94
HỎI ĐÁP VỀ SHU TRÍ TUPHN 1: CÁC KHÁI NIM VSHU TRÍ TUNHÓM SHU CÔNG NGHIP Câu hi 1. Thế nào là quyn shu trí tu. Shu trí tubao gồm các đối tượng nào? Trli: Trí tulà khnăng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyn shu trí tubao gm các quyn shữu đối vi sn phm ca hoạt động trí tuvà tinh thần như tác phẩm văn học, nghthut, tác phm khoa hc, sáng chế, kiu dáng công nghip, thiết kế btrí mch tích hp bán dn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mt kinh doanh, chdẫn địa lý và ging cây trng. Các đối tượng shu trí tuđược nhà nước bo hbao gồm: Đối tượng quyn tác gi: Tác phẩm văn học, nghthut và tác phm khoa học; đối tượng liên quan đến quyn tác ginhư: cuộc biu din, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiu vtinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyn shu công nghip: Sáng chế, kiu dáng công nghip, nhãn hiu, chdẫn địa lý, bí mt kinh doanh, tên thương mại, thiết kế btrí mch tích hp bán dẫn; Đối tượng quyền đối vi ging cây trng: Ging cây trng và vt liu nhân ging. Shu trí tubao gm ba nhóm: nhóm quyn tác gi(bn quyn tác gi), nhóm shu công nghip (quyn shu công nghip) và ging cây trồng (Điều 3 Lut SHTT). Câu hi 2. Thế nào là quyn shu công nghip? Trli: Quyn shu công nghip là quyn shu ca cá nhân, tchức đối vi sáng chế, kiu dáng công nghip, thiết kế btrí mch tích hp bán dn, nhãn hiu, tên thương mại, chdẫn địa lý, bí mt kinh doanh do mình sáng to ra hoc shu và quyn chng cnh tranh không lành mnh. Quyn ca chshữu các đối tượng shu công nghip bao gm: - Sdụng, cho phép người khác sdụng các đối tượng shu công nghip. - Ngăn cấm người khác sdụng đối tượng shu công nghip. - Định đoạt đối tượng shu công nghiệp (Điều 4.4 Lut SHTT). Câu hi 3. Sáng chế là gì? Gii pháp hu ích là gì? Trli: Sáng chế là gii pháp kthuật dưới dng sn phm hoc quy trình nhm gii quyết mt vấn đề xác định bng vic ng dng các quy lut tnhiên.

HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHÓM SỞ HỮU CÔNG

NGHIỆP

Câu hỏi 1. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng

nào?

Trả lời: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở

hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh

thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh

doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác

giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến

quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín

hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp:

Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên

thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây

trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở

hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật

SHTT).

Câu hỏi 2. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng

chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên

thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và

quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật SHTT).

Câu hỏi 3. Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?

Trả lời: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải

quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Page 2: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu

cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu

không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có

khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật SHTT).

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là

có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật

không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc

quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ

thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay

mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình

có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến

sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài

nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung

bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của

giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện

được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp

đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60,

Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).

Câu hỏi 4. Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?

Trả lời: Phải nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và nếu được công nhận thì

quyền sở hữu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc

quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Một trong những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu

ích:

Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của

mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức

giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp Nhà

nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì quyền đăng ký thuộc

về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại

diện cho nhà nước để đăng ký.

Page 3: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng

chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền

đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.

Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí-điều kiện kỹ thuật thì một phần đăng ký

tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan nhà

nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy định nào

khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà nước trong việc

hợp tác nghiên cứu.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho

tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, có quyền để thừa kế

quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã

nộp đơn đăng ký (Điều 86 Luật SHTT, Điều 9 nghị định 103/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 5. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện bằng

đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.

Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới, có tính

sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp có chức năng

thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẽ đẹp và nâng cao tính

tiện ích của sản phẩm.

Điểm mấu chốt của khái niệm trên là kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới và khả

năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái tạo bằng phương pháp

công nghiệp hay thủ công nghiệp (vì vậy nên gọi là kiểu dáng công nghiệp). Nếu

không có yếu tố này thì không phải là kiếu dáng công nghiệp mà là sự sáng tạo nghệ

thuật (thuộc bản quyền tác giả).

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện và công nhận khi kiểu dáng đó

đảm bảo: khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bộc lộ công khai dưới

hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong và

ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (trong trường hợp được

hưởng quyền ưu tiên) và chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước.

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thừa nhận nếu so với các kiểu dáng

công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức văn bản, hoặc bất kỳ hình thức

nào khác ở trong hay ngoài nước thì kiểu dáng đó không thể được tạo ra một cách dễ

dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Page 4: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng có thể dùng

làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống hệt nhau bằng

phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Điều 63, 65, 66, 67 Luật SHTT).

Câu hỏi 6. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký ?

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở

hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí

tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở

hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn

bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù

đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của

mình.

Những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Tác giả

(người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức

của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của mình để tạo ra kiểu

dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện

vật chất cho tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận

khác trong hợp đồng này.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao

quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ để

đăng ký (Điều 86 Luật SHTT).

Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối

với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị

định 103/2006/Nđ-CP).

Câu hỏi 7. Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?

Trả lời: Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành

phẩm, trong đó các phần tử (với ít nhất một phần từ tích cực) và một số hoặc tất cả

các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn để nhằm

thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với thuật ngữ “IC”, “chíp”,

“mạch vi điện tử”.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và

các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Điều 4.15 Luật SHTT).

Thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ khi có tính nguyên gốc và tính mới thương

mại.

Page 5: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Tính nguyên gốc được thể hiện: Thứ nhất, là kết quả lao động sáng tạo của chính tác

giả thiết kế bố trí; thứ hai, tại thời điểm được tạo ra thiết kế đó chưa được biết đến

rộng rãi trong giới sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán

dẫn.

Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa

được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng

ký (Điều 70, Điều 71 Luật SHTT).

Tổ chức, cá nhân là tác giả tạo ra thiết kế bố trí, hoặc người đầu tư kinh phí, phương

tiện vật chất cho tác giả tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc (nếu

trong hợp đồng không có quy định liên quan đến quyền tác giả thiết kế) có quyền nộp

đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết

kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ

được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý. Trường hợp có sự đầu

tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với việc tạo ra kiểu

dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-

CP)

Quyền sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng

ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Điều 86 Luật

SHTT).

Câu hỏi 8. Nhãn hiệu là gì?

Trả lời: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá

nhân khác nhau.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ

cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên,

được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với

hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy

chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang

được bảo hộ.

Page 6: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành

viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá

nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá

nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các

đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức

cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của

hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự

nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên

quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn

lãnh thổ Việt Nam.

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí

tuệ cấp (Điều 4 Luật SHTT)

Câu hỏi 9. Những dấu hiệu nào không được bảo hộ làm nhãn hiệu?

Trả lời: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ là nhãn hiệu:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của

các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên

viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội,

tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của

Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh,

hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam và của nước ngoài.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm

tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ

trường hợp do chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về

nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác

của hàng hoá, dịch vụ (Điều 75 Luật SHTT).

Câu hỏi 10. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu thể hiện như thế nào?

Trả lời: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu

tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một tổng thể

Page 7: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để

làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây

nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ (Điều 74.1 Luật

SHTT).

Câu hỏi 11. Những dấu hiệu nào bị coi là không có khả năng phân biệt, không

thể dược cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Trả lời: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá khác đã nộp đơn

cho Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu và đơn đó có ngày ưu tiên sớm hơn.

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã

hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ, nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực

hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm (trừ trường hợp bị đình chỉ hiệu lực vì

không sử dụng).

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác

được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng hoặc được

thừa nhận một cách rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ hoặc tương tự.

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác nếu

dấu hiệu đó gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ có

ngày ưu tiên sớm hơn.

Và một số trường hợp khác, hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc

ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp đã được sử dụng hoặc thừa nhận rộng rãi

với danh nghĩa là nhãn hiệu. Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi

thông thường cuả hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng

rãi thường xuyên, nhiều người biết. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp

sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị sử dụng mang

tính mô tả hàng hoá. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh. dấu hiệu

chỉ nguồn gốc địa lý cuả hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp được thừa nhận là nhãn

hiệu tập thể (Điều 74 luật SHTT).

Câu hỏi 12. Cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu?

Trả lời: Khi thiết kế nhãn hiệu, ngoài yêu cầu như tên thương mại cần lưu ý:

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá, thị trường

khác nhau. Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị

trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy, không nên thay.

Page 8: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó

là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.

Không chỉ là chữ, mà nên sử dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai. Chú ý dễ nhớ, dễ

truyền thụ, dễ phổ cập.

Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do vậy

cần phải kiểm tra, đối chiếu trước.

Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô tả hàng

hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản xuất, số

lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Dấu hiệu làm sai lệch,

gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ

quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

Lưu ý khía cạnh mỹ thuật như cần phải đẹp, độc đáo, gây ấn tượng, thiện cảm nổi bật.

Tuy nhiên, như vậy sẽ thu hẹp phạm vi bảo hộ.

Câu hỏi 13. Tên thương mại là gì?

Trả lời: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh

doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể

kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực (Điều 4.21 Luật SHTT).

Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa.

Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.

Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và

lĩnh vực kinh doanh.

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có

nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai

doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau). Ví dụ:

Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Đô. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây

dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến

Thành”. “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt

(Tổng công ty - mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động;

Việt Nam - không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là

“VNPT” là tên giao dịch.

Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Câu hỏi 14. Những yêu cầu của tên thương mại?

Page 9: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp

pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực là lãnh thổ kinh doanh, không cần

thực hiện thủ tục đăng ký. Tên thương mại được bảo hộ khi có khả năng phân biệt,

đáp ứng các điều kiện sau:

Chứa thành phần tên riêng, trừ trưòng hợp đã được biết rộng rãi.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà tổ chức

khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh.

Không thuộc các trường hợp như: Sử dụng tên gọi các cơ quan hành chính, các tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể

không liên quan tới hoạt động kinh doanh (Điều 77, Điều 78 Luật SHTT).

Ngoài ra những tên thương mại có thêm từ ngữ “tân” “cựu” “mới” trước, hoặc sau

các tên thương mại đã có trước đó cũng không đáp ứng yêu cầu của tên thương mại.

Câu hỏi 15. Cần lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại?

Trả lời: Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng và bối đắp ngay khi

doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (dù có thể có nhiều

nhãn hiệu hàng hoá khác nhau).

Cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại:

Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông người giao tiếp ở

thị trường doanh nghiệp kinh doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngoài thì không

nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý nghĩa của tập hợp các chữ,

không có nghĩa xấu gây phản cảm. Tên thương mại của mình không trùng hoạc gây

nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với

nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu

hiệu chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động).

Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanh nghiệp

khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tên thương mại của

mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tên thương mại đã có.

Câu hỏi 16. Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với

tên thương mại của mình?

Trả lời: Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành sản

xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau:

Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương

mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao

bì và quảng cáo.

Page 10: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển

giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương

mại đó.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn

duy trì hoạt động với tên thương mại này.

Câu hỏi 17. Đề nghị giải thích về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký

không?

Trả lời: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa

phương, vùng lãnh hổ hay quốc gia cụ thể.

Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh

thổ hoặc nước tương ứng.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do

diều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ

dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT).

Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như bưởi Đoan Hùng,

nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận.

Câu hỏi 18. Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Các đối tượng sau không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý:

Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.

Chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo hộ, đã bị

chấm dứt, hoặc không còn được sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong trường hợp nếu sử

dụng chỉ dẫn địa lý sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản

phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó (Điều 80 Luật SHTT).

Câu hỏi 19. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý, người có quyền đăng ký chỉ dẫn chỉ

dẫn địa lý và gồm những quyền gì?

Trả lời: Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.

Page 11: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa

lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.

Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều

kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao

quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định

103/2006/NĐ-CP).

Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá tại lãnh thổ quốc gia,

vùng lãnh thổ hoặc địa phương có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó với điều kiện hàng

hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất phải đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của

hàng hoá này.

Khi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì họ có quyền thể hiện chỉ dẫn

đó trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và

quảng cáo cho hàng hoá này.

Câu hỏi 20. Thế nào là bí mật kinh doanh?

Trả lời: Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin đáp ứng đủ các

điều kiện sau:

Không phải là hiểu biết thông thường.

Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế so với người

không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Được chủ thông tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết

lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Điều 84 Luật SHTT).

Sở hữu bí mật kinh doanh tự động xác lập khi có đủ các điều kiện trên.

Câu hỏi 21. Tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có vai trò như thế nào

trong hoạt động của doanh nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có vai trò quan trọng trong hoạt

động của doanh nghiệp, cụ thể:

Liên quan đến pháp luật: Là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hũu công

nghiệp. Doanh nghiệp có thể có quyền trong phạm vi, thời hạn nhất định, đồng thời

phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trong trường hợp không tuân thủ quy định của

pháp luật về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể gập rắc rối hoặc bị thiệt hại do

các hành vi của mình có liên quan đến các đối tượng này.

Liên quan đến kinh tế:

- Khả năng cạnh tranh.

Page 12: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

- Tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất không thay đổi.

- Không có biện pháp và hành động phù hợp thì giá trị xói mòn và bị triệt tiêu, thiệt

hại về kinh tế.

Câu hỏi 22. Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho

doanh nghiệp?

Trả lời: Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phần vào sự

phát triển và sự thành đạt của doanh nghiệp. Các đối tượng sở hữu công nghiệp này

được coi là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập và mở rộng thị

trường. Trong nhiều trường hợp quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp trên thị

trường mới. Các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có tác dụng:

- Chức năng nhận biết (phân biệt), các đối tượng nói trên luôn được nhận biết bằng thị

giác (thông qua màu sắc nhãn hiệu), thính giác (âm thanh) một cách rõ ràng để người

tiêu dùng nhận biết và lựa chọn theo sở thích.

- Làm cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lựa chọn và mua

sản phẩm theo mục đích và sở thích của họ.

- Đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra chất lượng ổn định của sản

phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, tên thương mại quen thuộc dù mua ở bất kỳ đâu và

bất kỳ lúc nào.

- Đảm bảo cho ngưòi tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốt nhất, đảm

bảo nhất trong cùng một loại.

- Cá tính hoá, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người tiêu dùng trong con mắt của

người khác. Tạo phong cách riêng cho người tiêu dùng và từ đó làm cho họ yêu thích

hàng hoá mang nhãn hiệu đó.

- Tính liên tục được quan niệm là người tiêu dùng hài lòng với một sản phẩm mang

tên thương mại, nhãn hiệu mà họ đang sử dụng nhiều năm.

- Khía cạnh đạo đức là sự hài lòng của người tiêu dùng với chủ nhãn hiệu và mối liên

hệ của chúng với xã hội (quảng cáo hấp dẫn).

Câu hỏi 23. Phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các đối

tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp ngay khi sáng tạo, hình thành phải tiến

hành đăng ký bảo hộ theo trình tự sau:

Nộp đơn: Tờ khai đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp với các thông tin: Tên

và địa chỉ người đứng đơn; tuỳ thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp mà kèm theo mẫu

nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả sáng chế hoặc bản thiết kế và các tài liệu

Page 13: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

khác (theo hướng dẫn trong hồ sơ đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phù hợp từng loại

đối tưọng sở hữu công nghiệp) và kèm theo lệ phí theo quy định.

Chủ thể có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua người đại diện.

Xử lý đơn: Là công việc của Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải qua giai đoạn thẩm định.

Trong quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ có thể có các yêu cầu bổ sung và từ

chối chấp nhận đơn. Tổ chức, cá nhân người nộp đơn có thể khiếu nại, tố cáo những

vi phạm trong qua trình tiếp nhận, thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Cấp văn bằng bảo hộ: Nếu đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo

hộ.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp có

các quyền trong phạm vi bảo hộ ghi tại văn bằng theo quy định của pháp luật bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp. Trong thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực, người khác

không được phép sử dụng các đối tượng này nếu không được chủ văn bằng cho phép,

trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (Điều 108, Điều 109, Điều 118

Luật SHTT).

Câu hỏi 24. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật đảm bảo độc quyền

khai thác nhằm mục đích thương mại trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ

được quy định như sau:

Đối với sáng chế là 20 năm.

Đối với giải pháp hữu ích là 10 năm.

Đối với kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm

Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và

không giới hạn số lần gia hạn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ

hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không

sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục. Giấy chứng nhận này cung có thể bị huỷ

bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận này được

cấp cho ngươì không có quyền nộp đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng tiêu

chuẩn bảo hộ.

Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớm nhất trong

những này sau:

Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng. hoặc ngày kết thúc 10 năm kể

từ ngày người có quyền nộp đơn, hoặc người được người có có quyền nộp đơn cho

Page 14: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào, hoặc ngày kết thúc 15 năm

(Điều 93 Luật SHTT).

Câu hỏi 25. Nhãn hàng hoá là gì?

Trả lời: Nhãn hàng hoá là bản viết, bảng in, hình ảnh, dấu hiệu in chìm, in nổi trực

tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì để thể hiện các

thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá (thông tin này theo quy định gồm một số nội

dung như: tên hàng hoá, địa chỉ sản xuất, thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời

hạn sử dụng….).

Nhãn hàng hoá không phải là đối tượng sở hữu công nghiệp, không được bảo hộ,

không phải đăng ký mà chỉ công bố (Nghị định 89/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 26. Cần lưu ý gì khi đầu tư cho các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Từ lợi ích cơ bản của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên

thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cần phải xây dựng chiến lược đầu tư cho các đối

tượng này:

Đầu tư vào sản xuất, nghiên cúu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra ưu thế về

công nghệ, để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp mới.

Đầu tư vào nghiên cứu và điều tra thị trường nhằm thăm dò, nhận xét về thị hiếu,

khẩu vị của người tiêu dùng, phong cách sống, nhằm xác định những sự đổi mới trong

tiêu dùng trong từng giai đoạn.

Đầu tư cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng nhằm khuyến khích tính độc đáo

của tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tạo ra sự vượt trội (sự nhận

biết) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình so với người khác. Nếu thiếu

sự quảng cáo thì không phát huy được giá trị tiềm ẩn của các đối tượng này, không

làm cho người khác biết. Đầu tư cho các đối tượng này chỉ sinh lợi nếu như thông tin

nhanh chóng về đến được với quảng đại công chúng.

Vì vậy cần đánh giá, nghiên cứu, có chiến lược quản lý và phát triển các đối tượng sở

hữu công nghiệp sao cho có hiệu quả.

Câu hỏi 27. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu

công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản

gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như:

Page 15: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.

Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.

Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh

doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.

Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc

tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu

chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền

đăng ký nhãn hiệu đó (Điều 138, Điều139 Luật SHTT).

Câu hỏi 28. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối

tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu

công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản

gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải tuân thủ:

Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.

Không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cá nhân không

phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Bên được chuyển giao quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên

thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi trên hàng hoá, bao bì hàng hoá việc hàng hoá

đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ phải

sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế (Điều 142, Điều 143 Luật SHTT).

Câu hỏi 29. Đề nghị cho biết các dạng của hợp đồng sử dụng các đối tượng sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các dạng sau:

Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó bên được chuyển quyền được

độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi và trong một thời hạn

nhất định do hai bên thoả thuận. Bên chuyển quyền không có quyền chuyển giao cho

bên thứ ba và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của

bên được chuyển quyền.

Page 16: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Hợp đồng không độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo nội dung hợp đồng, ở

phạm vi và trong một thời hạn chuyển giao quyền do hai bên thoả thuận, bên nhận

không được độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa là bên giao quyền sử

dụng vẫn có quyền sử dụng hoặc cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp đã được chuyển giao.

Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là

bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng

theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT).

Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bên chuyển quyền

và bên được chuyển quyền tiến hành đàm phán về nội dung hợp đồng và ký kết Hợp

đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Sau

đó tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc để Hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp lý. Việc

ký kết hợp đồng chuyển giao mà không đăng ký thì không được pháp luật thừa nhận

(Điều 148.1.2 Luật SHTT).

Câu hỏi 30. Việt Nam dã tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ nào?

Trả lời: Cho đến thời điểm 12/2006, Việt Nam đã tham gia các hiệp ước, công ước

sau:

Việt Nam đã là thành viên: Công ước Pari bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Công ước

Sockholm về thành lập WIPO, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu

hàng hoá. Hiệp ước PCT về sáng chế. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây mới

(Công ước UPOV).

Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia: Hiệp ước Washington về SHTT đối với

mạch tích hợp (Hiệp ước IPIC-1989) “Hiệp ước Luật NHHH” (Hiệp ước TLT); Hiệp

ước BUDAPEST về công nhận quốc tế đối với nộp lưu các chủng vi sinh nhằm mục

đích xét nghiệm sáng chế (Hiệp ước BUĐAPEST).

Về quyền tác giả, Việt Nam đã tham gia Công ước Bern (tác phẩm văn học và nghệ

thuật). Công ước Rome (phát sóng), Công ước Gionevo (bản ghi âm), đến nay

chưa tham gia UCC, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước của WIPO

về biểu diễn/ghi âm (WPPT).

PHẦN II: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Page 17: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Hiến pháp Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về

quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác

liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Nhà nước tổ chức cơ quan xác

lập quyền, quy định thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối

tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp, tác giả và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn

bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ.

Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân,

pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,

thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và quyền sử

dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.

Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời

gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng) và tuỳ theo tính

chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung: Thứ nhất là ban

hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp; Thứ hai là cấp văn

bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng

các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền); Thứ ba là bằng các phương thức, biện

pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền).

Câu hỏi 2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ văn bằng sở

hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối

tưọng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn

quyền sở hữu các đối tượng này.

Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và

hình sự. Trong đó chủ sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của

cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc tố cáo với các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền khác như Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát điều

tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều

199 Luật SHTT).

Câu hỏi 3. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì?

Page 18: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm sự chấp

hành các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu

công nghiệp. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo cho các nội

dung của quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp được thi hành nghiêm chỉnh, có

hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ

văn bằng.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ là tài sản của doanh nghiệp, của

cá nhân được pháp luật thừa nhận.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp để thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế. Việt Nam

đã tham gia nhiều công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và nhiều hiệp định thương mại.

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nội dung của các

văn bản này, đặc biệt của Hiệp định các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan tới thương

mại (TRIPS) đều quy định trách nhiệm của các bên tham gia trong việc thực thi các

điều khoản đã cam kết, trong đó đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của

các tổ chức, cá nhân là chủ văn bằng đang được bảo hộ tại Việt Nam

Câu hỏi 4. Quyền tự bảo vệ là gì?

Trả lời: Quyền tự bảo vệ là quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghịêp áp dụng các

biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình, bao gồm:

áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu,

phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu công nghiệp lên sản

phẩm, phương tiện dịch vụ, nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng quyền sở hữu

công nghiệp đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; sử

dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo

vệ sản phẩm được bảo hộ.

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp.

Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm bằng các thông báo bằng văn bản cho ngưòi có

hành vi xâm phạm quyền.

Khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình

(Điều 198.1.a Luật SHTT, Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 5. Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghịêp có

quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghịêp không?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, nhưng bị

thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền chỉ có thể yêu cầu các cơ quan có

Page 19: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

thẩm quyền xử lý trong trường hợp thoả mãn hai điều kiện; Thứ nhất hàng hoá bị xâm

phạm quyền thuộc các nhóm sản phẩm, hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc

phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dành cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc

bảo vệ thực vật gây hại cho môi trường, vật nuôi, thiệt hại cho người tiêu dùng và xã

hội. Thứ hai: Cung cấp được chứng cứ là có thiệt hại (Điều198.2 Luật SHTT, Điều 23

Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 6. Trường hợp bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh

tranh không lành mạnh có thể yêu cầu xử lý không?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân khi bị cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp

có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính về sở hữu công nghiệp xử

phạt các hành vi vi phạm theo Điều 30 Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hoặc khởi kiện

dân sự tại Toà án, hoặc yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

(Điều 198.3 Luật SHTT).

Câu hỏi 7. Pháp luật quy định có những biện pháp nào để xử lý hành vi xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp ?

Trả lời: Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật quy định ba biện pháp để xử

lý các hành vi xâm phạm quyền. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi

xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự và theo

quy định sau đây:

1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ

thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm

phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính

hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình

tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân

sự.

2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong

các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, theo yêu cầu của chủ thể quyền

sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ

chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động

phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp

khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử

phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành

vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Page 20: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp

luật về tố tụng hình sự (Điều 199.1 Luật SHTT, Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 8. Ngoài ba biện pháp nêu trên, còn có biện pháp nào được áp dụng để

ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền không?

Trả lời: Trong trường hợp cần thiết các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu liên quan

đến sở hữu công nghiệp, biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp dưới đây được áp dụng theo yêu cầu

của chủ thể quyền đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền, nguyên liệu, vật

liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, gồm: thu giữ, kê biên, niêm

phomg, cấm thay dổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu.

Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính là các biện pháp tạm giữ người,

tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, khám người, khám phương tiện vận

tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công

nghiệp và các biện pháp hành chính khác quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính (Pháp lệnh XLVPHC).

Biện pháp kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến sở hữu công

nghiệp được áp dụng khi chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua

người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn đề nghị

tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ

xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 199, Điều 207, Điều 211 Luật SHTT).

Câu hỏi 9. Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời. Theo quy định hiện hành, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước và chức

năng xét xử, những cơ quan dưới đây có chức năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xét xử. Thẩm quyền áp dụng

biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm được quy định cụ thể như sau:

1. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp có thẩm quyền bảo vệ quyền sở

hữu công nghiệp bằng biệp pháp hành chính thông qua việc xử phạt các hành vi vi

phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt

động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong

xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

2. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi phạm về sở

hữu công nghiệp xảy ra trong lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị

trường.

Page 21: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

3. Cơ quan Hải quan các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu

công nghiệp xảy ra trong nhập khẩu hàng hóa.

4. Cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin,

chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan có

thẩm quyền xử lý vi phạm và xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp.

5. ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý các

hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương mà mức phạt, hình thức

xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của các

quan có thẩm quyền khác (Điều 200.1 Luật SHTT, Điều 17 Nghị định 106/2006/NĐ-

CP).

Câu hỏi 10. Toà án có vai trò gì trong hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu

công nghiệp?

Trả lời: Toà án có vai trò xét xử các vụ kiện dân sự, hình sự và hành chính liên quan

đến sở hữu công nghiệp như sau:

Toà hành chính: Xét xử các vụ kiện hành chính liên quan đến quyết định hành chính

trong việc xác lập, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ quyền và vụ kiện đối với quyết định xử

phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Toà dân sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu

đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Toà hình sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự các vụ án liên quan đến hàng hoá giả

mạo sở hữu công nghiệp có dấu hiệu tội phạm (Điều 200.2 Luật SHTT).

Câu hỏi 11. Mối quan hệ của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

trong quá trình bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Ngoài hệ thống Toà án các cấp độc lập trong hoạt động xét xử hình sự, dân sự

các vụ án vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đến mức phải xử

lý bằng pháp luật hình sự, khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

phải xử lý bằng biện pháp dân sự, các cơ quan hành chính có chức năng, nhiệm vụ

bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính có các mối quan hệ:

Phối hợp trong việc cung cấp thông tin về diễn biến tình hình hàng hoá giả mạo sở

hữu công nghiệp, quy luật, thủ đoạn hoạt động trong sản xuất, buôn bán hàng hoá giả

mạo sở hữu công nghiệp. Phối hợp trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, kế

hoạch liên quan đến hoạt động chống hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp của từng

ngành và từng địa phương.

Page 22: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và

xử lý vi phạm trong việc sản xuất buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp.

Phối hợp trong việc xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, cử cán bộ tham gia thanh

tra, kiểm tra. Hỗ trợ nhau về phương tiện, kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Tiến hành công tác thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu,

chứng cứ, giám định về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá, sản phẩm có dấu hiệu

vi phạm.

Phối hợp trong việc xử phạt các vụ việc phức tạp, thực hiện các quyết định xử phạt vi

phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Phối hợp với các chủ sở hữu công nghiệp trong việc phát hiện và xác định hàng hoá

giả mạo sở hữu côngnghiệp (Chương trình phối hợp hành động của 7 bộ: KH&CN,

VH-TT, NN&PTNT, CA, TC, TM, BC-VT).

Câu hỏi 12. Trong trường hợp xử lý một vụ việc cụ thể, các cơ quan này còn có

trách nhiệm phối hợp với nhau không?

Trả lời: Khi xử lý một vụ việc cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có

trách nhiệm phối hợp như sau:

1. Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi yêu cầu phối hợp

xử lý vi phạm cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan để yêu cầu phối hợp xử lý vi

phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: cùng hành vi vi phạm liên quan

đến quyền sở hữu công nghiệp nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan khác

nhau hoặc cùng một hành vi vi phạm xảy ra tại nhiều địa bàn hoặc nhiều địa phương

khác nhau (Điều 23.1.a Nghị định 106 /2006/NĐ-CP).

2. Sử dụng kết quả xem xét, xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm của cơ quan khác: Cơ

quan xử lý vi phạm có quyền sử dụng kết quả xác định hành vi vi phạm, xác định

hàng hóa vi phạm do cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện (nếu có), để bảo đảm

thống nhất về biện pháp xử lý và mức phạt đối với các hành vi vi phạm giống nhau,

tương tự nhau hoặc cùng liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp của cùng

chủ thể quyền (Điều 23.2.a Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 13. Phải thực hiện những thủ tục gì để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi

phạm về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Để thực hiện việc phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục

sau:

1. Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi thông báo cho các cơ quan có

thẩm quyền ở địa bàn khác phối hợp xử lý vi phạm với các nội dung chính sau đây:

thông tin tóm tắt về vụ việc; tóm tắt về hành vi vi phạm và phạm vi, quy mô vi phạm

Page 23: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhận yêu cầu; bản sao

đơn yêu cầu xử lý vi phạm và bảo sao các tài liệu, ảnh chụp mẫu vật kèm theo; tóm tắt

kết quả xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm; kiến nghị những nội dung cần phối hợp

xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả

lời;

2. Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn

ấn định, nêu rõ lý do không tiến hành xử lý vi phạm theo yêu cầu (nếu có).

Câu hỏi 14. Thanh tra là gì? Nội dung thanh tra, kiểm soát về sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực

hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo

trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi

ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ

chức, cá nhân khác.

Hoạt động của cơ quan Thanh tra được gọi là thanh tra. Hoạt động của cơ quan Quản

lý thị trường được gọi là kiểm soát.

Thanh tra để làm gì (mục đích)? - Thanh tra để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, để

phục vụ quản lý nhà nước, để bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Ai có quyền thanh tra (chủ thể)? - Tổ chức, người có thẩm quyền được pháp luật giao

trách nhiệm.

Thanh tra ai (đối tượng)? - Thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản

lý nhà nước của tổ chức mình.

Thanh tra cái gì (nội dung)? - Thanh tra việc thực hiện pháp luật thuộc phạm vi quản

lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.

Thanh tra như thế nào (nghiệp vụ)? - Thanh tra theo trình tự, nghiệp vụ do pháp luật

quy định (Điều 4.1 Luật Thanh tra).

Thanh tra về sở hữu công nghiệp là hoạt động của cơ quan hành pháp (Thanh tra khoa

học và công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,

Quản lý thị trường, Hải quan) nhằm mục đích đảm bảo cho hiệu lực pháp luật về sở

hữu công nghiệp được thực thi nghiêm chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định

quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp của chủ sở hữu quyền, đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn

bằng, tác giả không bị xâm phạm, chống cạnh tranh không lành mạnh, đấu tranh để

Page 24: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

phòng ngừa và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu công

nghiệp.

Nội dung thanh tra về sở hữu công nghiệp bao gồm thanh tra việc thực hiện các quy

định của pháp luật trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng quyền

đã được xác lập, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu (bao gồm cả hàng hoá giả mạo

sở hữu công nghiệp và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), quyền tác

giả, quyền sử dụng và các nghĩa vụ của chủ văn bằng, tác giả các đối tượng sở hữu

công nghiệp. Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình xác lập quyền,

sử dụng quyền, và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 15. Thẩm quyền, nguyên tắc áp dụng quyền của các lực lượng thực thi

khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Theo quy định của Luật Thanh tra, Pháp lệnh XL VP HC và các văn bản

hướng dẫn thi hành, trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm soát (thanh tra) về sở

hữu công nghiệp, các cơ quan (Đoàn thanh tra) bảo vệ quyền bằng biện pháp hành

chính có các quyền chung là:

Quyền yêu cầu, trưng cầu giám định. Quyền yêu cầu bao gồm yêu cầu các cơ quan có

liên quan đến nội dung thanh tra về sở hữu công nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có

liên quan đến nội dung thanh tra, liên quan đến vụ việc vi phạm và xâm phạm quyền.

Quyền yếu cầu còn được áp dụng đối với đối tượng thanh tra, buộc thực hiện các

hành động cụ thể theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thanh tra tại

cơ sở.

Quyền trưng cầu giám định là quyền của cơ quan bảo vệ quyền bằng biện pháp hành

chính yêu cầu tổ chức, giám định viên sở hữu công nghiệp có kết luận về tình trạng

pháp lý của các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được xem xét, tình trạng tương

tự, trùng hoặc vi phạm phạm vi bảo hộ của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các cơ

quan trưng cầu giám định sử dụng kết quả giám định là một trong các căn cứ để kết

luận về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Quyền kiểm kê, xác minh: Trong quá trình thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền có

quyền kiểm kê số lượng hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp. Trong trường hợp nghi ngờ, có quyền tiến hành các biện pháp xác minh các

thông tin, số liệu, chứng cứ để tìm ra sự thật, làm cơ sở cho kết luận tình trạng vi

phạm, xâm phạm quyền.

Quyền quyết định, định đoạt: Trong quá trình thanh tra các cơ quan có thẩm quyền có

quyền quyết định như quyết định niêm phong, tạm giữ các hàng hoá vi phạm, xâm

Page 25: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyết định xử phạt và quyết định định đoạt đối với

tang vật vi phạm.

Quyền kết luận, kiến nghị: Khi kết thúc, cơ quan có thẩm quyền có quyền kết luận có

hay không hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, kết luận về mức độ

vi phạm. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về sở

hữu công nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện chính sách, biện pháp, cơ chế quản lý về

sở hữu công nghiệp, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền, sản xuất, buôn

bán hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp.

Quyền chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra: Trong trường hợp hành vi xâm phạm

quyền, sản xuất, buôn bá hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp đã có dấu hiệu là tội

phạm, cơ quan có thẩm quyền thanh tra phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử

lý theo thủ tục tố tụng hình sự (Điều 39, Điều 49 Luật Thanh tra, Điều 22 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Nguyên tắc áp dụng quyền: Trong quá trình thực hiện các quyền nói trên, tổ chức, cá

nhân thực hiện quyền, phải tuân theo các nguyên tắc:

Nguyên tắc khách quan, đúng thẩm quyền, công khai.

Trình tự áp dụng quyền: Thuyết phục, ấn định yêu cầu và thời gian thực hiện.

Đối tượng của thanh tra về sở hữu công nghiệp là cơ quan xác lập văn bằng bảo hộ, tổ

chức, cá nhân là chủ văn bằng và các tổ chức, cá nhân, tổ chức trong nước và nước

ngoài thực hiện các hành vi vi phạm quy định quản lý và xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Câu hỏi 16. Đề nghị cho biết hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm

soát về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát (thanh tra) để thực hiện yêu cầu quản lý về

sở hữu công nghiệp và xử lý các hành vi vi pham, xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp.

Để phát hiện vi phạm, xâm phạm cần tiến hành hoạt động thanh tra. Việc lựa chọn

vấn đề (đề tài, nội dung) thanh tra cần phải căn cứ vào: Chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo

trong công tác quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp; thông tin về tình hình thực

hiện các quy định của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; sự xuất

hiện của hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, hàng hoá xâm phạm quyền,

yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; khả

năng thực hiện của tổ chức thanh tra. Từ đó, lựa chọn đề tài thanh tra theo từng

chuyên đề hoặc toàn diện, nhiều nội dung, hoặc chỉ để giải quyết tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo. Thanh tra toàn diện (đồng thời thanh tra nhiều nội dung với nhiều đối

Page 26: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

tượng sở hữu trí tuệ), hoặc thanh tra các nội dung nêu trong đơn, thư khiếu nại, tố cáo,

yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền để nhằm giải quyết từng vụ, việc.

Tùy theo yêu cầu của quản lý Nhà nước mà có thể tiến hành thanh tra theo diện hoặc

theo điểm.

Thanh tra theo diện là tiến hành thanh tra nhiều cơ sở trên cùng một địa bàn (một

quận, một tỉnh) hoặc trên một khu vực (nhiều tỉnh hoặc cả nước) về cùng một nội

dung nhất định, trong thời gian nhất định để phục vụ cho những yêu cầu nhất định

(thường gọi là thanh tra diện rộng).

Thanh tra theo điểm là chỉ tiến hành thanh tra từng cơ sở với những nội dung và

những mục đích khác nhau.

Thanh tra có thể định kỳ hoặc đột xuất. Tùy thuộc tính chất hoạt động của cơ sở, của

dấu hiệu vi phạm mà thanh tra định kỳ (một năm một lần). Thanh tra đột xuất để xác

định sự tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sở hữu

công nghiệp của cơ sở hoặc khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm và trong trường hợp do yêu

cầu của việc giải quyết đơn thư yêu cầu xử lý xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền.

Thanh tra về sở hữu công nghiệp chủ yếu là tiến hành đột xuất (Điều 34 Luật Thanh

tra).

Câu hỏi 17. Đề nghị cho biết trình tự thanh tra, kiểm soát chống xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Trình tự tiến hành thanh tra, kiểm soát (thanh tra) về sở hữu công nghiệp

thông thường tiến hành theo các bước chung và phụ thuộc vào hoạt động thanh tra

tiến hành trên diện rộng theo chuyên đề (đối với nhiều cơ sở) hay chỉ tiến hành với

với một cơ sở. Dù tiến hành theo diện rộng hoặc một cơ sở, định kỳ hoặc đột xuất,

đều được tiến hành theo các trình tự tương đối giống nhau và có ba gia đoạn cơ bản

(chuẩn bị thanh tra, thanh tra tại cơ sở, kết thúc thanh tra) với các công việc chủ yếu

như sau:

Gia đoạn chuẩn bị thanh tra: Vạch kế hoạch thanh tra gồm xây dựng đề cương thanh

tra, kiểm tra cụ thể, giúp các thành viên nắm được công việc của mình, sự liên quan

giữa các nội dung công việc. Đề cương cần ngắn gọn nhưng đủ nội dung, gồm: Một là

mục đích, yêu cầu và thời gian thanh tra, kiểm tra. Hai là các công việc cần hoàn

thành và phần việc của từng người, thời gian hoàn thành. Ba là kế hoạch tiến hành và

kết thúc. Cần họp bàn để thống nhất quan điểm, nội dung thanh tra và các công việc

cần tiến hành, đặc biệt là các công việc tiến hành tại cơ sở. Thống nhất một số vấn đề

về chuyên môn như: lấy mẫu, số lượng mẫu cần lấy, trưng cầu giám định và các công

việc cần thiết khác.

Page 27: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Thông thường các Thanh tra viên (Thanh tra Khoa học và Công nghệ), Kiểm soát

viên (Quản lý thị trường), Sỹ quan Cảnh sát (Công an) là thành phần chủ yếu của các

đoàn thanh tra. Tuy nhiên, thường có các chuyên viên của các bộ phận quản lý hoặc ở

các cơ quan khác tham gia đoàn. Nhận thức, quan điểm trước nội dung thanh tra và

đối tượng thanh tra của những người này có thể khác nhau. Vì vậy, đoàn phải trực tiếp

quản lý họ và sử dụng khả năng chuyên môn của họ. Phải căn cứ nội dung, đối tượng

thanh tra mà tính toán cân nhắc số lượng cán bộ cần huy động và cân nhắc loại

chuyên môn và trình độ cho phù hợp. Cần lưu ý thông tin về người được mời tham gia

như số lần đã tham gia thanh tra, mối quan hệ với đối tượng thanh tra, khả năng am

hiểu chuyên môn. Thời gian thanh tra có thể ngắn nhưng vẫn phải phân công công

việc cụ thể cho từng thành viên (thư ký ghi biên bản, thành viên nào chú ý nội dung

nào...). Cơ cấu đoàn thanh tra phải gọn nhẹ, đủ cán bộ có trình độ chuyên môn để có

thể xem xét và đề xuất được các kết luận đúng đắn khi thanh tra tại cơ sở để cơ sở

không thể bác bỏ. Trưởng đoàn còn phải dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy

ra, phương án xử lý và có kế hoạch phân công cho các thành viên trong đoàn thực

hiện các công việc như:

Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu đối tượng và các tài liệu liên quan (văn bằng

bảo hộ, các chứng cứ, hình ảnh, hiện vật hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ vi

phạm, thậm chí các bài báo nói về tình hình vi phạm của cơ sở trong nhiều trường hợp

cũng có rất nhiều thông tin, các đơn thư khiếu nại, tố cáo... là những tài liệu có những

thông tin cần nghiên cứu). Các văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu

công nghiệp có liên quan đến nội dung thanh tra là những tài liệu rất cần sử dụng để

đối chiếu trước khi kết luận.

Rà soát các thủ tục pháp lý (quyết định thanh tra, kiểm tra thông báo kế hoạch thanh

tra, kiểm tra... chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật).

Thông báo quyết định thanh tra thời gian làm việc tại cơ sở và đề cương báo cáo cho

cơ sở (nếu cần thiết thông báo cho cơ quan chủ quản, chính quyền và cơ quan quản lý

ngành ở địa phương). Trường hợp đột xuất thì không thông báo (Quyết định

2151/2006/QĐ-TTCP).

Câu hỏi 18. Đề nghị cho biết một số công việc cơ bản khi tiến hành thanh tra tại

cơ sở?

Trả lời: Giai đoạn tiến hành thanh tra tại cơ sở. Tổ chức tiếp xúc giữa đoàn và đối

tượng thanh tra với các nội dung: Trưởng đoàn thông báo quyết định thanh tra nói rõ

mục đích yêu cầu, nội dung phương pháp tiến hành và thời gian thanh tra tại cơ sở.

Thông báo các nguyên tắc làm việc và các yêu cầu của đoàn để cơ sở đáp ứng. Thủ

trưởng của cơ sở được thanh tra báo cáo tình hình thi hành pháp luật về sở hữu công

Page 28: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

nghiệp theo các nội dung đoàn yêu cầu. Đoàn chất vấn để làm sáng tỏ các nội dung

chưa rõ (câu hỏi cần bám sát nội dung thanh tra, làm rõ thêm báo cáo và làm căn cứ

cho các kết luận sau này). Hạn chế câu hỏi quá xa nội dung thanh tra.

Thanh tra tại cơ sở, xem xét hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, nơi chứa các hàng

hoá, sản phẩm có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp. Tiến hành lấy mẫu giám

định trong trường hợp cần thiết (lập biên bản lấy mẫu, niêm phong có chữ ký của cơ

sở). Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng tang vật vi phạm, nơi sản xuất hàng hoá vi xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Lập các biên bản thanh tra biên bản vi phạm: Trong quá trình làm việc cần chuẩn bị

lập biên bản thanh tra, kiểm tra theo mẫu quy định, ghi trước các nội dung đã rõ có

tính chất thủ tục như: Tên những người tham gia để khi Trưởng đoàn kết luận có thể

nhanh chóng hoàn thành biên bản này. Đồng thời, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thì

thư ký cũng chuẩn bị sẵn biên bản vi phạm hành chính.

Các biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn, những người tham gia chứng kiến

(đặc biệt là biên bản vi phạm hành chính), chữ ký của đại diện cơ sở được thanh tra.

Trường hợp sau khi đã thuyết phục mà đại diện cơ sở được thanh tra không chịu ký

thì Trưởng đoàn cần ghi rõ đã thuyết phục nhưng đại diện cơ sở vẫn không ký và yêu

cầu những người cùng chứng kiến ghi nhận.

Trường hợp kết quả thanh tra tại cơ sở chưa đủ để kết luận hành vi xâm phạm, cần có

thời gian tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan có thẩm quyền

khác thì chỉ lập biên bản thanh tra, chưa lập biên bản vi phạm hành chính. Trong

trường hợp này cần ghi rõ hện trạng nêu trên. Cơ quan thanh tra sẽ làm việc với cơ sở

được thanh tra khi có kết quả tham vấn, khi có kết quả giám định sở hữu công nghiệp

(Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP).

Câu hỏi 19. Khi kết thúc thanh tra, cần tiến hành những công việc gì?

Trả lời: Giai đoạn kết thúc thanh tra xử lý vi phạm (nếu có): Căn cứ kết quả thanh tra

tại chỗ và các tài liệu chính thức khác, căn cứ kết quả tham vấn các cơ quan có trách

nhiệm về chuyên môn, căn cứ kết quả phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý

khác, Trưởng đoàn thanh tra cần chuẩn bị báo cáo kết quả trình cho cấp đã ký quyết

định thanh tra để làm căn cứ cho việc ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính

về sở hữu công nghiệp.

Báo cáo kết quả thanh tra: Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra là sản phẩm tập trung

và quan trọng thể hiện kết quả làm việc của đoàn. Báo cáo cần kịp thời, trong thời hạn

cho phép, cần ngắn gọn, nêu được hiện trạng chấp hành pháp luật của cơ sở được

thanh tra. Nếu có vi phạm thì cần nêu mức độ, tình tiết và các biện pháp cơ sở đã áp

dụng để khắc phục. Các kiến nghị, đề nghị và các biện pháp đoàn đã áp dụng. Kết

Page 29: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

luận sự vi phạm phải rõ ràng, dứt khoát, phân tích được nguyên nhân và hậu quả làm

cơ sở cho cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử lý. Kết luận về sự vi phạm phải nêu

trên cơ sở số liệu, tình trạng, không suy luận. Cần có sự nhất trí của cả đoàn khi kết

luận hành vi vi phạm của cơ sở.

Quyết định xử phạt và áp dụng các biện pháp khác: Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra

và các biên bản thanh tra, kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công

nghiệp, người có thẩm quyền ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc ra

quyết định phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung của một văn bản áp dụng

pháp luật như đúng thẩm quyền, đủ các điều kiện cần và đủ của việc xử phạt vi phạm

hành chính, áp dụng đúng văn bản nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp hoặc lĩnh vực thương mại, ghi đầy đủ các điều

khoản về quyền và địa chỉ khiếu nại, thời gian có hiệu lực.

Kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đoàn cần đề xuất các biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và chống

hàng hoá giả mạo. Thông qua kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra cần tổng kết

tình hình để nêu thành các vấn đề có tính chất nổi cộm, xuất hiện đại trà ở nhiều địa

phương, nhiều cơ sở, hoặc hiện tượng xuất hiện lặp lại, nêu thành chuyên đề báo cáo

đề xuất các biện pháp để cấp có thẩm quyền giải quyết (Quyết định 2151/2006/QĐ-

TTCP).

Câu hỏi 20. Đề nghị cho biết thời hạn của một cuộc thanh tra về sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Theo quy định, thời hạn của một cuộc thanh tra sở hữu công nghiệp được tổ

chức theo hình thức Đoàn thanh tra không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết

định thanh tra đến khi kết thúc cuộc thanh tra tại cơ sở được thanh tra.

Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra có thể gia han một lần. Thời

gian gia hạn không quá thời hạn 30 ngày.

Như vậy, dù cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hay do Thanh

tra Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành cũng phải tuân theo thời hạn trên (Điều 48.1

Luật Thanh tra).

Câu hỏi 21. Trong các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ, những người nào

có thẩm quyền ra quyết định thanh tra về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học

và Công nghệ có quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra về sở hữu

công nghiệp hoặc phân công thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về sở hữu

công nghiệp.

Page 30: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở

Khoa học và Công nghệ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Trường hợp phân công Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập về sở hữu công

nghiệp thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi,

nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp để thanh tra viên đó

thực hiện (Điều Nghị định 87/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 22. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm về

sở hữu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm về sở hữu

công nghiệp có các quyền:

Giải trình những vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc nội dung thanh tra.

Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước và không liên

quan đến nội dung thanh tra. Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về các quyết

định, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, các thành viên khác của

đoàn trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp

luật. Khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền về kết luận, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng

kết luận, quyết định đó trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại vẫn

phải thực hiện các quyết định đó.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Cá nhân là đối tượng thanh tra về sở hữu công nghiệp có quyền tố cáo các hành vi vi

phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra

viên và các thanh viên khác của Đoàn Thanh tra về sở hữu công nghiệp (Điều 53 Luật

Thanh tra)

Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra về sở hữu công nghiệp là chấp hành quyết định

thanh tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của

cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp

luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra,

Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, Kiểm soát viên, Cảnh sát và cơ quan nhà

nước có thẩm quyền (Điều 54 Luật Thanh tra).

Câu hỏi 23. Các yếu tố quyết định kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát?

Trả lời: Để việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát (thanh tra) việc thực hiện các quy định

của pháp luật, chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có kết quả, cần lưu ý một

số yếu tố sau:

Page 31: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Lựa chọn đề tài thanh tra về sở hữu công nghiệp: Phải căn cứ vào yêu cầu của công

tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, tình hình, mức độ vi phạm, tình trạng

xâm phạm quyền, đối tượng sở hữu công nghiệp bị vi phạm, quy mô vi phạm, vi

phạm ở giai đoạn sản xuất hay lưu thông…mà quyết định lựa chọn đề tài thanh tra.

Trưởng đoàn có vai trò quan trọng, quyết định kết quả của cuộc thanh tra. Vì hoạt

động của đoàn thanh tra chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian ngắn (cho đến thời điểm

người có thẩm quyền căn cứ kết luận trong biên bản thanh tra và biên bản vi phạm

hành chính để ra quyết định xử lý), Đoàn thanh tra, kiểm tra mà chủ yếu là Trưởng

đoàn phải là người đối diện với tổ chức, cá nhân vi phạm, giải quyết các tình hình khó

khăn, phức tạp hoặc đột xuất khi làm việc tại cơ sở, đồng thời lại là người thể hiện

quan điểm của cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm về kết luận của đoàn. Khi tiến hành

thanh tra, nếu trưởng đoàn không am hiểu các văn bản pháp quy, các kiến thức quản

lý Nhà nước cũng như quản lý sở hữu công nghiệp thì khó phát hiện được hành vi vi

phạm, khó có được kết luận thuyết phục.

Thu thập chứng cứ: Chứng cứ là căn cứ chủ yếu để quyết định kết luận có hành vi

xâm phạm quyền hay không? Các bên có trách nhiệm chứng minh hành vi của mình.

Lưu ý nghĩa vụ chứng minh là của chủ sở hữu công nghiệp. Chứng cứ do các bên

cung cấp đều được xem xét khách quan, bình đẳng. Bên cạnh đó đoàn thanh tra, kiểm

tra còn phải tự mình thu thập các chứng cứ khách quan khác trong trường hợp cần

thiết.

Đảm bảo các yêu cầu của cuộc thanh tra, kiểm tra.

Kết luận, xử lý các hành vi vi phạm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn

vi phạm các quy định quản lý và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 24. Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bị

xâm phạm có được chứng kiến việc thực hiện tiến hành thanh tra, kiểm tra hay

không?

Trả lời: Quá trình chuẩn bị thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu

quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, chứng cứ để

cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở có hành vi xâm phạm quyền, chủ sở hữu

quyền sở hữu công nghiệp có thể chứng kiến. Việc chứng kiến của chủ sở hữu quyền

sở hữu công nghiệp nhằm giúp cho việc xác định dấu hiệu vi phạm của hàng hoá,

nhằm xác nhận những hàng hoá do chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường hoặc

hàng xâm phạm quyền, hàng giả.

Page 32: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Khi chứng kiến hoạt động thanh tra, kiểm tra tại cơ sở nghi ngờ xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có mặt phải ký vào biên ban

thanh tra, kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp với tư cách

là bên bị thiệt hại. Trường hợp không ký biên bản cũng phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình chứng kiến hoạt động thanh tra, kiểm tra, chủ sở hữu quyền phải thực

hiện đúng các quy định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện cuộc

thanh tra, kiểm tra, không tìm hiểu những nội dung ngoài nội dung thanh tra, kiểm tra

về sở hữu công nghiệp.

PHẦN III: CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU

CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 1. Vi phạm và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khác nhau thế nào?

Trả lời: Vi phạm được đề cập ở đây là vi phạm các quy định quản lý nhà nước về sở

hữu công nghiệp. Để quản lý lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nhà nước đề ra các biện

pháp quản lý như các quy định trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, bản

quyền tác giả, trong hoạt động dịch vụ và trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của

các bên trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các quy định quản lý này nhằm đảm bảo

sự ổn định, thống nhất trong quản lý nhà nước. Vì vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị

xử lý theo quy định ở mức độ hành chính hay hình sự. Từ “vi phạm” thường kết hợp

với tù “quy định quản lý”, “vi phạm quy định quản lý”.

Xâm phạm quyền được hiểu là xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể

quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có những quyền nhất

định do pháp luật quy định. Cá nhân, tổ chức nào sử dụng các quyền đó mà không

được chủ thể quyền cho phép là xâm phạm quyền của họ. Từ “xâm phạm” thường kết

hợp với “quyền sở hữu công nghiệp”, “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Câu hỏi 2. Những hành vi nào bị coi là vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân có các hành vi dưới đây thì bị coi là hành vi vi phạm quy

định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:

Vi phạm quy dịnh về thủ tục xác lập quyền.

Vi phạm quy định trong hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp.

Vi phạm trong hoạt động giám định.

Vi phạm về chỉ dẫn bảo hộ.

Vi phạm về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu khi nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành

dược phẩm, nông hoá phẩm.

Page 33: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý có trách nhiệm chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi

vi phạm nêu trên khi ra quyết định xử phạt (Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 3. Đề nghị cho biết vi phạm trong việc quá trình xác lập quyền?

1. Sửa chữa, tẩy xóa văn bằng bảo hộ và tài liệu chứng minh quyền sở hữu công

nghiệp.

2. Cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch: Khi tiến hành thủ tục công nhận, chứng

nhận, sửa đổi duy trì, gia hạn, yêu cầu đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực quyền sở hữu công

nghiệp; khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc chuyển giao

quyền sử dụng sáng chế; khi khiếu nại, tố cáo trong việc xác lập, thực hiện quyền sở

hữu công nghiệp; khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; khi giám định

sở hữu công nghiệp và khi yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo xử

phạt áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu với động cơ không lành

mạnh, nhằm mục đích cản trở hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại cho tổ chức,

cá nhân khác (Điều 6 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 4. Đề nghị cho biết thế nào là vi phạm trong xác lập quyền?

Trả lời: Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở

hữu công nghiệp, gồm:

1. Không thông tin đầy đủ, trung thực thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho bên được đại

diện; không giao kịp thời văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công

nghiệp, giấy chứng nhận và các quyết định khác cho bên được đại diện mà không có

lý do chính đáng;

2. Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, thực hiện và bảo vệ

quyền sở hữu công nghiệp các thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên

được đại diện.

3. Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;

4. Tự ý rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu

nại hoặc thực hiện các hành vi khác trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở

hữu công nghiệp mà không được phép của bên ủy quyền đại diện;

5. Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại

diện sở hữu công nghiệp;

6. Không thông báo hoặc thông báo không trung thực các khoản, mức phí, lệ phí liên

quan đến thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, các khoản

Page 34: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

và các mức phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu

công nghiệp theo yêu cầu hợp pháp của khách hàng hoặc của cơ quan có thẩm quyền;

7. Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin, tài liệu do khách hàng hoặc cơ quan có

thẩm quyền, tổ chức giám định sở hữu công nghiệp giao có liên quan đến vụ việc

đang được giải quyết.

8. Cho mượn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, sử dụng

Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào những công việc

không đúng chức năng;

9. Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp,

thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp;

10. Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu

công nghiệp, gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan.

11. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi chưa đủ điều kiện kinh

doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật.

12. Mạo danh cơ quan quản lý nhà nước, người của cơ quan quản lý nhà nước về sở

hữu công nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

13. Tiết lộ thông tin chưa được phép công bố của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền liên quan đến quá trình tiếp nhận, thẩm định, xử lý các loại đơn đăng ký sở hữu

công nghiệp;

14. Có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện làm thiệt hại đến lợi ích

của Nhà nước và xã hội - áp dụng đối với cá nhân người được cấp Chứng chỉ hành

nghề đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 7 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 5. Thế nào là vi phạm trong trong hoạt động giám định sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Những hành vi dưới đây bị coi là vi phạm trong trong hoạt động giám định sở

hữu công nghiệp:

1. Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục giám định; không thực hiện các nghĩa

vụ của người trưng cầu, yêu cầu giám định và của người, tổ chức thực hiện giám định

theo quy định của pháp luật về giám định;

2. Tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy

định;

3. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, kết luận giám định khi không đủ căn cứ

hoặc căn cứ không phù hợp với vụ việc;

Page 35: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

4. Tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của

các bên liên quan (Điều 8 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 6. Những hành vi nào bị coi là vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Những hành vi đưới đây bị coi là vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền

sở hữu công nghiệp:

1. Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về chủ thể quyền sở hữu công

nghiệp; chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp; chỉ dẫn sai hoặc không chỉ dẫn về sản phẩm, hàng hóa được thực hiện

theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế,

kiểu dáng công nghiệp;

2. Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (Điều 9 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 7. Hành vi phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm khi nộp đơn xin

cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm có bị xử phạt

không?

Trả lời: Thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo mật đối với dữ liệu kết quả thử

nghiệm trong thủ tục xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm

sẽ bị xử phạt (Điều 10 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 8. Hành vi nào bị coi là cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà

nước, thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Các hành vi dưới đây bị coi là hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động quản

lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp:

1. Không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ

quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho người có thẩm quyền khi

được yêu cầu.

2. Từ chối trái quy định việc thực hiện quyết định, yêu cầu thanh tra, kiểm tra;

3. Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc sai sự thật tài liệu, số liệu cần thiết

cho việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của người có thẩm

quyền;

4. Cản trở, gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm

quyền.

Page 36: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

5. Lăng mạ, xúc phạm, làm nhục người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra về

sở hữu công nghiệp;

6. Cố ý trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm

quyền, không thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định của Đoàn thanh tra, kiểm tra

về sở hữu công nghiệp.

7. Tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong, tự ý làm thay đổi hiện trường, thay đổi số lượng,

chủng loại hàng hóa là tang vật vi phạm về sở hữu công nghiệp đang bị thanh tra,

kiểm tra, niêm phong hoặc tạm giữ;

8. Tẩu tán, thủ tiêu tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra (Điều 11 Nghị

định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 9. Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hưu công

nghiệp:

1. Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người

tiêu dùng hoặc cho xã hội.

2. Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ

sở hữu thông báo bằng văn bản, yêu cầu chấm dứt,

3. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công

nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,

4. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này (Điều 211.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 10. Đề nghị cho biết thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng

chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí?

Trả lời: Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế

bố trí là việc thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm mục đích kinh doanh, gây

thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm

quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu:

1. Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm xâm phạm quyền

đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

2. áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế.

Page 37: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

3. Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm xâm phạm

quyền đối với sáng chế.

4. Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm xâm phạm quyền

đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

5. Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng

chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và sản phẩm có chứa

thiết kế bố trí xâm phạm quyền.

6. Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng các bản sao thiết

kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền,

thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các đối tượng đó (Điều 12 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 11. Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn

hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại?

Trả lời: Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý và tên thương mại:

Thực hiện một trong các hành vi dưới đây đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên

thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội hoặc không chấm dứt

hành vi vi phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu:

1. Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) dấu hiệu xâm

phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại được bảo hộ lên hàng

hóa, bao bì hàng hóa.

2. Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.

3. Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu, chỉ

dẫn địa lý và tên thương mại.

4. Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu tố xâm phạm

đối với tên thương mại.

5. Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) lên phương tiện

kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, bảng hiệu dấu hiệu vi phạm quyền

đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (Điều 13 Nghị định 106/2006/NĐ-

CP).

Câu hỏi 12. Sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ

dẫn địa lý vi phạm có bị coi là hành vi xâm phạm quyền không?

Page 38: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Thực hiện một trong các hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán

vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn

với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi

này mà không được chủ sở hữu quyền cho phép đều bị coi là hành vi xâm phạm

quyền và bị xử phạt (Điều 14 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 13. Những hành vi nào bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Thực hiện một trong các hành vi dưới đây hoặc giao cho người khác thực

hiện hành vi này thì bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu công

nghiệp.

1. Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác

lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.

2. Vận chuyển, tàng trữ sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa

lý.

3. Buôn bán, quảng cáo nhằm để bán, chào bán sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn

hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý (Điều 15 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 14. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật

kinh doanh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định nào?

Trả lời: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Cụ thể là áp dụng Nghị định 120/2005/NĐ-CP để xử

phạt (Điều 15 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 15. Để có thể kết luận một hành vi có phải là xâm phạm quyền của chủ

thể quyền sở hữu công nghiệp hay không phải căn cứ vào các điều kiện nào?

Trả lời: Để hành vi bị xem xét có bị coi là hành vi xâm phạm quyền không phải ứng

đáp ứng đồng thời:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp.

2. Có các yếu tố xâm phạm quyền trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện không phải là chủ thể quyền.

4. Hành vi bị xem xét xẩy ra tại Việt Nam.

Như vậy một trong các điều kiện phải xem xét là yếu tố xâm phạm quyền trong đối

tượng nghi ngờ xâm phạm quyền (Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Page 39: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Câu hỏi 16. Thế nào là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Yếu tố là bộ phận cấu thành sự vật, sự việc hoặc hiện tượng.

Yếu tố, trong việc đánh giá tình trạng xâm phạm quyên sở hữu công nghiệp là dấu

hiệu (đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thưong mại), đặc điểm (đối với kiểu dáng

công nghiệp), sản phẩm và quy trình (đối với sáng chế), thiết kế (đối với thiết kế bố

trí).

Yếu tố xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ được

xác định theo các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu công nghiệp là các dấu hiệu,

đặc điểm, quy trình, sản phẩm, thiết kế của các đối tượng sở hữu công nghiệp bị nghi

ngờ xâm phạm được sử dụng để so sánh với các yếu tố tương đương của các đối

tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ và là căn cứ để kết luận tình trạng xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp.

Để có thể đưa ra các kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì một

nội dung rất quyết định là phải xác định có yếu tố xâm phạm hay không. Để có thể kết

luận được phải tuỳ thuộc vào yếu tố xâm phạm của từng đối tượng sở hữu công

nghiệp mà so sánh, xem xét giữa đối tượng bị nghi ngờ xâm phạm với đối tượng,

phạm vi và nội dung bảo hộ tại các văn bằng bảo hộ.

Câu hỏi 17: Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm về sáng chế?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, thể hiện ở một trong ba dạng sau

đây:

1. Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận

(phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế,

2. Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

3. Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng

hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (Điều 8 Nghị định

105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 18. Đề nghị cho biết thế nào là “sử dụng” sáng chế?

Trả lời: Sử dụng sáng chế là các hành vi:

1. Sản xuất sản phẩm được bảo hộ là sáng chế,

2. áp dụng quy trình được bảo hộ là sáng chế,

3. Khai thác công dụng của sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ là sáng chế,

4. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông, nhập khẩu các sản phẩm

được bảo hộ là sáng chế (Điều 124.1 Luật SHTT)

Page 40: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Câu hỏi 19. Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công

nghiệp?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

là:

1. Trên sản phẩm, hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng hợp

thành tổng thể là bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của

ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm đang được bảo hộ.

2. Trên sản phẩm, bộ sản phẩm nghi ngờ có mặt tất cả đặc điểm tạo dáng, tạo thành

bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

(Điều 10.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Để đánh giá, cần phải xem xét phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ kiểu dáng

công nghiệp. Cần so sánh tất cả các đặc điểm của sản phẩm, bộ sản phẩm bị nghi ngờ

với các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ đã được xác định trong văn bằng.

Chỉ kết luận xâm phạm khi có một trong các trường hợp nếu trên.

Công ty sứ T.T. sản xuất bệ xí kiểu VI 21 không khác biệt đáng kể, tạo thành bản sao

so với kiểu dáng công nghiệp “bệ xí” của Công ty INAX đã đăng ký bảo hộ từ

23/4/2001. Công ty Honda VN đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho loại xe

Future. Nhưng Công ty H. lắp ráp từ 9 đến 12 chi tiết tạo dáng cơ bản như kiểu dáng

đã được bảo hộ lên 70 xe Hongchi TQ. Công ty T.H. cũng làm tương tự cho 122 xe

Pomuspacyan TQ, Công ty D. T. cũng lắp ráp các chi tiết tạo dáng như kiểu dáng đã

được bảo hộ cho 48 xe Mangstin TQ. Các chi tiết nêu trên đã tạo ra kiểu dáng là bản

sao so với kiểu dáng đang được bảo hộ.

Cần lưu ý là sản phẩm, phần sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ

cũng có thể có yếu tố xâm phạm quyền khi: sản phẩm đó, hoặc phần sản phẩm đó, có

chứa thêm tập hợp các đặc điểm tạo dáng khác không thuộc phạm vi bảo hộ, nhưng

hợp thành bản sao hoặc bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp thuộc chủ sở

hữu khác.

Câu hỏi 20. Thế nào là “sử dụng” kiểu dáng công nghiệp?

Trả lời: “Sử dụng” kiểu dáng công nghiệp là các hành vi:

1. Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ,

2. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông, nhập khẩu sản phẩm có

hình dáng bên ngoài được bảo hộ. (Điều 124.2 Nghị định 105/2006/ND-CP)

Câu hỏi 21. Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Page 41: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi không được chủ sở hữu đồng

ý mà:

1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá,

dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.

2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên

quan đã đăng ký cho nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về

nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương

tự, hoặc liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đã đăng ký, nếu việc sử

dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

4. Sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dưới dạng dịch

nghĩa, phiên âm cho hàng hoá bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về

nguồn gốc hàng hoá, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng

với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. (Điều 129.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 22. Thế nào là hành vi “sử dụng” nhãn hiệu?

Trả lời: “Sử dụng” nhãn hiệu là hành vi;

1. Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh,

phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh,

2. Lưu thông, chào bán, quảng cáo và tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được

bảo hộ,

3. Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ (Điều 124.5 Luật

SHTT)

Câu hỏi 23. Có trường hợp nào sử dụng nhãn hiệu mà không xâm phạm quyền

của chủ thể quyền không?

Trả lời: Không phải là chủ thể quyền đối với nhãn hiệu mà sử dụng nhãn hiệu nhưng

không bị coi là xâm phạm quyền của chủ thể quyền trong các trường hợp sau:

1. Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn

hiệu đó đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn

địa lý.

2. Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất

lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch

vụ. (Điều 125.2.g.h Luật SHTT)

Câu hỏi 24. Thế nào là dấu hiệu “trùng, tương tự, gây nhầm lẫn”?

Page 42: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ khi

thỏa mãn hai điều kiện sau:

1. Dấu hiệu nghi ngờ trùng khi có cùng cấu tạo (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với

chữ cái, ý nghĩa) và cách trình bày, hoặc tương tự khi có một số đặc điểm hoàn toàn

trùng hoặc tương tự đến mức không thể dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách

phát âm, phiên âm ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc so với dấu hiệu thuộc phạm vi bảo

hộ.

2. Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất,

hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng hệ thống tiêu thụ với hàng hóa

thuộc danh mục, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, gây ấn tượng sai lệch người sử dụng

dấu hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có mối liên hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu (Điều

11.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 25. Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thuộc

một trong hai dạng sau đây:

1. Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ.

2. Mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

3. Sản phẩm hoặc phần sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra trái phép.

(Điều 9 Luật SHTT)

Câu hỏi 26. Những trường hợp nào coi là không xâm phạm quyền khi sử dụng

thiết kế bố trí mạch tích hợp?

Trả lời: Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, các trường hợp sau, không bị

coi là xâm phạm:

1. Sử dụng không nhằm mục đích thương mại như sử dụng cho cá nhân, đánh giá,

phân tích, nghiên cứu hoặc giảng dạy. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí

được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ, hàng

hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ khi không

biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí này đang được bảo hộ.

2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn

sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn

sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ đã được tiếp nhận hoặc đặt hàng khi không

biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ. Trường hợp

nếu hành vi phân phối nhập khẩu được thực hiện sau khi đã biết về điều nói trên và

Page 43: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

người sử dụng đã trả cho chủ sở hữu một khoản tiền tương đương với khoản thanh

toán cho việc chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí đó thì hành vi này cũng thuộc

trường hợp loại trừ. (Điều 125.2 Luật SHTT)

Câu hỏi 27. Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự

gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

1. Dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng gồm có cùng cấu tạo, kể cả cách phát âm,

phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa và cách trình bày, hoặc tương tự gồm có một số đặc

điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau

về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc

với dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ.

2. Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng, hoặc tương tự về

bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng hệ thống tiêu thụ với

hàng hoá thuộc danh mục, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, gây ấn tượng sai lệch rằng

người sử dụng dấu hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc có quan hệ với chủ sở

hữu nhãn hiệu hàng hóa (quan hệ hợp đồng, quan hệ trực thuộc về vốn và các quan hệ

khác). (Điều 11.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Khi đánh giá các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cần xem xét dưới góc

độ là nhãn hiệu. Cần tránh việc xem xét nhãn hiệu trong tổng thể nhãn hàng, so sánh

các yếu tố của nhãn hiệu với nhãn hàng. Vì nhãn hàng chứa đựng nhiều nội dung bắt

buộc nên dễ lẫn lộn chức năng của nhãn hàng và chức năng của nhãn hiệu. Từ đó xem

nhẹ các yếu tố trùng hoặc tương tự của các dâu hiệu làm nhãn hiệu.

Ví dụ những nhãn hiệu dưới đây bị Toà án Nhật Bản coi là xâm phạm:

Hình thức: “Libbys” và “LiLys”; “KKF” và “FKK”, “SPA” và “SPAR”.

Về phát âm: “Dhioru”; “Arinaru” và “Marinaru”, “Supotsu” và “Sports”; “Sinka” và

“Shinga”, “Toby” và “Topy”.

Về nghĩa: “Tiger” và “Tora” (nghĩa là hổ); “Kenko” và “Herusu” (nghĩa là sức khỏe).

Câu hỏi 28. Đề nghị đánh giá, so sánh hai nhãn hiệu cụ thể để từ đó có thể kết

luận tương tự, gây nhầm lẫn hay tương tự, nhưng không gây nhầm lẫn?

Trả lờì: Hãy phân tích, xem xét nhãn hiệu DUXIL và DEXYL.

Hai tên thuốc này dưới góc độ nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không ?

“Duxil” là thuốc do Viện bào chế Công nghiệp Servier của Pháp sản xuất. Theo Cẩm

nang sử dụng thuốc Việt Nam: “Duxil” được chỉ định trong trị liệu, điều chỉnh các

triệu chứng giảm trí tuệ và bệnh lý ở người lớn tuổi (rối loạn chú ý, giảm trí nhớ,

Page 44: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

giảm tập trung, suy giảm các hoạt động trí tuệ). Được sử dụng trong và sau tai biến

mach máu não. Được điều trị trong các rối loạn tiền đình (chóng mặt, giảm thính lực)

hay võng mạc (giảm thị lực) do nguyên nhân mạch máu. Thuốc này được bán theo

đơn của bác sỹ.

“Dexyl” có tên đầy đủ là Dexyl 0,5 do Công ty liên doanh dược phẩm Việt Nam sản

xuất và đã được đăng ký bảo hộ NHHH với đăng ký số 21780. Cẩm nang sử dụng

thuốc Việt Nam viết : Dexyl 0,5 điều trị tất cả tình trạng có chỉ định liệu pháp

corticosteroid như là: các rối loạn dị ứng, hen phế quản, bệnh thấp khớp, bệnh tự miễn

dịch. Thuốc này bán theo đơn của bác sỹ.

Có một quan điểm cho rằng hai nhãn hiệu đối với thuốc này gây nhầm lẫn ở mức độ

nào đó về cách phát âm và cách thể hiện. Khi phát âm theo tiếng Anh thì hai tên này

cũng na ná như nhau, nhất là có hậu tố với âm “xin”. Thêm vào đó cả hai loại hàng

hoá này đều đăng ký ở nhóm 5- dược phẩm.

Sản xuất và lưu hành: Thuốc mang nhãn hiệu “DUXIL” do một công ty Pháp nhập

vào VN. Thuốc mang nhãn hiệu “DEXYL” do một công ty liên doanh sản xuất và lưu

hành tại VN.

Cách phát âm tên thuốc: Đây là yếu tố được cho là dễ gây nhầm lẫn nếu đọc chúng

theo cách phát âm tiếng Anh. Duxil phiên âm bằng chữ Việt sẽ là “điu-xin”. Trong

khi đó “Dexyl” sẽ là “Đi-xin”. Cả hai đều có hậu tố “xin”. Tuy nhiên rất nhiều tên

thuốc có hậu tố “xin”, đặc biệt là kháng sinh. Tên hai loại thuốc khi được Việt hoá:

“Duxil” được gọi là “đu-xin”, còn “Dexyl” được gọi là “đề-xin”.

Lưu hành: Cả hai loại thuốc này đều được bán theo đơn của bác sỹ, có ghi rõ liều

dùng. Các bác sỹ khám, ghi đơn và dược sỹ bán thuốc đều phân biệt rõ hai loại thuốc

này cả về tên gọi, cách đóng gói và chỉ định sử dụng. Một yếu tố quan trọng là hai

loại thuốc này được dùng cho các chỉ định khác nhau.

Đóng gói và trình bày: Duxil: Trình bày dạng viên bao màu hồng hình thon dài, đóng

gói dưới dạng vỉ 15 viên. hai vỉ trong một hộp giấy có kich thước 12cm x7,5 cm x1,5

cm, trên vỏ hộp có viêt chữ Duxil màu đỏ nổi bật.

Dexyl: tình bày dưới dạng viên nén màu trắng, một mặt có khía dấu chữ V, phía dưới

có chữ số 0,5. Đóng gói 120 viên trong một lọ nhựa hình trụ, đường kính 3 cm, cao

5,5 cm. Trên vỏ có dán nhãn với dòng chữ Dexyl màu đen rất nổi bật.

Như vậy, từ những phân tích trên, cho thấy nhãn hiệu hàng hoá “Dexyl” và “Duxil”

không tương tự tới mức gây nhầm lẫn.

Câu hỏi 29. Đề nghị giới thiệu một số nhãn hiệu hàng hoá bị coi là tương tự?

Page 45: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Một số nhãn hiêu hàng hoá bị cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản coi là

tương tự về phát âm (cùng nhóm hàng hoá):

PARALOIDO PARAROID

BSRRIER BARIAN

SUPERLOID U-LOID

WED REX WEB TEX

THACT TAFT

COLOUR CHARM HI-CHARM

MONOLEX MOTOREX

KOPIX KOBEX

LBM LPM

MINIMAX MAX

XONDEX LONDEX

OLTASE ULTASE

Câu hỏi 30. Trường hợp nào thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nỗi

tiếng?

Trả lời: Đối với nhãn hiệu nổi tiếng bị coi là có yếu tố xâm phạm khi:

1. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự nhãn hiệu nỗi tiếng.

2. Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất,

hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng, kể cả hàng hoá không trùng, không tương

tự, không liên quan tới hàng hoá dịch vụ mang nhãn nổi tiếng, nhưng có khả năng gây

nhầm lẫn về nguồn gốc, mối quan hệ của người sản xuất hàng hoá đó với chủ sở hữu

nhãn hiệu nổi tiếng. (Điều 11.4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 31. Đề nghị cho biết hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý khi:

1. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn về tính

chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó cho dù có nguồn gốc

xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn đó.

2. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự nhằm mục đích lợi

dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.

Page 46: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

3. Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý cho hàng hoá

không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, làm hiểu sai là hàng hoá

đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

4. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh không có xuất

xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn

về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng

định nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo cho từng loại, kiểu, dáng, phỏng

theo hoặc những từ tương tự như vậy. (Điều 129.3 Luật SHTT)

Câu hỏi 32. Hành vi nào bị coi là “sử dụng” chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Hành vi bị coi là “sử dụng” chỉ dẫn địa lý gồm:

1. Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá bao bì hàng hoá, phương tiện kinh

doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh,

2. Lưu thông, chào bán, quảng cáo, tàng trữ nhằm để bán hàng hoá mang chỉ dẫn địa

lý được bảo hộ.

3. Nhập khẩu hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. (Điều 124.7 Luật SHTT)

Câu hỏi 33. Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là khi thoả mãn đồng thời hai

điều kiện:

1. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tuơng tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý,

2. Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ

dẫn địa lý được bảo hộ nếu các sản phẩm này giống nhau về bản chất, chức năng,

công dụng và kênh tiêu thụ.

Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với chỉ dẫn đại lý khi giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

về cấu tạo từ ngữ (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái), ý nghĩa, cách trình

bày, hình ảnh, biểu tượng.

Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với chỉ dẫn khi: cấu tạo từ ngữ (phát âm, phiên âm đối

với chữ cái) ý nghĩa, hoặc hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn đại

lý. (Điều 12.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 34. Thế nào hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn

nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được

bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu

hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Page 47: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Như vậy hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn

hiệu và hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT)

Câu hỏi 35. Hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương

mại?

Trả lời: Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại là hành vi: Gắn chỉ dẫn

thương mại lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, phương

tiện quảng cáo, các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây

nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ. (Điều 129.2 Luật SHTT)

Câu hỏi 36. Chỉ dẫn thương mại là gì?

Trả lời: Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại

hàng hoá, dịch vụ bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu

hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá và nhãn hàng hoá.

(Điều 130.2 Luật SHTT).

Câu hỏi 37. Đề nghị cho biết yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại?

Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là:

1. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại

được bảo hộ khi:

Dấu hiệu trùng với tên thương mại được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ (kể cả cách phát

âm, phiên âm đối với chữ cái).

Dấu hiệu vị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo

(kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái) gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về

chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại

được bảo hộ.

2. Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tuơng tự với sản

phẩm, dịch vụ mang tên thương mại nếu giống hoặc tương tự về bản chất, chức năng

công dụng và kênh tiêu thụ. (Điều 13.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 38. Đề nghị cho biết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu

công nghiệp?

Trả lời: Cạnh tranh không lành mạnh thể hiệ dưới hai dạng: cạnh tranh không lành

mạnh về thương mại và cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp là:

1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh

doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ.

Page 48: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

2. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,

chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung

cấp hàng hoá dịch vụ.

3. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên của điều ước quốc tế mà

Việt Nam cũng là thành viên có quy định cấm đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu nếu

không được sự đồng ý của chủ nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.

4. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây

nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ cuả người khác hoặc chỉ dẫn địa

lý mà mình không có quyền sử dụng, nhằm chiếm giữ tên miền hoặc lợi dụng làm

thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. (Điều

130.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 39. Thế nào là “sử dụng” tên thương mại?

Trả lời: “Sử dụng” tên thương mại là dùng tên thương mại để xưng danh trong hoạt

động kinh doanh; thể hiện tên thương mại trong giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản

phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. (Điều

124.6 Luật SHTT)

Câu hỏi 40. Thế nào là “sử dụng chỉ dẫn thương mại“ trong cạnh tranh không

lành mạnh?

Trả lời: “Sử dụng chỉ dẫn thương mại” trong cạnh tranh không lành mạnh là gắn chỉ

dẫn thương mại lên hàng hoá, bao bì, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh

doanh, phương tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu

hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó. (Điều 130.3 Luật SHTT)

Câu hỏi 41. Đề nghị cho biết hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối

với bí mật kinh doanh?

Trả lời: Những hành vi dưới đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với bí mật

kinh doanh:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện

pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh.

2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở

hữu bí mật kinh doanh đó.

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui kiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi

dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ

thông tin thuộc bí mật kinh doanh.

Page 49: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

4. Tiếp cận, thu thập các thông thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này

đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh, hoặc xin cấp giấy

phép lưu hành sản phẩm (đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông), bằng cách

chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan có thẩm quyền.

5. Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật

kinh doanh đó do người khác thu đuợc bằng một trong các hành vi xâm phạm quyền

bí mật kinh doanh.

6. Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo quy định tại điều 128

của Luật SHTT (Điều 127.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 42. Hành vi nào bị coi là sử dụng bí mật kinh doanh?

Trả lời: Sử dụng bí mật kinh doanh là các hành vi sau:

1. áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại

hàng hoá.

2. Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp

dụng bí mật kinh doanh (Điều 124.4 Luật SHTT).

Câu hỏi 43. Đề nghị cho biết những hành vi nào trong việc sử dụng các đối tượng

sở hữu công nghiệp không bị coi là xâm phạm?

Trả lời: Bên cạnh các hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là

hành vi xâm phạm quyền, có những trường hợp ngoại lệ, tuy là hành vi sử dụng đối

tượng sở hữu công nghiệp nhưng không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp, bao gồm:

1. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ nhằm phục

vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại; nhằm mục đích đánh giá, phân

tích nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực

hiện thủ tục xin phép nhập khẩu, sản xuất, lưu hành sản phẩm.

2. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm đã được chủ sở hữu công

nghiệp đưa ra thị trường (kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp), trừ sản

phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người đựoc phép của chủ sở

hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường.

3. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm mục đích duy trì

hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời

nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

4. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do ngưới có quyền sử dụng trước thực

hiện.

Page 50: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

5. Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực

hiện.

6. Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố

trí đó được bảo hộ.

7. Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn

hiệu đó đã được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn

địa lý đó.

8. Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, chất lượng, số

lượng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

9. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết hoặc không có nghĩa vụ

phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.

10. Bộc lộ dữ liệu bí mật kinh doanh nhằm bảo vệ công chúng.

11. Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại.

12. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.

13. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm

đựơc phân phối một cách hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có

thoả thuận nào khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc nguời bán hàng. (Điều

125 Luật SHTT)

Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp không có quyền ngăn cấm người khác

thực hiện các hành vi trên.

Câu hỏi 44. Đề nghị cho biết một vụ xâm phạm quyền về nhãn hiệu trong xuất,

nhập khẩu?

Trả lời: Xâm phạm về nhãn hiệu trong nhập khẩu cũng bị xử phạt. Sau đây là một vụ

vi phạm điển hình.

Công ty ST.Group đã có đơn xin quá cảnh, có giấy phép quá cảnh do Phòng Quản lý

xuất nhập khẩu Khu vực cấp với số hàng 4.300 kiện thuốc lá mang nhãn hiệu

“JET&Hình”, trị giá 645.000 USD. Công ty TNHH H. Đ (Việt Nam) có ký hợp đồng

ủy thác vận chuyển 5 container thuốc lá mang nhãn hiệu này từ cửa khẩu Lao Bảo quá

cảnh Việt Nam đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để xuất đi Tiểu Vương quốc A rập thống

nhất (UAE).

Hàng đã vận chuyển từ cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Tiên Sa để chuẩn bị xếp xuống

tàu đi UAE. Công ty I. (đại diện sở hữu công nghiệp của Công ty Sumatra- Indonexia

) có đơn đề nghị dừng làm thủ tục hải quan lô hàng trên vì có dấu hiệu vi phạm quyền

Page 51: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

sở hữu công nghiệp của Công ty Sumatra (Indonesia) đã được bảo hộ ở Việt Nam và

Lào.

Căn cứ Luật Hải quan (Điều 40 về việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng quá

cảnh), sau khi Công ty I. đáp ứng các yêu cầu của Luật Hải quan ( xuất trình chứng cứ

vi phạm, nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng), Chi cục Hải quan Cảng Tiên Sa đã ra Quyết

định số 01/ ngày 08/01/2003 dừng làm thủ tục cho xuất hàng đi.

Đại diện các cơ quan nhà nước như: Cục Cảnh sát Kinh tế, Phòng Cảnh sát Kinh tế

Đà Nẵng, Cục Hải quan Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Đà Nẵng, Thanh tra Bộ

và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã chứng kiến việc mở cotainer để lấy mẫu

thuốc lá gửi giám định tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Công ty HĐ bị xử phạt và lô hàng bị trả về nơi xuất phát.

Phần IV: Xử lý bằng Biện pháp hành chính, hình sự và dân sự các hành vi vi phạm,

xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Câu hỏi 45. Hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu

công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì tuỳ theo tính chất,

mức độ của hành vi vi phạm, xâm phạm mà bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành

chính hoặc hình sự.

Ngoài ra trong truờng hợp cần thiết có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,

biện pháp ngắn chặn và đảm bảo xử phạt, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu đối với hàng hoá liên quan đến sở hữu công nghiệp (Điều 199 Luật SHCN,

Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 46. Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khác với tội phạm về sở

hữu công nghiệp như thế nào?

Trả lời: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình

sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm

phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ

chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân

phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến

những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”, “Những hành vi tuy có

dấu hiệu tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không

phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác”. (Điều 8 Bộ luật Hình sự-1999).

Page 52: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC thì vi phạm hành chính là mọi hành vi cố ý

hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước của các cá nhân, tổ chức mà chưa

đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật là vi phạm hành

chính, thì bị xử phạt hành chính.

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính và tội phạm về sở hữu công nghiệp đều là

những hành vi vi phạm các quy định quản lý và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này có lỗi vô ý hoặc cố ý. Tuy nhiên, mức

độ vi phạm để xử lý theo pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự là khác nhau. Xử

lý theo pháp luật hành chính đối với hành vi vi phạm nhỏ, chưa đến mức truy cứu

trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp bị truy

cứu theo pháp luật hình sự khi những hành vi đó nguy hiểm cho xã hội và được pháp

luật hình sự quy định là tội phạm hoặc hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà người

bị xử phạt vẫn cố tình tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu

công nghiệp.

Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định biện pháp, mức độ xử lý, nếu xét thấy hành vi

vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố

tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếu sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới phát hiện hành vi vi phạm

này có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì

người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm

hành chính đó và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng. Trường hợp

chưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì không ra quyết định xử phạt đối

với hành vi đó nữa.

Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu phạm tội để xử phạt

hành chính (Điều 62 Pháp lệnh XLVPHC).

Câu hỏi 47. Thế nào là hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành

chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá

nhân, tổ chức vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp, xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp là hoạt động của người có thẩm

quyền đối với các hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định

quản lý nhà nước về sở hũu công nghiệp, xâm phạm quyền sở hữu cong nghịêp mà

chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Những hành vi vi phạm về sở hữu công

nghiệp mà chưa đến mức độ áp dụng Điều 171 của Bộ luật Hình sự thì sẽ áp dụng

Page 53: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

hình thức xử phạt hành chính) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành

chính. Việc xử phạt vi phạm sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính không

bao gồm việc giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra.

Việc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp hiện nay chủ yếu áp dụng

theo Nghị định 105/2006/NĐ-CP, Nghị định 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử

phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 48 Một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể vừa bị xử

phạt vi phạm hành chính, vừa bị áp dụng biện pháp hình sự và dân sự không?

Trả lời: Một hành vi xâm phạm quyền sẽ bị xử lý bằng biện pháp hành chính hay hình

sự là tuỳ thuộc tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm quyền đó.

Pháp luật quy định một hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính (áp dụng biện pháp

hành chính) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (áp dụng biện pháp hình sự).

Như vậy một hành vi xâm phạm quyền chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

hoặc biện pháp hình sự (Điều 3.2.b Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh cuả pháp luật

dân sự. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, hành vi xâm phạm quyền được xem xét

không chỉ bằng pháp luật dân sự. Trong trường hợp chủ sở hữu công nghiệp yêu cầu

thì hành vi xâm phạm quyền được xử lý bằng pháp luật hành chính.

Một số hành vi xâm phạm quyển sở hữu công nghiệp có ảnh hưởng tới trật tự quản lý

kinh tế, trật tự xã hội, nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng bị xử

lý bằng pháp luật hành chính.

Tuy nhiên, một hành vi xâm phạm quyền đã bị xử phạt vi phạm hành chính (đã bị áp

dụng biện pháp hành chính), hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị áp dụng

biện pháp hình sự) vẫn có thể bị áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết vấn đề bồi

thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền, trong một số trưòng hợp là bồi thường cho tổ

chức, cá nhân khác bị thiệt hại (Điều 4.1 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 49. Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi “sử dụng” các đối

tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công

nghiệp đó đang có hiệu lực mà không được chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp cho

phép và không thuộc các trường hợp hạn chế, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.

(Điều 126, Điều 127, Điều 129 Luật SHTT).

Câu hỏi 50. Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hành vi nào là hành vi vi

phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Page 54: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính, xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp thuộc về các cơ quan: Quốc hội có thẩm quyền quy định hành vi phạm

hành chính trong cácvăn bản luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định hành vi vi

phạm hành chính trong các pháp lệnh và Chính phủ quy định tại các nghị định.

Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,

Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân không được quy định hành vi vi phạm hành

chính và hình thức, mức phạt. Các văn bản này chỉ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực

hiện việc xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm quyền.

Hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp bị xử phạt hành chính được quy

định tại Điều 211 Luật SHTT và được cụ thể hoá và quy định thêm hành vi vi phạm

quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP xử

phạt vi phạm hành chính trong về sở hữu công nghiệp do Chính phủ ban hành. Nghị

định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp, hình thức phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục

hậu quả đối với từng hành vi vi phạm, khung, mức tiền phạt khi phạt tiền đối với

từng hành vi vi phạm.

Câu hỏi 51. Tổ chức, cá nhân nào có quyền gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân dưới đây có quyền gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp.

1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức

cá nhân được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp)

2. Tổ chức, cá nhân là người tiêu dùng hoặc người bị thiệt hại (không phải là chủ thể

quyền) trong trường hợp sản phẩm có yếu tố xâm phạm là lương thực, thực phẩm,

thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dành cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y,

thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật

nuôi và môi trường.

Câu hỏi 52. Đề nghị cho biết thủ tục gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Khi chủ thể quyền, hoặc tổ chức, cá nhân khác bị thiệt hại hoặc phát hiện

hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp muốn yêu cầu xử lý tổ chức, cá nhân có

hành vi xâm phạm quyền thì phải gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đến

cơ quan có thẩm quyền. Đơn có các nội dung chủ yếu sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

Page 55: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu

được thực hiện thông qua ngươi đại diện;

Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

Tên, địa chỉ của người xâm phạm;

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát

sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm,

mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu

có).

Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin

khác (nếu có); yêu cầu xử lý xâm phạm;

Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.

Đây là thủ tục đầy đủ, cơ bản, áp dụng cho trường hợp chủ thể quyền, tổ chức, cá

nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tuỳ theo người yêu cầu xử lý là chủ thể quyền hoặc

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền mà phải bổ sung

thêm các tài liệu, chứng cứ khác (Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 53. Trước khi gửi đơn yêu cầu xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm

phạm quyền, có bắt buộc chủ thể quyền có văn bản yêu cầu bên xâm phạm

quyền chấm dứt hành vi xâm phạm quyền không?

Trả lời: Trước khi gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm

phạm quyền, chủ thể quyền phải có thông báo cho tổ chức, cá nhân có hành vi xâm

phạm quyền biết họ đang xâm phạm quyền của chủ thể quyền, yêu cầu chấm dứt hành

vi xâm phạm đó trong thời gian hợp lý. Nếu sau thời gian đó, tổ chức, cá nhân đã biết

họ đang xâm phạm quyền của tổ chức, cá nhân khác, nhưng không tự nguyện chấm

dứt hành vi xâm phạm, lúc đó chủ thể quyền có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm

quyền xử lý.

Trong đơn yêu cầu xử lý phải gửi kèm theo thông báo này và chứng cứ chứng minh

các tổ chức, cá nhân này không chấm dứt hành vi xâm phạm trong thời hạn hợp lý do

Page 56: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

chủ thể quyền đưa ra. (Điều 211.2.b Luật SHTT, Điều 23.1.c Nghị định

105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 54. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền khi yêu cầu xử lý hành vi xâm

phạm quyền là các tài liệu nào?

Trả lời: Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm

phạm quyền là một trong hai loại sau:

Bản gốc Văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý; hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn

bằng.

Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Điều 24. Nghị định

105/2006/NĐ-CP)

Trường hợp là nhãn hiệu đăng ký quốc tế thì tài liệu chứng minh chủ thể quyền là bản

gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở

hữu trí tuệ; bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO có xác nhận của Cục Sở

hữu trí tuệ hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam,

hoặc Công báo Sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ (Điều 24.2 Nghị định

105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 55. Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp không có xác lập văn bằng

bảo hộ thì sử dụng tài liệu nào dể chứng minh chủ thể quyền?

Trả lời: Đối với các đối tượng nêu trên thì chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể

quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền, xác lập quyền.

Đối với tên thương mại: Bản mô tả nội dung, hình thức và quá trình sử dụng,

Đối với bí mật kinh doanh: Bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ

và phương thức có được bí mật kinh doanh.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi

tiếng; quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng (Điều 24.3 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 56. Cần phải cung cấp chứng cứ nào để thể hiện hành vi xâm phạm

quyền?

Trả lời: Cần phải nộp kèm theo đơn các chứng cứ chứng minh sự xâm phạm quyền.

Các chứng cứ đó là:

Bản gốc, bản sao tài liệu mô tả, hiện vật liên quan đến đối tưọng bảo hộ.

Page 57: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Vật mẫu, hiện vật, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ chứa yếu tố xâm

phạm.

Bản giải trình, so sánh sản phẩm bị xem xét với đối tuợng được bảo hộ.

Các tài liệu khác chúng minh có sự xâm phạm (Điều 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 57. Trường hợp tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm

phạm quyền thì ngoài đơn yêu cầu xử lý có phải kèm theo tài liệu gì không?

Trả lời: Đối với trường hợp trên, ngoài đơn và các tài liệu theo quy định phải gửi kèm

theo chứng cứ thiệt hại do sản phẩm xâm phạm quyền gây ra cho xã hội, người tiêu

dùng. Như vậy trường hợp không phải do chủ thể quyền yeu cầu, tổ chức, cá nhân bị

thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền, hoặc phát hiện được hành vi xâm phạm quyền

thì phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất sản phẩm xâm phạm quyền phải là các loại

sản phẩm: lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho

chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, gây hại cho sức khoẻ con

người, vật nuôi và môi trường. Thứ hai phải có chứng cứ chứng minh có sự thiệt hại

(Điều 23.1.d Nghị định 105/2005/NĐ-C).

Câu hỏi 58. Người nộp đơn yêu cầu xử lý có phải chịu trách nhiệm về yêu cầu

của mình không?

Trả lời: Người nộp đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm

quyền phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ

cung cấp;chịu bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi của mình gây ra; bị xử lý vi

phạm nếu yêu cầu xử lý với mục đích không lành mạnh, cản trở hoạt động bình

thường của tổ chức, cá nhân khác (Điều 26 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 59. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền cần phải nộp cho cơ quan nào?

Trả lời: Cần phải căn cứ vào chức năng của từng cơ quan có thẩm quyền xử lý và nội

dung sự việc để gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm. Cụ thể là gửi đơn cho:

Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp đối với các đơn yêu cầu xử lý

hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp khi: Sản xuất, kinh

doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông (trừ hành vi xẩy ra trong hoạt động nhập

khẩu).

Cơ quan Quản lý Thị trường các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi lưu thông

hàng hoá, kinh doanh thương mại trên thị trường.

Cơ quan Cảnh sát các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền trong

trường hợp cần phát hiện, xác minh, thu thập thêm chứng cứ, chưa xác định rõ địa chỉ.

Page 58: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Cơ quan Hải quan các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền xẩy ra

trong xuất, nhập khẩu (Điều 17 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 60. Các cơ quan nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sẽ xem xét,

giải quyết đơn theo trình tự nào?

Trả lời: Cơ quan nhận đơn sẽ xem xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền theo các

trình tự sau:

Xác định thẩm quyền: Nếu đúng thẩm quyền thụ lý để tiến hành các hoạt động thanh

tra, kiểm soát, lập biên bản và ra quyết định xử phạt.

Yêu cầu bổ sung: Trong trường hợp thiếu các tài liệu, chứng cứ chứng minh chủ thể

quyền, hành vi xâm phạm quyền.

Từ chối: Trong trường hợp chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý không đáp

ứng yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn quy định.

Tạm dừng: vì có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền:

Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để kết luận, xử lý: Trong trưòng hợp có đầy đủ tài liệu

chứng cứ (Điều 27 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, Điều 20 Nghị định 106/2006/NĐ-

CP).

Câu hỏi 61. Trong trường hợp nào thì cho phép rút gọn thủ tục xử lý hành vi

xâm phạm quyền?

Trả lời: Trong trường hợp sau đây, cho phép áp dụng thủ tục rút gọn để xử lý hành vi

xâm phạm quyền (thủ tục rút gọn, không cần phải có thủ tục thông báo yêu cầu chấm

dứt hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền): Có đầy đủ chứng cứ của hành vi sản

xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (hàng hoá giả mạo sở

hữu công nghiệp).

Đối với trường hợp thảo mãn các điều kiện trên, cơ quan có thẩm quyền xử lý quyết

định đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản và quyết định xử phạt (Điều 24 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 62. Trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm quyền cụ thể, hành vi sản

xuất buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền

có phối hợp với nhau không?

Trả lời: Trong quá trình nhận đơn, thẩm tra, xác minh và quyết định xử lý các tổ chức,

cá nhân có hành vi xâm phạm quyền, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhau

khi có tình huống:

Một hành vi thuộc thẩm quyền nhiều cơ quan, hoặc cùng một hành vi xẩy ra trên

nhiều địa bàn. Trong trường hợp này cơ quan thụ lý thông báo cho các cơ quan có

Page 59: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

thẩm quyền ở các địa phương khác, cung cấp hồ sơ để các cơ quan có thẩm quyền này

xử lý hành vi xâm phạm quyền ở địa phương mình trên cơ sở sử dụng kết quả xác

định hành vi của cơ quan thụ lý nhận đơn trước.

Mục đích của hoạt động phối hợp này nhằm giảm phiền hà cho chủ thể quyền. Chủ

thể quyền chỉ cần gửi đơn yêu cầu xử lý kèm tài liệu, chứng cứ đầy đủ thì cơ quan có

thẩm quyền sẽ thông báo, phối hợp để xử lý hành vi tương tự ở các địa phương khác.

Chủ thể quyền không phải gửi đơn cho nhiều cơ quan. Đồng thời việc xử lý sẽ triệt

để, ở nơi sản xuất và nơi buôn bán.

Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không thống nhất về xác định hành vi xâm

phạm, áp dụng khung tiền phạt thì báo cáo cấp trên (Điều 23 Nghị định

106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 63. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu xử lý xâm

phạm quyền thì tài liệu gửi kèm theo là tài liệu gì?

Trả lời: Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp gửi đơn yêu cầu xử lý,

thì ngoài đơn, các tài liệu chứng minh, phải gửi kèm theo bản sao thông báo yêu cầu

chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và chứng cứ chứng minh bên xâm phạm quyền

không chấm dứt hành vi xâm phạm đó trong thời gian hợp lý do bên chủ thể quyền

đưa ra. Trừ trường hợp yêu cầu xử lý hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn

bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện

(Điều 23.1.c Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 64. Sau khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyên xử lý hành vi xâm phạm và

cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính, thì chủ thể quyền rút đơn yêu

cầu xử lý, trường hợp này xử lý như thế nào?

Trả lời: Vì nhiều lý do khác nhau, sau khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành

vi xâm phạm và cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính thì chủ thể quyền

thoả thuận với bên xâm phạm quyền, rút đơn yêu cầu xử lý.

Trường hợp này xử lý như sau: Cơ quan có thẩm quyền xử lý không tiếp tục xử lý bên

xâm phạm quyền sau khi nhận đựơc thông báo thoả thuận của các bên.

Tuy nhiên trong trường hợp có thông báo rút đơn yêu cầu xử lý, nhưng cơ quan có

thẩm quyền vẫn xử phạt trong trường hợp hành vi là sản xuất, kinh doanh hàng hoá

giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (Điều 21.5 Nghị

định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 65. Tính chất, mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được đánh

giá dựa trên các căn cứ nào?

Trả lời: Tính chất xâm phạm được xem xét, xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

Page 60: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm: xâm phạm do vô ý, xâm phạm cố ý, xâm phạm do bị

khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm.

Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự

thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện

hành vi xâm phạm.

Mức độ xâm phạm được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm. ảnh

hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm (Điều 199.1 Luật SHTT, Điều 15 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 66. áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với sở hữu công nghiệp

trong trường hợp nào?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng trong các trường

hợp thuộc hai nhóm hành vi:

Nhóm hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công

nghiệp.

Nhóm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể quyền sở hữu công

nghiệp, nhưng chủ thể quyền không khởi kiện vụ án dân sự xâm phạm quyền tại Toà

dân sự để yêu cầu Toà Dân sự xem xét tình trạng xâm phạm quyền kèm theo biện

pháp buộc bồi thương thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ thể quyền sở hữu công

nghiệp có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý bằng

biện pháp hành chính, không kèm theo biện pháp buộc bồi thường thiệt hại (Điều 2.1

Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 67. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt trong vi phạm về sở

hữu công nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

1. Mọi vi phạm hành chính khi được phát hiện phải đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải

tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả phải được khắc phục.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp khi hành vi vi phạm

có quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu

công nghiệp.

3. Chỉ có các chức danh sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu

công nghiệp: Những chức danh được Pháp lệnh XLVPHC quy định thuộc cơ quan

Thanh tra Khoa học và Công nghệ, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Cảnh sát điều

tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cơ quan Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban

Page 61: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện được quy định tại

Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công

nghiệp.

4. Một hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt. Một người

thực hiện nhiều hành vi thì bị xử phạt về từng hành vi.

5. Việc áp dụng xử phạt và mức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và áp dụng các

biện pháp khác phải căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và

những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức phạt, biện pháp khác thích

hợp.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong các trường hợp

thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh

tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển

hành vi của mình (Điều 3.Pháp lệnh XLVPHC).

Câu hỏi 68. Đề nghị phân biệt vi phạm nhiều lần và tái phạm?

Trả lời:

1. Vi phạm nhiều lần là trường hợp khi hành vi vi phạm xẩy ra đã bị lập biên bản vi

phạm hành chính. Nhưng trong thời gian trước đó tổ chức, cá nhân này đã đã có hành

vi vi phạm nhưng hành vi này chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt. Hành vi

vi phạm trước đó có thể không đồng nhất với hành vi vi phạm đang bị xử lý, nhưng

phải trong cùng một lĩnh vực.

2. Tái phạm là trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa

hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc kể từ ngày

hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nay lại thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi

vi phạm này có thể không đồng nhất với hành vi vi phạm đã bị xử phạt, nhưng phải

trong cùng một lĩnh vực.

3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, người có thẩm quyền xử phạt

đã ra quyết định đình chỉ (bằng văn bản hoặc bằng lời nói ) nhưng vẫn tiếp tục thực

hiện hành vi vi phạm trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị ra quyết định

xử phạt, thì coi đó là tình tiết tăng nặng để quyết định mức tiền phạt khi ra quyết định

xử phạt.

4. Lĩnh vực ở đây được hiểu là lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định trong từng

nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, các hành vi vi phạm phải cùng quy

định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mới coi là vi

Page 62: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công

nghiệp.

5. Có 8 tình tiết tăng nặng và 8 tình tiết giảm nhẹ được xem xét, cân nhắc khi áp dụng

múc tiền phạt về sở hữu công nghiệp (Điều 6. Nghị định 134/2003/NĐ-CP, Điều 4

Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 69. Đề nghị cho biêt thế nào là phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ?

Trả lời:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợ ích của nhà nước, của cơ

quan, tổ chức và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngưòi khác, mà

chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Sự kiện bất ngờ là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước

hậu quả của hành vi đó (Điều 4 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Câu hỏi 70. Trường hợp vi phạm về sở hữu công nghiệp xẩy ra đã lâu nay mới bị

phát hiện thì có bị xử phạt không?

Trả lời: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được phát hiện và xử phạt kịp thời.

Việc xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được tiến hành nhanh

chóng, công minh và triệt để. Yêu cầu nhanh chóng để đảm bảo thời hiệu xử phạt vi

phạm.

Thời hiệu là khoảng thời hạn do pháp luật quy định mà nếu quá thời hạn đó thì không

được xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là hai năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm xẩy

ra cho đến thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Theo các nội dung

trên, nếu hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới bị phát hiện, nhưng

sự việc xẩy ra tính đến ngày ra quyết định xử phạt chưa hết thời hiệu 2 năm, thì vẫn bị

xử phạt vi phạm hành chính (Điều 10 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 5 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khác

như: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc

đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi

trường; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây

trồng.

Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính được tính theo ngày làm việc

(trừ ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động). Nếu thời hạn, thời hiệu tính theo

tháng, theo năm thì được tính theo tháng, theo năm dương lịch (bao gồm cả ngày nghỉ

theo quy định của Bộ luật Dân sự).

Page 63: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Câu hỏi 71. Đề nghị cho biết các hình thức xử phạt và các biện pháp áp dụng

kèm theo khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có các hình thức sau đây:

Hình thức phạt chính: Hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công

nghiệp bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Hành vi xâm phạm

quyền bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm

quyền phát hiện được và tuỳ theo hành vi, quy mô, mức độ, hậu quả, tính chất vi

phạm, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ của từng hành vi.

Hình thức phạt bổ sung:

Ngoài hình thức phạt chính còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung bao gồm:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ giám định

viên;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

Đình có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được áp dụng trong trường hợp thoả mãn các

quy định cho phép áp dụng hình thức này là: sản phẩm hàng hoá, phương tiện vi

phạm không thể loại bỏ được yếu tố vi phạm. Trong một số trường hợp hàng hoá có

yếu tố vi phạm sẽ bị tịch thu sau khi đã yêu cầu và ấn định thời gian thích hợp để tổ

chức, cá nhân vi phạm có biện pháp thích hợp để loại bỏ yếu tố xâm phạm quyền

nhưng họ cố tình không thực hiện, hoặc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu loại bỏ

yếu tố xâm phạm.

Tang vật là hàng hoá không xác định nguồn gốc bị tịch thu khi chủ sở hữu công

nghiệp liên quan đã cung cấp đầy đủ chứng cứ khăỷng định hàng xâm phạm không

phải do mình hoặc được sự đồng ý của mình khi đưa ra thị trường; chủ sở hữu công

nghiệp có cam kết bồi thường thiệt hại xẩy ra cho chủ hàng khi yêu cầu áp dụng biện

pháp tịch thu nếu sau này xác định hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm,

hoặc không đủ chứng cứ để kết luận là hàng hoá vi phạm; đã có yêu cầu chấm dứt vi

phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, hoặc tái phạm, hoặc đã bị xử phạt từ cảnh cáo trở

lên đối với hành vi vi phạm cùng loại diễn ra trước đó. Trong trường hợp Công ty

Louit Vuitton Mauetier đề nghị tịch thu 197 túi xách xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu

dáng công nghiệp, họ đã cam kết những nội dung nêu trên.

Như vậy, thông thường hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ

dẫn địa lý nếu có điều kiện và khả năng loại bỏ yếu tố xâm phạm thì không áp dụng

hình thức tịch thu đối với hàng hoá dó.

Page 64: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Biện pháp khác:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm bằng cách gỡ bỏ phần, bộ phận sản phẩm là yếu tố vi

phạm, dập, xoá các dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm trên sản phẩm, phương tiện kinh doanh,

phương tiện dich vụ sao cho không tái diễn tình trạng vi phạm. Buộc cải chính thông

tin sai lệch bằng cách đăng lời xin lỗi, cải chính trên phương tiện thông tin. Buộc tái

xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp.

Ngoài ra có thể bị buộc phải bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Buộc phải thu hồi tang vật, phương tiện đã tẩu tán (Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-

CP).

Câu hỏi 72. Khung tiền phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm, xâm phạm về sở

hữu công nghiệp được quy định và áp dụng như thế nào?

Trả lời: Khung tiền phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp được quy định

theo hai loại:

1. Khung tiền phạt cố định: Phạt tiền từ … triệu đến … triệu đồng đối với hành vi…

Khung tiền phạt này được áp dụng để xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định

quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

2. Khung tiền phạt theo số lần giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện được: Phạt tiền

từ... lần đến... lần giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện được đối với hành vi… Khung

tiền phạt này được áp dụng để xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp.

Nguyên tắc áp dụng khung tiền phạt bằng số lần giá trị hàng hoá xâm phạm cho từng

hành vi xâm phạm quyền theo nguyên tắc: Căn cứ giá trị hàng hóa xâm phạm phát

hiện được cụ thể trong khoảng bao nhiêu, mà áp dụng khung tiền phạt tương ứng.

Mức tiền phạt cụ thể là bao nhiêu được tính theo nguyên tắc cộng mức tối thiểu và

mức tối đa rồi chia trung bình. Sau đó căn cứ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết

định mức tiền phạt (Điều 3.3 Nghị định 106/NĐ-CP).

Ví dụ: Hành vi xâm phạm quyền vi phạm Điều 13 Nghị định 106/2006/NĐ-CP. Giá

trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được là 21 triệu đồng.

Giá trị 21 triệu dồng trong khoảng từ 15 triệu đến 30 triệu đồng, thuộc khoản 2. Điều

13. Mức phạt quy định là từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát

hiện được.

Mức tiền phạt cụ thể là:

Page 65: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: (2 lần + 3 lần): 2 = 2,5 lần. Tiền phạt là 21

triệu đồng X 2,5 lần = 52,5 triệu đồng.

Có tình tiết tăng nặng: Tiền phạt là 21 triệu đồng X (2,5-3) lần. Từ 52,5 triệu đồng

tăng lên đến cao nhất là 63 triệu đồng.

Có tình tiết giảm nhẹ: Tiền phạt là 21 triệu đồng X (2- 2,5) lần. Từ 52,5 triệu đồng

giảm xuống đến thấp nhất là 42 triệu đồng.

Câu hỏi 73. Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công

nghiệp? Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ có

quyền này không?

Trả lời:

1. Nhằm mục đích xác minh, phân tích, giám định để kết luận về hành vi vi phạm,

theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh XLVPHC, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính về sở hữu công nghiệp có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

2. Trong trường hợp đang tiến hành thanh tra, khi xét thấy nếu không tạm giữ tang

vật, phương tiện vi phạm thì có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ gây khó khăn cho việc xác

minh, giám định, kết luận thì Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công

nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ cũng có quyền ra quyết định tạm giữ tang vật,

phương tiện vi phạm hành chính. Nhưng trong thời gian 24 giờ phải báo cáo Chánh

Thanh tra Bộ (nếu là thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ),

hoặc Chánh Thanh tra Sở (nếu là Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Khoa học và

Công nghệ). Đối với các cơ quan thực thi khác cũng áp dụng nguyên tắc này. Trường

hợp không được sự đồng ý thì phải trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đang tạm

giữ (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

3. Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định

tạm giữ vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm và phải lập biên bản tạm giữ tang

vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính. Trong trường hợp tang vật, phương tiện cần được niêm phong thì phải tiến

hành ngay trước mặt người vi phạm (hoặc trước mặt đại diện gia đình, tổ chức, đại

diện chính quyền và người chứng kiến, nếu người vi phạm vắng mặt). Người ra quyết

định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người

này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách

nhiệm bồi thường.

Câu hỏi 74. Khi tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp, phát hiện phương

tiện vận tải đang chở hàng hoá, vật phẩm vi phạm về sở hữu công nghiệp thì

Page 66: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ có quyền

khám xét không?

Trả lời: Khi có đủ căn cứ cho rằng phương tiện vận tải đang cất giấu vật phẩm, hàng

hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, thì được tiến hành khám hành chính

phương tiện vận tải này theo quy định tại Điều 48 Pháp lệnh XLVPHC.

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công

nghệ và Thanh tra viên thuộc các cơ quan trên đang thi hành công vụ có quyền khám

phương tiện vận tải, đồ vật liên quan đến việc xâm phạm về sở hữu công nghiệp.

Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm về sở hữu công nghiệp phải

có mặt chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện. Trường hợp

những người này không có mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Kết quả khám phương tiện, đồ vật vi phạm phải lập thành biên bản theo quy định và

giao cho chủ phương tiện, hoặc người điều khiển, người chủ đồ vật một bản.

Việc khám phương tiện do vi phạm về sở hữu công nghiệp chỉ tiến hành khi phương

tiện đang dừng tại bến, bãi. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và

Công nghệ không có quyền dừng phương tiện giao thông. Việc dừng phương tiện vận

tải đang lưu thông có chứa hàng hoá hoá nghi ngờ vi phạm về sở hữu công nghiệp để

khám hành chính phải liên hệ với Cảnh sát Giao thông để được giúp đỡ trong việc

dừng phương tiện (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 75. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ

có quyền khám xét nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở

hữu công nghiệp không?

Trả lời: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ không

có quyền khám xét hành chính nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả

mạo sở hữu công nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết Thanh tra Khoa học và Công nghệ phải liên hệ với các cơ

quan có thẩm quyến khác như Cảnh sát, Quản lý thị trường để các cơ quan này tiến

hành việc khám xét hành chính nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả

mạo sở hữu công nghiệp (Điều 45 Pháp lệnh XlVPHC).

Câu hỏi 76. Trường hợp cùng một nội dung hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp nhưng quy định tại các văn bản khác nhau có khung tiền phạt

khác nhau thì áp dụng theo văn bản nào?

Trả lời: Do phạm vi, nội dung sở hữu công nghiệp có tính tổng hợp, liên ngành rộng

nên có tình trạng cùng một hành vi vi phạm nhưng được quy định ở nhiều văn bản xử

phạt vi phạm hành chính khác nhau và không cùng mức phạt.

Page 67: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trong trường hợp xung đột về văn bản cần xem xét và áp dụng theo nguyên tắc quy

định tại Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các văn

bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn

bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề, cùng hình thức văn

bản do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định

của văn bản ban hành sau.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý,

hình thức, khung tiền phạt hoặc quy định nhẹ hơn đối với hành vi xẩy ra trước ngày

văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Theo các nguyên tắc trên, khi các nghị định xử phạt vi phạm hành chính quy định

cùng một hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp nhưng có mức phạt khác nhau thì áp

dụng mức phạt quy định tại nghị định ban hành sau.

Trường hợp đã lập biên bản vi phạm đối với hành vi vi phạm, chưa ban hành quyết

định xử phạt, nay có nghị định mới không quy định phải xử lý hành vi đó thì không

xử phạt, hoặc quy định mức xử phạt nhẹ hơn thì áp dụng mức xử phạt nhẹ hơn theo

văn bản mới. (Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Câu hỏi 77. Trường hợp nào được tiêu huỷ hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu

công nghiệp?

Trả lời: Biện pháp buộc tiêu huỷ hàng hoá áp dụng trong trường hợp hàng hoá không

có giá trị sử dụng, không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng gây hại cho sức

khoẻ, không thể loại bỏ yếu tố vi phạm. Trường hợp khác có thể tiêu huỷ vật phẩm

mang yếu tố vi phạm như tiêu huỷ giấy tờ giao dịch, catalogue, sách hướng dẫn, tờ

rơi, biểu tượng, mẫu vật quảng cáo, mẫu nhãn hiệu, mẫu nhãn hàng, đề can, bao bì

sản phẩm và dụng cụ, tang vật vi phạm (Công ty H.P bị buộc tiêu huỷ 13 bộ khung in

lưới dùng để in nhãn hiệu “HONDA” lên phụ tùng xe máy. Công ty Bia T bị tiêu huỷ

7 kg nhãn hiệu có chứa yếu tố vi phạm. Công ty sứ T.T. bị buộc tiêu huỷ 52 bộ khuôn

tạo ra kiểu dáng công nghiệp vi phạm). (Điều 30 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 78. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sở hữu công nghiệp

gặp hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc có được

kê biên, niêm phong, tạm giữ hàng hoá đó không?

Trả lời: Khi tiến hành thanh tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp phát hiện hàng hoá

nghi ngờ có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc thì chỉ

ra quyết định tạm giữ, kê biên trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

liên quan có yêu cầu tạm giữ, kê biên và cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý về

Page 68: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

hàng bị nghi ngờ không phải do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc người được

phép đưa ra thị trường. Đồng thời có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại nếu sau đó

hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm quyền.

Trường hợp tạm giữ hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền không rõ nguồn gốc mà

không có yêu cầu của người yêu cầu xử lý cùng các điều kiện nêu trên, nếu có thiệt

hại do sau đó kết luận không phải hàng xâm phạm, hoặc không đủ chứng cứ kết luận

là hàng xâm phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm.

Thời gian tạm giữ, kê biên theo quy định của Pháp lệnh XLVpHC. Trưởng Công an

huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

Công an tỉnh, Trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền tạm giữ

tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp.

Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công

nghệ có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao cho chủ

tang vật, phương tiện vi phạm bảo quản chờ quyết định xử lý (việc niêm phong, kê

biên phải có biên bản và ghi trong biên bản vi phạm hành chính). (Điều 27 Nghị định

106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 79. Trong những trường hợp nào thì được áp dụng biện pháp niêm

phong, tịch thu hàng hoá là tang vật vi phạm?

Trả lời: Việc niêm phong, tịch thu tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

áp dụng trong các trường hợp:

Việc niêm phong là cần thiết để có được chứng cứ, đảm bảo chứng cứ không bị phá

huỷ, thủ tiêu hoặc thay đổi.

Nếu không niêm phong hàng hoá, giấy tờ, tài liệu thì có thể dẫn đến vi phạm tiếp.

Hàng hoá trên thị trường, hành hoá nhập khẩu có yếu tố vi phạm không xác định

được nguồn gốc, chủ hàng, người sản xuất, người đưa ra thị trường, nhưng có đủ căn

cứ xác định hàng hoá đó không phải do chủ sở hữu công nghiệp sản xuất hoặc đưa ra

thị trường.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp chỉ

được áp dụng khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau: Có quy định cho phép áp dụng

hình thức tịch thu quy định tại điều, khoản, điểm đối với hành vi quy định trong Nghị

định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp. Và các

sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ không thể loại bỏ

yếu tố xâm phạm. Tổ chức, cá nhân vi phạm không đủ khả năng điều kiện để loại bỏ

yếu tố xâm phạm, hoãc không thực hiện các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền trong

việc loại bỏ yếu tố xâm phạm.

Page 69: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Ví dụ, các tang vật vi phạm nhãn hiệu Luis Vuton đều chứa đựng nhãn hiệu của

Công ty này. Nhãn hiệu được trang trí trên tất cả các vị trí của các hàng hoá. Trong

trường hợp này, phải áp dụng hình thức tịch thu vì không thể loại bỏ tất cả các nhãn

hiệu này.

Việc bán đấu giá hàng hoá bị tịch thu để sung công quỹ Nhà nước phải đảm bảo hàng

hoá mang dấu hiệu vi phạm đó không quay trở lại thị trường. Người mua hàng đấu giá

trong trường hợp này phải cam kết loại bỏ yếu tố vi phạm trước khi đưa các hàng hoá

mua được vào thị trường. (Điều 29 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 80. Chi phí liên quan đến việc xử lý hàng hoá vi phạm bị tịch thu được

thanh toán như thế nào?

Trả lời: Cơ quan Thanh tra đã ra quyết định tịch thu hàng hoá xâm phạm quyền, hàng

hoá giả mạo sở hữu công nghiệp đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thanh toán các

khoản chi phí hợp lệ trong việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung

công quỹ nhà nước, gồm:

1. Chi phí thẩm tra, xác minh, tạm giữ hàng hoá, vận chuyển, bảo quản, giám định,

kiểm nghiệm, định giá giá trị hàng hoá bị tạm giữ, chi bồi thường tổn thất hàng hoá

do khách quan.

2. Chi phí giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá vi phạm.

3. Chi bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm trong việc quản lý, xử

lý hàng hoá bị tịch thu.

4. Chi cho công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành

tích trong công tác quản lý và xử lý tài sản bị tịch thu (Thông tư 72/2004/TT-BCT của

Bộ Tài chính)

Câu hỏi 81. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp không?

Trả lời: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có

thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp. Thẩm quyền cụ thể

như được quy định như sau:

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công

nghiệp xẩy ra tại địa phương do cấp mình quản lý bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt

tiền đến mức tối đa của khung tiền phạt (gấp 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền,

hàng hoá giả mạo sở hữu công nghịêp phát hiện được), tước quyền sử dụng giấy phép,

tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm về sở hữu công nghiệp;

buộc tổ chức, cá nhân vi phạm về sở hữu công nghiệp phải thực hiện các biện pháp

khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây

Page 70: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng

(Điều 30, Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh có quyền xử phạt

vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xẩy ra tại địa phương do cấp mình quản lý

bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tịch thu tang vật,

phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm về sở hữu trí tuệ; buộc tổ chức, cá nhân

vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây

lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức

khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng (Điều 30 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.4 Nghị

định 106/NĐ-CP).

Nghị định 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

không quy định Chủ tịch Uỷ ban ND phường, xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm về

sở hữu công nghiệp. (Điều 18 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 82. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công

nghiệp của Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ?

Trả lời: Thẩm quyền xử phạt về sở hữu công nghiệp của Thanh tra Khoa học và Công

nghệ như sau:

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công

nghệ đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về sở

hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng; tịch thu

tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000

đồng; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 38.1 Pháp lệnh

XLVPHC, Điều 18.1 Nghị định106/2006/ NĐ-CP).

Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được quyền xử phạt vi phạm hành chính

về sở hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng

để gây ra vi phạm; buộc áp dụng các biện pháp khác phục hậu quả (Điều 38.2 Pháp

lệnh XLVPHC, Điều 18.2 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ được quyền xử phạt các hành vi vi phạm

về sở hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa bằng 5

lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được; tuớc quyền sử dụng giấy phép

hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra xâm phạm về sở

hữu công nghiệp; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 38.3

Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Page 71: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Câu hỏi 83. Căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp là

biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp xử phạt theo thủ

tục đơn giản (Điều 56 Pháp lệnh XPVPHC)

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì

người có thẩm quyền xử phạt (Thanh tra viên tham gia Đoàn thanh tra, Thanh tra viên

đang độc lập thi hành công vụ thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và

Công nghệ, Kiểm soát viên Quản lý thị trường và những người có thẩm quyền khác)

lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nếu hành vi vi phạm thuộc

thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản vi phạm thì những người này ra quyết

định xử phạt. Trường hợp mức phạt không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho người

có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp các đoàn thanh tra liên ngành, trong thành phần đoàn không có các chức

danh có thẩm quyền xử phạt thì trưởng đoàn lập biên bản vi phạm hành chính. (Điều

49 Luật Thanh tra)

Công chức đang làm việc tại các cơ quan mà Thủ trưởng của mình có thẩm quyền xử

phạt vi phạm hành chính thì cũng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính và

chuyển cho thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền xử phạt. Người thử trưởng

này phải ký vào biên bản vi phạm hành chính đó. Trường hợp cần thiết thì người này

tiến hành xác minh lại trước khi ký để sử dụng biên bản vi phạm hành chính này làm

căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt.

Theo quy định trên thì ở cơ quan thanh tra của Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ,

những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công

nghiệp:

Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ;

Công chức đang làm việc tại Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ

(chưa được chuyển sang ngạch Thanh tra viên) đang thi hành công vụ (trường hợp

này biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải có chữ ký xác nhận của

Chánh Thanh tra Bộ và Sở (Điều 20.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP) .

Câu hỏi 84. Các yêu cầu đối với Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng tuân theo các quy

định về biên bản vi phạm hành chính nói chung. Theo đó, phải ghi rõ ngày, tháng,

Page 72: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên và chức vụ người lập biên bản; tên tổ chức hoặc

họ, tên, địa chỉ người vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xẩy ra vi phạm; hành

vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang

vật, phương tiện bị tạm giữ, niêm phong; lời trình bày của cá nhân, tổ chức vi phạm;

người chứng kiến, người bị thiệt hại.

Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải có các chữ ký của người lập

biên bản, đại diện tổ chức, người vi phạm và phải lập thành hai bản. Trường hợp có

mặt người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những

người này cũng phải ký vào biên bản. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi

phạm, người chứng kiến, đại diện tổ chức hoặc người bị thiệt hại từ chối, không ký thì

người lập biên bản ghi lý do vào biên bản.

Biên bản gồm nhiều tờ rời thì những người kể trên phải ký vào từng tờ rời. Người lập

biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm mỗi bên giữ một bản. Mẫu biên bản

vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng theo quy định của Chính phủ và

Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định 04/BKHCN-2005).

Trường hợp biên bản, quyết định xử phạt do Thanh tra viên lập thì sử dụng dấu treo

của cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp thanh tra viên đó. Dấu được đóng ở góc bên

trái, phía trên cùng của văn bản, nơi ghi tên cơ quan thanh tra xử phạt và số, ký hiệu

của biên bản, quyết định xử phạt (Điều 28.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì căn cứ hồ sơ gồm: biên bản vi phạm

hành chính và các chi tiết ở biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, các kết quả trưng

cầu giám định, kiểm tra kỹ thuật (nếu có) và các tài liệu liên quan khác, căn cứ tính

chất, mức độ, nhân thân cá nhân, tổ chức vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

để đối chiếu với Chương II Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi

phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mà áp dụng đúng vào điều, khoản, điểm cụ

thể để định mức phạt, các hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác. Sau

đó ban hành văn bản quyết định xử phạt.

Câu hỏi 85. Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có hành vi vượt quá

thẩm quyền của người thụ lý thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này như sau:

1. Nếu cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm trong một vụ việc, cùng

thời gian, địa điểm thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều ngành khác nhau,

như cùng lúc vi phạm trong hoạt động sở hữu sông nghiệp và khoa học và công nghệ

(ngành Khoa học và Công nghệ), vi phạm về bảo vệ môi trường (ngành Tài nguyên

và Môi trường), vi phạm về an toàn và kiểm soát bức xạ (ngành Khoa học và Công

nghệ), bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… thì

Page 73: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

thẩm quyền xử phạt thuộc Uỷ ban Nhân dân. Người đã lập biên bản các hành vi vi

phạm hành chính chuyển giao hồ sơ cho Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền xử

phạt.

2. Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp (cùng

thời điểm, đồng thời vi phạm về nhãn hiệu, kiếu dáng công nghiệp, sáng chế) và hình

thức, mức phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì thẩm quyền ra quyết định

xử phạt thuộc về người đó.

3. Thẩm quyền phạt tiển của các chức danh phải căn cứ vào mức tối đa của khung tiền

phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở

hữu công nghiệp, trong đó có một trong các hành vi phải áp dụng hình thức, mức phạt

vượt quá thẩm quyền của người đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm

quyền để ra quyết định xử phạt tất cả các hành vi. Không được giữ lại hành vi có mức

phạt thuộc thẩm quyền của mình và chỉ chuyển hành vi có mức phạt vượt quá thẩm

quyền lên cấp cao hơn (Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC).

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở hữu

công nghiệp, mức phạt đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của một người, thì

người đó chỉ ra một quyết định xử phạt. Trong quyết định ghi rõ hình thức, mức phạt,

hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác cho từng hành vi. Nếu có hình thức phạt

tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

Câu hỏi 86. Đề nghị cho biết thủ tục xử phạt đơn giản về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo thủ tục

đơn giản là trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản vi phạm

hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chổ trong những trong những trường hợp sau:

Hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt

tiền đến 100.000 đồng.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp mà hình thức và mức

phạt quy định đối với mỗi hành vi đều là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 dồng.

Tuy nhiên, quyết định xử phạt vẫn phải thể hiện bằng hình thức văn bản theo mẫu

quy định (Điều 10 Nghị định 134/203/NĐ-CP).

Câu hỏi 87. Nguyên tắc áp dụng mức phạt cụ thể trong khung mức phạt quy

định trong nghị định xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp và biện pháp đảm

bảo tổ chức, cá nhân phải nộp tiền phạt?

Trả lời:

Page 74: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

1. Mức phạt tiền cụ thể áp dụng đối với từng hành vi vi phạm là mức trung bình của

khung tiền phạt quy định cho hành vi đó ghi trong nghị định.

Nếu hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ thì cộng mức

tiền phạt tối thiểu với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi

đó và chia đôi. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó có

thể giảm xuống từ mức trung bình, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của

khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó

có thể tăng lên từ mức trung bình, nhưng không tăng quá mức tối đa của khung tiền

phạt (Điều 3.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

2. Để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền có thể tạm

giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, hoặc giấy tờ khác cho đến khi

cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. và trả lại khi cá nhân, tổ

chức vi phạm đã nộp tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức không có các loại giấy tờ

nói trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (Điều 57 Pháp lệnh

XLVPHC, Điều 215 Luật SHTT).

Câu hỏi 88. Việc đình chỉ hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Yêu cầu trước hết khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp là phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Do vậy khi phát hiện hành vi

vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Quyết định này có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp nên ra quyết định bằng văn bản riêng,

hoặc ghi rõ yêu cầu này trong Biên bản thanh tra, Biên bản vi phạm hành chính với

nội dung yêu cầu đình chỉ ngay và chấm dứt hành vi vi phạm, chờ quyết định giải

quyết của người có thẩm quyền (Điều 18 Nghị định 134/2003/NĐ-CP)

Câu hỏi 89. Đề nghị cho biết về việc uỷ quyền xử phạt?

Trả lời: Việc uỷ quyền xử phạt chỉ được thực hiện hiện đối với cấp phó trực tiếp (Ví

dụ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ uỷ quyền cho Phó Chánh Thanh tra

Sở. Chủ tịch Uỷ ban ND tỉnh không được uỷ quyền cho Chánh thanh tra sở ). Cấp phó

được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng đã uỷ quyền

cho mình và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt hành chính do mình

quyết định. Người cấp phó đã được uỷ quyền xử phạt hành chính không được uỷ

quyền tiếp cho bất kỳ người nào khác. (Điều 41 Pháp lệnh XLVPHC)

Câu hỏi 90. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt hành chính về sở hữu công

nghiệp?

Page 75: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời:

1. Theo quy định, thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xử phạt

về sở hữu công nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành

chính. Thời hạn này là 30 ngày làm việc trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp,

cần giám định. Trong trường hợp cần tiếp tục xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm

nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền xử phạt

phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng trực tiếp của mình. Thủ trưởng trực tiếp sẽ

ra quyết định gia hạn bằng văn bản thêm 30 ngày. Cụ thể là, nếu Chánh Thanh tra Sở

Khoa học và Công nghệ sẽ ký quyết định xử phạt thì báo cáo Giám đốc Sở. Nếu

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định xử phạt thì báo cáo Bộ

trưởng. Trường hợp, Thanh tra viên thì báo cáo Chánh Thanh tra. Nguyên tắc này

cũng áp dụng cho các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính khác (Điều 56 Pháp lệnh

XLVPHC, Điều 21 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

2. Những trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

nhưng không được ra quyết định xử phạt:

Nếu quá thời hạn trên 10 ngày trong trường hợp vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ

ràng, không cần xác minh.

Đã hết thời hạn 30 ngày mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được

cấp có thẩm quyền cho phép.

Đã hết thời hạn cấp có thẩm quyền cho phép (quá 60 ngày kể từ ngày lập biên bảnvi

phạm hành chính).

Người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở

hữu công nghiệp trong các trường hợp quá thời hạn nêu trên. Tuy nhiên, có thể ra

quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp không thể loại

bỏ yếu tố vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ và áp dụng các biện

pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Trường hợp có sự tranh chấp về chủ thể quyền, về khả năng bảo hộ, về phạm vi bảo

hộ quyền sở hữu công nghiệp thi cũng tạm dừng, chưa quyết định xử phạt, yêu cầu

các bên tranh chấp giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ. (Điều 22 Nghị định

106/2006/NĐ-CP)

Trường hợp chủ thể quyền yêu cầu xử lý, nhưng sau đó rút đơn cũng không xử lý, trừ

trường hợp hàng hoá là giả mạo về sở hữu công nghiệp (Điều 27.5 Nghị định

105/2006/NĐ-CP, Điều 22 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 91. Những điều kiện để quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói

chung và sở hữu công nghịep nói riêng?

Page 76: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời:

Điều kiện cần hội đủ khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nói chung) cũng

như về sở hữu công nghiệp là:

- Có hành vi đã diễn ra, được thực hiện do cố ý hoặc vô ý.

- Hành vi đó vi phạm các quy định quản lý Nhà nước đã được ghi trong văn bản do cơ

quan có thẩm quyền ban hành.

- Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm.

- Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính (hành vi vi phạm

được ghi trong các nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu

công nghiệp- Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Điều kiện đủ là hành vi vi phạm đó còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về

sở hữu công nghiệp. (Điều 1.2 Pháp lệnh XLVPHC)

Câu hỏi 92. Các nguyên tắc áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu

công nghiệp?

Trả lời: Khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cần phải tuân thủ các

nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh XLVPHC. Một số nguyên tắc cơ bản là:

Một vi phạm chỉ bị xử phạt một lần.

Một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì xử phạt từng hành vi. Nhiều người

cùng thực hiện một vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt tương ứng với mức

đọ vi phạm của mỗi người.

Nội dung vi phạm hành chính thuộc phạm vi xử lý của nhiều tổ chức khác nhau có

thẩm quyền xử phạt, thì tổ chức nào thụ lý trước (phát hiện ra trước) sẽ ra quyết định.

(Điều 3 Pháp lệnh XLVPHC)

Câu hỏi 93. Trong trường hợp nào thì có thể được miễn áp dụng các biện pháp

xử phạt về sở hữu công nghiệp?

Trả lời:

Theo quy định trong, trong trường hợp sau miễn áp dụng biện pháp xử phạt xâm

phạm quyền gồm:

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền và chủ sở hữu quyền thoả

thuận và chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp rút đơn yêu cầu xử phạt đối với tổ

chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền, thông bao đã đạt được thoả thuận giải

quyết vụ việc bằng biện pháp khác thì cơ quan có thẩm quyền không ra qưyết định xử

phạt. Trừ trường hợp dối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về nhãn

Page 77: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

hiệu và chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội. (Điều 21.5 Nghị

định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 94. Đề nghị cho biết các giai đoạn của qúa trình ra quyết định xử phạt

hành chính về sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Để đảm bảo việc ra quyết định xử phạt đúng quy định và đúng hành vi, mức

độ theo quy định của pháp luật, khi ra quyết định xử phạt cần tuân theo trình tự sau:

1. Phân tích các tình tiết của việc vi phạm:

Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết, hành vi xẩy ra.

Xác định các đặc trưng pháp lý.

Tuân thủ các quy định mang tính thủ tục.

2. Lựa chọn văn bản sẽ áp dụng:

Lựa chọn văn bản

Xác định văn bản đã chọn còn hiệu lực. Trường hợp có sự mâu thuẩn giữa các văn

bản thì cần lựa chọn văn bản thích hợp làm căn cứ cho việc ra các quyết định,

Xác định sự chân thực của văn bản.

Nhận thức đúng về tư tưởng của văn bản.

3. Ban hành quyết định xử phạt:

Thể hiện tính sáng tạo trong quá trình ra văn bản.

Không xuất phát từ động cơ cá nhân.

Ra văn bản phải đúng thẩm quyền, nội dung chính xác, cụ thể và chỉ thực hiện một

lần,

4. Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt.

Câu hỏi 94. Đề nghị cho biết nội dung quyết định xử phạt hành chính về sở hữu

công nghiệp?

Trả lời: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải ghi rõ

ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, địa chỉ

người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính; tình

tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm, điều, khoản, điểm của văn bản pháp luật

được áp dụng cho tong hành vi vi phạm; hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung

(nếu có), các biện pháp khác (nếu có); thời hạn, nơi thi hành và chữ ký của người ra

quyết định.

Page 78: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Quyết định xử phạt cũng ghi rõ trường hợp cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp

hành thì bị cưỡng chế; quyền khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định xử phạt.

Quyết định này soạn theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Câu hỏi 95. Trong trường hợp nào thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính về

sở hữu công nghệ phải gửi tới thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở

hữu trí tuệ?

Trả lời: Trong trường hợp quyết định xử phạt bao gồm các hình thức phạt bổ sung dẫn

tới phải tiến hành các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực văn bằng

bảo hộ, giấy chứng nhận liên quan thì quyết định xử phạt phải gửi tới Thanh tra Bộ

Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu và trí tuệ để phối hợp theo dõi và thực hiện

(Điều 26.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 96. Đề nghị cho biết việc tước quyền sử dụng giấy phép trong xử phạt về

sở hữu công nghiệp? Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép đó?

Trả lời:

1. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động là việc cơ quan có thẩm quyền thu hồi

có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép đó trong trường hợp cá nhân, tổ chức được

cấp giấy phép thực hiện không đúng các quy định, nội dung, yêu cầu ghi trong giấy

phép. Tước quyền sử dụng giấy phép là một hình thức xử phạt để buộc cá nhân, tổ

chức phải thực hiện đúng theo nội dung ghi trong giấy phép.

2. Phải căn cứ quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm

hành chính về sở hữu công nghiệp để quyết định thời hạn tước quyền sử dụng giấy

phép có liên quan. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng sử dụng giấy phép và cá

nhân, tổ chức được cấp giấy phép đã thực hiện đầy đủ các quy định, nội dung, yêu cầu

ghi trong giấy phép và yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì

người đã ký quyết định xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép trả lại giấy phép.

3. Việc tước quyền sử dụng giấy phép phải ghi trong quyết định xử phạt. Trường hợp

tước quyền sử dụng có thời hạn cũng phải ghi rõ thời hạn theo quy định của nghị định

xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Đồng thời người quyết định

xử phạt thông báo cho cơ quan cấp giấy phép đó biết.

4. Khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có hai loại giấy phép có thể

bị tước quyền sử dụng là Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

và Thẻ giám định viên. Việc tước quyền sử dụng có thể có thới hạn hoặc không thời

hạn (Điều3.4.d.đ Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

5. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện giấy đăng ký hành nghề và giấy

phép khác về sở hữu công nghiệp cấp không đúng thẩm quyền, hoặc trong đó có các

Page 79: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

nội dung không đúng pháp luật về sở hữu công nghiệp thì người có thẩm quyền ký

quyết định xử phạt (Thanh tra các Sở Khoa học và Công nghệ, Cơ quan Quản lý thị

trường các cấp, Cơ quan Hải quan các cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trạt

tự kinh tế và chức vụ các cấp, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Uỷ

ban Nhân dân quận, huyện, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa

học và Công nghệ) thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ biết để thu hồi (Điều 26.3 Nghị

định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 97. Trong xử phạt xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có cho phép

đình chỉ hoạt động kinh doanh không?

Trả lời: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có cho phép

các cơ quan xử lý xâm phạm quyền được đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức,

cá nhân.

Điều cần lưu ý là Nghị định 106/2006/NĐ-CP cho phép đình chỉ hoạt động kinh

doanh đối với sản phẩm, dịch vụ có vi phạm. Việc đình chỉ này có thời hạn. Một

doanh nghiệp kinh doanh một mặt hàng xâm phạm quyền của chủ thể quyền khác.

Các cơ quan xử lý có thể quyết định đình chỉ việc kinh doanh của doanh nghiệp này

đối với mặt hàng xâm phạm quyền đó trong thời hạn nhất định. Các mặt hàng khác,

không xâm phạm quyền, doanh nghiệp vẫn được kinh doanh bình thường (Điều 4.4.e

Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 98. Thời hạn nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu

công nghiệp. Trường hợp cá nhân bị phạt tiền có khó khăn, không có khả năng

nộp tiền phạt đúng thời gian quy định thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Quy định về vấn đề này như sau:

1. Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định

xử phạt.

2. Trường hợp cá nhân vi phạm về sở hữu công nghiệp đến mức phải phạt tiền từ

500.000 đồng trở lên, trong trường hợp gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và phải có

đơn đề nghị được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc tổ

chức nơi người đó làm việc xác nhận thì có thể được hoãn việc chấp hành quyết định

xử phạt.

Người nào đã ra quyết định xử phạt thì người đó sẽ ra quyết định hoãn chấp hành việc

nộp tiền phạt. Thời hạn hoãn chấp hành nộp tiền phạt là 3 tháng. Trường hợp có tạm

giữ giấy tờ, phương tiện để đảm bảo việc nộp tiền phạt thì cá nhân vi phạm được nhận

lại (Điều 64, Điều 65 Pháp lệnh XLVPHC).

Page 80: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Câu hỏi 99. Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt

thì giải quyết như thế nào? Thời hiệu của quyết định xử phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt

nhưng cố tình không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về

sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cuỡng chế bằng các

biện pháp quy định tại Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:

Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân

hàng.

Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

Khi kê biên tài sản để đảm bảo tiền phạt phải báo trước cho Uỷ ban Nhân dân cấp xã,

phường, thị trấn nơi thực hiện biết trước.

2. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công

nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành

các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp do mình ban hành.

3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính nói chung và về sở hữu công

nghiệp là một năm. Nếu quá thời hạn này mà không thi hành được thì không thi hành

quyết định xử phạt nữa và chỉ áp dụng các biện pháp khác để khắc phục hậu quả

(Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, trì

hoãn chấp hành quyết định xử phạt thì thời hạn 1 năm nói trên tính từ thời điểm chấm

dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn).

4. Để đảm bảo việc nộp tiền phạt, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở

Khoa học và Công nghệ, Thanh tra viên của các tổ chức thanh tra này, có quyền tạm

giữ giấy phép và trả lại khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt.

Trường hợp không có các loại giấy phép trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện

vi phạm để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt.

Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu tiền phạt phải theo đúng các thủ tục do

Chính phủ quy định (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 100 Trường hợp vì những lý do khác nhau không thể giao quyết định xử

phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Trường hợp đã quá 1 năm mà không thể giao quyết định xử phạt đến tổ chức,

cá nhân bị xử phạt do họ không đến nhận, không biết địa chỉ, hoặc do lý do khách

quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết

Page 81: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

định xử phạt. Biện pháp tịch thu, tiêu huỷ tang vật, hàng hoá vi phạm vẫn được thi

hành (Điều 22.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Câu hỏi 101. Hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xác định như

thế?

Trả lời:

Hàng hoá xâm phạm quyền có thể là: phần/ bộ phận/ chi tiết của sản phẩm có yếu tố

xâm phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập.

Trường hợp không thể tách rời thành phần/bộ phận/chi tiết sản phẩm độc lập, thì hàng

hoá xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm (Điều 28.1 Nghị định

106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 102. Trong một số trường hợp việc áp dụng khung tiền phạt phụ thuộc

vào giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện đựoc. Đề nghị cho biết cách xác định

giá trị hàng hoá xâm phạm để áp dụng khung tiền phạt?

Trả lời: Giá trị hành hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp là

yếu tố quyết định mức tiền phạt và thẩm quyền tịch thu hàng hoá xâm phạm quyền,

hàng hoá giả mạo.

Giá trị hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xác định trên cơ sở số

lượng hàng hoá xâm phạm quyền đã ghi trong Biên bản vi phạm hành chính về sở

hữu công nghiệp.

Đơn giá tại thời điểm xẩy ra xâm phạm, được xác định theo thứ tự ưu tiên:

Giá niêm yết.

Giá thực bán.

Giá thành (sản phẩm chưa xuất bán).

Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.

Trường hợp áp dụng các căn cứ để xác định giá trị hàng hoá theo thứ tự ưu tiên trên là

không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp

không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hoá xâm phạm, thì việc định giá do

Hội đồng định giá quyết định (Điều 28.2 Nghị định 105/2006/Nđ-CP).

Câu hỏi 103. Đề nghị cho biết quy định xác định giá trị hàng hoá đế áp dụng

thẩm quyền tịch thu?

Trả lời: Sau khi xác định số lượng hàng hoá xâm phạm quyền (phần/bộ phận, chi tiết

hay toàn bộ sản phẩm), xác định đơn giá thì tính được giá trị của toàn bộ hàng hoá

xâm phạm quyền hay hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp.

Page 82: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Nếu giá trị hàng hoá tang vật vi phạm bị tịch thu thuộc thẩm quyền của người ra quyết

định tạm giữ thì người đó ra quyết định tịch thu.

Nếu giá trị hàng hoá tang vật vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã ra

quyết định tạm giữ thì chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền để ra quyết định.

Câu hỏi 104. Đề nghị cho biết thủ tục xác định giá trị tang vật vi phạm hành

chính thông qua Hội đồng định giá tài sản?

Trả lời:

Trường hợp chưa xác định được giá theo quy định thì lập Hội đồng định giá tài sản.

Hội đồng này do người có thẩm quyền tịch thu ra quyết định thành lập với thành phần

sau: Đại diện cơ quan tài chính là chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan ra quyết định

tịch thu là phó chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan chuyên môn, đại diện cơ quan bán

đấu giá cấp tỉnh và một số thành viên thuộc cơ quan tài chính và cơ quan ra quyết

định tịch thu.

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và các quyết định phải được quá 1/2 số

thành viên tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo phía có ý

kiến của chủ tịch Hội đồng. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập,

Hội đồng phải đưa ra quyết định của mình. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể

thuê cơ quan chức năng đánh giá giá trị tài sản trước để tham khảo.

Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu không bị giới hạn bởi giá trị

tài sản tịch thu thì việc định giá tài sản thực hiện sau khi ra quyết định tịch thu.

Việc định giá phải lập thành biên bản (Điều 31 Nghị định 134/2003/NĐ-CP, Thông tư

số 72/2004/TT-BCT).

Câu hỏi 105. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ sau khi ra quyết định

tịch thu hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải xử lý như

thế nào đối với các hàng hoá này?

Trả lời: Theo quy định hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu

sung công quỹ nhà nước thì sau khi ra quyết định tịch thu hàng hoá có giá trị thuộc

thẩm quyền của mình, việc xử lý tiến hành như sau:

Đối với hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng hoá giả mạo

sở hữu công nghiệp thuộc loại dễ bị bị hư hỏng, thời hạn sử dụng còn dưới 30 ngày

thì Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Chánh Thanh tra Sở Khoa học

và Công nghệ, người đã ra quyết định tịch thu tiến hành lập biên bản và tổ chức bán

ngay theo hình thức công khai, không nhất thiêt phải thông qua bán đấu giá. Số tiền

thu được gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.

Page 83: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Đối với hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả là thuốc

tân dược, chất phóng xạ, là phương tiện kỹ thuật đặc chủng liên quan đến an ninh,

quốc phòng thì Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa và Công nghệ,

cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức bàn

giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý theo quy định củâ pháp luật.

Đối với hàng hóa vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là văn hoá phẩm độc

hại, hàng hoá giả mạo không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con

người, vật nuôi, cây trồng và các loại hàng hoá không được phép lưu thông thì Thanh

tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ, cơ quan đã ra quyết

định tịch thu lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Thành phần Hội đồng gồm: đại diện cơ

quan ra quyết định tịch thu, cơ quan tài chính, và các cơ quan quản lý nhà nước có

liên quan. Việc tiêu huỷ phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên.

Quá trình tiêu huỷ hàng hoá là hoá chất, vật phẩm độc hại phải tuân theo phương

pháp, quy trình do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy

định (Thông tư số 72/2004/TT-BCT).

Câu hỏi 106. Đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không áp

dụng biện pháp tiêu huỷ sau khi tịch thu, cơ quan thanh tra xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu

sung công quỹ nhà nước, đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

không bị tiêu huỷ, sau khi tịch thu cơ quan Thanh tra bàn gia hồ sơ từng vụ vi phạm

cho cơ quan tài chính cấp huyện nơi xẩy ra vi phạm (nơi cơ sở vi phạm đóng trụ sở)

nếu giá trị hàng hoá tịch thu của một vụ dưới 10.000.000 đồng. Bàn giao cho cơ quan

tài chính cấp tỉnh nếu giá trị hàng hoá tịch thu của một vụ trên 10.000.000 đồng.

Hồ sơ bàn giao gồm: Quyết định tịch thu, Biên bản tich thu, Biên bản xác định giá trị

hàng hoá vi phạm bị tịch thu và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Cơ quan thanh tra tham gia với cơ quan tài chính trong việc xử lý hàng hoá vi phạm,

xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị tịch thu. Lưu ý hàng hoá vi phạm về sở hữu

công nghiệp được bán đấu giá thì trước khi bán phải loại bỏ yếu tố vi phạm (Thông

tư số 72/2004/TT-BCT).

Câu hỏi 107 Tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp sau khi quyết

định tịch thu bàn giao cho cơ quan nào?

Trả lời: Trong thời gian chờ bàn giao, cơ quan thanh tra, người ra quyết định tịch thu

có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Căn cứ vào giá trị tang vật,

phương tiện và trong thời hạn 10 ngày mà giải quyết như sau:

Page 84: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Nếu giá trị tang vật, phương tiện dưới 10.000.000 đồng thì người quyết định tịch thu

bàn giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện.

Nếu giá trị tang vật, phương tiện từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch

thu bàn giao cho Trung tâm bán đấu giá cấp tỉnh.

Việc chuyển giao tang vật, phương tiện bị tịch thu phải lập thành biên bản. Trong biên

bản phải ghi rõ các nội dung: thời điểm bàn giao, người giao, người nhận kèm theo

chữ ký của người giao, người nhận, số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện bị tịch

thu.

Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan bán đấu giá gồm: quyết

định tịch thu tang vật, các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sử dụng, quyền sở

hữu tang vật, văn bản định giá, biên bản bàn giao.

Câu hỏi 108. Pháp luật quy định việc chuyển quyết định xử phạt như thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm về sở hữu công nghiệp

thuộc tỉnh này, nhưng trụ sở hoặc nơi cư trú ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp

hành quyết định xử phạt ở nơi xẩy ra vi phạm, thì cơ quan đã ra quyết định xử phạt

chuyển quyết định đó cho cơ quan cùng cấp nơi cá nhân, tổ chức đóng trụ sở để tổ

chức thi hành. Trường hợp không có cơ quan cùng cấp thì chuyển quyết định xử phạt

đến Uỷ ban Nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi

hành.

Như vậy, khi gặp các trường hợp như trên, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ nơi

xẩy ra vi phạm gửi quyết định xử phạt cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ nơi

cá nhân, tổ chức vi phạm đóng trụ sở hoặc cư trú để tổ chức thực hiện quyết định xử

phạt (Điều 37 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Câu hỏi 109. Bộ luật Dân sự quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như thế

nào?

Trả lời: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự như

sau:

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về

mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một

công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác).

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt

hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 đã loại bỏ biện pháp bồi thường

thiệt hại kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Page 85: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

thì xử phạt bằng hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện

pháp khác. Trường hợp hành vi đó gây thiệt hại về vật chất, sức khoẻ cho người khác

hoặc cho môi trường chung và người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì

hướng dẫn cho người bị thiệt hại khởi kiện tại Toà án. Đối với trường hợp này, trong

quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ cần ghi rõ: “Việc bồi thường

thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra được giải quyết theo

thủ tục tố tụng dân sự”.

Câu hỏi 110. Đề nghị cho biết các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan dến sở hữu

công nghiệp bao gồm:

Tạm dừng làm thủ tục hải quan dối với hàng hoá nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu

công nghịêp. Đây là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền nhằm

thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền thực hiện yêu cầu xử lý

hành vi xâm phạm quyền, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc

biện pháp ngăn chặn, đảm bảo xử phạt.

Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp. Khi thực hiện các biện pháp kiểm tra, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo nhãnh

hiệu thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính

để xử lý (Điều 216 Luật SHTT)

Câu hỏi 111. Tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất

khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện

nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có

dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải

quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ (Điều 34.Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 112. Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải

quan nộp cho cơ quan nào?

Trả lời: Các loại đơn nêu trên nộp cho cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn

như sau:

1. Chi cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra,

giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý

của Chi cục Hải quan đó.

Page 86: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận đơn

yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại

cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hải quan đó.

3. Tổng cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm

tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu thuộc thẩm quyền

quản lý của từ hai Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể thực hiện việc nộp đơn cho từng Chi cục

Hải quan hoặc Cục Hải quan (Điều 35 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 113. Khi nhận được đơn, cơ quan Hải quan xử lý xử lý đơn như thế

nào?

Trả lời:

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát

hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trong thời hạn hai mươi tư giờ làm việc, kể từ

thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có

trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn, nếu người nộp đơn đã thực hiện

nghĩa vụ khi nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối đơn, cơ quan hải quan phải trả lời bằng văn bản cho người

nộp đơn, nêu rõ lý do.

2. Trong trường hợp Tổng cục Hải quan chấp nhận đơn thì sau khi chấp nhận, Tổng

cục Hải quan chuyển đơn và chỉ đạo các Cục Hải quan có liên quan thực hiện.

Trong trường hợp Cục Hải quan chấp nhận đơn thì sau khi chấp nhận, Cục Hải quan

chuyển đơn và chỉ đạo các Chi cục Hải quan có liên quan thực hiện.

Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ

xâm phạm hoặc ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan trên cơ sở đơn yêu cầu

tạm dừng làm thủ tục hải quan và theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan

(Điều 36 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 114. Trong trường hợp phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm thì xử

lý ra sao?

Trả lời:

1. Trong trường hợp phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm, theo yêu cầu của chủ

thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính, cơ

quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho chủ thể

quyền sở hữu công nghiệp và chủ lô hàng về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối

Page 87: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

với lô hàng; trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của các bên, lý do

và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan.

2. Cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục

hải quan trong các trường hợp sau đây:

Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định

giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Người yêu cầu rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan (Điều 37 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 115. Trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp nhằm mực đích gì?

Trả lời: Để có căn cứ trước khi ra quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc trước khi ra

quyết định xử phạt, các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp thường tiến hành việc giám định về sở hữu công nghiệp.

Mục đích của việc giám định là làm rõ tình trạng pháp lý của đối tượng sở hữu trí tuệ

có liên quan, so sánh các đối tượng sở hữu công nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm

với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và phạm vi bảo hộ để làm căn cứ

cho việc đánh giá, kết luận về tình trạng có sự vi phạm, xâm phạm quyền hay không.

Câu hỏi 116. Vai trò của kết luận giám định?

Trả lời: Cần lưu ý là việc tiến hành giám định và kết quả giám định không phải là kết

luận bắt buộc, duy nhất để làm căn cứ cho việc người có thẩm quyền đưa ra kết luận

có hay không có hành vi vi phạm, xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp.

Mặc dù việc yêu cầu giám định không phải là điều kiện bắt buộc đối với người có

thẩm quyền xử phạt, nhưng nội dung kết luận trong văn bản giám định là một trong

những chứng cứ để người có thẩm quyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính

cũng như những biện pháp xử lý phù hợp đối với tang vật vi phạm.

Chủ sở hữu trí công nghiệp, đương sự có liên quan trước khi gửi đơn đến cơ quan có

thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

cũng thường tiến hành giám định các đối tượng sở hữu công nghiệp nghi ngờ xâm

phạm. Kết quả giám định là một trong các cơ sở để tố cáo, yêu cầu xử lý hoặc khởi

kiện hành vi xâm phạm quyền.

Câu hỏi 117. Đề nghị cho biết nội dung giám định về sở hữu ccông nghiệp?

Trả lời: Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp gồm

1. Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghịêp,

phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ;

Page 88: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

2. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;

3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để

xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, đối tượng xâm

phạm;

4. Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm,

hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ

được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;

5. Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ (Điều 39 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 118. Ai có quyền trưng cầu, yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám

định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan

có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về

sở hữu công nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ

thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc

bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích

liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho

tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, người giám

định sở hữu công nghiệp thực hiện giám định (Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 119. Người trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp, người yêu cầu

giám định sở hữu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời:

1. Người trưng cầu, yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có các quyền sau đây:

Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung

và thời hạn yêu cầu.

Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định.

Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Thoả thuận mức phí giám định trong trường hợp yêu cầu giám định.

2. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có các nghĩa vụ sau đây:

Page 89: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối

tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.

Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần trưng cầu, yêu cầu giám

định.

Thanh toán phí giám định theo thoả thuận; tạm ứng phí giám định khi có yêu cầu của

tổ chức giám định, người giám định.

Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên

(Điều 41 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 120. Tổ chức nào được phép tiến hành hoạt động giám định sở hữu công

nghiệp?

Trả lời: Những tổ chức đáp ứng các điều kiện dưới đây được phép hoạt động giám

định về sở hữu trí tuệ gồm:

1.Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành

lập và tổ chức giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tổ chức giám định sở

hữu công nghiệp:

Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, các hiệp

hội nghề nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Có ít nhất hai thành viên chính thức được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công

nghiệp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc thành lập tổ chức giám định, thủ tục

công nhận, cấp, sửa đổi, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định, công bố Danh

sách tổ chức giám định về sở hữu công nghiệp (Điều 42 Nghị định số 105/2006/NĐ-

CP).

Câu hỏi 121. Đề nghị cho biết điều kiện để trở thành giám định viên sở hữu công

nghiệp?

Trả lời:

1. Giám định viên sở hữu công nghiệp là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ

chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần

giám định, được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Giám định viên sở hữu công

nghiệp có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu

công nghiệp.

Page 90: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

2. Người đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận và được cấp Thẻ giám

định viên sở hữu sở hữu ccông nghiệp:

Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền

sở hữu công nghiệp.

Có phẩm chất đạo đức tốt.

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Người giám định sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội

dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có

thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng

cầu, yêu cầu giám định biết.

Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, tài liệu liên quan không đủ

hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; người giám định có quyền, lợi ích

liên quan đến đối tượng giám định hoặc vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh

hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định nhưng đồng thời là người đại diện

bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên liên quan trong vụ việc cần giám định.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối

tượng giám định.

Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả

xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định.

Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải

thích kết luận giám định khi có yêu cầu.

Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả

giám định, các thông tin, tài liệu giám định.

Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của

mình.

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây

thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa

vụ khác theo quy định pháp luật (Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 122. Đề nghị cho biết các thủ tục trưng cầu giám định?

Trả lời: Việc trưng cầu giám định sở hữu công nghịêp phải tuân theo các thủ tục sau:

1.Việc trưng cầu giám định phải lập thành văn bản.

Page 91: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

2. Văn bản trưng cầu giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng

cầu giám định;

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

Đối tượng, nội dung cần giám định;

Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

Thời hạn trả kết luận giám định (Diều 45 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 123. Đề nghị cho biết các thủ tục yêu cầu giám định?

Trả lời: Việc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp phải theo các thủ tục sau:

1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu

giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.

2. Hợp đồng dịch vụ giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

Nội dung cần giám định;

Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

Thời hạn trả kết luận giám định;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (Điều 46 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 124: Đề nghị cho biết thủ tục giao, nhân, trả lại đối tượng giám định sở

hữu công nghiệp?

Trả lời: Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng

giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản và

có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Thời gian, địa điểm giao, nhận, trả lại đối tượng giám định;

2. Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận đối tượng giám định hoặc của người đại

diện;

3. Tên đối tượng giám định; tài liệu hoặc đồ vật có liên quan;

4. Tình trạng và cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận, trả lại;

Page 92: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

5. Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định (Điều 47 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 125. Việc giám định sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

1. Việc giám định sở hữu công nghiệp có thể do cá nhân hoặc tập thể giám định viên

sở hữu công nghiệp thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một người thực

hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.

2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên được trưng cầu, yêu cầu

thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.

Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì

những giám định viên được trưng cầu, yêu cầu cùng thực hiện việc giám định, ký tên

vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám

định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của

mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong

trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì

mỗi người giám định thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận

giám định của mình (Điều 49 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).

Câu hỏi 126. Thế nào là giám định bổ sung, giám định lại?

Trả lời:

1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy

đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ.

Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các

quy định đối với giám định lần đầu.

2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định

không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định

về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định,

giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên

khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

3. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám

định lại về cùng một vấn đề cần giám định thì có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ

chức, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại (Điều 50 Nghị định

105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 127. Văn bản kết luận giám định bao gồm các nội dung gì?

Trả lời:

Page 93: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

1. Văn bản kết luận giám định được coi là một nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.

2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên.

Tên, địa chỉ của cơ quan trưng cầu giám định hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu giám

định.

Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định.

Phương pháp thực hiện giám định.

Kết luận giám định.

Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.

3. Văn bản kết luận giám định phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám

định. Trong trường hợp tổ chức giám định thì đồng thời phải có chữ ký của giám định

viên thực hiện giám định và người đứng đầu tổ chức giám định và đóng dấu của tổ

chức đó (Điều 51Nghị định 105/NĐ-CP).

Câu hỏi 128. Khi trưng cầu, yêu cầu giám định có phải trả phí giám định không?

Trả lời: Khi trưng cầu, yêu cầu giám định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả phí giám

định sở hữu công nghiệp.

Phí giám định đối với trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp theo mức phí do Bộ

tài chính quy định. Phí giám định đối với yêu cầu giám định do các bên thoả thuận

trong hợp đồng (Điều 53 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 195. Đề nghị cho biết các bước trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng

hình sự trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Việc khởi tố vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không phụ

thuộc ý chí của chủ sở hữu công nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật

quy định). Khi xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có dấu hiệu tội

phạm, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Các

cơ quan đó là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Trong một số trường hợp theo quy

định là cơ quan Hải quan.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại các Điều 156,

157, 158 và 171 khi hành vi đó: Gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc người thực hiện

hành vi đó đã bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nay còn vi

phạm, hoặc người thực hiện hành vi đó đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích

mà còn vi phạm.

Câu hỏi 129. Thế nào là xử lý hình sự tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Page 94: HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU …sokhcn.langson.gov.vn/sites/sokhcn.langson.gov.vn/files... · 2018. 6. 14. · HỎI ĐÁP VỀ

Trả lời: Truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người chịu trách nhiệm trước

pháp luật (thủ trưởng) của tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân có hành vi nguy

hiểm, có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự về sở hữu công nghiệp theo quy định

của Bộ luật Hình sự, hoặc hành vi chưa nguy hiểm nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành

chính về sở hữu công nghiệp nay cố tình tái phạm đối với các hành vi theo quy định

tại Điều 126 xâm phạm quyền tự do sáng tạo, Điều 156, Điều 157, Điều 158 và Điều

167 về tội làm và buôn bán hàng giả, Điều 171 tội xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm về sở hữu công nghiệp thực

hiện theo thủ tục tố tụng hình sự và xét xử tại Toà Hình sự.

Câu hỏi 130. Trong trường hợp nào thì việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp tại Tòa Dân sự?

Trả lời: Xử lý hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

tại Toà dân sự khi chủ sở hữu công nghiệp khởi kiện hành vi xâm phạm quyền.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập và bảo hộ căn cứ trên cơ sở quy định của Bộ

luật Dân sự và Luật SHTT. Vì vậy, khi bị xâm phạm, chủ sở hữu công nghiệp có thể

căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT để quyết định khởi kiện tại Toà dân

sự, yêu cầu Toà xét xử, ra bản án yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp, bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra và áp dụng các

biện pháp dân dự khác.

Bộ Luật tố tụng dân sự quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm. Vì vậy, chủ sở hữu

công nghiệp cần xem xét thời điểm khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra.