57
Tin tøc Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06 / 2014 0 héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 "cäc bª t«ng ly t©m øng lùc tríc" t¹i TP. Hå chÝ minh Thực hiện nhiệm vụ Bộ Xây dựng giao, ngày 24/4/2014, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Bê tông Việt nam đã tiến hành Hội nghị góp ý nghiệm thu cấp cơ sở đề tài soát xét tiêu chuẩn quốc gia "TCVN 7888:2008 Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước", với sự tham gia của 31 thành viên là đại diện các đơn vị sản xuất cọc trong cả nước, đại diện Hiệp hội Cọc bê tông và các chuyên gia thuộc trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Công ty tư vấn thiết kế. Hội nghị đã có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích cho việc hoàn thiện các nội dung kỹ thuật cần bổ sung, sửa đổi đáp ứng sát thực tiễn, khoa học và thuận tiện trong việc quản lý nghiệm thu chất lượng sản phẩm cọc được đề cập trong bản dự thảo soát xét tiêu chuẩn do nhóm tác giả thuộc Hội Bê tông Việt Nam soạn thảo đề xuất. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị, bản dự thảo tiêu chuẩn và thuyết minh kèm theo sẽ được hoàn thiện để trình Hội đồng Khoa học công nghệ chuyên ngành Bộ Xây dựng nghiệm thu cấp Bộ và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ thẩm định công bố áp dụng tiêu chuẩn sau soát xét trong thời gian tới. Một số hình ảnh tại Hội thảo:

héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06 / 2014

0

héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008

"cäc bª t«ng ly t©m øng lùc tr­íc" t¹i TP. Hå chÝ minh

Thực hiện nhiệm vụ Bộ Xây dựng giao, ngày 24/4/2014, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Bê

tông Việt nam đã tiến hành Hội nghị góp ý nghiệm thu cấp cơ sở đề tài soát xét tiêu chuẩn quốc gia "TCVN 7888:2008 Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước", với sự tham gia của 31 thành viên là đại diện các đơn vị sản xuất cọc trong cả nước, đại diện Hiệp hội Cọc bê tông và các chuyên gia thuộc trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Công ty tư vấn thiết kế.

Hội nghị đã có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích cho việc hoàn thiện các nội dung kỹ thuật cần

bổ sung, sửa đổi đáp ứng sát thực tiễn, khoa học và thuận tiện trong việc quản lý nghiệm thu chất lượng sản phẩm cọc được đề cập trong bản dự thảo soát xét tiêu chuẩn do nhóm tác giả thuộc Hội Bê tông Việt Nam soạn thảo đề xuất. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị, bản dự thảo tiêu chuẩn và thuyết minh kèm theo sẽ được hoàn thiện để trình Hội đồng Khoa học công nghệ chuyên ngành Bộ Xây dựng nghiệm thu cấp Bộ và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ thẩm định công bố áp dụng tiêu chuẩn sau soát xét trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Page 2: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

1

Theo Hội bê tông Việt Nam

khai tr­¬ng v¨n phßng ®¹i diÖn t¹i hµ néi

cña c«ng ty cæ phÇn ®Çu t­ phan vò

Với mục đích tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và nhanh chóng của khách hàng, ngày 20/5/2014 Công ty CP Đầu tư Phan Vũ đã chính thức khai trương Văn phòng đại diện (VPĐD) tại Hà Nội.

Văn phòng Hà Nội có nhiệm vụ tăng cường các dịch vụ bán hàng từ khâu thiết kế tới cung

cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên tiến nhất mà đối tác Japan Pile – một công ty lớn hàng đầu của Nhật Bản về cọc nền móng đã chuyển giao trong suốt 4 năm qua cho thị trường Việt Nam thông qua Công ty CP Đầu tư Phan Vũ.

Đội ngũ phục vụ tại văn phòng Hà Nội bao gồm các nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm

của Phan Vũ kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Japan Pile. Cùng với sự hỗ trợ của văn phòng chính của Công ty tại Tp. Hồ Chí Minh và văn phòng chính của Japan Pile tại Tokyo, với phương châm Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả, chắc chắn các nhu cầu của khách hàng phía Bắc về cọc nền móng sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Công ty mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các Chủ đầu tư trong nước cũng như ngoài

nước trong ứng dụng công nghệ mới này vào dự án của mình. Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư Phan Vũ cũng rất mong được hợp tác và hỗ trợ từ các Viện nghiên cứu, các đối tác cùng ngành nghề trong Hội Bê tông Việt Nam, các Công ty thiết kế, các trường Đại học để đưa các tiến bộ

Page 3: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

2

trong công nghệ cọc nền móng ứng dụng vào công cuộc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ông Phan Khắc Long - Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư Phan Vũ phát biểu khai trương VPĐD tại Hà Nội

Ông Akira Kurose - Chủ tịch Tập đoàn Japan Pile phát biểu chào mừng

VPĐD tại Hà Nội - Công ty CP Đầu tư Phan Vũ

Địa chỉ: Tầng 10 - Số 9 Tô Hiến Thành, P.Bùi Thị Xuân, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội Tel: 04 39742262 Fax: 04 39742261

Theo Nguyễn Thị Thanh Thúy

Thư kí quản trị và đối ngoại, VPĐD Hà Nội

Page 4: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

3

Công ty Cổ phần Đầu tư Phan Vũ

C«ng ty tnhh an quý h­ng ba n¨m liÒn ®¹t top 500

doanh nghiÖp t¨ng tr­ëng nhanh nhÊt viÖt nam

Ngày 4/4/2014, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Vietnam Report đã phối hợp với Báo Vietnamnet tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) năm 2013. Công ty TNHH An Quý Hưng đã liên tiếp ba năm liền có mặt trong Bảng xếp hạng FAST500.

Đại diện Công ty TNHH An Quý Hưng là ông Bạch Quốc Thắng phó tổng giám đốc đã thay mặt cho công ty lên nhận Giấy Chứng nhận và Hoa chúc mừng từ Ban Tổ chức.

Riêng năm 2013, với thứ hạng 127, Công ty TNHH An Quý Hưng đã tăng 103 bậc so với năm 2012 và là một trong các doanh nghiệp có mức tăng bậc rất lớn trong Bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng trên các nguyên tắc khoa học, độc lập, khách quan, đồng thời tuân theo các chuẩn mực quốc tế hiện hành. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Bảng xếp hạng FAST500 được công bố. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng năm 2013 được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu giai đoạn 2009-2012, trong đó có tính đến các tiêu chí như tổng tài sản, tổng số lao động, lợi nhuận sau thuế, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông, v.v...

Theo đánh giá của Vietnam Report, những doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng FAST500 là “đại diện tiên phong tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam” và được kỳ vọng là nhân tố tích cực đóng góp vào sự hồi phục của nền kinh tế nước nhà. Việc Công ty TNHH An Quý Hưng liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng FAST500 và tăng thứ hạng đáng kể đã cho thấy sức phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Năm 2013, doanh thu của công ty TNHH An Quý Hưng đạt 350 tỷ đồng. Được hỏi về cảm nghĩ sau khi nhận giải thưởng Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH An Quý Hưng đã cho biết: Trong những năm kinh tế hết sức khó khăn như hiện nay công ty chúng tôi có được thành công này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể anh em cán bộ công nhân viên công ty, đồng thời với sự hợp tác hết sức thành công từ các khách hàng và đối tác, với tinh thần lạc quan chúng tôi sẽ cố gắng để tiếp tục đạt Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam vào năm 2014.

Theo anquyhung.com

Page 5: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

4

C«ng ty cæ phÇn Kü nghÖ miÒn nam l¾p ®Æt thµnh c«ng

nhµ m¸y trô ®iÖn c«ng suÊt lín t¹i campuchia Nối tiếp những thành công trước đây, khẳng định vị thế là nhà sản xuất thiết bị và chuyển

giao công nghệ nhà máy bê tông ly tâm lớn nhất Việt Nam với mục tiêu cốt lõi là “Nâng Tầm Sản Phẩm Việt”. Vừa qua, Công ty cổ phần Kỹ nghệ Miền Nam đã cung cấp, lắp đặt thiết bị, chuyển giao thành công công nghệ sản xuất trụ điện cho nhà máy Phnompenh Precast Plants có công suất lớn ở Campuchia.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu:

Trạm trộn bê tông Xe rải Bê tông

Cầu trục và Robot TX, TF Robot lật Khuôn

Page 6: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

5

Máy hút chân không khuôn trụ điện Cung cấp khuôn

Theo www.kynghemiennam.com

ThÈm ®Þnh c«ng nghÖ cña c«ng ty tnhh mét thµnh viªn

thãat n­íc vµ ph¸t triÓn ®« thÞ tØnh bµ rÞa - vòng tµu

(busadco)

Ngày 28/4/2014, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học kỹ thuật chuyên ngành Bộ Xây dựng đã

tiến hành thẩm định 04 đề tài: Hào kỹ thuật, Mương hộp, Hố Ga bê tông cốt thép (BTCT) thành

mỏng đúc sẵn và Hệ thống xử lý phân tán nước thải sinh hoạt, do TS. Hoàng Đức Thảo, Tổng

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu (Busadco) làm chủ nhiệm.

Tại cuộc họp, TS. Hoàng Đức Thảo đã trình tự báo cáo trước Hội đồng nội dung của 04 đề

tài đã thực hiện. Theo báo cáo, các sản phẩm công nghệ này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng

độc quyền Giải pháp hữu ích và đều đạt Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học – Công nghệ

Việt Nam (Vifotec) do Bộ Khoa học Công nghệ và Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam trao tặng.

Với các công nghệ BTCT thành mỏng đúc sẵn sẽ giúp hạn chế việc đào lên, lấp xuống đối

với các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, có khả năng

chống thấm, chống xâm thực; đảm bảo tính liên kết các đốt mương, giảm tình trạng sụt lún cục

bộ; giải quyết khó khăn trong việc kết nối giữa hố ga với ống cống. Đối với giải pháp xử lý phân

tán nước thải sinh hoạt, đây là công nghệ được thực hiện theo quy trình đồng bộ khép kín, kiểm

soát tận gốc nguồn xả tại từng hộ dân đầu vào và đảm bảo tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận. Nhờ

sử dụng công nghệ sinh học kỵ khí tự nhiên (phân hủy kỵ khí) nên rất thân thiện với môi trường

và ít tiêu tốn năng lượng.

Page 7: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

6

Những công nghệ này đều có chung ưu điểm là tiết kiệm diện tích đất sử dụng, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đơn giản, đều sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong nước, dễ dàng triển khai ứng dụng rộng rãi, có mức chi phí đầu tư thấp, dễ dàng kiểm soát chất lượng, v.v... phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ về kích cầu trong nước. Các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao kết quả đạt được của các đề tài. Tuy nhiên, nhóm tác giả cần hoàn thiện nội dung báo cáo của đề tài, nêu rõ hơn tính sáng tạo đã đạt được và các chỉ tiêu cho từng sản phẩm, thông qua đó, căn cứ vào tình hình trong khu vực, các địa phương sẽ dễ dàng trong việc áp dụng thực hiện. Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường đã nhất trí với các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng và đề nghị nhóm tác giả tiếp thu, chỉnh sửa và có những phân tích kỹ hơn về các phần còn thiếu để các đề tài được hoàn thiện hơn. Riêng đề tài: “Hệ thống xử lý phân tán nước thải sinh hoạt”, theo ý kiến của các thành viên trong Hội đồng sẽ được đổi tên thành “Giải pháp kỹ thuật phù hợp cho hệ thống thoát nước công suất nhỏ”. Bốn đề tài đã được Hội đồng thông qua và được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận công nghệ và sản phẩm phù hợp, cho phép được ứng dụng rộng rãi trong nước và quốc tế.

Theo moc.gov.vn

Fecon ®· ®¹t tháa thuËn cung cÊp vµ thi c«ng cäc cho dù

¸n nhiÖt ®iÖn th¸i b×nh 1 víi hîp ®ång trÞ gi¸ gÇn 400 tû ®ång

Tiếp nối sự thành công của gói thầu xử lý nền dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, FECON đã nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ phía đối tác là Tập đoàn TOA, thông qua việc TOA tiếp tục giao cho FECON thực hiện gói thầu cung cấp và thi công cọc cho dự án Nhiệt điện Thái Bình 1 sau quá trình đàm phán kéo dài gần 1 tháng. Với tổng giá trị gói thầu khoảng hơn 17 triệu USD, cho hạng mục cung cấp và thi công cọc PHC 350, 400, 500, 600 & 700, loại cọc A, B & C. Việc đàm phán thành công gói thầu này không những giúp Fecon đạt được một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa kế hoạch

Page 8: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

7

doanh thu năm 2014 mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu của Công ty cũng như thương hiệu FECON Pile trên thị trường cung cấp cọc ly tâm dự ứng lực tại khu vực phía Bắc.

Dự tính FECON sẽ tiếp tục giao đơn hàng này cho Công ty CP khoáng sản Fecon tại Hà

Nam thực hiện. Nếu tính cả các đơn hàng đã nhận được trong quý I năm 2014, đến nay tổng giá trị doanh

thu dự kiến mà FECON chắc chắn đạt được đã có trên 830 tỷ, chiếm 55% kế hoạch doanh thu năm 2014.

Thông tin Dự án Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 do EVN làm chủ đầu tư, nằm trong Trung tâm điện lực

Thái Bình. Trung tâm điện lực Thái Bình bao gồm 2 nhà máy nhiệt điện, với tổng quy mô công suất 1.800 MW, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư).

Tổng mức đầu tư của dự án nhiệt điện Thái Bình 1 là 26,5 nghìn tỷ VND, trong đó vốn vay ODA

của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 85%, 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Giá trị hợp đồng EPC được ký kết là 819,6 triệu USD và 20 tỷ Yên Nhật. Khi đi vào hoạt động, hàng năm Nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 3,276 tỷ kWh, góp phần cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng, qua đó góp phần giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện.

Theo fecon.com.vn

Cienco4 ký hîp ®ång gãi thÇu sè 4 dù ¸n cao tèc ®µ n½ng -

qu¶ng ng·i, chÝnh thøc tham gia c«ng nghÖ thi c«ng hÇm

Vừa qua, tại trụ sở Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng Gói thầu số 4 dự án xây dựng đường ôtô cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa VEC và liên doanh nhà thầu: Cienco4 - Tổng Công ty Sông Đà - Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc

- Nam đã được Bộ giao thông vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2656/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2010. Dự án có chiều dài 139,52km, tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 131,5km, đoạn tuyến nối với Quốc lộ 1A có chiều dài khoảng 8,2km. Tổng mức đầu tư của Dự án là 1.472 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 673 triệu đô la Mỹ, vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) là 631 triệu đô la Mỹ, phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Gói thầu số 4 có lý trình từ Km 21+500 đến Km 32+600 với tổng chiều dài là 11,1 km, đi

qua địa bàn huyện Duy Xuyên và Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong đó có 2 hầm đơn với tổng chiều dài hầm là 1.061m, đây là một trong các gói thầu có quy mô và giá trị lớn nhất. Gói thầu số 4 cũng là gói thầu xây lắp chính cuối cùng thuộc đoạn tuyến JICA tài trợ được trao thầu với giá trị 2.066 tỷ đồng.

Page 9: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

8

Tổng giám đốc Lê Ngọc Hoa - Tổng giám đốc Cienco4 thay mặt liên doanh nhà thầu phát biểu tại lễ ký kết hợp đồng

Sau một thời gian thu xếp nguồn vốn, thiết kế kỹ thuật và tổ chức đấu thầu, được sự chấp

thuận của Nhà tài trợ là cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chọn được nhà thầu là liên doanh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4), Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc.

Là một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm và đã hợp tác với VEC thực hiện nhiều dự án có

tiến độ và chất lượng đảm bảo. Ngay tại dự án này, Cienco4 hiện đang triển khai công trình cầu Kỳ Lam thuộc gói thầu 3A, tiến độ thi công rất tốt, khả năng về đích trước 12 tháng so với hợp đồng đã ký.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết hợp đồng, Tổng giám đốc Lê Ngọc Hoa nhấn mạnh, với truyền thống và kinh nghiệm của mình, Cienco4 sẽ cùng các đối tác trong liên doanh tập trung mọi nguồn lực triển khai ngay nhân lực, thiết bị, vốn để tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và vượt tiến độ dự án. Cam kết rằng, mặc dù là gói thầu cuối cùng được trao thầu nhưng sẽ về đích kịp với các gói thầu khác.

Page 10: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

9

Ký kết hợp đồng gói thầu.

Được biết thi công hầm là công nghệ lần đầu Cienco4 thực hiện, nhưng trong hơn 1 năm

nay, Cienco4 đã xúc tiến tổ chức các buổi hội thảo khoa học, hợp tác với trường Đại học giao thông vận tải mở các lớp đào tạo chuyên ngành cũng như cử các cán bộ, kỹ sư đi tham quan học tập tại nhiều công trường.

Theo Cienco4.vn

HéI TH¶O khëi ®éng dù ¸n x©y dùng n¨ng lùc vµ hç trî x©y

dùng kÕ ho¹ch hµnh ®éng gi¶m nhÑ ph¸t th¶i khÝ nhµ kÝnh

(nama) trong lÜnh vùc s¶n xuÊt xi m¨ng t¹i viÖt nam

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án "Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam - NAMA". Hội thảo có sự tham gia của đông đảo đại diện các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức và cơ quan liên quan, lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện chức năng thuộc Bộ Xây dựng.

Tới dự và phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho

biết: Đối với Việt Nam, công nghiệp xi măng có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; tỷ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 4 – 4,5 triệu USD trên mỗi triệu tấn sản phẩm, góp phần làm tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm xã hội. Tuy nhiên, sản xuất xi măng cũng là ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và được đánh giá là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn; riêng năm 2013, ước tính ngành xi măng Việt Nam thải ra môi trường xấp xỉ 57 triệu tấn CO2. Nhằm hiện thực hóa Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu giai đoạn 2012-2015 và Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh, Bộ Xây dựng được Chính phủ giao nhiệm vụ là Cơ quan chủ trì triển khai dự án "Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam” do NDF tài trợ. Hội thảo Khởi động dự án đã được tổ chức với mục đích chính thức thông báo với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan, các tổ chức quốc tế những nội dung cơ bản nhất của Dự án; đồng thời tham vấn các bên liên quan để chuẩn bị cho việc triển khai các hoạt động của Dự án trong thời gian tới. Cũng nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã trân trọng cảm ơn Quỹ Phát triển Bắc Âu, các Bộ ngành như Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ đã hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong suốt quá trình chuẩn bị và phê duyệt Dự án.

Giới thiệu tổng quan về Dự án và kế hoạch thực hiện, ông Morten Pedersen - Cố vấn

trưởng Dự án cho biết: Dự án dự kiến sẽ được thực hiện trong 2 năm, với mục tiêu dài hạn nhằm tăng cường năng lực cho Việt Nam trong việc phát triển và thực hiện Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện quốc gia, đồng thời mang lại lợi ích cho đất nước. Mục tiêu trung hạn của Dự án là giúp Việt Nam chuẩn bị và thực hiện NAMA quy mô lớn trong ngành công nghiệp xi măng, thu hút nguồn tài chính quốc tế cũng như nội địa, thông qua thị trường cacbon và các cơ chế hỗ trợ khác. Dự án sẽ gồm 03 hợp phần chính: giai đoạn thiết kế cần thu thập dữ liệu mới nhất về tiềm năng giảm phát thải, xây dựng năng lực phát triển kế hoạch

Page 11: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

10

giảm phát thải đường cơ sở. Ở giai đoạn tham vấn, cần xác định rào cản đối với hành động giảm nhẹ và đưa ra đề xuất giải quyết, xác định các công cụ hỗ trợ phù hợp đối với hành động giảm nhẹ, tổ chức thực hiện, xây dựng năng lực và đào tạo. Trong giai đoạn cuối – giai đoạn sẵn sàng, cần xây dựng được bản đề xuất NAMA cụ thể. Ông Morten Pederson cũng giới thiệu các bên có lợi ích liên quan, thành phần chuyên gia và nhóm thực hiện Dự án.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe và cùng trao đổi thảo luận về các giải pháp phát triển bền vững/cacbon thấp tại các nhà máy trực thuộc VICEM Hà Tiên, Holcim Việt Nam; các ví dụ về thiết lập hệ thống đo kiểm – báo cáo - thẩm tra (MRV) trong một NAMA

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Page 12: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

11

Toàn cảnh Hội thảo

Theo moc.gov.vn

c«ng tr×nh xö lý "®µo ®­êng" giµnh gi¶i th­ëng quèc tÕ

Đó là thông tin được Anh hùng Lao động, TS. Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BUSADCO) vừa cho biết. Đây là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) trao tặng giải thưởng Wipo dành cho doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2013. Cá nhân TS. Hoàng Đức Thảo cũng được nhận giải thưởng Wipo cho tác giả của công trình xuất sắc nhất trong năm.

“Sau nhiều năm dày công nghiên cứu và ứng dụng ở các đô thị Việt Nam, đến nay công

trình “Nghiên cứu ứng dụng hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn BUSADCO trong ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Việt Nam” (gọi tắt là Hào kỹ thuật Busadco) đã được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đánh giá rất cao. Công trình này cùng với hàng loạt công trình hữu ích khác mà chúng tôi nghiên cứu và ứng dụng thành công năm 2013 đã giúp chúng tôi trở thành doanh nghiệp duy nhất giành giải thưởng Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Năm nay, WIPO đã trao giải thưởng cho ba công trình và một doanh nghiệp; Giải thưởng Cúp vàng sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2013 được trao cho năm doanh nghiệp xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ, riêng Busadco nhận 2 trong số 4 giải Wipo và một Cúp vàng sở hữu trí tuệ”. Trước đó, công trình này cũng vừa được Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) trao giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2013 (giải thưởng Vifotec 2013).

Hào kỹ thuật giúp đẩy lùi nạn đào đường được lắp đặt ở thành phố Vũng Tàu

Page 13: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

12

Theo busadco.com.vn

tiªu chuÈn quèc gia tcvn 10302:2014 "Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng"

Thải phẩm của quá trình đốt than ở các nhà máy nhiệt điện đang là thách thức lớn đối với

sự phát triển bền vững ở nhiều nước trên thế giới. Trong nhiều năm qua, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu thu hồi và sử dụng ngày càng nhiều phần tro bay (chiếm tỷ trọng lớn trong loại thải phẩm này), lĩnh vực sử dụng cũng ngày càng được mở rộng.

Tro bay là thải phẩm bụi mịn thu được tại các bộ phận thiết bị lắng bụi thải của nhà máy

nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Tro bay tồn tại ở dạng bột mịn hạt hình cầu (cỡ hạt từ 0,5m đến 100m) màu xám có diện tích bề mặt riêng dao động rộng từ 200 m2/kg đến 600 m2/kg[1], thành phần chủ yếu là Silic oxít (SiO2), nhôm ôxít (Al2O3), sắt ôxít (Fe2O3), canxi ôxít (CaO), magiê ôxít (MgO), lưu huỳnh ôxít (SO3) và một lượng than (C) chưa cháy.

Tro bay được thu hồi từ quá trình đốt than của các nhà máy nhiệt điện, do đó thành phần, tính chất, v.v… phụ thuộc vào công nghệ đốt than và loại than sử dụng.

Hiện tại, Việt Nam có khoảng 30 nhà máy nhiệt điện trong đó đang áp dụng hai công nghệ

đốt than chủ yếu là[2]:

- Công nghệ đốt than phun (PCC): Như Nhà máy Phả lại 1 và 2, nhà máy Uông Bí, Nhà máy Ninh Bình, v.v… - Công nghệ đốt than tầng sôi (CFBC): Như nhà máy Na Dương, nhà máy Cao Ngạn, v.v…

Những đặc điểm khác nhau nổi bật giữa hai công nghệ đốt than nêu trên như sau (xem

Bảng 1)[2]. Bảng 1 - So sánh đặc điểm công nghệ đốt than PCC và CFBC

TT Tiêu chí Đốt than phun

(PCC) Đốt than tầng sôi

(CFBC)

1 CaO trong buồng đốt Không Có

2 Kích thước hạt than < 90 m < 8 mm

3 Thời gian lưu của than trong buồng đốt Vài giây Vài phút

4 Nhiệt độ cháy Cao (1300 1700) 0C Thấp (800 900) 0C

5 Độ xốp của tro Thấp Cao

6 Độ pH của tro Từ trung hoà axit kiềm

7 Hiệu quả sử dụng nhiệt (33 35) % (36 40) %

8 Phát thải SO2, Ibs/mm BTU 1,2 0,1

9 Phát thải NOx, Ibs/mm BTU 0,6 0,15

Page 14: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

13

10 Giá thành điện 100 90

Loại than sử dụng chủ yếu là than đá Quảng Ninh và một số mỏ than lửa dài, than mỡ như

Na Dương (Lạng Sơn), Núi Hồng, Khánh Hoà (Thái Nguyên), v.v… [14]. Do công nghệ đốt và loại than sử dụng khác nhau nên tro bay thu được cũng có thành

phần khác nhau: - Tro bay từ công nghệ đốt than phun, sử dụng than đá, than Antraxit, than nâu cho cỡ hạt

chủ yếu từ 13,5 m đến 80 m, có tổng hàm lượng SiO2 + Al2O3 + Fe2O3 khoảng 70 75%, trong đó SiO2 chiếm khoảng (48 50)%, Al2O3 khoảng (14 18)% và Fe2O3 khoảng (6 8)%. Công nghệ đốt than này thu được khoảng 80% tro và khoảng 20% xỉ. Tro bay này có hàm lượng than chưa cháy (mất khi nung - MKN) khá lớn có thể tới (25 28)%. (Tro bay dây chuyền Phả Lại 2 có hàm lượng MKN thấp hơn so với dây chuyền 1).

- Tro bay từ công nghệ đốt than tầng sôi tuần hoàn, sử dụng than lửa dài, than mỡ, v.v… (như Na Dương, Cao Ngạn) có thể thu được khoảng (50 90)% tro bay, khoảng (10 40)% xỉ và khoảng (16 30) % thạch cao. Kích thước hạt của tro (0,5 200) m, của xỉ khoảng (10 20) mm. Tro bay này có hàm lượng than chưa cháy dao động rộng từ 4,4% đến 26,5%[4, 5, 1].

Do sự khác nhau về thành phần và tính chất như đã chỉ ra ở trên, nên để áp dụng có hiệu quả cần có tiêu chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể về chất lượng tro bay cho từng lĩnh vực ứng dụng.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của việc sử dụng tro bay, Hội Bê tông Việt Nam đã xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm này cho ứng dụng trong các loại bê tông, vữa xây và xi măng; Tiêu chuẩn đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mang số hiệu 10302:2014. Dưới đây là các nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn. Tên tiêu chuẩn: Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng. Phân loại và ký hiệu 1. Theo thành phần hoá học, tro bay được phân thành 2 loại 1.1 Tro axit: tro có hàm lượng canxi oxit đến 10 %, ký hiệu: F 1.2 Tro bazơ: tro có hàm lượng canxi oxit lớn hơn 10 %, ký hiệu: C 2. Theo mục đích sử dụng, tro bay được phân thành 2 loại: 2.1 Tro bay dùng cho bê tông và vữa xây, bao gồm 4 nhóm lĩnh vực sử dụng, ký hiệu: - Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông cốt thép từ bê tông nặng và bê tông nhẹ, ký hiệu: a; - Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông không cốt thép từ bê tông nặng, bê tông nhẹ và vữa xây, ký hiệu: b; - Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông tổ ong, ký hiệu: c; - Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép làm việc trong điều kiện đặc biệt, ký hiệu: d. Ví dụ: Fa - tro axit dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông cốt thép Cb - tro bazơ dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông không cốt thép. 2.2 Tro bay dùng cho cho xi măng, ký hiệu: Xm

Page 15: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

14

Ví dụ: FXm – tro axit dùng cho chế tạo xi măng CXm – tro bazơ dùng cho chế tạo xi măng Yêu cầu kỹ thuật 1. Tro bay dùng cho bê tông và vữa xây Tro bay dùng cho bê tông và vữa xây cần đáp ứng chỉ tiêu chất lượng qui định tại Bảng 2.

Bảng 2 - Chỉ tiêu chất lượng tro bay dùng cho bê tông và vữa xây.

Chỉ tiêu Loại tro

bay Lĩnh vực sử dụng - Mức

a b c d

1. Tổng hàm lượng ôxit SiO2 + Al2O3 + Fe2O3, % khối lượng, không nhỏ hơn

F

C

70

45

2. Hàm lượng lưu huỳnh, hợp chất lưu huỳnh tính quy đổi ra SO3, % khối lượng, không lớn hơn

F

C

3

5

5

5

3

6

3

3

3. Hàm lượng canxi ôxit tự do CaOtd, % khối lượng, không lớn hơn

F

C

-

2

-

4

-

4

-

2

4. Hàm lượng mất khi nung MKN, % khối lượng, không lớn hơn

F

C

12

5

15

9

8*

7

5*

5

5. Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hòa tan), % khối lượng, không lớn hơn

F

C 1,5

6. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn F

C 3

7. Lượng sót sàng 45m, % khối lượng, không lớn hơn

F

C 25 34 40 18

8. Lượng nước yêu cầu so với mẫu đối chứng, %, không lớn hơn

F

C 105 105 100 105

9. Hàm lượng ion Cl-, % khối lượng, không lớn hơn

F

C 0,1 - - 0,1

10. Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff, (Bq/kg) của tro bay dùng:

- Đối với công trình nhà ở và công cộng, không lớn hơn

- Đối với công trình công nghiệp, đường đô thị và khu dân cư, không lớn hơn

370

740

* Khi đốt than Antraxit, có thể sử dụng tro bay với hàm lượng mất khi nung tương ứng: - lĩnh vực c tới 12 %; lĩnh vực d tới 10 %, theo thoả thuận hoặc theo kết quả thử nghiệm được chấp nhận.

Page 16: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

15

2. Tro bay dùng cho xi măng

Tro bay dùng cho xi măng cần đáp ứng chỉ tiêu chất lượng quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của tro bay dùng cho xi măng

Chỉ tiêu Mức

Tro axit F

Tro bazơ C

1. Hàm lượng mất khi nung (MKN), % khối lượng, không lớn hơn 8* 6

2. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn 3,5 5

3. Hàm lượng CaOtd, % khối lượng, không lớn hơn 1,0 3,0

4. Hàm lượng kiềm có hại (kiềm hòa tan), % khối lượng, không lớn hơn

1,5

5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 1,0

6. Chỉ số hoạt tính cường độ đối với xi măng sau 28 ngày so với mẫu đối chứng, %, không nhỏ hơn

75

7. Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff, (Bq/kg) của tro bay, không lớn hơn

370

* Khi đốt than antraxit, có thể sử dụng tro bay với hàm lượng mất khi nung tới 12% theo thoả thuận hoặc theo kết quả thử nghiệm được chấp nhận

Trong tiêu chuẩn cũng đã nêu đầy đủ các nội dung quy định về: Phạm vi áp dụng, tài liệu

viện dẫn, thuật ngữ và định nghĩa, phương pháp thử. Đồng thời để giúp các đơn vị sản xuất, cung cấp tro bay và các bên liên quan có cơ sở tiến

hành nghiệm thu chấp nhận chất lượng, tiêu chuẩn có phần Phụ lục tham khảo về "Quy tắc nghiệm thu". TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Vũ Hải Nam và cộng tác viên Viện Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng. Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu sử dụng tro bay Indonesia, xỉ hạt lò cao NIPPON (NSC) làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng tại công ty xi măng HOLCIM Việt Nam - Hà Nội 2005.

2. TS. Tạ Minh Hoàng và các cộng tác viên thuộc viện Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng tro xỉ nhiệt điện đốt than tầng sôi tuần hoàn (CFBC) sản xuất vật liệu xây dựng. (Hà Nội. 2011).

3. TCVN 1790 : 1999, TCVN 2273 : 1999, TCVN 2279 : 1999, TCVN 4684 : 1993, TCVN 5333 : 1999. TCVN 6559 : 1999. Than Hồng Gai - Cẩm Phả, Mạo Khê, Vàng Dánh, Nam Mẫu, Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hoà - yêu cầu kỹ thuật.

4. TS. Lương Đức Long và các cộng tác viên thuộc Viện Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng. Báo cáo tổng kết dự án - Nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện đốt than tầng sôi tuần hoàn có khử khí sunfua (CFBC) của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cho sản xuất vật liệu xây dựng. (Hà Nội 6/2009).

Page 17: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

16

5. Th.s Nguyễn Trung Kiên, Ths Nguyễn Anh Tuấn - Viện nghiên cứu Sành sứ thủy tinh công nghiệp - Bộ Công Thương - Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu công nghệ thu hồi tro bay của nhiệt điện Cao Ngạn dùng cho sản xuất vật liệu không nung (Hà Nội 11/2009).

Hội Bê tông Việt Nam

LÔ ký kÕt hîp t¸c khoa häc c«ng nghÖ gi÷a viÖn khoa häc

c«ng nghÖ x©y dùng vµ c«ng ty cæ phÇn së h÷u thiªn t©n

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, tại trụ sở Viện KHCN Xây dựng, số 81 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác khoa học công nghệ xây dựng giữa Viện KHCN Xây dựng và Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân.

Lễ ký kết đã long trọng diễn ra với sự tham dự của cả hai bên, bao gồm: ông Nguyễn Đông Hải - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân - đại diện cho Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân (bên A), ông Trịnh Việt Cường - Viện trưởng, ông Trần Bá Việt - Phó viện trưởng Viện KHCN Xây dựng - đại diện cho Viện KHCN Xây dựng (bên B) và một số thành viên khác của cả hai bên.

Sau khi bày tỏ nguyện vọng hợp tác chặt chẽ và lâu dài, hai đã ký kết một Hợp đồng hợp tác với mục đích: "Nghiên cứu bê tông cốt sợi thép siêu mảnh sử dụng cho các kết cấu thành mỏng" để ứng dụng, sản xuất cung ứng ra thị trường nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. Thời gian thực hiện hợp đồng trong vòng 8 tháng kể từ ngày ký kết. Hy vọng trong thời gian tới, cả hai phía sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm xây dựng cũng như các lĩnh vực khác trong xây dựng.

Theo evernew.com

ChuyÓn giao thiÕt bÞ lµm ®­êng bª t«ng xi m¨ng

Page 18: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

17

Với thiết kế đơn giản, giá thành cạnh tranh, hai chiếc máy làm đường bê tông xi măng theo công nghệ ba trục lăn và trống lăn đã được chuyển giao thi công tại tỉnh Kon Tum và Quảng Ninh. Đây là thiết bị được chế tạo tại Việt Nam, giúp cơ giới hóa quá trình thi công trải đường bê tông xi măng, hạn chế tối đa sử dụng sức người và công cụ thô sơ. Cơ giới hóa quá trình thi công trải đường bê tông xi măng Sau thời gian nghiên cứu thiết kế chế tạo, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thiết bị Xây dựng Việt Thịnh Phát (TP. Hồ Chí Minh) đã chuyển giao máy rải bê tông ba trục lăn cho một công trình đang thi công ở KonTum và máy rải bê tông bằng trống lăn trong thi công công trình ở Quảng Ninh. Công nghệ làm đường bê tông xi măng của Việt Thịnh Phát qua thi công thực tế cho thấy hoàn toàn phù hợp với nhu cầu làm đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa thi công trải đường bê tông xi măng ở Việt Nam. Máy rải bê tông ba trục lăn có nguyên lý thi công khá đơn giản, sử dụng 3 trục lăn di chuyển trên bề mặt bê tông cho đến khi bề mặt bê tông được lèn chặt và tạo phẳng. Ưu điểm của thiết bị này là chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các công trình đường bê tông nhỏ và vừa; chất lượng bề mặt đường bê tông tốt, bề mặt phẳng; tốc độ thi công nhanh (50-100m/giờ, tùy vào khổ đường); nhân công ít (4-5 người). Công tác rải, san, đầm và hoàn thiện bề mặt bê tông đều được thực hiện bằng máy nên năng suất cao hơn thủ công, chất lượng công trình tốt hơn nhiều lần. Đặc biệt, giá thành của máy thấp hơn (chỉ khoảng 200 triệu đồng) nhưng chất lượng tương đương thiết bị nhập ngoại. Ở Kon Tum con đường bê tông xi măng dài hơn 3 km đã được hoàn thành phần đổ bê tông mặt đường trong vòng 40 ngày bằng máy rải bê tông ba trục lăn.

Máy rải bê tông 3 trục lăn thi công ở Kon Tum

Máy rải bê tông bằng trống lăn VF450 được Việt Thịnh Phát và Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh hợp tác chế tạo tại Việt Nam theo công nghệ Hoa Kỳ. Công trình Quảng Ninh đang hoàn thành công tác chuẩn bị để máy rải bê tông bằng trống lăn thi công đổ bê tông. Máy được di chuyển trên ray vuông hoặc tròn chạy dọc theo chiều dài cần rải thảm bê tông xi măng. Bộ phận công tác di chuyển theo phương ngang để san, đầm và hoàn thiện bề mặt bê tông. Khung máy được lắp ráp từng môđun đáp ứng các yêu cầu thi công đường với các khổ rộng khác nhau, tháo

Page 19: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

18

lắp nhanh chóng và dễ vận chuyển. Quy trình thi công gồm 6 bước cụ thể giúp đảm bảo chất lượng và tuổi thọ mặt đường. Ưu điểm của thiết bị này là chi phí rẻ, khấu hao nhanh, giảm chi phí đầu tư dự án; có thể thi công được mọi loại khổ đường từ 3 m đến 20 m; thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận chuyển thấp; công nghệ có tính tự động hóa cao, chỉ cần một người vận hành; chất lượng đường bê tông xi măng được đảm bảo, sai số kích thước < 2 mm. Các thiết bị rải bê tông được chế tạo thành công ở Việt Nam là kết quả của mô hình liên kết giữa ba nhà: doanh nghiệp Việt Thịnh Phát + Nhà khoa học (Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh) + Nhà nước (Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh). Khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước Công nghệ làm đường bê tông xi măng đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống đường giao thông nông thôn ở một số tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên… cũng có sử dụng mặt đường bê tông xi măng với kết cấu đơn giản, đáp ứng nhu cầu giao thông ở địa phương với tải trọng nhỏ và lưu lượng thấp. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, tổng số đường giao thông nông thôn trong cả nước là 172.437 km, trong đó chỉ có 0,56 % mặt đường bê tông nhựa và 7,2 % mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng. Ngoài ra, đường bê tông xi măng đã được sử dụng hầu hết tại các sân bay như Sao Vàng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Bài… Với lợi thế về tuổi thọ và công nghệ xây dựng ngày càng tiến bộ, đường bê tông xi măng đang được quan tâm đầu tư.

Máy rải bê tông bằng trống lăn VF-450

Với các sản phẩm của mình, Việt Thịnh Phát đã góp phần vào việc làm chủ công nghệ thi công đường bê tông xi măng, có khả năng chế tạo thiết bị thi công đường bê tông xi măng đáp ứng nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, mô hình đầu tư khoa học kỹ thuật với sự “bắt tay” hợp tác của doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học được hình thành. Các sản phẩm được đầu tư nghiên cứu, chế tạo theo đặt hàng của khách hàng nên khả năng ứng dụng thực tế cao.Với mô hình này, Công ty chọn hướng đi “chậm mà chắc”. Trước mắt, Công ty sẽ tập trung chế tạo và chuyển giao những thiết bị làm đường nông thôn, đường bê tông loại nhỏ và vừa theo đặt hàng thực tế từ khách hàng.

Page 20: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

19

Tuy nhiên, cùng chung những khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, Việt Thịnh Phát vẫn rất mong manh trên con đường phát triển. Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ Nhà nước về chính sách và vốn cho nghiên cứu sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển và nhân rộng mô hình.

Theo vietthinhphat.com.vn

m¸y ®óc bª t«ng bã vØa Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Công nghệ và Thiết bị xây dựng Việt Thịnh Phát vừa cho ra đời máy đúc bê tông bó vỉa.

Máy đúc bó vỉa bê tông bằng cốp pha trượt là công nghệ tiên tiến trong việc thi công bó vỉa hè, giải phân cách, .... Sử dụng máy này sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công, nhân công lao động, đảm bảo chất lượng bó vỉa, ...

Máy được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam theo công nghệ Mỹ.

Thông số kỹ thuật

MODEL

BV-400 (bó vỉa đùn Extruder)

BV-700 (cốp pha trượt bó vỉa hè)

Kích thước bó vỉa hè lớn nhất theo chiều rộng 90 cm 50 cm

Kích thước bó vỉa hè lớn nhất theo chiều cao 50 cm 40 cm

Động cơ CUMMINS A1700 -

Động cơ KOHLER - CH15

Tốc độ làm việc trung bình 4 m/ph 2 m/phút

Di chuyển bằng bánh hơi √ √

Truyền động thủy lực, điều khiển bằng điện tử. Toàn bộ thiết bị được nhập khẩu từ Châu Âu và Hàn Quốc

√ √

Hệ thống sensor thủy lực điều khiển cao độ, vị trí. √ √

Page 21: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Tin tøc

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

20

Theo vietthinhphat.com.vn

Page 22: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06 / 2014

21

Sử dụng bê tông có hàm lượng tro bay cao là một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần giúp ngành công nghiệp bê tông phát triển bền vững. Đồng thời, sử dụng hàm lượng tro bay cao trong bê tông cũng góp phần làm tăng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng và độ bền lâu của bê tông.

Dưới đây là một khía cạnh thể hiện những ưu việt của bê tông hàm lượng tro bay cao, đó là giảm thiểu ứng suất nứt trong bê tông khối lớn do nhiệt thủy hóa xi măng.

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NHIỆT CỦA BÊTÔNG SỬ DỤNG HÀM LƯỢNG TRO BAY LỚN

TS. Trần Văn Miền Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM

ThS. Nguyễn Lê Thi Phòng nghiệp vụ 6 – Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lượng Chất lượng 3 (QUATEST 3)

Tóm tắt: Hiện tượng nứt do ứng suất nhiệt trong bê tông khối lớn xảy ra khá phổ biến, vì

vậy trong công tác thiết kế hỗn hợp bê tông cũng như thi công cho bê tông khối lớn thì các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa nhiệt do quá trình hydrat hóa của xi măng trong bê tông luôn được quan tâm. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đặc trưng nhiệt thông qua việc đánh giá nhiệt độ lớn nhất Tmax trong bê tông và chênh lệch nhiệt độ giữa bê tông với môi trường xung quanh. Bê tông nghiên cứu sử dụng những hàm lượng tro bay khác nhau thay thế xi măng. Hàm lượng tro bay sử dụng thay đổi từ 20% đến 50% nhằm thay thế xi măng PC50 trong cấp phối bê tông có cường độ nén đạt 60 MPa ở tuổi 28 ngày trong điều kiện bảo dưỡng tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng tro bay sử dụng thay thế xi măng PC càng tăng thì khả năng giảm nhiệt độ trong tâm của khối bê tông và giảm chênh lệch nhiệt độ giữa tâm khối bê tông và nhiệt độ môi trường xung quanh càng nhiều, đồng thời thời gian phát triển nhiệt độ trong bê tông được kéo dài ra, điều này có tác dụng hạn chế ứng suất nhiệt và từ đó làm giảm nứt trong bê tông khối lớn. 1. Giới thiệu

Ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam ngày nay đang từng bước tạo nên một hình ảnh một đất nước Việt Nam hiện đại với những cao ốc tầm cỡ và cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn.Với những công trình có quy mô lớn như vậy trong thiết kế đều có biện pháp thi công bê tông khối lớn như: các khối móng lớn cho các công trình, các đập thủy điện và thủy lợi, các dự án trong cầu và đường. Tuy nhiên, hiện tượng nứt do ứng suất nhiệt trong bê tông khối lớn thường xảy ra phổ biến vì vậy mà trong công tác thiết kế hỗn hợp bê tông cũng như thi công cho bê tông khối lớn các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa nhiệt do quá trình hydrat hóa của xi măng trong bê tông luôn được quan tâm.

Kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép được coi là khối lớn khi có kích thước đủ để gây ứng suất kéo, phát sinh do hiệu ứng nhiệt thuỷ hóa của xi măng, vượt quá giớihạn kéo của bê tông làm nứt bê tông và do đó cần phải có biện pháp để phòng ngừa vết nứt. Trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam, kết cấu có cạnh nhỏ nhất (a) và chiều cao (h) lớn hơn 2m có thể được xem là khối lớn.

Page 23: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

22

Thông thường, nhiệt độ trong bê tông khối lớn thường được giới hạn để tránh hiện tượng nứt và đảm bảo sự bền vững cho bê tông. Độ chênh lệch nhiệt độ ΔT giữa các điểm hoặc các vùng trong khối bê tông nên không vượt quá 20°C và môđun chênh lệch nhiệt độ MT giữa các điểm trong khối bê tông ≤ 50°C/m. Ngược lại, khi hai yêu cầu trên không được đảm bảo do không có biện pháp hiệu quả để kiểm soát nhiệt độ trong bê tông khối lớn thì hiện tượng nứt do ứng suất nhiệt trong bê tông có thể xuất hiện. Bê tông khối lớn bị nứt do hiệu ứng nhiệt thuỷ hóa xi măng khi có đủ 2 yếu tố [6]: Độ chênh lệch nhiệt độ ΔT giữa phần nóng nhất của bê tông và bề mặt, môđun chênh lệch nhiệt độ môi trường giữa hai điểm trong khối bê tông cách nhau 1m. Giải pháp để hạn chế nứt trong bê tông khối lớn là: hạn chế nhiệt độ lớn nhất trong khối bê tông thông qua sử dụng xi măng ít tỏa nhiệt để giảm nhiệt hydrat hóa của xi măng; làm mát cốt liệu và sử dụng nước lạnh để trộn bê tông, hoặc hạn chế sự chênh lệch nhiệt trong khối bê tông thông qua phương pháp dưỡng hộ bảo ôn cho khối bê tông [1, 2, 3, 4].

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đặc trưng nhiệt trong bê tông khi sử dụng những hàm lượng tro bay khác nhau thay thế xi măng. Hàm lượng tro bay sử dụng thay đổi từ 20% đến 50% nhằm thay thế xi măng PC50 trong cấp phối bê tông có cường độ nén đạt 60 MPa ở tuổi 28 ngày trong điều kiện bảo dưỡng tiêu chuẩn.

2. Nguyên vật liệu sử dụng cho nghiên cứu Nguyên vật liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm: cốt liệu đá 1x2 có kích thước cỡ hạt lớn

nhất Dmax = 20mm, xi măng PC50, cát sông hạt lớn và sạch có môđun độ lớn Mđl = 2,51 và tro bay loại F. Cốt liệu lớn và nhỏ sử dụng trong nghiên cứu có thành phần cỡ hạt phù hợp với tiêu chuẩn. Kết quả phân tích thành phần hóa học của xi măng PC50 và tro bay thể hiện lần lượt ở Bảng 1 và Bảng 2.

Cấp phối bê tông mác M60 (60 MPa) sử dụng trong nghiên cứu được thiết kế tham khảo theo phương pháp Bolomey- Skramtaev và được trình bày ở Bảng 3.

Bảng 1. Thành phần hóa và khoáng của xi măng PC50

Thành phần hóa và khoáng của xi măng PC50, %

SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 TiO2 MnO Na2O K2O P2O5 C3S C2S C3A C4AF

21,66 5,58 2,79 63,92 2,10 2,60 0,27 0,13 0,12 0,58 0,25 58,30 22,60 6,40 10,10

Bảng 2. Thành phần hóa của tro bay

Thành phần hóa của tro bay, %

SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 TiO2 MnO Na2O K2O

59,62 15,76 10,00 0,70 3,33 0,10 1,17 0,06 0,09 2,40

Page 24: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

23

Quá trình hydrat hóa trong bê tông thực chất chính là phản ứng hydrat hóa của xi măng trong quá trình đóng rắn. Phản ứng hydrat hóa của xi măng tỏa nhiều nhiệt, khi nhiệt độ tỏa ra càng lớn thì sẽ gây ra ứng suất nhiệt làm biến dạng kết cấu, nứt nẻ trong bê tông từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình.

Hình 1. Hình dạng hạt tro bay (FA) [4, 5]

Bảng 3. Cấp phối bêtông sử dụng trong nghiên cứu

STT Ký hiệu

mẫu

FA/(FA+XM)

%

XM

(kg)

FA

(kg)

Cát

(kg)

Đá

(kg)

Nước

(L)

PGSD

(L)

1 1-M60 0 471 0 711 1166 140 2,83

2 2-M60 20 377 94 715 1174 139 2,83

3 3-M60 30 330 141 714 1163 133 2,83

4 4-M60 40 283 188 717 1172 132 2,83

5 5-M60 50 235,5 235,5 716 1168 137 2,83

Ghi chú: FA: tro bay ; XM: xi măng PC50; PGSD: phụ gia siêu dẻo.

Sự tỏa nhiệt khi hydrát hóa của xi măng có ảnh hưởng đến tính chất của bê tông đã đóng

rắn. Khi xi măng tỏa nhiệt lớn, nhiệt độ hỗn hợp sẽ cao, do đó quá trình hydrat hóa của các khoáng xi măng xảy ra càng nhanh hơn, vì vậy quá trình đông kết và rắn chắc của hệ tăng lên nhanh. Tuy nhiên, khi nhiệt tỏa ra càng lớn, ứng suất nhiệt của hệ càng lớn, điều này ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của hệ. Vì vậy cần chú ý đến nhiệt độ trong quá trình hydrat hóa của xi măng để sử dụng hợp lý trong các công trình xây dựng.

Mục tiêu của thí nghiệm là đo nhiệt độ trong bê tông từ đó xác định được nhiệt độ lớn nhất tỏa ra trong suốt quá trình đóng rắn của bê tông. Đây là phương pháp đo nhiệt độ cô lập trong khối bê tông. Theo phương pháp này thì nhiệt độ được ghi trực tiếp trong mẫu bê tông thông qua bộ ghi dữ liệu và các đầu cảm biến nhiệt sensor.

Mẫu để thử nghiệm có kích thước hình khối lập phương (1500x1500x1500) mm. Khuôn để đúc mẫu có cấu tạo như Hình 2. Lắp các sensor đo nhiệt độ tại các vị trí dọc theo trung tâm của mẫu thử bao gồm: cách đáy khuôn 25mm, ở tâm và cách mặt trên 25mm.

Page 25: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

24

Nhiệt độ trong khối bê tông tại điểm 1, 2, 3 và nhiệt độ môi trường được đo bằng sensor nhiệt và ghi nhận lại theo thời gian 7 ngày liên tục với chu kỳ ghi số liệu là 2 giờ, thiết bị ghi nhận số liệu thể hiện ở Hình 3.

1: Điểm ở trên; 2: Điểm ở giữa; 3: Điểm ở dưới Hình 3. Hiển thị của bộ điều khiển Hình 2. Vị trí lắp đặt các sensor nhiệt nhiệt độ Autonics-T4WM

3. Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến nhiệt độ trong bê tông

Trong các cấu kiện bê tông khối lớn, nhiệt thủy hóa của xi măng tại tâm khối đổ sẽ tăng

đột biến. Trong quá trình đóng rắn, nhiệt độ này có thể lến đến 85°C đối với các khối đổ có chiều dày lớn và sử dụng xi măng thông thường. Sự chênh lệch nhiệt độ trong lòng khối bê tông với những vị trí gần mặt thoáng môi trường và với nhiệt độ môi trường, tạo ra ứng suất nội trong cấu kiện bê tông, từ đó hình thành các vết nứt trong khối bê tông. Các vết nứt do nhiệt xuất hiện do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa những vị trí khác nhau trong khối đổ bê tông. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể phát sinh do bê tông là vật liệu có tính dẫn nhiệt tương đối thấp. Điều này thường xảy ra đối với những khối đổ lớn, nhiệt độ tăng trong suốt quá tình thủy hóa của xi măng.

Trong nghiên cứu này, nhóm đã khảo sát nhiệt độ trong quá trình hydrat hóa của các mẫu bê tông với các tỉ lệ phần trăm tro bay thay thế lượng dùng xi măng lần lượt là: 0, 20, 30, 40 và 50 %. Vị trí cần đo nhiệt độ là đặt dọc theo trung tâm của mẫu thử gồm 3 vị trí: vị trí 1 ở trên cách bề mặt trên 25mm, vị trí 2 ở giữa và vị trí số 3 ở dưới cách bề mặt dưới 25mm. Song song với đo nhiệt độ trong khối đổ cũng tiến hành đo nhiệt độ môi trường xung quanh khối đổ.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến đặc trưng nhiệt trong bêtông khối lớn thể hiện ở Hình 4, 5, 6, 7, 8 và 9.

Hình 4. Đặc trưng nhiệt độ trong khối bê tông

tông sử dụng 100% xi măng PC50 theo thời gian

Page 26: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

25

Hình 5. Đặc trưng nhiệt độ trong khối bê

sử dụng 80% xi măng PC50+20%FA theo thời gian

Hình 6. Đặc trưng nhiệt độ trong khối bê tông sử dụng 70% xi măng PC50 + 30%FA theo thời gian

Hình 7. Đặc trưng nhiệt độ trong khối bê tông

dùng 60% xi măng PC50+40%FA theo thời gian

Page 27: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

26

Hình 8. Đặc trưng nhiệt độ trong khối bê tông

sử dụng 50% xi măng PC50 + 50%FA theo thời gian

Hình 9. Đặc trưng nhiệt độ tại tâm khối bê tông sử dụng các hàm lượng tro bay khác nhau theo thời gian

Mẫu đối chứng 1-M60 sử dụng 100% xi măng PC50 có nhiệt độ cao nhất cụ thể là: nhiệt độ tại vị trí ở giữa có nhiệt độ cao nhất Tmax = 81ºC sau 15 giờ. Mẫu 2-M60 sử dụng 20% tro bay thay thế xi măng PC50 có nhiệt độ cao nhất tại vị trí ở giữa là Tmax = 73ºC sau 24 giờ (hình 9). Mẫu 3-M60 sử dụng 30% tro bay thay thế hàm lượng xi măng PC50 đạt nhiệt độ cao nhất tại vị trí ở giữa là Tmax = 71ºC sau 26 giờ. Mẫu 4-M60 sử dụng 40% tro bay thay thế lượng dùng xi măng đạt giá trị nhiệt độ lớn nhất tại vị trí ở giữa là Tmax = 61ºC sau 29 giờ. Mẫu 5- M60 sử dụng tỷ lệ tro bay thay thế 50% đạt giá trị nhiệt độ cao nhất ở vị trí ở giữa khối bê tông là Tmax = 59ºC sau 31 giờ. Các kết quả thể hiện ở Hình 4 đến Hình 9 cho thấy rằng nhiệt độ lớn nhất trong khối bê tông giảm xuống đáng kể từ 81ºC khi sử dụng 100% xi măng PC50 xuống còn 59ºC khi thay thế 50% khối lượng xi măng PC50 bằng tro bay. Các kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng, nhiệt độ lớn nhất trong khối bê tông cũng tăng chậm lại khi hàm lượng xi măng PC50 được thay thế bằng tro bay tăng lên, cụ thể là khi sử dụng 100% xi măng PC50 thì Tmax trong tâm của khối bê tông đạt được sau 15 giờ, trong khi đó Tmax trong tâm của khối bê tông đạt được sau 31 giờ khi sử dụng 50% tro bay thay thế khối lượng xi măng PC50. Ngoài ra, do nhiệt độ lớn nhất trong

Page 28: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

27

khối bê tông giảm xuống, sự chênh lệch nhiệt độ giữa tâm khối bê tông và nhiệt độ môi trường xung quanh cũng giảm xuống khi hàm lượng tro bay sử dụng thay thế xi măng PC tăng lên. Chênh lệch nhiệt độ tại vị trí có nhiệt độ cao nhất (nhiệt độ tại tâm khối đổ) so với nhiệt độ môi trường của các mẫu thí nghiệm ở các tỷ lệ tro bay thay thế cho xi măng: 0, 20, 30, 40 và 50% lần lượt là: 53ºC, 39ºC, 40ºC, 31ºC và 30ºC. Trong xu hướng hiện nay, ở bê tông khối lớn (BTKL), ngoài việc quan tâm đến độ chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí trong khối đổ thì một đại lượng khác cũng cần phải quan tâm đó là độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất trong bê tông so với nhiệt độ của môi trường (ΔT - ΔT càng lớn thì khả năng xuất hiện vết nứt càng cao), có được giá trị ΔT ta có thể xác định được khả năng xuất hiện vết nứt sau khi đã tính toán được chỉ số nứt. Thực tế giá trị ΔT đã giảm đáng kể khi tăng lượng dùng tro bay thay thế xi măng.

Có được kết quả như trên là do giảm được lượng dùng xi măng nên nhiệt tỏa ra trong quá trình hydrat hóa của xi măng giảm, khi sử dụng tro bay thay thế một phần khối lượng xi măng, phản ứng puzzolanic xảy ra rất chậm, nhiệt độ trong bê tông tăng từ từ trong một thời gian dài. Điều này được giải thích như sau [2, 4]:

Sự có mặt của tro bay làm cho trình hydrat hóa của C3S chậm lại trong giai đoạn đầu do trì hoãn sự hình thành mầm Ca(OH)2 mà nguyên nhân là sự hấp thụ hóa học các ion Ca2+ lên bề mặt hạt tro bay, làm giảm nồng độ Ca2+ trong dung dịch. Ngoài ra NaOH mà tro bay tạo ra sẽ làm tăng hàm lượng kiềm có trong vữa, lượng kiềm này được cho là nguyên nhân làm hòa tan các thành phần silicat và aluminat trong tro bay. Các thành phần này gây ảnh hưởng làm chậm đến sự hình thành Ca(OH)2 và C-S-H.

Đối với quá trình hydrat hóa của C2S: sự hiện diện của tro bay hầu như không có ảnh hưởng đến sự hydrat hóa của C2S trong khoảng 14 ngày đầu, sau đó tro bay mới gây ảnh hưởng ít đến sự thủy hóa của C2S.

Đối với quá trình hydrat hóa của C3A và C4AF: sự có mặt của tro bay làm chậm sự hydrat hóa của C3A và C4AF. Có ý kiến cho rằng sự hydrat hóa của C3A bị chậm lại khi có mặt tro bay theo cơ chế tương tự như sử dụng thạch cao làm chậm quá trình ninh kết của xi măng.

Kết quả nghiên cứu khẳng định xu hướng hàm lượng tro bay sử dụng thay thế xi măng PC càng tăng thì tác dụng giảm nhiệt độ trong tâm của khối bê tông và giảm chênh lệch nhiệt độ giữa tâm khối bê tông và nhiệt độ môi trường xung quanh càng nhiều, và thời gian phát triển nhiệt độ trong bê tông được kéo dài ra, ba xu thế này có tác dụng hạn chế ứng suất nhiệt trong khối bê tông, và từ đó làm giảm nứt trong bê tông khối lớn. 4. Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến cường độ chịu nén của bê tông

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến cường độ chịu nén và sự phát triển

cường độ của bê tông khối lớn thể hiện ở hình 10 và 11. Kết quả cho thấy cường độ chịu nén ở 7 ngày của mẫu đối chứng sử dụng 100% xi măng

PC50 tăng đáng kể cụ thể là 64,6 MPa trong khi đó ở các mẫu sử dụng tro bay thì cường độ chịu nén ở 7 ngày tuổi phát triển rất chậm. Cụ thể ở tỷ lệ tro bay thay thế là 20% thì cường độ chịu nén là 53,8 MPa, 52,5 MPa ở tỷ lệ tro bay thay thế là 30%,và 48,2 MPa ở tỷ lệ tro bay thay thế 50%. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn đầu của quá trình hydrat hóa, phản ứng puzzolanic của tro bay là chậm hơn so với phản ứng hydrat hóa của xi măng. Mẫu bê tông sử dụng 100% xi măng PC có cường độ chịu nén phát triển sớm, cường độ ở 7 ngày đã tăng đáng kể, cao hơn nhiều so với các mẫu sử dụng tro bay thay thế xi măng PC. Tuy nhiên, đến tuổi 28 và 35 ngày thì hệ số

Page 29: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

28

dốc giữa các mẫu không chênh lệch lớn, có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Điều này có nghĩa là, ở giai đoạn sau 7 ngày, đặc biệt là 35 ngày, cường độ chịu nén của bê tông sử dụng 100% xi măng PC và 50%PC + 50%FA có sự chênh lệch thấp, tro bay làm cho bê tông phát triển cường độ chậm ở giai đoạn đầu 7 ngày và từ từ phát triển ở giai đoạn sau. Ở các tuổi 7, 28, 35 ngày khi tăng tỷ lệ thay thế tro bay trong chất kết dính cường, độ chịu nén giảm tương ứng so với mẫu đối chứng, nguyên nhân là do khi tro bay thay thế càng nhiều thì lượng xi măng càng ít, đồng nghĩa với lượng khoáng tạo cường độ C-S-H , C-A-H từ quá trình thuỷ hoá xi măng sẽ ít làm cường độ bê tông thấp ở thời gian đầu.

Hình 10. Ảnh hưởng của tro bay đến Hình 11. Ảnh hưởng của tro bay đến cường độ chịu nén của bê tông sự phát triển cường độ của bêtông

5. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, có thể rút ra các kết luận như sau: a) Sự gia tăng nhiệt độ trong bê tông có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế lượng dùng xi măng trong hỗn hợp bê tông. Khi thay thế xi măng PC bằng tro bay đã làm giảm sự gia tăng nhiệt độ tối đa và kéo dài thời gian đạt nhiệt độ tối đa trong bê tông. Kết quả cho thấy nhiệt độ cực đại trong các mẫu bê tông giảm tương ứng khi tăng tỷ lệ sử dụng tro bay thay thế và thời gian để đạt nhiệt độ cực đại cũng tăng theo với các tỷ lệ tro bay được thay thế. Mẫu đối chứng Mẫu 1-M60 sử dụng 100% xi măng có nhiệt độ cao nhất cụ thể là: nhiệt độ tại vị trí ở giữa có nhiệt độ cao nhất Tmax = 81ºC sau 15 giờ, mẫu 2-M60 sử dụng 20% tro bay thay thế lượng dùng xi măng có nhiệt độ cao nhất tại vị trí ở giữa là Tmax = 73ºC sau 24 giờ, mẫu 4-M60 sử dụng 40% tro bay thay thế lượng dùng xi măng đạt giá trị nhiệt độ lớn nhất tại vị trí ở giữa là Tmax = 61ºC sau 29 giờ, mẫu 5-M60 sử dụng tỷ lệ tro bay thay thế 50% đạt giá trị nhiệt độ cao nhất ở vị trí ở giữa là Tmax = 59ºC sau 31 giờ. b) Khi có mặt tro bay trong bê tông dẫn đến sự phát nhiệt thủy hóa chậm và thấp hơn nhiều so với mẫu bê tông không sử dụng tro bay đồng thời làm giảm chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa tâm khối bê tông và nhiệt độ môi trường xung quanh. Điều này phù hợp với công tác thi công BTKL vì sẽ hạn chế được các vết nứt do ứng suất nhiệt và có thể tính toán bố trí khối đổ lớn hơn, tạo điều kiện tăng tiến độ thi công. Nhiệt độ tại tâm của khối bê tông có tỷ lệ nghịch với hàm lượng tro bay trong khối đổ. Với tỷ lệ thay thế là 50% xi măng PC50 bằng tro bay đã giảm được 22ºC tại tâm khối bêtông.

Hàm lượng tro bay thay thế xi măng, % Thời gian, ngày

ờng

độ

chịu

nén

, M

Pa

ờng

độ

chịu

nén

, M

Pa

Page 30: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

29

c) Sử dụng tro bay hàm lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ của bê tông. Có thể xem xét sử dụng hàm lượng tro bay thay thế cho xi măng từ 20 ÷ 40% để giảm nhiệt độ trong khối bê tông, giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa khối bê tông và môi trường xung quanh đồng thời vẫn đạt được cường độ thiết kế phù hợp với độ tuổi yêu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Gajda John and VanGeem Martha, Controlling temperatures in Mass Concrete, Concrete International, January 2002.

[2]. Cengiz Duran Atis, Heat Evolution of High -Volume Fly Ash Concrete, Cement and Concrete Research, 32, pp. 751 -756, 2002.

[3]. Escalante-Garcia, J. I., and J. H. Sharp, The effect of temperature on the early hydration of Portland cement and blended cements, Advances in Cement Research,12 (3), pp. 121-130, 2000.

[4]. Bamforth, P.B, In Situ Measurement of the Effect of Partial Portand Cement Replacement Using Either Fly Ash or Ground Granulated Blast Furnace Slag on the Performance of Mass Concrete, Proc. Inst. Civil Engrs. Part 2, pp. 777 – 800, 1980.

[5]. Takemoto, K., Uchikawa, H, Hydration of pozzolanic cement, 7th International Congress on the Chemistry of Cement, Paris, I IV-2/1-2/29, 1980.

[6]. Mehta, P.K.: Concrete: structure, properties and materials. Prentice Hall, Englewood Cliffs, 1986.

[7]. Soo Geun Kim- Iowa State University, Effect of heat generation from cement hydration on mass concrete placement, 2010.

[8]. Siddique, R, Effect of fine aggregate replacement with class F fly ash on the mechanical properties of concrete, Cement and Concrete Research, 33(4), pp. 539–547, 2003.

Theo ibst.vn

thÝ nghiÖm vµ tÝnh to¸n c¸c ®Æc tr­ng nøt

cña bª t«ng c­êng ®é cao

Thanh Vũ, Bùi Công Thành, Hồ Hữu Chỉnh, Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM;

Trần Thế Truyền Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt cơ bản của một

số loại bê tông cường độ cao. Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc, năng lượng nứt Gf và chiều dài đặc trưng của vùng phá huỷ bê tông (FPZ) lch của 2 loại bê tông có cường độ chịu nén từ 60MPa đến 80 MPa được thống kê và tính toán từ thí nghiệm uốn trên 3 điểm các mẫu dầm có đường nứt mồi. Kết luận về phương pháp thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam và kiến nghị giải pháp để kết quả thí nghiệm đầy đủ và chính xác hơn.

Page 31: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

30

1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc ứng dụng các phương pháp phân tích mới trong đánh giá phá hoại các bộ

phận kết cấu công trình là cấp thiết để nâng cao tính chính xác, độ tin cậy tính toán và tuổi thọ của chúng. Phương pháp sử dụng lí thuyết cơ học rạn nứt và phá huỷ bê tông để phân tích phá hoại các bộ phận kết cấu các công trình như dầm, vỏ hầm hay tường chắn bê tông do xuất hiện và lan truyền mất ổn định của các đường nứt là một hướng đi mới và đã khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp phân tích phá hoại truyền thống. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tiến hành rất nhiều thí nghiệm để xác định các đặc trưng cơ học của bê tông làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế và chẩn đoán phá hoại, đặc biệt là các đặc trưng nứt cơ bản của vật liệu bê tông như hệ số cường độ ứng suất giới hạn (critical stress intensity factor) KC, độ bền nứt giới hạn (critical fracture toughness) GC hay năng lượng rạn nứt (fracture energy) Gf, ….

Ở các nước phát triển, cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại bê tông có cấp hạng khác nhau, thành phần cốt liệu khác nhau, ứng dụng khác nhau đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố, kết quả này là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn cũng như phục vụ thiết kế và chuẩn đoán phá hoại của các kết cấu công trình bằng bê tông.

Ở Việt Nam, các đặc trưng nứt của một số loại bê tông thường dùng trong xây dựng đã được xác định [10, 11]; các loại bê tông sử dụng có cường độ nhỏ hơn 50 MPa. Bước đầu đã có một số ứng dụng trong tính toán thiết kế các công trình xây dựng.

Với việc bê tông cường độ cao ngày càng được sử dụng rộng rãi, yêu cầu về xác định các đặc trưng nứt và phá huỷ của bê tông cường độ cao bên cạnh các đặc trưng cơ lý cơ bản như cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn… là rất cần thiết. Kết quả thí nghiệm có được sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về phá huỷ và lan truyền nứt của các bộ phận kết cấu công trình như dầm sàn (nhà), dầm cầu, vỏ hầm hay tường chắn sử dụng bê tông cường độ cao. 2. Phương pháp thực nghiệm xác định các đặc trưng nứt

Cho đến nay, để tiến hành thí nghiệm xác định các đặc trưng nứt của bê tông có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sử dụng dạng mẫu thí nghiệm, quy trình thí nghiệm khác nhau và thường là phù hợp với một mô hình phân tích nứt tương ứng [7].

Qua phân tích cách xác định các đặc trưng nứt của bê tông theo các phương pháp thí nghiệm khác nhau cho thấy có thể có các đặc trưng chủ yếu cần xác định đối với các loại bê tông sử dụng trong xây dựng cầu gồm: ● Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC hoặc độ bền nứt giới hạn GC có thể được xác định từ các thí nghiệm giống như đối với các vật liệu giòn của cơ học rạn nứt thuần tuý hoặc theo phương pháp mô hình đường nứt có hiệu ECM (Effective Crack Model – Bushan Karihaloo) [7]. ● Năng lượng nứt toàn phần GF được xác định từ công phá huỷ WF có được trực tiếp từ biểu đồ quan hệ tải trọng – biến dạng (P-v) [7]. ● Năng lượng nứt không toàn phần Gf được xác định theo mô hình ảnh hưởng kích thước SEM

Page 32: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

31

(Size Effect Model – Bazant.Z) [1, 2, 3, 5, 6] có được từ giá trị tải trọng lớn nhất gây lan truyền nứt trong dầm Pmax. Từ đây có thể suy ra GF theo quan hệ giữa Gf và GF [3].

Các mẫu thí nghiệm có thể là mẫu dầm có hoặc không đường nứt mồi uốn trên 3 hay 4 điểm, mẫu dầm hẫng kép, mẫu dầm xoắn kép, mẫu kéo compact, mẫu dạng tấm, mẫu dạng khối [7]. Trong đó mẫu dầm uốn trên 3 điểm có hoặc không đường nứt mồi được đánh giá là đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt phù hợp với các kết cấu chịu uốn như dầm hay bản (Bazant et al, 2003) [2]. Theo Shah (1991) [4], mẫu dầm uốn trên 3 điểm có đường nứt mồi được lựa chọn như là mẫu chuẩn để thí nghiệm các đặc trưng nứt.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng mẫu dầm uốn trên 3 điểm có đường nứt

mồi làm mẫu chuẩn để thí nghiệm xác định các đặc trưng nứt của bê tông (Hình 1). Với mẫu thí nghiệm chuẩn, việc tính toán các giá trị KC, GC được tính theo công thức sau:

trong đó:

Mmax – mô men uốn lớn nhất; Y – hàm hình học; B – bề rộng mặt cắt; W − chiều cao mặt cắt; a – chiều dài đường nứt ban đầu.

Các giá trị Gc có thể dễ dàng suy ra từ Kc và môđun đàn hồi E theo công thức sau:

Để kết quả tính toán chính xác hơn, cần phải dùng các mô hình phi tuyến (NFM –

Nonlinear Fracture Mechanics) để tính toán ứng xử nứt của bê tông. Khi đó phải xác định các tham số nứt của mô hình nứt phi tuyến; năng lượng nứt toàn phần GF, năng lượng nứt không toàn phần Gf và chiều dài đặc trưng lch (chiều dài đặc trưng của vùng phát triển nứt Fracture Process Zone - FPZ) là những tham số cần phải xác định từ các thí nghiệm. Chiều dài đặc trưng của vùng FPZ được xác định:

trong đó:

lch (lp) – chiều dài đặc trưng; E – mô đun đàn hồi; GF – năng lượng nứt toàn phần; f't - cường độ chịu kéo.

Năng lượng nứt không toàn phần Gf được xác định theo mô hình SEM của Bazant và từ thí nghiệm uốn các mẫu dầm có nứt mồi trên 3 điểm (Hình 1) có xét đến hiệu ứng kích thước. Gf

được tính toán từ các giá trị tải trọng lớn nhất Pmax và độc lập với kích thước của mẫu thí nghiệm.

Page 33: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

32

Hình 1. Mẫu dầm có nứt mồi Luật hiệu ứng kích thước được sử dụng trên cơ sở phép hồi quy tuyến tính:

trong đó:

Wi – kích thước đặc trưng của mẫu thí nghiệm (chiều cao mẫu dầm); Bi – bề rộng mẫu thí nghiệm; Pi – tải trọng phá hủy của từng mẫu; – các giá trị trung bình của Xi và Yi

Năng lượng nứt không toàn phần Gf được tính theo công thức:

Với hàm g(α) – hàm hình học của tỷ số (at – chiều dài đường nứt mồi của các mẫu thí nghiệm):

trong đó: Sm, Wm – chiều dài nhịp, chiều cao trung bình của mẫu dầm; f(α) – hàm phụ thuộc vào các đặc trưng hình học các mẫu thí nghiệm:

Page 34: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

33

- Khi S/W = 2,5:

- Khi S/W = 4,0:

Với các giá trị khác của f l(α) được nội suy từ các giá trị f2,5(α) và f4(α). Từ giá trị Gf, có thể suy ra bởi quan hệ: GF ≈ 2,5Gf, giá trị này được khẳng định bởi nhiều tác giả như Planas và Elices (1990). Bazant và đồng nghiệp (2002) [3]. 3. Thí nghiệm và phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm về lan truyền nứt được thực hiện với các mẫu dầm từ D1 đến D4 trên máy uốn mẫu dầm của phòng thí nghiệm LAS-XD125, Trường ĐHXD Hà Nội. Cấp gia tải được chọn phụ thuộc vào kích thước dầm sao cho thu được số liệu cần thiết. 3.1. Chuẩn bị thí nghiệm 3.1.1. Bê tông thí nghiệm

Hai loại bê tông được lựa chọn theo cường độ chịu nén của mẫu nén hình trụ 15x30 cm là 60 MPa và 80 MPa. Các thí nghiệm nén mẫu trụ được thực hiện với cùng loại bê tông trong các thí nghiệm lan truyền nứt. Các đặc trưng chính của cốt liệu như tỷ lệ N/X, tỷ lệ thành phần cốt liệu, đường kính cốt liệu lớn nhất (Dmax) không quá 20 mm. Bê tông được bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn. 3.1.2. Mẫu thí nghiệm Kích thước và số lượng các bộ mẫu thí nghiệm được lấy như Bảng 1. Yêu cầu nước trong 24 giờ đầu tiên để bảo dưỡng. Đo lại kích thước mẫu trước khi chuẩn bị thí nghiệm. Tổng số mẫu dầm có vết nứt mồi là: 2 x 4 x 3 = 24 mẫu dầm (4 bộ dầm với 2 cấp bê tông 60 MPa và 80 MPa, mỗi bộ đúc 3 mẫu dầm).

Bảng 1 – Bảng các kích thước cơ bản của các mẫu dầm thí nghiệm

Page 35: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

34

3.1.3. Thiết bị thí nghiệm Ván khuôn chuẩn bị đồng bộ cho các kích thước và hình dạng mẫu thí nghiệm khác nhau. Máy nén có khống chế được gia tăng tải trọng trong quá trình chất tải. Thiết bị đo biến dạng, độ võng, độ mở rộng đường nứt (LVDT - Linear Variable Displacement Transducer). Thiết bị đo lực (Loadcell). 3.1.4. Bố trí thí nghiệm Đo độ võng dầm: Sử dụng một thanh treo để treo cảm biến đo chuyển vị LVDT (Linear Variable Displacement Transducer) theo phương thẳng đứng, đầu của LVDT đặt lên tấm nhôm phẳng dán cố định vuông gốc với mẫu dầm. Đo độ mở rộng vết nứt (CMOD – Crack Mouth Open Displacement): đặt LVDT theo phương nằm ngang như Hình 2. Để đo lực sử dụng LOADCELL 10 tấn. Tất cả các thiết bị được nối với máy TDS 530 để đo tự động.

Hình 2. Thiết bị thí nghiệm 3.1.5 Quy trình thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên máy trong điều kiện khống chế biến dạng để đảm bảo lan truyền nứt là ổn định, thời gian gia tải trong khoảng từ 1 đến 10 phút. 3.1.6 Kết quả cần đo Các kết quả yêu cầu đo gồm: Tải trọng giới hạn phá huỷ Pmax. Thời gian gia tải t (cho từng cấp tải). Quan hệ ứng suất biến dạng tải trọng - độ võng (ở mặt cắt giữa nhịp) (P-v).Quan hệ tải trọng - độ mở rộng đường nứt (P-CMOD).

Hình 3. Mẫu dầm thí nghiệm trước và sau khi phá huỷ

Page 36: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

35

3.2 Phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm Các giá trị tải trọng Pmax làm lan truyền các đường nứt mồi của các mẫu dầm bê tông

cường độ cao được thống kê như ở Bảng 3 được so sánh với kết quả thí nghiệm từ năm 2006 của tác giả Trần Thế Truyền với các cấp bê tông thường từ 20MPa đến 50MPa (Bảng 2) [10].

Bảng 2 . Các tải trọng Pmax với các loại bê tông thường

Bảng 3 - Tải trọng Pmax với các loại bê tông cường độ cao

Từ các kết quả thí nghiệm trên tính ra được giá trị các đặc trưng nứt của bê tông thí nghiệm gồm:

+ Hệ số cường độ ứng suất giới hạn (KC) và độ bền nứt giới hạn (GC). Các kết quả này được biểu diễn theo cường độ chịu nén f’c, chiều cao dầm W của bê tông như Hình 4, Hình 5. + Năng lượng nứt giới hạn Gf theo mô hình SEM của Bazant, và chiều dài đặc trưng (cf tính theo Bazant và lch tính theo Hillerborg) của vùng phá huỷ (FPZ) như hình 6 [7]. Dựa trên mối quan hệ GF ≈ 2.5Gf có thể xác định năng lượng nứt toàn phần của bê tông GF từ năng lượng nứt không toàn phần Gf (xác định theo SEM); ngoài ra cũng ngoại suy được đường cong ứng xử mềm hóa (softening behavior) theo quan hệ trên.

Page 37: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

36

Hình 4- Biến đổi hệ số cường độ ứng suất KC và độ bền nứt Gc theo f’c

Hình 5- Biến đổi hệ số cường độ ứng suất KC và độ bền nứt Gc theo kích thước dầm W

Hình 6 – Biến đổi các giá trị năng lượng nứt (Gf & GF) và chiều dài đặc trưng nứt (lch) theo f’c

Thí nghiệm để xác định được quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) đầy đủ (có cả phần ứng xử mềm hoá của bê tông) để từ đó xác định năng lượng nứt toàn phần GF theo phương pháp công phá hoại là tương đối khó vì để đo được quan hệ này thì điều kiện thí nghiệm đòi hỏi phải rất hiện đại và đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết. Ở nước ngoài, việc đo đạc số liệu tương đối dễ dàng, quá trình gia tải với các máy điều khiển thủy lực tự động, với các kênh điều khiển đo lực kiểu loadcell hay kiểu đo áp lực, các giá trị chuyển vị, độ mở rộng vết nứt được đồng bộ hóa thu thập dữ liệu với

Page 38: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

37

các hệ thống ghi dữ liệu (Data Acquisition hoặc Data Logger); Với cơ sở vật chất và năng lực của các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay, việc tiến hành đo quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) hoặc tải trọng - độ mở rộng đường miệng đường nứt (CMOD) có thể thực hiện tương đối dễ dàng với các bộ cảm biến đo chuyển vị (LVDT), thiết bị đo lực (Loadcell); Tuy nhiên, để xác định đường cong mềm hóa hay quan hệ sau Pmax (Post peak) là không thể, vì chưa có đầy đủ các thiết bị điều khiển tự động, quá trình gia tải thủ công, chưa đồng bộ hóa dữ liệu với các thiết bị thu thập số liệu, … Do đó quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) đầy đủ (có cả ứng xử mềm hoá của bê tông) để từ đó xác định năng lượng nứt toàn phần GF theo phương pháp công phá hoại theo thí nghiệm chưa thể thực hiện được.

Việc chọn mẫu thí nghiệm và quy trình thí nghiệm trên cơ sở các gợi ý của RILEM, của các tác giả như Bazant và đặc biệt là điều kiện thí nghiệm trong nước, các quy trình về bê tông và kết quả có trước. Kết quả thí nghiệm bê tông cường độ cao cho thấy sự gia tăng cường độ (f'c) khoảng 160% so với bê tông thường, các hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc tăng khoảng 30% đến 50%; tuy nhiên, năng lượng nứt Gf và GF lại gia tăng rất ít, chỉ khoảng 8% đến 30%; đặc biệt chiều dài đặc trưng lch lại giảm đáng kể so với sự gia tăng cường độ (f'c), điều này chứng tỏ rằng chỉ số giòn (tỷ lệ nghịch lch) của bê tông cường độ cao khá lớn làm giảm vùng phát triển nứt của bê tông.

So sánh với các kết quả nghiên cứu tương tự ở nước ngoài cho thấy: phạm vi biến đổi của các đặc trưng nứt của bê tông theo các cấp hạng bê tông hay theo kích thước các mẫu thí nghiệm là gần như nhau (Bazant, 1990; Karihaloo, 1995). Kết quả của Bazant (1990), Gf gia tăng khoảng 12% đến 25% khi cường độ (f'c khoảng 160%). Biến thiên của các giá trị thí nghiệm thu được có dạng như các nghiên cứu của tác giả trên. 4. Kết luận và kiến nghị

Một bộ dữ liệu về các đặc trưng nứt cơ bản như hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn GC và năng lượng nứt Gf của bê tông cường độ cao 60 MPa và 80 MPa đã được tính toán, đánh giá và có so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong nước và trên thế giới. Kết quả này hoàn toàn có thể là số liệu tham khảo cho những nguời quan tâm. Đây cũng mới chỉ cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho của các nghiên cứu khác của các tác giả bài báo liên quan đến việc sử dụng lí thuyết rạn nứt và phá huỷ bê tông trong tính toán thiết kế và chẩn đoán phá hoại của các công trình như dầm sàn khung BTCT, dầm cầu, vỏ hầm hay tường chắn. Cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu này trong thực tế tính toán thiết kế các công trình xây dựng bằng bê tông cường độ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bazant Z., Drahomir N., Propose for standard test of modulus of rupture of concrete with it's

size dependence, ACI material journal, Jan-Feb 2001.

[2]. Bazant.Z, Qiang Yu and Goangseupzi, Choice of standard fracture test for concrete and it's

statistical evaluation, International Journal of Fracture, 118, Dec 2002, pp. 303-337.

Page 39: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

38

[3]. Bazant.Z, Concrete fracture model: testing & practice, Engineering Fracture Mechanics, 69,

January 2002, pp. 165-205.

[4]. Shah P.S, Size effect method for determining of fracture energy and process zone size of

concrete, Materials and Structures, 23, Nov 1991, pp. 461-465.

[5]. Bazant. Z.P and Planas.J, 1998. Fracture and size effect in concrete and other quasi-britle

materials. CRC Press LLC, USA, 224 pages.

[6]. Bazant Z.P and Oh.H.B, 1983. Crack band theory for fracture of concrete, Bordas-Dunod,

Paris, 23 pages.

[7]. Bhushan Karihaloo, 1995. fracture mechanics & structural concrete, Longman Scientific &

Technical, New York, 330 pages.

[8]. Tran The Truyen, Charlier Robert, A method for predicting the permeability of damaged

concrete, Science Journal of Transportation, No3, Hanoi-Chengdu-Moscou, 3/2011.

[9]. Trần Thế Truyền, Nghiên cứu ứng dụng các mô hình phá huỷ dòn bê tông vào tính toán thiết

kế các công trình giao thông, Báo cáo đề tài KHCB, ĐHGTVT, 2008.

[10]. Trần Thế Truyền, Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại

bê tông dùng trong xây dựng cầu, Báo cáo đề tài KHCB, ĐHGTVT, 2006.

[11]. Trần Thế Truyền, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Ngọc Long, Mô hình hiệu ứng kích thước

và ứng dụng trong xác định năng lượng nứt và mô đun phá hoại của một số loại bê tông

thường dùng ở Việt Nam, Tuyển tập hội nghị cơ học toàn quốc lần thứ 8, Hà Nội, 12/2007

[12]. Trần Thế Truyền, Nguyễn Xuân Huy, 2011. Phá hủy, rạn nứt bê tông: cơ học và ứng dụng,

NXB Xây dựng, Hà Nội, Việt Nam, 200 trang. Theo Tạp chí KHCN Xây dựng

®¸nh gi¸ vµ nghiÖm thu bª t«ng

cã tÝnh ®Õn biÕn ®éng c­êng ®é

TS. Hoàng Minh Đức Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

TÓM TẮT: Biến động cường độ là một đặc tính của bê tông cần được tính đến trong

kiểm tra và nghiệm thu. Bài báo sẽ làm rõ các quy định về biến động cường độ trong tổ mẫu theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau, phân tích các nguyên tắc cơ bản cũng như các tiêu chí đánh giá bê tông có tính đến biến động cường độ giữa các tổ mẫu. Qua đó, đề xuất hướng soát xét, hoàn thiện tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. 1. Đặt vấn đề

Cường độ chịu nén là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng hàng đầu của bê tông, là căn cứ để thiết kế tính toán khả năng chịu lực, biến dạng của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Công tác quản lý chất lượng bê tông trên công trình hiện nay tập trung chủ yếu vào

Page 40: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

39

việc so sánh giữa cường độ chịu nén trung bình của một hoặc một số tổ mẫu được lấy trong khi thi công với cường độ thiết kế mà không tính đến dao động cường độ. Tuy nhiên, hình thành nhờ quá trình đóng rắn hỗn hợp gồm xi măng, cốt liệu, nước và phụ gia (nếu có), tính chất của bê tông nói chung và cường độ chịu nén nói riêng, không đồng nhất, không đẳng hướng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và luôn có sự biến động nhất định.

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất, thi công và kiểm soát chất lượng cho thấy có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến biến động cường độ bao gồm vật liệu sử dụng, công nghệ sản xuất, thi công và thí nghiệm [1]. Thực tế kiểm soát cường độ bê tông trên mẫu đúc cho thấy nhóm nguyên nhân liên quan đến thí nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến biến động cường độ trong tổ mẫu (giữa các viên mẫu trong tổ), còn nhóm nguyên nhân liên quan đến vật liệu và công nghệ ảnh hưởng đến biến động cường độ giữa các tổ mẫu với nhau. Việc phân định rõ hai nhóm biến động cường độ này là rất cần thiết để có thể có được các nhận định khách quan và chính xác. Trong đó, biến động do các nguyên nhân vật liệu và công nghệ thể hiện ở biến động cường độ giữa các tổ mẫu là yếu tố cần quan tâm, đánh giá.

Các nghiên cứu và thực tế quản lý chất lượng hiện nay đều khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá và nghiệm thu bê tông có tính đến biến động cường độ, nhưng phương pháp và quy trình đánh giá ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt này là do các quy định khác nhau của thiết kế về cường độ sử dụng trong tính toán và độ đảm bảo của nó. Bên cạnh đó, có thể kể đến cả sự khác biệt về cơ sở tính toán trong xử lý số liệu và quan điểm đánh giá phương pháp thống kê đã được nghiên cứu, ứng dụng trong đánh giá cường độ bê tông từ những năm 40 của thế kỷ trước và cho đến nay. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng các công cụ thống kê làm nền tảng xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá bê tông. Tuy nhiên các công cụ và ứng dụng thống kê trong các ngành khoa học kỹ thuật cũng có sự phát triển không ngừng. Do đó, các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá cũng trải qua quá trình sửa đổi soát xét và được cập nhật liên tục [2], [3].

Tại Việt Nam, công tác đánh giá, nghiệm thu bê tông cho đến nay vẫn được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4453:1995 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu". Tiêu chuẩn này được dùng để quản lý chất lượng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 "Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế", trong đó cường độ bê tông được chỉ định theo mác với hệ số biến động mặc định (khi thiếu số liệu thống kê) bằng 15%. Khái niệm cấp cường độ bê tông mới chỉ được đề cập đến từ năm 2005 trong tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế" (nay là TCVN 5574:2012). Theo tiêu chuẩn thiết kế này, cường độ bê tông phải được đánh giá theo hệ số biến động. Tuy nhiên, trong thực tế, do chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn cách đánh giá cường độ theo hệ số biến động nên việc kiểm soát, đánh giá cường độ bê tông vẫn được thực hiện theo TCVN 4453:1995 với hệ số biến động mặc định bằng 13,5% mà không tính đến biến động thực tế của cường độ. Điều này, theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia, một mặt gây lãng phí cho các đơn vị sản xuất có độ ổn định cao, mặt khác, chưa thỏa mãn yêu cầu về độ đảm bảo khi độ ổn định của sản xuất thấp hơn mức quy định. Để nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong khi vẫn đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực của công trình, nâng cao tính cạnh tranh của các đơn vị sản xuất, thi công, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế thì việc sử dụng các phương pháp thống kê trong đánh giá, nghiệm thu bê tông có tính đến biến động cường độ là việc làm cần thiết và có tính bức thiết cao.

Page 41: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

40

Bài báo này giới thiệu các phương pháp phân tích, đánh giá biến động cường độ bê tông

bao gồm biến động cường độ trong tổ mẫu và biến động cường độ giữa các tổ mẫu. Đồng thời, cũng làm rõ các căn cứ thống kê và các quy định trên thế giới về đánh giá và nghiệm thu. Trên cơ sở xem xét các quy định hiện hành, đề xuất một số hướng cải thiện công tác đánh giá và nghiệm thu bê tông ở nước ta trong thời gian tới. 2. Biến động cường độ trong tổ mẫu

Biến động cường độ trong tổ mẫu được đánh giá trên cơ sở chênh lệch cường độ giữa các viên mẫu trong tổ. Các viên mẫu trong tổ được chế tạo từ cùng một mẫu hỗn hợp bê tông, được đúc, bảo dưỡng và thí nghiệm trong cùng một điều kiện nên chênh lệch cường độ giữa các viên mẫu trong tổ không liên quan đến các yếu tố vật liệu đầu vào cũng như công nghệ sản xuất mà chỉ thể hiện sai số của quá trình thí nghiệm. Nguyên nhân của các sai số này bao gồm các yếu tố liên quan đến độ chính xác của thiết bị thí nghiệm và tay nghề của thí nghiệm viên. Một số nguyên nhân chính và mức độ ảnh hưởng tới cường độ viên mẫu được nghiên cứu trong [2], [4] và được trình bày trong Bảng 1. Có thể thấy rằng sai sót trong thí nghiệm có thể làm tăng hoặc giảm cường độ viên mẫu. Tuy nhiên, giảm cường độ là xu hướng chiếm ưu thế.

Biến động cường độ trong tổ mẫu (sai số thí nghiệm) cùng với biến động cường độ giữa các tổ (biến động trong sản xuất, thi công) hình thành nên biến động chung của cường độ. Do đó, để đánh giá được chính xác biến động cường độ trong sản xuất cần giảm thiểu và giữ ổn định sai số thí nghiệm. Khi đó, một mặt cần loại bỏ, không sử dụng trong đánh giá các tổ mẫu có sai khác bất thường giữa cường độ các viên mẫu. Mặt khác, cần sử dụng biến động cường độ trong tổ mẫu (hệ số biến động hoặc độ lệch chuẩn) như một tiêu chí đánh giá nhằm nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm.

Bảng 1. Ảnh hưởng của một số yếu tố khi thí nghiệm đến cường độ bê tông [4]

Theo quy định tại Liên bang Nga hiện nay, cường độ tổ mẫu được tính bằng trung bình

cộng cường độ của hai viên mẫu khi tổ mẫu gồm hai viên mẫu, trung bình cộng của hai giá trị cường độ lớn hơn khi tổ mẫu gồm ba viên mẫu, trung bình cộng của ba giá trị cường độ lớn hơn khi tổ mẫu gồm bốn viên mẫu và trung bình cộng của bốn giá trị cường độ lớn hơn khi tổ mẫu

Page 42: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

41

gồm sáu viên mẫu. Như vậy, khi tính toán cường độ tổ mẫu đã tiến hành loại bỏ các giá trị thấp, có thể gây nên do sai sót trong thí nghiệm. Hệ số biến động trong tổ mẫu được tính toán dựa trên khoảng biến thiên và cường độ trung bình của 30 tổ mẫu liên tiếp. Hệ số biến động này được sử dụng để chỉ định số lượng viên mẫu trong tổ. Theo đó, nếu hệ số biến động không lớn hơn 5% thì một tổ cần có hai viên mẫu, không lớn hơn 8% - ba hoặc bốn viên, còn nếu lớn hơn 8% - cần sáu viên mẫu. Thông thường, nếu hệ số biến động vượt quá 5%, cần xem xét cải tiến công tác tiến hành thí nghiệm.

Các tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông tại Hoa Kỳ không quy định việc loại bỏ các giá trị bất thường trong tổ mẫu. Tuy nhiên, từ quan điểm thống kê, cường độ viên mẫu có thể được coi là bất thường và được loại bỏ nếu lệch quá ba lần độ lệch chuẩn, được cân nhắc sử dụng nếu lệch từ hai đến ba lần độ lệch chuẩn. Cường độ tổ mẫu khi đó được tính bằng trung bình cộng cường độ các viên mẫu còn lại. Hệ số biến động trong tổ mẫu được tính toán theo phương pháp tương tự như tại Liên bang Nga với số lượng tổ mẫu sử dụng trong tính toán không ít hơn 10 tổ. Quy định tại Hoa Kỳ phân biệt hệ số biến động trong tổ mẫu khi kiểm soát hiện trường và cho các mẻ trộn trong phòng thí nghiệm và được đánh giá theo năm bậc, bao gồm: xuất sắc, rất tốt, tốt, trung bình và kém. Theo đó, chất lượng công tác thí nghiệm được đánh giá là kém nếu hệ số biến động cường độ trong tổ mẫu lớn hơn 6% khi thí nghiệm hiện trường và lớn hơn 5% khi thí nghiệm trong phòng.

Tại các nước Châu Âu biến động cường độ trong tổ mẫu được đánh giá theo từng tổ có từ hai viên mẫu trở lên. Theo đó, nếu khoảng biến thiên cường độ giữa các viên mẫu trong tổ vượt quá 15% giá trị trung bình của các viên mẫu thì cần loại bỏ các giá trị này. Khi đó, rõ ràng rằng chất lượng công tác thí nghiệm sẽ được đánh giá là không đạt yêu cầu.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 3118:1993 "Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén", nếu cường độ viên mẫu lớn nhất hoặc nhỏ nhất lệch quá 15% so với giá trị cường độ viên mẫu ở giữa thì cả hai giá trị trên đều bị loại bỏ và cường độ tổ mẫu được lấy bằng giá trị cường độ viên mẫu ở giữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi đánh giá, nghiệm thu theo TCVN 4453:1995, giá trị viên mẫu có chênh lệch lớn hơn 15% này lại được sử dụng. Theo đó, cường độ bê tông được coi là đạt yêu cầu thiết kế nếu cường độ trung bình của tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có viên mẫu nào có cường độ nhỏ hơn 85% mác thiết kế. Rõ ràng rằng, căn cứ theo các phân tích ở trên cũng như thực tế tại các nước trên thế giới, việc sử dụng giá trị cường độ viên mẫu trong đánh giá nghiệm thu bê tông là chưa phù hợp và cần được soát xét trong thời gian tới.

Cho đến nay, ở nước ta, việc đánh giá biến động cường độ trong tổ mẫu chưa được hướng dẫn trong tài liệu, tiêu chuẩn và cũng chưa được thực hiện trong thực tế. Do đó, việc xác định nguyên nhân, phân định trách nhiệm giữa đơn vị thí nghiệm và đơn vị sản xuất chưa được rõ ràng.

Để tìm hiểu hiện trạng công tác thí nghiệm, đã tiến hành đánh giá biến động cường độ trong tổ mẫu theo số liệu của một phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các tổ mẫu được đúc từ cùng mẻ trộn, bảo dưỡng và thí nghiệm bởi nhân viên phòng thí nghiệm. Hệ số biến động cường độ và độ lệch chuẩn được xem xét phụ thuộc vào cường độ trung bình của tổ mẫu (từ 10 MPa đến 70 MPa). Trong điều kiện hiện trường thi công cọc nhồi nhà cao tầng, mẫu được lấy từ xe vận chuyển hỗn hợp bê tông, được đúc bởi nhân viên phòng thí nghiệm, bảo dưỡng trong điều kiện hiện trường (ngâm nước). Quá trình thi công kéo dài từ tháng 12/2008

Page 43: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

42

đến tháng 9/2009. Mác bê tông thiết kế là M35 và M40. Kết quả đánh giá được trình bày trên Hình 1 và Hình 2.

Hình 1. Biến động cường độ trong tổ mẫu (điều kiện phòng thí nghiệm)

Hình 2. Biến động cường độ trong tổ mẫu (điều kiện công trường) Các kết quả trên cho thấy cường độ giữa các viên mẫu trong tổ biến động trong khoảng khá rộng. Có sự liên quan tương đối giữa cường độ trung bình và hệ số biến động cũng như độ lệch chuẩn. Theo chiều tăng của cường độ bê tông thì hệ số biến động có xu hướng giảm còn độ lệch chuẩn có xu hướng tăng.

Ở cùng mức cường độ thì hệ số biến động trong điều kiện công trường có thể có giá trị lớn hơn so với điều kiện phòng thí nghiệm. Trong cùng một ngày đổ bê tông, hệ số biến động trong tổ mẫu của các tổ mẫu khác nhau có thay đổi đáng kể, do đó ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá chất lượng bê tông nói chung. Điều này cho thấy rằng, việc kiểm soát biến động cường độ trong tổ mẫu hay sai số thí nghiệm chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm, cần có các quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. 3. Biến động cường độ giữa các tổ mẫu Các tổ mẫu được đúc từ mẫu hỗn hợp bê tông được lấy đại diện cho các mẻ trộn khác nhau trong suốt quá trình sản xuất. Biến động cường độ giữa các tổ mẫu là kết quả của các biến động về chất lượng vật liệu và công nghệ sản xuất. Một số yếu tố có ảnh hưởng lớn tới biến động cường độ bê tông trong sản xuất bao gồm biến động cường độ xi măng, độ ẩm và cấp phối hạt cốt liệu nhỏ, cường độ cốt liệu lớn, tạp chất trong cốt liệu (bùn, bụi, sét, tạp chất hữu cơ, ...), hàm lượng hạt thoi dẹt, hạt mềm yếu, phong hóa trong cốt liệu lớn, định lượng vật liệu, hàm lượng bọt khí, sai lệch trong xác định tính công tác, ... Đánh giá biến động cường độ trong sản xuất được thực hiện bằng phương pháp thống kê. Nếu loại trừ các thay đổi có chủ định các thông số về vật

Page 44: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

43

liệu đầu vào và công nghệ thì có thể coi các yếu tố trên gây ra biến động cường độ một cách ngẫu nhiên và các giá trị cường độ bê tông tuân theo phân phối chuẩn (phân phối Gauss). Khi đó, cường độ của quần thể (tất cả các giá trị cường độ có thể xác định) được đại diện bằng cường độ trung bình của quần thể μ và độ lệch chuẩn σ. Từ góc độ thiết kế, trong tính toán cần sử dụng giá trị cường độ với độ đảm bảo hợp lý cao nhất có thể (μ có độ đảm bảo 50%). Còn từ góc độ nhà sản xuất và thi công thì cần với một số lượng mẫu thí nghiệm hợp lý nhỏ nhất có thể, chứng minh được bê tông sản xuất ra phù hợp với các tiêu chí của thiết kế. Tuy nhiên, các quy định của mỗi quốc gia lại có những điểm khác nhau trong vấn đề này. Tiêu chuẩn châu Âu [5] và Liên Xô (cũ) [6] quy định cường độ đặc trưng (hoặc cấp bê tông) với độ đảm bảo 95%, tức là bằng giá trị cường độ mà tỷ lệ các giá trị nhỏ hơn nó trong quần thể là 5%. Bên cạnh đó, mức độ đảm bảo 99% được đề cập đến trong tiêu chuẩn Hoa Kỳ [7] đối với cường độ đặc trưng trong tương quan với cường độ tổ mẫu và giá trị trung bình cường độ ba tổ mẫu liên tiếp được lấy bất kỳ trong quần thể. Trong các tài liệu kỹ thuật, mức đảm bảo 90% cũng được sử dụng đối với một số loại bê tông đặc thù như bê tông thủy công khối lớn. Trong kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, do không thể tiến hành thí nghiệm xác định cường độ của cả quần thể nên thay cho μ có thể sử dụng cường độ trung bình Rn của n tổ mẫu. Khi đó, cường độ bê tông được đánh giá theo một số tiêu chí sau [2], [8]:

Trong đó: Rđt là cường độ đặc trưng (hay cấp); Rmin là giá trị cường độ tổ mẫu nhỏ nhất; υ là hệ số biến động của quần thể; σ là độ lệch chuẩn của quần thể; sn là độ lệch chuẩn cường độ của n tổ mẫu; λ , k1 , k2 là các hệ số. Thông thường, υ và σ phải được xác định trên cơ sở một số lượng đủ lớn các giá trị cường độ tổ mẫu. Số lượng cường độ tổ mẫu được coi là đủ lớn, tùy theo các tài liệu, có thể là từ 30 hoặc 35 trở lên. Tiêu chí (5) thường không được sử dụng đơn lẻ mà luôn đi kèm với các tiêu chí (3) hoặc (4) để hình thành tiêu chí kép. Tiêu chí (1) được sử dụng phổ biến ở Liên Xô (cũ). Có thể coi GOST 18105-72 "'Бетоны - Контроль и оценка однородности и прочности" là tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên quy định việc quản lý chất lượng bê tông trên cơ sở phương pháp thống kê có tính đến độ đồng nhất của cường độ. Tuy nhiên, các phân tích sau đó cho thấy, khi hệ số biến động có giá trị lớn hơn 13,5% nhiều trường hợp không đảm bảo được cường độ tính toán cần thiết. Do đó, trong bản soát xét tiếp theo, hệ số yêu cầu đã được hiệu chỉnh lại để cường độ đặc trưng (cấp) có độ đảm bảo 95% còn cường độ tính toán có độ đảm bảo 99,86%. Các tiêu chí (2) đến (5) sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây và được phát triển trên nền tảng lý thuyết thống kê áp dụng trong quản lý các quá trình và chất lượng sản phẩm. Nếu gọi θ là

Page 45: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

44

tỷ lệ phần trăm cường độ tổ mẫu nhỏ hơn cường độ đặc trưng trong quần thể và Pa là xác xuất được nghiệm thu của quần thể đó, thì rõ ràng rằng với θ ≤ 5% ta có Pa = 100%. Tuy nhiên, nếu sử dụng một số lượng ít các giá trị cường độ tổ mẫu trong đánh giá thì mặc dù với θ ≤ 5% , Pa vẫn có thể không đạt 100%. Xác xuất được nghiệm thu khi đó sẽ phụ thuộc vào số lượng tổ mẫu sử dụng, quy luật phân phối theo tiêu chí dùng để đánh giá và có thể được mô tả bằng các đường đặc trưng trong hệ tọa độ θ - Pa . Tài liệu [8] và [9] đã tính toán xác suất được nghiệm thu xét theo tiêu chí (2) và (4) trên cơ sở phân phối chuẩn, tiêu chí (3) - phân phối Student không trung tâm và tiêu chí (5) - phân phối nhị thức. Hệ số của các tiêu chí được xác định sao cho với mỗi giá trị θ nhất định, Pa không được lớn hơn giá trị giới hạn phụ thuộc vào mức độ đảm bảo. Giá trị giới hạn này được xác định dựa trên nguyên tắc về giới hạn chất lượng đầu ra trung bình (AOQL) và được mô tả bằng phương trình θ x Pa = 0,05. Hệ số của các tiêu chí sẽ là tối ưu nếu đường đặc trưng tiếp xúc với đường cong của phương trình trên.

Các hệ số tính theo phương pháp trên chịu nhiều ảnh hưởng của hai yếu tố là số lượng cường độ tổ mẫu dùng trong đánh giá và hiện tượng tự tương quan của cường độ tổ mẫu. Tính toán giá trị hệ số λ của tiêu chí (3) theo hai yếu tố trên đã được thực hiện trong nghiên cứu của Taerwe L. [8] và được trình bày tại Bảng 2.

Bảng 2 - Hệ số λ cảu tiêu chí Rn ≥ Rđt + λ x Sn [8]

Phân tích hàm mô tả xác xuất được nghiệm thu cho thấy, chúng phụ thuộc vào căn bậc hai của số lượng cường độ tổ mẫu dùng trong đánh giá. Theo đó, khi tăng số lượng cường độ tổ mẫu sử dụng thì xác suất được nghiệm thu sẽ tăng với các giá trị θ nhỏ và giảm với các giá trị θ lớn. Trong vấn đề này, tại các nước Châu Âu [5], số lượng tổ mẫu sử dụng trong đánh giá được quy định bằng 15.

Hiện tượng tự tương quan được biết đến khi cường độ các tổ mẫu kế tiếp nhau có xu

hướng phụ thuộc vào nhau. Điều này có thể xảy ra khi tần suất lấy mẫu cao đến mức, các mẫu lấy

cách nhau một khoảng thời gian ngắn cùng chịu tác động của một số yếu tố giống nhau. Khi đó,

Page 46: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

45

cường độ tổ mẫu được mô tả bằng một hàm số của cường độ hai tổ mẫu trước đó, cường độ trung

bình của quần thể, ngẫu số và các hệ số độc lập. Áp dụng mô hình tự tương quan với các hệ số

xác định từ thực tế vào tính toán xác xuất được nghiệm thu theo tiêu chí (3), cho thấy hiện tượng

tự tương quan làm giảm xác suất được nghiệm thu với các giá trị θ nhỏ và tăng xác suất được

nghiệm thu với các giá trị θ lớn.

Một vấn đề cũng cần quan tâm khi đánh giá là việc sử dụng cường độ các tổ mẫu trong

tính toán giá trị trung bình. Theo các quy trình kiểm soát khác nhau, giá trị cường độ tổ mẫu có

thể được sử dụng một lần để tính cường độ trung bình (trung bình không chồng lấp) hoặc được sử

dụng một vài lần (trung bình có chồng lấp). Trong trường trung bình có chồng lấp, cường độ tổ

mẫu sẽ ảnh hưởng đến không phải một mà là n giá trị trung bình, do đó sẽ làm giảm xác suất

được nghiệm thu.

Các phân tích trên cho thấy, để đảm bảo đánh giá chính xác, bên cạnh việc áp dụng các

tiêu chí phù hợp, cần phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ về số lượng cường độ tổ mẫu, tần suất

lấy mẫu, phương pháp tính giá trị trung bình, ... Do đó, việc tuân thủ các yêu cầu từ thiết kế, sản

xuất, thi công đến nghiệm thu để đảm bảo tính hệ thống là điều đặc biệt cần thiết.

Trong quá trình hội nhập hiện nay, rất nhiều trường hợp các công trình được thiết kế theo

các tiêu chuẩn nước ngoài nhưng công tác kiểm tra, nghiệm thu lại được thực hiện theo quy định

của Việt Nam. Khi đó, cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện và quy trình nghiệm thu để

đảm bảo được độ tin cậy của các cách đánh giá. Khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu về biến động

cường độ của đơn vị sản xuất và của ngành thì ngay cả việc áp dụng các tiêu chí đánh giá của

nước ngoài dạng (4) và (5) vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định.

Điều kiện nghiệm thu bê tông hiện hành theo TCVN 4453:1995 là cường độ tổ mẫu phải

lớn hơn mác (hay lớn hơn 1,285 lần cấp bê tông). Điều kiện này tương đồng với tiêu chí (5) nếu

ta coi k2 = 0,285 × B (hoặc, một cách tổng quát ). Cần chú ý rằng, trên thế giới, tiêu

chỉ này không được dùng đơn lẻ mà luôn kết hợp với các tiêu chí dạng (3) hoặc (4) tạo thành các

tiêu chí kép. Ngoài ra, do cường độ của tổ mẫu có ảnh hưởng tới cường độ trung bình của nhóm n

tổ mẫu nên tiêu chí (5) trong tiêu chí kép chỉ có ý nghĩa đáng kể với các giá trị n nhỏ và σ lớn.

Chỉ dùng một tiêu chí (5) này như trong TCVN 4453:1995, sẽ khiến bê tông phải được

nghiệm thu với giá trị cường độ cao hơn cần thiết đối với υ < 13,5% và thấp hơn giá trị cần thiết

với υ > 13,5% . Tính toán sơ bộ cho thấy, khi hệ số biến động ở mức υ = 17% thì mức độ đảm

bảo chỉ đạt khoảng 90% trong khi với υ = 9,5% mức độ đảm bảo đạt tới 99%. Điều này không

những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng tới độ tin cậy của cấu kiện và khả năng

an toàn chịu lực của công trình.

Để khắc phục các hạn chế này, trong thời gian tới, cần soát xét lại các yêu cầu về kiểm tra

và nghiệm thu bê tông, bổ sung tiêu chí nghiệm thu dạng (1), (2), (3) hoặc (4), đồng thời xem xét

lại hệ số của tiêu chí dạng (5).

Page 47: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

46

4. Kết luận

Biến động cường độ là bản chất của bê tông. Vì vậy, khi đánh giá và nghiệm thu kết cấu

bê tông và bê tông cốt thép, bên cạnh giá trị trung bình cần tính đến biến động cường độ. Biến động cường độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm biến động cường độ trong tổ

mẫu và biến động cường độ giữa các tổ mẫu, trong đó biến động trong tổ mẫu có thể được sử dụng để đánh giá công tác thí nghiệm còn biến động giữa các tổ mẫu để đánh giá mức độ ổn định của sản xuất.

Ở nước ta hiện nay, việc kiểm soát biến động cường độ trong tổ mẫu, cả trong điều kiện phòng thí nghiệm và công trường, chưa được quan tâm đúng mức. Sai số lớn do công tác thí nghiệm gây ra có thể dẫn tới sai lệch trong đánh giá cường độ bê tông trong kết cấu. Vì vậy hệ số này cần được khống chế ở mức thấp nhất có thể.

Biến động cường độ giữa các tổ mẫu được sử dụng trong đánh giá, nghiệm thu bê tông thông qua hệ thống các tiêu chí nhằm thỏa mãn yêu cầu thiết kế về mức độ đảm bảo, có tính đến các đặc thù của quy trình áp dụng trong kiểm tra. So với các tiêu chí nghiệm thu hiện được sử dụng tại các nước trên thế giới, tiêu chí sử dụng ở nước ta được đánh giá là chưa hoàn thiện và chưa phù hợp với thông lệ chung. Đặc biệt, việc sử dụng giá trị cường độ viên mẫu trong đánh giá, nghiệm thu là chưa thỏa đáng và cần được soát xét.

Trong thời gian tới, để đảm bảo chất lượng công trình cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sản xuất, thi công bê tông, cần xem xét lại các quy định về sai số thí nghiệm và biên soạn tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu có tính đến biến động thực tế của cường độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Баженов Ю.М., Технология бетона. 2002, Москва: Изд. АСВ. 500c.

2. Хаютин Ю.Г., Монолитный бетон: Технолония производства работ. 2-е изд.1991, Москва: Стройиздат. 576 с.

3. Ken W. Day, Concrete mix design, quality control and specification. 2006, London: Taylor & Francis. 357p.

4. Warren P.A., Assessing the validity of the cube test result, in London Concrete Society Symposium: Engineering judgement on the strength of concrete in structures1975. p. 20.

5. EN 206-1:2000 "Concrete - Part 1: Specification, performance, production and conformity", 2004, BSI. p. 69.

7. ACI 318M-08 "Building code requirements for structural concrete and commentary", 2008, American Concrete Institute. p. 473.

8. Taerwe L., A General Basis for the Selection of Compliance Criteria, in International Association for Bridge and Structural Engineering Proceeding P-102/86. 1986. p. 113-127.

9. Taerwe L. and Caspeele R., Conformity control of concrete: some basic aspects., in 4th International Probabilistic Symposium. 2006. p. 57-70.

Theo Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014

Page 48: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

47

Tại Hội thảo VCA-JSCE tháng 9/2012 do Hội Bê tông Việt Nam tổ chức, trong bài "Công nghệ bê tông mới ở Nhật Bản", tác giả Akira Obetake đã giới thiệu về mặt đường bê tông xi măng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của bê tông thấm nước (Pervious concrete). Bộ môn vật liệu xây dựng trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cũng đã có bài giới thiệu nghiên cứu về đề tài này. Website www.spemat.com.vn của Công ty TNHH Công nghệ và Vật liệu chuyên dụng SPEMAT có bài giới thiệu tổng quan về bê tông thấm nước.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về bê tông thấm nước của Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội

Nghiªn cøu øng dông bª t«ng thÊm n­íc

Trong c¸c c«ng tr×nh x©y dùng ë ViÖt nam

ThS. Lê Thái Bình, KS. Nguyễn Văn Sơn Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội

Tóm tắt: Bê tông thấm nước với những ưu điểm như làm giảm thiểu ô nhiễm nước mưa, bảo vệ nguồn nước ngầm sẽ là một hướng mới về công nghệ bê tông thân thiện với môi trường. Công nghệ bê tông mới này đang được các nước trên thế giới chú trọng phát triển đặc biệt là với những nước mà vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường mang tới những hậu quả nghiêm trọng. Đứng trước tình hình thực tế và trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới, việc nghiên cứu áp dụng bê tông thấm nước vào cơ sở hạ tầng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là một vấn đề khả thi và cần thiết. Hơn ở đâu hết, Hà Nội chúng ta rất cần những vỉa hè, những bãi đổ xe, hạ tầng của các khu đô thị lớn… có khả năng thấm nước mưa. Dựa vào các chỉ tiêu cần phải đạt được như cường độ chịu nén, khả năng chịu kéo, độ thấm, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tính toán, thí nghiệm, đưa ra các tỷ lệ cấp phối, các yêu cầu về vật liệu để có thể ứng dụng vào các công trình xây dựng ở Việt Nam. 1. Đặt vấn đề

Bê tông là một vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chế tạo ra các loại bê tông khác nhau, phù hợp với đặc tính của từng kết cấu công trình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các đô thị lớn làm cho diện tích đất bị bê tông hóa cao hơn nhiều so với diện tích đất tự nhiên. Bê tông thấm nước với những ưu điểm vượt trội như làm giảm thiểu ô nhiễm nước mưa, bảo vệ nguồn nước ngầm sẽ là một hướng mới về công nghệ bê tông thân thiện với môi trường. Công nghệ bê tông mới này đang được các nước trên thế giới chú trọng phát triển đặc biệt là với những nước mà vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường mang tới những hậu quả nghiêm trọng. Song tại Việt Nam công nghệ bê tông này vẫn còn rất mới mẻ, các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế và thi công cho việc áp dụng công nghệ bê tông này vẫn chưa có. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng bê tông thấm nước trong các công trình xây dựng ở Việt Nam là rất cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định một số tiêu chí ứng dụng bê tông thấm nước cho một số công trình xây dựng ở

Page 49: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

48

Việt Nam. Thiết kế thành phần cấp phối của bê tông thấm nước phù hợp với các tiêu chí đã đề xuất.

3. Giới thiệu chung về bê tông thấm nước

Bê tông thấm nước là một khái niệm không mới trên thế giới nhưng lại là một khái niệm rất mới tại Việt Nam. Ngày nay, khi mà xã hội phát triển, những công trình bê tông, những dải đường nhựa được xây dựng khắp mọi nơi, sẽ ngăn cản đáng kể chu trình của nước trong tự nhiên dẫn đến nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của loài người. Do đó bê tông thấm nước là vật liệu cần thiết phải được nghiên cứu để đáp ứng trong kỹ thuật xây dựng và cung cấp nước ngầm cho tự nhiên. Bê tông thông thường có cấu trúc đặc, không có lỗ rỗng được cấu tạo từ cốt liệu và xi măng. Để đạt được cường độ yêu cầu tỷ lệ cấp phối cần phải rất chính xác, quá trình thi công nghiêm ngặt mới không phát sinh lỗ rỗng và khe nứt. Trong ngành xây dựng nói chung, thủy lợi nói riêng thì đặc điểm của bê tông là không thấm nước, nếu để nước thấm qua sẽ ảnh hưởng tới cường độ cũng như tuổi thọ của bê tông. Việc chế tạo bê tông để nước thấm qua mà không ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng công trình cần phải có những nghiên cứu và thí nghiệm cụ thể.

Nguyên nhân mà bê tông có thể cho nước thấm qua là do cấu trúc lỗ rỗng hở liên tục, bê tông có độ rỗng (15-35%), đá được dùng trong bê tông có cùng cỡ hạt và chứa rất ít hoặc không dùng đến cát, những hạt đá có cùng kích thước được bao phủ và dính kết với nhau tại các vị trí tiếp xúc bằng lượng hồ xi măng đó là nguyên lý tạo nên lỗ rỗng hở bên trong cấu trúc bê tông. 4. Lợi ích của việc sử dụng bê tông thấm nước

Các khu vực bãi đỗ xe sử dụng bê tông thấm nước giảm sự cần thiết cho các hệ thống thoát nước lớn, vì chính vỉa hè hoạt động như một khu vực giữ nước. Các chủ bãi đỗ xe đã sử dụng bê tông thấm nước sẽ tốn ít tiền hơn (công lao động, xây dựng và bảo trì hệ thống thoát nước, máy bơm…). Tính thấm của bê tông thấm nước làm tăng sự an toàn cho người lái xe. Mưa thấm qua bê tông làm giảm độ chói cho người lái xe vào ban đêm. Bê tông thấm nước do bản thân có nhiều lỗ rỗng vì vậy việc hấp thụ nhiệt mặt trời cũng ít hơn bê tông thông thường làm giảm hiệu ứng tỏa nhiệt ở các khu đô thị, sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mưa, hơn nữa nước mưa được ngấm thẳng xuống đất sẽ giảm thiểu các vùng chứa nước mưa như cống rãnh, các hồ chứa, ... 5. Đề xuất ứng dụng bê tông thấm nước tại Việt Nam và các tiêu chí cần thiết

Hệ thống giao thông chật hẹp, các đô thị mọc lên nhiều hơn, mức độ bê tông hóa nhiều hơn trong khi đó khu vực công viên, cây xanh, hồ điều hòa ngày càng bị thu hẹp thì hệ thống tiêu thoát cho dù có được nâng cấp vẫn không thể tránh khỏi được ngập lụt. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cần phải tăng cường hiệu quả sử dụng của các hồ điều hòa, giảm thiểu việc bê tông hóa, tăng cường những vị trí chứa nước mưa để giảm mức độ tập trung nước mưa trong các hệ thống thoát nước, nhằm giảm tải cho các hệ thống này. Thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng nên khuyến khích người dân sử dụng nước mưa. Do đó, nghiên cứu đề xuất sử dụng bê tông thấm nước trong vỉa hè, bãi đổ xe, hạ tầng của các khu đô thị lớn là nhu cầu thực tế cần đáp ứng.

Qua phân tích một số các công trình hạ tầng ở Việt Nam cho thấy cường độ bê tông cần thiết phổ biến ở mức 15 - 20 MPa. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ thì mặt phải nhẵn mịn,

Page 50: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

49

do đó cấp phối đá được lựa chọn có Dmax ≤ 20mm. Với khả năng thấm nước và cường độ cao, bê tông thấm nước còn có thể được ứng dụng vào các kết cấu công trình khác như: vật liệu tiêu thoát nước ở mái hạ lưu đập, các lớp lót của kè lát mái, … Với các ứng dụng này, bê tông thấm nước vừa không làm thay đổi tính chất của nước thấm qua mà còn cho các kết cấu nhỏ hơn, tiết kiệm, thẩm mỹ và thi công thuân lợi hơn. Tiêu chí đặt ra là cần một loại bê tông thấm nước với cường độ trung bình đạt ở mức 15 - 20 MPa, hệ số thấm đạt được từ 10-3 m/s đến 10-4 m/s. 6. Kết quả thí nghiệm

Các chỉ tiêu chính mà bê tông thấm nước cần phải được quan tâm đó là: cường độ chịu nén, khả năng chịu kéo, tính thấm, môđun đàn hồi, tính bền vững. Trên cơ sở các chỉ tiêu của bê tông thấm nước và điều kiện thực tế tại Việt Nam, nhóm đề tài đã đề xuất và tiến hành các thí nghiệm cần thiết để xác định thành phần cấp phối hợp lý cho bê tông thấm nước như đã nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Thành phần cấp phối bê tông thấm nước

7. Kết luận

Do khả năng cho nước thấm qua và cường độ chịu nén vừa phải nên bê tông thấm nước có thể thay thế cho các loại bê tông thông thường cho các trình công cộng, bãi đậu xe. Đặc biệt trong ngành thủy lợi nó có thể thay thế bộ phận tiêu nước ở hạ lưu đập đất và thiết bị thoát nước trong thân đập bê tông trọng lực. Qua kết quả thí nghiệm trên các mẫu bê tông thấm nước, tác giả nhận thấy bê tông thấm nước cũng được cấu tạo từ các nguyên liệu như cốt liệu, xi măng, nước, … giống như các loại bê tông thông thường. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các tiêu chí trong việc ứng dụng bê tông thấm nước trong một số công trình xây dựng ở Việt Nam và đã đưa ra được thành phần cấp phối tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chí đó.

Tuy nhiên, cũng khuyến cáo rằng, bê tông thấm nước không áp dụng cho cấu kiện có cốt thép và không áp dụng cho nền đất không thấm. Do đó, để áp dụng thực tế cần thiết phải thiết kế kết cấu chi tiết cho từng hạng mục nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của bê tông thấm nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS. TS Phạm Duy Hữu, Th.S Nguyễn Long, NXB Xây dựng, Hà Nội. Giáo trình bê tông cường độ cao. [2]. Đại học Thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội 2004, Giáo trình thi công các công trình thủy lợi.

Page 51: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

50

[3]. Đại học Thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội 2006 Giáo trình vật liệu xây dựng. [4]. QPTL - D6 - 1978, Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy lợi. [5]. PGS. TS Phạm Duy Hữu, NXB Xây dựng, Hà Nội, Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt. [6]. Construction and Maintenance Assessment of Pervious Concrete Pavements.

Theo hoithaokhcn.wru.edu.vn

Nghiªn cøu tÝnh thÊm n­íc cña bª t«ng rçng

Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Hoàng Duy, Hoàng Phạm Nam Huân Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tính thấm của vật liệu được đặc trưng bằng hệ số thấm (K), nó được quyết định bởi cách sắp xếp và kích thước của các lỗ rỗng này. Ngoài ra tính thấm còn phụ thuộc vào độ rỗng, tính góc cạnh của những lỗ rỗng; và chỗ co thắt, tính quanh co, tính liên tục của hệ thống lỗ rỗng. Tính thấm tự nhiên được xác định theo công thức sau:

trong đó: K: hệ số thấm; k: hệ số thủy lực; ρ: là trọng lượng riêng của chất lỏng; g: là gia tốc trọng trường; µ: là độ nhớt động học của chất lỏng;

Đối với chất lỏng là nước thì công thức đơn giản hơn:

K = k x 107 (đơn vị SI) (2)

Hệ số thủy lực (k) của những lỗ rỗng được mô tả theo công thức của Kozeny-Carman:

trong đó : Φ: là độ rỗng của vật liệu; Fs: là hệ số xét tới sự thay đổi hình dạng lỗ rỗng; τ : là hệ số đặc trưng cho tính quanh co; S0: là hệ số đặc trưng bề mặt của lỗ rỗng.

2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1. Phương pháp xác định độ rỗng của bê tông rỗng (BTR)

Độ rỗng của BTR được xác định theo trình tự như sau. Mẫu thí nghiệm hình trụ có đường

Page 52: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

51

kinh 95mm và chiều dài 150mm được ngâm trong nước 24h để bảo hòa nước sau đó vớt ra và bảo quản trong điều kiện chuẩn. Mẫu thí nghiệm được bọc kín xung quanh bằng cao su, đáy được gắn vào tấm thép nhẵn, sau đó đem cân xác định khối lượng (M1). Tiếp theo bơm đầy nước vào bên trong mẫu thí nghiệm và đem xác định lại khối lựơng (M2). Sự chênh lệch khối lượng là do nước lấp đày bên trong lỗ rỗng, chuyển khối lượng nước này về đơn vị thể tích rồi từ đó có thể xác định độ rỗng của BTR . 2.2. Phương pháp xác định hệ số thấm BTR

Bởi vì BTR có các lỗ rỗng hở lớn nối tiếp nhau, nên các phương pháp thuận tiện trước đây để xác định hệ số thấm của bê tông không thể áp dụng trực tiếp được. Dụng cụ dùng để xác định tính thấm của BTR được mô tả ở Hình 1.

Phần thấm là ống dài 250mm với đường kính bên trong là 95 mm. Được chia ra làm 2 bộ phận, phần bên trên dài 150mm dùng để chứa mẫu thí nghiệm được đặt trên cái vòng tròn có đường kính 92mm cách đáy 100mm, bộ phận ống bên dưới được nối với ống thoát nước có đường kính 50mm có lắp van điều chỉnh, ống thoát nước thẳng đứng cao hơn đỉnh của mẫu thí nghiệm 10mm để đảm bảo cho dòng chảy được liên tục. Phần ống chứa nước có chia vạch dài 300 mm có đường kính bên trong là 95mm, được gắn với đỉnh mẫu thí nghiệm, nó dùng để quan sát sự thay đổi mực nước trong suốt quá trình thí nghiệm.

Hình 1: Thiết bị xác định hệ số thấm K

Mẫu thí nghiệm dạng hình trụ có chiều dài 150mm, đường kính 95mm, mẫu được ngâm

trong nước 24h để bảo hòa nước. Nước được đổ lấp đầy vào trong dụng cụ thí nghiệm, khóa van thoát nước, điều chỉnh nước tới vạch 290mm. Tiến hành thí nghiệm: mở van để cho nước thoát qua, từ vạch 290mm (h1) cho đến vạch 70mm thì khóa van (h2) , tính thời gian trong quá trình thí nghiệm. Lập lại thí nghiệm này 3 lần và lấy giá trị trung bình. Sau đó thì hệ số thấm K được xác định theo công thức của Darcy:

trong đó: A1, A2: tiết diện ngang của mẫu và ống thoát nước; l: chiều dài mẫu thí nghiệm; t: thời gian thí nghiệm.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tốc độ thoát nước hay còn gọi là thể tích thấm có mối quan hệ mật thiết tới độ rỗng. Với

Page 53: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

52

độ rỗng khoảng 20-29% thì hệ số thấm khoảng 0,01m/s và lưu lượng thấm 36 l/s/m2 5.1. Mối quan hệ giữa độ rỗng và tính thấm

Một số nghiên cứu đã dự đoán về tính thấm tự nhiên của hệ thống các lỗ rỗng tuân theo định luật thấm của Darcy hoặc tương tự như định luật của Archie để tìm mối quan hệ giữa tính thấm và độ rỗng của BTR:

trong đó: k: hệ số thấm tự nhiên. a1, b1: hằng số Φ : độ rỗng

Hình23: Mối quan hệ giữa độ rỗng - tính thấm

Tuy nhiên, khi tiến hành quan sát các kết quả đo về độ thấm thì tính thấm của BTR không chỉ là hàm số phụ thuộc độ rỗng mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Những kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ rỗng và tính thấm được thể hiện trong Hình 2. Nhìn chung thì tính thấm của BTR tăng khi độ rỗng gia tăng, nhưng không chỉ ra đuợc mối quan hệ cuối cùng giữa các thông số này. Vấn đề này có thể được giải thích: độ rỗng là một giá trị đặc trưng cho tính thể tích của vật liệu, trong khi đó tính thấm được đăc trưng bởi dòng chảy và nó không chỉ phụ thuộc vào chỉ số thể tích mà còn phụ thuộc vào sự phân bố của thể tích rỗng và tính liên tục giữa các lỗ rỗng. 5.2. Ảnh hưởng của cỡ hạt tới kích thước lỗ rỗng

Nghiên cứu này dựa trên kết quả thí nghiệm của 3 kích thước hạt cốt liệu sau : #8 (lọt qua sàng 4,75mm và sót trên sàng 2,36 mm); #4 (lọt qua sàng 9.5 mm và sót trên sàng 4.75mm); #3/8 (lọt qua sàng 12.5 mm và sót trên sàng 9.5 mm) dùng để chế tạo BTR. Kích thước của lỗ rỗng chịu ảnh hưởng bởi kích thước hạt cốt liệu sử dụng. Đặc thù kích thước của lỗ rỗng được biểu diễn ở Hình 3 khi dùng 1 kích thước hạt cốt liệu

Page 54: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

53

Hình 3 - Sự thay đổi đặc thù kích thước lỗ rỗng khi thay đổi kích thước cốt liệu

Bê tông dùng cỡ hạt #3/8 thì có đặc thù kích thước lỗ rỗng lớn nhất (4,76mm) còn đối với

cỡ hạt #8 thì đặc thù kích thước lỗ rỗng là bé nhất so với các cỡ hạt tiến hành thí nghiệm. Sự tăng

về kích thước hạt cốt liệu dẫn đến sự gia tăng đặc thù kích thước lỗ rỗng. Mối quan hệ giữa cỡ

hạt cốt liệu và đặc thù kích thước lỗ rỗng của BTR có thể mô tả bằng một hàm bậc nhất như sau:

Dp =1.44 + 0.36Dagg (6)

trong đó: Dp: Đặc thù kích thước lỗ rỗng. (mm) Dagg: Kích thước hạt cốt liệu (mm);

Hình 4: Mối quan hệ giữa kích thước hạt và độ rỗng

5.3. Mối liên hệ giữa kích thước hạt và độ rỗng

Dựa vào kết quả thí nghiệm đối với 3 kích thước cốt liệu thể hiện trong Hình 5. Bê tông sử dụng kích thước hạt cốt liệu #8 cho độ rỗng lớn nhất (20,7%) và nhỏ nhất (19,3%) đối với cỡ hạt cốt liệu #3/8. Điều đó cho thấy độ rỗng giảm khi kích thước hạt cốt liệu tăng. Nguyên do có thể giải thích: với cùng thể tích thì khi kích thước hạt cốt liệu giảm xuống thì số lượng hạt cốt liệu tăng lên đồng nghĩa với việc tăng số lượng lỗ rỗng trong bê tông dẫn đến tổng thể tích không gian rỗng tăng lên.

Page 55: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

54

5. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu được cho thấy BTR có khả năng thoát nước tốt. Khi sử dụng kích thước hạt càng nhỏ thì làm cho kích thước lỗ rỗng giảm xuống, độ rỗng

tăng lên đồng thời làm tăng khả năng thoát nước. Tuy nhiên, khả năng thoát nước của BTR không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào độ rỗng mà

còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính liên tục, tính quanh co, bề mặt lỗ rỗng, kích thước lỗ rỗng.

Do đặc tính thoát nước tốt cho nên BTR có thể ứng dụng cho các công trình đô thị công

cộng, lề đường, công viên, bãi đỗ xe, taluy, mái dốc ven sông, …. BTR là loại vật liệu bê tông mới phục vụ cho quá trình đô thị hóa nhưng đồng thời là loại

vật liệu thân thiện môi trường sống. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính cơ học, âm học, cấu tạo, … để sớm hoàn thiện và đưa BTR áp dụng vào thực tiễn góp phần phát triển đô thị bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Nguyễn Văn Chánh” Nghiên cứu công nghệ sản xuất bê tông nhẹ sử dụng trong các công trình xây dựng”.

2. TS.Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Tấn Hoài”Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo bê tông rỗng”, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư -2004

3. Nguyễn Tấn Quý, Nguyễn Thiện Ruệ” Giáo trình công nghệ bê tông xi măng”, nhà xuất bản Giáo dục – 2000.

4. de Lima, O.A.L., and Sri Niwas., “Estimation of hydraulic parameters of shaly sandstone aquifers from geoelectrical measurements”, Journal of Hydrology, Vol. 235, 2000, pp.12-26.

5. Glover, P.W.J., Hole, M.J., and Pous, J., “A modified Archie’s law for two conducting phases”, Earth and Planetary Science Letters, Vol. 180, 2000, pp.369-383.

6. Onstenk, E., Aguado, A., Eickschen, E., and Josa A., “Laboratory study of porous concrete for its use as top layer of concrete pavements”, Proceedings of the Fifth International nference on Concrete Pavement and Rehabilitation, rdue University, Indiana, 1993, Vol.2, pp. 125-139.

7. Yang, J., and Jiang, G., “Experimental study on properties of pervious concrete pavement materials”, Cement and Concrete Research, Vol. 33, 2003, pp. 381-386.

Theo www.nsl.hcmus.edu.vn

Page 56: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

55

c«ng nghÖ s¶n xuÊt èng cèng

b»ng ph­¬ng ph¸p rung - va

Công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân sản xuất ống cống theo công nghệ rung - va, nguyên

lý cơ bản của công nghệ này là dưới tác động của thiết bị rung, bê tông với độ sụt thấp sẽ chuyển

động xuống dưới và dính kết lại với nhau theo khuôn đặt sẵn và tạo ra sản phẩm cống tròn (theo

hình vẽ chú thích dưới đây).

Hỗn hợp bê tông có độ sụt thấp (gần bằng 0) đồng nghĩa với tỷ lệ nước/xi măng

thấp cộng với công rung va là những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng sản phẩm ống cống. 1. Yêu cầu của công nghệ như sau: ● Thiết bị chính bao gồm: + Bàn rung: Chứa hệ thống rung và gắn với giá đỡ khuôn cốp pha; + Động cơ: Công suất 11 Kw; + Lõi cốp pha trong: Kích thước thay đổi theo kích thước loại cống; + Phễu cấp bê tông: Chứa được (0,5 ÷ 0,8) m3 hỗn hợp bê tông; + Cốp pha ngoài; + Palét (đĩa); + Cổng trục công suất (8 ÷ 10) tấn; + Trạm trộn bê tông tự động công suất (45 ÷ 60 m3/h; + Máy cắt và hàn lồng thép. 2. Yêu cầu về chất lượng của vật tư đầu vào: ● Hỗn hợp bê tông: Độ sụt gần bằng 0 và theo tiêu chuẩn thiết kế bê tông của Dự án hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Trong đó các thành phần vật tư đầu vào: Cát, đá, xi măng, phụ gia, nước được chấp thuận sử dụng theo tiêu chuẩn của dự án. ● Thép: Nguồn thép: Theo yêu cầu thiết kế của dự án hoặc tương đương đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động rung -va

Page 57: héi th¶o gãp ý nghiÖm thu c¬ së so¸t xÐt tcvn 7888:2008 ... · cấp sản phẩm và thi công sản phẩm cọc nền móng, đặc biệt là công nghệ thi công tiên

Khoa häc c«ng nghÖ

Th«ng tin Khoa häc C«ng nghÖ bª t«ng 2-06/2014

56

Tóm tắt quy trình sản xuất:

Nội dung công việc Thời gian

+ Vệ sinh pa lét (đĩa) + Đặt lồng thép vào pa lét + Cẩu cốp pha (vỏ khuôn) vào lồng thép + Cẩu cốp pha + lồng thép vào bàn rung + Cẩu phểu bê tông và và bắt đầu xả

12 – 15 phút

+ Bắt đầu rung vơi tần số rung 280 lần/phút + kết hợp xả bê tông cho đến đủ

+ Đậy palét trên cùng

8 – 10 phút

Hoàn thành đúc 1 sản phẩm cống tròn 20 – 25 phút

Một số hình ảnh sản xuất tại nhà máy

Theo evernew.com.vn (Cty CP sở hữu Thiên Tân)