8
Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đôn đốc công tác chuẩn bị các hội nghị chuyên đề năm 2018. Theo đó, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Hội nghị về giải pháp thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng trong tháng 5 năm 2018. Thủ tướng yêu cầu nội dung hội nghị phải đạt được tinh thần đổi mới, nhận diện được những cơ hội và thách thức, bao quát đầy đủ các mặt, có tính khoa học, có định hướng, kiến nghị, giải pháp cụ thể; Sau hội nghị phải đề xuất ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo những vấn đề cụ thể, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tạo được khí thế mới, xu hướng phát triển mới, thúc đẩy sáng tạo, chủ động, phân công, phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương, cơ sở. Hiện nay, cả nước mới có khoảng 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,... VĂN HÓA - XÃ HỘI Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc: Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn TRANG 4 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5036 - THỨ SÁU NGÀY 27/4/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “Cần, kiệm, liêm, chính” không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí. (XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 3/1961, T.10, TR. 313) Hội nghị về giải pháp thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ được tổ chức tại Lâm Đồng ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Bồi thường, hỗ trợ tái định cư - Những vấn đề đặt ra TRANG 6 Lan tỏa nhịp yêu thương TRANG 5 KINH TẾ Bơ 034 với phương pháp canh tác mới TRANG 3 TRANG 2 5/6 xã, thị trấn thuộc huyện Lạc Dương có người đứng đầu là cán bộ chủ chốt được luân chuyển, tăng cường từ huyện vào. Việc lựa chọn, sắp xếp, thay đổi người đứng đầu tại các vị trí này đã góp phần tạo làn gió mới trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương. Thực hiện Chỉ thị 05 ở Lạc Dương: Chuyển biến từ trách nhiệm người đứng đầu BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tập trung chỉnh trang đô thị TRANG 4 Công nhân Công ty Merkava (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) trong giờ làm việc. Ảnh: Võ Lan TRANG 7 Ngay sau ngày đất nước thống nhất, năm 1975, các tỉnh, thành miền Nam nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiếp tục xây dựng kiến thiết quê hương, đất nước. Với khu vực Nam Tây Nguyên, ngày 5/6/1976, tỉnh Lâm Đồng TRANG 6 KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM (29/4/1958 - 29/4/2018) Ngành Xây dựng Lâm Đồng qua 42 năm hình thành, phát triển Đột phá, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 - 2023 được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị hành chính: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thị xã Đà Lạt. Và từ đây, ngành Xây dựng cùng nhiều ngành khác của tỉnh ra đời với sứ mệnh vẻ vang của mình… XEM TIẾP TRANG 2

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ …baolamdong.vn/upload/others/201804/28133_BLD_ngay_27.4.2018.pdf · Văn phòng Chính phủ đã thông báo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đôn đốc công tác chuẩn bị các hội nghị chuyên đề năm 2018. Theo đó, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức Hội nghị về giải pháp thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng

trong tháng 5 năm 2018. Thủ tướng yêu cầu nội dung hội nghị phải

đạt được tinh thần đổi mới, nhận diện được những cơ hội và thách thức, bao quát đầy đủ các mặt, có tính khoa học, có định hướng, kiến nghị, giải pháp cụ thể; Sau hội nghị phải đề xuất ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo những vấn

đề cụ thể, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, tạo được khí thế mới, xu hướng phát triển mới, thúc đẩy sáng tạo, chủ động, phân công, phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương, cơ sở.

Hiện nay, cả nước mới có khoảng 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,...

VĂN HÓA - XÃ HỘILiên đoàn Lao động TP Bảo Lộc:Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của tổ chức

Công đoànTRANG 4

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5036 - THỨ SÁU NGÀY 27/4/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “Cần, kiệm, liêm, chính” không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí.

(XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 3/1961, T.10, TR. 313)

Hội nghị về giải pháp thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ được tổ chức tại Lâm Đồng

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTBồi thường, hỗ trợ

tái định cư - Những vấn đề đặt ra

TRANG 6

Lan tỏa nhịp yêu thương

TRANG 5

KINH TẾBơ 034 với phương pháp

canh tác mớiTRANG 3

TRANG 2

5/6 xã, thị trấn thuộc huyện Lạc Dương có người đứng đầu là cán bộ chủ chốt được luân chuyển, tăng cường từ huyện vào. Việc lựa chọn, sắp xếp, thay đổi người đứng đầu tại các vị trí này đã góp phần tạo làn gió mới trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương.

Thực hiện Chỉ thị 05 ở Lạc Dương:

Chuyển biến từ trách nhiệm người đứng đầu

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tập trung chỉnh trang đô thị

TRANG 4Công nhân Công ty Merkava (Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) trong giờ làm việc. Ảnh: Võ Lan

TRANG 7

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, năm 1975, các tỉnh, thành

miền Nam nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiếp tục xây dựng kiến thiết quê hương, đất nước. Với khu vực Nam Tây Nguyên, ngày 5/6/1976, tỉnh Lâm Đồng TRANG 6

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM (29/4/1958 - 29/4/2018)

Ngành Xây dựng Lâm Đồng qua 42 năm hình thành, phát triển

Đột phá, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị hành chính: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thị xã Đà Lạt. Và từ đây, ngành Xây dựng cùng nhiều ngành khác của tỉnh ra đời với sứ mệnh vẻ vang của mình…

XEM TIẾP TRANG 2

2 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Nâng cao chất lượng cán bộ trên “nền” Chỉ thị 05Thực hiện Chỉ thị số 05 của

Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Dương đã triển khai chuyên đề năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, đến cán bộ các cấp trong huyện. “Trong nội dung rộng lớn của Chỉ thị, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu Thường trực Huyện ủy xác định nội dung trọng tâm để triển khai. Cụ thể về nâng cao chất lượng cán bộ” - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Dương Vũ Thị Hanh cho biết.

Theo đó, Huyện ủy Lạc Dương đã ban hành những nội dung cụ thể để các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị thực hiện. Trong đó nhấn mạnh tới việc đăng ký những việc làm cụ thể phù hợp với nhiệm vụ công tác. “Khi thực hiện Chỉ thị 05 không thể tránh khỏi những khó khăn ban đầu, nhưng với sự chỉ đạo toàn diện của Ban Thường vụ Huyện ủy đã tạo ra những chuyển biến rõ nét trong cán bộ, đảng viên từ những việc làm cụ thể. Đơn cử như giờ giấc làm việc, họp hành trong cán bộ đã nghiêm túc hơn. Tuyệt đối không có tình trạng cán bộ la cà quán cà phê trong giờ hành chính hay uống rượu buổi trưa. Bên cạnh đó, ngoài việc chào cờ đầu tuần tại cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên còn tham gia chào cờ ngay tại nơi cư trú, điều này đã tạo sức lan tỏa rất lớn trong nhân dân. Đây cũng là cách để cán bộ nắm chắc tình hình quần chúng tại các địa phương, từ đó hỗ trợ rất lớn trong công tác chuyên môn đối với việc giải quyết các vấn đề trong nhân dân”.

Việc nâng cao đạo đức cán bộ năm 2017 đã tạo nhiều thuận lợi cho năm 2018 khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05 với chủ đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán

THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05 Ở LẠC DƯƠNG:

Chuyển biến từ trách nhiệm người đứng đầu5/6 xã, thị trấn thuộc huyện Lạc Dương có người đứng đầu là cán bộ chủ chốt được luân chuyển, tăng cường từ huyện vào. Việc lựa chọn, sắp xếp, thay đổi người đứng đầu tại các vị trí này đã góp phần tạo làn gió mới trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương.

bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc chú trọng xây dựng chuẩn mực người đứng đầu như trở thành động lực mạnh mẽ đòi hỏi lãnh đạo các địa phương phải có hành động cụ thể trong việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển.

Cán bộ là gốc của mọi việcNói về sự chuyển biến trong

hoạt động của người đứng đầu các địa phương trên địa bàn huyện Lạc Dương, đồng chí Trần Công Chánh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương khẳng định: “Thời gian qua, công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã được Ban Thường vụ Huyện ủy bắt tay vào thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, công tác cán bộ không phải là chuyện nói là làm ngay mà cần quá trình nghiên cứu lâu dài. Từ

2015 công tác này đã bắt đầu có chuyển động. Cùng với đó là việc thực hiện Chỉ thị 05 đã tạo nên những chuyển biến rõ nét, nhất là với vị trí người đứng đầu”.

Đến nay, ở Lạc Dương, các xã Đa Sar, xã Lát, Đa Chais, Đưng K’Nớ và thị trấn đều có cán bộ chủ chốt được tăng cường về đảm nhiệm cương vị bí thư hoặc chủ tịch. Riêng Đa Nhim là sự cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng từ chính cơ sở. Trước đây, bộ máy cán bộ xã hoạt động còn cầm chừng, sau này với dàn lãnh đạo trẻ, có trình độ, được luân chuyển về đã thay đổi lề lối làm việc, năng động, tích cực hơn. Hiệu quả tiếp cận và giải quyết công việc tại các địa phương có chuyển biến rõ nét.

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, muốn tập thể cán bộ từng địa phương đoàn kết, đồng lòng thì sự công tâm, nhiệt huyết của người đứng đầu là yếu tố tác

động mạnh mẽ. Bởi “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, người đứng đầu muốn lãnh đạo được tập thể trước hết phải gương mẫu, nói được làm được. Cùng với đó việc người đứng đầu có năng lực, trình độ chuyên môn đã tác động mạnh vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo ở xã từ những việc làm cụ thể.

Ghi nhận cụ thể tại xã Đa Nhim, Đảng ủy xã đã thực hiện phương án đưa cán bộ xã về đảm nhiệm bí thư chi bộ tại các thôn. Đồng chí Tạ Đức Tuấn - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Hiện tại, Đa Nhim không có chi bộ cơ quan, các đảng viên đều về sinh hoạt tại các chi bộ thôn nơi mình sinh sống. Tại 5/5 thôn của xã, vị trí bí thư chi bộ thôn đều do cán bộ xã đảm nhận. Trong đó, có một số cán bộ nòng cốt như Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã… Tất cả các cán bộ đều sinh sống ngay trên địa bàn thôn nên thuận lợi trong công tác. Đồng thời, nhận được sự ủng hộ của các đảng viên và nhân dân trong thôn, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu thực tế ở địa phương. Vừa là cán bộ nòng cốt của xã, vừa là bí thư chi bộ các thôn, các đồng chí này đều gánh vác trọn vẹn cả hai vai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ”. Phó Bí thư Đảng ủy xã Đa Nhim Kơ Să K’Kim nói thêm: “Không chỉ chuyển biến ở cấp thôn mà ngay tại cấp xã, giờ giấc, trách nhiệm, hiệu quả trong công việc của Bí thư Đảng ủy đã tác động rất lớn để anh em noi theo. Cùng với đó là sự phân công công việc hợp lý, kiểm tra hiệu quả công việc chặt chẽ, những hạn chế sẽ được phê bình công khai trong cuộc họp nên cấp dưới không ai dám lơ là, hiệu quả cao hơn hẳn”. Còn tại Đưng K’Nớ, giờ giấc làm việc của cán bộ được thắt chặt hơn so với trước đây, nên các vấn đề của người dân được giải quyết kịp thời. “Bà con giờ chẳng cần phải ra huyện để ý kiến như trước đây nữa”, ông Bon Niêng Ha Sào, người dân Thôn 1, xã Đưng K’Nớ khẳng định.

Việc các xã nghèo như Đa Sar, Đa Nhim về đích nông thôn mới, bộ mặt kinh tế - xã hội của thị trấn, xã Lát, Đa Chais, Đưng K’Nớ có nhiều chuyển biến chứng tỏ phần nào những tín hiệu vui trong chất lượng cán bộ tại địa phương, nhất là người đứng đầu. HOÀNG MY

Với sự lãnh đạo đúng đắn của địa phương, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Trong ảnh: Bà con DTTS ở Đa Sar đã dần quen với việc đầu tư sản xuất rau thương phẩm.

Ảnh: H.My

Đam Rông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Đảng bộ cơ quan chính quyền huyện Đam Rông vừa tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi, năm 2018. Tham gia hội thi, 11 đội đến từ các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ đã trải qua 4 phần thi gồm: chào hỏi, thuyết trình, kiến thức về công tác xây dựng Đảng và phần thi xử lý tình huống. Trong đó, nội dung thi tập trung vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản quy định, hướng dẫn về thi hành Điều lệ Đảng, quy chế bầu cử trong Đảng; các tình huống và cách giải quyết tình huống của ban chi ủy, bí thư chi bộ... Qua các phần thi cho thấy, các thí sinh đều nắm vững kiến thức, có năng lực, trình độ, nghiệp vụ công tác Đảng; đồng thời, xử lý tình huống đúng Điều lệ Đảng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở cơ sở.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Chi bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện; 2 giải nhì thuộc về Chi bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và Chi bộ Thanh tra - Tư pháp - Thi hành án huyện; 2 giải ba thuộc về Chi bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường và Chi bộ Văn phòng UBND - HĐND huyện.

Hội thi là dịp để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức công tác xây dựng Đảng, giúp các bí thư chi bộ được trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học tập về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, nhất là tuyên truyền đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. VĂN TÂM

LÂM HÀ: 16 tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05Sáng ngày 26/4, Huyện ủy Lâm

Hà đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo báo cáo tại hội nghị, trong hai năm đã có gần 500 lượt cán bộ chủ chốt, trên 3.600 đảng viên và trên 7.000 lượt đoàn viên hội viên tham gia học tập và viết bài thu hoạch chỉ thị. 100% TCCS đảng xây dựng kế hoạch và triển khai

thực hiện chỉ thị. Bên cạnh việc xác định nội dung

đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện Chỉ thị 05, Huyện ủy và các TCCS đảng chú trọng công tác kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị. Qua kiểm tra 243 tổ chức Đảng và 332 lượt đảng viên cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như: Một số TCCS đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ

đạo và nêu gương thực hiện Chỉ thị 05, do đó tính thuyết phục chưa cao. Việc xác định, cụ thể hóa nội dung đột phá trong việc triển khai thực hiện chỉ thị tại cơ sở thiếu cụ thể, chưa sát thực tế, hiệu quả chưa cao. Nội dung đăng ký làm theo của một số tập thể, cá nhân còn chung chung, chưa sát với chức trách nhiệm vụ, vị trí công tác...

Qua hai năm triển khai đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong thực hiện chỉ thị

góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. Trong đó, có 6 tập thể, 10 cá nhân được khen thưởng tại hội nghị vì đã có nhiều thành tích trong 2 năm thực hiện các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dịp này, Huyện ủy Lâm Hà cũng đã trao giấy khen cho 2 tập thể và 5 cá nhân vì đã có bài viết chất lượng cao trong đợt phát động cuộc thi viết bài tham dự giải Búa Liềm Vàng 2017. N.NGÀ

... với số vốn chiếm gần 3% tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh cả nước. Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều kết quả ấn tượng: có gần 50.000 ha diện tích đất canh tác sản xuất nông nhiệp công nghệ cao; thu hút được hơn 1.400 doanh nghiệp đầu tư; giá trị sản xuất trung bình đạt 300 triệu đồng/ha/năm; nhiều diện tích sản xuất đã cho doanh thu 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha, cá biệt đã có thể đạt 8 tỷ đến 24 tỷ đồng/ha. Xuất khẩu nông sản của Lâm Đồng chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh. Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tiếp tục nhân rộng đã tạo điều kiện thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.

SONG THỤC

Hội nghị về giải pháp... TIẾP TRANG 1

3 3 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018KINH TẾ

Tạo “giếng trời” cho cây sạch bệnhGhi nhận đầu tiên với tôi khi tiếp

xúc với ông Nguyễn Văn Tắc, chủ Trang trại bơ Đức Mạnh ở Thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm là phong cách năng động, sôi nổi của một nông gia sắp sửa bước vào ngưỡng tuổi lục thập, tuổi hoa giáp của đời người. Với 1.100 cây bơ ghép giống 034 bảy năm tuổi, vào thời kỳ kinh doanh đạt tổng sản lượng 50 tấn - nằm ở mức khá cao so với năng suất trung bình vùng bơ cả khu vực Tây Nguyên, nhưng vẫn không làm thỏa mãn đối với chủ nhân Nguyễn Văn Tắc. Ông Tắc nói “Mùa bơ năm 2017, Trang trại bơ Đức Mạnh của gia đình tôi thiếu rất nhiều những chiếc giếng trời, nên khả năng quang hợp ánh sáng không đồng đều trên từng hàng cây, dẫn đến năng suất thu hoạch hơn 45 kg/cây là chưa cao…”. Nói xong, ông Tắc cầm chiếc dao phát dài ngoằng vẫy tay ra hiệu tôi ra vườn bơ để nhận diện chiếc giếng trời. Lúc này vào mùa hoa bơ cuối tháng 3 năm 2018, trên cành hoa bung nở căng đầy những chùm nhụy sữa chen chúc với từng chùm trái nhỏ bằng đầu ngón tay út, bất ngờ ông Tắc đốn hạ một trong những cành cây đang phủ lá xanh um, để lại một khoảng trống giữa 2 ngọn cây với đường kính ước chừng hơn 2 mét. “Giếng trời” đấy. Nếu không chặt bỏ bớt một số cành trong thời điểm này thì cây phát tán rậm rạp và không tạo ra giếng trời cho môi trường canh tác thông thoáng, làm giảm năng suất và chất lượng

Bơ 034 với phương pháp canh tác mớiTừ nguồn giống bơ 034 đặc hữu của Lâm Đồng, trang trại bơ của ông Nguyễn Văn Tắc ở Lộc Phú, Bảo Lâm đã chọn ra phương pháp canh tác mới, đạt hiệu quả “kép” về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

trái thu hoạch…”, ông Tắc chỉ tôi hướng mắt lên không gian giếng trời đón nắng, đón gió giữa những tán cây trong trang trại bơ của mình.

Mặc dù chủ nhân Nguyễn Văn Tắc chưa hài lòng với sản lượng bơ 034 đạt 50 tấn/1.100 cây năm 2017, nhưng so với năm 2016 thì sản lượng này đã tăng lên đến hơn 20 tấn. Và bởi vậy, mùa bơ 034 năm 2018, ông Tắc đặt mục tiêu thu hoạch tổng sản lượng từ 70 - 80 tấn. Những chỉ số tăng liên tục sản lượng bơ 034 ở đây thể hiện kết quả hơn 7 năm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm tòi và thực nghiệm các phương pháp canh tác mới lạ,

chuyên biệt của nông gia Nguyễn Văn Tắc. Nhìn lại 7 năm trước đó được giao quyền sử dụng 8 ha đất trồng cây rừng tràm giá trị kinh tế thấp, sau một thời gian ngắn trăn trở, nghĩ suy, ông Tắc đã quyết định chuyển đổi xuống giống trồng phủ xanh thuần cây bơ 034 giống ghép, mật độ hơn 270 cây/ha. “Tôi chọn giống bơ 034 đặc hữu của vùng đất Bảo Lâm, Lâm Đồng vì đã khẳng định chất lượng thơm ngon đặc biệt, cơm vàng hạt lép, hình dáng trái bơ thuôn dài khác lạ, vỏ bơ xanh bóng hơn so với các giống bơ đang canh tác trên nhiều vùng nông nghiệp trong nước…”, ông Tắc kể.

Vụ mùa thu muộn 1 - 2 thángTheo đó, cây bơ giống 034 được

phát hiện vào đầu năm 1991 trong khu vườn cà phê của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1969) ở thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm. Đến năm 2009, anh Dậu đưa giống bơ ra Bảo Lộc thi với mã số 034 đã đoạt giải “quán quân” trước hàng trăm “đối thủ bơ” chất lượng cao trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, bơ 034 Lâm Đồng được khách hàng khắp nơi trong nước tìm mua nhưng không đủ số lượng để bán vì diện tích canh tác còn hạn chế. Trước dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ bơ

034 Lâm Đồng với tiềm năng rất lớn, năm 2011, ông Tắc đặt trước chủ vườn Nguyễn Văn Dậu mua đủ “cơ số” 2.200 cây ghép giống bơ 034 này để trồng trên 8 ha tọa lạc ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm nói trên.

Sau 4 năm chăm sóc, 8 ha bơ 034 ra trái bói đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, ông Tắc chuyển giao một nửa diện tích (4 ha) cho một hộ gia đình thân quen tiếp tục thực hành kinh nghiệm tập hợp được của mình. Đến nay, với diện tích 4 ha bơ còn lại, ông Tắc đã bổ sung thành một quy trình kỹ thuật hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, ngày càng giảm ngày công lao động. Cụ thể, bên cạnh các biện pháp sinh học tỉa cành, tạo tán, cải tạo đất tơi xốp…, nông gia Nguyễn Văn Tắc ưu tiên tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây đề kháng nhiều loại bệnh hại bằng các phương pháp canh tác mới gồm: sử dụng phần lớn lượng phân bón hữu cơ vi sinh, thay thế để giảm dần với mức thấp nhất lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, bơ 034 Lâm Đồng thu hoạch không chỉ liên tục tăng sản lượng, mà còn nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường.

“Mùa bơ năm 2018, trang trại bơ 4 ha của gia đình tôi sẽ bước vào thu hoạch trong tháng 7 và tháng 8, chậm hơn 1 - 2 tháng so với vụ mùa thu rộ của vùng nguyên liệu bơ tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên. Quy trình canh tác mới này, gia đình tôi tiếp tục chia sẻ, chuyển giao cho người trồng bơ theo nhu cầu…”, ông Tắc nói.

VĂN VIỆT

Trang trại bơ 034 của ông Nguyễn Văn Tắc ở Lộc Phú, Bảo Lâm luôn tạo ra những chiếc “giếng trời” thông thoáng quanh năm. Ảnh: V.Việt

DỰ ÁN LIFSAP LÂM ĐỒNG:

Hình thành chuỗi liên kết sản xuất với thị trường

Trong năm vừa qua, giá heo xuống thấp và kéo dài gây thiệt hại rất lớn cho người

chăn nuôi. Chính vì vậy, muốn tồn tại không còn cách nào khác phải giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi. Sau 8 năm triển khai Dự án LIFSAP do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi Lâm Đồng, thông qua việc hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi gắn với thị trường.

Theo đó, Dự án LIFSAP - khoản vay bổ sung được thực hiện từ năm 2016 - 2018 đặt ra mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, ATTP và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn. Dự án được thực hiện tại 10 huyện và TP Đà Lạt, Bảo Lộc; trong đó có 4 vùng ưu tiên áp dụng quy trình GAHP trong chăn nuôi heo (huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm). Qua 2 năm triển khai khoản vay bổ sung, dự án đã thiết lập, hình thành và kiện toàn,

Thông qua việc hỗ trợ hình thành các nhóm nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP (nhóm GAHP) và phát triển lên theo mô hình Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX); hỗ trợ nâng cấp cơ sở giết mổ (CSGM) và chợ thực phẩm tươi sống (TPTS) của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) tỉnh Lâm Đồng đã tạo được chuỗi liên kết sản xuất gắn với thị trường, đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP cho người tiêu dùng.

củng cố 49 nhóm GAHP đi vào hoạt động ổn định, với 758 hộ thành viên tham gia, trong đó có 26 nhóm đã hoạt động theo mô hình THT, HTX chăn nuôi VietGAHP.

Việc hỗ trợ nâng cấp các CSGM là một trong 3 mắt xích trong chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm thịt an toàn của dự án, với các hạng mục

được cải thiện sau nâng cấp như: khu vực giết mổ được tách biệt giữa khu sạch và khu bẩn; công trình xử lý chất thải được lắp đặt hầm chứa, lắng, lọc và biogas đáp ứng với công suất giết mổ; các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giết mổ được hỗ trợ trang bị đảm bảo hoạt động vận hành giết mổ đúng quy trình, với khoản kinh

phí hỗ trợ không hoàn lại 2.600 USD/CSGM nhỏ và 30.000 USD/CSGM tập trung. Sau 2 năm triển khai Dự án LIFSAP - từ khoản vay bổ sung, BQL Dự án LIFSAP Lâm Đồng đã hỗ trợ nâng cấp 22 CSGM nhỏ và 1 CSGM tập trung, nâng tổng số CSGM được hỗ trợ nâng cấp từ đầu dự án đến nay là 51 cơ sở tại 33 xã, phường và thị trấn, với công suất giết mổ trung bình từ 5 - 10 con heo/ngày đối với CSGM nhỏ và 120 - 150 con heo/ngày đối với CSGM tập trung. Các cơ sở giết mổ sau khi nâng cấp cơ bản đều vận hành tốt, đáp ứng các quy định về điều kiện vệ sinh thú y theo quy định. Bên cạnh đó, trong năm 2017, với sự hỗ trợ của Dự án LIFSAP có 13 CSGM đã ký hợp đồng bao tiêu tiêu thụ sản phẩm của 13 nhóm GAHP/THT tham gia dự án, từ đó giúp ổn định đầu ra cho các hộ chăn nuôi, đồng thời đảm bảo chất lượng, ATTP của sản phẩm thịt được giết mổ tại các CSGM của dự án.

Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ xây

dựng, nâng cấp 7 khu chợ TPTS tại các huyện, thành phố được thụ hưởng. Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Dự án LIFSAP Lâm Đồng cho biết, những hỗ trợ từ dự án đã cải thiện tích cực nhận thức, tình hình chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng ATTP và bảo vệ môi trường. Dự án đã và đang có tác động tốt đến cộng đồng dân cư trong việc chăn nuôi tạo ra sản phẩm sạch cho xã hội. Cách tiếp cận của dự án theo chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra là một trong những mô hình nhằm tạo sức lan tỏa tại các địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ thí điểm các THT xây dựng phương án kinh doanh hoàn chỉnh, để mở rộng quy mô, công nghệ chăn nuôi, xây dựng các thương hiệu sản phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như cung cấp ra thị trường các sản phẩm chăn nuôi an toàn theo chuỗi giá trị khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2018, dự án tiếp tục hỗ trợ nâng cấp chợ TPTS Tam Bố - huyện Di Linh với quy mô nâng cấp là 49 quầy và hỗ trợ các CSGM/chợ TPTS đã được nâng cấp duy trì vận hành đảm bảo hiệu quả. HOÀNG YÊN

Chăn nuôi theo hướng GAHP đem lại lợi ích cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng. Ảnh: H.Y

4 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018

Trước thềm Đại hội IX Công đoàn tỉnh Lâm Đồng, phóng viên Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Ngọc Cảnh - TUV, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về những kết quả mà công đoàn các cấp đã đạt được trong thời gian qua, cũng như những phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ tới.

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết những kết quả nổi bật mà công đoàn các cấp đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua?

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh: Kết thúc nhiệm kỳ 2013 - 2018, phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn (CĐ) tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ đã được LĐLĐ tỉnh quan tâm kịp thời như “Tết Sum vầy” với việc hàng năm đã thăm hỏi và tặng quà cho 2.215 CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thăm chúc tết và tặng quà 150 đơn vị làm nhiệm vụ trực phục vụ tết trên địa bàn tỉnh. Các cấp CĐ trong tỉnh đã trao tặng 5.100 suất quà cho công nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai đợt vận động đóng góp bổ sung “Quỹ CNLĐ nghèo” giai đoạn 2013 - 2018, nâng tổng số quỹ trợ vốn CNLĐ nghèo do LĐLĐ tỉnh quản lý là trên 9,5 tỷ đồng, qua đó giải quyết cho hàng ngàn CNVCLĐ khó khăn vay vốn giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhân dịp “Tháng Công nhân” hàng năm, LĐLĐ tỉnh đã trao 980 suất quà cho CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trao quà cho 150 khu tập thể CNLĐ tại các doanh nghiệp (DN).

Bên cạnh đó, phong trào thi đua

Vị thế công đoànngày càng nâng caoTheo bà Phạm Thị Tư, Chủ tịch

LĐLĐ TP Bảo Lộc, Bảo Lộc hiện có 144 công đoàn cơ sở (CĐCS), với 6.328 đoàn viên, sinh hoạt tại 368 tổ Công đoàn. 5 năm qua, từ 2013 đến 2017, LĐLĐ TP Bảo Lộc chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua được giao và nhiệm vụ đề ra hàng năm của đơn vị, góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, hàng năm, LĐLĐ TP Bảo Lộc đã hướng dẫn các CĐCS triển khai thực hiện và đăng ký các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ ngay từ đầu năm. Nội dung phong trào thi đua thường gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị sở tại và nhiệm vụ của công đoàn như “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”... Từ những phong trào thi đua này, 5 năm qua, TP Bảo Lộc đã có 7.574 sáng kiến, giải pháp hữu ích và hơn 280 công trình sản phẩm được đưa vào thực tiễn, làm lợi trên 58 tỷ đồng.

LĐLĐ TP Bảo Lộc cũng tích cực chỉ đạo các CĐCS xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định 60/2013/NĐ - CP và Nghị định 04/2015/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó, tỷ lệ mở hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của TP Bảo Lộc đạt 100% và tỷ lệ mở hội nghị người lao động hàng năm đạt trên 70%. Ngoài ra, LĐLĐ TP Bảo Lộc còn hướng dẫn và giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ thông tin, đối thoại, thương lượng thường xuyên ở các cấp, nhất là đối thoại tại nơi làm việc. Theo số liệu của LĐLĐ TP Bảo Lộc, hiện tại, ở TP Bảo Lộc, đã có 44/54 doanh nghiệp xây dựng quy chế đối thoại, 39/54 doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ và đã bầu ra

78 ban thanh tra nhân dân... Đồng thời, đến nay, 100% doanh

nghiệp đã sửa đổi, bổ sung và tổ chức đánh giá thỏa ước lao động tập thể, 100% đơn vị đăng ký sử dụng lao động, 100% doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động, trên 89% người lao động được ký hợp đồng lao động, gần 79% người lao động được đóng bảo hiểm và trên 74% người lao động được đóng bảo hiểm thất nghiệp... Trong 5 năm qua, LĐLĐ TP Bảo Lộc phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động 128 lượt, tiếp nhận và tư vấn cho 1.174 lượt người lao động về chính sách, pháp luật lao động, cũng như phối hợp hòa giải 10 vụ tranh chấp lao động tập thể.

Từ 2013 đến 2017, LĐLĐ TP Bảo Lộc đã tổ chức 553 lớp phổ biến pháp luật cho 53.035 CNVCLĐ. Chưa kể, 8 đợt hội thao và 6 đợt hội diễn, với 304 chương trình văn nghệ và 242 giải thể thao cũng được LĐLĐ TP Bảo Lộc phối hợp tổ chức. Hoạt động xã hội cũng là một trong những nét nổi bật của các cấp công đoàn TP Bảo Lộc, 5 năm qua, LĐLĐ TP Bảo Lộc đã vận động được trên 190 triệu đồng cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ Hỗ trợ công nhân lao động nghèo được 660 triệu đồng, hỗ trợ xây 38 Mái ấm Công đoàn (trị giá hơn 490 triệu đồng) và vận động được 990 triệu đồng cho Quỹ Ủng hộ Trường Sa.

Phong trào thi đuayêu nước ngày càngđi vào chiều sâu Trong 5 năm qua, LĐLĐ TP Bảo

Lộc đã phát động và chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, tập trung vào các phong trào sáng kiến,...

XEM TIẾP TRANG 7

Nhiều năm qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trung tâm Y tế huyện Di Linh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ đoàn viên (ĐV) khó khăn trong cơ quan, cũng như sẻ chia cùng cộng đồng xã hội.

Một buổi sáng làm việc đầu tuần, trước khi bắt tay vào làm việc, các nữ hộ sinh

chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm Y tế Di Linh lại làm “thủ tục” cho heo đất ăn. Mà không chỉ riêng khoa chăm sóc sinh sản, tại 34 tổ công đoàn (CĐ) của Trung tâm Y tế Di Linh nhiều năm nay đều hiện diện một chú heo đất như thế. Để rồi, không chỉ nhân viên của bệnh viện mà các bệnh nhân khi đến đây thăm khám được chứng kiến hoạt động đầy ý nghĩa này cũng tình nguyện bỏ vào chú heo nhỏ trên bàn

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Đột phá, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh

Lan tỏa nhịp yêu thươnglàm việc của các bác sĩ, y tá vài ngàn đồng tiền lẻ: “Góp gió thành bão, phong trào nuôi heo đất đã được chúng tôi phát động và duy trì từ năm 2013 đến nay và thật sự mang lại ý nghĩa thiết thực. Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức tổng kết phong trào vào ngày kỷ niệm Thương binh, Liệt sĩ hoặc ngày thành lập CĐ. Qua 4 đợt tổng kết, đơn vị đã thu được hơn 74 triệu đồng. Từ số tiền này, chúng tôi dùng để tổ chức khám từ thiện cho bà con các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện như Hòa Bắc, Sơn Điền; ủng hộ một cựu nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 7 triệu đồng hoặc ủng hộ xây dựng bếp ăn tình thương của bệnh viên 10 triệu đồng...” - chị Nguyễn Thị Bé - nữ hộ sinh chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phó Chủ tịch CĐ Trung tâm cho biết.

Ngoài phong trào nuôi heo đất, từ năm 2012, dưới hình thức thư ngỏ gửi tới các tổ CĐ trong đơn vị, CĐCS Trung tâm Y tế Di Linh đã

giúp đỡ được 17 trường hợp ĐV đặc biệt khó khăn hoặc có bố, mẹ, con cái hoặc bản thân không may bị bệnh hiểm nghèo... với số tiền hơn 127 triệu đồng. Điều dưỡng trưởng khoa Nội - Nhi - Nhiễm - Y học cổ truyền Lê Nguyễn Ánh Loan không giấu nổi

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP BẢO LỘC:

Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Công đoànTrong các năm qua, phong trào của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn TP Bảo Lộc đạt nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, với việc thực hiện hiệu quả công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Bảo Lộc trở thành chỗ dựa tin cậy của CNVCLĐ trên địa bàn TP Bảo Lộc.

Bà Mai Lương Anh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, trao Cờ thi đuacủa Tổng LĐLĐ Việt Nam cho LĐLĐ TP Bảo Lộc. Ảnh: T.Chu

yêu nước trong CNVCLĐ được các cấp CĐ trong tỉnh phát động thường xuyên, gắn với thi đua phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, ngành và địa phương đạt hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” phát huy tinh thần sáng tạo của NLĐ, với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, giữ vững và phát huy thương hiệu để cạnh tranh và hội nhập. Trong 5 năm có trên 120 công trình sản phẩm mới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn; đặc biệt là 16 công trình sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới chào mừng đại hội CĐ các cấp tiến tới Đại hội CĐ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023 với số tiền trên 3,5 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ, đoàn viên (ĐV) được áp dụng vào thực tiễn, mang lại giá trị kinh tế cao,

tiết kiệm thời gian, sức lao động...Cùng đó, qua các hoạt động khác,

các cấp CĐ cũng đạt được một số kết quả nổi bật như: Công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ; Công tác phát triển ĐV, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), củng cố, xây dựng CĐCS vững mạnh; Công tác vận động nữ CNVCLĐ... Có thể khẳng định, những kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội là điều kiện để xây dựng đội ngũ CNVCLĐ, tổ chức CĐ ngày càng lớn mạnh, phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

PV: Nhiệm kỳ vừa qua, có 4 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam đã được cụ thể hóa theo yêu cầu của địa phương, trong đó có 2 chương trình đạt kết quả khá toàn diện đó là: “Chương trình phát triển đoàn viên” và Chương trình “Nâng

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh tặng quà tới CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lâm Hà, Đức Trọng. Ảnh: T.V

Các nữ điều dưỡng Trung tâm Y tế Di Linh và bệnh nhân cùng “nuôi” heo đất. Ảnh: N.M

5 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018

Tính kỷ luật caoHiện nay, tại Công ty ACOM có 2

nhà máy thu mua, sơ chế cà phê xuất khẩu (1 nhà máy sơ chế cà phê khô đóng tại KCN Lộc Sơn, TP Bảo Lộc và 1 nhà máy sơ chế cà phê tươi đóng tại KCN Phú Hội, Đức Trọng), với hơn 120 lao động; trong đó, có 100 đoàn viên công đoàn. Hàng năm, công ty sản xuất và xuất khẩu được khoảng 40.000 tấn cà phê nhân khô. Với phong cách làm việc theo kiểu châu Âu, bên cạnh việc tuân thủ tốt các quy định của Luật Lao động, thì ACOM còn đề ra nội quy lao động mang tính kỷ luật cao. Khi được ký hợp đồng vào làm việc, tất cả NLĐ sẽ được công ty tổ chức học nội quy để phổ biến các quy định mà NLĐ phải tuân thủ cũng như các quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng. Ông Nguyễn Minh Phước, Giám đốc Công ty ACOM cho biết: “Trước đây, mức lương trung bình của NLĐ tại công ty chỉ đạt 4 - 5 triệu đồng/tháng. Nhưng khoảng 3 năm nay, con số này đã tăng lên 6,5 - 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, căn cứ những quy định đã được thỏa ước trong hợp đồng lao động khi NLĐ làm đủ 12 tháng/năm sẽ được công ty hỗ trợ thêm 2,5 - 3 tháng lương. Trong trường hợp nếu NLĐ vi phạm các nội quy, điều khoản trong hợp đồng như trộm cắp, tự ý nghỉ việc mà không xin phép hay gây rối làm mất an toàn lao động trong công ty... sẽ phải nhận các mức kỷ luật theo quy định trên cơ sở “thưởng, phạt phân minh”...”!

Cũng theo ông Phước, nhờ tính kỷ luật cao mà quá trình lao động, sản xuất của công ty luôn đảm bảo các yếu tố về kinh tế, chính trị và xã hội, không phát sinh mâu thuẫn, khiếu kiện. Đây cũng là điều kiện tốt để công ty bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ. Cùng với đó, tính kỷ luật còn giúp công ty tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Đây còn là điều kiện để NLĐ đấu tranh với các tiêu cực trong lao động sản xuất để trở thành người công nhân có tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại.

Đặt quyền lợi NLĐlên hàng đầuHiện tại, 100% lao động đang làm

việc tại đây đều được công ty đóng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định dựa trên tổng thu nhập hàng tháng. Cùng với đó, các chế độ ốm đau, thai sản, thăm hỏi hiếu, hỷ, sinh nhật... của NLĐ cũng luôn được ACOM đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Đối với các công nhân có hoàn cảnh khó khăn, khi xây nhà, cưới hỏi, ma chay... đều được công ty hỗ trợ từ 2,5 - 6 triệu đồng/người. Tiêu biểu như trường hợp anh Nguyễn Văn Huê, công nhân làm việc tại Công ty ACOM. Năm 2017, không may anh Huê bị bệnh ung thư qua đời. Bà Dương Thị Thúy, Chủ tịch Công đoàn Công ty ACOM, cho hay: “Thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn của vợ con anh Huê đang gặp phải, Công đoàn đã đề xuất lên Ban giám đốc và Hội đồng quản trị công ty để giúp đỡ. Sau đó, công ty đã hỗ trợ 2 sổ tiết kiệm trị giá 6 - 7 triệu đồng/sổ/năm giúp 2 người con anh Huê học hết lớp 12. Đồng thời, tạo điều kiện nhận vợ anh Huê vào làm việc tại công ty...”.

Đặc biệt, ACOM thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với NLĐ theo định kỳ hàng tháng. “Cứ vào ngày cuối tháng, ACOM đều tổ chức đối thoại với người lao động. Qua đó, các thắc mắc của NLĐ cùng những khó khăn của công ty đều được khắc phục, giải quyết thấu đáo” - bà Dương Thị Thúy cho biết thêm.

Cùng với đó, Công ty ACOM còn tích cực tham gia công tác xã hội như trao quà từ thiện, học bổng cho người nghèo, học sinh nghèo hiếu học và đóng góp kinh phí xây dựng trường mầm non tại các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. “Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đóng góp xây dựng được 4 trường mầm non tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và Lạc Dương, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Việc làm này, được công ty hướng tới để giúp đỡ con em các vùng trồng cà phê còn nhiều khó khăn tại địa phương” - ông Nguyễn Minh Phước, Giám đốc Công ty ACOM cho biết thêm.

KHÁNH PHÚC

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Đột phá, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh

Lan tỏa nhịp yêu thương

xúc động khi nhắc đến hoàn cảnh của mình: “Cách đây vài năm tôi cũng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, ba bị ung thư, mẹ bị suy thận mãn. Lúc đó, tổ CĐ đã làm thư ngỏ lên Ban chấp hành (BCH), BCH gửi thư ngỏ đến toàn thể CĐ để vận động giúp đỡ gia

đình tôi vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Và bản thân tôi khi đóng góp giúp đỡ các hoàn cảnh khác cũng luôn sẵn lòng, vì hơn ai hết, tôi hiểu được sự giúp đỡ vào những lúc như thế quý giá đến nhường nào!”.

Không dừng lại ở đây, BCH CĐCS Trung tâm Y tế Di Linh còn nhận thấy, trong cuộc sống có nhiều khi ĐV gặp khó khăn, cần một số tiền để vượt qua khó khăn tạm thời như cần tiền cho con nhập học, cần tiền để thực hiện một kế hoạch nhỏ của gia đình... nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng vay mượn được. Trước thực tế đó, BCH CĐ đã bàn bạc, lấy ý kiến và quyết định thành lập Quỹ “Vì ĐV CĐ khó khăn”, hoạt động dưới hình thức huy động các ĐV tự nguyện cho mượn tối thiểu là 100 ngàn đồng, tùy vào tấm lòng của mỗi ĐV.

Từ lúc thành lập đến nay, BCH đã vận động được 4 đợt và mỗi ĐV sau khi được xét duyệt sẽ được vay

tối đa là 10 triệu đồng, tính đến nay, Quỹ đã thu được tổng cộng 213 triệu đồng, cho 39 ĐV vay. Khi ĐV nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, tổ điều hành quỹ sẽ hoàn trả lại số tiền mà ĐV đã cho mượn trước đó. “Ngoài những hoạt động nổi bật trên, CĐ Trung tâm còn thành lập được ngân hàng máu sống; tổ chức các đợt vận động quyên góp quần áo, sách vở cũ giúp đỡ bà con các xã Sơn Điền, Đinh Trang Thượng; vận động đóng góp xây dựng bếp ăn tình thương... Có thể nói rằng, từ những hoạt động thiết thực này, ý thức của mỗi ĐV đã thật sự thay đổi, giờ đây, khi có trường hợp nào đó cần giúp đỡ, chúng tôi không cần hô hào, các anh chị em đã sẵn sàng đóng góp. Bởi, chúng tôi luôn tâm niệm giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân mình” - bác sĩ Lê Thành Quang - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh phấn khởi cho hay.

NHẬT MINH

cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”. Vậy, những kết quả này đã được thực hiện cụ thể ra sao, thưa ông?

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh: Về công tác phát triển ĐV, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tổng Liên đoàn LĐVN, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động phát triển ĐV, thành lập CĐCS trong các DN ngoài nhà nước.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch phát triển ĐV, thành lập CĐCS, giao chỉ tiêu đến các cấp CĐ. Gắn công tác phát triển ĐV, thành lập CĐCS với việc triển khai thực hiện nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh và thực hiện Chương trình hành động số 57 ngày 15/5/2008 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Lâm Đồng thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Tính đến 31/12/2017, đã kết nạp

mới 17.939/10.000 ĐV (đạt 179% KH), thành lập 151/70 CĐCS ngoài nhà nước và 12 CĐCS khu vực hành chính (tách 18 CĐCS). Trong đó, số ĐV kết nạp khu vực ngoài nhà nước là 15.868, chiếm 90,44% tổng số kết nạp mới và số CĐCS thành lập là 147, đạt tỷ lệ 211,43 % tổng số thành lập giao trong nhiệm kỳ.

Xác định chức năng quan trọng hàng đầu của tổ chức CĐ là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV và NLĐ, thời gian qua, các cấp CĐ trong tỉnh đã thực hiện tốt Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)”. Hàng năm số DN có tổ chức CĐ đã ký kết TƯLĐTT đạt 94,2%. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh đã tham gia kiểm tra, giám sát tại 215 DN trên địa bàn tỉnh; LĐLĐ huyện, thành phố, CĐ ngành phối hợp kiểm tra, giám sát 312 DN về thực hiện chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ. Hàng năm, đã có 65% trở lên số DN có tổ chức CĐ đã tổ chức Hội nghị NLĐ; xây dựng quy chế đối thoại đạt 82 - 86%; thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc đạt 50% trở lên; duy trì và phát huy hiệu quả của 17 tổ tư vấn pháp luật thuộc CĐ huyện, ngành.

PV: Xin ông cho biết những nhiệm vụ chủ yếu mà các cấp CĐ cần tiếp tục tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ mới 2018 - 2023?

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh: Nhiệm kỳ tới, CĐ tỉnh Lâm Đồng xác định ba khâu đột phá đó là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐ; xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh toàn diện và đại diện bảo vệ hiệu quả, chăm lo thiết thực lợi ích ĐV. Cụ thể, các cấp CĐ tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Đa dạng các hoạt động chăm lo, bảo vệ lợi ích cho ĐVCĐ; nâng cao năng lực đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ, cán bộ CĐ; xây dựng quan hệ lao động

hài hòa, ổn định và tiến bộ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với ĐV, NLĐ; xây dựng môi trường làm việc an toàn, xây dựng cơ quan, đơn vị, DN văn hóa. Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động CĐ; chú trọng công tác phát triển ĐV; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Song song với đó, cần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tế; lấy phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo làm mục đích phấn đấu. Tập trung công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào công nhân và hoạt động CĐ. Đồng thời, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác nữ công ở các cấp, xác định nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ quyền và việc làm của lao động nữ; xây dựng gia đình CNVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của CĐ; nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, cần đổi mới phương thức chỉ đạo, phương pháp tổ chức thực hiện theo hướng lấy ĐV, NLĐ làm trung tâm. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các cấp CĐ trong tỉnh; tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh...

Với tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, Đại hội IX Công đoàn tỉnh Lâm Đồng thể hiện ý chí quyết tâm của cán bộ công đoàn, ĐV, CNVCLĐ và các cấp công đoàn trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ và CĐ Lâm Đồng ngày càng lớn mạnh.

PV: Xin cảm ơn ông!THY VŨ

Ông Huỳnh Ngọc Cảnh tặng quà tới CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lâm Hà, Đức Trọng. Ảnh: T.V

Các nữ điều dưỡng Trung tâm Y tế Di Linh và bệnh nhân cùng “nuôi” heo đất. Ảnh: N.M

Luôn đảm bảo quyền lợitốt nhất cho người lao độngVới 100% vốn đầu tư từ Thụy Sĩ và sau 15 năm đi vào hoạt động tại Khu Công nghiệp (KCN) Lộc Sơn, Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (ACOM) luôn tạo môi trường làm việc an toàn và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động (NLĐ). Để NLĐ gắn bó lâu dài với công ty, ngoài việc chi trả lương đúng hạn, đóng và chi trả đầy đủ các chế độ bảo hiểm, tiền ốm đau, thai sản và thưởng lễ, tết cho NLĐ thì ACOM còn đặc biệt quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của họ.

Công nhân yên tâm làm việc tại Công ty ACOM. Ảnh: K.P

6 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Những năm đầu thành lập Ban đầu, còn gọi là Ty Xây dựng Lâm Đồng

(Quyết định thành lập số 14/QĐ/TC, ngày 14/2/1976 của UBND tỉnh). Đây là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho tỉnh, nhằm thống nhất quản lý ngành xây dựng và vật liệu xây dựng của địa phương; quản lý xây dựng đô thị, nông thôn và phát triển nền kiến trúc dân tộc - xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh; quản lý và chỉ đạo kinh doanh các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và tham gia quản lý xây dựng các công trình dân dụng. Mặt khác, Ty Xây dựng còn quản lý nhà cửa và đất xây dựng công trình công cộng, cây xanh ở thành phố, thị xã, thị trấn; quản lý và chỉ đạo sản xuất, thu mua phân phối và cung ứng vật liệu xây dựng của địa phương và của Trung ương phân cấp… Đến cuối năm 1982, Ty Xây dựng đổi tên thành Sở Xây dựng sau khi sát nhập Ty Quản lý nhà đất và Công trình công cộng với Ty Xây dựng. Giai đoạn này đội ngũ cán bộ còn mỏng; lực lượng công nhân lao động rất ít, chủ yếu thợ bậc 3, không có thợ bậc cao lành nghề (toàn ngành có khoảng 300 CBCNV nhưng chỉ có 4 kỹ sư xây dựng, 3 kiến trúc sư, 18 cán bộ trung cấp); cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn. Nhiệm vụ giai đoạn này chủ yếu tiếp quản, sử dụng khai thác có hiệu quả các công trình cũ; đồng thời, tập trung vốn đầu tư đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình trọng điểm và xây dựng mới các công trình trụ sở cơ quan…

Từ năm 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, theo đó, ngành Xây dựng cũng phát triển từ nguồn lực đến bộ máy quản lý, nhân lực… cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp thích nghi dần với cơ chế thị trường năng động và tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng Lâm Đồng cũng theo đó được kiện toàn, ổn định.

Trong lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng nhà ở và hạ tầng, ngành Xây dựng đã có những đổi mới trong nhận thức và quan điểm về phát triển đô thị. Công tác thiết kế quy hoạch đô thị được đẩy mạnh mà điển hình 2 đồ án quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt là

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM (29/4/1958 - 29/4/2018)

Ngành Xây dựng Lâm Đồng qua 42 năm hình thành, phát triểnNgay sau ngày đất nước thống nhất, năm 1975, các tỉnh, thành miền Nam nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiếp tục xây dựng kiến thiết quê hương, đất nước. Với khu vực Nam Tây Nguyên, ngày 5/6/1976, tỉnh Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị hành chính: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thị xã Đà Lạt. Và từ đây, ngành Xây dựng cùng nhiều ngành khác của tỉnh ra đời với sứ mệnh vẻ vang của mình…

thành phố Đà Lạt (năm 1994, 2002) và thị xã Bảo Lộc (năm 1997). Việc đầu tư xây dựng ở các đô thị tăng nhanh, trật tự, kỷ cương được lập lại. Bộ mặt đô thị, từ kiến trúc công trình, đường phố đến vệ sinh môi trường ngày càng được cải thiện rõ rệt. Hàng triệu mét vuông nhà ở được xây dựng mới, bức tranh đô thị với cơ sở hạ tầng chuyển biến, đời sống nhân dân cải thiện.

Từng bước ổn định và phát triển Theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND,

ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước

về các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở… Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Sở có 9 phòng chức năng, 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Những năm qua, ngành Xây dựng tăng trưởng nhanh chóng, hiện Lâm Đồng có hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: tư vấn thiết kế, thi công, sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng. Công

tác tổ chức bộ máy được sắp xếp, bổ sung theo chức năng, nhiệm vụ mới và hoạt động có hiệu quả, chủ động hơn; đội ngũ được nâng lên từ số lượng đến chất lượng.

Vì vậy, những con số sau đây đã phần nào chứng minh hiệu quả sự phát triển của ngành. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tăng bình quân 27,9%/năm; tăng trưởng ngành Xây dựng bình quân khoảng 13,5 %/năm; tỷ lệ người dân đô thị trong tỉnh được sử dụng nước sạch đạt 69%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt khoảng 87%. Đó còn là, tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Lâm Đồng đạt khoảng 42%. Về tỷ lệ phủ kín, quy hoạch chung toàn tỉnh đạt 100%; hơn 60% diện tích đất xây dựng đô thị có quy hoạch phân khu để quản lý và triển khai đầu tư xây dựng. Các đô thị trong tỉnh đều được nâng cấp Và toàn tỉnh hiện có 15 đô thị từ loại I đến đô thị loại V và đã hoàn thành quy định lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch xây dựng đối với nhà ở và công trình riêng lẻ cho 14/14 đô thị trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch nông thôn mới đến nay đã phê duyệt, công bố, công khai đồ án quy hoạch chung với 117/117 xã, đạt tỷ lệ 100%; phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch 96/117 xã, tỷ lệ 82%. Các đô thị đã được quy hoạch xây dựng, đã có một hệ thống quy hoạch chuyên ngành, đảm bảo cho các đô thị phát triển; không gian các đô thị không ngừng được tổ chức lại, mở rộng, đi cùng đó là các công trình tiêu biểu được đầu tư xây dựng... Các dự án nhà ở được triển khai thực hiện với tổng diện tích sàn xây dựng 2.435.346 m2. Hiện, diện tích bình quân nhà ở đạt khoảng 24,2m2 sàn/người, trong đó, khu vực đô thị đạt khoảng 25,8 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt khoảng 22,6 m2 sàn/người...

Với những bước đi hiệu quả nêu trên, nhiều tập thể và cá nhân cơ quan Sở và các công ty đã được tặng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng, của UBND tỉnh và các bộ, ngành... Riêng Sở Xây dựng, năm 2018 đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 và Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của UBND tỉnh. ĐẠO PHAN

Thành phố Đà Lạt được công nhận đô thị loại I thuộc tỉnh, tháng 3/2009. Ảnh M.Đ

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư - Những vấn đề đặt ra

Phát huy vai trò giám sát của đại biểu HĐND tỉnh, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát trực tiếp tại

12 công trình, dự án và 6 huyện, thành phố thời gian qua. Giám sát qua báo cáo đối với 20 công trình, dự án và 8 huyện, thành phố. Kết quả, đến nay vẫn còn 79 công trình, dự án còn vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đặc biệt, có một số dự án kéo dài trên 10 năm chưa hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Các dự án kéo dài đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng dự án, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thực hiện dự án.

Mặt khác, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều chưa xây dựng và ban hành quy định về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan có liên quan của huyện, thành phố theo quy định của UBND tỉnh. Từ đó, dẫn đến công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi còn nhiều hạn chế.

UBND một số huyện, thành phố chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật về việc lập và phê duyệt dự án tái định cư trước khi thu hồi đất, nên còn xảy ra tình trạng đã

Thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua giám sát, HĐND tỉnh đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập cần khắc phục trong thời gian đến.

thu hồi đất của người dân nhưng vẫn chưa có đất tái định cư, phát sinh chi phí hỗ trợ chỗ ở và ảnh hưởng đến việc ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Cụ thể, như Dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, Khu dân cư số 6 Trại Mát, dự án chợ và khu phố chợ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà… Một số địa phương còn để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất tái định canh hoặc bố trí đất tái định canh không đúng đối tượng, từ đó dẫn đến khiếu nại kéo dài.

Đáng chú ý, một số dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ nhưng không triển khai thực hiện, người dân vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng và sang nhượng trái phép đối với diện tích đất đã thu hồi, gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương Điển hình như Dự án thủy điện Sardeung tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.

Về nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, theo ông Nguyễn Văn Phương - Phó Trưởng Ban Kinh tế - ngân sách chia sẻ: Do một số cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi về đơn giá, điều kiện bồi thường… dẫn đến chưa đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Công tác xác định giá đất bồi thường, giá đất tái định cư chưa kịp thời, kinh phí bố trí bồi thường của địa phương còn khó khăn và một phần nguyên nhân cũng do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân có đất bị thu hồi còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các huyện, thành phố trong thời gian qua chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra chưa kịp thời dẫn đến khi triển khai còn để sai sót, vi phạm pháp luật phải xử lý.

Thực tế, tại một số địa phương, công tác quản lý còn lỏng lẻo, để xảy ra tình trạng lấn

chiếm đất đai, xây dựng nhà, công trình trái phép trong thời gian dài nhưng không được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý dứt điểm theo quy định. Về công tác quản lý hồ sơ một số dự án không đảm bảo, bị thất lạc, hồ sơ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng gây khó khăn trong công tác xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, thời điểm tạo lập tài sản trên đất dẫn đến khiếu nại kéo dài.

Qua các kỳ tiếp xúc cử tri, ghi nhận thực tế là đa số các hộ dân ủng hộ chủ trương thực hiện dự án của Nhà nước, tuy nhiên chưa đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ vì các hộ dân cho rằng mức bồi thường, hỗ trợ quá thấp và chưa có phương án bố trí tái định cư theo quy định... Qua giám sát, HĐND tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát kiểm tra lại những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các công trình, dự án, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo hài hòa giữa quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư cũng như của các cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi.

NGUYỆT THU

7 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nhiều tuyến đường có biển báo mớiVào dịp cuối tuần, lễ hội lớn của thành

phố, khi du khách đổ về Đà Lạt đông đúc thì gần như lượng xe ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường làm tình trạng ùn tắc cục bộ thường xuyên xảy ra tại một số điểm. Để giảm thiểu thực trạng trên, Công an TP Đà Lạt đã tiến hành khảo sát và đề xuất UBND TP Đà Lạt cắm biển báo cấm đậu xe ngày chẵn, lẻ trên một số tuyến đường vào đầu năm 2018. Kết quả bước đầu, Công an TP Đà Lạt cho biết tình trạng đậu đỗ xe lộn xộn, an toàn giao thông lòng lề đường đã có chuyển biến tích cực.

Sáng ngày 26/4, ghi nhận ở 6 tuyến đường được Công an TP Đà Lạt tổ chức cấm đậu ô tô theo ngày chẵn, lẻ gồm: Phạm Ngũ Lão (Phường 3), Pasteur, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Lê (Phường 4), Quang Trung (Phường 9), Nguyễn Công Trứ, cho thấy các tài xế chấp hành biển báo chẵn, lẻ rất tốt. Tại đường Phạm Ngũ Lão trưa cùng ngày, thời điểm nhiều ô tô của khách du lịch, xe đoàn di chuyển đến để ăn uống, về khách sạn khá nhiều nhưng cả tuyến đường dài hàng trăm mét không có xe ô tô nào đậu sai phép.

Anh Nguyễn Văn Tài (tài xế chạy tour Đồng Nai - Đà Lạt) cho biết, mới chở khách đoàn lên Đà Lạt nên đã đậu sai quy định tại đường Trần Lê một vài lần. “Mới lên đây do không quen đường nên đậu sai phép, bị CSGT nhắc nhở nên giờ biết các tuyến cho đậu ngày chẵn, lẻ bên nào rồi thì thấy thoải mái, an tâm hơn” - anh Tài cho biết.

Còn đối với người dân buôn bán, kinh doanh nơi các tuyến đường có nhiều xe ô tô đậu trước nay cho biết hoàn toàn ủng hộ cách lắp đặt các biển báo cấm mới trên đường phố. “Trường hợp đường không có biển báo cấm đỗ xe thì xe được đỗ. Nhưng thực tế có người đi ô tô đậu đỗ cả ngày trước quán nên chúng tôi cũng bức xúc lắm. Mấy tháng nay có biển báo quy định đậu theo ngày nên chúng tôi cảm nhận việc sắp xếp này hợp lý, dễ chịu hơn” - bà Trần Thị Huệ, một hộ kinh doanh trên đường Paster chia sẻ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng - Đội trưởng Đội CSGT TP Đà Lạt cho biết, thời gian đầu áp dụng, nhiều người còn chưa biết nên có không ít trường hợp đậu xe sai quy định.

Tập trung chỉnh trang đô thị Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt, thời gian qua, công tác lập lại trật tự mỹ quan đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn TP Đà Lạt đã có những thay đổi tích cực. Trước ngày Lễ lớn 30/4 và 1/5, hệ thống vỉa hè của thành phố Đà Lạt được nâng cấp, nhiều tuyến đường được gắn biển báo mới.

Lực lượng CSGT và công an các phường đã tiến hành nhắc nhở là chủ yếu. “Việc cắm biển báo cấm đậu xe ô tô ngày chẵn, lẻ trên các tuyến đường nhận được phản ánh tích cực từ người dân và các tài xế. Do đó, sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát và tham mưu cho các cấp lãnh đạo cắm thêm biển tại đường Phù Đổng Thiên Vương và một số tuyến đường khác” - thiếu tá Hùng nói.

Đẩy nhanh nâng cấp đường, vỉa hè Về công tác chỉnh trang đô thị, tới ngày

26/4, theo ghi nhận các tuyến đường chính Hồ Tùng Mậu, Ba Tháng Tư, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, một phần đường Trần Quốc Toản,… đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành việc lát gạch để kịp cho người dân, du khách đi lại trước ngày nghỉ Lễ 30/4 thuận lợi hơn. Tại đây, số gạch cũ được lột bỏ để thay thế toàn bộ bằng lớp gạch mới

màu xanh có độ bền cao hơn. Phần việc còn lại dự kiến hoàn thành trong những ngày tới là các hố ga thoát nước sẽ được nâng cấp để đồng bộ với nền gạch mới vừa được thay thế.

Theo UBND TP Đà Lạt, ngoài các tuyến vỉa hè được nâng cấp, thay toàn bộ nền gạch, thành phố sẽ chi hơn 7 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, từ nay đến hết năm 2018.

Trong đó, số tiền trên sẽ dùng vào việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường phố trên địa bàn. Các hạng mục duy tu bảo dưỡng gồm: láng nhựa trên 72 tuyến đường với tổng chiều dài 54 km; thảm bê tông nhựa 126 km trên 110 tuyến đường.

Cùng với công tác nâng cấp đường, vỉa hè, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, bày bán hàng hóa, để xe lộn xộn diễn ra tại các tuyến đường phường trung tâm thành phố vẫn còn diễn ra thường xuyên. Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt cho hay, tính tới cuối tháng 3/2018, trên địa bàn 12 phường còn tồn tại 30 tuyến đường họp chợ tự phát chưa được các địa phương giải quyết triệt để. Điển hình là khu vực chợ Đà Lạt, khu vực chợ tạm Ánh Sáng (Phường 1), khu vực chợ 226 Phan Đình Phùng, khu vực chợ Bùi Thị Xuân (Phường 2), khu vực chợ Chi Lăng, Phan Chu Trinh, Trần Qúy Cáp (Phường 9)…

Trong tuần qua, để kéo giảm các hành vi vi phạm, lực lượng chức năng các phường khu trung tâm TP Đà Lạt đã tăng cường kiểm tra tình hình trật tự giao thông trên các tuyến phố chính trước dịp lễ. Lực lượng Cảnh sát trật tự và Đội văn minh đô thị các phường đã tiến hành xử phạt gần 100 trường hợp vi phạm và 14 trường hợp đang tiếp tục xử lý.

Ông Võ Ngọc Trình, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, thành phố đã ban hành nhiều văn bản tăng cường công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông. Đây là công tác trọng tâm được thành phố quyết liệt thực hiện. Trong đó, điểm nhấn là Kế hoạch tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01 ngày 1/10/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt; Kế hoạch số 1445 của UBND TP về Tuyên truyền, vận động xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường… Theo ông Trình, các kế hoạch của thành phố đều được phân công về các đơn vị trực thuộc, UBND các phường thực hiện định kỳ từng tháng, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ mà thành phố đã đặt ra. Trước và trong thời điểm diễn ra ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, các tổ liên ngành của thành phố và 12 phường sẽ chú trọng tăng cường, tập trung tiến hành kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm. Sau thời gian cao điểm nghỉ lễ, các lực lượng sẽ tiếp tục duy trì kiểm tra, ra quân nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm về an toàn giao thông, trật tự đô thị, thực hiện mỗi tháng theo kế hoạch đã ban hành. C.THÀNH

Các tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Ba Tháng Tư, Trần Hưng Đạo… được thay thế toàn bộ nền gạch mới. Ảnh: C.T

... sáng tạo, thực hành tiết kiệm, thi đua phục vụ nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phong trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được thường xuyên duy trì và phát triển. Nhiều mô hình mới đã được công đoàn các cấp TP Bảo Lộc triển khai như: Mô hình Đồng hành ngày hội “Hương sắc tháng Ba”, Mô hình Sân khấu hóa diễn đàn “Xây dựng gia đình công nhân lao động nuôi dạy con tốt”, Mô hình Cabin sữa ở Công ty Dream Vina và Công ty Merkava Việt Nam...

Với việc triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, trung bình hàng năm, TP Bảo Lộc có 3.422 phụ nữ đạt danh hiệu Hai giỏi cấp cơ sở, 9.354 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 1.067 cá nhân đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 407 tập thể đạt Tập thể Lao động tiên tiến, 152 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. 5 năm qua, LĐLĐ TP Bảo Lộc phát triển được 28 CĐCS ngoài Nhà nước, với 2.442 đoàn viên mới và giới thiệu 713 đoàn viên ưu tú để Đảng xem

xét, bồi dưỡng, kết nạp. Chi bộ LĐLĐ TP Bảo Lộc đạt trong sạch vững mạnh 5 năm liền.

Những nỗ lực, cố gắng của công đoàn các cấp TP Bảo Lộc đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, ngành. Năm 2013 và năm 2014, LĐLĐ TP Bảo Lộc vinh dự nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam và của UBND tỉnh Lâm Đồng. Năm 2015 và năm 2016, LĐLĐ TP Bảo Lộc nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Mới đây, ngày 23/4, LĐLĐ TP Bảo Lộc lại nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn.

Tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, công đoàn các cấp TP Bảo Lộc tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chú trọng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ, đẩy mạnh xây dựng quê hương Bảo Lộc văn minh, giàu đẹp và tiến tới hiện đại.

TRỊNH CHU

Thực hiện tốt chức năng... TIẾP TRANG 4

Hội chợ Thương mại Tây Nguyên - Đà Lạt 2018 là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa Việttới người tiêu dùng.

150 gian hàng tham gia Hội chợ Thương mại Tây Nguyên - Đà Lạt 2018

Vừa qua, tại khuôn viên Dự án Golf Vailey, đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt đã diễn ra Hội chợ Thương mại Tây Nguyên - Đà Lạt 2018.

Hội chợ thu hút 150 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Theo Ban tổ chức, hội chợ là dịp để các doanh nghiệp trong nước giới thiệu, cung cấp tới người tiêu dùng nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như may mặc thời trang và hàng gia dụng…

Trong khuôn khổ hội chợ, hằng đêm còn diễn ra nhiều chương trình văn nghệ với sự tham gia của các nghệ sĩ như: danh hài Trường Giang và các ca sĩ Châu Khải Phong, Lâm Chấn Khang, Nguyễn Đình Vũ...

Hội chợ do Công ty TNHH An Phú Home phối hợp với Sở Công thương Lâm Đồng tổ chức, được mở cửa từ ngày 24/4 đến hết ngày 1/5/2018.

VĂN BÁU

8 THỨ SÁU 27 - 4 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/v mất quyết định thuê đất

Công ty TNHH sản xuất hạt giống rau Lâm ĐàiĐịa chỉ lô 30, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm ĐồngĐiện thoại: 02633 822876Thông báo về việc mất Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 về việc điều

chỉnh Quyết định số 3884/QĐ-UBND ngày 6/12/1999 của UBND tỉnh về việc cho Công ty TNHH sản xuất hạt giống rau Lâm Đài thuê đất tại huyện Đức Trọng.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGCÔNG TY BẢO VIỆT LÂM ĐỒNG

Công ty Bảo Việt Lâm Đồng đang cần tuyển dụng 2 Giám định viên BH ô tô, làm việc tại Đà Lạt và Bảo Lộc - Cụ thể như sau: 1. Tiêu chuẩn tuyển dụng:

*Bằng cấp được đào tạo: Tốt nghiệp Đại học (hoặc Cao đẳng) chuyên ngành Cơ khí ô tô; hoặc tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo hiểm,Tài chính - Kế toán và đã làm các công việc liên quan cơ khí ô tô. Sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

*Tuổi đời: Từ 22 đến 35 tuổi.*Có đủ sức khỏe làm việc*Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển theo quy định của TCT Bảo hiểm Bảo Việt.

2. Chế độ đối với người lao động: *Mức lương cạnh tranh theo vị trí công việc. *Chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp theo quy định hiện hành. *Môi trường làm việc năng động, trẻ trung và chuyên nghiệp. 3. Thời hạn nhận hồ sơ:

*Công ty nhận hồ sơ ứng tuyển từ ngày 23/4/2018 đến 05/5/2018*Nơi nhận hồ sơ: Phòng Tổng hợp - Công ty Bảo Việt Lâm Đồng Số 8C Đường 3/4, Phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng*Điện thoại liên hệ: 02633.829591 (chị Loan)

THÔNG BÁOV/v lấy ý kiến nhân dân đối với các trường hợp đề nghị truy tặng danh hiệu

vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”Hiện nay, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lâm Đồng đang thẩm định hồ sơ khen

thưởng cấp Nhà nước cho các cá nhân thuộc tỉnh Lâm Đồng, để đảm bảo đúng quy định trong công tác khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh kính đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và người lạo động cho ý kiến về việc đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 2 cá nhân, cụ thể như sau:

1. Bà Trần Thị TỉnhNguyên quán: xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.Nơi đăng ký hồ sơ: thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.2. Bà Ho Le BiaNguyên quán: xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.Nơi đăng ký hồ sơ: xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.Mọi ý kiến đóng góp, phản hồi đề nghị gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội

vụ tỉnh Lâm Đồng), địa chỉ: tầng 7, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt hoặc địa chỉ email: [email protected] trước ngày 12/5/2018.

Căn cứ quy định của pháp luật về khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng thông báo mời tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực mỏ chưa thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

1. Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá:

THÔNG BÁOVề việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2018 (lần 2)

TT Tên loại khoáng sản

Địa điểm Diện tích (ha)

Tài nguyên dự báo (m3)

Giá khởi điểm (mức thu) R (%)

Tiền trúng đấu giá theo

giá khởi điểm (đồng)

Tiền đặt trước 10% tiền trúng

đấu giá theo giá khởi

điểm (đồng)

Bước giá(%)

1Đá chẻ làm vật liệu xây dựng thông

thường

Thôn 12, xã Hòa

Nam, huyện Di Linh

1,0 48.000 3 466.560.000 46.656.000 0,2

2Đá chẻ làm vật liệu xây dựng thông

thường

Thôn 13, xã Hòa Nam, huyện Di

Linh

2,0 84.000 3 816.480.000 81.648.000 0,2

3 Đất san lấpXã Đạ Kho, huyện Đạ

Tẻh2,35 587.500 3 777.262.500 77.726.000 0,2

4Cát làm vật

liệu xây dựng thông

thường

Bãi bồi suối Cam Ly, xã Bình Thạnh, huyện Đức

Trọng

1,1 33.000 5 363.825.000 36.383.000 0,2

5 Đất san lấpXã Đạ Kho, huyện Đạ

Tẻh2,0 500.000 3 661.500.000 66.150.000 0,2

2. Địa điểm, thời gian tổ chức phiên đấu giá:a. Địa điểm: Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng.b. Thời gian dự kiến: Tháng 7/2018.3. Thời gian, địa điểm bán hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá:a) Thời gian thông báo và bán hồ sơ: Từ ngày 12/4/2018 đến hết ngày 12/5/2018.b) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: 30 ngày làm việc (Từ ngày 14/5/2018 đến hết ngày

22/6/2018).c. Địa điểm bán và tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả - Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (Địa chỉ: Tầng 1, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36, Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng);

4. Các thông tin khác có liên quan:Thông báo còn được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Lâm Đồng (www.

lamdong.gov.vn); Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng (www.stnmt.lamdong.gov.vn).Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm

Đồng (Địa chỉ: Tầng 3, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36, Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân có ngành nghề, năng lực khai thác khoáng sản tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực khoáng sản nêu trên.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng trân trọng thông báo.

Tiếp nối thành công của Thương hiệu thời trang nam Belluni trong thời gian qua, với mục tiêu nâng cao thị phần và mở rộng hệ thống phân phối tại thị trường nội địa, Tổng Công ty 28 (TCT 28) tiếp tục khai trương cửa hàng Belluni thứ 79 tại Vincom Bảo Lộc, ngày 28/4/2018 và giới thiệu chất liệu mới Gracell.

Ra đời cùng với định hướng đưa TCT 28 - một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành Dệt May VN trở thành một tổng công ty mạnh, kinh doanh đa ngành, trong đó lĩnh vực dệt may trở thành thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam, Belluni là thương hiệu thời trang nam cao cấp dành cho giới công sở và doanh nhân với phong cách hiện đại, là biểu trưng cho sự chỉn chu, chuẩn mực của người đàn ông thành đạt.

Với những nỗ lực không ngừng đổi mới và tiên phong ứng dụng công nghệ chất liệu trong sản phẩm, Belluni đã chọn lọc và phát triển các dòng sản phẩm áo sơ mi với các “siêu chất liệu” như: BAMBOO NANO TENCEL - vải từ sợi cây tre; ION SILVER - vải kháng khuẩn từ sợi và MODAL - vải từ gỗ sồi và COFREX - được kết hợp từ ưu điểm của sợi polyester và sợi cotton. Sản phẩm Belluni có những tính năng ưu việt như: khử mùi, kháng khuẩn, bảo vệ sức khỏe, thấm hút tốt, không nhăn và thoải mái;

ngoài ra, sản phẩm còn có độ bền màu cao, không đổ lông, chống co rút, chống nhăn và đặc biệt giữ dáng sản phẩm tốt sau nhiều lần giặt ủi. Đặc biệt năm 2018, Belluni giới thiệu chất liệu vải mới tiên tiến và vượt trội hơn là GRACELL - thân thiên với môi trường, độ bền cao, ổn định hình dạng, chất lượng tốt, siêu mềm như lụa, thấm hút tốt, thoáng khí. Vì vậy, các sản phẩm áo sơ mi chất liệu vải Gracell của nhãn hiệu Belluni tự tin đem lại sự thoải mái, dễ chịu nhất cho người mặc.

Với hình ảnh thương hiệu nhất quán và chuyên nghiệp, Belluni đã khẳng định được giá trị của mình trong tâm trí khách hàng, cũng như vị thế thương hiệu trong ngành thời trang Việt Nam.

Nhân sự kiện khai trương cửa hàng, Belluni dành 50 phần quà tặng cho 50 khách hàng đầu tiên mua sắm tại cửa hàng, đồng thời khuyến mãi 15% theo giá thẻ bài từ ngày khai trương đến hết ngày 6/5/2018 và 1.000 voucher Belluni.

Thông tin liên hệ:Website: www.belluni.com.vn

Fan page: www.facebook.com/belluni.vietnamHotline: 1900 966969