42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH -----***----- BÀI THUYẾT TRNH MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách nhà nước. Nhóm thuyt trnh số 8 THNH VIÊN 1. Phạm Thị Lan 2. Đinh Thị Hải Yn 3. Bi Thị Phương Thảo 4. Đng Thị Nhàn 1

Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

-----***-----

BÀI THUYẾT TRINH MÔNTÀI CHÍNH CÔNG

Đề tài: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách nhà nước.

Nhóm thuyêt trinh số 8

THANH VIÊN1. Phạm Thị Lan2. Đinh Thị Hải Yên3. Bui Thị Phương Thảo4. Đăng Thị Nhàn

1

Page 2: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

MỤC LỤC

Chương I. Một số vấn đề lý thuyêt về phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN

I. Khái niệm 4

II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước.

5

III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

6

Chương. II. Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngấn sách Nhà nước.I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nước.

1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% : 2. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%3. Các khoản mục thuộc về khoản thu phân chia ty lệ giữa

trung ương và địa phương.

8

II. Về phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

1. Các khoản chi cua ngân sách trung ương

2. Nhiệm vụ chi cua ngân sách địa phương gồm:3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

16

Chương 3. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.

I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách.1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ương và

địa phương.   2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước   3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp

NSNN

21

II. Một số giải pháp hoàn thiện 28

2

Page 3: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

MỞ ĐẦU

Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, pháp luật Việt Nam quy định các cấp quản lý ngân sách gồm có ngân sách Trung Ương và các cấp ngân sách địa phương, các cấp ngân sách này phối hợp chăt chẽ với nhau trong quản lý ngân sách nhà nước trong đó có hoạt động phân định nhiệm vụ thu chi. Việc phân chia này có ý nghĩa đăc biệt quan trọng quản lý ngân sách nhà nước. Bởi thu ngân Ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tê phát sinh trong quá trinh nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để từ đó phân phối các nguồn tài chính xã hội dưới hinh thức giá trị nhằm hinh thành quỹ tiền tệ tập trung cua Nhà nước.

Vậy cơ sở cua việc phân định nhiệm vụ thu, chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là gi? Được thể hiện như thê nào? Thực trạng pháp luật về vấn đề này ra sao? Bài viêt dưới đây cua nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.

3

Page 4: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHA NƯỚC.

I. Khái niệm

Hệ thống ngân sách nhà nước ta bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa

phương. Chính vi vậy việc phân định nhiệm vụ thu chi cũng được thực hiện theo

sự phân cấp này.

Phân định nhiệm vụ thu chi giữa các cấp ngân sách nhà nước chính là việc phân

định mỗi cấp NSNN được tập trung cho những nguồn thu nào và mức độ tập trung

tới đâu, đồng thời đề ra những nhiệm vụ thu chi cụ thể cho từng cấp ngân sách.

Chính quyền địa phương được phân giao những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể

trên các lĩnh vực xây dựng, quyêt định và thực hiện ngân sách cấp minh. Theo

pháp luật hiện hành, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân

sách là thuộc thẩm quyền cua Quốc hội và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyêt

định khoản thu chi cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh, đồng thời cho

phép hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyêt định nhiệm vụ thu chi ngân sách cấp huyện,

xã thuộc địa bàn quản lý với điêu kiện phải tuân thu các yêu cầu theo quy định

pháp luật. Việc trao quyền cho cơ quan quyền lực cấp tỉnh phân giao cho các

nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp ngân sách huyện và xã nằm trên địa bàn tỉnh cho

thấy ở mức độ nhất định, cấp ngân sách địa phương có sự độc lập, tự chu trong

việc điều hành ngân sách địa phương minh, tuy nhiên sự độc lập nay không vượt

quá quy định pháp luật.

II. Căn cứ, nguyên tắc phân định nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước :

Từ khái niệm phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi đã nêu trên chúng ta có thể thấy, việc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương là rất quan trọng. Những quy định cua Luật ngân sách 2002 về phân phối nguồn thu và

4

Page 5: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ương được xây dựng trên cơ sở tiêp thu những thành công và khắc phục những hạn chê cua Luật ngân sách nhà nước 1996. Bên cạnh đó, Luật ngân sách 2002 cũng tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, khuýên khích địa phương chăm lo cho đầu tư phát triển kinh tê - xã hội, bồi dưỡng nguồn thi, chống thất thu, thực hành tiêt kiệm chi để tự cân đối ngân sách và tăng cường đóng góp cho ngân sách nhà nước. Chính bởi vậy, để đảm bảo thực hiện những điều đó, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách trung ương cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.

Như vậy, nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trinh phân bổ nguồn thu và phân giao nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước. Các cấp ngân sách khi tiên hành tập trung nguồn thu cũng như khi thực hiện nhiệm vụ chi cua ngân sách cấp minh đều phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm ngân sách trung ương giữ vai trò chu đạo, ngân sách địa phương chu động thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Trong nguyên tắc này, ngân sách địa phương măc du không đóng vai trò chu đạo trong hệ thống ngân sách nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tê, văn hóa, xã hội được giao phó trên địa bàn minh quản lí. Chỉ khi được phân định nguồn thu cụ thể, địa phương mới có thể chu động lên kê họach thu nhằm hinh thành nên quỹ ngân sách cua địa phương minh, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách cua địa phương để thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi đã được giao phó.

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này quy định cho ngân sách trung ương cũng như ngân sách địa phương phải tự đảm đương các nhiệm vụ chi cua minh, tự bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi khi các nhiệm vụ chi cua minh thay đổi do phát sinh nhiệm vụ mới hoăc do chính sách, chê độ có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách cấp dưới găp khó khăn, du đã sắp xêp nguồn trong dự tóan, sử dụng dự phòng nhưng vẫn không đu thi có thể được ngân sách cấp trên trợ giúp một phần.

- Quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới được thể hiện qua việc phân chia một số khỏan thu và điều tiêt, bổ sung kinh phí. Điều này nhằm đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vung, các địa phương, tránh tinh trạng nơi thu nhiều chi ít mà nơi lại chi ít thu nhiều. Đối với những khỏan thu

5

Page 6: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

này, mức độ được hưởng cua mỗi cấp ngân sách được xác định căn cứ vào ty lệ phần trăm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyêt định. Bên cạnh đó, việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cũng nhằm hỗ trợ cho các địa phương thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn. Sau mỗi thời ki ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương nhằm giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoăc tăng ty lệ phần trăm điều tiêt số thu nộp về ngân sách cấp trên.

III. Thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

Theo Luật Ngân sách nhà nước 2002, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho hai cấp ngân sách là cấp trung ương và cấp tỉnh thuộc thẩm quyền cua Quốc hội còn việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh thi do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyêt định phu hợp với đăc thu, khả năng, và nhu cầu cua địa phương minh. Tuy nhiên, quyêt định cua hội đồng nhân dân tỉnh không thể tuy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lí được quy định tại khỏan 1 điều 34 luật ngân sách nhà nước 2002:

a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương;

b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tố thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;

c) Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất;

d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

6

Page 7: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Như vậy. luật ngân sách nhà nước hiện hành đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn cua chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lí, điều hành ngân sách các cấp ở địa phương. Có thể nói hiện nay, quyền hạn cua chính quyền nhà nước cấp tỉnh tương ứng với vai trò quan trọng cua tỉnh trong tổ chức và điều hành ngân sách trong địa bàn tỉnh. Do được phân bổ nguồn thu và giao phó nhiệm vụ chi cụ thể, có thể thấy ngân sách cấp huyện và cấp xã đã khẳng định vài trò, ví trí quan trọng cua minh là những bộ phận cấu thành, những khâu độc lập cua ngân sách địa phương chứ không phải là các đơn vị dự tóan cua ngân sách tỉnh.

7

Page 8: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ THU, CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

I. Phân định nhiệm vụ thu các cấp ngân sách Nhà Nước .

1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% :

a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành

Thuê thu nhập cua các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung cua các đơn vị sau đây:

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện cua Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, công ty điện lực Hải Phòng, Công ty điện lực Đồng Nai;

- Các hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng đồng bằng Sông Cửu long;

- Các hoạt động kinh doanh cua Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam;

- Các dịch vụ bưu chính viễn thông cua Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam;

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm cua Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam;

- Hoạt động vận doanh cua Tổng công ty đường sắt Việt Nam;

(Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);

8

Page 9: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước;

e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;

g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

h) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;

i) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;

k) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

l) Thu kết dư ngân sách trung ương;

Kêt dư ngân sách trung ương là số chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách trung ương và vay bu đắp bội chi lớn hơn tổng số chi ngân sách trung ương

Kêt dư ngân sách trung ương được chuyển 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đu mức giới hạn hàng năm cua Nhà nước thi sẽ được chuyển toàn bộ vào ngân sách năm sau.

m) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển sang;

Việc ghi nhận thu chuyển nguồn được thực hiện dựa trên việc ghi nhận chi chuyển nguồn ngân sách trong năm ngay trước đó

Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoăc dự toán bổ sung nhưng đên hêt thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoăc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiêp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

 

9

Page 10: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương

n) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% :

a) Thuế nhà, đất;

Thuê nhà, đất là thuê thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trinh.Trong tinh hinh hiện nay, tạm thời chưa thu thuê nhà và chưa quy định về thuê nhà.

Không thu thuê đất đối với:1- Đất sử dụng vi lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoăc từ thiện không vi mục đích kinh doanh.2- Đất chuyên dung vào việc thờ cúng cua các tôn giáo, các tổ chức không vi mục đích kinh doanh hoăc để ở.

b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;

Thuê tài nguyên là loại thuê thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuê là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuy, lãnh hải, vung đăc quyền kinh tê và thềm lục địa thuộc chu quyền cua nước Cộng hòa Xã hội Chu nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm cua rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước măt và nước dưới đất; Yên sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Như vậy, trừ các khoản thuê tài nguyên thu từ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, các khoản thuê thu được từ các tài nguyên còn lại đều thuộc ngân sách địa phương 100%

c) Thuế môn bài;

10

Page 11: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Thuê môn bài là một sắc thuê trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) cua các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuê môn bài được thu hàng năm.

Cần phân biệt rõ thuê định ngạch và thuê định lệ:

Thuê định ngạch: là đánh một lượng cố định vào tất cả các đối tượng thu cua sắc thuê. Ví dụ: thuê cầu đường, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay,...

Thuê định lệ: là thuê đánh vào đối tương thu cua sắc thuê theo ty lệ nhất định. Thuê định lệ lại có loại thuê lũy tiên (ty lệ tăng dần) và loại thuê ty lệ đồng đều.

Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuê môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoăc giấy phép đầu tư.

Hộ gia đinh trả thuê môn bài căn cứ trên thu nhập binh quân hàng tháng.

Thuê môn bài là một chi phí cố định đối với doanh nghiệp, hộ gia đinh

Như vậy, khoản thuê này ở mỗi địa phương là khác nhau, phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đăng ký kinh doanh cua doanh nghiệp trên địa bàn

d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

Tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân có quyền sử dụng đất, khi được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định cua pháp luật về đất đai, đều phải nộp thuê chuyển quyền sử dụng đất, trừ những trường hợp quy định tại Điều 2 cua Luật thuê chuyển quyền sử dụng đất

Đối tượng chịu thuê chuyển quyền sử dụng đất là giá trị diện tích đất chuyển quyền sử dụng theo quy định cua pháp luật, kể cả đất có nhà và vật kiên trúc trên đó.

Trường hợp bán nhà cung với chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đó thi đối tượng chịu thuê là phần trị giá đất chuyển quyền sử dụng, không tính phần trị giá nhà chuyển quyền sở hữu.

11

Page 12: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Trường hợp chuyển đổi đất cho nhau có phát sinh chênh lệch về trị giá đất thi đối tượng chịu thuê là phần chênh lệch về giá trị đất.

Như vậy, địa phương nơi có đất chuyển quyền sử dụng được hưởng 100% loại thuê này

đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Thuê sử dụng đất nông nghiệp là khoản thu mà người sử dụng đất nông nghiệp phải nộp hàng năm khi sử dụng đất nông nghiệp

Đối tượng chịu thuế SD ĐNN bao gồm

Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

Đất có măt nước nuôi trồng thuy sản là đất đã có chu sử dụng chuyên nuôi trồng thuy sản hoăc vừa nuôi trồng thuy sản vừa trồng trọt,

Đất trồng rừng

Hiện nay, người sử dụng đất nông nghiệp đã được miễn thuê sử dụng đất nông nghiệp

e) Tiền sử dụng đất;

Tiền sử dụng đất là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho Ngân sách nhà nước khi được nhà nước giao đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Người nộp tiền sử dụng đất

Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào các mục đích

- Hộ gia đinh, cá nhân được giao đất ở.

- Tổ chức kinh tê được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoăc cho thuê.

- Tổ chức kinh tê đầu tư xây dựng kêt cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoăc cho thuê.

12

Page 13: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

- Tổ chức kinh tê, hộ gia đinh, cá nhân trong nước được giao đất làm măt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức kinh tê, hộ gia đinh, cá nhân được giao đất để xây dựng công trinh công cộng có mục đích kinh doanh theo qui định cua Chính phu.

- Tổ chức kinh tê được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuy sản, làm muối.

Người sử dụng đất được phép chuyển mục đích: đất NN sang phi NN, Đất phi NN (không là đất ở) sang đất làm nhà ở...

Hộ gia đinh, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đên thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cấp giấy CNQSDĐ.

Các trường hợp khác phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định cua Chính phu.

g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;

Thu tiền thuê đất, thuê măt nước là một trong những khoản thu cua Ngân sách Nhà nước đối với người sử dụng đất áp dụng trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, thuê măt nước.

Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Tiền thuê đất, thuê măt nước là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được Nhà nước cho thuê đất, thuê măt nước (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất) trong một thời hạn nhất định

Tổ chức, cá nhân thuộc diện phải nộp tiền thuê đất được chia ra 2 loại: bao gồm, diện phải nộp tiền thuê đất hàng năm và diện được lựa chọn một trong 2 hinh thức nộp hàng năm hoăc nộp 1 lần cho cả thời gian thuê, trong đó :

+ Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân trong nước.

13

Page 14: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm hoăc thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

h) Tiền đền bù thiệt hại đất;

Thiệt hại về đất tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kêt quả cua việc đưa trực tiêp hoăc gián tiêp các chất, sản phẩm pha chê, các sinh vật hoăc vi sinh vật vào đất hoăc lòng đất

Như vậy, tiền đền bu thiệt hại về đất được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có hoạt động dẫn tới ô nhiễm đất

i) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

k) Lệ phí trước bạ;

Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm:

Nhà ( nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho…), đất ( đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đã thuộc quyền quản lý, sử dụng cua tổ chức, hộ gia định, cá nhân

Phương tiện vận tải gồm: phương tiện vận tải cơ giới đường bộ, phương tiện vận tải cơ giới đường thuy, phương tiện đánh bắt và vận chuyển thuy sản

Súng săn, súng thể thao.

Các trường hợp miễn, giảm lệ phí trước bạ được quy định cụ thể trong các văn bản liên quan

l) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

m) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này;

14

Page 15: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;

o) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;

p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

q) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý;

r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

t) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;

u) Thu kết dư ngân sách địa phương;

v) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

x) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

y) Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.

3. Các khoản mục thuộc về khoản thu phân chia ty lệ giữa trung ương và

địa phương.

a) Cac khoan muc trong phân chia ty lê

- Thuê GTGT: Không kể thuê giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và.

thu từ hoạt động xổ số kiên thiêt.

- Thuê thu nhập doanh nghiệp ko cua đơn vị HTTN: Không kể thuê thu

nhập doanh nghiệp cua các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuê thu nhập từ hoạt

động xổ số kiên thiêt.

- Thuê thu nhập đối với người có thu nhập cao

15

Page 16: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

- Thuê lợi nhuận chuyển ra nước ngoài : Không kể thuê chuyển lợi

nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí.

- Thuê tiêu thụ đăc biệt

- Phí xăng dầu khoản khác

Ty lệ phân chia NSTW và địa phương được giữ cố định trong giai đoạn từ 3-5 năm với mục tiêu giúp chính quyền địa phương có sự ổn định trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách cua minh.

b) Ty lê điêu tiêt

Với:

Tđt: ty lệ điều tiêt được xác định cho từng địa phươngA: Tổng số chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương(không bao gồm có

bổ sung) là AB: Tổng số các khoản thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương được

hưởng 100%( không bao gồm bổ sung).C: Tổng số các khoản thu phân chia theo ty lệ phần trăm giữa các cấp chính

quyền địa phương được hưởng là CD: Tổng số các khoản thu được phân chia giữa NSTW và ngân sách tỉnh

Nêu A-(B+C)<D thi ty lê phân trăm chia đươc tinh theo công thưc:Tđt=((A-B)+C):D*100%

Nêu A-(B+C)>D thi ty lê phân trăm đươc tinh băng 100% va phân chênh lêch se đươc thưc hiên câp bô sung.

Nêu A-(B+C)=D thi ty lê phân trăm la 100% va tinh tư cân đôi

II. Vê phân định nhiêm vu chi ngân sach nha nước

1. Cac khoan chi cua ngân sach trung ương

Các khoản chi cua ngân sách trung ương bao gồm 7 khoản mục cơ bản:1. Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi hêt sức cần thiêt và không thể tri hoãn, phải thực hiện

thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy tri sự tổn hại cua bộ máy nhà nước. Bao gồm:

16

Page 17: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

a) Đầu tư xây dựng các công trinh kêt cấu hạ tầng kinh tê - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;

b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tê, các tổ chức tài chính cua Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiêt có sự tham gia cua Nhà nước;

c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;d) Các khoản chi khác theo quy định cua pháp luật;

2. Chi thường xuyênLà những khoản chi để hinh thành tài sản cố định như mua sắm tài sản cố

định, đầu tư xây dựng các công trinh kinh tê mũi nhọn bao gồm:a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tê, xã hội, văn hóa thông

tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;

b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tê do các cơ quan trung ương quản lý;c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa

phương;d) Hoạt động cua các cơ quan trung ương cua Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt

Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;đ) Trợ giá theo chính sách cua Nhà nước;e) Các chương trinh quốc gia do trung ương thực hiện;g) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định cua Chính phu;h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do Trung ương đảm nhận;i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định cua pháp luậtk) Các khoản chi khác theo quy định cua pháp luật;

3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;

4. Chi viện trợ;

5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;

17

Page 18: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;

7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:

1. Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng các công trinh kêt cấu hạ tầng kinh tê - xã hội do địa phương quản lý;

b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tê, các tổ chức tài chính cua Nhà nước theo quy định cua pháp luật;

c) Các khoản chi khác theo quy định cua pháp luật;

2. Chi thường xuyên:

a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tê, giáo dục và đào tạo, y tê, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;

b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);

c) Hoạt động cua các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;

d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định cua pháp luật;

đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;

e) Chương trinh quốc gia do Chính phu giao cho địa phương quản lý;

g) Trợ giá theo chính sách cua Nhà nước;

h) Các khoản chi khác theo quy định cua pháp luật

18

Page 19: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN 2002.

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh

5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

-> Chúng ta có thể thấy ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương dều có hai khoản chi là chi phát triển và chi thường xuyên, tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi các khoản chi. Chi đầu tư phát triển cua Trung ương là những khoản chi có quy mô lớn, có tác động đên toàn bộ nền kinh tê quốc dân. Còn các khoản chi cua ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trinh, mục tiêu được thực hiện trong phạn vi đị phương đó. Ngoài ra còn một số khoản chi thuộc đăc thu chức năng cua ngân sách trung ương thi ngân sách trung ương đảm nhận trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng chi trả về nợ vay.

3. Nguyên tắc phân định nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. - Ngân sách Trung ương giữ vai trò chu đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm

vụ chiên lược, quan trọng cua quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Ngân sách Trung ương chi trả cho các chương trinh, dự án quốc gia, liên tỉnh, các dịch vụ công cộng có vai trò quan trọng với quốc gia như giáo dục đại học, các bệnh viện quốc gia, quốc phòng, an ninh quốc gia…

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyêt định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phu hợp với phân cấp quản lý kinh tê - xã hội, quốc phòng, an ninh và trinh độ quản lý cua mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách địa phương có trách nhiệm với dịch vụ công theo phân cấp mà vung hưởng lợi nằm trong biên giới cua họ.

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chê độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phu hợp với khả năng cân đối cua ngân sách từng cấp.

19

Page 20: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ THU CHI CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHA NƯỚC TẠI VIỆT NAM VA GIẢI PHÁP HOAN THIỆN.

I. Thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp ngân sách.

1. Về phân chia nhiệm vụ thu ngân sách giữa trung ương và địa phương.  

          Ngân sách địa phương cũng được nhận một khoản thu quan trọng là thu từ chuyển giao ngân sách trung ương cho địa phương gồm bổ sung cân đối ngân sách (với những địa phương chưa thể tự cân đối ngân sách) và bổ sung có mục tiêu.

Hình 1: Thu ngân sách trung ương và địa phương

(Nguồn: Bộ Tài chính)

          Có thể thấy rõ là ty lệ thu ngân sách địa phương trong tổng ngân sách nhà nước tăng mạnh kể từ sau khi áp dụng luật ngân sách 2002. Nêu không tính thu NSNN từ dầu thô thi thu ngân sách địa phương chiêm trung binh hơn 44 % tổng thu NSNN ở Việt nam giai đoạn 2004-2008. Ty lệ bổ sung từ NSTW cho địa phương có xu hướng giảm, chỉ còn 34,1 % cho giai đoạn 2005-2012.

So sánh quốc tê cho thấy ty lệ thu NSDP trong GDP quốc gia cua Việt nam đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung binh cua các nước đang phát triển. Ty lệ chuyển giao ngân sách từ trung ương cho địa phương cua Việt nam cũng cao

20

Page 21: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

hơn mức trung binh cua nhóm các nước đang chuyển đổi Đông Âu và Liên xô cũ (24%) song thấp hơn mức trung binh cua các nước đang phát triển(42.2%) (xem bảng 1).

Bảng 1: Thu ngân sách địa phương của các nước đang phát triển và đang chuyển đổi (giai đoạn 1997-2003).

Nhóm các nước đang chuyển đổi

Nhóm các nước đang phát triển

 Trung binh

Cao nhất

Thấp nhất

Trung binh

Cao nhất

Thấp nhất

1. Nguồn thu NS của chính quyền địa phương            

% GDP 7,9 17,3 2,9 5,3 12,5 0,5

% tổng thu ngân sách khu vực công 18,4 36 5,6 16,6 39,8 2,2

2. Chuyển giao ngân sách cho địa phương            

% nguồn thu NS chính quyền địa phương 24 50,4 4,1 42,2 80,8 5

3. Tự chủ của địa phương            

Tự chu về nguồn thu 55,1 91 29,1 40,1 76,5 7,6

Tự chu về chi tiêu 74 96,2 49,6 58 95 23,4

             

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

2. Về phân chia nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước   

          Có thể thấy rằng nêu xét ty lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN thi Việt Nam đang thực hiện phân cấp khá mạnh (xem hinh 2). Ty lệ chi tiêu cua ngân

21

Page 22: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 37,9% giai đoạn 1996-2000 lên 47,2% năm 2008 và chiêm hơn 50 % tổng chi NSNN năm 2009-2012.

Hình 2: Ty lệ chi NSĐP và NSTW trong tổng chi NSNN

(Nguồn: Bộ Tài Chính)

          Sự hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP chiêm đên từ 50-52% tổng chi NSĐP và tăng nhanh, théo báo cáo dự toán thu chi cua các tỉnh, thành phố trực thuộc TW năm 2011 và các tỉnh thành phố trực thuộc phiá Bắc ty lệ này là 73,78% cao hơn tốc độ thu NSĐP trên địa bàn, hầu hêt các địa phương (52/63 tỉnh thành) cần tới khoản bổ sung cua NSNN.

So sánh quốc tê cho thấy Việt nam có ty lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN cao hơn mức trung binh nhiều quốc gia, cao hơn ngay cả so với mức trung binh cua nhóm các nước công nghiệp phát triển (OECD)

Hình 3: So sánh ty lệ chi NSĐP của Việt nam với một số nước

22

Page 23: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

(Nguồn, A. Shah, 2006 và Bộ Tài chính, 2008)

3. Đánh giá về thực trạng phân định nhiệm vụ thu chi các cấp NSNN

Những kết quả đạt được.

Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy, nêu chỉ nhin qua bên ngoài thi ty lệ thu chi cua NSĐP trong tổng NSNN thi Việt Nam đã và đang thực hiện phân cấp ngày càng mạnh cho chính quyền địa phương. Từ đó đã góp phần làm tăng tính tích cực, chu động cua các địa phương, tác động tích cực đên tăng trưởng kinh tê địa phương và xóa đói, giảm nghèo cũng như tăng tính minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đên NSNN.

Tuy nhiên nêu xem xét kĩ hơn về thực trạng thu-chi ngân sách thi thấy có một số tồn tại ảnh hưởng trực tiêp đên sự bền vững cua NSĐP cũng như cả hệ thống NSNN.

Những bất cập, hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách

          Thư nhât, mô hình phân chia ngân sách hiện nay chưa thực sự khuyến khích các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu, cải thiện hiệu quả chi tiêu mà ngược lại khuyến khích các tỉnh tăng chi nhiều nhất có thể.  

Hình 4: Quan hệ giữa thu NSNN trên địa bàn và chi NSĐP (2010)

23

Page 24: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

(Tính toán từ số liệu BTC)

Có thể thấy rõ điều này khi xem xét phương trinh cân bằng NSĐP dưới đây:

A= B + t. C + TR

    Trong đó:

A: Tổng chi NSĐP

B: Khoản thu NSĐP hưởng 100%

t: Tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và NSĐP

C: Các khoản thu được phân chia giữa trung ương và địa phương

TR: Khoản bổ sung từ NSTW

Có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: A > B + C thi ty lệ phân chia t = 100% và NSĐP sẽ được nhận thêm một khoản bổ sung từ NSTW = A- (B+C)

Trường hợp 2: A≤ B + C thi NSĐP sẽ không được nhận bổ sung cân đối ngân sách (t = 0) và khi đó t ≤ 100% (có sự phân chia nguồn thu giữa Trung ương và địa phương).

24

Page 25: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Măc du, ty lệ phân chia được giữ ổn định từ 3-5 năm theo Luật NSNN nhưng các địa phương có nguồn thu tăng sẽ tim mọi cách đẩy mạnh tăng chi NSĐP để tránh bị điều tiêt nguồn thu về NSTW. Một khi các khoản chi tiêu không được xây dựng trên nguyên tắc hiệu quả và kêt quả cua chúng chưa được đánh giá chính xác thi hệ quả là quy mô chi NSNN tăng lên nhưng chất lượng chi tiêu sẽ kém hơn. Quy định thời kỳ ổn định cũng có một hạn chê khác là NSTW hầu như không thể điều tiêt khi NSĐP có vượt thu lớn so với dự toán trong khi vẫn phải bổ sung thêm cho địa phương khi số thu NSĐP quá thấp.

  

Thư hai, tỷ lệ thu ngân sách của các địa phương đã tăng lên không xuất phát từ việc thay đổi trong phân cấp ngân sách theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn cho địa phương mà chủ yếu là do các địa phương tập trung khai thác các nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP.

          Vi các sắc thuê đều do Trung ương quyêt định cả về thuê suất, cơ sở tính thuê nên không gian cho việc thực hiện sự tự chu cua địa phương là hêt sức hạn chê. Do vậy, các địa phương buộc phải tim kiêm tăng nguồn thu qua việc tăng thu từ đất đai – một loại nguồn thu được phân cấp hoàn toàn cho địa phương.

Hình 5 : Ty lệ thu NSNN từ đất đai so với tổng chi NSNN địa phương (2009)

(Nguồn: Vũ Sỹ Cường (2011)

          Sự phụ thuộc rất lớn vào thu từ giao quyền sử dụng đất là nguồn thu chỉ phát sinh một lần dẫn đên vấn đề là thu NSNN từ đất đai sẽ không thể đáp ứng

25

Page 26: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

các yêu cầu dài hạn ở địa phương . Hơn nữa đây là nguồn thu không ổn định phụ thuộc vào sự phát triển cua thị trường bất động sản.

Thứ ba, tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng.

Măc du ty trọng chi cua ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần lớn lại được trang trải từ nguồn bổ sung cua ngân sách trung ương. Số tỉnh tự cân đối được ngân sách từ nguồn thu được giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2005 xuống còn 11 tỉnh năm 2010. Các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung cua ngân sách trung ương như năm ngân sách 2010 thi Điện Biên là 72%, Sơn La 67%, Cao Bằng 70%, Ninh Thuận 62%... Hầu hêt là các tỉnh này có điều kiện kinh tê khó khăn nên năng lực thu ngân sách thấp.

Thư tư, vấn đề công bằng theo chiều ngang hiện chưa được giải quyết tốt khi phân chia nguồn thu NSNN giữa các địa phương.

Phân cấp chi ngân sách chưa gắn liền với cung cấp các dịch vụ công cộng ở địa phương mà chu yêu được phân bổ dựa trên những định mức cũ, không còn phu hợp. Nguyên tắc hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công chưa được xem xét khi phân bổ chi tiêu từ NSNN.

Thư năm, quy mô thu NSNN trên địa bàn các tỉnh, thành phố có sự chênh lệch rất lớn.

Địa phương cao nhất (TP. Hồ Chí Minh) có số thu cao hơn 164 lần so với địa phương thấp nhất (Bắc Kạn). Điều này cho thấy năng lực tài khóa giữa các địa phương rất khác nhau, cần có giải pháp để tránh tinh trạng bất binh đẳng theo chiều ngang. Hơn nữa, hiện Việt Nam đang áp dụng duy nhất nguyên tắc nguồn gốc (doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở đâu thi khoản nộp NSNN được phân cho địa phương đó) khi xác định các khoản thu phân chia giữa Trung ương và địa phương càng làm tăng sự bất binh đẳng giữa các địa phương trong thu NSNN.

          Thứ sáu, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế tính tự chủ của ngân sách cấp dưới.

Cách làm này có ưu điểm là tăng quyền quyêt định và sự chu động cho cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đăc thu cua từng địa phương. Nhưng trên thực tê, cách làm này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực lớn trong tay minh và vô hinh chung lại tạo ra một cơ chê xin – cho giữa chính quyền cấp trên với các cấp chính quyền bên dưới ở mỗi địa phương làm tăng tinh trạng phụ thuộc cua các cấp chính quyền bên dưới vào cấp trên..

26

Page 27: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

Sự không phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi cua mỗi cấp sẽ tước đi quyền chu động trong lập kê hoạch ngân sách dài hạn và khuyên khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu cua riêng minh.

          Thứ bảy, vấn đề vay nợ của địa phương và kỷ luật ngân sách.

 Việc quy định các địa phương được huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cua với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm cua ngân sách cấp tỉnh đồng nhất cho tất cả các địa phương là chưa hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, nêu không có những quy định chăt chẽ về trách nhiệm cua chính quyền địa phương trong vay và sử dụng nợ đăc biệt là từ phát hành trái phiêu thi có thể xảy ra tinh trạng “ ràng buộc ngân sách lỏng” và các địa phương sẽ có thể “ vay nợ để trả nợ” rất nguy hiểm cho ngân sách nhà nước.

          Ky luật ngân sách cũng là vấn đề đáng quan tâm khi phân cấp quản lý ngân sách. Kêt quả kiểm toán báo cáo quyêt toán ngân sách những năm gần đây cua nhiều địa phương đều cho thấy việc chấp hành quy định về thu, chi, quản lý NSNN phần lớn đều rất kém: để xảy ra thất thu lớn và chi tiêu sai còn nhiều, tổ chức thu, chi bất hợp lý, không khoa học… thậm chí có sự tuy tiện, sai phạm ở nhiều cấp. Tất cả những điều đó dẫn đên việc nhiều địa phương không cân đối được nguồn thu – nguồn chi, ảnh hưởng không nhỏ đên yêu cầu phát triển kinh tê – xã hội cua địa phương.

II. Một số giải pháp hoàn thiện

          Từ phân tích thực tê tinh hinh phân cấp quản lý ngân sách và các nguyên tắc về phân cấp ngân sách có thể xem xét một số hướng cải cách sau:

Thư nhât, sửa đổi lại hệ thống ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế.

         Chẳng hạn, Quốc hội chỉ quyêt định tổng thu, chi, số bội chi, những định hướng cơ bản cua ngân sách chứ không đi vào con số cụ thể. Về chi NSNN, Quốc hội chỉ quyêt định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTƯ và chi NSĐP; đối với NSĐP, không quyêt định chi tiêt theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, và không quyêt định rằng trong chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên phải có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chu động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyêt định ngân sách, nhưng sẽ có thể dẫn đên việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… không đảm bảo ty lệ đề ra. Để tăng tính khả thi, hiệu

27

Page 28: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

quả cua luật thi cần làm rõ xem Quốc hội quyêt định những vấn đề gi trong NSNN.

Thư hai, về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách

         Coi trọng việc đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyên khích khai thác thu và phải phu hợp với đăc điểm điều kiện cua từng vung.

Hạn chê phân cấp cho nhiều cấp đối với nguồn thu có quy mô nhỏ (VD: Nguồn thu từ thuê TTĐB thu từ các măt hàng bài lá, vàng mã chhir có thể phân cấp cho ngân sách xã, phường, thị trấn)

Đối với khoản thuê có quy mô lớn nhứ VAT, nên quy định cụ thể ty lệ % phân chia tổng số thuê thu được giữa NSTƯ và ngân sách cua các địa phương. Sau đó, thực hiện phân chia tổng số thuê ngân sách các địa phương hưởng cho từng địa phương theo các tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập binh quân đầu người)… Thực hiện phương án khắc phục tinh trạng chênh lệch ngày càng lớn giữa địa phương có doanh nghiệp lớn đóng trụ sở với các địa phương khác.

          Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, có nghĩa là tăng thu cua NSĐP phải đi kèm với các cam kêt về việc cải thiện chất lượng các dịch vụ công do địa phương có trách nhiệm cung cấp.

Thư ba, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu.

           Cho phép chính quyền địa phương tự chu ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyêt định chi tiêu theo ưu tiên cua địa phương. Đồng thời, cần cho phép địa phương được quyền quyêt định các chê độ, định mức chi tiêu cua địa phương trên cơ sở nguyên tắc hoăc trong khung do Trung ương quy định.. Tránh tinh trạng cung một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đên chỗ không quy được trách nhiệm giải trinh và sự chồng chéo, đun đẩy giữa các cấp chính quyền

Thư tư , tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa

          Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn nêu được gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trinh về tài chính ở cấp địa phương. Cần có các cơ chê thích hợp để tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cua các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả cua quản lý ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò cua các cơ quan dân cử và cua Kiểm toán nhà nước. Tăng cường trách

28

Page 29: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

nhiệm giải trinh cua mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên, mà trước hêt là với trước Hội đồng nhân dân và người dân ở địa phương đó.

Thư năm, cho phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa phương để đối phó với những biến động

         Cần quy định cụ thể UBND được quyền điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp không làm mất cân đối dự toán HĐND đã quyêt định. Trường hợp biên động, làm thay đổi dự toán HĐND đã quyêt định nên giao cho UBND cấp trên trực tiêp thống nhất với Thường trực HĐND cung cấp trước khi quyêt định và báo cáo với HĐND tại kỳ họp gần nhất. Như vậy, sẽ tạo ra sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dự toán ngân sách địa phương, đồng thời HĐND có cơ sở để tổ chức giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định.

29

Page 30: Phân định nhiệm vụ thu chi các cấp nsnn 8

KẾT LUẬN

Qua quá trinh tim hiểu chúng ta có thể thấy rằng phân cấp ngân sách là một quá trinh khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động cua nhiều yêu tố. Vi vậy, chúng tôi hi vọng thông qua việc tim hiểu về phân chia nguồn thu giữa TW và các cấp NSĐP sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được nguyên lí, tư tưởng hinh thành xây dựng, tạo ra việc phân chia nguồn thu này, qua đó đánh giá sự phu hợp các quy định cua pháp luật điều chỉnh hoạt động phân chia xem có mâu thuẫn với các quy định chung, đã phu hợp hay chưa và có những hướng hoàn thiện để các quy định này ngày càng hiệu quả trên thực tiễn, góp phần đảm bảo hoạt động thu, chi ngân sách cua TƯ và địa phương.

30