18
1 BỘ MÔN: TOÁN LỚP 6 Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: * SỐ HỌC: Học sinh ôn lại bài “Tính chất của phép nhân” và đọc SGK bài “Bội và ước của số nguyên” (sgk toán 6- tập 1 trang 96, 97) * HÌNH HỌC: Học sinh tự đọc bài “Số đo góc” (sgk toán 6- tập 2 trang 76, 77, 78) I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021). TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. SỐ HỌC: - Học sinh năm vững các tính chất của phép nhân, vận dụng để làm bài tập - Học sinh biết tìm bội và ước của số nguyên, chú ý bội và ước bổ sung thêm các số nguyên âm (sgk toán 6-tập 1 trang 96, 97) 2. HÌNH HỌC: - Số đo góc (học sinh tự đọc sgk toán 6 – tập 2 trang 76, 77, 78) II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. SỐ HỌC: - Luyện tập tính chất của phép nhân: làm bài 142, 143, 144, 148, 12.4, 12.5 trang 88, 89 (SBT tập 1) - Bội và ước của số nguyên: 150, 151, 152, 13.2, 13.3 trang 91, 92 (SBT tập 1) 2. HÌNH HỌC: - Số đo góc trang: Bài tập 11 đến 15 trang 79, 80 (SGK tập 2) III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: - Nội dung kiểm tra dánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên - Hình thức kiểm tra đánh giá: Học sinh làm vào vở BT, GV thu vở để kiểm tra khi học sinh đi học trở lại. BỘ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: 1. HS đọc SGK văn bản “Sông nước Cà Mau” trang 18, văn bản “Vượt tháctrang 37 , nắm được kiến thức, thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi website … , thông báo eNetViet, …); … 2. HS làm bài tập phần luyện tập văn bản “Sông nước Cà Mau” trang 23, văn bản Vượt thác” trang 41. I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

1

BỘ MÔN: TOÁN – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

* SỐ HỌC: Học sinh ôn lại bài “Tính chất của phép nhân” và đọc SGK bài “Bội và

ước của số nguyên” (sgk toán 6- tập 1 trang 96, 97)

* HÌNH HỌC: Học sinh tự đọc bài “Số đo góc” (sgk toán 6- tập 2 trang 76, 77, 78)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. SỐ HỌC:

- Học sinh năm vững các tính chất của phép nhân, vận dụng để làm bài tập

- Học sinh biết tìm bội và ước của số nguyên, chú ý bội và ước bổ sung thêm

các số nguyên âm (sgk toán 6-tập 1 trang 96, 97)

2. HÌNH HỌC:

- Số đo góc (học sinh tự đọc sgk toán 6 – tập 2 trang 76, 77, 78)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. SỐ HỌC:

- Luyện tập tính chất của phép nhân: làm bài 142, 143, 144, 148, 12.4, 12.5

trang 88, 89 (SBT tập 1)

- Bội và ước của số nguyên: 150, 151, 152, 13.2, 13.3 trang 91, 92 (SBT tập 1)

2. HÌNH HỌC:

- Số đo góc trang: Bài tập 11 đến 15 trang 79, 80 (SGK tập 2)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nội dung kiểm tra dánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên

- Hình thức kiểm tra đánh giá: Học sinh làm vào vở BT, GV thu vở để kiểm tra khi

học sinh đi học trở lại.

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK văn bản “Sông nước Cà Mau” trang 18, văn bản “Vượt thác” trang

37 , nắm được kiến thức, thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi website … , thông báo

eNetViet, …); …

2. HS làm bài tập phần luyện tập văn bản “Sông nước Cà Mau” trang 23, văn bản

“Vượt thác” trang 41.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Page 2: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

2

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người Việt Nam qua biện

pháp so sánh ở các văn bản: “Sông nước Cà Mau”, “Vượt thác”.

VĂN BẢN: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

a.Xuất xứ: Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích từ chương 18 truyện “Đất rừng

phương Nam”.

b.Hoàn cảnh sáng tác: 1957.

c. Thể loại: Truyện dài.

d. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1: ( Từ đầu đến “ màu xanh đơn điệu”): Khái quát về cảnh sông nước Cà Mau.

- Phần 2: ( Tiếp theo đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch, sông ngòi ở Cà Mau,

tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ.

- Phần 3: ( Còn lại): Cảnh chợ Năm Căn.

e. Ngôi kể: thứ nhất.

1.Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua văn bản: “ Sông nước Cà Mau”

a. Cảnh bao quát về Cà Mau.

* Cảnh vật:

- Sông ngòi

- Bầu trời

- Cây cối

- Âm thanh

* Cảm giác :

- Lặng lẽ

- Giác quan: Thị giác, thính giác, cảm giác

*Cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp...

b. Cảnh kênh rạch, sông ngòi (Năm Căn).

* Tên các con kênh rạch sông ngòi :

- Rạch Mái Giầm

- Kênh Bọ Mắt

- Kênh Ba Khía

- Sông Bảy Háp

- Sông Cửa Lớn

- Sông Năm Căn

* Dày đặc, chằng chịt ...

* Đặc tả về dòng Năm Căn :

- Mênh mông rộng lớn

- Nước đổ ra biển như thác

- Cá ...

- Sóng trắng

Page 3: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

3

- Rừng đước ...ôm lấy dòng sông ...

Nghệ thuật: miêu tả, hình ảnh so sánh đặc sắc...

2. Vẻ đẹp của cuộc sống con người Việt Nam qua văn bản: “Sông nước Cà Mau”.

* Con người

- Bán hàng nhộn nhịp

- Xởi lởi...

Nghệ thuật miêu tả, từ ngữ giàu hình ảnh.

Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp, tấp nập... một nếp sống có văn hoá của người dân Nam

Bộ - đơn giản mộc mạc, nhưng đôn hậu, thắm tình người ...

.......................................

VĂN BẢN: “VƯỢT THÁC” – VÕ QUẢNG

a. Xuất xứ: văn bản “Vượt thác” Trích chương 11, tác phẩm “Quê nội”.

b. Hoàn cảnh sáng tác: 1974, kháng chiến chống Mĩ.

c. Thể loại: Truyện dài

d. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Vượt nhiều thác nước”. :Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước

khi thuyền vượt thác.

- Phần 2: Tiếp đến “ Thác Cổ Cò”: Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư.

- Phần 3: Còn lại: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác.

* Vị trí quan sát: trên thuyền vượt thác. Vị trí ấy thích hợp vì phạm vi cảnh rộng,

thay đổi.

1.Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua văn bản: “Vượt thác”

a.Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác:

- Xung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

- Những con thuyền xuôi chầm chậm, chất đầy cau tươi, dây mây, mít quế...

- Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Núi đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

b. Cảnh thiên nhiên khi vượt thác:

- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

c. Cảnh thiên nhiên sau khi vượt thác:

- Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già

vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

* Nghệ thuật:

- Dùng nhiều từ láy gợi hình.

- Hình ảnh so sánh, nhân hoá.

2. Vẻ đẹp của cuộc sống con người Việt Nam qua văn bản: “Vượt thác”.

Cảnh vượt thác

Page 4: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

4

- Dượng Hương Thư: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm

răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa...

- Động tác: Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu trên sào, chiếc

sào dưới sức chống bị cong lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn

sào...

* Nghệ thuật: so sánh

- Dượng Hương Thư là một người có vẻ ngoại hình rắn chắc, gân guốc, có một vẻ dũng

mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên, có sự quả cảm và dày dạn kinh

nghiệm của một người chỉ huy.

- Có sức mạnh, có nghị lực, có kinh nghiệm... trong lao động, trong việc chinh phục

thiên nhiên.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày ngắn gọn cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên các vùng miền qua 2

văn bản “ Sông nước Cà Mau”, “ Vượt thác”.

Câu 2: Trình bày ngắn gọn cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống con người qua 2 văn bản

“ Sông nước Cà Mau”, “ Vượt thác”.

Câu 3: Xác định và phân tích hiệu quả của phép so sánh có trong đoạn trích:

Đoạn văn 1:

“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về

Năm Căn. Dòng Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá

nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng

trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng

đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi,

theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng

sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...loà nhoà ẩn

hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”

(Trích: Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)

Đoạn văn 2:

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng

Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn

chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của

Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

(Trích: Vượt thác – Võ Quảng)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- GV kiểm tra, chấm, chữa bài của HS sau đợt nghỉ tết. (Trực tiếp hoặc qua zoom)

- Nội dung kiểm tra, đánh giá: Bài tập luyện tập và vận dụng kiến thức nêu trong Mục

I, II.

Page 5: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

5

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – LỚP 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. Unit 7: (Review)

Vocabulary

(Từ vựng)

- Words or phrases related to the topic “Television”.

- Types of films.

- Types of TV programmes.

- People who produce and watch TV programmes.

- Adjectives to describe TV programmes.

Grammar

(Ngữ pháp)

- Question words:

When? —► Hỏi thông tin về thời gian

Where? —► Hỏi thông tin về nơi chốn

Who? —► Hỏi thông tin về người

Why? —► Hỏi lý do

How? —► Hỏi cách thức, phương thức

What? —► Hỏi về vật/ý kiến/hành động

Which (one)? —► Hỏi thông tin về sự lựa chọn

Whose? —► Hỏi thông tin về sở hữu

Whom? —► Hỏi về người (ở dạng tân ngữ)

How much? —► Hỏi về giá cả, lượng (không đếm được)

How many? —► Hỏi về lượng (đếm được)

How long? —► Hỏi về thời gian

How often? —► Hỏi về mức độ thường xuyên

How far? —► Hỏi về khoảng cách

What kind (of)? —► Yêu cầu mô tả thông tin

- Conjunctions:

+ and: (và) chỉ sự thêm vào có tương đồng

+ but: (nhưng) chỉ sự tương phản

+ so: (nên) chỉ kết quả

+ because: (vì, bởi vì) chỉ nguyên nhân hoặc lý do

+ although: (dù, mặc dù) chỉ sự tương phản

2. Unit 8- Lesson 1: Getting started (p. 16,17) & Lesson 2: A closer look 1 (p.

18,19)

a. Vocabulary:

1. Athletics /æƟ’letɪks/ (n) : điền kinh

2. Boxing /’bɒksɪȵ/ (n): Đấm bốc

4. Match /mæt∫/ (n): trận đấu

3. Canoeing /kə’nu:ɪȵ/ (n): chèo thuyền ca-nô

Page 6: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

6

5. Fishing rod /’fɪ∫ɪȵ rɒd/ (n): cần câu cá

6. Hockey /’hɒki/ (n): khúc gôn cầu

7. Horse racing /hɔ:s ‘reɪsɪȵ/ (n): đua ngựa

8. Ice skating /aɪs ‘skeɪtɪȵ/ (n): trượt băng

9. Rugby /’rʌgbi/ (n): bóng bầu dục

10. Sailing /’seɪlɪn/ (n): chèo thuyền

11. Scuba diving /’sku:bə daɪvɪȵ/ (n): lặn có bình khí

12. Score / /skɔ:(r)/ (n): tỉ số

13. Opponent /ə;pəʊnənt/ (n): đối thủ

14. Spectator /spek’teɪtə(r)/ (n): khán giả

15. Umpire /’ʌmpaɪə(r)/ (n): trọng tài

b. Grammar:

1. The past simple:

- Structure (cấu trúc):

* verb TO BE:

(+) I / she / he / it + was I was late for school yesterday.

We / You / They + were We were late for school yesterday.

(-) I / she / he / it + was not (wasn’t)

We / you / they + were not (weren’t)

(?) Was + I / she / he / it ….?

Were you / they….?

* Normal verbs (động từ thường)

(+) S + V-ed He went to New York last year.

I watched a movie on TV last night.

(-) S + didn’t + V He didn’t go to New York last year.

I didn’t watch a movie on TV last night.

(?) Did + S + V…? Did he go to New York last year?

Did you watch a movie on TV last night?

- Use (cách dùng): diễn tả hành động đã xảy ra và đã kết thúc trong quá khứ

2. Impertives:

2.1 Structure:

-Open your book(, please)!

-Don’t go out!

2.1 Use: ra lệnh cho ai đó làm việc gì hoặc không được làm việc gì

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Làm Ex 1, 2, 3, 4, 5 (Looking back, trang 14, SGK)

2. Ex 1-2-3 (SGK - trang 16, 17) Ex 1, 2, 3, 4, 5 (SGK - trang 18)

3. Part B (SBT – trang 10,11,12)

Page 7: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

7

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Bài Kiểm tra đánh giá:

I. Find the word whose underlined part is pronounced differently from the others

in each line

1. A. there B. them C. with D. thin

2. A. thick B. with C. earth D. math

3. A. idea B. teacher C. feature D. reason

4. A. grandfather B. match C. badminton D. square

5. A. pear B. please C. easy D. weak

II. Choose the best option to complete each of the following sentences

1. Mai: Do you know that I am the winner of the competition? Duong: - Fantastic!

______!

A. See you B. Congratulate C. Congratulations D. Wow

2. Minh _______ football at school and he often _______ fishing with his dad at the

weekend.

A. Go – play B. plays – go C. plays – goes D. play – go

3. _______ ‘Along the Coast’ is a famous TV series, I’ve never watched it.

A. Because B. And C. Although D. But

4. _______ is a person who watches TV.

A. MC B. weatherman C. TV viewer D. newsreader

5. ___________ pen is this? Can I borrow it?

A. Whose B. Whom C. Who D. Which

6. _______ do you like the TV show ‘Who wants to be a millionaire’? – Because it’s

an educational TV show.

A. When B. What C. Why D. Who

7. What _______ is ‘Laughing out Loud’ on?

A. game show B. channel C. competition D. national

8. “Hello Fatty” and “Let’s learn” are _______ because they teach me a lot.

A. long B. boring C. educational D. entertaining

9. I am very excited when my father and I ______________ a football match together

on TV.

A. play B. plays C. watch D. watches

10. Duong does karate to stay in _______.

A. healthy B. fit C. beautiful D. shape

III. Choose the best sentence that can be made from the cues given.

1. Favourite / sport / badminton.

A. My favourite sport are badminton.

B. My favourite sport is badminton.

Page 8: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

8

2. It / individual / sport / and / also / team / sport.

A. It is an individual sport and also an team sport.

B. It is an individual sport and also a team sport.

3. It / may / last / about / one and a half / hour.

A. It may last about one and a half hour.

B. It may last about one and a half hours.

4. There / about / 2 or 4 / player

A. There are about 2 or 4 players

B. There is about 2 or 4 player.

5. It / need / equipment / racket / shuttlecock / net.

A. It needs some equipment such as: racket, shuttlecock, net.

B. It need some equipments such as: racket, shuttlecock, net.

Hình thức Kiểm tra đánh giá:

Học sinh in Phiếu BT và hoàn thành. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, học sinh sẽ nộp lại cô

giáo bộ môn.

BỘ MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

Học sinh ôn lại các bài CHỦ ĐỀ: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

(SGK Vật lý 6 - Trang 44 đến 52)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức về các loại máy cơ đơn giản (ra giấy A3)

2. Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

- Học sinh nắm vững các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:

+ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế

(Các câu hỏi C5,C6,C7/SGK.Trang 59)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.

Câu 2: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn?

Câu 3: Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong

hình là 400N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không? Vì sao?

Page 9: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

9

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nội dung kiểm tra đánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên

- Hình thức kiểm tra đánh giá: Học sinh làm vào vở BT hoặc vở ghi, GV thu vở để

kiểm tra khi học sinh đi học trở lại.

BỘ MÔN: SINH HỌC – LỚP 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. HS nắm được cách phân chia quả thành các nhóm quả khác nhau, biết được các

nhóm quả chính dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả và thịt quả. Lấy ví dụ.

Quả thịt (quả mọng, quả hạch)

Quả khô (quả khô nẻ và quả khô không nẻ)

2. HS kể tên được các bộ phận của hạt (vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ), phân biệt

được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm (dựa vào đặc điểm phôi)

3. Phân biệt được các cách phân tán của quả và hạt (nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán)

Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán, ví dụ

4. Làm thí nghiệm gieo hạt để phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo và bảo quản hạt

giống.

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS ôn lại các kiến thức từ bài 32 đến bài 35

2. HS làm bài tập

3. Làm thực hành (gieo 10 hạt đỗ xanh cho nảy mầm)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng

nhóm với quả mơ ?

Page 10: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

10

A. Nho B. Cà chua C. Chanh D. Xoài

Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ?

A. Chò B. Lạc C. Bồ kết D. Cả A,B,C

Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?

A. Quả bông B. Quả me C. Quả đậu đen D. Quả cải

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.

B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.

C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.

D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.

Câu 5. Quả nào dưới đây không phải là quả mọng ?

A. Quả đu đủ B. Quả đào C. Quả cam D. Quả chuối

Câu 6. Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả ?

A. Tất cả các phương án đưa ra B. Hạt lúa

C. Hạt ngô D. Hạt sen

Câu 9. Củ nào dưới đây thực chất là quả ?

A. Củ su hào B. Củ đậu C. Củ lạc D. Củ gừng

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây

?

A. Hạt ngô B. Hạt lạc C. Hạt dừa D. Hạt lúa

Câu 11. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 12. Phôi của hạt đỗ đen có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 13. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ?

A. Trâm bầu B. Thông C. Ké đầu ngựa D. Chi chi

Câu 14. Quả ké đầu ngựa phát tán chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Phát tán nhờ nước B. Phát tán nhờ gió

C. Phát tán nhờ động vật D. Tự phát tán

Câu 15. Nhóm nào gồm những quả/hạt phát tán nhờ gió ?

A. Quả bông, hạt cau, quả cam, quả táo

B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết, quả dưa chuột

C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò

D. Quả chuối, quả sấu, quả nhãn, quả thìa là

Câu 16. Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không

cùng nhóm với những quả còn lại ?

A. Cải B. Đậu Hà Lan C. Hồng xiêm D. Chi chi

Câu 17. Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Có cánh hoặc có lông B. Nhẹ

D. Kích thước nhỏ bé D. Cả A,B,C

Page 11: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

11

Câu 18. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt

hơn?

1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo khi gặp trời rét.

2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt

3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng

4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo

A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 2, 4

Câu 19. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Câu 20. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì ?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Cả A,B,C

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. HS làm bài tập (20 câu trắc nghiệm – chụp đáp án gửi riêng cô giáo trên eNetViet)

2. làm thực hành (gieo 10 hạt đỗ xanh cho nảy mầm – chụp ảnh sản phẩm có mặt học

sinh gửi riêng cô).

Hạn cuối ngày 07/02/2021

BỘ MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

Chủ đề:

THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (tiết 2)

II.TÓM TẮT KIẾN THỨC

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân

dân Giao Châu:

+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện

+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề

+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật

pháp của người Hán.

Thực hiện đồng hóa về văn hóa.

+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

Page 12: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

12

Nội dung Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.

Thi Sách bị giết.

Chống quân

xâm lược

Quân Hán

Thời gian, địa

điểm

Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

Tại: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)

Kết quả Quân Hán bị đánh tan, Tô Định trốn về Nam Hải, cuộc khởi nghĩa

tháng lợi.

Năm 43 Nhà Hán sang tấn công Hai Bà Trưng tiếp tục tổ chức kháng

chiến, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt nhưng không thành công

III. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

1. Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.

2. Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta ntn?

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Khi học sinh đi học trở lại:

- Giáo viên kiểm tra việc làm bài của học sinh.

- Giáo viên chữa bài; khuyến khích chấm điểm cho những học sinh có ý thức tự

học tốt.

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

HS đọc SGK trang 52, 53, 54; theo dõi thông báo, video trên eNetViet và ghi nhớ các

nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Bài 17. Lớp vỏ khí

1. Thành phần của không khí.

- Thành phần của không khí :

+ Khí Nitơ chiếm 78%.

+ Khí ô xi chiếm 21%.

+ Hơi nước và các khí khác : 1%.

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí

tượng như mây, mưa, sương mù...

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí.

Page 13: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

13

Tầng khí

quyển Độ cao Đặc điểm

Vai trò

Tầng đối

lưu

Từ 0 –

16km.

- Tập trung 90% không khí .

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao

- Không khí chuyển động theo

chiều thẳng đứng

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí

tượng.

-Có ảnh hưởng lớn tới

đời sống của các sinh

vật sống trên Trái Đất.

Tầng bình

lưu

Từ 16 -

80km.

- Không khí chuyển động theo

chiều ngang.

- Có lớp ôdôn.

- lớp ôdôn có tác dụng

ngăn cản những tia

bức xạ có hại cho sinh

vật và con người

Các tầng

cao của

khí quyển

Trên

80km.

- Không khí cực loãng.

- Không có quan hệ

trực tiếp với đời sống

của con người.

3. Các khối khí

Tên khối

khí Đặc điểm Nơi hình thành

Nóng Nhiệt độ cao. Vùng vĩ độ thấp.

Lạnh Nhiệt độ thấp. Vùng vĩ độ cao.

Đại dương Độ ẩm lớn. Biển, đại dương.

Lục địa Khô. Đất liền.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

- Trao đổi với cha mẹ hoặc người thân để tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm không khí ở

địa phương em.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra nội dung bài học và bài tập trong vở của học sinh khi đi học trở

lại.

- Học sinh nghiên cứu nội dung bài hoc, ghi chép bài và làm bài tập vào vở môn học.

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK GDCD 6 trang 32,33 để tìm hiểu nội dung bài học.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Page 14: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

14

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Bài 13. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

1. Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Mọi cá nhân, mọi dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có

quốc tịch Việt Nam.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân

- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ theo quy định của pháp luật .

- Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt

Nam.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Học sinh làm bài tập sau vào vở

1. Tóm tắt nội dung bài học sgk (khuyến khích HS vẽ sơ đồ tư duy bài học).

2. Học sinh làm bài tập a SGK trang 34

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- GV kiểm tra, chấm, chữa bài của HS sau đợt nghỉ Tết (trực tiếp hoặc qua zoom)

- Nội dung kiểm tra, đánh giá: Bài tập luyện tập và vận dụng kiến thức nêu trong Mục

I, II.

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 6

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

* Tiết 40, 41: Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Học sinh ôn lại bài “Cơ sở của ăn uống hợp lý” (sgk công nghệ 6 - trang 67 đến 75)

và đọc SGK bài “Vệ sinh an toàn thực phẩm.” (sgk công nghệ 6 - trang 76 đến 80)

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

- Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiễm trùng, nhiễm độc thực

phẩm.

- Nêu được các biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 80 SGK Công nghệ 6.

Page 15: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

15

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nội dung kiểm tra dánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên

- Hình thức kiểm tra đánh giá: Học sinh làm vào vở Công nghệ, GV thu vở để kiểm

tra khi học sinh đi học trở lại.

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 6

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

NỘI DUNG: BẬT NHẢY- CHẠY NHANH- CHẠY BỀN

1.Kiến thức :

- Biết và thực hiện tương đối chính xác kỹ thuật Bật nhảy.

-Biết được các động tác bổ trợ chạy nhanh, và chơi trò chơi.

– Chạy bền: biết cách chạy từ từ hít thở sâu.

- Học sinh thực hiện được kỹ năng bài Bật nhảy và các động tác bổ trợ chạy nhanh.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học. Giao tiếp hợp tác. Tư duy sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù.

– Năng lực chăm sóc sức khỏe. Vận động cơ bản. Hoạt động thể thao

3.Phẩm chất

- HS trung thực, trách nhiệm tập luyện tự giác tích cực, nhiệt tình sôi nổi và đảm bảo

an toàn trong tập luyện để hoàn thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra.

I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẬP LUYỆN

1. KHỞI ĐỘNG

- Học sinh chạy nhẹ quanh sân hoặc đi bộ khoảng 5 phút sau đó khởi động kỹ các

khớp cổ tay, vai, hông, gối, cổ tay kết hợp cổ chân.

- Tập bài thể dục phát triển chung( tập 6 động tác).

- Tập tại chỗ các động tác bổ trợ + Chạy bước nhỏ

+ Chạy nâng cao đùi

+ Chạy đá lăng gót sau

2. CƠ BẢN BÀI TẬP

a. Tập phần bật nhảy:

- Ôn các động tác đã học phát triển sức mạnh của chân+ Lò cò + Bật ếch. Ôn bật xa

tại chỗ( 20 lần). nếu có Dây các em nhảy dây thêm mỗi tổ 2p. 3 tổ.

b. Tập Chạy nhanh

- Ôn đánh tay, cách xuất phát cao tại chỗ. Ôn xuất phát cao chạy nhanh 30m ( 5-10

lần).chạy leo cầu thang 3 tổ mỗi tổ 2 phút.

c. Chạy bền

- Học sinh phụ thuộc vào điều kiện sân tập của gia đình nếu ko có sân chạy các

con có thể đi bộ hoặc leo cầu thang tại nhà.

Page 16: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

16

3. KẾT THÚC

a. Học sinh đứng thả lỏng rũ chân tay, gập thân thả lỏng

b. Dặn dò: Các con chạy tập vào các buổi sáng hoặc 16h30 buổi chiều tập

trong khoảng thời gian 45 đến 60 phút và có chế độ ăn uống hợp lý,

không sử dụng chất kích thích.

BỘ MÔN: MỸ THUẬT - KHỐI: 6

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

CHỦ ĐỀ 6: TRANH TĨNH VẬT

Tiết 21: Vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí

Mục đích- Yêu cầu:

- HS biết cách kết hợp kiến thức vẽ theo mẫu và vẽ trang trí để làm bài vẽ tranh tĩnh

vật theo hình thức trang trí

- HS thể hiện được một bức tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí

I. NỘI DUNG :

- Học sinh quan sát một số bức tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí đẹp (hình 6.6 và

6.7) để nhận biết:

Bố cục các bức tranh.

Cách kết hợp các đồ vật với nhau.

Màu sắc, đậm nhạt được thể hiện trong tranh.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hướng dẫn thực hành

Học sinh dựa trên bài học tiết 20, phân các mảng hình trên lọ hoa và quả để vẽ màu,

vẽ các mảng màu nền xung quanh.

2. Bài tập:

HS thực hành theo các yêu cầu ở phần hướng dẫn thực hành.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Giáo viên thu bài và kiểm tra đánh giá sau khi học sinh đi học trở lại.

BỘ MÔN: TIN HỌC – LỚP 6

Mục đích – Yêu cầu:

- Học sinh ôn tập lại các thao tác thực hành với văn bản đã được học gồm:

+ Quy tắc gõ văn bản trong Word.

+ Cách gõ văn bản trong Word.

- Phát huy khả năng tự đọc, tự tìm hiểu theo hướng dẫn của sách giáo khoa.

Page 17: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

17

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK Tin học dành cho THCS (Quyển 1) trang 109 đến 110 để biết nội dung

bài tập thực hành

2. HS làm bài tập thực hành soạn văn bản Bien dep va trình bày giống như mẫu SGK

trang 109.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM

1.Quy tắc gõ văn bản trong Word

- Các dấu chấm câu và dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào

từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội

dung.

- Các dấu mở ngoặc và mở nháy (, [, {, <, ', " phải được đặt sát vào bên trái

ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.

- Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy ), ], }, >, ', " phải được đặt sát vào bên

phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

- Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống (Space Bar) để phân cách.

- Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản.

2. Gõ văn bản chữ Việt

- Để gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím dùng phần mềm hỗ trợ

chữ Việt

- Để xem trên màn hình và in được chữ Việt cần phông chữ Việt cài sẵn trên

máy tính.

- Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là TELEX và VNI

Lưu ý: Cần chọn tính năng chữ Việt chương trình gõ, chọn đúng phông chữ

phù hợp thì mới gõ được Tiếng Việt.

3. Thực hành: Nội dung bài Bien dep SGK trang 109

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Bài 1: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?

A. VNI-Times B. VnArial C. VnTime D. Time New Roman

Bài 2: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với

những phím nào?

A. f, s, j, r, x B. s, f, r, j, x

C. f, s, r, x, j D. s, f, x, r, j

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá học sinh sau khi các con đi học trở lại.

Page 18: Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: HÌNH HỌC: 01/2 06/2/2021). 1

18

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021) :

1. Yêu cầu :

- Học thuộc phần lý thuyết : Qu’est – ce que c’est une narration ?

Narrateur ? Auteur ? Personnage ? et les 5 étapes du texte narratif !

2. Texte à lire (Fiche - page 9 ,10)

Les malheurs de Sophie

a. Compréhension globale :

- Lire le texte, consulter le dictionnaire pour comprendre les mots nouveaux du

texte.

- Répondre aux questions dans la partie « Guide de lecture » (page 9)

- Relire le texte, compléter le tableau suivant :

Personnage Auteur Narrateur

b. Compréhension détaillée :

Complétez le tableau suivant

Etape Temps Lieu Personnage Evenements

c. Relire le texte, répondre aux questions dans la partie « Je relis » (page 10)

II. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Học sinh làm bài cẩn thận , cô sẽ chấm chữa khi đi học lại