36
Báo cáo nghiên cu s5 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN NĂNG LC GIẢNG VIÊN POHE Nguyễn Kim Dung Phạm ị Hương Nguyễn Đình Hân Boris Dongelmans Tracey Campell BÁO CÁO NGHIÊN CU S5 Nhóm đối tác hỗ trợ kỹ thuật

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠODỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE

Nguyễn Kim DungPhạm Th ị Hương

Nguyễn Đình HânBoris Dongelmans

Tracey Campell

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỐ 5

Nhóm đối tác hỗ trợ kỹ thuật

Page 2: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Tài liệu này được thực hiện bởi Dự án Phát triển Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Mã số Dự án: NICHE/VNM-103

Chỉ đạo biên tập:

Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Dự án

Ông Siep Littooij - Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, Đồng Giám đốc Dự án

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Điều phối viên Dự án

Biên tập: Phạm Thị Ly

Bản quyền tài liệu thuộc về Dự án POHE 2. Nội dung tài liệu này có thể được trích dẫn một phần với điều kiện nêu rõ nguồn trích và tên tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép với mục đích thương mại.

Thông tin trong báo cáo được cập nhật tại thời điểm tháng 11 năm 2012. Sau khi thu thập ý kiến, Dự thảo Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE sẽ được tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Dự án POHE 2 không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thay đổi thông tin nào trong tài liệu.

Giấy phép xuất bản số: 173-2013/CXB/352-217/LĐ

In 400 bản tại Công ty Cổ phần in La Bàn

Page 3: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE

Nguyễn Kim DungPhạm Th ị Hương

Nguyễn Đình HânBoris Dongelmans

Tracey Campell

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỐ 5

Page 4: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 52

Mục lục

Lời nói đầu............................................................................................................3

Tóm tắt.................................................................................................................5

1. Chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE - Đánh giá từ các trường đại học................................................................................................8

1.1. Về các chương trình đào tạo POHE..........................................................8

1.2. Công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường đại học tham gia dự án.................................................................................................12

2. Phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE - kinh nghiệm Hà Lan...18

3. Đề nghị Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE..............................21

3.1. Các văn bản pháp quy, tài liệu cơ sở làm xây dựng tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE.......................................................................................21

3.2. Các tiêu chuẩn giáo viên POHE...............................................................22

4. Phương thức bồi dưỡng và lập kế hoạch thành lập các trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE..................................................................................27

4.1. Phương thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên..........................................27

4.2. Kế hoạch thành lập các trung tâm POHE.................................................28

5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................30

5.1. Kết luận....................................................................................................30

5.2. Kiến nghị..................................................................................................31

Page 5: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 3

Lời nói đầu

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) (gọi tắt là POHE 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan đánh dấu một bước chuyển khá quan trọng cho giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam: sự ra đời của các chương trình POHE với mục tiêu đáp ứng hiệu quả nhu cầu của thị trường lao động. Trong giai đoạn từ 2005-2009, 10 chương trình đào tạo tại 8 trường đại học đã được thiết kế, xây dựng và triển khai với mục tiêu đào tạo các sinh viên tốt nghiệp có các năng lực nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Một trong những đặc điểm nổi bật của các chương trình đào tạo POHE là việc dạy và học phải gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động, năng lực nghề nghiệp của sinh viên được xem là trọng tâm của quá trình đào tạo.

Để thực hiện được điều này, giảng viên POHE phải là người đi đầu trong việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Môi trường học tập đa dạng của sinh viên POHE đòi hỏi người giảng viên phải có đủ những phẩm chất nghề nghiệp và năng lực cần thiết để có thể hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình. giảng viên POHE cùng lúc phải đóng các vai trò: là người thầy có kinh nghiệm, là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là người cố vấn học tập cho sinh viên, là người đại diện cho nhà trường khi làm việc với thị trường lao động, là nhà nghiên cứu ứng dụng.

Các nghiên cứu và khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các chương trình đào tạo tại 8 trường đại học cho thấy, dù các chương trình được thiết kế khá khoa học, hợp lý, sự thành công còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất và năng lực của bản thân giảng viên. Giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra những sinh viên đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng việc bồi dưỡng thường xuyên năng lực cho giảng viên POHE chưa được thực hiện có kế hoạch. Việc đánh giá giảng dạy cũng chưa được tổng kết và đưa ra các kết quả đáng tin cậy. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2 của Dự án là xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE và thành lập các trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE, nhằm duy trì bền vững các kết quả đạt được trong giai đoạn 1 và nhân rộng thành quả này trong cả hệ thống.

Page 6: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 54

Bản báo cáo này được thực hiện nhằm trình bày một sự đánh giá về chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE từ thực tiễn của 8 trường tham gia Dự án; nêu ra các tiêu chuẩn, năng lực của giảng viên POHE dựa trên kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam; đồng thời trình bày phương thức đào tạo bồi dưỡng giảng viên POHE và kế hoạch thành lập các trung tâm POHE. Báo cáo này được viết dựa trên các buổi làm việc với Bộ GD&ĐT, các ý kiến đóng góp trong ngày hội thảo 19/01/2013 tại Đà Nẵng và trao đổi, thảo luận giữa các chuyên gia Hà Lan và Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng những thông tin, nhận xét, và ý tưởng nêu trong báo cáo này sẽ giúp ích cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên POHE và góp phần quan trọng chuẩn bị đội ngũ giảng viên cho các trường đại học định hướng ứng dụng trong hệ thống phân tầng của Bộ GD&ĐT.

Page 7: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 5

Tóm tắt

Bản báo cáo này bao gồm 5 phần. Phần 1 là đánh giá về chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE từ thực tiễn của 8 trường tham gia Dự án. Nhìn chung, các chương trình POHE được thực hiện trong giai đoạn 1 đã thể hiện rõ đặc trưng của GDĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng: dựa trên nhu cầu của thị trường lao động; đáp ứng sự thay đổi trong đời sống xã hội; chương trình giáo dục tập trung vào người học, dựa trên hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng từ môi trường thực tế; sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy và đánh giá sư phạm khác nhau trong đó đặc biệt chú trọng tương tác và trải nghiệm thực tế, giúp người học biết ứng dụng và có khả năng thích nghi cao. Các trường đạt được điều này là nhờ xây dựng được sự gắn kết với thế giới việc làm về nhiều mặt.

Sau khi Dự án kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2009, tuy không còn tài trợ, một số trường vẫn quyết định tiếp tục đào tạo POHE theo các chương trình đã thiết kế và triển khai một số ngành đào tạo khác. Mặc dù có khó khăn khi triển khai các chương trình POHE trong môi trường chính sách chung của đào tạo truyền thống, một số Bộ môn vẫn tiếp tục theo đuổi cách quản lý và phương pháp đào tạo POHE như phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là các hoạt động rèn luyện kỹ năng thông qua các đợt thực tập nghề nghiệp, các đồ án, thực tập tốt nghiệp, hội chợ đồ án sinh viên, tập huấn phương pháp học tập tích cực cho sinh viên mới, và tiếp tục phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường lao động. Phần 1 cũng trình bày công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường. Giảng viên POHE phải đóng vai trò chính trong các hoạt động sau: Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; phổ biến cách tiếp cận POHE cho các chương trình đào tạo khác của trường; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển quan hệ với thị trường lao động. Tuy vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên POHE mới chỉ được thực hiện thông qua tập huấn theo tiến độ dự án mà chưa được đề cập và tổ chức thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch, có lộ trình và tiêu chuẩn, mục đích rõ ràng.

Phần 2 trình bày việc phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE dựa trên kinh nghiệm Hà Lan và thực tiễn Việt Nam. Những điểm nổi bật trong tiêu chuẩn giảng viên POHE là: có kiến thức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp; quen thuộc với hoạt động giáo dục và sư phạm, đặc biệt là giảng dạy tương tác, hướng dẫn làm việc nhóm, có khả năng tốt về tiếng Anh

Page 8: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 56

và về giao tiếp. Giảng viên POHE cần có năng lực tham gia vào các dự án hoạt động bên ngoài; giao tiếp với thị trường lao động và các đối tác liên quan. Nói cách khác, giảng viên POHE cần chủ động thực hiện cùng lúc nhiều vai trò, bao gồm giảng dạy, hướng dẫn/huấn luyện thực hành, làm các nghiên cứu ứng dụng, và là cầu nối giữa nhà trường với thị trường lao động.

Phần 3 của bản báo cáo là đề xuất khung tiêu chuẩn năng lực của giảng viên POHE. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các lĩnh vực (1) Nhiệm vụ; (2) Năng lực (kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ); (3) Vai trò (tương ứng với các khung chức danh). Với mỗi lĩnh vực, các tiêu chuẩn sẽ được cụ thể hóa thành các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí, sẽ có các chỉ số phù hợp. Tương ứng với các vai trò này khác nhau, người giảng viên sẽ đạt được các chức danh Trợ giảng, Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Giáo sư.

Phần 4 nêu phương thức bồi dưỡng và kế hoạch thành lập các trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE. Hồ sơ năng lực giảng viên POHE cần được thể chế hóa thành bộ tiêu chuẩn với các tiêu chí cụ thể như là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên, từ đó đưa chương trình đào tạo giảng viên POHE vào kế hoạch tổng thể cấp quốc gia. Việc xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE do Bộ GD&ĐT đảm nhận, còn việc thực hiện đào tạo, cấp chứng chỉ giảng viên POHE do các trường đại học hoặc các trung tâm POHE được ủy quyền thực hiện.

Trong Phần 5, bản báo cáo kết luận rằng quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên là một phần không thể tách rời trong quản lý chất lượng đào tạo đại học. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn giảng viên đại học nói chung và giảng viên POHE nói riêng là rất cần thiết, làm cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chất lượng giảng viên, góp phần vào việc quản lý chất lượng đào tạo đại học và xếp hạng các trường đại học, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên đại học. Chuẩn quốc gia về giảng viên nên có tính phổ quát để cho phép các trường đại học thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với triết lý và chiến lược giáo dục của mỗi trường. Điều này sẽ cung cấp cho mỗi trường một cơ cấu thống nhất để thực hiện đầy đủ (và độc lập) các nhiệm vụ được giao. Ở cấp trường, có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE chung do Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng và điều chỉnh bộ tiêu chuẩn riêng cho trường theo các mức tương ứng từ thấp đến cao (Trợ giảng, Giảng viên, Giảng

Page 9: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 7

viên chính, Phó Giáo sư, Giáo sư) phù hợp với mục tiêu, chất lượng đào tạo của nhà trường. Bộ tiêu chuẩn này là cơ sở để nhà trường xây dựng tiêu chí tuyển dụng giảng viên POHE, xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn này sẽ cung cấp cho giảng viên những mô tả rõ ràng về nghề nghiệp và những kết quả dự kiến nhằm hướng dẫn họ định hướng thực thi nhiệm vụ và giúp họ hiểu rõ những kỳ vọng của nhà trường. Những điều này có thể gắn với sự phân loại việc làm, các mức độ, thang/bậc lương và thăng tiến. Trường cũng cần có nguồn lực để hỗ trợ giảng viên phát triển nghề nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, trong đó có vai trò duy trì mạng lưới nghề nghiệp và kết nối với thị trường lao động, thông qua các chuyến tham quan của sinh viên, việc tham gia các hội chợ thương mại, các buổi nói chuyện chuyên đề, các hội thảo, các chương trình thực tập và làm đồ án.

Page 10: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 58

1. Chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên POHE - Đánh giá từ các trường đại học

1.1. Về các chương trình đào tạo POHE

1.1.1. Đặc trưng của các chương trình đào tạo POHE ở các trường đại học

Trên thị trường lao động, các yêu cầu chuyên môn cho một tình huống nghề nghiệp được thể hiện dưới dạng các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể (tasks). Khả năng giải quyết một công việc cụ thể thể hiện sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ (ý thức nghề nghiệp), động cơ và cá tính của cá nhân. Khả năng giải quyết đầy đủ các công việc của một tình huống nghề nghiệp (profesional situation), theo quan điểm của giáo dục, thể hiện các năng lực (competences) của người lao động.

Từ đó, có thể thấy rõ việc đào tạo người học đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nghĩa là đào tạo người học có năng lực phù hợp. POHE tập trung vào quá trình giáo dục nhằm tạo ra các năng lực cần thiết cho người học. Để các năng lực khác nhau của người học có thể hình thành, cần thiết lập một môi trường học tập trong đó chú trọng đến hoạt động học tập, quá trình học tập hơn là bản thân nội dung kiến thức. Chẳng hạn, cần xây dựng môi trường học tập để có thể học cách giải quyết vấn đề, học theo chủ đề, dạy theo hồ sơ, học theo kinh nghiệm, hội thảo trực tuyến và học với sự trợ giúp của máy tính. Trong môi trường học tập như vậy, người học tự xây dựng cho mình các năng lực khác nhau thông qua một lộ trình học tập được dự tính trước dưới sự trợ giúp, tư vấn, hướng dẫn của giảng viên. Việc học tập đòi hỏi tính tích cực, chủ động của chính bản thân người học. Giảng viên, lúc này có nhiều vai trò mới hơn chẳng hạn vai trò chuyên gia, tư vấn viên và huấn luyện viên.

Nói cách khác, POHE có những đặc trưng sau đây: a) Xét về mục tiêu, chương trình giáo dục được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường lao động; đáp ứng sự thay đổi trong đời sống xã hội; định hướng dựa theo vị trí công việc trong tổ chức (môi trường làm việc); b) Xét về nội dung và phương pháp, các chương trình giáo dục này tập trung vào người học: lấy sinh viên làm trung tâm; tập trung vào hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng từ môi trường hoạt động chuyên môn; tập trung phát triển các khối kiến thức, kỹ năng và ý thức nghề nghiệp (hay năng lực); tập trung “tạo ra” các cá nhân có tư duy độc lập sáng tạo và sử dụng nhiều phương pháp sư phạm /phương pháp đánh giá khác nhau, trong đó đề tài

Page 11: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 9

nhóm là một phần quan trọng. Những chương trình giáo dục này tập trung phát triển các mức năng lực cho người học, nhằm giúp người học đạt được 10 tiêu chuẩn sau đây:

1) Kiến thức rộng trong lĩnh vực nghề nghiệp: Người học (kỹ sư) có kiến thức tiên tiến nhất về khoa học, công nghệ và sự phát triển để độc lập thực hiện các công việc trong môi trường lao động.

2) Khả năng thích nghi: Người học có khả năng vận dụng đa dạng, linh hoạt kiến thức, kỹ năng và thái độ để xử lý các tình huống nghề nghiệp.

3) Khả năng ứng dụng (khoa học): Người học có khả năng ứng dụng các lý thuyết, khái niệm và kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

4) Khả năng chuyển giao: Người học có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.

5) Khả năng sáng tạo và linh hoạt: Người học có khả năng sử dụng các chiến lược phù hợp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong lĩnh vực nghề nghiệp.

6) Khả năng giải quyết vấn đề: Người học có khả năng xác định và phân tích các vấn đề phức tạp trong các tình huống nghề nghiệp và đề xuất giải pháp phù hợp để giải quyết.

7) Làm việc có phương pháp và có tính toán: Người học biết thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch thực hiện công việc bằng chính khả năng của bản thân.

8) Khả năng giao tiếp xã hội: Người học có khả năng giao tiếp, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức.

9) Khả năng cơ bản về quản lý: Người học có kỹ năng cơ bản về quản lý.

10) Nhận thức về trách nhiệm: Người học có ý thức trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội.

1.1.2. Đánh giá về những chương trình POHE đã thực hiện ở các trường đại học tham gia Dự án

Trong khuôn khổ Dự án từ cuối năm 2005 với sự trợ giúp của các chuyên gia Hà Lan, 8 trường đại học tham gia dự án bắt đầu phát triển các chương trình

Page 12: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 510

giảng dạy cho các ngành đào tạo hoàn toàn mới theo cách tiếp cận POHE. Kết quả của hoạt động xây dựng và áp dụng các chương trình đào tạo POHE có thể được tóm tắt như sau:

1) Xây dựng chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra dựa vào nhu cầu thị trường lao động, gọi là Hồ sơ năng lực sinh viên khi tốt nghiệp;

2) Biên soạn hệ thống các bài giảng làm tài liệu giảng dạy cho các học phần lý thuyết và tài liệu hướng dẫn cho các mô đun thực hành kỹ năng (thực tập nghề nghiệp, đồ án, thực tập tốt nghiệp);

3) Biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình, trong đó có sổ tay giảng viên POHE và sổ tay sinh viên POHE

4) Thiết lập cầu nối với thị trường lao động thông qua các hội đồng công giới, đây mạnh hợp tác với công giới trong phát triển chương trình đào tạo, thỉnh giảng, hướng dẫn các mô đun thực hành, hỗ trợ tài chính tổ chức các hoạt động nghề nghiệp (Hội chợ đồ án, thực tập ...);

5) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên POHE:

6) Đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho nhóm dự án các trường trong việc thiết kế, quản lý và thực hiện chương trình theo cách tiếp cận POHE;

7) Nâng cao năng lực cho giảng viên tham gia giảng dạy POHE thông qua tập huấn phương pháp giảng dạy;

8) Trang bị cho sinh viên POHE mới vào trường phương pháp học tập tích cực thông qua tập huấn phương pháp học tập;

9) Đưa các chương trình vào giảng dạy từ năm học 2007-2008, 2009-2010 và đã điều chỉnh chương trình đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ dựa vào kết quả điều tra, đánh giá các bên liên quan bao gồm: sinh viên POHE, giáo viên tham gia giảng dạy POHE và đại diện thị trường lao động tham gia vào xây dựng chương trình và thỉnh giảng cho chương trình POHE.

1.1.3. Các hoạt động thực hiện chương trình đào tạo POHE sau khi kết thúc dự án tại các trường đại học

Sau khi Dự án kết thúc vào năm 2009, một số trường quyết định tiếp tục đào tạo theo các chương trình POHE đã thiết kế và triển khai cách tiếp cận POHE cho một số ngành đào tạo khác.

Page 13: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 11

1 “Công giới” là từ mới được tạo ra trong quá trình thực hiện Dự án, ghép từ chữ “thế giới công việc” dịch từ thuật ngữ “World of Work” thường được viết tắt là WoW. Hội đồng Công giới bao gồm đại diện của giới doanh nghiệp, giới hoạt động chuyên môn, giới chủ sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên ngành, được thành lập nhằm tư vấn cho nhà trường về chương trình đào tạo trong từng ngành nghề nhất định.

Mặc dù các trường gặp phải những khó khăn, bất cập nhất định khi triển khai các chương trình POHE trong môi trường chính sách chung của đào tạo truyền thống, một số Bộ môn vẫn tiếp tục theo đuổi cách quản lý và phương pháp đào tạo POHE, như: tiếp tục duy trì các phương pháp giảng dạy tích cực áp dụng cho POHE, đặc biệt là các hoạt động rèn luyện kỹ năng thông qua các đợt thực tập nghề nghiệp, các đồ án, thực tập tốt nghiệp tại các thế giới việc làm, hàng năm vẫn tổ chức hội chợ đồ án sinh viên POHE, tập huấn phương pháp học tập tích cực cho sinh viên POHE mới nhập trường, tư vấn cho sinh viên POHE trong quá trình học tập, và tiếp tục phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường lao động. Sau khi Dự án kết thúc, nhiều trường vẫn duy trì các cuộc họp thường niên với Hội đồng công giới1, nhiều trường/khoa dựa vào mối quan hệ của mình, quan hệ cá nhân của giảng viên và sử dụng đội ngũ cựu sinh viên POHE làm cầu nối hữu hiệu với thị trường lao động, nhờ đó sinh viên POHE của một số trường ngày càng có nhiều lựa chọn hơn khi xâm nhập thị trường lao động để thực hành kỹ năng và trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp, để nhà trường có thể đảm bảo chất lượng cho đào tạo POHE.

Nhiều trường cho rằng sự chấp nhận của thị trường lao động và khả năng xâm nhập thị trường lao động của sinh viên là thước đo trực tiếp chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Ở nhiều chương trình đào tạo, sinh viên POHE đã được thị trường lao động đánh giá cao khi thực hiện các đợt thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp tại thế giới việc làm.

Được hướng nghiệp sớm, xâm nhập thị trường lao động và trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được trang bị cả kỹ năng cứng và mềm, nhiều sinh viên POHE nhanh chóng tìm được việc làm khi còn trong thời gian thực tập tốt nghiệp, hoặc có nhiều lựa chọn hơn các sinh viên khác khi họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Đào tạo POHE tại một số trường đại học đã tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng đào tạo thể hiện qua phương pháp học học tập, thái độ nghề nghiệp, sự linh hoạt của sinh viên trong quá trình học tập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện tại đào tạo POHE tại các trường là một trong những lựa chọn ưu tiên của sinh viên khi vào

Page 14: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 512

trường. Kết quả là đến nay lãnh đạo một số trường đã quyết định đưa đào tạo POHE trở thành hướng phát triển chính của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sự phát triển của nền kinh tế.

1.2. Công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường đại học tham gia dự án

Để đào tạo POHE thành công một cách bền vững, cần hội tụ 4 yếu tố: (i) chương trình đào tạo tốt, (ii) đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục POHE có đủ năng lực để thực thi, (iii) cơ sở vật chất cần thiết cho đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và (iv) môi trường chính sách phù hợp. Tuy nhiên, muốn có chương trình đào tạo tốt thì phải có đội ngũ giảng viên giỏi để xây dựng nên các chương trình đó. Từ đó có thể thấy rằng năng lực đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo của một trường đại học.

Kinh nghiệm thực tiễn của các trường tham gia dự án cho thấy, đội ngũ giảng viên POHE của trường phải đóng vai trò chính trong các hoạt động sau:

1) Tham gia phát triển chương trình đào tạo, chương trình môn học

2) Thực hiện chương trình đào tạo; hướng dẫn, tư vấn, quản lý, giám sát sinh viên học tập

3) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

4) Phát triển quan hệ với thị trường lao động

5) Phổ biến cách tiếp cận POHE sang các chương trình đào tạo khác của trường

Như vậy, bên cạnh 3 vai trò chính của một giảng viên thông thường là giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thì giảng viên POHE còn có thêm các vai trò khác như phát triển chương trình đào tạo, hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên và phát triển quan hệ với thị trường lao động.

Việc hoàn thành tất cả các vai trò đó đòi hỏi giảng viên POHE có nhiều kỹ năng hơn, đặc biệt quan trọng là nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng giảng dạy vận dụng một cách linh hoạt và tích hợp các phương pháp giảng dạy tích cực và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào năng lực, tạo động lực thúc đẩy sinh viên học tập và đạt được kết quả đầu ra như thiết kế trong chương trình. Đó chính là sự khác biệt lớn đối với chất lượng giảng viên giữa đào tạo truyền thống và đào tạo POHE. Vậy đội ngũ giảng viên POHE đã được

Page 15: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 13

đào tạo như thế nào để có thể đảm nhận và hoàn thành các vai trò và công việc đã đề cập ở trên?

1.2.1. Đánh giá công tác phát triển năng lực giảng viên POHE ở các trường đại học trong giai đoạn 1 của Dự án

Trước hết cần phải lưu ý rằng ở giai đoạn 1 của Dự án, việc đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện POHE nói chung và giảng viên POHE nói riêng đã không được đặt ra như một mục tiêu cụ thể, thông suốt trong quá trình thực hiện dự án, mà là theo cách “làm đến đâu thì tập huấn đến đó”, thậm chí còn muộn hơn (ví dụ như chương trình thực hiện từ giữa năm 2007 nhưng tập huấn phương pháp học tập và đánh giá sinh viên được tiến hành rất lâu sau đó). Điều đó cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên POHE đã không được đề cập và tổ chức thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch, có lộ trình và tiêu chuẩn, mục đích rõ ràng để hướng tới. Đó cũng chính là cách mà các trường đại học thực hiện từ khi thực hiện Dự án đến nay, vì vậy kết quả đạt được còn hạn chế.

Về năng lực phát triển chương trình đào tạo và thiết kế chương trình module, môn học trong POHE: đây là công việc khó khăn nhất trong giai đoạn 1 đối với các trường đại học, khi khái niệm POHE hoàn toàn mới mẻ với mọi người. Sau khi được tham gia đợt tập huấn xây dựng chương trình POHE do các chuyên gia Hà Lan giảng dạy, nhiều Trưởng nhóm dự án đã tổ chức tập huấn lại cho thành viên nhóm dự án và cùng bắt tay vào xây dựng chương trình dưới sự tư vấn của chuyên gia Hà Lan. Việc thiết kế chương trình môn học được hướng dẫn đến từng giảng viên môn học, những người được lựa chọn là những giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Làm việc theo nhóm nhỏ là hoạt động xuyên suốt quá trình phát triển chương trình để các thành viên trong nhóm hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau.

Giảng dạy và đánh giá kết quả học tập theo POHE: giảng dạy POHE theo thiết kế trong các chương trình POHE khá đa dạng với nhiều hoạt động thực hành kỹ năng tại trường và tại thế giới việc làm (các đợt thực tập nghề nghiệp, làm đồ án module, tiểu luận theo môn học, đồ án tốt nghiệp) vì vậy đòi hỏi giảng viên POHE có khả năng áp dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học do mình đảm nhiệm và các hoạt động rèn luyện kỹ năng khác được giao. Giảng viên POHE được tập huấn về phương pháp giảng dạy tích cực do nhóm giảng viên nòng cốt trong nhóm dự án tổ chức thực hiện (2008). Họ cũng được tập huấn phương pháp đánh giá kết quả học tập của

Page 16: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 514

sinh viên. Tuy nhiên, sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc, việc tập huấn này không còn được duy trì. Điều đó dẫn đến hiện tượng một số giảng viên mới được phân công giảng dạy POHE không thực hiện phương pháp giảng tích cực như thiết kế trong chương trình môn học. Điều này xảy ra do một số giảng viên POHE chuyển vị trí công tác, hay về hưu, hay những lý do khác. Mặt khác, có một thực tế là áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là các hoạt động nhóm của sinh viên, hoạt động tư vấn, giám sát, đánh giá năng lực sinh viên (đánh giá kết quả học tập dựa trên kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) là công việc tốn thời gian, công sức của giảng viên nhưng lại không được tính vào giờ giảng dạy nên khó có thể đảm bảo rằng tất cả giảng viên POHE đều tự nguyện áp dụng. Thực tế đó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo POHE và làm cho các chương trình POHE trở nên kém bền vững khi được vận hành trong một môi trường chung như hiện nay. Đây thuần túy là vấn đề quản lý và chính sách của nhà trường. Vì vậy, cần có những quy định mang tính pháp lý (ở cấp trường và cấp hệ thống) để khuyến khích, thúc đẩy giảng viên POHE áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực đáp ứng đòi hỏi của POHE.

Tuy nhiên, đối với nhóm giảng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thì tập huấn chưa đủ để họ trở thành những giảng viên POHE thực thụ. Vì vậy, tự học và học hỏi từ các đồng nghiệp là điều cần thiết vì vậy trách nhiệm dẫn dắt, giúp đỡ đồng nghiệp trẻ luôn là việc mà Bộ môn quan tâm, đặc biệt là các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.

Việc xây dựng một ngành đào tạo hoàn toàn mới đặt nhóm dự án của các trường đại học vào tình huống phải đối mặt với những khó khăn không chỉ về tiếp cận POHE mà còn về chuyên môn. Một số Khoa ở các trường đại học đã phối hợp với một số các đơn vị khác để phát triển các chương trình môn học, mời giảng viên thỉnh giảng. Ngoài ra, nhiều môn học chuyên môn tại một vài trường còn mời chuyên gia từ thế giới việc làm về giảng bài. Điều này mang tới cho sinh viên những thông tin mới mẻ từ thực tế cuộc sống, và cũng mang đến trải nghiệm mới cho giảng viên POHE khi dự giờ của các chuyên gia ấy. Thông qua đó sinh viên POHE có thể chủ động tạo ra các mối quan hệ cho các hoạt động thực hành kỹ năng tại thế giới việc làm.

Vừa làm vừa học và học từ sinh viên cũng là cách mà giảng viên POHE của các trường đã và đang trải nghiệm để hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi giảng viên POHE phải tạo ra môi trường

Page 17: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 15

học tập đa dạng, sinh động ngoài giảng đường để sinh viên POHE có nhiều cơ hội trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp như: tổ chức các bài tập về điều tra thực địa để tổ chức semina/hội thảo sinh viên theo các chủ đề môn học, hướng dẫn sinh viên làm đồ án, tổ chức hội chợ sản phẩm đồ án sinh viên POHE thường niên, quảng bá POHE với thị trường lao động, tổ chức chuyển giao công nghệ... Những hoạt động này đòi hỏi bản thân giảng viên phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm nhằm hướng dẫn, tư vấn, giám sát sinh viên trong quá trình học tập. Đó cũng là một hình thức tự đào tạo bổ ích để từng bước hoàn thiện bản thân.

Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên POHE là một hoạt động đòi hỏi kỹ năng và sự hiểu biết về các phương pháp giảng dạy. giảng viên POHE có thể tiến hành đánh giá độc lập hay tham gia đánh giá nhóm (hội đồng) tùy thuộc vào môn học/module và phương pháp giảng dạy được áp dụng. Việc thiết kế phương pháp và tiêu chí đánh giá luôn đòi hỏi giảng viên có kinh nghiệm. Trong POHE việc đánh giá kiến thức sinh viên không khác biệt với đào tạo truyền thống, nhưng đánh giá kỹ năng và thái độ là những đánh giá phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Mặt khác, việc đánh giá sinh viên không chỉ để có kết quả học tập và xếp hạng mà còn có tác dụng hướng dẫn rất hiệu quả cho sinh viên trong quá trình học tập vì người học biết rõ họ sẽ được đánh giá như thế nào để có một kế hoạch học tập hiệu quả cho từng moodule/môn học. Vì vậy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tham gia đánh giá nhóm là cách học hiệu quả đối với các giảng viên trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải giảng viên POHE nào cũng áp dụng phương pháp đánh giá mà POHE đòi hỏi, vì dễ dàng và đơn giản hơn cho họ khi áp dụng phương pháp đánh giá chung cho đào tạo tín chỉ mà bộ ban hành đang áp dụng cho toàn trường (chủ yếu là đánh giá kiến thức và sự chuyên cần), hoặc đơn giản là do thiếu kỹ năng để làm được như vậy.

Đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên POHE thông qua đánh giá của sinh viên POHE cũng là một cách để lãnh đạo nhà trường/khoa biết được năng lực giảng dạy của từng giảng viên và là động cơ để giảng viên phấn đấu nâng cao năng lực. Nhiều trường đã lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên, đại diện thế giới việc làm, giảng viên tham gia giảng dạy POHE về chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy và đào tạo năng lực giảng viên POHE. Một số giảng viên đã phải rút kinh nghiệm hoặc thôi không dạy POHE dựa trên kết quả phản hồi. Từ đó đến nay nhiều trường áp dụng lấy phản hồi của sinh viên đối với giảng viên trong phạm vi toàn trường.

Page 18: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 516

Về năng lực chuyên môn: Cũng như mọi giảng viên khác, giảng viên POHE được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo hệ thống hiện hành áp dụng cho tất cả giảng viên, đó là đào tạo dài hạn để đạt các bằng cấp cao hơn và các khóa đào tạo ngắn hạn. Riêng với giảng viên POHE một số trường ưu tiên cho họ tham gia các khóa đào tạo trong các lĩnh vực mới liên quan đến ngành đào tạo và ngoại ngữ từ kinh phí của các chương trình, dự án khác. Về kỹ năng thực hành chuyên môn và chuyển giao công nghệ thì bộ môn và các giảng viên có kinh nghiệm thường tạo điều kiện cho giảng viên trẻ cùng tham gia các đề tài nghiên cứu và chuyển giao, kết hợp với cá nhân giảng viên phải tự mình xâm nhập thực tiễn để trải nghiệm và học hỏi.

Phát triển mối quan hệ với thế giới việc làm: Đây là lĩnh vực mà một số trường còn yếu kém, mặc dù các khoa trong một vài trường đại học vẫn duy trì các mối quan hệ ngày càng nhiều hơn với thị trường lao động và các mối quan hệ đó chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá nhân của các thầy cô có kinh nghiệm và uy tín trong ngành. Một số ngành POHE cũng đang phát triển mạng lưới cựu sinh viên POHE và họ chính là những cầu nối hữu hiệu giữa nhà trường với Thế giới việc làm. Thực tế cho thấy những giảng viên nào làm tốt công việc nghiên cứu - chuyển giao công nghệ và khẳng định được uy tín trong ngành thì dễ dàng phát triển mối quan hệ với thế giới việc làm.

Tóm lại, đào tạo bồi dưỡng giảng viên POHE ở các trường tham gia Dự án giai đoạn 1 thực chất mới chỉ phát triển ở phạm vi “dự án”, chưa được lập kế hoạch, tổ chức một cách bài bản, thường xuyên, lan tỏa sang các chương trình khác, chưa được các trường xem đó là hoạt động thường xuyên của các trường, khoa, các bộ môn, chưa có các cơ chế chính sách để kiểm tra, đánh giá, phân loại chất lượng giảng viên, tạo cơ sở pháp lý và động lực cho việc phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên POHE nói riêng.

Về hình thức đào tạo, giảng viên POHE được đào tạo dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

- Đào tạo dài hạn, ngắn hạn trong nước và ngoài nước về chuyên môn và về POHE từ nguồn kinh phí Dự án POHE giai đoạn 1 và các Dự án khác (Chương trình tiên tiến...)

- Mời chuyên gia đến trường: chuyên gia nước ngoài, chuyên gia từ thị trường lao động, chuyên gia từ các trường khác

Page 19: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 17

- Liên kết với bộ môn khác

- Tham quan học tập

- Vừa làm vừa học: tổ chức thực hiện đồ án học tập, Hội chợ sản phẩm đồ án sinh viên hàng năm

- Học hỏi chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm dự án (dự giờ, trợ giảng, làm việc theo nhóm nhỏ)

- Tự đào tạo: đi thực tế để học hỏi từ thị trường lao động (các công ty, Viện nghiên cứu…)

- Học từ sinh viên: xây dựng các nhóm sinh viên nòng cốt, đam mê nghề nghiệp

Trong đào tạo năng lực giảng viên POHE bài học kinh nghiệm được rút ra là:

- Chú trọng đào tạo kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng mềm), thái độ nghề nghiệp (say mê nghề nghiêp, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, linh hoạt, ý thức trách nhiệm cao, tinh thần hợp tác, chia sẻ)

- Coi đó là một quá trình liên tục học hỏi, hoàn thiện năng lực cá nhân

- Tạo môi trường làm việc cạnh tranh để giảng viên có động cơ học tập, không ngừng nâng cao năng lực bản thân

- Có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên, dựa vào đó kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng viên POHE để giúp nhà trường quản lý chất lượng giảng viên, giúp cho mỗi cá nhân giảng viên POHE có kế hoạch phát triển cá nhân và lựa chọn các khóa đào tạo cần thiết, phù hợp cho bản thân.

Từ những thành tựu đạt được từ đào tạo POHE, một số trường đại học quyết định POHE sẽ là hướng đào tạo chính của mình trong tương lai, do hiện tại nhu cầu của các ngành áp dụng POHE là rất cao, vì vậy đào tạo nguồn nhân lực giảng viên POHE trở thành nhu cầu cấp thiết cho việc mở rộng POHE tại một số trường, đặc biệt là năng lực phát triển chương trình đào tạo và giảng dạy POHE. Trong khi đó những người am hiểu và có năng lực thực hiện phát triển chương trình POHE không nhiều, chỉ trong phạm vi nhóm giảng viên tham gia Dự án POHE giai đoạn 1. Bản thân giảng viên cũng cần được đào tạo thêm thông qua các khóa tập huấn với chuyên gia mới có thể tự tin tổ chức đào tạo các lớp tập huấn tại trường. Vấn

Page 20: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 518

đề đặt ra là làm thế nào để có thể xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE nhằm mục đích tập huấn và bồi dưỡng giảng viên, vừa có thể sử dụng để đánh giá năng lực giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ theo mục tiêu đặt ra tại các chương trình đào tạo theo định hướng POHE.

2. Phát triển và quản lý các tiêu chuẩn giảng viên POHE - kinh nghiệm Hà Lan

Các tiêu chuẩn quốc gia về năng lực giảng viên cho các trường đại học ứng dụng ở Hà Lan được định hướng bởi một tập hợp các thỏa thuận giữa các trường đại học ứng dụng và các Hiệp hội giảng viên dựa trên các nguồn dữ liệu đầu vào và các hướng dẫn của chính phủ. Các tiêu chuẩn này chịu sự giám sát của Hiệp hội các trường đại học ứng dụng của Hà Lan (HBO-Raad). Không có quy định bắt buộc về các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE (ở cả cấp quốc gia và cấp trường) nhưng nhờ các thỏa thuận này, tiêu chuẩn giảng viên được quản lý thông qua chính sách nhân sự của mỗi đơn vị. Những chính sách này hướng dẫn sự thực thi nhiệm vụ của tất cả các giảng viên như được quy định trong các Thỏa thuận cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học (xem Phụ lục 1). Kiểm định trường đại học được thực hiện bởi các tổ chức kiểm định của Hà Lan và Flemish (NVAO). Đây là các tổ chức kiểm định độc lập được hình thành bởi các chính phủ Hà Lan và Flemish với mục đích chính là cung cấp một đánh giá chuyên nghiệp và khách quan về chất lượng giáo dục đại học của Flanders và Hà Lan (www.nvao.com, 2013). Trong quá trình kiểm định, mỗi trường đại học ứng dụng phải chứng minh được rằng đội ngũ giảng viên của họ đáp ứng các yêu cầu đối với một trường đại học ứng dụng thông qua việc triển khai thực hiện các yêu cầu được thiết lập trong chính sách nhân sự.

Các trường đại học ứng dụng đặt mục tiêu tuyển dụng được những giảng viên tốt nhất. Kết quả dự kiến là thiết lập ra các nhóm chuyên gia đa dạng có khả năng hoàn thành các công việc được yêu cầu theo cách tốt nhất có thể. Các tiêu chuẩn giảng viên có thể triển khai (và duy trì) sử dụng để thể hiện chất lượng của tổ chức (ví dụ trong kiểm định) là:

- Có kiến thức nghề nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp;

- Quen thuộc với hoạt động giáo dục, có hiểu biết thực sự về các phương pháp sư phạm (liên quan đến chất lượng giảng dạy) và các kỹ năng cần thiết để hướng dẫn sinh viên cả về chuyên môn và niềm say mê công việc;

Page 21: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 19

- Phù hợp với nhóm làm việc, văn hóa chương trình và văn hóa tổ chức;

- Có khả năng tiếng Anh tốt;

- Có trình độ Thạc sỹ (hoặc sẽ có trình độ Thạc sỹ).

Về việc làm, các giảng viên được xếp vào một thang (bậc) lương trong Hệ thống HAY - sự sắp xếp một thang/bậc cụ thể phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc trước đây, trình độ được đào tạo và công việc/vai trò mong muốn trong tổ chức. Mỗi giảng viên được cung cấp một danh sách chi tiết các “kết quả dự kiến” (xem Phụ lục 2) trong các hoạt động phát triển giáo dục, phổ biến giáo dục; hướng dẫn quá trình học tập, kiểm tra và đánh giá, công tác điều phối, các dự án, các hoạt động theo hợp đồng, nghiên cứu, phổ biến kiến thức, phát triển nghề nghiệp, huấn luyện đồng nghiệp, quan hệ công chúng và bảo đảm chất lượng. Đây có thể coi là một bản hướng dẫn cho phép các tiêu chuẩn của tổ chức (và tiêu chuẩn giảng viên) được đáp ứng.

Khi là giảng viên POHE, bạn được kỳ vọng sẽ:

- Tham gia vào các hoạt động bên ngoài đơn vị (ví dụ các dự án)

- Duy trì sự giao tiếp với thị trường lao động và hệ thống đối tác có liên quan

- Liên tục phát triển nghề nghiệp (thời gian dành cho hoạt động này được thể hiện trong bản kế hoạch ngay từ lúc bắt đầu một năm học - xem Hình 1)

- Tham gia vào các hoạt động phát triển giáo dục/nghề nghiệp được nhà trường tổ chức (những việc này có thể có nhiều chủ đề rất phong phú nhằm hỗ trợ phát triển đội ngũ nhân viên, các nhu cầu của tổ chức và/hoặc phát triển chương trình)

Để thực hiện đủ các nhiệm vụ như kỳ vọng, giảng viên POHE cần:

- Chủ động thực hiện một số vai trò, gồm: người đào tạo, chuyên gia thực hành, nhà nghiên cứu, cầu nối giữa nhà trường với thị trường lao động, và hướng dẫn/huấn luyện viên

- Giảng dạy theo nhóm (một chuẩn mực về thực hành) cũng như tham gia công tác chuẩn bị giảng dạy và đánh giá theo nhóm. Ví dụ các bài tập thực hành và/hoặc đánh giá vấn đáp.

Page 22: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 520

- Tích hợp các module/bài tập (dựa theo một đề tài) - điều này sẽ đưa đến sự chia sẻ mang tính bắt buộc về các ý tưởng và định hướng cho công việc giữa các đồng nghiệp

Bên trong chính sách nhân sự của trường, các tiêu chuẩn giảng viên được thiết lập, quản lý và được đánh giá thông qua chu kỳ thường niên về sự tiến triển của các phẩm chất và đánh giá bởi các nhà quản lý (xem Hình 1). Quá trình này bắt đầu bởi một cuộc họp về lập kế hoạch (Giai đoạn 1) mà tất cả các giảng viên thống nhất với trưởng nhóm của mình thực hiện tại thời điểm bắt đầu năm học mới và tham gia lập kế hoạch cho những nhiệm vụ dự kiến thực hiện trong năm cũng như xác định ra các yêu cầu phát triển nghề nghiệp đối với nhà trường và mỗi cá nhân. Đây là một quá trình mang tính xây dựng với những thảo luận cởi mở giữa tất cả các thành viên. Sau cuộc họp trên là cuộc họp đánh giá quá trình (Giai đoạn 2) nhằm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đã xác lập và sự phát triển nghề nghiệp. Giai đoạn 3 tiến hành vào cuối năm học và là một quá trình đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ được giao (các đánh giá của sinh viên là một công cụ quan trọng cho đánh giá này). Đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên được sử dụng để xác định xem một giảng viên có xứng đáng được tăng lương (theo năm, trong một thang/bậc lương tương ứng) hay không.

Hình 1. Chu kỳ phát triển các phẩm chất nghề nghiệp và đánh giá của nhà quản lý

Page 23: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 21

Mọi khía cạnh của nhà trường thực hiện ở cấp độ giảng dạy được điều phối (nghĩa là các học kỳ/học phần/chương trình/các nhóm). Những giảng viên có kinh nghiệm hơn được phân công nhiệm vụ điều phối, song mọi người mong đợi có các hoạt động giao tiếp và thảo luận mở và coi đó là chìa khóa cho sự thực thi thành công nhiệm vụ, đạt được tiêu chuẩn và chất lượng (đối với nhà trường và cá nhân). Thực tế, trong một môi trường POHE, các giảng viên cần được tạo điều kiện để thực thi tốt các nhiệm vụ (xem Phụ lục 3).

Vì vậy, các tiêu chuẩn giảng viên được thiết lập và thực hiện theo cách “từ dưới lên” cùng với những nhu cầu của nhà trường và các yêu cầu của việc đánh giá chất lượng, và được quản lý bởi nhân sự ở tất cả các cấp độ. Văn hóa nhà trường là thảo luận cởi mở về trách nhiệm giải trình đối với các công việc được giao trong mối quan hệ với những nhóm kết quả dự kiến. Quá trình xem xét và phản hồi diễn ra liên tục nhưng phải luôn nghĩ về phía trước - thay đổi và điều chỉnh là một phần của giáo dục.

3. Đề nghị Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE

Như đã đề cập trong Phần 1, thực trạng triển khai các chương trình POHE cho thấy vấn đề bồi dưỡng đội ngũ vẫn còn nhiều bất cập. Việc xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE, do đó, là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài báo cáo, việc nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể là chưa thực hiện được. Phần này chỉ tập trung vào việc đưa ra khung tiêu chuẩn năng lực làm cơ sở cho việc phác thảo ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên POHE sẽ được thực hiện trong giai đoạn sắp đến.

3.1. Các văn bản pháp quy, tài liệu cơ sở làm xây dựng tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE

Theo Luật GDĐH, các trường đại học Việt Nam cần xác định hướng phát triển theo các định hướng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Các trường đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp tập trung vào mục tiêu đào tạo ra các sinh viên có khả năng đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn thực tế của thị trường lao động. Để làm được điều này, cần phải có đội ngũ các giảng viên thích hợp với cách dạy và hướng dẫn theo POHE. Việc xây dựng các tiêu chuẩn năng lực giảng viên, do đó là vô cùng cần thiết.

Page 24: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 522

Các tiêu chuẩn năng lực giảng viên cần được xây dựng trên cơ sở sau đây:

- Các văn bản pháp quy (Luật Giáo dục sửa đổi; Luật GDĐH; các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; các văn bản, sản phẩm từ Dự án POHE giai đoạn 1;

- Kinh nghiệm từ các nước (Hà Lan, Anh quốc);

- Các tài liệu từ Dự án POHE giai đoạn 1 (Khảo sát thị trường lao động; Yêu cầu đối với sinh viên POHE; Báo cáo đánh giá tổng kết POHE giai đoạn 1; cam kết của 8 trường đại học tham gia Dự án POHE giai đoạn 1; các tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn của các trường đại học tham gia Dự án POHE giai đoạn 1; Qui chế chi tiêu nội bộ của các trường, Chương trình đào tạo POHE 1; Sổ tay POHE dành cho Công giới; Sổ tay sinh viên POHE; Sổ tay giảng viên POHE; Đánh giá thực trạng các trường tham gia chương trình POHE trong giai đoạn 1).

3.2. Các tiêu chuẩn giảng viên POHE

Dựa vào các cơ sở trên đây, tính chất và mục tiêu đào tạo của các chương trình POHE, bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE mà nhóm tư vấn đề nghị bao gồm các lĩnh vực sau đây:

1) Nhiệm vụ

2) Năng lực (kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ)

3) Vai trò (tương ứng với các khung chức danh)

Với các lĩnh vực như trên, các tiêu chuẩn sẽ được cụ thể hóa thành các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí, sẽ có các chỉ số phù hợp. Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi đề nghị khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên như sau:

Page 25: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 23

Phần dưới đây hướng dẫn cách xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí theo lĩnh vực:

Lĩnh vực 1: Nhiệm vụ, năng lực

Trong lĩnh vực này, có 3 tiêu chuẩn:

1) Giảng dạy, đào tạo

2) Nghiên cứu ứng dụng

3) Chuyển giao công nghệ

Do đào tạo POHE có đặc trưng thiên về huấn luyện, giảng dạy, nên phần giảng dạy và đào tạo sẽ được xem là trong tâm của lĩnh vực này. Theo thứ tự, trong tiêu chuẩn về giảng dạy và đào tạo này, có 7 tiêu chí tương ứng, chiếm phần lớn các tiêu chí trong lĩnh vực nhiệm vụ của người giảng viên POHE.

Tiêu chuẩn 1: Giảng dạy, đào tạo (7 tiêu chí)

1) Xây dựng, thiết kế và chuẩn bị đề cương chi tiết, đề cương bài giảng

Hình 2. Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE

Page 26: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 524

2) Giảng dạy, hướng dẫn, tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ, giám sát cho sinh viên POHE

3) Tổ chức khảo sát, đánh giá chương trình và việc giảng dạy

4) Sử dụng kết quả khảo sát nhằm cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo

5) Thiết kế các phương pháp đánh giá và tham gia đánh giá kết quả học tập

6) Sử dụng kết quả đánh giá nhằm cải tiến kết quả học tập

7) Nâng cao năng lực thông qua các khoá học, hội thảo

Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu ứng dụng (3 tiêu chí)

1) Có khả năng thiết kế, xây dựng, biên soạn và/hoặc cải tiến chương trình ở cấp độ môn học (bắt buộc) và cấp độ bộ môn/khoa (mong muốn) theo định hướng nghề nghiệp

2) Nghiên cứu khoa học (đặc biệt các nghiên cứu ứng dụng)

3) Xuất bản các bài báo, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến chuyên môn

Tiêu chuẩn 3: Chuyển giao công nghệ (3 tiêu chí)

1) Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

2) Tham gia công tác xã hội và các dịch vụ phục vụ cộng đồng

3) Xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong và ngoài trường

Lĩnh vực 2: Năng lực

Các năng lực được phản ảnh bằng khả năng vận dụng đầy đủ cả kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một tình huống nghề nghiệp thực tế. Trong chương trình POHE, giảng viên phải thay đổi phương thức giảng dạy để phát triển các hoạt động giáo dục tương tác theo định hướng thực hành. Như vậy, trong lĩnh vực này, sẽ cũng có 3 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn sẽ có các tiêu chí thể hiện các năng lực cần thiết tương ứng với các nhiệm vụ. Đó là các tiêu chuẩn về năng lực kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giảng viên POHE cần phải có để thực hiện nhiệm vụ và vai trò của mình.

Page 27: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 25

Tiêu chuẩn 4: Kiến thức chuyên môn (6 tiêu chí)

1) Có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực môn học mà giảng viên phụ trách

2) Kiến thức xã hội

3) Kiến thức kinh tế

4) giảng viên hiểu và có kiến thức về tâm lý người học

5) Kiến thức về quản lý lớp học, người học

6) Kiến thức sư phạm

Tiêu chuẩn 5: Năng lực kỹ năng nghiệp vụ (13 tiêu chí)

1) Sử dụng được ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) trong các hoạt động chuyên môn

2) Sử dụng công nghệ thông tin ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao

3) Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và phát triển

4) Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo

5) Kỹ năng hướng dẫn thực hành, bồi dưỡng

6) Kỹ năng lập kế hoạch ở các cấp độ khác nhau

7) Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá

8) Kỹ năng nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu

9) Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục

10) Kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới

11) Kỹ năng quản lý thời gian

12) Kỹ năng giải quyết vấn đề

13) Kỹ năng thiết kế và đổi mới bài giảng

Page 28: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 526

Tiêu chuẩn 6: Năng lực về tác phong, thái độ (6 tiêu chí)

1) Có tinh thần nhiệt tình, cởi mở và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ sinh viên

2) Có tính sáng tạo, năng động, có khả năng thích ứng (sẵn sàng thay đổi khi cần thiết)

3) Tự tin và chủ động trong công việc

4) Đam mê nghề nghiệp, coi sự tiến bộ, trưởng thành của sinh viên là một phần mục tiêu nghề nghiệp của mình.

5) Có tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình

6) Có tinh thần học hỏi để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân

Lĩnh vực 3: Vai trò

Giảng viên đóng các vai trò khác nhau trong công việc của mình. Các vai trò này sẽ được sắp xếp theo chức danh mà người giảng viên POHE có thể đạt được khi có các năng lực tương ứng. Như vậy, lĩnh vực này sẽ có 4 tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn 7: Vai trò nhà nghiên cứu (3 tiêu chí)

1) Giảng viên đóng vai trò là nhà nghiên cứu

2) Người tham gia công tác xã hội

3) Người tham gia các dịch vụ phục vụ cộng đồng có liên quan đến giáo dục từ cấp địa phương đến cấp quốc gia

Tiêu chuẩn 8: Vai trò người huấn luyện/tư vấn (3 tiêu chí)

1) Giảng viên đóng vai trò là người tư vấn, cho ý kiến phản hồi về các công việc của sinh viên

2) Người hướng dẫn thực hiện/thực tập

3) Người giám sát quá trình học tập của sinh viên.

Tiêu chuẩn 9: Vai trò người đánh giá (2 tiêu chí)

1) Giảng viên đóng vai trò là người đánh giá quá trình

2) Người ra quyết định dựa vào kết quả đánh giá

Page 29: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 27

Tiêu chuẩn 10: Vai trò cầu nối với thị trường lao động (3 tiêu chí)

1) Là người có kinh nghiệm làm việc, thực tế trong thị trường lao động.

2) Là người hỗ trợ sinh viên xâm nhập và trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp trong quá trình học tập tại thị trường lao động

3) Đóng vai trò đại sứ cho nhà trường khi làm việc với thị trường lao động

Như đã trình bày ở trên, tương ứng với các vai trò này khác nhau, người giảng viên sẽ đạt được các chức danh như sau:

Hình 3. Khung chức danh của giảng viên

4. Phương thức bồi dưỡng và lập kế hoạch thành lập các trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE

4.1 Phương thức đào tạo và bồi dưỡng giảng viên

Nguyên tắc chung là đưa vấn đề đào tạo giáo viên vào kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống đào tạo theo POHE: Hồ sơ năng lực giảng viên POHE cần được thể chế hóa thành bộ tiêu chuẩn với các tiêu chí cụ thể như là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Việc xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn giảng viên

Page 30: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 528

POHE do Bộ GD&ĐT đảm nhận, còn việc thực hiện đào tạo, cấp chứng chỉ giảng viên POHE do các trường đại học hoặc các trung tâm POHE được ủy quyền thực hiện. Người hưởng lợi trực tiếp từ Bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE là các trường đại học và sinh viên.

Ngoài ra, một trong những điều kiện cần phải có là các chương trình đào tạo phải dựa trên tiêu chuẩn giáo viên POHE. Do đó, việc đào tạo giảng viên POHE cần tập trung vào vai trò mà người giảng viên phải đảm nhận cũng như khuyến khích giáo viên tự đào tạo, bồi dưỡng.

Hơn nữa, cần giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng giảng viên như: làm thế nào để khuyến khích giảng viên POHE áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phương pháp đánh giá sinh viên POHE một cách phù hợp, làm sao để các trường quản lý được chất lượng giảng viên nói chung và giảng viên POHE nói riêng, vấn đề liên quan đến việc thành lập và duy trì hoạt động của trung tâm POHE tại trường và sự hỗ trợ từ dự án POHE2 cho các hoạt động tại trường.

4.2 Kế hoạch thành lập các trung tâm POHE

4.2.1 Mục tiêu

Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên POHE, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đủ về số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo các chương trình POHE hiện có và các chương trình POHE dự kiến sẽ triển khai trong các trường đại học ứng dụng ở Việt Nam. Cụ thể là:

- Xây dựng các chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE cho các ngành đã, đang và sẽ triển khai theo các tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên POHE và các chương trình POHE từ giai đoạn 1;

- Xây dựng khoảng 5 trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE để đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng cho tất cả giảng viên POHE trong toàn hệ thống;

- Triển khai các chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE;

- Đề xuất các phương thức bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ giảng viên POHE;

- Ban hành các chính sách bồi dưỡng giảng viên POHE.

Page 31: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 29

4.2.2 Thời gian thực hiện kế hoạch

Từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2016 (đến kết thúc Dự án)

4.2.3 Nội dung thực hiện

a. Xây dựng các chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE và học liệu các ngành đào tạo

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng giảng viên POHE tại 8 trường và trong toàn hệ thống: Khảo sát lấy ý kiến các trường đại học đã và đang phát triển chương trình POHE và một số trường khác có dự định triển khai chương trình POHE về số lượng giảng viên cần bồi dưỡng, về nội dung cần bồi dưỡng (tập trung vào việc xây dựng chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá).

- Lựa chọn các ngành đào tạo: có thể là 10 ngành đã triển khai giai đoạn 1 và có thể mở rộng sang một số ngành khác.

- Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và các học liệu giảng viên POHE: trên cơ sở tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE và các chương trình POHE giai đoạn 1.

- Tổ chức thẩm định chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE để đưa vào triển khai.

b. Xây dựng các trung tâm bồi dưỡng giảng viên POHE

- Lựa chọn ít nhất 5 trường đại học ở 3 miền Bắc, Trung và Nam: Thống nhất mô hình trung tâm, các tiêu chí, điều kiện thành lập trung tâm. Trên cơ sở đó, 8 trường trong dự án đăng ký và xây dựng đề án thành lập trung tâm. Trên cơ sở thẩm định đề án của các trường, lựa chọn những đề án đáp ứng điều kiện đặt ra (có thể thời gian đầu là 3 trung tâm và mở rộng ra đến 8 trung tâm tùy vào điều kiện thực tế)

- Hỗ trợ các trường xây dựng trung tâm: cơ sở vật chất, đưa giảng viên sang Hà Lan hoặc tại Việt Nam để bồi dưỡng năng lực giảng viên POHE, xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

Page 32: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 530

c. Triển khai hoạt động bồi dưỡng giảng viên POHE

- Quảng bá các chương trình bồi dưỡng; đề xuất các phương thức đào tạo, đánh giá và cấp giấy chứng nhận.

- Thử nghiệm thực hiện các chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE theo các chương trình bồi dưỡng giảng viên POHE đã được phê duyệt.

d. Đánh giá, kiểm định các chương trình bồi dưỡng theo Bộ tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE

- Các trung tâm tổ chức tự đánh giá

- Dự án tổ chức đánh giá ngoài

e. Tổ chức đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động của các trung tâm

- Tổ chức đánh giá chương trình và hiệu quả hoạt động của các trung tâm

- Trên cơ sở đánh giá, điều chỉnh cơ chế và nội dung, cách thức bồi dưỡng và các hoạt động

- Thể chế hoá và hoàn thiện các qui định, cơ chế cho hoạt động của trung tâm

- Ban hành các chính sách về bồi dưỡng giảng viên POHE

5. Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết luận

5.1.1. Hiện tại ở nước ta chưa ban hành bộ tiêu chuẩn giảng viên đại học nói chung và giảng viên POHE nói riêng, trong khi quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên là một phần không thể tách rời trong quản lý chất lượng đào tạo đại học.

5.1.2. Việc đào tạo POHE mới chỉ bắt đầu ở 8 trường từ năm học 2007 - 2008 ở quy mô thử nghiệm và việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên POHE chưa được các trường quan tâm đúng mức và thực hiện một cách thường xuyên.

5.1.3. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn giảng viên đại học nói chung và giảng viên POHE nói riêng là rất cần thiết, làm cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chất lượng giảng viên, góp phần vào việc quản lý chất lượng đào tạo đại học và xếp hạng các trường đại học, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên đại học.

Page 33: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 5 31

5.1.4. Sự hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đào tạo POHE một cách bền vững là điều kiện cần thiết cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên POHE trong giai đoạn đào tạo và nhân rộng cách tiếp cận POHE trong hệ thống GDĐH ở nước ta trong thời gian tới. Chất lượng đào tạo và duy trì hoạt động bền vững của các trung tâm POHE là 2 vấn đề Dự án POHE 2 cần phải chú trọng để giúp các trường tham gia Dự án POHE 2 triển khai đào tạo giảng viên POHE một cách hiệu quả khi Dự án kết thúc.

5.2. Kiến nghị

Dựa vào thực tế Việt Nam, kinh nghiệm của các trường đại học tham gia Dự án POHE giai đoạn 1 và kinh nghiệm thế giới về việc xây dựng các tiêu chuẩn giảng viên POHE, có thể thấy các chuẩn quốc gia về giảng viên nên có tính phổ quát để cho phép các trường đại học thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với triết lý và chiến lược giáo dục của mỗi trường. Điều này sẽ cung cấp cho mỗi trường một cơ cấu thống nhất để thực hiện đầy đủ (và độc lập) các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, chúng tôi có các kiến nghị sau đây:

Ở cấp hệ thống:

5.2.1. Bộ GD&ĐT nên xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn chung cho giảng viên POHE ở mức giảng viên chính (mức tiêu chuẩn phản ảnh đầy đủ năng lực cần thiết của một giảng viên POHE) dựa vào đó các trường xây dựng bộ tiêu chuẩn cụ thể cho trường. Bộ GD&ĐT có thể xem xét để điều chỉnh Bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE 5 năm một lần cùng với sự điều chỉnh các chương trình đào tạo POHE để phù hợp với sự phát triển của đào tạo POHE ở Việt Nam và theo kịp sự thay đổi của thị trường lao động.

5.2.2. Có cơ chế kiểm tra, giám sát việc quản lý chất lượng giảng viên POHE của các trường đại học và chất lượng đào tạo của các trung tâm POHE để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho đào tạo POHE trong cả nước.

Ở cấp trường:

5.2.3. Dựa vào bộ tiêu chuẩn giảng viên POHE chung do bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng và điều chỉnh bộ tiêu chuẩn riêng cho trường theo các mức tương ứng từ thấp đến cao (Trợ giảng, Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Giáo sư) phù hợp với mục tiêu, chất lượng đào tạo của nhà trường. Bộ tiêu

Page 34: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 532

chuẩn này là cơ sở để nhà trường xây dựng tiêu chí tuyển dụng giảng viên POHE, xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên.

5.2.4. Cung cấp cho các giảng viên các mô tả rõ ràng về nghề nghiệp và những kết quả dự kiến nhằm hướng dẫn họ định hướng thực thi nhiệm vụ và xác định chính xác những gì được kỳ vọng đối với một giảng viên POHE (trong chính sách của trường). Những điều này có thể liên quan tới sự phân loại việc làm, các mức độ, thang/bậc lương và đưa ra định hướng cho sự phát triển.

5.2.5. Trường cần xây dựng chính sách cụ thể cho đào tạo POHE, trong đó bao gồm cả chính sách về quản lý chất lượng giảng viên POHE. Trong khuôn khổ của chính sách, các giảng viên nên được phân bổ thời gian và các nguồn lực để hỗ trợ nhiệm vụ phát triển nghề nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh cụ thể.

5.2.6. Các giảng viên POHE được mong đợi là duy trì mạng lưới chuyên môn và thường xuyên giữ liên lạc với thế giới việc làm. Đây là điều khó có thể thực hiện do đòi hỏi phải có thời gian và kinh phí. Do đó, trường đại học phải có chính sách và xem đây là một qui trình tự nhiên của tiến trình giảng dạy và học tập như tổ chức các triển lãm sinh viên, tham gia các hội chợ việc làm, mời doanh nhân đến giảng dạy, nói chuyện, hội thảo, sinh viên thực tập và làm luận văn.

5.2.7. Giảng viên POHE được kỳ vọng sẽ là người duy trì mạng lưới nghề nghiệp và kết nối với thị trường lao động. Thực hiện việc này không phải là điều dễ dàng (do các ràng buộc thời gian và tài chính), và vì thế chính sách của trường nên coi nó như là một phần tự nhiên của quá trình dạy và học. Chẳng hạn, các chuyến tham quan của sinh viên, việc tham gia các hội chợ thương mại, các buổi nói chuyện chuyên đề, các hội thảo, các chương trình thực tập và làm đồ án.

5.2.8. Một môi trường thảo luận cởi mở có thể tác động tốt tới hiệu suất làm việc của giảng viên trong khuôn khổ đã định. Xem xét và đánh giá hiệu quả công việc cũng như định nghĩa một cách rõ ràng nhiệm vụ phải thực hiện (như một chu kỳ của các sự kiện) là một cách hướng dẫn và chỉ đạo hiệu quả một giảng viên POHE. Hỗ trợ và hướng dẫn mang tính quyết định đối với việc thực hiện thành công nhiệm vụ và hiệu suất làm việc của giảng viên.

Page 35: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

8 trường đại học tham gia Dự án POHE 2 tại Việt Nam:

1. Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

2. Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân

4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

5. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

6. Trường Đại học Vinh

7. Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế

8. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Nhóm đối tác thực hiện Dự án phía Hà Lan do Đại học Khoa học ứng dụng Saxion đứng đầu

P.O. Box 70.000

7500 KB Enschede, the Netherlands

Email: internationaloffi [email protected]

Website: www.saxion.edu

Page 36: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN POHE - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/tieu-chuan-giang-vien-pohe.pdf · Nguyễn Kim Dung Phạm Th ị Hương Nguyễn Đình

Báo cáo nghiên cứu số 534

1. Hướng tới một hệ thống giáo dục đại học đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội - Một số nhận định và khuyến nghị - Phạm Thị Ly, Nguyễn Kim Dung, Vũ Văn Tuấn, Boris Dongelmans, Siep Littooij.

2. Tổng quan về chính sách giáo dục đại học Việt Nam và ý nghĩa đối với việc phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Lâm Quang Thiệp.

3. Xây dựng tuyên ngôn tầm nhìn - sứ mạng của nhà trường về việc phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Phạm Thị Ly, Boris Dongelmans.

4. Xây dựng khung chính sách và quy định để phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Christine Teelken, Peter van der Sijde.

5. Tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE - Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương, Nguyễn Đình Hân, Boris Dongelmans, Tracey Campell.

6. Xây dựng chương trình đào tạo - Pieter Bon, Nguyễn Đình Hân, Võ Thái Dân.

7. Phân tích những vấn đề về giới trong việc phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Lucia Nass.

Để tham khảo và tải nội dung cập nhật của các báo cáo nghiên cứu, mời truy cập trang web Dự án POHE 2: http://pohevn.grou.ps/fi les

Danh mục các báo cáo nghiên cứu của Dự án POHE 2 năm 2012

Văn phòng Ban Quản lý Dự án POHE 2Phòng 610, Tòa nhà 8C Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: +84 4 3623 1727E-mail: [email protected] Website: http://pohevn.grou.ps