163
PHẦN THỨ HAI TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA XV, NHIỆM KỲ 2016-2021 I. KIẾN NGHỊ CHUNG VỚI UBND THÀNH PHỐ 1.Vấn đề cơ ch, chnh sch Câu 1. Đề nghị Thành phố có hướng dẫn để nông dân thành lập cc hội, hiệp hội trong sản xuất nông nghiệp; dự bo tình hình thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất; có cơ ch phù hợp để nông dân tch tụ ruộng đất, triển khai xây dựng cc mô hình sản xuất lớn; (cử tri huyện Chương Mỹ). Trả lời: Về việc hướng dẫn nông dân thành lập các hội, hiệp hội trong sản xuất nông nghiệp, UBND Thành phố tiếp thu và giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành liên quan tham mưu, hướng dẫn theo quy định. Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố đã đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố quan tâm chỉ đạo hướng dẫn (thuộc thẩm quyền của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, Hội nông dân Thành phố….) Về việc dự báo tình hình thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất, có cơ chế phù hợp để nông dân tích tụ ruộng đất, triển khai xây dựng các mô hình sản xuất lớn: Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền của ngành hàng tháng, quý phù hợp yêu cầu thực tế cũng như sự chỉ đạo của Thành phố về nông nghiệp. Làm tốt công tác phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Kênh VTC 16; Đài phát thanh, truyền thanh của 21 quận, huyện, thị xã; Báo Hà Nội mới, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Kinh tế đô thị, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Thị trường giá cả... để cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin từ ngành nông nghiệp Thủ đô tới các cơ quan thông tấn, báo chí về các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã giúp tuyên truyền đúng, kịp thời chủ trương, định hướng phát triển của ngành, 1

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

PHẦN THỨ HAITỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP

THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA XV, NHIỆM KỲ 2016-2021

I. KIẾN NGHỊ CHUNG VỚI UBND THÀNH PHỐ1.Vấn đề cơ chê, chinh sachCâu 1. Đề nghị Thành phố có hướng dẫn để nông dân thành lập cac

hội, hiệp hội trong sản xuất nông nghiệp; dự bao tình hình thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất; có cơ chê phù hợp để nông dân tich tụ ruộng đất, triển khai xây dựng cac mô hình sản xuất lớn; (cử tri huyện Chương Mỹ).

Trả lời: Về việc hướng dẫn nông dân thành lập các hội, hiệp hội trong sản xuất

nông nghiệp, UBND Thành phố tiếp thu và giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành liên quan tham mưu, hướng dẫn theo quy định.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố đã đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố quan tâm chỉ đạo hướng dẫn (thuộc thẩm quyền của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, Hội nông dân Thành phố….)

Về việc dự báo tình hình thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất, có cơ chế phù hợp để nông dân tích tụ ruộng đất, triển khai xây dựng các mô hình sản xuất lớn:

Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền của ngành hàng tháng, quý phù hợp yêu cầu thực tế cũng như sự chỉ đạo của Thành phố về nông nghiệp. Làm tốt công tác phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Kênh VTC 16; Đài phát thanh, truyền thanh của 21 quận, huyện, thị xã; Báo Hà Nội mới, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Kinh tế đô thị, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Thị trường giá cả... để cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin từ ngành nông nghiệp Thủ đô tới các cơ quan thông tấn, báo chí về các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã giúp tuyên truyền đúng, kịp thời chủ trương, định hướng phát triển của ngành, đồng thời định hướng thông tin dư luận về các vấn đề nóng liên quan đến ngành nông nghiệp như vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; sản xuất rau an toàn…; Duy trì và phát triển trang website, cập nhật thường xuyên hơn 1.500 tin, bài, ảnh, video và đã thu hút được gần 4.900.000 lượt người truy cập; tổng hợp, thu thập và cung cấp hơn 1.500 địa chỉ nhu cầu mua và bán của các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh và trang trại trên địa bàn Thành phố... để phục vụ cho công tác thông tin thị trường. Phối hợp biên soạn và phát hành 6.000 cuốn nông lịch năm 2016 và

1

Page 2: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

6.000 cuốn nông lịch 2017, in 1.000 cuốn lịch nông nghiệp Hà Nội năm 2017; phát hành 02 số tập san nông nghiệp và nông thôn Hà Nội số lượng 10.000 cuốn phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành; 18 số Bản tin sản xuất và thị trường Hà Nội với số lượng 18.000 cuốn; Công tác xúc tiến thương mại đã có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển Nông nghiệp của Thủ đô; đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp và làng nghề tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, góp phần tích cực trong việc tạo ra liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Hội chợ thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và hoa, cây cảnh xuân Bính Thân 2016; các hội chợ thuộc đề án hoa cây cảnh thành phố Hà Nội.

Để đẩy mạnh công tác tích tụ ruộng đất, triển khai xây dựng các mô hình sản xuất lớn, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về việc thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phô Hà Nội giai đoạn 2014-2020, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND Thành phố cho phép kéo dài một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020.

UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về việc thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuât nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, trong đó quy định rõ chính sách khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, cơ gỉớỉ hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp tục được hưởng lợi từ Quyết định 16/2012/QĐ-UBND, ngày 31/12/2016, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, theo đó kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND đến hết năm 2020.

* Công tác dự báo tình hình thị trường đang được thực hiện ở các Bộ, ngành.

- Tại Bộ Công Thương:

2

Page 3: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

+ Bộ Công Thương là tổ trưởng của Tổ điều hành thị trường trong nước. Tổ có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để thu thập thông tin, phân tích, định giá và dự báo diễn biến thị trường giá cả các mặt hàng (như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, đường, muối, than, giấy, thuốc chữa bệnh) với các Bộ, ngành. Định kì (hàng tháng, quí, 6 tháng, cả năm) có báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo về quan hệ cung - cầu thị trường, giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu và thống nhất kiến nghị với Chính phủ các giải pháp xử lý nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao sản xuất và nhân dân với giá hợp lý.

+ Bộ Công Thương có đơn vị trực thuộc là Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (VITIC), cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại trong việc điều tra, thu thập, xử lý, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin về kinh tế, công nghiệp, thương mại phục vụ quản lý nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hàng tháng, trung tâm có các báo cáo về thông tin thị trường và dự báo về các mặt hàng (thực phẩm, gạo, sữa, đường, xăng dầu, khí hóa lỏng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thép, xi măng).

- Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một thành viên Tổ điều hành

thị trường trong nước.+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đơn vị trực thuộc là Trung

tâm Tin học và Thống kê có nhiệm vụ tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về sản xuất và thị trường nông sản trên cả nước phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ, phục vụ các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành.

- Trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác thông tin tình hình thị trường. Sở Công Thương là một trong các thành viên thường trực của Tổ điều hành thị trường trong nước. Cuối mỗi tháng, Tổ điều hành thị trường trong nước có Báo cáo tổng hợp thị trường trong nước gửi các thành viên để tham khảo, nắm bắt thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước. Cụ thể:

+ Sở Công Thương:Hàng tháng, thực hiện Báo cáo tình hình thị trường nửa tháng và hàng

tháng trong đó đưa ra giá cả các mặt hàng nông sản (Gạo, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản tươi sống, rau củ, phân bón) tại các khu vực trên địa bàn thành phố (chợ đầu mối, chợ nội thành, chợ ngoại thành, một số siêu thị lớn), phân tích các thông tin liên quan đến tình hình thị trường, đồng thời đưa ra dự báo về tình hình nguồn cung và giá cả thị trường các nhóm hàng này trong tháng tiếp theo.

3

Page 4: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Báo cáo tình hình thị trường hàng tháng gửi về Bộ Công Thương, UBND Thành phố, các sở, ngành liên quan (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Y tế, Cục Thống kê Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội) và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn Thành phố, để nắm thông tin về tình hình thị trường Hà Nội phục vụ cho công tác thông tin, dự báo, điều hành của các cơ quan … Đồng thời Báo cáo tình hình thị trường được đăng tải trên website: http://congthuonghn.gov.vn của Sở Công Thương để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham khảo thông tin nắm được.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Hàng tháng có theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất, thị trường nông sản

trên địa bàn thành phố, xuất bản thành Bản tin giá cả thị trường (3 số 1 tháng) và đăng tải trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Giải pháp thực hiện trong thời gian tới:Nhằm nâng cao chất lượng dự báo, thông tin rộng rãi về tình hình thị

trường, UBND Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau:- Giao Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai

thác toàn bộ các kênh thông tin để cung cấp cho các quận, huyện, thị xã thông tin cho người sản xuất nắm bắt được và thông báo công khai trên cổng thông tin điện từ của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các quận, huyện, thị xã.

- Giao Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, phối hợp với 02 bộ triển khai ký kết biên bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016- 2020 trong nội dung thông tin hỗ trợ dự báo thị trường.

- Giao Sở Công Thương phối hợp với Trung tâm thông tin Công nghiệp, Thương mại – Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nắm bắt thường xuyên tình hình diễn biến giá cả thị trường để thông tin về tình hình thị trường, dịch bệnh, hàng hóa giữa các địa phương, kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó với các biến động của thị trường hàng hóa, các biện pháp để liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương.

- Giao Sở Công Thương thường xuyên tuyên truyền, cung cấp thông tin về các cam kết quốc tế tại các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến nhóm hàng nông sản, giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân nắm bắt được toàn diện các cam kết đối với nhóm hàng này tại từng Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và đang tham gia. Đồng thời đưa ra đánh giá và định hướng giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhóm hàng nông sản có thể chủ động và tận dụng tốt hơn các cơ hội khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do. 

4

Page 5: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hàng tháng có báo cáo tình hình giá cả hàng hóa tại các tỉnh, thành phố và dự báo trong tháng tới.

- Giao Sở Công Thương xây dựng chuyên trang an toàn thực phẩm trên cổng thông tin điện tử của Sở.

- Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường theo dõi, báo cáo tình hình thị trường trên địa bàn các quận, huyện, thị xã hàng tháng và tổng hợp thông tin gửi phòng chuyên môn của Sở Công Thương để nắm bắt thông tin, đưa vào báo cáo; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về hàng lương thực, thực phẩm để ngăn chặn các hành vi mua bán hàng hóa trái pháp luật.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cung cấp các thông tin định hướng về tình hình sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố, hàng tháng gửi Sở Công Thương để đưa vào báo cáo gửi UBND các quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin cho người dân.

- Giao UBND các quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, thị trường (sản lượng, dịch bệnh, giá cả tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị lớn trên địa bàn; các mặt hàng tăng, giảm giá trong tháng, nguyên nhân tăng, giảm giá…) các mặt hàng nông sản (gạo, Thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy, hải sản tươi sống, rau củ) tại các quận, huyện, thị xã, gửi về hòm thư điện tử của Sở Công Thương vào ngày 20 hàng tháng, để nắm bắt nhanh thông tin, đồng thời để kết nối các hợp tác xã, đơn vị sản xuất hàng nông sản với các doanh nghiệp có nhu cầu trên địa bàn Thành phố hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Câu 2. Đề nghị Thành phố quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân ngoài lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tê theo hướng đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ, thương mại (cử tri huyện Chương Mỹ).

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, từ 2010 – 2016, thành phố Hà Nội đã tổ chức được 4.634 lớp đào tạo nghề cho 158.811 lao động nông thôn, trong đó: nghề nông nghiệp là 2.144 lớp với 74.220 người tham gia, chiếm 46,7%; nghề phi nông nghiệp là 2.532 lớp với 84.591 người tham gia, chiếm 53,3%.

Riêng huyện Chương Mỹ, từ 2010 - 2016 đã tổ chức 248 lớp đào tạo cho 8.366 người, trong đó: nghề phi nông nghiệp là 125 lớp với 4.198 người chiếm 50,2%; nghề nông nghiệp là 123 lớp với 4.168 người, chiếm 49,8%; đã có 7.210 lao động qua đào tạo nghề tìm được việc làm, trong đó: doanh nghiệp tuyển

5

Page 6: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

dụng 909 người, tự tạo việc làm 4.564 người, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 370 người, thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp 1.367 người.

Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang rà soát, thống nhất với các quận, huyện, thị xã về danh mục nghề đào tạo để tham mưu cho Thành phố ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 sao cho sát với nhu cầu thực tế, đồng thời gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.

Câu 3. Đề nghị Thành phố xem xét, duy trì việc hỗ trợ và tăng mức hỗ trợ cho cộng tac viên dân số ở cac thôn (cử tri huyện Sóc Sơn).

Trả lời:Theo Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND

Thành phố về một số giải pháp tăng cường công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 thì mức thù lao cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố là hệ số 0,35 so với lương tối thiểu đối với các xã miền núi; hệ số 0,25 so với lương tối thiểu ở các phường và xã còn lại.

Ngày 5/2/2015, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 649/QĐ-UBND về việc giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cộng tác viên DS-KHHGĐ tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, mức kinh phí hỗ trợ như sau: cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, tổ dân phố ngoài mức thù lao hàng tháng được hưởng theo Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố và kinh phí Trung ương hỗ trợ được hỗ trợ thêm hệ số 0,10 (so với lương tối thiểu).

Như vậy, tổng mức thù lao hàng tháng mà cộng tác viên DS-KHHGĐ hiện nay đang được hưởng là 0,45 so với lương tối thiểu đối với các xã miền núi ; 0,35 so với lương tối thiểu đối với các xã, phường, thị trấn còn lại.

Căn cứ vào nhiệm vụ thực tế trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, ngày 06/12/2016, Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND về một số giải pháp tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; trong đó quy định tại Tiết b, Mục 3.3, Phần 3, đảm bảo mức thù lao cho cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố (ngoài định mức hoạt động sự nghiệp dân số - kế hoạch hóa gia đình) hệ số 0,43 (so với lương tối thiểu) ở các xã dân tộc và miền núi, hệ số 0,33 (so với lương tối thiểu) ở các xã, phường, thị trấn còn lại.

Ngoài ra, mức thù lao hàng tháng cho cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố được hổ trợ thêm hệ số 0,10 so với lương tối thiểu được quy định tại Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 05/02/2015.

Câu 4. Hiện nay mức khoan kinh phi 44.000.000đ/1 đoàn thể/1 năm theo Quyêt định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 của UBND thành

6

Page 7: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

phố Hà Nội không đảm bảo cho việc chi bồi dưỡng cho cac Chi hội trưởng Chi hội, Chi đoàn và cac hoạt động thường xuyên của cac tổ chức chinh trị- xã hội cấp xã theo quy định. Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu bổ sung thêm kinh phi nhằm đảm bảo cho cac đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ (cử tri huyện Đan Phượng).

Trả lời:Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND Thành phố về mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013, quy định mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban MTTQ các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính: Đối với xã, phường, thị trấn loại 1 là 48 triệu đồng/tổ chức/1 năm; loại 2 là 44 triệu đồng/tổ chức/1 năm; loại 3 là 40 triệu đồng/tổ chức/1 năm.

Mức khoán trên bao gồm chi hoạt động thường xuyên đối với Ủy ban MTTQ ở cấp xã, chi hỗ trợ hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và hỗ trợ chi bồi dưỡng cho Trưởng ban công tác Mặt trận là 500.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức khoán kinh phí hoạt động theo quy định không đảm bảo chi bồi dưỡng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận thì UBND xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, chi thường xuyên khác trong cân đối dự toán hàng năm để thực hiện chế độ chi bồi dưỡng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận và Chi hội trưởng các đoàn thể ở thôn, tổ dân phố theo hướng dẫn tại Công văn số 5901/STC-NSQH ngày 30/10/2013 của Sở Tài chính.

Thực tế hiện nay Trung ương và Thành phố chưa có văn bản quy định hướng dẫn chính sách hỗ trợ hoạt động thôn, tổ dân phố (ngoài quy định mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố). Vì vậy, căn cứ nội dung chi hỗ trợ hoạt động thôn, tổ dân phố quy định tại Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013, UBND cấp xã chủ động phân bổ kinh phí hỗ trợ các thôn tùy theo khả năng cân đối ngân sách xã và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thành phố cho phù hợp quy mô thôn, tổ dân phố loại 1, loại 2, loại 3.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện hoạt động của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã; ở thôn, tổ dân phố. UBND Thành phố đã trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

7

Page 8: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020; trong đó kinh phí chi hỗ trợ hoạt động của Ủy ban MTTQ cấp xã và hỗ trợ chi hoạt động Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố được tính trong định mức chi thường xuyên khác ngân sách xã. Riêng chế độ chi bồi dưỡng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận và Chi hội trưởng, các đoàn thể chính trị xã hội (Hội Cựu chiến binh, hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên CSHCM) và hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên các tổ chức, đoàn thể ở thôn, tổ dân phố vẫn đảm bảo thực hiện theo nội dung tại quy định Quyết định 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 và tùy vào khả năng cân đối ngân sách của các xã, phường, thị trấn để phân bổ kinh phí hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Câu 5. Đề nghị Thành phố xem xét nâng mức vay vốn đối với dự an sản xuất nông nghiệp it nhất 5 năm và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với khu đất xấu, trũng, sản xuất kém hiệu quả (cử tri huyện Thường Tin).

Trả lời:*Về chính sách vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố:NHCSXH Thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-

NHCS ngày 02/01/2009 của Hội đồng quản trị NHCSXH với nhiệm vụ thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn Hà Nội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Chi nhánh đang triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đến 28/02/2017 là 5.621 tỷ đồng với trên 290 nghìn khách hàng vay vốn.

Theo quy định hiện hành của NHCSXH, mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ gia đình, 1 tỷ đồng/cơ sở sản xuất kinh doanh và không quá 50 triệu đồng cho 01 lao động được tạo việc làm. Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và tối đa 60 tháng đối với cho vay trung hạn.

Mức cho vay, thời hạn cho vay do Ngân hàng và người vay vốn thỏa thuận trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay vốn.

- Đối với kiến nghị của cử tri về việc nâng thời hạn cho vay, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phối hợp Hội đoàn thể, cơ quan liên quan hướng dẫn khách hàng vay vốn trong quá trình lập dự án vay vốn và xem xét nâng thời hạn cho vay phù hợp với từng dự án vay vốn cụ thể trên cơ sở quy định hiện hành.

- Về việc nâng mức cho vay, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội sẽ báo cáo NHCSXH Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh

8

Page 9: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nâng mức cho vay tối đa đối với các dự án vay vốn nguồn Trung ương; báo cáo UBND Thành phố xem xét điều chỉnh nâng mức cho vay tối đa đối với các dự án vay vốn nguồn địa phương để đáp ứng nhu cầu vốn tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

- Về việc xem xét hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với khu đất xấu, trũng, sản xuất kém hiệu quả, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các Sở, Ngành, cơ quan liên quan và Chính quyền địa phương báo cáo, tham mưu UBND Thành phố có định hướng chỉ đạo cụ thể theo từng thời kỳ, triển khai các chương trình hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật…, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi.

* Về chính sách vay vốn tại Quỹ khuyến nông Thành phố: Quỹ khuyến nông thành phố Hà Nội được thành lập và hoạt động theo

Quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của UBND Thành phố về việc thành lập Quỹ Khuyến nông Thành phố Hà Nội và ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ; Ngày 10/02/2007, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 142/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ khuyến nông thành phố Hà Nội” trong đó quy định:

“Điều 8. Mức vốn cho vay, thời hạn vay và trả nợ vay (gốc và phí)1. Mức vốn cho vayQuỹ cho vay tối đa bằng 50% tổng số vốn của Dự án đầu tư nhưng không

quá 500 triệu đồng/1 dự án. Vốn vay được sử dụng chủ yếu để mua giống, vật tư kỹ thuật cho Dự án.

2. Thời hạn vaya) Thời hạn cho vay một Dự án tối đa là 2 năm kể từ ngày người vay vốn

nhận khoản vay đầu tiên đến ngày phải trả hết nợ vay. Đối với các Dự án vay vốn để phát triển sản xuất vùng cây ăn quả, cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất từ khi nuôi trồng đến khi thu hoạch kéo dài thì thời gian cho vay tối đa là 3 năm.

b) Trường hợp quá trình thực hiện Dự án gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác), Hội đồng thẩm định cấp Thành phố sẽ xem xét, quyết định gia hạn thêm thời gian vay, nhưng tối đa không quá 01 năm. Trong thời gian được gia hạn, người vay vốn không phải nộp phí quản lý Quỹ.”

Hiện nay, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trung tâm Khuyến nông) chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan dự thảo sửa đổi quy chế quản lý và hoạt động của Quỹ Khuyến nông (cơ chế quản lý, đối tượng vay, mức vốn vay, thời hạn vay), trình UBND Thành phố theo quy định.

9

Page 10: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

2. Vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận; trật tự xây dựng, giao thông, đô thị.

Câu 6. Đề nghị Thành phố xem xét dừng việc quy hoạch xây dựng cac nhà cao tầng ở cac quận nội thành vì hiện nay hạ tầng xã hội không đap ứng được. (cử tri cac quận Hà Đông, Hoàn Kiêm).

Trả lời: 1. Hiện nay việc xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng

ở các quận nội thành phải tuân thủ theo các quy định sau:- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTG ngày 26/7/2011;- Quy hoạch phân khu đô thị có liên quan do UBND Thành phố phê duyệt,

trong đó đảm bảo tuân thủ quy mô dân số, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội.

- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội do UBND Thành phố ban hành (Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016).

Đối với các trường hợp dự án không đáp ứng được các quy định trên, Thành phố không xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng.

2. Việc xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng ở các quận nội thành đã tuân thủ các nguyên tắc quản lý, xây dựng công trình cao tầng, chiều cao tối đa các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử (gồm 07 khu vực – theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội: Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu phố Cổ, Khu phố cũ, Khu vực Hồ Gươm và phụ cận, Khu vực Hồ Tây và phụ cận, Khu vực hạn chế phát triển).

3. Trong quá trình xem xét, thẩm định đồ án Quy hoạch chi tiết, quy mô dân số của các Dự án được nghiên cứu, cân đối dân số trong tổng thể khu vực nội đô, đảm bảo tổng quy mô dân số tại khu vực nội đô đã được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch phân khu được duyệt; đảm bảo tuân thủ với quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng - QCXDVN 01:2008/BXD.

Việc tính toán khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại khu vực được áp dụng đối với phần dân số của loại hình nhà ở, với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Đối với các loại hình quy hoạch căn hộ văn phòng, căn hộ khách sạn, đây là loại hình lưu trú đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng mới phát triển tại thị trường Việt Nam, có chức năng vừa làm văn phòng làm việc, khách sạn kết hợp lưu trú qua đêm, có thời hạn, người sử dụng không được đăng ký hộ khẩu, không sử dụng để ở ổn định

10

Page 11: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

lâu dài, không thuộc loại hình nhà ở quy định tại Luật Nhà ở, do đó dân số lưu trú không phải tính toán về khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội tại khu vực.

4. Ngoài ra, trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, Thành phố cũng yêu cầu các dự án phải đảm bảo bố trí đầy đủ các điều kiện hạ tầng kĩ thuật (diện tích chỗ đỗ ngoài đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích đỗ xe cho bản thân công trình phải bổ sung thêm 20% diện tích đỗ xe cho vãng lai và khu vực lân cận; đảm bảo khả năng đấu nối hạ tầng kĩ thuật điện, cấp thoát nước; yêu cầu nhà đầu tư có kế hoạch, quy hoạch đường giao thông nội bộ đảm bảo kết nối, tránh ùn tắc giao thông ...), hạ tầng xã hội (tối thiểu bố trí đủ diện tích nhà trẻ, trường học cho dự án và khu vực lân cận, diện tích sinh hoạt cộng đồng và thiểt chế công của địa phương, yêu cầu và khuyến khích nhà đầu tư bố trí nhà vệ sinh công cộng tại tầng 1 phục vụ nhân dân, tăng mật độ bố trí cây xanh tại dự án....). Việc tính toán đầy đủ các chỉ tiêu chính về đất giao thông của các dự án được xác định, tính toán đảm bảo tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thủ đô, các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, theo khả năng giải quyết nhu cầu giao thông cho toàn đô thị khu vực và Thành phố với quy mô phát triển dân số. Với việc tính toán trên và thực tế việc bố trí diện tích sàn và công trình giao thông trong các Dự án đảm bảo vượt với tiêu chuẩn thiết kế và việc kết nối giao thông thuận lợi theo các hướng của mỗi dự án, giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra ùn tắc giao thông khi các Dự án đi vào hoạt động.

Câu 7. Đề nghị Thành phố tăng cường công tac kiểm tra, quản lý cac nông trường, nhà may, cac dự an đầu tư chậm triển khai thuộc quản lý của thành phố trên địa bàn cấp huyện, tranh lãng phi nguồn tài nguyên đất (cử tri huyện Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây).

Trả lời:Để tăng cường công tác quản lý đất đai, UBND Thành phố đã thành lập

Đoàn thanh tra liên ngành của Thành phố (Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 21/5/2016) để thanh tra việc sử dụng đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng hiện trạng sử dụng đất không đúng mục đích, chậm triển khai thực hiện dự án.

Xét Báo cáo số 1512/BC-STNMT-ĐTTLN ngày 28/02/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 1360/UBND-ĐT ngày 24/3/2017 chỉ đạo xử lý sau thanh tra khắc phục các vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng và sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận QSD đất QSH nhà ở cho người mua nhà tại 50 dự án khu nhà ở, khu đô thị mới, đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và đôn đốc, theo dõi các chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiến độ theo cam kết; chủ trì

11

Page 12: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

cùng các Sở, ngành và cơ quan có liên quan, tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án có tiến độ thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã được phê duyệt.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ: ngày 03/4/2017 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-UBND thanh tra việc quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường và thành lập đoàn thanh tra liên ngành giao ông Bùi Văn Định phó chánh thanh tra Thanh tra Thành phố làm Trưởng đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra thực hiện trong 70 ngày làm việc. Hiện nay, đoàn thanh tra đang triển khai thực hiện và sẽ báo cáo kết quả theo quy định.

Câu 8. Đề nghị Thành phố sớm có giải phap để thao gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tac cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cụ thể như việc mất hồ sơ, hay cac dự an treo ảnh hưởng đên đời sống nhân dân; giảm cac phi, lệ phi khi thực hiện thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất ở; cac hộ dân trong khuân viên học viện Bưu chinh viễn thông) (cử tri của cac quận: Cầu Giấy, Hà Đông và huyện Chương Mỹ).

Trả lời:UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu

dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết định 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015. Những vấn đề vướng mắc cử tri nêu trên, Sở TN&MT đã tiếp thu, nghiên cứu kiến nghị với UBND thành phố bổ sung, sửa đổi nhằm khắc phục những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN cho các hộ, cá nhân sử dụng đất, nhằm tăng cường quản lý đất đai đúng pháp luật.

Đối với các hộ gia đình trong khuôn viên Bưu chính viễn thông: Ngày 12/7/2012, UBND Thành phố có Văn bản số 5395/UBND-TNMT về việc chuyển mục đích sử dụng đất của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông với nội dung: Đề nghị Học viện Bưu chính viễn thông xin chuyển mục đích sử dụng đất khu tập thể trong khuôn viên đất Học viện Bưu chính viễn thông đang quản lý, sử dụng tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông nhưng chưa thực hiện sắp xếp lại nhà đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ là chưa đủ cơ sở để xem xét. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan kiển tra hướng dẫn Học viện bưu chính viễn thông làm thủ tục sắp xếp lại cơ sở nhà đất Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Do vậy, đề nghị Học viện Bưu chính viễn thông phối hợp với Sở Tài chính và Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện chỉ đạo UBND Thành phố tại Văn bản số 5395/UBND-TNMT ngày 12/7/2012.

12

Page 13: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 9. Đề nghị UBND Thành phố có giải phap cấm việc ban shi-sa và bóng cười gây ảo giac cho người sử dụng (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời:Qua phản ánh của các cơ quan thông tin ghi nhận trong thời gian gần đây

tình trạng một bộ phận người tiêu dùng (chủ yếu thanh niên) sử dụng sản phẩm khí gây cười N2O hay còn gọi “bóng cười”, shisha (bình hút shisha) trong một số địa điểm: cửa hàng kinh doanh cà phê, nước giải khát trên các tuyến phố, vỉa hè, quán bar tại các địa điểm trong khu vực nội đô, tập trung ở các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh, hiện các sản phẩm này không thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, nhập khẩu, mua bán, cụ thể:

* Đối với sản phẩm shisha:- Căn cứ khoản 2, Điều 3, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6

năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo đó quy định “sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi".

- Căn cứ Thông tư số 37/2013/TT- BCT   ngày 30/12/2013 của Bộ Công Thương, theo đó quy định: “Bộ Công Thương chỉ định Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA) là thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà theo cơ chế thương mại nhà nước”. Tuy nhiên, trong Thông tư này không đề cập đến mặt hàng thuốc lào Ả Rập (Shisha).

- Tại công văn số 325/XNK-XXHH ngày 14/05/2014 của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (trả lời Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan) về việc nhập khẩu mặt hàng thuốc lào Ả Rập (Shisha), hiện nay Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn/ quy chuẩn chất lượng đối với thuốc lào Ả Rập (Shisha). Vì vậy, thuốc lào Ả Rập (Shisha) chưa có cơ sở để phân tích, kiểm nghiệm, ghi nhãn và thực hiện các thủ tục công bố chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

Do đó, quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, Chi cục QLTT Hà Nội đã áp dụng các Điều 21, Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng được sửa đổi bổ sung tại khoản 17, khoản 22 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ. Áp dụng mức phạt tiền đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm shisha nhập lậu. Xử lý tịch thu, tiêu hủy đối với dụng cụ dùng để sử dụng shisha (bình hút shisa), nếu chứng minh là hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

13

Page 14: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

* Đối với sản phẩm khí gây cười N2O hay còn gọi “bóng cười”:- Khí gây cười, tên hóa học là Dinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp

chất hóa học với công thức N2O, ở điều kiện thường là khí không màu, không cháy, có mùi và vị ngọt nhẹ, ở điều kiện nhiệt độ cao là chất oxy hóa cực mạnh, tương đương với oxy nguyên tử. Khí này được sử dụng chủ yếu trong y học làm thuốc gây mê, gây tê; Được sử dụng để làm phụ gia thực phẩm (mã hiệu E942), đặc biệt làm khí phun, đẩy trong các tuýp phun kem, gia vị; Đóng vai trò khí trơ để ngăn cản vi khuẩn phát triển trong đóng gói chip khoai tây và các loại snack khác; Cho mục đích tiêu khiển, giải trí ở dạng thuốc hít tạo hưng phấn. Nếu hít phải với lượng khí này nhiều hoặc hít thường xuyên sẽ gây suy giảm trí nhớ, mất thính giác, đờ đẫn, gây ra bệnh thiếu vitamin B12, các tác dụng phụ trong sinh sản đối với phụ nữ mang thai. Khí này hiện nay toàn bộ được nhập khẩu từ nước ngoài dưới dạng các bình chứa, đa số là từ Trung Quốc. Sản phẩm khí N20 không cháy, không mùi, có mùi thơm nhẹ; thường được bơm vào các dụng cụ kín (quả bóng, hộp,...) sau đó được dùng theo đường hít trực tiếp. Bóng cười thực chất là quả bóng bay có chứa khí Đinitơ monoxit. Khí N2O được ứng dụng nhiều trong y học: nha khoa, dùng gây tê, gây mê trong phẫu thuật (Ý kiến chuyên môn của Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện trung ương Bạch Mai).

- Căn cứ quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/10/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT, khí N2O nằm trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (Số thứ tự 575 của phụ lục 1). Như vậy các đơn vị kinh doanh khí này phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Sở công Thương cấp.

- Theo quy định tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP thì đơn vị nhập khẩu khí N2O phải khai báo và có Giấy xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu của Bộ Công Thương (Số thứ tự 13 phụ lục 5 của Nghị định); Đơn vị kinh doanh, lưu giữ, sử dụng khí N2O phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Sở Công Thương xác nhận (Số thứ tự 28 phụ lục 7 của Nghị định).

Trên cơ sở quy định của pháp luật và tình hình thực tế, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức kiểm tra, áp dụng quy định tại các Điều 17, 21, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 được sửa đổi tại Điều 1, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ, xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu (đối với hành vi kinh doanh bình khí cười nhập khẩu không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc; xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc đối với cơ sở bán sản phẩm “bóng cười” tức bóng đã được bơm khí N2O và xử lý tịch thu, tiêu hủy

14

Page 15: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đối với các sản phẩm bình khí nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tiêu hủy đối với các sản phẩm “bóng cười” tức bóng đã được bơm khí N2O); Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2013/NĐ-CP.

Do chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện kinh doanh, mức xử phạt về shisha, “bóng cười” (bóng bay chứa khí N2O), nên các cơ quan chức năng khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

* Giải pháp: Nhằm tăng cường các giải pháp kiểm tra, kiểm soát sản phẩm shisha, khí

gây cười trong thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các nội dung sau:

Một là, Sở Y tế, Công an Thành phố nghiên cứu, phối hợp các sở ngành chức năng liên quan tham mưu UBND Thành phố có quy định cụ thể về kinh doanh shisha, “bóng cười” trên địa bàn (địa điểm, thời gian, số lượng, đối tượng kinh doanh); Kiên quyết không cho các cơ sở kinh doanh bán shisha, “bóng cười” xung quanh các cổng trường học, khu vui chơi giải trí công cộng trên địa bàn. Đối với các cơ sở cố tình vi phạm, vi phạm nhiều lần thì chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật, kiên quyết không cho kinh doanh nữa đồng thời công khai kết quả xử lý để tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa.

Hai là, các Sở Y tế, Giáo dục, Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố tuyên truyền những tác hại việc lạm dụng sử dụng các sản phẩm shisha, “bóng cười” đồng thời đưa nội dung này vào cùng chương trình giảng dạy, tuyên truyền về phòng, chống tác hại ma túy, thuốc lá trong học đường các trường phổ thông trung học các cấp, trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng Thủ đô.

Ba là: UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 389/TP các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành (lực lượng công an làm nòng cốt phối hợp với các cơ quan: Kinh tế, y tế, QLTT, văn hóa; UBND xã, phường, thị trấn) tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh đồng thời tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong và ngoài giờ hành chính (Nơi nào có giấy đăng ký kinh doanh, bán hàng có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng, cam kết bán đúng đối tượng sử dụng mới được bán và quản lý chặt chẽ số lượng hàng hóa kinh doanh); Mặt trận tổ quốc và các thành viên; Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Hội phụ nữ, Cựu Chiến binh tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho các tầng lớp thanh thiếu niên. Cựu Chiến binh tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị

15

Page 16: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

cho các tầng lớp, hội viên đặc biệt là thanh thiếu niên để hiểu rõ tác hại và tránh xa, không lạm dụng sử dụng shisha, “bóng cười” cũng như các sản phẩm hàng hóa có tính chất tương tự gây nghiện mới khác du nhập, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thành phố chỉ đạo các ngành chức năng văn hóa, thể thao phối hợp tổ chức nhiều điểm vui chơi giải trí, các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng bổ ích, lành mạnh thu hút nhiều đối tượng đặc biệt là giới học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tham gia để bài trừ các tệ nạn xã hội hướng tới xây dựng cộng đồng văn hóa, lành mạnh, Thủ đô thanh lịch, hiện đại, văn minh.

Bốn là, kiến nghị, đề xuất Chính phủ bổ sung Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định cấm, xử lý đối với hành vi mua, bán, tàng trữ, sử dụng khí N20 trong lĩnh vực kinh doanh giải trí (một số nước hiện nay đã áp dụng).

Câu 10. Đề nghị UBND Thành phố có giải phap để ngăn chặn tình trạng xây dựng sai phép, không phép, trên địa bàn Thành phố (chung cư VP6 Ban đảo Linh Đàm được cấp phép 25 tầng nhưng đã xây lên 40 tầng) (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời: Trong những tháng đầu năm 2017, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án, các công trình xây dựng, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt những trường hợp vi phạm nghiêm trọng về đất đai, TTXD trên địa bàn Thành phố…; Đồng thời tiếp tục rà soát, thống kê và giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành có liên quan giải quyết các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng "siêu mỏng, siêu méo". Nghiêm túc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị. Đến nay, cơ bản công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố được duy trì, ổn định, các vi phạm TTXD đã được kịp thời kiểm tra, xử lý ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế các vi phạm nghiêm trọng. Trong năm 2017, UBND Thành phố tiếp tục duy trì công tác quản lý đất đai; Quy hoạch kiến trúc, trật tự xây dựng và đề ra một số giải pháp:

- Ngày 26/8/2016, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 4679/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. Ngày 09/01/2017, UBND Thành phố tiếp tục có văn bản số 103/UBND-ĐT về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. Kiên quyết xử lý các vi phạm trật tự xây dựng từ khi mới phát sinh, không để phát sinh các vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng.

16

Page 17: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Hoàn chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cấp phép xây dựng, phấn đấu các quận phải được cấp phép cho các công trình xây dựng đạt 96% - 98%, các huyện cũng hoàn chỉnh quy hoạch phân khu, để cấp phép xây dựng cho các công trình xây dựng ngoài đô thị.

- Thực hiện nghiêm túc quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố tại Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 về việc giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, điều hành trực tiếp Đội Thanh tra Xây dựng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng theo Quyết định từ ngày 1/9/2016.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã; Tập trung tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra xây dựng các quận, huyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Sớm sửa đổi, bổ sung quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/2/2014 về quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, trên địa bàn thành phố Hà Nội, để rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

- Kiến nghị sửa đổi Nghị định 180/CP; Nghị định 121/CP; Nghị định 102/CP cho đồng nhất. Đặc biệt các chế tài xử phạt để đủ sức răn đe đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Câu 11. Đề nghị UBND Thành phố có giải phap cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của xe buýt nhằm hạn chê cac phương tiện ca nhân gây ùn tắc giao thông (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời:Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của xe buýt nhằm hạn chế

các phương tiện cá nhân gây ùn tắc giao thông đã, đang được UBND Thành phố chỉ đạo giao Sở GTVT thực hiện và được cụ thể hóa bằng đề án “ Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025” và đề án “Quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố” đang báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét phê duyệt.

Câu 12. Đề nghị Thành phố chỉ đạo ngành điện di chuyển cac trạm biên ap và cột điện nằm trên hành lang an toàn giao thông (cử tri huyện Thanh Oai).

Trả lời:Về việc này, UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương phối hợp với

Tổng Công Ty điện lực thành phố Hà Nội chỉ đạo Công ty điện lực Thanh Oai

17

Page 18: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định các trạm biến áp, cột điện nằm trong hành lang an toàn giao thông. Lập kế hoạch sớm thực hiện việc cải tạo, di chuyển đối với các trạm biến áp, cột điện có ảnh hưởng đến an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn.

Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Công ty điện lực Thanh Oai đã có báo cáo cụ thể như sau:

Trạm biến áp và cột điện, được cử tri huyện Thanh Oai kiến nghị là Trạm biến áp Bình Minh 1+2 tại xã Bình Minh hiện do Công ty điện lực Thanh Oai quản lý vận hành bán điện cho nhân dân.

Trạm biến áp Bình Minh 1+2 tại xã Bình Minh là kiểu trạm bệt được xây dựng đã lâu, nằm cạnh đường liên thôn, sát ngã ba đường.

Công ty điện lực Thanh Oai đã lập dự án cải tạo, nâng công suất Trạm biến áp Bình Minh 1+2 thành kiểu trạm treo trong năm 2017, sau khi cải tạo sẽ không ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông.

Hiện tại, phần lớn lưới điện của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Thanh Oai đã được Công ty Điện lực Thanh Oai tiếp nhận nguyên trạng và thực hiện thủ tục bàn giao, tiếp nhận, hoàn trả theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các đường dây và trạm biến áp được cải tạo và xây mới, Công ty đều phối hợp với địa phương để thực hiện thủ tục xác nhận vị trí, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.

Trong thời gian qua khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã tập trung nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Theo quy định, khi mở rộng đường phục vụ xây dựng nông thôn mới thì chủ đầu tư phải lập phương án và bố trí chi phí di chuyển cột điện trong phần giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, thực tế việc mở rộng đường chưa được tiến hành đồng bộ với việc di chuyển đường dây cột điện, dẫn đến không bảo đảm an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Do đó, các UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí nguồn kinh phí di chuyển hệ thống cột điện trong nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Tổng Công ty Ðiện lực thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ việc lập phương án kỹ thuật, bố trí lực lượng công nhân tháo dỡ, di chuyển, giám sát kỹ thuật, cắt điện phục vụ thi công.

Câu 13. Đề nghị UBND Thành phố có biện phap ngăn chặn xử lý tình trạng người dân ban hàng rong bằng xe đạp trên phố ngày càng đông gây cản trở giao thông như hiện nay (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời:

18

Page 19: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố ban hành Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND về công tác quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 16 tuyến phố không được bán hàng rong. Tuy nhiên quận Hoàn Kiếm có chợ đầu mối Đồng Xuân là nơi tập kết trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh phía Bắc chuyên cung cấp mặt hàng hoa quả cho người chuyên bán hàng rong. Công an Thành phố đã phối hợp với UBND quận Hoàn thường xuyên công tác đảm bảo TTATGT, TTĐT, trong đó tuyên truyền trên hệ thống loa, đặt biển báo cấm bán hàng rong trên các tuyến phố, nhắc nhở, cam kết với các trường hợp vi phạm và tổ chức các tổ công tác tuần tra lưu động để kiểm tra, xử lý các vi phạm. Kết quả: trong 3 tháng đầu năm 2017, đã xử phạt hành chính 288 trường hợp vi phạm.

Trong thời gian tới, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Công an Thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm.

Câu 14. (1) Đề nghị Thành phố tăng cường kiểm tra, quản lý trật tự đô thị có biện phap xử lý việc quảng cao, rao vặt, lấn chiêm vỉa hè, lề đường để kinh doanh; (2) đồng thời quan tâm tăng cường anh sang công cộng trên địa bàn Thủ đô trong cac ngày Lễ và dịp Têt nguyên đan (cử tri quận Tây Hồ).

Trả lời: Nội dung 1:Theo quy định tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của

UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy chế Quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã phân cấp giao cho UBND quận, huyện, thị xã: Tổ chức, quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt và biển hiệu trên địa bàn quản lý; giao Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tổ chức, quản lý tốt hơn nữa đối với hoạt động quảng cáo, rao vặt và biển hiệu trên địa bàn.

Nội dung 2:Hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố được đầu tư nâng

cấp mở rộng hàng năm đã đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường, phố.

Chế độ vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng được thực hiện theo quy định của UBND Thành phố (Điều 11 - Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 về Quy định quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội), với các nội dung chính như sau:

- Về tỷ lệ bóng sáng tối thiểu đối với khu vực đường phố là 98%, khu vực ngõ xóm là 95%, đối với công viên vườn hoa là 98%.

19

Page 20: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Thời gian vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng được điều chỉnh theo từng mùa và giảm thiểu số bóng sáng hoặc tiết giảm cường độ bóng sáng sau 23 giờ đêm để tiết kiệm điện năng như sau: Mùa hè từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10: Bật lúc 18 giờ 30 và tắt lúc 5 giờ ngày hôm sau. Mùa đông từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 15 tháng 4: Bật lúc 17 giờ 30 và tắt lúc 6 giờ ngày hôm sau. Áp dụng các biện pháp giảm điện năng tiêu thụ nhưng phải đảm bảo an toàn trong các thời gian lưu lượng giao thông thấp (từ 23 giờ đến sáng hôm sau): chuyển sang chế độ tiết giảm từ 25 đến 40% công suất đối với các lưới chiếu sáng đường phố. Riêng ngày lễ, ngày Tết, UBND Thành phố yêu cầu vận hành cụ thể phương án chiếu sáng công cộng và chiếu sáng trang trí.

Trong các ngày lễ, ngày Tết, UBND Thành phố giao Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng chiếu sáng, thời gian vận hành được điều chỉnh hạn chế tiết giảm công suất chiếu sáng tại khu vực nội thành (các tuyến phố trung tâm, khu vực ngõ xóm đông dân cư).

Câu 15. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cac ngành chức năng giải quyêt dứt điểm tình trạng nhiều tầu, thuyền đên hút cat trai phép dọc tuyên sông Đuống (địa bàn huyện Gia Lâm), sông Hồng (từ xã Thọ An đên xã Hồng Hà, huyện Ba Vì), làm ảnh hưởng tới an toàn đê điều, giao thông đường thuỷ và làm sạt lở đất canh tac vùng bãi ven sông, gây bất bình, bức xúc cho nhân dân sống dọc bờ sông (cử tri huyện Gia Lâm, Ba Vì, Đan Phượng)

Trả lời:Về thực trạng tình hình khai thác cát- Địa bàn huyện Ba Vì: UBND thành phố cấp giấy phép khai thác cát bãi

nổi cho 03 tổ chức gồm: công ty CP Quảng Tây, công ty TNHH Linh Huy Hoàng và công ty CP Vinaconex số 21. Hiện công ty CP Vinaconex số 21 và công ty Linh Huy Hoàng đang dừng hoạt động vì chưa đủ thủ tục. Bên cạnh đó có 02 tổ chức thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy, tận thu sản phẩm trên sông Hồng (Công ty CP Việt Xuân Mới được UBND thành phố cấp giấy xác nhận đăng ký khối lượng cát thu hồi số 3208, thời hạn nạo vét đến ngày 31/12/2016, hiện đã dừng hoạt động khai thác; Công ty CP đầu tư xây dựng công nghệ HTH được cấp giấy đăng ký số 5840, thời hạn đến ngày 31/12/2017).

- Địa bàn huyện Đan Phượng: UBND Thành phố cấp giấy phép khai thác cát bãi nổi cho 03 tổ chức gồm: Công ty CP xây dựng Kiều Lê, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Giang và Công ty CP xây dựng và du lịch Bình Minh. Hiện cả 3 tổ chức đang hoàn thiện hồ sơ, chưa tổ chức khai thác tại khu vực mỏ được cấp. Ngoài ra còn có 02 tổ chức thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy, tận thu sản phẩm trên sông Hồng gồm: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Vĩnh Phúc được cấp phép đến ngày 14/6/2016, gia hạn đến ngày 15/6/2017; Công ty

20

Page 21: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

TNNH thương mại dịch vụ xây dựng Quý Thập được phép nạo vét từ ngày 30/5/2016 đến 31/12/2016, hiện đã hết hạn khai thác.

- Địa bàn huyện Gia Lâm: Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy, tận thu sản phẩm trên sông Đuống đối với công ty TNHH My Hương, thời gian từ 12/12/2016 đến 15/6/2017, hiện công ty TNHH My Hương đang thực hiện hoạt động nạo vét.

Qua công tác nắm tình hình, các phòng nghiệp vụ của Công an Thành phố xác định được trên 03 địa bàn trên có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng đêm tối để hoạt động khai thác cát trái phép. Trong năm 2016, các đơn vị chức năng đã phát hiện, xử lý 68 vụ, 80 đối tượng, xử phạt hành chính 830.000.000 đồng. 3 tháng đầu năm 2017, đã phát hiện, xử lý 18 vụ, 21 đối tượng, xử phạt hành chính 08 vụ với số tiền 130.000.000 đồng (huyện Đan Phượng: 02 vụ, huyện Ba Vì: 08 vụ, huyện Gia Lâm: 08 vụ).

Về khó khăn, vướng mắc trong quản lý- Các đối tượng thường lợi dụng đêm tối, ngày nghỉ, ngày lễ để tổ chức

hoạt động khai thác trái phép.- Chính quyền các cấp còn buông lỏng, thiếu quan tâm đến công tác thanh

tra, kiểm tra, giám sát; đùn đẩy trách nhiệm cho lực lượng Công an.Về Giải pháp trong thời gian tớiThời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục

tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép theo quy định.

- Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã nói chung, huyện Ba Vì, Đan Phượng, Gia Lâm nói riêng phải thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an Thành phố, Sở Tài Nguyên môi trường, Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát, kiểm tra các cá nhân, tổ chức được cấp phép, hoạt động khai thác cát bãi nổi và các công ty thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy tận thu sản phẩm nhằm phát hiện các thiếu sót, sơ hở để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục đường thủy nội địa giám sát, chấn chỉnh các đơn vị sai phạm trong việc thực hiện Dự án nạo vét luồng đường thủy.

- Giao Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện hoạt động trên sông neo đậu sai quy định để hạn chế hoạt động khai thác cát trái phép.

21

Page 22: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

3. Vấn đề về an ninh trật tự, quốc phòng - quân sự địa phương, PCCC:Câu 16. Đề nghị cac cấp nghiêm túc xử lý cac đối tượng chống, trốn

kham nghĩa vụ quân sự (cử tri huyện Thanh Oai).Trả lờiThực hiện Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của

Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo Ban CHQS các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và phối hợp với các ban, ngành, chức năng liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng nói chung và hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả về thực hiện nghĩa vụ quân sự nói riêng đối với các hành vi: Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự; vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự; vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; vi phạm quy định về nhập ngũ; vi phạm về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ; vi phạm các quy định về thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự (các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Điều 4 đến Điều 9 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ).

Để tiếp tục thực nghiêm Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và góp phần thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 424/CT-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2016 về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện nghiêm Luật nghĩa vụ quân sự như: Tiếp tục quán triệt sâu rộng Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; tăng cường quản lý Nhà nước trong thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự theo Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ một cách nghiêm túc; đối với các trường hợp vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự đã được xử phạt hành chính theo Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ mà vẫn cố tình vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự thì sẽ được xử lý theo quy định Pháp luật hiện hành; chính vì vậy các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ nghiêm túc ở tất cả các cấp, đạt chất lượng tốt, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân; từ năm 2014 đến nay thành phố Hà Nội không có trường hợp công dân chống lệnh gọi nhập ngũ.

Câu 17. Hiện nay hệ thống PCCC tại cac trường học suất đầu tư lớn nhưng gần như không sử dụng, việc bảo dưỡng, vận hành định kỳ không được quan tâm dẫn đên hệ thống tự hỏng gây lãng phi rất lớn. Đề nghị

22

Page 23: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Thành phố nghiên cứu để đầu tư phù hợp, hiệu quả hệ thống phòng chay, chữa chay cac trường trên địa bàn (cử tri huyện Ba Vì).

Trả lời:Đầu tư hệ thống PCCC trong trường học được thực hiện theo Quy chuẩn

thiết kế trường học các cấp (Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2011; ngoài ra hồ sơ thiết kế PCCC phải được Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thẩm định theo quy định.

Theo quy định tại Luật PCCC, việc đầu tư trang bị phương tiện PCCC đối với các dự án, công trình xây dựng nói chung và đối với Trường học nói riêng là yêu cầu cần thiết và bắt buộc được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Theo đó, định mức trang bị phương tiện về PCCC đối với các Trường học hầu hết chỉ dừng lại với các trang thiết bị và hệ thống cơ bản, cần thiết và tối giản nhất như: Hệ thống báo cháy tự động, họng nước chữa cháy, bình chữa cháy, phương tiện chiếu sáng và sự cố thoát nạn. Kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCC tại các Trường học so với các dự án, công trình có mức nguy hiểm cháy thuộc loại hình khác nhìn chung là thấp.

Sau khi đầu tư xây dựng và nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động, đơn vị sử dụng (Nhà trường hoặc Ban quản lý các dự án Trường học tại địa phương) phải có trách nhiệm bố trí nguồn kinh, thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để duy trì các hệ thống và trang thiết bị PCCC đã được lắp đặt hoạt động tốt.

4. Vấn đề về giao dục, y tê , lao động, thương binh và văn hóa xã hộiCâu 18. Đề nghị Thành phố xem xét tăng kinh phi đầu tư xây dựng hạ

tầng y tê trên địa bàn và chê độ hỗ trợ mạng lưới y tê thôn (cử tri huyện Chương Mỹ).

Trả lời:Theo phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội

trên địa bàn Thành phố (Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố), việc đầu tư, nâng cấp các Trung tâm Y tế (bao gồm cả Phòng khám Đa khoa, Trạm Y tế…) thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện. Tuy nhiên, căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát về nhu cầu đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo chống xuống cấp của Sở Y tế và UBND huyện Chương Mỹ báo cáo, UBND Thành phố sẽ tạo điều kiện tối đa về nguồn lực (nguồn hỗ trợ mục tiêu, xổ số kiến thiết Thủ đô…) để hỗ trợ UBND huyện Chương Mỹ thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng y tế trên địa bàn để đảm bảo đến hết năm 2020 đạt chỉ tiêu 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế.

Để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2016-2020, UBND Thành phố đã ban hành văn bản 5250/UBND-KHĐT ngày 29/7/2015 về việc đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm y tế, phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh

23

Page 24: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2016-2020. Đối với trạm y tế, phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh có nhu cầu nâng cấp xây dựng mới có quy mô đầu tư trên 05 tỷ đồng giao cho Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với Sở Y tế rà soát, tổng hợp đề xuất. Đối với trạm y tế, phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh có nhu cầu nâng cấp xây dựng mới có quy mô đầu tư dưới 05 tỷ đồng giao cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổng hợp đề xuất.

Năm 2016, trên toàn thành phố đã có 560/584 trạm y tế xã/phường/thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Hiện nay, Sở Y tế đang phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các Quận/Huyện/Thị xã tiếp tục đầu tư nâng cấp 24 trạm y tế xã/phường/thị trấn còn lại đạt chuẩn Quốc gia.

Đối với các trạm y tế trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã đầu tư 100% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cơ sở vật chất, nhà cửa của các trạm y tế cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để tránh xuống cấp công trình (hoặc được cải tạo, sửa chữa nâng cấp trong trường hợp hư hỏng lớn). Tại căn bản số 4046/SYT-KH ngày 26/8/2015, Sở Y tế đã đề xuất đầu tư 45 tỷ để xây mới trạm y tế xã Đại Yên, trạm y tế thị trấn Xuân Mai và xây mới Phòng khám đa khoa Lương Mỹ; đề xuất đầu tư 55,73 tỷ trong giai đoạn 2016-2020 để sửa chữa cải tạo 30 trạm y tế xã trên toàn huyện, trong đó TYT xã Ngọc Hòa đã được đầu tư cải tạo sửa chữa trong năm 2016.

Đối với nhân viên y tế thôn, bản: Theo quy định tại Quyết định số 75-2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp với nhân viên y tế thôn, bản: Mỗi thôn, bản được bố trí từ 01 đến 02 nhân viên y tế, căn cứ vào quy mô dân số và địa bàn hoạt động (không áp dụng đối với nhân viên y tế tại các tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn) trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 0,5 (áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn) và 0,3 (áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã còn lại) so với mức lương tối thiểu chung. Như vậy, việc tăng mức phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. UBND Thành phố ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ xem xét tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Câu 19. Đề nghị thành phố quan tâm, nâng cao chất lượng cac khu tai định cư, vệ sinh môi trường, nước sạch, việc phân bổ cac trường học trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Trả lời:Để nâng cao chất lượng các khu tái định cư, Thành phố đã triển khai các

giải pháp sau :1. Đổi mới cách thức phát triển nhà chung cư tái định cư

24

Page 25: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Việc xây dựng nhà ở chung cư phục vụ nhu cầu tái định cư là trách nhiệm của nhà nước. Trước đây, Thành phố phải bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu chung cư tái định cư hoặc kêu gọi nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng chung cư phục vụ tái định theo phương thức xã hội hóa. Tuy nhiên, công tác triển khai thời gian vừa qua rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về tái định cư trên địa bàn Thành phố ; chất lượng các khu tái định cư chưa đáp ứng được đòi hỏi của người dân.

- Để nâng cao chất lượng nhà ở chung cư tái định cư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển quỹ nhà ở tái định cư trên địa bàn Thành phố, Thành ủy đã có kết luận chỉ đạo tại văn bản số 263-TB/TU ngày 23/6/2016 (về việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư trên địa bàn Thành phố), theo đó, trong thời gian tới, Thành phố sẽ chú trọng thực hiện cơ chế đặt hàng tạo lập nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng tái định cư, hạn chế tối đa đầu tư nhà tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Cơ chế đặt hàng này khi được thực hiện sẽ tạo ra quỹ nhà ở thương mại (có chất lượng tương đương nhà ở thương mại, nhưng có giá thành hợp lý – do Thành phố áp dụng một số cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư và đối tượng tái định cư, nhằm làm giảm giá thành).

Hiện nay, UBND Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Thành phố khẩn trương triển khai chỉ đạo của Thành ủy, xây dựng cơ chế đặt hàng và đã tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư về việc triển khai chủ trương này. Ý kiến của các doanh nghiệp là hoàn toàn tán thành, ủng hộ việc triển khai.

2. Chuyển đổi mô hình quản lý chung cư tái định cư theo quy định của pháp luật

- Thời gian vừa qua, do các nhà chung cư tái định cư được đầu tư, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, nên sau khi hoàn thành việc đầu tư, xây dựng, công tác quản lý vận hành tòa nhà do một số đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố đứng ra đảm nhận.

Theo quy định, việc quản lý vận hành tòa nhà do các chủ sở hữu phải tự trang trải. Mặc dù các đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố đang quản lý tòa nhà đã có nhiều cố gắng, Thành phố đã bố trí nhiều khoản hỗ trợ từ ngân sách, song do một số tòa nhà chung cư tái định cư không có quỹ bảo trì (do Luật trước đây không quy định), hoặc có nhưng rất ít (do tính theo tỷ lệ 2% trên giá trị căn hộ - có giá trị thấp để phù hợp với đối tượng tái định cư)... nên chất lượng của công tác quản lý vận hành nhà chung cư tái định cư vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của người dân.

- Thực hiện quy định của pháp luật, đối với các nhà chung cư tái định hiện nay (đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách), Thành phố đang chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý chung cư tái định cư theo hướng:

25

Page 26: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

+ Để đẩy nhanh tiến độ tổ chức Hội nghị nhà chung cư (theo quy định, Hội nghị nhà chung cư bầu ra Ban quản trị tòa nhà và Ban quản trị thực hiện việc lựa chọn, ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý vận hành nhà chung cư, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư).

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (bao gồm: việc phối hợp chặt chẽ với đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý vận hành tòa nhà đẩy nhanh tiến độ tổ chức Hội nghị nhà chung cư; đóng góp kinh phí cho việc quản lý vận hành tòa nhà…)

+ Các đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý vận hành tòa nhà thực hiện việc bàn giao hồ sơ, công tác quản lý vận hành nhà chung cư cho Ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (do Hội nghị nhà chung cư lựa chọn) để thực hiện quản lý; bàn giao toàn bộ kinh phí bảo trì 2% (nếu có) cho Ban quản trị (sau khi được thành lập) để quản lý theo quy định; bàn giao toàn bộ diện tích thuộc sở hữu chung (nhà để xe, diện tích sinh hoạt cộng đồng theo thiết kế, hành lang, lối đi...) và các thiết bị sở hữu chung nhà chung cư (thang máy, máy bơm nước sinh hoạt, máy phát điện, hệ thống PCCC...).

+ Yêu cầu bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng theo tòa nhà chung cư hoặc theo cụm nhà chung cư tái định cư.

+ Xem xét, hỗ trợ kinh phí bảo trì phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung nhà chung cư phục vụ tái định cư trên địa bàn (bao gồm các hạng mục: thang máy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống chống sét và mặt ngoài của nhà chung cư; các hạng mục khác của nhà chung cư tái định cư ngoài các hạng mục nêu trên sẽ do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng góp để bảo trì) và hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác quản lý vận hành nhà ở này theo quy định.

Câu 20. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cac bệnh viện có quy định phù hợp cho bệnh nhân (có bảo hiểm y tê) làm thủ tục ra viện trong ngày được ra viện để tranh phiền hà cho người dân vì hiện nay cac bệnh viện ở Thành phố và huyện đều hẹn bệnh nhân ra viện sau 7 ngày - 10 ngày mới đên thanh toan tiền viện phi (cử tri huyện Sóc Sơn).

Trả lời:Về kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện trực thuộc thành phố Hà Nội nghiên cứu quy trình thủ tục tra viện để tạo điều kiện cho nhân dân thanh toán viện phí ngay trong ngày.

26

Page 27: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 21. Đề nghị Thành phố có chinh sach phù hợp để giải quyêt, xử lý cac đối tượng nghiện ma túy, HIV (cử tri thị xã Sơn Tây).

Trả lờiKết quả giai đoạn 2011-2016, toàn Thành phố đã tổ chức cai nghiện bắt

buộc cho 9.395 lượt người, cai nghiện tự nguyện cho 12.917 lượt người, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 278 lượt người, quản lý sau cai tại các Trung tâm 7.484 lượt người, quản lý sau cai tại nơi cư trú 6.502 người, điều trị Methadone cho 7.253 người.

Theo thống kê đến ngày 15/02/2017, toàn Thành phố có 12.803 người nghiện và sử dụng ma tuý có hồ sơ quản lý (trong đó 8.727 người có mặt tại cộng đồng, số còn lại đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện và quản lý trong trường giáo dưỡng, trại giam...).

Trong những năm vừa qua, Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, cai nghiện cho người nghiện ma túy, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để giải quyết tệ nạn nghiện ma túy, cụ thể:

- Tăng cường quản lý địa bàn, quản lý người nghiện ma túy. Theo dõi di biến động, phân loại người nghiện ma túy tại địa phương để áp dụng biện pháp quản lý và cai nghiện phù hợp.

- Đa dạng các hình thức hỗ trợ điều trị nghiện ma túy: cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của Thành phố, điều trị Methadone; cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

- Đẩy mạnh đưa người nghiện ma túy của Thành phố và người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn.

- Tích cực vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện tự nguyện Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện tham gia cai nghiện tại các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của Thành phố.

- Quản lý, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai tại các trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy, tăng cường trợ giúp người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng chống tái nghiện bằng chính sách cho vay vốn ưu đãi, giới thiệu việc làm.

- Tổ chức Đội hoạt động xã hội tình nguyện tại mỗi, xã, phường, thị trấn, phân công đội viên Đội hoạt động theo dõi, giúp đỡ người nghiện, người sau cai nghiện tại nơi cư trú. Tổ chức các câu lạc bộ sau cai B93 thu hút người sau cai tham gia sinh hoạt.

- Hỗ trợ người sau cai nghiện vay vốn, giải quyết việc làm theo Quyết định số 29/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

27

Page 28: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện, xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo không để hình thành các tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy. Vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đội công tác xã hội tình nguyên tại các xã, phường.

6. Vấn đề nông nghiệp, nước sạch, môi trườngCâu 22. Đề nghị UBND Thành phố có những giải phap để giải quyêt ô

nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng không khi trên địa bàn Thành phố (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời: Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố, trong

thời gian Thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể như sau:1. Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức: - Xây dựng lộ trình tuyên truyền vận động người dân hạn chế và tiến tới

không sử dụng than tổ ong trong hoạt động dân sinh, không đốt rơm rạ nhằm giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Vận động người dân tham gia thu gom rác thải, làm vệ sinh hàng tuần tại các khu dân cư, khu đô thị. Vận động toàn dân tham gia phong trào trồng cây xanh, trồng hoa tạo cảnh quan xanh cải tạo môi trường khu vực sinh sống.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: truyền thông tới cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí đối với sức khoẻ của cộng đồng, và chất lượng sống; huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường và có các cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường không khí; tuyên truyền, giáo dục đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Triển khai các chương trình, dự án quan trắc môi trường: - Tiếp tục triển khai xây dựng "Dự án đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi

trường trên địa bàn Thành phố", trình HĐND, UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn và bổ sung vào danh mục đầu tư công trung hạn 2017-2020.

- Tiếp tục phối hợp tổ chức AirParif (Pháp) triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại thành phố Hà Nội do Chính phủ Pháp tài trợ.

- Xây dựng chương trình mô phỏng (mô hình hóa) để xác định nguồn ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt.

- Thực hiện các chương trình quan trắc môi trường hàng năm. 3. Rà soát, quản lý ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố:

28

Page 29: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Xác định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, xác định diễn biến ô nhiễm không khí, đề xuất giải pháp.

- Điều tra, thống kê, rà soát, lập danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động khí thải trước khi thải ra môi trường theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, hoàn thành trước ngày 30/10/2017.

- Kiểm soát chặt chẽ về các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm bụi đối với tất cả các công trường thi công xây dựng các công trình ở khu vực nội thành. Tất cả các công trình xây dựng phải được che chắn và có cầu rửa xe khi ra vào công trường. Xây dựng thí điểm một số trạm rửa xe tại khu vực bãi trung chuyển, khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng.

- Các quận, huyện, thị xã bố trí và công bố công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định, làm rơi đất, phế thải trên đường.

- Quy hoạch tập kết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đá xẻ, trạm trộn bê tông về một khu tập trung và áp dụng các biện pháp, công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi theo Quyết định 4524/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải của các phương tiện giao thông. Phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng kiểm tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh công tác đăng kiểm mới và định kỳ khi cho lưu hành các loại phương tiện giao thông và xe cơ giới. Xây dựng lộ trình thực hiện áp dụng khí thải mức 4, mức 5 (Euro 4, Euro 5) trên địa bàn Hà Nội theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Đầu tư trang thiết bị đo nhanh khí thải từ phương tiện giao thông lưu thông trên đường để đánh giá nồng độ khí thải.

- Xử phạt nghiêm các chủ phương tiện cơ giới không đủ điều kiện lưu hành, các phương tiện thay đổi cấu trúc xe, sử dụng các loại còi, ống xả tự chế không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng lộ trình giảm dần để đến năm 2025 tạm dừng xe máy lưu thông trong khu vực nội đô.

- Triển khai đồng bộ chương trình trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn Thành phố. Quản lý chặt chẽ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các vườn hoa, công viên, quảng trường, các tuyến đường, phố, trong các khu đô thị mới nhằm tăng đối lưu không khí giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí trong đó tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo

29

Page 30: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

vệ môi trường không khí của thành phố; xây dựng cơ chế lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào quy hoạch phát triển thủ đô và khu công nghiệp; xây dựng và ban hành phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

5. Mở rộng các khu không gian công cộng và phát triển không gian xanh để điều hoà tiểu khí hậu.

6. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí, các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người, phát triển KT-XH đề ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của thành phố; lồng ghép các nội dung đào tạo về môi trường vào trong các chương trình đào tạo của các chuyên ngành khác ở tất cả các trình độ đào tạo, trong đó mở rộng đào tạo các chuyên ngành về môi trường không khí.

Câu 23. Đề nghị UBND Thành phố cho biêt giải phap bảo vệ, cải thiện nguồn nước tại cac hồ lớn trên địa bàn Thành phố để phat triển du lịch, thể thao và nuôi trồng thủy sản (cử tri quận Hoàn Kiêm).

Trả lời:Hiện tại, Thủ đô Hà Nội có hơn 110 ao, hồ, đa số đều bị ô nhiễm bởi nước

thải, trầm tích, bùn đáy. Đặc biệt đối với các hồ lưu lượng nước thải chảy vào đã vượt quá khả năng tự làm sạch của các hồ gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Ngoài ra, xung quanh các hồ thường có nhiều hàng quán, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước và gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm tại các hồ, Thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng sống xung quanh các sông, hồ về bảo vệ môi trường hồ cũng như bảo vệ môi trường chung của TP;

- Thời gian vừa qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước tại 83 hồ trên địa bàn Thành phố (Trong đó: thí điểm sử dụng chế phẩm Redoxy 3C xử lý làm sạch nước 03 hồ: Giáp Bát, Hố Mẻ, Ba Mẫu, xử lý đột xuất Hồ Tây và nhân rộng ra 68 hồ nội thành và 07 hồ ngoại thành, Hồ Hữu Tiệp được xử lý bằng dung dịch ph 104TM của Mỹ), hiện tại tiếp tục nhân rộng thực hiện trên 30 hồ ngoại thành Thành phố. Triển khai dự án nạo vét, bổ cập nước cho hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm. Các hồ sau khi xử lý ô nhiễm đã cải thiện chất lượng nước.

- Tiếp tục duy trì chất lượng nước các hồ đã xử lý ô nhiễm nước thành công.

- Đẩy nhanh dự án cải tạo hồ: Cải tạo hệ thống thoát nước, thu gom, tách nước thải vào các sông, hồ;

30

Page 31: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Tập trung nguồn lực cho việc xử lý ô nhiễm nước sông, hồ (Ngân sách Thành phố, xã hội hóa và kêu gọi đầu tư từ nước ngoài).

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các công nghệ mới hiệu quả và phù hợp với điều kiện của Thành phố.

Câu 24. Đề nghị Thành phố kiểm tra và có biện phap xử lý kịp thời nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay rất bẩn, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường và làm thoai hóa đất (cử tri huyện Thanh Oai).

Trả lời:Tình trạng ô nhiễm nguồn nước một số tuyến sông, kênh mương thủy lợi

trên địa bàn Thành phố đáng báo động đặc biệt như sông Nhuệ, sông Cầu Bây, kênh T2, kênh La Khê,...đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và đời sống sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa và phát triển sản xuất nhanh làm phát sinh lượng lớn nước thải, chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả vào các nguồn sông, kênh mương tưới, tiêu thủy lợi.

Trước tình trạng trên, những năm gần đây UBND Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các trạm bơm như: Trạm bơm Cao Xuân Dương, Cao Bộ lấy nguồn nước sông Đáy (có chất lượng đảm bảo) để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai; Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại đầu nguồn (Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu huyện Hoài Đức, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì) trước khi xả vào lưu vực sông Nhuệ nhằm để hạn chế ô nhiễm nguồn nước phục vụ tưới tiêu; Đồng thời chỉ đạo các Sở, ban, ngành thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sông, kênh mương thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Trong các năm qua, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chất lượng nguồn nước trên hệ thống công trình thủy lợi thuộc lĩnh vực ngành quản lý như: Xây dựng Kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi; Tổ chức Đoàn thanh tra gồm các cơ quan chức năng để tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh xả thải các chất độc hại vào hệ thống công trình thủy lợi gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất; Thống kê các điểm, đơn vị xả thải không xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngăn chặn vi phạm này; Ban hành các văn bản chỉ đạo các Doanh nghiệp thủy lợi tăng cường phối hợp với UBND các quận, huyện xử lý các vụ vi phạm pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.

31

Page 32: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, tài nguyên nước trong đó chú trọng đến vấn đề bảo vệ nguồn nước nói chung, nguồn nước thủy lợi nói riêng.

Câu 25. Đề nghị UBND Thành phố xem xét, giải quyêt sớm việc di dời cac nhà thuyền ở Hồ Tây và thông tin chinh thức để cử tri được biêt nguyên nhân ca Hồ Tây chêt hàng loạt (cử tri quận Cầu Giấy).

Trả lời:1. Liên quan đến việc di dời các nhà thuyền ở Hồ Tây, UBND Thành phố

đã có chỉ đạo Thông báo số 38/TB-UBND ngày 07/02/2017, trong đó có giao UBND quận Tây Hồ xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện tàu, thuyền, phương tiện nổi ra khỏi Hồ Tây, tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi, … trên Hồ Tây trong quý I năm 2017.

2. Hiện nay, UBND quận Tây Hồ đã yêu cầu các doanh nghiệp dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu vực mặt nước Hồ Tây; tiến hành tháo dỡ các sàn dẫn, phao nổi…, chuẩn bị tiến hành tập kết các phương tiện nổi về một vị trí quy định và tháo dỡ các phương tiện nổi không đảm bảo yếu tố kỹ thuật, an toàn…

3. UBND Thành phố đã tiếp, giải thích và giải đáp các kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu vực mặt nước Hồ Tây (Thông báo số 294/TB-UBND ngày 17/4/2017).

4. Cùng với việc giải quyết sự cố cá chết hàng loạt tại khu vực Hồ Tây, Thành phố đang triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, quản lý, khai thác khu vực Hồ Tây thành một điểm du lịch, văn hóa tiên tiến, có điều kiện kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí và có hệ thống xử lý môi trường có tiêu chuẩn quốc tế..., và sẽ sớm công bố để triển khai thực hiện.

Câu 26. Đề nghị Thành phố cho biêt việc xử lý đối với việc đường ống nước sông Đà cấp nước cho Hà Nội chất lượng không tốt, bị vỡ nhiều lần đã được thông tin đại chúng và bao chi nêu, đên nay việc xử lý như thê nào ? Thành phố có xem xét xử lý hay không ? (cử tri huyện Ba Vì).

Trả lời: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam -

VINACONEX được Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (trong đó có tuyến truyền dẫn nước sạch Sông Đà dọc Đại Lộ Thăng Long). Tuyến ống truyền dẫn nước sạch sông Đà được đưa vào sử dụng nằm 2009. Khi xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sạch Sông Đà thì một số khu vực

32

Page 33: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

thuộc quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy sử dụng nguồn cấp nước từ hệ thống nước sạch sông Đà bị mất nước.

Theo kết luận của Bộ Xây dựng đánh giá ban đầu về nguyên nhân vỡ đường ống truyền dẫn nước sạch sông Đà thì một trong những nguyên nhân đó là vật liệu ống không phù hợp.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 07/10/2015 Tổng công ty Vinaconex đã tiến hành khởi công xây dựng giai đoạn 2 của dự án cấp nước Sông Đà (trong đó có tuyến truyền dẫn nước sạch số 2 sông Đà dọc Đại Lộ Thăng Long). Tuy nhiên tới nay tuyến ống giai đoạn 2 của dự án chưa hoàn thành.

UBND Thành phố thường xuyên yêu cầu, chỉ đạo nhà đầu tư sớm hoàn thành tuyến số 2 và bảo đảm cấp nước an toàn cho Hà Nội.

Câu 27. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phi và sớm đưa dự an xây dựng nhà may nước sạch, đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ đời sống nhân dân (ở xã Đông Lỗ và một số xã nằm ở phia Nam huyện Ứng Hòa; xã Tự Nhiên, Ninh Sở, Duyên Thai; 03 xã: Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tam Đồng, huyện Mê Linh; cac xã, thị trấn huyện Hoài Đức) (cử tri huyện Ứng Hòa, Thường Tin, Mê Linh, Hoài Đức).

Trả lời: - Về nước sạch: Để cấp nước sạch cho khu vực nông thôn ngoại thành Hà

Nội, UBND Thành phố đang chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư nước sạch cho khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố, đồng thời Thành phố cũng đang tiến hành rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm cả khu vực đô thị và nông thôn làm cơ sở triển đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho khu vực ngoại thành từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố. UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND các huyện rà soát những khu vực dự kiến lắp đặt hệ thống xử lý nước sạch nông thôn theo mô hình cụm hộ, cấp nước cho từng thôn, xã; áp dụng dây chuyền công nghệ, chất lượng đường ống dẫn nước đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng chất lượng nước uống được tại vòi.

- Trên địa bàn huyện Ứng Hòa hiện có 3 dự án cấp nước nông thôn do Công ty nước sạch Hà Đông đề xuất thực hiện cấp nước cho thị trấn Vân Đình và Quảng Phú Cầu; Công ty TNHH ĐT Nhất Phát đề xuất dự án Xây dựng nhà máy nước sạch 05 xã: An Viên, Viên Nội, Sơn Công, Cao Thành, Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa.

- Tại huyện Mê Linh: Công ty nước sạch Hà Nội đang nghiên cứu dự án nối mạng cấp nước cho các xã trong huyện sử dụng nguồn nước sạch từ nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì đang đầu tư nâng công suất lên 150.000m3/ngđ và Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Hải Âu đề xuất dự án Xây dựng trạm cấp nước sạch liên xã Tiến Thịnh, Vạn Yên, Chu Phan, Liên Mạc, Thạch Đà, huyện Mê Linh.

33

Page 34: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Tại huyện Hoài Đức: Công ty nước sạch Hà Đông và Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS đề xuất dự án nối mạng cấp nước cho toàn bộ các xã và thị trấn của huyện Hoài Đức từ nguồn nước mặt sông Đà.

Các dự án trên sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vận hành, cấp nước phục vụ nhân dân trong năm 2017-2018.

Câu 28. Đề nghị Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiêm, ô nhiễm môi trường tại một số dòng sông, hồ trên địa bàn Thành phố (sông Nhuệ, hồ Trung Văn giữa quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm (Nam Từ Liêm, Hà Đông, Bắc Từ Liêm)

Trả lời:Hiện nay tình trạng vi phạm, ô nhiễm nguồn nước một số tuyến sông, kênh

mương trên địa bàn Thành phố đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và đời sống sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa và phát triển sản xuất nhanh làm phát sinh lượng lớn nước thải, chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả vào các nguồn sông, kênh. Riêng với sông Nhuệ, một nguyên nhân quan trọng khác làm ảnh hưởng tới nguồn nước là do không được sông Hồng bổ cập thường xuyên. Từ năm 2003 đến nay mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức thấp hơn so với yêu cầu của thiết kế, vì vậy vào mùa khô khi có các đợt xả từ các hồ như Thác Bà, Tuyên Quang, Hoà Bình mới có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội để đáp ứng yêu cầu tối thiểu, đặc biệt có thời điểm mực nước tại Hà Nội chỉ còn 0,1m. Với mực nước đó hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc không lấy được nước bằng hình thức tự chảy theo nhu cầu, có thời điểm mực nước sông Hồng thấp hơn sông Nhuệ nên phải đóng cống Liên Mạc để giữ nước trong sông Nhuệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong lưu vực.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, ngày 29/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020”, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, chỉ đạo và đôn đốc thực hiện Đề án này.

Trong các năm qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lưu vực sông Nhuệ thuộc lĩnh vực ngành quản lý: Xây dựng kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi theo Quyết định số 4862/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của UBND Thành phố; Tham gia Đoàn thanh tra gồm các cơ quan chức năng để tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh xả thải các chất độc hại vào hệ thống công trình thủy lợi gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất; Thống kê các điểm, đơn vị xả thải không xử lý vào nguồn sông Nhuệ đề

34

Page 35: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nghị các cấp ngăn chặn vi phạm này; Ban hành các văn bản chỉ đạo các Công ty Thủy lợi tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện xử lý các vụ vi phạm pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Thường xuyên tổng hợp các điểm xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, các lực lượng: Thanh Tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương dọc lưu vực phối hợp xử lý các vi phạm

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, tài nguyên nước trong đó chú trọng đến vấn đề bảo vệ nguồn nước nói chung, nguồn nước thủy lợi nói riêng.

Mặt khác, nhằm để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực hiện các dự án, đề án nhằm bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ như:

+ Dự án: Đầu tư xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc (hiện đang trình UBND Thành phố đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT) với mục tiêu lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng Q=72m3/s để cung cấp nước tưới cho các địa phương thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước, môi trường sinh thái.

+ Dự án: Đầu tư nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước tưới đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan, chống lấn chiếm lòng sông, cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, trục chính sông Nhuệ (đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống) đã được thi công nạo vét.

+ Ngoài ra còn có một số Dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải làng nghề và sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư tại các xã Vân Canh (công suất dự kiến 4.000m3/ngày.đêm), xã Dương Liễu (công suất dự kiến 13.000m3/ngày.đêm), xã Sơn Đồng (công suất dự kiến 8.000m3/ngày.đêm) huyện Hoài Đức; Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá huyện Thanh Trì,...

Các dự án trên một số đã được triển khai thi công, một số gặp khó khăn do thiếu vốn hoặc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, khi các Dự án trên hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước của lưu vực sông Nhuệ đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn các quận, huyện thuộc lưu vực sông, trong đó có quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và quận Hà Đông.

Việc giải quyết tình trạng vi phạm, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sông Nhuệ, các hồ điều hoà trong Thành phố là việc làm khó, cần sự đầu tư lớn nên phải được giải quyết từng bước, đồng bộ và sự ủng hộ cao của các cấp, các ngành đặc biệt là nhân dân trong lưu vực.

35

Page 36: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Đối với tình trạng vi phạm, ô nhiễm môi trường tại một số hồ điều hoà trên địa bàn Thành phố, trong đó có hồ Trung Văn, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng chính quyền địa phương cũng đang triển khai các giải pháp khắc phục.

- Việc kiểm tra các trường hợp vi phạm lấn chiếm tại khu vực hồ Trung Văn và hai bên bờ sông Nhuệ: Đây là các trường hợp vi phạm tồn tại cũ trước ngày 01/04/2014. Với các vi phạm này, UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo UBND các phường phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan của quận kiểm tra, rà soát, phân loại các công trình vi phạm, lập kế hoạch xử lý theo quy định.

- Việc xử lý ô nhiễm Hồ Trung Văn: UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội áp dụng công nghệ Redoxy – 3C để xử lý các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 16/11/2016, Công ty TNHHMTV thoát nước Hà Nội đã có Văn bản số 1559/CV-TNHN về việc triển khai xử lý ô nhiễm đối với 04 hồ trên địa bàn quận, trong đó có Hồ Trung Văn.

- Việc xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm đang nghiên cứu, đề xuất.

Để quản lý tình trạng xả thải, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường sự phối hợp, vận động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, cũng như đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đầu tư kinh phí, kêu gọi hợp tác nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường nguồn nước sông; có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Cụ thể như sau:

1. Duy trì công tác vận hành trạm bơm Yên Sở, đập điều tiết Thanh Liệt, tăng cường công tác nạo vét duy tu, duy trì hệ thống thoát nước nội thành đảm bảo thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ; trong các tháng mùa khô đã thực hiện tiếp nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ để góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước sông Nhuệ - sông Đáy.

2. Đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 07 trạm bơm: Trạm bơm Ngoại Độ 2, Trạm bơm Yên Sở giai đoạn 2, Trạm bơm Cổ Nhuế, Nhân Hiền, Xém, Lễ Nhuế 1, Lễ Nhuế 2; Đẩy nhanh tiến độ triển khai 08 trạm bơm và công trình đầu mối: Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Yên Nghĩa, Đông Mỹ, Cụm đầu mối Liên Mạc, Trạm bơm Yên Thái, Đào Nguyên, Trạm bơm Thạch Nham.

3. Triển khai các dự án xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ:

3.1. Các dự án xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp và làng nghề.a) Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài

Đức (8.000 m3/ngày.đêm) nhằm tiếp nhận nước thải của khu vực các xã Đắc Sở,

36

Page 37: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Yên Sở, Sơn Đồng, Đức Giang, Tiền Yên; xử lý đạt các chỉ tiêu môi trường theo Quy chuẩn Quốc gia về vệ sinh môi trường trước khi xả ra sông Nhuệ. Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến đến quý II năm 2017 hoàn thành đưa vào sử dụng.

b) Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội (4.000 m3/ngày.đêm) nhằm tiếp nhận nước thải của khu vực 4 xã: Vân Canh, Kim Chung, Lại Yên, Di Trạch ( huyện Hoài Đức) và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đến nay, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đã khởi công công trình từ quý II/2016.

c) Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Công suất 20.000 m3/ngày đêm) để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải của 03 xã có làng nghề ở đầu nguồn sông Nhuệ: Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế thuộc huyện Hoài Đức, nhằm giảm tải trọng chất ô nhiễm ở vùng hạ lưu, trong đó có lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Ngày 08/10/2016 đã hoàn thành và đi vào vận hành.

d) Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Công suất: 1.000 m3/ngày đêm; đã được Sở Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 1713/QĐ-SXD ngày 27/10/2016.

3.2. Các dự án xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (cụm CN) trên lưu vực.

Trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy hiện có 03/3 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung và 27 cụm CN đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

3.3. Các dự án xây dựng trạm/Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt.a) Dự án do Thành phố Hà Nội triển khai.- Duy trì, vận hành thường xuyên để xử lý nước thải đô thị thuộc hạng mục

Dự án thoát nước giai đoạn 1 đối với các Trạm xử lý nước thải: Kim Liên (3.700 m3/ngày.đêm), Trúc Bạch (2.300 m3/ngày.đêm); thực hiện công tác vận hành Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngày.đêm đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

- Đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 01/2016 Trạm xử lý nước thải Bảy Mẫu có công suất 13.300 m3/ngày.đêm.

- Dự kiến quý III năm 2017 sẽ khởi công công trình Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô có công suất 84.000 m3/ngày.đêm. Hiện tại, đang xin phê duyệt điều chỉnh nâng công suất thành 98.000 m3/ngày.đêm.

- Đã hoàn thành dự án xử lý Trạm xử lý nước thải thải Hồ Tây giai đoạn 1 năm 2013 (Công suất 15.000 m3/ngày.đêm). Hiện đang làm thủ tục hồ sơ pháp lý của dự án nâng công suất từ thành 86.000 m3/ngày đêm.

37

Page 38: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Ngày 07/10/2016 đã khởi công xây dựng Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá: Công suất 270.000 m3/ngày.đêm nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và sông Lừ bằng cách phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt.

- Công ty TNHH phát triển THT đang lập dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ giai đoạn 1 (Gồm một phần quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm): Công suất 58.000 m3/ngày.đêm.

b) Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khaiSở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi

trường (chủ trì) triển khai xây dựng Dự án thí điểm xây dựng trạm xử lý nước thải sông Nhuệ (tại 02 thôn Phú Hà, Phú Thứ, huyện Từ Liêm). Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiệm thu công trình và đã bàn giao lại cho địa phương.

3.4. Ngoài ra, nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ, UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai các dự án lấy nước làm sạch sông Nhuệ; thu gom, nạo vét sông Nhuệ:

- Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội (giai đoạn I) tại Từ Liêm, Hà Nội: Hiện đang trình UBND Thành phố đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT) với mục tiêu lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng Q=72m3/s để cung cấp nước tưới cho các địa phương thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước, môi trường sinh thái.

- Đầu tư nâng cấp trục chính sông Nhuệ đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống tại các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội) kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước tưới cho các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội), Duy Tiên, Kim Bảng (Hà Nam) đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan, chống lấn chiếm lòng sông, cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, trục chính sông Nhuệ (đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống) đang được thi công, dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành.

- Dự án nạo vét sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Hà Đông: Chủ trương của dự án đã được hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư thông qua. UBND Thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2016-2020.

Câu 29. Đề nghị Thành phố quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn cac xã huyện Đan Phượng và chỉ đạo đẩy nhanh tiên độ

38

Page 39: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

xây dựng cac nhà may nước thải trên địa bàn huyện Hoài Đức (cử tri huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức).

Trả lờiHiện nay, vấn đề xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tại các quận, huyện

được UBND Thành phố rất quan tâm và kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư công, xã hội hóa, vốn đầu tư trong nước, nước ngoài.

Đối với địa bàn huyện Đan Phượng, UBND Thành phố đang tiếp nhận đề nghị xây dựng trạm bơm Yên Thái của Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ân. Hiện nay, Thành phố đã giao các ngành nghiên cứu, giới thiệu địa điểm thực hiện dự án đối ứng, làm cơ sở xây dựng phương án tài chính cho dự án. Trên cơ sở đó, hướng dẫn Nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, trình phê duyệt theo quy định.

Trên địa bàn huyện Hoài Đức, Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà với công suất 13.500m3/ng.đ đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2016. Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng với công suất 8.000m3/ngđ được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách và đã hoàn thành được 70% khối lượng. Dự án nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh đã được UBND Thành phố phê duyệt Dự án tại Quyết định số 6427/QĐ-UBND ngày 25/10/2013; đã hoàn thành GPMB; hiện đang nghiên cứu theo phương án xã hội hóa.

Hiện nay Thành phố đã giao Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình cấp, thoát nước và môi trường Thành phố Hà Nội tiếp nhận, quản lý các dự án trên để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Cụ thể như sau:

1. Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng (8.000 m3/ngđ) đã được UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố. Dự án đã khởi công tháng 12/2015, Kết quả đến nay: Gói thầu số 4 - Thi công các hạng mục trong hàng rào (móng, cọc, bể xử lý, bể đièu hòa, bể bùn, nhà điều hành) đạt 60% khối lượng. Gói thầu số 02 - Thi công san nền, tường rào bảo vệ và cống hộp đạt 95% khối lượng. Gói thầu số 05 - Cung cấp lắp đặt thiết bị của dự án: đã nhập 30% thiết bị, sẽ tiến hành lắp đặt ngay khi hoàn thành gói thầu số 4.Gói thầu số 3 - Thi công xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào (trạm bơm chuyển bậc, kè đá, giếng tách nước, hệ thống tuyến thu gom nước thải và đấu nối với khu vực) đạt 35% khối lượng. Dự án dự kiến hoàn thành trong quý IV/2017.

2. Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh(4.000 m3/ngđ) đã được UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường triển khai thực hiện. Dự án đã hoàn thành công tác GPMB tháng 11/2016. Dự án sẽ khởi công ngay khi được UBND Thành phố bố trí vốn thực hiện, dự kiến trong quý II/2017.

39

Page 40: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

3. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (20.000 m3/ngày) do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền làm nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ ngày 08/10/2016.

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA TỪNG QUẬN, HUYỆN 1. Quận Ba Đình (không có kiên nghị)2. Quận Hoàn KiêmCâu 30. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nghiên cứu sớm cải tạo

cac chung cư cũ trên địa bàn quận (8 Trần Quốc Toản, số 23 Hàng Bài, số 11 Vọng Đức, phường Hàng Bài).

Trả lời: Đối với đề nghị của UBND quận Hoàn Kiếm về việc giao cho UBND quận

làm chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ động kêu gọi đầu tư xã hội hóa xây dựng thành khu chung cư tái định cư kết hợp trung tâm thương mại đối với các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn quận, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có kết luận chỉ đạo của tại cuộc làm việc tại quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân theo các văn bản số 409-TB/TU và 410-TB/TU ngày 13/10/2016, trong đó có nội dung: Thống nhất chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, đồng ý việc quận Hoàn Kiếm tổ chức nghiên cứu phương án đầu tư, kế hoạch cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn quận.

UBND Thành phố đã giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu phương án quy hoạch theo hướng:

- Đối với các chung cư cũ trong khu phố cổ: Xây dựng thành các Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nghiên cứu hình thức đền bù, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong khu vực dự án bằng hình thức nhận tiền hoặc tái định cư tại khu nhà ở giãn dân phố cổ khu đô thị Việt Hưng - Long Biên.

- Đối với các chung cư cũ trong khu phố cũ: xây dựng các chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ, bố trí tái định cư tại chỗ phù hợp quy hoạch. Xây dựng thành các Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, hạ tầng du lịch khách sạn, bố trí lại một phần quỹ đất phù hợp để thực hiện tái định cư trên địa bàn quận.

UBND quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện, đồng thời đưa việc cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trường hợp phát hiện nhà chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp ở cấp độ nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng yêu cầu phải phá dỡ khẩn cấp, UBND quận Hoàn Kiếm khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng phương án di chuyển ngay các hộ gia đình, đảm bảo an toàn theo quy định.

Cụ thể các số nhà:

40

Page 41: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

+ Nhà số 8 Trần Quốc Toản: là 1 trong 5 địa điểm UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị Thành phố giao cho quận làm chủ đầu tư cấp 1 tại Văn bản số 17/UBND-KHKT ngày 11/01/2008, được UBND Thành phố chấp thuận tại VB số 1092/UBND-XDĐT ngày 22/2/2008 (5 địa điểm tại các số nhà: 8 Trần Quốc Toản, 5 Quang Trung, 2F Quang Trung, 92 Hai Bà Trưng, 39 Lý Thường Kiệt).

UBND quận Hoàn Kiếm đã giao Công ty Cổ phần Đầu tư và dịch vụ tài chính VINASHIN tổ chức thực hiện.

+ Nhà số 23 Hàng Bài - khu tập thể Bưu điện Hà Nội gồm các khối nhà 1, 2 và 3 tầng, về cơ bản đã hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Ngày 10/7/2009 và ngày 20/4/2012, UBND Thành phố có Văn bản số 6500/UBND-KH&ĐT và số 2859/UBND-KH&ĐT chấp thuận cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tam Sơn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng lại khu tập thể 23 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm .

Ngày 28/03/2014, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 011211001696 chứng nhận Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tam Sơn thực hiện dự án đầu tư "Tổ hợp nhà ở tái định cư tại số 23 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm " với tổng mức đầu tư dự kiến: 116.382 triệu đồng.

Sở Xây dựng đã có văn bản số 3807/SXD-PTN ngày 05/6/2014 đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm hướng dẫn Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tam Sơn tổ chức thực hiện.

+ Nhà số 11 Vọng Đức - tập thể Điện cơ là nhà chung cư cũ 2-3 tầng, về cơ bản đã hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Câu 31. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Công an Thành phố tăng cường lực lượng và có phương an phân luồng giao thông tại cac tuyên phố xung quanh khu vực tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiêm và phụ cận.

Trả lờiĐây là nội dung được UBND Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị

tăng cường đảm bảo nâng cao hiệu quả, tổ chức các hoạt động, phục vụ nhân dân được tốt nhất.

Để đảm bảo an ninh trật tự và phân luồng giao thông, tránh ách tắc tại các tuyến phố xung quanh không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, UBND Thành phố đã giao nhiệm vụ Công an Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức thực hiện; theo đó đã bố trí lực lượng tại 25 chốt, chia làm 3 tuyến.

Trong tháng 2/2017, Công an Thành phố đã huy động trên 4.000 lượt cán bộ chiến sỹ ứng trực tại 25 chốt (gồm cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông, cảnh

41

Page 42: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

sát cơ động, cảnh sát trật tự) và tổ chức tuần tra xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố phụ cận; thường xuyên kiểm tra, xử lý, giải tỏa các vi phạm về trật tự giao thông đô thị, chốt trực phân luồng chống ùn tắc giao thông tại các vị trí khu vực xung quanh các tuyến phố tổ chức Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Kết quả đã xử phạt hành chính trên 1.800 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, 20 điểm trông giữ phương tiện trái phép, 109 trường hợp bán hàng rong…, chấn chỉnh ổn định trật tự giao thông khu vực.

Câu 32. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cac ngành chức năng nghiên cứu giải phap về giao thông tĩnh, đap ứng nhu cầu đỗ xe của người dân trên địa bàn quận.

Trả lời:Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội diện tích đất dành cho giao

thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng được khoảng 8% - 10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có, còn lại khoảng 90%-92% số phương tiện có nhu cầu đỗ hiện nay đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, công sở, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường, bệnh viện, tại các khu đất trống của các dự án...các vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm có vi phạm về trật tự, an ninh - xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

- Mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành khu vực từ trung tâm Thành phố đến vành đai 2. Mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hiện đang thiếu về số lượng và kém về chất lượng dịch vụ gây khó khăn trong công tác quản lý, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

- Nhằm cụ thể hóa nội dung bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trong các quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và đồng thời đưa ra kế hoạch, lộ trình đầu tư phát triển mạng lưới bến xe, bãi đỗ xe theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu đi lại, dừng đỗ xe, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải đang triển khai lập Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp với Công an Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra, xử lý việc các phương tiện dừng đỗ không đúng quy định ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông; đồng thời, rà soát xem xét các tuyến phố có đủ các điều kiện cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để bố trí các điểm đỗ phương tiện, không gây ùn tắc giao thông, vừa góp phần giải quyết nhu cầu đỗ xe của nhân dân, vừa đảm bảo công tác quản lý đô thị.

42

Page 43: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 33. Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu thay thê cây xà cừ (đã chêt từ lâu) trên tuyên phố Lý Nam Đê; chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội kiểm tra, có biện phap xử lý phần gốc cũ và trồng lại cây xanh tại 125 Phùng Hưng (trước nhà tang lễ Phùng Hưng).

Trả lời:- Toàn bộ số cây xà cừ chết trên tuyến phố Lý Nam Đế đã được Công ty

TNHH MTV Công viên cây xanh xử lý chặt hạ đánh gốc, trồng bổ sung cây chẹo tại số nhà 38D Lý Nam Đế.

- Về xử lý gốc cây cũ và trồng thay thế cây xanh tại 125 Phùng Hưng: Công ty TNHH MTV Công viên Cây Xanh đã cắt triệt tiêu phần thân cây chết để đảm bảo an toàn và đang theo dõi phần thân cây còn. Nếu cây không đảm bảo sinh trưởng, phát triển sẽ cho đánh gốc và trồng thay thế.

Câu 34. Đề nghị UBND Thành phố có phương an di dời Nhà may in bao Hà Nội mới ra khỏi khu vực dân cư, hiện nay nhà may hoạt động suốt ngày đêm gây tiêng ồn, ảnh hưởng đên cuộc sống của người dân.

Trả lời: Vấn đề môi trường và giải quyết môi trường được các cấp, các ngành

Thành phố quan tâm chỉ đạo, thực hiện từ sớm. Gần đây, căn cứ Luật Thủ đô, thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTG ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị tại 12 quận nội thành; có phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành để triển khai nhiệm vụ.

Đến thời điểm hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường (đại diện cho Tổ Công tác giúp việc Ban chỉ đạo di dời) đã báo cáo UBND Thành phố đề xuất di dời 116 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành, trong đó có cơ sở Nhà máy in báo Hà Nội mới tại địa chỉ 35 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm.

Ngày 02/8/2016, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố có Báo cáo số 252/BC-BCS báo cáo Thường trực Thảnh ủy về việc thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch tại 12 quận nội thành, trong đó có nội dung đề xuất: UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư, lộ trình từ nay đến năm 2020. Trên cơ sở, danh mục mục cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư được phê duyệt, giao các Sở ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các nội dung cụ thể đẩy nhanh tiến độ di dời.

43

Page 44: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

3. Quận Đống ĐaCâu 35. Đề nghị UBND Thành phố xem xét xóa bỏ điểm trông giữ xe

trên dải phân cach giữa tuyên phố Yên Lãng khu vực giap với đường Lang thuộc Dự an tầu điện trên cao Cat Linh – Hà Đông và cho trồng cây xanh tạo cảnh quan đô thị

Trả lời:Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của Ủy ban nhân

dân thành phố Hà Nội ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải đề xuất, báo cáo việc quản lý dải phân cách giữa trên các tuyến đường, phố không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GTVT.

Câu 36. Đề nghị Thành phố yêu cầu đơn vị thi công đấu nối ga thoat nước tại số nhà 161 phố Yên Lãng vào hệ thống thu gom nước chinh của phố Yên Lãng.

Trả lời: Hiện nay việc đấu nối ga thoát nước tại số nhà 161 phố Yên Lãng vào hệ

thống thu gom nước chính của phố Yên Lãng đã được Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội thực hiện.

Câu 37. Đề nghị Thành phố xem xét cho mở đường từ dự an mương Trắng trẹm L1A thông ra phố Khâm Thiên và sau khi thực hiện dự an mương Trắng Chẹm cho đặt tên thành phố Trung Phụng.

Trả lời:HĐND Thành phố đã ban hành Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND ngày

06/12/2016 Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội, theo đó chưa có danh mục cho dự án này. Hiện tại UBND Thành phố đang tập trung nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông khung trên địa bàn. UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát việc đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ mương Trắng Chẹm LIA thông ra phố Khâm Thiên từ các nguồn vốn theo quy định

Câu 38. Đề nghị Thành phố xem xét giải quyêt cho 30 hộ dân ở khu dân cư số 10 phường Khương Thượng trong diện GPMB đường Trường Chinh (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) đã nhận tiền đền bù từ cuối năm 2015 đầu năm 2016 được hưởng gia đất điều chỉnh năm 2016.

Trả lời:

44

Page 45: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Ngày 10/11/2016, UBND Thành phố đã có Thông báo số 422/TB-UBND thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố tại cuộc họp về tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; cụ thể: “Đối với các hộ dân đã nhận tiền bồi thường về đất theo đơn giá phê duyệt năm 2015 nhưng chưa nhận nhà tái định cư thì không điều chỉnh phương án bồi thường theo đơn giá đất năm 2016; Trường hợp được bố trí nhà tái định cư thì áp dụng giá mua nhà tái định cư quy định cho năm 2015 (cùng thời điểm bồi thường về đất) để đồng nhất về chính sách”.

UBND quận Đống Đa đang tuyên truyền để các hộ dân ở khu dân cư số 10 phường Khương Thượng chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, sớm bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đường Vành đai 2.

Câu 39. Đề nghị Thành phố cho nhân dân biêt dự an mở đường từ ngõ 4 Phương Mai ra phố Đào Duy Anh có được thực hiện hay không?

Trả lời: Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/09/2016 của UBND

Thành phố ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội: Việc đầu cải tạo tuyến ngõ 4 phố Phương Mai ra phố Đào Duy Anh thuộc phân cấp trách nhiệm của UBND quận Đống Đa. UBND Thành phố đã giao UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp với các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng xem xét, đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, nghiên cứu, thống nhất phương án cải tạo tuyến đường, đề xuất nguồn vốn đầu tư theo phân cấp báo cáo UBND Thành phố xem xét chấp thuận theo; trên cơ sở đó UBND quận Đống Đa có trách nhiệm trả lời rõ, cụ thể kiến nghị cử tri, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Hiện tại, để giải quyết tình hình giao thông khu vực này đang được UBND Thành phố ưu tiên tập trung triển khai Dự án xây dựng tuyến đường Lương Đình Của ra đường Trường Chinh theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

4. Quận Hai Bà Trưng Câu 40. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh

tiên độ thực hiện dự an Mương thoat nước Lạc Trung từ trụ sở phường Vĩnh Tuy đên dốc Minh Khai, đây là tuyên mương hở, nằm trong khu dân cư đông đúc và mương thoat nước từ Kim Ngưu đên dốc Minh Khai đã được thành phố Hà Nội phê chuẩn dự an đầu tư.

Trả lờiNgày 05/2/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số

658/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Cải tạo,

45

Page 46: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

cống hóa mương Vĩnh Tuy (đoạn phía Bắc đường Minh Khai: từ đường Minh Khai đến phố Vĩnh Tuy) trong đó có nội dung giao Sở Xây dựng có trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội dung trình duyệt (bao gồm cả tính chính xác về số lượng và chất lượng) theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật.

- Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát toàn bộ các điều kiện phải đáp ứng đối với hình thức chỉ định thầu, các điều kiện cần phải tuân thủ đối với hợp đồng trọn gói; kiểm tra, xác định giá gói thầu theo đúng quy định tại điều 62 Luật đấu thầu năm 2013, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

- Triển khai lựa chọn nhà thầu, giám sát việc thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt tuân thủ đúng các quy định hiện hành của nhà nước và Thành phố về đấu thầu; chỉ đạo, giám sát, đôn đốc các nhà thầu thực hiện hoàn thành các gói thầu đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ hoàn thành của dự án; không được để thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Câu 41. Đề nghị UBND Thành phố đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự an xây nhà tai định cư tại Hoàng Cầu, tiên độ triển khai dự an đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài rất chậm, trong đó có nguyên nhân do chưa có quỹ nhà tai định cư tại Hoàng Cầu - Quận Đống Đa.

Trả lời: Dự án nhà tái định cư CT3, Hoàng Cầu do UBND quận Đống Đa làm chủ

đầu tư phục vụ Dự án cải tạo, mở rộng phố Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, hiện công trình đã cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện các hạng mục cấp nước, cứu hỏa,… để bàn giao Sở Xây dựng và Chủ đầu tư phục vụ tái định cư. Như vậy Thành phố đã bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ Dự án cải tạo, mở rộng phố Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, tuy nhiên việc hoàn thiện các hạng mục cấp nước, cứu hỏa,... của UBND quận Đống Đa là còn chậm (từ tháng 7/2016 đến nay chưa bàn giao được); Ngày 30/6/2015, UBND Thành phố có Văn bản số 4428/UBND-XDGT chấp thuận nguyên tắc bố trí quỹ nhà tại Dự án xây dựng nhà ở cao tầng khu di dân GPMB ao Hoàng Cầu để bố trí tái định cư cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu.

Ngày 08/01/2016, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 199/SXD-PTN về việc thông báo vị trí, diện tích 55 căn hộ phục vụ GPMB thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu.

Đến nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố (gồm Ban Chỉnh trang đô thị trước đây) mới sử dụng 40 căn

46

Page 47: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

hộ để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình và được UBND Thành phố quyết định bán nhà tại Quyết định số 7064/QĐ-UBND ngày 23/12/2016.

Về quỹ nhà tái định cư tại khu di dân GPMB ao Hoàng Cầu: Dự án xây dựng khu nhà ở cao tầng ao Hoàng Cầu, quận Đống Đa (CT2, CT3) có tiến độ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chậm so với tiến độ yêu cầu do gặp khó khăn vướng mắc trong việc nghiệm thu bàn giao hệ thống cấp nước cho dự án. Ngày 21/02/2017, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 1225/SXD-HT về việc tiếp nhận hệ thống cấp nước tại dự án khu nhà ở cao tầng ao Hoàng Cầu, quận Đống Đa trong đó đề nghị Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành việc tiếp nhận bàn giao nguyên trạng hệ thống cấp nước tại khu nhà ở ao Hoàng Cầu, quận Đống Đa làm cơ sở để đưa công trình vào sử dụng theo kế hoạch. UBND Thành phố tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu UBND quận Đống Đa bàn giao công trình nhà tái định cư trong tháng 4/2017.

Dự án cải tạo, mở rộng phố Nguyễn Đình Chiểu kéo dài đã khởi công, hiện đang triển khai thi công. Công tác GPMB đã cơ bàn hoàn thành phần đất công của Công viên Thống Nhất, đã phê duyệt toàn bộ 81 phương án, trong đó có 43 phương án phải tái định cư, hiện đã trả tiền các phương án không có tái định cư, 43 phương án có tái định cư sẽ tổ chức trả tiền cho các hộ dân sau khi nhận quỹ nhà tái định cư như đã nêu trên. Dự kiến công tác GPMB xong trong tháng 4/2017 và thi công xong tuyến đường trong quý III/2017.

Câu 42. Đề nghị Thành phố có cơ chê chinh sach quan tâm hỗ trợ thêm cho cac hộ dân đã nhận gia đền bù GPMB đường dự an Vành đai II (qua thấp).

Trả lời:Theo quy định giá đất làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất là giá đất cụ thể, được đơn vị tư vấn điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, áp dụng phương pháp định giá đất và chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 116 Luật Đất đai. Trên cơ sở kết quả giá đất cụ thể của dự án do đơn vị tư vấn khảo sát, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát đề xuất gửi Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể Thành phố tổ chức thẩm định theo quy trình làm cơ sở trình UBND Thành phố quyết định.

Ngày 21/01/2016 UBND Thành phố đã có Quyết định số 368/QĐ-UBND về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đường Vành đai II đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động (Km0-Km0+840) quận Hai Bà Trưng; trong đó: Giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường hỗ trợ so với giá đất ở cùng vị trí theo quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 có hệ số từ 2,03 đến 2,18 (tùy từng vị trí của đường Minh Khai và đường Kim Ngưu). Việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

47

Page 48: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đường Vành đai II đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động (Km0-Km0+840) quận Hai Bà Trưng đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính giao trong việc xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Như vậy, giá đất làm căn cứ bồi thường hỗ trợ dự án đường Vành đai II quận Hai Bà Trưng đã phù hợp với các quy định hiện hành và đảm bảo mặt bằng giá bồi thường đối với các dự án trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

5. Quận Tây HồCâu 43. Đề nghị Thành phố kiểm tra và có phương an cho sửa chữa

nâng cấp cac tuyên đường 5m trên địa bàn phường Nhật Tân hiện nay hư hỏng rất nhiều, hệ thống thoat nước kém (mặt đường lồi lõm, chắp va) làm ảnh hưởng đên trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và đời sống của nhân dân.

Trả lời:Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành

phố Hà Nội về việc ban hành qui định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì các tuyến đường 5m trên địa bàn phường Nhật Tân, công tác duy tu, bảo dưỡng, đầu tư cải tạo sửa chữa thuộc trách nhiệm của quận Tây Hồ

Tuyến đê hữu Hồng qua địa bàn quận Tây Hồ nói chung và địa bàn phường Nhật Tân nói riêng đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đường mặt đê và đường hành lang chân đê được cứng hóa bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng; mái đê được chỉnh trang và duy trì chăm sóc, bảo trì cỏ kỹ thuật… Nhưng do thời gian sử dụng đã lâu nên một số đoạn đường hành lang chân đê đã bị hư hỏng, xuống cấp làm ảnh hưởng đến an toàn giao khu vực. Vì vậy, trong năm 2016, UBND Thành phố đã cho phép đầu tư nâng cấp đoạn đường hành lang chân đê hạ lưu từ K60+120 đến K60+400 và trong kế hoạch duy tu đê điều năm 2017 tiếp tục đầu tư nâng cấp đoạn từ K60+400 đến K61+200 và các đoạn đường còn lại. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, đề xuất trong kế hoạch tu bổ, duy tu đê điều năm 2018 và các năm tiếp theo theo quy định.

Câu 44. Đề nghị Thành phố có giải phap khắc phục tình trạng phat triển nhà ở chung cư trên địa bàn Thành phố hiện nay không phù hợp như: trên địa bàn phường Thuỵ Khuê đang xây dựng chung cư ở số 69; 16 và 167 Thuỵ Khuê, vấn đề dân số cơ học sẽ tăng cao, ảnh hưởng đên công tac quản lý nhà nước của chinh quyền Quận, Thành phố như: giao thông đô thị, vệ sinh môi trường, điện, nước, trường học...

48

Page 49: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Trả lời: UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp thẩm tra

trình UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 và chủ trì, tổng hợp thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (thay thế Luật Đầu tư năm 2005). Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho các dự án nhà ở trước đây được căn cứ trên cơ sở Giấy phép quy hoạch hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hay tổng mặt bằng, phương án kiến trúc được duyệt; Nay, theo quy định của Luật Nhà ở, các Quyết định chủ trương đầu tư của dự án phát triển nhà ở được phê duyệt phải trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu vực được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tại số 69; 16 và 167 Thuỵ Khuê có các dự án sau:

- Dự án Tổ hợp công trình văn phòng làm việc, dịch vụ và căn hộ cao cấp tại ngõ 167 phố Thụy Khuê (tức số 162 đường Hoàng Hoa Thám), phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ do Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất làm Chủ đầu tư, đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tại Văn bản số 292/QHKT-P1 ngày 04/9/2008, được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 19/11/2009, điều chỉnh ngày 31/12/2014 (thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 đến năm 2017), giao đất tại Quyết định số 4202/QĐ-UBND ngày 09/9/2011.

- Dự án Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, căn hộ và khu đỗ xe công cộng tại số 69B phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hồ Tây làm Chủ đầu tư, đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc tại Văn bản số 4318/QHKT-TMB-PAKT(P8) ngày 24/9/2015, được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 6765/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 (thời gian thực hiện dự án từ Quý IV/2015 đến Quý IV/2017), giao đất tại Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 05/2/2016.

- Dự án Cao ốc Quốc tế Hồ Tây tại số 18 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội do Công ty TNHH Cao ốc Quốc tế Hồ Tây làm Chủ đầu tư đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 011022001475 ngày 12/12/2011 (tiến độ thực hiện dự án từ Quý IV/2010 đến Quý IV/2012). Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành thẩm định, trình UBND Thành phố chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó có nội dung điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2018.

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư của UBND Thành phố đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn được căn cứ trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khu vực chưa đảm bảo các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoặc thiếu so với nhu cầu sử dụng thực tế trước mắt, UBND Thành phố đã chỉ

49

Page 50: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đạo các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã rà soát, bổ sung quỹ đất xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các công trình dân sinh bức xúc. Trong 06 tháng đầu năm 2016, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương bổ sung 184 địa điểm để đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn 12 quận nội thành với quỹ đất khoảng 112ha, cơ bản đáp ứng đủ theo nhu cầu đến năm 2020; rà soát để bổ sung các điểm sân chơi, vườn hoa công cộng toàn Thành phố với quỹ đất khoảng 63,5ha (hiện UBND Thành phố đang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các dự án từ các quận, huyện, thị xã để cấp ngân sách triển khai).

Câu 45. Đề nghị Thành phố quan tâm có giải phap cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sang tên đổi chủ cac phương tiện giao thông của người dân (cử tri quận Tây Hồ).

Trả lời(1) Trước đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện được sang

tên chính chủ những trường hợp phương tiện được mua bán qua nhiều chủ không có chứng từ chuyển nhượng, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12, ngày 01/3/2013 để giải quyết đối với các trường hợp trên (thời gian thực hiện đối với ô tô từ 15/4/2013 đến hết 31/12/2014; đối với mô tô từ 15/4/2013 đến hết 31/12/2016). Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng ban hành Thông tư số 54, ngày 22/10/2015 về giải quyết đăng ký cấp biển số đối với xe máy điện không có hóa đơn bán hàng, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ nguồn gốc, thời gian thực hiện từ 06/12/2015 đến hết 30/6/2016. Công an Thành phố đã chỉ đạo phòng PC67 phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã xuống tận các phường, xã, thị trấn tuyên truyền, phát tờ khai, xác nhận tờ khai và hướng dẫn thủ tục đăng ký cho nhân dân và đã được nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện.

(2) Hiện nay, công tác đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy về thủ tục pháp lý được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ (năm 2008), Thông tư số 15, ngày 4/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe và Thông tư số 41, ngày 12/10/2016 của Bộ Công an quy định quy trình đăng ký xe. Thủ tục sang tên đổi chủ các phương tiện giao thông được thực hiện theo điều 11, điều 12 của Thông tư 15, theo đó các hồ sơ đã được giảm tối thiểu so với các Thông tư trước đây như: đối với xe sang tên di chuyển không phải đưa xe đến để kiểm tra, xe cơ quan bán không cần quyết định bán xe (gồm CMND, hộ khẩu, bảo hiểm xe, tờ khai lệ phí trước bạ).

Câu 46. Đề nghị Thành phố nghiên cứu công nhận di tich lịch sử cach mạng ở khu vực bên đò Phú Xa phường Phú Thượng (vì đây là nơi Bac Hồ đặt chân từ chiên khu Việt Bắc về Thủ đô).

Trả lời:

50

Page 51: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Địa điểm khu vực bến đò Phú Xá thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ chưa có trong danh mục kiểm kê di tích quận Tây Hồ.

UBND Thành phố đã giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND quận Tây Hồ và các phường liên quan để nghiên cứu, sưu tầm lịch sử, khảo sát địa điểm trên để báo cáo UBND Thành phố.

Câu 47. Đề nghị Thành phố thu hồi khu đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân, phường Bưởi, Tây Hồ do công ty UDIC quản lý để xây dựng trường Mầm non công lập.

Trả lời: 1. Khu đất tại ngõ 282, đường Lạc Long Quân hiện do Tổng Công ty Đầu

tư phát triển hạ tầng đô thị quản lý, sử dụng theo Hợp đồng thuê đất số 14-245-99 ngày 06/01/1999 (mẫu II) với Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất) với diện tích đất thuê là 5000m2, thời hạn thuê đất: 10 năm (kể từ ngày 01/01/1996).

2. Khu đất này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch phân khu đô thị Hồ Tây và vùng phụ cận (A6) đã được UBDN Thành phố phê duyệt, theo đó, khu đất này có chức năng là công cộng đô thị.

3. Hiện nay, UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát (điều chỉnh, bổ sung) quỹ đất trường mầm non trên địa bàn phường Bưởi, quận Tây Hồ làm cơ sở để UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Câu 48. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cac cơ quan chức năng giải quyêt dứt điểm giải toả một số hộ dân để thực hiện dự an đường Văn Cao – Hồ Tây, tranh tình trạng mất vệ sinh môi trường và một số người dân lấn chiêm để buôn ban.

Trả lời: UBND Thành phố đã giao UBND quận Tây Hồ chỉ đạo UBND Phường,

Công an Phường phối hợp với các lực lượng chức năng quận, Cảnh sát 113, Thanh tra Xây dựng và Thanh tra GTVT quận Tây Hồ tiến hành kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại khu vực này. Đã kiểm tra, giải tỏa 02 trường hợp bày bán hàng nước, 03 trường hợp bán hàng rong.

Hiện nay tại khu vực còn 02 bãi trông giữ phương tiện có phép của xí nghiệp khai thác điểm đỗ xe số 4, 01 quán bán phở và 01 quán café nằm trong đất của dự án; UBND Thành phố chỉ đạo UBND quận Tây Hồ tiếp tục giải tỏa các hộ dân trong diện phải di dời, GPMB để Ban Quản lý đầu tư xây dựng công

51

Page 52: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

trình giao thông Thành phố tiến hành triển khai các hạng mục để hoàn thiện dự án Văn Cao – Hồ Tây.

6. Quận Cầu GiấyCâu 49. Đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiên độ dự an đường sắt

trên cao đoạn Cat Linh - Hà Đông, Kim Mã - Nhổn để giảm ùn tắc giao thông.

Trả lời: 1. Đối với dự án đường sắt trên cao đoạn Nhổn – Ga Hà Nội: Hiện nay dự

án đã hoàn thành đấu thầu và ký kết hợp đồng 8/9 gói thầu, khối lượng đến nay đạt trên 30%; UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và các đơn vị liên quan tập trung GPMB, thi công; dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm 2021.

2. Đối với dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông: Hiện nay khối lượng thực hiện đạt trên 90%, hoàn thành 100% trụ khu gian, hoàn thành 100% công tác đúc và lao dầm khu gian, hoàn thành các kết cấu chính của các nhà ga; Hoàn thành công tác chế tạo cho cả 13 đoàn tàu tại Trung Quốc, đoàn tàu đầu tiên vận chuyển về Hà Nội ngày 12/02/2017 và đã được cẩu lắp đặt trên đường ray. Dự kiến đưa vào vận hành chạy thử vào cuối năm 2017, khai thác thương mại trong Quý 1 năm 2018.

Câu 50. Đề nghị thành phố xem xét, giải quyêt và trả lời cử tri ở tổ 12 phường Yên Hòa: việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự an xây dựng Khu đô thị mới Dịch Vọng - Yên Hòa từ năm 2004 nhưng giờ mới triển khai tiêp.

Trả lời:Ngày 24/5/2004, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 3213/QĐ-

UBND về việc thu hồi 216.110m2 đất tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy giao cho Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Từ Liêm (nay là Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm) để thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy;

Ngày 26/12/2011, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5982/QĐ-UBND về việc điều chỉnh nội dung, mục đích sử dụng đất, thời hạn và hình thức sử dụng đất đối với ô đất ký hiệu HH để xây dựng công trình hỗn hợp kinh doanh dịch vụ tại Quyết định số 3213/QĐ-UBND ngày 24/5/2004 của UBND Thành phố;

Ngày 20/01/2012, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 553/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Điều 1, Quyết định số 3213/QĐ-UBND ngày 24/5/2004 của UBND Thành phố về việc thu hồi 216.110m2 đất tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy giao cho Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh

52

Page 53: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nhà Từ Liêm (nay là Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm) để thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Dịch Vọng;

Ngày 20/12/2012, UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 10186/UBND-TNMT về việc đính chính địa giới hành chính ghi tại 03 Quyết định số 3213/QĐ-UBND ngày 24/5/2004, số 5982/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 và số 553/QĐ-UBND ngày 20/01/2012 của UBND Thành phố;

Thực hiện các văn bản pháp lý trên, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới Dịch Vọng được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

- Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành. - Hiện còn tồn tại khoảng 1,1ha/21,6ha chưa GPMB (trong đó có ô đất ký

hiệu NO11- HH trên địa bàn phường Yên Hòa – là ô đất có diện tích GPMB mà cử tri đang kiến nghị chậm triển khai, lý do: Chủ đầu tư tập trung GPMB chủ yếu phần lớn diện tích trên địa bàn phường Dịch Vọng (khoảng 18ha), sau đó mới thực hiện GPMB trên địa bàn phường Yên Hòa. Năm 2012, UBND Thành phố ban hành Quyết định điều chỉnh quy hoạch, Quyết định điều chỉnh diện tích thu hồi đất và đính chính lại địa giới hành chính thu hồi đất trên địa bàn 02 phường Dịch Vọng và phường Yên Hòa. UBND quận đang tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định.

Trong thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng dân dụng Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối phần diện tích còn lại nằm trong ranh giới Dự án theo quy định.

Câu 51. Đề nghị UBND thành phố kiểm tra ô đất tại số 370 đường Cầu Giấy của Cục Quan hệ quốc tê - Bộ Công an đã hơn 10 năm không thực hiện. Đề nghị kiểm tra cho thu hồi để xây dựng nhà họp tổ dân phố, công trình công cộng phục nhu cầu của nhân dân.

Trả lời:Ngày 19/9/2007, UBND Thành phố đã có Quyết định số 3696/QĐ-UBND

về việc thu hồi 1.461m2 đất tại phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy và giao cho Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công an) để xây dựng nhà khách Quốc tế thuộc V12 (Bộ Công an); Trong tổng số 1.461m2 đất có:

+ 1.271m2 đất của Công ty Đầu tư và xuất nhập khẩu Đồng Tháp (thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) được giao sử dụng tại Giấy phép sử dụng đất số 1157/UB-XDCB ngày 01/7/1993, đã giải phóng mặt bằng nhưng không triển khai thực hiện theo đúng mục đích được giao, để hoang hóa, vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 100m2 đất do hộ gia đình ông Nguyễn Mạnh Hùng đang sử dụng làm nhà ở.

53

Page 54: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

+ 190m2 đất hộ gia đình ông Lý Quang Lâm đang sử dụng làm nhà ở cấp 4 và làm kiot bán hàng.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án có phát sinh Đơn của bà Tô Thị Thanh Hương khiếu nại Quyết định số 3696/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND thành phố Hà Nội.

Thanh tra Chính phủ đã có Báo cáo số 2912/BC-TTCP ngày 27/9/2010 về kết luận kiểm tra Đơn của bà Tô Thị Thanh Hương. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã kết luận khiếu nại của bà Tô Thị Thanh Hương đối với Quyết định số 3696/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND thành phố Hà Nội là có cơ sở. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Điều chỉnh một phần Quyết định số 3696/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND thành phố Hà Nội, thu hồi 1.271m2 đất của Công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Đồng Tháp giao Vụ Quốc tế (Bộ Công an) để xây dựng nhà khách Quốc tế Bộ Công an, không bao gồm 190m2 đất hộ gia đình ông Lý Quang Lâm đang sử dụng; Chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy phối hợp cùng V12 (Bộ Công an) và gia đình bà Hương điều chỉnh lại ranh giới, vị trí thửa đất của gia đình ông bà Lâm-Hương theo hướng giảm ½ chiều mặt đường Cầu Giấy, toàn bộ kinh phí đền bù hỗ trợ cho gia đình bà Hương trong việc phá dỡ nhà cấp 4 để điều chỉnh ranh giới vị trí thửa đất do Chủ đầu tư là Vụ Hợp tác quốc tế (V12-Bộ Công an) chi trả theo quy định chung.

Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8185/VPCP-KNTN ngày 11/11/2010 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng như sau: Đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Báo cáo số 2912/BC-TTCP ngày 27/9/2010 về kết luận kiểm tra Đơn của bà Tô Thị Thanh Hương.

UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 932/UBND-TNMT ngày 09/02/2011 giao UBND quận Cầu Giấy chủ trì cùng Vụ Hợp tác quốc tế và gia đình và Tô Thị Thanh Hương để xác định và điều chỉnh lại ranh giới, diện tích đất giữa gia đình bà Hương với Vụ Hợp tác quốc tế theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 8185/VPCP-KNTN ngày 11/11/2010 của Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở kết quả xác định nêu trên, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công an) liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để làm thủ tục trình UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh ranh giới, diện tích đất thu hồi và giao tại Quyết định số 3696/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội nêu trên; Ngày 04/3/2011, UBND quận Cầu Giấy đã chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công an) làm việc với gia đình bà Tô Thị Thanh Hương về các nội dung liên quan tới xác định và điều chỉnh lại ranh giới, diện tích đất. Tại buổi làm việc, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công an) và gia đình bà Tô Thị Thanh Hương đều thống nhất có nguyện vọng giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của gia đình bà

54

Page 55: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Tô Thị Thanh Hương, UBND quận Cầu Giấy đề nghị Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công an) báo cáo UBND thành phố Hà Nội.

Vụ Hợp tác quốc tế đã có Văn bản số 1998/HTQT ngày 02/8/2011 và Văn bản số 441/HTQT-P1 ngày 08/3/2011 báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Ngày 23/8/2011, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 3037/VP-TNMT với nội dung: Đề nghị Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo Thanh tra Chính phủ để được chỉ đạo, giải quyết.

Vụ Hợp tác quốc tế đã có Văn bản số 2984/HTQT-P1 ngày 16/9/2013 báo cáo Thanh tra Chính phủ và đề xuất cho phép giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất, không cần điều chỉnh lại ranh giới và vị trí thửa đất của gia đình bà Tô Thị Thanh Hương và Vụ Hợp tác quốc tế như kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, báo cáo, đề xuất các nội dung liên quan tới việc triển khai thực hiện dự án tại số 370 đường Cầu Giấy phường Dịch Vọng để giải quyết dứt điểm các nội dung liên quan đến dự án.

Ngày 16/01/2017, UBND Thành phố đã có Văn bản số 356/VP-ĐT chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy giải tỏa việc lấn chiếm các hộ dân đang kinh doanh rửa xe theo kiến nghị của nhân dân địa phương.

7. Quận Thanh Xuân (không có kiên nghị)8. Quận Hoàng Mai (không có kiên nghị)9. Quận Long BiênCâu 52. Hiện nay, trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long

Biên, có 02 vị tri là đất xâm canh tại TDP số 18, 19 do nhân dân xã Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh) sản xuất, canh tac. Tuy nhiên, cac hồ sơ liên quan đên quản lý, sử dụng 2 vị tri trên chưa được bàn giao về UBND phường Thượng Thanh, dẫn đên khó khăn trong quản lý. Đề nghị Thành phố xem xét, giải quyêt đảm bảo quy định.

Trả lời: Trước đây 02 khu đất thuộc địa giới hành chính xã Đông Hội, huyện Đông

Anh. Từ năm 1993 theo địa giới hành chính 364 do UBND xã Đông Hội và UBND xã Thượng Thanh đã thống nhất 02 khu đất nêu trên nằm hoàn toàn trên địa giới hành chính do UBND phường Thượng Thanh quản lý, tuy nhiên UBND xã Đông Hội vẫn tiến hành cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, một số tổ chức, cá nhân đã hết hạn thuê nhưng vẫn đang tiếp tục sử dụng đất tại đây.

Ngày 24/9/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành họp với đại diện UBND: quận Long Biên, phường Thượng Thanh; UBND: huyện Đông Anh, xã Đông Hội và kiến nghị: UBND huyện Đông Anh chỉ đạo UBND xã

55

Page 56: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Đông Hội tiến hành chuẩn bị hồ sơ, tài liệu về sử dụng đất đối với diện tích đất xâm canh để tiến hành bàn giao hồ sơ và trên thực địa cho UBND phường Thượng Thanh quản lý theo địa giới hành chính 364 sửa đổi đã thống nhất tháng 6/2014.

UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc UBND huyện Đông Anh, UBND xã Đông Hội sớm hoàn thiện việc bàn giao hồ sơ về sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hiện đang sử dụng đất xâm canh cho UBND phường Thượng Thanh quận Long Biên để tiến hành quản lý địa giới hành chính 364 sửa đổi đã thống nhất tại thời điểm tháng 6/2014, quản lý về đất đai đúng theo quy định.

Câu 53. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cac cơ quan chức năng nghiên cứu, có phương an xây dựng nghĩa trang mới cho nhân dân phường Đức Giang.

Trả lời:Theo định hướng Quy hoạch Nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ-TTG ngày 08/4/2014: Trên địa bàn phường Đức Giang, Quận Long Biên không quy hoạch nghĩa trang tập trung mới của Thành phố.

Tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu: “ từng bước ngừng hung táng tại các nghĩa trang tập trung hiện có từ năm 2013, đóng cửa các nghĩa trang phân tán đã lấp đầy trong khu vực nội đô và trồng cây xanh cách ly đảm bảo môi trường cảnh quan”.

Theo quy hoạch phân khu N10 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6155/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 khu vực quận Long Biên không quy hoạch nghĩa trang tập trung của Thành phố và quy định: “ ...Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và khu mộ hiện có tại các khu vực không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập đến các khu vực nghĩa trang tập trung của thành phố. Trong giai đoạn trước mắt, khi Thành phố chưa hoàn chỉnh hệ thống nghĩa trang tập trung, các khu mộ hiện có được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có (trong đất cây xanh TDTT theo quy hoạch). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường…”.

Ngày 13/8/2014, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 146 /KH-UBND về Đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, theo đó sẽ xây dựng mới 06 nghĩa trang tập trung, gồm: nghĩa trang Minh Phú, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), nghĩa trang Xuân Nộn (huyện Đông Anh), nghĩa trang Trung Mầu (huyện Gia Lâm), nghĩa trang Trần Phú (huyện Chương Mỹ), nghĩa trang Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên); trong đó,

56

Page 57: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nghĩa trang Trung Màu (huyện Gia Lâm) có diện tích đến năm 2020 khoảng 17 ha, đến năm 2030 khoảng 35 ha, đến năm 2050 khoảng 53 ha; sử dụng hình thức hung táng, cát táng, táng một lần, hỏa táng; phục vụ nhu cầu cho nhân dân khu vực Quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Hiện nay, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đang triển khai lập quy hoạch của dự án nghĩa trang này, theo tiến độ dự kiến Quý IV/2017 hoàn thành Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, làm cơ sở để thực hiện dự án phục vụ nhân dân khu vực phường Đức Giang, quận Long Biên.

UBND Thành phố giao UBND quận Long Biên tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hình thức hỏa táng văn minh, hiện đại, tiết kiệm quỹ đất, giảm ô nhiễm môi trường; rà soát lại hệ thống nghĩa trang hiện có trên địa bàn để thực hiện theo định hướng các quy hoạch, kế họach nêu trên. Trong tương lai, khi nghĩa trang Trung Mầu được đầu tưu xây dựng, người dân của quận Long Biên khi có người thân mất có thể lựa chọn an táng tại nghĩa trang Trung Mầu (huyện Gia Lâm).

Câu 54. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiên độ dự an xây dựng cống thoat nước trên phố Vũ Xuân Thiều tranh việc thi công kéo dài ảnh hưởng rất lớn đên việc kinh doanh, sinh hoạt và đi lại của nhân dân trong khu vực.

Trả lời: UBND Thành phố đã chỉ đạo Ban QLDA ĐTXD các công trình cấp, thoát

nước đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án cải tạo thoát nước phố Vũ Xuân Thiều để kịp phục vụ thoát nước mùa mưa năm 2017.

Câu 55. Đề nghị Thành phố nghiên cứu phương an mở rộng nút giao thông cầu Chương Dương nhằm hạn chê tình trạng ach tắc, tai nạn giao thông.

Trả lời:UBND Thành phố đã có Văn bản số 11980/VP-ĐT ngày 15/12/2016 giao

Sở GTVT hoàn thiện phương án cải tạo, duy tu khu vực nút giao thông đầu cầu phía Bắc cầu Chương Dương, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Hiện tại Sở GTVT đang hoàn thiện phương án để triển khai thực hiện.

Câu 56. Đề nghị Thành phố có biện phap xử lý, đôn đốc đơn vị duy tu duy trì thường xuyên việc sửa chữa khắc phục sụt, lún vỉa hè và chăm sóc, cắt tỉa cây trong KĐT Việt Hưng đảm bảo mỹ quan đô thị.

Trả lời:

57

Page 58: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Về khắc phục hè sụt, lún thuộc thẩm quyền của UBND quận Long Biên, UBND Thành phố yêu cầu UBND Quận xử lý theo đúng phân cấp quản lý hạ tầng kỹ thuật.

- Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, từ đầu tháng 1 năm 2017 đến nay Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đã thực hiện công tác cắt tỉa cây bóng mát đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn trên địa bàn quận Long Biên với khối lượng khoảng 3.500 cây. Trong đó, khối lượng cắt sửa cây bóng mát trong KĐT Việt Hưng khoảng 1.480 cây (tính đến ngày 28/02/2017).

Câu 57. Đề nghị Thành phố giao việc quản lý tầng 1 cac nhà chung cư về UBND quận quản lý, hiện nay việc quản lý tầng 1 trong cac toà chung cư tại KĐT Việt Hưng không hiệu quả, những kiên nghị của người dân thường trả lời, giải quyêt rất chậm.

Trả lời:Hiện nay, các dự án phải bàn giao lại tầng 1 cho UBND Thành phố quản lý

được thưc hiện theo quy định tại Quyết định số 76/2004/QĐ-UB ngày 19/5/2004 của UBND thành phố quy định quản lý thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở và khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội: “Chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở, khu đô thị có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tầng 1 nhà cao tầng (không thu tiền) cho Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (nay là Sở Xây dựng) quản lý (sở hữu nhà nước). Một tổ chức (doanh nghiệp) bảo đảm việc quản lý, vận hành và khai thác khu chung cư sẽ được giao khai thác để phục vụ cho khu dân cư (theo quy định riêng)” và theo quy định tại Quyết định 65/2004/QĐ-UB ngày 07/5/2004 của UBND Thành phố ban hành quy định tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội: Kinh phí đảm bảo cho các dịch vụ quản lý, vận hành khai thác khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng được cân đối từ các nguồn.

Đối với Khu đô thị mới Việt Hưng, ngày 05/4/2016, UBND Thành phố Hà Nội có văn bản số 57/TB-UBND về việc thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp về bàn giao, tiếp nhận các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên. Trong đó, Giao Sở Xây dựng phối hợp với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) xây dựng phương án sử dụng tầng 1 các nhà chung cư thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, báo cáo UBND Thành phố (về các kiot và tiền kinh doanh kiot; giao UBND quận Long Biên tiếp nhận và tổ chức đấu thầu vận hành, khai thác). Sở Xây dựng đã có Văn bản số 3282/SXD-QLN ngày 29/4/2016 đề nghị UBND quận Long Biên chủ trì phối hợp Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà xây dựng phương án quản lý diện tích tầng 1 và bàn giao tiếp nhận các ki ốt tại tầng 1 các nhà chung cư; phối hợp chủ đầu tư và Ban quản lý

58

Page 59: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

các công trình nhà ở và công sở tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ diện tích tầng 1; Ngày 22/2/2017, Sở Xây dựng đã chủ trì phối hợp UBND quận Long Biên, UBND các phường và chủ đầu tư, theo đó hiện nay, UBND quận Long Biên đang phối hợp với Tổng công ty HUD kiểm tra rà soát, tổng hợp hồ sơ và làm cơ sở có báo cáo Sở Xây dựng để xác lập sở hữu nhà nước đối với diện tích tầng 1 tại các nhà chung cư và đưa vào quản lý sử dụng theo quy định.

Đối với các kiến nghị của cư dân tại khu đô thị mới hiện nay, Sở Xây dựng đã tổ chức nhiều cuộc họp phối hợp với các ngành, UBND quận Long Biên và UBND các phường để tuyên truyền, vận động và giải thích các kiến nghị của Ban quản trị, các chủ sở hữu nhà chung cư, cụ thể một số nội dung: thành lập Ban quản trị (17/17); bàn giao quỹ bảo trì 2% (HUD chủ động rà soát và bàn giao cho ban quản trị trước ngày30/4/2017). Sở Xây dựng đã hướng dẫn UBND quận Long Biên thực hiện chức năng đôn đốc, giám sát việc thực hiện trách của chủ đầu tư, ban quản trị và các bên liên quan trong công tác quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định và có văn bản báo cáo kết quả gửi về Sở Xây dựng tổng hợp.

10. Quận Hà ĐôngCâu 58. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Công ty thủy nông La Khê cho nạo

vét, khơi thông hệ thống thoat nước từ cống cầu Ngang đên cống cầu Khâu; cho xây dựng lại cống Cầu Khâu vì cống nhỏ, hiện nay đã bị thấp so với mặt đường, bị bùn đất lấp mất một phần diện tich, gây tắc dòng chảy, dẫn đên gây ngập lụt cục bộ trong khu dân cư.

Trả lời: - Kênh tiêu Cầu Khâu dài 4.270m từ cống Hạ Khâu (tại vị trí K0, nằm trên

bờ trái kênh Khê Tang) đến Xi phông Cô Tiên (nằm dưới kênh tưới N1A nhánh B), có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho 458,90ha diện tích đất tự nhiên của các phường Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm thuộc quận Hà Đông và các xã Bích Hòa, Cự Khê thuộc huyện Thanh Oai. Tuyến kênh này đã được Thành phố đầu tư nạo vét, tu sửa cải tạo nâng cấp 2 bên bờ kênh năm 2013;

- Đoạn kênh từ cống cầu Ngang (Điều tiết Sơn Mài) đến cống cầu Khâu (từ K2+850 đến K2+570 kênh Cầu Khâu, dài 280m). Hiện trạng, hai mái bờ kênh đã bị dân lấn chiếm, đổ rác thải, phế thải xây dựng vào lòng kênh gây bồi lắng, thu hẹp mặt cắt kênh. Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố yêu cầu UBND quận Hà Đông, UBND phường Phú Lãm có biện pháp giải tỏa các vi phạm trên lòng và mái trong kênh, bờ kênh để trả lại mặt cắt thiết kế ban đầu, làm thông thoáng dòng chảy đáp ứng nhiệm vụ tiêu thoát nước phục vụ sản xuất, dân sinh, kinh tế trong lưu vực kênh đảm nhiệm đồng thời thuận tiện cho công tác vận hành, quản lý công trình (trong duy trì và bảo dưỡng kênh mương hàng vụ, hàng năm);

59

Page 60: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Cống cầu Khâu trên kênh tiêu Cầu Khâu làm nhiệm vụ tiêu 260ha thuộc phường Phúc La và Phú Lãm, quận Hà Đông; Cống nằm trên đường Quốc lộ 21B; gồm 2 cửa, khẩu diện 21,0m, dài 15m; Cống được xây dựng năm 1978; kết cấu cống bằng bê tông cốt thét; Dàn van, cánh van bằng thép đã rỉ, mọt hỏng, nhiều năm không vận hành điều tiết; cao trình đáy cống (▼ +3,6m). Hiện tại đáy kênh tiêu Cầu Khâu bồi lắng nhiều phía thượng lưu Cống có cao trình (▼ +4,1m), phía hạ lưu có cao trình (▼ +4,0m); Kênh tiêu và Cống Cầu Khâu bị bồi lắng do từ năm 2013 đến nay chưa được nạo vét, tu sửa nên đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố quyết định nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước kịp thời cho khu vực.

Câu 59. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Công ty thoat nước thường xuyên nạo vét đoạn đường cống thoat nước qua làng Hà Trì hạn chê ngập úng cho nhân dân những ngày mưa bão (Hà Cầu).

Trả lời:Hiện nay hệ thống thoát nước phường Hà Trì do Công ty Thoát nước Hà

Nội quản lý. UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng chỉ đạo, giám sát Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty Thoát nước kiểm tra để có kế hoạch duy trì nạo vết hệ thống thoát nước phường Hà Trì phục vụ thoát nước mùa mưa năm 2017.

Câu 60. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải đặt cac biển bao giao thông tại cac tuyên đường trong khu đô thị Văn Quan - Yên Phúc và khu đô thị Xa La (Phúc La).

Trả lời:- Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc: Sở Giao thông vận tải đang quản lý 08

tuyến (Yên Bình, D2, K15, N6A, D5, D1, K5, KN4). Trên các tuyến đường này, Sở Giao thông vận tải đã bố trí lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo, sơn kẻ đường và duy tu, duy trì thường xuyên đảm bảo an toàn giao thông.

- Khu đô thị Xa La: hiện nay Sở GTVT chưa quản lý hệ thống tuyến đường trong Khu đô thị Xa La nên hệ thống biển báo do Chủ đầu tư dự án Khu đô thị Xa La (Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu) quản lý và duy tu, duy trì. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải đã yêu cầu, giám sát Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu tiến hành rà soát, bố trí đầy đủ hệ thống an toàn giao thông (biển báo, sơn kẻ đường,...), thường xuyên duy tu - duy trì phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Câu 61. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường Quang Trung (đoạn siêu thị Hiway cũ – Yêt Kiêu).

60

Page 61: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Trả lời:Hiện nay việc đầu tư các cầu đi bộ dọc trên Quốc lộ 6 phạm vi nội thị đã

được Thành phố quan tâm đầu tư về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và các cơ quan đơn vị trên địa bàn, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạ giao thông; việc kiến nghị đầu tư cầu đi bộ qua đường Quang Trung (đoạn siêu thị Hiway cũ - Yết Kiêu), UBND Thành phố đã giao Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, khảo sát, đánh giá về nhu cầu đi lại của nhân dân tại khu vực này, trên cơ sở đó thống nhất báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

Câu 62. Đề nghị Thành phố chấp thuận chủ trương tai định cư cho cac hộ dân đã đổi đất để xây dựng Nhà văn hóa Hà Trì 4 (Hà Cầu).

Trả lời: Ngày 21/2/2017, UBND Thành phố đã có ý kiến tại Văn bản số 671/UBND-

ĐT về việc địa điểm bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ Nhà Văn hóa Hà Trì 4, phường Hà Cầu, quận Hà Đông; theo đó: “cho phép UBND quận Hà Đông giao đất tái định cư cho 04 hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ Nhà Văn hóa Hà Trì 4, phường Hà Cầu, quận Hà Đông tại khu tái định cư Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông”.

Câu 63. Đề nghị Chi cục quản lý đê điều xac định chỉ giới hàng lang đê sông Đay để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận QSD đất được thuận lợi (Đồng Mai).

Trả lời: Triển khai Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngàỵ 07/10/2014 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy. Ngày 10/4/2015, UBND Thành phố đã có chủ trương triển khai Dự án cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy tại văn bản số 2322/UBND-KH&ĐT và giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ đầu tư. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 2014/QĐ-SNN ngày 29/10/2015 phê duyệt đầu tư xây dựng công trình Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy; đến nay dự án đã thực hiện khảo sát xong tại thực địa và đang tiến hành bước thẩm định, xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phương án thiết kế cắm mốc. Sau khi phương án thiết kế được phê duyệt, sẽ tổ chức triển khai cắm mốc ngoài thực địa bắt đầu từ năm 2017, để phục vụ quản lý và thuận tiện cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhân dân.

11. Quận Bắc Từ Liêm

61

Page 62: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 64. Đề nghị UBND Thành phố xem xét chỉ đạo cơ quan chức năng chuyển đổi mục đich sử dụng đất cho khu tập thể Bốt điện, Học viện cảnh sat nhân dân, phường Cổ Nhuê 2 từ đất quốc phòng-an ninh sang mục đich sử dụng đất làm đất ở; cấp GCN QSD đất, nhà và cac tài sản gắn liền với đất cho khu tập thể để đảm bảo đời sống Nhân dân (về vấn đề này, Học viện đã có văn bản bao cao Bộ Nội vụ và được Bộ đồng ý chấp thuận cho lùi tường rào vào 33m theo chiều dài khuôn viên học viện (chiêm khoảng 9960 m2 trong trong tổng số 9,3 ha được UBND TP Hà Nội cấp cho Trường Đại học Cảnh sat Nhân dân theo quyêt định số 5376/UBXDCB ngày 30/11/1984) để làm khu tập thể và đã giao cho cac gia đình sử dụng ổn định đên thời điểm hiện nay).

Trả lời: Theo quy đinh của Pháp luật, việc chuyển mục đích sử dụng đất an ninh

phải báo cáo và được Bộ Công an chấp thuận. Nọi dung kiến nghị của cử tri, UBND quận Bắc Từ Liêm và UBND phường Cổ Nhuế 2 đã làm việc với Học viện Cảnh sát nhân dân đề nghị sớm báo cáo Bộ Công an để xem xét xử lý chuyển mục đích đối với đất an ninh, đồng thời phối hợp bàn giao khu tập thể cho địa phương để quản lý và xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

Câu 65. Đề nghị UBND Thành phố xem xét việc đưa cac đoạn đê sông Nhuệ đã được đặt tên đường phố như Phan Ba Vành, Hoàng Công Chất ...ra khỏi chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ để tạo điều kiện trong việc cấp GCN QSD đất của Nhân dân (Quyêt định 5861/QĐ-UBND ngày 08/10/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/500 có đề cập tới những đoạn sông hình thành bờ đê).

Trả lời: Đê sông Nhuệ đoạn qua quận Bắc Từ Liêm, bờ tả từ K0+00 đến K5+800,

bờ hữu từ K0 đến K6+250. Trong đó, bờ tả đoạn từ K3+100 đến K4+100 được đặt tên là đường Phan Bá Vành, đoạn từ K4+100 đến K5+800 được đặt tên là đường Hoàng Công Chất,…

Sông Nhuệ đoạn qua quận Bắc Từ Liêm có đoạn hình thành bờ đê và có đoạn không có đê là do sông Nhuệ là sông tự nhiên trong quá trình đào đắp cải tạo thành công trình thuỷ lợi, những đoạn có cốt đất tự nhiên cao thì không phải đắp (không hình thành bờ), những đoạn có cốt đất tự nhiên thấp phải đắp (hình thành bờ) để đảm bảo yêu cầu phục vụ tưới, tiêu, kết hợp giao thông thuỷ bộ. Bờ tả đê sông Nhuệ đoạn từ K3+100 đến K5+800 được xác định là hình thành bờ. Đê sông Nhuệ tuy chưa có quyết định phân cấp là đê nhưng hai bờ phải chống lũ

62

Page 63: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

như đê. Khi có lũ, đê sông Nhuệ nếu bị vỡ chỉ một số đoạn sẽ gây ảnh hưởng từ 2 đến 3 huyện. Do đó hai bờ sông Nhuệ có kết cấu và làm nhiệm vụ như đê.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, một số đoạn đê được đầu tư nâng cấp kết hợp làm đường giao thông và được đặt tên là đường phố (ví dụ như hai đoạn đê nêu trên). Tuy nhiên các đoạn này vẫn có kết cấu và làm nhiệm vụ như đê và đồng thời được quản lý, bảo vệ theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. UBND Thành phố đã có Quyết định số 5168/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội và đã tổ chức cắm mốc giới theo Quyết định phê duyệt. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xây dựng công trình nhà ở…được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đất đai.

Câu 66. Đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh gia đền bù đất sat với gia đất trong khu vực và hỗ trợ đền bù diện tich đất ở bằng diện tich đất bị thu hồi để đảm bảo lợi ich của Nhân dân (gia đền bù 24,150 triệu/m2 đối với đất nằm trong chỉ giới GPMB dự an mở rộng đường vào khu tai định cư Kiều Mai tại đường Kiều Mai, phường Phúc Diễn là qua thấp so với mặt bằng chung trong khu vực (Ngày 8/11/2016, UBND quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức đấu gia khu đất CT1 với gia sàn là 41trđ/m3, gia trúng thầu cao nhất là 93triệu/m2, gia trúng thầu thấp nhất là 57 triệu/m2).

Trả lời:Theo điều 74 Luật Đất đai 2013, Điều 5 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND

ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì được xem xét để bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

Ngày 07/11/2016 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6133/QĐ-UBND về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất ở cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB và thu tiền sử dụng đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu tái cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Việc xác định giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB và thu tiền sử dụng đất tái định cư được thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo QĐ 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 của UBND Thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường đã thuê đơn vị tư vấn, trên cơ sở đó đơn vị tư vấn đi điều tra, khảo sát mặt bằng các dự án trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ) và đã được Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể Thành phố thông qua, trình UBND Thành phố. Giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi

63

Page 64: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đất được xác định theo Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất và Điều 6 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.

Câu 67. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo sớm triển khai đơn vị chức năng bàn giao hệ thống chiêu sang tại khu tai định cư 2,1ha, 2,3 ha và 8,5 ha (phường Phú Diễn) và lắp đặt hệ thống chiêu sang đường Đức Thắng (từ ngã tư Đại học Mỏ địa chất đi phường Đông Ngạc, Đức Thắng) sớm được đưa vào sử dụng đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho nhân dân khi đi lại vào buổi tối.

Trả lời:1. Về việc bàn giao hệ thống chiếu sáng tại khu tái định cư 8,5 ha phường

Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm:- UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Bắc

Từ Liêm kiểm tra, báo cáo và chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng về việc bàn giao hệ thống chiếu sáng tại khu tái định cư 8,5 ha phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm thuộc Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại phường Phú Diễn phục vụ mở rộng QL 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn). Hiện nay, Sở Xây dựng đang phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị liên quan tổ chức, tiếp nhận bàn giao theo quy định, hoàn thành trong tháng 3/2017. Trong thời gian chưa tổ chức bàn giao, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn duy trì quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng nêu trên để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự tại khu tái định cư 8,5 ha phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

2. Về việc bàn giao hệ thống chiếu sáng tại khu tái định cư 2,1 ha phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm:

- Hiện nay, Sở Xây dựng đang phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm kiểm tra hiện trạng và hồ sơ hoàn công trình xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng tại khu tái định cư 2,1 ha phường Phú Diễn. UBND Thành phố giao các đơn vị tiếp nhận bàn giao hệ thống chiếu sáng nêu trên theo quy định trong tháng 4/2017. Trong thời gian chưa tổ chức bàn giao, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn duy trì quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng nêu trên để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự tại khu tái định cư 2,1 ha phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

3. Về việc bàn giao hệ thống chiếu sáng tại khu tái định cư 2,3 ha phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm:

- Hiện nay, hệ thống chiếu sáng công cộng tại khu tái định cư 2,3 ha phường Phú Diễn do UBND quận Bắc Từ Liêm quản lý. UBND quận Bắc Từ Liêm đang rà soát, hoàn thiện việc cải tạo, sửa chữa hệ thống chiếu sáng nêu trên, sau đó sẽ bàn giao cho Sở Xây dựng quản lý theo đúng quy định về phân

64

Page 65: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

cấp quản lý tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội.

4. Về việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng đường Đức Thắng (từ ngã tư Đại học Mỏ địa chất đi phường Đông Ngạc, Đức Thắng):

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra thực tế tại một số tuyến đường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và liên ngành Sở Xây dựng và UBND quận Bắc Từ Liêm đã có Tờ trình số 01/TTr-UBND-SXD ngày 03/01/2017 xin phép chuẩn bị đầu tư và triển khai lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng theo kiến nghị cử tri trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, trong đó có tuyến đường Đức Thắng. UBND Thành phố sẽ rà soát thứ tự ưu tiên, cân đối đầu tư từ nguồn ngân sách Thành phố theo phân cấp (Thành phố hoặc quận, huyện) hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) để triển khai thực hiện theo quy định.

Câu 68. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xem xét, chuyển vị tri điểm dừng xe buýt số 57 tại dốc xuống trường THCS Liên Mạc tới gần cổng làng Hoàng Liên (thuộc TDP Hoàng Liên 1), phường Liên Mạc cho thuận tiện, đảm bảo an toàn giao thông cho nhân dân đặc biệt là học sinh của trường.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải đã chủ trì khảo sát tại khu

vực này vào ngày 27/02/2017 và sẽ điều chỉnh phù hợp với đảm bảo an toàn giao thông và phục vụ nhân dân đi lại an toàn.

Câu 69. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư, mở rộng đường Đường Thụy Phương – Liên Mạc – Thượng Cat theo quy hoạch để đảm bảo an toàn giao thông cho Nhân dân.

Trả lời: HĐND Thành phố đã ban hành Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND ngày

06/12/2016 Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016-2020 của thành phố Hà Nội, theo đó chưa có danh mục cho dự án này. Hiện tại UBND Thành phố đang tập trung nguồn lục để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông khung trên địa bàn. Việc đầu tư, mở rộng đường Đường Thụy Phương - Liên Mạc - Thượng Cát theo quy hoạch đê sẽ được xem xét khi Thành phố cân đối được nguồn lực. Trước mắt Thành phố sẽ tăng cường công tác duy tu duy trì đảm bảo an toàn giao thông phục vụ nhân dân đi lại.

65

Page 66: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 70. Đề nghị UBND Thành phố xem xét, cấp giấy CNQSD đất và tài sản khac gắn liền với đất cho nhân dân tại chung cư Nhà C, TDP Hoàng 2, phường Cổ Nhuê 1 đã đưa vào sử dụng từ năm 2013 nhưng chưa được cấp GCN QSD đất.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND

quận Bắc Từ Liêm, phường Cổ Nhuế 1 hướng dẫn các hộ dân tại chung cư Nhà C, TDP Hoàng 2, phường Cổ Nhuế 1 liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (địa chỉ: tầng 1-2 nhà N1 A-B, khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính, quận Thanh Xuân) để nộp hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội sẽ giải quyết theo quy định.

Câu 71. Đề nghị UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng khảo sat mở lối sang đường ở vị tri khac để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, vì: lối đi sang đường 32 (gần vị tri cổng UBND phường Minh Khai) vào Trung tâm phat triển cụm công nghiệp quận Bắc Từ Liêm mở ra từ năm 2012 đên 2014 đã có 4 người chêt và hơn 10 người bị thương. Sau khi cử tri có kiên nghị với Đại biểu HĐND Thành phố năm 2015, lối sang đường trên đã được di chuyển tới vị tri mới về phia ngã tư Nhổn, cach vị tri cũ khoảng 100 m và tạo ra hiệu quả tich cực về an toàn giao thông. Tuy nhiên, do xây dựng đường sắt trên cao, từ thang 10/2016, lối sang đường ở vị tri cũ được mở lại và tiêp tục xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị

liên quan như: Phòng CSGT – Công an Thành phố , Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và chính quyền địa phương khảo sát để có phương án điều chỉnh điểm mở hợp lý nhằm đảm bảo ATGT.

Câu 72. Đề nghị UBND Thành phố xem xét lại việc giải quyêt đơn thư có liên quan đên nhà thờ của dòng họ Đỗ tại TDP Đông Ngạc 3, phường Đông Ngạc (Trong Thông bao 117/UBND-TB ngày 14/10/2015 của UBND Thành phố về kêt quả giải quyêt tố cao của công dân đối với Chủ tịch UBND xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (trước đây), UBND Thành phố giao UBND Quận Bắc Từ Liêm phải xử lý việc vi phạm xây dựng liên quan đên việc ông Đỗ Quốc Hiên xây tường gạch bịt lối đi vào nhà bà Phan Thanh Huyền là không phù hợp thực tê, không có tinh khả thi.

Trả lời:Ngày 06/5/2016, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản số 3425/SXD-TTr về

việc kiểm tra, xem xét đề xuất của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc xử lý vi

66

Page 67: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

phạm trật tự xây dựng tại khu vực nhà thờ họ Đỗ, phường Đông Ngạc, bức tường ông Đỗ Quốc Hiến xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, trong đó báo cáo: “Trên cơ sở bức tường cũ, gạch cổ lâu đời (nối dài theo bức tường cổ của nhà họ Đỗ) dài khoảng 5,1m, cao 0,5m (Bức tường cổ của nhà họ Đỗ là bức tường ranh giới giữa khuôn viên đất nhà thờ họ Đỗ và ngách 39/30 đường Đông Ngạc, được xây dựng từ lâu, tường gạch 110, cao khoảng 1,6m). Năm 2010, ông Đỗ Quốc Hiến đã xây dựng thành bức tường cao 1,6m nối liền với bức tường cổ của nhà họ Đỗ (trong đó xây dựng không phép: dài 5,1m, cao 1,1m.” Đồng thời, đề nghị chỉ đạo UBND quận Bắc Từ Liêm xử lý vi phạm TTXD theo thẩm quyền và xem xét, giải quyết khi ông Đỗ Quốc Hiến có hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình.

Ngày 14/9/2016, UBND phường Đông Ngạc đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-KPHQ về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc ông Hiến phải tự dỡ bỏ công trình vi phạm. Do ông Đỗ Quốc Hiến không tự dỡ bỏ công trình vi phạm nên ngày 23/11/2016, UBND phường Đông Ngạc đã có Quyết định số 1532/QĐ-CC về việc cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với ông Đỗ Quốc Hiến và xây dựng Kế hoạch số 1353/KH-UBND về việc tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng của ông Hiến vào ngày 05/12/2016. Tuy nhiên, sáng ngày 01/12/2016, ông Đỗ Quốc Hiến đã tự dỡ bỏ phần tường rào xây dựng không có giấy phép xây dựng. UBND phường Đông Ngạc đã lập biên bản ghi nhận việc gia đình ông Hiến tự dỡ bỏ bức tường rào này, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu.

Ngày 25/11/2016, UBND quận Bắc Từ Liêm nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đối với bức tường rào của nhà thờ họ Đỗ (trên vị trí bức tường rào đã tự phá dỡ). Sau khi xem xét các hồ sơ có liên quan, do việc xây dựng bức tường rào này liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai giữa nhà thờ họ Đỗ và đại diện gia đình bà Nguyễn Thị Khoai, nên việc xem xét sẽ được giải quyết sau khi các bên thống nhất hòa giải hoặc phán quyết của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

12. Quận Nam Từ LiêmCâu 73. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn

nghiên cứu, làm gờ giảm tốc tại khu vực cac điểm giao cắt trên tuyên đường Lê Quang Đạo và Châu Văn Liêm để đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Duy tu khảo

sát, thực hiện xong trước ngày 15/3/2017 và thực hiện duy tu trong quý II/2017. Đường Đại lộ Thăng Long được thi công, hoàn chỉnh theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2010 để phục vụ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhân dân đi lại được thuận tiện, nhanh chóng. Tuy

67

Page 68: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nhiên đường Đại lộ Thăng Long (đoạn từ cổng làng Mễ Trì Thượng đến nút giao ngâ ba Miếu Đầm) thường xuyên có các phương tiện đi ngược chiều do ý thức của một số người dân tham gia giao thông còn hạn chế. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự giao thông tại khu vực này.

Câu 74. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiên độ dự an xây dựng tuyên đường sắt đô thị để giảm ach tắc giao thông trên tuyên đường 32.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Ban quản đường sắt đô thị Hà Nội chủ trì,

phối hợp với - Chủ động làm việc với các sở, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định của pháp luật về vốn, giải phóng mặt bằng, tái định cư, kiến trúc công trình … để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; Chỉ đạo đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tăng cường kiểm tra, giám sát thi công, kiểm soát chặt chẽ vật liệu đầu vào, quy trình thi công, tiến độ, đảm bảo chất lượng, kiến trúc đẹp, thuận lợi nhất cho hành khách; đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy ... và tuyệt đối an toàn trong thi công, đặc biệt đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông

Câu 75. Tuyên mương T1 (song song với đường Phương Canh) là tuyên mương do Thành phố quản lý, phục vụ tiêu thoat nước cho phường Xuân Phương và một số địa phương lân cận. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đầu tư bê tông hóa tuyên mương để bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

Trả lời:Tuyến mương dọc đường Phương Canh dài khoảng 2416m, điểm đầu từ

Chùa Hòe Thị, điểm cuối là trạm bơm tiêu Hòe Thị (thoát ra sông Nhuệ), có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực Khu đô thị Vân Canh, Khu đô thị Kiều Mai, Khu Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, phường Phương Canh và phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.

Theo quy định phân cấp tại Quyết định số 41/2016 ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố, tuyến mương thuộc Thành phố, Sở Xây dựng quản lý theo phân cấp. Việc cải tạo cống hóa tuyến mương nêu trên, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng kiểm tra để thực hiện theo quy hoạch phân khu GS đã được UBND Thành phố phê duyệt.

68

Page 69: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 76. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kê hoạch hỗ trợ đào tạo, giải quyêt việc làm và tạo thu nhập cho những lao động nông nghiệp trong cac hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất sản xuất để phục vụ công tac giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

Trả lời: Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, hàng năm thành phố Hà Nội đều xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên đăng ký nhu cầu của các quận, huyện, trong đó có đối tượng lao động nông thôn bị thu hồi đất. Tính từ năm 2010 đến nay Thành phố đã tổ chức đào tạo nghề cho 158.811 lao động nông thôn, trong đó có 16.612 lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia học nghề (chiếm 12,6% tổng số lao động nông thôn được đào tạo).

Đối với trường hợp người lao động bị thu hồi đất có nhu cầu học nghề, tạo việc làm:

I. Chế độ chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm:1- Hỗ trợ đào tạo nghề:Người lao động bị thu hồi đất có nhu cầu học nghề ở trình độ đào tạo sơ

cấp, đào tạo dưới 3 tháng thì được hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/ khóa; Học nghề ở trình độ đào tạo Trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật. Kinh phí hỗ trợ được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.

2- Hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước:- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các

Trung tâm dịch vụ việc làm.- Vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.3- Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngNgười lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài theo

hợp đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CPgồm: Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Pháp luật; Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu..

69

Page 70: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Vì vậy khi:1- Người lao động có nhu cầu học nghề, có thể đăng ký học nghề trực tiếp

tại các cơ sở đào tạo nghề hoặc đăng ký với phòng LĐTBXH quận, để phòng giới thiệu học nghề.

2 - Người lao động có nhu cầu tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm có thể liên hệ tại điểm giao dịch việc làm vệ tinh quận Nam Từ Liêm (số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm), Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (285 Trung Kính, quận Cầu Giấy), Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội (144 Trần Phú quận Hà Đông).

3 - Người lao động nếu có nhu cầu vay vốn để hỗ trợ giải quyết việc làm thì làm hồ sơ thông qua các hội đoàn thể của phường gửi Ngân Hàng chính sách Quận, UBND phường để được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm và từ nguồn ngân sách Quận ủy thác qua Ngân Hàng chính sách xã hội Nam Từ Liêm để thực hiện.

II. Hỗ trợ giải quyết việc làm tại Quận Nam Từ LiêmCăn cứ Quyết định số 374/QĐ-SLĐTBXH ngày 26/4/2016 của Sở Lao

động Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc thành lập điểm giao dịch việc làm vệ tinh Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm. Ngày 28/5/2016 Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm khai trương điểm giao dịch việc làm vệ tinh tại địa chỉ số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn quận Nam Từ Liêm. Điểm giao dịch vệ tinh là nơi phối hợp ghi chép Cung – Cầu lao động, là nơi tổ chức duy trì kết nối, cung cấp thông tin cung- cầu lao động, tổ chức thông tin tuyên truyền hoạt động của các phiên giao dịch việc làm để doanh nghiệp, người lao động tham gia; Nơi tổ chức các hoạt động tư vấn về lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động…Theo đó người lao động trên địa bàn quận có thể liên hệ trực tiếp với điểm giao dịch việc làm vệ tinh Nam Từ Liêm để được kết nối trực tiếp với người sử dụng lao động tại các tổ chức, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và được tư vấn, giới thiệu việc làm.

Câu 77. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, điều chỉnh lại quy hoạch dự an đấu gia quyền sử dụng đất khu Đồng Sứt thành quy hoạch dự an xây dựng cac thiêt chê công còn thiêu cho phường Tây Mỗ, diện tich đất xen kẹt cho phép địa phương quy hoạch thành khu giãn dân đap ứng nguyện vọng và nhu cầu chinh đang của nhân dân.

Trả lời:

70

Page 71: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm; Phường Tây Mỗ là một trong những phường có quy mô dân số lớn trên địa bàn quận. Các công trình hạ tầng xã hội, thiết chế công đang rất thiếu trong khi quỹ đất rất hạn hẹn, không còn. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đất kẹt nhỏ lẻ để đấu giá quyền sử dụng đất nêu trên nằm tiếp giáp với các công trình như: Trường Tiểu học, THPT Tây Mỗ, Trụ sở HĐND-UBND phường Tây Mỗ. Vì vậy việc điều chỉnh quy hoạch dự án nêu trên thành đất công cộng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của nhân dân như mở rộng 02 trường nằm tiếp giáp dự án, xây dựng nhà văn hóa tổ dân phố là phù hợp với thực tế đồng thời giải quyết được nhu cầu của người dân.

“Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đất để đấu giá QSD đất khu Đồng Sứt, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm” được phê duyệt tại Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 và điều chỉnh tại Quyết định số 3824/QĐ-UBND ngày 17/7/2014. Từ năm 2014, công tác GPMB được đôn đốc thực hiện, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do các hộ dân không hợp tác. Hiện nay, dự án đã tạm dừng để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chức năng xây dựng công trình công cộng. UBND Thành phố tiếp thu và sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch dự án để xây dựng các thiết chế công còn thiếu và xem xét khu hoạch khu dãn dân đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Câu 78. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch đường tại khu vực đại lộ Thăng Long đoạn từ cổng làng Mễ Trì Thượng đên nút giao ngã ba Miêu Đầm thường xuyên có cac phương tiện đi ngược chiều do quy hoạch giao thông chưa hợp lý để thuận tiện cho nhân dân tham gia giao thông.

Trả lời: Đường Đại lộ Thăng Long được thi công, hoàn chỉnh theo quy hoạch được

thủ tướng phê duyệt và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2010 để phục vụ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhân dân đi lại được thuận tiện, nhanh chóng. Đoạn tuyến đường từ cổng làng Mễ Trì Thượng đến nút giao ngã ba Miếu Đầm là một phần đường gom của Đại lộ Thăng Long, hiện đã xây dựng hoàn chỉnh.

Để phục vụ việc kết nối giao thông giữa khu vực phía Bắc và Nam Đại lộ Thăng Long, dự án đã tổ chức 02 nút giao khác cốt gồm nút giao giữa đường Lê Quang Đạo và Đại lộ Thăng Long cách cổng làng Mễ Trì Thượng khoảng 700m về phía Tây và nút giao giữa đường Lê Miếu Đầm - Cương Kiên và Đại lộ Thăng Long cách cổng làng Mễ Trì Thượng khoảng 250m về phía Đông.

Tuy nhiên đoạn đường từ cổng làng Mễ Trì Thượng đến nút giao ngã ba Miếu Đầm thường xuyên có các phương tiện đi ngược chiều do ý thức của một số người dân tham gia giao thông còn hạn chế. Để đảm bảo trật tự an toàn giao

71

Page 72: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

thông, UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải và UBND quận Nam Từ Liêm tăng cường phối hợp tổ chức tuyên truyền để nhân dân tham gia giao thông trên đường gom Đại lộ Thăng Long tuân thủ luật giao thông và quy định của pháp luật; tăng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự giao thông và vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm lấn chiếm vỉa hè kinh doanh buôn bán gây mất trật tự tại khu vực này; Khẩn trương rà soát các hạng mục giao thông: biển báo, duy tu sửa chữa mặt đường bê tông xi măng ngõ trong khu dân cư Mễ Trì Thượng,... để kịp thời hoàn chỉnh, phục vụ việc đi lại của nhân dân.

Câu 79. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, cho phép thành lập mới 02 tổ dân phố trên cơ sở từ tổ dân phố số 1 phường Mễ Trì (vì hiện nay có khoảng 1000 hộ và hơn 4000 nhân khẩu, khó khăn trong công tac tổ chức, hoạt động) đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Trả lời: Thực hiện Kế hoạch kiện toàn thôn, tổ dân phố hàng năm, Sở Nội vụ đã có

công văn số 269/SNV - XDCQ ngày 15/2/2017 về việc đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã rà soát các khu dân cư mới hình thành để thành lập, kiện toàn, chia tách thôn, tổ dân phố mới năm 2017; Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành phố đã yêu cầu Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm chỉ đạo các ngành chức năng và UBND phường Mễ Trì rà soát, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy của pháp luật có văn bản xin chủ trương đề nghị UBND Thành phố sẽ xem xét việc chia tách, thành lập tổ dân phố mới năm 2017, trên cơ sở đó UBND các quận chỉ đạo UBND phường Mễ Trì xây dựng Đề án cụ thể, tổ chức lấy ý kiến cử tri và hoàn chỉnh hồ sơ để báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố kỳ họp cuối năm để xem xét quyết định thành lập theo quy định.

Câu 80. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu, đề xuất quy hoạch xây dựng công viên cho quận Nam Từ Liêm phục vụ nhu cầu của nhân dân; đồng thời cho cắt tỉa và thay thê cac cây chêt dọc tuyên đường 70 đoạn qua địa phận phường Tây Mỗ.

Trả lời:1 - Về quy hoạch xây dựng công viên cho quận Nam Từ Liêm phục vụ nhu cầu

của nhân dân: Theo danh mục dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP

trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 (Đợt 1), lĩnh vực hạ tầng xã hội dự kiến đầu tư Dự án Công viên Thị Cấm tại các phường Xuân Phương, Xuân Canh với quy mô 25,5 ha.

Ngoài ra một số công viên cây xanh sẽ được triển khai xây dựng trong các Khu đô thị, khu chức năng như:

72

Page 73: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Công viên cây xanh mặt nước dự án Khu nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài.

- Công viên cây xanh + hồ nước thuộc QHCT Khu chức năng chính là cây xanh, hồ điều hòa, một phần công trình công cộng kết hợp nhà ở tại phường Mễ Trì.

- Công viên - Hồ điều hòa phía Bắc và Nam Mai Dịch.- Công viên thuộc Khu chức năng đô thị Golden Palace A tại phường Mễ Trì và

Phú Đô.- Công viên cây xanh, hồ điều hòa thuộc QHCT Khu đô thị mới Phùng

Khoang.- Công viên Trung Văn giáp mặt đường Tố Hữu.- Công viên, cây xanh hồ điều hòa CV1 thuộc Khu ĐTM Cầu Giấy.- Công viên hồ điều hòa trong QHCT Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng

Long.- Khu cây xanh mặt nước trong QHCT Khu nhà ở sinh thái Xuân Phương.Và một số ô đất công viên cây xanh nằm trong trong các khu dân cư; thực hiện

theo đúng Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt, đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất công viên cây xanh theo Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Từng bước triển khai thực hiện để đáp ứng tiến độ phát triển đô thị, phục vụ dân cư khu vực.

2 - Về cắt tỉa, xử lý cây chết đường 70: UBND Thành phố luôn chú trọng công tác chỉ đạo các đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện công tác cắt tỉa cây bóng mát đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão dọc các tuyến đường trên địa bàn Thành phố nói chung và tuyến đường 70 qua địa phận các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và quận Hà Đông nói riêng.

Về tuyến đường 70, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh khẩn trương triển khai thực hiện. Qua khảo sát cây bóng mát dọc tuyến đường 70 đoạn qua địa phận phường Tây Mỗ. Hiện trạng có: 01 Xà Cừ (D:65cm-H:18m), 01 Bàng (D:15cm-H:8m) chết khô; đang khẩn trương triển khai các bước tiếp theo xử lý 02 cây chết trên để đảm bảo an toàn và tiếp tục khảo sát đánh giá trên toàn tuyến để cắt tỉa và thay thế cây chết, cây không đảm bảo an toàn.

Câu 81. Đề nghị UBND Thành phố xem xét giải quyêt việc ap dụng thống nhất gia đối với cac hộ dân trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng trong cùng một dự an trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Trả lời: Theo Điều 112 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc, phương pháp định

giá đất thì việc định giá đất phải đảm bảo các nguyên tắc: mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá và cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương

73

Page 74: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

tự như nhau thì có mức giá như nhau. Việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện theo quy trình tại QĐ 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 của UBND Thành phố và phương pháp xác định theo Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất và Điều 6 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.

Đề xuất việc áp dụng thống nhất giá đối với các hộ dân trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng trong cùng một dự án trên địa bàn quận Nam Từ Liêm là không có cơ sở.

Câu 82. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch mở rộng đường Trung Văn ( hiện tại đường Trung Văn nhỏ, hẹp, hay bị ùn tắc do mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn).

Trả lời:- UBND Thành phố đã giao UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư lập

và thực hiện dự án Cải tạo tuyến đường Trung Văn đoạn từ đường Lương Thế Vinh đến đường Tố Hữu (UBND quận Nam Từ Liêm đã có các Quyết định số 4691/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 30/03/2016 phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật công trình; thời gian đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2018). Quý IV năm 2016, UBND quận Nam Từ Liêm đã khởi công xây dựng công trình và dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

- Đoạn nằm trong phạm vi Dự án Khu chức năng đô thị Nam đại lộ Thăng Long đấu nối từ đường Sa Đôi do Chủ đầu tư khu chức năng đô thị có trách nhiệm đầu tư xây dựng tuyến đường trong phạm vi ranh giới dự án.

- Đối với đoạn tuyến còn lại, đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm nghiên cứu đề xuất lập dự án đầu tư cải tạo nâng cấp mở rộng tuyến đường theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực.

- Ngày 24/02/2017, UBND Thành phố có văn bản số 770/UBND-ĐT về việc thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy tại cuộc làm việc với Quận ủy Nam Từ Liêm; trong đó giao UBND quận Nam Từ Liêm tiếp tục triển khai dự án tuyến đường Trung Văn đoạn từ đường Tố Hữu tới Khu nhà ở Trung Văn với chiều dài 600m, rộng 21m. Theo đó lưu lượng giao thông trên tuyến đường Trung Văn sẽ được giảm tải.

Câu 83. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập bản đồ địa chinh khu đất đã được cấp GCN QSD cho cac hộ thuộc khu tập thể Liên đoàn địa chất xạ hiêm để thuận tiện cho công tac quản lý.

Trả lời:

74

Page 75: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Dự án tổng thể Hồ sơ địa chính trên địa bàn Thành phố; trong đó các diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được biên tập để xây dựng Hồ sơ địa chính tổng thể (bao gồm bản đồ địa chính) theo quy định.

Câu 84. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo giải quyêt tình trạng dự an xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao và khu dân cư Mễ Trì Thượng chưa được khớp nối hạ tầng, gây ảnh hưởng đên giao thông của nhân dân.

Trả lời:Theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 được duyệt, khu vực Mễ Trì

Thượng phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm có 01 tuyến đường giao thông nối từ đường Đại lộ Thăng Long dọc theo khu đất trụ sở Bộ Ngoại giao đến đường Mễ Trì Thượng, nằm giữa khu đất dự án Trụ sở Bộ Ngoại giao và dự án Khu nhà ở Mễ Trì.

Hiện nay, tuyến đường một phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Mễ Trì do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 làm chủ đầu tư, đang hoàn thành. Phần còn lại chưa thể khớp nối với tuyến đường thuộc khu vực dự án Trụ sở Bộ Ngoại giao do đang được quây rào tôn để triển khai thi công xây dựng. UBND Thành phố đã đôn đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 phối hợp với Chủ đầu tư dự án Trụ sở Bộ Ngoại giao khẩn trương hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến đường trên nhằm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của các Dự án trên với hạ tầng kỹ thuật khu vực, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Câu 85. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, thi công hệ thống thoat nước cho tuyên đường 70 đoạn từ Ngã ba Biển Sắt đên Ngã tư Nhổn.

Trả lời: Hiện trạng hệ thống thoát nước tuyến đường 70 đoạn từ ngã ba Biển sắt đến

ngã tư Nhổn: đoạn từ ngã ba Biển sắt đến ngõ 379 Xuân Phương gần đình Ngọc Mạch chưa có hệ thống thoát nước – chỉ có 80m rãnh ở cầu Triền; đoạn từ ngõ 379 Xuân Phương đến Trạm y tế liên phường Xuân Phương và Phương Canh thuộc đường Xuân Phương đã có hệ thống rãnh thoát nước B300 nhưng khả năng thu nước mặt kém do hệ thống đã xuống cấp, độ dốc mặt đường không đồng bộ, các cửa xả ra mương Vân Canh (mương do huyện Hoài Đức quản lý) có Cos đáy thấp hơn Cos đáy mương do vậy thường xảy ra úng cục bộ khi mưa.

Hiện nay, UBND quận Nam Từ Liêm đang triển khai Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường 70 đoạn từ ngã tư Nhổn đến đường Trần hữu Dực kéo dài trong đó có xây dựng mới hệ thống thoát nước (đang thi công phần móng đường). Ngoài ra, để cải tạo hệ thống thoát nước của tuyến 70. UBND Thành phố đã

75

Page 76: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

giao Sở Xây dựng chỉ đạo Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra, đề xuất phương án triển khai xây dựng hệ thống thoát nước đoạn từ ngã ba Biển sắt đến ngã tư Nhổn và phối hợp với huyện Hoài Đức về việc nạo vét mương Vân Canh để đảm bảo thoát nước cho khu vực.

Câu 86. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, quy hoạch giữ nguyên con đường nối từ đường 70 vào Miêu Nha – phường Tây Mỗ như hiện trạng, vì quy hoạch đường mới không hợp lý.

Trả lời:- Đoạn tuyến đường nối từ đường 70 vào Miêu Nha-phường Tây Mỗ hiện

trạng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Làng giáo dục quốc tế tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 08/3/2010. Đồ án này hiện đang được UBND thành phố chỉ đạo lập điều chỉnh cục bộ QHCT tỷ lệ 1/500.

- Theo Quy hoạch phân khu đô thị S3 tỷ lệ 1/5.000 cũng như nghiên cứu của đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Làng giáo dục quốc tế tỷ lệ 1/500, để đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông theo quy định đã không xác định có đoạn tuyến đường này. Việc kết nối khu vực Miêu Nha với đường 70 được thay thế bằng các tuyến đường trong khu quy hoạch (không giao cắt qua đường sắt).

- UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu đảm bảo giao thông thuận lợi, thông suốt cho khu vực dân cư Miêu Nha hiện có ra đường 70 trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Làng giáo dục quốc tế tỷ lệ 1/500.

13. Huyện Chương Mỹ Câu 87. Đề nghị thành phố sớm triển khai dự an cải tạo, nâng cấp quốc

lộ 6 đoạn qua huyện Chương Mỹ để giảm tai nạn giao thông và phục vụ phat triển kinh tê - xã hội.

Trả lời:UBND Thành phố đã có văn bản số 434/UBND-KH&ĐT ngày 08/02/2017

về việc chấp thuận Liên danh Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội, Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH, Công ty cổ phần thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty cổ phần đầu tư phát triển và dịch vụ thương mại Đại An nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án cải tạo nâng cấp QL6 đoạn từ Chúc Sơn – Xuân Mai theo hình thức hợp đồng BT.

Như vậy, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Chương Mỹ theo kiến nghị của cử tri huyện Chương Mỹ đang được Thành phố quan tâm triển khai thực hiện, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội.

76

Page 77: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

14. Huyện Thanh OaiCâu 88. Đề nghị Thành phố tiêp tục triển khai cac dự an lắp đặt đèn

chiêu sang trên địa bàn huyện và cho sửa chữa một số vị tri đèn chiêu sang đã bị hỏng trên tuyên QL21B, TL427.

Trả lời:1. Về việc triển khai các dự án lắp đặt đèn chiếu sáng trên địa bàn huyện

Thanh Oai:- UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện

Thanh Oai tiến hành rà soát, thống kê về nhu cầu đầu tư xây dựng mới hệ thống chiếu sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai, đề xuất thứ tự ưu tiên, tổng hợp đưa vào Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng Thành phố giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng được phê duyệt, UBND Thành phố sẽ cân đối đầu tư từ nguồn ngân sách Thành phố theo phân cấp (Thành phố hoặc quận, huyện) hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) để triển khai thực hiện theo quy định.

2. Về việc sửa chữa một số vị trí đèn chiếu sáng đã bị hỏng trên tuyến QL21B, TL427:

- Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát và đưa vào kế hoạch sửa chữa các đèn chiếu sáng bị hư hỏng trên tuyến QL21B, TL427 (đoạn qua địa bàn huyện Thanh Oai) để đảm bảo chiếu sáng và an ninh trật tự trên các tuyến đường nêu trên.

15. Huyện Ứng HòaCâu 89. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phi đổ bê tông mặt

đê sông Nhuệ đoạn trên địa bàn xã Đông Lỗ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, hiện nay dự an cải tạo sông Nhuệ đang được Thành phố triển khai, một số đoạn đã được bê tông hóa mặt đê.

Trả lời: Tuyến đê hữu sông Nhuệ qua địa bàn xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên từ

K55+00 đên K57+00; qua địa bàn xã Đông Lỗ, huyện ứng Hòa: bờ tả từ K59+160 đến K59+600, bờ hữu từ K58+1Q0 đến K61+200, Công ty TNHH 1TV Đầu tư Phát triển thủy lợi Sông Nhuệ đã đắp, mở rộng mặt đê kết hợp làm nền đường giao thông, với chiều rộng mặt đê là 7m; đảm bảo an toàn công trình, phòng chống thiên tai và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Dự án Nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, do UBND Thành phố quyết định đầu tư.

Việc đổ bê tông mặt đê sông Nhuệ các đoạn nêu trên, theo đề nghị của cử tri huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa là rất cần thiết, tạo thuận lợi cho giao thông đi lại, công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn. Tiếp thu kiến nghị cử tri,

77

Page 78: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty TNHH 1 TV Đầu tư Phát triển thủy lợi sông Nhuệ phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Câu 90. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phi nạo vét 3. Kênh A2-14 (sông Măng Giang) đoạn chảy từ sông Nhuệ vào kênh Ngoại Độ hiện nay lòng kênh bị bồi lắng nhiều, gây ach tắc, cản trở dòng chảy, để phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Trả lời: Tuyến kênh A2-14 do Công ty TNHH 1 TV Đầu tư Phát triển thủy lợi Sông

Nhuệ quản lý, khai thác, lưu lượng thiết kế Qtk= 7,57 m3/s, bắt nguồn từ sông Nhuệ (cống Kẹo) chảy ra kênh Ngoại Độ với chiều dài 9,5km.

Đoạn đầu kênh từ K0+00÷K5+200 (tương ứng từ cống Kẹo đến cầu Giang Triều), dài 5.200m, một nửa lòng kênh đi qua địa bàn các xã Đông Lỗ, Đại Cường, Đại Hùng thuộc huyện Ứng Hòa, một nửa lòng kênh đi qua các xã Đại Cương, Lê Hồ, Nguyễn Úy huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Đoạn còn lại từ K5+200 đến cuối tuyến nằm trên địa bàn các xã Đại Hùng, Đại Cường, Đội Bình, huyện Ứng Hòa.

Năm 2012, đoạn kênh từ cống Kẹo đến cầu Ngăm đã được UBND huyện Ứng Hòa đầu tư kinh phí thực hiện nạo vét. Đoạn kênh còn lại (từ cầu Ngăm đến cuối tuyến) đã được nạo vét xong trong năm 2013 khi thực hiện dự án Trạm bơm Ngoại Độ II do Công ty TNHH 1TV Đầu tư Phát triển thủy lợi Sông Nhuệ làm chủ đầu tư.

Hiện tại, tồn tại lớn nhất của tuyến kênh là tình trạng vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, lấn chiếm do người dân tự ý làm đăng đó, vó bè, thả cá, làm giàng vịt…ảnh hưởng đến việc dẫn nước của tuyến kênh.

Để đảm bảo an toàn công trình, đáp ứng yêu cầu phục sản xuất, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty TNHH 1 TV Đầu tư Phát triển thủy lợi Sông Nhuệ phối cùng chính quyền địa phương (nơi tuyến kênh đi qua) thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh đồng thời có biện pháp giải tỏa các vi phạm trên để trả lại mặt cắt dẫn nước của tuyến kênh, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.

16. Huyện Mỹ Đức (không có kiên nghị cử tri)17. Huyện Phú XuyênCâu 91. Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt thành lập cụm công nghiệp

làng nghề xã Phú Yên; đồng thời đẩy nhanh thủ tục chọn Chủ đầu tư triển khai cụm công nghiệp làng nghề xã Phú Túc.

Trả lời:1. Về cụm công nghiệp làng nghề xã Phú Yên:

78

Page 79: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Hiện nay, UBND Thành phố đang xem xét báo cáo đề xuất số 05/BC-SCT ngày 11/01/2017 của Sở Công thương sau khi chủ trì, phói hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 17/5/2016 của UBND huyện Phú Xuyên về việc đề nghị thành lập cụm công nghiệp Phú Yên để quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Về cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc:- CCN Phú Túc, huyện Phú Xuyên được thành lập theo Quyết định số

4989/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của UBND Thành phố.- Sau khi UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Cụm công

nghiệp Phú Túc, UBND huyện Phú Xuyên đã lập hồ sơ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản:

+ Tờ trình số 1669/TTr-UBND ngày 24/9/2015 về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt và công bố danh mục dự án đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;

+ Tờ trình số 1709/TTr-UBND ngày 06/10/2015 về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt và công bố danh mục dự án có sử dụng đất để đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

- Ngày 28/9/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 5198/KH&ĐT-CN báo cáo UBND Thành phố phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất công bố lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố. Trong đó có nội dung: Đối với cụm công nghiệp Phú Túc, huyện Phú Xuyên, chưa có quy hoạch chi tiết 1/2.000 hoặc 1/500 được phê duyệt, vì vậy, cụm công nghiệp này chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt danh mục dự án công bố lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ.

UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND huyện Phú Xuyên nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (Theo quy định tại Mục a, Khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư năm 2014, đối với dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh)

Câu 92. Đề nghị thành phố kiểm tra và có kê hoạch đổ bê tông đường đê sông Nhuệ thuộc địa bàn thôn Thủy Phú, xã Phú Yên dài gần 2km đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân (hiện nay Sở NN PTNT đang triển khai dự an nạo vét sông Nhuệ làm dở dang, đường bị lầy lội, ảnh hưởng lớn đên đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân).

Trả lời:

79

Page 80: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Dự án nâng cấp trục chính sông Nhuệ từ đường Vành đai 4 đến hết hệ thống do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ làm chủ đầu tư; nguồn vốn đầu tư từ vốn trái phiếu chính Phủ. Hiện nay dự án đã cơ bản hoàn thành. Mặt đường đê sông Nhuệ chiều rộng 7m chưa được cứng hóa để làm đường quản lý kết hợp giao thông. Việc đầu tư cứng hóa mặt đê trong đó có đoạn qua địa bàn xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên từ K55+00 đến K57+00 không thuộc Dự án nâng cấp trục chính sông Nhuệ từ đường Vành đai 4 đến hết hệ thống. UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

Câu 93. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm hoàn hành việc cấp GCN QSD đất cho cac nhà trường tại xã Phú Túc. Cac nhà trường đã làm thủ tục đên nay đã gần 04 năm vẫn chưa được cấp.

Trả lời: Ngày 20/6/2014, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 25/2014/QĐ-

UBND về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký biến động sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn Thành phố; trong đó đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc thẩm định bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các trường học tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên. UBND huyện Phú Xuyên có trách nhiệm chỉ đạo các nhà Trường và cơ quan chức năng liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.

Câu 94. Đề nghị Thành Phố cần mở rộng đường 429 từ Tia đên Quan Tròn để đap ứng nhu cầu ngày càng đông phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt vào dịp Têt, lễ hội Chùa Hương.

Trả lời:Tuyến đường tỉnh đường 429 (ĐT 73 cũ) đoạn Quán tròn – Tía do Sở Giao

thông vận tải quản lý, khai thác sử dụng có quy mô mặt đường rộng B=5,5m và được thường xuyên duy tu, duy trì đảm bảo an toàn giao thông. Về đề nghị của UBND huyện Ứng Hòa nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến này, qua khảo sát lưu lượng tham gia giao thông trong giai đoạn hiện nay không lớn có thể đáp ứng nhu cầu đi lại trong vài năm tới. UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục tăng cường công tác duy tu, duy trì để đảm bảo an toàn giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

80

Page 81: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 95. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiên độ lắp đèn chiêu sang đường 429 đoạn đường thuộc địa phận huyện Phú Xuyên hiện nay chưa có đèn.

Trả lời :UBND Thành phố giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Phú

Xuyên, Đan Phượng tiến hành rà soát, thống kê (trên cơ sở Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội) về nhu cầu đầu tư xây dựng mới hệ thống chiếu sáng trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Đan Phượng, bao gồm cả các tuyến đường Tỉnh lộ 429, 417, đề xuất thứ tự ưu tiên, tổng hợp đưa vào Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng Thành phố giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng được phê duyệt, UBND Thành phố sẽ cân đối đầu tư từ nguồn ngân sách Thành phố theo phân cấp (Thành phố hoặc quận, huyện) hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) để triển khai thực hiện theo quy định.

Câu 96. Đề nghị nâng cấp cac xe buýt chạy tuyên đường Giap Bat - Phú Túc nhiều xe đã cũ khi chạy có độ dung lắc, tiêng kêu cọt kẹt, gặp trời mưa thì bị dột không đảm bảo an toàn cho hành khach trên xe; xem xét miễn, giảm gia vé xe cho đối tượng: Người cao tuổi, Cựu chiên binh... Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo sớm mở tuyên xe buýt Phú Túc - bên xe Yên Nghĩa đi vào hoạt động và xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh và cac công trình phụ trợ điểm quay đầu tuyên xe buýt Giap Bat - Phú Túc tại xã Phú Túc.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Tổng công ty

vận tải Hà Nội báo cáo UBND Thành phố phương án đưa vào hoạt động thí điểm tuyến buýt số 91 ( BX Yên Nghĩa - Phú Túc). Sau khi phương án được UBND Thành phố chấp thuận sẽ đưa tuyến vào hoạt động phục vụ nhân dân.

Để chuẩn bị đưa tuyến buýt 6E ( BX Giáp Bát - Phú Túc) vào hoạt động UBND huyện Phú Xuyên, UBND xã Phú Túc đã cam kết và thực hiện đầu tư cải tạo điểm đầu cuối xe buýt tại xã Phú Túc. Với kiến nghị của Cử tri, Sở GTVT Hà Nội và UBND huyện Phú Xuyên nghiên cứu xử lý để tạo thuận lợi cho hành khách, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Theo QĐ số 18/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 về phương án giá vé vận chuyển và hướng dẫn 296/HDLS:GTVT-TC về phát hành quản lý và sử dụng vé tháng xe buýt. Hiện nay đã thực hiện ưu tiên cho các đối tượng:

Người có công với cách mạng được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí gồm:- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 (Lão thành cách mạng).- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Tổng

khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa).- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

81

Page 82: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.

- Thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh.

- Người có công giúp đỡ cách mạng.- Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.- Người khuyết tật.

Câu 97. Đề nghị Thành phố chỉ đạo tăng cường đội Cảnh sat tuần tra cơ động tuyên đường 429 từ Tia đên Quan Tròn hiện đang có chiều hướng gia tăng cướp giật người đi xe may nhất là vào buổi trưa, chiều tối và ban đêm.

Trả lờiCông an Thành phố đã ban hành quyết định quy định về công tác tuần tra,

kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát Cơ động, theo đó quy định về thời gian tuần tra kiểm soát từ 21h00 ngày hôm trước đến 05h00 ngày hôm sau, chia làm 02 ca.

Từ ngày 15/11/2016 đến 15/2/2017, lực lượng Cảnh sát cơ động phối hợp với Công an huyện Phú Xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát trên tuyến đường 429. Kết quả: xử phạt hành chính 72 trường hợp với số tiền khoảng 36 triệu đồng, chưa phát hiện, bắt giữ vụ việc phạm pháp hình sự.

Trong thời gian tới, UBND Thành phố giao Công an Thành phố tiếp tục chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động phối hợp với Công an huyện Phú Xuyên tăng cường tuần tra, mật phục để phòng ngừa các vụ việc phạm pháp hình sự.

Câu 98. Đề nghị Thành phố quan tâm giải quyêt ô nhiễm môi trường, xây dựng nhà may xử lý rac thải công nghiệp tại xã Phú Yên.

Trả lời: Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến

2050; trên địa bàn huyện Phú Xuyên xác định hình thành Khu XLCTR tại xã Châu Can với quy mô 7,5ha - 450 tấn/ngày (năm 2020); 13ha - 800 tấn/ngày (năm 2030); 20ha – 1.000 tấn/ngày (năm 2050) xử lý rác sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn thông thường.

Căn cứ quy hoạch, UBND Thành phố đã giao Công ty CP dịch vụ môi trường Thăng Long đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn Lễ Thượng, xã Châu Can từ tháng 4/2015 với công suất 500 tấn/ngày, công nghệ đốt thu hồi nhiệt trên ô đất 4,85ha trong tổng số 20ha dự kiến bố trí để hình thành Khu XLCT Châu Can, huyện Phú Xuyên theo quy hoạch; dự án đang thực hiện công tác GPMB.

82

Page 83: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Đối với đề nghị của UBND huyện Phú Xuyên về việc thí điểm đầu tư lò đốt xử lý rác thải làng nghề tại xã Phú Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 8880/STNMT- KTTV&BĐKH ngày 13/9/2016 báo cáo UBND Thành phố xem xét.

Như vậy, trong khi chưa có giải pháp hữu hiệu xử lý rác thải làng nghề tại xã Phú Yên UBND huyện Phú Xuyên tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh hàng ngày trên địa bàn, hướng dẫn các hộ sản xuất trong làng nghề ký hợp đồng với các đơn vị được phép thu gom, vận chuyến và xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại; đồng thời phối hợp với Cảnh sát môi trường kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, thông báo trên hệ thống đài truyền thanh xã những trường hợp cố tình vi phạm, xả thải bừa bãi.

UBND huyện Phú Xuyên có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ GPMB, thu hồi đất, tạo điều kiện sớm hình thành Khu XLCTR Châu Can theo quy hoạch để đầu tư, kêu gọi đầu tư lò đốt rác phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt, rác tại các làng nghề và cụm công nghiệp trong khu vực và vùng lân cận.

18. Huyện Thường TinCâu 99. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư nốt đoạn đường 1.500m

và hệ thống tưới tiêu, hỗ trợ ứng dụng tiên bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất hiệu quả tại xã Tự Nhiên (xã Tự Nhiên có diện tich đất bãi 180ha đã được Thành phố quy hoạch theo Nghị quyêt 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013).

Trả lời: Tại Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành

phố về Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội, xã Tự Nhiên – Chương Dương, huyện Thường Tín được quy hoạch 280ha (trồng Chuối, Bưởi) để trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao chuyên canh tập trung đến năm 2020.

Việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống tưới, tiêu hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ sản xuất của hệ thống công trình thủy lợi là cần thiết và phù hợp với đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014.

Tuy nhiên, tại Điểm c, Khoản 5 Điều 1, Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 quy định: ”Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua

83

Page 84: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

UBND xã hoặc Hợp tác xã khi đầu tư hệ thống tưới và xử lý môi trường trong lĩnh vực cây trồng; Ngân sách cấp huyện hỗ trợ sau đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng đối với xử lý chất thải trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của UBND Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định”. Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố giao UBND huyện Thường Tín chỉ đạo UBND xã Tự Nhiên căn cứ Kế hoạch thực hiện các Chính sách trên, lập hồ sơ đề xuất báo cáo UBND Thành phố đề được đầu tư kinh phí theo quy định.

Câu 100. Đề nghị Thành phố quan tâm hỗ trợ đầu tư, tôn tạo và bảo tồn phat huy gia trị văn hóa lịch sử đối với di tich Đình Thượng, Đình Hạ đã xuống cấp nghiêm trọng 2 di tich này được Thành phố bổ sung trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2015-2020.

Trả lời:Di tích đình Thượng Tự Nhiên đã xếp hạng cấp Quốc gia tại quyết định số

39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002; đình Hạ Tự Nhiên đã xếp hạng cấp Quốc gia tại quyết định số 1288/QĐ-VH ngày 16/11/1988 hiện do UBND huyện thường Tín quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND Thành phố Hà Nội.

Hiện nay, di tích đình Hạ đã xuống cấp nghiêm trọng; di tích đình Thượng có một số xà, hoành bị ẩm mốc, tường nứt, ngói xô.

Theo quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016) thì: Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện đang quản lý; ủy ban nhân dân cấp huyện đối ứng cùng ngân sách Thành phố đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Quốc gia do cấp huyện quản lý (khoản 1, 2 Điều 16).

Do vậy, trên cơ sở so sánh mức độ xuống cấp, giá trị của các di tích trên với mức độ xuống cấp và giá trị của các di tích nói chung trên địa bàn huyện và nguồn lực của địa phương, UBND Thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với UBND huyện Thường Tín:

- Lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích theo thứ tự ưu tiên, trong đó có di tích đình Thượng, đình Hạ Tự Nhiên và xem xét, bố trí kinh phí đối ứng từ các nguồn theo quy định của Luật Di sản văn hóa: (1) Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Thành phố hỗ trợ và kinh phí đối ứng của ngân sách huyện); (2) Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; (3) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

84

Page 85: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Thành phố trong việc tu bổ tôn tạo di tích.

- Sau khi xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện tu bổ di tích thì có văn bản xin chủ trương tu bổ di tích theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016).

- Đối với di tích xuống cấp nặng: Trong khi chưa tu bổ tôn tạo di tích, để đảm bảo an toàn cho kiến trúc, người và di vật, UBND huyện Thường Tín có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, Ban quản lý di tích có biện pháp chống đỡ, di chuyển hiện vật, đồ thờ tới vị trí an toàn, làm biển báo tại vị trí nguy hiểm.

19. Huyện Thanh Trì (không có kiên nghị)20 Huyện Gia Lâm Câu 101. Đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo lắp đặt hệ thống đèn

tin hiệu và biển bao giao thông tại tuyên đường liên xã Phù Đổng – Trung Mầu (đoạn ngã ba Cầu Chạc), đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Trả lờiTuyến đê Phù Đổng là tuyến đường giao thông chính đi qua xã Phù Đổng,

huyện Gia Lâm. Từ khi có trạm thu phí trên quốc lộ 1B qua cầu Phù Đổng đi Bắc Ninh, nhiều ô tô tải, xe khách chạy vào tuyến đường trên để tránh mua vé dẫn đến mặt đường xuống cấp, ùn ứ giao thông cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Trước tình hình trên, Công an Thành phố đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ùn ứ và TNGT trên tuyến như: Hạn chế tải trọng xe trên 10 tấn; tổ chức cấm xe tải, xe khách hoạt động trong giờ cao điểm; tổ chức ô tô 1 chiều; tổ chức duy tu sửa chữa mặt đường; bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT.

Đối với đề xuất lắp đặt Đèn tín hiệu giao thông tại đường liên xã Phù Đổng – Trung Mầu (ngã 3 Cầu chạc), UBND Thành phố đã giao Công an Thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải khảo sát và nghiên cứu nếu đủ điều kiện về hạ tầng, về lưu lượng xe tham gia giao thông sẽ đề xuất UBND Thành phố theo quy định.

Câu 102. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo cac cơ quan liên quan kiểm tra, yêu cầu cơ sở san chiêt ga của Công ty TNHH dầu khi Hà Nội nằm trong khu dân cư (Tổ dân phố Nội Thương, xã Dương Xa) di chuyển cơ sở ra xa khu dân cư 3.

85

Page 86: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Trả lời: (1). Quy mô cơ sở san chiêt ga của Công ty TNHH dầu khi Hà Nội: Cơ

sở có diện tích khoảng 8.000m2 được chia làm 4 khu vực: Khu bồn chứa, nhà nạp gas, nhà sơn sửa vỏ bình, nhà văn phòng. Khu vực bồn chứa gồm 02 cụm bồn đặt nổi có 09 bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng, một cụm 03 bồn chứa có dung tích bồn chứa 50m3/bồn x 3 bồn và một cụm 06 bồn chứa dung tích 30m3/bồn x 6 bồn.

(2). Hồ sơ, văn bản liên quan đên hoạt động của cơ sở gồm:- Giấy phép xây dựng số 138/GPXD ngày 11/10/2010 của UBND huyện Gia

Lâm. - Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC Số: 416/CNTD-PCCC,

ngày 12/7/2010, biên bản kiểm tra nghiệm thu hệ thống PCCC ngày 17/3/2011 do Phòng Cảnh sát PCCC- CATP Hà Nội cấp. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC số 95/11/ĐK-PCCC ngày 28/3/2011 do phòng Cảnh Sát PCCC - CATP Hà Nội cấp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm nghành, nghề kinh doanh có điều kiện Số 95/GCN-GL, ngày 12/4/2011 do CAH Gia Lâm cấp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai số: 03/GCNĐĐK-SCT ngày 20/6/2011 do Sở Công thương cấp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai số 76/GCNĐĐK-SCT ngày 28/2/2012 do Sở Công thương cấp có giá trị đến 28/2/2017.

- Kết quả đo kiểm tra điện trở nối đất thiết bị số: 06/16/KĐ-PP-VN và 06/16/KĐ-PP-VN ngày 07/3/2016 của Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc số P-6/TLO/TSA/3101/0013-01 ngày 6/9/2016 của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex có giá trị đến 9/9/2017.

- Các biên bản bản kiểm định an toàn kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống san chiết gas.

- Phương án chữa cháy theo mẫu PC11 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 và được Phòng Cảnh sát PC&CC số 11 phê duyệt theo quy định.

- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại cơ sở.

(3). Kiểm tra thực tê:- Giao thông phục vụ chữa cháy: Chiều rộng, chiều cao đường giao thông

bên trong và bên ngoài cơ sở đảm bảo xe chữa cháy có thể tiếp cận đươc.- Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Bên trong cơ sở có bể nước phục vụ

chữa cháy có trữ lượng 700m3.

86

Page 87: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Khoảng cách an toàn PCCC: Khoảng cách từ mép bồn chứa 100m3 (50 tấn) tới tường rào gianh giới khu nhà xưởng phía tiếp giáp với khu dân cư là 20m; khoảng cách từ mép bồn chứa loại 60m3 (30 tấn) đến tường rào gianh giới xưởng chiết nạp phía tiếp giáp khu dân cư là 15,5m. Khoảng cách từ mép bồn chứa 100m3 (50 tấn) tới tường rào gianh giới nhà xưởng chiết nạp gas không tiếp giáp với khu dân cư là 15,9m. Khoảng cách từ điểm nhập gas tới bồn chứa gần nhất là 19m, tới tường rào gianh giới xưởng chiết nạp là 18m và 31m. Khoảng cách từ điểm nạp gas vào chai tới bồn chứa gần nhất là 19m. Tại thời điểm kiểm tra, căn cứ nội dung trên khoảng cách an toàn PCCC đảm bảo theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

- Lối thoát nạn: Tại khu vực san triết nạp, lối thoát nạn ra xung quanh rộng, bố trí sắp xếp các bình gas không cản trở lối di chuyển thoát nạn.

- Hệ thống, phương tiện PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác liên quan:+ Đã trang bị hệ thống chữa cháy, hệ thống báo rò gas, phương tiện bình

chữa cháy xách tay, bình xe đẩy, nội quy, tiêu lệnh theo đúng thiết kế được phê duyệt. Tại thời điểm kiểm tra các hệ thống, phương tiện hoạt động tốt.

+ Nguồn điện phục vụ bơm chữa cháy chưa được đấu nối nguồn điện ưu tiên, thiết bị chiếu sáng tại các khu vực sàn nạp, nhà xưởng là thiết bị phòng nổ. Hệ thống chống sét được kiểm tra định kỳ hàng năm.

(4). Nhận xét, đanh gia: Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở tiếp tục duy trì tốt các điều kiện cơ bản về

đảm bảo an toàn PCCC theo hồ sơ thiết kế trước đây được Phòng Cảnh sát PC&CC – Công an TP Hà Nội thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Trong quá trình hoạt động đã được các cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên môn, lĩnh vực cấp phép hoạt động như: Sở Công Thương, Công an huyện Gia Lâm... Tuy nhiên, để tăng giải pháp đảm bảo an toàn PCCC theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, khuyến khích chủ đầu tư thực hiện các yêu cầu về PCCC như: Trang bị hệ thống báo cháy tự động tại khu vực nhà xưởng, khu vực ngăn chia giữa nhà xưởng và văn phòng phải được ngăn bằng bộ phận ngăn cháy, xây dựng bổ sung một phần tường tiếp giáp với xưởng sơn, cải tạo hiệu chỉnh nguồn điện phục vụ bơm chữa cháy được đấu nối nguồn điện ưu tiên. Về phía chủ cơ sở cam kết thực hiện các nội dung kiến nghị của đoàn kiểm tra và cơ quan Cảnh sát PC&CC trước Quý II/2017.

Như vậy, cơ sở san chiết ga của Công ty TNHH Đầu tư dầu khí Hà Nội đã hoạt động và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật đối với hoạt động nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai.

21. Huyện Đông Anh (không có kiên nghị)22. Huyện Mê Linh

87

Page 88: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 103. Đề nghị Thành phố bố tri kinh phi đầu tư xây dựng một số tuyên đường giao thông trên địa bàn huyện (đường nối từ đường 35 đên đường Võ Văn Kiệt, đường từ Trung tâm hành chinh huyện đi thị trấn Chi Đông giai đoạn 2, đường từ ngã tư Cổ Ngựa xã Tiền Phong đi đền Hai Bà Trưng).

Trả lời: UBND huyện Mê Linh đề xuất đầu tư các tuyến đường nêu trên nhằm hoàn

chỉnh hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương địa bàn là cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện Ngân sách Thành phố rất khó khăn, cần tập trung cho các dự án trọng điểm, các dự án chuyển tiếp hoàn thành và các dự án dân sinh bức xúc; do vậy Kế hoạch năm 2017 Thành phố đã cân đối bố trí vốn 62 tỷ đồng để hoàn thành Dự án cải tạo nâng cấp đường 35 từ Đại Thịnh đến Quang Minh.

Đối với các dự án đề xuất khởi công mới giai đoạn 2017-2020 (Đường nối từ đường 35 đến đường Võ Văn Kiệt; đường từ Trung tâm Huyện đi trung tâm Văn Hóa, tuyến đường Cổ Ngựa xã Tiền Phong qua đền thờ Hai Bà Trưng): UBND Thành phố sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để cân đối bố trí cho các công trình cụ thể trong giai đoạn năm 2017-2020. Mặt khác, để chia sẻ gánh nặng với ngân sách Thành phố, đồng thời phát huy tính chủ động trong chỉ đạo điều hành, UBND Thành phố đã giao UBND huyện Mê Linh rà soát quỹ đất trên địa bàn, nghiên cứu triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tạo nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn Huyện theo cơ chế đã được HĐND Thành phố chấp thuận (được giữ lại 100%).

Câu 104. Đề nghị Thành phố có phương an xử lý cac dự an chậm triển khai, bỏ hoang đất trên địa bàn huyện và quan tâm, sớm giải quyêt đất dịch vụ cho nhân dân huyện Mê Linh.

Trả lời: 1. Về việc xử lý các dự án chẩm triển khai, bỏ hoang đất trên địa bàn

huyện:Từ sau thời điểm hợp nhất đến nay, theo thống kê trên địa bàn UBND huyện

Mê Linh hiện có 47 dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích đất khoảng 1.743 ha, trong đó có 14 dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, 18 dự án đang giải phóng mặt bằng, 24 dự án đang xây dựngs hạ tầng hoặc công trình kiến trúc.

Đánh giá chung tình hình triển khai các dự án: Hầu hết các dự án xây dựng khu đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn huyện Mê Linh đều đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt địa điểm, quy hoạch, chấp thuận đầu tư, quyết định giao, cho thuê đất trước thời điểm hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội và cơ bản đã và đang thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư - GPMB trước khi hợp nhất về Hà

88

Page 89: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Nội (32/47 dự án). Việc triển khai thực hiện các dự án kéo dài nhiều năm (từ 2008 đến nay) là chậm.

Nguyên nhân chậm triển khai: Nguyên nhân khách quan do các dự án phải thực hiện rà soát, chờ kết nối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị; do khó khăn chung của nền kinh tế khu vực, trong nước, sự trầm lắng của thị trường bất động sản khiến nhiều Chủ đầu tư gặp khó khăn, thiếu chủ động về nguồn vốn đã đăng ký và các nguồn vốn huy động cho dự án. Bên cạnh đó cũng do yếu tố đầu ra, lượng hàng hóa còn đang tồn đọng, một số Chủ đầu tư đã chủ động giãn tiến độ, nghe ngóng nhu cầu thị trường để hạn chế rủi ro; Nguyên nhân chủ quan do Nhà đầu tư chưa tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND huyện Mê Linh để được hướng dẫn lập và điều chỉnh quy hoạch theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy hoạch phân khu được duyệt và thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Do quá trình triển khai các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn huyện Mê Linh chậm, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố và UBND huyện Mê Linh tổ chức kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nêu trên. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra của các đơn vị, UBND Thành phố đã có các văn bản số 4318/UBND-TNMT ngày 16/6/2014 và Văn bản số 3952/UBND-TNMT ngày 10/6/2015 chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn huyện Mê Linh; Theo đó, các Sở, ngành của Thành phố đã tiếp tục triển khai giải quyết, hướng dẫn các thủ tục nhằm tháo gỡ khó khăn cho các các dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn huyện Mê Linh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn huyện Mê Linh vẫn triển khai chậm.

Hiện nay, UBND Thành phố nhận được các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các dự án trên, UBND Thành phố đang tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành của thành phố tham mưu, đề xuất phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án khu nhà ở, khu đô thị trên địa bàn huyện Mê Linh.

2. Về việc quan tâm sớm giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân:Liên quan đến đất dịch vụ cho nhân dân mất đất chưa được cấp trả đất (tồn

tại từ thực tế giao đất thực hiện dự án của UBND tỉnh Vĩnh Phúc): UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 03 Quyết định giao đất dịch vụ cho nhân dân khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (số 2502/2004/QĐ-UB ngày 22/7/2004, số 25/2006/QĐ-UBND ngày 04/4/2006, số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04/02/2008). Khi huyện Mê Linh sát nhập về Hà Nội, UBND Thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện cam kết của các cấp chính quyền về chính sách giao đất dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc trên địa bàn huyện Mê Linh. Việc xác định đối tượng

89

Page 90: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

được giao đất, thời điểm, hạn mức... làm căn cứ giao đất phải thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và không “hồi tố” (Nội dung này UBND Thành phố đã chỉ đạo tại các Văn bàn số 1130/UBND-TNMT ngày 21/01/2011, số 5259/UBND-TNMTngày 23/6/2011, số 375/TB-UBND ngày 21/12/2011). Kết quả, UBND huyện đã giao đất dịch vụ cho nhân dân thôn Nội Đồng (xã Đại Thịnh) và nhân dân tổ 4,5,8 (thị trấn Quang Minh) được: 3,8 ha, cho 715 hộ dân (thôn Nội Đồng 255 hộ, với diện tích 1,1 ha; Tổ dân phố số 4,5,8 - thị trấn Quang Minh 460 hộ dân của, với diện tích 2,7 ha). Kết quả trên còn chậm do: phải chờ điều chỉnh quy hoạch huyện Mê Linh (khi sát nhập về Hà Nội), nguồn lực có hạn (theo chính sách quy định và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cam kết với nhân dân trước đây: khi giao đất dịch vụ chỉ thu 50.000đồng/m2; trong khi chi phí GPMB hiện nay đã khoảng 850.000đ/m2, cộng thêm suất đầu tư hạ tầng ....), nhiều hộ dân bị thu hồi đất trước thời điểm Chính phủ ban hành chính sách giáo đất dịch vụ kiến nghị được giao đất.

Cùng với việc báo cáo xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo Huyện Mê Linh tập trung, khẩn trương giải quyết đất dịch vụ, sớm giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện được giao đất dịch vụ theo các quy định pháp luật trước đây.

Câu 105. Đề nghị Thành phố xem xét, dừng triển khai dự an Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước vì gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời: - Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Trong đó, Nghĩa trang Thanh Tước dự kiến Quy mô: Hiện có 7 ha, giai đoạn đến năm 2020 mở rộng với tổng diện tích khoảng 14 ha và đến năm 2030 khoảng 23 ha.

- Trong định hướng Quy hoạch phát triển Nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 đã xác định Nghĩa trang Thanh Tước được mở rộng giai đoạn đến năm 2020 với diện tích khoảng 17 ha và đến năm 2030 khoảng 23 ha.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 đã xác định việc đầu tư xây dựng mở rộng nghĩa trang Thanh Tước và là một trong các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư của Thành phố.

- Nghị Quyết 11/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về các chương trình mục tiêu và danh mục các dự án

90

Page 91: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định số 1948/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết các công trình, cụm công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2011-2015 cũng xác định đầu tư xây dựng mở rộng nghĩa trang Thanh Tước.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê Linh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 06/9/2012 xác định dự án Cải tạo nghĩa trang Thanh Tước hiện có thành công viên nghĩa trang với quy mô khoảng 14ha (Theo phụ lục: danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định).

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 7120/QĐ-UBND ngày 27/12/2014. Bất cứ nhà đầu tư nào được làm chủ đầu tư dự án, khi vận hành dự án phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thực hiện đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được duyệt. Trường hợp Nhà đầu tư vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc triển khai đầu tư Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước là hoàn toàn phù hợp định hướng quy hoạch và các văn bản nêu trên. UBND Thành phố đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát lại về quy hoạch tổng mặt bằng của nghĩa trang đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh môi trường để triển khai Dự án theo quy định.

Câu 106. Đề nghị thành phố xem xét quy hoạch, xây dựng mới chợ tiêu thụ nông sản và hoa tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh;

Trả lời:- Căn cứ Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố

Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó tại xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh có quy hoạch xây dựng mới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng, diện tích khoảng 30ha.

- Trong các năm 2014, 2015, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND huyện Mê Linh đề xuất UBND Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng chợ đầu mối tại huyện Mê Linh để tiêu thụ nông sản và hoa trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư cùng với việc hạ tầng giao thông khu vực xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa chưa ổn định (đường vành đai 4 chưa được xây dựng) nên dự án chưa được xem xét, chấp thuận.

- Để có cơ sở xem xét đề xuất quy hoạch, xây dựng mới chợ tiêu thụ nông sản và hoa tại xã Tiền Phong, UBND Thành phố đã chỉ đạo:

+ UBND huyện Mê Linh căn cứ vào Điểm b, Khoản 3, Điều 31 của Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy định

91

Page 92: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại để có báo cáo làm rõ các nội dung: Sự cần thiết bổ sung quy hoạch, đánh giá ảnh hưởng của dự án đến toàn bộ quy hoạch (đặc biệt là đến quy hoạch chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa), đến cân đối cung cầu trong quy hoạch, sự phù hợp về địa điểm, quy mô; công suất; các yêu cầu về kỹ thuật; phương án bảo vệ môi trường, tiến độ của dự án đầu tư; tính toán phương án kinh doanh và tính sơ bộ hiệu quả dự án đầu tư; các giải pháp thực hiện.

+ Trên cơ sở báo cáo của UBND huyện Mê Linh, UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương xem xét, trình UBND Thành phố quyết định bổ sung dự án vào quy hoạch, làm cơ sở để tiến hành các thủ tục đầu tư tiếp theo.

23. Huyện Sóc SơnCâu 107. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm hoàn thành việc cải tạo

đường Quốc lộ 2 đoạn qua địa bàn Sóc Sơn (quan tâm làm vỉa hè, cống, rãnh thoat nước, điện …)

Trả lời:Hiện tại UBND Thành phố đang tập trung nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ

tầng giao thông khung trên đia bàn có tính kết nối các khu vực. UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành liên quan kiểm tra, rà soát việc đầu tư, nguồn vốn để cải tạo đường Quốc lộ 2. Trước mắt Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải sẽ tăng cường công tác duy tu duy trì đảm bảo an toàn giao thông phục vụ nhân dân đi lại.

Câu 108. Đề nghị Thành phố kiểm tra, lắp đặt thay thê cac đèn chiêu sang trên đường Quốc lộ 2 bị hư hỏng từ lâu nhưng chưa được thay thê.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị liên quan

kiểm tra, rà soát và đưa vào kế hoạch sửa chữa các đèn chiếu sáng bị hư hỏng trên tuyến QL2 (đoạn qua địa bàn huyện Sóc Sơn) để đảm bảo chiếu sáng và an ninh trật tự trên các tuyến đường nêu trên.

Câu 109. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cac đơn vị cung cấp mạng viễn thông, điện lực có biện phap thu gọn cac đường dây (đoạn qua đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 3) để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trả lời UBND Thành phố đã giao Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối

hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Sóc Sơn, Tổng Công ty điện lực Hà Nội, các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 3 trên địa

92

Page 93: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

bàn huyện Sóc Sơn; kết quả xác nhận những phản ánh của cử tri huyện Sóc Sơn về tình trạng các đường dây và cáp đi nổi trên tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 3 chưa được bó gọn, trùng võng là đúng, cụ thể như sau:

- Khu vực ngã ba Phủ Lỗ hiện có số lượng các đường dây, cáp đi nổi trên tuyến cột đèn chiếu sáng và ngang qua quốc lộ 3 không được bó gọn, trùng võng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

- Tuyến dọc Quốc lộ 2 hiện có tuyến cột, cáp do Viettel quản lý và các đơn vị thuộc quân đội sử dụng bị trùng võng.

- Tuyến Quốc lộ 3 hiện có tuyến cột bưu điện do VNPT Hà Nội quản lý không sử dụng nhưng không thu hồi để các đơn vị, doanh nghiệp khác treo cáp bị trùng võng.

Nguyên nhân - Do Công ty cổ phần môi trường đô thị Sóc Sơn không quản lý tốt hệ

thống cột điện chiếu sáng nên đã để cho các doanh nghiệp, đơn vị treo cáp không đúng quy định.

- Tại ngã ba Phủ Lỗ đã xảy ra tai nạn giao thông làm đổ cột điện, sau khi xử lý trồng cột điện mới, cột thấp, không đủ độ cao vượt đường theo quy định.

- Các đơn vị, doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong việc thực hiện lắp đặt các đường dây, cáp đi nổi trên tuyến cột điện lực, chiếu sáng theo đúng quy định tại Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của UBND Thành phố.

Giải pháp khắc phục:- Yêu cầu Công ty Cổ phần môi trường đô thị Sóc Sơn chủ trì xây dựng kế

hoạch, thống nhất với các doanh nghiệp có đường dây, cáp đi nổi tổ chức thanh thải, bó gọn và bổ sung cột điện qua đường để đảm bảo độ cao, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

- Yêu cầu VNPT Hà Nội, Chi nhánh Viettel Hà Nội tổ chức thu hồi cột điện không sử dụng và thanh thải, bó gọn các đường dây, cáp đi nổi trên tuyến cột do đơn vị quản lý. Các đơn vị có hạ tầng đường dây, cáp đi nổi trên tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 3 chủ động phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn, VNPT Hà Nội và Viettel Hà Nội thanh thải, bó gọn các đường dây, cáp trùng, võng trên tuyến và thực hiện treo thẻ nhận biết cáp theo quy định.

- Hiện tại, dọc tuyến đường quốc lộ 2, các cột điện hạ thế còn thấp do Công ty Điện lực tiếp nhận nguyên trạng từ công trình của UBND Huyện bàn giao. Theo kế hoạch 2017, Công ty Điện lực Sóc Sơn sẽ thực hiện các bước đầu tư xây dựng dự án “Nâng cấp lưới điện nông thôn xã Phú Minh” để cải tạo hiện trạng trên.

Về kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn và các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thanh thải, sắp

93

Page 94: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

xếp các dây thông tin viễn thông không còn sử dụng và bó gọn các dây cáp để đảm bảo an toàn.

Câu 110. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cho mở lối đi từ đường Võ Nguyên Giap vào đường của thôn Tân Phú- Xã Phú Cường để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Ban duy tu, các

đơn vị liên quan khảo sát cụ thể, lập phương án làm cơ sở đề xuất, báo cáo Thành phố theo quy định để đảm bảo ATGT.

24. Huyện Hoài ĐứcCâu 111. Đề nghị UBND Thành phố giao huyện lập quy hoạch cac dự

an công viên cây xanh và quan tâm bố tri kinh phi của cac dự an thực hiện trên địa bàn huyện.

Trả lời:UBND Thành phố đã có Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 20/02/2017

phê duyệt danh mục dự án công viên, khu vui chơi thể dục thể thao, vườn hoa, sân chơi công cộng trên địa bàn Thành phố kêu gọi đầu tư và danh mục các vườn hoa, sân chơi công cộng giao UBND quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện. Theo đó, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 33 dự án UBND Thành phố giao Huyện thực hiện đầu tư.

UBND huyện Hoài Đức có trách nhiệm tổ chức đầu tư bằng vốn ngân sách Huyện hoặc kêu gọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để đầu tư.

Đối với các dự án công viên cây xanh quy mô lớn Thành phố kêu gọi đầu tư, Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục kêu gọi đầu tư. Việc triển khai dự án sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Câu 112. Đề nghị UBND Thành phố có hướng dẫn cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp cho cac hộ dân tại địa phương như: hỗ trợ chuyển đổi dạy nghề khi thu hồi đất nông nghiệp theo cùng một mức thống nhất là 5 lần; giao đủ 10% đất dịch vụ cho cac hộ đã thực hiện tach hộ trước khi có Quyêt định thu hồi đất; đẩy nhanh tiên độ cac dự an xây dựng khu đô thị trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi.

Trả lời:- Về nội dung “hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi

Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo cùng một mức thống nhất là 5 lần”: Nội dung kiến nghị của Cư tri đã được UBND Thành phố quy định tại khoản 1 Điều 22 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017.

94

Page 95: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Về nội dung “giao đủ 10% đất dịch vụ cho các hộ đã thực hiện tách hộ trước khi có Quyết định thu hồi đất”:

Thực hiện Kết luận số 41-TB/TU ngày 13/7/1992 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 1995 và đổi mới quản lý nông nghiệp; Quyết định số 250 QĐ/UB ngày 30/8/1992 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành quy định về giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đến các hộ nông dân. Huyện Hoài Đức đã thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các hộ nông dân (khi Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ được ban hành, huyện Hoài Đức đã không rũ rối ruộng của các hộ để chia lại theo Nghị định số 64/NĐ-CP).

Theo phương án giao ruộng trước đây, đối tượng được giao đất là nhân khẩu nông nghiệp tại địa phương; việc xác định chủ sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ hộ gia đình tại thời điểm giao đất năm 1992, 1993 (bao gồm các thành viên trong hộ gia đình) do đặc điểm truyền thống, hộ gia đình thường bao gồm nhiều nhân khẩu: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu. Quá trình sử dụng đất, các nhân khẩu trong hộ gia đình đã tách hộ và tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao (thửa riêng biệt) trước thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định (trước đây đã cấp Giấy chứng nhận cho chủ hộ ban đầu).

Thực hiện Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ, ngày 28/6/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định 1098/QĐ-UBND; trong đó quy định các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi được giao đất dịch vụ bằng 10% diện tích bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 150m2/hộ.

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án trên địa bàn Huyện, UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho chủ hộ được giao đất ban đầu.

Tại Thông báo số 375/TB-UBND ngày 21/12/2011 của UBND Thành phố, có nội dung: “Các trường hợp thực tế chia tách hộ và chia tách ruộng canh tác trước Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì UBND các quận, huyện tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xem xét theo nguyên tắc tổng diện tích đất giao (của hộ gốc và hộ tách) không quá hạn mức giao đất dịch vụ tối đa trên một hộ gia đình đã quy định, báo cáo UBND Thành phố xem xét”.

Theo số liệu tổng hợp, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 1.308 hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vượt 1.500 m2 (tổng diện tích thu hồi của các hộ là 2.616.084 m2; trong đó diện tích vượt hạn mức là 654.084 m2 - khi thu hồi đất để thực hiện các dự án, phần diện tích này được quy chủ, phê duyệt phương án cho chủ hộ theo Giấy chứng nhận).

95

Page 96: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức, việc áp dụng mức diện tích giao đất dịch vụ tối đa không quá 150 m2 đối với các hộ gia đình trước đây có nhiều nhân khẩu được giao đất nông nghiệp đã tách hộ, nhưng chưa thực hiện thủ tục chia tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao là chưa đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi vì các hộ có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong các hộ dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Về quỹ đất dịch vụ, UBND huyện đã cơ bản chuẩn bị đủ diện tích đất dịch vụ giao cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, bao gồm cả phần diện tích vượt 1.500m2.

Hiện nay, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát toàn bộ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã các trường hợp hộ gia đình đã tách hộ (hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng huyết thống, đồng sử dụng đất) và tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao trước thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tương tự như địa bàn huyện Hoài Đức để đề xuất đồng bộ một chính sách chung trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

- Về đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng Khu đô thị trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi:

Căn cứ Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 và Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố,

Thời gian qua, căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch xây dựng, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và đề nghị của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường đã làm thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Để hoàn thiện các thủ tục về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND huyện Hoài Đức và các Chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với Sở để hoàn thiện hồ sơ sử dụng đất và đầu tư xây dựng, sớm đưa đất vào sử dụng theo quy định (Văn bản số 1735/ STNMT-CCQLĐĐ ngày 08/3/2017 )

Câu 113. (1) Đề nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt và triển khai dự án cải tạo tuyến đê Sông Đáy qua địa phận Hoài Đức. (2) Xây dựng thêm cầu bắc qua Sông Đáy từ huyện Hoài Đức qua huyện Quốc Oai;

96

Page 97: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Trả lời: a. Việc xây cầu qua sông Đáy: Sông Đáy qua huyện huyện Hoài Đức hiện

đang được thực hiện theo dự án Cải tạo nạo vét lòng dẫn sông Đáy sử dụng Ngân sách Trung ương do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý và ngân sách Thành phố trong đó nội dung xây dựng các công trình cầu bắc qua sông Đáy.

Theo tiến độ thực hiện dự án sẽ phân thành 2 giai đoạn đầu tư:- Giai đoạn 1: Nạo vét sông Đáy từ hạ lưu đập Đáy K0 đến K8+700 (chiều

dài khoảng 8,7Km) và xây dựng cầu Hiệp Thuận. Tiến độ hiện nay đã thi công hoàn thành.

- Giai đoạn 2: Tiếp tục nạo vét từ K8+700 đến phường Yên Nghĩa dài khoảng 14,4Km và xây dựng 06 cầu qua sông Đáy (cầu Dương Liễu, Yên Sở, Đắc Sở, Cầu 72, Cầu Tân Phú và cầu Đại Thành). Tiến độ chỉ được thực hiện khi cân đối bố trí được vốn đầu tư.

Như vậy kế hoạch xây dựng các cầu qua sông Đáy như đề xuất của cử tri đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố phê duyệt trong dự án đầu tư và sẽ được triển khai xây dựng khi dự án được bố trí vốn đầu tư.

b. Cải tạo đê sông Đáy qua địa bàn huyện Hoài Đức:Tuyến tả Đáy huyện Hoài Đức từ K3+300-K19+850 theo Quyết định số

1821/QĐ-TTrg của Thủ tướng Chính phủ xác định tuyến đê tả Đáy có kết hợp làm đường giao thông với quy mô mặt cắt 9,0m và thực tế của địa phương có nhu cầu kết hợp giao thông để phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó việc đầu tư nâng cấp tuyến đê tả Đáy có kết hợp giao thông như đề xuất của huyện là cần thiết và UBND Thành phố đã chấp thuận giao UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư triển khai lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đê tả Đáy kết hợp làm đường giao thông, huyện Hoài Đức.

Trên cơ sở định hướng quy hoạch (đê điều, giao thông, phát triển kinh tế xã hội của địa phương,…), UBND Thành phố đã yêu cầu UBND huyện Hoài Đức rà soát thống nhất quy mô và thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và phù hợp định hướng quy hoạch. Đồng thời lưu ý khớp nối quy hoạch giao thông đặc biết đối với đoạn nắn chính đê (từ K10+200 đến K14+700 xã Song Phương) có liên quan trực tiếp đến quy hoạch đường vành đai 4.

Trước mắt yêu cầu UBND huyện Hoài Đức tăng cường phối hợp và có những giải pháp xử lý, ngăn chặn xe quá tải đi trên đê đảm bảo an toàn đê điều.

Câu 114. Đề nghị UBND thành phố cho khảo sat, tu bổ đền thờ Lý Nam Đê trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi (di tich lịch sử được công nhận cấp Quốc gia).

Trả lời:Đền Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi là di tích thờ vua Lý Nam Đế đã được Bộ

Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết

97

Page 98: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

định số 1570/VH-QĐ ngày 5/9/1989, hiện do UBND huyện Hoài Đức quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND Thành phố.

Đền thờ Lý Nam Đế bao gồm 4 hạng mục là: cổng, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung; Năm 2013 – 2014, di tích đã được đầu tư và hoàn thành tu bổ tôn tạo hạng mục nhà Tiền tế. Hiện nay, hạng mục Trung tế và Hậu cung đền đã xuống cấp nên việc tu bổ là cần thiết.

Theo quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016) thì: Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện đang quản lý; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối ứng cùng ngân sách Thành phố đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Quốc gia do cấp huyện quản lý (khoản1, 2 Điều 16)

Do vậy, trên cơ sở so sánh mức độ xuống cấp, mức độ giá trị của di tích đền thờ Lý Nam Đế với mức độ xuống cấp và giá trị của các di tích nói chung trên địa bàn huyện và nguồn lực của địa phương, UBND huyện Hoài Đức có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích theo thứ tự ưu tiên, trong đó có di tích đền thờ Lý Nam Đế và xem xét, bố trí kinh phí đối ứng từ các nguồn theo quy định của Luật di sản văn hóa: (1) Ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách Thành phố hỗ trợ và kinh phí đối ứng của ngân sách huyện); (2) Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; (3) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Thành phố trong việc tu bổ tôn tạo di tích.

- Sau khi xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện tu bổ di tích thì có văn bản xin chủ trương tu bổ di tích theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016).

25. Huyện Đan Phượng Câu 115. Đề nghị Thành phố xem xét giải quyêt dứt điểm đề nghị của

cử tri về việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất của gia đình ông Nguyễn Gia Lực ở cụm 2, xã Hồng Hà (UBND Thành phố ban hành Công văn số 8487/UBND-TNMT ngày 12/11/2013 giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét; đề xuất, bao cao UBND Thành phố nhưng đên nay UBND huyện Đan Phượng chưa

98

Page 99: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nhận được văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đên vụ việc nêu trên.

Trả lời: Về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình ông Nguyễn Gia Lực:Về nguồn gốc sử dụng đất: Ngày 26/11/2011 UBND Thành phố có Văn bản

số 11229/UBND-TNMT về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ ông Nguyễn Gia Lực tại xã Hồng Hà, tuy nhiên UBND huyện Đan Phượng chưa triển khai thực hiện.

Tại báo cáo số 1210/TTTP-P6 ngày 26/5/2014 của Thanh tra Thành phố có nêu: Thửa đất gia đình ông Nguyễn Gia Lực đang sử dụng tại khu kho xử lý giống xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có nguồn gốc là đất công ích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, do UBND xã quản lý. Ông Lực được UBND xã cho thuê thầu có thời hạn không đúng quy định của pháp luật; quá trình sử dụng gia đình ông Lực không sử dụng đúng mục đích mà sử dụng để ở.

Ngày 19/6/2014 UBND thành phố có Văn bản số 4432/UBND-TNMT về việc xử lý việc xem xét cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Trong đó có nội dung Dừng thực hiện Văn bản số 11229/UBND-TNMT ngày 26/12/2011 của UBND Thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Đan Phượng xây dựng phương án xử lý theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 4432/UBND-TNMT ngày 19/6/2015 của UBND Thành phố.

Ngày 08/11/2016, UBND Thành phố đã có văn bản số 10561/VP-ĐT giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Đan Phượng thực hiện chỉ đạo của UBND Thành Phố để giải quyết dứt điểm vụ việc, trên cơ sở đề xuất của UBND huyện Đan Phượng tại Báo cáo số 201/BC-UBND ngày 29/9/2016.

Câu 116. Đề nghị Thành phố quan tâm cấp kinh phi trùng tu Di tich lịch sử Đền thờ Đại tướng quân Nguyễn Cả ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (di tich lịch sử cấp Thành phố), hiện nay xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời:Di tích lịch sử Đền thờ Đại tướng quân Nguyễn Cả ở xã Hồng Hà, huyện

Đan Phượng được Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 933/VH-QĐ ngày 28/9/1990, do UBND huyện Đan Phượng quản lý. Theo quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố, việc quản lý, đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia do cấp huyện quản lý thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, ngân sách Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện quản lý.

99

Page 100: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Về việc thực hiện trùng tu Di tích: UBND Huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn Hóa và Thể thao, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện đúng các quy định ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về việc nguồn vốn trùng tu Di tích lịch sử Đền thờ Đại tướng quân Nguyễn Cả ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng: Đề nghị UBND Huyện chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách cấp huyện và huy động các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích, nhất là nguồn vốn xã hội hóa, đồng thời đề xuất nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để thực hiện việc trùng tu di tích. Căn cứ vào khả năng ngân sách Thành phố, UBND Thành phố giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo UBND Thành phố hỗ trợ theo quy định.

Do vậy, trên cơ sở so sánh mức độ xuống cấp, mức độ giá trị của di tích đền thờ Đại tướng quân Nguyễn Cả ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng với mức độ xuống cấp và giá trị của các di tích nói chung trên địa bàn huyện và nguồn lực của địa phương, UBND huyện Đan Phượng có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích theo thứ tự ưu tiên, trong đó có di tích đền thờ Đại tướng quân Nguyễn Cả và xem xét, bố trí kinh phí từ các nguồn theo quy định của Luật di sản văn hóa: (1) Ngân sách nhà nước (ngân sách của huyện); (2) Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; (3) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Sau khi xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện tu bổ di tích thì có văn bản xin chủ trương tu bổ di tích theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016).

Câu 117. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm triển khai thực hiện Dự an cải tạo vỉa hè và hệ thống cống thoat nước đoạn đường Quốc lộ 32 cũ, hiện nay hệ thống này bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đên đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Trả lời: UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với địa phương

cùng các đơn vị duy trì thoát nước kiểm tra, đề xuất phương án cải tạo.

Câu 118. Đề nghị Thành phố quan tâm hỗ trợ kinh phi để xây dựng cầu qua mương T1-3 thuộc cụm 1, 2, 3 thôn Vĩnh Kỳ vì hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia sản xuất;

100

Page 101: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

nạo vét mương từ cống Tây đên cống Mắt Vịt chảy xuống Đăm do lượng đất bùn nhiều, lượng nước từ xã Liên Hồng, Liên Hà qua xã Liên Trung, huyện Đan Phượng chảy xuống thường gây úng lụt.

Trả lời:- Kênh tiêu T1-3 do Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Đan Hoài thuộc

Công ty TNHH 1 TV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy trực tiếp quản lý. Các cầu qua kênh T1-3 thuộc cụm 1, 2, 3 thôn Vĩnh Kỳ được xây dựng tại các vị trí K3+214 (cầu số 11); K3+424 (cầu số 12) và K3+634 (cầu số 13) nhằm phục vụ cho giao thông nội đồng. Các cầu này được xây dựng kết cấu bê tông cốt thép từ sau khi hoàn chỉnh hệ thống thủy nông năm 1973. Các cầu này do UBND huyện Đan Phượng quản lý, đều là cầu thoáng và có kích thước như sau: cầu số 11 (BxL)=(1,6x11)m; cầu số 12 (BxL)=(3,1x11)m; cầu số 13 (BxL)=(1,6x11)m. Đến nay, các cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mặt cầu số 12 bị vỡ và bong tróc nặng nề; cầu số 11 và 13 kích thước nhỏ hẹp và cả 3 cầu đều không có lan can bảo vệ, không đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia giao thông qua cầu. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng lại các cầu trên là cần thiết.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố đã giao UBND huyện Đan Phượng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã có cầu qua kênh phối hợp với Công ty TNHH 1 TV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ xuống cấp, mức độ đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia giao thông qua các cầu, làm tốt công tác cắm biển cảnh báo, tùy theo mức độ, đưa ra mức cảnh báo, cảnh báo nguy hiểm, cấm các phương tiện cơ giới, người dân lưu thông qua cầu. Có giải pháp xử lý tạm thời đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho nhân dân trong vùng lưu thông qua cầu (cấm các loại xe cơ giới). Chủ động xây dựng kế hoạch, xin chủ trương của UBND Thành phố cho phép xây dựng cầu mới trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đi lại của nhân dân trong vùng.

Yêu cầu Công ty TNHH 1 TV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy phối hợp với UBND huyện Đan Phượng trong quá trình xử lý tạm thời các hư hỏng của cầu và kế hoạch xây dựng cầu mới, không làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh, kinh tế trong lưu vực kênh tiêu T1-3 đảm nhiệm.

- Đoạn kênh từ cống Tây (cống qua đê bao phòng lũ Hữu Hồng, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng) đến cống Mắt Vịt (Xi phông dưới kênh N1A tại K2+000 kênh T1-1) chảy xuống Đăm thuộc tuyến kênh T1-1 do Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Đan Hoài thuộc Công ty TNHH 1 TV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy trực tiếp quản lý. Đoạn kênh này có nhiệm vụ tiêu cho lưu vực các xã Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Tân Lập thuộc huyện Đan Phượng và HTX Đông Ba thuộc quận Bắc Từ Liêm. Toàn tuyến kênh đã được nạo vét từ năm 2009. Hiện trạng bờ hữu đoạn kênh từ cống V6 (K3+125 kênh T1-1) trở xuống, dài khoảng 65m có nhiều điểm bị sụt sạt hết mái kênh, lòng kênh bồi

101

Page 102: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

lắng; cống Mắt Vịt khẩu độ nhỏ (21000) nên không đảm bảo tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn. Để đảm bảo yêu cầu phục vụ tiêu thoát nước, UBND Thành phố giao Công ty TNHH 1 MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, đề xuất phương án báo cáo UBND Thành phố quyết định.

Câu 119. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đơn vị liên quan di chuyển hoặc thao dỡ 01 barie được lắp đặt trên 10 năm tại ngã ba đê Vân Cốc và đê La Thạch (ngay dốc cụm 9, xã Thọ An, huyện Đan Phượng) để không ảnh hưởng đên việc đi lại, tranh tai nạn đối với người dân.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo

Chi cục Đê điều kiểm tra, rà soát Khung hạn chế tại đê Vân Cốc giao đường 417(83 cũ) tại Km 6+400 để giải quyết kiến nghị của cử tri, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét theo quy định.

Câu 120. Đề nghị Thành phố nâng cấp tuyên đường 417 và lắp đặt hệ thống điện chiêu sang toàn tuyên Tỉnh lộ 417.

Trả lời :UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Phú

Xuyên, Đan Phượng tiến hành rà soát, thống kê (trên cơ sở Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội) về nhu cầu đầu tư xây dựng mới hệ thống chiếu sáng trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Đan Phượng, bao gồm cả các tuyến đường Tỉnh lộ 429, 417, đề xuất thứ tự ưu tiên, tổng hợp đưa vào Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng Thành phố giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở Kế hoạch phát triển hệ thống chiếu sáng được duyệt, UBND Thành phố sẽ cân đối đầu tư từ nguồn ngân sách Thành phố theo phân cấp (Thành phố hoặc quận, huyện) hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) để triển khai thực hiện theo quy định.

Câu 121. Đề nghị Thành phố chỉ đạo xem xét việc sửa chữa bờ lốc và hệ thống rãnh thoat nước trên mặt đê để thu gom nước khi mưa không làm sói mòn đê và nước không tràn xuống nhà dân.

Trả lời: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và

PTNT, UBND Thành phố các tuyến đê trên địa bàn huyện Đan Phượng đã từng bước đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo nhằm đảm bảo mặt cắt thiết kế đê phục vụ công tác phòng chống thiên tai và kết hợp làm đường giao thông trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ mặt đê được cứng hóa bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng; các khu vực qua khu dân cư cơ bản đã được đầu tư xây dựng

102

Page 103: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đường hành lang chân đê và trong năm 2016 đã tiến hành chỉnh trang mái đê đoạn từ K40+350-K44+100 thuộc xã Hồng Hà để đáp ứng các tiêu chí về xây dựng tuyến đê kiểu mẫu.

Để tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ các tuyến đê trên địa bàn huyện Đan Phượng nhằm đáp ứng các tiêu chí và được công nhận tuyến đê kiểu mẫu, UBND huyện Đan Phượng đã có Tờ trình số 19/TTr-ƯBND ngày 21/02/2017 về vỉệc đề nghị cải tạo, mở rộng mặt đê sông Hồng đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng; Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội tiếp tục rà soát, tham mưu cho UBND Thành phố bố trí kinh phí để xây dựng nâng cấp đồng bộ các tuyến đê trên địa bàn Thành phổ nói chung và trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng.

Câu 122. Đề nghị Thành phố sớm cho thi công và mở rộng tuyên đường Tỉnh lộ 422 từ xã Tân Hội đi xã Liên Hà, Liên Trung vì hiện nay lưu lượng người tham gia lớn ảnh hưởng đên an toàn của người tham gia giao thông.

Trả lời:Hiện nay, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh 422 đoạn từ xã Tân

Hội đi xã Liên Hà đã được Sở KH&ĐT lấy ý kiến thẩm định chủ trương các Sở, ngành và cũng đã được đồng chí Bí thư Thành Ủy kết luận chỉ đạo thực hiện tại buổi làm việc với UBND huyện Đan Phượng (Thông báo số 335-TB/TU ngày 22/8/2016). UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở KH&ĐT sớm thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư làm cơ sở triển khai lập, thẩm định phê duyệt dự án.

Câu 123. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiên độ Dự an Nhà may nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng để phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân. Cử tri phản anh mức thưởng 3.000 đồng/m2 ở dự an trọng điểm Nhà may nước mặt sông Hồng là qua thấp, không theo chinh sach thưởng của dự an trọng điểm. Đề nghị Thành phố cho ý kiên bằng văn bản thông bao để nhân dân được biêt.

Trả lời:Nhà máy nước mặt sông Hồng đã được UBND Thành phố giao cho Công

ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng làm chủ đầu tư tại Quyết định số 5611/QĐ-UBND ngày 24/10/2015 với: Quy mô công suất 300.000m3/ngđ.

- Việc sớm triển khai xây dựng nhằm hoàn thành dự án nhà máy nước mặt sông Hồng để bổ sung nguồn cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô theo tiến độ đề ra là hết sức quan trọng với thành phố Hà Nội, Thành phố đã chỉ đạo nhà đầu tư gấp rút hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công dự án, nhằm đảm bảo hoàn thành dự án như tiến độ đề ra cấp nước phục vụ nhân dân.

103

Page 104: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần nước mặt sông Hồng tại Văn bản số 24/2017/SV-NMSH, thời gian đề xuất khởi công dự kiến là ngày 27/4/2017.

- Về nội dung giá bồi thường giải phóng mặt bằng:+ Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND

ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố ban hành các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội thì “Chủ sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì được thưởng 3.000 đồng/m2, nhưng không quá 3.000.000 đồng/chủ sử dụng đất”.

+ Theo quy định tại Khoản c Điều 1 Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân về các biện pháp đảm bảo việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô, thì đối với các dự án trọng điểm của Thành phố áp dụng quy định “Chủ sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì được thưởng 10.000 đồng/m2, nhưng không quá 10.000.000 đồng/chủ sử dụng đất”.

Theo rà soát danh mục các công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2011-1015 và 2016-2020, dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng không phải là công trình trọng điểm của Thành phố, do đó việc áp dụng mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đối với chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi của dự án trọng điểm là không phù hợp.

Việc sớm triển khai xây dựng nhằm hoàn thành dự án nhà máy nước mặt sông Hồng để bổ sung nguồn cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô theo tiến độ đề ra là hết sức quan trọng với thành phố Hà Nội, Thành phố đã chỉ đạo nhà đầu tư gấp rút hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công dự án, nhằm đảm bảo hoàn thành dự án như tiến độ đề ra cấp nước phục vụ nhân dân. Dự án dự kiến khởi công vào ngày 27/4/2017.

Câu 124. Đề nghị Thành phố quan tâm sớm hỗ trợ kinh phi mở rộng cac nghĩa trang nhân dân và cac tuyên đường thuộc Dự an GPMB Nhà may nước mặt sông Hồng và sớm khởi công để nhân dân yên tâm, có đường đi lại sản xuất và chôn cất người qua đời.

Trả lời:UBND huyện Đan Phượng đã đề xuất mở rộng các nghĩa trang thuộc xã

Liên Hồng và Liên Hà với diện tích mở rộng thêm khoảng 2,85 ha (Trong đó 3 thôn: Đông Lai, Hữu Cước và Tổ thuộc xã Liên Hồng khoảng 1,766 ha phục vụ

104

Page 105: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

GPMB giai đoạn I của Dự án) và các tuyến đường M1, M2, M3, M4 phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cả 2 giai đoạn Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng.

UBND huyện Đan Phượng đã phê duyệt chủ trương đầu tư: Mở rộng nghĩa trang thôn Hữu Cước xã Liên Hồng tại Quyết định số: 695/QĐ-UBND ngày 29/02/2016; các dự án: Tuyến M1: Đường từ nhánh N2 đến thôn Đông Lai tại Quyết định số 5328/QĐ-UBND ngày 31/12/2015; Tuyến M2: Đường từ thôn Đông Lai đến mương tiêu tại Quyết định số 5330/QĐ-UBND ngày 31/12/2015; Tuyến M3: Đường từ nhánh N2 đến nghĩa trang thôn Tổ và Tuyến M4 từ mương tiêu đến thôn Hữu Cước tại Quyết định số 5329/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.

- Để có cơ sở hỗ trợ kinh phí mở rộng nghĩa trang nhân dân thuộc Dự án GPMB Nhà máy nước mặt sông Hồng, ngày 10/11/2016, Văn phòng UBND Thành phố đã có Thông báo Kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố tại cuộc họp về việc mở rộng nghĩa trang nhân dân trêm địa bàn các xã Liên Hồng và Liên Hà phục vụ GPMB Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng. UBND Thành phố thống nhất việc nghiên cứu mở rộng nghĩa trang nhân dân tại thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng để phục vụ GPMB Nhà máy nước mặt sông Hồng giai đoạn 1 theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và giao UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Công ty Cổ phần nước mặt sông Hồng và các cơ quan liên quan rà soát; Thống kê số lượng ngôi mộ trong phạm vi Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng giai đoạn 1, lập phương án di chuyển mộ để thực hiện dự án; Tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc thực hiện chủ trương. chính sách của Nhà nước và Thành phố; Quản lý chặt chẽ, quy hoạch, sắp xếp mộ hợp lý, không mai táng mới bằng hình thức hung táng vào nghĩa trang.

- Về dự án đường giao thông:Tại văn bản số 1932/QHKT-P1-P7 ngày 21/4/2016 của Sở Quy hoạch

Kiến trúc đã hướng dẫn UBND huyện Đan Phượng:Tuyến đường giao thông M1 chạy giáp phía Đông Bắc của Nhà máy nước

mặt sông Hồng, UBND huyện Đan Phượng đã cập nhật, đề xuất hướng tuyến phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị GS đã được phê duyệt.

Đối với việc đề xuất các tuyến đường M2, M3, M4: Các tuyến đường này chủ yếu chỉ có tính chất phục vụ giao thông nội đồng và kết nối với các khu vực nghĩa trang hiện có, do đó chỉ nên xem xét đề xuất quy mô đáp ứng yêu cầu, tính chất của tuyến đường (đường giao thông nông thôn loại A, đường cấp VI, chiều rộng khoảng B=6,5m) để tránh lãng phí; việc kết hợp xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu dọc đường phục vụ sản xuất của khu vực sẽ được xác định cụ thể khi triển khai dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường (thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đan Phượng).

105

Page 106: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các dự án nêu trên, UBND huyện Đan Phượng rà soát, báo cáo cụ thể nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Thành phố trên cơ sở nguồn vốn hiện có của Huyện và các nguồn vốn xã hội hóa khác (nếu có), thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để được xem xét, cân đối và phân bổ, bố trí kế hoạch vốn theo quy định.

Câu 125. Đề nghị Thành phố xem xét lại gia đất xen kẹt trong khu dân cư theo Quyêt định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND Thành phố (gia đất cao), đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân.

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai, Bảng giá đất được sử

dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây: “a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;…”

Tại Khoản 4, Điều 114 Luật Đất đai: Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây: “a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp không, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;…”

Tại Khoản 5, Điều 43, Chương IV, Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố về thu nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất, quy định giá tính tiền sử dụng đất là:

“a) Giá đất theo bảng giá đất do UBND Thành phố quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mực đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức quy định…

c) Giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trong trường hợp: hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức mà diện tích vượt hạn mức có giá trị (tính theo giá đất trong bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng.

Hàng năm, UBND Thành phố quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp quy định tại Khoản 5 điều này”.

Theo quy định trên, giá tính tiền sử dụng đất đối với đất xen kẹt trong khu dân cư của các hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mực đích sử dụng đất được quy định tại Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố đã thực hiện đúng quy định tại Luật Đất

106

Page 107: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính giao trong việc thu tiền sử dụng đất.

26. Huyện Quốc OaiCâu 126. Đề nghị Thành phố quan tâm mở rộng Cụm công nghiệp

Ngọc Liệp để vừa đap ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp, vừa tạo thêm việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và xã Ngọc Liệp nói riêng.

Trả lời:- Ngày 22/8/2016, UBND huyện Quốc Oai có Tờ trình số 129/TTr-UBND

báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai sau khi rà soát theo Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Liên Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư (kèm theo bản vẽ quy hoạch cụm công nghiệp Ngọc Liệp).

- UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các sở, ngành liên quan, Sở Công Thương đã có văn bản số 4171/SCT-BQLCN ngày 24/8/2016, báo cáo UBND Thành phố kết quả thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.

- Ngày 13/02/2017, Tập thể UBND thành phố đã họp nghe báo cáo và đã có văn bản số 93/TB-UBND 17/02/2017 Thông báo Kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố về việc thành lập Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, theo đó thống nhất chủ trương việc thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy (nhiệm kỳ 2015 - 2020) ban hành kèm theo Quyết định số 688-QĐ/TU ngày 10/3/2016 của Thành ủy Hà Nội. Theo đó, dự án thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp có quy mô 37,78ha (bao gồm: phần hiện trạng: 21,40ha; phần mở rộng: 16,38ha), thuộc đối tượng xin ý kiến chỉ đạo về chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy.

- Sở Công Thương đã có văn bản số 808/SCT-QLCN ngày 28/02/2017, trình UBND Thành phố ban hành văn bản của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy về chủ trương thành lập cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.

- Ngày 04/4/2017, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố đã có Báo cáo số 123/BCS-BC báo cáo Thường trực Thành ủy xin chỉ đạo về chủ trương thành lập, mở rộng Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các Sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo quy định.

107

Page 108: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 127. Đề nghị UBND Thành phố xem xét có giải phap đảm bảo an toàn cho cac chau học sinh đi học qua lại giữa hai bên đường gom Đại lộ Thăng Long (hai bên Đại lộ có rất nhiều trường học).

Trả lời:Theo qui hoạch tuyến đường Đại lộ Thăng Long, việc đi lại của nhân dân

qua hai bên đường gom của Đại lộ Thăng Long thông qua các hầm chui dân sinh, tại các vị trí giao giữa đường gom với hầm chui, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải bố trí biển báo chỉ dẫn, sơn gờ giảm tốc để đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt này. Tuy nhiên tại một số vị trí còn có hiện tượng xe máy, xe ô tô chạy ngược chiều qua hầm chui, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT, UBND Thành phố yêu cầu Công an Thành phố phối hợp với Sở GTVT chỉ đạo các lực lượng chức năng của thành phố và các huyện thường xuyên kiểm tra để chấn chỉnh việc chấp hành luật giao thông, đảm bảo ATGT cho việc đi lại của các cháu học sinh và nhân dân được thuận lợi và an toàn.

Câu 128. Qua theo dõi tình hình kinh tê - xã hội của huyện Quốc Oai, cử tri được biêt hiện nay Huyện vẫn còn nợ xây dựng cơ bản, trong đó có một phần thuộc trach nhiệm ngân sach Thành phố và phần còn lại thuộc trach nhiệm ngân sach cac xã. Đề nghị Thành phố bố tri kinh phi xử lý dứt điểm nợ XDCB phần thuộc trach nhiệm ngân sach Thành phố và cho ứng trước kinh phi để trả nợ XDCB thuộc trach nhiệm ngân sach cấp xã.

Trả lời:Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai, cho đến đến 31/12/2016, số nợ

xây dựng cơ bản tại các dự án sử dụng ngân sách trên địa bàn Huyện là 201.161 triệu đồng, trong đó dự án thuộc ngân sách Thành phố là 82.583 triệu đồng và ngân sách xã là 118.568 triệu đồng.

Do đặc thù ngân sách các xã trên địa bàn huyện Quốc Oai còn nhiều khó khăn, vì vậy UBND huyện phải cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách huyện để xử lý dứt điểm nợ ngân sách xã là 119.000 triệu đồng (đã giao dự toán năm 2017).

UBND Thành phố ghi nhận kiến nghị của cử tri, những nội dung về nợ ngân sách huyện Quốc Oai đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo, giải quyết trong kế hoạch năm 2017.

Câu 129. Đề nghị Thành phố rà soat cac dự an đầu tư đã được phê duyệt trên địa bàn huyện Quốc Oai nhưng đên nay chưa triển khai thực hiện; chỉ đạo đẩy nhanh tiên độ đối với dự an có thể thực hiện được. Đối với những dự an không đủ điều kiện tiêp tục triển khai, đề nghị loại bỏ để

108

Page 109: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

huyện quản lý và khai thac sử dụng quỹ đất có hiệu quả; không để tình trạng hoang hóa, quy hoạch treo hoặc đăng ký dự an xong để đấy, gây bức xúc trong nhân dân.

Trả lời: 1) Đối với các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai.1.1. Dự án Khu đô thị Tiến Xuân:Khu đô thị Tiến Xuân thuộc địa bàn huyện Quốc Oai và Thạch Thất, có

quy mô khoảng 1.253,3ha đất, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật (Văn bản số 658/TTg-CN ngày 30/5/2007) và UBND tỉnh Hòa Bình đã thu hồi, giao đất, nhà đầu tư (Công ty TNHH Một thành viên SUDICO Tiến Xuân) đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đã thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một phần dự án.

Do dự án nằm trong phạm vi Khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc nên tạm dừng triển khai để chờ phê duyệt quy hoạch Khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc; UBND Thành phố đang xem xét, chỉ đạo các đơn vị tư vấn nước ngoài tham gia nghiên cứu, đề xuất quy hoạch Khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

1.2. Dự án Khu đô thị Hanoi Westgate.Dự án được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số

011022002140 ngày 31/10/2013 với quy mô sử dụng đất 55.1 ha tại xã Ngọc Mỹ và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai. Hiện nhà đầu tư và UBND huyện Quốc Oai đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2) Đối với các dự án khác, trên cơ sở báo cáo của UBND huyện Quốc Oai tại văn bản số 257/BC-UBND ngày 27/9/2016 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5452/KH&ĐT-CN ngày 10/10/2016, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp UBND huyện Quốc Oai và các sở, ngành liên quan, rà soát, kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định thu hồi diện tích đất đối với các dự án được giao đất nhưng quá hạn không đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành của Luật Đất đai; hướng dẫn các Nhà đầu tư thực hiện thủ tục Hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiểm tra, xử lý đối với các dự án khai thác khoáng sản gây sạt lở mất an toàn trong khu vực mỏ và khu vực lân cận; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

Câu 130. Đề nghị Thành phố có cơ chê đầu tư, hỗ trợ để cac xã trên địa bàn huyện xây dựng cac vùng sản xuất chuyên canh, chăn nuôi tập trung quy mô lớn đảm bảo sản phẩm sạch, có chất lượng cao cung cấp cho Thành phố và xuất khẩu giúp người dân nâng cao thu nhập.

Trả lời: Những năm qua, UBND Thành phố đã ban hành chính sách khuyết khích

đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung theo vùng xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô

109

Page 110: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

lớn ngoài khu dân cư, chăn nuôi VietGap, chăn nuôi sinh học, chăn nuôi an toàn theo chuỗi, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, như:

- Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách thực hiện chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

- Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, Chính sách phát triển đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 1835/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 định hướng năm 2030.

- Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016; Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố.

Cử tri quan tâm tới lĩnh vực này cần nghiên cứu các quy định nêu trên, liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối để được hướng dẫn thủ tục về chủ trương đầu tư và đầu tư dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 131. Sau dồn điền đổi thửa hệ thống kênh mương, giao thông thủy lợi nội đồng trên địa bàn huyện chưa được hoàn thiện, hiện nay kênh mương cấp 3 do Thành phố quản lý và đầu tư. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư hệ thống mương mang, giao thông nội đồng tạo điều kiện cho sản xuất được thuận lợi, hiệu quả hơn.

Trả lời: Theo quy định tại 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành

phố về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc quản lý và đầu tư, dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống công trình thủy lợi do Thành phố quản lý. Đến thời điểm này, các cơ quan liên quan đang hoàn tất hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhận hệ thống công trình thủy lợi.

UBND Thành phố ghi nhận kiến nghị của cử tri, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối đôn đốc việc tổ chức thực hiện, đề xuất việc đầu tư, tu bổ, cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước trên địa bàn.

110

Page 111: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 132. Đề nghị Thành phố chỉ đạo, bổ sung cho cac lối đi lên ở tuyên đê Vân Cốc, mở cac lối đi ra sông cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và gắn kêt giao thông của cac xã ven đê. Bồi thường giải phóng mặt bằng cho cac hộ dân bị giải tỏa hành lang giao thông, hoàn trả những công trình khi thi công dự an Đê Vân Cốc.

Trả lời: Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội (đoạn từ

K2+030 đến K8+800 đê Vân Cốc huyện Đan Phượng và Phúc Thọ) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư. Nội dung kiến nghị của cử tri đã được các cơ quan chức năng của Thành phố tiếp thu, giao nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết.

Câu 133. Đề nghị Tổng Công ty Điện Lực Hà Nội đầu tư, xây dựng cac trạm biên ap điện để đảm bảo cung ứng điện cho nhân dân cac xã thực hiện theo dự an REII.

Trả lời:Căn cứ Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND thành

phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch Phát triển điện nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình (Quyết định số 3416/QĐ-EVN HANOI, ngày 22/8/216), như sau:

1. Tên dự án: Đầu tư lưới điện trung áp đồng bộ với lưới điện hạ áp được xây dựng từ dự án REII.

2. Phạm vi đầu tư: Đầu tư lưới điện trung áp tại: 65 xã , 01 thị trấn thuộc 15 huyện và 01 Phường thuộc 01 Quận trên địa bàn toàn Thành phố.

3. Qui mô đầu tư: Xây dựng mới 180 TBA với tổng công suất 75.270kVA và 58,268km đường dây trung áp, trong đó:

+ Xây dựng mới tuyến đường dây không: 53,382 km+ Xây dựng mới tuyến cáp ngầm: 4,886 km- Nâng công suất 44 TBA với tổng công suất 23.720kVA.- Cải tạo, di chuyển trạm: 1 TBA với tổng công suất: 1.000kVA.4. Tổng mức đầu tư: 207,672 tỷ đồng.Trong đó huyện Phúc Thọ có các hạng mục: xây dựng mới 20 trạm biến áp

với tổng công suất 8.000kVA và 5,40 km đường dây trung thế (35kV + 22kV) tại các xã Trạch Mỹ Lộc, Võng Xuyên, Vân Phúc, Ngọc Tảo, Sen Chiểu, Hiệp Thuận, Phúc Hòa, Tích Giang (dự toán 12,84 tỷ đồng).

Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được Sở Công thương thẩm định, nguồn vốn do chủ đầu tư vay Quỹ đầu tư phát triển Thành phố; Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội là cơ quan quyết định đầu tư. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc để dự án triển khai theo tiến độ.

111

Page 112: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 134. Đề nghị Sở Giao thông vận tải và cơ quan có liên quan đầu tư xây dựng mở rộng cống tiêu thoat nước qua đường tỉnh lộ 417 chống ngập úng cho 20ha quy hoạch trồng Rau an toàn của xã Vân Phúc.

Trả lời:Cống tiêu thoát nước cử tri đề nghị đầu tư xây dựng tại Km12+700 đường

417, hiện trạng là cống kép, khả năng tiêu thoát nước kém có nguyên nhân từ khi đơn vị thi công san nền để làm Lễ khởi công tuyến đường trục Bắc Nam của tập đoàn Nam Cường gây ra. Đơn vị quản lý đường đã nhiều lần khơi thông nhưng do địa hình khu vực bị thay đổi cao lên, việc tiêu thoát nước khu vực chậm. Nội dung kiến nghị của cử tri đã được Thành phố tiếp thu, các ngành liên quan đã nghiên cứu phương án giải quyết, trước mắt Thành phố giao Sở GTVT khơi thông, đảm bảo thoát nước khu vực.

Câu 135. Đề nghị UBND thành phố có biện phap xử lý việc nhà may xử lý rac đặt tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng đốt rac, xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiêp đên đời sống và sinh hoạt của nhân dân xã Thanh Đa, bảo đảm vệ sinh môi trường cho dân cư xung quanh.

Trả lời:Ngày 17/11/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND

huyện Đan Phượng, UBND xã Phương Đình tiến hành kiểm tra thực tế việc vận hành nhà máy xử lý và chế biến rác thải Phương Đình, có trưng cầu các cơ quan có pháp nhân để tiến hành đo nhanh các chỉ tiêu môi trường, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về tiếng ồn, khí thải của lò đốt rác.

Kết quả kiểm tra cho thấy các thông số về khí thải tại Nhà máy đều đạt theo QCVN 61-MT:2016/BTNMT-Quy chuẩn Quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trước khi xả thải ra môi trường; mẫu đất, mẫu nước cấp, mẫu nước thải đều đạt các quy chuẩn hiện hành trước khi xả thải ra môi trường.

Tuy nhiên, dự án cũng có những tồn tại:- Trong dây chuyển hoạt động của Nhà máy không thực hiện công đoạn

phân loại rác đầu vào trước khi tiến hành đốt, do đó trong quá trình vận hành hệ thống luôn gặp sự cố và Công ty phải liên tục xin dừng tiếp nhận rác để sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống (văn bản số 55/CV-NMRĐP ngày 25/5/2016 của Công ty về việc đề nghị dừng phân luồng khẩn cấp từ ngày 27/5/2016 để xử lý sự cố đối với Nhà máy; văn bản số 115/CV-NMRĐP ngày 26/10/2016 của Công ty đề nghị dừng phân luồng để nâng cấp hệ thống dây chuyền công nghệ Nhà máy)

- Tại thời điểm kiểm tra, nhiệt độ ở lò đốt thứ cấp là 931 độ C vẫn chưa đảm bảo nhiệt độ quy định tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT (lớn hơn hoặc bằng

112

Page 113: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

950 độ C). Hiện tại Công ty chỉ vận hành với công suất 150 tấn/ngày đêm, khi hoạt động với công suất tối đa là 200 tấn/ngày đêm trong điều kiện rác không được phân loại trước khi đốt và nhiệt độ lò đốt không được duy trì theo Quy chuẩn thì chất lượng khí thải sẽ không đạt Quy chuẩn cho phép.

- Theo nội dung báo cáo ĐTM và báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án thì khi hoạt động với công suất 200 tấn/ngày đêm lượng nước rỉ rác phát sinh khoảng 30-35m3/ngày đêm. Lượng rác này sẽ được phun lên trong quá trình đốt nhằm tăng nhiệt độ của lò đốt thứ cấp. Tuy nhiên trên thực tế lượng nước rác này sẽ không thể tái sử dụng hết mà được lưu, chứa trong bể chứa dung tích 300m3. Do đó Công ty cần có giải pháp xử lý nước rỉ rác phát sinh hàng ngày và đảm bảo không xả thải nước rỉ rác ra môi trường; có biện pháp xử lý tro xỉ sau khi đốt để đảm bảo không tồn đọng trong khu vực nhà máy.

Phía nhà đầu tư cam kết sẽ thay mới toàn bộ hệ thống ống khói (chiều cao khoảng 45 m); tiến hành cải tạo, cải tiến, sửa chữa và bổ sung mới hàng loạt các hệ thống máy móc thiết bị để tăng công suất vận hành, đồng thời đảm bảo chất lượng xả thải tối đa, đáp ứng yêu cầu hiện hành trong trường hợp vận hành bình thường và cả trong trường hợp xử lý sự cố nhằm tránh ảnh hưởng tới người dân khu vực xung quanh nhà máy.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, bảo vệ môi trường tại dự án này.

Câu 136. Mẹ Việt Nam anh hùng Ngyễn Thị Phận - TDP 4 Mai Trai (Thị xã Sơn Tây) đên nay chưa được cấp giấy CNQSDĐ, hiện nay đất nhà mẹ được nằm trong quy hoạch khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ nhưng từ 2005 mới có dự an khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ, tại sao trước năm 2005 địa phương không cấp giấy CNQSDĐ cho mẹ trong khi một đảng viên trẻ lại được cấp giấy CNQSDĐ từ đất ruộng quỹ đất 2. Dự an khu đô thị Mai Trai đã san gạt xung quanh nhà mẹ gây ảnh hưởng đên tài sản, tinh mạng của mẹ. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét cấp GCNQSD đất cho mẹ.

Trả lời:Qua kết quả kiểm tra, bà Nguyễn Thị Phận hiện có 03 thửa đất:- Thửa đất số 117 tờ bản đồ số 14 diện tích 520m2 ở tại thôn Mai Trai,

phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, đã được UBND thị Sơn Tây cấp giấy CNQSD đất ngày 12/8/2005 (đất ở và vườn liền kề);

- Thửa đất số 126 tờ bản đồ số 14 diện tích 115m2 ở tại thôn Mai Trai, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, đã được UBND thị xã Sơn Tây cấp giấy CNQSD đất ngày 12/8/2005 (đất ở);

113

Page 114: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Thửa đất số 01 tờ bản đồ số 14 diện tích 404m2 chưa cấp Giấy chứng nhận vì toàn bộ thửa đất này nằm trong quy hoạch khu đô thị Mai Trai – Nghĩa Phủ. Theo quy định thửa đất này không đủ điều kiện để cấp giấy CNQSD đất.

Câu 137. Đề nghị Thành phố quan tâm đên cơ sở vật chất của thị xã Sơn Tây, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, phat triển kinh tê cho cac xã mới lên phường.

Trả lời:Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội

trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/09/2016, vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất của thị xã Sơn Tây, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế cho các xã mới lên phường sẽ được xem xét đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố, hỗ trợ có mục tiêu, phân cấp XDCB… phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách các cấp, đảm bảo phù với quy định về phân cấp.

Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, Nghị quyết Đảng bộ, Kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội của địa phương, đề nghị UBND thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét, đánh giá sự cần thiết phải đầu tư các dự án hạ tầng đô thị, dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc các xã mới lên phường, đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét chấp thuận theo quy định, nhằm sớm xây dựng thị xã Sơn Tây thành Thành phố vệ tinh theo chủ trương của Thành phố.

Câu 138. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét việc sat nhập Đài truyền thanh cac huyện với Trung tâm văn hóa và trung tâm thể dục thể thao của cac Quận huyện là không phù hợp do tinh chất, đặc thù hoạt động của Đài truyền thanh huyện.

Trả lời:Căn cứ Thông báo số 481-TB/TU ngày 02/12/2016 của Thành ủy về

kết luận của Ban Thường vụ về 1 số nội dung thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu đội ngũ CBCCVC, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6966/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 thành lập Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã trên cơ sở sáp nhập Đài truyền thanh các quận, huyện, thị xã với Trung tâm văn hóa và trung tâm thể dụng thể thao của các quận, huyện, thị xã. Quyết định đã quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm làm cơ sở để các đơn vị triển khai thực hiện.

Câu 139. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra xem xét việc lưu thông cac loại xe tải, xe côngtennơ có trọng tải lớn lưu hành

114

Page 115: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

trên đường Quốc lộ 32 đoạn từ Trung Hà đên thị xã Sơn Tây để đảm bảo an toàn giao thông và tinh mạng cho người tham gia giao thông (đoạn dường này hay ach tắc giao thông, gây tai nạn chêt người).

Trả lờiTình hình các loại xe tải, xe côngtennơ có trọng tải lớn lưu hành trên đường

Quôc lộ 32 đoạn từ Trung Hà đên thị xã Sơn Tây: Đây là tuyến đường đường chính kết nối giao thông từ Hà Nội đi các Tỉnh Phú Thọ, Yên Bái,…lưu lượng phương tiện (xe máy, ô tô) tham gia giao thông khá cao, đặc biệt các xe tải, xe côngtennơ có trọng tải lớn lưu hành vận chuyển hàng từ Hà Nội đi các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và ngược lại.

Đoạn đường có xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông một phần là do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tập trung vào các giờ cao điểm; một phần là do lái xe tránh né Trạm kiểm tra tải trọng xe qua cầu Trung Hà – địa phận tỉnh Phú Thọ dẫn đến việc ùn tắc giao thông.

Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở đã chủ động xây dựng Kế hoạch chuyên đề số 170/KH-TTS ngày 21/02/2017và ban hành Phiếu giao nhiệm vụ cho các đội Thanh tra GTVT trực thuộc (có đội Sơn Tây, Ba Vì – địa bàn có tuyến QL32 đi qua), đội Thanh tra chuyên ngành Cầu, Đường Bộ tăng cường kiểm tra, xử lý các xe ô tô vận tải hàng hóa trên tuyến QL32 vi phạm trật tự an toàn giao thông – Vệ sinh môi trường.

Câu 140. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đơn vị thi công lắp hệ thống biển bao giới hạn an toàn, giới hạn khu vực dự an nạo vét lòng sông Hồng đoạn qua xã Chu Minh (Công ty Cổ phần đầu tư&công nghiệp HTH được cấp phép dự an) và có biên bản cam kêt tranh tình trạng lợi dụng khai thac cat bừa bãi.

Trả lời:- Về nội dung cắm biển báo giới hạn an toàn, giới hạn khu vực dự án nạo

vét lòng sông Hồng qua xã Chu Minh, Sở Giao thông Vận tải chủ trì cùng các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã kiểm tra hệ thống biển báo giới hạn đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực từ km 236+500 đến km 237+725 và km 240+000 đến km 241+000 trên sông Hồng đoạn qua địa bàn huyện Ba Vì do Công ty cổ phần đầu tư & công nghiệp HTH thực hiện dự án.

Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường đoàn kiểm tra xác nhận đơn vị đã thực hiện lắp đặt phao tiêu, biển thông tin dự án, biển báo giới hạn an toàn khu vực nạo vét (02 cụm biển thông tin dự án, báo hiệu trên bờ tại thượng, hạ lưu; 02 báo hiệu giới hạn bên bờ trái, 03 báo hiệu bên bờ phải luồng chạy tàu) theo phương án điều tiết đảm bảo an toàn giao thông được Cục đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt.

115

Page 116: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Về nội dung có biên bản cam kết, tranh lợi dụng khai thác cát bừa bãi, cơ quan chức năng là Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp HTH cũng như các doanh nghiệp khác có cam kết khai thác, nạo vét đúng diện tích và ranh giới theo chiều sâu được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra vi phạm hoạt động trái phép.

Câu 141. Hiện nay đoạn kè đê sông Hồng thuộc thôn Chu Quyên xã Chu Minh (từ KM 236+500 đên 241+000) đang thi công dở dang, hiện tiêp tục bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiêp đên 22 hộ dân và cac hộ xung quanh. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét đầu tư.

Trả lời: Khu vực sạí lở thuộc địa bàn thôn Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì

tương ứng K21+600 đê hữu Hồng mà cử tri kiến nghị đã được UBND Thành phổ giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, lập dự án xử lý với chiều dài khoảng 1.300m tương ứng từ K21+500 đến K22+800. Hiện nay, Dự án đang trong giai đoạn thực hiện chuẩn bị đầu tư.

Câu 142. Đề nghị Thành phố xem xét hỗ trợ việc vận chuyển rac từ xã Minh Châu đên bãi rac thải tập trung của huyện.

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày

19/9/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; trong đó việc quản lý vệ sinh môi trường, cấp huyện có trách nhiệm:

- Quản lý, duy trì vệ sinh môi trường: Quét hút; rửa đường, hè; thu gom vận chuyển chất thải và công tác vệ sinh môi trường khác trong toàn bộ phạm vi địa giới hành chính (trừ các đường cao tốc).

- Quản lý, vận hành và duy trì các khu tập kết rác thải sinh hoạt có phạm vi phục vụ nội huyện do cấp huyện đầu tư.

Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tại xã Minh Châu, UBND huyện Ba Vì chủ động cân đối từ nguồn thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện năm 2017 theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh trên địa bàn xã Minh Châu về điểm tập trung của huyện.

IV. VỀ PHẢN HỒI ĐỐI VỚI TRẢ LỜI CỦA UBND TP.

116

Page 117: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

Câu 143. Tiêp tục đề nghị Thành Phố xử lý nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng thường xuyên làm ảnh hưởng đên môi trường không khi, nguồn nước ngầm, tưới cho đồng ruộng, cây trồng, sức khỏe đời sống nhân dân hai bên. Qua theo dõi một thang nay nước sông vẫn đen đặc, bốc mùi hôi thối rất khó chịu (Cử tri huyện Phú Xuyên).

Trả lời: Tình trạng ô nhiễm môi trường một số dòng sông ở Hà Nội đang ở mức báo

động, trong đó có dòng sông Nhuệ. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt chưa được qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn của dân cư các quận/huyện ven sông và nước thải sản xuất của Cụm công nghiệp Từ Liêm, làng bún Phú Đô, làng nghề Cát Quế, Dương Liễu đổ vào sông...

Bên cạnh đó, do không được sông Hồng bổ cập thường xuyên và sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ càng bị ô nhiễm hơn. Từ năm 2003 đến nay, mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức thấp hơn so với yêu cầu của thiết kế (đặc biệt có thời điểm mực nước sông Hồ tại Hà Nội chỉ còn 0,1m). Vì vậy, vào mùa khô, khi có các đợt xả từ các hồ như Thác Bà, Tuyên Quang, Hòa Bình mới có thể duy trì mực nước trên 2m tại Hà Nội để đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Với mực nước đó hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua Cống Liên Mạc không lấy được nước bằng hình thức tự chảy theo nhu cầu, có thời điểm mực nước sông Hồng thấp hơn sông Nhuệ nên phải đóng cống để giữ nước trong sông Nhuệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong lưu vực.

Để quản lý tình trạng xả thải, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường sự phối hợp, vận động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, cũng như đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đầu tư kinh phí, kêu gọi hợp tác nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường nguồn nước sông; có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Cụ thể như sau:

1) Duy trì công tác vận hành trạm bơm Yên Sở, đập điều tiết Thanh Liệt, tăng cường công tác nạo vét duy tu, duy trì hệ thống thoát nước nội thành đảm bảo thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ; trong các tháng mùa khô đã thực hiện tiếp nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ để góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước sông Nhuệ - sông Đáy.

2) Đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 07 trạm bơm: Trạm bơm Ngoại Độ 2, Trạm bơm Yên Sở giai đoạn 2, Trạm bơm Cổ Nhuế, Nhân Hiền, Xém, Lễ Nhuế 1, Lễ Nhuế 2; Đẩy nhanh tiến độ triển khai 08 trạm bơm và công trình đầu mối: Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Yên Nghĩa, Đông Mỹ, Cụm đầu mối Liên Mạc, Trạm bơm Yên Thái, Đào Nguyên, Trạm bơm Thạch Nham.

117

Page 118: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

3) Triển khai các dự án xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ:

3.1. Các dự án xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp và làng nghề.a) Dự kiến đến quý II năm 2017 hoàn thành Dự án xây dựng nhà máy xử lý

nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (8.000 m3/ngày.đêm) nhằm tiếp nhận nước thải của khu vực các xã Đắc Sở, Yên Sở, Sơn Đồng, Đức Giang, Tiền Yên; xử lý đạt các chỉ tiêu môi trường theo Quy chuẩn Quốc gia về vệ sinh môi trường trước khi xả ra sông Nhuệ.

b) Đã khởi công công trình Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội (4.000 m3/ngày.đêm) nhằm tiếp nhận nước thải của khu vực 4 xã: Vân Canh, Kim Chung, Lại Yên, Di Trạch ( huyện Hoài Đức) và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ quý II/2016.

c) Ngày 08/10/2016 đã hoàn thành và đi vào vận hành Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Công suất 20.000 m3/ngày đêm) để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải của 03 xã có làng nghề ở đầu nguồn sông Nhuệ: Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế thuộc huyện Hoài Đức, nhằm giảm tải trọng chất ô nhiễm ở vùng hạ lưu, trong đó có lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

d) Ngày 27/10/2016, Sở Xây dựng đã phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Công suất: 1.000 m3/ngày đêm tại Quyết định số 1713/QĐ-SXD.

3.2. Các dự án xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (cụm CN) trên lưu vực.

Trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy hiện có 03/3 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung và 27 cụm CN đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

3.3. Các dự án xây dựng trạm/Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt.a) Dự án do Thành phố Hà Nội triển khai.- Duy trì, vận hành thường xuyên để xử lý nước thải đô thị thuộc hạng mục

Dự án thoát nước giai đoạn 1 đối với các Trạm xử lý nước thải: Kim Liên (3.700 m3/ngày.đêm), Trúc Bạch (2.300 m3/ngày.đêm); thực hiện công tác vận hành Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngày.đêm đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

- Đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 01/2016 Trạm xử lý nước thải Bảy Mẫu có công suất 13.300 m3/ngày.đêm.

- Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô: Công suất 84.000 m3/ngày.đêm; đang xin phê duyệt điều chỉnh nâng công suất thành 98.000 m3/ngày.đêm, dự kiến quý III năm 2017 sẽ khởi công công trình.

118

Page 119: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

- Dự án Trạm xử lý nước thải thải Hồ Tây: Đã hoàn thành dự án xử lý Trạm xử lý nước thải thải Hồ Tây giai đoạn 1 năm 2013 (Công suất 15.000 m3/ngày.đêm). Hiện đang làm thủ tục hồ sơ pháp lý của dự án nâng công suất từ thành 86.000 m3/ngày đêm.

- Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá: Công suất 270.000 m3/ngày.đêm nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và sông Lừ bằng cách phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt. Ngày 07/10/2016 đã khởi công xây dựng Dự án.

- Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ giai đoạn 1 (Gồm một phần quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm): Công suất 58.000 m3/ngày.đêm. Công ty TNHH phát triển THT đang lập dự án.

b) Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khaiSở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi

trường (chủ trì) triển khai xây dựng Dự án thí điểm xây dựng trạm xử lý nước thải sông Nhuệ (tại 02 thôn Phú Hà, Phú Thứ, huyện Từ Liêm). Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiệm thu công trình và đã bàn giao lại cho địa phương.

3.4. Ngoài ra, nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ, UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai các dự án lấy nước làm sạch sông Nhuệ; thu gom, nạo vét sông Nhuệ:

- Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội (giai đoạn I) tại Từ Liêm, Hà Nội: Hiện đang trình UBND Thành phố đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT) với mục tiêu lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng Q=72m3/s để cung cấp nước tưới cho các địa phương thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước, môi trường sinh thái.

- Đầu tư nâng cấp trục chính sông Nhuệ đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống tại các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội) kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước tưới cho các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội), Duy Tiên, Kim Bảng (Hà Nam) đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan, chống lấn chiếm lòng sông, cải thiện môi trường sinh thái. Hiện nay, trục chính sông Nhuệ (đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống) đang được thi công, dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành.

- Dự án nạo vét sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Hà Đông: Chủ trương của dự án đã được hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư thông qua. UBND Thành phố

119

Page 120: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2016-2020.

Các dự án trên một số đã được triển khai thi công, một số gặp khó khăn do thiếu vốn hoặc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, khi các Dự án trên hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước của lưu vực sông Nhuệ đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn các huyện thuộc lưu vực sông trong đó có huyện Phú Xuyên.

Việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sông Nhuệ là việc làm khó, cần sự đầu tư lớn nên phải được giải quyết từng bước, đồng bộ và sự ủng hộ cao của các cấp, các ngành đặc biệt là nhân dân trong lưu vực sông Nhuệ.

Câu 144. Tiêp tục đề nghị UBND thành phố kiểm tra và xóa bỏ điểm đỗ xe tại khu 5,03 ha phường Dịch Vọng, lộn xộn gây mất mỹ quan đô thị, ach tắc, cản trở lưu thông của nhân dân (cử tri quận Cầu Giấy).

Trả lời:Khu đô thị thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội

giao cho Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị quản lý. Một phần lòng đường của KĐT 5,3ha được Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tiếp nhận, quản lý và tổ chức trông giữ xe theo Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 19/06/2013 của UBND Thành phố.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố giao UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Dịch Vọng phối hợp với Ban quản trị khu chung cư, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội xây dựng đề án tổ chức trật tự ATGT đô thị trong khu tái định cư 5,3ha phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy; đồng thời chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý trật tự ATGT – đô thị trong khu 5,3ha.

Câu 145. Đề nghị Thành phố tiêp tục bổ sung quỹ hỗ trợ nông dân và dự bao tình hình thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất (cử tri huyện Chương Mỹ).

Trả lời:Quỹ Hỗ trợ nông dân được thành lập với mục tiêu tạo điều kiện giúp thêm

nhiều hội viên hội nông dân tiếp tục được vay vốn phát triển sản suất; tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

Tính đến ngày 31/12/2016, nguồn vốn ngân sách Thành phố cấp cho Quỹ (làm tròn) là 421.756 triệu đồng, tổng dư nợ là 411.612 triệu đồng của 1.234 dự án cho 36.001 hộ vay. Năm 2017, Thành phố tiếp tục quan tâm, đã bố trí ngân sách Thành phố bổ sung nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân số tiền 20.000 triệu

120

Page 121: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky 4 - X…  · Web viewTỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP. THỨ 3 HĐND THÀNH PHỐ KHÓA

đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng nguồn vốn ngân sách Thành phố đã bố trí Quỹ Hỗ trợ nông dân (làm tròn) là 441.756 triệu đồng. Như vậy, nội dung kiến nghị của cử tri đã được UBND Thành phố giải quyết./.

121