146
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán Tel: 0913 968 965 Email: [email protected]

HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA

Embed Size (px)

DESCRIPTION

HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA. Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán Tel: 0913 968 965 Email:[email protected]. Chương 4: Những vấn đề cơ bản về phân tích chính sách công. Tổng quan về phân tích chính sách Phương pháp phân tích - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH

QUOÁC GIA

Moân hoïc:

HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH

CHÍNH SÁCH CÔNG

ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán

Tel: 0913 968 965Email:

[email protected]

Chương 4: Những vấn đề cơ bản về phân tích chính sách công

1. Tổng quan về phân tích chính sách

2. Phương pháp phân tích3. Quy trình phân tích chính sách4. Tiêu chí trong phân tích chính

sách công

I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

1. Khái niệm về phân tích chính sách2. Lý do phân tích chính sách3. Chức năng phân tích chính sách4. Nhiệm vụ phân tích chính sách 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích

chính sách

1. Khái niệm về phân tích chính sách

Giải thích: Chỉ sự luân chuyển trong chu trình chính

sách Chỉ mối liên hệ trực tiếp

Hình 1.2: Sơ đồ chu trình chính sách

Xác định vấn đề chính

sách

Hoạch địnhchính sách

Thực thichính sách

Duy trì chính sách

Phát hiện mâu

thuẩn

Phân tích chính sách

Đánh giá chính sách

Xác định vấn đề

chính sách

Hoạch địnhchính sách

Thực thichính sách

Duy trì chính sách

Phát hiện mâu

thuẩn

Đánh giá chính sách

Input •Thông tin(Informatio

n)• Dữ liệu

(Data)

Output Thông tin

(Informatio

n) Process:+ - x : %

…Analysis

Phân tích

•Phân tích: là quá trình phân giải tài liệu để chủ thể có được thông tin cho việc ra một quyết định quản lý.

– Data: dữ liệu, – Information: thông tin

Input Thông tin

(Information)Dữ liệu (Data)

Output Thông tin(Informatio

n)

Phân tích, xử lý thông tin

Process:+ - x : % …Analysis QUYẾT ĐỊNH

QUẢN LÝ

• Từ những năm 1960, phân tích chính sách đã trở thành một ngành khoa hoc trong khoa học hành chính và quản lý nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo nhà nước ra được các chính sách tối ưu và tổ chức thực thi chính sách thành công, phục vụ trực tiếp cho quá trình quản lý nhà nước.

• Từ những năm 1960, phân tích chính sách đã trở thành một ngành khoa hoc trong khoa học hành chính và quản lý nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo nhà nước ra được các chính sách tối ưu và tổ chức thực thi chính sách thành công, phục vụ trực tiếp cho quá trình quản lý nhà nước.

• Để có những sản phẩm sau phân tích, việc phân tích cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau: – Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và

giải pháp, công cụ chính sách (…) => nhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp.

– Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

– Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới các chính sách.

• Để có những sản phẩm sau phân tích, việc phân tích cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau: – Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và

giải pháp, công cụ chính sách (…) => nhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp.

– Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

– Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới các chính sách.

Những nhà phân tích làm việc

ở đâu?

Những nhà phân tích làm việc

ở đâu?

Những nhà phân tích làm việc ở đâu?

• Các nhà phân tích chính sách phổ biến làm việc trong các cơ quan nhà nước, nhiều người trong số đó đã được đào tạo chính quy trong chuyên ngành phân tích chính sách công.

Những nhà phân tích làm việc ở đâu?

• Các nhà phân tích chính sách làm việc trong:– Các Cơ quan nhà nước;– Các Công ty tư vấn; – Các Viện nghiên cứu;– Các Tổ chức chính trị-xã hội;– Và các đoàn thể, các tổ chức kinh tế vì lợi

nhuận và phi lợi nhuận.• Các nhà phân tích chính sách làm việc

trong Tổ chức như: – Hiệp hội phân tích chính sách công.

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách khu vực

công

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách khu vực

công

Xuan Tien
Địa chỉ: 30C Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội   Điện thoại: 9343924   Email: [email protected]   GPBVHTT: 490/ GP-BVHTT   Cấp ngày 7/11/2002

Cơ Quan chủ quản: Bộ Công Thương

•Vụ Chính sách thương mại đa biên.•Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.

•Vụ Chính sách thương mại đa biên.•Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.

Xuan Tien
Địa chỉ: 30C Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội   Điện thoại: 9343924   Email: [email protected]   GPBVHTT: 490/ GP-BVHTT   Cấp ngày 7/11/2002

Bộ ngoại giao

•Vụ Chính sách Đối ngoại.Bộ ngoại giao

•Vụ Chính sách Đối ngoại.

Bộ Khoa học và Công nghệ •Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và

Công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ •Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và

Công nghệ.

Bộ Y tế

•Viện Chiến lược và Chính sách y tế.Bộ Y tế

•Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường•Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và

môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường•Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và

môi trường.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

•Vụ Chính sách tiền tệ.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

•Vụ Chính sách tiền tệ.

Ủy ban Dân tộc •Vụ Chính sách dân tộc.Ủy ban Dân tộc •Vụ Chính sách dân tộc.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

• Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

• Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

Viện nghiên cứu chính sách tư

Viện nghiên cứu chính sách tư

• Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS

Viện nghiên cứu chính sách tư

• Viện Nghiên cứu Phát triển (Institutes of Development Studies - IDS) gồm một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập: TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Bà Phạm Chi Lan, GS Phan Huy Lê, Ông Trần Đức Nguyên, Ông Trần Việt Phương, GS Hoàng Tụy.Hội đồng Viện cử ông Nguyễn Quang A làm Viện trưởng và bà Phạm Chi Lan làm Phó Viện trưởng.

Nghiên cứu chính sách: “Chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất

cứ ai”

•Lần đầu tiên tại Việt Nam, một viện nghiên cứu chính sách độc lập ra đời, tập hợp những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu của đất nước.

Ra mắt viện nghiên cứu chính sách tư đầu tiên

• "Thực hiện các nghiên cứu và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân... là một trong những mục tiêu của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS", TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng.

TỔNG THỂ HỆ THỐNG

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Chính thức Phi chính thức

Các cơ quanNhà nước

Địa phương

Các cơ quan Nhà nước

Trung ương Tổ chức xã hội

Cá nhân Báo chíThink Tank…

Tổ chức chính

trị

Nhóm lợi ích(Interest Group)

Tổ chứcChính

trị xã hội

TỔNG THỂ HỆ THỐNG

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Chính thức Phi chính thức

Các cơ quanNhà nước

Địa phương

Các cơ quanNhà nước

Trung ương Tổ chức xã hội

Cá nhân Báo chíThink Tank…

Tổ chức chính trị

Đảng cộng sản

Việt Nam

Nhóm lợi ích

(Interest Group)

Tổ chứcChính

trị xã hội

Ví dụ• ở Mỹ: tại Nhà trắng có những nhóm nhỏ

các nhà phân tích có ảnh hưởng rất lớn lên chính sách của Chính phủ trong Hội đồng An ninh quốc gia hay Hội đồng chính sách đối nội. Những lời khuyên của họ liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội.

• Hạ viện Mỹ có hàng nghìn nhà phân tích làm việc ở những bộ phận khác nhau.

Ví dụ

• Trong những cơ quan của chính phủ các nước thường có bộ phận phân tích chính sách báo cáo trực tiếp với thủ trưởng của cơ quan đó. Những bộ phận này có tên kết hợp như: bộ phận phân tích chính sách của bộ năng lượng được gọi là: “Văn phòng trợ lý chính sách và đánh giá” hay “ Văn phòng chính sách, kế hoạch và phân tích”.

Ví dụ

• Trong thực tế, nhiều khi phân tích chính sách được thực hiện bởi chính các nhà quản lý.

• Nhiều Quốc gia, khi các cơ quan nhà nước không có đủ đội ngũ các nhà phân tích chính sách, họ sẽ thuê dịch vụ tư vấn của các Công ty tư vấn chính sách.

• Trong thực tế, nhiều khi phân tích chính sách được thực hiện bởi chính các nhà quản lý.

• Nhiều Quốc gia, khi các cơ quan nhà nước không có đủ đội ngũ các nhà phân tích chính sách, họ sẽ thuê dịch vụ tư vấn của các Công ty tư vấn chính sách.

• Các cơ quan chính quyền địa phương thường sử dụng những nhà tư vấn chính sách trong trường hợp đặc biệt như hoạch đinh chính sách mới, cải tổ bộ máy, đánh giá các chương trình lớn.

• Các cơ quan nhà nước ở Trung ương không chỉ sử dụng tư vấn chính sách trong những nghiên cứu đặc biệt mà cả trong phân tích thường kỳ. Các Viện nghiên cứu và các trường Đại học cũng có thể cung cấp dịch vụ phân tích chính sách công.

• Các doanh nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp, Công đoàn…cần nhà phân tích chính sách công để đánh giá lợi ích và chi phí mong đợi trước những thay đổi chính sách của nhà nước.

Những quan điểm của phân tích chính sách (các nước Tư

bản)• Khi phân tích một chính sách nào

đó các nhà phân tích thường đưa ra các câu hỏi:– Chính sách đó ai đưa ra (nhóm quyền

lực nào)?– Nhóm chính trị nào gây ảnh hưởng

nhiều nhất đến chính sách?– Ai hưởng lợi?– Ai bị thiệt thòi do chính sách đó?

Ví dụ

• ở Thái Lan có rất nhiều nhóm quyền lực khác nhau gây ảnh hưởng đến các chính sách đưa ra, trong đó nhóm quân sự là nhóm mạnh nhất, tạo được những lợi thế chính trị trên phương diện này.

Ví dụ

• ở Mỹ , các chính sách đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhóm quyền lực, Quốc hội Mỹ rất muốn đưa ra một đạo luật cấm dân chúng sử dụng vũ khí. Nhưng nhóm các nhà Tư bản sản xuất vũ khí trong Quốc hội Mỹ rất mạnh cho nên Đạo luật đó vẫn chưa ra đời.

• Đối với Việt Nam, quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách trong quản lý nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực. Vì có sự thống nhất cơ bản về lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân.

Theo cơ chế hoạt động của nhà nước: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Tuy vậy vẫn có những mâu thuẩn xảy ra giữa các cơ quan hoạch định chính sách và thực thi chính sách.

Phân tích chính sách là:

• Ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận.

• (xã hội dân sự - phản biện xã hội…)

Phản biện xã hội• “Phản biện là nhận xét và đánh giá về một công

trình khoa học (luận án, luận văn, khoá luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một chương trình nghiên cứu… ). Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết luận, đóng góp, hạn chế… cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại…

• “Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân, và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.

• Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước… nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu… ”

• Nghị quyết đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”

• ”Nhà nước ban hành cơ chế để mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp uỷ Đảng và cấp chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật”.

• Việc lãnh đạo các cấp đối thoại trực tiếp với nhân dân, các đại biểu dân cử tiếp xúc nghe ý kiến của cử tri; việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân; việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn kiện, các dự án và chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; việc trưng cầu ý dân… đều là những cách phát huy tốt phản biện xã hội. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cần có cơ chế rõ ràng để nhân dân bày tỏ ý kiến và phản biện đối với dự thảo, dự án những quyết định lớn của Đảng, và Đảng sẵn sàng nghe những ý kiến ngược chiều.

• Khi thực hiện phản biện xã hội, người ta đưa ra các lập luận nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một phương án, dự án đã được hình thành và công bố. Phản biện xã hội có thể được thực hiện với bất cứ một phương án, dự án xã hội nào được công bố.

• …• Phản biện khác với phản kháng. Phản biện xã

hội nhằm mục đích lựa chọn phương án, dự án xã hội chính xác nhất. Phản kháng xã hội hướng tới sự đả kích, không dừng lại ở việc đối chọi về lập luận, mà còn dẫn tới các hành động phản kháng cụ thể.

• Nội dung của phản biện xã hội rất rộng. Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách… của Đảng, Nhà nước là đối tượng của phản biện xã hội.

• Các nhà cầm quyền trên thế giới rất khôn ngoan luôn biết sử dụng phản biện xã hội như một kênh thông tin rất quan trọng phục vụ cho công việc của mình.

• Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phản biện xã hội là hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ thúc đẩy thực hiện mục đích xã hội tốt đẹp.

• Phản biện xã hội vừa là một nhu cầu khách quan của công việc lãnh đạo xã hội, vừa là một hiện thực tất yếu luôn tồn tại trong đời sống chính trị xã hội.

• Phản biện xã hội, nếu được thực hiện đúng đắn, sẽ đem lại kết quả tích cực trực tiếp. Phản biện xã hội tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có những phương án, dự án hợp lý nhất, hiệu quả nhất và sẽ được ứng dụng rộng rãi khi đưa vào thực hiện.

• Muốn phản biện xã hội đạt được mục tiêu tích cực của nó thì phải có định hướng phản biện, phản biện phải có nơi, có chỗ, có người nói, có người nghe, phạm vi, quy mô, nội dung phản biện phải được tính toán, cân nhắc trên cơ sở phát huy quyền dân chủ, nhưng điều quan trọng trước hết là phải xác định mục đích phản biện là gì?

• Ý nghĩa và giá trị của phản biện xã hội là to lớn, nhưng cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của phản biện xã hội, cho đó là giải pháp vạn năng trong đời sống chính trị.

• Phản biện xã hội chỉ là một trong các biểu hiện của cơ chế tập trung dân chủ, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nằm trong tổng thể cơ chế tập trung dân chủ. Một Nhà nước điều hành hoạt động xã hội hằng ngày, không thể áp dụng phản biện xã hội cho mọi quyết sách của mình. Phản biện xã hội thực hiện tràn lan có thể làm mất đi tính năng động và kịp thời của quá trình điều hành xã hội. Nếu tổ chức không tốt quá trình phản biện xã hội, dẫn đến bị những kẻ cơ hội lợi dụng, thì có thể làm tê liệt sự điều hành của Nhà nước.

• Để phản biện xã hội có hiệu quả thiết thực thì phải có Luật về phản biện xã hội. Dự thảo luật này phải được phản biện xã hội trước khi trình Quốc hội.

• Phân tích chính sách: là việc phân giải các hoạt động liên quan đến chu trình chính sách, nhằm chỉ ra những mối quan hệ mang tính qui luật giữa các yếu tố cấu thành hoạt động mang tính chính sách. (phân tích quy trinh chính sách).

Phân tích chính sách

Xác định vấn đề

chính sách

Hoạch địnhchính sách

Thực thichính sách

Duy trì chính sách

Phát hiện mâu

thuẩn

Đánh giá chính sách

Input •Thông tin(Informatio

n)• Dữ liệu

(Data)

Output Thông tin

(Informatio

n) Process:+ - x : %

…Analysis

• Như vậy hoạt động phân tích chính sách: là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả của chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách.

Định nghĩa

• Phân tích chính sách là: quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội.

Sản phẩm của phân tích chính sách

• Lời khuyên• Những kiến nghị

Thông qua xã hội dân sựPhản biện xã hội…

Lời khuyên• Những khuyến cáo về hậu quả của

hành động chính sách như: việc thực hiện mục tiêu A có thể dẫn đến hậu quả B (và có thể phức tạp hơn nhiều nữa), có thể dẫn đến những mâu thuẩn x, y, z…

• Hoặc: thực hiện mục tiêu A bằng giải pháp B => sẽ đem lại lợi ích C cho xã hội và chi phí D. cũng như đem lại lợi ích cho nhóm xã hội E.

• lợi ích cho nhóm xã hội E không có lợi cho nhóm lợi ích F (interest group).

• Sản phẩm phân tích gắn liền với các Quyết định của nhà nước và cơ sở để đưa ra các lời khuyên là nhằm vào các mục tiêu xã hội.

• Các tổ chức - Interest group cần các nhà phân tích để có được những lời khuyên liên quan đến các chính sách có lợi cho họ.

chính sách

Được Hoạch định

lobbyInterst group

Có lợi

SẢN PHẨM của

Nhà Phân tích

chính sách

Hoạch địnhchính sách

Hoạch địnhchính sách

Phân tích chính sách

Phân tích chính sách

Chu trìnhchính sách

Chu trìnhchính sách

Phân tích chính sách

Phân tích chính sách

Chu trình chính saùch

Ban hành chính sách

Điều chỉnh chính saùch

Hoaïch ñònh chính saùch

Thöïc thi

chính saùch

Kiểm traÑaùnh

giaù

Chính sách

• Là sản phẩm lao động sáng tạo của các nhà lãnh đạo trong Bộ máy quản lý nhà nước và các nhà phân tích chính sách.

• Sản phẩm này đưa vào ứng dụng thông qua một tiến trình quản lý (chu trinh chính sách).

Tính công cụ của phân tích chính sách

Phân tích chính sách: • Là công cụ tổng hợp thông tin cho

phương án quyết định chính sách;• Là công cụ xác định thông tin cần

thiết cho chính sách trong tương lai.

Phân tích chính sách: • Là công cụ tổng hợp thông tin cho

phương án quyết định chính sách;• Là công cụ xác định thông tin cần

thiết cho chính sách trong tương lai.

• Như vậy, phân tích chính sách là thực hiện một nhiệm vụ khó khăn phức tạp đòi hỏi những nhà phân tích phải có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng và đặc biệt là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Kiến thức – khả năng cần thiết đối với nhà phân tích chính sách

• Thứ nhất, phải thu thập, tổ chức và truyền đạt được thông tin trong điều kiện tiếp cận với người nắm nguồn dữ liệu và người cần thông tin đều khó khăn. Họ phải nhạy cảm để hiểu được thực chất của các vấn đề chính sách và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và họ cũng có khả năng xác định (ít ra cũng định tính) lợi ích và chi phí của các phương án chính sách và làm cho người sử dụng bị thuyết phục bởi sự đánh gía của họ.

• Thứ hai, nhà phân tích phải nhạy cảm để xác định được thời điểm phù hợp cho sự can thiệp bằng chính sách của nhà nước.

• Thứ ba, nhà phân tích có kiến thức và kỹ năng cho phép dự toán và đánh gía với độ tin cậy cao ảnh hưởng của các phương án chính sách.

• Thứ tư, nhà phân tích cần có hiểu biết sâu sắc về các hành vi chính trị và tổ chức để dự đoán được ảnh hưởng của các yếu tố này lên khả năng ứng dụng thành công các chính sách.

• Thứ năm, nhà phân tích phải nắm chắc các nguyên tắc ứng xử và đạo đức để xây dựng được mối quan hệ hợp lý với người sử dụng các kiến nghị chính sách. Các nhà phân tích thường xuyên phải đối mặt với những tình trạng tiến thối lưỡng nan khi mà lợi ích cá nhân của người sử dụng kiến nghị chính sách mâu thuẩn với lợi ích của xã hội.

2.Lý do phân tích chính sách

1. Phân tích chu trình chính sách : Chính sách là một công cụ quản lý. Vì

thế cần phải phân tích để thấy được tính công cụ của chính sách.

3. Phân tích chính sách để phát hiện ra những thiếu sót kịp thời điều chỉnh, bổ sung hòan thiện chính sách.

4. Phân tích để đảm bảo tính hệ thống của chính sách trong hoạt động công cụ quản lý của nhà nước.

2.Lý do phân tích chính sách

5. Phân tích để thấy được Sự ảnh hưởng của chính sách đến với đời sống xã hội (trực tiếp và gián tiếp). Phân tích để thấy được ảnh hưởng của kết quả và hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội.

2.Lý do phân tích chính sách

Phân tích nội dung chính sách (cấu trúc chính sách)

• Phân tích cấu trúc để thấy được tính thiết thực của mục tiêu chính sách.

• Mục tiêu chính sách :– Có thiết thực không;– Có khả thi không;– Có phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức

không v. v …

• Phân tích để thấy được tính hệ thống của mục tiêu chính sách. – Mục tiêu: lâu dài; trước mắt; trực tiếp; gián

tiếp…

• Mục tiêu của chính sách tác động đến nhiều hướng (đối tượng, lĩnh vực). Vì thế phải phân tích tính hệ thống của mục tiêu chính sách là đúng đắn.

• Phân tích xem xét mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách.

Phân tích nội dung chính sách (cấu trúc chính sách)

• Phân tích để thấy được tính hệ thống của chính sách. – Thứ nhất, chính sách mới ban hành

có đúng là một chính sách không hay chỉ là những biện pháp thực thi chính sách;

Phân tích nội dung chính sách

(cấu trúc chính sách)

– Thứ hai, chính sách mới ban hành có phù hợp với hệ thống đã có hay không; hay là gây nên những xung khắc với các chính sách đã có;

– Thứ ba, chính sách mới ban hành có trợ giúp gì cho hệ thống như khắc phục những tồn tại hiện có của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận động tốt hơn.

Phân tích để thấy sự phù hợp giữa chính sách với môi trường

– Môi trường cho tổ chức hoạt động bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên...và những yếu tố này cũng thường xuyên biến động.

Môi trường tồn tại của chính sách công

Chính sách

Chính sách công

Môi trườngChính trị

Môi trườngKinh tế

Môi trường tự nhiên

Môi trườngVăn hóa

Môi trườngXã hội

Môi trườngPháp lýMôi trường

Quốc tế

3. Chức năng phân tích chính sách

3.1.Chức năng thông tin3.2.Chức năng tạo động lực3.3.Chức năng kiểm soát

Hoạch địnhchính sách

Hoạch địnhchính sách

Phân tích chính sách

Phân tích chính sách

Chu trìnhchính sách

Chu trìnhchính sách

Phân tích chính sách

Phân tích chính sách

Xác định vấn đề

chính sách

Hoạch địnhchính sách

Thực thichính sách

Duy trì chính sách

Phát hiện mâu

thuẩn

Đánh giá chính sách

Input •Thông tin(Informatio

n)• Dữ liệu

(Data)

Output Thông tin

(Informatio

n) Process:+ - x : %

…Analysis

Hub

Workstation Workstation

Workstation

Maïng cuïc boä (LAN)

Maùy traïm

Thông tin tham khảo

Thông tin trao đổiCông việc Thông tin lưu trữ

Mạng INTRANET

3.1. Chức năng thông tin

• Thực hiện chức năng này nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của chủ thể quản lý. Thông tin có được bao gồm thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai.

3.1.Chức năng thông tin

• Thông tin quá khứ: là kết quả diễn biến của quá trình phát hiện mâu thuẫn, lựa chọn vấn đề cho hoạch định và thực thi những chính sách tồn tại trong đời sống xã hội. Thông tin này cho biết giá trị thực tế và những hạn chế cụ thể của những dự báo cho đến thời điểm phân tích, đồng thời cũng cho thấy những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả dự báo.

3.1.Chức năng thông tin (tt)

• Thông tin hiện tại là thực trạng diễn biến của việc triển khai lựa chọn vấn đề chính sách, hoạch định hay tổ chức thực thi chính sách trong đời sống xã hội. Thông tin hiện tại cho biết các quá trình triển khai có đảm bảo mục đích, yêu cầu của chủ thể đề ra hay không, đồng thời cũng cho biết mức độ chênh lệch giữa hoạt động triển khai với dự kiến của chủ thể.

2.1.Chức năng thông tin (tt)

• Thông tin tương lai là kết quả diễn biến của quá trình chính sách đạt được trong tương lai trên cơ sở kết quả phân tích chính sách quá khứ và hiện tại. Thông tin tương lai cho biết khả năng vận động của quá trình chính sách hiện có để chủ thể chủ động ứng phó với những tình huống xảy ra trong thực tế.

Chức năng thông tin là chức năng cơ bản nhất

3.2.Chức năng tạo động lực (1)

• Sau khi chức năng thông tin của phân tích chính sách được thực hiện cho chu trình chính sách. Thì Quan hệ truyền dẫn của chức năng thông tin làm cho phân tích chính sách có được chức năng của một công cụ dùng để tạo động lực cho các yếu tố cấu thành chu trình chính sách.

• Các yếu tố đó bao gồm chủ thể, khách thể và môi trường chính sách.

3.3.Chức năng kiểm soát

• Tính công cụ của phân tích chính sách còn thể hiện ở khả năng kiểm soát toàn bộ chu trình chính sách theo yêu cầu của chủ thể quản lý. Khi ban hành chính sách, ý chí của chủ thể được phản ánh rõ nét trong cách ứng xử với các hiện tượng phát sinh nhằm đạt mục tiêu trong tương lai.

Công đoàn, đình công và lương tối

thiểu: từ góc nhìn vĩ mô• Hàng chục ngàn công nhân đình công • TTCN - Đợt đình công qui mô lớn vừa

qua đã đánh động xã hội VN về một chiều xung đột mới đã đến và sẽ sống chung lâu dài với chúng ta:

xung đột lợi ích giữa chủ - thợ.  

Công đoàn, đình công và lương tối

thiểu: từ góc nhìn vĩ mô• Ở các nước công nghiệp lâu đời, sau

hàng trăm năm đấu tranh, cả hai giới chủ và thợ đều kinh nghiệm “đầy mình”, tổ chức tốt và quyền lực mặc cả rất lớn. Cùng với nó, khoa học kinh tế, nhất là kinh tế học lao động, đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc và khách quan, làm cơ sở cho chính sách.

• Sự tập trung hàng trăm ngàn công nhân vào trong một khu công nghiệp làm cho sự lan tỏa thông tin và phối hợp trong nhóm xã hội này được dễ dàng hơn. Vì thế, họ trở thành một nhóm xã hội khá vững chắc (ngược với công nhân của doanh nghiệp tư nhân trong nước, vốn phân tán trong xã hội).

• Mặt khác, với điều kiện làm việc quá tải (có khi đến 12 tiếng/ngày) làm cho công nhân bị cô lập khỏi đời sống bình thường.

• Người công nhân có khi không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề.

• Về ăn, xin xem bài “Cơm công nhân, ăn cho qua ngày đoạn tháng”;

• Về ở, xin xem bài “Công nhân khổ vì thiếu nhà trọ!”;

• Về yêu, xin xem “Săn tình... công nhân”.

• Chính sách Chiêu hiền đãi sỹ làm thế nào để thành hiện thực? - Chính sách chiêu hiền đãi sỹ ở 2 trung tâm kinh tế lớn - Những nét chính– Hà Nội- Triển khai trên mọi mặt trận

• Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa, Tiến sĩ dưới 35 tuổi, Thạc sĩ dưới 30 tuổi ở những chuyên ngành mà Hà Nội đang thiếu được tham dự và ưu tiên trong các kỳ thi tuyển công chức, ưu tiên ký hợp đồng lao động, dù không có hộ khẩu ở Hà Nội.

• Hàng năm, trên cơ sở đăng ký nhu cầu tuyển dụng cán bộ, công chức của các ban ngành, Thành phố sẽ chọn 30- 50 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, giới thiệu về các ban, ngành để xem xét. Sau khi được ưu tiên nhận vào các cơ quan ở Hà Nội, các sinh viên đó còn được xem xét tạo điều kiện để đi đào tạo tiếp sau đại học, kể cả đào tạo ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng cho học sinh trung học, sinh viên hoặc những người có tài năng đặc biệt để theo học các trường đại học trong và ngoài nước

• Các vận động viên, nghệ sỹ tài năng, đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế, kể cả người không có hộ khẩu Hà Nội, đều có thể tham dự thi tuyển công chức vào các ngành theo chuyên môn của Thành phố.

• Các sở ban ngành khi phát hiện người có tài năng ở các cơ quan, địa phương ngoài Thành phố, có nguyện vọng công tác ở Hà Nội, chủ động báo cáo với UBND TP và phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền TP xem xét, tiếp nhận về công tác tại sở, ngành, đơn vị mình.

• Có chế độ học bổng, chế độ phụ cấp với một số em có năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao từ lúc nhỏ tuổi được lựa chọn để cử đi đào tạo trong và ngoài nước.

• Với công chức, cán bộ đang làm việc trong các cơ quan của Thành phố, có chính sách để học tập nâng cao trình độ. Đối tượng cử đi học là những người công tác ít nhất 5 năm trong ngành, cán bộ giỏi, có khả năng phát triển. Họ được nhận trợ cấp kinh phí bảo vệ luận văn, luận án. Đồng thời sẽ có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những người học tập đạt loại khá, giỏi xuất sắc.

4. Nhiệm vụ phân tích chính sách

4.1.Xây dựng kế hoạch phân tích 4.2.Tổ chức công tác phân tích

chính sách 4.3.Kiểm tra, đôn đốc quá trình

phân tích

CAÙC CHÖÙC NAÊNG CÔ BAÛN CUÛA QUAÛN LYÙ

(POLC)• Chöùc naêng Keá hoaïch (Planing).• Chöùc naêng Toå chöùc

(Organizing).• Chöùc naêng Laõnh ñaïo, ñieàu

khieån (Leading).• Chöùc naêng Kieåm soaùt

(Controling)

Quy trình hoạt động chủ yếu (các chức năng) của QLHCNN

1. Quy hoạch, kế hoạch (planning)2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

(organizing)3. Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức

(staffing)4. Ra các quyết định hành chính và tổ chức thực

hiện quyết định (decision-making, directing)5. Phối hợp (coordinating)6. Sử dụng nguồn tài lực (budgeting)7. Giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh

giá (reporting, reviewing, evaluating)

4.1.Xây dựng kế hoạch phân tích

• Là bước khởi đầu cho cả quá trình phân tích giúp chúng ta chủ động về thời gian để có những chương trình phù hợp với mỗi quá trình cụ thể.

4.1.Xây dựng kế hoạch phân tích (tt)

• Xây dựng kế hoạch tiến độ phân tích chính sách.• Xây dựng kế hoạch nguồn lực cho phân tích

chính sách (bao gồm cả nguồn nhân lực và vật lực).

• Xây dựng kế hoạch phối hợp phân tích giữa các cơ quan chức năng, giữa các bước tiến hành phân tích.

Đồng thời phải có những kế hoạch dự phòng để chủ

động ứng phó được với những biến động bất thường

xảy ra trong quá trình phân tích.

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách

• Nhiệm vụ của tổ chức phân tích là phải phân công, phân cấp và phối hợp các bộ phận tham gia hoạt động phân tích thực hiện các công việc như:

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách (tt1)

• Thu thập tài liệu: căn cứ vào yêu cầu phân tích chính sách của chủ thể mà tiến hành thu thập tài liệu cho phù hợp.

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách (tt2)

• Xử lý tài liệu thu thập được: là hoạt động tiếp theo của bước thu thập tài liệu nhằm xác định tính hợp lý, hợp pháp của tài liệu thu thập được và hiệu chỉnh tài liệu theo nội dung cần phân tich

• Bước xử lý tài liệu rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để tổng hợp thông tin.

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách (tt3)

• Tổng hợp tài liệu: là hoạt động phối hợp các dữ liệu đã thông qua được xử lý bằng các phương pháp như toán học, thống kê, kinh tế, xã hội học v. v...để tạo nên những thông tin hữu ích cho phép nhận biết được thực trạng kết quả hay quá trình vận động của một hiện tượng trước và sau khi chịu tác động của một chính sách.

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách (tt4)

• Phân tích tài liệu: là hoạt động phân giải các kết quả tài liệu đã được tổng hợp để thấy được kết quả vận động phát triển của một hay nhiều hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác và với môi trường. Đồng thời cũng cho phép xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng và mức ảnh hưởng của chúng đến kết quả vận động của hiện tượng. Đây là bước Quyết định cho phép rút ra những kết luận cần thiết về kế hoạch và thực thi chính sách.

4.2.Tổ chức công tác phân tích chính sách (tt5)

• Quản lý, đánh giá kết quả phân tích chính sách: là hoạt động đánh giá về một chính sách trên cả phương diện lý luận và thực tế, đồng thời còn đặt nền móng cho việc tiếp tục duy trì chính sách đang tồn tại hoặc hoạch định chính sách cho kỳ sau.

• Ngoài những nhiệm vụ tổ chức trên đây, nhà phân tích còn phải cung cấp đầy đủ những điều kiện vật chất, kỹ thuật để đảm bảo cho quá trình phân tích đạt yêu cầu đề ra.

4.3.Kiểm tra, đôn đốc quá trình phân tích

• Trong thực tế, các hoạt động liên quan đến phân tích chính sách cũng thường xuyên vận động biến đổi theo các quá trình kinh tế - xã hội, vì vậy, thường xuyên kiểm tra hoạt động phân tích sẽ kịp thời phát hiện những chênh lệch trong kế hoạch dự kiến hay những sai sót trong tổ chức để điều chỉnh, bổ sung. Đồng thời cũng khuyến khích được những khâu khó khăn trong hoạt động phân tích, làm cho công tác này ngày càng hoàn thiện.

• Làm luật cho "WTO"• Một trong yêu cầu cấp bách của việc

làm luật là sự đòi hỏi của đời sống. Và vì thế, định liệu thứ tự trước, sau như thế nào, việc đầu tiên là phải xét đến đòi hỏi cấp bách của đời sống xã hội chứ không phải "xếp hàng" theo kiểu "luật nào soạn thảo trước thì thông qua trước... Đó là ý kiến của nhiều ĐB.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách

5.1.Yếu tố chính trị5.2.Yếu tố kinh tế - xã hội5.3.Yếu tố năng lực trình độ của

chủ thể phân tích 5.4.Yếu tố quan hệ quốc tế

Phân tích chính sách

Chính trị

Quan hệ quốc tế

Năng lực của chủ thể

Pháp luật

Xã hội

Kinh tế

5.1.Yếu tố chính trị

• Thái độ chính trị của Nhà nước được thể hiện trong các chính sách để ứng xử với các đối tượng và quá trình kinh tế - xã hội, nên chính sách công luôn mang tính chính trị rõ nét. Nhà nước đưa chính sách vào cuộc sống là để duy trì các hoạt động xã hội diễn ra theo định hướng chính trị.

5.1.Yếu tố chính trị

• Qua phân tích chính sách, Nhà nước biết được tính đúng đắn hay không của định hướng chính trị; biết được mục tiêu mà Nhà nước đang theo đuổi bằng chính sách có phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân hay không; đánh giá được lòng tin của nhân dân vào Nhà nước đến đâu; quyền lực của Nhà nước đối với xã hội cao hay thấp v.v...

5.1.Yếu tố chính trị

• Như vậy, phân tích chính sách cũng là một hoạt động thể hiện ý chí của Nhà nước đối với xã hội. Kết quả phân tích chính sách giúp cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện định hướng chính trị của mình, từ đó củng cố vị thế của Nhà nước trong xã hội. Như vậy có thể thấy, định hướng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả phân tích chính sách.

5.2.Yếu tố kinh tế - xã hội

• Đối tượng chính sách của Nhà nước là toàn dân, toàn diện. Tác động của chính sách làm cho đời sống xã hội ngày càng phát triển về cả lượng và chất. Trình độ văn hóa – xã hội nâng lên giúp người dân ý thức được đầy đủ hơn về chính sách và phân tích chính sách, từ đó họ tự giác tham gia đóng góp vào quá trình phân tích chính sách tích cực hơn. Đồng thời điều kiện kinh tế được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố vật chất kỹ thuật và tài chính cho quá trình phân tích. Từ góc độ này có thể thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế -xã hội đến kết quả và quá trình phân tích chính sách.

5.3.Yếu tố năng lực trình độ của chủ thể phân tích

• Chủ thể là yếu tố trung tâm, Quyết định đến việc hoàn thành số lượng, chất lượng phân tích chính sách. Năng lực, trình độ của chủ thể phân tích được thể hiện trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Nếu chủ thể có trình độ năng lực tốt sẽ có khả năng hoàn thành khối lượng công việc phân tích lớn, có độ chính xác cao trong một thời gian ngắn. Đồng thời họ có khả năng nhận thức chính trị tốt, từ đó có ý thức định hướng trong suốt quá trình phân tích chính sách. Vai trò quan trọng như vậy nên yếu tố con người luôn được các nhà quản lý quan tâm phát triển.

Input Thông tin

(Information)Dữ liệu (Data)

Output Thông tin(Informatio

n)

Phân tích, xử lý thông tin

Process:+ - x : % …Analysis

Năng lực trình độ của

chủ thể phân tích

5.4.Yếu tố quan hệ quốc tế

• Theo quy luật vận động chung của thời đại thì môi trường quốc tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia luôn phải điều chỉnh các chính sách đối nội cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện quốc tế hóa hiện nay, các quốc gia cần thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá các chính sách hiện có để kịp thời phát hiện những bất cập trong chính sách so với yêu cầu hội nhập để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

5.4.Yếu tố quan hệ quốc tế

• Khi quan hệ quốc tế mở rộng, thì tầm bao quát trong phân tích chính sách càng lớn. Chúng ta phải phân tích từ vấn đề chính sách đến mục tiêu, cơ chế, biện pháp chính sách v. v... Xem có mang tính quốc tế hay không.

• Qua đó cho thấy yếu tố quốc tế có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến các hoạt động chính sách của Quốc gia nói chung, phân tích chính sách nói riêng.

Một thí dụ về yêu cầu toàn diện

•Vấn đề chính sách: Việt Nam có nên xoá bỏ án tử hình

I. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI MUỐN BÃI BỎ ÁN TỬ HÌNH

• Án tử hình là trái đạo lý; điều đó là kinh tởm đối với xã hội hiện đại.

• Các nước tân tiến như Anh Quốc gần như đã bãi bỏ án tử hình (ngoại trừ cho tội phản quốc).

• Lên đến 5% những người bị kết án thật sự lại là vô tội; họ bị kết án vì bị nhận dạng lộn, những chứng cớ gián tiếp, bồi thẩm đoàn có thành kiến, hay lời buộc tội cách áp đảo của các luật sư.

I. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI MUỐN BÃI BỎ ÁN TỬ HÌNH

• Án tử hình làm xã hội thành hung ác bằng cách coi nhẹ sự sống.

• Án tử hình không thể bảo vệ được trên phương diện đạo đức; án đó không thể ngăn người ta phạm tội giết người.

• Án tử hình khiến cho việc cải hóa tội nhân không thể thực hiện được.

• Những người tán thành án tử hình bị bêu xấu là vô tâm, có tinh thần trả thù và thiếu lòng thương xót.

II. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI ỦNG HỘ ÁN TỬ HÌNH

• Chính quyền phải quan tâm đến việc bảo vệ xã hội, không phải chỉ bảo vệ quyền lợi của tội nhân.

• Công lý phải được duy trì và điều này sẽ làm thấm nhuần các tiêu chuẩn phải trái trong dân sự.

• Án tử hình là một vấn đề của pháp lý được thành lập cho lợi ích chung của xả hội.

•Đến cuối năm 2004, trên thế giới còn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Liên bang Nga, Indonesia v.v...

• 61 quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình.

• 14 quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi… loại bỏ án tử hình cho các tội phạm hình sự thường nhưng vẫn áp dụng án tử hình cho các tội đặc biệt nguy hiểm.

• Một số nước như Philippines trước đây đã bãi bỏ án tử hình nhưng nay khôi phục lại ở một số trọng tội.

• Năm 2003, thế giới có 2.756 người bị kết án tử hình và 1.146 bị thi hành án tử hình,

• Trong đó riêng Trung Quốc có 726 người bị thi hành án tử hình.

• Con số này ở Iran là 108, tại Arập Xêút là 50.

• Việt Nam năm 2004 tuyên 97 án tử hình

Việt Nam sẽ giảm dần án tử hình

• Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức cuộc hội thảo về án tử hình.

• Qua tranh luận, các đại biểu trong và ngoài nước đã hiểu sâu hơn vì sao ở Việt Nam vẫn cần phải thực hiện hình phạt này, đồng thời cũng ghi nhận xu hướng xóa bỏ án tử hình với một số loại tội phạm.

• Theo một số đại biểu đến từ các nước thuộc EU, mặc dù hiện nay án tử hình còn được thực hiện ở nhiều quốc gia nhưng xu hướng chung là giảm bớt và đi tới xóa bỏ án tử hình.

• Ông Gerban de Jong - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết EU đặt mục tiêu là góp phần xóa án tử hình trên toàn cầu, trước mắt là kêu gọi hạn chế áp dụng mức án này và nếu có áp dụng thì nên theo "các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định".

• Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm - Phó chánh Văn phòng thường trực phòng chống ma túy, Bộ Công an, hiện nay do nhận định về sự cần thiết của hình phạt này, nên vẫn còn 90 nước áp dụng án tử hình, trong đó có cả nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản...

• Một số nước tuy đã bãi bỏ án tử hình nhưng do thấy không ổn lại khôi phục đối với một số trọng tội như buôn bán ma túy, giết người...

• Năm 2003, có khoảng 2.756 người bị kết án tử hình ở 63 quốc gia.

• Hình thức thực hiện án tử hình cũng rất khác nhau: chém, tiêm thuốc độc, ghế điện và cả treo cổ...

• Một số nước theo đạo Hồi tử hình phạm nhân bằng cách ném đá đến chết hoặc thiêu sống...

Việt Nam: Giảm dần án tử hình

• Quan điểm của đại biểu từ Bộ Ngoại giao, từ các cơ quan tư pháp của Việt Nam khá thống nhất về án tử hình.

• Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng nói: "Đối với Việt Nam, việc vẫn duy trì án tử hình là cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân và vì lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội".

• Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Việt Nam năm 1999 đã giảm hình phạt tử hình từ 44 tội danh xuống còn 29 tội danh.

• Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an nói: "Việc áp dụng hình phạt tử hình thời gian qua thực sự có tác dụng trấn áp và răn đe kẻ phạm tội.

• Trong nhiều trường hợp, thủ phạm đã phải thú nhận là chính mối lo sợ bị kết án tử hình đã ngăn chúng không tiếp tục phạm tội ở mức nguy hiểm hơn".

• Thực tế cho thấy, trong một số nhóm tội phạm nghiêm trọng về ma túy, giết người... bọn tội phạm luôn có xu hướng đối phó với việc nếu bị bắt, bị truy tố sẽ bị tử hình bằng cách che giấu hoặc lẩn tránh những tình tiết khiến phải chịu hình phạt cao nhất.

• Một điểm "đặc thù" của Việt Nam là hằng năm các phạm nhân được xét ân xá, đặc xá...

• Do đó, giới tội phạm cho rằng: "Chỉ có hình phạt tử hình là thực sự đáng sợ".

• Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh kết luận: "Duy trì án tử hình hiện nay là phù hợp".

• Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế chung của thế giới, sẽ thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.

• Một số đại biểu cũng nhất trí với các ý kiến trên nhưng cho rằng, bên cạnh đó cũng phải nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán, luật sư để giảm tối đa các trường hợp bị xét xử oan, sai dẫn đến có thể có những án tử hình oan uổng hoặc là không được chú ý xem xét các tình tiết, bằng chứng có thể giảm nhẹ tội giúp họ có thể thoát khỏi án tử hình.  

• (Thanh Niên)

• Thiếu tướng Lê Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học công an cho biết, từ khi áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), mỗi năm, tòa án nhân dân các cấp tuyên phạt tử hình khoảng 70-80 bị cáo (chiếm 0,25% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử).

• Trong đó, 95% án tử hình áp dụng cho các tội: tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy; giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô...

• Trong một năm tước quyền được sống của 70-80 người để đảm bảo quyền được sống bình yên cho 80-85 triệu người khác tại Việt Nam... là việc làm cần thiết, hợp đạo lý, hợp lòng dân

Phương thức hành hình tử tội trên thế giới

• Thi hành án tử hình phổ biến ở các nước là treo cổ và xử bắn.

• Một số quốc gia đã áp dụng hình thức “nhẹ nhàng” hơn, đó là tiêm thuốc độc.

• Ở Việt Nam, việc hành hình các tử tội đang được nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

Trung Quốc

• Trung Quốc áp dụng hình thức xử bắn đối với các tội phạm nguy hiểm như tham nhũng nghiêm trọng, giết người, ma túy, tội phạm có tổ chức…

• Thường thường, nhiều tử tội được đưa ra pháp trường cùng một lúc và bị xử bắn tập thể trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân.

• Điều này có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm rất lớn.

• Còn các tử tội khác được đưa vào buồng giam và tiêm thuốc độc gây chết người.

• Ở một số nước Hồi giáo, việc tử hình được thực hiện bằng ném đá đến chết hoặc thiêu sống.

• Phụ nữ theo đạo Hồi nếu ngoại tình hoặc hành nghề mại dâm sẽ phải chịu hình phạt này trong khi đó đàn ông theo đạo Hồi có quyền lấy tới... 4 vợ.

• Xưa kia ở một số nước châu Âu, tử hình được thực hiện bằng chém.

• Bị án được đưa lên máy chém để thực hiện hình phạt.

• Các hình thức cẩu đầu trảm, long đầu trảm rất phổ biến trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.

• Ngoài ra, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam còn có các biện pháp cho voi giày, tùng xẻo hoặc ném bị án vào vạc dầu sôi.

• Ở Việt Nam, Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự nước ta năm 2003 quy định “Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn”.

• Bộ Công an được giao chủ trì tổ chức thi hành hình phạt tử hình.

• Từ năm 1974, Bộ Công an đã có chỉ thị “Về việc thi hành án tử hình” trong đó quy định tiến hành thống nhất thi hành án tử hình.

• Trong một số tập của bộ phim Cảnh sát hình sự cũng đã quay cảnh các vụ thi hành án tử hình. Tại pháp trường, đội thi hành án gồm 5 chiến sĩ công an bắn giỏi được lựa chọn, sẽ bắn một loạt súng trường thẳng vào tim phạm nhân. Để kết thúc việc thi hành án tử hình, cán bộ chỉ huy đội bắn thêm một phát súng ngắn vào thái dương của phạm nhân gọi là viên đạn ân huệ. Sau khi đã thi hành án tử hình, Cơ quan Công an có trách nhiệm làm giấy báo cho thân nhân, gia đình phạm nhân biết.

• Thực tiễn cho thấy, việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao.

• Tuy nhiên, biện pháp này làm cho thi thể tử tội không nguyên vẹn và có ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, tư tưởng cán bộ chiến sĩ thi hành án nhất là số cán bộ công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các tử tội là nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt tử tội và được giao bắn viên đạn ân huệ vào thái dương phạm nhân.

• Rất ít cán bộ trẻ xung phong vào các đội công tác này.

• Trong quá trình thi hành hình phạt tử hình cũng đã xuất hiện nhiều vướng mắc như kiểm tra căn cước, xác định vân tay của tử tù, hoãn thi hành án, gia đình xin nhận xác bị án về mai táng. Đã có nhiều vụ án phải hoãn thi hành án, điển hình là các tử tù Siêng Phênh và Nguyễn Khánh Lộc đã đề nghị hoãn thi hành án để khai ra một số kẻ đồng phạm đang còn giấu mặt ngoài xã hội. Bên cạnh đó có nhiều trường hợp gia đình tự ý đào lấy xác người thân về mai táng sau khi hình phạt tử hình đã được thi hành.

• Về pháp trường thi hành án tử hình, các địa phương rất khó tìm địa điểm để làm, nhất là các tỉnh đồng bằng. Có tỉnh như Nghệ An phải đi xe 140km mới có địa điểm thi hành án tử hình. Vì vậy, cần xây dựng những pháp trường cố định để thi hành án tử hình. Pháp trường cần được xây dựng ở các nơi dễ đi lại, có điều kiện cho nhân dân xem, có tường chắn đạn, gần nơi chôn cất bị án

• Để góp phần hoàn thiện công tác thi hành án tử hình, Nhà nước cần nghiên cứu, áp dụng 2 phương thức: xử bắn hoặc tiêm thuốc độc. Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn đối với những kẻ phạm tội là chủ mưu nguy hiểm cầm đầu các băng nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Các trường hợp tử hình khác nên thi hành bằng tiêm thuốc độc tại buồng giam như một số nước.

• Đến cuối năm 2004, trên thế giới còn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Liên bang Nga, Indonesia v.v...

• 61 quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình.

• 14 quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi… loại bỏ án tử hình cho các tội phạm hình sự thường nhưng vẫn áp dụng án tử hình cho các tội đặc biệt nguy hiểm.

• Một số nước như Philippines trước đây đã bãi bỏ án tử hình nhưng nay khôi phục lại ở một số trọng tội.

• Năm 2003, thế giới có 2.756 người bị kết án tử hình và 1.146 bị thi hành án tử hình, trong đó riêng Trung Quốc có 726 người bị thi hành án tử hình. Con số này ở Iran là 108, tại Arập Xêút là 50.

• Theo CAND