8
1 GIÁO DC NĂNG LC GIAO TIP VÀ TINH THN HP TÁC CHO HC SINH TIU HC KHI DY HC KIN THC TING VIT ( Thnghim dy bài Đại txưng hô) (*) Lê Phương Nga - ĐHSP Hà Ni 1. Năng lc và năng lc giao tiếp trong dy hc Tiếng Vit Thut ngnăng lc trong bài viết được hiu theo quan đim giáo dc hướng vào năng lc hot động: “ Năng lc là stích hp ca nhiu thành tnhư tri thc, kĩ năng, ssn sàng hot động, khnăng hp tác, khnăng huy động nhng ngun thông tin mi ca HS để gii quyết nhng vn đề đặt ra trong cuc sng. (**). Mi năng lc gn vi mt loi hot động và được bc lqua hot động. Hot động trong môn Tiếng Vit là hot động giao tiếp. Nó được hiu mt cách đơn gin là hot động trao đổi thông tin, tình cm mà thông qua đó, con người tri nhn vthế gii, hiu biết ln nhau và bc lchính mình. Trong dy hc tiếng Vit, năng lc hot động được hiu là năng lc gii quyết mt nhim vgiao tiếp – năng lc giao tiếp. Năng lc giao tiếp va là năng lc đặc thù ca môn Tiếng Vit va là mt năng lc chung mà trường hc phi hình thành và phát trin. Để có khái nim làm vic, chúng tôi la chn mt cu trúc đơn gin nht ca năng lc giao tiếp. Nó bao gm năng lc ngôn ng(khnăng hiu, nm bt khái nim, đặc trưng, tác dng ca các phương tin ngôn ng) và năng lc sdng ngôn ng(khnăng sp xếp, tchc tng; khnăng sdng tngđúng ngcnh, đảm bo chun mc văn hóa, xã hi). Chú trng phát trin năng lc sdng ngôn ngcn được đặt bên cnh nhim vchun bnăng lc ngôn ngnhư mt thnăng lc công c, giúp HS hiu để làm (know-how). Năng lc sdng ngôn ngthhin trên hai bình din tiếp nhn to lp, vi nhiu dng thc giao tiếp ngôn ngkhác nhau: nói (hi thoi, độc thoi), viết. Tđây, vic dy hc tiếng Vit phthông có thchia thành 3 lĩnh vc: 1) Dy hc các tri thc tiếng Vit, 2) Dy hc tiếp nhn ngôn bn (nghe, đọc hiu, xem), 3) Dy hc to lp ngôn bn (nói,viết, trình bày). Dy hc theo định hướng phát trin năng lc ca người hc không ly khnăng tái hin kiến thc đã hc làm trng tâm mà chú trng khnăng vn dng sáng to tri thc trong nhng tình hung ng dng khác nhau. Năng lc là kiến thc, kĩ năng và thái độ được vn dng trong bi cnh có ý nghĩa. Chính vì vy, nhà trường nói chung và mi bài hc nói riêng phi to cơ hi cho hc sinh được gii quyết vn đề trong tình hung mang tính thc tin. Khi đó hc sinh va phi vn dng nhng kiến thc, kĩ năng đã được hc nhà trường, va phi dùng nhng kinh nghim ca bn thân thu được tnhng tri nghim bên ngoài nhà trường (gia đình, cng đồng và xã hi). Như vy, thông qua vic hoàn thành mt nhim vtrong bi cnh thc, người ta có thđồng thi hình thành, phát trin kĩ năng

GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

1    

GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHI DẠY HỌC KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ( Thử nghiệm dạy bài Đại từ xưng hô) (*) Lê Phương Nga - ĐHSP Hà Nội

1. Năng lực và năng lực giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt Thuật ngữ năng lực trong bài viết được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hoạt động: “ Năng lực là sự tích hợp của nhiều thành tố như tri thức, kĩ năng, sự sẵn sàng hoạt động, khả năng hợp tác, khả năng huy động những nguồn thông tin mới của HS để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống”. (**). Mỗi năng lực gắn với một loại hoạt động và được bộc lộ qua hoạt động. Hoạt động trong môn Tiếng Việt là hoạt động giao tiếp. Nó được hiểu một cách đơn giản là hoạt động trao đổi thông tin, tình cảm mà thông qua đó, con người tri nhận về thế giới, hiểu biết lẫn nhau và bộc lộ chính mình. Trong dạy học tiếng Việt, năng lực hoạt động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp – năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển. Để có khái niệm làm việc, chúng tôi lựa chọn một cấu trúc đơn giản nhất của năng lực giao tiếp. Nó bao gồm năng lực ngôn ngữ (khả năng hiểu, nắm bắt khái niệm, đặc trưng, tác dụng của các phương tiện ngôn ngữ) và năng lực sử dụng ngôn ngữ (khả năng sắp xếp, tổ chức từ ngữ; khả năng sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, đảm bảo chuẩn mực văn hóa, xã hội). Chú trọng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cần được đặt bên cạnh nhiệm vụ chuẩn bị năng lực ngôn ngữ như một thứ năng lực công cụ, giúp HS hiểu để làm (know-how). Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện trên hai bình diện tiếp nhận và tạo lập, với nhiều dạng thức giao tiếp ngôn ngữ khác nhau: nói (hội thoại, độc thoại), viết. Từ đây, việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực: 1) Dạy học các tri thức tiếng Việt, 2) Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu, xem), 3) Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết, trình bày). Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học không lấy khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Năng lực là kiến thức, kĩ năng và thái độ được vận dụng trong bối cảnh có ý nghĩa. Chính vì vậy, nhà trường nói chung và mỗi bài học nói riêng phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời hình thành, phát triển kĩ năng

Page 2: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

2    

nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Chính vì vậy xây dựng được các tình huống có vấn đề trong một bài học là rất quan trọng. 2. Nhược điểm của dạy học kiến thức tiếng Việt hiện nay ở trường tiểu học Những nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm qua cho phép rút ra kết luận: nhược điểm của việc dạy học kiến thức tiếng Việt hiện nay ở trường tiểu học là tập trung dạy học sinh nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú ý đến dạy sử dụng các đơn vị, kiểu loại ngôn ngữ nên không kết nối kiến thức tiếng Việt với năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh. Các câu hỏi, bài tập trong giờ học và các đề kiểm tra tập trung vào giải quyết vấn đề nhận biết, phân loại: một tổ hợp ngôn ngữ nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng có phải là từ xưng hô hay không, chúng thuộc biện pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính từ, một tổ hợp nào đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là câu đơn hay là câu ghép… Giáo viên và học sinh rất ít quan tâm đến việc những đơn vị , kiểu loại đơn vị ngôn ngữ ấy được dùng để làm gì, dùng như thế nào trong hoạt động nói năng; lúc nào, hoàn cảnh nào thì nên chọn chúng để sử dụng và sử dụng ra sao. 3. Tầm quan trọng của năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác trong chương trình mới và lợi thế của từ xưng hô trong việc hình thành hai năng lực này Giáo dục văn hoá giao tiếp, giáo dục tinh thần hợp tác cho học sinh luôn là một nội dung quan trọng của chương trình mới. Đây là nhiệm vụ cấp thiết của trường học, đặc biệt là trường tiểu học. Giao tiếp tốt là giao tiếp có văn hoá. Hay nói một cách đơn giản “giao tiếp có văn hoá” nghĩa là trong quá trình giao tiếp thể hiện được bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Việc sử dụng ngôn ngữ văn hóa được xem là một tiêu chuẩn quan trọng của người có văn hoá giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực ngôn ngữ của cộng đồng, dân tộc. - Phù hợp với các nhân tố tham gia giao tiếp: đối tượng, mục đích, nội dung, hoàn cảnh. - Thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế với các hành vi phi ngôn ngữ phụ trợ, các yếu tố ngoài ngôn ngữ (trang phục, diện mạo...) nhằm chuyển tải thông tin, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng, - Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, khẳng định bản sắc, sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của người Việt được thể hiện qua rất nhiều phương diện: thái độ giao tiếp, cách thức giao tiếp, đặc điểm của chủ thể giao tiếp… Nhưng có lẽ đặc trưng nổi bật trong văn hoá giao tiếp của người Việt chính là sự phong phú, linh hoạt của xưng hô.

Sự linh hoạt, phong phú đó được thể hiện hết sức rõ ràng trong lời ăn, tiếng nói.

Page 3: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

3    

Thứ nhất, hệ thống xưng hô trong tiếng Việt có tính thân mật cao. Người Việt rất coi trọng tình cảm, lấy tình nghĩa làm đầu nên cách xưng hô luôn thể hiện thái độ coi tất cả mọi người trong cộng đồng là bà con họ hàng trong gia đình. Không phải họ hàng nhưng cũng được gọi là “anh, chị, cô, bác”… tuỳ theo lứa tuổi và giới tính.

Thứ hai, cách xưng hô của người Việt còn thể hiện tính tôn ti và sự khiêm tốn. Trong xưng hô thể hiện đúng quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong họ hàng, ngoài xã hội… Với người ngang hàng xưng “tôi, tao, tớ…”, với người trên thì xưng “em, con, cháu….”, và gọi là “anh/chị, cô/bác…” .

Thứ ba, cách xưng hô của người Việt còn thay đổi theo tuổi tác, quan hệ, hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn, hai người nam nữ khi nhỏ xưng gọi bằng “tao – mày”, lớn lên gọi nhau là “cậu – tớ” hoặc “bạn – tớ”, lấy nhau sẽ xưng gọi là “anh – em”, khi có con sẽ là “bố nó – mẹ nó”, ra giữa cuộc họp sẽ là: “ tôi - đồng chí”…

Thứ tư, cách xưng hô của người Việt có tính chất cộng đồng cao. Người Việt thường gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên vợ, tên chồng, gọi theo thiên chức hoặc vai người đó trong gia đình như “ bố thằng Cò, mẹ cái Bống, mẹ Lan, bố Hoa…”

Thứ năm, số lượng đại từ xưng hô của người Việt trong giao tiếp tương đối nhiều. Ngoài việc sử dụng các đại từ (tôi, tớ, mình,…), người Việt còn sử dụng các danh từ để làm đại từ xưng hô. Các danh từ gọi tên trong gia đình, họ hàng và một số chức vụ , chức vụ + tên người được gọi hay từ xưng hô + chức vụ (thầy cô, bác sĩ, cô Nga, thầy Lâm, bác sĩ Khanh) cũng được dùng để xưng hô. Ngoài ra, người Việt còn sử dụng tên riêng để xưng và gọi , ví dụ Lan nói: “Hồng đi với Lan cho vui nhé!”

Mục tiêu của dạy từ xưng hô nhằm giúp học sinh hiểu được cần dùng từ xưng hô như thế nào khi giao tiếp với thầy cô, bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè.

Hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt đa dạng, phong phú và linh hoạt. Vì vậy, trong khi dạy văn hoá giao tiếp hoặc các bài có nội dung liên quan đến văn hoá giao tiếp, chúng ta cần chú ý hướng dẫn học sinh xem xét các tình huống để dùng từ xưng hô phù hợp và lịch sự.

Chương trình mới xem năng lực hợp tác là là một trong những năng lực cần được hình thành và phát triển ở học sinh. Xã hội càng phát triển, mỗi tập thể cần tồn tại trong

Page 4: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

4    

sự đoàn kết nhất trí cao. Mặt khác mỗi cá nhân lại cần bộc lộ cái riêng, cái độc đáo của mình. Làm thế nào sự đoàn kết nhất trí của tập thể lại được tồn tại trong sự phát triển đa dạng và khác biệt của mỗi cá nhân? Vì vậy, vấn đề học để cùng chung sống được đặt ra như một giá trị không thể thiếu được. “Học để chung sống” được UNESCO xem là một trong bốn mục tiêu trụ cột của giáo dục. Khi tham gia hoạt động trong một tập thể, học sinh biết tôn trọng sự khác biệt, không tự ti, không bị cô lập vì điểm yếu của bản thân mà sẽ được các thành viên trong tập thể hỗ trợ, giúp đỡ; cũng như điểm mạnh của các em sẽ đóng góp vào thành công chung của tập thể. Nhà trường tiểu học phải đặt cơ sở, nền móng cho sự hợp tác đó bằng cách phát huy tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mỗi học sinh để các em trở thành người thành công nhất, trở thành người hạnh phúc nhất trong khả năng, hoàn cảnh của mình.

Việc dạy học văn hoá giao tiếp theo tinh thần hợp tác cho học sinh lớp 5 qua bài “Đại từ xưng hô” có nhiều thuận lợi. Cách xưng hô góp phần thể hiện văn hoá, sự lịch lãm của mỗi con người. Giao tiếp có văn hoá cũng thể hiện tinh thần hợp tác của con người trong quá trình chung sống. Bài học sẽ giúp học sinh sử dụng được các xưng hô phù hợp với vai giao tiếp trong những tình huống khác nhau, đồng thời giúp các em biết hợp tác, đoàn kết trong cuộc sống để vượt qua mọi thử thách .

4. Thử nghiệm giáo dục văn hoá giao tiếp và tinh thần hợp tác cho học sinh lớp 5 qua bài “Đại từ xưng hô”

Sách giáo khoa Tiếng Việt chương trình 2000 đưa ngữ liệu là câu chuyện Thỏ và Rùa và yêu cầu học sinh nhận diện từ xưng hô, nhận biết thái độ khi sử dụng từ xưng hô của Thỏ và Rùa. Mục tiêu sử dụng từ xưng hô phù hợp hoàn cảnh và giáo dục tinh thần hợp tác cho học sinh chưa được đặt ra cho bài học. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng tôi đã thiết kế một nhiệm vụ dạy học mới - tạo một phiên bản, một tình huống giao tiếp mới, một nhiệm vụ mới cho Thỏ và Rùa: hai bạn bàn nhau cùng đến một trường học mà đường đi vừa có đường bộ vừa phải qua một con suối. Học sinh cần đóng vai Thỏ và Rùa để thực hiện cuộc giao tiếp và hành động hợp tác này. Nhiệm vụ dạy học đã chuyển từ nhận biết sang sử dụng đại từ xưng hô. Phiên bản này giúp học sinh có cơ hội để hiểu được một điều sâu xa: chuyển từ giá trị ai thắng ai đến cùng thắng lợi, hiểu rằng khi mục đích, quan hệ giao tiếp thay đổi thì xưng hô cũng thay đổi.

Page 5: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

5    

( Câu chuyện mới: Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ. Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà đường đi phải qua cả đèo, cả suối.Hai bạn bàn nhau.Thỏ nói: - Mình và cậu phải tính cách giúp nhau mới kịp đến trường được. Rùa buồn rầu đáp: - Tớ chậm như rùa, giúp gì cậu được! Thỏ chợt nghĩ ra: - Cậu đừng lo, tớ đã nghĩ ra rồi! Tớ chạy nhanh nên tớ sẽ cõng cậu băng đèo chạy đến bờ suối. Rùa vui hẳn lên: - Đúng rồi, thế mà tớ không nghĩ ra. Đến suối, tớ sẽ xuống bơi và cõng cậu qua.

Thế là Thỏ cõng Rùa đến bờ suối, Rùa cõng Thỏ vượt qua suối. Hai bạn đến trường thật là sớm

làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.)

Cách làm thứ nhất, sử dụng phiên bản trên làm ngữ liệu của bài tập yêu cầu học sinh điền các đại từ xưng hô vào các chỗ trống sao cho phù hợp. Đây là một bài tập mở tạo cơ hội cho học sinh có thể điền nhiều đại từ xưng hô khác nhau vào chỗ trống. Chẳng hạn Thỏ xưng là “mình” hoăc “tớ”,… gọi Rùa là “cậu, bạn” hoặc gọi chính tên Rùa. Qua đây, học sinh thấy được sự phong phú, linh hoạt trong cách xưng hô của người Việt đồng thời bài tập cũng giúp các em có được một vốn từ xưng hô lịch sự tương đối lớn khi thể hiện quan hệ ngang hàng để sử dụng trong giao tiếp.

Ở phiên bản gốc, Thỏ tự xưng là “ta”, gọi Rùa là “chú em”. Đây là cách xưng hô của bề trên, coi thường người nói chuyện. Rùa sử dụng cặp xưng hô “anh-tôi”, lịch sự nhưng không thân mật. Ở phiên bản mới, quan hệ của Thỏ và Rùa đã thay đổi, cách xưng hô của Thỏ và Rùa trở nên thân mật... Đồng thời, phiên bản mới của câu chuyện cũng giáo dục ở học sinh tinh thần hợp tác, đoàn kết, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường tiểu học.

Cách làm thứ hai, chuyển câu truyện thành truyện tranh hoặc phim hoạt hình cho học sinh xem và yêu cầu các em bổ sung đoạn đoạn hội thoại giữa Thỏ và Rùa khi bàn nhau cùng đến trường học.

Câu chuyện Rùa và Thỏ đến trường

Page 6: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

6    

Thế rồi, Thỏ và Rùa thực hiện kế hoạch như đã định. Thỏ cõng rùa chạy nhanh đến bờ suối.

Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi

ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ.Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà

đường đi phải qua cả đèo, cả suối. Hai bạn bàn với nhau...

 

Page 7: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

7    

Đến suối, Rùa nhảy xuống nước, cõng Thỏ bơi qua.

Thế là hai bạn Thỏ và Rùa đến trường thật là sớm làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.

Page 8: GIÁO DỤC NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO … · 1!! giÁo dỤc nĂng lỰc giao tiẾp vÀ tinh thẦn hỢp tÁc cho hỌc sinh tiỂu hỌc khi dẠy

 

8    

Cách làm thứ ba, chúng tôi thiết kế cho học sinh tham gia trò chơi sắm vai theo nhóm, đóng hoạt cảnh phiên bản chuyện Thỏ và Rùa đến trường (với các đồ dùng mũ thỏ, mai rùa và một số mũ các con vật khác). Tổ chức hoạt động theo hình thức này làm học sinh rất hứng thú vì các em được trải nghiệm, được thực sự nhập vào vai nhân vật. Thông qua việc nhập vai, các em vận dụng được cách sử dụng đại từ xưng hô vừa được học.

Trên đây là một số hoạt động đã sử dụng để dạy bài Đại từ xưng hô theo hướng Tích hợp dạy học văn hoá giao tiếp và tinh thần hợp tác cho học sinh.

-----------------

(*) Ý tưởng kịch bản hóa, tạo phiên mới cho câu chuyện Thỏ và Rùa đã được trường Vinschool thể hiện năm 2016, được Lê Ngọc Linh (SV K 61 khoa GDTH ĐHSP Hà Nội ) thể hiện trong khoá luận tốt nghiệp và được thử nghiệm tại Trường Tiểu học Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo , Hải Phòng ngày 18/12/2017.  

(**) Nguyễn Minh Thuyết (2013), “Một số vấn đề về đánh giá chương trình, SGK Ngữ văn hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn chương trình, SGK mới”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, (1196), (35-48)