y như rằng vài tuần sau tôi nhận đượcđiện thoại yêu cầu tiếp tục hợp tác chomột dự án khác. Là một cố vấn chuyênnghiệp, điều tốt nhất mà bạn có thể làmlà “tự khai tử”; và thực ra đó là cách dễnhất để giúp mình “hồi sinh” và “trườngtồn”. Tuy nhiên, hỡi các cố vấn, chuyêngia và cEO, xin hãy nhớ lời răn của DeGaulle, rằng “Nghĩa địa đầy rẫy anhhùng”.

VẬy thì sao?

· Nếu bạn đang tìm một cố vấn giỏi, hãytự hỏi: bạn làm việc này vì hiện tại công

Page 203: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty bạn đang thiếu cố vấn giỏi, hay chỉ vìđơn giản bạn muốn thuê một cố vấn toànthời gian? Nếu câu trả lời nằm ở vế 2 thìcó nghĩa là bạn chỉ muốn củng cố lựclượng do thiếu nhân công, chứ khôngphải vì muốn có thêm một chuyên gia.Tôi không chắc câu trả lời của bạn nằmở vế nào nhưng bạn cần phải tính toánchi phí thuê người một cách hợp lý.

· Bạn đang thuê người bán ý tưởng haylà người thực hiện ý tưởng? Nhữngngười bán ý tưởng hiếm khi là ngườithực hiện công việc thường nhật. Phải

Page 204: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bảo đảm lời hứa đi đôi với hiện thực.

· Việc sử dụng cố vấn có thực sự giatăng giá trị hay giảm thiểu nguy cơ choviệc kinh doanh của công ty bạn mộtcách rõ ràng hay không? Ví dụ, chiếnlược mới có thực sự phân tích thấu đáovà sâu sắc về một thị trường mới haykhông? Liệu việc tái cấu trúc bộ phận tàichính có giúp rút ngắn thời gian hoạchđịnh ngân sách, có giúp phát hiện sớmcác nguy cơ từ các khoản nợ, hay giảmthiểu lỗi mắc phải trong quá trình kếttoán hay không?

Page 205: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Liệu việc thuê cố vấn từ bên ngoài cóđem lại sự thay đổi như đã được hứa từđầu đối với ít nhất một yếu tố sau đâyhay không? (Tất nhiên được cả ba thìkhông còn nói gì nữa).

a. Tốt hơn?

b. Nhanh hơn?

c. Rẻ hơn?

· Yêu cầu chuyên gia tư vấn mô tả cáctiêu chuẩn để xác định khi nào thì nhiệmvụ của họ kết thúc và khi nào thì chúng ta

Page 206: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không cần giúp sự giúp đỡ của họ nữa.Tôi cam đoan bạn sẽ có được cảm giáchết sức thích thú khi nhìn họ lúng túng cốgắng tìm cách trả lời câu hỏi này.

Page 207: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 4

QUÊN ĐI THÀNH cÔNG, TẬPTRUNG VÀO THẤT BẠI

MỘt trong nhỮng điỂm tuyệt vỜi củatinh thần Mỹ đó là thất bại không phải làmột sự sỉ nhục, và thực tế là người Mỹtôn vinh thất bại. Ðối với một người Mỹ,kinh nghiệm nào cũng là bài học, và phầnhay ho nhất chính là cách họ sẽ quay lạivà đương đầu với nó. Tuy nhiên, cái“công viên quốc gia” hùng vĩ này cũng làbãi phế thải chất đầy xác cháy rụi của

Page 208: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những đại gia một thời oanh liệt. Hàngloạt những cái tên từng là biểu tượng nhưBear Stearns, chrysler, DigitalEquipment, Enron, General Motors,Kmart, Kodak, Lehman Brothers, McIWorldcom, Montgomery Ward,Motorola, Pan Am, Polaroid, Sears,Sunbeam, TWA, Wang, Westinghouse, vàWoolworth đã biến mất trong tích tắchoặc bị thương tật vĩnh viễn. Tất cảnhững công ty này đã từng là người dẫnđầu trong ngành của mình, nhưng điều đókhông bảo vệ được họ trước những thayđổi của tương lai. có nhiều lý do khiến

Page 209: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những công ty này sụp đổ. Enron vàWorldcome thì gian lận, trong khiPolaroid và Wang không thích ứng kịpvới một thế giới đang biến đổi nhanhchóng. chúng ta đã học được gì? Suy chocùng, những kiểu phát triển “bong bóng”này đã diễn ra ở khắp các lĩnh vực từhoa tulip cho đến cổ phiếu công nghệtrong suốt 400 năm qua. Lúc nào chúngta cũng rêu rao rằng những kinh nghiệmđau thương là những bài học tốt nhất,nhưng liệu có bao nhiêu nhà quản lý thựcsự ngồi xuống để suy ngẫm về thất bại?có ai đã bao giờ đặt câu hỏi: “Nếu chúng

Page 210: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ta sai thì sao?” hoặc “Những sự kiệnhoặc xu hướng nào có thể đẩy chúng tađến bờ vực phá sản?” Khó có thể tìmthấy câu trả lời. Thông thường, bạn sẽduy lý hóa thất bại của người khác bằngcách nhấn mạnh sự độc đáo và khác biệtcủa mình, và hùng hồn tuyên bố rằng sẽkhông có chuyện gì xấu có thể xảy ra vớimình. Trong cái thế giới hỗn loạn thờinay, tư tưởng đó thật quá ngây dại. Việcbạn phải làm là đặt ra các câu hỏi đó.Ðương nhiên, ở cruciant, không ai màngđến việc suy ngẫm về thất bại.

Page 211: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HoẠt cẢnh: GIỮ VỮNG TĂNGTRƯỞNG cAO Về DOANH THU VÀLỢI NHUẬN

ÐầU NĂM 2002, nhóm quản lý củacruciant đang thuận buồm xuôi gió. Nămthứ 3 sau khi tách ra khỏi UnitedIntegrated (UI), doanh thu năm đã tăng17% trong khi lợi nhuận tăng trung bình19%. Giá cổ phiếu của cruciant đã tăngtừ 17 đôla tại thời điểm được tách ra lên57 đôla. Thành công vang dội này đãkhiến UI bán luôn 32% cổ phần còn cắmlại ở cruciant và ẵm gọn 1,8 tỉ đôla tiền

Page 212: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lời. Vụ bê bối dot.com và vụ 11/9 chỉ làvài ổ gà nhỏ trên con đường phát triểncủa cruciant. Dàn quản lý của cruciantđã được tán dương nhiệt liệt trên truyềnthông của giới kinh doanh như nhữngngười đã đánh thức được tiềm năng vĩđại đã bị chôn vùi trước đó quá lâu ởthời UI.

Với sự tự tin đang ở mức cao kỷ lục,công ty đã quyết định năm 2003 sẽ lànăm cruciant đưa tăng trưởng lên mộttầm cao mới. cEO Steve Borden đặt chỉtiêu tăng trưởng 25% doanh thu và 30%

Page 213: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lợi nhuận dựa trên hàng loạt các kếhoạch tung ra sản phẩm mới, thâm nhậpthị trường mới, khai trương những chinhánh bán lẻ đầu tiên của công ty, vàtriển khai hệ thống máy tính mới của tậpđoàn giúp tự động hóa tất cả các giaodịch căn bản của công ty và giúp cắtgiảm hơn 15 triệu đôla chi phí. Trongsuốt thời gian còn lại của năm 2002, việclên kế hoạch diễn ra vô cùng căng thẳng.Một “phòng tác chiến” được bố trí ở mộtvăn phòng đặt gần trụ sở đầu não củacruciant, và 50 nhân viên từ khắp cácphòng ban của công ty đã được quy tụ để

Page 214: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lập “Team Turbo” (dịch nôm na là NhómPhản lực). Team Turbo được giao nhiệmvụ lên kế hoạch, điều phối và quản lý tấtcả các chương trình có khả năng “gắnđộng cơ phản lực” cho sự tăng trưởngcủa cruciant trong năm 2003. cruciantcòn lập ra hẳn một phòng gọi là PhòngQuản lý Dự án, viết tắt là PMO, với sựtrợ giúp to lớn từ nhiều công ty tư vấn.Biểu đồ dự án, bản thỏa thuận mức dịchvụ, biểu đồ Gantt, biểu đồ PERT và bảnphân tích đường đi chiến lược được dánđầy tường. Ban chỉ đạo, đứng đầu làSteve, lúc đầu họp mỗi tháng một lần,

Page 215: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng khi mức độ các hoạt động ngàycàng nhiều, đã chuyển sang họp hai tuầnmột lần. Trong quý II năm 2003, lúc đỉnhđiểm, hơn 500 nhân viên và chuyên giatư vấn cùng nhau lên kế hoạch cho hàngloạt kế hoạch; chi phí cho việc này lênđến 4 triệu đôla/ tháng.

Ban chỉ đạo điều hành - Tháng 5 năm2003

cameron Brown, giám đốc chương trìnhcủa Turbo, đang trình bày tiến độ dự ánvới ban chỉ đạo. Trước mặt mỗi thànhviên ban chỉ đạo là một tập dày các bản

Page 216: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

báo cáo.

cameron: “Trong mỗi tập báo cáo đều cómột kế hoạch dự án tổng thể và nhữngbản báo cáo tình hình cụ thể của tất cảcác kế hoạch. Tôi không yêu cầu quý vịđọc hết trong ngày hôm nay (có nhiềukhuôn mặt nhẹ nhõm), nhưng khi nào cóthời gian rảnh xin quý vị nhớ đọc. Tôi sẽtập trung thảo luận phần chính củachương trình nằm ở xấp thứ nhất trongtập báo cáo”.

các thành viên của ban chỉ đạo răm rắplật sang xấp thứ nhất, nơi có một trang

Page 217: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giấy liệt kê tất cả các chương trình Turboở cột ngoài cùng bên trái. Ba cột tiếptheo là cột Tỷ lệ hoàn thành, Những vấnđề cần giải quyết, và cột Tình hìnhchung, được tượng trưng bởi cờ đỏ, cờvàng và cờ xanh. Font chữ khá nhỏ vì sốlượng dự án khá nhiều, nhưng có thể dễdàng nhận thấy chỉ có 3 chương trìnhchưa có cờ xanh.

cameron: “Như quý vị có thể thấy,hiện chỉ còn 3 chương trình là đang nằmở mức vàng. Tôi đã thảo luận với 3 quảnlý chương trình này và tất cả đều cam

Page 218: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đoan với tôi rằng đó chỉ là những sự cốnhỏ tạm thời và rằng trong cuộc gặp tiếptheo của chúng ta, tất cả sẽ lên xanh. Ởthời điểm này, chưa có quyết định quantrọng nào cần đến ban chỉ đạo, vì vậy tôiđề nghị dừng cuộc họp tại đây”.

Steve: “Ðồng ý. Tốt lắm,cameron”.

Khi các thành viên ban chỉ đạo rời khỏiphòng, Sarah quay sang bảo Phil, “Tôi hivọng tất cả các buổi họp đều ngắn nhưthế này - cứ họp suốt ngày không biết lấythời gian đâu ra để mà làm việc”.

Page 219: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Tôi cũng vậy”, Phil đáp.

Hai tuần sau...

cuộc họp đã bước sang giờ thứ 5.cameron đang giải thích tại sao dự án số17 trong tổng 23 dự án đang treo cờ vànghoặc cờ đỏ lại đang không theo đúng kếhoạch.

cameron: “Mấy tuần qua tình hìnhquả là khó khăn - sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các dự án là nguyên nhân gây ra vấnđề này. Hệ thống máy tính mới đangđược ưu tiên chạy cho các chương trình

Page 220: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác, và chúng tôi tìm thấy hàng loạt cáclỗ hổng lớn trong chất lượng dữ liệu củanhững hệ thống mà chúng ta đang tiếnhành thay thế”.

Steve ngắt lời: “Làm sao mới có hai tuầnmà lại xảy ra chuyện này được? Trongcuộc họp lần trước mọi việc đều đang tốtmà”.

cameron: “Tính theo từng dự ánriêng lẻ thì mọi việc đều tốt, nhưng tuầntrước chúng tôi đã có cuộc họp các quảnlý dự án trong hai ngày nhằm đánh giáảnh hưởng của sự chậm trễ dự án hệ

Page 221: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thống máy tính đối với các dự án của họ.Dự án hệ thống máy tính là dự án lớnnhất của công ty từ trước đến nay, vàtheo các chuyên gia tư vấn, đây cũng làmột trong những dự án lớn nhất trên toànthế giới”.

Steve: “Vậy ý anh là dự án đangthất bại?”

cameron: “Không hẳn như vậy. Nếucó thêm thời gian và nguồn lực, chúng tacó thể hoàn thành dự án này. Ðiều chúngta cần là thêm tiền và thời gian”.

Page 222: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve: “câu này tôi nghe nhiềulắm rồi - cái gì mà chả giải quyết đượcbằng tiền và thời gian. Ðể hai tuần nữaxem mọi việc như thế nào, đến lúc đóhãy quyết định”.

Thêm 2 tuần nữa trôi qua...

Steve phát biểu với ủy ban: “Vào 7 giờtối qua, dự án Turbo đã chính thức ngưnghoạt động. chúng tôi đã nhận thấy vấn đềcủa hệ thống máy tính là hầu như khôngthể khắc phục, đồng thời, Henry đã xemxét lại toàn bộ tình hình dự án, và nhậnra cơ sở lý luận ban đầu của chúng ta về

Page 223: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Turbo đã không còn. cách đây một năm,khi chúng ta phê duyệt dự án, khả năngnày hoàn toàn hợp lý, nhưng những xáotrộn của thị trường và những thay đổitrong công nghệ đã biến hầu hết những nỗlực của chúng ta trong hôm nay đã thànhvô nghĩa. Và thực tế là cơ sở lý luận nàyđã bắt đầu tan rã từ 6 tháng trước. Nghĩalà, vào thời điểm đó, mặc dù tất cả cácdự án đều mang màu xanh, lý do để thựchiện chúng đã không còn! Tôi không baogiờ biết được tại sao chúng ta phải mấtđến 6 tháng để nhận ra điều đó. chúng tasẽ gửi một thông cáo báo chí vào sáng

Page 224: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mai để thông báo về sự thất bại của dựán và nói với các nhà đầu tư rằng chúngta đã ghi lỗ 45 triệu đôla cho dự án này.Khỏi phải nói, tôi cực kỳ không hài lòngvề chuyện này. Thật là bẽ mặt - chúng takhông được phép để xảy ra bất kỳ sai sótnào nữa”.

Trong những ngày tiếp theo, cameron ômđồ rời khỏi văn phòng, cổ phiếu cruciantrớt còn 12 đôla và một tạp chí kinhdoanh hàng đầu đã chạy loạt bài về vụviệc với dòng tít, “Sai lầm tệ hại củacruciant - Liệu họ có lấy lại được phép

Page 225: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

màu của mình không?”

FAcT: cHẤP NHẬN THẤT BẠI, ENGẠI THÀNH cÔNG

NHÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢNNGƯỜI ANH HENRY BOHN đã phátbiểu vào thế kỷ XIX: “Thành công khiếnmột tên ngớ ngẩn có vẻ thông minh hơn”.Những năm vừa qua là minh chứng rõnhất cho câu nói này. Một vài quý vớilợi nhuận tăng trưởng trong một nền kinhtế đang nở rộ có thể thuyết phục một taylè phè tự tin rằng hắn là một người đặcbiệt. Rất nhiều những nhà lãnh đạo thông

Page 226: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

minh xuất chúng và cực kỳ thành côngtrong quá khứ cũng đã bị mắc cạn nhưcarly Fiorina của Hewlett-Packard,George Fisher của Kodak và MichaelArmstrong của AT&T. Một vài ngườitrong số họ đã chèo lái con thuyền doanhnghiệp qua nhiều sóng to gió lớn, nhưngcuối cùng vẫn không đến bờ vì nhữngthay đổi nhanh chóng của thị trường, hayđơn giản vì sự ngạo mạn của bản thân.Rất nhiều nhà quản lý huyên thuyên về sựcần thiết phải rút kinh nghiệm từ thất bại,nhưng thực sự có bao nhiêu người trongsố họ suy ngẫm về những gì mình phải

Page 227: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

làm nếu mọi việc tệ đi? Nhưng nói chungthì cũng không cần thiết, vì suy cho cùng,họ lên được tới vị trí đó đâu phải nhờthất bại.

Gene Kranz, chỉ huy trưởng của con tàuđịnh mệnh Apollo 13, đã nói “Thất bạikhông phải là một lựa chọn” vào tháng4/1970. Từ đó đến nay, rất nhiều nhàquản lý đã sử dụng câu nói này như câuthần chú cho mình, và điều này thật nựccười. Dù Kranz đã đúng về những gì xảyra sau đó với Apollo 13, câu thuyết giáonày không có chỗ đứng trong thế giới

Page 228: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kinh doanh. Thất bại là một phần khôngthể tránh được trong bất kỳ công ty kinhdoanh hoặc tổ chức phi lợi nhuận nào.Dù vậy, người ta dành quá nhiều thờigian chú trọng vào thành công và rất ítthời gian cân nhắc các nguy cơ thất bạitiềm tàng.

các kế hoạch chiến lược thì trình bàynhững lý do thành công bằng các chi tiếtđọc mụ cả đầu; các đề xuất đầu tư thì liệtkê các yếu tố thành công then chốt cần cónhằm tạo ra lợi nhuận; các cấp quản lýthì hăng hái trình bày những kế hoạch

Page 229: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kinh doanh và tỏ rõ sự tự tin sẽ đạt đượcchỉ tiêu kế hoạch. Những buổi thảo luậnvề những nguyên nhân có thể gây ra thấtbại được thu gọn lại dưới hình thức phântích rủi ro kiểu “qua đường” - tức đưa ramột vài câu hỏi dạng “nếu... thì”, sau đóhạ thấp giá trị của những tình huống nàybằng các ý kiến đại loại như thiếu thực tếhoặc làm sao mà xảy ra được. Thẳngthắn mà nói, trong thế giới ngày càng bấtổn này, thái độ đó không chỉ ngu ngốc màcòn là cẩu thả và vô trách nhiệm.

chấp nhận rủi ro và chấp nhận thất bại là

Page 230: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hai yếu tố cơ bản của hệ thống kinh tế.Giáo sư đại học Harvard - claytonchristensen - đã lấy cảm hứng cho phầnlớn cuốn sách The Innovators’ Dilemma(tạm dịch Thế lưỡng nan của những nhàcải cách) của ông từ những hiểu biết vềlý do phá sản của các công ty. Thậm chíông còn đặt tiêu đề cho một chương trongcuốn sách là Xây dựng mô hình thất bại.

Những nhà quản lý muốn né tránh thấtbại là những nhà quản lý tồi. áp lựckhông được thất bại hoặc không đượcđưa ra quyết định tồi là một điều sai lệch

Page 231: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và nguy hiểm. Rất nhiều ngành côngnghiệp thường xuyên chấp nhận những tỷlệ thất bại rất cao - thử nghĩ: có baonhiêu loại dược phẩm ra được đến thịtrường; có bao nhiêu giếng khoan là códầu; hay có bao nhiêu bộ phim thực sựbán được vé? Những ngành công nghiệpkhác như thời trang hay hàng điện tử giadụng cũng chủ động cắt bỏ những dòngsản phẩm của mình để bảo đảm tăngtrưởng bền vững. Thất bại là một yếu tốsống còn trong hệ thống kinh tế, và nhưnhững sự kiện của năm 2008 đã chứngminh, yếu tố này đã có dịp bột phát và

Page 232: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thăng hoa.

các con số thống kê về thấtbại

· Từ năm 1980, 1.850 côngty phát hành cổ phiếu racông chúng đã phá sản.

· 90% số giếng khoankhông có dầu.

Page 233: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· 70% các hợp chất dượcthất bại trong việc chuyểnhóa thành dược phẩm hoànchỉnh.

· 59% các nhà hàng đóngcửa trong vòng 3 năm saungày khai trương.

· 56% tất cả các kinhdoanh thất bại trong vòng 4

Page 234: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm đầu tiên.

· 60% tất cả các vụ mualại doanh nghiệp không hềđem lại lợi nhuận.

· 70% các dự án được táicơ cấu đều thất bại.

· 37% tất cả các công tyđã phải bỏ dở một dự án

Page 235: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyển đổi kinh doanh lớntrong hai năm từ 2005 đến2007.

· 60% toàn thể các doanhnghiệp chưa bao giờ có lãi -chưa bao giờ.

· chỉ có một trong 4 sảnphẩm hàng tiêu dùng từphòng thí nghiệm ra được

Page 236: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thị trường - và trong sốnhững sản phẩm được tungra, tỷ lệ thành công là 1:3.

· Tỷ ở thất bại của sảnphẩm mới trong ngành bánlẻ tạp phẩm là hơn 70%.

Thành công có thỂ gây nguy hiỂm chosức khỎe

THÀNH cÔNG cÓ THỂ RẤT NGUY

Page 237: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HIỂM: nó sinh ra chứng kiêu ngạo. Hãynhìn những cái tôi xẹp lép sau vụ bê bốidot.com hay sự sụp đổ của Long-Termcapital Management - suy cho cùng, cácnhà kinh tế đoạt giải Nobel không thể lànhững tên ngốc, đúng không? Ngoài sựkiêu ngạo, thành công còn tạo ra, hoặc cóvẻ như tạo ra, áp lực giữ vững ngôi vị -điển hình là Enron, Worldcom, BernardMadoff Securities và The StanfordGroup. Thành công còn đổ thêm dầu vàovăn hóa đặc quyền, hoặc lòng tham, nơiphần thưởng không cần phải cố gắng mớiđạt được, như ở Tyco và Adelphia

Page 238: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

communications. Ðó là một bộ sậu khávững chắc: sự kiêu ngạo, cái tôi, sự bấtkhả chiến bại và đặc quyền. Thật chẳngcó gì ngạc nhiên khi có quá nhiều các đạigia ngã đài trong thời gian gần đây.

Mythbuster Wisdom:

Top 5 dấu hiệu nguy hiểmvề sự kiêu ngạo của các tậpđoàn

Page 239: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Xây dựng trụsở tổng hành dinh đồ sộ vàphô trương. có rất nhiều vídụ như trụ sở của chrysler,GM, AT&T, Sprint và PanAm.

· Nằm trongdanh sách “Top 20 công tyđáng ngưỡng mộ nhất” củatạp chí Fortune

Page 240: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(Rubbermaid, Motorola,Enron, Daimler - chrysler,Lucent và Ford).

· cEO công tyđược lên trang bìa tạp chíForbes, Fortune vàBusiness Week với tần suấtcao (Al Dunlap củaSunbeam, carly Fiorina củaHewlett - Packard, Dennis

Page 241: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kowlowski của Tyco, JeffSkilling của Enron).

· Thực hiệnnhững vụ mua lại doanhnghiệp đình đám cùng vớinhững lời hứa sẽ “định vị lạithị trường”, “tạo ra các giátrị chưa từng có tiền lệ” hay“tạo ra một sự hiệp lực tolớn” (AOL - Time Warner,

Page 242: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sears - Kmart, citibank -Travelers, Daimler -chrysler).

· Thuê một cEOdanh giá từ bên ngoài côngty (John Sculley - Apple,Michael Armstrong - AT&T,George Fisher - Kodak, BobNardelli - Home Depot andchrysler, Gary Wendt -

Page 243: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

conseco).

Với America On-Line (AOL), thànhcông đã khiến giới truyền thông đặt lạitên công ty là America On Hold (nôm nalà “Nước Mỹ treo mạng”). Năm 1996,America On-Line là nhà cung cấp dịchvụ trực tuyến lớn nhất tại Mỹ, cho phéphàng triệu người gửi email và truy cậpvào các nội dung độc quyền của AOL lẫnthế giới internet thuở sơ khai thông quakết nối bằng đường dây điện thoại.Nhưng AOL muốn hơn thế. Sau khi đã

Page 244: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đánh bại những đối thủ đầu tiên nhưcompuserve và Prodigy, AOL muốn bảotoàn vị thế dẫn đầu của mình trước nhữngđối thủ đang lên khác như AT&T vàMicrosoft. AOL dội bom thị trường vớicác chính sách khuyến mãi gần như chokhông và tặng miễn phí đĩa phần mềmtruy cập vào các dịch vụ của AOL. Hàngngàn người đăng ký mới ngay cả khinhững dấu hiệu rắc rối ban đầu của dịchvụ đã bắt đầu xuất hiện. Phấn chấn bởinhững thành công ban đầu, AOL tăng tốcnỗ lực bằng việc giới thiệu gói cước mộtgiá. Gói cước này cho phép người sử

Page 245: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng được ở trên internet bao lâu tùythích chỉ với một mức giá duy nhất.Không có gì ngạc nhiên, khi ai ai cũng ởtrên mạng bao lâu tùy thích, đườngtruyền của AOL nhanh chóng bị quá tải;hàng triệu người nhận tín hiệu “mạngbận” khi cố gắng truy cập; trong khi AOLvẫn tiếp tục nhận khách hàng mới - bởithế AOL mới có biệt danh là “Nước Mỹtreo mạng”.

Với Hoover, thành công khiến họ phải trả75 triệu đôla. Năm 1992, công ty thiết bịdụng cụ Hoover của Anh, một công ty

Page 246: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

con của Maytag, tung ra chiến dịchkhuyến mãi - tặng hai vé bay xuyên ÐạiTây Dương miễn phí khi mua máy hútbụi của hãng. Khi mua một thiết bị củaHoover với giá 100 bảng Anh (150 đôlaMỹ), khách hàng nhận được hai vé khứhồi đi Mỹ, lúc đó trị giá khoảng 600đôla Mỹ - còn món nào hời hơn thế?Không có gì ngạc nhiên khi hơn 200.000người đã mua các máy móc với giá phảichăng để được nhận vé. Trên thực tế,tổng số vé phải xuất cho chương trìnhkhuyến mãi này vượt quá tổng số ghếhành khách cho tất cả các chuyến bay

Page 247: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xuyên Ðại Tây Dương! Hoover cố gắngthoát ra khỏi tình huống nguy hiểm nàybằng cách bù lại bằng phiếu mua hànghoặc hoàn tiền, nhưng khách hàng, vànhất là giới truyền thông báo giấy khéttiếng của Anh, không dễ dàng nhânnhượng. Hoover trở thành tâm điểm tintrang bìa, và đối mặt với thảm họa quanhệ công chúng. Ðến thời điểm tất cả cácvụ kiện tụng được dàn xếp ổn thỏa vàonăm 1998, Hoover đã mất hơn 50 triệubảng Anh (tương đương 75 triệu đôlaMỹ).

Page 248: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Rất nhiều công ty, từ Apple với chiếciPhone đầu tiên của mình cho đếnAmazon với Kindle, đã hứng chịu rấtnhiều phản ứng tiêu cực từ giới truyềnthông khi cầu vượt quá xa cung. Ðôi khisự hiếm hàng tạo ra thanh thế cho thươnghiệu; nhưng thường nó tạo ra sự bực bộivà giận dữ nhiều hơn.

NHỮNG HIỂM HỌA cỦA VIệc ĐứNGĐầU

THỬ ĐOáN XEM cÔNG TY NÀO XẾPVỊ TRÍ Số MỘT TRONG DANH SácH“các công ty đáng ngưỡng mộ nhất” của

Page 249: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạp chí Fortune trong hai năm liên tiếp1994 và 1995 sau khi đã trấn giữ vị trísố 2 trong suốt 5 năm trước đó? Không,không phải là Apple, coca-cola hayGeneral Electric.

Những công ty đáng ngưỡngmộ nhất năm 1994 theo tạpchí Fortune

1. Rubbermaid

Page 250: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2. Home Depot

3. Microsoft

3. coca-cola

5. 3M

6. Motorola

6. Disney

Page 251: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

8. Procter & Gamble

8. J.P. Morgan

10. UPS

Source: Fortune

công ty dẫn đầu trong suốt hai năm làRubbermaid. Giờ thì Rubbermaid đang ởđâu? chỉ 5 năm sau khi lên đến đỉnh caochót vót của một công ty được ngưỡng

Page 252: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mộ nhất nước Mỹ, Rubbermaid đã bịNewell mua lại với giá 6 tỉ đôla Mỹ.Ðây được xem là vụ hợp nhất của haingười khổng lồ. Newell lúc đó liên tụcđạt được lợi nhuận cổ đông thường niênvượt ngưỡng 20%. Khi vụ hợp nhất kếtthúc, công ty mới đã có tổng giá trị cổphiếu trên thị trường là 12 tỉ đôla, và cổphiếu của Newell ngay trước đó đạtngưỡng kỷ lục 48 đôla. Thế mới thấy cúngã của người khổng lồ là đau như thếnào! cổ phiếu của công ty mới dưới tênNewell Rubbermaid đã không thể nàođạt được ngưỡng kỷ lục đó nữa. cuối

Page 253: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm 2008, cổ phiếu của công ty tụt xuốngmức dưới 9 đôla, và tổng vốn hóa thịtrường thì chỉ còn 2,5 tỉ đôla, rớt đến80%. Trong tổng số 9 công ty nằm trongTop 10 năm 1994, chỉ còn Procter &Gamble và Microsoft là còn trụ lại tínhđến thời điểm năm 2008.

THAY VÌ ĐI TÌM SỰ XUẤT SẮc, THỬĐI TÌM SỰ XUẤT SẮc ĐÃ MẤT XEMSAO?

NĂM 1982, cuốn sách kinh doanh cótầm ảnh hưởng sâu rộng mang tên InSearch of Excellence (Ði tìm sự xuất

Page 254: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sắc) (Harpercollins, tái bản năm 2004)của Tom Peters và Robert Watermanđược xuất bản. các tác giả đã liệt kê 36công ty xuất sắc theo tiêu chuẩn do chínhhọ đặt ra trong thời kỳ từ 1961 đến 1980.các tiêu chuẩn này bao gồm tăng trưởngtài sản, tỷ lệ lợi nhuận so với mức đầutư, và lợi nhuận từ cổ phiếu. Tính theotất cả các phương diện thì đó là nhữngcông ty kinh doanh vô cùng hiệu quảtrong một khoảng thời gian khá dài. Tuynhiên, số phận khá khác biệt của cáccông ty “ngôi sao” này trong suốt 30 nămtiếp theo đã khiến chúng ta phải suy nghĩ

Page 255: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

về sự mong manh của thành công. Trongdanh sách 36 công ty đầu tiên, 7 công tyđã không còn tồn tại: Amdahl,cheseborough - Ponds, Data General,Digital Equipment, Raychem và WangLabs; 3 công ty bị phá sản: Revlon,Kmart và Delta Airlines. Levi Strauss,Kodak và DuPont thì bị mất vị thế dẫnđầu và thua lỗ về mặt quản lý tài chính.Rất nhiều các công ty khác, bao gồm cảAvon, Boeing, Bristol Myers,caterpillar, Disney, Dow chemical,Hewlett - Packard, IBM, McDonald’s,Maytag, và Merck, đã tận hưởng 25 năm

Page 256: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trước đó một cách trơn tru và không trởngại gì. Trong số 36 công ty đó, không cócông ty nào lọt vào Top 10 công ty có tỷlệ lợi nhuận cổ đông cao của tạp chíFortune 500 năm 2008.

chuẨn bỊ tinh thần cho thẤt bẠi

VẬY BẠN HAY cÔNG TY cỦA BẠNchuẩn bị đón nhận thất bại như thế nào?cách hay nhất là hãy làm cho nó ám ảnhmình. cựu cEO của Intel Andy Grove đãđặt tựa đề cho cuốn tự truyện của mình làchỉ những kẻ hoang tưởng sống sót(NXB currency, 1995). Sau khi tự biến

Page 257: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mình thành kẻ hoang tưởng, bước thực tếnhất tiếp theo là bảo đảm trong tất cả cáckế hoạch hoặc đề xuất dự án phải có mộtphần chỉ ra những yếu tố khiến kế hoạchhoặc dự án đó thất bại; hoặc thiết thựchơn là xác định được các tình huống cầnthiết phải hủy bỏ kế hoạch. Hầu hết cáckế hoạch thể hiện rất tốt phần các yếu tốảnh hưởng đến thành công, nhưng hiểuđược các nguyên nhân có thể khiến kếhoạch thất bại còn hữu ích hơn nhiều. Ðãtừ nhiều năm nay, những nhà đầu tư thôngminh đã tự đặt ra các ngưỡng khống chếnhằm giảm thiểu tác động của cổ phiếu bị

Page 258: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rớt giá. Tại sao chúng ta không tạo ramột ngưỡng khống chế cho kế hoạch củamình và biết ngưng lại đúng lúc?

Việc liên tục theo dõi một dự án hoặcngân sách là luôn luôn cần thiết ngay cảsau khi chúng đã được chấp thuận. Thậmchí những dự án đang đúng tiến độ vàđúng ngân sách cũng có thể không cònphù hợp nếu cơ sở lý luận ban đầu củadự án không còn phù hợp. Theo ý kiếncủa Peter Drucker, các nhà quản lý phảiluôn đặt ra câu hỏi, “Khi nào thì nênngưng rót tiền và công sức vào những thứ

Page 259: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không còn hợp thời?”. Một câu hỏi liênquan và thậm chí còn quan trọng hơn đólà, “Làm sao để biết khi nào dự án củamình không còn hợp thời?” Việc dốc tiềnvà công sức vào những ý tưởng hoặcsáng kiến đã mất ý nghĩa trong thực tạixảy ra phổ biến hơn chúng ta tưởng rấtnhiều. Và thường thì các ý tưởng vẫn cònlê lết được một quãng khá xa sau khi đãlỗi thời. Trong hai cuộc bùng nổ kênhđào và đường ray xe lửa của thế kỷ XIX,các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền vàonhững vụ kinh doanh đã hết sinh lời. cácnhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền cho các

Page 260: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dự án căn hộ cao cấp mới ở Miami vàLas Vegas khá lâu sau khi thị trường bấtđộng sản đã đạt mức bão hòa. LiệuGeneral Motors có biết để giảm sự phụthuộc lợi nhuận vào các xe SUV ngốnxăng trước khi giá dầu vọt lên mức 4đôla một ga lông? Liệu Palm có tiênđoán được tốc độ tăng trưởng chóng mặtcủa điện thoại thông minh (smart phones)sẽ chiếm mất vị thế dẫn đầu của mìnhtrong thị trường thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹthuật số (PDA)? Liệu hàng trăm công tyđầu tư vào cổ phiếu bất động sản có nhìnthấy được cái ngày mà mức tăng giá nhà

Page 261: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là dưới 10% một năm? Tôi đồ rằng câutrả lời là có.

Một vài ngành công nghiệp đã hình thànhđược những thước đo thất bại khá tốt.Một chương trình TV có tỷ lệ người xemthấp, giá một cổ phiếu rớt xuống dướingưỡng giới hạn, một sản phẩm có kếtquả thử tệ hại, hoặc một loại dược phẩmkhông được FDA thông qua là ví dụ chonhững thước đo thất bại. Một số công tyxem thất bại như một tiêu chuẩn cho sựsống còn của mình, ví dụ như mục tiêunổi tiếng của General Electrics là trở

Page 262: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thành công ty số một hoặc số hai ở tất cảcác thị trường có hàng của mình.

Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực kinhdoanh, tiêu chuẩn này không được hiểumột cách đúng đắn bởi vì không có địnhnghĩa đúng đắn về nó. Những công tycàng có khả năng xác định được sớmnhững nguy cơ thất bại càng có lợi thế rõrệt. Nhưng lợi thế đó chỉ có ý nghĩa khicác công ty có đủ can đảm để hành động.có rất nhiều nhà đầu tư cẩn thận đặt rangưỡng giới hạn rồi để đó và ngồi chờgiá cổ phiếu lên lại - chuyện này hiếm

Page 263: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khi có hậu.

Người giỏi nhất cũng có khithất bại

Thất bại không phải là đặcquyền dành riêng cho kẻdốt. Ngay cả những công tythành công nhất cũng có đôilần thất bại và điều đókhông hẳn đã tệ. Thất bại là

Page 264: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những bài học quý quá.

· New coke - một loạicoca mới của coca-cola.

· 2 dòng PDA của Applelà Newton và Lisa

· Bộ phim 1941 củaSteven Spielberg

· Ðiện thoại video

Page 265: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

AT&T

· McLean Deluxe củaMcDonald’s

· On-line của Levi’s

· Wal-Mart của NhậtBản

· Virgin cola

Page 266: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Ðội đua công thức 1(Formula 1) của Honda

· Ðầu ghi video Betamaxcủa Sony

can đảm khai tử một dự án con cưng làbiểu hiện của một công ty lớn. Năm2005, Intuit, công ty thiết kế phần mềmkế toán và thuế có trụ sở ở MountainView, california, tung ra một sản phẩmnhằm vào nhóm đối tượng chịu thuế trẻ

Page 267: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuổi thông qua một trang web tênRockYourRefund.com. cái tên rõ ràng làgây ấn tượng với nhóm đối tượng trẻtuổi, nhưng thuế thì có đời nào là tròvui? Intuit đưa ra các gói giảm giá chonhững người trẻ tuổi khi đi du lịch, hoặcmua sắm sản phẩm điện tử và cung cấpdịch vụ hoàn trả thuế thông qua việc cấpmột thẻ visa trả trước. Dự án này thấtbại, nhưng vào cuối năm đó, nhóm thựchiện dự án đã nhận được một giải thưởngtừ chủ tịch hội đồng quản trị công tyScott cook, người đã nói rằng: “chúng tachỉ thất bại khi chúng ta không học được

Page 268: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gì từ thất bại đó”.

Từ bỏ theo đuổi thành công

Ðôi khi những thất bại trướcmắt cản trở thành công vềsau. Một quyết định dựatrên mục tiêu tầm ngắn khinhìn lại sẽ có vẻ như thiểncận. Năm 1996, GeneralMotors tung ra dòng xe chạy

Page 269: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điện EV1 nhằm ứng phó vớicác qui định ngày càng gắtgao về lượng khí thải chophép của california. GMquyết định rút lại việc tungEV1 khi mới sản xuất được2.000 chiếc vào năm 1999.Những tính toán bi quancho rằng chi phí sử dụng xecao gấp hai lần so với doanh

Page 270: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thu dự tính từ việc cho thuêxe, và thế là họ không baogiờ định sản xuất EV1 đểbán. Từ đợt tung sản phẩmlần đầu, EV1 đã là một thấtbại, nhưng đến cuối 2008,cEO lúc đó của GM là RickWagoner phát biểu rằng việchủy bỏ kế hoạch tung EV1là một trong những quyết

Page 271: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

định tồi tệ nhất của mình.Trưởng bộ phận Nghiên cứu& phát triển của GM ôngLarry Burns cũng phát biểu,nếu lúc đó GM vẫn kiên trìtheo đuổi kế hoạch thì hẳnchiếc chevy Volt đã “ra đờisớm hơn 10 năm”. EV1 cóthể thất bại về mặt thươngmại, nhưng không cần phải

Page 272: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có đầu óc cao siêu gì cũngcó thể hình dung ra viễncảnh khả quan khi cácnguồn năng lượng thay thếtrở thành một nhân tố quantrọng trong việc cạnh tranhtrong thị trường xe hơi. Nóivậy có nghĩa EV1 đã có thểcứu được GM? Tôi khôngchắc, nhưng kinh nghiệm

Page 273: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với EV1 đã giúp GM cạnhtranh tốt hơn trong một thếgiới ngày càng “xanh”.

Bước đầu tiên là xác định các khả năngdẫn đến thất bại từ sớm, và bước thứ haivà quan trọng hơn là rút ra bài học từthất bại. Năm 2000, Virgin AtlanticAirways đã bỏ ra 67 triệu đôla đầu tưvào một loạt các loại ghế ngủ mới chokhoang hạng nhất. chỉ sau đó chưa đếnmột năm, British Airways, đối thủ chính

Page 274: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Virgin, đã tung ra dịch vụ cao cấpcũng cho khoang hạng nhất, nhưng làgiường thật chứ không phải là ghế ngủnữa. Virgin ngay lập tức bị mất ưu thếcạnh tranh. Nhưng Virgin sau đó đã chotất cả chúng ta một bài học bổ ích, khitiếp tục giao phó nhiệm vụ “phản công”British Airways cho chính người thiết kếra loạt ghế ngủ trước đó. Virgin đã thểhiện một niềm tin và sự chịu đựng thấtbại đáng nể. Sự kiện ngày 11/9 khônglàm công ty lung lạc; Virgin tiếp tục kiêntrì với dự án, và năm 2003, sau khi đãđầu tư 127 triệu đôla, Virgin đã tung ra

Page 275: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dịch vụ “phòng hạng nhất” trên máy baycủa hãng và lập tức nhận được sự hoannghênh rộng rãi. Tôi đã đi thử chặng LosAngeles - London của British Airwaysvà chặng bay 24 tiếng từ London đếnSydney quá cảnh tại Singapore củaVirgin và tôi có thể cam đoan rằng, sựđầu tư của Virgin đáng đồng tiền bát gạo.

Một ví dụ nữa là Home Depot. Ngày30/4/2009, Home Depot đóng cửa trangweb tiếng Tây Ban Nha của họ chỉ sau 4tháng hoạt động. Trang web bày bán40.000 chủng loại hàng hóa này là kết

Page 276: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng kháchhàng nói tiếng Tây Ban Nha thích muahàng bằng tiếng Tây Ban Nha ngay cả khihọ nói được tiếng Anh. Tuy nhiên, doanhsố thì lẹt đẹt; và Home Depot đã pháthiện ra rằng, hơn nửa số khách hàng ghéqua trang web là từ các nước không cócửa hàng hoặc không có dịch vụ giaohàng của Home Depot. Và dĩ nhiên làcông ty đã đóng cửa trang web trước khimất thêm tiền của và công sức.

Trong vụ khủng hoảng thị trường viễnthông năm 2001, những dự đoán quá lạc

Page 277: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan về nhu cầu gia tăng băng thông đãkhiến doanh thu của công ty chuyên sảnxuất thủy tinh chuyên dụng corning rớt từ7 triệu xuống còn 3 triệu đôla chỉ trongvài tháng - một thảm họa khó có thểtưởng tượng. corning trước đó đã “ngồimát ăn bát vàng” nhờ nhu cầu cao về sảnphẩm sợi cáp công nghệ cao của họ, tuynhiên, có bao nhiêu công ty có thể đỡ nổimức sụt giảm doanh thu lên đến 57%?Sau thảm họa đó, ban lãnh đạo công tyđã hạ quyết tâm sẽ không bao giờ đểcông ty rơi vào tình trạng tương tự lầnnữa. Họ đã thiết lập một qui trình quản

Page 278: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lý mới nhằm hỗ trợ cho việc nhận diệnvà xử lý các vụ suy thoái tương tự trongtương lai. Qui trình đó kết hợp một loạtcác cơ chế cảnh báo sớm nhằm tạo ranhiều thời gian cho việc chuẩn bị ứngphó, cộng với một loạt các chiến thuậtnhằm sống sót qua suy thoái. cuộc suythoái năm 2008 là đợt kiểm tra chấtlượng qui trình đó của họ. corning khônghoàn toàn miễn nhiễm với cuộc suythoái, họ đã sa thải 13% nhân côngnhưng ban lãnh đạo công ty đã đượcchuẩn bị tinh thần và “vật chất” khá tốtđể đối phó với sự xuống dốc nhanh

Page 279: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chóng của ngành kinh tế. Không chỉnghiên cứu về khách hàng của mình,corning còn thực hiện nghiên cứu kháchhàng của khách hàng để có thể phát hiệnsớm các dấu hiệu căng thẳng của thịtrường, đồng thời đưa ra các kế hoạchchiến thuật giả định nhằm hỗ trợ công tytrong việc ứng phó với hàng loạt các tìnhhuống bị dồn chân tường có thể xảy ra.Ðiều này đã giúp tăng thêm tự tin và tốcđộ cho các cấp quản lý của công ty trongnỗ lực giảm thiểu tác động của suy thoáitoàn cầu - một bức tranh hoàn toàn khácso với năm 2001 khi công ty đã phải sa

Page 280: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thải gần 50% số nhân viên.

Việc phát triển một hệ thống cảnh báosớm kết hợp với kế hoạch phục hồi sau“chấn thương” đã tạo nên một công cụcực kỳ hiệu quả cho các cấp quản lýtrong việc đối phó với các sự kiện khólường nhưng gần đây lại xảy ra với tầnsuất ngày càng cao, ảnh hưởng mạnh mẽđến nền kinh tế toàn cầu. Việc sử dụngnhững hệ thống như vậy đã trở nên ngàycàng phổ biến ở mọi lĩnh vực, từ dự báovà thiết lập phương án di tản sớm chohai trận bão lớn Katrina và Rita vào năm

Page 281: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2005, cho đến hệ thống cảnh báo dịchcủa Tổ chức Y tế Thế giới được thiết lậpnhằm kiểm soát dịch cúm H1N1 năm2009.

Việc lên kế hoạch để đạt thành côngtrước hết phải tính đến cả việc nhận diệncác khả năng thất bại. Việc bảo đảm ngănchặn các kế hoạch bất-khả-thất-bại tiếpcận ngân sách bỏ ngõ là một bước quảnlý thông minh. Microsoft đã tạo ra mộtphòng thí nghiệm nghiên cứu phát triểnnhanh trên mạng mang tên Live Labs vàviệc quản lý ngân sách cho dự án này là

Page 282: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một bước đi tiến bộ khi từ đầu Microsoftđã nhấn mạnh với nhóm thực hiện rằngngân sách được duyệt ban đầu sẽ là ngânsách chốt và không bảo đảm sẽ ký thêmngân sách trong quá trình thực hiện. Bảnthân các dự án phải luôn chứng tỏ tínhhợp thời lẫn tiềm năng của chính mình đểbảo đảm được rót ngân sách liên tụcgiống như mô hình đầu tư mạo hiểm.Việc theo đuổi ngân sách bổ sung theokiểu này bảo đảm sự khích lệ liên tục vớinhững người thực hiện dự án, đồng thờicũng giúp tránh được việc đổ tiền bạc vàcông sức vào những chương trình không

Page 283: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

còn ý nghĩa. American Express cũng sửdụng qui trình tương tự để đánh giá mứcđộ khả thi của các dự án của họ. Một dựán có thể đi đúng tiến độ (về thời gian,chi phí, chất lượng), nhưng nếu cơ sởban đầu của dự án không còn ý nghĩathực tế, nó cần phải được “khai tử” ngaylập tức.

New coke – MỘt bài hỌc quẢn lý xuẤtsẮc

cUỘc cHIẾN DÀNH QUYềN Bá cHỦNƯớc GIẢI KHáT cOLA đã diễn rahàng thập kỷ nay giữa coca-cola và

Page 284: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Pepsico, khi hai đại gia này liên tục kèncựa nhau từng mẩu thị phần. Trận quyềnanh nổi tiếng “Rumble in Jungle” giữaGeorge Foreman và Muhammad Ali chảlà gì khi đem so sánh với cuộc chiếncoca-cola và Pepsico. Năm 1985 là nămthứ 15 liên tiếp chứng kiến sự sụt giảmđều đặn thị phần của coca-cola, dù lúcđó coca-cola vẫn đang dẫn đầu thịtrường. Pepsi thì dẫn đầu doanh số ởkênh siêu thị vào những năm 70 và đangdần bắt kịp coca-cola về tổng doanh số.Nếu Pepsi chỉ cần thuyết phục được mộtkhách hàng lớn như McDonald’s đổi

Page 285: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thực đơn sang Pepsi thì ngay lập tứcPepsi sẽ tiếm ngôi đầu.

Thành công của Pepsi dựa trên một chiếndịch marketing vô cùng rầm rộ mang tên“Thế hệ Pepsi” nhằm định vị Pepsi nhưmột thương hiệu có tinh thần trẻ trung vàsành điệu. Nằm trong chiến dịch “Thế hệPepsi” là phần “Thử thách Pepsi” - mộtcuộc thử sản phẩm không cho biết nhãnhiệu nhằm chứng minh rằng khách hàngthích hương vị của Pepsi hơn coca-cola.Rõ ràng là coca-cola yếu thế ở điểm này,nhưng cEO Robert Goizueta có một giải

Page 286: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

pháp - chế tạo công thức mới cho coke.Một loạt các cuộc nghiên cứu thử sảnphẩm ở 20 thị trường khác nhau đã chothấy sự vượt trội của coke công thức mớiso với Pepsi và công thức cũ đã tồn tại99 năm trước đó của coke thì về chót.Tổng giá trị thị phần ước tính đạt đượctừ công thức mới này là 760 triệu đôlabên cạnh doanh số hiện tại. Kết quảnghiên cứu rất thuyết phục, và quyết địnhđã được đưa ra - New coke sẽ được tungra thị trường vào ngày 23/4/1985, thaythế cho công thức truyền thống.

Page 287: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi thông tin của chiến dịch bị rò rỉ,Pepsi đã phản ứng bằng cách tung raquảng cáo nguyên trang báo giấy vớihàng tít châm chọc “The Other Guy JustBlinked (Gã kia lại chột dạ nữa rồi)”.

coke vẫn kiên trì, nhưng làn sóng phảnứng ngày càng dâng cao. chỉ vài tuần saukhi được tung ra, công ty đã nhận đượchơn 400.000 thư than phiền; đường dâynóng cho khách hàng của coke tăng từ400 lên 1.500 cuộc gọi mỗi ngày, và mộtkhách hàng phản đối đã lập một nhómmang tên Hội những người uống coca

Page 288: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cola cũ của Mỹ nhằm vận động đưa cokecông thức cũ trở lại thị trường. Ðối mặtvới sức ép ngày càng gia tăng và doanhthu ngày càng ảm đạm, coca-cola đã ratuyên bố hồi phục lại coke công thứctruyền thống vào ngày 10/7, tức chỉ 79ngày sau khi New coke ra đời. coke thừanhận mình đã sai. Một trong những côngty thành công nhất nước Mỹ lúc ấy đangđược điều hành bởi một trong nhữngcEO xuất chúng đã can đảm thừa nhậnmột trong những nước cờ lớn nhất tronglịch sử marketing của mình đã thất bại.

Page 289: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng đó có thực sự là một thất bại?

Muốn thành công trong kinh doanh thìphải mạo hiểm, và điều đó cũng có nghĩata phải chấp nhận đôi lần thất bại. Theotôi, câu chuyện New coke là một ví dụrất điển hình cho khả năng đưa ra quyếtđịnh nhanh chóng và hiệu quả của dànquản lý công ty. Thay vì tiếp tục theođuổi một chiến lược đang thất bại vì cáitôi kiêu ngạo của mình, những nhà quảnlý của coca-cola đã quyết định quay vềđường cũ và thú nhận mình đã thất bại.Nếu không làm như vậy thì liệu thiệt hại

Page 290: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có còn đếm xuể? Ngay cả cEO của Pepsilúc đó là Roger Enrico cũng đã côngnhận phản ứng nhanh nhạy của coke trongviệc chấp nhận mạo hiểm và chấp nhậnthất bại. Không có bất kỳ ai trong dànquản lý cấp cao của coke bị sa thải sausự việc, và điều đó càng cho thấy rõthông điệp mạnh mẽ của coke trong việcsẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận thất bại.

Hồi sau của cuộc phiêu lưu mang tênNew coke còn thú vị hơn nhiều. cuốinăm 1985, coke trở lại vượt mặt Pepsi,và giữ vững vị trí đó cho đến ngày hôm

Page 291: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nay. Trớ trêu là, ngay cả sau khi classiccoke (coke kinh điển) được đưa trở lạithị trường, New coke vẫn tiếp tục chiếnthắng cả Pepsi lẫn coke kinh điển trongcác cuộc thử sản phẩm “mù”. 10 nămsau, coke đã đủ tự tin để tổ chức một lễkỷ niệm ngày tung sản phẩm New coke.Trong buổi lễ, chủ tịch hội đồng quản trịkiêm cEO Robert Goizuetta đã phát biểu,“chúng ta đã dám tiên phong trong việcthay đổi động lực thị trường đối vớinước uống cola có đường - và chúng tađã thực hiện nó - mặc dù mọi việc đãkhông đi theo hướng chúng ta đã định”.

Page 292: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ông còn nói thêm rằng câu chuyện Newcoke là một ví dụ xuất sắc cho việc “dámmạo hiểm một cách thông minh”. Thoạtnghe có vẻ giống lịch sử của chủ nghĩaxét lại, nhưng điểm khác biệt chính làthái độ kiên quyết và trung thực củacoca-cola trong việc đối mặt và chấpnhận thất bại, và đó là bài học cho tất cảchúng ta.

Trong một động thái tương tự, cEO cũcủa Boeing Alan Mulally khi nhậm chứccEO của Ford đã tỏ thái độ hoài nghi khicông ty đã quyết định bỏ cái tên Taurus

Page 293: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã gắn liền với dòng xe bán chạy nhấttrên thế giới trong suốt một thập niên.Ford đã thay thế nó bằng cái tên mớinghe hết sức sexy “Five Hundred” (tức“500”). Mullaly đã yêu cầu khôi phục lạitên cũ, và dòng xe Taurus mới đã đượctung ra thị trường vào 2009.

IBM – TỪ kÉ sống sót trỞ thành ngưỜidẪn đầu

LOU GERSTNER NỔI TIẾNG VớI TƯcácH LÀ người đã cứu sống IBM. Ôngnhậm chức chủ tịch Hội đồng Quản trịkiêm cEO vào ngày cá tháng Tư năm

Page 294: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1993. Lúc đó, hội đồng vẫn đang tranhcãi về việc liệu IBM, một công ty có bềdày lịch sử, có sống sót nổi hay không.Năm đầu tiên ông tại chức, công ty thualỗ 8 tỉ đôla. Là người ngoài, ông khôngthông hiểu sâu sắc văn hóa của IBM -một điều vừa là lợi thế vừa là bất lợi củaông. Gerstner vốn là người của tập đoàntư vấn quản trị McKinsey và chuyển quaIBM từ công ty thuốc lá R.J. Reynolds.Là người ngoài, ông có khả năng xem xétlại hoạt động kinh doanh của IBM vớimột cái đầu lạnh. Ví dụ, ông đã nhanhchóng khai tử hệ thống điều hành xấu số

Page 295: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

OS/2 của IBM. Về mặt kỹ thuật, OS/2vượt trội hơn so với Microsoft (OS/2giống như Betamax và Microsoft chỉ nhưVHS), nhưng nó vẫn không giúp OS/2đánh bại được thế thống trị về mặtthương mại của Microsoft. các kỹ sư củaIBM, những người đã dành những nămquý giá của cuộc đời cho OS/2, khôngthể nào chấp nhận được quyết định đó,nhưng thị trường đã lên tiếng - OS/2 làmột thất bại và gây hao tổn tiền của vàcông sức.

Những quyết định hợp lý và tỉnh táo của

Page 296: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Gerstner đã hồi sinh IBM. Tính đến lúcông nghỉ hưu năm 2002, công ty đã trởlại đường đua với lợi nhuận 7,7 tỉ đôla -nhưng đó chỉ mới là Hồi Một. cEO mớiSam Palmisano muốn kế tục di sản củaGertsner, nhưng ông cũng nhận ra rằng đểđưa IBM trở lại ngôi đầu còn rất nhiềuviệc phải làm. Giai đoạn từ 1995 đến2004, IBM đã thành công trong việc tăngdoanh thu từ 70 lên 96 tỉ đôla nhưng tỷ lệlãi gộp đã giảm 5% khi một số doanhnghiệp của công ty bị cạnh tranh. Danhmục đầu tư của công ty lúc đó đã buộchọ phải tìm cách giảm chi phí nhằm tăng

Page 297: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lợi nhuận - về lâu dài thì đây không phảilà một chiến lược bền vững. Giải pháp làtái định vị công ty. Palmisano đã cắt bỏnhững mảng kinh doanh không đem lạinhiều lợi nhuận như máy tính cá nhân vàổ đĩa cứng và tập trung vào những mảngkinh doanh lợi nhuận cao như phát triểnphần mềm tư vấn cho những đại gia nhưPriceWaterhousecoopers và cognos. Kếtquả khá rõ ràng. Tổng doanh thu của năm2007 nhỉnh hơn 2004 không là bao,nhưng thu nhập ròng đã tăng hơn 38% từ7,5 lên 10,4 tỉ đôla; và tỷ lệ lãi gộp tăngtừ 36,9% lên 44,1%. Năm 2008, năm

Page 298: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,thậm chí lại là một năm tốt hơn nhiều choIBM: Doanh thu tăng đến 103,6 tỉ đôlavà thu nhập ròng đạt mức 12,3 tỉ đôla.IBM bấm bụng bán đi phần kinh doanhmáy vi tính cá nhân, một ngành mà IBMđã góp phần gây dựng. Dù sao câuchuyện chế tạo máy vi tính cá nhân củaIBM đã đi vào lịch sử kinh doanh -nhưng bán nó đi là một quyết định đúngđắn, giống như quyết định khai tử OS/215 năm trước đó của Gerstner.

IBM đã chứng tỏ tài năng của mình

Page 299: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không chỉ dừng lại ở việc bán máy tínhvà phần mềm - hiện tại IBM đang giúphai thành phố Stockholm và Singaporetrong cuộc chiến chống tắc nghẽn giaothông và phát triển hệ thống giảm thấtthoát cho lưới điện, đồng thời đầu tư rấtnhiều vào chương trình táo bạo SmarterPlanet của họ được công bố vào cuối2008.

Mythbuster Wisdom

Năm 1982, IBM,

Page 300: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

commodore, Apple và RadioShack chiếm 75% thị phầnthị trường máy tính cá nhân.Ngày nay, chỉ còn mỗiApple là vẫn còn kinhdoanh máy tính cá nhân.

Khả năng lường trước thất bại và đưa ranhững phản ứng dứt khoát là yếu tố quantrọng trong việc đánh giá một công tylớn. Nó không chỉ giúp tiết kiệm được

Page 301: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nguồn lực mà còn trang bị cho một thế hệcác nhà quản lý công ty kinh nghiệm quýgiá để theo đuổi sự mạo hiểm một cáchhiệu quả. Liệu chrysler có đủ can đảm đểtung ra dòng xe minivan nếu không trảiqua cơn thập tử nhất sinh đầu tiên trongthập niên 1980? có phải kinh nghiệm củaSony với đứa con Betamax đã giúp họnhận ra tầm quan trọng của việc kết hợpcông nghệ hàng đầu với chiến lượcmarketing hiệu quả để cống hiến cho cảthế giới máy Sony Walkman không?Apple đã học được những bài học gì từthất bại của Newton để tạo nên thành

Page 302: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công vang dội của iPod sau này?

Hành đỘng

· Ngoài việc đặt ra các yếu tố mấuchốt dẫn đến thành công, hãy hết sức chúý đến việc xác định những yếu tố có thểdẫn đến thất bại cho bất kỳ chiến lược,kế hoạch, dự án hay sáng kiến nào.

· Xác định các tiêu chuẩn “khai tử”cho mỗi một sản phẩm, dự án hoặc kếhoạch đầu tư. Hãy đặt câu hỏi: Trongnhững hoàn cảnh nào thì từ bỏ là hợp lý?

Page 303: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Quyền được thành công là quyềnphải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới cóđược, chứ không đơn thuần là quyềnđược ai đó cấp phát.

· Hãy cẩn thận: Những cEO đượcmệnh danh là “ngôi sao nhạc rock” cóthể do may mắn nhiều hơn là thực tài.

· Dứt khoát phải đánh giá các nhàđiều hành. Hãy nhớ rằng, bạn có thể họcđược rất nhiều từ những công ty đang tìmcách khai trừ giám đốc điều hành của họhoặc những công ty đã ngã ngựa.

Page 304: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Trừng phạt thất bại (thay vì sự ngungốc) là trò của người tầm thường.

· Tội lỗi lớn nhất không phải là thấtbại mà là không học được gì từ thất bại.(Benjamin Franklin)

· Ðừng phí thời gian né tránh sai lầmmà hãy dành nhiều thời gian phân tích sailầm để có thể giảm thiểu tác động của nó.

· Hồ nghi thất bại mà không hànhđộng gì thì còn tệ hại hơn gặp thất bại bấtngờ.

Page 305: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 5

NGÂN SácH - cỬA ĐỊA NGỤc HAYcHốN ĐÀY ẢI THỜI HIệN ĐẠI

Tôi không rõ thái đỘ cỦa mỌi ngưỜivề việc quản lý ngân sách là như thế nào,nhưng ngân sách nên là một chủ đề cốtyếu cần được quan tâm trong qui trìnhquản lý của một công ty. Lên ngân sáchlà một qui trình đòi hỏi nhiều hao tổn vềthời gian, sức lực và sự tập trung, nhưngdường như ai cũng ghét việc này, và vìthế giá trị và lợi ích của ngân sách không

Page 306: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được phát huy tối đa. Ðiều này hơn cảmột sự đáng tiếc, nó là một tội ác.

Việc lên ngân sách là một qui trình lê thêvà hay có xu hướng sa lầy vào các chitiết tủn mủn; và kết quả giải ngân thìthường lập tức trở nên không phù hợpvới tình hình thực tại. Tuy nhiên, ngânsách là yếu tố xác lập một công ty. Nógiúp phân bổ nguồn lực, đưa ra tiêuchuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động, cóảnh hưởng lớn với các chính sách quyềnlợi; xác lập vị thế và quyền lực của mộtcá nhân - ngân sách của anh càng nhiều

Page 307: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

càng chứng tỏ anh quan trọng; là căn bảncho các báo cáo quản lý; và chi phối tấtcả các hành vi và quá trình đưa ra quyếtđịnh liên quan đến quản lý và điều hành.Thế nhưng, cũng như đa số công ty, quitrình lên ngân sách của cruciant chứa đầynhững sai lầm chết người.

HƯ cẤU: VĂN PHÒNG cỦA HENRYPRITcHETT - ĐầU THáNG 9 NĂM2007

HENRY PRITcHETT, cFO của cruciant,đang họp với Giám đốc phụ trách ngânsách Kevin Na. “Kevin, chúng ta phải

Page 308: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công bố kế hoạch ngân sách vào tuần tới.Mọi việc thế nào rồi?”

Kevin có vẻ hơi lo lắng, “Mọi ngườitrong nhóm đang làm việc cật lực để cậpnhật mô hình năm ngoái cho phù hợp vớinhững thay đổi trong cơ cấu tổ chức củacông ty. Việc này phức tạp hơn dự tính,vả lại chúng tôi cũng phải kết hợp vớicác kế hoạch năm tới của phòngMarketing và Phát triển sản phẩm. Khổnỗi, bên đó lại đặt ngân sách dự trù theomẫu của riêng họ, và Martha đã phải mấtcả tháng vừa rồi để chuyển đổi các chi

Page 309: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiết trong mẫu của họ sang mẫu của chúngtôi. Vẫn còn kha khá việc phải làm,nhưng tôi nghĩ đến thứ 4 tuần tới thì hoànchỉnh”.

Henry trả lời, “Hãy cố gắng hoàn thànhvào thứ hai, anh cũng biết mất bao lâu đểđiền hết vào danh sách rồi đấy. Trongphần hướng dẫn ngân sách, tôi muốn anhnhấn mạnh rằng trong quý này, chúng tasẽ đặc biệt chú ý đến chi phí sử dụngnguồn lực bên ngoài công ty. chúng tacần phải chia chi phí này làm đôi, mộtnửa dành cho tư vấn và nửa còn lại cho

Page 310: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc thuê nhân công tạm thời. Tôi muốnxem bản quyết toán hàng tháng. OK?”

“Ðược chứ”. Kevin trả lời. “Tôi chỉkhông chắc về chất lượng của số liệu.Nhóm thực địa rất tệ trong việc quyếttoán chi phí ngay sau khi quý đầu tiên kếtthúc”.

“Năm nay mọi việc sẽ khác đi”, Henrynhấn mạnh. “Tôi đang nhờ White Hotnghiên cứu một hệ thống chính xác đểtính điểm của mọi người. Nó sẽ giúp mọingười tập trung hơn. Ai cũng phải hiểurằng ngân sách là công cụ quản lý quý

Page 311: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá nhất của chúng ta, và năm nay mọingười đều phải chịu trách nhiệm chongân sách của mình”.

Kevin gật đầu và nghĩ không còn lý do gìđể tranh luận thêm về vấn đề đó.

Trên đường trở lại văn phòng của mình,Kevin nhớ lại buổi họp đầu ngày với mộtnhóm giám đốc kinh doanh. Ai cũng chêbai và ca thán về qui trình ngân sách -rằng nó quá lê thê và mức độ chi tiết củangân sách mà công ty yêu cầu là quá vôlý. Một người trong nhóm thậm chí cònphát biểu rằng sau quý I, họ lại dựng lên

Page 312: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

số liệu nhằm yên thân với chỉ tiêu doanhsố thấp nhất có thể; một người khác thìnói anh ta không bận tâm lắm với ngânsách, chỉ cần có được con số tổng, cònchi tiết thì nhờ trợ lý tài chính điền vào.Một người thứ ba thì phát biểu cả quitrình là một sự phí phạm thời gian vì dùsao thì công ty cũng không thích các consố họ điền vào, và cuối cùng cũng sửalại sổ sách bằng cách nâng doanh số vàgiảm chi phí. Anh này nói thêm rằng tạisao công ty không tự điền và công bốluôn để đỡ làm tốn thời gian mọi người.Bản thân Kevin cũng đôi lần tự vấn về ý

Page 313: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩa của toàn bộ qui trình này. Anh vànhân viên của mình đã dành 5 tháng rònglàm việc với qui trình này. Họ gửi đi hơn500 mẫu báo cáo cho toàn công ty, sauđó thu thập lại, rồi phân tích trước khigửi cho ban điều hành công ty xem xét.Năm nào kinh doanh suôn sẻ thì chỉ phảilàm báo cáo 2-3 lần một năm - năm nàokhông sáng sủa thì 6-7 lần. Năm nay cóvẻ không sáng sủa lắm và vẫn chưa đếnthời điểm hốt hoảng phút 89.

Gần về cuối năm thường lúc nào cũng cókhủng hoảng ngân sách và thường Steve

Page 314: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc Henry cứ thế tùy hứng tự độngchỉnh sửa một vài con số trong báo cáo,ví dụ như cắt 5% khỏi tất cả các khoảnchi. Việc này thường xảy ra vào đêmtrước Giáng sinh, nên Kevin và nhânviên phải làm việc cật lực suốt kỳ nghỉGiáng sinh để chỉnh sửa lại toàn bộ ngânsách để có thể gửi báo cáo hoàn tất chotất cả các giám đốc bộ phận trước nămmới. Tháng giêng là dành cho việc trảlời cho các câu hỏi liên quan đến cáccon số trong bản báo cáo được “tântrang”, và thông thường một số giám đốcbộ phận sẽ phải gặp riêng Steve hoặc

Page 315: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Henry để điều đình lấy lại một số khoảnngân sách của họ vừa bị cắt. Sau đó, nếumay mắn, Kevin có thể đưa ra bản ngânsách cuối cùng vào đầu tháng 2, và làmbản báo cáo so sánh với kết quả thực tếtháng 1. Vào đầu tháng 3, sự khác nhaugiữa các con số thực tế và “tân trang”ngày càng rõ nét, và các giám đốc bộphận bắt đầu bỏ qua tất cả các chi tiếttrong ngân sách và chỉ tập trung vào việcđạt được chỉ tiêu ngân sách chung, cóliên quan trực tiếp đến thưởng cuối nămcủa họ.

Page 316: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi về đến văn phòng, Kevin gọi Marthavào. Họ thảo luận yêu cầu vừa nãy củaHenry và kết luận rằng thứ bảy này cảnhóm lại phải vào văn phòng làm việc.Không ai thấy vui vẻ về chuyện này,nhưng ít nhất cũng đã quen với việcthường xuyên không được nghỉ thứ bảy.

công việc lên ngân sách ở cruciant làmột quá trình cực nhọc, nhưng việc ấylúc nào cũng vậy. các giám đốc bộ phậnthì cứ đến gần mùa ngân sách lại thấykinh hãi. Trong suốt 4, 5 tháng liên tục làcác cuộc họp không ngưng nghỉ giữa các

Page 317: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giám đốc bộ phận để xây dựng một bảnkế hoạch rất chi tiết nhưng thường thiếuchính xác về kinh doanh của công tytrong năm tiếp theo. Kevin và Martha thìgửi những email dài lê thê để chỉ dẫncách điền báo cáo chi tiết về mọi thứ, từthời điểm thuê nhân viên mới cho đếnbao nhiêu máy tính cần bổ sung cho mỗibộ phận. Sau vài tuần điền dữ liệu, cácmẫu báo cáo được gửi ngược lại Marthavà cô sẽ dành rất nhiều giờ đồng hồ đểtổng hợp dưới nhiều góc độ khác nhau -theo bộ phận, theo quốc gia và theo đơnvị kinh doanh. Ðương nhiên sẽ có vô số

Page 318: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lỗi tính toán cần phải kiểm tra lại vớinhững bộ phận có báo cáo sai để sửa lại.chỉ đến khi giai đoạn này kết thúc thìviệc phân bổ ngân sách mới có thể bắtđầu. Nó là phần phức tạp nhất trong toànbộ qui trình ngân sách. Mục tiêu của nóđã từng được nhiệt liệt tán thưởng - dànquản lý cấp cao của công ty muốn mỗimột giám đốc có được cái nhìn tổng quátvề tất cả các chi phí trong bộ phận củamình, không chỉ là chi phí trực tiếp nhưlương, công tác phí hay đào tạo, mà cònlà chi phí tiện nghi, IT, nhân sự và mọihoạt động của cruciant. Mỗi giám đốc bộ

Page 319: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phận phải thấy được tổng lợi nhuận lẫnthua lỗ trong phạm vi trách nhiệm quảnlý của mình. các qui tắc phân bổ ngânsách này được đặt ra cách đây vài nămbởi một nhóm chuyên gia tư vấn, nhữngngười đã dành hàng tuần liền phân tíchnhiều khía cạnh khác nhau về công việckinh doanh của cruciant, nhằm xác địnhcác yếu tố có thể khai thác để phân chiangân sách cho các bộ phận trung tâm vàtạo ra chức năng hỗ trợ giữa nhiều đơnvị kinh doanh khác nhau. Một vài qui tắcthì rất rõ ràng, diện tích sàn được dùngđể phân bổ ngân sách hạ tầng; tổng số

Page 320: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhân viên thì được dùng để phân bổ ngânsách nhân sự. Một vài nguyên tắc khácthì ít rõ ràng hơn - ví dụ ngân sách ITđược tính dựa trên công thức kết hợpgiữa đầu người, số máy vi tính hiện đangsử dụng, và dung lượng ổ đĩa còn trống.Không ai thực sự hiểu được công thứcnày, bởi chúng đã bị thay đổi khá nhiềulần theo thời gian.

Sau khi việc phân bổ ngân sách đã hoànthành, dàn quản lý công ty bắt đầu xemxét ngân sách cập nhật. Lúc này, Henrysẽ nhận thấy sự gia tăng chi phí là không

Page 321: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chấp nhận được, và ra chỉ thị cho cácphòng ban phải giảm ngân sách chi phívài phần trăm. Ðương nhiên, ngân sáchdoanh thu thì vẫn giữ nguyên.

Ðàm phán ngân sách: Văn phòng của Phóchủ tịch Kinh doanh/Bán hàng Sarahcoombs - Tháng 10 năm 2007

James, giám đốc kinh doanh vùng, bướcvào văn phòng của Sarah để thảo luận kếhoạch kinh doanh năm tới. Sarah màođầu bằng việc chúc mừng kết quả kinhdoanh của năm vừa rồi và nói rằng đó lànền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh

Page 322: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh của năm tiếp theo. James cũng tỏvẻ đồng ý, nhưng cũng nhắc nhở Sarahvề những yếu tố xảy ra lúc đó đã giúpcho nhóm của anh thành công. Buổi thảoluận bắt đầu bằng luận điểm đó củaJames, rồi Sarah tiếp tục đưa ra bản thảokế hoạch thưởng cho năm tiếp theo. cũngnhư những năm trước, phần lớn tiềnthưởng của James sẽ được quyết địnhbởi việc đạt chỉ tiêu được phân bổ chonhóm anh, phần nhỏ còn lại sẽ đượcquyết định bởi thành tích của toàn côngty. Sarah yêu cầu James dành một vàituần để soạn ra một vài con số sơ bộ cho

Page 323: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuộc gặp lần tới của họ. cô cũng nhấnmạnh mục tiêu tăng trưởng doanh sốchung của công ty trong năm nay là 8 đến10% và tăng trưởng lợi nhuận là 13 đến15%. (chỉ tiêu mà những quản lý cấp caonhư Sarah đưa ra luôn cao hơn con sốthực sự cần đạt được. Nói chung thì cũngphải cần trừ hao đề phòng có nhóm kinhdoanh nào đó không đạt được chỉ tiêu).

Trong hai tuần tiếp theo, James cùng vớinhóm của mình làm việc cật lực để đưara một loạt các kịch bản khác nhau. Ðếngần cuối, James họp lại với các quản lý

Page 324: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của mình để cùng thảo luận mức độ khảthi của từng kịch bản. Hai kịch bản lậptức bị gạt bỏ, cái thứ nhất bị cho là sẽkhông hấp dẫn được Sarah, cái thứ haithì vượt cả chỉ tiêu Sarah đưa ra và vìthế khả năng đạt được là không tưởng (vảlại không có lý do gì để tự đâm đầu vàotường cả). Vậy là còn lại 3 kịch bản.Kịch bản thứ nhất đưa ra các con số gầntương ứng với chỉ tiêu tăng trưởng và cóvẻ được tán đồng nhiều nhất nhờ tínhthực tế dựa trên nhận định tình hình hiệntại. Kịch bản thứ hai được gọi là kịchbản “đánh nhanh thắng nhanh”. Nếu có

Page 325: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thể thuyết phục được ban lãnh đạo chấpthuận kịch bản hai thì cả nhóm có thể bắtđầu xài số tiền thưởng cho năm tới. Kịchbản thứ ba thì nằm đâu đó giữa hai kịchbản đầu và theo James thì “nếu nhất địnhphải theo kịch bản 3 thì chúng ta cầnphải loại bỏ các khả năng làm cho nóngưng trệ để có thể đạt được chỉ tiêu đặtra”. Ðến đó thì ai cũng đồng ý thảo luậnnhư vậy là đủ và nhất trí để James đệtrình kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”lên Sarah, và nếu Sarah từ chối, anh sẽđưa ra kế hoạch 3 và sẽ không quên nhấnmạnh rằng kế hoạch này đòi hỏi nỗ lực

Page 326: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gấp bội.

Trong buổi họp tiếp theo với Sarah,James trình bày kế hoạch. Sarah có vẻhơi thất vọng. Tuy các con số nằm trongmức chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, Sarah kỳvọng chúng phải cao hơn dựa trên đà từnăm ngoái. James đồng ý một cách thậntrọng, và hứa sẽ xem xét lại các con sốvới một “con mắt sắc bén” hơn và sẽtrình bày kế hoạch mới trong vài ngày.

James về họp lại nhóm của mình và vuimừng tuyên bố rằng mặc dù không thíchkế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”,

Page 327: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sarah chắc chắn sẽ bị thuyết phục bởi kếhoạch 3. Một vài ngày sau, anh trình bàykế hoạch này với Sarah và cô lập tứcđồng ý. Ðến cuối năm, cả nhóm hoànthành kế hoạch dễ dàng. Sarah thì hânhoan, và James cùng với nhóm đều đượcnhận các khoản tiền thưởng hậu hĩnh.Doanh số của cruciant trong năm đã tăng8%, nhưng các thị trường khác thì kháthất vọng, vì doanh thu của các đối thủchính đã tăng đến hai con số. Nhưngchuyện đó chả ảnh hưởng gì đến Jamescả; chiếc Porsche anh mới tậu sẽ xuấthiện vào cuối tháng.

Page 328: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Duyệt ngân sách: Văn phòng của Henry -Tháng 10 năm 2007

Steve Borden xông vào văn phòng củaHenry. Henry nhanh chóng kết thúc cuộcnói chuyện và gác điện thoại. Henrychưa kịp mở miệng, Steve đã ào ào,“Henry, cái gì đây? cái bản ngân sáchnày còn tệ hơn mớ giấy rách. Ðụng đâucũng thủng. Làm sao Rick có thể xin thêm15% ngân sách marketing so với nhữnggì chúng ta đã đồng ý trước đó vớiNevis? Anh ta nghĩ cái quái gì vậy? cònPhil nữa, anh ta có biết là vốn năm nay

Page 329: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sẽ bị thắt chặt vì mấy vụ phát triển sảnphẩm mới hay không mà lại đi đòi 3 triệuđôla để phát triển hệ thống mua hàngmới? Ðúng là nực cười; tôi sẽ sa thải hếtmấy người đó!”

Henry ngồi đợi cho Steve xả hết giận, rồiđiềm đạm nói: “Steve, đây là chỉ là bảnngân sách đề nghị đợt đầu. Anh nhớ nămngoái không? chúng ta bị hụt 120 triệuđôla trong đợt chạy ngân sách đầu tiên.Tôi đang soạn một bản ghi nhớ cho từngnhóm để nhắc nhở họ về những cam kếtcủa chúng ta về vụ Nevis. Rồi Tom bên

Page 330: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

White Hot cũng đang lên chương trìnhthảo luận một ngày vào tuần sau để giúpchúng ta đồng bộ hóa tất cả những chiphí liên công ty hiện đang bị tính đúptrong bản báo cáo. Tôi nghĩ đến cuốitháng chúng ta sẽ tiến đến rất gần con sốmà anh mong muốn”.

Steve có vẻ đã hạ hỏa, và nói, “Phải nhưvậy chứ. Nhớ cập nhật cho tôi kết quảcuộc họp tuần sau. còn dự đoán quý IVnhư thế nào rồi?”

Henry thở dài, “có một vài thử thách nhonhỏ đây. Vừa mới kết sổ tháng 9 và tôi

Page 331: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mới xem hôm qua. có một vài vấn đề khánổi cộm ở một loạt các khoản thu và tôiđang tìm hiểu nhưng nhìn chung chúng tavẫn trong mức 2 triệu của phần dự đoáncuối cùng. Lợi tức chỉ tăng tí xíu so vớiđịnh hướng gửi cho bên phố Wall. cóchút đỉnh lỏng lẻo ở các chi nhánh châuÂu mà ta cần phải tìm hiểu kỹ. Nhưnganh cũng biết rồi đấy, thời điểm kết toáncủa họ đi sau chúng ta một tháng, nênphải vài tuần nữa mới biết thực hư thếnào. Tuần sau khi qua bên đó anh thửchỉnh đốn họ lại một chút xem thế nào”.

Page 332: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tải thêm ebook: © Tải miễn phí ©

“chắc chắn rồi. Tôi đã nói với hội đồngquản trị rằng ta có thể tiến được 2 cent,nhưng được 1 là tôi cũng thấy tốt rồi,miễn là chỉ tiêu Quý IV đạt được. Henrytrả lời, “Tháng 12 luôn phức tạp, nhưngSarah vừa bảo tôi công việc có vẻ rấtchắc chắn vì vậy ta dứt điểm mấy vụthương lượng càng sớm càng tốt.

Steve đứng dậy rời khỏi phòng, miệngnói, “Tôi sẽ họp mỗi ngày với Sarah đểbảo đảm chúng ta kiểm soát được tất cảcác vụ thương lượng này”.

Page 333: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ðầu tháng 11 năm 2007

Wanda coombes là giám đốc bộ phậnbán hàng trực tiếp của cruciant. cô giámsát một nhóm 50 chuyên viên bán hàngtrực tiếp đảm nhận tất cả đơn hàng từnhững khách hàng nhỏ và trung bình,những người không có riêng người chămsóc khách hàng toàn thời gian tạicruciant. cô đã dành nhiều tuần để lên kếhoạch ngân sách cho năm 2008, và điềunày không hề dễ dàng. chỉ tiêu doanh thucủa nhóm cô tăng 12%, nhưng cô lạiđược chỉ thị phải giữ nguyên mức chi phí

Page 334: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như năm trước. Nếu muốn thuê thêm nhânviên nhằm đạt mức chỉ tiêu mới tăng này,cô phải cắt giảm chi phí ở những khâukhác để bù vào. Nhóm cô đã giảm đếnmức thấp nhất có thể chi phí đào tạo vàđi công tác, nhưng vẫn còn thiếu mấyngàn nữa mới đủ thuê thêm một vài nhânviên kinh doanh mới. Hôm nay, Wandahọp với bộ phận IT và Nhân sự. Nhữngcuộc họp kiểu này diễn ra khắp cruciantvới mục đích để cho bên sử dụng và bêncung cấp các dịch vụ chính của công tycùng bàn bạc và thống nhất mức độ cungcấp dịch vụ cho năm tiếp theo. cả IT và

Page 335: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhân sự đều cung cấp cho nhóm củaWanda các dịch vụ như máy tính, máy in,tuyển người và đào tạo. Wanda mở đầucuộc họp bằng việc đưa ra mục tiêu, “Ðểcó thể đạt được chỉ tiêu cho năm tới, tôicần phải giảm khoảng 75.000 đôla trongngân sách phân phối cho hai bộ phận cácanh. câu hỏi là chúng ta sẽ làm điều nàynhư thế nào?”

Ðại diện của IT phát biểu rằng ngân sáchcủa họ đã bị “lạng” gần hết “mỡ”, nếutiếp tục “lạng” nữa thì sẽ không thể bảođảm chất lượng dịch vụ. Ðại diện của

Page 336: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhân sự cũng phát biểu tương tự.

Wanda không vui, nhưng cô đã chuẩn bịtinh thần. “Tôi biết tất cả chúng ta đều bịáp lực tăng lợi nhuận cho năm tới, nhưngcó vẻ nhóm của tôi đang phải trả quánhiều tiền cho một vài dịch vụ mà cácanh cung cấp. Ví dụ, tôi phải trả 6.500đôla cho mỗi cái máy tính trong nhóm,trong khi tôi có thể ghé Best Buy để muamột cái với giá 600 đôla, tại sao máycủa các anh lại đắt gấp 10 lần? còn vớiNhân sự, các anh tính tôi 20.000 đôla cứmỗi một lần thuê nhân viên mới. con số

Page 337: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đó chiếm 40% lương khởi đầu của ngườiđó. Những công ty tuyển người độc lậpcó tiếng nhất cũng chỉ tính tôi 33%”. Ðạidiện IT cố gắng giải thích rằng chi phí đókhông chỉ là tiền máy; nó bao gồm cả chiphí phần mềm, chi phí bảo trì, hỗ trợ,liên lạc và bảo mật. Nhân sự thì lầm bầmvề sự cần thiết phải trang trải và cân đốichi phí giữa tất cả các bộ phận và đơn vịcủa công ty. Nhưng Wanda gạt tất. cônhanh chóng kết thúc cuộc họp bằng cáchyêu cầu cả hai bộ phận về xem xét lạingân sách của họ. Vài ngày sau, cô nhậnđược ngân sách cập nhật và hài lòng khi

Page 338: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thấy yêu cầu của mình đã được đáp ứng.

Vài ngày sau, candice, cIO, thảo luậnngân sách với Henry. cô nói rằng cáchduy nhất để cô đạt được chỉ tiêu là hoãnlại các kế hoạch nâng cấp hệ thống nhậpđơn đặt hàng và xuất hóa đơn. cô cũngnhấn mạnh áp lực rất lớn phải cắt giảmchi phí của các bộ phận phát sinh doanhthu. Ðồng thời cô cũng vui mừng thôngbáo nhóm của cô đã cắt được 15% chiphí dịch vụ nội bộ bằng cách xem xét vàthay đổi công thức cân đối thu chi tronghệ thống kế toán. Ðiều này khiến chi phí

Page 339: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

IT tăng 7%, nhưng cô đã cân bằng nóbằng việc hoãn kế hoạch nâng cấp máytính sang năm sau nữa. Henry có hỏithêm một vài câu về kế toán nhưng rồicũng ký chấp thuận ngân sách củacandice.

Năm tháng sau...

Wanda đang thảo luận với Sarah, phóchủ tịch kinh doanh, về hoạt động củanhóm mình. cô giải thích rằng mặc dùnhóm đang vượt chỉ tiêu trong 3 thángđầu tiên của năm, một số vấn đề quản lýđã xảy ra trong hai tháng vừa qua - “Vào

Page 340: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đầu tháng 4, hệ thống đăng ký đơn đặthàng bắt đầu gặp trục trặc. IT đã thôngbáo về việc hoãn nâng cấp phần mềm hệthống do ngân sách cắt giảm, nhưng hậuquả của việc này vượt qua mức kiểmsoát. chúng ta đã thông báo với kháchhàng rằng chúng ta chưa thể xem xét đơnđặt hàng của họ hoặc cho họ biết ngàygiao hàng và chúng ta sẽ gọi điện thôngbáo cho họ sau.

Ðương nhiên họ không hài lòng chút nào.Khi chúng ta gọi lại, họ đã đặt hàng ởnhững công ty đối thủ của chúng ta. IT đã

Page 341: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tìm được cách điều chỉnh lại hệ thống vàlàm nó hoạt động trở lại, nhưng vẫn chưaphải là lý tưởng. Máy tính của bộ phậntôi cũng bắt đầu gặp trục trặc nhiều hơntừ sau đợt điều chỉnh của IT, chắc chắnbộ nhớ bị quá tải và vì thế bị treo liêntục. cuối cùng, tôi đã phải đặt mua thêm10 máy tính từ bên ngoài, và để bù vàotôi đã hoãn tuyển người mới đến quý IV.Ảnh hưởng chung của toàn bộ việc này làchúng ta đang hụt 8% so với chỉ tiêu”.

Phòng họp của ban giám đốc - Giữatháng 11 năm 2007

Page 342: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Henry mở đầu cuộc họp: “Ngân sách củachúng ta sau đợt xem xét lần thứ 3 đã tốthơn rất nhiều, nhưng vẫn còn hụt 15 triệuđôla. Steve phải thuyết trình cho hộiđồng quản trị vào tuần tới, vì vậy chúngta phải cùng nhau quyết định cân đối nhưthế nào để trám vào phần còn thiếu này.Rich, anh phải cắt 2 triệu đôla khỏi ngânsách quảng cáo quý III và quý IV. Sarah,cô cần hoãn lại việc tuyển nhân viên bánhàng của chi nhánh Ấn Ðộ từ quý I đếnquý III và cắt chi phí công tác 10%. Phil,dự án hệ thống mua hàng mới của anhphải hoãn lại sang năm sau, candice

Page 343: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(cIO), cô cần phải thương lượng lại vớiMegaOffshore để giảm chi phí hằngtháng của họ xuống 250.000 đôla”.

Sarah hỏi, “Vậy chúng ta có giảm chỉtiêu doanh thu luôn không?”. Henry nhìncô và đáp, “Steve sẽ không giảm chỉtiêu. cả tôi lẫn ông ấy đều tin rằng vẫncòn nhiều khoản có thể cắt giảm đượctrong ngân sách điều hành; nên chúng tacứ thế mà làm. Martha sẽ gửi lại cho mọingười bản ngân sách duyệt lại vào chiềunay, và tôi yêu cầu mọi người tuyêntruyền lại bản ngân sách này cho tất cả

Page 344: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhân viên trong bộ phận và yêu cầu họsửa lại ngân sách cho tương ứng, rồi nộplại cho tôi vào cuối tuần này. cuộc họpkết thúc. cảm ơn”.

ThỰc tẾ: Không chỈ mẤt thỜi gian

MỘT cÔNG TY cỠ TRUNG BÌNH cầntừ 3 đến 6 tháng để lên kế hoạch ngânsách năm. Như Jeffrey Pfeffer đã bìnhluận trong cuốn “What were theythinking” (Họ đã nghĩ gì, HarvardBusiness School Press, 2007), “Tất cảsức lực và thời gian bỏ ra cho việc này[ngân sách] không đem lại lợi ích gì

Page 345: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đáng kể cho ai”.

Mọi người trong công ty bỏ ra hàng ngàngiờ cần mẫn so sánh ngân sách nămtrước hoặc kết quả sơ bộ của năm hiệnthời để soạn ra ngân sách chấp nhậnđược cho năm sau. Thời điểm lên ngânsách mới luôn gắn liền với lịch kế toán.chi tiết là bản chất của việc này, mỗi mộtkế hoạch ngân sách thường dài đến 200dòng, liệt kê theo từng tháng trong suốtnăm tài chính tiếp theo. Lý tưởng là saukhi lập ngân sách, trước khi năm tàichính bắt đầu, ngân sách mới sẽ có đầy

Page 346: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đủ ý nghĩa trong vài tuần. Với rất nhiềucông ty, thời gian sống có ý nghĩa nàycủa ngân sách có khi còn ngắn hơn cảthời gian người ta dành để soạn ra nó.Với các công ty có năm tài chính nằmgọn trong năm dương lịch, thì quý IVnăm 2008 giống như một cảnh trong phimGroundhog Day: thị trường tài chính bắtđầu trượt dốc không phanh, tín dụng bịđóng băng, sức mua đột ngột giảm, cáccông ty buộc phải chỉnh sửa ngân sáchnăm 2009 gần như hằng tuần. Người tamiệt mài đến tối mịt trong văn phòng đểđưa ra các ước tính mới về doanh thu

Page 347: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc chi phí để rồi công sức gần như đổsông đổ biển vì chẳng có con số nào ứngđược với thực tế.

cuối quý I năm 2009, các công ty hầunhư đã hủy bỏ hết các kế hoạch ngânsách ban đầu và phải giải thích cho cácnhà đầu tư về mức dự đoán cực thấp chodoanh thu trong suốt thời gian còn lại củanăm. Tháng 2/2009, Deutsche Telecomdự đoán lợi nhuận doanh thu năm 2009sẽ là 19,5 tỉ Euro; 8 tuần sau, công tyđưa ra cảnh báo về sụt giảm lợi nhuậnvới con số dự đoán mới là 18,7 đến 19,1

Page 348: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tỉ Euro. công ty đổ lỗi cho sự sụt giảmkinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày cànggay gắt và sự yếu đi của một số đồng tiềnở một vài thị trường trọng yếu. Tôi thấycó nhiều bài học ở đây. Thứ nhất, con sốdự báo ban đầu có một số lẻ (rất chi tiết,nhưng lại không chính xác). Thứ hai, consố dự đoán cập nhật lại được thể hiệntheo khoảng (ít chi tiết hơn nhưng thực tếhơn). Thứ ba, những lý do đưa ra để giảithích cho mức dự đoán thấp hơn ban đầunhư kinh tế sụt giảm, cạnh tranh gay gắthay đồng tiền mất giá đều đã lan tràn trêncác phương tiện thông tin đại chúng suốt

Page 349: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

8 tuần trước đó. cuối cùng thị phần củaDeutsche Telecom giảm 7,2%, tức gấp 3lần mức dự báo. Và đương nhiên đội ngũnhân viên tài chính của DeustcheTelecom sẽ phải làm việc rất vất vả đểđiều chỉnh lại ngân sách theo mức sụtgiảm thị phần.

Trí tuệ Mythbuster

Với công việc lập ngân sách, cái khókhông phải là trình bày chi tiết, mà là chitiết gì.

cHI TIẾT KHÔNG cÓ NGHĨA LÀ

Page 350: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cHÍNH Xác

Tôi chỉ có thể bảo đảm một điều rằng,ngân sách càng chi tiết thì khả năng saicủa nó càng cao. chúng ta không sở hữucác quả cầu pha lê của các bà đồng, vìthế, chi tiết không đồng nghĩa với sựchính xác. Nhưng chúng ta cứ đòi hỏi chitiết với hy vọng hão huyền rằng đột nhiênchúng ta sẽ “nhìn thấy” được tương lai.Ðiều này không chỉ tốn thời gian mà còncực kỳ nguy hiểm. Tính cụ thể và chi tiếtcủa ngân sách chỉ tạo ra sự ảo tưởng vềtính chính xác.

Page 351: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Đúng - đó chính là tôi

Một trong những số liệu nổitiếng nhất về quá trình lênngân sách là: một công tytrung bình mất khoảng25.000 ngày công để lên kếhoạch cho một ngân sách trịgiá 1 tỉ đôla. Số liệu này đãđược trích dẫn trong rất

Page 352: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều bài viết và ít nhất là 4cuốn sách, và tôi chính làngười đã tính ra con số đó!Ðó là năm 1998, khi tôiđang làm việc cho TheHackett Group, một công tytôi đã chung tay thành lậpnăm 1991. Lúc đó, chúngtôi đang trong giai đoạnphân tích kết quả của một

Page 353: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiên cứu định mức chuẩncho qui trình lên ngân sách.Một ngày nọ, tôi đang ngồitrong văn phòng, ngập đầutrong các con số. Trên mànhình máy tính là những bảngtính đồ sộ, loại dữ liệuthống trị cuộc sống của tôilúc bấy giờ. Tôi vò đầu tìmcách làm cho công việc này

Page 354: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trở nên hào hứng, hay ítnhất cũng thú vị thêm đượcmột chút. Khi cày xới cáccon số, tôi bắt đầu sắp xếpvà tính toán tổng số côngsức từ nhiều bộ phận khácnhau dành cho việc lên ngânsách. Sau khi tính theonhiều cách, con số 25.000ngày có vẻ đúng nhất. Sau

Page 355: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đó, tôi cũng thử tính toán lạinhiều lần để kiểm nghiệmtính chính xác của con sốnày, và như người ta vẫnthường nói, con số này đã đivào sử sách.

Từ đó đến giờ cũng đã hơn10 năm và tôi không chắcliệu con số này hiện tại cócòn giá trị; nhưng tôi cũng

Page 356: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không chắc là con số này đãgiảm đi được đáng kể. côngnghệ có thể giúp các công tytổ chức các qui trình kinhdoanh của mình tốt hơn,nhưng hình như ngân sáchvẫn nằm ngoài tốc độ pháttriển đó, và có khi còn trởnên chi tiết và phức tạp hơn(và kết quả là thiếu chính

Page 357: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xác hơn). Theo tính toáncủa riêng tôi thì 25.000 ngàycủa ngày xưa có thể bằngkhoảng 20.000 ngày bâygiờ. Tuy nhiên, vì chi phí laođộng cũng tăng đồng thờitrong suốt chừng đó năm,20.000 ngày vẫn tiêu tốnkhoảng 10 triệu đôla trên 1tỉ đôla doanh thu, tất cả chỉ

Page 358: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

để tạo ra một thứ thiếu tínhkhả thi trong hầu hết cáctrường hợp. Ðể xem con sốnày liệu có tiếp tục lantruyền hay không.

Hãy thử gọi điện cho dịch vụ dự báo thờitiết và hỏi xin thông tin chi tiết cho ngày5/11 sắp tới. Bạn tự tin đến mức nào vớicâu trả lời của họ? Tôi chỉ có thể tự tinvới một thông tin duy nhất là nó có thể

Page 359: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(nhưng không nhất thiết đúng) lạnh hơntháng 6 (với điều kiện bạn đang ở mộtnước thuộc Bắc bán cầu). Vậy đấy. Vậymà chúng ta lại đi yêu cầu các giám đốcbộ phận lên kế hoạch ngân sách chi tiếthằng tháng cho ti tỉ thứ khác nhau trongsuốt một năm tài chính kế tiếp. Nhìn vàotương lai xa như thế, những người chịutrách nhiệm lên kế hoạch ngân sách sẽgặp phải tình thế tương tự như nhữngchuyên gia dự báo thời tiết: Nguồn thôngtin đáng tin duy nhất cho kế hoạch ngânsách năm sau chính là ngân sách của nămtrước. Bạn thử nghĩ xem, điều này cực kỳ

Page 360: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

linh nghiệm với năm 2008.

Việc lên kế hoạch ngân sách chi tiết đãtrở thành căn bệnh trầm kha. Giám đốccác bộ phận cảm thấy tự hào về mức độchi tiết của ngân sách của bộ phận mình,và xem câu bình luận: “Một bản ngânsách cực kỳ chi tiết!” như một lời khenngợi. Thực tế, nó là một lời khen ngợidành cho sự phung phí thời gian và nhânlực quý giá; nhưng người ta không xemđó là vấn đề gì to tát.

Hầu hết ngân sách mô tả chi tiết các mứcđộ phát triển của công ty, ví dụ, làm thế

Page 361: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nào để công ty đạt được mức lợi nhuậnchính xác là 117,35 triệu đôla trong nămtới. Kết quả thực tế có thể đúng với dựbáo tới mức nào? Không cao lắm, vàthậm chí nếu có gần đúng đi chăng nữathì đó thường đó là kết quả của sự loạitrừ lẫn nhau giữa các yếu tố tích cực vàtiêu cực trong bản dự báo. Thế nhưng,rất nhiều quyết định kinh doanh vẫn dựatrên các dự báo ngân sách, và điều nàycó thể cực kỳ nguy hiểm.

Giả sử ngân sách doanh thu dự kiến nămtới của công ty bạn là 241,36 triệu Euro.

Page 362: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bạn sẽ đưa ra các quyết định gì dựa trêncon số đó? Giả sử bạn là giám đốc bộphận sản xuất của công ty, việc dựa trêncon số này để chuẩn bị đủ lực lượng sảnxuất nhằm bảo đảm đủ số lượng hàng trịgiá 241,36 tỉ Euro là hợp lý. Nhưngchuyện gì sẽ xảy ra nếu doanh thu nămsau bị giảm? Nếu doanh thu chỉ đạt được211 tỉ Euro, tức 87% doanh thu dự kiến,bạn sẽ ngồi thừ ra đó ngắm nhìn số máymóc hay nhân công bị đầu tư dư thừa.

Thử nghĩ xem quyết định của bạn sẽ thayđổi như thế nào nếu trong ngân sách có

Page 363: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chỉ ra các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sựthay đổi của số liệu ban đầu - nói cáchkhác, có một cái nhìn thực tế về sự bấpbênh của doanh thu trong tương lai. Giảsử thay vì đưa ra con số chính xác là241,36 triệu Euro, tại sao ta không thửđưa ra khoảng dự đoán từ 210 đến 250triệu Euro? Với tư cách giám đốc sảnxuất, bạn sẽ nhìn vào khoảng dự đoánnày và có thể cảm thấy khá tự tin rằngcông ty có thể đạt được doanh thu ít nhất210 triệu Euro. Từ đó bạn có thể lên kếhoạch chuẩn bị lực lượng để đạt đượccon số giả dụ là 215 triệu Euro, gần với

Page 364: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mức dự đoán thấp nhất để giảm thiểunguy cơ dư thừa lực lượng. Tiếp theo, đểbảo đảm sản xuất nếu doanh thu vượt quá215 triệu, bạn có thể quyết định chọnhợp đồng với đối tác thứ ba ở bên ngoài.Bạn có thể phải trả cao hơn một chút chocác hợp đồng này, nhưng bạn chỉ phải trảnếu bạn cần sản phẩm, điều này sẽ đemlại tính linh hoạt cho kế hoạch và tạođược khoảng an toàn cho việc đạt chỉtiêu. Ðiều này nghe có vẻ đơn giản hóaquá mức vấn đề, nhưng đó là một ví dụcho thấy việc đặt ra các mức độ khácnhau trong kế hoạch và ngân sách có thể

Page 365: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giúp đưa ra các quyết định thông minh vàsáng suốt hơn. Ðương nhiên, khả năng dựđoán của bạn thay đổi tùy theo dạng ngânsách. Nếu phải ký hợp đồng thuê vănphòng dài hạn, bạn sẽ tự tin hơn nhiềuvới ngân sách chính xác hơn dành choviệc thuê văn phòng. Một ngân sáchđược xây dựng một cách thông minh sẽchỉ ra được độ quan trọng lẫn mức độ tựtin của việc đưa ra con số dự đoán. Mộtcách để thực hiện điều này chính là đưara khoảng dự đoán như tôi đã trình bày.Nhưng cần nhớ, khoảng dự đoán rộngquá sẽ làm giảm mức độ tự tin và khả

Page 366: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năng dự đoán.

cách thứ hai là đặt ra con số ngân sáchcụ thể và đồng thời đưa ra mức độ tự tinvề con số đó. Ví dụ, bạn đưa ra ngânsách thuê văn phòng là 150.000 đôla vớimức độ tự tin là 99% vì đây là một hợpđồng thuê dài hạn; ngược lại, bạn đặt rangân sách cho hệ thống sưởi là 35.000đôla với mức độ tự tin là 50% vì bạnkhông muốn ký hợp đồng dài hạn cho vấnđề gas và điện, bạn chỉ đưa ra con sốdựa theo giá hiện thời của thị trường (vàvì thế mức độ dao động là khá cao). Sử

Page 367: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng ngân sách như một phương tiệntruyền đạt mức độ chắc chắn (hoặc khôngchắc chắn) cho một khoản trong ngânsách là một bước cực kỳ quan trọngnhằm bảo đảm tính thực tế của ngân sáchtrong thế giới bất ổn ngày nay.

TẠI SAO cHÚNG TA LẠI LÊN KẾHOẠcH cHO NHỮNG THứ KHÔNGcầN THIẾT?

cHI TIẾT THáI QUá KHÔNG PHẢI LÀVẤN Đề DUY NHẤT. Rất nhiều ngânsách đưa ra số liệu chi tiết về những vấnđề có rất ít hoặc hầu như không có tầm

Page 368: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan trọng gì trong sự thành công củamột công ty.

Khi phát biểu về sự thành công của côngty, các nhà lãnh đạo thường nói về nhữngthứ như sự cải tiến, sự chú tâm đếnkhách hàng, hay đội ngũ nhân viên tàinăng; nhưng đố bạn tìm được trong lờihọ các chi tiết mô tả công ty đã đầu tưbao nhiêu cho những yếu tố tạo nên thànhcông này. Sẽ có rất nhiều chi tiết hay hovề chi phí hành chính, tiền thuê vănphòng, hay công tác phí, nhưng bạn khótìm thấy được số tiền đã dùng để giữ

Page 369: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chân những khách hàng ruột hoặc thu hútnhân tài.

Lời giải thích hợp lý duy nhất chochuyện này là ngân sách là một hỗn hợpnhững thứ cực kỳ quan trọng và nhữngthứ chẳng hề quan trọng tí nào - chúngchỉ là những lời ba hoa chích chòe củacác vị cEO. chắc chắn bạn không tin rằngphòng tài chính của công ty sẽ bỏ ngoàingân sách những thứ quan trọng đúngkhông? 50 năm qua mọi thứ vẫn khôngthay đổi.

Thật không may là chúng ta cứ khăng

Page 370: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khăng lên kế hoạch và làm báo cáo kinhdoanh trên góc nhìn của kế toán hơn chứkhông phải góc nhìn quản lý trong thựctế. Ngay bây giờ, chúng ta phải lên ngânsách (lên kế hoạch lẫn báo cáo) theo tưduy của một nhà quản lý, chứ không phảicủa một nhân viên kế toán.

Suốt hơn hai thập niên qua, đã có rấtnhiều nỗ lực nhằm làm tăng tính khả thicủa nội dung kế hoạch, ngân sách và báocáo, nhưng rồi kết quả vẫn là những chitiết và số liệu dài lê thê và rối rắm,không khác gì với kế toán truyền thống.

Page 371: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một ví dụ rõ ràng là việc sử dụng cáchtính chi phí dựa theo hoạt động(Activity-based costing), viết tắt là ABc.ABc ra đời vào những năm 1980 nhằmnỗ lực đưa ra một cách trình bày rõ rànghơn chi phí thực của các hoạt động kinhdoanh. ABc đưa ra các qui tắc tính chiphí theo sản phẩm, qui trình hoặc các yếutố kinh doanh khác. Mục đích của ABc làđáng khen ngợi, nhưng cuối cùng vẫn là“bình mới rượu cũ” - qui trình báo cáocủa ABc vẫn chi chít số là số, chỉ cáchtrình bày khác đi một chút, và ABc rốtcuộc vẫn chỉ là một qui trình kế toán

Page 372: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan liêu. Dường như tinh thần đó đã ănsâu vào máu huyết của người làm kếtoán, dù mục tiêu có đơn giản và rõ ràngđến đâu, kết quả kế toán đưa ra vẫn luônphức tạp và khó hiểu.

Ở Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm ấn địnhtiêu chuẩn kế toán là Ủy ban Tiêu chuẩnKế toán Tài chính (viết tắt là FASB hayFAS-B). Tuyên ngôn sứ mệnh của FASBlà:

“...thiết lập và cải tiến các tiêu chuẩn kếtoán tài chính và báo cáo kế toán tàichính với mục đích hướng dẫn và thông

Page 373: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin cho công chúng, bao gồm cả các nhàphát hành, các nhà kiểm toán và tất cảnhững người sử dụng các thông tin tàichính”.

Vậy là lần sau khi đọc báo cáo thườngniên của một công ty, bạn đã biết nhờ aimà thông tin trong bản báo cáo đó đượcrõ ràng và mạch lạc rồi nhé. các hướngdẫn báo cáo tài sản vô hình, vốn liếng vàthuế má đều giúp đưa ra một bức tranh“gọn gàng và sáng sủa” về thực lực côngty.

Nhưng FASB chưa dừng lại ở đó. Tuyên

Page 374: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngôn sứ mệnh của FASB còn nêu cảnhiệm vụ “cải thiện lợi ích của báo cáotài chính bằng cách tập trung vào các đặcđiểm cốt lõi của báo cáo tài chính đó làmức độ xác đáng và tin cậy, và chấtlượng của khả năng so sánh và nhất quáncủa số liệu, và duy trì các tiêu chuẩnnhằm phản ánh những thay đổi trongphương thức kinh doanh và môi trườngkinh tế”.

Trí tuệ Mythbuster:

Page 375: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

20 lý do để ghét công việclập ngân sách

1. Tốn thời gian.

2. Quá nhiều chi tiết.

3. Thủng lỗ chỗ.

4. Bị sa lầy vào việcphân bố ngân sách.

Page 376: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

5. Phần thưởng chỉ dànhcho những ai nắm được luậtchơi.

6. chạy theo thời gianhơn công việc kinh doanhthực tế.

7. Ðược thực hiện bởinhững người làm kế toán.

Page 377: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

8. chỉ tập trung vào cáccon số.

9. Thiếu tính khả thi.

10. Bất chấp rủi ro.

11. Tính quản lý yếu.

12. Trách nhiệm giải trìnhkém.

Page 378: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

13. Sai trọng tâm.

14. Mang tính thươnglượng hơn là kế hoạch.

15. Liên kết kém với chiếnlược kinh doanh.

16. Ðầy ảo tưởng về sựchính xác.

17. Mang tính nội bộ quá

Page 379: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cao.

18. Thường lỗi thời ngaylúc soạn thảo.

19. Khó cập nhật.

20. Gồm hàng ngàn bảntính.

Ban thấy chưa, thật thú vị khi so sánh kết

Page 380: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quả thực tế với mục tiêu ban đầu. cácbáo cáo tài chính được công bố có đượcđánh giá theo mức độ xác đáng và tincậy, và liệu chúng có thực sự phản ánhchính xác phương thức kinh doanh củathế kỷ XXI không?

Xin đừng hiểu sai ý tôi. Nhiệm vụ củaFASB gần như là bất khả thi trong mộtmôi trường kinh tế có quá nhiều hoạtđộng đa dạng cần được tinh lọc thànhmột bộ báo cáo tài chính ngắn gọn;nhưng sự thiếu rõ ràng và thiếu minhbạch là một trong những yếu tố bị lên án

Page 381: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều nhất trong các cuộc khủng hoảngtài chính trong 50 năm qua.

Mythbuster Wisdom:

câu chuyện hoang đường vềcân đối ngân sách

chính phủ Mỹ có một đơn vịgọi là Văn phòng Ðiều hànhvà Ngân sách (Office of

Page 382: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Management and Budget -OMB). OMB là bộ phận lớnnhất ở cấp độ nội các với500 nhân viên và có ngânsách hoạt động riêng (gần80 triệu đôla năm 2007).Ðương nhiên, chính phủ Mỹđã nhiều lần nói về việc cânbằng ngân sách, thế nhưng,trừ một năm duy nhất dưới

Page 383: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thời tổng thống Bill clinton,để tìm được một ngân sáchthực sự cân bằng bạn phảiquay về tận thời Eisenhowernăm 1957. Với các khoảnchi kích cầu kinh tế năm2009, chắc chắn chúng taphải đợi rất nhiều năm nữathì các từ “cân bằng”, “ngânsách” và “chính phủ” mới có

Page 384: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thể đi chung được với nhau.

Nhưng đáng buồn là bản thân báo cáocông bố không phải là rắc rối thực sự.Tôi không cổ súy cho việc vứt bỏ hếttoàn bộ cấu trúc hạ tầng các luật lệ vềviệc lập báo cáo đã được dày công xâydựng hàng thập kỷ. Thú thực tôi cũng cóý định đó, nhưng đó không phải là chủ đềcủa cuốn sách này. Rắc rối thực sự nằmở chỗ nguồn thông tin mà các nhà quản lýthường sử dụng để điều hành kinh doanhcũng chính là nguồn thông tin được sử

Page 385: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng cho báo cáo công bố; vì thế việctập trung vào chi phí văn phòng và khấuhao có thể ảnh hưởng đến việc thu hútkhách hàng mới và lưu dụng nhân viên.chúng ta sử dụng quan điểm kế toán tàichính đối ngoại để đưa ra các quyết địnhnội bộ, và điều này vô nghĩa. Không tintôi ư? Hãy qua bộ phận kế toán của côngty bạn và hỏi xin một bản copy “biểu đồhạch toán” - bản định nghĩa cách thức tậphợp dữ liệu cho mục đích kế toán từ tấtcả các bộ phận của công ty. Bạn hiểu ýtôi rồi chứ? chúng ta phải đưa ra đượcmột quan điểm kinh doanh phù hợp với

Page 386: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính những con người tham gia vận hànhkinh doanh, chỉ có như vậy thì các quyếtđịnh của chúng ta mới nhanh hơn, tự tinhơn.

có đúng là công ty cỦa bẠn đang trênđưỜng xuống vỰc không?

QUI TRÌNH NGÂN SácH cỦA cÔNGTY BẠN có giúp công ty tối ưu hóađược nguồn lực phân bổ và có nhữngchiến thuật thích ứng nhanh với nhữngthay đổi của thị trường, hay nó chỉ là mộtbài thực hành khổ ải nhằm tạo ra hàngnúi chi tiết mà lại rất ít tính thực tế? Hãy

Page 387: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trả lời có nếu bạn đồng ý và Không nếubạn không đồng ý với những câu phátbiểu sau - bạn sẽ nhìn thấy định mệnhcủa mình. Liệu “cõi niết bàn” điều hànhcó đang chờ bạn, nơi lợi nhuận luôn tăngtrưởng và bạn có thể nghỉ hưu bất kỳ khinào bạn muốn? Hay đó sẽ là vạc dầu sôicủa những bài phân tích biến động vànhững bài diễn văn xin lỗi?

1. chỉ tiêu ngân sách không đượchiểu đúng hoặc không được thông tin rõràng ngay từ đầu quá trình lên ngân sách.

2. Việc lên ngân sách kéo dài hơn 3

Page 388: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng.

3. Và được duyệt đi duyệt lại ít nhất3 lần.

4. các quản lý cấp cao thường xuyênthay đổi hoặc quyết định cắt ngân sáchmột cách độc đoán.

5. Ngân sách được xây dựng dựatrên cùng cơ cấu với sổ cái kế toán.

6. Nội bộ mất rất nhiều thời giantranh cãi về nền tảng để phân bố ngânsách cho các phòng ban và bộ phận trong

Page 389: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty.

7. các chính sách khen thưởng liênquan trực tiếp với việc lên ngân sách.

8. Ngân sách được xem như phươngtiện để các cấp quản lý thương lượng chỉtiêu kinh doanh hơn là để xây dựng mộtkế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý.

9. Ngân sách của bất kỳ giai đoạnnào cũng có mức độ chi tiết như nhau.

10. Ngân sách năm trước hoặc kết quảngân sách ngay thời điểm thực tại là cơ

Page 390: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sở duy nhất mà các cấp quản lý dựa vàokhi bắt đầu qui trình lập ngân sách.

11. Bảng tính là công cụ được lựa chọnđể lập ngân sách.

12. có rất ít các khoản không liên quanđến tài chính được đưa vào ngân sách.

13. Khi đã được duyệt, ngân sách làbất khả xâm phạm; tuyệt đối không đượcthay đổi bất kể thế giới đang có biếnđộng gì.

14. Sự phân tích các dao động trong

Page 391: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngân sách hiếm khi xác định đượcnguyên nhân chính gây ra các dao độngđó.

15. Hầu hết cấp quản lý đều xem ngânsách là một qui trình tài chính thuần túymà họ không thể tác động nhiều trong quátrình thai nghén.

Kết quả của bạn thế nào?

Số câu trả lời có ý

Page 392: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩa

0 Bạnlà nhà quản lý xuất sắc(hoặc một kẻ dối trá lãoluyện!)

Page 393: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1 đến 5 Bạnxem trọng ngân sách, dùkhông thực sự thích nó!

6 đến 10 Ngân sách là nỗi đau có thậtvới bạn!

11 hoặc hơn Lửađã bén gót!

Page 394: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HỌc cácH YÊU NGÂN SácH

HÀNG NĂM, cứ VÀO KHOẢNGTHáNG 9, giám đốc bộ phận ngân sáchsẽ gửi một email cho toàn thể công tylong trọng tuyên bố mùa lên ngân sách đãbắt đầu. Bạn có thể nghe thấy tiếng rênđồng loạt của các cấp quản lý khi hồitưởng lại những mùa ngân sách đã qua.Những tháng tiếp theo sẽ là những ngàydài vật vã với những con số gây mụ đầu.Kết quả của những ngày tháng đó là mộtbản ngân sách với mức độ khả thi không

Page 395: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác gì lời hứa trong vận động tranh cửcủa các chính trị gia. Như nhà quản lýhuyền thoại Jack Welch đã nói trongcuốn sách Winning xuất bản năm 2005của ông, “...qui trình lên ngân sách ở hầuhết các công ty là qui trình thiếu hiệu quảnhất trong hoạt động điều hành”.

Hầu hết các cấp quản lý đều ngán ngẩmviệc lên ngân sách và xem nó như một sựphí phạm thời gian trong khi họ có hàngđống việc khác phải làm. Thật đángbuồn, đúng không? các công ty bỏ rahàng ngàn giờ phác thảo, củng cố và

Page 396: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tranh luận về ngân sách, để rồi cuốicùng, chúng chỉ là mớ giấy vô dụng vớicác cấp quản lý. Phản ứng thường thấykhi ngân sách rốt cục được phê duyệt làtiếng thở phào và bình phẩm: “Ơn trời,cuối cùng cơn ác mộng năm nay cũng đãqua. Bây giờ tôi có thể quay lại với côngviệc thực sự của mình rồi”.

Jack Welch đã tóm tắt (xem bảng): Hầuhết ngân sách đều tách rời thực tế. Trớtrêu là giải pháp cho chuyện này khônghề phức tạp tí nào. Năm bước đơn giảnsau đây sẽ giúp biến đổi ngân sách từ

Page 397: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một mớ hỗn độn mang nặng tính hìnhthức và quan liêu thành một công cụ giátrị để biến chiến lược thành hành độngvà mang lại kết quả mong đợi.

1. Lên ngân sách theo cách bạn điềuhành kinh doanh, không phải theo cáchlàm kế toán.

2. Tách ngân sách ra khỏi các chínhsách lương, thưởng.

3. Mức độ chi tiết của ngân sáchphải khớp với khả năng dự đoán của bạn.

Page 398: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

4. cập nhật ngân sách thường xuyênứng với đánh giá tình hình kinh doanhgần nhất của công ty và thị trường nóichung.

5. Sử dụng ngân sách như công cụ hỗtrợ quá trình đưa ra quyết định chứkhông phải để “trả treo” chỉ tiêu kinhdoanh.

Jack Welch bàn về ngân

Page 399: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sách

Ngân sách có cần thiếtkhông?

“cần thiết phải có một hìnhthức hoạch định tài chínhnào đó: các công ty phảitheo dõi số liệu”.

Về ngân sách thời nay:

Page 400: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Qui trình lên ngân sáchnhư hiện nay ở hầu hết cáccông ty đều mang lại kếtquả không ai mong đợi. cáccơ hội phát triển kinhdoanh bị chôn vùi. Nó cổsúy cho những hành vi tiêucực - nhất là khi tình hìnhthị trường thay đổi giữachừng và mọi người cố

Page 401: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

‘đưa ra con số’”.

Vấn đề:

“Hầu hết ngân sách đều xarời thực tế”.

Ngân sách cố định làm tê liệt các công tyvà khích lệ những hành vi trái ngược vớiđịnh hướng quản lý hiệu quả. Ngôn ngữcủa ngân sách không phải là ngôn ngữcủa một công ty hiệu quả. Những cụm từ

Page 402: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thông dụng là “Khoản đó không nằmtrong ngân sách” hoặc “Tinh thần là‘không xài thì mất’” hoặc “Ði mà nóichuyện với bà ấy, bà ta có ngân sáchnhiều hơn tôi” hoặc “Nhớ năm sau đưakhoản này vào ngân sách” Hoặc “Khôngthể thay đổi được, ngân sách đã đượcduyệt”. Ðó là những biểu hiện của mộtcông ty không biết mình đang làm gì.

Ngân sách là trở ngại đáng kể để đưa racác quyết định nhanh chóng. các cơ hộihoặc nguy cơ bất ngờ hoàn toàn nằmngoài ngân sách và có thể làm tê liệt quá

Page 403: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trình đưa ra quyết định. các cấp quản lýthường tỏ ra bực dọc khi các khoản tiềnhoặc nguồn lực cần thiết cho việc chớplấy cơ hội hoặc giảm thiểu nguy cơkhông nằm trong ngân sách, và cuối cùnghọ án binh bất động. Hàng thập kỷ qua,phản ứng của những nhà quản lý đối vớisự bấp bênh của tương lai là yêu cầuthêm chi tiết cho những chuyện không thểdự đoán chính xác. Thực ra họ nên đầutư thời gian và công sức để nghiên cứunhững tình huống có thể ảnh hưởng đếnhoạt động của công ty trong tương lai -đâu là cơ hội và đâu là thách thức; những

Page 404: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thay đổi nào của thị trường có thể ảnhhưởng đến công ty trong tương lai; nhữngdấu hiệu nào có thể dùng để cảnh báosớm các nguy cơ và giúp công ty có thêmthời gian đưa ra kế hoạch thích ứng vớinhững thay đổi trong tương lai. Ðây lànhững điểm cần chú tâm, vì chúng giúptăng thêm tự tin và đẩy nhanh tốc độ đưara quyết định.

Thật không may, sự quyết đoán và tốc độkhông phải là những yếu tố được cânnhắc đến trong qui trình lập ngân sách.Nếu được thực hiện đúng cách, ngân

Page 405: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sách có thể trở thành một công cụ năngđộng trong việc đánh giá các cơ hội cũngnhư rủi ro kinh doanh, đồng thời có thểgiúp đưa ra nhiều lựa chọn để tối ưu hóaphân bổ nguồn lực nhằm đem lại kết quảkinh doanh vượt bậc. Vẫn cần phải thayđổi quá nhiều thứ trong hiện tại. Bạn cóthể không ưa ngân sách, nhưng bạn cầnbiết cách xem trọng nó.

Hành đỘng

· Hơn 30 ngày để lên ngân sách làquá dài.

Page 406: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Lên ngân sách theo cách bạn điềuhành kinh doanh, không phải cách làm kếtoán.

· Khi nhìn vào ngân sách, bạn phảithấy được tất cả các yếu tố trọng yếutrong kinh doanh của mình cũng như cácchiến lược và chiến thuật mà công ty dựtính thực hiện.

· Ngân sách phải mô tả được cáchdoanh nghiệp ứng biến tùy theo tình hìnhthị trường, nhằm hỗ trợ các cấp quản lýtrong việc đưa ra các quyết định thíchứng với thị trường.

Page 407: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Không nên gắn các chính sáchlương thưởng với ngân sách.

· chi tiết không đồng nghĩa với sựchính xác khi soạn thảo kế hoạch, ngânsách hoặc dự báo.

· chi tiết trong kế hoạch ngân sáchphải tương ứng với khả năng dự báo kinhdoanh.

· Luôn luôn chủ động cập nhật ngânsách cho phù hợp nhất với những gì đangdiễn ra trên thị trường; đừng cố bám víuniềm tin vào một kế hoạch ngân sách có

Page 408: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thể đúng vào thời điểm duyệt nhưng cóthể hoàn toàn vô dụng trong thời điểmhiện tại.

· Hy sinh chi tiết để dành chỗ chocác tình huống kinh doanh có thể xảy ra;càng có nhiều câu “nếu... thì...” trongngân sách, bạn càng dễ dàng ứng phó vớinhững tình huống có thể xảy ra.

· Hãy nhớ giá trị thực sự của việclên kế hoạch và ngân sách “không nằm ởchỗ phải có số liệu chính xác... mà ở chỗnó giúp bạn đưa ra các quyết định đúngđắn hơn về kinh doanh trong tương lai”.

Page 409: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Peter Schwartz, Nghệ thuật nhìn xatrông rộng (The Art of the Long View,NXB Doubleday, 1991.)

· Hãy học cách trông chờ nhữngđiều bất ngờ; vì khi đó, những chuyện bấtthường đã trở nên bình thường. Ngânsách của bạn đã sẵn sàng rồi mà?

Page 410: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 6

SỰ BẤT LỰc TRONG DỰ BáO KINHDOANH

ThỬ tưỞng tưỢng, tháng 10/2007,bạn đang ngồi trong văn phòng, cố gắngdự báo về giá dầu (hoặc giá nhà đất, tỷlệ thất nghiệp hoặc doanh số xe hơi)nhằm hỗ trợ cho việc lên kế hoạch chonăm 2008. Sau một vài tính toán, bạn vẽđược một biểu đồ cho thấy sự gia tăngvượt bậc từ 45 đôla Mỹ một thùng lên147 đôla vào giữa năm 2008, rồi lại rớt

Page 411: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xuống 35 đôla vào cuối năm và rồi quaytrở lại 70 đôla trong 6 tháng tiếp theo.Bạn nghĩ phản ứng của sếp bạn sẽ nhưthế nào nếu ông ta biết biểu đồ này sẽ làcơ sở để bạn lập kế hoạch năm 2008?Nếu chỉ là hoài nghi thì nghe lịch sự quá.Thời nay, thực tế còn lạ đời hơn cả tiểuthuyết.

chúng ta phải thừa nhận rằng những sựkiện không lường trước được của thếgiới hữu hình là chuyện có thể xảy rahằng ngày, và sẽ luôn là như thế. Khi tôiđang viết những dòng này, trên các

Page 412: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phương tiện thông tin đại chúng tràn ngậptin về bùng nổ đại dịch cúm H1N1 ởMexico và chỉ sau đó vài ngày đã lansang Vương quốc Anh, Phần Lan, NewZealand, Hàn Quốc và nhiều nước khácnữa. Ngay mới đây thôi, kinh tế củaMexico chính thức ngưng trệ trong suốtmột tuần, và việc này xảy ra chỉ vài tuầnsau khi hàng loạt tàu chở hàng bị hải tặctấn công ngoài khơi Somalia, sân bayBangkok bị phong tỏa trong 5 ngày, vàbom khủng bố làm rung chuyển cảMumbai. Những năm trước đây, nhữngsự kiện như vậy chỉ làm cho tít tựa báo

Page 413: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chí thêm hấp dẫn; còn giờ đây, chúng ảnhhưởng trực tiếp đến hàng loạt công tyhoặc tổ chức trên khắp thế giới - bởingày nay, các thị trường, các kênh cungcấp và các nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽvới nhau. Ðến khi nào ta mới nhận rarằng việc quản lý và lên kế hoạch củachúng ta cần phải tính đến những kiểu sựkiện như vậy? Với cruciant, họ khônghẳn miễn nhiễm với các sự kiện như vậy,nhưng lại rất tự tin vào khả năng đươngđầu và xử lý bất kỳ thử thách nào.

HoẠt cẢnh: THáNG 9 NĂM 2007

Page 414: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ALAN PARKES, Phó giám đốc bộ phậnKế hoạch chiến lược của cruciant, đangngồi trong văn phòng cố gắng đưa ranhững giả định làm nền tảng cho việc xâydựng kế hoạch năm 2008. Hàng chồngcác dự báo kinh tế từ tất cả các ngânhàng lớn nằm trên bàn trước mặt trongkhi ông kiểm tra dữ liệu trực tuyến vềtình hình hoạt động của từng thị trườngmột của cruciant. Tất cả các dự báo rấtkhác nhau nhưng đều có một điểm chung.Kinh tế thế giới sẽ chậm lại một chúttrong năm 2008, nhưng vẫn mạnh ởTrung Quốc và các thị trường đang lên

Page 415: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác; tỷ lệ lạm phát sẽ tăng nhẹ; tỉ giá hốiđoái ở mức 1,20 đôla Mỹ đổi 1 Euro và1,50 đôla Mỹ đổi 1 bảng Anh. Giá dầusẽ tăng từ mức 45 đôla Mỹ một thùnghiện tại lên 60 đôla trong năm. Lúc đó,có tiếng gõ cửa. Ðó là Sinitta Khan, mộttrong những chuyên gia phân tích giỏinhất của Alan, tốt nghiệp cambridge vànhận bằng tiến sĩ của Stanford. Alan nhìnlên và vẫy cô vào. “Tôi giúp gì đượccho cô?” Alan hỏi.

Sinitta ngồi xuống. “Mấy hôm nay tôiđang xem một bản dự báo khá thú vị, cho

Page 416: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dù nó đúng được một nửa thì cũng ảnhhưởng rất lớn đến kinh doanh của chúngta. Tôi nghĩ ông nên đọc”. cô đẩy tập tàiliệu về phía Alan. Ông nói, “OK, nó thúvị ở điểm nào?”.

Sinatta bắt đầu, “Bản dự báo này đưa ramột luận điểm rất thuyết phục rằng sựchậm lại của thị trường bất động sản Mỹsẽ tiếp tục và thậm chí còn tệ hơn vàonăm sau. Giá nhà cửa sẽ liên tục giảm vàtình trạng tịch biên tài sản sẽ gia tăng.Trong lúc đó, sức tiêu thụ nguyên vậtliệu thô khổng lồ ở Trung Quốc sẽ đẩy

Page 417: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá hàng hóa lên cực điểm. Dự đoán giádầu sẽ là 110 đôla Mỹ một thùng. Nhữngđiều này cộng lại ẽ đẩy nước Mỹ đến bờvực suy thoái, sau đó lan ra các nướckhác trên toàn thế giới, và khiến tăngtrưởng GDP toàn cầu chậm lại còn 1-2%”.

“Ðúng là thú vị”, Alan nói, “tôi đangđọc rất nhiều bản dự báo ở đây và khôngcó cái nào đưa ra được kịch bản như côvừa nói. Tối nay tôi sẽ đọc và chúng tasẽ thảo luận lại vào sáng mai”.

Ngày hôm sau...

Page 418: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Alan bước đến bàn làm việc của Sinitta,“Bản dự báo đó rất thú vị. Nhưng bứctranh năm 2008 của nó quá ảm đạm, tôikhông nghĩ nó sẽ xảy ra. Lãi suất vẫn ởmức thấp và tín dụng thì vẫn còn nhiều,vì vậy, những người mua nhà vẫn sẽ tiếptục có thể trả nợ; chỉ số Dow đang ởmức cao kỷ lục; và không có lý nào giádầu sẽ lên mức 100 đôla, chứ đừng nóilà 110. Ðiểm chung của tất cả các bản dựbáo khác chỉ là sự sụt giảm nhẹ tỷ lệ tăngtrưởng, và tôi nghĩ chúng ta nên nhìn theohướng đó”.

Page 419: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sinitta gật đầu và nói, “có thể ông nóiđúng. Suy cho cùng thì từ năm 1930 đếngiờ chưa có một cuộc suy thoái nào đúngvới những dự báo họ đưa ra. Thử tưởngtượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu người Mỹphải trả 4 đôla một galông dầu hay tỷ lệthất nghiệp sẽ tăng gấp đôi lên 10%?”Alan cười mỉm và quay lại văn phòng.

Phòng họp Ban giám đốc - Tháng 3 năm2008

Steve mở đầu cuộc họp: “Vụ BearStearns này là gì vậy? Nó ảnh hưởng đếnkinh tế và kinh doanh của chúng ta như

Page 420: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thế nào?”

Henry trả lời: “Thị trường nhà đất đangchậm lại, nhưng có vẻ chưa ảnh hưởng gìđến mức chi tiêu dùng của người dân.Hầu hết các dự báo đều nhận định rằngBear Stearns chỉ là một vụ cá biệt và chỉgây sốc tạm thời, nhưng chỉ sau vài tuần,mọi chuyện sẽ ổn. chúng ta phải chuẩn bịtinh thần cho việc người tiêu dùng sẽ cóthái độ lưỡng lự từ cho đến khi tin nàyđược tiêu hóa hết, nhưng nhìn chung nósẽ không làm thay đổi dự báo của chúngta trong năm tới. Tôi đã nói chuyện với

Page 421: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các ngân hàng và hiện họ vẫn khá bìnhthản. Họ nói ai cũng biết lý do là vì Bearđánh cược quá nhiều với số liệu của họ”.

Tháng 6 năm 2008

Giá dầu thô Brent đạt mức 147 đôla mộtthùng. Alan ngồi thừ nhìn những phântích Sinitta đã lập 9 tháng trước và lắcđầu - có lẽ ông nên nghĩ đến việc đổinghề - thế giới ngày càng trở nên điênloạn.

Ngày 16 tháng 9 năm 2008

Page 422: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve đang quát tháo ầm ĩ: “chuyện quáiquỉ gì đang xảy ra? Ðầu tiên là BearStearns và giờ là Lehman Brothers. Thịtrường đang rớt tự do và cổ phần củachúng ta đã giảm 17%”.

“Ðúng là kinh khủng”, Henry bình luận.“Thời khắc này thật khó tưởng tượng.Tôi chưa từng chứng kiến chuyện này vànói thật tôi không biết nó sẽ đi về đâu”.

Ngày 23 tháng 9 năm 2008

Henry báo cáo với Steve: “Ngân hàngquốc gia xứ Wales (RBW) vừa nói

Page 423: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyện điện thoại với tôi. Họ rút hạnmức tín dụng 50 triệu đôla. chúng ta đãthâm 14 triệu đôla và sẽ phải tái tài trợtrong bảy ngày tới”.

Steve: “Tại sao họ lại làm vậy? chúng tavẫn chưa vi phạm điều khoản vay nào màđúng không?”.

Henry: “chưa. Nhưng có vẻ như tất cảcác ngân hàng đã ngưng cho vay. Toàn bộhệ thống đã đóng băng. Tôi nghe tin đồnrằng RBW đang bị vướng rất sâu vàocác vụ đảo nợ tín dụng, và có vẻ nhưchính phủ Anh sẽ phải đổ tiền vào để

Page 424: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cứu RBW. Rắc rối ở đây là tôi khôngchắc chúng ta có thể tái tài trợ vào thờiđiểm này, và điều đó cũng có nghĩa làchúng ta không có đủ tiền để mở rộngkinh doanh ở châu á”.

Ngày 24 tháng 9 năm 2008

Steve đưa ra thông cáo báo chí:

“Tôi nhận thấy tầm quan trọng cần phảibình luận về tình hình hiện tại củacruciant dựa trên những xáo trộn khôngđược dự báo gần đây diễn ra ở cả thịtrường tài chính lẫn nền kinh tế nói

Page 425: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chung. chúng ta không miễn nhiễm trướctác động của cuộc khủng hoảng tín dụng,nhưng tôi muốn trấn an tất cả nhà đầu tư,khách hàng và đối tác kinh doanh rằngthực lực tài chính của cruciant vẫn cònđang rất mạnh vốn, dòng ngân lưu tốt vàmọi hoạt động khác vẫn đang diễn ra hếtsức tốt đẹp bất chấp tình hình biến độngkinh tế hiện nay. Tuy nhiên, xét tình hìnhtín dụng đang ngày càng xấu đi, tôi nhậnthấy chúng ta phải thận trọng trì hoãn kếhoạch mở rộng thị trường châu á và dựtrữ tiền mặt. Việc này sẽ làm giảm lợinhuận cả năm của chúng ta khoảng 3 cent

Page 426: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một cổ phiếu năm nay và 5 cent vào nămsau. cuối cùng, tôi muốn tri ân nhữngcộng sự xuất sắc và tận tâm của chúng tôitrong giai đoạn bất ổn này”.

Ngày 24 tháng 10 năm 2008

Sarah đi nhanh vào văn phòng Steve,“Ông đã đọc báo cáo tình hình mới nhấtchưa?”

“chưa, có chuyện gì vậy?” Steve trả lời.

“Ít nhất 20 triệu tiền đặt hàng ở Mỹ và 5triệu ở châu Âu đã bị hủy trong vòng 14

Page 427: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngày qua. Mọi người đã ngưng chi tiền.Và hình như cũng không có ai định camkết gì vào thời điểm này”. Sarah giảithích.

“Nó ảnh hưởng như thế nào đến dự báocủa chúng ta?” Steve hỏi.

“Ý ông là dự báo cách đây 2 tuần củachúng ta đúng không? Tốt nhất là nênquên nó đi. chỉ cần đạt được 70% con sốđó là đã may mắn lắm rồi”. Sarah trả lời.“Và tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ngày càng tệđi. Tôi vẫn chưa thấy động tĩnh gì từchâu á, nhưng trước sau gì cũng sẽ có

Page 428: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyện. Tôi không nghĩ tổng doanh thucủa chúng ta có thể đạt đến 400 triệuđôla trong quý này, chứ đừng nói đến cáicon số 550 triệu trong bản dự báo”.

Steve có vẻ sốc và nhấn điện thoại gọiHenry. “Henry, anh sang phòng tôi gặpcả Sarah và tôi được không?”

Henry bước vào nhưng chưa kịp ngồixuống, Steve đã hỏi, “Anh đã đọc báocáo mới nhất chưa?”

“Tôi đọc rồi, không được tốt lắm. Nếumọi việc cứ tiếp tục như thế này, chúng

Page 429: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ta sẽ bị hụt chỉ tiêu khá xa. Và nếu khôngcắt giảm chi tiêu, chúng ta sẽ gần nhưkhông có lời”. Henry trả lời.

“Tại sao chúng ta không nhìn thấy trướcđược điều này khi lên kế hoạch?” Stevehỏi.

“Tôi nghĩ không ai nhìn thấy trước đượcnhững điều này cả”. Henry trả lời. “Khilên ngân sách, tất cả đều nhất trí nên dựatrên một báo cáo kinh tế nhận định rằngsự sụt giảm sẽ ở mức khá thấp. Tất cảcác ngân sách chi tiết của chúng ta đềudựa trên dự báo đó và các con số đưa ra

Page 430: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là khá lạc quan”.

“Tại sao chúng ta không lên ngân sáchdựa theo nhiều tình huống dự báo khácnhau, để bây giờ chúng ta sẽ biết tìnhhình này phải làm gì?” Sarah lên tiếng.

Henry thở dài và nói: “Ðiều đó là lýtưởng rồi, nhưng chúng ta mất tới 6 thánglên ngân sách chi tiết và một tháng đểđưa ra dự báo, chỉ xét một tình huống.Nếu phải lập đi lập lại qui trình này vàilần thì chắc chắn mọi người sẽ ngán đếntận cổ”.

Page 431: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sarah và Steve gật đầu, mặc dù Stevevẫn nghĩ nên chăng tất cả thời gian để lậphàng đống chi tiết kế hoạch ngân sách vàdự báo nên dành để tìm hiểu cách đốiphó với những tình huống có thể xảy ravới công ty trong tương lai. Steve đãquyết định trong đầu sẽ bàn chuyện nàyvới Henry trước khi khởi sự qui trình lênngân sách cho năm sau.

THỰc TẾ: cHÚNG TA cHỈ cÓ THỂcHẮc MỘT ĐIềU DUY NHẤT Về DỰBáO - ĐÓ LÀ cHÚNG SẼ SAI

MỘT cUỘc NGHIÊN cứU tiến hành vào

Page 432: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng 4/2009 bởi Ðại học Duke và Tạpchí cFO đã cho thấy “khả năng dự báokết quả” là mối lo hàng đầu của các cFO,đứng trên cả khả năng quản lý vốn luânchuyển, duy trì tinh thần của nhân viên vàđiểm yếu của quyết toán. Ngay trong tuầnkết quả nghiên cứu được công bố, 30công ty lớn của Mỹ đã ra thông báo vềdự báo giảm mức lợi nhuận năm 2009,trong đó có cả Boeing, DuPont, Eaton,Goodyear và NcR. Dự báo đã trở thànhmột trong những lĩnh vực nhiều tháchthức nhất trong thế giới kinh doanh hiệnđại; và rõ ràng những phương thức truyền

Page 433: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thống không còn phù hợp nữa. Thẳngthắn mà nói thì thật đáng xấu hổ khi đa sốcác công ty đều luôn đưa ra dự báo sai.Trong vòng 8 năm, từ 2000 đến 2008,Sony trật chỉ tiêu đề ra đến 7 năm - đặcbiệt trong cuộc suy thoái năm 2001, saisố về lợi nhuận lên đến hàng chục lần.Thế nhưng các nhà đầu tư và các nhàphân tích vẫn bám víu vào ban điều hànhcông ty để có các dự báo kinh doanh; vàmặc dù những gì xảy ra đã minh chứngcho điều ngược lại, họ vẫn tin tưởng ởnhững dự đoán vô tội vạ này.

Page 434: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chỉ lắc lư một chút thôi

Tháng 3/2008, hãng hàngkhông Lufthansa của Ðức tựtin đưa ra dự đoán tăngtrưởng doanh thu và lợinhuận trong năm 2008 vàhơn thế vào năm 2009. cFOStephan Gemkow phát biểurằng vẫn chưa có “tác độngđáng kể nào từ cuộc khủng

Page 435: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoảng tài chính của Mỹ” lêndoanh thu của hãng. Ôngnày cũng khá mạnh miệngkhi bình luận về khả năngphòng vệ của hãng trướcviệc giá dầu tăng với nhữngchính sách “rào giậu” triệtđể. Ðến gần cuối năm, cuộcđời không còn “hồng” nữa,cho dù Lufthansa vẫn nằm

Page 436: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong top 10 các hãng hàngkhông ăn nên làm ra trên thếgiới. Doanh thu tăng 10%nhưng lợi nhuận lại giảm13%, và hãng nhanh chóngđổ lỗi cho việc giá dầu tăng,cho dù trước đó đã rất tự tinvới dự báo này. Ít nhất cEOWolfgang Mayrhuber cũngđã nhận ra rằng khả năng

Page 437: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tăng trưởng trong năm 2009là gần như bất khả, và phátbiểu một câu khá tỉnh táorằng: “chúng ta không thểdự đoán cuộc khủng hoảngkinh tế này sẽ kéo dài baolâu hoặc sẽ đi đến đâu”.

Dĩ nhiên đôi lúc vẫn có những dự báochính xác. Tháng 7/2004, kinh tế giaGary Shilling dự báo: “Khi giá nhà quay

Page 438: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại mức giá trị thực của chúng - mà điềunày chắc chắn sẽ xảy ra, với mức giảm20% ở Mỹ và 30% ở các thị trường khác- tác động của nó lên nền kinh tế toàn cầusẽ vô cùng nguy hại. các khoản vay dướichuẩn có thể sẽ là rắc rối lớn nhất mànước Mỹ phải đối mặt trong những nămsắp tới”. Ông đã hoàn toàn đúng. Thậtkhông may là những dự báo gia kháckhông như thế; ngay cả những ngườithông minh nhất vẫn sai tệ hại. Năm1932, Thomas Edison đã phát biểu, “cơncuồng radio... sẽ chết theo thời gian”.Năm 1942, chủ tịch hội đồng quản trị

Page 439: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

IBM Thomas Watson đã gây sốc khi đưara dự báo: “Tôi nghĩ tiềm năng thịtrường thế giới chỉ cỡ khoảng 5 cái máytính”. còn năm 1981, Bill Gates đã dựbáo rằng “(bộ nhớ) 640K là đủ cho bấtkỳ ai”.

Họ không ngu, điều đó là chắc chắn. Ðơngiản, những dự báo của họ bị giới hạnbởi những thông tin họ có trong tay vàothời điểm đó. Suy cho cùng, nếu tất cảdự đoán đều đúng thì có lẽ loài người đãchết đói từ lâu, hoặc dầu lửa đã cạn kiệthoặc loài người giờ đây đang sống vui

Page 440: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vẻ trên sao Hỏa. Bởi vậy, câu hỏi đặt ralà, nếu dự báo sai nhiều đến thế, tại saochúng ta vẫn bị chúng ám ảnh?

Sự xuất hiện của những kênh thông tin24/24 và kênh kinh doanh đã dẫn đếnmột cuộc bùng nổ các thể loại “dự báogia” khua môi múa mép về tất tần tật cácchủ đề. cứ bật cNBc vào buổi sáng làbạn sẽ hiểu điều này - các dự báo trànlan từ việc liệu thị trường đã đụng đáyhay chưa, cho đến liệu Warren Buffett,một nhân vật được ưa thích của cNBc, sẽđầu tư vào đâu tiếp theo. Tôi nghĩ những

Page 441: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyên-gia-tự-phong này đã dự đoán thịtrường rớt đến đáy ít nhất một lần mỗituần trong suốt thời gian từ tháng 9 năm2008 đến tháng 3 năm 2009; cũng khoảngthời gian này, chỉ số Dow Jones rớt từ11,400 xuống còn 6,500 - rớt 42,5%. Sựxác tín và dự báo là hai từ thường khôngđược dùng chung trong một câu, nhưngcác công ty vẫn tiêu tốn vô số thời giandành cho việc dự báo. Ngay cả nhữngcông ty lớn vẫn gặp khó khăn khi thịtrường bất ổn. Tháng 10/2008, khi cuộckhủng hoảng tài chính đang lan nhanh,Peter Oppenheimer, cFO của Apple, đã

Page 442: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bình luận, “Tầm nhìn đã bị hạn chế vàviệc dự báo thật khó khăn”. Vấn đề làđây: chúng ta hoàn toàn không biếtchuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Vậytại sao phải phiền muộn như thế?

Nếu được áp dụng tử tế, dự báo có thểtrở thành một trong những công cụ hỗ trợquá trình ra quyết định quý giá nhất chocác cấp quản lý; thật không may quánhiều những “dự báo gia” lại quan niệmsai lầm rằng họ có trách nhiệm phải dựbáo đúng; nhưng điều đó là rất khôngtưởng. Peter Schwartz trong cuốn sách

Page 443: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

The Art of the Long View (Nghệ thuậtnhìn xa trông rộng) xuất bản năm 1991đã đưa ra định nghĩa đúng đắn của việcdự báo: “Kết quả cuối cùng... không phảilà vẽ nên một bức tranh rõ ràng về tươnglai, mà để giúp đưa ra những quyết địnhđúng đắn hơn”.

Với hầu hết các công ty, dự báo là mộtcông việc vô vọng. các con số dự báo tàichính chi tiết được tạo ra một cách máymóc và mù quáng, rồi sau đó được “tunghứng” qua khắp các phòng ban, để rồidệt nên một bức tranh mà họ hy vọng sẽ

Page 444: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ứng với tương lai. Những tay quản lý cấpcao sẽ xem xét lại các con số này, hỏivặn hỏi vẹo lý do, rồi sau đó tự tay chỉnhsửa các con số trước khi chúng được ápdụng để bàn thảo chiến thuật hay công bốra cho các nhà đầu tư. Tôi nghĩ có khi họđi cầu cơ hay xin quẻ bói thì sẽ chắcchắn hơn. Tại sao việc dự báo lại rốirắm như thế? Một lý do rõ như ban ngày,đó là việc dự báo tương lai bị xem nhưmột trò may rủi, một là đúng, hai là sai.Nhưng lý do lớn nhất theo tôi vẫn là sựthiếu tỉnh táo và thiếu thực tế của quátrình đưa ra dự báo. Ví dụ:

Page 445: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Thời điểm nào cũng được dự báovới mức độ chi tiết như nhau, trong khitrên thực tế, thời điểm càng xa thực tạithì càng khó đánh giá hơn.

· Hầu hết các dự báo đều chỉ là mộtcon số duy nhất; và nếu nó là một khoảngước lượng thì khoảng cách là cực kỳ nhỏ.

· Dự báo chỉ tập trung vào kết quảtài chính mà thường bỏ qua các yếu tốthúc đẩy kết quả đó.

· Dự báo thường chỉ là nỗ lực chỉnhsửa các con số cho giống với kế hoạch

Page 446: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc ngân sách ban đầu, nhất là khi có“mùi” tiền thưởng.

· Những người đưa ra dự báothường cố gắng đưa ra các con số mà họnghĩ các tay quản lý cấp cao sẽ hài lòng;hơn là đưa ra bức tranh tương lai tươngthích nhất với những thông tin tốt nhất màhọ hiện có trong tay.

· Ðiểm bắt đầu để dự báo là kết quảhoạt động trong quá khứ; và điều này làmhạn chế khả năng nhận biết các xu hướngmới hoặc các sự kiện có thể xảy ra.chúng ta gọi đây là dự báo “như thường

Page 447: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lệ”.

· Mất quá nhiều thời gian để đưa radự báo. Nó sẽ có hai tác động: các giámđốc bộ phận sẽ đâm ra ghét việc dự báo;và nếu kéo dài quá lâu, những thông tinphục vụ cho mục đích dự báo sẽ thànhlỗi thời.

·

Mythbuster Wisdom: Nhầmdự báo với cứ liệu

Page 448: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Dự báo khi bị nhầm với cứliệu sẽ tạo ra ảo tưởng khólường. chính trị gia, cEO vàcánh truyền thông rất tự tintrong việc suy luận rằng mộtdự báo, đôi khi dựa trênnhững dữ kiện thiếu căn cứ,là một cứ liệu hiển nhiênkhông thể chối cãi. có lẽmột trong những trường hợp

Page 449: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nổi tiếng nhất là khi tờchicago Tribune’s chạy títphán rằng Dewey đã đánhbại Truman trong cuộc bầucử Tổng thống năm 1948.Tờ báo địa phương nơi tôi ở,tờ Akron Beacon Journal,cùng với những phương tiệnthông tin khác, đã lập lạichiến tích này vào tháng

Page 450: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

11/2000 khi tuyên bố chiếnthắng của Al Gore. Hộichứng nhầm lẫn hai kháiniệm dự báo và cứ liệu lantràn trong khắp các hoạtđộng PR của các công ty -khi các nhân vật lãnh đạokinh doanh đứng ra ca ngợithành công của những chiếnlược kinh doanh hoặc sản

Page 451: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phẩm mới và cố gắng giảmtối đa việc nhắc đến các tácđộng tiêu cực từ những sựkiện bất ổn của thị trường.Như việc Microsoft tự tin dựbáo rằng máy nghe nhạc kỹthuật số Zune của hãng, ramắt vào cuối năm 2006, sẽnhanh chóng chiếm lĩnh 15-20% thị phần đang được sở

Page 452: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hữu bởi iPod - thực tế làđến tháng 2/2009, con sốnày mới chỉ là 8%. Nhà đầutư mạo hiểm hàng đầu JohnDoerr đã dự đoán năm 2001rằng Segway Inc. sẽ là côngty có thể đạt doanh thu 1 tỉđôla nhanh nhất dựa trênviệc bán Segway PersonalTransporter (Loại xe 2 bánh

Page 453: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cân bằng tự động), chỉ bởivì công ty đã đầu tư cho nhàmáy và dây chuyền sản xuấtcó khả năng xuất xưởng480.000 xe một năm. Ðếnnăm 2009, dự báo này vẫnchưa hiện thực hóa và tổnglượng xe bán ra đến lúc đóchỉ đạt ngưỡng 50.000 xe.Lạm dụng trí thông minh để

Page 454: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đưa ra một dự báo hú họavề tương lai là một việc vôcùng nguy hiểm.

ĐIềU BẤT THƯỜNG ĐÃ THÀNHBÌNH THƯỜNG

THáNG 3/2008, một nhà bình luận đãnói, “Những sự kiện bất thường giờ đâyđã thành bình thường, và những sự kiệnbình thường khác hầu như không đượcchú ý tới”.

Page 455: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ðã bao năm nay, những nhà lãnh đạotrong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đếnkinh doanh hay quân sự, đều sử dụngcùng một dạng biện minh cho thất bại củamình - rằng những việc đã xảy ra là hếtsức bất thường, chưa bao giờ có tiền lệ,hoặc đầy thách thức. các ví dụ rải đều từnhững lời giải thích chắp vá của cơ quanÐiều hành Tình trạng Khẩn cấp Liênbang (FEMA) về cơn bão Katrina, đếnsự phá sản của Bear Stearns. chúng taphải nhận ra rằng những sự kiện bấtthường là hết sức bình thường, và chỉ cóniềm tin vào sự bất biến mới là sai lầm.

Page 456: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi có bất kỳ sự chựng lại nào trong kếtquả kinh doanh quý, các cEO và cFOđương nhiên sẽ đổ lỗi ngay cho các hoàncảnh bất thường, những sự kiện chưa cótiền lệ hay khó lường trước. Những lờibiện minh kiểu như thế nhan nhản khắpnơi và khiến chúng mất hết giá trị.

General Motors đi từ việc ghi nhận“những điều kiện thị trường đầy tháchthức ở Bắc Mỹ” vào tháng 11/2007 đến“những thách thức tương tự tại các thịtrường quan trọng khác” vào tháng2/2008; đến “các điều kiện thị trường

Page 457: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đang xuống dốc nhanh chóng” và “tìnhtrạng rối loạn chưa từng có tiền lệ củanền kinh tế và thị trường tín dụng” vàotháng 11/2008. Không có gì là khó tinvới chúng ta khi sự sụp đổ của thị trườngBắc Mỹ vào tháng 10/2007 sẽ tác độngmạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Vì suy chocùng nước Mỹ chiếm 25% tổng GDP và22% tổng xe hơi bán ra toàn cầu trongsuốt năm 2008 tệ hại.

Nhà bán lẻ Mark & Spencer của Vươngquốc Anh, từ lâu đã được xem là “trùm”trong việc moi tiền người tiêu dùng, đã

Page 458: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bày tỏ vài nghi ngờ vào tháng 9/2007 khicho rằng “triển vọng kinh tế trong tươnglai gần là khá bất ổn”; và đến tháng 9năm 2008 thì ghi nhận sự tụt dốc nhanhchóng của nền kinh tế với phát biểu “môitrường kinh tế đã thay đổi hết sức độtngột, và hiện tại mảng bán lẻ đang ởtrong những hoàn cảnh khó khăn nhất tínhtừ đầu thập niên 90 đến giờ”. Và đếntháng 1/2009 thì đưa ra phát biểu về tìnhtrạng suy thoái kéo dài, “chúng tôi nghĩrằng những thách thức từ nền kinh tế hiệntại sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng nữa”.

Page 459: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ngay cả những công ty cực kỳ thành côngvẫn phải dùng đến phép cường điệu kinhtế. 36 năm kinh doanh có lợi nhuận liêntiếp của Southwest Airlines đã tiêu tanvào năm 2008. Một năm trước đó, hãngnày đã mô tả thị trường với những lời lẽnhẹ nhàng, “nhu cầu di chuyển bằngđường hàng không hơi giảm nhẹ”; và đếntháng 1/2009 đã dùng đến câu “nhữngthách thức kinh tế chưa hề có tiền lệ”.

Sự bất thường giờ đã thành thường lệ;chúng ta hãy cùng nhìn lại những sự kiệnkinh tế có tầm ảnh hưởng vĩ mô trong

Page 460: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những năm gần đây: cuộc khủng hoảngkinh tế ở Nga và sự sụp đổ của chươngtrình Quản lý Tư bản Dài hạn năm 1998;sự ra mắt của đồng Euro và sự sụp đổcủa Worldcom năm 1999; sự sụp đổ củadot.com năm 2000; vụ ngày 11/9 và vụBush cắt giảm thuế năm 2001; vụSarbanes-Oxley năm 2002; bùng nổ dịchSARS và bắt đầu chiến tranh Iraq năm2003; sóng thần ở châu á năm 2004; bãoKatrina và Rita năm 2005; xì căng đanlùi ngày phát hành quyền chọn mua cổphiếu và chỉ số Down đạt ngưỡng12.000 năm 2006; nội tình thị trường nhà

Page 461: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đất Mỹ bắt đầu nổ bung năm 2007; vàđịa ngục là năm 2008! Trong những thờikỳ trước, tác động của những sự kiệntương tự mang tính cục bộ cao; nhưngthời nay, khi sự phụ thuộc về giao thươnglẫn công nghệ giữa các quốc gia trêntoàn cầu càng lớn thì tốc độ lây lan củacác sự kiện này càng nhanh và tác độngtoàn cầu là không thể tránh khỏi.

Hẳn nhiên các cấp quản lý không thể đểlọt tầm mắt những sự kiện vĩ mô như vậy;nhưng đồng thời, họ cũng phải đối mặtvới hàng loạt các sự kiện khác có thể xảy

Page 462: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra, tuy không gây tác động toàn cầunhưng lại mang tính sống còn với công tycủa mình. Năm 1984, vụ nổ ở một nhàmáy của Union carbide ở Bhopal, ẤnÐộ, đã làm thiệt mạng khoảng 15.000người. Union carbide đã chi tổng cộng470 triệu đôla tiền đền bù (đương nhiênbạn có thể lý luận rằng như vậy là cònnhẹ với họ vì tính ra trung bình mỗi giađình nạn nhân chỉ nhận được khoảng2.200 đôla Mỹ). Một trường hợp liênquan đến thiệt hại tiền của ở mức độ nhỏhơn là khoản tiền phạt 2,3 triệu đôla Mỹmà Mattel’s phải trả do nhập khẩu và

Page 463: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

buôn bán đồ chơi có sơn với độ chì vượtmức cho phép. Những sự kiện như vậydiễn ra khá đều đặn và chi phí trực tiếpnằm trong mức chấp nhận được, tuynhiên, tác động đến danh tiếng của côngty và niềm tin của khách hàng là lâu dàivà khó lường. Union carbide đã khôngthể trụ lại thị trường một cách độc lậpmà đã trở thành một công ty con củaDow chemical vào năm 1991, trong khiMattel rất vất vả trong việc thuyết phụccác bậc phụ huynh rằng đồ chơi của họan toàn, và cEO Bob Eckert phải liên tụccam đoan với khách hàng trong các

Page 464: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quảng cáo rằng “không có gì quan trọnghơn sự an toàn của con cái chúng ta”.

Sự cần thiết của việc xử lý những sựkiện bất thường giờ đã trở nên bìnhthường. Khả năng xử lý một cách hiệuquả những hậu quả từ các sự kiện bấtthường và thậm chí biến bại thành thắnglà điểm phân biệt giữa một công ty maymắn thoát nạn và một công ty giỏi.Johnson & Johnson được hoan nghênhrộng rãi nhờ việc xử lý thấu tình đạt lývụ ngộ độc Tylenol làm chết 7 người ởchicago năm 1982. Southwest Airlines

Page 465: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cũng được hoan nghênh với việc đền bùrõ ràng và thỏa đáng cho cả hành kháchvà nhân viên hãng sau vụ 11/9. cả haicông ty này đã thành công trong việcnâng cao danh tiếng nhờ vào khả năng xửlý các sự kiện bất thường. Trong mộthoàn cảnh ngược lại, sự đồng lõa củaArthur Andersen trong vụ sụp đổ củaEnron đã giết chết công ty và làm 85.000người mất việc; hay Exxon Mobil đãphải chi trả hơn 3,5 tỉ đôla Mỹ để giúpdàn xếp ổn thỏa các vấn đề pháp lý liênquan đến vụ lùm xùm Exxon Valdez, tuynhiên, việc này cũng không làm tăng uy

Page 466: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tín của công ty được tí nào. Wal-Mart thìlại nằm ở tình huống khen chê lẫn lộn.Ðại gia bán lẻ này bị cáo buộc đối xửbất công với nhân viên nữ, sử dụng nhâncông tạp vụ nhập cư không giấy tờ, vàkích động cộng đồng địa phương yêu cầuthay đổi qui định khoanh vùng nhằm ngăncản Wal-Mart mở thêm cửa hàng, vàđược khen ngợi vì đã cung ứng đủ chothị trường địa phương ở Mississippi vàLousiana sau hai cơn bão Katrina vàRita và làm xấu mặt chính phủ trong cùngmột dịp.

Page 467: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Việc chấp nhận nhìn nhận những sự kiệnbất thường như bình thường là bước đầutiên. Rất nhiều công ty đã chối bỏ việcngồi xuống và suy ngẫm về những tácđộng của các “địa chấn” này, đặc biệt làcác tác động tiêu cực, lên thị trường vàcông việc kinh doanh của họ. Những “địachấn” như vậy thường bị xem là khó cókhả năng xảy ra và việc quan tâm tớichúng chỉ tổ phí thời gian và công sứcmà đáng lẽ phải dành cho những việckhác quan trọng hơn. Thế nhưng, lịch sửthế giới những năm gần đây đã chứng tỏsai lầm của quan niệm đó.

Page 468: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nassim Taleb mô tả trong cuốn TheBlack Swan (Thiên Nga Ðen) - cuốnsách bàn về bản chất của những sự kiệnhiếm hoi, khó lường và gây ảnh hưởnglớn - rằng “một sự kiện có xác suất thấpnhưng rốt cục vẫn xảy ra” là một sự thậtchế ngự hiệu quả hoạt động của bất kỳthực thể nào. Như ông đã nói trong cuốnsách, “Tất cả những gì đã diễn ra sẽ bịcho là hết sức điên rồ trong quá khứ”. Vàtất cả những gì ông nói cũng đúng với vụsụp đổ của Lehman Brothers vào tháng 9năm 2008 và vụ khủng hoảng kinh tế toàncầu tiếp sau.

Page 469: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Việc không chịu suy ngẫm hoặc lên kếhoạch ứng phó với các tình huống có thểxảy đến một cách bất thường làm tăngnguy cơ của những phản ứng nông cạnhoặc trạng thái tâm lý rối loạn mà hậuquả có thể không tài nào khắc phục. Phảnứng cộng dồn của sự hoảng hốt trước sựcố bất thường có thể dẫn đến những hậuquả thê thảm. Trong cuốn sách xuất bảnnăm 1936 nhan đề The General Theoryof Employment Interest and Money(Học thuyết chung về quyền lợi nhândụng và tiền bạc), nhà kinh tế học JohnMaynard Keynes đã mô tả khả năng ảnh

Page 470: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hưởng của bản năng động vật trong conngười lên các hoạt động kinh tế. Keynesmô tả bản năng này như là “một sự tựphát thôi thúc hành động thay vì thụđộng; và đó không phải là kết quả củanhững lợi ích được cân nhắc cùng vớixác suất”. Nói một cách khác, hoạt độngkinh tế có thể bị chi phối bởi những đợtsóng lạc quan hoặc bi quan đầy bột phátvà không nhất thiết được lý trí hỗ trợ.Tôi nghĩ lý luận này có thể dùng để giảithích cho những đợt bùng nổ hoặc nổ tantành đã xảy ra trong lịch sử, từ hội chứngđường sắt ở Vương quốc Anh vào những

Page 471: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm 1840 (chỉ trong năm 1846 đã có 272công ty xe lửa được thành lập) cho đếnvụ dot.com và phát triển bong bóng bấtđộng sản đầu thế kỷ XXI. RobertSchiller - giáo sư Ðại học Yale - đã viếtvào tháng 11/2008: “Sự xói mòn của bảnnăng động vật đã tự hủy diệt chính nó. Sựbất ổn rộng lớn của thị trường lại càngcủng cố cảm nhận của con người rằng cómột chuyện gì đó rất tệ đang xảy ra. Vàcái thòng lọng phản ứng đối với bất ổnlại xiết chặt: thị trường càng bất ổn, conngười càng chú ý đến thị trường nhiềuhơn, và các giao dịch càng sai lầm”.

Page 472: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Những “dự báo gia” thường xuyên bịcuốn theo những đợt sóng hồ hởi hoặcảm đạm và đưa ra những quyết định hoặckế hoạch cho tương lai theo kiểu “đếnđâu hay đến đó”. Ảo tưởng về khả năngdự đoán có thể chiêu dụ chúng ta tin vàonhững lời phát biểu mà trên thực tế nếutuân theo có thể gây tổn hại lớn lao trongtương lai. Hãy nhìn những tài liệu đượccông bố bởi Quỹ Dự trữ Liên bang vàotháng/năm 2007 (Tài liệu 6.1.) các tàiliệu này trình bày các thông số kinh tếchính yếu đại diện cho quan điểm đồngnhất của 17 vị thành viên của Ủy ban các

Page 473: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thị trường mở thuộc Quỹ Dự trữ Liênbang (FOMc) - trong đó 3 dự báo lạcquan nhất và 3 dự báo bi quan nhất đã bịloại bỏ.

Quẻ bói của Quỹ Dự trữLiên bang

các khoảng dự báo mới -tính từ Quý IV năm này đếnQuý IV năm tiếp theo

Page 474: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2007 2008 2009 2010

TăngtrưởngGDP

2,4-2,5%

1,8-2,5%

2,3-2,7%

2,5-2,6%

Tỷ lệthấtnghiệp

4,7-4,8%

4,8-4,9%

4,8-4,9%

4,7-4,9%

Page 475: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

*

Tỷ lệlạmphátPcE**

2,9-3,0%

1,8-2,1%

1,7-2,0%

1,6-1,9%

Tỷ lệ

Page 476: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lạmphátPcEtrừthựcphẩmvànănglượng**

1,8-1,9%

1,7-1,9%

1,7-1,9%

1,6-1,9%

Page 477: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ghi chú: Giả định chính sáchtiền tệ thích đáng

* Trung bình Quý IV ** chỉ số giá tính theo chiphí tiêu dùng cá nhân

Nguồn: Quỹ Dự trữ Liênbang

Page 478: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tài liệu 6.1

Dự báo của Quỹ Dự trữ Liên bang là mộttrong những chỉ số kinh tế toàn cầu đượcquan tâm theo dõi nhiều nhất; nó là nềntảng cho nhiều quyết định liên quan đếnngân sách và dự báo ở rất nhiều công tyvà tổ chức. Tuy nhiên, sự chính xáckhông phải là nét ưu tú của nó. Kết quảdự báo năm 2008 là minh chứng rõ ràngnhất. Tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,1% sovới dự báo 1,8-2,5%; tỷ lệ thất nghiệplên đến 7,1% so với dự báo 4,8-4,9%,và tỷ lệ lạm phát là 0,8% so với dự báo

Page 479: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1,8-2,1%, chỉ có một chỉ số duy nhất màLiên bang dự báo gần đúng đó là chỉ sốlạm phát trừ thực phẩm và năng lượng ởmức thực 1,8%, rơi đúng vào chính giữakhoảng dự báo. Ðương nhiên việc dựbáo sai cho năm 2008 có thể được giảithích bởi hàng loạt các sự kiện bấtthường, khó lường và chưa từng có tiềnlệ - nhưng đó chính là những gì tôi muốnnói. Nếu đó thường xuyên là những lý dobiện minh cho các dự báo sai thì chúngta càng phải cần điều chỉnh các qui trìnhdự báo cho phù hợp với tình hình thực tếmới.

Page 480: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lúc nãy tôi có nhắc đến việc FOMc đãcắt 3 dự báo lạc quan nhất và 3 dự báobi quan nhất ra khỏi bản báo cáo. Tôinghĩ chắc hẳn chúng rất thú vị. Những dựbáo có quan điểm trái ngược với nhữngdự báo mang tính bầy đàn có thể lànhững dự báo hữu dụng nhất. Ít nhấtchúng ta cũng ở trong thế chủ động hơn,và nếu nó lại là một dự báo sai nữa thìcũng là chuyện thường, còn hơn bị dộinước lạnh vào mặt nếu nó thực sự xảy ramà ta lại bỏ qua.

Page 481: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom: Đắp vádự báo - nhọc nhằn nhiệmvụ 100 năm tuổi (ít nhất)

các trò bịt lỗ thủng hoặc vávíu trong dự báo đã trởthành một bệnh dịch toàncầu. các cấp quản lý thườngcó xu hướng đưa ra dự báomà họ nghĩ cấp trên sẽ hàilòng, hoặc chơi trò “dìm

Page 482: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng” dự báo - để “nhỡ” kếtquả thực cao hơn dự báo,họ sẽ trở thành ngôi sao củacông ty. Hiếm khi dự báothể hiện được sự nhìn nhậnlý trí về những gì có thể xảyra trong tương lai. Dự báo làmột trò chơi - các quản lýcấp cao thì lúc nào cũng đòihỏi các con số cao thật cao,

Page 483: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

còn quản lý cấp thấp hơnthì cố gắng hạ thấp chúng.Vấn đề ở chỗ bất kể mụcđích là gì thì kết quả dự báocuối cùng cũng không phảilà nền tảng vững chắc choviệc đưa ra các quyết địnhphân bổ ngân sách và nguồnlực. Giờ thì chuyện nàykhông có gì là lạ, nhưng

Page 484: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách đây vài năm với tôi thìđó là một phát hiện mới mẻ.

Khoảng giữa thập niên 90,tôi làm tư vấn cho GeneralMotors rất lâu trước khi nótrở thành “GovernmentMotors” (GovernmentMotors ngụ ý chế giễuGeneral Motors lâm nguy vàphải viện đến cứu trợ của

Page 485: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính phủ - ND), và không,tôi không nghĩ mình chịutrách nhiệm với những gìvừa xảy ra gần đây với GM -ít nhất không phải tất cả mọichuyện. Trong khi đang tìmtài liệu nghiên cứu cho mộtdự án, tôi tình cờ tìm đượcmột bản ghi nhớ cũ trongkho lưu trữ tài liệu của công

Page 486: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty, và tôi chợt nhận ra độxác tín của dự báo là mộtcăn bệnh trầm kha của côngty. Bản ghi nhớ đề ngày10/5/1927 và được gửi từchủ tịch của GM lúc đó làAlfred P. Sloan đến tất cảcác cấp quản lý của mình.Trong số rất nhiều lời bìnhluận của mình, Sloan đặc

Page 487: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biệt tỏ ra gay gắt với chấtlượng của những qui trìnhvà kết quả dự báo: “Tôi đãkhông thể không chú ý đếnmột xu hướng đang pháttriển ngày càng mạnh, và tôikhông nghĩ sự phát triển nàydựa trên một cơ sở kế toánvững chắc hay lý luận rõràng nào. Tôi đang nói đến

Page 488: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc một vài bộ phận, saukhi nhận được kết quả dựbáo từ phòng Kế toán Tàichính, đã tùy tiện thay đổimột vài con số nhằm tạo lớpđệm cho mình... Ðươngnhiên, việc làm được nhiềuhơn nói luôn là một điềuthích thú, và dự báo thậntrọng là tốt. Nhưng sự tùy

Page 489: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiện thay đổi sổ sách để chothấy kết quả khá hơn dựbáo... không phải là nguyêntắc kế toán, và nó làm vôhiệu hóa và mất giá trị củatoàn bộ cái qui trình đã gópphần làm nên sự thịnhvượng của công ty chúngta”.

Sloan được ghi nhận là

Page 490: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người đã đưa ra nhiềuphương thức quản trị chongành kinh doanh ở Mỹtrong suốt hơn nửa thế kỷ,tuy nhiên, chính ông cũngphải đánh vật với thuộc cấpkhi họ cố tình đắp vá các dựbáo để làm “đẹp mặt” họtrước sếp và công ty.

Page 491: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nếu có ý định đánh giá sự bất lực trongviệc đưa ra dự báo một cách tự tin củacác nhà lãnh đạo kinh doanh, bạn sẽ điđến kết luận rằng mọi chuyện không hẳnlà lỗi của họ. các chính trị gia và các nhàlãnh đạo kinh doanh có hàng kho vũ khíbiện minh. Tháng 1/2009, Vikram Pandit,cEO nổi tiếng giỏi “lấp liếm” củacitigroup, bình luận rằng:

“Hầu hết trong năm, chúng tôi đã phải xửlý rất nhiều vấn đề bất thường của nhiềuthị trường, đặc biệt sau ngày lễ Lao độngmọi chuyện còn tệ hơn rất nhiều; tuy

Page 492: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiên chúng tôi vẫn đang cố gắng tìmcách để vượt qua tất cả những bất thườngnày”.

Ðương nhiên, việc đầu tư hàng tỉ đôlavào những cổ phiếu mà cuối cùng hóa ralà mớ giấy lộn đâu có liên quan gì đếncác rắc rối họ gặp phải.

Thật trớ trêu là trong những thời điểmbất ổn, khi cần quyết định dứt khoát vànhanh chóng, thì những phương pháptruyền thống để lên kế hoạch và dự báotỏ ra ít có hiệu quả nhất. Thay vì làmtăng độ tự tin, chúng lại khiến các cấp

Page 493: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý trở nên nghi ngại hơn. Lời rănkết quả hoạt động năm trước chưa chắclà cơ sở bảo đảm cho kết quả năm sauchưa bao giờ đúng như vậy trong hoàncảnh hiện tại. Dữ liệu cũ chẳng cảnh báođược gì mấy trong vụ suy sụp của ngànhngân hàng toàn cầu, trong sự tụt dốc thêthảm của doanh số xe hơi và giá trị bấtđộng sản; hay sự bất ổn liên tục của giádầu và giá hàng hóa trong hai năm 2007-2008.

Gary Kelly, cEO của SouthwestAirlines, đã đưa ra lời khuyên “cần cảnh

Page 494: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giác với việc lấy những vụ suy thoái đãxảy ra làm định hướng và tự nhủ: Phảirồi, mọi việc sẽ lặp lại như hồi, để xem,như hồi năm 1991 vậy”. Gary hoàn toànđúng. Lẽ ra chúng ta phải sáng mắt hơn,nhưng vấn đề ở chỗ chúng ta vẫn cứ tiếptục dựa trên các thông số trong quá khứđể đưa ra các dự báo về tương lai. Dù làthời tiết, kinh tế, hay khả năng đoạt chứcsắp tới của đội bóng ta ưa thích nhất,chúng ta đều có xu hướng nhìn lại phíasau hơn nhìn về phía trước. Lịch sử làmột cái nạng hữu ích; việc biết chắc chắnvề những gì đã xảy ra vẫn dễ chịu hơn rất

Page 495: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều và làm giảm sự lo lắng của chúngta về những gì chưa và sẽ xảy ra. Phầnnão trái của chúng ta biết đó là điều philý, nhưng chúng ta vẫn cứ ngoại suytương lai dựa trên quá khứ.

Thật không may, hiếm khi ta phân biệtđược sự khác nhau giữa những thứ ta cóthể dự báo được, và những thứ ta chỉ cóthể đoán mò. Những suy đoán mò nhưvậy thường bắt nguồn từ những tổ chứcđược cho là đáng tin cậy. Những dự báokinh tế công bố bởi cả hai chính phủ Anhvà Úc trong kế hoạch ngân sách năm

Page 496: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2009 đã bị chỉ trích khắp nơi vì sự lạcquan quá đáng và sự lộ liễu trong việcphục vụ lợi ích của đảng cầm quyền.Tương tự, việc quyết định xây dựng hệthống Giao thông cao tốc Vùng vịnh SanFrancisco BART được quy cho kết quảbiểu quyết dựa trên dự báo năm 1962cho rằng sẽ có khoảng 260.000 lượt hànhkhách mỗi ngày vào năm 1975. Kết quảthực tế cho thấy số lượt hành khách chỉlà 51% của con số dự đoán và mỗi hànhkhách làm tiêu tốn tiền thuế một cáchkhông hợp lý. Liệu những người ủng hộdự án này có chấp nhận mức đầu tư ban

Page 497: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đầu 1,6 tỉ đôla (tương đương 18 tỉ đôlavào năm 2008) nếu dự đoán ban đầu ứngvới hiện thực? Trong một ví dụ ngượclại, việc xây dựng cung đường cao tốcM25 là minh chứng cho những rắc rối cóthể xảy ra khi ta đánh giá thấp vấn đề.các tính toán dự báo lưu lượng giaothông ban đầu từ những năm 1960 và1970 hụt xa lưu lượng giao thông thựcmột cách thê thảm khi cung đường chínhthức đi vào hoạt động năm 1986. M25nhanh chóng có biệt danh “Bãi đậu xelớn nhất Tây Âu” và liên tục cần tu sửatừ khi khánh thành, và liên tục được bầu

Page 498: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là tuyến đường tệ nhất ở Anh.

Tuy nhiên, dù vẫn có đầy rẫy các dự báosai lạc đầy tốn kém, hiếm có cấp quản lýnào đưa ra quyết định đầu tư mà khôngdự báo về chi phí và lợi nhuận; chính vìvậy, chúng ta cần đề ra những cách thứcdự báo mới trong đó cần triệt để côngnhận bản chất bất thường của mọi việcvà cảnh báo những nhân vật có quyềnquyết định về những rủi ro có thể xảy ranếu dự báo sai, và thậm chí lượng định.Vậy thì chúng được tính bằng cách nàođây?

Page 499: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom: Thầnthoại Monte carlo

Ðã vài năm nay, có một tràolưu nở rộ trong việc sử dụngphép mô phỏng Monte carlokhi bàn về các kỹ thuật dựbáo. chắc chắn người ta sẽgây ấn tượng mạnh khi nói,“Ðúng, chúng tôi đã sử dụng

Page 500: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một phép ngoại suy đơngiản dựa trên kết quả hoạtđộng năm trước để đưa radự báo năm sau; nhưngchúng tôi nhận thấy nó vẫnchưa thực chính xác, nênquyết định phải tinh tế hơnmột chút và vận đến phépmô phỏng Monte carlo”. Vàsẽ còn ấn tượng mạnh hơn

Page 501: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nữa nếu bạn nói tiếp,“Monte carlo cho phép tađánh giá hàng ngàn tìnhhuống khác nhau dựa trênrất nhiều khối giả định - vàcho ta biết khả năng thànhcông của nhiều chiến lượckhác nhau. Ðây là một côngcụ cực kỳ mạnh mẽ”.

Mặc dù Monte carlo có

Page 502: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều ưu điểm vượt trội sovới các phương pháp truyềnthống và được sử dụng trongnhiều ngành, nó không phảilà thần dược chữa được mọicăn bệnh của dự báo. Mộttrong những ứng dụng đượcsử dụng rộng rãi nhất củaMonte carlo là hoạch địnhtài chính cá nhân. ứng dụng

Page 503: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

này giúp phân tích mức độhiệu quả của các kế hoạchnghỉ hưu khác nhau. Ðộ hữuhiệu của ứng dụng này làcao, tuy nhiên cũng như cáccông cụ phân tích khác, hiệuquả của nó cũng căn cứ trêncác giả định - và khó khăn làở đó. Ða số những người sửdụng phương pháp Monte

Page 504: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

carlo thường bỏ qua nhữngsự kiện có xác suất xảy rathấp hoặc đồng hóa xác suấtcủa các tình huống khácnhau. Phương pháp này ấnđịnh xác suất rất thấp chocác sự kiện như sự rớt giáđột ngột của thị trường tíndụng chỉ trong một thời gianngắn - chẳng hạn khoảng

Page 505: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

10% hoặc hơn trong vòngmột tháng. Khi loại bỏ cácbiến cố “hy hữu” này thì kếhoạch nghỉ hưu nào cũng sẽtốt đẹp như nhau cả. Thậtkhông may, tình hình của thịtrường chứng khoán suốtquý IV năm 2008 và quý Inăm 2009 đã khiến chonhiều kế hoạch nghỉ hưu tan

Page 506: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tành.

Không thỂ mỘt công đôi ba việc

HÀNG THẬP KỶ NAY, dự báo đượclập theo các nguyên tắc như nhau. Dựbáo được lập trong giai đoạn cuối củanăm tài chính hiện tại: nếu năm tài chínhcủa bạn kết thúc vào ngày 31 tháng 12 vàbạn đang lập dự báo vào tháng 4, vậy làbạn có được kết quả hoạt động thực tếcủa 3 tháng vừa qua và dự báo của 9tháng tiếp sau. Ðến tháng 7, bạn sẽ có

Page 507: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được kết quả thực của 6 tháng đầu nămvà dự báo của 6 tháng còn lại - và cứnhư thế. Sau nhiều năm dự báo theo kiểunày, một vài công ty bắt đầu đặt câu hỏivề lôgic của cả qui trình này. Tại sao 9tháng trong tương lai lại quan trọng nhưvậy vào tháng 4, nhưng đến tháng 10 sựquan trọng lại chỉ còn gói trong 3 tháng?có phải các chu kỳ kinh doanh chủ chốtnhư phát triển sản phẩm, bán hàng, thu nợhoặc chuỗi cung ứng đã bị rút ngắn lại,hay đơn giản chỉ vì dự báo bị ràng buộcvào lịch kế toán? câu trả lời: kế toánviên mới là những người thống trị thế

Page 508: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giới.

Khắc phục việc này cũng dễ: cứ tịnh tiếncùng một khoảng thời gian dự báo vềphía trước. chúng ta sẽ có được dự báotheo kiểu cuốn chiếu, và vẫn giữ đượcmột khoảng thời gian dự báo cố định,thông thường là 4, 5 hoặc 6 quý. Lôgiccủa việc này quá rõ ràng, vậy mà tôikhông hiểu tại sao vẫn có rất ít công tycó thể ngộ ra được - tại sao họ khôngnghĩ, nếu không thể dự báo chuẩn xáccho một, hai hoặc ba quý, thì tại sao họlại nghĩ họ có thể dự báo tốt hơn với 4, 6

Page 509: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc 8 quý? cũng may là không phảicông ty nào cũng đi theo lối này. Một sốngười đã tự đặt ra những câu hỏi sau:

chúng ta có thể đưa ra dự báo một cáchthực tế khoảng bao xa trong tương lai?Nghe có vẻ hợp lý đúng không? Thếnhưng tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy quánhiều công ty đưa ra đủ loại dự báo vớimức độ chi tiết như nhau cho từng thángtrong 18 tháng sắp tới, trong khi trên thựctế, khoảng thời gian càng xa, khả năng dựbáo càng giảm đáng kể.

Khung thời gian cho việc đưa ra các

Page 510: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quyết định là bao lâu? Rõ ràng một côngty dầu lửa không cần dự báo lợi nhuận từmột giếng dầu mới theo cùng hạn mứcthời gian với lịch nhập kẹo sôcôla tạimột cửa hàng tạp phẩm ở trạm xăng.

Việc lên dự báo sẽ dễ dàng hơn nhiềunếu biết cách đặt các câu hỏi như trên.Ví dụ, Genentech định kỳ đưa ra dự báocho 20 năm tiếp theo (và tôi muốn nhắclại rằng, không phải là những dự báo chichít chữ và số.) Tại sao lại là 20 năm?câu trả lời thực ra khá đơn giản: Tácquyền sáng chế dược phẩm được bảo hộ

Page 511: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

20 năm, và vì thế, công ty cần hiểu đượcmức lợi nhuận có thể thu được từ mộtloại thuốc mới trước khi những loạithuốc tương tự với giá rẻ hơn tràn ngậpthị trường khi quyền bảo hộ hết hạn.Southwest Airlines thì đương nhiên làkhác, họ lập dự báo theo từng ngày chomột tháng kế tiếp (và chỉ một tháng) chodoanh thu vé và cho từng hai tuần mộtcho 6 tháng kế tiếp cho kế hoạch bảodưỡng máy bay. chúng ta có thể thấy cảhai công ty này thực sự cân nhắc đến sựkhác nhau giữa các loại hình dự báo vàkhả năng dự báo của họ cho từng loại,

Page 512: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sau đó mới đưa ra các chi tiết và khungthời gian quyết định tương ứng với từngloại dự báo.

Tháng 4/2009, một báo cáo của ViệnNghiên cứu Quan hệ Ðầu tư Quốc giacủa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, 1/3 trong số600 công ty được khảo sát nói rằng họ đãthay đổi chính sách dự báo kết quả hoạtđộng tài chính. cho đến nay, sự thay đổichung nhất dừng ở việc loại bỏ hoặc giớihạn các hướng dẫn liên quan đến lợinhuận và doanh thu. Báo cáo nói rằng:“Nếu không chắc về viễn cảnh tương lai

Page 513: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và không thể đưa ra dự báo chính xác, thìtốt nhất không nên công bố để bộc lộ sựthiếu tự tin”. Thật là một lời khuyên chílý. Và mọi việc đáng lẽ sẽ tốt hơn nhiềunếu Toyota lưu tâm đến lời khuyên đó khiđưa ra dự báo vào tháng 12/2007 vềviệc sẽ bán được 9,95 triệu xe trong năm2008 - vì trên thực tế, con số này chỉ đạt7,5 triệu và công ty tuyên bố bị lỗ lầnđầu tiên trong lịch sử. Năm 2006, khálâu trước cuộc suy thoái, Eric Schmidt,cEO của Google, giải thích tại sao côngty lại từ chối đưa ra dự báo: “Tôi biết cómột cái giá phải trả cho việc không đưa

Page 514: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra thông tin hướng dẫn. Thế nhưng côngty chúng tôi hoạt động ở mảng kinhdoanh cực kỳ năng động, nên chỉ có thểđưa ra các khung dự báo khá rộng, màcuối cùng, thực tình sẽ không giúp ích gìcả”.

Bạn hãy áp dụng lôgic đó cho việc hoạchđịnh ngân sách và dự báo của công tymình. Hãy tự quyết định bằng việc đặtcâu hỏi: bạn có đang hài lòng với việcđưa ra các quyết định kinh doanh trọngyếu, phân bổ nguồn lực hay đưa ra cácmức lương thưởng dựa trên các dự báo

Page 515: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có vẻ chi tiết nhưng rất dễ sai hiện nayhay không?

DỰ BáO ĐƯỜNG DÀI cÓ PHẢI LÀMỘT PHÉP NGHỊcH HỢP?

SAU KHI ĐỌc các NHẬN ĐỊNH cỦATÔI, có thể bạn sẽ cho rằng lập dự báolà một việc phí thì giờ - nhưng thực rakhông phải vậy. Ý của tôi là bạn phảinhận thức được bản chất thực của dự báo- nó không là cái gì khác ngoài một sựphóng chiếu không ổn định về tương lai.Ngay cả những thứ có vẻ như dễ dự báonhất cũng có thể là một bồ rắc rối. Ví dụ,

Page 516: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dự báo về số người 25 tuổi vào năm2020 hay số xe 10 năm tuổi chạy trênđường vào năm 2015 là chuyện quá đơngiản bởi vì người thì đang sống và xe thìđang chạy trên đường. Tuy nhiên, hãytưởng tượng bây giờ đang là năm 1913và bạn đang lập dự báo về số thanh niênnam ở độ tuổi 18-24 ở Anh và Pháp vàonăm 1918. Ðiều này đương nhiên cũngkhá đơn giản bởi vì tất cả các thành viêntrong độ tuổi dự báo đang sống và đangnằm ở độ tuổi từ 13-19 vào thời điểmnăm 1913. Bạn chỉ cần thêm vào phéptoán tỷ lệ tử vong trung bình được ghi

Page 517: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhận cho nhóm tuổi đó là xong. Tuynhiên, có bao nhiêu dự báo gia có thểtính được rằng đã có gần 2 triệu thanhniên trong độ tuổi này đã chết trong 5năm sau đó trong Thế chiến thứ 1 - tức làchết không phải vì lý do tự nhiên nhưtheo tỷ lệ tử vong trung bình? Nếu bạnnghĩ ví dụ này là khá cực đoan, tôi xinđưa ra một ví dụ khác gần đây hơn.Tưởng tượng bạn là một công ty dịch vụvà sửa chữa ôtô lớn đang hoạt động ởÐức và bây giờ đang là quý III năm2008. Bạn đang lên kế hoạch năm 2009và tính toán tiềm năng của thị trường dựa

Page 518: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trên số xe hiện đang vận hành trên đường- tức số xe sẽ cần đến dịch vụ của côngty bạn. Tương lai là khá sáng sủa, nhất làkhi số lượng xe mới bán ra đang kháđình trệ và vì thế nhu cầu bảo dưỡng xecũ tăng vọt. Thế nhưng bạn không thể nàodự đoán được rằng số lượng xe mới bánra sẽ tăng hơn 25% trong 4 tháng đầunăm 2009 - khi người dân đổi gần 1 triệuxe cũ nhằm hưởng lợi từ chính sách mớicủa chính phủ Ðức - giảm 2.500 Eurotiền thuế khi mua xe mới.

có một thủ thuật mà rất nhiều công ty sử

Page 519: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng thành công nhằm lường trước thiệthại vật chất của những sự kiện bấtthường có thể xảy ra trong tương lai - đóchính là hợp nhất các yếu tố của nhiềukịch bản kinh doanh khác nhau vào trongdự báo. Thay vì đưa ra một dự báo đơnlẻ dựa trên một vài giả định, dự báo cầnphải gộp việc đánh giá những mặt thuậnlợi và bất lợi và tác động về mặt vật chấtcủa chúng lên kết quả hoạt động kinhdoanh. Việc thử nghiệm tính nhạy cảmcủa dự báo đối với các thay đổi trongnhững giả định chính giúp chúng ta đạtđược hai điều. Thứ nhất, nó giúp các cấp

Page 520: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý trở nên nhạy cảm hơn với bảnchất bất ổn của dự báo, và điều đó sẽđược thể hiện ở những mức độ tin tưởngkhác nhau mà họ sẽ đặt vào các con số.Thứ hai, đó là khi các cấp quản lý đãđược chuẩn bị tinh thần về những biến cốcó thể xảy ra, họ sẽ phản ứng nhanh nhạy,quyết đoán và tự tin hơn nhiều khi chúngthực sự xảy ra.

LẬP LẠI UY TÍN

BẠN NÊN XEM DỰ BáO NHƯ HệTHốNG ĐỊNH VỊ TOÀN cầU (GPS)hoặc hệ thống vệ tinh dẫn đường trên xe

Page 521: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hơi. Hệ thống GPS sẽ báo hiệu ngay lậptức nếu bạn rẽ nhầm đường, và đưa rachỉ dẫn để bạn có thể quay lại đúngđường cần đi, và cập nhật về thời giancần để bạn đến được điểm cần đến, saukhi đã tính toán tốc độ, quãng đường bạnđã đi được và cả tác động của việc rẽnhầm đường khi nãy. Những hệ thống tinhvi hơn còn có thể cảnh báo sớm nhữngnguy hiểm trước mặt và đưa ra nhiềuphương án lộ trình khác nhau; thậm chíchúng còn báo cho bạn biết vị trí quánStarbucks gần nhất để bạn có thể “nạpnăng lượng” cho chuyến đi của mình.

Page 522: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một bản dự báo kinh doanh hiệu quảcũng như hệ thống GPS vậy, nó liên tụccập nhật thông tin nóng về những sự kiệnchệch đường ray dự báo, đưa ra nhữngphương án hành động thay thế và cảnhbáo sớm tác động của những sự kiện nàylên kết quả hoạt động kinh doanh trongtương lai.

Mythbuster Wisdom: Vàchúng ta ai cũng nghĩGeneral Motors có vấn đề

Page 523: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sau nhiều năm tôi đã pháthiện ra rằng xe hơi, ngoàiviệc ngốn khá nhiều tiềnlương tháng của tôi, còn làmột phép ẩn dụ tốt cho việcvận hành kinh doanh. Lênkế hoạch một chuyến đicũng giống như lên kếhoạch chiến lược, bạn đặt ramục tiêu và tìm cách để đạt

Page 524: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được. Larry Bossidy, cựuchủ tịch hội đồng quản trịkiêm cEO của Honeywell,đã miêu tả chiến lược như“một bản đồ chỉ đường phácthảo”. Một khi đã lên kếhoạch, bạn cần chuẩn bị đầyđủ các thứ cho chuyến đinhư xăng, đồ ăn nhẹ, bơmcăng bánh xe và lên đường.

Page 525: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng thật không may xehơi chạy tốt hơn việc quảnlý một công ty nhiều. Hãytưởng tượng, nếu xe hơi củabạn vận hành như doanhnghiệp của bạn, thì:

· Bản đồ chỉ đường củabạn tràn ngập các chi tiếtkhông chỉ về các con đườngphải đi, những thành phố

Page 526: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính mà bạn sẽ đi qua màcòn về những địa điểm vàthời điểm dừng chân để đitoilet hoặc đổ thêm xăng.Ngân sách kinh doanh cũngcần phải đưa ra những chitiết cực kỳ chính xác chonhững việc tưởng chừngnhư nhỏ nhặt, để bảo đảmkiểm soát tốt những dao

Page 527: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

động có thể xảy ra.

· Ðộng cơ xe sẽ cầnkhoảng 10 giây để phản ứngsau khi bạn nhấn ga hoặcđạp thắng. Trong thực tếkinh doanh, thời gian cầnthiết để đi từ quyết địnhđến hành động được tínhtheo ngày chứ không phảigiây.

Page 528: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· cứ mỗi 10 phút, hệthống GPS sẽ báo cáo vị trícủa bạn mà không cần biếtbạn có đang bị lạc haykhông. Nó cũng sẽ thôngbáo cho biết bạn đã lỡ mấtmột ngã rẽ 20 giây sau khibạn đã bỏ lỡ. Tất cả cácbáo cáo thực thu so với kếhoạch đều là những báo

Page 529: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cáo “trễ pha”, và bị chiphối bởi một khung thờigian nhất định. Thườngchúng ta không thể lườngtrước được những rắc rốilớn liên quan đến kết quảhoạt động cho đến khi nhậnđược báo cáo.

· Kính chiếu hậu sẽ lớnhơn kiếng chắn gió cả trăm

Page 530: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lần. các công ty thường lưutrữ nhiều dữ liệu về nhữngsự kiện đã xảy ra hơn lànhững gì sẽ xảy đến trongtương lai.

· Bạn sẽ dành nhiềuthời gian chú tâm vào nhữngthứ bên trong xe (như đổiđĩa cD; can ngăn mấy đứanhóc đang làm loạn ở ghế

Page 531: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sau; nhai ngồm ngoàm mộtmiếng burger; hay nhắn tincho một người bạn thân.)hơn là chú ý đến những gìđang xảy ra ở bên ngoài. cáccông ty dành rất ít nỗ lựcvà thời gian để tìm hiểuxem những “người ngoài”như khách hàng, đối thủđang làm gì hay sẽ có các

Page 532: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thay đổi gì về luật lệ kinhdoanh. Việc ngồi đào bớiđống dữ liệu liên quan đếnnhững gì diễn ra trong nộibộ chiếm 90% thời giancủa nhân viên. Ðây có lẽ làmột trong những điểmgiống nhau nhất giữa việclái xe và điều hành mộtcông ty!

Page 533: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Kính chắn gió sẽ chophép bạn quan sát đường đi10 giây một lần bất kể lúcđó bạn chạy nhanh haychậm. Những chỉ tiêu kinhdoanh chính được báo cáodựa trên một khung thờigian cố định (hằng ngày,hằng tháng hoặc hằngnăm) và có rất ít thông tin

Page 534: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

về những gì đang thực sựdiễn ra giữa các khung báocáo đó. Liệu bạn có cảmthấy tự tin nếu chạy xe vớitốc độ 60 dặm/giờ và tầmnhìn chỉ được cập nhật 10giây một lần không?

· Bạn vạch ra lộ trình vàkhăng khăng đi đúng theo lộtrình đó mà không cần quan

Page 535: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tâm có một con đường phíatrước đã bị chặn; hay thờitiết xấu tới mức có thể gâynguy hiểm cho hành trình,hoặc bạn bị nấn ná mãi ởmột nơi nào đó và để lỡ sựkiện mà bạn đang tính thamdự. Bạn sẽ không bao giờđi chệch khỏi các chiếnlược, kế hoạch hoặc ngân

Page 536: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sách đã đặt ra, bất kể thựctế đang xảy ra như thế nàovà bất kể là bạn đã bị trễnhịp và ngân sách đangvượt khỏi tầm kiểm soát.

· Bảng đồng hồ xe sẽ cónhiều gấp ba lần số nút vàđồng hồ cần thiết. Bạn cóthể biết được chính xác tuổithọ còn lại của bóng điện

Page 537: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cốp xe nhưng sẽ không biếtđược mình đang chạy vớitốc độ bao nhiêu. các báocáo hoạt động sẽ cho biếtchính xác con số chi trảcho vật dụng hoặc thiết bịvăn phòng, nhưng khôngchỉ ra được bạn cần phảiđầu tư bao nhiêu tiền đểgiữ chân những khách hàng

Page 538: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiềm năng nhất.

· Ðèn báo hết nhiênliệu chỉ sáng 5 phút sau khinhiên liệu đã cạn sạch. Mộtbản báo cáo tiêu chuẩn cóthể đưa ra được con số hủyhợp đồng từ các kháchhàng lớn nhất của bạntrong quý vừa rồi, nhưngkhông thể đưa ra các tín

Page 539: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiệu cảnh báo sớm về sựbất mãn của khách hàng -nguyên nhân chính của việchủy hợp đồng.

Nếu lái xe theo kiểu điềuhành một công ty thì chúngta sẽ không bao giờ ra khỏigara vào buổi sáng!

Khi thiết kế hệ thống GPS cho mình,

Page 540: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn cần ghi nhớ và thực hiện những bướcđơn giản sau để gia tăng chất lượng vàđộ chính xác của dự báo.

· Nhận thức được rằng khi thời giandự báo càng xa hiện tại thì độ chính xáccàng giảm, vì vậy, cần đưa ra khoảng dựbáo phản ánh đúng nhất mức độ tự tincủa bạn. Hãy nhớ khoảng dự báo cànglớn thì độ tự tin của bạn vào các con sốsẽ giảm và độ tin cậy của chúng đối vớicác quyết định của các cấp quản lý cũngsẽ giảm theo.

· Mức độ chi tiết của dự báo phải

Page 541: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tương thích với khả năng dự báo của bạn.Thời điểm dự báo càng xa hiện tại thìcàng cần giữ chi tiết ở mức độ thấp nhất.

· Liên kết khung thời gian dự báovới khung thời gian cần để đưa ra cácquyết định kinh doanh. Nếu khung thờigian quyết định là trước 3 tuần, thì khôngcần phải lên dự báo có khung thời gian90 ngày làm gì cho mệt.

· Ðưa ra khung thời gian dự báothích hợp. Nếu bạn chỉ có thể đưa ra dựbáo chính xác cho khoảng 90 ngày tới,thì đừng cố gắng lập dự báo cuốn chiếu

Page 542: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho 6 quý.

· Tránh việc đưa ra dự báo dựa trênnhững gì đã diễn ra trong quá khứ. Hãynhớ lời khuyên của Gary Kelly, “cầncảnh giác với việc lấy những vụ suythoái đã xảy ra làm bản đồ định hướngvà tự nhủ: Phải rồi, mọi việc sẽ lặp lạinhư hồi, để xem, như hồi năm 1991 vậy”.

· Sử dụng các công cụ như kịch bảndự báo để đánh giá khả năng phản ứngcủa công ty trước nhiều biến cố giả địnhtrong tương lai. Ví dụ, công ty sẽ như thếnào nếu giá dầu trung bình đạt ngưỡng

Page 543: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

40, 100 hay 175 đôla một thùng trongvòng 3 năm tới?

· Tăng thêm độ sâu cho dự báobằng cách xác định những yếu tố gây rasự thay đổi trong dự báo. Trình bày sựthay đổi đó dưới dạng khối lượng, tầnsuất hoặc cả hai sẽ không giúp xác địnhđược nguyên nhân gây ra thay đổi. Mộtsự biến đổi về khối lượng hàng bán ra cóthể do đối thủ dụng chiêu hạ giá hoặc domột trục trặc kỹ thuật trong quá trình sảnxuất dẫn đến thiếu hàng hoặc giao hàngtrễ. Những nguyên nhân khác nhau cần

Page 544: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được xử lý theo những cách khác nhau.

· chỉ ra mặt phải lẫn mặt trái củadự báo. Ví dụ, bạn biết được công tyđang có lợi thế trong một vụ kiện, nhưngkhông biết chắc khi nào thì thắng kiện vàvới số tiền bao nhiêu.

· Hãy để tình hình thực tế là kim chỉnam trong việc dự báo kinh doanh - bằngcách tách khung thời gian và thời điểmdự báo ra khỏi niên lịch tài chính. Ðừngđợi đến cuối quý hoặc khi kết toán; dựbáo bất kỳ khi nào cần thiết, khi thịtrường đã thay đổi sau lần dự báo trước.

Page 545: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Ðừng ngại thay đổi tần suất dựbáo - điều đó giúp ta cập nhật liên tụcvới thay đổi của thị trường. Ðầu năm2009, McDonald’s ra chỉ thị cho cácquản lý cửa hàng trên toàn nước Anhphải theo dõi hành vi mua hàng, lưulượng khách của các cửa hàng đối thủ vàsố liệu nhân công địa phương hai tuầnmột lần thay vì một hoặc hai lần một nămnhư trước kia nhằm đối phó với các dấuhiệu bất ổn của thị trường lúc đó.

· Hãy nghi ngờ tất cả những dự báomô tả quá chi tiết những gì sẽ xảy ra

Page 546: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong tương lai - vốn luôn bất ổn.

Đừng có dại mà tin dự báo

Hồi 1987, hai vợ chồng tôiquyết định dọn nhà khỏiLondon. Lúc đó đang là mộttrong những đợt bùng nổnhà đất của thành phố, vàchúng tôi đã tranh thủ kiếmlời bằng cách bán đi căn hộ

Page 547: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng tôi dọn vào ở 18tháng trước đó, và chúng tôiđã lời đến 50% giá trị cănnhà (đến giờ đó vẫn là phivụ đầu tư bất động sản lời tonhất của tôi!) chúng tôi muamột căn nhà nhỏ ở thị trấnHarpenden cách London 30dặm về phía Bắc. Là một taytrẻ tuổi tài năng nổi tiếng ở

Page 548: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

London lúc đó (xin lỗi, đâylà câu chuyện của tôi nêncác bạn cố gắng chịu đựngmột tí nhé), tôi đã nhiệt tìnhnghiên cứu tất cả cácchương trình cho vay muanhà trả góp từ các công tylớn nhằm tìm ra gói cho vaytốt nhất. Thật không may,hồi đó gói “không cần giấy

Page 549: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tờ chứng minh/ được vay125% giá trị căn nhà” phùhợp với đồng lương còm cõilúc bấy giờ của tôi vẫn chưara mắt, nên tôi quyết địnhchọn gói đắt hàng nhất trongtháng - gói cho vay trả gópkèm bảo hiểm. Nội dung củagói này rất đơn giản. Tôi sẽđược phép vay 72.000 bảng

Page 550: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Anh trên 90.000 bảng giá trịthực của căn nhà, cộng vớimột hợp đồng bảo hiểmnhân thọ 25 năm với bảotức tích lũy - và trongtrường hợp Donna hoặc tôiqua đời bảo hiểm sẽ chi trảđúng 72.000 bảng Anh. Giảsử cả hai chúng tôi sống sótđược sau 25 năm, tức đến

Page 551: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm 2012 (hồi đó chúng tôithấy năm 2012 xa mù mịt),khi hợp đồng đáo hạn,chúng tôi được nhận lạitoàn bộ số tiền bảo hiểm đãđóng kèm một khoản bảotức tích lũy khá lớn, gópphần đáng kể vào việc trả nợcho căn nhà. Và theo lời củatay môi giới miệng như kẹo

Page 552: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dẻo, chúng tôi có thể còn dưra một khoản đáng kể đểthoải mái chi tiêu tuổi trungniên. Mọi thứ nghe thậttuyệt vời! Hằng tháng chúngtôi chỉ phải chi trả tiền lãivay mua nhà và 97 bảngAnh (tức 150 đôla Mỹ) tiềnphí bảo hiểm. Tôi vẫn cònnhớ rất rõ khi tôi và Donna

Page 553: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngồi nghe Kim, tay môi giới,à quên, nhân viên phục vụkhách hàng, mô tả các kịchbản khác nhau của gói vay,tôi đã không nhận thấy bấtkỳ nhược điểm nào. chúngtôi sẽ thu lại được ít nhất72.000 bảng Anh và có khicòn hơn nữa. Vì thực ra vàothời điểm đó, tháng 5/1987,

Page 554: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thị trường đang trong mùarộ với chỉ số FTSE tăng17% trong vòng 4,5 thángtrở lại, và trên đường đạtngưỡng tăng 42% vào đầutháng 10 năm đó. Vợ chồngtôi hăm hở ký hợp đồng, vàngày 19/10/1987 đến nhanhnhư chớp mắt. Ngày đóđược gọi là Ngày thứ hai

Page 555: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đen tối, khi thị trường bấtđộng sản trên toàn thế giớisụp đổ. Lúc đó tôi cũngkhông lo lắng lắm, còn tận24 năm rưỡi để đi, và Kim,nhân viên phục vụ kháchhàng của tôi, đã gọi điện đểtrấn an tôi rằng mọi chuyệnđều ổn. Ðó là lần cuối cùngtôi nói chuyện với anh ta.

Page 556: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng chỉ hai năm sau,chúng tôi lại chuyển nhà, trảhết khoản vay trước và đăngký một khoản vay mới cònlớn hơn. Sau vụ Ngày thứhai đen tối, máu mạo hiểmcủa tôi đã giảm đi đáng kể,vì thế chúng tôi chọn mộtgói vay truyền thống. Hợpđồng bảo hiểm từ khoản vay

Page 557: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trước thực sự không còn cầnthiết, nhưng hi vọng vềchiếc thuyền mà chúng tôicó thể mua được vào năm2012 vẫn đeo bám và chúngtôi quyết định duy trì khoảnphí hằng tháng 97 bảngAnh.

Khi chuyển sang Mỹ sốngvào năm 1991, chúng tôi

Page 558: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vẫn duy trì đóng phí, vì tổngphí đã hơn 5000 bảng, vànếu yêu cầu thanh lý sớmhợp đồng lúc đó chúng tôisẽ chỉ nhận lại khoảng vàitrăm bảng. Vào những năm90, khi thị trường rộn rã đilên, tôi hoàn toàn tin tưởnghợp đồng bảo hiểm tôi nângniu bấy lâu sẽ đủ để bù lại

Page 559: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoản tiền bị mất vì vụ năm1987. Những dấu hiệu cảnhbáo đầu tiên xuất hiện ngaykhi thế giới bước sang thiênniên kỷ mới. Mỗi lần nhậnbản kê tài chính thườngniên, chúng tôi cũng đồngthời nhận được một lá thưvới lời lẽ trịnh trọng khuyênchúng tôi cần tìm những

Page 560: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nguồn tài chính khác để trảcho khoản vay mua nhà lầnthứ nhất thay vì phụ thuộchoàn toàn vào khoản tiền72.000 bảng Anh lúc đáohạn hợp đồng bảo hiểm, vìcó thể hợp đồng sẽ khôngtrả đủ số tiền đó. Lúc mớiđọc tôi hơi lo, nhưng vìchúng tôi đã trả dứt điểm

Page 561: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoản vay đó từ gần 10 nămtrước, tôi không thực sự đểtâm lắm.

Thế rồi báo chí Anh bắt đầuđăng tải những lo ngại củanhững người đi mua nhà trảgóp như chúng tôi, và chúngtôi phát hiện ra rằng hợpđồng bảo hiểm đi kèm sẽkhông đủ để trả tiền nhà,

Page 562: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chứ đừng nói đến chuyến đithuyền vòng quanh thế giới.Tôi cảm giác như bị sập bẫy.Nếu tôi ngưng đóng phí(đến lúc đó tôi đã “đầu tư”hơn 17.000 bảng), tôi sẽ chỉlấy lại được một phần rấtnhỏ, vì thế việc đóng phívẫn tiếp tục. Và cứ như thế,đều đặn hằng năm, tôi vẫn

Page 563: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhận được những lá thưcảnh báo với lời lẽ càngngày càng nghiêm trọng. Vàrồi, đầu năm 2009, bom đãnổ. Khi thị trường tài chínhtoàn cầu tụt xuống mức thấpnhất chưa từng thấy trongmột thập kỷ, công ty bảohiểm cuối cùng cũng gửiđược cho tôi vài con số để

Page 564: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cân nhắc. Kịch bản tốt nhấtcó thể xảy ra đó là nếu lãisuất giữ ở mức 8% trong 3năm tiếp theo (thực là mộtsự tự tin quá mức vào thờiđiểm toàn thị trường “cháynhà ra mặt chuột”), tổngtiền tôi sẽ nhận được vàothời điểm đáo hạn hợp đồngsẽ là 50.206 bảng. Lúc đó rõ

Page 565: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ràng là công ty đã đọc đượcmột trong những bài báocủa tôi bàn về hai tìnhhuống kịch bản khác, và vớicả hai, mức tiền lúc đáo hạnđều dưới 50.000 bảng. Vậylà sau 25 năm đầu tư, nếucực may mắn tôi sẽ thuđược 70% số tiền đáo hạnđược hứa hẹn ban đầu, và

Page 566: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giả sử tôi vẫn chưa trả hếttiền nhà đi kèm trong gói thìtôi phải bù thêm 22.000bảng nữa. Tôi nhớ đến Kimvà tự hỏi giờ anh ta đang ởchốn nào. Tôi tự làm khuâykhỏa bằng cách tính toán lạitổng số tiền phí mà tôi sẽphải trả là 29.100 bảng,đồng nghĩa tôi sẽ lời được

Page 567: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

21.000 bảng khi đáo hạn.Nhưng với thời gian đầu tư25 năm, mức lãi suất rốtcuộc chỉ đạt trung bình 4%một năm, và đương nhiênkhông phải là mức màchúng tôi muốn có khi đặtbút ký hợp đồng.

Tôi xin nhường lời cuối của chương cho

Page 568: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Peter Drucker bình luận về cách thức dựbáo truyền thống: “Sự bất ổn ngày cànggia tăng trong kinh tế, xã hội và chính trịđã làm nảy sinh một phương thức lên kếhoạch vô nghĩa, nếu không nói là phảntác dụng, ở hầu khắp các công ty: đó làdự báo dựa trên xác suất của những sựkiện có thể xảy ra”. Ông viết câu này vàonăm 1992, và những biến cố gần đây đãchứng minh cho tính đúng đắn hơn baogiờ hết của câu bình luận này.

Hành đỘng

· Vấn đề không nằm ở chỗ bạn phải

Page 569: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dự đoán đúng, mà ở chỗ bạn phát hiệnsai sót và xử lý với tốc độ ra sao.

· Thời gian dành để dự báo là thờigian bỏ phí cơ hội hành động - hãy dựbáo thường xuyên và phản ứng nhanh.

· chú trọng vào những thay đổi vềhành vi và hoạt động kinh doanh trongnhững tình huống khác nhau có thể xảy ratrong tương lai.

· Giá trị của dự báo nằm ở cácquyết định được đưa ra dựa trên chínhdự báo đó. Dù dự báo tốt đến mức nào

Page 570: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đi nữa mà không dẫn đến hành động thìđó là một dạng ngu ngốc.

· Mức độ chi tiết của dự báo phảitương thích với khả năng dự báo. Ðừngtrở thành nô lệ của niên lịch tài chính;hãy đưa ra dự báo thể hiện sâu sát nhấtvà cập nhật nhất về tương lai để hỗ trợcác quyết định nhanh chóng hơn và tự tinhơn.

· Hãy sẵn sàng đón nhận sự bất ổnthông qua việc thảo kịch bản hành động,dự báo theo khoảng, xác suất và đặt mứcđộ xác tín cho các dự báo khác nhau.

Page 571: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Hãy luôn tự hỏi:

- Nếu dự báo sai thì sao?

- Làm thế nào để tôi biết được nó sai?

- Tôi phải làm gì với nó?

Page 572: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 7

“chẤt lưỢng đỒng bỘ”, “Sáu Sigma”,“Quy trình tái cơ cẤu” và các mốt thỜithưỢng khác trong điều hành

Vào nhỮng năm 1980, các công ty Mỹbỗng giật mình hoảng sợ. Bỗng nhiên,các công ty Nhật Bản nhảy vào giành hếtthị phần ngay tại thị trường Mỹ với sảnphẩm rẻ và chất lượng hơn. các công tyMỹ rất hoang mang và thế là nổi lên mộtlàn sóng “mốt” các phương pháp quản lývới hứa hẹn giành lại sự thống trị thị

Page 573: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trường Mỹ. Những phương pháp này thựcra không hữu ích gì trong việc giúp cáccông ty Mỹ giành lại thị trường, nhưnglàn sóng quản lý này vẫn lan mạnh, hứahẹn tăng năng suất, giảm chi phí, và tăngchất lượng. các từ “chất lượng đồng bộ”,“kiểm soát quy trình bằng thống kê”,“kaizen”, “quy trình tái cơ cấu” và “sáusigma” trở thành ngôn từ của giới kinhdoanh. Ngày nay, tất cả các công ty, kểcả cruciant, đều chú tâm vào “chấtlượng” một cách thái quá.

HoẠt cẢnh: chẤt lưỢng là nghề, Ngày 1

Page 574: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng 4 năm 2006

STEPHANIE EKBLOM vừa mới đượctuyển làm Giám đốc chất lượng chocruciant. cô thuộc hạng “Ðai Ðen”, tứchạng sư phụ trong điều hành chất lượng.Nhiệm vụ của cô, được giao thẳng từSteve, là biến cruciant thành một công ty,theo như lời ông, phải có “chất lượngđồng bộ”. Nếu Jack Welch của GE(General Electrics) hài lòng thì tôi hàilòng”.

Trong 12 tháng tiếp theo, Stephanie mởmột chương trình về chất lượng, tập huấn

Page 575: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho hơn 300 nhân viên của cruciant vềcác nguyên tắc Sáu Sigma; 270 người đạttrình độ “đai xanh” và 30 người kia đạttới tận “đai đen” trong “môn võ” điềuhành hiện đại này. Thêm nữa, Stephaniethuê thêm 5 “đai đen” từ các tổ chứckhác như GE hay Motorola, nhà phátminh ra Sáu Sigma”. Như cô đã giảithích qua những phát biểu trong thangmáy: “Sáu Sigma sẽ giúp cruciant đạtđược chất lượng cao nhất với chi phíthấp nhất có thể và hoàn toàn phù hợpvới sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.Ðây không chỉ là qui trình làm việc mới

Page 576: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mà là một văn hóa làm việc ưu tú chiphối tất cả hoạt động của chúng ta. chúngta có thể giảm chi phí tối thiểu 10 triệuđôla ngay trong năm đầu tiên”.

Mythbuster Wisdom: Diễnvăn thang máy

Biệt ngữ, tiếng Mỹ - mộtloại ngôn ngữ tiếp thị ngắn,mạnh mẽ có thể giúp bạn

Page 577: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

diễn đạt đủ ý và đảm bảo sựtập trung tuyệt đối của thínhgiả trong 45 giây đi thangmáy.

Trong hai năm đầu của cuộc cách mạngchất lượng tại cruciant, các phòng bantrong khắp công ty đã thực hiện hàngnghìn các kiểm định, kiểm định chi bìnhphương và định chuẩn; tính toán sảnlượng đợt đầu và tỷ lệ sản phẩm khiếmkhuyết; mọi nguyên nhân được phân tích

Page 578: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tận gốc; mức độ tự tin cũng được xác lậprõ ràng, và đến cuối năm, Stephanie báocáo với ban giám đốc hơn 75 dự án SáuSigma đã được triển khai và dự toán đãtiết kiệm được ít nhất 12 triệu đôla -vượt chỉ tiêu kế hoạch 20%. Báo cáolàm Steve ngất ngây và không ngần ngạica ngợi tác động tích cực của Sáu Sigmatại buổi họp của các nhà đầu tư tạiGoldman Sachs vào tuần sau.

Henry ít thấy ấn tượng hơn. Ông ngồinghe Stephanie thuyết trình, nhưng dù cốgắng mấy vẫn không tìm được cái 12

Page 579: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

triệu đôla đấy ở đâu trong bản quyết toántài chính của công ty. Nhưng Henry ngậmbồ hòn làm ngọt, vì biết Sáu Sigma làmột trong những dự án con cưng củaSteve, và Steve đã đích thân mờiStephanie về công ty qua tư vấn của mộttổng giám đốc mà Steve đã gặp tại hộinghị của Allen & company tại SunValley, Idaho năm ngoái.

Tháng 4 năm 2008

Stephanie lại tiếp tục tự hào báo cáorằng dự án Sáu Sigma đã tiết kiệm chocông ty được hơn 25 triệu đôla. Henry

Page 580: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không thể im lặng được nữa và hỏi,“Stephanie, kết quả này thật nổi bật,nhưng phòng chúng tôi rất vất vả trongviệc xác định chính xác chi phí đã đượctiết kiệm tại khâu nào. cô có thể làm ơngiải thích giúp tôi cô đã tính con số nàynhư thế nào không?”

Stephanie không hề bối rối: “Tất nhiên.con số này là tổng chi phí tiết kiệm đượcthường niên từ các dự án Sáu Sigma.chúng tôi đo lường rất tỉ mỉ chi phí trướckhi triển khai một dự án, sau đó dùng cáccông thức của Sáu Sigma để tính toán giá

Page 581: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trị thu được nhờ nâng cao chất lượng củatừng khâu - giá trị này là khoảng 75%của tổng số tiền tiết kiệm được. Bằngnâng cao hiệu quả của quá trình làmviệc, chúng ta sẽ giảm được chi phí chotương lai và cái đó có giá trị đích thực”.

Henry gật đầu nhưng nói thêm, “Tôi hiểu,nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng vìSteve đi đâu cũng khoe cái con số 25triệu đôla đó, nhưng bộ phận tài chínhcho thấy tỷ ở doanh thu trên chi phí đanghẹp dần: tổng chi phí đang tăng nhanhhơn so với tổng thu nhập. Và có thể làm

Page 582: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho người ngoài hoài nghi”.

Tháng 11 năm 2008

Steve bước vào phòng làm việc củaStephanie, và đóng cửa lại. “chúng tacần nói chuyện”, Steve nói, “Stephanie,tôi tin rằng cô hiểu rõ tác động của việcthiếu hụt nguồn vay tới công ty ta.

chiến dịch châu á đã bị hủy bỏ, nên nămtới tình hình sẽ rất khó khăn. cô biết rồiđấy, tôi là một trong những người ủng hộmạnh mẽ nhất chương trình Sáu Sigmacùng những lợi ích nó mang tới cho công

Page 583: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty, nhưng hiện tại chúng ta phải thậntrọng với các chi phí tới từng xu và tậptrung vào những kế hoạch có kết quả địnhđược trong thời gian ngắn. Vậy nên, tôinghĩ công ty không thể đủ sức duy trìchương trình Sáu Sigma như hiện nay.Năm tới, tôi cần cô cắt chi phí chochương trình đi 50%. Ta đã đầu tư lớnhai năm qua và tôi biết ta vẫn có thể thấyđược giá trị từ chương trình với chi phíduy trì thấp hơn”.

Stephanie rõ ràng bị sốc và trả lời,“Nhưng Steve, ông và tôi đều biết rõ Sáu

Page 584: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sigma là một quá trình tạo dựng văn hóavà nó cần đầu tư liên tục mới cho đượckết quả dài hạn. Ta mới bắt đầu được cóhai năm, giảm đầu tư bây giờ có thể sẽgây hậu quả nghiệm trọng. Ông có chắcđây là quyết định đúng không?”

Steve: “Tôi chắc. Thực ra chúng takhông có lựa chọn. chúng ta chỉ có thểđầu tư vào những thứ có kết quả ngắnhạn. Khi thị trường hồi phục trở lại,chúng ta có thể tái đầu tư. Tôi rất làmtiếc nhưng chúng ta cần phải chung lưngđấu cật để vượt qua cuộc khủng hoảng”.

Page 585: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ðến đấy, Steve quay mặt đi ra khỏiphòng làm việc của Stephanie. Stephaniengồi thần mặt im lặng một lúc. chiều hômấy, cô viết e-mail cho sếp cũ của mình ởcông ty tư vấn TPc (The Process czars)hỏi xem cô có thể quay lại vị trí cũ củamình không. cuối e-mail, cô phản ánhrằng cruciant không thực sự nghiêm túcvề đầu tư chất lượng và rằng cô khôngthể làm việc trong môi trường như vậy.

ThỰc tẾ: ĐẠi hỌa cỦa chỦ nghĩa điềuhành chuyên chẾ

TRONG GIớI DOANH NGHIệP, tính

Page 586: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiêu chuẩn, tính nhất quán, tính đồng hóa,tính tự động hóa và hệ thống hóa luônđược coi là những biểu hiện tích cực.các công ty cố gắng đạt được quá trìnhlàm việc có tiêu chuẩn, sản phẩm nhấtquán về chất lượng, dịch vụ đồng đều, cóchính sách phát triển và thực hành chung,nhằm mục đích tăng chất lượng đồng thờigiảm chi phí. Giảm tối thiểu sự biến dịvà tăng tối đa sự đồng nhất là bài camuôn thưở. các công ty ngập tràn trongbiểu đồ các quá trình, qui trình điều hànhchuẩn, bảng định nghĩa các dữ liệu, sốliệu tổng hợp, hệ thống quản lý cấp tập

Page 587: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đoàn, các quy trình được thông lệ hóa vàcác chính sách tập đoàn. Mức độ độc tàivà đồng quán như thế làm tôi nhớ đến môhình kinh tế của Liên Xô - một mô hìnhchắc chắn không phải là chuẩn mực lýtưởng.

chủ nghĩa cộng sản có thể đã không thànhcông với mô hình kinh tế, nhưng nó vẫnsống khỏe trong các công ty của thế kỷXXI này. Ðáng tiếc là chủ nghĩa điềuhành chuyên chế làm thui chột sự năngđộng và sáng tạo của các doanh nghiệp.các cụm từ như “không có trong ngân

Page 588: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sách”, “đấy không phải là chính sách”,“nó không nhất quán với tiêu chuẩn củachúng ta”, “cần có ý kiến của cấp trênvới trường hợp ngoại lệ”, “nó nằm ngoàidịch vụ chúng ta cung cấp” hay “khôngthể chấp nhận được” đảm bảo sự thốngnhất tuyệt đối cho hệ thống, nhưng khôngphải lúc nào cũng là một điều tốt. Bạn cóthường nghe người ta phàn nàn rằng luậtlệ và chính sách thái quá đã giết chết sựtự do, linh hoạt và sáng tạo? Tiêu chuẩnhóa không hề là điều xấu tại một số mảngkinh doanh, nhưng thực sự, nó hủy hoạibản chất tốt đẹp nhất có thể có của một

Page 589: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty, sản phẩm hay người điều hành.

Henry Ford có lẽ là người điều hànhtheo phong cách cộng sản đầu tiên. Năm1909, tám năm trước cuộc cách mạngNga đưa chủ nghĩa cộng sản lên nắmquyền, Henry tuyên bố công ty của ôngvà mang tên ông sẽ chỉ sản xuất một mẫuôtô duy nhất: mẫu T. Ông nói, “Kháchhàng muốn xe sơn màu nào cũng được,miễn nó là màu đen”.

Lý luận của Ford dựa trên thực tế làngười môi giới ôtô “luôn muốn chiềutheo mọi ý muốn của khách mà không

Page 590: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chịu tích lũy kiến thức về sản phẩm để cóthể giải thích cho khách hàng rằng nhữnggì công ty đặt vào chiếc xe đã đủ để làmhài lòng họ”.

Ford ít ra lý giải rõ ràng: “Những ngườibán xe tất nhiên không thể thấy các lợithế sản xuất của việc chỉ bán duy nhấtmột mẫu xe”. Mô hình của Ford khởi đầumột thời đại sản xuất hàng loạt có ảnhhưởng đến hầu hết tất cả các mô hình sảnxuất của thế kỷ trước. Và ảnh hưởng củanó về phong cách điều hành còn rõ rệthơn nữa. các tổ chức được xây dựng với

Page 591: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hệ thống điều hành dựa vào chi phí vàkhối lượng chứ không phải dựa vào giátrị và khách hàng. Rất nhiều công cụ màban điều hành dựa vào, như hoạch địnhngân sách, hạch toán chi phí, hạch toánkhối lượng, tính toán chi phí vận chuyểnvà hạch toán chi phí sản phẩm đã củngcố thêm cho bài kinh điều hành chuyênchế này. Tính đa dạng bị gạt bỏ và chủnghĩa bầy đàn lên ngôi. Ở một mức độnào đó, ta có thể hoàn toàn hiểu đượcchuyện này, nhưng trong những năm gầnđây, chủ nghĩa điều hành theo phong cáchcộng sản đã lan tràn khắp nơi và ý đồ tốt

Page 592: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ban đầu đã trở nên phản tác dụng: tínhsáng tạo bị đè nén, biến dịch vụ, sảnphẩm hay các qui trình hoạt động thànhmột thứ một-cỡ-dùng-chung.

Thật là nực cười, vì trên thực tế cáccông ty sở hữu đa số thị phần đều cónhững nét độc đáo và rất riêng biệt sovới các công ty khác. Tất nhiên, một sốmô hình thành công này có tính chất“cộng sản” rõ nét: cả Southwest Airlinesvà Wal-Mart đều thống trị thị trường củahọ bằng việc sử dụng mô hình chi phíthấp và tiêu chuẩn hóa; thế nhưng điều

Page 593: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan trọng hơn đó là mục đích cuối cùngcủa tất cả các quá trình này - cả hai côngty luôn nhắm đến việc phục vụ kháchhàng tốt nhất có thể thông qua việc kếthợp hiệu quả chất lượng, giá thành vàdịch vụ. Những công ty dẫn đầu thịtrường khác cũng đã thành công nhờ nỗlực cải tiến và đánh vào thị hiếu của từngnhóm người tiêu dùng, song song vớiviệc tuân theo các qui trình tiêu chuẩnhóa (nhưng chỉ đến một mức độ nàođấy). Apple, Nordstrom, SingaporeAirlines, Ritz carlton, Johnson &Johnson, và nhánh Mini của BMW là các

Page 594: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ví dụ tiêu biểu của sự kết hợp hài hòagiữa kỷ luật và sự đa dạng.

Sự cải tiến và chủ nghĩa chuyên chế hiếmkhi hòa hợp. các công ty lớn với mô hìnhđiều hành và hoạch định tập trung (tứccộng sản chứ gì nữa?) khi muốn đột phávà đạt thành công trên thị trường thườngphải tìm cách đi đường vòng để tránh bộmáy cồng kềnh của mình. Khi IBM pháttriển máy tính cá nhân để bàn hiệu IBM,họ lập ra một đội 12 người hoạt độnghoàn toàn độc lập với hệ thống nghiêncứu và phát triển truyền thống của IBM.

Page 595: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

General Motors (GM) cho ra mắt thươnghiệu Saturn vào 1990, kết quả của hơn 5năm hợp tác giữa một nhóm gồm 99 nhânviên từ United Auto Workers, đội ngũđiều hành của GM, và các nhân viên từ55 nhà máy thuộc 17 chi nhánh khác nhaunhằm phát triển “một mô hình công ty ôtômới”. Saturn, hầu như được xây dựng từcon số không, đã phát triển thành mộtthương hiệu độc đáo và tạo lập đượclượng khách hàng trung thành đáng kể.Thế nhưng, GM đã để lỡ mất cơ hội duytrì và phát triển của sự thành công này(dù đây không phải lần đầu tiên GM như

Page 596: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thế) và chỉ trong vài năm, Saturn lại trởthành một thương hiệu bình thường,không khác gì các thương hiệu khác. Thậtnực cười là mặc dù khởi đầu rất thànhcông, IBM giờ không còn kinh doanhmáy tính để bàn và Saturn trở thành mộttrong nhiều nạn nhân của GM khi công tysuy sụp.

có những công ty đã phát triển được hàngloạt các phát minh đột phá nhưng khôngthể biến chúng thành tiền. Ðáng chú ýnhất là Xerox, chủ sở hữu Trung tâmNghiên cứu Palo Alto, nơi đã phát minh

Page 597: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra hàng loạt công nghệ quan trọng nhưchuột máy tính, giao diện đồ họa chomáy tính, chương trình soạn thảo văn bảnWYSIWIG, Ethernet, và máy in laser.Nhưng không có phát minh nào được coilà “phù hợp” với những mảng kinh doanhcốt lõi của Xerox. Những phát minh nàynằm ngoài tầm những giới hạn cứng nhắccủa doanh nghiệp - khiến Xerox mất đicơ hội tiếp cận thị trường và để các côngty khác như Apple, Microsoft, và Epsonnhảy vào chiếm chỗ và hưởng lợi.

Trong những năm gần đây, khả năng sáng

Page 598: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạo đã trở thành một yếu tố thiết yếu.General Electric dành riêng hẳn mộtmảng trên trang chủ của họ nói về sángtạo, và các nhà tư vấn cảnh báo kháchhàng của họ: “đổi mới hoặc chết”. côngty nào cũng khoe khả năng sáng tạo củamình, nhưng hầu như là một chiến dịchtiếp thị hơn là năng lực cốt lõi. các bantiếp thị lúc nào cũng chào mời rằng tất cảcác sản phẩm và dịch vụ đều là đổi mới.Với nhiều sự đổi mới như vậy, chính raphải có rất nhiều thứ hay và độc đáo trênthị trường, nhưng thực tế sự sáng tạođích thực còn khá là hiếm. Ngoài những

Page 599: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thứ như iPhone hay Post-it Note ra, cònlại bây giờ người ta nói nhiều hơn làlàm. Người điều hành cần phải nhìn thậtkỹ xem những gì họ bảo là “đổi mới” cóthực hay không. Thêm một vài chức năngvào một sản phẩm không thể gọi là đổimới được - đấy là tăng chức năng. Nó cóthể làm sản phẩm hữu dụng lâu hơn sovới các sản phẩm cạnh tranh nhưng sovới những đột phá thực sự, nó chỉ lànhững kẻ chống chọi yếu ớt. ViệcBlockbuster hủy phí phạt video và DVDtrả chậm không ngăn cản được hệ thốngvideo theo yêu cầu (VOD) ngày càng gia

Page 600: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tăng, hay việc Kodak giới thiệu dịch vụchuyển ảnh phim Polaroid sang đĩa cDkhông thể cản được sự bùng nổ của nhiếpảnh kỹ thuật số.

Rất nhiều người đã nhận ra rủi ro củaviệc tiêu chuẩn hóa quá đà, nhưng “chủnghĩa cộng sản” vẫn nằm sâu trong phongcách điều hành hiện nay - chiến tranhlạnh vẫn hiện diện trong đời sống củacác tập đoàn. Bí quyết chính là phải biếtcân đối lợi ích khi chuẩn hóa chi phí,chất lượng, năng suất với các giá trị gặthái được từ sáng tạo, thích ứng và cá

Page 601: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biệt hóa sản phẩm. Ðáng tiếc, hầu hết cáccông ty chỉ xem nó như một tròmarketing. Họ cho rằng, nếu tiêu đủ tiềnvào quảng cáo nhãn hiệu, họ có thểthuyết phục khách hàng trả nhiều tiền hơncho sản phẩm của họ thay vì chọn nhữngsản phẩm tương đương bởi chúng ít đượcquảng cáo hơn. Ðiều đó có thể sẽ có lợingắn hạn, nhưng quảng cáo ồ ạt mà khôngcó chất lượng thật sự thì không thể tồn tạilâu dài được. Tuy nhiên, chiêu này có thểnhất thời hữu dụng cho các công ty kinhdoanh về ăn kiêng, vòng lắc nhỏ eo, kếsách làm giàu nhanh hay các dụng cụ thể

Page 602: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dục với công dụng được rao quá mức.

RẺ không phẢi lúc nào cũng tốt

WAL-MART ĐÃ TRỞTHÀNH mộttrong những công ty lớn nhất thế giới khitrung thành với mục tiêu kinh doanh dàihạn của mình là giá rẻ hằng ngày và họđã thành công. Nói theo Tom Peters,“Ðừng bao giờ cạnh tranh giá cả vớiWal-Mart hay cạnh tranh chi phí vớiTrung Quốc”. Nhưng, giá thấp khôngphải lúc nào cũng bảo đảm thành công.Ðôi khi, khách hàng sẽ không mua mặcdù giá cả hạ thấp khủng khiếp - đó là

Page 603: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều mà những người có ý định mua nhàđã được “khai sáng” trong năm 2008 và2009.

Phát triển thị trường cấp thấp đã đượccông nhận là một chiến thuật kinh doanhcơ bản. chuỗi khách sạn The Marriot mởthêm thương hiệu courtyard và Fairfield.Hầu hết phản ứng của Procter andGamble đối với khủng hoảng 2008-2009đều nhằm vào việc hạ giá sản phẩm khingười tiêu dùng giảm chi tiêu và muanhững sản phẩm rẻ hơn. chiến lược nàyđối nghịch với chiến lược của họ vào

Page 604: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những năm thị trường phát triển mạnh,khi họ cho ra nhiều sản phẩm mới vớichất lượng và giá thành cao.

Nếu triển khai tốt, phát triển thị trườngcấp thấp rất có hiệu quả; nhưng chỉ cầnđi sai một bước, khách hàng sẽ thay thếcác sản phẩm rẻ hơn của bạn bằng cácsản phẩm giá cao hơn mà họ đã mua từtrước, một thực tế mà Levi-Strauss vànhiều công ty khác gặp phải khi họ đánhđổi danh tiếng để bành trướng gian hàngtại Wal-Mart. Một nguy hiểm lớn hơnnữa là khách hàng của bạn sẽ chuyển

Page 605: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sang tiêu thụ hàng của các đối thủ cạnhtranh. Hồi giữa thập niên 1990,Southwest Airlines thay đổi mô hìnhkinh doanh hàng không truyền thống củaMỹ thành một hãng hàng không giá rẻ, tincậy và đơn giản hóa thủ tục rườm rà, vàđã thành công. Không có gì ngạc nhiênkhi các hãng hàng không khác chạy theovà copy mô hình của Southwest.

cuối năm 1993, continental Airlines,quay trở lại sau đợt phá sản lần thứ hai,muốn copy mô hình thành công củaSouthwest Airlines bằng cách mở hãng

Page 606: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng không giá rẻ continental Lite, haycal Lite. Ghế hạng nhất bị tháo ra và dịchvụ trên máy bay bị cắt xuống tối thiểu.Sau 18 tháng, cal Lite lỗ 120 triệu đôlavà dự án bị hủy bỏ. cEO lúc bấy giờ,Gordon Bethune nói: “Nếu cứ như thế,chỉ sau sáu tháng nữa, chúng tôi có khimất hết khách”. cal Lite rõ ràng là mộtthất bại nhưng điều đáng chú ý là cáchcontinental Airlines đương đầu với thấtbại này.

continental Airlines quay lại tập trungvào những khách hàng nhiều lãi nhất của

Page 607: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

họ - các thương gia và những hành kháchthường xuyên khác. Họ mở rộng dịch vụBussiness First hiện có, thêm các tuyếnbay quốc tế, thưởng cho nhân viên khiđạt chuẩn về giờ giấc, bốc xếp hành lývà các tiêu chí khác. Kết quả có thể nhìnthấy ngay được. cả lãi lẫn sự hài lòngcủa khách hàng tăng vọt. Giá cổ phiếucủa công ty từ 6,50 đôla vào tháng1/1995 nhảy vọt lên 47,50 đôla vào cuốinăm 1995. Tháng 1/1997, tạp chí AirTransport World đánh giá continentalAirlines là hãng hàng không của năm1996. Suốt mười năm sau đó, họ luôn

Page 608: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được đánh giá là một trong những hãnghàng không hàng đầu của Mỹ trong khirất nhiều đối thủ cạnh tranh đã không họctừ bài học continental Lite và trả giábằng phá sản. Ðáng chú ít nhất là DeltaAirlines, họ không màng tới thất bại củacontinental mà triển khai dự án Song vớichiến lược tương tự vào tháng 4/2003.chưa đầy 3 năm sau, và sáu tuần sau khiDelta nộp đơn phá sản, họ đóng thươnghiệu Song. Giống như continental, chiếnlược giá rẻ của Delta không thể cạnhtranh được với Southwest, không nhữngthế, còn khiến cho các khách hàng thân

Page 609: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thuộc cũ của mình ngày càng lánh xa.

Mythbuster Wisdom:

cuộc phiêu lưu của Doanhnghiệp cộng sản

Bắt đầu từ năm 1991 đếnnay, năm nào tôi cũng tíchđủ điểm để đạt được hạngkhách quen cao nhất của

Page 610: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

continental Airlines, trừ mộtnăm. Năm 1994 là năm cal-Lite đẩy tôi sang một đốithủ cạnh tranh của họ. Nămđấy, tôi chỉ bay có 18chuyến của continental chứkhông phải 80 tới 100chuyến như mọi năm (baynhư thế là nhiều, mà tôikhông hề được giảm giá vé

Page 611: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho chuyến nào - công nhậnhọ lời thật!)

Trong gần 20 năm baycontinental, tôi đã có hơn2,5 triệu dặm đường bay vàhơn 1,5 triệu dặm hànhtrình, nên tôi nghĩ tôi là mộtkhách hàng rất trung thành.Ða phần dịch vụ của họ rấttốt nhưng có lúc họ bỏ qua

Page 612: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những dịch vụ tối thiểu tôikhông thể hiểu nổi. Ví dụ,những năm gần đây,continental, như nhiều hãnghàng không khác, khuyếnkhích khách hàng mua véqua mạng thay vì qua điệnthoại.

các hãng hàng không đã sửdụng hiệu quả chiêu cây gậy

Page 613: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và củ cà rốt để đẩy mạnhviệc mua vé qua mạng: càrốt là mồi nhử rằng mua véqua mạng thì được tặngthêm dặm bay; còn cây gậylà nếu vẫn cứ muốn đặt véqua điện thoại thì thời gianchờ sẽ lâu hơn và phí dịchvụ sẽ tăng. Nhưng nói chungvẫn còn có nhiều điều vô lý

Page 614: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong dịch vụ của họ. Ví dụkhi gọi cho dịch vụ dànhcho những khách hàng đượco bế nhất của continentalAirlines, bạn sẽ gặp mộtmáy trả lời tự động. Ðây làđoạn tôi không hiểu. Nếu tôimuốn mua vé nội địa củacontinental, tôi phải đợimáy đọc đến sự lựa chọn

Page 615: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thứ 4, sau “Nghe giờ bay”,“Nghe số dặm bay bạn hiệncó” và “Tìm hành lý thấtlạc”. còn ngạc nhiên hơnnữa là nếu tôi muốn bay ranước ngoài, loại vé thườngđắt nhất và lãi nhất chohãng, tôi phải đợi nghe đếnsự lựa chọn thứ 6. Dườngnhư công ty này đang làm

Page 616: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mọi cách để trì hoãn tôi,một trong những kháchtrung thành nhất, mua vécủa họ.

Ngoài bay nhiều, tôi cũng ởrất nhiều khách sạn kháchnhau. Tất cả các chuỗikhách sạn đều quảng cáorằng mình thân thiện, phụcvụ khách hàng chu đáo, và

Page 617: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có thể là “ngôi nhà thứ haicủa bạn”. Nhưng thực tế thìkhác. Bạn có thể nghĩ rằngvới tất cả những tiến bộkhoa học kỹ thuật, thông tincủa bạn đã được lưu trữtrước khi bạn đến để khixuất hiện, bạn không cầnphải xếp hàng để lấy chìakhóa phòng, để chờ nhân

Page 618: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

viên tiếp tân quẹt thẻ tíndụng và làm các thủ tục linhtinh khác đúng không?Quên đi, tôi cứ phải chờ mãiđấy thôi. Thật không hiểunổi, nghĩ xem, thời này, muahàng qua mạng, đôi khi cũngvài ngàn đô, tôi đâu cầnquẹt thẻ? Và cuối cùng, khitôi đã nhận được chìa khóa,

Page 619: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thường là khóa thẻ từ đểtăng tính an ninh, thì thẻ cóthể không hoạt động. Tôi lạiphải chạy xuống quầy lễ tânvà xếp hàng lại từ đầu. Lạicòn cái điện thoại đáng ghét,hình như nó chỉ chờ đếnphiên tôi để đổ chuông haysao ấy! Tôi đột nhiên biếtthành vô hình và người lễ

Page 620: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tân chỉ chăm chăm đợi hếthồi chuông thứ hai để nhấcmáy. Tôi lại đứng đực ra đấyđợi lễ tân giới thiệu 15 nhàhàng khác nhau để giúp mộtkhách nào đó trên điện thoạiquyết định bữa tối, chưahết, tay lễ tân lại hứng chíhỏi xem người kia có muốnđược đánh thức vào buổi

Page 621: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sáng hay thích đọc tạp chínào. Sau khoảng 5 phút,cuộc gọi chấm dứt và tôinhận được một lời xin lỗirất không thật lòng “Xin lỗivì đã để ông đợi”. Tại saocác cú điện thoại lại quantrọng hơn khách hàng đangđứng ngay trước mặt? Thậtlà điên rồ, ngu xuẩn và lố

Page 622: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bịch. Ðây hẳn là dấu hiệucủa dịch vụ khách hàng mộtcách mù quáng theo kiểu“phải nhấc điện thoại trongvòng không quá hai tiếngchuông”.

Thập niên 90 có lẽ là đỉnh điểm của cácmốt về mô hình điều hành. Làn sóng“chất lượng đồng bộ” nổi lên cùng vớicác mô hình ăn theo như Sáu Sigma,

Page 623: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Kiểm soát quy trình bằng thống kê” vàISO 9000. chúng ta phải áp dụng quản trịtheo hoạt động, bảng thành tích, bảngđịnh chuẩn, thông lệ tốt nhất, năng lựccốt lõi, đo lường hiệu suất, quản lý trithức, sản xuất tinh gọn, thuê ngoài, tái cơcấu, nghiệp vụ tự quản, dùng chung dịchvụ, phân tích giá trị cổ đông, vân vân vàvân vân.

chọn được công cụ phù hợp quả là nhứcđầu, đến mức các công ty phải trả tiềncho các nhà tư vấn để chọn được công cụthích ứng. Tất nhiên, các nhà tư vấn sẽ

Page 624: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giúp khách hàng triển khai những dự ánnhư thế với chi phí không nhỏ. công ty tưvấn Bain & company còn viết một quyểnhướng dẫn nhỏ tựa đề công cụ và kỹthuật điều hành - cẩm năng cho cácgiám đốc để giúp các giám đốc đangtrong giai đoạn rối rắm tìm được giảipháp. Trong lời nói đầu của ấn bản năm1997, tác giả Darrell Rigby đã kết luậnmột sự thật đáng buồn: “Do không cóthông số khách quan nào, việc chọn lựavà sử dụng công cụ điều hành là mộtcuộc mạo hiểm”. Quá nhiều lần, kết quảcủa các dự án này đã chứng tỏ Rigby

Page 625: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đúng. cả những người ủng hộ những côngcụ này cũng không ngần ngại khi nói đếnsự mạo hiểm. Michael Hammer vàJames champy, tác giả cuốn Tái cơ cấucông ty năm 1993 - quyển sách địnhnghĩa làn sóng tái cơ cấu - đã nói rằng“Dự tính phi khoa học của chúng tôi chorằng phải từ 50 đến 70% các tổ chức táicơ cấu không đạt được kết quả mongđợi”. Thật tiếc, lời cảnh báo của họ cótác động rất nhỏ trong làn sóng tái cơ cấuđang bùng nổ, vì thực ra lời cảnh báonày chỉ xuất hiện ở chương cuối cùng củaquyển sách và có lẽ chẳng ai đọc sách

Page 626: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kinh doanh đến tận trang cuối, đúngkhông?

Thêm một tác hại còn nghiêm trọng hơncủa cơn bão mốt điều hành này. Khi tấtcả các dự án tái cơ cấu này được thihành song song với các kế hoạch xâydựng công ty như hoạch định chi tiêu hayquản lý quan hệ khách hàng, nó gây rahiện tượng quá tải cho các công ty. Ðiềunày càng đúng khi các công ty tham lamthực hiện tái cơ cấu tất cả các hệ thốngcủa mình cùng một lúc. Dần dần có vẻ họcũng học được bài học lớn, nhưng đó là

Page 627: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sau khi hàng triệu đôla đã phung phí vàocác dự án hiệu quả rất thấp này. Một tổchức tài chính lớn lập ra hơn 10.000“bảng điểm” đánh giá tất cả mọi thứ trừnhững thứ cần thiết, một tổ chức tài chínhkhác liệt kê ra hơn 50 “năng lực cốt lõi”của mình chẳng để làm gì. Trong thậpniên 90, hàng tỷ đôla đã được bỏ ra đểđầu tư vào xây dựng một hệ thống chungvà kết quả là nhiều công ty lớn thấy mìnhcó hai hoặc nhiều hệ thống ERP. Thịtrường xuống dốc sau vụ dot.com đãkhiến các ban điều hành phần nào tỉnhtáo hơn và họ bắt đầu chú ý đến quy mô

Page 628: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của các dự án này trước khi ký duyệt.Nhiều công ty chọn triển khai các dự ánnhỏ với mục đích rõ ràng, phối hợp hàihòa giữa các dự án, hoặc làm các dự ánthử trước khi triển khai với quy mô lớnhơn. cộng với sự giám sát chặt chẽ củaban giám đốc, những dự án này vẫn đemlại hiệu quả cho công ty. cuối cùng mộtsố công ty đã nhận ra rằng không phảilúc nào cũng có thể bê nguyên công thứcvào tất cả mọi việc. Giải pháp nằm ở sựlinh động, thích ứng và tiết kiệm. Ðiềuhành chuyên chế đã bị công kích nhưngvẫn chưa sụp đổ.

Page 629: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom:

AT&T có dịch vụ chăm sóckhách hàng chu đáo. Bạnchắc không?

cụm từ “dịch vụ chăm sóckhách hàng chu đáo” và“AT&T” hiếm khi xuất hiệntrong cùng một câu. Tôi đã

Page 630: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

từng dùng dịch vụ củaAT&T (vài lần) từ khi mớiđến Mỹ năm 1991. Trongquãng thời gian đó, khôngcó công ty nào làm tôi khóchịu liên tục như thế, tuycũng có một công ty thẻ tíndụng suýt tiếm ngôi. Ðã bốnlần, tôi thôi dùng dịch vụcủa họ, rồi lại quay lại vì

Page 631: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khuyến mãi hấp dẫn (tặng100 đôla khi sử dụng dịchvụ gọi đường dài của họ)hoặc độc quyền phân phối(iPhone). Nhưng ví dụ tôisắp nêu là một trong nhữnglần tôi được “chăm sóc” tốtnhất từ trước tới giờ. Tháng9/2008, tôi đi châu Âu trongvòng hai tuần. Tôi đang sử

Page 632: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng iPhone, dùng liên tụccác dịch vụ điện thoại, e-mail và internet. Tôi biết tôisử dụng một gói cước điệnđàm quốc tế giá phải chăng,nhưng tôi không để ý đếngói cước dữ liệu. Trong lúctôi đi, phần lớn nền tàichính thế giới sụp đổ mộtcách ào ạt và nền ngành

Page 633: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngân hàng đầu tư của Mỹtan thành mấy khói quađêm, cho nên tồi rất cần tintức và e-mail liên tục. Và tôitheo dõi chi tiết LehmanBrothers phá sản đúng vàosinh nhật tôi - 15 tháng 9 -tại Praha. Vài tuần sau khivề nhà, tôi nhận được hóađơn của AT&T là hơn 800

Page 634: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đôla cho tiền internet. Khácvới sự sụp đổ các tài khoảnlương hưu của tôi, tôi khôngthể đổ tội vụ này cho giớimôi giới nhà đất, tín dụng,Alan Greenspan hay thậmchí George Bush; đây hoàntoàn là lỗi của tôi và tôi phảitrả khoản tiền không nhỏnày cho AT&T. Rồi một việc

Page 635: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rất lạ xảy ra.

Như mọi ngày, tôi đang ngồilàm việc thì điện thoại đổchuông. Trong thời gian đó,tôi thường không nghe máyvì thế nào cũng là vấn đềcứu trợ nạn đói trên thế giớihoặc giới thiệu cho vay muanhà, nhưng không hiểu saotôi lại nhấc máy lên. Một cô

Page 636: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giới thiệu rất lịch sự làngười của AT&T, và tôi chỉchực chờ cô ta nói dứt câuđể viện cớ từ chối, vì tôi biếtkhuyến mãi hấp dẫn cỡ nàothì tôi cũng vẫn tốn nhiềutiền. Nhưng cô này lại bắtđầu bằng việc hỏi tôi có biếttôi đã dùng internet rấtnhiều trong chuyến đi châu

Page 637: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Âu không. Tôi trả lời có vànói thêm là chi phí khá đắt.Ðây là lúc điều lạ xảy ra. côta giới thiệu là AT&T có góicước đặc biệt cho nhữngngười công tác quốc tếnhiều mà tôi có thể dùng, vàgói cước này sẽ giảm được90% chi phí so với bìnhthường tôi đang dùng, và hỏi

Page 638: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

liệu tôi có muốn dùngkhông? Tôi thường xuyên đilại cho nên tôi đồng ý và hyvọng những chuyến đi sausẽ đỡ tốn tiền hơn. cô tacảm ơn và nói thêm rằng tôisẽ được hưởng quyền lợicủa gói cước này luôn cảtrong tháng 9 (tức là thángtôi đi công tác). cho nên,

Page 639: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hóa đơn 800 đôla của tôi sẽgiảm xuống còn 50 đôla và750 đôla tiền thừa sẽ trở lạitài khoản của tôi vào thángtới. Tôi không biết nói gì cả.công ty này suốt mấy chụcnăm có tiếng là dịch vụchăm sóc khách hàng kém,giờ đây tôi được hưởng mộtdịch vụ như vậy, thế nên tôi

Page 640: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải hỏi lại xem tôi có nghenhầm không. Tôi cúp máyvới tâm trạng hoan hỉ, AT&Tđã chứng minh là lòng trungthành có thể mua được!

Quy trình thì nhiều, sẢn phẨm thì ít

MỘT LÝ DO cHÍNH cHO SỰ RA ĐỜIcủa những làn sóng mốt điều hành trongsuốt 30 năm qua chính là việc chúng taquá ám ảnh với các quy tắc. Từ khi Ford

Page 641: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giới thiệu dây chuyền sản xuất hàng loạt,quy trình luôn được coi là quan trọngnhất. Kết quả của nó rất đáng khâm phục:lãng phí tối thiểu, quy trình tối ưu, và tỷlệ sai sót cũng giảm. Những năm gần đây,hầu hết hiệu quả tăng năng suất đều xuấtphát từ đơn giản hóa quy trình, tái cơ cấuvà tự động hóa. Nhưng cũng như các lànsóng khác có nhiều trường hợp lạm dụngđã gây phần tác dụng. Trong thập niên80, nỗi ám ảnh đầy hoang tưởng về việcNhật Bản sẽ hủy hoại kinh tế Mỹ baotrùm lên đất nước này. Năm 1980, NBccó một phóng sự tên là Nếu Nhật Bản

Page 642: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

làm được, tại sao Mỹ không làm được?Ðiều buồn cười là người Nhật học vềchất lượng từ chính người Mỹ trong thờikỳ xây dựng hậu chiến. Ðặc biệt là từmột người Mỹ tên là W. EdwardsDeming, ông là người được coi là ngườithầy dạy Nhật Bản về chất lượng. Năm1981, công ty Ford Motor thuê Demingđể khắc phục cách biệt về chất lượng, cảtrong thực tế lẫn trong tưởng tượng, giữaFord và các đối thủ cạnh tranh Nhật, đặcbiệt là Toyota và Honda. chiến dịch củngcố chất lượng này có khẩu ngữ “chấtlượng là hàng đầu” (Quality Is Job One).

Page 643: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chiến dịch thành công và năm 1986, Fordcho ra dòng xe Taurus và nó đã nhanhchóng chở thành dòng xe bán chạy nhấtnước Mỹ cho đến khi Toyota cho ra dòngxe camry vào năm 1997. Khẩu hiệu nàyđược duy trì suốt 17 năm và sau đó thaythế bằng “Ý tưởng tốt hơn, tất cả nhờbạn” (Better Ideas, Driven By You),nhưng chỉ chất lượng thì không đủ choFord hay các hãng ôtô Mỹ khác. Mặc dùchất lượng tốt lên rất nhiều, thị phần củaGeneral Motors, Ford và chrysler giảmđều và rớt xuống 44%, thấp nhất tronglịch sử. Năm 1999, Ford phải thu hồi

Page 644: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hơn 250.000 xe từ các dòng Ford,Lincoln, Mercurry và Volvo. Tính đến2009, có hơn 5.700 cuộc thu hồi cònđang thực hiện liên quan đến hàng triệuxe bán ra của Ford. Liệu chất lượng cócòn là hàng đầu?

Nỗi sợ về chất lượng thua kém đã khiếnchính phủ Mỹ phải ra tay: năm 1987,chính phủ đề ra giải thưởng chất lượngQuốc gia Malcolm Baldrige để kíchthích các công ty tập trung vào quy trìnhvà chất lượng. AT&T, cadillac, MerrillLynch, Motorola, Texas Instruments,

Page 645: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Westinghouse và Xerox là những công tyđoạt giải đầu tiên - chứng tỏ chất lượngkhông phải là yếu tố duy nhất quyết địnhsống còn của một công ty.

Sau khi các tập đoàn lớn này lên ngôi,chất lượng không còn được quan tâm tớinữa. Từ cuối thập niên 90, khu vực cônglập gần như độc chiếm các giải Baldrige,đặc biệt là giáo dục và y tế. Ðoạt giảigần đây là Hệ thống y tế Poudre Valley,colarado (2008); Hệ thống y tế Mercy,Winconsin (2007); Thành phố coralSprings, Florida (2007); Trung tâm y tế

Page 646: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mississippi, Tupelo, MS (2006); Ðạihọc Richland, Dallas, Texas (2005);Trường công lập Jenks, Jenks, OK(2005); Bệnh viện Bronson Methodist,Kalamazo, MI (2005) và Ðại học Y khoaRobert Wood Johnson, Hamilton, NJ(2004).

Một điều nực cười là các tổ chức đạtchất lượng cao nhất của Mỹ đều thuộcngành y tế và giáo dục, nhưng tôi khôngchắc thường dân Mỹ sẽ nghĩ hai mảngnày là hiệu quả nhất. Trong danh sách500 công ty lớn nhất của Fortune, chỉ có

Page 647: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

duy nhất Motorola (2002) và Boeing(2003) đoạt giải chất lượng này trong thếkỷ XXI. Ðến 2008, Motorola, từng làcông ty điện thoại hàng đầu, đã bắt đầurao chuyển nhượng. Boeing thì liên tụctrì hoãn việc giao máy bay mới 787 dosự cố sản xuất - cả hai đều thể hiện tì vếtvề quy trình chất lượng. chỉ có thể có hailý giải cho sự suy sụp của các công tythành công lớn như thế này: hoặc họkhông thèm đoái hoài đến chất lượng,hoặc chất lượng của họ đơn giản là tồi.

Trong tất cả mọi yếu tố, điều quan trọng

Page 648: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhất về chất lượng là sự cân đối. Nhữngcông ty đoạt giải Baldrige như 3M,FedEx và Ritz-carlton đã kết hợp thànhcông chất lượng cao với sản phẩm vàdịch vụ tốt. Dung hòa được chất lượngvà giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ là cốtlõi đối với các công ty nếu muốn hoạtđộng hiệu quả trong thời gian dài nhưApple, costco, Federal Express,Southwest Airlines, Tesco và Toyota.

Hành đỘng

· các công cụ điều hành thực chấtđúng như tên gọi: chúng chỉ là công cụ.

Page 649: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng không phải là bảo bối thần kỳ màlà công cụ đặc biệt dành cho một sốtrường hợp đặc thù. Người điều hànhphải biết cách chọn công cụ phù hợp chotrường hợp của mình.

· Tiêu chuẩn hóa và đồng bộ hóavà nhất quán hóa là cần thiết - nhưngphải cẩn thận khi áp dụng kẻo sẽ hủyhoại sự sáng tạo, linh hoạt và cải tiến.

· Sản phẩm với chất lượng rất tốtnhưng khách hàng không xem trọng thìcũng vô dụng.

Page 650: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Tiêu chuẩn hóa rất tốn kém. Buộctất cả các khâu áp dụng cùng một hệthống nghe có vẻ hợp lý, nhưng một hệthống liệu có đáp ứng được tất cả yêucầu đặc thù của cả công ty hay thị trườngcả lớn lẫn nhỏ hay không?

· cơ cấu lại toàn bộ một công ty lớnlà mạo hiểm. công ty, thị trường và côngnghệ giờ đang thay đổi rất nhanh, cho nêndự án nào mất hơn một năm để thực hiệnsẽ trở nên lạc hậu, thậm chí vô dụng.

· Nâng cao chất lượng sản phẩm đôikhi bất lợi cho chính công ty về mặt dịch

Page 651: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vụ khách hàng, giống như thắt chặt anninh tại sân bay sau vụ 11 tháng 9.

· cải tiến không phải là một chiếndịch marketing - nó là nghiệp vụ củanăng lực, văn hóa, quy trình, hành vi vànghệ thuật lãnh đạo.

Page 652: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 8

RỦI RO MớI cHO MỘT THẾ GIớI MớI

RỦi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi rongoại hối - những rủi ro này đều rất quenthuộc với các nhà quản lý. Hầu hết các tổchức đều có một bộ máy tinh xảo để đolường và quản lý các rủi ro. Dĩ nhiên,đôi khi quá trình này không được thựchiện tốt, thể hiện rất rõ trong việc đánhgiá kém hiệu quả rủi ro tín dụng trên thịtrường cho vay thế chấp Mỹ từ năm 2003đến 2007. Tuy nhiên, hiện nay khi khắp

Page 653: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nơi trên thế giới đều đã được kết nối,với hệ thống thông tin hầu như tức thờithì các nhà quản lý cần phải chú tâm tớimột thế hệ rủi ro mới nổi lên. Nôm nađây là rủi ro về mặt danh tiếng, hay cụthể hơn - sự tin cậy và uy tín. Một trongnhững lời sâu sắc của Warren Buffet là,“cần 20 năm để gây dựng danh tiếng và 5phút để phá hủy nó”. câu nói này đượcchứng minh vào tháng 9/2008 khi lòngtin của các đối tác kinh doanh củaLehman Brothers suy giảm nhanh chóngvà đưa công ty này vào quên lãng. Tươngtự, việc Bob Nardelli đối đãi các cổ

Page 654: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đông một cách tùy tiện trong hội nghịthường niên 2007 của Home Depot đãlàm lu mờ thanh danh của công ty và đẩynhanh sự ra đi của ông. Ðương nhiêncrucient xem trọng uy tín của họ nhưngkhông nhìn thấy hết nhiều rủi ro phíatrước.

HoẠt cẢnh:

Phòng hỌp ban giám đốc - tháng 4 năm2007

Rich đang vô cùng hào hứng. Anh thuyếttrình về chương trình tiếp thị mới cho

Page 655: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mọi người trong ban điều hành. “Tôinghĩ công ty dịch vụ quảng cáo củachúng ta - cool, Hip and Trendy (cHT) -đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Họ đãphát triển toàn bộ chiến lược về thươnghiệu, tiếp thị, và quảng cáo dựa trên khẩuhiệu “Sự sáng tạo mà bạn có thể đặt niềmtin”. Thông điệp là bạn - người tiêu dùng- có thể tin tưởng vào việc sẽ nhận đượctừ cruciant những sản phẩm và dịch vụmới ở một mức giá và chất lượng mà họkhông bao giờ phải lo lắng. chúng ta làmột nhà cung cấp có uy tín trên thịtrường. Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt và các

Page 656: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vị có thể thấy thông điệp này được truyềntải thông qua mẫu mã bao bì, quảng cáo,sự xuất hiện trên mạng, và thậm chí quacác danh thiếp của chúng ta đã đượcthiết kế lại”.

Sarah nói thêm, “Tôi thích ý đó, và nhómchúng tôi rất hào hứng về cách định vịnày. cách này cho phép chúng ta ngay lậptức có thể thu hút khách hàng hiện tại vàtiềm năng vào một cuộc thảo luận cácsản phẩm mới, đồng thời nhấn mạnh chấtlượng cũng như dịch vụ chăm sóc kháchhàng nổi bật của công ty ta. chúng ta có

Page 657: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thể làm phép so sánh trực tiếp với cáccông ty đối thủ để thể hiện chúng ta kháchọ ở chỗ nào”.

Steve mỉm cười, “Tôi cũng thích cáchđó. 80 triệu đôla là một khoản đầu tưlớn, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc chúng talàm việc đó bởi vì chúng ta bắt đầu mởrộng tới những thị trường mới. Việc nàycũng giúp chúng ta tránh xa được tên tuổilâu đời của United Integrated và giúpcruciant trở nên khác biệt trên thị trường.Hãy tiến hành đi thôi!”

Năm tháng sau...

Page 658: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Dường như không khi nào đi trong sânbay hay xem tivi mà bạn không nghe thấycâu “cruciant - Sự sáng tạo mà bạn cóthể đặt niềm tin”. các phản hồi rất tíchcực; Tạp chí Advertising Age gợi ý rằngchiến dịch này sẽ giật nhiều giải thưởngtại buổi lễ của ngành quảng cáo vào cuốinăm. Wall Street Journal bình luận trongmục Kinh doanh rằng chiến dịch cruciantlà một bước ngoặt trong việc tái lậpthương hiệu của một thế giới mới. cHTđã nhận được một vài giải thưởng cho nỗlực của họ, và thậm chí các nhà đầu tưdường như cũng thích chương trình này

Page 659: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bởi giá cổ phiếu đã tăng 9% từ khi chiếndịch bắt đầu.

Dĩ nhiên có những kẻ chỉ trích chỉ ratừng khiếm khuyết nhỏ của cruciantnhưng xét một cách quân bình thì chiếnlược này thực sự có hiệu quả. Trongcuộc họp ban điều hành tháng 9, Phó chủtịch Kinh doanh Martin campbell bàn vềkế hoạch tung ra một sản phẩm quantrọng mới:

“Tôi e rằng loạt sản phẩm thử nghiệmđầu tiên cho thấy sự biến thiên về chấtlượng lớn hơn rất nhiều so với dự kiến.

Page 660: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có lẽ cần phải có một vài thay đổi vềthiết kế để cải thiện sự đồng nhất chấtlượng sản phẩm”.

“Ðiều đó có ảnh hưởng gì tới ngày giớithiệu sản phẩm?” Steve hỏi.

“Thay đổi thiết kế và chạy lại các thửnghiệm để chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuấtsẽ mất khoảng 90 ngày”.

“Không thể đợi lâu thế”, Phil kêu lên.“chiến dịch quảng cáo đã bắt đầu. Ðangcó 15.000 khách hàng tiềm năng đã đăngký trên trang web tham gia đợt khuyến

Page 661: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mãi “First Look”, và các đại lý bán lẻ đãsẵn sàng đặt hàng. 90 ngày thì chúng tachết. chất lượng sản phẩm biến thiên tệnhư thế nào?”

“Khoảng 95% loạt sản phẩm thử nghiệmnằm trong khoảng chấp nhận được; chỉ5% còn lại nằm ngoài khoảng chấp nhậnvà chúng tôi không rõ nguyên nhân. Nhânviên bộ phận chúng tôi hy vọng sẽ có câutrả lời trong một, hai ngày tới”.

“95% không phải là một con số tồi đốivới một thử nghiệm, và những sản phẩmnằm ngoài khoảng chấp nhận được vẫn

Page 662: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dùng được phải không? Nếu vậy tại saochúng ta không thể giới thiệu sản phẩm rathị trường đúng như kế hoạch và thay đổithiết kế song song cùng lúc?” Phil hỏi.

“chúng ta có thể làm vậy”, Martin nói“Tôi chỉ hơi lo rằng sẽ có một chi tiếtbất thường nào đấy mà chúng ta chưa tìmra”.

“Tôi biết anh có trách nhiệm lo lắngnhững điều này”, Steve nói, “nhưng tôinghĩ những rủi ro này có thể kiểm soát.Với khoản đầu tư mà chúng ta đã bỏ vào,hãy tiến hành theo kế hoạch của Phil”.

Page 663: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Martin gật đầu đồng ý. Anh không hoàntoàn vui nhưng hiểu được sự cần thiếtcủa việc nhanh chóng đưa sản phẩm rathị trường.

Sáu tuần sau...

Sarah đang cập nhật những thông tin mớinhất về việc đưa sản phẩm mới ra thịtrường cho ban giám đốc: “Lượng hàngbán ra cao hơn dự kiến và lượng hàngchưa giao đang ở mức vừa phải. Hầunhư tất cả bình phẩm về mặt hàng đềutích cực. Báo Straits Times ở Singaporemiêu tả như đó là một sản phẩm mới cho

Page 664: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một thời đại mới.

chỉ có một điểm tiêu cực là một số kháchhàng trả lại sản phẩm vì một lỗi dễ nhậnthấy trên vỏ ngoài. có vẻ như đây chínhlà lỗi chúng ta đã gặp phải trong loạt sảnphẩm thử nghiệm mà Martin đề cập vàituần trước. Tin vui là chúng ta đã xácđịnh được nguyên nhân và loạt sản phẩmthứ hai sẽ được đưa ra thị trường trongvòng ba tuần tới, tức là trước cả kếhoạch dự kiến”.

Một tuần sau...

Page 665: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phil báo cáo rằng có một vài blog thôngbáo sản phẩm bị hỏng và rằng tỷ lệ hỏngcao hơn rất nhiều so với những gì công tythông báo từ trước tới nay. Tỷ lệ hỏng đãgần tới 10%, nhưng công ty đưa ra chínhsách hoàn lại tiền hoặc gửi hàng bảo đảmđối với loạt sản phẩm mới. Phil nghĩ vấnđề này nằm trong tầm kiểm soát.

Hai ngày sau...

“cái gì đây?” Steve nói lớn. “cNBc đangchiếu một đoạn video hình như từYoutube về một gã nào đó đang vung búanhắm vào sản phẩm của chúng ta và lớn

Page 666: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiếng rằng khẩu hiệu của chúng ta thực ralà “Sự sáng tạo mà bạn có thể đặt niềmtin rằng bạn sẽ mất sạch tiền và nhậnđược một sản phẩm làm bạn phát điênđến mức phải trả đũa thô bạo vì bị lừa”.Phần nhạc nền là phiên bản nhái của bàihát “Tôi không thể thỏa mãn” với cụm từ“của cruciant” được thêm vào. Rõ ràngcó tới hơn hai triệu người đã xem đoạnvideo này và đó là đoạn phim được xemnhiều nhất trên toàn mạng internet!”

Phil: “Quả là đại họa. Tại sao lại xảy rachuyện với một thằng ngốc như vậy?

Page 667: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phải, chúng ta đã từng thấy tỷ lệ hỏngcao hơn rất nhiều, nhưng mọi lỗi đều cóthể sửa trong vài ngày khi tung ra loạtsản phẩm mới trên mạng”.

“có lẽ chúng ta nên hoãn tung sản phẩmcho tới khi vấn đề được sửa hoàn toàn”,Martin nhận xét ngượng ngùng.

“chuyện đã xong rồi. Doanh số bán hàngra sao, Sarah?” Steve hỏi.

“Không tốt”, cô trả lời. “Tỷ lệ hủy đơnđặt hàng là 40%. Sẽ mất nhiều tháng đểchúng ta lấy lại được uy tín”.

Page 668: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ngày hôm sau...

“cruciant tính toán tổn thất của đợt tungsản phẩm thất bại” là tiêu đề lớn trênWall Street Journal. cuối ngày, giá cổphiếu của cruciant giảm 17%, và Stevephải ra thông cáo xin lỗi về việc công tyđã làm tổn hại lòng tin của khách hàng vàhứa hẹn sẽ không tái phạm.

chín tháng sau...

con số bán hàng đã bắt đầu dần dần hồiphục, nhưng Steve đã đề nghị cHT pháttriển một chương trình thương hiệu mới

Page 669: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

để nhấn mạnh nhân tố cải cách nhưng ítnhấn mạnh hơn yếu tố lòng tin.

ThỰc tẾ: RỦi ro là mỘt tỪ đáng nguyềnrỦa

“KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO, đikèm với cái thú chấp nhận rủi ro và đưara những lựa chọn kỳ vọng, là các yếu tốđộng lực chính thúc đẩy hệ thống kinh tếtiến lên phía trước”.

Peter L. Bernstein

Tại sao cụm từ “liều lĩnh đấy” được xem

Page 670: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là tiêu cực trong khi “không rủi ro” lạiđược xem là tích cực? Không có rủi ro -tức là không có sự cải tiến nào có -không iPod, không động cơ phản lực,không cấy ghép tim - nhưng con ngườichúng ta được dạy phải tránh mọi thứđược miêu tả là liều lĩnh. Dĩ nhiên điềunày không ngăn chúng ta làm những việcliều lĩnh: đơn giản là bản thân chúng taluôn cố gắng lý giải rủi ro:

“Tôi không say đến mức không thể láixe”.

“Mọi người đang làm giàu từ cổ phiếu

Page 671: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

internet, sao tôi lại không?”

“Xăng chẳng bao giờ lên giá đến 4 đôlamột galông”.

“Bất động sản là sự đánh cược an toàn”.

“Những cầu thủ khác đều dùng steroids,sao tôi lại không?”

Không may là quá trình lý giải của chúngta chỉ dựa trên lý trí - nó hiếm khi đượccủng cố bởi cứ liệu mà bị điều khiển bởicảm xúc thay vì suy luận logic, và đơngiản chỉ nhằm biện hộ cho một quyết

Page 672: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

định nào đó chúng ta muốn thực hiện.Trong các ví dụ ở trên, chúng ta muốn láixe về nhà, kiếm tiền, mua chiếc xe SUVkềnh càng đó, dùng căn nhà của mình nhưmáy ATM, và được lọt vào các giải đấulớn.

Trong kinh doanh, chúng ta phạm rấtnhiều lỗi tương tự thế với một tấm đệmkỳ vọng là có thể tìm được dữ liệu hỗ trợcho hầu như bất kỳ quyết định nào chúngta muốn. Năm 1992, Iridium, dự án kinhdoanh điện thoại vệ tinh xấu số củaMotorola đã nói rất hào hứng về việc

Page 673: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“mang âm thanh điện thoại đến những nơichưa bao giờ có âm thanh điện thoại”.công ty đưa ra thực tế rằng “nửa dân sốthế giới ngày nay sống cách nơi có điệnthoại hai tiếng đồng hồ”. Nhưng họkhông tính đến thách thức khi phải vậnđộng những con người ấy, thường khôngphải những người giàu nhất thế giới, tiêu3.000 đôla cho một chiếc điện thoại vàtrả 3 đôla cho mỗi phút gọi đi. Sau nhiềunăm phát triển cùng hàng tỷ đôla tiền đầutư, dịch vụ này đi vào hoạt động tháng 11năm 2008; chín tháng sau, Iridium khôngtrả được 1,5 tỷ đôla nợ và tuyên bố phá

Page 674: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sản.

Trong những năm gần đây, các công cụvà kỹ thuật đánh giá và quản lý rủi ro đãcó những tiến bộ rất lớn. Một lượng lớnsức mạnh trí óc và máy tính được dùngcho công việc này trong khi các mô hìnhcông nghệ phức tạp hơn bao giờ hếtđược áp dụng để đo lường rủi ro và cácphản ứng của con người với rủi ro. Tuynhiên, bất chấp các khoản đầu tư, dườngnhư khả năng ứng phó của chúng ta trongmột thế giới bất định không tốt hơn năm1492 khi colombus tin rằng ông đã tìm

Page 675: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thấy Ðông Ấn trong khi thực tế ông đangở Bahamas.

Peter Bernstain đã cảnh báo về việcchúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các môhình công nghệ máy tính, “Không có gìthuyết phục hơn màn hình máy tính, vớinhững dãy số ấn tượng, màu sắc rực rỡ,và các biểu đồ rất thanh nhã được dựnglên. Khi xem những bài thuyết trình, tatập trung đến nỗi quên rằng máy tính chỉtrả lời câu hỏi, nó không đặt câu hỏi.Mỗi khi chúng ta phớt lờ sự thật, máytính sẽ hỗ trợ chúng ta trong những khái

Page 676: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

niệm sai lầm”. Bao nhiêu người đã bỏqua những lời thông thái này trong nhữngnăm gần đây?

Trong dư âm của cuộc khủng hoảng tíndụng toàn cầu, các kỹ sư tài chính và môhình của họ bị cười nhạo vì không đưa rađược một hệ thống hiệu quả định giá cáckhoản nợ thế chấp - những khoản nợ gópphần chủ yếu làm hệ thống ngân hàng gầnsụp đổ. Một chuyên gia tài chính nhậnđịnh rằng rất nhiều mô hình mà các ngânhàng dựa vào “thực chất chỉ bịa ra cáccon số”. Không may là các con số không

Page 677: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thực ấy bao gồm giá nhà, mức thu nhập,lợi nhuận công ty, định giá tài sản, giá cổphiếu, và quyền lợi của cấp điều hành.Toàn bộ thị trường nhà ở tại Mỹ trở thànhmột kế hoạch Ponzi ảo, thu nhỏ những tròhề của Bernard Madoff. Những khoảnvay mới được cấp cho những ngườikhông đủ điều kiện, chồng lên các khoảnvay cũ đã cấp cho những người không đủđiều kiện, làm tăng nhu cầu về nhà ở, vàdo đó đưa giá nhà lên cao hơn bao giờhết cho tới khi bản nhạc kết thúc - và sauđó toàn bộ ngôi nhà dựng bằng nhữngquân bài sụp đổ.

Page 678: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sự thất bại trong việc hiểu rõ và quản lýrủi ro là nguồn gốc của mọi sụp đổ lớntrong kinh tế. René Stulz, giáo sư Ðạihọc Tiểu bang Ohio, đã xác định sáunguyên nhân trong sai lầm quản lý rủi rocủa các công ty:

1. Tin cậy các con số trong quá khứ

2. Tập trung vào các tiêu chuẩn đánhgiá hẹp

3. Xem nhẹ các rủi ro có thể nhìnthấy được

Page 679: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

4. Xem nhẹ các rủi ro tiềm ẩn

5. Không liên lạc hiệu quả

6. Không quản lý tức thời

Tôi không rõ Stulz có biết rằng ông đãmiêu tả chính cách mà các tổ chức vẫnlên kế hoạch và dự đoán kinh doanhtrong suốt năm mươi năm qua! các kếtquả năm nay sẽ là nền móng cho kếhoạch sang năm; doanh thu và lợi nhuậnlà những con số duy nhất có ý nghĩa; rủiro chỉ được quan tâm lướt qua và xemnhẹ bởi người ta nghĩ nó sẽ không xảy ra;

Page 680: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các rủi ro ẩn như sự phá hoại uy tín bịphớt lờ; các kế hoạch và con số dự đoánđược xây dựng bởi một nhóm nhỏ với rấtít sự đóng góp từ những người được yêucầu phản biện; và báo cáo tình hình sẽchỉ được gửi mỗi tháng một lần trong khinhững số liệu dự đoán sẽ chỉ được cậpnhật theo quý. Ðây không phải là côngthức hiệu quả lắm cho việc quản lý -nhưng vẫn rất thông dụng.

Lẽ ra Stulz nên bổ sung các yếu tố lòngtham, ngốc nghếch, và ngây thơ vào danhsách, và nếu thế thì phân tích của ông đã

Page 681: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoàn toàn chính xác. cả sáu lỗi ông đưara đều có mặt trong sự sụp đổ của thịtrường nhà ở tại Mỹ:

1. Tin cậy các con số trong quá khứ:Giá nhà tăng ổn định từ 1996; chỉ số giánhà case-Shiller tăng từ 75,71 tháng 1năm 1994 đến đỉnh điểm là 226 tháng 6năm 2006.

2. Tập trung vào các tiêu chuẩn đánhgiá hẹp: Giá trị nhà ở tăng lên trở thànhthước đo duy nhất cho sự sung túc cánhân, thu nhập ngày càng kém quan trọngvì mọi người đều tận dụng giá trị tăng lên

Page 682: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

liên tục của nhà mình để mua sắm trongcả một thập kỷ.

3. Xem nhẹ các rủi ro có thể nhìnthấy được: các tiêu chuẩn tín dụng dầnđược nới lỏng khi người cho vay tin vàomức tăng ổn định của giá nhà như tài sảnđảm bảo cho các khoản vay nhiều rủi ro.

4. Xem nhẹ các rủi ro tiềm ẩn: cácngân hàng đầu tư hàng tỷ vào chứngkhoán an toàn, thường được xếp hạngAAA bởi các dịch vụ đánh giá tín dụng,như các khoản nợ thế chấp và các khoảnhoán đổi nợ tín dụng - các loại chứng

Page 683: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoán không được định giá hiệu quả trênthị trường.

5. Không liên lạc hiệu quả: Ngườivay không truyền đạt được tình trạng tàichính thực của họ, người cho vay khôngbáo cáo chính xác rủi ro thực trong hồ sơdanh mục vay, và người môi giới thếchấp thì bị tiền thưởng doanh thu làm mờmắt, chấp nhận hồ sơ bất kể chất lượngtín dụng ra sao.

6. Không quản lý tức thời: Giá nhàtăng đỉnh điểm vào giữa năm 2006,nhưng nợ dưới chuẩn vẫn tiếp tục ở mức

Page 684: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kỷ lục trong ít nhất một năm sau đó.

có những lúc người ta rất dễ bị cuốn vàocơn lốc, nhất là khi những nhà tư vấnchuyên ngành trở thành nạn nhân. Năm2003, trong một báo cáo mang tên cuộcbùng nổ nhà ở: 20 năm phát triển, AlEhrbar, một đối tác của hãng tư vấnStern Stewart & co., miêu tả vai trò mớiquan trọng của tín dụng mua nhà:

“Thay vì làm tăng độ nghiêm trọng củacuộc suy thoái, nó giúp duy trì việc làmvà mức tiêu dùng, đồng thời giảm nhẹ sựđi xuống của nền kinh tế. Tín dụng mua

Page 685: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhà đi từ vai trò là chiếc van an toàn tạithời điểm lạm phát cực điểm của chu kỳđến vai trò là chiếc lưới cứu hộ vào lúcbất lợi.

“Vậy vì sao tất cả những điều này lạiquan trọng? Nó có thể có nghĩa rằngchúng ta đang ở cuối chu kỳ bùng nổ vềbất động sản. Sự gia tăng ổn định tronggiá trị nhà ở - và vì thế giá trị của nhữngđơn vị thi công nhà ở - cónghĩa rằngchúng ta sẽ có khoản vốn và tài chính đểsử dụng cho việc cắt giảm sự thiếu hụt vềnhà ở tại Mỹ”.

Page 686: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một quan điểm rất đúng phải không?

cuối năm 2009, Hội đồng Hội nghịthường niên các nhà doanh nghiệp tiếnhành một trong nhiều khảo sát (dườngnhư có hàng triệu khảo sát được tiếnhành mỗi tuần, khiến mọi việc thật dễchịu vì tôi có thể tìm thấy ít nhất một,mặc dù không rõ ràng lắm, khảo sát đểcủng cố quan điểm của mình) để xác địnhnăm mối quan tâm hàng đầu của các nhàdoanh nghiệp trên thế giới.

Bảng 8.1 nêu kết quả của tháng 7 năm2008 và một lần nữa tháng 10 năm 2008.

Page 687: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Không có gì đáng ngạc nhiên, tình hìnhkinh tế toàn cầu (từ vị trí #16 lên #4) vàviệc quản lý rủi ro tài chính và biếnđộng (từ vị trí #11 lên #5) đều tăng vượtbậc, nhưng điều thú vị là trong tháng 7năm 2008 (sau vụ Bear Stearns và vớigiá dầu 147 đôla một thùng) rủi ro tàichính chỉ được xếp ở vị trí thứ 11 trongkhi kinh tế thế giới ở vị trí thứ #16. Tôixin lỗi nhưng tôi không thể nghĩ ra mườihay mười lăm điều nào khác đáng quantâm hơn đối với các nhà lãnh đạo doanhnghiệp. chẳng phải đó là một thí dụ nữavề ảo giác của năng lực hay sự tự dối

Page 688: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lừa về năng lực dự báo rủi ro sao?

Bảng 8.1 Thách thức của cEO 2008:Năm thách thức hàng đầu?

Xếphạng7/2008

Xếphạng10/2008

Mốiquantâm

Mứcgia tăngnhữngngườixemmối

Page 689: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quantâm nàylà lớnnhất

1 1

Sựđiềuhànhxuấtsắc

+9,4%

Page 690: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

3 2

Sựthựcthichiếnlượcmộtcáchnhấtquán

+6,9%

Page 691: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

7 3

Tốcđộ, sựlinhhoạtvàthíchứngvớithay

+22,1%

Page 692: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đổi

16 4

Hiệunăngkinhtếtoàncầu

+27,4%

Page 693: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

11 5

Rủi rotàichính,baogồmtínhthanhkhoản,tíndụng

+23,0%

Page 694: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và sựbất ổn

Bài hỌc tỪ Tiger, Phil, và nhỮng ngưỜicòn lẠi

TÔI ĐÃ cố GẮNG để tập chơi golf suốtgần bốn mươi năm qua. Trong những nămđầu tôi luôn hy vọng sẽ chơi được thạo.Hy vọng đó bốc hơi sớm và bây giờ tôichỉ cố gắng không tự làm mình xấu hổ.Tôi nghiện môn thể thao này, cả về mặttinh thần lẫn mặt thể chất của nó. Golf là

Page 695: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một môn thể thao khiêm nhường. TigerWoods, có lẽ là tay golf giỏi nhất mọithời đại. Anh đánh trượt đường bóng lănkhoảng 43% số lần và trượt “green” vớitỷ lệ một phần ba. Bạn có nghĩ anh dựkiến trước mỗi vòng thi đấu là đánh trượtsáu lần đường bóng lăn và sáu lần“green”? Trong suốt bốn mươi nămthưởng thức các trận đấu golf chuyênnghiệp, tôi đã dự khán tất cả 22 giải vôđịch lớn và 50 giải khác. Kết luận củatôi là mặc dù các vận đông viên giỏi nhấtđánh bóng được xa hơn những ngườichơi amateur trung bình, sự khác biệt rõ

Page 696: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhất là cách mà họ đối mặt với khó khăn.Khi Tiger trượt một cú “green”, anh vẫnxoay sở được “par” trong hai phần ba sốlần đánh. Tôi là một tay chơi “handicap”một chữ số từ năm 1976, và “lên xuống”có lẽ là 20% thời gian chơi, và dĩ nhiêntôi trượt “green” nhiều hơn Tiger. Trongkinh doanh cũng vậy: các công ty giỏinhất được định nghĩa qua cách họ đốimặt với khó khăn.

Khi xem những golf thủ hàng đầu luyệntập, tôi thấy họ dành nhiều thời gian tậpđánh những quả tầm ngắn hơn là các cú

Page 697: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đường dài; đối với dân amateur như tôi,thì lại hoàn toàn ngược lại, chúng tôi đếnsân golf chỉ để dùng gậy “driver”, ít nhất14 lần trong mỗi 100 cú gậy. Lẽ ra chúngtôi nên ra một góc để tập đưa bóng trởlại đường bóng lăn thay vì tập vung gậy“driver”. Thành công trong golf, cũngnhư trong kinh doanh, đến từ cách bạnđối phó với những sự việc hay khó khănkhông nằm trong dự kiến chứ không từcách bạn điều hành khi mọi thứ đều trơntru. chúng ta sẽ biết rõ các công ty thựcsự giỏi trong một vài năm tới.

Page 698: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom:

Quản lý sự bấp bênh tạiMcDonald’s

Duy trì lợi nhuận trong thờikỳ suy thoái kinh tế là mộtthách thức, nhưng một trongnhững người chiến thắngtrong năm 2008 là chuỗinhà hàng thức ăn nhanh

Page 699: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

McDonald’s. công ty có trên30.000 nhà hàng ở hơn 100quốc gia. Khi sự suy thoáikinh tế bắt đầu gặm nhấmcác doanh nghiệp,McDonald’s thu lợi nhuậntừ một vài xu hướng: (1)khách hàng không đến cácnhà hàng đắt tiền nữa, (2)giá trị đồng đôla yếu trong

Page 700: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nửa đầu 2008 làm tăng giátrị đồng đôla thu từ việckinh doanh của McDonald’sở nước ngoài. Năm 2008 lợinhuận từ Mỹ tăng 8%, từchâu Âu tăng 23%, và từchâu á Thái Bình Dương,Trung Ðông và châu Phităng 33%. Nhưng không chỉcác yếu tố khách quan mang

Page 701: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại sự thịnh vượng choMcDonald’s, công ty cũngchủ động đưa ra hướng pháttriển thông qua việc hoạchđịnh và dự đoán kinhdoanh.

chưa đầy hai tháng sau khihoàn thành kế hoạch chiếnlược ba năm tháng 10 năm2008, các nhà quản lý nhận

Page 702: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra rằng viễn cảnh một nềnkinh tế thế giới thay đổinhanh sẽ đòi hỏi phải xemxét lại kế hoạch chiến lượccủa công ty. Thông thườngcác tổ chức thường cứngnhắc bám sát một kế hoạchmà thị trường biến động làmnó trở nên lạc hậu. chưa đếnlúc lên kế hoạch không có

Page 703: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩa là bạn không thể xemxét lại các kế hoạch, nếunhư thế giới biến động xungquanh bạn.

Một khía cạnh trong chiếnlược của McDonald’s đòihỏi sự quản lý chặt chẽ vàcẩn trọng trong viễn cảnhnền kinh tế thay đổi là kếhoạch xây dựng 1.000 nhà

Page 704: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng mới. các nhà quản lýxem xét kỹ các số liệu thốngkê mới nhất về nhà ở, việclàm và thị trường bán lẻ củamột số địa phương cụ thểmà họ sẽ xây nhà hàng mớiđể tinh chỉnh các kế hoạch.Sự chú tâm đến những thayđổi ở thị trường địa phươngcó thể giúp ích quá trình

Page 705: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quyết định của các nhà quảnlý. Tại thị trường Anh, mộttrong những thị trường pháttriển nhanh và có lợi nhuậncao nhất của McDonald’s,các nhà quản lý thường xemxét rất nhiều chỉ số thịtrường như mô thức chi tiêucủa người tiêu dùng, số liệucủa đối thủ cạnh tranh, và

Page 706: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dự báo tỷ lệ thất nghiệp mộthay hai lần trong một năm.Ðầu năm 2008, các nhàquản lý xem xét các số liệuđó liên tục hai tuần một lầnvà dựa vào đó tinh chỉnh cácchiến dịch quảng cáo vàkhuyến mãi. Thay đổi kếhoạch và quá trình quản lýtùy theo sự biến động gia

Page 707: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tăng không ngừng của thếgiới là một việc có ý nghĩa.Việc chèo lái thành côngtrong một thế giới luôn thayđổi đòi hỏi sự linh độngđiều chỉnh chiến thuật vàđôi khi là chiến lược kinhdoanh để phù hợp với cácxu hướng mới của thịtrường.

Page 708: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HỌ sẮp thay đỔi thẾ giới

BẠN cÓ NHớ NĂM 1999? Amazon làcông ty dot.com buồn tẻ nhất trong khiWebvan và Kozmo đang rất thú vị. cuốinhững năm 1990 là thời điểm thế giớiđược định nghĩa lại bởi internet. Bạnnghĩ ra thứ gì thì thứ ấy sẽ có trêninternet, từ thức ăn cho vật nuôi cho tớihồ sơ khai thuế, và thế giới không baogiờ còn giống như trước nữa. Ðúng thế,mọi thứ đều thay đổi. Mười năm tới, hầuhết chúng ta sẽ khai thuế trên mạng, họp

Page 709: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mặt bạn cũ mà chúng ta không buồn giữliên lạc suốt ba mươi năm qua trên mạng,và đăng các thông tin cá nhân về cuộcsống của chúng ta trên mạng cho cả thếgiới xem. Tuy nhiên, rất ít những nhàcung cấp các dịch vụ này là những ngôisao của năm 1999.

Những thành viên nổi bật của nghĩa trangdot.com bao gồm Webvan (1999-2001),công ty đã nướng 800 triệu đôla trongchưa đầy hai năm; Pets.com (2000)chứng minh rằng việc vận chuyển thức ăncho chó bằng UPS là không kinh tế;

Page 710: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kozmo (1998-2001) hứa hẹn vận chuyểnmột pound cà phê Starbucks tới tận cửanhà bạn miễn phí trong vòng một tiếngđồng hồ; Flooz.com (1998-2001) cốgắng phát minh lại một dạng tem phiếutrên mạng với sự giúp đỡ của nữ tài tửWhoopi Goldberg; eToys.com (1997-2001) có ý định đánh bại Toys ‘R Us;trong khi Boo.com (1998-2000) định trởthành Harvey Nichols của thế giớiinternet; và MVP.com (1999-2000) đặtJohn Elway, Michael Jordan và WayneGretzky ở vị trí quản lý để công ty chắcchắc không thất bại.

Page 711: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bất chấp máu đổ, tỷ lệ sống sót sau 5năm của các hãng dot.com là khoảng48%, ở mức trung bình hay cao hơn mộtchút so với thời kỳ bùng nổ trước đótrong các ngành công nghiệp nổi trội nhưôtô, lốp xe, và truyền hình; tuy nhiên chỉmột vài hãng thống trị và có tương lai lâudài. Trong làn sóng đầu tiên, có lẽ chỉAmazon, Yahoo hay eBay được địnhnghĩa là các siêu sao, và cả eBay lẫnYahoo đều đang vật lộn trong những nămgần đây. Làn sóng thứ hai mang tới cho taGoogle, YouTube, Facebook, và Twitter,nhưng chỉ có Google thể hiện được mô

Page 712: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hình kinh doanh đem lại lợi nhuận rõràng.

Tôi có thể tự tin dự đoán (an toàn trongphạm vi tôi sẽ không phải chịu tráchnhiệm) rằng bong bóng sắp tới sẽ là vềviệc duy trì sự bền vững của môi trường.Sống “xanh” là một chủ đề lớn, và cơn lũđầu tư vào hàng nghìn ý tưởng liên quanđang tới dần với 7,7 tỷ đôla đầu tư vốndự án trong năm 2008, hơn gấp đôi consố năm 2007. các công ty lớn đang vộivã thiết lập các tiêu chuẩn xanh. BP đangtiến tới “Hơn cả dầu khí”, IBM đang xây

Page 713: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dựng “Hành tinh thông minh hơn” vàGeneral Electric đưa ra “Tưởng tượngxanh” như một trong những chiến lượccốt lõi của mình. Trong vài năm tới sẽ cóvô số ý tưởng về tái chế, tái sử dụng,bảo vệ, và tân trang. Nhiều ý trong số đósẽ đạt được tầm cao mới (cùng nhữngđịnh giá vô lý) trong một thời gian ngắnđể rồi bổ nhào và bốc cháy. Vì thế hãyđầu tư thận trọng hoặc hãy bán khi cònchưa muộn!

cẨn thẬn với sỰ không thích đáng

các NHÀ QUẢN LÝ LUÔN KHỔ SỞ

Page 714: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh,phân tích từng mẩu thông tin mới để cócái nhìn sâu sắc hơn về các ý định củađối thủ. các cuộc cạnh tranh lớn giốngnhư các trận đấu quyền anh hạng nặng khiAli phải đấu không ngừng bằng ngôn luậnvà đấu thực sự một vài trận với Fraziervà Foreman: những cảnh tượng trình diễnquá sôi động và ghê gớm. Hãy nghĩ vềcoke và Pepsi, Bud và Miller, Apple vàMicrosoft, BBc và ITV, và ban nhạcBeatles và Stones. Trong mỗi trườnghợp, mỗi đấu thủ đều được định nghĩaphần nào bởi đối thủ của họ.

Page 715: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sự kình địch là một sức mạnh thôi thúclớn lao, khiến mỗi đấu thủ phải nỗ lựcnhiều hơn để có lợi thế; nhưng nó cũngcó thể khiến họ phân tâm. có phải cokevà Pepsi dành quá nhiều thời gian theodõi lẫn nhau nên họ đã quá chậm trongviệc nhận thấy định nghĩa mới của nướcgiải khát là nước uống đóng chai, trà đá,và các đồ uống không chứa carbonat,những thứ đã bắt đầu thống trị thịtrường? Trong hàng thập kỷ, các công tyxe hơi Mỹ tranh đấu lẫn nhau để giành thịphần và phớt lờ mối đe dọa lớn từ cácmẫu mã nhập khẩu, và các hãng hàng

Page 716: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không lớn dành hàng năm để làm mất uytín hãng Southwest mới nổi trước khinhận ra rằng chính mô hình của mình đãhỏng.

Bị đánh bại bởi đối thủ không phải là rủiro chính yếu mà một doanh nghiệp phảiđối mặt. Nguy hiểm hơn rất nhiều là nguycơ trở nên không thích đáng trong mắtkhách hàng. các đối thủ trực tiếp thườngchơi cùng sân, sản xuất các sản phẩmgiống nhau và bán theo cách tương đốigiống nhau. Sự đổ vỡ xảy ra khi có mộtsản phẩm mới hay phương thức mới

Page 717: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được tung ra thị trường, mang đến chokhách hàng của bạn một trải nghiệm hoàntoàn khác. Ví dụ, một người quen uốngsoda có thể thay đổi và chuyển sang ngồitại Starbucks uống một ly latte 3-shotkhông béo; một người quen uống bia cóthể chuyển sang nhâm nhi một hay hai lyPinot Noir như một cách để luyện tậpgiảm béo (sai lầm?) hay tốt cho tim (lạisai lầm?); và một khách hàng của Barnes& Noble có thể sẽ không tới Bordersnhưng có thể mua Amazon Kindle và tảisách về đọc khi đang đi trên đường.

Page 718: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Theo sát đối thủ là điều bình thường, vàđiều quan trọng hơn nhiều là phải hiểuđược vì sao khách hàng đánh giá cao cácsản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.Việc “trật rơ” với khách hàng có sức tànphá lớn hơn rất nhiều trong tương lai xaso với việc thua sút một vài điểm thịphần cho đối thủ. có rất nhiều lý do đểmột doanh nghiệp được khách hàng xemlà thích đáng; và việc hiểu rõ sự thíchđáng này là điều thiết yếu với bất kỳdoanh nghiệp nào.

Bảng 8.2

Page 719: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Những hiểm họa gián tiếp đối với sựthống trị thị trường F&B

Thị trường

chiếntranh soda

Bud-

Hiểm họa

Nước đóng chai,thức uống khôngcó gas, cà phê

Bia nhập khẩu,bia tươi, rượu,

Page 720: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Miller

Apple-Microsoft

BBc-ITV

Beatles-Stone

thức uống ănkiêng

Google,Facebook, Linux

Sky, Hulu, XBox

Jack Daniels,Yoko Ono, PinkFloyd...

Page 721: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sự tiện lợi: Người ta không tấp xe vàoquầy McDonald’s vì không khí quán ănhay vì những thực đơn sành điệu; tất cảchỉ vì sự tiện lợi. Tương tự, một cửahàng nhỏ ở góc phố ngoại ô Londonkhông phải được mở ra để cạnh tranh vớisiêu thị Tesco về mặt giá cả hay chủngloại hàng; tất cả chỉ vì bạn có thể muamột bình sữa vào lúc một giờ sáng.

Tốc độ: Ðầu tiên tôi có ý định viết vềviệc tấp xe vào quầy thức ăn nhanh nhưmột ví dụ cho sự tiết kiệm thời gian,

Page 722: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng rõ ràng đó là ngụy biện vì có rấtnhiều người khác đỗ xe trong bãi, vàonhà hàng bán đồ ăn nhanh và mua về nhà.Tuy nhiên, dịch vụ rửa ảnh nhanh trongmột tiếng đồng hồ, giao hàng qua đêm,hay thay dầu xe trong 20 phút đều thịnhhành vì tốc độ của nó. Tại thời điểm tôiviết quyển sách này, tháng 9 năm 2009,tôi có thể chuyển một phong bì nặng bốnao-xơ (113 gam) từ nhà tôi ở Ohio tớiSan Diego bằng dịch vụ chuyển thư hạngnhất của Mỹ với chỉ 96 xu và chắc chắnnó sẽ tới tay người nhận trong hai-bangày; hay tôi cũng có thể gửi nó bằng

Page 723: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

FedEx và nó sẽ được chuyển tới nơi vàotám giờ sáng mai với cước phí 56,79đôla. Giả sử bưu điện mất ba ngày đểchuyển phong bì của tôi đến nơi thì tôiphải trả 1,16 đôla cho mỗi giờ FedExtiết kiệm được cho tôi.

Giá cả: có lẽ công cụ cạnh tranh dễ hiểunhất - giá thấp - đã chứng minh được tínhhiệu quả của nó khi trở thành chiến lượckinh doanh hằng ngày của Wal-Mart vàdịch vụ hàng không tinh gọn của Ryanair;nhưng đưa ra giá thấp cho hàng hóa haydịch vụ mà người mua không muốn hoặc

Page 724: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cần sẽ hầu như không mang lại gì cả chodoanh nghiệp của bạn. Hãy thử bán báocũ của ngày hôm qua hay một máycassette; những hàng hóa này đã khôngcòn liên quan tới nhu cầu của người sửdụng hôm nay nữa, và vì thế không cómột sự định giá nào đủ thấp cả - thậm chíkể cả ở mức miễn phí.

Lòng tin: Mối quan hệ thân thiết vớikhách hàng được xây dựng dựa trên lòngtin là một trong những mối quan hệ có tácđộng lớn nhất mà bất kỳ tổ chức nào cũngcần phát triển. Nhiều khách hàng sẵn

Page 725: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sàng trả giá cao hơn cho sự yên tâm màhọ tin tưởng. Lòng tin cũng rất dễ vỡ. Sựkhủng hoảng sâu sắc trong lĩnh vực ngânhàng năm 2008 đã làm yếu đi lòng tin lâuđời của khách hàng đối với các công tytài chính. Khách hàng của NorthernRock, Washington Mutual và rất nhiềucác công ty tài chính khác đã chứng kiếnsự biến mất của các nhà cung cấp dịchvụ tài chính vốn được tin tưởng và phảidựa vào sự bảo đảm của chính phủ đểcứu tiền của họ. Tháng 2 năm 2009, mộtkhảo sát của tạp chí người tiêu dùng AnhWhich cho biết 37% người tiêu dùng

Page 726: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩ rằng để có lợi cho nền kinh tế thìkhông nên tin tưởng vào các ngân hàng,trong khi 21% không có lòng tin khi gửitiền của họ vào ngân hàng. Vào ngày11/5/1996, chuyến bay số hiệu 592 củaValuJet đâm xuống tại FloridaEverglades sau khi một đám cháy nhỏtrong máy bay đã làm máy cung cấp oxynổ tung. Tất cả 110 hành khách trênchuyến bay đều thiệt mạng. các cuộc điềutra sau vụ tai nạn cho thấy có rất nhiềusai sót trong quá trình bảo dưỡng củahãng hàng không này. Không có gì ngạcnhiên khi sự tin tưởng của khách hàng

Page 727: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dành cho hãng hàng không đã về con sốkhông. Năm 1997 công ty hàng không bịbuộc phải sáp nhập với hãng hàng khôngnhỏ hơn rất nhiều, AirTran Airways, vàcái tên ValuJet cũng như thanh danh bị lumờ của nó chỉ còn trong quá khứ.

Sự chọn lựa: cung cấp cho khách hàngnhiều lựa chọn đã từ lâu là một động lựcthúc đẩy công việc kinh doanh. Nhữngcửa hàng tổng hợp đầu tiên ra đời trongnhững năm 1830 và sớm trở thành hìnhmẫu doanh nghiệp bán lẻ thống lĩnh trênthị trường. Trong những năm gần đây,

Page 728: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

internet đã giúp mở rộng sự lựa chọn củakhách hàng. Với vài cú nhấp chuột, bấtkỳ người tiêu dùng nào cũng có thể tìmthấy hàng loạt lựa chọn khác nhau chomột sản phẩm cụ thể, từ bảo hiểm nhânthọ cho tới vé máy bay hay thậm chí xeôtô. Sự đa dạng trong lựa chọn màinternet mang lại làm giảm giá trị của sựđa dạng khi lựa chọn tại cửa hàng bán lẻthực ngoài đời trong mắt khách hàng.Ngày nay, rất nhiều khách hàng dùng webđể nghiên cứu sản phẩm, và thậm chí kểcả khi họ không mua trên mạng thì họcũng dùng mạng để xem cửa hàng bán lẻ

Page 729: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nào gần nhất và bán rẻ nhất rồi đến đómua hàng. Trong những trường hợp nhưthế, sự chọn lựa trong một cửa hàng bánlẻ không còn quan trọng lắm.

Ðộ tin cậy/chất lượng: Trong nhiều thậpkỷ, Maytag là đại diện của chất lượng;người thợ sửa chữa của Maytag, xuấthiện đầu tiên trong chiến dịch quảng cáonăm 1967 của hãng, đã trở thành một ẩndụ thông dụng cho một người thợ màngười ta ít khi cần đến, thể hiện chấtlượng cao của sản phẩm của hãng.Tương tự, Toyota đi đầu trong việc thể

Page 730: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiện chất lượng như một thuộc tính củasản phẩm từ họ, nhất là trong những năm1960 và 1970 khi các nhà sản xuất Mỹphải gắng hết sức để đối chọi với cácloại xe nhập khẩu. Thậm chí ngày nay,khi rất nhiều ôtô của Mỹ có chất lượngngang tầm hoặc hơn cả xe nhập khẩu thìquan niệm của khách hàng vẫn bị chế ngựbởi quá khứ 30 năm kém chất lượng củangành xe hơi Mỹ.

Ưu thế công nghệ: các công ty đã từ lâudùng thế dẫn đầu về công nghệ như mộtcông cụ thu hút khách hàng. chiến dịch

Page 731: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cải tiến công nghệ dài hơi của Audi đãthể hiện một cách rõ ràng chiến lượcđịnh vị của công ty. Rất nhiều công tymời chào sản phẩm của họ như nhữngsản phẩm “hàng đầu” hoặc “có cải tiếnvượt bậc về công nghệ”. Nhưng sự dẫnđầu về công nghệ là một thứ dễ vỡ và dễlạc hậu khi đà cải tiến luôn diễn ra. Sonydẫn đầu thị trường với dòng máy nghenhạc xách tay trong suốt hơn 20 năm, trảiqua cả hai thời kỳ băng cassette và đĩacD, nhưng đã mất vị trí hàng đầu khicông nghệ chuyển sang nhạc số. Polaroidlà một lò tiềm năng cho sự cải tiến nhưng

Page 732: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại không thích ứng nhanh được với thếgiới ảnh kỹ thuật số, và sau nhiều nămliền nỗ lực đã phá sản tháng 10/2001.

Sự tuân hợp: công ty bảo hiểm xe hơiMỹ SafeAuto tự tiếp thị như một mộtcông ty “giúp bạn luôn sống hợp phápvới chi phí thấp hơn” thông qua cácchính sách bảo hiểm đáp ứng các yêu cầucơ bản nhất về luật pháp ở mỗi bang màhọ hoạt động. Rất nhiều luật sư, kế toánvà nhà tư vấn đưa ra dịch vụ kiểm tra sổsách cho mọi thứ, từ hợp đồng lao độngđến bảo vệ môi trường, để bảo đảm các

Page 733: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khách hàng hoàn toàn tuân thủ luật pháp.Nhịp độ thay đổi về pháp lý giúp đảmbảo nguồn kinh doanh cho những ngườicung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này.

Sự tương thích: Bạn muốn mua phụ tùngđi kèm iPhone? Thế còn các trò chơi chobộ Xbox hay lốp xe cho chiếc BMW củabạn? Việc định vị các sản phẩm tươngthích với các sản phẩm của công ty khácmang lại doanh thu cho hàng nghìn doanhnghiệp. Trong trường hợp này, sự thíchđáng trong kinh doanh đòi hỏi một thựctế rằng khách hàng phải chọn sản phẩm

Page 734: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của công ty kia để doanh nghiệp của bạnthành công. Thành công của bạn phụthuộc vào sự thích đáng trong sản phẩmhoặc dịch vụ của công ty kia trong mắtkhách hàng. Nếu làm đúng, doanh nghiệpcó thể sẽ rất thịnh vượng; nếu làm sai,giống như các nhà sản xuất phần mềmtương trợ hệ điều hành OS/2 Pc của IBMhay những nhà sản xuất đồ chơi đầu tưvào sản phẩm ăn theo phim IncredibleHulk năm 2008 thay vì Iron Man, doanhnghiệp của bạn đang trở nên không thíchđáng trong mắt khách hàng.

Page 735: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hào quang/ Thời thượng(Aura/Hipness): có lẽ yếu tố nền tảngkhông kiên định nhất của tính thích đángtrong kinh doanh là sự chạy theo thờitrang, mốt thời thượng. Danh sách nhữngsản phẩm gây sốt một thời là khá dài:bạn có nhớ đồ chơi clackers, khối Rubik,sản phẩm ủ chân, Osmonds, búp bêcabbage Patch, Beanie Babies, Fresca,PT cruiser, và crocs? Bí quyết là phảikhai thác thật nhanh để tạo một chỗ đứngvượt ngoài chỉ một sản phẩm hay mộtthời kỳ đơn độc như Nike và Apple đãlàm. Gần đây đã có sự bùng nổ kinh

Page 736: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh trong việc hồi sinh các thươnghiệu gây sốt và đã lùi xa một thời. Sảnphẩm Old Spice của Procter & Gambleđược bán nhanh hơn nhiều so với toàn bộchủng loại mặt hàng ấy từ năm 1997 đếnnăm 2001 dựa trên dòng sản phẩm đượclàm mới lại và chiến dịch quảng cáomới. BMW giới thiệu loại dòng xe Minitrong năm 2001 và gặt hái được thànhcông lớn vì dòng xe này gợi nhớ vềnguyên bản mang tính biểu tượng của nó- một trong những biểu tượng của thế hệnhững năm 60 tại London.

Page 737: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mặc dù khó khăn, việc gây dựng lại tínhthích đáng trong kinh doanh là một việckhả thi. Khi quay trở lại Apple, SteveJobs đã định nghĩa lại công ty và khởiđầu kỷ nguyên thứ hai cho một thươnghiệu đang dần lu mờ. Jobs đã biến Appletừ một công ty máy tính đậm phong cáchriêng thành một công ty sản xuất sảnphẩm tiêu dùng toàn cầu. Ông nhận rarằng mối liên kết giữa công ty và kháchhàng chính là các sản phẩm hàng đầuđược thiết kế độc đáo và có khả năngtích hợp nhuần nhuyễn. Nói ngắn gọn thìthật là tuyệt khi được là một khách hàng

Page 738: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Apple. Một khi mối liên kết đượcnhìn nhận và hiểu rõ, sự ra đời của iPod,iTunes và iPhone chỉ là một bước tiếnlogic. Ðể khẳng định khái niệm kinhdoanh của công ty đã được định nghĩalại, ngày iPhone được giới thiệu trên thịtrường cũng là ngày mà từ “máy tính” đãkhông còn nằm trong tên của Apple.

Khách hàng khác nhau, mối liên kẾt cũngkhác nhau

RẤT DỄ DÀNG ĐỂ các NHÀ QUẢNLÝ MIÊU TẢ ĐỊNH VỊ của công ty họthông qua giá cả, chất lượng, hay sự tiện

Page 739: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lợi; tuy nhiên ở mỗi thị trường hay phânkhúc thị trường, mối liên kết giữa công tyvà khách hàng lại có thể khác nhau. Vídụ, Yum Brands, công ty mẹ củaKentuckyFried chicken, Pizza Hut, vàTaco Bell, được hưởng lợi từ thị trườngMỹ nửa sau năm 2008 khi người tiêudùng hạ tiêu chuẩn ăn nhà hàng và lựachọn dịch vụ giá thấp của công ty. Tuynhiên, mặc dù người tiêu dùng ở TrungQuốc cũng hạ tiêu chuẩn như vậy, Yumkhông được hưởng lợi gì. Lý do làthương hiệu của Yum ở Trung Quốckhông phải là dịch vụ giá thấp. Thức ăn

Page 740: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhanh theo kiểu phương Tây đắt hơn rấtnhiều so với các món địa phương đượcbày bán ở các xe đẩy và quầy thức ăntrên phố, và vì kinh tế suy thoái, ngườitiêu dùng Trung Quốc quay trở lại vớilựa chọn giá thấp hơn. Việc nhận thức rõrằng sản phẩm của công ty bạn có thể làsản phẩm thiết yếu giá rẻ ở một thịtrường và là sản phẩm cao cấp giá cao ởthị trường khác có thể dẫn đến sự khácbiệt lớn trong phương pháp bạn lên kếhoạch, tiếp thị và đầu tư vào các sảnphẩm và dịch vụ khác nhau. Khi thế giớiđang toàn cầu hóa ngày một nhanh hơn,

Page 741: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những khác biệt mang tính địa phươngnày sẽ ngày càng trở thành những nguồnlợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp củabạn.

cẨn trỌng với mối đe dỌa không đẾn tỪsỰ cẠnh tranh

ÐÚNG VẬY, VHS chế ngự Betamax vàiTunes đè bẹp Musicmatch, nhưng nhữnghạt giống gieo mầm cho thách thức saunày của một công ty lại không phải là sựcạnh tranh. Trong những năm gần đây,mối đe dọa của Wal-Mart lại không phảiKmart. Một số thách thức lớn nhất của

Page 742: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Wal-Mart lại xuất phát từ một số nhómcố khắc họa Wal-Mart như một công tytồi tệ và chưa đủ tiêu chuẩn là một côngdân tốt trên thương trường. Vụ kiện đầutiên là về sự phân biệt đối xử với 1,6triệu phụ nữ về mặt lương bổng và thăngtiến. Một vụ kiện khác cáo buộc tập đoànnày bắt nhân viên làm việc ngoài giờkhông tính công, khiến Wal-Mart tốn hơn350 triệu USD để dàn xếp vào năm2008. Ngoài ra còn nhiều cáo buộc vềviệc chống đối thành lập công đoàn laođộng, và nhiều cộng đồng đã thay đổi cảdự án quy hoạch nhằm ngăn Wal-Mart

Page 743: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mở thêm cửa hàng - một động thái nhằmbảo vệ các nhà bán lẻ trong vùng.

Bên cạnh đó, còn có nhiều tranh cãi liênmiên về chính sách bảo hiểm nhân viênkhông thỏa đáng, và cả những phóng sựvề việc Wal-Mart thuê người nhập cư bấthợp pháp làm công việc tạp vụ. Trướcnhững tấn công hàng loạt này, Wal-Martđã đáp trả không nao núng và tốc độ tăngtrưởng của họ dường như không hề suyyếu - doanh số tăng từ 322 tỉ USD năm2006 lên hơn 400 tỉ USD cuối tháng1/2009.

Page 744: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Wal-Mart không phải là đối tượng duynhất của các hành vi phi cạnh tranh. cuộckhủng hoảng kinh tế châm ngòi cho nhiềucuộc bạo động ngay bên ngoài các vănphòng của Royal Bank of Scotland tạiLuân Ðôn, và những công ty như Nike,Exxon và Google cũng là đối tượng bịchống đối bởi các nhóm vì quyền lợi đặcbiệt.

Vì thế, nhà quản lý cần chú ý đến nhữngxu hướng hoặc sự kiện không xuất phát từđối thủ cạnh tranh nhưng vẫn có thể ảnhhưởng đến tiền đồ của công ty. Hãy thử

Page 745: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩ đến tác động của việc đưa ra chínhsách thuế thu nhập cố định đối với nhânviên kế toán và những công ty như H.R.Block hay dịch vụ Turbo Tax của Intuit;hoặc chính sách bảo hiểm toàn diện dochính phủ Hoa Kỳ tài trợ ảnh hưởng rasao đến ngành bảo hiểm y tế. chưa kểđến những phong trào vận động như“uống rượu là tự sát”, tương tự nhưphong trào chống hút thuốc với ngànhthuốc lá. Dĩ nhiên, những phong trào nhưthế thường được châm ngòi bởi những tổchức vận động hành lang vốn khôngngừng sinh sôi nảy nở khắp từ

Page 746: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Washington đến Brussels và nay là cảBắc Kinh.

Không ai thích chuẩn bị cho ngày tàn củamình, tuy nhiên không ít người vẫn muabảo hiểm nhân thọ, viết di chúc và uốngthuốc phòng bệnh. Nhưng có bao nhiêucông ty tiên liệu được kết cục có thể xảyđến với mình? chỉ nhìn sơ qua nhữngdanh sách những doanh nghiệp “đãkhuất”, bạn có thể thấy không ít nhữngcái tên một thời vang bóng, thậm chí cảmột ngành công nghiệp. Phán đoán nhữngkết cuộc có thể xảy ra cho một hay nhiều

Page 747: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sản phẩm/dịch vụ của mình và có kếhoạch giảm thiểu tác động xấu đồng thờiphát triển các nguồn lực mới để pháttriển là một trong những nhiệm vụ quantrọng nhất của nhà quản lý. Microsoft đãchứng kiến vòng đời của ít nhất ba sảnphẩm DOS, Windows và Office. GeneralElectric đã chuyển từ một công ty sảnphẩm sang một công ty kết hợp sản phẩm,dịch vụ và hỗ trợ tài chính để có thể tạora ba dòng lợi nhuận từ một giao dịch.

Sự lỗi thời và không thích đáng thườngđi song hành, như đường mòn Pony

Page 748: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Express không còn hữu ích một khiđường sắt Transcontinental hoàn tất, vàkhi Kodak thu hồi sản phẩm điển hìnhphim Kodachrome năm 2009, họ đã đặtdấu chấm hết cho chặng đua dài 70 nămvới doanh thu tổng thể của sản phẩm khiấy chưa được 1% doanh số công ty.Bảng 8.3 dưới đây là minh họa cho bảnchất nhất thời của nhiều thị trường từnghưng thịnh.

Page 749: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hãy nhớ - MỌi thứ có thỂ xẢy ra

TÔI cHỈ MUốN MỞ ĐầU PHầN NÀYBẰNG MỘT TIÊU Đề KHác, nhưng nếungười mẹ quá cố đáng kính của tôi nhìnxuống từ thiên đàng, thể nào bà cũng thốtlên mấy tiếng quen thuộc luôn vang vọngtrong suốt cuộc đời tôi, “Thôi nào, contrai”. Vì thế, chúng ta đành chấp nhậnrằng mọi thứ có thể xảy ra. Ðơn giảnthật, tôi biết chứ, nhưng ai cũng hay quênrằng mọi thứ có thể xảy ra và mọi thứđều thay đổi.

Khi bước vào ngưỡng tuổi 50, tôi dần

Page 750: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiểu được những khổ tâm của cha mẹ tôikhi các cụ vật lộn để tìm hiểu đầu VcR,nhạc punk rock, quần jeans, tóc dài vàtình dục tiền hôn nhân. Tôi cũng phải khổsở với Twitter, quần jeans rách gối, nhạcrap và nhu cầu muốn nhắn tin thay vì nóichuyện. Việc không thể thích nghi vớithay đổi không phải là thử thách củariêng một ai, mà là thử thách cho mọi tổchức. có cả một danh sách dài những tổchức không thích nghi với thực tế mới,đôi lúc, kết quả không tốt đẹp lắm: Wangđã thống trị thị trường máy đánh chữnhưng lại không sẵn sàng chế tạo Pc;

Page 751: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kodak chậm chân tìm hiểu nhiếp ảnh kỹthuật số; America Online thất bại khithích nghi với sự biến mất của internetdial up; và GM không bao giờ có mộtchiếc minivan ra hồn.

Ðôi lúc, kết cuộc đến trước khi ta kịpnhận ra. cuối thập niên 90, 48 triệu máynhắn tin được dùng ở Mỹ, đây là mộtngành cực lớn. Năm 1995, MobileMedia mua lại dịch vụ nhắn tin của BellSouth với giá 930 triệu USD nhưng thờihoàng kim đã qua. Ðiện thoại di động giárẻ và chức năng “bấm số để nói chuyện”

Page 752: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Nextel ra đời báo hiệu sự thoái tràocủa máy nhắn tin. chỉ hai năm sau,Mobile Media đệ đơn phá sản và đếnnăm 2007, số lượng máy nhắn tin đượcsử dụng đã giảm 85% còn dưới 7 triệumáy.

Thay đổi diễn ra rất nhanh. Năm 2003,bậc thầy về quản lý Tom Peters đưa rahai danh sách (bảng 8.4) do cựu giámđốc điều hành Ferrari ở Bắc Mỹ GianLuigi Longinotti-Buitoni đề ra. Bảng đầutiên gồm những sản phẩm bình thường(nhàm chán) và bảng thứ hai bao gồm

Page 753: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những sản phẩm trong mơ (hấp dẫn, đángquan tâm). Trong những ngày tháng bốcđồng ấy, cách tiêu dùng phô trương, xa xỉlà một trào lưu. Những thương hiệu nhưStarbucks hay Victoria’s Secret hứa hẹn“sự xa xỉ dễ có”, cho phép cả nhữngngười không mấy giàu có cũng được dịphưởng xái cuộc sống xa hoa. Peters môtả các sản phẩm trong mơ này là vượt xa“sự đáp ứng nhu cầu thông thường”. chỉ5 năm sau, mọi thứ chán chường lại táixuất. Ðiểm sáng duy nhất chỉ có Wal-Mart và McDonald’s, cả hai đều khônghề bị xem là thương hiệu xa xỉ hay sang

Page 754: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trọng. Starbucks phải đóng cửa nhiềucửa hàng trên thế giới, và california đangtrên bờ vực phá sản. Tôi không có ý bôixấu các công ty muốn cuốn hút ước mơcủa khách hàng, đơn giản, tôi chỉ muốnnói rằng những công ty giỏi luôn hoạtđộng tốt trong mọi thời điểm cả tốt lẫnxấu.

Bảng 8.4 Bi kịch của những sản phẩmtầm thường?

Page 755: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất đối vớicác nhà quản lý hạng trung bình là xácnhận của clayton christensens trongquyển The Innovator’s Dilemma rằng“quản lý tốt hơn, làm việc chăm chỉ hơnvà cố không phạm nhiều lỗi ngốc nghếchchưa hẳn đã là câu trả lời tốt nhất chonhững tình huống tiến thoái lưỡng nancủa người sáng tạo”. Sáng tạo là thay đổiluật lệ và tạo ra những thứ mới mẻ. Tôithích định nghĩa: “Sáng tạo là sự hiệnthân, kết hợp và tổng hợp của kiến thứcvề sản phẩm/dịch vụ/quy trình độc đáo,thích đáng và có giá trị”.

Page 756: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Từ đắt ở đây chính là “độc đáo” và“thích đáng”. Nó bao hàm nhiều ý nghĩatrong việc hoạch định và dự báo. Sángtạo thật sự không thể được dự báo từtrước vì nó tượng trưng cho những gìchưa được nghĩ tới bao giờ, do đó, cácquy trình hoạch định truyền thống dựatrên xu hướng hiện tại và quá khứ để dựbáo tương lai sẽ không có ích gì trongviệc đoán trước những sáng tạo có khảnăng hủy hoại công việc kinh doanh củachúng ta.

Ngay cả những công ty dẫn đầu trong một

Page 757: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngành nghề nào đó cũng từng bỏ lỡ nhữngsáng kiến mà ai cũng cho rằng lẽ ra hiểnnhiên họ phải thấy. Vào thập niên 90,Gillette là một công ty có bề dày sángtạo, đã thống trị trong ba thị trường, bànchải đánh răng (Oral-B), vi thiết bị(Braun) và pin (Duracell), nhưng lạikhông nhìn thấy khả năng kết hợp cả basản phẩm này thành một thiết bị mới -bàn chải đánh răng chạy pin. Bách khoatoàn thư Britannica dẫn đầu thị trườngtrong nhiều năm, cố hết sức để duy trì vàphát triển các nội dung, nhưng lại quáchậm trễ để đưa các nội dung này lên

Page 758: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mạng và kết cuộc là thua Google và từđiển bách khoa trực tuyến Wikipedia. cảGillette và Britannica đều có ưu thế vàlẽ ra đã là người dẫn đầu cuộc đua sángtạo. có bao nhiêu doanh nghiệp thật sựsuy nghĩ thấu đáo về câu hỏi: chúng tađang thiếu cái gì?

Mythbuster Wisdom: Mua nhầmráng chịu

Thành tích quá khứ nổi trội là một

Page 759: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sự cám dỗ ghê gớm. chỉ cần liếcmắt nhanh qua các mẩu quảng cáoquỹ hỗ tương là bạn sẽ hiểu ngay.các dòng tít luôn là những câutung hô thành tích rạng rỡ của quỹtrong quá khứ, với các thứ hạngđược trình bày theo nhiều khungthời gian khác nhau: tính đến ngàyhôm nay, quý trước, năm trước, 3năm trước, 5 năm trước và 10 năm

Page 760: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trước. Việc so sánh dựa trên nhữngtiêu chuẩn bên ngoài là một nỗ lựcnhằm thuyết phục bạn bỏ đồngtiền mồ hôi xương máu của mìnhvào một hoặc nhiều quỹ khácnhau. Nực cười là ngay cả lúc thịtrường đang tưng bừng khói lửavào quãng 2008-2009, các mẫuquảng cáo vẫn cứ hô hào rằng quỹcủa họ vẫn đang hoạt động tốt hơn

Page 761: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mức thị trường, cho dù tiền đầu tưcủa bạn đã bị mất đôi chút. Kỳ lạlà họ so sánh rất nhiều, mà chẳngthấy ai so sánh lợi ích của việc đầutư vào quỹ so với việc cất tiền dướigối. Theo luật, những công ty quỹđầu tư phải cung cấp cho bạn mộtbản cáo bạch của quỹ. Bản cáobạch này thú vị đến nỗi nó biếnviệc khai thuế thành trò nhàn hạ.

Page 762: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lần tới khi nhận được bản cáobạch này, hãy cố mà đọc thử mộtlần nhé. Ðặc biệt hãy chú ý đếnmột câu phát biểu quý giá thườngđược in với cỡ chữ nhỏ ở đâu đótrong phần “Kết quả hoạt động/Thông tin rủi ro”. Thường nộidung của nó thế này: “Hãy luônghi nhớ rằng kết quả hoạt độngtrong quá khứ của quỹ không đồng

Page 763: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghĩa với kết quả hoạt động trongtương lai” - ngụ ý cảnh báo bạnkhông nên tin vào các tròmarketing về thành tích quá khứrực rỡ, vì chúng chẳng giúp bạnhiểu thêm được gì về tương lai.Ðây là phần đáng giá nhất trongtoàn bộ bản cáo bạch hoạt độngquỹ.

Hiện tượng iPhone

Page 764: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phải mất rất nhiều năm để cD cóthể tiếm ngôi đĩa nhựa và DVDtiếm ngôi băng video, nhưngkhông vì thế mà giả định rằng bạncòn nhiều thời gian để hành động.chỉ trong vòng 12 tháng, iPhonecủa Apple đã đi từ con số 0 lên vịtrí thứ hai trong làng điện thoạithông minh (smart phone), chỉ sauBlackberry của Research In

Page 765: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Motion (RIM), với thị phần 13%,chủ yếu chiếm được từ Palm (8%)và Motorola (4%).

Thị phần điện thoại thông minh2007/2008

Tháng1 -tháng

Vịtrí

Tháng1 -tháng

Vịtrí

Thayđổitrong

Page 766: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

7 năm2007

7 năm2008

thịphần

RIM 50% 1 50% 1 -

Palm 20% 2 12% 3 -8%

Motorola 10% 3 6% 5 -4%

Page 767: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Samsung 9% 4 9% 4 -

Apple 0% - 13% 2 +13%

Nguồn: IDc

DOANH THU BẤP BÊNH NGHĨA LÀcÓ LÚc GIẢM cÓ LÚc TĂNG

BẠN ĐÃ BAO GIỜ được đọc một bảnkế hoạch kinh doanh đưa ra khả năng

Page 768: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giảm doanh thu chưa? Tôi không nghĩ làcó nhiều bản báo cáo kiểu như thế. Tuynhiên trong thế giới bất ổn ngày nay, khảnăng bị sụt giảm doanh thu là rất cao.Thế nhưng, việc bước vào phòng sếp vànói rằng doanh thu có thể giảm vào nămsau là một bước lùi cho sự nghiệp củabạn, vì thế xu hướng chung là lờ nó đi vàhi vọng nó sẽ không xảy ra. Và rõ ràngqua những biến cố vừa rồi, đó là mộtquan niệm ngu ngốc. Không có ngànhcông nghiệp hoặc công ty nào có thểhoàn toàn miễn nhiễm trước những thayđổi của thị trường. Bảng 8.5 mô tả sự tụt

Page 769: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dốc trong doanh thu của một số công tytrong những năm gần đây. Nguyên nhânchính thường là do công ty chủ động bánbớt cổ phần, hoặc chỉ đơn giản là sứcmua bị sụt giảm. Với những công ty nhưLucent và circuit city, sự sụt giảm doanhthu là dấu hiệu hấp hối. Alcatel mua lạiLucent vào năm 2006 với giá 18 tỉ quanThụy Sĩ tức khoảng 24 triệu đôla Mỹ vàcái công ty sáp nhập này kinh doanh vôcùng chật vật từ đó đến giờ.

Mythbuster Wisdom: Hiểm

Page 770: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

họa của việc cố định chi phítrong một thế giới doanh thubấp bênh

cả hai ngành công nghiệp xehơi và hàng không đều đangkhốn khổ chịu đựng bảnchất bất định của nhu cầukhách hàng. Những sự kiệnnhư ngày 11 tháng 9, giádầu đạt ngưỡng 147 đô một

Page 771: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thùng, suy thoái kinh tế toàncầu hay tỷ lệ thất nghiệp giatăng đã gây ra những biếnđổi khôn lường trong nhữngkhoảng thời gian cực kỳngắn. Nỗi khốn khổ này,nhất là đối với các tập đoàncó trụ sở tại Mỹ, phần lớnxuất phát từ việc trước đó cảhai ngành công nghiệp này

Page 772: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã thành công trong việcchuyển đổi nhân công, vốnlà một dạng chi phí linhhoạt, sang thành chi phí cốđịnh. Khi nhu cầu xe hơi vàhàng không bùng nổ vàothập niên 50 và 60, các côngty sản xuất xe hơi và cáchãng hàng không đã đồng ýtừ bỏ sự linh hoạt của chi

Page 773: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phí nhân công nhằm đổi lấysự hài hòa trong mối quanhệ với lực lượng nhân côngcủa mình, sau rất nhiều vòngthương thảo với các tổ chứccông đoàn cực kỳ lớn mạnhlúc bấy giờ. Ðây là một điềutích cực khi nhu cầu tăngvọt, thị trường thì chưa toàncầu hóa nên mức độ cạnh

Page 774: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tranh thấp. Tuy nhiên, khixe hơi nhập khẩu đi vào thịtrường Mỹ và quản lý hàngkhông được nới lỏng, sựtăng trưởng đều và chắctrước đó bị thay thế bởi sựbất ổn ngày càng gia tăng.các công ty nhận ra rằngviệc bị vướng vào các thỏathuận nhân công cố định đã

Page 775: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạo ra vô số bất lợi trongviệc tạo ra ưu thế cạnh tranhvới đối thủ. Hơn thế, sự sụtgiảm dù tối thiểu trongdoanh thu cũng có thể gâyra những hậu quả to lớn khikhông thể thay đổi chi phínhân công cho phù hợp vớitình hình. Phần lớn các côngty hoạt động tại Mỹ trong

Page 776: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hai ngành công nghiệp nàyđã tìm rất nhiều cách “điđường vòng” để tránh phảitrình diện trước tòa vì lý dophá sản từ năm 1990 đếnnay.

circuit city gắng gượng được thêm vàinăm trước khi công bố phá sản vào năm2008. Những công ty khác như SunMicrosystems và DuPont, dù đã tiến

Page 777: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hành tái cấu trúc và thực hiện cắt giảmchi phí rất nhiều lần nhưng vẫn còn gặprất nhiều khó khăn. Sun công bố doanhthu 13,8 tỉ đôla vào năm 2008 và thêmđược 372.000 đôla nhờ cắt giảm chi phíđiều hành là 372.000 đôla, trước khi bịOracle mua lại; trong khi doanh thu củaDuPont đạt mức 31 tỉ đôla với lợi nhuận2 tỉ đôla và vẫn thua xa chính thành tíchcủa mình 10 năm trước đó. Ngược lại, cảApple và Hewlett Packard đã vượt quađược những thử thách của thời thế và đềutrở thành “đại gia” trong lĩnh vực củamình. Doanh thu của Apple trong năm

Page 778: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2008 là 32 tỉ đôla, tăng 6 lần chỉ trongvòng 8 năm. Doanh thu công bố củaHewlett Packard là 118 tỉ đôla, cao hơn2,8 lần so với 10 năm trước đó. cả haicông ty này đi theo những con đườngkhác nhau đến thành công. Apple dànhlại danh tiếng nhờ sự phát triển thànhcông iPod và iPhone, những sản phẩmtiên tiến, đậm phong cách riêng và đầytính kích thích trí tưởng tượng cho ngườisử dụng. Trong khi đó, Hewlett Packardlại tập trung hoàn thiện bộ máy công tysau khi mua lại compaq, hay đầu tư mạnhvào các mảng kinh doanh có lợi nhuận

Page 779: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cao hơn sau khi mua lại EDS vào năm2008.

cuộc suy thoái năm 2008 đã khiến rấtnhiều công ty bị sụt giảm doanh thunghiêm trọng. General Motors mất gần33 tỉ đôla doanh thu (tức 18%) trongsuốt năm 2008, nghĩa là mất tổng cộng58 tỉ (29%) tính từ 2007. Doanh thu củaGoldman Sachs giảm 43% tính từ quý IIInăm 2007 đến quý III năm 2008; và côngty xây dựng nhà ở D.R.Horton cũng bịmất 54% doanh thu trong cùng khoảngthời gian đó. Sụt giảm doanh thu không

Page 780: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chỉ diễn ra ở những ngành công nghiệplớn như tài chính, ôtô hay xây dựng. Khitạp chí Fortune công bố danh sách 500công ty lớn nhất của Mỹ vào tháng 5 năm2009, có đến 151 công ty (31%) đã bịsụt giảm doanh thu trong hai năm 2007và 2008, trong đó bao gồm cả BerkshireHathaway, Dell, Home Depot, Motorola,Merck, cBS, Texas Instruments, MGM,và Mattel. Mức lợi nhuận cũng bị sụtgiảm tương tự ở 121 công ty (24%).

Bảng 8.5. Sụt giảm doanh thu ở các côngty lớn -

Page 781: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Từ 1997 đến 2009 F&B

Tên công ty Doanh thu theo triệu đô

Altria 2001 $89,924

Apple 2000 $7,983

Page 782: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Boeing 2007 $66,387

BritishAirways

2007 $17,565

circuit city 2002 $12,791

citigroup 2007 $159,229

Page 783: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

DuPont 1997 $45,079

Ford 2007 $172,455

HewlettPackard

1998 $47,061

Intel 2000 $33,726

Page 784: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lucent 2000 $33,813

Mattel 1999 $5,515

Motorola 2007 $36,622

Sony 2005 $66,912

Page 785: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

SunMicrosystems

2001 $18,250

Toyota 2008 $262,394

Tôi khẳng định có rất ít các cấp quản lýquan tâm đến khả năng doanh thu có thểbị sụt giảm. Bằng chứng nằm ở phản ứngcủa họ khi xảy ra chuyện. Ngay khidoanh thu vừa hơi giảm, họ lập tức thựchiện chiến thuật “chặt và chém” - sa thải

Page 786: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhân công và cắt giảm chi phí. Bất kỳ dựán nào không thấy lợi nhuận tức thời sẽbị họ cắt ngay; công tác phí, chi phí đàotạo và ngân sách marketing cũng bị cắt,đồng thời các đối tác cung ứng bị épphải giảm giá. Những phản ứng bản năngkiểu này đem lại sự khuây khỏa tạm thời;nhưng lại có hại về lâu dài khi sự đầu tưcho các nguồn tạo tăng trưởng bị cắt,chất lượng dịch vụ giảm do ngân sáchgiảm, đối tác cung ứng đưa ra các điềukhoản khó khăn hơn do bị ép giảm giá,còn tài năng thì cứ dứt áo ra đi.

Page 787: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các cấp quản lý cần phải có một kếhoạch hợp lý hơn và thông minh hơnnhằm quản lý hiệu quả cấu trúc chi phíkhi doanh thu sụt giảm; hoặc tốt hơn nữalà phải kiểm soát được chi phí ngay từban đầu. Thật không may, khi kinh doanhđang phát đạt, không ai cau mày mà aicũng hớn hở khi nghe công ty chuẩn bịtậu phi cơ riêng, hay mời một công tythiết kế hàng đầu đến phác thảo trụ sởmới của công ty, hay xây thêm spa trongvăn phòng - suy cho cùng thì các tayquản lý cấp cao xứng đáng được như thếsau khi đã đưa công ty đạt mức tăng

Page 788: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trưởng cao như thế (công sức của toànbộ những người còn lại trong công ty thìhạ hồi phân giải). Việc hiểu được độ linhhoạt của chi phí, tức tác động của chi phílên doanh thu, là một phần quan trọngtrong việc quản lý công ty vào nhữngthời điểm bất ổn như thế này.

Mythbuster Wisdom: Đómới gọi là sụt giảm doanhthu!

Page 789: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Trong hai năm 2007 và2008, doanh thu củaGeneral Motors giảm hơn58 tỉ đôla Mỹ, điều đótương ứng với:

- Việc mất 8 triệu đôladoanh thu mỗi ngày trongsuốt hai năm.

- Việc tồn kho khoảng

Page 790: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

270.000 chiếc chevyMalibu, dòng xe bán chạynhất của GM trong năm2008.

- Nhiều hơn tổng doanh thucủa Microsoft, Sears, UPShay Pfizer.

- Nhiều hơn tổng doanh thucủa Disney và coca-cola

Page 791: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cộng lại.

Sự cân bằng giữa chi phí cố định và linhhoạt thay đổi tùy theo tình hình hoạt độngcủa công ty và tình hình thị trường. Nếunhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ củacông ty bạn gia tăng thì nên cố định phầnlớn chi phí. Một công ty dược phẩm hoặcsản phẩm phần mềm thành công thườngphải chi trước rất nhiều tiền để phát triểnsản phẩm trước khi thu về được đồngđầu tiên; nhưng chi phí sản xuất sau đóchỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với việc phát

Page 792: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

triển sản phẩm ban đầu, và việc này tạora mức lợi nhuận cực kỳ cao tính về lâudài. Tuy nhiên nếu mức cầu bão hòa hoặcđi xuống, chi phí cố định sẽ là tên đồ tể.Việc hiểu sâu sắc những biến đổi có thểcó trong doanh thu tương lai sẽ giúp cáccấp quản lý đưa ra các quyết định đúngđắn hơn. cụ thể, quyết định về việc nênmua hay thuê thiết bị, hay làm thế nào đểtận dụng tốt nguồn lực ngoài công ty, hayliệu việc mua phần mềm hệ thống giảipháp dạng SaaS có thực sự hỗ trợ tốtcông ty trong việc quản lý tốt chi phí cốđịnh trong thời buổi bất ổn này hay

Page 793: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không. cốt lõi chính là tính linh hoạt.

Thanh danh là tẤt cẢ

HENRY FORD TỪNG NHẬN XÉTRẰNG, “Bạn không thể tạo uy tín chonhững việc bạn sẽ làm”.

Tháng 4 năm 2009, Domino’s Pizza nếmvị đắng khi uy tín bị bôi nhọ trong thờiđại của mạng xã hội. Hai nhân viên trongmột cửa tiệm tại North carolina tự quayvideo cảnh họ chuẩn bị món sandwich đểgiao hàng, trong đó, một người nhétphômai vào mũi và bôi đủ thứ trên người

Page 794: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lên bánh sandwich và người kia bìnhluận. Sau đó, hai “tài năng” này quyếtđịnh tung đoạn phim lên YouTube. chỉtrong vài ngày đã có hơn một triệu lượtxem và Domino rơi vào thảm họa đốingoại. Dù hai nhân viên (sau đó đã bịđuổi việc) phải điều trần trước cảnh sátvà họ một mực khẳng định với ban giámđốc rằng bánh sandwich ấy không hềđược giao đến khách hàng, thiệt hại cũngđã xảy ra. Phát ngôn viên của Dominonhận xét, “chúng tôi bị qua mặt bởi haigã ngốc và một chiếc camera”. Ông nóitiếp, “Ngay cả những khách hàng trung

Page 795: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thành trong 10, 15, 20 năm qua sẽ suynghĩ lại về mối quan hệ giữa họ vàDomino’s. Tốc độ lan truyền chóng vánhbiến một trò đùa thành thảm họa đốingoại khiến cả ban giám đốc bất ngờ:“chúng tôi hoàn toàn không lường trướcđược mọi thứ lại lan truyền và gây hậuquả nặng nề đến thế”. Và người phátngôn này kết luận một cách đau khổ,“Thật không công bằng chút nào”.

có thể là bất công, nhưng thực tế là vậy.chúng ta đang sống trong một thế giới màmọi thành công hay thất bại đều nhanh

Page 796: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chóng được đưa ra săm soi. Một ngườikhách bất bình viết một câu chỉ trích trêntripadvisor.com, hay ai đó “tweet”không hay ho về dịch vụ điện thoại trênTwitter hoặc người đi đường vô tình“chộp” cảnh bác đưa thư nhét thư vàothùng rác. Bao lâu nay, các chuyên giamarketing không ngừng cảnh báo rằngmột khách hàng hài lòng sẽ cũng chỉ khendịch vụ/ sản phẩm của bạn với 1-2 ngườikhác mà thôi, trong khi đó chỉ cần mộtngười bất mãn thì 10 người đều biết.Trong thế giới của mạng xã hội ngày nay,10 sẽ nhanh chóng nhân thành 10 triệu.

Page 797: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Vậy quy trình xử lý rủi ro của bạn hiệuquả đến đâu? Bạn có biết được rủi ro tồntại ở đâu?

Năm 2004, lần đầu tiên tôi hiểu được rủiro về uy tín công ty khi giữ vị trí Hoạchđịnh Doanh nghiệp tại Bank of America.Lúc ấy, khẩu hiệu quảng cáo của họ là“Tiêu chuẩn cao hơn”. Tuy nhiên, lại cómột chuỗi sự việc xảy ra khiến mọi nỗlực xây dựng thương hiệu này thành vôích. Trước tiên, một số khách hàng sửdụng dịch vụ quản lý tài sản bị phanhphui là được phép báo cáo sau các giao

Page 798: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dịch của quỹ hỗ tương. Những nhà đầu tưnày có quyền được mua và bán lượngchứng khoán của các quỹ hỗ tương vớigiá đóng cửa của ngày hôm trước, do đóhọ sẽ được lợi từ những nguồn tin mớinhất; đây là ưu đãi mà không phải nhàđầu tư nào cũng được hưởng. Như thể thếvẫn chưa đủ mất uy tín, một vụ tai tiếngkhác lại phơi bày tại một nhà máy bơ sữaParmalat ở Ý có dính dáng đến cựu giámđốc của Bank of America, trong giaodịch 647 triệu đôla có đến 462 triệu đôlakhông bảo đảm. Scandal này về sau trởthành vụ phá sản lớn nhất châu Âu. cả hai

Page 799: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vụ việc đều không mang lại chút tốt đẹpnào cho chiến dịch “Tiêu chuẩn cao hơn”mà Bank of America cố công gầy dựng.chính tôi chứng kiến mức độ nghiêmtrọng của sự việc này ngay tại tổng hànhdinh ở charlotte. Mức tổn thất tài chínhsau mỗi vụ tai tiếng cũng không sao bìđược tác hại lâu dài mà chúng có thể gâyra cho uy tín của tập đoàn. Tôi đã rất ấntượng trước những động thái tích cực vàcác chính sách cũng như quy trình mànhóm quản lý rủi ro của tập đoàn đãvạch sẵn phòng khi có những bê bối thếnày xảy ra. Về sau, kỹ năng xử lý tình

Page 800: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

huống của họ còn được thử thách khithương vụ mua lại Merryl Lynch thất bạinăm 2008. Không một tổ chức nào có thểthoát khỏi ảnh hưởng từ những tình huốngnhư thế.

Ðể xử lý rủi ro, bước đầu tiên là xácđịnh chúng. Ngày nay, nhiều tổ chức đã ýthức được mối họa tiềm tàng từ rủi ro vềuy tín, nhưng vẫn còn đó nhiều loại rủi rokhác. Ví dụ, công ty của bạn có vạch rõchiến lược quản lý rủi ro về môi trườnghay không? Ðây không chỉ giới hạn trongmôi trường sức khỏe, hay an toàn mà còn

Page 801: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mở rộng sang mọi khía cạnh trong tínhbền vững của môi trường. chúng ta đãchứng kiến không ít nhà đầu tư và kháchhàng đưa ra những chọn lựa dựa trên tính“thân thiện” của tổ chức với môi trườngsống. Ðiều căn bản trong chiến lược nàylà nắm rõ những ảnh hưởng của tổ chứcđối với môi trường xung quanh ra sao,các hình thức xử lý và tái chế chất thảivà cả việc nêu rõ tác động của sản phẩmhoặc dịch vụ lên môi trường. Mức độảnh hưởng của những rủi ro trong môitrường đã được nâng lên tầm quan trọngmới vào tháng 7/2009 khi Wal-Mart

Page 802: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

buộc các nhà cung cấp phải tự nêu rõchuẩn sinh thái cho mọi sản phẩm đượcbán trong hệ thống Wal-Mart. Quản lý rủiro không ngừng thay đổi, dù vậy, không ítdoanh nghiệp vẫn chưa hiểu đúng tầmquan trọng của việc này.

Hành đỘng

· Phương pháp quản lý rủi ro hiệuquả phải không chỉ bao gồm những rủi rotài chính thông thường như tín dụng,ngoại hối và lãi suất, mà cần bao hàm cảnhững rủi ro không liên quan đến tàichính như danh tiếng, đổi mới, tác động

Page 803: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

môi trường và độ đàn hồi chi phí.

· Thành công không chỉ là biết đưara quyết định đúng đắn mà còn phải nhậndiện được những quyết định sai lầm.

· có đủ can đảm để nhận lỗi vànhanh chóng sửa sai là tố chất của mộtnhà lãnh đạo giỏi.

· Hiểu vai trò của công ty đối vớikhách hàng và đối tác và qua đó, xácđịnh những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đếnvai trò này.

Page 804: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Quản lý rủi ro nên theo hướngphòng bị tích cực hơn là ứng phó. Trongthế giới này nay, điều đó có nghĩa là phảitiên đoán những điều bất ngờ. Bất kỳ mộtcông ty sáng suốt nào cũng phải nghĩ đếnmột trong những trường hợp xấu nhấtdưới đây, và định được hướng giảiquyết:

- Giảm 20% doanh thu trong 90 ngày.

- Khách hàng lớn nhất vỡ nợ.

- Nhà cung ứng quan trọng nhất phá sản.

Page 805: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

- Giá nguyên vật liệu chủ yếu tăng gấpba lần.

- Hai đối thủ mạnh nhất liên kết vớinhau.

- 4 tuần gián đoạn trong chuỗi cung ứngtoàn cầu của chính công ty.

- 20% đội ngũ bán hàng nghỉ việc trongvòng 6 tháng.

- Ðối thủ lớn nhất gọi điện đề nghị sápnhập, cho bạn 7 ngày để thương thuyết.

- Một cải tiến quan trọng có khả năng

Page 806: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biến sản phẩm bán chạy nhất của bạnthành lỗi thời trong không đầy 5 nămnữa.

- Tất cả các chủ nợ đều đồng loạt “đóngbăng” tài khoản và yêu cầu bạn phải chitrả ít nhất 50% các khoản nợ còn tồnđọng.

Page 807: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 9

Làm giỎi, lương cao? Nhưng thỜi nay,làm việc kém cũng “cao giá” lẮm!

chẾ đỘ tiền thưỞng đã trở thành mộttrong những đề tài khiến người ta bậntâm nhiều nhất trong kinh doanh. Khoảngcách về tiền thưởng giữa những quản lýcấp cao và một nhân viên bình thường đãtăng lên đáng kể, nhưng bản thân chuyệnlương thưởng nhiều hay ít của quản lýkhông gây ra sự phẫn nộ về công luận vàchính trị - mà chính là vì phần lớn số tiền

Page 808: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thưởng bỏ ra không thực sự xứng đáng.Sự phẫn nộ về khoản thưởng cho cácquản lý của AIG sau khi công ty nhậnđược hơn 160 triệu đôla từ chính phủ Mỹ(tức là 1.400 đôla từ mỗi người dân nộpthuế ở Mỹ) đã trở thành một vấn đề chínhtrị nóng bỏng đối với tổng thống BarackObama trong năm 2009. Tại sao cácquản lý của một công ty - được xem làmột trong những thủ phạm chính gây racuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - lạiđược thưởng nhiều đến như vậy? Ở Anh,công luận giận dữ đối với số tiền lươnghưu 700.000 bảng mỗi năm của Sir Fred

Page 809: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Goodwin, cựu chủ tịch Ngân hàng Hoànggia Scotland, sau khi ngân hàng này phảinhờ đến chính phủ cứu hộ, cũng là đề tàitrên trang nhất các báo trong nhiều tuần.Rõ ràng, việc lãnh thưởng dù làm ăn thấtbại cho thấy những sai lầm nghiêm trọngtrong toàn bộ triết lý lương bổng “trảtheo năng lực”. chắc chắn một trongnhững hậu quả lâu dài mà cuộc khoảngnăm 2008 để lại là người ta sẽ phải ràsoát sâu sát hơn về lương thưởng. côngty cruciant chắc chắn thực hiện nhữngchính sách tốt nhất về lương thưởng củamình.

Page 810: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HoẠt cẢnh: Tháng Giêng năm 2010

cUốI NĂM 2006, Steve Borden trình lênmột kế hoạch mới về tiền thưởng choBan giám đốc. Mục đích của kế hoạchnày là dành các khoản thưởng cho nhómquản lý cấp cao nhất căn cứ theo mứctăng trưởng - cụ thể là tăng doanh thu.Trước đó, cruciant chỉ tăng doanh số nhỏở dòng sản phẩm chất lượng cao, do đódoanh số tăng được cao chủ yếu là nhờvào cắt giảm chi phí. Steve đã nhận địnhđúng đắn rằng tình hình này không thểkéo dài. Nếu muốn tăng lợi nhuận trong

Page 811: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những năm tiếp theo, cruciant cần tăngdoanh thu ở dòng sản phẩm cao cấp trongkhoảng 8 đến 10%. Kế hoạch tiền thưởngmới ràng buộc tăng trưởng doanh số hằngnăm tối thiểu phải là 8%. Dưới mức đó,sẽ không có tiền thưởng gì cả. Ban giámđốc rất hài lòng và nhanh chóng phêduyệt kế hoạch mới này. các thành viênban giám đốc ai cũng vui, vì theo các dựtính nội bộ dựa trên cơ sở tăng trưởngcủa nền kinh tế, với vài sản phẩm mớiđược tung ra, cùng với vài thương vụmua lại các công ty khác, họ hầu nhưchắc chắn đạt được mục tiêu.

Page 812: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Quả đúng như vậy, đến cuối năm,cruciant báo cáo tăng 11% doanh số, vàcác giám đốc được nhận thưởng rấtnhiều. Nhưng lạ một điều là giá cổ phiếucông ty không hề tăng được nhiều nhưcon số ấy. các chuyên gia phân tích vềcruciant nhận xét, cho dù doanh số côngty tăng cao, họ vẫn thua tất cả đối thủcạnh tranh - doanh số những công ty nàynằm trong khoảng 13 đến 17%.

Ban giám đốc có chút bực bội khi phảichi ra những khoản thưởng lớn trong khicông ty lại mất thị phần. Tuy nhiên, họ

Page 813: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không thể phủ nhận rằng rõ ràng các giámđốc đã đạt được các mục tiêu tiềnthưởng. Bất chấp những quan ngại ấy,ban giám đốc vẫn chấp nhận làm theo kếhoạch tiền thưởng này thêm một năm nữa,vì họ thích tinh thần phát triển mới mà kếhoạch này đã khơi dậy. Thật không may,năm tiếp theo (2008) là năm đầy tháchthức vì nền kinh tế suy giảm ghê gớm.Sau nửa năm đầu vững chắc, cruciant bắtđầu vướng rắc rối. Tổng doanh số cuốinăm giảm 1% so với năm trước. chiếutheo quy định trong kế hoạch tiền thưởng,thì không ai được thưởng một đồng nào.

Page 814: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng trớ trêu là, không lâu sau khiBorden rời công ty “để tìm những cơ hộimới”, giá cổ phiếu cruciant tăng lênkhoảng 15%, và các nhà phân tích đãkhen ngợi công ty đã làm ăn xuất sắctrong một nền kinh tế đang rất khắcnghiệt. Mọi đối thủ cạnh tranh củacruciant đều bị giảm hơn 5% doanh số,và không công ty nào có thể nói là có lợinhuận.

Tất nhiên, các cấp lãnh đạo công ty đềukhông vui vẻ gì khi nghe thông báo rằngkhông có khoản thưởng nào cho năm

Page 815: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2008. Trong vòng sáu tuần, bảy trong sốmười nhân sự cao cấp về bán hàng củacruciant đã rời khỏi công ty để làm chocác công ty đối thủ. Tổng giám đốc mới,chuck Williams, phải vất vả lo cho cáckhách hàng chính yếu trong nửa năm đầu2009. Vì lập ra một nhóm bán hàng mớinên việc mất đà phát triển (một điềukhông thể tránh khỏi) đã khiến họ khôngthể tận dụng được những hiệu quả từ góikích cầu của chính phủ, và đã để tụt mấtnhiều cơ hội hưởng phần từ cái bánh mànhà nước đã cho. Trong khi đó, nền kinhtế chung vẫn tiếp tục đi xuống. Sarah,

Page 816: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh,đã cật lực tuyển dụng những nhân viênbán hàng mới và đào tạo họ. Ðến giữanăm 2009, cruciant buộc phải báo cáodoanh số giảm 7%, cho dù các công tycạnh trạnh chỉ báo cáo bằng năm trước,hoặc tăng trưởng nhẹ.

Ðến tháng 9, Sarah thuyết phục được banhân sự đã ra đi trước đây quay về, dùsẽ phải trả lương cơ bản cao hơn và đảmbảo tiền thưởng cho hai năm tiếp theo.cũng thời gian đó, có hai khách hàng củacruciant đến gặp Sarah để hỏi về vài

Page 817: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giao dịch đã diễn ra trong quý III năm2008. Rõ ràng, các kiểm toán viên củahọ đã lưu ý về một loạt đơn đặt hàng chocruciant trong hai tuần cuối cùng của quýIII năm 2008. Khi được điều tra thêm,chẳng có hàng hóa nào trong các đơnhàng này thực sự được chuyển đi, và sauđó cũng chẳng có thanh toán gì cả.Những đơn đặt hàng đầy nghi vấn nàyhóa ra đã được ngụy tạo bởi một trongnhững nhân viên kinh doanh rời công tylúc trước. Sarah và nhóm kiểm toán nộibộ của cruciant xem xét kỹ hơn, và biếtđược nhân viên kinh doanh trên đã thuyết

Page 818: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phục hai khách hàng cung cấp cho cô tacác đơn đặt hàng ma nhằm tăng doanh sốhằng quý của cô ta. cùng lúc đó, nhân sựnày đã gần đạt được mục tiêu của quý,và với nền kinh tế đang rơi tự do sau vụphá sản của Ngân hàng Lehman Brothers,cô ta quyết tâm theo đuổi dự tính riêng.

cuộc điều tra tiếp tục và câu chuyện càngtrở nên phức tạp. Rõ ràng, nhân viên kinhdoanh này đã đưa tiền cho nhân viên phụtrách mua hàng ở hai công ty kia để cóthể tạo ra các đơn hàng giả; sáu thángtrước, cô này đã mua một căn hộ chung

Page 819: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cư giá rất cao ở trung tâm Miami, hiệngiờ giá căn hộ đó chỉ còn 60% giá lúcmua, và thấp hơn rất nhiều số tiền thếchấp cô ta còn nợ chưa trả. Tiền thuê xehơi hàng tháng - chiếc Mercedes 500SLK - là 1.200 đôla. Và tiền trong thẻAmerican Express (loại Platinium -Bạch kim) là 63.000 đôla. Năm 2007, côta thật sự là một ngôi sao, với tiềnthưởng sau khi trừ các khoản thuế là250.000 đôla. Vì tiền thưởng năm 2008đã tiêu dùng hết, nên cô ta phải tạo ranhững con số giả. Giám đốc Tài chínhmới của cruciant, James Morrison, yêu

Page 820: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cầu phải giải quyết vụ này sớm, và đãgiảm được tiền phạt xuống còn 600.000đôla. Nhân viên kinh doanh kia đangchịu án 19 tháng tù giam trong một nhà tùan ninh mức độ thấp ở Kansas - cuốnsách của cô ta kể lại “văn hóa tham lam”đã xâm nhập như thế nào vào nội bộcruciant cũng được lên kế hoạch sẽ pháthành vào lúc cô ra tù.

ThỰc tẾ: ĐẠi âm mưu chiẾm đoẠt tiềnthưỞng

MỘT BÀI BáO TRÊN TỜ HarvardBusiness Review có nhận định: “Thứ giá

Page 821: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trị mà người ta kỳ vọng nhiều cEO siêusao với mức lương siêu cấp có thể tạo rahầu như đã biến mất, và chẳng bao lâunữa khả năng phục hồi điều này trở nênrất xa vời”. Bài báo tiếp tục, “Rất nhiềuquản lý cấp cao xem công ty của họ nhưmáy rút tiền tự động ATM, tự thưởng chomình hàng triệu đôla dưới dạng cáckhoản vay của công ty và bổng lộc màcông ty ưu đãi. Rất khó phủ nhận ý kiếncho rằng lãnh đạo công ty bị tha hóa bởinhững khoản tiền chóa mắt treo trướcmặt họ”. Ðây là một bài bình luận kháchính xác có thể áp dụng cho tình hình

Page 822: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lương thưởng của các quản lý vào năm2009 (chỉ có điều bài này được xuất bảnnăm 2003, và đề cập đến hậu quả khi cáccông ty kinh doanh trên internet bị phásản, sự suy sụp của ngành viễn thông, vàhàng loạt vụ tai tiếng làm đề tài chủ đạocho báo giới năm đó. Mặc cho các chínhtrị gia tức tối, công chúng phẫn nộ, tìnhhình vẫn không có gì chuyển biến trongnăm năm sau đó (kể từ khi bài báo đượcxuất bản).

Vậy vấn đề ở đây là gì?

Mớ bòng bong trong chuyện trả lương

Page 823: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thưởng theo năng lực có thể viết thànhmột cuốn sách dày cộp và chán ngắt. cóthể nói những yếu tố chính của câuchuyện này là lòng tham, mâu thuẫn lợiích và sự ngây thơ.

Mythbuster Wisdom: Ôi, vẻđẹp của sự chiêm nghiệm!

Một nghiên cứu do công tyTư vấn Oliver Wyman (Anh)thực hiện vào tháng 3 năm

Page 824: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2009 cho Viện Tài chínhQuốc tế, đã đưa ra hai sốliệu thống kê đáng giậtmình:

98% người tham gia điều tratin rằng cơ cấu lươngthưởng là nhân tố gây racuộc khủng hoảng.

95% người tham gia điều tra

Page 825: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có kế hoạch nâng cao ý thứcgắn kết lương thưởng với rủiro.

Tôi thắc mắc không biết cóbao nhiêu người sẽ đồng ývới một nhận xét của báocáo được trích dưới đây, nếunó xuất hiện vào tháng 3năm 2007?

Page 826: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“cách xây dựng chế độlương thưởng của chúng takhuyến khích mọi ngườichấp nhận một rủi ro quálớn, và nó có thể dẫn đếnmột cuộc suy thoái kinh tếtoàn cầu trong vòng 18tháng nữa”. (2)

Nguyên tắc chi trả lương thưởng theo

Page 827: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năng lực làm việc là rất đúng đắn và đơngiản. Thể thao đã làm như thế trong nhiềunăm qua. Tuy vậy, trong thế giới kinhdoanh, vấn đề lại bắt đầu từ yếu tố cơbản nhất. Phần lớn các công ty luôn xemtrọng việc đề ra mục tiêu này nọ, haynhững dự trù ngân sách và lợi nhuận, đểquyết định các khoản thưởng. Nếu nănglực đạt mức, hay vượt mức, tiêu chuẩn,thì các công ty sẽ chi ra những khoảnthưởng phóng khoáng. Một khi nguyêntắc này được chấp nhận thì mầm mốngmục ruỗng xem như đã xuất hiện rồi.Thật ngây thơ và ngốc nghếch nếu tin

Page 828: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rằng một tiêu chí cố định về năng lựcđược lập ra nhiều tháng, thậm chí lànhiều năm, trước khi khoảng thời gianđánh giá bắt đầu, vẫn còn hợp lý trongsự bấp bênh và bất ổn cố hữu của thếgiới ngày nay. Tuy nhiên, đây không phảilà vấn đề duy nhất. Việc lập ra nhữngmục tiêu khen thưởng cố định làm hủyhoại một trong những quy trình đáng giánhất trong quản trị - đó là hoạch định.

Hoạch định được xem như là một bài tậptrong quá trình phát triển chiến thuật,phân bổ nguồn lực, và tối ưu hóa năng

Page 829: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lực làm việc để đạt được những mục tiêumang tính chiến lược. Ngay khi người tahiểu phần thưởng cá nhân sẽ gắn liền vớikết quả, thì lập tức nó biến thành một tròchơi mà trong đó họ điều chỉnh các mụctiêu về năng lực làm việc xuống mứcthấp nhất có thể để tăng tiền thưởng lênmức tối đa. Jeremy Hope và RobinFraser có nhận xét trong quyển sáchBeyond Budgeting (Phía sau các dựtoán) của họ, “Mức độ lợi dụng nhữngcon số đã tăng tới mức không thể chấpnhận được”. Một lần nữa, họ viết về điềunày vào năm 2003.

Page 830: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sai lầm chết người nằm ở chỗ: các khoảnthưởng được gắn liền với việc đạt đượcmột mục tiêu cố định nào đó, mà mụctiêu này là kết quả của một quá trình đàmphán đã hoàn tất rất lâu trước khi quátrình đánh giá kết thúc. Vì tất cả những aitham gia trong quá trình này nhận thứcđầy đủ rằng các con số đã được thốngnhất sẽ tạo nên cái ngưỡng cho tiềnthưởng của từng cá nhân, cho nên thực sựchẳng có động lực nào để họ phát triểnmột kế hoạch nhằm tối ưu hóa năng lựclàm việc. Từ đó, các trò chơi bắt đầu.Bằng cách sử dụng những chiến thuật

Page 831: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giống như một cuộc thương thuyết thờichiến tranh Lạnh, những người tham giamang ra đầy đủ dụng cụ, bao gồm (nhưngkhông giới hạn) lừa phỉnh, nói dối, lừagạt, tống tiền, và bóp méo, để đảm bảotăng tối đa cơ hội được thưởng lớn chokhả năng làm việc tầm thường - và đâykhông phải là một trận đánh công bằng.Ban giám đốc, về lý thuyết có tráchnhiệm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông,lại thường là bạn bè của cEO. các nhà cốvấn mà họ tham vấn lại tìm cách ký thêmhợp đồng với công ty, và do đó (các cốvấn này) chỉ muốn ban giám đốc dễ bị

Page 832: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều khiển. Và Ban giám đốc rõ ràngmuốn sẽ được thưởng nhiều tiền, nếukhông vì khả năng làm việc, thì cũng vìcông sức đã bỏ ra.

Nhiều cựu cEO gần đây bị sa thải, hoặc“đi tìm những cơ hội mới”, nhận thấyrằng họ không hề bị trừng phạt gì hết, màcòn “trúng số” nữa. Bob Nardelli rờikhỏi Home Depot với 240 triệu đôla;Stan O’Neal rời Merrill Lynch với 150triệu đôla; và chuck Prince cũng có được30 triệu đôla từ citigroup. Mối quan hệgiữa lương thưởng với năng lực không bị

Page 833: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phá vỡ, nó bị đảo ngược - làm càng tệhại thì được thưởng càng nhiều.

Không may là hiện tượng này không chỉgiới hạn với những cấp lãnh đạo caonhất, mặc dù họ có nhận những khoảntiền thưởng lớn nhất - đúng là tức cười,phải không các bạn? Trong toàn bộ thếgiới kinh doanh này, có những quản lý vànhân viên được thưởng vì khả năng làmviệc dưới trung bình, và bị phạt vì hiệuquả làm việc xuất sắc - đây là kết quảhoàn toàn ngược với mục đích vốn cócủa một hệ thống lương thưởng hợp lý.

Page 834: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Việc một cá nhân hay tổ chức đạt đượcmột mục tiêu hay một dự toán về chi phívà lợi nhuận đã được định ra từ trước,nếu lấy làm cơ sở cho các chế độ lươngthưởng, thì đây không những là cách làmkhông khôn ngoan, mà còn rất nguy hiểm.Rủi ro thực sự chính là, khi bó buộc tiềnthưởng với việc đạt được những mục tiêuhay dự toán, nghịch lý sẽ phát sinh,người ta sẽ thưởng cho hiệu suất làmviệc kém và phạt những ai làm xuất sắc.Nhưng phần lớn các công ty vẫn gắn cáckhoản thưởng của ban giám đốc với mộtmục tiêu cố định nào đó về năng lực làm

Page 835: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc, được đề ra từ nhiều tháng, thậm chílà từ nhiều năm trước. cách làm này cóba vấn đề lớn. Thứ nhất, thái độ bảo thủ,hoặc chèn ép, trở nên phổ biến khi tất cảnhững người tham gia đều lao vào tìmcách thương lượng một mục tiêu dễ dàngnhất, qua đó tăng tối đa khả năng nhậnđược mọi khoản tiền thưởng có sẵn. JackWelch, cựu cEO của General Electric,đã mô tả ảnh hưởng này như sau: “Nó húthết năng lượng, thời gian, niềm vui vànhững giấc mơ của một doanh nghiệp.Nó giấu đi các cơ hội và ngăn chặn sựphát triển. Nó làm sản sinh các hành vi

Page 836: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kém hiệu quả nhất trong một công ty, từviệc gây áp lực cho người khác đến việcdàn xếp cho sự tầm thường”. Nhưng đóvẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất! chúngta hãy xem xét hai kịch bản sau đây.

A. Nếu những giả định tổng quan về thịtrường được đưa vào kế hoạch mà quálạc quan và năng lực làm việc thực tếvượt xa dự tính nhờ vào một thị trườngphát triển, thì các khoản thưởng được chira không đem lại giá trị thực sự. Ví dụ,nếu kế hoạch năm tới đề ra mức tăngtrưởng 10%, tiền thưởng sẽ gắn liền với

Page 837: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc đạt được hay vượt quá con số đó.Nếu cuối năm, kết quả thực tế là 15%, aiai cũng là người hùng, và được thưởngxứng đáng, đúng không? Nhưng nếu thịtrường lại phát triển 20% thì sao (tức làhiệu suất làm việc thực tế kém hơn mứcphát triển của thị trường)? Liệu các nhânviên kia làm việc thực sự hiệu quả, haylà họ đề một kế hoạch không kỹ lưỡng?

B. chúng ta hãy xét tình hình ngược lại,mà nhiều công ty đã gặp phải trong năm2008. Một lần nữa, hãy giả định về kếhoạch đề ra mức tăng trưởng 10%, nhưng

Page 838: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lần này nền kinh tế suy sút thảm hại saukhi kế hoạch được đề ra. Ðến cuối năm,công ty hầu như chẳng thể thu được chútlợi nhuận nào. Rõ ràng, mọi người thấtbại ghê gớm và không có tiền thưởng.Nhưng nếu mọi đối thủ cạnh tranh củacông ty cũng báo cáo tăng trưởng âm thìthế nào? có phải nhân viên của công tylàm việc kém không? Suy cho cùng, trụvững trong lúc thị trường lao đao sónggió nhất chẳng phải là bản lĩnh của mộtcông ty vững mạnh hay sao?

Vậy là chúng ta đã hiểu. Hầu hết các chế

Page 839: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

độ lương thưởng đều khuyến khích mọingười hứa ít, tưởng thưởng họ khi làmđược theo những lời hứa đó, và trừngphạt khi họ làm được như những anhhùng.

Nhưng khoan đã - mọi chuyện còn tệhơn.

Mythybuster Wisdom: Bàihọc của Al Dunlap

Al Dunlap, cựu cEO của

Page 840: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Sunbeam, một công ty màchính tay ông ta đã hủyhoại, từng là một trongnhững cEO nổi bật nhất củaMỹ trong một thời gianngắn. Al không hề ngạingùng đưa ra những ý kiếncủa mình. Trong cuốn sáchdo ông soạn Mean Business(Làm ăn xấu) (NXB

Page 841: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Random House, 1998), ôngmô tả triết lý của mình vềviệc khen thưởng cho cáccấp lãnh đạo của công ty:“Món hời tốt nhất chính làmột cEO đắt tiền. [...] Vớimột cEO giỏi, thì không thểtrả lương quá cao. Với mộtcEO tồi, thì cũng không thểtrả thấp hơn mức tối thiểu.

Page 842: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cEO món hời là một ngườiđược nhận lương thưởng tốtđến mức không tin nổi, vìanh ta đang tạo ra của cảicho các cổ đông. Nếu lươngthưởng của anh ta khônggắn liền với lợi nhuận củacác cổ đông, tức là mọingười đang chơi một tròchơi của kẻ ngốc”. Al không

Page 843: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bình luận vấn đề lương củacEO có nên gắn liền vớihành vi phá hoại tiền tài củacổ đông hay không.

cơ cấu tiền thưởng không những bị lèolái phục vụ cho sự tầm thường, mà mộtsố công ty còn đi xa hơn thế. Nếu cácquản lý không đạt được các mục tiêu dùlà rất thấp kém, họ sẽ thay đổi những quytắc để đảm bảo có thể nhận được bộntiền thưởng. Thông thường, cách làm này

Page 844: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được biện minh là cần thiết để giữ ngườitài, nhưng họ tài giỏi đến chừng nào khicác quy tắc phải được điều chỉnh để họchắc chắn sẽ tậu được chiếc xe hơiPorsche mới? Thập niên 90 của thế kỷXX là thời gian thích hợp để đánh giá lạicác khoản thưởng cho năng lực làm việc- một vài công ty, gồm những tên tuổiđáng ngưỡng mộ như Apple, Dell vàUnited Health, còn có cách làm lùi ngàyphát hành quyền mua cổ phiếu để đảmbảo người thụ hưởng chắn chắn có lời.

Trong những năm 1990 thế kỷ XX, quyền

Page 845: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mua cổ phiếu trở thành một món bắt buộctrong chế độ khen thưởng. Quyền nàyđược tặng miễn phí cho các nhân viên.Nhân viên được quyền mua cổ phiếu củacông ty với mức giá cố định trong mộtkhoản thời gian nào đó, thường là 10năm. Tức là, nếu bạn được tặng 20.000quyền mua cổ phiếu với giá 30 đôla, thìbạn có thể mua 20.000 cổ phiếu với giá30 đôla vào bất kỳ thời điểm nào từ ngàyphát hành đến ngày hết hạn quyền muađó. Tất nhiên, nếu cổ phiếu công tykhông bao giờ đạt được giá 30 đôla/cổphiếu, thì những quyền mua cổ phiếu trên

Page 846: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sẽ vô giá trị. Nhưng nếu giá cổ phiếutăng cao hơn 30 đôla thì bạn có thể “hốtbạc” được rồi. Nếu giá tăng lên 45 đôla,bạn có thể mua 20.000 cổ phiếu với giá30 đôla/cổ phiếu - tổng chi phí là600.000 đôla, ngay lập tức bạn bán lạivới giá 45 đôla/cổ phiếu, tức là 900.000đôla cả thảy. Bạn rủng rỉnh bỏ túi lợinhuận 300.000 đôla. Nhiều người kiếmđược hàng triệu đôla trong suốt thời gianthị trường bùng nổ, mãi đến lúc xảy racuộc khủng hoảng các công ty dot.comnăm 2000. Không may là, trong dư chấncủa cuộc khủng hoảng, nhiều người còn

Page 847: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giữ lại những quyền mua cổ phiếu khôngchỉ là “nằm dưới nước” (tức là giá cổphiếu thấp hơn giá được mua bằng quyềnđó), mà phải gọi là đang chết chìm thìđúng hơn. Không sao. các công ty chỉcần hủy những quyền cũ, phát hành nhữngquyền mới với một giá có thể sinh lợinhiều hơn. Suy cho cùng thì chúng tacũng đâu có muốn nhóm cộng sự tuyệtvời của chúng ta bị “ăn đòn” vì thịtrường suy sụp, đúng không?

Một câu chuyện riêng - Suýt giàu!

Trong những năm cực thịnh của các công

Page 848: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty làm ăn trên mạng, nhiều người trở nênrất giàu bằng cách dùng các quyền muacổ phiếu có giá trị cao - tôi cũng “suýt”được nằm trong số đó. Năm 1991, tôichuyển đến Mỹ để giúp thành lập mộtcông ty tư vấn có tên là The HackettGroup. chúng tôi khởi nghiệp với bangười và làm ăn rất phát đạt trong sáunăm kế tiếp. Hơn 90 trong số 100 công tytốt nhất (danh sách Fortune 100) là kháchhàng của chúng tôi. Năm 1997, chúng tôibán công ty này cho một công ty có vốnđầu tư mạo hiểm, tên là Answerthink.chiến lược của Answerthink là mua lại

Page 849: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều công ty tư vấn rồi sáp nhập thànhmột công ty lớn, sau đó niêm yết cổphiếu để kiếm bộn tiền. Tất cả nghe rấtđơn giản, và đây là một cách làm phổbiến trong nhiều ngành công nghiệp lúcđó. Tôi còn nhớ rõ những ngày ngồi nghecác buổi thuyết trình tự tin dự đoán giácổ phiếu sẽ “phi nước đại” tới hơn 100đôla trong hai năm đầu lên sàn chứngkhoán.

Ban đầu, tình hình rất suôn sẻ.Answerthink bắt đầu niêm yết cổ phiếutừ tháng 5-1998, với giá 13 đôla/cổ

Page 850: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phiếu. Hết ngày giao dịch đầu tiên, giátăng lên 15,44 đôla; con số này khôngtồi, nhưng vẫn chưa tốt lắm trong thờigian đầu phát triển các công ty trênmạng. Tôi may mắn khi nhận được cả haicổ phiếu: của công ty mới và quyền muacổ phiếu sau khi bán The Hackett Group.cuối ngày giao dịch đầu tiên tôi nói ởtrên, tôi chắc mẩm mình thu được chúttiền trên giấy. Nhưng tất cả đúng là chỉcó chừng đó, bởi vì tôi không được phépbán bất cứ cổ phiếu nào, hay dùng quyềnmua cổ phiếu nào trong vòng ít nhất mộtnăm. Trong bốn năm tiếp theo, cả cổ

Page 851: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phiếu và quyền mua cổ phiếu sẽ tăng dầnhiệu lực sở hữu theo tỉ lệ 25%, có nghĩalà tuy danh nghĩa đã sở hữu chúng, nhưngtôi không thể bán chúng cho đến khi nàochúng hoàn toàn thuộc về tôi.

Vài tháng sau đó, giá cổ phiếu tăng dần,và đến ngày 26 tháng 1 năm 2000, mỗicổ phiếu có giá 39,38 đôla. Khi đó, 75%cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu của tôiđã có đầy đủ hiệu lực, nhưng tôi vẫnchưa bán đi. câu chuyện 100 đôla một cổphiếu kia cứ âm ỉ trong đầu tôi. Suốt thờigian đó, tôi đã tích lũy được nhiều quyền

Page 852: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mua cổ phiếu hơn, một số ít có giá 28đôla/cổ phiếu, số khác thì 32 đôla/cổphiếu, làm lợi nhuận danh nghĩa (trêngiấy) của tôi càng nhiều hơn. Bảng cânđối tài sản của tôi thể hiện khá tốt.Nhưng rồi lại đến ngày sụp đổ. Mộttháng sau, cổ phiếu xuống giá 20,35đôla; tôi cố bán được một ít, nhưng vẫncòn giữ lại đến hơn 95% số cổ phiếu.Ðến tháng 5, giá xuống còn 14 đôla, chỉcao hơn giá khởi điểm năm ngoái mộtchút ít. Nhưng tôi biết đây chỉ là mộtbiến động tạm thời nên tôi vẫn giữ vữngtinh thần. Tới tháng 8-2002, giá chỉ còn

Page 853: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1,57 đôla/cổ phiếu, tôi thấy mình điêuđứng tới nơi. Khi giá tăng lên, tôi bánđược phần lớn cổ phiếu của mình, ít ra làkiếm được ít tiền từ vụ này; còn về sốquyền mua cổ phiếu, phải quên chúngthôi, chúng không chỉ “chìm dưới nước”,mà còn đang bơi dưới đáy kênh PuertoRico ở Ðại Tây Dương!

Tôi rời Answerthink vào cuối năm 2002,sau khi đã hết bốn năm ràng buộc vớicông ty mới lên sàn. Giá cổ phiếu lúc ấylà 2,30 đôla. Tôi để lại hơn 50.000quyền mua cổ phiếu với giá từ 20 đến 40

Page 854: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đôla/cổ phiếu. Answerthink vẫn tồn tại,mặc dù bằng một quyết định mà tôi thấyrất tức cười: công ty đổi tên thành TheHackett Group vào năm 2007. Ðiều nàythể hiện rõ Hackett là công ty duy nhấttrong nhiều công ty được mua lại có giátrị lâu dài - điều này giúp giải thích tìnhtrạng èo uột của các cổ phiếu. Việc đổitên chẳng giúp được gì để tăng giá cổphiếu của công ty. Vào tháng 4 năm2009, giá cổ phiếu là 2,27 đôla; giảm 3xu trong vòng sáu năm.

Tải thêm ebook: --->© Tại đây ©---->

Page 855: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lương thưởng của cấp quản lý cũng hơigiống trò chính trị. Nó tiềm ẩn các mâuthuẫn lợi ích, sự thật nửa vời và nhữngliên minh trục lợi, bởi vì vô số nhóm lợiích đều muốn vồ lấy phần bánh của mình.Một ví dụ rõ ràng cho điều này là vai tròcủa các cố vấn về lương thưởng - trên lýthuyết, họ là những cố vấn độc lập choban giám đốc của công ty. Nhưng khôngmay, mối quan hệ này giống như quan hệgiữa một người vận động hành lang đạidiện cho một nhóm lợi ích đặc biệt vàmột chính trị gia luôn tìm cách lấy đủphần “thịt” về cho các thành viên trong

Page 856: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhóm của mình. Như một nhà quan sáttừng nói, “các cố vấn tiền lương hiểurằng, nếu họ giành được những chế độlương thưởng lớn về cho các cEO kháchhàng của mình, thì chính họ sẽ đượcthưởng bằng những hợp đồng béo bởtrong việc quản lý kế hoạch phúc lợi chonhân viên và những thứ tương tự”. Hoàntoàn không thể tìm được những lờikhuyên khách quan theo cách này.

Như đã đề cập lúc trước, cốt lõi của âmmưu chiếm đoạt tiền thưởng là quá trìnhkhen thưởng dựa trên việc đạt được một

Page 857: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mục tiêu hiệu quả nào đó qua hình thứcmột kế hoạch, một ngân sách hoặc chỉtiêu. Kết quả là, hoạch định không phảilà bước cần thiết để phân phối nguồn lựcmột cách tối ưu nhằm đạt được hiệu suấtlàm việc cao hơn. Mà thay vào đó, hoạchđịnh đã biến thành một sự lũng đoạn vàbiến tướng để đạt các mục tiêu. Vànhững mục tiêu này sẽ quyết định cáckhoản tiền thưởng và việc đánh giá hiệuquả làm việc. Ðây chính là thực hư củatrò bịp này. các cổ đông tốt nhất nên đòihỏi một nhóm mục tiêu linh hoạt để cânbằng tốt nhất giữa rủi ro và lợi nhuận.

Page 858: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mục đích của Ban giám đốc là thươngthảo một mục tiêu càng thấp càng tốt đểtối đa hóa cơ hội nhận được món tiềnthưởng càng lớn càng tốt. Việc thươngthảo này đi theo một quy trình mà chúngta đoán trước được. cEO sẽ lên tiếng đòiphải tăng trưởng bằng cách dùng nhữngcâu sáo mòn, như cần phải duy trì đàphát triển của năm ngoái, nâng cao giá trịcủa công tác marketing trước đây và đầutư vào các sản phẩm mới, khai thác điểmyếu của các đối thủ cạnh tranh chính, bổsung nhiều sản phẩm mới vào danh mụccủa công ty, và thâm nhập thị trường mới.

Page 859: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các giám đốc tiếp đó sẽ cảnh báo chocEO rằng thành công của năm ngoái đãkhiến cho các đối thủ cạnh tranh nângcao nhận thức và sự tập trung, những sảnphẩm và thị trường mới sẽ có một thờigian “quá độ” trước khi phát huy hết tiềmnăng, khả năng tăng sức mua của nhữngkhách hàng hiện tại thì có giới hạn, sựbấp bênh của nền kinh tế làm xấu đi toàncảnh về nhu cầu của thị trường. Sau vàituần cò cưa đưa đẩy như thế, kết quả làmột sự nhượng bộ không làm ai hài lòng,và hầu như chẳng liên quan gì đến thực tếsẽ xảy ra vì một vài dữ kiện đáng tin cậy

Page 860: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

từ lúc đầu đã bị biến hóa, nhào nặn, bópméo đến mức gần như không thể nhận rađược nữa. cEO thì tin rằng các giám đốccó thể làm tốt hơn, nhưng vì cũng muốnràng buộc họ vào mục đích và cam kếtđạt được mục đích đó nên họ mới thỏahiệp; Ban giám đốc cảm thấy mình đã bịép đồng ý với một mục tiêu “co giãn”nằm bên ngoài vùng an toàn của họ mộtchút, nhưng ít ra họ cũng đã làm cho cEOlui bước khỏi mục tiêu ban đầu.

Bảo vệ cái không thể bảo vệ là một trongnhững kỹ năng chính yếu của mọi nhà

Page 861: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lãnh đạo đang lên. Ở chương 16, chúngta sẽ bàn tới ngón nghề “thêu dệt” trongkinh doanh, còn hiện giờ, để bảo vệ chếđộ lương thưởng cao quá mức, bạn chỉcần biết sử dụng một hoặc một số cáccụm từ sau: “Lương phải tương xứng vớingành” hoặc là “Lương thưởng được Bangiám đốc quyết định độc lập” hoặc tranhluận rằng toàn bộ chế độ lương thưởng“thể hiện phần thưởng tích lũy cho nhiềunăm làm việc xuất sắc” và nó “là yếu tốthiết yếu nếu ta muốn giữ chân nhữngngười giỏi nhất”.

Page 862: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hầu hết những câu sáo rỗng này đều pháthuy tác dụng, nhưng hãy coi chừng có thểgặp một người khó tính như WarrenBuffet, người có lẽ đã phát biểu haynhất: “Trong nhiều trường hợp, lươngthưởng cho các quản lý ở Mỹ luôn bấtcân xứng một cách nực cười với nănglực làm việc. Kết cục là một cEO tầmthường (thậm chí tệ hơn) - với sự giúpđỡ của phó tổng giám đốc nhân sự dochính tay mình chọn, và một cố vấn từcông ty Ratchet, Ratchet & Bingo lúcnào cũng thích giúp đỡ người khác - luônnhận được cả đống tiền từ chuyện sắp đặt

Page 863: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lương thưởng đầy toan tính”.

có những món thưởng không cần phảitoan tính. Năm 2000, sau khi quay trở lạiApple như một người hùng, Steve Jobskhông nhận một đồng tiền thưởng nào,nhưng vẫn có đủ 90 triệu đôla để tậu mộtchiếc máy bay mới bảnh chọe. Khônggiống nhiều cEO khác, rõ ràng Steve cóđược tiền nhiều như thế là nhờ hiệu quảkinh doanh tuyệt vời của Apple trongnhững năm từ khi ông quay lại. Khi Stevequay lại vào năm 1997, cổ phiếu củaApple chỉ hơn 5 đôla một chút. Ðến

Page 864: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng 12/2007, giá lên 198 đôla/cổphiếu, và ngay cả cuộc khủng hoảng năm2008 cũng chỉ làm giá xuống còn 85đôla/cổ phiếu, vẫn cao gấp 17 lần so vớilúc ông ấy quay về. Tiền lương hằng nămcủa Steve khi đó là 1 đôla. Không phảicEO nào cũng có thể có thể quay trở vềmột cách vinh quang như vậy.

Giải pháp là gì?

Trên lý thuyết, khắc phục lỗi trong chếđộ lương thưởng của cấp quản lý làkhông khó. Xét đến cùng, nó chỉ cần hợplý, tính toán chính xác, trung thực và

Page 865: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đáng tin cậy. Trong thực tế, lương thưởngluôn là một hệ thống không hoàn hảo. Bấtcứ khi nào bạn định ra hiệu suất làm việctheo một khoảng thời gian cố định, thìđều có rủi ro là mọi người sẽ cố điềuchỉnh công việc để tối đa hóa kết quảtrong khoảng thời gian đó, và thường bấtchấp những giai đoạn khác trong tươnglai. Ðiều này xảy ra với lợi nhuận hằngquý, kết quả thường niên và số liệu thốngkê kinh tế, cho nên chẳng có gì ngạcnhiên khi các kết quả làm động lực đểthưởng bị người ta “thao túng”. Nhưngcó một yếu tố khác không phải lúc nào

Page 866: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cũng là kết quả của việc cố ý thao túng.Năng lực làm việc sẽ thay đổi theo thờigian, và rất có khả năng không duy trìđược hiệu suất hiện tại. Thể thao là mộtthí dụ điển hình. cầu thủ và đội bóngthường được đánh giá theo thành tíchtrước đó. Một mùa giải vô địch nóichung sẽ lôi kéo người xem nhiều hơn(và giá vé cũng cao hơn) cho mùa tiếptheo. cầu thủ nào chơi xuất sắc thì có cơhội được ký một hợp đồng giá trị hơn.Nhưng chúng ta cũng thấy, thành tíchtrong quá khứ đâu có đảm bảo thànhcông trong tương lai, cho nên có nhiều

Page 867: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trường hợp cầu thủ và cả đội gặt háinhiều phần thưởng đáng giá nhưng khảnăng thi đấu sau đó lại không được tốtnhư thế nữa. Thực tế: quá khứ là tất cảnhững gì chúng ta có, nên phải biết cáchtận dụng nó.

Ở những môn thể thao được tổ chức tốt,người ta cân bằng giữa phần thưởng chothành tích trong quá khứ và tiền thưởngcho tương lai. Tuy nhiên, ở Mỹ dườngnhư xu hướng hiện nay là ngày càng tăngsự bảo đảm về tiền và giảm rủi ro chocầu thủ - điều này có phần giống với việc

Page 868: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trả lương thưởng cho khả năng làm việcyếu kém trong thế giới kinh doanh, khigiới quản lý lãnh bộn tiền thưởng lúcxong việc. có thể tôi có thành kiến,nhưng golf và quần vợt, ở một mức độnào đó, là hai môn được tổ chức tốt nhất.Những tay golf chuyên nghiệp là nhữngnhà thầu độc lập, tiền lương của họ đượcquyết định bởi khả năng của họ là chính.Nếu không chơi hay, bạn không nhậnđược tiền. Ngay cả những hợp đồng lớncũng tan biến nhanh chóng nếu phong độcủa họ giảm sút. có một vài ngoại lệ - đólà các tay golf nữ duyên dáng, hoặc các

Page 869: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sao thu hút lượng người xem lớn, nhưJohn Daly, có thể đòi những khoản thùlao cao ngất dù không nhất thiết họ phảichơi thật hay, nhưng chuyện ấy cũngkhông thể kéo dài nếu họ không tiến sâuvào giải đấu.

Sau những vụ tai tiếng trong những nămgần đây liên quan đến quyền mua cổphiếu, các công ty cũng có cố gắng, tuynửa vời, để cân bằng và đưa ra biệnpháp đánh giá năng lực thực sự trong bàitoán lương thưởng, nhưng khó mà dẹpđược thói quen cũ. Nhiều khoản thưởng

Page 870: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cao ngất ngưỡng vẫn xuất hiện trong cuộckhủng hoảng năm 2008. Thậm chí mộtvài công ty đã cố làm cho đúng cáchnhưng rồi cũng bỏ cuộc. Shell, một trongnhững công ty xăng dầu lớn nhất thế giới,đã phát triển một tiêu chí thưởng cho cácquản lý cao cấp là tổng lợi nhuận cổđông toàn công ty trong thời kỳ 2006-2008 phải nằm trong số ba công ty caonhất ngành - một cách đánh giá hợp lý vềnăng lực tương đối. Tuy nhiên, khi cáckết quả được cộng lại vào đầu năm2009, công ty của Pháp, Total, đã đánhbại Shell chiếm lấy vị trí thứ ba. Nhưng

Page 871: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đừng lo, ủy ban khen thưởng của công tynói rằng Ban giám đốc đã làm việc thậtsự tích cực, và thật đáng tiếc khi họ thuasít sao như thế, cho nên chúng ta sẽthưởng cho họ một nửa vậy. còn gì nóinữa, tặng một nửa tấm huy chương đồngcho vị trí thứ tư ở Thế vận hội?

chuyện đáng mừng là càng ngày có càngnhiều công ty nhận ra, hoặc bị các cổđông ép phải nhận ra, những chỗ hở này.Nhưng chuyện không vui là nếu các côngty không giải quyết các vấn đề này thìchính phủ sẽ can thiệp. Việc khắc phục

Page 872: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không phức tạp lắm. Trước tiên là lấynhững tiêu chí về năng lực làm cơ sở chocác khoản thưởng, chứ không lấy nhữngtiêu chí dựa theo kế hoạch. Ví dụ, nếu xétthưởng dựa trên những chỉ số như mứcgia tăng hiệu quả so với các thời kỳtrước, hoặc xét năng lực tương đối theomột chuẩn thị trường đáng tin cậy, nhữngtrò gian manh có thể sẽ bị triệt tiêu hết.công ty General Electric có nói về việctìm ra những doanh nghiệp có cả khảnăng tăng trưởng gấp đôi tỉ lệ tăng GDP -đây là một mức chuẩn khó mà “trả giá”.Dùng những mức chuẩn của thị trường

Page 873: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như thế cũng cho phép chúng ta tạo mộtcơ cấu tiền thưởng hợp lý, để nếu khilàm việc tốt trong lúc thị trường xuốngdốc thì vẫn được tưởng thưởng xứngđáng.

Nhiều công ty hiện nay đang đưa các quychuẩn vào quy trình xét thưởng. các côngty khác thì dùng những cơ cấu mới đểđảm bảo tiền thưởng sẽ dành cho ai duytrì được năng lực làm việc tốt trong mộtkhoảng thời gian dài, chứ không phải làkết quả nhất thời. Ví dụ, bắt đầu từ 2009,Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) sẽ thưởng ba

Page 874: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm một lần, và rõ ràng, nếu lợi nhuậncủa công ty không thể duy trì, hoặc nănglực làm việc của một cá nhân không pháthuy lâu dài, thì tiền thưởng sẽ bị cắtgiảm, thậm chí bằng 0. Những hình thứckhác nhằm giữ lại tiền thưởng sẽ trở nênphổ biến hơn khi các công ty tìm cáchcân bằng năng lực làm việc ngắn hạn vàdài hạn. Một vấn đề quan trọng khác màsự sụp đổ các thị trường tài chính năm2008 đã phơi bày là các công ty, khi ấyđang ăn nên làm ra bằng cách chấp nhậnrủi ro rất lớn, đã chi thưởng rất nhiều.Với phần lớn các công ty, quản trị rủi ro

Page 875: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và ấn định chỉ tiêu làm việc là hai quátrình kết nối lỏng lẻo. chỉ tiêu thì xemtrọng tăng trưởng doanh số và lợi nhuận,nhưng các công ty liệu có thường xuyênphân tích rủi ro tiềm ẩn phía sau các chỉtiêu ấy? Ðể kiểm tra kỹ lưỡng các mụctiêu về năng lực, Ban giám đốc phải hỏicác câu hỏi sau:

· Liệu có thể đạt được mục tiêu màkhông hạ thấp tiêu chuẩn về tín dụng?

· Liệu có xảy ra trường hợp độingũ bán hàng vì quá muốn đạt đượcdoanh số nên lờ đi các chính sách về

Page 876: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khuyến mãi, định giá và các biện phápkích thích tiêu dùng khác?

· các nhà cung cấp hoặc bộ phậnsản xuất có đạt được các mục tiêu giántiếp về chi phí sản xuất trong khi vẫnđảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng?

· các mục tiêu tăng trưởng có cânđối với nguồn lực của chúng ta không?Hay là ta đạt được mục tiêu và chấtlượng dịch vụ bị sa sút?

Tất nhiên, đây cũng chính là những câuhỏi mà một quy trình hoạch định hiệu quả

Page 877: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải trả lời được, nhưng như ta đã thấy,khi lương thưởng gắn với hoạch định, thìhai từ “hiệu quả” và “hoạch định” khôngđi chung nữa.

Thời đại đề ra những mục tiêu cố định vềnăng lực làm việc cho một năm, hay lâuhơn trong tương lai, đã qua - không maylà nhiều công ty vẫn chưa nhận ra điềuđó. Không ai có thể đủ khả năng thần kỳđể xét thưởng một món đáng kể dựa trênmột mục tiêu hay dự toán cố định. Nếutình trạng mù mờ về dự toán vẫn tồn tạithì, trong tương lai, làm việc kém vẫn

Page 878: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được thưởng rất nhiều!

Hành đỘng

· Xét thưởng theo những chuẩn mựckhông thể lay chuyển hoặc thao túng.

· Giữ các quy tắc nhất quán trongsuốt một thời gian dài.

· cân bằng giữa năng lực làm việcngắn hạn và dài hạn.

· Luôn đặt câu hỏi, “có chấp nhậnnhững rủi ro khi đạt được mục tiêukhông?”

Page 879: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Ðảm bảo tính trung thực tuyệt đốitrong tính toán các khoản thưởng.

· cân bằng giữa chuẩn mực về nănglực tuyệt đối và năng lực tương đối.

· Không chi toàn bộ tiền thưởng mộtlần; hãy chia nhỏ ra.

Page 880: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 10

các loẠi thước đo, chỈ số, và nhỮng lỜinói dối

chúng ta như đang “chết ngộp” trongcác chỉ số. Mấy năm qua là một cuộccách mạng về những loại chuẩn mực.Thật vậy, nó như một cơn sóng thần, hàngloạt con sóng nối tiếp nhau về các chuẩnmực mới đã được định nghĩa. chúng tacó vô số thước đo về chất lượng, giá trịkinh tế, sự hài lòng của khách hàng, lợinhuận, sản lượng lần đầu tiên, mức độ

Page 881: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hài lòng của nhân viên, số chuyến bayđáp đúng giờ, quãng đường đi được trênmỗi galông nhiên liệu, mức độ thảicarbon, các chỉ số về sự trung thành củakhách hàng, giá trị tài chính của thươnghiệu, và hầu như mọi khía cạnh khác.Nhưng chỉ số đo lường này có làm tìnhhình tốt hơn không? Béo phì là một vấnđề ngày càng nổi cộm (tôi rất tiếc vềchuyện này), các chu kỳ kinh tế có vẻbiến động nhiều hơn, chất lượng sẽ thayđổi đáng kể, và dịch vụ thì đáng để phànnàn hơn - nhưng ít ra chúng ta có thể đolường được. Tính logic của hiện tượng

Page 882: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thích dùng các chỉ số này hình như nằm ởchỗ: nếu chúng tôi đo lường một vấn đềgì và nói cho bạn biết, tức là chúng tôiquan tâm đến nó. Ví dụ, trong lúc đanglang thang trong sân bay Heathrow ởLondon vào đầu năm 2009, tôi tình cờthấy một bảng thông tin ghi lại các thôngsố, như số ghế còn trống trong phòngchờ, một số liệu gì đó để đo mức độ dễdàng khi tìm đường đi trong sân bay,mức độ sạch sẽ, thông tin chuyến bay vàthời gian chờ kiểm tra an ninh. cuộc sốngcủa chúng ta bị các chuẩn mực chi phối.Nhưng không may là khả năng đong đếm

Page 883: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của chúng ta lại vượt xa khả năng kiểmsoát.

Với phần lớn công ty, mớ thước đo giátrị làm nảy sinh một vấn đề về tối ưu hóamà họ không thể giải quyết được. Xétcho cùng, làm thế nào ta có thể luôn luôngiao những sản phẩm tốt nhất với chi phícực thấp cùng dịch vụ xuất sắc? Phải hysinh cái này cho cái kia thôi - ở siêu thịWal-Mart bạn đâu có thấy những ngườiđi mua sắm hàng tiêu dùng cá nhân,khách sạn Four Seasons cho thuê phònggiá 69 đôla một đêm chứ không cho thuê

Page 884: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

theo giờ, hãng Southwest Airlines khôngđưa khăn ấm để chườm trán khi bạn sốt.Ở cruciant, Steve và nhóm cộng sự rấtgiỏi về những trò thời thượng - các thứbảng điểm, bảng dữ liệu tổng hợp, cácchỉ số quan trọng về năng lực, và nhữngyếu tố hệ trọng để thành công đều đượctheo dõi, báo cáo và phân tích hết sứccẩn thận.

HoẠt cẢnh: Thống nhẤt chiẾn lưỢc -tháng 5 năm 2007

cŨNG GIốNG NHƯ MỌI NƠI KHác,báo cáo thường niên của cruciant bắt đầu

Page 885: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với bức thư của chủ tịch công ty. Trongbáo cáo năm 2006, Steve Borden mô tảhai yếu tố quan trọng trong chiến lượccủa cruciant - tập trung cải tiến và tạodựng vị trí trong các thị trường mới, pháttriển nhanh. Ông tiếp tục mô tả nhữngđiểm thiết yếu giúp cruciant thực hiệnthành công chiến lược này. Ðứng đầudanh sách là khả năng thu hút, phát triểnvà lưu dụng các nhân sự tài năng. Bordennhấn mạnh, tài sản quý giá nhất củacruciant từ trước đến giờ chính là nhânsự của công ty. Ông nhận xét, “Nếukhông có nhân lực xuất sắc, chúng ta

Page 886: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không thể cân nhắc theo đuổi chiến lượchấp dẫn nhưng khó khăn này”. Ông tiếptục khen ngợi giá trị tạo ra bởi “nhữngmối hợp tác quan trọng mang tính chiếnlược mà cruciant có được với kháchhàng và các nhà cung cấp chính”.

Sau bức thư của chủ tịch là 70 trang trìnhbày số liệu tài chính của cruciant trongnăm trước. có một bảng trình bày doanhthu, có so sánh với những năm trước, rồimột bảng cân đối tài sản và dòng ngânlưu, với rất nhiều trang chú thích thuyếtminh vô số quy tắc kế toán khác nhau và

Page 887: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giải thích vài số liệu trong các báo cáotài chính quan trọng. Thế nhưng, bất cứai đọc bản báo cáo đều không thể tìmđược các thông tin: tổng số tiền màcruciant đã đầu tư vào việc cải tiến sảnphẩm trong năm nay, hay một năm nàokhác; chi phí cruciant bỏ ra để tạo lập vịtrí trong bất kỳ thị trường mới nào màcông ty đang nhắm tới; khoản đầu tư củacruciant nhằm thu hút, lưu dụng và pháttriển nhân sự; hay thậm chí là giá trị củathứ mà Steve nhấn mạnh là tài sản đángquý nhất của cruciant - con người. Khôngcó một số liệu nào tồn tại trong các báo

Page 888: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cáo tài chính cho thấy giá trị của các mốiquan hệ, hoặc cung cấp thông tin về sốtiền được đầu tư để duy trì những mốiquan hệ rất quan trọng đối với chiếnlược của công ty.

Nhưng bản báo cáo lại có những thôngtin quan trọng như Phần D bàn về chế độchăm sóc Y tế (đây là một phần trong kếhoạch phúc lợi sau khi nghỉ hưu) và giátrị tài sản vô hình đã khấu hao - rõ ràngđó là những hạng mục quan trọng với mộtnhà đầu tư bình thường. Mặc dù Stevekhẳng định rằng cải tiến, tài năng và hợp

Page 889: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tác với nhà cung cấp là những yếu tốchính trong chiến lược của cruciant,nhưng chẳng thể nào tìm thấy thông tin vềchúng từ các báo cáo tài chính trong báocáo thường niên. còn ngạc nhiên hơn khichúng không hề tồn tại trong bất kỳ bảnbáo cáo nào khác ở công ty. cFO (Tổnggiám đốc Tài chính) Henry Pritchett biếtchính xác cruciant đang chi bao nhiêutiền cho công tác phí và các khoản tiềnthuê (xe, văn phòng...), nhưng cũng chỉcó thể phỏng đoán về tổng chi phí củacông tác cải tiến mà cruciant đang triểnkhai.

Page 890: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ði tìm sự thật - Một cuộc họp cấp lãnhđạo - tháng 2 năm 2008

Ban giám đốc đang ngồi trong phòng họpchờ Steve vào, mắt nhìn chằm chằm bảngtổng hợp dữ liệu mới nhất về hiệu quảkinh doanh của công ty. có 12 tiêu chuẩnđược đánh giá là “quan trọng” hoặc“thiết yếu” với hiệu quả làm ăn củacruciant. cuộc họp có vẻ sẽ diễn ranhanh chóng. chín chỉ số có màu xanh lácây, cho thấy cruciant đang làm ăn theođúng, hoặc nhanh hơn, kế hoạch; có bachỉ số màu cam, cho thấy chút quan ngại,

Page 891: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng tất cả đều là những vấn đề đã cósẵn phương án hành động. Bên cạnh mỗi“đèn hiệu giao thông” là một mũi tên chỉhướng, cho thấy chiều hướng tốt hơn (Ý),xấu hơn (ß), hay giữ như cũ (Û). cả bamàu cam đều chỉ dấu Ý nên mọi chuyệntrông có vẻ tốt.

Steve đi nhanh vào phòng và ngồi ở đầubàn như thường lệ. Tuy nhiên, ông nhănmặt. cả nhóm quản trị ngay lập tứcchuyển nét mặt từ hài lòng sang tập trungnghiêm túc trong lúc chờ phản ứng củaSteve. Ông cầm bản báo cáo số liệu, liếc

Page 892: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

qua và ném sang một bên.

“Nhìn số liệu thì tốt đấy: Doanh thu tăng;mức chênh lệch giữa giá thành và chi phícũng tăng nên lợi nhuận rất tốt. chấtlượng lúc nào cũng cao, mức độ hài lòngcủa khách hãng cũng vậy. Sự hài lòng củanhân viên và khách hàng đang đi theochiều hướng tốt; số lượng hàng trong khovà tiền mặt đều ổn. Vậy nói cho tôi biết,tại sao Transoceanic đánh bại chúng tađể tiếp thị ở thị trường Ấn Ðộ và Nga,với sản phẩm thu phát kỹ thuật số giốnghệt chúng ta? chúng ta đã mất lợi thế của

Page 893: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người đi đầu và sẽ bị lôi vào cuộc chiếnvề giá thành nếu muốn lấy lại vị trí trênthị trường”.

Suốt một giờ sau đó, mọi người tập trungtranh luận về nguyên nhân của vấn đề vànhững chiến lược có thể áp dụng để đánhbại cách chơi không đẹp củaTransoceanic. Nhưng không ai thảo luậnvề những tiêu chí hoạt động được cho làquan trọng ghi trên bảng tổng hợp dữliệu. Tại sao? Bởi vì từng tiêu chí đềuphản ảnh chuyện cũ (mô tả những gì đãxảy ra), hướng vào trong (chỉ phản ánh

Page 894: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những gì cruciant đang làm), và là mộtgiá trị tuyệt đối không thể hiện một điềugì về năng lực của cruciant so với thịtrường hoặc các đối thủ cạnh tranh chính.Tóm lại, bảng số liệu này không có tácdụng gì cho việc điều hành trong một thịtrường cạnh tranh.

ThỰc tẾ: Ham mê chỈ số

NGÀY NAY, việc đo lường hiệu suấtlàm việc chỉ có ba vấn đề: số lượng cáckhía cạnh được đo; cách thức đo lường;và các chỉ số được dùng như thế nào.Ngoài ba ý đó, tất cả đều rất dễ dàng

Page 895: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong thế giới muôn màu chỉ số như hiệntại.

Bạn thấy choáng ngợp bởi có quá nhiềudữ liệu ư? Vậy còn bơi (hay “chết đuối”)trong các chỉ số thì thế nào? Trong khingày càng nhiều khía cạnh của cuộc sốngđược tự động hóa, chúng ta cũng đangtạo ra thông số kỹ thuật số cho hầu hết sựviệc xảy ra. các chỉ số chi phối đời sốngchúng ta. chỉ số Dow Jones cho thấychúng ta giàu (hoặc nghèo) đến mức nào;cholesterol, triglyceride (lipid hay chấtbéo trung tính) và chỉ số khối cơ thể

Page 896: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(BMI)... đo sức khỏe chúng ta. Ðồng hồđo quãng đường thì đo tốc độ và quãngđường chúng ta đi; và số người theo dõichúng ta trên Twitter thể hiện sự nổitiếng của chúng ta. Không có một công tynào tự tôn mà lại không có các bảng sốliệu tổng hợp, chỉ số năng lực thiết yếu,và các chuẩn mực về hiệu suất. cái gìchuyển động đều được đo lường. Nhưngtiếc là các chỉ số đo đạc như thế đã trởthành công cụ thay thế cho hành động.chúng ta quên mất rằng bản thân chuyệnđo lường không thay đổi được điều gì cả.Bao năm nay tôi cứ đứng lên bàn cân mà

Page 897: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đo, và tôi dám quả quyết rằng động tácđo đạc đơn thuần đó chẳng giúp tôi giảmcân tí nào. chúng ta cần quay lại vớinhững thứ cơ bản để hiểu rõ những thứrối rắm về chỉ số. công tác quản trị đangtrở nên gần giống môn bóng chày: bóngchày có thắng và thua, còn trong kinhdoanh thì có lời và lỗ.

Mythbuster Wisdom: Ảotưởng về đo lường

Page 898: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Trong thế giới ngày nay, câunói “Bạn không thể kiểmsoát những gì bạn không thểđo” phải được đổi thành“Bạn không thể kiểm soátnhững gì bạn có thể đo”.

Khi lớn lên ở Anh, tôi xem đá bóng rấtnhiều. chỉ có một số liệu thống kê, haymột chỉ số được người ta tường thuật, đólà tỉ số trận đấu. Ngày nay, tôi có thể biết

Page 899: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được các con số chính xác về thời giankiểm soát bóng, số lần cản phá bóng,tổng cự ly mà mỗi cầu thủ chạy trên sânbóng, số lần chuyền bóng có mục tiêu, vàhàng loạt dữ liệu khác. Sắp tới sẽ có cảmột biểu đồ thể hiện huyết áp, nhịp tim,và hoạt động của thần kinh (nếu có) củacầu thủ. Sử dụng nhiều công cụ để kiểmsoát đời sống có nhiều điểm tích cực,nhưng nó có thể khiến chúng ta choángngợp một chút. Mỗi lần đi kiểm tra sứckhỏe, dù có được bao nhiêu thông số tốt,tôi vẫn luôn có vài vấn đề khó chịu khiếnbác sĩ phải đưa ra chỉ định điều trị như

Page 900: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cũ - ăn hợp lý hơn, uống ít rượu bia hơn,và tập thể dục thường xuyên hơn. Tácđộng của chỉ số đối với kinh doanh làmột con dao hai lưỡi. Hiểu được vô vànchi tiết về hoạt động kinh doanh có thểgiúp ta cải thiện hiệu suất làm việc mộtcách nhanh chóng, nhưng cũng có thểkhiến ta rối rắm và xao lãng các vấn đềquan trọng, bởi cứ phải tìm cách kiểmsoát những thứ chi li. công nghệ đã tácđộng sâu sắc, cho phép chúng ta tìm hiểumọi việc kỹ càng hơn, đến mức tỉ mỉ hơnxưa. chúng ta có thể nắm nhiều hơn vềcác hoạt động diễn ra trong công ty so

Page 901: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với trước đây. Tuy nhiên, những tiến bộcông nghệ cũng đã góp phần tạo nên mộtmạng nhện rối mù gồm dữ liệu, số liệuvà những chỉ số mang tính kinh nghiệmchủ nghĩa, khiến cho những nhà quản lýlanh lợi nhất cũng phải ra vắt óc để hiểu.

Mythbuster Wisdom: Mộtphép toán mà cEO của mọicông ty đại chúng đều cóthể tính nhẩm

Page 902: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khả năng làm toán của cáccEO rất khác nhau, nhưngcó một phép tính mà cEOnào cũng có thể nhẩm trongtích tắc. Bất kỳ lúc nào, cáccEO cũng có thể biến mọikhoản tiền thành lợi nhuậntrên cổ phiếu trong khoảngmột phần tỷ giây. Một dự án50 triệu đôla nghĩa là 6 xu

Page 903: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trên một cổ phiếu; lợi nhuận12 triệu đôla tương đươnglợi nhuận 1 xu trên một cổphiếu. Ðây chính là ngônngữ chung của toàn giớiquản lý cấp cao.

Tôi từng nghĩ rằng tập trungvào lợi nhuận trên từng cổphiếu như trên là một ví dụrất tốt về sự gắn kết giữa

Page 904: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quyền lợi của cEO vớiquyền lợi của cổ đông,nhưng có khi tôi không dámtin vào điều đó. Vài năm lạiđây, chế độ lương thưởngcủa quản lý cấp cao đãchuyển hướng. Phần lớnlương thưởng được chuyểnthành cổ phiếu thôngthường, cổ phiếu hạn chế,

Page 905: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc quyền mua cổ phiếutrong công ty, với nguyêntắc là lợi nhuận của cEOgắn liền với quyền lợi củacổ đông. Không may làđộng cơ của một quản lýcấp cao có thể bị tác độngbởi quyền được mua cổphiếu và ngày hết hạn, kếtquả đánh giá hiệu suất làm

Page 906: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc hằng năm, và sự thươngthảo hợp đồng làm việc mới.có phải tôi lại ác khẩu rồichăng?

Ẩn trong cả rừng chỉ số ấy vẫn có nhữngchỉ số quan trọng giúp cấp quản lý nhanhchóng đưa ra những quyết định sáng suốt.có lẽ chúng ta nên thêm vào chỉ số đothời gian đưa ra một quyết định nào đó.Từ lúc lấy được số liệu đến khi quyếtđịnh là một quá trình đơn giản nhưng lại

Page 907: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mất rất nhiều thời gian. câu hỏi đầu tiêncần hỏi là: Vấn đề này có quan trọngkhông? Nếu có, câu hỏi tiếp theo là: Nóhàm chứa những yếu tố gì? Khi đã hiểurõ những hàm ý của vấn đề, chúng ta hãyhỏi: chúng ta nên làm gì? Sau đó là phầnquan trọng nhất: thực hiện. Ðể đưa ranhững quyết định nhanh chóng và tự tin,chúng ta cần tập trung vào các thông tinthật sự quan trọng đối với hiệu quả làmviệc của cả công ty. chúng ta không cầnthêm nhiều loại chỉ số, mà chỉ cần cácloại chỉ số hiệu quả và tập trung hơn.

Page 908: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nói thì dễ hơn làm phải không? Nhưngcũng có thể là ngược lại, nếu chúng tabiết đi theo hướng đơn giản và rõ ràng.Nếu ngay từ khi bắt đầu triển khai mộtviệc, doanh nghiệp nào sớm thấy đượcsai lầm (hoặc cơ hội) - và nhờ đó tiếtkiệm được thời gian và tiền bạc - thìchứng tỏ doanh nghiệp ấy có nhiều khảnăng trụ vững trong những lúc thị trườngbiến động nhất. Phát hiện và hành độngsớm giúp chúng ta giành được ưu thếtrên thị trường.

Page 909: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom: Hãytách bạch việc thường xuyênđo lường với việc thườngxuyên báo cáo.

chúng ta hãy nghĩ đến việc đo đạc hiệusuất theo cách như thế này: Khi lái xe,toàn bộ bảng điều khiển cung cấp chochúng ta vừa đủ lượng thông tin để raquyết định mà không bị rối rắm. Một vàithông số, như tốc độ, nhiên liệu, áp suấtdầu, là rất quan trọng, cần được lưu ý

Page 910: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thường xuyên. cùng lúc đó, các bộ cảmbiến cũng theo dõi vô số khía cạnh khác,nhưng chỉ cảnh báo cho bạn biết khi nàophát sinh vấn đề mà thôi - đó là minh họavề sự báo cáo kịp thời. Ví dụ, khi độngcơ quá nóng, sẽ có đèn báo cho bạn biết- và hy vọng nó cho bạn đủ thời gian đểkhắc phục vấn đề. Bảng đồng hồ điềukhiển cung cấp thông tin chính xác vàothời điểm thích hợp, chứ không làm bạnngập đầu với tất cả thông tin.

Ta nên làm theo mô hình này để đánh giánăng suất công việc. Xác định những yếu

Page 911: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tố quan trọng đối với hiệu quả công việctrong ngắn hạn và dài hạn, nhưng chỉ đểmắt đến những gì có thể gây ra vấn đềhoặc tác động đến các mắt xích kháctrong bộ máy quản lý. Như vậy, việcđánh giá hiệu quả công việc sẽ khôngtiêu tốn thời gian và cho phép huy độngtất cả nguồn lực và năng lượng để thựcthi chiến lược.

Một vấn đề nữa là phải nhu cầu nắm bắtthông tin thay đổi rất nhanh. Phương thứcbáo cáo truyền thống lâu nay là, “Nếuthông tin đó nằm trong sổ cái thì chúng

Page 912: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi sẽ in sổ cái ra và giao cho sếp hằngtháng, cho nên sếp hãy đóng một cái bàncho chắc”. Nhưng đáng tiếc là một thôngtin quan trọng nào đó sẽ chìm ở trang 55của báo cáo! Ðó có thể là thông tin hệtrọng, nhưng nhà quản lý cấp cao cứ phảimò kim đáy bể - nếu không tìm ra thìlãnh hậu quả.

Mục tiêu của chúng ta là đưa ra quyếtđịnh sáng suốt hơn trong thời gian ngắnhơn. Nếu không làm được như thế, hậuquả trước mắt là không ai nhận đượcquyết định đúng đắn cả; điều quan trọng

Page 913: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không kém là ta cần biết mình đã quyếtđịnh sai lầm vào lúc nào. Trong cả haitrường hợp, tốc độ đều là quan trọngnhất.

chỈ số hay nhẤt trong tháng

HIệN NAY THứ GÌ TA cŨNG cÓ THỂĐO LƯỜNG, và nếu chưa đo được thìchúng ta sẽ tạo ra thước đo mới. các loạichỉ số đo đạc và thống kê là một lĩnh vựcmà Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu thế giới.Môn bóng chày có ít nhất 37 loại số liệuvề đánh bóng, và hơn 40 chỉ số về némbóng! Mọi thứ đều được xếp hạng: Tạp

Page 914: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chí Fortune bắt đầu đưa ra danh sách500 công ty lớn nhất nước Mỹ vào năm1955, danh sách này hiện đã phát triểnthành hơn 10 loại. Tuy các loại chỉ sốphát triển mạnh mẽ, nhiều lĩnh vực đờisống bị chi phối bởi một chỉ số duy nhất.Nền kinh tế Mỹ được phản ảnh qua chỉsố Dow Jones, ở Anh thì chỉ số FT 100.Nhà bán lẻ hết sức quan tâm đến doanhsố trên mỗi bộ vuông; các hãng hàngkhông lại chú trọng số chuyến bay đếnđúng giờ. chuyên gia về chất lượng thìmuốn biết mức độ hài lòng của bạn,chuyên gia xe hơi thì cần biết về công

Page 915: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

suất thực của động cơ. Ðôi khi, các chỉsố cũng thay đổi theo thời gian. Tôi từnglo về trọng lượng của mình, giờ thì tôichú ý đến cholesterol; mỗi lần bay quaÐại Tây Dương, tôi phải làm quen lạivới độ F dù đã quen dùng độ c.

chúng ta có thể bị choáng ngợp bởi hằnghà sa số chỉ số. Ðiều này có thể dẫn đếnhệ quả hoàn toàn trái ngược với mụcđích ban đầu khi các chỉ số này được tạora. Thay vì có cái nhìn tổng thể về hiệusuất công việc, các cấp quản lý chỉ biếtnhìn vào một tiêu chí duy nhất, một thứ

Page 916: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chiếm hết thời gian của họ - đôi khi làdoanh số, có khi là chất lượng. Thườngkhi một quản lý cấp cao chỉ tập trung vàomột tiêu chí thì cả công ty cũng hướng vềtiêu chí đó, bởi lẽ mọi người sẽ noi theocấp trên của họ. có những trường hợpcác doanh nghiệp đề cao sự tác động từmột chỉ số nào đó. Ford có câu “chấtlượng là hàng đầu”; công ty thẻ tín dụngMBNA thì dùng câu “Hãy tự xem mìnhlà khách hàng” và câu này được viết bêntrên mỗi cánh cửa tại trụ sở ở Delaware;và công ty Zappos, cửa hàng bán giàytrực tuyến được Amazon mua lại hồi

Page 917: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng 7/2009, thì không quan tâm đến giácả hay chất lượng. Website công ty hùnghồn ghi rằng, “Phục vụ khách hàng là trênhết. Ðúng vậy, đó là sự nghiệp của toàncông ty”. Những cách làm này có thể rấttốt trong việc liên kết nhân viên và tạo ramột mục đích chung. Thế nhưng rủi ronằm ở chỗ sự tập trung quá mức vào mộttiêu chí nào đó có thể dẫn đến những hệquả ngoài ý muốn.

cách đây vài năm, một công ty thu dọnrác thải đưa ra chính sách khuyến khíchtài xế giảm chi phí làm ngoài giờ. các tài

Page 918: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xế sẽ được thưởng một khoản tiền nếu họhoàn tất lộ trình của mình trước một mốcgiờ nào đó. chính sách này đạt hiệu quảhơn mong đợi: nhân viên làm xong việcđúng giờ và tiền làm ngoài giờ đã giảmxuống một nửa. Nhưng vì muốn đạt mụctiêu này, vài tài xế đã không dừng ở tấtcả các trạm trên lộ trình, trong khi một sốkhác vội vã đến mức chạy quá tốc độ vàvượt đèn đỏ. Tình hình trở nên nghiêmtrọng khi xảy ra một số vụ tai nạn chếtngười do tài xế muốn chạy về trạm đúnggiờ.

Page 919: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một công ty khác cải thiện chất lượngdịch vụ khách hàng bằng cách yêu cầuphải trả lời mọi cuộc điện thoại khôngquá tiếng chuông thứ hai. Mục tiêu nàydễ dàng đạt được, nhưng với điều kiệnnhân viên phải cắt ngang những cuộc gọidở dang để tiếp những cuộc gọi mới! Tuysố lượng cuộc gọi được trả lời tăng đángkể, nhưng mức hài lòng của khách hànglại giảm nghiêm trọng. Việc đánh giáhiệu quả công việc cũng như ăn kiêng -cân bằng là quan trọng nhất.

chỈ mỘt sỰ thẬt

Page 920: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

MẤY NĂM VỪA QUA, các chuyên giatư vấn, nhân viên bán phần mềm và cácnhà quản lý tài chính đều rất hăm hở vềnhững điểm hấp dẫn của một sự thật duynhất trong báo cáo tài chính. Ý họ là, vớibất kỳ vấn đề nào, chỉ có một câu trả lời,hoặc một “phiên bản sự thật” duy nhất.Nếu mọi người có cùng thông tin, tất cảsự mập mờ hay rối rắm đều bị loại bỏ.Nghe có vẻ rất hay và theo đúng tinh thầnmà giới quản lý thường gọi là “cùng nắmmột vấn đề” hoặc “ai cũng hiểu rõ tìnhhình”.

Page 921: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhu cầu về một sự thật duy nhất xuấtphát từ sự bực dọc khi mọi người phảidung hòa các quan điểm khác nhau củanhững câu trả lời khác nhau cho cùngmột câu hỏi. chúng ta thường thấy mộtcác quản lý cấp cao họp lại với nhau,với đủ thứ giấy tờ ghi nhận tình hình theoý họ. Sếp chất vấn đầu cuộc họp, “Tìnhhình bán hàng hiện nay thế nào?” Phótổng giám đốc phụ trách marketing liềnnhận xét, “Tính đến nay chúng ta vượt kếhoạch 6%”. Lúc này, phó tổng giám đốcphụ trách bán hàng nói, “Nếu xét sốlượng đơn đặt hàng thực tế, chỉ hơn 5%

Page 922: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một chút so với kế hoạch”. Rồi giám đốctài chính xen vào, “Thực ra, nếu so vớikế hoạch mà Ban giám đốc đã phê chuẩnvà doanh số ghi nhận được, chúng tachậm 2% so với kế hoạch”. Ðến đó thìmọi người nhốn nháo, bởi nhiều con sốkhác cứ thi nhau được đưa ra. Mọi ngườitiêu tốn thời gian bởi vì cứ phải tranhluận khi có một quan điểm mới. Kết quảlà chẳng còn bao nhiều thời gian để bàncách tăng doanh số. Rõ ràng, quá nhiềusố liệu cho cùng một tiêu chí làm mọingười rối tung lên, nhưng muốn tìm ramột sự thật duy nhất cũng không phải dễ

Page 923: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dàng.

Bất kỳ công ty nào cũng có ít nhất ba“phiên bản” của sự thật. Số liệu phản ánhcách nhìn của Ban giám đốc về công ty;số liệu khác cho thấy cách nhìn của kếtoán (trong chương 12, chúng ta sẽ thấysố liệu này chẳng liên quan gì đến thựctế); và số liệu thứ ba thể hiện quan điểmcủa cơ quan thuế - nhóm số liệu này lạicàng mơ hồ. cả ba số liệu này đều hợp lýcả.

Page 924: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom: Một sựthật, nhiều cách nói

· Kinh Thánh đưa ranhiều cách diễn giải chocùng một sự kiện và đểngười đọc tự chiêm nghiệmý nghĩa thật sự.

· Tòa án Tối caothường đưa ra quan điểm

Page 925: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không tán thành khi cácthẩm phán không nhất trívới nhau, với tỉ lệ hơn 30%các vụ xét xử.

· Lee Harvey Oswald ratay một mình khi ám sátTổng thống Kennedy.

· ca sĩ Elvis Presleythực sự đã chết.

Page 926: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tìm ra phiên bản duy nhất của sự thật làmột việc có thể hao tiền tốn của mà đôikhi chẳng thu được kết quả gì. Thườngmọi chuyện bắt đầu với bộ phận IT. Họtập hợp mọi dữ liệu trong công ty và đưavào một cơ sở dữ liệu chung. Những aiủng hộ việc này cho rằng làm như thế sẽloại bỏ được dữ liệu trùng lắp, dư thừa,và loại luôn nguy cơ hiểu dữ liệu theocách khác. Rồi phòng tài chính sẽ thamgia, họ sẽ lập các nhóm để đưa ra cácđịnh nghĩa hoặc tiêu chuẩn chung và ápdụng cho toàn công ty. Lập ra những tiêu

Page 927: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuẩn như vậy là hình thức quản trịchuyên chế nhất mà ta đã đề cập trongchương 7. Một khi nhóm IT và tài chínhđã làm việc, mọi người sẽ rất nôn nóngmuốn biết được sự thật duy nhất. Nhưngcho dù đã loại ban giám đốc, phòng kếtoán và thuế ra khỏi quy trình này, đâyvẫn là một quan niệm sai lầm chết người.Trừ một vài số liệu đặc thù, con số nàocũng có nhiều cách hiểu đúng khác nhau.Ví dụ, với câu hỏi dường như đơn giản,“chúng ta có bao nhiêu khách hàng?”chắc chắn bạn có thể trả lời bằng xemtổng số trong cơ sở dữ liệu. chưa chắc.

Page 928: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Muốn trả lời đúng câu đó thì phải trả lờicâu này trước: Tại sao lại hỏi câu đó?

Ví dụ, nếu bạn hỏi để triển khai một kếhoạch tiếp thị trực tiếp thì bất kỳ ai đãlàm ăn với bạn trong hai năm qua đều cóthể được xem là khách hàng. Nhưng nếubạn hỏi để biết có bao nhiêu khách hàngđã quá hạn thanh toán, thì khách hàng lúcnày chỉ là những ai chưa chi trả hết cáchóa đơn thanh toán mà thôi. cả haitrường hợp đều là những định nghĩa đúngvề khách hàng. Tôi muốn làm rõ phầnnào cuộc tranh luận xa xỉ này cũng chỉ vì

Page 929: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

muốn điều chỉnh cụm từ chưa hoàn thiện.Hãy định nghĩa mục tiêu khi phải địnhnghĩa một sự thật. Nếu muốn bàn vềcùng một chủ đề, chúng ta phải có chungmột định nghĩa hay chung một cách hiểu;rõ ràng, với mục đích khác nhau, chúngta hoàn toàn có thể đưa ra những địnhnghĩa khác nhau.

Mythubuster Wisdom:

Một sự thật duy nhất - Một

Page 930: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách nhìn riêng

Ta hãy cùng xem xét một câu hỏirất đơn giản, “Năm ngoái, thu nhậpcủa bạn là bao nhiêu?” câu hỏi khárõ ràng, nhưng có ít nhất ba câu trảlời đúng:câu trả lời dễ dàng nhất là cộnghết tiền lương tôi nhận được trongnăm.Tuy nhiên, kế toán viên của tôi lạicó cách nhìn hơi khác. cô ấy nghĩthu nhập của tôi khác với số tiềntôi được trả, vì có một ít ngày cuối

Page 931: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm tôi đi làm nhưng mấy ngàycông đó chưa được trả lương. Kếtoán viên áp dụng phương phápcộng dồn, nên cơ sở để tính thunhập của tôi là số ngày tôi đã đilàm, chứ không phải là số ngày tôiđược trả lương tính đến 31 tháng12.cơ quan thuế lại có cách tính khác:Họ lấy tổng thu nhập của tôi vàcộng thêm lãi từ các tài khoảnngân hàng của tôi, rồi cổ tức, đểtính ra một con số gọi là tổng thunhập trước thuế. Ở Mỹ, con số này

Page 932: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được tính toán thành con số tổngthu nhập trước thuế đã được điềuchỉnh (gọi tắt là AGI - adjustedgross income): con số này đượctính bằng cách trừ một số khoảnnhư tiền tiết kiệm y tế và tiền trợcấp cho người thân. cơ quan Thuếvụ dùng chỉ số AGI này là chính.Theo quan điểm của tôi, tất cảcách tính này không nghĩa lý gì cả;số tiền quan trọng nhất chính là sốtiền thực tế được chuyển vào tàikhoản của tôi.

Page 933: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ThẺ điỂm cân bẰng (BalancedScorecard) – LẠi thêm chuyện rối rẮm

NHƯ ROBERT KAPLAN và DavidNorton định nghĩa trong cuốn sáchTranslating Strategy into Action - TheBalanced Scorecard (Biến chiến lượcthành hành động - Thẻ điểm cân bằng)(Harvard Business Press, 1996), thẻđiểm cân bằng đã nhanh chóng trở thànhcông cụ tiện ích để báo cáo hiệu suấtcông việc trong mấy năm vừa qua. Thậmchí người ta còn tôn vinh nhiều tổ chứcđã phát huy được công dụng thẻ điểm cân

Page 934: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bằng này, như Ðại học Leeds (Anh) (nơitôi từng học), Bộ Quốc phòng Pháp,Korea Telecom, Tata Motors và BestBuy. cả một lĩnh vực đã hình thành từkhái niệm này, với các chuyên gia, cácứng dụng phần mềm và chương trìnhhuấn luyện, nhằm giúp bạn hình thànhđược một thẻ điểm hợp lý nhất cho côngty của bạn.

công cụ thẻ điểm cân bằng này có thể rấthữu ích, nhưng tôi nghĩ nhiều người đãkhông nắm được công dụng chính yếucủa nó. Theo mô tả khởi thủy của Kaplan

Page 935: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và Norton, thuật ngữ “cân bằng” ở đâynhấn mạnh đến nhu cầu đo lường cânbằng trong bốn vấn đề sau: các mục tiêungắn và dài hạn, các biện pháp tài chínhvà phi tài chính, các chỉ số xung yếu vàthứ cấp, hiệu suất bên ngoài và bêntrong. Ðây là một khái niệm đòi hỏinhiều trí não.

Nhưng dần dần có sự mai một, và mặcdù các công ty đã thiết kế ra hàng chụcngàn thẻ điểm khác nhau, phần lớn côngtác báo cáo vẫn cứ tập trung vào nhữngthông tin ngắn hạn, tài chính, các chỉ số

Page 936: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thứ cấp và bên trong. Hãy quên sự cânbằng đi; chúng ta vẫn bị thiên lệch. Vídụ, cứ tám công ty thì có chưa đến mộtcông ty thường xuyên theo dõi và báocáo về hiệu quả làm ăn của các đối thủcạnh tranh. Với tôi, điều này có nghĩa là87,5% công ty hoặc là quá kiêu ngạo,hoặc là quá ngốc.

Dù đã đầu tư hàng tỉ đôla vào công nghệthông tin, chẳng có thay đổi gì nhiềutrong thông tin chúng ta khai thác. chúngta phải báo cáo nhiều là vì lượng thôngtin chúng ta có, chứ không phải vì những

Page 937: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thông tin chúng ta cần. các hệ thống bịnghẽn mạch vì hằng hà sa số chi tiết vềnhững sự kiện diễn ra trong nội bộ côngty. Bạn nghĩ một cEO sẽ trả lời câu hỏinày như thế nào? “Ông thích cách nàohơn: một là nhiều chi tiết về những việcđã làm hồi tháng trước, hai là một loạtdự trù về hoạt động trong tháng tới củakhách hàng và đối thủ?” Hãy thử nghĩxem người ta dành phần lớn thời gianphân tích và báo cáo cho việc gì? Họtrích dữ liệu tài chính từ hệ thống nội bộđể ghi nhận những chuyện đã rồi.

Page 938: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bốn chiều cân bằng mà Kaplan vàNorton đưa ra là rất hợp lý, nhưng phầnlớn các doanh nghiệp còn lâu mới thựchiện được như thế. Nhưng khoan đã -chưa hết chuyện để nói. Tôi không dámchắc rằng việc gì bạn cũng muốn có sựcân bằng. các thẻ điểm cân bằng thườngchứa nhiều loại chỉ số, đề cập nhiều vấnđề, từ chiến lược, điều hành, kết quả tàichính, chất lượng, sự hài lòng của kháchhàng, cải tiến, bảo vệ môi trường, vàtrách nhiệm của doanh nghiệp đối với xãhội. Tất cả những khía cạnh này có quantrọng như nhau không? Tôi cảm thấy tinh

Page 939: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thần quản lý theo kiểu chuyên chế lạixuất hiện.

Việc đo lường không nhất thiết phải đạtmức cân bằng tuyệt đối. Mà cũng khôngnên như thế. công tác thu thập số liệu cầnđược điều chỉnh sát với những gì bạnthấy quan trọng mà thôi. các tiêu chuẩncũng không nên bị chi phối bởi mục tiêucủa doanh nghiệp, và chúng nên tập trungvào những thách thức chính và điểm khácbiệt quan trọng trong sản phẩm và dịchvụ của bạn. Thẻ điểm cần nghiêng về cácyếu tố tạo nên sự khác biệt của công ty

Page 940: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn.

Mức độ nghiêng như thế nào còn phụthuộc vào những ưu tiên của lĩnh vực haydoanh nghiệp đó. Ví dụ, công ty 3M rõràng thiên về sự cải tiến; Dell thì chútrọng công tác quản lý hàng tồn kho;Ford và Motorola quan tâm chất lượng;Ritz/carlton và Zappos tập trung vàodịch vụ khách hàng. các công ty khôngthể dùng chung các quy tắc và thẻ điểm.

Bằng cách tập trung vào những yếu tốquan trọng với doanh nghiệp, bạn sẽ đơngiản hóa đáng kể quy trình báo cáo. Thay

Page 941: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vì bị rối mù trong hàng loạt tiêu chí vônghĩa, không thiết thực với năng suất vàhiệu quả công việc, bạn có thể đưa ranhững tiêu chuẩn trọng tâm, sáng suốt,giúp mọi người nắm rõ tình hình hơn vàra quyết định nhanh hơn.

Báo cáo cái gì và lý do

BẠN cÓ BIẾT cHI PHÍ ĐI cÔNG Tác ỞMức BAO NHIÊU LÀ VỪA ĐỦ (hayquá mức) với công ty của bạn? Bạn cóthể thắc mắc tại sao tôi lại hỏi chuyệnnày - tôi sẽ giải thích. Những báo cáotheo kiểu truyền thống thường chú trọng

Page 942: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vào việc kê khai chi ly khoản nào thuđược, khoản nào chi ra, nhưng hiếm khigiải thích vì sao phải có những chi phíấy, hoặc là tại sao lại sinh ra khoản lợinhuận đó. Tôi lấy ví dụ của riêng tôi,một bản báo cáo điển hình sẽ giống vớibảng 10.1.

Bảng 10.1: Phòng (ban): Kinh doanh khuvực Tây Bắc

Thời gian: Quý II

các

Page 943: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoảnđi lại

Thựcchi

Ngânsách

chênhlệch

Vémáybay

12.725 9.225 (3.500)

Kháchsạn

4.750 4.000 (750)

Page 944: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Xe cộ 1.500 1.250 (250)

Tiếpkhách

2.150 2.000 (150)

Ănuống

600 700 100

Page 945: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khác 275 275 0

Tổng 22.000 17.450 (4.550)

Kiểu báo cáo này phổ biến khắp thế giới.Bản báo cáo chẳng có gì sai cả: các dữliệu đều chính xác; trình bày hợp lý chothấy tổng chi phí và chi tiết các khoảnnhư vé máy bay, khách sạn, và cả mứcchênh lệch giữa thực chi và ngân sáchđược cấp. Báo cáo thể hiện khá hoànchỉnh số tiền đã được bỏ ra. Một ai đó

Page 946: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nếu dùng báo cáo này có thể hỏi thêm làmỗi thành viên trong nhóm bán hàng TâyBắc đã chi dùng bao nhiêu và chi tiếtgiao dịch trong từng khoản chi phí.Nhưng bạn hãy nhìn lại báo cáo mà xem.Nó có cho bạn biết vì sao phải phát sinhnhững chi phí ấy không? có thể thấydoanh số tăng lên sau khi chi ra chừng ấytiền không? Bạn có biết công tác phí đãthay đổi theo thời gian không? Bạn cóthấy chi phí này sử dụng hiệu quả nguồnlực công ty?

Báo cáo cho thấy rất rõ, nhóm kinh

Page 947: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh khu vực Tây Bắc đã dùng vượtngân sách cho việc đi lại, và chủ yếu làtiền vé máy bay và khách sạn. căn cứvào những điểm này, một quản lý khixem qua báo cáo sẽ kết luận rằng nhómkinh doanh đã chi dùng quá mức chophép: dùng vượt 26% ngân sách của quý.Vị quản lý này cũng có thể yêu cầu nhómkinh doanh phải giảm công tác phí tronghai quý tới để đảm bảo không dùng vượtmức ngân sách hằng năm.

Bây giờ chúng ta hãy xem cùng những sốliệu trên nhưng được trình bày ở dạng

Page 948: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác: Bảng 10.2.

Bảng 10.2: Phòng (ban): Kinh doanh khuvực Tây Bắc

Thời gian: Quý II

công tác phí

Thựctế

Quý II Quý I Quý IV

Page 949: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Pháttriểncôngviệc

kinhdoanhmới

5.700 7.000 8.400

Bán

Page 950: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chokháchhànghiệntại

4.600 6.000 7.800

Giáodục vàđàotạo

1.000 600 800

Page 951: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tổngchiphí“hữuích”

11.300 13.600 17.000

Giảiquyếtcác

Page 952: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vấn đềdịchvụ

kháchhàng

9.700 8.500 5.500

Hànhchính

1.000 500 300

Page 953: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tổngchiphí“vôích”

10.700 9.000 5.800

TỔNGcHIPHÍ

22.000 22.600 22.800

Page 954: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Giá trịđơnđặthàngmới

195.000 240.000 235.000

Tỉ lệchiphíhữu

Page 955: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

íchtrêngiá trị

đơnđặthàngmới

5.8% 5.7% 7.2%

Tỉ lệ:

Page 956: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

côngtácphíhữuích-vôích

51.% 60% 75%

Báo cáo này cũng thể hiện tổng công tácphí 22.000 đôla cho quý II, nhưng trìnhbày theo cách khác. Trước hết, thay vì sosánh với ngân sách được cấp, người viết

Page 957: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho thấy xu hướng sử dụng công tác phítrong bốn quý vừa qua. Thứ hai, cáckhoản công tác được chia làm hai loạichính: (i) hữu ích, tức là có phát triểnđược việc làm ăn mới với khách hàngmới, hoặc khách hàng hiện tại, và chi phíđi lại để nhóm kinh doanh học tập nângcao kỹ năng; (ii) vô ích, phát sinh từ việcgiải quyết các khiếu nại của khách hàng,hoặc vì những lý do hành chính đơnthuần. Thứ ba, người viết bổ sung thôngtin về những đơn đặt hàng mới, và sosánh tỉ lệ giữa công tác phí và số đơn đặthàng mới, và tỉ lệ giữa chi phí hữu ích và

Page 958: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vô ích.

Báo cáo này có cùng những thông tin cơbản (sáu mục) như báo cáo thứ nhất,nhưng lại đưa ra nhiều thông tin hơn.Những con số tổng trung gian giúp ngườiđọc nhìn thấy được ngay tỉ lệ chi phí hữuích và vô ích. Việc so sánh với các quýtrước cũng cho thấy rõ chiều hướng côngtác phí qua thời gian. Số liệu thống kêthứ nhất (tổng đơn đặt hàng mới) chothấy mối liên hệ giữa công tác phí vớimục tiêu của nhóm kinh doanh, tức là tìmđược các đơn đặt hàng mới; số liệu thứ

Page 959: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hai cho thấy hiệu quả của những khoảncông tác phí qua tỉ lệ phần trăm doanh sốmới được tạo ra từ các chi phí đó. Vậychúng ta thấy được gì từ cách báo cáonày?

· công tác phí có chiều hướng giảmnhẹ. (TốT)

· Nhưng những khoản vô ích lại tăngnhiều trong hai quý cuối cùng, trong khicác khoản hữu ích lại giảm. (XẤU)

· Số lượng đơn đặt hàng tăng đềuđặn trong ba quý III, IV và I, nhưng lại

Page 960: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giảm mạnh trong quý II. Ðiều này khôngngạc nhiên vì có sự giảm mạnh trong chiphí hữu ích ở quý I, và sẽ mất một thờigian từ lúc tiếp cận khách hàng tới lúc cóđơn đặt hàng mới, cho nên số đơn đặthàng mới quý II giảm. Nhưng trong quýtới, có thể dự đoán không tốt bởi côngtác phí hữu ích trong quý II vẫn giảm rấtnhiều. (RẤT XẤU)

· Vẫn còn một điểm tích cực là tỉ lệgiữa công tác phí hữu ích trên số lượngđơn đặt hàng mới đã giảm, cho thấynhóm kinh doanh có thể tìm được đơn

Page 961: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đặt hàng với một chi phí thấp hơn. Nếucông ty có thể tìm ra nguyên nhân của cácvấn đề về dịch vụ khách hàng (đã làmphát sinh chi phí vô ích) thì vẫn còn hyvọng. (TốT)

Báo cáo ở bảng 10.1 là một ví dụ minhhọa rõ ràng cho báo cáo kế toán. Nó chothấy số liệu minh bạch về khoản tiền thựcchi, nhưng không cho thấy được lý dophải chi. còn báo cáo 10.2 là một báocáo đúng nghĩa về hiệu quả quản trị vì tổchức thông tin một có ý nghĩa với cấpquản lý. Tiếc là trên thế giới người ta

Page 962: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vẫn quản lý bằng báo cáo kế toán. Kiểubáo cáo này không chỉ thiếu sự phân tíchsâu, mà còn tác động đến các quyết định.Rủi ro nằm ở chỗ các quyết định đưa rasẽ không giải quyết triệt để vấn đề. Vớiví dụ trên, sẽ có một quyết định nhằmgiảm công tác phí sao cho vừa ngânsách, và nhóm kinh doanh buộc phảigiảm đáng kể các chuyến công tác. Sẽ cóhai kết quả: Doanh số sẽ còn giảm nữa,vì nhóm kinh doanh phải giảm chi phícông tác hữu ích, và/hoặc các khách hànghiện tại sẽ bực dọc về chất lượng dịchvụ, và nhóm kinh doanh không còn khả

Page 963: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năng để giải quyết các vấn đề đó, mộtlần nữa khiến giảm doanh số trong tươnglai.

Kính chĂn gió hay gương chiẾu hẬu

TRONG HOÀN cẢNH HIệN NAY, bạncó nhiều thời gian hơn để đưa ra quyếtđịnh không? công việc kinh doanh củabạn có thể được dự báo nhiều hơn không,và ít cạnh tranh hơn không? Khách hàngcó bớt khó tính không? Tôi nghĩ làkhông. Vậy tại sao các công ty cứ cốgắng quản lý những ngành nghề đầy năngđộng bằng cách sử dụng thông tin tĩnh và

Page 964: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không cập nhật? Như đã bàn, quy trình sốhóa giúp ta không còn thiếu hụt thông tin- dù thông tin không phải lúc nào cũnghữu dụng. có lý do chính đáng để kínhchắn gió ở xe hơi rộng gấp cả trăm lầnkính chiếu hậu. Rõ ràng, nhìn đường phíatrước phải quan trọng hơn rất nhiều lầnso với chuyện nhìn đường đã đi qua. Nếuso hình ảnh ẩn dụ này với doanh nghiệp,đáng tiếc là ta lại thấy điều ngược lại.Người ta xem xét chuyện đã rồi một cáchtoàn diện và đầy đủ chi tiết, nhưng nhìnvề con đường phía trước một cách mơhồ. Trong kinh doanh, “gương chiếu hậu”

Page 965: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lớn gấp cả ngần lần so với “kính chắngió” chúng ta dành trọn thời gian để nhìnvề phía sau, và cứ một tháng một lần,phải cập nhật tình hình đang diễn ra, nếumay mắn lắm thì một tuần một lần, khi đócác hệ thống cho “ra lò” một loạt báocáo mới nhất. Hãy tưởng tượng bạn đanglái xe trên đường với vận tốc 112km/giờ. Bạn sẽ tự tin đến mức nào nếucứ 30 giây một lần, kính chắn gió mớicập nhật quang cảnh con đường phíatrước?

có bao nhiêu dữ liệu trong các hệ thống

Page 966: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tân tiến, đắt tiền được hình thành trongnhững năm gần đây cho biết diễn biếntrong tương lai, và sự việc trong quákhứ? chúng ta cần quản lý giống như láixe vậy (xem bảng 10.3).

Bảng 10.3: So sánh lái xe với quản lý

Lái xe Quản lý

Thường xuyêncập nhật hình Dự báo hằng

Page 967: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ảnh conđường phíatrước

tháng hoặchằng quý

Khung kínhnhìn về tươnglai lớn hơnkhung kínhnhìn về quákhứ rất nhiều

Khung kínhnhìn về quákhứ lại lớnhơn khungkính nhìn vềtương lai

Page 968: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lần nhiều lần

Hệ thốngSatnav hayGPS cảnh báongay lập tứcnếu bạn đi sailộ trình đãđịnh

Báo cáo vềcác đột biếnchỉ có sau khihết thánghoặc hết quý

Page 969: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phần lớn thờigian ta nhìn vềtrước

Phần lớn thờigian ta nhìnvề

phía sau

Bảng điềukhiển đưa ravài thông tin

các báo cáoquản trị đưara đầy đủ chi

Page 970: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan trọng đãđược chọnlọc, với vàicảnh báo sớmđặc biệt (nhưđèn báo hếtnhiên liệu)

tiết về nhữngsự kiện đãxảy ra, nhưnglại dự báo mơhồ về

tương lai

Những thông tin quan trọng cho doanhnghiệp chỉ được đưa ra theo định kỳhằng tuần, hằng tháng, hoặc hằng quý,

Page 971: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng các công ty phải làm việc 24 7 365. Thực ra, tình hình còn nghiêmtrọng hơn thế. Hầu như mọi thông tinđược đưa ra là về tài chính, nhưng kếtquả tài chính của hoạt động kinh doanh làthứ xuất hiện cuối cùng. Sau khi hoàn trảtiền cho khách hàng, bạn mới nhận rachất lượng dịch vụ kém thì đã quá muộn!

công tác hoạch định và báo cáo lâu nayluôn luôn bám theo lịch. Thông thường,hoạch định thì theo năm, dự báo thì theoquý, và báo cáo hằng tháng. Theo quanđiểm của kế toán, có thể chia các hoạt

Page 972: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

động thành những khoảng thời gian hợplý. Nhưng nếu làm vậy, chúng ta lại quênmất rằng các doanh nghiệp phải làm việcliên tục - công việc không thể tùy tiệndừng lại theo lịch. các nhà máy hoạtđộng cả ba ca; nhiều cửa hàng mở cửa24/24, và đa số bán suốt tuần; các chuỗicửa hàng thì bán suốt ngày, suốt tuần;chứng khoán kinh doanh 24/24 trên toànthế giới; cửa hàng trực tuyếnAmazon.com bán sách liên tục; cNN đưatin không ngừng nghỉ. Máy vi tính từ lâuđã chuyển sang xử lý theo thời gian thực.có lẽ chuyện bất ngờ nhất là ở Anh (quê

Page 973: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi) cuối cùng người ta đã thay đổi luậtvào năm 2005, cho phép các quán rượumở cửa 24 giờ mỗi ngày! Nếu chia côngviệc thành những khoảng thời gian cụ thểthì sẽ rất có lợi cho kế toán, nhưng khôngđáp ứng yêu cầu của nhà quản lý (hoặcngười đi uống bia!). Thế giới ngày naykhông còn khái niệm “Ðóng cửa”.

Khi quản lý không theo khung thời giancố định bằng cách áp dụng công cụ theodõi và xử lý liên tục, chúng ta khôngnhững theo kịp thực tế kinh doanh, màcòn cung cấp cho các nhà quản lý thông

Page 974: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin kịp thời, giúp họ nhanh chóng nắm bắtcơ hội và xử lý rủi ro. Thời gian trởthành một tiêu chuẩn để đưa ra các báocáo, dự báo và quyết định.

Trong các báo cáo thường chỉ có dữ kiệncũ. Và như đã đề cập trong chương 5 và6, chúng ta không tin tưởng vào thông tinmà có được về tương lai trong các dựbáo và dự toán ngân sách. Vậy thì phảilàm gì đây?

Trước tiên là phải quan tâm đúng mức vềtương lai. Tôi không nói tới những chitiết nhỏ nhặt nhưng vô dụng trong các dự

Page 975: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

toán. Giới quản lý cần phải dành thờigian tử tế để tìm hiểu những tình huốngcó thể xảy ra, cả trong và ngoài doanhnghiệp, đồng thời đánh giá đầy đủ nhữngcơ hội và thách thức trong mỗi trườnghợp. Bước thứ hai, tận dụng tối đa lượngthông tin khổng lồ về tình hình trước đâyđể hiểu sâu hơn những mối quan hệ nhân-quả tác động đến hiệu suất kinh doanh.chỉ cần nghiên cứu một chút theo haibước trên, chúng ta sẽ hiểu ra vì saophần lớn các công ty làm ăn trên mạnglúc trước đã thất bại thê thảm, và ngânhàng vướng nguy cơ vỡ nợ cao khi trao

Page 976: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

400.000 đôla tiền vay mua nhà thế chấpcho những người không có thu nhập hoặcthu nhập thấp.

Mythbuster Wisdom: Khimọi chuyển càng thay đổi...

Những tít báo dưới đây đãxuất hiện trên báo chí,nhưng vào khi nào?

Một ngân hàng đầu tư lớn đã sụp

Page 977: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đổ.Ðã kết thúc thời kỳ “dựa vào tiềnvay”.Một nhà đầu tư ở Trung Ðông đãmua đa số cổ phần của một ngânhàng Mỹ.chỉ số Dow Jones giảm hơn 20%.

câu trả lời: Năm 1990 - Khimọi chuyện càng thay đổithì mọi thứ càng khôngthay đổi.

Page 978: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hãy cẢnh giác với EBITDA

HƠN HAI MƯƠI NĂM QUA, nhiềucông ty đã dựa vào chỉ số EBITDA (lợinhuận trước khi trừ tiền lãi, thuế, khấuhao tài sản, và các khoản nợ) để làmthước đo chính cho hiệu quả làm ăn. Bảnthân từ viết tắt này cũng đã là một lờicảnh báo. Những người ưa dùng chỉ sốnày cho rằng nó là công cụ đánh giá hiệuquả hơn lợi nhuận trên giấy tờ của kếtoán, bởi vì nó chú trọng nhiều hơn vàohiệu suất thực tế, bằng cách loại bỏ cácyếu tố “phi tiền mặt” như (i) khấu hao tài

Page 979: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sản và các khoản nợ, những yếu tố nàyrất khác biệt với từng công ty, (ii) tiềnlãi vay, điều này phụ thuộc nhiều vàophương án vốn (nợ, hay là cổ phần) hơnlà hiệu suất thực tế, (iii) thuế, khoản nàycó thể bị bóp méo bởi lợi nhuận và thualỗ từ các năm trước. Không có gì ngạcnhiên khi EBITDA được ưa chuộng trongthời kỳ bùng phát phong trào mua lại cáccông ty trong những năm 1980. các côngty đầu tư mua lại các công ty rồi để chonhững công ty ấy mang nợ, thường bằngcách trả cổ tức kếch xù từ tiền vay. Việcthanh toán lãi suất cao của tiền vay, cộng

Page 980: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với nhu cầu khấu hao tài sản vô hình, sẽkhiến lợi nhuận kế toán bị sa sút, thế làEBITDA trở thành vị cứu tinh. Người talý luận thế này: Nếu dùng chỉ sốEBITDA, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khảnăng sản sinh tiền mặt của doanh nghiệp,và có thể nhanh chóng chuyển một khoảnlỗ trên giấy tờ kế toán thành một khoảnlời EBITDA. Rồi sau đó, nếu dùngEBITDA để đánh giá một doanh nghiệp,hoặc để tính tỉ lệ P/E, kết quả sẽ tốt đẹphơn nhiều. Nhưng, các công ty vẫn phảitrả lãi vay và nộp thuế, và một lúc nàođó phải thay thế những tài sản đang bị

Page 981: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khấu hao. cho nên hãy coi chừng chỉ sốEBITDA này.

Mythbuster Wisdom: Bạnkhông thích chỉ số ư? Vậythì có cách.

· Doanh số trên mỗiđơn vị diện tích: nhồi nhétthêm hàng hóa vào cùng mộtkhông gian, hoặc mở các

Page 982: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cửa hàng nhỏ hơn.

· Hạ cánh đúng giờ:hãy thay đổi lịch bay, đểchuyến bay 19 phút từcleveland đến Detroit đượclên lịch bay 1 tiếng 17 phút.

· Lạm phát/giá tiêudùng: hãy bỏ giá nhiêu liệuvà nhà ở ra, và gọi chỉ số

Page 983: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mới là “chỉ số cPI cốt lõi”,bạn sẽ tránh được nhữngchuyện khó chịu.

HỘI chứng đèn giao thông – DỪng lẠihay đi tiẾp?

MẤY NĂM TRƯớc, tôi có dự một cuộchọp của một nhóm kinh doanh thuộc mộtnhà sản xuất lớn. Buổi họp đánh giá tìnhhình trong tháng như thường lệ, và giámđốc kinh doanh vùng cùng từng quản lý

Page 984: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cấp dưới xem xét số liệu. Trước đókhông lâu, công ty đã thiết kế các bảngđiểm cân bằng cho từng nhóm chức năng,và nhóm kinh doanh cũng đang áp dụngcách ấy trong buổi đánh giá này. Bảngđiểm gồm có mười tiêu chí khác nhau, từdoanh số cho đến sự hài lòng của kháchhàng. cuộc họp cứ tiếp diễn, giám đốckinh doanh bắt đầu xem qua bảng điểmcủa một quản lý khu vực cấp dưới. cũnggiống các bảng điểm khác, bảng này cũngdùng màu của đèn giao thông để đánh giátừng tiêu chí. Với khu vực này, chín trongmười tiêu chí đều màu xanh, tức không

Page 985: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có vấn đề gì. chỉ có một cái màu đỏ:công tác phí của nhóm kinh doanh. Giámđốc kinh doanh bỏ qua tất cả các tiêu chímàu xanh và bắt đầu hỏi người phụ tráchkinh doanh khu vực này tại sao chi phí đilại trong quý vừa rồi vượt ngân sách chophép đến 15%. Người quản lý tỏ vẻ hơibối rối, cố gắng giải thích sự chênh lệnhbằng những ý kiến mơ hồ về nhu cầu đilại để hoàn tất các hợp đồng mua bán, vềgiá vé máy bay tăng cao, và hàng loạt lýdo không thuyết phục khác. Suy chocùng, anh ta cũng chỉ là người bán hàng;tài chính đâu phải là chuyên môn của anh

Page 986: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ta. Vị sếp không chấp nhận các lời giảithích, và lệnh cho nhóm đó chỉ đượcphép dùng 90% ngân sách công tác phítrong vài tháng tới để bù lại phần chênhlệch cho đến cuối năm. Ðến lúc này thìtôi không thể ngồi yên được nữa và nhẹnhàng đề xuất mọi người cùng xem lạitiêu chí đầu tiên trên thẻ điểm. Giám đốckinh doanh ngay lập tức đáp lời, “Mấtcông xem lại làm gì? Nó đã màu xanhrồi”. câu ấy có lý đấy chứ. Tiêu chí tôiđịnh bàn là doanh số so với dự trù và nóđang xanh rực - cả nhóm vượt kế hoạch20%, đúng là không có vấn đề gì. Tôi

Page 987: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nói tiếp rằng, tôi thấy rất hợp lý khinhóm kinh doanh phải dùng vượt 15%ngân sách công tác phí khi doanh số củahọ vượt kế hoạch đến 20%. Thực ta, tôicó thể nói thêm rằng người quản lý kinhdoanh khu vực ấy đáng được khen ngợinữa là đằng khác vì đã kinh doanh hiệuquả hơn với chi phí thấp hơn. Sau khibàn bạc, mọi người đồng ý tôi đúng vàthẻ điểm sai. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Tìm hiểu sâu thêm một chút, mọi ngườisẽ thấy một sai sót phổ biến trong nhiềuhệ thống đánh giá. Khi ngân sách đã

Page 988: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được ấn định, tức là từ cuối năm trước,mọi người sẽ thống nhất ngân sách kinhdoanh cho mỗi tháng, và dự trù công tácphí (tỉ lệ so với doanh thu) được tínhtoán dựa vào kết quả của những nămtrước cùng vài điều chỉnh nhỏ, như giávé máy bay tăng và các chi phí khác. Kếtquả là dự trù công tác phí bằng 10%doanh thu. Ðến đây vẫn chưa có sai sótgì. Nhưng khi ngân sách được đưa vàohệ thống báo cáo tài chính, tất cả số liệuđều được nhập vào như những khoản tiềncố định, chứ không phải là một tỉ lệ sovới doanh số. các con số được trình bày

Page 989: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như bảng 10.4.

Bảng 10.4: Kế hoạch kinh doanh và dựtoán chi phí cho

khu vực 12: năm 2007

Doanhthu

công tácphí

Tháng 1 10.000 1.000

Page 990: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng 2 10.000 1.000

Tháng 3 11.000 1.100

Tháng 4 11.000 1.100

Tháng 5 11.000 1.100

Tháng 6 12.000 1.200

Page 991: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng 7 10.000 1.000

Tháng 8 10.000 1.000

Tháng 9 11.000 1.100

Tháng 10 12.000 1.200

Page 992: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng 11 14.000 1.400

Tháng 12 17.000 1.700

Dữ liệu này đã phản ánh kế hoạch mộtcách chính xác, và phòng tài chính sauđó thêm vào các đại lượng để xác địnhchỉ số công tác phí trên thẻ điểm sẽ mangmàu xanh, vàng hay là đỏ. Màu xanhchứng tỏ chi phí bằng hoặc thấp hơn ngân

Page 993: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sách; màu vàng tức là vượt ngân sáchkhông quá 5%; và màu đỏ là vượt ngânsách hơn 5%.

Vấn đề phát sinh theo thời gian, và doanhthu có kết quả tốt hơn kế hoạch. Bảng10.5 cho thấy chiều hướng phát triển củanhóm kinh doanh 12.

Bảng 10.5: Khu vực 12: Nhóm kinhdoanh -

Thực chi công tác phi so với ngân sách

Page 994: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ngânsách

Thựcchi

chênhlệch

Tháng1

10.000 10.500 +500

Tháng2

10.000 11.000 +1.000

Page 995: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng3

11.000 12.100 +1.100

Tháng4

11.000 13.200 +2.200

Doanh thu tháng 4 tăng 20% so với kếhoạch, đảm bảo có màu xanh trên thẻđiểm. Nhưng đánh giá tổng quát cho chiphí bán hàng thì không tốt như thế (xem

Page 996: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bảng 10.6).

Bảng 10.6: Khu vực 12: công tác phí -

Thực chi so với ngân sách

Ngânsách

Thựcchi

chênhlệch

Tháng1

1.000 1.025 (25)

Page 997: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng2 1.000 1.050 (50)

Tháng3

1.100 1.200 (100)

Tháng4

1.100 1.265 (165)

Page 998: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công tác phí tháng 4 vượt 15% ngân sách(1.265 so với 1.100), dẫn đến màu đỏtrên thẻ điểm. Vấn đề ở đây là, vì chúngta biến ngân sách công tác phí thành mộtsố tiền cố định, nên mối quan hệ giữacông tác phí và doanh số mà chúng tađưa vào kế hoạch (công tác phí bằng10% doanh thu) xem như đã bị phá vỡ.Hệ quả là thẻ điểm thể hiện kết quảngược lại hoàn toàn. Ví dụ đơn giảnnhưng có thật này minh họa một vấn đềphổ biến trong nhiều hệ thống đánh giáđang được sử dụng hiện nay. các giả địnhvà các mối quan hệ được hình thành

Page 999: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong quá trình hoạch định hoàn toàn bịmất đi, khi kết quả của quá trình hoạchđịnh ấy được đưa vào các hệ thống báocáo tài chính. Ðiều này dẫn đến báo cáokhông chính xác, và có lẽ quan trọng hơnlà làm mất lòng tin của những người sẽphải dùng thông tin ấy để đưa ra quyếtđịnh tốt hơn.

Mythbuster Wisdom: Điềuchỉnh tiêu chí đánh giá

Page 1000: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ðánh giá và điều chỉnh luônđi đôi với nhau, cho nênchúng ta phải chú ý đếnnhững hành vi có thể gây rasự ngờ vực như dưới đây:

· Thường xuyên thayđổi các tiêu chí áp dụng.

· Thay đổi cơ sở tínhtoán hoặc so sánh để “phản

Page 1001: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ánh thực tế tốt hơn”.

· Báo cáo hàng trămtiêu chí khác nhau, khiếnkhó xác định tiêu chí nào làquan trọng.

· chỉ dùng những chỉ sốcó vẻ tốt.

· Ðưa ra những tiêu chí

Page 1002: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phức tạp, kết hợp nhiều yếutố, với hy vọng rằng khôngai có thể nhìn thấy được kếtcấu bên trong.

· Và cuối cùng, lý luậnrằng một chỉ số nào đókhông tốt là do tính toánthiên lệch hoặc dữ liệu gốckhông chính xác - với kếtquả tốt thì đâu có ai nói câu

Page 1003: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

này!

Hành đỘng

· Không hề có sự thật duy nhất.

· Ðiều tốt nhất mà bạn có thể mongđợi là một sự thật cho một mục đích cụthể.

· Hãy đưa ra các thông tin mà cấpquản lý cần, không phải phòng kế toáncần.

Page 1004: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Hiểu được nguyên nhân vẫn tốthơn là biết chuyện một cách tường tận.

· Những thẻ điểm cần được điềuchỉnh theo các tiêu chí quan trọng ứngvới chiến lược mà bạn đã chọn. chỉ đolường những khía cạnh khiến bạn khácbiệt.

· Ðánh giá cao các tiêu chí bênngoài, xung yếu, mang tính dự đoán vàkhông liên quan đến tài chính.

· Tránh đánh giá riêng lẻ một tiêuchí - các mối quan hệ quan trọng hơn.

Page 1005: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Nguyên tắc là nhất quán, rõ ràngvà đơn giản.

· Hãy tỉnh táo với chỉ số nào màbạn không hiểu. có ai biết cách tính chỉsố Dow, chỉ số giá tiêu dùng (cPI) và chỉsố khối cơ thể (BMI) không?

· Nhớ cân bằng kích thước củakính chắn gió với kính chiếu hậu.

Page 1006: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 11

Nâng cao công nghệ, chiẾm lẤy ưu thẾ

NỬa thẾ kỶ qua, công nghệ đã làmbiến đổi cả thế giới. Những tác động củanó đa phần là tích cực. Giới quản lý cấpcao bị “quyến rũ” đầu tư nhiều tiền vàocông nghệ mới vì sợ bị tụt hậu, nhưng lạikhông hiểu đầy đủ về nền tảng hoặc yếutố kinh tế trong việc đầu tư công nghệ.Khi thế hệ cEO đầu tiên trên giới đã trảiđời trong thời đại máy vi tính, và hiệnđang yên vị trong các văn phòng sang

Page 1007: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trọng, vào lúc này chúng ta cần tìm hiểukỹ công nghệ đã được đầu tư thế nào vàhiệu quả ra sao. công ty cruciant tấtnhiên rất tự hào với vị trí hàng đầu củamình trong khai thác công nghệ và xemcác hệ thống của họ là lợi thế cạnh tranhlớn nhất - cũng giống các công ty khác.

HoẠt cẢnh: Đúng tiẾn đỘ, đúng ngânsách - nhưng không thiẾt thỰc - tháng 2năm 2008

cANDIcE MOLTEN, cIO (Tổng giámđốc Thông tin) của cruciant, đang cùngnhóm quản lý đánh giá tất cả các dự án

Page 1008: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công nghệ thông tin (IT) quan trọng. Gầnđây, cruciant xây dựng một hệ thốngphức tạp nhằm theo dõi và quản lý dự án- hệ thống này hợp nhất mọi yếu tố quantrọng của quy trình quản lý dự án, chophép candice và nhóm của cô nắm đượcthông tin cực kỳ chi tiết về tình hình củamỗi dự án. Thời gian làm việc của nhânviên và nhà thầu được ghi trực tiếp lêntừng nhiệm vụ cụ thể trong dự án; cácđơn đặt hàng vật liệu và thiết bị bênngoài cũng được đưa vào hệ thống vàđược cập nhật trực tiếp từ những hệthống theo dõi mua hàng và tài khoản

Page 1009: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thanh toán. Như vậy, các giám đốc dự áncó thể nắm được tiến độ trong mối tươngquan với ngân sách và biết rõ các mốctrung gian. Một chức năng mà candice rấtthích là chỉ số “giá trị được tạo ra”. Nóđo tỉ lệ tổng giá trị dự án đã thực hiệnđược. candice là người xem trọng việcnhanh chóng tạo ra các giá trị, và côthích báo cáo giá trị ấy trong những cuộchọp quản trị cấp cao để các đồng nghiệpthấy bộ phận IT đang đạt được mục tiêutheo câu khẩu hiệu “giá trị thực, đạtđược mỗi ngày”.

Page 1010: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Buổi họp đánh giá hôm nay diễn ra tốtđẹp. Không có khó khăn hay trễ nãi gìlớn. cô biết bộ phận kinh doanh trực tiếpđang gặp nhiều khó khăn vì có hai dự ánbị hoãn trong quá trình phê duyệt ngânsách, đó là nâng cấp hệ thống nhập đơnđặt hàng và đưa máy vi tính mới vào sửdụng. Nhưng nhóm của cô đã tìm ra cáchgiải quyết và bộ phận kinh doanh cũng đãdùng ngân sách riêng của mình để muamáy vi tính mới nên vấn đề được giảiquyết nhanh chóng.

Trong lúc xem báo cáo, cô cẩn thận ghi

Page 1011: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại tình hình thực hiện dự án xây dựng hạtầng cho các thị trường mới. Ðây là dựán vô cùng quan trọng vì nó sẽ liên kếttất cả hệ thống hỗ trợ cho kế hoạch thâmnhập thị trường mới mà cruciant muốntiến hành trong năm. Dự án đang vượt kếhoạch về thời gian và chi phí vẫn nằmtrong ngân sách cho phép. candice ghichú phải đề cập điều này trong buổi họpsắp tới. Mọi người đang thảo luận thì cómột quản lý cấp dưới của cô hỏi,“candice, chị nghĩ sao về thông báo củaSteve hồi tháng trước, rằng chúng ta làmchậm lại chiến lược mở rộng thị trường

Page 1012: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vì suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đếndự án?” candice suy nghĩ một lát và trảlời, “Tôi nghĩ nó không ảnh hưởng. chiếnlược thâm nhập thị trường mới là nềntảng của chiến lược chung - và chúng talàm vượt kế hoạch là tốt. Như thế cónghĩa chúng ta sẽ có lợi thế tốt hơn vềsau”. Giám đốc dự án gật đầu và đưa ranhận xét cuối cùng, “Tôi biết dự án nàyrất cấp bách. cho nên cuối tháng 8 chúngta mới ưu tiên mua hệ thống nhập đơn đặthàng và nâng cấp máy vi tính”.

Ít tuần sau đó, công ty cruciant tuyên bố

Page 1013: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngưng chiến lược thâm nhập thị trườngmới vì nền kinh tế xuống dốc nghiêmtrọng. candice phải dừng dự án lại - nóvẫn đang được thực hiện vượt tiến độnhưng không còn thiết thực cho hoạt độngkinh doanh của cruciant nữa.

Ðòn đau giáng xuống bộ phận IT - tháng5 năm 2008

cuối năm 2005, candice đề xuất với Bangiám đốc một dự án quan trọng - xâydựng một hệ thống máy tính nhằm điềuhành mọi công tác vận hành sản xuất,phân phối, tài chính và nhân sự của

Page 1014: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cruciant trên toàn thế giới. Dưới đây làphần trình bày của cô:

“Như mọi người đã biết, từ khi mua lạicông ty FTE, chúng ta khá chật vật đểhợp nhất toàn bộ hệ thống của họ vào nềntảng hạ tầng của chúng ta. Gốc của vấnđề là, với những mảng như nhập đơn đặthàng, xuất hóa đơn, các khoản phải thu,các khoản phải chi, có đến hơn 20 hệthống khác nhau. Như vậy, tại một thờiđiểm bất kỳ, chúng ta không thể nàonhanh chóng tổng hợp được tình hìnhchung. công ty BTI đã nghiên cứu giúp

Page 1015: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta phương thức đồng bộ hóa hệthống. Nếu chuyển sang dùng GMS(Global Mega System), trong vòng banăm, chúng ta có thể quản lý mọi việckhắp thế giới bằng một hệ thống duy nhất.Khi ấy chúng ta sẽ giám sát hiệu quả theothời gian thực. Ta cũng có thể phân bổcông tác bổ trợ cho ba trung tâm dịch vụ:Bắc Mỹ, châu Âu và châu á. Khoản đầutư rất lớn - 150 triệu đôla trong ba năm,nhưng chúng ta sẽ tiết kiệm được rấtnhiều tiền: 25 triệu đôla trong năm thứnhất, 40 triệu đôla trong năm thứ hai, vàtừ năm thứ ba trở đi là 50 triệu đôla mỗi

Page 1016: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm. chỉ cần 3,1 năm là chúng ta có thểlấy lại vốn đầu tư, nhưng đó là chưa kểnhững lợi ích to lớn khác vì chúng ta sẽquản lý thông tin và kiểm soát rủi ro hiệuquả hơn, mà lợi ích này khó mà địnhlượng nổi. chúng tôi đã chọn GMS vìhơn 60% các công ty trong danh sáchFortune 500 đã dùng nó và BTI đã hoàntất ba hệ thống tương tự. Họ báo giá 80triệu đôla chi phí thực hiện, đây là giáthấp nhất trong ba báo giá mà chúng tôiđã tìm. các chi phí còn lại gồm có phầncứng, phần mềm, các thiết bị khác và cảchi phí đền bù do cắt giảm 4.000 nhân

Page 1017: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

viên”.

Hôm nay, đúng ba năm sau, candice lạicùng bàn với Steve Borden về dự án này.

Steve: “candice này, dự án xây dựng hệthống GMS tới đâu rồi? Tôi nhớ làchúng ta đã phải làm xong trong ba năm.Nhưng đến đâu, ai cũng nói với tôi làquá trình chuyển đổi chưa xong, mọi thứhình như chậm tiến độ và vượt quá ngânsách cho phép”.

candice: “chúng tôi vấp phải nhiều vấnđề lớn. chúng tôi đã phải tìm công ty

Page 1018: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khác thay cho BTI. Lúc bắt đầu dự án thìrất tốt, nhưng sau khoảng sáu tháng, họbắt đầu rút đi vài nhân viên chủ chốt.chúng tôi cũng thấy nhiều chuyên gia màhọ đưa vào làm, với giá 1.500 đôla mộtngày, thực ra chỉ là nhân viên mới tuyển,không có kinh nghiệm gì. Vì thế chúng tađã bị chậm lại. cũng mất khoảng ba thángchúng tôi mới tìm được công tySynergistic Excellence thay cho BTI.Rồi chúng tôi biết thêm là GMS sẽ khôngđạt hiệu quả đúng như mong đợi, cho nênchúng tôi phải điều chỉnh riêng cho cáchoạt động ở châu Âu. Tất cả đều đã ổn,

Page 1019: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuy bị chậm mất chín tháng so với kếhoạch. Tuy vậy, đến cuối năm nay, chúngta đã đưa gần hết hoạt động của công tyvào nền tảng GMS, nhưng sau đó thì phảibỏ đi bộ phận điện tử. Bộ phận này chỉvừa mới đi vào hoạt động, và chúng tôiphải giảm bớt công việc để bỏ hẳn bộphận đó. chúng tôi cũng phải hỗ trợ hoạtđộng của ba trung tâm dịch vụ. Việc nàytiêu tốn hết 25 triệu đôla và có thể kéodài toàn bộ quy trình thực hiện đến cuốinăm sau. Bây giờ xem xét lại thì chúng talẽ ra có thể có cách làm chắc ăn hơn,nhưng dù sao chúng ta cũng đã đi đúng

Page 1020: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hướng”.

Steve xem lại toàn bộ những điểm chínhmà anh vừa mới ghi lại và nói: “Tôi hiểunhững thách thức mà chúng ta vừa trảiqua nhưng tôi rất thất vọng. Dự án này đãchậm gần hai năm, vượt quá ngân sáchđến 50 triệu đôla. candice, tôi đánh giácao công sức cô đã dành cho cruciant vàcô đã rất tận tụy với công ty trong thờigian qua, nhưng tôi nghĩ đã tới lúc phảicó sự thay đổi. Tôi muốn chuyện này thậtêm thắm và tất nhiên chúng tôi sẽ thúcđẩy chuyển giao nhanh cho cô quyền mua

Page 1021: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cổ phiếu. Tôi nghĩ hợp đồng lao độngcủa cô ghi rõ khoản bồi thường một nămtiền lương và chúng tôi sẽ tuân thủ điềuđó. cô hãy làm việc với Jean để rõ mọiviệc”.

Hai ngày sau

Thông cáo báo chí: New York: công tycruciant hôm nay thông báo candiceMolten, Giám đốc Thông tin, sẽ rời côngty từ lúc ra thông báo này. cEO SteveBorden nhận xét: “Nhiều năm qua,candice là thành viên quan trọng trongban điều hành của tôi. Tôi rất tiếc khi

Page 1022: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thấy cô ấy ra đi, chúc cô ấy mọi điều tốtđẹp nhất trong tương lai”. cô Molten nói,“công ty cruciant là một phần quan trọngtrong đời tôi trong 15 năm qua; tôi chỉcảm thấy giờ đây là lúc thích hợp để tôiđi tìm những thách thức mới”.

Một tuần sau

Thông cáo báo chí: Dallas, Texas: côngty BTI rất vui mừng thông báo rằngcandice Molten, cựu Tổng giám đốcThông tin của cruciant, sẽ gia nhập BTIvới vai trò quan trọng trong nhóm quảnlý công nghệ thông tin. chủ tịch BTI,

Page 1023: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Greg Hitchens, nói, “candice có thànhtích đáng nể và là một trong những giámđốc công nghệ thông tin thành công vànăng động nhất. Sự có mặt của cô ấytrong nhóm cố vấn cấp cao của chúng tôisẽ giúp các khách hàng của chúng tôiđược làm việc với một trong những nhântài về IT hiện nay”.

ThỰc tẾ: Hiệu suẤt kém mà còn đưỢctỰ đỘng hóa thì sớm nhẬn đưỢc dỮliệu xẤu

MỘT QUY TRÌNH NÀO ĐÓ TRONGcÔNG VIệc cỦA BẠN cHƯA ĐẠT

Page 1024: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

HIệU QUẢ? Tự động hóa nó đi! Ðâychẳng phải là tri thức chuyên sâu gì cả,mà là cách thiên hạ vẫn làm. Thay đổiquy trình, và quan trọng hơn, thay đổihành vi, quả là khó hơn nhiều so với việctìm một công nghệ nào đó nhằm giảiquyết vấn đề. Tất nhiên, chẳng ai muốntự động hóa một quy trình kém hiệu quả.có những câu quen thuộc khi nhắc tớicông nghệ, như “nâng tầm công nghệ,chiếm lấy ưu thế”, “cải biến ứng dụng đểđáp ứng yêu cầu cụ thể của doanhnghiệp”, hay “xây dựng cấu trúc linhhoạt để thích ứng với thực tế phức tạp

Page 1025: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của doanh nghiệp”. Trong vài trườnghợp, những ý này rất đúng. Nhưng tôicũng đã nghe người ta áp dụng công nghệcho các quy trình như bảng lương, tàikhoản chi trả, theo dõi giờ công, xử lýđơn mua hàng, và cả việc báo cáo chiphí đi công tác - hoàn toàn không phải lànhững lợi thế của doanh nghiệp. Thậtvậy, có bao giờ bạn thấy khách hàng ưathích một nhà cung cấp và khen rằngcông ty ấy có một hệ thống quản lý tàikhoản rất tốt không?!

Với đa số trường hợp, tự động hóa một

Page 1026: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quy trình 12 bước thì dễ dàng hơn (tuykhông hẳn là tiết kiệm hơn) so với việcloại bỏ bảy bước không cần thiết rồi mớitự động hóa các bước còn lại. các côngty phần mềm luôn cố gắng viết phần mềmthật nhanh, vì nếu hệ thống chưa đượctriển khai thì tiền mua phần mềm và lợinhuận kếch xù từ chi phí bảo trì hệ thốngcũng sẽ không xuất hiện. Họ cứ khăngkhăng rằng, cứ làm theo giải pháp của họthì các quy trình của bạn sẽ đâu ra đó,không phải lo trễ ngày tung ra sản phẩmmới, vì họ sẽ làm các quy trình của bạnđơn giản hơn.

Page 1027: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng mọi việc lại không đơn giản nhưvậy. các hệ thống hiện nay rất linh hoạt,chúng dễ dàng cho phép bạn tự động hóacả một quy trình kém hiệu quả (thậm chílà ngốc nghếch). công ty nào cũng vỗngực rằng mình có khả năng hỗ trợ nhữngquy trình tốt nhất; nhưng điều mà họkhông nói ra chính là: sản phẩm của họcũng hỗ trợ những quy trình tệ hại nhất,thậm chí là đáng bỏ đi. Quyền lựa chọnlà ở bạn thôi. Nếu muốn tự động hóa mộtquy trình dự toán có 10.000 mục thì bạnnên mừng vì hiện nay có phần mềm giúpbạn làm việc đó, và cung cấp hàng chục

Page 1028: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công cụ tự động để phân tích từng mục.Nhưng bạn sẽ không vui bởi vì dự toánngân sách vẫn sẽ tệ hại.

Jim Stent, từng là một khách hàng của tôikhi anh làm phó tổng giám đốc phụ tráchtài chính ở Ngân hàng Thái Lan vào cuốinhững năm 1980, có nói với tôi: “Khi cóthể tạo ra công nghệ mới hiện đại, chúngta cũng mất đi khả năng sử dụng nó hiệuquả”. Lúc đó, nhận xét ấy rất đúng vàcàng đúng hơn trong hoàn cảnh này.chúng ta cứ nghĩ rằng nâng cấp côngnghệ thì chắc chắn sẽ làm việc tốt hơn.

Page 1029: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lắm lúc mua vé máy bay trên mạng, tôiphải nhấp chuột đến cửa sổ thứ 16, đểrồi chỉ thấy mạng internet chập chờn.Lúc ấy tôi nhớ đến và gọi cho đại lý dulịch thân thiện của tôi, cô Anne, và giảibày cho cô ấy mọi yêu cầu của tôi trongchuyến đi sắp tới. chỉ ba phút điện thoạilà giải quyết được cả vé máy bay lẫnkhách sạn và thuê xe. Anne rất lanh lợivà biết hết mọi chuyện lặt vặt khi tôi đi,chẳng hạn tôi thích ngồi sát lối đi khi bayngắn, còn khi bay dài thì tôi thích ngồicạnh cửa sổ. Tôi có thể yên tâm mọi việcsẽ đâu vào đấy. Mỗi lần nói chuyện với

Page 1030: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cô ấy, tôi còn được chúc thượng lộ bìnhan.

Mythbuster Wisdom: Hãycẩn trọng với công cụ thuthập thông tin đáng giá hàngtriệu đôla

Một công ty lớn và có vị thếđã quyết định đầu tư vàomột loạt hệ thống nhằm hỗ

Page 1031: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trợ cho các quy trình hoạchđịnh, lập ngân sách và dựbáo. Quy mô toàn bộ dự ánnày rất lớn. các nhà quản lývà phân tích bỏ ra hàng trămgiờ để tạo lập và cập nhậtnhững bảng tính để hoạchđịnh ngân sách chi tiết vàđưa ra dự báo, rồi gửi theodạng tập tin đính kèm trong

Page 1032: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các email đến văn phòngcông ty. Tại đó, có mộtnhóm chuyên gia tài chínhcũng phải làm việc miệt màiđể tổng hợp các số liệu đầuvào. Trong lúc lập ngânsách, quy trình này được lặpđi lặp lại năm, sáu lần, vàlặp lại thêm hai, ba lần mỗiquý khi đưa ra dự báo. Hệ

Page 1033: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thống mới hứa hẹn sẽ loạibỏ kiểu tính toán bằng tayvà mọi người có thể dùngchung một hệ thống có sẵnnhiều dữ liệu và cùng làmviệc với các phòng-ban khácnhau. Kết quả sau đó sẽđược tự động hợp nhất. Dựán được phê chuẩn mauchóng và thực tế triển khai

Page 1034: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khá tốt, đúng tiến độ và vừasát mức ngân sách cho phép- đây là chuyện có thật. Aiai cũng phấn khởi.

Ðược ít tháng, Ban giám đốcbắt đầu nhận thấy rằng, dùcó hệ thống mới, mọi ngườivẫn cứ đợi tới phút cuốicùng mới lập ngân sách vàđưa ra dự báo. Tuy quy

Page 1035: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trình hợp nhất kết quả đượccải thiện rõ rệt, những việckhác không tốt hơn baonhiêu. Một nhóm điều trađược thành lập. Kết quảkhiến người ta giật mình.chẳng mấy ai sử dụng hệthống mới, dù hệ thống nàycó công cụ phân tích mạnhmẽ, khả năng chia sẻ thông

Page 1036: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin, và tự động trích xuất dữliệu từ các hệ thống giaodịch. Nhân viên vẫn dùngcác bảng tính của riêng mìnhđể xử lý toàn bộ công việcvà tới phút cuối mới đưa dữliệu từ máy của họ vào hệthống mới. Tại sao lại cóchuyện này? cuộc điều tratiếp tục và cho thấy hai

Page 1037: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nguyên nhân. Thứ nhất, mọingười đã tạo và dùng cácbảng tính của riêng họ trongnhiều năm; họ tin tưởng vàthấy thoải mái khi dùng cácbảng tính ấy. Thứ hai, với hệthống mới, người dùng cảmthấy nghi ngại, nếu áp dụngcông cụ mới cho mọi khâuhoạch định, Ban giám đốc

Page 1038: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sẽ nhòm ngó được các bướctrung gian trước khi họ hoàntất mọi thứ. các nhân viên longại vì có một chuyện nhưsau. Sau khi tính toán trênhệ thống mới, một chuyêngia phân tích trong phòng kếhoạch của công ty liền gửimột email đến một trong cácnhóm, hỏi tại sao có một

Page 1039: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhóm số liệu đã được nhậpvào hệ thống nhưng khôngđược kết xuất! các nhà quảnlý liền thấy rằng, cứ làmtrên bảng tính, họ sẽ khỏi bịai dòm ngó cho đến khi nàolàm xong thì thôi. Sau khichi ra hàng triệu đôla và mấthàng tháng trời triển khaimột hệ thống tân kỳ, công ty

Page 1040: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã tạo nên một công cụ thuthập thông tin đúng nghĩađắt giá nhất thế giới!

chẾt vì bẢng tính

VÀO MỘT NGÀY ẨM ƯớT THáNG9/1983, tôi đến Ngân hàng Lloyds ởLondon khi mới chân ướt chân ráo tốtnghiệp đại học với tấm bằng kế toán vàkhoa học máy tính; tôi rất hăm hở đi làm.Sau vài tuần được huấn luyện nhọc nhằn,

Page 1041: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong đó có nghiệp vụ phân loại ngânphiếu bị hủy theo thứ tự chữ cái, tôiđược trang bị một máy vi tính rất hiệnđại của IBM, cùng vài đĩa mềm 5 inchcó chứa chương trình bảng tính Lotus 1-2-3. công việc của tôi là lập dự toánngân sách. Mấy tháng liền, tôi say sưatạo ra những bảng tính phức tạp “khônlường” để dự trù ngân sách và dự báo đủthứ chuyện. Khi đó, tôi nghi ngờ kết quảmình làm chẳng liên quan gì đến thực tếxảy ra, ngoài được tiếng thơm là “chuyêngia bảng tính”. Tôi được tán tụng nênlàm thinh.

Page 1042: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Trải qua 25 năm và quan sát các phòngban kinh doanh, tiếp thị, và tài chính, bạnthấy được gì? Máy vi tính trở nên nhỏhơn nhưng mạnh hơn. Màn hình khôngcòn chữ màu xanh lá cây trên nền đen,mà là màn hình màu, mỏng, lớn và đẹphơn. Phần mềm là Excel, đĩa mềm đượcthay thế bằng các ứng dụng mạng, nhưngcòn thay đổi nào khác nữa? các chuyêngia phân tích vẫn còn lệ thuộc vào cácbảng tính của họ, vẫn phải mò mẫm khimuốn tạo ra một bảng tổng hợp dữ liệumới, hay khi phải lập dự toán.

Page 1043: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công nghệ hứa hẹn đã hứa hẹn nhữngđiều này chăng? Tôi nghĩ là không. côngnghệ đã không giúp ích được nhiều chonhà phân tích. Thay vì đưa ra kết quả rõràng, đơn giản và sáng tạo, công nghệ lạiphát triển thêm nhiều chi tiết vô nghĩa.Trong một thế giới mà bạn có thể nhanhchóng tìm ra thông tin trên Google về cáchiện vật Trung Quốc, hay nhắn tin tứcthời cho người anh em họ ở Botswana,thì kết quả mà tôi nêu trên thật đáng thấtvọng. Bạn thấy có lĩnh vực nào khác màcông nghệ ảnh hưởng ít ỏi như thế trongmột phần tư thế kỷ qua không? Nói thẳng

Page 1044: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra thì công nghệ vừa không hiệu quả, vừanguy hiểm nữa. Nhiều chuyên gia trên thếgiới ăn lương cao để dành thời gian“chăm sóc” và “nuôi dưỡng” con quáivật bảng tính. Một tuần làm việc của họcó thể được chia làm bốn phần: thu thậpdữ liệu để đưa vào bảng tính, nhập dữliệu vào bảng tính, xử lý dữ liệu trênbảng tính, và cố gắng in bảng tính ra đểnhìn cho bắt mắt. Ðấy, không hề cóchuyện phân tích, chỉ là nhào nặn các consố. Một đồng nghiệp trước đây của tôi cónói một câu rất chí lý: “chúng ta có quánhiều người đi thu gom dữ liệu, trong khi

Page 1045: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại thiếu người nhòm ngó nó”.

Khi bắt đầu xuất hiện trong văn phòng,bảng tính có công dụng tuyệt vời. Lầnđầu tiên người ta có thể lập báo cáo vàphân tích một cách nhanh chóng và dễdàng. Bảng tính trở thành công cụ đượcưa thích trong thế giới kinh doanh, bởi lẽngười dùng trở nên vô cùng sáng tạotrong khi dùng nó. Lập dự toán ngân sách- không vấn đề gì; viết báo cáo chi phí -dễ ợt; hợp nhất báo cáo doanh thu từnhiều phòng ban - chuyện nhỏ. Sang thếkỷ XXI, nhiều công ty được điều hành

Page 1046: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bằng bảng tính. Mọi quyết định quantrọng đều phải dựa trên kết quả từ bảngtính. Kết hợp bảng tính với một công cụtuyệt diệu khác - email - mọi người cóthể cùng hợp tác và chia sẻ. Bảng tínhđính kèm trong email trở thành phươngthức giao tiếp tài chính được mọi ngườilựa chọn. Thế rồi trở ngại lớn xuất hiện.

Mythbuster Wisdom: Nhữngtác nhân làm giảm năng suấtlàm việc trong thế kỷ 21

Page 1047: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Email

· Bảng tính

· Tin nhắn trực tuyến

· Facebook, Twitter vàcác mạng xã hội khác

Vì số lượng bảng tính trở nên quá nhiềuvà nặng nề nên chăm chút chúng thôicũng đã là một công việc toàn thời gian.

Page 1048: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Quán quân bảng tính hóa thành ngườiquan trọng nhất trong các phòng ban. Saisót bắt đầu xuất hiện nhiều và phòng ITlại phải lo lắng về bảo mật và an toàn hệthống, nhưng nhu cầu dùng bảng tính vẫnkhông hề suy giảm. Bảng tính không cònđơn thuần là công cụ nâng cao hiệu quảlàm việc, ít ra theo nghĩa tích cực. Bảngtính là người hùng - với đối tác kinhdoanh là Microsoft! chứng nghiện ngậpbảng tính cần phải được điều trị; bảngtính cần trở lại vị trí đúng với chức năngcủa nó và chúng ta phải giải phóng cácchuyên gia phân tích khỏi sự độc tài của

Page 1049: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nó.

Mythbuster Wisdom: Nếunghi ngờ thì cứ loại bỏ

Vào tháng 10 năm 2008, khicuộc khủng hoảng tín dụngbiến thành suy thoái với quymô toàn cầu, các công typhải dùng đến những chiếnthuật điều hành đơn giản

Page 1050: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thông thường để vượt quagiai đoạn khó khăn. Nếucông ty gặp khó khăn, cứgiảm chi phí đi công tác vàđào tạo, cắt bớt ngân sáchdành cho công nghệ thôngtin, và không tuyển nhânviên mới. có thể bạn sẽ nghĩtrong thời buổi có các côngcụ tạo mô hình và phương

Page 1051: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thức quản lý hiện đại, chúngta sẽ phát minh ra một cái gìđó hiệu quả hơn - không cóđâu bạn.

Một trong những câu trả lờithú vị nhất xuất phát từ SAP- một công ty phần mềm rấtlớn của Ðức, cùng với côngty Oracle, đã chiếm lĩnh thịtrường phần mềm dành cho

Page 1052: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh nghiệp. SAP giàu sụkhi các công ty chi ra hàngtriệu đôla cho công nghệ.Thực vậy, SAP là một trongnhững công ty hưởng lợinhiều nhất từ quan niệmquản trị chuyên chế, vì cáccông ty đều muốn xây dựngnhững hệ thống toàn cầu,buộc mọi người phải làm

Page 1053: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc tuân thủ theo một cáchthức chung. Khi suy thoáidiễn ra, các đồng tổng giámđốc (co-cEO) - HenningKagermann và LeoApotheker - vẫn làm theođường lối chuẩn là khôngtuyển dụng mới và cắt giảmnhân sự: “công ty đang cắtgiảm nhân sự và không

Page 1054: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuyển nhân viên mới, tất cảcác vị trí đang cần tuyển sẽbị hủy bỏ”. các chi phí liênquan đến đối tác thứ ba đềubị cắt: “Vì công ty sẽ khôngtuyển người mới nên phảingưng ngay lập tức nhữnghợp đồng với nhà tuyểndụng bên ngoài. chúng tacũng sẽ làm tương tự với các

Page 1055: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyên gia tư vấn quản lý vàđánh giá mức ảnh hưởng đốivới các dự án đang thựchiện. Những khóa đào tạobên ngoài sẽ bị hủy đến khinào có thông báo mới. cáccuộc họp nội bộ sẽ được tổchức ở những tòa nhà SAP,không được phép thuê địađiểm bên ngoài”. Những

Page 1056: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyến công tác cũng bịgiảm: “Ngưng TẤT cẢ cácchuyến công tác trong tháng10 nếu không vì mục đíchgặp khách hàng... Mọichuyến công tác không gặpkhách hàng dù đã được đặtvé máy bay cũng sẽ bị hủyngay lập tức, bất chấp cóthiệt hại xảy ra”. Ở đây

Page 1057: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chẳng có gì ngạc nhiên - chỉlà cách làm dễ hiểu để quảnlý chi phí trong lúc biếnđộng. Nhưng điều thú vịnhất chính là chỉ thị ngưngmọi chi phí dành cho côngnghệ thông tin. “chúng ta sẽrà soát lại tất cả các khoảnđầu tư đã hoạch định chothiết bị công nghệ thông tin,

Page 1058: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phần cứng, phần mềm,phòng ốc, xe công ty, cũngnhư các dự án công nghệthông tin nội bộ. Khôngđược đặt mua bất cứ thiết bịmới nào vào thời điểm này”.Tôi dám chắc công ty SAPhy vọng khách hàng củamình không có hành độngtương tự. Nếu có chuyện đó

Page 1059: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thì không khác nào Hondanói họ sẽ cố dẹp bỏ việcdùng xe hơi và yêu cầu mọingười dùng phương tiệncông cộng rẻ tiền hơn!

chi phí cộng dồn dành cho các bảng tínhlà rất cao. Trong năm 2007 và 2008, tôicùng với bộ phận cognos của IBM thựchiện một dự án nghiên cứu hơn 100 côngty trên toàn thế giới. Một trong những câu

Page 1060: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hỏi mà chúng tôi đặt ra là: các chuyêngia tài chính sử dụng thời gian của mìnhnhư thế nào? Kết quả thật thú vị (Hình11.1)

Hình 11.1: Hiệu quả sử dụng thời giancủa các chuyên gia

Page 1061: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mỗi chuyên gia tài chính dùng là hơn80% thời gian để thu thập dữ liệu, xử lýtrên bảng tính, hoặc chuẩn bị báo cáo vàthuyết trình, trong khi chỉ có 11% thờigian là để phân tích. Khá bất ngờ, phảikhông bạn? càng bất ngờ khi chúng ta đãtrải qua hơn 25 năm đầu tư vào các hệthống máy tính. Xem xét số liệu này theomột cách khác, ta sẽ hiểu rõ về sự lãngphí thời gian và tài năng của con ngườilâu nay (Hình 11.2). Thực vậy, thườngthì một chuyên gia tài chính sẽ đợi đếncuối buổi sáng ngày thứ 6 hằng tuần mớibắt đầu công việc phân tích. Với chi phí

Page 1062: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gần 100.000 đôla một năm cho cácchuyên gia, việc này giống như mỗi tuầnchúng ta đem một xấp tờ 100 đôla ra đốtvậy.

Hình 11.2:

Tuần làm việc của một chuyên gia tàichính điển hình

Page 1063: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Với đa số doanh nghiệp, họ đã có sẵnnhững tiền đề để khắc phục vấn đề này.công nghệ được ứng dụng liên tục vàogần hết mọi việc, từ hoạch định nguồnlực doanh nghiệp, quản lý quan hệ kháchhàng, quản lý dữ liệu hàng tồn kho,thương mại điện tử và ứng dụng web.Nhờ đó, phần lớn thông tin bên trong vàbên ngoài đã được số hóa, giúp doanhnghiệp dễ dàng sử dụng. chưa bao giờngười ta có thể tiếp cận một cách nhanhchóng như hiện nay các thông tin vềnhững chỉ số kinh tế quan trọng, các độnglực kinh tế chính yếu, hành vi của khách

Page 1064: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng và hiệu quả của các chuỗi cửa hàng.Nhưng chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu nắmbắt được việc quản lý hiệu suất côngviệc. Nếu có thể đưa những thông tin đadạng này vào các quy trình quản lý hiệusuất công việc, chúng ta có thể thay đổihoàn toàn chất lượng và tốc độ của cácphát hiện quan trọng để trình lên cấpquản lý. Lợi ích thì rất rõ ràng: có thểnhận diện sớm các cơ hội và rủi ro, theodõi được hành vi của khách hàng và nhàcung cấp và giám sát liên tục các chỉ sốkinh tế quan trọng. Thay vì dựa vàonhững dự toán ngân sách tĩnh và các dự

Page 1065: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đoán không cập nhật, cấp quản lý có thểtheo dõi hoạt động kinh doanh theo thờigian thực, mà chỉ có cách này mới có thểtăng tốc độ ra quyết định và cải thiệnniềm tin. Quả là một giấc mơ đẹp phảikhông?

Hiệu quẢ tỪ đầu tư cho công nghệ thôngtin – MỘt lối nói nghỊch hỢp

ÐốI VớI NHIềU NHÀ QUẢN LÝDOANH NGHIệP, các dự án công nghệthông tin là những thứ họ biết chắc sẽvừa trễ tiến độ, vừa đội ngân sách. Ðểđáp lại, các chuyên gia công nghệ thông

Page 1066: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin đã nỗ lực phát triển các quy trìnhphức tạp để quản lý dự án, chi bộn tiềnhuấn luyện nhân viên IT về phương cáchquản lý dự án và sử dụng những phươngpháp luận phức tạp để việc hoạch địnhnguồn lực doanh nghiệp không biến từmột dự án thành một sự nghiệp. Và rồichuyện gì xảy ra? công nghệ đã trở thànhmột phần trong công việc, đến nỗi chúngta không thể tách rời IT ra khỏi nhữngyếu tố liên quan đến quy trình và conngười. IT không còn kiểm soát nổi cáckết quả và chúng ta có thể quên đichuyện đánh giá hiệu quả đầu tư vào

Page 1067: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công nghệ. Giống như ta không thể táchbiệt giá trị của pho-mát trong pizza, haycông sức của tay trống Ringo trong banThe Beatles.

Nhiều năm qua, đánh giá hiệu quả từ đầutư cho công nghệ luôn là mục tiêu lớn laocủa các cEO (tổng giám đốc) và cIO(tổng giám đốc thông tin). Giới quản lývà tư vấn bỏ biết bao công sức để định

Page 1068: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lượng hiệu quả mà các khoản đầu tưcông nghệ mang lại, thông qua lợi nhuậncủa cổ đông, sức tăng trưởng doanh thuvà mức cắt giảm chi phí của mỗi lànsóng công nghệ. Mỗi thế hệ công nghệ -từ siêu máy tính, đến máy vi tính cá nhân,máy chủ, phần mềm ERP và ứng dụngweb - luôn hứa hẹn những lợi ích vôcùng lớn, nhưng thực tế thì không hẳnnhư vậy. Kết quả được công bố không tỏra thuyết phục và thường là những lờichung chung về mức tăng trưởng hiệusuất và được gán cho các khoản đầu tưcông nghệ. Mối quan hệ nhân - quả lỏng

Page 1069: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lẻo này khiến nhiều nhà lãnh đạo doanhnghiệp thấy khó chịu. Nguyên nhân thậtdễ hiểu. Với câu hỏi “Hiệu quả từ cáckhoản đầu tư công nghệ của chúng ta lànhư thế nào?” chẳng có câu trả lời nàoxác đáng cả. có hỏi cũng vô ích.

Ngày nay, chúng ta không thể nào biết rõlợi ích của công nghệ trong bất kỳ dự ánnào. Nếu không có âm nhạc thì iTunesđáng giá bao nhiêu? Nếu không có bạnbè thì Facebook sẽ ra sao? công nghệ cósức ảnh hưởng sâu rộng và nó quyện vàocác khía cạnh khác trong kinh doanh, cho

Page 1070: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nên cách nói “hiệu quả đầu tư cho côngnghệ thông tin” chỉ là một cách nói đầymâu thuẫn. Nhưng trước kia, tình hình lạikhác. Trong thời kỳ đầu của công nghệthông tin, có một sự phân định rõ rànggiữa công nghệ và các yếu tố khác trongkinh doanh. Những công việc đầu vào vàđầu ra được điều tiết kỹ lưỡng, các việcbằng tay thì giao hẳn cho IT (khi đó gọilà phòng xử lý dữ liệu). Dữ liệu đượcnhập vào các máy trạm nối với các máyvi tính, những máy tính này nằm trongcác trung tâm dữ liệu rất xa và có trangbị hệ thống tản nhiệt. Nhưng với sự xuất

Page 1071: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiện của máy vi tính cá nhân, web vàthiết bị không dây, ranh giới từng rất rõràng giữa con người và công nghệ đã bịxóa bỏ.

Dĩ nhiên, có một cách lý giải khác giúpchúng ta hiểu rõ hơn. Nhiều khoản đầu tưcông nghệ đã không mang lại lợi ích nhưmong muốn, không phải vì công nghệkhông đạt yêu cầu, mà vì thiết kế kém,quản lý dự án không hiệu quả, và huấnluyện sử dụng không đến nơi đến chốn.Như đã bàn, đầu tư quá nhiều chỉ giúp tựđộng hóa các quy trình kém hiệu quả,

Page 1072: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoặc tạo nên các chức năng quá hiện đạiđến nỗi không ai biết cách dùng. có baonhiêu tính năng trong phần mềmMicrosoft Excel mà người dùng bìnhthường biết cách sử dụng, hoặc biếtchúng có tồn tại trong Excel? Hiệu quảđầu tư vào công nghệ tối đa chỉ ngangvới giá trị sử dụng của công nghệ ấy. Vídụ, hệ thống định vị toàn cầu GPS chỉ cógiá trị nếu bạn biết áp dụng những chỉdẫn của hệ thống. công nghệ có thể cóhoạt động hoàn hảo, nhưng chưa chắcbạn đã khai thác được giá trị của nó.

Page 1073: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Như vậy thì làm sao đánh giá được cáckhoản đầu tư vào công nghệ thông tin?Trước hết, chúng ta phải từ bỏ ý tưởngvề các dự án công nghệ thông tin - bâygiờ không còn những dự án ấy nữa. chỉcó những dự án tạo ra cái mới, hoặc cảithiện những gì hiện có, mà công nghệ làmột phần trong dự án - có thể đó lànhững sản phẩm hiện đại, dịch vụ kháchhàng tốt hơn, hoặc đội ngũ nhân viên giỏihơn. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quảđầu tư cho công nghệ, chúng ta xem xéttổng các khoản đầu tư với tổng giá trị đạtđược, không quan tâm đến bản chất từng

Page 1074: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phần nhỏ.

Ví dụ, chúng ta hãy đánh giá khoản đầutư cho một hệ thống mới quản lý quan hệkhách hàng (cRM). Với một hệ thống nhưvậy, người ta thường mong chờ hiệu quảđược thể hiện qua mức hài lòng củakhách hàng được nâng cao, khiến kháchhàng duy trì và/hoặc sử dụng các sảnphẩm và dịch vụ, và công ty cũng có điềukiện chú trọng vào nhu cầu của kháchhàng. Nhưng việc áp dụng hệ thống mớichỉ là một yếu tố để đạt được toàn bộ giátrị. Hiệu quả sẽ không được tối đa hóa

Page 1075: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nếu chúng ta chỉ có thông tin chi tiết vềkhách hàng, mà thiếu những nhân viêndịch vụ khách hàng được đào tạo bài bảnđể biết cách khai thác thông tin ấy, hoặcnếu không cung cấp cho nhóm kinhdoanh/phát triển sản phẩm những thôngtin đáng giá thu được từ hệ thống cRMnày.

Một cách khác hiệu quả hơn để đánh giácác lợi ích là tìm hiểu giá trị của từngyếu tố lợi ích. Với ví dụ trên, để đánhgiá, ta sẽ tìm hiểu ba yếu tố: (i) nhữnglợi ích từ bản thân công nghệ, như việc

Page 1076: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hợp nhất dữ liệu, rút ngắn thời gian xử lývà giảm thiểu sai sót khi nhập liệu; (ii)giá trị của các quy trình mới, hoặc cảitiến, nhằm khai thác những phát hiệnquan trọng từ thông tin khách hàng, chẳnghạn cung cấp thông tin chính xác hơn chonhóm kinh doanh, để họ ký được nhiềuhợp đồng hơn, hoặc cung cấp cho nhómphát triển sản phẩm để họ cải tiến vàthiết kế sản phẩm tốt hơn; (iii) nâng caonăng suất làm việc của nhân viên quaviệc huấn luyện họ nắm bắt thông tinkhách hàng để phục vụ tốt hơn, hoặc tậndụng cơ hội kinh doanh mới với khách

Page 1077: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng hiện tại.

Tóm lại, khi tính toán hiệu quả đầu tưcông nghệ, ta phải tính thật đơn giản.Nhiều kết quả đầu tư phải cần tới tiến sĩmới tính được - nhưng như thế chỉ khiếnmọi người càng thêm ngờ vực mà thôi.

Giả dụ bạn có 100 triệu đôla doanh thu;chi phí hàng bán (cOGS) là 55 triệuđôla; chi phí bán hàng, hành chính(SG&A) là 20 triệu đôla. Nếu hiệu quảđầu tư cho công nghệ chỉ được 5% sovới cOGS và 10% của SG&A, thì cơ hộilợi nhuận được cộng dồn là 4,75 triệu

Page 1078: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đôla. Nếu tỉ lệ giữa thị giá và lợi nhuậnlà 1/12, thì kết quả là sẽ tạo ra được hơn57 triệu đôla về mặt lợi nhuận cho cáccổ đông. Một kết quả không tệ để quantâm nhiều hơn đến đầu tư cho công nghệ.

ThỔi phỒng và thỰc tẾ

BẠN HÃY HÌNH DUNG RA QUANGcẢNH NÀY: cEO đi tới đi lui trongphòng họp, tay cầm một báo cáo dàycộm. Ông nhìn dàn quản lý của mình mộtcách nôn nóng và nói: “các anh chị đãđọc báo cáo này rồi. các chuyên gia hàngđầu; hai triệu đôla; tư duy chiến lược

Page 1079: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thuần túy. Ðiều này có thể giúp chúng tađi trước vài năm. Ban giám đốc rất hàohứng. Tôi cũng hào hứng. Một kế hoạchtuyệt vời. có một câu hỏi là: Với trình độcông nghệ của chúng ta hiện nay, liệu cólàm được không?” Từ năm chiếc ghế,câu trả lời là “không”. Vị tổng giám đốccó vẻ thất vọng, nhưng không hề ngạcnhiên.

Nhiều năm qua, công nghệ đã được thổiphồng quá mức thực tế. Những năm1980, các hệ thống thông tin cao cấp vàcác hệ thống hỗ trợ quản lý đã lăm le

Page 1080: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách mạng hóa ngành quản lý. Ðến nhữngnăm 90, chúng ta có các hệ dữ liệu datawarehouses, máy chủ - máy trạm, phầnmềm ERP, và thứ nổi đình nổi đám nhất -web. Thật tức cười, câu chuyện tôi kểtrên không phải là cuộc họp thật sự, màlà nội dung một quảng cáo trên truyềnhình cho hãng IBM trong năm 2002. Nóphản ánh chính xác sự thất vọng của bangiám đốc về khoảng cách giữa lời hứacủa công nghệ và thực tế. Bạn thừa sứcđoán được, tôi không ưa những thứ thờithượng về quản lý, những thông lệ haynhất và tất cả những gì được rêu rao là

Page 1081: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiệp vụ quản lý hiện đại, cho nên bạnhãy chuẩn bị đón nhận sự bất ngờ. Ngàyhôm nay, lần đầu tiên từ khi tôi vào họcngành máy tính ở Ðại học Leeds năm1980, sự cường điệu về tiềm năng củacông nghệ đã không còn tách rời thực tế.Mấy năm qua, phần cứng, phần mềm vàcông nghệ mạng đã hòa hợp đến độ giờđây bạn có thể làm bất cứ điều gì bạnmuốn. Bản thân không nghệ không còn làvấn đề nữa - chính chúng ta mới là vấnđề.

Hay nhưng vô nghĩa

Page 1082: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

30 NĂM QUA ĐÚNG LÀ THỜI ĐẠIcỦA MáY TÍNH. Nói cụ thể hơn, sự kếthợp của phần cứng, phần mềm và viễnthông đã làm biến đổi cuộc sống chúngta. chúng ta sẽ ra sao nếu không có điệnthoại di động và internet? con cái củachúng ta sẽ như thế nào nếu không cóFacebook, Twitter và nhắn tin?

Với sự bùng nổ về công nghệ như vậy,luôn luôn có nguy cơ người ta tạo ra cácsản phẩm hoặc ứng dụng hấp dẫn nhưngvô bổ. cuối thập niên 1990, công tyPets.com trở thành một trong những công

Page 1083: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty kinh doanh trên mạng nổi tiếng nhấttrong một lĩnh vực cực kỳ nóng bỏng.Sản phẩm găng tay hình con thú đượctung ra vào tháng 8/1998 đã trở thànhhiện tượng quảng cáo trong dịp lễ diễuhành vào lễ Tạ ơn của Macy’s. Nhưng họlại không thành công như thế. Thức ăndành cho thú cưng bán trên mạng khôngphải là sản phẩm thành công, vàPets.com đi từ sáng tạo đến phá sản chỉtrong hơn hai năm - từ một công ty mớilên sàn Nasdaq thành phá sản chỉ trongchín tháng. Những ý tưởng tồi vẫn cứ rađời. Năm 2008, Facebook đưa ra một

Page 1084: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ứng dụng cho phép người dùng có thể đặtbánh pizza trước cả ba tuần! còn tôi, tôisẽ bổ sung cả các ngọn nến điện, nhữngbộ đun nước xốt, và chức năng xem phimtrên màn hình 2 inch, nhưng chắc phải cóai đó đánh giá mấy thứ này chứ!

Vào năm 1986, tôi đã rút ra được bàihọc về những thứ công nghệ nghe rất hấpdẫn nhưng vô bổ. Khi ấy tôi đang làmviệc với một công ty kinh doanh chứngkhoán rất phát đạt tại London, công tynày đang làm ăn rất mạnh trong lĩnh vựcmua bán cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu

Page 1085: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

do các công ty Nhật phát hành. Thời gianđó, nền kinh tế Nhật đứng nhất thế giớivà các công ty Nhật dùng thị trường toàncầu để tăng vốn. cho nên buôn bán chứngkhoán là một trong những ngành nặng vềcông nghệ nhất thế giới - tốc độ và thôngtin trên hết.

Thời gian đó, rất ít dịch vụ thông tin tàichính lớn cung cấp thông tin kịp thời vàthấu đáo về các công ty Nhật. Giới muabán chứng khoán phải dựa vào các dịchvụ thông tin của Nhật, mà những dịch vụnày nhắm vào giới mua bán của Nhật và

Page 1086: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

họ đưa tin bằng tiếng Nhật. Một vài dịchvụ cung cấp bản dịch tiếng Anh sau đó15 đến 20 phút. Nhưng trong thế giớimua bán chứng khoán chớp nhoáng nhưthế, nhận thông tin trễ như vậy khôngkhác nào đấu với Tiger Woods bằng gậycán gỗ.

Giới buôn chứng khoán từ phía kháchhàng của chúng tôi nhận ra một cơ hội:họ sẽ khai thác khoảng thời gian trễ từlúc đưa tin tiếng Nhật đến lúc có bảndịch tiếng Anh. Họ có thể giành được lợithế cạnh tranh tranh quan trọng nếu có

Page 1087: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được bản dịch tiếng Anh trước các đốithủ. Nhà cung cấp dịch vụ thông tin chobiết phải mất từ ba đến năm năm mới códịch vụ dịch Nhật - Anh tức thì. có đượcthông tin này, công ty khách hàng của tôibắt đầu một dự án phát triển một hệ thốngmáy tính trong công ty, để dịch tiếngNhật sang tiếng Anh chỉ sau 30 đến 45giây. chi phí vào khoảng 3 triệu bảngAnh (gần 4,8 triệu đôla vào thời điểmđó). Nếu so với khoảng trễ tới 15 phúttrên thị trường thì lợi ích thu được từ hệthống sẽ vô cùng lớn. Tôi ngồi đó vàthấy ấn tượng trước phương án tuyệt hảo,

Page 1088: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng có gì đó khiến tôi bất an. Ðây cóphải là câu trả lời hay nhất?

chúng tôi hỏi vài câu và nhóm kinhdoanh chứng khoán trả lời rằng, khi cótin bằng tiếng Nhật, một đồng nghiệp nóitiếng Nhật của họ sẽ để ý và nói lớn chobất cứ ai cần biết tin này. Với những tinquan trọng thì cách này có hiệu quả,nhưng những người kinh doanh chứngkhoán nói được tiếng Nhật này không cóđủ thời gian hay kiến thức để làm nhưvậy cho tất cả các công ty mà mỗi ngườiđang theo dõi. Thế là chúng tôi tóm tắt

Page 1089: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vấn đề như sau: “cái mà ta cần không chỉlà một bản dịch tiếng Anh nhanh hơn, màcòn là một cơ chế làm nổi bật các tinliên quan trực tiếp tới các công ty màcác anh đang theo dõi”. Nhóm kinhdoanh chứng khoán đồng ý và chúng tôiđề nghị một giải pháp khác. Thay vì lậpra một hệ thống máy tính tốn kém, họ nênthuê hai, ba sinh viên thông thạo nhất haingôn ngữ Anh - Nhật. Bố trí họ ngồitrong phòng kinh doanh có máy tính nốivới dịch vụ thông tin tiếng Nhật. Nói rõcho những sinh viên ấy biết về nhữngcông ty mà mỗi nhà kinh doanh đang theo

Page 1090: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dõi, và khi thấy có tin đáng chú ý, họ cóthể báo ngay cho người đó. Như vậy, cácchuyên gia kinh doanh chứng khoán cóthể nhận bản dịch nhanh hơn, chọn lọchơn và thích hợp hơn với nhu cầu củatừng người mua chứng khoán, và khôngtốn đồng xu nào để mua hệ thống máytính mới. Và một điểm hay nữa là, giảipháp này có thể thực hiện nhanh chóng.

Ba tuần sau, hai sinh viên mới tốt nghiệpngành kinh tế, nói được tiếng Nhật, đãđược tuyển dụng, và công ty đã vượt lêndẫn đầu trên thị trường. Ban giám đốc

Page 1091: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ước tính giải pháp này đã đem lại gần 4triệu bảng Anh lợi nhuận trong năm đầu,chi phí hằng năm khoảng 150.000 bảng.Tinh thần của câu chuyện này là: côngnghệ không có lỗi - nhưng không phải lúcnào đó cũng là câu trả lời tốt nhất.

Bước tiẾn cỦa khẢ năng xỬ lý theo thỜigian thỰc

NGÀY 5 THáNG 9 NĂM 1951, người tabật công tắc cho để chạy LEO - tứcLyons Electronic Office, phần mềm kinhdoanh đầu tiên - đây là chương trìnhđánh giá các cửa hàng bánh. Thời đại

Page 1092: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của điện toán doanh nghiệp bắt đầu,không phải ở california mà ở trong mộtcông ty làm bánh bình thường ở Anh. chỉhơn hai năm sau, Lyons đã tự động hóaquy trình tính lương nhân viên, giảm thờigian tính toán từ hơn 8 phút xuống còn1,5 giây. Kể từ đó, thế giới đã biến đổikhông ngừng.

chúng ta không thể phủ nhận sự tiến bộkhông ngừng của công nghệ. Vô số ứngdụng thời gian thực cho phép giao dịchtức thì trong suốt 24 giờ một ngày trênkhắp thế giới. Nhưng có một lĩnh vực

Page 1093: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan trọng mà sự thay đổi diễn ra rất ít,ít tới mức bất ngờ. Ðó chính là cách thứcchúng ta hoạch định, dự đoán, báo cáovà kiểm soát hoạt động kinh doanh.Quyển sổ cái thì được đóng lại theo từngtháng; các tài khoản được cân đối theomột lịch trình định sẵn; kế hoạch và dựtoán ngân sách thì được lập ra hằng năm;những dự đoán thì cập nhật theo quý; vàhiệu suất kinh doanh được báo cáo hằngtháng.

Tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về tựđộng hóa cho các tác vụ kế toán, và hầu

Page 1094: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như công ty nào cũng dùng một bộ phầnmềm gồm nhiều ứng dụng tài chính (vàicông ty còn dùng nhiều bộ khác nhau!),nhưng tính chất xử lý công việc thì vẫngắn chặt vào một quyển lịch kế toánkhông liên quan - hoặc liên quan rất ít -đến bản chất kinh doanh theo thời gianthực của hầu hết mọi doanh nghiệp. Vàonhững lúc thời cuộc êm ả, ta có thể ghinhận các giao dịch trước, rồi mới xácthực sau đó, khi mọi chuyện đã kết thúcổn thỏa. Những máy tính đầu tiên hoạtđộng hiệu quả hơn nhiều khi các giaodịch được tập hợp theo nhóm để khai

Page 1095: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thác thế mạnh của máy tính lặp đi lặp lạimột tác vụ. cách này phù hợp với quanđiểm của kế toán vốn xét tình hình kinhdoanh theo định kỳ cố định theo tháng,theo quý và theo năm. Trong nhiều thậpkỷ, quy trình xử lý theo nhóm phát huytác dụng tốt, nhưng đến những năm 1980thì bắt đầu có nhiều thay đổi. Quá trìnhtoàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn khi cácnền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và cácnước châu á khác mở rộng hoạt động trêntoàn cầu. các công ty đa quốc gia nhưcoca-cola, Siemens, Procter and Gamblevà Toyota, bắt đầu mở rộng thị phần toàn

Page 1096: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cầu thực sự. Viễn thông thế giới nhẹnhàng bước vào thực tế đời sống; điệntoán chuyển từ các siêu máy tính thànhmáy tính mini và máy để bàn. Những năm1990 sự thay đổi càng ráo riết khi cácmạng máy tính đóng vai trò quan yếu vàinternet trở thành tài sản không thể thiếucho thương mại toàn cầu. Thời gian thựccũng có nghĩa là mua thời gian. Thay vìđợi các báo cáo hằng tháng hay dự báohằng quý, các công ty cần trao đổi thôngtin quan trọng gần như tức thời với cácnhân vật có quyền ra quyết định. Thôngtin, tin tức cập nhật và phân tích - nếu

Page 1097: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được chuyển đến đúng chỗ - có thể giúpđưa ra các quyết định nhanh chóng vàđáng tin cậy. công nghệ có thể làm đượcnhư thế. các quy trình của bạn có thể làmđược không?

Phá vỠ rào cẢn

“cHÚNG TA ĐANG TRIỂN KHAIcÔNG NGHệ HIệN ĐẠI NHẤT. Hạ tầngcủa chúng ta được xây dựng theo môhình ISO bảy lớp, dùng nhiều giao thứcchuẩn như TcP/IP, 802.1(b), và X.25.cấu hình WAN/LAN của chúng ta tối ưuhóa hiệu suất và tình trạng dư thừa nhờ

Page 1098: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cải thiện khả năng sử dụng bộ công cụ tốtnhất, gồm có ETL, RDMS, MOLAP vàROLAP, SQL, và XML. Tất cả được góitrong một môi trường có khả năng chịulỗi, hoạt động 24/7, với nhiều phương ándự phòng và xử lý sự cố”.

Ðọc đoạn trên, bạn thấy rõ nghĩa không?Từ khi chuyên gia lập trình đầu tiên viếtra vài dòng mã, ngôn ngữ IT, nối bướcngôn ngữ của tài chính, làm chúng ta thấyrối rắm thay vì sáng tỏ. Tới những năm1980 thì điều này vẫn không can hệ gìnhiều, vì các máy tính phần lớn được

Page 1099: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tách rời khỏi thế giới thực và nằm trongnhững trung tâm dữ liệu lớn, ít ai đượctiếp cận. Nhưng vào năm 1981, máy vitính cá nhân (Pc) xuất hiện, tạo nên mộtđộng lực phát triển quan trọng. Khi Pcđược sử dụng rộng rãi, nhiều công việcxử lý được chuyển từ các trung tâm dữliệu xa xôi với các chuyên gia lập trìnhrâu ria rậm rạp, đang toát mồ hôi, đếnbàn làm việc của nhân viên văn phòng.Tiêu biểu của IT bấy giờ là máy để bàn,sau đó là máy tính xách tay, và đến hômnay là vô vàn thiết bị không dây.

Page 1100: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cùng lúc với việc máy tính được dùngrộng rãi, khoảng cách ngôn ngữ giữa“dân kỹ thuật” và “người dùng” cũng lớnhơn. Xuất hiện những cách diễn đạt phứctạp trong thiết kế và phát triển hệ thống,và dự án nào cũng có một phần quantrọng là xác định yêu cầu của ngườidùng. Nhưng tiếc là mọi nỗ lực rút ngắnkhoảng cách đó chỉ khiến cho các dự ánIT hoàn thành chậm, vượt mức ngân sáchvà người dùng thì thấy choáng váng, khóhiểu.

Dần dần, độ phức tạp ấy tăng lên khi

Page 1101: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mạng máy chủ - máy trạm, phần mềmERP và ứng dụng internet ra đời. Trễ tiếnđộ, vượt ngân sách và không đáp ứng yêucầu - đây không còn là nỗi lo của cácphòng ban nữa, mà đã trở thành một vấnđề lớn của doanh nghiệp mà các kháchhàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh vàgiới truyền thông đều thấy. Những côngty công nghệ thông tin đã cố cải thiện,nhưng nhiều công ty vẫn không thể duy trìđược quan hệ kinh doanh. Vậy làm thếnào để chấn chỉnh lại chuyện này ở bộphận công nghệ thông tin trong công tycủa bạn? Ðiểm cốt yếu chính là tìm

Page 1102: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người lãnh đạo phù hợp. Xưa nay, nhiềucông ty xem IT chỉ là một bộ phận kỹthuật và đưa kỹ thuật viên vào vị trí lãnhđạo, thay vì đưa các nhà quản lý hiểubiết kinh doanh; hoặc IT được xem nhưbộ phận hỗ trợ từ phía sau, cho nên rấtthích hợp được một quản lý cấp cao nàođó sắp về hưu đứng ra lãnh đạo. Nhưngvới hoàn cảnh hiện tại, một giám đốcthông tin (cIO) chủ yếu phải có những kỹnăng như mọi nhà điều hành khác: khảnăng lãnh đạo, quản lý nhân tài, nhạy bénvề tài chính, khả năng đàm phán, quyếtđoán, suy nghĩ sâu sắc và biết quan tâm

Page 1103: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đến khách hàng. Kiến thức chuyên sâukhông phải là yếu tố ưu tiên cao.

Ngày nay, quản lý công nghệ thông tin làmột vai trò quản lý, chứ không phải vaitrò kỹ thuật. Hầu hết các phần mềm hiệnnay được phát triển riêng lẻ - chiếm mộtphần rất nhỏ trong kinh nghiệm của cácnhóm IT trong doanh nghiệp. Khi côngnghệ phát triển ngày càng phức tạp vàquan trọng, các công ty cũng nhận ra rằngkhông nên cố vận hành mọi hệ thống máytính và thông tin bên trong công ty. chỉriêng việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng

Page 1104: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phù hợp và duy trì kỹ năng của họ cũngđã quá tốn kém rồi. Thế là nhiều hoạtđộng IT được thuê ngoài, còn nhóm ITtrong công ty chỉ đóng vai trò quản lýnhà cung cấp và khách hàng. Họ tập trungđưa ra các tiêu chuẩn, xác định nhu cầucông ty, đánh giá các phương án cungứng và quản lý việc giao nhận dịch vụ.Nếu IT giữ đúng vai trò là một tổ chứcgiao nhận dịch vụ sớm chừng nào thìchúng ta có thể tìm ra được giá trị đúngđắn sớm chừng ấy.

TẠi sao lẠi cố đỊnh các chi phí trong khi

Page 1105: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh thu luôn thay đỔi?

TRẢ LƯƠNG cHO NHÂN VIÊN NGỒIKHÔNG, chi tiền mua những dịch vụkhông cần đến, hay ký kết các hợp đồngdài hạn với giá cố định khi lợi nhuận thulại không chắc chắn - tất cả nhữngchuyện này thật phi lý. Nhưng hầu nhưcông ty nào cũng đều làm như thế. Nhiềudoanh nghiệp đã quyết định làm vậy mộtcách có ý thức và hệ quả càng trở nênthảm hại. Quá trình toàn cầu hóa, cạnhtranh, sự bấp bênh và tính bất ổn của thịtrường cộng lại làm cho doanh thu trở

Page 1106: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thành một giá trị ngày càng thay đổi (vàđáng giá). Trong lúc thị trường ngày càngbất ổn, nhiều công ty đã thành công trongviệc chuyển những biến phí trước đâythành các định phí. Ðiều này đúng khidoanh thu tăng - suy cho cùng, nếu khôngtốn thêm gì cả mà lại kiếm được thêmmột đôla lợi nhuận thì lãi ròng càng cao.Nhưng ngay khi lợi nhuận có chiềuhướng giảm thì vấn đề trở nên nhức nhối.có hai yếu tố chính trong việc quy đổichi phí: thay thế chi phí lao động khảbiến bằng chi phí công nghệ bất biến, vàbiến đổi chi phí lao động khả biến thành

Page 1107: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chi phí lao động bất biến bằng nhiều lầnthương lượng hợp đồng liên tiếp.

Không ai còn nghi ngờ về tác động to lớncủa công nghệ máy tính và truyền thôngđối với kinh tế trong hơn 40 năm qua.công nghệ đã thay đổi những ngành lâuđời và tạo ra nhiều ngành mới. Xét vềchi phí, công nghệ mới đã giúp giảm chiphí đáng kể vì nó có thể xử lý nhiều giaodịch hơn so với con người. Hiệu ứngđơn giản này đã thúc đẩy tăng năng suấtvà qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nhưng khi thị trường rơi vào bất ổn, có

Page 1108: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một mặt trái. Trước khi tự động hóa rađời, nếu hoạt động kinh doanh giảm10%, doanh nghiệp đó chỉ đơn giản giảm10% nhân lực và giữ mức chi phí thíchứng, nhưng sẽ khó mà “sa thải” một máychủ hoặc một siêu máy tính. Nói cáchkhác, công nghệ có thể xử lý một triệugiao dịch với chi phi bằng một ngàn giaodịch, và nói ngược lại cũng đúng: xử lýmột ngàn giao dịch thì chi phí khôngkhác một triệu giao dịch.

Hiệu ứng thứ hai là, ở nhiều ngành có xuhướng người lao động mặc cả với giới

Page 1109: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý để đảm bảo lương bổng và quyềnlợi mà không màng đến hiệu quả hoạtđộng kinh doanh. có thể thấy rõ xu hướngnày trong ngành công nghiệp xe hơi vàhàng không, những ngành đã phải chịucảnh lợi nhuận bấp bênh trong nhữngnăm gần đây. Hai ngành này phải chi rahàng tỉ đôla để tái cấu trúc, mà trọng tâmvẫn là biến chi phí lao động trở lại thànhchi phí khả biến.

Mythbuster Wisdom: Một

Page 1110: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bài học từ lịch sử nước Anh

chúng ta có thể nhìn rõnhững hệ quả kinh tế trầmtrọng khi phải xử lý chi phílao động bất biến qua tìnhhình nước Anh trong thậpniên 70 của thế kỷ XX. Từkhi Ðệ nhị Thế chiến kếtthúc, hàng loạt ngành kinhtế chủ chốt được quốc hữu

Page 1111: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hóa. Ðầu những năm 1970,British Airways, BritishTelecom, British Gas,British Leyland (gần nhưtoàn bộ ngành công nghiệpxe hơi của Anh, gồm Rover,Austin, Morris, Jaguar,Triumph, Mini và LandRover), và Rolls Royce(công ty sản xuất động cơ

Page 1112: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

máy bay, không phải xe hơi)- tất cả đều thuộc về chínhphủ và hoạt động với nhữnghợp đồng lao động ràngbuộc, với mức tuyển dụngvà tiền công cố định. Kếtquả là nền kinh tế Anh sụpđổ hoàn toàn. Tôi vẫn cònnhớ rõ phần lớn nước Anhlàm việc 3 ngày một tuần,

Page 1113: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi phải làm bài tập dướiánh nến vì công nhân ngànhđiện đình công, tự nướngbánh mì vì thợ làm bánhcũng đình công, và tự đemrác đi đổ vì công nhân vệsinh cũng đình công! Vàonăm 1976, Bộ trưởng Tàichính Anh “khúm núm” đếnQuỹ Tiền tệ Thế giới (IMF)

Page 1114: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

để xin được giúp đỡ, nhưmột cảnh tượng tiên tri chocác vụ bảo lãnh ngành ngânhàng và xe hơi vào cuối năm2008. cuộc khủng hoảng đãmở đường cho bà MargaretThatcher nhậm chức năm1979 và bắt đầu cải tổ triệtđể nền kinh tế Anh. Khi đó,chẳng có ngành công nghiệp

Page 1115: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xe hơi, chẳng có ngành khaimỏ, và bà cũng cho tư nhânhóa hầu như tất cả cácngành quốc doanh khác.Nước Anh lại trở thành nềnkinh tế dựa trên chi phí khảbiến.

Trong nhiều thập niên, việc tái thươngthảo hợp đồng lao động trong ngành côngnghiệp xe hơi diễn ra theo phong cách

Page 1116: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngoại giao thời chiến tranh Lạnh. Bangiám đốc và người lao động cùng thamgia một trận chiến bán công khai để bảovệ quyền lợi của mình. Ban giám đốc thìviện đến sự bất hợp lý và các ràng buộc,còn người lao động thì nhắc đến doanhsố tăng, lợi nhuận tăng, và nhất là tiềnlương của cấp quản lý, khi họ đấu tranhđể đòi mức lương thỏa đáng. Trong hơn30 năm, người lao động thường thắng.các hợp đồng có thêm nhiều cam kết vàđiều khoản đặc biệt, không chỉ cho lúclàm việc mà cho cả lúc nghỉ hưu. Ðếncuối những năm 1960, công nhân ngành

Page 1117: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xe hơi đã ở đỉnh cao của nền sản xuất.Họ được trả lương cao, được chu cấpđầy đủ cả lúc làm việc và khi hưu trí, họkhiến nhiều người phải ghen tỵ. Nhưngrồi thời cuộc thay đổi. Sức tăng trưởng50 năm của ngành xe hơi Mỹ đang đếnhồi kết thúc. Mọi gia đình Mỹ đều có ítnhất một chiếc xe hơi, nếu không phải làhai chiếc; các đối thủ cạnh tranh Nhậtđang đánh bại Mỹ về giá thành, mức tiếtkiệm nhiên liệu và trên hết là chất lượng.Xăng không còn rẻ nữa vì OPEc đã làmkhó.

Page 1118: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mặc kệ những thách thức trên, công nhânngành xe hơi không bị ảnh hưởng gì. Dùxe có được sản xuất hay không thì tiềncông vẫn được đảm bảo. Trong 30 nămsau đó, General Motors, Ford vàchrysler đã trả một giá rất đắt vì đã biếnchi phí khả biến lớn nhất của họ thànhchi phí bất biến. Ðến năm 2007, ở côngty General Motors, hơn 1.600 đôla trongchi phí sản xuất một chiếc xe là để locho phúc lợi y tế và hưu trí của nhữngcông nhân trước đó và hiện tại - các đốithủ cạnh tranh nước ngoài của họ khôngvướng gánh nặng này. Thêm vào đó, các

Page 1119: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều khoản khác trong hợp đồng, như nộiquy làm việc, lương nghỉ phép... làmtăng thêm 630 đôla nữa, rồi tiền lươngcho những thành viên công đoàn khônglàm việc là 350 đôla. Phải trả cái giá đólà quá ghê gớm. Thị phần Mỹ giảm từhơn 60% xuống dưới 25% và vẫn cònchiều hướng giảm. Tiếp đó, cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu đã chôn vùi cảmột công ty xuống vực phá sản, khiếnchính phủ phải ra tay giải cứu của chínhphủ để chính người dân Mỹ nắm 60% tàisản của GM, một công ty từng lớn nhấtthế giới.

Page 1120: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom:General Motors - 30 nămtrượt dốc

1979: tổng số nhân viên củaGM trên toàn thế giới là853.000; năm 1980, GM lỗ763 triệu đôla, lần lỗ đầutiên từ năm 1921.

Page 1121: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Năm 2008: tổng nhân viêntoàn cầu của GM là235.000; tổng thua lỗ trongnăm 2007 và 2008 là 68,6 tỉđôla.

Sau nhiều năm tăng trưởng hợp lý, doanhsố xe hơi của Mỹ đã đạt mức cao nhất là17,3 triệu chiếc vào năm 2000. Ba nămsau đó, họ giảm đều xuống còn 16,6 triệuchiếc vào năm 2003, với mức giảm

Page 1122: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khiêm tốn 4%. Nhưng lợi nhuận của GMvà Ford giảm đến 26%. Doanh số sau đókhá dần lên, đạt mức 17,1 triệu chiếctrong năm 2007, nhưng rồi suy giảmnghiêm trọng vì giá xăng tăng lên 4đôla/galông và kinh tế Mỹ rơi vào suythoái. Doanh số xe hơi giảm xuống dướimức 14 triệu chiếc - giảm 18% trong mộtnăm. chúng ta có thể đoán được lợinhuận ảnh hưởng như thế nào. GM ghinhận lỗ 32 tỉ đôla trong năm 2008, trongkhi Ford (không nhận sự giúp đỡ từchính phủ) đã lỗ 14,6 tỉ đôla.

Page 1123: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chi phí trả cho công nhân nhàn rỗi thôngqua ngân hàng nhân dụng (job bank) làrất lớn đối với các công ty xe hơi củaMỹ. Theo một hợp đồng bốn năm ký vàonăm 2003 với Hiệp hội công nhân sảnxuất xe hơi Mỹ, số tiền cung cấp chongân hàng nhân dụng là 2,1 tỉ đôla vớiGM, gần 1 tỉ với Ford và gần 450 triệuvới Daimler chrysler. Thật là những“việc làm” hậu hĩnh nếu có được. Tháng1 năm 2009, Hiệp hội công nhân sản xuấtxe hơi Mỹ cuối cùng cũng đồng ý chấmdứt ngân hàng nhân dụng ở GeneralMotors, nơi nhân công nhàn rỗi cũng

Page 1124: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hưởng gần như đầy đủ lương và phúc lợi.Vào thời điểm đó, có đến 1.600 ngườingồi không hưởng lương.

Tuy không rõ rệt như ngành xe hơi, nhưngtình hình ở ngành hàng không cũng tươngtự. Suốt những năm 1950 và 1960, ngànhhàng không phát triển mạnh mẽ, và cácnhóm lao động có tổ chức tốt, nhất là cácnhóm của phi công, đã có được nhữnghợp đồng đáng giá. Những năm 70, chiphi nhiên liệu tăng nhanh và chính phủkhông còn điều tiết thị trường Mỹ nữa.Giá cả giảm, canh trạnh gay gắt, nhưng

Page 1125: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chi phí lao động vẫn giữ nguyên. có lẽcái nguy hại hơn trong thời gian ngắnchính là những ràng buộc chặt chẽ tronghợp đồng về vai trò lao động và mứctuyển dụng. Những đối thủ cạnh tranhmới, như Southwest, đã khai thác thànhcông những điểm cứng nhắc này để đưara một mô hình cạnh tranh mới hướngđến sử dụng lao động linh hoạt hơn. cảnhtượng phi hành đoàn lau chùi máy bayhoặc giúp sắp xếp hành lý trở nên phổbiến - nhưng không hề thấy ở các hãnghàng không lâu đời. Sự cứng nhắc trên làmột yếu tố góp phần đẩy hàng loạt hãng

Page 1126: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng không đến chỗ chết, như Braniff,TWA, Pan Am và Eastern, hoặc lâmcảnh phá sản, như United, Delta,Northwest, continental (hai lần) vàUSAirways - trong 20 năm qua.

Như tờ Wall Street Journal bình luậnvào tháng 7/2009: “Ðiều hành một hãnghàng không là một trong những cách chắcchắn để mất tiền”. Từ 1980, doanh thucủa các hãng hàng không trên thế giới đãtăng từ mức hơn 87 tỉ đôla lên hơn 450 tỉvào năm 2006. Ðiều này đã tạo nên mộtmức tăng trưởng gộp hằng năm khá ấn

Page 1127: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tượng: 10,1%, vượt xa nhiều ngành khác.cho dù tăng trưởng doanh thu cao nhưthế, ngành này vẫn không thu được đồngnào trong suốt khoảng thời gian ấy, vớitổng lỗ nhiều hơn tổng lãi đến 8 tỉ đôla.Nhìn vào chiều hướng tăng trưởng trênbiểu đồ, ta thấy được ảnh hưởng của cácchi phí cố định (xem Hình 11.3). Lợinhuận phát sinh tốt từ 1986 đến 1990,thậm chí còn tốt hơn những năm bùng nổtừ 1997 đến ngày 11/9.

Page 1128: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hình 11.3: Lợi nhuận hằng năm của cáchãng hàng không

NguỒn: Hiệp hội Vận tải Hàng không

Vừa tức cười vừa buồn khi hai ngànhcông nghiệp lớn đại diện cho sức tăngtrưởng kinh tế Mỹ lại trở thành biểutượng cho nguy cơ do không biết thíchứng với thế giới hiện đại.

Khi công ty ăn nên làm ra thì cố định cácchi phí khả biến là điều rất tốt. Vì dự

Page 1129: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đoán trước được nhiều thứ nên ta có thểhoạch định và đánh giá rủi ro tốt hơn.Nhưng khi tăng trưởng chậm, hoặc cácchi phí khác thay đổi đáng kể, thì rủi rosẽ nhiều hơn lợi ích. chỉ cần tốc độ tăngtrưởng giảm đi một chút thôi thì các chiphí cố định sẽ trở thành gánh nặng khônlường.

cả hai ngành xe hơi và hàng không đềugieo những hạt giống đại họa về chi phíbất biến trước khi IT trở nên quan trọng.Từ năm 1980, chi phí dành cho IT trởthành khoản mục tăng nhanh nhất đối với

Page 1130: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phần lớn các doanh nghiệp. TheoGartner Group, tổng số tiền dành cho ITtrên toàn cầu năm 2008 là khoảng 3.400tỉ đôla, gần bằng GDP của Ðức, nền kinhtế lớn thứ tư trên thế giới.

Không có gì lạ khi các công ty áp dụngnhiều công nghệ phải chi ra hơn 10% lợinhuận để đầu tư vào IT, và con số nàyngày càng tăng. Trong những năm đầu,các khoản đầu tư vào công nghệ chỉ dừnglại ở chuyện mua sắm hoặc tạo dựng. cáccông ty chi bộn tiền cho IBM và nhiềucông ty khác để mua phần cứng và tuyển

Page 1131: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng vô số lập trình viên để phát triển vàcập nhật phần mềm. Ðến những năm1980, phần mềm ứng dụng thương mạiđầu tiên ra đời và các công ty không cầnsoạn phần mềm theo nhu cầu riêng nữa.công nghệ khi ấy được dùng khắp công tydo máy tính cá nhân và mạng lên ngôi.Quá trình tự động hóa việc xử lý cácgiao dịch đã làm giảm đáng kể các chiphí, và cho phép doanh nghiệp cắt giảmhàng triệu nhân viên văn phòng, và tăngtrưởng vượt bậc mà không cần tuyểndụng nhiều nhân viên mới.

Page 1132: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng sự chuyển đổi này có nghĩa là,lúc trước, khi nhu cầu giảm ta có thể cắtgiảm lao động (trừ phi công ty bạn làmột công ty xe hơi hay hãng hàng không),nhưng rất khó “sa thải” một hệ thống máytính. Việc thay thế chi phí lao động khảbiến bằng chi phí công nghệ bất biếnkhiến doanh nghiệp chuốc thêm một gánhnặng khi tình hình đang bất ổn và bấtđịnh.

QuẢn lý tẬp trung hay phân quyền?

MỘt câu hỎi ngớ ngẨn!

Page 1133: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

TRONG NHIềU THẬP NIÊN, các côngty đã tranh luận mô hình quản lý như thếnào là tốt nhất: tập trung hay phân quyền?Với lĩnh vực IT, cuộc tranh cãi càng trởnên gay gắt hơn khi các cIO muốn quảnlý tập trung để đẩy mạnh các lợi ích vềtiêu chuẩn hóa và cắt giảm chi phí. Trongkhi đó, những đơn vị cấp thấp lại chorằng, tính linh hoạt và khả năng ứng phómới là then chốt, và lợi ích về cắt giảmchi phí do mô hình quản lý tập trungmang lại chỉ là ảo tưởng. Một cuộc tranhluận đầy thú vị - nhưng vô nghĩa. IT chỉcó thể hoạt động như một mô hình theo

Page 1134: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mạng hoặc được tổ chức một cách cânbằng, nó không mang tính tập trung, cũngchẳng mang tính phân tán. Giới lãnh đạodoanh nghiệp đang nhận ra cuộc tranhluận lâu nay về hai đường hướng quản lýnày là vô nghĩa, bởi vì câu trả lời vừa làcó vừa là không theo cả hai hướng. Nựccười thay, chính công nghệ là nhân tốkhiến câu hỏi trên trở nên thừa thải. Thậtra, với những hoạt động mang tính đồngnhất, phụ thuộc vào địa điểm, thì quản lýtập trung là hướng đi có lợi; nhưng vớinhững hoạt động mang tính đặc thù vàbản địa hóa cao độ thì tốt nhất nên được

Page 1135: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quản lý tại chỗ. Thực vậy, với nhiềudoanh nghiệp, quản lý IT tập trung cónghĩa là IT bị cắt đứt khỏi doanh nghiệp,đến nỗi khoảng cách giữa IT và ngườidùng trở thành hố sâu của những mâuthuẫn về mục tiêu, thông tin sai lạc vàmất lòng tin. May mắn là hầu hết cácchuyên gia IT đang bước ra khỏi cáctrung tâm dữ liệu để tham gia tích cựcvào các quy trình kinh doanh quan trọngtrong công ty, như phát triển sản phẩm,tiếp thị, giao nhận hàng hóa và hỗ trợkhách hàng. cách làm việc truyền thống -người dùng đưa ra yêu cầu, yêu cầu

Page 1136: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được chuyển qua IT - đã được thay thếbằng phương thức hợp tác và liên thôngcác bộ phận, giống như mô hình nhómlàm việc đã làm chuyển biến quy trìnhthiết kế xe hơi trong thập niên 1980.Những nhóm đa kỹ năng này cố gắngnâng cao kiến thức chung của mọi thànhviên để hiểu rõ các yêu cầu hơn, thiết kếtốt hơn và triển khai các giải pháp côngnghệ nhanh hơn. Ðiểm mấu chốt của quátrình chuyển biến đổi này là các chuyêngia trong và ngoài lĩnh vực IT đều đồnglòng muốn thay đổi những hành vi đã ănsâu vào tâm thức. Một ví dụ rất dễ thấy

Page 1137: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính là nhu cầu đưa ra các thuật ngữ dễhiểu. Lâu nay, một số chuyên gia IT rấtthích dùng thuật ngữ phức tạp khiếnngười dùng phát choáng, trong khi cácchuyên gia ngoài lĩnh vực IT lại kiênquyết không muốn hiểu những điều cơbản của công nghệ đang áp dụng trongcông việc của họ. Ðáng buồn là trò chơinày rất phổ biến, khiến chúng ta đánh mấtcơ hội áp dụng công nghệ hiệu quả vớichi phí và rủi ro thấp.

Ðể khai thác công nghệ thành công,chúng ta cần đưa công nghệ vào sâu

Page 1138: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong cơ cấu kinh doanh, hệt như tàichính hoặc nhân sự. chỉ khi đó mọi khíacạnh công việc mới có thể phối hợp vớinhau và tận dụng tiềm năng công nghệ đểtạo ra giá trị. IT là một thành tố vô cùngquan trọng trong chiến lược kinh doanhvà vai trò của nó không hề suy suyển.

Outsourcing (Thuê ngoài) -

Ào tưỞng và thỰc tẾ

(TRONG PHầN NÀY, để tiện cho bạnđọc theo dõi phần phân tích của tácgiả, chúng tôi xin phép giữ nguyên hai

Page 1139: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thuật ngữ phổ biến trong tiếng Anh:outsourcing và offshoring.) Outsourcinghiện nay là một lĩnh vực trị giá hàngnghìn tỉ đôla. cùng với lĩnh vực gần gũivới nó là offshoring (chuyển khâu sảnxuất ra nước ngoài), outsourcing đã pháttriển rất sung mãn trong những năm gầnđây. Nguyên tắc cơ bản ở đây là, một đốitác thứ ba có thể cung cấp các dịch vụlàm cho chi phí sản xuất hạ thấp đáng kể,nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm rủi rokinh doanh, tìm được nhân lực có kỹnăng hiếm và giúp doanh nghiệp tậptrung vào sở trường của mình. Ðây quả

Page 1140: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là một hướng đi hấp dẫn.

Outsourcing có thể dùng cho mọi hoạtđộng, từ dịch vụ tư vấn pháp lý cho đếncọ rửa nhà tắm, nhưng một trong nhữngthị trường outsourcing mạnh mẽ nhất làcông nghệ thông tin, và Gartner Group đãước tính giá trị vào khoảng 173 tỉ đôlatrong năm 2007. Với nhiều doanh nghiệp,họ cần outsourcing đơn thuần để giảmchi phí bằng cách tận dụng lao động giáthấp ở những khu vực khác trên thế giới.các công ty khác xem outsourcing làcách để tiếp cận nguồn nhân lực có kỹ

Page 1141: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năng đặc biệt mà họ không thể tuyểndụng. Lại có những công ty áp dụngoutsourcing chỉ vì muốn tận dụng vốnđầu tư của người khác trong việc xử lý,kết nối mạng và truyền thông, nhờ đótránh được tiêu hao nguồn vốn của mình.Tất cả những lý do trên đều chính đáng,nhưng đối với nhiều người, lợi ích lớnhơn cả là tính linh hoạt về chi phí màoutsourcing tạo ra. Thay vì phải thanhtoán toàn bộ chi phí của một nhà máy, bấtchấp lượng sản phẩm mà nhà máy đó tạora, công ty chỉ phải trả tiền cho lượngthành phẩm mà họ tiêu thụ. Hoạt động IT

Page 1142: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dưới hình thức outsourcing có thể biếnchi phí phần cứng, phần mềm rất cao,cộng với chi phí duy trì hệ thống và hỗtrợ, thành chi phí khả biến. Tương tự nhưthế, chúng ta có thể xem phần mềm nhưlà một dịch vụ (software as a service -SaaS). Từ xưa đến giờ, các công ty phảimua phần mềm và đầu tư hạ tầng để dùngphần mềm đó (máy tính, mạng và nhânviên hỗ trợ), dù sử dụng ít hay nhiều.SaaS cho phép công ty thuê các phầnmềm chất lượng cao trên internet vàthanh toán phí sử dụng theo số ngườidùng, hoặc theo số lần giao dịch, để tiết

Page 1143: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kiệm nguồn lực và vốn. Năm 2008, thịtrường SaaS đạt mức 9 tỉ đôla và dựđoán sẽ tăng gấp đôi trong năm 2012.Nếu áp dụng outsourcing đúng cách, tacó thể tiết giảm chi phí sản xuất trongnhững giai đoạn mà thị trường chao đảohoặc bất định.

20 năm qua, các cEO và cIO cứ nghemãi các lập luận cũ rích về outsourcing:chi phí sẽ giảm; nguồn lực quý giá trongcông ty sẽ được phát huy hiệu quả hơncho các nhiệm vụ chiến lược; rủi ro sẽđược chuyển cho đối tác thứ ba, giống

Page 1144: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như đi mua bảo hiểm. Tuy vậy, nhiềucông ty khi áp dụng outsourcing cũngkhổ sở giống như “mua bảo hiểm”. Giátrị của outsourcing bị nghi ngờ do cáckhía cạnh như chi phí khấu trừ cao, dịchvụ không đáng tin và giá cả không minhbạch. Bạn có đảm bảo sẽ thu được nhữnglợi ích được nói đến nhiều nhưng khôngdễ gặt hái của outsourcing không?

Mythbuster Wisdom:

Những địa điểm offshoring

Page 1145: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng đầu

Argentina, Úc, Brazil,canada, chile, Trung Quốc,costa Rica, cộng hòa czech,Ai cập, Hungary, Ấn Ðộ,Ireland, Israel, Malaysia,Mexico, Morocco, NewZealand, Pakistan, Panama,Philippines, Ba Lan,Romania, Nga, Singapore,

Page 1146: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Slovakia, Nam Phi, Tây BanNha, Thái Lan, Ukraine vàViệt Nam

Danh sách này cũng làm nổi bật vài rủiro của offshoring. Trong thời gian 12tháng từ giữa năm 2008, các công ty phảilo lắng vì những vụ tấn công khủng bố ởMumbai (Ấn Ðộ), bạo động do Talibangây ra ở Pakistan, một trận động đất lớnở Trung Quốc, virus H1N1 ở Mexico,phong tỏa ở sân bay Bangkok (Thái Lan)

Page 1147: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và khủng hoảng kinh tế sâu sắc ởArgentina, Ireland, Romania, Nga vàUkraine.

Bước đầu tiên là giữ quan điểm kháchquan. Thường thì các quyết định vềoutsourcing được đưa ra dựa trên nhữnglý do cảm tính, đại loại như thế này:chúng ta làm việc này không giỏi, chúngta không biết (hoặc là không thích) sửachữa cái kia, việc đó tốn tiền lắm; chonên cứ thuê ngoài. Vả lại, mọi người đềuoutsource nên chắc là ổn thôi, và nếu cóchuyện gì thì có người khác lo! Nhưng

Page 1148: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách nghĩ này thường dẫn đến dịch vụchất lượng kém với chi phí cao hơn, làmcho khó khăn càng lộ rõ và trầm trọnghơn khi chôn giấu vấn đề đó trong côngty.

Bí quyết để outsource thành công là, vớimỗi lợi ích mà chúng ta hướng tới, phảicó những tiêu chuẩn có thể định lượng vàcó người chịu trách nhiệm, những tiêuchuẩn ấy phải được đưa vào hợp đồngvới các nhà cung cấp dịch vụ và ngườilập quy trình nội bộ. Muốn đảm bảothành công ta phải hiểu rõ yếu tố kinh tế.

Page 1149: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Outsourcing về cơ bản có ba nguyên tắcbất di bất dịch.

Thứ nhất, nếu bạn phải outsource mộtquy trình kém hiệu quả, nhà thầu sẽ tínhtiền sự kém hiệu quả này và lợi dụng nóđể kiếm lời trong vụ làm ăn. Một trongnhững cách dễ dàng nhất để nhà thầukiếm tiền là nhận quy trình kém hiệu quảcủa bạn, sắp xếp lại để tiết giảm 60%chi phí, sau đó chia cho bạn một nửa sốtiền tiết kiệm được, và tất nhiên bỏ túi sốcòn lại. Nắm được mấu chốt này, chúngta có thể rút ra một phương châm rất đơn

Page 1150: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giản về hiệu quả của outsourcing: Trướchết hãy tìm cách loại bỏ hoạt động đó.Nếu không được thì tìm mọi cách đơngiản hóa, sau đó tự động hóa. Nếu vẫnkhông xong thì hãy nghĩ đếnoutsourcing.

Thứ hai, thay vì so sánh chi phí hiện tạicủa một quy trình kém hiệu quả với mứcbáo giá tốt nhất của nhà thầu bên ngoài,bạn hãy dùng giá thấp nhất bạn có thể đạtđược trong nội bộ để đàm phán. chínhchi phí thấp nhất có thể đạt được, chứkhông phải chi phí hiện tại, mới là khởi

Page 1151: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điểm để đánh giá hiệu quả củaoutsourcing.

Thứ ba, ngày nào các nhà cung cấp dịchvụ cũng đàm phán hợp đồng outsourcing- còn bạn thì không (hy vọng là đúng nhưthế). Tức là họ sẽ có nhiều kinh nghiệmđàm phán hơn bạn và dễ đẩy bạn vàomột hoặc nhiều cái bẫy căn bản củaoutsourcing. Một chiêu bài phổ biến làlấy hiệu quả dịch vụ hiện tại làm nềntảng cho mọi điều khoản trong hợp đồng.Thoạt nghe thì rất hấp dẫn vì nó đảm bảohiệu quả như hiện tại; nhưng nếu mức

Page 1152: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiện tại đã tốt như vậy thì tại sao phảioutsource? Do đó, bạn chỉ cần đòi hỏihiệu quả dịch vụ phải tương ứng với cáctiêu chuẩn khắt khe nhất hiện tại. Tiêuchuẩn dịch vụ hôm nay có thể sẽ lỗi thờivào ngày mai. Hợp đồng phải đảm bảosao cho hiệu quả dịch vụ luôn theo kịpnhững chuẩn mực mới nhất - chứ khôngphải những chuẩn mực thịnh hành vàolúc ký hợp đồng.

Một cái bẫy thứ hai khiến bạn lo lắng làđọc được những câu như thế này tronghợp đồng: “tất cả các dịch vụ nằm ngoài

Page 1153: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phạm vi các điều khoản của hợp đồngnày sẽ được xem là bổ sung và sẽ đượctính theo giá chuẩn”. Nghe có vẻ vô hại,nhưng đây chính là “nụ hôn thần chết”thường có trong bất kỳ bản hợp đồngnào. Trong suốt thời gian hợp đồng cóhiệu lực, nhu cầu của bạn sẽ thay đổi vàbạn không bao giờ có thể lường trướcđược, cho nên hãy dè chừng những điểmmơ hồ và cố gắng để hợp đồng thật linhhoạt. Nhà cung cấp sẽ không thích nhưthế vì họ có thể sẽ phải làm việc vất vảđể đáp ứng nhu cầu của bạn - cho nênhãy cố gắng đòi được điều này.

Page 1154: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ký kết hợp đồng cho thỏa đáng chỉ làbước đầu tiên. Sau đó mới là phần việcvất vả. chúng ta phải nắm được quyền sởhữu, quyền quản lý và chịu trách nhiệmtừ trong công ty. Hiệu quả dịch vụ đượcthống nhất ngay từ đầu, cần được theodõi thường xuyên xem có tuân thủ theoyêu cầu và có khả dụng hay không. Lịchtrình của nhà cung cấp và các báo cáotiến độ cần được tích hợp vào quy trìnhhoạch định và quản lý nội bộ. Việc chiasẻ lợi nhuận phải dựa vào các tiêu chí cóthể định lượng, và những khoản thưởngdành cho đối tác phải dựa trên các cải

Page 1155: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiến về hiệu suất kinh doanh tổng thể.

Qualcomm, công ty công nghệ không dâyvới doanh số 11 tỉ đôla trong năm 2008,đã tránh được nhiều rủi ro trong cáckhoản đầu từ lớn và outsourcing về IT.Trước hết, họ không noi theo nhiều côngty khác đầu tư nhiều tiền của chỉ để xâydựng một hệ thống hoạch định nguồn lựcdoanh nghiệp dùng trong nội bộ. Họkhông cần đến hệ thống đó. Nhưng họ lạiđầu tư xây dựng một nền tảng tốt chonguồn dữ liệu chất lượng cao và sau đócho phép các bộ phận triển khai các giải

Page 1156: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

pháp tốt nhất cho nhu cầu riêng của họ.Về IT, điều này được thực hiện bởi cácnhóm nhỏ, làm việc khá tự do và áp dụngcác phương pháp triển khai nhanh để đápứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. cáchlàm này cho phép các bộ phận kinhdoanh nhanh chóng sắp xếp lại mức độưu tiên của các dự án, tùy theo nhu cầuthay đổi của họ hoặc do những thay đổitừ môi trường bên ngoài.

Qualcomm tăng hiệu quả outsourcingbằng cách duy trì tính linh hoạt. Họkhông outsource hoàn toàn những phần

Page 1157: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

việc cốt yếu. Outsourcing được xem như“phần co giãn” trong quá trình khai thácnguồn lực, cho phép họ nhanh chóng điềuchỉnh công suất lên hoặc xuống tùy theochiều hướng của thị trường và nhu cầukinh doanh. Do vẫn duy trì các hoạt độngthen chốt trong công ty, họ kiểm soátđược hiệu quả dịch vụ, trong khi vẫnđiều chỉnh được năng suất theo nhu cầuthị trường.

Ngày nay, bạn có thể outsource bất cứviệc gì. Một trong những xu hướng đángchú ý nhất là dịch vụ cung cấp máy chủ

Page 1158: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(hosting): một đối tác thứ ba sẽ cung cấphost cho một hoặc nhiều nhu cầu của mộtcông ty, như quản trị một trang web bằngcác ứng dụng trực tuyến. Trớ trêu thay,hosting, hay SaaS, đánh dấu sự trở lạicủa các dịch vụ dùng chung rất thịnhhành trong những năm 1960. Hiện nay, sựkhác biệt nằm ở chỗ: mặc dù công nghệcó chi phí rất cao, viễn thông lại có giárất thấp và tốc độ cao, khiến cho việc đithuê hấp dẫn hơn đi mua. Tất cả các xuhướng này cho thấy các cEO và Bangiám đốc cần phải giỏi đàm phán vàkiểm soát những hợp đồng dịch vụ do

Page 1159: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bên thứ ba cung cấp, để công ty của họgiữ được lợi thế cạnh tranh trong thế giớikinh doanh không ngừng thay đổi.

Sau con người, công nghệ thông tin trởthành yếu tố quan trọng thứ hai với hầuhết các doanh nghiệp. Trong khi côngnghệ cứ phát triển theo định luật Moore -cứ 18 tháng, khả năng xử lý lại tăng gấpđôi, khả năng kiểm soát công nghệ mộtcách hiệu quả lại giống định luật Murphy- cái gì có thể sai sót thì sẽ sai sót! Yếutố còn thiếu ở đây chính là khả năng phánđoán hợp lý.

Page 1160: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hành đỘng

· Không còn khái niệm “dự án IT”(công nghệ thông tin) nữa.

· Hãy đánh giá hiệu quả đầu tư chocông nghệ bằng cách so sánh tổng số tiềnđầu tư với tổng lợi nhuận thu được.

· Ðề ra những tiêu chuẩn rõ ràngđể từ bỏ dự án.

· Thưởng dựa trên kết quả, khôngdựa trên kế hoạch.

· chú trọng đạt được kết quả, chứ

Page 1161: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không phải hoàn thành nhiệm vụ.

· chấp nhận tình trạng bất ổn vàlên kế hoạch ứng phó.

· Nếu tự động hóa một quy trìnhkém hiệu quả, chúng ta chỉ nhận được dữliệu tồi sớm hơn.

· Tự động hóa có thể thay các chiphí lao động khả biến bằng chi phí côngnghệ bất biến.

· Trong lúc thị trường xáo trộn,hãy cân nhắc thuê công nghệ, chứ không

Page 1162: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mua công nghệ.

· Một sự cải tiến thực sự đòi hỏibạn phải xắn tay áo tạo dựng.

· Nếu outsource một quy trình kémhiệu quả, nhà thầu sẽ tính tiền sự kémhiệu quả đó của bạn và kiếm lời trongthương vụ này.

· Giá trị lâu dài đích thực củaoutsourcing không phải là cắt giảm chiphí, mà là linh động được các khoản chiphí.

Page 1163: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 12

TẠi sao kẾ toán viên có thỂ thống trỊ thẾgiới?

Ðứng trước nỬa ly nước, người lạcquan sẽ nói chiếc ly đã đầy được mộtnửa. Người bi quan sẽ nói chiếc ly đãvơi đi một nửa. còn người làm kế toán sẽnói, chiếc ly to gấp đôi mức cần thiết!Ðây là chuyện đùa phản ánh suy nghĩ củamọi người về nhân viên kế toán: luônluôn tìm cách cắt giảm. Vai trò và sứcảnh hưởng của kế toán đã trở nên vô

Page 1164: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cùng lớn, trước đây chỉ là những ngườitrong hậu trường cần mẫn nhập số liệuvào sổ cái, giờ đây họ là nền tảng chomọi vấn đề của doanh nghiệp. Kết quảkhông phải lúc nào cũng khả quan. HattieJacques, kế toán trưởng của cruciant,luôn tự hào về sự rõ ràng minh bạchtrong sổ sách và khả năng quản lý chi phíđến từng xu của đội ngũ của mình.

HoẠt cẢnh: KẾt sỔ, ngày 11 tháng 10năm 2007

HENRY BƯớc VÀO PHÒNG của Hattievà hỏi xem quá trình kết sổ quý IV tiến

Page 1165: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hành đến đâu. Hattie trả lời, “công việckhá thuận lợi, mọi sổ con đang được tổnghợp để nhập vào sổ cái, và chúng tôiđang kiểm tra số liệu cộng dồn, hợp nhấttài khoản giữa các công ty. Theo tiến độnày, 3 ngày nữa có thể kết sổ”.

Henry hỏi tiếp, “có vấn đề gì phát sinhkhông?”

Hattie trả lời, “chỉ có một chuyện quantrọng. chúng tôi thấy vài chênh lệnh trongdoanh thu của chi nhánh châu Âu. Hìnhnhư họ đã nhập liệu vài hợp đồng trướckhi hàng thật sự được giao. Tôi đang

Page 1166: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kiểm tra và có thể phải điều chỉnh lạikhoảng 17 triệu đôla doanh thu”.

“Vậy là có chuyện gì?”

“Thực tình tôi chưa rõ. Tôi nghĩ khôngcó gian dối gì đâu. Tôi ngờ là một sốnước châu Âu tuân theo chuẩn kế toánkhác. chúng tôi phải có hai bộ sổ sách:một bộ để báo cáo nội bộ, một bộ để báocáo theo chuẩn kế toán chung của Mỹ. Vàcó thể các khoản mục đã bị nhầm. Ðếnsáng mai tôi sẽ biết rõ chuyện này”.

“Ừ, cứ cập nhật cho tôi. Nếu quan trọng

Page 1167: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi sẽ báo với Steve, dù ông ta chẳnghiểu tôi nói gì”. Henry vừa nói vừa rakhỏi phòng.

Mười phút sau...

Steve nói, “Henry, sao lại mất nhiều thờigian kết sổ vào cuối tháng vậy?” Henryđịnh trả lời thì Steve đã nói tiếp. “Khôngcần trả lời tôi đâu. Tôi sẽ không hiểu.Tôi chẳng hiểu công việc kế toán. Tôi rấtbực mình khi cứ phải chờ thêm hai tuầnvào cuối mỗi tháng để biết tình hình đãqua, và khi biết rồi lại phải mất thêmnăm ngày để chỉnh lại báo cáo kế toán

Page 1168: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho giới quản lý đọc được để có thể đưara các quyết định - đúng là điên!” Henrygật đầu, không nói gì cả.

Một tháng sau...

Hattie đang cập nhật cho các quản lý cấpcao một loạt vấn đề về kế toán - cô đãtrình bày hơn hai tiếng đồng hồ. Vàingười đang cố gắng không ngủ gục. cònSteve thì lén dùng BlackBerry dưới gầmbàn.

“Nguyên tắc FAS 157 về cách đánh giágiá trị hợp lý buộc ta phải dùng những

Page 1169: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiêu chí theo thị trường để đánh giá tàisản bắt đầu từ năm tài chính tiếp theo.các anh chị có thể nghĩ rằng quy định nàyảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tài sảntrên bảng cân đối, và chúng ta có thểphải mất công đánh giá lại trong quý I.cách này có thể gây sai biệt lợi nhuậnđến 15 triệu đôla”.

Steve ngước nhìn và gần như hét lên, “Ýcủa cô là chúng ta phải chấp nhận lợinhuận giảm đi 15 triệu đôla và giá cổphiếu cũng giảm chỉ vì có một đám kếtoán cho rằng cách cộng số liệu hiện nay

Page 1170: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

là sai, mặc dù năm ngoái cách này vẫnđúng!”

Henry chen vào, “Ông Steve à, mấychuyện thế này xảy ra khá thường xuyên,và không phải một mình công ty chúng tabị ảnh hưởng đâu. Tôi nghĩ thị trường sẽkhông chú ý gì mấy”. Steve lắc đầunhưng không nói gì cả. Hattie tiếp tục:

“Trên đây là toàn bộ nội dung kế toán tàichính của công ty. còn về phần kế toánquản trị, chúng tôi hy vọng có thể phảnánh toàn bộ thương vụ mua lại FTE trongbản báo cáo vào cuối quý II”.

Page 1171: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve hỏi, “Tại sao lâu vậy?”

Hattie trả lời, “các hệ thống FTE nằm rảirác khắp nơi và chúng tôi đã mất rấtnhiều thời gian để đưa tất cả dữ liệu củahọ vào hệ thống của chúng ta. chúng tôicũng phát hiện họ dùng một phương pháptính chi phí khác chúng ta, cho nên chẳngcó mô hình chi phí hoặc lợi nhuận nào cóthể dùng được. Trong lúc đó, chúng talại tính chi phí theo hoạt động. cách nàyđã đặt ra nhiều yêu cầu mới về dữ liệuđể có thể phản ánh chính xác toàn bộ cấutrúc chi phí của công ty”.

Page 1172: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve thở dài và nghĩ rằng, không cầnphải phức tạp đến như thế chỉ để cóđược một báo cáo về tình hình kinhdoanh của công ty theo cách mà anh quảnlý, nhưng anh quyết định để dành buổitranh luận đó vào một ngày khác.

ThỰc tẾ: cái chẾt do kẾ toán và nhỮngcăn bệnh chẾt ngưỜi khác

VÌ KHÔNG MUốN KHácH HÀNG cỦAMÌNH SỢ, tôi phải nói rõ với họ rằngvài người bạn thân nhất của tôi là kếtoán. Tôi đã học và làm việc trong lĩnhvực kế toán và các vị trí liên quan đến

Page 1173: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tài chính đã 30 năm qua. Khi viết nhữngdòng này, tôi vẫn treo tấm bằng cử nhânKế toán, Ðại học Leeds, trong văn phòngcủa mình. Và tôi là một cựu nhân viênhãnh diện của công ty kế toán Deloitte,Haskins and Sells. Mặc dù hiểu rõ nhữngquy tắc kế toán, tôi vẫn thấy trở ngại vìsự xa rời thực tế của lĩnh vực kế toán.Người thường chẳng ai muốn nắm cáchđọc một bảng cân đối tài sản hoặc báocáo lãi lỗ, thế mà Học viện Kế toán côngHoa Kỳ (AIcPA) lại nêu rõ mục đích củakế toán viên là “làm cho thế giới luônthay đổi và phức tạp trở nên dễ hiểu”

Page 1174: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lần sau, nếu đọc báo cáo tài chính, bạnhãy tự hỏi xem họ đã thực hiện được mụcđích chưa.

Mythbuster Wisdom: Sựthật về kế toán

Kế toán cũng hơi giống nhưluật - một thứ khó chịunhưng cần thiết, và theodòng sự nghiệp của bạn, nó

Page 1175: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sẽ ngày càng khó chịu vàcần thiết.

có bao giờ bạn nghe một ai đó khen mộtbáo cáo kế toán là rõ ràng, thấu đáo vàthích ứng với những quyết định mà họđịnh đưa ra? công bằng mà nói, ngườilàm kế toán đang tham gia một trận đánhnắm chắc phần thua. Trình bày rõ ràng vềcơ cấu kinh doanh phức tạp là vô cùngkhó khăn, nhưng không phải vì thế màkhông thể nắm được những yếu tố căn

Page 1176: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bản. Ðến tháng 8/2008, ở Mỹ có hơn338.000 kế toán viên công chứng (cPA),cao hơn 13% so với năm 2007. còn ởnhững nước khác thì mức tăng cao hơn,như 35% ở Trung Quốc và 20% ở Nga.Kế toán là một trong những ngành pháttriển nhanh nhất thế giới. chắc chắn sứctăng trưởng trong tương lai cũng sẽ mạnhmẽ như sự xuất hiện ồ ạt của các quychuẩn mới trong thời kỳ khủng hoảng năm2008-2009.

AIcPA định nghĩa vai trò quan trọng củacác cPA là truyền tải bức tranh toàn cảnh

Page 1177: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một cách minh bạch và khách quan;chuyển tải thông tin phức tạp thành kiếnthức quan trọng; dự đoán và tạo ra cơhội; vạch ra con đường biến tầm nhìnthành hiện thực. Ðây là những mục tiêurất đáng khen ngợi nhưng khó mà thựchiện, bởi các kế toán viên phải bỏ biếtbao giờ đồng hồ theo dõi từng giao dịchnhỏ nhất để đảm bảo nhập từng khoảntiền vào đúng tài khoản tương ứng.Trước yêu cầu áp dụng nhiều quy tắcphức tạp hơn, công việc của họ khó màvơi phần khó khăn.

Page 1178: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

KẾ toán – ThỰc tẾ thứ hai

NÓI cHO cÔNG BẰNG, không dễ dànggì tạo ra một phương pháp chung để mọingười có thể báo cáo hiệu quả kinhdoanh của mọi loại doanh nghiệp. Trongkhi theo đuổi yếu tố tương đồng, chúng talại đánh mất yếu tố minh bạch. các báocáo tài chính không cho chúng ta biết tìnhhình hoạt động thực tế của một doanhnghiệp. Sai biệt giữa cách nhìn của kếtoán và của ban giám đốc từ trước đếnnay là do chúng ta sử dụng những tiêuchuẩn và quy tắc báo cáo ra bên ngoài

Page 1179: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đối với mục đích quản lý nội bộ.

Báo cáo ra bên ngoài là một quá trìnhnhằm đồng hóa mọi khác biệt trong cáchbáo cáo kết quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp khác nhau, để mọi doanhnghiệp đều được đánh giá theo mộtphương pháp chuẩn. Ðây là một kiểu kếtoán chuyên chế - ai ai cũng phải giốngnhau. Nếu người đọc những bản cáo tàichính này là cổ đông, nhà đầu tư, và cáccơ quan quản lý thì sự đồng nhất này làhợp lý. Tuy nhiên, cấp lãnh đạo của côngty lại không thể đưa ra quyết định dựa

Page 1180: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

theo những báo cáo này.

Báo cáo tài chính là yêu cầu theo luậtđịnh nên công việc đầu tiên của bộ phậntài chính là đáp ứng yêu cầu đó. Khicông nghệ bắt đầu tác động tới doanhnghiệp, một số ứng dụng đầu tiên là dànhcho kế toán. Kết quả là, sổ cái - trungtâm của mọi hệ thống kế toán - trở thànhcốt lõi và thường là nguồn dữ liệu tàichính duy nhất. Bởi chức năng căn bảncủa sổ cái là giúp ghi nhận chính xác cáchoạt động của công ty theo quy tắc kếtoán bên ngoài cho nên nó được thiết kế

Page 1181: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

để đạt mục đích đó. Và chính các báocáo đó trong thực tế lại được dùng trongnội bộ cho giới quản lý, và trở thành cơsở cho phần lớn các báo cáo về quản lý.Dần dần, giới quản lý nhận ra những giớihạn của quan điểm kế toán từ bên ngoài.Nhiều công ty đã lập ra quan điểm kếtoán quản trị riêng để thể hiện rõ hơnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi công nghệ ngày càng quan trọng,những cơ chế báo cáo mới, như datawarehouse và các hệ thống quản lý hiệusuất, được phát triển để hỗ trợ cho kế

Page 1182: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

toán quản trị và báo cáo quản trị. Nhưngđáng tiếc là, về cốt lõi, các hệ thống nàyvẫn còn giữ lại phần lớn cấu trúc của hệthống báo cáo tài chính bên ngoài, vàngười ta đã lãng phí nhiều tiềm năng.Giới tài chính tìm cách khắc phục nhữnghạn chế này bằng cách tạo ra vô số bảnbáo cáo và phân tích bằng bảng tính, chophép họ tránh được cách thể hiện cứngnhắc trong sổ cái tổng hợp. Hiện nay, hầuhết các công ty báo cáo dữ liệu quantrọng bằng những bảng tính thủ công trêncác máy vi tính đơn lẻ, không đảm bảoan toàn và đồng bộ. Những quyết định

Page 1183: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quan yếu lại dựa trên các dữ liệu nhậpbằng tay và được xử lý bằng các côngthức do một ai đó soạn. Ðúng là đáng sợphải không?

Mặc dù AIcPA đề ra những mục tiêu rấthay cho người làm kế toán, nhiều quản lývẫn không xem các kế toán viên là nguồnchính để có thông tin rõ ràng, thiết thựcvà kịp thời. Ðiều này lý giải vì sao trongnăm 2008 chỉ có 39% giám đốc tài chính(cFO) của các công ty trong danh sáchFortune 1000 là cPA, trong khi hơn 60%có bằng MBA. Số lượng cPA lên chức

Page 1184: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cFO đang cải thiện, tăng 10% từ năm2003, có lẽ là vì các công ty quan tâmđến tính xác thực mà đạo luật Sarbanes-Oxley đòi hỏi, nhưng các kế toán viênvẫn chưa phải là những người được xemtrọng nhất.

có lẽ thách thức lớn nhất mà các chuyêngia tài chính phải đối mặt là vừa đưa racách thể hiện dễ hiểu cho cấp quản lý vềtình hình doanh nghiệp, lại vừa tuân thủđầy đủ các tiêu chuẩn kế toán khôngngừng thay đổi từ bên ngoài.

Không thiẾt thỰc

Page 1185: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

NĂM 1987, Thomas Johnson va RobertKaplan xuất bản cuốn Relevance Lost:The Rise and Fall of ManagementAccounting (tạm dịch là “Tính thiếtthực đã mất: Sự phát triển và sụp đổcủa kế toán quản trị”). cuốn sách đượcviết trên quan điểm như thế này: Kế toántài chính - tức là nghiệp vụ tạo ra cácbản báo cáo tài chính theo các tiêu chuẩnkế toán - đã trở nên quá quan trọng đốivới doanh nghiệp, nên kế toán quản trị -khả năng trình bày thông tin tài chính chocác cấp quản lý nắm để đưa ra quyếtđịnh hiệu quả hơn - đã bị đè bẹp, gây ảnh

Page 1186: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hưởng không tốt cho doanh nghiệp.Quyển sách đã khuấy động thị trường vàtạo ra nhiều cuộc tranh luận về các côngcụ quản lý mới. Johnson và Kaplan đềxuất rằng hệ thống kế toán quản trị cầnđo được các chỉ số phi tài chính phục vụcho chiến lược của công ty. các chỉ sốnày bao gồm tiêu chí đánh giá về thất bạicủa quy trình bên trong (ví dụ, điềuchỉnh, cải thiện...); thất bại bên ngoài(như những than phiền của khách hàng);các tiêu chí đánh giá năng suất; và cáctiêu chí về cải tiến: tất cả đã được quantâm thỏa đáng trong những năm gần đây,

Page 1187: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng vẫn chưa được phản ánh trong cácbáo cáo tài chính mà các nhà đầu tư cầnxem để đánh giá năng lực kinh doanh củacông ty. Những năm sau đó, thẻ điểm cânbằng và hoạch định chi phí theo hoạtđộng trở nên phổ bến - cả hai công cụnày tập trung nhiều hơn vào quá trìnhđưa ra các quyết định của ban quản trị,chứ không chú trọng vào việc báo cáo rabên ngoài.

Dù các công cụ kế toán và báo cáo đượcbổ sung rất nhiều, cuộc khủng hoảng tàichính năm 2008-2009 dường như cho

Page 1188: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thấy vẫn còn nhiều việc phải làm. Tháng11/2008, lúc cuộc khủng hoảng đang ởđỉnh cao, Steve Schwarzman, chủ tịch vàcEO của Blackstone Group, một trongnhững công ty đầu tư lớn nhất thế giới,và cũng từng là Giám đốc Ðiều hành ởNgân hàng Lehman Brothers, đưa ranhững đề xuất để ngăn ngừa một cuộckhủng hoảng tương tự. Dưới đây là bảyđề xuất, cùng lời nhận xét của tôi đượcin nghiêng:

1. Ðề ra một nhóm nguyên tắc kếtoán chung cho các quốc gia. Ðồng ý,

Page 1189: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng chúng ta nên dùng nguyên tắccủa nước nào đây? Lúc nào chính trịcũng lấn át lý trí.

2. Xây dựng cơ cấu kiểm soát nhấtquán, với một cơ quan quản lý dịch vụtài chính duy nhất ở mỗi thị trường. Bạnsẽ nghĩ bụng, cách này cũng rất hay,nhưng đừng quên những kẻ quan liêunhàn rỗi sẽ mất việc vì cách làm này!

3. các bản báo cáo tài chính phảihoàn toàn minh bạch, không dữ liệu nàođược loại bỏ. Nghe rất đơn giản, vàbạn sẽ thấy tập đoàn Enron đã dạy cho

Page 1190: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta một bài học.

4. Mọi công cụ tài chính phải đượcđưa ra đầy đủ cho cơ quan quản lý giámsát. Phần lớn những vụ mất khả năngchi trả nợ (tổng cộng 60.000 tỉ đôla vàlà một trong các nguyên nhân chínhcủa cuộc khủng hoảng thanh khoảnnăm 2008) chủ yếu do không được kiểmsoát.

5. các cơ quan quản lý phải giám sáttoàn bộ những đối tượng tham gia thịtrường, bất chấp tình trạng pháp lý, ngụcư hoặc đặc quyền của họ. Liệu chúng ta

Page 1191: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có thể trông chờ người Pháp và ngườiÐức hoàn toàn tuân thủ quy định củaMỹ nếu xét thành tích của Mỹ mấy nămqua không?

6. Bỏ lối kế toán theo giá trị thịtrường đối với những tài sản khó địnhgiá. Khi không có thị trường thì rất tínhtheo giá trị thị trường. Hãy xem phần“Tính đạo đức giả của kế toán theo giátrị thị trường” cũng trong chương này.

7. chuyển từ hệ thống quy chuẩn theoquy tắc sang hệ thống quy chuẩn theonguyên lý. Schwarzman nói đúng, một

Page 1192: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hệ thống dựa trên quy tắc không cócách gì bắt kịp tốc độ chuyển biến vàcải tiến trong thị trường tài chính toàncầu.

Với một tay sừng sỏ và giàu sụ trong thịtrường tài chính, những nguyên tắc trênhoàn toàn hợp lý. Bạn có sốc không?

MẬp mỜ trong phân bỔ chi phí

WARREN BUFFETT có bao giờ đầu tưvào một công ty vì nơi này có một cáchphân bổ chi phí IT rất hay cho nhiều đơnvị kinh doanh khác nhau? các cEO có

Page 1193: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bao giờ tự hào về độ chính xác trongphương pháp phân bổ chi phí gián tiếpcho từng sản phẩm của họ không? Tôinghĩ là không.

các doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gianvà công sức để định nghĩa, tranh luận vàđiều đình những nguyên tắc tùy tiện, vônghĩa về phân bổ chi phí. Tiền đề banđầu có ý nghĩa rất quan trọng. Ðể có thểhiểu đúng mức đóng góp của mình chotoàn doanh nghiệp, mỗi sản phẩm, mỗiphòng ban, hoặc đơn vị kinh doanh phảigánh chịu một phần chi phí gián tiếp. Xét

Page 1194: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cho cùng, phải có người trả chi phí chomáy bay của công ty chứ?

Mục tiêu đơn giản này đã sinh ra cả mộtngành mới, có tên là hạch toán chi phí,rồi ngành này sẽ cho ra đời vô số ngànhnhỏ hơn, như định chi phí sản phẩm, địnhchi phí quy trình, định chi phí chuẩn, vàgần đây nhất là xác lập chi phí theo hoạtđộng. Nhiều công ty dùng hai hoặc nhiềuhệ thống xác định chi phí, để tha hồ códịp chuốc lấy sự phức tạp và rối rắm!

Phân bổ chi phí là một bệnh dịch âmthầm. Khi nó khởi phát thì không ai để ý,

Page 1195: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các nhà quản lý cố gắng hiểu rõ hơn vềchi phí thực của một hoạt động cụ thể,một sản phẩm, hay một phòng ban, bằngcách phân bổ các chi phí không trực tiếpliên quan. Không lâu sau, một phònghạch toán chi phí được thành lập, và quytrình phân bổ bao gồm nhiều mục chi phíhơn, việc phân bổ đi xuống những cấpcàng lúc càng thấp trong công ty. Sau vàinăm, các chuyên gia tư vấn đến để khắcphục quy trình trên và công ty tiến hànhmột dự án sôi nổi gọi là xác lập chi phítheo hoạt động. các quy tắc phân bổ mớiđược đưa ra, các thuật toán mới được

Page 1196: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạo ra và những hệ thống mới được lắpđặt. chi phí được mổ xẻ ra chi tiết đếnnỗi công ty bắt đầu lập bảng giá cho từnghoạt động khác nhau, để phòng “kháchhàng” có thể đi thương lượng với phòng“nhà cung cấp”, ai ai cũng như nhữngdoanh nhân thực thụ. Rốt cuộc, mọingười cứ dành thời gian phân tích vàkiểm soát chi phí tới đồng xu cuối cùng,mà quên để ý rằng công việc kinh doanhđang chậm lại. cực đoan ư? cũng có thể,nhưng nhiều công ty sản xuất của Mỹ đãđi đầu trong việc phát triển các cơ chếhạch toán chi phí rất chi tiết, và bây giờ

Page 1197: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chẳng còn lại nhiều công ty như thế.

Tất nhiên, khi đã đề ra một phương thứcxác lập chi phí tốt, công ty sẽ có nhu cầubáo cáo và lập dự toán cho nó. Ðiều nàydẫn đến một số ý tranh luận thú vị, nhưngkhông hữu ích lắm, như sau:

“Tôi không kiểm soát việc đó, sao lạigán chi phí cho tôi?” Với nhiều nhàquản lý, phần lớn tổng dự toán ngân sáchcủa họ bao gồm chi phí mà những phòngban khác gán cho họ, thực chất họ chẳngcó quyền gì với những chi phí đó. Sựxuất hiện của các chi phí này hàm ý sẽ có

Page 1198: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người phải giải trình nhưng không cótrách nhiệm, và làm xói mòn chủ sở hữungân sách của ban quản trị. Ðây cũng làcách làm khiến các nhà quản lý quên đicông việc quản trị nguồn lực do mìnhkiểm soát.

“Ngân sách của tôi đã bị cắt giảm, chonên anh phải giảm luôn các chi phí màanh định phân bổ cho tôi”. Bạn hãy thửđặt mình vào tình huống một nhà quản lývừa được thông báo sẽ bị cắt giảm 10%ngân sách. Bạn sẽ hành động theo cáchnào sau đây? cách A: cứ chịu khó rà soát

Page 1199: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhân sự và mức chi dùng trong nội bộ đểcắt giảm chi phí. cách B: đi gặp quản lýcủa các phòng ban đang phân bổ chi phívào ngân sách của bạn và yêu cầu họgiảm tương ứng. Một lựa chọn dễ dàngnhưng không có tác dụng gì, bởi vì nếucác chi phí đó không phân bổ cho bạn thìcũng đưa về chỗ khác. Nếu ngay từ đầunói chuyện mà không có tác dụng gì thìbạn cũng chớ ngại.

“Tôi có thể tìm được giá ngoài thịtrường rẻ hơn ở trong công ty”. Ðây làkiểu tranh luận thường xảy ra khi một

Page 1200: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phòng ban ở công ty mẹ tính giá sảnphẩm hoặc dịch vụ cho một phòng bancấp thấp ở địa phương. Ví dụ, công ty đãthương thảo được một hợp đồng mua vănphòng phẩm cho toàn công ty và hợpđồng này yêu cầu mọi nhà quản lý phảimua với giá chuẩn ghi trong catalog củađối tác cung cấp. Nhưng một vài nhàquản lý than phiền rằng họ bị ép mua vớigiá cao hơn giá của một nhà cung cấp địaphương. Một công ty phân bổ giá muamáy vi tính trong nội bộ là 5.500 đôla.Họ giải thích giá cao như thế là vì ngoàimáy tính còn có dịch vụ bảo mật, mạng,

Page 1201: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sao lưu dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật và hàngloạt dịch vụ khác cho người dùng. Nghecũng hợp lý đấy, nhưng có đáng để giatăng lên 400 đến 500% không? cách làmnhư vậy chỉ hủy hoại uy tín (vốn đãthấp!) của nhiều phòng ban cấp cao, tăngchi phí mà chẳng được thêm lợi ích gìcả.

“Tôi không dùng máy bay công ty, tạisao tôi phải lo toan chi phí cho nó?”Ðây là cách nói quen thuộc khi cáckhoản chi phí không gắn vào một dịch vụhay giá trị nào cả. Tìm cách gán cho một

Page 1202: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phòng ban khoản chi phí mà họ khôngdùng (hoặc không được phép dùng dù cónhu cầu) là cách dễ dàng khiến ngườikhác bực dọc và cũng là cái cớ để lãngtránh những vấn đề quan trọng khác.

Nên in lên trên trán của mỗi kế toán viêncâu thần chú về phân bổ chi phí - chi phíphải có thực và đơn giản. Nếu được, nêntránh hẳn chuyện phân bổ này, chỉ nêntính chi phí sử dụng liên quan đến cácbiến phí hợp lý. Nếu buộc phải phân bổchi phí gián tiếp, hãy áp dụng như thuếđồng loạt cho mọi phòng ban. Ví dụ, áp

Page 1203: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dụng một tỉ lệ phần trăm cố định cho mỗiphòng ban trên doanh thu hoặc chi phí đểtrang trải các chi phí gián tiếp, và khỏiphải tranh luận vô bổ về những khoảnkhông ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Khoảng thời gian tiết kiệm được nhờ đơngiản hóa, thậm chí loại bỏ, việc phân bổchi phí, có thể được tận dụng một cáchhữu ích hơn để tìm cách tăng tính linhhoạt hoặc tính hữu dụng của chi phí. Mụctiêu ở đây là phát huy lợi thế chi phítrong một môi trường doanh thu tăng và ítnhất là duy trì lợi thế chi phí khi doanh

Page 1204: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thu sa sút. Nói như thế nghĩa là gì nhỉ?Ðơn giản là, bạn muốn những đồng đôladoanh thu càng về sau càng phải tốn ítchi phí hơn trước đó. Khi doanh thugiảm, bạn muốn cơ cấu chi phí cũng giảmtheo. Một lợi ích gián tiếp của việc nổicáu với những trò hạch toán chi phí, phânbổ chi phí và phân phối nội bộ - nhữngthứ làm doanh nghiệp trì trệ, là nó có thểdẫn đến cắt giảm được số lượng kế toánviên cần dùng để gánh vác cái mớ bòngbong này.

ĐẠt đưỢc chỈ tiêu hay bỊa đẶt các con

Page 1205: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

số?

NẾU KHÔNG ĐẠT cHỈ TIÊU VềDOANH THU HẰNG QUÝ (hoặc có lẽquan trọng hơn, không đạt được kỳ vọngcủa các chuyên gia phân tích ở Phố Wall)giá cổ phiếu công ty của bạn có thể bịảnh hưởng nặng nề. Thị trường chứngkhoán như một người yêu bị ruồng bỏ, cóthể trả thù cay nghiệt bằng cách xóa sạchhàng triệu đôla lợi nhuận của cổ đôngtrong tích tắc. chỉ cần không đạt được kỳvọng thêm một lần thứ hai, bạn chuẩn bịcV đi xin việc mới là vừa!

Page 1206: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Từ lâu, các giám đốc của những công tyđã lên sàn chứng khoán vẫn than vãnrằng, chính vì phải đáp ứng kỳ vọng từngquý của Phố Wall mà họ không thể đầu tưdài hạn cho công ty. Và nỗi lo ấy cànglớn hơn bội phần khi nền kinh tế lâm vàotình trạng biến động. Lập luận này đề cậpđến sự tập trung ngắn hạn trong quản lýđể đạt chỉ tiêu hằng quý. Với nhiều côngty, tuần cuối cùng của quý là thời gianchạy nước rút để đạt doanh số và lùa chiphí sang quý tiếp theo cho đẹp số liệu.các nhà quản lý những công ty đại chúngthỉnh thoảng lại liếc nhìn đồng nghiệp ở

Page 1207: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các công ty tư nhân bằng ánh mắt ghen tị,vì ở những công ty ấy, người ta không bịPhố Wall kiểm tra mỗi quý. Tất nhiên,nếu làm trong công ty tư nhân, có thể bạnsẽ phải chạy đôn chạy đáo kiếm cho đủtiền mặt để trả nợ vay dài hạn, cả gốc lẫnlãi, như với các công ty như chrysler vàHarrah’s trong năm 2008.

Nhiều người thấy trò chơi “chạy” theomục tiêu lợi nhuận hằng quý thật mất thờigian. Nhiều công ty lớn như Google,coca-cola và AT&T thẳng thừng từ chốicung cấp số liệu về lợi nhuận của họ để

Page 1208: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giới phân tích tự tạo ra số “giả”. Tháng12/2008, General Electric (GE) cũng bắtchước các công ty trên. GE có thành tíchrất tốt là luôn đạt chỉ tiêu về lợi nhuận,mặc dù vài nhà bình luận cho rằng chínhkhả năng kiểm soát lợi nhuận trong củacác dịch vụ tài chính đã giúp công tythành công. Nhưng sự linh hoạt đó đãbiến mất khi ngành dịch vụ tài chính sụpđổ trong năm 2008. Kết quả là hai lầnkhông đạt chỉ tiêu về lợi nhuận quý,khiến ban giám đốc phải quyết định nghỉchơi trò này.

Page 1209: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phố Wall cho rằng, hiệu quả ổn định quatừng quý đồng nghĩa với sức tăng trưởngbền vững, và yếu tố thứ nhất là điều kiệntiên quyết cho yếu tố thứ hai. Hai ý nàyrất có lý. Ðạt chỉ tiêu là một áp lực rấtlớn. Khi ngành viễn thông suy sụp, cáccông ty từng xếp đầu đàn, như nhà sảnxuất thiết bị viễn thông Lucent (giảm89% trong 12 tháng) và Nortel (giảm85%) phải chịu những hậu quả nặng nề vìkhông đạt các chỉ tiêu. Với cả hai trườnghợp này, những lần không đạt chỉ tiêungắn hạn đã dự báo một kết cục suy tàn.Xét sâu thêm, chúng ta thấy không ngạc

Page 1210: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiên gì khi các giám đốc sẽ phải hoãnkế hoạch đầu tư cho tương lai, cắt giảmchi phí, hoặc phải có những biện pháp,thường là rất cực đoan - thậm chí phipháp như trường hợp của Worldcom vàcomputer Associates - để đạt được chỉtiêu của quý, với hy vọng có thể gỡ gạctrong giai đoạn tiếp theo. Ðôi khi cáchlàm đó có tác dụng, nhưng thường cáchđó cũng chỉ nhằm trì hoãn kết cục tất yếu.

Gần đây, có hai hiện tượng khiến khuếchđại sức ảnh hưởng của kết quả lợi nhuậnhằng quý. Thứ nhất, tình trạng sở hữu cổ

Page 1211: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phiếu cá nhân đã tăng mạnh trong 20 nămqua. Nếu một công ty không đạt được chỉtiêu, giá cổ phiếu giảm một nửa thì tứckhắc họ sẽ được nhắc tới trong bản tinkênh cNBc và được mọi người bàn tánvào sáng hôm sau. Thứ hai, hiện naynhiều nhân viên sở hữu cổ phần công ty.Khi thị trường phát đạt, giá cổ phiếu tăngnhanh, đó là một động lực mạnh mẽ và làchất xúc tác giúp nhân viên làm việchiệu quả hơn. Nhưng nếu lượng cổ phiếubạn được quyền mua lại có giá “chìmsâu dưới nước”, đến nỗi phải nhờ thuyềntrưởng Jacques cousteau tìm, thì động

Page 1212: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lực sẽ chẳng còn là bao.

các nhà đầu tư và chuyên gia phân tíchcho rằng nếu có thể duy trì hiệu suất kinhdoanh ổn định qua từng quý, bạn có thểcó cả tiền và sự tự tin để đầu tư dài hạn.Họ cũng nói thêm, đây là một tiêu chíhữu hiệu để đánh giá khả năng làm việccủa ban giám đốc và là một thẻ điểm đểnhà đầu tư giám sát xem vốn của họ cóđược khai thác hiệu quả hay không.

Những năm gần đây, các nhà lãnh đạodoanh nghiệp thường nói về áp lực lợinhuận như thế này: họ đang bị thiếu tầm

Page 1213: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhìn. Năm 2008, khi thị trường tín dụngtê liệt và người tiêu dùng ngần ngại tiêutiền, khiến mọi dự đoán đều sai lầm, cảhệ thống này đã chịu một đòn nặng nề.chỉ vài tháng trước đó, nhiều cEO dựđoán sẽ giữ được tốc độ phát triển nhanhcủa mấy năm trước, vì công nghệ đã tạora một nền kinh tế mới, với nhu cầu vôhạn và năng suất liên tục nâng cao. Dựđoán này hoàn toàn là ảo vọng, khiếnnhiều công ty lâm vào cảnh trì trệ, phảicắt giảm nhân sự, không tuyển người mớivà kiểm soát chi phí nghiêm ngặt.

Page 1214: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng chothấy nhiều khoản đầu tư khổng lồ chocông nghệ là sai lầm, dù công nghệ mớihứa hẹn khả năng giám sát tức khắc hoạtđộng kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Khiđầu tư vào công nghệ quản lý quan hệkhách hàng và chuỗi cửa hàng, người tamong nắm được rõ tâm lý mua sắm củangười tiêu dùng, lịch trình sản xuất, quytrình kiểm kê, định giá... Tương tự, ai aicũng hy vọng khi kết nối những hệ thốngnội bộ như trên với các hệ thống của đốitác và của khách hàng, họ sẽ có đượcmột cái nhìn thấu đáo về tình hình cung

Page 1215: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cầu nói chung. Hiệu quả kinh doanh nhờđó có thể dự đoán được chính xác.Nhưng kết quả thực tế lại không nhưmong đợi. Thực ra, trước đó gần cả chụcnăm, mọi người đã được cảnh báo vớitrường hợp của cisco, hình mẫu tiêu biểuvề khai thác công nghệ: công ty này đãphải chịu 2,3 tỉ đôla hàng trữ thừa choquý tài chính thứ 3 kết thúc vào tháng4/2001).

Vậy tại sao các công ty lại mười mươikhông thể đạt được những lợi ích như kỳvọng? Bởi vì chúng ta không thể đoán

Page 1216: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trước được các chu kỳ kinh tế, hay cònlời giải thích nào khác? Như tôi có nóitrong chương 5 và 6, dự đoán tương lailà một hành động hầu như cho kết quảsai. Một phần của vấn đề là, với đa sốdoanh nghiệp, doanh thu luôn biến độngnhiều hơn chi phí. Khi một khách hàngkhông mua hàng nữa, chi phí của ngườibán không tự động giảm. Dù không cònai đóng góp, chi phí của các tổ chức philợi nhuận cũng sẽ không tự nhiên màgiảm. Nhưng nhiều trường hợp, các côngty chẳng chịu cố gắng tự giải cứu mình.Thử kết hợp những ý này với việc các

Page 1217: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty không thể hợp nhất hệ thống tàichính sau khi mua lại các công ty khác,vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. Một công ty5 tỉ đôla vẫn đang vật vã với hơn 400 hệthống tài chính khác nhau, trong đó cóhơn 30 sổ cái tổng hợp.

Nói một cách đơn giản, các quy trình vàhệ thống quản lý hiện nay không làmxong việc. chúng không thể đương đầuvới tốc độ, tính bất ổn và sự phức tạptrong kinh doanh ngày nay. Kết quảnghiên cứu của riêng tôi cho thấy rằngnhững công ty thành công nhất không đưa

Page 1218: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra lời biện hộ. Họ có một cách làm rấtkhác và đã điều chỉnh thành công các quytrình quản lý để đạt được mục tiêu ngắnvà dài hạn. Họ có chung bốn đặc điểmsau đây: tập trung, thống nhất, tận dụngcông nghệ và tốc độ. Trước hết, họ chỉtập trung vào những mảng quan trọngnhất đối với việc kinh doanh. Thay vìphải “ngụp lặn” trong mớ dữ liệu từ cácphần mềm ERP, họ đưa ra một nhóm tiêuchí được theo dõi thường xuyên và hiểuthấu đáo, qua đó họ có thể nhanh chóngnắm được tình hình và nguyên nhân tronghiệu quả kinh doanh. các tiêu chí này bao

Page 1219: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gồm những tiêu chí chính và cả nhữngtiêu chí đánh giá bên ngoài, hoặc dựatheo thị trường. Ngoài những tiêu chí phùhợp, họ còn bổ sung thêm các báo cáongoại lệ về bất kỳ vấn đề hệ trọng nàođáng lưu tâm. Thay vì dùng một hệ thốngđưa ra hằng hà sa số thông tin không thiếtthực, họ chỉ chọn lọc báo cáo nhữngthông tin hữu ích.

Thứ hai, các công ty hàng đầu đã đồngbộ hóa thành công những quy trình quảnlý quan trọng để đạt được sự liên kết.Những quy trình này gồm có: hoạch định

Page 1220: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chiến lược, hoạch định kinh doanh, dựtoán ngân sách, báo cáo, dự đoán, quảnlý rủi ro, quản lý dự án và có lẽ quantrọng nhất là lương thưởng. Nhiều côngty quên đi khoảng cách giữa những gìđược mô tả trong chiến lược với nhữnggì được lên ngân sách, báo cáo và khenthưởng. Ví dụ, chiến lược thì hay nói tớicải tiến, thu hút khách hàng... nhưng hiếmkhi bạn thấy dòng nào trong dự toán ngânsách ghi rõ số tiền sẽ được đầu tư chomấy mục trên. Lãnh đạo công ty có thểnhìn vào dự toán hoặc báo cáo hằngtháng và nhanh chóng thấy được chiến

Page 1221: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lược chính hoặc chủ trương và mức độtiến triển. Sự kết nối này rất cần kíp nếuchúng ta muốn hiểu rõ và kiểm soát hiệuquả những quyết định ngắn hạn nhằm đạtđược mục tiêu hằng quý và mục tiêuchiến lược dài hạn.

Thứ ba, những công ty kinh doanh hàngđầu đều biết khai thác công nghệ để giúpđưa ra quyết định và triển khai tốt hơn.chính vì họ tập trung và đồng bộ các quytrình quản lý, loại bỏ dữ liệu thừa và cácyếu tố kém hiệu quả, cho nên nhiệm vụkhai thác công nghệ lại càng dễ dàng

Page 1222: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thực hiện. Và tự động hóa một quy trìnhđơn giản thì thuận lợi hơn nhiều so vớimột quy trình phức tạp. các bước thuthập dữ liệu, xử lý và báo cáo đã đượcđơn giản hóa nên giúp tiết kiệm đượcthời gian phân tích, và giúp con ngườitập trung suy xét thông tin để đưa raquyết định tốt hơn. cách làm này có thểgiúp có được gấp đôi thời gian cho phântích trong khi chỉ cần 2/3 nhân lực. Ðốivới doanh nghiệp, họ vừa thu hút và lưudụng được nhân tài, lại vừa tăng chấtlượng phân tích và đưa ra quyết định.

Page 1223: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Thứ tư, đặc điểm này có được là nhờ banguyên tắc đầu tiên, các công ty thànhcông nhất luôn làm việc với tốc độ cao.Từ lúc kết sổ cho đến lúc đưa ra mộtquyết định, họ không lãng phí một giây.Họ có thể nhanh chóng đánh giá đượcnhững tác động ngắn hạn và dài hạn, vànhững tình huống khả dĩ đối với cácquyết định để định liệu. Như vậy họ cólợi thế trong việc dự liệu tương lai tốthơn. Giới phân tích và đầu tư chúa ghétnhững chuyện bất ngờ.

các công ty khôn ngoan đều hiểu rằng họ

Page 1224: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vẫn có thể đưa ra quyết định sai lầm.Vấn đề là họ nhận ra sai lầm ấy nhanhhơn đối thủ và có biện pháp khắc phụcngay để không gây thiệt hại lớn. Vừa đichệch hướng, họ đã nhận ra tức thì và cóthể nghĩ cách sửa sai. Những công ty biếtcân bằng giữa phát triển ngắn hạn và dàihạn sẽ thường xuyên cân nhắc những sựlựa chọn và cái giá đi kèm với mỗi quyếtđịnh. Họ xác định tiêu chuẩn rõ ràng đểđầu tư, nhưng quan trọng hơn, họ cũng cócác tiêu chuẩn để từ bỏ - ngưng đầu tưhoặc dừng một dự án. Những tiêu chuẩnấy cho thấy họ không quên các biến động

Page 1225: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của thực tế mà dự án dài hạn nào cũnggặp phải.

chắc chắn sẽ luôn có sự giằng co giữaviệc đạt chỉ tiêu của quý và duy trì sựtăng trưởng lâu dài. Rồi bạn cũng phảicắn răng chấp nhận hy sinh một mặt nàođó cho dù quy trình quản lý có hiệu quảđến đâu. Tuy nhiên, bạn sẽ có thêm thờigian nếu chú trọng vào các thông tin, quytrình và công nghệ phù hợp. Những côngty có thành đạt lâu năm như Apple,BMW, Exxon Mobil, General Electric,Toyota, IKEA, Johnson & Johnson,

Page 1226: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nestlé, Nike và Samsung đều có nhữngđặc điểm này.

Một cEO từng nói với tôi, “có thông tinchính xác, quy trình hợp lý và công nghệcần thiết, tôi chẳng còn gì để biện hộ.chính xác việc anh đang làm là chỉ rađích danh sự ngu ngốc trong quản lýchính là nguyên nhân duy nhất khiếnchúng ta đưa ra các quyết định sai lầm”.Ðiều đó đúng. Nhưng về lâu dài, sẽchẳng có công ty nào tồn tại được nếukhông thể đưa ra sản phẩm hay dịch vụvới giá thành mà người tiêu dùng chấp

Page 1227: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhận, và đem lại lợi nhuận thỏa đáng chonhà đầu tư.

Mythbuster Wisdom:

Tính đạo đức giả của kếtoán điều chỉnh theo thịtrường

Trong cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới năm 2008,

Page 1228: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có một quy tắc kế toán mớitương đối khó hiểu và làmđau đầu giới kinh doanh.các ông chủ ngân hàng,chính trị gia và nhà bìnhluận đều lần lượt lên tiếngđả kích cái gọi là quy tắc“điều chỉnh theo thị trường”và xem nó là một trongnhững nguyên nhân chính

Page 1229: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khiến các ngân hàng mấtkhông biết bao nhiêu là tiềnbạc, đến nỗi người nộp thuếphải xin cầu cứu. Nhiềungười trong giới đầu tư ngỡngàng không biết tại sao chỉmột quy tắc kế toán bìnhthường lại có thể làm sụp đổcả hệ thống tài chính. Thựchư chuyện này là thế nào?

Page 1230: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Quy tắc kế toán tôi vừa nhắctới có một cái tên vô cùnghấp dẫn: FAS 157. Nó làmột trong nhiều tiêu chuẩnkế toán tài chính do Ủy banTiêu chuẩn Kế toán Tàichính Mỹ (FASB) ban hành.còn số 157, tôi nghi ngờ nóđược thêm vào chỉ làm chongười ta rối hơn, chứ không

Page 1231: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải làm cho rõ. FAS 157mô tả các quy tắc kế toán đểđánh giá tài sản bán được vàcác khoản nợ. Tiêu chuẩnnày yêu cầu các công typhải ghi giá trị chứng khoánbán được theo giá thịtrường, chứ không ghi theogiá mua chúng hoặc giá địnhbán. Nếu bạn mua một cổ

Page 1232: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phiếu với giá 100 đôla và giátrị của nó giảm xuống còn75 đôla, thì bạn phải ghi giátrị của nó là 75 đôla, lỗ 25đôla, cho dù bạn có bán nóhay chưa. Mục đích của quytắc này là giúp các nhà đầutư hiểu rõ giá trị của các cổphiếu này vào một thời điểmnào đó. chúng ta nghe thấy

Page 1233: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hợp lý, đúng không? Nếugiá trị căn nhà bạn giảm đi25% thì bạn không thể nàođịnh giá nó bằng lúc bạnmua được. Tương tự, nếugiá căn nhà tăng, bạn cũngmuốn định giá tăng theo, vànhất là khi bạn đang muốnthế chấp căn nhà để vaytiền.

Page 1234: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nhưng rồi rắc rối xảy ra khithị trường chứng khoán biếnmất, hoặc khi giá trị tài sảngiảm nghiêm trọng, gần nhưkhông còn giá trị nữa và chỉcó thể bán với giá rất thấpso với lúc mới mua. Ðây làchuyện đã xảy ra với cácnhiều người mua cổ phiếudựa trên tiền thế chấp trong

Page 1235: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm 2008 - họ uất ức thậtsự. Tôi cứ hình dung ra mộtngười mua cổ phiếu bằngtiền thế chấp ngồi trongcông viên khóc, hay ngồimột mình trong quán bar,uống rượu và đau khổ muốnlấy lại chiếc Ferrari. Dù saogiá trị của những cổ phiếunày đã giảm xuống quá thấp,

Page 1236: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đến nỗi khi điều chỉnh theothị trường, chúng không đủbù cho số tiền đã vay, màchủ nợ thì đòi hoàn trả tiền,gây ra cảnh vỡ nợ khắp nơi.William Isaac, cựu chủ tịchỦy ban Bảo hiểm Tiền gửiLiên bang Mỹ (FDIc), đãkhơi mào cho nhiều nhà phêbình với câu nhận xét: “Hệ

Page 1237: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thống kế toán đang phá hoạiquá nhiều vốn.” (6) cũng cóthể đúng như vậy nhưng gốcrễ của cuộc khủng hoảng làcho quá nhiều người vayquá nhiều tiền nhưng khôngđủ điều kiện hoàn trả khi giátrị nhà cửa của họ giảmxuống mức thấp nhất chophép. Kế toán giá trị hợp lý

Page 1238: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã nhận ra được điều này.cũng giống như bạn tráchphòng thí nghiệm y khoa vìđã báo cáo cholesterol củabạn quá cao. Tuy nhiên, cácnhà phê bình cho rằng, épđiều chỉnh giá cổ phiếu muabằng tiền thế chấp xuốngthấp như vậy là không thựctế, bởi vì chủ cổ phiếu

Page 1239: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không có ý định bán chúng.Thị trường buôn bán các tàisản này trở nên căng thẳngđến nỗi người ta phải bántống bán tháo, chấp nhậngiá thấp hơn giá trị thực. Lýluận nghe hợp lý nhưngcũng khó phủ nhận rằngchính người mua đã chấpnhận rủi ro mà mình không

Page 1240: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiểu hết.

Một số nhà quản lý tàichính nhìn thấy thực chấttrong việc “đổ lỗi chonguyên tắc kế toán” và “đả”lại những lời phê bình củaIsaac một cách sắc sảo (đâylà một biệt tài không thuộcsở trường của giới kế toán):

Page 1241: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· “Lý luận của Isaac cũnggiống như đổ lỗi cho ngọnnúi đã làm máy bay rơi.chúng ta hãy cho phi cônguống thêm một ly rượu nữavà đổ lỗi cho máy bay.”

· “Bây giờ tôi đã hiểu tạisao đội cubs lại thua trongcác trận tranh vé vớt. Ðó làvì người ghi điểm, không

Page 1242: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải do sân, do đánh bónghay do giao bóng.”

· “Từ năm 2004 đến2007, chẳng có một quý vịnào giơ tay lên và tuyên bố,‘Này, tiền thưởng cho tôicao quá-kiểm tra lại ngânphiếu đi!’”(7)

cuộc tranh luận này cho

Page 1243: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thấy một kiểu đạo đức giả.Khi giá trị của cổ phiếu tăngdo giá nhà tăng thì chẳngmột ai than phiền về kế toánđiều chỉnh theo thị trườngcả, vì giá nhà càng tăng thìcó thể vay thế chấp nhiềuhơn. Không có quá nhiềungười kêu ca vì giá nhà tăng,vì họ có thể vay một khoản

Page 1244: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kha khá để sắm một chiếcthuyền mới!

MỘt âm mưu trong kẾ toán

cUốI NHỮNG NĂM 1990, nhiều ngườilo lắng về khả năng sẽ có (và đã có) mâuthuẫn quyền lợi giữa bộ phận tư vấn vàkiểm toán của bốn công ty kế toán lớn.Trong nhiều trường hợp, nỗi lo trên là cócơ sở. Những khách hàng cóquan hệ lâudài với công ty kế toán đã trở thành mồingon cho các bộ phận tư vấn quản lý ma

Page 1245: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mãnh mới xuất hiện trong thập niên 1980.Bản thân tôi cũng cảm nhận được sự táchbiệt mong manh giữa họ trong thời giantôi làm việc tại một công ty kế toán lớn ởLondon từ 1985 đến 1989.

Ðể tránh những khống chế có thể xảy ra,ba trong bốn công ty đã tự nguyện giảitán bộ phận tư vấn của mình. PriceWaterhouse coopers đã bán bộ phận tưvấn của họ cho IBM, sau một thời điểmhài hước trong quá trình tạo dựng thươnghiệu: Nhánh tư vấn này tự đổi tên thành“Monday” (Thứ Hai). Arthur Andersen

Page 1246: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chính thức tách nhánh Andersenconsulting, để rồi sau đó đổi thànhAccenture. Rồi KPMG cho ra đờiBearing Point. chỉ có Deloitte khôngchịu thay đổi. Với ba công ty dũng cảmkia, những vụ chia tách này đã lấy đi mấtcác công ty con ăn nên làm ra, để lại cácmảng kế toán, thuế, kiểm toán tăngtrưởng một cách chậm chạp. Không lâusau đợt chia tách đó, vụ Enron xảy ra vàthế giới thay đổi. Sự việc này có hai hậuquả. Nhân viên ở Accenture thở phàonhẹ nhõm khi công ty mẹ trước đây,Arthur Andersen, đã bốc hơi vì liên đới

Page 1247: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tới Enron. Thứ hai, kế toán lấy lại vai tròquan trọng như trước, và khi đạo luậtSarbanes-Oxley (Sarbox) được thôngqua, các công ty lại có vô số công việcmới để làm ăn xôm tụ theo chuẩn củaSarbox.

Ai đa nghi hơn tôi có thể đặt vấn đề vềmột âm mưu giữa Quốc hội Mỹ và cáccông ty kế toán giỏi quan hệ và chạychọt. Xét về bản chất, đây chỉ là một vụgiải cứu của chính phủ. Xu hướng nàyvẫn tiếp diễn hiện nay, vì khi lượng côngviệc mà Sarbox tạo ra đã vơi đi, Ủy ban

Page 1248: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chứng khoán Mỹ (SEc) đã lại công bốmột quy trình mới kéo dài nhiều nămnhằm loại bỏ các quy tắc kế toán GAAPlâu đời của Mỹ, được thiết lập bởi chínhcác kế toán viên, và thay bằng chuẩn kếtoán mới có tên IFRS (chuẩn Báo cáoTài chính Quốc tế). chuẩn này đảm bảocác công ty kế toán lại có thêm nguồnviệc mới béo bở trong nhiều năm để hỗtrợ khách hàng chuyển đổi chuẩn.

Một lưu ý cuối cùng: hầu hết mọi ngườiđều đồng ý rằng tính đơn giản và nhấtquán là những mục tiêu đáng khen ngợi

Page 1249: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của kế toán và thuế, vậy tính đơn giản vànhất quán đó có tác dụng gì đối vớidoanh thu của các công ty kế toán?

Hành đỘng

· Tuy việc kê khai hoạt động củadoanh nghiệp là nhiệm vụ thiết yếu củakế toán (và người ta có thể ngồi tù nếulàm không xong việc này), kế toán hiếmkhi đưa ra được một cách nhìn hiệu quảvề mặt quản trị.

· Quản lý doanh nghiệp theo thờigian thực đòi hỏi thông tin theo thời gian

Page 1250: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thực và khả năng ra quyết định theo thờigian thực.

· Kế toán luôn tồn tại; cho nên, nếumuốn vươn lên vị trí lãnh đạo, ít nhấtbạn phải nắm những điều căn bản, vàcàng lên cao thì càng phải hiểu thấu đáohơn.

· có một xu hướng chuẩn hóa quy tắckế toán trên toàn cầu - nhưng điều nàykhông dẫn đến các quy tắc đơn giản vàrõ ràng.

· càng nhiều công ty sáng tạo, nhất là

Page 1251: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngân hàng, đưa ra các công cụ tài chínhngày càng tinh vi thì nghiệp vụ kế toánngày càng phức tạp. Lớn thuyền thì lớnsóng.

· coi chừng tác dụng phụ của các cơchế phân bổ chi phí quá phức tạp - chúngcó thể phản tác dụng và làm bạn xao lãngmục tiêu nâng cao hiệu quả làm việc.

Page 1252: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 13

Giá trỊ hợp nhất sẼ lớn lao!

cách đây không lâu, chúng ta thấy tươngđối hiếm các thương vụ sáp nhập haymua lại công ty. Bây giờ đó là chuyệnthường ngày - không có vị cEO tự tônnào có thể tồn tại được nếu chỉ tự thânphát triển. Ðây đơn thuần là chuyện muabán. Không phải lúc nào kết quả cũng tốthơn, nhưng rõ ràng mua một công ty thìnhanh và dễ hơn nhiều so với tạo dựngmới. Việc mua bán và sáp nhập (gọi tắt

Page 1253: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong tiếng Anh là M&A - mergers &acquisitions) luôn có một sức hấp dẫnlớn lao - đó là giá trị hợp nhất. Trongnăm 2007, tổng giá trị giao dịch M&Avào khoảng 3,6 ngàn tỉ đôla. Năm 2008,giảm xuống còn 2,9 ngàn tỉ đôla - khôngquá thấp. cuộc khủng hoảng nợ toàn cầucó thể chỉ là chỉ chuyện nhỏ trong lànsóng mua và sáp nhập công ty ngày càngtăng, mà mục đích chính (thường ảotưởng) là nâng cao giá trị. Phần lớn mứctăng trưởng đạt được là nhờ vốn cổ phầntăng nhanh, đây là động lực chính của táicơ cấu doanh nghiệp - 20% các vụ M&A

Page 1254: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trong năm 2007 (720 triệu đôla) là domua đứt vốn cổ phần. Steve Borden ởcruciant rất thích tham gia các vụ muabán và lâu nay đang nhắm tới một vụ vốncổ phần béo bở.

HoẠt cẢnh: Ảo vỌng về khẢ năng hỢplỰc - tháng 8 năm 2006

MARTIN JAMES, một quan chức hàngđầu về ngân hàng đầu tư ở SilvermanPenney, gọi cho Steve để trình bày một ýtưởng. Sau vài câu xã giao thường lệquanh chuyện thị trường và bông đùa vềchuyện cEO của một công ty đối thủ đưa

Page 1255: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một cô bạn kiêu kỳ và thích tiêu tiền vàoở trong căn hộ của công ty tại đại lộPark, Martin hỏi Steve có định dùng tiềncủa cruciant để đầu tư vào thời điểm nàyhay không. Steve biết James sắp gạ gẫmgì đấy, nhưng ông vẫn muốn nghe. Jamestrước đây đã từng mang lại vài cơ hộithú vị cho cruciant. “Martin, anh rànhcông ty chúng tôi mà. Nếu được giá vàchiến lược rõ ràng, chúng tôi lúc nàocũng quan tâm. Anh cứ nói đi”.

Martin liền mô tả mục tiêu mua lại mộtcông ty: “Anh cũng biết FTE Inc. gặp vài

Page 1256: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vấn đề với mấy sản phẩm gần đây. Mộtđồng nghiệp của tôi ở Hồng Kông nóiban giám đốc bên đó sẵn sàng nghe ngãgiá, và vì cổ phiếu của họ đã tụt 30%trong sáu tháng qua, rõ ràng có thểthương lượng vụ này. chúng tôi đã phântích và thấy rằng, tuy họ tung ra sản phẩmmới không tốt, thương hiệu sản phẩm khámạnh. Khách hàng hài lòng về chất lượngdịch vụ của FTE và 90% số hợp đồngđang được ký kết tiếp. Ðây là một côngty có nền tảng vững chắc, chỉ có điều nókhông phát triển nổi. Họ đã mất nhiềutiền; với khả năng phát triển sản phẩm và

Page 1257: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiếp thị xuất sắc của cruciant, anh có thểnhanh chóng khắc phục khó khăn của họ.Giá trị trong vụ này có thể rất lớn; khôngnhững về mảng công việc bổ trợ, mà thịphần và sự đa dạng sản phẩm của họcũng hoàn toàn bổ sung cho cruciant.Theo số liệu ban đầu từ nhân viên củatôi, nếu có thể ngã giá 60 đôla một cổphần, anh đủ tiền để mua lại công ty vàdùng dòng tiền mặt của FTE để giảiquyết nợ. cho dù chỉ đạt mức 10% hiệuquả hợp nhất, giá trị của thương vụ sẽđược bù lại bằng vài xu trong năm thứnhất và lên đến 12 xu trong năm thứ hai”.

Page 1258: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve đáp rằng kế hoạch rất hấp dẫn vàbảo Martin lập bản phân tích chi tiết.

Ba tuần sau, Steve gọi cho chủ tịch củaFTE, và một tuần sau nữa, thương vụđược tuyên bố với giá 62 đôla một cổphần; FTE, Inc. được định giá 1,1 tỉđôla. Tại buổi họp báo, Steve mô tả sựkiện mua lại công ty này như sau: “Việckết hợp cruciant và FTE sẽ làm thay đổilĩnh vực của chúng ta. Nhờ hợp lực sứcmạnh của hai công ty lớn, chúng ta sẽ cóthể đem đến cho khách hàng những giá trịchưa từng có, đáp ứng mọi nhu cầu kinh

Page 1259: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh. Qua thương vụ này, cruciant càngkhẳng định vị trí xuất sắc của mình trongmột thị trường phát triển ào ạt. Quá trìnhhợp nhất sẽ đi từ công tác cốt lõi lànghiên cứu và phát triển cho đến hợp lýhóa hoạt động của các bộ phận hỗ trợ.chúng tôi sẽ có được những cơ hội chưatừng có về chi phí và doanh thu, chophép cổ đông nhanh chóng thu đượcnhiều lợi nhuận. Tôi rất nể trọng lịch sửvà danh tiếng của FTE và cảm thấy vinhdự khi được chọn làm lãnh đạo của côngty hợp nhất. Tôi trông mong công ty hợpnhất sớm khẳng định vị trị mới trên thị

Page 1260: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trường trong thời gian ngắn sắp tới”.

Tháng 3-2008

Henry vội vã bước vào văn phòng củaSteve. “Ông Steve, chúng ta gặp rắc rốirồi”.

Steve trả lời, “có chuyện gì thế?”

Henry liền giải thích, “chi nhánh củachúng ta ở Malaysia lâu nay gặp vấn đềvới một khách hàng không thanh toán, vàvăn phòng bên đó đã quyết định ngưngmọi lô hàng sắp tới”.

Page 1261: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve nói, “có gì mà phải lo? chỉ làchuyện nhỏ ở bên đó thôi, với lại chen Livà nhân viên của anh ta đang làm việc rấttốt”.

Henry nhăn mặt và đáp, “Không đơn giảnnhư vậy đâu. cho tôi giải thích. Kháchhàng tôi đề cập chỉ làm ăn với chúng takhoảng 100.000 đôla. Họ trễ hạn thanhtoán tới 90 ngày, khoảng 35.000 đôla. Vàtheo chính sách bên đó, chen Li đã làmđúng. Nhưng khách hàng này là mộtnhánh nhỏ của Giant, Inc., khách hànglớn nhất của chúng ta. Tay quản lý bên ấy

Page 1262: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Giant đã báo cho văn phòng chínhcủa Giant rằng cruciant không chuyểnhàng cho họ, và nói nguyên nhân chưathanh toán tiền là do tranh chấp về giá.Tôi chưa rõ có thật là do tranh chấp vềgiá hay không, nhưng đó không phải làviệc quan trọng. cEO của Giant, craigLucas, rõ ràng đã biết được chuyện nàyvà đang nổi khùng! Nếu ông ấy chưa gọicho ông thì chắc cũng sắp gọi. chúng talàm với Giant mỗi năm tới 75 triệu đôla.Nếu ông không xoa dịu được ông tachúng ta gặp rắc rối to”.

Page 1263: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve băn khoăn, “Sao lại để xảy ra việcnày chứ?”

Henry trả lời, “Việc này là do chúng tachưa sáp nhập hoạt động của Malaysiavào hệ thống toàn công ty. Mối làm ănnày có được là từ vụ mua lại FTE, quátrình đồng bộ hệ thống có chút khó khănnên chúng ta không thể đánh giá toàn bộrủi ro từ phía khách hàng và cứ phải ápdụng hệ thống từng nơi để kiểm soát cáctài khoản trễ hạn thanh toán. Phần lớnđều ổn nhưng lần này thì có chuyện”.

Steve gật đầu, “Ðược rồi, anh gọi cho

Page 1264: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chen Li ngay đi, nói anh ta cứ tiếp tụcchuyển hàng. Tôi sẽ không để mất 75triệu đôla vì 35.000 đôla này. Tôi sẽ gọicho Lucas và xin lỗi. Mà Henry này,không được để tái diễn chuyện này đấy.Không đáng chút nào”.

Tháng 4-2008

Henry và Steve đang cùng xem lại kếtquả kinh doanh trong quý I.

Steve hỏi, “Tại sao mức giảm chi phí lạithấp hơn đến 50 triệu đôla so với mứcchúng ta mong đợi khi tiến hành thương

Page 1265: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vụ FTE?”

Henry đáp, “Việc này rắc rối lắm. có balý do. Thứ nhất, khi hoàn tất mua FTE,chúng ta nghĩ sẽ tiết kiệm được 20 triệuđôla nhờ chuyển nhân công của FTE vàohệ thống lương và phúc lợi của chúng ta.chúng ta cũng đạt được phần nào nhưngđa phần các quản lý của FTE ký hợpđồng lao động hai năm và có đến mộtnăm thông báo trước khi nghỉ việc. chonên sáu tháng tới, chúng ta không thể làmgì với những hợp đồng đó. Thứ hai,chúng ta cũng mong tiết kiệm được 15

Page 1266: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

triệu đôla từ việc tái thiết tất cả hệ thốngmáy tính của họ. Nhìn con số thì ấntượng nhưng phải nhiều thời gian và tốnnhiều tiền hơn mới có được khoản tiếtkiệm này. Bộ phận IT nói với tôi là FTEcó nhiều hệ thống hơn chúng ta nghĩ vànhiều hệ thống không được quản lý mộtcách kỹ càng. Anh còn nhớ vụ Giant bênMalaysia tháng trước. Ðây là ví dụ rõràng. cuối cùng, chúng ta đã nhìn rađược vài cơ hội để cải tiến quy trìnhphát triển và tiếp thị sản phẩm - nhưngcó vẻ không làm được. FTE về cơ bảnđã ngưng toàn bộ việc phát triển sản

Page 1267: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phẩm để bảo tồn tiền mặt và chuẩn bịtinh thần để bán công ty, cho nên chẳngthể cắt giảm được gì cả. Thực ra cũng dochúng ta không cẩn thận nghiên cứuchuyện này và họ cũng không nói rõ tronglúc đàm phán”.

Steve thở dài, “Tóm lại là không tiếtkiệm được gì, và cộng với thị phần củaFTE đang giảm thì tương lai là mù mịtchứ gì?”

Henry trả lời, “Tôi e là thế. Nhóm củatôi đang xem lại vài dữ liệu và có thểchúng ta sẽ thu được 40 triệu đôla nếu

Page 1268: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngưng toàn bộ hoạt động ở của FTE ởÐông Nam á. Khu vực này chiếm tới35% chi phí của FTE, nhưng chỉ đem lại20% doanh thu. Xét tình hình kinh tế hiệngiờ, có thể đây là cách làm tốt nhất”.

Thưc tẾ: Giá trỊ hỢp lỰc – quẢng cáothì nhiều mà chẲng thu đưỢc bao nhiêu

ÐÃ BAO GIỜ cÓ MỘT cEO thích mualại các công ty khác mà không phôtrương về giá trị sẽ thu được? Dù nhữnglần mua bán công ty như thế thường manglại sự hào hứng, kết quả thu được khôngtốt đẹp lắm. Robert F. Bruner từng nhận

Page 1269: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xét về khả năng kiếm lời từ các vụ muabán và sáp nhập công ty trong cuốnDeals from Hell (Những thương vụ từđịa ngục) xuất bản năm 2005 nhưsau:.“...giá trị thu được trung bình, saukhi đã được điều chỉnh theo các chuẩnmực, từ tiền đầu tư của công ty trongM&A là gần bằng 0”. Như thế thì chẳngđáng chút nào so với biết bao công sứcvà tiền phí nộp cho ngân hàng đầu tư.Bruner còn liệt kê ra nhiều vụ M&Akhông thành công, như AOL/TimeWarner, AT&T/NcR và vụ Mattel mualại The Learning company. còn phải kể

Page 1270: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Wachovia mua Golden Tree Financial,Boston Scientific mua Guidant, Searssáp nhập với K-Mart, và Daimler muachrysler. Những công ty đầu tư cũngkhông thành công hơn là mấy. Daimler đãnhượng lại được chrysler cho cerberus,để rồi công ty này cũng lâm vào cảnh phásản.

Paul B. carroll và chunka Mui đã nêu rabảy chiến lược kinh doanh đáng ngờ nhấttrong cuốn Billion-Dollar Lessons(Những bài học đáng giá hàng tỉ đôla).Ðứng đầu danh sách là hợp lực, tiếp sau

Page 1271: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đó là tái cơ cấu tài chính, cắt giảm chiphí, duy trì hướng phát triển, tiến vào thịtrường kế cận, khai thác công nghệ vàhợp nhất. Bốn chiến lược trong danhsách này liên quan trực tiếp tới M&A,mặc dù cả danh sách bao gồm tất cả cáclý do mà một cEO sẽ nêu ra để giải thíchmột chiến lược mới, ngoại trừ việc tiếtkiệm được chi phí khi bành trướng quymô.

Tất nhiên, vào thời điểm mua công ty,người ta vô cùng lạc quan và thấy nhiềutriển vọng, ít nhất là trong suy nghĩ của

Page 1272: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những ai tham gia trong thương vụ.Richard Parsons, chủ tịch của TimeWarner, vào thời gian sáp nhập với AOLnăm 2000, nhận xét như sau:

“Ðây là sự kiện quan trọng của TimeWarner và America Online, và cũng làgiây phút đầy ý nghĩa trong việc mở rathời đại internet. Nhờ kết hợp nguồn lựcvà nhân tài của hai công ty giàu sáng tạo,chúng tôi có thể thúc đẩy sự phát triển vàđưa vào sử dụng một thế hệ dịch vụ vànội dung tương tác hoàn toàn mới. AOL-Time Warner sẽ mang đến cho người

Page 1273: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dùng một loạt thương hiệu toàn cầukhông ai sánh nổi trong mọi lĩnh vựctruyền thông và nội dung”.

cả hai công ty đều có đủ số liệu để giảithích vì sao mình muốn sáp nhập. Sứcmạnh khi hợp lực nền tảng công nghệ củaAOL với nội dung phong phú của TimeWarner ước tính đem lại 1 tỉ đôla doanhthu trong năm đầu tiên; AOL sẽ tiếp cậnđược 13 triệu thuê bao truyền hình cápcủa Time Warner, và Time Warner sẽđưa nội dung đến hơn 20 triệu thuê baointernet của AOL; và công ty sáp nhập

Page 1274: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mới sẽ đạt doanh thu hơn 20 tỉ đôla, tổnggiá trị trên thị trường chứng khoán là 350tỉ đôla. Thật khó phủ nhận những con sốnày, nhưng trong vòng ba năm, thương vụsáp nhập này đã bị Kara Swisher phêphán là “tệ nhất trong lịch sử” trong cuốnsách There Must be a Pony in HereSomewhere: The AOL Time WarnerDebacle and the Quest for a DigitalFuture (chắc chắn có một con ngựa nonđâu đó quanh đây: Vụ sụp đổ của AOLTime Warner và hành trình tìm mộttương lai số). Swisher bình luận tiếp,“một công ty không có tài sản lại nhắm

Page 1275: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mắt đi mua một công ty khác”.

Mythbuster Wisdom:

Đừng nghĩ rằng sẽ tạo rađược giá trị mới

· Tháng 1-2001: Giá trịcủa Time Warner trên thịtrường chứng khoán vào lúcsáp nhập với AOL là 164 tỉ

Page 1276: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đôla.

· Tháng 5-2009: Khi đãcông bố cắt AOL, giá trị chỉcòn 20 tỉ đôla.

Mặc dù vụ sáp nhập trên đã tác động ghêgớm đến lợi nhuận của cổ đông, nhưngParsons, chủ tịch của Time Warner, vẫnlàm chủ tịch của công ty sáp nhập và saukhi rút khỏi vị trí này, ông nhận chức chủtịch tập đoàn citigroup khi ngân hàng này

Page 1277: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cần được chính phủ giải cứu. công bằngmà nói, Parsons không phải là một trongnhững kiến trúc sư chính của vụ này - màlà Steve case (người sáng lập AOL) vàGarry Levin (chủ tịch kiêm cEO củaTime Warner). Không lâu sau khi thươngvụ hoàn tất, cả hai đều ra đi.

Page 1278: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hình 13.1:

Biểu đồ giá cổ phiếu của Time Warner(từ 1/1/1999 đến 5/3/2009)

NGUỒN: BUSINESSWEEK

Không chỉ những người trong cuộc mớibị cuốn theo ảo tưởng về nguồn lực khisáp nhập. Scott Ehrens, một chuyên giaphân tích truyền thông của Bear Stearns(vào thời điểm đó vẫn là một ngân hàngđầu tư có tiếng) cũng nhận xét rằng AOLvà Time Warner “tạo nên một công tyhùng mạnh chưa từng có. Nếu chủ trương

Page 1279: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của họ là tập trung vào mảng nội dung thìliên minh này bất khả chiến bại. Giờ đây,với nền tảng vững mạnh này, họ có thểthúc đẩy nội dung và tái phân phối”.

Tháng 5/2009, Time Warner cuối cùngphải lùi bước và tuyên bố sẽ tách nhữnggì còn lại của AOL ra thành một công tyriêng biệt. Trong hành vi hối lỗi hy hữu,Steve case thừa nhận những sai lầm củachính mình và của cả thương vụ bằng câudanh ngôn của Thomas Edison rằng “biếtnhìn mà không biết làm thì chỉ là ảogiác” “là bản chất của vụ AOL/TW” và

Page 1280: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thừa nhận đó là “một sai lầm về lãnhđạo”. Thật thú vị đối với một người từngtiên phong về internet, ông ta dùngTwitter để đưa ra những lời nhận xéttrên.

Tải thêm ebook: -->© Tại đây ©<---

có quy mô nhỏ hơn, nhưng không kémphần đình đám, là vụ Mattel mua lại TheLearning company vào tháng 5/2009 vớigiá 3,6 tỉ đôla. Lý do để mua là bổ sungnội dung giải trí và phần mềm giáo dụccho các thương hiệu búp bê Barbie và xehơi đồ chơi Hot Wheels. Lúc ấy lý do

Page 1281: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

này nghe rất hợp lý. Michael Perik, chủtịch kiêm tổng giám đốc của TheLearning company, nói: “Hợp lại, chúngtôi có động cơ và nội dung để giành lấyvị trí hàng đầu trong thế giới tương tác”.

The Learning company là một công typhát triển nhanh trên thị trường phầnmềm giáo dục và đã tạo dựng vài thươnghiệu nhượng quyền mạnh với các tròchơi như Myst và carmen Sandiego.Mattel tự tin dự đoán sẽ đạt được lợinhuận lớn qua thương vụ mua lại công tynày. Nhưng rắc rối xuất hiện ngay lập tức

Page 1282: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và The Learning company đã công bố lỗtrước thuế tới 200 triệu đôla trong năm1999. Ðến tháng 2/2000, giá cổ phiếucủa Mattel giảm từ 45 đôla xuống còn 11đôla. Và cEO Jill Barad đã từ chức, mặcdù vẫn được thưởng 50 triệu đôla. Tháng10/2000, Mattel bán The Learningcompany với giá cho không, ngoại trừđược chia phần lợi nhuận trong tươnglai. Trong vòng hơn một năm, 3,6 tỉ đôlađã bốc hơn - mất mát quá lớn cho giá trịcủa sự hợp lực mà người ta mong đợi.

Tại sao nhiều vụ mua bán/ sáp nhập công

Page 1283: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty hứa hẹn nhiều mà lợi ích thu được lạichẳng bao nhiêu? Trọng tâm của vấn đềnằm ở khoảng cách giữa các con số bịnhào nặn và hiệu quả thực tế khi hợp nhấthai công ty. Ða phần lý lẽ để mua bánđều dựa trên các mô hình tài chính màtrong đó có vô số giả định, từ thị phầnđến mức giảm chi phí IT nhờ kết hợp haicông ty. Như Steve case đã chỉ ra (bằngcâu nói của Thomas Edison), nếu chỉbiết nhìn mà không biết thực hiện thìcũng không thu được gì nhiều. Ðể kếthợp hai công ty một cách hiệu quả, chúngta phải vượt qua vô vàn thử thách - về tổ

Page 1284: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chức, pháp lý, kỹ thuật, văn hóa công ty,hành vi, thủ tục và tài chính - mà thửthách nào cũng ảnh hưởng quan trọng đếnquá trình tiến tới mục tiêu kỳ vọng.Những công ty có bề dày thành tích trongviệc mua lại các công ty khác, như cisco,Johnson & Johnson và Oracle, đều cócác bước chuẩn bị vô cùng cẩn thận đểquá trình hợp nhất diễn ra đúng hướng -họ cũng thường cố ý đánh giá thấp cáclợi ích để kiểm soát tốt hơn những kỳvọng.

Vốn cỔ phần (private equity) - chỈ là

Page 1285: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thuốc xỔ cho doanh nghiệp!

MẤY NĂM QUA, vốn cổ phần đã chiếmmột vị thế có thể nói là thần kỳ, như mộtphương tiện để đẻ ra bộn tiền bằng cáchchộp lấy những công ty làm ăn kém hiệuquả và nâng giá trị của chúng lên mộtcách có hệ thống. Thực ra, các doanhnghiệp không nhất thiết làm ăn kém.Doanh nghiệp nào sinh lời cũng đều trởthành mục tiêu đáng nhòm ngó cả.

Vốn cổ phần xuất hiện từ sau Thế chiếnthứ II như một phương tiện để người giàuđầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp. Mặc

Page 1286: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dù đạt được một số thành công đáng kể,vốn cổ phần hầu như không được chú ýtrong gần 50 năm. Năm 1957, AmericanResearch and Development corporation,một trong những công ty vốn cổ phần đầutiên, đã đầu tư 70.000 đôla vào DigitalEquipment (trị giá 355 triệu đôla) khiDigital lên sàn chứng khoán năm 1968,với lợi nhuận thu được là hơn 100% mỗinăm. Mãi đến những năm 1980, côngchúng mới ý thức đầy đủ về vốn cổ phầntrong cuộc bùng nổ các thương vụ muađứt công ty. Giao dịch nổi tiếng nhất làKohlberg, Kravis và Roberts (KKR)

Page 1287: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mua lại RJR Nabisco vào năm 1988.KKR cùng các đối tác của mình đã thắngmột trận rất căng thẳng và công khai khichi ra 30 tỉ đôla, bao gồm cả nợ, một kỷlục trong suốt 17 năm. Thương vụ nàyliên quan đến nhiều nhân vật nổi tiếng.Nó cũng là nguồn cảm hứng cho mộtcuốn sách bán rất chạy củaBryanBurrough và John Heylar với tiêu đềBarbarians at the Gate (Những kẻ manrợ ở ngoài cổng), và một phim truyềnhình với James Garner thủ vai chính.Trong một đoạn tiên đoán những sự kiệnsẽ diễn ra 20 năm sau đó, hai tác giả đã

Page 1288: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

miêu tả về các ông chủ của ngân hàngđầu tư đằng sau thương vụ này: “Nhữngông chủ của ngân hàng đầu tư vừa lànhững hồ lì ở các sòng bạc, vừa là nhữngnhà giả kim. Họ nghĩ ra những mưu môtáo bạo, rồi bày trò tính toán rối rắm trênmáy tính để biện luận, sau đó họ chờnvờn dụ dỗ các giám đốc trong một điệunhảy quái quỷ”.

Thời kỳ bùng nổ các vụ mua bán công tytrong những năm 1980 đã gây một cơnsốt chưa từng có về cơ cấu tài chính, bởicác ông chủ nhà băng, các nhà đầu tư và

Page 1289: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những bộ óc làm thuê cho họ, luôn tìmcách phát triển các chiến lược kinhdoanh và tài chính ngày càng tinh vi, vàthường tạo ra những loại chứng khoánmới lạ để hỗ trợ các chiến lược đó. Tốcđộ diễn ra ngày càng nhanh khi tiền liêntục được rót vào các quỹ đầu tư vốn cổphần, được quản lý bởi các công ty nhưBlackstone, Kohlberg, Kravis vàRoberts, và carlyle Group. Những nhàđầu tư vào các quỹ đầu tư vốn cổ phầnbao gồm những người giàu, các công tybảo hiểm, quỹ của các trường đại học vàquỹ lương hưu.

Page 1290: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hai mươi năm qua, vốn cổ phần đã đitheo chu trình kinh tế: bùng phát vàogiữa thập kỷ 90 (thế kỷ XX), chậm lạivào thời kỳ sụp đổ của các công ty kinhdoanh trên mạng và sự kiện 11/9, sau đólại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hếtnhờ nhiều tín dụng giá rẻ. Năm 2006, gần700 tỉ đôla được đầu tư trên toàn cầu.Năm đó, các công ty đầu tư vốn cổ phầnđã mua 654 công ty Mỹ, gấp 18 lần sovới năm 2003. Từ 1987 đến 2006, đây làmột lĩnh vực rất phát đạt: lợi nhuận trungbình của các công ty đầu tư vốn cổ phầnlà 13,2% trong khi các cổ phiếu

Page 1291: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Standard & Poor’s 500 Index chỉ ở mức9,7%.

Sự phát triển mạnh mẽ này kéo dài đến2008 khi các thị trường tín dụng bópnghẹt dòng máu của vốn cổ phần - nợ.Thật trớ trêu, phải không? Nhưng đúngnhư thế, vốn cổ phần thực chất được nuôidưỡng bởi nợ - nợ rất nhiều nữa là đằngkhác.

Vậy bí mật ở đây là gì? Rất đơn giản.Bạn gặp một công ty có cổ đông lườibiếng, chi phí cao, giá cổ phiếu thấp,không quá nhiều nợ và hoạt động kinh

Page 1292: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

doanh ổn định hoặc tài sản được tính giáthấp. Bạn huy động vốn từ các nhà đầutư, vay mượn như điên và sau đó muacông ty bằng 1% tiền tươi và 99% tiềnmượn (những người nắm vốn cổ phần đãtống 741 tỉ đôla tiền nợ vào bảng cân đốitài sản của các công ty từ 2004 đến2008). Những người chủ mới liền sa thảitoàn bộ ban giám đốc cũ, đưa các nhàquản lý mới vào làm việc với lương cơbản thấp, nhưng cổ phần thưởng thìnhiều. Nhóm quản lý mới cắt giảm chiphí để tăng tối đa dòng tiền mặt nhằmgiảm gánh nặng nợ nần. Sau một vài

Page 1293: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tháng, công ty vốn cổ phần dùng dòngtiền mặt đã được tăng lên để vay thêm,trả một khoản cổ tức kha khá cho chínhmình và các nhà đầu tư. Nếu thị trườngchứng khoán có vẻ ổn định, họ lại đưacông ty lên sàn, bỏ túi khoản lợi nhuậnkhổng lồ từ vốn đầu tư ít ỏi. Một nhómcổ đông lười biếng khác nắm quyền kiểmsoát và chu kỳ lại tái diễn. Trong nhiềunăm, đây là kiểu làm ổn thỏa. Khi Baincapital đưa Dominos Pizza lên sànchứng khoán năm 2004, lợi nhuận thuđược lên đến 400%. cVc capitalPartners đưa Halfords, chuỗi cửa hàng

Page 1294: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phụ tùng xe đạp và xe hơi của Anh, lênsàn với giá trị lên đến 593 triệu đôla(giá mua công ty hai năm trước đó là 427triệu đôla) - thu lợi nhuận 39%. clayton,Dubilier và Rice cũng tăng giá trị đầu tưlên gấp ba khi bán Kinkos cho FederalExpress năm 2004. Ngay trong thời kỳkhủng hoảng, vài công ty vẫn duy trìđược lợi nhuận. Tháng 5/2007, TPGcapital và Goldman Sachs thu lãi ròng1,3 tỉ đôla trong vòng bảy tháng từ khimua lại công ty điện thoại không dâyAlltel và bán lại cho Verizon sau đó.Một nghiên cứu của Hiệp hội Vốn mạo

Page 1295: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiểm Anh (BVcA) cho thấy, lợi nhuậntrung bình từ việc bán các công ty đượcđầu tư vốn cổ phần từ 2005-2007 caogấp 3,3 lần so với mức của FTSE All-Share Index.

Ðể mô hình vốn cổ phần hoạt động hiệuquả, cần phải có hai điều kiện: có nhiềutiền vay lãi suất thấp; có các nhà đầu tưhay công ty sẵn sàng mua những công tyđược đầu tư vốn cổ phần với một giá rấtcao so với giá trị gốc. Khi có cả hai điềukiện này, chúng ta sẽ có hai phần của môhình doanh thu và lợi nhuận của các công

Page 1296: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty đầu tư vốn cổ phần. Thường thì họchấp nhận giảm 20% lợi nhuận và 2%phí theo giá trị tài sản. Nhưng 20% đó sẽkhông quá nhiều nếu bạn dùng một ít tiềnriêng để mua công ty. chúng ta cùng xemcách thức hoạt động của mô hình này:

cashflow Inc. mỗi năm đạt lợi nhuận 100triệu đôla. Leverage capital mua lạicashflow Inc. với giá gấp 10 lần lợinhuận, tức là 1 tỉ đôla. công ty chỉ dùng200 triệu đôla tiền riêng của mình và vay800 triệu. Vài năm sau đó, lợi nhuận củacashflow được dùng để trả tiền lãi của

Page 1297: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoản nợ và Leverage capital phải tínhtoán cắt giảm chi phí và tinh giản bộ máycủa cashflow. Nhờ những thay đổi này vànền kinh tế phát triển, lợi nhuận tăngthành 150 triệu đôla một năm. Năm nămsau khi mua cashflow, Leverage capitalbán lại công ty cũng với giá gấp 10 lầnlợi nhuận, lần này là 1,5 tỉ đôla! Sau khitrả 800 triệu đôla tiền nợ, Leveragecapital còn 700 triệu đôla, thu được350% lợi nhuận từ số tiền đầu tư ban đầu200 triệu đôla. Leverage còn được giữlại 140 triệu đôla lợi nhuận trước khichia 560 triệu đôla tiền lãi cho các nhà

Page 1298: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đầu tư. Tất nhiên, Leverage không phảichờ đến năm năm mới kiếm được tiền;nó đã bỏ túi 2% phí quản lý (khoảng 20-30 triệu đôla mỗi năm) để đảm bảokhông ai bị đói trong khi chờ đợi ngàybội thu.

Mythbuster Wisdom: Bạncũng có thể sống như mộtngười nắm vốn cổ phần!

Vào thời kỳ đỉnh điểm của

Page 1299: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trào lưu vốn cổ phần, cáccông ty vốn cổ phần sở hữurất nhiều thương hiệu nổitiếng với mọi nhà. Thế giớivốn cổ phần có thể phục vụbạn cả đời.

Sau khi thức dậy trong cănphòng ở khách sạn Hilton,bạn chồm ra khỏi chiếcgiường Sealy, mặc áo sơ mi

Page 1300: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và quần Tommy Hilfiger thờithượng được mua tại củahàng Neiman Marcus, nhảylên chiếc xe Dodge thuê củaHertz. Bạn mở một kênhradio của clear channel rồilái đến Dunkin’ Donuts đểuống cà phê và ăn bánh rán.Tinh thần tỉnh táo, bạn đimua sắm một chút ở Sears,

Page 1301: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khua vài món quà cho bọntrẻ ở Toys ‘R Us, rồi mua đồăn trưa ở OutbackSteakhouse. Vẫn còn chútthì giờ, bạn lái xe xuống mộtsòng bạc Harrah để đánh vàiván. Sau đó bạn đi xem mộtphim của MGM ở rạp Regaltrước khi chạy ra sân baycho kịp chuyến bay của

Page 1302: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hàng hàng không Midwest.Máy bay đáp, bạn liền nhảyvào chiếc Jeep Grandcherokee và lái về nhà saukhi đã ăn Burger King.

Nghiên cứu của BVcA mà tôi nói ở trênđã phân tích nguồn gốc lợi nhuận của vốncổ phần và kết quả rất thú vị: 30% là dothị trường chứng khoán phát triển; 50%là do vay mượn; và 20% là nhờ những

Page 1303: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cải tiến chiến lược và điều hành. Nhữngsố liệu này giải thích vì sao khu vực nàygặp khó khăn trong năm 2008-2009. Thịtrường chứng khoán khựng lại, không chovay nhiều nữa nên 80% cơ hội đã biếnmất. Nhưng mọi chuyện còn tệ hơn.Thành công rực rỡ của các năm trước đókhiến nhiều công ty cổ phần tư nhân bỏra nhiều tiền hơn bao giờ hết để mua lạicác công ty khác, dĩ nhiên là họ cần phảivay nhiều hơn. Nhiều công ty bị mắc kẹtvới tiền đầu tư vào những công ty màtiền đồ không có gì sáng sủa. Một loạtcông ty đầu tư vốn cổ phần chính thức

Page 1304: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công bố phá sản, kể cả chrysler - có lẽđây là công ty đầu tư vốn cổ phần quymô lớn nhất. cerberus, công ty đã mua lạiphần lớn chrysler từ Daimler, cũng thấtbại và các đối tác đã chịu lỗ hơn 7 tỉđôla. Bên cạnh việc mất giá trị đầu tư,nhiều công ty đầu tư vốn cổ phần cònlâm vào hoàn cảnh không mấy dễ chịu làbuộc phải điều hành các công ty nàytrong thời gian dài. Ví dụ, năm 2003,Eddie Lampert, một nhà quản lý quỹ đầucơ, đã mua lại công ty bán lẻ Kmart khicông ty này đang trong tình trạng phá sản.Ông ta kiếm được tiền, như một chuyên

Page 1305: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gia phân tích đã nhận xét: “Ông ta nhậnthấy Kmart là một cái xác và ông ta kiếmtiền từ đó”. Lợi nhuận 1,1 tỉ đôla trongnăm 2004 không có được từ doanh sốbán hàng, mà do bán bất động sản. Năm2005, Eddie quyết định làm thêm một vụlớn nữa là mua lại nhà bán lẻ nổi tiếngSears với giá 12,3 tỉ đôla, rồi kết hợp nóvới Kmart. Không ai ngờ sự kết hợp hainhà bán lẻ đang đuối trên thị trường sẽkhiến người dân của Bentonville,Arkansas (quê hương của Wal-Mart)phải thao thức cả đêm. chiến lược ở đâylà cắt giảm chi phí và bán bất động sản

Page 1306: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá trị thấp. các nhà đầu tư rất thích vụlàm ăn này và giá cổ phiếu tăng caonhưng rồi khó khăn cũng tới. Dòng tiềnmặt từ bán lẻ bị suy giảm, ông chủ EddieLampert phải làm việc như một nhânviên. Rồi thị trường bất động sản cũngyếu đi nên càng khó bán tài sản để kiếmlời.

Năm 2008, nhiều thương vụ liên quanđến vốn cổ phần không đem lại lợi nhuậnnhanh chóng như mong đợi. Một nhà bìnhluận nói, “Bạn nên biết rằng, tiếp theo,các chủ ngân hàng sẽ phân phát cuốn Từ

Page 1307: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tốt đến tuyệt vời”. Rồi sẽ có một vàinhà đầu tư biến thành nhà điều hành vàthành công. Dù sao mô hình lợi nhuậncủa vốn cổ phần vẫn rất hấp dẫn với cácgiám đốc đứng đầu doanh nghiệp. Năm2006, David calhoun, một trong nhữnggiám đốc nổi tiếng của GE đã đầu quâncho VNU, một công ty quản lý thông tinvà xuất bản, với trọn gói lương thưởnggần 100 triệu đôla. Một nhóm công tyđầu tư vốn cổ phần nổi tiếng, như TheBlackstone Group, Kohlberg, Kravis vàRoberts, và Thomas H. Lee Partners, gầnđây đã mua lại VNU với giá 8,6 tỉ euro

Page 1308: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và calhoun bị cuốn theo để điều hành chohọ.

Mặc dù các công ty đầu tư vốn cổ phầnbị chỉ trích nhiều, họ vẫn đóng một vaitrò quan trọng trong việc duy trì sự năngđộng của các ban giám đốc và các nhómquản lý lười biếng. Như Geoff cullinancủa Bain & co. nhận xét, “Họ bị chêtrách là những kẻ buôn người và hôi của,nhưng nếu họ giàu, họ chỉ có thể giàuđược bằng cách tạo ra các công ty tốthơn”. Tuy nhiên, với nhân viên bìnhthường, đó có thể là một trải nghiệm đau

Page 1309: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đớn. Mặc kệ chuyện gì xảy ra thì vốn cổphần tư nhân vẫn tồn tại, trừ phi cáckhoản lợi nhuận khổng lồ bị đánh thuếsạch sành sanh.

Mythbuster Wisdom:Warren Buffett nhận xét vềđầu tư vốn cổ phần

“cách đây vài năm, các đốithủ cạnh tranh của chúng tôi

Page 1310: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được gọi là những nhà điềuhành mua bán doanh nghiệpbằng vốn vay (LBO). NhưngLBO đã trở thành một cáitên xấu. Và họ quyết địnhthay tên đổi họ. Nhưng cáimà không thay đổi đượcchính là thực chất công việcmà họ làm trước đó, kể cảcấu trúc phí dịch vụ và sự

Page 1311: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

yêu thích vốn vay.

cái tên mới của họ là ‘vốncổ phần,’ một cái tên làmđảo lộn sự thật. Khi mua lạimột công ty khác, hầu nhưchắc chắn họ làm cho tỉ lệcổ phần trong cấu trúc vốncủa công ty bị mua giảmđáng kể so với trước đó.Nhiều công ty bị mua lại,

Page 1312: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cách đây hai, ba năm, bâygiờ rơi vào tình cảnh chếtngười bởi lẽ họ phải chịu nợchất chồng do những ngườinắm đa số vốn cổ phần gâyra. Nên lưu ý rằng các côngty đầu tư vốn cổ phần khôngvội vàng đưa vốn vào chocác công ty đang rất cần, màvẫn giữ vốn riêng ”.

Page 1313: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Vốn cổ phần không phải lúc nào cũngthắng thế. Trong số 109 công ty của Mỹcó tài sản hơn 1 triệu đôla đã nộp hồ sơphá sản trong 11 tháng đầu năm 2008, cóđến 67 công ty (61%) hoặc do các côngty đầu tư vốn cổ phần sở hữu, hoặc bịbán đi từ các công ty đầu tư vốn cổ phần.

có một lý do: đôi khi người ta sai khiquan niệm rằng dòng tiền mặt mạnh sẽ dễdàng xử lý hết các khoản nợ lớn. Năm2006, các công ty đầu tư vốn cổ phầnTPG và Apollo Management LP đã mua

Page 1314: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty kinh doanh sòng bạc Harrah’svới giá 17,3 tỉ đôla. Harrah’s được đánhgiá cao vì dẫn đầu thị trường và áp dụngmáy vi tính để phân tích lợi thế cạnhtranh trong một lĩnh vực kinh doanh khắtnghiệt. Vào thời điểm đó, thương vụ nàyđược xem như giấy phép in tiền. Nhưngkhả năng phát triển trong tương lai lạiphụ thuộc vào số người muốn đánh bạc.Khi lĩnh vực bất động sản co lại và nềnkinh tế đi xuống, những dự đoán khảquan cũng biến mất. cuối năm 2008,Harrah’s phải oằn lưng gánh 23,9 tỉ đôlatiền nợ. Số tiền lẽ ra dùng để đầu tư nay

Page 1315: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phải dành để trả nợ, làm yếu hẳn lợi thếcạnh tranh mạnh mẽ ngày nào của côngty.

Người ta có thể nghi ngờ Harrah’s về sựkhôn ngoan khi mua bán dựa vào nợ củavốn cổ phần, nhưng ít ra họ cũng dự đoántương lai có thể không được như mongđợi. Trước khi thương vụ kết thúc, côngty đã chuẩn bị tư thế đón nhận tình huốngxấu nhất. Không may là, đến cuối năm2008, “tình hình còn xấu hơn cả tìnhhuống xấu nhất” như một giám đốc đãnhận xét.

Page 1316: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hành đỘng

· Giá trị hợp nhất từ các thương vụM&A không có được bằng cách vẽ vờicác mô hình tài chính, mà đòi hỏi một sựnỗ lực, tập trung, tinh thần kỷ luật và khảnăng lãnh đạo.

· Xét đến cùng, những vụ sáp nhậpcông ty có thành công hay không sẽ đượcphản ánh qua hành vi của khách hàng trênthị trường - không phải bởi kế toán viêntrong hậu trường.

· 1 cộng 1 hiếm khi bằng 2, đừng nói

Page 1317: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gì đến 3.

· cảm tính của người lãnh đạo khôngphải là cơ sở chính đáng để thực hiệnnhững thương vụ mua bán các công ty.

· Một thế giới hoàn hảo sẽ khôngcần đến vốn cổ phần. Nhưng vì thế giớinày không hoàn hảo nên đâu đâu cũng cókền kền chực ăn xác chết!

Page 1318: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 14

Nhân tài là quan trỌng

có phẢi chúng ta coi trỌng nhân tàiquá mức không? Trong cuốn Talent IsOverrated (Tài năng bị đánh giá quámức), NXB Penguin, 2008, Geoffreycolvin nói rằng, thực sự không hề có tàinăng thiên bẩm. Khả năng làm việc xuấtsắc chỉ có được khi làm việc chăm chỉ,luyện tập và lặp đi lặp lại. Nếu đúng nhưthế (và tôi chỉ tin phần nào) thì đây là tinmừng. chúng ta sẽ không còn viện lý do

Page 1319: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thất bại là vì đối thủ tài năng hơn! Màđơn giản là họ làm việc chăm chỉ và hiệuquả hơn. Dĩ nhiên, chỉ làm việc chăm chỉkhông thôi cũng chưa hẳn đem lại thànhcông nhưng không làm việc chăm chỉ thìchúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi. Khi gặptình hình khó khăn, những doanh nghiệpvà nhân viên giỏi nhất đều làm việcchăm chỉ và hiệu quả hơn, giống nhưnhững lời bất hủ của Bill Ocean trongbài hát nổi tiếng năm 1986: “Khi nghịchcảnh thi gan với ta, ai gan lì sẽ vượtqua”. Khả năng vượt qua hoàn cảnh sẽlàm hé lộ nhân tài. cũng giống nhiều công

Page 1320: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty khác, ban giám đốc của cruciant luônkhẳng định rằng nhân tài là tài nguyênđáng giá nhất của mình.

HoẠt cẢnh: MỘt văn phòng trên tầng 15tẠi trỤ sỞ chính cỦa cruciant - tháng 4năm 2008

STEPHANIE EKBLOM ĐANG NGỒITRONG VĂN PHÒNG MớI. Ðây làngày đầu tiên cô làm việc tại cruciant. côđược tuyển vào vị trí Giám đốc Kếhoạch Tài chính, chịu trách nhiệm toànbộ về hoạch định, dự toán ngân sách vàdự báo cho cruciant trên toàn cầu. Ðây là

Page 1321: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một vị trí mới mà cFO Henry Pritchettđã lập ra do hoạt động kinh doanh trêntoàn cầu của cruciant trở nên phức tạphơn vì phát triển quá nhanh. Stephanieđược tuyển từ một công ty tư vấn hàngđầu, nơi cô đã làm vài việc rất tốt choHenry trong mấy năm qua. cô có bằng kếtoán ở Úc và giàu kinh nghiệm làm việcở châu á.

có tiếng gõ cửa, Stephanie đứng dậy đira mở. Bên ngoài là một người đàn ôngđẩy xe, bên trong hình như có vài bứctranh được đóng khung. “chào chị, tôi là

Page 1322: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Fred bên bộ phận xây dựng. Tôi mangđến vài bức tranh để chị ngắm trongphòng làm việc”, anh ta giải thích.

Stephanie nói, “Tôi được chọn tranh à -thú vị thật”. Rồi cô vẫy Fred vào phòng.Hai mươi phút sau đó, cô xem qua hếtcác bức tranh và chọn ra ba bức để treolên tường. cô vừa nói vừa chỉ một bứcchụp tảng đá Ayers ở Úc lúc chiều tà,“Tôi thích ba bức này - bức này có thểtreo ở phía sau bàn làm việc của tôi. Nógợi nhớ quê tôi. còn hai bức kia có thểtreo ở tường bên trái”.

Page 1323: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Fred có vẻ lúng túng và nói, “Thưa, cóchút vấn đề ạ. Với chức giám đốc, chịchỉ được hai bức thôi. Phó tổng giámđốc mới có ba bức”.

Stephanie ngạc nhiên: “Ý anh là công tychúng ta có quy định mỗi người đượctreo bao nhiêu tranh trên tường à?”

Fred trả lời, “Vâng ạ. cũng có cả nhữngquy định về diện tích văn phòng và kiểunội thất chị được quyền dùng. Khi táchra, chúng tôi cứ áp dụng mọi quy tắc cũ”.

Stephanie cười rồi nhìn Fred với ánh

Page 1324: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mắt nghịch ngợm, đoạn mỉm cười rồinói, “Fred này, anh có thể đừng nói choai biết tôi đã lấy ba tấm được không?Tôi cũng sẽ không nói. Vậy thì đâu cósao!” Rồi cô nháy mắt.

Fred cười nhạt rồi miễn cưỡng đồng ý,“Ðược thôi. Vì hôm nay là ngày đầu tiêncủa chị, tôi cứ để chị lấy, nhưng đừngnói với ai chuyện này nhé. Nếu không thìtôi bị phiền đấy”.

Stephanie cam đoan, “Anh đừng lo. Ðólà bí mật”.

Page 1325: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(Lời tác giả: Ðây chính là chuyện tôi gặptrong ngày đầu tiên đến làm việc tại mộttrong những công ty lớn nhất của Mỹ, chỉcó điều tôi không nháy mắt với Fred).

Hai ngày sau... lúc 8 giờ tối

Stephanie đang ngồi ở bàn làm việc cùngKevin Na. Hai người đang chăm chúxem một xấp giấy tờ.

cô hỏi, “Vậy các bảng tính này là dự báocủa từng giám đốc quốc gia ở châu á nộptới à?”

Page 1326: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Kevin đáp, “Vâng. Họ sẽ gởi dự báo vàongày làm việc thứ 9 sau khi kết thúc quý.Ðợt này rơi vào ngày thứ hai. cả nhómtôi mất vài ngày để kiểm tra từng bản dựbáo và làm việc với giám đốc các nướcđể đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác.Sau khi chị và tôi đã xem qua trong tốinay, tôi sẽ xem có vấn đề nào chưa giảiquyết. Rồi chúng ta sẽ bắt đầu hợp nhấtcác bản dự báo và đưa ra một bản thảođể chị cùng thảo luận với Henry đầu tuầntới. Phải mất thêm ba, bốn ngày để hoànthành bản dự báo và sẽ phải làm xongcho kịp cuộc họp của Ban giám đốc vào

Page 1327: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đầu tháng tới”.

Stephanie hỏi, “Tức là bản dự báo sẽdựa vào các số liệu đã có một thángtrước khi Ban giám đốc xem à?”

Kevin trả lời, “Ðúng thế. Nhưng như thếđã là tốt hơn trước rồi. Khu vực châu áthường báo cáo số liệu chậm một tháng,nên đến lúc bản dự báo đưa ra thì dữliệu đã trôi qua hai tháng rồi”.

Stephanie bất ngờ nhưng giữ im lặng. côcó 90 ngày để đưa ra kế hoạch cải tổ mọiquy trình nhưng với đà này thì cần thay

Page 1328: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đổi rất nhiều.

cô nói, “Tôi hiểu rồi. Bây giờ, nhìn vàođây, tôi thấy kết quả thực tế của năm tínhđến ngày dự toán, và rồi có một dự báocho mỗi tháng còn lại so với dự toán,đúng không?”

Kevin đáp, “Vâng, đúng như vậy”.

Stephanie hỏi tiếp, “có cái gì cho tôithấy chiều hướng của số liệu thực tế củanăm cho tới ngày hôm nay, hoặc giúp tôiso sánh với dự báo trước đó? Suy chocùng thì dự toán đâu còn tác dụng gì so

Page 1329: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

với mọi thay đổi đang diễn ra, đúngkhông?”

Kevin nói, “Ồ không, dự toán là rất quantrọng đấy. Nó là cơ sở để tính tiềnthưởng cho các quản lý, nên nó vẫn phảiđược xem là mốc chuẩn”.

Stephanie lắc đầu: “chính vì vậy khi nhìnvào số liệu của Philippines, tôi thấy đếncuối quý II, doanh thu thấp hơn mục tiêu12%, nhưng bản dự báo của họ nói là sẽbù đắp trong nửa năm còn lại và vẫn đạtđược chỉ tiêu? Làm sao có thể làm đượckhi chương trình tung ra sản phẩm mới bị

Page 1330: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chậm liên tục và kinh tế đang yếu?”

“Tôi hiểu, nhưng bên đó mọi người sẽ cốđạt được chỉ tiêu bằng mọi cách”.

Stephanie kết luận, “Như vậy, đây khônghề là bản dự báo mà chỉ là một phéptoán, tính xem họ cần gì để có thể đạt chỉtiêu đề ra”.

Hai giờ sau, Stephanie rời văn phòng,tay bê cả xấp giấy tờ. Kevin nói rằng ởnhà cô không thể nào truy cập vào hệthống dự báo, bởi dữ liệu gốc được lưutrên một máy tính trong phòng anh ấy. Và

Page 1331: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cứ 5 giờ chiều thì máy tự động tắt. chonên cô còn thêm vài tiếng căng mắt ra đểtìm hiểu những con số được đệ trình.Ðến thời điểm này, cô vẫn chưa thấy mộtlời giải thích nào về những thay đổi trongchiến lược để mỗi nước có thể đạt đượcchỉ tiêu. Ít ra cô biết vì sao người tatuyển dụng mình, nhưng đây không phảicách cô muốn bắt đầu công việc.

Sáng hôm sau

có tiếng gõ cửa phòng Stephanie,Andrew Tompkins thò đầu vào nhìn vànói, “chào cô, tôi là Andrew Tompkins,

Page 1332: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi có hẹn lúc 10g với cô”.

Stephanie nói, “Vào đi Andrew, rất vuiđược gặp anh. Tôi có nghe mọi ngườikhen anh nhiều lắm. Anh gặp tôi cóchuyện gì không?”

Andrew là chuyên gia phân tích tài chínhcao cấp trong nhóm của Kevin. Anh đãlàm việc cho cruciant được hai năm, saukhi có bằng MBA của Wharton. Kevinđánh giá anh là một trong những thànhviên giỏi nhất trong nhóm.

Andrew ngồi xuống và bắt đầu nói, “Tôi

Page 1333: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biết cô mới bắt đầu làm ở đây, tôi nghĩcông ty rất mừng khi có cô. chắc chắnchúng ta cần cải thiện mọi quy trình vàhệ thống làm việc nếu muốn điều hànhmột công ty quy mô toàn cầu. Nhưng nóithật với cô, tôi nghĩ cruciant không thíchhợp với tôi”.

Stephanie không thể giấu vẻ bất ngờ,“Anh đừng nói là anh muốn nghỉ việcđấy!”

Andrew trả lời, “còn hơn thế một chút.Tôi được đề nghị nhận một công việckhác mà tôi có ý định làm, cho nên tôi

Page 1334: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

muốn nộp đơn nghỉ việc. Tôi rất tiếc khiphải làm thế này ngay khi cô vừa gianhập công ty, nhưng tôi đã suy nghĩchuyện này mấy tháng nay”.

Stephanie hỏi, “có thật anh muốn nghỉkhông? Kevin đánh giá anh rất cao, phầnđánh giá năng lực của anh thì vô cùngtốt. Anh rất có tương lai ở công ty này.Tôi xem anh là một thành viên quan trọngtrong nhóm để thay đổi nhiều việc ởđây.”

“cảm ơn cô, và quả thật tôi muốn đượctham gia vào những thay đổi ấy. Nhưng

Page 1335: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tôi cảm thấy, sau hai năm vùi đầu vàomớ bảng tính dự toán và dự báo, khôngkể ngày, đêm, cả cuối tuần nữa, tôi khôngcó được kinh nghiệm và sự cọ xát côngviệc để phát triển. Tôi không muốn họcthạc sĩ ở Wharton để ngồi làm Excel mỗingày. Việc thu thập và kiểm tra dữ liệumất quá nhiều thời gian nên chúng tôichẳng còn kịp phân tích cho ra hồn.Kevin cứ phải đứng cạnh máy in chờ dựbáo in ra để chạy lên lầu họp với Henry.chúng tôi chưa bao giờ có thời gian đểtìm hiểu số liệu đúng nghĩa hoặc đưa ramột phân tích có chiều sâu. Tôi có cảm

Page 1336: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giác chỉ dùng não bộ hai tiếng mỗi tuần.Ðã đến lúc tôi phải đi xa hơn. Nếu côđến làm từ vài tháng trước, không chừngmọi việc đã khác”.

Stephanie trả lời, “Tôi không giấu làcũng thất vọng, nhưng với chút ít thờigian ở đây, tôi hiểu rõ vì sao anh nghĩnhư thế. Nếu anh đã quyết thì tôi sẽkhông cố thuyết phục - vì nếu có thuyếtphục được cũng chỉ là tạm thời. chúc anhmọi điều tốt đẹp trong công việc mới, vàtheo những gì tôi nghe được về anh thìchắc chắn sẽ thành công”. cô đứng dậy

Page 1337: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và bắt tay với Andrew. Khi anh ta đi, côliền nghĩ về vị trí của mình. Không có gìquá ngạc nhiên khi những người chuyênnghiệp, giỏi giang, nhiều ước mơ, buộcphải ra đi khi họ bị bắt làm công việccủa một cái máy. có thể còn nhiều ngườimuốn nghỉ nữa. Khi còn làm tư vấn, côbiết rằng thường những ai ở lại khi cácquy trình làm việc và hệ thống bị phá vỡlà những người không muốn hoặc khôngcó khả năng phân tích chiều sâu. cô cầnnhanh chóng thay đổi tất cả. Tuy cruciantnói nhiều về chuyện xem trọng nhân tài,tình hình ở đây hiện không thể thu hút và

Page 1338: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giữ chân người tài.

Khi nào thì lệnh ngưng tuyển dụng khôngcòn ý nghĩa? - tháng 8 năm 2008

Lance Headley phụ trách bộ phận muahàng của cruciant. Nhóm của anh giámsát mua trên một tỉ đôla hàng hóa và dịchvụ cho cruciant: mọi thứ từ bàn, ghế đếncác dịch vụ pháp luật. Trong lần dự trùngân sách này, Lance buộc phải cắt giảm20% chi phí và điều có có nghĩa phảigiảm nhân sự. Anh không vui vẻ gì. côngviệc của cả nhóm vẫn không đổi; theoquy mô toàn cầu chuỗi cửa hàng của

Page 1339: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cruciant ngày càng mở rộng, phương ánnguồn hàng ngày càng nhiều, khiến mọingười phải làm việc cật lực hơn bao giờhết. Nếu muốn đạt được những mục tiêunặng nề về lợi tức thì nhất thiết phải cắtgiảm ngân sách và ngưng tuyển dụngmới. Lance sẽ phải đưa ra các quyết địnhkhó khăn. Anh cho 15 nhân viên trongnhóm nghỉ, có cả Sarah Lawrence, ngườiquán xuyến việc mua các dịch vụ quảngcáo và tiếp thị cho cruciant trong 15 nămqua. Sarah là thành viên chủ chốt trongnhóm của Lance, nhưng Lance không còncách nào khác, và một đại lý quảng cáo

Page 1340: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của cruciant đang đề nghị cung cấp cácdịch vụ tương tự cho nên vị trí của Sarahbị loại bỏ.

Hai tháng sau...

Lance đang họp với Phil, phó tổng giámđốc phụ trách tiếp thị. Phil không hàilòng lắm. “Lance, không xong rồi. Sắpcó một chiến dịch quan trọng để tung sảnphẩm mới cho thị trường Ðông Nam á,vậy mà không có billboard, quảng cáotrên tạp chí, đài phát thanh gì cả. Anhlàm việc sao vậy?”

Page 1341: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Lance: “Tôi hiểu, nhưng từ khi cắt chiphí vài tháng trước, có quá nhiều khókhăn. chắc anh còn nhớ, đại lý quảng cáonhận lo việc mua các dịch vụ quảng cáocho chúng ta luôn, thay vì ta tự mua trongcông ty, nên tôi đã cho Sarah nghỉ. Hiệngiờ chúng tôi mới biết đại lý đó chưa đủđiều kiện để xử lý mọi yếu tố trong hợpđồng để mua dịch vụ. Họ thuộc dạngngười sáng tạo nhưng không chú ý lắmđến chi tiết. Vấn đề là do ngưng tuyểndụng, tôi không thể tìm được người để lophần này”.

Page 1342: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Phil: “chúng ta phải giải quyết tình hìnhnày. chúng ta chưa từng gặp khó khăn vềmảng mua dịch vụ. Khi Sarah còn ở đây,cô ấy quán xuyến mọi việc rất tốt -thương lượng hợp đồng hiệu quả và tổchức công việc ổn thỏa. Anh có biết côấy đã tìm được việc mới chưa?”

Lance: “Tôi nghĩ là chưa. Khi chúng tacho nghỉ việc, cô ấy rất giận. chế độ đãingộ chúng ta dành cho cô ấy trước đâyrất tốt, nên tôi nghĩ cô ấy đang thong thảtìm việc làm sắp tới”.

Phil: “Thử hỏi xem cô ấy có muốn quay

Page 1343: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lại không?”

Lance: “Nhưng còn quyết định ngưngtuyển dụng thì sao?”

Phil: “Tôi vẫn còn ít tiền trong ngân sáchvì đã hủy chiến dịch châu Âu. Tôi nghĩcó thể dùng tiền đó để trả lương choSarah nếu cô ấy cộng tác. Anh cứ hỏixem cô ấy có quan tâm không?”

Hai tuần sau, Sarah trở lại bàn làm việccũ, phụ trách công việc trước đó. côkhông làm nhân viên chính thức chocruciant mà làm cố vấn. Mỗi ngày cô

Page 1344: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được trả 350 đôla và Sarah rất vui. Hợpđồng 12 tháng sẽ đem lại cho cô 80.000đôla, cao hơn tới 20.000 đôla so vớilương nhân viên chính thức. Sau khi trảtiền bảo hiểm y tế, cô còn lại khá nhiều.cô vẫn chưa đụng tới số tiền chín thánglương mà cruciant bồi thường cho cô.Lance hài lòng vì anh lại có một ngườitin cậy nhưng vẫn không phải tăng nhânsự hay tăng ngân sách, và Phil cũng hàilòng. Bây giờ anh có thể an tâm rằngviệc mua dịch vụ sẽ có người giải quyếtchu đáo.

Page 1345: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ThỰc tẾ: NhỮng nhà máy sẢn xuẤtnhân tài

Nhiều công ty đã nổi danh là những “lò”phát triển tài năng. Nếu cần một quản lýnặng về số liệu, hãy nghĩ đến GE; mộtnhà sản xuất lão luyện về phát thanh vàtruyền hình, nghĩ đến BBc; một cEO haytổng giám đốc có đầu óc chiến lược, hãynhớ đến McKinsey; cần một quản lýthương hiệu hàng đầu, hãy tìm đếnProcter & Gamble hoặc coca-cola; muốntìm một quản lý cho quỹ đầu cơ hoặc quỹđầu tư vốn cổ phần, hãy nghĩ đến

Page 1346: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Goldman Sachs.

Mythbuster Wisdom: Vị trícao thì sóng gió lớn

Sự cận kề vực thẳm củangành ngân hàng vào cuốinăm 2008 đã khiến nhiềungười trả giá đắt. Gần 20%các ngân hàng lớn nhất thếgiới đã thay thế các cEO.

Page 1347: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Theo một nghiên cứu củaBooz & co., hơn một nửa đãbị sa thải.

Dù có chương trình đào tạo xuất sắc(BBc, GE, Procter and Gamble), hay cótiếng là quy tụ những nhân sự giỏi giangvà tài cán nhất (Goldman Sachs vàMcKinsey), những công ty này đều cóthành tích đào tạo nhân tài. các giám đốcở những công ty khác thường đi tìm “mộttổng giám đốc GE” hay một “giám đốc

Page 1348: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thương hiệu Procter and Gamble”. Tất cảnhững cái lò tài năng này hiểu rằng, họkhông thể và cũng không tìm cách giữchân mọi người tài. Thật ra, sẽ tốt chodoanh nghiệp nếu các cựu nhân tài củahọ lưu lạc ở nhiều công ty. Những cựunhân viên tài giỏi của McKinsey chính lànguồn khách hàng mới quan trọng. cácchuyên gia đàm phán từng làm việc choGoldman vẫn luôn giữ mối liên hệ mậtthiết với ngôi nhà cũ của họ. các công tynày có một vầng hào quang bao phủ nênmọi người rất dễ ngộ nhận rằng nhânviên nào của họ cũng là người tài. Thực

Page 1349: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ra, nhiều người trở thành “cựu nhânviên” bởi vì họ làm không xong việc. GEthường xuyên cắt giảm 10% nhân viên cónăng lực thấp nhất - cho nên bạn hãy cẩntrọng với các thương hiệu mà các ứngviên ghi trong cV của họ và kiểm tra xácđáng mọi thông tin.

Mythbuster Wisdom: Nhânsự là chi phí hay đầu tư?

Phần lớn các công ty đều

Page 1350: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vui vẻ thừa nhận nhân sự làchi phí lớn nhất của họ,nhưng có thực nhân sự làmột chi phí không? công tynào cũng chịu đầu tư vàocon người? Thế mà chỉ cóvài cEO xem chi phí nhân sựlà khoản đầu tư. Một trongsố đó là Martin Sorrell, nhàlãnh đạo của WPP, công ty

Page 1351: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quảng cáo hàng đầu nướcAnh, công ty lớn nhất thếgiới xét theo doanh thu.Trong một bài phỏng vấncủa Wall Street Journal,Sorrell nói rất rõ khi đượchỏi về vấn đề cắt giảm chiphí: “Ðiều duy nhất chúngta có thể tác động trong thờigian ngắn là đầu tư cho con

Page 1352: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người. Mỗi năm, chúng tôibỏ ra 9 tỉ đôla cho nhân sựvà 350 triệu đôla đầu tưvốn”.

MỌi nhà quẢn lý cỦa GE đều là thánh!

GENERAL ELEcTRIc đứng đầu rấtnhiều danh sách các công ty phát triểnnhân sự tốt nhất. Những chương trình củahọ về năng lực lãnh đạo, thực hành quảnlý và phát triển nghiệp vụ đều được đầu

Page 1353: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tư đúng mức để tạo nên một trong nhữngđội ngũ quản trị giỏi nhất thế giới. Khôngcó gì ngạc nhiên khi GE từ lâu đã trởthành nguồn cung cấp lãnh đạo cho nhiềucông ty. Hơn 25 công ty đã bổ nhiệmnhững cựu nhân viên của GE vào vị trícEO từ năm 1995, như 3M, Albertsons,Boeing, chrysler, conseco, Fannie Mae,Fiat, Home Depot, Honeywell, Intuit,Nortel, Pfizer và Siemens. Tuy không ainghi ngờ về khả năng đào tạo quản lý củaGE, đối với công ty tuyển dụng, chẳng cógì đảm bảo sự thành công. chúng ta cóthể thấy kết quả trong bảng 14.1.

Page 1354: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bảng 14.1: Người chiến thắng và kẻchiến bại F&B

Người chiếnthắng

Kẻ chiến bại

Larry Bossidy- AlliedSignalvà Honeywell

Paolo Fresco- Fiat

Gary Wendt -

Page 1355: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Jim McNerney- 3M vàBoeing

Steve Bennett- Intuit

Stanley Gault- Goodyear

Kirk

conseco

LawrenceJohnston -Albertsons

MikeZafirovski -Nortel

Bob Nardelli

Page 1356: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hachigian -cooperIndustries

- HomeDepot vàchrysler

Một trong những ví dụ dễ thấy nhất vềkhả năng lãnh đạo của các cựu quản lýcủa GE là Bob Nardelli. Nardelli là mộttrong hai người thất bại (người kia là JimMcNerney - 3M và Boeing) trong cuộcđua kế vị nhà quản lý Jack Welch huyềnthoại, ít nhất trong suy nghĩ của ông ta.Jeffrey Immelt đã giành chiến thắng cho

Page 1357: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nên Nardelli quyết định gia nhập HomeDepot một cách đình đám vào tháng9/2000. Ông ta nhanh chóng vạch ra mụctiêu đầy tham vọng là tăng doanh thu bánlẻ từ 58 triệu đôla lên 100 triệu đôlatrong năm 2005. Nhưng ông ta đã thấtbại. Doanh thu chỉ đạt 81,5 triệu đôla;không tồi nhưng là một thất bại theo yêucầu của người sếp cũ. Xét theo nhiềuphương diện, quá trình làm việc của ôngta ở Home Depot cũng có thể cho làthành công. Lợi nhuận tăng gần gấp đôi,lên tới 5,8 tỉ đôla, dù gặp suy thoái kinhtế nghiêm trọng trong thời gian 2000-

Page 1358: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2001. Tháng 1/2007, ông từ chức. Nhưngthất bại ấy vẫn đem về được một khoảnlương thưởng đáng giá hơn 200 triệuđôla. Nực cười là ông ta không thất bạivề kết quả tài chính. Sai lầm quan trọngmà Nardelli mắc phải là xa rời hai thànhtố quan trọng ở Home Depot - cổ đôngvà nhân viên. Dù Nardelli giúp tăng lợinhuận cho Home Depot, các cổ đông vẫnkhông được hưởng. Trong thời gianNardelli tại vị, giá cổ phiếu giảm 8%,trong khi giá cổ phiếu của công ty đối thủLowe’s tăng 180%. Trong khi đó,Nardelli vẫn nhận được tiền thưởng ngay

Page 1359: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cả khi chưa nhận gói lương thưởng từchức với mức trung bình 11 triệu đôlacho mỗi năm làm việc, từ 2000 đến2005. Ðỉnh điểm của sự phẫn nộ là cuộchọp thường niên năm 2006: không cóthành viên nào của ban giám đốc thamdự, trừ Nardelli, và ông ta không chịu trảlời câu hỏi nào. các cổ đông phê phánthái độ kiêu ngạo của Nardelli và phánquyết được đưa ra.

Khi phân tích hiệu quả làm việc củaNardelli trong thời gian ở Home Depot,người ta thường quên đi ảnh hưởng mà

Page 1360: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ông ta tạo ra đối với văn hóa công ty, mànhững người sáng lập (Bernie Marcus vàArthur Blank) đã tạo dựng. Home Depotlúc đó không có nhân viên, chỉ có nhữngngười cộng tác; văn phòng công ty khôngphải là trụ sở đàng hoàng, mà chỉ là mộtTrung tâm Hỗ trợ cửa hàng. Mọi thứđược thiết lập để giúp người cộng tác tạicửa hàng đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng. Home Depot tự hào về kỹnăng và kiến thức của lực lượng cộng tácnày, họ có thể làm việc với khách hàngđể giải quyết vấn đề, hoặc giúp triểnkhai dự án thành công. Dưới sự chỉ đạo

Page 1361: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Nardelli, theo phong cách quản lý“tạo ra số liệu” xuất phát từ GE, ba yếutố - chuẩn hóa, đơn giản hóa và hiệu quả- trở thành tiêu chí hàng đầu. Nhữngngười cộng tác lâu năm chứng kiến cácnhân viên bán thời gian, không được đàotạo chu đáo vào thế chỗ nhiều đồngnghiệp giỏi; các quản lý không còn làm ởcửa hàng, mà phải lo xử lý bảng tính;quyền tự quản ở cấp dưới bị thay bằngchế độ quản lý tập trung - ý niệm quản trịchuyên chế bắt đầu bám rễ. Lowe’s, đốithủ hùng hổ của Home Depot, tìm cáchlợi dụng sai lầm này bằng cách nâng cao

Page 1362: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chất lượng dịch vụ và đưa ra nhiều cửahàng thân thiện hơn với khách hàng.Nardelli đã đưa ra số liệu thật đẹp,nhưng thất bại của ông ta cho thấy, dùcác quản lý chuyên quyền nghĩ gì đi nữa,số liệu không phải là tất cả.

GiỮ chân ngưỜi tài - Không phẢi lúcnào cũng tốt

VÀI NĂM TRƯớc, tôi có trao đổi vớicEO của một công ty hàng tiêu dùng nổitiếng. Anh ta tự hào về thành tích củacông ty khi giữ chân được hầu hết nhânviên giỏi: “Nhiều năm qua, chúng tôi

Page 1363: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chưa từng mất một quản lý cấp cao nào”.Xét bề nổi thì đây có vẻ là một thành quảmà đáng tự hào, nhưng thử suy nghĩ thêmvề việc này. Giữ lại 100% nhân viêngiỏi nhất có phải là tốt không? Nếukhông một ai ra đi, chỉ có hai cách giảithích: Một là, bạn trả lương họ quá cao,hai là họ không giỏi như bạn nghĩ! Nếuhọ thật sự có tài, các công ty cùng ngànhhoặc đối thủ sẽ biết về họ. Suy cho cùng,chính khả năng của bạn sẽ chứng minhđiều này. công ty nào muốn thành côngđều tìm cách chiếm lấy người tài. Nếubạn có được họ, người khác sẽ tìm và lôi

Page 1364: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kéo họ đi. Không có gì đảm bảo an toàntuyệt đối. cho nên sự luân chuyển tàinăng không chỉ là “tất yếu” mà còn là“cần thiết”.

Mythbuster Wisdom: conngười có thật là tài sản đánggiá nhất của công ty?

Không một vị cEO đúngnghĩa nào lại cho rằng con

Page 1365: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

người không phải là tài sảnquan trọng nhất của công ty,mặc dù trong vài trường hợpbạn phải cân nhắc kỹ. Nhânviên của BP đáng giá hơncác mỏ dầu của họ chăng?Những mỏ vàng củaDeBeers, hay công thức củacoca-cola thì sao?

Page 1366: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ai cũng dễ dàng nhận ra một ngôi sao,nhưng trong rất nhiều trường hợp, chínhnhân vật số 2 mới tạo nên sự khác biệt.The Beatles có thể là The Beatles khôngnếu không có George và Ringo? MichaelJordan sẽ giành được bao nhiêu danhhiệu NBA nếu không có Scottie Pippen?Một trong những đặc điểm nổi bật củamột công ty thành công là sự ra đi củamột ngôi sao không làm ảnh hưởng đếnhiệu quả công việc. Giả dụ công ty củabạn mất đi 5% số nhân viên giỏi nhất thìbạn sẽ xoay xở thế nào? Hay trong lĩnhvực phi lợi nhuận, bạn mất đi hai đối tác

Page 1367: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đóng góp nhiều tiền nhất? Một công ty tàinăng không chỉ có sự nổi trội của cácngôi sao, mà còn có sức mạnh tập thể đểhỗ trợ cho các ngôi sao ấy. Những lầnchuyển giao địa vị êm thắm cho thấy cáclãnh đạo trước đó đã đầu tư nhiều thờigian để phát triển thế hệ kế tục.

Ảo giác về năng lỰc

KHI THỊ TRƯỜNG ĐANG Ở GIAIĐOẠN THUẬN LỢI, ai cũng có thểkiếm ra tiền, nhưng họ có phải là nhữngquản lý giỏi không? Exxon là công ty lớnnhất thế giới cả về mặt doanh số và lợi

Page 1368: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhuận trong năm 2005. Wal-Mart giànhdanh hiệu này trong năm 2006 và 2007;năm 2008, Exxon lại vượt lên vị trí thứnhất. Nhưng Exxon được quản lý hiệuquả hay chỉ do may mắn? Hình 14.1 sosánh giá cổ phần của Exxon với giá củamột thùng dầu thô trong 10 năm. Tôi biếtchắc Exxon có nhiều quản lý cực kỳ giỏigiang nhưng rất ít quản lý có thể đươngđầu với các chu kỳ kinh tế lâu dài vốntác động nhiều đến hiệu quả kinh doanh.Mối tương quan gần như hoàn hảo giữagiá dầu và thu nhập kinh doanh củaExxon ít ra chứng minh rằng Ban giám

Page 1369: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đốc của họ không làm hỏng mọi chuyện.

Hình 14.1: Exxon Mobil F&B

Thu nhập kinh doanh của Exxon so vớigiá dầu thô Brent

Page 1370: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

từ 1996 đến 2007

Sự thành công trước công luận và nghệthuật tự đánh bóng tên tuổi có thể tạo ramột không khí huyền hoặc về các công tyhoặc con người. có nhiều lúc, nhữngcông ty như Apple, coca-cola, Dell,Enron, General Electric, GoldmanSachs, Tesco, Toyota, và những cá nhânnhư Richard Branson, Warren Buffett,Bill Gates, Steve Jobs, Donald Trump,và Jack Welch đã khoác cho chính mìnhchiếc áo gần như bất khả chiến bại. Tôigọi ý niệm này là ảo giác về năng lực,

Page 1371: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mà qua đó hiệu quả kinh doanh của côngty hay năng lực làm việc của cá nhânđược đẩy lên tới mức che dấu sự thật.Lần đầu tiên tôi nhận thấy xu hướng nàytrong tâm lý người tiêu dùng bình thườngkhi internet bắt đầu thay đổi mọi thứ từkinh doanh cổ phiếu cho đến mua xe hơi.

Tôi định nghĩa ảo giác về năng lực là“hào quang của một thứ phẩm chất đángngờ”. Nó lộ ra khi người ta tiếp thu đượcquá nhiều kiến thức mới nên cứ ngỡ mìnhđã là chuyên gia internet đã thúc đẩymạnh mẽ hiện tượng này. Người ta có thể

Page 1372: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dễ dàng tiếp cận vô số thông tin. Ví dụ,có người mua được món gì đó trên eBayvới cái giá còn cao hơn ở cửa hàngnhưng cứ tự hào rằng mình được một giáhời. Hoặc nhiều người lao vào tự quảnlý tiền đầu tư của mình, bỏ công ăn việclàm, suốt ngày lo mua bán chứng khoánvà hãnh diện vì đã mua được Yahoo vớigiá 106 đôla/cổ phiếu hay Ariba với giá75 đôla/cổ phiếu vào tháng 1/2000, rồisau đó kiếm gấp đôi bằng cách tham giathị trường bất động sản của Las Vegasvào cuối năm 2005. Khách hàng có thểtiếp cận được hàng triệu trang thông tin

Page 1373: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

miễn phí, rồi ngồi thoải mái trên ghế sôpha đối chiếu hàng ngàn sản phẩm khácnhau. Ðiều đó không có nghĩa họ biếnthành chuyên gia. Biết bao ảo tưởng kiểunày vẫn tồn tại trong các doanh nghiệpvà con người. Những công ty hàng đầuvà các nhà quản lý ở đỉnh cao sự nghiệpchắc chắn phải giỏi ư? Ðúng là họ phảilàm việc vất vả nhiều năm mới thànhcông. Nhưng với nhiều người, đỉnh caodanh vọng đôi khi chỉ là “Thêm mộtbước” như nhóm nhạc pop/ska Madnesscủa Anh từng hát năm 1979.

Page 1374: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tạp chí cFO đã bầu chọn AndrewFastow là cEO của năm 1999, gần đúnghai năm trước khi anh ta bị sa thải vàEnron bắt đầu sụp đổ. Fastow là kiếntrúc sư của một trong những vụ lừa đảolớn nhất trong lịch sử kinh doanh. DickFuld, cựu cEO của Ngân hàng LehmanBrothers, được tạp chí InstitutionalInvestor chọn là cEO tiêu biểu của năm2006. Bernard Madoff, thủ phạm thựchiện âm mưu lớn nhất trong lịch sử nhằmlừa đảo các nhà đầu tư, đã lôi kéo được30 tỉ đôla vào các quỹ của mình bằngcách đưa ra những khoản lợi nhuận hằng

Page 1375: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

năm rất ổn định (trung bình 11%), ít daođộng và chưa bao giờ lỗ trong vòng 18năm. Suốt thời gian ấy, quỹ đầu tư rủi rochỉ lời được thêm 1% nhưng lợi nhuậnthì dao động rất lớn từ năm này qua nămkhác. Trang web của Madoff cứ rêu raovề tư cách và sự trung thực: “Tên củachủ sở hữu được ghi trên cửa. Kháchhàng biết rằng Bernard Madoff rất quantâm đến việc duy trì một quá trình trongsạch về giá trị, công bằng và những tiêuchuẩn cao về đạo đức - những nét nổi bậtcủa công ty”. Ông ta được trọng vọng tớimức giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội

Page 1376: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Quốc gia Những người kinh doanh chứngkhoán. Năm 2005, Bear Stearns đượctạp chí Fortune chọn là công ty chứngkhoán được ngưỡng mộ nhất; chỉ hơn hainăm sau, công ty này sụp đổ và phải nhờđến chính phủ và J. P. Morgan cứu giúp.

Thị trường thế chấp cũng là một ví dụ vềlòng tham chiến thắng trí khôn. Nhữngông chủ ngân hàng vốn được cho là thôngminh, trong lúc mưu cầu lợi nhuận (hayhoa hồng?), đã lũng đoạn thị trường đếnmức tại Bakersfield, california, mộtngười Mexico hái dâu tây với thu nhập

Page 1377: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

14.000 đôla, không biết tiếng Anh, đãđược tạo mọi điều kiện để mua một cănnhà trị giá 720.000 đôla.

các giám đốc ở Ngân hàng LehmanBrothers tự tin đến mức doanh nghiệpnày đã mua lại 741 triệu đôla chứngkhoán của chính họ với giá trung bình49,6 đôla/cổ phần trong tám tháng đầunăm 2008. Ngày 15/9, công ty này chínhthức phá sản. Ngày 1/2/2008, Microsoftđề nghị mua lại Yahoo với giá 31đôla/cổ phần; giá cổ phiếu của Yahoovào ngày trước khi có đề nghị này chỉ là

Page 1378: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

19,86 đôla. Yahoo từ chối; tháng 4,Microsoft nâng đề nghị lên 33 đôla/cổphần - lúc bấy giờ cổ phiếu của Yahoovào khoảng 26 đến 28 đôla. Yahoo đòi37 đôla/cổ phần và Microsoft bỏ cuộc.Giá cổ phiếu của Yahoo vào ngày1/12/2008 là 10,74 đôla. có thể kể thêmnhiều ví dụ khác cho thấy ảo giác vềnăng lực: những ông chủ ngân hàng đãđạt mức lợi nhuận kỷ lục (và nhận đượctiền thưởng kỷ lục) đối với các chứngkhoán từ các khoản vay thế chấp; FEMA(cơ quản Quản lý Tình trạng khẩn cấpLiên bang) khoảng năm 2004 trước cơn

Page 1379: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bão Katrina; an ninh sân bay trước vụ11/9; giới dự báo thời tiết của Anh năm1987 thông báo là “gió to”, nhưng khôngngờ một cơn bão mạnh nhất trong vòng284 năm đã tấn công bờ biển phía namnước Anh; và đội bóng bầu dụccleveland Browns (cleveland, Ohio)trong các trận trước mùa giải từ năm1964.

LỪa tôi mỘt lần, anh xẤu hỔ; lỪa tôihai lần, tôi xẤu hỔ

NĂM 1994, John Merriwether (cựu phóchủ tịch kiêm trưởng bộ phận kinh doanh

Page 1380: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trái phiếu của Salomon Brothers) đãthành lập Quỹ Quản lý Vốn dài hạn(LTcM). LTcM là một quỹ đầu tư rủi ro,tạo lợi nhuận bằng chiến lược buônchứng khoán chủ yếu dựa trên tiền vay.Nói đơn giản, họ mượn rất nhiều tiền vàđặt cược vào sự thay đổi giá trong tươnglai của hai loại chứng khoán tương tự.Merriwether đã tập hợp một nhóm toànsao, có cả các chuyên gia hàn lâm từngđoạt giải Nobel như Myron Scholes vàRobert c. Merton (Nobel kinh tế năm1997) và những người buôn bán chứngkhoán dày dạn kinh nghiệm, nhằm kết

Page 1381: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hợp những bộ óc siêu phàm của giới họcthuật với kinh nghiệm thực tế của các taybuôn chứng khoán có khiếu bẩm sinh.Vài năm đầu, cách làm này rất hiệu quảvà LTcM thu lợi nhuận đến 40%. Tuynhiên, chiến lược tận dụng những chênhlệch nhỏ về giá đòi hỏi nhiều vốn khủngkhiếp. cần đặt những khoản cược rất lớnđể kiếm được nhiều tiền từ các sai biệtnhỏ về giá. Kết quả là, đến đầu năm1998, quỹ có tổng vốn 5 tỉ đôla nhưng đãvay đến 125 tỉ. Nhưng tới thời điểm đó,quỹ đã khai thác hết “những cửa tốt” nênphải bắt đầu dấn vào một chiến lược rủi

Page 1382: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ro hơn. Tháng 8/1998, Nga mất khả năngchi trả đối với trái phiếu chính phủ,khiến thị trường thế giới hoảng loạn. cáckhoản cược của LTcM bắt đầu biến thànhtrái đắng và họ thua lỗ 4,6 tỉ đôla trongchưa đầy 4 tháng. Ngân hàng Dự trữ Liênbang New York liền tổ chức giải cứu,chứng khoán của LTcM thanh khoản rấtchậm và quỹ đã đóng cửa đầu năm 2000.

Thất bại của LTcM tiêu biểu cho nguy cơcủa việc đầu tư vào các quỹ đầu cơ,nhưng giới đầu tư vẫn không e dè bởi họkiếm được lợi nhuận rất cao. cuối năm

Page 1383: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2007, các quỹ đầu cơ đã tích lũy tài sản2.500 tỉ đôla. Nguyên lý làm ăn củaLTcM vẫn tồn tại. Myron Scholes trở lạiÐại học Harvard và Robert Merton trởthành Tổng giám đốc Khoa học tại côngty cố vấn tài chính Trinsum Group.

Kiến trúc sư của LTcM - JohnMeriwether - cũng “tái xuất” chỉ mộtnăm sau khi LTcM sụp đổ, nắm 250 triệuđôla trong tay với vai trò giám đốc củaJWM Partners. JWM cũng có ý địnhdùng nhiều chiến lược cũ của LTcMnhưng vay ít hơn. Ðến 2007, tài sản của

Page 1384: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

JWM đã tăng lên 3 tỉ đôla, nhưng liệuMeriwether có học được điều gì không?có vẻ là không. Tháng 3/2008, JWMphải vay 15 đôla trên mỗi đôla cổ phần,mặc dù Meriwether lúc ấy trấn an cácnhà đầu tư bằng một lá thư: “chúng ta đãgiảm được đáng kể rủi ro và cân đối tàisản của công ty”. Vậy đường lối giảm rủiro của Meriwether thực hiện như thếnào? Tháng 9/2008, các quỹ đầu tư nàyđã giảm 26% giá trị, và khi cuộc khủnghoảng tín dụng leo thang, tháng 11/2008quỹ đã giảm 42%. Tháng 7/2009,Meriwether đóng cửa JWM. Người ta

Page 1385: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nói ông ta có lẽ đã lập một công ty mới,một việc khiến tôi hoài nghi về sự tỉnhtáo của những người dâng tiền cho ôngta.

NgỘ nhẬn về MBA

30 NĂM QUA, bằng thạc sĩ quản trị kinhdoanh MBA đã trở thành một đòi hỏithực tế trong nhiều ngành, từ đầu tư ngânhàng đến tư vấn quản lý. Mỗi năm, hàngngàn tân thạc sĩ MBA được đào tạo, sẵnsàng lao vào thế giới kinh doanh. Tự tinvà nợ nần, những sản phẩm của cáctrường kinh doanh này sẵn sàng tạo dấu

Page 1386: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ấn cho thế giới. Ðược trang bị nhiều kỹnăng và kiến thức quan trọng, họ tìmlương khởi điểm sáu con số và muốn tiếnnhanh trên các bậc thang danh vọng.Nhưng có đáng để cố gắng như thếkhông? các thạc sĩ này có giỏi hơn tất cảnhững người khác không?

Tôi xin nói thật: tôi không có bằng MBA.Bắt đầu đi làm ở Anh từ đầu những năm1980, tôi không cần bằng thạc sĩ này.Nhưng tôi đã tuyển dụng và sa thải rấtnhiều thạc sĩ MBA. Thực vậy, trong 15năm qua, tôi đã làm ở một vị trí mà nếu

Page 1387: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xem lại cV của chính mình, chắc tôi phảitự sa thải tôi vì không có bằng MBA.Ngày nay, không có ai mang tham vọngtiến xa mà lại không có chữ MBA đằngsau tên của mình.

Riêng ở Mỹ, có hơn 400 trường đào tạoMBA. Năm 2008, tổng chi phí học MBAtại một trường trong “top 50” (theo đánhgiá hằng năm của tạp chí BusinessWeek)vào khoảng 145.000 đôla ở Ðại học TâyOntario đến 320.000 đôla tại Whartonthuộc Ðại học Pennsylvania. Với số tiềnđầu tư này, sinh viên học xong có thể hy

Page 1388: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vọng, sau khi tốt nghiệp, hằng năm lươngsẽ tăng từ 25.000 đến 50.000 đôla, vàcần 3 đến 12 năm là có thể lấy lại tiềnđầu tư cho học tập. Tất nhiên, nếu đã làmột MBA, bạn sẽ hiểu ngay rằng, bởi vìcác con số trên được tính theo trungbình, nên có nhiều người tự hào có bằngMBA trong tay nhưng sẽ còn mất nhiềuthời gian hơn mức trung bình nêu trên.

MBA ngày càng được ưa chuộng. Sốngười tham dự kỳ thi GMAT đã tăng25% trong thời gian 2005-2008. Ở ngoàinước Mỹ thì con số tăng gấp 4 lần như

Page 1389: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thế, đủ thấy mọi người thấu hiểu giá trịcủa việc học kinh doanh một cách bàibản và sự cạnh tranh để giành nhữngcông việc tốt nhất trên toàn cầu ngàycàng lớn.

Nhưng thế giới MBA không phải lúc nàocũng xuôi chèo mát mái. Năm 2005,Warren Bennis và James O’Toole đã viếtmột bài gây xôn xao trên tờ HarvardBusiness Review nhan đề: “các trườngdạy kinh doanh đã lạc lối như thế nào”.Họ mở đầu như sau: “...các chương trìnhđào tạo MBA bị chỉ trích nặng nề vì

Page 1390: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không truyền đạt được những kỹ năng cầnthiết, không đào tạo được các lãnh đạotiềm năng, không dạy cho các sinh viênbiết chuẩn mực của ứng xử đạo đức -thậm chí không đem lại công việc tử tếcho các sinh viên tốt nghiệp”. có vẻ nhưcâu chuyện tiền bạc đã giúp người tanhìn ra vấn đề. Tháng 3/2009, có một bàibáo trên Wall Street Journal tiêu đề là“Ngành học nhấn mạnh giá trị của chủnghĩa hoài nghi”. Bài báo mô tả baonhiêu trường đào tạo kinh doanh đangxem xét lại nội dung chương trình dạyMBA trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Page 1391: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

toàn cầu, và quan tâm khuyến khích sinhviên có thái độ hồ nghi lành mạnh vềnhững sản phẩm tài chính tinh vi nhưngkhó hiểu”. Một vài nhà bình luận đã quymột phần lỗi của cuộc khủng hoảng chocác trường đào tạo kinh doanh, họ “thấysự ngạo mạn trong văn hóa của cáctrường này” và vì các trường quá tậptrung “vào những lợi ích ngắn hạn và lợiích của cổ đông”. Biết đâu sắp tới đây sẽcó những khóa học mới dạy về đạo đức,chủ nghĩa hoài nghi và tại sao tiềnthưởng nhiều là không tốt!

Page 1392: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Những lời phê bình xoáy vào chỗ cáctrường chỉ tập trung vào chuyên môn hơnlà vào kỹ năng về đạo đức, xã hội, cánhân, và quan trọng hơn cả, vào kỹ năngthực tiễn cần thiết để trở thành một nhàquản lý thành công. Vì thế, nếu muốnnắm vững cách trắc nghiệm thống kê cácdanh mục đầu tư mới, thì MBA là cáibạn cần. Nếu muốn học cách nhận diện,phát huy, động viên và khen thưởngnhững nhà quản lý có tầm nhìn toàn cầu,thì bạn hãy quên cái bằng đó đi.

Tuy bị chỉ trích như thế, MBA vẫn là một

Page 1393: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuẩn mực được chấp nhận trên toàn thếgiới nhưng không cần thiết. Bill Gates,Warren Buffet (ông ấy lại có bằng thạc sĩkinh tế học), Steve Jobs, Michael Dell,và các ông chủ Google đâu hề có MBA.Nhưng Phil Knight (Nike), Fred Smith(FedEx), Steve Ballmer (Microsoft),charles Schwab và Michael Bloomberglại có. Rồi Bernie Ebbers (Worldcom),Ken Lay, Jeff Skilling và AndrewFastow (tất cả đều là người của Enron)và Dennis Kozlowsky (Tyco) cũng cóvậy. Tùy bạn chọn lựa thôi.

Page 1394: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Như hầu hết các văn bằng khác, MBAchẳng đảm bảo điều gì - nó chỉ thể hiệnkỹ năng và năng lực ứng dụng. Như vậy,bạn cứ sàng lọc các ứng viên dựa trênhọc vấn, nhưng trong cuộc sống, không gìcó thể thay thế cho kinh nghiệm thực tiễn.có lẽ chúng ta nên xem xét các loại bằngcấp khác thay cho MBA. Ví dụ, với mộtđứa trẻ lớn lên ở Anh vào những năm1970, MBA quả là hiếm. Tôi nghĩ MBAlà viết tắt của cụm từ “Must’ve Been toAmerica” (chắc hẳn đã đến Mỹ). Ngàynay, MBA nên hiểu là “chắc hẳn đã đếnchâu á”. chắc chắn sẽ có “chắc hẳn đã

Page 1395: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đến châu Phi” nữa.

Tóm lại, như Mark Twain từng nói, “Tôikhông bao giờ để chuyện trường hợp ảnhhưởng đến trình độ của tôi”. Nói chungvề giáo dục, học cái gì không quan trọng,quan trọng là áp dụng ra sao.

Điều gì làm nên mỘt nhà lãnh đẠo thànhcông?

cÂU TRẢ LỜI NGẮN GỌN cÓ THỂLÀ MAY MẮN. chọn đúng vị trí và đúngthời điểm dường như là dấu hiệu chínhxác dẫn đến thành công của nhà lãnh đạo.

Page 1396: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Ngày 10 tháng 9 năm 2001, Jack Welchđã chuyển giao chức chủ tịch và cEO củaGeneral Electric sau 20 năm tại vị đầyhuyền thoại. Ông ấy may mắn hay tàigiỏi? có hàng ngàn cuốn sách viết vềnhững nhà lãnh đạo tài ba và những điềukiện để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba,nhưng giữa thành công và thất bại chỉ làmột lằn ranh mỏng manh. các cEO rất dễdàng đi từ được ngợi khen đến bị chêtrách. Tháng 4/2009, tạp chí Portfolio(mà chưa đầy một tuần sau đã tự tuyênbố mình sai lầm) đưa ra danh sách 20cEO giỏi nhất và 20 cEO tồi nhất mọi

Page 1397: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thời đại. Ðáng ngạc nhiên là bạo chúaHung Nô Attila, chúa Giêsu và Tôn Tửkhông lọt vào danh sách! 5 cEO “giỏi”nhất: Henry Ford, J.P. Morgan, SamWalton, Alfred P. Sloan và Lou Gerstner.Kế đó là Gates, Jobs và Buffett. 5 cEOtồi nhất (nói theo một cách đầy mâuthuẫn): Dick Fuld (Lehman Brothers),Angelo Mozilo (countrywide), Ken Lay(Enron), James cayne (Bear Stearns) vàBernie Ebbers (Worldcom). Tôi ngờrằng nếu tạp chí đưa ra danh sách nhưthế vài năm trước nữa thì sẽ không có gìngạc nhiên khi năm người này nằm trong

Page 1398: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

danh sách những cEO giỏi nhất, cùng kẻbại trận carly Fiorina (tập đoàn HP,trước khi Mark Hurd thay thế).

Một điều thú vị là có đến bốn công tyđều có cEO trên cả hai danh sách!General Motors (Alfred Sloan và RogerSmith), Apple (Steve Jobs và JohnSculley), IBM (John Akers và LouGerstner) và carnegie Steel (Andrewcarnegie và Henry Frick). Ở ba công tysau, các cEO đều là những người kế vị,khiến người ta có dịp so sánh tàn nhẫn.Lịch sử có bao giờ tử tế với kẻ chiến

Page 1399: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bại.

Dù bạn có noi theo bạo chúa Hung NôAttila, Winston churchill hay JackWelch, thì vẫn có vài phẩm chất màkhông ai có thể phủ nhận. Suốt 25 nămlàm kinh doanh, tôi có cơ hội quan sát vàlàm việc với nhiều kiểu lãnh đạo, và thấymột đặc điểm chung ở mọi lãnh đạo xuấtsắc - họ đặt ra những câu hỏi tuyệt vời.Tuyệt vời không có nghĩa là phức tạp;thực ra, những câu hỏi đó dường nhưhiển nhiên đến mức mọi người đều khôngnhận ra nữa. Tiếc là có quá ít các nhà

Page 1400: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lãnh đạo đủ can đảm, tự tin, và sự sángsuốt để hỏi những câu cần thiết. Tại saovậy? Họ sợ trông giống kẻ ngốc chăng?

cũng có thể là vậy nhưng có một vấn đềsâu xa khác. Ngay từ ngày đầu học mẫugiáo, cô giáo đánh giá khả năng củachúng ta dựa trên các câu trả lời làchính, chứ không phải các câu hỏi.Những đứa trẻ “thông minh” luôn đưa taykhi giáo viên hỏi. Toàn bộ hệ thống đánhgiá của chúng ta đều lấy câu trả lời“đúng” làm nền tảng. Khi bước vào thếgiới kinh doanh, hội chứng “thể hiện” đã

Page 1401: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ăn sâu vào máu huyết của chúng ta.chúng ta cần phải lên tiếng trong mỗicuộc họp hoặc mỗi dự án. Với một sốngười, điều này có nghĩa là hoàn toànkhông thể chỉ ngồi yên và lắng nghe.Dường như họ cảm nhận một cách tựnhiên rằng nếu không nói tức là khônglàm việc. Thú thật, tôi cũng bị tiêmnhiễm căn bệnh này từ khi còn rất trẻ.

Thế nhưng, khi ta dần dần thăng tiếntrong sự nghiệp, bắt đầu có một thay đổinhỏ. Những người giỏi nhất không cònnói gì nữa. Họ ngồi im lặng, nghiền ngẫm

Page 1402: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lời người khác, và chỉ lên tiếng để đưara vài câu hỏi thích đáng để dẫn dắt cuộcthảo luận theo đường hướng tích cực.Những nhà lãnh đạo tương lai bắt đầuthoát ra khỏi cái kén của họ. chỉ vàingười có thể thay đổi bản thân. Thôngqua những câu hỏi, các nhà lãnh đạo cóthể tổng hợp được mọi nguồn trí tuệ sẵncó, giới hạn con số những phương án khảthi, đánh giá rủi ro và lợi ích của từngphương án, và dẫn dắt tập thể đi đến mộtquyết định đúng đắn. Bạn nên nhớ, sựlắng nghe hạ gục lời nói, câu hỏi đơngiản đánh bại lời đáp khôn ngoan. Những

Page 1403: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhà lãnh đạo không ngại hỏi những câuđơn giản (xem chương 15).

Mythbuster Wisdom: Ai đãhỏi những câu này?

Tại rất nhiều công ty kinh doanhtrực tuyến dựa vào vốn mạo hiểmcuối năm 1999: “Liệu chúng ta cóthể kiếm được tiền khi bán hàngvới giá thấp hơn Wal-Mart, thậmchí sau khi đã gộp phí giao hàng?”Tại Phòng Bầu dục của tổng thống

Page 1404: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mỹ tại Nhà Trắng đầu năm 2002:“Nếu Saddam không có vũ khí hủydiệt hàng loạt thì sao?”Trong phòng họp của GM cuốinăm 2004, khi công ty dựa vàodòng xe bán tải và SUV để thúcđẩy lợi nhuận: “Nếu xăng tăng lên4 đôla một galông thì thế nào?chúng ta sẽ bán ở Toledo baonhiêu chiếc xe 35.000 đôla màmỗi galông chạy được 8 dặm?Trong phòng họp các giám đốccho vay thế chấp năm 2006: “Làmsao một người kiếm 2.500

Page 1405: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đôla/tháng có thể trả góp 2.000đôla/tháng mà sống nổi?”, “Làmsao chúng ta lấy lại được tiền nếucăn nhà hiện tại trị giá thấp hơn100.000 đôla so với nợ vay vàngười vay đã ngưng trả góp?”

Một lưu ý cuối cùng về những điềuhuyền hoặc trong quản lý: chính chúng tađã tạo ra những điều đó. Không ai có thểép chúng ta mù quáng chấp nhận. Ta phảiluôn tỉnh táo. Khi ta dẹp được nhữngđiều huyền hoặc này thì lập tức những

Page 1406: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều huyền hoặc khác lại xuất hiện. Ðiềuthen chốt là ta phải luôn đặt ra những câuhỏi ngớ ngẩn nhưng chí lý. Ðó cũng làmột biểu hiện khiêm tốn hết sức cần thiếtđể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.có quá nhiều nhà lãnh đạo khi vươn đếnđỉnh cao sự nghiệp bỗng cho rằng kiếnthức của họ đã đạt tới mức thông suốtmọi chuyện. Họ không chấp nhận các câuhỏi; bạn phải làm theo lời họ và chớ thắcmắc. Andrew Grove, cựu cEO của Intel,đã mô tả thách thức này như sau: “Lịchsử cho thấy phần lớn các công ty khôngthể chuyển biến. có một lý do liên quan

Page 1407: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đến các nhà quản lý cấp cao. Họ thường‘không hiểu’ điều đó. Họ không thể chấpnhận rằng tương lai sẽ khác rất nhiều sovới hiện tại, bởi vì họ đã ngoi lên vị tríquyền lực trong môi trường kinh doanhcũ”. chúc bạn thành công trong việc dẹpbỏ những ý niệm huyền hoặc.

Hành đỘng

· chú trọng lưu dụng nhân tài,nhưng nếu không có ai ra đi thì bạn nênbắt đầu lo!

· Kiến thức học được không quan

Page 1408: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trọng, vấn đề là biết cách áp dụng.

· Khả năng phân tích không thaythế được bản năng.

· Lấy bằng MBA chỉ là bắt đầu,không phải là kết thúc.

· Mọi sự tiên đoán dựa trên khảnăng làm việc trong quá khứ đều đángnghi ngờ.

· Những người thông minh nhấtcũng có khi đưa ra các quyết định cực kỳngớ ngẩn.

Page 1409: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Nếu mọi chuyện có vẻ tốt đẹpmột cách đáng ngờ thì ắt là có chuyện.

Page 1410: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 15

Hãy hỎi những câu ngớ ngẩn

các nhà tư vẤn, các nhà quản lý sớmthành công và nhiều siêu sao quản trị đầytham vọng khác đều có chung một cănbệnh. Ðó là hội chứng “thể hiện”. Lúcnào họ cũng cảm thấy phải lên tiếng. Họthấy cần phải thể hiện sự thông minh vàkiến thức của bản thân mỗi khi có dịp.chỉ cần ba người như thế ngồi với nhau,chúng ta sẽ chẳng có cơ hội chen đượcmột lời nào, bởi họ tranh nhau thể hiện

Page 1411: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sự thông minh và hiểu biết. Và rồi mộtchuyện buồn cười xảy ra. Họ ngồi vào vịtrí lãnh đạo, đạt được thành công và quytắc bỗng bất ngờ thay đổi. Thay chonhững câu trả lời, giá trị của họ giờ đâyđược đánh giá qua những câu hỏi - mộtvài người có thể thay đổi, những ngườikhác thì không.

HoẠt cẢnh: Tháng 5 năm 2007

RIcH MARTIN, phó tổng giám đốc củacruciant phụ trách tiếp thị và phát triểnsản phẩm, đang xem lại tình hình pháttriển của tất cả sản phẩm mới. Anh đặc

Page 1412: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biệt quan tâm đến dự án “Ngựa thànhTroy”. “Ngựa thành Troy” là một phầnquan trọng trong chiến lược của cruciantnhằm thâm nhập các thị trường mới. Ýtưởng khá đơn giản. cruciant tung nhữngsản phẩm đã được đón nhận ở các thịtrường chính vào các thị trường mớithông qua một công ty có tên tuổi ở địaphương, nhờ đó nâng cao mạng lướithương hiệu và phân phối của công ty địaphương này. Làm như vậy, cruciant sẽnhanh chóng đưa sản phẩm vào thịtrường mới với chi phí rất thấp. cruciantkhông cần phải tạo chỗ đứng cho thương

Page 1413: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiệu sản phẩm trong thị trường mới, cũngkhông cần đầu tư xây dựng mới hoàntoàn một mạng lưới bán hàng và phânphối - bởi như vậy sẽ rất tốn thời gian vàtiền bạc. Những thử nghiệm ban đầu rấtkhả quan; các đối tác tại Malaysia vàIndonesia thấy khách hàng rất hứng thúvới các sản phẩm của cruciant đượcmang thương hiệu của đối tác và đượcbán cùng sản phẩm của đối tác. Richmuốn nêu những kết quả này trong cuộchọp của Ban giám đốc để xin duyệt triểnkhai nhanh ra 15 quốc gia khác. Richbình luận, “có vẻ chúng ta đã thành công.

Page 1414: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta có thể đánh bại Global Localkhi họ phải bỏ ra nhiều tháng để tiếp thị.Họ đang tốn cả núi tiền để tạo dựngthương hiệu và tài trợ nhưng chỉ có phủmạng lưới phân phối được 1/10 mỗi thịtrường. chúng ta đã bán hàng trong khi họvẫn còn đang dựng các bảng quảng cáongoài trời”.

Rich rõ ràng rất hứng thú. Trong khi tiếptục thảo luận, một thành viên trong nhóm“Ngựa thành Troy”, Miranda, nêu ra vàirủi ro. “Với chiến lược này, đừng quêncó vài rủi ro. Thành công của chúng ta

Page 1415: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phụ thuộc vào đối tác, và ta khó kiểmsoát được chính xác những gì họ làm.Rồi chúng ta vẫn sẽ phải nắm lấy côngviệc nếu muốn mở rộng tại những thịtrường này và tạo dựng thương hiệu củachúng ta. Việc đó có thể gây ra chút lẫnlộn trên thị trường”. Rich lắng nghe cẩnthận và trả lời, “Mirando, ý đó rất đúng.chúng ta phải đảm bảo các hợp đồng vớiđối tác không có kẽ hở. Hãy nhờ phòngpháp lý xem lại một lần nữa. còn vềchuyện đưa thương hiệu cruciant vàonhững thị trường này, tôi nghĩ mọi việcsẽ dễ dàng hơn nhiều khi chúng ta đã có

Page 1416: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các sản phẩm thành công trên thị trườngấy. Tôi hy vọng các đối tác sẽ thích nhậntiền của chúng ta để tiếp thị sản phẩmtrên thị trường của họ”.

Rich trình bày dự án này với Ban giámđốc, và nhờ vào sự nhiệt tình của anh, dựán nhanh chóng được phê duyệt - anhkhông hề nhắc đến những lo lắng củaMiranda.

Sáu tháng sau

Rich vô cùng sung sướng khi thông báovới ban giám đốc: “chúng ta đã thu được

Page 1417: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

những thành công ban đầu. ‘Ngựa thànhTroy’ quả là số dzách! Doanh số vượt12% so với kế hoạch và Global Localvẫn chưa hoàn tất giai đoạn tiếp thị thửnghiệm”.

Sáu tháng sau nữa...

Ðối tác bên Indonesida của cruciant bịdính vào một vụ tai tiếng nghiêm trọng,liên quan đến tiền hối lộ cho các chínhtrị gia để được phép xây dựng các cửahàng mới. cEO của công ty đã bị bắt. TờThe Economist nói rằng số tiền hối lộnày là do cruciant trả cho đối tác để

Page 1418: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được sử dụng thương hiệu của họ. ỞMalaysia, cruciant có tranh chấp với đốitác về giá. Ðối tác đã chiết khấu tới 40%giá thành sản phẩm của cruciant để tăngthị phần. Theo thỏa thuận liên kết banđầu, số tiền mà đối tác nhận được sẽ tínhtheo doanh thu, chứ không theo số lượngsản phẩm và không hề quy định giá bánthấp nhất. Không chỉ nhiều sản phẩm bánra lỗ vốn mà một số tay có óc kinh doanhcòn mua hàng với giá rất thấp ởMalaysia, rồi chuyển ngược sang châuÂu và Bắc Mỹ để bán lại với giá caohơn 20%. Rich rất tức giận. Anh yêu cầu

Page 1419: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

làm rõ tại sao không xác định những rủiro này trước khi triển khai dự án. cảnhóm ngồi im lặng. Không ai muốn chỉ rarằng vì Rich quá nhiệt tình với dự án nênkhông ai có thể bàn đến những bất trắccó thể xảy ra. Miranda thấy khó xử. côbiết những rủi ro này và cố gắng nêu ranhưng Rich đã gạt bỏ. cô có nên mạnhmiệng hơn không? Dù gì Rich cũng làmột phó tổng giám đốc, còn cô chỉ là mộtchuyên gia phân tích. cô tự nhủ rằng, nếulên được chức phó tổng, cô sẽ luôn lắngnghe chuyên gia phân tích để tránh nhiệttình thái quá.

Page 1420: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ThỰc tẾ: Đơn giẢn hóa vẤn đề

cẢNH GIác VớI SỰ PHức TẠP.Bernard Madoff, kẻ chủ mưu vụ lừa đảolớn nhất lịch sử đầu tư, đã tạo ra lợinhuận một cách đều đặn ngay cả khi thịtrường ở trong tình trạng xáo trộn nhấtthông qua một chiến lược mua chứngkhoán và quyền mua cổ phiếu hết sứctinh vi. Enron thu lợi nhuận khổng lồ từmột mạng lưới kinh doanh chứng khoánphức tạp. Và các mô hình toán học vôcùng rối rắm của Long-Term capitalManagement (LTcM) do các nhà khoa

Page 1421: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

học giành giải Nobel thiết lập cũng đemlại lợi nhuận rất cao. Bài học quan trọngrút ra từ đây là: “cái gì bạn không hiểuthì chớ đầu tư”.

Tuy nhiên, hiện nay, sự phức tạp đã trởmốt thời thượng. chiếc xe càng đắt thìcàng có nhiều thiết bị điều khiển. Mộtchiếc Mercedes tân kỳ cũng có nhiềuđèn, nút gạt, nút bấm như một chiếc máybay Boeing 737. Phần mềm xử lý bảngtính Excel của Microsoft có những chứcnăng mà 95% người dùng không cần đếnvà không biết tìm ở đâu.

Page 1422: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Một trong những thách thức quan trọngvề thiết kế hiện nay là đưa ra giao diệnsao cho người dùng dễ dàng kiểm soátđược sự phức tạp này. Một vài sản phẩmrất có hiệu quả như iPod và iPhone; vàisản phẩm khác như nút iDrive của BMWtrên các phiên bản 2002-2007 của Series7 thì chẳng hiệu quả gì mấy trong việcgiải quyết sự phức tạp này.

Tinh thần “phức tạp” đã len vào cả banquản trị của các công ty và hiếm khimang lại tác dụng tốt. Những chiến lược,chính sách và mô hình vận hành thì phức

Page 1423: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tạp vô cùng, nhưng lại quên mất chân lýcăn bản: phức tạp đồng nghĩa với rủi ro.Nhưng đáng tiếc, các chiến lược kiếmtiền phức tạp đã đành, các chiến lượcquản lý rủi ro cũng rất phức tạp. Khôngphải các nhà quản lý phớt lờ rủi ro, màngược lại mới đúng. Hầu hết các doanhnghiệp đều có rất nhiều cơ chế quản lýrủi ro: Khách hàng tiềm năng được chấmđiểm tín dụng; các khoản phải thu thìđược tính thời hạn và phân tích; rủi ro vềhối đoái thì được đầu cơ dự phòng; bảohiểm thì được mua; các quy trình khẩncấp được thiết lập và thử nghiệm cho

Page 1424: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều tình huống, từ chống khủng bố chođến tê liệt mạng điện thoại. Quản trị rủiro có mặt khắp nơi. Nhưng các quy trìnhấy bị cắt nát và phức tạp quá mức nênhầu như không thể nào nắm được rủi rochung mà doanh nghiệp phải đối diện.Từ vụ sụp đổ nhanh chóng của Enron vàonăm 2001 (giá cổ phiếu tháng 10/2000:90 đôla; tháng 11/2001: phá sản) đếnnhững rủi ro tiềm ẩn của tình trạng chovay dưới chuẩn (từ cuối 2007 đến 2008),rõ ràng rủi ro là một khái niệm mà đaphần các doanh nghiệp hiểu sai và quảnlý không đúng.

Page 1425: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tháng 3/2009, Joe Price, cFO của Bankof America, thừa nhận rằng phần lớn cácnhà điều hành trong lĩnh vực dịch vụ tàichính đã không thể tiên đoán cuộc khủnghoảng kinh tế bởi vì họ chỉ dựa vào cácmô hình nhìn về phía sau. Ông bình luận,“Tôi nghĩ tất cả chúng ta, kể cả tôi, trongthời kỳ này [đã dùng] những chuẩn mựctừ xưa, trong những thời kỳ căng thẳngnhất mà chúng ta đã chứng kiến trong vàithập kỷ qua, làm tiêu chí để đánh giánhững chuyện có thể xảy ra”.

Sự thất bại của những tiêu chí cũ kỹ này

Page 1426: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khiến mọi người bất ngờ. Price nói tiếprằng những sự kiện của năm 2008 hoàntoàn lấn át những diễn biến căng thẳng đãtừng xảy ra. Joe Price là một trong nhữnggiám đốc tài chính sắc sảo nhất mà tôitừng làm việc chung, cho nên những lờinhận xét của ông đã cho thấy rõ rằng môhình quản lý truyền thống có lẽ khôngcòn hiệu quả nữa.

Nhưng nực cười thay, dù đã có quy trìnhphân tích rủi ro một cách tinh vi, mô hìnhthống kê, kiểm tra tình bền vững, và hàngloạt tác vụ số liệu nặng nề khác, vấn đề

Page 1427: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lớn nhất là không có ai đặt ra những câuhỏi ngớ ngẩn một cách có hệ thống. Bạncó thường nghe ai đó hỏi đơn giản “Nếuanh sai thì sao?” khi có người trình bàymột chiến lược, kế hoạch hay dự toánngân sách? Hay một câu hỏi đơn giản“Liệu có hợp lý không?” khi ai đó phácra một ý tưởng kinh doanh mới như bánthức ăn cho chó qua internet và giaohàng bằng UPS.

Dĩ nhiên, câu hỏi hùng hồn nhất mà aicũng có thể đưa ra là hai từ đơn giản“Tại sao?”. câu này thường được đưa ra

Page 1428: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

để đáp lại từ “Không” trước đó. Trongkinh doanh, tốt nhất nên dùng nó thườngxuyên. Bạn hãy hỏi “Tại sao?” ít nhấtnăm lần trước những lập luận quan trọngvề một kế hoạch hay phương án nào đó.chất lượng của các câu trả lời sẽ nhanhchóng quyết định tính thấu đáo của kếhoạch hay phương án đó.

Ngoài những câu hỏi xoáy sâu như tạisao, tại sao, tại sao, tại sao, và tại sao,một người quản lý giỏi luôn có cái nhìnphản biện. Những người bảo trợ cho mộtkế hoạch liệu có thường nghi ngờ kế

Page 1429: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoạch đó không? Họ đã bỏ nhiều tuầncẩn thận phác thảo chi tiết, quyết đạtđược thành công và sẵn sàng đặt cả thanhdanh vào đó. Họ sẽ không sẵn lòng chấpnhận bất kỳ một mối quan ngại nào.

Thời gian tốt nhất để hoài nghi là trướclúc chi tiền. Bạn hãy thử phản biện:“Nếu anh sai thì sao?” cần phải kiểm tratính xác thực của mọi giả định.

câu hỏi tất yếu tiếp theo câu “Nếu anhsai thì sao?” là “Làm thế nào anh biết làđã sai?” Và cũng cần xác định những yếutố quan trọng có thể dẫn đến thất bại.

Page 1430: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Nếu xác định sớm các rủi ro và thườngxuyên theo dõi, ta sẽ làm chủ yếu tố quantrọng nhất - thời gian. Ðó là thời gian đểxử lý các biến động khiến một dự án haymột khoản đầu tư nào đó không còn hấpdẫn nữa, trước khi tiêu tốn thêm tiền bạcvà công sức. coca-cola từ bỏ sản phẩmmới sau 90 ngày; Toshiba bỏ định dạngHD-DVD sau khi các hãng phim lớn ủnghộ Blu-ray; Tropicana hủy bao bì mớivào tháng 1/2009, sau khi đưa ra chưađầy một tháng, để dùng lại mẫu cũ vìkhách hàng phản đối dữ dội. cả ba côngty này đều gặp thất bại nhưng họ đã hạn

Page 1431: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chế ảnh hưởng xấu bằng cách hành độngnhanh chóng.

Mối nguy lớn nhất đối với bất kỳ banquản trị nào là tính tự mãn. Khi “thiênthời”, người ta dễ bị ru ngủ trong cảmgiác an toàn giả tạo. Lương bổng tăng,giá cổ phiếu tăng, các lãnh đạo thành đạtxuất hiện trên bìa các tạp chí Fortune vàForbes. Ðây chính là thời gian mongmanh nhất và cần có ai đó hỏi: “chúng tacó thể duy trì kết quả này không?”Motorola từng thống lĩnh thị trường điệnthoại di động; Pan Am và TWA từng ngự

Page 1432: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trị bầu trời; Yahoo từng là Google trướckhi Google xuất hiện; Sears chính làWal-Mart trước khi có Wal-Mart; vàMarks & Spencer từng là nhà bán lẻ lớnnhất nước Anh. Sony cũng từng là ôngvua thị trường máy nghe nhạc bỏ túi. Tấtcả đã mất vị trí đứng đầu trong thời gianrất ngắn. Bạn hãy nhớ: đơn giản hóa vấnđề và hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn.

Phân lẬp sỰ ngốc nghẾch trong quẢn lý

LầN SAU KHI SẾP GỌI BẠN VÀOVĂN PHÒNG ĐỂ TáN GẪU, hãy chuẩnbị tinh thần chộp lấy cơ hội nhé. Sau

Page 1433: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phần xã giao gượng gạo, thế nào cuộcđối thoại cũng chuyển sang nghiêm túcvà sếp thường mào đầu: “Năm nay lạiđến lúc rồi, cần xem lại các mục tiêu củaanh cho năm tới”. câu này dọn đườngcho một cuộc đánh giá bài bản về hiệuquả công tác của bạn, xét theo một loạttiêu chí hiện đại như làm việc theo nhóm,giao tiếp cá nhân và giải quyết vấn đề,mà một công ty tư vấn rất đắt tiền đãsoạn ra làm chuẩn mực thiết yếu đểdoanh nghiệp phát triển. Mục đích củacuộc nói chuyện là để sếp hoàn tất nhiệmvụ đánh giá hiệu quả nhân viên. còn mục

Page 1434: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiêu của bạn là để kể công càng nhiềucàng tốt trong sự thành công của nhóm,của phòng và của cả công ty. Ðồng thời,bạn cũng muốn thanh minh rằng, đối vớinhững mục tiêu bị hụt, nguyên nhân là dohoàn cảnh bất lợi mà bạn không kiểmsoát được, như hiện tượng nóng lên toàncầu, khủng hoảng tín dụng, hoặc do bộphận IT.

Lần sau, khi rơi vào một cuộc họp tươngtự như thế, bạn hãy thử xử lý theo mộtcách khác. Khi sếp hỏi mục tiêu năm tớicủa bạn là gì, bạn chỉ cần trả lời: “Mục

Page 1435: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiêu duy nhất của tôi là phân lập sự ngốcnghếch của anh”.

chỉ riêng phản ứng trên mặt của sếp thôicũng đáng để bạn mạo hiểm, cho nên nhớghi lại bằng camera trên điện thoại diđộng. Khi sếp choáng váng tìm cách hiểuẩn ý của câu nói sâu xa ấy, bạn hãyquẳng ra một cái phao cứu sinh: “Ðể tôigiải thích nhé”. Và bạn bắt đầu diễn giải:

“Mấy năm vừa qua, chúng ta đã triểnkhai rất nhiều dự án. chúng ta đã tái cơcấu, đánh giá theo chuẩn, áp dụng nhữngphương pháp hay nhất, nâng cao công

Page 1436: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghệ, dự toán toàn diện, mở rộng quy môhợp lý, quản lý chất lượng theo SixSigma, biểu đồ hóa quy trình và nhiềuthứ khác, vậy mà mỗi khi đưa ra quyếtđịnh sai lầm, chúng ta đều có lý do bàochữa. Lúc nào cũng: chúng ta thiếu thôngtin cần thiết; quy trình bị phá vỡ; hệthống hoạt động không tốt; ban giám đốckhông đồng ý; hoặc nhân viên chưa đượcđào tạo bài bản. Bạn hãy tưởng tượngchúng ta đã loại bỏ hết những lý do đó.chúng ta có trong tay đầy đủ thông tin,các quy trình hoạt động nhịp nhàng, hệthống hoàn chỉnh, ban giám đốc không

Page 1437: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

can thiệp, nhân viên được đào tạo đếnnơi đến chốn. Nghe có vẻ tốt đẹp phảikhông? Nếu được như thế thì lời biện hộduy nhất cho một quyết định kém làngười ra quyết định quá ngốc nghếch.Vậy là anh đã hiểu rồi đấy. Mục tiêu củatôi trong năm tới là loại bỏ hết những lýdo bào chữa khi chúng ta đưa ra cácquyết định không sáng suốt, để lý do duynhất còn lại là sự trí tuệ của người raquyết định, và vì chúng ta biết anh khôngkém cỏi (nhớ nói dõng dạc những lờinày!), vậy anh nghĩ xem hiệu quả côngviệc sẽ vượt trội ra sao?” Tức cười quá,

Page 1438: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bạn nhỉ?

Những nguy cơ từ sự ngốc nghếch trongquản lý đã được nhận diện từ lâu. Năm1956, Lionel Urwick viết trên tờHarvard Business Review: “Không có gìlàm băng hoại tinh thần một cách nhanhchóng và triệt để hơn... khi người nắmquyền hành không biết suy nghĩ”. Tiếcthay, người ta sẽ vẫn tiếp tục biện minh,và sự ngốc nghếch trong quản lý sẽ vẫntồn tại.

Xu hướng bầy đàn

Page 1439: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

TẠI SAO NHIềU NGƯỜI THÔNGMINH LẠI BỊ LỪA? Tháng 6/2001, nhàđầu tư vốn mạo hiểm Lise Boyer bìnhluận về hậu quả của sự sụp đổ các côngty dot.com. “Tôi không thể hiểu ai đãhành xử thiếu lý trí. các nhà đầu tư nhìnhàng xóm kiếm được cả núi tiền và thế làhọ làm theo”. Vậy chẳng lẽ mù quáng bắtchước lũ dê lao qua vách đá hay sao?Linus Torvalds, người tạo ra hệ điềuhành Linux, khi được hỏi ý kiến vềnguyên nhân các công ty dot.com sụp đổ,đã trả lời, “Quá dễ hiểu, chỉ vì lòngtham”. Ðó là một người thông minh và có

Page 1440: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thể đã nói đúng. Nhưng chúng ta cũngđừng lầm lẫn, bởi vì lòng tham và sựghen tị là những động lực cực kỳ mạnhmẽ. còn cách nào khác để giải thích khirất nhiều người khôn ngoan đã bịBernard Madoff và Alan Stanford lừagạt? Ðó cũng chính là lý do tôi lao vàođầu tư một ít cổ phiếu công nghệ cao vàocuối năm 1999 và được khấu trừ thuếhậu hĩnh trong mấy năm tiếp theo.

chỉ vài năm sau cuộc khủng hoảng củacác công ty dot.com, người ta đã đổ xôđi bán các căn hộ cao cấp ở Miami hoặc

Page 1441: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Vegas nhằm kiếm tiền triệu. Trong tươnglai, rồi sẽ có những cơn sốt tương tự,chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc ngườigià thuộc thế hệ hậu chiến, tìm nguồnnăng lượng thay thế để chống phát thảicarbon. Tất cả những đợt bùng phát (vàtan tành) này cũng sẽ diễn ra hệt như vậyvề căn bản, mà tôi sẽ trình bày trong câuchuyện ngụ ngôn về chiếc van bị hở sauđây.

NGỤ NGÔN Về cHIẾc VAN HỞ

ARTHUR RUDOLPH - nhà khoa học đãchế tạo thành công cả hai tên lửa V-2

Page 1442: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(khiến London kinh hoàng vào cuối Thếchiến thứ II) và Saturn V (đưa con ngườilên mặt trăng) - đã mô tả nghiệp vụ quảntrị rủi ro như thế này: “Bạn muốn có mộtcái van không bị hở và tìm mọi cách đểchế tạo. Nhưng thực tế trao cho bạn mộtcái van hở. Bạn phải xác định liệu có thểchấp nhận được mức độ hở tới đâu”.Như Rudolph nói, van hở là một vấn đềmuôn thuở nhưng đừng sợ, bởi vì trongmột ga ra đâu đó ở Nam california, cóhai kỹ sư hai mươi mấy tuổi, học Ðạihọc Stanford, đã bắt đầu trình làng vớichúng bạn một chiếc van thật sự không

Page 1443: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hở. Tin tức bắt đầu lan truyền khắp thunglũng Silicon và vài nhà đầu tư rủi rođánh hơi được tiềm năng to lớn. Mọingười càng lúc càng phấn khích khi mộngđẹp về một thế giới không bị hở cuốicùng cũng thành hiện thực. Hai kỹ sư trởthành đại tỉ phú khi cổ phiếu công ty củahọ bùng nổ trên thị trường chứng khoán.cuộc chạy đua chợt nổ ra khi giới bìnhluận dõng dạc tuyên bố rằng van khônghở đã chào đời. các công ty khác đổ xôvào thị trường van, đưa ra đủ mọi dịchvụ, từ thiết kế van cho đến tái chế vanthân thiện môi trường. các doanh nghiệp

Page 1444: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoe thành tích về van, ngành quảng cáorêu rao về một xã hội không bị xì. Thiênhạ đổ xô đi mua van để sử dụng khắpnơi. Do nhu cầu tăng quá nhanh, các nhàsản xuất van phải tăng sản lượng và cónhiều nhà cung cấp tham gia thị trường.Vì người ta chạy theo số lượng, chấtlượng sản phẩm bị giảm và có vài trườnghợp van bị hở. Người ta xem đây là lỗinhỏ, không gây ra hậu quả lâu dài, và giácổ phiếu lại tăng cao vút. cuối cùng, ápsuất trong hệ thống lên cao đến mức mộtvài van quan trọng đã bị hỏng, khiếnngười dùng hoảng loạn. Giới đầu tư mất

Page 1445: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tự tin và cả môi trường van sụp đổ hoàntoàn, kéo theo tất cả các lĩnh vực kinh tếkhác. Người ta tiến hành điều tra và truytố những kẻ đầu cơ. Người ta cũng pháthiện ra một số công ty vô lương tâm đãbán van cũ và hở trá hình như van tốt, vàcác công ty này phải ra hầu tòa. chínhphủ phải thông qua những quy định mớivà nghiêm ngặt đối với các nhà sản xuấtvan, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệptrên thị trường phải trung thực và cótrách nhiệm. Dần dần, nền kinh tế hồiphục, và các ngân hàng trung ương đảmbảo rằng tình trạng thị trường hỗn loạn

Page 1446: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

như vừa rồi sẽ không tái diễn vì họ đã ápdụng những chính sách an toàn nhằm đảmbảo thị trường đủ khả năng thanh khoảnvà được kiểm soát. Trong khi đó, lại rộlên tin đồn có hai nhà nghiên cứu đanglàm việc trong rừng rậm Amazon đã tìmra cách chữa bệnh cảm cúm thông thườngtừ nhựa của một loại cây nhiệt đới hiếmcó.

Hành đỘng

· Ở vị trí lãnh đạo, điều quan trọnglà câu hỏi bạn đặt ra, chứ không phải câutrả lời.

Page 1447: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

· Ðừng ngại hỏi những câu hỏi đơngiản.

· Sự phức tạp không đi đôi với sựminh bạch.

· Quy trình quản lý càng phức tạpthì nguy cơ thất bại càng lớn.

· Nếu bạn đã không hiểu thì đừngtin, đừng đầu tư, đừng mua, đừng bán.

· Sự ngốc nghếch trong quản lý làlời biện minh duy nhất có lý cho nhữngquyết định sai lầm.

Page 1448: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

CHƯƠNG 16

Nghệ thuẬt thêu dệt trong kinh doanh

Lướt qua nhỮng bài phát biỂu cỦacác cEO, các báo cáo thường niên,thông cáo báo chí của công ty và tài liệucủa các doanh nghiệp, chúng ta thấy cómột nét chung: họ nói quá về thành côngcủa mình, đổ lỗi cho người khác, tự tinphát biểu rằng tương lai là rất xán lạn,khoe khoang năng lực của nhân viên vàquan hệ vững chắc giữa họ với các nhàcung cấp và khách hàng. Bất cứ nhà lãnh

Page 1449: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đạo doanh nghiệp nào (hoặc chính trịgia) đều không thể thừa nhận mình có lỗihay thất bại nếu chưa có thiệt hại xảy ra;thậm chí khi ấy họ cũng thường nói khôngphải lỗi do họ. Ðầu năm 2007, cEO củaAIG, khi đó là Martin Sullivan, đã nhậnxét rằng mình đã “tìm được một cáchđánh giá hoàn toàn mới về sức mạnh vàsự bền vững của AIG”, và đảm bảo vớicác nhà đầu tư rằng công ty “tiếp tục cảithiện môi trường kiểm soát tài chính, rõràng hơn nữa trong các bản công bố tàichính và giữ vị trí hàng đầu trong vấn đềquản trị doanh nghiệp”. Tôi dám chắc

Page 1450: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rằng cổ đông đã phấn khởi khi nghe nhưthế, trước khi công ty thất bại và phảinhờ chính phủ giải cứu chưa đầy mộtnăm sau. Trong thực tế, sự thật trong kinhdoanh đã bị PR nhào nặn rất nhiều.

Lâu nay, các nhà chính trị là đại diện tiêubiểu nhất cho nghệ thuật “thêu dệt”; hiệnnay, nghệ thuật ấy đã chuyển từ chínhtrường vào trong các công ty. Thêu dệt -mà tôi định nghĩa là “khả năng mô tả mọitình huống, dù tệ hại đến đâu, thành ra tốtđẹp” - là một công cụ quan yếu trong kho“vũ khí” của các nhà lãnh đạo doanh

Page 1451: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiệp. chiêu thức đi từ đơn giản nhưchơi chữ khi phát ngôn, thay “vấn đề”bằng “cơ hội”, cho đến tổ chức những sựkiện đặc biệt để biện hộ cho các sai lầm,ngôn ngữ truyền thông của doanh nghiệpđã được thiết kế, như lời một nhà bìnhluận, “nhằm tạo ra những xuất phát điểmthuận lợi cho các cổ đông mà công tyđang rất cần”. Hiện nay, các cEO cóngười kèm cặp về mặt truyền thông và họphải cố gắng để lúc nào cũng đưa ranhững thông điệp tích cực. Ðó là lý dotại sao khi một giám đốc hay một công tycan đảm thừa nhận mình thất bại thì ai

Page 1452: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cũng lấy làm lạ, vì hiếm ai làm được nhưthế. Ví dụ, tháng 12/2008, cEO củaFacebook, Mark Zuckerberg, đã dũngcảm thừa nhận: “Tôi không tự hào vềcách chúng tôi xử lý tình huống này, vìtôi biết chúng tôi có thể làm tốt hơn”.Anh ta nói về một tính năng mới trênmạng xã hội Facebook đang bị ngườidùng chỉ trích nặng nề.

Thái độ thành thật của Zuckerberg là mộtngoại lệ; còn tung hỏa mù mới là thônglệ. Khi một giám đốc nào đó nghỉ việc,ai ai cũng nghe lý do là “đi tìm những cơ

Page 1453: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hội mới” hoặc là “dành nhiều thời giancho gia đình”, nhưng thực ra họ bị sathải. các cEO luôn đổ lỗi những khoản lỗbất ngờ cho các sự kiện hy hữu, hoặcbiến động bất ngờ của thị trường; rồi cácđợt thu hồi sản phẩm hoặc hoãn ngàycông bố sản phẩm thì được biện minhbằng những trục trặc với nhà cung cấp vềmặt phối hợp hoặc truyền thông - một câumà Boeing thường dùng khi liên tục hoãnngày giới thiệu máy bay Dreamliner 787.

Nực cười là chúng ta, với tư cách nhàđầu tư, khách hàng, hoặc nhân viên, phải

Page 1454: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin vào những câu nhăng cuội ấy. chỉ cóhai cách giải thích: (1) các nhà điều hànhnghĩ chúng ta rất ngốc, hoặc (2) chính họngốc! công ty cruciant không có gì phảiái ngại về hình ảnh đình đám của họ -công ty đang rất nổi; và tự tin cho rằng“nổi đình nổi đám chẳng có gì xấu”.

HoẠt cẢnh: Văn phòng cỦa SteveBorden - tháng 1 năm 2008

Amy, Trưởng bộ phận Quan hệ côngchúng của cruciant, bước vào phòng củaSteve Borden để họp lúc 9 giờ sáng. côcười rất tươi và rõ ràng đang có tin vui:

Page 1455: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Anh Steve, tôi vừa nói chuyện điệnthoại với tạp chí Forbes. Họ muốn viếtmột bài “đinh” về anh và cruciant. Họđánh giá chúng ta là một trong nhữngcông ty sáng tạo nhất trên thị trường vàđặc biệt thích chiến lược xâm nhập thịtrường mới của chúng ta. Họ định cử mộtphóng viên làm việc cùng anh vài ngày,rồi viết một bài sâu về phương thức lãnhđạo của anh. Tôi định tổ chức mộtchương trình trong đó có mục tham quanbộ phận R&D, sau đó có vài buổi gặpvới nhóm phát triển sản phẩm. Việc nàyrất có lợi cho hình ảnh công ty và cũng

Page 1456: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giúp ghi nhận những cá nhân xuất sắc”.

Steve đáp, “Hay đấy. có thể kết hợp vớichuyến công tác châu Âu của tôi sắp tớivà bài phát biểu của tôi tại Diễn đànKinh tế Thế giới ở Davos. chắc chắnphóng viên sẽ thích bay trên chiếc G-Vcủa chúng ta”.

Sau khi tạp chí đăng bài viết, giá cổphiếu của cruciant tăng 12% và Steveđược mời làm khách mời cho chươngtrình Squawk Box của kênh truyền hìnhcNBc, sánh với những tên tuổi như JackWelch và Warren Buffett. Khi Steve tham

Page 1457: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gia chương trình, người dẫn chương trìnhchính, Joe Kernan, giới thiệu: “cruciantthật sự đang trở thành mô hình cho đểcông ty Mỹ thâm nhập thành công vàocác thị trường mới nổi. Steve và cộng sựđang tạo dựng một thương hiệu toàn cầuvững chắc, sánh cùng coca-cola, IBM vàGeneral Electric”. Steve không khỏi mỉmcười. Ðoạn phim này nhanh chóng đượcđưa lên website của cruciant, và đườngdẫn tới đoạn video được gởi qua emailđến tất cả các nhà đầu tư, nhà cung cấpquan trọng của cruciant, cũng như cácđối tác khác. Trong “sô” truyền hình đó,

Page 1458: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve là một trong sáu người trình bàyquan điểm của mình về tương lai của nềnkinh tế. Mỗi người có một quan điểmkhách nhau nhưng vẫn tựu chung là sựphát triển kinh tế là động lực tiếp tụcđem lại lợi nhuận tốt cho các công tyhàng đầu thế giới, mặc dù vẫn còn vàivấn đề nhỏ với thị trường nhà ở tại Mỹ.Khi chương trình sắp kết thúc, Stevenhận lời chúc mừng từ các nhân vậtthường xuyên của chương trình, rồi lênxe cùng Amy trở về công ty. Ông rất vuinhưng cảm thấy không an tâm. có đến sáungười rất thông minh, rất thành công và

Page 1459: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rất giàu đưa ra dự đoán về các thịtrường, nhưng không hề có hai ý kiếngiống nhau. Nếu những người tài năngnhư vậy không nhất trí thì liệu các kếhoạch và dự báo của cruciant có baonhiêu xác suất chính xác? Ông nhanhchóng loại bỏ suy nghĩ ấy. Ông có mộtđội ngũ cộng sự giỏi với tầm nhìn thấuđáo và chiến lược hấp dẫn. Thực vậy,chiến lược ấy tuyệt vời đến mức công tyvẫn sẽ thành công cho dù Mỹ xảy ra suythoái kinh tế, bởi lẽ phần lớn mức tăngtrưởng có được là từ những thị trườngmới, đang phát triển nhanh chóng, và

Page 1460: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì nếu xảyra vài vụ tịch biên tài sản thế chấp ởcalifornia và Las Vegas.

Ít tuần sau đó, Steve tháp tùng tổng thốngtrong một phái đoàn thương mại đếnÐông Nam á; ông lọt vào danh sách 100giám đốc giỏi nhất thế giới do tờBusinessWeek bầu chọn, và được mờidiễn thuyết tại Trường Kinh doanhHarvard; và cũng được xem như cEOtương lai của cả Procter & Gamble vàIBM. Tháng 7/2008, ông nhận được mộtcú điện thoại bí mật từ một cựu cEO nổi

Page 1461: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tiếng của một trong những công ty hàngđầu của Mỹ, mời ông gia nhập câu lạc bộGolf Quốc gia Augusta. Giờ thì ông biếtđã đến lúc. Ông đã bán căn hộ ởScottsdale và mua một nông trang thênhthang ở ngay ngoại ô Jackson Hole. Haituần sau, Lehman Brothers đệ đơn phásản, và cũng không lâu sau đó, chiếnlược phát triển của cruciant tan vỡ. Tấtnhiên, đây không phải là lỗi của công ty,như mọi người đã làm rõ trong các cuộchọp đánh giá lợi nhuận quý trong năm2008.

Page 1462: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuộc họp đánh giá lợi nhuận quý I - Giácổ phiếu 48 đôla - Tháng 4 năm 2008

Steve và Henry ngồi trong phòng họp vớicharlotte Myers-Rich, Trưởng bộ phậnQuan hệ Ðầu tư.

charlotte: “chào mừng quý vị đã đến dựcuộc họp đánh giá lợi nhuận quý I củacruciant. Phát biểu hôm nay là SteveBorden, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, vàHenry Pritchette, Giám đốc Tài chính.Mời anh Steve”.

Steve: “cảm ơn, charlotte. Tôi rất vui khi

Page 1463: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

thông báo cho mọi người biết lợi nhuậnđã tăng 13% nếu xét theo năm, và doanhsố tăng 9%. cả hai con số đều vượt chỉtiêu dài hạn của chúng ta 10% và 5%.(Lưu ý với các cEO đầy tham vọng:Luôn đưa cho Phố Wall mục tiêu thấphơn so với nội bộ.) Kết quả quý I càngcho thấy chiến lược của chúng ta đúngđắn và hiệu quả là xuất sắc trên về mọimặt. Mặc dù ta vẫn đang trong giai đoạnđầu tung ra sản phẩm mới cho các thịtrường mới nổi, thị trường đã nhiệt tìnhđón nhận, và rõ ràng khách hàng rất hàilòng với chất lượng của sản phẩm. các

Page 1464: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

kế hoạch phát triển sản phẩm diễn rađúng tiến độ, và ta có thể chờ đón hiệuquả đầu tư từ quý II và tăng dần trongnăm. Tóm lại, định vị độc đáo về giá trịđang mang lại kết quả tốt. Và với nỗ lựchết mình của toàn đội ngũ, tôi hoàn toàntin tưởng mức tăng trưởng sẽ đạt đượcđúng như mục tiêu, hoặc hơn một chút,vào đầu quý sau. Bây giờ, anh Henry sẽtrình bày chi tiết số liệu tài chính”.

cuộc họp đánh giá lợi nhuận quý II - Giácổ phiếu 35 đôla - cuối tháng 7 năm2008

Page 1465: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Steve: “Xin chào quý vị. chúng ta lại cóthêm một quý thành công. Tuy nhiên, biếnđộng chính trị bất ngờ ở một trong nhữngthị trường quan trọng của chúng ta cũngcó tác động lớn. Lợi nhuận tăng 9% vàdoanh số tăng 4%. Tôi cho đây là kếtquả rất tốt nếu xét đến sự kiện chưa từngcó như vừa rồi tại thị trường này. Tuy giácổ phiếu bị ảnh hưởng, chúng tôi nghĩđây chỉ là một phản ứng thái quá. chiếnlược của chúng ta vẫn đúng đắn và chúngta đang thực hiện cực kỳ tốt. chúng ta vẫncố gắng đạt mục tiêu của năm nay và hyvọng quý cuối năm sẽ sớm ổn thỏa. Khi

Page 1466: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tình hình bình ổn, chúng ta sẽ lấy lại đàtăng trưởng. Tới thời điểm này, không cólý do gì để thay đổi chiến lược”.

cuộc họp đánh giá lợi nhuận quý III - Giácổ phiếu 23 đôla - cuối tháng 10 năm2008

Steve: “chào quý vị. Trong quý III,doanh số tăng 2% và lợi nhuận giảm 3%.Kết quả này đúng là thấp hơn so với mụctiêu ban đầu, nhưng đúng theo mục tiêuđiều chỉnh mà chúng tôi đưa ra hồi thángtrước. Như mọi người đã biết, cuộckhủng hoảng tín dụng ở Bắc Mỹ hiện giờ

Page 1467: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã lan ra toàn cầu. Ở Mỹ, thị trường đangsuy giảm và các khu vực khác cũng bắtđầu có biểu hiện bị ảnh hưởng. Tỉ giá hốiđoái yếu cũng tác động không tốt tới lợinhuận của chúng ta. Thị trường nướcngoài, nhất là châu á, vẫn còn mạnh, vàchúng tôi dự đoán nhu cầu sẽ không giảmở thị trường tăng trưởng chính của chúngta. Với tình hình bất ổn chưa từng có ởMỹ, chúng tôi quyết định chậm đầu tưcác sản phẩm mới và giữ tiền mặt đểđảm bảo thanh khoản đầy đủ. Hạn mứctín dụng vẫn còn, và chúng ta sẽ cónhững biện pháp cẩn trọng thông thường,

Page 1468: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chẳng hạn ngừng tuyển dụng, giảm cácchuyến công tác không quan trọng và cắtgiảm ngân sách tiếp thị. Nguyên liệu thôtồn kho quá nhiều vì nhu cầu giảm.Nguyên nhân một phần là do chúng takhông lường trước về chuỗi cung ứng, vìphải dùng nhiều hệ thống mua hàng khácnhau sau khi mua lại các công ty tronghai năm qua. Hiện giờ, bộ phận sản xuấtđang cố gắng tìm ra giải pháp.

So với nhiều công ty khác, tình hình củachúng ta đang rất vững và tôi cho rằnglợi thế về hiệu quả là cơ hội để chúng ta

Page 1469: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giành lại chỗ đứng trước các đối thủ kémhơn. Tôi vẫn tự tin vào khả năng hoạtđộng của chúng ta”.

cuộc họp đánh giá lợi nhuận quý IV -Giá cổ phiếu 3,65 đôla - Tháng 1 năm2009

Tân chủ tịch kiêm cEO chuck Williamschủ trì cuộc họp.

chuck: “Thân chào tất cả mọi người.Hôm nay tôi rất vui được họp với mọingười trong cuộc họp đầu tiên của tôivới vai trò chủ tịch kiêm cEO. Tôi chỉ

Page 1470: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mong chúng ta có nhiều tin vui hơn đểchia sẻ với nhau. Trước hết, tôi muốnbày tỏ sự tri ân tới người tiền nhiệm, anhSteve Borden. Steve đã đóng góp rấtnhiều cho sự phát triển của công ty tuyệtvời này. Năm ngoái là khoảng thời giantàn khốc đối với nền kinh tế thế giới vàcruciant cũng phải chịu chung tình cảnhấy. Năm vừa qua, doanh số chúng tagiảm 1% và lợi nhuận gộp đạt 1 xu chomỗi cổ phần. Hầu hết các khoản sụt giảmđều xảy ra trong quý IV do khấu trừ giátrị hàng tồn kho và do sự suy sụp gần nhưhoàn toàn về nhu cầu ở khắp các thị

Page 1471: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trường mới nổi. Henry lát nữa sẽ trìnhbày chi tiết nhưng tôi muốn giành ra ítphút để trình bày chiến lược mới. Trong30 ngày nhậm chức, tôi đã gặp tất cảkhách hàng quan trọng, các quản lý vànhân viên của công ty trên khắp thế giớivà rà soát lại mọi khía cạnh trong chiếnlược. Tôi thấy rõ một điều là công ty tàigiỏi này cần phải lập lại trọng tâm - đólà, đưa ra sản phẩm tốt với giá cạnhtranh cho những khách hàng biết giá trịcủa các sản phẩm ấy. Với định hướngnày làm kim chỉ nam, hôm nay tôi xintuyên bố chúng ta sẽ đóng cửa toàn bộ

Page 1472: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các văn phòng ở châu á và một phần ởchâu Âu. chúng ta sẽ tập trung vào bốnthị trường chính yếu: Mỹ, canada, Anhvà Ðức, bốn thị trường này đem về 80%doanh số và hơn 100% lợi nhuận củachúng ta. Bằng cách tái tập trung vàonhững thị trường mà chúng ta am tườngvới những sản phẩm được phát triểnhoàn chỉnh, chúng ta có thể định hướngcông tác tiếp thị, phát triển sản phẩm vànỗ lực bán hàng để nâng cao lợi nhuậnmột cách nhanh chóng. chúng ta cũng sẽtận dụng đợt cắt giảm này để đầu tư vàonhững hệ thống cần thiết nhằm quản lý

Page 1473: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hoạt động kinh doanh toàn cầu một cáchhợp nhất, thay cho một loạt các hệ thốngcục bộ được tích hợp lỏng lẻo. Trong cảnăm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy hệ thốngmang đến lợi ích về mặt kiểm soát vàminh bạch. Tôi hoàn toàn tin tưởngcruciant sẽ nhanh chóng lấy lại được vịtrí xứng đáng, là một trong những công tyhàng đầu của Mỹ, đem lại kết quả vữngchắc và ổn định trong nhiều năm tới. Bâygiờ, tôi xin nhường lời cho Henry đểtrình bày chi tiết các số liệu tài chính,đây cũng sẽ là cuộc họp đánh giá lợinhuận cuối cùng trước khi anh nghỉ hưu

Page 1474: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sớm sau nhiều năm cống hiến cho côngty. Henry...”

ThỰc tẾ: Nghệ thuẬt thêu dệt

TRONG VÒNG cHƯA ĐầY 48 GIỜtrước khi Bear Stearns nhờ cục Dự trữLiên bang “cứu nạn”, cEO của công tynày, Alan Schwartz, đã bình luận: “Khảnăng thanh khoản và cân đối tài sản củachúng ta rất tốt”. Suốt thời gian dư luậnphẫn nộ về nạn nhiễm độc chì trong đồchơi Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mạiTrung Quốc tìm cách xoa dịu mối lobằng câu nói: “Hơn 99% hàng xuất khẩu

Page 1475: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Trung Quốc đều tốt và an toàn”.Nghe có vẻ an tâm, nhưng với 1 triệumón đồ chơi được xuất khẩu thì có đến10.000 chiếc bị nhiễm độc! Một lượngchì không nhỏ chút nào. các nhà lãnh đạokinh tế và chính trị đã nắm được nghệthuật nói nhiều nhưng ý nghĩa chẳng baonhiêu. Tuy vậy, chúng ta cứ ưa tin vàonhững nguồn tin chính thức. Tháng2/2008, cEO của AIG, Martin Sullivan,đã nhận xét: “AIG có thể vượt qua tìnhtrạng bấp bênh của nền kinh tế hiện thờitrong khi vẫn có đủ nguồn lực để pháttriển và tận dụng cơ hội”. chúng ta đã cả

Page 1476: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tin lời nói đó. Vài tuần sau, Sullivan bịsa thải và Robert Willumsted lên giữchức chủ tịch kiêm tổng giám đốc. Kếtquả còn tệ hơn, nhưng vào tháng 8/2008Willumsted vẫn còn đủ tự tin để nói rằngkết quả không tốt của quý II “không phảnánh đúng khả năng và tiềm năng lợinhuận của các công ty trong tập đoànAIG”. Năm tuần sau đó, chính phủ Mỹchi 85 triệu đôla (sau đó tăng lên 170triệu đôla) để giải cứu cho công ty. Ðâykhông phải là những trường hợp riêng lẻ.các lãnh đạo doanh nghiệp không cònđáng tin nữa. Sau khi xem xét vô số phát

Page 1477: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

biểu về số liệu, hoặc các ý kiến đưa ra,và nhìn vào kết quả sau đó, tôi chỉ có thểkết luận rằng sự ngốc nghếch và dối tráxảy ra nhiều ngang ngữa như nhau.

Ngay cả những nguồn tin lẽ ra đáng tincậy cũng sai. Tháng 1/2007, DavidLereah, chuyên gia kinh tế chính củaHiệp hội Bất động sản Quốc gia, đã nhậnxét về giá nhà: “có vẻ chúng ta đã ổnđịnh được mức giá”. Một trong nhữngdấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tàichính nhà ở xuất hiện vào tháng 8/2007khi một quỹ do Goldman Sachs điều

Page 1478: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hành yêu cầu công ty mẹ cấp 3 tỉ đôlavốn. Goldman, với vị thế “chúa tể vũtrụ”, tất nhiên sẽ không thừa nhận có rắcrối thật sự mặc dù quỹ này đã tụt 30%giá trị chỉ trong vòng một tuần. cFO củaGoldman đã tuyên bố chắc nịch rằng“đây không phải là một sự giải cứu”.Một phát ngôn viên của tập đoànGoldman sau đó nói rằng sự trợ cấp vốnsẽ giúp các nhà quản lý quỹ “linh hoạthơn khi tận dụng cơ hội mà chúng tôi tinlà đang tồn tại trong điều kiện thị trườnghiện tại”.

Page 1479: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

còn tại Yahoo, cựu cEO Jerry Yang nêurằng đợt cắt giảm 10% nhân sự trongnăm 2008 là một bước đi giúp công ty“củng cố lực lượng”. cũng trong thángđó, American Express xem cắt giảm7.000 nhân viên là một phần trong“chương trình tái cơ cấu công ty”. ỞeBay, giảm 10% nhân lực là “tinh giản”nhân sự. Thích gọi gì cũng được, nhưngcắt giảm hàng ngàn việc làm thườngđược xem là sa thải hàng loạt.

Trang bìa báo cáo thường niên năm 2006của Bear Stearns ghi rõ thành tích của

Page 1480: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty là “83 năm lợi nhuận”. Jamescayne, cEO của Bear, mô tả vị thế củacông ty trong lá thư gởi cổ đông như sau:“cân đối tài sản của chúng ta hiện nay làhơn 350 tỉ đôla, và Bear Stearns tiếp tụcđược các trái chủ và các cơ quan đánhgiá nhìn nhận có chất lượng tín dụngvững mạnh. Năm 2006, Standard &Poor’s đã nâng cấp Bear Stearns lênmức A+ với khả năng phát triển vữngchắc - một đánh giá phản ánh sự chútrọng của chúng ta về đánh giá và quảnlý rủi ro, giúp chúng ta có thể mở rộngthận trọng và chắc chắn. Nguyên tắc

Page 1481: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiêm ngặt về rủi ro áp dụng trong giaodịch của chúng ta được củng cố bởi tinhthần trách nhiệm mạnh mẽ đã thấm đẫmtrong văn hóa của tập đoàn”.

cayne nhận xét tiếp, “Hiện tại là giâyphút đầy hào hứng trong quá trình pháttriển của Bear Stearns”. Nhận xét nàyđúng. chỉ hơn một năm sau khi báo cáođược đưa ra, người ta hoàn toàn cóquyền nghi ngờ về “sự chú trọng về đánhgiá và quản lý rủi ro” và khả năng “mởrộng thận trọng và chắc chắn” của BearStearns, trong khi “tinh thần trách nhiệm

Page 1482: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mạnh mẽ” đã khiến nhân viên ngồi chianhau cổ phần trong một công ty vô giátrị.

Bạn hãy đoán xem công ty nào đã rìnhrang phô trương khả năng của mình trongtrích đoạn báo cáo thường niên 2007 sauđây: “Trong môi trường đầy thách thứchiện nay, hơn bao giờ hết, khách hàngtrông cậy vào chúng ta để có những giảipháp mới và khác biệt, và mong chúng tatrở thành đối tác tin cậy của họ. Ðượckiên trì thực hiện từ khi công ty niêm yếtcổ phiếu vào năm 1994, chiến lược tập

Page 1483: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trung vào khách hàng là chìa khóa thànhcông của chúng ta. chúng ta cam kết tạora giá trị cho cổ đông bằng cách tậptrung vào bốn điểm chính trong chiếnlược này: thúc đẩy phát triển đa dạng;mang đến cho khách hàng toàn bộ giá trịcông ty; quản trị rủi ro, vốn và chi phí;duy trì và củng cố văn hóa công ty. chúngta thu được kết quả tốt là nhờ tập trungquản trị rủi ro từ cấp cao, và quan trọnghơn, từ một văn hóa quản trị rủi ro ở mọicấp trong công ty”.

câu trả lời: Ngân hàng Lehman Brothers.

Page 1484: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Không phải chỉ các tổ chức tài chính mớisai lầm. Năm 2006, trên BusinessWeekxuất hiện một bài báo với tiêu đề “Steve& Barry’s thống trị trung tâm mua sắm”.Nhà bán lẻ quần áo này được thành lậpnăm 1985, và trở thành điểm nóng về bánlẻ trong năm 2005 khi tăng hơn gấp đôilượng cửa hàng lên con số 132 bằngcách bán sản phẩm thời trang với giá ănđứt Wal-Mart và Target. Steve & Barry’scó thể phát triển nhanh chóng là nhờ kếthợp nhiều nguồn hàng dồi dào, hầu nhưkhông quảng cáo, và được các chủ siêuthị khuyến khích vì họ rất cần lấp đầy

Page 1485: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

không gian trống. công ty đã lợi dụng cácđiểm yếu trong thị trường các trung tâmmua sắm. Khi các hệ thống truyền thốngcòn dư chỗ, Steve & Barry’s liền nhảyvào và mở ra các cửa hàng với quy môsiêu thị, riêng năm 2005 tổng diện tíchlên đến 3,5 triệu bộ vuông (hơn 320.000m2). chủ các trung tâm mua sắm quá vuimừng và ưu đãi cho công ty, có khi cònchấp nhận phí xây dựng sẵn đến 80đôla/bộ vuông so với giá thông thườngkhoảng 20-30 đôla/bộ vuông. Một giámđốc trong lĩnh vực bất động sản nói: “Họlà nhà bán lẻ được nhắc tới nhiều nhất.

Page 1486: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Và họ có tên trong danh sách các đối tácthuê mặt bằng của tất cả các công ty”.Một trong những người thành lập công ty(Barry) nói rằng ông muốn duy trì tốc độtăng trưởng doanh số gộp là 70% trong10 năm, và có 568 cửa hàng trong năm2008.

công ty tiếp tục phát triển nhanh chóng.Ðến năm 2008, họ có 276 cửa hàng, chỉbằng một nửa so với dự đoán của Barry,nhưng vẫn hơn gấp đôi so với hai nămtrước đó. công ty cũng đã ký hợp đồngvới ngôi sao quần vợt Venus Williams,

Page 1487: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các diễn viên Amanda Bynes và SarahJessica Parker, vận động viên trượt vánLaird Hamilton, và các cầu thủ bóng rổStephon Marbury và Ben Wallace. Tuynhiên, cuộc khủng hoảng tín dụng đã gâythiếu hụt tiền mặt vì nguồn tài chính trởnên cạn kiệt, và các chủ trung tâm muasắm chậm thanh toán. Tháng 7/2008,Steve & Barry’s nộp hồ sơ bảo hộ phásản, nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc.Tháng 8/2008, công ty Quản lý BayHarbour, một công ty cổ phần tư nhân ởNew York, đã mua lại công ty với giá168 triệu đôla. Giám đốc điều hành của

Page 1488: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Bay Harbour là Douglas Teitelbaum nói,“công ty này có giá trị tốt hơn bất kỳ nơiđâu”.

Nhận định về giá trị của Teitelbaum chắcchắn có chút sai lầm, bởi vì chỉ ba thángsau đó, Steve & Barry’s nộp hồ sơ phásản lần hai. Lần này thì chẳng cứu vãn gìđược, và Bay Habour phải ghi lỗ 168triệu đôla trong vòng chưa đầy 3 tháng.Ðiều này chỉ càng chứng minh lợi nhuận“khác thường” của phương thức đầu tưvốn cổ phần.

Tháng 4/2001, Jeff Skilling - cEO của

Page 1489: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tập đoàn Enron - tuyên bố kết quả hằngquý tăng 281% doanh thu và tăng 18%lợi nhuận, sau này người ta mới biết đâylà những con số ảo. Skilling không hề tỏra lo lắng, “Kết quả quý I rất tốt. chúngtôi rất lạc quan về các công ty mới củachúng tôi và tin rằng khả năng tăngtrưởng này có thể duy trì trong nhiều nămtới”. Bốn tháng sau đó, Skilling từ chức,vẫn dùng một trong những lý do quenthuộc khi giám đốc nghỉ việc: “lý do cánhân”. Trong khi các giám đốc của Enroncố giữ cho con thuyền đã ngập nướcđừng chìm thì chủ tịch Ken Lay tuyên bố

Page 1490: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vào tháng 10 rằng lợi nhuận quý III tăng35%. công ty cũng thông báo là sẽ dùng1,2 tỉ đôla để tái cấu trúc trọn gói, nhưngkhông đưa ra nhiều chi tiết. Hóa ra sốtiền ấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôikhiến cho Enron chìm hẳn trong vài tuầnsau đó.

Nghệ thuật thêu dệt có lẽ phổ biến hơn cảkhi cEO rêu rao về giá trị của những đợtmua bán các công ty khác với giá cao.Những cụm từ như giá trị hợp nhất chưatừng có, mở rộng thương hiệu, cơ hộiphát triển hy hữu, và 1+1=3, luôn là lời

Page 1491: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cửa miệng, trong khi các cổ đông phảichuẩn bị tư thế đón nhận sự thất vọng hầunhư không tránh khỏi.

Tháng 5/1991, cEO của AT&T RobertAllen chỉ đạo mua lại NcR với giá gần7,5 tỉ đôla, hơn gấp đôi giá trị của NcR.Khi tuyên bố về thương vụ này, Allen rấthùng hồn về giá trị: “sẽ tạo ra một côngty Mỹ mạnh mẽ với sức mạnh về côngnghệ, tài chính và tiếp thị để thành côngtrước sự cạnh tranh từ nước ngoài trongthị trường thông tin toàn cầu đang pháttriển”. Allen nói tiếp: “Tôi tin rằng

Page 1492: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

AT&T và NcR sẽ cùng nhau đạt đượcmột tầm phát triển và thành công mà nếuđi riêng rẽ chúng ta không thể có được.Tương lai của chúng ta là những hứa hẹnbiến thành hiện thực”.

Rõ ràng, “mạnh mẽ” trong trường hợpnày có nghĩa là bốn năm. Tháng 5/1995,AT&T tuyên bố tách NcR ra với vốn thịtrường là 3,4 tỉ đôla (tức là 45% giá muatrước đó). Việc này đồng nghĩa mất 2,8triệu đôla giá trị cổ phần cho mỗi ngàyAT&T sở hữu NcR.

Ðúng là không ngờ khi chỉ ba năm sau

Page 1493: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đó, tân cEO của AT&T MichaelArmstrong lại tiếp tục chiến lược muacác công ty khác khi định tiến vào lĩnhvực truyền hình cáp. Năm 1998, AT&Tmua lại công ty truyền hình cáp lớn thứhai của Mỹ là TcI với giá 59 tỉ đôla, vànăm 2000 thì thêm Media One với giá 44tỉ đôla. AT&T trở thành công ty truyềnhình cáp lớn nhất nước Mỹ. chỉ 18 thángsau đó, AT&T bán các công ty truyềnhình của mình cho comcast với giá 52 tỉđôla - lỗ 51 tỉ. Năm 2004, AT&T bánluôn nhánh điện thoại di động chocingular, và năm 2005, SBc mua những

Page 1494: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

gì còn lại của AT&T với giá 16 tỉ đôla.Tất nhiên, vẫn còn chút vớt vát khi SBcgiữ lại cái tên AT&T. Một điều kì thú là,dù bộ sậu của họ liên tiếp bỏ ra hàng tỉđôla để mua các công ty khác, thu lạichẳng được bao nhiêu so với tiền chi ra,họ vẫn không hủy hoại được hoàn toàngiá trị thương hiệu AT&T.

Mythbuster Wisdom: Phásản - Bí quyết quản lý mới

Page 1495: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cuộc suy thoái kinh tế toàncầu năm 2008-2009 đã nângnghệ thuật thêu dệt của cácvị giám đốc lên tầm cao mới.Doanh số lẫn giá trị tài sảnsuy giảm, cộng với nợ cao,đã đẩy nhiều công ty ra tòaán phá sản, rồi chúng ta lạinhận ra phá sản không hẳnđã là xấu, trừ phi bạn là chủ

Page 1496: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nợ. Doanh nghiệp đi quaquy trình của tòa án phá sảnthì cũng giống như được vàospa vậy. Những chất độc hạicó thể được loại khỏi hệthống và bạn bước ra vớitrạng thái phục hồi sinh lực.Donald Stebbins, cEO củaVisteon, một công ty sảnxuất phụ tùng xe hơi trị giá

Page 1497: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

9,5 tỉ đôla, từng là công tycon của Ford, đã phát biểuvào ngày công ty khai phásản rằng làm như vậy là tốtnhất, “để tăng tối đa giá trịlâu dài của công ty”. Với2/3 số công ty trong ngànhcông nghiệp xe hơi của Mỹ,phá sản và quốc hữu hóamột phần là liều thuốc

Page 1498: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Viagra cho doanh nghiệp.chrysler chỉ phá sản trong42 ngày, khiến họ xóa đượcrất nhiều nợ, hợp đồng vànhững ràng buộc khác để cóthể tái xuất hiện trở thànhđối tác hấp dẫn của Fiat.General Motors đánh bại kỷlục của chrysler, hồi sinh trởlại sớm hơn hai ngày. cEO

Page 1499: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Fritz Henderson hứa hẹnrằng công ty GM mới sẽ làmviệc nhanh hơn và có tráchnhiệm hơn với khách hàng.Rõ ràng sáu tuần phá sản đãđem lại thành công mà 30năm thị trường xuống dốckhông thể đạt được. chỉ cóthời gian mới biết.

Masonite, nhà sản xuất cửa,

Page 1500: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã dùng con đường khai phásản để làm sạch bảng cânđối tài sản nhằm mua thêmđược vài công ty khác. cEOFred Lynch đã nhấn mạnhcác điểm tích cực: “Bất cứkhi nào có thể đảo ngượctình thế theo cách củachương 11 (Luật Phá sảncủa Mỹ), chắc chắn ta sẽ có

Page 1501: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được tư thế tấn công”.

Phá sản giờ đây là một trongnhững công cụ quản lý hữuhiệu nhất. chắc chắn cácchiến lược kinh doanh trongtương lai sẽ dùng con đườngtòa án phá sản để đạt đượcvị trí thống lĩnh thị trường.

các giám đốc còn tìm cách lý giải về

Page 1502: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hiệu quả làm việc đáng ngờ của họ saukhi rời nhiệm sở. Sau khi về hưu năm1999 trong lúc thiên hạ thi nhau đồn đại,cựu cEO của Kodak, George Fisher,được hỏi về chính dự đoán của ông 5năm trước rằng lĩnh vực ảnh kỹ thuật sốcủa Kodak sẽ có lợi nhuận vào năm1997, nhưng thực ra lại gây lỗ hơn 100triệu đôla. Fisher trả lời: “các bạn xemđó là lỗ, tôi lại xem đó là đầu tư”. KenLay, chủ tịch tập đoàn Enron, tìm cáchbiện hộ cho việc làm của mình: “Tôikhông thể lãnh trách nhiệm về hành viphạm pháp của một ai đó trong công ty”.

Page 1503: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Tức là theo cách nói của Lay, tráchnhiệm đã dừng lại bên ngoài văn phòngchủ tịch. Khi chiến lược này không thànhcông, ông tiếp tục biện hộ theo kiểu “tôikhông đủ thông minh”, “Tôi có phải là kẻngốc không? Tôi nghĩ mình không ngốc.Nhưng chắc chắn tôi đã bị người ta lừa”.

HỌ đã Ở hành tinh nào?

XÉT Về MỌI KHÍA cẠNH, năm 2008 lànăm “đẫm máu” đối với ngành côngnghiệp xe hơi nói chung và GeneralMotors nói riêng. Doanh số giảm 11% sovới năm 2007, họ mất đi danh hiệu nhà

Page 1504: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

sản xuất xe hơi lớn nhất vào tay Toyotasau 70 năm thống trị. Và rồi cEO phải lủithủi đến xin chính phủ Mỹ giải cứu. Ðúnglà chẳng có tin tức gì hay ho để tườngthuật cả. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên đấy.Những bậc thầy của nghệ thuật thêu dệtbên bờ sông Detroit đã đưa các chi tiếtsau đây vào trong thông cáo báo chítháng 1/2009 của công ty:

· “GM thông báo doanh số toàn cầunăm 2008 là 8,35 triệu chiếc”.

· Doanh số của GM châu á - TháiBình Dương tăng 3%; gần 200.000 chiếc

Page 1505: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chevrolet được bán ở Trung Quốc, tăng16%; 1,09 triệu xe được bán ở TrungQuốc, tăng kỷ lục 6%.

· Ðây là năm thứ ba liên tiếp bánđược hơn 2 triệu chiếc ở châu Âu; doanhsố xe chevrolet vượt mốc 500.000 chiếcvới thị phần kỉ lục; doanh số dòng Opelcũng tăng kỷ lục ở Ðông và Trung Âu vớimức tăng 13%.

· GM đã thống lãnh ngành côngnghiệp với hơn 1,27 triệu chiếc bán tạithị trường Mỹ La tinh, châu Phi và TrungÐông, dẫn đầu với dòng xe chevrolet

Page 1506: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

corse, celta và Aveo.

· GM tiếp tục dẫn đầu tại các thịtrường mới nổi với thị phần tăng trưởngở 14 trong 26 thị trường trong năm2008”.

Một bảng thành tích đáng nể đối với mộtcông ty đang oằn mình gồng gánh. Nhưngcó lẽ ví dụ hùng hồn nhất là câu chuyệncủa citigroup.

Vòng tròn thêu dệt: citigroup 2006-2009

THáNG 12/2006, giá cổ phiếu của citi là

Page 1507: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hơn 54 đôla/cổ phiếu, chủ tịch kiêm cEOlúc đó là chuck Prince đã tuyên bố rõràng mục tiêu của công ty:

“Mục tiêu của chúng ta là trở thành mộtcông ty hướng đến khách hàng nhiều hơn,dễ tiếp cận và sáng tạo hơn, và nhanhchóng nắm được nhiều cơ hội phát triểntoàn cầu”.

Về căn bản, điều đó có nghĩa là họ đầutư hàng tỉ đôla vào thị trường cho vay thếchấp đã được chứng khoán hóa, và đảmbảo những khoản lợi nhuận khổng lồ.Một tháng sau, trong cuộc họp đánh giá

Page 1508: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lợi nhuận hằng quý, Prince nhấn mạnhrằng công ty đã tập trung “nhanh chónghơn nữa tạo ra sự tăng trưởng bền vữngđối với người tiêu dùng Mỹ, người tiêudùng quốc tế đang gia tăng, ngân hàngdoanh nghiệp và ngân hàng đầu tư, vàtrong các công ty quản lý tài sản” đồngthời “vẫn chú trọng cao độ vào quản lýnợ”. các nhà đầu tư chắc là rất phấn khởikhi biết ngân hàng không nới lỏng quyđịnh về tín dụng hoặc chấp nhận rủi roquá lớn trong khi theo đuổi lợi nhuận.

Tháng 7/2007, giá cổ phiếu giảm xuống

Page 1509: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dưới 50 đôla một chút, nhưng vẫn khôngcó gì phải lo lắng. Khi kết quả quý IIđược công bố, chỉ có toàn tin tốt lành -lợi nhuận cao kỷ lục trên từng cổ phần(tăng 18%) và doanh thu cao kỷ lục (tăng20%). chuck hoan hỉ: “chúng tôi đã cónhững ưu tiên rõ ràng để thúc đẩy tăngtrưởng và chúng tôi đang thực hiện toànbộ những ưu tiên đó”.

Ngày 1 tháng 10 (giá cổ phiếu: 45 đôla)citi công bố trước kết quả quý III. có gìđó bất ổn khi chuck thừa nhận:

“Kết quả quý III khiến chúng ta thất

Page 1510: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

vọng. Doanh thu giảm chủ yếu vì sự suygiảm các hoạt động trên thị trường tíndụng thu nhập cố định, bút toán giảm cáccam kết vay, và sự gia tăng chi phí tíntiêu dùng”.

Tuy nhiên, ông vẫn không quán nản lòng:

“Tuy không thể dự đoán được tình hìnhthị trường hay các diễn biến khác có thểtác động đến các doanh nghiệp của chúngta, chúng ta vẫn hy vọng khôi phục lợinhuận bình thường trong quý IV”.

Tức là, tuy chuck không biết trước được

Page 1511: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tương lai, ông ấy vẫn biết mọi chuyện sẽtốt đẹp.

Hai tuần sau đó, giá cổ phiếu đã giảmxuống còn 42,36 đôla và công ty tuyênbố lợi nhuận giảm 60%. chuck bực bội:

“Ðây là một quý thất vọng, cho dù hiệnnay đang có những biến động lớn trên thịtrường cho vay dưới chuẩn và thị trườngtín dụng”.

Vậy là kết quả không hề tốt đẹp nhưng đólà vì lý do mà chuck đã nêu, không liênquan gì đến việc ngân hàng mua chứng

Page 1512: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoán từ các khoản thế chấp của nhữngngười không thể trả nợ! chuck tiếp tụctrấn an: “Ðiều quan trọng là nhiều côngty của chúng ta đã kinh doanh rất tốttrong quý này”. Tôi tin chắc các cổ đôngđược an ủi phần nào trong khi lợi nhuậngiảm 60%.

Ðến ngày 5/11, giá cổ phiếu giảm 27%,chỉ còn 31,05 đôla. chưa đầy ba tuầnsau, trên kênh cNBc xuất hiện một tiêuđề: “Prince từ chức lãnh đạo citigroup;giá trị tài sản mất đi ngày càng tăng”.cuối cùng chuck cũng nhận lỗi khi

Page 1513: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

citigroup tuyên bố giá trị tài sản bị mấtlên đến 11 tỉ đôla:

“Tôi chịu trách nhiệm về việc dẫn dắtcác hoạt động kinh doanh của chúng ta.Với mức độ nghiêm trọng của những tổnthất này, từ chức là quyết định danh dựduy nhất với tôi trong vai trò tổng giámđốc. Tôi đã báo cho ban giám đốc biếtquyết định này”.

Vào ngày Prince từ chức (5/11/2007),trong một cuộc hội đàm từ xa, chuyên giaphân tích ngân hàng nổi tiếng Phố WallMeredith Whitney, người được khen vì

Page 1514: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

đã dự đoán được nhiều vấn đề củacitigroup, đã gặn hỏi cFO Garycrittenden của citi về khả năng duy trì cổtức của công ty. crittenden trả lời:“chúng tôi dồn mọi nỗ lực để duy trì cổtức hiện tại. Tôi khá tự tin chúng tôi cóthể duy trì được cân đối tài sản”.

Ngày 15/1/2008 (giá cổ phiếu: 24,45đôla), citigroup tuyên bố sẽ cắt giảm40% cổ tức! Họ cũng thông báo lỗ quýtrước đó là 9,83 tỉ đôla. Tân cEOVikram Pandit phát biểu một điều hiểnnhiên:

Page 1515: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Kết quả tài chính quý này của chúng tôilà không thể chấp nhận được”.

Ðiều gì đã xảy đến với quyết tâm khôiphục lợi nhuận bình thường được nói batháng trước? Tuy nhiên, chúng ta khôngnên quá nản chí bởi Pandit lại an ủi cácnhà đầu tư:

“chúng tôi đang có biện pháp nâng caoquy trình quản trị rủi ro và cải thiện hiệusuất chi phí. chúng tôi [citigroup] có mộtthương hiệu độc tôn, có vị thế tại các thịtrường đang phát triển với khả năng lớnlao để phục vụ khách hàng trên toàn thế

Page 1516: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giới. chúng tôi dự định tận dụng nhữnglợi thế đó để mang lại kết quả ưu việtcho khách hàng, các nhà đầu tư và nhânviên”.

chỉ trong một đoạn mà Pandit đã dùngđến hết các yếu tố chính của nghệ thuậtthêu dệt để nêu ra các mặt tích cực.Trong báo cáo thường niên 2007, đượcấn hành đầu năm 2008, Pandit tiếp tụcnhìn về tương lai:

“Nhưng 2008 là năm mới, và tôi hi vọngsau khi đọc xong thư này, quý vị sẽ chiasẻ với tôi niềm phấn khởi về các doanh

Page 1517: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiệp của chúng ta. Trong vài tháng đầutôi ở vị trí cEO, chúng ta đã có nhữngbiện pháp mang tính quyết định đối vớinhiều vấn đề. Những biện pháp đó sẽnâng tầm vóc và sức mạnh cơ bản củaciti, đồng thời phát huy khả năng tạo rasự tăng trưởng lợi nhuận lâu dài, bềnvững”.

Tháng 4 (giá cổ phiếu: 25,11 đôla), ngânhàng báo cáo thua lỗ 5,1 tỉ đôla, nhưngPandit yêu cầu chúng ta phải nhớ rằngthua lỗ thực ra không phải do lỗi của ôngta hay của ngân hàng:

Page 1518: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Kết quả tài chính của chúng ta phản ánhsự tiếp diễn của thị trường và môi trườngtín dụng đột biến chưa từng có, và tácđộng của nó đối với vị thế rủi ro trongquá khứ của chúng ta”.

Lần đầu họ đã dùng chữ “chưa từng có”.“Quá khứ” ngụ ý mọi vấn đề đều dochuck để lại.

Tháng 7 (giá cổ phiếu: 16,19 đôla), mọithứ vẫn đang dò dẫm:

“chúng ta tiếp tục chứng minh sức mạnhcủa mình trong mảng kinh doanh chính -

Page 1519: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhượng quyền. Lỗ quý II đã được cắtgiảm một nửa so với quý I”.

cổ đông của công ty chắc hẳn thấy nhẹnhõm hơn nhiều về khoản lỗ 2,2 tỉ đôlatrong quý này.

Tháng 10/2008 (giá cổ phiếu: 12,14đôla), citi tuyên bố lỗ 2,8 tỉ đôla trongquý III, doanh thu giảm 23% và chi phítăng 2%, nhưng tình hình chung thì khôngđến nỗi tệ - ngân hàng này vẫn có nhữngcon người tuyệt vời:

“Tôi rất tự hào về những đồng nghiệp ở

Page 1520: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

citigroup vì họ vẫn tập trung vào nhữngmối quan tâm chính của chúng ta, vàkhông ngừng cố gắng phục vụ khách hàngtrong thời kỳ bất ổn này”.

Ngày 16/1/2009, giá cổ phiếu giảmxuống còn thấp hơn một ly cà phê ventilatte: 3,46 đôla - giảm 94% trong hainăm. Tất nhiên, đến thời điểm bấy giờ,toàn bộ hệ thống tài chính thế giới đangbên bờ vực sụp đổ; kết quả quý IV quáảm đạm. Nhưng Pandit không hề nảnlòng:

“Kết quả kinh doanh của chúng ta tiếp

Page 1521: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tục bị ảnh hưởng bởi một biến động chưatừng có trong các thị trường vốn và bởinền kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, một sốdoanh nghiệp trong lĩnh vực khách hàngtiêu dùng của chúng ta vẫn hoạt động tốtvì khách hàng của citi vẫn hoạt động vàgắn bó”.

Vậy là cụm từ “chưa từng có” được dùnglần thứ hai. Trong 90 ngày mà thua lỗ tới8,29 tỉ đôla thì không phải do lỗi chúngta, khách hàng vẫn yêu mến chúng ta, chỉcó điều họ không trả tiền cho chúng tamà thôi!

Page 1522: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta vẫn còn những con người tuyệtvời, dù rằng không nhiều như mấy thángtrước”.

“Tôi muốn ghi nhận công lao của hàngtrăm ngàn đồng nghiệp ở citi đã tận tâmvới khách hàng và công việc trong suốtkhoảng thời gian biến động khôn lườngvà sa sút trong ngành này. Tuy thị trườngtài chính thế giới bất ổn chưa từng có, họvẫn làm việc với sự chuyên nghiệp vàtận tâm cao nhất. Nhờ công sức và sự tậntụy của họ, tôi tin chắc chúng ta sẽ vượtqua tình hình hiện nay để trở nên mạnh

Page 1523: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mẽ hơn, khôn khéo hơn và có vị thế vữngchãi hơn để hiện thực hóa tiềm năng lợinhuận của doanh nghiệp này”.

Ngày 9-3-2009, cổ phiếu citigroup giảmxuống thấp chưa từng có: 0,97 đôla,giảm 98,2% so với tháng giêng 2007.cuối cùng, tháng 4/2009 (giá cổ phiếu:3,65 đôla), sương mù rồi cũng tan khicông ty công bố lợi nhuận 1,6 tỉ đôla.Pandit ngay lập tức ca ngợi chiến lượctổng thể:

“Kết quả quý này phản ánh sức mạnh củacitigroup và chúng ta hài lòng với hiệu

Page 1524: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quả này”.

Bước ngoặt này diễn ra đúng hướng nênông ta rất tự tin nhấn mạnh lần nữa chiếnlược công ty:

“chúng ta sẽ tiếp tục giảm rủi ro đã thừahưởng, tăng cường quản lý chi phí và cảithiện hiệu năng”.

Hãy chú ý cụm từ “đã thừa hưởng” - vẫnlà lỗi của người đi trước. Ban giám đốchiện thời đã biện minh được cho hàng tỉđôla thua lỗ và giá trị cổ phiếu gần nhưsụp đổ hoàn toàn bởi các lý do sau:

Page 1525: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

1. Thị trường biến động

2. Môi trường tín dụng diễn biếntheo hướng chưa từng có

3. Những diễn biến không thể dựđoán

4. Rủi ro đã thừa hưởng (chẳng hạnlỗi của chuck Prince từ trước).

cuối cùng, Pandit muốn nhắc nhở chúngta rằng con người là tài sản quan trọngnhất của công ty:

“cuối cùng, tôi muốn gởi lời cảm ơn từ

Page 1526: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cá nhân tôi đến toàn bộ nhân viên củaciti trên toàn thế giới, những con ngườilàm nên nền móng thành công cho citi”.

chắc chắn họ có giá hơn tất cả tài sảnnguy hại của citi trên bảng cân đối tàisản. Bảng công bố lợi nhuận cũng nêurằng trong hai năm đã có 65.000 ngôisao phải ra đi, riêng trong 90 ngày trướcđó đã có 13.000 người phải ra đi. Ðượclàm cổ đông của citigroup là một điều ắtbạn tự hào - xét đến cùng, đó là những gìbạn có được, bởi cổ phần hầu như đã vôgiá trị và cổ tức đã bốc hơi.

Page 1527: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Hãng hàng không Southwest: Thành côngbẤt chẤp mỌi biẾn đỘng cỦa thỊtrưỜng

QUÝ IV NĂM 2001 KHÔNG PHẢI LÀNĂM “thiên thời” để thành lập công tyhàng không. Thực ra, trong 30 năm vừaqua, cũng có vài khoảng thời gian thuậnlợi cho các hãng hàng không. Từ 1980đến 2007, ngành hàng không không kiếmđược đồng lãi nào. Tổng lỗ vượt quátổng lãi 7,8 tỉ đôla, dù doanh thu hằngnăm tăng từ 33 tỉ đôla năm 1980 lên đếnhơn 172 tỉ đôla năm 2007. chỉ có một

Page 1528: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công ty - hãng Southwest - thành công,duy trì được hiệu quả kinh doanh tuyệtvời trong suốt thời gian biến động của thịtrường. Southwest xứng đáng được cangợi với khả năng sinh lãi trong nhiềunăm. Thế nhưng quý IV năm 2001, kếtquả của Southwest lại chao đảo so vớihoàn cảnh lúc bấy giờ.

Mythbuster Wisdom: cănbản về nghệ thuật thêu dệt

Page 1529: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có một số từ và cụm từ cơbản mà cEO nào cũng nênthử dùng mỗi khi có dịp.

Những từ then chốt: tíchhợp; khai thác; hợp nhất;tuân thủ; động lực; tài năng;nhạy bén; tối ưu hóa; đốitác; đích thực; sáng tạo; chútrọng; khách hàng; chấtlượng.

Page 1530: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Những cụm từ thiết yếu: conngười là tài sản quý giá nhấtcủa chúng ta; chú trọng caođộ vào khách hàng; chúng talà một công ty sáng tạo; tậndụng lợi thế của người điđầu; đạt mức tăng trưởngtrên trung bình; thực hiệnmột cách hoàn hảo; định vịgiá trị độc đáo; doanh

Page 1531: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nghiệp mẫu mực; tính bềnvững về môi trường; lợi thếcạnh tranh bền vững; manglại lợi nhuận vượt bậc chocổ đông.

Trong quý IV năm 2001, hãng hàngkhông Southwest đạt được 542.050 dặmđường bay trên mỗi nhân viên, trong khiđó ở American Airlines là 369.790 và ởUnited Airlines là 373.400. Theo chỉ số

Page 1532: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

này, năng suất làm việc của Southwestcao hơn 45% so với American vàUnited. Southwest đạt được kết quả nàymặc dù American và United có đườngbay dài hơn với máy bay lớn hơn. Ðángchú ý hơn, Southwest đã đạt thành tíchnày mà không sa thải một nhân viên nào,hoặc hủy một chuyến bay nào, ngoại trừba ngày sau sự kiện 11/9 khi FAA cấmtoàn bộ các chuyến bay. cuối 2001, tổnggiá trị cổ phiếu của Southwest cao hơntổng giá trị của các công ty còn lại trongngành. cEO của Southwest, JamesParker, nhận xét rằng công ty “có thể

Page 1533: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chia lợi nhuận đáng kể” cho năm 2001dù bị sự kiện 11/9 ảnh hưởng nghiêmtrọng. Kết quả quý IV năm 2001 củaSouthwest cho thấy công ty bị giảm 59%doanh thu, nhưng vẫn thu được hơn 63triệu đôla lợi nhuận.

Xin nói thêm là, từ khi đến Mỹ sinh sốngnăm 1991, tôi đã bay hơn 2.500 chuyếnvà bay với Southwest đúng 3 lần. Tôinghĩ tôi không phải là đối tượng kháchhàng của họ.

HỘi chứng muốn làm ngưỜi quan trỌng(theo cách nói cỦa ngưỜi Úc)

Page 1534: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cÓ LẼ DO TỔ TIÊN XUẤT THÂN LÀNHỮNG TÙ NHÂN Gốc ANH, ngườiÚc có một thái độ xem thường sự giàucó, quyền lực và sự kiểu cách. Khi ai đótỏ ra kiểu cách, người đó ngay lập tức sẽtrở thành đối tượng của dư luận màthường là bị nhạo. Là người Anh, tôinghiễm nhiên bị xem là kẻ kiểu cách.Ðiều này thì liên quan gì đến những sựhuyễn hoặc trong quản lý? Trong kinhdoanh, thái độ kiểu cách là một trò quenthuộc. Ðịa vị là tất cả, và khi người tathăng tiến, thành tích sẽ nhanh chóng biếnthành đặc quyền. Và đó là lúc sự mục

Page 1535: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ruỗng bắt đầu phát sinh.

Ðặc quyền làm lu mờ khả năng phánđoán. còn lý do nào khác để các cEOcủa ngành xe hơi ở Detroit phải dùngmáy bay riêng bay đến Washington vàotháng 11/2008 để xin chính phủ cứu trợhàng tỉ đôla? Nhiều người đã mất đi khảnăng phân định giữa thói quen hay địa vịcá nhân với đặc quyền trong công ty hoặclý trí. Một lần nữa, chính trị và kinhdoanh có nhiều điểm chung, như vụ taitiếng về chi tiêu đã làm rúng động chínhtrường Anh quốc năm 2009. Mỗi lần có

Page 1536: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

một tình huống lưỡng nan, bạn chỉ cần tựhỏi một vài câu đơn giản:

“Liệu nó có tốn kém ít hơn giá trị mà tôisẽ tạo ra ngày hôm nay không?”

“Tôi có thực sự cần điều đó không?”

“chuyện này sẽ ra sao nếu ngày mai báochí đưa tin?”

“Bà ngoại sẽ nghĩ gì đây?”

Bệnh hám quyền, hay đơn thuần là lòngtham, trong 20 năm qua ngày càng lộ rõkhi công luận đã đã chứng kiến sự trỗi

Page 1537: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dậy của các ngôi sao cEO. Sự bùng nổmối quan tâm về kinh doanh đã biếnnhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thànhcác ngôi sao đúng nghĩa. có lẽ cEO nổitiếng nhất là Lee Iacocca, người đã dẫndắt chrysler qua vụ chính phủ giải cứuđầu những năm 1980. Kế đến là JackWelch của General Electric và RobertGoizueta của coca-cola. Kể từ lúc đó đãxuất hiện thêm nhiều nhà lãnh đạo cónhững lúc tỏa sáng trên bầu trời lãnhđạo. Một số là những nhà sáng lập, tiếptục phát triển công ty của họ lớn mạnh;những người khác thì được tuyển dụng

Page 1538: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bởi các công ty.

Bảng 16.1: Những gương mặt nổi bậttrong giới lãnh đạo F&B

Nhà sáng lập Quản lý

Bill Gates(Microsoft)

Steve Jobs

Meg Whitman(eBay)

carly Fiorina

Page 1539: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(Apple)

Sam Waltson(Wal-Mart)

Larry Ellison(Oracle)

Michael Dell(Dell)

Howard

(Hewlett-Packard)

PercyBarnevik(ABB)

Sandy Weill(citigroup)

Sir John

Page 1540: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Schultz(Starbucks)

Phil Knight(Nike)

RichardBranson(Virgin)

Skio Morita

Harvey-Jones(IcI)

Ken Lay(Enron)

Al Dunlap(Sunbeam)

Eric Schmidt(Google)

Page 1541: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(Sony)

IngvarKamprad(IKEA)

Alfred P.Sloan (GM)

ThomasWatson Sr.(IBM)

Lại một lần nữa ta thấy thành công trongquá khứ không đảm bảo được gì chotương lai. George Fisher là ngôi sao ởMotorola nhưng khi đến Kodak thì khôngcòn tỏa sáng nữa. Michael Armstrong

Page 1542: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

làm ở IBM gần 31 năm, rồi trở thành mộtcEO lừng lẫy của Hughes corporation,nhưng lại thất bại ở AT&T. Steve Jobsthành công, rồi thất bại, rồi lại thànhcông tại Apple. Nhưng ông lúc nào cũngthành công với Pixar, còn NeXt thì sao?Bob Nardelli cũng không thành công ở vịtrí cao nhất tại GE sau khi đã lãnh đạoPower Systems của tập đoàn. Sau đó ôngtrở thành cEO của cả Home Depot vàchrysler và hiệu quả làm việc đã khôngdiễn ra như công chúng chờ đợi. Kẻđồng thất bại của Bob trong cuộc đua kếvị Jack Welch tại GE là James

Page 1543: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

McNerney. McNerney sau đó trở thànhmột nhân vật thành công ở 3M trước khichuyển sang làm cho Boeing và gặp phảibiến động. carly Fiorina lên chức cEOcủa HP vào năm 1999 khi đang là mộtgiám đốc marketing rất giỏi nhưng khôngđược biết đến nhiều. Thế rồi kỹ năng tiếpthị của bà được nể phục khi bà nhanhchóng biến thương hiệu “carly” thànhmột thứ thời thượng trong giới kinhdoanh. Những bài phỏng vấn bóng bẩy,những diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnhKinh tế Thế giới ở Davos, các bài đinhtrên tất cả các tạp chí hàng đầu đã đánh

Page 1544: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bóng thương hiệu đó. 2002 là năm củachiến thắng lẫy lừng - carly thắng lợitrong cuộc chinh phục compaq. Và côngviệc khó nhọc bắt đầu. Ðến năm 2005, rõràng 1 cộng 1 chưa chắc đã bằng 2, chứđừng nói đến 3, khi bàn về hiệu quả sátnhập HP và compaq. Tháng 2/2005,Fiorina từ chức. công luận được nghegiải thích rằng có sự “bất đồng về chiếnlược công ty”. Một ngôi sao nữa đã tắt.Thay chân Fiorina là Mark Hurd, mộtngười kém hẳn tầm vóc. Mark chẳng thayđổi gì mấy trong chiến lược của HPnhưng lại đạt được bước ngoặt về hiệu

Page 1545: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

quả kinh doanh, trong đó có thành tíchgiành lại vị trí số 1 cho thị phần Pc toàncầu.

có lẽ Warren Buffet (còn ai khác nữa?)là người nhận xét xác đáng nhất về khảnăng tác động thực sự đến doanh nghiệpcủa một cEO ngôi sao: “Khi những bộ ócnổi danh vì tài năng quản trị một công tynổi danh vì sa sút thì thường danh tiếngcủa công ty là thứ không suy suyển”.

Page 1546: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Mythbuster Wisdom: Hãycẩn thận với những lời tántụng của đại chúng

Năm 1999, tạp chí cFO bầuchọn cEO Andrew Fastowcủa Enron là cFO của năm.

Tạp chí Fortune bầu chọnEnron là công ty sáng tạonhất của Mỹ trong sáu năm

Page 1547: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

liền.

Tranh thỦ quyền lỢi khi có chức

RANH GIớI GIỮA ĐẶc QUYềN và đặclợi ngày càng trở nên mong manh trongnhững năm gần đây, khi giới lãnh đạodoanh nghiệp xem các tiện nghi vănphòng, máy bay riêng, tiệc tùng và nhữngcăn nhà thứ hai được thiết kế sang trọnglà sự tô điểm cần thiết để họ duy trì vai

Page 1548: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

trò sứ giả cho công ty. Sau vài năm họnắm vị trí quản lý cấp cao, người ta bỗngthấy cái gì cũng có thể biện minh là cầnthiết cho công việc của họ. DennisKozlowsky, cựu cEO của Tyco, vươn tớimột vị trí cao quý đến nỗi công ty phảichi hàng chục triệu đôla để ông ta dùngriêng. Ông được hưởng một căn hộ 16,8triệu đôla trên Ðại lộ 5 ở New York, với3 triệu đôla để tân trang nhà cửa và 11triệu đôla sắm sửa đồ đạc; một căn hộ 7triệu đôla trên Ðại lộ Park cho người vợtrước; và, không thể tưởng nổi, một giátreo dù 15.000 đôla và một giá treo áo

Page 1549: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

khoác 2.900 đôla. Tất cả được xem làcần thiết để ông ta nắm vai trò lãnh đạoTyco.

John Thain, sau khi trở thành cEO củaMerrill Lynch vào tháng 11/2007, đã chi1,2 triệu đôla để trang hoàng lại vănphòng (chắc là để dát vàng?). Sau khi sốtiền bị đem ra ánh sáng, ông ta bèn nói sẽhoàn trả. Thain còn đi xa hơn vào tháng12/2008 khi đòi tự thưởng 10 triệu đôlasau khi thu xếp nhờ Bank of Americagiải cứu cho Merrill. Lập luận của ông talà tình hình lẽ ra còn xấu hơn nếu Bank

Page 1550: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

of America không nhảy vào. Bốn tuầnsau, tình hình tệ hơn khi Merrill thôngbáo lỗ của quý IV là 15,8 tỉ đôla. Ít ngàysau, chính Bank of America đã sa thảiThain.

Bạn không cần phải leo lên đến chứccEO mới có thể dùng tài sản công ty chomục đích cá nhân. Phó tổng giám đốcđiều hành của Ford, Mark Fields, mộttrong những nhà quản lý thăng tiến nhanhnhất, đã ghi trong hợp đồng tuyển dụngcủa mình là ông có quyền đi về nhà mìnhở Florida bằng máy bay riêng của công

Page 1551: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ty với chi phí 50.000 đôla/tuần. Tháng11/2006, chuyện bị vỡ lở khi Ford cắtgiảm hàng chục ngàn nhân viên, và ít tuầnsau, Fields bất ngờ đổi ý và tuyên bố cóthể cắt giảm chi phí trên bằng máy baythương mại nhưng với vé hạng nhất!

Mythbuster Wisdom: Bạn cónhững đặc quyền nào?Thang bậc của bản ngã

Bạn có lo cho địa vị của

Page 1552: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mình không? có cảm thấymình không được tôn trọngđúng mức? Hãy kiểm tra bạnđứng ở đâu trên thang đó cáitôi trong kinh doanh...

1. Ðiện thoạidi động docông ty trả

Page 1553: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

2. Blackberrydo công ty trả

3. có tài khoảnđể chi tiêu cho

công việc

4. Thẻ tín dụngdo công ty cấp

chỉ mới làbước đầu

Page 1554: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

5. Phòng làmviệc riêng

6. có chung trợlý với ngườikhác

7. Trợ lý riêng

8. Xe hơi côngty

Bản thânmình chưađến nỗi quantrọng nhưmình nghĩ

Page 1555: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

9. Thẻ hội viêncâu lạc bộ thểhình

10. cổ phiếuđặc biệt, hoặcquyền mua cổphiếu

11. Hợp đồng

Page 1556: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tuyển dụng cóđiều khoảnchống cạnhtranh

12. Thỉnhthoảng dùngmáy bay củacông ty

13. Ðược dùng

Ðã rất gầnmức ấy, đếnnỗi đánh hơiđược các đặcquyền xa xỉ

Page 1557: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

phòng ăn củacấp

giám đốc

14. cổ phiếuđặc biệt hoặcquyền mua cổphiếu đượcđịnh giá lại khicổ phiếu giảm

Page 1558: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giá mạnh

15. có xelimosine và tàixế riêng

16. Ðược đềnbù hậu hĩnhkhi mất việc

17. Thường

Page 1559: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xuyên dùngmáy bay

công ty

18. Ðược lêntrang bìa củaForbes hayFortune; đượcmời vàochương trình

Tin tưởng ởkhả năng PR

của bản thân

Page 1560: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của cNBc

19. Ðượcngười khácchấp bút hồiký

20. Ðược xuấthiện trướcQuốc hội đểgiải thích về

Page 1561: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lòng tham củamình.

Hình 16.2: Thang bậc quyền lợi

ĐẰng sau sỰ thêu dệt: Đôi khi tẤt cẢchỈ là nhỮng chiêu đánh lỪa thiên hẠ

cÓ MỘT KHác BIệT LớN GIỮA SAILầM NGHIÊM TRỌNG (như BearStearns, Steve & Barry’s, circuit city) vàlừa gạt, mặc dù giới đầu tư đều chịu mộtkết cục giống nhau: nghèo hơn rất nhiều

Page 1562: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

so với trước. Một trong những đặc điểmnổi bật nhất của các cuộc suy thoái theochu kỳ là giúp sa thải nhiều cá nhân vàdoanh nghiệp trục lợi ra khỏi nền kinh tế,như trường hợp của Bernard Madoff vàAllen Stanford. chiến lược tồi, thực thikém và lừa đảo đều dễ che giấu khi thịtrường đang nở rộ. Nhưng khi sức tăngtrưởng chậm lại, khoảng cách giữa nhữngngười được việc và những kẻ giả vờ sẽlộ rõ.

có thể chia ra năm loại nguyên nhântrong các vụ tai tiếng: ông chủ tồi; nhà

Page 1563: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

điều hành ma mãnh; nhân viên gian xảo;công ty bị ung nhọt; và thị trường bị bệnhdịch.

“Ông chủ tồi” có hai dạng chính. Thứnhất là các lãnh đạo doanh nghiệp tinrằng công ty là con heo đất của riêng họ -mà mục đích chính là duy trì lối sống củachủ doanh nghiệp hoặc giới điều hành,và cung cấp tiền bạc hào phóng cho mọimục đích để họ không cần dùng thẻ tíndụng hoặc hạn mức thấu chi. AllanStanford, Dennis Kowlowsky, gia đìnhRigas ở Adelphia và Robert Maxwell

Page 1564: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

(xin xem phần tiếp theo) là những ví dụđiển hình của kiểu “bệnh” này. Nhóm thứhai không hẳn tự thu vén đặc quyền bấtchính, nhưng lại gắn chặt với tiếng tămvề thành tích nên khi tình hình bất lợi, họsẽ dùng những mưu chước đầy sáng tạotrong kế toán để duy trì thanh danh củamình. Bernard Madoff và Bernie Ebbersở Worldcom là thuộc dạng này. Về phầncác nhà điều hành ma mãnh, họ dùng địavị để khai thác tối đa quyền lực một cáchphi pháp. Andrew Fastow ở Enron làhình ảnh tiêu biểu cho nhóm này.

Page 1565: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

“Nhân viên gian xảo” thì bị rủi ro thaotúng. Họ được tự tung tự tác quá nhiềuvà được phép mạo hiểm, dùng tiền và tàisản của công ty một cách vô tội vạ. NickLesson ở Barings, Brian Hunter ởAmaranth và Jerome Kerviel ở SociétéGénérale thuộc nhóm này. Một số nhânviên gian xảo hưởng lợi riêng từ việclàm của họ; còn những kẻ khác thì gâythiệt hại, thậm chí làm tan nát cả doanhnghiệp.

“công ty bị ung nhọt” khi văn hóa hành vitrở nên tệ hại và len lỏi vào mọi ngóc

Page 1566: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

ngách hoặc một phần trong công ty, khiếnngười ta phạm tội - điển hình là những vụhối lộ tai tiếng ở Siemens và ABB, cũngnhư các kế toán viên mưu mẹo ởcomputer Associates và Satyamcomputer Services ở Ấn Ðộ. cuối cùnglà “thị trường bị bệnh dịch”, một hiệntượng khi thị trường tràn lan những hànhvi xấu đến nỗi không thể xác định ai làthủ phạm - tất cả đều có tội! Minh họacho loại nguyên nhân này là hành vi củanhiều người môi giới vay thế chấp tronggiai đoạn thị trường nhà ở bùng nổ, củacác chủ ngân hàng đầu tư đã thổi phồng

Page 1567: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

cổ phiếu của các công ty dot.com, và củacác chuyên gia phân tích không bao giờcó khả năng khuyên người khác nên báncổ phiếu.

Phần lớn các nguyên nhân này đều cónhững dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhưngđa phần bị phớt lờ. Sau khi xảy rachuyện, người ta thường trừng phạt kẻ đãphớt lờ cảnh báo. các chính trị giathường tổ chức điều trần để hối lỗi, bàytỏ sự bất ngờ trước những hành vi nhưthế và đưa ra đạo luật mới để đảm bảotrong tương lai sẽ không còn những

Page 1568: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chuyện tương tự. Họ làm vậy để truyềnđạt với cử tri rằng họ không hề “ngủ gục”trong lúc làm việc. các quy định mớithường chẳng có tác dụng gì ngoài việcthúc đẩy phát triển trong các lĩnh vựcpháp chế, kế toán và chính phủ.

Phát hiện kẺ gian

THẬP NIÊN 1980 là thời gian chín muồicho các chủ doanh nghiệp nhiều thamvọng ở Anh. các cải cách kinh tế của thủtướng Margaret Thatcher giúp tạo ra mộtmôi trường kinh doanh thuận lợi, và vốncó thể lưu thông dễ dàng khi Anh đã

Page 1569: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

giành lại vị thế trung tâm tài chính thếgiới. Thời kỳ này có ba doanh nhân thànhcông nhất: Asil Nadir, Robert Maxwellvà Richard Branson - tất cả đều là nhữngnhân vật đặc sắc. Nhưng không may, chỉmột trong số đó là người trung thực màthôi.

Asil Nadir, người đảo Síp thuộc Thổ NhĩKỳ, đã mua phần lớn cổ phần của công tydệt nhỏ Polly Peck vào năm 1980. Mườinăm sau, Nadir đã nhanh chóng làm côngty lớn mạnh bằng hàng loạt thương vụmua lại các công ty khác để phát triển

Page 1570: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lĩnh vực chính của công ty là dệt, và đưaPolly Peck vào các lĩnh vực mới, nhưbao bì, trái cây và hàng điện tử. Năm1989, Polly Peck mua phần lớn cổ phầncủa một công ty điện tử Nhật đang gặpkhó khăn - Sansui. Ðây là một trongnhững thương vụ đầu tiên mà công tynước ngoài mua một công ty Nhật. cũngthời gian đó, Nadir mua lại công ty kinhdoanh trái cây tươi Del Monte từ RJRNabisco. Không lâu sau đó, Polly Peck,với tổng giá trị cổ phần vốn hóa là 1,7 tỉbảng Anh (2,5 tỉ đôla) được đưa vàodanh mục 100 công ty lớn nhất Anh quốc

Page 1571: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

của Financial Times. Rồi tháng 9/1990,cục chống Trọng án Lừa đảo của chínhphủ Anh đã khám xét văn phòng công tychính của Nadir, khiến giá cổ phiếu củaPolly Peck giảm sút. Năm ngày sau, côngty phá sản. Kết quả điều tra cho thấycông ty đã hoàn toàn buông lỏng kiểmsoát tài chính. Trong suốt hai năm 1988và 1989, Nadir đã chuyển hơn 200 triệubảng (300 triệu đôla) từ Polly Peck vàocác tài khoản ở đảo Síp. Sau đó, đã cóbáo cáo chính thức mô tả hành động củaông ta. “Ông Nadir đã có thể cho chuyểntiền ra khỏi [các tài khoản của Polly

Page 1572: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Peck tại] London mà không có ai dámhỏi hay có ý kiến gì. Hơn nữa, ông ta đãcó thể che giấu việc làm của mình đếnlúc tổng tiền mặt chi ra trở nên lớn đếnmức công ty không thể đáp ứng được cácnghĩa vụ đối với các ngân hàng”.

Nadir bị kết án với 66 tội danh lừa đảodù ông phủ nhận tất cả. Trong một tìnhtiết bổ sung đầy ly kỳ đáng để dựngphim, Nadir đã trốn đến miền Bắc đảoSíp, nơi không có hiệp ước dẫn độ vớiAnh, trong khi các cảnh sát theo dõi ôngta thì đang được nghỉ xả hơi để tiết kiệm

Page 1573: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

công tác phí ngoài giờ!

Robert Maxwell có thể nói là một nhânvật kiệt xuất ở Anh trong những năm1970 và 1980. Ông xuất thân từ một giađình Do Thái rất nghèo ở cộng hòaczechoslovakia trước Thế chiến thứ I.Quê hương ông bây giờ thuộc Ukraina.Năm 1970, ông đến Anh khi mới 17 tuổi.Ông tham gia quân đội và tham chiến từbiển Normandy đến Berlin, leo đến cấpđại úy và được thưởng Huân chươngThập tự của Quân đội Anh. Ông giàu lêntrong ngành xuất bản sau khi mua nhà

Page 1574: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

xuất bản Pergamon vào năm 1951 vàphát triển nó thành một nhà xuất bản lớn.Từ năm 1964 đến 1970, ông là nghị sĩcủa Ðảng Lao động. Thập niên 70, ôngphát triển sự nghiệp của mình bằng cáchmua lại hai tờ báo Daily Mirror vàSunday Mirror, và trở thành đối thủ củahai tờ Sun và News of the World của ôngtrùm Rupert Murdoch trong cuộc chiếnbáo chí ở Anh. Ông cũng cứu đội bóngđá Oxford United khỏi nguy cơ phá sảnvà cũng định mua luôn đội ManchesterUnited. Ðến cuối những năm 1980, ngườita bắt đầu nghi ngờ về cơ nghiệp của

Page 1575: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Maxwell và ông còn bị các phóng viênđiều tra của các tờ báo đối thủ theo dõi.Ðể củng cố cho sản nghiệp của mình, ôngđã bán đi nhiều công ty và mượn nhiềutiền từ quỹ lương hưu của công ty. Ôngcũng mua lại tờ Daily News của NewYork. Tháng 11/1991, Maxwell bị ngãxuống nước khi đang ở trên du thuyền ởÐại Tây Dương và chết đuối. Sau khiông chết, tình trạng hiểm nghèo của toànbộ các công ty của ông bị phơi bày, vàcác công ty này của Maxwell phải đệđơn phá sản vào năm 1992. còn có tinđồn rằng ông bị điều tra về tội ác chiến

Page 1576: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tranh ở Ðức năm 1945, và ông có thể làđiệp viên của Israel trong nhiều năm.Thậm chí người ta còn cho rằng ông bịtình báo Israel ám sát vì tìm cách tốngtiền họ.

Richard Branson thực ra là người đầutiên trong ba nhân vật này giở trò vớipháp luật nhưng ông đã kịp học được bàihọc. Năm 1971, ông phải lo giải quyếtcác cáo buộc của chính quyền Anh vềviệc nhập khẩu đĩa nhạc trốn thuế. Sauđó, sự nghiệp của ông rất thành công vàđầy hấp dẫn. Ông đã mở nhiều công ty

Page 1577: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

lấy thương hiệu Virgin, vài công ty thấtbại - Virgin Weddings, Virgin cola, vàVirgin Vodka. Những công ty khác lạithành công, như Virgin Atlantic và VirgnMobile mà ông đã bán với giá 1 tỉ đôlanăm 2006.

Nhìn lại mọi việc, chúng ta thấy rõ sựkhác biệt về khả năng làm việc giữangười trung thực và gian dối, nhưng khimọi việc còn chưa bại lộ, chúng ta cứnghĩ hiệu quả làm việc xuất sắc là domột ai đó xuất sắc chứ không phải do họlừa đảo và dối trá. Enron cũng được

Page 1578: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhiều người khen ngợi vì những sự cáchtân, và Madoff được xem là nguồn lợinhuận an toàn và ổn định cho các khoảnđầu tư khi thị trường biến động.

Giữa thập niên 1990, tôi có gần hai nămlàm tư vấn cho một trong các công tyviễn thông lớn nhất nước Mỹ. Khi ấy,cuộc chiến không phải là về điện thoại diđộng mà về dịch vụ điện thoại đườngdài. Ba công ty chính là AT&T, McIWorldcom và Sprint. cuộc cạnh tranh rấtgay cấn và mỗi công ty đều giành giật thịphần bằng chiến lược marketing dữ dội

Page 1579: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

và khuyến mãi ồ ạt. Tôi nghĩ tôi đã nhậnđược gần 1.000 đôla chi phiếu tiềnthưởng từ ba nhà mạng này khi chuyểnđổi nhà cung cấp dịch vụ.

AT&T lúc đó chiếm ưu thế, nhờ vào vịthế độc quyền trước đó, nhưngWorldcom là công ty hoạt động mạnh mẽnhất và có kết quả thật ấn tượng. Khi ấy,các giám đốc ở công ty khách hàng củatôi thấy khó mà tin các con số củaWorldcom khi chúng cứ tăng dần quatừng quý. Xét tình hình kinh tế thời bấygiờ, nhiều người cay cú phản bác rằng

Page 1580: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Worldcom không thể thu về lợi nhuậnnhư họ đưa ra. Giá cổ phiếu Worldcomliên tục tăng và các giám đốc đượctưởng thưởng hậu hĩnh. Tất nhiên, chỉmột vài năm sau, người ta mới biếtnhững số liệu đó là giả, và cựu chủ tịchkiêm cEO Bernie Ebbers bị xử 25 nămtù vào năm 2005, nhưng với các đối thủcạnh tranh thì chừng đó vẫn chưa đủ anủi họ, bởi họ đã phải tham gia vào mộtcuộc chiến không công bằng trong nhiềunăm.

Phần lớn áp lực đạt mục tiêu lợi nhuận là

Page 1581: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

do nhu cầu công bố kết quả doanh thuhằng quý - phải liên tục đáp ứng hoặcvượt trên kỳ vọng của các nhà đầu tư vàchuyên gia phân tích để duy trì, khoannói đến gia tăng, giá cổ phiếu. có thểxem thị trường là một nhà phê bình khắtkhe. Người ta đón nhận kết quả tốt mộtcách hững hờ, nhưng một thất bại nhỏcũng có thể khiến giá trị thị trường củacông ty tụt giảm nghiêm trọng. các cEOvà cFO luôn tìm mọi cách kiểm soát sựkỳ vọng ấy bằng cách thường xuyên traođổi với các nhà đầu tư; và bằng phươngcách dễ thấy nhất là mục tiêu lợi nhuận

Page 1582: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hằng quý. Một bài xã luận trên tờFinancial Times năm 2006 đã mô tả ảnhhưởng của các mục tiêu lợi nhuận hằngquý như sau: “Giới đầu tư thực ra đã yêucầu các công ty nói dối mình 4 lần/năm”.Bài báo viết tiếp, “điều này dẫn đếnnhững hệ quả không mong đợi như sự hủyhoại giá trị dài hạn, làm giảm năng lựcthị trường, giảm hiệu quả đầu tư và cảntrở những nỗ lực củng cố công tác quảntrị doanh nghiệp”. Họ chỉ cách ranh giớicủa sự hợp pháp một bước ngắn và nhiềucông ty đã bị phanh phui. Quỹ đen, hối lộvà các khoản lo lót khác đều là cách

Page 1583: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chơi công bằng khi kết quả theo quýđúng như mong đợi. Nhưng cái giả phảitrả khi bị phát hiện là rất đắt. Siemens,công ty công nghệ lớn của Ðức, phải nộpphạt 1,3 tỉ đôla vào năm 2008 để giảiquyết các cáo buộc hối lộ để giành hợpđồng ở tận Venezuela và Israel. Dĩ nhiên,nghệ thuật thêu dệt cũng tác động đếncách tường thuật những lần dàn xếp này.Siemens đã tránh được việc phải thừanhận họ đã hối lộ, nhưng với tôi, 1,3 tỉđôla cũng đã là quá nhiều tội lỗi.

Nghệ thuật thêu dệt sẽ vẫn tồn tại nên

Page 1584: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

chúng ta phải cần có vài cách để phânbiệt giữa thực tế và những lời khoa đại.Tôi nghĩ tốt nhất chúng ta phải giữ tháiđộ hoài nghi và khắt khe.

Hành đỘng

· Phải mất nhiều năm mới tạo đượcuy tín, nhưng chỉ cần vài phút để phá hủy.

· Rủi ro về uy tín có thể lớn hơn mọirủi ro khác cộng lại.

· Tổn thất về tài chính do uy tín bịtổn hại thường lớn hơn rất nhiều so với

Page 1585: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

tổn thất tài chính trực tiếp như thua lỗ,tiền phạt và các chi phí khác.

· Quyền năng của ngôi sao khôngthay thế được kết quả.

· chức quyền càng cao, sự săm soicàng lớn.

· Thành công trong quá khứ khôngđảm bảo cho thành công trong tương lai.

· Ðạt chỉ tiêu không phải là mục tiêuduy nhất.

· Sự trung thực, minh bạch và khiêm

Page 1586: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhường vẫn có chỗ đứng trong kinhdoanh (tôi hy vọng).

Page 1587: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

LỜI KẾT

cruciant – TỪ TốT ĐẾN TUYệT? Thánggiêng năm 2010

“Hôm nay, công ty đầu tư vốn cổ phầnhùng mạnh Filet, Hackem, và Gutem(FHG) công bố cựu cEO của cruciant làSteve Borden sẽ gia nhập công ty với vaitrò giám sát đầu tư cho FHG trong lĩnhvực công nghệ sáng tạo. Nhà sáng lậpFHG Arnie Gutem nhận xét, “Steve làmột nhà quản lý xuất sắc biết kết hợp tầmnhìn chiến lược với khả năng lãnh đạo

Page 1588: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

dày dặn thành tích. Với Steve trong độingũ, FHG sẽ củng cố vị thế và phát triểnmạnh mẽ hơn nữa hướng đến mở rộng thịphần công nghệ sáng tạo. chúng tôi mongsẽ có nhiều giá trị mới được tạo ra cholĩnh vực này, và với khả năng vô địch vềhuy động của chúng tôi và trình độ quảnlý của Steve, chúng tôi sẽ có khả năngnắm bắt các cơ hội tốt”.

Hai năm sau...

Sau khi Steve Borden bị sa thải, cruciantthoạt đầu thành công khi áp dụng chiếnlược trở về với những lĩnh vực căn bản,

Page 1589: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhưng rồi họ cũng gặp khó khăn. Mảngnghiên cứu và phát triển (R&D) bị cắtgiảm nghiêm trọng khiến bộ phận kinhdoanh không có sản phẩm mới. Nhiềuđối thủ cạnh tranh của cruciant đã lợidụng tình hình này để giành được kha kháthị phần. chuck Williams thay thế Bordenlàm cEO, tiếp tục phát huy những kết quảtừ lúc nắm quyền, nhưng sau ba quý vớilợi nhuận thấp hơn mức thị trường, giácổ phiếu của cruciant giảm 47%. Trongmột cuộc hội đàm từ xa đầy căng thẳngvới các chuyên gia phân tích, Williamstrách giới phân tích đã quá thiếu kiên

Page 1590: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhẫn. Ông nhấn mạnh rằng những quyếtđịnh cắt giảm là hết sức cần thiết để giúpcruciant đạt được tình hình tài chính ổnđịnh và hiện tại công ty đã có hơn 2 tỉđôla trong bảng cân đối tài sản. cácchuyên gia phân tích hỏi cruciant sẽ làmgì với số tiền đó và tại sao không trích ramột phần để tạo sản phẩm mới cho thịtrường và ngăn chặn những tổn thất thịphần mà công ty đang gánh chịu. cuốicuộc họp, thật đáng xấu hổ cho công ty,Williams, ngỡ micro đã tắt, buông lờirằng: “Bọn phân tích chết tiệt, mới ratrường được sáu tháng, cả đời chưa làm

Page 1591: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

được trò trống gì, vậy mà ý kiến của bọnnó làm giá cổ phiếu của mình giảm40%!”

Sáng hôm sau, cổ phiếu của cruciant mấtgiá thêm 19% nữa và tin đồn rộ lên rằngWilliams bị sa thải, cruciant rơi vàocanh bạc. Trong ngày hôm đó, chuyên giaphân tích của cNBc Jim cramer khẳngđịnh công ty sẽ bị mua lại: “Với giá cổphiếu hiện tại và 2 tỉ đôla tiền mặt, đâyđúng là một món hời. Giới buôn chứngkhoán sẽ rất thích vụ này”.

Sáng sớm hôm sau, Bloomberg đưa tin

Page 1592: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

rằng công ty cổ phần tư nhân FHG đã đềnghị mua lại cruciant với số tiền 35 tỉđôla, tức 17,50 đôla/cổ phần, hơn 50%so với giá cuối phiên giao dịch ngày hômtrước. cruciant và Williams nhanh chóngtrả lời rằng đề nghị ngày đánh giá quáthấp giá trị của cruciant, nhưng công tysẽ cố gắng đưa ra quyết định tốt nhất chocổ đông. Tối hôm đó, Williams ngồitrong phòng làm việc ở nhà khoảng mộtgiờ đồng hồ tính toán xem mình sẽ đượcbao nhiêu nếu xong vụ này. Khi đượctuyển dụng, ông được 500.000 cổ phần,hai quyền mua cổ phần, mỗi quyền được

Page 1593: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

mua 500.000 cổ phần, với hai giá 12 và15 đôla, và một điều khoản khống chếtrong hợp đồng tuyển dụng quy định ôngđược trả trọn gói 3 triệu đôla nữa, cùngvới một hợp đồng tư vấn ba năm, mỗinăm 500.000 đôla, cộng với một vănphòng, thư ký, tài xế, và được dùng máybay riêng của công ty. Nếu có thể đòiFHG nâng giá lên 20 đôla/cổ phần, ôngcó thể hưởng 21 triệu đôla khi ra đi.Không tệ cho hai năm làm việc.

Ba tuần kế tiếp, FHG và cruciant lao vàomột cuộc chiến giữa thanh thiên bạch

Page 1594: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

nhật để đưa ra giá hợp lý cho cruciant.Một đối thủ của cruciant là InTech đưara giá 18 đôla/cổ phần, nhưng thị trườngvẫn thích phương án trả toàn tiền mặt củaFHG. cuối một buổi chiều chủ nhật,Arnie Gutem gọi đến nhà chuck Williamsnói rằng: “Nếu chúng tôi nâng giá lên 20đôla một cổ phần, anh có thể nói hộiđồng quản trị của anh chấp nhận một thỏathuận hữu nghị không?” chuck đưa ngóntay cái tỏ ý mừng rỡ với vợ đang ngồitrong phòng khách nhưng vẫn giữ giọng:“Arnie à, nếu thế thì chắc chắn sẽ thayđổi được một chút. Tôi không biết vậy

Page 1595: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

có đủ không nhưng tôi sẽ tổ chức cuộchọp qua điện thoại với hội đồng quản trịngay tối nay và nói lại đề nghị của anhcho họ nghe”.

8 giờ 30 sáng thứ hai, Reuters đưa tincruciant đã đồng ý đề nghị mới của FHGlà 20 đôla một cổ phần, và thương vụnày dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối quý II.Về tổng giá tiền, FHG và các nhà đầu tưchỉ tăng thêm 5%, trong khi tiền mua lạicruciant có được là nhờ vay 8 tỉ đôla từnhiều ngân hàng. FHG tuyên bố dòng tiềnmặt của cruciant sẽ dư sức thanh toán

Page 1596: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

các khoản nợ.

Ngày 1 tháng 7 năm 2011

Steve Borden ra khỏi chiếc Mercedes dotài xế lái và sải bước đi qua khung cửakính lớn của trụ sở cruciant ở Manhattan.Hai giờ sau, ông chủ trì một cuộc họpqua video với toàn bộ nhân viên; trongcuộc họp này, ông hứa sẽ “hoàn tất côngviệc mà chúng ta đã bắt tay làm từ lâu”và “đưa cruciant trở lại vị trí xứng đánglà công ty đứng đầu thị trường về côngnghệ sáng tạo”. Ông kết thúc với câu:“Ðược quay trở lại thật là vui”.

Page 1597: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

Khi ông vừa nói xong, thì cũng là lúcmáy bay Gulfstream của cruciant hạ cánhở Jackson Hole, Wyoming. chuckWilliams và vợ bước xuống trong sựchào đón của christine Zemanski, đại lýđịa ốc hàng đầu của Jackson Hole. Họbước vào chiếc Ranger Rover của cô vàchuẩn bị đi xem một điền trang rộng 50mẫu Anh (hơn 202.000 m2), giá 13,2triệu đôla.

18 tháng sau...

Borden không để lãng phí thời gian hành

Page 1598: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

động. Ông bán toàn bộ nhánh kinh doanhbên Ðức và canada, dùng một phần tiềnđể tái tiến công vào thị trường châu á.Doanh số tăng vọt khi các nền kinh tếmới phát triển như Trung Quốc, Ấn Ðộvà Ðông Nam á tiêu thụ sản phẩm củacruciant rất nhanh. Borden cũng chuyểntoàn bộ nhà máy sản xuất của công tysang Ðông Nam á, nhờ đó giảm được chiphí đáng kể. các công việc của IT và tàichính cũng thuê đối tác bên ngoài, cànggiảm được chi phí. chỉ sau 18 tháng trởlại điều hành, Borden đã nâng doanh số9% và tăng lợi nhuận 15%. Quan trọng

Page 1599: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

hơn, dòng tiền mặt cải thiện rất tốt. ArnieGutem tuyên bố rằng FHG rất vui mừngkhi đã đầu tư vào cruciant và sẽ chia cổtức 800 triệu đôla cho các nhà đầu tư,tức là lời 40% chỉ sau 18 tháng. Số tiềnđể chia cổ tức là do vay mà có và họ vayđược là nhờ khả năng tạo tiền mặt mớicủa cruciant. Tổng nợ của cruciant là 11tỉ đôla.

Tại trụ sở chính của cruciant, SteveBorden đang phác vài con số trên giấy.Ông nhậm chức ở cruciant với mứclương hằng năm là 250.000 đôla, chỉ

Page 1600: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị

bằng 1/6 số lương cũ tại cruciant khi ônglà cEO. Nhưng FHG cho ông nắm 5% cổphần của công ty nếu đạt được các mụctiêu về tiền mặt và lợi nhuận trong sáuquý đầu tiên. Ông đã làm được điều đócho nên trong 800 triệu đôla cổ tức, ôngnhận được tới 40 triệu, và vì cruciantgiờ là một công ty tư nhân, sẽ chẳng cóai biết được điều đó.

Mời các bạn ghé thăm Đào Tiểu Vũ eBook -www.dtv-ebook.com để tải thêm nhiều ebook hơn

nữa.

Page 1601: Giải Độc Những Ngộ Nhận Trong Quản Trị