9
TƯ LIỆU DÀNH CHO BÁO CHÍ HỘI THẢO QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CẤP HUYỆN LẦN THỨ III Ngày 12-13/5/2011 MỤC LỤC 1. Thông cáo báo chí 2. Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định 3. Hợp phần Quản lý Chất thải rắn – Chiến lược 4. Hội thảo Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp huyện lần thứ III - Nội dung 5. Triển lãm 3 mô hình xử lý rác cho tỉnh Bình Định (thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt, thùng sinh học và ủ phân vi sinh)

Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

TƯ LIỆU DÀNH CHO BÁO CHÍ

HỘI THẢOQUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

CẤP HUYỆN LẦN THỨ III

Ngày 12-13/5/2011

MỤC LỤC

1. Thông cáo báo chí2. Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định3. Hợp phần Quản lý Chất thải rắn – Chiến lược4. Hội thảo Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp

huyện lần thứ III - Nội dung5. Triển lãm 3 mô hình xử lý rác cho tỉnh Bình Định

(thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt, thùng sinh học và ủ phân vi sinh)

Page 2: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

1) THÔNG CÁO BÁO CHÍMục đích hội thảo: Tạo cơ hội cho các huyện thảo luận về Quy hoạch quản lý chất thải rắn (QLCTR) cấp huyện.

Ngày 12-13/5/2011, Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo Quy hoạch QLCTR cho các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn. Tại hội thảo, đại biểu đến từ 4 huyện, các xã của 4 huyện, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phi chính phủ cùng với nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ các quan điểm của mình về vấn đề QLCTR hiện nay.

Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định hiện đang lập và sẽ triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn cho 4 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Quy hoạch được thực hiện theo 4 giai đoạn. Cuối mỗi giai đoạn đều có một hội thảo nhằm trình bày các kết quả của giai đoạn đó, nhận thông tin phản hồi từ các bên có liên quan và trao đổi về các nội dung có liên quan.

Hội thảo Quy hoạch QLCTR lần thứ nhất đã được tổ chức vào tháng 01/2011. Tại hội thảo này, Ban QLDA trình bày thực trạng nền về QLCTR tại các huyện cũng như một số ứng dụng thực tiễn về các công nghệ xử lý tại Việt Nam. Hội thảo lần thứ hai được tổ chức vào tháng 2/2011. Tại hội thảo lần thứ hai, Ban QLDA giới thiệu bản thảo thứ nhất của Quy hoạch QLCTR cho mỗi huyện, đồng thời hội thảo lần này còn trình bày một số nội dung về quản lý CTR nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội, quản lý CTR dựa vào cộng đồng, công nghệ ruồi lính đen, cơ chế phát triển sạch và tín dụng carbon.

Giai đoạn ba của Quy hoạch QLCTR kết thúc vào ngày 12/5/2011. Trong 4 tháng qua, chiến lược QLCTR của các huyện đã được lập dựa trên sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cũng như dựa trên kết quả các thí nghiệm thực hiện tại 4 huyện. Dự án đã tiến hành một số thí nghiệm với 16 thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt, 2 thùng sinh học và 2 luống compost có sử dụng tấm phủ toptex trên địa bàn 4 huyện dự án. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại hội thảo lần thứ ba.

Để cụ thể hóa các công nghệ xử lý CTR đề xuất bởi dự án, Ban QLDA cũng tổ chức một triển lãm 3 mô hình xử lý chất thải sinh học được đánh giá là thành công:

Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt Thùng sinh học Tranh ảnh giới thiệu vật liệu ủ compost, công nghệ và quá trình ủ, sản phẩm compost lấy

từ thí nghiệm ở huyện Tây Sơn.

Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt Thùng sinh học Tấm phủ toptex

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ:

Ông Bùi Ngọc CẩnChuyên gia Nâng cao nhận thức và Phát triển năng lực

Page 3: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định35 Lê Lợi, Tp. Quy NhơnTỉnh Bình ĐịnhTel: 056/3820561Mobile: 0947/277.267

Page 4: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

2) Dự án Cấp nước & Vệ sinh tỉnh Bình ĐịnhDự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định là một dự án hợp tác giữa chính phủ Bỉ và Việt Nam, với mục tiêu cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực dự án thuộc 6 huyện của tỉnh Bình Định (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn và Tây Sơn), thông qua các hoạt động sau:

(1) Phát triển năng lực của các cơ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý hệ thống cấp nước nông thôn và hệ thống quản lý chất thải rắn;

(2) Nâng cao nhận thức về việc sử dụng nước sạch, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường thông qua tái chế, xử lý và thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả;

(3) Đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước nông thôn tại 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước, đồng thời đập tràn Hóc Môn cũng như các kênh thủy lợi có thể được cải tạo nâng cấp kèm theo các phương thức vận hành và bảo dưỡng hiệu quả;

(4) Triển khai kế hoạch xử lý chất thải rắn ở 4 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn.

Dự án kéo dài 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2014. Ban quản lý dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định (Ban QLDA tỉnh) quản lý và thực thi dự án. Do đó, Ban QLDA làm việc với các cơ quan khác của tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, Chi cục bảo vệ môi trường) và các đối tác cấp huyện (UBND huyện, Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng huyện)

Page 5: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

3) Hợp phần chất thải rắn: Chiến lược Đi kèm với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, số lượng rác thải tăng nhanh chóng. Nếu việc quản lý thu gom rác thải không được cải thiện, các khu vực đông dân cư nhất của tỉnh Bình Định, bao gồm các khu vực đô thị phát triển nhanh chóng sẽ phải đối mặt với các vấn đề lớn về môi trường trong tương lai không xa.

Để cải thiện tình hình, đã có 3 hoạt động chính được xác định trong lĩnh vực này:

I) Các kế hoạch xử lý chất thải rắn- Xác định Quy hoạch quản lý chất thải rắn (QHQLCTRH) tại 4 huyện mục tiêu và xem xét

chiến lược tổng thể về thu gom và xử lý chất thải rắn của tỉnh (QHTTCTRT); - Đầu tư việc xử lý chất thải, tập trung vào chiến lược chất thải rắn nhằm giảm thiểu

lượng rác thải sẽ mang đến bãi chôn lấp.

2) Chiến lược nâng cao nhận thức của cộng đồng

3) Phát triển năng lực của các cơ quan liên quan

CHIẾN LƯỢC

Các nghiên cứu của dự án về rác sinh hoạt ở tỉnh Bình Định có thể được chia thành 3 loại chính:

• 15% rác tái chế• 60% rác phân hủy sinh học• 25% rác không phân hủy sinh học

Mỗi loại rác thải sẽ được xử lý theo từng loại riêng, vì vậy phân loại rác thải của bạn tại nguồn rất cần thiết!

Làm gì với rác tái chế? Tái chế là một loạt các công đoạn trong đó vật liệu đã sử dụng được sản xuất lại và bán lại như là một sản phẩm mới (kim loại, giấy loại, carton, gỗ, chất dẻo, thủy tinh…). Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam những vật liệu có thể tái chế sẽ được những người ve chai tiến hành thu gom. Bạn sẽ không chi trả cho công việc thu gom này, những người nhặt ve chai có thể kiếm được thu nhập từ công việc thu gom rác thải bằng việc bán các vật liệu đã thu gom cho những điểm thu mua phế liệu hoặc các công ty tái chế.

Làm gì với rác phân hủy sinh học ? Ở Việt Nam thành phần của rác thải thường bao gồm một tỷ lệ lớn chất phân hủy sinh học (chiếm 60%), phần lớn được người dân hoặc người lấy nước cơm thu gom. Phần rác phân hủy sinh học khác sẽ được xử lý tại địa phương, thông qua việc làm thức ăn cho động vật, sản xuất phân vi sinh, sản xuất ấu trùng ruồi lính đen (RLĐ), trùng đỏ… Nếu tất cả rác phân hủy sinh học được xử lý tại địa phương thì sẽ giảm được 60% lượng rác thải mang đến bãi chôn lấp. Việc này sẽ giảm chi phí đáng kể (như chi phí cho việc xử lý rác ở bãi chôn lấp hoặc chi phí vận chuyển).

Sản xuất phân vi sinh Ruồi lính đen Trùng đỏ

Làm gì với phần rác còn lại? Sau khi phân loại rác tại nguồn, chỉ có loại rác không thể tái sử dụng, không thể tái chế hoặc rác không phân hủy sinh học thì những loại rác thải này được để lại và sẽ được thu gom sau đó vận chuyển đến nơi xử lý. Nếu việc phân loại rác tại nguồn được phân loại theo đúng cách thì chỉ có 25% loại rác này được để lại và vận chuyển đến bãi chôn lấp.

Page 6: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

4) Hội thảo lần III: Nội dungDự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định hiện đang lập và sẽ triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn cho 4 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn của tỉnh Bình Định. Quy hoạch được hỗ trợ lập bởi đơn vị tư vấn EP&T. Công việc chia làm 4 giai đoạn. Cuối mỗi giai đoạn đều có một hội thảo nhằm trình bày các kết quả của giai đoạn đó, nhận thông tin phản hồi từ các bên có liên quan và trao đổi về các nội dung có liên quan. Hội thảo là cơ hội để tất cả các bên có liên quan ngồi lại với nhau, truyền đạt thông tin về các nội dung có liên quan đến mỗi giai đoạn, chia xẻ quan điểm với nhau, đồng thời xây dựng mạng lưới liên kết với các chuyên gia trong ngành.

Nội dung 2 hội thảo của giai đoạn 1 và 2 đã tổ chức trước đây:

- Hội thảo 1 (ngày 5-7/1/2011): Trình bày/Thảo luận về:

o Dữ liệu nền của mỗi huyện, trình bày bởi EP&T;

o Nghiên cứu khả thi “Khả năng tái chế rác hữu cơ tại tỉnh Bình Định”, trình bày bởi Somers;

o Các công nghệ xử lý rác phân hủy sinh học;

o Ứng dụng thực tiễn các công nghệ tái chế áp dụng tại Việt Nam

- Hội thảo 2 (ngày 21-23/2/2011): Trình bày/Thảo luận về:

o Bản thảo Quy hoạch QLCTR của mỗi huyện, trình bày bởi EP&T

o Quản lý CTR nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội, trình bày bởi bà Lệ Thủy

o Quản lý CTR dựa vào cộng đồng, trình bày bởi ông Khải

o Công nghệ ruồi lính đen, trình bày bởi ông Todd Hyman

o Cơ chế phát triển sạch và Tín dụng carbon, trình bày bởi bà Hương

Trong 4 tháng qua, chiến lược QLCTR của các huyện đã được lập dựa trên sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cũng như dựa trên kết quả các thí nghiệm thực hiện tại 4 huyện. Đến thời điểm này, dự án có trách nhiệm đảm bảo chiến lược này được các bên có liên quan tại cấp huyện và cấp xã chấp nhận, đồng thời tạo điều kiện cho các bên tiếp tục thực hiện quản lý CTR theo hướng chuyên nghiệp và có hệ thống. Chương trình hội thảoThứ 5, ngày 12/5/2011

Ngày hiểu về chiến lược QLCTR huyện Thành phần tham gia: các cơ quan có liên quan cấp xã, huyện:

8:00 – 8:15 Giới thiệu mục tiêu, chương trình và tổ chức hội thảo Trình bày5 phần:08:15 – 10:15 10:30 – 11:3013:30 – 14:3014:45 – 15:4515:45 – 16:45

- Thông báo 4 chủ đề - Thúc đẩy các huyện thảo luận, làm quen với 4 chủ đề - Thúc đẩy thảo luận tính phù hợp và mô hình ứng dụng chiến lược QLCTR và các mô hình công nghệ đề xuất cho các xã và huyện .

Các bài trình bày , phương pháp tập huấn có sự tham gia và thảo luận

1 giờ Chủ đề 1: Bản thảo Qui hoạch QLCTR mới nhất: chiến lược và các công nghệ đề xuất

Trình bày và thảo luận

1 giờ Chủ đề 2: Nâng cao nhận thức thông qua 3 công nghệ 1 giờ Chủ đề 3: Thành lập Nhóm Quản lý Chất thải rắn: tại sao và nhiệm vụ

của nhóm? 1 giờ Chủ đề 4: Trung tâm tài nguyên rác? Tại sao và nhiệm vụ ? 1 giờ Chủ đề 5: Triển lãmThứ 6, ngày 13/5/2011

Ngày làm việc về Qui hoạch QLCTR huyện Thành phần tham gia: các cơ quan có liên quan cấp xã, huyện

8:00 – 17:00 - Các bên tham gia từ xã và huyện cùng xây dựng Qui hoạch QLRCTR - Đưa ra các quyết định của Qui hoạch QLCTR dựa vào kết quả thảo luận ngày trước.

Thảo luận

Page 7: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

5) Triển lãm: 3 mô hình tại tỉnh Bình Định Các nghiên cứu của dự án cho thấy rằng rác thải đô thị ở tỉnh Bình Định chiếm 60% rác phân hủy sinh học. Để thông tin cho đại biểu làm thế nào để xử lý lượng rác thải phân hủy sinh học này, Dự án Cấp nước và vệ sinh tỉnh Bình Định tổ chức triển lãm về 3 loại mô hình xử lý rác thải hữu cơ:

* Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt* Thùng sinh học* Ủ compost với tấm phủ TopTex

Trước hết, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng việc phân loại rác tại nguồn là hết sức cần thiết. Đối với buổi triển lãm này, chúng tôi chỉ tập trung các mô hình rác phân hủy sinh học.

Đối với rác phân hủy sinh học, cần phân biệt rõ ràng giữa thức ăn thừa và rác không phải thức ăn thừa.

Thức ăn thừa bao gồm thức ăn còn lại từ các bữa ăn và đồ chế biến thừa từ nhà bếp, nhà hàng và quán cà phê. Thức ăn thừa này bao gồm thực phẩm tươi sống hay đã nấu chín.

Rác không phải thức ăn thừa bao gồm loại rác hữu cơ “xanh” khác được thải ra từ hộ gia đình hoặc chợ như cây cối, cành cây hoặc rác nông nghiệp hoặc rác vườn, củi, cành cây, trấu…

1) THÙNG Ủ VI SINH VẬT ƯA NHIỆT

Là gì? Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt là thùng được làm bằng gạch để trữ và chứa rác. Thông qua quá trình trữ và chứa rác, khối lượng và trọng lượng của rác phân hủy sinh học sẽ bị giảm xuống trong quá trình phân hủy sinh học tự nhiên (vi khuẩn, nấm, ấu trùng hoặc trùng đỏ). Những thùng này có các lỗ thoáng khí xung quanh bởi vì vi khuẩn và nấm vi sinh vật ưa nhiệt cần khí ô xy.

Loại rác thải nào? Tất cả các loại rác phân hủy sinh học gồm thức ăn thừa (hạt, hoa quả, rau củ, hột, vỏ, thịt gia cầm, thịt bò hoặc cá), thức ăn thừa trên bàn và hoa. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ rác vườn (số lượng lớn sẽ được sản xuất phân vi sinh) sẽ bỏ vào thùng này.

Như thế nào? Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt có thể được lắp đặt tại mỗi hộ gia đình hoặc tại cộng đồng. Thùng này rất dễ sử dụng, chỉ cần khuấy đều rác trong thùng (hai ngày một lần) và làm vệ sinh thùng một năm một lần. Mùn của rác sau khi phân hủy cần được thu gom, xén nhỏ để làm thức ăn cho trùng quế.

Các thử nghiệm cho thấy rằng Ấu trùng Ruồi lính đen (RLĐ) đều hiện diện các địa phương ở tỉnh Bình Định. Ấu trùng này có thể làm giảm lượng rác phân hủy sinh học ở thùng rác của hộ gia đình trong thời gian ngắn nhất. Loại ấu trùng này là một trong những loài phàm ăn nhất trong thế giới tự nhiên, chúng có thể làm giảm 20 lần trọng lượng và khối lượng của thức ăn thừa trong vòng 24 tiếng.

Nếu bạn muốn bạn có thể thu gom Ấu trùng Ruồi lính đen này trong một cái xô nhỏ được đặt ngay miệng thùng. Bạn không muốn thu gom chúng, nhưng bạn sẽ cần một ít ấu trùng để duy trì trong thùng. Những ấu trùng RLĐ này có thể được bán cho những người nông dân hoặc những người nuôi cá, tôm, gà để làm thức ăn cho chúng.

Lợi ích:- Chúng ta tái sử dụng rác và không thải bỏ rác tại các bãi chôn lấp rác- Chúng ta giảm chi phí cho việc thu gom và vận chuyển rác thải- Chúng ta giảm được lượng rác thải chuyển đến bãi chôn lấp

Page 8: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

- Chúng ta có thể kiếm tiền bằng việc bán ấu trùng RLĐ

2) THÙNG SINH HỌC

Là gì? Thùng sinh học là một loại thùng rác bằng nhựa kèm theo một cái xô nhỏ bên cạnh, với khối lượng và trọng lượng rác phân hủy sinh học được giảm trong quá trình tự nhiên và hầu như rác trong thùng này do ruồi lính đen (RLĐ) ăn hết. Đặc biệt thùng sinh học được làm để thu gom ấu trùng RLĐ, khi chúng bò ra khỏi thùng thì ngay lập tức rơi vào xô nhỏ treo cạnh bên.

Loại rác thải nào? Tất cả các loại rác phân hủy sinh học gồm thức ăn thừa (hạt, hoa quả, rau củ, hột, vỏ, thịt gia cầm, thịt bò

hoặc cá), thức ăn thừa trên bàn và hoa. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ rác vườn (số lượng lớn sẽ được sản xuất phân vi sinh) sẽ bỏ vào thùng này.

Như thế nào? Thùng sinh học có thể được lắp đặt ở mỗi cộng đồng, tuy nhiên thùng này phục vụ cho nhóm hộ gia đình lớn hơn (như ở chợ). Thùng này rất dễ sử dụng, nhưng cần đảm bảo rằng rác trong thùng sẽ được khuấy đều (một ngày một lần) và thùng cần được vệ sinh tùy theo cách sử dụng.

Ở tỉnh Bình Định, chắc chắn sẽ có thị trường bán ấu trùng RLĐ. Nhiều người nông dân và người nuôi cá có thể dùng ấu trùng này làm thức ăn cho gà, tôm, cá... Ấu trùng này có một lượng phần trăm chất đạm cao và do đó rất bổ dưỡng khi làm thức ăn chăn nuôi.

Lợi ích:- Chúng ta tái sử dụng rác và không thải bỏ rác tại các bãi chôn lấp rác- Chúng ta giảm được chi phí cho việc thu gom và vận chuyển rác thải- Chúng ta giảm được lượng rác thải chuyển đến bãi chôn lấp- Chúng ta có thể kiếm tiền bằng việc bán ấu trùng RLĐ

Như quý vị có thể thấy, cách dùng của thùng sinh học cũng giống như thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt.

3) Ủ PHÂN VI SINH

Là gì? Dưới tác động của nước, không khí và sức nóng, rác thải không phải thức ăn thừa phân hủy sinh học (và một lượng nhỏ thức ăn thừa) có thể làm thành phân vi sinh. Phân vi sinh này được sử dụng làm cho đất thêm màu mỡ.

Loại rác thải nào? Ủ phân vi sinh được xem là giải pháp tốt nhất đối với tất cả loại rác không phải thức ăn thừa phân hủy sinh học như lá cây, cỏ tươi, cỏ khô, rác vườn, hoa, tro từ củi, xác trà, giấy vụn. Ngoài ra số lượng rác trong nhà bếp như rau củ, hoa quả, vỏ trứng hoặc thức ăn thừa từ bàn ăn. Tuy nhiên thịt, xương thịt, xương cá, cây nhiễm bệnh không thể làm phân vi sinh.

Như thế nào? Ở tỉnh Bình Định, ủ phân vi sinh khó có thể làm ở cấp hộ gia đình, bởi vì trước khi ủ phân vi sinh, cần cắt, xén nhỏ nhiều rác thải. Do vậy, một hộ gia đình sẽ không có đủ rác thải để bảo đảm cho việc mua hoặc thuê máy cắt.

Ở tỉnh Bình Định, cách tốt nhất để giải quyết việc này là người buôn bán ve chai thu gom loại rác này, cắt nhỏ và ủ phân vi sinh với tấm phủ Top Tex ở cở sở phi tập trung nhỏ.

Page 9: Hội thảo Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện lần III – Tư liệu dành cho báo chí

Sản xuất phân vi sinh với tấm phủ TopTex

Lợi ích:- Chúng ta tái sử dụng rác và không thải bỏ rác tại các bãi chôn lấp - Chúng ta giảm được chi phí thu gom và vận chuyển rác thải- Chúng ta giảm được lượng rác thải chuyển đến bãi chôn lấp- Chúng tạo cho bãi cỏ và vườn của bạn giàu đất mùn. Mùn giúp tăng thêm chất dinh

dưỡng cho cây và giúp giữ lại độ ẩm cho đất.- Chúng ta có thể bán phân vi sinh.