16
Hội nghị COP22 của Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu: Cập nhật Kết quả Vositha Wijenayake Điu phi Khu vc Châu Á: SV Adapt Giám đc– SLYCAN Trust

Hội ước khung LHQ về Biến đổi - ngocentre.org.vn · những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Hội nghị COP22 của Công

ước khung LHQ về Biến đổi

khí hậu: Cập nhật Kết quả

Vositha Wijenayake

Điều phối Khu vực Châu Á: SV Adapt

Giám đốc– SLYCAN Trust

Nội dung chính của bài trình bày

■ Giới thiệu về COP22

■ Các kết quả: những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được

■ Những tổn thất và thiệt hại

■ Kết quả của các cuộc đàm phán về tổn thất và thiệt hại

Giới thiệu về COP22

Hội nghị COP22 của Công ước Khung LHQ về Biến đổi khí hậu: Marrakech

■ Đây là hội nghị quan trọng vì đây là lần đầu tiên các bên gặp mặt sau khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực

■ Thảo luận về việc triển khai Thỏa thuận Paris, hiệu lực và những vấn đề chính về tài chính và nông nghiệp, những vấn đề mà nhiều người quan tâm

■ Bầu cử tổng thống Mỹ ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán: nhiều người lo ngại rằng Hoa kỳ sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris

■ Nhìn chung là một hội nghị tích cực ngoại trừ những đàm phán về tài chính mà nhiều người cho rằng đó là những cuộc đàm phán thất bại

■ Cam kết của Nhóm Dễ bị Tổn thương bởi Khí hậu được coi là một kết quả tích cực: tới năm 2050, 100% năng lượng tái tạo tại 44 quốc gia thành viên của CVF

Những quốc gia tham gia CVF

Nhóm Dễ bị tổn thương bởi khí hậu bao gồm lãnh đạo của 43 quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương bởi

biến đổi khí hậu. Diễn đàn này được vận hành một cách cởi mở, toàn diện và bán chính thức. Thông cáo

Manila, Tuyên bố Manila-Paris và Cuộc họp cấp cao tại COP21 đã công nhận quy cách thành viên của 43

quốc gia tham dự diễn đàn, được mở rộng từ 20 quốc gia thành viên tích cực trong giai đoạn từ 2011-2015,

bao gồm các nước dưới đây. Các quốc gia tham gia vào Diễn đàn dễ bị tổn thương vì khí hậu cũng là các

thành viên của nhóm Hai mươi quốc gia dễ bị tổn thương

Cam kết của Diễn đàn Dễ bị tổn thương vì Khí hậu tại COP22

■ Cập nhật NDCs sớm nhất có thể trước năm 2020

■ Chuẩn bị các chiến lược phát triển khí nhà kính thấp dài hạn cho tới thời điểm giữa thế kỷ sớm nhất có thể trước năm 2020

■ Nỗ lực để đạt mục tiêu 100% sản xuất năng lượng tái tạo trong nước trong khoảng thời gian sớm nhất

Điều gì đã xảy ra tại

COP22?

Các câu hỏi được đặt ra tại COP22

■ Câu hỏi về thời điểm triệu tập các nước thành viên của Thỏa thuận Paris: 2017/2018? Quyết định triệu tập một cuộc họp chung tại COP23 với phiên thứ hai của CMA 1 (CMA 1-2) để xem xét tiến độ triển khai của chương trình hành động trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris

■ Các câu hỏi về việc thúc đẩy và tăng cường việc tuân thủ Thỏa thuận Paris: được tiến hành năm 2017

■ Truyền thông về thích ứng bao gồm những gì? Thảo luận về vấn đề này vẫn đang diễn ra, UNFCC kêu gọi nộp đề xuất trước phiên họp tháng Năm, năm 2017

■ Làm gì với Quỹ Thích ứng: vấn đề chủ chốt liên quan đến tài chính, và những câu hỏi về việc huy động nguồn lực tài chính từ đâu để bổ sung cho quỹ.

Hiểu về Tổn thất và Thiệt hại từ những

Tác động của Biến đổi Khí hậu

Khái niệm về Tổn thất và Thiệt hại

■ Thích ứng với biến đổi khí hậu không chưa đủ, người ta đã cảm nhận được những tác động của biến đổi khí hậu, và người ta cũng đã nếm trải những tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra như mất mùa, tổn hại về nông nghiệp do hạn hán

■ Năm 2010, trong khuôn khổ Khung Thích ứng Cancun, COP đã bắt đầu cân nhắc những phương pháp tiếp cận để đối phó với những tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động của biến đổi khí hậu tại các quốc gia đang phát triển, những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

■ Sau hai năm cân nhắc kỹ, tại COP19 được tổ chức tại Warsaw, Cơ chế Quốc tế để giải quyết các vấn đề Tổn thất và Thiệt hại liên quan đến các Tác động của Biến đổi khí hậu Warsaw đã được thiết lập.

■ Thỏa thuận Paris đã tách biệt vấn đề thích ứng với vấn đề tổn thất và thiệt hại, và có một điều khoản riêng, điều 8 của Thỏa thuận Paris chú trọng vào vấn đề tổn thất và thiệt hại từ các tác động của biến đổi khí hậu

Các lĩnh vực hoạt động của WIM (1/2)

■ Các nhóm dễ bị tổn thương (đặc biệt các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương, các nhóm dân số vốn đã dễ bị tổn thương do đặc điểm địa lý, tình trạng kinh tế xã hội, sinh kế, giới, độ tuổi, dân tộc bản địa hoặc dân tộc thiểu số, hoặc người tàn tật,…)

■ Quản lý rủi ro: (Tăng cường hiểu biết, và thúc đẩy, các phương pháp quản lý rủi ro toàn diện)

■ Các hiện tượng tác động từ từ: Tăng cường các thông tin và kiến thức về nguy cơ của các hiện tượng tác động từ từ và những hậu quả của các hiện tượng đó, và xác định định hướng cho tương lai

■ Những tổn thất và thiệt hại phi kinh tế: Tăng cường các thông tin và kiến thức về các thiệt hại và tổn thất liên quan đến những tác động của biến đổi khí hậu và xác định định hướng cho tương lai

■ Năng lực & điều phối: Tăng cường hiểu biết về nhu cầu năng lực và điều phối

Các lĩnh vực hoạt động của WIM (2/2)

■ Di cư, di dời nhà cửa & sự lưu động: Nâng cao hiểu biết và kiến thức chuyên môn về việc những tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới các hình thái di cư, di dời nhà cửa và sự lưu động của con người như thế nào

■ Các công cụ tài chính: thúc đẩy công tác quản lý rủi ro toàn diện thông qua việc phổ biến thông tin liên quan đến các công cụ tài chính và các công cụ giúp đối phó với các nguy cơ tổn thất và

■ Các tổ chức: Bổ sung và kế thừa các hoạt động của các đơn vị, các nhóm chuyên gia trong Hiệp định và thúc đẩy sự tham gia của họ khi cần thiết

■ Kế hoạch hoạt động cuốn chiếu trong 5 năm: xây dựng kế hoạch hoạt động cuốn chiếu trong năm năm, kế hoạch này sẽ được cân nhắc tại COP22, kế hoạch này được xây dựng dựa trên các kết quả của kế hoạch hoạt động hai năm để tiếp tục định hướng việc vận hành các chức năng hoạt động của Cơ chế Quốc tế Warsaw

Tổn thất & Thiệt hại tại COP22

■ Các bên đã thảo luận về vai trò của WIM, quy trình rà soát của WIM, và kế hoạch hoạt động năm của WIM

■ Đánh giá định kỳ sẽ được thực hiện định kỳ, ít nhất là 5 năm, đánh giá tiếp theo sẽ được thực hiện năm 2019

■ Đánh giá về WIM sẽ bao gồm: tiến độ triển khai kế hoạch hoạt động của WIM, tầm nhìn dài hạn giúp định hướng cho các nỗ lực nhằm tăng cường và củng cố WIM

■ Hỗ trợ tài chính cho tổn thất và thiệt hại đã và đang là vấn đề chủ chốt: Tổng thư ký của UNFCCC sẽ chuẩn bị tài liệu kỹ thuật để thúc đẩy thảo luận về vấn đề này

Tổn thất & Thiệt hại tại COP22

■ Các bên liên quan được mới để thiết lập một đầu mối về vấn đề tổn thất và thiệt hại thông qua đầu mối UNFCCC

■ Thiết lập thêm các nhóm chuyên gia, các tiểu ban, ban, các nhóm cố vấn theo chuyên đề hoặc các nhóm công tác có trọng tâm, nếu cần, để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ và hỗ trợ cơ quan đầu mối này tăng cường hành động và hỗ trợ cho các vấn đề về tổn thất và thiệt hại

■ Các vấn đề liên quan đến di dân, đền bù luôn là vấn đề chủ chốt chú trọng vào: di dân là một thách thức hay giải pháp cho thích ứng?

■ Trùng lặp với vấn đề di cư đô thị, di dời nhà cửa như một biện pháp thích ứng, luật quốc tế không quan tâm tới những người “tị nạn khí hậu”

Tổn thất & Thiệt hại trong NDCs

■ Nhiều quốc gia đã đưa hợp phần tổn thất và thiệt hại trong các cam kết của hình trong INDCs hoặc NDCs

■ Ví dụ: Chính phủ Sri Lankan đã cam kết sẽ giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại từ biến đổi khí hậu thông qua NDCs, và thiết lập cơ chế tại địa phương để đóng góp vào WIM

■ Các quốc gia đang phát triển cần phải giải quyết các nguy cơ tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, và cần phải có nguồn lực tài chính để giải quyết các nguy cơ này – câu hỏi ở đây là nguồn lực tài chính sẽ được huy động từ đâu.

Cám ơn!

[email protected]

southernvoices.net