237
Học Viện Thần Học Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẦN HỌC Đề tài : CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI LÀ HÌNH MẪU LÝ TƯỞNG CHO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU Sinh viên thực hiện: Fm. Giuse Marchandu Phạm Văn Thăng O. Cist Cộng đoàn Châu Sơn – Nho Quan Giáo sư hướng dẫn: Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh O. Cist

Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

Học Viện Thần HọcHội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam

LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP THẦN HỌC

Đề tài :

CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI LÀ HÌNH MẪU LÝ TƯỞNG

CHO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU

Sinh viên thực hiện:

Fm. Giuse Marchandu Phạm Văn Thăng O. Cist

Cộng đoàn Châu Sơn – Nho Quan

Giáo sư hướng dẫn:

Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh O. Cist

Niên Khoá 2014 – 2018

Page 2: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

2

Lời Tri ÂnTrong tâm tình “Uống ước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, con xin nói lên

tấm lòng biết ơn:

Trước tiên con xin tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh đã ban cho con rất nhiều ơn lành trong những năm tháng qua để con hoàn thành chương trình học thần học cách tốt đẹp.

Thứ đến, con xin hết lòng tri ân đến Cha Viện trưởng Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào, quí cha, quí thầy và anh em trong Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan, đã dày công dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ giáo cho con từ khi con chập chững bước vào đời đan tu. Nhất là đã tạo điều kiện cho con có cơ hội học hỏi, khám phá về chân lý đức tin và giá trị đời tận hiến trong chương trình thần học, để con xác tín hơn trong đời sống đan tu và dấn thân phục vụ.

Tiếp đến, con xin tri ân đến quí Cha trong Ban Giám Đốc của Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn và đồng hành với chúng con như những người cha, người anh để chúng con yên tâm học hành trong thời gian ở học viện.

Đặc biệt con hết lòng tri ân cha Phó giám đốc Vinh Sơn Liêm - Nguyễn Hồng Thanh, là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ con trong suốt thời gian con làm bài luận văn này. Nhờ công lao đồng hành và chỉ dạy của Cha mà con đã hoàn thành khoá học và bài luận văn này cách tốt đẹp.

Con cũng xin tri ân quí Cha Giáo, Thầy Giáo, Soeur Giáo, đã tận tình truyền dạy không chỉ kiến thức mà còn những kinh nghiệm thiêng liêng, những kỹ năng của cuộc sống và cả tinh thần nhiệt tâm tông đồ cũng như đời sống chiêm niệm cho con cách riêng và cho học viện nói chung.

Cách riêng, trong tình huynh đệ, em xin cảm ơn tất cả quí anh em trong khoá học, đặc biệt các anh em cùng lớp, đã chân thành góp ý, giúp đỡ và khích lệ em trong những năm tháng học cùng nhau. Nhờ đó, em mới có được thành quả ngày hôm nay.

Cuối cùng, con xin tri ân Bố Mẹ; Bố Mẹ đỡ đầu; các vị ân nhân, là những người đã sinh thành dưỡng dục con, đã cưu mang con; cùng với tất cả anh chị em trong gia đình nội ngoại xa gần; các bạn là những người đã tận tình giúp đỡ con về nhiều mặt, đặc biệt là luôn đồng hành với con trong những lời cầu nguyện.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ, giàu lòng thương xót trả công bội hậu cho Quí Cha, Quí Giáo Sư, Quí Thầy, Bố Mẹ, Anh Chị Em cùng tất cả bạn bè, luôn được bình an, tràn đầy niềm vui và ân sủng của Chúa Phục Sinh.

Con xin hết lòng tri ân!

Châu Sơn Đơn Dương, ngày 25 tháng 3 năm 2018M. Marchandu Phạm Văn Thăng O.cist

Page 3: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

3

Nhận Xét Của Giáo Sư Hướng Dẫn

Nhìn vào thực trạng của xã hội hiện đại hôm nay, đời sống thánh hiến nói chung và đan tu nói riêng đang phải đương đầu với những thách đố, và những cuộc khủng hoảng trong nếp sống cộng đoàn. Vậy đâu là những đặc tính căn bản làm nền tảng để khôi phục đời sống cộng đoàn? Làm sao để xây dựng và thăng tiến một cộng đoàn thánh hiến nói chung và cộng đoàn đan tu nói riêng? Phải xây dựng và phát triển cộng đoàn đan tu theo kiểu mẫu nào để thích ứng với xã hội Việt Nam tục hóa và vô thần này?

Từ những vấn nạn trên, ta thấy được đề tài “Cộng đoàn tín hữu tiên khởi là hình mẫu lý tưởng cho đời sống cộng đoàn đan tu” của sinh viên rất thực tế và có giá trị. Vì qua đề tài nghiên cứu này, có thể tìm ra những lời giải đáp cho những vấn nạn liên quan đến đời sống các cộng đoàn thánh hiến nói chung và cộng đoàn đan tu nói riêng.

Tiểu luận của sinh viên có liên quan đến bốn lãnh vực: Kinh thánh, thần học, tu đức và đan tu. Nội dung chính bàn về đời sống cộng đoàn thánh hiến nói chung và cộng đoàn đan tu nói riêng. Nền tảng của đời sống cộng đoàn được khởi nguồn từ kiểu mẫu của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi.

Bài nghiên cứu của sinh viên khá dài và sâu rộng. Sinh viên đã triển khai các khía cạnh khác nhau về đời sống cộng đoàn: từ nền tảng lý thuyết cho đến thực tế; từ thời cộng đoàn Giáo hội sơ khai đến thời các linh phụ đan tu, rồi đến hiện trạng của các cộng đoàn thánh hiến hôm nay.

Trong phần nội dung, sinh viên đã trình bày các yếu tố thiết yếu và đặc nét riêng của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, ở chương 1 & 2. Từ đó, qua các chương kế tiếp (chương 3 & 4), sinh viên rút ra những đặc tính căn bản làm nền tảng để xây dựng và thăng tiến cộng đoàn thánh hiến nói chung và cộng đoàn đan tu nói riêng. Ở chương cuối, sinh viên đưa ra những nhận định xác thực về đời sống cộng đoàn thánh hiến trong bối cảnh cụ thể của xã hội thời hiện đại. Phần mở và kết sinh viên viết khá hay.

Nhìn chung, sinh viên đã hoàn tất đề tài nghiên cứu đúng theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu và biên soạn, với nội dung rất sâu sắc. Do đó, luận văn của sinh viên có giá trị làm tài liệu nghiên cứu và học hỏi. Hy vọng rằng, những đóng góp của sinh viên sẽ hữu ích cho mọi kitô hữu, nhất là cho những ai đang dấn thân trong đời sống thánh hiến, đặc biệt là cho các cộng đoàn đan tu chiêm niệm Xitô hôm nay.

Châu Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2018

Điểm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

Page 4: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

Mục lục

MỞ ĐẦU......................................................................................................................61. Lý do chọn đề tài................................................................................................62. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................................73. Giới hạn đề tài....................................................................................................84. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................85. Bố cục của đề tài.................................................................................................9

Chương 1...................................................................................................................11

BỐI CẢNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI.............................................111. Hoàn cảnh lịch sử.............................................................................................11

1.1. Nguồn gốc khai sinh Giáo hội....................................................................111.2. Giáo hội sau biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh.............................................13

2. Thành phần của Cộng đoàn............................................................................153. Mục đích chung của cộng đoàn: chứng nhân Tin Mừng phục sinh............17

Chương 2...................................................................................................................21

NHỮNG ĐẶC NÉT..................................................................................................21

CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI.................................211. Nghe các Tông đồ rao giảng............................................................................21

1.1. Lắng nghe lời các Tông Đồ rao giảng.......................................................211.2. Thinh lặng..................................................................................................23

2. Hiệp thông với nhau.........................................................................................252.1. Nguy cơ chín người mười ý........................................................................252.2. Mô hình lý tưởng mười người một ý...........................................................26

3. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh.......................................................................293.1. Hiệp thông với nhau...................................................................................293.2. Hiệp thông với Chúa..................................................................................32

4. Chuyên cần cầu nguyện...................................................................................344.1. Đồng tâm nhất trí.......................................................................................354.2. Cần mẫn kiên trì.........................................................................................36

5. Đóng góp tài sản chung....................................................................................38

Chương 3...................................................................................................................41

XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU THEO MẪU HÌNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI..................................................................................41

1. Lắng nghe các bậc bề trên...............................................................................411.1. Vâng phục...................................................................................................411.2. Thinh lặng..................................................................................................45

2. Sống hiệp thông tình huynh đệ.......................................................................482.1 Lắng nghe....................................................................................................492.2 Đón nhận.....................................................................................................51

3. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh.......................................................................553.1. Tham dự thánh lễ........................................................................................553.2. Bí tích Thánh Thể.......................................................................................56

4. Đời sống cầu nguyện........................................................................................594.1. Các giờ kinh phụng vụ................................................................................59

Page 5: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

4.2. Cầu nguyện.................................................................................................615. Đóng góp tinh thần vật chất cho cộng đoàn..................................................65

Chương 4...................................................................................................................69

ĐỂ SỐNG THĂNG TIẾN HƠN MỖI NGÀY TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU.....................................................................................69

1. Tương Quan Trong Cộng Đoàn......................................................................691.1. Gặp gỡ, giao lưu, trao đổi..........................................................................691.2. Dấn thân, hy sinh, phục vụ.........................................................................741.3. Trung tín, trân trọng, lễ phép.....................................................................77

2. Trách Nhiệm Với Cộng Đoàn.........................................................................802.1. Kiến tạo sự hiệp nhất..................................................................................802.2. Lao động.....................................................................................................832.3. Dấn thân xây dựng cộng đoàn với ý thức trách nhiệm..............................87

3. Các Nhân Đức Cần Thiết Trong Đời Sống Cộng Đoàn................................913.1. Hiền lành và khiêm nhường.......................................................................913.2. Chân thật, yêu thương, bác ái....................................................................943.3. Quảng đại, tha thứ......................................................................................973.4. Hòa nhịp với mọi sinh hoạt của cộng đoàn..............................................100

Chương 5.................................................................................................................104

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH........................................................................................1041. Về cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi..................................................................104

1.1. Tích cực....................................................................................................1041.2. Tiêu cực....................................................................................................106

2. Về cộng đoàn đan tu hôm nay.......................................................................1072.1. Tích cực....................................................................................................1072.1. Tiêu cực....................................................................................................109

KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................112

THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO........................................................................118

Page 6: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,

Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1).

Lời của vịnh gia trên đây nói lên tình cảm yêu thương giữa con người với nhau, đặc

biệt là giữa những người có chung niềm tin, chung lý tưởng. Sống ở trên đời, chắc chắn bất

cứ ai cũng muốn có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc; nhưng cuộc sống ấy không tự nhiên

mà có, đặc biệt là đời sống chung. Muốn có cuộc sống an vui, hạnh phúc, đòi hỏi mỗi

người phải tích cực xây dựng, vun đắp tương quan tốt đẹp với những người có liên hệ. Một

gia đình, một tập thể hay một cộng đoàn không có tương quan tốt với nhau, chắc chắn sẽ

không có hạnh phúc. Do đó, xây dựng tương quan tốt đẹp là một trong những yếu tố thiết

yếu tạo nên cuộc sống hạnh phúc. Trong một gia đình, mọi thành viên sống thuận hoà với

nhau, đó là gia đình hạnh phúc. Đối với bạn hữu, tương quan có tốt thì mới có tình cảm bền

vững. Ngoài xã hội, dù chỉ là quan hệ xã giao hay tương tác làm ăn thì cũng cần tạo niềm

tin cho nhau mới có thể gắn bó với nhau lâu dài. Cũng một lẽ như thế, người sống đời

thánh hiến, sống chung với nhau trong một cộng đoàn lại càng cần xây dựng mối tương

quan tốt đẹp với nhau hơn. Bởi lẽ, trong cộng đoàn đó, không phải là những người để biết

nhau, hay được tìm hiểu về nhau từ trước, càng không được chọn lựa nhau để sống chung;

mà ở đó là tổng hợp những con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau, với tính cách

khác nhau, văn hoá, phong tục tập quán cũng khác nhau, hoàn cảnh gia đình lại càng

không như nhau,… Nói chung là mỗi người mang theo mình một “background” riêng,

chẳng ai giống ai.

Tuy nhiên, khi đã cùng chung lý tưởng, cùng một mục đích là thánh hiến cho Chúa,

từ những con người với nhiều nét riêng biệt như thế lại có thể trở nên như anh em một nhà,

gắn bó, yêu thương và giúp nhau vượt qua mọi khó khăn. Để có thể vượt qua những rào

cản khác biệt đó không phải là điều dễ dàng, nó cần có sự thanh tẩy của thời gian, cần sự

cố gắng của mỗi cá nhân, và cần thiết hơn cả là ơn trợ lực từ Thiên Chúa.

Bản thân người viết cũng được sống trong đời sống cộng đoàn một thời gian không

phải là quá dài, nhưng cũng đủ để có thể cảm nghiệm về đời sống ấy. Chính vì vậy, người

viết thao thức làm thế nào để đời sống cộng đoàn ngày một tốt đẹp hơn.

Đời sống cộng đoàn nghe qua có vẻ quen thuộc, thậm chí là “nhàm chán” với người

sống đời thánh hiến, nhưng nó không bao giờ là chủ đề lạc hậu, mà ngược lại còn là một

vấn đề luôn mang tính thời sự trong mọi giai đoạn.

Page 7: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

Theo lời cha Jean Vanier, đời sống cộng đoàn là một sự mạo hiểm. Điều đó được

cha khám phá ra không phải từ sách vở, nhưng qua cuộc sống thường ngày, qua những

thiếu sót, những chướng ngại, những thất bại của bản thân, qua ơn Thiên Chúa soi sáng

và sự trợ giúp của anh chị em trong cộng đoàn, qua những thời khắc hiệp nhất, căng

thẳng và đau khổ.1 Thực tế cho thấy, có quá nhiều sự khác biệt giữa các thành viên

trong cộng đoàn, thế nên để có thể sống cùng nhau không chỉ một vài khoảnh khắc

ngắn ngủi mà là sống cùng nhau cho đến cuối cuộc đời thì quả là điều vô cùng khó

khăn. Vậy, làm thế nào để có thể vượt qua những khó khăn ấy? Làm thế nào để cộng

đoàn được sống trong sự hiệp nhất? Câu trả lời có thể tìm thấy nơi tinh thần của cộng

đoàn tiên khởi trong sách Công vụ Tông đồ (xc. Cv 2, 42 - 47; 4, 32 - 35). Riêng bản

thân người viết cảm nhận rằng việc học hỏi tinh thần của các tín hữu tiên khởi là một

trong những phương thế hữu hiệu cho đời sống cộng đoàn.

Cộng đoàn các tín hữu thủa ban đầu tuy có nhiều thành phần khác nhau, nhưng các

ngài đã gầy dựng nên một đời sống cộng đoàn thật tuyệt vời khi lấy Chúa làm trung tâm,

tất cả đều đồng tâm nhất trí và chuyên cần cầu nguyện, để mọi sự làm của chung. Các tín

hữu tiên khởi yêu thương, hiệp nhất với nhau, và thời đó người ta đã dùng cụm từ “đạo yêu

thương” để dành tặng các ngài!

Một nếp sống cộng đoàn tốt đẹp như thế thật đáng để các tu sĩ hôm nay dõi theo và

tiếp bước. Đặc biệt là nếp sống đan tu không ra ngoài phục vụ, nhưng ngày ngày cùng

nhau cầu nguyện, lao động, học tập, làm việc đạo đức… trong đan viện thì tinh thần hiệp

thông ấy càng được chăm chút nhiều hơn cho các đan sĩ.

Vì những lý do đó, đề tài CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI LÀ HÌNH MẪU

LÝ TƯỞNG CHO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU được người viết “thai nghén” và

hôm nay đã “chào đời”!

Bất kỳ hành động nào cũng mang một mục đích nào đó, và khi người viết dành thời

gian, dùng tâm huyết để nghiên cứu đề tài này cũng có một mục đích nhất định. Vậy mục

đích của đề tài là gì?

2. Mục đích nghiên cứu đề tàiMục đích của đề tài này là phân tích sâu hơn những đặc tính của đời sống các tín hữu

tiên khởi, để giúp củng cố đời sống cộng đoàn đan tu ngày hôm nay.

1 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St. Paul Publications- Sydney 1979, tr. 9.

Page 8: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

Qua các đặc tính của cộng đoàn tín hữu tiên khởi như: chuyên cần nghe các Tông đồ

giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện

không ngừng; người viết được chiêm ngắm hình ảnh của một cộng đoàn lý tưởng, nơi đó,

tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Các ngài đem bán đất

đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Các thành viên trong cộng đoàn

luôn đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Tất cả cùng ca tụng Thiên

Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những

người được cứu độ (xc. Cv 2, 42- 46).

Khi ngược dòng thời gian, dõi nhìn vào đời sống các bậc tiền nhân như vậy, trước

tiên là giúp cho bản thân người viết có thêm động lực để tích cực cộng tác, tạo nên đời

sống hiệp thông huynh đệ cộng đoàn, là hành trang cho bản thân bước tiếp trên con đường

thánh hiến đan tu một cách xác tín hơn. Thứ đến, người viết cũng ước mong sao qua đề tài

này, các cộng đoàn đan tu có thể bắt chước để sống theo những đặc tính của cộng đoàn

Giáo hội sơ khai, giúp cho đời sống cộng đoàn đan tu ngày hôm nay thêm tình hiệp thông

huynh đệ, đậm tình yêu thương anh em.

3. Giới hạn đề tàiNói về đề tài cộng đoàn, thiết nghĩ đó là chủ đề rộng lớn, đa dạng, phức tạp, nan

giải và rất thời sự. Mỗi chủ đề về cộng đoàn có thể khai triển nhiều khía cạnh khác

nhau; hướng giải quyết cũng rất phong phú, đa dạng. Có lẽ không bút giấy nào có thể

diễn tả trọn vẹn đầy đủ mọi mặt, muôn hướng của đời sống cộng đoàn. Thế nên, trong

bài viết này, người viết xin giới hạn chủ đề trong khuôn khổ những nét đặc trưng nổi

bật nơi đời sống cộng đoàn của các tín hữu tiên khởi có ảnh hưởng, gần gũi với đời

sống đan tu tại Việt Nam.

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứuĐề tài được trình bày bằng phương pháp nghiên cứu Thánh Kinh, cách riêng về đời

sống cộng đoàn của tín hữu tiên khởi; tiếp đến là tổng hợp các nguồn tài liệu của các tác

giả có kinh nghiệm về đời sống cộng đoàn, các văn kiện của Giáo hội về đời sống thánh

hiến; cuối cùng là bằng những hiểu biết, trải nghiệm cá nhân của người viết về đời sống

huynh đệ cộng đoàn thánh hiến. Từ đó, người viết rút ra những nét độc đáo và những đặc

tính của đời sống cộng đoàn. Dựa vào những đặc tính của đời sống cộng đoàn tín hữu tiên

khởi, người viết muốn đề nghị một hình thức xây dựng cộng đoàn đan tu ngày hôm nay, và

bổ sung thêm các nhân đức thiết yếu, hầu giúp cho cộng đoàn ngày một thăng tiến hơn.

Page 9: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

5. Bố cục của đề tàiNgoài phần mở đầu và kết luận, người viết khai triển đề tài này với năm chương.

Chương thứ nhất: Bối cảnh cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Chương này giới thiệu qua về nguồn gốc khai sinh Giáo hội, đôi nét về hoàn cảnh

hình thành cộng đoàn tín hữu tiên khởi, qua đó ta biết được cộng đoàn tín hữu gồm rất

nhiều thành phần, không chỉ có người Do thái, mà còn có những kiều bào ở các nước khác

hồi hương, và dân đến từ các vùng miền khác nhau, tạo nên một cộng đoàn tín hữu đa sắc

thái. Mặc dù có nhiều thành phần khác nhau, nhưng các tín hữu lại có chung một mục đích

là chứng nhân cho Tin mừng Phục sinh. Vậy để cho cộng đoàn có chung một mục đích,

một ý hướng thì cần những điều kiện gì? Chương hai sẽ nêu lên những điều kiện cụ thể để

trả lời cho câu hỏi ấy.

Chương hai: Những đặc nét của đời sống cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Ở chương này trình bày những đặc nét cụ thể của đời sống cộng đoàn tín hữu tiên

khởi. Những đặc nét đó là: các tín hữu lắng nghe các Tông đồ giáo huấn và giảng dạy; họ

hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, siêng năng tham dự các hoạt động về phụng vụ

“Lễ Bẻ Bánh”, chuyên cần cầu nguyện hàng ngày và đóng góp tài sản để xây dựng cộng

đoàn ngày một lớn mạnh hơn. Chính những đặc nét này đã giúp cho cộng đoàn ngày một

thêm đông và gắn bó yêu thương nhau, tạo nên một cộng đoàn hiệp nhất huynh đệ.

Chương ba: Xây dựng cộng đoàn đan tu theo mẫu hình cộng đoàn tín hữu tiên khởi.

Chương thứ ba này sẽ trình bày về những yếu tố thiết yếu để xây dựng đời sống cộng

đoàn đan tu ngày hôm nay, dựa vào những đặc nét của đời sống cộng đoàn tín hữu tiên

khởi. Để cộng đoàn cùng đồng tâm nhất trí thì cần phải lắng nghe các bậc bề trên, luôn ý

thức xây dựng tình hiệp nhất huynh đệ, siêng năng tham dự các phận vụ về đời sống thiêng

liêng như tham dự đầy đủ thánh lễ, giờ kinh phụng vụ, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, các

việc đạo đức cá nhân và đóng góp tinh thần vật chất cho cộng đoàn bằng sự nhiệt tâm

trong việc xây dựng cho cộng đoàn.

Chương bốn: Để sống thăng tiến hơn mỗi ngày trong cộng đoàn đan tu.

Chương này sẽ nhấn mạnh hơn các yếu tố cần thiết cho đời sống cộng đoàn, đó là:

các mối tương quan trong cộng đoàn phải có sự gặp gỡ, giao lưu, trao đổi để hiểu, thông

cảm và đón nhận nhau dễ dàng hơn. Hiểu nhau để có thể dấn thân, hy sinh mà phục vụ cho

cộng đoàn, cho tình huynh đệ chân thành. Để được như vậy, mỗi người cần phải biết trân

trọng nhau, biết kính trên nhường dưới thì tình hiệp nhất mới có thể tăng triển mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong cộng đoàn cũng phải có trách nhiệm xây dựng cộng

đoàn bằng lao động chân tay cũng như trí óc với tinh thần trách nhiệm cao.

Page 10: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

10

Cuối cùng, sống trong cộng đoàn thánh hiến, đặc biệt là đời sống đan tu chiêm niệm

cần có các nhân đức thiết yếu để sống tình huynh đệ như hiền lành, khiêm nhường, chân

thành, bác ái, yêu thương, luôn biết quảng đại đón nhận mọi người và hài hoà với mọi sinh

hoạt của cộng đoàn.

Chương 5: Một vài nhận định.

Từ những phần trình bày về đời sống cộng đoàn các tín hữu tiên khởi cho đến những

điều thiết yếu xây dựng đời sống đan tu ở các chương trước, người viết sẽ rút ra một vài

nhận định về những điểm tích cực cũng như những điểm tiêu cực của đời sống cộng đoàn,

để nhận ra đâu là những điểm son cần phát triển và đâu là những điểm yếu cần khắc phục

cần tránh trong đời sống cộng đoàn.

Page 11: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

11

Chương 1

BỐI CẢNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI

Trong chương này, chúng ta cùng tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của Giáo hội thời sơ

khai để biết được Giáo hội được khai sinh từ đâu, trong cộng đoàn gồm những thành phần

nào và mục đích của cộng đoàn là gì?

1. Hoàn cảnh lịch sử

1.1. Nguồn gốc khai sinh Giáo hộiMầu nhiệm Giáo hội thánh thiện được biểu lộ trong chính việc thành lập. Thực thế,

Chúa Giêsu đã khai sinh Giáo hội bằng việc rao giảng Phúc Âm rằng Nước Thiên Chúa đã

đến như đã hứa trong Thánh Kinh từ ngàn xưa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa

đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” (Mc 1, 15; xc. Mt 4, 17). Nước này

chiếu sáng trước mặt mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Chúa Kitô. Lời

Chúa ví như hạt giống gieo trong ruộng (xc. Mc 4, 14): ai tin nghe lời Chúa và gia nhập

đàn chiên nhỏ của Chúa Kitô (xc. Lc 12, 32), thì đã đón nhận chính Nước Ngài; rồi tự sức

mình, hạt giống nẩy mầm và lớn lên cho đến mùa gặt (xc. Mc 4, 26 - 29). Các phép lạ của

Chúa Giêsu cũng chứng minh rằng Nước Ngài đã đến thế gian: “Còn nếu tôi dùng ngón

tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Lc 11,

20; xc. Mt 12, 28). Nhưng trước tiên, Nước ấy biểu lộ trong chính con người Chúa Kitô,

Con Thiên Chúa và Con loài người, Ðấng đã đến “không phải để được người ta phục vụ,

nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45).2

Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, có ba biến cố khai sinh Giáo hội. Biến cố thứ

nhất là trong bữa tiệc ly của Đức Giêsu với các Tông đồ trước lúc Ngài chịu tử nạn, là một

thời điểm quan trọng trong quá trình sáng lập Giáo hội. Nhà chú giải A. Feuillet viết: “Như

nhiều nhà chú giải thường nhận xét, thiết tưởng phải nhận là trong bữa tiệc ly có một biến

cố gì khác hơn là việc đơn thuần thiết lập một bí tích; chính vì thế, trong dịp này Đức

Giêsu đã khai sinh một tôn giáo mới và đã thành lập Giáo hội”. Lý do là vì, tại đó, Đức

Giêsu đã lập một giao ước mới, một chức tư tế mới và một bữa tiệc cánh chung.3

Biến cố thứ hai ở trên đồi Can - vê, nhiều nhà Thánh kinh cho rằng: Sau khi trao phó

cho Đức Maria nhiệm vụ làm Mẹ chúng ta (xc. Ga 19, 27), và sau khi Đức Maria nhận

nhiệm vụ ấy, Đức Giêsu liền sinh hạ chúng ta từ trái tim bị đâm thâu. Nói rõ hơn, khi

2 Xc. Công đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, số 5.3 Xc. Filipe Gomez, SJ, Giáo Hội Học - Thần học tín lý, lưu hành nội bộ, 2017, tr.101- 102.

Page 12: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

12

người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Đức Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra (xc. Ga

19, 34). Theo nhiều Giáo phụ, nước tượng trưng cho phép rửa, còn máu tượng trưng cho

phép Thánh Thể. Mà phép Rửa và phép Thánh Thể tượng trưng cho Giáo hội, là bà Eva

mới được làm thành từ cạnh sườn Đức Giêsu là Adam mới.4 Hiến chế Phụng vụ thánh cho

biết: “Từ cạnh sườn của Chúa Kitô đang trong giấc ngủ trên Thập Giá, đã phát sinh nhiệm

tích kỳ diệu là Giáo hội”.5 Trong sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo cũng khẳng định:

“Sự khởi đầu và tăng trưởng của Hội thánh được đánh dấu bằng việc máu và nước trào ra

từ cạnh sườn rộng mở của Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá. Chính từ cạnh sườn của

Đức Kitô yên nghỉ trên thập giá đã phát sinh bí tích kỳ diệu là toàn thể Hội thánh. Như bà

Eva được tạo ra từ cạnh sườn của ông Adam, thì cũng vậy, Hội thánh được sinh từ trái tim

bị đâm thâu của Đức Kitô chết trên thập giá”.6

Biến cố thứ ba, có thể nói sau cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, đến ngày lễ

Ngũ Tuần thì cộng đoàn các tín hữu đầu tiên bắt đầu hình thành, khởi đi từ các Tông đồ và

những người phụ nữ theo Chúa trong những lần Chúa đi rao giảng. Hiến chế Tín lý về

Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng ý định của Chúa Cha thành tựu trọn vẹn khi

Thánh Thần đến; vì thế, sau biến cố Hiện xuống mới có thể nói được là Giáo hội phổ quát

xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và

Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, khi Thần Khí được đổ tràn trên nhóm Tông đồ, thì Giáo hội

đã lãnh nhận sứ mạng rao truyền và thiết lập Nước của Đức Kitô và của Thiên Chúa trong

mọi dân tộc.7 Trong Hiến chế Phụng vụ thánh cũng khẳng định: “Chính trong ngày lễ Ngũ

Tuần, ngày Giáo Hội xuất hiện trước thế giới, “những người suy phục lời giảng” của

thánh Phêrô, “đều được Thánh tẩy”. Họ “kiên vững trong giáo huấn của các Tông đồ,

hiệp thông trong nghi lễ bẻ bánh và trong lời cầu nguyện… luôn ngợi khen Thiên Chúa và

được toàn dân quý mến” (Cv 2, 4 - 42.47). Kể từ đấy, Giáo hội không bao giờ bỏ việc

cùng nhau quy tụ để cử hành mầu nhiệm Phục sinh: bằng việc đọc “tất cả những lời Sách

Thánh liên quan đến Người” (Lc 24, 27), bằng việc cử hành Lễ Tạ Ơn trong đó hiện tại

hoá “sự vinh thắng và khải hoàn nhờ cái chết của Người”, đồng thời “cảm tạ Thiên Chúa

về hồng ân khôn tả” (2 Cr 9, 15) trong Chúa Giêsu Kitô, “để ca tụng vinh quang của

Người” (Ep 1, 12) nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần”.8

4 Xc. Lm Hoàng Đắc Ánh, tiến sĩ Kinh Thánh, Thần Học Về Đức Maria, Nxb Tôn Giáo, 2007, tr. 38- 39.5 Công đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium, số 5.6 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Nxb

Tôn Giáo, 2012, số 766.7 Xc. Công đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, số 5- 6.8 Công đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium, số 6.

Page 13: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

13

1.2. Giáo hội sau biến cố Chúa Giêsu Phục SinhThần học coi ngày phục sinh như là ngày Giáo hội hình thành. Thật ra, Giáo hội là

thân thể của Đức Kitô Phục sinh. Khi làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại, Chúa Cha “đã

tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không

những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả

dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể

Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 19 - 23).

Và dù Ngài là “trưởng tử mọi tạo vật” nhưng Ngài là đầu của Hội Thánh với tính cách là

trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại (xc. Cl 1, 1 - 20).9

Theo quan điểm lịch sử, lịch sử Giáo Hội bắt đầu khoảng năm 30 tại Giêrusalem

vào ngày lễ Ngũ Tuần của người Do thái (kỷ niệm giao ước Sinai). Nhóm mười hai

loan báo cho đồng bào Do thái ở khắp nơi về một Tin mừng. Các vị nói về Đức Giêsu,

sứ giả của Thiên Chúa tuy bị đóng đinh nhưng vẫn đang sống, Ngài đã phục sinh. Ngài

chính là Đấng Messia, là Đấng Cứu Thế mà dân Do thái qua bao thế hệ hằng mong đợi:

“Xin toàn thể nhà Israel hãy biết cho rằng: Thiên Chúa đã đặt làm Chúa, làm Messia,

Đức Giêsu mà các người đã đóng đinh kia” (Cv 2, 36). Qua lời loan báo Tin mừng đó

(Kerygma), các Tông đồ tự khẳng định tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu, Đấng sáng lập

Giáo hội. Được đầy tràn Thánh Thần, những ngư phủ nhút nhát bỗng nói năng trôi

chảy. Các vị như thấy một dân tộc mới đang nảy sinh; “Lời hứa được ban cho anh em

và con cái anh em cùng mọi kẻ ở phương xa và cho hết mọi người” (Cv 2, 39). Phêrô

mạnh dạn lên tiếng trước đám đông đang nghĩ ông say rượu. Ông tuyên xưng niềm tin

vào đức Giêsu – Messia và kêu gọi hoán cải (Metanoia): “Anh em hãy hối cải và mỗi

người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được tha thứ và anh em sẽ

được lãnh ơn Thánh Thần” (Cv 2, 38). Ngày hôm đó, khoảng ba ngàn người xin chịu

thanh tẩy, Hội thánh được khai sinh.10 Với giới hạn của đề tài, chúng ta chỉ dừng lại nơi

biến cố ngày lễ ngũ tuần trong sách Công vụ Tông đồ.

Theo Tin mừng Gioan, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với ông Phêrô và các môn đệ ở

biển hồ Tiberia. Ngài chuẩn bị bữa sáng và cùng ăn với họ. Sau khi ăn, Ngài hỏi Phêrô ba

lần xem Phêrô có yêu Ngài không. Rồi Ngài kết thúc với lời mời gọi: “Hãy theo Thầy”

(Ga 21, 15 - 19). Lần này, bối cảnh sau phục sinh, mệnh lệnh đến từ Đấng đã chịu đau khổ,

9 Xc. Filipe Gomez, SJ, Giáo Hội Học - Thần học tín lý, lưu hành nội bộ, 2017, tr. 107.10 Xc. Lm. Px. Đào Trung Hiệu OP, Cuộc Lữ Hành Đức Tin, Tập 1, Giáo hội thời Thượng Cổ và Trung Cổ,

Ấn bản 2015, tr. 5-6. Hoặc, Jean Daniélou và D. Henri Marrou, Tân Lịch Sử Giáo Hội, Cuốn 1, Từ nguồn gốc đến Thánh Gregorio Cả, chuyển ngữ Lm. Phạm Phúc Khánh, Lm. Mai Đức Vinh, Lm. Trần Định, 2002. tr. 52- 56.

Page 14: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

14

đã chết và đã sống lại. Lời kêu gọi này được đáp trả bằng tiếng “Xin vâng” mới, một lời

đáp trả được thanh luyện bằng thử thách và được thực hiện trong một nhận thức đầy kinh

nghiệm với ý nghĩa và những yêu sách của việc theo Chúa Kitô. Chúa Kitô tái quy tụ các

môn đệ thành một cộng đoàn mới. Cũng theo Tin mừng Gioan, chính khi tái hợp, cộng

đoàn nhận được Chúa Thánh Thần: Chúa Kitô “thổi hơi vào các ông và nói: Anh em hãy

nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22).

Thánh Luca thì tường thuật sự kiện này trong sách Công vụ Tông đồ: “Khi đến ngày

lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như

tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những

hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn

đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban

cho” (Cv 2, 1- 4). Vào lễ Ngũ Tuần, một cộng đoàn mới được sinh ra. Cộng đoàn

Giêrusalem là “cộng đoàn mới” vì nguồn sự sống của cộng đoàn là Chúa Thánh Thần,

Đấng trước đó chưa được ban: “Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào

Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa

được tôn vinh” (Ga 7, 39), nhưng vào lễ Ngũ Tuần đã được Chúa Kitô Phục Sinh thông

truyền. Cộng Đoàn Giêrusalem được kêu gọi sống trong sự mới mẻ của Thánh Thần.11

Sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên, các môn đệ trở về nhà, trong sách Công vụ Tông

đồ cho biết: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần

Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu

trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê,

Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simon thuộc nhóm Quá Khích, và

Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện

cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức

Giêsu” (Cv 1, 12 - 14). Lúc này, các Tông đồ họp nhau lại để đề cử người thay thế ông

Giuda Itcariot - kẻ phản bội; kết quả cuối cùng là ông Matthia đã trúng thăm và được kể

thêm vào số mười một Tông đồ: “Họ đề cử hai người: ông Giô-xếp, biệt danh là Ba-sa-ba,

cũng gọi là Giút-tô, và ông Mátthia. Họ cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, chính Chúa thấu

suốt lòng mọi người; giữa hai người này, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai để nhận chỗ trong

sứ vụ Tông đồ, chỗ Giuđa đã bỏ để đi về nơi dành cho y. "Họ rút thăm, thăm trúng ông

Matthia: ông được kể thêm vào số mười một Tông đồ” (Cv 1, 23 - 26). Và từ đây cộng

đoàn đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ và cầu nguyện ca tụng Chúa.

11 Xc. Lm. Samuel H.Canilang, CMF Linh Đạo Hiệp Thông - Một Hướng Dẫn Để Sống Đời Sống Cộng Đoàn Cho Tu Sĩ, Nxb Claretian, Philippines, 2004, chuyển ngữ Lm. Benado Duệ, Phước Sơn, tr. 29-30.

Page 15: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

15

Một điều chúng ta cần lưu tâm đó là Giêrusalem chính là thủ đô tôn giáo và chính trị

của Do thái. Kế hoạch cứu độ đã được hoàn thành tại đây nhờ cuộc tử nạn và Phục sinh của

Chúa Kitô. Như vậy, cho phép ta kết luận rằng cộng đoàn tín hữu tại Giêrusalem hình

thành là do kế hoạch lâu đời của Thiên Chúa.12 Và cộng đoàn có tồn tại được là nhờ sự

nâng đỡ của Chúa Thánh Thần.13

Trong bối cảnh thời đầu của Giáo hội sơ khai đó, có rất nhiều những khó khăn cả

về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Vì cha ông ta có câu: “Vạn sự khởi đầu

nan”, khởi đầu công việc gì cũng sẽ có những khó khăn. Nhưng, đây là một cộng đoàn

đức tin, có Chúa Giêsu hiện diện và có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, nên mọi khó khăn

sẽ vượt qua, nếu mỗi thành viên trong cộng đoàn đó có niềm xác tín. Ở đây người viết

chỉ hướng về những điều tích cực nhiều hơn, để từ đó xây dựng một cộng đoàn thánh

hiến tốt hơn, lý tưởng hơn.

2. Thành phần của Cộng đoànCác thành phần của Hội Thánh sơ khai gồm những ai?

Cộng đoàn Hội thánh sơ khai gồm nhiều thành phần có nguồn gốc văn hóa và tôn

giáo khác biệt: Do thái tại Giêrusalem, những người Galilê đi theo Đức Giêsu, những

người Do thái kiều theo văn hoá Hy lạp đã hồi hương, sống tại Giêrusalem, những Do

thái kiều về dự lễ rồi hội nhập Hội thánh sơ khai (xc. Cv 2, 5)…Thành phần đa tạp,

không chọn nhau để mà sống. Sở dĩ các thành phần khác biệt có thể sống chung với

nhau được là vì các tín hữu có cùng một đức tin, mọi người đều là môn đệ Đức Kitô,

Đấng đã dạy cho họ biết yêu thương nhau. Do đó, các tín hữu thi thố tình thương đối

với nhau. Chính trong bầu khí thân ái đó mà thánh Luca đã kết luận: “Họ được toàn dân

mến phục và cộng đoàn ngày càng thêm đông” (Cv 2, 47).14

Sau lễ Ngũ tuần, các môn đệ của Chúa Giêsu quy tụ thành những nhóm nhỏ

quanh các Tông đồ. Họ họp nhau để nghe nói về Đức Giêsu Kitô và cử hành việc

nhắc lại cái chết và sự Phục sinh của Ngài để tưởng niệm Ngài: “Chúng ta đây, có

người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a,

Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-

by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do- thái

cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng

ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của

12 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002, tr. 34.13 Xc. Sđd, tr. 33.14Xc.http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GiaoAnKinhThanhIII/Bai15.htm.

Page 16: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

16

Thiên Chúa!” (Cv 2, 10- 11). Các môn đệ ngày càng họp thành những cộng đoàn

đông đảo hơn, nhất là trong các thành phố. Các Tông đồ và nhóm môn đệ tiên khởi

thuộc về đạo Do thái sống tại Palestine. Nói đúng hơn, trong hàng ngũ Do thái, đừng

kể các phe nhóm tôn giáo và chính trị (Saduxe, Biệt phái, Esseni, Zelot), ta nên phân

biệt hai loại cư dân: người bản xứ và người nước ngoài. Người nước ngoài, đôi khi

được đặt tên là Hy lạp, là những người Do thái hồi hương sau một thời gian sinh sống

ở ngoại quốc. Nhóm người này có đầu óc cởi mở hơn, sẵn sàng đón nhận các trào lưu

tư tưởng của các nền văn hóa khác.15

Hội thánh khai sinh từ môi trường Do thái giáo với truyền thống nghi thức khắt

khe. Nhưng dần dần Hội thánh được Chúa Thánh Thần tác động, hướng dẫn đi tới dân

ngoại. Hội Thánh quy tụ các dân tộc thuộc mọi nền văn hoá khác nhau, như người

Samari (xc. Cv 8, 4 - 25); quan thái giám người Ê- thi- ốp (xc. Cv 8, 26 - 40); ông Cor-

nê-li-ô đại đội trưởng Rô-ma (xc. Cv 10, 1 - 48); những người gốc Sýp, Ky-rê-nê, An- ti-

ô-khi-a (xc. Cv 11, 20). 16

Như vậy, Hội thánh gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng không phải là đám

đông ô hợp, mà là một cộng đoàn đức tin, đồng tâm nhất trí với nhau. Do đó cần phải có tổ

chức để việc phục vụ anh em tín hữu đạt hiệu quả hơn.17 Đứng đầu là các Tông đồ, các

ngài chuyên lo việc giảng dạy Lời Thiên Chúa, rao giảng Đức Giêsu, như thánh Phêrô

giảng cho dân chúng trong sách Công vụ Tông đồ: “Thưa đồng bào, xin nghe những lời

sau đây. Đức Giêsu Na-da-rét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để

chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép màu, điềm

thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó. Theo kế hoạch Thiên Chúa đã

định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh

Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát

Người khỏi những đau khổ của cái chết” (Cv 2, 22 - 24).

Vì các Tông đồ chuyên lo việc giảng dạy nên không thể nào quan tâm đúng mức đến

cho những anh em nghèo, các bà goá…nên các Tông đồ đặt các phó tế trông coi việc ăn

uống của cộng đoàn cũng như tài sản chung:18 “Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các

tín hữu Do thái theo văn hoá Hy lạp kêu trách những tín hữu Do thái bản xứ, vì trong việc

phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm

Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: "Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên

15 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002, tr. 31.16 Xc. Phần dẫn nhập sách Công vụ Tông đồ.17 Xc. Sđd.18 Xc. . Sđd.

Page 17: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

17

Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng

đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ

làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên

Chúa." Đề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Tê-pha-nô, một người đầy

lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Phi-líp-phê, Pơ-rô-khô-rô, Ni-ca-no, Ti-

môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do-

thái. Họ đưa các ông ra trước mặt các Tông Đồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Đồ đặt tay

trên các ông. Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm

rất nhiều, lại cũng có một đám rất đông các tư tế đón nhận đức tin” (Cv 6, 1- 7).

Ngoài ra, sách Công vụ Tông đồ còn nói đến các kỳ mục. Hai thánh Phaolô và

Banaba chỉ định cho mỗi Hội thánh những kỳ mục: “Trong mỗi Hội thánh, hai ông chỉ

định cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những

người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin” (Cv 14, 23). Hẳn nhiên, các kỳ mục này rất khác

với các kỳ mục Do thái giáo. Khi đọc hai chương 15 và 16 trong sách Công vụ Tông

đồ, ta thấy các kỳ mục được nói ngay sau các Tông đồ (xc. Cv 15, 2.4.6.22.23; 16, 4).

Như vậy, các kỳ mục là cộng sự viên quan trọng bên cạnh các Tông đồ và sẽ thay thế

các Tông đồ, khi các ngài vắng mặt hoặc chết.19 “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình

và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt

Hội thánh của Thiên Chúa, Hội thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv

20, 28). Sau cùng là các kitô hữu từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng cùng tuyên

xưng một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Phục sinh, Đấng cứu độ trần gian.

Như thế, các Tông đồ xây dựng Hội thánh vững chắc không những bằng lời giảng

dạy, mà còn bằng cả nhân sự: các kỳ mục và phó tế. Đó là giới lãnh đạo của “đạo” mới.

Chưa có quy chế về các phó tế và kỳ mục thời các Tông đồ. Sau này, Hội thánh phát triển,

có thêm nhiều tín hữu nên cần có nhiều kỳ mục. Tất nhiên lúc ấy phải có quy chế.20

3. Mục đích chung của cộng đoàn: chứng nhân Tin Mừng phục sinhNhư Đức Giêsu, các thành viên đầu tiên của Giáo hội là người Do thái, dùng ngôn

ngữ Aram. Họ vẫn lui tới đền thờ và giữ luật Môse. Xét bề ngoài, các tín hữu này giống

như một trong nhiều nhóm Do thái khác: Pharisiêu, Saducêô, Zêlốt ... Thế nhưng họ không

khép kín như những nhóm này. Họ gọi nhau là anh em và mở rộng vòng tay đón nhận mọi

người. Tài liệu quí nhất về sinh hoạt cộng đoàn tiên khởi là sách Công vụ Tông đồ của

19 Xc. Phần dẫn nhập sách Công vụ Tông đồ.20 Xc. Sđd.

Page 18: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

18

thánh Luca, cho ta thấy niềm tin của tín hữu tiên khởi, và cho thấy những hình ảnh lý

tưởng nhất: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Đền thờ, bẻ bánh ở nhà,

cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên

Chúa, trong sự mến phục của toàn dân. Và số những kẻ được cứu rỗi cứ mỗi ngày được

Chúa ban thêm mà nên một cùng nhau” (Cv 2, 46 - 47).21

Sự đồng tâm nhất trí của các tín hữu tiên khởi là nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.

Điều này được minh chứng trong chương thứ nhất của sách Công vụ Tông đồ như sau:

“Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là

lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không? " Người đáp: "Anh em không cần biết thời

giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của

Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy

tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 6

- 8). Sức mạnh của Thánh Thần làm cho các Tông đồ trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu.

Chứng tá này hoạt động trong một loạt mở rộng các vòng tròn đồng tâm, trước tiên tại

Giêrusalem, sau đó khắp Giuđê, rồi Samari, và trở nên chiếc cầu dẫn ra thế giới bên ngoài,

và cuối cùng chứng tá ấy sẽ vươn đến tận cùng trái đất.22 Chúa Giêsu nói với các Tông đồ

rằng: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giu đê,

Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

Đón nhận Tin mừng, mỗi người đều hoán cải, lãnh phép rửa nhân danh Đức Giêsu và

lãnh nhận được ân huệ là Thánh Thần (xc. Cv 2, 38), từ đó “các tín hữu chuyên cần nghe

các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và

cầu nguyện không ngừng” (Cv 2, 42). Ngoài ra “Các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự là của

chung: đất đai của cải họ bán đi, phân phát cho mọi người, ai nấy tuỳ theo nhu cầu” (Cv

2, 44). Họ làm vậy vì tình huynh đệ cộng đoàn, nhưng một phần cũng vì ngày Chúa quang

lâm đã gần kề. Trong chuyện hai vợ chồng Khanania và Saphira nộp của cải nhưng giấu đi

một phần nên bị phạt cho ta thấy việc góp tài sản này tuy hoàn toàn tự do và tự nguyện,

nhưng cần sự trung thực; chính vì sự gian dối mà cả hai vợ chồng Khanania đã phải trả giá.

Thánh Phêrô nói: “Khi đất còn đó thì nó chẳng còn là của anh đó sao? bán đi rồi thì anh

chẳng có quyền sử dụng tiền bán đó sao? sao anh lại rắp tâm làm việc ấy? anh đã không

lừa dối người phàm mà lừa dối Thiên Chúa”(Cv 5, 4).

21 Xc. Lm. Px. Đào Trung Hiệu OP, Cuộc Lữ Hành Đức Tin, Tập 1, Giáo hội thời Thượng Cổ và Trung Cổ, Ấn bản 2015, tr. 6-7.

22 Xc. William Barclay, Bộ Sách Chú Giải Kinh Thánh, Sách Công vụ Tông đồ, Nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 6.

Page 19: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

19

Ngồi lại với nhau, các tín hữu chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống động được

gặp Đức Kitô của mình. Họ kể: “Ngày ấy ... Ngài đang nói thì ...”. Mađalêna, các môn đệ

làng Emmaus vẫn còn đó. Gioan thì nói về Đấng mình đã nghe, đã chứng kiến, cung

chiêm, đụng chạm đến ... “để anh em được hiệp thông và được sự sống đời đời” (1Ga 1, 1-

3). Thánh Phêrô còn cho ta biết thêm bầu khí của cộng đoàn: “cùng nhau thông cảm, mặn

nồng tình huynh đệ, đầy lòng xót thương và khiêm nhu" (1Pr 3, 8). Kết quả là "số kẻ được

cứu rỗi mỗi ngày được ban thêm cho cộng đoàn” (Cv 2, 47).

Cộng đoàn tín hữu tiên khởi ở Giêrusalem được coi như mẫu mực và lý tưởng cho

các cộng đoàn kitô hữu. Cộng đoàn này được xây dựng trên bốn trụ cột quan trọng:

Chuyên cần nghe lời giảng dạy của các Tông đồ; năng tham dự lễ nghi bẻ bánh; cầu

nguyện không ngừng; sống tình bác ái hiệp nhất (xc. Cv 2, 42). Một cụm từ được tác giả

sách Công vụ sử dụng nhiều lần để diễn tả tình hiệp thông giữa các tín hữu, đó là “đồng

tâm nhất trí”. Tình hiệp thông này đã làm cho Giáo hội, dù đông đảo, nhưng trở nên “một

lòng một ý”, làm nên sức mạnh kỳ diệu, thuyết phục nhiều người tin vào Chúa và gia nhập

Đạo ngày một đông. Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô rao giảng về Đức Kitô và ngày

hôm đó đã có khoảng ba ngàn người theo đạo (xc. Cv 2, 1 - 41).

Lịch sử của cộng đoàn kitô hữu tiên khởi nói với chúng ta điều rất quan trọng. Khi

một người thật sự biết về Chúa Giêsu Kitô và tin vào Người, người đó cảm nghiệm được

sự hiện diện của Người trong cuộc sống. Người đó cảm nghiệm được sức mạnh của sự

Phục sinh của Ngài. Người đó đã truyền lại kinh nghiệm này, và nếu có gặp khó khăn thử

thách, họ cũng sẽ chấp nhận như Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Cộng đoàn

kitô hữu tiên khởi đã cố gắng sống với đức tin và sự Phục sinh của Đức Giêsu mặc dù có

những cuộc bách hại vì cấm cách. Ta thấy nơi nào có tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng

Kitô, là cứu Chúa, nơi đó có Giáo hội. Giáo hội hiện hiện nơi nào mà Đấng Kitô là Chúa

của cộng đoàn được tuyên xưng trước môn dân. Giáo hội là cộng đoàn thuộc về Chúa.

Thêm một bước nữa cho thấy bản chất của Giáo hội, con người không thể thiết lập Giáo

hội được; mà phải được sinh ra “bởi ơn trên” (Ga 3, 3). Các môn đệ không có ý định để

lập một cộng đoàn trong ngày lễ Hiện xuống. Họ đã được hứa ban cho và đối với họ, thực

sự là bất ngờ, khi hồng ân sức mạnh từ trên cao đổ tràn vào họ (Cv 1, 8), Giáo hội là công

trình của Thánh Linh Thiên Chúa, cũng là Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô.23

Như vậy qua chương thứ nhất này, ta thấy hoàn cảnh của cộng đoàn tiên khởi đang ở

giai đoàn bắt đầu hình thành và phát triển lan rộng dần; khởi đi từ một nhóm nhỏ các Tông

23 Xc. Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh, Lịch Sử Giáo Hội, Tập 1, tr. 122.

Page 20: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

20

đồ, sau đó là cộng đoàn có thêm các phó tế, các kỳ mục, dân chúng và những người ngoại

gia nhập đạo. Dần dần trở thành cộng đoàn với nhiều thành phần, nhiều sắc tộc, đa văn

hoá. Từ cộng đoàn non trẻ trở thành cộng đoàn lớn mạnh, mang Tin mừng đi sang các

vùng khác, tới tận chân trời góc biển. Từ đâu mà cộng đoàn tiên khởi này mới có được

những thành quả như vậy?

Page 21: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

21

Chương 2

NHỮNG ĐẶC NÉT

CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI

Đời sống cộng đoàn kitô hữu tiên khởi được coi là một cộng đoàn kiểu mẫu cho đời

sống đan tu, bởi vì nó có những yếu tố cần thiết để cho các cộng đoàn đan tu noi theo để dễ

dàng trở nên trọn hảo hơn. Vậy những yếu tố đó là gì?

1. Nghe các Tông đồ rao giảng

1.1. Lắng nghe lời các Tông đồ rao giảng.Trong sách Tông đồ Công vụ nói đến việc thánh Phêrô rao giảng những bài giảng

đầu tiên cho dân chúng: “Thưa đồng bào Ít-ra-en, xin nghe những lời sau đây. Đức Giê-su

Na-da-rét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh

của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa

anh em. Chính anh em biết điều đó. Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức

Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà

giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau

khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv 2, 22 - 24).

Lời rao giảng này của Phêrô được các nhà Thánh Kinh gọi là Kerygma. Lần đầu tiên ngỏ

lời với một nhóm thính giả mới, các Tông đồ luôn giảng Kerygma. Mỗi Kerygma, cho dù

có khác nhau trong những chi tiết phụ, nhưng luôn gồm những yếu tố chính về Ðức Giêsu:

Tóm tắt cuộc sống trần thế của Ðức Giêsu; cái chết của Ngài; biến cố Ngài sống lại; kêu

gọi tin vào Ngài để được cứu độ. Tin vào nội dung Kerygma là bước đầu tiên và là điều

quan trọng cơ bản để trở thành kitô hữu.24

Trong cộng đoàn “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy” (Cv 2,42).

Nghĩa là siêng năng nghe các Tông đồ cắt nghĩa Kinh thánh dưới ánh sáng Phục sinh,

nghe lại cuộc đời Đức Giêsu qua các chứng nhân. Đây là hình thức Tin mừng truyền

khẩu, vì các sách chỉ được viết mấy chục năm sau đó. Việc lắng nghe khơi dậy đức tin,

nhờ đức tin, người tín hữu ý thức được mối liên đới giữa mình với cộng đoàn. Đức tin có

là nhờ người giảng dạy. Thật vậy, các Tông đồ là những chứng nhân của Đức Kitô, nên

các ông loan báo các việc Người làm, các điều Người dạy: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô,

trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm

24 Xc. http://gpphanthiet.com/pt/index.php?language=vi&nv=news&op=Chuyen-de/Su-Vu-Truyen-Giao-11- Duc-Giesu-lich-su-va-Kito-cua-niem-tin-Lm-GB-Hoang-Van-Khanh-2359.

Page 22: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

22

và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước

ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh

Thần. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống

sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các

ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông đồ, Đức Giê-su

truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều

Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm

phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh

Thần” (Cv 1,1- 5). Đồng thời các Tông đồ cũng chứng minh Đức Giêsu hoàn tất lịch sử

cứu độ, khi Người chấp nhận chết trên thập giá và Thiên Chúa cho Người trỗi dậy từ

cõi chết: “Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho

Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng. Chính nhờ lòng tin

vào danh Người, mà danh Người đã làm cho kẻ anh em nhìn và biết đây trở nên cứng

cáp; chính lòng tin Người ban đã cho anh này được khỏi hẳn như thế, ngay trước mắt

tất cả anh em” (Cv 3, 15 - 16). Không phải chỉ Nhóm Mười Hai, mà còn nhóm bảy phó

tế, thánh Phaolô và các bạn đồng hành giảng dạy cho tín hữu. Trung thành với giáo

huấn các Tông đồ, anh em tín hữu tránh được những gièm pha, đe doạ từ phía anh em

Do thái giáo, giữ vững đức tin, đi theo đúng con đường của Đức Kitô25.

Chúa đòi buộc các Tông đồ phải rao giảng lời của Chúa, để lời của các Tông đồ rao

giảng phải là lời của Thiên Chúa và phải được đón nhận như lời của Thiên Chúa. Trong

Giáo Hội tiên khởi, thánh Phaolô cho biết, các tín hữu đầu tiên đã ý thức và đón nhận lời

các Tông đồ rao giảng “không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng

theo bản tính của lời ấy” (1Tx 2, 13). Vì thế, khước từ lời rao giảng Tin mừng của các

Tông đồ cũng là khước từ lời rao giảng của Chúa Giêsu, và khước từ những người Chúa

Giêsu sai đến là khước từ chính Chúa Giêsu (xc. Ga 13, 20). Người ta không thể ngụy biện

rằng, chúng tôi tin Chúa Giêsu và nghe lời Ngài, nhưng chúng tôi không nghe lời các Tông

đồ Chúa sai đến. Lối ngụy biện đó không có đất sống, vì lời Chúa đã nói: “Ai nghe các con

là nghe Thầy; và ai khước từ các con là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ

Đấng đã sai Thầy” (Lc 10, 16). Chính vì tầm quan trọng của lời rao giảng, đòi hỏi các

Tông đồ phải trung thành với lời Chúa hơn. Cộng đoàn xác tín rằng bền đỗ lắng nghe và

25 Xc. Phần dẫn nhập sách Công vụ Tông đồ.

Page 23: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

23

tìm hiểu lời giảng của các Tông đồ là con đường chắc chắn và chuyên nhất để giữ vững

đức tin chân chính và tránh không đi lệch lạc.26

Những lời giảng của các Tông đồ bao giờ cũng tập trung vào Chúa Kitô với biến cố

chết và sống lại của Ngài. Điều quan trọng cuối cùng vẫn là sự sống lại của Chúa Kitô, sự

sống lại bao giờ cũng giả thiết cái chết đi trước, vì thế ta luôn nói đến sự chết của Người

trước rồi mới nói đến sống lại, có chết thực mới sống lại, nếu không có chết thực tất nhiên

không có sống lại.27 Nói khác đi, nội dung giáo huấn của các Tông đồ là những lời nói và

việc làm của Đức Kitô, nhắc nhớ thân thế và sự nghiệp của Người. Biến cố cuộc đời của

Đức Kitô được ôn lại và giải thích dựa theo các lời ngôn sứ Cựu ước. Đời sống tâm linh

của cộng đoàn được nuôi dưỡng bằng việc suy niệm Lời Chúa.28 Như thế, ngay từ những

ngày đầu tiên các Tông đồ đã ý thức và say mê rao giảng Tin Mừng, và các tín hữu thì say

mê đón nhận lời giảng của các ngài. Nhờ đâu mà các Tông đồ có được lòng hăng say ấy,

động lực nào đã thúc đẩy các tín hữu say sưa lắng nghe Tin mừng như thế? Phải chăng là

nhờ họ đã biết chìm trong thinh lặng?

1.2. Thinh lặngKinh nghiệm của cộng đoàn tiên khởi Giêrusalem được miêu tả trong sách Công vụ

Tông đồ là: “Họ kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông đồ và trong sự hiệp

nhất huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện” (Cv 2, 42). Để lắng nghe

các giáo huấn và sống đức tin thì mỗi người tín hữu cần sự thinh lặng. Không phải chỉ

thinh lặng bên ngoài, mà cần phải có cả thinh lặng nội tâm để nghe và suy đi nghĩ lại

những lời giáo huấn của của các Tông đồ nói về con người của Đức Kitô.

Chúa Giêsu lên tiếng dạy: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu

nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt, 6, 6). Không chỉ dừng lại ở

lời dạy mà chính Chúa Giêsu cũng đã làm như vậy trong đời sống hằng ngày khi “Sáng

sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”

(Mc 1, 35). Với một tâm trạng lo âu, bồn chồn, xao xuyến và náo động thì con người khó

có khả năng và cung cách tiếp nhận Lời Chúa, mà chỉ với tâm hồn tha thiết muốn lắng

nghe trong thanh thản và bình lặng thì lời Chúa mới dễ dàng được rót vào tâm trí và đọng

lại nơi trái tim ta. Bởi thế, khung cảnh tĩnh mịch, vắng vẻ bên ngoài là môi trường hết sức

26 Xc. Niền Tin Của Người Công Giáo, huấn giáo cơ bản, nguyên tác: La foi des Catholiques, nhóm phiên dịch: Phạm Minh Thiện, Tống Viết Hiệp, Phạm Mạnh Trinh, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 74.

27 Xc. Lm. Nguyễn Thế Thuấn, Kerygma: Lời Giảng Tiên Khởi, lưu hành nội bộ, 1974, tr. 115.28 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002, tr. 32.

Page 24: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

24

cần thiết để lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, và để Lời Chúa vang lên những thanh âm

trong trẻo nơi tâm hồn ta.

Chúa Giêsu đã dặn dò các Tông đồ: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép.

Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường” (Lc 10, 4): nghĩa là phải tránh mọi thứ xáo trộn và

rườm rà phụ thuộc bên ngoài làm phân tán sự bình lặng bên trong, làm cho việc rao giảng

Lời Chúa trở nên bất lợi và mất đi tính cách hữu hiệu. Ở đây không phải chỉ đơn thuần là

vấn đề giữ thinh lặng, mà là sống thinh lặng. Sống thinh lặng nghĩa là làm cho cái “tôi”

hoàn toàn trống rỗng, là dành riêng một cõi riêng tư cho Lời Chúa được lên tiếng trong

cuộc sống và lời rao giảng của mình, như thánh Phaolô đã nói về chính Ngài: “Tôi là

Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông đồ, và dành riêng để loan báo

Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà

hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa

chúng ta” (Rm 1, 1 - 3). Khi càng tiến sâu vào sa mạc của sự tĩnh lặng, người ta càng phải

vứt bỏ những thứ cồng kềnh, những hình ảnh, những ký ức trong đầu óc, những ham muốn

bề ngoài, những thần tượng trần tục.29

Trong chương 15 của sách Công vụ Tông đồ, nói đến sự thinh lặng của đám đông.

Sau khi nghe xong diễn từ của thánh Phêrô, họ đã im lặng để nghe các Tông đồ rao giảng:

“Sau khi các ông đã tranh luận nhiều, ông Phêrô đứng lên nói: "Thưa anh em, anh em

biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại

được nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin theo. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm

can đã chứng tỏ Người chấp nhận họ, khi ban Thánh Thần cho họ cũng như đã ban cho

chúng ta. Người không phân biệt chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã dùng đức tin để

thanh tẩy lòng họ. Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ

các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang

nổi? Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một

cách như họ. "Bấy giờ toàn thể hội nghị im lặng. Họ nghe ông Banaba và ông Phaolô

thuật lại các dấu lạ điềm thiêng Thiên Chúa đã dùng hai ông mà làm giữa các dân ngoại”

(Cv 15, 7 - 12). Nếu như họ không im lặng để lắng nghe, hay chỉ nghe cách bàng quang thì

họ sẽ không cảm nhận được giá trị thực tại của Tin Mừng Phục Sinh mà các Tông đồ rao

giảng. Và người ta sẽ không trở thành những chứng tá Tin Mừng được. Vâng, chính trong

thinh lặng mà người ta dễ dàng lắng nghe được lời Chúa, và có lẽ cũng trong sự tĩnh lặng

ấy, người ta gắn kết với nhau để tạo nên tình hiệp thông.

29 Xc. http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/tuduc/22ThinhLang.htm

Page 25: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

25

2. Hiệp thông với nhauCộng đoàn đức tin rất cần sự hiệp thông giữa các tín hữu với nhau. Một cộng đoàn có

rất nhiều thành phần, đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nên dễ có những tính khí trái

ngược nhau. Vì vậy, rất cần phải tránh nguy cơ bè phái mỗi người một ý và cần đồng tâm

nhất trí mười người một ý.

2.1. Nguy cơ chín người mười ýÔng cha ta có câu, “bá nhân, bá tánh”, hay “chín người mười ý”, đông người thì

nhiều ý kiến. Mỗi người một tính cách, mỗi người ở một nơi có một nền văn hoá, tập quán

khác nhau. Cho nên, khi họ ở chung với nhau thành cộng đoàn thì chắc chắn sẽ có những

tư tưởng và suy nghĩ khác nhau. Cũng vậy, trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem có rất

nhiều thành phần khác nhau. Ngay ở hàng ngũ các Tông đồ, ta thấy các ngài cũng đến từ

nhiều vùng miền khác nhau. Các ngài có những nghề nghiệp, tập quán, tính cách và văn

hoá khác nhau. Như bốn môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu chọn gọi làm nghề chài lưới ở

Galilê: “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon,

cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm

nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành

những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. Đi một

quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là

ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người

gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4, 18 - 22). Còn

Matthêu thì làm nghề thu thuế ở Capharnaum: “Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì

thấy một người tên là Mattheu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi! "

Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9, 9). Riêng thánh Tôma Tông đồ thì xuất thân từ gia

đình nghèo khó. Ngài là một trong nhóm mười hai Tông đồ, tức là những môn đệ thân tín

nhất của Chúa Giêsu, đã đồng hành với Chúa Giêsu suốt ba năm trường với tư cách là

những người bạn và những môn sinh, và ông cũng còn được mang biệt hiệu là người đa

nghi. Vì trước khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Giêsu Phục Sinh thì Ngài đã

nghi ngờ về sự phục sinh của Chúa, cho tới khi chính ngài tận mắt thấy được và tận tay sờ

vào những dấu đinh trên mình của Chúa Giêsu Phục sinh (xc. Ga 20, 19 - 29).

Lược qua tiểu sử một vài vị trong hàng ngũ các Tông đồ như thế, ta đã thấy có

những tính cách và địa vị khác nhau. Trong cộng đoàn tiên khởi còn có các hàng kỳ

mục và cộng đoàn dân chúng đông đảo. Trong đó có những người theo văn hóa Do

thái, cũng có những người theo văn minh Hy lạp và còn nhiều người theo các nền văn

Page 26: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

26

hóa khác. Mà văn hoá giữa các nơi hoàn toàn khác nhau, tư tưởng cũng khác biệt thì

làm sao lại không có nhiều ý kiến khác nhau: “Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-

a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người

là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê- nê; nào

là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào

là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập” (Cv 2, 9 - 11).

Sự xung đột đầu tiên xảy ra giữa những người mà Luca gọi là “những tín hữu Do thái

bản xứ”, là những môn đệ đến từ Do thái giáo miền Palestin, và những tín hữu Do thái gốc

Hy lạp, là những tín hữu đến từ Do thái giáo Diaspora (nghĩa là những người Do thái sống

tản mác trên khắp thế giới). Nhóm người này phàn nàn rằng những bà goá của họ bị bỏ bê

trong việc phân phát lương thực hằng ngày. Việc quản lý này, tự nó là việc nhỏ, đã đưa tới

một quyết định quan trọng: những người Do thái gốc Hy lạp sẽ chọn giữa họ bảy người

được tiếng tốt để chu toàn việc phân phối của cải vật chất trong nhóm họ, đồng thời phụ

trách việc loan báo Tin Mừng trong môi trường Do thái ở hải ngoại. Một trong bảy người

được chọn đó có Stêphano, là người “đầy ân sủng và quyền năng, đã làm nhiều điềm

thiêng dấu lạ trong dân” (Cv 6, 8), đến nỗi các địch thủ của ông, vì “không địch nổi lời lẽ

khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông” (Cv 6, 11), và các đối thủ đó đã mua chuộc

những chứng gian để hạ Stêphano. Việc thiết lập bảy vị này chứng tỏ những vị có thẩm

quyền trong Giáo hội sơ khai biết sống uyển chuyển, sẵn sàng đưa ra những điều mới, hầu

có thể đương đầu với những khó khăn gắn liền với khung chật hẹp của thời buổi ban đầu.30

Một cộng đoàn có rất nhiều thành phần như vậy, thì nguy cơ “chín người mười

ý” không thể tránh được. Nếu không tránh được thì sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn, dẫn đến

sự chia rẽ trong cộng đoàn, và có nguy cơ đổ vỡ cộng đoàn. Vậy làm gì để có một

cộng đoàn lý tưởng “mười người một ý”? Phải chăng là cộng đoàn có cùng một ý

hướng, cùng một đức tin?

2.2. Mô hình lý tưởng mười người một ý

Làm cách nào để có những kế hoạch tốt cho cộng đoàn? Đó là cần phải có sự bàn

luận, từ đó đi đến những quyết định đúng đắn nhất để giúp cộng đoàn ngày càng phát triển

hơn. Sách Châm ngôn nói: “người khôn đánh giặc dùng mưu, càng đông mưu sĩ, càng

nhiều chiến công” (Cn 24, 6). Trong Tin mừng Luca, Chúa Giêsu cũng kể câu chuyện về

nhu cầu hội ý bàn bạc: “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên

30 Xc. Niền Tin Của Người Công Giáo, huấn giáo cơ bản, nguyên tác: La foi des Catholiques, nhóm phiên dịch: Phạm Minh Thiện, Tống Viết Hiệp, Phạm Mạnh Trinh, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 77.

Page 27: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

27

lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra,

đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười

mà bảo: "Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc. Hoặc có vua nào

đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có

thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình

chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu

hoà” (Lc 14, 28 - 32). Khi nói đến bàn luận nghĩa là không hành động theo cảm tính, cũng

không làm theo điều mình cho là đúng mà cần đến ý kiến của mọi người trong cộng đoàn.

Một kế hoạch được bàn luận tức là sẽ có góp ý, có tính toán, có ý kiến trái triều từ nhiều

người, nhưng cuối cùng sẽ cùng chung một quyết định.

Hội thánh tại Antiokia đối diện với vấn đề cắt bì hay không cắt bì: “Có những người

từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: "Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê,

thì anh em không thể được cứu độ." Ông Phaolô và ông Banaba chống đối và tranh luận

khá gay go với họ” (Cv 15, 1- 2). Sau cuộc tranh luận này thì Hội thánh đã cử hai ông

Phaolô và Banaba và vài người khác đi lên Giêrusalem để gặp các Tông đồ và các kỳ mục

để bàn luận về vấn đề này, sách Công vụ Tông đồ thuật lại: “Có những người thuộc phái

Pharisêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm phép cắt bì cho người

ngoại và truyền cho họ giữ luật Môsê. "Các Tông đồ và các kỳ mục bèn họp nhau để xem

xét vụ này. Sau khi các ông đã tranh luận nhiều, ông Phêrô đứng lên nói: "Thưa anh em,

anh em biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân

ngoại được nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin theo. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi

tâm can đã chứng tỏ Người chấp nhận họ, khi ban Thánh Thần cho họ cũng như đã ban

cho chúng ta. Người không phân biệt chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã dùng đức tin để

thanh tẩy lòng họ. Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ

các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi?

Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách

như họ. "Bấy giờ toàn thể hội nghị im lặng. Họ nghe ông Banaba và ông Phaolô thuật lại

các dấu lạ điềm thiêng Thiên Chúa đã dùng hai ông mà làm giữa các dân ngoại” (Cv 15,

5 - 12). Ta thấy cuộc tranh luận này cũng diễn ra khá lâu và có lẽ cũng căng thẳng, nhưng

sau cùng thì vấn đề được giải quyết: “ông Giacôbê lên tiếng nói: "Thưa anh em, xin nghe

tôi đây: Ông Simôn đã thuật lại cho chúng ta rằng: ngay từ đầu, Thiên Chúa đã đoái

thương chọn trong các dân ngoại một dân mang danh Người. Những lời các ngôn sứ cũng

phù hợp với điều ấy, như đã chép: Sau đó, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây dựng lại lều Đa-vít đã

sụp đổ; đống hoang tàn đó, Ta sẽ xây dựng lại, và Ta sẽ dựng lại lều ấy. Như vậy các

Page 28: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

28

người còn lại và tất cả các dân ngoại được mang danh Ta sẽ tìm kiếm Chúa. Chúa phán

như vậy, Người là Đấng cho biết những điều ấy tự ngàn xưa. "Vì vậy, phần tôi, tôi xét là

không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa, nhưng

chỉ viết thư bảo họ kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm,

kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết. Thật vậy, từ những thế hệ xa xưa,

trong mỗi thành ông Môsê đều có những người rao giảng: họ đọc lời của ông trong các

hội đường mỗi ngày sabát." Bấy giờ các Tông Đồ và các kỳ mục, cùng với toàn thể Hội

Thánh, quyết định chọn mấy người trong các ông, để phái đi Antiôkhia với ông Phaolô và

ông Banaba. Đó là ông Giuđa, biệt danh là Basaba, và ông Xila, những người có uy tín

trong Hội thánh. Các ông trao cho phái đoàn bức thư sau: Chúng tôi nghe biết có một số

người trong chúng tôi, không được chúng tôi uỷ nhiệm, mà lại đi nói những điều gây xáo

trộn nơi anh em, làm anh em hoang mang. Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhất trí quyết

định chọn một số đại biểu, và phái họ đến với anh em, cùng với những người anh em thân

mến của chúng tôi là ông Banaba và ông Phaolô, những người đã cống hiến cuộc đời vì

danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vậy chúng tôi cử ông Giuđa và ông Xila đến trình

bày trực tiếp những điều viết sau đây: Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt

lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã

cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh

em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh. "Sau khi được mọi

người tiễn chân, các đại biểu xuống Antiôkhia, triệu tập cộng đoàn lại và trao bức

thư. Đọc thư xong, họ vui mừng vì lời khích lệ đó” (Cv 15, 13 - 31). Như vậy, vấn đề là

phải biết lắng nghe những ý kiến của nhau. Trong mỗi cuộc họp hay những lúc người khác

đóng góp ý kiến, thì ta phải lắng nghe để học hỏi, tiếp thu. Nhất là trong cộng đoàn đức tin,

chúng ta phải tin rằng, những lúc đó có Chúa Thánh Thần tác động trên mỗi thành viên.

Trong ý nghĩa này, cộng đoàn tín hữu tiên khởi là một mẫu hình lý tưởng cho sự hiệp nhất

yêu thương. Các đoạn văn trong sách Công vụ chứng minh cho ta điều đó.

Đoạn thứ nhất: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn

hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi

người đều kinh sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp

nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia

cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền

Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng

Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm

những người được cứu độ” (Cv 2, 42 - 47).

Page 29: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

29

Đoạn thứ hai cũng nói lên mô hình lý tưởng của đời sống cộng đoàn: “Các tín hữu

thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có

là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên

Chúa ban, các Tông đồ làm chứng Chúa Giê-su đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả

các ông dồi dào ân sủng. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những

người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông đồ. Tiền ấy

được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu” (Cv 4, 32- 35). Qua hình ảnh của cộng

đoàn tín hữu tiên khởi, ta thấy đó là cộng đoàn lý tưởng trong đó các tín hữu yêu thương

nhau, sống bác ái huynh đệ với nhau. Bởi đâu mà một cộng đoàn đông đảo lại một lòng

một ý và không ai ham tích luỹ cho riêng mình. Đó là vì họ có niềm tin mạnh mẽ. Họ tin

rằng, Chúa sẽ không để họ phải thiệt thòi khi họ biết yêu thương: “Cho thì có phúc hơn là

nhận” (Cv 20, 35). Niềm tin ấy được cụ thể hóa khi họ cùng nhau tham dự lễ bẻ bánh.

3. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánhCử hành lễ bẻ bánh là cách gọi ban đầu về cử hành Thánh Thể hiện nay. Đây là cử

hành riêng biệt và đặc trưng của các kitô hữu tiên khởi. Mặc dù đã tham dự các cử hành

của anh em Do thái nơi Đền thờ và hội đường, nhưng các kitô hữu luôn ý thức cử hành

phụng vụ đúng nghĩa chính là hiện tại hoá cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô. Khi các tín hữu

cùng nhau cử hành bẻ bánh, Chúa Kitô trao ban Thân mình Ngài như hy lễ tạ ơn dâng lên

Chúa Cha và để nuôi sống con người. Trong thời kì này cử hành bẻ bánh được lồng trong

khung cảnh bữa ăn thường ngày. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô đã

nhắc đến một cử hành phụng vụ trong bữa ăn để khuyến cáo các tín hữu phải biết chia sẻ

khi tham dự vào Bữa Ăn của Chúa: Tấm Bánh được bẻ ra cho mọi người chính là Chúa

Kitô, vì thế khi ai tham dự vào Tấm Bánh này sẽ hiệp thông với Ngài, trở nên một thân thể

duy nhất trong Ngài, và phải biết yêu thương chia sẻ cho anh em (1Cr 11, 17 - 34).31

Thể hiện sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa, thì việc bẻ bánh và Koinonia cùng diễn tả

một vấn đề là sự hiệp thông với nhau và sự hiệp thông với Chúa.

3.1. Hiệp thông với nhauVấn đề đặt ra là hiệp thông với nhau có khi nào ưu tiên hơn hiệp thông với Chúa?

Trong bài hát Đâu Có Tình Yêu Thương của linh mục Vinh Hạnh có câu: “Đâu có

tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu có lòng từ bi, là đấy có ân sủng Người.

Đâu có tình bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi. Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan

31 Xc. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Các Nguyên Tắc Căn Bản Về Phụng, Đại Chủng Viện Thánh Giuse- TPHCM, Tháng 9 - 2001, tr. 45.

Page 30: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

30

niềm vui”. Điều này Chúa Giêsu cũng dạy trong Tin mừng Matthêu: “Nếu khi anh sắp

dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,

thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rời trở lại dâng

lễ vật của mình” (Mt 5, 23 - 24). Như vậy, dù ta là người gây ra hay gánh chịu điều xấu thì

bằng mọi giá và nhanh bao nhiêu có thể phải cố gắng giải quyết sự xung đột trong tương

quan với anh em của mình trước khi dâng của lễ. Như vậy, hiệp thông với anh em là cửa

ngõ dẫn đưa chúng ta đến hiệp thông với Chúa.

Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 20) đã dùng từ ngữ

“Bữa ăn của Chúa” để chỉ bữa ăn cộng đoàn, nơi đó đức ái kitô giáo phải được thể hiện rõ

nét khi mọi người quan tâm đến nhu cầu của anh em. Theo vị Tông đồ dân ngoại, khi mọi

người ngồi cùng bàn chia sẻ một bữa ăn, thì lúc đó các kitô hữu sẽ biểu lộ sự hiệp thông

với nhau. Bữa ăn trở nên biểu tượng của tương quan huynh đệ: cởi mở đối với nhau, đón

nhận người khác, chia sẻ và thông cảm hỗ tương. Như thế bữa ăn này sẽ vừa là bữa ăn của

sự hiệp thông vừa là bữa ăn của sự trợ giúp huynh đệ. Cũng theo Thánh Phaolô, bữa ăn của

Chúa còn là nơi biểu thị sự hiệp nhất kitô hữu: “Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là

một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một

thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy” (1Cr 12, 12). Thánh Phaolô nhấn mạnh sự hiệp nhất trong

Bữa ăn của Chúa như hoa quả của hiến lễ Đức Kitô, nay đã bị các kitô hữu làm lu mờ khi

chia rẽ nhau trong cộng đoàn (1Cr 11, 18).32

Sự hiệp thông của các kitô hữu trong bữa tiệc Thánh Thể không chỉ do việc qui tụ lại

cùng bàn, nhưng còn bởi lãnh nhận sự sống từ một nguồn cội do việc họ cùng bẻ chung một

tấm bánh, cùng uống chung một chén, tức là cùng ăn chung một của ăn, cùng uống chung

một thức uống vì “Chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều cũng chỉ làm nên một thân

thể, vì tất cả chúng ta đều cùng ăn một bánh này mà thôi” (1Cr 10, 17). Chúa Kitô hiện diện

trong cử hành bẻ bánh là một xác tín nền tảng của Giáo hội ban đầu. Ngài không chỉ là Đấng

làm cho hy tế Thánh Thể của Ngài luôn mang tính hiện tại và có giá trị vượt không gian và

thời gian, mà còn hiện diện trong các hành vi phụng vụ khác. Ngài hiện diện trong đó để giúp

con người quy tụ cử hành bí tích và mang đến sự hiệp thông với nhau.

Thánh Phaolô viết thư gửi cho tín hữu Êphêsô để huấn dụ các tín hữu, mỗi người nhờ

Phép Rửa đã trở nên con cái của Hội thánh, được tháp nhập vào Thân Thể mầu nhiệm của

Chúa Kitô, vì thế mọi người phải hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội thánh. Sự hiệp nhất

trong thân thể không làm mất đi tính đa dạng của các chi thể. Trong việc xây dựng Thân

32 Xc. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng Vụ Thánh Thể, Đại Chủng Viện Thánh Giuse - TPHCM, tr. 8.

Page 31: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

31

Thể Chúa Kitô, cần có nhiều chi thể với phận vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần

ban những ân sủng khác nhau, để làm ích cho Hội thánh theo sự sung mãn của Người và

tuỳ nhu cầu của các công việc. Sự hiệp nhất của Nhiệm Thể làm phát sinh và thúc đẩy lòng

bác ái giữa các tín hữu: “Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy

sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật

khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy

thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với

nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ

cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên

Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.

Nhưng mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho. Vì

thế, có lời Kinh Thánh nói: Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ

cho loài người. Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng

sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời

để làm cho vũ trụ được viên mãn. Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông đồ,

người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi

sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng

thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong

sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn

của Đức Kitô. Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt

theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma

chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái,

chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người

làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ

gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người

làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái” (Ep 4, 1- 16).

Hiệp thông trong cùng một đức tin, chúng ta không chỉ đón nhận nhưng còn có

bổn phận làm cho đức tin đó mỗi ngày một lớn lên. Trong hội thánh, mỗi người góp

phần nâng đỡ đức tin của người khác, cũng như nhờ đức tin của người khác mà đức tin

của mình được nâng đỡ và lớn mạnh, như thánh Phaolô nói trong thư Roma: “Trước

hết, nhờ Đức Giêsu Kitô, tôi tạ ơn Thiên Chúa của tôi về tất cả anh em, vì trong khắp

hoàn cầu, ai ai cũng đều nói đến lòng tin của anh em. Thiên Chúa là Đấng tôi hết

lòng thờ phượng khi loan báo Tin Mừng về Con của Người, chính Người làm chứng

cho tôi là tôi hằng nhắc nhở đến anh em: mỗi khi cầu nguyện, tôi hằng xin

Page 32: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

32

Người cho tôi có ngày nào được dịp tốt đến thăm anh em, nếu Người muốn. Thật vậy,

tôi rất ước ao được gặp anh em, để chia sẻ với anh em phần nào ân huệ của Thánh

Thần, nhờ đó anh em vững mạnh, nghĩa là để chúng ta cùng khích lệ nhau, bởi vì cả

anh em lẫn tôi, chúng ta đều chung một niềm tin” (Rm 1, 8 - 12).

Hiệp thông với nhau trong cùng một đức ái, đó là chia sẻ với nhau của cải vật chất,

đến nỗi “trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn” (Cv 4, 34) và cả của cải thiêng liêng

vì “nếu một bộ phận nào đau thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ

vang thì mọi bộ phận cùng vui chung” (1Cr 12, 26).

Đặc biệt là bí tích Thánh thể, là bí tích dưỡng nuôi và hoàn thành mối hiệp thông

trong Hội thánh: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm

bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10, 17).

Như vậy, hiệp thông với nhau có nghĩa là mọi người hướng về nhau, suy nghĩ những

điều giống nhau, hành động và làm những việc làm giống nhau, đồng tâm nhất trí với

nhau... Hiệp thông nghĩa là luôn ở trong nhau qua suy nghĩ và việc làm.

3.2. Hiệp thông với ChúaKhi người tín hữu tham dự vào Bữa Ăn của Chúa họ thực hiện điều Chúa Kitô truyền

dạy: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm

như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy. Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và

nói: Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy

làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1Cr 11,25 - 26), nghĩa là họ làm lại các cử

chỉ Chúa Kitô đã làm trong Bữa Vượt Qua để tưởng niệm mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh

của Ngài. Như vậy khi cử hành Thánh Thể, Giáo hội không làm gì khác là thi hành lệnh

truyền của Chúa Kitô. Cử hành Thánh Thể không phải là sáng kiến riêng của con người,

nhưng là cử hành do Chúa Kitô thực hiện, Ngài luôn hiện diện và chủ toạ trong cộng đoàn

những người tin Ngài, Giáo hội chỉ cử hành điều Chúa Kitô muốn và truyền lệnh mà thôi.

Sự hiện diện của Chúa Kitô và Thánh Thần là điểm khác biệt cơ bản giữa các buổi

tập hợp của Giáo hội tiên khởi với cộng đoàn Do Thái. Đối với anh em Do thái, những lời

ca tụng và cầu xin trong cử hành phụng tự là công thức và nghi lễ được thi hành theo mệnh

lệnh, truyền thống và quy định của Luật, đó là dấu chỉ của dân thuộc về Thiên Chúa. Còn

đối với các tín hữu, cử hành phụng vụ không chỉ dừng lại ở nơi dấu chỉ của những kẻ tin

vào Chúa Kitô trong một Dân mới, mà còn là hành vi của chính Thần Linh: phụng vụ trước

hết là hành vi của Chúa Kitô trong sức mạnh của Thánh Thần, nơi đó con người được liên

Page 33: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

33

kết với Chúa Kitô để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trong tâm tình của những người con:

“Abba, Cha ơi” (Rm 8, 15).33

Trong Công vụ Tông đồ chương bốn nói về việc hai ông Phêrô và Gioan mạnh dạn

rao giảng Tin mừng mặc dù hai ông là những người không có chữ nghĩa: “Họ ngạc nhiên

khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có

chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức

Giêsu; đồng thời họ lại thấy người đã được chữa lành đứng đó với hai ông, nên họ không

biết đối đáp thế nào. Họ mới truyền cho hai ông ra khỏi Thượng Hội Đồng, và bàn tính với

nhau. Họ nói: "Ta phải xử làm sao với những người này? Họ đã làm một dấu lạ rành

rành: điều đó hiển nhiên đối với mọi người cư ngụ tại Giêrusalem, và ta không thể chối

được. Nhưng để cho việc đó khỏi lan rộng thêm trong dân, ta hãy ngăm đe, nghiêm cấm họ

từ nay không được nói đến danh ấy với ai nữa. "Họ cho gọi hai ông vào và tuyệt đối cấm

hai ông không được lên tiếng hay giảng dạy về danh Đức Giê-su nữa. Hai ông Phêrô và

Gioan đáp lại: "Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên

Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông thử xét xem! Phần chúng tôi, những gì tai đã

nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra. "Sau khi ngăm đe lần nữa, họ thả hai

ông về, vì không tìm được cách trừng trị hai ông. Lý do là vì họ sợ dân: ai nấy đều tôn

vinh Thiên Chúa vì việc đã xảy ra. Thật vậy, người được phép lạ ấy chữa lành đã ngoài

bốn mươi tuổi” (Cv 4, 13 - 22). Đứng trước cuộc tấn công ấy, Phêrô và Gioan đã có một

sự tự vệ, đó là lòng trung thành đối với Chúa. Nếu đây là vấn đề chọn lựa giữa vâng lời

người ta và vâng lời Thiên Chúa, thì Phêrô và Gioan đã không ngần ngại chọn con đường

phải theo là vâng lời Thiên Chúa. Và do đó các ngài có niềm tin vững chắc đến nỗi muốn

liều mạng sống mình vì Chúa Giêsu.34

Như vậy, đối với cộng đoàn tín hữu tiên khởi, ta thấy, nếu như không có sự hiệp thông

với Chúa thì sẽ không có một cộng đoàn lý tưởng. Cộng đoàn sẽ không có sự đồng tâm nhất

trí, không có bác ái huynh đệ, mọi người sẽ thu gom cho riêng mình, sống chỉ biết bản thân.

Lúc đó cộng đoàn sẽ chia năm sẻ bảy, cộng đoàn sẽ dẫn đến sự mất hiệp thông, và đổ vỡ là

điều khó tránh khỏi. Phêrô mạnh dạn đứng trước đám đông để rao giảng Tin Mừng bất chấp

những nguy hiểm như vậy là nhờ đâu? Đó là ông có Chúa trong tâm hồn, có một phẩm giá

thực sự mà không sự học vấn hoặc nghề nghiệp chuyên môn nào có thể tạo ra được. Dù có

những sự đe doạ, nhưng ông biết rằng những gì người ta phạm đến mình chỉ kéo dài trong

33 Xc. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Các Nguyên Tác Căn Bản Về Phụng, Đại Chủng Viện Thánh Giuse- TPHCM, Tháng 9 - 2001, tr. 48.

34 Xc. William Barclay, Bộ Sách Chú Giải Kinh Thánh, Sách Công vụ Tông đồ, Nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 36.

Page 34: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

34

chốc lát, còn việc Chúa làm kéo dài mãi mãi. Kết quả Phêrô và các tông đồ đạt được hôm nay

phải chăng là nhờ các ngài đã kết hiệp liên lỉ với Chúa trong cầu nguyện.

4. Chuyên cần cầu nguyệnDựa vào bằng chứng các sách Tin Mừng, chúng ta thấy hoạt động hằng ngày của

Chúa Giêsu được liên kết sâu xa với đời cầu nguyện, đến nỗi, theo một cách nào đó, nó

được coi như xuất phát từ đời cầu nguyện của Ngài. Cho đến cuối đời, lúc cuộc khổ nạn đã

gần kề (xc. Ga 12, 17), trong bữa Tiệc ly (xc. Ga 17,1 - 26), trong cơn hấp hối (xc. Mt 26 ,

26 - 41) và trên thánh giá (xc. Lc 23, 34 - 46; Mt 27, 46; Mc 15, 34), vị Thầy Chí Thánh đã

cho thấy việc cầu nguyện là linh hồn của sứ mạng thiên sai của Ngài và của sự hoàn tất sứ

mạng đó trong Mầu Nhiệm Vượt Qua (QCGK 4).

Vào thời Đức Giêsu, người Do thái có thói quen mỗi ngày cầu nguyện ba lần. Tập

tục đã bắt đầu ít là từ thời ông Đaniel (xc. Đn 6, 11.14; Giuditha 9, 1; 12, 5-6; 13,3), và

vọng lại trong Thánh vịnh: “Phần tôi, tôi kêu khấn Chúa Trời, Chúa sẽ nghe tiếng tôi. Sớm

trưa chiều, tôi than sầu rên rỉ, Người sẽ nghe tiếng tôi” (Tv 55, 17 - 18).

Trong những chương đầu của sách Công vụ Tông đồ, ta thấy các kitô hữu cũng tuân

giữ tập tục đó. Giờ Ba (9 giờ sáng): ông Phêrô giảng bài đầu tiên tại đền thờ sau khi nhận

lãnh Thánh Thần (Cv 2, 15). Giờ Sáu (Trưa): ông Phêrô lên sân thượng cầu nguyện (Cv

10, 9). Giờ Chín (khoảng 3 giờ chiều), ông Phêrô và Gioan lên đền thờ cầu nguyện (Cv 3,

1), và vào dịp đó các ông đã chữa người bất toại.35

Tuy nhiên, ngoài những giờ cầu nguyện theo luật định, các kitô hữu không thể quên

mệnh lệnh của Thầy: “Hãy cầu nguyện luôn và không được nản chí” (Lc 18,1). Thánh

Luca đã mô tả hai đặc trưng của đời sống cầu nguyện của Hội thánh tiên khởi là “Đồng

tâm” và “Kiên trì” (xc. Cv 2, 42). Chúng ta đọc thấy chứng tích của việc cộng đoàn Kitô

hữu cầu nguyện ban đêm trong thời kì ông Phêrô bị giam tù (xc. Cv 12, 5 - 12). Một cách

tương tự như vậy, khi bị giam tù, vào khoảng nửa đêm, ông Phaolô và ông Sila đã ca hát

chúc tụng Chúa (xc. Cv 16 , 25).

Mục đích của việc cầu nguyện không chỉ để có sức chống lại cơn cám dỗ (xc. Mc 14,

35; Mt 26, 40 - 46); nhưng đặc biệt còn là một dấu chỉ cánh chung, là sự chờ đợi ông chủ

về, chời đợi Đấng Phu Quân đến giữa đêm đen: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn hầu

xứng đáng thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,

36; xc. Mc 13, 33). Thật vậy, việc cầu nguyện mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các tín hữu phải

là việc cầu nguyện kiên tâm và bền chí trong mọi lúc (xc. Lc 18, 1). Đó là lý tưởng của

35 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Về Nguồn, Tập 2, Thời Các Tông Đồ, Roma 1998, tr. 218.

Page 35: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

36 Xc. A.G. Marimort, Phụng Vụ Giờ Kinh, 2016, tr.

3

cộng đoàn kitô hữu đầu tiên và sẽ được thánh Phaolô thường xuyên nhắc lại. Đặc điểm cầu

nguyện thời các cộng đoàn sơ khai đó là.

4.1. Đồng tâm nhất tríCụm từ “đồng tâm nhất trí” được thánh Luca thường sử dụng để nói về việc cầu

nguyện (xc. Cv 1, 14; 2, 46; 4, 24) và cũng được thánh Phaolô nói đến (xc. Rm 15, 6). Sự

đồng tâm nhất trí này hiện hữu ngay cả khi các môn đệ không tụ họp nhau, vì “các tín hữu

thời bấy giờ đông đảo mà chỉ có một lòng một ý” (Cv 4, 32).36

Họ cầu nguyện với nhau trong mọi hoàn cảnh, như khi các Tông đồ từ trên núi Ôliu

về họ cùng với Đức Mẹ, các phụ nữ và các anh em Chúa Giêsu tụ họp cầu nguyện (x. Cv 1,

14); sau khi Chúa lên trời họ cũng cùng nhau cầu nguyện để chọn ra người thay thế ông

Giuđa, kẻ phản bội. Khi các Tông đồ phải ra trước Thượng Hội đồng họ cầu nguyện cho

các ông: “Nghe vậy, họ đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa: "Lạy Chúa, Ngài

là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó; Ngài là Đấng đã nhờ

Thánh Thần, dùng miệng tổ phụ chúng con là Đa-vít, tôi trung của Ngài, mà phán: Sao

chư dân lại ồn ào náo động, sao vạn quốc dám bày kế viển vông? Vua chúa trần gian cùng

nổi dậy, vương hầu khanh tướng rập mưu đồ, chống lại Đức Chúa, chống lại Đấng Người

đã xức dầu phong vương. "Đúng vậy, Hê-rô-đê, Phong-xi-ô Phi-la-tô, cùng với chư dân và

dân Ít-ra-en đã toa rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giê-su,

Đấng Ngài đã xức dầu. Như thế họ đã thực hiện tất cả những gì quyền năng và ý muốn của

Ngài đã định trước. Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các

tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn. Xin giơ tay chữa lành, và thực

hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu." Họ cầu

nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và

bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa (Cv 4, 24 - 31). Khi đặt tay chọn bảy phó tế họ cũng

đồng tâm cầu nguyện, và khi ông Stephano bị ném đá, ông cũng đã cầu nguyện: “Họ ném

đá ông Stephano, đang lúc ông cầu xin rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. "Rồi

ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này." Nói thế rồi, ông

an nghỉ” (Cv 7, 59 - 60). Trước khi tiễn các Tông đồ đi truyền giáo họ cũng: “Ăn chay cầu

nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi” (Cv 13, 3). Ông Phaolô và ông Xila cùng nhau

cầu nguyện khi bị bắt giam và chính ở đây hai ông đã có cơ hội rao giảng Tin Mừng cho

những viên cai ngục: “Vào quãng nửa đêm, ông Phaolô và ông Xila hát thánh ca cầu

nguyện với Thiên Chúa; các người tù nghe hai ông hát. Bỗng nhiên có động đất mạnh,

Page 36: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

3

khiến nền móng nhà tù phải rung chuyển. Ngay lúc đó, tất cả các cửa mở toang và xiềng

xích của mọi người buột tung ra. Viên cai ngục choàng dậy và thấy các cửa ngục mở

toang, liền rút gươm định tự tử, vì tưởng rằng các người tù đã trốn đi. Nhưng ông Phaolô

lớn tiếng bảo: "Ông chớ hại mình làm chi: chúng tôi còn cả đây mà! "Viên cai ngục bảo

lấy đèn, nhảy bổ vào, run rẩy sấp mình dưới chân ông Phaolô và ông Xila, rồi đưa hai ông

ra ngoài và nói: "Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ? "Hai ông đáp: "Hãy tin

vào Chúa Giê-su, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ. "Hai ông liền giảng lời Chúa cho viên

cai ngục cùng mọi người trong nhà ông ấy. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem

hai ông đi, rửa các vết thương, và lập tức ông ấy được chịu phép rửa cùng với tất cả người

nhà. Rồi ông ấy đưa hai ông lên nhà, dọn bàn ăn. Ông và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên

Chúa” (Cv 16, 25 - 34). Sự đồng tâm hợp ý giữa các tín hữu vừa được nuôi dưỡng vừa

được triển nở nơi các buổi cầu nguyện chung hàng ngày, đặc biệt là các cuộc “bẻ bánh”

vốn được hiểu theo nghĩa chuyên môn là “cử hành Thánh Thể”, nhưng vài nhà chú giải cho

rằng ở đây nó không chỉ giới hạn vào một lễ nghi phụng vụ nhưng còn được lồng trong

khung cảnh của bữa ăn huynh đệ, vừa nuôi dưỡng thân xác vừa biểu lộ niềm vui vì được

sống bên nhau và cảm nhận sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh.37

Như vậy, qua các biến cố đó, ta nhận ra sức mạnh của việc cầu nguyện chung và sự

đồng tâm nhất trí trong khi cầu nguyện. Khi có sự đồng tâm nhất trí trong lời cầu nguyện

thì sẽ có Chúa hiện diện ở đó (xc. Mt 18, 19 - 20) để giúp sức cho ta vượt qua mọi gian nan

thử thách, và ban cho ta có thêm nghị lực.

4.2. Cần mẫn kiên trìCần mẫn kiên trì là một đặc tính khác trong cầu nguyện của cộng đoàn thời các Tông

đồ. Sau khi Chúa Giêsu về trời, nhóm nhỏ bao gồm Đức Maria, các Tông đồ và một số anh

em hội họp nhau và chuyên cần cầu nguyện (xc. Cv 1, 14). Sau lễ ngũ tuần, lúc cộng đoàn

đã lớn rộng, sự kiên trì chuyên chăm này vẫn được duy trì (Cv 2, 42). Phải thừa nhận rằng

sách Công vụ Tông đồ đã giới thiệu một Hội thánh hơi lý tưởng, nhưng ở đây tác giả hẳn

đã nhận thức được tầm quan trọng của lý tưởng này đối với các thế hệ kitô hữu về sau; theo

đó, trong đời sống Tông đồ (vita apostolica) họ phải để tâm theo gương cộng đoàn được

mô tả trong sách Công vụ Tông đồ.38

Thánh Phaolô cầu nguyện ngày đêm: “Đêm ngày chúng tôi tha thiết nài xin Chúa

cho được thấy mặt anh em và bổ túc những gì còn thiếu trong đức tin của anh em” (1Tx

37 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002, tr. 33.38 Xc. A.G. Martimort, Phụng Vụ Giờ Kinh, 2016, tr .11.

Page 37: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

3

3,10) và “Vì thế, lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em: xin Thiên Chúa chúng ta

làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành

mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin” (2Tx 1, 11). Ngài cũng

khuyến khích các tín hữu hãy cầu nguyện không ngừng: “Anh em hãy vui mừng luôn

mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như

vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5, 16- 18), bền tâm cầu

nguyện (Rm 12, 12; Cl 4, 2): “Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và

mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh

thức và cầu xin cho các các thánh” (Ep 6, 18). Việc cầu nguyện không chỉ dừng lại nơi

bản thân hay người thân cận mà còn phải cầu nguyện cho toàn thể Giáo hội, cho những

người đang dấn thân trong sứ vụ tông đồ (Ep 6, 18-20).39 Hơn nữa, thánh Phaolô đã vạch

ra một chương trình sống thiêng liêng cho các kitô hữu, trong đó nhấn mạnh việc cầu

nguyện không ngừng; và chính ngài đã nêu gương cầu nguyện đêm ngày (1Tx 3, 10; 2Tx

1, 11). Thậm chí, thánh Phaolô dường như còn ám chỉ đến những buổi canh thức: "Anh em

hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho

tôi nữa" (Ep 6,18-19; Cl 4,2). Chính ngài cũng tuyên bố là ngài cầu nguyện đêm ngày (1Tx

3,10; 2Tx 1,11). Dù ý nghĩa chính xác mà thánh Phaolô gán cho những kiểu nói trên như

thế nào đi nữa, thì ngài cũng đã vạch ra một chương trình sống thiêng liêng để từ này các

Kitô hữu phải quyết tâm thực hiện. Theo họ, số lần cầu nguyện được coi là sự biểu lộ và

nhắc nhở về việc phải nỗ lực cầu nguyện không ngừng.40

Việc cầu nguyện kiên trì và liên lỉ được biểu lộ qua sự tỉnh thức cầu nguyện ban

đêm, theo gương Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (xc.

Mc 14, 38; Mt 26, 41; Lc 22, 40 - 46). Việc tỉnh thức không những để chống trả những

chước cám dỗ của quyền lực tăm tối mà còn là biểu hiệu của niềm trông chờ Chàng rể đến

giữa đêm (xc. Lc 21, 36).

Như vậy, cộng đoàn Giêrusalem được cho là cộng đoàn kiểu mẫu về sự kiên trì trong

cầu nguyện.41 Bởi họ họ có niềm xác tín vào Đấng Phục Sinh, sau khi Chúa Thăng Thiên,

cộng đoàn đã luôn đồng tâm nhất trí và chuyên cần cầu nguyện (xc. Cv 1, 14). Sự chuyên

cần ấy trước tiên là từ các Tông đồ, rồi đến những người phụ nữ, đi theo Chúa khi Ngài

còn ở dưới trần gian rao giảng Nước Trời, sau khi Chúa Thăng Thiên thì họ đi theo các

Tông đồ để phụ giúp các ông trong việc loan giảng Tin mừng Phục Sinh, trong đó có Đức

39 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Về Nguồn, tập 2, Thời Các Tông Đồ, Roma 1998, tr. 218-219.40 Xc. A.G. Martimort, Phụng Vụ Giờ Kinh, 2016, tr. 11- 12.41 Xc. Tìm Chúa số 16, Học Hỏi Về Công Đồng Vaticano II, nội san linh đạo Đan tu Biển Đức – Xitô, 2014, tr. 55.

Page 38: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

3

Maria, Mẹ Thiên Chúa. Từ những chứng nhân sống cùng với Chúa là làm chứng cho sự

Phục Sinh của Chúa, đã làm gương cho mọi tín hữu trong Hội thánh sơ khai noi theo. Vì

vậy, sự chuyên cần cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh đã đi vào đời sống của Hội thánh thời

ban đầu. Dù làm việc gì, có khó khăn hay thuận lợi mọi người đều cầu nguyện trước tiên.

Chính nhờ có đời sống cầu nguyện mà các tín hữu có chiều sâu đức tin, từ đó họ có thể

mạnh mẽ và kiên trì vượt qua mọi khó khăn. Trong thời kì bị bách hại, Hội thánh dù có

gặp thử thách đến đâu thì đức tin của các tín hữu luôn vững vàng, vì họ tin có Chúa đang

hiện diện và nâng đỡ họ: “Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và

cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn. Xin giơ tay chữa lành,

và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Đức Giêsu.

"Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh

Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa” (Cv 4, 29 - 31). Các kitô hữu sẵn sàng hy

sinh vì lý tưởng nước trời. Mẫu gương điển hình là Stêphano, ngài chẳng những không sợ

cái chết mà còn cảm thấy vinh hạnh khi được chết vì danh Đức Kitô: “Được đầy ơn Thánh

Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên

hữu Thiên Chúa. Ông nói: "Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên

Chúa. "Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà

ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô. Họ ném đá

ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. "Rồi

ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này. "Nói thế rồi, ông

an nghỉ”( Cv 7, 55 - 60).

Tóm lại, thời kì đầu, Hội thánh đã kiên trì cần mẫn trong cầu nguyện. Đó là tấm

gương sáng cho mỗi người chúng ta là thế hệ hậu sinh. Các tín hữu tiên khởi là những

người sống cùng thời với Chúa Phục Sinh, họ đã tin, đã mến, đã yêu thì tại sao chúng ta lại

không tin, không yêu, không mến,? Chính những sự đồng tâm nhất trí đó, mà trong cộng

đoàn tín hữu tiên khởi, các tín hữu không giữ của gì riêng mà để mọi sự làm của chung.

5. Đóng góp tài sản chungTrong sách Công vụ Tông đồ cho biết các kitô hữu để mọi sự làm của chung, và ai có

đất đai của cải thì bán đi để cho người túng thiếu cũng được chia sẻ: “Tất cả các tín hữu

hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền

chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu” (Cv 2, 44 - 45). Họ hợp nhất với nhau không chỉ về

niềm tin mà còn hiệp nhất với nhau trong tình liên đới chia sẻ của cải vật chất cho nhau.

Sự liên đới này tạo nên một cộng đoàn bác ái yêu thương, trong đó mỗi người đều

Page 39: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

3

được cộng đồng quan tâm, nâng đỡ và chia sẻ cho nhau tuỳ nhu cầu của từng người.

Chính nhờ đời sống bác ái của các tín hữu mà Giáo hội sơ khai đã được toàn dân thương

mến. Nhờ vậy mà có nhiều người gia nhập vào Giáo hội: “Họ ca tụng Thiên Chúa, và

được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người

được cứu độ” (Cv 2, 47). Sự thương mến đó cũng là nền tảng bảo vệ các tín hữu khỏi

những cuộc tàn sát của bạo chúa hung tàn sau này.

Mặc dù cộng đoàn đông đảo, nhưng các tín hữu chỉ có một lòng một ý. Không một ai

coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung (xc. Cv

4, 32). Họ giúp đỡ nhau và trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những

người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông đồ. Tiền ấy

được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu của từng người (xc. Cv 4, 34- 35). Điều

này chứng minh rằng đây là một cộng đoàn trọn hảo,vì đã thực hành đức ái kitô giáo. Tiêu

biểu là lòng quảng đại của ông Banaba: “Ông Giô-xếp, người được các Tông đồ đặt tên là

Ba-na-ba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông là một thầy Lê-vi quê quán ở

đảo Sýp. Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông đồ” ( Cv 4, 36- 37).

Có hai điểm mà ta cần lưu tâm đến về sự đóng góp tài sản chung đó là: Các tín hữu thời

đó có ý thức cao về trách nhiệm tương thân tương ái. Tất cả đều thấy nơi mình một ước muốn

chia sẻ những gì mình có, sự chia sẻ này không do luật quy định, nhưng là sự tự nguyện. Xã

hội thực sự là một xã hội kitô giáo khi người ta chia sẻ bằng con tim chứ không phải vì luật

buộc.42 Chúa Giêsu dạy về luật yêu thương không điều kiện và yêu hết mình, yêu hy sinh mạng

sống mình vì vậy vì tình tương thân tương ái. Yêu là cho đi, không mong nhận lại (xc. Ga 15,

12- 15). Trong cộng đoàn không những mọi sự là của chung, không ai giữ riêng cho mình,

không sống ích kỉ, thu vén cho mình, mà cộng đoàn còn phải sống bác ái với nhau. Thiết tưởng

cần nhấn mạnh rằng việc để chung của cải không phải là một quyết định bắt buộc cho mọi tín

hữu. Đây là hành vi tự nguyện, và là hệ luận của sự thông hiệp nội tâm sâu xa của các tín hữu

đến nỗi mọi phần tử chỉ có “một lòng và một ý” (Cv 4, 32).43 Tinh thần chia sẻ và liên đới

luôn là lời mời gọi thường xuyên gửi đến các anh chị em cũng như đến các cộng đoàn (xc. Cv

11, 29; Rm 15, 25 - 28).44 Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo cũng nói rằng đối với các tín hứu

đầu tiên, mọi sự đều là của chung (Cv 4, 32): Kitô hữu thật sự không sở hữu một điều gì, mà

không cho rằng đó là của chung cho mình cùng với tất cả những

42 Xc. William Barclay, Bộ Sách Chú Giải Kinh Thánh, Sách Công vụ Tông đồ, Nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 38.43 Xc. Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002, tr .32.44 Xc. Niền Tin Của Người Công Giáo, huấn giáo cơ bản, nguyên tác: La foi des Catholiques, nhóm phiên

dịch: Phạm Minh Thiện, Tống Viết Hiệp, Phạm Mạnh Trinh, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 75.

Page 40: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

người khác; vì vậy họ phải mau mắn và sẵn sàng làm nhẹ bớt sự cùng khốn của những người túng

thiếu. Kitô hữu là người quản lý tài sản của Chúa.45

Như vậy, ta học được thêm một nhân đức từ cộng đoàn tiên khởi đó là sự từ bỏ. Từ

bỏ của cải vật chất có lẽ là điều cần thiết nhất đối với đời sống tu trì. Bởi mỗi tu sĩ, hay đan

sĩ đều có lời khấn khó nghèo, từ bỏ vật chất, từ bỏ ý riêng để chỉ một lòng một ý với Chúa.

Chúng ta không nên như người thanh niên giàu có trong Tin Mừng Matthêu, khi Chúa

Giêsu nói với anh: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, hãy đi và bán những gì anh có phân

phát cho người nghèo rồi hãy đến theo tôi và anh sẽ có một kho tàng trên trời” (Mt 19,

21), thì anh đã “buồn rầu bỏ đi” vì “anh có nhiều của cải”. Rõ ràng anh muốn nên hoàn

thiện, nhưng anh không thể nào dứt ra được khỏi sự ràng buộc của tiền bạc. Cũng vậy,

chúng ta phải biết từ bỏ sự ích kỉ mà cởi mở để xây dựng cho cộng đoàn của mình. Như

vậy, cộng đoàn sẽ trở nên một cộng đoàn hiệp thông yêu thương trong tình yêu của Chúa

chứ không phải vì danh lợi của cá nhân.

Như vậy, qua năm yếu tố: Lắng nghe các tông đồ rao giảng, sống hiệp thông với

nhau, siêng năng tham dự bữa ăn của Chúa, chuyên cần cầu nguyện và đóng góp tải sản

chung, các tín hữu tiên khởi cùng với các Tông đồ đã tạo nên một cộng đoàn thật tuyệt hảo.

Đó là một cộng đoàn đức tin, sống theo lời Chúa Giêsu dạy dưới sự hướng dẫn và đồng

hành của Chúa Thánh Thần. Đó cũng là một cộng đoàn thánh, là kiểu mẫu cho mọi thế hệ

sau này học hỏi và tiếp nối.

45 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, 2012, số 952.

Page 41: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

Chương 3

XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU THEO MẪU HÌNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU TIÊN KHỞI

Để xây dựng một cộng đoàn đan tu lý tưởng, thiết nghĩ chúng ta cần phải quy chiếu

về những đặc tính của cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Những đặc tính đó là nguồn và là mẫu

gương để cho các cộng đoàn đan tu noi theo. Vậy, quy chiếu theo cách nào và những đặc

nét đó ra sao để xây dựng mô hình cho cộng đoàn đan tu ngày nay?

1. Lắng nghe các bậc bề trên

1.1. Vâng phục

Cuộc đời Chúa Giêsu “từ khi bước vào thế gian” (Dt 5, 10) cho đến khi “chết trên

thập giá” (Pl 2, 8), kết dệt bằng đức vâng phục. Nghĩa là Đức Giêsu gắn bó với Thiên

Chúa xuyên qua một loạt trung gian: các nhân vật, những biến cố, định chế, văn tự và các

thế quyền. Chính Đức Giêsu đã khẳng định rằng Người đến không phải để thi hành ý muốn

của mình nhưng là ý muốn của Đấng đã sai mình (xc. Ga 6, 38). Vì thế, trong suốt cuộc đời

trần thế, Người đã thi hành những bổn phận thông thường như: vâng lời cha mẹ (xc. Lc 2,

51) và tuân phục quyền bính hợp pháp (xc. Mt 17, 27). Lúc chịu thương khó, Đức Giêsu

vâng lời tuyệt đối, tự nộp mình không phản kháng những quyền lực bất công và bất nhân,

mặc dù Người là“Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được

thế nào là vâng phục” (Dt 5,8). Người đã chịu chết để làm Hy tế quý trọng nhất dâng lên

Thiên Chúa, đó chính là hy tế của đức vâng lời (xc. Dt 10, 5-10; xc. 1Sm 15, 22). Đức

vâng phục của Chúa Giêsu không phải chỉ là một nhân đức trong số các nhân đức, mà là

một tâm tình toàn diện chi phối chính sự hiện hữu của Người trong thân phận Con Thiên

Chúa làm người. Người đến trong thế gian để thi hành thánh ý Cha. Do đó, có thể khẳng

định rằng suốt cuộc đời Người đã luôn thực thi điều đó.

Theo gương Thầy Chí Thánh của mình, các Tông đồ cũng đã vâng phục trọn vẹn

thánh ý Chúa. Sau khi Đức Giêsu về với Cha, thì ở dưới trần gian, các Tông đồ vẫn

vâng lời Đức Giêsu truyền dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương

anh em” (Ga 15, 9-17) và hãy đem Tin Mừng đến cho muôn dân:“Anh em hãy đi khắp

tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Tiếp nối sau

các Tông đồ, các tín hữu tiên khởi cũng đã lắng nghe các Tông đồ rao giảng và dạy dỗ.

Các tín hữu thủa ban đầu ấy đã đồng tâm nhất trí với nhau trong mọi việc. Cộng đoàn

Page 42: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

sống vui vẻ, hạnh phúc, chan hoà và yêu thương. Vì mọi thành viên đã vâng nghe lời

các Tông đồ giáo huấn và giảng dạy (xc. Cv 2, 42 - 46).

Bước theo Đức Kitô, đan sĩ được mời gọi hướng đến một mục đích là tiếp tục

thực hiện ý Chúa trong suốt cả cuộc đời dâng hiến. Đan sĩ khấn vâng phục phải ý thức

rằng đức vâng phục làm cho Chúa Kitô được hiện diện ngay ở trong cộng đoàn và như

thể biến đổi một xã hội con người thành một cộng đoàn của Giáo hội.46 Đồng thời đan

sĩ cũng phải ý thức rằng cần phải thực hiện điều đó trong khuôn khổ cộng đoàn, bởi vì

cả cộng đoàn cũng như từng phần tử trong cộng đoàn đều phải thực thi ý Chúa và đều

là sự hiện diện của Chúa giữa trần thế.

Như thế, vâng phục không phải là một nhân đức cá nhân, hay là một phương thế để

sống khổ hạnh, hãm mình (đối với người dưới) hoặc để kiểm soát hay để bắt mọi người

phải theo lệnh của mình (đối với người trên), nhưng là để trở nên đồng hình đồng dạng với

Chúa Kitô. Đức vâng phục cũng không phải chỉ để tạo ra một trật tự chung hay để điều

hành, tổ chức những sinh hoạt đối nội và đối ngoại, nhưng là để tìm kiếm ý Chúa, làm theo

ý Chúa, để Chúa đến hiện diện trong môi trường sống và trong chính cuộc đời của mình.

Có nghĩa là: “Vâng phục bằng đức tin, là tự nguyện quy thuận lời đã nghe, bởi vì chân lý

của Lời đó đã được nguồn chân lý là Thiên Chúa bảo đảm”.47 Đó là sự độc đáo và sâu sắc

của đức vâng phục thánh hiến. Hình ảnh của Abraham vâng lệnh Chúa ra đi mà không biết

mình đi đâu (xc. Dt 11, 8) là một bằng chứng hùng hồn của đức vâng phục vì lòng tin (xc.

St 12). Vì tin vào Thiên Chúa, nên Abraham đã ra đi theo lệnh truyền của Ngài, do đó,

Abraham được kể “là người công chính” (Rm 4, 3), là “cha của mọi kẻ tin” (Rm 4, 11).

Cũng trong ý nghĩa này, thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Galat: “Nếu tôi còn muốn

làm đẹp lòng người đời, thì không phải là tôi tớ của Đức Kitô” (Gl 1, 10). Vì thế trong đời

tu, nếu đan sĩ còn muốn làm theo ý mình thì không còn phải là đan sĩ đích thực.48

Nếu hiểu đức vâng phục theo chiều hướng là tiếp tục và tham dự vào sứ mạng của

Đức Kitô, thì tất cả mọi người và từng người, bề dưới và bề trên, cá nhân cũng như cộng

đoàn đều phải vâng phục. Tại sao? Bởi vì, cá nhân hay cộng đoàn đều có sứ mạng tìm

kiếm và thi hành ý Chúa. Chúa Thánh Thần luôn hiện diện một cách sinh động trong mỗi

người và trong mọi người. Người có thể thổi đâu tùy ý nhưng chắc chắn không phải là

không có mục đích. Vì thế phải lưu tâm lắng nghe và tìm hiểu ý Chúa qua vị bề trên và

mọi thành viên trong cộng đoàn. Thánh Biển Đức còn đi xa hơn nữa, trong những công

46 Xc. Rene Voillaume, Đời Sống Tu Trì, chuyển ngữ, Lm. Phêrô Vũ Văn Chương, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 92.47 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Nxb

Tôn Giáo, 2012, số 144.48 Xc. Lm. Đỗ Xuân Quế OP, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 35.

Page 43: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

việc có liên can hệ trọng đến lợi ích thiêng liêng hoặc trần thế của đan viện, ngài ao ước

viện phụ cần phải triệu tập anh em lại trình bày việc ngài định làm, để hỏi ý kiến anh em.

Lý do thánh phụ dạy phải bàn luận như vậy chính vì Chúa thường tỏ cho những anh em ít

tuổi nhất những quan điểm đúng đắn hơn.49

Do đó, vâng phục đòi hỏi phải có tinh thần đối thoại và tinh thần đồng trách nhiệm.

Để đối thoại chúng ta phải có ý kiến của chính mình. Mỗi người đều là một huyền nhiệm.

Mỗi người đều có một “mã số riêng” của mình. Bề trên cần phải biết lắng nghe, tìm hiểu,

tham khảo giúp bề dưới nhận ra ý Chúa và thi hành ý Chúa trong hoàn cảnh riêng của mỗi

người; trao cho họ sứ mạng phù hợp với mã số riêng con người họ. Mỗi người trong cộng

đoàn phải đóng góp bằng sự trình bày, đối thoại, trao đổi để bề trên nhận biết ý Chúa đối

với cộng đoàn và từng thành viên. Bề trên giúp cộng đoàn vâng phục ý Chúa và ngược lại

nhờ cộng đoàn giúp, bề trên thấy rõ ý Chúa hơn để vâng phục và thi hành. Sứ mạng thi

hành ý Chúa cần có nhiều sự phân công phục vụ khác nhau, người ra mệnh lệnh và người

thi hành mệnh lệnh. Tuy vậy, những công tác này không làm cho người này đứng cao hơn

người kia mà mỗi người chỉ là một thành phần của cộng đoàn, bình đẳng với nhau với

những công tác khác nhau trong cùng một sứ mạng chung.

Nhờ sự cởi mở rộng rãi như thế trong đối thoại với Chúa và với nhau, đan sĩ mới có

thể đọc thấy sự thật, sự thật của mỗi cá nhân, của cộng đoàn và của thế giới hôm nay. Nhờ

đó, mọi thành viên trong cộng đoàn mới hiểu được những dấu chỉ của thời đại và nghe

được những tiếng gọi mới của Chúa. Điều đó giúp chúng ta sửa đổi cái cổ hủ mà tiến bước

về phía trước vì Nước Trời.

Như thế, khi một đan sĩ nói rằng họ chỉ vâng lời vị bề trên nào đó mà họ có thể hoàn

toàn tin tưởng, tức là đan sĩ đang tìm kiếm một người cha lý tưởng. Đòi hỏi này loại bỏ khả

năng chấp nhận người lãnh đạo được bầu với nhiệm kỳ, cũng như việc chia sẻ trách nhiệm

đích thực với bề trên và cộng đoàn. Trái lại, các đan sĩ phải học cách vâng phục vị lãnh đạo

đã được chỉ định hay được bầu theo hiến pháp, kể cả những người mà mình không có chút

thiện cảm nào. Chỉ khi nào đan sĩ xác tín được điều này, thì đó là một đan sĩ đích thực. Bởi

vì, nếu vâng phục mà lại đòi điều kiện tin tưởng theo cảm tính như thế thì sẽ dẫn đến tình

trạng hỗn loạn và cộng đoàn có thể tan rã.50

Thực ra, đức vâng phục của đan sĩ chỉ có thể thực hiện được một cách hữu hiệu trong

sự hiệp thông sâu xa với Chúa và với cộng đoàn. Điều này đòi hỏi cần có sự rèn luyện liên

tục trong tình thương, trong sự thật, trong ân sủng của Chúa Thánh Thần. Nếu sống được

49 Xc. Dom Columba Marmion, Chúa Kitô Lý Tưởng Đan Sỹ, Linh đạo đan tu, chuyển ngữ: Châu Sơn, tr. 120.50 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 67- 68.

Page 44: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

như thế, đức vâng phục sẽ làm cho nhân phẩm của đan sĩ được trưởng thành và sinh nhiều

hoa trái phong phú theo tinh thần Phúc Âm.

Nếu trong trường hợp, sau khi đã khiêm nhường cầu nguyện và suy nghĩ kỹ lưỡng,

có sự biện phân chính xác, có sự đồng tình và ủng hộ của nhiều người trong cộng đoàn, có

sự chân thành trao đổi với bề trên trong tinh thần trách nhiệm, mà ý kiến của mình vẫn bất

đồng với quyết định của bề trên thì sao? Khi đó phải chấp nhận quyết định của bề trên vì

đức vâng phục. Đây là vâng phục trong đêm tối của đức tin. Vâng phục, không phải vì

chúng ta cho rằng quyết định đó phù hợp với ý Chúa, nhưng chúng ta vẫn chấp nhận vì

quyết định đó được đề ra bởi một người đã được trao quyền phục vụ và là người thay mặt

Chúa. Cũng vậy, việc hoàn toàn bỏ ý riêng để tuân phục ý Chúa qua những vị đại diện của

Ngài không phải là một điều làm cho đan sĩ trở nên nhu nhược, mất tự do. Nhưng nhờ đó

mà đan sĩ được trưởng thành hơn, tự do hơn. Bởi vì họ xác tín rằng: “Tuân phục ý Chúa là

con đường tăng trưởng, và vì thế, là con đường tự do cho con người; vì sự tuân phục này

cho phép chấp nhận một kế hoạch hay một ý muốn trái với ý riêng mình, điều này không

chỉ không làm nhẹ hay làm giảm phẩm giá con người, nhưng lại là nền tảng của nó. Đồng

thời, tự do tự nó cũng là một con đường vâng phục, bởi vì đó là vâng phục kế hoạch của

Cha theo cách giống trẻ thơ, mà người tín hữu hoàn thành sự tự do của mình.”51

Thánh Biển Đức còn nhấn mạnh không những các đan sĩ phải vâng phục bề trên mà

còn phải vâng phục nhau: “Vâng phuc là điều tốt lành, nên không nhưng moi nguơ i phai

vâng phuc

viẹ n phu, mà anh em cung vâng phuc nhau nưa, vì biết mình se phai qua con

đuơ ng vâng phuc mà đến cùng Thiên Chúa. Vạ y, ngoài lẹ nh truyền cua viẹ n phụ hay các vi

hưu trách do ngài đạ t lên, cha không cho phép anh em đạ t mọ t lẹ nh riêng tu nào lên trên.Còn trong các truơ ng hơp

khác, anh em hãy hết lòng yêu mến và ân cần vâng phuc đàn

anh mình. Gạ p ai to ra chống đối, se bi sư a phat ”52.

Tóm lại, đức vâng phục không chỉ bắt buộc đan sĩ vâng phục ý bề trên chỉ vì đó là ý

của vị bề trên mà phải vâng phục ý bề trên vì tin rằng đó là ý Chúa. Nói cách khác, bề trên

được Chúa dùng để nói lời của Người cho họ. Chỉ riêng vâng phục thôi thì con người đã

được Thiên Chúa chấp nhận, vì ý muốn của Thiên Chúa là làm cho mọi sự có giá trị siêu

nhiên đối với linh hồn tuân phục.53 Vì thế, cả bề trên lẫn bề dưới phải nhìn nhận đức vâng

phục và quyền bính theo hướng phục vụ cộng đoàn, xây dựng cộng đoàn theo linh đạo của

51 Xc. Huấn Thị Về Quyền Bính và Vâng Phục; Thánh Bộ các tu hội dòng tận hiến và các tu đoàn Tông đồ, Nxb Tôn Giáo, tr. 19.

Page 45: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

52 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 71.53 Xc. Jean – Pierre de Caussade, Niềm Vui Tín Thác, chuyển ngữ: Anh Sơn, Nxb An Tôn & Đuốc Sáng, 2011, tr. 30.

Page 46: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

dòng mình, đó là nên thánh theo đường lối đấng sáng lập đã vạch ra.54 Bên cạnh đó, để tạo

dựng được một cộng đoàn hiệp nhất và bình an, chúng ta cũng cần học cách thinh lặng.

1.2. Thinh lặngThinh lặng là một trạng thái hoàn toàn luôn sẵn sàng lắng nghe.55 Đó là yếu tố rất

cần thiết để mỗi người chúng ta hồi tâm, kiểm soát lại việc mình làm, lời mình nói có điều

gì lầm lỗi hay gây ảnh hưởng không tốt cho linh hồn của mình và của người khác; từ đó ta

kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa sao cho phù hợp lối sống một người con của Thiên Chúa. Với

tư cách là kitô hữu, ta có cơ hội gặp gỡ chính Thiên Chúa trong tâm hồn mình, nhờ đó

nhận ra thánh ý của Người để làm theo, và trở thành chứng nhân cho Tin Mừng. Về điều

này, ngay khi Chúa Giêsu xuống thế làm người, dù Người vẫn là Thiên Chúa nhưng đồng

thời cũng mang lấy bản tính nhân loại đầy những yếu đuối của con người chúng ta ngoại

trừ tội lỗi (xc. Dt 4, 16). Vì vậy, dù là khởi sự hay muốn hoàn thành bất cứ việc gì thì

Người vẫn dành cho mình những giây phút thinh lặng vừa để tạ ơn Thiên Chúa, vừa để xin

Chúa cho tăng thêm sức mạnh, sự trợ lực để có thể chu toàn thánh ý của Chúa Cha, hay sự

soi sáng, hướng dẫn, thúc đẩy của Chúa Thánh Thần: “Sau khi giải tán đám đông, Người

đi riêng lên núi mà cầu nguyện” (Mt 14, 23). Một số bản văn khác của Tin mừng nói đến

đời sống của cầu nguyện của Chúa Giêsu, thinh lặng mới có thể cầu nguyện được (xc. Mt

4, 1 - 4; Lc 6, 12 - 13; Mc 14, 32 - 42; Ga 4, 34).

Về phương diện đời sống tập thể và xã hội, thinh lặng giữ một vai trò quan trọng:

thinh lặng tạo bầu khí tôn trọng và lắng nghe. Vì thế người đời thường khuyên nhau: “Nói

là bạc, nhưng thinh lặng là vàng”. Con người có khả năng sử dụng miệng lưỡi để diễn tả

tư tưởng và truyền thông tình cảm cho nhau. Đó là hồng ân của Thiên Chúa. Nhưng lời nói

cũng có thể là con dao hai lưỡi, nếu chúng ta biết sử dụng thì đó là một lợi khí, giúp con

người sống gần nhau và hiểu nhau hơn; ngược lại nó sẽ gieo rắc sự chết và oán thù.

Trong giao tiếp thông thường, người ta tìm cách làm sao cho câu chuyện được

rộn ràng liên tục không có gián đoạn để tránh bầu khí lạnh nhạt buồn tẻ và thiếu thân

tình. Trái lại, giữa bạn thân thì thinh lặng không làm gián đoạn đối thoại, thinh lặng

không hề tạo bầu khí trống rỗng lạnh nhạt, nhưng làm tăng thêm vẻ đẹp của tình bạn và

sự hồn nhiên của cuộc gặp gỡ chuyện trò. Nhà văn Péguy nói: “Hạnh phúc dường nào

những bạn hữu thân tình biết nhau khá đầy đủ để yêu nhau đậm đà và cùng nhau thinh

54 Xc. Lm. Đỗ Xuân Quế OP, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp – TPHCM, 2007, tr. 36.55 Xc. Rene Voillaume, Đời Sống Tu Trì, chuyển ngữ, Lm. Phêrô Vũ Văn Chương, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 201.

Page 47: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

lặng”.56 Trong đời sống đan tu, hằng ngày các đan sĩ phải yêu mến nhau đủ để cùng

nhau giữ gìn thinh lặng. Bởi vì thinh lặng là tiếng nói sâu đậm nhất của tình yêu, trung

thực nhất của hạnh phúc, và chân thành nhất của lòng biết ơn. Yêu nhau, tôn kính nhau

và tôn trọng quyền lợi của nhau giúp đan sĩ ý thức và giữ thinh lặng bằng sự yêu mến.

Nhờ sự thinh lặng chúng ta có thể gặp gỡ chính mình, đồng thời gặp gỡ chính Chúa ở

trong cõi lòng mình. Chỉ trong tĩnh lặng, con người mới sống trọn vẹn căn tính của mình và

gần với những giá trị vĩnh cửu.57 Từ đó, chúng ta được sự soi sáng hướng dẫn, nhủ bảo của

chính Thiên Chúa để ơn gọi và sứ vụ của chúng ta làm mưu ích cho thế giới và làm rạng

danh Chúa58. Thinh lặng không phải là để ngắm mình, để tự thoả mãn về bản thân, mà là

để tiến đến những mối tương quan đầy yêu thương, giúp con người tương quan với thế giới

chung quanh một cách tròn đầy và ý nghĩa.59

Thinh lặng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của đời sống đan tu. Các đan sĩ

Biển Đức - Xitô không phải là những ẩn sĩ độc tu trong sa mạc thanh vắng. Các đan sĩ

sống trong cộng đoàn có tổ chức. Đan viện là “Trường Học Phụng Sự Thiên Chúa”, là mái

nhà nơi các đan sĩ chọn làm gia đình thiêng liêng để kí thác cuộc đời trần thế của mình.

Đan viện phải là một nơi thanh vắng, yên tĩnh để các đan sĩ có thể sống đời chiêm niệm

cầu nguyện, dễ dàng tìm kiếm Thiên Chúa và gặp gỡ được chính Ngài. Sự an bình nội tâm

được bảo đảm bằng sự yên lặng ngoại giới. Thinh lặng là một điều kiện cần thiết tối thiểu

cho đời sống tĩnh nguyện. Vì thế, các đan sĩ phải giữ thinh lặng không những trong các nơi

sinh hoạt tập thể như nhà nguyện, nhà cơm, nhà hội… mà ngay cả trong phòng riêng của

mình và ngoài đồng ruộng, nơi lao tác, bất cứ ở đâu, đan sĩ cũng phải giữ thinh lặng.

Đời sống đan tu luôn luôn là một lời mời gọi gặp gỡ Thiên Chúa trong sự thinh lặng.

Các Tổ phụ Xitô hay thánh phụ Biển Đức không chủ trương thinh lặng để mà thinh lặng.

Mục đích của thinh lặng là tạo một môi trường thích hợp cho việc chiêm niệm và cầu

nguyện, để sống thân tình với Thiên Chúa và tâm sự với Ngài. Thánh Gioan Thánh Giá

nói: “Trong đời sống thiêng liêng kết hợp với Thiên Chúa, nếu chúng ta muốn nghe tiếng

Chúa nói thì phải thinh lặng, bởi vì lời mà Thiên Chúa nghe rõ hơn cả là thinh lặng tình

yêu”. Đối với Chân phước Guerico: “Trong thinh lặng, con người nội tâm được hình

thành theo hình ảnh Chúa Kitô”. Theo nhà văn Paul Claudel: “Thiên Chúa ở đó trong

thinh lặng như một người đang lắng nghe, và khi người ta nghe thì Thiên Chúa nói”. Còn

56 Xc. Lm. Đm Trần Minh Công, Đời Sống Đan Tu Lý Tưởng Phúc Âm, Đan viện Đức Mẹ Fatima Thuỵ Sĩ, 2007, tr. 228- 232.

57 Xc. Trần Thị Giồng, tiến sĩ tư vấn tâm lý, Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến, Nxb Phương Đông, 2007, tr. 12.58 Xc. Lm. Jn M. Nguyên Phương, Được & Mất, lưu hành nội bộ, tr. 115- 116.59 Xc. Trần Thị Giồng, tiến sĩ tư vấn tâm lý, Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến, Nxb Phương Đông, 2007, tr. 35.

Page 48: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

văn hào Saint Exupéry viết: “Khoảng không gian của thần trí, nơi có thể cất cánh bay lên,

đó là thinh lặng”. Sự thinh lặng giúp đan sĩ khỏi phân tán và làm cho đời sống kết hiệp

thân mật với Chúa và phản ứng trước mọi sự việc theo tinh thần của Chúa.60

Trong tu luật thánh Biển Đức, ngay ở lời mở Ngài dạy các môn sinh: “Con ơi, hãy

lắng nghe lời thầy dạy, ghé tai lòng con mà thuận tình đón nhận lời cha hiền khuyên nhủ

và thực hiện cho bằng được, để nhờ gắng công vâng phục, con trở về với Đấng con đã xa

lìa vì ươn lười bất tuân. Vậy cha nói với con đây, dù con là ai, mà đã đoạn tuyệt với ý

riêng, mang lấy khí giới rất mạnh mẽ và rạng ngời của đức vâng phục, để chiến đấu cho

Chúa Kitô, Vua chân thật”.61 Như thánh Biển Đức dạy, ta nhận ra được điều ngài muốn nói

trong sâu thẳm của sự lắng nghe; đó là “ghé tai lòng” tức nghe bằng con tim, nghe bằng cả

con người; và để có thể nghe bằng “tai lòng” thì thinh lặng là điều tất yếu phải có. Trong

thinh lặng để nghe bằng tai lòng mình, đan sĩ sẽ dễ dàng nghe và nghiền ngẫm Lời Chúa,

qua đó tạo nên sự trưởng thành tâm linh cho các đan sĩ để đi vào hiệp thông huynh đệ thực

sự trong Đức Kitô. Đặc biệt, Cha thánh dành trọn chương sáu trong tu luật để nói lên điều

cần thiết về sự thinh lặng của các đan sĩ: “Ta hãy thi hành theo lời ngôn sứ: “Tôi đã nói

mình phải giữ gìn trong nếp sống, để khi ăn nói khỏi lỗi lầm, nên miệng tôi quyết ngậm

tăm, tôi câm lặng làm thinh chẳng hé môi, im lặng cả những điều hay điều tốt”. Qua đó, vị

ngôn sứ tỏ cho ta thấy, vì quí trọng sự im lặng, mà đôi khi phải làm thinh cả những lời

lành; phương chi đối với những chuyện hư từ, càng phải tránh để khỏi bị phạt vì tội. Vì sự

im lặng quan trọng như thế, nên ngay cả những môn đệ hoàn hảo, cũng ít khi được phép

nói những lời lành thánh và xây dựng, vì có lời chép: “Nói nhiều không tránh khỏi tội”. Và

nơi khác: “Sống chết ở cả đầu lưỡi”. Thực ra, nói năng dạy dỗ là việc của thầy, còn môn

đệ thì im lặng mà nghe. Bởi đó, nếu phải thưa trình bề trên việc gì, hãy trình bày với tất cả

lòng khiêm tốn, kính cẩn và tùng phục. Còn những chuyện bông đùa, những lời phù phiếm

khôi hài, bất cứ ở đâu và lúc nào, cha đều lên án và cha không hề cho phép môn đệ mở

miệng nói những lời như thế”.62

Thinh lặng là một điều kiện thiết yếu để gặp gỡ Thiên Chúa và tâm sự với Ngài.

Nhưng thinh lặng bề ngoài mà thôi chưa đủ, đan sĩ phải có sự thinh lặng nội tâm. Thinh

lặng nội tâm là sự thinh lặng của trái tim.63 Để có đời sống nội tâm và sống trong mầu

nhiệm Ba Ngôi, các đan sĩ cần phải trau dồi thinh lặng bên ngoài và bên trong. Cần

tránh những nơi náo động, sầm uất, giữ gìn miệng lưỡi, chớ nói nhiều, làm chủ các giác

60 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 18- 19.61 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, Lời Mở Đầu 1- 4.62 Sđd, chương 6.63 Xc. Rene Voillaume, Đời Sống Tu Trì, chuyển ngữ, Lm. Phêrô Vũ Văn Chương, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 200.

Page 49: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

quan, cần đến những nơi thanh vắng. Thinh lặng bề ngoài chẳng có ích gì nếu trong nội

tâm chúng ta đi lang thang suốt ngày. Thinh lặng nội tâm là gạt bỏ những bận tâm,

những tư tưởng vô bổ làm xao xuyến, xáo trộn con tim. Quả thật, để gặp gỡ, sống

tương quan với Thiên Chúa và sống tốt với anh em, chúng ta cần có một đời sống nội

tâm sâu xa. Đời sống nội tâm giúp chúng ta có điều kiện để đối thoại với Thiên Chúa,

và biết lắng nghe tiếng Chúa, biết lắng nghe tiếng nói của anh em trong cộng đoàn và

tha nhân. Nhưng để có sự thinh lặng đích thực, chúng ta phải biết nhường lại không

gian và thời gian của lời nói cho sự hiện diện của sự yên tĩnh và bình an.

Thói lệ Hội dòng Xitô Thánh Gia cũng yêu sách về đời sống thinh lặng của các đan

sĩ như sau: “Sống thinh lạ ng va co tic h la quy luạ t cua đơ i sống thie ng lie ng trong ca c Họ

i dong. Đan sĩ sống đời chie m niẹ m ca ng phai chấp ha nh nghie m chinh viẹ c na y ho n nưa.

Vi

thế, trong cọ ng đoa n phai tru liẹ u thơ i gian va no i chốn da nh cho viẹ c giư co tich va thinhlạ ng, để dễ lắng nghe va suy niẹ m Lơ i Chu a, đồng thơ i giu p

tao linh va sư hiẹ p tho ng huynh đẹ trong Chu a Kito ”64.ne n sự truơng tha nh ta m

Hiến Pháp dòng Xitô Thánh Gia cũng minh định rằng: “Thinh lặng là yêu sách đời

chiêm niệm. Vì thế, tu sĩ suốt ngày sống trong thanh vắng và giữ thinh lặng, đặc biệt từ giờ

Kinh tối đến sau Kinh sáng, khi thật cần kíp mới nên nói đôi lời”65.

Như vậy, khi đan sĩ có đời sống thinh lặng thì việc sống đức vâng lời thật sự rất dễ

dàng. Lúc đó các đan sĩ sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn vì sống trong bình an, không phải lo

lắng hay bon chen nhiều thứ. Và như thế, tương quan giữa bề trên với các thành viên trong

cộng đoàn cũng được tốt đẹp và thoải mái hơn. Hay nói cách khác là tình huynh đệ được

triển nở hơn. Thế nhưng, để sống tình hiệp thông huynh đệ thực sự, chúng ta phải chăng

chỉ dừng lại ở việc thinh lặng mà thôi, hay còn cần thêm yếu tố nào nữa?

2. Sống hiệp thông tình huynh đệĐời sống huynh đệ, hiểu như là một đời sống chia sẻ trong tình yêu, là dấu chỉ hùng

hồn về sự hiệp thông. Nó được vun trồng kỹ càng trong các dòng tu, những nơi mà đời

sống cộng đoàn được vun đắp. Khi sống ơn gọi làm môn đệ theo Tin mừng, tất cả những

người thánh hiến dấn thân thực thi “điều răn mới” của Chúa, bằng cách yêu thương nhau

như Người đã yêu thương.66 Vậy phải thực thi tình huynh đệ đó như thế nào? Ở đây xin

đưa ra hai phương cách để sống tình hiệp thông huynh đệ.

64 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 194.65 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 140.

Page 50: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

4

66 Xc. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến- Vita Consecrata, bản dịch của Cha Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2014, số 42.

Page 51: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

2.1 Lắng ngheĐể sống hiệp thông tình huynh đệ trong cộng đoàn thì trước tiên mỗi người phải biết

lắng nghe nhau, và để lắng nghe nhau thì phải biết lắng nghe bản thân, mà muốn lắng nghe

bản thân thì phải biết lắng nghe Lời Thiên Chúa, vì Lời Thiên Chúa là nguồn mạch đầu

tiên của mọi linh đạo kitô giáo. Lời Chúa dưỡng nuôi tương quan thân tình với Thiên Chúa

hằng sống, với ý định cứu chuộc và thánh hóa của Người.67

Lắng nghe là gì? Thưa, lắng nghe: “Chính là sự im lặng của con tim... Khi ta im

lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được

rất nhiều tiếng động chung quanh đang diễn ra. Dù đó là tiếng thở dài não ruột của người

kia ở nơi xa hay cả tiếng vô thanh của dòng sông, của ngọn đồi. Cuộc sống bận rộn quá,

dễ khiến ta quên đi thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi, người kia đã nói

rõ ràng ra mà ta còn chưa chịu hiểu huống chi chỉ nói nửa câu hoặc im lặng để ta tự suy

gẫm… Bởi có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra khi

người nghe không thể hiện được độ rung cảm chân thành từ nơi trái tim. Chỉ cần im lặng

lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét để ta hiểu được những ngõ ngách sâu kín

trong tâm hồn”68. Con người là một hữu thể tương quan, và nhu cầu thâm sâu nhất của con

người là yêu và được yêu, hiểu biết và được hiểu biết. Để nhu cầu đó được đáp ứng một

cách thỏa đáng cần có sự chia sẻ và cảm thông chân thành giữa người với người. Sự chia

sẻ đúng nghĩa phải là lời bày tỏ tâm tư chân thành từ tận đáy lòng. Đây chính là lúc ta mở

lòng ra với người khác để cùng cảm thông chia sẻ. Vì lời chia sẻ phát xuất từ con tim nên

cần được lắng nghe bằng cả tấm lòng. Trên thực tế để lắng nghe và thật sự thấu hiểu một

người là một thách đố lớn. Trước hết, không dễ gì người ta có thể bày tỏ những kinh

nghiệm sâu xa trong cuộc đời của họ. Bởi vì, “Khi tôi chia sẻ những cảm nghiệm của tôi

chính là lúc tôi bộc lộ tâm hồn mình cho người khác. Khi tôi nói cho bạn về quá khứ của

tôi hay là những tình cảm hiện thời tôi có thì đó chính là cách tôi nói cho bạn biết tôi là ai,

bởi tôi đã nói cho bạn biết cách mà tôi kinh nghiệm cuộc sống. Trong mức độ nào đó, tôi

đang cho bạn thấy một phần bản chất thực của tôi”69.

Lắng nghe người khác đem lại sự trưởng thành cho cả người nghe lẫn người nói.

Lắng nghe giúp cho chúng ta biết mình và hiểu người khác. Khi chúng ta biết cách nhìn

sự việc qua con mắt của người khác là chúng ta bắt đầu hiểu họ như chính họ hiểu họ.

Khi cho họ sự chú ý đầy đủ của chúng ta là chúng ta dứt bỏ vị trí của mình và đặt mình

67 Xc. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến - Vita Consecrata, bản dịch của Cha Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2014, số 94.

68 Minh Niệm, Hiểu về trái tim, Nxb Trẻ, 2010, tr. 151.69 Xc. Desmond O’ Donnell, Cộng Đoàn Dưới Ánh Sáng Lời Chúa, Simon chuyển ngữ, 2000, tr. 27- 28.

Page 52: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

trong nguy cơ bị thay đổi. Chúng ta có thể đồng ý với người khác nhưng khi chúng ta

lắng nghe, chúng ta đang bước vào thế giới của họ. Lắng nghe giúp chúng ta cầu nguyện

và trưởng thành thiêng liêng.70

Theo Chúa Giêsu trong đời sống thánh hiến, chúng ta muốn được làm môn đệ của

Chúa, làm bạn với Chúa, nhưng đối với Chúa, Người còn muốn chúng ta là mẹ của

Ngài, Người nói: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và

đem ra thực hành” (Lc 8, 20). Chỗ khác Người lại nói: “Phúc thay kẻ lắng nghe và

thực hành lời Chúa” (Lc 11, 28). Lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy đó là gì? Đó là

thực hành hai điều răn trọng nhất mà Chúa Giêsu đã dạy:“Thiên Chúa, Chúa chúng ta,

là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết

trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân

như chính mình ngươi” (Mc 12, 29 - 31). Muốn tuân giữ lời Chúa dạy thì phải lắng

nghe lời Chúa để biết được Ngài muốn gì? Ngài muốn: “Anh em hãy yêu mến nhau, như

Thầy đã yêu mến anh em” (Ga 15, 12).

Cũng vậy, trong đời sống cộng đoàn đan tu, các đan sĩ cần phải biết lắng nghe lời

Chúa hàng ngày bằng cách tham dự đầy đủ các giờ kinh nguyện và Thánh lễ, để được lời

Chúa nhắn nhủ và nhắc bảo. Phương cách tốt nhất để lắng nghe lời Chúa là đọc và suy gẫm

lời Chúa hàng ngày (Lectio divina): “Đọc sách là phương tiện mở mang kiến thức và dinh

dưỡng tâm hồn chiêm niệm. Vì thế, anh em hãy chuyên cần đọc sách, nhất là Lời Chúa theo

phương thức đan tu, gồm 4 yếu tố: đọc – suy niệm – cầu nguyện – chiêm niệm”.71

Thánh Biển Đức đã đi tới Subiaco, vùng đất của tĩnh lặng. Sau khi đã chìm vào chiều

sâu tâm hồn, ngài đã nghe và gặp được Đấng thấu suốt những gì bí ẩn. Ngài tìm và lắng

nghe tiếng Chúa qua việc cử hành thần vụ. Ở đó, ngài và các môn sinh của mình, không

những lắng nghe qua việc nhanh chân đến nhà nguyện khi có hiệu, hiện diện đầy đủ trong

ca toà; cũng không phải ở việc đọc, hát nhằm câu, trúng chữ, nhưng chính là nghe được

tiếng lòng: “Hãy cử hành giờ kinh phụng vụ thế nào cho tâm trí hoà hợp với lời ca; cần

một tâm hồn thanh sạch, hoà với dòng lệ thống hối là được Chúa nhận lời” (Tl 19, 20).72

Khi các đan sĩ biết lắng nghe tiếng Chúa, và thực hành lời Chúa thì việc lắng nghe nhau

trong tình hiệp thông cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta cần phải có một trái tim biết

lắng nghe những lời chia sẻ của anh em trong cộng đoàn, hầu có thể chia sẻ gánh nặng cho

70 Xc. Nt. Maria Vũ Thị Thu Thuỷ, Hội dòng MTG Tân Lập, Tình Bạn Trong Cộng Đoàn Thánh Hiến, Nxb Phương Đông, 2014, tr. 142- 143.

71 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 215.72 Trích bài giảng lễ 11/07/2017 của Cha Viện trưởng Đaminh Nguyễn Tuấn Hào, cộng đoàn CSNQ.

Page 53: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

nhau. Khi biết lắng nghe những lời chia sẻ của nhau là chúng ta giúp nhau vượt qua mọi

thử thách mà chúng ta đang gánh chịu, để cùng nhau vững bước trên con đường trọn lành.

Như vậy, để sống tình hiệp thông huynh đệ, các đan sĩ cần phải lắng nghe Lời Chúa.

Không những nghe lời Chúa mà các thành viên trong cộng đoàn phải biết lắng nghe nhau.

Học hỏi nơi cộng đoàn tiên khởi, các tín hữu biết lắng nghe các Tông đồ giáo huấn và lắng

nghe nhau, chia sẻ với nhau, từ đó mới có một cộng đoàn lý tưởng là mọi người đều đồng

tâm nhất trí. Trong những sinh hoạt hàng ngày của đời sống cộng đoàn hay trong những

cuộc hội ý, cuộc họp mà các đan sĩ không có tinh thần lắng nghe nhau thì sẽ không đưa đến

một kết quả tốt. Bởi vì, nếu mỗi người mỗi ý, mạnh ai nấy thắng thì sẽ dẫn đến nguy cơ đổ

vỡ cộng đoàn. Tranh chấp, chia rẽ và phe nhóm sẽ có nguy cơ phá vỡ đời sống huynh đệ.

2.2 Đón nhậnNgạn ngữ Anh quốc có câu: “Không ai là một hòn đảo”. Thật vậy, con người sinh ra

đâu chỉ sống cho riêng mình nhưng còn là sống cho, sống với người khác. Mọi việc cá

nhân thực hiện đều có ảnh hưởng đến tha nhân.

Đón nhận là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho hay cộng đoàn đang sống. Cho

phép mỗi thành viên sống trong cộng đoàn là dấu chỉ mọi người không sợ, mỗi người có

một kho báu chân thật và an bình cần phải được chia sẻ. Khi cộng đoàn bắt đầu đóng cửa

thì đó là dấu chỉ khoá chặt cửa lòng.73

Trong đời sống của cộng đoàn tiên khởi ta thấy có rất nhiều thành phần, nhiều văn

hoá khác nhau, nhưng các tín hữu luôn mở rộng tâm lòng để đón nhận nhau, bởi vì đó là

một cộng đoàn có cùng một lý tưởng, cùng một đức tin.

Chúng ta không chỉ liên đới với người khác trên bình diện hiện hữu mà mọi người

đều đón nhận, con người chúng ta cũng chỉ có thể hoàn thành nhờ người khác. “Trở nên

người” có nghĩa là gì? Trước hết, “trở nên người” là mang lấy một thân xác, vì nhờ thân

xác mà chúng ta tháp nhập vào thế giới. Nhờ thân xác mà tôi cảm nhận và đi vào thế giới

chung quanh, một thế giới đầy màu sắc và âm thanh. Trên bình diện giác quan, chúng ta

cần đến người khác. Nhờ tác nhân kích thích từ bên ngoài, chúng ta có thể gặp được thế

giới bên trong của mình. Điều cơ bản nữa là con người cần đến cộng đoàn khi con người

tương tác với thế giới để tự bộc lộ bản thân. Con người đáng được gọi là người, khi họ mở

lòng ra với

73 Xc. Jean Vanier, nguyên tác: La communauté: Lieu du pardon et de la fête, Nxb Fleurus/ Bellarmin; Đời Sống Cộng Đoàn: Cộng đoàn nơi tha thứ & mừng lễ; chuyển ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, lưu hành nội bộ, tr. 370.

Page 54: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

anh chị em của mình.74 Điều này cũng được thánh Phaolô nhắc đến trong thư gửi tín hữu

Roma rằng: “Anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng

danh Thiên Chúa” (Rm 15, 7). Đức Kitô đã đón nhận tất cả chúng ta như người cha nhân

hậu luôn chờ đón và sẵn sàng đón nhận người con bỏ nhà ra đi tiêu phí hết phần gia tài (xc.

Lc 15, 11- 32), hay như người mục tử nhân lành luôn nhiệt tâm chăm sóc từng con chiên

một. Mỗi khi có con chiên lạc người mục tử đã bỏ mọi công việc để tìm cho được con chiên

đó (xc. Lc 15, 4- 7). Chúa Giêsu đã yêu mến hết thảy mọi người chúng ta, kể cả những

người tội lỗi, thì tại sao chúng ta lại không yêu mến và đón nhận nhau? Nhất là những

người sống đời thánh hiến, càng được nhắc nhớ hơn nữa trong việc đón nhận và yêu mến

tha nhân, yêu mến anh chị em cùng sống chung với ta trong cùng một cộng đoàn.

Bước vào đời sống thánh hiến là chúng ta bước vào hành trình sửa đổi bản thân để

trở nên hoàn thiện hơn. Tiến trình sửa đổi con người của mình không phải một sớm một

chiều nhưng là suốt cả cuộc đời. Nhất là trong đời sống chung vì mỗi người có những tính

cách và lịch sử cá nhân khác nhau. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau

quả bồ hòn cũng vuông”; vì vậy, mỗi người phải lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy là:

“Anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 15, 12). Khi hiểu và chấp nhận nhau, tu sĩ sẽ trưởng

thành và làm phong phú ơn gọi của mình. Mỗi người đều có một nét đặc thù và khác biệt

riêng về: tâm lý, văn hóa, tính tình, khả năng và mỗi người là một bông hoa với vị trí riêng

trong cộng đoàn, góp phần làm nên vẻ đẹp chung của cộng đoàn. Dĩ nhiên chúng ta chỉ có

thể tiếp nhận một ai đó như là ơn Chúa nếu ý thức rằng chúng ta cũng được Thiên Chúa

yêu thương đúng như thực trạng của mình và chúng ta cũng là ơn huệ đối với cộng đoàn.75

Cộng đoàn người sống đời thánh hiến cần đến sự đa dạng của các thành viên

mà “không có sự chia rẽ trong thân thể, trái lại, các bộ phận đều lo lắng cho nhau” (1Cr

12, 25), nên điều tiên quyết là mỗi người cần phải đổi mới cách nhìn và lối sống để trở nên

người đồng hành của nhau. Cụ thể, cần khiêm tốn chấp nhận chính mình và đón nhận anh

chị em với tất cả con tim. Chấp nhận chính mình với những điểm yếu, khiếm khuyết và tập

đón nhận sự yếu đuối của người anh em mình. Những điểm giống nhau giúp hiểu nhau,

nhưng chính việc đón nhận những khác biệt của người anh em sẽ giúp nhau yêu thương và

làm phong phú cho nhau. Như Đức Giáo Hoàng Phanxico nói trong cuộc yến kiến chung

ngày 09- 10- 2014 như sau: “Sự hiệp nhất và đa dạng kết hợp với nhau thành sự phong

74 Xc. Felix Podimattam, OFM CAP, Cộng Đoàn Sống Đời Thánh Hiến, chuyễn ngữ: Nguyễn Ngọc Kính, OFM, Nxb Tôn Giáo, 2016, tr. 34- 37.

75 Xc. Jean Vanier, nguyên tác: La communauté: Lieu du pardon et de la fête, Nxb Fleurus/ Bellarmin; Đời Sống Cộng Đoàn: Cộng đoàn nơi tha thứ & mừng lễ; chuyển ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, lưu hành nội bộ, tr. 377.

Page 55: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

phú. Mỗi người mang những gì Thiên Chúa đã ban cho riêng mình để làm cho người khác

trở nên phong phú… cộng đoàn như một dàn nhạc trong đó tất cả cùng chơi chung với

nhau trong sự hòa hợp nhưng âm sắc của mỗi nhạc cụ không bị xóa bỏ mà trái lại đặc tính

riêng của từng nhạc cụ sẽ đạt đến mức tối đa”.

Cộng đoàn còn bao gồm những người tìm kiếm và kinh nghiệm về Thiên Chúa. Do

đó, mỗi người đều cần sự trợ lực. Khi một người biết chấp nhận chính mình sẽ dễ dàng mở

rộng tâm hồn đón nhận những trợ lực nơi anh chị em của mình như: “Một nhân cách vững

mạnh nhưng bình thản nhẹ nhàng, được xây dựng trên việc vui lòng chấp nhận sứ mạng

độc nhất và giới hạn duy nhất của mình. Chỉ khi nào một người chấp nhận chính thực tại

của mình thì mới thấy được bình an nơi chính mình”.76 Khi ấy, mỗi người sẽ sống theo

những đòi hỏi của ân sủng; biết lấy khuôn mẫu của Thiên Chúa để cư xử với anh em mình.

Nhờ vậy, đời sống cộng đoàn sẽ trở nên phong phú và triển nở hơn, vì: “Chúng ta liên đới

với nhau như những bộ phận của một thân thể” (Rm 13, 5).

Đời sống cộng đoàn đan tu không phải là bãi chiến trường, mà là nơi đón nhận và

yêu thương nhau như lời Thánh vịnh diễn tả:“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay. Anh em được

sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1). Qua cộng đoàn, Thiên Chúa muốn mỗi đan sĩ phải

sống quảng đại, dấn thân, gắn bó với đời sống phục vụ anh chị em trong cộng đoàn. Chắc

chắn cộng đoàn đan tu không chỉ là những con người thánh, vì vậy, các thành viên cần đón

nhận những sự khác biệt bằng cặp mắt đức tin để được lớn lên.

Đời sống cộng đoàn là nét đặc trưng của đời sống tu trì nói chung và đời sống đan tu

chiêm niệm nói riêng. Nét đặc trưng ấy được thể hiện cách cụ thể qua đời sống yêu thương

hiệp nhất trong cộng đoàn: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh

em có lòng yêu thuơng nhau” (Ga 13, 35). Khi sống yêu thương hiệp nhất thì cộng đoàn

đan tu đã phát triển hết tất cả sự phong phú của mình. Thật vậy, khi ấy cộng đoàn sẽ không

là cộng đoàn thuần túy nhân loại, không là một thực tại tầm thường nhưng mang tính

thiêng liêng vì cộng đoàn ấy được tham dự vào mầu nhiệm tình yêu Ba Ngôi. Chính Ba

Ngôi là suối nguồn tình yêu. Tình yêu ấy được thể hiện trong tương quan Cha – Con -

Thánh Thần. Đan sĩ sống đời thánh hiến sẽ thông phần tình yêu ấy cách đặc biệt nhờ quyền

năng Chúa Thánh Thần và mỗi người chỉ có thể sống mầu nhiệm Ba Ngôi trong cộng đoàn

khi yêu thương bằng chính tình yêu của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần được đổ xuống

trong lòng: “Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần

mà Ngài đã ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Khi sống yêu thương là đan sĩ được hiệp thông

76 Xc. Adrian Van Kaam, C.S.Sp, Religion and Personality, New York: Englewood Cliffs, 1964; Nhân cách tôn giáo, chuyển ngữ, Ngô Văn Vững, tr. 73-74.

Page 56: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

và góp phần họa lại mầu nhiệm ấy trong cộng đoàn. Bởi vì, một mặt đời sống cộng đoàn

phải là họa ảnh của tình yêu Ba Ngôi, đồng thời, chính nếp sống cộng đoàn sẽ giúp mỗi

thành viên sẽ sống đời tận hiến cách trọn hảo hơn. Nhiệm vụ của những đan sĩ chiêm niệm

là sống và làm chứng cho tình yêu ấy chính nơi đời sống cộng đoàn của mình.

Thánh Biển Đức khuyên các môn sinh: “Nhu có thư nhiẹ t tâm xấu xa cay đắng làm

xa cách Chúa và đua xuống hoa nguc , thì cung có thư nhiẹ t tâm tốt lành giúp xa lìa nết

xấu,dân

đên Chúa và đơ i sông vin

h cư u. Đó là thư nhiẹ t tâm mà đan si phai say mê tạ p luyẹ n,

nghia

là pha i ân cân tôn kính lân

nhau, hêt sư c nhân

nai

chiu

đưn

g nhưng yếu đuối xác hồn

cua nhau, thi đua vâng lơ i nhau, đư ng ai tìm theo tu lơị , nhung tốt ho n hãy muu ích cho tha

nhân, yêu thuo ng nhau trong tình huynh đẹ thanh khiết, kính sợ Chúa trong đư c ái, mến yêu

viẹ n phụ trong tình mến chân thành và khiêm tốn. Tuyẹ t đối không lấy gì làm ho n Chúa

Kitô,nguyẹ n xin Ngài dân

đua tất ca chúng ta đến cuộc sống muôn đơ i”.77 Một nét đặc trưng của

dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, đó là nghi thức đón nhận và chúc bình an cho nhau trong

nghi thức khấn trọn đời. Khi khấn sinh đọc xong lời tuyên khấn trọn đời, thì các đan sĩ

trong cộng đoàn lên để đón nhận và chúc bình an cho tân đan sĩ. Điều đó thể hiện tình

huynh đệ sống động và hiệp nhất trong cộng đoàn. Chính những lúc như vậy, người viết

thấy rất cảm động và được ấm lòng trong tình hiệp nhất huynh đệ với anh em!

Di ngôn cha Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập dòng Xitô Thánh Gia Việt nam cũng

dạy: “Chúng ta là anh em với nhau, đi đàng nhân đức như nhau, cho nên phải yêu

thương nhau, chẳng những anh em ở một nhà với chúng ta đã rồi, lại phải yêu thương

hết mọi người. Mà muốn cho được yêu thương anh em, phải ra khỏi mình là bỏ mình đi,

thì mới thương yêu anh em được. Chúng ta hay yêu mình quá, cả ngày cứ nghĩ đến mình,

còn anh em thì không được nghĩ tới. Mình đau chỉ một chút, lấy là cả thể lắm; còn anh

em đau, mình không lấy làm chi cả, vì chúng ta yêu mình quá”.78 Đúng vậy, con người

chúng ta thường hay ích kỉ, chỉ biết mình mà không biết người, chúng ta sống mà

không biết người anh em mình cần gì ở nơi ta. Như cha tổ phụ Biển Đức Thuận dạy,

chúng ta phải nhìn nhận lại con người của mình để mở lòng mình ra đón nhận và chia sẻ

với nhau trong đời sống cộng đoàn.

Như vậy, trong đời sống cộng đoàn, đặc biệt là cộng đoàn đan tu chiêm niệm, các

đan sĩ cần phải biết lắng nghe và đón nhận nhau, dù ở hoàn cảnh hay văn hoá khác nhau.

Page 57: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

Vì đức bác ái và tình yêu huynh đệ mà các đan sĩ sẵn sàng chấp nhận nhau, cho dù người

anh em có những bất toàn, hay không cùng quan điểm với mình. Vì Chúa dạy: “Các con

77 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 72.78 Cha Biển Đức Thuận, Di ngôn, số 112.

Page 58: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

5

hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Không có tình thương nào cao cả

hơn tình thương của người hy sinh mạng sống cho bạn hữu của mình” (Ga 15, 12 - 13).

Một cộng đoàn biết yêu thương và hy sinh cho nhau thì đó là một cộng đoàn hiệp nhất

trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi thực sự trở nên sống động cách đặc biệt

khi chúng ta cùng nhau tham dự Tiệc Thánh Thể.

3. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh

3.1. Tham dự thánh lễTừ xưa việc cử hành Thánh lễ không bắt buộc phải thực hiện hàng ngày. Nhưng từ

Công Đồng Vaticano II đã khuyên giáo sĩ nên cử hành mọi ngày79, vì đó là hồng ân bao la

của Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại và là nguồn gốc thiêng liêng của mọi tín hữu nói

chung và của những người sống thánh hiến nói riêng. Tuy Giáo hội không buộc các giáo sĩ

cử hành Thánh lễ mọi ngày nhưng buộc các tín hữu tham dự ngày Chúa Nhật và khuyên

tham dự các Thánh lễ thường ngày.80

Đối với đời sống đan tu, Thánh lễ là trung tâm của đời sống cộng đoàn, vì thế toàn

thể anh em trong đan viện mỗi ngày họp nhau cử hành thánh lễ. Mà trọng tâm của Thánh lễ

đó là Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn mạch và là sức mạnh cho chúng ta thi hành sứ vụ.81

Bởi đó mà ngày nay trong Hiến pháp và Thói lệ của Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam

khuyên các đan sĩ siêng năng tham dự Thánh lễ mỗi ngày. Vì nhận thấy Thánh lễ Missa có

một sức sống mà các đan sĩ có thể kín múc lấy sức sống đó khi tham dự Thánh lễ. Nơi

Thánh lễ, các đan sĩ thực hiện việc thờ phượng tuyệt hảo nhất: “Đọc kinh hát lễ thay cho

cả Hội Thánh thờ phượng ca ngợi Chúa, cũng như quân lính hằng canh thức luôn mà cầu

nguyện thay cho Hội Thánh...”.82

Hiến pháp Hội dòng Xitô Thánh Gia khẳng định: “Thánh lễ là trung tâm quy tụ và

liên kết cộng đoàn: “Thánh lễ là trung tâm quy tụ mọi hoạt động của đời đan tu. Vì thế, khi

tham dự Thánh lễ và Hiệp lễ, Đan sĩ liên kết tận hiến bản thân với hy lễ nhiệm mầu của

Chúa Kitô để tôn vinh Thiên Chúa Cha, đồng thời thể hiện sự hiệp nhất huynh đệ”.83

Đời sống huynh đệ của cộng đoàn đan tu được thể hiện cách cụ thể nhất nơi Thánh

lễ. Họ ý thức rằng mình đang cử hành mầu nhiệm thánh mà Chúa Kitô đã lập trong bữa

Tiệc Ly vào đêm Người bị nộp và được tiếp diễn qua các thời đại.84 Khi dâng Thánh lễ,

79 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 276 § 2. 2o.80 Xc. Sđd, điều 663 §2.81 Xc. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục (Sacramentum Caritatis), số 85.82 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 139.83 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 119.84 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 166. Hay Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ, số 47.

Page 59: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

89 Xc. .Sđd, tr.

5

chúng ta hiện tại hoá Hy lễ của chính Chúa Kitô. Việc dâng Thánh lễ là trách vụ của mọi

đan sĩ. Để từ nơi đây các đan sĩ, múc lấy sức sống nuôi dưỡng cộng đoàn: “Thánh lễ là

trọng tâm của cộng đoàn, vì thể toàn thể anh em trong đan viện mỗi ngày họp nhau cử

hành Thánh lễ và tham gia bữa tiệc Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa Kitô”85; Hiến

pháp còn nói: “Hằng ngày mọi người phải tham dự Thánh lễ cộng đồng”.86 Qua việc cử

hành Thánh lễ, sự hiệp nhất tình huynh đệ trong cộng đoàn được thăng tiến hơn, vì cùng

chung bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.

Cùng với việc cử hành Thánh lễ là việc cử hành Bí tích Thánh Thể cách sốt sắng và

trang nghiêm để nuôi dưỡng đời sống huynh đệ trong cộng đoàn.

3.2. Bí tích Thánh ThểThánh Thể là nền tảng và trung tâm của mọi cộng đoàn Kitô hữu: “Không một cộng

đoàn kitô hữu nào được thiết lập mà không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành Bí

tích Thánh Thể; cho nên mọi nền giáo dục về tinh thần cộng đoàn phải được bắt đầu từ

đó” (LM 6, đ.5).87

Thánh Thể nuôi dưỡng đời sống huynh đệ: Đời sống chung được nuôi dưỡng bằng

giáo lý Phúc Âm, Phụng vụ thánh và nhất là Bí tích Thánh Thể phải được duy trì trong lời

cầu nguyện, trong sự hiệp thông cùng một tinh thần (xc. Cv 2, 42) theo gương Giáo hội sơ

khai (DT 15).88

Do tự bản chất, Thánh Thể ở trung tâm đời sống thánh hiến, của các cá nhân và cộng

đoàn. Đó là của ăn đường mỗi ngày và là nguồn linh đạo cho cá nhân và cộng đoàn. Trong

Bí tích Thánh Thể, tất cả tín hữu, cách riêng những người sống đời thánh hiến được mời

gọi sống mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, khi hiệp nhất với Người trong việc Người

hiến dâng mạng sống cho Chúa Cha, nhờ Thánh Thần. Tôn thờ Chúa Kitô hiện diện trong

Thánh Thể cách chuyên cần và lâu giờ sẽ cho chúng ta được sống một phần nào kinh

nghiệm của thánh Phêrô trong dịp Chúa hiển dung: “chúng con ở đây thật là hay” (Mc 9,

5; Mt 17, 4)). Trong khi cử hành mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa, sự hiệp nhất và bác ái

của những người đã thánh hiến cho Chúa cuộc đời mình sẽ được củng cố và phát triển.89

Thánh Thể là bí tích tình yêu và là nguồn mạch của đời sống đức ái. Lòng tôn sùng

Thánh Thể sẽ đưa chúng ta tới việc thực thi đức ái: “việc tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể

85 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 166.86 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 120.87 Lm Phaolo Vũ Chí Hỷ, SSS. Thánh Thể, Giáo trình Thần Học Thánh Thể và tài liệu đọc thêm, Học Viện

Thánh Thể, 2016, tr. 207.

Page 60: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

89 Xc. .Sđd, tr.

5

88 Xc. Sđd, tr. 207- 208.

Page 61: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

92 Sđd, số

5

là linh hồn của mọi đời sống kitô hữu. Thật vậy, nếu đời sống kitô hữu được diễn tả trong

việc chu toàn lệnh truyền cao cả, nghĩa là trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha

nhân thì tình yêu đó bắt nguồn từ chính bí tích thánh, thường được gọi là bí tích tình yêu.

Không những chúng ta biết được tình thương mà chúng ta còn bắt đầu yêu thương. Có thể

nói chúng ta bước vào con đường của tình yêu và thực hiện những bước tiến trên con

đường này. Tình yêu phát xuất từ mầu nhiệm Thánh Thể, hình thành trong chúng ta, phát

triển, cắm rễ sâu và trở nên vững chắc trong ta nhờ mầu nhiệm này”.90

Việc tôn sùng Thánh Thể thúc đẩy chúng ta sống phục vụ yêu thương, đó là ơn gọi

của mỗi người kitô hữu: “Việc tôn sùng màu nhiệm Thánh Thể là cách diễn tả tình yêu, một

nét đặc thù và sâu thẳm nhất của ơn gọi Kitô hữu. Việc tôn sùng đó xuất phát từ tình yêu

và phục vụ tình yêu, đó là ơn gọi của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô”.91 Bí tích Thánh Thể

là trường học dạy yêu thương tha nhân. Việc tôn sùng Thánh Thể giúp mỗi người chúng ta

ý thức về phẩm giá con người: “Nếu Việc tôn sùng Thánh Thể có giá trị đích thực, thì sẽ

làm nảy sinh trong chúng ta ý thức về nhân phẩm của mọi người. Ý thức phẩm giá này trở

thành lý do sâu thẳm nhất cho tương quan của chúng ta với tha nhân”.92 Hy lễ Thánh Thể

trở nên mối dây liên kết tình yêu giữa anh em, là thần lương bồi dưỡng cuộc đời thánh

hiến. Cộng đoàn có Thánh Thể hiện diện, sẽ làm cho sinh hoạt của chúng ta sốt sắng và ấm

áp tình huynh đệ hơn. Đức Giêsu hiện diện giữa cộng đoàn, chia sẻ cuộc sống và biến ngôi

nhà của cộng đoàn thành mái ấm Nazareth, nơi mà mọi người một lòng một ý tôn kính

Thiên Chúa và yêu thương nhau. Khi chiêm ngắm và sống “linh đạo tình yêu” nơi Thánh

Thể, người sống đời thánh hiến được mời gọi trở nên dấu chỉ của sự hiệp thông, xây dựng

và giữ gìn mối dây bác ái với người anh em của mình, bởi vì, khi bẻ bánh tạ ơn, chúng ta

thực sự thông phần vào Thân Thể của Chúa Giêsu, nên chúng ta được nâng lên để hiệp

thông với Ngài và với nhau. Vì thế, tất cả mỗi người chúng ta trở nên chi thể của Thân thể

ấy: “Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận” (1Cr 12, 27),

và “mỗi người là chi thể của nhau” (Rm 12, 5). Khi gắn bó với Chúa Giêsu trong bí tích

Thánh Thể, chúng ta được tháp nhập vào trong đại dương tình yêu bao la của Chúa, và

được liên kết với anh chị em đồng loại như cành cây gắn liền với thân cây: “Thầy là cây

nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều

hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).

90 Xc. Lm Phaolo Vũ Chí Hỷ, SSS. Thánh Thể, Giáo trình Thần Học Thánh Thể và tài liệu đọc thêm, Học Viện Thánh Thể, 2016, tr. 219-220.

91 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Thư “Dominecae Cenae” Về Mầu Nhiệm Thánh Thể và Việc Phụng Thờ Máu Thánh, số 5.

Page 62: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

96 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số

5

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện cứu độ của

Chúa Giêsu trong cộng đoàn tín hữu và lương thực thiêng liêng cho cộng đoàn nầy, là những

gì quí giá nhất mà Giáo hội có thể có được trong cuộc lữ hành theo dòng thời gian.”93 Sự

hiệp thông Thánh Thể làm cho Chúa Kitô và môn đệ của Ngài lưu lại trong nhau một cách

tuyệt vời: “Anh em hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4).94

Việc tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ mang một giá trị vô song trong đời sống

Giáo hội. Việc tôn sùng được phối hợp chặt chẽ với việc cử hành Hy tế Thánh Thể. Sự

hiện diện của Chúa Kitô dưới hình bánh rượu được giữ lại sau Thánh lễ – sự hiện diện

này tồn tại bao lâu hình bánh và rượu vẫn còn phát xuất từ việc cử hành Hy tế và

hướng về việc hiệp thông bí tích hay thiêng liêng. Các mục tử có nhiệm vụ khuyến

khích, bằng cả chứng tá cá nhân, việc tôn sùng Thánh Thể, đặc biệt là việc Chầu Thánh

Thể, cũng như việc tôn thờ Chúa Kitô hiện diện trong hình bánh rượu. Trò chuyện thân

mật với Ngài, và nghiêng mình vào lòng Ngài như môn đệ yêu dấu (xc. Ga 13, 25), xúc

động trước tình yêu vô biên của trái tim Ngài là một điều thiện hảo. Quả thật vào thời

đại chúng ta, kitô giáo phải trổi vượt nhất là trong “nghệ thuật cầu nguyện”, làm sao ta

không cảm thấy lại có nhu cầu mới được ở lại lâu giờ, trò chuyện thiêng liêng, tôn thờ

im lặng, trong thái độ yêu thương, trước mặt Chúa Kitô hiện diện trong bí tích thánh?95

Như vậy Thánh Thể phải là trung tâm của đời sống chúng ta, là nguồn nghị lực giúp

chúng ta vượt thắng những rào cản. Chúng ta sẽ rất hạnh phúc nếu chúng ta luôn biết kết

hiệp với mầu nhiệm Thánh Thể và sống mầu nhiệm ấy trong đời sống cộng đoàn. Đối với

đời sống đan tu, đặc biệt là Hội dòng Xitô Thánh gia Việt nam, mỗi Chúa nhật và các ngày

lễ trọng đều có giờ chầu Thánh Thể chung cho cộng đoàn lúc thuận tiện.96 Trong giờ Chầu

Thánh Thể này, mỗi đan sĩ có thời gian tĩnh lặng để chiêm ngắm Chúa Giêsu hiện diện

trong hình bánh. Ngài đang thật sự hiện diện để đáp lại lời cầu của mỗi người. Trong tận

sâu thẳm mỗi đan sĩ, nếu nghe được tiếng Chúa thúc dục thì đó sẽ là bước khởi đầu của

một cuộc biến đổi. Cũng chính trong giờ Chầu Thánh Thể này, tình hiệp thông huynh đệ

cũng được nuôi dưỡng. Tuy không nói nên lời, nhưng có cùng một ý là hướng lòng lên

Đấng tình yêu. Như vậy, các đan sĩ đã một lòng một ý với nhau trong giờ Chầu Thánh Thể.

93 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông Điệp “Ecclesia De Eucharistia”, Bí Tích Thánh Thể Trong Mối Tương Quan Với Giáo Hội, số 9.

94 Sđd, số 22.

Page 63: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

96 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số

5

95 Xc. .Sđd, số 25.

Page 64: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

97 Xc. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Giờ Kinh Phụng Vụ, Đại chủng viện Thánh Giuse-TPHCM, 2001,

5

4. Đời sống cầu nguyện

4.1. Các giờ kinh phụng vụGiờ kinh phụng vụ là lời cầu chính thức của Giáo Hội: “Các Giờ kinh phụng vụ là

lời nguyện ca ngợi và khẩn cầu và thực sự là lời cầu nguyện của Hội thánh cùng với Chúa

Kitô và dâng lên Chúa Kitô” (GK 2).97

Khi Giáo hội cầu nguyện qua giờ kinh phụng vụ, Giáo hội thực hiện lệnh truyền của

Chúa Giêsu: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cừ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì

hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7, 7; 26, 41).

Khi cầu nguyện, lời cầu của Giáo hội được liên kết mật thiết với lời cầu của Chúa Giêsu

dâng lên Chúa Cha: “Chính Đức Kitô đã liên kết toàn thể cộng đồng nhân loại với Người,

khiến giữa lời cầu của Người với lời cầu nguyện của toàn thể nhân loại có một tương quan

chặt chẽ. Vì trong Đức Kitô và chỉ trong Người mà thôi, việc thờ phượng của loài người

mới có giá trị cứu độ và đạt tới mục đích” (GK 6).

Khi cầu nguyện, chúng ta được Thánh Thần soi sáng, chính người là Đấng dẫn đưa

chúng ta vào kinh nguyện và dạy cho chúng ta biết phải cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng

Thiên Chúa: “Nếu Chúa Thánh Thần không tác động, chúng ta không thể cầu nguyện theo

đúng tinh thần kitô giáo được, vì chính Thánh Thần là mối dây liên kết Hội thánh, dẫn đưa

chúng ta đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Con” (GK 8).

Các đan sĩ cử hành các giờ kinh phụng vụ cách sốt sắng và trang nghiêm được ví như

dòng máu chảy nuôi dưỡng Thân Mình Đức Kitô. Nghĩa là đan sĩ cử hành các giờ kinh

phụng vụ theo sự uỷ nhiệm của Giáo hội và cùng với Giáo hội hằng ngày dâng lên Thiên

Chúa lời tạ ơn, tựa như tiếng của hiền thê với phu quân của mình.

Việc thờ phượng Thiên Chúa và ca ngợi Thiên Chúa, đó là bổn phận đối với mọi

người Kitô hữu, vì chúng ta biết rằng tình thương của Thiên Chúa tuôn đổ biết bao ơn lành

xuống cho con người. Nhưng với thân phận con người không sao thờ phượng Thiên Chúa

cách xứng đáng được mà phải nhờ Chúa Thánh Thần trợ giúp (xc. Rm 8, 26) và sẵn sàng

hiến dâng làm của lễ Hy tế (xc. Rm 12, 1 - 2). Của lễ đó chính là Chúa Giêsu dâng mình

trên bàn thờ và cùng với Chúa Giêsu, người tín hữu nguyện kinh nhân danh Giáo hội để tạ

ơn Thiên Chúa bằng chính lời Chúa trong Thánh Kinh. Ý thức bổn phận cao cả đó, các đan

sĩ ngày đêm cử hành các giờ thần vụ để ngợi khen và cảm tạ Chúa.

Tại các Đan viện, các giờ kinh được cử hành long trọng, trang nghiêm, số giờ cầu

nguyện chung nhiều hơn, ban ngày cũng như ban đêm. Ban ngày ngoài hai giờ kinh lúc

Page 65: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

100 Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ, số

6

sáng sớm và khi chiều tà, còn thêm các giờ giữa: giờ ba, giờ sáu, giờ chín. Về sau còn thêm

giờ nhất. Ngoài ra, các buổi canh thức trở thành thường xuyên, chứ không phải chỉ vào dịp

lễ trọng. Tuân theo lời răn của Chúa :“Hãy tỉnh thức, bởi vì các con không biết được chủ

nhà sẽ đến, ban tối, nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng” (Lc 12, 38). Các đan sĩ du nhập

các buổi canh thức theo các phiên gác của quân đội Rôma: đêm chia thành bốn canh, dài

ngắn tuỳ theo mùa đông hay mùa hạ: I (từ 18- 21 giờ); II ( từ 21- 24 giờ); III (từ 0- 3 giờ);

IV (từ 3- 6 giờ), bởi đó các giờ trong ngày được tổ chức như sau: kinh đêm (tháng sáu: 2-

3 giờ, tháng 12: 1 giờ 30 - 2 giờ 50); kinh sáng (lúc rạng đông, tháng sáu: 3

giờ 10, tháng 12: 7 giờ 15); kinh giờ nhất (lúc mặt trời mọc, tháng sáu: 4 giờ, tháng 12: 8

giờ); kinh giờ ba (tháng sáu: 7 giờ 45, tháng 12: 9 giờ 20); kinh giờ sáu (tháng sáu: 10 giờ

45; tháng 12: 11 giờ 20); kinh giờ chín: (tháng sáu: 14 giờ; tháng 12: 13 giờ 20); kinh

chiều (tháng sáu: 18 giờ - 18 giờ 45; tháng 12: 14 giờ 50 – 15 giờ 30); kinh tối (tháng sáu:

19 giờ 50; tháng 12: 15 giờ 55).98 Cách sắp xếp giờ nói lên đặc tính cầu nguyện của các

Đan sĩ muốn đạt được bảy lần đọc kinh mỗi ngày, một đàng dựa theo Thánh vịnh 118:

“con ca tụng Chúa mỗi ngày bảy lượt” (Tv 118, 164), đàng khác số bảy biểu tượng cho sự

sung mãn. Với sự tăng thêm các giờ cầu nguyện, các kinh đọc cũng tăng theo, một nét đặc

biệt của đời đan sĩ là đọc hết 150 Thánh vịnh trong vòng một tuần lễ, chứ không phải chọn

lọc như ngày nay.99 Nhưng sau Công đồng Vatiacano II để hội nhập văn hoá địa phương

và hợp với thời đại, Công đồng truyền đọc 150 Thánh vịnh trong hai tuần cho các đan sĩ và

bốn tuần cho các Giáo sĩ triều. Cung cách đọc từng các giờ kinh như thế nào được thánh

Biển Đức hướng dẫn cách tỉ mỉ trong Tu Luật của ngài từ chương 8 đến chương 20.

Quả thực những đóng góp của các đan sĩ đã được Giáo hội nhìn nhận rằng: giờ kinh

phụng vụ, lời kinh của Giáo hội: “Là tiếng của Hiền Thê nói với Phu Quân mình; và hơn

thế nữa, còn là lời cầu nguyện của Chúa Kitô cùng với nhiệm thể Người dâng lên Thiên

Chúa Cha”.100 Đan sĩ hay đúng hơn là tất cả những người sống đời thánh hiến là những

người được uỷ nhiệm cử hành lời kinh của Giáo hội. Do đó, họ được gọi là “người tạ ơn”,

bằng việc phụng thờ là con người đại kết, bằng tình yêu phổ quát và là “con người cánh

chung”, bằng cuộc sống làm chứng cho những thực tại tương lai.

Khi chu toàn các giờ kinh phụng vụ chúng ta giải quyết khó khăn trong việc tìm

kiếm ngôn từ và nội dung cầu nguyện. Nhiều khi sắp xếp được thời gian cầu nguyện,

nhưng lòng trí lo ra, tư tưởng phân tán, hoặc khi có những tâm tình cảm tạ, ngợi khen, cầu

98 Xc. M. Louis.J.Lekai.oc, Lịch sử Dòng Xitô, chuyển ngữ, Lê Văn Thành, lưu hành nội bộ, 2007, tr. 203; Hoặc xc. Phạm Văn Hiền, Lịch Sử Dòng Xitô, tr. 54.

Page 66: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

100 Công Đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ, số

6

99 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 48.

Page 67: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

xin, thống hối... chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, giờ kinh

phụng vụ sẽ giúp chúng ta đi vào tâm tình cầu nguyện của những người còn đang khắc

khoải đi tìm Chúa.101

Thái độ khi cử hành giờ kinh phụng vụng được thánh Biển Đức căn dặn: “Khi

muốn thinh cầu điều gì vơ i ngu ơ i quyền thế, ta đã phai khiêm tốn lễ đọ , thì huống hồ

vơ i Thiên Chúa, Chu Tể càn khôn, ta lai càng pha i khân câu cách rât mưc

khiêm cung,

vơ i lòng sốt sắng tinh tuyền. Hãy ý thư c rằng chẳng phai do nhiều lơ i nhu ng chi cân mọ t

tâm hôn trong sac h, hòa vơ i dòng lẹ thông hôi là đu ơc Chúa nhạ n lơ i. Vì thế lơ i

cầu nguyẹ n phai ngắn gon và tinh tuyền, trư khi đu ợc o n Chúa thúc đây mà kéo dài

thêm. Nhưng dù sao trong cọ ng đoàn, kinh nguyẹ n phai rất vắn tắt, và khi bề trên vư a

ra hiẹ u moi ngu ơ i hãy cùng đư ng lên”.102

Lời khẩn cầu là phần vụ của thầy dòng chúng ta, đó là lời cha tổ phụ Biển Đức

Thuận, Đấng sáng lập dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam đã nhắn nhủ con cái mình: “Phần

vụ của thầy dòng chúng ta, không phải là hoạt động bên ngoài, nhưng là việc dâng lên

Thiên Chúa bài ca tụng liên lỉ. Phước của đời ta, là trở nên một “loài chim”, hót lên bài

ca ngợi Chúa, theo gương Đức Mẹ, là con chim hót hay hơn cả”.103

Khi cầu nguyện phải có lòng thanh sạch hoà với dòng lệ thống hối: “Hãy ý thức

rằng: chẳng phải do nhiều lời, nhưng chỉ cần một lòng thanh sạch, hoà với dòng lệ thống

hối là được Chúa nhận lời”.104

Kinh nghiệm thực tế hàng ngày của mỗi đan sĩ chúng ta thấy rằng, khi tham gia đầy

đủ các giờ kinh phụng vụ cùng với cộng đoàn, ta cảm thấy ấm áp con tim, ấm áp tình

huynh đệ. Mỗi khi ta bỏ giờ kinh vì ốm đau hay vì công việc, ta cảm thấy mình lạc lõng và

trống rỗng. Cả cộng đoàn cử hành các giờ thần vụ, thể hiện tình huynh đệ nồng thắm. Bởi

đó, mỗi đan sĩ là những chuyên gia cầu nguyện và phụng vụ, nên cần phải cố gắng tham dự

đẩy đủ các giờ kinh phụng vụ chung cùng cộng đoàn, để được sống trong tình hiệp thông

bác ái.

4.2. Cầu nguyệnCầu nguyẹ n la hoi thơ cua linh hồn, la điều kiẹ n phat triển đơi sống thie ng lie ng. Vi thế, các

đan sĩ kho ng nhưng hoc

hoi cho biết cach cầu nguyẹ n, ma con phai tạ p cho min

h co thoi quen cầu

nguyẹ n.105 Thật vậy, con người có thể tạm nhịn ăn, nhịn uống, nhưng không thể nhịn thở.

Page 68: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

101 Xc. Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Giờ Kinh Phụng Vụ, Đại chủng viện Thánh Giuse - TPHCM, 2001, tr. 9.102 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 20.103 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 128.104 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 20, 3.105 Xc. Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 191.

Page 69: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

Trong đời sống, Đức Giêsu chẳng những đã dạy các môn đệ cầu nguyện, nhưng

chính Ngài cũng luôn cầu nguyện. Đức Giêsu cầu nguyện không chỉ nêu gương, nhưng để

kết hợp với Cha và thi hành ý muốn của Cha. Tin Mừng cho thấy, Đức Giêsu đã sống và

thi hành trọn vẹn sứ mệnh của Ngài trong lời cầu nguyện: “Người lên núi một mình mà cầu

nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình” (Mt 14, 23). Ngài cầu nguyện một mình trong

nơi vắng vẻ: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và

cầu nguyện ở đó” (Mc 1, 37). Nhất là trong những giây phút quan trọng của cuộc đời và sứ

vụ cứu độ của Ngài như: lãnh phép rửa của Gioan tại sông Jordan (xc. Lc 3, 21), lúc vào

trong sa mạc để chuẩn bị cho sứ vụ công khai (xc. Mt 4, 7), khi chọn nhóm mười hai (xc.

Lc 6, 12), và thời điểm biến hình trên núi Tabor (xc. Lc 9, 29). Trước khi chịu khổ hình

thập giá, lời cầu nguyện của Ngài gắn bó với Cha hơn bao giờ hết (xc. Ga 17, 26). Chúa

Giêsu cầu nguyện, để công việc của Ngài hoàn toàn đúng theo thánh ý Chúa Cha. Nếu như

cám dỗ lớn nhất của Chúa Giêsu là thi hành sứ mệnh cứu thế không theo ý Chúa Cha mà

theo kiểu trần gian, thì chính nhờ cầu nguyện, Ngài đã vượt qua cám dỗ và đã thi hành

thánh ý Cha cách trọn vẹn. Điều này cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của lời cầu

nguyện trong cuộc đời Đức Giêsu. Nếu như biến cố tử nạn, phục sinh của Đức Giêsu là

một khúc quanh cho giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ, là trung tâm và cao điểm của ơn

cứu độ, thì lời cầu nguyện của Ngài cũng là một khúc quanh mới trong lời cầu nguyện của

người kitô hữu. Từ nay, lời cầu nguyện của các kitô hữu được đặt trên nền tảng là tất cả

mọi ân huệ đã được Chúa Cha ban cho ta trong Đức Kitô. Như thế, Đức Giêsu trở nên mô

hình và nền tảng của đời sống cầu nguyện của người Kitô hữu như Dubois Dumée đã

khẳng định: “Đức Giêsu không những chỉ là sứ giả của lời cầu nguyện mà Ngài còn là

chính sứ điệp và linh hồn của sứ điệp. Ngài không chỉ là bậc thầy cầu nguyện mà còn là

linh hồn của lời cầu nguyện”.106

Cuộc sống con người là sống với những tương quan, và tương quan căn bản liên hệ

đến vận mệnh đời người chính là tương giao với Thiên Chúa. Con người không thể sống

một cách sung mãn nếu không có tương giao mật thiết với Thiên Chúa. Bởi vậy, đời đan sĩ

là đi tìm và thiết lập tương giao với Chúa. Con đường để các đan sĩ gặp gỡ Thiên Chúa

chính là cầu nguyện. Như vậy, cầu nguyện là phương thế thiết yếu đưa cuộc đời đan sĩ vào

trong mối giao hảo mật thiết với Ngài.

Đan sĩ không thể đứng vững nếu không chìm sâu trong cầu nguyện. Bởi vì, cầu

nguyện là hơi thở, là sức sống của đời đan tu chiêm niệm. Qua đời sống kết hợp với Thiên

106 Xc. Lê Quang Phúc, Nơi Đâu Là Nhà, lưu hành nội bộ, 2000, tr. 34.

Page 70: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

Chúa, đan sĩ kín múc được bao ơn lành từ nguồn mạch Ba Ngôi Thiên Chúa không bao giờ

vơi cho chính mình cũng như cho tha nhân, nhất là giúp đan sĩ tập trung toàn diện con

người trong Thiên Chúa, Đấng thống nhất toàn bộ đời sống và sứ vụ của mình. Ta có thể

nói được: khi những đan sĩ dìm mình vào trong đời sống cầu nguyện, thì cho dầu cho chân

còn đạp đất, nhưng như đã tiên cảm niềm vui phát xuất từ suối nhạc thiên đàng. Hiến pháp

Hội dòng Xitô Thánh Gia minh định: “Là thành phần của Hội dòng chuyên về chiêm niệm,

các tu sĩ hãy cố gắng sống trong tinh thần cầu nguyện. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 phút,

tu sĩ nguyện ngắm ở nơi chung hay nơi nào viện phụ chỉ định”.107

Khi nói về đời sống cầu nguyện, Đức Phaolô VI nhấn mạnh: “Sự trung thành cầu

nguyện mỗi ngày luôn là một nhu cầu thiết yếu đối với tu sĩ và phải chiếm một vị trí ưu tiên

hàng đầu trong đời dâng hiến”.108 Nhờ cầu nguyện, các đan sĩ mới có khả năng đáp trả

được hồng ân thánh hiến của mình. Xác quyết điều ấy, Công đồng Vaticano II tha thiết

mời gọi mọi tu sĩ, nhất là đan sĩ chiêm niệm hãy cần mẫn luyện tập tinh thần cầu nguyện

để múc lấy nơi nguồn mạch đích thực nền tu đức kitô giáo.109 Nhờ ơn Chúa Thánh Thần

phù trợ, họ sẽ đạt được một cuộc sống thân mật với Ba Ngôi Thiên Chúa, và chính mối

thân tình ấy sẽ nên nguồn mạch liên kết và khởi điểm của nhiệt tâm chiêm niệm và tông

đồ.110 Qua đó, những đan sĩ sẽ trở nên chứng nhân của Chúa Kitô bằng việc nuôi dưỡng đời

sống cầu nguyện của mình, tận hiến như một của lễ thanh sạch, thánh thiện và thực hiện tác

vụ ngôn sứ mà Đức Kitô đã chia sẻ cho những kẻ thuộc về Ngài, bằng một đời sống tin

yêu, và trở nên lời chứng sống động cho Thiên Chúa.

Trong tông huấn Đời sống Thánh hiến, đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng

từng xác định lại giá trị của ơn gọi chiêm niệm như sau: “Các dòng hoàn toàn sống đời

chiêm niệm, gồm những người nữ hoặc nam, là một lý do hãnh diện cho Giáo hội và một

nguồn mạch đưa lại những ân sủng thiên quốc. Nhờ nếp sống và sứ mạng của họ, những

phần tử thuộc các dòng ấy bắt chước Đức Kitô cầu nguyện trên núi, họ làm chứng về quyền

chủ tể của Thiên Chúa trên lịch sử, họ tiên báo vinh quang mai ngày sẽ đến. Trong cô tịch

và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, cử hành phụng vụ, khổ chế cá nhân,

kinh nguyện, hãm mình và hiệp thông vào tình yêu huynh đệ, họ hướng toàn thể đời sống và

toàn thể sinh hoạt vào việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa. như thế họ cống hiến cho cộng đồng

107 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, Hiến Pháp, số 122.108 Trích: “Theo Chúa Kitô”, tr. 70.109 Xc. Công đồng Vaticano II. Sắc lệnh “Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Tu Trì”, số 6.110 Xc. Sđd, số 6.

Page 71: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

Giáo hội một chứng tá độc đáo về tình yêu của Giáo hội dành cho Chúa, và góp phần với

sức phong nhiêu Tông đồ huyền diệu vào sự tăng trưởng của Dân Thiên Chúa”.111

Sống đời chiêm niệm là để cầu nguyện và cầu nguyện chuyên cần. Vì cầu nguyện là

sự sống của một trái tim mới. Cầu nguyện phải làm cho chúng ta được sống động mọi

lúc.112 Những người hiến mình trong các đan viện là những người tự nhiên phải có khuynh

hướng thích cầu nguyện và có khả năng cầu nguyện gần như thường xuyên. Ở trong đan

viện có hai hình thức cầu nguyện: một là cầu nguyện cá nhân, hai là hình thức cầu nguyện

tập thể. Cầu nguyện cá nhân là cầu nguyện một mình trong những lúc yên lặng ở phòng

riêng, ngoài hành lang hay ngoài vườn, nơi làm việc, những khi đọc sách thiêng liêng hay

nguyện ngắm. Cầu nguyện tập thể là những khi cử hành phụng vụ Thánh lễ, các Giờ kinh

Phụng vụ hay làm các việc đạo đức chung với nhau. Dù cầu nguyện theo hình thức nào,

chung hay riêng, đan sĩ cũng phải tỏ ra chuyên cần và lấy làm thích thú, vì đó là ơn gọi và

sở trường của mình. Ngược lại nếu cảm thấy chán ngán hay nặng nề thì đó là dấu hiệu cho

thấy một cái gì trục trặc hay bất bình thường cần phải xem xét lại để điều chỉnh cho kịp

thời.113 Trong tông huấn Đời sống Thánh hiến cũng nói: “Trong đời đan tu cũng như hoạt

tu, luôn luôn những người nào biết cầu nguyện mới làm được những công việc lớn, bởi vì

họ biết nhận ra đúng ý Thiên Chúa và đem ra thực hành. Nhờ năng tiếp xúc với Lời Thiên

Chúa, họ được soi sáng để biện phân cho chính bản thân và cho cộng đoàn”.114

Cũng trong ý nghĩa này sách Giáo lý Hội thánh Công giáo cho thấy rõ giá trị của cầu

nguyện đối với người sống đời sống thánh hiến: “Đời sống thánh hiến không thể tồn tại và

triển nở nếu không có kinh nguyện. Đời sống này là một trong những nguồn mạch sống

động của việc chiêm niệm và đời sống thiêng liêng trong Hội thánh”115.

Thánh Biển Đức không chỉ định cho các đan sĩ một số thời giờ nhất định khả dĩ lo

việc cầu nguyện riêng tư. Ngài chỉ dạy đơn giản: “Đan sĩ phải siêng năng cầu nguyện”.116

Nơi khác, cha thánh cũng dạy: “Giờ Thần Vụ vừa xong, mọi người triệt để im lặng đi ra

với hết lòng cung kính Chúa, để anh em nào muốn cầu nguyện riêng khỏi bị phiền hà ngăn

trở. Còn những lúc khác, ai muốn cầu nguyện âm thầm một mình, cứ đơn sơ vào cầu

nguyện, không

111 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông huấn, Đời Sống Thánh Hiến - Vita Consecrata, chuyển ngữ Lm.Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 20- 21.

112 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, 2012, số 2697.

113 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế OP, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2008, tr. 69- 70.114 Xc. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông huấn, Đời Sống Thánh Hiến - Vita Consecrata, chuyển ngữ

Lm, Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 179- 180.115 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, Nxb

Tôn Giáo, 2012, số 2687.116 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 4 câu 57.

Page 72: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

lớn tiếng ồn ào, nhưng với nước mắt và lòng chân thành”.117 Thánh phụ Biển Đức không có

chủ đích nào hơn là làm cho đan sĩ tìm thấy Chúa và kết hiệp với Người.

Hơn nữa, khi đan sĩ cầu nguyện cho nhau và sống tình huynh đệ sẽ làm cho cộng

đoàn vững mạnh. Một vấn đề thực tế là khi cộng đoàn cung cấp những phương tiện cho

đan sĩ để trưởng thành trong cầu nguyện, là trang bị cho các thành viên nguồn sức mạnh

lớn nhất của sự phát triển và trưởng thành. Chỉ qua cầu nguyện các đan sĩ mới có thể

trưởng thành trong đức tin và phó thác để sống như một người bạn của Chúa. Cũng trong

cầu nguyện, những người bạn của Chúa mới có thể thấy được cách họ sẽ chia sẻ cuộc sống

của Chúa về tình yêu một cách hiệu quả và đầy ý nghĩa trong cuộc sống huynh đệ.118

Như vậy, là đan sĩ, chúng ta không chỉ cầu nguyện chung trong các giờ kinh phụng

vụ, nhưng trong tất cả các sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều sống trong tâm tình cầu

nguyện. Từ đó, các đan sĩ mới có thể kết hiệp mật thiết với Chúa, sống tình huynh đệ chân

thành và cởi mở hơn.

5. Đóng góp tinh thần vật chất cho cộng đoànNgay từ đầu, đời sống đan tu cũng muốn thực hành theo mẫu gương của cộng đoàn

Giêrusalem, ở đó các tín hữu “chỉ có một lòng một ý” (Cv 4, 32). Thánh Luca nhìn nơi

cộng đoàn Giêrusalem việc hoàn thành tâm nguyện sống cộng đồng của Đức Giêsu: “Các

tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì

mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Nhờ quyền năng mạnh

mẽ Thiên Chúa ban, các Tông đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban

cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả

những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông đồ.

Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu” (Cv 4, 32-35). Cộng đoàn hậu

phục sinh cố gắng thể hiện mọi điều Thầy đã dạy. Người yêu cầu Nhóm Mười Hai được

đặt định trở thành các Tổ phụ của Israel mới: “Thầy nói với anh em là những người đang

nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền

rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả

má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Anh em

muốn hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho

mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Cv 6, 27 - 31). Các môn đệ của Đức Giêsu

phải yêu thương như vậy. Họ nên trọn lành như Cha và như Đức Giêsu là Đấng trọn lành.

117 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 52.118 Xc. Nt. Maria Vũ Thị Thu Thuỷ, Hội dòng MTG Tân Lập, Tình Bạn Trong Cộng Đoàn Thánh Hiến, Nxb

Phương Đông, 2014, tr. 155- 156.

Page 73: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

Chúa Cha hay thương xót và đầy lòng trắc ẩn; Đức Giêsu cũng vậy, Người luôn chạnh lòng

thương. Do đó, chúng ta là môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta cũng phải thương xót và có

lòng trắc ẩn như chính Đức Giêsu được khắc họa qua hình ảnh người Samaritano mà thánh

Luca thuật lại (xc. Lc 10, 29 - 37).

Sứ điệp tình yêu của Đức Giêsu mà môn đệ phải dành cho tha nhân trong cộng đoàn

Giêrusalem hậu phục sinh là một dạng thức thể hiện: “Cứ làm như vậy là sẽ được sống”

(Lc 10, 28). Người cũng nói điều đó với một kinh sư đọc thuộc lòng kinh Shema: “Ngươi

cũng hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và

hết trí khôn người, và yêu mến người thân cận như chính mình” (Lc 10, 27). Theo Luca,

cộng đoàn Giêrusalem sống theo Shema. Anh em hãy kính mến Thiên Chúa và yêu thương

nhau hết lòng, và như thế họ chỉ có “một lòng”, họ yêu thương nhau với tất cả khả năng, và

như vậy, “không ai giữ của riêng”, nhưng “để mọi sự làm của chung”. Tình yêu này trải

rộng đến mọi người và đó là lý do tại sao họ được mọi người yêu mến và chấp nhận.119

Dự phóng cộng đoàn tu trì được khởi hứng bởi nếp sống chung của cộng đoàn Đức

Giêsu trong các giai đoạn tiền và hậu phục sinh. Cộng đoàn đó phải ý thức rằng, cách thức

tốt nhất để chu toàn sứ vụ tông đồ của mình là cảm nhận đời sống tông đồ như một nếp

sống trong hiệp thông. Trước hết, nếp sống này bao gồm “unio cum Christo”, là kết hiệp

sống động với Chúa, kết hiệp này là nguồn mạch và sự công chính hoá cho đời sống cộng

đoàn Kitô hữu. Mọi người chúng ta đã được chính Chúa kêu gọi chia sẻ cuộc đời và sứ vụ

của Người. Chia sẻ cuộc đời của Người là thông phần tình yêu say đắm dành cho Chúa

Cha và cho anh em của ta. Những ai chia sẻ đời sống với chúng ta trong cộng đoàn sứ vụ

chắc chắn là những người thân cận; nhiều người thân cận khác sẽ dần dần xuất hiện trên

bước hành trình của ta. Người thân cận phải được yêu mến hết lòng, hết linh hồn và hết sức

lực ta. Tình yêu hỗ tương phải trổi vượt giữa những người thân cận trong cộng đoàn chúng

ta đến độ chúng ta phải chiến đấu để chỉ có một lòng, một ý và để mọi sự làm của chung.

Làm sao bạn có thể nói rằng bạn yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà bạn không nhìn thấy, hết

lòng, hết linh hồn và hết sức lực, nếu như bạn không có cùng một lòng, một linh hồn, và

không chia sẻ mọi sự với anh em của bạn, những người bạn nhìn thấy mỗi ngày? Trong

Đức Kitô, chúng ta làm nên một thân hình. Hiệp nhất với Người, ta có thể đạt tới điều

không tưởng là sống với anh em mình trong một lòng và một ý.120

119 Xc. Jose Cristo Rey Garcia Paredes. CMF, Teologia de la Vida Religiosa, bản dịch Việt ngữ: Đời Tu Hiệp Thông Và Cộng Đoàn, Chuyển ngữ Lm Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP, 2008, tr. 34-35.

120 Xc. Sđd, tr. 35.

Page 74: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

Đời sống huynh đệ trong khó nghèo Tin mừng là một cách sống dưới tính ưu việt của

điều răn mới, của tình yêu hỗ tương vô điều kiện, được hiểu như là một đời sống chia sẻ

tình yêu, là một dấu chỉ hùng hồn về sự hiệp thông Giáo hội. Những người tận hiến, hợp

nhau nên “một lòng một ý” (Cv 2, 32) nhờ tình yêu đã được Chúa Thánh Thần đổ chan hoà

vào trong các tâm hồn (xc. Rm 5, 5), cảm thấy trong lòng yêu sách là đặt mọi sự làm của

chung: những tài sản vật chất và những kinh nghiệm thiêng liêng, những tài năng và những

cảm hứng, kể cả những lý tưởng tông đồ và việc phục vụ bác ái.121

Trong Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi người thanh niên hãy bán của cải phân chia

cho người ngheo để đi theo Chúa (xc. Mc 10, 21). Cũng vậy, là đan sĩ khi bước chân vào

đời sống đan viện, chúng ta đã được dạy dỗ về việc sử dụng của cải. Đặc biệt chúng ta đã

đọc lời tuyên khấn trước sự chứng kiến của Chúa và sự hiện diện của cộng đoàn, trong đó

có lời khấn khó nghèo, các tu sĩ tự nguyện đặt tất cả mọi nhu cầu của đời mình trong tay bề

trên: không còn quyền sở hữu hay chiếm hữu của gì ngoài sự cho phép của bề trên.

Giáo luật của Hội thánh quy định: “Tất cả những gì tu sĩ thủ đắc do công lao của

mình hoặc nhân danh tu hội thì đều thuộc về tu hội. Những tài sản tu sĩ nhận được bằng

bất cứ hình thức nào dưới danh nghĩa cấp dưỡng, trợ cấp, hoặc bảo hiểm thì đều thuộc về

tu hội, trừ khi có luật riêng ấn định cách khác”.122

Với thánh Biển Đức, ngài rất khắt khe trong việc quản lý và dùng của cải đối với các đan

sinh, không phải là sự ích kỉ nhưng để các đan sĩ biết ý thức không phải của cải vật chất là khí

cụ

hữu ích nhất giúp thăng tiến đời sống thánh thiện, ngài dạy rằng: “Phai đạ c biẹ t loai trư tạ n gốc

tạ t xấu giư cua riêng khoi đan viẹ n. Đư ng ai tự tiẹ n cho hay nhạ n mọ t vạ t gì khi chua có phép

viẹ n phu, hoạ c giư riêng vạ t gì, tuyẹ t nhiên không có vạ t gì, dù cuốn sách, dù bang viết, hay

cây bút, nói tắt là không gì ca, vì ngay đến ban thân và ý muốn họ cung không còn quyền làm

chunưa. Moi

nhu cầu, hãy mong chơ no i gia truơng, không bao giơ đan si đu ơc

có cua gì mà không

do viẹ n phụ phân phát hay cho phép. Moi

sự hãy là cua chung, nhu đã chép, đư ng ai nói hoạ c

chiếm lấy vạ t gì làm cua riêng mình. Nếu gạ p ai vui thích vơ i tạ t xấu rất đọ c hai này, hãy canh

cáo mọ t hai lần, nếu không sư a mình se bi phat theo luạ t”.123 Cũng vậy, trước khi khấn, các đan

sĩ cũng phải từ bỏ mọi sự sở hữu tài sản để chỉ chuyên tâm vào phận vụ của mình: “Nếu có cua

cai gì, thì truơ c đó hoạ c phân phát cho nguơ i nghèo, hoạ c long tron

g dâng cho đan viẹ n, không

giư lai chút gì cho mình, vì khấn sinh nên biết rằng tư ngày ấy mình không có chu quyền ngay ca

Page 75: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

121 Xc. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến - Vita Consecrata, chuyển ngữ Lm. Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2015, số 42.

122 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 688 § 3123 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 33.

Page 76: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

6

trên ban thân mình nưa”.124 Còn từ ngày khấn thì: “Ngay đến bản thân và ý muốn cũng không

còn quyền làm chủ nữa”. Quan niệm của thánh phụ là: Đan sĩ phải sử dụng của cải vật chất tùy

theo nhu cầu của mình dưới con mắt minh mẫn của Viện phụ, có chừng mực điều độ, để lanh

lẹ, hân hoan phục vụ Thiên Chúa. Với thánh Biển Đức, tinh thần thực thi khó nghèo cũng là

chấp nhận đời sống lao nhọc cần cù bằng những hành động cụ thể khiêm tốn, khước từ tư hữu

và sẵn sàng từ bỏ để được tự do hơn trong sứ vụ phục vụ Tin mừng; biết thán phục và trân

trọng những công trình sáng tạo cũng như những đồ dùng đang sử dụng, hòa mình với cộng

đoàn trong mức sống và an vui đón nhận mọi nhu cầu cần thiết nơi viện phụ với một tinh thần

siêu thoát.

Hiến pháp Hội dòng Xitô Thánh Gia cũng khẳng định: “Theo gương Giáo hội sơ

khai, đan sĩ sống đồng tâm nhất trí, kiên định trong cầu nguyện, để mọi sự làm của chung,

hầu kiến tạo một gia đình thiêng liêng và thực sự theo gương mẫu của Thánh Gia”125. Từ

bỏ quyền tư hữu để mọi sự làm của chung, các đan sĩ sẽ cảm thấy thanh thoát hơn.

Như vậy, đan sĩ không phải đóng góp của cải cho đan viện bằng cách mỗi tháng

phải nộp cho đan viện bao nhiêu tiền của hay vật chất. Nhưng là đóng góp bằng chính

tinh thần từ bỏ của cải, kiến tạo và xây dựng cộng đoàn qua việc chu toàn mọi phận

vụ của mình một cách có trách nhiệm.

Qua những gì trình bày ở phần ba này, có thể kết luận rằng để có một cộng đoàn hiệp

nhất, chúng ta cần phải sống bác ái huynh đệ. Sự hiệp nhất đó thể hiện qua việc các đan sĩ biết

lắng nghe lời bề trên, biết sống hiệp thông huynh đệ trong cộng đoàn, tham dự đầy đủ các phận

vụ trong cộng đoàn cả về đời sống thiêng liêng lẫn vật chất với tinh thần yêu mến và khiêm

nhường. Noi gương cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem (x. Cv 2, 42), chúng ta ý thức rằng lời

Chúa, Thánh Thể, cầu nguyện chung, tận tụy và trung thành với lời giảng dạy của các Tông đồ

và những người kế vị các ngài là những yếu tố giúp các đan sĩ tiếp xúc với những kỳ công của

Thiên Chúa. Nhờ các cử hành cộng đoàn, những kỳ công này trở nên rực sáng và làm nên lời

ngợi khen, cảm tạ, vui mừng, hiệp nhất các tâm hồn, giúp nhau chia sẻ những khó khăn trong đời

sống hằng ngày, và khuyến khích nhau trong niềm tin.126

124 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 58, câu 24- 25.125 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, Hiến Pháp, số 107.126 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 14.

Page 77: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

Chương 4

ĐỂ SỐNG THĂNG TIẾN HƠN MỖI NGÀY TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU

Ai trong chúng ta cũng đều muốn tìm cho mình một cộng đoàn lý tưởng để sống. Ở

đó, mọi thành viên biết yêu thương, tôn trọng nhau, cùng một lòng một ý hướng về Cha

trên trời. Nhưng để có được một cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất như thế, mỗi thành viên

trong cộng đoàn phải cố gắng tạo nên mối tương quan huynh đệ cách tốt đẹp, luôn sống có

trách nhiệm với cộng đoàn và tích cực xây dựng tình hiệp nhất.

1. Tương Quan Trong Cộng Đoàn

1.1. Gặp gỡ, giao lưu, trao đổiCộng đoàn là một tập hợp những cá nhân, những người cùng hoạt động, có tương

quan trực tiếp diện đối diện với nhau và có chung một mục đích. Mối tương quan lâu dài

của họ có ảnh hưởng hoặc tác động lên nhau, đủ để thiết lập và xác định rõ ràng tư cách là

thành viên của mỗi người trong cộng đoàn. Họ được gọi để sống và chia sẻ các giá trị Tin

mừng với nhau.127 Vì thế, khi tìm hiểu một vấn đề, con người cần phải có sự gặp gỡ, giao

lưu để cùng nhau trao đổi, tìm hiểu; qua đó mới có thể hiểu rõ được vấn đề nhờ góc nhìn

đa diện từ nhiều người góp lại. Nhìn một việc từ nhiều phía sẽ khách quan hơn và hiểu rõ

vấn đề hơn. Nếu không có sự gặp gỡ, cởi mở trao đổi với nhau, chúng ta dễ trở thành

những thầy bói xem voi. Cũng vậy, trong đời sống đan tu, các đan sĩ muốn hiểu được nhau,

cảm thông được với nhau, cũng cần phải có sự gặp gỡ, giao lưu và trao đổi với nhau về các

khía cạnh trong đời sống chung.

Tục ngữ có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một

giàn”. Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều

kiện sống khác nhau. Tuy vậy, người ta vẫn có những điểm chung với nhau, ví dụ như:

Anh em ruột thịt có chung cha mẹ; Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung

thầy cô; Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại… Dù có khác nhau về điều kiện làm

cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng

buộc, gắn bó. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường

nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc

127 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 43.

ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước...Nhữ

Page 78: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ

làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Trong đời sống cộng đoàn tu trì cũng vậy, chúng ta từ nhiều vùng miền khác nhau

quy tụ thành cộng đoàn. Nhiều người cho rằng thiết lập cộng đoàn đơn thuần chỉ là quy

tụ một số người lại với nhau dưới một mái nhà, và có cùng cam kết sống theo một lý

tưởng. Kết quả đem lại có thể là bất hạnh. Đời sống cộng đoàn được hình thành không

đơn giản chỉ do tính tự phát hoặc quy định của lề luật. Một số điều kiện rõ ràng phải

được đào sâu và phát triển trải qua những khủng hoảng, những căng thẳng và những

giai đoạn tốt đẹp. Nếu những điều kiện cần thiết không được bảo đảm sẽ rất dễ đi chệch

hướng. Cuối cùng, cộng đoàn có thể sẽ tan vỡ hoặc chết về mặt tinh thần, và lúc đó

Một số người nhận ra rằng không thể nào sống một mình; đối với họ, điều này giống

như đang nếm trước cái chết. Vì thế, cộng đoàn có thể được xem là nơi đón nhận và chia

cộng đoàn nhờ việc chúng ta có thể tha thứ và chấp nhận những yếu đuối, nghèo nàn của

nhau. Nhưng niềm tin này không dễ có ngay trong một lúc mà cần phải có thời gian để xây

dựng và vun đắp. Trong một cộng đoàn, các thành viên có tin tưởng vào nhau, thì đó mới

thực sự là cộng đoàn vững bền.

Cộng đoàn không đơn thuần là một nhóm người chung sống và yêu thương nhau,

nhưng còn là dòng chảy của sự sống: một trái tim, một tâm hồn, một tinh thần. Cộng đoàn

gồm những con người yêu thương nhau tha thiết và đang cùng nhau hướng tới một niềm hy

vọng. Chính điều này mang đến một bầu khí đặc biệt của niềm vui và của sự đón nhận, là

Phaolô nhắc đến: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an

ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu

chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của

tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn,

cùng một ý hướng như nhau” (Pl 2, 1- 2). Bầu khí niềm vui này có được là nhờ tất cả các

thành viên cảm thấy được tự do để trở thành chính mình trong một ý nghĩa sâu xa nhất.

128 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 26- 27.129 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St.

Paul Publications - Sydney 1979, tr. 10.130 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 29.131 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St.

Paul Publications - Sydney 1979, tr. 27- 28.

tưởng lẫn nhau giữa tất cả các thành viên.130 Niềm tin tưởng được khai sinh mỗi ngày

những thành viên của cộng đoàn sẽ trở thành nô lệ.128

sẻ cách tuyệt diệu.129 Đời sống cộng đoàn sẽ trở nên sâu sắc và thắm thiết hơn qua sự tin

những yếu tố làm nên căn tính của một cộng đoàn đích thực.131 Điều này cũng được

Page 79: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

Chúng ta không cần phải đóng kịch, giả vờ như thể mình tốt hơn người khác, hoặc tỏ ra

tiến bộ để được người khác yêu mến. Chúng ta khám phá ra rằng mình được yêu mến vì

chính chúng ta là như thế, chứ không do chúng ta khôn ngoan và khéo léo.

Chính khi cộng đoàn gặp gỡ nhau, giao lưu với nhau, chia sẻ cùng nhau thì lúc đó ta

cảm thấy mọi thành viên của cộng đoàn không còn là những vị thánh hay quỷ dữ, nhưng là

những con người có sự hoà trộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng, đang

lớn lên cùng với niềm hy vọng. Chính khi thực tại hoá cuộc sống, người ta nhận ra cội

nguồn của mình. Cộng đoàn không là thiên đàng và cũng chẳng phải là hoả ngục. Nó được

xây dựng chắc chắn trên trái đất để mọi người có thể bước đi trong cộng đoàn và cùng với

cộng đoàn. Mọi thành viên chấp nhận thực tại của cộng đoàn và của mỗi người, đồng thời

tin tưởng để cùng nhau thăng tiến, hướng đến những điều tốt đẹp hơn.132

Sống đời thánh hiến, là chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt để đến sống với

nhau và thuộc về một cộng đoàn, một thân thể. Lời mời gọi này là nền tảng để chúng ta có

thể quyết định dấn thân sống với nhau, cho nhau và vì nhau.133 Sự cần thiết của tình liên

đới cũng được thánh Phaolô nói tới: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ

phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều

nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như

những bộ phận của một thân thể” (Rm 12, 4- 5). Trong thân thể, mỗi bộ phận đóng một

vai trò khác nhau, cho nên cần đến sự liên đới với nhau: “Những bộ phận xem ra yếu đuối

nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn

trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết”

(1Cr 12, 22 - 23). Do đó, trong đời sống cộng đoàn không phải chỉ người nhỏ đến tìm gặp

người lớn để học hỏi mà chính những người lớn hơn và cả bề trên cũng sẽ học hỏi được

nhiều điều bổ ích từ những anh em mới vào.

Mỗi người chúng ta đều cần gương sáng, mà gương sáng đó chắc chắn phải có từ nơi

những người có đạo đức, có kinh nghiệm đời sống cộng đoàn. Những người này không dạy

cho chúng ta những bài học; nhưng chúng ta có thể bước vào ánh sáng của họ và muốn trở

nên giống họ. Những người trẻ trong cộng đoàn luôn nhìn vào những vị lớn tuổi đã sống ở

đó nhiều năm. Nếu những người này buồn bực hay tức giận, những người trẻ sẽ quyết định

rất nhanh rằng họ không muốn trở nên như thế; họ sẽ tin ít nhiều một cách rõ ràng

rằng:

132 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St.Paul Publications - Sydney 1979, tr. 46.

133 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 45.

Page 80: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

135 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số

7

cộng đoàn làm cho người ta bất hạnh. Nếu nhìn thấy được nơi những người đi trước cách

sống thoải mái và không sợ hãi, người trẻ sẽ coi đó như những nguồn nâng đỡ cho mình.134

Đối với đời sống cộng đoàn, sẽ luôn có các cuộc hội họp để cho các thành viên có cơ

hội gặp gỡ, giao lưu với nhau. Những cuộc hội họp thường lệ ở cấp độ cộng đoàn,

thường theo nhịp độ hàng tuần, cũng tỏ ra rất hữu ích; những buổi gặp gỡ này giúp các

thành viên chia sẻ các vấn đề liên quan đến cộng đoàn, đến hội dòng, đến Giáo hội, và các

tài liệu quan trọng của Giáo hội. Chúng tạo cơ hội để lắng nghe nhau, chia sẻ những ý

nghĩ riêng của mỗi người, nhìn lại và đánh giá những kinh nghiệm quá khứ, cùng nhau

suy nghĩ và đưa ra kế hoạch, chương trình sống phù hợp. Những cuộc họp mặt như thế

đặc biệt cần thiết cho sự thăng tiến và phát triển đời sống huynh đệ, nhất là trong những

cộng đoàn rộng lớn. Phải dành riêng thời giờ cho mục đích này và tránh tất cả những công

việc khác. Thêm vào việc quan tâm tới đời sống cộng đoàn, những cuộc hội họp này cũng

quan trọng để thực thi tinh thần đồng trách nhiệm và sắp đặt công việc không những trong

bối cảnh của đời sống cộng đoàn, mà còn trong cơ cấu rộng lớn hơn của đời sống tu trì,

đời sống Giáo hội và đời sống thế giới mà chúng ta được sai đến thi hành sứ vụ. Đây là con

đường mà mỗi cộng đoàn phải theo đuổi, phải thích nghi nhịp điệu và đường hướng với

chiều kích của cộng đoàn và những dấn thân của các thành viên, đồng thời tôn trọng

lối sống riêng của các cộng đoàn chiêm niệm.135

Trong sứ vụ công khai, sau những lời giảng với các thính giả chung chung, chúng ta

thấy từ chương năm Tin mừng Luca, Chúa Giêsu bước vào thuyền đời của Phêrô (xc. Lc 5,

1 - 11). Đó là một cuộc gặp gỡ đích thực, vì nó là bước khởi đầu của một cuộc gặp gỡ mỗi

ngày mỗi sâu xa và trọn vẹn hơn. Từ biến cố này, Phêrô không còn thấy Chúa Giêsu là một

ngôn sứ cho mọi người cách chung chung nữa. Chúa Giêsu dính dáng vào cuộc đời ông.

Chúa Giêsu chia sẻ công việc với Phêrô và mời gọi ông chia sẻ sứ vụ của Ngài. Chúa

Giêsu bước vào thuyền của Phêrô, và cuộc gặp gỡ này không phải chỉ là một cuộc gặp gỡ

qua đường, nhưng là một cuộc gặp gỡ thay đổi cuộc đời. Từ cuộc gặp gỡ này, Phêrô bỏ

mọi sự mà theo Thầy (xc. Mt 4, 22), và Phêrô tuyên bố: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với

ai” (Ga 6, 68). Thánh nhân vui lòng chịu khổ vì Thầy (xc. Cv 5, 41), và cuối cùng còn sẵn

sàng hy sinh mạng sống vì Thầy. Đó là một cuộc gặp gỡ đích thực, vì nó bắt đầu bằng việc

chia sẻ công việc của nhau và mở màn cho tiến trình đi vào lịch sử thăng trầm của nhau,

làm nên một lịch sử nghĩa tình.

134 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St.Paul Publications - Sydney 1979, tr.117- 118.

Page 81: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

139 Xc. Sđd, tr.

7

Thánh Biển Đức rất chú trọng đến đời sống của các đan sĩ, đặc biệt là tương quan

giữa các thành viên với nhau. Ngài nói: “Đàn em hãy kính trong đàn anh, đàn anh hãy yêu

thuo ng đàn em. Về viẹ c xưng hô, không ai đu ơc

phép goi

suông tên nguơ i khác. Nhung đàn

anh hãy goi

nguơ i duơ i là “em”, còn đàn em phai xung đàn anh là “cha”, để to lòng kính

trong họ nhu cha”.136 Trong bất cứ công việc gì, viện phụ cũng nên hội họp các thành viên

để lắng nghe ý kiến. Trong khi đóng góp ý kiến, Cha thánh cũng khuyên các môn sinh hãy

góp ý kiến bằng lòng khiêm tốn và tùng phục lẫn nhau.137 Trong khi giao tiếp cũng đòi

buộc các đan sĩ phải ăn nói nhẹ nhàng và sinh ích cho người nghe. Bởi lời nói có thể đem

lại lợi ích cho cộng đoàn, cũng có thể đem lại vô ích cho cộng đoàn cũng như tương quan

huynh đệ. Đừng quên rằng: “Lời nói bừa bãi khác nào mũi gươm đâm, miệng lưỡi khôn

ngoan lại chữa trị cho lành” (Cn 13, 17). Chúng ta thường nói với nhau nhiều điều, nhưng

lời chúng ta trao nhau nhiều khi không cần thiết, có khi còn gây tác hại. Nhu cầu nói hay

nhu cầu được lắng nghe đều quan trọng. Chỉ tiếc là chúng ta ít gặp được người thật sự lắng

nghe người khác, mà gặp rất nhiều người thích nói. Thật ra, xu hướng nói lời tiêu cực rất

thường gặp trong các lần trao đổi; mặt khác, xu hướng muốn nghe những lời tiêu cực về

người khác cũng không ít, vì có một số người thích nghe chuyện lạ nên đã tạo điều kiện

cho những người nói xấu. Vì vậy, ngạn ngữ Phương Đông có câu: “Trước hết là mình

thích nghe nói xấu, nên người ta cũng trở thành kẻ nói xấu”.138 Thật ra, dù muốn dù không

trong cuộc sống của chúng ta luôn cần phải dùng đến lời nói. Trao đổi, học hỏi, chia sẻ với

nhau là điều tốt, tuy nhiên, phải biết lúc nào cần giữ thinh lặng. Biết thích ứng trong mọi

hoàn cảnh mới là người khôn ngoan thật sự. Như Pasteur từng nói: “Thông minh là biết

cách nói hợp lý, nghe chăm chú, trả lời dí dỏm, và ngừng nói khi cần”. Để tránh những

điều hại hay làm đau lòng nhau, những người khôn ngoan luôn dạy chúng ta càng nói ít

càng tốt, Thánh Giacobê quả quyết: “Tất cả chúng ta thường hay vấp ngã.” (Gc 3, 2).139

Như vậy, giao lưu, gặp gỡ, trao đổi là điều cần thiết đối với đời sống huynh đệ trong

cộng đoàn thánh hiến, đặc biệt là đời sống đan tu. Bởi vì, mọi người quy tụ lại với nhau để

làm gì nếu không phải là để trở thành một gia đình, một cộng đoàn huynh đệ hiệp thông. Ở

đó, các thành viên trở thành huynh đệ và tiến đến sự hiệp thông, cộng đoàn phải trở thành

“Schola amoris”- trường dạy yêu mến, cho người trẻ cũng như cho người trưởng thành.

Trong trường học này, mọi người học biết yêu mến Thiên Chúa, yêu mến anh em sống

136 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 63, câu 10 - 12.

Page 82: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

139 Xc. Sđd, tr.

7

137 Xc. Sđd, chương 3.138 Xc. Trần Thị Giồng. CND, Tiến sĩ tư vấn tâm lý, Họa – Phúc Từ Đâu Đến, Nxb Phương Đông, 2008, tr. 194- 195.

Page 83: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

144 Xc. Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số

7

chung với mình và yêu mến đồng loại.140 Nơi trường học này, từ hồng ân hiệp thông phát

xuất bổn phận xây dựng tình huynh đệ, bổn phận trở thành anh chị em với nhau trong một

cộng đoàn, nơi mà tất cả mọi người được kêu gọi sống chung với nhau.141

1.2. Dấn thân, hy sinh, phục vụHiến chế Lumen Gentium nhắc nhở về nghĩa vụ của tu sĩ trong tinh thần dấn thân

phục vụ do bậc sống của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quý rằng: người ta không thể

cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối

phúc thật. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như

men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và

như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa

Kitô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần

gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và lớn mạnh theo thánh ý

Chúa Kitô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ.142

Sự dấn thân không phải là làm những gì to lớn mới được tính, nhưng hy sinh từ

những công việc tầm thường nhất. Một cộng đoàn mà chỉ là sự bùng nổ của chủ nghĩa anh

hùng thì không phải là một cộng đoàn đích thực. Một cộng đoàn thực sự bao gồm một cung

cách sống, cung cách nhìn thực tại, và trên hết là khả năng trung thành trong những việc

thường nhật. Việc thường nhật là những gì đơn giản như nấu ăn, dọn dẹp, rửa chén đĩa, hội

họp. Việc thường nhật là trao ban, niềm vui và ca ngợi.143 Thánh Phaolô luôn nhắc nhở

rằng: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau” (Gl 6, 2) và đừng bao giờ nản chí khi làm

điều thiện cho nhau, nhất là những anh chị em sống chung trong đời sống cộng đoàn với

mình (xc. Gl 6, 9 – 10).

Chúng ta đừng nghĩ dấn thân là lao mình vào hoạt động hăng say náo nhiệt, mà hãy

hiểu nghĩa dấn thân sâu hơn: theo gương Chúa, yêu thương đến mức độ quên mình vì người

khác, hiến mình hoàn toàn nhưng không, để hiệp nhất với kẻ khác, hầu được phong phú và

công việc của Chúa nơi họ được thành công.144 Do vậy, chúng ta cần phải trung thành trong

việc dấn thân và buộc tu sĩ phải hiện diện trên đường hy vọng để dâng hiến và mời gọi kẻ

khác dâng hiến, đó là cách phục vụ họ tốt đẹp hơn cả: con giúp họ giống hình ảnh Thiên

Chúa trong Đức Kitô là đã đạt được mục đích rồi. Thế nên, các tu sĩ dấn thân và trung

thành không như những người khác, mà họ dấn thân nhìn dưới mục đích, phương diện, và

cái nhìn

140 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 25.141 Xc. Sđd, số 11.

Page 84: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

144 Xc. Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số

7

142 Xc. Công đồng Vaticano II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, số 31.143 Xc. Lm, Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 50.

Page 85: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

148 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương

7

đức tin. Với mục đích: vì Chúa Kitô, con mến Chúa trong anh em. Với phương diện: hãy

nhớ rằng qua các tổ chức, cơ cấu con nhắm “con người” hợp tác chân chính chứ không giật

dây họ, yêu thương chứ không thù ghét, không vụ lợi, không làm loạn.145

Một cộng đoàn chỉ được hình thành khi mỗi thành viên chấp nhận rằng họ không dự

tính làm những chuyện vĩ đại, không dự định trở thành anh hùng, mà chỉ đơn giản sống

mỗi ngày với niềm hy vọng mới, như một đứa trẻ biết ngạc nhiên khi mặt trời mọc và tạ ơn

khi mặt trời lặn. Cộng đoàn chỉ được hình thành khi mỗi người đều nhận ra sự bình thường

của mình, những điều kiện của nhân sinh, và trái đất này, đồng thời tạ ơn Thiên Chúa đã

đặt để trong thân thể hữu hạn những hạt giống vĩnh cửu được nhìn thấy qua những cử chỉ

nhỏ bé yêu thương và tha thứ hằng ngày. Nét đẹp của con người chính là sự trung tín với

những điều kỳ diệu mỗi ngày.146 Chúng ta nên nhớ rằng: “Không ai trong chúng ta sống

cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho

Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về

Chúa; vì Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết”

(Rm 14, 7 - 9). Cho nên, trong đời sống cộng đoàn, chúng ta đừng mắc nợ gì ai, ngoài món

nợ tương thân, tương ái và đừng làm hại người anh chị em sống chung với mình trong cộng

đoàn cũng như người đồng loại. (xc. Rm 13, 8 – 10).

Các cộng đoàn đan sĩ đầu tiên chọn đời sống chung để đảm bảo sự thoát bỏ của cải,

khước từ sự tư hữu, theo mẫu cộng đồng tín hữu đầu tiên (xc. Cv 4, 32). Đời sống chung

còn là phương thế giúp chúng ta thoát bỏ ý riêng để chu toàn thánh ý Thiên Chúa, bằng

việc vâng phục bề trên và vâng phục một lề luật. Điều này bao hàm một sự hy sinh rất

lớn và liên tục.147

Theo thánh Biển Đức, đời sống cộng đoàn trước hết là sự hòa hợp, lệ thuộc lẫn

nhau, nó đòi hỏi sự dấn thân của mỗi người.148 Nói đến dấn thân và lệ thuộc là nói

đến sự khiêm nhường. Vậy để luyện tập khiêm nhường cần phải sống với tha nhân.

Một vị ẩn tu không thể tự mình luyện tập đức hiền hòa, nhân ái, nhẫn nhục, khiêm

nhường. Ngài sẽ phục vụ ai khi không có đời sống cộng đoàn? Vâng phục chính là

con đường đưa các đan sĩ đến với Chúa cũng đòi phải có cộng đoàn. Theo tinh thần

Tu luật, không phải chỉ thỉnh thoảng mới đặt ra một tác động vâng phục nhưng là

145 Xc. Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 625.146 Xc. Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St.

Paul Publications - Sydney 1979, tr. 85.147 Xc. Anton Ngô Văn Vững, Đời Thánh Hiến Theo Công Đồng Vaticano II, Nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 344.

Page 86: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

sống thường xuyên trong tâm trạng vâng phục.149 Như thế, làm sao có thể vâng phục

nếu không có đời sống cộng đoàn. Mặt khác, thánh Biển Đức còn cho thấy, trong đan

viện tập trung mọi sức lực cho cùng một công tác, công tác riêng chỉ thực hiện nhằm

nhu cầu chung rộng lớn hơn của cộng đoàn.150 Đời sống đan tu thường đặt đan sĩ

trước một lựa chọn, hoặc làm việc có ích lợi cho anh em, hoặc ích kỷ cho riêng mình.

Một chọn lựa giúp các đan sĩ cố gắng thường xuyên phục vụ cộng đo àn. Trong cuộc

sống, nhu cầu phục vụ lẫn nhau gắn liền với đời sống con người. Chúa Giêsu cũng

khẳng định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục

vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn loài” (Mt 20, 28). Đối với thánh

Biển Đức, đan viện là trường học phụng sự Thiên Chúa và trường học phục vụ lẫn

nhau. Ngài dạy các môn sinh rằng: “Anh em hãy phục vụ lẫn nhau”.151

Đời sống cộng đoàn làm phong phú hóa cho nhau, tùy theo mỗi người ý thức

về bổn phận của mình là nguồn hy vọng, niềm vui, sự tăng trưởng… cho tha nhân.

Đời sống cộng đoàn bảo đảm cho các đan sĩ những giá trị đó, và theo nghĩa đó, tất

cả quy luật thánh Biển Đức là để phục vụ mỗi người, vì mỗi người, là một bản

hiến chương cho đời sống xã hội và cộng đoàn. Đời sống chu ng còn góp phần hiệu

quả trong việc đem lại ích lợi cho từng đan sĩ trong cộng đoàn. Gia đình tu trì đảm

bảo cho các phần tử của mình một nếp sống ổn định và bền vững hơn; một giáo

huấn minh xác hơn để theo đuổi đức trọn lành, một sự hiệp thông huynh đệ tr ong

việc phụng sự Chúa; một sự tự do được củng cố bằng đức tuân phục. Như vậy, đan

sĩ được cung cấp khả năng để sống yên hàn và trung tín với đời sống tu trì mà họ

cam kết theo đuổi và thăng tiến với tinh thần vui tươi trên con đường tình yêu.

Điều đó cho thấy rằng, con người chỉ có thể triển nở cách trọn vẹn khi sống trong

một cộng đoàn, đó là lý do để cộng đoàn hiện hữu.

Với tinh thần dấn thân: “Các tu sĩ phải đem hết tâm lực làm cho Giáo hội qua con

người của họ, thực sự biểu dương Chúa Kitô mỗi ngày một hoàn hảo hơn cho các tín

hữu cũng như các lương dân”.152 Sự dấn thân đó không phải dành cho các tu sĩ hoạt động

tông đồ, nhưng còn cho cả các đan sĩ sống đời chiêm niệm. Bởi vì, chiêm niệm không

phải không cần sự dấn thân trong công cuộc truyền giáo. Mà đờ i sống chiêm niệm cũng

đóng góp tích cực vào việc truyền giáo bằng những giờ kinh nguyện, các việc làm đạo

đức. Điều này đã được Giáo luật 1983 xác định rõ ràng: “Công việc tông

149 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 5.150 Xc. Sđd, chương 57.151 Xc. Sđd, chương 35.152 Công đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, số 46a.

Page 87: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

đồ của tất cả mọi tu sĩ trước tiên ở chứng từ đời sống thánh hiến của họ, mà h ọ phải

duy trì bằng việc cầu nguyện và hãm mình, đền tội”.153 Vì vậy, đối với đan sĩ, sống đời

chiêm niệm, cần có tinh thần dấn thân, hy sinh và phục vụ trước tiên cho nhau trong cộng

đoàn, sau đó hiệp thông với tha nhân bằng đời sống thánh thiện và các nhân đức.

1.3. Trung tín, trân trọng, lễ phépÐời sống chung được nuôi dưỡng bằng giáo lý Phúc Âm, Phụng vụ Thánh và nhất là

Bí tích Thánh Thể phải được duy trì trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp thông cùng một

tinh thần (xc. Cv 2, 42), theo gương Giáo hội sơ khai, trong đó các tín hữu chỉ có một tấm

lòng, một tâm hồn (xc. Cv 4, 32). Là chi thể Chúa Kitô, các tu sĩ hãy mang lấy gánh nặng

của nhau (xc. Gl 6, 2), và trọng kính lẫn nhau trong tinh thần giao hảo huynh đệ (xc. Rm

12, 10). Thực vậy, khi được tình yêu của Thiên Chúa, nhờ Chúa Thánh Thần tràn đầy

trong mọi tâm hồn (xc. Rm 5, 5), cộng đoàn giống như một gia đình thực sự đoàn tụ nhân

danh Chúa, được hưởng sự hiện diện của Ngài (xc. Mt 18, 20). Yêu mến là chu toàn luật

pháp (x. Rm 13, 10) và là dây liên kết sự trọn lành (xc. Col 3, 14); nhờ đức ái mà chúng ta

biết rằng mình được chuyển từ cõi chết sang cõi sống (xc. 1Ga 3, 14). Hơn nữa, sự hiệp

nhất huynh đệ loan báo Chúa Kitô đã đến (xc. Ga 13, 35; 17, 21) và phát sinh một năng lực

tông đồ mãnh liệt.154

Khi gia nhập cộng đoàn, người ta luôn muốn thể hiện một hình ảnh nào đó về mình

sao cho phù hợp với những gì người khác mong muốn. Dần dần, họ khám phá ra rằng

những người khác yêu mến họ như họ là và tin tưởng nơi họ. Nhưng niềm tin tưởng này

phải được trải nghiệm và lớn lên. Chính qua những khó khăn và căng thẳng, những trải

nghiệm và thử thách niềm tin mà chúng ta có thể lớn lên trong sự tin tưởng lẫn nhau.

Trong một cộng đoàn, các thành viên có tin tưởng vào nhau, thì đó mới thực sự là một

cộng đoàn vững bền.155 Muốn có được sự tin tưởng thì trước tiên mỗi thành viên phải biết

sống sự trung tín của mình. Như Chúa Giêsu khi dạy các môn đệ đã quả quyết rằng: “Ai

trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất

nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn” (Lc 16, 10). Trước hết là trung tín với Chúa vì lòng

yêu mến Chúa. Chúa Giêsu hỏi Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy

không?”. Ba lần Chúa đều hỏi ông như vậy. Điều này càng tăng thêm sức mạnh của sự đòi

hỏi. Vì một khi đã sẵn lòng và cam kết ký giao ước thì cả đôi bên không thể thất trung

được. Chúa đang đòi hỏi nơi Phêrô một tình yêu thực sự, tình yêu không còn là của khía

153 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà nội 2007, điều 673.154 Xc. Công đồng Vaticano II, Sắc Lệnh Về Canh Tân Thích Nghi Dòng Tu - Perfectae Caritatis, số 15.155 Xc. Lm, Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 35.

Page 88: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

cạnh Eros, hay như một tình cảm bình thường mà phải là Phileo và Agape; vì khi yêu mến

rồi, chắc chắn ông sẽ vâng giữ các huấn giáo và chỉ dẫn của Chúa. Chúng ta cũng thấy,

chẳng có ai trên cõi đời này yêu người mà họ không mến, không thích; chẳng có quyết hy

sinh tính mạng mình cho người mà họ không yêu. Kinh Thánh dạy: Thiên Chúa yêu

thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một Người để làm giá cứu chuộc muôn dân (xc.

Ga 3, 16). Quả vậy, sự tín trung phát xuất từ lòng mến. Cũng vậy, trong đời sống đan tu,

Đan viện là nhà Chúa hay gia đình Chúa, thiết tưởng không sai, nhưng trong gia đình gồm

những con người khác biệt “bá nhân bá tính”, nên sống được với nhau cần một sự hy sinh

từ bỏ rất lớn để khép mình theo đặc sủng đòi hỏi. Sống được với nhau, sống vui trong cộng

đoàn thì mới trung tín được với những gì đã thề hứa trong giao ước.156

Biết chấp nhận yếu đuối của mình để kính trọng và lễ phép với người khác. Kính

trọng là trân trọng người khác một cách chân thành và sâu xa. Kính trọng là nhìn thấy

người khác như một phản ảnh độc đáo của Thiên Chúa và cúi mình trước sự độc đáo của

họ. Trong khi nhấn mạnh đến tất cả những đòi hỏi của đời sống cộng đoàn, chúng ta cũng

cần phải tôn trọng các nhu cầu riêng của mỗi thành viên. Có những thành viên cần tương

tác với nhóm hơn những người khác; có kẻ lại ít cần tương tác hơn. Kính trọng lẫn nhau,

chúng ta cũng nhìn nhận những sự khác biệt của nhau và xem đó là điều thánh thiêng.157

Trong đời sống chung, có lẽ chúng ta hay bị vướng vào cái tôi hình thức và cái tôi tiêu cực.

Cái tôi hình thức là quá chú trọng tới hình thức đến nỗi quên đi phần nội dung là điều

làm nên ý nghĩa của cuộc hiện hữu. Có những đan sĩ dị ứng với những gì thuộc thiêng

liêng. Họ thích trau chuốt cho bộ cánh bề ngoài để thu hút người khác bằng sự đạo mạo

của mình. Khuynh hướng này ảnh hưởng đến cách họ đánh giá người khác theo hình thức

bề ngoài mà họ khó khám phá ra nội lực của người khác.158

Còn cái tôi tiêu cực là họ tự đánh giá thấp về hình ảnh bản thân. Bất cứ sự gì xảy ra,

họ đều nhận định theo chiều hướng tiêu cực. Vô hình chung, họ làm méo mó thực tại.

Những vấn đề thông thường trong cuộc sống lại được họ thổi phồng lên, khiến tình thế trở

nên trầm trọng. Điều này khiến các đan sĩ bị phân tán nội lực, mất đi sự tập trung vào đời

sống tương quan với anh em trong cộng đoàn và đến ý nghĩa của cuộc sống. Vì tâm trạng

thường xuyên của người tiêu cực là không hài lòng với bản thân mình; từ đó, trở nên khép

kín, né tránh tham gia sinh hoạt chung, dần dà dẫn đến tình trạng trầm cảm.159 Ngược lại,

156 Tìm Chúa số 11, Trung Tín Trong Đời Sống Đan Tu, nội san liên Đan tu 7- 2009, tr. 64.157 Felix Podimattam, OFM CAP, Cộng Đoàn Sống Đời Thánh Hiến, chuyễn ngữ: Nguyễn Ngọc Kính, OFM,

Nxb Tôn Giáo, 2016, tr. 99.158 Xc. Eymardo An Mai Đỗ O.Cist, Nhân Cách Đời Tu, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 30.159 Xc. Sđd, tr. 32 - 33.

Page 89: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

7

trong đời sống cộng đoàn, cần mỗi người phải biết sống với cái tôi tích cực. Bởi vì, nhờ

sống tích cực và lạc quan, sẽ giúp ta dễ khám phá và thán phục những nét đẹp, những điều

tích cực nơi người khác. Chính sự tin tưởng và biết mình đúng mức, sẽ là lợi thế giúp bản

thân biết dấn thân không mệt mỏi và dễ dàng kêu gọi sự hợp tác của người khác. Một đan

sĩ tích cực luôn mang lại nét yêu đời trong đời sống chung. Ngoài ra, họ còn là những

người tiên phong trong những công việc lớn nhằm giúp xây dựng cộng đoàn.160

Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa, là một nhân vị được Thiên Chúa yêu thương

chọn gọi. Trân trọng nhau là cách xây dựng tình huynh đệ, cách thức thể hiện tình yêu

thương và tôn trọng nhau. Trân trọng lẫn nhau được biểu hiện trong sự chia sẻ cuộc sống

hàng ngày, như Văn kiện đời sống huynh đệ cộng đoàn nói: “Để dưỡng nuôi sự hiệp thông

tâm trí giữa những người được gọi là chung sống trong một cộng đoàn, nhất thiết phải

trau dồi những đức tính cần thiết cần có trong tất cả các mối quan hệ bản thân: sự kính

trọng, lòng tốt, sự chân thành, sự kiềm chế, lịch thiệp, biết khôi hài và tinh thần chia

sẻ”.161 Muốn được như vậy mỗi đan sĩ cần phải biết xây dựng một lòng tin vững mạnh vào

Thiên Chúa. Bởi vì, khi có lòng tin vững mạnh, lúc đó ta mới có thể trao phó mọi sự cho

Thiên Chúa và chấp nhận người anh em sống chung trong đời sống cộng đoàn. Đặc biệt,

phải ý thức rằng cộng đoàn này là của Chúa, vì chính Chúa đã quy tụ những con người

khác biệt về văn hoá, địa lý... để cùng với Người làm nên một cộng đoàn hiệp nhất yêu

thương nhau như thánh Phaolô khuyên: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn

nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất

mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một

Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một

Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự

trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 2- 6).

Đối với thánh Biển Đức, ngài rất chú trọng trong việc giao tiếp hàng ngày của các môn

sinh: “Đàn em hãy kính tron g đàn anh, đàn anh hãy yêu thuo ng đàn em. Về viẹ c xung hô,

không ai đuơc

phép goi

suông tên nguơ i khác. Nhung đàn anh hãy goi nguơ i duơ i là “em”,

còn đàn em phai xung đàn anh là “cha”, đê to lòng kính trong họ nhu cha”.162 Không

những vậy, ngài còn dạy: “Anh em gạ p nhau bất cư ơ đâu, đàn em phai xin đàn anh chúc

lành cho. Khi đàn anh đi qua, đàn em hãy đư ng lên nhuơ ng chỗ cho đàn anh ngồi, và đư ng

tự tiẹ n ngồi khi đàn anh chua bao ngồi, hầu giư đúng nhu lơ i đã chép: “Anh em hãy ân cần

160 Xc. Eymardo An Mai Đỗ O.Cist, Nhân Cách Đời Tu, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 32.161 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 27.162 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 63, 10-12.

Page 90: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

tôn kính lân nhau”.163 Trong ca dao, cha ông ta cũng luôn nhắc nhở con cháu rằng: “Lời nói

chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trong cuộc sống chúng ta hãy biết

kính trên, nhường dưới chẳng phải sẽ sống hoà thuận vui vầy với mọi người chung quanh

hay sao. Cũng vậy, là đan sĩ, sống trong nội vi đan viện, chúng ta sống đời sống cộng đoàn,

mọi thành viên ra vào gặp nhau hàng ngày, nếu chúng ta không có sự tương quan trân

trọng, lễ phép và tạo niềm tin nơi nhau thì cộng đoàn sẽ trở nên gánh nặng cho nhau.

Như vậy, trong đời sống cộng đoàn, chúng ta cần phải có sự trung tín trong đời sống,

trân trọng nhân cách của nhau và sống lễ phép với nhau. Cộng đoàn sẽ trở nên sống động,

vui tươi và trở nên một cộng đoàn sống hiệp thông có ý nghĩa trọn vẹn hơn.

2. Trách Nhiệm Với Cộng ĐoànMỗi thành viên sống trong đời sống cộng đoàn, từ lớn đến nhỏ đều cần phải có

trách nhiệm với cộng đoàn. Sống tinh thần trách nhiệm là phải biết kiến tạo sự hiệp nhất,

có tinh thần lao động cả về trí óc lẫn chân tay và luôn biết dấn thân xây dựng cộng đoàn

với ý thức trách nhiệm.

2.1. Kiến tạo sự hiệp nhấtLinh mục Giuse Đào Trung Hiệu đã cảm hứng viết trong bài hát Không Ai Là Một Hòn

Đảo rằng:“Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi. Thế giới này không ai là một

hòn đảo. Loài hoa này không có loài hoa lạc loài”. Đúng vậy, chúng ta hiện hữu trên cuộc

đời là phải có sự tương quan, phải sống trong tương quan, không ai sống cô độc một mình mà

lại cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc là gì nếu không phải là chúng ta có những mối tương

quan yêu thương, không phải yêu thương bình thường mà là yêu như Chúa yêu (xc. Mt 23, 34

- 40; Lc 10, 25 - 28; Mc 12, 28 - 34). Chúng ta được dựng nên trong kế hoạch yêu thương

của Thiên Chúa nên chúng ta sống là sống cùng, sống với và sống cho mọi người. Sách Công

vụ Tông đồ cho biết rằng thánh Phaolô luôn cho đi chính bản thân mình và ngài mời gọi

chúng ta cũng hãy biết cho đi: “Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người

đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy: cho thì có

phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35). Cũng vậy, thánh Gioan Tông đồ đã khẳng định: “Thiên Chúa

đã yêu thương chúng ta, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4, 11). Nếu trong đời

sống cộng đoàn chỉ có sự hợp tác mà không có sự hiệp thông thì sẽ nhanh chóng biến thành

trại lao động hoặc một nhà máy, lúc đó cộng đoàn sẽ có nhiều căng thẳng và xung đột xảy

ra.164

163 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 63, 15- 17.164 Xc. Jean Vanier, nguyên tác: La communauté Lieu du pardon et de la fête, Nxb Fleurus/ Bellarmin; Đời

Sống Cộng Đoàn: Cộng đoàn nơi tha thứ & mừng lễ; chuyển ngữ: Lm Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, lưu hành nội bộ, tr. 36.

Page 91: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

Điểm phân biệt giữa cộng đoàn và một nhóm bạn hữu, đó là trong cộng đoàn, chúng

công bố chủ đích và tinh thần hợp nhất; chúng ta biết mình có trách nhiệm với người anh

em của mình và mối dây liên kết đến từ Thiên Chúa. Đây chính là một hồng ân Thiên

Chúa, chính Người đã chọn chúng ta và cùng kêu gọi chúng ta bước vào một giao ước tình

yêu và một mối quan tâm hỗ tương. Một nhóm bạn hữu cũng có thể trở thành một cộng

đoàn, khi mà ý hướng thuộc về lớn mạnh lên, biết cởi mở với tha nhân và bắt đầu cảm thấy

thật sự có trách nhiệm với nhau.165 David Clark viết: “Tôi đã đi đến chỗ tin rằng nếu đánh

mất ý nghĩa thâm thuý của cộng đoàn, con người sẽ tàn lụi và sẽ chết. Cộng đoàn là nền

tảng của xã hội loài người, là chóp đỉnh của việc tương thuộc, là nẻo đường nhanh nhất đi

đến hiệp nhất: là chặng cuối của hành trình”.166

Khi các thành viên của cộng đoàn sống hoà hợp với nhau và những người cùng

Nước Chúa. Là dấu hiệu cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đến để mạc

khải cho nhân loại biết Thiên Chúa không phải là hữu thể đơn độc, vĩnh hằng và tự

chiêm ngắm chính vinh quang mình; Người không chỉ là Đấng Tạo Hoá lạ lùng của

một vũ trụ kì diệu nhưng đầy đau khổ. Thiên Chúa là một gia đình với ba Ngôi Vị, ba

Ngôi Vị thông hiệp với nhau và tự thông ban cho nhau, Ngôi vị này lên hệ với Ngôi

khác.167 Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tất cả trở nên một như Chúa Cha ở trong Ngườivà Người ở trong Chúa Cha (xc. Ga 17, 21 - 23).

Đời sống cộng đoàn không phải là một khía cạnh như người ta có thể lầm tưởng,

thân thể khi các thành viên vượt qua từ "cộng đoàn cho tôi" để đi đến "tôi cho cộng đoàn",

cách khác, đó còn là cuộc vượt qua vị kỷ đến yêu thương, từ sự nô lệ cho đến sự tự dodâng hiến trọn vẹn. Như vậy, cộng đoàn là một nhóm người tạo lập với nhau những quanhệ bền vững mà mục đích không phải là một công việc, nhưng là sự gặp gỡ và đón tiếp lẫnnhau; tuy các thành viên cũng hướng về mục đích chung, nhưng căn bản hơn, họ thường

hướng về nhau, và không phải chỉ sống bên nhau mà còn sống với nhau, sống cho nhau.169

165 Xc. Jean Vanier, nguyên tác: La communauté Lieu du pardon et de la fête, Nxb Fleurus/ Bellarmin; Đời Sống Cộng Đoàn: Cộng đoàn nơi tha thứ & mừng lễ; chuyển ngữ: Lm Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, lưu hành nội bộ, tr. 27- 28.

166 Sđd, tr. 7.167 Xc. .Sđd, tr. 83- 84.168 Xc. Nguyễn Hồng Giáo, Chúa Gọi Tôi Đi Theo Người, Nxb Phương Đông, TPHCM, 2009, tr. 247.169 Xc. Sđd, tr. 248.

ta trao đổi với nhau về những việc chúng ta thuộc về nhau và liên kết với nhau; chúng ta

khổ được đặt vào tâm điểm của đời sống thì cộng đoàn được xem như là dấu hiệu của

nhưng là một yếu tố thiết yếu của đời thánh hiến tu trì.168 Một cộng đoàn chỉ thật sự là

có nghĩa là con tim của từng người đang mở ra cho mỗi thành viên không trừ một ai. Nói

Page 92: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

Chúa, được hưởng sự hiện diện của Ngài”.171 Giáo luật 1983 cũng xác quyết rằng: “Đời

8

Sự hiệp nhất trong cộng đoàn tu trì, cần nhắc đến tính đa dạng của các ơn gọi. Tính

đa dạng là một yếu tố không thể thiếu trong một cộng đoàn và cũng không ai giống ai hoàn

toàn. Như thế, sự hiệp nhất đòi hỏi một sự linh động và phải có phương pháp. Hơn nữa,

tính đa dạng cũng là yếu tố để duy trì sự hiệp nhất bởi đơn giản một lẽ, có khác nhau mới

đi đến hiệp nhất, cần đến hiệp nhất. Trong sách Đời Tu Dưới Ánh Sáng Công Đồng

Vaticano II và Giáo Luật nói về việc Giáo Hội xác nhận khả năng trong một dòng tu có thể

có những ơn gọi đặc biệt, sinh ra sự khác biệt giữa các phần tử mà vẫn không làm suy yếu

sự hợp nhất của cộng đoàn. Những thành viên này cũng được liên kết hướng về một ơn gọi

chung, tức là đoàn sủng của dòng, nhưng với những hình thái cụ thể, tuy nhiên tất cả đều

hoạt động vì sứ mạng chung của toàn dòng.

Như một thân cây trổ sinh nhiều cành khác nhau với những đặc điểm riêng, các phần

tử cũng biểu thị sự phong nhiêu của một ơn gọi chung, những đặc điểm ấy đem lại sức

hiệp thông trong Đức Kitô được biểu lộ ra cách bền vững và hữu hình bằng đời sống

chung. Đó là một yếu tố cốt yếu của đời sống cộng đoàn. Điều này được Công đồng

Vaticano II khẳng định: “Là chi thể Chúa Kitô, các tu sĩ hãy mang lấy gánh nặng của nhau

(xc. Gl 6, 2), và trọng kính lẫn nhau trong tinh thần giao hảo huynh đệ (xc. Rm 12, 10).

Thực vậy, khi được tình yêu của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần tràn đầy trong mọi

tâm hồn (xc. Rm 5, 5), cộng đoàn giống như một gia đình thực sự đoàn tụ nhân danh

sống huynh đệ, thích hợp với mỗi tu hội, nhờ đó tất cả các thành viên được hiệp nhất với

nhau trong Đức Kitô như trong một gia đình riêng, phải được xác định thế nào để trở nên

một sự tương trợ lẫn nhau cho tất cả các thành viên trong việc chu toàn ơn gọi của mình.

Như vậy, nhờ sự hiệp thông huynh đệ được bén rễ và được xây dựng trên đức ái, các thành

viên phải trở nên một mẫu gương của sự hoà giải đại đồng trong Đức Kitô”.172

Trong đời sống cộng đoàn, chúng ta phải xác tín rằng sự hiệp thông huynh đệ không

chỉ là phương tiện giúp ta thi hành sứ vụ nào đó, mà còn là nơi Thiên Chúa ngự, nơi mà ta

có thể kinh nghiệm được sự hiện diện bí nhiệm của Chúa Phục sinh. Điều này được thực

hiện nhờ tình yêu hỗ tương của các thành viên trong cộng đoàn, tình yêu được nuôi dưỡng

bởi Lời Chúa và Thánh Thể, được thanh luyện nhờ bí tích Hoà giải, được nâng đỡ nhờ lời

170 Elino Gambari, SMM, JCD, Religious Life According to Vaticano II and The New Code of Canon Law, The Daughters of St. Paul, 1986, bản dịch Việt ngữ: Đời tu dưới ánh sáng Công đồng Vaticano II và Giáo luật, Mathia M. Ngọc Đính chuyển ngữ, quyển I, tr. 276.

171 Công đồng Vaticano II, Sắc Lệnh Về Canh Tân Thích Nghi Dòng Tu - Perfectae Caritatis, số 15.172 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 602.

sống cho những ơn gọi đặc biệt và cho sự khác biệt của các phần tử.170 Đối với tu sĩ,

Page 93: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

nguyện xin ơn hiệp nhất, là một ân huệ Thánh Thần ban cho những ai biết sẵn sàng lắng

nghe Tin mừng với lòng vâng phục. Chính Thánh Thần là Đấng dẫn đưa tâm hồn chúng ta

vào sự hiệp thông với Chúa Cha và với Chúa Con, sự hiệp thông này là nguồn mạch của

đời sống huynh đệ. Nhờ Thánh Thần, các cộng đoàn sống đời thánh hiến được hướng dẫn

trong nỗ lực chu toàn sứ mạng của mình.173

Cũng vậy, trong đời sống đan tu chiêm niệm, việc sống tinh thần hiệp nhất càng cần

thiết hơn đối với các đan sĩ. Nếu trong cộng đoàn mà mỗi đan sĩ sống lầm lũi một mình thì

không khác gì những bóng ma của cộng đoàn. Các đan sĩ phải sống: “Trong mọi hoàn

cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích riêng tôi, nhưng cho nhiều người,

ngõ hầu họ được cứu độ” (1Cr 10, 33). Thánh Biển Đức khuyên dạy các môn sinh của

mình hãy

ân cân tôn kính lân

nhau, hêt sư c nhân

naị chiu

đưn g nhưng yêu đuôi xác hôn cu a nhau, thi

đua vâng lơi nhau, đư ng ai tìm theo tu lơị , nhung tốt hon hãy muu ích cho tha nhân, yêu

thuo ng nhau trong tình huynh đẹ thanh khiêt, kính sơ Chúa trong đư c ái, mên yêu viẹ n

phu trong tình mến chân thành và khiêm tốn. Tuyẹ t đối không lấy gì làm hon Chúa Kitô,

nguyẹ n xin Ngài dẫn đua tất ca chúng ta đến cuọ c sống muôn đơi.174 Cũng vậy, cha Biển Đức Thuậntrong Di ngôn đã dạy các môn sinh của mình rằng: “Chúng ta là anh em với nhau, đi đàng

nhân đức như nhau, cho nên phải yêu thương nhau, chẳng những anh em ở một nhà với

chúng ta đã rồi, lại phải yêu hết mọi người. Mà muốn cho được thương yêu anh em, phải ra

khỏi mình là bỏ mình đi, thì mới thương yêu anh em được. Chúng ta hay yêu mình quá, cả

ngày cứ nghĩ đến mình, còn anh em thì không được nghĩ tới. Mình đau chỉ một chút, lấy làm

cả thể lắm; còn anh em đau, mình không lấy làm chi cả, vì chúng ta yêu mình quá”.175 Vì

vậy, trong đời sống đan tu chiêm niệm, các đan sĩ hãy luôn biết kiến tạo sự hiệp nhất với

Chúa, với bản thân và với anh em. Như thánh Phaolô dạy: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho

riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có

những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2, 4).

2.2. Lao độngLao động là một trong những quy luật thuộc bản tính nhân loại. Chúng ta thấy trong

sách Sáng thế, sau khi thuật lại công việc sáng tạo thế giới, Thiên Chúa đặt con người vào

trong vườn đầy hoan lạc. Con người phải làm gì trong đó? Có phải để sống trong an nhàn

và thưởng ngoạn không? Chắc là không, nhưng để trồng tỉa và coi sóc vườn đó (xc. St 2,

173 Xc. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến - Vita Consecrata, bản dịch của

Page 94: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

Cha Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2014, số 42.174 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 72.175 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 112.

Page 95: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

15). Vậy thì ngay cả trước khi con người sa ngã, Thiên Chúa đã muốn Adam làm việc, bởi

vì lao động phát huy những khả năng và nghị lực của con người.176 Đi tìm những gì dễ

chịu và sống thoái mái cách đê hèn là đi ngược với chương trình của Thiên Chúa, và một

nếp sống tương tự như thế không thể đòi Chúa ghé mắt thương ban những đặc ân của Ngài

cho ta được. Thánh Phaolô nói: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi

nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì

cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những

người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện,

đừng sờn lòng nản chí!” (2 Tx 3, 10b - 13).

Bất cứ ai thực sự nghèo khổ, đều không thể có tiền bạc mà không phải lao động,

không thể sống mà không phải làm gì cả và chỉ sống dựa vào người khác. Trong đời sống

thánh hiến, ta phải thừa nhận sự hiện diện khuấy đảo của những con người ăn bám, sống

nhờ người khác. Việc chúng ta chia sẻ mọi của cải có khi lại dẫn đến việc thiếu trách

nhiệm trong lao động, sống lười biếng và ăn bám, cũng như vô trách nhiệm trong việc chia

sẻ gánh nặng với người khác. Do đó, lao động đã được nhấn mạnh như một yếu tố quan

trọng trong đời sống thánh hiến, đặc biệt là đời sống đan tu chiêm niệm.177

Trong Tông huấn Evangelica Testificatio của Đức Giáo hoàng Phaolo VI đã rất chú

trọng vấn đề này: “Các con cũng gắng biết nghe thấy lời than vãn của biết bao con người

bị cuốn theo cơn lốc của lao động để kiếm lời, để hưởng khoái tiêu thụ, do đó bắt buộc con

người đôi khi phải làm công việc trái nhân đạo. Một khía cạnh thiết yếu của đức khó

nghèo nơi các con là chứng minh ý nghĩa nhân bản của việc lao động, phải được thực hiện

trong sự tự do của lý trí và đem lại cho bản tính của lao động tính cách mưu sinh và phục

vụ. Công Đồng đã chẳng nhấn mạnh rất đúng lúc, là các con cần phải tuân theo “luật

chung phải làm việc” đó sao? Làm việc để mưu sinh cho các con, mưu sinh cho anh chị em

các con, để giúp đỡ những người nghèo, đó là bổn phận của các con. Nhưng những hoạt

động của các con không được trái với ơn kêu gọi của Dòng các con, cũng không thể cho

phép các con thường xuyên làm những việc thay thế nhiệm vụ riêng biệt của Dòng các con.

Những hoạt động ấy cũng không được lôi cuốn các con, bất cứ cách nào, đến tình trạng

tục hoá, gây thiệt hại cho đời sống tu trì của các con. Vậy các con hãy lưu ý đến tinh thần

176 Xc. Dom Columba Marmion, Chúa Kitô Lý Tưởng Đan Sỹ; Linh đạo đan tu, chuyển ngữ: Châu Sơn, tr. 128.177 Xc. Jose Cristo Rey Garcia Paredes. CMF, Teologia de la Vida Religiosa, bản dịch Việt ngữ: Đời Tu Hiệp

Thông Và Cộng Đoàn, Chuyển ngữ Lm. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP, 2008, tr. 140 – 141.

Page 96: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

thúc đẩy các con làm việc: thật là một thất bại ghê gớm, nếu các con tưởng mình “có giá

trị” chỉ vì được thưởng công do những công việc trần tục đem lại”.178

Khi mọi thành viên đều biết đóng góp vào kinh tế của cộng đoàn qua việc lao động

của mình, thì toàn thể cộng đoàn được hưởng lợi và thậm trí còn cho phép cộng đoàn chia

sẻ với tha nhân nhiều hơn nữa. Ai cũng ý thức được điều này thì sẽ biến lao động của mình

thành một dụng cụ yêu thương mọi người và khiến cho lao động có thêm giá trị hơn.179

Chúa Giêsu, mặc dù đã ý thức được thần tính của mình, nhưng Ngài vẫn sống ròng

rã ba mươi năm trong lao khổ âm thầm tại xưởng thợ nghèo nàn. Các cuộc du hành truyền

giáo suốt đời công khai của Ngài là gì, nếu không phải là lao nhọc liên miên, không ngừng

dâng lên để danh Cha được vinh hiển và mưa phần rỗi cho các linh hồn. Các đan sĩ phải

thực hiện cách hoàn hảo chương trình của cuộc đời kitô hữu mà chính Chúa Kitô là tấm

gương nguyên thuỷ và đích thực, đan sĩ cần phải dành một phần quan trọng của đời mình

cho việc lao động. Việc ấn định hình thức và đối tượng lao tác có nhiều, cứ theo sát nghĩa

Tu luật của thánh Biển Đức, thì thời giờ của các đan sĩ ngoài các giờ thần tụng, đều được

dùng vào việc tay chân hay việc đọc sách.180

Theo thánh Biển Đức có hai loại lao động: là trí óc và chân tay.

Lao động bằng trí óc: Thánh Biển Đức đề cao loại lao động này, vì ngài khuyên nhủ

anh em phải đọc sách mỗi ngày.181 Nhờ lao động bằng trí óc của các đan sĩ mà ngày nay

nhân loại được hưởng một kho tàng tri thức, nhất là họ đã thu nhập các pho sách từ rất lâu

đời và được bảo quản cẩn thận của các đan viện thời cổ đại. Đối với nhân loại nói chung, và

các đan sĩ nói rêng, những pho sách họ để lại là tài sản vô cùng quý giá của nhân loại.182

Tinh thần này vẫn được nối dài cho đến ngày nay, ngay trong linh đạo hội dòng Xitô

Thánh Gia Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề này. Học vấn là một phương tiện cần thiết

giúp đan sĩ đạt tới trưởng thành nhân bản và giáo lý. Vì thế, đan sĩ suốt đời phải học hỏi

Kinh Thánh, thần học và các môn chuyên biệt hữu ích cho đời đan tu.183 Việc học hành

không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ. Vì thế, anh em hãy lợi dụng những phương

thế sẵn có để học hỏi và trau dồi kiến thức trong “Trường Học Phụng Sự Thiên Chúa”. Nhờ

đó, anh em có thể sống đời đan tu một cách sung mãn hơn, đồng thời có khả năng chu

toàn sứ mạng của Hội

178 Đức Phaolo VI, Tông huấn Chứng Tá Phúc Âm – Evangelica Testificatio, ngày 29.06.1971, số 20.179 Xc. Jose Cristo Rey Garcia Paredes. CMF, Teologia de la Vida Religiosa, bản dịch Việt ngữ: Đời Tu Hiệp

Thông Và Cộng Đoàn, Chuyển ngữ Lm. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP, 2008, tr. 141.180 Xc. Dom Columba Marmion, Chúa Kitô Lý Tưởng Đan Sỹ; Linh đạo đan tu, chuyển ngữ: Châu Sơn, tr. 129- 130.181 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 38.182 Xc. Lm. Toma Thiện Lê Thanh Các O.S.B, Đan Tu Sử, lưu hành nội bộ, tr. 65.183 Xc. Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 128- 129.

Page 97: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

dòng một cách hoàn hảo.184 Là đan sĩ chiêm niệm, nếu có tinh thần học hỏi, trau dồi tri thức

sẽ là hành trang giúp đan sĩ có thể sống một cách viên mãn đời tận hiến cho Thiên Chúa

trong ơn gọi chiêm niệm, cũng như sống tình huynh đệ cách xác tín hơn.

Lao động bằng chân tay: Lao động chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống đan tu.

Lao động trước hết không chỉ để sinh sống, nhưng còn mang ý nghĩa khác cao hơn, đó là

phương thế giúp anh em hãm mình, chia sẻ với anh em đồng bào đói nghèo, giúp đan sĩ

quân bình, thăng tiến trong đời sống thiêng liêng và nhất là để tôn vinh Thiên Chúa. Mặt

khác, lao động còn biểu lộ sự hiệp thông bác ái huynh đệ và sự cộng tác giữa anh em với

nhau trong đời sống cộng đoàn. Bởi vậy mà cha Biển Đức Thuận đã dạy:“Lao động chân

tay là cốt yếu của đời sống hãm mình. Bởi đó hễ mạnh khoẻ, dù ở chức vụ nào, ai cũng

phải tham gia, trừ khi vì lý do xác đáng và đặc biệt mới được chuẩn chước”.185 Lao động

chân tay có giá trị hơn các yếu tố khác, vì lao động vừa giúp nuôi sống con người, gia

đình, xã hội, được Chúa Kitô nâng cao để làm sáng danh Chúa. Thánh Biển Đức đã dạy

các môn sinh của mình về cách thức làm việc thế nào để làm vinh danh Thiên Chúa. Chẳng

hạn với những anh em thạo nghề trong đan viện, ngài dạy rằng: “Nếu trong đan viện có

anh em thạo nghề, họ hãy hành nghề với tất cả lòng khiêm tốn, miễn là viện phụ cho phép.

Nếu ai trong họ kiêu căng cậy mình biết nghề, tưởng mình làm lợi cho đan viện, người ấy

sẽ bị ngưng việc, không được làm nữa, trừ khi đã khiêm tốn và viện phụ truyền làm lại”186.

Chính lao động cũng giúp mỗi người chúng ta sẽ đỡ trở thành gánh nặng cho anh em, cho

cộng đoàn: “Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả,

để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em” (2 Tx 3, 8).

Thói lệ của Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam cho biết: “Theo guo ng Thánh Gia và

các tổ phu, anh em chuyên cần lao đọ ng để tham gia chuo ng trình sáng tao và cư u chuọ c,

thánh hóa ban thân, đem lai thế quân bình cho đơ i đan tu, đồng thơ i nuôi mình và góp

phần xây dưng xã họ i cung nhu công cuọ c truyền giáo. Anh em đư ng ham mê công viẹ c

quá đến nôi xao lãng đơ i sống đan tu. Hãy sắp xếp công viẹ c thế nào đê tham dự đầy đu

các sinh hoat chung trong cọ ng đoàn”187. Hiến pháp cũng khẳng định: “Lao tác vốn tự nó

đặc biệt trong đời sống đan tu, là tham dự vào công trình sáng tạo và cứu chuộc. Tu sĩ hội

dòng chúng ta noi gương Thánh Gia và các đấng tổ phụ làm việc để nuôi mình và giúp

184 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói Lệ, số 202.185 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 92.186 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 57, câu 1- 3.187 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 216.

Page 98: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

công cuộc truyền giáo. Moi tu si, nhât là anh em thao

nghề, hãy cha m chi làm viẹ c viẹ n

phụ chi đinh trong tinh thần khiêm tốn và phuc vu”.188

Cha Biển Đức Thuận còn dạy: “Theo gương Chúa Cứu Thế, các tu sĩ lao động như

những người nghèo. Sống cuộc sống trong cảnh nghèo để đền tội, để toả hương thơm

của Chúa Kitô, và để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ người đang hoạt động cho

phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa”.189 Làm việc là thi hành việc thờ

phượng Chúa cũng như để hoàn thành công cuộc sáng tạo của Ngài, nhất là kiếm của

nuôi bản thân hầu có thể gọi là đan sĩ đích danh. Thánh Biển Đức mạnh mẽ hơn rằng:

“Ở nhưng là thù địch của linh hồn, thế nên anh em phải có giờ làm việc chân tay, có giờ

đọc sách… chỉ khi nào đan sĩ sống bằng thành quả lao động của mình như cha ông ta và

các Tông đồ, ta mới thật là đan sĩ”.190

Khi nói tới đời sống đan tu chiêm niệm của Hội dòng Xitô không thể không nói tới

khẩu hiệu “Ora et Labora” (Lao Động và Cầu Nguyện), chính tinh thần này đã giúp các đan

sĩ gặt hái được nhiều thành quả cho bản thân, cho Giáo hội và xã hội. Khi các đan sĩ chu

toàn phận vụ: cầu nguyện, học hành, lao động thì đó cũng là phương thế để họ sống đời

sống thánh thiện, vì cầu nguyện giúp họ có ơn Chúa, việc học hành giúp họ hiểu và sống

đúng với linh đạo. Vì vậy, anh em hãy phục vụ lẫn nhau và đối với anh em yếu sức hãy cho

người phụ giúp để họ chu toàn công tác mà không buồn phiền.191 Thánh Phaolô cũng nói:

“Anh em hãy lấy đức ái mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5, 13). Ngài còn nói thêm: “Mỗi người

chúng ta hãy chiều theo sở thích kẻ khác, vì lợi ích của họ và để xây dựng” (Rm 15, 2).

Như vậy, lao động là điều chân chính và là phương thế giúp đan sĩ trở nên hoàn thiện

hơn. Đặc biệt, lao động giúp xây dựng đời sống cộng đoàn cách chân thực hơn qua sự cố

gắng và hy sinh của từng thành viên. Cũng qua lao động mà đời sống huynh đệ được chia

sẻ và hiệp thông hơn, cộng đoàn ngày một thăng tiến hơn trên con đường trọn lành.

2.3. Dấn thân xây dựng cộng đoàn với ý thức trách nhiệmCông đồng Vaticano II nhấn mạnh đến chiều kích Giáo hội của các lời khuyên Phúc

âm. Chính Đức Giêsu, trong Tin mừng, cho thấy rằng mục tiêu của các lời kêu gọi vào đời

thánh hiến là thiết lập vương quốc: sống độc thân tự nguyện vì Nước Trời (Xc. Mt 19, 12).

Vì thế, theo Công đồng, các tu sĩ có trọng trách và nghĩa vụ phải “làm việc trên khắp mặt

đất” để củng cố và mở rộng vương quyền của Chúa Kitô. Trong muôn vàn hình thức phục

188 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 131- 132.189 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 106.190 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 48.191 Xc. Sđd, chương 35.

Page 99: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

vụ mà Giáo hội đang cần, luôn có chỗ cho tất cả mọi người: và mỗi người thánh hiến có

thể và phải dấn thân với tất cả sức lực mình trong công trình xây dựng và mở rộng vương

quyền Chúa Kitô trên mặt đất, tuỳ theo khả năng và đặc sủng được ban cho mình, trong sự

hài hoà khéo léo với sứ vụ của mỗi Hội dòng.192

Trình thuật Tin mừng thứ tư, thuật lại cho ta về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các

môn đệ trong bữa Tiệc Ly (Ga 13, 4 -15). Khi đảo ngược mối qua hệ chủ-tớ một cách chưa

từng thấy, Đức Giêsu đã mạc khải trước đặc tính cứu độ trong cuộc tử nạn của Ngài: trong

cuộc tử nạn này, Đức Giêsu sẽ tuôn đổ chính sự sống của Ngài cho họ bằng cách làm một

cử chỉ phục vụ cao cả chưa từng có trong lịch sử nhân loại (xc. Pl 2, 5 - 11). Sau khi làm

xong cử chỉ khiêm hạ đối với những kẻ chậm hiểu đi theo Ngài, Đức Giêsu nói: “Anh em

có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”,

điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà

còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương

cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 12 - 15).193 Cử chỉ

rửa chân diễn tả rõ ràng: tình yêu phục vụ của Đức Giêsu giúp chúng ta bước ra khỏi tính

tự kiêu và làm cho chúng ta thanh sạch trước mặt Thiên Chúa.194

Về phần Đức Giêsu, Ngài ý thức rất rõ sự đối chọi giữa tình yêu thương muốn ta

phục vụ kẻ khác và lòng ham mê quyền lực đẩy người ta vào tình trạng nô lệ. Chính vì lý

do này mà Ngài đả kích giới lãnh đạo tôn giáo vì họ làm cho luật trở thành vị luật và giữ

luật chỉ như một phương tiện để tìm kiếm uy thế và lời ca tụng của dân chúng. Ngài nói với

đám đông, gồm cả các môn đệ đừng theo gương họ:“Vì họ nói mà không làm. Họ bó

những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón

tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật

lớn, mang những tua áo thật dài” (Mt 23 , 3 - 5; Lc 11, 46; Mc 2, 27).195

Nơi Đức Giêsu, ta còn thấy sự lựa chọn hạ mình này có tính chất nghiêm túc và cơ

bản. Không phải hạ mình theo kiểu mát mình thì làm, lúc này lúc nọ, như một ông vua

thỉnh thoảng vi hành làm cho thần dân điều gì đó. Đức Giêsu đã trở thành thấp hèn, như

Ngài đã trở thành xác phàm, tức là một cách bền vững, tới cùng. Ngài đã lựa chọn đi vào

sống như những người hèn mọn, khiêm nhường. Khi có “lòng hiền hậu và khiêm nhường”

192 Xc. Lm. Phan Tấn Thành OP, Theo Chúa Kitô (Những văn kiện đời tu) tập II, Nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 70- 71.193 Xc. Briam Grenier CFC, Đức Giêsu Nhà Giáo Ưu Việt, Câu lạc bộ dịch thuật ĐCV Thánh Giuse Hà Nội

2009, Nxb Tôn Giáo, tr. 143.194 Xc. Joseph Ratzinger ĐGH Beneđicto XVI, Đức Giêsu thành Nazareth, Phần II: Từ lúc vào Giêrusalem

cho đến Phục sinh, Nxb Tôn Giáo, 2011, tr. 76.195 Xc. Briam Grenier CFC, Đức Giêsu Nhà Giáo Ưu Việt, Câu lạc bộ dịch thuật ĐCV Thánh Giuse Hà Nội,

2009, Nxb Tôn Giáo, tr.144-148.

Page 100: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

8

cũng có nghĩa là đi vào hàng dân nghèo hèn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu làm thế không vì

ai áp đặt, nhưng là do tự ý Ngài. Một lần, các môn đệ của Ngài tranh luận với nhau xem ai

là người lớn nhất. Nghe thế, Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Ai muốn làm người đứng

đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9, 35). Muốn làm

đầu, phải làm người rốt hết, tức là phải đi xuống, hạ mình xuống. Liền sau đó, Chúa cho họ

hiểu làm người rốt hết có nghĩa gì? Có nghĩa là phục vụ mọi người như chính cuộc đời của

Ngài: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mt

20, 28). Đây cũng là điều mà Hội thánh trình bày cách rõ ràng trong Giáo lý: Đời sống tận

hiến qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, là một lối sống bền vững, nhờ đó, các tín

hữu theo sát Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Linh, tự hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa

như Đấng đáng mến yêu tột bậc, ngõ hầu một khi đã hiến thân, với một danh nghĩa mới và

đặc biệt, cho việc tôn vinh Thiên Chúa, cho việc kiến thiết Giáo hội và cho phần rỗi thế

giới, họ nhắm tới đức ái hoàn thiện trong việc phục vụ Nước Chúa, và trở thành dấu chỉ

rực rỡ trong Giáo hội tiên báo vinh quang trên trời.196

Trong một cộng đoàn huynh đệ chân chính, mỗi phần tử đều phải có tinh thần đồng

trách nhiệm đối với sự trung thành của những người khác. Mỗi người đóng góp cho bầu

khí thanh bình của đời sống chia sẻ, của sự hiểu biết và sự trợ giúp hỗ tương, mỗi người

lưu tâm đến những lúc chán nản, đau khổ, cô đơn hay những lúc thiếu sự động viên nơi

những người khác; mỗi người sẵn sàng nâng đỡ những ai bị buồn sầu vì những khó khăn

và thử thách. Như vậy, đời sống huynh đệ cộng đoàn mới là dấu chỉ của lòng thành tín

vĩnh tồn nơi Thiên Chúa, trở nên cột trụ chống đỡ đức tin và sự trung tín của các Kitô hữu

đang bị nhận chìm giữa bao biến cố cuộc đời.197 Huấn thị về Quyền Bính và Vâng Phục đã

nói: “Cộng đoàn là những gì các phần tử làm nên. Vì thế, kích thích và thúc đẩy sự cống

hiến từ mọi người để mỗi người đều cảm thấy bổn phận phải cống hiến sự sáng tạo, năng

lực và đức ái của mình sẽ là nền tảng. Thật thế, tất cả những năng lực được củng cố và

đem lại với nhau trong dự phóng cộng đoàn, thúc đẩy và tôn trọng chúng”.198

Những đan sĩ hiến dâng cho Thiên Chúa không gì khác hơn là tuân giữ các lời

khuyên Phúc Âm. Ngang qua việc bỏ đi con người cũ, mặc lấy con người mới qua việc

thực thi tốt đời sống chiêm niệm, sống thân tình, kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Tuy

nhiên, hy tế tình yêu của các đan sĩ ngoài việc tận hiến cho Thiên Chúa, còn phải dấn thân

và hiến thân mình cho anh em trong đời sống đan tu mà mình đã chọn lựa. Để đáp lại lời

196 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 573 §1.197 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 57.198 Huấn Thị Về Quyền Bính và Vâng Phục, Thánh Bộ các tu hội dòng tận hiến và các tu đoàn Tông đồ,

chuyển ngữ, Nt Maria Trần Thị Sâm, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2009, số 20c.

Page 101: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

mời gọi của Chúa Giêsu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã

hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Khi tuyên khấn, đan sĩ tự nguyện,

can đảm nói lên quyết tâm của mình là: giết chết con người cũ, mặc lấy con người mới

trong Đức Kitô để phục vụ Chúa và anh em.

Sự dấn thân và hy sinh tính mạng của các đan sĩ không đơn thuần được biểu lộ qua

hành động tử đạo, chết thay cho người khác như thánh Kolbe, nhưng là một cuộc dấn thân,

chết dần chết mòn qua những hy sinh mà đan sĩ lãnh nhận theo tiếng gọi của Thầy Giêsu:

“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Do

đó, “Đời đan tu cũng là một cuộc tử đạo liên lỉ qua việc bỏ mình vác thập giá theo chân

Chúa”.199 Như thế, đan sĩ từ bỏ chính mình, sống âm thầm trong đan viện là một sự điên rồ

đối với người đời: Bởi họ đã khước từ mọi quyền lợi của một con người qua lời khấn khó

nghèo; họ bỏ đi quyền tự do qua lời khấn vâng phục; họ đánh mất tình yêu đôi lứa, trai gái,

nam nữ qua lời khấn khiết tịnh; họ tự nguyện kiên định trong nếp sống đan tu và sống chết

với anh em trong đan viện mình khấn qua lời khấn vĩnh cư; họ không được giẫm chân tại

chỗ, sống ù lì với những tính mê nết xấu của mình, nhưng phải không ngừng cố gắng vươn

lên mỗi ngày để đạt tới đức ái hoàn hảo qua lời khấn canh tân.200

Các đan sĩ đã noi gương Đức Kitô trong tinh dấn thân phục vụ vô vị lợi trong hân

hoan, phục vụ không một chút so đo, tính toán hơn thiệt. Đặc biệt, khi đan viện xem ra

bị sa sút thì cha Biển Đức Thuận khuyên dạy con cái mình phải hãm mình, cầu xin Chúa

ban lại cho sự sốt sắng, để làm gương cho kẻ khác. Nếu mình đã làm hết sức, vẫn thấy

chưa được việc chi, thì chớ ngã lòng, hãy cứ một mực làm như vậy mà đợi cho đến thời

Chúa muốn. Đừng có ở như kẻ hễ thấy nhà mình sút kém, lại chiêm bao, muốn đi dòng

khác.201 Trong tình huynh đệ, hãy tha thứ và mang lấy gánh nặng cho nhau, hãy quan tâm

đến anh em trong cộng đoàn và hãy giữ đúng vị trí, trách nhiệm của mình và hãy xắn tay

lên cùng chia sẻ gắng nặng của anh em, góp một bàn tay dựng xây cộng đoàn. Vì đan sĩ

được mời gọi đến với nhau trong ơn gọi và sống trong cộng đoàn không phải là để hơn

thua nhau, mà là để cùng nhau xây dựng.

Như vậy, mỗi đan sĩ cần phải có tinh thần trách nhiệm để xây dựng cộng đoàn. Nếu

không có trách nhiệm với cộng đoàn thì chúng ta sẽ dễ trở nên ù lì với tình huynh đệ. Lúc

đó, đời sống cộng đoàn sẽ trở nên cô quạnh, ai biết người đó. Để có tinh thần trách nhiệm

với cộng đoàn, đòi buộc mỗi thành viên phải có sự yêu mến. Bởi vì, yêu mến là điều kiện

199 Xc. Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, Các giờ kinh phụng vụ, Phần chung và lễ riêng, 2010, tr. 76.200 Xc. Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, Hiến Pháp, số 94-106.201 Xc. Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 142.

Page 102: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

tối ưu để được giao trách nhiệm. Như thánh Phêrô được Chúa Giêsu trao Hội thánh của

Ngài khi Ngài hỏi Phêrô đến ba lần rằng: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến

thầy không?” Cả ba lần Phêrô đều khẳng định rằng: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu

mến Thầy” (Ga 21, 15- 18). Cũng vậy, các đan sĩ cần phải có sự yêu mến Chúa, yêu mến

anh em, yêu mến cộng đoàn thì mới chu toàn mọi trách vụ trong tinh thần trách nhiệm.

3. Các Nhân Đức Cần Thiết Trong Đời Sống Cộng Đoàn

3.1. Hiền lành và khiêm nhườngSống chung với nhau cần phải hiền lành và khiêm nhường, vì nó là hai đức tính cần

thiết trong bậc tu trì. Gương mẫu cho chúng ta về hai nhân đức này là Chúa Giêsu. Vì thế,

chúng ta cùng lật lại những trang Tin mừng xem Người đã giảng dạy và thực hành hai nhân

đức này như thế nào. Sau đó, chúng ta tìm ra những cách thức xứng hợp và cụ thể để sống

hai nhân đức này trong đời sống chung.202

Trước hết, về lời giảng dạy và thái độ hiền lành cũng như khiêm nhường của Chúa

Giêsu, sách Tin mừng nói với chúng ta: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học

gương tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Ách là một cái gì nặng

nề khó chịu đè lên người hay lên vật như ách nô lệ, ách thực dân, ách phong kiến, ách độc

tài, hoặc ách trâu, ách bò... Nhưng tại sao Chúa lại dùng ách để nói về mình. Chúa biết ách

là một cái gì nặng nề khó chịu. Ách của Chúa là những lời giáo huấn và những đòi hỏi của

Người trong phạm vi đức tin và luân lý như:“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: yêu bạn ghét

thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh

em” (Mt 6, 43 - 44). Mang lấy ách của Chúa là mang lấy những đòi hỏi của đức mến

không vị lợi, không theo lối thông thường của người ta. Nhưng lạ lùng thay! Khi mang

những cái ách ấy, không những không làm người ta thấy nặng nề mà lại làm cho người ta

thấy ách ấy của Chúa thật dịu êm. Cái gì làm cho ách của Người ra êm, nếu không phải là

tình yêu, không phải là sức mạnh của ơn Người cảm hoá chúng ta, làm cho chúng ta dám

tình nguyện hy sinh chấp nhận gian khổ và cuối cùng ban cho chúng ta niềm vui chiến

thắng.203 Học gương Chúa Giêsu vì Chúa hiền hậu và khiêm nhường (xc. Mt 11, 29). Chúa

hiền hậu đến mức Người không nỡ đạp cây sậy đã ngả nghiêng, dập tắt tim đèn còn bốc

khói (xc. Is 42, 3). Đó chính là cử chỉ và thái độ của người hiền hậu, không nỡ mạnh tay,

không dám nặng lời. Một trường hợp khác chứng tỏ Chúa Giêsu thật hiền lành là khi

Người quở trách ông Phêrô và ông Gioan, khi hai ông này muốn dùng lửa từ trời thiêu đốt

202 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 41.203 Xc. Sđd, tr. 42.

Page 103: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

một làng của người Samari, vì dân làng này đã không muốn tiếp đón Người (xc. Lc 9, 52 -

56), hoặc khi Người bảo ông Phêrô xỏ gươm vào bao, sau khi ông đã chém đứt tai phải của

người đầy tớ vị thượng tế trong vườn Gietsimani (xc. Ga 18, 10 - 11). Như thế là Người

không chấp nhận các hành vi bạo lực. Còn về cử chỉ khiêm nhường của Chúa thì rất nhiều,

như cấm các Tông đồ cũng như dân chúng không được nói cho ai biết những việc lạ Người

đã làm, hoặc khi người ta muốn tôn Người lên làm vua, Người đã ẩn mặt đi. Người không

ưa thói giả hình kiêu ngạo của nhóm Pharisieu. Người dùng bữa với những người tội lỗi tại

nhà ông Lêvi (xc. Lc 5, 29 - 32). Người dạy phải ăn ở khiêm nhường, vì “Ai tôn mình lên

sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11). Trong mọi việc như bố

thí, cầu nguyện, ăn chay, Người đều dạy phải làm cách kín đáo, đừng có phô trương (xc.

Mt 6, 1- 6. 6 -18). Người yêu quý trẻ em (xc. Mt 19, 14 - 15) và đối xử đặc biệt với những

người hèn kém hay ngang tàng tội lỗi (xc. Mc 12, 43; Lc 21, 3; Ga 8, 11).204 Đó là gương

hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu. Còn bây giờ đến lượt chúng ta, chúng ta áp

dụng gương đó trong đời sống đan tu như thế nào?

Về đức hiền lành, chúng ta sẽ cố nhịn những cái khó chịu do mắt thấy tai nghe. Một câu

nói ngang, một lời mỉa mai châm chọc, bóng gió xa gần, một thái độ khoe khoang tự phụ, một

câu nói khoác lác, một thái độ ngang bướng ngạo ngược, những lời chê bai trách móc...Tất cả

những cái đó, có thể nói các tu sĩ thường gặp thấy trong đời sống hàng ngày. Tất cả những cái

đó điều làm cho ai nấy đều bực mình khó chịu, muốn phản ứng lại. Người nóng tính thì nói

toáng lên, người kém nhân đức thì làm dữ, người hiền thì làm thinh, chịu đựng hay bỏ qua,

hoặc có nói thì đợi dịp thuận tiện và dùng lời lẽ ôn tồn hoà nhã mà nói. Thông thường là vấn

đề tâm tính. Có người dễ tính, có người khó tính, có người hiền lành, có người nóng nảy. Ở

đâu và bao giờ cũng vậy. Còn cao hơn là vấn đề nhân đức. Đã là nhân đức thì phải tập luyện

lâu ngày và chịu khó mới được. Vì thế, phải là người nhân đức mới có thể ăn ở hiền lành, chịu

đựng và tha thứ cho người khác. Nếu chẳng may mình thuộc loại người nóng tính, dễ gây

buồn phiền cho người khác thì phải coi chừng, thong thả rồi hãy nói, đợi một chút rồi hãy

phản ứng, đừng vội phản ứng ngay theo cảm tính tức thời. Đối với người nóng tính thì tốt hơn

cả là hãy làm thinh, đợi cho qua cơn nóng rồi hãy nói, hãy làm. Tính nóng hay đi đôi với tính

giận. Giận cũng là khuyết điểm làm cho các mối liên lạc của chúng ta với người khác ra nặng

nề và căng thẳng. Làm thế nào đây? Hãy tự bảo mình rằng tôi nghĩ như thế chưa chắc đã đúng

và không hẳn người ta có ý như vậy. Nếu tôi

204 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 43.

Page 104: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

đợi và tìm hiểu cho kĩ, chắc chắn sự việc sẽ khác. Có lẽ tôi đã chủ quan và chỉ nhìn một phía mà

thôi. Tôi cần phải có thời gian và tìm hiểu người ta mới thấy rõ vấn đề được.205

Thánh Phaolô khuyên: “Đừng làm chỉ vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng

khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình,

nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm

tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2, 3 - 5). Những cách thế luyện tập đức khiêm nhường

đó là ưa thích điều đơn sơ tầm thường, trọng kính người khác, thành thật, tránh khoe

khoang quảng cáo bản thân mình và sống cách ẩn dật.

Thánh Biển Đức dành hẳn chương 7 trong bộ Tu luật để nói lên 12 bậc khiêm

nhường mà đan sĩ phải có, đặc biệt trong tương quan tình huynh đệ thì bậc khiêm

nhường thứ 12 nói đến đó là: “Không những trong lòng mà cả phong cách bên ngoài

đan sĩ đều tỏ ra khiêm tốn trước mặt mọi người, nghĩa là trong khi cử hành Thần Vụ,

nơi nhà nguyện, trong đan viện, ngoài vườn, trên đường đi, ở ngoài đồng hoặc bất cứ

ngồi đâu, đi đâu, đứng đâu, chỗ nào đầu cũng cúi, mắt nhìn xuống đất, bao giờ cũng

đinh ninh mình là phạm nhân đầy tội lỗi, dường như bị điệu ra trước toà án kinh

khủng, lòng hằng thầm thĩ lời người thu thuế trong Phúc Âm, mắt nhìn xuống đất và

thân thưa: “Lạy Chúa, con là kẻ có tội, chẳng đáng ngước mắt nhìn trời”. Hay nói

cùng với vị ngôn sứ: “Con uốn thân hạ mình luôn mãi”.206 Đan sĩ sống khiêm nhường

không chỉ ở nội tâm mà cần những cử chỉ bên ngoài. Biết kính trọng người khác, dù

người ta ít tuổi, kém tài hay kém đức hơn mình và đặc biệt tôn trọng quyền bính của

người có trách nhiệm trong cộng đoàn, dù người bất tài hay có nhiều khuyết điểm.207

Cha Biển Đức Thuận cũng dạy các đan sĩ về khiêm nhường, vì đức khiêm nhường là

nền tảng của đời sống Kitô hữu. Kẻ khiêm nhường thì được Chúa thương và được ban

muôn ơn lành. Cho nên, sự khiêm nhường là bằng lòng chịu lấy hết mọi nỗi vui buồn

Chúa gửi đến cho chúng ta. Kẻ khiêm nhường thì chi cũng được, việc chi cũng xong; bữa

nay được nhắc lên thì cũng được, đến mai lại bị hạ xuống cũng vâng, chi cũng vâng hết.208

Cuối cùng, về đức khiêm nhường, chúng ta cần phải ở đúng chỗ của mình với những

cái hay cái dở và những giới hạn của bản thân. Hay thì nhận rồi quy về Chúa, còn dở thì

chịu và tìm cách sửa chữa. Trong cuộc sống cộng đoàn, mỗi người hãy ở chỗ của mình và

bằng lòng nhường phần hơn cũng như vinh dự cho người khác. Đừng tranh giành những

cái hư danh làm chi. Tất cả những gì mình làm chỉ nhắm ích chung để tôn vinh danh Chúa

205 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 43- 45.206 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 7, câu 62- 66.207 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 52.208 Xc. Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 124.

Page 105: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

và mưu ích cho người chung quanh. Như vậy, mình sẽ được yên tâm, không phải lo đến

chuyện người ta nghĩ về mình thế nào, mình có được chấp nhận hay không?209

Tóm lại, người hiền lành thì nhịn nhục và chịu đựng, tránh gây khó dễ, làm cực lòng

người khác; người khiêm nhường thì không tìm vinh dự cho mình mà quy hướng thành

công cũng như tiếng khen về Chúa; và bằng lòng chịu những sự thiệt thòi cho người khác

được vẻ vang, lại không tìm cách thắng vượt hay nổi hơn người, mà chỉ muốn âm thầm,

kín đáo, không thích xuất hiện, không cần được người ta nói tới. Có như thế, chúng ta mới

noi gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu được, vì Người đến không phải để

làm theo ý mình mà theo ý Chúa Cha và đối xử hiền lành với tất cả mọi người.

3.2. Chân thật, yêu thương, bác áiTrong đời sống khi đa co long tốt thi cung cần đến sự chân thanh, vi tương quan co

sự kinh trong ma không co sự chân thanh la môt tương quan gia dối. Bơi thế, sống chân

thành là điều rất quan trọng. Khi sống chân thành, chung ta cởi mở, không che đậy, để anh

em có thể hiểu về nhau. Từ đó, chúng ta mới có thể yêu thương nhau được.

Lý do mạnh nhất khiến chúng ta phải yêu thương anh em mình là vì họ là hình ảnh

của Thiên Chúa. Mỗi người anh chị em của chúng ta đều mang hình ảnh của Chúa và giống

Ngài. Hơn nữa, họ dần dần nên giống Thiên Chúa trong tự do, Đấng mà họ là hình ảnh. Các

nhân vị là những kho báu tốt nhất của một cộng đoàn hay một tu hội vì tính cách độc nhất

của mỗi người, không thể nhân đôi hoặc chuyển nhượng được. Mỗi người là một hình ảnh

của Thiên Chúa: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của

Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh

đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2Cr 3, 18).

Lý do khác để yêu thương anh chị em mình là tất cả chúng ta làm nên một thân mình.

Tất cả những ai kết hiệp với Đức Kitô đều làm nên một thân mình mầu nhiệm duy nhất với

Người: “Vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5, 30). Không ai lại đi ghét

thân xác mình. Hiểu và trải nghiệm thực tại này là một hồng ân của Thần Khí. Thông

thường, việc trải nghiệm ơn gọi của ta, theo tư cách Kitô hữu và đặc sủng, đều chỉ là manh

mún. Chúng ta cảm nhận ơn gọi nhiều hơn việc triệu tập; chúng ta cảm nhận chúng ta là

chi thể hơn là cảm nhận mình như một thân thể. Đầu óc cá nhân hiện đại đã khuấy đảo tình

thế. Do đó, trải nghiệm hiệp nhất của thân mình Đức Kitô là ân sủng của Thần Khí, một ân

sủng chiêm ngưỡng. Đó là khám phá thấy rằng chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, các

hình ảnh chiếu theo Hình Ảnh, vốn là Đức Giêsu Kitô, và qua việc trở thành Giáo hội và

209 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 45.

Page 106: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

sống như Giáo hội. Đây là ân sủng mà Phaolo đã trải nghiệm trên đường đi Damas: lối

hiểu sinh tử về sự đồng nhất giữa cộng đoàn đức Giêsu nơi Thân Mình Người.210

Tiếp đến, chúng ta yêu thương anh em mình vì đây là luật của Thần Khí, điều răn

mới của Đức Giêsu: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình

thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương

của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và

niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Ðây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương

nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của

người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,10 - 13). Luật nội tâm của Thiên

Chúa là yêu thương vì Thiên Chúa là tình yêu. Đó cũng là luật nội tâm của tất cả những ai

được kêu gọi để trong tự do trở thành những hình ảnh sống động của Thiên Chúa. Không

có tình yêu, chúng ta sẽ xuống cấp, sẽ mất đi khả năng được bất tử và sự bền vững, vì ai

không yêu thương thì ở trong sự chết. Luật nội tâm này động viên chúng ta yêu thương sâu

sắc hơn nữa trong những hoàn cảnh khó khăn. Người mà tình yêu của họ dành cho Đức

Giêsu là sâu sắc và cảm thấy mình nên một với Người, thì có thể nhìn nơi chính mình và

trong ý thức của mình, luật của Thần Khí, luật này lôi cuốn họ yêu thương tuyệt đối không

giới hạn, ngay cả khi điều này xem ra là vô phương.211

Có một “khuôn vàng, thước ngọc” mà Đức Giêsu dạy sống bác ái với người khác là:

“Điều gì anh em muốn người ta làm cho mình thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Mt

7, 21; Lc 6, 31). Và một lời dạy khác vượt xa hơn nữa: “Hãy yêu thương kẻ thù và cầu

nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44). Đối với đan sĩ, những điều này được

thể hiện cụ thể trong việc sống tình huynh đệ trong cộng đoàn đan viện. Bác ái có một vai

trò quan trọng trong đời sống người tín hữu nói chung và đan sĩ nói riêng vì đó chính là

bản tính Thiên Chúa: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là

tình yêu” (1Ga 4, 8). Là dấu chỉ môn đệ Đức Kitô: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn

đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35). Là yếu tố xây

dựng đời cộng đoàn: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không

một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung”

(Cv 4, 32). Trong chiều hướng đó, công đồng Vatican II khẳng định: “Thực vậy, đức ái là

mối dây liên kết của sự trọn lành, là sự viên mãn của lề luật (xc. Cl 3, 14; Rm 13, 10), nên

đức ái chi phối mọi phương thế nên thánh, làm cho chúng hình thành và đạt được

210 Xc. Jose Cristo Rey Garcia Paredes. CMF, Teologia de la Vida Religiosa, bản dịch Việt ngữ: Đời Tu Hiệp Thông Và Cộng Đoàn, Chuyển ngữ Lm Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP, 2008, tr. 40.

211 Xc. Sđd, tr. 40.

Page 107: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

cùng đích. Vì thế, đức ái đối với Thiên Chúa và tha nhân là dấu chỉ người môn đệ chân

chính của Chúa Kitô”.212 Cũng vậy, thánh Phaolô nhấn mạnh thêm: “Trên hết mọi đức

tính, anh em phải có lòng bác ái, đó là mối dây tuyệt hảo liên kiết anh em” (Cl 3, 12), đó là

tình bác ái Đức Giêsu đã dạy, đã sống và đã truyền đạt cho chúng ta nhờ Thánh Thần. Tình

yêu hiệp nhất này cũng là tình yêu thúc đẩy chúng ta trải rộng tới người khác kinh nghiệm

hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Nói cách khác, tình yêu này tạo nên những vị

Tông đồ bằng cách thúc đẩy các cộng đoàn trên nẻo đường sứ vụ, dù đó là việc chiêm

niệm, loan truyền lời Chúa hay làm việc từ thiện. Thiên Chúa muốn làm cho trần gian tràn

ngập tình yêu của Người; bởi thế, các cộng đoàn huynh đệ trở nên người thừa sai của tình

yêu này, và trở thành những dấu chỉ ngôn sứ cho sức mạnh hiệp nhất của tình yêu ấy.213

Đặt nền tảng trên đức ái, sắc lệnh Canh Tân Thích Nghi Dòng Tu cũng khẳng định: “Đức

ái là chu toàn lề luật và là giây ràng buộc làm cho chúng ta nên hoàn thiện; đức ái là linh

hồn, là sức mạnh của mầu nhiệm vượt qua, là biểu chứng tối cao của tình yêu”.214 Vì vậy,

bác ái huynh đệ là yếu tố nền tảng để duy trì đời sống cộng đoàn. Bác ái là con đường đưa

ta đến gặp gỡ Chúa và đến với anh em mình.

Yêu thương, bác ái với nhau, không chỉ những lúc khoẻ mạnh, nhưng những khi đau

yếu càng cần hơn nữa. Cho nên thánh Biển Đức đã rất chú trọng việc anh em chăm sóc

người đau yếu. Truơc hết và trên hết moi sư,

phai để ý sa n sóc bẹ nh nhân nhu phuc vu

chính Chúa Kitô. Viẹ n phu phai rât mưc quan tâm đê ý keo anh em đau ôm bi bo ro i.215

Rồi đến anh em lớn tuổi cũng phải luôn quan tâm tơi sự yếu đuối cua ho, đư ng khắt khe

vơ i ho trong viẹ c a n uông; trái lai, phai biêt nhân nhuơng và cho ho dùng bưa truơc giơ

đã đinh.216 Tình yêu thương ấy thánh phụ muốn chúng ta biểu lộ ra bằng sự quên mình, đừng

tìm thoả thích cho riêng mình, nhưng tìm ích lợi cho tha nhân. Thánh phụ còn nói thêm,

chính tình yêu này đặt vào tâm hồn mỗi đan sĩ lòng nhẫn nhục triệt để chịu đựng những

yếu đuối hồn xác và những khuyết điểm của anh em.217

Chân thành, yêu thương, bác ái là ba đặc điểm của các tương quan mà thánh phụ

muốn thấy giữa các thành viên trong gia đình đan sĩ. Thật là hạnh phúc ngàn lần cho cộng

đoàn nào có được những tâm tình ấy và hạnh phúc cho cộng đoàn nào mà tất cả các thành

viên đều đồng tâm nhất trí với nhau. Chắc chắn Chúa sẽ đổ tràn trề ơn phúc xuống cho

cộng đoàn ấy, vì cộng đoàn đang thể hiện ước nguyện nồng nhiệt nhất của Thánh Tâm

212 Công đồng Vaticano II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, số 42.213 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 56.214 Công đồng Vaticano II, Sắc Lệnh Về Canh Tân Thích Nghi Dòng Tu - Perfectae Caritatis, số 15.

Page 108: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

215 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 36.216 Xc. Sđd, chương 37.217 Xc. .Sđd, chương 72.

Page 109: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

Chúa, và cũng là ước nguyện cao cả nhất của đời Ngài: “Mọi người nhận biết anh em là

môn đệ Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).218

Trong đời sống đan tu, đan sĩ sống trong bốn bức tường, ngày ngày sinh hoạt cùng

nhau. Vậy, chúng ta phải yêu thương nhau, hãy giúp nhau, hãy gánh đỡ gánh nặng cho

nhau, hãy nhịn nhục nhau khi lầm lỗi, lấy đức thương yêu mà che đậy nết xấu nhau, đừng

xét nét anh em khi không phải việc mình, vì sự ấy đã có bề trên và các người coi sóc. Nếu

trong nhà, mọi người đều bỏ mình đi mà lo đến anh em cách riêng, thì mọi người trong nhà

đều được sự an ủi, vui vẻ biết mấy. Chớ có ai dựa vào việc bổn phận mà làm cực lòng anh

em.219

3.3. Quảng đại, tha thứTrong đời sống cộng đoàn cần mỗi người có lòng quảng đại, bao dung. Hẹp hòi thì

khó mà tha thứ. Người tính tình cứng cỏi cũng vậy. Người chịu cực chịu khổ mãi rồi lại

sống trong những hoàn cảnh khắc nghiệt thì cũng khó tha thứ cho người khác. Vì vậy, phải

khoan hồng, quảng đại, nghĩa là cố gắng bỏ qua, không cố chấp.220 Thiên Chúa muốn

chúng ta sống quảng đại, dấn thân, gắn bó với đời sống phục vụ tha nhân, gần hơn cả là

chấp nhận anh chị em trong cộng đoàn. Vì chắc chắn cộng đoàn tu trì không chỉ toàn là

những con người thánh, nhưng bên cạnh đó còn những yếu đuối bất toàn. Những người

thánh trong cộng đoàn cần đón nhận những sự khác biệt bằng cặp mắt đức tin để được lớn

lên. Do đó, để tình huynh đệ được gắn kết với nhau, đòi hỏi mỗi đan sĩ phải có tấm lòng

bao dung, tha thứ như Đức Giêsu dạy: “Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ

tha” (Lc 6, 37). Sống quảng đại với nhau trong đời sống cộng đoàn là một đức tính cần

thiết. Chúng ta luôn biết cố gắng chấp nhận lẫn nhau và cam kết vượt qua những khó khăn,

những đặc điểm của các cộng đoàn không thuần nhất, cho thấy tính siêu việt trong lý do

làm cho cộng đoàn hiện hữu, đó là sức mạnh của Thiên Chúa, một sức mạnh của Chúa tỏ

hiện trọn vẹn trong sự yếu đuối của mỗi người chúng ta (xc. 2Cr 12, 9 - 10). Chúng ta sống

với nhau trong cộng đoàn không phải vì chúng ta đã chọn lựa người khác, nhưng vì chúng

ta được Thiên Chúa chọn lựa.221

Sống quảng đại cũng phải biết đón nhận nhau, không gây chia rẽ, bè phái mà cần đến

sự tương trợ lẫn nhau, như thánh Phaolô dạy: “Không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các

bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu

một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1Cr 12, 25 - 26).

218 Xc. Dom Columba Marmion, Chúa Kitô Lý Tưởng Đan Sỹ; Linh đạo đan tu, chuyển ngữ: Châu Sơn, tr. 145.219 Xc. Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn, số 122.220 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 47.221 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 41.

Page 110: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

9

Cũng như Chúa Giêsu đã sống quảng đại với con người chúng ta trong suốt thời gian sống

thân phận con người. Người cho chúng ta tất cả tâm trí và con người của Người. Quảng đại

nhất là hình ảnh của Người trên thập giá, Người dang tay tha thứ, đền thay mọi tội lỗi

chúng ta và chờ đón chúng ta trở về với Người, để nhờ đó chúng ta được kéo lên khỏi vũng

lầy của tội lỗi về với ân nghĩa của Chúa.

Để đi đến sự trọn vẹn, ngoài lòng quảng đại, chúng ta còn cần có sự tha thứ. Tha thứ

là phương thuốc chúng ta phải dùng tới rất nhiều. Một cuộc cãi vã rất có khả năng nhen

nhóm lòng hận thù, mối thù hận sẽ nhanh chóng dẫn đến sự phân ly. Chúng ta phải đau

khổ một cách không cần thiết. Tha thứ rất khó, nhưng tha thứ chưa bao giờ là điều không

thể thực hiện được. Nếu bạn cố gắng mở lòng mình, sống bao dung, cuộc đời sẽ dẫn dắt

bạn đến một chân trời mới.222

Muốn là người đạo đức thật thì cần phải biết tha thứ, vì tha thứ là một hình thức bác ái.

Mà có bác ái thì mới là người đạo đức thật. Nhưng phải dựa vào đâu để hiểu thế nào là tha

thứ? Tha thứ là một giáo huấn quan trọng của Thiên Chúa. Chúa dạy chúng ta phải tha thứ

cho những người làm mất lòng chúng ta, không phải bảy lần bảy mà là bảy mươi lần bảy (xc.

Mt 18, 21 - 28), nghĩa là nhiều lắm, nghĩa là tha thứ mãi mãi, tha thứ đến vô cùng. Người lại

còn dạy chúng ta để của lễ đấy, đi làm hoà với người anh em bất bình với ta rồi hãy trở lại

dâng của lễ (xc. Mt 5, 23 - 24). Chúng ta đã thực hành được giáo huấn đó của Chúa chưa? Có

lẽ, phải nói rằng chúng ta chưa thực sự làm được điều đó. Chúng ta còn khó tha thứ, tuy vẫn

biết là cần phải tha thứ để được Chúa thứ tha. Lý do là vì chúng ta thường chỉ nghĩ đến nết

xấu của người anh em mất lòng ta. Ngoài ra, còn vì ngại gặp mặt và lấy làm ngượng với nhau.

Chúng ta có cầu nguyện cho người làm mất lòng chúng ta và cũng xin cho được ơn tha thứ.

Nhưng nhiều khi chúng ta thấy khó quá, vì tính tự ái của mình và sự cố chấp của anh chị em.

Cuối cùng, chúng ta hay đi đến chỗ tiêu cực là không giận nữa, nhưng tránh gặp mặt, tránh

nói chuyện, giữ thái độ yên lặng để khỏi va chạm. Có lúc, chúng ta lại muốn quên người đó đi

cho khỏi phải nghĩ tới hay ước mong cho người ta đi chỗ khác để không phải gặp mặt họ

nữa.223 Nếu như vậy, tình huynh đệ cộng đoàn sẽ không có sự hiệp thông nữa. Vì, mỗi người

sẽ sống cho riêng mình, không quan tâm đến người anh chị em của mình nữa. Cộng đoàn sẽ bị

thu hẹp trong cách sống cá nhân của từng thành viên, cộng đoàn sẽ thật lạnh lẽo, bất hạnh.

Vậy, làm cách nào để chúng ta có thể tha thứ cho nhau, để cùng nhau sống hiệp

thông trong cộng đoàn? Trước hết, mỗi thành viên trong cộng đoàn phải biết cầu nguyện

222 Xc. Edward M. Hallowell, M.D, Dám Tha Thứ, Biên dịch Xuân Khanh - Hiếu Dân - Hạnh Nguyên, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2011, tr. 18 - 19.

223 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 46.

Page 111: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

hằng ngày. Vì, đối với họ, đời sống huynh đệ có những chiều kích sâu rộng hơn, bắt nguồn

từ những đòi hỏi cơ bản của ơn gọi đặc biệt này, là tìm kiếm một mình Thiên Chúa trong

thinh lặng và cầu nguyện. Việc họ thường xuyên gắn bó với Thiên Chúa làm cho họ gắn bó

với những thành viên khác trong cộng đoàn cách tế nhị và tôn trọng hơn. Sự chiêm niệm

đem lại cho họ sức mạnh giải phóng, sẽ giúp họ khỏi mọi hình thức ích kỷ.224 Chính vì thế,

Chúa Giêsu luôn muốn mỗi người chúng ta phải biết cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, để

nhận biết sự tha thứ của Thiên Chúa là vô biên, nhưng cũng lệ thuộc ở nơi con

người:“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ

cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không

tha lỗi cho anh em” (Mt 6, 14 - 15).

Sống đời thánh hiến là sống trong một cộng đoàn. Đời sống cộng đoàn là một đời

sống vừa cao đẹp vừa khó khăn, trong đó sự tha thứ là một đức tính tối cần để hoá giải mọi

khó khăn và làm dịu bớt các mối căng thẳng do tính tình xung khắc. Người ta vào nhà dòng

không chọn nhau nhưng lại phải sống với nhau. Gặp được những người tính tình hoà hợp

là một điều may lớn, nhưng ngược lại là một sự hy sinh triền miên mà chỉ có sự nhịn nhục

và tha thứ cùng với ơn Chúa trợ giúp mới chịu đựng và vượt qua được.225

Cha Jean Vanier cho rằng: “Đời sống cộng đoàn là một sự mạo hiểm phi thường”.226

Cho nên, cha Basil Hume có lý khi nhận định: “Thật không đơn giản khi nói về cộng đoàn.

Đừng nghĩ rằng cộng đoàn là một loại sống chung tạm thời. Tuy nhiên, khi anh em phải

sống một nếp sống với những biểu hiện của một thực tại đầy khó khăn, nó đặt ra nhiều vấn

đề. Nhưng anh em sẽ khám phá ra những khuyết điểm của mình, đối với đời sống chung

trong cộng đoàn. Anh em sẽ khám phá ra điều bổ ích, chúng ta nhận được sự nâng đỡ của

nhau. Và tôi nghĩ có một chứng cớ hiển nhiên là anh em đã học được nhiều điều ở đây.

Anh em bắt đầu thông cảm cho nhau hơn đón nhận người khác như họ là, chứ không phải

điều anh em muốn họ là. Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên trong đời sống cộng đoàn: đón

nhận người khác như họ là, chứ không như anh em muốn hay mong đợi họ là. Một sự bao

dung và chấp nhận người khác là nền tảng của đời sống cộng đoàn. Sau cùng, nó là nền

tảng của đức bác ái huynh đệ”.227

Do đó, để xây dựng đời sống cộng đoàn, người tu sĩ cần đón nhận cộng đoàn, đón

nhận những con người giới hạn bằng xương bằng thịt, đón nhận nhau trong đức ái Chúa

224 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 10.225 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 48226 Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa Lima chuyển ngữ, St. Paul

Publications- Sydney 1979, tr. 9.227 Basil Hume, O.S.B, Tìm Kiếm Thiên Chúa, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 45.

Page 112: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Kitô. Đồng thời, để xây dựng cộng đoàn huynh đệ đòi hỏi mỗi thành viên phải từ bỏ tính

ích kỷ của mình để xây dựng tình hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, phải thể hiện tình

huynh đệ qua các dấu chỉ cụ thể của lòng quảng đại và bao dung tha thứ.

Đối với đời sống đan tu chiêm niệm, đời sống cộng đoàn càng là một thách đố. Nếu

như mỗi đan sĩ không có lòng quảng đại và có lòng khoan dung tha thứ cho nhau, thì cộng

đoàn sẽ trở nên ngột ngạt, khó thở. Vì vậy, để xây dựng tình hiệp nhất huynh đệ trong đời

sống cộng đoàn, cần mỗi thành viên luôn biết cố gắng mỗi ngày trong sự bỏ mình, sống

quảng đại và bao dung với nhau như thánh Phaolô khuyên: “Tha thứ tất cả, tin tưởng tất

cả và chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 7).

3.4. Hòa nhịp với mọi sinh hoạt của cộng đoànCộng đoàn tu trì là “trường dạy yêu mến” (Schola Amoris) giúp con người lớn lên

trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em, nên cũng là nơi cho con người

được triển nở. Con đường triển nở là một con đường cam go, vì đòi hỏi sự từ bỏ những

điều có giá trị cao (xc. LG 46), nhưng không phải là không thực hiện được. Đông đảo các

thánh nam nữ và những khuôn mặt diệu kỳ của các tu sĩ nam nữ minh chứng rằng sự thánh

hiến cho Đức Kitô không tạo nên một chướng ngại nào cho sự phát triển thực sự, nhưng tự

bản chất là một phúc lợi tột bậc cho sự phát triển đó.228

Đời sống huynh đệ cộng đoàn đòi hỏi mọi phần tử phải có sự quân bình về tâm lý, là

điều kiện để đạt được sự trưởng thành về tình cảm. Mọi yếu tố nòng cốt của sự trưởng

thành là sự tự do về mặt tình cảm, giúp những người thánh hiến có thể yêu mến ơn gọi của

mình sao cho phù hợp. Chính sự tự do và sự trưởng thành này giúp chúng ta sống đời sống

tình cảm một cách đứng đắn cả ở bên trong lẫn bên ngoài cộng đoàn. Yêu mến ơn gọi của

mình, nhận thức ơn gọi đem lại ý nghĩa thật cho cuộc sống, và yêu mến sự thánh hiến như

là một thực tại đích thực, đẹp đẽ và tốt lành, đem lại chân thiện mỹ cho cuộc sống của

mình. Tất cả những điều đó làm cho con người thêm mạnh mẽ, tự lập và an toàn trong căn

tính của mình, không cần đến những hình thức nâng đỡ và bù trừ khác, đặc biệt trong lãnh

vực tình cảm. Tất cả những điều này củng cố mối dây liên kết con người tận hiến với

những người cùng chia sẻ ơn gọi của mình. Trước hết và trên hết, chính là với họ, mà

người tận hiến cảm thấy được kêu gọi để sống liên đới trong tình huynh đệ và tình bằng

hữu. Yêu mến ơn gọi của mình cũng là yêu mến Giáo Hội, là yêu mến hội dòng của mình,

và cảm nghiệm cộng đoàn như là gia đình riêng của mình.229

228 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 35.229 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 37.

Page 113: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Vì lẽ đó mà bộ Giáo luật 1983 nhắc nhớ các bề trên phải cẩn thận khi thâu nhận

những ứng sinh không những đủ độ tuổi đòi buộc, mà còn có sức khoẻ, tính tình thích hợp

và sự trưởng thành, để đảm nhận nếp sống riêng của tu hội.230 Khi khấn tạm thì khấn sinh

tối thiểu phải được 18 tuổi trọn, 231 và để khấn trọn đời được hữu hiệu thì khấn sinh phải đủ

21 tuổi trọn.232 Trong Thói lệ Hội dòng Xitô Thánh gia Việt nam cũng quy định khi nhận

thỉnh tu,

ứng sinh phải đat tơi mư c truơ ng thành nhân ban và Kitô giáo. Quân bình về tình cam và

phái tính, nghia

là có kha na ng chấp nhạ n nguơi khác, dù nam hay nư, mà vân

tôn trong sư

khác biẹ t cua ho.233 Bản Hiến pháp của Hội dòng của nói rằng: “Đuơc

nhưng nguơ i có ý ngay lành, muốn sống thanh bần, khiết tin h, tuân phucnhạ n vào đan viẹ

n theo guo ng

Chúa

Ki-tô. Có sư c khoe tâm thần và thể xác kha di đáp ư ng nhưng đòi hoi cua đơ i đan tu”.234

Chúng ta phải xác định mình là một mắt xích trong cộng đoàn. Một cộng đoàn

mà dung túng cho những thành viên không làm việc gì cả, thì cộng đoàn đó sẽ tan vỡ.

Vì vậy, mỗi thành viên nhận một công việc cụ thể để phục vụ vì cộng đoàn, để trong

những lúc hoài nghi người ta không cảm thấy mình vô dụng. Mỗi cộng đoàn phải

nhận ra rằng không chỉ người yếu mới cần đến người mạnh mà cả người mạnh cũng

không thể tồn tại nếu không có người yếu. Loại trừ người yếu là giết chết tình huynh

đệ.235 Cho nên, chúng ta không được tự ti tôi thế này, thế kia không dám hoà nhập với

các sinh hoạt của cộng đoàn. Những lúc yếu đau bệnh tật, hay những lúc lầm lỗi càng

cần chúng ta phải có sự hiệp thông vào trong các sinh hoạt của cộng đoàn. Từ đó, các

thành viên hiểu và giúp cho nhau vượt qua mọi rào cản.

Phải luôn luôn nhớ rằng sự thành toàn của người tu sĩ nam hay nữ đạt được đều qua

cộng đoàn của mình. Ai thử cố sống một cuộc đời tự lập, tách biệt khỏi cộng đoàn, chắc chắn

không gặp được con đường an toàn dẫn tới sự trọn lành của bậc mình. Như thế, cộng đoàn trở

thành “Schola Amoris”, trường dạy yêu mến, cho người trẻ cũng như cho người trưởng thành

– trong trường học này, mọi người học biết yêu mến Thiên Chúa, yêu mến người anh em, chị

em chung sống với mình, và yêu mến đồng loại, những người đang rất cần đến lòng thương

xót của Thiên Chúa và tình liên đới huynh đệ.236

230 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 642.231 Xc. Sđd, điều 656, 10.232 Xc. Sđd, điều 658, 10.

Page 114: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

233 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 63.234 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 69.235 Xc. Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 47.236 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 25.

Page 115: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Hoà nhịp với mọi sinh hoạt của cộng đoàn là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong cộng

đoàn, đặc biệt là những khấn sinh đã có lời khấn. Chính vì vậy, Giáo luật quy định như

sau: Phải lấy việc theo Chúa Kitô, đề nghị trong Phúc Âm và diễn tả trong hiến pháp dòng

làm luật tối thượng cho đời sống của mình.237 Nhiệm vụ số một và chính yếu là chiêm

ngắm các mầu nghiệm Thiên Chúa và liên lỉ cầu nguyện, kết hợp với Người. Hằng ngày

tham dự Thánh lễ, đón rước Mình Thánh Chúa và chầu Thánh Thể, đọc Thánh Kinh, tâm

nguyện, đọc kinh nhật tụng theo luật dòng và các việc đạo đức khác. Tôn sùng Đức Mẹ là

mẫu gương và Đấng bảo vệ cuộc đời tận hiến. Trung thành giữ việc (cấm phòng) tĩnh tâm

hàng năm.238 Phải giữ đời sống chung và góp phần xây dựng cộng đoàn.239 Trong bản Hiến

pháp của Hội dòng Xitô Thánh Gia cũng quy định: “Moi nguơ i cùng chung mọ t nếp sống:thơ i khắc, thư c a n, áo mạ c, đồ dùng đều nhu nhau. Khi có lý do chính đáng, bề trên có thể

châm chuơ c, để moi phần tư trong đan viẹ n

đuơcan hoà phung sự Chúa”.240

Trong bộ tu luật của thánh Biển Đức, ngài cũng không quên khuyên dạy các môn

sinh của mình sống hài hoà với nếp sống cộng đoàn bằng cách tham gia đầy đủ mọi sinh

hoạt theo như luật định, bằng sự khiêm nhường, từ bỏ ý riêng để nhắm đến lợi ích chúng

của cộng đoàn:“Bạ c khiêm nhuơ ng thư hai là không yêu thích ý riêng, không tìm thoa mãn

uơ c muốn cua mình, nhung moi hành đọ ng đều theo lơ i Chúa: “Ta không đến để làm theoý Ta mà là ý Ðấng đã sai Ta”.241 Và đan si không làm gì ngoài luạ t chung cua đan viẹ nvà

guong lành các vi cao niên, tức là tham gia đầy đủ tất cả mọi sinh hoạt chung của cộng

đoàn cách chu toàn.242 Anh em hãy phuc vu lân

nhau, nên không ai đuơc

miên

công tác

làm bếp, trư khi bẹ nh tạ t hay bi nga n trơ bơi mọ t công tác nào khác hưu ích hon; vì nhơ đó,

ta đuơc thêm phân thuơ ng và đư c ái. Đôi vơ i nhưng anh em yêu sư c, hãy cho nguơ i phugiúp đê ho chu toàn nhiẹ m vu mà không buôn phiên; vạ y moi

nguơi đều đuơc

phu giúp,

tùy tình tran g cọ ng đoàn và hoàn canh đia

phuong. Nếu cọ ng đoàn đông thì miên

công tác

làm bếp cho quan lý, hay cho nhưng ai bạ n công tác nào hưu ích hon, nhu cha đã nói trên.

Còn nhưng anh em khác, hãy lấy đư c ái mà phuc vu lân

nhau.243 Không chỉ những công

việc lao động mà cả trong các giờ thần vụ cũng như giờ ăn, Cha Thánh luôn nhắc nhớ đan

sĩ phải luôn chu toàn cách sốt sắng. Ví dụ như, tơ i giơ Thần Vu, vư a nghe hiẹ u báo, ai

nấy

Page 116: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

237 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007, điều 662.238 Xc. Sđd, điều 663.239 Xc. .Sđd, điều 665, 10.240 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 108.241 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 7, câu 31- 32.242 Xc. Sđd, chương 7, câu 55.243 Xc. .Sđd, chương 35.

Page 117: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

phai bo ngay nhưng gì đang cầm trong tay và nhanh chân đến tham dư. Tuy nhiên, vânphai nghiêm trang để khoi sinh dip chia trí. Đư ng lấy gì làm hon viẹ c Chúa. Giơ a n,ai

không đến truơc câu xuơng để cùng đoc câu ấy vơi lơi nguyẹ n rồi cùng ngồi vào bàn, nếu

vì uon luơi hay thói quen chạ m trê,

se bi khiên trách đên hai lân, nêu sau đó vân

không sư a

mình, thì đư ng cho a n chung nưa, phai a n riêng mọ t mình và mất phân

ruơu đên tọ i và tu sư a.244

cho đến khi đã

Cuối cùng, ta phải khẳng định rằng đơi đan tu là thông hiẹ p vơi mầu nhiẹ m Thạ p Giá

Đư c Kitô, nhơ đó, đan si dâng hiến tế ta on đê tôn vinh Thiên Chúa. Vì thế, đan si không

lấy gì làm hon viẹ c Chúa.245 Tất cả mọi việc chúng ta làm là vì phần rỗi các linh hồn và vì

yêu mến Chúa.

Như vậy, qua những điểm vừa trình bày ở chương này, ta có thể đưa ra nhận định

sau: để đời sống cộng đoàn đan tu được thăng tiến hơn mỗi ngày, điều cần thiết ở cộng

đoàn là phải có những mối tương quan giữa các thành viên. Mối tương quan đó được thể

hiện qua những cuộc gặp gỡ, qua những dịp giao lưu, những lần trao đổi với nhau những

vấn đề trong cuộc sống cũng như kinh nghiệm đời sống thiêng liêng. Mối tương quan cũng

cần được thể hiện qua sự dấn thân, phục vụ và hy sinh cho nhau. Không những vậy, để tạo

nên mối tương quan tốt đẹp trong đời sống cộng đoàn cũng cần ở mỗi thành viên sự trung

tín, biết trân trọng nhau, biết kính trên nhường dưới. Song song với đó, mỗi đan sĩ sống

trong đan viện của mình không chỉ là những vị khách bàng quang, nay đến mai đi. Nhưng

các đan sĩ có lời khấn vĩnh cư, là thành viên chính thức của cộng đoàn đan viện. Vì vậy,

các đan sĩ phải ý thức mình phải có trách nhiệm với cộng đoàn, có tinh thần kiến tạo sự

hiệp nhất và xây dựng cộng đoàn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần bằng sự dấn thân và ý

thức trách nhiệm. Cùng ý nghĩa đó, muốn cộng đoàn được thăng tiến mỗi ngày, các đan sĩ

cũng cần phải luôn nhắc nhớ bản thân về các nhân đức thiết yếu cho đời sống cộng đoàn.

Để bản thân mỗi đan sĩ không lấy gì hơn việc Chúa và học ở Chúa những đức tính cần thiết

đó. Từ đây, các đan sĩ sẽ càng ngày càng gắn bó mật thiết với Chúa hơn và hương nhân

đức lan toả khắp thế gian.

244 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 43.245 Xc. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 117.

Page 118: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Chương 5

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

Qua bốn chương đã trình bày ở trên về hình ảnh của đời sống cộng đoàn các tín hữu

tiên khởi và phác thảo về đời sống cộng đoàn đan tu ngày hôm nay. Ở chương cuối này

người viết sẽ đưa ra một vài nhận định vắn gọn về những điểm tích cực và những điểm tiêu

cực về hai hình ảnh đời sống cộng đoàn. Để từ đó giúp mỗi người chúng ta biết cách phát

huy điều tốt và tránh những điều chưa tốt. Hầu mong đời sống cộng đoàn mỗi ngày một

tiến triển hơn trên đường nhân đức.

1. Về cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi

1.1. Tích cựcKhi tìm hiểu về cuộc sống của Cộng đoàn tín hữu tiên khởi qua sách Công vụ Tông

đồ, ta chân nhận đây là cộng đoàn có những yếu tố thiết yếu làm nên một cộng đoàn hiệp

nhất. Điều này biểu lộ rõ nét qua hai đoạn tiêu biểu.

Đoạn thứ nhất, đó là: Cv 2, 42 - 46: chỉ vỏn vẹn bốn câu, nhưng đoạn này đã lột tả

đầy đủ tính chất đặc trưng của cộng đoàn tiên khởi: các tín hữu chuyên cần nghe các Tông

đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu

nguyện không ngừng. Tính hợp nhất còn biểu lộ qua việc các thành viên trong cộng đoàn

để mọi sự làm của chung, đất đai của cải được đem bán, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ

theo nhu cầu. Hơn thế, họ đồng tâm nhất trí với nhau trong đời sống hàng ngày.

Đoạn văn thứ hai không thể không nói tới là: Cv 4, 32 - 35: đoạn này cho ta biết về

thời điểm mặc dù số lượng các tín hữu trong cộng đoàn ngày một đông và lớn mạnh nhưng

các tín hữu vẫn chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng,

nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì

tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông

đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu. Đặc biệt, là có ơn Chúa, mặc

dù còn đó những nỗi sợ hãi, nhiều khó khăn tác động từ bên ngoài, nhưng họ đã vượt qua

tất cả để xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất. Để rồi, từ cộng đoàn đó, Tin mừng lan truyền

dần cho muôn người.

Rải rác trong sách Công vụ còn nhiều chỗ nói về đời sống cộng đoàn nữa,

nhưng hai đoạn vừa nêu trên là hai đoạn nói rõ và điển hình nhất về các yếu tố cần

thiết nhất cho một cộng đoàn.

Page 119: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Khi phân tích và tìm hiểu về cuộc sống của các tín hữu tiên khởi, ta thấy những điều

mà các tín hữu đã sống và đã hành động qua các yếu tố đó là thiết thực đối với mỗi cộng

đoàn thánh hiến, đặc biệt là các cộng đoàn đan tu chiêm niệm ngày hôm nay. Bởi vì, khi

thiếu một trong những yếu tố đó, có lẽ cộng đoàn sẽ khó sống trong tình hiệp nhất. Vậy

cộng đoàn có trở nên hiệp nhất và yêu thương nhau được hay không, điều đó tùy thuộc nơi

sự dấn thân của mỗi thành viên trong cộng đoàn, cùng ơn Chúa trợ giúp. Nếu một cộng

đoàn thiếu sự đồng tâm nhất trí, thiếu đi tinh thần xây dựng, thiếu sự cầu nguyện, thiếu sự

hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cộng đoàn đó chỉ tồn tại sự ganh tị, ích kỉ, thu vén cho

bản thân. Khi không có đời sống cầu nguyện, và thiếu sự liên đới với nhau, liệu cộng đoàn

đó có thể tồn tại được hay không?

Một điểm son của cộng đoàn tín hữu tiên khởi là cơ chế trong cộng đoàn. Theo như

phần dẫn nhập của sách Công vụ Tông đồ, chúng ta biết rằng Hội thánh không phải là đám

đông ô hợp, nhưng là một cộng đoàn. Do đó, cần phải có tổ chức để việc phục vụ mọi tín

hữu đạt hiệu quả hơn. Đứng đầu là các Tông đồ, vì các ngài được chính Chúa Giêsu tuyển

chọn để làm rường cột cho cộng đoàn (xc. Lc 6, 12 - 16); các ngài chuyên lo việc giảng

dạy Lời Thiên Chúa (xc. Cv 6, 4); rao giảng Đức Giêsu (xc. Cv 2, 22 - 25). Chính vì những

công việc như thế, nên các Tông đồ không thể nào quan tâm đúng mức đến những người

nghèo, các bà goá… và như thế, để giải quyết vấn đề này các ngài đã đặt các phó tế để

trông coi việc ăn uống cũng như tài sản chung của cộng đoàn (xc. Cv 6, 1 - 6).

Ngoài ra, theo dõi chương 15 và 16 của sách Công vụ, chúng ta sẽ được biết tại sao

lại có các kỳ mục trong Hội thánh tiên khởi. Nhìn thấy những nhu cầu ngày càng nhiều

trong cộng đoàn, hai thánh Phaolô và Banaba đã chỉ định cho mỗi cộng đoàn những vị kì

mục để cùng cộng tác với các ngài trong việc coi sóc và quản trị cộng đoàn. Như thế, các

Tông đồ xây dựng Hội thánh vững chắc không những bằng lời giảng dạy, mà còn bằng cả

nhân sự: các kì mục và phó tế. Đó là giới lãnh đạo của cộng đoàn, mặc dù lúc này chưa có

quy chế về các phó tế và kì mục.

Trải dài dòng lịch sử, khi tìm một gương mẫu cho đời sống thánh hiến, Cộng đoàn

Giêrusalem vẫn luôn là kiểu mẫu tiêu biểu được chọn lựa. Công đồng Vatiano II đã trình

bày rất rõ ràng về Cộng đoàn Giêrusalem: “Đời sống chung trong cầu nguyện và chia sẻ

cùng một tinh thần nên được duy trì theo gương Giáo hội sơ khai, nơi đó cộng đoàn tín

hữu chỉ có một lòng và một linh hồn” (PC 15). Cũng một cái nhìn như thế, trong Tông

Page 120: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

huấn Vita Consecrata, đời sống của các tín hữu Giêrusalem sơ khai được đặt như gương

mẫu để các tu sĩ nam nữ noi theo (xc. VC 45, 93, 94).246

1.2. Tiêu cựcMô tả cộng đoàn Giêrusalem bao gồm những biểu lộ tinh tuý về sự hiệp thông, bác

ái, chia sẻ, phục vụ lẫn nhau, và trung thành với “Lễ Bẻ Bánh”. Tuy nhiên, đằng sau bức

tranh lý tưởng này cũng xuất hiện những trải nghiệm về những căng thẳng của tình trạng

đa văn hoá. Nhìn gần hơn, chúng ta sẽ thấy trước mắt chúng ta một cộng đoàn, một cách

cụ thể, có phần đóng kín, qui về mình, và thậm chí nghi ngờ thế giới bên ngoài vì thái độ

thù nghịch của những người Pharisieu cũng như những nhà lãnh đạo tôn giáo đối với họ.

Cộng đoàn gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp nhận những điều mới: những hoàn

cảnh mới, kinh nghiệm, sáng kiến và phát triển mới. Điển hình đó là việc các tín hữu Hy

Lạp than phiền vì các bà goá trong nhóm họ không được quan tâm (xc. Cv 6,1 - 6). Thái độ

này còn rõ ràng hơn khi thánh Phêrô và thánh Gioan phải đi và kiểm soát cộng đoàn ở

Philiphe khi các ngài đang rao giảng ở Samaria (xc. Cv 8, 3 - 25).

Thái độ phòng thủ đối với những điều mới mẻ này thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa

khi thánh Phaolô xuất hiện. Phaolô, một kẻ bắt bớ mới hoán cải, đã nhận được thái độ

thiếu tin tưởng dù ông đã được thánh Barnaba dùng uy tín của mình để bảo lãnh (xc. Cv 9,

26 - 30). Sự từ chối này dường như chính là lý do khiến Phaolô phải ra đi trong sự thất

vọng và sống một mình trong nhiều năm; trong khi đó, không có ai ở Giêrusalem nghĩ rằng

họ sẽ mất ngài mãi mãi. Một ví dụ nữa là thánh Phêrô đã gặp phải những thắc mắc khi làm

phép rửa cho một người dân ngoại, đó là ông Cornelius ở Xêdarê. Và sau đó, ngài đã phải

biện minh công khai trước cộng đoàn về sự thắc mắc đó (xc. Cv 11, 1 - 8).

Ngay chính trong cộng đoàn cũng còn khó khăn trong việc phân chia của cải và để

của cải làm tài sản chung, ở đó cũng xảy ra nhiều vấn đề như sự gian dối, không trung

thực, và tính ích kỉ trong cộng đoàn. Như trường hợp của vợ chồng Khanania và Xaphira

(xc. Cv 5, 1 – 11).

Dù được mô tả như một khung cảnh dễ chịu và thần tiên, nhưng trong môi

trường cộng đoàn Giêrusalem không có chỗ cho những thách đố sáng tạo và văn hoá.

Cộng đoàn bị điều kiện hoá bởi văn hoá Giuđa truyền thống và bởi nỗi sợ đánh mất đi

căn tính của cộng đoàn mình!

246 Xc. Lm. Samuel H.Canilang, CMF, Linh Đạo Hiệp Thông-Một Hướng Dẫn Để Sống Đời Sống Cộng Đoàn Cho Tu Sĩ, Nxb Claretian, Philippines, 2004, chuyễn ngữ Lm. Benado Duệ, Phước Sơn, tr. 34

Page 121: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Ngày nay, sức hấp dẫn của cộng đoàn lý tưởng nguyên thuỷ này không còn là cách

thức phù hợp với những đòi hỏi của hoàn cảnh mới. Cộng đoàn Giêrusalem cho ta thấy

hình ảnh của một cộng đoàn kiên định với bước đi thận trọng, nhưng thiếu khả năng sáng

tạo và chủ động. Cộng đoàn quá bảo thủ trong việc tiếp nhận những cái mới, không chỉ vì

thận trọng nhưng còn vì sự nghi ngờ.

Lời mời gọi rao giảng “đến tận cùng trái đất” Cv 1, 8) thật sự cần thiết trong

những giai đoạn thích nghi và cần kíp hơn là trong giai đoạn sáng tạo và khám phá.

Cộng đoàn Giêrusalem dường như không có khả năng đối thoại với những người khác

bằng một thái độ trưởng thành, tôn trọng và tự do. Chúa Thánh Thần, sau sự bùng nổ

của lễ Ngũ Tuần, bị biến thành một nhân viên bảo vệ dè dặt, hơn là một làn gió ngôn sứ.

Các thừa sai được mô tả là nhút nhát và bị kiểm soát hơn là can đảm và mang đến cảm

hứng. Cộng đoàn Giêrusalem có khuynh hướng làm dịu những xung đột hơn là đối

diện với nó một cách tự do.247

2. Về cộng đoàn đan tu hôm nay

2.1. Tích cựcNếp sống đan tu là sống tình nguyện giam mình ở nơi thanh vắng, ít đi lại tiếp xúc với

người đời. Đêm ngày các đan sĩ chỉ chăm lo đọc kinh cầu nguyện, tiếp xúc với Thiên Chúa đến

gần như quên các sự đời, để chỉ nghĩ đến Chúa, đến phần rỗi của mình và của tha nhân. Đây là

một đời sống khác thường, hết sức đặc biệt mà chỉ những người được ơn gọi riêng mới sống

được. Dù sống ẩn thân trong Chúa và cách biệt với trần gian, các đan sĩ không vì thế mà tách

biệt với thế giới bên ngoài, trở nên xa lạ và vô ích với xã hội.248 Nhưng như Hiến chế Ánh

Sáng Muôn Dân khẳng định: “Đừng tưởng rằng các tu sĩ vì hiến thân cho Chúa mà trở thành

xa lạ với người đời và vô ích cho xã hội. Vì dù đôi khi không thể trực tiếp phụ giúp người đồng

thời với mình, nhưng tu sĩ lại hiện diện một cách sâu xa hơn trong lòng Chúa Kitô và cộng tác

một cách thiêng liêng với họ, giúp cho việc xây dựng xã hội trần gian đặt nền móng nói Chúa

và luôn hướng về Người, hầu những người xây dựng xã hội trần thế sẽ không luống công”.249

Cụ thể là các đan viện, đan sĩ được thừa hưởng những thành quả của khoa học kỹ thuật trong

thế giới hiện đại. Có nhiều phương tiện, tiện nghi để đáp ứng cho đời sống chiêm niệm và phát

triển khả năng tri thức. Cơ sở vật chất vững chắc, ổn định thoải mái hơn. Không phải lo lắng về

cái ăn, cái mặc nhiều nữa, mà an tâm phụng sự Chúa hơn.

247 Xc. Lm. Samuel H.Canilang, CMF, Linh Đạo Hiệp Thông-Một Hướng Dẫn Để Sống Đời Sống Cộng Đoàn Cho Tu Sĩ, Nxb Claretian, Philippines, 2004, chuyễn ngữ Lm. Benado Duệ, Phước Sơn, tr. 34-37.

248 Xc. Lm. Andre Đỗ Xuân Quế O.P, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007, tr. 62- 63.249 Công đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội- Lumen Gentium, số 46.

Page 122: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Là đan sĩ, ai cũng biết những yếu tố căn bản của đời tu chiêm niệm. Điểm cốt yếu

của ơn gọi chiêm niệm trong đời sống đan tu là quyết tâm dâng trọn đời mình để phụng sự

Chúa trong thanh vắng, bằng lao động và cầu nguyện để kết hợp với Chúa và chuyển cầu

cho tha nhân. Sống chiêm niệm là để cầu nguyện, các đan sĩ là những người có khả năng

cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ vì đó là ơn gọi và sở trường của mình. Như trong Sắc

lệnh Canh tân Thích nghi Đời sống Dòng tu chỉ dạy: “Trong những Hội dòng hoàn toàn

chuyên lo chiêm niệm, các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch

và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, thì cho dù nhu cầu

hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, những Hội dòng ấy vẫn luôn giữ một địa vị cao quí

trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ

vang dân Thiên Chúa bằng những hoa trái thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và

làm cho dân ấy thêm lớn mạnh bằng việc tông đồ tuy âm thầm nhưng phong phú. Họ là

vinh dự và là nguồn mạch tuôn trào các ơn thiêng”.250 Trong quá trình hoàn thiện bản

thân, điều tiên quyết đòi hỏi các đan sĩ phải thực hiện là lột bỏ con người cũ đầy khiếm

khuyết và bất toàn của mình, là tránh xa mọi tội lỗi và mọi thói hư tật xấu. Phải sống trọn

đức ái đối với hết mọi người, vì đức ái là luật tối thượng của đường trọn lành, là dây ràng

buộc mọi nhân đức (xc. Cl 3, 14).

Ngày hôm nay với những biến động của xã hội, có dư luận cho rằng đời sống chiêm

niệm hiện nay không còn hợp thời và coi đó như là sự trốn tránh thế gian để thu mình vào

cái vỏ ích kỉ. Vậy, mỗi người chúng ta phải đối diện với những dư luận đó như thế nào?

Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến nói rằng: “Các hội dòng hoàn toàn sống đời

chiêm niệm, gồm những người nữ hoặc người nam, là một lý do hãnh diện cho Giáo hội và

một nguồn mạch đưa lại những ân sủng thiên quốc. Nhờ nếp sống và sứ mạng của họ,

những phần tử thuộc các dòng ấy bắt chước Đức Kitô cầu nguyện trên núi, họ làm chứng

về quyền chủ tể của Thiên Chúa trên lịch sử, họ tiên báo vinh quang mai ngày sẽ đến.

Trong cô tịch và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, cử hành phụng vụ, khổ

chế cá thân, kinh nguyện, hãm mình và hiệp thông vào tình yêu huynh đệ, họ quy hướng

toàn thể đời sống và toàn thể sinh hoạt vào việc chiêm ngắm Thiên Chúa. Như vậy, họ

cống hiến cho Giáo hội chứng tá độc đáo về tình yêu của Giáo hội dành cho Thiên Chúa,

cũng như góp phần với sức phong nhiêu tông đồ huyền diệu vào sự tăng trưởng của Dân

Thiên Chúa”.251 Chính Đức Giêsu cũng đã dạy chúng ta hãy luôn tỉnh thức mà cầu nguyện

250 Công đồng Vaticano II, Sắc lệnh “Perfectae Caritatis” - Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Tu Trì, số 7.251 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến- Vita Consecrata, bản dịch của Cha

Phan Tấn Thành, Nxb Tôn giáo, 2014, số 8.

Page 123: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

luôn (xc. Lc 21, 36; Mt 26, 41; Lc 22, 31). Và thánh Phêrô cũng không quên nhắn nhủ các

tín hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử

gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5, 8). Cũng vậy, các tín hữu tiên khởi ngày ngày

lên đền thờ và chuyên cần cầu nguyện (xc. Cv 2, 42).

Như thế, Chúa Giêsu khuyên cầu nguyện, giáo huấn của Giáo hội cũng khuyên cầu

nguyện, các bậc tiền nhân cũng luôn cầu nguyện không ngừng, thì đối với chúng ta, là

những đan sĩ được mời gọi sống trong cô tịch và cầu nguyện, chúng ta không phải tự ti

cũng không cần phải tranh luận với những dư luận là đời sống chiêm niệm hợp hay không

hợp mà chúng ta hãy sống theo Lời Chúa dạy. Cũng vậy, chúng ta hãy sống theo giáo huấn

của Giáo hội, là chúng ta đã chu toàn một cách viên mãn ơn gọi của chính mình.

2.1. Tiêu cựcĐời sống thánh hiến nói chung và đời sống đan tu nói riêng, ngày hôm nay đang phải

đối diện với rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó không những đến từ bên trong đời

sống cộng đoàn, nhưng còn có những tác động từ thế giới bên ngoài.

Cũng giống như cộng đoàn tín hữu tiên khởi, cộng đoàn đan tu ngày hôm nay cũng ở

trong tình trạng là cộng đoàn đa văn hoá. Một cộng đoàn gồm những thành phần đến từ

nhiều vùng miền khác nhau trên một đất nước. Mỗi một vùng miền có những phong tục tập

quán khác nhau, tạo nên tính cách cũng như quan điểm sống khác nhau. Khó khăn rất lớn

cho đời sống cộng đoàn khi phải hợp nhất với nhau trong đời sống chung. Trong đời sống

cộng đoàn, ta thấy sự xung đột trong đời sống chung là một cám dỗ cho sự thăng tiến đời

sống thiêng liêng của các đan sĩ. Chúng ta biết rằng đời sống chung chiếm vị trí quan trọng

trong sự phát triển của đời sống chiêm niệm. Thực tế cho thấy trong cộng đoàn có những

trường hợp sống bên nhau, cùng ăn, cùng uống, cùng sinh hoạt với nhau nhưng lại coi như

không có sự hiện hữu của nhau. Trong cộng đoàn, một cám dỗ rất lớn là muốn loại trừ

những khác biệt, muốn nắn đúc người khác theo hình ảnh của mình, muốn cho mình là

khuôn mẫu để người khác phải sống theo. Các thành viên trong cộng đoàn chưa biết nghe,

biết nói, biết hiểu và biết đón nhận vấn đề của nhau, nên những xung khắc, bất hòa, chia rẽ

vẫn còn ngự trị. Khi tâm hồn chúng ta bất an, chúng ta khó có thể cầu nguyện sốt sắng

được. Do đó, những bất hòa trong cộng đoàn chính là một thách đố lớn lao trong đời sống

chiêm niệm và cầu nguyện của các đan sĩ. Vì lý do đó, trong cộng đoàn dễ dàng hình thành

nên các nhóm đối nghịch nhau, và đây là một điều đáng buồn cho cộng đoàn. Nó làm mất

đi tính hiệp thông trong cộng đoàn và chia rẽ tình huynh đệ.

Page 124: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Giữa một thế giới đang trên đà của sự phóng túng và tha hóa, các đan sĩ ít nhiều

cũng bị ảnh hưởng, có những đan sĩ vì không cẩn trọng, mà để cho dòng đời cuốn trôi,

biến họ trở nên những cỗ máy của công việc. Dẫu biết rằng đi tu là chọn Chúa làm gia

nghiệp, nhưng thay vì chọn Chúa, có những người lại chọn công việc của Chúa. Cũng

có những đan sĩ vì quá ham thành công trong công việc mà bỏ bê đời sống cầu nguyện,

hờ hững với việc tham dự Thánh lễ, các giờ kinh phụng vụ, rồi chẳng mấy thiết tha với

việc nguyện ngắm, xét mình, lần chuỗi Mân côi, đọc sách thiêng liêng, viếng Thánh

Thể hay lãnh nhận các Bí tích...

Đan sĩ thường rao giảng cho thiên hạ về linh đạo đời sống chiêm niệm cầu nguyện

của mình, nhưng lại chưa sống cầu nguyện cho tốt. Đan sĩ mới chỉ cầu nguyện trong những

giờ nhất định mà bỏ quên tinh thần cầu nguyện liên lỉ suốt ngày. Cơn cám dỗ của công việc

thúc đẩy các đan sĩ viện cớ này, cớ kia để tự chước chuẩn cho mình những bổn phận thiêng

liêng; hoặc đan sĩ cầu nguyện một cách nhanh gọn hay dồn tất cả việc thiêng liêng vào

những giây phút cuối ngày sau khi thân xác đã mệt mỏi rã rời, hay chỉ làm vì bổn phận chứ

không xuất phát từ lòng yêu mến. Từ đó, những xác tín về đời sống thiêng liêng mờ nhạt

dần, dẫn đến chủ nghĩa dửng dưng thắng thế. Cứ trong một chiều hướng trượt dài như thế,

không lạ gì nếu các đan sĩ dễ dàng quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa, để còn lại sau đó

là sự lạnh nhạt, hững hờ!

Đi đôi với cơn cám dỗ của công việc, các đan sĩ ngày hôm nay còn đối diện với những

thách đố của khuynh hướng hưởng thụ. Đây cũng là một vật cản không nhỏ giăng bẫy đời

sống lao động và cầu nguyện của đan sĩ. Thật thế, ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển ở

đỉnh điểm của sự tối tân, với sự bùng nổ của phương tiện truyền thông. Một mặt, nó giúp các

đan sĩ mở rộng tầm mắt ra thế giới xung quanh, và cho họ tiếp cận với những loại hàng hóa

đa dạng về chủng loại và mẫu mã, với đầy đủ các chức năng để giải trí, làm việc… Tuy

nhiên, mặt trái của sự phát triển này là làm cho đời sống chiêm niệm dễ dàng rơi vào cơn cám

dỗ triền miên của thái độ sống hưởng thụ vật chất. Các đan sĩ sẽ dễ rơi vào tình trạng mải

mê với các phương tiện mà không còn thiết tha với việc cầu nguyện, không tìm được hứng

thú và niềm vui khi gặp gỡ Thiên Chúa. Thay vào đó, họ để mình cuốn vào vòng xoáy của

cuộc sống hưởng thụ vật chất nhằm thỏa mãn những đam mê trần tục của mình.

Bên cạnh đó, thế giới ngày nay có quá nhiều tiếng ồn ào. Sự tĩnh lặng, trầm lắng xem ra

vô bổ và xa xỉ đối với nhiều đan sĩ. Họ tìm cách giải khuây và bị hấp dẫn bởi nhịp sống sôi

động của âm nhạc, phim ảnh, trò chơi... Một cơn lốc mãnh liệt của sự ồn ào xé tan bầu khí

thinh lặng của đời sống chiêm niệm thanh vắng. Đời sống chiêm niệm của đan sĩ dường như

thích nói, thích hàn huyên tâm sự, thích trao đổi thông tin với nhau hơn là đi vào sa mạc tĩnh

lặng để gặp

Page 125: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

gỡ Thiên Chúa. Họ thích tìm niềm vui chóng qua bên ngoài để giải tỏa sau những giờ phút học

tập và làm việc căng thẳng hơn là đến với Chúa để được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Nhiều đan sĩ trẻ

ưa thích nhịp sống ồn ào và cảm thấy chán ngán khi phải thinh lặng. Vì thế, thật khó khăn cho

việc cầu nguyện khi tâm hồn của họ không hề có một khoảng lặng nào dành cho Thiên Chúa.

Sự ồn ào chính là con sâu gặm nhấm đời sống cầu nguyện của cuộc sống các đan sĩ!

Page 126: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

KẾT LUẬN CHUNG

Những đặc tính của đời sống cộng đoàn tiên khởi (xc. Cv 2, 42) là hình mẫu cho đời

sống thánh hiến đan tu của chúng ta ngày hôm nay. Mặc dù những đặc tính đó của các thế

hệ tiền bối đã cách chúng ta gần 2000 năm, nhưng thiết nghĩ không bao giờ lỗi thời. Những

đặc tính đó là gì mà lại cần thiết cho đời sống của các cộng đoàn thánh hiến nói chung và

nhất là cho đời sống đan tu như vậy?

Đặc tính thứ nhất là biết lắng nghe: thời giáo hội sơ khai, các tín hữu được nuôi

dưỡng đức tin bằng những lời giảng dạy và giáo huấn từ các Tông đồ. Các ngài đã truyền

dạy cho các tín hữu Tin mừng của Chúa Giêsu, rao giảng cho họ chân lý Nước Trời, để họ

nhận ra con đường của sự thật đi đến ơn cứu độ. Và các tín hữu đã đáp lại sự nhiệt thành

của các Tông đồ qua thái độ lắng nghe cách chuyên cần những giáo lý mà các ngài giảng

dạy.

Đặc tính thứ hai là hiệp thông với nhau: như người viết đã trình bày ở phần bối cảnh,

cộng đoàn ban đầu có rất nhiều những thành phần khác nhau. Các tín hữu tiên khởi bao

gồm những con người đến từ nhiều vùng miền, nhiều nền văn hoá cũng như phong tục tập,

quán khác nhau. Cho nên, điều hiển nhiên là các tín hữu có những tính cách, lối sống khác

nhau. Cứ ngỡ những khác biệt ấy sẽ làm xáo trộn cộng đoàn, nhưng không, các tín hữu

thuở ấy đã đón nhận những khác biệt và dùng tình hiệp thông để gắn kết mọi thành viên

trong cộng đoàn nên một. Đây là một nét son cho chúng ta học đòi bắt chước. Ngày hôm

nay, nếu như trong một cộng đoàn mà mỗi người một ý, sống theo cái tôi của mình thì đó

có còn là cộng đoàn thánh hiến nữa chăng? Có lẽ lúc đó cộng đoàn chỉ còn là một tập hợp

những con người sống riêng lẻ mà thôi. Điều quan trọng để tạo nên tình hiệp thông là mỗi

người phải biết từ bỏ cái tôi ích kỉ của mình để sống với “cái chúng ta”. Các tín hữu tiên

khởi đã vượt qua được cái gọi là “chín người mười ý” để là cộng đoàn “mười người một

ý”, lẽ nào cộng đoàn tu sĩ hôm nay lại không thể làm nên được “chiến tích” như bậc tiền

nhân? Thiết nghĩ câu trả lời nằm ở sự nỗ lực và cố gắng vượt thắng chính mình của từng

thành viên trong cộng đoàn.

Đặc tính thứ ba đó là siêng năng tham dự “Lễ Bẻ Bánh”: đó là tham dự Thánh Lễ

mà chúng ta gọi ngày hôm nay. Việc cử hành này được lồng trong khung cảnh bữa ăn

thường ngày của các tín hữu. Thánh Phaolô đã nhắc đến một cử hành phụng vụ trong

bữa ăn để khuyên các tín hữu phải biết chia sẻ khi tham dự vào Bữa Ăn của Chúa; bởi vì,

khi các tín hữu cùng nhau cử hành bẻ bánh, Chúa Kitô trao ban Thân mình Ngài như hy

lễ tạ ơn dâng lên Chúa Cha và để nuôi sống con người: Tấm Bánh được bẻ ra cho mọi

người chính là Chúa Kitô. Vì thế, khi ai tham dự vào Tấm Bánh này sẽ hiệp thông

Page 127: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

với Ngài, trở nên một thân thể duy nhất trong Ngài, và phải biết yêu thương chia sẻ cho

anh em (1Cr 11, 17 - 34). Như vậy, việc cử hành Lễ Bẻ Bánh tạo nên mối hiệp thông với

tha nhân và với chính Chúa.

Đặc tính thứ tư là chuyên cần cầu nguyện: thái độ cầu nguyện khiến cho ta cảm

phục nơi các tín hữu tiên khởi, đó là các ngài luôn đồng tâm nhất trí và cần mẫn kiên

trì. Dù ở trong hoàn cảnh nào, các tín hữu cũng cùng nhau dân lên Chúa những lời cầu

nguyện không ngừng.

Đặc tính thứ năm, đó là đặt mọi sự là của chung: đây là việc diễn tả dễ nhận ra nhất

của sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa. Sách Công Vụ cho biết các kitô hữu để mọi sự

làm của chung, và ai có đất đai của cải thì đem bán đi để cho những người túng thiếu

cũng được chia sẻ (xc. Cv 2, 44 - 45). Chính sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đức tin

tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta và cần được diễn tả ra một cách cụ thể như được miêu

tả trong sách Công Vụ, nghĩa là bằng việc chia sẻ. Không ai trong cộng đoàn kitô hữu

phải đói, phải sống nghèo: đó là một đòi buộc nền tảng. Có thể ai đó sẽ đặt vấn đề: ngày

nay trong cộng đoàn đan tu có ai còn nghèo túng quá mức đâu? Vâng, xét về mặt vật chất

thì có thể là như thế, vậy nên hôm nay chúng ta nên nhìn theo chiều hướng tinh thần

nhiều hơn: anh em sống chung trong cộng đoàn chúng ta có đang nghèo túng hơn chúng

ta về tri thức, về tài năng, về tình cảm hay không…? Hãy dành một chút thời gian mỗi

ngày để nhìn vào chính mình, nhìn xem mình có đang giàu có quá mức so với người anh

em bên cạnh chăng?

Qua những đặc tính của cộng đoàn tín hữu tiên khởi, chúng ta cùng liên hệ đến đời

sống thánh hiến hôm nay. Thời đại ngày nay, hầu hết mọi phương tiện đều phát triển ở

mức độ đỉnh điểm, và tác động nhiều đến đời sống của những người thánh hiến nói

chung, cách riêng là những cộng đoàn đan tu. Cùng với sự phát triển của khoa học, mọi

phương tiện cho sinh hoạt hàng ngày dần trở nên đầy đủ, tiện nghi. Sự tiện nghi ấy có

thực sự giúp cho đời sống cộng đoàn tốt hơn không? Chắc chắn là sẽ có, nhưng theo sau

đó cũng là những hệ lụy khó tránh khỏi. Đơn cử một vấn đề phổ biến toàn xã hội, đó là từ

khi công nghệ phát triển, người ta không còn tha thiết gì với những cuộc nói chuyện thân

mật trực tiếp mà hầu hết ngủ vùi trong những mối quan hệ ảo trên các trang mạng xã hội.

Ngay cả khi ngồi cạnh nhau, thì chuyện mỗi người cầm một cái smartphone để lướt là

chuyện rất đỗi bình thường! Người ta ngồi cạnh nhau, nhưng thực sự là rất xa nhau.

Với thực trạng xã hội như thế, rất cần việc chúng ta ý thức trở về nguồn, về với nếp

sống chuẩn mực của các bậc tiền bối. Ta sẽ trở về với nếp sống ấy bằng cách nào? Có lẽ

không gì khác hơn là họa lại “mô hình” của các tín hữu tiên khởi xưa.

Page 128: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Trước hết phải biết lắng nghe: nhìn vào lối sống của các tín hữu tiên khởi, các ngài

đã luôn biết lắng nghe các Tông đồ giảng dạy và giáo huấn, để Lời Chúa được thấm đượm

trong đời sống huynh đệ hàng ngày. Đối với tu sĩ nói chung và đan sĩ nói riêng đều có lời

khấn vâng lời. Chính lời khấn vâng phục giúp cho các tu sĩ nhìn vào mẫu gương Chúa

Giêsu vâng phục Chúa Cha, từ bỏ mọi vinh quang, danh dự và uy quyền để sống thân phận

phàm nhân, sống và chết vì tình yêu (xc. Pl 2, 6 - 11). Để rồi khi nhìn vào mẫu gương vâng

phục của Đức Giêsu, tu sĩ cũng biết thực thi đức vâng lời không chỉ đối với các vị bề trên,

nhưng còn sẵn sàng vâng phục anh em của mình, hay thậm chí là những người “vai dưới”

của mình với một thái độ vui tươi và khiêm tốn.

Thứ đến là sống tình hiệp thông huynh đệ. Để sống được tình hiệp thông, mỗi thành

viên trong cộng đoàn phải biết lắng nghe và đón nhận nhau. Lắng nghe tiếng Chúa trong

cuộc đời mình để đáp trả đúng lúc, và lắng nghe nhau để hiểu nhau, thông cảm cho nhau.

Lắng nghe và cảm nhận chân lý của Chúa: “Là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga

14, 6). Lắng nghe tiếng Chúa để thực hiện điều răn Chúa dạy: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức

Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên

Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai

là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12, 29 - 31). Không những thế

Chúa còn nhấn mạnh thêm: “Anh em hãy yêu thuương nhau như Thầy đã yêu thương anh

em, không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì

bạn hữu của mình” (Ga 15, 12 - 13). Chính khi đã lắng nghe được những lệnh truyền,

những khát khao mong mỏi của Chúa muốn ta phải sống yêu thương như thế nào, trong tận

thâm sâu mỗi người sẽ có một lực đẩy vô hình giúp ta đến gần tha nhân, để sẵn sàng thực

thi tình bác ái qua thái độ khiêm tốn lắng nghe. Lắng nghe nỗi lòng của anh em, lắng nghe

những nhu cầu của anh em, lắng nghe cả những lời góp ý hay chê bai,… để rồi sau những

lần lắng nghe nhau, tình huynh đệ được hun nóng trong tình Chúa, và dìu nhau thăng tiến

trên đường nhân đức trọn lành.

Tiếp theo là siêng năng tham dự Thánh lễ và đến với bí tích Thánh Thể: đây là trung

tâm điểm của đời sống cộng đoàn, vì là bữa ăn thiêng liêng mang đậm nét tình huynh đệ.

Mọi thành viên họp nhau nơi nhà nguyện, có đầy đủ các thành phần trong cộng đoàn và có

sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể để sưởi ấm tình gia đình đan viện. Hiến pháp Hội

dòng Xitô Thánh Gia khẳng định: “Thánh lễ là trung tâm qui tụ moi

hoat

đọ ng cua đơ i đan

tu. Vì thế, khi tham dự thánh lễ và hiẹ p lê,

đan si liên kết viẹ c tạ n hiến ban thân vơ i Hy lê

Page 129: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Nhiẹ m Mầu cua Chúa Kitô, để duơ i tác đọ ng cua Chúa Thánh Thần, tôn vinh Thiên Chúa

Cha, đồng thơ i thê hiẹ n sự hơp nhất huynh đẹ ”.252

Một yếu tố không thể thiếu cho đời sống cộng đoàn thánh hiến nói chung và đời sống

đan tu nói riêng, đó là đời sống cầu nguyện: Một cộng đoàn bình thường là tập hợp một số

người cùng sống chung cho một lý tưởng, một mục đích, là nơi mọi người đều tìm thấy

niềm vui của chính mình khi sống với anh em, khi phấn đấu học hành, làm việc phục vụ

anh em, phục vụ mọi người theo lý tưởng chung. Nhưng cộng đoàn đan tu thì không chỉ

dừng lại ở những yếu tố thông thường ấy, vì là cộng đoàn đức tin, nơi cộng đoàn đan tu

không thể thiếu giây phút cầu nguyện bên nhau. Mỗi đan sĩ đều biết rằng: Cầu nguyẹ n la

hoi thơ cua linh hồn, la điều kiẹ n phat triển đơi sống thie ng lie ng. Vi thế, các đan sĩ kho ngnhưng hoc hoi cho biết cach cầu nguyẹ n, ma con phai tạ p cho minh co thoi quen cầu

nguyẹ n.253 Sống đời chiêm niệm là để cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Vì cầu

nguyện là sự sống của một trái tim mới. Cầu nguyện phải làm cho chúng ta được sống

động mọi lúc.254 Và chỉ qua cầu nguyện các đan sĩ mới có thể trưởng thành trong đức tin

và phó thác để sống như một người bạn của Chúa. Cũng trong cầu nguyện, những người

bạn của Chúa mới có thể thấy được cách họ sẽ chia sẻ cuộc sống của Chúa bằng tình yêu

một cách hiệu quả và đầy ý nghĩa trong cuộc sống huynh đệ.255

Cuối cùng, để xây dựng cộng đoàn, mọi thành viên phải biết đóng góp tinh thần vật

chất cho cộng đoàn: như đã trình bày ở trên, đóng góp ở đây không nhất thiết là mỗi thành

viên phải đóng góp cho đan viện mỗi tháng hay mỗi năm bao nhiêu tiền, mà sự đóng góp ở

đây là không ai giữ gì làm của riêng, đặt mọi sự là của chung, được sử dụng nhưng không

được sở hữu. Thánh Biển Đức dạy các môn sinh trước khi khấn: “Nếu có cua cai gì, thì

truơ c đó hoạ c phân phát cho nguơ i nghèo, hoạ c long trong dâng cho đan viẹ n, không giư

lai

chút gì cho mình, vì khấn sinh nên biết rằng tư ngày ấy mình không có chu quyền ngay

ca trên ban thân mình nưa”.256 Cũng vậy, Hiến pháp Dòng Xitô Thánh gia cũng quy định:

“Theo gương Giáo hội sơ khai, đan sĩ sống đồng tâm nhất trí, kiên định trong cầu nguyện,

để mọi sự làm của chung, hầu kiến tạo một gia đình thiêng liêng và thực sự theo gương

mẫu của Thánh Gia”.257

252 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp, số 119.253 Xc. Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ, số 191.254 Xc. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo,

Nxb Tôn giáo, 2012, số 2697.255 Xc. Nt. Maria Vũ Thị Thu Thuỷ, Hội dòng MTG Tân Lập, Tình Bạn Trong Cộng Đoàn Thánh Hiến, Nxb

Phương đông, 2014, tr. 155- 156.256 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức, chương 58, câu 24- 25.257 Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt nam, Hiến Pháp, số 107.

Page 130: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Đó là mô hình xây dựng đời sống đan tu theo mẫu hình đời sống của các tín hữu tiên

khởi. Nhưng để cho cộng đoàn đó ngày một thăng tiến hơn thì cần nhiều những yếu tố nữa.

Những yếu tố đó cần thiết để nuôi dưỡng và giúp cho đời sống huynh đệ ngày một tiến

triển trong tình hiệp nhất. Vậy những yếu tố đó là gì? Thưa, đó là:

Sống tốt tương quan với cộng đoàn: để sống tốt tương quan với nhau thì cần ở mỗi

thành viên những điều sau đây: phải có sự gặp gỡ để giao lưu và trao đổi với nhau; mỗi

đan sĩ cần phải có sự dấn thân trong đời sống huynh đệ, biết hy sinh và giúp đỡ nhau trong

mọi sinh hoạt hàng ngày; cần giữ sự trung tín, và trân trọng nhau; bề dưới biết vâng lời,

kính trọng bề trên; anh em trẻ kính trọng, lễ phép với anh em lớn hơn; bề trên và các anh

em lớn sống gương mẫu cho các em nhỏ có động lực và điểm tựa noi gương cho đời sống

thánh thiện. Mỗi thành viên trong cộng đoàn phải biết trân trọng nhau. Trân trọng lẫn nhau

được biểu hiện trong sự chia sẻ cuộc sống hàng ngày, như văn kiện đời sống huynh đệ

cộng đoàn nói: “Để dưỡng nuôi sự hiệp thông tâm trí giữa những người được gọi là chung

sống trong một cộng đoàn, nhất thiết phải trau dồi những đức tính cần thiết, cần có trong

tất cả các mối quan hệ bản thân: sự kính trọng, lòng tốt, sự chân thành, sự kiềm chế, lịch

thiệp, biết khôi hài và tinh thần chia sẻ”.258

Một điểm nữa cần có để cộng đoàn được thăng tiến, đó là: mỗi người phải có trách

nhiệm với đời sống cộng đoàn. Mỗi đan sĩ sống trong đan viện mà thờ ơ bàng quang thì

đan viện chẳng bao giờ có thể vươn lên được. Như vậy, muốn cho cộng đoàn thăng tiến,

đòi hỏi mỗi đan sĩ phải luôn cố gắng kiến tạo sự hiệp nhất trong tình huynh đệ cộng đoàn,

hăng say trong đời sống lao động, và dấn thân xây dựng cộng đoàn với ý thức trách nhiệm.

Để làm được những điều đó, các đan sĩ nhất thiết phải lưu tâm rèn luyện các nhân

đức. Các nhân đức không chỉ giúp các đan sĩ cộng tác làm cho cộng đoàn thăng tiến mà

còn giúp cho mỗi thành viên thăng tiến trên đường trọn lành. Vậy những nhân đức thiết

yếu đó là gì?

Nhân đức quan trọng không thể không nhắc đến ở đây là hiền lành và khiêm nhường;

sự hiền lành và khiêm nhường đích thực như Chúa Giêsu đã là gương cho chúng ta noi

theo. Trong cuộc sống hàng ngày, đan sĩ phải sống với nhau bằng sự chân thành, biết yêu

thương giúp đỡ lẫn nhau, biết quảng đại để đón nhận nhau với tất cả lòng bác ái, và luôn

luôn hoà nhịp với mọi sinh hoạt của đời sống cộng đoàn; muốn làm được điều đó, đòi hỏi

đan sĩ phải thực sự hiền lành và khiêm nhường mới có thể đón nhận mọi khác biệt, trái ý

trong cuộc sống và toàn tâm chăm chút xây dựng đời sống cộng đoàn hạnh phúc, vui tươi.

258 Xc. Huấn Thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, số 27.

Page 131: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Dẫu biết rằng, đời sống cộng đoàn tiên khởi là mẫu hình lý tưởng, nhưng không phải

là không có những khuyết điểm. Khi mang thân phận phàm nhân, ai cũng là những người

chưa hoàn thiện. Để hoàn thiện bản thân phải mất rất nhiều thời gian, phải nỗ lực không

ngừng và phải có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để thánh hoá chúng ta mọi ngày. Cộng

đoàn tín hữu tiên khởi đã trải qua bao sóng gió của hoàn cảnh tác động bên ngoài, nhưng

với lòng tin, sự đồng tâm nhất trí và ơn Chúa trợ giúp, các tín hữu đã vượt qua tất cả khó

khăn để xây dựng và giữ gìn cộng đoàn của mình. Cộng đoàn đó mặc dù chưa hoàn thiện

nhưng cũng là mẫu gương cho mỗi cộng đoàn đan tu chúng ta ngày nay học hỏi, nhất là về

những nhân đức căn bản, nền tảng. Chính khi học hỏi, tập luyện được những nhân đức nền

tảng ấy sẽ giúp mỗi một thành viên trong cộng đoàn tăng trưởng, không chỉ về nhân bản

mà còn về đức tin, đồng thời góp phần làm thăng tiến cuộc sống chung của cộng đoàn. Ước

mong rằng, mỗi đan sĩ chúng ta nhìn vào mẫu gương của các tín hữu tiên khởi đã sống, để

làm lực đẩy cho bản thân vững bước sống đời đan tu và không ngừng xây dựng cộng đoàn

của mình ngày một trọn hảo hơn.

Page 132: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO

Sách nguồn Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước. Bản dịch Cách Giờ Kinh Phụng Vụ,

Nxb TPHCM, 2002

Kinh Thánh Trọn Bộ, bản dịch của Lm. Giuse Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa

Cứu Thế, Sài Gòn, Nxb Tôn Giáo, 2007.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2007.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, uỷ ban Giáo Lý Đức Tin, Sách Giáo Lý Của Hội

Thánh Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, 2012.

Các sách khác Briam Grenier CFC, Đức Giêsu Nhà Giáo Ưu Việt, Câu lạc bộ dịch thuật ĐCV

Thánh Giuse Hà Nội 2009, Nxb Tôn Giáo.

Joseph Ratzinger ĐGH Beneđicto XVI, Đức Giêsu thành Nazareth, Phần II: Từ

lúc vào Giêrusalem cho đến Phục sinh, Nxb Tôn Giáo, 2011.

Jean Vanier, Community and Growth- Thăng Tiến Cộng Đoàn, Đaminh Rosa

Lima chuyển ngữ, St. Paul Publications- Sydney 1979.

Jean Vanier, nguyên tác: La communauté Lieu du pardon et de la fête, Nxb

Fleurus/ Bellarmin; Đời Sống Cộng Đoàn: Cộng đoàn nơi tha thứ & mừng lễ;

chuyển ngữ: Lm Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, lưu hành nội bộ

Rene Voillaume, Đời Sống Tu Trì, chuyển ngữ, Lm. Phêrô Vũ Văn Chương, Nxb

Tôn Giáo, 2015.

Desmond O’ Donnell, Cộng Đoàn Dưới Ánh Sáng Lời Chúa, Simon chuyển ngữ, 2000.

Felix Podimattam, OFM CAP, Cộng Đoàn Sống Đời Thánh Hiến, chuyễn ngữ:

Nguyễn Ngọc Kính, OFM, Nxb Tôn Giáo, 2016.

Adrian Van Kaam, C.S.S, Religion and Personality, New York: Englewood

Cliffs, 1964, Nhân cách tôn giáo, chuyển ngữ: Ngô Văn Vững.

William Barclay, Bộ Sách Chú Giải Kinh Thánh, Sách Công Vụ Tông Đồ, Nxb

Tôn Giáo, 2008.

Jean – Pierre de Caussade, Niềm Vui Tín Thác, chuyển ngữ Anh Sơn, Nxb An Tôn

& Đuốc Sáng, 2011.

M. Louis. J. Lekai. oc, Lịch sử Dòng Xitô, Lê Văn Thành, chuyển ngữ, lưu hành

nội bộ 2007.

Filipe Gomez, SJ, Giáo Hội Học - Thần học tín lý, lưu hành nội bộ, 2017.

Page 133: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Dom Columba Marmion, Chúa Kitô Lý Tưởng Đan Sỹ, Linh đạo đan tu, chuyển

ngữ: Châu Sơn.

Jean Daniélou và D. Henri Marrou, Tân Lịch Sử Giáo Hội, Cuốn 1, Từ nguồn gốc

đến Thánh Gregorio Cả, chuyển ngữ Lm. Phạm Phúc Khánh, Lm. Mai Đức Vinh,

Lm. Trần Định, 2002.

Jose Cristo Rey Garcia Paredes. CMF, Teologia de la Vida Religiosa, bản dịch

Việt ngữ: Đời Tu Hiệp Thông Và Cộng Đoàn, Chuyển ngữ Lm Giuse Đỗ Ngọc

Bảo, OP, 2008.

Edward M. Hallowell, M.D, Dám Tha Thứ, Biên dịch Xuân Khanh- Hiếu Dân-

Hạnh Nguyên, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2011.

Elino Gambari, SMM, JCD, Religious Life According to Vaticano II and The New

Code of Canon Law, The Daughters of St. Paul, 1986, bản dịch Việt ngữ: Đời tu

dưới ánh sáng Công đồng Vaticano II và Giáo luật, Mathia M. Ngọc Đính chuyển

ngữ, quyển I.

Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng.

Eymardo An Mai Đỗ O.Cist, Nhân Cách Đời Tu, Nxb Tôn Giáo, 2015.

Lm. Samuel H.Canilang, CMF Linh Đạo Hiệp Thông-Một Hướng Dẫn Để Sống

Đời Sống Cộng Đoàn Cho Tu Sĩ, Nxb Claretian, Philippines, 2004, chuyễn ngữ

Lm. Benado Duệ, Phước Sơn.

A.G. Maritimort, Phụng Vụ Giờ Kinh, lưu hành nội bộ, 2016.

Lm. Giuse Đỗ Văn Thuỵ, Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Cộng Đoàn, Nxb Tôn Giáo, 2014.

Lm. Đỗ Xuân Quế OP, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007.

Lm. Đỗ Xuân Quế OP, Sống Đời Thánh Hiến, Nxb Tổng Hợp TPHCM, 2007.

Trần Thị Giồng, tiến sĩ tư vấn tâm lý, Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến,

Nxb Phương Đông, 2007.

Nt. Maria Vũ Thị Thu Thuỷ, Hội dòng MTG Tân Lập, Tình Bạn Trong Cộng

Đoàn Thánh Hiến, Nxb Phương Đông, 2014.

Lm. Jn M. Nguyên Phương, Được & Mất, lưu hành nội bộ.

Lm. Đm Trần Minh Công, Đời Sống Đan Tu Lý Tưởng Phúc Âm, Đan viện Đức

Mẹ Fatima Thuỵ Sĩ, 2007.

Minh Niệm, Hiểu về trái tim, Nxb Trẻ, 2010.

Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh, Lịch Sử Giáo Hội, Tập 1.

Lm. Phaolo Vũ Chí Hỷ, SSS. Thánh Thể, Giáo trình Thần Học Thánh Thể và tài

liệu đọc thêm, Học Viện Thánh Thể, 2016.

Page 134: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Anton Ngô Văn Vững, Đời Thánh Hiến Theo Công Đồng Vaticano II, Nxb Tôn

Giáo, 2008.

Dominico, Phạm Văn Hiền O.cist, Lịch Sử Dòng Xitô, lưu hành nội bộ.

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Giờ Kinh Phụng Vụ, Đại chủng viện Thánh

Giuse –TPHCM, 2001.

Nguyễn Hồng Giáo, Chúa Gọi Tôi Đi Theo Người, Nxb Phương Đông, TPHCM, 2009.

Lê Quang Phúc, Nơi Đâu Là Nhà, lưu hành nội bộ, 2000.

Lm. Toma Thiện Lê Thanh Các O.S.B, Đan Tu Sử, lưu hành nội bộ.

Lm. Hoàng Đắc Ánh, tiến sĩ Kinh Thánh, Thần Học Về Đức Maria, Nxb Tôn

Giáo, 2007.

Lm. Px. Đào Trung Hiệu OP, Cuộc Lữ Hành Đức Tin, Tập 1, Giáo Hội Thời

Thượng Cổ và Trung Cổ, Ấn bản 2015.

Lm. Phan Tấn Thành, Về Nguồn, Tập 2, Thời Các Tông Đồ, Roma 1998.

Lm. Phan Tấn Thành, Đời Sống Tâm Linh, Tập 2, Roma 2002.

Lm. Phan Tấn Thành OP, Theo Chúa Kitô (Những văn kiện đời tu) Tập II, Nxb

Tôn Giáo, 2015.

Niền Tin Của Người Công Giáo, huấn giáo cơ bản, nguyên tác: La foi des

Catholiques, nhóm phiên dịch: Phạm Minh Thiện, Tống Viết Hiệp, Phạm Mạnh

Trinh, Nxb Tôn Giáo, 2009.

Lm. Nguyễn Thế Thuấn, Kerygma: Lời Giảng Tiên Khởi, lưu hành nội bộ, 1974.

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Các Nguyên Tắc Căn Bản Về Phụng, Đại Chủng

Viện Thánh Giuse- TPHCM, Tháng 9 - 2001.

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng Vụ Thánh Thể, Đại Chủng Viện Thánh Giuse.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Tu Luật Thánh Biển Đức.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Thói lệ.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hiến Pháp.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Di Ngôn - Cha Biển Đức Thuận.

Tìm Chúa số 11, Trung Tín Trong Đời Sống Đan Tu, nội san liên Đan tu, 7- 2009.

Tìm Chúa số 16, Học Hỏi Về Công Đồng Vaticano II, nội san linh đạo đan tu, 2014.

Các Văn kiện của Giáo hội Công đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium, Khoa V

Ngay 21 thang 11 Na m 1964.

Page 135: Học Viện Thần Họchoidongxitothanhgia.com/upload/file/Mẫu-gương-đời... · Web viewHiến chế Tín lý về Giáo hội của công đồng Vaticano II dạy rằng

1

Công đồng Vaticano II, Hiến Chế Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium,

Ngày 4 tháng 12 năm 1963.

Công đồng Vaticano II, Sắc lệnh Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Tu Trì -

Perfectae Caritatis, Ngày 28 tháng 10 năm 1965.

Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục

(Sacramentum Caritatis), Roma 22/02/2007 – 13/3/2007, chuyển ngữ: Uỷ ban Giáo

lý Đức tin, Trực thuộc HĐGMVN.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Thư “Dominicae Cenae”- Về Mầu

Nhiệm Thánh Thể và Việc Phụng Thờ Máu Thánh, Vatican 24/02/1980.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, Thông Điệp “Ecclesia De Eucharistia”- Bí

Tích Thánh Thể Trong Mối Tương Quan Với Giáo Hội .

Huấn thị, Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn, Rôma, 2.2.1994, Hồng Y Tổng

Trưởng Eduardo Martinez Somalo, Tổng thư ký Francisco Javier Errázuriz Ossa.

Huấn Thị Về Quyền Bính và Vâng Phục, Thánh Bộ các tu hội dòng tận hiến và các

tu đoàn Tông đồ, chuyển ngữ, Nt Maria Trần Thị Sâm, Nxb Tôn Giáo, Hà nội 2009.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến - Vita

Consecrata, bản dịch của Cha Phan Tấn Thành, Nxb Tôn Giáo, 2014.

Đức Phaolo VI, Tông huấn Chứng Tá Phúc Âm – Evangelica Testificatio, ngày

29/06/1971.

Nguồn Internet http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GiaoA

nKinhThanhIII/Bai15.htm

http://gpphanthiet.com/pt/index.php?language=vi&nv=news&op=Chuyen-de/Su-

Vu-Truyen-Giao-11-Duc-Giesu-lich-su-va-Kito-cua-niem-tin-Lm-GB-Hoang-

Van-Khanh-2359

http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/tuduc/22ThinhLang.htm