1
4 Thứ năm, ngày 20 tháng 7 năm 2017 Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG lúa chất lượng cao chiếm khoảng 26 - 27%. Đến nay, trà lúa mùa cực sớm đang trong giai đoạn ôm đòng, dự kiến trỗ bông cuối tháng 7, đầu tháng 8; trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ; trà lúa đại trà đang bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh. Giai đoạn lúa sau cấy xuất hiện một số đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột ở diện hẹp, ngành chuyên môn đã có hướng dẫn và chỉ đạo nông dân tổ chức diệt chuột, ốc bươu nên diện tích thiệt hại không đáng kể. Các đối tượng sâu bệnh khác đang tập trung theo dõi. Vụ đông năm 2017, các địa phương trong tỉnh phấn đấu gieo trồng 36.315ha, trong đó diện tích cây ưa ấm 17.614ha, diện tích cây ưa lạnh 18.701ha. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các địa phương đang tập trung cao độ cho việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc lúa mùa, thu hoạch cây màu hè và gieo trồng cây màu vụ hè thu, giúp cây trồng có sức sinh trưởng tốt. Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thành phần dịch hại trên lúa mùa năm 2017 cơ bản không có gì thay đổi so với vụ mùa năm 2016, bao gồm các đối tượng chính: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh bạc lá, khô vằn, đen lép hạt… Trong đó một số đối tượng hại: sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá có xu hướng gây hại cao hơn so với vụ mùa năm 2016. 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 4.239.589 triệu đồng, tăng 3,66% so với cùng kỳ năm 2016. Công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống vật nuôi và môi trường chăn nuôi được chú trọng. Toàn tỉnh có 21 trang trại chăn nuôi tập trung được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; đã có 2 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác chăn nuôi được hình thành. Công tác giám sát và xử lý dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản được duy trì thường xuyên, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đã phát hiện và xử lý kịp thời 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1; giám sát và xử lý bệnh đốm trắng ở tôm nuôi. Phấn đấu năm 2017 tốc độ tăng trưởng chăn nuôi đạt 3,5% so với năm 2016. 6 tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu giống gia súc trong chăn nuôi nông hộ, đề án quy hoạch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của ngành Nông nghiệp thể hiện ở tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm, đồng thời đề nghị ngành tập trung đôn đốc tiến độ xây dựng nông thôn mới, tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trước mắt, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, phân công cán bộ phối hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa úng, đặc biệt công tác dặm tỉa, bón phân cân đối cho lúa mùa. Làm tốt công tác điều tiết nước, theo dõi, nắm bắt tình hình dịch hại và biện pháp phòng, trừ trên lúa và cây màu; phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin tình hình dịch hại để nông dân phát hiện và xử lý kịp thời. sơ kết gieo cấy vụ mùa... (Tiếp theo trang 1) hội truyền thống... (Tiếp theo trang 1) hđnd huyện kiến xương... (Tiếp theo trang 1) ban đại diện... (Tiếp theo trang 1) mới được tu sửa lại mái bằng đá bảo đảm an toàn cho công tác phòng, chống lụt, bão. Sau khi kiểm tra hiện trạng 2 công trình, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hai huyện Thái Thụy, Đông Hưng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến xả đáy của hồ thủy điện Hòa Bình để có phương án bảo vệ công trình thủy lợi, hệ thống đê điều và sản xuất; rà soát các phương án trọng điểm đê, kè, cống xung yếu đã phê duyệt, đặc biệt là công tác chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; chủ động khơi thông dòng chảy, tiêu úng kịp thời để bảo vệ sản xuất khi có mưa lớn kéo dài. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Thái Thụy phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý mặt đê đoạn đi qua địa bàn xã Thái Phúc để bảo đảm cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. C hiều ngày 19/7, đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra một số công trình trọng điểm phòng, chống lụt bão tại huyện Kiến Xương. Kiểm tra tại trạm bơm Lịch Bài (xã Vũ Hòa), hiện trạm bơm đang vận hành 9 máy bơm, phục vụ tiêu nước cho 4 xã: Vũ Hòa, Vũ Thắng, Vũ Công (Kiến Xương), Vũ Vân (Vũ Thư). Đây là công trình được cải tạo với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng, gồm 12 máy bơm với công suất 2.500m 3 /giờ. Hiện các hạng mục chính phục vụ tưới, tiêu đã hoàn thành. Để chủ động ứng phó với lũ, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều và sản xuất, tại hai điểm kiểm tra: kè thuộc địa phận xã Vũ Bình, cống Nguyệt Lâm thuộc địa phận xã Minh Tân, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh yêu cầu huyện Kiến Xương rà soát các phương án trọng điểm đê, kè, cống xung yếu đã phê duyệt; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Thực hiện nghiêm công tác đóng, mở cống dưới đê trong mùa lũ, bão theo quy chế quy định; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. C hiều ngày 19/7, đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra hệ thống trạm bơm tại hai huyện Vũ Thư, Kiến Xương. Sau khi kiểm tra trạm bơm Nguyên Tiến Đoài (Vũ Thư) và trạm bơm Lịch Bài (Kiến Xương), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình phối hợp với các địa phương thực hiện tốt tiêu úng cục bộ tại một số vùng. Các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện phân công các tổ kiểm tra các cống tiêu, trạm bơm có kế hoạch vận hành các trạm bơm, đóng, mở cống để tiêu thoát nước. Thực hiện tốt việc vớt bèo bồng tại các sông trục, sông dẫn. Phối hợp chặt chẽ với ngành điện bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các trạm bơm tiêu úng. Phân công cán bộ, nhân viên Công ty ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng vận hành hết công suất khi có mưa lớn xảy ra. Các địa phương tuyên truyền bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, có biện pháp xử lý kịp thời khi lúa bị ngập úng, bảo đảm cho lúa mùa, hoa màu sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 75.606ha lúa mùa, đạt trên 94% diện tích, trong đó lúa gieo thẳng là 16.180ha. Tổng diện tích cây màu vụ mùa toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 15.512ha, trong đó diện tích cây màu vụ hè 9.395ha, đã cơ bản thu hoạch xong, diện tích cây màu hè thu đã trồng được trên 6.000ha. Từ ngày 11/7 đến nay, do ảnh hưởng của các trận mưa kéo dài và bão số 2 làm cho tiến độ gieo cấy lúa mùa bị chậm lại, một số diện tích gieo cấy sau ngày 10 - 15/7 bị ảnh hưởng, đặc biệt trên 600ha lúa mùa gieo thẳng sau ngày 10/7 sau gieo gặp mưa kéo dài làm xô dạt mộng, ảnh hưởng đến mật độ, một số diện tích khả năng sẽ phải gieo cấy lại. Dự báo mưa tiếp tục kéo dài đến ngày 22/7 với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50 - 100mm. Để bảo vệ sản xuất, ngành Nông nghiệp yêu cầu các địa phương bảo vệ tốt diện tích mạ đã gieo, áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh nhất cho các vùng lúa gieo thẳng, vùng lúa mới cấy và cây màu; chuẩn bị sẵn sàng các giống ngắn ngày và hạt giống rau màu phòng khi điều kiện bất lợi xảy ra. Tận dụng tối đa lượng mạ dư thừa và gieo dự phòng ở các vùng gieo thẳng, không tiếp tục ủ mộng để gieo bổ sung; thời tiết thuận lợi cần tiến hành tỉa dặm kịp thời để khắc phục thiệt hại sau bão số 2. Phân loại từng trà lúa, giống lúa, hướng dẫn nông dân chăm sóc lúa, cây trồng theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện Thái Thụy đã gieo cấy được hơn 13.000ha lúa mùa, trong đó gieo thẳng đạt hơn 4.000ha, cây màu hè chưa thu hoạch khoảng 500ha, cây màu hè thu đã trồng 300ha. Để chủ động ứng phó với khả năng bị mưa úng kéo dài sau bão số 2, huyện Thái Thụy đã chỉ đạo các xã, thị trấn bảo vệ tốt diện tích mạ chưa cấy và áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh cho vùng lúa gieo thẳng, vùng mới cấy, cây màu; khẩn trương thu hoạch cây màu hè đã đến kỳ thu hoạch… Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo Xí nghiệp Khai thác các công trình thủy lợi mở tối đa các cống để tiêu nước hệ thống, phối hợp và đôn đốc các HTX tiêu nước mặt ruộng và hệ thống sông trục đề phòng mưa lớn gây ngập úng; cán bộ ngành Nông nghiệp tăng cường xuống cơ sở hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa úng, nắm bắt tình hình cụ thể ở các địa phương, tham mưu các biện pháp xử lý kịp thời. Do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 16/7 đến 7 giờ ngày 19/7 trên địa bàn huyện Hưng Hà đã có mưa to với tổng lượng mưa cả đợt trên 144mm. Mưa to đã làm hơn 900ha lúa mùa của huyện bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tại xã Tiến Đức, với lượng mưa khoảng 90mm đã làm gần 40ha lúa bị ngập, trong đó 10ha ngập nặng. Trước tình hình trên, sáng ngày 17/7, trạm bơm Minh Tân và trạm bơm Tịnh Xuyên đã vận hành để tiêu nước; chiều ngày 18/7 tiếp tục vận hành trạm bơm Hà Thanh để khẩn trương tiêu nước chống ngập úng. Cùng với đó, các địa phương trong huyện đã chủ động mở cống tiêu tự chảy và tổ chức khơi thông dòng chảy nhằm bảo vệ an toàn cho diện tích lúa mùa. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Hưng Hà chỉ đạo nông dân trong huyện chuẩn bị đầy đủ số lượng mạ để gieo cấy bổ sung những diện tích lúa bị chết do ngập úng. Huyện Vũ Thư hiện có gần 1.000ha cây màu, trong đó có 363ha ngô, 400ha đậu đỗ các loại, 18ha khoai lang, còn lại là cây màu khác. Từ ngày 11 - 19/7, trên địa bàn huyện có mưa thường xuyên, tổng lượng mưa ước đạt 120mm. Tuy mưa kéo dài nhưng mưa theo cơn ngắn, rải rác, trong khi đó diện tích cây màu thường ở đất vàn cao, đất bãi nên nước tiêu thoát nhanh, hầu hết cây màu không bị ngập úng hoặc chỉ ngập cục bộ trong thời gian rất ngắn. Đến nay, các loại cây ngô, đậu đỗ đang thời kỳ chuẩn bị trỗ cờ, ra hoa và sinh trưởng, phát triển tốt; ngược lại, các loại cây rau màu như hành, mùi, thì là, rau cải… bị ảnh hưởng của mưa thường xuyên khiến cây dập nát, chết dột, nông dân đã và đang tập trung thu hoạch lứa rau này để làm đất gieo trồng lứa rau màu khác. Nếu diện tích cây màu cơ bản an toàn thì trên 500ha lúa mới gieo cấy trên địa bàn huyện bị ngập úng, trong đó nhiều cánh đồng ở vùng rốn nước như Minh Khai, Xuân Hòa, Hiệp Hòa ngập nặng. Thực hiện triệt để các biện pháp chống úng, đến nay các vùng úng đều đã tiêu thoát nước, tuy nhiên khoảng 200ha lúa mùa mới gieo cấy bị ngập úng, không thể phục hồi. Huyện chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương tiến hành dặm tỉa, gieo cấy thay thế, bổ sung cho các diện tích lúa mùa bị hỏng. Đặc biệt, tiếp tục làm tốt công tác giải tỏa dòng chảy, chủ động máy móc sẵn sàng vận hành chống úng, đề phòng mưa lớn tiếp diễn những ngày tới. Tổng lượng mưa từ ngày 11 - 19/7 trên địa bàn huyện Kiến Xương là 220mm làm ngập úng 405ha lúa mới cấy và hàng trăm héc-ta cây màu vụ hè, vụ hè thu. Ngoài làm cho một số diện tích lúa mùa chết cục bộ do ngập úng và ốc bươu vàng phá hoại, mưa kéo dài còn làm cho gần 100ha trong tổng số 400ha cây màu của nông dân bị giảm năng suất và hư hỏng. Thiệt hại nặng nề nhất là diện tích dưa các loại, đậu đỗ và rau màu của các xã: Quang Trung, Vũ An, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Thanh Tân, Bình Nguyên và thị trấn Thanh Nê. Trước thực trạng đó, huyện Kiến Xương chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân tổ chức tỉa dặm bù những diện tích lúa chết; đồng thời chuyển đổi sang cấy lúa đối với diện tích cây màu bị dập nát, chết do úng, không để diện tích bỏ hoang; tập trung diệt ốc bươu vàng và chuột. Song song với đó, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện phối hợp với các địa phương nỗ lực tiêu thoát nước trong hệ thống sông, kênh mương và nước mặt ruộng không để ngập úng kéo dài. các đồng chí lãnh đạo tỉnh... (Tiếp theo trang 1) gần 4.000 là thương binh, hơn 3.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, gần 2.000 người là bệnh binh. Trở về với đời thường, cán bộ, hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; gương mẫu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nghĩa, xây dựng nông thôn mới... Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã bày tỏ sự tri ân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, các chiến sĩ đã cống hiến hết mình trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đồng chí ghi nhận và biểu dương những kết quả cán bộ, hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là những cán bộ, hội viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của bộ đội Trường Sơn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ, xây dựng cơ sở hội ngày càng vững mạnh... Nhân dịp này, Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức trao tặng 88 suất quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam/Điôxin; biểu dương, khen thưởng 20 cán bộ, hội viên tiêu biểu trong các phong trào của Hội. Trước đó, các đại biểu đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tỉnh. vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với tổng diện tích 1.246ha ở 24 xã, thị trấn; bước đầu đã tích tụ ruộng đất được 264,4ha ở 14 xã, thị trấn; mời gọi được 3 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hàng hóa tập trung. Huyện chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2017 có 4 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Lĩnh vực công nghiệp, huyện duy trì hoạt động hiệu quả các dự án tại 3 cụm công nghiệp với tổng mức đầu tư 845 tỷ đồng và tạo điều kiện cho 4 dự án mới với tổng mức đầu tư 1.101 tỷ đồng đầu tư vào địa bàn; đồng thời, quy hoạch mở rộng và thành lập mới một số cụm công nghiệp nhằm tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đầu năm đến nay, Kiến Xương tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho 15.610 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát triển ổn định. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, công tác lao động, việc làm và an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tốt. Cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, các đoàn thể vững mạnh. 6 tháng cuối năm, Kiến Xương phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 9,5% trở lên; năng suất lúa cả năm đạt 130 tạ/ha trở lên; 100% số xã thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công; có thêm 11 trường đạt chuẩn quốc gia; bảo đảm cơ cấu dân số. Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện nghe báo cáo của các ban của HĐND huyện, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự huyện và báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. THÔNG BÁO mất giấy tờ Tên tôi là Nguyễn Văn Thiện. Sinh năm 1981. Trong khoảng thời gian từ ngày 18 tháng 6 năm 2017 tôi có đánh rơi một số giấy tờ trong đó bao gồm hợp đồng mua bán nhà ở xã hội căn nhà 308 tòa nhà B khu phố 4 khu đô thị Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình và một số giấy tờ quan trọng khác. Vậy ai nhặt được cho tôi xin lại theo số điện thoại: 0985.680.696 nguồn vốn huy động được trung ương cấp bù lãi suất chiếm 9,54% và nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương chiếm 1,03%. Tổng dư nợ cho vay đạt 2.494,923 tỷ đồng với 103.191 hộ đang vay vốn, tăng 4,36% so với thời điểm 31/12/2016, đạt 98,16% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,14% tổng dư nợ. 6 tháng đầu năm 2017, ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp còn thực hiện tốt công tác kiểm tra với tổng số 88 lượt xã, 304 lượt tổ tiết kiệm và vay vốn; đối chiếu 1.225 lượt hộ vay vốn với tổng số tiền 35,822 tỷ đồng; đồng thời tham mưu cho tỉnh và các địa phương bổ sung 5,8 tỷ đồng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và huyện, thành phố để ủy thác đầu tư tại địa phương cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo được Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh xây dựng. Cùng với nhấn mạnh một số kết quả nổi bật đã đạt được, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, chỉnh sửa trong những tháng cuối năm; đồng thời, yêu cầu thời gian tới Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo, định hướng của HĐQT và Ngân hàng CSXH Việt Nam, tổ chức thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng tập huấn nghiệp vụ tín dụng theo chỉ đạo của cấp trên. Kết hợp với các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng chính sách năm 2018 bảo đảm sát với thực tế, đáp ứng đủ nguồn vốn hợp lý cho các đối tượng chính sách. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về tín dụng chính sách, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Điều chỉnh pH: Nếu pH thấp dưới 7,5 bón vôi nông nghiệp CaCO3, lượng 1 - 2kg/100m 3 hòa nước tạt đều trong ao; nếu pH > 8,6 thay 20 - 30% lượng nước trong ao, kết hợp sử dụng mật đường 0,3kg/100m 3 và vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh độ kiềm: Nếu kiềm thấp dưới 80mg/l, sử dụng vôi Dolomite 1,5 - 2kg/100m 3 /lần vào ban đêm (lúc 20 - 22 giờ) đến khi đạt yêu cầu; nếu cao trên 160mg/l, sử dụng EDTA vào ban đêm, lượng 0,2 - 0,3kg/100m 3 hòa nước tạt đều xuống ao, sau 1 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước. Điều chỉnh màu nước: Nếu tảo phát triển mạnh, nước có màu xanh đậm, pH trong ngày dao động trên 0,5 đơn vị tiến hành thay 30% nước, sau đó dùng 0,2 - 0,3kg đường cát/100m 3 hòa nước tạt xuống ao lúc 9 - 10 giờ sáng, sục khí liên tục 2 giờ; nếu tảo kém phát triển, độ trong cao (>40cm), sử dụng hỗn hợp mật đường, cám gạo và bột đậu nành theo tỷ lệ 3:1:3 ủ trong 12 giờ, tạt xuống ao liên tục trong 3 ngày lúc 9 - 10 giờ sáng, lượng dùng 0,2 - 0,3 kg/100m 3 . một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ tôm khi mưa lớn NguồN: Chi CụC Thủy sảN Mưa lớn làm lúa mùa mới cấy của nông dân xã Minh Khai (Vũ Thư) bị ngập úng. Nông dân các địa phương chủ động khơi thông tiêu nước mặt ruộng chống úng cho cây màu vụ hè và hè thu. Đến nay, tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải đã thả nuôi 2.883,55ha tôm nước lợ thuộc diện tích vùng đầm trong và ngoài đê quốc gia, trong đó có 2.698,95ha nuôi tôm sú và 184,6ha nuôi tôm thẻ. Từ ngày 18/7 đến sáng ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh có mưa, mưa vừa với lượng phổ biến từ 10 - 40mm. Dự báo từ ngày 19 - 22/7, Thái Bình tiếp tục có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50 - 100mm. Chi cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm, khi có mưa lớn, các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan, pH... thay đổi đột ngột, cần tăng cường vận hành máy quạt nước, máy nén khí để đảo nước tránh hiện tượng phân tầng gây thiếu ôxy tầng đáy; sau mưa kiểm tra các chỉ số môi trường để bổ sung chế phẩm, khoáng chất điều chỉnh ổn định môi trường tránh gây sốc cho tôm. Chăm sóc tôm nước lợ sau mưa lớn phaN aNh

hđnd huyện kiến xương - media.baothaibinh.com.vn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hđnd huyện kiến xương - media.baothaibinh.com.vn

4 Thứ năm, ngày 20 tháng 7 năm 2017

Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG

lúa chất lượng cao chiếm khoảng 26 - 27%. Đến nay, trà lúa mùa cực sớm đang trong giai đoạn ôm đòng, dự kiến trỗ bông cuối tháng 7, đầu tháng 8; trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ; trà lúa đại trà đang bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh. Giai đoạn lúa sau cấy xuất hiện một số đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột ở diện hẹp, ngành chuyên môn đã có hướng dẫn và chỉ đạo nông dân tổ chức diệt chuột, ốc bươu nên diện tích thiệt hại không đáng kể. Các đối tượng sâu bệnh khác đang tập trung theo dõi. Vụ đông năm 2017, các địa phương trong tỉnh phấn đấu gieo trồng 36.315ha, trong đó diện tích cây ưa ấm 17.614ha, diện tích cây ưa lạnh 18.701ha. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các địa phương đang tập trung cao độ cho việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc lúa mùa, thu hoạch cây màu hè và gieo trồng cây màu vụ hè thu, giúp cây trồng có sức sinh trưởng tốt.

Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thành phần dịch hại trên lúa mùa năm 2017 cơ bản không có gì thay đổi so với vụ mùa năm 2016, bao gồm các đối tượng chính: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh bạc lá, khô vằn, đen lép hạt… Trong đó một số đối tượng hại: sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá có xu hướng gây hại cao hơn so với vụ mùa năm 2016.

6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 4.239.589 triệu đồng, tăng 3,66% so với cùng kỳ năm 2016. Công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống vật nuôi và môi trường chăn nuôi được chú trọng. Toàn tỉnh có 21 trang trại chăn nuôi tập trung được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; đã có 2 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác chăn nuôi được hình thành. Công tác giám sát và xử lý dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản được duy trì thường xuyên, không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đã phát hiện và xử lý kịp thời 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1; giám sát và xử lý bệnh đốm trắng ở tôm nuôi. Phấn đấu năm 2017 tốc độ tăng trưởng chăn nuôi đạt 3,5% so với năm 2016. 6 tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu giống gia súc trong chăn nuôi nông hộ, đề án quy hoạch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của ngành Nông nghiệp thể hiện ở tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm, đồng thời đề nghị ngành tập trung đôn đốc tiến độ xây dựng nông thôn mới, tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trước mắt, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, phân công cán bộ phối hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa úng, đặc biệt công tác dặm tỉa, bón phân cân đối cho lúa mùa. Làm tốt công tác điều tiết nước, theo dõi, nắm bắt tình hình dịch hại và biện pháp phòng, trừ trên lúa và cây màu; phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin tình hình dịch hại để nông dân phát hiện và xử lý kịp thời.

sơ kết gieo cấy vụ mùa...(Tiếp theo trang 1)

hội truyền thống...(Tiếp theo trang 1)

hđnd huyện kiến xương...(Tiếp theo trang 1)

ban đại diện...(Tiếp theo trang 1)

mới được tu sửa lại mái bằng đá bảo đảm an toàn cho công tác phòng, chống lụt, bão.

Sau khi kiểm tra hiện trạng 2 công trình, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hai huyện Thái Thụy, Đông Hưng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến xả đáy của hồ thủy điện Hòa Bình để có phương án bảo vệ công trình thủy lợi, hệ thống đê điều và sản xuất; rà soát các phương án trọng điểm đê, kè, cống xung yếu đã phê duyệt, đặc biệt là công tác chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; chủ động khơi thông dòng chảy, tiêu úng kịp thời để bảo vệ sản xuất khi có mưa lớn kéo dài. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Thái Thụy phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý mặt đê đoạn đi qua địa bàn xã Thái Phúc để bảo đảm cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chiều ngày 19/7, đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra một số công trình trọng điểm phòng, chống lụt bão tại huyện Kiến Xương.

Kiểm tra tại trạm bơm Lịch Bài (xã Vũ Hòa), hiện trạm bơm đang vận hành 9 máy bơm, phục vụ tiêu nước cho 4 xã: Vũ Hòa, Vũ Thắng, Vũ Công (Kiến Xương), Vũ Vân (Vũ Thư). Đây là công trình được cải tạo với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng, gồm 12 máy bơm với công suất 2.500m3/giờ. Hiện các hạng mục chính phục vụ tưới, tiêu đã hoàn thành. Để chủ động ứng phó với lũ, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều và sản xuất, tại hai điểm kiểm tra: kè thuộc địa phận xã Vũ Bình, cống Nguyệt Lâm thuộc địa phận xã Minh Tân, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh yêu cầu huyện Kiến Xương rà soát các phương án trọng điểm đê, kè, cống xung yếu đã phê duyệt; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Thực hiện nghiêm công tác đóng, mở cống dưới đê trong mùa lũ, bão theo quy chế quy định; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Chiều ngày 19/7, đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh đi kiểm tra hệ thống trạm bơm tại hai huyện Vũ Thư, Kiến Xương.

Sau khi kiểm tra trạm bơm Nguyên Tiến Đoài (Vũ Thư) và trạm bơm Lịch Bài (Kiến Xương), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình phối hợp

với các địa phương thực hiện tốt tiêu úng cục bộ tại một số vùng. Các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện phân công các tổ kiểm tra các cống tiêu, trạm bơm có kế hoạch vận hành các trạm bơm, đóng, mở cống để tiêu thoát nước. Thực hiện tốt việc vớt bèo bồng tại các sông trục, sông dẫn. Phối hợp chặt chẽ với ngành điện bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các trạm bơm tiêu úng. Phân công cán bộ, nhân viên Công ty ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng vận hành hết công suất khi có mưa lớn xảy ra. Các địa phương tuyên truyền bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, có biện pháp xử lý kịp thời khi lúa bị ngập úng, bảo đảm cho lúa mùa, hoa màu sinh trưởng, phát triển tốt.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 75.606ha lúa mùa, đạt trên 94% diện tích, trong đó lúa gieo thẳng là 16.180ha. Tổng diện tích cây màu vụ mùa toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 15.512ha, trong đó diện tích cây màu vụ hè 9.395ha, đã cơ bản thu hoạch xong, diện tích cây màu hè thu đã trồng được trên 6.000ha.

Từ ngày 11/7 đến nay, do ảnh hưởng của các trận mưa kéo dài và bão số 2 làm cho tiến độ gieo cấy lúa mùa bị chậm lại, một số diện tích gieo cấy sau ngày 10 - 15/7 bị ảnh hưởng, đặc biệt trên 600ha lúa mùa gieo thẳng sau ngày 10/7 sau gieo gặp mưa kéo dài làm xô dạt mộng, ảnh hưởng đến mật độ, một số diện tích khả năng sẽ phải gieo cấy lại. Dự báo mưa tiếp tục kéo dài đến ngày 22/7 với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50 - 100mm. Để bảo vệ sản xuất, ngành Nông nghiệp yêu cầu các địa phương bảo vệ tốt diện tích mạ đã gieo, áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh nhất cho các vùng lúa gieo thẳng, vùng lúa mới cấy và cây màu; chuẩn bị sẵn sàng các giống ngắn ngày và hạt giống rau màu phòng khi điều kiện bất lợi xảy ra. Tận dụng tối đa lượng mạ dư thừa và gieo dự phòng ở các vùng gieo thẳng, không tiếp tục ủ mộng để gieo bổ sung; thời tiết thuận lợi cần tiến hành tỉa dặm kịp thời để khắc phục thiệt hại sau bão số 2. Phân loại từng trà lúa, giống lúa, hướng dẫn nông dân chăm sóc lúa, cây trồng theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.

Hiện nay, toàn huyện Thái Thụy đã gieo cấy được hơn 13.000ha lúa mùa, trong đó gieo thẳng đạt hơn 4.000ha, cây màu hè chưa thu hoạch khoảng 500ha, cây màu hè thu đã trồng 300ha.

Để chủ động ứng phó với khả năng bị mưa úng kéo dài sau bão số 2, huyện Thái Thụy đã chỉ đạo các xã, thị trấn bảo vệ tốt diện tích mạ chưa cấy và áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh cho vùng lúa gieo thẳng, vùng mới cấy, cây màu;

khẩn trương thu hoạch cây màu hè đã đến kỳ thu hoạch… Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo Xí nghiệp Khai thác các công trình thủy lợi mở tối đa các cống để tiêu nước hệ thống, phối hợp và đôn đốc các HTX tiêu nước mặt ruộng và hệ thống sông trục đề phòng mưa lớn gây ngập úng; cán bộ ngành Nông nghiệp tăng cường xuống cơ sở hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa úng, nắm bắt tình hình cụ thể ở các địa phương, tham mưu các biện pháp xử lý kịp thời.

Do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 16/7 đến 7 giờ ngày 19/7 trên địa bàn huyện Hưng Hà đã có mưa to với tổng lượng mưa cả đợt trên 144mm. Mưa to đã làm hơn 900ha lúa mùa của huyện bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tại xã Tiến Đức, với lượng mưa khoảng 90mm đã làm gần 40ha lúa bị ngập, trong đó 10ha ngập nặng.

Trước tình hình trên, sáng ngày 17/7, trạm bơm Minh Tân và trạm bơm Tịnh Xuyên đã vận hành để tiêu nước; chiều ngày 18/7 tiếp tục vận hành trạm bơm Hà Thanh để khẩn trương tiêu nước chống ngập úng. Cùng với đó, các địa phương trong huyện đã chủ động mở cống tiêu tự chảy và tổ chức khơi thông dòng chảy nhằm bảo vệ an toàn cho diện tích lúa mùa. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Hưng Hà chỉ đạo nông dân trong huyện chuẩn bị đầy đủ số lượng mạ để gieo cấy bổ sung những diện tích lúa bị chết do ngập úng.

Huyện Vũ Thư hiện có gần 1.000ha cây màu, trong đó có 363ha ngô, 400ha đậu đỗ các loại, 18ha khoai lang, còn lại là cây màu khác. Từ ngày 11 - 19/7, trên địa bàn huyện có mưa thường xuyên, tổng lượng mưa ước đạt 120mm. Tuy mưa kéo dài nhưng mưa theo cơn ngắn, rải rác, trong khi đó diện tích cây màu thường ở đất vàn cao, đất bãi nên nước tiêu thoát nhanh, hầu hết cây màu không bị ngập úng hoặc chỉ ngập cục bộ trong thời gian rất ngắn. Đến nay, các loại cây ngô, đậu đỗ đang thời kỳ chuẩn bị trỗ cờ, ra

hoa và sinh trưởng, phát triển tốt; ngược lại, các loại cây rau màu như hành, mùi, thì là, rau cải… bị ảnh hưởng của mưa thường xuyên khiến cây dập nát, chết dột, nông dân đã và đang tập trung thu hoạch lứa rau này để làm đất gieo trồng lứa rau màu khác.

Nếu diện tích cây màu cơ bản an toàn thì trên 500ha lúa mới gieo cấy trên địa bàn huyện bị ngập úng, trong đó nhiều cánh đồng ở vùng rốn nước như Minh Khai, Xuân Hòa, Hiệp Hòa ngập nặng. Thực hiện triệt để các biện pháp chống úng, đến nay các vùng úng đều đã tiêu thoát nước, tuy nhiên khoảng 200ha lúa mùa mới gieo cấy bị ngập úng, không thể phục hồi. Huyện chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương tiến hành dặm tỉa, gieo cấy thay thế, bổ sung cho các diện tích lúa mùa bị hỏng. Đặc biệt, tiếp tục làm tốt công tác giải tỏa dòng chảy, chủ động máy móc sẵn sàng vận hành chống úng, đề phòng mưa lớn tiếp diễn những ngày tới.

Tổng lượng mưa từ ngày 11 - 19/7 trên địa bàn huyện Kiến

Xương là 220mm làm ngập úng 405ha lúa mới cấy và hàng trăm héc-ta cây màu vụ hè, vụ hè thu. Ngoài làm cho một số diện tích lúa mùa chết cục bộ do ngập úng và ốc bươu vàng phá hoại, mưa kéo dài còn làm cho gần 100ha trong tổng số 400ha cây màu của nông dân bị giảm năng suất và hư hỏng. Thiệt hại nặng nề nhất là diện tích dưa các loại, đậu đỗ và rau màu của các xã: Quang Trung, Vũ An, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Thanh Tân, Bình Nguyên và thị trấn Thanh Nê.

Trước thực trạng đó, huyện Kiến Xương chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân tổ chức tỉa dặm bù những diện tích lúa chết; đồng thời chuyển đổi sang cấy lúa đối với diện tích cây màu bị dập nát, chết do úng, không để diện tích bỏ hoang; tập trung diệt ốc bươu vàng và chuột. Song song với đó, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện phối hợp với các địa phương nỗ lực tiêu thoát nước trong hệ thống sông, kênh mương và nước mặt ruộng không để ngập úng kéo dài.

các đồng chí lãnh đạo tỉnh...(Tiếp theo trang 1)

gần 4.000 là thương binh, hơn 3.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, gần 2.000 người là bệnh binh. Trở về với đời thường, cán bộ, hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; gương mẫu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nghĩa, xây dựng nông thôn mới...

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã bày tỏ sự tri ân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, các chiến sĩ đã cống hiến hết mình trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đồng chí ghi nhận và biểu dương những kết quả cán bộ, hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là những cán bộ, hội viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của bộ đội Trường Sơn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ, xây dựng cơ sở hội ngày càng vững mạnh...

Nhân dịp này, Hội Truyền thống Trường Sơn tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức trao tặng 88 suất quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam/Điôxin; biểu dương, khen thưởng 20 cán bộ, hội viên tiêu biểu trong các phong trào của Hội.

Trước đó, các đại biểu đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tỉnh.

vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với tổng diện tích 1.246ha ở 24 xã, thị trấn; bước đầu đã tích tụ ruộng đất được 264,4ha ở 14 xã, thị trấn; mời gọi được 3 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hàng hóa tập trung. Huyện chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2017 có 4 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Lĩnh vực công nghiệp, huyện duy trì hoạt động hiệu quả các dự án tại 3 cụm công nghiệp với tổng mức đầu tư 845 tỷ đồng và tạo điều kiện cho 4 dự án mới với tổng mức đầu tư 1.101 tỷ đồng đầu tư vào địa bàn; đồng thời, quy hoạch mở rộng và thành lập mới một số cụm công nghiệp nhằm tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đầu năm đến nay, Kiến Xương tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho 15.610 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát triển ổn định. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, công tác lao động, việc làm và an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tốt. Cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, các đoàn thể vững mạnh.

6 tháng cuối năm, Kiến Xương phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 9,5% trở lên; năng suất lúa cả năm đạt 130 tạ/ha trở lên; 100% số xã thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công; có thêm 11 trường đạt chuẩn quốc gia; bảo đảm cơ cấu dân số.

Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện nghe báo cáo của các ban của HĐND huyện, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự huyện và báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.

thông báomất giấy tờ

Tên tôi là Nguyễn Văn Thiện.Sinh năm 1981.Trong khoảng thời gian từ

ngày 18 tháng 6 năm 2017 tôi có đánh rơi một số giấy tờ trong đó bao gồm hợp đồng mua bán nhà ở xã hội căn nhà 308 tòa nhà B khu phố 4 khu đô thị Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình và một số giấy tờ quan trọng khác.

Vậy ai nhặt được cho tôi xin lại theo số điện thoại: 0985.680.696

nguồn vốn huy động được trung ương cấp bù lãi suất chiếm 9,54% và nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương chiếm 1,03%. Tổng dư nợ cho vay đạt 2.494,923 tỷ đồng với 103.191 hộ đang vay vốn, tăng 4,36% so với thời điểm 31/12/2016, đạt 98,16% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,14% tổng dư nợ. 6 tháng đầu năm 2017, ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp còn thực hiện tốt công tác kiểm tra với tổng số 88 lượt xã, 304 lượt tổ tiết kiệm và vay vốn; đối chiếu 1.225 lượt hộ vay vốn với tổng số tiền 35,822 tỷ đồng; đồng thời tham mưu cho tỉnh và các địa phương

bổ sung 5,8 tỷ đồng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và huyện, thành phố để ủy thác đầu tư tại địa phương cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo được Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh xây dựng. Cùng với nhấn mạnh một số kết quả nổi bật đã đạt được, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, chỉnh sửa trong những tháng cuối năm; đồng thời, yêu cầu thời

gian tới Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo, định hướng của HĐQT và Ngân hàng CSXH Việt Nam, tổ chức thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng tập huấn nghiệp vụ tín dụng theo chỉ đạo của cấp trên. Kết hợp với các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng chính sách năm 2018 bảo đảm sát với thực tế, đáp ứng đủ nguồn vốn hợp lý cho các đối tượng chính sách. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về tín dụng chính sách, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Điều chỉnh pH: Nếu pH thấp dưới 7,5 bón vôi nông nghiệp CaCO3, lượng 1 - 2kg/100m3 hòa nước tạt đều trong ao; nếu pH > 8,6 thay 20 - 30% lượng nước trong ao, kết hợp sử dụng mật đường 0,3kg/100m3 và vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Điều chỉnh độ kiềm: Nếu kiềm thấp dưới 80mg/l, sử dụng vôi Dolomite 1,5 - 2kg/100m3/lần vào ban đêm (lúc 20 - 22 giờ) đến khi đạt yêu cầu; nếu cao trên 160mg/l, sử dụng EDTA vào ban đêm, lượng 0,2 - 0,3kg/100m3 hòa nước tạt đều xuống ao, sau 1 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước.

Điều chỉnh màu nước: Nếu tảo phát triển mạnh, nước có màu xanh đậm, pH trong ngày dao động trên 0,5 đơn vị tiến hành thay 30% nước, sau đó dùng 0,2 - 0,3kg đường cát/100m3 hòa nước tạt xuống ao lúc 9 - 10 giờ sáng, sục khí liên tục 2 giờ; nếu tảo kém phát triển, độ trong cao (>40cm), sử dụng hỗn hợp mật đường, cám gạo và bột đậu nành theo tỷ lệ 3:1:3 ủ trong 12 giờ, tạt xuống ao liên tục trong 3 ngày lúc 9 - 10 giờ sáng, lượng dùng 0,2 - 0,3 kg/100m3.

một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ tôm khi mưa lớn

NguồN: Chi CụC Thủy sảN

Mưa lớn làm lúa mùa mới cấy của nông dân xã Minh Khai (Vũ Thư) bị ngập úng.

Nông dân các địa phương chủ động khơi thông tiêu nước mặt ruộng chống úng cho cây màu vụ hè và hè thu.

Đến nay, tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải đã thả nuôi 2.883,55ha tôm nước lợ thuộc diện tích vùng đầm trong và ngoài đê quốc gia, trong đó có 2.698,95ha nuôi tôm sú và 184,6ha nuôi tôm thẻ.

Từ ngày 18/7 đến sáng ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh có mưa, mưa vừa với lượng phổ biến từ 10 - 40mm. Dự báo từ ngày 19 - 22/7, Thái Bình tiếp tục có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50 - 100mm. Chi cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm, khi có mưa lớn, các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan, pH... thay đổi đột ngột, cần tăng cường vận hành máy quạt nước, máy nén khí để đảo nước tránh hiện tượng phân tầng gây thiếu ôxy tầng đáy; sau mưa kiểm tra các chỉ số môi trường để bổ sung chế phẩm, khoáng chất điều chỉnh ổn định môi trường tránh gây sốc cho tôm.

Chăm sóc tôm nước lợ sau mưa lớn

phaN aNh