24
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014

Ho so ct 3 th+íng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ho so ct 3 th+íng

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC GIA ĐÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014

Page 2: Ho so ct 3 th+íng

1. GIỚI THIỆU CƠ SỞ ĐÀO TẠO

1.1. Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchThành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh

tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước. Với mật độ dân cư cao với hơn 7 triệu người dân thường trú, hơn 2 triệu người dân tạm trú và hơn 1 triệu khách vãng lai. Nhu cầu chăm sóc về y tế rất cao ở tất cả các mức độ.

Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, tình trạng thiếu nhân lực về y tế khá trầm trọng nhất là đối với đội ngũ y-bác sĩ. Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân năm 1976 chỉ là 2,3. Chỉ số này cải thiện chậm trong các năm sau đó (năm 1980 là 3,2 và năm 1985 là 4,1) – theo báo cáo của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh.

Trước tình hình trên, năm 1985 thành phố Hồ Chí Minh đã đề đạt lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xin thành lập một cơ sở đào tạo Đại học Y khoa riêng cho thành phố Hồ Chí Minh và được chấp thuận trên nguyên tắc.

Sau quá trình chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 59/CT ngày 15/3/1989 cho phép thành lập Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo bậc đại học.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển sinh hệ đại học y khoa chính quy đầu tiên.

Sau gần 20 năm dưới tên “Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh”, Trường đã từng bước trưởng thành về đội ngũ cán bộ giảng dạy, về cơ sở vật chất, về quy mô đào tạo và đã đóng góp một cách hiệu quả nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 7 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 24/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 5/2011, Trường đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình. Bộ môn Y học gia đình được thành lập nhằm triển khai nhiệm vụ đào tạo được giao. Từ đó đến nay, bộ môn đã tổ chức được 1 khóa chuyên khoa 1, 3 khóa định hướng chuyên khoa và rất nhiều khóa cập nhận kiến thức ngắn hạn.

1.2. Bộ môn Y học gia đình

1.2.1. Chức năngBộ môn là đơn vị chuyên môn của Trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của

Trưởng bộ môn và Hiệu trưởng. Bộ môn có chức năng thực hiện công tác đào tạo, tham gia giáo dục, rèn luyện sinh viên – học viên, nghiên cứu khoa học.

2

Page 3: Ho so ct 3 th+íng

1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bộ môn cho Ban Giám

hiệu. Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của bộ môn; nâng cao năng lực giảng viên về giảng dạy và nghiên cứu nhằm đảm bảo chất lượng công tác của bộ môn và của trường.

Thực hiện công tác giảng dạy Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học Triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến nâng cao chất

lượng đào tạo trong phạm vi bộ môn cũng như các hoạt động lồng ghép với các bộ môn khác.

Tham gia thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên – học viên.

Tham gia công tác tuyển sinh và các hoạt động khác của nhà trường.

Quản lí, sử dụng, bảo quản tài sản, các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ làm việc, giảng dạy, nghiên cứu tại văn phòng bộ môn.

Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

1.2.3. Qui mô đào tạoQua gần 3 năm thành lập, bộ môn đã triển khai tốt các nhiệm vụ đào tạo

cả hệ đại học và sau đại học.Đào tạo đại học Bộ môn Y học gia đình của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc

Thạch là đơn vị đi đầu trong cả nước trong triển khai đào tạo 2 tín chỉ bắt buộc áp dụng cho sinh viên Y5 hệ chính qui bác sĩ đa khoa.

Cho đến nay, bộ môn đã thực hiện được thành công 3 khóa với số lượng hơn 700 sinh viên.

Đào tạo sau đại học Bộ môn đã đăng ký mã ngành đào tạo hệ chuyên khoa I Y học

gia đình và được Bộ Y tế thẩm định cho phép vào ngày (???????). Hiện bộ môn đang giảng dạy 1 khóa chuyên khoa 1, hoàn thành tốt 3 khóa định hướng chuyên khoa và đã tổ chức nhiều khóa đào tạo liên tục - hội thảo chuyên đề.

Bộ môn đang tổ chức triển khai khóa đào tạo trực tuyến 3 tháng về Y học gia đình dành cho đối tượng là bác sĩ đang công tác tại các đơn vị.

1.2.4. Các điều kiện đảm bảo giảng dạyBộ môn không ngừng nâng cao năng lực đào tạo của đội ngũ giảng

viên, đổi mới phương pháp giảng dạy hướng đến người học. Bộ môn sử dụng

3

Page 4: Ho so ct 3 th+íng

hiệu quả các nguồn lực của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các giải pháp sư phạm hiện đại, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao của TP Hồ Chí Minh.

1.2.5. Cơ cấu nhân sựHiện bộ môn Y học gia đình có 9 giảng viên cơ hữu, 5 giảng viên thỉnh

giảng và 1 thư ký. Về mặt học hàm - học vị, bộ môn có 1 phó giáo sư, 5 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 3 bác sĩ chuyên khoa 1 và 1 bác sĩ tổng quát:

TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp Trưởng bộ môn PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp Phó trưởng bộ môn TS.BS Trần Đức Sĩ Giáo vụ Sau Đại Học TS.BS Võ Thành Liêm Giáo vụ Đại Học BS.CKI Nguyễn Bá Hợp Giảng viên ThS.BS Trần Thị Hoa Vi Giảng viên ThS.BS Nguyễn Xuân Trung Dũng Giảng viên ThS.BS Nguyễn Thị Bích Duyên Giảng viên BS. Nguyễn Minh Phương Giảng viên TS.BS Nguyễn Quang Bình Giảng viên thỉnh giảng TS.BS Nguyễn Sam Giảng viên thỉnh giảng ThS.BS Nguyễn Trường Tâm Giảng viên thỉnh giảng BS.CKI Đoàn Nhật Trung Giảng viên thỉnh giảng BS.CKI Đỗ Ngọc Chánh Giảng viên thỉnh giảng Trần Thị Lan Thư ký bộ môn

1.2.6. Cơ sở vật chấtBộ môn sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Y Khoa Phạm

Ngọc ThạchGiảng đường, phòng họcHiện đang có 02 khu giảng dạy: khu A và khu B.

- Khu A có diện tích khoảng 10.800 m2 được dùng làm khu văn phòng, các phòng ban, thư viện, phòng thí nghiệm cho các Bộ môn cơ sở và các hội trường, giảng đường.

o Khu giảng dạy có 27 phòng học. Mỗi phòng học có từ 50 đến 210 chỗ ngồi, được trang bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy như projector, overhead, máy tính, hệ thống âm thanh ánh sáng đầy đủ, quạt và máy lạnh.

o Ngoài ra, khu A còn có 2 hội trường để phục vụ hội thảo, hội nghị. Bao gồm 1 hội trường có 450 chỗ và 1 hội trường 150 chỗ.

- Khu B có diện tích khoảng 10.000 m2 với 15 phòng học có từ 50 đến 250 chỗ ngồi và cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy.

4

Page 5: Ho so ct 3 th+íng

Phòng máy tính - Phòng máy tính thuộc Bộ môn Tin học hiện đang có 30 máy phục vụ

cho công tác đào tạo.- Phòng máy tính thuộc Trung tâm thông tin tư liệu có 50 máy kết nối

mạng và thư viện điện tử phục vụ cho giảng dạy và học tâp.- Trường cũng đã thành lập Ban Công nghệ thông tin

Thư viện Thư viện Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang có 11.500

đầu sách các loại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu. Trường cũng đã trang bị hệ thống mạng LAN phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, giảng dạy. Kết nối internet đã phủ đến tất cả các phòng ban chức năng và văn phòng bộ môn.

Trường cũng đã thành lập website giới thiệu chung về Trường, các Phòng, Ban, Bộ môn. Website phục vụ nhu cầu thông tin về giáo dục, đào tạo...

Riêng bộ môn cũng đã phát triển một trang web đào tạo riêng. Đây cũng chính là công cụ triển khai chương trình đào tạo trực tuyến của bộ môn.

Cơ sở thực hànhBộ môn hiện đang liên kết với bệnh viện Bình Tân và bệnh viện quận

10 triển khai phòng khám thực hành y học gia đình cho sinh viên Y5. Bên cạnh đó, bộ môn cũng hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình phòng

khám y học gia đình cho một số bệnh viện quận 5, quận 8, Bình Chánh, phòng khám tầm soát các bệnh không lây của viện vệ sinh y tế dự phòng TP.

Các chương trình hợp tác quốc tếBộ môn có xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế truyền thống với bộ môn

Y học tổng quát của đại học Liège – Vương quốc Bỉ, với bộ môn Y học gia đình của đại học Boston – Hoa Kỳ.

Ngoài ra, bộ môn còn hỗ trợ các bộ môn – đơn vị khác trong phiên dịch và làm việc với đối tác nước ngoài.

5

Page 6: Ho so ct 3 th+íng

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Giới thiệu ngành nghề đào tạo1. Tên chương trình :lớp bồi dưỡng kiến thức về YHGĐ2. Bậc học :Sau đại học3. Chuyên ngành đào tạo :Y học gia đình4. Mức độ bằng cấp :chứng nhận đào tạo bồi dưỡng chuyên

ngành YHGĐ5. Thời gian đào tạo :3 tháng6. Hình thức đào tạo :Bán tập trung, đào tạo qua mạng (online)7. Đối tượng tuyển sinh :Bác sĩ đa khoa - chuyên khoa 8. Cơ sở đào tạo :Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

2.2. Lý do mở chương trình:Theo như mô hình y tế các nước phát triển, Y học gia đình (YHGĐ) là

một chuyên ngành lâm sàng hướng đến chăm sóc ban đầu. Người bác sĩ gia đình được trang bị các kiến thức cần thiết, chuyên biệt nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp, hiệu quả, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân và cộng đồng. Việc triển khai đào tạo chuyên ngành y học gia đình cho phép củng cố tuyến y tế ban đầu bằng đội ngũ chuyên môn có năng lực chuyên sâu, có chất lượng. Điều này cho phép đem dịch vụ y tế chất lượng, phù hợp đến với cộng đồng dân cư, đồng thời điều hòa hiệu quả nhu cầu điều trị của người dân giữa các tuyến của hệ thống y tế.

Việc đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành Y học gia đình phần nào thể hiện chỉ thị 06 của Ban Bí thư TW Đảng. Trong đó khẳng định y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Điều này phù hợp với bằng chứng y văn thế giới. Trong đó, nhu cầu chăm sóc ban đầu, chăm sóc tuyến cơ sở có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu chăm sóc – điều trị của người dân, góp phần nâng cao sức khỏe toàn dân một cách hiệu quả với chi phí hợp lý.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị trung tâm lớn của miền Nam với các đặc thù chuyên biệt. Với hơn 9 triệu người dân sinh sống, nhu cầu về chăm sóc y tế là rất lớn. Theo quyết định số 6327/QĐ-UBND ký ngày 30/11/2013, TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt đề án Bác sĩ gia đình cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đề án đặt ra nhu cầu cấp bách phát triển nguồn nhân lực y tế có chuyên môn cao về Y học gia đình. Mục tiêu hướng đến đáp ứng toàn diện nhu cầu chăm sóc ngoại trú người dân TP bằng mô hình chăm sóc theo y học gia đình.

Cụ thể, trong giai đoạn từ nay đến trước 2016, TP cần tổ chức đào tạo – bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho 2000 cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật tham gia mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Để thực hiện tốt chỉ tiêu này, với vai trò đào tạo, ĐH Y khoa PNT phải có định hướng cụ thể và mô hình đào tạo phù hợp.

6

Page 7: Ho so ct 3 th+íng

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo với qui mô lớn và đảm bảo chất lượng, bộ môn Y học gia đình của trường ĐH Y khoa PNT đã giới thiệu các hình thức đào tạo đa dạng từ ngắn hạn đến dài hạn. Trong đó, chương trình đào tạo trực tuyến 3 tháng cập nhật kiến thức về y học gia đình là một giải pháp bổ sung. Chương trình này cụ thể hóa yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước thời điểm 1/1/2016 của thông tư 16/2014/TT-BYT của Bộ y tế ký ngày 22/5/2014 về hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình. Ngoài ra, chương trình đào tạo trực tuyến 3 tháng đáp ứng tốt nhu cầu học tập nâng cao chuyên môn của đồng nghiệp đang công tác tại các đơn vị. Điều này cho phép triển khai trên diện rộng một cách nhanh chóng, chất lượng, chi phí hợp lý mà không ảnh hưởng đến công tác chung của đơn vị chủ quản.

2.3. Nhu cầu đào tạo Trong giai đoạn trước 1/1/2016: chương trình tập trung xây dựng, phát

triển nguồn nhân lực chuyên môn cho đề án Bác sĩ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần của thông tư 16/2014/TT-BYT của Bộ y tế ký ngày 22/5/2014. Qui mô đào tạo của TP HCM vào khoảng 1000 các bộ y tế.

Sau giai đoạn 1/1/2016: chương trình sẽ chuyển sang mô hình đào tạo hệ tính chỉ cho chương trình đào tạo chuyên khoa 1, định hướng chuyên khoa. Một phần nội dung sẽ chuyển thành hệ đào tạo liên tục – cập nhật kiến thức liên tục cho cán bộ y tế.

2.4. Mục tiêu đào tạo

2.4.1. Mục tiêu tổng quátY học gia đình có lĩnh vực hoạt động rộng, bao phủ các khía cạnh của

chăm sóc ngoại trú. Trong đó, người thực hành y học gia đình phải đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện – liên tục của người dân từ dự phòng, tầm soát, điều trị, theo dõi, phục hồi chức năng đến tư vấn nâng cao sức khỏe.

Để chuẩn bị tốt cho yêu cầu của công việc, tín chỉ đào tạo 3 tháng có mục tiêu chính :

Giới thiệu chuyên ngành y học gia đình và mô hình tại Việt Nam Giới thiệu một số kỹ năng lâm sàng chuyên biệt cần thiết lồng ghép

trong những tình huống bệnh thường gặp trong chăm sóc ngoại trú.

2.4.2. Mục tiêu cụ thể :Kiến thức:

Trình bày được các đặc trưng của chuyên ngành Y học gia đình so với các chuyên ngành khác.

Trình bày được các ứng dụng của nguyên lý Y học gia đình trong các tình huống thường gặp của chăm sóc ngoại trú.Thái độ:

7

Page 8: Ho so ct 3 th+íng

Hiểu được vai trò của chăm sóc theo nguyên lý y học gia đình trong nâng cao chất lượng chăm sóc – điều trị người bệnh.Kỹ năng:

Thực hiện tốt việc xây dựng mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ. Vận dụng các nguyên lý chính của Y học gia đình vào công tác chăm

sóc ngoại trú trong một số tình huống lâm sàng thường gặp của chăm sóc ngoại trú.

2.5. Hình thức đào tạo

2.5.1. Hình thức đào tạoĐào tạo bán tập trung phối hợp đào tạo qua mạng internet (online) và

thuyết giảng tập trung tại trường

2.5.2. Số tính chỉ và thời gian đào tạo Tổng thời gian: 3 tháng Tổng cộng: 13 đơn vị học trình (ĐVHT) (chưa bao gồm nội dung tham

khảo )Nội dung Tiết ĐVHT Sản phẩmLý thuyết về nguyên lý 90 6 Hoàn thành bài giảng Xử trí tình huống lâm sàng phức hợp

60 4 Hoàn thành bài giảng

Thực hành trực tuyến 140 3 Bài luận tình huống + trắc nghiệm

Thực hành tại đơn vị 12 tuần 6 Giấy chứng nhậnTổng cộng 19

Ghi chú: 1 ĐVHT tương đương 15 tiết lý thuyết, tương đương 45 – 60 tiết thực hành lâm sàng.

8

Page 9: Ho so ct 3 th+íng

2.5.3. Mô hình thực hiện đào tạo

Hình 1: Mô hình thực hiện đào tạo và giao tiếp với học viên

2.6. Phân bổ thời gian học tập trong tuần Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy

Sáng Thực tập lâm sàng tại đơn vị

Thực tập lâm sàng tại đơn vị

Thực tập lâm sàng tại đơn vị

Thực tập lâm sàng tại đơn vị

Thực tập lâm sàng tại đơn vị

Chiều Học trực tuyến/làm bài tập

Học trực tuyến/làm bài tập

Học trực tuyến/làm bài tập

Học trực tuyến/làm bài tập

Học trực tuyến/làm bài tập

Thuyết giảng tại trường

9

Page 10: Ho so ct 3 th+íng

2.7. Các hoạt động của lớp học

Hình 2: Các hoạt động của học viên

Chương trình học bao gồm nhiều hoạt động khác nhau xây dựng dựa trên nguyên tắc tự học và theo nhịp học của học viên.

Các nội dung chương trình được cho xuất hiện theo trình tự cuốn chiếu theo các nguyên tắc:

Từ đơn giản đến phức tạp Từ lý thuyết đến thực hành Từ nội dung nguyên lý đến nội dung ứng dụng Từ tập sử dụng hệ thống đến thành thạo hệ thống

Hình 3: Hoạt động học tập được trình bày theo kiểu cuốn chiếu

10

Page 11: Ho so ct 3 th+íng

2.8. Thi tuyển và tốt nghiệp

2.8.1. Thi tuyển:Tiêu chuẩn dự tuyển: Tất cả những người có bằng Bác sĩ đa khoa.Thi tuyển: không có thi tuyển đầu vào

2.8.2. Thi tốt nghiệp:Điều kiện dự thi tốt nghiệp

Tham gia theo dõi bài và hoàn thành bài lượng giá >80% số bài giảng. Hoàn thành đầy đủ các bài luận tình huống phức hợp (24 tình huống). Nộp đầy đủ bệnh án (12 bệnh án). Giấy xác nhận tham gia công tác lâm sàng ngoại trú tại đơn vị. Điểm trung bình tổng các học phần trên 5. Điểm trung bình từng học phần không dưới 2.

Môn thi tốt nghiệp: Lý thuyết: thi viết 120 phút, bao gồm 2 hình thức:

o Trắc nghiệmo Phân tích, đề xuất hướng can thiệp một tình huống lâm sàng cụ thể

trên cơ sở phối hợp tất cả các kiến thức đã được giới thiệu trong chương trình học.

3. BẢNG PHÂN BỐ CHI TIẾT MÔN HỌC

3.1. Cấu trúc nội dung giáo trình

3.1.1. Nội dung lý thuyết trực tuyến (90 tiết chuẩn)

Thời lượngTrung bình có 4 nội dung lý thuyết (2 tiết chuẩn/nội dung) cho mỗi

tuần. Tổng cộng 11 tuần có 44 nội dung lý thuyết. Tuần cuối sẽ không có nội dung lý thuyết và dành thời gian đó để tự học và ôn thi. Tổng thời lượng là 90 tiết.

Ngoài ra, chương trình còn cung cấp 20 nội dung bài viết tham khảo thêm. Các bài này không có tính chất bắt buộc, không tính vào thời lượng chính của chương trình.

Phân bổ 30 tiết nội dung lý thuyết nguyên lý (lấy nguyên nội dung học phần I):

15 nội dung (2 tiết/nội dung) 60 tiết nội dung về lâm sàng với từng chuyên biệt (lấy nguyên nội dung

học phần II): 30 nội dung (2 tiết/nội dung)Các nội dung được trình bày theo hình thức cuốn chiếu. Thời lượng giới

hạn của mỗi nội dung là 3 tuần với phần trắc nghiệm cuối bài.

11

Page 12: Ho so ct 3 th+íng

3.1.2. Nội dung lý thuyết tập trung (60 tiết chuẩn)

Thời lượng4 tiết cho một nội dung mỗi tuần. Tổng cộng 12 tuần có nội dung. Tuần

cuối dùng để thi. Tổng thời lượng 50 tiết

Phân bổ 4 tiết (1 buổi): hướng dẫn sử dụng sử dụng chương trình học online. 44 tiết (11 buổi): bàn các chuyên đề lâm sàng chính, học kỹ năng. 2 tiết (1 buổi): dùng để thi lý thuyết. 4 tiết: soạn đề kiểm tra và chấm bài kiểm tra 3 lần (kiểm tra đột xuất) 6 tiết: soạn đề kiểm tra và chấm bài kiểm tra cuối khóa (trắc nghiệm +

bài luận tình huống lâm sàng)

3.1.3. Nội dung thực hành trực tuyến (190 tiết lâm sàng)

Thời lượng4 tiết giải quyết tình huống lâm sàng được giao. Mỗi tuần có 2 tình

huống lâm sàng. 12 tuần có 24 tình huống lâm sàng cần giải quyết và nộp bài luận. Tổng thời lượng 96 tiết chuẩn.

1 tiết làm bài trắc nghiệp đối với mỗi bài giảng lý thuyết. Tổng cộng 45 nội dung tương đương 45 tiết.

Làm bệnh án lâm sàng ghi nhận tại đơn vị. 1 bệnh án mỗi tuần. Tổng cộng có 12 bệnh án. Mỗi bệnh án được tính 4 tiết tự học. Tổng cộng 48 tiết.

PS: nếu học viên không thể tự liên hệ được nơi thực hành, bộ môn có thể giới thiệu nơi thực hành.

Phân bổ Mỗi tuần nộp 1 bệnh án lâm sàng Mổi tuần có 2 tình huống lâm sàng phức hợp Phần thực hành lâm sàng tại đơn vị được tính vào tất cả các buổi sáng.

3.2. Nội dung giáo trình

3.2.1. Nội dung chính thức

STT Tên bài giảngLT tập trung

Trực tuyến

LT TH

I Nhập môn Y học gia đình 30 151 Tổng quan về y học gia đình – Bác sĩ gia đình 4 22 Nguyên lý Y Học Gia Đình 2 23 Cây WONCA 2 14 Vai trò, lợi ích của Y Học Gia Đình trong hệ 2 1

12

Page 13: Ho so ct 3 th+íng

thống y tế5 Tính liên tục trong thực hành Y học gia đình 2 16 Mô hình tổ chức phòng khám Bác sĩ gia đình 2 17 Cách làm Hồ sơ quản lý sức khỏe trong thực

hành Y học gia đình2 1

8 Kỹ năng giao tiếp tốt trong khám bệnh 2 19 Tham vấn một vấn đề sức khỏe trong Y Học

Gia Đình.2 1

10 Tiếp cận lâm sàng hướng vấn đề sức khỏe 2 111 Nghiệm pháp chẩn đoán 2 112 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành và sự

phát triển của chuyên ngành Y học gia đình2 1

13 Xây dựng đề án phòng khám Bác sĩ gia đình tại cơ sở

2 1

II Tiếp cận và xử trí các tình huống chuyên biệt

60 60 30

1 Sốt ở trẻ em 4 4 22 Ho 4+2 4 2

3Hồng ban, tử ban, sang thương bóng nước, mụn nước, HC tay chân miệng

4 2 1

4 Xuất huyết âm đạo 4 2 15 Phù chân –báng bụng 4 4 16 Gan – lách – hạch to 2 1

7Chăm sóc dự phòng và tầm soát cho cá nhân và gia đình

2 1

8 Đau bụng cấp 4 2 19 Đau họng 2 110 Đau ngực 4+2 2 111 Đau đầu 4 2 1

12Đau cột sống – Thần kinh tọa - Đau rễ thần kinh

4 2 1

13 Đau mạn tính 4 114 Mất ngủ, Trầm cảm, Hồi hộp, Lo âu 4 4 215 Chóng mặt và rối loạn thăng bằng 4 2 116 Vết thương do động vật cắn 2 117 Mắt đỏ, Giảm thị lực 2 118 Ngứa, Dị ứng, nứt da 2 119 Tiểu máu đại thể và vi thể - Tiểu dầm ở trẻ em 4+2 4 1

20

CTM - Hội chứng viêm (Thiếu máu, Đa hồng cầu, Tăng bạch cầu, Tăng bạch cầu ái toan, Giảm bạch cầu lympho, Giảm tiểu cầu, Tăng tiểu cầu, CRP, Tăng ferritine máu …)

6 2

13

Page 14: Ho so ct 3 th+íng

21 Chức năng gan, thận 2 122 Tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung 2 123 Đau khớp vai 4 2 124 Khám sàng lọc cho trẻ lành và bệnh 2 125 Biếng ăn ở trẻ em 2 1

26Cập nhật thông tin về chủng ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai

2 1

III Xử trí tình huống thường gặp 961 Sốt ở trẻ em 42 Ho 43 HC tay chân miệng 44 Xuất huyết âm đạo 45 Phù – báng bụng 46 Đau khớp 47 Đau bụng cấp 48 Đau ngực 49 Đau đầu 4

10Đau lưng-Đau cột sống – Thần kinh tọa - Đau rễ thần kinh

4

11 Rối loạn giấc ngủ 412 Mệt mỏi cơ năng,Trầm cảm, Hồi hộp, Lo âu 413 Chóng mặt và rối loạn thăng bằng 414 Tiểu máu đại thể và vi thể - Tiểu dầm ở trẻ em 415 Cao huyết áp nguyên phát 416 Đái tháo đường type II 4

17Các bước thực hành giao tiếp và tư vấn cho bệnh nhân và gia đình theo Y Học Gia Đình.

4

18 Tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn tiền sản 419 Tư vấn cai nghiện thuốc lá, rượu 420 Tầm soát ung thư thường gặp 4

21Khám, điều trị và tư vấn các bệnh mạn tính không lây.

4

22Chăm sóc dự phòng và tầm soát cho cá nhân và gia đình

4

IV Nộp bệnh án lâm sàng 48

VHướng dẫn sử dụng chương trình học trực tuyến

4

VIThi tập trung tại trường (trắc nghiệm + bài luận)

6

TỔNG CỘNG 60 98 194

14

Page 15: Ho so ct 3 th+íng

3.2.2. Nội dung tham khảo thêmCác nội dung này không tính điểm, không tính vào thời lượng của giáo

trình. Các nội dung không có tính chất cuốn chiếu như hình thức của phần nội dung bắt buộc

STT Tên bài giảngTrực tuyến

LT THI Nhập môn Y học gia đình 61 Mô hình tổ chức phòng khám YHGĐ 22 Chăm sóc hướng bệnh nhân là trọng tâm 23 Vai trò của BSGĐ trong nhi khoa 2II Tiếp cận và xử trí các tình huống chuyên biệt 381 Bệnh gout 22 Tăng huyết áp tiền sản 23 Tiểu đường và thai nghén 24 Các dấu chứng xung quanh việc khám bàn tay 25 Mệt mỏi kéo dài 26 Nôn ói 27 Tiêu chảy 28 Đau thắc lưng 29 Tiếp cận đau khớp đơn độc 210 Chỉ số áp lực cẳng chân-cánh tay 211 Viêm não màng não 212 Động kinh 213 Tai biến mạch máu não 214 Khám bụng 215 Tình huống lâm sàng về tầm soát 216 Trẻ thường xuyên bị bệnh 217 Bệnh Kawasaki 218 Hội chứng xuất huyết 219 Đau bụng cấp ở trẻ em 2III Các nội dung báo cáo đào tạo liên tục (CME)1 Hội thảo 20/7/20132 Hội thảo 12/11/20133 Hội thảo 10/1/20144 Hội thảo 5/3/20145 Hội thảo 13/5/2014

TỔNG CỘNG 44

15

Page 16: Ho so ct 3 th+íng

4. Giám sát và lượng giá

4.1. Các hình thức giám sát

4.1.1. Đối với thực tập lâm sàng tại đơn vị: Có xác nhận tham gia công tác lâm sàng ngoại trú của đơn vị quản lý

hoặc của nhà trường (trường hợp học viên thực hành theo phân công của bộ môn). Giấy xác của đơn vị nhận chính là điều kiện cần cho việc cấp tín chỉ đào tạo của chương trình học này.

Hoàn thành các bài luận – bài tập tình huống lâm sàng đúng thời hạn (trực tuyến) : 1 bệnh án mỗi tuần, 2 bài luận tình huống phức hợp mỗi tuần.

Tham gia đủ thời lượng ứng với mỗi bài/mỗi học phần trên hệ thống (theo dõi thời gian trực tuyến).

4.1.2. Đối với lý thuyết học trực tuyến: Thời gian hiện diện trên hệ thống tương ứng với từng nội dung lý

thuyết. Tùy theo hình thức bài giảng (bài viết, bài báo cáo, video) mà thời gian này sẽ qui định sau.

Kết quả lượng giá cuối bài học, hoàn thành bài luận – trả lời câu hỏi của từng bài liên quan (bài giảng và bài lượng giá chỉ tồn tại 3 tuần lễ trên hệ thống).

4.1.3. Đối với học thuyết giảng tập trung tại trường : Các buổi học tập trung sẽ dành để thảo luận những chủ đề lâm sàng

chính của từng tuần. Việc lượng giá sẽ gián tiếp thông qua sự hiện diện và kết quả 3 bài kiểm tra đột xuất.

Giải đáp thắc mắc Trao đổi

4.2. Điểm lượng giá chương trình họcChương trình có bao gồm 5 nhóm điểm

16

Page 17: Ho so ct 3 th+íng

Hình 4: Mô hình lượng giá của chương trình học Điểm lý thuyết : trung bình điểm lượng giá mỗi cuối bài học. Mỗi bài sẽ

có bài trắc nghiệm ngắn. Học viên được quyền làm tối đa 2 lần. Điểm cao nhất sẽ được giữ lại. Nếu không làm bài lượng giá thì được xem là có kết quả bằng 0 (bài sẽ xuất hiện và mất đi sau 3 tuần lễ).

Điểm thực hành bài luận ca lâm sàng phức hợp : sẽ có tổng cộng 23 bài luận chia đều cho 11 tuần lễ. Nếu không có bài thì được xem là có kết quả bằng 0.

Điểm cho bệnh án lâm sàng : sẽ có tổng cộng 12 bệnh án chia đều cho 12 tuần. Nếu không có bài thì được xem là có kết quả bằng 0.

Điểm kiểm tra đột xuất trong các buổi học tập trung tại trường : sẽ có 3 cột điểm. Nếu không có bài thì được xem là có kết quả bằng 0.

Điểm kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp (1 cột điểm)Điểm trung bình sẽ được tính trên cơ sở 5 nhóm điểm nêu trên. Điểm

liệt qui ước là dưới 2. Nếu có điểm liệt phần nào thì phải học lại phần đó.

17