19
1 HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH NGÀNH Y TẾ CỦA EU GIAI ĐOẠN 2 Hà Nội, 18/09/2015

HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

1

HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT

CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH NGÀNH Y TẾ

CỦA EU – GIAI ĐOẠN 2

Hà Nội, 18/09/2015

Page 2: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

2

MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................................................ 3

1. Tổng quan ........................................................................................................................................ 4

2. Mục tiêu hội thảo ............................................................................................................................. 4

3. Thành phần và địa điểm tổ chức hội thảo ........................................................................................ 5

4. Diễn biến và nội dung hội thảo ........................................................................................................ 5

5. Kết luận hội thảo ............................................................................................................................ 13

6. Đánh giá hội thảo ........................................................................................................................... 14

Phụ đính 1: Danh sách đại biểu.............................................................................................................15

Phụ đính 2: Chƣơng trình hội thảo ........................................................................................................19

Phụ lục (copy trong CD):

- Diễn văn khai mạc của 2 chủ tọa (tiếng Anh và tiếng Việt)

- Các bài trình bày trong hội thảo (tiếng Anh và tiếng Việt)

- Thông cáo báo chí và sản phẩm truyền thông

- Hình ảnh hội thảo

- Video clip về hội thảo

Page 3: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

3

TỪ VIẾT TẮT

BHXHVN Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BTC Bộ Tài chính

BYT Bộ Y tế

CNTT Công nghệ thông tin

EU Liên minh châu Âu

EUHF Qũy hỗ trợ kỹ thuật của EU cho y tế

EUR Euro

GDĐT Giáo dục đào tạo

GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức

HPET Dự án Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực y tế

HSPSP Chƣơng trình Hỗ trợ Chính sách ngành Y tế giai đoạn 1

HSPSP 2 Chƣơng trình Hỗ trợ Chính sách ngành Y tế giai đoạn 2

HTTTQLYT Hệ thống thông tin quản lý y tế

HTTTYT Hệ thống thông tin y tế

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KHĐT Kế hoạch đầu tƣ

KHTC Kế hoạch tài chính

LĐTBXH Lao động thƣơng binh xã hội

LuxDev Cơ quan hợp tác phát triển Luxembourg

MGD Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MSI Marie Stopes International

SRC Hợp đồng hỗ trợ cải cách ngành Y tế

SYT Sở Y tế

TCTK Tổng cục Thống kê

UBND Uỷ ban nhân dân

USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WB Ngân hàng thế giới

Page 4: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

4

1. Tổng quan

Với lễ ký kết Hiệp định Tài chính diễn ra ngày 04/12/2014, Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ

Việt Nam đã bắt đầu triển khai Chƣơng trình Hỗ trợ Chính sách ngành Y tế giai đoạn 2 (HSPSP 2):

Hƣớng tới công bằng và chất lƣợng trong dịch vụ CSSK ở Việt Nam” (Hợp đồng số DCI-

ASIE/2013/024-370).

Mục tiêu chung của Chƣơng trình là duy trì xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế toàn diện ở

Việt Nam thông qua những hỗ trợ để phát triển hệ thống CSSK của Việt Nam phù hợp với chiến lƣợc

ngành y tế của đất nƣớc. Mục tiêu đảm bảo công bằng sẽ đƣợc chú trọng thông qua việc tập trung vào

10 tỉnh trong số những tỉnh nghèo nhất của cả nƣớc: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Kon Tum, Gia

Lai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,Yên Bái và Đắc Nông.

Chƣơng trình HSPSP 2 gồm một gói hỗ trợ ngân sách theo hình thức Hợp đồng Hỗ trợ Cải cách

ngành Y tế (SRC), ngoài ra còn hỗ trợ thêm: a) dịch vụ tƣ vấn của Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật EU cho

ngành Y tế (EUHF), và b) thỏa thuận hợp tác với dự án “Giáo dục đào tạo nhân lực y tế” (HPET) của

Ngân hàng Thế giới (WB). Hiện nay quá trình thỏa thuận về sự đóng góp của EU cho dự án của WB

đang ở những bƣớc cuối cùng.

Báo cáo giải ngân đầu tiên trong khuôn khổ hợp đồng SRC (báo cáo 2015) đã đƣợc Chính phủ Việt

Nam nộp cho EU để đề nghị giải ngân gói đầu tiên. EUHF đã hỗ trợ EU và Bộ Y tế (BYT) để thu

thập bằng chứng về mức độ đạt đƣợc các chỉ số cam kết. Dựa trên kết quả của hoạt động này và để

chuẩn bị cho các hoạt động cũng nhƣ những bằng chứng cho gói giải ngân thứ hai trong năm 2016,

EU, BYT và Bộ Tài chính (BTC) đã tiếp tục đối thoại về việc làm thế nào để triển khai thành công

chƣơng trình HSPSP2 và hợp đồng SRC 2, và dự kiến tổ chức một hội thảo triển khai với sự tham dự

của tất cả các bên liên quan để thông báo về các hoạt động đã và sắp thực hiện nhằm triển khai thành

công Chƣơng trình.

Hội thảo này nhằm mục đích trình bày với các đại biểu về các khái niệm, hợp phần và cơ sở pháp lý

của chƣơng trình HSPSP 2 để hỗ trợ ngành y tế Việt Nam.

2. Mục tiêu hội thảo

Mục tiêu cụ thể của hội thảo là trao đổi về kế hoạch và các hoạt động triển khai Chƣơng trình, cũng

nhƣ trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên liên quan, nhằm:

Làm rõ logic và phƣơng thức hoạt động của các hợp phần khác nhau của chƣơng trình HSPSP 2 liên

quan đến gói hỗ trợ ngân sách chính và các hỗ trợ bổ sung

Giúp các bên liên quan làm quen với các nội dung của hợp đồng SRC 2, các tiêu chí giải ngân và

phƣơng thức hoạt động

Giới thiệu về EUHF và vai trò của đơn vị này trong hỗ trợ triển khai SRC 2

Gợi ý cho lãnh đạo các tỉnh về các hoạt động và chƣơng trình ƣu tiên là trọng tâm phân bổ ngân sách

của hợp đồng SRC 2

Trao đổi các bài học kinh nghiệm từ việc triển khai chƣơng trình HSPSP 1 và từ quá trình chuẩn bị

báo cáo giải ngân thứ nhất của chƣơng trình HSPSP 2 (báo cáo 2015)

Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các đối tác khác nhau trong thực hiện hợp đồng SRC 2 (tại các

cấp khác nhau) dựa trên những bài học kinh nghiệm đã xác định

Page 5: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

5

3. Thành phần và địa điểm tổ chức hội thảo

Hội thảo diễn ra trong 1 ngày tại Hà Nội, với sự tham dự của 83 đại biểu từ các cơ quan nhà nƣớc và

các tổ chức/dự án quốc tế: BYT, BTC, Bộ Kế hoạch đầu tƣ (KHĐT), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

(BHXHVN), Uỷ ban nhân dân (UBND) và Sở Y tế (SYT) của 10 tỉnh mục tiêu của chƣơng trình

HSPSP 2, WB, JICA, USAID, MSI, Lux Development, Chƣơng trình Y tế của GIZ, Dự án HFG,

EUHF….. (xem danh sách đại biểu ở Phụ đính 1).

4. Diễn biến và nội dung hội thảo

4.1. Hội thảo bắt đầu với 2 bài phát biểu khai mạc của Đồng Chủ tọa: PGS. TS Phạm Lê Tuấn,

Thứ trƣởng BYT và Ngài Alejandro Montalban, Trƣởng bộ phận Hợp tác và Phát triển, EU.

- PGS. TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trƣởng BYT:

Trong bài diễn văn khai mạc của mình, Thứ trƣởng

nhấn mạnh t

đƣợc các thành quả đó, ngoài sự quan tâm, đầu tƣ

của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các

nguồn lực trong nƣớc cho y tế còn có sự đóng góp,

hỗ trợ đáng kể cả về kỹ thuật và tài chính của các

đối tác phát triển, trong đó có Liên minh Châu Âu

(EU). Trong suốt 25 năm qua, EU đã viện trợ cho

Việt Nam nhiều chƣơng trình, dự án để tăng cƣờng năng lực cung

tác dụng tích cực. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam bắt đầu bƣớc vào nhóm nƣớc có mức thu

nhập trung bình, để tiếp tục nâng cao hiệu quả viện trợ, tăng cƣờng tính tự chủ của nƣớc nhận viện

trợ, EU cũng nhƣ một số đối tác phát triển đã bắt đầu thực hiện phƣơng thức viện trợ theo chƣơng

trình quan ngân sách. Trong giai đoạn 2010 - 2014 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận triển khai Chƣơng

trình Hỗ trợ chính sách ngành y tế, giai đoạn 1 với tổng ngân sách 39,5 triệu EUR. Với mục tiêu tiếp

tục hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hƣớng công bằng, hiệu quả, phát triển

hƣớng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trên cơ sở kết quả bƣớc đầu của Chƣơng trình hỗ trợ

chính sách ngành y tế giai đoạn 1, EU đã quyết định hỗ trợ giai đoạn 2 với tổng kinh phí 114 triệu EUR.

Đây là khoản viện trợ không hoàn lại rất quý báu, sẽ góp phần hỗ trợ ngành y tế thực hiện các mục tiêu

chính sách của ngành.

Khoản viện trợ này sẽ đƣợc thực hiện theo hình thức hỗ trợ ngân sách, tức là việc giải ngân khoản

kinh phí sẽ đƣợc thực hiện thông qua kết quả đạt đƣợc các chỉ số đã cam kết trong Hiệp định tài

chính và tiền sẽ đƣợc chuyển trực tiếp vào Kho bạc Nhà nƣớc; nên nếu các chỉ số đã cam kết không

đạt đƣợc, số kinh phí EU cắt giảm không giải ngân sẽ rất nhiều. Do đó, để triển khai Chƣơng trình

giai đoạn 2 đạt hiệu quả cao, Thứ trƣởng đề nghị các Vụ/Cục/Tổng cục của Bộ Y tế, UBND và SYT

các tỉnh (đặc biệt 10 tỉnh mục tiêu) nỗ lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, quan tâm đầu tƣ bố

trí ngân sách địa phƣơng thỏa đáng, sử dụng nguồn viện trợ đúng mục đích và có hiệu quả gắn với

thực hiện các chỉ số mục tiêu. Cuối cùng, Thứ trƣởng cảm ơn sự hỗ trợ rất có hiệu quả của các đối tác

phát triển, đặc biệt là Liên minh Châu Âu cho ngành y tế trong thời qua; hi vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp

tục nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát triển trong thời gian tới. Thứ trƣởng cũng cảm ơn

sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ƣơng: BTC, Bộ KHĐT, Tổng cục Thống kê (TCTK), Bảo hiểm xã

hội Việt Nam (BHXHVN), .. và UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm, chỉ đạo công tác y tế tại các địa

phƣơng để cùng Bộ Y tế triển khai tốt các mục tiêu của ngành.

Page 6: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

6

- Ngài Alejandro Montalban – Trƣởng bộ phận

Hợp tác và Phát triển, EU:

Trƣớc tiên, Ngài gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Y tế,

đƣợc đại diện vì những cam kết đối với việc cải cách

ngành y tế và sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực y tế.

Ngài nhấn mạnh rằng Liên minh Châu Âu rất vinh dự

là đối tác chiến lƣợc và lâu dài của Bộ Y tế từ năm

1996. Và năm sau, chúng ta sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 20

năm mối quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trong lĩnh

vực y tế và năm nay chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm 25

năm mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU.

Về chƣơng trình HSPSP 2, khoản viện trợ không hoàn lại 114 triệu EUR từ EU là khoản viện trợ lớn

nhất từ trƣớc đến nay của EU cho chƣơng trình y tế tại Việt Nam và ở Châu Á. Ngài mong muốn các

đối tác Việt Nam chú ý tới hợp đồng SRC (trƣớc đây gọi là Hỗ trợ Ngân sách ngành Y tế) bởi vì:

Theo nhƣ tên gọi của Chƣơng trình, có thể nhận thấy rằng EU đặt tầm quan trọng vào việc

“cải cách ngành”.

Hình thức tài trợ này đƣợc gọi là “Hợp đồng” bởi vì nó thể hiện một thỏa thuận giữa hai bên

và cam kết đạt đƣợc các mục tiêu và kết quả cải cách ngành.

Khoản viện trợ của EU sẽ đƣợc chuyển vào Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam để giúp thực hiện

cải cách ngành y tế.

Ngài cũng nhấn mạnh rằng với hình thức tài trợ này, đối thoại chính sách ngành đóng vai trò quan

trọng. Để giúp BYT đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, EUHF sẽ hỗ trợ trong việc xây dựng năng lực bao

gồm: (i) Hỗ trợ trong việc triển khai hiệu quả Hợp đồng cải cách ngành; (ii) Hỗ trợ triển khai cải cách

những lĩnh vực chủ chốt, nhƣ là tài chính y tế, thông tin y tế, khám chữa bệnh và y tế dự phòng; và

(iii) Tăng cƣờng hình ảnh của EU trong lĩnh vực y tế

Cuối cùng, Ngài thông báoị rằng EU sẽ rút viện trợ vào năm 2018. Do vậy có lẽ năm sau các bên liên

quan cần thảo luận chiến lƣợc tiếp theo của EU tại Việt Nam.

4.2. Bài trình bày “Tổng quan về Hiệp định Tài chính CHƣơng trình Hỗ trợ Chính sách ngành

Y tế giai đoạn 2 (HSPSP 2) - hƣớng tới công bằng và chất lƣợng của dịch vụ y tế tại Việt Nam”,

bà Nguyễn Lan Hƣơng, Phó Cục trƣởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại, BTC.

4.3. Bài trình bày “Báo cáo một số nội dung Chƣơng trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế do Liên

minh Châu âu (EU) tài trợ”, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ Kế hoạch Tài chính

(KHTC), BYT.

4.4. 2 bài trình bày về “Vai trò của EUHF trong Chƣơng trình Hỗ trợ Ngân sách ngành Y tế

giai đoạn 2 (HSPSP 2)” và “Tóm tắt nhiệm vụ về hệ thống thông tin quản lý y tế

(HTTTQLYT)“, BS. Jose Cardona, Cố vấn trƣởng, EUHF.

4.5. Ý kiến của PGS. TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trƣởng BYT:

Chƣơng trình hỗ trợ ngân sách đã qua giai đoạn 1 nhƣng vẫn còn rất mới. Cần phải chủ động và nâng

cao năng lực thực hiện. Trong 100 triệu EUR tài trợ thuộc chƣơng trình HSPSP 2, chỉ có 46 triệu

EUR là khoản cố định, còn lại là khoản thƣởng. Nếu chúng ta không đạt đƣợc các cam kết thì sẽ

không đƣợc gói thƣởng. Trong Chƣơng trình này, vai trò của UBND và các Sở rất quan trọng. Các

tỉnh có băn khoăn hay câu hỏi gì không? Có điều gì cần làm rõ không? Nguồn lực chúng ta còn thiếu

nhiều nên phần hỗ trợ này là quan trọng để đạt đƣợc những mục tiêu, chính sách của Việt Nam. 10

Page 7: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

7

tỉnh đều đang khó khăn, cần thêm nguồn lực, vậy có cần hỗ trợ gì trong quá trình triển khai hay

không? Thuận lợi là có đơn vị EUHF để hỗ trợ kỹ thuật cho chúng ta. Hội nghị khởi động này là để

thống nhất tất cả nội dung về triển khai Chƣơng trình. BYT và EUHF sẽ hỗ trợ chuyên gia, BYT sẽ

hƣớng dẫn chuyên môn cho các tỉnh, nhƣng cần tập trung vào các chỉ tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã

cam kết với EU. Các điều khoản hợp đồng đã đƣợc thống nhất giữa 2 bên, nếu 1 bên không hoàn

thành thì bên kia sẽ không cấp tiền. Hình thức hỗ trợ này rất khác với kiểu cấp ngân sách nhà nƣớc

(cấp tiền và làm tới đâu đánh giá tới đó, không dựa trên kết quả hoạt động làm cơ sở cấp tiền). Ngoài

ngành y tế, cần phải huy động sự tham gia của các ngành khác (Bộ Giáo dục Đào tạo - GDĐT, Bộ

Lao động Thƣơng binh Xã hội - LĐTBXH, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Mặt trận tổ quốc,

đoàn Thanh niên, hội Nông dân….). Xin khen ngợi 4 tỉnh có đại diện UBND tham gia hội thảo này.

Tỉnh nào không có UBND tỉnh tham gia thì đề nghị SYT về báo cáo đầy đủ, vì cần huy động sự tham

gia của các ngành khác.

4.6. Câu hỏi của ông Raja Chowdhry, Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Dự án hỗ trợ chính sách khám

chữa bệnh cho ngƣời nghèo tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn:

Các tỉnh có biết đƣợc phân bổ bao nhiêu từ Chƣơng trình này hay không? Và kết quả cuối cùng mà

BYT mong đợi ở các tỉnh là gì?

4.7. Trả lời của bà Nguyễn Lan Hƣơng, Phó Cục trƣởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối

ngoại, BTC:

Chƣơng trình này là hình thức hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu chính sách của ngành y tế.

Tiền sẽ không chuyển thẳng cho các cơ quan thực hiện Chƣơng trình mà sẽ chuyển cho Kho bạc Nhà

nƣớc. Dựa trên quy định của Thủ tƣớng Chính phủ, sẽ dùng cho các mục tiêu của ngành y tế. Trong

phiên chiều nay sẽ có bài trình bày về định hƣớng sử dụng nguồn này. Ngoài 5.2 & 8.3 triệu EUR

dành cho EUHF và dự án HPET, số tiền còn lại sẽ đƣợc nhập vào ngân sách. BYT sẽ chủ trì và trình

đề xuất cho Thủ tƣớng Chính phủ về cách sử dụng nguồn tiền này. Tất nhiên 10 tỉnh và các tỉnh có

thể nêu các đề xuất định hƣớng. Quy trình chi tiêu sẽ theo quy trình chi tiêu ngân sách nhà nƣớc,

hoàn toàn chi theo kiểu nhà nƣớc. Về mức phân bổ bao nhiêu, sẽ dựa trên đề xuất của các tỉnh và

hƣớng dẫn của BYT. Hiện nay chúng tôi chƣa có hƣớng dẫn cụ thể chi mỗi tỉnh bao nhiêu. Ngoài ra,

kế hoạch sử dụng thế nào phụ thuộc vào việc đạt đƣợc mục tiêu của Chƣơng trình hay không. Các địa

phƣơng muốn đề xuất sử dụng tiền thì phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu đã cam kết, thì mới đƣợc

tài trợ đủ 100 triệu EUR.

4.8. Ý kiến của PGS. TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trƣởng BYT:

Công vệc này là công việc các tỉnh vẫn đang làm, nhƣng phải chú ý hơn đến các chỉ tiêu đã cam kết.

Có kết quả của những dự án đã làm rồi (ví dụ: dự án HEMA), cần phát huy và sử dụng kinh nghiệm

đó để đạt đƣợc mục tiêu, không nên bỏ phí những kết quả đã đạt đƣợc và lại thí điểm cái mới.

4.9. Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Hiển, Phó phòng Kế hoạch Tài chính, SYT Lai Châu:

LC rất vinh dự tham gia dự án HEMA, đã đƣợc triển khai nhiều nội dung. Chúng tôi đã biết phƣơng

pháp xây dựng kế hoạch, và hiện vẫn đang duy trì các kết quả của HEMA. Chúng tôi đã nghiên cứu

tài liệu Chƣơng trình HSPSP 2 và thấy rõ trách nhiệm của mình cần tham mƣu tỉnh để thực hiện đƣợc

toàn bộ các chỉ số của Chƣơng trình đã đặt ra. Chúng tôi sẽ thực hiện ngay việc thành lập 1 Ban Chỉ

đạo tại tỉnh và ban Điều phối của ngành y tế để tiến hành thực hiện chƣơng trình này. Chúng tôi sẽ

nghiêm chỉnh chấp hành yêu cầu báo cáo của EU để đảm bảo mục tiêu giải ngân; sẽ giao trách nhiệm

cụ thể cho các đơn vị thực hiện các mục tiêu Chƣơng trình. Rất mừng có nguồn hỗ trợ ngoài ngân

sách của tỉnh. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng đề án để duy trì kết quả các các dự án liên quan đến

Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG).

4.10. Ý kiến của bà Phan Thu Hằng, chuyên viên, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KHĐT:

Page 8: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

8

Tôi muốn lắng nghe ý kiến các tỉnh. Lần đầu tiên EU thực hiện hình thức hỗ trợ ngân sách, lĩnh vực y

tế là lĩnh vực tiên phong. Với các khoản viện trợ trƣớc đây thƣờng có Ban Quản lý dự án, và xây

dựng kế hoạch hàng năm. Với Chƣơng trình này, chúng ta phải đảm bảo các chỉ số đầu ra. Tức là làm

trƣớc, nhận tiền sau. Tôi đã tham gia dự thảo Hiệp định Tài chính. Cái khó khăn nhất không phải đƣa

ra chỉ số nào, mà làm thế nào các tỉnh đƣa ra các báo cáo đúng hạn với chất lƣợng cao, để có thể nhận

đƣợc cả gói cơ bản và gói thƣởng. Tôi muốn nghe ý kiến các tỉnh, đặc biệt: Chỉ tiêu và tiến độ báo

cáo hàng năm nhƣ thế có vấn đề gì không? Việc thu thập số liệu đôi khi cũng không đơn giản. Vậy

các tỉnh chuẩn bị báo cáo nộp BYT nhƣ thế nào? Qúa trình phối hợp có vấn đề gì hay không?

4.11. Ý kiến của bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Ban Kế hoạch Tài chính, BHXHVN:

Theo số liệu cập nhật nhật của chúng tôi, tỉ lệ ngƣời cận nghèo hiện đang tham gia bảo hiểm y tế

(BHYT) đạt hơn 3 triệu. Mục tiêu đề ra của Chƣơng trình cho năm nay là 4 triệu, không biết có đạt

đƣợc không? Và chúng ta đang xóa đói giảm nghèo, vậy tại sao lại muốn tăng tỉ lệ cận nghèo đƣợc

bao phủ?

4.12. Trả lời của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ KHTC, BYT:

Khi xây dựng các chỉ số để đƣa vào Hiệp định tài chính, chúng tôi đã bàn với BHXHVN. Theo nhƣ

chuẩn cận nghèo của chính phủ, chúng ta có khoảng 1.4-1.5 triệu hộ cận nghèo, tức là 5.5-6 triệu

ngƣời cận nghèo. Vừa qua BYT đã hỗ trợ ngƣời cận nghèo để trả 30% còn lại của phí thẻ BHYT

(chƣơng trình HSPSP 1). Đề nghị ngân sách tỉnh tiếp tục giúp đỡ. Đề nghị BHXHVN cung cấp số

liệu chính xác để BYT tham mƣu Chính phủ xem làm sao đạt đƣợc chỉ số này.

4.13. Ý kiến của PGS. TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trƣởng BYT:

Khi tôi đi giám sát, mặc dù nhiều tỉnh có kinh phí nhƣng số ng dân đƣợc bao phủ BHYT vẫn không

cao. Có tỉnh chỉ đạo quyết liệt thì làm tốt. Gần đây khi làm việc với các tỉnh tỉ lệ thấp (12 tỉnh ở đồng

bằng sông Cửu Long, với tỉ lệ <70%), BHXHVN và quốc hội, tôi thấy rằng phải hỗ trợ 30% còn lại

cho ngƣời cận nghèo. Có nơi dự án đã hỗ trợ 20%, tỉnh hỗ trợ 5%, nhƣng còn 5% ngƣời cận nghèo

thấy vẫn khó khăn để chi trả. Tỉnh phải chủ động huy động thêm nguồn lực để trả phần còn lại. Lƣu ý

tỉnh chú ý đến vấn đề này, nếu chỉ có SYT và BHXH tỉnh làm thì không xuể. Đây là vấn đề mà BYT

rất lƣu tâm, vì đây là cam kết của BYT với EU, nên nếu không làm thì sẽ không đƣợc gói thƣởng

(>50% tổng gói viện trợ).

4.14. Ý kiến của ông Mr. Kpăh Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai:

Giai đoạn 1 Gia Lai cũng có nhận đƣợc hỗ trợ. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Gia Lai rất

cần nguồn lực tài chính, đặc biệt cho y tế. Chúng tôi có 44% dân tộc thiểu số, 14.73% hộ nghèo (số

liệu 2014) trong đó 81% là ngƣời dân tộc, 7.9% hộ cận nghèo. Tỉnh rất quan tâm đến lĩnh vực y tế, vì

đây là chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc. Tỉnh đã cố gắng đóng thêm 30% phí BHYT cho ngƣời cận

nghèo theo yêu cầu của SYT và BHXH tỉnh, dùng tiền của chƣơng trình HSPSP1. Chúng tôi cam kết

sẽ triển khai để đạt đƣợc tất cả mục tiêu.

4.15. Ý kiến của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ KHTC, BYT:

Riêng về ngƣời cận nghèo, cả 10 tỉnh đều đƣợc hỗ trợ kinh phí để mua thẻ BHYT cho họ. Theo số

liệu, Gia Lai có 72,800 ngƣời cận nghèo và đƣợc phân bổ 13,297 tỉ để mua thẻ. Đề nghị Gia Lai khẩn

trƣơng mua thẻ cho tất cả những ngƣời chƣa có thẻ. Đề nghị phát thẻ trong năm 2015 để kịp tiến độ

của Chƣơng trình.

4.16. Bài trình bày “Đánh giá tình hình thực hiện Chƣơng trình hỗ trợ chính sách ngành y tế

giai đoạn 1 (HSPSP 1)”, ông Nguyễn Trí Dũng, Trƣởng phòng Viện trợ, Vụ KHTC, BYT.

Page 9: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

9

4.17. Bài trình bày “Kết quả đánh giá độc lập Chƣơng trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai

đoạn 1 (HSPSP 1)”, BS. Nguyễn Đình Cƣờng, chuyên gia đánh giá độc lập của EU.

4.18. Bài trình bày “Một số hoạt động cần triển khai để đạt đƣợc mục tiêu các chỉ số của

Chƣơng trình HSPSP 2: 2015-2017”, ông Nguyễn Trí Dũng, Trƣởng phòng Viện trợ, Vụ

KHTC, BYT.

4.19. Bài trình bày “Một số định hƣớng sử dụng kinh phí Chƣơng trình HSPSPS 2 do Liên

minh Châu âu (EU) tài trợ”, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ KHTC, BYT.

Sau phần trình bày, ông Liên cung cấp thêm một số thông tin nhƣ sau:

Trong giai đoạn 1 đã giải ngân đƣợc 93% (36/39 triệu EUR). Hiện nay BYT đã làm việc với BTC để

sử dụng chung nguồn viện trợ này cho cả nƣớc, nhằm giải quyết các vấn đề cần thiết và cấp bách nhất

cho ngành y tế mà chính phủ chƣa giải quyết đƣợc. GĐ 1 chỉ có 3 chỉ số: (i) Giảm số trẻ dƣới 5 tuổi

suy dinh dƣỡng (đây là chỉ số quan trọng, vì nó là 1 trong các chỉ số cơ bản của ngành y tế đƣợc

Quốc hội giao); (ii) giảm tỉ suất tử vong trẻ dƣới 1 tuổi (IMR); (iii) Tăng tỉ lệ ca đẻ đƣợc cán bộ y tế

đỡ. Ngân sách của HSPSP 1 đã đƣợc chi để triển khai cho 3 chỉ số này và cho thực hiện MDG. Về y

tế cơ sở: BYT đã thống nhất với các địa phƣơng và làm việc với BTC về xây dựng trạm y tế, đã xây

đƣợc 89 trạm ở những xã khó khăn chƣa có trạm. Sẽ tạp trung cho 2 vùng khó khăn là Tây Bắc và

Tây Nguyên.

Về BHYT cận nghèo: đã phân bổ ngân sách hỗ trợ các tỉnh, vấn đề này rất quan trọng vì ở địa

phƣơng BHXH tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm chính về phát triển đối tƣợng. BYT sẽ phối hợp với

BHXHVN và nếu cần sẽ tổ chức 1 hội nghị để thảo luận về chỉ số này. Trƣớc đây BHXHVN rất tin

tƣởng sẽ đạt đƣợc. Chỉ còn vài tháng nữa là hết năm 2015, dƣờng nhƣ việc đạt đƣợc chỉ tiêu 4 triệu

rất khó khăn.

Ngoài ra chúng tôi cũng đã dành tiền HSPSP1 để thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh, để giảm tải tuyến

trên thì phải nâng cao năng lực bệnh viện tuyến tỉnh. BYT đã phê duyệt 14 dự án bệnh viện vệ tinh,

và vừa sơ kết 2 năm thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh. Đã giảrm chuyển tuyến đƣợc 37%. Một số

tỉnh làm rất tốt, ví dụ: Phú Thọ trƣớc đây chuyển 80-90% bệnh nhân ung bƣớu lên bệnh viện trung

ƣơng, giờ đã giảm nhiều. Hoặc mổ tim trƣớc toàn chuyển lên Việt Đức và bệnh viện E, nay Bắc

Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa có thể thực hiện đƣợc kỹ thuật này. Toàn bộ chi phi đào tạo, chuyển

giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên xuống dƣới đều đài thọ bởi HSPSP 1 và ngân sách nhà nƣớc.

Các bệnh viện chỉ phải bỏ tiền ra để cải tạo cơ sở vật chất. BYT cũng hỗ trợ tỉnh mua các trang thiết

bị.

Ngoài ra, BYT cũng chi cho các bệnh viện trung ƣơng để giảm tải (ví dụ: mua trang thiết bị cho các

phòng ốc để tổ chức đào tao, thực tập cho tỉnh lên trung ƣơng). Và có thể sử dụng những phòng này

cho nhiều khóa đào tạo khác chứ không chỉ phục vụ dự án bệnh viện vệ tinh.

Chính phủ đã giao ngành y tế phải mở rộng số tỉnh có bệnh viện vệ tinh (hiện giờ chỉ 47 tỉnh có) và

phải mở rộng chuyên khoa (hiện giờ mới 5 chuyên khoa: ung bƣớu, tim mạch, chấn thƣơng chỉnh

hình, sản, nhi) để bao gồm cả thần kinh, nội tiết, rối loạn truyền máu. Hiện giờ tuyến trên quá tải mà

tuyến dƣới chƣa đủ năng lực để làm. Các tỉnh phải chi vốn đối ứng cho trang thiết bị, nhà xƣởng,

nhân lực.

4.20. Câu hỏi của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ KHTC, BYT cho các Vụ Cục (BYT) và

các tỉnh:

1. Quy trinh thời gian báo cáo của Chƣơng trình này có phù hợp không? Có vƣớng mắc gì?

2. Các tỉnh cần rà soát lại xem việc thực hiện từng chỉ số trong năm 2015 có vấn đề gì không?

Theo báo cáo kết quả sơ bộ 6 tháng & 9 tháng của các tỉnh, thì thấy số ngƣời khám bệnh tại tuyến

Page 10: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

10

huyện và xã không đạt. Đề nghị các tỉnh báo cáo để có giải pháp, sẽ có thể dùng kinh phí của Chƣơng

trình để cải thiện, để đảm bảo chỉ tiêu đã cam kết.

3. BYT đã phân công cụ thể Vụ Cục và đơn vị thu thập số liệu, có vấn đề gì không? Chúng ta đã

báo cáo xong 2015 và sắp phải gửi đợt hồ sơ giải ngân cho 2016 & 2017.

4. Có phản hồi gì về kết quả đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình HSPSP1 không?

5. Thời gian qua BYT đã phân bổ tiền của Chƣơng trình HSPSP 1 cho các tỉnh, vậy trong lúc

thực hiện có vƣớng mắc gì không?

Về định hướng sử dụng tiền của Chương trình HSPSP 2, BYT và BTC sẽ xin ý kiến Thủ tướng Chính

phủ để ban hành 1 thông tư hướng dẫn cách sử dụng nguồn tiền này, trình tự, thủ tục… để khi nào

tiền giải ngân về là có thể chuyển cho các tỉnh luôn.

4.21. Ý kiến của ông Lại Xuân Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum

Trƣớc hết xin cám ơn BYT và EU đã có chƣơng trình rất nhân văn cho Kon Tum và 10 tỉnh nghèo.

Giai đoạn 1 đã đƣợc triển khai hiệu quả và giai đoạn 2 hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Về phía lãnh đạo

tỉnh, chính quyền hết sức quan tâm đến ngành y tế và coi đây là động lực để huy động thêm nguồn

lực. Dân số của Kon Tum ít, cho nên khi nhận đƣợc tiền EU đã chuyển cho BHXH để mua thẻ. Tuy

nhiên Sở LĐTBXH đã dùng tiền từ nguồn khác để mua thẻ rồi. Xin chuyển tiền này để đầu tƣ cho

bệnh viện vệ tinh, vì mục tiêu cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Tỉnh luôn hỗ trợ tối đa và huy động

BHXH, Sở LĐTBXH nghiêm túc thực hiện nguyên tắc của chtr. Nếu chúng tôi có thể làm đƣợc gì

thêm để SYT hoàn thành nhiêm vụ thì chúng tôi sẵn sang.

4.22. Ý kiến của ông Đặng Văn Nghị, Vụ trƣởng Vụ KHTC, tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia

đình, BYT:

Xin cám ơn EU đã hỗ trợ nguồn ngân sách đáng quý. Trong số các chỉ tiêu cam kết, tỉ số giới tính khi

sinh là một chỉ tiêu khó, các tỉnh đều đã và đang vào cuộc. Trƣớc đây chỉ có 10 tỉnh bị mất cân bằng

giới tính khi sinh, giờ là 43 tỉnh. Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh rất lớn. Với nguồn ngân

sách EU, 7 hoạt động cụ thể đã đƣợc lập kế hoạch và đang triển khai. Điều quan trọng là các ban

ngành phải quan tâm hỗ trợ để tăng vị thế xã hội của phụ nữ và em gái, qua đó tôi tin tƣởng chúng ta

có thể đạt chỉ số này.

4.23. Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Hiển, Trƣởng phòng Kế hoạch Tài chính, SYT Lai Châu:

Chƣơng trình này rất quan trọng, chúng tôi đánh giá cao vì tỉnh đƣợc tăng thêm động lực để thực hiện

các mục tiêu của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. Ở giai đoạn 1, chúng

tôi đã đƣợc cấp 5,462 tỉ, đã chuyển cho BHXH tỉnh để mua thẻ BHXH cho nguờfi cận nghèo. Nhƣng

tỉnh đã mua bằng nguồn khác, do vậy kinh phí đƣợc cấp sẽ không dùng hết. Tỉnh xin điều tiết khoản

ngân sách này để dùng vào việc khác, ví dụ xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. UBND tỉnh

cũng rất quan tâm, trong 3 năm gần đây tỉnh đã đầu tƣ hơn 90 tỉ cho cơ sở hạ tầng, tuy nhiên cũng

mới chỉ có 53/108 trạm đạt tiêu chí quốc gia. Nhƣ đã báo cáo ở trên, chúng tôi sẽ thành lập 1 Ban

Điều hành tuyến tỉnh. BYT nên làm sao để có sự cam kết giữa lãnh đạo các tỉnh với BYT để thực

hiện đƣợc các mục tiêu của chƣơng trình HSPSP 2.

4.24. Ý kiến của BS. Jose Cardona, Cố vấn trƣởng, EUHF:

Tôi xin làm rõ thêm một chút: trong số 8 chỉ số, không phải tất cả đều do 10 tỉnh thu thập số liệu. Một

số chỉ số chỉ đƣợc thu thập ở tuyến trung ƣơng, còn một số chỉ số khác lại đƣợc thu thập ở cả tuyến

tỉnh và trung ƣơng. Riêng về chỉ số bao phủ BHYT cho ngƣời cận nghèo, các tỉnh nên nỗ lực để đạt

chỉ số này, nhƣng cũng nên nhớ chỉ số này chỉ đƣợc đo lƣờng ở cấp độ quốc gia. Với 2 chỉ số đầu tiên

(bao phủ BHYT cho ngƣời cận nghèo và tốc độ cải cách hệ thống chi trả BHYT) sẽ do BHXHVN

báo cáo, còn 2 chỉ số tỉ suất tử vong trẻ dƣới 1 tuổi và tỉ số giới tính khi sinh sẽ do TCTK báo cáo.

Điều này có nghĩa là trong 8 chỉ số đã cam kết thì thực tế tuyến tỉnh chỉ phải báo cáo về 4 chỉ số.

Page 11: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

11

4.25. Ý kiến của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trƣởng Vụ KHTC, BYT cho các Vụ Cục (BYT) và

các tỉnh:

Mặc dù các tỉnh không phải cáo số liệu này nhƣng sẽ vẫn phải nỗ lực đạt đƣợc tất cả các mục tiêu, vì

chỉ khi tỉnh đạt đƣợc thì cả nƣớc mới đạt đƣợc.

4.26. Ý kiến của ông Nông Đình Hƣng, Phó Giám đốc SYT Lào Cai:

Lào Cai rất vui mừng khi đƣợc Chƣơng trình hỗ trợ, chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình trong

việc thực hiện các chỉ tiêu giải ngân. Tôi xin có vài ý kiến: về chỉ số BHYT cho ngƣời cận nghèo,

Lào Cai có 20.890 ngƣời cận nghèo trong đó 9.392 đƣợc hỗ trợ 100%, 6180 mới thoát nghèo cũng

đƣợc hỗ trợ 100%. Số ngƣời cận nghèo còn lại đang đƣợc chỗ trợ 70% là 5.318, trong đó chỉ có 612

ngƣời tự nguyện mua thẻ BHYT, số còn lại (4.716) đã đƣợc hỗ trợ nốt 30%. Chúng tôi mới dùng hết

590 triệu đƣợc phân bổ, còn 1.2 tỉ chƣa tiêu hết. Chúng tôi muốn đề nghị trung ƣơng trƣớc khi giao

kinh phí hàng năm cần thông báo trƣớc cho các tỉnh, để các tỉnh thông báo kinh phí dự kiến để thực

hiện cho sát. Với 1.2 tỉ còn lại không tiêu hết, đề nghị cho chuyển đổi nội dung hoạt động, ví dụ: mua

trang thiết bị cho TYT.

Về chỉ số 5a: theo chỉ tiêu giao tỉnh đào tạo 30 cô đỡ. Trƣớc đây trong khuôn khổ dự án NUP, tỉnh đã

đào tạo 19 cô đỡ tốt nghiệp. Sau đó tỉnh định tổ chức 2 lớp nữa nhƣng không có học viên đăng ký.

Cuối năm nay dự án NUP hết, nghĩa là sẽ không có kinh phí tổ chức đào tạo nữa. Hiện giờ tỉnh đã

yêu cầu các huyện động viên đƣợc 23 cô đăng ký học, nhƣng lại không có kinh phí. Chúng tôi đã gửi

1 văn bản cho Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em ngày 17/9, đề nghị BYT hỗ trợ tiền để tổ chức khóa đào tạo,

để đạt đƣợc chỉ tiêu này của Chƣơng trình.

4.27. Ý kiến của ông Lƣơng Viết Thuận, Giám đốc SYT Hà Giang:

Trong năm 2015 chúng tôi đã triển khai các hoạt động của Chƣơng trình. Trong các chỉ số, có 2 chỉ

số đang có một số khó khăn:

- BHYT cận nghèo: liên quan đến nhiều ngành. Có 1 ngành quan trọng không đƣợc nói đến và không

đƣợc hỗ trợ, đó là LĐTBXH. Vì họ là ngƣời rà soát đối tƣợng, lập danh dách ngƣời cận nghèo, sau

đó chuyển sang BHXH để mua thẻ. Tại tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh trả 80% (tức là ngoài 70% trả

bằng ngân sách nhà nƣớc, tỉnh tự bù thêm 10%).

- Đào tạo cô đỡ thôn bản: trƣớc đây chúng tôi đã tổ chức các lớp cô đỡ thôn bản từ nhiều nguồn:

UNPA, PLAN, GAVI, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và dự án NUP. Hiện nay đang tổ chức 2 lớp,

cho 39 cô từ thôn bản. Theo quy định hiện tại, các thôn đều có nhân viên y tế thôn bản nhận phụ cấp

= 0.5 lƣơng cơ bản. Hà Giang đã có 68 cô đỡ + 39 cô sắp tốt nghiệp, nhƣng đối tƣợng này không có

phụ cấp. Đề nghị BYT làm việc với Bộ Nội vụ để có cơ chế giúp, vì nếu nhóm này không làm việc

thì mục tiêu không hoàn thành.

Đầu tƣ cho TYT: các TYT xã không giống nhau nên đầu tƣ phải dựa trên tình hình thực tế. Trạm ở

gần bệnh viện đa khoa huyện chỉ cần đầu tƣ vừa phải. Còn các trạm mà đã đƣợc đầu tƣ máy siêu âm,

Xquang thì phải cần đào tạo ngƣời sử dụng các máy đó mới hiệu quả.

- Còn 1 số hoạt động năm nay vƣớng: vì phải chờ trung ƣơng đào tạo nhóm giảng viên nòng cốt rồi

mới triển khai ở tỉnh rất chậm. Hà Giang có đội ngũ giảng viên nòng cốt đã đƣợc đào tạo ở các dự

án khác (ví dụ: UNFPA), kỹ năng đã rất giỏi, nên chúng tôi nghĩ không nên đào tạo tiếp nữa mà nên

tận dụng các nhóm giảng viên đƣợc đào tạo rồi để triển khai hoạt động ngay. SYT cam kết sẽ lập kế

hoach và thực hiện Chƣơng trình hiệu quả nhất.

4.28. Ý kiến của ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc, SYT Yên Bái:

Page 12: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

12

Hiện giờ tỉnh chúng tôi có 2 vƣớng mắc:

-BHYT cho ngƣời cận nghèo: toàn tỉnh có gần 2,500 cận nghèo. Năm nay NOREDD đã hỗ trợ mua

thẻ BHYT cho nhóm này rồi, số kinh phí hơn 200 triệu đƣợc phân bổ không tiêu đƣợc. Đề nghị cho

chúng tôi chuyển sang hoạt động khác.

- Đào tạo cô đỡ thôn bản: chỉ tiêu cho năm 2015 là phù hợp, nhƣng đến năm 2016 là sẽ thừa. Vì đối

tƣợng này chỉ dùng đƣợc ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Yên Bái đã đào tạo 7 khóa từ 2013

tới giờ. Chúng tôi nghĩ năm 2016 nên dừng, và nên tập trung vào việc thực hiện chỉ số 5b (số ca đẻ

đƣợc cán bộ y tế đỡ).

4.29. Ý kiến của bà Hoàng Thanh Hƣơng, Trƣởng phòng Thống kê Y tế, BYT:

Tôi rất đồng ý với ý kiến của nhóm chuyên gia đánh giá độc lập của EU về chất lƣợng và độ tin cậy

của số liệu. Nhóm đánh giá khuyến nghị cần tăng cƣờng hệ thống thông tin y tế (HTTTYT) là rất

đúng. HTTTYT là 1 trong 6 cấu phần của Kế hoạch 5 năm của ngành. Hiện nay HTTTYT đang bị

đánh giá là cấu phần yếu nhất. Đây là trách nhiệm của các bên, các tuyến và phải phối hợp với

BHXHVN và TCTK. Trên tinh thần bài trình bày về định hƣớng sử dụng tiền Chƣơng trình HSPSP

2, đề nghị tập trung phối hợp với 10 tỉnh để đào tạo cán bộ thu thập chỉ số, ứng dụng CNTT, giám

sát. Phòng Thống kê đã đề xuất với Vụ KHTC và Vụ đã gửi công văn cho các tỉnh, đề nghị phối hợp

với Phòng Thống kê về in ấn biểu mẫu. Về ứng dụng CNTT để thu thập các chỉ số cơ bản tại cấp

trung ƣơng: ứng dụng vẫn còn thấp, trong khi đó tuyến dƣới không đƣợc đào tạo thƣờng xuyên, chỉ

cộng sốliệu gửi lên nhƣng phân tích và sử dụng số liệu. Về tính minh bạch của số liệu: tôi đồng ý cần

nâng cao minh bạch của số liệu, để tất cả ban ngành có thể tham chiếu số liệu của ngành y tế.

Mong EU hỗ trợ những ƣu tiên của HTTTHT, ví dụ nhƣ số liệu về bệnh không lây hoặc nguyên nhân

tử vong. Mong chuyên gia EU đƣa ra nhận định: khi đƣa ra 1 chỉ số trong Hiệp định tài chính, việc

lựa chọn đã ổn chƣa hay có vấn đề gì không. Ví dụ: nếu chọn 1 chỉ số tác động thì thƣờng cần thời

gian rất dài, nếu đánh giá hàng năm thì liệu có đạt đƣợc ngay hàng năm không? Và liệu chỉ số có thể

đạt đƣợc cả ở cấp trung ƣơng và tỉnh không? Dựa trên phân tích đó, nên đánh giá chỉ số nào nên đƣợc

lựa chọn, và phạm vi thu thập

4.29. Ý kiến của bà Tatyana Makarova, Chuyên gia Dự án hỗ trợ chính sách khám chữa bệnh

cho ngƣời nghèo tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn:

Hiện giờ dự án của chúng tôi đang đƣợc triển khai tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Khi nghe những bài

trình bày và ý kiến của quý vị, tôi nhận ra dự án của chúng tôi và Chƣơng trình này có nhiều điểm

giống nhau, đặc biệt là đều nhằm cải thiện kết quả hoạt động của hệ thống y tế. Tôi nghĩ chúng ta nên

đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để tới đích?”. Với mỗi chỉ số cam kết, cần xây dựng những hoạt động cụ

thể (và mô tả chi tiết mỗi hoạt động đó). Trong số 8 chỉ số đƣợc đề cập thì có 5 chỉ số cũng đang là

mục tiêu của dự án chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến những chỉ số

này.

Về chất lƣợng số liệu, chúng tôi đang gặp phải vấn đề tƣơng tự và đây cũng là mối quan tâm lớn của

chúng tôi. Theo đánh giá của chúng tôi, chất lƣợng số liệu ở Việt Nam chƣa cao, và tôi đồng ý chúng

ta cần cải thiện vấn đề này ngay.

Trong khi thực hiện Chƣơng trình này, ngoài các thông tƣ, tài liệu, hợp đồng,…. thì chúng ta không

nên quên một công cụ hữu hiệu, đó là cơ chế động viên. Ví dụ, nếu tất cả các chỉ tiêu cam kết đều đạt

đƣợc, Chính phủ nên thiết lập một quỹ khen thƣởng động viên.

Liên quan đến phƣơng thức chi trả định suất, theo ý kiến của tôi, mô hình này nhằm đảm bảo khả

năng tiếp cận dịch vụ y tế, chứ không phải tập trung vào chất lƣợng. EUHF và BYT nên thảo luận

xem làm thế nào để tiến xa hơn trong lĩnh vực này. Cuối tháng 10 dự án tôi sẽ tổ chức một hội thảo

Page 13: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

13

tại Hà Nội về cấp ngân sách dựa trên kết quả hoạt động. Tôi muốn mời 10 tỉnh của chƣơng trình

HSPSP 2 tham dự hội thảo này để học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh khác và chia sẻ bài học với 2 tỉnh

dự án của chúng tôi – Cao Bằng và Bắc Kạn.

4.30. Ý kiến của ông Lê Văn Thanh, Cán bộ Chƣơng trình phụ trách mảng y tế và xã hội, bộ

phận Hợp tác và Phát triển, EU:

Trƣớc tiên xin cám ơn ông Liên đã điều hành phần thảo luận, và xin cám ơn các bộ ngành, các tỉnh

tham gia hội thảo. Tôi đã lắng nghe ý kiến của các đại biểu, có mấy vấn đề cần trao đổi: đây là lần

đầu tiên chúng ta thảo luận về việc triển khai chƣơng trình HSPSP 2, mặc dù nó đã đƣợc thực hiện

một thời gian, Đến quý 1 năm sau Chính phủ Việt Nam phải gửi báo cáo giải ngân thứ hai. Chỉ còn

khoảng 4 tháng, nếu nhìn vào các chỉ số thì thấy rất là khó khăn để đạt đƣợc, ví dụ nhƣ chỉ số BHYT

cho ngƣời cận nghèo. Nhƣ đã đƣợc trao đổi bởi đại diện của BHXHVN, sợ rằng chúng ta không đạt

đƣợc chỉ tiêu đề ra liên quan đến chỉ số này trong Hiệp định tài chính, và nếu không đạt đƣợc thì số

tiền bị trừ sẽ là 4 triệu EUR. Tuy nhiên, sau hội thảo này nếu các tỉnh cố gắng nỗ lực thì vẫn đạt

đƣợc. Các bên cần phân tích kỹ từng chỉ số, cái nào không đạt đƣợc, và nếu cần nguồn lực kỹ thuật

và tài chính thì phải bàn và ra kế hoạch cụ thể. Vụ KHTC nên phối hợp với EUHF làm vệc với

BHXHVN, 10 tỉnh và các tỉnh khác (vì tiền hoàn toàn có thể phân bố cho các tỉnh khác). Phải có giải

pháp cụ thể để trƣớc quý 1 tới có thể đạt chỉ tiêu đề ra. Tƣơng tự với chỉ số 2, 7 và 8. Mỗi chỉ số cần

có giải pháp riêng. Về hỗ trợ tài chính thì đã có Vụ KHTC, còn EUHF hỗ trợ kỹ thuật. EU rất mong

muốn giải ngân hết hoặc gần hết số tiền đã cam kết, cho nên nếu không giải ngân đƣợc thì rất đáng

tiếc cho Việt Nam.

Tôi muốn đề nghị BYT dành nhiều nguồn lực hơn cho HTTTYT, sẽ coi việc hiện đại hóa HTTTYT

là 1 trọng tâm. EUHF có chuyên gia kỹ thuật, nếu Phòng Thống kê muốn mở rộng thêm các lĩnh vực

khác liên quan đến HTTTYT (ví dụ: số liệu về bệnh không lây nhiễm và nguyên nhân tử vong) thì

EUHF có thể hỗ trợ. Về nguồn lực tài chính thì Phòng cần làm rõ nhu cầu và đề xuất với Vụ KHTC.

5. Kết luận hội thảo

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ KHTC (BYT) đã kết luận hội thảo.

- BYT đánh giá cao hỗ trợ của EU cho ngành y tế trong thời gian qua. Chƣơng trình HSPSP 1 đã thực

hiện thành công, giờ tiếp tục với HSPSP2. Tôi thấy rằng chúng ta đang đi đúng hƣớng và BYT thấy

có khả năng có thể tiếp nhận hỗ trợ ngân sách. Mong EU và các đối tác phát triển tiếp tục phối hợp

chặt chẽ với BYT để hoàn thành mục tiêu CSSK nhân dân.

- Chúng ta sẽ phải tập trung nhiều hơn vào các chỉ số. Trƣớc kia, chúng ta nghĩ rằng chỉ số 1 (bao phủ

BHYT cho ngƣời cận nghèo) có thể đạt đƣợc nhƣng giờ thấy có một số khó khăn. Đầu tuần sau BYT

sẽ có thể họp với BHXH và sẽ mời EUHF tham gia. Đề nghị đại diện BHXHVN về báo lại với anh

Thảo và chuẩn bị số liệu chính xác cho cuộc họp.

- Về kiến nghị của các tỉnh đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng tiền mua thẻ BHYT sang hoạt động

khác: tôi chƣa thể trả lời ngay tại đây, vì khoản tiền đó là ƣu tiên cho hoạt động này. Tôi sẽ rà soát lại

và báo cáo với lãnh đạo BYT, sau đó có văn bản gửi các tỉnh. Vì mua thẻ phải bền vững, mua năm

nay mà năm sau không giúp thì ngƣời cận nghèo cũng sẽ không mua. Nên có thể chuyển tiền này

sang dùng năm sau.

- Đào tạo cô đỡ thôn bản: hình thức cô đỡ thôn bản không phổ biến ở Việt Nam, chỉ dành cho vùng

đặc biệt khó khăn. Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em sẽ tổng hợpp số liệu này và báo cáo lãnh đạo BYT.

Với các tỉnh chƣa đủ thì tiếp tục đào tạo. Với các tỉnh có nhu cầu mà dự án NUP đã kết thúc, trung

ƣơng sẽ cấp ngân sách để đào tạo cho đủ chỉ tiêu.

Page 14: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

14

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất: các tỉnh phải tham mƣu lãnh đạo UBND tỉnh để bố trí ngân sách từ

chƣơng trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng. Tiền của BYT và các dự án không nhiều. Trong

khi đó, để đạt đƣợc mục tiêu của Quốc hội tới năm 2020 (80% đạt chuẩn xã, 90% khám chữa bệnh

bảo hiểm) thì cần 19,000 tỉ. Trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới có hợp phần về xây dựng

trạm y tế xã, nên lấy tiền từ đó. Ngoài ra nên lấy ngân sách địa phƣơng.

-Trang thiết bị y tế: rất nhiều dự án đã cung cấp trang thiết bị y tế. Hiện giờ có nơi thừa có nơi thiếu.

Các tỉnh nên điều tiết giữa các trạm và các vùng để đảm bảo hiệu quả.

- Đào tạo giảng viên: tôi đồng ý với ý kiến của Yên Bái, nếu tỉnh đã đƣợc đào tạo giảng viên rồi thì

không phải đào tạo nữa.

-HTTTYT: tôi đồng ý cần cải thiện hệ thống này. Phải xây dựng 1 dự án về HTTTYT hiệu quả (phối

hợp với EUHF). Hiện giờ số liệu không đƣợc cung cấp ngay và kịp thời. Phải nghĩ xem làm sao ngồi

trên BYT mà vẫn lấy đƣợc thông tin cơ bản của địa phƣơng.

Tôi sẽ thông báo tới tất cả các tỉnh trong cả nƣớc để thực hiện tốt các chỉ sô trong những tháng cuối

năm 2015, để cố gắng giải ngân mức độ cao nhất.

Cuối cùng, xin cám ơn tất cả đại biểu đã tham dự và đóng góp ý kiến. Hy vọng toàn thể quý vị sẽ tiếp

tục giúp BYT hoàn thành mục tiêu CSSK nhân dân.

6. Đánh giá hội thảo

Vào đầu hội thảo, 40 phiếu đánh giá đã đƣợc phát cho đại biểu và đến cuối buổi hội thảo, Ban tổ chức

thu lại đƣợc 30 phiếu. Kết quả đánh giá tổng thể về hội thảo là: rất tốt (13/30 phiếu), tốt (12/30

phiếu) và trung bình (5/30). Về các tiêu chí cụ thể trong tổ chức hội thảo, không có tiêu chí nào

đƣợc đánh giá là kém hoặc rất kém (0%).

Page 15: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

15

Phụ đính 1: Danh sách đại biểu

QUỸ HỖ TRỢ KỸ THUẬT CỦA EU CHO Y TẾ

DANH SÁCH ĐẠI BIỂU

Sự kiện:

HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH NGÀNH Y TẾ CỦA EU GIAI ĐOẠN 2

(HSPSP 2)

Thời gian: 18/09/2015

Địa điểm: Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, Hà Nội

STT Tên Đơn vị Chức vụ

1 Dr. Pham Le Tuan Bộ Y tế Thứ trƣởng

2 Mr. Alejandro

Moltanban

Phái đoàn Liên minh

Châu Âu tại Việt Nam Trƣởng bộ phận Hợp tác và Phát triển

3 Mr. Laurent Tabet Phái đoàn Liên minh

Châu Âu tại Việt Nam Trƣởng bộ phận Tài chính và Hợp đồng

4 Dr. Le Van Thanh Phái đoàn Liên minh

Châu Âu tại Việt Nam

Cán bộ Chƣơng trình phụ trách lĩnh vực y

tế và xã hội, bộ phận Hợp tác và Phát triển

5 Ms. Chu Minh Nguyet Phái đoàn Liên minh

Châu Âu tại Việt Nam

Cán bộ Chƣơng trình, bộ phận Hợp tác và

Phát triển

6 Ms. Phan Thanh Tam Phái đoàn Liên minh

Châu Âu tại Việt Nam Cán bộ, bộ phận Tài chính và Hợp đồng

7 Dr. Nguyen Nam Lien Bộ Y tế Vụ trƣởng Vụ Kế hoạch Tài chính (KHTC)

8 Mr. Duong Duc Thien Bộ Y tế Phó trƣởng phòng Kế hoạch tổng hợp và

Chính sách, Vụ KHTC

9 Mr. Cao Ngoc Anh Bộ Y tế Trƣởng phòng Quản lý phƣơng thức chi

trả, Vụ KHTC

10 Ms. Hoang Thanh

Huong Bộ Y tế Trƣởng phòng Thống kê y tế, Vụ KHTC

11 Mr. Nguyen Tri Dung Bộ Y tế Trƣởng phòng Viện trợ, Vụ KHTC

12 Mr. Tong Hoai Nam Bộ Y tế Phó trƣởng phòng Viện trợ, Vụ KHTC

13 Mr. Phan Van Toan Bộ Y tế Phó Vụ trƣởng, Vụ Bảo hiểm y tế

14 Mr. Dang Van Nghi Bộ Y tế Vụ trƣởng Vụ KHTC, Tổng cục Dân số Kế

hoạch hóa gia đình

15 Ms. Nguyen Thi Ngoc

Lan Bộ Y tế

Vụ trƣởng Vụ cơ cấu và chất lƣợng dân số,

Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình

16 Ms. Vu Thi Tuyet Mai Bộ Y tế Chuyên viên, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em

Page 16: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

16

STT Tên Đơn vị Chức vụ

17 Ms. My Duyen Bộ Y tế Biên tập viên, Trung tâm truyền thông giáo

dục sức khỏe

18 Ms. Nguyen Lan Huong Bộ Tài chính Phó Cục trƣởng, Cục Quản lý nợ và tài

chính đối ngoại

19 Ms. Pham Thi Hong

Van Bộ Tài chính

Trƣởng phòng, Phòng Tổ chức quốc tế và

phi Chính phủ, Cục Quản lý nợ và tài

chính đối ngoại

20 Ms. Nguyen Thi Phuong

Lan Bộ Tài chính

Chuyên viên, Phòng Tổ chức quốc tế và

phi Chính phủ, Cục Quản lý nợ và tài

chính đối ngoại

21 Mr. Nguyen Tri Phuong Bộ Tài chính Phó Vụ trƣởng, Vụ Ngân sách nhà nƣớc

22 Ms. Pham Thi Ha Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Chuyên viên, Vụ Lao động văn hóa xã hội

23 Ms. Phan Thu Hang Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Chuyên viên, Vụ kinh tế đối ngoại

24 Mr. Nguyen Quang

Phuong Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Chuyên viên, Vụ Thống kê dân số và lao

động, Tổng cục Thống kê

25 Ms. Nguyen Thi Kim

Lien

Bảo hiểm xã hội Việt

Nam Phó Ban KHTC

26 Ms. Doan Tuong Van Bảo hiểm xã hội Việt

Nam Trƣởng ban Hợp tác quốc tế

27 Mr. Nguyen Tien Duc Viện Quản lý và Phát

triển Châu Á Tổng Giám đốc

28 Vuong Thi Tuyen Sở Y tế tỉnh Cao Bằng Trƣởng phòng KHTC

29 Truong Thi Kim Sở Y tế tỉnh Cao Bằng Phó phòng Nghiệp vụ Y

30 Luc Van Dai Sở Y tế tỉnh Cao Bằng Giám đốc

31 Duong Thi Hao Sở Y tế tỉnh Điện Biên Chuyên viên, phòng KHTC

32 Luong Duc Son Sở Y tế tỉnh Điện Biên Phó Giám đốc

33 Nguyen Ngoc Loi Sở Y tế tỉnh Gia Lai Trƣởng phòng KHTC

34 Mai Xuan Hai Sở Y tế tỉnh Gia Lai Giám đốc

35 Kpăh Thuyen Ủy ban nhân dân tỉnh

Gia Lai Phó Chủ tịch

36 Truong Quang Tinh Ủy ban nhân dân tỉnh

Gia Lai Chuyên viên

37 Bui Thi Hoa Sở Y tế tỉnh Sơn La Trƣờng phòng KHTC

38 Nguyen Tien Son Sở Y tế tỉnh Sơn La Phó phòng Nghiệp vụ Y

Page 17: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

17

STT Tên Đơn vị Chức vụ

39 Pham Van Thuy Ủy ban nhân dân tỉnh

Sơn La Phó Chủ tịch

40 Nguyen Anh Duc Ủy ban nhân dân tỉnh

Sơn La Chuyên viên

41 Luong Viet Thuan Sở Y tế tỉnh Hà Giang Giám đốc

42 Nguyen Ba Van Sở Y tế tỉnh Hà Giang Trƣởng phòng KHTC

43 Dang Cong Lan Sở Y tế tỉnh Kon Tum Trƣởng phòng Nghiệp vụ Y

44 Dinh Thi Ngan Ha Sở Y tế tỉnh Kon Tum Chuyên viên phòng KHTCC

45 Le Nam Khanh Sở Y tế tỉnh Kon Tum Phó Giám đốc

46 Lai Xuan Lam Ủy ban nhân dân tỉnh

Kon Tum Phó Chủ tịch

47 Pham Bich Van Sở Y tế tỉnh Lào Cai Phó phòng Nghiệp vụ Y

48 Ngo Phuong Thao Sở Y tế tỉnh Lào Cai Chuyên viên phòng KHTCC

49 Nong Dinh Hung Sở Y tế tỉnh Lào Cai Phó Giám đốc

50 Nguyen Phuoc Phuc Sở Y tế tỉnh Đăk Nông Phó phòng Nghiệp vụ Y

51 Tran Quang Hao Sở Y tế tỉnh Đăk Nông Phó Giám đốc

52 Nguyen Dinh Quy Sở Y tế tỉnh Đăk Nông Chuyên viên phòng Tài chính

53 Nguyen Ngoc Hien Sở Y tế tỉnh Lai Châu Trƣởng phòng KHTC

54 Hoang Van Thang Sở Y tế tỉnh Lai Châu Trƣởng phòng Nghiệp vụ Y

55 Nguyen Van Doi Sở Y tế tỉnh Lai Châu Phó Giám đốc

56 Chu Thi Thanh Binh Sở Y tế tỉnh Lai Châu Phó phòng KHTC

57 Tong Thanh Hai Ủy ban nhân dân tỉnh

Lai Châu Phó Chủ tịch

58 Pham Dac Ninh Sở Y tế tỉnh Yên Bái Phó phòng KHTC

59 Nguyen Ngoc Nghia Sở Y tế tỉnh Yên Bái Phó phòng Nghiệp vụ Y

60 Nguyen Van Tuyen Sở Y tế tỉnh Yên Bái Phó Giám đốc

61 Anne Frisch Chƣơng trình Y tế của

GIZ Gi ám đốc Chƣơng trình

62 Nguyen Thi Phuong Lan Pathfinder

International Cán bộ chƣơng trình cao cấp

Page 18: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

18

STT Tên Đơn vị Chức vụ

63 Ms. Van Thi Tien Dự án của LuxDev

Cán bộ theo dõi giám sát, Dự án hỗ trợ

chính sách khám chữa bệnh cho ngƣời

nghèo tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn

64 Ms. Tatyana Makarova Dự án của LuxDev

Chuyên gia, Dự án hỗ trợ chính sách khám

chữa bệnh cho ngƣời nghèo tại tỉnh Cao

Bằng và Bắc Kạn

65 Dr. Raja Chowdhry Dự án của LuxDev

Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Dự án hỗ trợ

chính sách khám chữa bệnh cho ngƣời

nghèo tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn

66 Dr. Nazzareno Todini Dự án USAID/HFG Giám đốc dự án

67 Ms. Nguyen Thi Diu Dự án USAID/HFG Cán bộ truyền thông và theo dõi giám sát

68 Nguyen Cam Anh USAID Chuyên gia tăng cƣờng hệ thống y tế

69 Maria Francisco USAID Chuyên gia, Văn phòng Y tế

70 Ms. Phan Huong Giang Marie Stropes

International Giám đốc phát triển chƣơng trình

71 Ms. Đinh Thi Nhuan Marie Stropes

International Giám đốc tiếp cận và chất lƣợng

72 Ms. Kari L. Hurt Ngân hàng Thế giới Cán bộ cao cấp, trƣởng nhóm chƣơng trình

dành cho Việt Nam

73 Chu Xuan Hoa JICA Cán bộ chƣơng trình cao cấp

74 Yuki Sakato JICA Đại diện

75 Dr. Jose Cardona Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Cố vấn trƣởng

76 Ms. Oxana Abovskaya Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Chuyên gia chính

77 Ms. Pham Hong Hanh Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Chuyên gia chính

78 Ms. Dang Thi Van Anh Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Điều phối viên

79 Ms. Nguyen Hong

Nhung

Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Cán bộ truyền thông và quảng bá hình ảnh

80 Ms. Ngo Le Thu Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Chuyên gia chất lƣợng bệnh viện

81 Dr. Nguyen Dinh Cuong Nhóm chuyên gia đánh

giá của EU Chuyên gia đánh giá độc lập

82 Mr. Dejan Ostojic Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật

của EU cho Y tế Chuyên gia tài chính y tế

83 Ms. Nguyen Thu

Phƣơng

Thông tấn xã Việt

Nam Phóng viên

Page 19: HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ … reports/9. 1st implementation workshop_Report_VN.pdf1 hỘi thẢo triỂn khai lẦn thỨ nhẤt chƢƠng trÌnh

19

Phụ đính 2: Chƣơng trình hội thảo

CHƢƠNG TRÌNH

HỘI THẢO TRIỂN KHAI LẦN THỨ NHẤT CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH

NGÀNH Y TẾ CỦA EU GIAI ĐOẠN 2

Ngày: 18 tháng 9 năm 2015

8:00 –

8:30

Đăng ký đại biểu EUHF

8:30 –

8:50

Giới thiệu mục tiêu hội thảo và giới thiệu đại biểu

Dẫn chƣơng trình – Bộ

Y tế

Phát biểu chào mừng

Bộ trƣởng Bộ Y tế

Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Thị

Kim Tiến

Ngài Mr.Bruno Angelet

8:50 -

9:20

Giới thiệu tổng quan về nội dung hiệp định tài chính và trách

nhiệm báo cáo của các bên liên quan để phục vụ cho việc giải

ngân vốn chƣơng trình

Bộ Tài chính

9:20 –

9:50

Giới thiệu về mục tiêu chƣơng trình, kết quả dự kiến và trách

nhiệm thực hiện của các bên liên quan tại các cấp

Bộ Y tế

9:50

10:20

Nghỉ giải lao /Chụp ảnh tập thể

10:20 –

11:00

Vai trò và vị trí của EUHF trong Chƣơng trình Hỗ trợ Ngân

sách

Tóm tắt nhiệm vụ về hệ thống thông tin quản lý y tế

(HTTTQLYT)

Ông. Jose Cardona, Cố

vấn trƣởng, Quỹ HTKT

của EU cho Y tế

11:00 –

11:30

Câu hỏi/Thảo luận Dẫn chƣơng trình – Bộ

Y tế

11:30 –

13:30

Ăn trƣa

13:30

14:00

Ý kiến đánh giá của Bộ Y tế về bài học kinh nghiệm thực hiện

HSPSP Giai đoạn 1

Bộ Y tế

14:00

14:20

Kết quả đánh giá độc lập Chƣơng trình HSPSP Giai đoạn 1

Đoàn Giám sát và

Đánh giá của EU

14:20

14:50

Hƣớng dẫn của Bộ Y tế cho các tỉnh để đạt đƣợc các chỉ số cam

kết trong chƣơng trình

Bộ Y tế

14.20

14.40

Nghỉ giải lao

14:40

15:20

Định hƣớng sử dụng hỗ trợ ngân sách

Bộ Y tế

15:20

16:30

Ý kiến của các tỉnh Dẫn chƣơng trình – Bộ

Y tế

16:30

17:00

Tổng kết và kết luận

Bộ Y tế - EU