8
Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ Thành Lm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn Hùng Phó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. Hoa Bus. Manager: Vũ Chí Công Kế Toán: Ls Nguyễn Hiếu TT Giáo Dục Anê Lê T. Thành Hiệu Trưởng: T. Nguyễn Tú VP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh Diệp Tr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật 4:00 Sinh Hoạt Last 4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức 6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 8:30; 10:30 Chiều: 6:00 (Lifeteen) Xưng Tội Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều Xức Dầu Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật. Trường hợp khẩn cấp xin gọi: Cha Hùng 832-425-5116 Chầu mình Thánh Chúa Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiều GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm kỳ 2019-2020 Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh Hóa Phó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng Minh Phó Ngoại Vụ: B. Nguyễn Phúc Cathy Thư Ký: Ô. Phạm Tuấn UV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng, ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc, UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức Nhân UV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh Tú UV: Ô Trịnh Du, Cô Đinh Ngọc Diệp, Cô Thảo Nguyên, A. Trần Phong Paul Ban Cố Vấn: Ô. Tạ Văn Thường Ô. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh Hội Đồng Tài Chánh Nhiệm Kỳ 2019-2020 Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc Kathy Phó Nội Vụ: Ô. Đoàn Minh Phó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn Nga Thư Ký: Anh Hoàng Long Thành Viên: Ô. Cố Lê V. Thịnh, Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh, Ô. Vũ Thạch Đại diện Hội Đoàn: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Ô. Đào Văn Nhân, Bà Đặng Kim Oanh, Ông Cố Nguyễn V. Hiển, Ô. Nguyễn Văn Triệu, Chị Trần Cindy-Thanh UV Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ Phụng Khối Cơ Sở Trưởng Khối: Ông Nguyễn Đệ Phó TK: Ông Nguyễn V Bưởi TV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình Trưởng Ban thánh Nhạc Lê Hoàng tel: 832-506-9070 Ca Đoàn Thánh Giuse Nguyễn Thanh Binh 713-505-9070 Ca Đoàn Dũng Lạc Nguyễn Phan Anh 281-772-2049 Ca Đoàn ĐM Lên Trời Nguyễn Văn Đức 281-546-6771 Ca Đoàn Thánh Gia Trần Văn Khải 832-725-3446 Ca Đoàn Encounter Vương Hùng 612-220-2246 Giới Trẻ-LIFETEEN Paul Tran 832-769-9135 Huynh Đoàn ĐaMinh Ô. Cố Hiển 617-767-8080 Thiếu Nhi Thánh Thể Tr.Cindy Thanh 281-948-2884 Hội Thánh Phêrô Phaolô Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662 Lòng Thương Xót Chúa Bà Eliz. Hoa 713-459-5171 Các Bà Mẹ Công Giáo Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748 Liên Minh Thánh Tâm Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016 Cursillo - Liên lạc Chị Tươi 832-978-3713 Tông Đồ Fatima Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981 Thánh Linh C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539 Legio Mariae B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091 CT Thăng Tiến Hôn Nhân AC Việt-Ngân 281--922-7689 Ban Nghi Lễ Ô. Cố Vấn Thường 832-577-1922 TTV Thánh Thể Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547 Truyền Bá Đức Tin PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982 Ban Trật Tự Thân Vĩnh Xứng 10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075 tel: 7139410521 Fax 7139412464 Web: vietnammartyrs.org Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm A Sứ điệp của Gio-an có giá trị nào? Hình ảnh Gio-an, vị tiền hô của đấng Thiên Sai, được Mát- thêu phác họa thật quá ấn tượng; và cũng ấn tượng không kém, những lời kêu gọi thống hối của ông! Có lẽ tác gỉả đã dày công viết lên đoạn Phúc Âm này với chủ đích: làn sao cho độc giả là những người Do Thái, chịu tìm hiểu về Giê-su Na- da-rét, vị mà Gio-an có nhiệm vụ loan báo; nếu vị tiền hô đã hấp dẫn được ‘người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu- đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông’, thì nhân vật phải đến sau sẽ là như thế nào? Tất nhiên điều quan trọng chính là không ai được nhầm lẫn người dọn đường với vị phải đến, vị tiền hô với đấng Thiên Sai, và nhất là sứ điệp của Gio-an với Tin Mừng của Đức Giê-su. Mát-thêu phác họa một Gio-an tiên tri ‘mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn’, những hình ảnh in đậm nét một nhà tu hành khắc khổ. Tác giả muốn chứng minh cho thấy: Gio-an ‘chính là người được ngôn sứ I-sai-a nói tới: có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn săn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’ (Is 40:3…). Nếu Gio-an đã là như thế, thì chính vị Thiên Sai sắp tới sẽ phải có diện mạo phải như thế nào…? Sách Tin Mừng ông viết sẽ dần phác họa lên diện mạo độc đáo đó, có điều ngay từ lúc này tác giả đã cho thấy: chắc chắn nó sẽ khác xa với diện mạo mà Gio-an – vị tiền hô đang phô diễn trước đám dân chúng.

GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ ThànhLm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn HùngPhó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ

Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. HoaBus. Manager: Vũ Chí CôngKế Toán: Ls Nguyễn Hiếu

TT Giáo Dục Anê Lê T. ThànhHiệu Trưởng: T. Nguyễn TúVP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh DiệpTr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh

Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật4:00 Sinh Hoạt Last4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng

Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng và chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 8:30; 10:30 Chiều: 6:00 (Lifeteen)

Xưng Tội Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều

Xức Dầu Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật.

Trường hợp khẩn cấp xin gọi: Cha Hùng 832-425-5116

Chầu mình Thánh Chúa Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiềuGIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm kỳ 2019-2020

Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh HóaPhó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng MinhPhó Ngoại Vụ: B. Nguyễn Phúc CathyThư Ký: Ô. Phạm TuấnUV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng,ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc,UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức NhânUV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh TúUV: Ô Trịnh Du, Cô Đinh Ngọc Diệp, Cô Thảo Nguyên, A. Trần Phong PaulBan Cố Vấn: Ô. Tạ Văn Thường Ô. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh

Hội Đồng Tài Chánh Nhiệm Kỳ 2019-2020

Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc Kathy Phó Nội Vụ: Ô. Đoàn Minh Phó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn Nga Thư Ký: Anh Hoàng LongThành Viên: Ô. Cố Lê V. Thịnh,

Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh, Ô. Vũ Thạch

Đại diện Hội Đoàn: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Ô. Đào Văn Nhân, Bà Đặng Kim Oanh, Ông Cố Nguyễn V. Hiển, Ô. Nguyễn Văn Triệu, Chị Trần Cindy-ThanhUV Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ Phụng

Khối Cơ SởTrưởng Khối: Ông Nguyễn ĐệPhó TK: Ông Nguyễn V BưởiTV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình

Trưởng Ban thánh NhạcLê Hoàng tel: 832-506-9070

Ca Đoàn Thánh GiuseNguyễn Thanh Binh 713-505-9070

Ca Đoàn Dũng LạcNguyễn Phan Anh 281-772-2049

Ca Đoàn ĐM Lên TrờiNguyễn Văn Đức 281-546-6771

Ca Đoàn Thánh GiaTrần Văn Khải 832-725-3446

Ca Đoàn EncounterVương Hùng 612-220-2246

Giới Trẻ-LIFETEENPaul Tran 832-769-9135Huynh Đoàn ĐaMinh

Ô. Cố Hiển 617-767-8080Thiếu Nhi Thánh Thể

Tr.Cindy Thanh 281-948-2884Hội Thánh Phêrô Phaolô

Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662Lòng Thương Xót Chúa

Bà Eliz. Hoa 713-459-5171Các Bà Mẹ Công Giáo

Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748Liên Minh Thánh Tâm

Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016Cursillo - Liên lạc

Chị Tươi 832-978-3713Tông Đồ Fatima

Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981Thánh Linh

C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539Legio Mariae

B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091CT Thăng Tiến Hôn Nhân

AC Việt-Ngân 281--922-7689Ban Nghi Lễ

Ô. Cố Vấn Thường 832-577-1922TTV Thánh Thể

Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547Truyền Bá Đức Tin

PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982Ban Trật Tự

Thân Vĩnh Xứng

10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075tel: 7139410521 Fax 7139412464

Web: vietnammartyrs.org

Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm A

Sứ điệp của Gio-an có giá trị nào?

Hình ảnh Gio-an, vị tiền hô của đấng Thiên Sai, được Mát-thêu phác họa thật quá ấn tượng; và cũng ấn tượng không kém, những lời kêu gọi thống hối của ông! Có lẽ tác gỉả đã dày công viết lên đoạn Phúc Âm này với chủ đích: làn sao cho độc giả là những người Do Thái, chịu tìm hiểu về Giê-su Na-da-rét, vị mà Gio-an có nhiệm vụ loan báo; nếu vị tiền hô đã hấp dẫn được ‘người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông’, thì nhân vật phải đến sau sẽ là như thế nào? Tất nhiên điều quan trọng chính là không ai được nhầm lẫn người dọn đường với vị phải đến, vị tiền hô với đấng Thiên Sai, và nhất là sứ điệp của Gio-an với Tin Mừng của Đức Giê-su.

Mát-thêu phác họa một Gio-an tiên tri ‘mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn’, những hình ảnh in đậm nét một nhà tu hành khắc khổ. Tác giả muốn chứng minh cho thấy: Gio-an ‘chính là người được ngôn sứ I-sai-a nói tới: có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn săn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’ (Is 40:3…). Nếu Gio-an đã là như thế, thì chính vị Thiên Sai sắp tới sẽ phải có diện mạo phải như thế nào…? Sách Tin Mừng ông viết sẽ dần phác họa lên diện mạo độc đáo đó, có điều ngay từ lúc này tác giả đã cho thấy: chắc chắn nó sẽ khác xa với diện mạo mà Gio-an – vị tiền hô đang phô diễn trước đám dân chúng.

Page 2: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 2

Sứ điệp Gio-an rao giảng có phần mạnh mẽ, cứng rắn và khẩn trương: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. Nội dung sứ điệp tập trung vào việc kêu gọi mọi người ‘thú tội’ tức là nhìn nhận tội lỗi mình phạm và ăn năn; đồng thời sứ điệp đó phải được tất cả mọi người, không trừ một ai, đón

nhận: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: chúng ta đã có tổ phụ Ap-ra-ham!”. Do đó đón nhận nhân vật vĩ đại sẽ đến sau,đấng mà Gio-an có nhiệm vụ dọn đường, tất nhiên phải là điều rất khẩn trương đối với hết thảy mọi người: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”. Khi sử dụng lối hành văn khải huyền vốn rất quen thuộc với người Do Thái, Gio-an giới thiệu vị Thiên Sai như nhân vật phải đến để thanh lọc, để tẩy rửa trong ngày thế tận ‘Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi’.

Có điều là: Gio-an đã không có một khái niệm nào về nhân vật sẽ đến sau mình, ngoại trừ xác tín rằng: giữa ông và vị đó có một khoảng cách vô biên; “Đấng đến sau thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người”. Cũng vậy, giữa phép rửa sám hối ông làm và phép rửa Người sẽ thực hiện không hề có gì tương đồng: “Tôi dìm (làm phép rửa cho) các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối… Còn Người sẽ dìm các anh trong Thánh Thần và lửa”. Ở đây ta cũng nên lưu ý: có đối kháng giữa nước và lửa! Thậm chí ông còn không hình dung nổi nội dung sứ điệp của vị thiên sai sẽ hệ tại ở điều gì: sứ điệp trừng phạt hay tha thứ? Đức Giê-su nói cho các môn đệ được Gio-an đang bị cầm tù sai tới để tìm hiểu về Người: hãy về thuật lại cho ông các hành động xót thương lúc đó Người đang thực hiện; ‘người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (xem Mt 11:2-6). Đức Giê-su không phủ nhận việc khắc kỷ tu thân, công minh chính trực của Gio-an là điều cao trọng; Người lớn tiếng ca ngợi ông là người có cuộc sống đi đôi với lời rao giảng. Người hết lời đề cao sự vĩ đại của ông: “trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả” (xem Mt 11:7-11). Thế nhưng Người cũng thẳng thắn cho biết: những điều trên không ăn nhằm gì tới Tin Mừng mà Người đang rao giảng, đó là: tin và đón nhận lòng từ bi nhân hậu vô biên của Thiên Chúa. Đây mới đích thực là điều cao cả hơn hết, vì “kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11:11)!

Như vậy thì nội dung mùa vọng, hay việc chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế, đã lộ rõ: không cốt yếu hệ tại ở việc cải tà qui chính hay chấn chỉnh đời sống, nhất là về mặt luân

lý, cho dầu các việc đó có tốt đẹp tới đâu. Mùa vọng chính yếu phải là thời gian mời gọi ta đón lấy hồng ân cứu độ, đón nhận lòng thương xót bao la của Thiên Chúa. Đó là thời gian vui mừng tột độ khi các Ki-tô hữu biết rằng: Hài Nhi Giê-su giáng sinh chính là bảo chứng tình yêu nhân hậu vô biên mà Thiên Chúa đang muốn thực hiện. Nếu có lắng nghe sứ điệp sám hối của Gio-an thì cũng chỉ là để mau mắn đón lấy ơn cứu độ xót thương của Thiên Chúa, để có thể ký gửi niềm tin tuyệt đối vào Hài Nhi giáng trần mà thôi.

Có như thế Mùa Vọng mới đáng được gọi là thời gian của hy vọng và cậy trông chứ!

Lạy Hài Nhi Giáng Trần, xin mau đến, mau đến chính vì sự yếu hèn tội lỗi của chúng con! Chúng con quả đang cần tới lòng xót thương vô biên của Chúa. Chúng con không thấy mạc cảm hay sợ hãi gì khi nhận ra thân phận tội lỗi của mình; ngược lại, một khi càng khiêm tốn nhận ra thân phận thấp hèn, chúng con càng vui mừng biết rằng: chính qua Hài Nhi giáng sinh tại Bê-lem mà chúng con được dạy cho biết: mình được Thiên Chúa yêu thương vô hạn. Chúng con xin sấp mình thờ lạy mầu nhiệm tình yêu giáng thế. A-men

GỢI Ý MỤC VỤ NĂM 2020 – BÀI 01: “CÁC CON LÀ HIỆN TẠI CỦA THIÊN CHÚA"

Trong tinh thần Á Đông “tu thân, tề gia, trị quốc”, Giáo hội Việt Nam đã đề ra hướng đi mục vụ giới trẻ cho ba năm 2020 – 2022 với những điểm nhấn lần lượt là: đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện; đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình; và đồng hành

Page 3: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 3

Sinh Hoạt Giáo XứThứ Hai 09-12: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội• Lễ Trọng: 6:30am; 9:30am; 7:30pm;

Chúa Nhật 15-12: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tĩnh Tâm với Cha giảng phòng ĐAMINH Nguyễn văn Khang với Đề tài : CÙNG BƯỚC THEO MẸ TRÊN CON ĐƯỜNG PHỤC VỤ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI; Tại Hội Trường Đền Thánh. (Không Thánh Lễ riêng)• 8:30am : Ghi danh ,điểm tâm , và đóng niên liễm• 9:00am : giảng thuyết phần 1• 10:15 am :nghỉ giải lao• 10:30am : giảng thuyết phần 2• 11:30 am :hỏi đáp• 12:00 pm:kết thúc

Thứ Ba 24-12: Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam• 4:00pm Các linh mục ngồi tòa• 6:00pm Thánh Lễ Đại Trào tại George Brown CenterGX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam• 4:00pm Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh - Trẻ Em và

Gia đình• 8:30pm Canh Thức• 9:00pm Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh Thứ Tư 25-12: • 7:30am Thánh Lễ Rạng Đông • 10:00am Thánh Lễ Giáng Sinh (Không Lễ Chiều)

Chúa Nhật 29-12: Lễ Thánh Gia (Quan Thầy Ca Đoàn Thánh Gia)• 7:00 am Lễ Sớm• 10:00 am Thánh Lễ tại Đền Thánh (Không Lễ Chiều)

Thứ Tư 01-01-2020: Thánh lễ trọng thể kính Đức mẹ là mẹ Thiên Chúa là Quan Thầy của Hội CBMCG Tại Hội Trường Đền Thánh• Thánh Lễ 10:00am

Lịch Trình Giáo Xứ Bán Hàng Gây QuỹCuối tuần ngày 7 & 8 / 12: Giáo Xứ bán hàng Cuối tuần ngày 21 & 22/ 12: Giáo Xứ bán hàng

*** Mỗi ngày thường từ 3 - 4 giờ chiều, sẽ có nhóm đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót tại Phòng Chầu Nhà Thờ. Kính mời quí Giáo Đân có nhu cầu cùng đến tham dự. ***

với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội. Hướng mục vụ đó cũng xuất phát từ quan điểm nhân học Kitô giáo: con người là một hữu thể trong thời gian, sống với ba chiều kích không thể tách rời: hồn và xác thống nhất, khác biệt tính dục nam – nữ, và tương quan xã hội giữa cá nhân – cộng đồng; được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “chúng ta không thể chỉ nói rằng người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại của thế giới; họ góp phần làm cho thế giới được phong phú. Người trẻ không còn là trẻ con, họ ở trong giai đoạn bắt đầu đảm nhận những trách nhiệm, khi cùng với người lớn tham gia vào việc phát triển gia đình, xã hội và Hội Thánh” (Chris-tus vivit (CV) 64).

Tâm hồn người trẻ là “đất thánh”Thượng Hội Đồng Giám mục Thế giới 2018 vừa qua nhìn nhận, trong quá khứ cũng như hiện nay, các tín hữu trong Hội Thánh không phải bao giờ cũng có thái độ như Đức Giêsu, thay vì sẵn sàng lắng nghe chúng ta lại có khuynh hướng đưa ra những câu trả lời có sẵn và đề nghị những cách nghĩ sẵn, mà không để người trẻ đặt ra những câu hỏi mới mẻ. Hội Thánh nếu biết mở lòng “ân cần lắng nghe người trẻ, niềm thấu cảm này sẽ làm cho Hội Thánh nên phong phú, vì cho phép người trẻ mang lại điều gì đó cho cộng đồng, ví lắng nghe giúp cộng đồng nhận ra những khuynh hướng mới và biết đặt ra cho mình những câu hỏi mới” (CV 65).

Trong khi đồng hành và hướng dẫn người trẻ, người lớn đừng để mình rơi vào nguy cơ dựng nên một bản liệt kê những vấp váp, những thất bại của người trẻ, tỏ ra mình có tài trong việc tìm ra những điểm tiêu cực và nguy hiểm. Thái độ đó dẫn đến hệ quả càng xa cách, ít gần gũi, ít hỗ trợ nhau hơn. Mục tử, người hướng dẫn, và các người cha người mẹ sáng suốt là kẻ đi tìm ra được ngọn lửa còn cháy leo lét, cây sậy bị dập (x. Is 42,3) nhưng chưa bị bẻ gãy. Đó là khả năng tìm thấy con đường mà người khác chỉ thấy bức tường đường cùng, là tài năng nhận ra tiềm lực ở nơi mà người khác chỉ thấy hiểm họa. “Cái nhìn của Thiên Chúa Cha là cái nhìn trân trọng và nuôi dưỡng những hạt giống thiện hảo đã được gieo trong tâm hồn người trẻ. Vì vậy tâm hồn của mỗi người trẻ phải được xem là “đất thánh”, nơi mang các hạt giống sự sống thần linh; chúng ta phải “cởi giày ra” để có thể đến gần và đi sâu vào Mầu Nhiệm” (CV 67). Nơi người trẻ có thể có nhiều va vấp, thất bại và những ký ức buồn hằn sâu trong tâm hồn, có cả những thương tích tinh thần, tức là sức nặng của những lỗi lầm đã phạm, của mặc cảm tội lỗi sau khi phạm sai lầm. Nhưng giữa những thập giá người trẻ đang vác lấy này, có Đức Giêsu đang sống ở đó cho họ tình bạn, niềm an ủi và đồng hành có sức chữa lành. Còn Hội Thánh muốn trở nên là khí cụ của Đức

Page 4: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 4

Giêsu trên con đường này (hiệp hành), con đường dẫn đến phục hồi nội tâm và bình an cho tâm hồn.

Ba đề tài lớn về người trẻHội Thánh cần quan tâm đến các mối quan tâm của các người trẻ ngày nay. Đức Thánh Cha đề ra tóm lược ba đề tài lớn sau đây mà hầu hết các người trẻ hằng quan tâm: thế giới kỹ thuật số, di dân, và mọi hình thức lạm dụng người trẻ.

Thế giới kỹ thuật số là đặc trưng của thế giới hôm nay. Thường, hằng ngày có rất nhiều người đang triền miên đắm chìm trong thế giới ấy. Internet và các mạng xã hội đã tạo ra một cách thức mới để truyền thông và thiết lập tương quan. Các trang mạng đang tạo nên một cơ hội đặc biệt để đối thoại, gặp gỡ và trao đổi với nhau, cũng như để tiếp cận thông tin và tri thức. “Tại nhiều quốc gia, Internet và các mạng xã hội giờ đây là nơi không thể thiếu để tiếp cận giới trẻ và mời gọi họ tham gia, đặc biệt vào những sáng kiến và hoạt động mục vụ” (CV 87). Nhưng cũng như mọi thực tại nhân văn khác, nó cũng có những giới hạn và khiếm khu-yết. Làm sao để đừng lẫn lộn giữa truyền thông và giao tiếp hoàn toàn “ảo”. “Thế giới kỹ thuật số cũng là một không gian đầy cô đơn, thao túng, khai thác và bạo lực, đến cực điểm là trường hợp các trang web đen. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể khiến mọi người bị lệ thuộc, cô lập và mất dần sự tiếp xúc với đời sống thực tế cụ thể, và như thế chúng cản trở sự phát triển của các mối quan hệ đích thực giữa người với người” (CV 88).

Người trẻ hôm nay phải đi tìm và khẳng định tính cách của mình đang khi đương đầu với một thách đố mới: đó là việc tương tác với một thế giới thực và ảo ở đó họ bước vào một mình, như bước vào một lục địa xa lạ.

Hiện tượng di dân. Nhiều người trẻ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Các cuộc di dân có thể diễn ra trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau. Đề tài này chúng ta cần suy nghĩ và bàn đến sâu rộng hơn ở một lúc khác. Dù sao di dân “nhắc chúng ta nhớ lại thân phận của những kẻ tin thuở ban đầu, đó là thân phận “ngoại kiều và lữ khách trên mặt đất” (Dt 11,13)” (CV 91)

Chấm dứt mọi hình thức lạm dụng. Tai họa lạm dụng trẻ vị thành niên là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa và xã hội, đặc biệt là ngay trong các gia đình và trong nhiều tổ chức; tầm mức lan rộng của nó được phát hiện chủ yếu “nhờ vào sự thay đổi trong tính nhạy cảm của công luận”. “Hiện tượng này nhan nhản trong xã hội nhưng cũng liên quan đến Hội Thánh và là một trở ngại nghiêm trọng cho sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh. Mặc dù lan

rộng trong xã hội, nhưng khi xảy ra trong Giáo hội, nó càng lộ ra tính quái gở, và trong cơn giận dữ chính đáng của mọi người, Hội Thánh nhìn thấy sự phản chiếu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, Đấng bị phản bội và xúc phạm” (CV 96). Có nhiều loại lạm dụng khác nhau: lạm dụng quyền lực, lạm dụng kinh tế, lạm dụng lương tâm, lạm dụng tình dục. Hội Thánh thấy cần phải xóa sạch những hình thức thực thi quyền bính tạo điều kiện cho sự lạm dụng, và phải chống lại tinh thần thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch vốn đã dẫn đến nhiều trường hợp lạm dụng. Chủ nghĩa giáo sĩ trị là một cám dỗ thường xuyên của các linh mục, các vị “coi thừa tác vụ đã lãnh nhận như quyền lực để sử dụng, chứ không phải là một sự phục vụ nhưng không và quảng đại mà mình phải cống hiến” (CV 98).

Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận1. Người trẻ trong cộng đoàn giáo hội địa phương của bạn

tham gia đời sống và hoạt động tông đồ như thế nào?2. Giáo xứ của anh chị đã quan tâm tới mức nào đến các

vấn đề trong ba vấn đề lớn nêu trên. Đã có chương trình hành động gì? Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn

10 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ MÙA VỌNG

Hầu hết trong chúng ta có một sự hiểu biết trực quan về Mùa Vọng dựa trên kinh nghiệm, nhưng những văn kiện chính thức của Giáo Hội thực sự nói gì về Mùa Vọng? Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản và

những hồi đáp (chính thức!) về Mùa Vọng. Một số trong đó thật bất ngờ!

01. Mục đích của mùa Vọng là gì?Mùa Vọng là một mùa trong niên lịch phụng vụ của Giáo Hội – chính xác hơn, thuộc niên lịch của Giáo Hội Lat-inh, là Giáo Hội lớn nhất hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Những Giáo Hội Công giáo khác – cũng như nhiều Giáo hội không phải Công giáo — có tổ chức Mùa Vọng nhưng theo cách thức riêng của họ. Theo những quy luật chung của năm phụng vụ và niên lịch, Mùa Vọng có một đặc tính với hai khía cạnh: • Là một mùa để chuẩn bị cho Giáng Sinh khi chúng ta

tưởng niệm việc Đức Kitô đến lần thứ nhất.• Như là một Mùa mà việc nhớ lại ấy hướng tâm trí của

chúng ta tới sự chờ đợi cho lần trở lại của Đức Kitô trong ngày sau hết.

Do đó, Mùa Vọng là một thời kỳ sốt sắng và mong đợi trong hân hoan.

Chúng ta thường nghĩ về Mùa Vọng chỉ như là một mùa chuẩn bị cho Giáng sinh hay tưởng nhớ việc Đức Kitô đến

Page 5: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 5

lần thứ nhất, nhưng như những quy luật tổng quát chỉ ra, thật quan trọng để nhắc nhớ rằng Mùa Vọng còn là dịp để chúng ta hướng tới sự trở lại của Đức Kitô. Cho nên, có thể nói Mùa Vọng đưa tâm trí chúng ta hướng về hai lần đến thế gian của Đức Kitô.

02. Những màu phụng vụ nào được sử dụng trong mùa Vọng?Những ngày đặc biệt và những nghi thức cử hành nào đó có thể có những màu riêng (thí dụ, màu đỏ dành cho lễ kính các thánh tử đạo, màu đen hay trắng vào dịp lễ an táng), nhưng màu thông thường của Mùa Vọng là tím. Hướng dẫn Tổng quát trong sách lễ Roma đưa ra: Màu tím hay đỏ tía được sử dụng trong Mùa Vọng và Mùa Chay. Các màu này cũng có thể được mặc trong những nghi thức và Thánh lễ an táng (346). Ở nhiều nơi, có một ngoại lệ đáng chú ý cho Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, được biết tới như là “Chúa Nhật vui” (Gaudete) : Màu hồng có thể được sử dụng trong ngày Chúa Nhật vui và Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay (Lae-tare). (GIRM 346f).

03. Phải chăng Mùa Vọng là mùa thống hối?Chúng ta thường nghĩ về Mùa Vọng như là mùa thống hối bởi vì màu tím trong phụng vụ, giống như màu của mùa Chay – màu dành cho mùa sám hối. Tuy nhiên, sự thực là Mùa Vọng không phải là mùa thống hối. Thật ngạc nhiên!Theo điều khoản của Giáo Luật: số 1250: những ngày và những lần sám hối trong Giáo Hội hoàn vũ là mọi thứ sáu trong cả năm và cả mùa Chay. Mặc dầu các đấng bản quyền địa phương có thể thiết lập thêm những ngày sám hối, song, trên đây đã là một danh sách đầy đủ của những ngày và những lần thống hối trong Giáo Hội Latinh cũng như toàn thể Giáo Hội, và Mùa Vọng không phải là một trong số đó.

04. Mùa Vọng bắt đầu và kết thúc khi nào?Theo những quy luật tổng quát: Mùa Vọng bắt đầu với giờ Kinh Chiều I của Chúa Nhật ngày hoặc gần ngày 30/11 nhất; Mùa Vọng sẽ kết thúc vào trước giờ Kinh Chiều I của lễ Giáng Sinh (số 40). Chúa Nhật đúng vào hay gần với ngày 30.11 nhất có thể trong khoảng 27.11 – 3.12, tùy theo năm. Trong trường hợp một Chúa Nhật, giờ Kinh Chiều I được xem như vào Kinh Chiều I trước đó (thứ 7). Theo hướng dẫn tổng quát của các giờ kinh phụng vụ: Được cử hành ngay trước Thánh lễ, giờ Kinh Chiều được gộp vào cùng một cách thức như Kinh Sáng. Giờ Kinh Chiều I của những lễ trọng, các Chúa Nhật hay lễ kính Chúa rơi vào ngày Chúa Nhật có thể không được cử hành cho tới sau Thánh lễ của ngày hôm trước hay thứ bảy. Điều này có ng-hĩa rằng, Mùa Vọng bắt đầu vào buổi chiều của thứ 7 giữa 26/11 – 2/12; kết thúc vào chiều ngày 24.12, lúc cử hành Kinh Chiều I lễ Giáng Sinh (25/12).

05. Vai trò của các Chúa Nhật trong Mùa Vọng?Có 4 Chúa Nhật trong Mùa Vọng. Các quy luật tổng quát

tuyên bố: Các Chúa Nhật của mùa này được gọi là Chúa Nhật thứ nhất, thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư của Mùa Vọng (số 41) Chúng ta đã đề cập trước đó về Chúa Nhật thứ ba có tên đặc biệt là Gaudete – từ Latinh có nghĩa là “niềm vui” là từ đầu tiên trong ca nhập lễ của Thánh lễ trong ngày này.Giáo Hội gán cho các Chúa Nhật này có tầm quan trọng đặc biệt, những ngày ưu tiên hơn tất cả những cử hành phụng vụ khác. Vì thế, các quy luật tổng quát tuyên bố: bởi vì tầm quan trọng đặc biệt của ngày này, cử hành Chúa Nhật chỉ dành cho lễ trọng hay lễ kính Chúa. Các Chúa nhật của Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh được ưu tiên trên tất cả các lễ trọng và lễ kính Chúa. Các dịp lễ trên nếu rơi vào những Chúa Nhật này sẽ được cử hành trong các ngày thứ 7 trước đó (số 5).

06. Những gì diễn ra với các ngày trong tuần?Các bài giảng dành cho các ngày trong tuần của Mùa Vọng được khuyến khích đặc biệt. Quy luật tổng quát cũng chỉ ra vai trò đặc biệt các ngày trong tuần của tuần lễ trước Giáng sinh: các ngày trong tuần từ 17-24/12 hướng tới việc phục vụ chuẩn bị trực tiếp hơn dành cho sinh nhật của Đức Kitô. (số 41). Vai trò đặc biệt ấy được minh chứng trong các bài đọc Kinh Thánh được sử dụng trong phụng vụ trong những ngày này.

07. Các nhà thờ được trang hoàng như thế nào trong suốt Mùa Vọng?Trong suốt Mùa Vọng, việc trang trí hoa cho bàn thờ nên được lưu tâm bởi một sự vừa phải phù hợp với đặc tính của thời kỳ này trong năm, không diễn tả trước niềm vui Chúa Giáng sinh. (x GIRM 313).

08. Âm nhạc được sử dụng như thế nào trong suốt Mùa Vọng?Trong suốt Mùa Vọng, việc sử dụng đàn organ và những nhạc cụ khác nên được lưu tâm bởi một sự vừa phải phù hợp với đặc tính của thời kỳ này trong năm, không diễn tả trước niềm vui Chúa Giáng sinh. . (x GIRM 313).

09. Kinh Vinh danh có được đọc hay hát trong suốt Mùa Vọng không?Kinh Vinh danh không được đọc hay hát trong dịp này.

10. Những việc đạo đức riêng nào chúng ta nên thực hiện để trở nên thiết thân với Thiên Chúa hơn trong suốt Mùa Vọng?Có nhiều việc đạo đức khác nhau mà Giáo Hội đã chấp nhận cho sử dụng trong suốt Mùa Vọng. Phổ biến hơn cả là Vòng hoa mùa Vọng. Tác giả: Jimmy Akin, ncregister.comChuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.Nguồn: dongten.net

Page 6: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 6

GIA ĐÌNH DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy và tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bao ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên gia đình và giáo xứ chúng con. Chúa đã đến ở giữa nhân loại, nhưng chúng con vẫn cứng lòng không sẵn sàng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa. Xin cho chúng con biết nghe theo lời mời gọi của thánh Gioan Tiền Hô qua việc dọn đường cho Chúa, để Chúa đến ở với chúng con.

“Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi chúng con đến với Chúa trong tư thế của người kiêu căng tự mãn, thì chúng con đang xa Chúa. Còn khi chúng con đến với Chúa trong sự yếu đuối, nghèo nàn, chúng con được Chúa ở cùng và ủi an. Chính khi chúng con nhận ra sự bất toàn của mình, chúng con mới mở rộng lòng đón Chúa đi vào cuộc đời. Chúng con đang cố gắng dọn một con đường tâm hồn để Chúa đến với chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, gia đình chúng con còn nhiều gian nan, lận đận. Chúng con còn nhiều tham vọng dễ làm cho chúng con quên đi bổn phận dọn tâm hồn đón Chúa. Xin Chúa ban ơn cho mỗi người trong gia đình của chúng con biết sửa sang cõi lòng đón Chúa đến. Chúng con phải lấp đầy hố sâu ích kỷ, hẹp hòi; phải uốn cho ngay những quanh co, tính toán; phải san phẳng những tự mãn, kiêu căng. Muốn thế, chúng con phải dựa vào Lời Chúa, vào Mười Điều Răn và dựa vào Tám Mối Phúc để hoán cải, làm mới lại bản thân mình.

“Hãy ăn ăn thống hối, vì Nước Trời gần đến”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa mời gọi gia đình chúng con dọn đường cho Chúa đến. Để làm việc này, chúng con phải canh tân tâm hồn đã bị tội lỗi trói buộc bằng cách sám hối qua lời của Thánh Gioan Tẩy giả: “Hãy ăn ăn thống hối”. Sám hối tức là biết nhận ra con người yếu đuối, tội lỗi của mình để chạy đến với lòng thương xót của Chúa. Đây là nền tảng của đời sống đức tin. Bởi vì, khi sám hối một cách chân thành chúng con nhận ra tình yêu của Chúa dành cho chúng con thật lớn lao.

Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống gia đình, có lẽ ai trong chúng con đều có những thiếu sót, lỗi lầm. Chúng con trở

nên ích kỷ, hẹp hòi; trở nên quanh co, gian dối; trở nên những con người của hận thù ghen ghét, gây bất công cho những người thân và cho anh chị em chung quanh. Xin Chúa ban ơn cho những người trẻ trong gia đình chúng con biết dọn đường cho tương lai bằng việc thực lòng hoán cải, và bằng những hành động cụ thể, quyết tâm từ bỏ những lỗi lầm sai phạm để sống đời lương thiện, đạo đức theo thánh ý Chúa.Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa thanh tẩy và đổi mới chúng con, giúp chúng con biết tích cực dọn đường cho Chúa ngự đến trong gia đình và trong tâm hồn mỗi người chúng con. Xin Chúa cũng làm cho chúng con trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng qua cuộc sống chiếu tỏa ánh sáng đức tin, chứa chan niềm hy vọng và nên như dấu chỉ rạng ngời của Tình yêu Chúa cho mọi người và mọi gia đình. Amen.

ĐGH Phanxicô:Mùa Vọng là thời gian thanh luyện niềm tin

Thời gian Mùa Vọng có ba chiều kích: quá khứ, tương lai, và hiện tại. Trong bài giảng của Ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại Mùa Vọng, đã bắt đầu vào Chúa Nhật, là một thời gian tốt lành “cho việc thanh tẩy tinh thần, cho việc làm cho đức tin lớn lên qua việc thanh tẩy”. Đức Giáo Hoàng đã suy tư về bài đọc Tin Mừng trong ngày (Mt 8:5-11), đoạn nói về cuộc gặp gỡ tại Carpernaum giữa Chúa Giêsu và viên đại đội trưởng là người đã xin Ngài chữa lành cho tôi tớ của ông. Thậm chí ngày nay, Đức Giáo Hoàng giải thích, điều có thể xảy ra là đức tin có thể trở thành một thói quen đối với chúng ta; chúng ta có thể trở nên một thói quen đối với chúng ta; chúng ta có thể trở nên quen với niềm tin, lãng quên “sự sống động” của nó. Khi đức tin trở thành một thói quen, Đức Giáo Hoàng nói, “thì chúng ta đánh mất sức mạnh của niềm tin, sự mới mẻ của niềm tin luôn được đổi mới”.

Giáng sinh phải không được trở nên tục hoáĐức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng chiều kích đầu tiên của Mùa Vọng là quá khứ, “việc thanh luyện ký ức”:

Page 7: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

Trang 7

Chúng ta phải nhớ rằng Giáng Sinh không phải là ngày khai sinh ra cây Giáng Sinh, mà là về ngày hạ sinh Chúa Giêsu Kitô:

Chúa được sinh ra, Đấng Cứu Độ là Đấng đã đến để cứu chúng ta. Đúng, đó là một dịp vui mừng…[nhưng] chúng ta luôn đối diện với một mối nguy, chúng ta luôn có trong mình cơn cám dỗ trở nên trần tục, thế gian…Khi việc vui mừng dừng lại việc chiêm ngắm – một việc vui mừng gia đình với Chúa Giêsu là trung tâm – giáng sinh trở thành một dịp vui mừng mang tính thế tục: tất cả về việc mua sắm, quà cáp, điều này và điều nọ…Và Chúa vẫn ở đó, bị lãng quên. Ngay cả trong đời sống của chúng ta: đúng, Ngài sinh ra, tại Bêlem, nhưng [rồi gì nữa?]…Mùa Vọng là một thời gian thanh tẩy ký ức về thời quá khứ này, về chiều kích ấy.

Thanh tẩy niềm hy vọngĐức Giáo Hoàng nói tiếp, khi nói rằng Mùa Vọng cũng góp phần “thanh tẩy niềm hy vọng”, chuẩn bị cho chúng ta “cho cuộc gặp gỡ chung cuộc với Chúa”:

Vì Chúa đến thì rồi sẽ trở lại! Ngài sẽ trở lại! Ngài sẽ trở lại để hỏi chúng ta: “Cuộc sống của con diễn ra thế nào?” Đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cá nhân. Chúng ta có cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa, ngày nay, trong Thánh Thể; chúng ta không thể có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Mùa Giáng Sinh của 2000 năm về trước: chúng ta có ý ức về ngày ấy. Nhưng khi Ngài trở lại, chúng ta sẽ có cuộc gặp gỡ ấy. Nó thanh tẩy niềm hy vọng.

Chúa gõ cửa tầm hồn chúng taSau cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời mọi người hãy nuôi dưỡng chiều kích hằng ngày của niềm tin, bất chấp quá nhiều những lo toan và quan tâm, hãy “chăm sóc ngôi nhà nội tâm” của chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta, thực vậy, là một “Thiên Chúa của những kinh ngạc”, và người Kitô Hữu phải luôn biện phân điều mà Cha trên trời nói với chúng ta hôm nay:

Chiều kích thứ ba mang tính thường nhật hơn: thanh luyện sự canh phòng của chúng ta. Sự tỉnh thức và cầu nguyện là hai từ dành cho Mùa Vọng: Vì về mặt lịch sử Chúa đến Bêlem; và Ngài sẽ đến, vào ngày tận cùng thế giới và ngày tận cùng đời sống cá nhân của chúng ta. Nhưng mỗi ngày, mỗi phút giây, Ngài đến trong tâm, với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. -- Joseph C. Pham (Vatican News)

BA MẪU GƯƠNG MÙA VỌNG

ISAIANgười mang khát vọng Đấng Thiên saiƯớc muốn sâu xa gặp gỡ NgàiThấu hiểu ân tình trung tín mãiTri tôn minh ước sắt son hoàiChiêm suy nhiệm ý Vua muôn thuởPhác thảo khuôn dung Chúa vạn loàiNgự đến làm thân người bé nhỏTừ lòng Trinh Nữ, Chúa Ngôi Hai.

GIOAN TẨY GIẢTiền hô giới thiệu Chúa Thiên binhĐã đến làm chiên gánh tội tìnhTiếng vọng khiêm cung nên nhỏ lạiLời Thiêng trọng đại phải vươn lênSan bằng hố thẳm, công bình lốiBạt xuống đồi cao, bác ái tìnhVạn neỏ đường trần tìm kiếm ChúaGio-an Tẩy giả đã chứng minh

MẸ MARIAÁi Nữ tinh tuyền của Chúa ChaEden tuyển chọn giữa muôn hoaNiềm tin tuyệt đối Lời Minh ƯớcĐúc cậy kiên trung Ý hiệp hoàĐất thấp khiêm cung giờ lịch sửTrời cao ngự giá phút giao thoaCung lòng Trinh Mẫu: Hòm Bia ThánhMẹ đã thành toàn khúc vọng ca

Mic. Cao Danh Viện

Page 8: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly, Ô. Trần Thiện Thanh,

832-509-4878 [email protected]

hãng

PENSÉE FLORIST

832-991-0647

Ms Kelly Tươi Trần

832-978-3713

281-922-4290

*Tai Nạn Tại Sở Làm

*

12600 Scarsdale #C (bên cạnh BS Chu Bá Học)

SMILES DENTAL CARE

832-613-23008527 Gulf Freeway, Houston, TX 77017

(exit Monroe)

9118 Almeda Genoa Rd., Houston, TX 77075

Real Estate Broker 713-944-7575

KN - CONSTRUCTION

281-793-6617 (o�ce)

LÂM QUANG THẮNG D.D.S., P.A.

BÁC SĨ NHA KHOA GIA ĐÌNH - ORTHODONTIC10620 Sabo

Houston, TX 77089Kỹ Lưỡng

Nhẹ Nhàng

Tận Tâm713-947-8811

CHI K. HUYNH D.D.S., M.S.

Tel:

ROSA PHARMACY10915 Scarsdale Blvd.,

Houston, TX 77089281-481-6602281-464-3115

*Worker’s Comp*Medicare (part D)*Medicaid

Fax:

281-481-666312600 - A Scarsdale, Houston, TX 77089

PHONG’S CONSTRUCTION

PHONG

LL:

BIG STAR HONDA

DANNY DAY TRANSales Manager

281-650-7754

Joseph Quyết Nguyễn, O.D.Nhân Lương Hoàng, O.D.

10603 Fuqua St., Houston, TX 77089

713-947-8718các bệnh tổng quát về mắt

chuyên khám và điều trịnhiều năm kinh nghiệm và tận tâm

FOREST PARK EAST

21620 Gulf Freeway - Webster - TX - 77598

JOSEPH’S NURSERY3723 FM 1128

Pearland, TX 77584

281-489-9786Bán sỉ và lẻMỗi thứ bông hoa, cây lángoài vườnđể trồng và trang trí trong nhàlâu năm kinh nghiệm

713-643-27823418 Broadway St., Houston, TX 77017

10515 Bellaire Blvd., Suite D Houston, TX 77072

KT Printin’

281-988-8088

lo mọi dịch vụ ấn loátchuyên s/xuất thiệp cưới

NIDAY

281-464-7200KINH NGHIỆM

UY TÍN

12440 Beamer Rd.Houston, TX 77089

FUNERAL HOME

giá đặc biệtgiáo dân gx Tử Đạo

BS NGUYẼN VĂN BÍCHBS CAO TIẾN KHOA

Đảm Trách Y Khoa Gia Đình

281-484-044911034 Scarsdale Blvd., Suite #B

Houston, TX 77089

XIN ỦNG HỘ CÁC THÂN CHỦ QUẢNG CÁO

Nguyễn Đông Châu, MD, FSCAIChuyên Khoa Về Tim Mạch11920 Astoria Blvd, Suite 300Houston, TX 77089 ĐT:281.481.1197