26
HC VIN CÔNG NGHBƯU CHÍNH VIN THÔNG --------------------------------------- Vũ Hoàng Linh GII PHÁP CUNG CP DCH VVOIP VÀ NHN TIN TRÊN NN DATA CHO THUÊ BAO MOBIFONE Chuyên ngành: Kthut Vin thông Mã s: 62.52.02.08 TÓM TT LUN VĂN THC SĨ HÀ NI – 2013

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGdlib.ptit.edu.vn/bitstream/123456789/1301/1/Tom tat LV ThS Vu Hoang... · đó, các công nghệ kết nối mạng dữ liệu

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

---------------------------------------

Vũ Hoàng Linh

GIẢI PHÁP CUNG CẤP DỊCH VỤ VOIP VÀ NHẮN TIN

TRÊN NỀN DATA CHO THUÊ BAO MOBIFONE

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông

Mã số: 62.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013

Luận văn được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Phản biện 1: ………………………………………………………

Phản biện 2: ………………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1

MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực thông tin di động, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh

đang tăng lên nhanh chóng. Theo dự đoán của IDC - International Data Corporation, trong năm 2013 sẽ có gần 1 tỷ chiếc smartphone được bán ra trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các công nghệ kết nối mạng dữ liệu không dây tốc độ cao như WiFi hay 3G/LTE ngày càng được triển khai rộng rãi. Vì vậy, việc sử dụng các ứng dụng thoại, nhắn tin miễn phí trên nền data (còn gọi là dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông OTT - Over The Top) trở nên dễ dàng hơn. Người dùng smartphone chỉ cần truy cập các kho ứng dụng, tải ứng dụng, cài đặt và đăng nhập là có thể sử dụng các dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí.

Các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên di động nhanh chóng thu hút số lượng người dùng rất lớn. Ứng dụng Viber đạt 175 triệu người dùng chỉ sau 1 năm ra mắt, ứng dụng LINE có 110 triệu người dùng trên 230 quốc gia chỉ sau 19 tháng ra mắt, Kaokao Talk hiện có 72 triệu người dùng.

Khi các ứng dụng OTT ngày càng trở nên phổ biến, các nhà mạng trên thế giới đã có những biện pháp để đối phó, và giải pháp mà người ta nhắc đến nhiều nhất đó là việc bắt tay giữa các nhà mạng và các nhà phát triển OTT. Tuy nhiên, để việc hợp tác có thể mang lại doanh thu các nhà mạngcần phải tính toán thật chi tiết về chiến lược giá cước cũng như mô hình hợp tác. Tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, các nhà mạng đã bắt đầu bắt tay với các dịch vụ OTT để phát triển và đưa ứng dụng này cung cấp tới khách hàng. Bên cạnh đó cũng có các nhà mạng đã tận dụng thế mạnh riêng của mình trong việc sở hữu hạ tầng và công nghệ trong lĩnh vực thông tin di động để phát triển riêng cho mình một dịch vụ truyền thông hôi tụ (RCS). Hiện nay nhà mạng SK Telecom đã chính thức cung cấp dịch vụ truyền thông hội tụ với nền tảng “Joyn” được tích hợp sẵn trong điện thoại đã đạt được một số thành công nhất định, và đây cũng là xu hướng mới cho các nhà mạng lớn trên toàn cầu áp dụng.

Trong khi việc triển khai một dịch vụ truyền thông hội tụ (RCS) hoàn chỉnh cần thời gian dài và chi phí lớn thì giải pháp cung cấp một dịch vụ OTT bằng cách kết hợp với các mạng OTT hiện tại như KDDI (Nhật Bản) hay Verizon Wireless (Mỹ) đã thực hiện cũng là một sự lựa chọn. Để có một cách nhìn tổng quát hơn về dịch vụ OTT và các giải pháp của các nhà khai thác di động trên thế giới đang và sẽ triển khai để từ đó phân tích lựa chọn giải pháp cho mạng di động MobiFoen là mục đích đặt ra

2

cho đề tài. Giải pháp cấp dịch vụ OTT với chính sách giá cước hợp lý với các tiện ích khác biệt sẽ mang lại nguồn doanh thu nhất định, ngoài ra còn tạo điều kiện để khách hàng được trải nghiệm một dịch vụ OTT của chính nhà mạng và tăng độ hài lòng của thuê bao.

Đề tài với những mục tiêu như vậy được bố cục theo các phần sau: * Chương 1: Tổng quan về công nghệ VoIP và xu hướng phát triển ứng dụng

VoIP trên mạng di động * Chương 2: Các phương thức truyền tải và báo hiệu trong công nghệ VoIP * Chương 3: Phân tích đánh giá việc ứng dụng công nghệ data và VoIP trên

mạng di động. * Chương 4: Giải pháp cung cấp ứng dụng tích hợp gọi và nhắn tin trên nền data

cho thuê bao MobiFone * Chương 5: Kết luận và hướng phát triển của đề tài

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VOIP VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG VOIP TRÊN DI ĐỘNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN

THẾ GIỚI Chương này tập trung giới thiệu tổng quan về công nghệ VoIP mở ra một phương

thức truyền tín hiệu thoại và dữ liệu qua mạng gói sử dụng giao thức Internet. Việc ra đời công nghệ VoIP cho phép các nhà phát triển ứng dụng trên thế giới cũng như trong nướccho ra đời các dịch vụ OTT nhắn tin và thoại rất tiện ích cho khách hàng. 1.1.Tổng quan về công nghệ VoIP

Công nghệ VoIP đã và đang mở ra một viễn cảnh mới trong ngành Viễn thông trên toàn thế giới. Với ưu điểm rất lớn về giá cước, dịch vụ VoIP thực sự đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh doanh bao gồm cả các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ và các nhà tiêu dùng dịch vụ. Việc đưa dịch vụ VoIP vào phục vụ có thể coi là một cuộc cách mạng trong ngành Viễn thông và thực tế đã cho thấy sức cạnh tranh rất lớn của công nghệ này so với công nghệ thoại chuyển mạch kênh truyền thống. Mặc dù mới ra đời và được triển khai chưa lâu, nhưng dịch vụ VoIP đã chiếm một thị phần rất đáng kể trên thị trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng.

3

Điểm cốt lõi để tạo nên các ưu điểm của mạng VoIP đó là khả năng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm băng thông. Đó là do sự kết hợp các đặc tính vốn có của một mạng số liệu gói với các kỹ thuật mã hoá nén số hiện đại. Kĩ thuật này cho phép giảm được đáng kể số bit phải truyền đi, do đó giảm được băng thông truyền dẫn mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ theo yêu cầu.Nói chung VoIP là một hình ảnh mới cho mạng Viễn thông hiện đại.

Nó đang được nghiên cứu, triển khai và đang hứa hẹn rất nhiều triển vọng trong tương lai gần.

Hình 1 Mô hình mạng VoIP

1.2.Tình hình phát triển ứng dụng thoại VoIP, nhắn tin qua ứng dụng trên di động trong nước và trên thế giới

VoIP là một công nghệ thoại được sử dụng phổ biến hiện nay, với kết nối internet qua Wifi, 3G/LTE đang có rất nhiều ứng dụng cho phép người dùng có thể thực hiện các cuộc gọi thoại VoIP chất lượng cao cả miễn phí và có phí trên di động. Các ứng dụng sử dụng công nghệ thoại VoIP như Viber, Skype, Line, … đang được người dùng điện thoại sử dụng rất rộng rãi trên thế giới.

Ứng dụng OTT phát triển phong phú, các ứng dụng này được cài đặt ngay trên điện thoại, sử dụng kết nối data thông qua 3G/Wifi và tương thích với phần lớn các hệ điều hành hiện tại như iOS, Android, Windows Phone, RIM, Symbian … Ngoài phiên bản sử dụng cho điện thoại di động các nhà phát triển còn cung cấp tới người dùng các phiên bản sử dụng trên máy tính.

4

Bảng 1 Một số ứng dụng OTT phổ biến

Ứng dụng Hệ điều hành tương thích Loại contact Phân loại Skype Window, Mac, iOS, Android,

Windows Phone, RIM, Bada, Nokia

ID App to phone App to App

Viber Window, Mac, iOS, Android, Windows Phone, RIM, Bada, Nokia

Số điện thoại App to App

Kakao Talk iOS, Android, Windows Phone, RIM, Bada, Nokia

Số điện thoại App to App

Line Window, Mac, iOS, Android, Windows Phone, RIM,

Số điện thoại App to App

Zalo iOS, Android, Nokia Số điện thoại App to App

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều ứng dụng OTT được cung cấp miễn phí cho người sử dụng, phần lớn đến từ các nhà cung cấp nước ngoài như LINE, Viber, Kakao Talk, WhatsApp, WeChat… Các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển một số ứng dụng OTT như Zalo, Ola, Wala, FPT Chat…

Chương 2

CÁC GIAO THỨC TRUYỀN TẢI VÀ BÁO HIỆU SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ VOIP

Chương này tập trung giới thiệu tổng quan về các giao thức truyền tải và báo hiệu được sử dụng trong công nghệ VoIP. 2.1.Các giao thức truyền tải sử dụng công nghệ VoIP 2.1.1.Giao thức IP: (Internet Protocol - Giao thức Liên mạng) là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói. 2.1.2.Giao thức TCP/IP: (TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng) là giao thức điều khiển truyền thông hướng kết nối và có độ tin cậy cao. 2.1.3.Giao thức UDP: Giao thức truyền vận điều khiển dòng (Stream Control Transmission Protocol hay viết tắt SCTP) là một giao thức truyền thông ở tầng giao vận, có vai trò tương tự giống hai giao thức phổ biến đó là TCP và UDP. Giao thức này cung cấp một số tính năng dịch vụ giống hai giao thức TCP và UDP: đó là một

5

thông điệp định hướng như UDP và đảm bảo tin cậy, trong chuỗi truyền tải các thông điệp với sự điều khiển tắc nghẽn giống TCP. 2.1.4.Giao thức RTP: RTP (Radl Time Protocol) là một giao thức dựa trên giao thức IP tạo ra các hỗ trợ để truyền tải các dữ liệu yêu cầu thời gian thực. 2.1.5.Giao thức RTCP: RTCP (Real-time Transport Control Protocol) là giao thức hỗ trợ cho RTP cung cấp các thông tin phản hồi về chất lượng truyền dữ liệu. 2.2.Giao thức báo hiệu VoIP: 2.2.1.Giao thức báo hiệu H.323: H.323 là chuẩn của ITU quy định về các thiết bị, giao thức và thủ tục để cung cấp các dịch vụ thông tin đa phương tiện thời gian thực trên các mạng chuyển mạch gói, bao gồm cả mạng IP. 2.2.2.Giao thức H.323

Hình 2 Giao thức báo hiệu H.323

2.2.3.Giao thức SIP: SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia).

Chương 3

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DATA VÀ VOIP TRÊN MẠNG DI ĐỘNG

3.1. Hiện trạng sử dụng công nghệ VoIP trên mạng di động Hiện tại Công ty di động ở Việt Nam chưa cung cấp chính thức dịch vụ VoIP nào

cho khách hàng. Các dịch vụ chủ đạo trên nền data đã triển khai trên mạng di động: Dịch vụ GPRS/MMS/WAP Dịch vụ Mobile TV Dịch vụ Fast Connect (Mobile Broadband)

6

3.2.Phân tích đánh giá ưu nhược điểm của các dịch vụ OTT so với dịch vụ tương tự do nhà mạng cung cấp 3.2.1.Ưu nhược điểm của ứng dụng OTT

‐ Ưu điểm của OTT: Các ứng dụng OTT hiện nay hầu hết được cung cấp miễn phí cho khách hàng.

Khách hàng chỉ phải thanh toán cước data cho nhà mạng, hoặc thậm chí dùng miễn phí nếu sử dụng wifi.

Đối với dịch vụ nhắn tin, tốc độ nhắn tin rất nhanh, có khả năng gửi file đính kèm, dung lượng ký tự cao ưu việt hơn hẳn dịch vụ nhắn tin SMS và MMS.

Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản Chất lượng các dịch vụ ngày càng được cải thiện. Ứng dụng được cập nhật liên tục. ‐ Nhược điểm của OTT: Chất lượng cuộc gọi còn kém so với cuộc gọi truyền thống, ngay cả khi sử dụng

trên 3G. Để liên lạc, 2 bên đều phải sử dụng cùng 1 ứng dụng trong khi hiện nay có rất

nhiều ứng dụng OTT đang hoạt động. Tuy nhiên, đây cũng không phải là rào cản lớn vì một người có thể cài đặt nhiều ứng dụng.

Chỉ sử dụng trên smartphone, không sử dụng được đối với các loại điện thoại thông thường

Không gọi được sang cố định. Tuy nhiên với xu hướng hiện nay thì những hạn chế này sẽ có nhiều khả năng

được khắc phục trong thời gian ngắn. ‐ Lợi ích của các nhà phát triển ứng dụng OTT sẽ được lợi gì khi cung cấp miễn

phí đến người sử dụng: Kakao và LINE hiện cung cấp một loạt tiện ích cho người sử dụng như trò

chơi, thiệp điện tử, các biểu tượng cảm xúc… và dựa vào đó kinh doanh các vật phẩm “ăn theo”.

Viber hiện đang cung cấp dịch vụ gọi điện thoại quốc tế với cước phí rẻ nhằm cạnh tranh với Skype.

WhatsApp cho phép người sử dụng sẽ được miễn phí trong năm đầu và đóng phí 0,99 đô la Mỹ/năm cho những năm tiếp theo

7

3.2.2.So sánh với các ứng dụng OTT hiện có với dịch vụ tương tự do nhà mạng triển khai

− Ứng dụng mTalk được đề xuất đáp ứng các tính năng hiện có của các ứng dụng OTT hiện tại, ngoài ra còn có các lợi thế nhất định cụ thê như sau:

+ Cho phép gọi thoại, nhắn tin App-to-App (Viber, Line, Kakao Talk) + Cho phép gọi thoại App-to-Phone (Skype) + Hỗ trợ các tính năng mở rộng liên kết với mạng xã hội: Liên kết nhanh đến ứng

dụng mail trên điện thoại, share link tải, đồng bộ danh bạ, cập nhật avatar … + Miễn phí cước data, chất lượng cuộc gọi không giới hạn bởi kết nối data

Bảng 2 Bảng so sánh dịch vụ tương tự và các ứng dụng OTT khác

Tiêu chí Dịch vụ tương tư do nhà mạng cung cấp Viber, Line, Kakao…

Gọi App-to-App Có Có Gọi App-to-Phone Có Có (Skype)

Nhắn tin Không cho phép nhắn tin theo nhóm, không hỗ trợ emotion

Cho phép nhắn tin theo nhóm, hỗ trợ emotion

Truy cập danh bạ Có Có Mời sử dụng qua SMS, Mail, FaceBook Có Có

Đồng bộ danh bạ, avatar với Google, FaceBook Có Có

Cước dữ liệu Miễn phí Tính cước dữ liệu

Chất lượng cuộc gọi Không giới hạn tốc độ Giới hạn tốc độ theo gói cước internet của người dùng

3.3.Kết luận Chương 3 đã đánh giá ưu nhược điểm các dịch vụ OTT, cũng như mức độ ảnh

hưởng các dịch vụ OTT đối với doanh thu đối với các nhà mạng. Chương này đã phân tích và đánh giá so sánh các ứng dụng OTT và dịch vụ tương tự do nhà mạng cung cấp qua đó đưa ra kết luận về những lợi ích của dịch vụ do nhà mạng cung cấp mạng lại như sau:

− Chất lượng dịch vụ thoại ổn định hơn − Đảm bảo tính bảo mật thông tin các nhân cho khách hàng tốt hơn. − Có thể tích hợp truyền thông dịch vụ khác

8

− Chăm sóc khách hàng tốt hơn Vì những ưu điểm đó trong chương 4 tôi xin đưa ra giải pháp để thay thế cho các

ứng dụng OTT được triển khai trên mạng mobiFone.

Chương 4 GIẢI PHÁP CUNG CẤP ỨNG DỤNG TÍCH HỢP GỌI VÀ NHẮN TIN

TRÊN NỀN DATA CHO THUÊ BAO MOBIFONE Trong chương này tôi xin đưa ra một giải pháp nghiên cứu xây dựng ứng

dụng cho phép khách hàng cài đặt trên điện thoại và thực hiện các cuộc gọi thoại VoIP, nhắn tin SMS trên nền data (ứng dụng mTalk) Để sử dụng được dịch vụ điện thoại của người dùng cần có kết nối dữ liệu (GPRS, 3G, WiFi…). 4.1.Phần mềm gọi và nhắn tin trên nền data 4.1.1.Giải pháp thiết kế

− Đảm bảo tính đúng đắn, chặt chẽ và logic trong hoạt động của ứng dụng: + Hoạt động đúng với quy trình được đề ra khi thiết kế. + Đảm bảo hoạt động chính xác với các dữ liệu nhận được từ Server và từ người

dùng. + Khi nhận được dữ liệu không phù hợp, cần có cơ chế xử lý để lấy lại dữ liệu

đúng. + Trong trường hợp xảy ra lỗi, cần ghi nhận và kiểm soát được lỗi xảy ra. − Client được thiết kế dưới dạng mô đun hóa, đảm bảo tính mở và dễ phát triển: + Dễ dàng bổ sung, loại bỏ các tính năng trên ứng mà không cần phải thay đổi

cấu trúc ứng dụng cũng như hệ thống. + Dễ dàng tùy biến giao diện trên ứng dụng thông qua các thao tác tại phía máy

chủ và tự động cập nhật cho ứng dụng. + Tự động kiểm tra phiên bản mới và thông báo cập nhật phiên bản mới. − Bảo mật thông tin trao đổi giữa ứng dụng và máy chủ: + Các thông tin trao đổi giữa ứng dụng và máy chủ cần phải được bảo mật. + Nén dữ liệu gửi cho hệ thống và giải nén dữ liệu từ hệ thống gửi xuống. − Độ tiện dụng: + Ứng dụng phải được thiết kế đảm bảo dễ cài đặt, thao tác và sử dụng. − Tốc độ xử lý + Ứng dụng phải được thiết kế, tối ưu để đảm bảo tốc độ xử lý.

9

4.1.2.Tính năng ứng dụng − Có khả năng gọi thoại giữa các người dùng cùng cài ứng dụng − Có khả năng thực hiện cuộc gọi VoIP tới các số điện thoại, cố định nội và

ngoại mạng − Có khả năng gửi và nhận tin nhắn. − Hỗ trợ tính năng liên kết mở và soạn mail tới ứng dụng email trên điện thoại. − Hỗ trợ kiểm tra trạng thái đăng nhập (online) hay đăng xuất (offline) của các

contact trong danh bạ. − Cho phép nhận biết trong danh bạ những contact nào có sử dụng ứng dụng. − Hỗ trợ đồng bộ danh bạ, avatar với Google, FaceBook − Cho phép người dùng cập nhật trạng thái trên trang riêng ngay trên ứng dụng

(bao gồm text và hình ảnh) − Hỗ trợ ghi lịch sử cuộc gọi. − Có khả năng giao tiếp với hệ thống file của thiết bị đầu cuối, truyền file ảnh

giữa − Thực hiện lưu trữ dữ liệu download vào bộ nhớ trong hoặc ngoài của đầu cuối. − Đọc/ghi danh bạ của thiết bị đầu cuối. − Hỗ trợ tính năng nhắn tin giới thiệu ứng dụng cho thuê bao bạn bè, người thân

quan mail, SMS, FaceBook. − Hỗ trợ đối với các màn hình cảm ứng. − Client phải cung cấp các nội dung phù hợp với từng loại thiết bị đầu cuối sử

dụng các hệ điều hành di động hiện tại như Android, iOS. 4.1.3.Xây dựng giao diện

− Giao diện phải được thiết kế phù hợp với kích thước màn hình của từng loại thiết bị đầu cuối.

− Giao diện hiển thị nội dung đẹp mắt, thu hút người dùng, hỗ trợ nhiều loại nội dung như văn bản có format, có màu sắc, bảng biểu, hình ảnh,…

− Giao diện tất cả các mục cần được thiết kế động, có thể dễ dàng thay đổi từ trên hệ thống và tự động cập nhật lên Client. 4.1.4.Các dòng máy hỗ trợ

Xây dựng phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho các dòng máy chạy hệ điều hành Symbian, Android, BlackBerry, IOS; cũng như J2ME cài trên các điện thoại phổ thông

10

4.2.Cấu trúc và kết nối hệ thống backend 4.2.1.Giải pháp thiết kế hệ thống

Hệ thống phải được thiết kế đảm bảo các yếu tố sau: − Thiết kế mở, mô đun hóa. − Thiết kế thành nhiều lớp: Lớp kết nối, lớp ứng dụng, lớp cơ cở dữ liệu,.. − Đảm bảo tính ổn định và an toàn trong quá trình hoạt động: Các mô đun phải

được thiết kế cho cơ chế phân tải, dự phòng backup cho nhau. − Khả năng chịu tải và khắc phục lỗi cao. − Dễ dàng mở rộng dung lượng, năng lực của hệ thống mà không phá vỡ kết cấu

của toàn bộ hệ thống cũng như gián đoạn dịch vụ. − Dễ dàng vận hành khai thác. − Quản trị viên có thể sử dụng nhiều phương thức tính cước khác nhau giữa các

dịch vụ hoặc trong chính cùng một dịch vụ. − Các dịch vụ cần được cập nhật liên tục, dễ dàng thay đổi trên server mà không

cần thay đổi client. 4.2.2.Cấu trúc thống

Kiến trúc phần mềm − Giao diện kết nối. − Xử lý chức năng. − Khối hệ điều hành di động: Giao tiếp với thiết bị cầm tay chạy các hệ điều

hành Symbian, Android, BlackBerry, IOS; cũng như J2ME cài trên các điện thoại phổ thông.

Hình 3 Cấu trúc phần mềm

11

Sơ đồ cấu trúc hệ thống theo chức năng các khối

Hình 4 Cấu trúc kết hệ thống

Về mặt chức năng, hệ thống Mtalk được chia thành 03 lớp bao gồm Các phần mềm máy khách, các phân hệ dịch vụ và thiết bị máy chủ :

Các phần mềm máy khách: Xây dựng các mô đun phục vụ riêng cho từng dòng máy. Hiện tại hệ thống hỗ trợ hai phiên bản hệ điều hành là iOS và Android, các phiên bản khác như Symbian, WindowPhone… được hỗ trợ trong pha sau.

Các phân hệ dịch vụ: Được chia thành các phân hệ con bao gồm: Phân hệ báo hiệu, phân hệ thoại và phân hệ quản trị đảm nhiệm các chức năng như sau.

− Phân hệ báo hiệu: Thực hiện các chức năng bao gồm việc thiết lập cuộc gọi, trung chuyển cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi, âm báo, … Phân hệ này hoạt động theo giao thức SIP.

− Phân hệ thoại: Thực hiện nhiệm vụ trung chuyển dữ liệu thoại hai chiều sau khi cuộc gọi được thiết lập.

− Phân hệ quản trị: Thực thi các chức năng sau: + Quy định mô hình sử dụng dịch vụ: Đăng ký/Hủy đăng ký dịch vụ MTalk; Xác

thực người dùng; + Kết nối tới các hệ thống ngoài (tính cước, CSKH...) − Giám sát và vận hành: Cung cấp các ứng dụng giao tiếp quản trị hỗ trợ kỹ

thuật viên có thể giám sát và vận hành các máy chủ dịch vụ. Các thiết bị phần cứng: Thiết bị phần cứng (máy chủ) được chia thành 06 nhóm

phân theo chức năng cụ thể như sau:

12

− Máy chủ SIP Proxy: Xử lý các chức năng thuộc về phân hệ báo hiệu. − Máy chủ SIP Media: Cụm máy chủ có chức năng xử lý báo hiệu và xử lý thoại − Máy chủ Massaging: Cụm máy chủ xử lý các chức năng liên quan đến dịch vụ

gửi tin nhắn trên ứng dụng của khách hàng, các chức năng này thuộc về hai phân hệ báo hiệu và phân hệ thoại.

− Máy chỉ Database: Lưu trữ toàn bộ dữ liệu hoạt động của hệ thống, bao gồm các dữ liệu liên quan đến phân hệ báo hiệu, phân hệ quản trị.

− Máy chỉ ứng dụng mTalk: + Thực hiện các chức năng liên quan đến đăng ký/hủy thuê bao, gửi SMS + Kết nối đến các hệ thống Core VMS. + Hỗ trợ giao diện quản trị hệ thống. Cơ chế trao đổi thông tin Hệ thống dịch vụ MTalk hoạt động dựa trên nền tảng giao thức SIP với một cơ sở

dữ liệu tập trung. Cơ sở dữ liệu được dùng chung bởi SIP Proxy và các SIP Media Server. Thông tin được lưu trữ bao gồm:

− Thông tin tài khoản người dùng (phục vụ đăng nhập dịch vụ) + Nhận dạng người dùng (theo tiêu chuẩn của giao thức SIP) + Thời hạn sử dụng dịch vụ − Thông tin hoạt động (trạng thái người dùng, trạng thái cuộc gọi, …) − Các thiết lập tùy chọn của hệ thống cũng như của người dùng Các cơ chế trao đổi thông tin của hệ thống MTalk bao gồm 2 loại: − Các cơ chế trao đổi thông tin theo chuẩn SIP: Là giao thức điều khiển báo hiệu,

giao thức này đã được định nghĩa trong RFC 3261, RFC 3265, RFC 3903. − Các cơ chế giám sát và quản trị (monitoring and provisioning) được thực hiện

qua việc tích hợp với các hệ thống nội bộ VMS. + Đăng ký dịch vụ qua SMS + Cơ chế mua gói thuê bao + Cơ chế mời bạn bè − Các cơ chế khác bao gồm giám sát, truy xuất cấu hình, hiệu chỉnh cấu hình:

Các cơ chế này chỉ được thực hiện giữa MTalk Application server với 1 thành phần khác (DB/SIP servers) thông qua giao diện gọi hàm hoặc SQL.

Một số flow trao đổi thông tin cơ bản được mô tả như dưới đây

13

Hình 5 Cơ chế đăng ký dịch vụ MTalk qua tin nhắn SMS

Mô tả: 1. Người dùng thực hiện gửi thông tin đăng ký ngay trong ứng dụng 2. SMPPGW tiếp nhận thông tin đăng ký và gửi đến mTalk App server qua giao

thức smpp3.4 3. mTalk App server tiếp nhận và xử lý tạo tài khoản sau đấy trả thông tin phản

hồi về cho người dùng.

Hình 6 Cơ chế mua gói thuê bao

14

Mô tả: 1. Người dùng thực hiện đăng ký gói thuê bao 2. mTalk app server tiếp nhận thông tin và thực hiện kiểm tra cơ sở dữ liệu 3. Trong trường hợp thuê bao chưa đăng ký gói, hệ thống sẽ gửi lệnh trừ cước

sang CPS 4. Tương ứng với thông tin trừ cước trả về từ CPS (thành công hay không thành

công) hệ thống trả tin nhắn thông báo về cho khách hàng, đồng thời lưu vào dữ liệu thuê bao (cho trường hợp trừ cước thành công)

Quản lý thiết bị đầu cuối − Có chức năng nhận dạng tự động thiết bị đầu cuối qua trường user agent − Khi người dùng truy cập trang tải ứng dụng, hệ thống tự động lựa chọn phần

mềm ứng dụng phù hợp với chủng loại thiết bị đầu cuối sử dụng để khách hàng tải và cài đặt

Tương tác Client - Server − Client tương tác với server để thực hiện các tính năng dịch vụ, bao gồm: nhắn

tin, gọi điện, mời bạn bè tham gia, giới thiệu liên kết tới FaceBook. Quá trình tương tác gồm 2 bước:

+ Đăng nhập: * Trong trường hợp sử dụng 3G, client đăng nhập bằng cách gửi bản tin http

request tới server mTalk. Gói tin http GET được chèn thêm trường MSISDN chứa thông tin về số thuê bao. Server đọc trường này để xác thực thuê bao.

* Trong trường hợp sử dụng Wifi, client thực hiện yêu cầu đăng nhập vào hệ thống, do không được xác thực qua trường MSISDN trong header của các gói tin http nên sau thời gian t0 không nhận được phản hồi từ server, ứng dụng sẽ thực hiện gửi SMS đến hệ thống để xác thực, nội dung MO SMS có chứa thông tin về ID của phiên truy cập của ứng dụng vào hệ thống trước đó.

+ Trong trường hợp khách hàng sử dụng qua Wifi, ứng dụng hỗ trợ xác nhận thông tin, đăng ký dịch vụ qua SMS ngay trên ứng dụng

+ Sử dụng dịch vụ: client mở phiên TCP với tới server để sử dụng dịch vụ. + Sau khi đăng nhập, ứng dụng giữ phiên kết nối và luôn cập nhật trạng thái tới

server ứng dụng của hệ thống mTalk. Dựa vào các thông tin này, hệ thống cho phép người dùng có thể cập nhật được trạng thái đăng nhập (online) hay đăng xuất (offline) của bạn bè trong danh bạ.

15

Ser ver Mạng xã

hội

Mạng core MobiFone

Hình 7 Tương tác client – server

Client mTalkGW

MobiFone

Truy cập1

Add Prefix theo cú pháp gọi VoIP

Thuê bao mạng ngoài

Thực hiện cuộc gọi VoIP ngoại mạng

VoIP GWMạng ngoài

Kết nối qua METRONET

Thiết lập cuộc gọi thông thường

Nhấc máyThực hiện đàm thoại

Ngắt cuộc gọi

Giải phóng kênhNgắt kết nối

2

34

5

6

VoIP GWVTI

Hình 10 Flow thực hiện VoIP tới sô điện thoại ngoại mạng (Quốc tế)

1. Khách hàng lựa chọn thực hiện một cuộc gọi VoIP tới số cố định ngoại mạng, client thực hiện add prefix theo quy định của cuộc gọi VoIP.

2. Hệ thống mTalk thực hiện thiết lập một cuộc gọi chuyển mạch kênh với prefix tương ứng cho cuộc gọi VoIP quốc tế tới GW của MobiFone

3. Cuộc gọi chuyển mạch kênh với prefix tương ứng sẽ được định tuyến đến tổng đài VoIP GW của VTI. Lưu lượng của cuộc gọi chuyển mạch kênh sẽ được biến đổi thành các gói tin IP và định tuyến đến tổng đài VoIP GW của mạng ngoài (đi quốc tế)

4. VoIP GW mạng ngoại thực hiện thiết lập cuộc gọi tới số thuê bao ngoại mạng

16

5. Điện thoại ngoại mạng nhấc máy, hai bên thực hiện đàm thoại. 6. Quá trình giải phóng cuộc gọi cuộc gọi sau khi điện thoại mạng ngoài ngắt

cuộc gọi 4.2.3.Kết nối hệ thống

Sơ đồ kết nối, IP hệ thống

Hình 8 Mô hình kết nối hệ thống

Tích hợp hệ thống Kết nối hệ thống VoIP GW

− mTalk Kết nối với hệ thống GW của MobiFone hỗ trợ định tuyến các cuộc gọi

thoại VoIP App-to-Phone tới các số thuê bao trong nước và quốc tế qua tổng đài VoIP GW của VTI/VTN

17

Kết nối hệ thống SMPPGW

Hình 9 Sơ đồ kết nối SMPPGW

− mTalk Kết nối với hệ thống SMPPGW để nhận/gửi SMS từ/tới khách hàng. − Giao thức sử dụng: SMPP v3.4 − Mục đích : Nhận SMS đăng ký dịch vụ, gửi SMS thông báo tới khách hàng. Kết nối VAS Gate Hệ thống mTalk kết nối đến hệ thống VAS Gate để đồng bộ trạng thái cắt/hủy

thuê bao và trạng thái dịch vụ.. Mô hình kết nối như sau:

Hình 10 Sơ đồ kết nối mTalk và VAS Gate

Bảng 3 Thông số kết nối giữa mTalk và VAS Gate

Ip Nguồn Port IP Đích Ghi chú

mTalk 21 VAS Gate

(10.54.47.20) Đồng bộ offline dịch vụ mTalk và VAS Gate

mTalk 80 VAS Gate

(10.54.47.25) Đồng bộ online dịch vụ mTalk vào VAS Gate

VAS Gate (10.151.22.208)

8080 mTalk Đồng bộ dịch vụ mTalk vào trang đăng ký/hủy tập trung

18

Kết nối với hệ thống LBS và xác định tọa độ qua GPS

Hình 11 Mô hình kết nối hệ thống mTalk với hệ thống LBS

Kết nối với hệ thống CSKH tập trung Nhằm phục vụ việc chăm sóc khách hàng được thuận tiện, hệ thống backend cần

xây dựng form login cho trang CSKH đáp ứng yêu cầu sau: Tích hợp với các mạng xã hội − Hệ thống mTalk tích hợp với API của mạng xã hội Facebook, Twitter,

Google+ để giới thiệu, chia sẻ ứng dụng với bạn bè. − Khi khách hàng thực hiện chia sẻ ứng dụng với bạn bè qua client, hệ thống

mTalk sẽ sử dụng API của mạng xã hội để post nội dung lên trang mạng xã hội của người dùng, qua đó bạn bè sẽ biết và tải ứng dụng qua link chia sẻ. Tính năng này giúp việc phổ biến ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Xác thực người dùng Có 2 giải pháp để xác thực người dùng: qua SMS hoặc qua đọc thông tin

MSISDN trong HTTP header. Với giải pháp xác thực qua SMS, khi đăng ký hệ thống mTalk gửi về máy

khách hàng SMS chứa thông tin về user và mật khẩu. Trong các lần đăng nhập sau, khách hàng sẽ sử dụng user và mật khẩu này. Hệ thống có thể thiết lập mặc định user là số MSISDN của khách hàng.

Với giải pháp xác thực qua đọc thông tin MSISDN trong HTTP header: Để triển khai tính năng xác thực MSISDN, hệ thống GGSN cần khai báo truyển tham số MSISDN vào HTTP header cho các gói tin từ client gửi qua mạng data. Khi bật ứng dụng, client kết nối đến server qua mạng data. Server mTalk sẽ đọc trường MSISDN trong HTTP header của bản tin gửi từ client và xác thực được kết nối là từ thuê bao nào. Một phiên đăng ký gói cước trực tiếp trên ứng dụng được thực hiện theo flow dưới đây:

19

1. Khách hàng truy cập ứng dụng, ứng dụng gửi API tới hệ thống yêu cầu đăng

nhập 2. Flexi truyền số MSISDN vào header của các gói tin http 3. Hệ thống kiểm tra số thuê bao MSISDN được flexi truyền vào trong header

bản tin http. Nếu thuê bao chưa đăng ký gói thuê bao, hệ thống trả thông tin yêu cầu đăng ký gói trên ứng dụng.

4. Khách hàng thực hiện đăng ký, ứng dụng gửi API đăng ký tới hệ thống mTalk 5. Hệ thống mTalk bắt số thuê bao khách hàng trong gói tin http và gửi lệnh trừ

tiền tới Charging Proxy thực hiện trừ tiền khách hàng tương ứng với gói cước đăng ký.

6. Khi trừ cước thành công, mTalk tạo và lưu dữ liệu thuê bao và trả thông tin cho phép ứng dụng truy cập và sử dụng các tính năng hệ thống.

7. Phiên kết nối giữa ứng dụng và hệ thống được thực hiện trong suốt thời gian sau đây.

− Một phiên đăng ký gói cước trực tiếp trên ứng dụng trong trường hợp khách hàng sử dụng Wifi được thực hiện theo flow dưới đây:

1. Khách hàng truy cập ứng dụng. Ứng dụng gửi yêu cầu đăng nhập hệ thống, các gói tin http không có số MSISDN trong phần header.

20

2. Sau khoảng thời gian t0 không nhận được phần hồi từ hệ thống, ứng dụng thực hiện gửi SMS tới hệ thống qua SMS, nội dung MO có chưa thông tin về ID của phiên truy cập mà ứng dụng đã thiết lập với server trước đó.

3. Hệ thống mTalk kiểm tra trạng thái đăng ký dịch vụ của số thuê bao và yêu cầu đăng ký gói.

4. Tin nhắn đăng ký dịch vụ được gửi ngay trên ứng dụng. 5. Hệ thống mTalk gửi lệnh trừ tiền tương ứng với gói cước được đăng ký tới

Charging Proxy 6. Khi trừ cước thành công, mTalk tạo và lưu dữ liệu thuê bao và trả thông tin

cho phép ứng dụng truy cập và sử dụng các tính năng hệ thống. 7. Phiên kết nối giữa ứng dụng và hệ thống được thực hiện trong suốt thời gian

sau đây

4.5.Phương án kinh doanh dịch vụ 4.5.1.Đối tượng và điều kiện sử dụng ứng dụng

Đối tượng sử dụng − Là thuê bao di động trả trước hoặc trả sau đang hoạt động hai chiều thuộc mạng

MobiFone. Điều kiện sử dụng

21

− Thuê bao phải đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet của MobiFone và đang ở trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G.

− Thuê bao chỉ cần trang bị điện thoại có hỗ trợ EDGE/3G và tương thích với các nền tảng IOS, Android,...

Cách thức sử dụng Để sử dụng ứng dụng, người dùng thực hiện các bước như sau: − Bước 1: Tải ứng dụng và cài đặt vào điện thoại Có 2 cách tải ứng dụng : + Qua WAP/WEB: mTalk.vn, bấm nút Tải ứng dụng, đăng ký ứng dụng + Qua SMS: Soạn [MT] gửi 9xxx. Hệ thống gửi 01 bản tin có chứa đường link

để tải ứng dụng − Bước 2: Sử dụng ứng dụng + Khởi động ứng dụng trên điện thoại, sau khi cài đặt thành công. + Đăng ký gói cước dịch vụ trực tiếp trên ứng dụng + Truy cập sử dụng các tính năng trên ứng dụng Lưu ý: Để sử dụng được đầy đủ tính năng dịch vụ, điện thoại của người dùng cần

được cho phép ứng dụng truy cập và sử dụng danh bạ. Hai thuê bao liên lạc với nhau đề phải cài đặt ứng dụng mTalk trên điện thoại là đăng ký gói dịch vụ.

4.5.2.Kịch bản kinh doanh Cước dịch vụ = Cước thuê bao + cước nạp ví ảo (cước nạp ví ảo sẽ được cung cấp trong pha sau)

Bảng 4 Bảng thông tin gói cước STT Loại cước Mức cước ( đã bao gồm VAT)

1 Cước tải ứng dụng Miễn phí 2 Cước thuê bao 15.000đ/30 ngày

3 SMS gửi link mời tham gia Theo quy định hiện hành của

Công ty về cước SMS. 4 Cước SMS tới 9xxx Miễn phí

5 Cước data phát sinh khi sử dụng dịch vụ

Miễn phí

6 Nạp ví ảo (sẽ được cung cấp trong pha sau)

5.000, 10.000, 20.0000, 50.000 đ

22

4.6.Đánh giá kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của hệ thống 4.6.1.Tiềm năng

− Dịch vụ mTalk trên di động của MobiFone có nhiều lợi thế hơn các ứng dụng OTT khác đang được sử dụng trên thị trường Việt Nam:

+ Miễn phí cước data, không bị giới hạn về băng thông và lưu lượng sử dụng. + Tích hợp khả năng tính cước online linh hoạt thông qua kết nối với

Charging Proxy. + Chưa có nhà mạng nào hợp tác với bên cung cấp ứng dụng OTT cũng như

cung cấp dịch vụ riêng. − Tạo sự khác biệt giữa MobiFone với các nhà cung cấp dịch vụ di động khác

trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ OTT đến khách hàng, ngăn chặn thất thoát doanh thu của các dịch vụ thoại, sms truyền thống do khách hàng sử dụng các ứng dụng OTT miễn phí.

− Việc đưa dịch vụ mTalk vào cung cấp sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng, thu hút và giữ chân các thuê bao

− Qua ứng dụng mTalk quảng bá, giới thiệu các dịch vụ khác của MobiFone, khẳng định thương hiệu và là nhà mạng tiên phong triển khai và cung cấp ứng dụng.

− Trong pha 1 triển khai dịch vụ mTalk đáp ứng tất cả các tính năng cơ bản về gọi và nhắn tin mà các ứng dụng khác đang cung cấp trên thị trường.

− Khác hàng sử dụng dịch vụ sẽ hưởng một số lợi ích nhất định, cụ thể như sau: + Thuận tiên hơn trong kết nối bạn bè, người thân, cung cấp đầy đủ các tính năng

như các ứng dụng OTT khác trên thị trường + Hài lòng với dịch vụ mới với chính sách cước hợp lý + Thêm nhiều ưu đãi khác khi sử dụng như: nhắn tin SMS miễn phí, miễn phí

cước data 4.6.2.Khả năng áp dụng

− Sản phẩm ứng dụng hướng tới lớp khách hàng trẻ và năng động có sử dụng Smartphone là phân lớp khách hàng tiềm năng trong tương lai.

− Hiện nay, dự kiến ý tưởng sẽ phát triển thành sản phẩm phần mềm ứng dụng với tên gọi là mTalk. mTalk cho phép khác hàng cài đặt ứng dụng trên các đầu cuối sử dụng hệ điều hành iOS, Android và thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí trên nền data.

− Hệ thống mTalk sau khi hoàn thành sẽ đưa vào cung cấp chính thức đến khách hàng là thuê bao MobiFone với các gói cước linh hoạt.

23

− Việc triển khai và cung cấp ứng dụng gọi thoại và nhắn tin trên nền data cho thuê bao MobiFone sẽ cung cấp tới khách hàng một trải nghiệm mới, góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của MobiFone. 4.6.3.Dự kiến doanh thu, sản lượng

− Việc cung cấp ứng dụng sẽ được khách hàng đón nhận, với mức cước 15.000 đồng/tháng và mỗi thuê bao chi tiêu cho cước thoại VoIP trong một tháng là 40.000 đồng/tháng, sản lượng thuê bao và doanh thu dự kiến của dịch vụ như sau:

Bảng 1. Thuê bao và doanh thu dự kiến Bảng 5 Thuê bao và doanh thu dự kiến

STT Tháng Số thuê bao Doanh thu thuê bao

Doanh thu VoIP

Tổng

1 Tháng thứ 1 70.000 1.050 2.800 3.8502 Tháng thứ 2 83.300 1.249 3.331 4.5803 Tháng thứ 3 99.127 1.487 3.965 5.4524 Tháng thứ 4 117.961 1.770 4.720 6.4905 Tháng thứ 5 140.374 2.106 5.616 7.7226 Tháng thứ 6 167.045 2.506 6.683 9.1897 Tháng thứ 7 198.783 2.981 7.949 10.9308 Tháng thứ 8 236.552 3.548 9.461 13.0099 Tháng thứ 9 281.497 4.222 11.259 15.481

10 Tháng thứ 10 334.981 5.025 13.400 18.42511 Tháng thứ 11 398.628 5.980 15.947 21.92712 Tháng thứ 12 474.367 7.115 18.973 26.088

Hình 12 Biểu đồ doanh thu thuê bao dự kiến dịch vụ mTalk

24

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

5.1.Hướng phát triển của đề tài

Hệ thống mTalk dự kiến triển khai và cung cấp đến khách hàng MobiFone nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp trên nền data góp phần ngăn chặn sụt giảm doanh thu do các ứng dụng OTT miễn phí gây ra. Nhóm thực hiện đề tài sẽ tiếp tục phát triển và tập trung vào các hướng cơ bản sau:

− Bổ sung tính năng nhắn tin có emotion. − Phát triển tính năng gọi có hình. − Phát triển game mini cung cấp ngay trên ứng dụng. − Xây dựng và tích hợp giải pháp thương mại điện tử vào ứng dụng. − Tiếp tục phát triển phần mềm ứng dụng cho các dòng máy có trên thị trường. − Tích hợp khả năng quảng cáo trên ứng dụng.

5.2.Kết luận Nhiệm vụ của đề tài nhằm xây dựng hệ thống và ứng dụng cung cấp dịch vụ thoại,

nhắn tin trên nền data cho thuê bao MobiFone. Đề tài đã bám sát đề cương: − Tổng quan và xu hướng của …. − Nghiên cứu, xây dựng giao diện và các chức của phần mềm ứng dụng client. − Nghiên cứu và xây dựng hệ thống backend. − Xây dựng phương án kinh doanh dịch vụ − Định hướng và khả năng áp dụng. − Đề tài đã hoàn thành xây dựng, tích hợp hệ thống mTalk cho phép người dùng

thực hiện gọi điện và nhắn tin miễn phí trên nền data, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng MobiFone. Hệ thống trong thời gian cung cấp hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ.