14
TÌM HIỂU VỀ BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN, ĐỘC TỐ Ở VẬT NUÔI Trường: Cao Đẳng Sư phạm Hà Nam Lớp: SP Sinh-KTNN-K16 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Hồng Nhung

Thu y c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

TÌM HIỂU VỀ BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN, ĐỘC TỐ Ở VẬT NUÔI

Trường: Cao Đẳng Sư phạm Hà Nam

Lớp: SP Sinh-KTNN-K16

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh

Nguyễn Hồng Nhung

Page 2: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

1. Bệnh ngộ độc thức ăn, độc tố ở vật nuôiTrong quá trình chăn nuôi, thường xảy ra hiện tượng các giống vật nuôi bị nhiễm độc do thức ăn hoặc do độc tố. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của vật nuôi và từ đó ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi. Vậy nguên nhân, cách điều trị bệnh như thế nào? Làm thế nào để có cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho vật nuôi?

Page 3: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

2. Nguyên nhân gây độcCác chất độc, độc tố trong thức ăn vật nuôi thường gặp là:- Nấm mốc và độc tố nấm mốc- Thuốc trừ sâu

Page 4: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

2.1. Do nấm mốc và độc tố nấm mốc

Ở các nước nhiệt đới, thời tiết nóng

và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho

các loại nấm mốc phát triển nhanh

chóng trong thức ăn có nguồn gốc là

hạt ngũ cốc,đạm thực vật và động vật

của gia súc. Nấm mốc phát triển sẽ tiết

ra độc tố làm nhiễm độc thức ăn.

Trong các loại độc tố do nấm tiết ra

thi độc tố aflatoxin là độc tố nguy

hiểm nhất. Độc tố này gây ung thư

gan, độc cho thận và thần kinh ở

người. Còn ở vật nuôi gậy ra nhiều

ảnh hưởng trực tiếp.

Thức ăn vật nuôi bị mốc tấn công

Page 5: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

*Triệu chứng lâm sàng của vật nuôi khi bị nhiễm độc do nấm mốc và độc tố nấm mốc

Độc tố aflatoxin gây độc với nhiều loại vật nuôi. Mức độ mẫn cảm với aflatoxin khác nhau ở từng loại vật nuôi:

- Vịt: Với hàm lượng aflatoxin rất thấp cũng có thể gây độc cho vịt. Vịt bỏ ăn, tiếng kêu khàn không bình thường, chân và da đùi chuyển sang màu tím, cử động mất phương hướng, co giật. Nếu không can thiệp kịp thời có thể gây chết.

- Gà: Aflatoxin làm giảm sự tăng trọng của gà, giảm tỷ lệ đẻ trứng, ấp nở, làm suy giảm miễn dịch, tăng sự mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm: bệnh Niucátxơn, bệnh cầu trùng…

Page 6: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

*Triệu chứng lâm sàng của vật nuôi khi bị nhiễm độc do nấm mốc và độc tố nấm mốc

- Lợn: Bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, đi tiểu ra máu. Nếu trong khẩu

phần ăn có một lượng nhỏ aflatoxin làm lợn con chậm lớn, còi

cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác.

- Bò: Nhiễm độc tố nấm do ăn phải thức ăn bị mốc, có độc tố,

thường ở trạng thái mãn tính nên khó phát hiện. Độc tố nấm tác

động làm con vật chậm chạp, giảm hoạt động, gây viêm gan,

thoái hóa ở gan nên giảm tiết mật. Ngoài ra độc tố nấm còn gây

ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa viêm ruột mãn tính ở gia súc non,

giảm tăng trọng…

Súc vật nhiễm độc tố nấm thường ở trạng thái mãn tính kéo dài,

gầy yếu, thiếu máu và chết do suy gan, kiệt sức.

Page 7: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

2.2. Do thuốc trừ sâu

Phun thuốc trừ sâu giúp bảo vệ cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả tránh được sự phá hoại của sâu bọ, côn trùng nhưng nó lại tiêu diệt các sinh vật có ích, làm ô nhiễm môi trường và tồn đọng ngay trên các sản phẩm nông nghiệp. Khi gia súc ăn, uống hoặc ngửi phải các sản phẩm có tồn dư thuốc trừ sâu đều có thể bị ngộ độc.

Khi vật nuôi tắm, phun, bôi thuốc để diệt ghẻ, ve, với nồng độc cao hoặc sử dụng các chất này đã nhiễm trong môi trường, trong thức ăn, nước uống…làm con vật trúng độc gây nên các triệu chứng vật vã, đau ốm, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, trúng độc thần kinh và chết.

Vỏ thuốc trừ sâu sau khi sử dụng không được thu gom cẩn thận

Page 8: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

* Tác động của thuốc trừ sâu đến vật nuôi thông qua thức ăn là chủ yếu mà cụ thể là cỏ

Cỏ trồng được xịt thuốc để phòng ngừa sâu cắn lá và không cách ly trước thời kỳ thu hoạch. Từ đó dẫn đến gia súc ăn cỏ bị ngộ độc.

Cỏ trồng trên đất tốt, màu mỡ nhiều phân chuồng, phân urê, khi gặp hạn hán hoặc sương giá làm cây chậm phát triển, nitrat tích lũy hơn 0,93% chất khô dẫn đến ngộ độc. Gia súc càng dễ bị ngộ độc khi đang đói, đang bị bệnh, mang thai hoặc đang vắt sữa. Chỉ cần nitrat tích lũy ở mức 0,60% chất khô cũng gây ngộ độc.

Page 9: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

Vì vậy, để tránh các trường hợp ngộ độc trên người chăn nuôi gia súc cần lưu

ý những điều căn bản sau:

- Nếu xịt thuốc trừ sâu cần cách ly trên 2 tuần trước khi thu hoạch.

- Cỏ đang gặp khô hạn hoặc sương giá, thấp cây, màu xanh đậm, không vươn

lóng, lá chen dày không nên cho gia súc ăn, nên để cỏ phục hồi như bình thường.

- Không nên cho gia súc đang đói ăn cỏ tươi, phải cho ăn một lượng rơm khô và

thức ăn tinh trước

- Không nên cho gia súc ăn quá nhiều thức ăn tinh dễ gây sình bụng.

- Trồng cỏ không bón quá nhiều đạm và phân chuồng

- Cung cấp đá liếm có thành phần lưu huỳnh 10% là đủ. Đá liếm ngoài việc cung

cấp các vi lượng cho gia súc, nếu có thành phần lưu huỳnh cao sẽ phòng ngừa ngộ

độc, cải thiện việc tăng trọng và cho sữa.

- Với một số giống cỏ mới du nhập, không nên thu hoạch khi cây chưa đạt đến 1

mét nhất là những lần thu hoạch sau (từ đợt cắt lần 2 trở đi).

Page 10: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

3. Chuẩn đoán vật nuôi khi bị ngộ độc

- Chuẩn đoán lâm sàng: Quan sát một số triệu chứng nhiễm độc của gia súc.

Vật nuôi có biểu hiện: đau bụng, nôn mửa, đi chảy, có khi ra máu. Còn đối với đàn vật nuôi, khi cùng, tiếp xúc với chất độc như nhau thì có biểu hiện: run rẩy, co giật, sùi bọt mép, vật vã, rối loạn hô hấp, mất nhận thức, đờ đẫn…

- Chuẩn đoán cận lâm sàng: Phải lấy mẫu thức ăn, nước uống, dịch dạ dày của vật nuôi để gửi đi xét nghiệm chất độc và hàm lượng độc tố.

Page 11: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

4. Cách điều trị cho vật nuôi khi bị ngộ độc

Nếu ngộ độc do ăn uống, điều trị theo nguyên tắc sau:

- Dừng ngay, không cho ăn thức ăn có chất độc

- Gây nôn bằng Apomorphin với liều lượng 0,09mg/kg thể trọng.

- Rửa dạ dày bằng nước ấm, thuốc tím 0,5%, nước muối, nước xà phòng loãng để hoà loãng nồng độ chất độc và thải chúng ra ngoài.

- Cho uống than hoạt tính, bột đất để hấp thụ chất độc.

- Với động vật quý hiếm, cho uống hỗn hợp lòng trắng trứng, sữa và đường hoặc dung dịch parafin lỏng.

Điều trị đặc hiệu: Khi đã xác định được nguyên nhân trúng độc, dùng chất có tác dụng đối kháng nhau, khử tác dụng hay trung hoà chất độc hoặc tạo thành chất không độc. Ví dụ điều trị trúng độc dùng Strychnin, Morfin. Dùng tamin để tạo keo vón lại trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng. Dùng axit để trung bazơ và ngược lại. Ngộ độc thuốc trừ sâu dùng Atropin.

Page 12: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

* Ngoài những cách giải độc trên cho vật nuôi, trong dân gian còn một số bài thuốc Nam có thể sử dụng khi vật nuôi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.

Bài 1: Bạch biển đậu 20g. Giã sống cho thêm nước, vắt lấy nước cho uống.

Bài 2: Bột đậu xanh sống 100g, bèo cái tía 100g, nước 500ml. Bèo cái tía rửa sạch, giã nhuyễn hoà với nước sạch khuấy đều, chắt lấy nước rồi hoà bột đậu sống cho uống 2 lần /ngày, mỗi lần cách nhau 30 phút.

Page 13: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

5. Cách phòng bệnh ngộ độc thức ăn, độc tố ở vật nuôi

- Không cho vật nuôi ăn thức ăn có nấm mốc, kiểm tra nguyên liệu chế biến thức ăn một cách cẩn thận.

- Cần có phương pháp bảo quản thức ăn tốt, tránh hiện tương nấm mốc trong thức ăn.

- Chú ý khi sử dụng thức ăn xanh.

- Cẩn thận khi sử dụng thuốc sâu, thuốc diệt ngoại ký sinh trùng

Page 14: Thu y   c2. Bệnh ngộ độc thức ăn

Việc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi trong quá trình nuôi là hết sức quan trọng. Vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Chỉ khi vật nuôi có sức khỏe tốt mới cho ra sản phẩm tốt, cho thu nhập ổn định. Chính vì vậy việc phòng tránh cho vật nuôi trước những bệnh thường gặp nói chung và bệnh ngô độc thức ăn, độc tố nói riêng là hết sức quan trọng. Người chăn nuôi cần nắm chắc những quy tắc trong chăn nuôi để vật nuôi có sức khỏe tốt nhất, cho sản phầm cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nguồn: Giáo trình Thú y & Internet