56
G G S S T T S S N N g g u u y y n n Đ Đ ă ă n n g g H H ư ư n n g g v v à à b b á á o o c c h h í í V V i i t t N N a a m m Phn I : Thanh Niên, Tui Tr, Tiến Phong, Lao Động, VNExpress T T h h a a n n h h N N i i ê ê n n http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/78732.tno Cuc cách mng đại hc xáo trn cchâu Âu": Vit Nam không thđứng ngoài! 20:58:43, 06/01/2004 Giáo dc ÐH Vit Nam cn đào to Cnhân theo xu hướng hi nhp vi thế gii (nh: Trng Phước). Là Giáo sư trưởng bmôn Cơ hc phá hy (Khoa Kthut Hàng không- Không gian) ca ĐH Liège (B), đi thnh ging nhiu nước trên thế gii và hin đang là Chnhim chương trình hp tác đào to Cao hc Vit - Bti ĐH Bách Khoa Hà Ni và ĐH Bách Khoa TP HChí Minh. GS. Tiến sĩ khoa hc (TSKH) Nguyn Đăng Hưng sau chuyến trli tChâu Âu đã có cuc trò chuyn vi Thanh Niên vmt "Cuc cách mng ĐH xáo trn cchâu Âu" (cách dùng tca báo chí châu Âu) trong năm 2004 này. GS TSKH Nguyn Đăng Hưng. - Thưa GS, nghĩ đến vic đổi mi hay ci tmt nn giáo dc, người ta hay nghĩ đến syếu kém ca nn giáo dc đó, phi chăng châu Âu đang phi làm cách mng giáo dc ĐH là nm trong trường hp đó? - GS,TSKH Nguyn Đăng Hưng: Tây Âu vi các nước như Đức, Ý, Pháp... đã dn đầu thế gii cmy thế kvhc thut và kinh tế đã xây dng được tlâu đời mt nn ĐH có cht lượng bc nht thế gii. Nhưng chính các nhà lãnh đạo Liên hip Châu Âu ngày càng ý thc nhng đim yếu ca mình. Nn giáo dc châu Âu vì lý do lch sđể li nên có tính manh mún, phân tán, mi nước mi kiu, li không ththu hút sinh viên hay gichân nhân tài, không tương xng vi yêu cu ca tình hình mi. Theo thng kê tnăm 1980, sinh viên ngoi quc đến châu Âu đã ít hơn đến M. Tnăm 1991 đến 2000, 50%

GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

GGSSTTSS NNgguuyyễễnn ĐĐăănngg HHưưnngg vvàà bbááoo cchhíí VViiệệtt NNaamm

PPhhầầnn II :: TThhaannhh NNiiêênn,, TTuuổổii TTrrẻẻ,, TTiiếếnn PPhhoonngg,, LLaaoo ĐĐộộnngg,, VVNNEExxpprreessss

TThhaannhh NNiiêênn http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/78732.tno Cuộc cách mạng đại học xáo trộn cả châu Âu": Việt Nam không thể đứng ngoài!

20:58:43, 06/01/2004

Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới (ảnh: Trọng Phước). Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không- Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.

GS. Tiến sĩ khoa học (TSKH) Nguyễn Đăng Hưng sau chuyến trở lại từ Châu Âu đã có cuộc trò chuyện với Thanh Niên về một "Cuộc cách mạng ĐH xáo trộn cả châu Âu" (cách dùng từ của báo chí châu Âu) trong năm 2004 này.

GS TSKH Nguyễn Đăng Hưng.

- Thưa GS, nghĩ đến việc đổi mới hay cải tổ một nền giáo dục, người ta hay nghĩ đến sự yếu kém của nền giáo dục đó, phải chăng châu Âu đang phải làm cách mạng giáo dục ĐH là nằm trong trường hợp đó?

- GS,TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Tây Âu với các nước như Đức, Ý, Pháp... đã dẫn đầu thế giới cả mấy thế kỷ về học thuật và kinh tế vì đã xây dựng được từ lâu đời một nền ĐH có chất lượng bậc nhất thế giới. Nhưng chính các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu ngày càng ý thức những điểm yếu của mình. Nền giáo dục châu Âu vì lý do lịch sử để lại nên có tính manh mún, phân tán, mỗi nước mỗi kiểu, lại không thể thu hút sinh viên hay giữ chân nhân tài, không tương xứng với yêu cầu của tình hình mới. Theo thống kê từ năm 1980, sinh viên ngoại quốc đến châu Âu đã ít hơn đến Mỹ. Từ năm 1991 đến 2000, 50%

Page 2: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

tiến sĩ gốc Châu Âu đến Mỹ học và không về lại Châu Âu làm việc (khoảng 11.000 người).

Năm 1999, các nhà lãnh đạo giáo dục 29 nước châu Âu đã họp tại Bologne (Ý) để thông qua một tuyên bố lịch sử là "Tuyên ngôn Bologne". Văn bản này đề ra những phương hướng chung, khắc phục những yếu kém hiện hữu, đồng loạt làm một cuộc cải tổ có tính cách mạng bắt đầu thực hiện từ năm 2004 và phải xong trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới.

- Nội dung chính của cuộc cách mạng này sẽ là gì?

Trong phạm vi những nỗ lực của Chương trình hợp tác Việt - Bỉ (www.ulg.ac.be/ltas-rup/dang), chúng tôi đang có những dự tính tìm kinh phí để đưa một số nhà quản lý giáo dục ĐH Việt Nam sang nước ngoài để tiếp cận những kinh nghiệm này và cũng sẵn sàng chia sẻ tất cả các thông tin với những trường ĐH nào trong nước cần tìm hiểu. Năm 2004, chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên châu Âu sẽ mở rộng ra toàn thế giới với tên gọi mới ERASMUS MUNDUS, nhờ đó hy vọng sẽ có sinh viên Việt Nam sang châu Âu du học trong khuôn khổ chương trình mới này.GS Nguyễn Đăng Hưng

- GS, TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Đó là các ĐH ở Châu Âu thống nhất một lộ trình từ nay cho đến 2010 là một thập kỷ để cải tiến giáo dục toàn châu Âu hướng đến một nền giáo dục chung nhất. Các ĐH sẽ tự chuyển mình, sao cho đến thời hạn cuối là 2010 phải đạt được 6 mục tiêu cụ thể sau đây:

Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn 3 loại bằng: tú tài+3 là Cử nhân, tú tài+5 là Thạc sĩ (Master) và Tú tà+8 là tiến sĩ.

Hai là phát triển và tổ chức hoàn chỉnh chế độ đào tạo theo tín chỉ trên toàn châu Âu.

Ba là công nhận bằng cấp của nhau.

Bốn là liên thông giữa đào tạo nghề và đào tạo ĐH để mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

Năm là củng cố việc trao đổi sinh viên, giảng viên bằng cách tăng cường học bổng và thù lao thỉnh giảng.

Sáu là củng cố chế độ tự trị ĐH cùng lúc với những phương thức kiểm định chất lượng ĐH.

Các trường chủ động xác định cho mình một lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Nhưng nhìn chung một bầu không khí sôi động đã bắt đầu ở tất cả các trường ĐH trên toàn Châu Âu ngay từ đầu năm mới. Theo tôi biết 50% trường ĐH của Pháp và 100% của Ý, Bỉ đã công bố thực hiện theo quy chế mới từ đầu niên khóa 2004-2005.

- Theo GS thì “cuộc cách mạng” đó có ảnh hưởng tới ĐH Việt Nam?

Page 3: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

- GS Nguyễn Đăng Hưng: Cuộc cải cách mà tôi vừa nói đang xáo trộn toàn diện không gian ĐH châu Âu, có đến 31 quốc gia tham gia. ĐH Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Úc đã tổ chức theo hệ thống như vậy từ trước. Như vậy có nghĩa là gần như sẽ đi đến một nền ĐH thống nhất toàn thế giới cho thập kỷ trước mắt.

Việt Nam không thể đi một lối khác với xu thế toàn cầu này mà nên nhanh chóng hòa vào xu thế chung của ĐH thế giới. Chúng ta đang tính toán, đang bàn cãi và thậm chí chuẩn bị sửa chữa,bổ sung Luật Giáo dục thì rất nên tìm hiểu kinh nghiệm của các nước để "đi tắt, đón đầu", sử dụng kinh nghiệm của họ áp dụng vào thực tiễn Việt Nam là có lợi nhất. Nếu chúng ta đứng ngoài xu thế này hoặc đi ngược lại trào lưu, sẽ đến lúc rất khó khăn cho việc giao lưu quốc tế, khó khăn trong việc gởi sinh viên đi đào tạo nước ngoài...

- Xin cảm ơn Giáo sư! Trọng Phước

http://web.thanhnien.com.vn/Kieubao/2005/4/4/103532.tno Tết năm nay là một cái Tết vui nhất

10:30:01, 18/01/2004 Đó là lời phát biểu mở đầu của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng tại buổi lễ họp mặt bà con Việt kiều về quê hương ăn Tết. Chúng tôi xin đăng lại toàn bộ phát biểu của Giáo sư.

Kính thưa quí vị lãnh đạo thành phố và các nhà cách mạng lão thành. Kính thưa các bác, các cô, các anh, các chị… Các bạn Việt kiều thân mến.

Thật là một vinh dự cho tôi, được phát biểu hôm nay, trong bầu không khí nồng ấm và tưng bừng của những ngày chuẩn bị đón Tết mừng Xuân tại thành phố.

Thật vậy, so với mấy năm qua, có lẽ Tết năm nay là một cái Tết vui nhất. Chưa bao giờ những chuyến bay từ Châu Mỹ, từ Châu Âu, Châu Úc, Châu Á chen chúc và thường xuyên như những ngày gần đây! Chưa năm nào bà con Việt kiều từ khắp nơi trên trái đất kéo vế ăn Tết lại đông đảo đến thế!

Hình như một vận hội mới đã bắt đầu khai thông cho dân tộc Việt Nam!

Tăng trưởng kinh tế nhất nhì thế giới. Cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Chính sách xóa đói giảm nghèo đã có hiệu quả rõ nét. Vị trí chính trị của Việt Nam ngày càng được khẳng định tại Đông Nam Á và trên trường Quốc tế.

Và cuối năm nay biểu thị tuyệt vời nhất có lẽ là thành tích mà tuổi trẻ Việt Nam (VN) đã đạt được qua SEA Games 22, là VN đã tổ chức một cách hoàn hảo Đại Hội thể thao Đông Nam Á, nêu cao tinh thần thượng võ, phong cách chơi đẹp (Fair Play). Hàng triệu

Page 4: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

quả tim của người Việt ở nước ngoài đã có dịp đập cùng nhịp với 80 triệu quả tim đồng bào trong nuớc!

Một cái gì mới đã khá bất ngờ xảy ra: sự trỗi dậy của lòng tự hào dân tộc, sự bộc phát của khát vọng toàn dân: Vươn lên khẳng định mình, khẳng định chỗ đứng xứng đáng của dân tộc mình trong khu vực và trên thế giới.

Mong sao sức mạnh tiềm tàng này sẽ ngày càng được khơi nguồn đúng mức. Mong sao tinh thần thượng võ cao đẹp, phong cách “fair play” sẽ tỏa ra cho mọi lĩnh vực, mọi địa phương, mọi cơ chế, để khát vọng dân giàu nuớc mạnh, dân chủ văn minh sớm thành hiện thực!

Khoảng khắc ngất ngây của một sự kiện thể thao làm sao quên được những vướng mắt, những rào cản, những tệ nạn của cuộc sống đời thường… Thách thức vẫn còn đầy trước mắt và công cuộc phát huy nội lực, huy động người dân vẫn còn là bài toán hàng đầu… Làm thế nào khêu dậy sức mạnh vô bờ còn tiềm ẩn và trong đó có phần đóng góp quan trọng của người Việt sinh sống ở nước ngoài. Năm nay theo thống kê chính thức kiều hối đã lên đến 2,7 tỷ Mỹ kim và gần 60% dành cho thành phố. Có người nói trên thực tế, nguồn kiếu hối có thể cao hơn gấp hai, gấp ba. Không ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn nào đạt được mức ấy, một nguồn vốn ròng rã liên tục rót thẳng về VN mà chẳng cần báo cáo tài chính, chẳng cần chi phí khai thác! Chất xám này đã khá cao và sẽ cao hơn nữa trong những năm sắp đến. Vậy tại sao chất xám, vốn liếng có giá trị kinh tế cao nhất, cần thiết nhất cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nuớc lại rót về quá ít ỏi, không xứng đáng với tiềm năng? Làm sao tìm lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi hóc búa này? Thưa quý vị lãnh đạo thành phố. Thưa kiều bào… Lên phát biểu hôm nay, tôi đã rất phân vân. Thật vậy, tôi chỉ là tôi, không là đại diện cho tổ chức nào cả, tôi tự hỏi với tư cách gì tôi phải nói lên những cảm nghĩ hôm nay, trong ngày lễ long trọng thể này? Nhìn dòng thác những tình nguyện viên tham gia tổ chức SEA Games, tôi đã tìm thấy tôi… Khác chăng là, tôi không còn trẻ nữa và đã có một quãng đường tình nguyện đóng góp chất xám thu thập học hỏi được tại Bỉ, đem về cho quê hương, góp phần đào tạo nhân tài ròng rã đã gần hai thập kỷ. Người tình nguyện bao giờ cũng rất tự do và có một cái quyền khá to nhưng rất mong manh: Không thích thì thôi không tình nguyện nữa. Tôi đã lựa chọn chỗ đứng của tôi ở Việt Nam, chưa có điều kiện về hẳn, nhưng không ngừng gắn bó với quê hương, lắm lúc rất âm thầm, cô độc, nhưng không buông xuôi,

Page 5: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

ngừng nghĩ…

Hôm nay với tư cách của một người tình nguyện chuyên nghiệp, tôi những ý kiến khiêm tốn sau đây:

Làm gì để rất nhiều con tim sẽ vui trở lại, để dòng thác cống hiến muôn mặt của Việt kiều được khởi động nhanh hơn, cuồn cuộn chảy về biển cả Việt Nam?

Câu trả lời sẽ rất gọn: cần thông thoáng, cơ chế và chánh sách…

Ta còn nhớ chỉ cần mấy năm sau ngày thật sự áp dụng cơ chế thoáng cho sản xuất nông nghiệp, cho phép nông dân tự do bán ra thị trường thu hoạch của mình Việt Nam đã vươn lên, không những đủ ăn mà còn dư, trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng bậc nhì thế giới!

Chỉ cần sau vài năm áp dụng các chính sách thoáng về quản lý thể dục thể thao, chấp nhận tính chuyên nghiệp giao lưu quốc tế của bóng đá, VN đã vươn lên ngang tầm với các nuớc dẫn đầu Đông Nam Á…

Chỉ cần bãi bỏ những rào cản bất hợp lý, áp dụng chính sách thoáng cho việc chuyển gửi ngoại tệ, nguồn kiều hối đã tăng vọt như ta được biết…

Chất xám không ra ngoài quy luật này chỉ có điều là nó rất quý nên cũng rất mong manh, rất tế nhị… Người trí thức cần không gian thoáng về tư duy, về tư tưởng… Người trí thức chân chính cần tính trung thực, tính minh bạch, tính công khai, cần lý tưởng chân thiện mỹ…

Mấy năm gần đây Nhà nước đã đưa ra một loạt các chánh sách mới nhưng các khâu áp dụng cụ thể còn nhiều vướng mắc! Tính đồng bộ còn thiếu, các viên chức tiếp dân còn chưa thoát ly khỏi tư duy bao cấp, lỗi thời...

Mong thay một lộ trình đi đến một hành lang thoáng, một không gian thoáng sẽ dần dần hoàn thiện, điều kiện cho việc huy động sức lực toàn dân, đặc biệt, chất xám Việt kiều.

Thật vậy, việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao giá trị thu nhập của người dân, việc đi tắt đón đầu để phát triền công nghệ tri thức, công nghệ kỹ thuật cơ bản, không thể thiếu cống hiến của những bộ óc được đào tạo bài bản ở các nuớc tiên tiến, đã được tôi luyện, cọ sát với thực tế công nghệ hiện đại.

Nhân tố chất xám Việt kiều là vô cùng thiết yếu cho hôm nay…

Đã ngàn năm hơn, các đấng anh quân đất Việt đã khẳng định hướng đi chiến lược cho việc dựng nước và mở nước: Hiền tài là nguyên khí quốc gia…

Mạch nước của giếng ngàn năm nay được khởi động lại, mong thay vận nước hưng

Page 6: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

phấn, hiền tài thăng hoa...

Nhân dịp cuối năm xin gửi đến quý vị lãnh đạo Trung ương và thành phố, các bác các cô, bằng hữu Việt kiều những lời chúc chân thành nhất: Sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

Xin cám ơn sự chú ý của quý vị.

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/79189.tno GIÁO DỤC

Chương trình đào tạo Việt - Bỉ: Giúp Việt Nam vươn ngang tầm thế giới

21:27:15, 30/05/2004

Hôm nay 31.5, tại ĐH Bách khoa Hà Nội và ngày 4.6 tại ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ phát bằng thạc sĩ trong khuôn khổ hai chương trình đào tạo cao học do EU tài trợ từ năm 2001: chương trình European Master Modedlisation of Continuum (EU- EMMC) và European Master in Modelisation and Design in Engineering Sciences (EU-EMMD).

Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng - Chủ nhiệm bộ môn Cơ học phá hủy thuộc khoa Hàng không - Không gian, Đại học Liège - Bỉ. Ông cũng là Chủ

nhiệm sáng lập các chương trình Cao học Bỉ và Việt Nam tại các trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

* Thưa Giáo sư, có thể nói các chương trình đào tạo Việt - Bỉ đã rất thành công ?

- GS Nguyễn Đăng Hưng: Dịp này chúng tôi còn phối hợp phát bằng cho 3 khóa khác của chương trình thạc sĩ châu Âu về Cơ học xây dựng (EMMC) đã khởi sự từ 1995 tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM và 2 khóa chương trình tính toán cơ học ứng dụng (MCMC), bắt đầu từ năm 1998 trong khuôn khổ hợp tác liên đại học của 5 trường công nghệ tại Hà Nội (Quốc gia, Bách khoa, Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi) và 4 trường ĐH nói tiếng Pháp tại Bỉ (Liège, Bruxelles, Louvain và Mons). Như vậy, cùng một lúc trên 100 học viên các chương trình cao học Việt - Bỉ từ Bắc chí Nam sẽ được Trường Đại học Liège cấp bằng. Cũng cần nói rõ đây là văn bằng chính thức có hiệu lực tại châu Âu, không khác văn bằng của người Bỉ theo học cao học tại Bỉ.

* Ông cho rằng đây là mô hình đào tạo rất đáng khuếch trương?

Lễ tốt nghiệp khóa 3 Cao học Quản trị Việt - Bỉ Ảnh: Ngọc Hải

Page 7: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

- Chúng tôi nghĩ rằng cách thức du học tại chỗ này có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Về kinh tế, nó ít tốn kém hơn. Về phương diện xã hội, nó cho phép chúng ta tránh chảy chất xám sang các nước phát triển. Về thực tế, nó giúp cho sự tham gia nghiên cứu khoa học ở các trường đại học về những đề tài kỹ thuật gắn liền với thực tế ở các nước đang phát triển hiệu quả hơn.

* Thưa Giáo sư, có thể xem đây là một cách rút ngắn khoảng cách về chất lượng đào tạo trong và ngoài nước ?

- Sự thành lập của Trung tâm Đào tạo liên đại học về cao học được đặt tại ĐH Bách khoa TP.HCM, trong khuôn khổ đề án được Bộ Hợp tác phát triển Bỉ tài trợ vào tháng 7.1995, đã cho phép chúng tôi giúp Đại học Quốc gia TP. HCM đào tạo hàng loạt cán bộ đại học, cấp khoảng 15 học bổng mỗi năm tại chỗ cho sinh viên VN và cũng cấp số bằng thạc sĩ tương đương hàng năm một cách chính thức, có hệ thống và đều đặn. Để có điều kiện làm việc tương đương ở châu Âu, chúng tôi đã cung cấp cho ĐH Bách khoa các thiết bị thí nghiệm, máy tính và phần mềm tin học, sách khoa học cần thiết cho công việc thực tập và chuẩn bị luận văn tốt nghiệp của sinh viên. Từ năm 1995 đến nay đã có 10 khóa cao học về Cơ học trong Xây dựng tại TP.HCM (EMMC), 6 khóa cao học về Mô hình tính toán các môi trường liên tục tại Hà Nội (MCMC) với trên 350 sinh viên theo học đều đặn, hơn phân nửa lớp của 12 khóa đầu đã được Trường đại học Liège cấp bằng. Căn cứ theo kết quả xuất sắc, gần 20 sinh viên giỏi nhất trong số họ đã được nhận học bổng ngoài đề án để đi thực tập tại châu Âu hoặc Canada để chuẩn bị luận án tiến sĩ. Các thủ khoa của khóa I đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (Vũ Đức Khôi, Lê Đình Tuân tại Bỉ, Hồ Hữu Chỉnh tại Canada).

* Giáo sư có thử đánh giá năng lực của sinh viên trong thực tiễn sau khi tốt nghiệp các chương trình của mình?

- Theo con số điều tra sơ bộ của câu lạc bộ các cựu học viên chương trình cao học Việt - Bỉ tại TP Hồ Chí Minh, hầu hết các học viên tốt nghiệp đều có vị trí đáng kể trong giới đại học, xí nghiệp, kinh doanh cả nước. Xin đơn cử vài ví dụ: 7 bạn cựu học viên EMMC tại TP.HCM đã được nhận làm giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, 6 bạn tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, 9 bạn tại Trường ĐH Kiến trúc, 4 bạn tại Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, 21 bạn tại Trường ĐH Bách khoa. Ngoài ra, tại các trường ĐH xa hơn như Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Nha trang (Thủy sản), Đà Nẵng, Hà Nội... đều có bóng dáng của cựu học viên cao học Việt- Bỉ. Một số khác (30 người) đã được bổng du học cấp bậc tiến sĩ tại những ĐH tiếng tăm trên thế giới (Mỹ, Anh Pháp, Nhật, Úc, Canada, Hà Lan, Đức, Bỉ), trong đó 18 người đã nhận học bổng do văn phòng Cao học Việt- Bỉ cấp hay giới thiệu, 12 người đã thi đỗ và đoạt bổng các khóa thi tuyển quốc gia hay quốc tế.

* Xin cám ơn ông.

Vĩnh Thắng(thực hiện)

Sau hơn 10 năm hoạt động, những thành quả trên đã thuyết phục được các nhà chức trách Cộng đồng Âu châu. Năm 2001, họ quyết định tài trợ giúp Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy qua hai chương trình mới, chương trình EU-EMMC tại TP HCM với sự tham gia của các trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Liège (Bỉ, Điều phối viên), Delft (Hà Lan) và Montpellier II (Pháp). Chương trình thứ hai có tên EU-EMMD đang triển khai tại Hà Nội có được sự tham gia của các đại học châu Âu như sau: Liège (Bỉ, Điều phối viên), Aix-Marseille II (Pháp) và Lulea (Thụy Điển). Phía Việt Nam, chương trình

Page 8: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

liên kết được với 5 trường đại học: Bách khoa, Quốc gia, Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi. Cuối năm 2003, ĐH Liège và ĐH Xây dựng đã ký thỏa thuận trong khuôn khổ kết hợp đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước Việt Nam. Đây là một dự án cộng tác liên ĐH bao gồm hầu hết các trường công nghệ kỹ thuật công chánh tại Việt Nam và 10 trường ĐH tiếng tăm của châu Âu. Chương trình này có nhiệm vụ đào tạo cho Việt Nam 50 tiến sĩ về các hướng mũi nhọn của các ngành xây dựng, cơ khí, hàng không, thủy lợi, công trình biển, công trình đất...

http://web.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/4/4/67640.tno

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Họp mặt tất niên Việt kiều về quê ăn Tết: Đầm ấm với cội nguồn dân tộc

00:01:30, 31/01/2005

Chiều tối 30/1 (tức 21 tháng chạp âm lịch), trong không khí tươi vui của mùa xuân đang về, đông đảo bà con Việt kiều về nước ăn Tết đã tham dự buổi tất niên do UBND TP.HCM tổ chức tại Dinh Thống Nhất. Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đến chung vui. Đến dự họp mặt tất niên có hơn 600 Việt kiều từ 20 nước, và khoảng 100 Việt kiều đã hồi hương. Buổi họp mặt bắt đầu lúc 17h30, nhưng rất đông Việt kiều đã đến sớm để trò chuyện cuối năm, đi vòng quanh thăm Dinh Thống Nhất, trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ.

Ông Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM cho biết: "Năm 2004, tổng vốn đầu tư của bà con Việt kiều tại TP.HCM là 630 tỉ đồng; lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn thành phố 1,840 tỉ USD (đạt 60% so với lượng kiều hối chuyển về trong cả nước). Hoạt động của trí thức Việt kiều cũng gia tăng đáng kể trên nhiều lĩnh vực... Đó chính là tấm lòng của bà con hướng về đất nước và thành phố. Đặc biệt chuyến về thăm quê hương của thiền sư Thích Nhất Hạnh và ông Nguyễn Cao Kỳ đã chứng minh rằng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở xa quê hương đến đâu, người Việt Nam cũng không bao giờ quên cội nguồn, lá bao giờ cũng rụng về cội".

Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt Đảng và Nhà nước, đồng bào cả nước và nhân danh cá nhân đã chúc bà con Việt kiều về quê ăn Tết vui vẻ, gặp nhiều may mắn. Sau khi khái quát lại những thành tựu về kinh tế - xã hội mà đất nước đạt được trong năm 2004, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian nói chuyện với bà con Việt kiều. Thủ tướng nói: "Trong trận chiến đấu mới chống nghèo nàn, lạc hậu, đất nước rất cần sự đóng góp công sức, trí tuệ của mọi người Việt Nam ở nước ngoài, không phân biệt thành phần, quá khứ, địa vị...". Thủ tướng nhấn mạnh: "Bà con người Việt Nam ở nước ngoài đều là máu của máu Việt Nam, đều là thịt của thịt Việt Nam".

Đề cập đến vấn đề khối đại đoàn kết toàn dân, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: "Tôi muốn trích hai câu trong quyển sách mà thiền sư Thích Nhất Hạnh tặng tôi. Quyển sách nói về tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng. Câu thứ nhất: Con người một khi không tiếp xúc được với gốc rễ của mình thì không thể sống có hạnh phúc (trang 11). Câu thứ hai: Sự thật quan trọng của tôi, đang sống trong

Thủ tướng Phan Văn Khải chúc mừng bà con Việt kiều được tặng bằng khen. Ảnh D.Đ.Minh

Page 9: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

tôi là không còn hận thù, kỳ thị, điều này làm cho tôi rất hạnh phúc". Thủ tướng lại nói tiếp: "Tôi nghĩ ông Kỳ (Nguyễn Cao Kỳ - PV) cũng đồng tình với tôi". Cả hội trường vang lên một tràng pháo tay kéo dài. Ông Nguyễn Cao Kỳ ngồi ở bên dưới gật gù.

Thủ tướng Phan Văn Khải cũng chân thành chỉ ra một điểm yếu của bà con Việt kiều, đó là tinh thần đoàn kết. Ở Mỹ chưa thành lập được Hội người Việt Nam ở nước ngoài là tại vì... không ai chịu ai! Thủ tướng lưu ý: Bà con mình phải tương trợ nhau, đùm bọc lẫn nhau. Trong đợt quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần, Việt Nam tuy là một nước còn nghèo nhưng cả nước vẫn đồng lòng ủng hộ, cả những em học sinh cấp 1 cũng để dành tiền ăn sáng cha mẹ cho để ủng hộ cho các nạn nhân sóng thần. (Sau khi kết thúc cuộc gặp mặt tất niên với bà con Việt kiều, đi ra tới cổng, Thủ tướng Phan Văn Khải không quên dừng lại bỏ tiền vào thùng quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần).

Nhiều phát biểu của bà con Việt kiều như Giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê (Việt kiều Pháp), Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ)... đã gây xúc động mạnh trong cả hội trường về cảm nghĩ khi được về nước đón Tết, và nói thay nỗi niềm cho những bà con Việt kiều còn ở nơi đất khách, quê người không có được cái không khí đón xuân ở quê nhà. Ông Phan Thành (Việt kiều Canada), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều TP.HCM đã kiến nghị với Thủ tướng một số nguyện vọng của đông đảo Việt kiều: "Thứ nhất, Nhà nước sớm ban hành các chính sách thông thoáng, cởi mở về thủ tục xuất nhập cảnh và thời gian lưu lại tại Việt Nam đối với Việt kiều. Nếu được nên áp dụng việc lấy visa tại sân bay đối với bà con Việt kiều. Việc này làm giảm thời gian xin visa, tạo điều kiện cho bà con về nước nhiều hơn. Thứ hai, mặc dù Chính phủ đã tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà dễ dàng hơn, song khi thực hiện nó, trên thực tế việc mua bán nhà còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương chưa được hướng dẫn cụ thể cách làm, nên khâu thực hiện bị trở ngại, kéo dài mất nhiều thời gian...".

UBND TP.HCM đã tặng bằng khen cho 13 Việt kiều có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cuộc họp mặt tất niên của bà con Việt kiều kết thúc với chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc. Ông Nguyễn Đăng Hưng nói: "Tôi có cảm tưởng Xuân Ất Dậu sẽ khơi mào cho một vận hội mới của dân tộc Việt Nam".

Trần Hùng http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/79649.tno Sinh viên ta thiếu điều gì để thành công?

21:56:11, 27/09/2004

Các giáo sư quốc tế đều có ấn tượng tốt về tinh thần hiếu học, cử chỉ lễ phép với các thầy trong giao tế, về lòng hiếu khách của thanh niên Việt Nam. Họ cũng bảo: nói chung sinh viên Việt Nam có căn bản toán và khả năng tiếp thu tri thức khoa học rất tốt, nhất là thông qua máy tính.

Ngược lại, tôi và phần đông các giáo sư ngoại quốc rất khổ tâm về trình độ ngoại ngữ, sự yếu kém về thực tập, nhất là tư duy thực tiễn, thói quen ỷ lại, tính thụ động của sinh viên. Cuối cùng là sự giới hạn về kiến thức phổ thông của sinh viên. Ta đang trả giá cho

những chọn lựa sai lầm trong các quốc sách về giáo dục và đào tạo trong gần hai thập kỷ qua!

Tìm đến các trung tâm ngoại ngữ để nâng cao trình độ. (Ảnh: A.T)

Page 10: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Tôi có cảm tưởng đã có những phản ứng ngược không ngờ, mà nguyên do chương trình dạy nhồi nhét hiện nay tại Việt Nam.

Năm nào tôi cũng tổ chức phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra kỹ năng nói và nghe tiếng nước ngoài, kiểm tra cách ứng xử, nhất là kiến thức phổ thông cần thiết cho một thanh niên tốt nghiệp đại học. Tôi thấy khá phổ biến là họ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, không để ý các danh nhân đất Việt. Có em bảo với tôi là Trần Hưng Đạo đã chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đã đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ đã phá tan quân Mông Cổ !!! Tôi lấy làm lạ là ngay cả lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ họ cũng rất lờ mờ. Hiểu biết về địa lý, lịch sử các nước khác thì khỏi phải nói. Gần 15% học viên đã bảo với tôi là Canada là thành viên của Liên hiệp châu Âu, gần 40% cứ nghĩ Thụỵ Sĩ đã là thành viên từ lâu và chỉ chừng 5% kể đúng tên các thành viên sáng lập Liên hiệp châu Âu. Tôi có cảm tưởng họ không thích môn lịch sử, địa lý nữa. Các giáo viên dạy sử - địa quá tồi hay đây là hiệu quả của sự xuống cấp kinh khủng của trình độ giáo viên trung học? Tóm lại, thanh niên Việt Nam đang và còn rất nhiều khó khăn trên con đường hội nhập nếu không sớm cải tổ toàn diện và triệt để nền giáo dục.

GS Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ)

http://www3.thanhnien.com.vn/Kieubao/2005/8/20/119620.tno Công nghệ thông tin: Thu hút nguồn lực lớn từ Việt kiều

22:12:00, 20/08/2005

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm bắt tay GS Nguyễn Đăng Hưng. ảnh: D.Đ.Minh

Các trí thức-doanh nhân Việt kiều cần gì?

Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư trưởng Trường Đại học Liège (Bỉ): “Trung tâm đào tạo khoa học tính toán của tôi đã mở được 11 khoá và đào tạo gần 300 thạc sĩ, 20 tiến sĩ đang bảo vệ luận án. Do vậy nếu thành phố muốn thành lập Viện khoa học tính toán thì tôi sẵn sang tham gia”. http://web.thanhnien.com.vn/Kieubao/2005/8/18/119317.tno

00:24:00, 18/08/2005 Cần môi trường trọng dụng hơn là ưu đãi GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ, chủ nhiệm các chương trình cao học Bỉ và Việt tại ĐH Bách khoa TP.HCM và Hà Nội cũng khẳng định trong tham luận của mình: "Tiềm lực của kiều bào ta ở nước ngoài phải nói là rất lớn, chất xám của VN rất dồi dào. Cái giàu của VN chúng ta không phải là chất xanh đâu, mà là chất xám. Nhưng những tiềm năng ấy vẫn chưa khai thác hết". Theo ông, nhà nước nên "sử dụng chất xám một cách trân trọng, đúng nghĩa

Page 11: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

là không câu nệ, không thành kiến, không lý lịch phiền hà, không phân biệt quá khứ, thành phần, không tra hỏi từ đâu về, từ đâu đến...".

TTuuổổii TTrrẻẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=16607&ChannelID=3 Thứ Hai, 19/01/2004, 09:37 (GMT+7) Kiều bào là nội lực!

Hình như một vận hội mới bắt đầu khai thông cho dân tộc VN”, thay mặt bà con kiều bào, giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng nói. Dùng từ “hình như”, bởi theo ông Hưng, chất xanh (lượng kiều hối) cao như vậy, nhưng chất xám lại rót về quá ít ỏi, không xứng đáng với tiềm năng, trong khi đó chính là vốn liếng có giá trị kinh tế cao nhất, cần thiết nhất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Thách thức vẫn còn đầy dẫy trước mắt và công cuộc phát huy nội lực, huy động người dân vẫn còn là bài toán hàng đầu. Làm sao khơi dậy sức mạnh vô bờ còn tiềm ẩn, trong đó có phần đóng góp quan trọng của người Việt sinh sống ở nước ngoài”. Lời nói của TS Nguyễn Đăng Hưng cũng chính là tâm tư của không ít bà con kiều bào. ---- http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=49194&ChannelID=3 Thứ Sáu, 24/09/2004, 06:48 (GMT+7) Bế mạc Đại hội đại biểu Mặt trận tổ quốc VN lần VI:

Đại biểu Việt kiều Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư-tiến sĩ khoa học thuộc Đại học Liège, Bỉ, lại bày tỏ mong mỏi Mặt trận “chủ tâm hơn nữa trong việc sử dụng chất xám Việt kiều - nguồn tài sản vô giá của dân tộc đang nằm chờ khắp năm châu”. TS Hưng gợi ý Mặt trận nên có một ban riêng chuyên trách việc này, đồng thời sớm tổ chức một diễn đàn để trí thức, chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, bàn thảo, hiến kế cho Nhà nước về các lĩnh vực có tính chiến lược cho công cuộc phát triển.

Riêng về vấn đề vận động nhân dân giám sát các cơ quan công quyền, cán bộ công chức và tham gia chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Đăng Hưng kêu gọi Mặt trận xây dựng những biện pháp cụ thể, nhanh chóng bởi việc này “không những là hành động chính trị hữu hiệu nhất giành lại lòng tin của nhân dân mà còn mang lại cho Nhà nước hàng ngàn lần số tiền quyên góp...”.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65239&ChannelID=10 Thứ Bảy, 29/01/2005, 00:10 (GMT+7) “Xuân hội ngộ”

“Xuân hội ngộ” là tên chương trình giao lưu, gặp gỡ các Việt kiều tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, âm nhạc nhân dịp năm mới, diễn ra lúc 8g sáng nay 29-1, tại hội trường A Cung văn hóa Lao động.

Page 12: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Khách mời gồm GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (chủ nhiệm bộ môn cơ học ĐH Liège, Bỉ), nữ doanh nhân Phùng Kim Vy (giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú) và nam danh ca Elvis Phương sẽ tâm sự về nghề nghiệp của mình cũng như nguyện vọng được phục vụ, đóng góp cho quê hương.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=67308&ChannelID=3 Thứ Sáu, 18/02/2005, 23:27 (GMT+7) 19 Việt kiều nhận giải thưởng Vinh danh nước Việt

TTO - Tối nay, 18-2, lễ tôn vinh các gương mặt Việt kiều tiêu biểu được bầu chọn danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2004” do báo điện tử VietnamNet tổ chức đã diễn ra trong không khí trang trọng tại Nhà Thái học, Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Phát biểu với các đại biểu, ông Lê Truyền, phó Chủ tịch Uỷ bản Trung ương mặt trận tổ quốc bày tỏ mong muốn rằng “Vinh danh nước Việt” sẽ không chỉ đơn thuần là một danh hiệu mà khái niệm ấy sẽ trở thành ý thức, nhiệm vụ và nguyện ước trong mỗi người con đất Việt sống xa Tổ quốc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet cho biết “Vinh danh nước Việt” là danh hiệu được sáng lập bởi Báo điện tử VietNamNet và sẽ trở thành danh hiệu hàng năm. “Với khoảng 3 triệu kiều bào, hơn 300 nghìn chuyên gia cấp đại học và sau đại học, và tổng thu nhập hàng năm lên đến hơn 50 tỷ USD, tiềm năng chất xanh và chất xám của kiều bào là rất lớn. Chúng tôi hy vọng rằng, danh hiệu “Vinh danh nước Việt” sẽ góp phần tôn vinh nhiều Việt kiều tiêu biểu”, ông Tuấn nói.

Những gương mặt được bầu chọn Vinh danh nước Việt 2004 gồm 19 kiều bào, trong phần lớn hiện đang định cư ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, Bỉ, Canada.

CẨM HÀ

Danh sách 19 Việt kiều nhận giải Vinh danh nước Việt 2004:

1. GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (sinh 1941, cư trú tại Bỉ): Có nhiều đóng góp trong việc hợp tác về đào tạo Cao học Bỉ-Việt.

2. GS-TS nhân chủng học Lương Văn Hy (1953, Canada): Có nhiều đóng góp trong việc giới thiệu ngôn ngữ, tổ chức xã hội và kinh tế của VN bằng nhiều hình thức.

Các kiều bào tại Lễ trao giải - Ảnh: VNN

Page 13: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

3. TS Nguyễn Chánh Khê (1952, hiện đang định cư tại Việt Nam): Có 66 phát minh sáng chế tại Nhật và Mỹ, đem lại những ứng dụng kinh tế to lớn trong lĩnh vực máy vi tính, máy photocopy.

4. GS-TS Trần Văn Khê (1921, Pháp): Có những đóng góp to lớn trong việc giới thiệu văn hóa nói chung và âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng ra nước ngoài.

5. GS-TS Đặng Lương Mô (ở Nhật, đã hồi hương): Từng nổi tiếng ở Nhật và nhiều nước trong chuyên ngành điện tử bán dẫn và thiết kế vi mạch.

6. Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ (1950, Úc): Hiện định cư tại Việt Nam, là chủ nhiệm CLB doanh nhân Việt kiều, có những đóng góp rất lớn trong việc nối gần mối quan hệ giữa Việt kiều với trong nước.

7. GS-TS Ngô Thanh Nhàn (1948, Mỹ): Việc chuyển đổi, mã hóa chữ Nôm, chữ quốc Ngữ trên máy vi tính là một trong những đóng góp điển hình của ông cho đất nước.

8. Nhạc trưởng Lê Phi Phi (Macedonia): Giáo sư Trung tâm Âm nhạc và Múa Ilijia Nikolovski của Macedonia.

9. GS-TS âm nhạc Nguyễn Thuyết Phong (Mỹ): Là người Việt thứ hai (sau GS Trần Văn Khê) được ghi tên và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới.

10. TS Nguyễn Công Phú (1951, Pháp): Là chuyên gia quản lý các dự án lớn về điện, dầu khí, cầu đường tại hàng chục nước, ông tư vấn nhiều cho Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau về giao thông.

11. Tiến sĩ vật lý Nguyễn Quang Riệu (1932, Pháp): Được giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Pháp về những thành tích Thiên văn Vật lý.

12. Nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn (1958): Giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10.

13. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành (1932, Mỹ): Có nhiều đóng góp có giá trị giúp Việt Nam trong phát triển đầu tư và hội nhập quốc tế về kinh tế, tài chính.

14. TS kinh tế Trần Văn Thọ: Giảng viên có uy tín về thương mại quốc tế, kinh tế chuyển đổi... tại Nhật, là cầu nối quan trọng để nhiều sinh viên tại Nhật đi thực tế tại VN.

15. TS Trịnh Xuân Thuận (1948, Mỹ): Nổi tiếng trong chuyên ngành thiên văn tại Mỹ và trên thế giới.

16. GS-TS kỹ thuật y sinh Võ Văn Tới (1949, Mỹ): Thành viên Hội đồng quản trị Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) của Chính phủ Mỹ.

17. GS-TS vật lý Trần Thanh Vân (1937, Pháp): Bắc đẩu bội tinh của Pháp, người tổ chức các hội thảo vật lý quốc tế mang tên Gặp gỡ Việt Nam.

18. Chuyên gia ngân hàng và đầu tư Vũ Giản (1940, Thụy Sĩ): Giúp Việt Nam nhiều trong việc đào tạo, cải tổ ngân hàng đầu tư và chứng khoán tại Việt Nam.

19. KTS Hồ Thiệu Trị (1945, Pháp).

Page 14: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85403&ChannelID=17 Thứ Bảy, 25/06/2005, 21:20 (GMT+7) "Hàn" sọ bị vỡ, thay khớp xương

TTCN - Trong cuộc gặp gỡ các nhà khoa học trẻ với chủ đề “Nối vòng tay lớn” tại thành phố biển Nha Trang vào trung tuần tháng 6-2005, người ta nói nhiều về công nghệ của một tiến sĩ trẻ người Việt: “hàn” sọ. TTCN đã gặp TS Lê Chí Hiếu

- Tôi là Hiếu - Lê Chí Hiếu. Tôi là người Việt, vẫn còn mang quốc tịch VN mà... Tôi đến từ Trung tâm Công nghệ chế tạo thuộc Trường ĐH Tổng hợp Cardiff (Xứ Wales, Vương quốc Anh) và cũng là thành viên của Viện Kỹ thuật mô Cardiff.

Hiện tại có nhiều nhà khoa học VN có thể làm chủ nhiều công nghệ cao, có giá trị thực tiễn lớn và khả thi ở VN. Những tổ chức như câu lạc bộ các nhà khoa học và công nghệ Việt kiều do giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (vương quốc Bỉ) đang thành lập sẽ là những cầu nối và liên kết rất tốt cho việc chuyển giao công nghệ cao về VN.

* Anh sẽ trở về VN?

- Hiện tại tôi vẫn mang quốc tịch VN và chắc chắn tôi sẽ mãi là người VN. Tôi rất muốn trở về VN và chắc chắn sau này tôi sẽ trở về VN. Có lẽ ngày đó sẽ không xa.

Tôi lúc nào cũng rất tự hào mình là người VN. Tôi gặp nhiều giáo sư là người VN rất giỏi như giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ), giáo sư Võ Văn Tới (ĐH Tổng hợp Tuff, Hoa Kỳ)… Và một người nữa có lẽ ở VN ít biết đến nhưng tôi nghĩ mọi người nên biết, đó là giáo sư DT Phạm. Ông hiện là giáo sư ĐH Tổng hợp Cardiff và cũng là giám đốc Trung tâm Công nghệ chế tạo thuộc đại học này. Ông đã có hai bằng tiến sĩ và đã công bố trên 200 công trình khoa học…

http://www.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=92894&ChannelID=230 Thứ Tư, 10/08/2005, 11:24 (GMT+7) TUYểN SINH ĐH-CĐ

Thứ Tư, 10/08/2005, 11:24 (GMT+7) Điểm thi môn Sử thấp: Không phải là “đột biến”!

Page 15: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Học sinh không thích môn Sử - trước tiên hãy xem lại cách giáo dục trong nhà trường

Kiến thức lịch sử của giới trẻ vốn đã có nhiều khiếm khuyết và khoảng trống, nhưng qua kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2005 vừa qua, với khoảng 60% số bài thi môn sử dưới 1 điểm thì vấn đề đã được nhìn nhận đầy đủ hơn, không chỉ là những con số mà còn được nhân lên bởi những câu chuyện, những câu trả lời “cười ra nước mắt”.

Kết quả “giật mình” này phản ánh một quá trình chứ không phải là đột biến. Hãy nghe nhận định và ý kiến của một số giáo sư, nhà sử học và giáo viên dạy sử trước thực trạng này.

Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam:

“Lịch sử chỉ hấp dẫn, khi…”

Đề thi được đánh giá hay, tại sao kết quả lại dở như vậy? Tôi cho rằng khó có ngay được câu trả lời. Nhưng đây là dịp để ngành giáo dục nhìn lại mình. Gần đây, Bộ GD-ĐT có quan tâm đến việc này, mời các hội nghề nghiệp, trong đó có Hội Sử học cùng xem xét lại các chương trình giảng dạy phổ thông.

Ngoài những vấn đề về chương trình giáo dục, đội ngũ giáo viên… tôi cho rằng, vấn đề còn nằm ở chỗ : Lịch sử chỉ hấp dẫn và trở nên sâu sắc khi dựa trên thực tiễn đời sống xã hội. Sức mạnh lịch sử không chỉ nằm trong các sự kiện xơ cứng mà ý nghĩa của nó thì người ta chưa quan tâm nhiều.

Theo tôi, Sử học chỉ hấp dẫn khi nó có hai phẩm chất: trung thực, công bằng và nó phải có linh hồn. Tôi có cảm giác chúng ta đang giảng dạy, truyền bá một thứ lịch sử “vô nhân xưng”, không thấy con người mà chỉ là những ý niệm, khái niệm, ý tưởng cao xa.

Có một thực tế đáng suy nghĩ là tại sao ngay vào thời điểm này, chúng ta đang lo lắng thế hệ trẻ không quan tâm đến lịch sử thì việc công bố cuốn nhật ký của 2 liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm lại gây xúc động trong xã hội...

Đừng nói giới trẻ quay lưng với lịch sử mà vấn đề là lịch sử nào qua cách truyền bá, giảng dạy cho học sinh. Với cách giảng dạy như hiện nay, học sinh có thể thuộc lòng những sự kiện lớn nhưng lại không thấy được sức sống của nó qua từng con người cụ thể và tính biện chứng của nó. Đấy là chưa kể chúng ta đã để trống mảng lịch sử đời thường (thế nên mới có chuyện không làm nổi một bộ phim lịch sử)…

Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG HƯNG - Giáo sư trưởng Trường ĐH Liege (Bỉ), Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ và Việt tại ĐH BK TPHCM và Hà Nội:

Page 16: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

“Họ đã mất hứng thú trong học tập”

Qua kinh nghiệm phỏng vấn 10 khóa tại TPHCM và 6 khóa tại Hà Nội, tôi thấy phần lớn các em đã tốt nghiệp kỹ sư, nhiều em ra trường 3,4 năm rồi nhưng lại biết rất ít về lịch sử dân tộc, ngay cả danh nhân của tỉnh mình, làng mình… họ cũng không để ý tới. Có em bảo với tôi là Trần Hưng Đạo đã chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ đã phá tan quân Mông Cổ!

Ngay cả lịch sử hai cuộc kháng chiến gần đây, họ cũng rất lơ mơ. Tôi buồn quá nên có lần hỏi tại sao các em không biết về lịch sử dân tộc mình thì làm sao có thể làm tròn bổn phận của một công dân? Các em ấy đã trả lời thế này: “Thầy ơi, chương trình học hiện nay quá tải, giáo trình áp đặt, nhồi nhét, chán quá…

Tụi em học trả bài cho qua, học xong là quên hết”. Đó chính là phản ứng ngược. Khi tuổi trẻ có phản ứng ngược như vậy là họ đã mất hứng thú trong học tập. Và những tệ nạn, sao chép, gian dối đang hoành hành trong các kỳ thi tuyển sinh đại học có lẽ bắt nguồn từ đây…

Giáo viên LÊ QUANG DŨNG, giảng dạy môn Sử

Để môn sử không là “đồ trang sức” ở học đường?

Việc dạy và học sử ở trường phổ thông hiện nay với mục đích duy nhất là phục vụ… thi cử. Đề thi tốt nghiệp những năm vừa qua chỉ yêu cầu thí sinh thuộc bài là có thể đạt điểm cao. Điều này đã vô tình khuyến khích và dung dưỡng cách dạy-học vẹt. Các trường chỉ dồn sự quan tâm cho học sinh (HS) các lớp cuối cấp (lớp 9,12), dẫn đến thực trạng HS thuộc bài mà không hiểu sử, điểm cao nhưng không có tri thức lịch sử.

Bên cạnh đó, quan niệm của HS và một bộ phận cán bộ quản lý cho rằng môn sử chỉ là môn phụ, là “đồ trang sức”, có hay không cũng chẳng sao. Do vậy, dù người dạy có tâm huyết, muốn truyền “lửa” cho HS cũng không dễ. Xin nói thẳng, có một nghịch lý mỉa mai: môn sử tuy bị coi là môn phụ nhưng lại có “sứ mệnh vinh quang” làm “nghĩa vụ quốc tế” trong các kỳ thi tốt nghiệp.

Do quan niệm nó là môn học thuộc lòng, dễ kiếm điểm nên nó phải gánh điểm cho các môn thi khác! Đề thi ĐH năm nay theo tôi là đã chú trọng đến điều này. Học vẹt mà vấp phải đề thi như thế, điểm thấp là đúng rồi. Là người trong cuộc, tôi không bất ngờ trước kết quả đó.

Theo tôi, để “cứu” môn sử ra khỏi “thảm họa” này cần phải thay đổi quan niệm về dạy-học môn sử, từ người dạy, người học đến cán bộ quản lý. Rồi chương trình, sách giáo khoa, tôi nghĩ cần xem xét lại. Viết sách làm sao cho mỗi sự kiện phải sống động, dễ nhớ.

Học sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ máy móc các sự kiện ngày tháng, mà chiều sâu của sử chính là văn hóa, quốc hồn quốc tuý của dân tộc. Học sử là để được hun đúc tinh thần dân tộc lẫn những giá trị nhân văn. Việc đổi mới thi cử là hết sức cần thiết.

Cải tiến cách ra đề trong kỳ thi ĐH vừa rồi là một cách làm. Bộ GD-ĐT phải đi trước, người dạy người học sẽ tự điều chỉnh. Hãy chấp nhận một vài kỳ thi tốt nghiệp điểm số sẽ không cao, nhưng thà “đau một lát” mà “mát cả đời”, còn hơn cứ tự ru ngủ mình bằng những con số ảo.

Page 17: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Theo Sài Gòn Giải Phóng

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93965&ChannelID=3 Thứ Tư, 17/08/2005, 08:59 (GMT+7) Trọng dụng hơn nguồn lực kiều bào

TT (Hà Nội) - Lần đầu tiên một hội thảo qui tụ đông đảo trí thức trong và ngoài nước nhằm tập hợp ý kiến về việc trọng dụng nhân tài cho công cuộc phát triển đất nước đã được tổ chức hôm qua 16-8, tại Hà Nội. Hơn 60 trí thức kiều bào từ 17 nước đã về dự hội thảo, mang đến những tâm tư và nguyện vọng tha thiết đối với chính sách thu hút chất xám cống hiến cho đất nước.

Nhiều con tim đã vui trở lại

Khâu thực hiện còn “nhiều vấn đề”

“Tôi từ lâu mong muốn hình thành một tổ chức trí thức Việt kiều (VK) tại hải ngoại, nhưng nghị định 88 tồn đọng từ thời bao cấp không cho phép kiều bào tham gia bất cứ tổ chức dân sự nào hoạt động hợp pháp tại VN. Một tổ chức mang danh VK mà người Việt tại hải ngoại không có mặt là một nghịch lý khó chấp nhận”, GS-TS vật lý Nguyễn Đăng Hưng hiện định cư ở Bỉ phát biểu.

Theo GS- TS Nguyễn Trí Dũng (VK Nhật), điều gây nản nhất cho VK khi về nước làm việc là vấn đề cơ chế. “Trí thức, doanh nhân đều có công việc, gia đình ổn định ở nước bản địa nhưng phải mất đến mươi lần đi đi về về đứng nộp đơn xin mở công ty là rất vô lý. Những việc như vậy chính là phí phạm chất xám” - ông Dũng phàn nàn.

GS-TS Dũng cho rằng đường lối, chủ trương thu hút VK về nước rất tốt, nhưng khâu thực hiện còn “nhiều vấn đề”. Theo phân tích của ông, lượng kiều hối chuyển về nước hơn 3 tỉ USD mỗi năm (cao hơn cả mức đầu tư nước ngoài vào VN), tổng thu nhập hằng năm của bà con kiều bào lên đến hơn 50 tỉ USD, nhưng chưa có một cơ quan thẩm quyền trong nước đủ mạnh để khơi dậy nguồn lực này, xứng đáng với tầm vóc của hơn 3 triệu người Việt ở nước ngoài.

Bác sĩ Bùi Kim Hải (VK Bỉ) đề nghị hằng năm Chính phủ nên triệu tập diễn đàn đóng góp ý kiến, tạo cơ hội cho trí thức VK trên thế giới liên lạc với lãnh đạo của đất nước để nói lên suy nghĩ của mình, góp ý kiến trong mọi lĩnh vực của đất nước.

Bác sĩ Hải cũng đề nghị Nhà nước trao cho những người đã có nhiều đóng góp cho VN những chức vụ danh dự của Nhà nước như “lãnh sự danh dự”, tạo cơ hội cho VK có thể tranh thủ sự giúp đỡ nhiều nhất cho VN thông qua lãnh đạo cao cấp của chính quyền nước sở tại.

Miễn thuế với trí thức Việt kiều về nghiên cứu khoa học?

Các giáo sư, tiến sĩ đang trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề quan tâm đến sự nghiệp xây dựng quê hương tại hội thảo - Ảnh: Việt Dũng

Page 18: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình thừa nhận hiệu quả của việc thu hút chất xám về nước là chưa cao. “Nhiều VK khi gặp các vấn đề trong quá trình hợp tác chưa biết nên liên hệ với cơ quan nào giúp giải quyết, nhiều trí thức muốn về nước đóng góp nhưng chưa có nơi tiếp nhận” - thứ trưởng phát biểu tại hội thảo.

Theo thứ trưởng, việc ban hành các chính sách thông thoáng hơn cho VK cần đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính và luật pháp trong nước.

Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN) Bùi Mạnh Hải cho biết bộ đang chuẩn bị đề án “đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH-CN” trình Chính phủ, trong đó có nhiều nội dung liên quan thiết thực đến khuyến khích trí thức VK về nước làm việc.

Theo đề án này, trí thức VK trong thời gian làm việc tại VN được hưởng các ưu đãi như các cá nhân hoạt động KH-CN của VN, được bổ nhiệm giữ các chức vụ KH-CN, được khen thưởng, xét tặng các giải thưởng về KH-CN của VN. Ngoài ra, trí thức VK đưa các vật tư, trang thiết bị, kinh phí vào VN để thực hiện các đề tài nghiên cứu tại VN được tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và được miễn các loại thuế.

CẨM HÀ

VN đang trong xu thế hòa nhập với thế giới, đó là xu thế tốt. Nhưng trong hướng đi này, ta còn nhiều điều phải hoàn thiện. Tôi vẫn tin tưởng động lực mạnh mẽ nhất để phát triển xã hội là tính dân chủ.

Và tôi cảm nhận các nhà lãnh đạo đã ý thức mạnh mẽ về vấn đề này. Trong một cơ chế mà tinh thần dân chủ được nêu cao, tính công bằng được Nhà nước quan tâm, không ai bị bỏ rơi, là điều mà ai cũng ước mơ.

Nếu thực hiện được điều này, tôi tin chắc việc thu hút kiều bào trở về phục vụ đất nước sẽ rất mãnh liệt, chẳng những lớp người lớn tuổi mà cả những thanh niên Việt trẻ tuổi ở hải ngoại. Khi họ nhận được ở VN gốc gác của mình, họ nhất định sẽ trở về chung vai sát cánh với đất nước.

GS-TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG (Việt kiều Bỉ

GS-TS Nguyễn Đăng Hưng

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93941&ChannelID=87 Thứ Tư, 17/08/2005, 08:18 (GMT+7) Nhiều con tim đã vui trở lại

Thứ Tư, 17/08/2005, 08:18 (GMT+7)

Page 19: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

TT - Hôm qua, hơn sáu mươi trí thức kiều bào đại diện cho mọi lĩnh vực, ngành nghề từ khắp nơi trên thế giới tụ hội về Hà Nội họp mặt cùng các nhà quản lý và các trí thức trong nước để đề xuất và thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm góp sức trong việc kiến thiết đất nước, xây dựng một VN “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Trọng dụng hơn nguồn lực kiều bào

Trong số các nhà trí thức, các nhà khoa học này, nhiều người đã trở về nước tìm cơ hội làm việc và cộng tác từ những ngày đầu đất nước còn nghèo đói cùng bao rào cản về quan điểm và nhận thức.

Thật bất ngờ khi nghe những lời tâm sự của nhiều bậc “hiền tài”, cuộc trở về và đóng góp của họ bất chấp nhiều khó khăn lại bắt nguồn từ những động lực hết sức giản dị.

Đó là lời dặn dò của người cha với bác sĩ Bùi Kim Hải (Việt kiều tại Bỉ) trước ngày tiễn con lên đường đi du học năm 1971: “Khi nào con thành tài, con phải hứa với cha là trở về phục vụ đất nước mình, như thế việc học hành mới không uổng...”.

Còn với giáo sư Vũ Đức Vượng (Việt kiều tại Mỹ), đó là gương mặt của những người thân chào đón ông ở sân bay mỗi lần ông về. “Nhiều người than phiền, khó chịu về thủ tục hải quan và những cử chỉ thiếu thân thiện ở sân bay. Nhưng họ quên mất một điều rằng chẳng có sân bay nào lại đông vui người thân ra đón như mỗi khi họ trở về VN”.

Còn với tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, đang định cư ở Nhật, đó là tâm trạng nao nao, xúc động khi được dạo bước một sớm thu trên quảng trường Ba Đình và lắng nghe bản quốc ca trầm hùng vang lên.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình kể rằng nhạc sĩ Phạm Duy khi tiếp nhận văn bản cho phép ông về định cư và phổ biến tác phẩm đã nói: “Thật tuyệt vời. Đất nước đã đổi thay thế nào thì cùng lúc một viên tướng (ông Nguyễn Cao Kỳ), một nhà sư (thiền sư Thích Nhất Hạnh) và một nhạc sĩ lại cùng trở về...”.

“Sông có khúc, người có lúc” - Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình nói vậy. Chiến tranh, chia cắt đều để lại mất mát, nỗi đau rớm máu cho mỗi người, dù bên này hay bên kia trận tuyến.

Nhưng nay quá khứ đã lùi xa, ở bên này và bên kia bờ Thái Bình Dương, ai cùng chung nỗi bức xúc khi nước nhà còn lạc hậu, ai cùng chung nỗi hổ thẹn khi nạn tham nhũng làm điêu đứng và kéo lùi sự phát triển của đất nước?

Ai sẵn sàng xông pha, không tính toán tới đãi ngộ vật chất để cống hiến cho dải đất hình chữ S, vì một lời cha dặn, vì bản quốc ca của dân tộc, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của những người xung quanh?

Cuộc gặp gỡ, lắng nghe hiền tài lên tiếng này được tiến hành hơn một năm sau khi nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác với người Việt ở nước ngoài ra đời.

TS Đặng Quốc Kỳ (Việt kiều Pháp) và TS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) thân mật kề vai sát cánh, một lòng chung sức xây dựng đất nước - Ảnh: V.D.

Page 20: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều tại Bỉ) nói: “Nếu nghị quyết được thực hiện tốt, nó sẽ có sức công phá rất lớn và nó sẽ tạo ra sự ràng buộc, gắn kết chặt chẽ giữa những người cùng một nước, bất chấp khoảng cách về thời gian, không gian. Tôi đang chờ ở khâu thực hiện vì hiện nay theo tôi biết, từ khi nghị quyết này được ban hành, có nhiều con tim đã vui trở lại...”.

CẨM HÀ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94087&ChannelID=3 Thứ Năm, 18/08/2005, 03:32 (GMT+7) Chính sách thu hút chất xám kiều bào phải đồng bộ

TT (Hà Nội) - “Những chính sách nhằm thu hút chất xám của người Việt ở nước ngoài cần cấp bách hơn và đồng bộ hơn”, phát biểu của GS-TS Nguyễn Đăng Hưng tại buổi hội thảo lắng nghe trí thức kiều bào hiến kế xây dựng đất nước (diễn ra trong hai ngày 16 và 17-8) tại Hà Nội, được nhiều đại biểu kiều bào hưởng ứng.

Nhiều đại biểu nêu kiến nghị về việc cho phép Việt kiều (VK) được mang quốc tịch kép, tạo thuận lợi cho VK về vấn đề thị thực và đẩy nhanh việc miễn thị thực cho VK nói chung. Một số đại biểu đề nghị các chính sách liên quan tới VK của Nhà nước cần có sự tham khảo ý kiến của VK và nhất là các văn bản dưới luật về các vấn đề hồi hương, sở hữu nhà ở, thuế, thẻ cư trú dài hạn cho trí thức VK... phải được đơn giản hóa hơn nữa.

Lãnh đạo Bộ Khoa học công nghệ - môi trường và lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết sẽ duy trì hình thức gặp gỡ trí thức kiều bào để nghe hiến kế và kiểm điểm hằng năm về công tác thu hút chất xám của kiều bào.

C.HÀ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65780&ChannelID=13 Thứ Sáu, 04/02/2005, 18:37 (GMT+7) Thương hiệu Đại học

Trò chuyện với GS TS Nguyễn Đăng Hưng (*)

Ta biết rằng hệ 3-5-8 là hệ đang hiện hành tại các đại học Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Úc và nhiều nước lớn khác. Như vậy có nghĩa là gần như sẽ đi đến một nền đại học thống nhất trên toàn thế giới.

* Thưa ông, hiện nay, với chủ trương xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã cho các trường dân lập hay vốn nước ngoài thành lập ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt. Trong bối cảnh đó, các trường đã bắt tay tự xây dựng thương hiệu cho mình. Xin cho biết ý kiến ông về điều này?

Page 21: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Công nhận tính thị trường của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một tiến bộ. Đã là thị trường thì có cạnh tranh. Và theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn xây dựng thương hiệu là điều tất yếu. Vấn đề là thị trường phải như thế nào…

* Vậy thì theo ông, làm sao để có một thị trường giáo dục công bằng, lành mạnh?

Trước hết phải coi tư thục và công lập là con một nhà, không có con cưng mà cũng chẳng có con ghẻ. Muốn được vậy, điều quan trọng là phải bình đẳng về phân chia phúc lợi xã hội toàn dân. Đối với các trường đại học, cần công nhận quyền tự quản, bao gồm quyền tuyển sinh, cấp bằng, quản lý và bổ nhiệm nhân sự, tổ chức việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học…

Bộ chỉ quản lý khung:học trình quốc gia (trường nào cũng phải tuân theo chương trình học do bộ đề ra), chế độ (mức lương tôi thiếu, chức danh, học hàm…), thanh tra giám sát, hợp tác quốc tế… Lúc ấy, cạnh tranh sẽ theo hướng tích cực: giành thầy giỏi, trò giỏi. Thương hiệu thành công hay không là từ đây.

Để xây dựng thương hiệu, ngoài chất lượng quản lý, chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, còn phải có một chiến lược marketing, trong đó có việc xây dựng và quản bá thương hiệu. Việc này liệu có dẫn tới nguy cơ thương mại hóa giáo dục, điều mà chúng ta nghe nói tới gần đây?

Những tiêu cực hiện nay ở Việt Nam, theo tôi, một phần do ta chưa kịp xây dựng một khung pháp lý cần thiết. Mặt khác, do ta cho phép ra đời rất nhỏ giọt các trường dân lập nên dù vô tình hay cố ý, ta cũng đã duy trì cơ chế độc quyền, mất cân bằng cung – cầu.

Hiện nay, trước mắt nên bổ sung bộ luật doanh nghiệp, cho phép ra đời những tổ chức dân sự, tổ chức xã hội không có mục đích kiếm tiền (như các hội ái hữu, hữu nghị, cựu sinh viên, khuyến học…). Các đại học tư thục cũng thuộc loại này. Chú ý không nhằm kiếm tiền không có nghĩa là bất vụ lợi. Các đại học tư thục có phúc lợi nhưng không được dư tiền, chia lãi.mỗi năm ngân sách chi thu phải cân bằng. Phần lãi của trường phải được đầu tư cho nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường quy mô, phát triển ngành nghề. Việc xây dựng thương hiệu cho một đại học phức tạp lắm.

Tôi có một ví dụ mà tôi tâm đắc, chuyện về một đại học có thương hiệu nổi tiếng: đại học Stanford, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trường này được gia đình thành lập cách đây 113 năm. Jane và Leland Stanford là một gia đình doanh nhân giàu có.

Người chồng đã là thống đốc tiểu bang – Thượng nghị sĩ. Nhưng họ bất hạnh: đứa con duy nhất của họ bị bệnh qua đời mới có 16 tuổi. Sau những tháng ngày hụt hẫng khôn nguôi, một sáng thức dậy họ quyết định:”Tuổi trẻ của tiểu bang California sẽ là những đứa con của chúng ta”. Và họ cống hiến toàn bộ tài sản của gia đình cho việc thành lập một trường đại học mới.

Đại học Stanford nay được đánh giá là một trong năm đại học uy tín nhất nước Mỹ. Ông Stanford đã có lời tuyên bố, sau này trở thành “hiến pháp” của trường như sau: ”Đại học có mục đích tạo điều kiện để sinh viên thành đạt và hữu ích cho đời, đại học phải chăm lo sức khoẻ của cộng đồng nhân danh văn minh và nhân loại, đại học phải chỉ rõ ân huệ của tự do điều tiết bởi luật pháp, đại học phải dạy dỗ lòng yêu mến và niềm kính trọng những nguyên tắc cơ bản của việc trị nước xuất phát từ những quyền bất biến, quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người”. Sau khi Leland mất đi, có lúc tài sản của gia đình Stanford bị phong tỏa, đại học đứng bên bờ vực và Jane đã tìm cách duy trì hoạt động của trường bằng mọi giá.

Page 22: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Hai năm sau nhờ sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Cleveland, Toà án tối cao Liên bang ra phán quyết huỷ bỏ án cũ, trả lại cho Jane Stanford 11 triệu đô la và nhờ vậy ĐH Stanford mới sống trở lại.

Qua sự hình thành của thương hiệu Stanford tôi muốn nhấn mạnh ý tưởng sau đây: một thương hiệu lâu bền và thành công của một đại học đòi hỏi ở thành phần sáng lập những điều kiện, tư duy đặc biệt: có tài chính ban đầu dồi dào, vững chắc, có tinh thần phục vụ cộng đồng bất vụ lợi cao, sự gắn bó tâm huyết của người sáng lập và ban quản trị, ý chí sắt đá đảm bảo chất lượng trong mọi tình huống và nhất là tinh thần trách nhiệm của nhà nước đối với giáo dục, ngay cả ở cơ sở tư nhân.

Các trường nước ngoài khi vào Việt Nam họ thực hiện rất nhiều chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá tên tuổi của trường. Xin ông cho biết một số kinh nghiệm của trường châu Âu?

Ngân sách nhà nước rót về hàng năm tỉ lệ thuận với số sinh viên ghi danh. Trường nào kém chất lượng sẽ bị mất sinh viên và kết quả là năm sau mất tiền. Năm nào các trường cũng có chiến dịch quảng bá thu hút sinh viên. Đại học Liège mà tôi gắn bó gần 45 năm có cả một ban báo chí thông tin mà công việc chính là lo cho thương hiệu của trường.

Hiện nay trên bình diện toàn châu Âu, để bảo vệ thương hiệu của nền giáo dục, các nhà lãnh đạo giáo dục đang làm một cuộc cách mạng ngoạn mục. Với tuyên ngôn Balogna năm 1999, một cuộc cải tổ có tính đột phá được bắt đầu thực hiện từ năm 2004, theo một lộ trình thống nhất gồm các nội dung: Xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, toàn 29 nước của châu Âu chỉ còn ba loại bằng cấp:

1. Tú tài + 3 là cử nhân; tú tài + 5 là thạc sĩ; tú tài + 8 là tiến sĩ 2. Áp dụng chế độ đào tạo theo tín chỉ trên toàn châu Âu 3. Công nhận bằng cấp của nhau trên toàn châu Âu 4. Liên thông giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học 5. Củng cố việc trao đổi sinh viên, giảng viên bằng cách tăng cường học bổng và thù lao thụ giảng 6. Củng cố chế độ tự trị đại học cùng lúc với những phương thức kiểm định chặt chẽ chất lượng đại học.

(*) GS ĐH Liège, Bỉ, chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ và Việt tại ĐH Bách khoa TP.HCM và Hà Nội

Theo Sài Gòn Tiếp Thị http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65894&ChannelID=3 Thứ Sáu, 04/02/2005, 04:01 (GMT+7) "Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam"

Page 23: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

TTCN - 400.000 là con số kỷ lục từ trước đến nay về lượng Việt kiều về nước trong năm 2004. Bởi như lời Thủ tướng Phan Văn Khải trước hơn 600 Việt kiều tại buổi họp mặt mừng xuân Ất Dậu tại dinh Thống Nhất tối 30-1: “Người VN ở nước ngoài dù đi đâu, ở đâu, dù đi ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì, họ cũng là máu của máu VN, thịt của thịt VN”. Đã là máu, là thịt thì chẳng có gì tách họ khỏi quê cha, đất tổ.

Giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, tâm sự: “Tôi qua lại châu Âu - VN liên tục từ nhiều năm qua, nhưng những năm gần đây và đặc biệt lần này, tôi nhận thấy có một cái gì mới đang phảng phất đâu đây trong cộng đồng người Việt trong nước cũng như ở các nước trên thế giới. Có thể đó là sự trỗi dậy của lòng tự hào dân tộc”.

Ông Hưng đã từng có nhiều bài viết trên Tuổi Trẻ. Tiếp xúc với ông, đọc những bài viết của ông, người ta có thể thấy rất rõ nỗi bức xúc của một nhà khoa học tâm huyết và thẳng thắn. Ông nhận thấy đất nước đang trên đường phát triển và hòa nhập, từ một nước bấy lâu nay liên tục nhận tài trợ, giúp đỡ, đã thành một nước có nền kinh tế phát triển, lại biết sẻ chia, đùm bọc những nước bạn lân cận trong khu vực khi họ bị thiên tai. “Sau thảm họa kinh hoàng của trận sóng thần những ngày cuối năm 2004, VN đã thật sự làm bạn bè nể phục” - ông nói.

Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi...

GS.TS Trần Văn Khê, Việt kiều Pháp, say sưa ngâm lại câu hát ru con và cho biết ông đã được nghe chính giọng ngâm của một em bé VN sinh sống ở Hà Lan. “Khi đó tôi thật sự xúc động... Ở Pháp, người Việt mình cũng thèm lắm được nghe câu quan họ, câu ca trù, ca Huế... Điều này nói lên rằng người VN xa xứ không thể quên những điều thân thương nhất và cũng không quên truyền đạt lại cho con cháu. Đó là tình cảm. Tình cảm ấm áp hơn tất cả vật chất mà ta có được”.

TTIIỀỀNN PPHHOONNGG http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=2580&ChannelID=6

Chủ Nhật, 20/02/2005, 06:40 "Vinh danh nước Việt" không đơn thuần là một danh hiệu

Thủ tướng Phan Văn Khải bắt tay giáo sư Trần Văn Khê trong cuộc họp mặt bà con Việt kiều tại dinh Thống Nhất

Page 24: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

(TPO) "Vinh danh nước Việt" là Chương trình do báo điện tử ViệtNamNet phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Tối trao giải, chỉ có 7 Việt kiều đoạt giải có mặt, 6 người cử đại diện tới nhận giải, còn lại đều bận việc không thể về nhận giải.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập VietNamNet cho biết qua giải thưởng này, ông mong muốn tất cả những người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, nhất là khi Việt Nam đang sắp gia nhập WTO. Ông cũng hy vọng hơn 3 triệu kiều bào nỗ lực để làm rạng danh đất nước.

Trao kỷ niệm chương và bằng ghi nhận "Vinh danh nước Việt"

Page 25: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Ông Lê Truyền - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - khẳng định: "Nếu ở trong nước, chúng ta có những tấm gương sáng với những thành tích chiến công trong lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì cộng đồng ta ở nước ngoài cũng có những con người thành danh trong sự nghiệp, mang lại vẻ vang cho cộng đồng người Việt ở nước sở tại".

Và họ cũng chính là những người con đang miệt mài góp tay xây dựng quê hương bằng tài năng và sự nghiệp của mình. Họ là những hạt giống đất Việt nở hoa trên đất người, họ là những con người đang thực thi một nhiệm vụ cao cả đó là: vinh danh nước Việt trên khắp năm châu bốn bể.

Ông Truyền kỳ vọng: “Vinh danh nước Việt” sẽ không chỉ đơn thuần là một danh hiệu mà khái niệm ấy sẽ trở thành ý thức, nhiệm vụ và nguyện ước trong mỗi người con đất Việt sống xa Tổ quốc".

Tuy không thể về nhận giải, nhưng nhạc trưởng Nguyễn Phi Phi cũng đã gửi tâm sự của mình về nước qua một phóng sự của Vietnamnet: "Khi được biết mình được giải, tôi ngạc nhiên vì thấy mình đã làm, được gì nhiều đâu cho đất nước. Tuy nhiên đây thực sự là một niềm vinh dự"

Ông Nguyễn Chánh Khê thì hứa hẹn sẽ cố gắng nhiều hơn nữa đem trí tuệ của mình đóng góp cho đất nước, góp phần nâng cao trình độ công nghệ cao cho thế hệ trẻ. Ông mong mọi người cùng tạo nên những thành quả tốt giúp đất nước giàu mạnh hơn và vươn mình lên với thế giới.

GS. TS Đặng Lương Mô cho biết: "Trong 35 năm sinh sống tại nước ngoài, tôi đã tới hơn 41 quốc gia. Tôi nhận thấy, người Việt chúng ta hơn ai thì tôi không biết, nhưng chắc chắn chẳng thua ai. Tôi xin hứa sẽ cống hiến hết mình cho đất nước".

Có lẽ, người phát biểu dài nhất và văn hoa nhất luôn là chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành. Trong bài phát biểu của mình, ông còn đưa ra đoạn trích bài ký bia Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất (1442), khoa Quý Mùi (1763), rồi cả câu thơ của Lão Tử với lời nhắn nhủ: "Khi công tác đã hoàn thành thì nên lui về/đừng nên ở lại để cầu hưởng vinh hoa phú quý" hay như "Tạo ra mà

Danh sách 19 Việt kiều được vinh danh

GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG; GS.TS LƯƠNG VĂN HY-Giáo sư Nhân học, Chủ nhiệm khoa, Đại học Toronto (Canada); TS NGUYỄN CHÁNH KHÊ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - Khu Công nghệ cao TP.HCM; GS.TS TRẦN VĂN KHÊ - Viện sĩ Thông tấn Hàn lâm Viện Khoa học Văn chương Nghệ thuật châu Âu; GS.TS ĐẶNG LƯƠNG MÔ; Doanh nhân NGUYỄN NGỌC MỸ; GS.TS NGÔ THANH NHÀN - Sáng lập viên, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm; GS.TS NGUYỄN THUYẾT PHONG, người có công rất lớn trong việc đưa âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với thế giới; Nhạc trưởng Lê PHI PHI; TS NGUYỄN CÔNG PHÚ; TS NGUYỄN QUANG RIỆU - Giám đốc Nghiên cứu Cao cấp Danh dự tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp; Nghệ sĩ dương cầm ĐẶNG THÁI SƠN, người châu Á đầu tiên nhận giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10, tại Warszawa (Ba Lan); Chuyên gia tài chính BÙI KIẾN THÀNH; TS Kinh tế TRẦN VĂN THỌ; Tiến sĩ Vật lý thiên văn TRỊNH XUÂN THUẬN; GS.TS VÕ VĂN TỚI. GS.TS TRẦN THANH VÂN - Nghiên cứu viên Cao cấp Danh dự Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp; Chuyên gia Ngân hàng và Đầu tư VŨ GIẢN; Kiến trúc sư HỒ THIỆU TRỊ

Ông Nguyễn Chánh Khê

Page 26: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

không chiếm đoạt/ làm mà không cậy công/ làm bật lớn mà không làm chủ/ Đó gọi là huyền đức vậy".

Các màn biểu diễn nghệ thuật với các bài hát, điệu múa gợi nhớ quê nhà như Mùa chim về tổ của nhạc sỹ Lê Minh Sơn, Quê nhà của Trần Tiến, Ôi quê tôi của nhạc sỹ Lê Minh Sơn và màn múa Nắng lên trên nền nhạc của Lê Minh Sơn đã làm cho không khí lễ trao danh hiệu "Vinh danh nước Việt" càng nồng ấm tình quê nhà.

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=2028&ChannelID=2

Thứ Hai, 07/02/2005, 01:04 Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

Hãy luôn nhớ Tổ quốc ta là Việt Nam, nhớ tới Bác Hồ

(TPO) Đoàn kiều bào tiêu biểu đã tới thăm và trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ai cũng rất xúc động khi được tận mắt nhìn thấy và trực tiếp chuyện trò cùng Đại tướng.

Năm nay đã bước vào tuổi 95, tuy tuổi cao, sức khoẻ có phần giảm sút, nhưng Đại tướng vẫn còn rất minh mẫn.

Được gặp mặt Đại tướng trong căn phòng ấm cúng..., các kiều bào đã không nén nổi xúc động. Một Việt kiều tại Thái Lan cho biết, trong suốt thời kỳ kháng chiến, thường xuyên nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và biết được những chiến công lẫy lừng của quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, của Đảng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng chưa một lần được gặp. Ở Thái Lan, ông vẫn nhìn thấy những bức ảnh của Bác Hồ, bác Phạm Văn Đồng trên bàn thờ của nhiều kiều bào. Ông cầu chúc Đại tướng và phu nhân mạnh khoẻ mãi mãi....

Ông Nguyễn Đăng Hưng - Việt kiều tại Bỉ - rất xúc động được gặp người mà không những Việt Nam mà cả nhân dân trên thế giới đều phải kính trọng . Ông Hưng cho biết, ông chính là con trai ông Nguyễn Đăng Phan - Bạn học với Đại tướng tại trường Quốc học Huế năm xưa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Tôi rất cảm động khi được bà con đến thăm chúc Tết. Mong rằng đồng bào ta ở bất kỳ đâu trên thế giới luôn nhớ Tổ quốc ta là Việt Nam, nhớ tới Bác Hồ, làm tất cả mọi việc để nước ta giàu mạnh. Hiện nay Việt Nam vẫn là nước nghèo, hy vọng rằng cùng với sức lực của bà con, chắc chắn nước ta sẽ hùng mạnh. Tôi xin chuyển lời chúc năm mới, sức khoẻ, công việc làm ăn tốt lành tới bà con kiều bào ta trên khắp thế giới"

Quây quần bên Đại tướng

Kiều bào ở Thái Lan chúc tết Đại tướng

Page 27: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Lan Anh

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=7833&ChannelID=2 Thứ Sáu, 29/04/2005, 07:07 Cộng đồng Việt Nam tại Bỉ luôn hướng về quê hương

Bà Phan Thúy Thanh - Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembouge đã gửi cho Tiền phong Online bài viết của mình về tình cảm của bà con Việt kiều tại Bỉ đối với quê hương đất nước.

Cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ có khoảng 12 nghìn người, phần lớn đi du học từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước và sang định cư những năm sau đó. Cộng đồng người Việt Nam có mặt ở hầu hết các tỉnh thành, địa phương của Vương quốc Bỉ, có những đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội và đa dạng thêm nền văn hoá sở tại.

Tuy sinh sống ở xứ người, nhưng hầu hết bà con vẫn hướng về quê hương, đất mẹ Việt Nam. Nhiều người ở điều kiện và vị trí của mình đã trở thành những cầu nối cho những dự án hợp tác giữa Bỉ với Việt Nam. Trong hợp tác giáo dục - đào tạo, trước đây có các giáo sư Tăng Văn Hải, Trần Hồng Cẩm...; hiện nay có các giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Minh Thọ, Nguyễn Văn Hiền... với các dự án hợp tác đại học đã đào tạo rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nước nhà.

Anh Dư Thanh Khiêm với những dự án đào tạo về khách sạn - du lịch đã góp phần nhỏ bé vào nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của ngành du lịch - khách sạn đầy tiềm năng phát triển ở trong nước.

Sau gần 40 năm tu nghiệp, tiến sĩ Trần Hữu Vinh đã về nước tham gia dự án công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trên lĩnh vực y tế, bác sĩ Bùi Kim Hải luôn đau đáu với những dự án đầy tính nhân đạo như ghép thận, ghép gan và chữa bệnh cho những người nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Các Hội đoàn như Hội người Việt Nam, Hiệp hội Hoa Sen, Tráng Sĩ Đạo, Thuỷ Pháp... có nhiều hình thức hoạt động sinh hoạt phù hợp vừa nhằm giữ gìn bản sắc đồng thời tuyên truyền quảng bá văn hoá dân tộc .

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19158&ChannelID=78 Thứ Tư, 17/08/2005, 18:48 Giao lưu trực tuyến: Nguyện vọng khi trở về Đất Mẹ

Ông Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ tại cuộc gặp mặt với TBT Nông Đức Mạnh nhân dịp xuân Ất Dậu 2005 Ảnh: Lan Anh

Page 28: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

(TPO) Lúc 9 giờ, 5 vị khách mời đã có mặt tại trụ sở báo Tiền phong và bắt đầu buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Nguyện vọng khi trở về Đất Mẹ".

Làm việc tại Việt Nam và cống hiến cho đất nước là nguyện vọng của nhiều trí thức kiều bào. Những tâm tư, nguyện vọng của ho đã được chia sẻ tại cuộc giao lưu trực tuyến này.

Mở đầu cuộc giao lưu, Tổng biên tập Dương Xuân Nam bày tỏ: Tiền phong là tờ báo lớn của Việt Nam, là diễn đàn chính thức của tuổi trẻ Việt Nam với hệ thống ấn phẩm phong phú từ báo ngày đến báo tháng và nay là báo giờ.

Tiền phong luôn tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến. Cuộc giao lưu trực tuyến hôm nay với mong muốn có sự chia sẻ, trao đổi giữa các thế hệ kiều bào, giữa kiều bào với đồng bào trong nước để có nhiều ý kiến đóng góp cho đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

Tiếp đó, TS Nguyễn Trí Dũng nói: Việc xây dựng đất nước phát triển là một sự nghiệp cho tương lai. Điều này có nghĩa rằng, hiện nay đó là một việc chưa có. Cho nên chúng ta phải có những giấc mơ để thực hiện. Giấc mơ này có thực hiện được hay không là do khả năng của chúng ta. Đây cũng là ý nghĩa của cuộc sống. Theo tôi nghĩ, tuổi trẻ phải có hoài bão để xây dựng và phát triển.

Sau đó, các vị khách mời đã trả lời những câu hỏi của bạn đọc.

Thưa Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Dường như một giáo sư tài năng như ông rất được Nhà nước trọng dụng. Tại sao ông cho rằng trí thức kiều bào vẫn chưa được coi trọng? (Đặng Nghĩa Đô, 35 tuổi, Lê Thị Riêng, thành phố Hồ Chí Minh)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Phải nói một cách công bằng là chúng tôi từ 10 năm nay phải tự bươn chải để huy động tài chính để đề xướng và hình thành 2 trung tâm cao học với trường ĐH Bách khoa Hà Nội và trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Công việc này có tính chất tự phát và phát xuất từ tâm tình của chúng tôi đối với Việt Nam. Những Việt kiều đã có những việc làm như vậy hiện nay vẫn còn hiếm hoi và chưa xứng đáng với tiềm năng, số lượng và chất lượng của các trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.

Tôi biết hiện có 300.000 trí thức kiều bào ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học mũi nhọn. Tuy nhiên, số người hướng về công tác ở Việt Nam mới chỉ dừng lại con số vài trăm. Bởi vậy tôi nghĩ rằng nguồn chất xám của Việt kiều vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức. Ta chưa có cơ chế để cuốn hút lượng chất xám này một cách hữu hiệu. Ta cũng chưa có chính sách cụ thể nào về mặt hành chính để có thể thu hút các chuyên gia trí thức chưa có chính sách đãi ngộ đặc biệt nào nếu so sách với các quốc gia trong khu vực như: Singapore, Trung Quốc hiện nay.

Chính vì vậy tôi nghĩ chính sách “cầu hiền” của Đảng và Chính phủ cần được cải tiến nhất là sau khi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ vai trò của chuyên gia và trí thức Việt kiều trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Xin chúc bạn nhiều thành công và hẹn sẽ có dịp trò chuyện lại với bạn.

Tổng Biên tập báo Tiền Phong tặng hoa và phát biểu với các vị khách mời

Page 29: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Tôi rất tâm đắc với khái niệm nền kinh tế ý tưởng mà TS đề cập đến trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Tiền phong. Ông có thể nói rõ hơn về tác dụng của nó trong nền kinh tế nước ta hiện nay? (Hoàng Thanh Loan, 29 tuổi, Phùng Hưng, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Nhu cầu tiêu thụ hiện nay của loài người một phần là những nhu cầu cơ bản: ăn, mặc, ở. Thế nhưng, phần lớn là những nhu cầu phi vật chất như nhu cầu đi lại, trao đổi thông tin, thưởng thức văn hóa.v.v. và .v.v. Mà nhu cầu này trong xã hội ngày nay chiếm một phần rất lớn. Người ta ước tính, nhu cầu này gấp 3,4 lần nhu cầu cơ bản.

Cho nên, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc sản xuất đơn thuần những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản, chúng ta đã để mất những cơ hội lớn hơn trong hoạt động kinh tế. Ví dụ, tỷ lệ phải chi cho nói chuyện qua điện thoại di động trong lớp trẻ hiện nay chiếm tỷlệ rất lớn trong khả năng chi tiêu của mình. Nền kinh tế sản xuất của chúng ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức nhu cầu cơ bản, mà chưa quan tâm đủ về nền kinh tế ý tưởng.

Câu hỏi dành cho các bạn thanh niên Việt kiều tại Phap: Hiện nay, mức thu nhập trung bình của người VN còn rất thấp so với thu nhập mà các bạn có được tại Pháp. Các bạn có nghĩ đến điêu này khi về VN làm việc không? (Thanh, 25 tuổi, TPHCM)

Nguyễn Phương Hà: Dĩ nhiên rồi. Bởi mức sinh hoạt ở VN cũng thấp hơn so với Pháp nên mức thu nhập đó hoàn toàn phù hợp thôi. Ở Pháp, tuy bạn nhận được mức lương cao hơn, nhưng giá thành sinh hoạt, chi tiêu, ăn ở lại rất đắt đỏ. Chuyện làm việc cho một Cty nước ngoài cũng khác với làm việc cho Cty VN, vì thường thì các Cty nước ngoài có doanh thu cao và quy mô lớn, do đó mình có quyền đòi hỏi một mức lương khác. Nhưng nếu chấp nhận làm việc trong nước, chúng tôi cũng đồng thời chấp nhận một mức lương tương đương với các nhân viên Việt Nam khác. Đó là việc công bằng.

Thưa GS Nguyễn Đăng Hưng, trong bài phát biểu gần đây nhất tại Hội thảo trí thức kiều bào, ông có nói những vấn đề ông đặt ra hơn 30 năm trước trong việc thu hút chất xám kiều bào, nay vẫn chưa được giải quyết. Đó là vấn đề gì? (Cù Thái Bảo, 34 tuổi, Lê Chân, Hải Phòng)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Xin thưa với bạn là những vấn đề mấu chốt mà tôi thấy chưa được giải quyết là chính sách thông thoáng đối với chuyên gia trí thức nói chung và chuyên gia Việt kiều nói riêng.

Tôi nghĩ rằng người trí thức cần một môi trường dân chủ, một sự đặt để công bình để họ có thể sử dụng đúng mức tài năng chuyên môn của mình. Tôi vẫn thấy rằng công tác bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chuyên môn ở Việt Nam vẫn chưa dựa trên tài năng và chưa có cơ cấu hợp lý.

Giáo sự Nguyễn Đăng Hưng (phải) và Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng

Nguyễn Phương Hà

Page 30: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Tôi mong chúng ta ngày càng cải tiến việc bố trí cán bộ này để tuyển chọn được những người có tài, làm việc đúng chuyên môn. Việc này sẽ góp phần cải tiến phong cách quản lý và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ở các cấp trung gian.

Riêng về trí thức Việt kiều, tôi cũng rất trăn trở từ nhiều năm bởi lẽ ta chưa có cơ chế đủ thông thóang để thu hút chất xám Việt kiều. Những thủ tục nhập cảnh khá rườm rà, những chính sách về nhà cửa cho Việt kiều vẫn còn là những ách tắc.

Tôi mong mỏi sẽ có những cải tiến để Việt kiều, nhất là những Việt kiều có chuyên môn đã có nhiều đóng góp cho đất nước có được visa thường trực hoặc hộ chiếu Việt Nam để không phải gặp những phiền hà đôi lúc làm họ nản lòng.

Tôi cũng mong mỏi chính sách mới do Bộ Xây dựng đưa ra về mở rộng diện mua nhà tại Việt Nam để các chuyên gia Việt kiều đang chuẩn bị về hưu có thể thường trực sống những ngày cuối đời tại Việt Nam và đem sở học của mình đóng góp cho đất nước.

Tôi cũng công nhận so với cách đấy 20 năm, trong quá trình đổi mới chính sách nói chung đã có những thay đổi tiến bộ. Trong buổi hội thảo Việt kiều vừa qua, các đại biểu đã nhận thấy những điểm tồn động để có thể tháo gỡ không quá muộn màng.

Phần tôi, tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra ý kiến là ta nên thoát khỏi cơ chế xin – cho bằng cách đưa ra một luật duy nhất, một luật bao trùm nói rõ là từ nay không có sự khác biệt giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài. Tất cả người Việt đều bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ.

Đối với những người Việt định cư đã hội nhập và có quốc tịch tại các nước sở tại, tôi đề nghị nếu họ có nguyện vọng thì nên bố trí chính sách 2 quốc tịch để có thể cấp lại cho họ quốc tịch gốc để họ có thể đi lại dễ dàng. Tôi nghĩ lại nếu chính sách này được ban hành thì đây sẽ là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cuốn hút nguồn chất xám rất quý giá của Việt Nam đang nằm ở khắp năm châu.

Xin chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc. Mong có dịp trao đổi lại.

Hỏi các bạn TN tại Pháp: Các bạn có thể nói cho mình biết là lớp học tiếng Pháp của tổ chức như thế nào không? Mình sắp sang học ở Pháp, tiếng Pháp của mình chưa tốt lắm và nếu mình muốn học thì phải làm thế nào?(Ngọc, 23 tuổi, Ha Nội)

Bình - Phong: Một lớp học tiếng Pháp (do Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp tổ chức) thường có từ 6 - 10 sinh viên, do 2 - 3 giảng viên trực tiếp giảng dạy. Lớp thường học vào ngày thứ Bảy. Mục đích là giới thiệu đến các sinh viên nền văn minh, xã hội và tất nhiên là cả tiếng Pháp.

Mỗi tuần, giảng viên đưa ra một chủ đề, cả lớp đọc chung và cho ý kiến, từ đó sẽ nâng cao kiến thức về văn hoá Pháp và tiếng Pháp.

Theo chúng mình, để học tiếng Pháp hiệu quả nhất là nên kết bạn với những người bạn Pháp và thường xuyên nói tiếng Pháp. Nếu bạn có khó khăn gì, bạn có thể liên hệ với Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp qua trang web: www.ujvf.org .

Page 31: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Phương Hà: Lớp tiếng Pháp trong Hội cũng giống như lớp tiếng Việt, mục tiêu chính là làm cho thanh niên Việt kiều bên Pháp và các du học sinh Việt Nam bên đó giao lưu với nhau. Đến với lớp, không có chuyện bạn ngồi một chỗ viết và viết, mà phải trao đổi, làm quen, trò chuyện. Lớp học tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần. Các thầy giáo đưa ra các chủ đề khác nhau như món ăn, lịch sử... để học sinh thảo luận.

Ngoài lớp tiếng Pháp, mình còn muốn các bạn Việt kiều và du học sinh kéo nhau đi chơi, dã ngoại... Đấy mới là cách học tiếng Pháp (và cả tiếng Việt) hay nhất.

Em muon hoi cac anh chi thanh nien Phap. Cac anh chi co thuc su muon ve VN lam viec khong, hay chi noi "xa giao" nhu the? (Ha, 20 tuổi, Ha noi)

Lương Nguyễn Liêm Bình: Hiện tôi đang học năm thứ 4 Y khoa ĐH Paris 6. Sau khi học xong, tôi rất muốn về Việt Nam làm việc về y tế cộng đồng. Đó là lý do tại sao tôi thường xuyên về Việt Nam để làm quen dần với môi trường sống và làm việc ở quê nhà.

Trong những lần về thăm quê, tôi thấy Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nếu về Việt Nam công tác, tôi tin sẽ có cơ hội phát triển, cũng như có cơ hội đóng góp cho đất nước.

Hà Ngọc Minh Phong: Phong đã ra trường và làm việc được 3 năm trong ngành viễn thông ở Paris. Hiện giờ, Phong đang tìm một việc làm tại Việt Nam. Phong đã tiếp xúc với các Cty viễn thông quốc tế tại TPHCM và Hà Nội. Hy vọng Phong sẽ được nhận để được về Việt Nam làm việc.

Nguyễn Phương Hà: Việt Nam là quê hương của mình, mình muốn biết về VN nhiều hơn nên về làm việc tại VN là một cơ hội rất tốt. Đó là mong ước thực sự chứ không phải lời nói "xã giao".

Cháu rất mong Tiến sỹ có thể tiến hành cuộc điều tra càng sớm càng tốt để những người như cháu đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc để đầu tư vào ngành học mà sau này ra trường không dùng đến, hoặc phải học lại từ đầu. Tiến sỹ có thể cho cháu biết câu trả lời sớm nhất: bao giờ và như thế nào về cuộc điều tra đó. (Trần Ngọc Ánh, 24 tuổi, Hàng Chuối, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Rất cám ơn về ý kiến của em. Trường hợp của em cũng là một trường hợp phổ biến hiện nay. Đó cũng chính là lý do tôi đã đề cập đến nhu cầu cấp bách cần phải nghiên cứu lại mối liên kết tam giác: "Nhà nước- Đại học- Doanh nghiệp".

Trong xã hội, doanh nghiệp là chủ thể tạo ra vật chất của cải và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại học cung cấp nguồn nhân lực và chất xám qua những nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Chính phủ có những chính sách phát triển đất nước và đầu tư cho đại học để thực hiện vai trò đó.

Tuy nhiên, hiện nay việc đào tạo đại học chưa có mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa chuẩn bị cơ bản đủ để phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Cuộc điều tra có thể bắt đầu ngay với em và các bạn quan tâm về đề tài này. Em có thể cho biết ý kiến của em và gửi về địa chỉ mail của tôi: [email protected] (Minh Trân là tên của Cty điện tử công nghệ cao của tôi tại TP HCM)

Phương Hà

Page 32: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Thưa giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ngành Khoa học Hàng không & Không gian thực sự rất hấp dẫn, nhưng với điều kiện như ở VN hiện nay, những người trẻ yêu thích nó khó lòng đạt được chút gì đó gọi là thành tích. Có phải ra nước ngoài học trong trường hợp này là một sự lựa chọn bất khả kháng? Và nếu không, thì chúng em phải tìm đến đâu, khi giảng dạy đại học chỉ thuộc dạng "cưỡi ngựa xem... sao"? (Đan Hoài, 17 tuổi, Số 1 Chả Cá, Hà Nội)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Chào em. Tôi rất vui được biết có một sinh viên trẻ sẽ trở thành một người đồng nghiệp tương lai của tôi. Thật vậy, tôi là Giáo sư trưởng trong khoa Hàng không & Không gian của trường ĐH Liège (Bỉ) và các sinh viên của tôi bên Bỉ đại bộ phận là các sinh viên thuộc ngành này.

Các trung tâm đào tạo mà tôi đã đề xướng tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang sử dụng những phần mềm tính toán do khoa của chúng tôi thiết kế và tạo dựng từ 30 năm nay.

Những ứng dụng mà chúng tôi làm chính là những ứng dụng của ngành hàng không châu Âu, đặc biệt là tính toán cánh máy bay Airbus, tính tóan một bộ phận của hỏa tiễn Ariane...

Tuy nhiên, vì là những chương trình đào tạo tại Việt Nam nên chúng tôi phải biến đổi các phần mềm vạn năng này cho phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ tại Việt Nam và chính qua những phần mềm này chúng tôi đã dùng nó để hướng dẫn các em thiết kế và tính toán những nhà cao tầng, những cầu dây văng phức tạp, những mảng bê tông kè biển, kè sông.

Như vậy, nếu em tham gia vào chương trình đào tạo này và nếu em biết sử dụng nó cho các công trình cụ thể tại Việt Nam, em chỉ cần thay đổi một số cấu trúc để ứng dụng cho các ngành hàng không trong tương lai và nếu em học giỏi.

Em đậu bằng Thạc sĩ trong số 5 người đầu thì cũng có khả năng chúng tôi hỗ trợ em sang châu Âu làm Tiến sĩ ở các ngành mà các em yêu thích, trong đó có những ngành là giấc mơ của tuổi trẻ là không gian và hàng không. Thế thì, mong em hiểu là công việc của chúng tôi chính là công việc truyền đạt trí thức, chuyển giao công nghệ hiện đại bằng những công việc cụ thể phù hợp với trình độ của Việt Nam.

Tôi xin chúc em học hành tiến bộ và thực hiện được giấc mơ hàng không không gian của em.

Thưa TS Nguyễn Trí Dũng, cuộc điều tra quy mô lớn mà ông đang ấp ủ sẽ được tiến hành theo hướng nào? Em cũng vừa ra trường và hiện cũng đang làm trái nghề, điều này cũng là chuyện thường tình với phần lớn sinh viên ra trường hiện nay. Theo tiến sĩ vấn đề cốt lõi nằm ở đâu, và cần có giải pháp gì? (Thành Nam, 23 tuổi, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Lịch sử văn hóa kinh tế của VN còn quá non trẻ. Văn hóa liên kết giữa đại học và doanh nghiệp có thể nói là chưa có. Các GS đại học không chủ động tiếp cận với doanh nghiệp để thực sự hiểu nhu cầu của họ và các doanh nghiệp cũng không chủ động đến với các trường đại học để giải quyết những vấn đề của mình. Tôi hy vọng, đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy mối quan tâm và xây dựng mối liên kết này. Ý kiến đóng góp của các em rất quan trọng.

Gui Anh Ha Ngoc Minh Phong, anh luon mong muon duoc quay ve Viet Nam. Vay anh co san sang dem nhung kien thuc cua minh de phat trien cong nghe thong tin cho nhung vung con lac hau cua dat me chung ta hay khong? (Pham Thu Nga, 24 tuổi, TP Vinh-Nghe An)

Hà Ngọc Minh Phong: Tuần trước, Phong vừa tham ra chiến dịch Mùa hè xanh tình nguyện xây cầu bê tông ở tình Trà Vinh. Qua chuyến thực tế này, Phong thấy nhiều vùng còn nghèo, kỹ thuật công nghệ chưa phát triển.

Page 33: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Theo Phong, việc đầu tư phát triển cho những vùng quê nghèo đó là cần thiết, nhưng phải theo một kế hoạch cụ thể. Tất nhiên, nếu chỉ có một mình thì không một cả nhân, tổ chức nào có thể tự thực hiện nhiệm vụ này mà đòi hỏi phải có sự đồng sức đồng lòng của nhiều các cơ quan tổ chức.

Về phần mình, nếu có cơ hội, Phong sẵn sàng đem những kiến thức, hiểu biết của mình để phối hợp với các tổ chức đầu tư vào những vùng còn lạc hậu này.

Một thực trạng hiện nay là thanh niên Việt kiều thế hệ thứ 3 không biết nói và viết tiếng Việt, từ đó dẫn tới xa rời văn hóa Việt. Với tư cách lãnh đạo Hội Thanh niên VN tại Pháp, các anh chị có giải pháp nào cho vấn đề này hay không, hay chỉ chú trọng đến các bạn du học sinh tại Pháp mà thôi? Em xin hỏi thêm một câu riêng tư, vấn đề trên có ... đúng với 3 anh chị hay không? (Hà An, 20 tuổi, Số 5 Hàng Than, Hà Nội)

Bình - Phong: Chúng mình không dám nhận là nói tiếng Việt tốt, nhưng cũng đủ "vốn liếng" để giao lưu với các bạn trong ngày hôm nay (cười).

Đúng như bạn nói, một bộ phận Việt kiều thế hệ thứ 3 (thậm chí là cả thế hệ thứ 2) do không thường xuyên đợc tiếp xúc với tiếng Việt, ít liên lạc với bạn bè ở Việt Nam nên tiếng Việt có phần bị hạn chế.

Một trong những mục đích chính của Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp là giới thiệu văn hoá, văn minh, đời sống... của con người Việt Nam với các sinh viên Việt kiều. Bình là người phụ trách về văn hoá trong chương trình này.

Tháng Tám này, Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp đã tổ chức một lớp tiếng Việt cho Việt kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội với sự giúp đỡ của Uỷ ban Người Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự lớp học, đã có 15 sinh viên là Việt kiều Pháp. Sau 2 tuần của khoá học, tiếng Việt của các sinh viên Việt kiều đã được cải thiện rõ rết.

Ngoài việc học 3 giờ vào các buổi sáng, lớp học còn đi tham quan Viện Bảo tàng Dân tộc, Mỹ thuật, Văn Miếu - Quốc tử giám... Đây cũng là một cách học thực tế để củng cố kiến thức về văn hoá Việt Nam.

Tại Pháp, mỗi tuần, Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp cũng tổ chức 3 lớp học tiếng Việt (tối thứ Hai) với sự giúp đỡ của các sinh viên Việt Nam du học.

Phương Hà: Thú thật là bản thân tôi nói tiếng Việt cũng không sõi. (cười)

Đúng là thanh niên Việt kiều tại Pháp rất ít người biết nói tiếng Việt, nhất là những ai sinh ra ở Pháp. Hồi nhỏ, mình chưa nhận thức được việc biết nói tiếng Việt là quan trọng như thế nào, nên không chú trọng học tập đến nơi đến chốn.

Nếu ba má không bắt học, chắc cũng không nói được tiếng Việt đâu. Hiện giờ mình vẫn đang cố gắng mỗi ngày để nói tiếng Pháp được tốt hơn.

Trên thực tế, chỉ có những lớp dạy tiếng Việt thì không đủ. 6 năm trở lại đây, sinh viên VN qua Pháp học rất nhiều. Mình muốn các bạn ấy giao lưu thật nhiều với các bạn Việt kiều. Thứ hai

Minh Phong

Page 34: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

nữa là phải kéo các bạn thanh niên gốc Việt sang lại VN. Bây giờ bay về VN đã rất dễ dàng, do đó mình muốn phát triển mạnh các hoạt động giao lưu ở trong nước.

Mình cũng muốn các bạn Việt kiều biết hơn về thông tin tình hình trong nước, do đó các mạng thông tin qua Internet là vô cùng quan trọng.

Cách đây chừng 10 năm, cháu cũng theo học thêm về Kế toán Mỹ,chỉ vì theo mốt, chứ thực ra, nó chưa áp dụng nhiều vào thời điểm đó. TS có thể cho biết, vì sao TS dám "mạo hiểm" đưa vào một khái niệm khá mới mẻ này vào VN ngay trong những năm đầu đổi mới và triển vọng của nó thế nào khi ta gia nhập WTO. (Vũ Diệu Linh, 30 tuổi, Tôn Đức Thắng,Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Trong tất cả các hoạt động kinh tế, kế toán đóng một vai trò rất quan trọng. Hơn 10 năm trước đây, khi giới thiệu giảng dạy hệ thống kế thống kế toán Mỹ tại VN, tôi có suy nghĩ đây là một chuẩn bị cho nhu cầu hội nhập trong tương lai của VN. Vì hệ thống kế toán này là một chuẩn quốc tế. Hiện nay, hệ thống này đang được sử dụng rất phổ biến ở VN. Tôi rất vui mừng vì kết quả này.

Thưa GS Nguyễn Đăng Hưng, ông có thể cho biết nhà nước Bỉ có chính sách "chiêu hiền, đãi sỹ" như thế nào? (Nguyễn Thị Hạnh, 40 tuổi, 17 Phan Bội Châu, Hà Nội)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Xin chào cô. Về chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” của Bỉ thì cũng rất giản dị thôi. Nước Bỉ là một nước phát triển nên kẻ sĩ, người hiền đã được đặt, để đúng chỗ, đúng nơi và việc này rất phổ biến.

Thí dụ: Muốn chọn một Giáo sư ĐH thì bộ môn chuyên môn luôn công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu nhận các ứng viên. Các ứng viên chuẩn bị hồ sơ, các công trình khoa học, các tác phẩm đã xuất bản, những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, những thành quả đã đạt được ở trong nước cũng như ở quốc tế.

Các chuyên gia về bộ môn này sẽ nghiên cứu hồ sơ một cách nghiêm túc, họ sẽ mời ứng viên đứng ra dạy thử, giảng thử một giáo trình để xác định khả năng sư phạm của ứng viên này. Sau đó ban thẩm định sẽ sắp hàng các ứng viên và trình lên cho khoa. Khoa sẽ qua bỏ phiếu đề nghị với Hội đồng quản trị ĐH người đã được chọn.

Hội đồng quản trị này sẽ ra quyết định chọn lựa người hiền rồi gửi công văn lên Bộ và Bộ chỉ phải là một công việc là chuẩn y sự lựa chọn này.

Nước Bỉ tạo điều kiện rất cao cho một giáo chức ĐH để cho phép người này chỉ dạy 30% thời gian. Số thời gian còn lại là dành để nghiên cứu khoa học và giúp đỡ cộng đồng trong lĩnh vực của mình.

Nếu người giáo chức này được mời đi thuyết trình, đi công bố kết quả nghiên cứu khoa học tại các hội nghị quốc tế thì Nhà nước Bỉ luôn luôn có tài khoản dành cho việc hỗ trợ các chuyến đi này của các nhà khoa học.

Đây là tôi ví dụ về lĩnh vực cầu hiền tại Đại học. Các lĩnh vực khác cũng áp dụng chính sách chọn người một cách có bài bản như vậy. Và cũng phải nói Nhà nước Bỉ trả lương cho các chuyên gia một cách rất thỏa đáng để họ yên tâm hành nghề mà không phải lo toan mưu sinh như ta thấy hiện nay tại nước Việt Nam ta.

Xin chúc cô có nhiều niềm vui và mong được trao đổi thêm về việc này.

Page 35: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Gửi Lương Nguyễn Liêm Bình: Học xong bạn dự định tiếp tục công tác bên nước ngoài hay sẽ trở về Việt Nam. Nếu trở về bạn dự định sẽ làm việc ở đâu, với mức lương bao nhiêu thì bạn sẽ hài lòng? Xin hỏi thêm, lớp học tiếng Việt mà bạn vừa tổ chức có thú vị không? Kỷ niệm bạn nhớ nhất là gì? (Thanh Nhàn, 30 tuổi, Đan Phượng, Hà Tây)

Lương Nguyễn Liêm Bình: Như Bình đã trả lời ở câu hỏi trên, học xong BÌnh có dự định về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long công tác trong ngành y tế cộng đồng. Bình muốn làm việc trong một cơ quan quốc tế ở Việt Nam.

Về mức lương, Bình cũng chưa nghĩ tới vì còn đến tận 6 - 7 năm nữa mới tốt nghiệp đại học.

Còn lớp học tiếng Việt vừa qua, Bình thấy rất vui. Chắc chắn, sang năm sẽ còn thú vị hơn nữa (cười). Kỷ niệm nhớ nhất của Bình là lần cả lớp đến nhà cô giáo Vy dạy tiếng Việt, sau đó cả lớp cùng nấu các món ăn Việt Nam. Và sau đó, tổ chức ăn uống vui vẻ ngay tại nhà cô giáo.

Gửi chị Hà: Tôi thấy chị nói là muốn làm việc tại VN. Thực sự thì chị đã làm gì để biến ước muốn đó thành sự thật? (Long, 25 tuổi, 50 Hàng Bồ)

Nguyễn Phương Hà: Trong lĩnh vực của mình cũng có rất nhiều người VN rất giỏi. Do đó, mình muốn làm việc thêm một vài năm nữa ở VN để tiến bộ hơn nữa, học hỏi hơn nữa trước khi trở về VN. Chuyện trở về VN làm việc chỉ là một vấn đề của thời gian mà thôi.

Hơn nữa, còn phải lo thêm cho Hội Thanh niên VN vài năm chắc mình mới yên tâm về VN được (cười).

Ong co neu nghich ly"dao tao nhieu, nhung duoc su dung dung nganh nghe voi hieu qua cao con it". Vay truong Doanh thuong Tri Dung cua ong da ap dung he thong giao duc nao de giai quyet nghich ly tren? (Nguyen Long, 22 tuổi, Hoan Kiem, Ha Noi)

TS Nguyễn Trí Dũng: Hiện nay trường Doanh thương Trí Dũng tập trung đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp và theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Chúng tôi đang có chương trình đào tạo nâng cấp các học sinh trung học kỹ thuật để họ có thể hiểu biết thêm về quản lý, tin học, ngoại ngữ... và được chuẩn bị tốt hơn, phục vụ đúng nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp.

Thưa GS Nguyễn Đăng Hưng, dù xa quê hương nhưng GS đã có nhiều đóng góp lớn lao cho đất nước. Chúng tôi rất biết ơn và khâm phục những con người luôn làm việc hết mình vì quê hương. Xin hỏi GS có định về VN sinh sống khi nghỉ hưu? Nếu về VN, GS dự định sẽ làm những gì? GS đánh giá như thế nào về hiệu quả dự án hình thành Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học công nghệ của Việt kiều tại TP HCM? (Quốc Dũng, 40 tuổi, Thanh Hoá)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Xin cảm ơn anh Quốc Dũng đã có những lời khá ưu ái cho bản thân tôi. Việc tôi đã làm chỉ là một hạt cát trong cái bể lớn những nhu cầu của xã hội Việt Nam trong thời đại hòa nhập quốc tế.

Tôi mong mỏi sẽ trở về Việt Nam khi nghỉ hưu và như vậy tôi sẽ có điều kiện nhiều hơn để tiếp tục cống hiến cho đất nước. Tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để có được một số thành quả nhất định hiện nay. Tôi mong mỏi có điều kiện để nhân rộng những thành quả này bằng cách góp phần về việc huy động chất xám Việt kiều từ khắp năm châu hướng về Việt Nam.

TS Nguyễn Trí Dũng

Page 36: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Thật vậy, rất đông đảo Việt kiều ở nước ngoài có hòai bão cống hiến cho quê hương mình. Nhưng những vướng mắc, những rào cản đôi khi làm cho họ nản lòng. Tôi hy vọng qua những kinh nghiệm đã có, giúp họ tránh được những khó khăn để họ có thể hội nhập vào Việt Nam và nhanh chóng đem sở học của mình để cống hiến cho Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng việc thành lập một hiệp hội của chuyên gia và trí thức Việt kiều hoạt động tại Việt Nam là một hướng giúp cho trong nước tháo gỡ những rào cản và chất xám Việt kiều sẽ chảy về Việt Nam một cách tươi tắn hơn.

Việc về hưu của tôi cũng không xa lắm. Xin cảm ơn anh Quốc Dũng và xin hẹn sẽ trao đổi với anh trong một dịp khác.

Em muốn được hỏi chị Hà và anh Phong là môi trường kinh doanh tin học tại Pháp như thế nào? Với bằng cấp hiện tại trong nước (như trường hợp của em), liệu có thể làm việc được ngay tại Pháp hay không? (Minh Dũng, 22 tuổi, Đại học BK Hà Nội, Khoa CNTT tiếng Pháp)

Nguyễn Phương Hà: Ở bên Pháp, những Cty về IT đòi hỏi ở các ứng viên khi được nhận vào phải làm việc thành thạo được ngay chứ không có thời gian rảnh để mà tìm hiểu công việc.

Để nâng cao trình độ, bạn có thể tự học tại nhà hoặc là đề nghị lên Cty để họ mở lớp đào tạo, nâng cao cho mình. Ở những tập đoàn lớn, việc này diễn ra khá thường xuyên, còn ở những Cty nhỏ thì ít hơn, hoặc không có.

Còn về câu hỏi thứ hai: Vì mình không học qua trong nước nên không thực sự nắm được trường hợp của bạn. Xin khất đến một lần khác nhé

Hà Ngọc Minh Phong: Ở Pháp, thường là năm thứ 3 (trường kỹ sư), sinh viên bắt buộc phải thực tập khoảng 6 tháng trong các Cty (có lương nhưng mức lương thấp). Nếu chứng tỏ được khả năng, sinh viên sẽ được nhận vào làm sau khi tốt nghiêp. Tỷ lệ sinh viên được nhận là khoảng 50%.

Trường hợp của bạn, theo Phong là bạn nên có thời gian học hoặc thực tập bên Pháp, cơ hội được nhận vào làm sẽ cao hơn. Đây là thời gian bạn phải chứng minh được khả năng thực tế của mình.

Thưa TS, liệu đến bao giờ mô hình liên kết "Nhà nước - Đại học - Doanh nghiệp" mới trở thành hiện thực tại VN? (Lại Quyết Thắng, 40 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Mô hình này sẽ trở thành hiện thực khi văn hóa liên kết phát triển. Nó có thể được thực hiện ngay trong vài năm tới khi xã hội chú trọng hơn về sinh hoạt văn hóa liên kết này. Còn lại là vai trò của Nhà nước, nhân tố thúc đẩy sự phát triển này để phục vụ cho những chính sách phát triển kinh tế quốc gia.

Page 37: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Chào bạn Liêm Bình, đọc thành tích của bạn mình quả thật rất nể. Học một lúc 2 khoa, trong đó có trường Y, một trường rất khó của Pháp, bạn có bí quyết hay kinh nghiệm gì ko? và điều kiện bên Pháp để theo học cùng lúc 2 khoa ntn? (Ngọc Châu, 24 tuổi tuổi, ĐH KHTN HN)

Liêm Bình: Ở Pháp, mỗi năm chỉ có 4 người (trong toàn nước Pháp) được phép học 2 trường Đại học Y và trường ENS - 2 trường Bình đang học. Đó là 4 người giỏi nhất trong kỳ thi Sinh học, Hoá, Toán, Vật lý, Tiếng Anh.

Vì học 2 trường nên Bình hơi bận. Năm 2004, Bình phải hoãn 1 năm bên trường ĐH Y để tập trung làm Master về Sinh học của trường ENS. Năm nay, Bình sẽ bước vào năm thứ 4 ĐH Y và làm thêm 1 Master nữa về Xã hội học.

Cách học của Bình không có gì đặc biệt, học từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối. Sau đó đi chơi...

Thưa GS.TS Nguyễn Đăng Hưng và TS Nguyễn Trí Dũng, các ông có cho rằng mình trở về nước bây giờ là... hơi muộn, vì thời gian phục vụ sau này cho đất nước chẳng còn được bao nhiêu? (Phú Thịnh, 32 tuổi, Hòa Bình)

TS Nguyễn Trí Dũng: Cảm ơn em về câu hỏi dí dỏm này. Cả hai chúng tôi đã về nước lần đầu tiên vào đầu năm 1976 và sau đó chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc để góp phần xây dựng đất nước.

Riêng cá nhân tôi, đã thành lập trường Doanh Thương Trí Dũng từ năm 1988 là trường tư thục đầu tiên trong cả nước và năm 1994 thành lập Cty điện tử Minh Trân - Đơn vị sản xuất xuất khẩu linh kiện điện tử công nghệ cao vào thị trường thế giới.

Kinh chao bac Hung! Thua bac, lieu bac co the ly giai viec nhieu du hoc sinh Viet Nam o lai nuoc ngoai sau khi hoc tap khong? Theo bac, chung ta can co chinh sach the nao de thu hut nhan tai ve lam viec cho dat nuoc? (Phan Thu Ngan, 26 tuổi, Thanh Xuan-Ha Noi)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tình trạng các lưu học sinh sau khi tốt nghiệp ở lại nước ngoài mà không sớm trở lại Việt Nam để cống hiến là một thực tế. Ta nên nhìn thực tế này một cách khách quan và ta nên xứ lý vấn đề này một cách tinh tế.

Hiện nay Nhà nước ta có chính sách gửi người đi du học, nhưng chưa có chính sách để các em đã tốt nghiệp ở nước ngoài tham gia vào các cơ sở kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Ta chưa có chính sách thỏa đáng về lương bổng cho các nhà giáo, cho các chuyên gia hành nghề tại Việt Nam. Ngay cả những người trẻ chấp nhận về Việt Nam làm việc ta cũng chưa có cơ chế thu nhận họ một cách đúng chỗ đúng người.

Bản thân tôi đã đào tạo nhiều Tiến sĩ tốt nghiệp tại châu Âu, Canada nhưng khi họ trở về Việt Nam, các trường ĐH vẫn không chào đón họ một cách trân trọng để họ có thể tham gia vào công tác giảng dạy. Có người sau khi trở về Việt Nam một vài năm đã phải quay lại các nước phương Tây vì ở đó họ có điều kiện làm việc rất đầy đủ.

Liêm Bình

GS Nguyễn Đăng Hưng

Page 38: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán hóc búa này? Tôi nghĩ nếu các em thấy chưa có điều kiện về ngay như tình trạng hiện nay mà phải ở lại để phát triển thêm khả năng nghiên cứu của mình thì điều đó cũng là một điều hay. Trong trường hợp này ta nên giữ liên lạc với các em này, ta nên bình tĩnh chờ đợi, ta nên kiện toàn các điều kiện tại Việt Nam, mở thêm các phòng thí nghiệm, mở thêm các trường ĐH quốc tế thì sẽ có một ngày không xa vì sự quyến luyến với quê hương của mình họ sẽ trở về và với hành trang khoa học được cập nhật đầy đủ sau những năm ở nước ngoài. Họ sẽ giúp đất nước trong ngành của họ để Việt Nam nhanh chóng bắt kịp các nước tiên tiến.

Còn đối với những em đã về, ta nên trân trọng hơn để đưa các em vào các trung tâm nghiên cứu hoặc những trường ĐH bằng cách cải tiến chế độ lương bổng, đãi ngộ về chỗ ăn chỗ ở để họ có thể sống và làm việc một cách thoải mái. Như vậy cần có chính sách cho các chuyên gia trẻ trong thời gian tới. Tôi ý thức rằng đây là một điểm mấu chốt của việc thu hút và sử dụng chất xám trẻ mà cơ quan chức năng cần có chính sách.

Mình và Bình cùng độ tuổi đấy, nếu được thỏa nguyện trở về Việt Nam phục vụ Tổ quốc, bạn sẽ làm gì. Bởi mình thấy bạn còn quá trẻ, lại vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Tương lai của một sinh viên Y khoa tại Pháp sẽ sáng lạn hơn nhiều tại Việt Nam. Bạn nghĩ sao? (Thanh Vi, 21 tuổi, Hà Tây)

Lương Nguyễn Liêm Bình: So sánh giữa điều kiện sống giữa Việt Nam và Pháp là rất khó. Nếu ở Pháp, có thể Bình sẽ có cuộc sống tốt hơn nhưng Bình vẫn muốn trở về Việt Nam làm việc, lý do rất đơn giản Bình có quê hương là Việt Nam

Với tư cách là một TS Kinh tế học, ông nhận xét gì về việc giá xăng dầu của ta cứ tăng dần, tăng dần như thế này? Ai là người chịu thiệt thòi trong việc giá xăng cứ tăng cao mãi? (Trần Huy Phương, 36 tuổi, Ngõ Lương Sử C, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Vấn đề năng lượng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện nay trên thế giới. Hiện nay, Hoa Kỳ cũng như các nước công nghiệp phát triển khác luôn luôn có chiến lược quản lý thị trường tiêu thụ năng lượng toàn cầu để phục vụ cho quyền lợi quốc gia của mình.

Việc giá xăng dầu tăng chưa từng có trong lịch sử như hiện nay là một mặt trái của chiến lược đó. Đương nhiên, nó ảnh hưởng đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, trước nhất là người tiêu thụ. Tình hình này không có dấu hiệu sớm được giải quyết vì khi tình hình chiến tranh tại Iraq chưa được giải quyết.

Tôi cũng rất quan tâm tới việc vì sao em lại đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.

Câu hỏi cho bạn Minh Phong: Bạn có nói là luôn mong muốn được quay về VN và làm việc trong lĩnh vực tin học viễn thông. Vậy xin hỏi điều gì còn cản trở bạn, tại sao bạn không về VN luôn? Tôi tin rằng chắc chắn bạn sẽ có một môi trường làm việc tốt và cũng có cơ hội thăng tiến tuyệt vời như công việc của bạn hiện nay. (Trọng Nghĩa, 27 tuổi, Hà Nội)

Minh Phong: Mình đã có những cuộc tiếp xúc với các Cty nước ngoài về viễn thông. Tuy nhiên vẫn còn một số thủ tục nữa cần phải giải quyết. Đến giờ này, Phong đã sẵn sàng...

TS Nguyễn Trí Dũng trả lời phỏng vấn cùng phóng viên Lan Anh

Page 39: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Thưa GS Hưng, chúng em hiểu được những tâm nguyện của những người xa xứ như thầy, nhưng thực ra mà nói có rất nhiều người đã về với mong muốn đóng góp sức mình để xây dựng đất nước mà không cần bất cứ một đãi ngộ nào cả nhưng chỉ một thời gian ngắn họ lại "phải" ra đi.

Vậy GS có biết tại sao họ lại phải ra đi? Liệu môi trường trong nước có đất cho họ cống hiến tài năng đã được thừa nhận? GS có nghĩ người Việt mình có tính ích kỉ và đố kỵ hay không? (Đoàn Minh Khoa, 23 tuổi, ĐHKTQD)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Em Đoàn Minh Khoa thân mến. Em đã đặt thẳng những vấn đề mà bản thân tôi cũng phần nào đã thấy. Nhưng tôi tin tưởng rằng cơ chế trong nước sẽ ngày càng hòan thiện để không có sự khác biệt giữa người Việt Nam trong nước và Việt kiều ở nước ngoài để chất xám Việt kiều được sử dụng một cách thỏa đáng tại Việt Nam.

Những vấn đề em đưa ra thực ra là những tình trạng thiếu thông tin, tình trạng chưa thỏa đáng của việc chọn người chọn việc. Tôi nghĩ rằng nếu tinh thần dân chủ ở cơ sở được phát huy thì vàng thau sẽ không lẫn lộn và những tệ đoan cục bộ sẽ dần dần lui vào bóng tối.

Tôi mong mỏi trong tương lai sẽ có những cơ chế một cửa cho Việt kiều để những rào cản, những vướng mắc về xã hội cũng như về tâm lý sẽ được khắc phục. Con đường tiến lên và phát triển hội nhập đã không thể cưỡng được nữa. Cho nên những tệ đoan, bảo thủ cục bộ sẽ phải dần dần bớt đi. Đây là điều kiện để Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và bắt kịp các nước láng giềng.

Cảm ơn em và xin hẹn lần khác.

Thưa TS Nguyễn Trí Dũng, Cháu rất quan tâm đến dự định tổ chức Một cuộc điều tra quy mô lớn đối với sinh viên đã ra trường sau 10 năm. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá nhạy cảm đối với giáo dục trong nước. Liệu nó có phải chỉ là 1 ý tưởng tham vọng hay không?(Đan Hoài,, 17 tuổi, Số 1 Chả Cá, Hà Nội)

TS Nguyễn Trí Dũng: Đây hoàn toàn không phải là một tham vọng mà là một nhu cầu nghiên cứu để thực hiện mối liên kết phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Rất mong thêm ý kiến của em.

Tôi rất mong, chúng ta sẽ cùng đóng góp để xây dựng văn hóa liên kết này.

Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường tin học và viễn thông VN vẫn còn ở dạng tiềm năng. Là những người đang hoạt đọng tại Pháp, một môi trường phát triển, các anh chị đánh giá như thế nào? Anh chị có ý định về làm việc hoặc gây dựng sự nghiệp riêng tại VN hay không?(Thăng Long, 22 tuổi, Đại học BK Hà NỘi. K46 CNTT)

Page 40: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Nguyễn Phương Hà: Đúng là thị trường VN mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển, nhưng mỗi năm Hà về nước, Hà lại thấy tình hình được cải thiện và tốt hơn rất nhiều. Ai cũng có điện thoại di động, nhất là ở các thành phố, xài Internet cũng dễ. Tuy nhiên, đi về vùng xa một chút thì sóng vẫn còn chập chờn (cười).

Còn về ý định mở Cty riêng, thú thật là mình cũng chưa tính đến chuyện đó. Dự định của mình là mở một Cty bên Pháp rồi hợp tác, bắt tay với các Cty trong nước trước đã. MÌnh muốn giống như một cái cầu nối, để hai bên có thể trao đổi với nhau nhiều hơn.

Minh Phong: Phong cũng từng có ý định thành lập Cty cùng với bạn. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Một phần là do Phong vẫn chưa biết nhiều về thủ tục thành lập Cty ở Việt Nam.

Xin chào bạn Minh Phong! Lần này về Việt Nam cảm xúc lớn nhất của bạn là gì? (Trần Anh Tú, 26 tuổi, Hà Nội)

Minh Phong: Về Việt Nam lần này, được đi làm tình nguyện, Phong cảm thấy rất vui. Qua những chuyến đi này, Phong đã hiểu biết hơn về cuộc sống ở các vùng quê ở Việt Nam.

Mắc dù những vùng quê Phong đến còn rất nghèo, nhưng những người dân nơi đây đã giành nhiều tình cảm cho Phong và các bạn thanh niên Việt kiều khác.

Thưa TS Dũng, Cty sản xuất linh kiện điện tử của ông hiện đã xuất sang các nước nào? Ông có sợ rằng khi trở về Việt Nam, lợi nhuận Cty sẽ giảm và khả năng thích ứng trong nước của ông sẽ không cao? (Bảo Hân, 25 tuổi, Gò Vấp, TPHCM)

TS Nguyễn Trí Dũng: Sản phẩm của Cty Minh Trân chủ yếu xuất vào thị trường công nghệ cao của Nhật Bản. Trong hoạt động kinh doanh, luôn luôn có những rủi ro và người làm kinh doanh là người phải đặt ra những kế hoạch để vượt qua những rủi ro đó, chứ không phải để lo sợ.

Hiện nay, tôi đang dịch để giới thiệu về cuộc đời của ông Honda Soichiro, xuất thân là một thợ sửa xe ô tô và xây dựng một ngành công nghiệp ô tô trên tòan cầu, dự định xuất bản vào đầu năm 2006. Người hoạt động kinh doanh sản xuất cần phải có những tư duy kinh doanh đúng đắn để phát triển. Việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản là một yêu cầu bức thiết cho giới kinh doanh của VN.

Anh Phong ơi, nếu anh xin việc ở VN quá khó khăn thì anh có nản lòng không? Vì thực ra xin việc ở VN với người VN gốc đã rất khó? (Bích Vân, 20 tuổi, Hà Nội)

Minh Phong: Nếu chưa xin được việc ngay tại Việt Nam, Phong sẽ cố gắng chứ nếu nản chí sớm sẽ không đạt được mục đích của mình.

Thưa GS để thi vào các Trung tâm đào tạo cao học của thây, cần những điều kiện gì? (Bá Đỗ, 50 tuổi, TP Vinh)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Chỉ có một điều kiện duy nhất là học viên phải tốt nghiệp kỹ sư hay cử nhân của một trường ĐH Việt Nam. Ngoài ra, vì đây là một chương trình cấp bằng châu Âu nên

Nguyễn Phương Hà

Minh Phong trả lời trực tuyến

Page 41: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

các giáo trình do các Giáo sư châu Âu sang Việt Nam dạy sẽ là bằng tiếng Anh cho nên khả năng đọc, nghe và viết được tiếng Anh là rất cần thiết.

Cũng nói thêm là đối với các học viên nghèo, sẽ có những học bổng tại chỗ. Những học viên học giỏi sau năm đầu sẽ được nhận học bổng sang châu Âu 3 tháng để làm luận văn Thạc sĩ. Sau khi bảo vệ luận văn, những em giỏi sẽ được giới thiệu để tiếp tục chuẩn bị luận án Tiến sĩ tại các trường ĐH châu Âu.

Cac ban khong sinh ra va lon len tai Viet Nam, nhung cac ban la nguoi Viet. Tinh cam cua cac ba danh cho dat me nhu the nao? (Nguyen Thu Huong, 29 tuổi, Hai phong)

Nguyễn Phương Hà: Ở bên Pháp, những người VN sinh ra tại Pháp biết rất ít về VN. Chúng mình không được về VN, không biết nói tiếng Việt. Khi đó, nhiều bậc cha mẹ chỉ mong con cái hòa nhập thật tốt trong xã hội Pháp nên trong nhà cũng nói tiếng Pháp, có nói chuyện cũng chỉ đề cập đến tình hình ở bên đó mà thôi.

Khi còn nhỏ, bọn mình không nhận thức được về gốc gác. Nhưng chuyện đó, tất yếu, đến một lứa tuổi lớn hơn, sẽ phải nảy sinh. Vì đi đâu thì khuôn mặt của mình cũng là của người Việt Nam.

Điều may mắn là từ hồi nhỏ, ba má Hà luôn nhắc nhiều đến VN, khơi gợi trong các con nỗi nhớ nhà, thường xuyên liên lạc với người thân ở VN... Tất cả những điều đó làm cho mình luôn cảm thấy gần gũi với VN.

Minh Phong: Việt Nam là một phần trong người mình. Tiếng Pháp có câu nói rất hay rằng: Khi mình biết mình đến từ đâu thì mình sẽ biết mình đi về hướng nào.

Ở Pháp, các anh chị có tiếp xúc với các sinh viên VN rất nhiều. Các bạn thấy trình độ, khả năng của các SV VN thế nào?(Hồng Liên, 23 tuổi, ĐHKHXH và NV)

Nguyễn Phương Hà: Những bạn sinh viên mà mình được gặp nói chung đa số đều học rất giỏi và siêng. Giữa các bạn có tình đoàn kết rất chặt, thường xuyên nghĩ ra những dịp để gặp gỡ nhau.

Cách đây 2 năm, Hội Liên hiệp SV VN tại Pháp đã được thành lập và đã hoạt động rất hiệu quả trong việc nâng cao sự đoàn kết trong cộng đồng du học sinh bên đó.

Minh Phong: Hai năm trước, trong Hội, nhiệm vụ của Phong là liên lạc và hỗ trợ sinh viên Việt Nam du học và thanh niên Việt kiều nên cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ các du học sinh Việt Nam tại Pháp. Phong cũng biết nhiều sinh viên Việt Nam học rất giỏi trong các trường nổ tiếng ở Pháp.

Phong thấy các bạn sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp dù có điều kịên khó khăn hơn nhưng vẫn cố gắng học tập tốt.

Xin dược hỏi GS Hưng, liệu ông có một sự so sánh nào, trong khi ông trở về Việt Nam phục vụ cho Tổ quốc, thì luồng sinh viên trẻ du học (nhất là du học tự túc) lại đổ xô đi học nước ngoài. Tất nhiên, khả năng họ trở về nước phục vụ là không hề cao. Chất xám, rồi luồng tiền đều chảy ra nước ngoài. Tôi thực sự lo ngại về điều đó, còn ý kiến của bản thân ông? (Thế Anh, 38 tuổi, An Giang)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Bạn Thế Anh thân mến. Tôi hòan toàn chia sẻ nỗi lo âu này của bạn. Bởi vậy tôi không ngừng kiến nghị với Chính phủ và Bộ GD&ĐT là nên nhanh chóng chấn hưng nền giáo dục tại Việt Nam. Hiện nay ngành giáo dục đang bị báo chí và dư luận phê phán rất

Page 42: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

nghiêm khắc, nhưng việc cải tổ lại có phần chậm chạp. Một khi nền giáo dục không đủ sức thu hút tuổi trẻ của chính xứ mình thì sẽ có nguy cơ cho tương lai của đất nước.

Tôi nghĩ chương trình học hiện nay là nguyên do của việc tuổi trẻ Việt Nam đổ xô ra nước ngoài hay nhảy vào các chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam. Tôi cho đây là một lãng phí nữa của tài nguyên đất nước. Tôi mong mỏi công cuộc cải cách nền giáo dục và đào tạo tại Việt Nam sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cao nhất quan tâm không những trong việc ra chính sách mà ở khâu thực hiện cụ thể. Việt kiều có thể là người tư vấn cần thiết cho việc này.

Xin lưu ý với bạn là tôi đã viết rất nhiều bài báo về vấn đề đổi mới tư duy trong giáo dục đào tạo và cơ chế thị trường. Bạn có thể tham khảo trên Vietnamnet (Người viễn xứ) những chi tiết này. Mong bạn Thế Anh cũng như tôi sẽ thấy được việc cải cách nền giáo dục sẽ được thực hiện trong một ngày không xa.

Thưa GS Nguyễn Đăng Hưng, thầy có thể giới thiệu điều kiện thi vào Trung tâm của thầy?(Phương Đông, 25 tuổi, ĐHSP Hà Nội)

GS Nguyễn Đăng Hưng: Bạn Phương Đông ơi. Câu hỏi của bạn trùng với bạn Bá Đõ mà tôi đã trả lời rồi. Mong có dịp trao đổi với nhiều chi tiết hơn nếu bạn đến văn phòng cao học Bỉ - Việt của chúng tôi đặt tại nhà C8 tầng 2 trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Mong gặp lại bạn.

Thay mặt các vị khách mời tham gia cuộc giao lưu trực tuyến, GS Nguyễn Đăng Hưng xin gửi lời thăm hỏi thắm thiết đến tuổi trẻ Việt Nam và bạn đọc của báo Tiền phong.

Ông nói: Nếu các bạn cho phép tôi có một lời khuyên thì tôi sẽ nói rằng tôi mong các bạn hãy trở lại với những giá trị thực của tri thức, những giá trị thực của truyền thống Việt Nam.

Giá trị thực của tri thức là gì? Đó là không nên chạy theo bằng cấp, không nên chạy theo những hư danh mà phải học thực, mà phải học cho sâu sắc để trở thành một người chuyên gia với tất cả những ý nghĩa thực của nó. Đó là biết việc, biết hành xử, biết thích ứng công việc của mình, hiểu biết của mình với sự biến đổi vô cùng của thế giới ngày nay. Có như vậy ta mới có thể thành công đưa nước ta sánh vai cùng năm châu trong xu thế hội nhập ngày nay.

Trở về với giá trị thực của Việt Nam, tôi mong mỏi các bạn nghĩ đến những người đã khuất bóng, đã nằm xuống qua 2 cuộc chiến đầy cam go để chúng ta có ngày nay. Các bạn hãy noi gương anh Thạc, chị Trâm, những người trẻ tuổi rất bình thường biết yêu thương, biết trăn trở luôn luôn khát vọng về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Họ đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc, họ là những người anh hùng đã cảm hóa được ngay cả những người bên kia chiến tuyến. Đây là những giá trị đạo lý thuần Việt đầy tính nhân văn mà mọi người chúng ta cần tự hào và coi trọng, nhất là trong thời buổi thị trường nghiệt ngã hiện nay.

Chúc các bạn hạnh phúc và thành công.

Khách mời của chúng tôi:

GS.TS Nguyễn Đăng Hưng - Hiện là thành viên Ban Giám đốc Phong thí nghiệm Hàng không & Không gian thuộc Đại học Liège (Bỉ). GS Nguyễn Đăng Hưng cũng tham gia giảng dạy tại trường ĐH Bách khoa TPHCM và Hà Nội.

GS Ngyễn Đăng Hưng

Page 43: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Năm 1984, GS Nguyễn Đăng Hưng được trao Huy chương Louis BAES của Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ và sau đó là Huy chương Lao động hạng Nhất của Chính phủ Bỉ (năm 1996).

GS Nguyễn Đăng Hưng là 1 trong số 19 Việt kiều tiêu biểu được trao danh hiệu Vinh danh nước Việt.

Từ một năm nay GS Nguyễn Đăng Hưng phối hợp với Ban Việt kiều TP Hồ Chí Minh vận động thành lập Câu lạc bộ Chuyên gia và Trí thức Việt kiều về khoa học kỹ thuật để tập hợp và tạo cầu nối giữa các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và trong nước cùng tham gia xây dựng đất nước.

GS Nguyễn Đăng Hưng cũng ấp ủ việc phối hợp với ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh để hình thành Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học công nghệ của Việt kiều tại TP Hồ Chí Minh.

TS Kinh tế Nguyễn Trí Dũng, sinh năm 1948 tại Sài Gòn, được đào tạo tại Nhật Bản từ năm 1967, làm việc cho Liên Hiệp Quốc trong 17 năm - từ năm 1978.

Năm 1988, ông về nước mở trường tư thục đầu tiên ở Việt Nam mang tên Trường doanh thương Trí Dũng. Hệ thống kế toán Mỹ đã được ông giới thiệu tại VN từ những năm 1990.

Hiện nay, ông làm chủ một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác trên thế giới.

Ông đang ấp ủ kế hoạch làm một cuộc điều tra quy mô lớn với những sinh viên đã ra trường sau 10 năm để có thể hoá giải nghịch lý “đào tạo nhiều, nhưng được sử dụng đúng ngành nghề với hiệu quả cao còn rất ít.”

Thanh niên Việt kiều Pháp

Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp là nơi tập hợp khá nhiều thanh niên Việt kiều có tình cảm thực sự với đất nước. Cu ng với các sinh viên VN tại Pháp, họ tổ chức lớp học tiếng Việt, học nấu ăn và văn hóa truyền thống Việt Nam. Họ tổ chức các diễn đàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam và tham gia hoạt động tình nguyện trong nước...

3 thanh niên sẽ tham gia giao lưu trực tuyến là:

Nguyễn Phương Hà - 28 tuổi, Chủ tịch BCH Hội Thanh niên VN tại Pháp (UJVF). Hiện là Giám đốc Cty tin học tư nhân tại Pháp.

Hà Ngọc Minh Phong - 27 tuổi, Ủy viên BCH UJVF. Phong là thành viên trẻ tuổi nhất của đoàn kiều bào tiêu biểu lần đầu tiên được Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài mời về Việt Nam báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng, Nhà nước dịp Tết Nguyên đán 2005.

GS.TS Nguyễn Đăng Hưng

Tiến si kinh tế Nguyễn Trí Dũng

Hoạt động ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam VN của Thanh niên VN tại Pháp hôm 15/4/2005

Page 44: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Hiện nay, Minh Phong đang làm việc tại hãng France Telecom, nhưng anh luôn mong muốn được về Việt Nam làm việc trong lĩnh vực tin học, viễn thông.

Lương Nguyễn Liêm Bình - 21 tuổi, Ủy viên Ban chấp hành UJVF, hiện là sinh viên năm thứ 4 ĐH Y khoa và năm thứ 3 Khoa Xã hội hóa và Sinh học trường École Normale Superieure.

Mùa hè này, Liêm Bình vừa tổ chức thành công một một lớp học tiếng Việt ngay tại Việt Nam cho các bạn trong Hội.

TPO, Lan Anh

LAO ĐỘNG http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(46864)

Cập nhật: 10:09:40 - 02.10.2002

Việt kiều tại Vương quốc Bỉ: Ngày càng tạo được ấn tượng đẹp về Việt Nam tại Bỉ * Hoan nghênh việc kiên quyết xử lý băng nhóm Năm Cam Phái đoàn Chính phủ nước ta do Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu vừa thăm và làm việc chính thức tại Vương quốc Bỉ. Ngày 26.9, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ đã tổ chức buổi tiếp tân Thủ tướng và các thành viên trong đoàn; dự tiếp tân có các đại biểu của kiều bào ta đang sinh sống, làm việc và học tập tại Bỉ. Thay mặt bà con Việt kiều, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng phát biểu nêu rõ: "... Những sinh hoạt văn hoá, kinh tế, thương mại gần đây do Đại sứ quán tổ chức đã gây được những ấn tượng rất tích cực và hình ảnh của Việt Nam hôm nay đã thay đổi tại Bỉ. Hình ảnh ngày càng rõ nét của một đất nước đang vươn mình khắc phục các hậu quả chiến tranh, ngày càng kiện toàn cơ chế kinh tế, chính trị và xã hội, đẩy lùi tư duy bao cấp lỗi thời, ngày càng hoà nhập với cộng đồng thế giới trong xu thế phát triển bền vững, ổn định, hoà bình. Cộng đồng Việt Nam tại Bỉ cũng có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Một bầu không khí chân thật và cởi mở đã được phát huy, đưa Việt kiều tại Bỉ ngày càng gần hơn với đất nước". Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh: "Những tin tức phát xuất từ trong nước mới là quan trọng nhất. Thật vậy, phải nói sự khởi sắc của báo chí trong nước, không khí dân chủ phát động chống tội phạm, bài trừ xã hội đen; vạch trần rõ tên, rõ tội cũng như thái độ kiên quyết của nhà cầm quyền trong vụ Năm Cam đã dấy lên trong dư luận Việt kiều những niềm tin mới...". Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng bày tỏ sự phấn khởi trước các chính sách thu hút chất xám Việt kiều của Chính phủ; hy vọng rằng những chính sách này ngày càng được áp dụng cụ thể, ngày càng sát với thực tế để đông đảo chất xám Việt kiều trở thành tài nguyên thực thụ của quốc gia góp phần vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. P.V (Thanh Niên số 274, ra ngày 1.10.2002)

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(56515) Cập nhật: 14:47:47 - 24.01.2003 Những trái tim Việt Nam tìm về nguồn cội

Page 45: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Nhân dịp Tết Quý Mùi 2003, lần đầu tiên, UBND TPHCM khen thưởng 9 trí thức kiều bào và 3 công ty kiều bào vì đã có nhiều đóng góp cho đất nước. Đây là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những người con xa Tổ quốc, nhưng lúc nào cũng mong mỏi tìm về quê hương Việt Nam để chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

Mang kiến thức về phục vụ đất nước Cách đây hơn 26 năm, chỉ mấy tháng sau ngày miền Nam được giải phóng, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) đã có mặt tại Việt Nam. Sau đó, ông đã xin tài trợ của Trường Đại học Liège để về Việt Nam giảng dạy việc tính toán các cấu trúc xây dựng… Đến năm 1989, cùng với chính sách đổi mới của Việt Nam, ông được tạo điều kiện thuận lợi trở về quê cha đất tổ để được cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật còn non trẻ của nước nhà. Vậy là ước mơ cháy bỏng mà GS-TS Nguyễn Đăng Hưng ấp ủ từ lâu đã được thực hiện. Ngoài việc tham gia giảng dạy, thuyết trình tại các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với bộ môn Sức bền vật liệu, ông còn là người sáng lập ra Trung tâm đào tạo cao học Bỉ – Việt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM và Hà Nội. Tính đến nay, ông đã góp phần đào tạo 400 kỹ sư, 240 thạc sĩ. Không chỉ không nhận bất kỳ một khoản tiền lương nào của Việt Nam mà ông còn sử dụng số tiền 2 triệu đô la do Chính phủ Bỉ cấp cho việc thực hiện các dự án khoa học để mời các giáo sư ở Bỉ về cùng giảng dạy cho sinh viên Việt Nam. Ông cũng dùng số tiền Chính phủ Bỉ cấp để chi tiêu cho đi lại cấp học bổng tại chỗ cho 15 sinh viên. Nhờ học bổng của ông, không ít người đã theo học lên đến tiến sĩ… Ông xúc động thổ lộ: “Khi còn là một đứa bé 8 tuổi ở làng Bồ Mưng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tôi phải thất học, đi chăn trâu, lao động cực nhọc. Về Việt Nam, thấy lại hình ảnh của mình năm xưa, thương các em nhỏ nên từ sâu thẳm lòng mình, tôi nguyện phải trở về làm một điều gì đó cho Tổ quốc”. Noi gương ông, tất cả số du học sinh được ông đưa sang nước ngoài học tập, nghiên cứu đều trở về phục vụ đất nước. Tuy nhiên, từ trong đôi mắt của vị GS-TS 62 tuổi, chúng tôi thấy vẫn còn đôi điều trăn trở. Theo ông, chất lượng đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam hiện nay là vẫn chưa cao. Bệnh chạy theo bằng cấp còn tràn lan, tư duy chân chính tôn trọng thực học, quý trọng thực tài chưa lên ngôi đúng mức. Ông ước mong Việt Nam sẽ có chính sách phát triển các trung tâm đào tạo quốc tế liên đại học tại Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo thạc sĩ.

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(136786)

LĐ số 227 Ngày 17.08.2005 Cập nhật: 08:37:17 - 17.08.2005

Đất nước cần những người tài, dù ở trong hay ngoài nước "Chúng tôi, những trí thức Việt kiều, đã bao lần tự hỏi phải làm gì để giúp đất nước trên con đường hội nhập vào thế giới văn minh hiện đại? Tiềm lực của kiều bào ta ở nước ngoài rất lớn. Chất xám của Việt Nam rất dồi dào. Nhưng những tiềm năng ấy chưa được khai thác hết" - GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Trường ĐH Liège, Bỉ) trăn trở. Cùng với ông Hưng, 60 trí thức kiều bào từ 17 nước trên thế giới đã cùng nhau hội tụ tại Hà Nội hôm 16.8 để bàn biện pháp xây dựng quê hương.

"Cây có cội, suối có nguồn" Tới dự hội thảo "Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương", mỗi đại biểu có một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mục đích là hướng về đất nước với tấm lòng chân thành.

Các đại biểu dự hội thảo.

Page 46: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Bác sĩ Bùi Kim Hải - Vương quốc Bỉ nhớ lại: "Tôi đi du học Vương quốc Bỉ từ năm 1971, theo ngành y. Trước khi bước chân ra đi, cha tôi có dặn dò là khi nào con thành tài, con phải trở về phục vụ đất nước. Như thế, việc đào tạo của con không uổng và con mới xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên. Năm 1989, khi trở về VN lần đầu tiên, tôi có dịp đi thăm cơ sở hạ tầng của một số bệnh viện tại TPHCM. Tôi không thể đành lòng trước sự thiếu thốn ở hầu hết các bệnh viện. Trở về Bỉ, tôi không thể làm ngơ được trước cảnh mắt thấy tai nghe. Lời hứa với cha thôi thúc tôi hơn lúc nào hết. Tôi phải tìm cách giúp đỡ cho các bệnh nhân VN, cho đất nước VN". Giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng cho biết: Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng không thiếu người Âu, người Mỹ, người UÁc hay các nước khác sang Việt Nam trực tiếp giúp đỡ, chẳng lẽ người Việt sinh sống ở hải ngoại lại làm ngơ?". Còn TS Đỗ Thị Đông Xuân (Hungary) nghĩ: "Chừng nào dòng máu Việt còn chảy trong huyết quản, chúng tôi còn thấy mình có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước". Từ những suy nghĩ đó, GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng - chuyên gia đầu ngành cơ học Bỉ, suốt hàng chục năm qua đã đào tạo 300 TS cho đất nước. Mỗi năm, ông về nước 6 tháng và mở những khoá đào tạo nhân lực. GS Trần Thanh Vân - Giám đốc khoa học, thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) cũng âm thầm làm cầu nối giữa các nhà khoa học VN và các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. TS hoá học Nguyễn Thành Mỹ (Canada) đã mang kiến thức của mình về đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Chưa biết khai thác nguồn lực dồi dào Theo Uỷ ban Người VN ở nước ngoài, hiện có khoảng 300.000 kiều bào được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao. Tuy nhiên, số trí thức kiều bào về nước làm việc hàng năm chỉ dừng lại ở con số 200 lượt người. GS-TS hoá học Lâm Thành Mỹ (Pháp) vẫn còn nhớ một câu chuyện buồn: Cách đây 2 năm, một chuyên gia cao cấp người Việt từng làm việc trong cơ quan giao thông của Pháp gửi hồ sơ lý lịch cho UBND TPHCM, để xin làm việc không lương cho dự án đường hầm tàu điện ngầm, nhưng không được hồi âm. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình thừa nhận, trên thực tế việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún, mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều. Trong khi đó, nhiều trí thức muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước lại không biết trong nước cần gì và làm thế nào... "Chúng ta thiếu một cơ chế thông thoáng để trí thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước" - ông Bình nói. GS Nguyễn Đăng Hưng đề xuất: "Tôi mong Chính phủ cho phép thành lập một "Câu lạc bộ khoa học và kỹ thuật Việt kiều" để thu hút được tài năng, trí lực của cộng đồng cho đất nước". Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình cam kết: Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ

Page 47: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Trí Minh

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(75797) Gặp gỡ giữa kiều bào và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TPHCM:

Mong mỏi được tháo gỡ vướng mắc thủ tục nhập cảnh Ngày 14.8, Uỷ ban về Người VN ở nước ngoài TPHCM đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TPHCM với bà con kiều bào nhằm thông báo về những nét mới trong quy trình, thủ tục xin nhập cảnh vào VN. Pháp luật hiện hành quy định KB muốn xin hồi hương phải đáp ứng một trong những điều kiện là phải có thân nhân ruột thịt bảo lãnh. GS Nguyễn Đăng Hưng (KB ở Mỹ), một tên tuổi khá quen thuộc trong giới khoa học đang làm việc tại ĐH Bách khoa TPHCM, nói: "Nếu đối với những chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu mà VN đang cần, nhưng họ không còn người thân ruột thịt nào ở VN, thì quy định trên chính là rào cản đối với sự hồi hương của họ".

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(136786) LĐ số 227 Ngày 17.08.2005 Cập nhật: 08:37:17 - 17.08.2005 Đất nước cần những người tài, dù ở trong hay ngoài nước "Chúng tôi, những trí thức Việt kiều, đã bao lần tự hỏi phải làm gì để giúp đất nước trên con đường hội nhập vào thế giới văn minh hiện đại? Tiềm lực của kiều bào ta ở nước ngoài rất lớn. Chất xám của Việt Nam rất dồi dào. Nhưng những tiềm năng ấy chưa được khai thác hết" - GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Trường ĐH Liège, Bỉ) trăn trở. Cùng với ông Hưng, 60 trí thức kiều bào từ 17 nước trên thế giới đã cùng nhau hội tụ tại Hà Nội hôm 16.8 để bàn biện pháp xây dựng quê hương.

"Cây có cội, suối có nguồn" Tới dự hội thảo "Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương", mỗi đại biểu có một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mục đích là hướng về đất nước với tấm lòng chân thành. Bác sĩ Bùi Kim Hải - Vương quốc Bỉ nhớ lại: "Tôi đi du học Vương quốc Bỉ từ năm 1971, theo ngành y. Trước khi bước chân ra đi, cha tôi có dặn dò là khi nào con thành tài, con phải trở về phục vụ đất nước. Như thế, việc đào tạo của con không uổng và con mới xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên. Năm 1989, khi trở về VN lần đầu tiên, tôi có dịp đi thăm cơ sở hạ tầng của một số bệnh viện tại TPHCM. Tôi không thể đành lòng trước sự thiếu thốn ở hầu hết các bệnh viện. Trở về Bỉ, tôi không thể làm ngơ được trước cảnh mắt thấy tai nghe. Lời hứa với cha thôi thúc tôi hơn lúc nào hết. Tôi phải tìm cách giúp đỡ cho các bệnh nhân VN, cho đất nước VN".

Các đại biểu dự hội thảo.

Page 48: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng cho biết: Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng không thiếu người Âu, người Mỹ, người UÁc hay các nước khác sang Việt Nam trực tiếp giúp đỡ, chẳng lẽ người Việt sinh sống ở hải ngoại lại làm ngơ?". Còn TS Đỗ Thị Đông Xuân (Hungary) nghĩ: "Chừng nào dòng máu Việt còn chảy trong huyết quản, chúng tôi còn thấy mình có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước". Từ những suy nghĩ đó, GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng - chuyên gia đầu ngành cơ học Bỉ, suốt hàng chục năm qua đã đào tạo 300 TS cho đất nước. Mỗi năm, ông về nước 6 tháng và mở những khoá đào tạo nhân lực. GS Trần Thanh Vân - Giám đốc khoa học, thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) cũng âm thầm làm cầu nối giữa các nhà khoa học VN và các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. TS hoá học Nguyễn Thành Mỹ (Canada) đã mang kiến thức của mình về đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Chưa biết khai thác nguồn lực dồi dào Theo Uỷ ban Người VN ở nước ngoài, hiện có khoảng 300.000 kiều bào được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao. Tuy nhiên, số trí thức kiều bào về nước làm việc hàng năm chỉ dừng lại ở con số 200 lượt người. GS-TS hoá học Lâm Thành Mỹ (Pháp) vẫn còn nhớ một câu chuyện buồn: Cách đây 2 năm, một chuyên gia cao cấp người Việt từng làm việc trong cơ quan giao thông của Pháp gửi hồ sơ lý lịch cho UBND TPHCM, để xin làm việc không lương cho dự án đường hầm tàu điện ngầm, nhưng không được hồi âm. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình thừa nhận, trên thực tế việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún, mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều. Trong khi đó, nhiều trí thức muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước lại không biết trong nước cần gì và làm thế nào... "Chúng ta thiếu một cơ chế thông thoáng để trí thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước" - ông Bình nói. GS Nguyễn Đăng Hưng đề xuất: "Tôi mong Chính phủ cho phép thành lập một "Câu lạc bộ khoa học và kỹ thuật Việt kiều" để thu hút được tài năng, trí lực của cộng đồng cho đất nước". Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình cam kết: Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Trí Minh

SSÀÀII GGÒÒNN TTIIẾẾPP TTHHỊỊ http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=618&news_id=2908 Ngày giờ cập nhật: 31.08.2005 - 17:27 (Khám Phá)

Page 49: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Không thể kêu gọi chung chung

Hơn 60 nhà trí thức Việt kiều trên toàn thế giới đã hội ngộ ở Hà Nội trong hội thảo “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng quê hương” với những bài tham luận, những ý kiến đóng góp đầy nhiệt huyết. Nhưng, phần lớn trong số họ đều là những Việt kiều thế hệ thứ nhất, ra đi khi đã trưởng thành với một vốn liếng văn hoá Việt và tình cảm với đất nước khá sâu sắc. Vấn đề là đối với những thế hệ Việt kiều sau đó, bầu nhiệt huyết ấy có giảm?

GSTS Nguyễn Đăng Hưng là người khá nổi tiếng trong giới Việt kiều không chỉ vì thành tích khoa học của ông mà còn là vì cách ông dạy con cháu học tiếng Việt. Cách của ông là nếu con cháu chào ông và vợ ông bằng tiếng ngoại thì ông bà cứ tảng lờ như không nghe thấy, dần dần tạo ra được một thói quen nói tiếng Việt trong gia đình. Tuy nhiên, làm được như gia đình giáo sư Hưng không phải là đơn giản. Một thực tế buồn là những Việt kiều thế hệ thứ hai, thứ ba hiện nay không biết hoặc chỉ biết tiếng Việt lõm bõm không hiếm.

Chuẩn bị hành trang cho con cháu như vậy, nhưng giáo sư Hưng không khỏi lo âu. Về nước lần này để vận động cho việc thành lập một tổ chức của trí thức Việt kiều ngay tại Việt Nam . Ông cho rằng: “Nếu Chính phủ không tạo điều kiện thì một ngày kia thế hệ thứ nhất sẽ hết cơ hội vì tuổi già và những điều kiện hỗ trợ đang có hiện nay ở nước ngoài cũng sẽ mất đi. Con cái tôi thuộc thế hệ thứ hai, ăn học cũng khá đấy, cũng ngoan ngoãn đấy, nhưng làm gì có cái “nghiệp làm người Việt Nam” như chúng ta…?”

GSTS Đặng Lương Mô, từng có hơn 30 năm giảng dạy ở các trường ĐH danh tiếng của Nhật Bản, thừa nhận rằng có một khoảng trống về văn hoá Việt ở đối tượng trí thức trẻ. Theo giáo sư, nhiều Việt kiều trẻ tuổi khi về nước cũng nói tiếng Việt đấy, nhưng trên thực tế họ thiếu hẳn một cái phông văn hoá Việt. Chưa kể những người thuộc diện U30 thì thậm chí còn không biết tiếng Việt và nhiều người không còn là người Việt Nam . Nhưng theo giáo sư Mô, đây mới chính là lực lượng nắm bắt được khoa học công nghệ tiến tiến nhất và sẽ là nguồn lực thực sự trong tương lai, khi mà các chính sách của Chính phủ đủ độ “mở” cần thiết.

Những hạn chế về ngôn ngữ, rộng hơn là hạn chế về văn hoá cũng không phải là một trở ngại quá lớn đối với đội ngũ trí thức trẻ. Vấn đề là hiện nay làm sao giải quyết được vấn đề tâm lý đang đè nặng lên đội ngũ này. Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, người đã nhiều năm sống ở nước ngoài thì thế hệ thứ hai chịu ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề từ thế hệ thứ nhất. Mà thế hệ thứ nhất thì phần lớn lại là những người ra đi do bất đồng chính kiến, do thúc ép mưu sinh… toàn những lý do khiến cho họ có một cái nhìn không thiện cảm hoặc ít nhất là không công bằng với thực tế trong nước. Sự ảnh hưởng này, theo ông Thành, lớn đến nỗi nếu không có những chính sách cụ thể mà chỉ hô hào chung chung thì không thể nào thay đổi được. Trong hoàn cảnh đó, nếu thực sự muốn nhận được sự đóng góp trí tuệ của họ, thì không có cách nào khác là trực tiếp gặp họ chứ không phải chỉ “mời” họ về. “Thế hệ chúng tôi khác, ở nước ngoài nhưng ai cũng ít nhiều có mong mỏi trở về. Còn đối với thế hệ thứ hai, quay về không hẳn là một nhu cầu. Thành ra, phải giải quyết dứt điểm vấn đề tâm lý cho họ, đảm bảo một sự đối xử bình đẳng thực sự giữa người Việt trong và ngoài nước”.

Theo ông Thành, nhiều người Việt trẻ không muốn về thăm Việt Nam không phải vì khoản phí visa 30 USD, mà vì họ cho rằng, nếu họ được coi là người Việt Nam thì không cần visa. Tương tự như vậy, nhiều người không muốn mua nhà dù đã đủ điều kiện cũng không mua. Ông Thành cho rằng, việc nới lỏng điều kiện mua nhà cho Việt kiều mà chúng ta đang tốn nhiều công sức và

Page 50: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

giấy mực để bàn thảo, trên thực tế không có tác động tích cực gì đối với Việt kiều, thậm chí còn khoét sâu hơn tâm lý bị phân biệt đối xử.

Không chỉ vậy, theo ông Thành, còn có một lý do khác thực tế hơn khiến cho khoảng cách giữa đối tượng trí thức Việt kiều trẻ với đất nước tiếp tục là khoảng cách. “Thế hệ chúng tôi đã đến lúc nghỉ ngơi rồi, không còn phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền nữa. Nhưng với thế hệ thứ hai, họ có quá nhiều lo toan bởi đã cắm rễ quá sâu vào cuộc sống xứ người. Chẳng hạn, họ mua nhà trả góp trong vòng 30 năm, mua xe trả góp 10-15 năm, mua cái gì cũng như là mang thêm một món nợ dài hạn vào người. Chỉ kêu gọi chung chung là mời các anh về nước, nhà nước sẽ có chính sách đãi ngộ thoả đáng, liệu mấy ai đủ can đảm để dứt bỏ cuộc sống họ đang có?”.

Giáo sư Đặng Lương Mô cho rằng, những chính sách được khẳng định trong nghị quyết 36 của Bộ Chính trị là tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu cơ bản của Việt kiều. Nhưng việc thực thi ra sao thì lại là chuyện khác. “Nhiều việc rõ ràng là bất cập nhưng cả năm nay rồi không thấy biến chuyển gì. Do đó, thay vì chỉ hô hào chung chung, tôi cho rằng cần tập trung thực hiện sớm các chính sách đã được đưa ra trong nghị quyết này. Phải bằng những việc làm cụ thể thì mới tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng Việt kiều”.

Anh Minh

http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=618&news_id=3047 Ngày giờ cập nhật: 01.09.2005 - 10:1 (SGTT)

Người Việt ở nước ngoài: Cảm thấy như được về nhà

Ngoài dòng kiều hối mà giáo sư Nguyễn Đăng Hưng gọi vui là "lực xanh" đang chảy đều về nước, nguồn lực chất xám từ trí thức Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa được khai thông. Đây là vấn đề luôn được nhắc tới

trong các kỳ hội nghị gặp gỡ Việt kiều.

Trong những năm qua, nhiều vấn đề đã được giải quyết như xoá chế độ hai giá vé trong đi lại, chủ trương cho mua nhà... Trong làn sóng đầu tư của các Việt kiều, đã có những gương mặt là nhà nghiên cứu, nhà khoa học về nước giảng dạy hoặc định cư. Điển hình như trường hợp của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê về công tác tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Chúng tôi muốn về nhà

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Chuyển (Đại học nữ Nhật Bản), ẩn chứa đằng sau những tâm tư, nguyện vọng về thay đổi chính sách áp dụng cho Việt kiều, cũng chỉ là hai chữ: về nhà. Ông giải thích, những trí thức thật sự muốn trở về, thì đãi ngộ về tài chính bao nhiêu cho đủ. "Cái mà họ cần chính là cách đối xử sao cho họ cảm thấy: họ đang được về nhà".

Cái ý về nhà ấy còn có thể diễn giải theo một cách khác. Một trí thức tên tuổi ở Pháp từng phát biểu rằng, họ không yêu cầu chính sách đãi ngộ gì, mà chỉ muốn xem họ giống như trí thức trong nước là đủ. Cùng chung ý kiến này, tiến sĩ Nguyễn Văn Chuyển cho biết: "Cứ đãi ngộ trí thức trong nước cho tốt. Bên cạnh đó, cần phải xem Việt kiều là người trong nước".

Một khi chất xám trong nước còn chưa được trọng dụng, còn bị chảy máu ra bên ngoài (nhiều người học xong đã không chịu về nước) thì rất khó khiến cho chất xám bên ngoài chảy ngược

Page 51: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

về.

Chính sách cho người trong nước

Theo ông Tạ Nguyên Ngọc, vụ trưởng vụ Quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự đóng góp của chuyên gia, trí thức kiều bào là chính sách dành cho trí thức trong nước còn chưa được thiết lập, khiến cho trí thức trong nước chưa phát huy hết khả năng, chưa được đãi ngộ xứng đáng. Bên cạnh đó, thị trường khoa học công nghệ, chưa có khách hàng có nhu cầu thực sự và sẵn sàng trả giá cho chất xám. Nơi có quan hệ với Việt kiều thì chủ yếu là cơ quan hưởng ngân sách nhà nước nên việc hợp tác kém hiệu quả do tác động của thói quen quan liêu bao cấp.

Bộ Ngoại giao đang soạn thảo "Đề án xây dựng chính sách, biện pháp vận động, khuyến khích chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước". Đề án này nhằm phân tích thực trạng tình hình, những bất cập và kiến nghị những chính sách, biện pháp cần thiết. Đây được xem là động thái tích cực nhất từ trước đến nay, sau hàng loạt các hội nghị, hội thảo về thu hút chất xám Việt kiều. Đề án này được chờ đợi như một sự giải toả để không chỉ "đường thông" mà… hè cũng sẽ thoáng, có thể làm gia tăng nguồn lực cho phát triển đất nước. Theo đó, sẽ xây dựng một nghị định về việc này để "quy phạm hoá" chủ trương đã có, trước mắt là trình biện pháp khuyến khích đối với người có chuyên môn cao; xây dựng đề án thành lập ban chỉ đạo quốc gia về công tác đối với nguồn "nội lực từ bên ngoài"; lập Trung tâm thông tin, quỹ vận động để có điều kiện đi... vận động.

Thế nhưng, cũng phải giật mình nhớ lại là từ trước đến nay, ta chưa có một chính sách tầm quốc gia nào về việc trọng dụng nhân tài trong nước. Cách đây mấy năm, TP.HCM có tính đến một chương trình của riêng mình, các báo cũng có mở diễn đàn thảo luận đem ra thảo luận nhưng đến nay vẫn thấy im hơi lặng tiếng.

Tâm lý so bì dẫn đến hợp tác kém hiệu quả giữa trí thức trong nước và Việt kiều, được đánh giá là một nguyên nhân về mặt… nhận thức từ trong nước nữa làm cho việc thu hút chất xám Việt kiều chưa xứng với tiềm năng và sự mong đợi. Với những gì đang diễn ra như vậy, dù trên thực tế, chưa bên nào được đãi ngộ đúng mức cả thì sự so kè xét trên điều kiện hiện tại cũng không thể tránh khỏi.

Vậy nên, cái chính là chúng ta phải có một chính sách sử dụng người tài không phân biệt trong hay ngoài nước một cách hợp lý, từ đó mới manh nha được thị trường chất xám rồi để nó từ từ vận hành theo quy luật thị trường.

Nguyên Lê

http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/48556.asp Thạc sĩ châu Âu được đào tạo ngay tại Việt Nam 30-05-2004 14:14:05 GMT +7

Chúng tôi nghĩ rằng du học tại chỗ thực sự là một hướng đào tạo có lợi thế. Về phương diện kinh tế, nó ít tốn kém hơn so với đào tạo ở nước ngoài. Về xã hội, nó cho phép VN tránh được tình trạng lâu nay vẫn chảy chất xám sang các nước phát triển.

Page 52: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Trên thực tế chương trình này cũng đóng góp có hiệu quả vào hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và giúp giải quyết một số vướng mắc của những đề tài kỹ thuật gắn liền với thực tiễn.

Đó là nhận xét của GS Nguyễn Đăng Hưng đại học Liège (Bỉ), người đã sáng lập ra chương trình hợp tác đào tạo cao học châu Âu ngay trên đất Việt Nam. Chương trình “du học tại chỗ” này được bắt đầu từ dự án đào tạo cao học Việt - Bỉ, được khởi xướng từ năm 1989 và khóa đào tạo thạc sĩ về cơ học xây dựng đầu tiên khai giảng năm 1995; Về sau tổ chức các trường đại học trong khối EU cùng tham gia và tài trợ.

Từ đó đến nay, với sự góp sức của nhiều trường đại học lớn ở các nước: Bỉ, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển và các trường đại học VN như: ĐH Quốc gia, Bách khoa, Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi (Hà Nội), Bách khoa TP HCM... đã thu hút trên 350 lượt học viên ở khắp mọi miền đất nước theo học. Ngoài 16 đào tạo thạc sĩ, chương trình hợp tác này còn giúp các trường đại học VN đào tạo cả tiến sĩ.

Bên cạnh đó, chương trình còn triển khai một nội dung khá quan trọng: giao lưu, hợp tác nghiên cứu khoa học. Hằng năm nhiều giáo sư của các trường ĐH có tiếng trên thế giới như Montpellir, A ix-Marseile (Pháp), Liège (Bỉ), Lulea (Thụy Điển), Dejft (Hà Lan)... đã sang VN giảng dạy cho các khóa đào tạo thạc sĩ. Đổi lại cũng qua chương trình này, nhiều nhà khoa học VN đã ra nước ngoài thực tập, hợp tác triển khai các dự án khoa học liên quốc gia. Các nhà khoa học ở Vương quốc Bỉ, coi chương trình hợp tác này là “điểm hẹn của giới trí thức”. Cũng từ đây, những tính toán sức bền của các kết cấu phức tạp trong từng lĩnh vực cụ thể (máy bay, tàu thủy, cầu, lò phản ứng hạt nhân, giàn khoan, đập, nền móng...) của VN đã được giải quyết. Nhờ chuyển giao công nghệ có hiệu quả, các nhà khoa học thuộc các trường ĐH trong khối EU tham gia trong chương trình này đã có những đóng góp nhất định xây dựng cơ sở lâu dài và vững chắc cho nền kinh tế VN.

Sự thành lập trung tâm liên đại học về cao học ở VN đã đào tạo được trên 100 nhà khoa học do các trường ĐH châu Âu cấp bằng thạc sĩ. Phần đông trong số đó đã được các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học và nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đón nhận. Nhiều người sau khi nhận bằng thạc sĩ đã được gửi sang các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Canada, Đức... chuyển tiếp làm luận án tiến sĩ.

Cũng trong khuôn khổ chương trình này, cuối năm 2003, một thỏa thuận mới giữa ĐH Liège và ĐH Xây dựng VN, đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách Nhà nước. Với thỏa thuận này, 10 trường ĐH của châu Âu sẽ tham gia đào tạo cho VN 50 tiến sĩ về các hướng mũi nhọn trong ngành xây dựng, cơ khí, hàng không, thủy lợi, công trình biển... Được biết, vào tháng 6 tới, một thỏa thuận mới xác định lộ trình này sẽ được ký kết tại ĐH Liège hứa hẹn một tương lai mới cho vấn đề đào tạo cán bộ khoa học của VN.

Theo HNM

http://www.nld.com.vn/tintuc/chu-diem/73224.asp

GặP Gỡ KIềU BÀO MừNG XUÂN GIÁP THÂN

Kiều bào là luôn nội lực 16-01-2004 08:08:57 GMT +7

Đến chiều 15-1, đã có hơn 100.000 kiều bào về đón Tết Giáp Thân tại quê nhà. VN luôn có chính sách nhất quán, tạo mọi thuận lợi để kiều bào về thăm quê hương, trân trọng sự đóng góp của kiều bào trên mọi lĩnh vực trong công cuộc xây dựng đất nước. Chiều 15-1, tại Hà Nội, Ủy ban Về người VN ở nước ngoài, MTTQ VN và UBND TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ với hơn 600 kiều bào về quê đón Tết. Chủ tịch nước Trần Đức Lương chúc Tết kiều bào, thăm hỏi, chúc Tết bà con, Chủ tịch nước Trần Đức Lương vui mừng thông báo những thành tựu to lớn đất nước đã đạt được trong năm 2003 vừa qua. Chủ tịch Trần Đức Lương nhấn mạnh: “Những thành tựu to lớn đất nước đã đạt được có sự đóng góp thiết thực, quan trọng của kiều bào ở ngoài nước”... Trao đổi với bà con, Chủ tịch nước hoan ngênh nhiều trí thức, kiều bào thành đạt ở nước ngoài đã và đang sẵn sàng về nước làm việc, cùng

Page 53: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

chia sẻ trách nhiệm với các đồng nghiệp trong nước vì mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hướng về cội nguồn Nhà khoa học Nguyễn Chánh Khê (Việt kiều Mỹ), một người có uy tín trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như trong giới khoa học thế giới, thay mặt nhiều Việt kiều thông báo cho Chủ tịch nước biết cộng đồng người Việt ở nhiều nơi đang “Cố gắng vượt lên, ổn định cuộc sống và hội nhập vào đời sống kinh tế - xã hội của nước sở tại, đồng thời gắn bó máu thịt với quê hương đất nước. Các hội đoàn hoạt động hướng về Tổ quốc ở nhiều nơi tiếp tục được củng cố và phát triển, đặc biệt là xu hướng trở về cội nguồn của các em, các cháu thanh thiếu niên”. Kết thúc buổi gặp gỡ, Chủ tịch Trần Đức Lương nhấn mạnh: “Trước vận hội mới của đất nước, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, trong nước cũng như ở nước ngoài, hãy phát huy cao nhất tinh thần đại đoàn kết, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, chính kiến và địa vị xã hội, hãy cùng nhau chung sức, chung lòng phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một nước VN độc lập, thống nhất, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Kiều hối đạt mức kỷ lục Tối 15-1, tại trụ sở Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã diễn ra cuộc gặp mặt mừng Xuân Giáp Thân 2004 giữa lãnh đạo TPHCM với đông đảo kiều bào từ 14 nước và lãnh thổ về quê đón Tết. Buổi họp mặt diễn ra trong không khí nồng ấm như lời Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Minh Triết: “Đây là dịp gặp lại những người anh em từ xa trở về cùng đón cái Tết cổ truyền của dân tộc”. Ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, cho biết: Năm 2003 TPHCM cùng cả nước có những bước đột phá ngoạn mục, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao một bước đáng kể. Cũng trong năm qua, nhiều chính sách cởi mở và sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo TPHCM như một luồng gió mới đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Ẩn vui mừng thông báo: “Năm 2003 là năm mà đông đảo bà con kiều bào về thăm quê hương, với trên 300.000 lượt người. Các anh chị trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng về khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, đóng góp hàng tỉ đồng cho công tác xã hội từ thiện. Năm qua, đã có thêm 193 công ty kiều bào được thành lập với số vốn 312 tỉ đồng. Lượng kiều hối kiều bào đã gởi về trong năm qua đạt kỷ lục với 2,7 tỉ USD, trong đó TPHCM là 1,7 tỉ USD”. Cần có cơ chế và chính sách thoáng Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, kiều bào Bỉ, đã nêu cảm nghĩ của mình như vậy tại buổi họp mặt. Ông Hưng xúc động: “SEA Games 22 đã khép lại với thành công vang dội của nước chủ nhà Việt Nam. Nhìn dòng thác những tình nguyện viên tham gia phục vụ ngày hội lớn này, tôi đã tìm thấy... tôi. Khác chăng, tôi là một tình nguyện viên đóng góp chất xám sau nhiều năm thu thập, học hỏi được tại Bỉ rồi đem về phục vụ quê hương, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước ròng rã đã gần 2 thập kỷ”. Giọng chùng xuống, ông nói: “Người tình nguyện bao giờ cũng rất tự do và có một cái quyền khá to nhưng rất mong manh: Không thích thì thôi không tình nguyện nữa. Tôi đã lựa chọn chỗ đứng ở quê nhà. Chưa có điều kiện về hẳn, nhưng không ngừng gắn bó với quê hương, lắm lúc rất âm thầm, cô độc, nhưng không bao giờ có suy nghĩ buông xuôi, ngừng nghỉ...”. Vậy điều “tình nguyện viên chuyên nghiệp” cần nhất là gì? Ông Hưng khẳng định: “Đó là cơ chế và chính sách thông thoáng”. Nghiêm khắc với khuyết điểm, yếu kém Những trăn trở của ông Hưng đã được Bí thư Thành ủy Nguyễn Minh Triết chia sẻ. Ông Triết nói: Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh Hưng. Có lẽ ý kiến của anh cũng là suy nghĩ chung của nhiều kiều bào khác. Đất nước chúng ta đang trên đà tiến lên hằng ngày, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng nghiêm khắc nhìn lại thì thấy còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, còn nhiều bức xúc

Page 54: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

của nhân dân chưa được chúng tôi giải quyết tốt. Tôi biết, hiện vẫn còn nơi này nơi khác tạo ra những rào cản làm nản lòng kiều bào, những nhà đầu tư... Dừng một chút, ông nói tiếp: “Thưa quý vị rằng, những thiếu sót, yếu kém đó đang được chúng tôi từng bước tháo gỡ với quyết tâm cao nhất. Đảng bộ và chính quyền TP luôn xem kiều bào là nội lực và bà con vẫn là con Rồng, cháu Tiên. Chiều nay, tại buổi họp báo, ông Nguyễn Cao Kỳ đã nói những lời rất ấm lòng. Đấy, chúng ta hãy đối xử với nhau như vậy”.

Thái An - Minh Nam

http://www.nld.com.vn/tintuc/thoi-su/thong-tin-ca-nuoc/77865.asp

Kiều bào góp sức xây dựng quê hương 25-01-2003 00:00:00 GMT +7

. Thành tích: Các cá nhân và đơn vị được nhận quyết định khen thưởng của UBND TPHCM: GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (kiều bào Bỉ), TS Đoàn Kim Sơn (KB Pháp), PGS-TS Nguyễn Lương Dũng (KB Đức), GS Đặng Lương Mô (KB Nhật), TS Lê Ngọc Minh (KB Đức), TS Bùi Minh Đức (KB Mỹ), TS Cổ Minh Đức (KB Pháp), GS Nguyễn Phú Bá Đa (KB Mỹ), bà Tho Beckmann (KB Đức); Trường Đào tạo Việt- Mỹ, Công ty TNHH Babi và Công ty Vina USA. Tối 24-1, tại trụ sở UBND TPHCM đã diễn ra cuộc gặp mặt mừng Xuân Quý Mùi 2003 giữa lãnh đạo TP với đông đảo kiều bào về quê ăn Tết. Buổi họp mặt đã diễn ra trong không khí thân mật, ấm cúng như lời mở đầu của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Hải “...đây là dịp đón chào những người con xa xứ trở về sum họp với quê hương”. Trí thức Việt kiều về quê và cống hiến.- Thật bất ngờ khi trong số 9 trí thức kiều bào (KB) được UBND TP quyết định khen thưởng có người đã có mặt ở Sài Gòn từ những năm đầu giải phóng. GS-TS Nguyễn Đăng Hưng, đại diện Việt kiều yêu nước tại Bỉ, trong phái đoàn KB các nơi về tham quan đất nước ngay năm 1976; năm 1977, PGS-TS Nguyễn Lương Dũng (KB Đức) đã về nước trao đổi chuyên môn với Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM. GS Hưng tự cho mình là “người giỏi chịu đựng” nên ông đã vượt qua được thời kỳ bao cấp để tiếp tục giảng dạy ở Hà Nội từ năm 1979. Đến năm 1991, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới thì năm nào GS Hưng cũng về giảng dạy tại ĐH Bách khoa TPHCM. Số lần về cứ tăng dần mỗi năm, kỷ lục nhất là năm 2002 với 6 lần! Chỉ những chuyến về ít ỏi như vậy mà đến nay GS đã mở được 13 khóa đào tạo cao học các cấp thạc sĩ, tiến sĩ và đã cho “ra lò” 240 thạc sĩ chính thức được cấp bằng thạc sĩ của ĐH Liège, và trên 20 người đang theo học bậc tiến sĩ tại các trung tâm nghiên cứu hay các ĐH châu Âu, châu Mỹ. Còn với PGS-TS Nguyễn Lương Dũng, thì mặc dù cứ 6 tháng phải đi gia hạn visa một lần, nhưng ở TPHCM ông đã có một gia đình ấm cúng trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình. Câu đầu tiên khi tiếp xúc với nhà báo là “xin không kể chuyện thành tích”, mặc dù công việc đã và đang làm của ông tại Phòng Tính toán Cơ học thuộc bộ môn Cơ học của ĐH Bách khoa TPHCM rất được nhiều nhà khoa học, nhiều sinh viên kính nể. PGS-TS Nguyễn Lương Dũng là KB đầu tiên được Nhà nước VN phong chức danh Phó Giáo sư ngành Cơ học tháng 4-2002. Theo Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP, trí thức KB về nước ngày càng đông sau những năm 90. Từ năm 1993-2002, TS Bùi Minh Đức (KB Mỹ) hợp tác với bộ môn Tai - Mũi - Họng ĐH Y Dược TP phổ biến sớm các kỹ thuật mới về nội soi, phẫu thuật... GS-TS Đặng Lương Mô (KB Nhật) vận động ĐH Hosei giúp đào tạo 10 cán bộ giảng dạy cho TP, tài trợ trang bị phòng thí nghiệm mô phỏng và thiết kế vi mạch, cấp học bổng cho sinh viên nghèo... GS Nguyễn Phú Bá Đa (KB Mỹ), Giám đốc chương trình Việt Nam Trung tâm Phát triển giao lưu đa văn hóa trường ĐH Georgetown, Washington D.C, tổ chức tài trợ các khóa đào tạo về thương mại quốc tế, khung pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu... TS vật lý Cổ Minh Đức (KB Pháp), thành viên sáng lập chương trình đào tạo cán bộ VN thuộc ngành bảo hiểm, sáng lập chương trình đào tạo chuyên viên quản lý rủi ro bảo hiểm- tài chính... Vẫn làm giàu trên quê hương.- Ông Hoàng Ngọc Phan (KB Mỹ) rất tự hào sau nhiều năm “mượn tên người khác”, ông đã được Sở Kế hoạch- Đầu tư cho phép đứng tên trên giấy phép đầu tư với chức danh... Hiệu trưởng Trường Đào tạo Việt- Mỹ. Càng đáng mừng hơn khi trường của ông được đánh giá là nơi dạy ngoại ngữ có chất lượng tốt của TP.

Page 55: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

Công ty kiều hối Vina USA của ông Trần Quốc Thịnh (KB Mỹ) không chỉ ăn nên làm ra với lượng kiều hối huy động từ năm 1988 đến năm 2002 hơn 336 triệu USD, mà còn đóng góp cho các chương trình xã hội từ thiện trên 3 tỉ đồng... Bà Jacqueline Le Trinh, Giám đốc Công ty Babi, xúc động nói: “Tôi thật sự bất ngờ trước phần thưởng của TP dành cho mình bởi sự đóng góp của tôi cho TP này còn quá nhỏ bé so với những KB khác. Tuy vậy, tôi rất hạnh phúc vì phần thưởng được TP dành cho lại đúng vào dịp lần đầu tiên tôi về ăn Tết tại TP”. Chắp cánh gì thêm cho trí thức?.- GS-TS Nguyễn Đăng Hưng cho rằng: “Để hướng chất xám đắt đỏ, chất xám cao cấp trở về Tổ quốc cần phải có nhiều chính sách thông thoáng hơn nữa. Nhất là trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho thế hệ trẻ phải chuẩn bị thật kỹ, nếu không muốn thất thoát khoảng đầu tư tốn kém này”. Ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN ở nước ngoài, cho biết: “Bà con góp ý còn nhiều những thủ tục rườm rà, những vướng mắc khác. Nhưng chúng ta tin rằng những đóng góp thẳng thắn, đầy xây dựng của KB sẽ được lãnh đạo TP và trung ương quan tâm cải tiến, sửa đổi”.

Thay mặt KB, ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp người VN ở nước ngoài TPHCM, đã cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo TP đối với bà con KB, nhất là các KB về nước đầu tư làm ăn. Ông Thành xúc động nói: “Dẫu sống xa quê hương nhưng chúng tôi luôn có chung tâm niệm với lòng là luôn hướng về Tổ quốc, hướng về cội nguồn dân tộc...”. Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải cho biết, TPHCM sẽ không ngừng vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ mới, đặc biệt “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm đối với dân”, tiếp tục quan tâm nắm bắt nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của bà con KB để không ngừng bổ sung những chính sách đã có, nhằm tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi, hết sức tránh gây phiền hà

cho bà con về thăm, làm việc, đầu tư, kinh doanh, giáo dục mọi người xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp... Chủ tịch Lê Thanh Hải nhấn mạnh: “Nhân danh Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân TP, tôi kêu gọi bà con KB không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chính kiến, trình độ học vấn... hãy cùng góp sức xây dựng quê hương, xây dựng TP...”.

NGỌC CÚC - MINH NAM

http://www.nld.com.vn/tintuc/thoi-su/thong-tin-ca-nuoc/86385.asp Khen thưởng 12 trí thức và 3 công ty kiều bào 20-01-2003 00:00:00 GMT +7

(NLĐ)- Chủ tịch UBND TP vừa ký quyết định khen thưởng 9 trí thức và 3 công ty kiều bào đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các chương trình xã hội từ thiện của TPHCM. Các cá nhân và đơn vị được khen thưởng gồm: GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ), TS Đoàn Kim Sơn (Pháp), PGS-TS Nguyễn Lương Dũng (Đức), GS Đặng Lương Mô (Nhật Bản), TS Lê Ngọc Minh (Đức), TS Bùi Minh Đức (Mỹ), TS Cổ Minh Đức (Pháp), GS Nguyễn Phú Bá Đa (Mỹ), bà Tho Beckmann (Đức); Trường Đào tạo Việt - Mỹ, Công ty TNHH Babi và Công ty Vina USA. TP sẽ tổ chức trao các bằng khen này trong buổi họp mặt kiều bào mừng Xuân Quý Mùi ngày 24-1 tại trụ sở UBND TP.

Đầu tư kinh doanh của Kiều bào tại TPHCM 827 công ty với tổng vốn đầu tư 884 tỉ đồng và 51 triệu USD Trong năm 2002, cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã đón trên 341.000 lượt kiều bào về nước, tăng 10,8% so với năm 2001. Nếu tính trong 15 năm qua, từ ngày đất nước đổi mới, đã có 2.570.000 lượt kiều bào về thăm quê hương trong tổng số khoảng 2,7 triệu người Việt đang định cư ở các nước trên thế giới. Trong số kiều bào trở về nước làm ăn, cho tới nay đã có 827 công ty đang đầu tư, kinh doanh tại TPHCM với tổng số vốn là 884 tỉ đồng và trên 51 triệu USD. Riêng trong năm 2002, số công ty mới là 229, tăng 143%, số vốn là 370 tỉ đồng, tăng 215%. (Nguồn: Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài

TPHCM)

Page 56: GSTS Nguyễn Đăng Hưng và báo chí Việt Nam dai chung.pdf · Một là xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, trên toàn lãnh thổ châu Âu chỉ còn

P.Nhi