2
NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG GGGI hợp tác với Bộ Công thương, chính quyền tỉnh thành phố và khu vực tư nhân để triển khai năng lượng tái tạo thông qua: Hoàn thành quy hoạch tổng thể năng lượng sinh khối cho tỉnh Sóc Trăng, đưa ra danh mục ưu ên cho các dự án năng lượng sinh khối. Cùng với GIZ, GGGI đã thực hiện 5 nghiên cứu ền khả thi cho nhà máy phát điện từ bã mía tại 5 công ty nhà máy đường. Tổ chức các hội thảo xây dựng năng lực cho các công ty đường, các ngân hàng địa phương và các cán bộ chính phủ để thúc đẩy phát triển quy mô năng lượng sinh khối ở Việt Nam. HƯỚNG TỚI 2020 Đẩy mạnh triển khai năng lượng tái tạo Kết nối tài chính cho một dự án điện sinh khối với công suất 25MW. Dựa trên trên nghiên cứu ền khả thi, GGGI sẽ chuẩn bị các tài liệu cần thiết và kết nối với các tổ chức tài chính để dự án có thể ếp cận nguồn đầu tư lên tới 45 triệu đô la. Thiết lập các chính sách chủ chốt cho năng lượng tái tạo như Đề án về Phát triển Năng lượng Tái tạo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. GGGI cũng sẽ tăng cường các chính sách thúc đẩy các công nghệ then chốt như điện rác, điện mặt trời trên mái nhà và các biện pháp ết kiệm năng lượng. GIỚI THIỆU VỀ GGGI Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được thành lập năm 2012, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững Rio +20. Được thành lập để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng xanh, trọng tâm của các chương trình của GGGI tập trung vào tăng trưởng kinh tế đi đôi với môi trường bền vững và hòa nhập xã hội. GGGI hoạt động tập trung vào bốn lĩnh vực ưu ên được coi là cần thiết để thay đổi nền kinh tế quốc gia bao gồm năng lượng bền vững, nước và vệ sinh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và đô thị xanh. Trụ sở chính đặt tại Seoul, Hàn Quốc, GGGI đã và đang hoạt động tại 28 quốc gia trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ Lan, Châu Phi và Trung Đông. Nâng cao năng lực và trao đổi kiến thức, thông qua các kênh như Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam và tổ chức các khóa đào tạo. NƯỚC VÀ VỆ SINH GGGI đã hợp tác với Ủy ban sông Mekong Việt Nam: Xuất bản cuốn “Tăng trưởng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long” với nội dung nhằm hướng dẫn đưa tăng trưởng xanh tới vùng đồng bằng kinh tế chiến lược dễ bị tổn thương. Khuyến nghị về xử lý nước thải ở đồng bằng sông Cửu Long. GGGI tại Việt Nam Trụ sở chính của GGGI Phòng 311, 65 Văn Miếu, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tầng 19, tòa nhà Jeongdong Quận Đống Đa 21-15 Jeongdong-gil Hà Nội, Việt Nam Jung-gu, Seoul 04518 Email: [email protected] ĐT: +82-2-2096-9991 ĐT: +84 24 3237 3480 Fax:+82-2-2096-9990 Tìm hiểu thêm thông n về: Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu www.gggi.org Viet Nam In trên giấy tái chế Các nước thành viên Các quốc gia đối tác

GIỚI THIỆU VỀ GGGI · biện pháp tiết kiệm năng lượng. Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIỚI THIỆU VỀ GGGI · biện pháp tiết kiệm năng lượng. Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được

NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG GGGI hợp tác với Bộ Công thương, chính quyền tỉnh thành phố và khu vực tư nhân để triển khai năng lượng tái tạo thông qua:

Hoàn thành quy hoạch tổng thể năng lượng sinh khối cho tỉnh Sóc Trăng, đưa ra danh mục ưu tiên cho các dự án năng lượng sinh khối.

Cùng với GIZ, GGGI đã thực hiện 5 nghiên cứu tiền khả thi cho nhà máy phát điện từ bã mía tại 5 công ty nhà máy đường.

Tổ chức các hội thảo xây dựng năng lực cho các công ty đường, các ngân hàng địa phương và các cán bộ chính phủ để thúc đẩy phát triển quy mô năng lượng sinh khối ở Việt Nam.

HƯỚNG TỚI 2020Đẩy mạnh triển khai năng lượng tái tạo

Kết nối tài chính cho một dự án điện sinh khối với công suất 25MW. Dựa trên trên nghiên cứu tiền khả thi, GGGI sẽ chuẩn bị các tài liệu cần thiết và kết nối với các tổ chức tài chính để dự án có thể tiếp cận nguồn đầu tư lên tới 45 triệu đô la.

Thiết lập các chính sách chủ chốt cho năng lượng tái tạo như Đề án về Phát triển Năng lượng Tái tạo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. GGGI cũng sẽ tăng cường các chính sách thúc đẩy các công nghệ then chốt như điện rác, điện mặt trời trên mái nhà và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

GIỚI THIỆU VỀ GGGIViện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được thành lập năm 2012, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững Rio +20.

Được thành lập để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng xanh, trọng tâm của các chương trình của GGGI tập trung vào tăng trưởng kinh tế đi đôi với môi trường bền vững và hòa nhập xã hội.

GGGI hoạt động tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên được coi là cần thiết để thay đổi nền kinh tế quốc gia bao gồm năng lượng bền vững, nước và vệ sinh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và đô thị xanh.

Trụ sở chính đặt tại Seoul, Hàn Quốc, GGGI đã và đang hoạt động tại 28 quốc gia trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latin, Châu Phi và Trung Đông.

Nâng cao năng lực và trao đổi kiến thức, thông qua các kênh như Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam và tổ chức các khóa đào tạo.

NƯỚC VÀ VỆ SINHGGGI đã hợp tác với Ủy ban sông Mekong Việt Nam:

Xuất bản cuốn “Tăng trưởng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long” với nội dung nhằm hướng dẫn đưa tăng trưởng xanh tới vùng đồng bằng kinh tế chiến lược dễ bị tổn thương.

Khuyến nghị về xử lý nước thải ở đồng bằng sông Cửu Long.

GGGI tại Việt Nam Trụ sở chính của GGGIPhòng 311, 65 Văn Miếu, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầuBộ Kế hoạch và Đầu tư Tầng 19, tòa nhà JeongdongQuận Đống Đa 21-15 Jeongdong-gilHà Nội, Việt Nam Jung-gu, Seoul 04518Email: [email protected] ĐT: +82-2-2096-9991ĐT: +84 24 3237 3480 Fax:+82-2-2096-9990

Tìm hiểu thêm thông tin về:Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu

www.gggi.org

Viet Nam

In trên giấy tái chế

Các nước thành viên Các quốc gia đối tác

Page 2: GIỚI THIỆU VỀ GGGI · biện pháp tiết kiệm năng lượng. Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được

VỀ TĂNG TRƯỞNG XANHGGGI tin rằng tăng trưởng kinh tế bền vững cần đi đôi với các chính sách bảo vệ môi trường và hòa nhập xã hội.

GGGI hợp tác với các quốc gia để tránh nguy cơ công nghiệp phát triển nhanh chóng với cái giá của môi trường bị hủy hoại. GGGI tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một mô hình phát triển mới: tăng trưởng xanh.

Công việc này quan trọng hơn bao giờ hết vì biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa dân số toàn cầu. Các quốc gia nơi GGGI hoạt động là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nhiệt độ và lượng khí thải tăng cao.

BỐI CẢNHTừ năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi Mới nền kinh tế đất nước, chuyển từ một nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, cùng với đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ năm 1995. Những dấu mốc quan trọng này được thể hiện bằng mức tăng thu nhập quốc dân đầu người tăng từ 130 đô la Mỹ năm 1990 đến 2.060 đô la Mỹ năm 2016, và tỉ lệ nghèo đã giảm từ 49% năm 1993 xuống còn 7% năm 2015.

Song song với sự phát triển nhanh chóng của đất nước là những thách thức đối với tăng trưởng xanh. Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu, tăng lượng phát thải khí nhà kính do phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than, thiếu hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cũng như hạ tầng giao thông công cộng còn hạn chế.

Nhận rõ những thách thức kể trên, năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và kế đó đã đề ra Chương trình hành động Tăng trưởng xanh vào năm 2014. Hai văn kiện này nhấn mạnh nguyện vọng của Việt Nam về việc xây dựng một nền

QUY HOẠCH VÀ TÀI CHÍNH XANH GGGI hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) và khu vực tư nhân để thu hút tài chính xanh trong các lĩnh vực sau:

Hợp tác với Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (KHGDTN&MT), GGGI đã xây dựng “Hướng dẫn đầu tư cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam” để lồng ghép các chỉ số tăng trưởng xanh trong quá trình lập kế hoạch và ưu tiên các dự án xanh trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sau khi hoàn thành Hướng dẫn vào năm 2016, GGGI đã đào tạo hơn 150 cán bộ chính phủ từ 7 Bộ ngành và 37 tỉnh thành về việc sử dụng các hướng dẫn này.

Cùng với GIZ và Vụ KHGDTN&MT, GGGI đã tiến hành đánh giá 5 năm về việc thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh những thành công và thách thức cho 5 năm tới.

Hỗ trợ Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư soạn thảo Sổ tay Thẩm định Đầu tư, được thông qua vào tháng 12 năm 2017. Sổ tay này tích hợp các chỉ số tăng trưởng xanh và kinh tế xã hội vào quá trình thẩm định đầu tư cho các dự án đầu tư công.

Hỗ trợ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) thiết lập một bộ tiêu chí bao gồm tăng trưởng xanh, bình đẳng giới và tính đổi mới trong doanh nghiệp. Các tiêu chí này được sử dụng để xác định các dự án ưu tiên và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn tài chính từ SMEDF.

kinh tế xanh, bền vững và toàn diện, vì nhân dân. Cùng với đó, Việt Nam còn tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với tăng trưởng xanh thông qua việc gia nhập Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và kí kết Thỏa thuận Paris.

GGGI TẠI VIỆT NAM: NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ TẦM NHÌN TỚI 2020GGGI đã có chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam kể từ năm 2011. Là một tổ chức cố vấn tin cậy, GGGI đã đem lại nhiều kết quả trong lĩnh vực tài chính, quy hoạch, nước và đô thị. Trong năm 2016, trên cơ sở những thành công này đi đôi các mục tiêu lớn, GGGI và bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra Khung kế hoạch Quốc gia cho thời kì 5 năm đến năm 2020.

HƯỚNG TỚI 2020Tăng cường quy hoạch và tài chính xanh trong khu vực công và tư

Tiếp tục chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ chính phủ về lồng ghép tăng trưởng xanh.

Hỗ trợ công tác điều phối thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh tại Việt nam, dựa trên các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đánh giá 5 năm.

Đưa ra các khuyến nghị về chính sách để lồng ghép tăng trưởng xanh vào các khoản vay SMEDF cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, huy động thêm nguồn tài chính cho SMEDF cho các dự án xanh.

Tư vấn để tăng cường quan hệ đối tác công tư xanh (PPP) đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết nợ công của Việt Nam.

ĐÔ THỊ XANHGGGI hợp tác với Bộ Xây dựng, các chính quyền thành phố & các tỉnh cũng như khu vực tư nhân để thực hiện đô thị tăng trưởng xanh thông qua:

Xây dựng hai văn kiện chính sách: chỉ số đô thị tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động đô thị tăng trưởng xanh. Những văn kiện này là các văn kiện pháp lý quốc gia đầu tiên về phát triển đô thị xanh. Các văn kiện chính sách này đã đưa ra khuôn khổ và lộ trình cho phép chính phủ xây dựng hành động và theo dõi tiến độ thực hiện để đạt được các cam kết tăng trưởng xanh và NDC.

GGGI cùng với UN-Habitat và OECD, là đồng tác giả của báo cáo “Đánh giá chính sách đô thị Việt Nam 2018”, đưa ra các khuyến nghị chính sách quan trọng để Việt Nam thực hiện đô thị tăng trưởng xanh

Tiếp tục chương trình xây dựng năng lực và trao đổi kiến thức cho cán bộ chính phủ về đô thị tăng trưởng xanh ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp tỉnh.

Làm việc cùng chính quyền tại Trà Vinh và Điện Bàn để ưu tiên các dự án tăng trưởng xanh và thúc đẩy tiếp cận nguồn tài chính. Đồng thời tiến hành một nghiên cứu khả thi về quản lý nước thải đô thị tại Bến Tre để tiếp cận vốn vay của ADB, lên đến 30 triệu đô la Mỹ để cung cấp xử lý nước thải cho hơn 16.500 hộ gia đình.

HƯỚNG TỚI 2020Thúc đẩy đô thị tăng trưởng xanh thông qua hỗ trợ chính sách và phát triển các dự án có khả năng tiếp cận nguồn tài chính.

Lồng ghép tăng trưởng xanh vào các chính sách phát triển đô thị quốc gia, đảm bảo các chính sách như Luật Quy hoạch đô thị và Chương trình Phát triển đô thị quốc gia, phản ánh các nguyên tắc phát triển đô thị xanh.

Tiến hành phân tích để tăng trưởng xanh là chủ đạo trong các quy hoạch tổng thể của thành phố, định hướng lại quy hoạch tổng thể theo hướng tăng trưởng xanh.

Thử nghiệm các chỉ số đô thị tăng trưởng xanh ở 6 thành phố tại Việt Nam, theo dõi quy hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh, hỗ trợ tất cả các khu đô thị ở Việt Nam chuyển sang đô thị tăng trưởng xanh để đạt được cam kết trong NDC và SDG.

Phát triển các nghiên cứu khả thi và các đề xuất tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị xanh, trong các lĩnh vực như chất thải rắn đô thị thành năng lượng. Xây dựng phương án kinh doanh trình lên các tổ chức tài trợ tiềm năng và hỗ trợ các dự án tiếp cận nguồn tài chính.