32
THÁNG CHÍN, 2018 MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn

HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

THÁNG CHÍN, 2018

MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn

Page 2: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

Công Ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang (FDIC) là một cơ quan độc lập do Quốc Hội thành lập để duy trì ổn định và sự tin tưởng của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia. Một cách mà chúng tôi thực hiện việc đó là cung cấp các tài liệu giáo dục tài chính miễn phí, bất thiên vị, bao gồm Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia này. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm Money Smart của chúng tôi, hãy truy cập www.fdic.gov/moneysmart.

Page 3: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 1

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Mục lụcChào mừng bạn ..............................................................................................................2

Mục Đích Học Phần.......................................................................................................2

Phần 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng .......................................3Những Nội Dung Cơ Bản Của Một Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm ............................3

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi ..........................................4Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm ...............................................................9Áp Dụng: Sử Dụng Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi ...............................13

Tăng Thu Nhập ............................................................................................................16Giảm Chi Phí ...............................................................................................................16Điều Chỉnh ...................................................................................................................17

Thử: Điều Chỉnh Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm .................................................17

Phần 2: Khi Hết Tiền .....................................................................................................18Chuyện Đó Xảy Ra Như Thế Nào và Tôi Có Thể Làm Gì? .........................................18Lập Ưu Tiên Dựa Trên Điều Gì Có Thể Xảy Ra ..........................................................19

Áp Dụng: Lập Ưu Tiên Các Chi Phí Của Tôi ..........................................................20

Kết Thúc Học Phần .......................................................................................................22Ghi Nhớ Những Bài Học Chính ...................................................................................22Hành Động ..................................................................................................................22Có Thể Tìm Thêm Thông Tin hoặc Sự Giúp Đỡ Ở Đâu ..............................................23

Khảo Sát Trước Huấn Luyện .......................................................................................25

Khảo Sát Sau Huấn Luyện ...........................................................................................27

Page 4: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 2

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Chào mừng bạnChào mừng bạn đến với chương trình Money Smart dành cho Người Trưởng Thành của FDIC! Đây là Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia đối với Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn. Hãy sử dụng nó trong và sau chương trình huấn luyện. Đánh dấu, ghi vào, ghi chú—bạn có thể giữ lại nó.

Mục Đích Học PhầnHọc phần này giúp bạn thu thập thông tin về thu nhập và chi phí của bạn để lập một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm. Học phần này cũng:

§Thảo luận về cách tăng thu nhập và giảm chi phí §Tìm hiểu cách lập ưu tiên chi tiêu khi không có đủ tiền để thanh toán hóa đơn đầy đủ và đúng hạn

Page 5: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 3

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Những Nội Dung Cơ Bản Của Một Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmMột kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm sẽ giúp bạn:

§ So sánh thu nhập và chi phí của bạn

§ Hiểu được tiền của bạn đi đâu

§ Thực hiện những điều chỉnh để bạn có thể sử dụng tiền của bạn để đáp ứng các mục tiêu của bạn

Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc:

§ Thu nhập: tiền bạn nhận được

§ Chi phí: cách bạn sử dụng thu nhập của mình

Phần 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng

Chúng ta sẽ thảo luận về cách lập một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm và sau đó chúng ta sẽ thảo luận về các cách tăng thu nhập và giảm chi phí.

Bài Học ChínhSử dụng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng để định hướng cách bạn sử dụng tiền của mình.

THU NHẬP CHI PHÍ

Page 6: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 4

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của TôiKế hoạch chi tiêu và tiết kiệm trống này có ba phần:

• Thu Nhập Ròng Của Tôi• Các Chi Phí Của Tôi• So Sánh Tổng Thu Nhập Ròng Của Tôi và Tổng Chi Phí Của Tôi

Các bước điền:

1. Điền vào cột có tên là "Số Tiền Hàng Tháng Trước Đây" 2. Điền vào cột có tên là "Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Đối Với Tháng _____"

và điền tháng

3. So sánh tổng thu nhập ròng và tổng chi phí của bạn

4. Nếu cần, thực hiện thay đổi đối với thu nhập và chi phí của bạn trong cột Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch sao cho thu nhập của bạn trang trải được các chi phí của bạn.

Bạn có thể phải tính toán để có được các số tiền hàng tháng nếu bạn nhận được thu nhập hoặc thanh toán các chi phí theo lịch không phải hàng tháng. Xem Bảng Tính Số Tiền Hàng Tháng ở bên dưới kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm để được giúp đỡ.

Khi bạn so sánh thu nhập và chi phí của mình, bạn sẽ có thể có ba kết quả.

Nếu Hiệu là: Điều đó có nghĩa là: Và do đó:

Không (0) Thu nhập của bạn bằng với chi phí của bạn.

Bạn sẽ có vừa đủ thu nhập để trang trải các chi phí của mình.

Số dương Bạn có thu nhập cao hơn chi phí.

Bạn sẽ có đủ thu nhập để trang trải các chi phí của mình.

Số âm Bạn có chi phí cao hơn thu nhập.

Bạn có khả năng sẽ không có đủ thu nhập để trang trải các chi phí của mình. Bạn sẽ cần phải tăng thu nhập, giảm chi phí, nếu không sẽ mắc nợ để có thể chi trả các chi phí của mình.

Vui Lòng Lưu Ý: Nếu bạn đã hoàn thành Áp Dụng: Nhật Ký Thu Nhập Hàng Tháng Của Tôi từ Học Phần 3: Thu Nhập và Chi Phí Của Bạn, bạn có thể sử dụng các con số đó cho cột "Số Tiền Hàng Tháng Trước Đó" trong Thu Nhập Ròng Của Tôi.

Tương tự, nếu bạn đã hoàn thành Áp Dụng: Nhật Ký Chi Phí Hàng Tháng Của Tôi từ Học Phần 3, bạn có thể sử dụng các con số đó cho cột "Số Tiền Hàng Tháng Trước Đó" trong Các Chi Phí Của Tôi.

Page 7: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 5

Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của riêng mình dùng kế hoạch trống bên dưới sau chương trình huấn luyện hôm nay. Sử dụng nó để xác định xem bạn có cần điều chỉnh thu nhập và/hoặc chi phí của bạn để đạt được các mục tiêu tài chính của bạn một cách hiệu quả hơn hay không.

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi Thu Nhập Ròng Của Tôi

Nội dung

Số Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng _______

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 1

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 2

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 3

Thu Nhập Ròng Từ Tự Kinh Doanh

Phúc Lợi Công 1:

Phúc Lợi Công 2:

Phúc Lợi Công 3:

Phúc Lợi Công 4:

Tiền lãi

Cổ tức

Chu Cấp Nuôi Con

Tiền cấp dưỡng

Quà tặng

Khác:

Khác:

Khác:

Tổng Thu Nhập Ròng Của Tôi (cộng các hàng bên trên)

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 8: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 6

Các Chi Phí Của Tôi

Nội dungSố Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng _______

Tiết Kiệm Của Tôi

Tiết Kiệm Cho: Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp

Tiết Kiệm Cho:

Tiết Kiệm Cho:

Chia Sẻ Của TôiChia Sẻ Với Gia Đình và Bạn Bè

Đóng Góp Từ Thiện

Khác:

Khác:

Chi Tiêu Của Tôi

Trả Tiền Thuê Nhà / Vay Thế Chấp

Thuế /Bảo Hiểm Nhà Đất

Nước

Điện

Ga / Dầu

Thu Gom Rác

Điện Thoại (Di Động và Bàn)

Internet

Truyền Hình Cáp / Vệ Tinh / Dịch Vụ Xem TV

Trả Tiền Xe /Xe Tải

Bảo Hiểm Xe /Xe Tải

Bảo Dưỡng và Sửa Chữa Xe /Xe Tải

Nhiên Liệu Xe/Xe Tải

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 9: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 7

Nội dungSố Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng _______

Giao Thông Công Cộng

Bảo Hiểm Sức Khỏe (phần không được chủ lao động trả hoặc trừ từ tổng lương)

Các Chi Phí Chăm Sóc Sức Khỏe Khác

Trả Tiền Vay Dành Cho Sinh Viên

Trả Nợ Thẻ Tín Dụng

Trả Nợ Khác

Người Chăm Sóc Cá Nhân

Chăm sóc người lớn

Trả Tiền Chăm Sóc Trẻ/ Chu Cấp Nuôi Con

Thực Phẩm và Đồ Gia Dụng

Ăn Ngoài hoặc Hẹn Hò

Chi Phí Cho Động Vật Phục Vụ

Chăm Sóc Vật Nuôi

Chi Phí Cá Nhân

Giải trí

Khác:

Khác:

Khác:

Tổng Chi Phí Của Tôi (cộng các hàng bên trên)

Các Chi Phí Của Tôi (tiếp theo)

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 10: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 8

So Sánh Tổng Thu Nhập Ròng Của Tôi và Tổng Chi Phí Của TôiNội dung Số tiền

Tổng Thu Nhập Ròng Của Tôi (từ hàng cuối cùng của phần Thu Nhập Ròng Của Tôi trong cột Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch)

Tổng Chi Phí Của Tôi cho Tháng ____________________ (từ hàng cuối cùng của phần Các Chi Phí Của Tôi trong cột Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch)

Hiệu (Tổng Thu Nhập Ròng Của Tôi trừ Tổng Chi Phí Của Tôi)

Bảng Tính Số Tiền Hàng ThángTần suất: Tần suất bạn nhận được thu nhập hoặc thanh toán chi phí

Thực hiện việc này trước tiên Sau đó nhập vào Kế Hoạch

Hàng năm (một lần mỗi năm) Chia cho 12

Nửa năm một lần (hai lần mỗi năm) Chia cho 6

Hàng quý (bốn lần mỗi năm) Chia cho 3

Hàng tháng (một lần mỗi tháng) Để nguyên

Nửa tháng (hai lần mỗi tháng) Nhân với 2

Hai tuần (một lần mỗi hai tuần) Nhân với 26 và sau đó chia cho 12

Hàng tuần (một lần mỗi tuần) Nhân với 52 và sau đó chia cho 12

Áp Dụng: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 11: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 9

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm của Shelley và WalterThu Nhập Ròng Của HọNội dung Số Tiền Hàng

Tháng Trước ĐóSố Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng Tư

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 1

$2.000 $2.000

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 2

$1.000 $1.000

Lương Thực Nhận (Mang Về Nhà) của Công Việc 3

Thu Nhập Ròng Từ Tự Kinh Doanh $100 $100

Phúc Lợi Công 1:

Tình huống: Shelley và Walter Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm

Shelley và Walter mới chuyển đến một thành phố mới cách đây tám tháng. Cả hai đều có việc làm. Walter cũng làm công việc tự do vào cuối tuần để kiếm thêm tiền. Tổng thu nhập ròng của họ là $3.100 mỗi tháng. Họ đang cố tiết kiệm tiền cho quỹ dự phòng khẩn cấp, nhưng tài khoản tiết kiệm của họ trên thực tế đang giảm mỗi tháng. Đó là vì họ rút tiền để chi trả các chi phí. Họ cũng muốn bắt đầu một quỹ học đại học cho cháu gái của mình.

Họ đã cố nghĩ ra tiết kiệm tiền ở đâu, nhưng mọi thứ có vẻ như không thể thương lượng. Hóa đơn dịch vụ tiện ích làm họ ngạc nhiên – nhất là ga vào mùa đông và điện vào mùa hè trong vùng khí hậu mới. Xe của Shelley liên tục cần sửa đột xuất. Và họ dường như không thể có nhiều tiến triển trong việc trả nợ thẻ tín dụng. Các chi phí khác thì ổn định hàng tháng, nhưng là các chi phí thiết yếu. Ví dụ như, chi phí cho động vật phục vụ là cần thiết vì Walter bị mù.

Để hiểu rõ hơn về thu nhập và chi phí của mình, tháng trước Shelley và Walter điền vào nhật ký thu nhập và chi phí. Họ sử dụng những nhật ký này để điền kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmĐọc tình huống này. Sử dụng Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm của Shelley và Walter để điền vào bảng ở trang 12. Sau đó trả lời các câu hỏi ở trang 12.

Page 12: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 10

Nội dung Số Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng Tư

Phúc Lợi Công 2:

Phúc Lợi Công 3:

Phúc Lợi Công 4:

Tiền lãi

Cổ tức

Chu Cấp Nuôi Con

Tiền cấp dưỡng

Quà tặng

Khác:

Khác:

Khác:

Tổng Thu Nhập Ròng Của Họ $3.100 $3.100

Các Chi Phí Của Họ

Nội dungSố Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng Tư

Tiết Kiệm Của Họ

Tiết Kiệm Cho: Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp $0 $25

Tiết Kiệm Cho: Quỹ Đại Học Cho Cháu Nội $0 $25Tiết Kiệm Cho:

Chia Sẻ Của HọChia Sẻ Với Gia Đình và Bạn Bè

Đóng Góp Từ Thiện $15 $15

Khác:

Khác:

Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm tiếp theo

Thu Nhập Ròng Của Họ (tiếp theo)

Page 13: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 11

Nội dungSố Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng Tư

Chi Tiêu Của Họ

Trả Tiền Thuê Nhà / Vay Thế Chấp $600 $600

Thuế /Bảo Hiểm Nhà Đất

Nước $15 $15

Điện $75 $75

Ga / Dầu $75 $75

Thu Gom Rác $20 $20

Điện Thoại (Di Động và Bàn) $75 $75

Internet $65 $65

Truyền Hình Cáp / Vệ Tinh / Dịch Vụ Xem TV

$125 $125

Trả Tiền Xe/Xe Tải $200 $200

Bảo Hiểm Xe/Xe Tải $150 $150

Bảo Dưỡng và Sửa Chữa Xe/Xe Tải $250 $250

Nhiên Liệu Xe/Xe Tải $100 $100

Giao Thông Công Cộng

Bảo Hiểm Sức Khỏe (phần không được chủ lao động trả hoặc trừ từ tổng lương)

Các Chi Phí Chăm Sóc Sức Khỏe Khác $50 $50

Trả Tiền Vay Dành Cho Sinh Viên

Trả Nợ Thẻ Tín Dụng $150 $150

Trả Nợ Khác

Người Chăm Sóc Cá Nhân

Chăm Sóc Người Lớn

Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm tiếp theo

Các Chi Phí Của Họ (tiếp theo)

Page 14: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 12

Các Chi Phí Của Họ (tiếp theo)

Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm tiếp theo

Nội dungSố Tiền Hàng Tháng Trước Đó

Số Tiền Hàng Tháng Theo Kế Hoạch Cho Tháng Tư

Trả Tiền Chăm Sóc Trẻ/ Chu Cấp Nuôi Con

Thực Phẩm và Đồ Gia Dụng $300 $300

Ăn Ngoài hoặc Hẹn Hò $200 $200

Chi Phí Cho Động Vật Phục Vụ $200 $200

Chăm Sóc Vật Nuôi

Chi Phí Cá Nhân $150 $150

Giải trí $300 $300

Khác:

Khác:

Khác:

Tổng Chi Phí Của Họ (cộng các hàng bên trên)

$3.115 $3.165

HÃY ĐIỀN VÀO BẢNG NÀY:So Sánh Tổng Thu Nhập Ròng Của Họ và Tổng Chi Phí Của Họ

Nội dung Số tiền

Tổng Thu Nhập Ròng Của Họ Điền:

Tổng Chi Phí Của Họ Cho Tháng Tư Điền:

Hiệu (Tổng Thu Nhập Ròng Của Họ trừ Tổng Chi Phí Của Họ)

Tính:

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI NÀY:Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của Shelley và Walter có cho thấy thu nhập của họ sẽ trang trải được các chi phí của họ không?§ Có § Không

Hiệu là bao nhiêu? $___________________Chúng ta sẽ trở lại với kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của Shelley và Walter một lúc sau để cố tìm ra các cách mà họ có thể điều chỉnh thu nhập và chi phí của mình. Chúng ta không làm việc đó trong phần "Áp Dụng" ngay lúc này.

Page 15: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 13

Áp Dụng: Sử Dụng Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của TôiCó một số cách để chủ động sử dụng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn trong tháng để kiểm soát cách bạn sử dụng tiền của mình.

Hãy kiểm tra các hoạt động chi tiêu và tiết kiệm hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng mà bạn muốn thử. Nếu bạn có các ý tưởng, hãy thêm vào.

Hàng ngày � Ghi lại khoản tiết kiệm, chia sẻ và chi tiêu của bạn. Cất giữ biên nhận là một bước đầu tiên hiệu quả. Ngoài việc sử dụng biên nhận để theo dõi việc bạn sử dụng thu nhập, bạn cũng có thể sử dụng chúng khi bạn xem lại các bản sao kê hàng tháng.

� Nhận tiền thừa của bạn. Bỏ tiền thừa vào một cái hũ. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm và tránh giữ nhiều tiền thừa trong túi hoặc ví.

� Các ý tưởng khác của tôi:

§

§

§

Page 16: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 14

Hàng tuần § Đặt ra giới hạn chi tiêu dùng hệ thống phong bì. Dán nhãn vào các phong bì cho

các loại chi tiêu mà bạn muốn giới hạn. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn, ước tính số tiền bạn sẽ cần cho mỗi loại cho một tuần. Bỏ những số tiền đó vào các phong bì của bạn vào đầu mỗi tuần. Chỉ sử dụng số tiền trong phong bì cho khoản chi tiêu của bạn. Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm thể hiện cả tháng. Bạn có thể ước tính các số tiền hàng tuần cho các loại chi tiêu bằng cách nhân số tiền hàng tháng với 12 (tháng trong một năm) và sau chia số đó cho 52 (tuần trong một năm). Hoặc, để ước tính nhanh, chia số tiền hàng tháng cho bốn.

§ Thiết lập việc kiểm tra tiền hàng tuần. Dành ra một thời điểm và một ngày thuận tiện trong tuần để bạn và các thành viên khác trong hộ gia đình của bạn xem lại chi tiêu thực tế so với kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và/hoặc tiết kiệm của bạn cho tuần tới. Bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để thanh toán hóa đơn.

§ Các ý tưởng khác của tôi:

§

§

§

§

§

Áp Dụng: Sử Dụng Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 17: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 15

Hàng tháng § Xem xét hàng tháng. Xem xét hồ sơ chi tiêu của bạn cho tháng trước dùng một

ứng dụng, các biên nhận, hoặc nhật ký chi tiêu của bạn để so sánh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn đã phản ánh và không phản ánh những gì bạn chi tiêu trên thực tế như thế nào. Suy nghĩ về những gì bạn muốn làm khác đi vào tháng tới và lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho tháng tới, mang tính thực tế và điều chỉnh theo cách bạn muốn sử dụng tiền của mình.

§ Tổ chức một buổi đặt mục tiêu hàng tháng. Yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình hoặc hộ gia đình ghi ra một hoặc nhiều mục tiêu chi tiêu và tiết kiệm của họ cho tháng tới. Đảm bảo cũng xem lại tiến bộ đối với các mục tiêu của các tháng trước.

§ Ăn mừng sự thành công. Tuyên bố một thành viên trong gia đình hoặc hộ gia đình là Người Quản Lý Tiền Của Tháng dựa trên sự thành công của người đó trong việc tiết kiệm tiền hoặc chi tiêu ít hơn trong tháng.

§ Chuẩn bị cho các khoản thuế. Vào cuối tháng, xác định các chi phí có thể quan trọng tại thời điểm đóng thuế. Đảm bảo giữ lại bằng chứng về những chi phí này, chẳng hạn như biên nhận, hóa đơn, hoặc hình chụp màn hình các giao dịch thanh toán trực tuyến.

§ Các ý tưởng khác của tôi:

§

§

§

§

§

Áp Dụng: Sử Dụng Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Tôi tiếp theo

Page 18: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 16

Tăng Thu NhậpGhi ra các ý tưởng để tăng thu nhập, có thể có hiệu quả đối với bạn.

Giảm Chi PhíGhi ra các ý tưởng để giảm chi phí, có thể có hiệu quả đối với bạn.

Page 19: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

PHẦN 1: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 17

Điều ChỉnhKế hoạch chi tiêu và tiết kiệm không giống nhau mỗi tháng. Nó phải thay đổi để phản ánh thực tế của bạn. Đó là lý do tại sao nó có thể là một công cụ thực sự hữu ích. Nó có thể giúp bạn quyết định bạn có thể cần phải thay đổi ở đâu. Điều chỉnh nó không có nghĩa là bạn có một kế hoạch tồi.

Thử: Điều Chỉnh Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmSử dụng tình huống và kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm ở Thử: Lập Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm ở trang trang 9, và trả lời các câu hỏi.

Shelley và Walter có thể tăng thu nhập của họ bằng cách nào?

Shelley và Walter có thể giảm chi phí của họ bằng cách nào?

Ghi Nhớ Bài Học ChínhSử dụng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng để định hướng cách bạn sử dụng tiền của mình.

Page 20: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 18

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Chuyện Đó Xảy Ra Như Thế Nào và Tôi Có Thể Làm Gì?Ngay cả khi có lập kế hoạch cẩn thận, vẫn có thể hết tiền.

Tại sao người ta có thể không có đủ tiền để thanh toán hóa đơn? Bạn có thể ghi chú từ nội dung thảo luận ở đây.

Phần 2: Khi Hết TiềnChúng ta sẽ thảo luận về việc phải làm gì khi bạn không có đủ tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn của bạn một cách đầy đủ và đúng hạn.

Bài Học ChínhƯu tiêu các hóa đơn nào cần thanh toán khi hết tiền.

Page 21: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 19

PHẦN 2: Khi Hết Tiền HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Bạn có thể làm gì khi hết tiền? Bạn có thể ghi chú từ nội dung thảo luận ở đây.

Lập Ưu Tiên Dựa Trên Điều Gì Có Thể Xảy RaLập ưu tiên có nghĩa là lựa chọn về việc bạn sẽ thanh toán đầy đủ, một phần, hoặc thanh toán trễ các hóa đơn nào.

Bạn vẫn cần phải thanh toán tất cả các hóa đơn của mình, nhưng thứ tự thanh toán đôi khi có thể giúp bạn vượt qua được tháng đó.

Kiểm tra hậu quả của việc không thanh toán đầy đủ và đúng hạn các hóa đơn nhất định là bước đầu tiên để lập ưu tiên. Hãy nghĩ về việc chuyện gì có thể xảy ra nếu bạn không thanh toán.

Đặc biệt chú ý đến những hậu quả: § Khiến cho bạn không thể có thu nhập

§ Gây phương hại cho nơi ở của bạn

§ Ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khả năng sống độc lập của bạn hoặc gia đình bạn

§ Có thể dẫn đến mất tài sản của bạn

Page 22: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 20

PHẦN 2: Khi Hết Tiền HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Áp Dụng: Lập Ưu Tiên Các Chi Phí Của TôiKhi thu nhập của bạn thấp hơn bình thường hoặc bạn đã gặp một chi phí bất ngờ, các hóa đơn hoặc chi phí sinh hoạt bình thường của bạn không dừng lại.

Trước hết:• Thử tìm cách tăng thu nhập hoặc giảm chi phí.

• Liên hệ với các chủ nợ của bạn. Họ có thể cho bạn thêm thời gian để thanh toán hoặc hợp tác với bạn theo cách khác.

• Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, không chỉ từ gia đình và bạn bè của bạn, mà còn từ các tổ chức trong cộng đồng và các cơ quan công cộng.

Sau đó: Nếu bạn vẫn không thể thanh toán đầy đủ tất cả các hóa đơn của bạn khi đáo hạn, hãy ưu tiên thanh toán hóa đơn nào trước. Bạn có thể sử dụng bảng ở trang tiếp theo.Bước 1: Liệt kê tất cả các hóa đơn và chi phí khác của bạn. Cho biết bạn đã nói chuyện

với (các) chủ nợ của bạn hoặc đã nhờ người khác giúp đỡ hay chưa.

Bước 2: Ghi xuống chuyện gì có thể xảy ra nếu bạn không thanh toán.

Bước 3: Điền vào cột Số Ưu Tiên. Ghi số "1" vào cột đó đối với hóa đơn hoặc chi phí có những hậu quả nghiêm trọng nhất nếu bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Tiếp theo, ghi số "2" đối với hóa đơn có những hậu quả nghiêm trọng thứ hai. Tiếp tục cho đến khi bạn đã chỉ định ưu tiên cho từng hóa đơn.

Chi phí có dấu "1" là chi phí có ưu tiên cao nhất của bạn. Hãy thanh toán chi phí đó đầy đủ và đúng hạn nếu có thể. Các chi phí có số ưu tiên càng cao là các chi phí có hậu quả càng ít nghiêm trọng nếu bạn không thanh toán đầy đủ ngay lúc này.

Hãy nhớ rằng:Bạn có trách nhiệm thanh toán tất cả các hóa đơn của bạn. Hãy có kế hoạch thanh toán chúng ngay khi có thể.

THU NHẬPCHI PHÍ

Bước 3

Bước 2

Bước 1

Page 23: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 21

PHẦN 2: Khi Hết Tiền HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Hóa Đơn và Chi Phí

Số Tiền Đáo Hạn

Ngày Đáo Hạn

Đã Nói Chuyện với Chủ Nợ? (Có/Không)

Đã Yêu Cầu Giúp Đỡ? (Có/Không)

Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Tôi Không Thanh Toán Đầy Đủ Khi Đáo Hạn?

Số Ưu Tiên

Ví dụ: Hóa đơn điện thoại

$50,00 05/01/2019 Có Không Phí phạt trễ hoặc dịch vụ có thể bị cắt, nhưng không cắt cho đến khi hóa đơn không được trả trong 2 tháng

4

Áp Dụng: Lập Ưu Tiên Các Chi Phí Của Tôi tiếp theo

Ghi Nhớ Bài Học ChínhƯu tiêu các hóa đơn nào cần thanh toán khi hết tiền.

Page 24: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 22

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Hành ĐộngBạn có khả năng hành động cao hơn nếu bạn cam kết hành động ngay bây giờ. Một cách cam kết là suy nghĩ về việc bạn có kế hoạch làm gì dựa trên những gì bạn đã học được hôm nay. Sau đó hãy ghi xuống.

Tôi sẽ làm gì?

Tôi sẽ thực hiện việc đó bằng cách nào?

Kết Thúc Học PhầnGhi Nhớ Những Bài Học Chính

Phần Bài Học Chính1: Lập Kế Hoạch Chi

Tiêu và Tiết Kiệm Hàng Tháng

Sử dụng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng để định hướng cách bạn sử dụng tiền của mình.

2: Khi Hết Tiền Ưu tiêu các hóa đơn nào cần thanh toán khi hết tiền.

Page 25: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 23

Kết Thúc Học Phần HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Tôi sẽ chia sẻ kế hoạch của tôi với bất kỳ ai không? Nếu có, là ai?

Có Thể Tìm Thêm Thông Tin hoặc Sự Giúp Đỡ Ở ĐâuViệc sử dụng một chương trình phát triển lực lượng lao động địa phương có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng để tìm được những công việc đòi hỏi cao và tăng thu nhập của bạn về lâu dài. Để tìm các chương trình phát triển lực lượng lao động, hãy bắt đầu bằng cách truy cập www.careeronestop.org.

Để biết thêm thông tin về các khoản phúc lợi công và các yêu cầu về điều kiện nhận phúc lợi, hãy truy cập www.benefits.gov.

Bạn có thể đủ điều kiện hưởng các tín dụng thuế khác nhau, có thể tăng thu nhập ròng của bạn. Hãy cân nhắc nhận sự hỗ trợ chuẩn bị khai thuế miễn phí thông qua Chương Trình Tình Nguyện Hỗ Trợ Thuế Thu Nhập (Volunteer Income Tax Assistance Program) hay VITA. Truy cập www.irs.gov và tìm “VITA.”

Để được giúp đỡ về hóa đơn năng lượng, hãy tìm sự hỗ trợ tại tiểu bang và cộng đồng của bạn bằng cách truy cập https://liheapch.acf.hhs.gov/help.

Các cơ quan hành động cộng đồng là một nguồn trợ giúp có thể khi hết tiền. Nhiều cơ quan có các chương trình giúp trang trải các chi phí, như trợ cấp thuê nhà. Truy cập www.communityactionpartnership.com/find-a-cap để tìm một cơ quan gần nhà bạn.

Nội dung Your Money, Your Goals gồm có một tập tài liệu gồm những công cụ thực tế giúp giải quyết những khó khăn thường gặp trong thanh toán hóa đơn. Truy cập consumerfinance.gov và tìm “Behind on Bills.”

Nếu bạn có thắc mắc về một sản phẩm ngân hàng, hãy hỏi đại diện dịch vụ khách hàng tại tổ chức tài chính để được giúp đỡ.

Nếu bạn có quan ngại, hãy giải thích cho đại diện dịch vụ khách hàng chuyện gì đã xảy ra và bạn muốn họ làm gì để khắc phục tình huống đó. Nếu cách đó không có hiệu quả, hãy cân nhắc liên hệ với cơ quan quản lý liên bang phụ trách tổ chức tài chính đó.

Để tìm hiểu cơ quan nào quản lý tổ chức tài chính đó, hãy gọi cho FDIC theo số miễn phí 1-877-ASK-FDIC (1-877-275-3342) hoặc truy cập www.fdic.gov/consumers/assistance/filecomplaint.html.

Page 26: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 24

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 27: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 25

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Khảo Sát Trước Huấn LuyệnGiảng viên của bạn có thể yêu cầu bạn điền khảo sát trước huấn luyện này trước khi chương trình huấn luyện bắt đầu.

Vui lòng trả lời các các câu hỏi này:

1. Nghĩ về kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn là tất cả những gì cần thiết để quản lý tiền của bạn.

Đúng Sai

2. Một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm:

a. Ghi lại giá trị của các tài sản của bạnb. Cho bạn biết nên thanh toán các hóa đơn nào trước nếu bạn không có đủ tiền để

thanh toán tất cảc. Liệt kê thu nhập và chi phí của bạnd. Không nên bao gồm các món quà tặng mà bạn nhận hoặc tặng cho người kháce. Tất cả các trường hợp bên trênf. Không có trường hợp nào bên trên

3. Khi bạn không có đủ tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn:

a. Lập ưu tiên nên thanh toán đầy đủ, một phần, hoặc thanh toán trễ các hóa đơn này dựa trên việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thanh toán hóa đơn

b. Lờ những người bạn mắc nợ cho đến khi bạn có thể thanh toánc. Hoãn thanh toán bất kỳ hóa đơn nào cho đến khi bạn có thể thanh toán tất cảd. Tất cả các trường hợp bên trêne. Không có trường hợp nào bên trên

4. Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn thu nhập, hãy tìm cách:

a. Tăng thu nhập của bạnb. Giảm các chi phí của bạnc. Tăng các chi phí của bạnd. Giảm thu nhập của bạne. Không có trường hợp nào bên trênf. Cả a lẫn b

Page 28: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 26

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 29: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 27

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Khảo Sát Sau Huấn LuyệnGiảng viên của bạn có thể yêu cầu bạn điền khảo sát sau huấn luyện này sau khi chương trình huấn luyện kết thúc.

Vui lòng trả lời các các câu hỏi này:

1. Nghĩ về kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn là tất cả những gì cần thiết để quản lý tiền của bạn.

Đúng Sai

2. Một kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm:

a. Ghi lại giá trị của các tài sản của bạnb. Cho bạn biết nên thanh toán các hóa đơn nào trước nếu bạn không có đủ tiền để

thanh toán tất cảc. Liệt kê thu nhập và chi phí của bạnd. Không nên bao gồm các món quà tặng mà bạn nhận hoặc tặng cho người kháce. Tất cả các trường hợp bên trênf. Không có trường hợp nào bên trên

3. Khi bạn không có đủ tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn:

a. Lập ưu tiên nên thanh toán đầy đủ, một phần, hoặc thanh toán trễ các hóa đơn này dựa trên việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thanh toán hóa đơn

b. Lờ những người bạn mắc nợ cho đến khi bạn có thể thanh toánc. Hoãn thanh toán bất kỳ hóa đơn nào cho đến khi bạn có thể thanh toán tất cảd. Tất cả các trường hợp bên trêne. Không có trường hợp nào bên trên

4. Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn thu nhập, hãy tìm cách:

a. Tăng thu nhập của bạnb. Giảm các chi phí của bạnc. Tăng các chi phí của bạnd. Giảm thu nhập của bạne. Không có trường hợp nào bên trênf. Cả a lẫn b

Xem tiếp trang sau

Page 30: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn 28

Khảo Sát Sau Huấn Luyện HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Giới Thiệu về Chương Trình Huấn Luyện Chọn ô mô tả chính xác nhất sự đồng ý hay không đồng ý của bạn về từng phát biểu này.

Hoàn toàn đồng ý

Phần nào đồng ý

Phần nào không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

5. Tôi sẽ giới thiệu chương trình huấn luyện này cho người khác.

6. Tôi có kế hoạch áp dụng những gì đã thảo luận trong chương trình huấn luyện vào cuộc sống của tôi.

7. Giảng viên đã sử dụng các hoạt động huấn luyện thu hút, duy trì sự quan tâm của tôi.

8. Giảng viên có kiến thức và có chuẩn bị kỹ.

9. Hướng Dẫn Dành Cho Người Tham Gia là rõ ràng và có ích.

Page 31: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

TRANG NÀY ĐƯỢC ĐỂ TRỐNG CÓ CHỦ Ý

Page 32: HỌC PHẦN 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn · Kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm kết hợp hai chủ đề về tiền bạc: § Thu nhập: tiền

MONEY SMART dành cho Người Trưởng Thành HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

Học Phần 4: Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Của Bạn

Tháng Chín, 2018www.fdic.gov/education

Truy cập trang web của FDIC tại www.fdic.gov/education để biết thêm thông tin và tài nguyên về các vấn đề liên quan đến ngân hàng. Ví dụ, FDIC Consumer News cung cấp gợi ý và hướng dẫn thực tiễn về cách trở thành người dùng thông minh hơn, an toàn hơn khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, trung tâm Consumer Response Center của FDIC phụ trách:

§ Điều tra mọi dạng khiếu nại của người tiêu dùng về các tổ chức do FDIC giám sát

§ Trả lời thắc mắc của người tiêu dùng về các điều luật và quy định về người tiêu dùng và các thông lệ trong lĩnh vực ngân hàng

Bạn cũng có thể gọi cho FDIC để biết thông tin và để được hỗ trợ theo số 877-ASK-FDIC (877-275-3342).