57
1 Tháng 06/2020 HỘI ĐAMINH Số 23 Tháng 06/2020

HỘI ĐAMINH · Thánh Chúa, bởi công nghiệp cùng những lời dạy dỗ của Cha thánh Đa Minh và là Cha chúng con, thì xin Chúa vì lời Người cầu bầu,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • 1 Tháng 06/2020

    HỘI ĐAMINH

    "Lạy Cha thánh Đa Minh, khi đang mong sinh

    thì, Cha đã hứa sẽ làm ích cho anh em sau khi qua đời.

    Xin cầu cùng Chúa cho chúng con an mạnh xác hồn,

    và giúp chúng con biết siêng năng cầu nguyện, sống

    bác ái yêu thương, và nhiệt tâm việc tông đồ.

    Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và

    Đức Chúa Thánh Thần. Lạy Cha thánh, xin hãy giữ

    lời đã trối mà cầu giúp chúng con. Đáng chịu lấy

    những sự Chúa Kitô đã hứa.

    Xin Cha cũng cầu thay nguyện giúp cho các hội

    viên, và thân hữu chúng con đã qua đời, ở nơi luyện

    ngục, sớm hưởng Nhan Thánh Chúa trên nước Thiên

    Đàng.

    Lạy Chúa, là Đấng đã đoái thương soi sáng Hội

    Thánh Chúa, bởi công nghiệp cùng những lời dạy dỗ

    của Cha thánh Đa Minh và là Cha chúng con, thì xin

    Chúa vì lời Người cầu bầu, mà ban cho chúng con

    được sự phù hộ đời này, và hằng tiến tới thêm nhiều ơn

    ích thiêng liêng, vì Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.

    Amen."●

    Số 23Tháng 06/2020

  • 2 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CGVN TGP SYDNEYHỘI ĐAMINH TGP NSW

    Email: [email protected]

    HỘI TRƯỞNGGiuse Nguyễn Văn Thắng

    0488 988 946 - [email protected]ỘI PHÓ/ NỘI VỤ

    Giuse Nguyễn Văn Quang0451 662 754

    HỘI PHÓ / NGOẠI VỤGiuse Trương Văn Hơn

    0451 307 229THƯ KÝ:

    Têrêsa Phạm Thị Yến0416 300 222THỦ QUỸ

    Đaminh Trần Xuân Liên0410 605 878

    ỦY VIÊN TỔ CHỨC K.H. Trần Văn Thục

    0410 929 588UV. HUẤN ĐỨC

    Giuse Nguyễn Văn Đáng0451 262 899

    CÁC CHI HỘI TRƯỞNG: CHI HỘI THÁNH NGUYỄN HUY MỸ

    MT PRITCHARDMaria Nguyễn Thị Xuyến

    9609 0656

    CHI HỘI THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ FAIRFIELD

    Giuse Trương Văn Hơn - 0451 307 229truonghon3@gmail. com

    CHI HỘI THÁNH BÙI VĂN ÚYCABRAMATTA

    Giuse Trần Văn Thục 0410 929 [email protected]

    Mến thăm quý anh chị em trong ân tình, hơi ấm và sức sống của Chúa Thánh Linh mà chúng ta vừa cùng với Giáo Hội toàn cầu long trọng mừng đại lễ Ngài Hiện xống.

    Đại lễ ấy như là cao điểm hay kết điểm của Mùa Phục Sinh, và cũng là khởi đầu hay “sinh nhật của Giáo Hội”. Sự nối kết nổi bật giữa mầu nhiệm Chúa Sống Lại và mầu nhiệm Giáo Hội; giữa sứ mạng của Chúa Giê-su và sứ mạng của các Kitô hữu làm nên nền tảng và ý nghĩa chung cho hành trình đời sống đức tin của mỗi cá nhân và hội đoàn tín hữu. Thật vậy, Chúa Kitô ngay vào ngày đầu Phục Sinh đã hiện đến ở giữa các tông đồ và trao ban cho các ông “quà tặng” như lời Người đã hứa trước: “Người thổi hơi vào các ông” mà bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Jn 20:19-23). Nhớ lại hình ảnh ý vị trong trình thuật về thuở ban sơ sáng tạo vũ trụ và muôn loài, Thiên Chúa “thổi hơi” vào hình tượng

  • 3 Tháng 06/2020

    nắn nên từ bụi đất mới làm cho hình tượng ấy thành người thật và người sống, thì đây là công trình “sáng tạo mới” cao trọng và huyền nhiệm hơn bội phần: Chính Thánh Linh, Đấng vốn đã hằng hiện diện trong công trình sáng tạo và xuyên suốt sứ vụ của Chúa Kitô; Đấng đã làm cho Chúa Kitô sống lại giờ đây cũng tuôn đổ ơn phúc của Người trên các tông đồ và các tín hữu. Trước phút giây ấy, các tông đồ còn đang bị “cách ly”, bị giam hãm và co cụm với nhau trong “phòng kín cửa” – trong nỗi kinh hãi tột cùng, đau buồn tan nát và mặc cảm tội lỗi vì biến cố Thập Giá! Chúa Thánh Linh giờ đây được sai đến để tháo gỡ họ khỏi xiềng xích của tội lỗi và sự chết, chữa lành họ khỏi u mê và nguội lạnh, uốn nắn và khôi phục họ từ căn rễ cho xứng với địa vị “con cái yêu quý”, “tuyệt tác của Thiên Chúa”. Chính Thánh Linh, Đấng là nguồn sinh lực và tình yêu vĩnh cửu giữa Chúa Cha và Chúa Con giờ đây cũng tái tạo và nối kết mỗi tín hữu với Chúa Kitô và qua Chúa

    Kitô thì nối kết họ với Thiên Chúa và với nhau trong cùng một “thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội (x.1Cor 12:3b-7.12-13). Theo đấy, Chúa Thánh Linh thật đã mở rộng cánh cửa dẫn đưa các tông đồ và tín hữu mọi thời đến khung trời mới, đến cuộc sống mới và sứ vụ tiếp nối chính sứ vụ của Chúa Kitô: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”.

    Để tiếp tục vươn lớn và sống đúng với vinh dự cũng như sứ mạng ấy, mỗi hội viên chúng ta trong tháng sáu này có thể tự hỏi và áp dụng những điều sau đây:

    1. Tôi vốn đã nuôi dưỡng sự hiện diện của Chúa Thánh Linh và nương tựa vào ơn phúc của Người thế nào khi đối diện với những chọn lựa, những hành xử và trách nhiệm trong đời mình? Thánh Phao-lô khẳng định: “Không ai có thể tuyên nhận ‘Đức Giê-su là Chúa’ mà lại không ở trong Thần Khí”. Không có ơn Chúa Thánh Thần, không ai trong chúng ta có thể nhận biết, yêu mến và gắn bó thật với Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu. Nếu tâm trí tôi thường xuyên bị chiếm hữu và “khép lại” bởi thần khí trần thế, khôn ngoan và chọn lựa loài người, thì khó còn chỗ cho Thần Khí Thiên Chúa ngự trị và tác động.

  • 4 Tháng 06/20202. Tôi tận dụng ra sao các

    ơn phúc đa dạng của Chúa Thánh Linh để mưu cầu ích lợi chung của “thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô”?

    3. Tôi thông thạo ở mức độ nào cái “ngôn ngữ” thiết yếu cho việc tham dự rao giảng Tin Mừng, cho việc xây dựng hội đoàn trong Giáo Hội? Phương tiện truyền thông duy nhất mà mọi dân nước đều cảm nhận được là chính cái ngôn ngữ của tình yêu, của an hòa, ngay chính và sự thật?

    “Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ.”

    Lm. Remy Bùi Sơn Lâm

    PHỤNG VỤ SAU QUY ĐỊNH NỚI LỎNG CÁC HẠN CHẾ.

    TỪ NGÀY 1/6/2020.THEO HƯỚNG DẪN CỦA TÒA

    TGM SYDNEYVÀ CHÍNH PHỦ ÚC ĐẠI LỢI.

    Theo hướng dẫn của Tòa TGM Sydney vào thứ 6 ngày 29/5/2020 và quy định hiện hành của Chính Phủ Úc, BTU và BTV cập nhật những thông tin mới nhất và hướng dẫn Mục Vụ cần thiết sẽ được áp dụng từ Thứ 2, ngày 1 tháng 6 năm 2020 trong ngày Lễ Kính Đức Maria, Mẹ Giáo Hội:

    1. Các Nhà Thờ TGP sẽ mở cửa lại từ ngày 1/6/2020 với quy định về số người tham dự là 50 người cùng với các biện pháp cẩn trọng nhất để phòng chống lây lan bệnh dịch như đã áp dụng. Số lượng 50 người tham dự này áp dụng cho việc Cầu Nguyện riêng tư, Xưng Tội, Thánh Lễ, Rửa Tội, An Táng, Chầu Thánh Thể, Đọc Kinh Thần Vụ, Lần Hạt, Học Hỏi Thánh Kinh…

    2. Các Giáo Đoàn sẽ có Thánh Lễ trở lại từ cuối tuần 6&7/6/2020 theo quy định như trên. BMV sẽ giúp điều hợp về việc ghi tên cùng với số điện thoại hay email của số 50

  • 5 Tháng 06/2020người tham dự. Mỗi người tín hữu kể cả con em cần ghi danh với đại diện BMV của Giáo đoàn trước mới có thể tham dự Thánh Lễ. Danh sách và số điện thoại liên lạc với vị đại diện các Giáo Đoàn đính kèm dưới đây. Với những giới hạn của mùa dịch này, xin tất cả chúng ta cùng cảm thông trong tinh thần bác ái để theo nguyên tắc, ai đăng ký trước thì được ưu tiên và nếu đã tham dự Thánh Lễ tuần này thì nhường chỗ cho anh chị em khác trong những tuần sau để nhiều người được luân phiên tham dự.

    3. Mỗi người nơi công cộng phải giữ khoảng cách an toàn ít nhất 1 mét 50 và phải giữ những quy định về vệ sinh và an toàn chung. Chú ý giữ vệ sinh khi hắt hơi và khi ho cũng như việc thường xuyên sát trùng tay.

    4. Giáo Dân chỉ đi vào nhà thờ qua 1 cửa chính và danh sách đăng ký trước được kiểm nhận. Trong Nhà Thờ, mỗi người cần ngồi đúng vị trí đã được ấn định sẵn trên các hàng ghế, nơi có dấu hiệu “sit here” hoặc số thứ tự.

    5. Thánh Lễ với các nghi thức đơn giản gọn nhẹ hơn và cũng không có ca đoàn hát. Người ca viên hướng dẫn cộng đoàn hát những bài phổ thông chiếu trên màn hình. Không dâng Lễ Vật.

    6. Xin tiếp tục hỗ trợ Giáo Hội qua việc dâng cúng đợt 1 và đợt 2 rộng lượng theo khả năng cá nhân.

    7. Những người cao niên, những người có triệu chứng lây nhiễm, hay triệu chứng bệnh hô hấp và cảm cúm nên ở nhà.

    8. Người giáo dân nói chung trong mùa dịch bệnh này được tha miễn bổn phận tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng cần bù lại bằng một vài việc như cầu nguyện tại nhà, đọc và suy niệm Thánh Kinh, dự Thánh Lễ Trực Tuyến, Rước Lễ Thiêng Liêng, lảm việc bác ái, hy sinh phục vụ.

    9. Cộng Đồng vẫn dâng Thánh Lễ Trực Tuyến tại Trung Tâm Hành Hương Bringelly lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật hằng tuần cho những người cao niên, bệnh nhân, và những người không thể trực tiếp tham dự Thánh Lễ tại các nhà thờ.

    10. Riêng về Bí tích Hôn Phối, vẫn có thể được cử hành với số lượng 20 người tham dự, không kể cha Chủ Tế và đôi hôn phối.

    Kính xin Anh Chị Em gia tăng cầu nguyện và đọc Kinh Mân Côi hằng ngày trong lúc này.

    Với sự cẩn trọng, yêu thương, và bác ái, xin mỗi cá nhân quan tâm bảo vệ sức khỏe của mình

  • 6 Tháng 06/2020và của mọi người.

    Xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, qua sự bầu cử của Hiền Mẫu Maria, mau cứu chữa nhân loại khỏi dịch bệnh hiểm nghèo và gìn giữ tất cả chúng ta trong an bình và tín thác luôn mãi.

    BTU và BTV.Sydney ngày 1/6/2020. Lễ

    Kính Đức Maria, Mẹ Giáo Hội.

    NOTES: Muốn biết thêm chi tiết, xin xem website TGP Sydney Anh Ngữ và Website Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam bản Việt Ngữ và Anh Ngữ. Xin theo dõi website Cộng Đồng www.vietcatholicsydney.net để biết những thông tin cập nhật.

    LIÊN LẠC GHI DANH THAM DỰ THÁNH LỄ TẠI CÁC GIÁO ĐOÀN

    1. Cabramatta: Đào Huy Thái 0468 705 4192. Georges Hall: Trần Văn Thức 0430 720 888.3. Faifield: Trần Văn Toản 0403 476 5814. Lakemba: Nguyễn Ngọc Sinh 0433 978 8835. Marrickville: Nguyễn Thanh Đường. 0419 697 612.6. Miller: Nguyễn Văn Đáng 0451262899 và 0431499447.7. Mt Pritchard: Nguyễn Ngọc Thảnh 0418 675 6148. Revesby: Phạm Ngọc Huynh: 0414 693 369.9. Bringelly: Ngày 13 và Chúa Nhật 11.00am.

    Trần Văn Minh: 0411 185 648.NOTES: Kính xin TBMV thực hiện 2 bản ghi danh, bản 1 để lại Nhà Thờ, bản 2 Cha Chủ Tế đưa về VPMV Revesby để lưu hồ sơ.

  • 7 Tháng 06/2020

    Kính xin quý Trưởng Ban và Thành Viên BMV lưu ý:

    1. Cha Chủ Tế, 1 Thừa Tác Viên, 2 người đọc sách, 1 người đánh đàn, 2 ca viên không tính trong số 50 người. Riêng 4 Thành Viên BMV phải tính trong số 50 người.

    2. Cha Tuyên Úy đặc trách cần thông báo với các Giáo Xứ và BMV.

    3. BMV giúp điều hợp các việc như sau:

    • Đăng ký ghi danh số người tham dự mỗi Thánh Lễ. Danh sách này cần được kiểm nhận khi giáo dân đến Nhà Thờ, cần được bảo quản và chuyển giao để lưu giữ tại văn phòng Giáo Xứ sở tại và 1 bản tại VPMV Revesby. Giáo Dân chỉ nên đi vào nhà thờ qua 1 cửa chính, các cửa khác khép lại mà KHÔNG KHÓA, giáo dân có thể ra về qua các cửa phụ.

    • Hướng dẫn và giám sát việc giáo dân ngồi vào vị trí ấn định. Các Giáo Xứ thường đã thực hiện việc ghi dấu các chỗ ngồi tại các hàng ghế theo yêu cầu khoảng cách an toàn. Xin liên hệ với Giáo Xứ để bảo đảm

    điều ấy đã có sẵn.• Chuẩn bị thuốc sát trùng

    tay ở cửa nhà thờ cho Giáo Dân tham dự, nếu Giáo Xứ không có sắn.

    • Xin chuẩn bị trước một ít bình thuốc sát trùng và nhờ một vài người giúp việc xịt thuốc chỗ ngồi, tay nắm ở cửa…sau mỗi Thánh Lễ

    • Xin chuẩn bị các hộp xin tiền hay 2 giỏ xin tiền có tay cán dài để khi đi xin tiền vẫn giữ được khoảng cách an toàn. Không chuyền tay các giỏ từ mỗi cá nhân. Vẫn xin đợt 1 và đợt 2 theo quy trình quen thuộc.

    • Xin trông coi việc hướng dẫn trong ngoài, trật tự, an toàn và bãi đậu xe theo nhu cầu với tinh thần nhẫn nại, hiền hòa và hy sinh.

    • Mọi lúc mọi nơi, kể cả trong phòng thánh cần giữ khoảng cách an toàn nhất.

    • Người Đọc Sách không cần tiến lên cùng một lần một lúc với nhau.

    • Không có phần Dâng Lễ Vật.

    • TTV nên giúp chuẩn bị

    HƯỚNG DẪN DÀNH RIÊNG BAN MỤC VỤCÙNG VỚI NHỮNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT

    “PHỤNG VỤ SAU QUY ĐỊNH NỚI LỎNG CÁC HẠN CHẾ TỪ NGÀY 1/6/2020”

  • 8 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEYHỘI ĐAMINH

    trước Chén Đĩa Thánh / Sách / các vật dụng cần thiết và để sẵn nơi phù hợp, không cần giúp việc đưa sách hay lễ phẩm, rượu nước cho Linh Mục như thường làm trước thời dịch bệnh. Trong Lễ chỉ cần giúp cho Rước Lễ là chính. Khi cho Rước Lễ, chú ý tránh tiếp xúc tay của người Rước Lễ.

    Chân thành cảm tạ và ghi ơn sự vất vả vì ích lợi chung mà quý anh Trưởng và Quý Thành Viên các Ban Mục Vụ Giáo Đoàn đang gánh vác. Xin Chúa chúc lành và gìn giữ tất cả chúng ta.

    Kính mến,BTU và BTV. 3.6.2020.

    - Chiếu theo thông báo của Ban Tuyên Úy và Ban Thường Vụ về PHỤNG VỤ SAU QUY ĐỊNH NỚI LỎNG CÁC HẠN CHẾ. TỪ NGÀY 1/6/2020.

    Ban Chấp Hành Hội Đaminh TGP Sydney xin kính báo đến quý Hội viên, Ân nhân và thân hữu về các sinh hoạt trong thời gian hiện nay của Hội như sau:

    1. Các giờ kinh Phụng vụ, Hội họp tiếp tục tiến hành như thường lệ, tuy nhiên cần có danh sách tham dự gồm Họ và tên và số điện thoại để những người có trách nhiệm liên lạc khi cần. (Xin làm 2 bản: 1 gởi Ban Mục vụ, 1 lưu tại chi hội).

    2. Thánh lễ Thứ Năm đầu tháng 7, nhằm ngày 02/07/2020 sẽ được bắt đầu trở lại tại nhà thờ St. Theresa, Fairfield lúc 10g00 sáng. Xin các Chi Hội Trưởng cho ghi danh số người tham dự (Họ và tên và số điện thoại) để tiện liên lạc khi cần.

    NAY KÍNH BÁOTM. BCH HỘI - 05/06/2020Giuse Nguyễn Văn Thắng - 0488 988 946

  • 9 Tháng 06/2020

  • 10 Tháng 06/2020

  • 11 Tháng 06/2020

    TIN CẦN BIẾT:1. Trong thời gian nới lỏng vì dịch bệnh Vũ Hán hiện nay, các hội

    viên cao niên được khuyến cao nên sinh hoạt tại tư gia. Mỗi sáng khoảng 7:00am chúng ta cùng hiệp ý đọc kinh Phụng vụ, xin dùng phone, ipad hay tablet mở website: www.daminhnsw.net phần kinh nguyện để cùng thống nhất trong lời kinh.

    2. Trong danh sách đính kèm, nếu có sai sót xin báo cho Chi Hội Trưởng biết để chỉnh sửa. Thank You!

    3. Xin ghi danh tham dự Thánh lễ Thứ Năm đầu tháng 7, nhằm ngày 02/07/2020 nơi các Chi Hội Trưởng hay 0488 988 946 (A. Thắng).

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY

    HỘI ĐAMINH - TGP SYDNEY Web: www.daminhnsw.net – Email: daminhnsw.gmail.com – Mob: 0488 988 946 / (02) 8119 4611

    DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    Nhiệm kỳ 2018 – 2021

    BAN LINH HƯỚNG: Lm. Remy Bùi Sơn Lâm và quý Cha Tuyên Úy trong Cộng Đồng CGVN TGP Sydney BAN CHẤP HÀNH: HỘI TRƯỞNG: Giuse Nguyễn Văn Thắng 0488 988 946 PHÓ/ NỘI VỤ: Giuse Nguyễn Văn Quang 0451 662 754 PHÓ / NGOẠI VỤ: Giuse Trương Văn Hơn 0451 307 229 THƯ KÝ: Têrêsa Phạm Thị Yến 0416 300 222 THỦ QUỸ: Đaminh Trần Xuân Liên 0410 605 878 Ủ.V TỔ CHỨC K.H.: Giuse Trần Văn Thục 0410 929 588 U.V HUẤN ĐỨC: Giuse Nguyễn Văn Đáng 0451 262 899

  • 12 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    CHI HỘI THÁNH NGUYỄN HUY MỸ - MT PRITCHARD

    DANH SAÙCH HỘI VIEÂN CHI HỘI THAÙNH NGUYỄN HUY MỸ - MT PRITCHARD

    Tính ñeán ngaøy 01/06/2020

    TS TEÂN THAÙNH HOÏ TEÂN GHI CHUÙ 1 Maria Nguyeãn Thò Xuyeán Chi Hội Tröôûng 2 Giuse Nguyeãn Vaên Quang Phoù Noäi Vuï 3 Maria Traàn Thò Thanh Thuûy Phoù Ngoaïi Vuï 4 Pheâroâ Ngoâ Ngoïc Sôn Thö Kyù 5 Lucia Nguyeãn Thò Neát Thuû Quyõ 6 Giuse Nguyeãn Ñöùc Duïc Huaán Ñöùc 7 Teâreâsa Phaïm Thò Yeán UV. Keá Hoaïch 8 Giuse Mai Tri Phöông 9 Antoân Vuõ Vaên Hoan 10 Maria Nguyeãn Thò Duyeân 11 Maria Traàn Thò Thanh Thuùy 12 Maria Buøi Thò Thôøi 13 Maria Nguyeãn Thò Laêng 14 Giuse Phaïm Vaên Kieäu 15 Teâreâsa Nguyeãn Thò Kích 16 Maria Nguyeãn Thò Hoa 17 Maria Phaïm Thò Nhôn 18 Maria Ñaøo Thò Phuù 19 Anna Hoaøng Thò Chöù 20 Maria Traàn Thò Minh Thu 21 Giuse Nguyeãn Ñaéc Kyû 22 Maria Nguyeãn Thò Ry 23 Maria Hoaøng Thò Ñaøo 24 Giuse Nguyeãn Vaên Ñaùng 25 Maria Vöông Thò Truùc Loan 26 Giuse Vöông Vaên Vy 27 Maria Trònh Thò Haø 28 Ñaminh Traàn Xuaân Lieân 29 Maria Ñinh Thò Kim Höôøng 28 Pheâroâ Traàn Thaêng Long 29 Teâreâsa Leâ Thò Voùc

  • 13 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    CHI HỘI THÁNH BÙI VĂN ÚY - CABRAMATTA

    DANH SÁCH HỘI VIÊN CHI HỘI THÁNH BÙI VĂN ÚY - CABRAMATTA

    Tính ñeán ngaøy 01/06/2020

    TS TEÂN THAÙNH HOÏ TEÂN GHI CHUÙ

    1 Giuse Trần Văn Thục Chi Hội Trưởng 2 Maria Đỗ Thị Mai Anh CHP / Nội vụ 3 Đa Minh Vương Văn Hạnh CHP / Ngoại vụ 4 Maria Goretti Thân Thị Cẩm Tiên Thư Ký 5 Têresa Nguyễn Thị Thủ quỹ 6 Phêrô Châu Long Sơn UV. Kế hoạch 7 Maria Nguyễn Thị Chiêm ỦV Tông đồ 8 Maria Đinh Thị Vòng Đoàn Viên 9 Anna Phan Thị Nhậm -nt- 10 Maria Trần Thị Cưù -nt- 11 Têresa Nguyễn Thị Lệ -nt- 12 Maria Nguyễn Thị Sáng -nt- 13 Maria Nguyễn Thị Em -nt- 14 Maria Nguyễn Thị Thê -nt- 15 Maria Têrêsa Nguyễn Thi Loan -nt- 16 Maria Nguyễn Thị Liễu -nt- 17 Anna Nguyễn Thi Mến -nt- 18 Phinophila Hoàng Thị Hên -nt- 19 Maria Như Thị Phụng -nt- 20 Maria Nguyễn Thị Kim Huệ -nt- 21 Maria Phạm Thi Hoa -nt- 22 Lucia Nguyễn Thị Liên -nt- 23 Anna Nguyễn Thi Lệ Hoa -nt- 24 Maria Bùi Thị Thực -nt- 25 Maria Hoàng Thị Mai Vinh -nt- 26 Maria Hoàng Thi Truyền -nt- 27 Maria Phạm Thị Gi -nt- 28 Maria Mai Thị Mừng -nt- 29 Maria Nguyẽn Thị Hồng -nt- 30 Maria Nguyễn Thị Sen -nt- 31 Catarina Nguyễn Thị Huyền -nt- 32 Maria Trịnh Thị Đào -nt- 33 Maria Hoàng Thị Trinh -nt- 34 Maria Nguyễn Thi Chút -nt- 35 Maria Lê Thị Yên -nt- 36 Maria Lê Thị Hồng Thủy -nt-

  • 14 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    CHI HỘI THÁNH BÙI VĂN ÚY - CABRAMATTA

    DANH SÁCH HỘI VIÊN CHI HỘI THÁNH BÙI VĂN ÚY - CABRAMATTA

    Tính ñeán ngaøy 01/06/2020

    TS TEÂN THAÙNH HOÏ TEÂN GHI CHUÙ

    1 Giuse Trần Văn Thục Chi Hội Trưởng 2 Maria Đỗ Thị Mai Anh CHP / Nội vụ 3 Đa Minh Vương Văn Hạnh CHP / Ngoại vụ 4 Maria Goretti Thân Thị Cẩm Tiên Thư Ký 5 Têresa Nguyễn Thị Thủ quỹ 6 Phêrô Châu Long Sơn UV. Kế hoạch 7 Maria Nguyễn Thị Chiêm ỦV Tông đồ 8 Maria Đinh Thị Vòng Đoàn Viên 9 Anna Phan Thị Nhậm -nt- 10 Maria Trần Thị Cưù -nt- 11 Têresa Nguyễn Thị Lệ -nt- 12 Maria Nguyễn Thị Sáng -nt- 13 Maria Nguyễn Thị Em -nt- 14 Maria Nguyễn Thị Thê -nt- 15 Maria Têrêsa Nguyễn Thi Loan -nt- 16 Maria Nguyễn Thị Liễu -nt- 17 Anna Nguyễn Thi Mến -nt- 18 Phinophila Hoàng Thị Hên -nt- 19 Maria Như Thị Phụng -nt- 20 Maria Nguyễn Thị Kim Huệ -nt- 21 Maria Phạm Thi Hoa -nt- 22 Lucia Nguyễn Thị Liên -nt- 23 Anna Nguyễn Thi Lệ Hoa -nt- 24 Maria Bùi Thị Thực -nt- 25 Maria Hoàng Thị Mai Vinh -nt- 26 Maria Hoàng Thi Truyền -nt- 27 Maria Phạm Thị Gi -nt- 28 Maria Mai Thị Mừng -nt- 29 Maria Nguyẽn Thị Hồng -nt- 30 Maria Nguyễn Thị Sen -nt- 31 Catarina Nguyễn Thị Huyền -nt- 32 Maria Trịnh Thị Đào -nt- 33 Maria Hoàng Thị Trinh -nt- 34 Maria Nguyễn Thi Chút -nt- 35 Maria Lê Thị Yên -nt- 36 Maria Lê Thị Hồng Thủy -nt- 37 Matta Phạm Thị Hợp -nt- 38 Maria Nguyễn Thị Năm -nt- 39 Matta Nguyễn Thị Mai -nt- 40 Maria Nguyễn Thị Kiêm -nt- 41 Maria Nguyễn Thị Thu -nt- 42 Maria Trần Thị Hồng Nhung -nt- 43 Maria Lô Thị Loan -nt- 44 Maria Hoàng thị kim Thu -nt- 45 Maria Vũ Thị Quy -nt- 46 Maria Vương thị Nhất -nt- 47 Giacôbe Nguyễn Văn Sinh -nt- 48 Maria Vũ Thị Băng -nt- 49 Maria Phạm Thị Thanh Thảo -nt- 50 Teresa Đỗ thị kim Liên -nt- 51 M. Teresa Nguyễn thi Ngọc Lệ -nt- 52 Maria Hà Thị Ngô -nt- 53 Maria Nguyễn Thị Kim Trinh -nt- 54 Maria Nguyễn Thị Tuyết Mai -nt- 55 Maria Lê Thị Tâm -nt-

  • 15 Tháng 06/2020

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    CHI HỘI THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ - FAIRFIELD

    DANH SÁCH HỘI VIÊN

    CHI HỘI THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ - FAIRFIELD Tính ñeán ngaøy 01/04/2020

    STT TÊN THÁNH TÊN HỌ CHỨC VỤ

    1 Giuse Trương Văn Hơn Chi Hội Trửơng 2 Maria Đỗ Ngọc Huơng Đoàn Phó 3 Maria Nguyễn Thị Lành Thư Ký 4 Maria Mai Anh Tuyết Thủ Quỹ 5 Giuse Nguyễn Văn Thắng Huấn Đức 6 Phanxico X. Trần Thái Tỏan Đoàn Viên 7 Maria Trần Thị Luận -nt- 8 Maria Mad. Lê Thi Hạnh -nt- 9 Anna Đỗ Vĩnh Phu -nt- 10 Giuse Nguyễn Văn Khương -nt- 11 Phêrô Diệp Văn Hoa -nt- 12 Catarina Nguyễn Thị Chấn -nt- 13 Maria Trương Xiếu Hen -nt- 14 Giuse Nguyễn Văn Viễn -nt- 15 Maria Nguyễn Thị Hồng An -nt- 16 Maria Nguyên Thị Nghiã -nt- 17 Maria Nguyen Thi Luu -nt- 18 Juila Maria Trương Thị Loan -nt- 19 Matta Hòang Thị Hường -nt- 20 Maria Nguyễn Kim Nguyệt -nt- 21 Maria Vũ Thị Riệu -nt- 22 Benadetta Lê Kim Thoa -nt- 23 Anna Võ Thị Tòng -nt- 24 Catarina Nguyễn Thi Anh -nt- 25 Đôminicô Hoàng Thanh Hoán -nt- 26 Catarina Đoàn Thị Thanh Nga -nt- 27 Maria Vũ Thị Vi -nt- 28 Phêrô Nguyễn Duy Phát -nt- 29 Thomas Trần Tiến Doanh Độc lập 30 Maria Nguyễn Thị Xiêm Độc lập

    CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TGP SYDNEY HỘI ĐAMINH TGP SYDNEY

    CHI HỘI THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ - FAIRFIELD

    DANH SÁCH HỘI VIÊN

    CHI HỘI THÁNH LÊ ĐĂNG THỊ - FAIRFIELD Tính ñeán ngaøy 01/04/2020

    STT TÊN THÁNH TÊN HỌ CHỨC VỤ

    1 Giuse Trương Văn Hơn Chi Hội Trửơng 2 Maria Đỗ Ngọc Huơng Đoàn Phó 3 Maria Nguyễn Thị Lành Thư Ký 4 Maria Mai Anh Tuyết Thủ Quỹ 5 Giuse Nguyễn Văn Thắng Huấn Đức 6 Phanxico X. Trần Thái Tỏan Đoàn Viên 7 Maria Trần Thị Luận -nt- 8 Maria Mad. Lê Thi Hạnh -nt- 9 Anna Đỗ Vĩnh Phu -nt- 10 Giuse Nguyễn Văn Khương -nt- 11 Phêrô Diệp Văn Hoa -nt- 12 Catarina Nguyễn Thị Chấn -nt- 13 Maria Trương Xiếu Hen -nt- 14 Giuse Nguyễn Văn Viễn -nt- 15 Maria Nguyễn Thị Hồng An -nt- 16 Maria Nguyên Thị Nghiã -nt- 17 Maria Nguyen Thi Luu -nt- 18 Juila Maria Trương Thị Loan -nt- 19 Matta Hòang Thị Hường -nt- 20 Maria Nguyễn Kim Nguyệt -nt- 21 Maria Vũ Thị Riệu -nt- 22 Benadetta Lê Kim Thoa -nt- 23 Anna Võ Thị Tòng -nt- 24 Catarina Nguyễn Thi Anh -nt- 25 Đôminicô Hoàng Thanh Hoán -nt- 26 Catarina Đoàn Thị Thanh Nga -nt- 27 Maria Vũ Thị Vi -nt- 28 Phêrô Nguyễn Duy Phát -nt- 29 Thomas Trần Tiến Doanh Độc lập 30 Maria Nguyễn Thị Xiêm Độc lập

  • 16 Tháng 06/2020

    MẦU NHIỆM TÌNH YÊUCHÚA NHẬT

    LỄ CHÚA BA NGÔIGa 3, 16-18

    Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm tình yêu bởi vì qua dấu Thánh Giá, dấu chỉ Mầu nhiệm Ba Ngôi. Dấu Thánh Giá là biểu hiệu đức tin của người Công giáo. Mỗi lần làm dấu Thánh Giá chúng ta ca ngợi, tung hô và tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần“.

    Lúc còn nhỏ khi đi học Giáo lý, các thầy cô giáo lý viên thường ví dụ Chúa Ba Ngôi giống như

    một ngón tay có ba đốt. Tuy có ba đốt nhưng chỉ là một ngón tay hoặc có khi Chúa Ba Ngôi được ví như một trái trứng gà vv… có lòng đỏ lòng trắng và có vỏ nhưng chỉ là một cái trứng. Những ví dụ nhằm cho các trẻ em dễ nhớ nhưng thực tế chẳng thuyết phục gì. Càng lớn lên, càng được học Giáo lý và càng cầu nguyện, chúng ta hiểu được rằng muốn cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi, muốn biết được Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải dựa vào mặc khải của Chúa Giêsu, đồng thời dựa vào Kinh Thánh để tìm hiểu, gặp Chúa Ba Ngôi. Chúng ta thường gặp những bản văn qui chiếu về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhiều nhất nơi Tin Mừng của Thánh Gioan. Phúc Âm của thánh Gioan thường cho hay Chúa Giêsu nói về Cha Ngài và cũng nói về Chúa Thánh Thân. Tuy nhiên bản văn nổi tiếng nhất vẫn là bản văn của Thánh Matthêu: "Vậy các con hãy đi khắp muôn dân, qui tụ họ thành môn đệ của Ta, hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và con và Thánh Thần”. Bản văn sinh động lại nằm trong Tin Mừng của thánh Máccô, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, lập tức Chúa Thánh Thần đậu xuống trên ngài dưới hình chim bồ câu và một tiếng nói từ trời vọng xuống: "Con là Con yêu dấu của Ta“ (Mc 1, 11).

  • 17 Tháng 06/2020Tiếng nói, Chúa Con và chim bồ câu tạo thành bức tranh sinh động nói về Chúa Ba Ngôi. Thánh Luca lại diễn tả thời Cựu Ước là thời của Chúa Cha.Thời rao giảng Tin Mừng là thời kỳ hay kỷ nguyên của Chúa Con và thời kỳ sau cùng khởi đầu bằng lễ Hiện Xuống là thời kỳ của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô cũng nói về Chúa Ba Ngôi trong các thư của Ngài. Lời chúc nổi tiếng của thánh Phaolô bàn về Chúa Ba Ngôi nằm trong thư 2 Co 13, 13: "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”.

    Thực tế, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm đức tin . Chỉ có con mắt đức tin chúng ta mới nhận ra Chúa Ba Ngôi. Với trí con người không đời nào chúng ta có thể hiểu thấu được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh Augustinô đã cho chúng ta thấy rõ điều đó qua hình ảnh một em bé múc nước biển đổ vào lỗ đào trên bãi cát…

    Vâng, tình yêu Thiên Chúa dành cho thế giới, cho nhân loại, cho con người quả quá tuyệt vời, cao sâu: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để ai tin vào Con của Người sẽ không phải chết,

    nhưng được sống muôn đời“. Chúa không muốn bất cứ ai bị hư đi, nhưng muốn cứu vớt mọi người. Tình yêu của Người là tình yêu xả kỷ, tình yêu tự hiến: "Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu“ (Ga 15, 13). Thiên Chúa yêu thương con người, mỗi người đều có một chỗ trong trái tim dịu hiền của Người.

    Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta ca ngợi tình thương vô biên của Chúa vì tình thương của Người bao phủ trên cuộc đời mỗi người chúng ta. Thiên Chúa đã cho chúng ta được sinh ra làm người và làm con cái của Người. Thiên Chúa lại quan phòng chở che chúng ta bằng chính tình yêu nhưng không của Người, đồng thời cho chúng ta được tiến về đất hứa, tiến về Quê Trời nhờ Chúa Thánh Thần và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu để cùng với Người chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa Cha.

    Chúng ta ca ngợi, biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi và mỗi lần làm dấu Thánh Giá. Đọc Kinh Sáng Danh và kInh Tin Kính là chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi : Chua Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

    GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :1.Ai tỏ cho chúng ta biết Thiên

  • 18 Tháng 06/2020Chúa Ba Ngôi?

    2.Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gì?

    3.Dấu hiệu của người Công giáo do đâu?

    4.Chúa Thánh Thần là Đâng nào?

    BÁNH HẰNG SỐNGCHÚA NHẬT XI T. NIÊN,

    năm ALỄ MÌNH VÀ MÁU

    THÁNH CHÚA KITÔGa 6, 51-58

    Con người muôn thời luôn ước mong có một cuộc sống trường sinh bất tử.Do đó, có nhiều Vị Vua đã tốn rất nhiều công sức, đầu tư cho các nhà bác học, các nhà nghiên cứu y khoa tìm ra thuốc trường thọ. Nhiều Vị Vua đã tàn nhẫn hy sinh biết bao nhiêu sinh mạng để nghiên cứu hầu có thể kéo dài sự sống.Tuy nhiên, tất cả đều vô vọng, tất cả đều mơ hồ. Không có một viên thuốc cải lão hoàn sinh nào được bào chế. Một Tần Thủy Hoàng xưa, một Nursultan Nazarbayev, tổng thống nước

    Kazakhtan nay, đã truyền lệnh cho các nhà khoa học tìm ra thuốc trường sinh bất lão. Tất cả đều chỉ là một giấc mơ hão huyền…

    Trần gian không thể nào tìm được thuốc cải lão hoàn sinh, nhưng Chúa Giêsu đã hứa ban cho chúng ta thứ thuốc, thứ bánh trường sinh. Manna khi xưa, Thiên Chúa ban cho dân Israen trong sa mạc chỉ giúp nuôi họ trong cuộc hành trình tiến vào đất hứa. Nhưng, bánh hằng sống mà Ngài hứa ban sẽ cho chúng ta sự sống đời đời. Thịt của Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ có sự sống đời đời . Chúa đã xác định rõ ràng như thế trong Tin mừng thánh Gioan 6,32.51: "Bánh Môisen ban tặng các ngươi chẳng phải là bánh từ trời xuống…Ta là bánh hằng sống từ trời xuống.Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời.Bánh Ta sẽ ban chính là Thịt Ta “.Có nhiều người đã tin vào Ngài, nhưng cũng có môn số môn đệ rút lui không đi theo Ngài vì họ cho rằng lời nói ấy thật chói tai….Chúng ta phải trở lại Nhà Tiệc Ly mới hiểu được điều Chúa hứa ban, thánh Máccô viết: "Đang khi họ đồng bàn với nhau, Chúa Giêsu cầm một miếng bánh tạ ơn, bẻ ra trao

  • 19 Tháng 06/2020cho các môn đệ và nói: "Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta”. Đoạn Ngài cầm lấy chén lên, tạ ơn Chúa, rồi trao cho họ “ Tất cả hãy cầm lấy mà uống. Đây là Máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người. Máu này để ký giao ước với Thiên Chúa “. Thánh Luca đã diễn tả lại sự kiện trên như sau: "Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ “(Lc 24, 30). Diễn tiến này xẩy ra y hệt trong bữa Tiệc ly Chúa đã làm. Thực tế, Chúa Giêsu đã cho các Kitô hữu muôn thời cảm nghiệm được chính Mình Máu Chúa ban cho họ sự sống đời đời. “ Bánh mà Ta ban cho là Thịt Ta để cho thế gian được sống“ hoặc “Thiên Chúa đã không tha Con Một Ngài, nhưng đã trao ban Con Một Ngài“ (Ga 3,16), để cứu độ trần gian, để cứu vớt mọi người, như là Bánh nuôi sống tất cả. Vâng, Chúa đã nuôi nhân loại, nuôi con người bằng “ Bánh trường sinh “, bằng “ Bí Tích Thánh Thể “. Mình Máu của Chúa là lương thực nuôi sống con người, là thuốc trường sinh mà con người, loài người vẫn mong tìm kiếm. Vâng, Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu, Chúa trao ban cho nhân loại, cho mỗi người. Bánh Hằng Sống không chỉ nuôi sống chúng ta đời, nhưng còn là nguồn lực khích lệ, an ủi, động viên chúng

    ta để chúng ta vượt thắng những thử thách, khó khăn, phong ba bão táp để tiến về Quê trời.

    Chúng ta, để được sống sự sống đời đời thì không chỉ tin Chúa, nhưng còn cần phải sống như Chúa, sống bằng sự sống của Chúa. Chúa đã Nhập Thể làm người, đã chết để cứu chuộc chúng ta và đã sống lại để cho chúng ta cũng được sống lại với Người. Nên, Chúa sống lại về trời và ban Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta có sức sống mới, để chúng ta được sống nhờ Ngài cũng như Chúa sống nhờ Chúa Cha.

    Chính vì thế, mỗi lần chúng ta rước lễ là chúng ta đón nhận chính thân xác sống động của Chúa Giêsu. Đấy cũng chính là Đức Giêsu đã được sinh ra nơi Hang Đá Bêlem. Đấy cũng chính là Đức Giêsu đã chết trên thập giá nơi đồi Canvê và đấy cũng chính là Đức Giêsu sống lại từ cõi chết.

    Vâng, Chúa Giêsu đã long trọng cử hành Bí Tích Thánh Thể tại Emmaus mà Ngài đã tiên báo tại Cana, đã hứa ban tại Capharnaum và đã thiết lập tại Giêrusalem. Ngày nay và cho mãi đến muôn đời, Chúa luôn ngự trong Bí Tích Thánh Thể và ở trong Nhà Tạm để chờ đón chúng con.

  • 20 Tháng 06/2020Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban

    cho chúng con Bánh Bởi Trời, Bánh Hằng Sống để nuôi dưỡng chúng con. Xin cho chúng con luôn biết mến yêu Bí Tích kỳ diệu:” Bí Tích Tình Yêu, Bí Tích Ban Sự Sống vĩnh cửu là chính Mình và Máu Đức Kitô“. Amen.

    GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :1.Manna trong sa mạc xưa và

    Thịt Máu của Chúa Giêsu khác nhau thế nào?

    2.Ai đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể? Ở đâu? và vào lúc nào?

    3.Bí Tích Thánh Thể là gì?4.Rước Mình Máu Thánh là

    tiếp nhận ai?

    ĐỪNG SỢHÃY TIN VÀO SỰ QUAN

    PHÒNG CỦA THIÊN CHÚACHÚA NHẬT XII

    THƯỜNG NIÊN, năm AMt 26 , 26-33

    Sống trong một thế giới có nhiều thay đổi, biến động

    như hôm nay, nhiều người hầu như đánh mất niềm tin, không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa nữa, do đó, họ cố gắng giải quyết mọi sự cố, mọi công việc theo sức riêng của mình. Tuy nhiên, con người có giới hạn, có những sự việc, có những sự cố con người không thể tự mình giải quyết được…Bởi vì, Chúa đã nói: "Không có Ta các con không thể làm gì được“. Lời Chúa trong Tin Mừng của Thánh Matthêu hôm nay không chỉ dành riêng cho mười hai tông đồ, nhưng Chúa căn dặn tất cả mọi người chúng ta phải sống tín thác, phải hoàn toàn đặt trong bàn tay quan phòng của Chúa. Có Chúa chúng ta sẽ không lo âu, hồi hộp, sợ sệt: "Người ta sẽ nộp các con trước quan tòa, nơi đó tòa án sẽ xét xử, lúc ấy các con đừng lo, chính Thánh Thần Chúa sẽ soi dẫn các con“. Thánh Matthêu kết thúc đoạn Tin Mừng này xem ra dễ nhưng không dễ chút nào: "Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời, thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta, Đấng ở trên Trời. Ai chối bỏ Ta trước mặt người đời, thì Ta cũng sẽ chối bỏ nó trước mặt Cha Ta, Đấng ngự trên trời“.

    Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ hãy can đảm loan

  • 21 Tháng 06/2020truyền lời Chúa và giới thiệu Đức Kitô cho nhiều người. Vâng lệnh Chúa truyền dạy, các tông đồ đã đi khắp nơi loan báo, công bố Tin Mừng không dấu diếm bất cứ điều gì. Tất cả những gì các Ngài đã thấy, đã nghe, đã học được nơi Chúa Giêsu, các Ngài đều loan truyền cách công khai, mạnh mẽ và hết sức dạn dĩ.Các Ngài luôn tín thác, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đặt hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa. Đi đâu, và ở bất cứ nơi nào, các tông đồ cũng loan truyền lời Chúa, dạy cho người ta biết Chúa là ai, Tin Mừng là gì và Giáo lý của Chúa giúp ta những gì? Người môn đệ của Chúa phải luôn mạnh mẽ bởi vì có Chúa ơ với họ, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn và tác động, ban sức mạnh cho họ.Lời rao giảng của môn đệ Chúa phải trung thực, phải chân chính, có thì nói có, không thì nói không. Các môn đệ phải nói về Đức Kitô Phục Sinh, làm chứng cho Ngài và chỉ cho mọi người Chúa đã chết, đã sống lại vì yêu con người, yêu nhân loại. Các môn đệ, các tông đồ của Chúa ở khắp nơi, vào mọi thời kỳ đều đã phải hy sinh nhiều. Có những nơi người ta lắng nghe lời rao giảng và tin theo, nhưng có những nơi người ta ghen ghét, hận thù và tìm cách làm hại. Gương của các

    thánh tử đạo ở trong Giáo Hội đã minh chứng điều đó. Ngay thời kỳ các tông đồ, hầu hết tất cả đều bị người ta ghét bỏ, hãm hại và giết chết. Tuy nhiên, máu của các tử đạo đã đổ ra để làm cho Giáo Hội vững chắc. Phêrô và các bạn của Ngài đều anh dũng, hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa, làm chứng cho sự thật, cho những điều các Ngài đã thấy, đã nghe vv… Máu của các Ngài đã đổ ra để xây dựng Giáo Hội vững mạnh. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, máu của nhiều tín hữu tiếp tục đổ ra để làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, làm chứng cho Giáo Hội duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Mặc dầu, máu của nhiều tín hữu hay của hàng Giáo phẩm vẫn còn tiếp tục đổ ra, nhưng tất cả đều hạnh phúc, không hận trù, không trả ân báo oán, tất cả đều vui vì các Ngài đã chết vì Sự Thật, vì Tin Mừng.

    Vâng, sở dĩ bài Tin Mừng hôm nay nói lên sự thật ấy, vì Tin Mừng cho hay số phận của những người theo Chúa là bị ghét bỏ. Họ bị hận thù, ghen ghét vì chính đời sống của họ, của con người họ đã được máu Chúa Giêsu nhuộm đỏ và như thế, họ khác người khác, họ đã được máu Chúa Giêsu biến đổi : cuộc sống thánh thiện, đạo đức,

  • 22 Tháng 06/2020liêm chính, ngay thẳng, trung thực của họ vv… đã làm cho người khác ghét bỏ, nhưng Chúa nói đừng sợ, hãy tin tưởng, phó thác, tín thác vào Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được can đảm, luôn biết tín thác vào Chúa vì tin rằng mọi việc chúng con làm: lời nói, hành động, cử chỉ dù âm thầm, nhỏ bé vẫn có giá trị trước mặt Chúa. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không bao giờ sợ hãi làm chứng cho Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen.

    GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :1.Tại sao Chúa nói đừng sợ?2.Các thánh tử đạo đã nói lên

    gì?3.Những công việc âm thầm

    của chúng ta thật lòng có giúp gì cho Giáo Hội, cho anh em chúng ta không?

    4.Tại sao sư thần Gabriel lại nói với Đức Mẹ: "Đừng sợ “?

    5.Ông bà anh chị em phải làm gì để không sợ?

    YÊU SÁCH CỦA TÌNH YÊU

    CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN, năm A

    Mt 10, 37-42

    Tình yêu là cái gì thật kỳ diệu, khó nói. Sống trên đời ai cũng muốn được yêu và muốn yêu. Đó là định luật bất biến của cuộc đời. Đôi bạn trẻ đã quyết định yêu nhau dù có khó khăn gì mấy, trước sau gì họ cũng đến với nhau.Hôm nay, Chúa Giêsu ra điều kiện cho những ai muốn theo Người: "Phải sẵn sàng từ bỏ mọi sự, ngay cả những tình cảm gắn bó nhất, thân thiết nhất như tình phụ tử, mẫu tử , những tình cảm ruột thịt của mối giây anh em, chị em vv…đồng thời “ phải vác thập giá “ mà theo Người; rồi Chúa lại nói tiếp: "Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình …thì sẽ tìm thấy được“.

    Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hay: "Đi theo Chúa không có nghĩa Người đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ hết mọi sự, nhưng

  • 23 Tháng 06/2020Người muốn mọi người khi đã quyết tâm theo Người phải đặt tình yêu Thiên Chúa và việc phục vụ, thực thi sứ mạng của mình trên mọi mối quan hệ, trên những tình cảm thân thiết của cha mẹ, anh chị em và nếu cần phải hy sinh cả mạng sống của mình vì Người“. Quả thực đây là đời hỏi rất quyết liệt và cực kỳ khó khăn.

    Ngoải ra, Chúa Giêsu còn cho biết người môn đệ hay chúng ta quyết tâm đi theo Người thì họ phải bước trên con đường Giêsu, con đường khổ giá, con đường hẹp, đường hy sinh, từ bỏ, quảng đại và xả kỷ để làm vinh danh Chúa và phục vụ hết mình vì đồng loại, vì tha nhân.

    Theo Chúa Giêsu, người môn đệ của Chúa, hay người Kitô hữu đều được Chúa kêu mời đón nhận, hy sinh, quên mình để sống yêu thương, hòa hợp, chia sẻ, phục vụ tha nhân, phục vụ người khác bằng tình yêu cao vời, tuyệt mỹ không phân biệt, không vị kỷ. Tình yêu tự hiến mà Đức Kitô đã sống, đã sẻ chia và đã phục vụ vô vị lợi: "Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu“ (Ga 15, 13).

    Người môn đệ của Chúa hay chúng ta được mời gọi góp phần nhỏ bé của mỗi người bằng

    những công việc nhỏ bé, âm thầm nhưng có giá trị tỏa sáng là làm vinh danh Thiên Chúa. Người môn đệ không cần phải làm những công việc lớn lao, đi đây đi đó, đứng lên rao giảng công khai, to tiếng mới là loan báo Tin Mừng bởi chính Chúa đã tự đồng hóa mình với những con người nhỏ bé, khó nghèo, những con người thấp cổ bé họng. Chúa nói: ”Mỗi lần các con cho một kẻ đói ăn là các con cho Ta ăn… cho kẻ khát uống, rách rưới ăn mặc, kẻ tù được thăm viếng vv… là các con làm cho chính Ta“. Chúa đòi hỏi người môn đệ và tất cả chúng ta khi phục vụ thì phải phục vụ quên mình, hy sinh quên mình đến nỗi biến mình ra không, nhưng việc phục vụ ấy lại có giá trị cao cả trước mặt Thiên Chúa như Người đã khẳng định: "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy“.

    Chúa ban thưởng người môn đệ của Người và ban thưởng cho chúng ta nếu chúng ta đã biết thực hiện điều Chúa đòi hỏi.Theo Chúa là phải sống như Chúa, yêu như Chúa và phục vụ như Chúa phục vụ.

    Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống nơi gian trần có nhiều cạm bẫy, có nhiều thử thách khiến chúng

  • 24 Tháng 06/2020con dễ quên đi bổn phận của chính mình, xin ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ để chúng con can đảm, hiên ngang, biết từ bỏ mình, vác thập giá của mình mà theo chân Chúa và biết phục vụ anh em theo đòi hỏi của Chúa yêu thương như Chúa yêu. Amen.

    GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :Chúa đòi hỏi người môn đệ

    những điều gì?Yêu như Chúa nghĩa là làm

    sao?Vác thập giá nghĩa là gì?Con đường Giêsu là con

    đường nào?Ông bà anh chị em hiểu thế

    nào về những người nhỏ bé?●Linh mục Giuse Nguyễn Hưng

    Lợi DCCT

    Chúng ta bước vào tháng sáu là tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu của năm 2020 với bệnh dịch cúm Vũ Hán đang lan tràn khắp nơi trên quả địa cầu nhỏ bé này. Con người hầu như bất lực để bảo vệ an toàn cho mình và những người khác! Người ta run sợ, bóng tối tử thần đến bất cứ lúc nào ngày cũng như đêm, lo lắng đến nỗi mất niềm tin vào sự quan phòng và tương lai.

    Chúa bao lượng, tràn đầy thương xót, ấp ủ toàn thế giới trong Trái tim Người, xoa dịu những nỗi thống khổ nhân loại đang lầm than mò mẫm trong bóng tối trên đường đi gai góc cản trở, tràn ngập hiểm nguy!

    Sống tinh thần người hội viên Đa-minh: “cầu nguyện, yêu thương, tông đồ”:

  • 25 Tháng 06/2020Với chúng ta là những thành

    viên cũng như bạn hữu nối kết nhau siêng năng cầu nguyện – thi hành bác ái yêu thương – hăng say việc tông đồ” trong mọi hoàn cảnh cuộc sống giữa xã hội hoang mang, con người không biết mình đang đi về đâu. Thánh Đa Minh, nhân chứng của sự cầu nguyện, phó thác vào Chúa hoàn toàn, tấm lòng rộng lượng với tha nhân, những người bệnh tật, đau khổ được ngài chăm sóc, giúp đỡ tận tình. Không hàng rào nào, hoặc những bức tường kiên cố có thể cách ly ngăn cản việc tông đồ, sự hy sinh bản thân của ngài trong những việc làm cho Chúa và tha nhân, từ việc nhỏ đến việc lớn.

    Linh đạo thánh Đa Minh, ngài đã sống cho Chúa hoàn toàn, chiêm niệm, say mê cầu nguyện, giảng dạy Tin Mừng, truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ bằng việc lần chuỗi Mân Côi hằng ngày như Đức Mẹ đã trao phó cho ngài đi khắp nơi để nói cho người ta thực hành sống lời Kinh Mân côi. Ngài nuôi dưỡng đức tin trong sự vâng phục Thiên Chúa, phục vụ tha nhân trong đời sống.

    Mời gọi không điều kiện:Nhiều anh chị em yêu mến

    tinh thần cha thánh Đa Minh, gia nhập Hội Đa Minh được thành

    lập trong Cộng đồng do các cha Tuyên úy linh hướng giúp đỡ tâm linh, để cùng nhau hun đúc đời sống theo tinh thần của Ngài và cả những bạn hữu cũng tham gia tích cực. Các thành viên lúc này gần một trăm năm chục anh chị em, không phân biệt tuổi tác, từ tuổi trưởng thành đến các vị bô lão. Những người con Chúa khắp nơi được mời gọi tham gia, cùng đồng hành, không điều kiện. Tất cả là anh chị em trong gia đình thiêng liêng ấm cúng, tràn ngập yêu thương sống hài hòa, cùng tiến lên giúp nhau cầu nguyện, yêu thương bác ái

  • 26 Tháng 06/2020và tông đồ cho Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

    Giáo hội mời gọi tất cả từ giáo dân đến hàng giáo sỹ thanh luyện cho mình một đời sống tốt đẹp. Sống thế nào cho đẹp lòng Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình. Biết thanh luyện tâm hồn trong sáng, sống thánh thiện, mỗi ngày thăng tiến trên đường trọn lành, những khuyết điểm được thay thế bằng những nhân đức, bền đỗ trong ơn gọi của mình. Trong cuộc sống chia sẻ thời giờ cầu nguyện, phục vụ anh chị em đau yếu, thiếu thốn. Đem hết khả năng Chúa ban mà thi hành, không chôn vùi những nén bạc Chúa trao.

    Phục vụ Giáo hội:Giúp ơn gọi đào tạo các chủng

    sinh, tu sinh nam cũng như nữ bằng lời cầu nguyện và vật chất. Với xã hội, trong việc giao tiếp hằng ngày với mọi người, nơi làm việc, đoàn thể, giáo đoàn, cộng đồng. Các thành viên là những chứng nhân trong môi trường xã hội. Chứng nhân Tin Mừng Phúc âm, sẵn sàng đón nhận mọi hình thức cuộc sống hằng ngày, vui cũng như buồn trong mọi biến cố.

    Cơn dịch Vũ hán khủng khiếp lan rộng khắp nơi cũng không thể cách ly được chúng

    ta hiệp thông với nhau trong lời kinh nguyện hằng ngày tại gia, chẳng hạn đọc kinh phụng vụ, lần chuỗi Mân côi, tham dự thánh lễ trực tuyến, hy sinh phục vụ cho nhau những người thân yêu, điện đàm qua điện thoại thăm viếng bạn hữu, những người đau yếu già nua, đó là tinh thần tông đồ cao quí vậy!

    Thành viên Hội Đa Minh được mời gọi tự do tham gia vào các sinh hoạt khác của các phong trào, đoàn thể, Cursillo, Legio Mariae – Đạo Binh Đức Mẹ, Hội các bà mẹ dành cho nữ, Lòng Chúa thương xót, giúp phong phú đời sống đạo. Có rất nhiều thành viên đang sinh hoạt như thế để thêm ơn ích thiêng liêng!

    Tổ chức Hội:Đã là thành viên trong Hội

    đoàn, thì việc tổ chức hành chánh đều giống nhau, chúng ta có Ban Chấp Hành Hội, gồm có Hội Trưởng, Phó nội vụ, Phó ngoại vụ, Thư ký, Thủ quỹ, Ủy viên tổ chức, Ủy viên huấn đức và trong các Chi hội mà các thành viên ở trong đó, có người phụ trách, gọi là Chi hội trưởng.

    Huy hiệu Hội với hình thánh Đa Minh:

    Thành viên đeo huy hiệu biểu lộ nói lên trước mặt mọi người

  • 27 Tháng 06/2020

    trong thái độ, cử chỉ, việc làm đi đôi với danh dự, tinh thần can đảm, hiên ngang của người Kitô hữu, thánh Đa Minh đồng hành che chở, giữ gìn bình an, chung quanh hình với hàng chữ: Cầu nguyện – Yêu thương – Tông đồ và ở dưới có chữ Hội Đaminh TGP Sydney.

    Y phục của hội viên: Hội viên ăn mặc đơn giản,

    thanh nhã, nói lên ý nghĩa chiếc áo dòng trắng mà thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina khi còn sống vẫn thường mặc hằng ngày. Trong những dịp lễ lớn, bổn mạng Hội, các sinh hoạt khác, hội viên mặc đồng phục. Nam: áo sơ mi trắng, cà vạt mầu đậm, áo vét mầu đen, quần tây đậm, giày (tây) mầu đen. Nữ: áo ngắn hoặc áo dài trắng, quần và giày, dép mầu đậm. Y phục các thành viên nam và nữ theo

    thời tiết các mùa mà thay đổi, áo trắng là chính.

    Tinh thần liên đới giữa hội viên với nhau:

    Khi sống thì liên kết giúp nhau giữa các thành viên như anh chị em trong mái ấm gia đình thiêng liêng. Lúc đau ốm, hoặc hoàn cảnh khó khăn, cầu nguyện cho nhau và thăm viếng tại tư gia, viện dưỡng lão, nhà thương.

    Khi thành viên qua đời, Hội sẽ giúp gia đình xếp đặt lo việc tang sự và các nghi lễ an táng, đọc kinh, cầu nguyện cho hội viên đó, tham dự các buổi kinh nguyện ở nhà quàn, tang gia và tham dự chương trình tang lễ, tiễn đưa hội viên mãn phần về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Phải chăng lòng thương xót

    của Chúa không thể che lấp bộ mặt ích kỷ con người trong thất vọng?

    Ở các siêu thị, dân chúng chen lấn nhau, đánh nhau để dành phần cho mình, khuân vác tất cả những thứ mà họ cho là nhu cầu cần, đem về tích trữ trong nhà, nghĩ rằng sẽ sống sót thêm ngày! Con người trở thành ích kỷ, độc ác, quên sự chia sẻ với người thiếu thốn! Lòng tham không đáy lộ diện, không còn quan tâm đến người khác,

  • 28 Tháng 06/2020lẽ phải, nhân cách cũng chẳng màng đến! Chỉ muốn một mình sống với dịch độc ác Vũ hán mà thôi!

    Lúc này người ta không thấy lòng thương xót của Chúa đoái nhìn từ trời cao xuống mảnh đất mà con người đang kêu khóc, chán nản dơ tay chữa lành! Phải chăng hình phạt Thiên Chúa giáng xuống con người vì tội lỗi đầy mình kiêu ngạo, ngạo mạn không lời thống hối ăn năn. Chúng ta hãy tự đấm ngực ăn năn thú tội: lỗi tại tôi mọi đàng, vì chính con người sống ích kỷ, lòng độc ác, tạo ra cho nhau những đau khổ lớn lao như thế này! Không có thể đổ vào Chúa về sự dữ do Ngài làm ra!

    Thiên Chúa cứu chúng ta có nhiều cách theo ý Ngài với lời mời gọi con người biết thống hối ăn năn, đền tội, nếu vẫn u mê, không trở về thì nhân loại vẫn còn khổ đau, than khóc trong sự chết chóc! Chúa cho con người sự tự do lựa chọn!

    Những tấm lòng nhân ái vẫn còn đó, để sưởi ấm tình người trên mảnh đất nhỏ bé này:

    Rất nhiều nhân viên y tế, các y tá, bác sỹ tận tụy, hy sinh thời giờ ngày đêm, mất ăn, mất ngủ chăm sóc bệnh nhân nhiễm dịch Vũ hán trong các trung tâm, bệnh viện, các nhà dưỡng lão

    trên toàn thế giới ở các quốc gia. Trong số những người chăm sóc đó bị lây bệnh đã chết. Họ là những anh hùng vĩ đại!

    Câu chuyện cha sở một họ đạo tại nước Ý, chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, ngài bị nhiễm vi khuẩn tai ác này. Người ta chở ngài tới nhà thương cấp cứu và giáo dân mua cho một máy thở, nhưng ngài đã dành máy đó cho một bệnh nhân trẻ đang điều trị bệnh như ngài. Ngài đã chết và người trẻ này được cứu sống!

    Không có yêu thương, con người sẽ chết trong tội lỗi. “Cứ dấu này mà người ta nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con thương yêu nhau”

  • 29 Tháng 06/2020(Gioan 13, 35). Cuộc đời mỗi người phải được dệt bằng tấm thảm muôn mầu: phục vụ bác ái, một cử chỉ, một hành động tốt, một ánh mắt nhân từ, một nụ cười hồn nhiên chân thật trong gia đình và xã hội, tô đọng tia sáng nhỏ dẫn lối người khác bước đi bằng yêu thương!

    Hội viên đọc hằng ngày lời

    kinh nguyện này cầu xin với thánh Đa Minh:

    Qua sự cầu bầu của ngài với Chúa đầy lòng thương xót và hiền mẫu Maria bằng lời Kinh Mân côi, qua lời cầu xin này khi còn sống ngài đã thực hiện, Chúa và Mẹ Mân côi đã nhận lời như lời ngài xin, thì bây giờ chúng ta cũng tha thiết sốt sắng dâng lên lời kinh sau đây cho cơn dịch hãi hùng chấm dứt, được ơn chữa lành tật nguyền phần hồn và thế xác:

    “Lạy Cha thánh Đa Minh, khi đang mong sinh thì, Cha đã hứa sẽ làm ích cho anh em sau khi qua đời. Xin cầu cùng Chúa cho chúng con an mạnh xác hồn, và giúp chúng con biết siêng năng cầu nguyện, sống bác ái yêu thương, và nhiệt tâm việc tông đồ.

    Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Lạy Cha thánh, xin hãy giữ lời đã trối mà cầu giúp chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa

    Kitô đã hứa.Xin Cha cũng cầu thay nguyện

    giúp cho các hội viên, và thân hữu chúng con đã qua đời, ở nơi luyện ngục, sớm hưởng Nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng.

    Lạy Chúa, là Đấng đã đoái thương soi sáng Hội Thánh Chúa, bởi công nghiệp cùng những lời dạy dỗ của Cha thánh Đa Minh và là Cha chúng con, thì xin Chúa vì lời Người cầu bầu, mà ban cho chúng con được sự phù hộ đời này, và hằng tiến tới thêm nhiều ơn ích thiêng liêng, vì Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.”●

  • 30 Tháng 06/2020“Một số vấn đề đạo đức trong đại dịch virus corona”.

    Bài 1: Thuyết Ưu Sinh Và Vấn Đề Cân Bằng Xã HộiLời Ban biên tập: Đại dịch do

    virus corona gây ra đã và đang gây thiệt hại cho con người trên mọi lĩnh vực. Quan trọng hơn, trong hành trình nhiều bối rối với phòng, chống dịch, đại dịch này còn đặt ra thách thức cho con người về vấn đề đạo đức. daminhvn.net xin giới thiệu chuyên đề “Một số vấn đề đạo đức trong đại dịch virus corona”.

    Kỳ 1:

    Thuyết ưu sinh và sự cân bằng xã hội

    Con người đang đối diện với đại dịch, đối diện với cả giàu nghèo và đối diện với việc được chọn lựa để sống.

    Thế giới đang đối mặt với một đại dịch gây ra những hậu quả to lớn về cá nhân lẫn xã hội chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Dịch viêm phổi Vũ Hán đã tấn công vô số cá nhân ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại (17-5-2020), đã có trên 300.000 người tử vong liên quan đến virus

    corona và hơn 4,5 triệu người bị nhiễm. Và con số chắc chắn chưa dừng lại ở đó trong thời gian tới. Bài kiểm tra cho loài người Với nhiều người, đại dịch do virus corona gây ra là một thử nghiệm cho con người trong nhiều lĩnh vực. Nó có thể là một bài kiểm tra năng lực y tế và ý chí chính trị; có thể là một bài kiểm tra sức chịu đựng và nhẫn nại của con người; có thể là một bài kiểm tra cho các tín đồ về đức tin tôn giáo của mình; nó cũng có thể là một bài kiểm tra về sức mạnh của những ý tưởng mà con người chọn, từ đó hình thành các phán đoán đạo đức và hướng dẫn hành vi cá nhân của mình.

    Theo các báo cáo, phần lớn các trường hợp nhiễm virus corona dẫn đến tử vong rơi vào các bệnh nhân cao tuổi và có tiền sử bệnh nền như: Tim mạch, đái tháo đường… Các trường hợp này có tỷ lệ tử vong cao nên cần nhận được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết.

    Tại Hà Lan, 75% bệnh nhân đã chết tại nhà riêng, tại nhà dưỡng lão hoặc tại bệnh viện mà không phải ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Những người này không được nhận vào các đơn vị

  • 31 Tháng 06/2020chăm sóc đặc biệt vì tình trạng bệnh mãn tính nghiêm trọng và tuổi già. Họ chỉ nhận được sự chăm sóc với các biện pháp nhằm duy trì sự sống và hồi sức bình thường. Chỉ 25% các trường hợp tử vong sau khi nhập viện và được chăm sóc đặc biệt. Từ thực trạng trên, chúng ta có thể thấy những hệ lụy đạo đức mà trước đây chưa bao giờ được đặt ra.

    Hình ảnh nguồn InternetAi được chọn chăm sóc đặc

    biệt?

    Thứ nhất, đối với các bác sỹ và những nhân viên y tế, vốn là những chuyên gia được đào tạo để chăm sóc cho bệnh nhân, bất kể là ai. Tuy nhiên, trong tình trạng quá tải và sự khan hiếm các nguồn lực y tế như: Giường bệnh và máy thở, họ phải phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Lúc này, vấn đề bình đẳng xã hội đặt ra: Ai sẽ là người được ưu tiên để nhận được sự chăm sóc đặc biệt?

    Chắc chắn, đội ngũ y tế có thể gặp khó khăn về đạo đức khi họ nhận thức được sự căng thẳng giữa nghĩa vụ chăm sóc cho từng bệnh nhân, nghĩa vụ đảm bảo bình đẳng cho mọi bệnh nhân. Thời gian đầu khi số ca nhiễm ở Anh bắt đầu tăng vọt, có những luồng thông tin cho rằng một số người có trách nhiệm ủng hộ ý tưởng lây nhiễm cộng đồng để thiết lập quyền miễn trừ trên toàn quốc, bảo vệ nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là những người cao tuổi, người có tiểu sử bệnh nền sẽ phải đối mặt với tử thần trong cuộc chiến mà ai cũng biết chắc kẻ thua cuộc là ai. Điều này cũng đồng nghĩa người ta công khai hoặc ngấm ngầm ủng hộ thuyết ưu sinh. Sự trở lại của Thuyết ưu sinh Ưu sinh là một học thuyết phi nhân nhằm đánh giá các nét tiêu biểu của con người, theo đuổi các đặc điểm mong muốn và loại bỏ những nhóm bị liệt vào dạng xấu và thấp kém. Nói cách nôm na, những người chủ trương thuyết này muốn tạo ra một thế hệ con người “thượng đẳng”, “tốt đẹp” nhất về mặt thể chất lẫn tâm lý, và chỉ những con người ấy hoàn hảo ấy mới có tồn tại và phát triển, còn lại nên bị loại bỏ. Nguồn gốc của thuyết này được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 với công trình nghiên cứu

  • 32 Tháng 06/2020của nhà khoa học người Anh Charles Darwin về thuyết tiến hóa, về sự chọn lọc tự nhiên. Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, thuyết ưu sinh đã gây ra hậu quả đau thương cho nhân loại. Nhân vật ủng hộ và áp dụng tinh thần thuyết ưu sinh một cách triệt để và cực đoan nhất chính là nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler. Bản thân ông này đã khuếch đại tinh thần học thuyết theo hướng xây dựng giống loài thượng đẳng và giết sạch cái gọi là nhóm hạ đẳng. Nhiều quốc gia thời điểm đó cũng từng ủng hộ học thuyết này, chẳng hạn một số nghị sĩ Anh đã ủng hộ quyết định đề xuất triệt sản cưỡng bức đối với mọi cá nhân có vấn đề về đầu óc và thiểu năng trí tuệ. Dù bị bác nhưng nó cũng không ngăn những trường hợp bị cưỡng bức. Trong khi đó, từ năm 1907, Mỹ đã buộc triệt sản đối với đàn ông, đàn bà, trẻ con bị liệt vào dạng “điên, ngu si, khờ khạo, ngốc hoặc bị động kinh”, và đa số nạn nhân bị phẫu thuật mà không được thông báo hoặc giải thích chuyện gì đang chờ đón họ. Đến năm 1938, tổng cộng có đến 33 tiểu bang cho phép triệt sản bắt buộc đối với phụ nữ có khả năng nhận thức hạn chế. Cùng thời gian này, 29 tiểu bang thông qua luật tương tự đối với những người có vấn đề về gien

    di truyền. Nhiều nước khác bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan đã thông qua luật triệt sản như Mỹ vào thập niên 1920 -1930.

    Điểm danh những nạn nhân đầu tiên

    Dịch viêm phổi Vũ Hán tác động trên tất cả mọi người, nhưng thực tế cho thấy nó tác động lớn đến cộng đồng người nghèo, người yếu thế và dễ bị tổn thương trong các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn tại Mỹ, dịch virus corona tràn đến như cơn sóng thần, tính đến sáng ngày 8-5-2020 đã có gần 76.000 người chết trên tổng số hơn 1.250.000 ca nhiễm. Mỹ cũng như nhiều nơi khác, người cao tuổi là những đối tượng tấn công chính của virus corona chủng mới. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy, phần lớn nạn nhân của Covid-19 là cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi, với tỷ lệ cao gấp sáu lần so với người da trắng. Bản thân tổng thống Donald Trump cũng nhìn nhận tình trạng này. Nhiều nguyên nhân được đưa ra lý giải cho nạn nhân Covid-19 ở Mỹ, như người Mỹ gốc châu Phi sống chủ yếu ở trung tâm thành phố trong những khu vực có mật độ dân cư đông hơn, họ lại làm những công việc dễ bị phơi nhiễm… Đó còn là một trong

  • 33 Tháng 06/2020những cộng đồng nghèo khổ nhất, khó tiếp cận các dịch vụ y tế so với những người da trắng hay người giàu có, và dường như rất nhiều người trong số họ không nhận được sự quan tâm chăm sóc cần thiết, dù chính phủ đã có những sự hỗ trợ rất đáng ghi nhận.

    Những khu ổ chuột và khu nhiễm bệnh

    Khu vực Đông Nam Á, tình trạng khó khăn của những người nghèo, người lao động nhập cư cũng thấy rõ. Tại Thái Lan, các công trình xây dựng vẫn được xây dựng trong bối cảnh đất nước bị phong tỏa một phần đã khiến hàng trăm công nhân xây dựng bị mắc bệnh. Hầu hết trong số họ không được trang bị khẩu trang, thuốc khử trùng tay và không thể tiếp cận các thông tin về dịch bệnh. Tại Singapore, nới có nhiều lao động nhập cư, những công dân được chính phủ cấp khẩu trang miễn phí và thuốc khử trùng tay trong khi người lao động nhập

    cư phải dựa vào các nhóm xã hội cộng đồng. Họ sống trong các khu ký túc xá dành cho người nhập cư với mật độ đông đúc, thiếu vệ sinh và rất ít thông tin về dịch bệnh. Do vậy, nguy cơ lây nhiễm trong nhóm này là rất cao. Tại Philippines, nhiều cư dân trong các khu ổ chuột không nhận được bất kỳ gói thực phẩm hay đồ cứu trợ nào từ chính phủ kể trong thời gian phong tỏa đã xảy ra… Và khi những người nghèo, người yếu thế lây nhiễm, họ cũng không có đủ điều kiện để nhận được sự chăm sóc cần thiết.

    Dịch bệnh hay loài người phân biệt giàu nghèo?

    Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi chính phủ các nước ASEAN cần thực hiện các hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn sự lây lan của viêm phổi Vũ Hán. Mặc dù bệnh tật thường được coi là không phân biệt giàu nghèo nhưng tỷ lệ lây nhiễm và số ca tử vong khác nhau theo tầng lớp xã hội và chủng tộc. Người giàu vẫn có thể mắc bệnh nhưng họ có thể có nhiều lựa chọn để tránh bị nhiễm bệnh mà người bình thường không thể. Ví dụ, người giàu có phương tiện và tiền bạc để chạy khỏi khu vực nhiễm bệnh và tránh dịch thành công,

  • 34 Tháng 06/2020hoặc nhận được sự chăm sóc y tết tốt hơn nếu nhiễm bệnh. Do đó, khả năng sống sót cao hơn. Chưa kể, người nghèo không chỉ đối mặt với dịch bệnh mà con đối mặt cả với nghèo đói. Thu nhập quá thấp không cho phép họ nghỉ không hưởng lương và cách ly tại nhà trong thời gian dài. Dù bị nhiễm bệnh, họ vẫn phải tiếp tục làm việc và tiếp xúc với những người khác. Tại Ấn Độ, hơn 90% của 500 triệu lao động phi nông nghiệp của Ấn Độ làm các công việc chân tay như thợ xây dựng, bán hàng rong, chạy xe kéo… Khi cả nước bị phong tỏa, các ngành công nghiệp đóng cửa, các quy định về đi lại, giãn cách xã hội khiến họ không thể làm việc kiếm sống. Và đối với khoảng 120 triệu lao động nhập cư tại các thành phố, cái ăn và chỗ ở là vấn đề đáng sợ hơn cả virus.

    Tham chiếu 62.000 tỷ của Việt Nam

    Tại Việt Nam chúng ta, những người nghèo, người lao động nhập cư, những người bán vé số một ngày cách ly là một ngày đối diện với miếng ăn vì họ kiếm cơm hàng ngày bằng sức lao động của mình. Ngày 10-4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19, với số tiền 62.000 tỷ

    đồng. Đây được coi như là quyết định chưa có trong tiền lệ. Vấn đề đặt ra là sự hỗ trợ ấy có thật sự còn “nguyên vẹn” để đến với người dân nghèo hay không. Mặt khác, theo thông báo từ chính phủ, thì từ ngày 10-5 sẽ tập trung cao độ để giải quyết hỗ trợ cho lao động tự do bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Dự kiến, cơ bản đến ngày 15-5 sẽ chi trả hỗ trợ xong 4 đối tượng gồm người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo, nhưng thực tế cho đến ngày 10-5, nhiều địa phương còn chưa… triển khai. Có địa phương (Thanh Hóa) đã triển khai nhưng tại đây lại xuất hiện hiện tượng người dân gửi đơn xin không nhận hỗ trợ để giúp nhà nước chống dịch. Tuy nhiên, theo một số thông tin, những lá đơn đã được …viết sẵn và được cán bộ mang đến từng nhà để vận động. Suốt thời gian qua, từ khi lệnh cách lý xã hội có hiệu lực vào cuối tháng 3-2020 cho đến khi lệnh cách ly được dỡ bỏ vào đầu tháng 5-2020, các hoạt động hỗ trợ người nghèo phần lớn là do người dân tự nguyện đóng góp và tổ chức hỗ trợ phần lớn mang tính tự phát. ●

    Tháng 7: Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi Kỳ 2: Những lựa chọn sinh mạng, kinh tế và tự do cá nhân trong đại dịch.

  • 35 Tháng 06/2020

    Đa Minh sinh năm 1170 tại Caleruega, thuộc dòng tộc Guzman, nên được gọi là Đa Minh Guzman. Guzman là một dòng tộc vị vọng tại Tây ban nha vào thời trung cổ. Thân phụ ngài là ông Felix, một kiếm sĩ “tuyệt vời và dịu dàng.” Bà cố là Joanna d’Aza, xuất thân từ gia đình cao quý. Bà cố đạo đức và được đức giáo hoàng Leo XII tuyên phong chân phước. Bên cạnh Đa Minh, bà cố còn có một người con nữa cũng là chân phước dòng Đa Minh: Mannes. Thực là gia đình đạo hạnh: một thánh, hai chân phước. Cũng nên biết rằng, người anh lớn của Đa Minh, linh mục triều, suốt đời làm việc trong nhà thương giúp đỡ người nghèo

    Nhiều dấu lạ xẩy ra khi Đa Minh chào đời. Theo thánh Jordan Saxony, vị ký lục về cuộc đời Đa Minh kể lại, thì khi đang mang thai, bà cố mơ thấy mình cho chào đời một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng và mang lửa đến khắp thế giới. Rồi trong ngày thánh nhân rửa tội, mẹ đỡ đầu trông thấy trên trán chú bé một ngôi sao sáng, chiếu tỏa chung quanh. Do đó tại sao ngày nay khi tạc tượng thánh

    Đa Minh, người ta cũng tạc luôn tượng con chó đang ngậm đuốc sáng nằm dưới chân, còn trên trán ngài 0thì có ngôi sao sáng.

    Cuộc đời thánh nhân lúc còn nhỏ cũng bình thường như chúng ta. Năm lên bẩy, ngài được gửi đến ở với cậu là linh mục đang coi xứ gần Caleruega. Năm 14 tuổi, chú từ giã gia đình và bố mẹ để lên học tại Palencia, là trường học nổi tiếng nhất tại Tây ban nha lúc bấy giờ. Ngay từ hồi nhỏ, chú đã biết dung hoà việc học hành với đời cầu nguyện và các bổn phận tông đồ. Có những lần chú đã bán các sách học để giúp đỡ người nghèo. Sách vở lúc chưa có nhà

  • 36 Tháng 06/2020in, là những phẩm vật rất quý giá, nhưng người nghèo với chú còn quý giá hơn. Cũng đã hai lần chú muốn bán mình để có tiền chuộc những người bị bắt làm nô lệ. Phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy chú sẽ dung hoà đời sống chiêm niệm và hoạt động trong tương lai?

    Hết trung học, chú xin đi tu và có lẽ được truyền chức vào năm 1194. Sau đó, cha Đa Minh xin làm kinh sĩ tại nhà thờ chính toà Osma. Kinh sĩ có bổn phận chuyên lo đọc kinh thay cho toàn giáo phận, nhất là thay cho các linh mục hoạt động. Hội kinh sĩ theo tinh thần tu luật của thánh Augustine, sống đời ẩn thân. Với lòng đạo đức và khôn ngoan, cha Đa Minh trở nên rường cột cho hội. Vì vậy, chỉ 2 năm sau, cha được chỉ định làm bề trên hội kinh sĩ. Đây là một vinh dự lớn lao cho 1 linh mục trẻ. Kinh sĩ Đa minh thường mang trên tay sách phúc âm theo thánh Matthêu, các thư của thánh Phaolô và sách các giáo phụ.

    CHUẨN BỊ LẬP DÒNGVào năm 1213, đức cha địa

    phận và Đa Minh được ủy thác sứ mạng thu xếp cuộc hôn nhân của hoàng tử xứ Marches và công chúa Đan mạch. Trên đường đi Đan mạch, hai ngài

    phải băng qua miền nam nước Pháp. Có lẽ cuộc du hành này đã thay đổi cuộc đời Đa Minh. Tại Toulouse, trong một quán trọ, ngài đã nhận ra rằng, người chủ quán trọ là một người bỏ Công giáo theo nhóm Albigensê. Cũng nên biết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, nhóm Albigensê đã rất thành công trong việc thuyết phục người khác theo họ. Vào thời đại mà giáo hội miền nam nước Pháp bị tục hóa, khi các giám mục xa cách dân chúng, ăn mặc sang trọng, đi trên xe tứ mã, sống đời xa hoa, thì triết lý của Albigensê, dựa theo tinh thần lạc giáo Manikêu, quả là hấp dẫn với một số người. Gọi họ là Albigensê vì nhóm này khởi nguồn từ một thành phố miền nam Pháp tên là Albi. Họ chủ trương nơi con người có hai thái cực: tốt do Chúa tạo nên, xấu do Satan chiếm đoạt. Để loại trừ Satan, con người cần diệt dục, không nên lấy vợ, lấy chồng, không ăn thịt, cá và chỉ ăn rau cỏ. Cuộc sống càng đơn sơ, càng trở về với thiên nhiên càng tốt. Trong khi các giám mục địa phương, linh mục Cistercien ăn mặc sang trọng, thì giáo sĩ nhóm Albigensê ăn vận đơn sơ, đi chân không, mặc quần áo đơn giản. Do đó, họ có một bề ngoài gần gũi với đức khó nghèo của Thánh Kinh hơn. Điều quan

  • 37 Tháng 06/2020trọng hơn cả là về tín lý họ chối bỏ 3 ngôi Thiên Chúa. Miền nam Pháp, Ý và Tây ban nha bị ảnh hưởng rất mạnh của nhóm này.

    Đa Minh để cả đêm nói truyện với người lạc giáo. Ngài nhận thấy ông chủ quán là người có lòng thành nhưng bị nghe tuyên truyền sai lạc. Đến sáng, sau khi cầu nguyện hồi lâu thì bỗng dưng người chủ quán đổi lòng. Ông xin trở lại Công giáo. Việc trở lại này đã trở thành động lực lớn thúc đẩy Đa Minh lập dòng tu chuyên lo truyền giáo. Truyền thống kể lại rằng chính tại nhà này, Đa Minh đã cầu nguyện bằng phương cách sắp xếp những ý tưởng Thánh Kinh thành một chuỗi giúp cho ngay cả người đơn sơ cũng có thể lãnh hội được. Đây là bước khởi nguồn của tràng hạt Mân Côi sau này.

    Chuyến đi của đức giám mục và của Đa Minh thành công tốt đẹp. Hai vị trở về báo Tin Mừng cho nhà vua và chuẩn bị hôn lễ. Nhà vua lại cử đức giám mục và Đa Minh lên đường đón công

    chúa cho hoàng tử của mình, nhưng lần du hành thứ hai này mang nhiều nét buồn. Hai vị đến hoàng cung đúng lúc nghe tin công chúa mới lìa đời. Sau đó hai vị cùng sang Roma thăm giáo đô. Cũng nên biết, giám mục địa phận Osma, đức cha Diego,

    là một nhân vật đạo đức và đặc biệt. Ngài đã làm trưởng hội kinh sĩ tiền nhiệm của Đa Minh. Nhận thấy có nhiều người lạc giáo, khi triều kiến đức giáo hoàng, ngài xin từ nhiệm giám mục để có thêm thời giờ chuyên lo truyền giáo. Tấm gương sáng càng khiến Đa Minh hăng

    hái hơn thi hành ước mộng. Tuy nhiên, đức giáo hoàng Innocent III không đồng ý. Ngược lại ngài ủy thác hai vị sang miền Languedoc, hợp lực cùng với các tu sĩ Cistercien chống lại nhóm Albigensê. Đức cha Diego, ngay khi nhận nhiệm vụ mới, ra lệnh cho các tu sĩ Cistercien phải sống đời khó nghèo. Kết quả trông thấy thực rõ rệt. Số người xin trở lại Công giáo tăng lên rất nhanh. Riêng Đa Minh thì còn dành nhiều thời giờ để tranh luận

  • 38 Tháng 06/2020với nhóm lạc giáo. Không cãi nổi với nền thần học chắc chắn, sự thông thái và lý luận sâu sắc của Đa Minh, những người lạc giáo đe dọa giết ngài. Không sợ, Đa Minh tiếp tục rao giảng Tin Mừng cách can đảm. Ngài chọn Prouille làm trụ sở chính rồi từ đó đi đến các miền Fanjeaux, Montpellier, Servian, Beziers, và Carcassonne. Chính tại Prouille vào năm 1206 mà thánh nhân đã lập hội dòng nữ Đa Minh đầu tiên. Ngài biết có nhiều phụ nữ nhiệt thành nhưng vì lầm lạc đã theo nhóm Albi. Họ cần được nâng đỡ. Sau khi trở lại, các phụ nữ này đã xây nhà dòng và chuyên giáo dục các trẻ Công giáo. Đây là cơ sở đầu tiên của dòng nhì Đa Minh trên thế giới.

    Năm 1208 đáng được coi là năm “bản lề” của Đa Minh. Vào ngày 15 tháng 1, cha Pierre de Castelnau, vị tông toà dòng Cistercien bị ám sát chết. Thánh Simon de Montfort quyết định mở cuộc thánh chiến chống lại nhóm Albigensê. Riêng Đa Minh thì thương xót những người lạc giáo hơn là ghét bỏ họ. Ngài cũng quyết định mở cuộc thánh chiến nhưng không trên mặt trận võ khí mà trên mặt trận truyền giáo. Chính ngài đã gặp thánh Simon và hai người trở thành bạn thân đến mãn đời.

    PHỔ BIẾN KINH MÂN CÔITrận thánh chiến rất thành

    công cho quân đội Công giáo. Các sử gia nói rằng nơi những trận chiến này kinh Mân côi được đọc lần đầu tiên, kinh Mân côi trở thành khí giới thiêng liêng bảo vệ đạo. Cuộc đời và sự thánh thiện của thánh nhân nổi bật đến độ ba giáo phận xin ngài làm giám mục: năm 1212, địa phận Bezier; rồi địa phận St. Lizier, cuối cùng vào năm 1215 là địa phận Navarre. Nhưng Đa Minh tuyệt đối xin từ chối những vinh dự trên. Tấm gương của đức giám mục địa phận Osma là Diego vẫn còn in đậm trong tâm trí. Ngài nói nếu bị ép làm giám mục, ngài sẽ trốn đi ngay dù trong đêm tối! Tuy nhiên, không phải lúc nào Đa Minh cũng rao giảng thành công đâu. Vào những năm 1213 và 1214 lịch sử ghi lại ngài truyền giáo tại miền Carcassonne, nhưng rất ít người trở lại và ngược lại bị nhiều chống đối.●

    (Xem tiếp kỳ sau)

    Giá trị của Sự Thinh Lặng

  • 39 Tháng 06/2020

    Cuộc sống của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều tiếng ồn, từ sáng sớm cho đến khi đêm về. Hơn nữa, trong thế giới hiện đại hôm nay, con người dễ bị cuốn hút bởi những gì náo nhiệt rộn ràng, nhất là tuổi trẻ. Không mấy ai đam mê những khoảng lặng vô âm. Tuy vậy, khi trải nghiệm và sống trong tiếng ồn, con người lại cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm một chốn bình an, yên tĩnh. Khi đã rã rời vì tiếng ồn, con người lại khát khao và tìm đến những giá trị của thinh lặng.

    Thinh lặng bên ngoài“Giữa những xao động của nhân

    thế nổi trôi, giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người, giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại, con xin dành một cõi rất riêng tư cho Giêsu, Đấng Tình Yêu thẳm sâu.”[1]

    Thế giới hôm nay thực sự rất

    ồn ào và “ô nhiễm.” Nó khiến cho con người khó có thể thinh lặng. Facebook, internet, games, điện thoại, các tương quan phức tạp…lôi kéo con người vào trong khía cạnh bất an của nó. Con người chúng ta cũng dễ bị dẫn dụ vào trong thế giới đó vì nó hấp dẫn và có nhiều mới lạ. Chính vì thế, con người cũng thích ồn ào với thế giới vui nhộn và đang thay đổi rất nhanh với nhiều hấp dẫn.

    Không chỉ thế, có nhiều người cũng thích nói nhiều. Nó trở nên như là một căn bệnh. Phải nói thì người đó mới cảm thấy đó là lẽ sống của họ. Họ nói nhưng còn nói to. Có người thì phải nói để giữ thế thắng. Có người thì nói nhiều để minh chứng khả năng hiểu biết và vốn kiến thức của mình. Tuy nhiên, càng nói nhiều thì càng chứng tỏ người nói chẳng có gì giá trị. Vì khi nói

    Giá trị của Sự Thinh Lặng

  • 40 Tháng 06/2020nhiều, chúng ta không có khả năng giữ lại gì sâu sắc. Nói là khả năng con người dùng để chuyển tải thông tin đến với người khác trong khi đó, nếu chúng ta không có gì giá trị trong lòng thì nói cũng vô ích vì những thông tin đó cũng giống như những âm thanh bên ngoài. Tạp âm. Lúc đó, tiếng nói trở thành thứ tiếng ồn gây khó chịu và nó có thể khiến người khác không có thiện cảm đối với người nói. Nói như thế giống như rượu ngon pha chung với nước lã. Nó khiến cho nội tâm hay thế giới bên trong mất chiều sâu và trở thành hời hợt. Rượu lạt. Giếng cạn.

    Thinh lặng bên trongHenri de Lubac nói

    rằng: “Chúng ta chỉ trở nên viên mãn khi trở nên trầm lặng trong cuộc sống nội tâm.”[2] Chiều sâu nội tâm diễn tả kho tàng riêng của mỗi người. Nếu một người biết thinh lặng, người đó có khả năng thu nhận kiến thức, đúc kết kiến thức, và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây có nghĩa là để cho quyền năng của Chúa tác động trên những lựa chọn của người đó. Tương tự, giá trị của kết quả có tính thiêng liêng.

    Thinh lặng bên trong khiến

    cho người thủ đắc có một vẻ trầm mặc và điềm tĩnh. Họ giống như giếng nước trong và rất sâu. Thực sự, khi nhìn vào con người có nội tâm sâu sắc, người khác bắt gặp một cảm giác bình an, một vẻ thông thái và an nhiên tự tại. Con người của hòa bình. Ai đó đã nói rằng: thinh lặng biểu lộ sự khôn ngoan quả là không sai.

    Thinh lặng và kiên nhẫnKhi thinh lặng, chúng ta có

    thời gian để suy gẫm và hiểu cho kỹ cũng như suy xét cẩn thận về cách sống và cách đối nhân xử thế. Chúa Giêsu là một mẫu gương tuyệt vời cho thấy mối tương quan giữa thinh lặng nội tâm và sự kiên nhẫn. Trong Tin mừng Gioan, khi người ta dẫn đến trước mặt Chúa người phụ nữ ngoại tình để gài bẫy Ngài, Chúa Giêsu đã thi