17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG HỒ SƠ HỌC PHẦN NHẬP MÔN PHÁT THANH A. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TP. HỒ CHÍ MINH, 9.2012

HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : [email protected]

  • Upload
    lynhi

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

HỒ SƠ HỌC PHẦN NHẬP MÔN PHÁT THANH

A. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

TP. HỒ CHÍ MINH, 9.2012

Page 2: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

2

A. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Page 3: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

3

NHẬP MÔN PHÁT THANH

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

- Ngành đào tạo : Báo chí - Tên học phần : Nhập môn phát thanh - Mã học phần : BCH014 - Số tín chỉ : 2 (1TC lý thuyết + 1TC thực hành) - Số tiết tương đương : 45 tiết - Trình độ: sinh viên năm thứ : 2; học kỳ: hai - Khối kiến thức : chung chuyên ngành - Tính chất học phần: bắt buộc

2. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

2.1 GV 1: GV. Phạm Duy Phúc - Điện thoại : 0918.387.075 - E-mail : [email protected] 2.2 GV 2: NB. Nguyễn Quốc Bình - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : [email protected] 2.3 GV 3: - Điện thoại : - E-mail :

3. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

Trước khi học môn này, sinh viên phải học xong các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành.

4. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

4.1 Mục tiêu cơ bản Sau khi hoàn thành học phần này, người học sẽ/có thể: 4.1.1 Về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức tổng quan về báo phát thanh, hiểu biết một cách hệ thống, có lý luận về các đặc trưng cơ bản của loại hình báo phát thanh, nắm được nguyên lí cơ bản của công nghệ sản xuất chương trình phát thanh cũng như qui trình tác nghiệp

4.1.2 Về kỹ năng: - Ứng dụng và thể hiện thuần thục các tin, bài báo chí theo yêu cầu, đặc trưng của loại

hình báo phát thanh. 4.1.3 Về thái độ:

- Có ý thức chuyên nghiệp, thái độ cẩn trọng và tư duy sáng tạo trong thực hành, tác nghiệp ở loại hình báo phát thanh.

4.2 Các mục tiêu khác:

Page 4: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

4

- Được rèn luyện kỹ năng và thói quen tự nghiên cứu - Được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho loại hình báo nói

5. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Môn học cung cấp những kiến thức căn bản về loại hình báo phát thanh như: tổ chức của cơ quan báo phát thanh; bản chất tin tức và tiêu chí chọn lọc tin tức cho phát thanh; công chúng phát thanh; nguồn tin của phóng viên phát thanh; kỹ năng người làm báo phát thanh; đặc trưng và nguyên tắc viết cho báo phát thanh; các thể loại báo chí phát thanh căn bản; nguyên tắc dàn dựng và kỹ thuật, quy trình sản xuất một sản phẩm phát thanh, một chương trình phát thanh cụ thể.

Sinh viên được thực hành cách trình bày, thể hiện một sản phẩm phát thanh theo đúng yêu cầu, đặc trưng của loại hình.

6. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chương I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH 1. Lịch sử phát thanh thế giới

- Những phát minh căn bản - Những trạm phát thanh đầu tiên của nhân loại - Những nhà báo phát thanh tiêu biểu: Edward R. Murrow và Larry King

2. Lịch sử phát thanh Việt Nam - Buổi phát sóng đầu tiên - Giai đoạn hình thành Đài tiếng nói Việt Nam - Quá trình phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam - Đài TNND TP. Hồ Chí Minh

3. Cơ cấu tổ chức của đài phát thanh - Đài tiếng nói Việt Nam - Đài TNND TP. Hồ Chí Minh

Chương II: ĐẶC TRƯNG CỦA BÁO PHÁT THANH 1. Chức năng xã hội của báo phát thanh:

- Cơ sở lý luận để phân định chức năng - Các chức năng xã hội cơ bản Chức năng thông tin Chức năng tuyên truyền, giáo dục Chức năng tổ chức và quản lý xã hội Chức năng phát triển văn hóa Chức năng thư giãn, giải trí Chức năng kinh tế

2. Ba yếu tố cơ bản của báo phát thanh: - Lời nói - Tiếng động - Âm nhạc

3. Ưu điểm và nhược điểm của báo phát thanh - Ưu điểm: Nhanh chóng và tức thời Có tính tổng hợp, dung nạp lượng thông tin nhiều Có tính quảng bá, tỏa sóng rộng khắp, không bị ngăn cách

Page 5: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

5

Tính tiện dụng, sống động, riêng tư, thân mật - Nhược điểm Tính thoảng qua (Trăm nghe không bằng một thấy) Công cụ trình bày ít (chỉ có 3 công cụ cơ bản: lời nói, âm nhạc và tiếng động) Bị ức chế về tiếng ồn

- Biện pháp khắc phục Phát huy triệt để ưu điểm “nhanh chóng và tức thời” Lựa chọn giờ phát sóng phù hợp với nội dung chương trình và công chúng tiếp

nhận Bố trí sóng, định hướng sóng thích hợp Truyền thanh hoá, văn nghệ hoá, tăng tính giao lưu trong các chương trình phát

thanh Viết ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu Phát lại chương trình nhiều lần trong ngày Tổ chức quảng cáo cho chương trình phát thanh

4. Nguyên tắc viết cho báo phát thanh - Sử dụng văn nói (viết cho người nghe) - Giản dị, ngắn gọn - Thời sự, thân mật - Diễn đạt rõ ràng - Mở đầu hấp dẫn + Cấu trúc viết tin, bài cho báo phát thanh

5. Phẩm chất nhà báo phát thanh - Giao tiếp qua Radio - Kỹ năng đọc và nói trước micro - Kỹ năng ghi âm - Tổ chức và thực hiện chương trình

Chương III: CÁC THỂ LOẠI PHÁT THANH 1. Lý luận chung

- Khái niệm thể loại phát thanh - Cơ sở lý luận và căn cứ phân loại thể loại (có nhiều căn cứ phân loại khác nhau và

do đó có nhiều hệ thống các thể loại khác nhau) 2. Hệ thống các thể loại báo chí phát thanh

Căn cứ vào 3 yêu cầu nghiệp vụ của báo chí (thông tin; đánh giá, phân tích, lý giải; mô tả các sự việc, sự kiên, hiện tượng), chia thành 3 nhóm thể loại: - Các thể loại thông tấn phát thanh Tin phát thanh Ghi nhanh phát thanh Tường thuật phát thanh Phỏng vấn phát thanh

- Các thể loại ký (tài liệu nghệ thuật) phát thanh Bút ký phát thanh Phóng sự phát thanh Câu chuyện truyền thanh

- Các thể tài chính luận phát thanh Bình luận phát thanh

Page 6: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

6

Tọa đàm phát thanh 3. Đặc trưng các thể loại phát thanh

7. HỌC LIỆU

7.1 Sách, giáo trình chính: 1) Phân viện báo chí & tuyên truyền – Đài tiếng nói Việt Nam (2002), Báo phát thanh,

NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 2) Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 3) Phạm Duy Phúc, Tóm tắt bài giảng Nhập môn phát thanh, Khoa BC&TT –

ĐHKHXH&NV, TPHCM 7.2 Tài liệu tham khảo: 7.2.1. Sách: 7.2.1.1 Tiếng Việt:

1. Nhật An (2006), Phát thanh truyền hình, NXB Trẻ, TPHCM. 2. GS.TS. Vũ Văn Hiền, TS. Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội. 3. Đoàn Quang Long (1992), Nghiệp vụ phóng viên biên tập phát thanh, NXB Thông tin,

Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 5. Trần Đức Tài và các dịch giả khác (2007), Nhà báo hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ,

TPHCM. 6. V.V.Xmirnov (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, NXB Thông tấn, Hà Nội.

7.2.1.2 Tiếng Anh: 1. Jim Beaman (2006), Programme making for Radio, London, UK 2. Joseph Straubhaar & Robert La Rose (2002), Media Now, Wadsworth, USA 3. Paul De Maeseneer (2000), Here’s the News – A Radio News Manual, Australia 4. Viện phát triển truyền thanh châu Á - Thái Bình Dương (AIBD), Radio Broadcasting.

7.2.2. Tạp chí: Các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghề Báo, Người Làm Báo, Nội san nghiệp vụ phát thanh (VOV), Tạp chí phát thanh (VOV)…

7.2.3. Website: 1) http://www.vietnamjournalism.com 2) http://www.nghebao.com

7.2.4. Tài liệu khác: Các đĩa DVD, VCD miêu tả qui trình sản xuất một chương trình phát thanh, qui trình

tác nghiệp của một phóng viên phát thanh (Khoa BC&TT – ĐHKHXH&NV TP.HCM).

8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN

- Theo Quy chế đào tạo hiện hành - Dự lớp tối thiểu 80% thời lượng môn học - Đọc tài liệu tham khảo - Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, thuyết trình trên lớp

Page 7: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

7

- Đảm bảo deadline các bài tập thực hành - Không sử dụng điện thoại trong lớp học - Có điểm thưởng nếu tham gia tích cực các buổi tranh luận và có câu hỏi hoặc phản biện

tốt

9. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Thuyết giảng (sử dụng Power Point) - Thuyết giảng kết hợp hướng dẫn thực hành - Seminar - Dạy học trong môi trường thực tế

10. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

10.1. Đánh giá thường xuyên - Kiểm tra sự có mặt, tham gia của sinh viên trong các giờ học (lý thuyết + thực hành) trên

lớp - Minh chứng tham gia thảo luận, thuyết trình, làm việc nhóm, bài tập cá nhân...

10.2. Đánh giá định kỳ

10.2.1. Bài tập cá nhân - Hình thức: thuyết trình và nộp bài làm cá nhân - Nội dung: sinh viên làm các bài tập thực hành cách trình bày, thể hiện một sản phẩm phát

thanh theo đúng yêu cầu, đặc trưng của loại hình. - Tiêu chí đánh giá:

+ Ứng dụng đúng nguyên tắc 5 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 4 điểm + Điểm thưởng (tham gia tích cực, hiệu quả các buổi tranh luận...) 1 điểm

Tổng: 10 điểm 10.2.2. Bài tập nhóm - Hình thức: thuyết trình và nộp bài luận nhóm - Nội dung: các nhóm sinh viên bốc thăm chọn chương trình, viết bài luận nhóm nhận diện

và đánh giá các thể loại phát thanh trong các chương trình đó - Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định đúng thể loại 4 điểm + Nội dung nhận xét 5 điểm + Điểm thưởng (đóng góp tích cực cho kết quả chung của nhóm) 1 điểm

Tổng: 10 điểm

Hình thức Tỉ lệ trên tổng điểm

Bài tập cá nhân 30%

Bài tập nhóm 10% Bài thi giữa kỳ 20%

Bài thi cuối kỳ 40%

Page 8: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

8

10.2.3. Bài thi giữa kỳ - Hình thức: sinh viên biên tập các bản tin để sử dụng cho phát thanh - Nội dung: giảng viên đưa ra các thông tin đã sử dụng báo in, ứng dụng các nguyên tắc

viết tin, bài cho loại hình báo nói, sinh viên biên tập lại các thông tin để sử dụng cho loại hình báo phát thanh.

- Tiêu chí đánh giá: + Ứng dụng đúng nguyên tắc 5 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 5 điểm

Tổng: 10 điểm 10.2.4. Bài thi cuối kỳ

- Hình thức: sinh viên làm bài thi tự luận - Nội dung: bài thi gồm 2 phần: kiểm tra lý thuyết căn bản (lý thuyết) và ứng dụng căn bản

(thực hành biên tập tin, bài sử dụng cho báo phát thanh) - Tiêu chí đánh giá:

+ Hiểu đúng lý thuyết 4 điểm + Ứng dụng đúng nguyên tắc 4 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 2 điểm

Tổng: 10 điểm

11. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Tuần /buổi

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học Tổng số tiết giảng, hướng

dẫn thực hành

của GV

Giảng lý thuyết

Thực hành tại

lớp/ phòng máy

Làm việc

nhóm (thảo luận,

thuyết trình)

Đi thực tế (tác nghiệp /tham quan/

kiến tập)

Ngoại khóa (mời

khách nói

chuyện chuyên

đề)

Kiểm tra,

đánh giá

Tuần 1/ Buổi 1

Chương 1 5t

Tuần 2/ Buổi 2

Chương 2 2t 3t

Tuần 3/ Buổi 3

Chương 2 (tiếp theo) 2t 3t

Tuần 4/ Buổi 4

Chương 2 (tiếp theo) 2t 3t

Tuần 5/ Buổi 5

Chương 2 (tiếp theo) 5t

Page 9: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

9

Tuần /buổi

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học Tổng số tiết giảng, hướng

dẫn thực hành

của GV

Giảng lý thuyết

Thực hành tại

lớp/ phòng máy

Làm việc

nhóm (thảo luận,

thuyết trình)

Đi thực tế (tác nghiệp /tham quan/

kiến tập)

Ngoại khóa (mời

khách nói

chuyện chuyên

đề)

Kiểm tra,

đánh giá

Tuần 6/ Buổi 6

Chương 2 (tiếp theo) 5t

Tuần 7/ Buổi 7

Chương 2 (tiếp theo) 5t

Tuần 8/ Buổi 8

Chương 3 5t

Tuần 9/ Buổi 9

Chương 3 (tiếp theo) 5t

Tổng số tiết 16t 14t 5t 5t 5t 45t

12. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỤ THỂ

TUẦN 1/ BUỔI 1 – SỐ TIẾT: 5

Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giới thiệu

1 - Giới thiệu mục tiêu học phần - Giới thiệu nội dung học phần - Giới thiệu hình thức tổ chức dạy và học, phương pháp đánh giá - Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo cần đọc - Chia lớp thành các nhóm học tập và các yêu cầu đối với các nhóm.

Giảng lý thuyết

2 Chương 1: Sự hình thành và phát triển của báo phát thanh

Dự lớp và nghe giảng Tóm tắt bài giảng Đọc: Báo phát thanh (chương 1, t.12-50), Lý luận báo phát thanh (chương 1, t.7-31), Phát thanh truyền hình (chương 1, t.10-43), Nghề báo nói (t.6-16)

Page 10: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

10

Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giảng lý thuyết

2 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (chức năng xã hội, ba yếu tố cơ bản, ưu – nhược điểm)

Dự lớp và nghe giảng Tóm tắt bài giảng Đọc: Báo phát thanh (chương 2,3,4, t.51-108) Các thể loại báo chí phát thanh (chương 1, t.7-42) Lý luận báo phát thanh (chương 2, t.32-54), Nghề báo nói (t.17-45)

TUẦN 2/ BUỔI 2 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giảng lý thuyết

2 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Nguyên tắc viết cho phát thanh)

Dự lớp và nghe giảng Đọc: Báo phát thanh (chương 5,6, t.109-150) Lý luận báo phát thanh (chương 3, t.55-78), Nhà báo hiện đại (chương 18, t.400-421), Nghề báo nói (t.46-103)

Thực hành tại lớp

3 Thực hành chuyển một tin bài trên báo viết thành tin bài cho phát thanh GV sửa bài tập, nhận xét

SV chuẩn bị giấy A4 và giấy nháp để làm bài thực hành

TUẦN 3/ BUỔI 3 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giảng lý thuyết

2 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Trình bày văn bản báo phát thanh)

Dự lớp và nghe giảng

Thực hành tại lớp

3 Thực hành trình bày một bản thảo bản tin cho phát thanh viên thể hiện theo đúng quy định GV sửa bài tập, nhận xét

SV chuẩn bị giấy A4 và giấy nháp để làm bài thực hành

Page 11: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

11

TUẦN 4/ BUỔI 4 – SỐ TIẾT: 5

Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giảng lý thuyết

2 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Cấu trúc tin, bài phát thanh)

Dự lớp và nghe giảng

Thực hành tại lớp

3 Thực hành tại lớp: biên tập lại các bản tin GV cung cấp theo cấu trúc hình tháp ngược, hình viên kim cương, hình đồng hồ cát GV sửa bài tập, nhận xét

SV chuẩn bị giấy A4 và giấy nháp để làm bài thực hành

TUẦN 5/ BUỔI 5 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Thực hành tại lớp

5 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Cấu trúc tin, bài phát thanh) (tiếp theo) Thực hành tại lớp: Từ 2 bài phỏng vấn với 2 quan điểm khác nhau về cùng 1 vấn đề mà GV cung cấp, SV chọn lọc chi tiết và viết thành bản tin hoàn chỉnh phát trên sóng phát thanh GV sửa bài tập, nhận xét

SV chuẩn bị giấy A4 và giấy nháp để làm bài thực hành

TUẦN 6/ BUỔI 6 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Ngoại khóa

5 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Phẩm chất nhà báo phát thanh) + Xem DVD về hoạt động nghiệp vụ của một phóng viên phát thanh

Đọc: Báo phát thanh (chương 9, t.197-215), Lý luận báo phát thanh (chương 4, t.78-98), Phát thanh truyền hình (chương 1, t.43-81)

Page 12: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

12

Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

+ Giao lưu với một nhà báo phát thanh giỏi nghiệp vụ

+ nghiên cứu thông tin về khách mời và chuẩn bị trước các câu hỏi giao lưu

TUẦN 7/ BUỔI 7 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Làm việc nhóm

5 Chương 2: Đặc trưng của báo phát thanh (Phẩm chất nhà báo phát thanh) (tiếp theo) SV trình bày và góp ý về các sổ tay nguồn tin GV sửa nhận xét, góp ý điều chỉnh

SV cần giành thời gian đi thực tế, tiếp xúc các nguồn tin để xây dựng một sổ tay nguồn tin (a contact book) cá nhân theo hướng dẫn của giảng viên (để sử dụng cho các bài thực hành sau của loại hình báo phát thanh)

TUẦN 8/ BUỔI 8 – SỐ TIẾT: 5

Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Giảng lý thuyết

5 Chương 3: Các thể loại phát thanh (lý luận chung)

Dự lớp và nghe giảng Đọc: Các thể loại báo chí phát thanh, Lý luận báo phát thanh (phần 2)

TUẦN 9/ BUỔI 9 – SỐ TIẾT: 5 Hình thức tổ chức dạy học

Số tiết

Nội dung bài học Yêu cầu SV chuẩn bị Ghi chú

Làm việc nhóm

5 Chương 3: Các thể loại phát thanh + SV thảo luận tại lớp về bài tập đã làm ở nhà: nhận diện và đánh giá các thể loại phát thanh trong các chương trình được GV cho trước

Họp nhóm, phân công theo dõi và thu thập nội dung các chương trình phát thanh mà GV yêu cầu, thảo luận, nhận xét và làm báo cáo theo nhóm

Page 13: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

13

Tổng thời lượng của toàn bộ học phần là 45 tiết (15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành), được phân bố thành 9 buổi học lý thuyết và thực hành trên lớp.

Page 14: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

14

B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Page 15: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

15

NHẬP MÔN PHÁT THANH

(SỐ TÍN CHỈ: 2)

1. QUI ĐỊNH CHUNG:

1.1. Đánh giá thường xuyên - Kiểm tra sự có mặt, tham gia của sinh viên trong các giờ học (lý thuyết + thực hành) trên

lớp. - Minh chứng tham gia thảo luận, thuyết trình, làm việc nhóm, bài tập cá nhân... 1.2. Đánh giá định kỳ

Hình thức Trọng số Số lượng bài Thời điểm hoàn thành

Bài tập cá nhân 30% 5 Tuần 2, 3, 4, 5, 7 Bài tập nhóm 10% 1 Tuần 9

Thi giữa kỳ 20% 1 Sau tuần 5, trước tuần 6 Thi cuối kỳ 40% 1 Sau tuần 9

2. HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

2.1. Bài tập cá nhân 2.1.1. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá - Mục đích: giúp cho sinh viên nắm vững nguyên tắc và ứng dụng thuần thục kỹ năng thể

hiện tin, bài cho loại hình báo phát thanh - Yêu cầu: Hình thức: sinh viên làm và nộp bài tập thực hành Nội dung: từ các thông tin có sẵn trên báo in (do giảng viên cung cấp), sinh viên ứng

dụng các nguyên tắc đã học để biên tập, trìnhh bày và thể hiện thành các tin, bài phát thanh theo đúng yêu cầu, đặc trưng của loại hình.

- Tiêu chí đánh giá: + Ứng dụng đúng nguyên tắc 5 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 4 điểm + Điểm thưởng (tham gia tích cực, hiệu quả các buổi tranh luận...) 1 điểm

Tổng: 10 điểm 2.1.2. Bài tập - Bài tập 1: Bài tập cá nhân tuần 2 (tương ứng với buổi học 2): ứng dụng các nguyên tắc

viết cho loại hình báo nói, sinh viên biên tập lại các bản tin báo in mà giảng viên cung cấp để sử dụng phù hợp với văn phong loại hình báo phát thanh.

- Bài tập 2: Bài tập cá nhân tuần 3 (tương ứng với buổi học 3): ): ứng dụng các nguyên tắc thể hiện bản thảo của loại hình báo nói, sinh viên biên tập và trình bày lại các bản tin mà giảng viên cung cấp để phù hợp yêu cầu, thuận tiện cho phát thanh viên thể hiện bản tin.

- Bài tập 3: Bài tập cá nhân tuần 4 (tương ứng với buổi học 4): ứng dụng các cấu trúc viết căn bản cho loại hình báo nói, sinh viên biên tập lại các bản tin báo in mà giảng viên cung cấp để sử dụng phù hợp với yêu cầu thể hiện của loại hình báo phát thanh.

Page 16: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

16

- Bài tập 4: Bài tập cá nhân tuần 5 (tương ứng với buổi học 5): từ 2 bài phỏng vấn với 2 quan điểm khác nhau về cùng 1 vấn đề mà giảng viên cung cấp, sinh viên chọn lọc chi tiết và viết thành bản tin hoàn chỉnh phát trên sóng phát thanh

- Bài tập 5: Bài tập cá nhân tuần 7 (tương ứng với buổi học 7): sinh viên trình bày bài tập đã làm ở nhà (được phổ biến khi kết thúc buổi học 6): xây dựng một sổ tay nguồn tin (a contact book) cá nhân theo hướng dẫn của giảng viên (để sử dụng cho các bài thực hành sau của loại hình báo phát thanh). điểm số bài tập cá nhân là trung bình cộng của 5 cột điểm: (bài tập 1) + (bài tập 2) + (bài tập 3) + (bài tập 4) + (bài tập 5). Kết thúc mỗi bài tập, giảng viên đều tổ chức cho sinh viên thảo luận, nhận xét, góp ý và tổ chức đánh giá chéo. Nội dung này quyết định mức điểm thưởng trong các bài tập của sinh viên.

2.2. Bài tập nhóm 2.2.1. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá - Mục đích: rèn luyện sinh viên thói quen đọc và nghiên cứu tài liệu, nắm vững các kiến

thức lý thuyết căn bản và biết phân biệt thể loại cũng như đánh giá chất lượng các chương trình phát thanh, rèn luyện kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm

- Yêu cầu: Hình thức: đại diện nhóm sinh viên thuyết trình và nộp tiểu luận nhóm Nội dung: các nhóm sinh viên bốc thăm chọn chương trình, viết bài luận nhóm nhận

diện và đánh giá các thể loại phát thanh trong các chương trình đó. - Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định đúng thể loại 4 điểm + Nội dung nhận xét 5 điểm + Điểm thưởng (đóng góp tích cực cho kết quả chung của nhóm) 1 điểm

Tổng: 10 điểm 2.2.2. Bài tập - Bài tập nhóm tuần 9 (tương ứng với buổi học 9): cuối buổi học 8, các nhóm sinh viên bốc

thăm chọn một chương trình phát thanh tiêu biểu trên sóng VOV, VOH, kênh phát thanh của PTTH Bình Dương... và phân công sưu tầm, thảo luận, nhận xét và viết bài đánh giá về hiệu quả của chương trình đó. Tại buổi học 9, đại diện các nhóm sinh viên thuyết trình kết quả làm việc nhóm. Các sinh viên khác cùng tranh luận và đánh giá chéo dựa trên các tiêu chí mà giảng viên phổ biến. Giảng viên nhận xét, tổng kết thảo luận và thu lại các tiểu luận nhóm.

2.3. Bài kiểm tra giữa kỳ 2.3.1. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá - Mục đích: kiểm tra kỹ năng của sinh viên trong việc thể hiện thuần thục các tin, bài cho

loại hình báo phát thanh. - Yêu cầu: Hình thức: sinh viên biên tập các bản tin để sử dụng cho phát thanh Nội dung: giảng viên đưa ra các thông tin đã sử dụng báo in, ứng dụng các nguyên tắc

viết tin, bài cho loại hình báo nói, sinh viên biên tập lại các thông tin để sử dụng cho loại hình báo phát thanh.

Page 17: HỒ SƠ HỌC PHẦN - baochi.hcmussh.edu.vnbaochi.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/baochi/HSHL_Nh… · - Điện thoại : 0913.702.535 - E-mail : donghanhvn2006@gmail.com

17

- Tiêu chí đánh giá: + Ứng dụng đúng nguyên tắc 5 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 5 điểm

Tổng: 10 điểm 2.3.2. Bài thi: kết thúc tuần thứ 5, trước khi bắt đầu tuần học thứ 6, sinh viên tham gia làm bài

kiểm tra giữa kỳ: giảng viên đưa ra một số báo in (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng...), sinh viên ứng dụng các nguyên tắc đã học để biên tập lại các thông tin có sẵn trên số báo đó thành các tin, bài cho loại hình báo phát thanh.

2.4. Bài thi cuối kỳ 2.4.1. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá - Mục đích: kiểm tra kiến thức tổng quan của sinh viên về loại hình báo phát thanh cũng

như kỹ năng và mức độ ứng dụng thuần thục trong việc viết tin, bài báo chí phát thanh. - Yêu cầu: Hình thức: sinh viên làm bài thi tự luận Nội dung: bài thi gồm 2 phần: kiểm tra lý thuyết căn bản (lý thuyết) và ứng dụng căn

bản (thực hành biên tập tin, bài sử dụng cho báo phát thanh) - Tiêu chí đánh giá:

+ Hiểu đúng lý thuyết 4 điểm + Ứng dụng đúng nguyên tắc 4 điểm + Diễn đạt (chính tả, văn phong…) 2 điểm

Tổng: 10 điểm 2.4.2. Bài thi: Kết thúc tuần thứ 9 (tương ứng với buổi học 9), sinh viên tham gia làm bài thi

kiểm tra cuối kỳ. Bài thi gồm 2 phần: sinh viên trình bày hiểu biết của mình về một nội dung lý thuyết trong chương trình học (lý thuyết); ứng dụng các nguyên tắc đã học để biên tập lại các tin, bài báo in cho sẵn để sử dụng phù hợp với loại hình báo phát thanh. căn bản (thực hành). Đề thi yêu cầu sinh viên không sử dụng tài liệu khi làm bài.

Trưởng bộ môn

TP. HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2012

Người soạn thảo

Phạm Duy Phúc