16
CHƯƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 HAI ĐỨA TR(THCH LAM) Chuyên ĐỀ: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] Tham gia www.fb.com/groups/vanhoc.moon để cùng tho lun I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dưới: Tiếng trng thu không trên cái chòi ca huyn nh; tng tiếng một vang ra để gi bui chiu. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như những hòn than sp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và ct hình rõ rt trên nn tri. Chiu, chiu ri. Mt chiu êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng rung theo gió nhđưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngi yên lng bên my quthuốc sơn đen; đôi mắt chbóng ti ngập đầy dn và cái bun ca bui chiu quê thm thía vào tâm hồn ngây thơ của ch; Liên không hiểu sao, nhưng chị thy lòng buồn man mác trước cái gikhc ca ngày tàn. - Em thắp đèn lên chị Liên nhé? Nghe tiếng An, Liên đứng dy trli: - Hng thong thmt lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chko trong y mui. An bbao diêm xung bàn cùng chra ngoài chõng ngi; chiếc chõng nan lún xung và kêu cót két. - Cái chõng này sp gãy ri chnh? - để ri chbo mmua cái khác thay vào. Hai chem gượng nhngi yên nhìn ra ph. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phMĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… Nhng ngun ánh sáng y ĐỀu chiếu ra ngoài phkhiến cát lp lánh tng chvà đường mp mô thêm vì những hòn đá nhỏ mt bên sáng mt bên ti. Chhp gia phđã vãn từ lâu. Người vhết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chcòn rác rưởi, vbưởi, vth, lá nhãn và lá mía. Mt mùi âm m bốc lên, hơi nóng của ban ngày ln vi mùi cát bi quen thuc quá, khiến chem Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng vmuộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sn vào quang ri, hcòn đứng nói chuyn vi nhau ít câu na. Mấy đứa trcon nhà nghèo ven chcúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nht nhnh thanh na, thanh tre hay bt ccái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để li, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. (Ngvăn 11,Tp mt, NXB Giáo dc, 2009, tr.95-96)

HAI ĐỨA TRẺ - Moon.vn · Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết khi ngay khi tàu đến, được chị Liên đánh thức, bé An nhỏm dậy, lấy tay dụi

  • Upload
    others

  • View
    69

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

HAI ĐỨA TRẺ

(THẠCH LAM)

Chuyên ĐỀ: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

Tham gia www.fb.com/groups/vanhoc.moon để cùng thảo luận

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.

Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn. Dãy

tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy

quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía

vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái

giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu

cót két.

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà

bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách…

Những nguồn ánh sáng ấy ĐỀu chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp

mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.

Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác

rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với

mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một

vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn

đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt

nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại,

Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

(Ngữ văn 11,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.95-96)

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả

như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

Câu 4. Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn ánh sáng nào? Cảm nhận

của anh/chị về các chi tiết miêu tả ánh sáng của những ngọn đèn ở các câu văn in đậm trong đoạn trích.

Câu 5. Những âm thanh được gợi tả nói lên điều gì về cuộc sống của những người dân nơi phố huyện?

Câu 6. Cảm nhận của anh/chị về khung cảnh chợ huyện.

Câu 7. Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong đoạn trích.

Câu 8. Phân tích hiệu quả của thủ pháp đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Câu 9. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về cuộc sống

của những người dân lao động nghèo nơi phố huyện.

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu

vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít

mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.

Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai.

Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ

họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để

nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông

thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính

sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm tan đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em

còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau

rặng tre.

- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và

hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội

sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới

khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.100)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Giới

thiệu vài nét về xuất xứ tác phẩm đó.

Câu 2. Nêu các ý chính của đoạn trích.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết khi ngay khi tàu đến, được chị Liên đánh thức, bé

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn.

Câu 4. Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả ánh sáng, âm thanh của đoàn tàu. Nguồn ánh sáng

và âm thanh được mang đến từ đoàn tàu có gì đặc biệt?

Câu 5. Phân tích chi tiết Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên

toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

Câu 6. Chi tiết Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như

kém sáng hơn. nói lên điều gì trong tâm trạng của hai chị em Liên?

Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về diễn biến

tâm trạng Liên và An khi đoàn tàu đi qua.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người: trên con

đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều

gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên

ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh

quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia ĐỀu

ngừng lại trên bực cửa.

Thanh bước lên thềm, đặt va li trên chiếc trường kỉ rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối

dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ

thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay

đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn

họng, mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:

- Bà ơi!

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo

của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ

phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần

vuốt ve con mèo:

- Bà mày đâu?

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống

gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến

thương.

- Đi vào trong nhà không nắng cháu.

Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà

che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của nhà văn Thạch

Lam. Hãy tìm đọc toàn văn truyện ngắn và cho biết Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn hiện thực

hay lãng mạn?

Câu 2. Trở lại quê hương thương mến sau hai năm xa cách, Thanh đã gặp lại những gì?

Câu 3. Nỗi xúc động của Thanh khi trở lại ngôi nhà của bà được tác giả thể hiện như thế nào?

Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ

gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về chất trữ

tình được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1. Nhận xét về truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), có ý kiến cho rằng: Truyện đậm đà

yếu tố hiện thực. Ý kiến khác lại cho rằng: Tác phẩm phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.

Bằng cảm nhận về tác phấm, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

ĐỀ 2. Phân tích đoạn văn sau đây:

An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa,

trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – đường sắt đi

ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như

mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói

thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động

cuối cùng của đêm khuya.

An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:

- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.

- Ừ, em cứ ngủ đi.

Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên

không động đậy. Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào

dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh

thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.

Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi

chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi; trên hàng ghế chị Tí mới có hai, ba bác phu ngồi uống

nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các

bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra

phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu

vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít

mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.

Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai.

Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ

họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để

nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông

thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồn và kền lấp lánh, và các cửa kính

sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em

còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau

rặng tre.

- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và

hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội

sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới

khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm

tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

- Thôi đi ngủ đi chị.

Liên vỗ vai em, ngồi xuống chõng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang

động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao

trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng

trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đèn lồng với bóng người đi về; chị Tí đương

sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên

manh chiếu tự bao giờ.

(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.99-100)

ĐỀ 3. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) đã dựng lại bức tranh phố

huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. Ý kiến

khác lại cho rằng: Truyện thể hiện một cách chân thực niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước

cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng

nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.

Bằng cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình

về các ý kiến trên.

ĐỀ 4. Phân tích một nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

ĐỀ 5. Vì sao có thể nói truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) giống như một bài thơ trữ tình

đượm buồn?

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

HAI ĐỨA TRẺ

(THẠCH LAM)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

Tham gia www.fb.com/groups/vanhoc.moon để cùng thảo luận

LỜI GỢI Ý

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

- Đoạn trích được trích từ tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.

- Thạch Lam (1910 - 1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông

chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện

của ông như một bài thơ trữ tình...

Câu 2

Các đại ý của đoạn trích: bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.

Câu 3

Những câu văn Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran

ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. hấp dẫn người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi,

đậm chất thơ. Những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế không những giúp

người đọc hình dung được cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng mà còn khơi gợi xúc cảm yêu mến xen lẫn

nỗi buồn man mác trước khung cảnh chiều muộn nơi phố huyện nghèo.

Câu 4

- Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng rất nhiều nguồn ánh sáng:

+ Bầu trời (phía tây): đỏ rực như lửa cháy. Ráng chiều, khối sáng này chỉ bừng lên phút chốc

rồi sẽ tắt lụi nhanh chóng. Đây là thứ ánh sáng dọn đường cho bóng tối.

+ Mây: ánh hồng như những hòn than sắp tàn, cụ thể hoá sự lụi tàn nhanh chóng của ráng chiều.

Quá trình biến đổi từ đỏ rực đến ánh hồng, từ lửa cháy đến những hòn than sắp tàn thể hiện sự

thuyên chuyển sắc độ của ánh sáng diễn ra nhanh chóng trong khoảnh khắc.

+ Dãy tre làng đen lại, so với các sắc độ bên trên, màu sắc hoàn toàn biến đổi.

+ Đèn: đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng

xanh trong hiệu khách. Phố huyện nhiều đèn nhưng không cái nào toả ánh sáng thực rạng rỡ mà

chỉ leo lét, sáng xanh - thứ ánh sáng yếu ớt của cuộc sống mòn mỏi, nghèo khó và tù hãm (trong

nhà, trong nhà, trong hiệu khách).

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

Nhiều nguồn sáng được thắp lên nhưng không vì thế mà phố huyện hiện lên lung linh, rực

rỡ. Những nguồn sáng đó báo hiệu một không gian sống tối tăm, mờ mịt đang đến gần.

- Ở các câu văn in đậm trong đoạn trích, nhà văn đã thắp lên rất nhiều ngọn đèn: đèn treo trong

nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách. Tuy

nhiên, tất cả đều là chỉ thứ ánh sáng yếu ớt (leo lét, sáng xanh) và giam hãm (trong nhà bác phở

Mĩ, trong nhà ông Cửu, trong hiệu khách). Ngần ấy nguồn sáng được thắp lên nhưng không đủ để

chiếu sáng vùng đất cát phía trước mà chỉ có thể làm cho cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô

thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. Chi tiết đắt giá tô đậm cuộc sống tăm tối, tù

hãm của những người dân của phố huyện nghèo.

Câu 5

Bức tranh phố huyện còn được tác giả dựng lại bằng khá nhiều âm thanh:

- Tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối. Từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, thưa

thớt, chậm rãi, buồn bã.

- Tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Âm thanh có vẻ rộn ràng, náo động

nhưng lại từ xa vọng lại, gợi sự heo hút, vắng lặng.

- Tiếng muỗi vo ve, tả âm thanh gần, gợi sự cái tăm tối, tù đọng.

- Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ.

Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt. Âm

thanh không khuấy đảo sự sống mà càng nhấn vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tịch mịch, tù đọng, tàn

lụi trong cuộc sống của những người dân nghèo quanh phố huyện buồn vắng.

Câu 6

Chi tiết miêu tả chợ huyện:

- Miêu tả chợ huyện nhưng tác giả không chọn thời điểm chợ đông mà lại chọn thời điểm chợ

tàn. Bởi thế nên chợ họp ở vị trí trung tâm của huyện, họp giữa phố nhưng lại gây ấn tượng về sự

nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác. Chợ tàn nên chỉ còn lại rác rưởi. Và chợ nghèo nên rác rưởi chỉ toàn

là vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía, những thứ bỏ lại của vài ba món quà quê rẻ tiền. Ấy vậy mà

giữa đám rác rưởi bỏ lại đó, đám trẻ con nhà nghèo vẫn có thể lượm lặt các thanh nứa, thanh tre

mà những người bán hàng bỏ lại để mang về. Chợ huyện mà rõ như chợ quê.

- Cảnh chợ nghèo không chỉ được khắc họa bằng hình ảnh mà còn bằng mùi vị. Trong cảm

nhận của Liên, một cô bé nhạy cảm, phiên chợ tàn còn để lại một mùi âm ẩm lẫn với mùi cát bụi

quen thuộc. Cái mùi âm ẩm ấy là một thứ mùi rất riêng, rất đặc trưng, gợi cái tù đọng, ẩm thấp,

tăm tối của không gian phố huyện.

Chi tiết tô đậm thêm cuộc sống tăm tối, cực nhục của những người dân nơi phố huyện nghèo.

Câu 7

Tâm trạng của Liên:

- Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên, chị thấy lòng buồn

man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Nỗi buồn trong lòng Liên là nỗi buồn mơ hồ của tuổi

mới lớn, của một tâm hồn quá đỗi nhạy cảm khi bắt gặp ngoại cảnh buồn.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

- Liên có những cảm nhận tinh tế: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi

cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Chi tiết

không chỉ tiếp tục cho thấy tâm hồn nhạy cảm của cô bé mà còn thể hiện rất rõ sự gắn bó, thân

thuộc, thấm thía của Liên trước nỗi nghèo khó của quê hương mình.

- Trông thấy mấy đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ bỏ đi ngoài chợ, Liên động lòng thương nhưng

chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng. Chi tiết thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và tấm

lòng đôn hậu của cô bé nghèo với những người xung quanh.

Trước giờ khắc của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ

nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện.

Câu 8

- Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được Thạch Lam dựng lên bằng hàng loạt các chi tiết hình

ảnh về thiên nhiên và cuộc sống con người. Và để làm nổi bật cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, tăm

tối, tĩnh lặng nơi phố huyện, nhà văn đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của khuynh

hướng lãng mạn: thủ pháp đối lập.

- Thủ pháp đối lập được thể hiện rõ nét thông qua các nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả

tối. Bức tranh phố huyện được gọi về bằng rất nhiều âm thanh, ánh sáng nhưng tất thảy các âm

thanh, ánh sáng đó đều không đủ sức để soi sáng hay làm náo động phố huyện nghèo vốn tịch mịch

và đầy bóng tối.

Câu 9

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Những người dân nơi phố huyện phải sống trong một không gian lặng lẽ, tăm tối, tù túng..

+ Cuộc sống của người dân nơi phố huyện được thể hiện rõ trong các chi tiết miêu tả phiên

chợ tàn. Phiên chợ huyện nhưng chỉ như chợ quê, nghèo đói, xơ xác, tiêu điều.

+ Cuộc sống của những người dân nơi phố huyện hẳn là tình cảnh chung của biết bao dân

nghèo ở các vùng miền Việt Nam trước Cách mạng: nghèo đói, u tối, bế tắc, tù đọng.

ĐỀ 2

Câu 1

- Đoạn trích được trích từ tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

- Hai đứa trẻ được in trong tập Nắng trong vườn (1938), một trong những tác phẩm đặc sắc,

tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 2

Các ý chính của đoạn trích:

- Khung cảnh và tâm trạng của hai chị em Liên đón đoàn tàu đến;

- Khung cảnh và tâm trạng của Liên và An khi đoàn tàu đi qua phố huyện.

Câu 3

Khi đoàn tàu đến, bé An được chị Liên đánh thức dậy. Là một đứa trẻ, lại còn đang ngủ dở mắt

nhưng khi bị đánh thức, bé An không ngái ngủ, khóc hờn như những đứa trẻ khác mà nhỏm dậy,

lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Chi tiết chứng tỏ cũng như Liên, An rất háo hức đợi tàu và đoàn tàu

có một ý nghĩa cực kì quan trọng đối với bé. Với bé An, một ngày chưa thể kết thúc nếu như chưa

được thấy đoàn tàu đi qua phố huyện.

Câu 4

- Các chi tiết miêu tả ánh sáng của đoàn tàu hiện lên theo sự quan sát rất kĩ lưỡng của Liên: từ

xa, Liên đã nhận thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi; khi tàu đến gần hơn một làn

khói bừng sáng trắng; khi tàu đi tới các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường, đồng và

kền lấp lánh, các cửa kính sáng; khi tàu đi qua, Liên vẫn còn nhìn mãi những đốm than đỏ bay

tung trên đường sắt và cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng.

Như vậy, toàn bộ nguồn ánh sáng đoàn tàu mang đến đã được Liên và An quan sát và nắm bắt

không sót một chi tiết nào. Ánh sáng của đoàn tàu là thứ ánh sáng khác hẳn với bao nguồn sáng

nơi phố huyện. Nó rực rỡ, sáng lòa, sang trọng chứ không tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng của

các ngọn đèn trong các hiệu, các nhà hay nơi ngọn đèn chị Tí… Ngay lúc đoàn tàu hãy còn xa hay

cả khi đã đi qua phố huyện, thì ánh sáng nơi đoàn tàu vẫn rất sắc nét ấn tượng (xanh biếc, đốm

than đỏ bay tung, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh).

- Các chi tiết miêu tả âm thanh của đoàn tàu cũng khác biệt hoàn toàn so với muôn ngàn thanh

âm cố hữu nơi phố huyện tĩnh lặng, tịch mịch: tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi,

tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, tiếng còi rít lên, tàu rầm

rộ đi tới. Hoàn toàn không phải là thứ âm thanh heo hút, chậm buồn gợi cuộc sống tăm tối, tù

đọng, tàn tạ, âm thanh đoàn tàu mang đến vang sảng, mạnh mẽ, ồn ào náo nhiệt. Một bữa tiệc âm

thanh chóng vánh đã được bày dọn chớp nhoáng nơi phố huyện thỏa mạn niềm mong mỏi, đợi chờ

của những con người nơi đây.

Với những nguồn âm thanh rầm rộ, ánh sáng rực rỡ chói lòa như thế, đoàn tàu đã mang đến một

thế giới hoàn toàn khác hẳn với thế giới tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.

Câu 5

Chi tiết Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa

xa mãi rồi khuất sau rặng tre thể hiện sự dõi theo đến tận cùng đoàn tàu đi qua phố huyện.

Chi tiết một mặt thể hiện nỗi tiếc nuối khi đoàn tàu đi qua cuốn theo thế giới rực rỡ ánh sáng,

rộn rã âm thanh rời xa phố huyện, mặt khác tô đậm niềm khát khao ánh sáng mãnh liệt trong hai

chị em Liên và An.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 6

Chi tiết Liên và An nhận thấy chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người

và hình như kém sáng hơn. chứng tỏ hai đứa trẻ quan sát đoàn tàu rất kĩ và nhạy cảm với những

thay đổi - dù rất nhỏ của nó. Đoàn tàu vụt qua phố huyện rất nhanh, chỉ trong chớp nhoáng nhưng

Liên và An vẫn có thể cảm nhận được sự thiếu hụt về ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu hôm nay

so với mọi ngày. Với nhiều người, điều đó rất khó nhận ra bởi sự so sánh về sắc độ và âm độ

không cùng trên một trục không gian, thời gian. Và rõ ràng phải rất gắn bó với đoàn tàu, phải ghi

nhớ mọi hình ảnh, chi tiết về đoàn tàu qua phố huyện, hai đứa trẻ mới có thể nhận ra sự khác biệt

của đoàn tàu ngày hôm nay.

Câu 7

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Khi đoàn tàu đi qua phố huyện, Liên và An còn tiếc nuối nhìn theo không rời mắt theo cái

chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre; chia sẻ với

nhau phát hiện về sự khác lạ của đoàn tàu hôm nay; lặng mơ tưởng về quá khứ, những ngày ở Hà

Nội tràn ngập ánh sáng hạnh phúc; nhận ra giá trị của đoàn tàu đối với cuộc sống của hai chị em.

+ Diễn biến tâm trạng của Liên và An cho thấy niềm khát khao ánh sáng, khát khao sự sống

tươi đẹp trong tâm hồn hai đứa trẻ, thể hiện cái nhìn đậm chất nhân văn của nhà văn Thạch Lam.

ĐỀ 3

Câu 1

Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn lãng mạn của nhà văn lãng mạn xuất sắc

Thạch Lam.

Câu 2

Sau hai năm xa quê trở lại, Thanh đã gặp những gì mình thương mến nhất ở quê hương: căn

nhà cũ tịch mịch, con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ, bức tường hoa thấp, thửa vườn xanh thẳm

với giàn thiên lí đong đưa, con mèo già vẫn chơi với chàng thuở trước… Tất cả vẫn quen thuộc

như chưa hề có sự trôi chảy của thời gian. Và quan trọng hơn, Thanh được gặp lại bà nội hiền từ

của mình, được cảm nhận sự che chở, bao bọc từ bà cụ mái tóc bạc phơ, gầy còng.

Câu 3

Thanh trở lại sau một khoảng thời gian xa cách nhưng cảnh tượng gian nhà cũ không có gì

thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa và sự yên lặng trầm tịch khiến Thanh xúc động

nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi bà. Sau nỗi xúc động, chàng đi tìm bà và mừng rỡ khi thấy

bà, hạnh phúc đón nhận cái nhìn âu yếm và mến thương của bà.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 4

Chi tiết Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy

chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ. là chi tiết cảm động, thể hiện

một cách xúc động, thành thực xúc cảm yêu thương, niềm hạnh phúc nhẹ nhàng, giản dị của người

cháu khi đón nhận lòng thương yêu của bà.

Câu 5

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Chất trữ tình thấm đượm trong niềm xúc động của chàng thanh niên khi gặp lại những gì

mình thương mến ở quê hương, trong tình bà cháu mến yêu, trong lời văn nhẹ nhàng, lãng mạn,

trong sáng, giàu hình ảnh…

+ Chất trữ tình trong đoạn trích thể hiện đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam: truyện ngắn

tâm tình.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Tuy không xây dựng cốt truyện rõ ràng với những tình tiết cụ thể nhưng Thạch Lam đã dựng

lại cuộc sống tăm tối, tủi cực của những người dân nơi phố huyện thông qua những chi tiết đậm

chất hiện thực:

+ Một phố huyện buồn, tĩnh lặng: Dù tác giả đã cố gắng đưa vào bức tranh phố huyện một

chuỗi âm thanh (tiếng trống thu không thưa thớt từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, tiếng

ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng nan cót

két, tiếng trống cầm canh…) nhưng không thanh âm nào đủ sức khuấy động, làm huyên náo phố

huyện.

+ Một phố huyện tăm tối:

Hàng loạt các loại ánh sáng cũng được thắp lên (ráng chiều đỏ rực nhưng chóng tàn, ánh

sáng leo lét, sáng xanh, giam hãm của các loại đèn trong nhà, trong hiệu khách, ánh sáng lấp lánh

của hàng ngàn ngôi sao trên bầu trời xa xôi, ánh sáng lay lắt của ngọn đèn chị Tí…) nhưng hợp tất

cả chúng lại cũng không đủ để thắp bừng phố huyện.

Ngược lại với ánh sáng, bóng tối lại có những bước đi dài, nhanh chóng xâm lấn, nhấn chìm

phố huyện: Truyện mở ra bằng không gian buổi chiều tàn, không lâu sau phố huyện ngập chìm

trong đêm tối mênh mông, đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối, rồi tối hết cả, con đường

thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa…

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

+ Một phố huyện nghèo:

Cảnh chợ tàn: chợ huyện, họp giữa phố nhưng tan từ rất sớm. Từ những thứ rác rưởi bỏ lại

(toàn vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía), có thể hình dung chợ huyện mà như chợ quê, nghèo, tiêu

điều, xơ xác.

Những kiếp người tàn tạ: bà cụ Thi điên đi lần vào bóng tối, mẹ con chị Tí dọn hàng từ rất

sớm, gánh hàng nước thưa vắng khách lúc nào cũng lay lắt ngọn đèn nhỏ như chực tắt trước gió;

bác phở Siêu với gánh phở kĩu kịt nhọc nhằn; gia đình bác xẩm ngồi trong manh chiếu rách, tiếng

đàn bầu bật trong yên lặng; bố Liên mất việc, mẹ phải bươn bả với gánh hàng xáo, hai chị em còn

nhỏ tuổi đã phải phụ mẹ bán hàng…

Thạch Lam đã dựng lại một cách chân thực cuộc sống tăm tối, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc

của những người dân nơi phố huyện. Bức tranh hiện thực của Thạch Lam không khác so với

những bức tranh hiện thực được dựng lại bởi Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…

- Hiện thực được tái hiện bằng văn phong lãng mạn, đậm chất thơ:

+ Cốt truyện rất đơn giản, được chỉ dẫn bởi những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc,

cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật Liên (chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ

khắc của ngày tàn; Liên thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho nó; ).

+ Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng (Chiều, chiều rồi. Một chiều

êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.; Trời đã

bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.; Vòm trời hàng ngàn ngôi

sao ganh nhau lấp lánh … ông Thần Nông).

+ Đặc biệt, chất lãng mạn được mang đến bởi niềm tin vào tương lai, niềm khát khao sự sống,

khát khao ánh sáng mà Thạch Lam đã khơi thắp trong tâm hồn những người dân phố huyện qua

cảnh đợi tàu. Đoàn tàu qua phố huyện có một ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của người dân phố

huyện mỗi ngày.

Hai đứa trẻ là truyện ngắn được viết bởi một nhà văn lãng mạn, cố nhiên tác phẩm phải

lãng mạn và bàng bạc chất thơ.

* Bình luận các ý kiến

- Cả hai ý kiến đều đúng, đều thể hiện được sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc về truyện ngắn Hai

đứa trẻ, nói được những đặc điểm tiêu biểu của tác phẩm nói riêng và của nhiều sáng tác Thạch

Lam nói chung.

- Mỗi ý kiến chưa thực sự toàn diện. Cần thiết phải kết hợp hai ý kiến với nhau để có được cái

nhìn trọn vẹn về tác phẩm: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một áng văn lãng mạn đậm chất hiện thực.

- Kết hợp hai ý kiến sẽ thấy được vẻ riêng khó lẫn của các nhiều sáng tác Thạch Lam khi đặt

nhà văn bên cạnh các cây bút hiện thực Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,

Nguyên Hồng, Nam Cao hay với chính các tác giả lãng mạn trong nhóm Tự lực văn đoàn mà

Thạch Lam cũng là một thành viên trong đó.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Phân tích đoạn trích

- Đoạn trích tập trung khắc họa hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện và diễn biến tâm trạng của

hai chị em Liên và An:

+ Khi tàu chưa đến: Dù rất buồn ngủ nhưng Liên và An vẫn háo hức đợi tàu qua phố (gượng

thức đợi tàu, An dặn chị đánh thức khi tàu đến); tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ

hồ không hiểu.

+ Tàu đến: tín hiệu để mọi người nhận ra đầu tiên là ánh sáng của đèn ghi; ngay khi được đánh

thức, An đã dụi mắt cho tỉnh ngủ; hai chị em quan sát đoàn tàu rất kĩ, tập trung thị giác, thính giác

để cảm nhận thế giới ánh sáng chói lòa cùng âm thanh vang động dồn dập đang chuyển động rất

nhanh qua phố huyện, khác hẳn với thế giới tăm tối, tù đọng, quẩn quanh, bế tắc mà mọi người

đang bị nhấn chìm…

+ Tàu đi: hai đứa trẻ còn tiếc nuối dõi theo mãi ánh sáng từ chiếc đèn xanh treo trên toa sau

cùng; nhận ra sự khác biệt của đoàn tàu hôm nay với hôm qua (không đông như mọi khi, thưa vắng

người và hình như kém sáng hơn)…

Cảnh đoàn tàu đến phố huyện chỉ được miêu tả bằng một đoạn ngắn, tốc độ miêu tả nhanh, các

từ ngữ giàu sắc thái gợi hình và biểu cảm…

+ Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang

và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của

người dân phố huyện.

Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán,

sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của

truyện ngắn này.

- Cảnh đoàn tàu qua phố huyện và diễn biến tâm trạng các nhân vật được đặt trên nền cảnh phố

huyện tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối:

+ Âm thanh tiếng trống điểm canh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa,

rồi chìm ngay vào bóng tối, hoa bàng khẽ rụng không thấy tiếng; tiếng người thưa thớt, âm thanh

vui vẻ và huyên náo của Hà Nội trong sự hồi tưởng của cô bé Liên; thỉnh thoảng có tiếng trống

cầm canh và tiếng chó cắn gợi không gian im ắng, tịch mịch.

+ Ánh sáng của ngàn sao vẫn lấp lánh trên bầu trời xa xôi; dưới mặt đất chỉ có ánh sáng của

một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, ngọn đèn chị Tí, ánh lửa

của bác Siêu; ánh sáng rực rỡ của Hà Nội trong kí ức của Liên; bóng đèn lồng lung lay xa xăm …

Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng

+ Mọi hoạt động của con người khi chưa có đoàn tàu đều chìm trong bóng tối và sự im ắng:

Liên và An, mấy người ngồi hút thuốc lào và uống nước ở quán hàng chị Tí, chị Tí đương sửa

soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên

manh chiếu tự bao giờ…

Tác giả đã lựa chọn những chi tiết miêu tả đậm chất thơ, giọng văn buồn, chậm, như thủ thỉ,

chất chứa sự thấu hiểu và nỗi cảm thông, yêu thương…

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 14 Hotline: 0432 99 98 98

* Đánh giá

- Đoạn văn ngắn nhưng lại có sức dồn nén về mặt tư tưởng, thể hiện lòng thương cảm của

Thạch Lam đối với những kiếp người nhỏ bé, lay lắt, đồng thời bày tỏ thái độ trân trọng, nâng niu

mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.

- Đoạn văn thể hiện sự thăng hoa của ngòi bút lãng mạn Thạch Lam trong cách cảm nhận và

phản ánh hiện thực đời sống.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về tác phẩm

- Toàn bộ truyện ngắn Hai đứa trẻ tập trung xoay quanh dòng tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc

biệt là cô bé Liên bắt đầu ở thời điểm chiều tàn về một phố huyện nghèo:

+ Truyện mở đầu bằng không gian chiều muộn và kết thúc bằng buổi đêm tịch mịch và đầy

bóng tối. Mọi thứ âm thanh, ánh sáng ở phố huyện đều bị nhấn chìm bởi những bước đi rất nhanh

và dài của bóng tối. Bức tranh thiên nhiên phố huyện vì thế mà lặng lẽ, tối tăm, tù đọng.

+ Cảnh chợ tàn: chợ huyện, lại họp giữa phố mà tan rất sớm, hàng hóa chỉ có vài ba thứ quà

quê rẻ tiền như bưởi, thị, nhãn, mía. Cảnh chợ tàn xơ xác, tiêu điều còn được nhấn thêm bằng hình

ảnh mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ mà người bán hàng bỏ đi (như thanh nứa,

thanh tre) để đem về dùng.

+ Những kiếp người tàn: Bà cụ Thi điên đi lần vào bóng tối; mẹ con chị Tí với gánh hàng

nước mà có ăn thua gì; bác Siêu nặng nhọc với gánh phở kĩu kịt, như thể gánh cả sự sống của gia

đình trên vai; cả gia đình bác xẩm thu gọn trong manh chiếu rách, tiếng đàn bầu như uất ức bật

trong yên lặng; bố Liên mất việc, cả nhà trông vào gánh hàng xáo của mẹ, chị em Liên cũng phải

giúp mẹ bán hàng ở phố huyện… Chừng ấy con người bấy lâu nay vẫn sống trong bóng tối, thứ

bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê (Thế Lữ).

- Thông qua những chi tiết đậm chất hiện thực về bức tranh phố huyện nghèo, tối tăm, tù đọng,

quẩn quanh bế tắc, Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc của mình:

+ Quan tâm đến đời sống nội tâm của con người, đặc biệt chú ý đến những cảm giác mong

manh, mơ hồ của nhân vật Liên; giọng văn như thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.

+ Nâng niu, trân trọng ước mơ nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của người dân nghèo bằng cách

dựng lại một cách chân thực, cảm động cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An. (Học sinh tập

trung phân tích cảnh đợi tàu để thấy được ý nghĩa của chuyến tàu đêm đi qua phố huyện đối với

Liên, An và những người dân nơi đây.)

* Bình luận các ý kiến

- Cả hai ý kiến đều đúng, đều thể hiện cảm nhận sâu sắc về giá trị hiện thực (ý kiến thứ nhất)

và tư tưởng nhân đạo (ý kiến thứ hai) của Thạch Lam.

- Hai ý kiến không mâu thuẫn, loại trừ nhau mà liên kết chặt chẽ, lô-gíc với nhau. Ý kiến thứ nhất

là cơ sở để cảm nhận ý kiến thứ hai; ngược lại, ý kiến thứ hai là giá trị rút ra từ ý kiến thứ nhất.

- Cả hai ý kiến đều cho thấy lòng yêu thương, trân trọng con người, đặc biệt là người lao động

nghèo của nhà văn lãng mạn Thạch Lam.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 15 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 4

Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Phân tích một nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ

Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có rất nhiều nét đặc sắc nghệ thuật:

- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác

mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

- Bút pháp tương phản, đối lập.

- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.

Học sinh lựa chọn một trong các nét đặc sắc nghệ thuật trên để phân tích.

* Đánh giá

- Đánh giá vai trò, giá trị của nét đặc sắc nghệ thuật đó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của

tác phẩm.

- Khẳng định sự liên kết giữa nét đặc sắc nghệ thuật đó với các thủ pháp nghệ thuật khác trong

tác phẩm.

ĐỀ 5

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Giải thích vấn đề cần nghị luận

- Ý kiến cho rằng truyện ngắn Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình thực chất khẳng định sự hiện

diện của chất thơ trong tác phẩm. Đây là ý kiến xác đáng, có cơ sở rõ ràng, cụ thể. Chất thơ trong

truyện ngắn được thể hiện ở:

+ Những câu văn đẹp như một chuỗi thơ: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng

tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

+ Những đoạn văn tả cảnh đêm ở phố huyện: Đoạn tả cảnh bầu trời đêm (Vòm trời hàng ngàn

ngôi sao ganh nhau lấp lánh…ông Thần Nông); đoạn tả ánh sáng của bầu trời và mặt đất (Qua kẽ

lá của cành bàng… từng loạt một)…

+ Thế giới nội tâm của các nhân vật Liên và An với những cảm giác mơ hồ về thời gian, không

gian, cái thăm thẳm mênh mông của vũ trụ, khung cảnh miền quê êm ả, đượm buồn, sự hồi tưởng

về quá khứ và ước mơ kín đáo, xa xôi về tương lai…

+ Tình người chân chất cứ nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện, nó tỏa ra trong mọi mối

quan hệ: giữa chị em Liên với chị Tí, gia đình bác xẩm, bác Siêu, mấy đứa trẻ nhặt rác, bà cụ Thi

điên…

+ Ước mơ nhỏ bé mà giản dị của những người dân nơi phố huyện: ước mơ về một thế giới

ngập tràn ánh sáng.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 16 Hotline: 0432 99 98 98

+ Giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng

lẽ sau lời văn một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo vật.

- Cốt truyện không được xây dựng bởi các tình tiết li kì, hấp dẫn mà chỉ tập trung xoay quanh

diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ. Xuyên suốt dòng tâm trạng nhân vật Liên là nỗi buồn man

mác, mơ hồ không hiểu: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ

khắc của ngày tàn.; Liên trông thấy chúng (những đứa trẻ con nhà nghèo) động lòng thương nhưng

chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng; Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ

hồ không hiểu.; Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của

chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nỗi buồn như cố hữu trong tâm trạng của những người dân

nghèo trong phố huyện…

* Đánh giá

- Ý kiến nhận xét về truyện ngắn Hai đứa trẻ hoàn toàn có cơ sở, thể hiện sự cảm nhận tinh tế

của người đọc truyện.

- Ý kiến đã nói lên được một vẻ đẹp làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, làm nên đặc trưng rất

riêng biệt của truyện ngắn Thạch Lam.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn