8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5293 - THỨ HAI, NGÀY 22/4/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 2 TRANG 3 Đồng diễn võ thuật trong Lễ ra quân huấn luyện năm 2019. Ảnh: N.T.Q “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU CĂN DẶN HỆ TRỌNG, BÁC HỒ VIẾT BỔ SUNG LẦN CUỐI TRONG BẢN “DI CHÚC” CỦA NGƯỜI, ĐƯỢC ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN - BÍ THƯ THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM CÔNG BỐ TẠI LỄ TANG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NĂM 1969. TRANG 5 Chuối Laba vươn ra biển lớn Lạc Dương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên TRANG 2 CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2019 - 2024 Đoàn kết xây dựng Đà Lạt văn minh, hiện đại KINH TẾ Loay hoay tìm đầu ra cho nấm linh chi TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nghị lực vượt khó của một người khuyết tật TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Những giải pháp giảm nghèo bền vững ở Đạ Tẻh TRANG 6 Với gần 9.300 đoàn viên, thanh niên, chiếm gần 35% dân số, thời gian qua, Huyện ủy Lạc Dương thường xuyên quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ đó, công tác thanh niên trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng hoạt động của phong trào thanh niên ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Năm năm qua, thành phố Đà Lạt đã thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Lạt. TRANG 4 “Ba nhất” - Cách làm mới của LLVT tỉnh trong phong trào Thi đua Quyết thắng Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hướng đến xây dựng nông thôn mới Không để thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về vấn đề cung cấp than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác. Thông báo nêu rõ, sau gần 4 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh than (Chỉ thị 21), tình trạng khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép đã giảm, việc tiêu thụ than bất hợp pháp đã được hạn chế, góp phần cho ngành công nghiệp than phát triển bền vững, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh than trong nước hiện nay và bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi so với thời điểm ban hành Chỉ thị 21. Để đảm bảo chặt chẽ và cập nhật phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh than như tình hình hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát những văn bản chỉ đạo điều hành về sản xuất, tiêu thụ và cung cấp than cho thống nhất, bảo đảm công tác quản lý kinh doanh, khai thác than được hiệu quả... Về việc xây dựng biểu đồ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 445/TB- VPCP ngày 3/12/2018 của Văn phòng Chính phủ; có giải pháp không để thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. HỒNG HẢI

HỒNG HẢI “Ba nhất” - Cách làm mới của LLVT tỉnh trong ...baolamdong.vn/upload/others/201904/29714_baolamdong_ngay_22_4_2019.pdf · chÀo mỪng ĐẠi hỘi ĐẠi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5293 - THỨ HAI, NGÀY 22/4/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 2

TRANG 3

Đồng diễn võ thuật trong Lễ ra quân huấn luyện năm 2019. Ảnh: N.T.Q

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU CĂN DẶN HỆ TRỌNG,BÁC HỒ VIẾT BỔ SUNG LẦN CUỐI TRONG BẢN “DI CHÚC” CỦA NGƯỜI,

ĐƯỢC ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN - BÍ THƯ THỨ NHẤTBAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CÔNG BỐ TẠI LỄ TANG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NĂM 1969.

TRANG 5

Chuối Laba vươn ra biển lớn

Lạc Dương tăng cườngsự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên

TRANG 2

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Đoàn kết xây dựng Đà Lạt văn minh, hiện đại

KINH TẾ

Loay hoay tìm đầu racho nấm linh chi

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nghị lực vượt khócủa một người khuyết tật

TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Những giải phápgiảm nghèo bền vững

ở Đạ TẻhTRANG 6

Với gần 9.300 đoàn viên, thanh niên, chiếm gần 35% dân số, thời gian qua, Huyện ủy Lạc Dương thường xuyên quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ đó, công tác thanh niên trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng hoạt động của phong trào thanh niên ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Năm năm qua, thành phố Đà Lạt đã thực

hiện phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Lạt.

TRANG 4

“Ba nhất” - Cách làm mới của LLVT tỉnhtrong phong trào Thi đua Quyết thắng

Đổi mới công táctuyên truyền, vận động

hướng đến xây dựng nông thôn mới

Không để thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khácVăn phòng Chính phủ vừa có Thông báo

kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về vấn đề cung cấp than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác.

Thông báo nêu rõ, sau gần 4 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh than (Chỉ thị 21), tình trạng khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép đã giảm, việc tiêu thụ than bất hợp pháp đã được hạn chế, góp phần cho ngành công nghiệp

than phát triển bền vững, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh than trong nước hiện nay và bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi so với thời điểm ban hành Chỉ thị 21. Để đảm bảo chặt chẽ và cập nhật phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh than như tình hình hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát những văn bản chỉ

đạo điều hành về sản xuất, tiêu thụ và cung cấp than cho thống nhất, bảo đảm công tác quản lý kinh doanh, khai thác than được hiệu quả...

Về việc xây dựng biểu đồ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 445/TB-VPCP ngày 3/12/2018 của Văn phòng Chính phủ; có giải pháp không để thiếu than cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. HỒNG HẢI

2 THỨ HAI 22 - 4 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊGIÁO DỤC - QUỐC PHÒNG

Phong trào “Ba nhất” do Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh triển khai thực hiện trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh được xem là bước đột phá trong phong trào Thi đua Quyết thắng, làm cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ chấp hành nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, không vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, đảm bảo an toàn mọi mặt trong quá trình công tác và có quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phong trào “Ba nhất” được Bộ CHQS tỉnh xác định các nội dung, đó là: Hoàn thành nhiệm vụ chính trị

tốt nhất; Chấp hành pháp luật, kỷ luật nghiêm nhất; Bảo đảm an toàn cao nhất.

Về nội dung hoàn thành nhiệm vụ chính trị tốt nhất, Bộ CHQS tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, xây dựng cấp ủy đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ở nội dung chấp hành pháp luật, kỷ luật nghiêm nhất, không có cán bộ, đảng viên, chiến sỹ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân

“Ba nhất” - Cách làm mới của LLVT tỉnhtrong phong trào Thi đua Quyết thắng

đội đến mức phải xử lý; hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm kỷ luật thông thường.

Đối với nội dung bảo đảm an toàn cao nhất, yêu cầu không để xảy ra mất an toàn trong huấn luyện, hội thi, hội thao; trong tham gia giao thông...

Trong quá trình thực hiện phong trào “Ba nhất”, Bộ CHQS tỉnh yêu cầu: Mỗi cơ quan, đơn vị căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị mình để triển khai thực hiện một cách sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy đơn vị, cơ quan tham mưu, giúp việc trong công tác quán triệt và triển

khai thực hiện để phong trào “Ba nhất” đạt kết quả cao nhất.

Từ yêu cầu trên, các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa thành các tiêu chí sát với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của mình. Theo đó, đối với Khối các cơ quan Bộ chỉ huy, tập trung giúp cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo có chất lượng, hiệu quả công tác quốc phòng địa phương và triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hàng năm. Đồng thời, làm tốt việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đối với Trường Quân sự tỉnh, hướng nội dung “Ba nhất” vào việc thực hiện tốt công tác giáo dục, đào tạo; xây dựng nhà trường chính quy, mẫu mực. Trung đoàn BB994, chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Riêng Ban CHQS các huyện, thành phố, tập trung làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng địa phương và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hàng năm...

Để thực hiện có hiệu quả các tiêu

chí đã đề ra, từng cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh đã đưa phong trào “Ba nhất” vào nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ hàng tháng, quý, năm. Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức và động viên mọi cán bộ, chiến sĩ quyết tâm hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, tỉ mỉ, sát với tình hình thực tế của đơn vị. Phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và Hội đồng Quân nhân trong quá trình triển khai, thực hiện. Gắn phong trào “Ba nhất” với thực hiện có hiệu quả mô hình “5 chủ động” trong công tác tư tưởng, các chỉ thị, nghị quyết, các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, của LLVT tỉnh và của từng cơ quan, đơn vị.

Với tinh thần và khí thế thi đua sôi nổi, với trách nhiệm, ý chí và quyết tâm cao của từng cán bộ, chiến sĩ, cùng với cách làm sáng tạo, tinh thần vượt khó, chắn chắn phong trào “Ba nhất” sẽ được LLVT tỉnh triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và sẽ trở thành mô hình “Ba nhất” trong phong trào Thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh trong những năm tiếp theo, góp phần xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thượng táNGUYỄN THANH QUẢNG

Lạc Dương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên

Đồng chí Ya Ti Ong - Phó Bí thư Huyện ủy Lạc Dương cho biết, ngay sau khi có

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chương trình hành động số 67-CTr/TU ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Huyện ủy Lạc Dương đã xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện tại địa phương.

Hàng năm, Huyện ủy Lạc Dương cũng đã chỉ đạo Huyện đoàn chủ động phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong thanh niên được đẩy mạnh, lồng ghép qua các cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, “Thanh niên có nghĩa cử đẹp”. Ngoài ra, Mặt trận và các đoàn thể tại Lạc Dương cũng thường xuyên phối hợp với Đoàn Thanh niên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động trẻ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên được các cấp ủy, chính quyền triển khai có hiệu quả. Theo đó, trong 10 năm

Với gần 9.300 đoàn viên, thanh niên, chiếm gần 35% dân số, thời gian qua, Huyện ủy Lạc Dương thường xuyên quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ đó, công tác thanh niên trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng hoạt động của phong trào thanh niên ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Tuổi trẻ Lạc Dương chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: D.Nguyễn

qua, đã có 3.246 lao động ở Lạc Dương được đào tạo nghề, chủ yếu là ĐVTN. Hàng năm, các đơn vị chức năng cũng đã phối hợp mở các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho 8.675 lượt ĐVTN...

Đến nay, toàn huyện Lạc Dương có trên 3.000 ĐVTN được tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và có 1.300 ĐVTN được giải quyết việc làm. Ngoài ra, các cấp bộ đoàn trong huyện cũng đã nhận ủy thác cho thanh niên vay vốn với tổng dư nợ trên 21 tỷ đồng/16 tổ/550 hộ. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất giúp cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trên địa bàn huyện, hàng năm huyện Lạc Dương cũng đã cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ và tổ chức hoạt động thanh niên là 490 triệu đồng. Từ đó, tạo mọi điều kiện cho thanh niên lao

động, sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Anh Nguyễn Vũ Hoàng - Bí thư Huyện đoàn Lạc Dương cho biết, được sự lãnh đạo toàn diện của Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Dương, những năm qua, phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên tại địa phương đã có bước trưởng thành

đáng kể về số lượng, chất lượng. Tuổi trẻ Lạc Dương đã hăng hái thi đua trên các lĩnh vực học tập, lao động sản xuất và công tác, luôn đề cao ý thức tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, năng động vươn lên trong cuộc sống.

Trong hơn 10 năm qua, toàn huyện Lạc Dương phát triển được 2.277 đoàn viên, nâng tổng số đoàn viên toàn huyện lên gần 3.400

người; phát triển được 2.456 hội viên, nâng tổng số hội viên lên gần 4.000 người. Đặc biệt, đã giới thiệu gần 490 đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét và có 438 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.

Theo đánh giá của Phó Bí thư Huyện ủy Lạc Dương Ya Ti Ong, nhờ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nên nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương về công tác thanh niên có bước chuyển biến tích cực. Vai trò, vị trí của thanh niên và tổ chức đoàn - hội được nâng lên, việc triển khai chương trình phát triển thanh niên đã tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển thanh niên và công tác thanh niên...

Có thể nói, hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở Lạc Dương ngày càng đổi mới và đi vào chiều sâu. Các phong trào thi đua yêu nước, xung kích, sáng tạo, thanh niên lập thân, lập nghiệp, thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ huyện nhà được duy trì và phát triển tốt. Đặc biệt, lực lượng đoàn viên, thanh niên Lạc Dương luôn nhiệt tình, tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

DUY NGUYỄN

Đồng diễn võ thuật trong Lễ ra quân huấn luyện năm 2019. Ảnh: N.T.Q

3 THỨ HAI 22 - 4 - 2019KINH TẾ

Từ chuỗi liên kếtChuối Laba được người Pháp di

thực về trồng tại vùng Laba tỉnh Lâm Đồng gần 100 năm trước. Sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và các chất khoáng, có hương thơm, vị dẻo ngọt. Xưa, chuối được cung tiến vua Bảo Đại nên gọi là “chuối tiến vua”, nay được biết đến với danh xưng đặc sản bởi sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khi tôi đến Lâm Hà, được biết Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang phối hợp triển khai thẩm định chuối Laba để tiến hành hình thành chuỗi liên kết, cùng với 6 mô hình khác về sản phẩm chè, rau, củ, quả, sữa bò, dược liệu và cây ăn trái khác... Chuối Laba được thẩm định tại Hợp tác xã Thương mại dịch vụ La Ba, xã Phú Sơn (HTX Phú Sơn). Thông tin ban đầu, đơn vị này có 54 thành viên tham gia, đã trồng 130 ha; trong đó, diện tích đang cho sản phẩm 13 ha, tổng sản lượng 780 tấn. Sản phẩm của HTX Phú Sơn liên kết tiêu thụ với Doanh nghiệp Cao nguyên La Ba Lâm Đồng. Theo Chủ nhiệm HTX Phú Sơn Nguyễn Tấn Chơi, đơn vị đang tiến hành hợp đồng với đối tác là công ty ở Nhật Bản để xuất khẩu chuối Laba thành phẩm. Lãnh đạo UBND xã Phú Sơn cho biết: Xã giao HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ dân để hình thành đầu mối sản xuất và tiêu thụ. Bà con đã đăng ký xuất khẩu chuối thành phẩm có giá 8 ngàn đồng/kg. Ngoài cung ứng chuối quả cho thị trường Nhật Bản và siêu thị ở Việt Nam, năm 2018, HTX còn cung cấp 60.000 cây chuối giống Laba cho địa bàn xã Phú Sơn và các xã Đạ K’Nàng, Liên Hà, Đan Phượng...

Chuối Laba vươn ra biển lớn

Nguồn giống do phía Nhật Bản phối hợp với Công ty Chuối Việt Thành phố Hồ Chí Minh nhân bằng phương pháp in vitro. Định hướng của HTX Phú Sơn, năm 2019 phát triển đạt 100 ha.

Còn chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Huấn cho biết, huyện Lâm Hà đang mở rộng diện tích ra một số địa bàn khác ngoài xã Phú Sơn như xã Đan Phượng, thị trấn Đinh Văn... và các địa bàn huyện khác của Đam Rông, Đức Trọng.

Chủ tịch UBND xã Phú Sơn Nguyễn Minh Trang cho biết thêm: “Với mức tiêu thụ lớn từ khách hàng, xã không đáp ứng đủ sản phẩm chuối Laba nên liên kết với các xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng của huyện Đam Rông, xã N’thol Hạ của huyện Đức Trọng... Sản phẩm đã được bạn hàng Nhật Bản chấp nhận về chất lượng vì cùng giống, môi trường và khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng, đảm bảo các quy định về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch...”.

Đến thủ phủchuối LabaNăm 2018, toàn xã Phú Sơn có 24

ha chuối Laba; trong đó, trồng xen

với cà phê, dâu tằm... khoảng 14 ha và trồng thuần chuối khoảng 8 ha. Năm đầu trồng chuối thuần khoảng 2.000 cây, năng suất trung bình đạt 60 tấn/ha/vụ/năm. Còn trồng xen đạt trung bình 30 tấn/ha/vụ/năm. Tổng sản lượng chuối thu hoạch toàn xã đạt khoảng 1.000 tấn/năm. Với giá trung bình bán ra thị trường nội địa khoảng 4 ngàn đồng/kg, hiệu quả kinh tế từ chuối đạt 240 triệu đồng/ha/năm đối với trồng thuần; nếu trồng xen có 120 triệu đồng từ chuối và khoảng 90 triệu đồng từ nông sản khác. Khi chuối phát triển năm 2 thì hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi, thậm chí gấp 2,5 lần, nhờ chuối đẻ các cây mới khác. Chủ tịch Nguyễn Minh Trang

Khi tôi đặt vấn đề tìm hiểu về chuối Laba, một giống chuối được người Pháp mang sang trồng cách đây gần 100 năm, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà Nguyễn Đức Tài nói: “Hay quá, huyện đang có chủ trương phát triển thế mạnh của cây đặc sản này”.

Vườn chuối Laba của gia đình chị Đinh Thị Luận ở xã Phú Sơn. Ảnh: M.Đạo

cho biết, năm 2019, kế hoạch của xã Phú Sơn tiếp tục tăng diện tích trồng chuối Laba thêm 20 ha nữa.

Ở Phú Sơn, nguồn sản phẩm chuối Laba ngoài cung cấp cho HTX Phú Sơn còn một số lượng khác bán ra thị trường. Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn Lê Quang Vũ cho biết, trên địa bàn xã hiện có 2 điểm thu mua lớn nhất. Chúng tôi đến điểm thu mua của gia đình chị Huỳnh Thị Lê. Chị cho biết, chuối thu mua được cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có cả Lâm Đồng. Hiện giá chị bán ra loại 1 từ 5,5 ngàn - 6 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi ngày chị xuất hàng khoảng 1 tấn, vào mùa cao điểm (tháng 1 và tháng chạp) xuất bán từ 3 - 4 tấn/ngày.

Chúng tôi đến vườn chuối Laba của chị Đinh Thị Luận ở thôn Ngọc Sơn, xã Phú Sơn. Gia đình chị trồng xen cà phê 3 sào chuối và đã có trái mấy năm nay và đã trồng xen thêm 1,7 ha sắp ra buồng. Với 3 sào cũ, mỗi tuần gia đình thu hoạch gần 1 tấn chuối, giá bán 4,5 ngàn đồng/kg; mỗi buồng chuối trung bình khoảng 40 kg, nghĩa là mỗi cây thu hoạch 180 ngàn đồng. Năm 2018, chị còn bán được 4.000 cây chuối giống nhân theo phương pháp cấy mô với giá 20.000 đồng/cây. Chị Luận nói: Trong xã Phú Sơn mà chưa đủ giống bán vì người đặt rất nhiều. Trồng chuối rất ít tốn công so với trồng cà phê. Chỉ cần đào hố bón phân chuồng, xử lý virus, sâu bệnh; không cần phải ủ mà chuối chín tự nhiên và thương lái vào vườn tự thu hoạch...

XEM TIẾP TRANG 7

Mô hình trồng nấm linh chi thuộc “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” do Phòng Dân tộc huyện Lâm Hà triển khai trong năm 2018 cho các nhóm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện. Thế nhưng, hiện nay, người dân không còn mặn mà, còn nhà trồng nấm thì bỏ hoang bởi sản phẩm làm ra không tìm được đầu mối tiêu thụ.

Mục tiêu ban đầu của dự án là hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng sản xuất

hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân; hỗ trợ đa dạng hóa các hình thức cải thiện sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Theo đó, hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm hộ về vật tư, trang thiết bị để xây dựng mô hình với tổng nguồn vốn 332 triệu đồng, còn người dân đối ứng 30% kinh phí, gồm công lao động, diện tích đất dựng nhà nấm

cùng các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc nấm. Dự án được triển khai chính thức từ tháng 10/2018 bằng việc xây dựng nhà nuôi nấm cho 5 nhóm hộ thuộc thị trấn Đinh Văn (2 nhóm), xã Mê Linh (2 nhóm) và xã Đạ Đờn (1 nhóm). Ông Tô Vũ Ất, Trưởng Phòng Dân tộc cho biết, trước khi dự án đi vào thực hiện, việc người dân tộc thiểu số không có kinh nghiệm sản xuất là lo ngại lớn, đặc biệt là loại nấm khó trồng như nấm linh chi. Tuy nhiên,

sau 4 tháng, mỗi nhà nấm có diện tích 60 m2 bình quân cho thu hoạch khoảng 30 kg nấm khô. Đây là tín hiệu đáng mừng.

Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu sau khi thu hoạch, phơi khô, nấm vẫn nằm gọn ở góc nhà người trồng nấm. Anh K’Kai, Tổ trưởng Tổ trồng nấm với 3 thành viên nói trong sự thất vọng: Nhận thấy đây là mô hình mới nên dù chưa có kinh nghiệm anh vẫn mạnh dạn đăng ký tham gia. Hằng ngày bỏ công chăm

sóc, chứng kiến từng phôi nấm phát triển, anh không khỏi vui mừng bởi nấm linh chi thuộc loại nông sản có giá trị cao. Nhưng thực tế lại không có đơn vị đứng ra thu mua nên chẳng còn mặn mà chăm sóc nấm và nhà nấm cứ thế bỏ hoang đã gần 2 tháng nay.

Anh K’Kai chia sẻ: “Kỹ thuật thì khó mà không bán được nên cả 3 hộ chẳng còn thiết tha gì. Do mới làm, kinh nghiệm còn chưa có nên không biết đường tìm đầu mối tiêu thụ. Cũng lên Đà Lạt để liên hệ một số đơn vị nhưng cũng không thấy hồi âm”.

Cùng chung nỗi niềm, gia đình ông Ha Ba (thôn Cổng Trời, xã Mê Linh) cũng lắc đầu và thở dài khi nghe hỏi thăm đến việc trồng nấm.

So với các nhóm hộ khác, nhà nấm của ông cho thu hoạch thấp hơn, khoảng 15 kg và thu từ cuối tháng 1/2018 đến nay, song ông vẫn chưa bán được kg nào.

Nhờ người liên hệ bán giúp thì được trả giá với mức chỉ 200.000đ/kg, trong khi giá trị của nấm linh chi

trên thị trường dao động vào khoảng 700.000 đồng/kg. “Giá đó chắc có lẽ không đủ tiền công mình bỏ ra chăm sóc, phải chuyển sang trồng dâu nuôi tằm như bà con trong thôn”, ông Ha Ba nói.

Ông MBon Ha K’Lê - Bí thư chi bộ thôn Cổng Trời chia sẻ rằng, khi có chủ trương hỗ trợ bà con thoát nghèo, ai cũng vui mừng. Còn giờ đây là nỗi buồn và thất vọng. Chủ trương đã có, nhưng đường lối vẫn chưa tìm ra khi không thể hỗ trợ đầu ra cho bà con. Tiền Nhà nước hỗ trợ cũng mất, người dân bỏ công ra chăm sóc cũng mất. Giờ phải tự tìm cách tiêu thụ thì bản thân các hộ cũng không biết tìm ở đâu.

Theo ông Tô Vũ Ất, đây là mô hình thử nghiệm trong “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” cho bà con. Nếu có hiệu quả thì sẽ được nhân rộng, tạo thành một chuỗi sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường, giúp bà con tiến đến thoát nghèo. Huyện cũng đã hỗ trợ bằng cách liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị dược liệu nhưng cũng không tìm được hướng giải quyết. Đối với sản phẩm nấm đã thu hoạch của bà con, hiện giờ chỉ có thể tự bảo quản và chủ động tìm nguồn tiêu thụ.

HỒNG THẮM

Loay hoay tìm đầu ra cho nấm linh chi

Nấm làm ra không bán được, các nhóm hộ không còn mặn mà chăm sóc,nhà nấm dần bỏ hoang. Ảnh: H.Thắm

4 THỨ HAI 22 - 4 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

PV: Thưa ông, Đà Lạt hội tụ đông đảo lực lượng công - nông - trí thức có lòng yêu nước và tinh thần xây dựng thành phố. Vậy ông có thể cho biết những đóng góp của các tầng lớp nhân dân thành phố trong nhiệm kỳ qua là gì?

Ông Trần Đình Dũng: Trong nhiệm kỳ qua, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân thành phố phấn khởi, vui mừng trước những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của thành phố. Những kết quả ấy đã củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ; sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Cán bộ và các tầng lớp nhân dân Đà Lạt tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tương ái, tạo sự đồng thuận xã hội, làm cho khối đại đoàn kết ngày càng vững mạnh với quyết tâm “xây dựng thành phố Đà Lạt phát triển toàn diện, bền vững, hướng đến văn minh, hiện đại” như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ XI đã đề ra.

Hiện tại, đội ngũ trí thức, công chức, viên chức của thành phố lên tới hàng ngàn người, là lực lượng đi đầu trong các hoạt động khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước của thành phố. Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển về số lượng với trên 1.000 người, hoạt động trong hơn 670 doanh nghiệp; cùng với trên 12.000 công nhân, trên 28.500 nông dân trên địa bàn thành phố, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

Chỉ tính riêng đối với phụ nữ thành phố với hơn 118.000 người, chiếm trên 52% dân số - trong đó lao động nữ có trên 79.500 người - đã phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc... Đặc biệt, thanh niên thành phố với hơn 68.700 người, chiếm trên 30% dân số, là lực lượng rất tin tưởng, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, không ngừng học tập, rèn luyện bản thân, năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với những tri thức của thời đại mới, tự tin khởi nghiệp với mong muốn được phát huy tài năng,

đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng địa phương.

Mặt khác, trên địa bàn thành phố có gần 120.000 tín đồ các tôn giáo, chiếm tỷ lệ trên 42% dân số, luôn phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, “sống tốt đời đẹp đạo”. Đấy còn là người đồng bào các dân tộc thiểu số với trên 7.300 người, chiếm tỉ lệ 3,17% dân số không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ và tầng lớp nhân dân, cùng với người Đà Lạt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, tạo sự đồng thuận xã hội, làm cho khối đại đoàn kết ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của thành phố Đà Lạt.

PV: Nhìn lại 5 năm qua, Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Lạt đã đạt được những kết quả nổi bật gì?

Ông Trần Đình Dũng: Trong nhiệm kỳ qua, MTTQVN thành phố Đà Lạt tiếp tục phấn đấu phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Nội dung và phương thức hoạt động được đổi mới dựa trên 5 chương trình hành động do Đại hội Đại biểu MTTQVN thành phố lần thứ IX đề ra và đã được cụ thể hóa thông qua kết quả thực hiện các chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm. Cụ thể, MTTQ đã tập trung nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. MTTQ từ thành phố đến các phường, xã, các tổ chức thành viên đã thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chương trình hành động, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của MTTQ các cấp.

Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của Nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, Cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trước đây và nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh” được tiến hành đồng bộ, thường xuyên liên tục, lồng ghép nội dung phát động thi đua yêu nước hằng năm của Đảng bộ, chính quyền thành phố tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện... Qua đó, hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống MTTQVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong nhiệm kỳ qua, việc xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp giữa Mặt trận với HĐND, UBND, các chương trình phối hợp liên tịch giữa Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đã được quan tâm triển khai và đạt được những kết quả tích cực. Ủy ban MTTQ từ thành phố đến cơ

sở và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia xây dựng Đảng thông qua việc tổ chức góp ý vào các văn kiện Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII...

PV: Bài học kinh nghiệm được Ủy ban MTTQVN thành phố nhiệm kỳ 2014 - 2019 rút ra là gì, thưa ông?

Ông Trần Đình Dũng: Trước hết, luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công tác Mặt trận. Nơi nào cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hòa các mối quan hệ phối hợp giữa HĐND, UBND, UBMTTQ, đồng thời cử cán bộ có đầy đủ tiêu chuẩn, ngang tầm với vai trò, vị trí của Mặt trận để tham gia Ban Thường trực, nhất là chức danh Chủ tịch MTTQ thì nơi đó Mặt trận

thực sự có điều kiện phát huy hiệu quả về tổ chức và hoạt động.

Thứ hai, hoạt động của Mặt trận phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, đồng thời là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, đó luôn là nền tảng vững chắc để tạo sự đồng thuận và phát huy được sức mạnh đoàn kết của Nhân dân.

Thứ ba, thực hiện tốt quy chế phối hợp với HĐND, UBND, nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên.

Thứ tư, trình độ và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ Mặt trận từ thành phố đến cơ sở là yếu tố quan trọng của sự thành công trong công tác Mặt trận. Đội ngũ cán bộ công tác Mặt trận ngoài việc phải chủ động, tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, nhất thiết phải được qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Cuối cùng, đó là phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong các hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác Mặt trận trong tình hình mới.

PV: Xin ông cho biết chương trình hành động và nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được Ủy ban MTTQVN thành phố xác định và quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ tới ra sao?

Ông Trần Đình Dũng: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động; đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp để xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Phát huy dân chủ, đẩy mạnh giám sát và phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tăng cường đồng thuận, thúc đẩy sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững, hướng đến văn minh, hiện đại mà trước mắt phấn đấu đến năm 2020 đưa Đà Lạt cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.

Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, Đại hội Đại biểu MTTQVN thành phố Đà Lạt lần thứ X (nhiệm kỳ 2019 - 2024) kêu gọi toàn thể các tầng lớp nhân dân thành phố, người Đà Lạt đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, đoàn kết, đồng lòng, chung sức, xây dựng thành phố Đà Lạt phát triển toàn diện, bền vững, hướng đến văn minh, hiện đại.

PV: Trân trọng cảm ơn ông. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!

NGUYỆT THU (thực hiện)

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Đoàn kết xây dựng Đà Lạt văn minh, hiện đạiNăm năm qua, thành phố Đà Lạt đã thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị, đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Đà Lạt. Nhân dịp Đại hội Đại biểu MTTQVN TP Đà Lạt lần thứ X (nhiệm kỳ 2019 - 2024), phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn ông Trần Đình Dũng - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Đà Lạt xoay quanh nội dung này.

NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG TRONG NHIỆM KỲ 2014 - 2019- 85 gương cán bộ Mặt trận điển hình tiêu biểu; 23 tập thể và 25 cá nhân

tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tôn vinh.

- 125 gương điển hình tiên tiến được biểu dương trong tuần lễ chào mừng Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển.

- Bình quân mỗi năm tiến hành trên 50 đợt giám sát, các nội dung giám sát chủ yếu là những vụ việc thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước của cán bộ, công chức, chính quyền phường, xã.

- Toàn thành phố có 249 tổ hòa giải với 1.249 hòa giải viên, hằng năm tiến hành hòa giải trên 200 vụ, trong đó tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 70%.

- Trên 8,481 tỷ đồng được Nhân dân đóng góp cho Quỹ “ Vì người nghèo”, đã xây dựng 91 nhà Đại đoàn kết với tổng kinh phí gần 2,7 tỷ đồng.

- Hộ nghèo đầu nhiệm kỳ là 154 hộ, chiếm tỷ lệ 0,38%, đến cuối năm 2018 còn 23 hộ nghèo (0,07% - KH 0,09%) và 41 hộ cận nghèo (0,12% - KH 0,22%).

- 68 mô hình bảo vệ môi trường, 249 tổ tự quản vệ sinh môi trường, 2 mô hình về xử lý chất thải, 112 mô hình bảo vệ an ninh Tổ quốc, 89 mô hình đảm bảo an toàn giao thông, 36 mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm.

- 619 số hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, 96 mô hình phòng chống bạo lực gia đình; 6 mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em, 42 mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, 105 mô hình “Phát triển kinh tế, vận động giúp nhau thoát nghèo bền vững”.

- 781 mắt camera được lắp đặt từ nguồn xã hội hóa trong Nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự toàn thành phố.

- 32 mô hình được xây dựng tại 16 phường, xã. Cụ thể, có 6 “Khu dân cư kiểu mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh”; 12 “Khu dân cư bảo vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”; 14 “Khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông” được đăng ký triển khai thực hiện tại các khu dân cư. NGUYỆT THU

Ông Trần Đình DũngChủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Đà Lạt

Một góc trung tâm Đà Lạt về đêm. Ảnh: Quý SG

5 THỨ HAI 22 - 4 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ việc đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, MTTQ và các đoàn thể đã tập hợp, thu hút đông đảo

Nhân dân tham gia vào các tổ chức đoàn, hội. Hiện nay, huyện Đam Rông có 31 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 1.637 đảng viên và 851 cơ sở đoàn, hội với 19.178 thành viên. Qua đó, nhiều đoàn viên, hội viên đã phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt, là hạt nhân của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Việc đổi mới công tác tuyên truyền, vận động chủ yếu thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đổi mới nội dung chuyển tải, từng bước tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước...

Qua các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”, “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Ngày thứ bảy Dân vận khéo”... đặc biệt là phong trào “Đam Rông chung tay xây dựng nông thôn mới”... đã huy động cả hệ thống chính trị - xã hội và Nhân dân cùng tham gia thực hiện đạt nhiều kết quả. Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, Nhân dân

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hướng đến xây dựng nông thôn mới

Đam Rông có 8 xã, 56 thôn, trong đó có 35 thôn đặc biệt khó khăn, 75% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Vốn là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian qua, với sự cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, thôn; sự đồng lòng, hưởng ứng, vào cuộc của người dân Đam Rông, đến nay, huyện đã từng bước thay da, đổi thịt...

đã đóng góp gần 23 tỷ đồng cùng với vốn hỗ trợ của Nhà nước xây dựng trên 50 km đường liên thôn, liên xã, nâng cấp trên 40 km đường giao thông nông thôn và xây dựng 4 hội trường thôn. Hiện, huyện đã có 1 xã về đích nông thôn mới, 2 xã đạt 16 tiêu chí (phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2019), các xã còn lại đều đạt trên 12 tiêu chí.

Bên cạnh đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện còn quan tâm triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, phát triển kinh tế... giúp đỡ đoàn viên,

hội viên và Nhân dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 46,97% (theo tiêu chí cũ), đến nay, giảm còn 19,22% (theo tiêu chí mới). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh, nếu như năm 2009 đạt 8 triệu đồng/năm, đến năm 2018 đạt 31,5 triệu đồng/năm... Qua tuyên truyền, vận động và xây dựng các phong trào, đến nay, huyện đã có 180 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh đang được duy trì và hoạt động hiệu

quả. Cụ thể, đó là 2 mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, 47 mô hình, điển hình “Trồng dâu nuôi tằm” của xã Đạ M’Rông; mô hình “Bưởi da xanh”, “Trồng rau sạch” ở xã Đạ Tông; mô hình “Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật”, mô hình “Phụ nữ với pháp luật”, mô hình “trồng rau trong nhà kính” ở xã Đạ K’Nàng... Những mô hình này hiện đang được MTTQ và các đoàn thể tiếp tục nhân rộng, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí

Nguyễn Quốc Hương - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ huyện Đam Rông chia sẻ: Thời gian qua, với phương châm “Tích cực đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, hướng về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp”, hệ thống các tổ chức đoàn, hội hoạt động linh hoạt, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân, chú trọng thu hút các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng hoạt động Mặt trận và các đoàn thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do một số lý do như: trình độ dân trí không đồng đều, phương pháp tuyên truyền đôi lúc, đôi nơi chưa thuyết phục.

Ông cũng đưa ra nhận định, tuy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh qua các năm nhưng chưa thực sự bền vững. Một số hộ nghèo thiếu quyết tâm vươn lên để vượt nghèo, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, chây lười không chịu khó vận động làm ăn kinh tế để tự vươn lên thoát nghèo…

Hy vọng trong thời gian tới, với nhiều cách làm mới, mô hình hiệu quả, Đam Rông sẽ tiếp tục thuyết phục và tập hợp được các tầng lớp nhân dân cùng chung sức, đồng lòng xây dựng và thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.NGUYÊN THI - HUỲNH THẢO

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy họp nắm bắt tình hình tại các xã vùng sâu Đam Rông.

Đây là lần thứ 26 thầy Thức tham gia HMTN và anh cho biết: “Sức khỏe của tôi

vẫn bình thường, không ảnh hưởng gì sau khi cho máu nhiều lần. Với suy nghĩ “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, tôi sẽ tiếp tục gắn bó với phong trào HMTN”.

Thầy Thức hiện là giáo viên dạy môn Vật lý. Ngay từ thời sinh viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, anh Thức đã tham gia HMTN 11 lần và kể từ khi về công tác tại huyện Đam Rông đến nay, anh tiếp tục tham gia HMTN 15 lần nữa. Anh đã vận động được 15 người là đồng nghiệp và người thân cùng tham gia tình nguyện hiến máu cứu người.

Gắn bó với phong trào HMTN khi

Thầy giáo vùng sâu 26 lần hiến máu cứu ngườiThầy giáo Phạm Văn Thức (sinh năm 1983) đang công tác tại Trường THCS Võ Nguyên Giáp - huyện Đam Rông vừa được Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tôn vinh điển hình tiêu biểu trong phong trào HMTN.

còn là sinh viên và với tinh thần vì cộng đồng, anh Thức chia sẻ: “Lúc đầu hiến máu về mặt tinh thần mình cảm thấy hơi lo, song khi đã tham gia được 1 - 2 lần thì tôi thấy rằng việc hiến máu cũng bình thường, hiến xong thì mình vẫn khỏe mạnh. Tôi suy nghĩ rằng một giọt máu của mình có thể giúp ích được cho người khác đó là điều tốt nên làm”.

Thầy Thức được chọn báo cáo tham luận và điển hình tiêu biểu được tôn vinh tại Ngày hội Hiến máu tình nguyện do tỉnh tổ chức tại huyện Đam Rông trong tháng 4 này nhân Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện.

gia đông hơn” - thầy Thức nhận định.Trải qua 17 năm HMNĐ, thầy giáo

Thức chia sẻ: “Một số bạn cho rằng hiến máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng ngược lại, vì cơ thể chúng ta có khả năng tái tạo máu mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, như tôi và nhiều người khác đã nhiều lần tham gia HMTN, sức khỏe của chúng tôi vẫn tốt và làm việc bình thường. Hiến máu còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mỗi người như: tăng tạo máu mới, hiến máu nhiều lần giúp giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm nguy cơ mắc các cơn đột quỵ tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư... Đồng thời, HMTN cũng là cách để mỗi người kiểm tra, giám sát sức khỏe của mình”.

Mong ước của thầy giáo Thức là: “Mọi người, nhất là các bạn trẻ, dù sinh sống ở nơi đâu, vùng kinh tế phát triển hay vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, nếu các bạn có đủ điều kiện về sức khỏe hãy đăng ký HMTN và vận động mọi người cùng tham gia chia sẻ những giọt máu của mình vì sự sống của những bệnh nhân mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ như một sợi chỉ mong manh”.

AN NHIÊN

Thầy giáo Phạm Văn Thức (bìa trái) đang hiến máu tình nguyện lần thứ 26. Ảnh: A.Nhiên

Phát biểu truyền cảm hứng cho những người tham gia HMTN tại Ngày hội HMTN, anh Thức nhấn mạnh: “Đã là con người thì ai cũng như ai, đều rất quý trọng những giọt máu của mình. Chúng ta vẫn có thể sống trong hoàn cảnh thiếu đồ ăn, thức uống nhưng chúng ta sẽ không thể sống nếu thiếu máu trong một giây, một phút. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, những người cần tiếp máu cũng vậy, họ rất cần những giọt máu quý giá ấy. Khi bạn hiến máu cũng có nghĩa là bạn đem lại cho những người cần máu một hy vọng, một cơ hội để sống”.

Khi về công tác trong vùng sâu này, gắn bó với phong trào HMTN của địa phương, thầy giáo Thức nhận thấy các bạn thanh niên đồng bào DTTS vẫn còn đang rất ngại HMTN. “Tôi tìm hiểu thì được biết quan điểm của các bạn trẻ dân tộc thiểu số là cuộc sống các bạn đang còn gặp nhiều khó khăn cho nên các bạn sẽ không có nhiều máu để cho. Do nhận thức của các bạn về HMTN như thế nên việc vận động các bạn đi hiến máu tương đối khó, đòi hỏi phải cần thêm một thời gian nữa thì mới có thể vận động các bạn tham

6 THỨ HAI 22 - 4 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Những giải pháp giảm nghèo bền vững ở Đạ TẻhNhững giải pháp hữu hiệuTheo ông Đinh Viết Bảo, Trưởng

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đạ Tẻh, trong những năm gần đây huyện đã có không ít những nỗ lực để đạt được những kết quả khả quan trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Nếu như cuối năm 2017 Đạ Tẻh còn 572 hộ nghèo trong tổng số 12.168 hộ dân cư trong toàn huyện (chiếm tỷ lệ 4,7% dân số) thì đến cuối năm 2018 vừa qua, số hộ nghèo này đã tiếp tục giảm xuống còn 430 hộ (tỷ lệ 3,49% dân số).

Trong số hộ nghèo còn lại này, hộ gia đình người dân tộc thiểu số có 174 hộ, trong đó có 98 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên tại chỗ. Cũng nói thêm, Đạ Tẻh là huyện có khá đông cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên bản địa sinh sống lẫn dân tộc thiểu số Tày, Nùng phía Bắc vào lập nghiệp nơi đây.

Theo ông Bảo, hằng năm huyện đều đưa ra kế hoạch giảm nghèo cụ thể, tập trung vào những xã vùng sâu, xã có đông cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đó là các xã Quốc Oai - nơi có buôn Đạ Nha với dân tộc thiểu số Tây Nguyên sinh sống; xã Mỹ Đức - nơi có buôn Con Ó cũng là cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xã Đạ Pal - nơi có 2 thôn nghèo dân tộc thiểu số Tôn Klong A và Tôn Klong B.

Với những xã này, huyện huy động các cấp chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã, thôn cùng vào cuộc, vận động các nhà hảo tâm và các nguồn lực xã hội cùng chung tay giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Đạ Tẻh nhiều năm nay chính là việc huyện tăng cường phát

Nhiều giải pháp đã được huyện Đạ Tẻh thực hiện khá hiệu quả những năm gần đây cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, hướng đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong cuối năm 2019.

Thu hoạch tre tầm vông tại buôn Tố Lan, xã An Nhơn, Đạ Tẻh.

triển hạ tầng, vận động Nhân dân chung tay làm đường giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, bộ mặt nông thôn đã được cải thiện một cách rõ rệt. Cùng đó, huyện ưu tiên phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi, Đạ Tẻh vận động dân phát triển diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, khuyến khích người trồng lúa tham gia vào các mô hình sản xuất sạch để có giá bán cao hơn, nâng giá trị nông sản, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Với các gia đình có vườn, huyện khuyến khích chuyển đổi cây trồng, chuyển từ những cây trồng có hiệu quả thấp sang những loại cây trồng có giá trị cao hơn nhiều như dâu tằm, cao su, cây ăn trái (sầu riêng ghép,

bưởi da xanh, quýt…).Chỉ tính trong năm 2018, Đạ Tẻh

đã chi trên 4,9 tỷ đồng từ ngân sách huyện nhằm hỗ trợ người trồng điều trên địa bàn chuyển 1.095 ha điều kém hiệu quả sang trồng 307 ha dâu, 249 ha cao su, 181 ha tràm, 352 ha cây ăn trái, 4,9 ha tầm vông và 0,8 ha mía. Cùng đó, không ít người dân cũng đầu tư vốn của mình để chuyển gần 500 ha điều sang các loại cây trồng khác.

Tính đến thời điểm này, diện tích lúa chất lượng cao của Đạ Tẻh đã đạt trên 1.600 ha; diện tích cây ăn trái 1.184 ha, tăng 608 ha so với năm 2017, chủ yếu trong số này được trồng sầu riêng, bưởi da xanh có giá trị; diện tích dâu tằm 1.340 ha, tăng gần 500 ha so với năm 2017; diện tích tre tầm vông gần 500 ha, tăng trên 139 ha so với năm trước.

Huyện lâu nay cũng tăng cường

tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề nông thôn cho nông dân. Trong năm 2018, huyện đã mở 12 lớp tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho 356 học viên là nông dân, chủ yếu trong các nghề nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thú y…

Với cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, huyện lâu nay ưu tiên giao khoán quản lý, bảo vệ rừng. Hiện có 347 hộ dân - chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cùng với các doanh nghiệp, tập thể tại huyện nhận giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích giao khoán 18.342 ha.

Đạ Tẻh cũng đưa ra các mô hình để hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn trong cộng đồng dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, như mô hình trồng và chăm sóc tre tầm vông tại buôn Tố Lan - xã An Nhơn chẳng hạn.

Tại buôn Tố Lan, Đạ Tẻh trong

5 năm gần đây, đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để trồng gần 28 ha tre tầm vông giao cho 20 hộ nghèo trong buôn. Trong đầu năm 2019, các hộ dân trên đã bước vào năm thu hoạch tầm vông đầu tiên, trung bình mỗi hộ từ tiền bán tre cũng thu được từ 15 - 20 triệu đồng, năm đến số tiền bán tre sẽ tăng cao hơn. Huyện cũng cho biết sắp đến sẽ mở rộng diện tích trồng tre tầm vông lên khoảng 50 ha để giao thêm một số gia đình nghèo nữa trong buôn Tố Lan canh tác tăng thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Giảm từ 120 - 180 hộ nghèo trong năm 2019Theo ông Đinh Viết Bảo, mục tiêu

đặt ra của Đạ Tẻh trong năm 2019 là phấn đấu giảm số hộ nghèo còn lại từ 120 - 180 hộ.

Huyện trong đầu năm nay đã tiến hành phân loại hộ nghèo để có giải pháp cụ thể. Với những hộ nghèo do hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật… huyện sẽ vận động các cấp, các đoàn thể và người dân hỗ trợ, giúp đỡ; nhưng với những hộ có điều kiện thoát nghèo, huyện sẽ cùng các cấp tích cực vận động các hộ này phát huy nội lực, đồng thời hỗ trợ những điều kiện cần thiết để họ có thể thoát nghèo, đặc biệt là trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Để đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong cuối năm nay, theo ông Bảo, các ngành chức năng trong huyện cũng sẽ thực hiện tốt các chế độ chính sách cho hộ nghèo; thường xuyên nắm chắc số hộ vừa vượt qua chuẩn nghèo để kịp thời giúp đỡ khi các hộ nghèo này tái nghèo; đồng thời chú ý đến các chương trình hỗ trợ tín dụng để giúp cho các hộ nghèo này có vốn xoay xở trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. VIẾT TRỌNG

Già làng nêu cao gương sáng

Thôn B’Kọ, xã Lộc An, nơi già làng K’Đẹo sinh sống, có 3 hộ người Kinh

và 157 hộ người K’Ho. Với kinh nghiệm 27 năm làm Thôn trưởng và 10 năm giữ chức Trưởng Ban công tác Mặt trận, già làng K’Đẹo thường xuyên vận động người dân trong thôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chú trọng lao động sản xuất, tích cực phòng chống tội phạm. Qua khuyên bảo, động viên của già làng K’Đẹo, khối đại đoàn kết dân tộc thôn B’Kọ ngày càng được giữ vững, đời sống người dân ngày một nâng cao. “Thời gian qua, B’Kọ luôn là đơn vị đi đầu của xã Lộc An trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong thôn không xảy ra tình trạng trộm cắp, không có người nghiện ma túy, không có sự mất đoàn kết giữa người K’Ho và người Kinh”, già làng K’Đẹo chia sẻ.

Theo già làng K’Đẹo, cùng với việc giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, người dân thôn B’Kọ còn

Bằng uy tín, các già làng bản địa Tây Nguyên huyện Bảo Lâm ngày càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng; thực sự là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và là hạt nhân quan trọng trong các phong trào tại địa phương.

tích cực chăm lo phát triển kinh tế bằng cách ghép, cải tạo rẫy cà phê, kết hợp với trồng xen các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ... Sau khi ghép, cải tạo, năng suất cà phê tăng đáng kể, đạt gần 4 tấn/ha. Hiện tại, thôn B’Kọ chỉ còn 6 hộ nghèo, trong tổng số 160 hộ.

“Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc nêu gương rất quan trọng. Do vậy, tôi luôn nêu cao tinh thần gương mẫu của già làng trong cuộc sống, lẫn trong lao động sản xuất. Có như thế thì khi làm công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bà con mới nghe, mới tin”, già làng K’Ber, ở bon Sê Sàng, thị trấn Lộc Thắng, nói về kinh nghiệm làm cầu nối giữa người

dân với chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương, nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

10 năm qua (từ 2009 đến nay), già làng K’Ber đã tham gia 37 đợt tuyên truyền cho người dân thị trấn Lộc Thắng, xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và xã Lộc Lâm về công tác dân tộc - tôn giáo, về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, về âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch... Ngoài ra, già làng K’Ber còn tham gia vận động người dân trong bon Sê Sàng chấp hành tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ. Trong 10 năm qua, bon Sê Sàng đã có 31 thanh niên nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. “Gia đình tôi hiện có 3 ha cà phê và hơn 1 ha chè. Năng suất cà phê đạt trên 4 tấn/ha và năng suất chè đạt trên

15 tấn/ha. Từ nguồn thu khá này, giúp tôi có điều kiện để nuôi con cái ăn học. Tôi có 5 đứa con thì 3 đứa đã tốt nghiệp đại học và 2 đứa tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng”, già làng K’Ber phấn khởi.

Có nhiều năm tham gia công tác xã hội, từng giữ cương vị Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Bảo Lộc (cũ), sau khi nghỉ hưu, già làng K’Khỏe, ở bon Bru, xã Lộc Phú, vẫn thường xuyên gắn bó với cấp ủy, chính quyền xã Lộc Phú làm tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong Nhân dân, nhất là hoạt động hòa giải ở cơ sở và giữ gìn an ninh trật tự. Già làng K’Khỏe tâm niệm: “Vinh dự nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm khi bản thân tôi là một già làng của bon Bru. Vì thế tôi luôn cố gắng truyền đạt những kiến thức mà mình tích lũy được đến với bà con. Tôi luôn khuyên nhủ người trẻ dân tộc thiểu số cần vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội”.

Một tấm gương khác để người dân trong vùng đồng bào dân tộc

thiểu số noi theo, đó là già làng K’Tâm, ở Thôn 3, xã Lộc Bảo, người tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương này. Cùng với việc cải tạo rẫy cà phê, già làng K’Tâm đầu tư 200 triệu đồng để làm hệ thống nước tưới tự động cho 3 ha cà phê. “Mỗi năm, từ 3 ha cà phê và 7 sào chè, gia đình tôi thu về khoảng 250 triệu đồng”, già làng K’Tâm cho biết. Nêu gương già K’Tâm, nhiều hộ dân xã Lộc Bảo cũng đã mạnh dạn tái canh cà phê để một mặt tăng thu nhập cho gia đình và mặt khác góp phần xây dựng bon làng giàu mạnh.

“Chính sự gương mẫu, trách nhiệm, tận tụy của các già làng: K’Đẹo, K’Ber, K’Khỏe, K’Tâm và nhiều già làng khác nữa đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương”, ông Phan Trung Thành, Phó Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Bảo Lâm, nhận xét. TRỊNH CHU

7 THỨ HAI 22 - 4 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nghị lực vượt khó của một người khuyết tật Vẫn biết rằng số phận không mỉm cười với những người khuyết tật, nhưng với ý chí không chấp nhận số phận họ đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân và gia đình, trở thành người sống có ích cho xã hội. Một trong những tấm gương như vậy là anh Ngô Văn Tâm (SN 1974), ở đường Đống Đa, Phường 3, TP Đà Lạt.

Được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh chị em, lúc mới

sinh anh Tâm vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng khi gần 1 tuổi, anh bị sốt bại liệt, teo liệt hai chân nên không thể đi đứng vững như người bình thường. Người nhà của anh đã đưa anh đi nhiều bệnh viện trong, ngoài tỉnh khám chữa trị, nhưng không khỏi, mọi sinh hoạt phải nhờ người thân giúp đỡ. Năm 1990, anh vào Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ bại liệt ở TP Hồ Chí Minh mổ, làm nẹp đi bằng nạng, nhưng việc đi lại vẫn rất khó khăn nên anh chỉ học hết lớp 8 rồi nghỉ học, ở nhà phụ giúp việc với cha mẹ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Năm 2004, anh lập gia đình, vợ chồng vất vả mưu sinh, nhưng vẫn hạnh phúc và có với nhau một cháu gái năm nay 13 tuổi đang học lớp 7.

Cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng anh không đầu hàng với số phận, vẫn nỗ lực vươn lên, tìm tòi, học nghề để nuôi sống bản thân và gia đình. Anh bắt đầu từ những công việc khác nhau, như: chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn, sửa xe máy… Không những thế, anh còn luyện tập thể thao để tham gia Hội thao người khuyết tật tỉnh và tham gia Đội văn nghệ của Hội Người khuyết tật Lâm Đồng gây quỹ giúp đỡ nhiều người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Có khoảng 2.000 m2 đất nông nghiệp ở gần đường Đống Đa, Phường 3, gia đình anh đã tổ chức trồng cây sen đá và nhiều loại cây

Anh Tâmtrong vườn sen đácủa gia đình.

ĐAM RÔNG: Phát hiện 27 vụ vi phạm lâm luậtTheo thông tin từ Văn phòng

UBND huyện Đam Rông, trong quý I/2019, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập hồ sơ 27 vụ vi phạm lâm luật, tăng 17 vụ so với cùng kỳ. Đã xử lý 20 vụ, trong đó xử lý hành chính 15 vụ, khởi tố hình sự chuyển cơ quan Công an huyện 5 vụ. Lâm sản tịch thu qua xử lý là 22,8 m 3 gỗ các loại.

Cũng trong thời gian này, lực lượng chức năng đã tổ chức giải tỏa trên 10,5 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; khai thác 2,7 ha rừng/45m3 gỗ, 20 tấn lâm sản phụ (15 tấn le, 5 tấn lồ ô).

Mặc dù ngành lâm nghiệp tập trung triển khai các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, PCCC rừng trong mùa khô; các cơ quan chức

năng, đơn vị chủ rừng đã xây dựng phương án PCCCR và thực hiện nghiêm túc theo phương án được duyệt; nhưng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đam Rông vẫn để xảy ra 3 vụ cháy rừng trồng, với tổng diện tích bị cháy trên 1,9 ha, mức độ thiệt hại từ 40 đến 50%. N. NGÀ

cảnh khác. Cây sen đá nhập giống từ Trung Quốc, Đài Loan, gồm nhiều chủng loại khác nhau như: sen ruby, sen phật bà, sen viền đỏ, sen viền hồng, sen sô cô la, sen đế vương, sen thơm, sen tứ phương, sen xà lách… với nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau. Do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt nên cây sen đá phát triển rất tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Tâm cho biết, để trồng cây sen đá có hiệu quả cao, gia đình anh đã đầu tư làm nhà lưới, nhà kính và sử dụng các nguyên liệu sạch như sơ dừa, tro trấu trộn vào đất xốp cùng phân vi sinh cho vào các chậu

nuôi dưỡng sen đá.“Cây sen đá có hình dạng thân

mọng, lá nhỏ, thích nghi trong môi trường ít nước. Sen đá được trồng trong nhà kính giâm đọt hoặc gieo trồng bằng lá, hái lá ở phần gốc của cây lớn, già đem phơi khoảng vài ba ngày cho khô các vết cắt rồi gieo lá xuống đất ở những nơi có bóng râm. Hằng ngày, phải tưới nước bằng cách phun sương chỉ giữ ẩm chứ không làm cho lá ướt, để tránh bị úng. Khoảng vài ngày sau thì lá nảy mầm và nứt lên nhiều cây con. Khi cây con lên cao khoảng 2 - 3 cm thì chiết ra cho vào chậu có lỗ thoát nước đã chuẩn bị sẵn và tưới

nước bằng béc. Khoảng 5 tháng trở lên, cây sen đá trưởng thành ra hoa, rồi mới cho thu hoạch. Cây sen đá càng lớn thì giá thành càng cao”, anh Tâm không ngần ngại chia sẻ về cách nhân giống cây sen đá.

Về giá thành cây sen đá được bán ra thị trường hiện nay, một chậu sen đá giá từ 20 - 80 ngàn đồng, tùy vào chậu lớn nhỏ. Một sào trồng được 50 ngàn chậu, làm quanh năm trong nhà kính. Những ngày lễ, tết, cây sen đá nhà vườn anh Tâm không đủ cung cấp ra thị trường. Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất ra hàng trăm ngàn chậu sen đá, thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo:

Hộ Hoàng Thị Khầu được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số Đ 277544 cấp ngày 08/7/2004 tại thửa 208 tờ bản đồ 31D với diện tích: 13.334m2 vào sổ theo dõi số 4009/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 18 Quyển 1 xâm canh, chi tiết như sau.

- Thửa đất số 208, tờ bản đồ số 31D, xã Đinh Lạc, diện tích 13.334m2 đất CLN;

+ Thời hạn sử dụng: Đến tháng 10/2043 đất trồng cây lâu năm.Năm 2007 hộ Hoàng Thị Khầu chuyển nhượng QSDĐ cho

bà Nguyễn Thị Thành thường trú tại thôn Đồng Lạc 4 - xã Đinh Lạc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ Hoàng Thị Khầu đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Thành.

Hiện nay hộ bà Hoàng Thị Khầu ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Đinh Lạc để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho bà Nguyễn Thị Thành tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chuối Laba... TIẾP TRANG 3

... Chị dẫn chúng tôi tham quan vườn chuối và vui vẻ chia sẻ tiếp: Chi phí cũng rất ít. Với 3 sào trồng 550 bụi năm 2017, thu hoạch năm 2018, đầu tư khoảng 50 triệu đồng tiền phân bón, còn nước tưới lấy từ hồ tự nhiên. Vườn của gia đình hiện mỗi bụi mẹ đã đẻ từ 3 - 5 cây con. Sang mùa thu hoạch thứ 2, trung bình mỗi bụi chuối đạt khoảng 150 kg quả; với giá 4,5 ngàn đồng/kg, gia đình có 675 ngàn đồng/bụi/năm. Nếu thuận lợi, gia đình thu được khoảng 370 triệu đồng/3 sào chuối/năm. Chuối quả của gia đình vừa nhập cho HTX vừa bán cho thương lái.

Laba tiếp tục đi xaMặc dù hiệu quả kinh tế cao hơn

nhiều lần so với cây cà phê, tuy

nhiên giá trị của chuối Laba sẽ còn cao hơn nữa nếu vấn đề đưa chuối Laba vào mô hình chuỗi liên kết là hết sức cần thiết.

Tại chợ Đà Lạt, chuối Laba xanh có giá từ 8 - 10 ngàn đồng/kg, nếu chín và đẹp giá 20 ngàn đồng/kg. Thực tế cho thấy, giá chuối Laba người trồng bán ra so với người tiêu dùng còn có khoảng chênh lệch rất lớn.

Bắt đầu từ thủ phủ Phú Sơn của huyện Lâm Hà, chuối Laba đang khẳng định ưu thế đặc sản của một vùng địa lý cao trên 1.000 m ở Lâm Đồng như Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương. Chuối Laba của các hộ dân huyện Đơn Dương đã đến với thị trường Trung Quốc, các nước Trung Đông và Nhật Bản... Một số doanh nghiệp

ở Đà Lạt đang trở thành cánh tay nối dài đưa chuối Laba đến với nhiều thị trường quốc tế. Tỉnh Lâm Đồng hiện đang có khoảng 270 ha với tổng sản lượng hàng nghìn tấn chuối có chất lượng. Khi mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh, các khâu từ giống trồng, kỹ thuật chăm sóc đến kỹ thuật thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và thị trường bao tiêu sản phẩm đều đảm bảo yêu cầu thì giá trị loài chuối “tiến vua” ngày càng thỏa mãn các điều kiện cung ứng về số lượng và chất lượng cho thị trường xuất khẩu. Thương hiệu chuối Laba - Lâm Đồng sẽ sớm khẳng định trên bản đồ nông sản đặc sản của thế giới.

MINH ĐẠO

ra, các loài cây cảnh khác (Trùng búp, Đỗ quyên, Quỳnh anh, Nhất chi mai…) cũng giúp cho gia đình anh Tâm thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, thị trường tiêu thụ sen đá và các loại cây cảnh khác của gia đình anh Tâm chủ yếu ở Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Tháp.

Công việc hàng ngày của anh Tâm chủ yếu là làm cỏ, bón phân, tưới nước, cắt lá uốn cành cây cảnh, đóng chở hàng ra chợ Đà Lạt cho người nhà bán… Tuy vất vả và bận bịu nhiều, nhưng với sự động viên của gia đình, người thân, bạn bè và nỗ lực lớn của bản thân, nên mọi công đoạn trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch sen đá cũng như các loại cây cảnh khác luôn được anh Tâm hoàn thành một cách trọn vẹn. Điều đáng qúy ở anh Tâm là ngoài việc làm kinh tế giỏi cho gia đình, anh còn nhiệt tình hướng dẫn mọi người kỹ thuật trồng sen đá và cây cảnh. Đặc biệt, anh còn sẵn sàng giúp những người khó khăn thiếu vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Không những thế, gia đình anh Tâm còn tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức lương ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Mạnh Thu - Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng có khoảng 84.000 người khuyết tật. Đa phần trong số họ gặp khó khăn trong cuộc sống, nhưng nếu biết noi gương anh Ngô Văn Tâm nỗ lực vượt lên chính mình thì rất đáng quý. HUỲNH NGỌC MINH

8 THỨ HAI 22 - 4 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGCÁN BỘ NGHIỆP VỤ - CHI NHÁNH VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG VÀ CHI NHÁNH BẢO LỘC - ĐỢT 1/2019Nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Vietcombank cần tuyển dụng cán bộ

nghiệp vụ vào làm việc tại Chi nhánh VCB Lâm Đồng và Chi nhánh mới thành lập (Chi nhánh VCB Bảo Lộc) với các thông tin chi tiết như sau:

I. Chỉ tiêu tuyển dụng:* Tại chi nhánh VCB Lâm Đồng:+ Cán bộ có kinh nghiệm:Chuyên viên Khách hàng: 03 cán bộCán bộ Kế toán/Giao dịch viên: 03 cán bộ+ Cán bộ chưa có kinh nghiệm:Chuyên viên Khách hàng: 03 cán bộCán bộ Kế toán/Giao dịch viên: 02 cán bộCán bộ Ngân quỹ: 02 cán bộ* Tại chi nhánh VCB Bảo Lộc:+ Cán bộ có kinh nghiệm:Chuyên viên Khách hàng: 02 cán bộCán bộ Kế toán/Giao dịch viên: 03 cán bộ+ Cán bộ chưa có kinh nghiệm:Chuyên viên Khách hàng: 02 cán bộCán bộ Kế toán/Giao dịch viên: 04 cán bộCán bộ Ngân quỹ: 01 cán bộCán bộ Tin học: 01 cán bộ(*) Tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm: Là tuyển dụng những cán bộ mà trong yêu cầu tuyển

dụng bắt buộc phải có kinh nghiệm phù hợp, cụ thể: - Cán bộ khách hàng: Yêu cầu tối thiểu 03 năm kinh nghiệm công tác trong các tổ chức tín dụng,

trong đó, tối thiểu có 02 năm kinh nghiệm về công tác tín dụng.- Cán bộ Kế toán/GDV: Yêu cầu tối thiểu 02 năm kinh nghiệm công tác trong các tổ chức tín

dụng, vị trí Kế toán/Giao dịch viên. (**) Tuyển dụng cán bộ chưa có kinh nghiệm (gồm các vị trí: Cán bộ Khách hàng; Kế toán/

GDV; Tin học và Ngân quỹ):- Là tuyển dụng những cán bộ mà trong yêu cầu tuyển dụng không yêu cầu có kinh nghiệm.- Đối tượng tuyển dụng: Sinh viên mới ra trường hoặc ứng viên có kinh nghiệm nhưng không

đáp ứng yêu cầu tại mục (*).II. Mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng: Ứng viên xem chi tiết theo đường dẫn tại trang

tuyển dụng của Vietcombank. (https://www.vietcombank.com.vn/Careers/News.aspx & https://tuyendung.vietcombank.com.vn/)

III.Thời gian, hình thức nhận hồ sơ:- Nhận hồ sơ tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm: Nhận hồ sơ tuyển dụng liên tục từ ngày

15/04/2019 đến khi đủ chỉ tiêu; tối đa đến 24h00 ngày 10/5/2019.- Nhận hồ sơ tuyển dụng cán bộ chưa có kinh nghiệm: Từ ngày 15/04/2019 đến 24h00 ngày

01/05/2019 (Nhận hồ sơ trong 17 ngày, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật). - Hình thức nhận hồ sơ: Trực tuyến. (Đối với hồ sơ tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm vừa nộp

hồ sơ trực tuyến, vừa nộp hồ sơ bản giấy về Phòng HCNS - VCB CN Lâm Đồng, số 33 Nguyễn Văn Cừ, Phường 1, Đà Lạt).

+ Ứng viên truy cập địa chỉ:https://www.vietcombank.com.vn/Careers/News.aspx (Trang web Vietcombank ---> mục Tuyển

dụng) để xem thông tin chi tiết và lựa chọn vị trí.+ Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http:/tuyendung.vietcombank.com.vnIV. Hồ sơ đính kèm: Sau khi tạo và nộp hồ sơ trực tuyến, thí sinh scan các giấy tờ sau sang định dạng pdf hoặc doc-

docx, nén vào 1 file zip để đính kèm.- Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 06 tháng gần nhất có chứng nhận của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền;- Bản sao các văn bằng và bảng điểm (không cần công chứng/chứng thực);- Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian 06 tháng gần nhất;- 02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);(Ứng viên phải bổ sung đầy đủ hồ sơ bản giấy có công chứng/chứng thực khi Vietcombank yêu

cầu hoặc khi có thông báo ứng viên được vào vòng Phỏng vấn).V. Lưu ý:- Vietcombank chỉ nhận hồ sơ ứng viên tốt nghiệp Đại học hệ tập trung chính quy/liên kết (không

bao gồm hệ liên thông, tại chức, văn bằng 2, vừa học vừa làm) của các trường Đại học theo quy định của Vietcombank. Đào tạo Thạc sỹ trở lên chỉ là tiêu chí ưu tiên;

- Thí sinh sẽ nhận được một email xác nhận về vị trí đã nộp sau khi hoàn thành việc tạo (bước 1) và nộp (bước 2) hồ sơ trực tuyến trên hệ thống theo hướng dẫn tại trang tuyển dụng VCB (https://tuyendung.vietcombank.com.vn/ ---> Hướng dẫn nộp hồ sơ).

- Vietcombank được quyền lựa chọn hồ sơ để mời ứng viên nổi trội tham gia các vòng tuyển dụng;- Vietcombank chỉ thông báo lịch thi đối với ứng viên đủ điều kiện dự thi (qua tin nhắn SMS

và email);- Thời gian thi dự kiến: Tháng 04/2019;- Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Hồ sơ. Trường hợp

Vietcombank phát hiện hồ sơ đăng ký của thí sinh không chính xác, trung thực, kết quả của thí sinh sẽ bị hủy bỏ.

Số điện thoại liên hệ hỗ trợ tại Vietcombank 0941924346/ 0941924347.Số điện thoại liên hệ hỗ trợ tại VCB Lâm Đồng 0906.661.665

Trân trọng.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ V/v cung cấp Bảo hộ lao động cho Cảng HK Liên Khương

Cảng Hàng không Liên Khương tổ chức mời chào giá rộng rãi cung cấp Bảo hộ lao động; đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu và gửi hồ sơ chào giá theo các yêu cầu sau:

1. Yêu cầu về hồ sơ chào giá: - Yêu cầu đối với hàng hóa: (yêu cầu chi tiết theo bảng kê được kèm

theo hồ sơ)- Thời gian, địa điểm giao hàng: ngày 23/05/2019, tại Văn phòng Cảng

Hàng không Liên Khương- Giá tiền: đề nghị chào giá trọn gói (đã bao gồm toàn bộ chi phí, thuế;

bằng VNĐ) - Thanh toán: 1 lần bằng chuyển khoản sau khi hàng được nghiệm thu.Hồ sơ chào giá phải được ký bởi đại diện có thẩm quyền của cơ quan/

đơn vị tham gia, đóng dấu (nếu có); Hồ sơ chào giá có hiệu lực 40 ngày.2. Thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ yêu cầu, tiếp nhận hồ sơ

chào giá:Thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu: từ 18/04/2019 - 20/04/2019.Thời gian tiếp nhận hồ sơ chào giá: trước 16h30 ngày 22/04/2019Địa điểm phát hành, nhận hồ sơ: Văn phòng Cảng Hàng không Liên

KhươngQuốc lộ 20 - TT. Liên Nghĩa - H. Đức Trọng - T. Lâm Đồng.Tel: 02633 843802 Fax: 02633 843500. Email: [email protected]ời điểm mở hồ sơ chào giá: ngày 23/04/2019.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Cát Tiên hiện đang thụ lý hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông Trần Đình Huy cùng vợ bà Lê Nữ Thu Sương, địa chỉ tại Tổ dân phố 4, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Hồ sơ gồm:Giấy tờ viết tay sang nhượng đất giữa ông Đặng Đình Hùng cùng vợ bà Nguyễn

Thị Minh Hải và ông Trần Đình Huy cùng vợ bà Lê Nữ Thu Sương.2 giấy CNQSDĐ có số phát hành AĐ 774892, AĐ 774891 mang tên ông Đặng

Đình Hùng cùng vợ bà Nguyễn Thị Minh Hải được UBND huyện Cát Tiên cấp ngày 1/8/2006.

Cụ thể thửa đất đề nghị cấp giấy chứng nhận:Thửa đất số 35, tờ bản đồ số 05, diện tích: 2.747 m2, mục đích sử dụng đất: Đất

trồng lúa.Thửa đất số 21, tờ bản đồ số 05, diện tích: 2.337 m2, mục đích sử dụng đất: đất

trồng lúa.Địa chỉ tại Thôn 2, xã Phù Mỹ, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.Lý do đề nghị cấp:Ông Trần Đình Huy cùng vợ bà Lê Nữ Thu Sương nhận chuyển nhượng QSDĐ

của ông Đặng Đình Hùng cùng vợ bà Nguyễn Thị Minh Hải nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định. Nay ông Đặng Đình Hùng cùng vợ bà Nguyễn Thị Minh Hải đã đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ liên lạc. Hiện ông Đặng Đình Hùng cùng vợ bà Nguyễn Thị Minh Hải ở đâu liên hệ với Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Cát Tiên tại Tổ dân phố 13 - TT Cát Tiên - huyện Cát Tiên để giải quyết việc chuyển nhượng QSD đất cho ông Trần Đình Huy cùng vợ bà Lê Nữ Thu Sương.

Sau thời gian 30 ngày, kể từ ngày đăng thông tin đầu tiên nếu không có tổ chức, cá nhân nào tranh chấp, khiếu nại đối với 02 giấy CNQSD đất trên, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Cát Tiên sẽ tiến hành lập hồ sơ trình cơ qụan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất cho ông Trần Đình Huy cùng vợ bà Lê Nữ Thu Sương. Các tranh chấp, khiếu nại về sau Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Cát Tiên sẽ không chịu trách nhiệm.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất