44
Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 - Cổ phiếu Việt Nam - Thời điểm để tham gia – Trong vòng 5 năm tới Việt Nam có khả năng đạt được mức tăng trưởng kinh tế tương đương mức tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc. Tính đến thời điểm này rất ít tổ chức đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam vì cho rằng nó quá nhỏ và không ổn định. Nhưng tình hình này đang thay đổi. Các cổ phiếu có thể giao dịch hiện nay đã đạt quy mô vốn 9 tỉ USD và thị trường này đang mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đã đến lúc các nhà đầu tư “nhúng chân” vào. Cơ hội đầu tư gia tăng Hôm nay các chuyên gia kinh tế của chúng tôi đã công bố một bản báo cáo cho rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm là 7.5% – 8% trong vòng 5 năm tới. Khi nghe việc này các tổ chức đầu tư quốc tế sẽ muốn được tham gia vào thị trường này. Nhưng phần lớn trong số này cảm thấy nản lòng cho đến tận bây giờ vì họ cảm nhận được quy mô nhỏ và thiếu khả năng thanh khoản của thị trường chứng khoán. Thực chất thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận với các nhà đầu tư quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 49% cổ phiếu; các quy định về mậu dịch, ngoại hối và thuế khá ưu đãi. Quy mô vốn (nếu tính luôn cả thị trường OTC) đã tăng lên 9 tỉ USD và doanh thu tăng lên có lẽ là 20 triệu USD/ngày. Với 5 hoặc 6 loại cổ phiếu được chào ra thị trường lần đầu tiên, 1

HSBC Report - Full

Embed Size (px)

DESCRIPTION

co phieu

Citation preview

Page 1: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Cổ phiếu Việt Nam

- Thời điểm để tham gia –

Trong vòng 5 năm tới Việt Nam có khả năng đạt được mức tăng trưởng kinh tế

tương đương mức tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc.

Tính đến thời điểm này rất ít tổ chức đầu tư quan tâm đến thị trường chứng

khoán Việt Nam vì cho rằng nó quá nhỏ và không ổn định.

Nhưng tình hình này đang thay đổi. Các cổ phiếu có thể giao dịch hiện nay đã

đạt quy mô vốn 9 tỉ USD và thị trường này đang mở rộng cho các nhà đầu tư

nước ngoài. Đã đến lúc các nhà đầu tư “nhúng chân” vào.

Cơ hội đầu tư gia tăng

Hôm nay các chuyên gia kinh tế của chúng tôi đã công bố một bản báo cáo cho rằng

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm là 7.5% – 8% trong

vòng 5 năm tới.

Khi nghe việc này các tổ chức đầu tư quốc tế sẽ muốn được tham gia vào thị trường

này. Nhưng phần lớn trong số này cảm thấy nản lòng cho đến tận bây giờ vì họ cảm

nhận được quy mô nhỏ và thiếu khả năng thanh khoản của thị trường chứng khoán.

Thực chất thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận với các nhà đầu tư

quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 49% cổ phiếu; các quy định về

mậu dịch, ngoại hối và thuế khá ưu đãi. Quy mô vốn (nếu tính luôn cả thị trường OTC)

đã tăng lên 9 tỉ USD và doanh thu tăng lên có lẽ là 20 triệu USD/ngày. Với 5 hoặc 6 loại

cổ phiếu được chào ra thị trường lần đầu tiên, mỗi loại khoảng hơn 1 tỉ USD thì rất có

thể trong vòng 12 tháng tới thị trường này sẽ tiếp tục phát triển.

Việc Việt Nam gia nhập vào WTO vào tháng 10 và việc Hà Nội là nhà tổ chức Hội nghị

APEC vào tháng 11 sẽ lôi cuốn sự chú ý đến Việt nam và có thể sẽ là chất xúc tác cho

các nhà quản lý quỹ lần đầu tiên để mắt tới thị trường này.

Thị trường chứng khoán vẫn còn quá nhỏ để các tổ chức lớn có được sự tiếp cận đầy

đủ nhưng chúng tôi nghĩ rằng rất nhiều tổ chức sẽ vẫn muốn nhúng chân vào thị trường

1

Page 2: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

này bằng cách mở một tài khoản giao dịch và mua một ít cổ phiếu. Bây giờ đã đến lúc

khởi động.

Bản báo cáo này không nhằm mục đích xác định các loại cổ phiếu các nhà đầu tư nên

mua mà nhằm cung cấp những chỉ dẫn bổ ích về việc làm cách nào tiếp cận với thị

trường tiềm năng này.

2

Page 3: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Việt Nam bây giờ

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7.5% – 8%/ năm của Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ

muốn được tiếp cận với thị trường này.

Quy mô của thị trường chứng khoán còn nhỏ (tổng quy mô vốn là 9 tỉ USD) nhưng

với việc tư nhân hóa trong thời gian tới, thị trường này sẽ phát triển nhanh chóng.

Việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 10 có thể sẽ là một chất xúc tác. Các tổ

chức đầu tư cần làm quen với thị trường này ngay từ bây giờ.

Một câu chuyện hấp dẫn về sự tăng trưởng kinh tế

Hôm nay các chuyên gia kinh tế của chúng tôi đã công bố một bản báo cáo chi tiết khảo

sát nền kinh tế Việt Nam với tựa đề “Việt Nam: Hướng đến cấp độ kế tiếp”. Luận điểm

của họ có thể được tóm tắt như sau:

Việt Nam có lợi thế lớn trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP thực 7.5 –

8% trong vòng 5 năm tới.

Các nhân tố góp phần hiện thực hóa khả năng này bao gồm: yếu tố con người, đầu

tư tài sản cố định tăng trưởng và ổn định và năng suất gia tăng một phần nhờ việc

chuyển đổi liên tục từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch

vụ.

Việc quản lý chính sách tiền tệ và tài chính trong thời gian qua mang tính cẩn trọng

và hỗ trợ cho một sự tăng trưởng kinh tế ổn định với một mức lạm phát, các số dư

tài chính, các số dư tài khoản vãng lai và tỉ lệ nợ chấp nhận được

Nhu cầu về vốn để đạt được mức tăng trưởng này sẽ là rất lớn trong đó dự kiến việc

đầu tư/GDP tăng từ 33% lên 41-42% tính đến năm 2010. Theo kế hoạch của chính

phủ, dự kiến 49.5 – 51.5 tỉ USD trong tổng số vốn đó sẽ đến từ nước ngoài trong đó

dự kiến khoảng 9 tỉ USD đến từ việc đầu tư theo danh mục từ nước ngoài.

Hầu hết các nhà đầu tư khi nghe câu chuyện này sẽ muốn được tiếp cận với thị trường

này. Việt Nam có dân số 82 triệu, có mức tăng trưởng có thể sẽ khá giống mức tăng

trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm tới, nền tảng kinh tế vững mạnh, và

đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng mãi cho tới gần đây thì vẫn có rất ít các tổ chức đầu tư quốc tế quan tâm đến thị

trường Việt Nam. Điều này không đáng ngạc nhiên vì mãi đến cuối năm 2005 Trung tâm

giao dịch chứng khoán Tp. HCM (TTGDCK Tp. HCM, thị trường chứng khoán chính

3

Page 4: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

khai trương năm 2000) mới chỉ niêm yết 32 loại chứng khoán và có một quy mô vốn là

460 triệu USD.

Tuy nhiên đến năm nay mọi thứ đã thay đổi. Với việc niêm yết 2 công ty cổ phần lớn

(Vinamilk và Sacombank), quy mô vốn của TTGDCK Tp. HCM đã tăng lên 2.9 tỉ USD

(tính đến ngày 25/08). Doanh số trung bình mỗi ngày đã tăng từ 680.000 USD vào năm

2005 lên 1.5 triệu USD trong 3 tháng trở lại đây. Nếu tính cả thị trường Hà Nội và cổ

phiếu OTC thì quy mô vốn có thể lên đến 9 tỉ USD. Chỉ số chứng khoán Việt Nam đã

tăng 55.3% tính đến thời điểm hiện tại mặc dù đã có sự điều chỉnh 38% trong khoảng

thời gian từ tháng 5 đến tháng 7. Một số nhà môi giới quốc tế đã công bố các bản báo

cáo đầu tiên về thị trường này và nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên thị trường này vẫn chưa xuất hiện trên màn hình radar của hầu hết các nhà

quản lý quỹ toàn cầu. Tổng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào các loại chứng khoán

đã niêm yết chỉ đạt 840 triệu USD (và có lẽ con số đó cũng tương tự cho thị trường

chứng khoán chưa niêm yết hoặc cổ phiếu OTC, những loại thị trường có rất ít dữ liệu).

Phần lớn nguồn vốn này đến từ các quỹ trong nước đã lên sàn với tổng tài sản ròng

1.376 triệu USD. Do quy mô nhỏ của thị trường này và khả năng thanh khoản hạn chế

nên vẫn rất ít định chế lớn quan tâm đến thị trường này.

Thời điểm để quan tâm đến cổ phiếu Việt Nam

Chúng tôi nghĩ các nhà đầu tư phải bắt đầu sớm thôi. Một số tác nhân xúc tác sẽ xuất

hiện trong vài tháng tới và sẽ đưa cổ phiếu Việt Nam lên đầu đề của các báo.

Sau 10 năm đàm phán, việc Việt Nam gia nhập WTO đã được thông qua tại cuộc

họp ngày 10 và 11/10, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết rõ liệu Quốc hội Mỹ có

thông qua “quy chế tối huệ quốc” cho Việt Nam trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ hay

không và điều này có nghĩa là Mỹ sẽ không tham gia vào việc ký kết các thỏa thuận

WTO với Việt Nam. Dù đây là một hạn chế thì nó vẫn không thể ảnh hưởng đến quá

trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Cuộc họp thường niên về Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương

(APEC) lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Việt Nam từ 12/11 đến 19/11. Có thể Tổng thống

George Bush sẽ đến thăm Việt Nam nhân dịp này, chuyến viếng thăm thứ hai của

một tổng thống Mỹ đến Việt Nam (sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Clinton

vào năm 2000).

Một số công ty lớn đã được tư nhân hóa dự kiến sẽ niêm yết vào năm sau, bao gồm

ít nhất 2 ngân hàng, một công ty bảo hiểm, công ty điện lực và hai hoặc hơn công ty

điện thoại di động trong đó mỗi công ty có thể được vốn hóa với giá 1 tỉ USD hoặc

hơn. Điều này sẽ gia tăng quy mô vốn của TTGDCK Tp. HCM lên 9 – 10 tỉ USD và

4

Page 5: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

lần đầu tiên làm gia tăng khả năng Việt Nam được tính đến trong chỉ số MSCI và

FTSE.

Một đạo luật mới về chứng khoán sẽ có hiệu lực vào 1/2007. Trong số các thay đổi

sẽ diễn ra sẽ có sự thay đổi trong cách gọi từ TTGDCK Tp. HCM, một cách đặt tên

rất vụng về, lần đầu tiên sẽ được đổi thành tên “Giao dịch chứng khoán Việt Nam”.

Hạn mức về quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài (hiện tại là

49%, riêng các ngân hàng và các công ty chưa niêm yết là 30%) có thể được tăng

lên 100% sớm nhất vào cuối năm mặc dù nhà nước có thể vẫn giữ hạn mức đối với

một số ngành nhạy cảm như tài chính, các nguồn tài nguyên và viễn thông.

Cho dù thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhỏ để phần lớn các nhà đầu tư từ các định

chế có thể có được một sự tiếp cận toàn diện, chúng tôi vẫn tin rằng nhiều nhà đầu tư

trong số đó sẽ vẫn muốn ít nhất là được làm quen với cơ chế hoạt động của thị trường

này và bắt đầu “nhúng chân” vào thị trường này bằng cách mở một tài khoản giao dịch

và mua một số cổ phiếu.

Cùng với thời gian, thị trường Việt Nam cần phải phát triển để đạt được mức tăng

trưởng GDP bằng với các nước châu Á khác. Theo Bảng 1, quy mô vốn/GDP của Việt

Nam hiện tại là 5% so với con số trung bình là 71% của Philipin, Thái Lan và Indonesia.

Nếu thị trường Việt Nam có một tỉ lệ tương tự như các nước này thì giá trị của nó phải

lên đến 37 tỉ USD. Trong vòng 5 năm tới nếu thị trường đó tăng trưởng 8%/năm thì giá

trị của nó sẽ đạt được 55 tỉ USD. Nhưng như vậy thì vẫn nhỏ hơn so với quy mô vốn

hiện tại của Indonesia là 102 tỉ USD. Tuy nhiên mức tăng trưởng của Việt Nam có thể

sẽ biến nó thành một thị trường hấp dẫn (và có thể đầu tư được) cho các nhà đầu tư

quốc tế.

Bảng 1: Tỷ lệ vốn hóa/GDP tại các thị trường châu Á (tính đến cuối tháng 7/2006)

5

Page 6: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Mục đích của bản báo cáo này không phải để xác định loại cổ phiếu Việt Nam các nhà

đầu tư nên mua. Câu hỏi khó hơn là làm thế nào để mua cổ phiếu trên thị trường Việt

Nam không chỉ bởi vì thị trường này rất nhỏ mà còn vì 3 trong tổng số 48 loại cổ phiếu

niêm yết (bao gồm Sacombank, ngân hàng lớn thứ hai xét về quy mô vốn) đã đạt hạn

mức cho việc nắm giữ cổ phiếu của nước ngoài vào tháng 8. Chính vì vậy bản báo cáo

này tập trung vào việc làm thế nào nào để tiếp cận được với thị trường này.

Để có được thông tin đáng tin cậy về việc thị trường cổ phiếu của Việt Nam hoạt động

như thế nào là rất khó. Ví dụ doanh thu của các loại cổ phiếu chưa niêm yết lớn gấp vài

lần so với doanh thu của các loại cổ phiếu đã niêm yết và rất nhiều các khoản đầu tư

hấp dẫn nhất vẫn chưa được niêm yết (mặc dù chúng có thể được giao dịch được một

cách dễ dàng trên thị trường OTC không chính thức). Việc tìm dữ liệu cũng rất khó, dù

là dữ liệu về các loại cổ phiếu đã niêm yết, ví dụ như Bloomberg ngoài thông tin về giá

của các loại cổ phiếu cơ bản thì gần như không cung cấp gì khác nữa. Chính vì thế một

phần mục đích của bản báo cáo này là nhằm giải thích các chi tiết và các cơ chế hoạt

động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhưng nhìn từ góc độ các quy định và cấu trúc thì Việt Nam không phải là một thị

trường khó đầu tư vào. Các nhà đầu tư nước ngoài được tự do tiếp cận thị trường này

(theo những mức giới hạn về quyền sở hữu đã nêu trên đây), không có sự kiểm soát

ngoại hối, không có thuế trên cổ tức hay trên các khoản thu về vốn (chỉ một khoản thuế

giao dịch 10 điểm trên giá trị doanh thu ròng). Mở một tài khoản giao dịch mới khá tốn

thời gian nhưng cũng không quá khó: các nhà đầu tư không cần xin phê duyệt mà chỉ

cần một mã số giao dịch. Các nhà quản lý thị trường chứng khoán sẵn sàng tiếp nhận

các đề xuất về việc làm thế nào để cải thiện cơ chế của thị trường chứng khoán và thực

tế họ đã giới thiệu một số cải cách sau khi nhận được đề xuất từ các nhà đầu tư. Sự cởi

mở này trái ngược với các thị trường khác ở châu Á (vì dụ như Hàn Quốc, Đài Loan

hoặc Trung Quốc) là những thị trường mang tính hạn chế hơn nhiều đối với việc tiếp

cận của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngày đầu hoạt động – và đối với Trung

Quốc thì tình hình vẫn còn như vậy.

Phần cuối của bản báo cáo này sẽ cung cấp những hướng dẫn thực tế về việc mở một

tài khoản chứng khoán ở Việt Nam và giao dịch và thanh toán chứng khoán. Phần cuối

sẽ là hướng dẫn về cách tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp và thị trường chứng

khoán Việt Nam.

Cơ chế hoạt động của thị trường cổ phiếu

Ở Việt Nam hiện nay có 3 thị trường giao dịch chứng khoán:

Tp. Hồ Chí Minh

6

Page 7: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM (TTGDCK Tp.HCM) được thành lập năm

2000, hiện tại đã niêm yết 48 loại chứng khoán và 1 quỹ đầu tư. Theo Bảng 2, bảng xếp

hạng các loại cổ phiếu tính theo quy mô vốn thì Sacombank và Công ty Sản phẩm sữa

Việt Nam (thường được biết đến dưới tên Vinamilk) chiếm 53% quy mô vốn và 43%

doanh thu, còn 6 hoặc 7 loại cổ phiếu đầu tiên trong bảng thường được các nhà đầu tư

nước ngoài coi là có thể đầu tư được.

Bảng 2: Các loại cổ phiếu đã niêm yết trên TTGDCK Tp.HCM

Doanh thu trên thị trường đã gia tăng đáng kể vào năm nay (xem Bảng 3) đạt mức trung

bình 5.1 triệu USD/ngày trong 3 tháng gần đây và đạt mức trung bình 10 triệu USD

trong tháng 4.

7

Page 8: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Bảng 3: Doanh số hàng này trên TTGDCK Tp.HCM

Hà Nội

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vẫn còn là kẻ đứng ngoài lề sân chơi chứng

khoán. Tại đây mới chỉ có 11 loại cổ phiếu được niêm yết (xem Bảng 4) với tổng quy mô

vốn là 664 triệu USD trong đó riêng cổ phiếu của Công ty thủy điện Phả Lại (PPC) đã

chiếm 83% quy mô vốn này và mang lại 90% doanh số. Công ty thủy điện Vinh Sơn

(VSH) tháng 6 vừa qua đã chuyển giao dịch từ Hà Nội vào Tp. HCM và hiện giờ là cổ

phiếu lớn thứ ba xét về quy mô vốn.

Bảng 4: Các loại cổ phiếu niêm yết tại Hà Nội

Các cơ quan chính quyền đang xem xét lại vai trò của thị trường Hà Nội để quyết định

việc liệu có nên chuyển nó thành một thị trường giao dịch trái phiếu và/hoặc các loại cổ

phiếu với quy mô vốn nhỏ.

Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC)

Hầu hết các tác giả nước ngoài khi viết về thị trường Việt Nam đã bỏ qua chi tiết thị

trường OTC của các loại cổ phiếu chưa niêm yết biến động và hấp dẫn hơn nhiều so

8

Page 9: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

với thị trường đã niêm yết. Một số bằng chứng cho thấy một số quỹ lớn nhất trong nước

có 70% hoặc hơn các danh mục của họ là các loại cổ phiếu chưa niêm yết.

Từ năm 2001 chính phủ Việt Nam đã cổ phần hóa hơn 3.000 công ty, nghĩa là biến

những công ty này thành những công ty cổ phần (xem thêm chi tiết về quá trình này ở

phần dưới đây). Trên lý thuyết, cổ phần của bất kỳ công ty nào trong số các công ty này

đều có thể được giao dịch. Phần lớn các cổ phần này có giá trôi nổi dưới 5% vì thế trên

thực tế đều bị đóng. Nhưng các nhà môi giới và các nhà quản lý quỹ ở Tp. HCM cho

rằng khoảng 200 loại cổ phiếu được giao dịch công khai.

Rất khó để biết được có bao nhiêu loại cổ phiếu trong số này được giao dịch thường

xuyên. Công ty chứng khoán Sài Gòn và Công ty chứng khoán ACB đã niêm yết giá …

trên bản tin hàng ngày của TTGDCK Tp. HCM. Nhưng các nhà quản lý quỹ báo cáo

rằng thậm chí đối với những tên tuổi này việc thực hiện giao dịch cũng rất khó khăn. Có

lẽ sẽ có thêm khoảng 50 đến 60 loại cổ phiếu được located nếu một nhà đầu tư muốn

mua.

Mặc dù rất khó tìm được các dữ liệu đáng tin cậy nhưng rõ ràng những tên tuổi hấp dẫn

nhất lại được giao dịch trên thị trường phi chính thức. Bảng 5 cho chúng ta thấy danh

sách các loại cổ phiếu Công ty chứng khoán Sài Gòn niêm yết giá. Tổng quy mô vốn

của các loại cổ phiếu này lên đến 3.9 tỉ USD, nghĩa là lớn hơn 1/3 so với quy mô của

TTGDCK Tp. HCM. Nếu chúng ta bổ sung thêm các loại cổ phiếu thường xuyên được

giao dịch khác thì quy mô vốn của thị trường OTC sẽ lên khoảng 5 – 6 tỉ USD. Có 9 loại

cổ phiếu OTC (hầu hết là của các ngân hàng) với quy mô vốn là 100 triệu USD hoặc

hơn so với con số hiện tại của Tp. HCM chỉ là 7.

Thậm chí dữ liệu về doanh thu còn ít hơn, nhưng các nhà môi giới và các nhà đầu tư

chúng tôi đã trao đổi với dự đoán rằng doanh thu của thị trường cổ phiếu OTC gấp

khoảng 1.5 đến 6 lần so với doanh thu của TTGDCK Tp. HCM, nghĩa là khoảng giữa 7.5

đến 30 triệu USD. Nếu đạt được mức tối đa thì tổng doanh thu của Việt Nam sẽ tương

đương với doanh thu của Philipin (với mức doanh thu trung bình mỗi ngày là 38 triệu

USD từ tháng 01 đến tháng 06/2006).

9

Page 10: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Bảng 5: Các loại cổ phiếu OTC thường xuyên được giao dịch

Các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu nào?

Ba thị trường cùng có 4 công ty với tổng thị giá nguồn vốn cổ phần lớn hơn 500 triệu

USD và 5 công ty với tổng thị giá nguồn vốn cổ phần từ 200 đến 500 triệu USD. Trong

Bảng 6, chúng tôi cũng đưa ra một số ứng cử viên khác mà các nhà đầu tư lớn coi là

những cổ phiếu có khả năng ảnh hưởng đến thị trường. Nếu quý vị có hứng thú thì đây

chính là những cổ phiếu tốt nhất. Trong dài hạn, cổ phiếu của một số ngành như ngân

hàng, thực phẩm và đồ uống, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, các dịch vụ tiện ích, may

mặc/ giày dép có thể coi là những lĩnh vực đầu tư có triển vọng nhất.

10

Page 11: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Một trong những vấn đề mới nổi gần đây là các tổ chức phát hành thu hút được nhiều

sự quan tâm nhất đã đạt mức trần về sở hữu nước ngoài, đáng lưu ý nhất là cổ phiếu

của Sacombank, REE và cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) hiện mới chỉ

được giao dịch trên thị trường OTC (hiện vẫn chưa có những thống kê chính thức về

mức giá của cổ phiếu của ACB do ACB vẫn chưa niêm yết).

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 26% cổ phiếu tại Trung Tâm

GDCK TP. HCM; tính đến thời điểm hiện tại của năm nay, giao dịch của các nhà đầu tư

nước ngoài cũng chiếm 27% tổng số giao dịch (Không có dữ liệu về sở hữu nước ngoài

của các cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC. Bản thân các công ty tự đảm bảo rằng,

họ sẽ không để mức sở hữu nước ngoài vượt quá 30%.

Hiện đã có những tranh luận xoay quanh vấn đề các cổ phiếu đã đạt mức trần về sở

hữu nước ngoài. Một số ngân hàng đầu tư nước ngoài “chào” cổ phiếu của Việt Nam

cho một số khách hàng của mình thông qua “participatory notes”1 và đó cũng là những

gợi ý về việc các cổ phiếu này có thể được bán cho các thị trường nước ngoài. Một số

nhà đầu tư đã đề xuất rằng, các cơ quan hữu quan sẽ thành lập một khu vực dành cho

nhà đầu tư nước ngoài, giống như Thái Lan và sẽ dành một tỷ lệ cổ phiếu nhất định

dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì Trung Tâm GDCK TP. HCM sử dụng hệ thống

GDCK của Thái Lan nên nhiều khả năng sẽ thành lập khu vực này.

1 “Participatory notes”: là các công cụ do các tổ chức đầu tư nước ngoài không đăng ký kinh doanh tại một quốc gia sử dụng để kinh doanh tại thị trường của quốc gia đó. “Participatory notes” là một loại công cụ phái sinh trong lính vực chứng khoán nhằm bảo đảm rằng những người sở hữu chứng khoán đó sẽ được chia sẻ các khoản lợi nhuận do chứng khoán đó mang lại.

11

Page 12: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn khoảng 12 đến 15 trong danh sách các

cổ phiếu tốt nhất của chúng tôi vẫn còn có thể bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

Về việc định giá

Nhìn chung, việc định giá tại Trung Tâm GDCK TP. HCM vẫn chưa hợp lý. Hệ số Giá so

với Thu nhập (Price to Earnings – PE) là 22,1 * Thu nhập trong năm 2005 và 16,1 * Thu

nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings Per Share – EPS) của bốn quý gần nhất, cao hơn

mức trung bình trong năm 2005 của Châu Á trừ Nhật Bản (14,3) và xấp xỉ mức của Ấn

Độ (21,8). Không có các dự báo mang tính hệ thống về lợi nhuận nhưng giám đốc các

quỹ tại Việt Nam tin rằng lợi nhuận ròng sẽ tăng 20 – 25% trong năm nay và năm tới,

EPS sẽ tăng 10 – 15% (thấp hơn mức tăng của lợi nhuận ròng do có thể phát hành mới

một khối lượng cổ phiếu lớn). Hệ số Thị giá/ Giá trị ghi trên sổ sách là 3,8 – khá cao so

với mức trung bình của khu vực (cao nhất là Ấn Độ - 3,2); tuy nhiên, có thể giải thích là

do ROE của Việt Nam đạt xấp xỉ 24%.

Một số cổ phiếu có vẻ còn có giá cao hơn, nhất là những cổ phiếu mà nhà đầu tư nước

ngoài có thể vẫn còn hứng thú mua. Việc định giá 13 cổ phiếu của Trung Tâm GDCK

Tp. HCM với tổng lượng vốn hóa 20 triệu USD hoặc cao hơn được trình bày trong Bảng

9 với hệ số PE giảm dần. Phần lớn các cổ phiếu “hot” nhất được mua bán với hệ số PE

từ 20 lần trở lên.

12

Page 13: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Bảng 8: Các tham số chính được sử dụng để định giá cổ phiếu

Tổng thị giá nguồn vốn cổ phần (Triệu USD) 2.943

Hệ số Giá/ Thu nhập mỗi cổ phần (Đơn vị: lần)

(4 Quý gần đây)

16,1

Hệ số Giá/ Thu nhập mỗi cổ phần (Đơn vị: lần)

(Năm 2005)

22,1

Hệ số Thị giá/ Giá trị ghi trên số lần (Đơn vị: lần) 3,81

Lãi cổ tức 2,1

Tỷ lệ chi trả chổ tức 33,8%

Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu 23.6%

Rất khó có dữ liệu về lợi nhuận của các cổ phiếu OTC. Tuy nhiên, gần đây VinaCapital

có công bố một báo cáo về các ngân hàng với các dự báo về lợi nhuận và định giá

(Bảng 10). Theo các dự báo này, hệ số PE kỳ hạn trung bình của cổ phiếu của các ngân

hàng là 29 lần và hệ số PB trung bình là 6 lần. Mức giá này có vẻ khá cao so với các thị

trường châu Á khác – các ngân hàng được niêm yết của Trung Quốc có hệ số PB trung

bình là 2,6 lần. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (Return on

Equity – ROE) khá tốt – từ 13 đến 31% và lợi nhuận tăng trưởng với tốc độ 50% hàng

năm có thể đảm bảo mức lãi.

13

Page 14: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Cả số đơn vị tham gia lẫn số lượng cổ phiếu trên TTCK Việt Nam sẽ tăng

Số các cổ phiếu có thể mua bán được có thể sẽ tăng nhanh chóng trong vòng một hoặc

hai năm tới.

Chính phủ đã cổ phần hóa gần 3.000 công ty; con số này mỗi năm lại nhiều hơn, tính đến

thời điểm này và của riêng năm nay đã có 6000 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Chính

phủ lên kế hoạch sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa bao gồm cả cổ phần hóa các ngân

hàng nhà nước vào cuối năm 2009.

Các công ty với vốn tự có 10 tỷ đồng hoặc cao hơn sẽ được cổ phần hóa thông qua đấu

giá tại Trung Tâm GDCK Tp. HCM (cổ phiếu của các công ty có vốn tự có dưới 10 tỷ

đồng sẽ được bán bởi các tổ chức môi giới). Cụ thể, công ty sẽ bán 30% cổ phần của

mình ra bên ngoài thôgn qua đấu giá và chia 30% cho thành viên hội đồng quản trị và

nhân viên (khoảng 60% giá bán ra bên ngoài) và 10% cho các bên liên doanh và các đối

tác chiến lược (khoảng 80% mức giá). Nhà nước thường giữ lại 30% số cổ phần (đôi

khi con số này lên tới 50%). Bất cứ khi nào cổ phiếu được đấu giá, chúng sẽ được mua

bán trên thị trường OTC trong một vài tuần – đây cũng là thời điểm những người mua

đầu tiên sẽ thu được lợi nhuận.

Các công ty đã được cổ phần hóa sẽ không tự động niêm yết trên một trong số các

trung tâm giao dịch. Nói cách khác, quy trình phát hành lần đầu ra công chúng (Initial

Public Offering – IPO) và niêm yết là độc lập với nhau. Tuy nhiên, trong tương lai khi

tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, cụ thể là các ngân hàng quốc doanh, các

công ty có thể đồng thời tiến hành cổ phần hóa và niêm yết. Chẳng hạn, dự kiến sẽ cổ

phần hóa Vietcombank vào giữa năm 2007. Ngân hàng có vốn điều lệ 600 triệu USD và

như vậy, với hệ số PB là 2,5 hoặc 3 lần, nguồn vốn của ngân hàng này có thể lên tới

gần 2 tỷ USD.

14

Page 15: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Gần đây, các công ty tư nhân hóa cũng miễn cưỡng niêm yết. Việc niêm yết đòi hỏi các

công ty này phải công khai về tình hình tài chính (trong khi đó, nếu cổ phiếu của các

công ty này chỉ được mua bán trên thị trường OTC thì sẽ không cần phải làm như vậy)

và chấp nhận mức độ giám sát từ bên ngoài cao hơn.

Thế nhưng, sự miễn cưỡng này cũng đang “nhạt” dần. Các công ty được niêm yết được

miễn 50% thuế trong vòng 2 năm đầu tiên kể từ khi niêm yết. Chính sách ưu đãi này sẽ

không được áp dụng vào cuối năm 2006; điều này phần nào lý giải tại sao số lượng các

công ty niêm yết tăng vọt trong năm nay.

Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác khiến cho quá trình cổ phần hóa sẽ diễn ra mạnh

mẽ trong các năm tới.

Luật Chứng Khoán mới, có hiệu lực vào tháng 1/2007, sẽ buộc tất cả các công

ty cổ phần sẽ phải gửi cổ phiếu (dưới dạng tài khoản) của mình tại Trung Tâm Lưu

Ký Chứng Khoán Việt Nam. Điều này không chỉ giúp các nhà đầu tư thanh toán các

giao dịch của mình sau khi mua cổ phiếu OTC một cách dễ dàng hơn mà làm giảm

chi phí niêm yết vì cổ phiếu đã ở dạng cần thiết.

15

Page 16: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Chính phủ đang đặt sức ép lên 200 công ty lớn nhất chưa được niêm yết mà

hiện chính phủ đang có kế hoạch niêm yết trong một vài năm tới. Chính phủ tin rằng,

những hiệu ứng tích cực của việc niêm yết sẽ được củng cố bằng việc duy trì một

thái độ công khai, minh bạch với các nhà đầu tư bên ngoài.

Một số công ty cổ phần hóa đã phát hành cổ phiếu mới thành công trong năm

nay. Các công ty chưa niêm yết bắt đầu nhận ra rằng, thị trường niêm yết là một

nguồn huy động vốn rất hiệu quả.

Tất cả những điều này đồng nghĩa rằng, nhiều công ty lớn có thể đuợc cổ phần hóa và

niêm yết trong ba hoặc bốn năm tới và sẽ mở rộng quy mô thị trường một cách đáng kể.

Bảng 13 là danh sách chưa đầy đủ các ứng cử viên.

Tại sao Việt Nam là một cơ hội?

Kê từ khi được thành lập vào năm 2000, TTCK của Việt Nam luôn trong trạng thái

không ổn định; thậm chí, ngay cả trong năm nay, thị trường này cũng chưa có dấu hiệu

gì của sự ổn định. Ví dụ, chỉ số giảm 72% trong khoảng thời gian từ 6/2001 đến 9/2003

(cần lưu ý rằng, vào thời điểm đó, chỉ có 20 cổ phiếu được niêm yết). Trong năm nay, từ

tháng 1 đến tháng 5, chỉ số đó tăng 106%, sau đó chỉ còn tăng 38% và rồi tăng lại 24%

kể từ tháng 8.

Do dữ liệu về lợi nhuận còn hạn chế nên hoạt động của thị trường chủ yếu dựa trên sự

nhạy bén và kỳ vọng. Như những gì chúng ta đã chứng kiến gần đây, thị trường có

khuynh hướng chịu ảnh hưởng của tình hình cổ phiếu trên toàn cầu, cụ thể là những cổ

phiếu có độ rủi ro cao và tỷ suất lợi nhuận cao. Tính thanh khoản còn hạn chế đồng

nghĩa rằng, khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán, những tác động tiêu cực đối với

thị trường sẽ bị nhân lên gấp bội. Những biện pháp khắc phục mang tính hệ quả sẽ

khiến cho các nhà đầu tư trong nước hoảng sợ và càng khiến tình hình trầm trọng hơn.

Đương điên, cách phản ứng này là một hành vi thị trường điển hình của các thị trường

mới nổi trong giai đoạn sơ khai.

16

Page 17: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Như vậy, ngoài lý do chủ yếu đã trình bày trên đây, còn điều gì khiến thị trường cổ phiếu

của Việt Nam đầy sức hút đến vậy? Chúng tôi sẽ chỉ ra một số điểm hấp dẫn của thị

trường này.

Sự cởi mở đối với đầu tư nước ngoài. Hạn chế ban đầu về sở hữu nước ngoài là

30% nhưng đã được nâng lên 49% đối với các cổ phiếu niêm yết (trừ các ngân

hàng) vào tháng 10 năm ngoái và có thể không áp dụng bất kỳ giới hạn nào vào cuối

năm nay hoặc đầu năm 2007 (mặc dù có những gợi ý rằng, chính phủ nên giới hạn

tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại một số khu vực chiến lược như ngân hàng, viễn thông

và tài nguyên). Các nhà đầu tư nước ngoài nói rằng, họ không hề cảm thấy bị “phân

biệt đối xử”. Ngược lại, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng, họ cần

nguồn vốn nước ngoài để đáp ứng những nhu cầu phát triển trong tương lai.

Sở hữu nhà nước thấp. Nhà nước chỉ sở hữu 26% cổ phiếu niêm yết (thấp hơn tỷ lệ

sở hữu nước ngoài). Chỉ có 4 trong số 48 cổ phiếu có sở hữu nhà nước là chủ yếu

(tuy nhiên, ngay cả Vĩnh Sơn - doanh nghiệp có sở hữu nhà nước lớn nhất – thì tỷ lệ

sở hữu nhà nước cũng chỉ là 60%). Ở một số doanh nghiệp lớn nhất, sở hữu nhà

nước đã giảm xuống 0% (Bảng 15, chỉ giới hạn tại các doanh nghiệp với tổng thị giá

nguồn vốn cổ phần trên 20 triệu USD). Các nhà đầu tư ghi nhận rằng, ngay cả khi

nhà nước chiếm tỷ trọng sở hữu lớn thì nhà nước cũng là một đối tác “lặng lẽ” và

không tham vọng kiểm soát hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Nhà nước cũng

có kế hoạch bán cổ phần của mình. Điều này không giống với Trung Quốc – nơi mà

nhà nước gần như luôn luôn chiếm tỷ trọng sở hữu rất lớn.

17

Page 18: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Ban điều hành có nhiều cổ phần tại doanh nghiệp mà họ đang điều hành. Như đã

giải thích trong các phần trước, trong quá trình cổ phần hóa, nhân viên thường sở

hữu khoảng 30%. Điều này tạo động lực cho ban điều hành – chủ yếu là những

người đã điều hành doanh nghiệp thời kỳ còn là doanh nghiệp nhà nước – tập trung

sức lực và tâm huyết vào việc cải thiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trong

nhiều trường hợp, trong quá khứ công ty đã hoạt động không hiệu quả tới mức ban

điều hành có thể tạo ra những tăng trưởng đột biến về mặt lợi nhuận một cách

không quá khó khăn.

Không có những nhóm cổ đông chi phối. Với việc cổ phần được phân chia cho ban

điều hành, các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài, những người mua lẻ

trong nước và nhà nước, sẽ có rất ít các nhóm lợi ích theo kiểu “đặc quyền, đặc lợi”.

Không giống với đa số nước châu Á khác, ở Việt Nam không có các gia đình đầy

quyền lực, không có các tập đoàn của nhà nước (như ở Singapore và Malaysia) và

không có các tập đoàn theo kiểu Hàn Quốc (chaebol) hay Nhật Bản (zaibatsu) (ít

nhất thì cũng chưa có).

Bảng cân đối kế toán bị khai giảm rất nhiều. Cổ phần hóa được thực hiện theo

nguyên tắc mức giá/ giá trị thuần của tài sản (Net Assets Value – NAV) không hơn

1,0. Nhưng các nhà đầu tư ghi nhận rằng, bảng cân đối kế toán đã bị khai giảm, cụ

thể là giá trị của bất động sản được tính theo giá trị ghi trên sổ sách. Với giá đất tăng

trong một vài năm gần đây và khả năng hình thành các tập đoàn bất động sản, điều

này đồng nghĩa rằng nhiều công ty đã khai giảm giá trị của mình một cách đáng kể.

Có thể áp dụng chỉ số MSCI và các chỉ số quốc tế khác. MSCI không cung cấp các

thông tin về các tiêu chí được sử dụng để quyết định về việc đưa một quốc gia vào

các chỉ số của mình. Nhưng Bảng 16 đã cung cấp các chi tiết về các thị trường nhỏ

mới nổi trong MSCI để giúp chúng ta hình dung những người tạo ra chỉ số này đã

xem xét các tiêu chí tối thiểu nào. Ví dụ, Colombia chỉ có 6 cổ phiếu trong chỉ số

MSCI với công ty lớn nhất có tổng thị giá nguồn vốn cổ phần được điều chỉnh theo

các diễn biến thị trường chỉ vào khoảng 1,6 tỷ USD. Tổng thị giá nguồn vốn cổ phần

18

Page 19: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

được điều chỉnh theo diễn biến thị trường của Jordan chỉ khoảng 3,9 tỷ USD.

Pakistan có 15 cổ phiếu nhưng công ty lớn nhất cũng chỉ có tổng thị giá nguồn vốn

cổ phần được điều chỉnh theo diễn biến thị trường vào khoảng 0,7 tỷ USD. Do đó,

có thể nếu Việt Nam có 5 hoặc 6 cổ phiếu với tổng thị giá nguồn vốn cổ phần được

điều chỉnh theo diễn biến thị trường khoảng 1 tỷ USD, MSCI có thể sẽ xem xét việc

đưa Việt Nam vào các chỉ số của mình. Theo ý kiến của chúng tôi, các quy trình và

quy định của thị trường Việt Nam có thể sẽ không phải các trở ngại.

Thái độ của các cơ quan chủ quản. Các nhà đầu tư nước ngoài có ấn tượng rất tích

cực về lập trường của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN). UBCKNN rất

sẵn lòng lắng nghe các đề xuất từ các nhà môi giới, các tổ chức lưu ký và các nhà

đầu tư nước ngoài về việc các quy trình có thể được cải thiện như thế nào và

thường xuyên điều chỉnh những quy trình này. Chẳng hạn, gần đây, UBCKNN đã

cho phép các hồ sơ xin cấp mã số kinh doanh có thể được trình bằng tiếng Anh.

Luật Chứng Khoán mới có hiệu lực vào năm tới sẽ làm rõ vị thế pháp lý của thị

trường. Rõ ràng, Luật Chứng Khoán mới sẽ là nền tảng pháp lý với sự tham gia của

các cơ quan chuyên trách khác nhau (UBCKNN hoặc Bộ Tài Chính) để trên cơ sở

đó, ban hành những quy định trong khuôn khổ khung pháp lý chung. Các quy định

này sẽ được công bố trong một vài tháng tới. Trong số các thay đổi mà luật pháp sẽ

áp dụng: Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh sẽ hoạt động một cách

toàn diện với đủ thẩm quyền trong vấn đề niêm yết; việc tách bạch giữa các nhà môi

giới chứng khoán và các công ty quản lý tài sản và quy định yêu cầu bất kể công ty

nào với 50 cổ đông trở lên, dù niêm yết hay chưa, cũng phải cung cấp thông tin về

tình hình tài chính của mình.

Các rủi ro

Ngoài những rủi ro rõ ràng như khủng hoảng kinh tế, các cổ phiếu có độ rủi ro cao và

tiềm năng lợi nhuận lớn bị tác động bởi tình hình cổ phiếu trên toàn cầu và TTCK Việt

Nam bị định giá thấp hơn mức giá cao chót vót hiện nay còn có một số rủi ro cấu trúc

khác mà các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam cần phải nhận thức được.

Độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Các công ty niêm yết công bố báo cáo tài

chính được kiểm toán (công việc kiểm toán này chỉ do các công ty kiểm toán trong

nước thực hiện). Các báo cáo tài chính khá là sơ sài thường không có những thuyết

minh chi tiết hoặc thiếu các phân tích về các thị trường phát triển hơn. Các công ty

chưa được niêm yết không công bố bất kỳ thông tin nào về tình hình tài chính của

mình, mặc dù có thể họ vẫn cung cấp cho các nhà đầu tư có yêu cầu. Các giám đốc

quỹ cho biết họ không quá chú ý đến các thông tin tài chính. Đối với phần lớn các

công ty, chất lượng của ban điều hành và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh

còn quan trọng hơn nhiều. Các giám đốc quỹ nói rằng, tầm quan trọng của các dữ

19

Page 20: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

liệu tài chính tốt thể hiện ở chỗ cho thấy công ty này có những hệ thống thông tin

quản lý hiệu quả cho phép những người chịu trách nhiệm thực thi kế hoạch giám sát

những kế hoạch đó có được thực hiện đúng ra những gì được đề ra ban đầu hay

không.

Huy động vốn một cách quá mức. Sau sự khởi phát của thị trường trong năm nay,

nhiều công ty được niêm yết đang có kế hoạch phát hành mới một lượng cổ phiếu

lớn. Ví dụ, Sacombank có kế hoạch phát hành mới 30 triệu cổ phiếu mùa hè năm

nay (tương ứng mức “pha loãng” 16%), nhưng đã phải hoãn lại kế hoạch này sau

khi giá trị cổ phiếu Sacombank bị giảm. Khả năng tiến hành các đợt phát hành lớn

trong năm tới có thể là một diễn biến tích cực với thị trường theo nghĩa sẽ làm tăng

lượng vốn hóa nhưng sẽ phải một khoảng thời gian nhất định để khối lượng cổ

phiếu đó được “chuyển hóa”.

Các ảnh hưởng tiêu cực của sự thay đổi nhanh chóng. Luôn có rủi ro thị trường sẽ

phản ứng một cách tiêu cực với các cuộc cải cách kinh tế. Tương tự Trung Quốc,

Việt Nam vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa với sự xung đột giữa ý thức hệ của

những nhà cộng sản bảo thủ và thế hệ mới – những người hướng trọng tâm vào

việc làm cho đất nước trở nên giàu có hơn. Khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng sẽ

là điều không thể tránh khỏi và ngoài một vài thành phố chính, cơ sở hạ tầng vẫn

trong tình trạng lụp xụp và có thể gây ra một vài sự chống đối nhất định đối với chính

phủ. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không phải chịu đựng những hậu quả của việc một số

địa phương, do quá sốt ruột tăng trưởng đã buộc người dân phải từ bỏ nhà cửa, đất

đai của mình như Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải cân nhắc đến một rủi ro khác nữa

là một số chủ doanh nghiệp sẽ có những hành vi không thể kiểm soát do bị long

tham xui khiến.

Tham nhũng vẫn luôn được coi là một trong những trở ngại đối với sự phát triển của

Việt Nam, bao gồm cả sự tham nhũng của các quan chức chính phủ. Mặc dù không

thể phủ nhận tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng nhưng tình trạng tham nhũng

của Việt Nam vẫn ở một mức độ kiểm soát được và các ví dụ về một số vụ tai tiếng

20

Page 21: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

tại các doanh nghiệp lớn chưa phải đã quá nhiều. Các nhà đầu tư nói rằng, tham

nhũng không ảnh hưởng đến họ. Theo cuộc nghiên cứu hàng năm về mức độ tham

nhũng của Tổ chức Minh bạch Toàn cầu thì Việt Nam xếp thứ 114 trong tổng số 159

quốc gia; tuy nhiên, tại châu Á, mức tham nhũng của Việt Nam vẫn không nghiêm

trọng bằng Philippines, Indonesia hay Pakistan và cũng không quá tồi tệ so với Ấn

Độ (Bảng 17).

Liệu Việt Nam có thể có kết cục giống với Trung Quốc vào giai đoạn sơ khai của

TTCK hay không? Nhiều nhà đầu tư vẫn nhớ rằng, chỉ số cổ phiếu Shenzhen B đã

giảm 52% trong khoảng thời gian 1993 – 1998 (Đồ thị 18) mặc dù GDP của Trung

Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình là 10,6% mỗi năm. Tuy nhiên, chúng tôi

không tin rằng đây là một so sánh hợp lý. Như đã trình bày trong các phần trước,

quá trình cổ phần hóa của Việt Nam được tiến hành triệt để hơn và đã tạo ra sự tư

nhân hóa thực sự. Các nhà đầu tư đã dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tiếp cận thị

trường. Hơn nữa, không có sự phân loại quá đỗi phức tạp với các cổ phiếu loại H,

loại A hay loại B. Tài sản cá nhân tại Việt Nam cũng không bằng Trung Quốc nên

không thể xảy ra tình trạng tranh giành đầu cơ mua cổ phiếu. Và, điều quan trọng

nhất là có thể Việt Nam đã rút ra những bài học từ những sai lầm của Trung Quốc.

Cúm gia cầm. Đến nay, Việt Nam là một trong số quốc gia có số trường hợp cúm gia

cầm nhiều nhất (93 – 45% tổng số các trường hợp cúm gia cầm của thế giới) và số

trường hợp tử vong cao nhất (42 – 37%), theo Tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Toàn

cầu. Nếu dịch bệnh bùng phát, các nhà đầu tư phải nhận thức được rằng, Việt Nam

đang ở tình trạng rủi ro thật sự. Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa có báo cáo nào về

trường hợp nhiễm cúm gia cầm trong năm nay (trong khi trên toàn thế giới đã có 61

trường hợp và 37 trong số đó bị tử vong). Ai đó có thể giải thích rằng, sở dĩ Việt

Nam có các trường hợp nhiễm cúm gia cầm nhiều hơn các quốc gia khác là vì Việt

Nam đã báo cáo một cách trung thực hơn về vấn đề này so với các quốc gia khác.

21

Page 22: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Các cách khác để khai thác tiềm năng của TTCK Việt Nam

Chúng tôi tin rằng, việc mua cổ phiếu trực tiếp – mặc dù tính thanh khoản của thị trường

còn hạn chế và cổ phiếu còn bị định giá khá cao – vẫn là cách tốt nhất để có thể khai

thác các cơ hội trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể cân nhắc một số biện

pháp khác.

Các quỹ của Việt Nam

Quỹ quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 1994 và đã thu hút được

rất nhiều sự chú ý. Nhưng, rất nhiều trong số những quỹ này, (chủ yếu là cổ phiếu của

các công ty chưa niêm yết vì TTCK của Việt Nam vẫn chưa đi vào hoạt động cho đến

năm 2000) đã bị giảm giá trị do tác động của cuộc khủng hoảng châu Á 1997 – 1998.

Bảng 10 là danh sách đầy đủ của tất cả 12 quỹ quốc gia của Việt Nam. Các quỹ hiện

đang tiến hành hoạt động kinh doanh một cách mạnh mẽ bao gồm:

Ba quỹ đã niêm yết2 của Dragon Capital bao gồm Quỹ Vietnam Enterprise

Investment Limited (VEIL) với nguồn vốn 364 triệu USD, Quỹ Vietnam Growth (193

triệu USD) và Quỹ Vietnam Dragon (96 triệu USD). Quỹ Vietnam Dragon chỉ hướng

vào các nhà đầu tư Nhật Bản.

Hai quỹ đã niêm yết3 của Công ty Quản lý Tài sản PXP: Quỹ PXP Vietnam Fund (49

triệu USD) và Quỹ PXP Vietnam Emerging Equity Fund (48 triệu USD). Quỹ PXP

Vietnam Emerging Equity Fund thiên về các cổ phiếu trước khi niêm yết (chiếm đến

2 Dublin-listed fund3 Dublin-listed fund

22

Page 23: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

60% danh mục đầu tư của quỹ này) và các công ty nước ngoài có liên kết với TTCK

Việt Nam (30%). Cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm 70% danh mục đầu tư

của Quỹ PXP Vietnam Fund. PXP có kế hoạch thành lập quỹ thứ ba trong năm nay.

Quỹ VF1 Investment Fund, được quản lý bởi VietFund Management và được niêm

yết tại Trung Tâm GDCK Tp. HCM. Quỹ này cũng thiên về các cổ phiếu chưa niêm

yết:tính đến ngày 30/6, cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết chiếm đến 30,77%,

cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm 19% và tiền mặt chiếm 4% danh mục của

quỹ này. VietFund Management có kế hoạch mở rộng quy mô của quỹ (hiện là 42

triệu USD) và có thể sẽ tách thành hai. VietFund Management cũng sẽ sớm tung ra

thị trường ba quỹ mới dưới hình thức quỹ đầu tư mở4 nếu hình thức quỹ đầu tư này

được phép hoạt động, có thể trong năm 2007.

Quỹ Vietnam Opportunties Fund của VinaCapital và được niêm yết trên bảng AIM

(Alternative Investment Market) của Thị trường Chứng khoán Luân Đôn (London

Stock Exchange). Tài sản của Quỹ này lên đến 229 tỷ USD và 34% giá trị thuần của

tài sản được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh. Quỹ này được đánh giá là bảo

thủ hơn những quỹ khác và tình hình hoạt động cũng ít biến động hơn. VinaCapital

còn có một quỹ khác với nguồn vốn 199 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Một số quỹ khác có thể sẽ được thành lập trong một vài tháng tới. Người ta cho rằng,

Prudential đang có kế hoạch niêm yết một quỹ đầu tư đóng5 trên Trung tâm GDCK Tp.

HCM vào tháng 10. Ngoài ra, có nhiều “quỹ thành viên” trong nước, chủ yếu là các quỹ

đầu tư của tư nhân (privately placed mutual funds). Những quỹ này thường được các tổ

chức trong nước sử dụng như các tổ chức phát hành hay các ngân hàng cũng như các

công ty đóng vai trò như các quỹ hưu trí (hiện giờ tại Việt Nam vẫn chưa có các quỹ đầu

tư). Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả năng sử dụng các quỹ này như là một biện

pháp hiệu quả để mua cổ phiếu của Việt Nam.

Bất động sản

Thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng kém phát triển và do đó, nó sẽ tạo ra rất

nhiều cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn. Ví dụ, Tp. HCM chỉ có 5 và Hà Nội chỉ có 9 tòa

nhà văn phòng loại A, theo tính toán của công ty bất động sản CB Richard Ellis. Tỷ lệ

được sử dụng của tất cả các hình thức văn phòng tại Tp. HCM lên đi xấp xỉ 97%. Tại

Tp. HCM, chỉ có 519 căn hộ loại A, cũng chỉ có 3.400 phòng khách sạn loại 5 sao.

Người nước ngoài chưa được phép mua bất động sản nhưng có thể thuê trong vòng 50

năm.

4 Open-ended funds: là một loại quỹ đầu tư mà số lượng các đơn vị tham gia sẽ tăng/ giảm theo nhu cầu của người bán/ người mua. 5 Close-ended funds: là một loại quỹ đầu tư phát hành một số lượng cổ phiếu cố định; những cổ phiếu này không thể mua lại nhưng có thể mua/ bán trên TTCK hoặc thị trường OTC.

23

Page 24: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị trường đã có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Mặc dù

không có dữ liệu chính thức, nhưng các nhà đầu tư nói rằng, kể từ năm 2001 đến nay,

giá đất ở khu thương mại trung tâm của Tp. HCM đã tăng gần 10 lần và bây giờ vào

khoảng 5.000 USD/m2. Kể từ năm 2004, nhiều khu căn hộ cao cấp đã được xây dựng ở

trung tâm Tp. HCM và mức giá của khu căn hộ tốt nhất lên đến 2.500 USD/m2, không hề

rẻ chút nào so với tiêu chuẩn của các nước châu Á khác. Các khu căn hộ cao cấp mới

xây như khu chung cư Phú Mỹ Hưng của các nhà đầu tư Đài Loan được xây dựng ở

phía Nam Sài Gòn đã được “tiếp nhận” một cách rất nhiệt tình. Ngày càng khó tìm các

khu đất có địa thế đẹp (một phần do các doanh nghiệp nhà nước luôn cố gắng giữ lại

các khu đất mà họ được “thừa kế”) và các ngaan hàng chỉ có thể cho vay tối đa là 20

triệu USD cho một dự án xây dựng. Kết quả là, kể từ cuối năm ngoái, thị trường bất

động sản đã chững lại và phần lớn các nhà đầu tư đưa ra dự đoán rằng, tình trạng này

sẽ còn kéo dài thêm một khoảng thời gian nữa.

Đầu tư cổ phiếu dưới hình thức gián tiếp

Trong bối cảnh cổ phiếu của Việt Nam ngày càng được định giá cao hơn trong năm nay,

nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm kiếm các công ty được niêm yết ở các TTCK nước

ngoài có liên kết với Việt Nam như là một trong những cách để khai thác các cơ hội mà

TTCK Việt Nam có thể mang lại. Một số quỹ đầu tư của Việt Nam đã được phép dành

một tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của mình cho những loại cổ phiếu như vậy.

Cách tiếp cận này được rút ra từ kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư

vào thị trường cổ phiếu của Trung Quốc; thực tế cho thấy việc đầu tư vào TTCK Trung

Quốc một cách gián tiếp thông qua mua cổ phiếu của các công ty Hồng Kông, Đài Loan,

thậm chí Nhật Bản hay Hàn Quốc đã giúp họ khai thác tiềm năng của TTCK Trung Quốc

hiệu quả hơn cả việc đầu tư trực tiếp vào TTCK Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, đây không phải là một sự so sánh hợp lý.

Hồng Kông và Đài Loan có nhiều công ty lớn với hoạt động tập trung ở lục địa Trung

24

Page 25: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Hoa. Đây không phải là trường hợp của Việt Nam. Mặt khác, quy mô của nền kinh tế

Trung Quốc đồng nghĩa rằng, đối với một số nhà xuất khẩu (VD: các công ty sản xuất

máy móc xây dựng hoặc các công ty sản xuất hàng hóa của Úc), thị trường Trung Quốc

chính là nhân tố chính tác động đến tăng trưởng lợi nhuận của họ. Việt Nam không đủ

lớn để có thể tạo ra những ảnh hưởng như vậy. Ngoài ra, các vấn đề chính khi đầu tư

vào TTCK của Trung Quốc trong giai đoạn ban đầu như việc phân chia cổ phiếu thành

loại A, B và H, những hạn chế trong việc tiếp cận thị trường trong nước, sở hữu nhà

nước chiếm tỷ trọng lớn, những mơ hồ về việc tài sản nào của công ty được niêm yết,

tài sản nào vẫn thuộc công ty mẹ, không tồn tại ở Việt Nam.

Bảng 21 trình bày danh sách các công ty có liên kết với TTCK Việt Nam và có thể mua

một cách gián tiếp. Trong danh sách có một số công ty có tổng thị giá nguồn vốn cổ

phần thấp và do đó, sẽ không tạo ra những cơ hội đầu tư lớn. Ví dụ, hoạt động chính

của công ty Tiberon Mineral được niêm yết tại Toronto là phần góp vốn của công ty này

tại mỏ Nui Phao, chuyên sản xuất vonfam, fluorit và bitmut. Olympus Pacific Minerals

khai thác vàng tại Việt Nam. Cả hai công ty này đều hoạt động một cách hợp pháp,

nhưng chỉ với tổng thị giá nguồn vốn cổ phần rất thấp (178 triệu USD – Tiberon Mineral

và 68 triệu USD – Olympus Pacific Minerals). Hutchison Telecommunications có thể sẽ

tung ra dịch vụ điện thoại di dộng tại Việt Nam vào cuối năm 2006 hoặc đầu năm 2007

là một lựa chọn thú vị; thế nhưng, ngay cả khi hoạt động thành công, dịch vụ này cũng

chiếm không quá 2% giá trị doanh nghiệp HTIL.

25

Page 26: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Chúng tôi cũng không tin rằng, những công ty khác trong danh sách có thể tạo ra những

cơ hội thật sự đối với Việt Nam. Ví dụ, Công ty Yue Yuen sản xuất khoảng 31% số

lượng giày của mình tại các nhà máy tại Việt Nam nhưng phần lớn là để xuất khẩu. Các

công ty sản xuất khác có nhà máy tại Việt Nam cũng trong bối cảnh tương tự. Những

nhà đầu tư khác có thể kể thêm một số công ty khác như Air India, OCBC hoặc Kepco

là những công ty có những lợi ích nhất định tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi nhận

thấy rằng, ngay cả khi Việt Nam rơi vào khủng hoảng thì điều này cũng chỉ gây ra một

tác động tiêu cực rất nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của những công ty này.

Trái phiếu

Người nước ngoài có thể mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam dưới hình thức nợ

hoặc những hình thức khác; những trái phiếu này chủ yếu được mua bán tại Trung tâm

GDCK Hà Nội. Tuy nhiên, lợi nhuận của những trái phiếu này vẫn chưa thực sự hấp

dẫn: trái phiếu chính phủ có thời hạn 5 năm có mức lãi suất 8,3%, 10 năm lãi suất 8,9%;

thế nhưng, với mức lạm phát 7,5%, lãi suất thực tế bị thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài

còn nộp 20% thuế khấu lưu đối với thu nhập từ lãi (và rất khó hiểu tại sao thuế này sẽ

nhanh chóng được chuyển thành mức thuế 0,1% trên số tiền gốc của trái phiếu mỗi lần

được bán).

26

Page 27: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Năm ngoái, Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc gia bằng ngoại tệ với giá trị gốc là

750 triệu USD đáo hạn vào tháng 1/2016. Tuy nhiên, trái phiếu này chỉ được giao dịch

với mức chênh lệch 148 điểm so với trái phiếu của Kho Bạc Hoa Kỳ. Mức chênh lệch

này thấp hơn rất nhiều so với mức chênh lệch của trái phiếu ngoại tệ do hai quốc gia ở

châu Á với xếp hạng tín nhiệm tương tự: trái phiếu nợ đồng USD của Indonesia với kỳ

hạn tương tự được giao dịch với mức chênh lệch 179 điểm và mức chênh lệch của trái

phiếu Philippines là 203 điểm. Cả ba trái phiếu này đều được Moody’s xếp hạng BB-.

Nhóm nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm của chúng tôi tin rằng, tình hình hiện tại của

Việt Nam sẽ cho phép mức xếp hạng này được nâng lên thành BB trong vòng 6 hoặc 9

tháng tới (xem chương “Đánh giá Tín nhiệm” trong phần báo cáo về nền kinh tế của

chúng tôi để có giải thích chi tiết hơn lý do của sự nâng hạng này).

Cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết

Một số quỹ đầu tư nước ngoài, đáng lưu ý nhất là Dragon Capital đã tham gia vào các

doanh nghiệp nhà nước trước khi tiến hành cổ phần hóa và thường cung cấp miễn phí

dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho lần phát hành đầu tiên ra công

chúng. Điều này cho phép những quỹ đầu tư này quyết định sẽ mua cổ phiếu của công

ty nào trong quá trình đấu giá. Đồng thời, nó tạo điều kiện cho những quỹ này mua cổ

phiếu của các công ty mà ban điều hành được quyền hoạt động một cách tự chủ, độc

lập hoặc cổ phiếu của những công ty có triển vọng lên giá nhanh chóng. Việc niêm yết

của công ty đó, cuối cùng, trở thành một chiến lược lộ diện đơn giản.

Đây rõ ràng cũng là một cơ hội hấp dẫn cho những công ty chưa niêm yết sẵn sàng sử

dụng nguồn lực của mình cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, những nguồn lực này chắc chắn

sẽ lớn nhằm có mặt trên thị trường trong nước và xây dựng hình ảnh của mình trên thị

trường Việt Nam như là một công ty tài chính doanh nghiệp nước ngoài đầy kinh

nghiệm. Các công ty quản lý tài sản trong nước đã hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực

này và sẽ không dễ dàng gì để một công ty nước ngoài lớn chưa niêm yết có thể “chen

chân” vào.

27

Page 28: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Những hướng dẫn cụ thể

Việc mở một tài khoản để giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam không

phức tạp

Có ít hạn chế đối với các hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài

Các quy trình để giao dịch các loại chứng khoán đã niêm yết và chứng khoán OTC

hoàn toàn khác nhau

Làm thế nào để mua được chứng khoán Việt Nam?

Các ngân hàng lưu ký hoạt động ở Việt Nam (trong đó HSBC là ngân hàng lớn nhất) và

các nhà môi giới nội địa có thể cung cấp các thông tin chi tiết và cụ thể về các nguyên

tắc và các quy trình dành cho người nước ngoài muốn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên để cung cấp cho độc giả một cảm nhận về các yêu cầu và các vấn đề chính,

trong báo cáo này chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những chỉ dẫn ngắn gọn.

Làm thủ tục

Các loại cổ phiếu đã niêm yết

Quy trình mở một tài khoản giao dịch cổ phiếu Việt Nam dành cho các tổ chức đầu tư

nước ngoài khá dễ dàng.

Đối với các loại cổ phiếu đã niêm yết, trước tiên nhà đầu tư cần nộp đơn xin một mã

giao dịch chứng khoán, bao gồm việc điền vào một lá đơn 4 trang (bằng tiếng Anh) và

các giấy tờ cần thiết (vd: các giấy tờ về việc liên kết và quyết định hợp nhất) miêu tả về

tổ chức đó. Tất cả các giấy tờ này phải được chứng thực và đóng dấu xác nhận bởi

lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia của nhà đầu tư. Các tài liệu đi kèm khác phải được

dịch sang tiếng Việt và công chứng. Quy trình xin cấp mã giao dịch diễn ra một cách tự

động (chưa từng bao giờ có một định chế nào bị từ chối cấp mã giao dịch) và thông

thường mất khoảng 2 tháng. Các ngân hàng lưu ký có thể hỗ trợ quy trình nộp đơn này.

Một số nhà đầu tư than phiến rằng quy trình này quá rườm rà và các cơ quan chức

năng đòi hỏi những thông tin không cần thiết. Nghiêm trọng hơn là việc các quy tắc đòi

hỏi mỗi tổ chức phải chỉ định một “người đại diện” là người sẽ ký tên trên mỗi ticket giao

dịch vào ngày giao dịch. Người này không cần phải là người Việt Nam. Nhiều tổ chức

rất miễn cưỡng làm việc này (và các ngân hàng lưu ký không thể cung cấp dịch vụ này)

và trên thực tế các ticket giao dịch thường được gom lại và ký một lần một tháng hoặc

như vậy. Một số định chế cũng do dự trong việc phải cung cấp một bản sao hộ chiếu

của người đại diện của họ, thông thường là các CEO hoặc CIO.

28

Page 29: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Cổ phiếu OTC

Đối với cổ phiếu OTC quy trình lại khác hoàn toàn. Định chế nước ngoài cần mở một tài

khoản góp vốn tại một ngân hàng thương mại và sau đó trong vòng 2 tuần phải đăng ký

với Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Họ không phải nộp đơn xin cấp mã giao dịch chứng

khoán. Thông tin được yêu cầu cung cấp cũng ít hơn – nhà đầu tư chỉ phải cung cấp

giấy chứng nhận về việc hợp nhất.

Giao dịch

Cổ phiếu đã niêm yết

Các nhà đầu tư có thể mở một tài khoản với duy nhất một nhà môi giới; tất cả các giao

dịch phải thông qua nhà môi giới này. Hiện tại có 16 nhà môi giới đã đăng ký nhưng

trong 12 tháng tới con số này rất có thể sẽ gia tăng. Một số nhà đầu tư quốc tế lo lắng

về quy mô vốn nhỏ của các nhà môi giới – con số lớn nhất hiện nay mới chỉ tương

đương 6 triệu USD. Ớ Việt Nam hiện chưa có ngân hàng đầu tư quốc tế nào có giấy

phép về hoạt động môi giới nhưng dự kiến một số liên doanh (hình thức duy nhất được

cho phép) sẽ sớm được thành lập. Bảng 22 cho thấy một số nhà môi giới, được xếp

theo tỷ lệ phần trăm doanh thu nước ngoài họ đóng góp vào năm 2005.

Bảng 22: Các nhà môi giới chứng khoán Việt Nam

Các giao dịch phải được đặt tiền trước, nghĩa là phải đặt tiền trong tài khoản trước khi

đặt lệnh. Điều này là bất thường - ở châu Á chỉ có Đài Loan và Trung Quốc áp dụng –

và những người tham gia thị trường này đang vận động Úy ban chứng khoán nhà nước

gỡ bỏ yêu cầu này cho các nhà tổ chức đầu tư.

Tại TTGDCK Tp. HCM, mỗi ngày có 3 phiên khớp lệnh (vào lúc 8:40, 9:30 và 10:30) và

một phiên giao dịch thỏa thuận vào lúc 11:00. Các lệnh đặt cho 10.000 unit trở lên

29

Page 30: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

(thông thường 10 cổ phần/unit) phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch thỏa

thuận.

Trong 3 tháng qua trung tâm đã giao dịch trung bình 1.5 triệu USD/ngày. Việc giao dịch

được thực hiện duy nhất thông qua các cổng trên sàn giao dịch (tọa lạc trong một tòa

nhà có từ thời Pháp, nơi từng là nghị viện của chế độ miền Nam Việt Nam). TTGDCK

Hà Nội giao dịch khoảng 250.000 USD/ngày trong đó 80 – 90% là giao dịch với một loại

cổ phiếu duy nhất, cổ phiếu của Công ty thủy điện Phả Lại (PPC).

Từ Quý 2, 2007 TTGDCK Tp. HCM sẽ chuyển sang áp dụng một quy trình giao dịch liên

tục mới bằng cách nâng cấp hệ thống cũ (được mua lại từ sàn GDCK của Thái Lan).

Chi tiết về vấn đề này bao gồm giờ giao dịch vẫn chưa được quyết định. Có thể sau này

việc giao dịch sẽ được cho phép thực hiện trên màn hình tại văn phòng của các nhà môi

giới.

Các loại cổ phiếu đã được niêm yết đã được VSD huy động và việc thanh toán bằng

tiền mặt được thực hoàn toàn qua ngân hàng thanh toán (BIDV). Việc thanh toán là

T+3 nhưng thanh toán quỹ là T+2. Nói cách khác Việt Nam không có một hệ thống

thanh toán khi giao hàng và các nhà đầu tư phải chịu rủi ro qua đêm đối với ngân hàng

thanh toán. Một khi giao dịch đã được thực hiện, việc liên lạc sẽ diễn ra một cách trực

tiếp giữa depository và ngân hàng lưu ký của nhà đầu tư.

Tiền hoa hồng là 50 điểm nhưng mức các nhà môi giới quảng cáo công khai là 25 điểm

trong khi các định chế lớn nói thông thường họ thanh toán chỉ 20 điểm.

Các hạn chế đối với các nhà đầu tư rất ít. Người nước ngoài có thể mua đến 49% các

cổ phiếu niêm yết (và các quỹ đầu tư đã niêm yết) ngoại trừ các ngân hàng chỉ được

phép mua tới 30% (và 10%/nhà đầu tư). Hệ thống giao dịch sẽ không chấp nhận các

lệnh từ các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn định mức nêu trên. (Như đã đề cập phía

đầu bản báo cáo này, việc thảo luận về việc nâng hạn mức lên 100%, ngoại trừ những

lĩnh vực nhạy cảm, vẫn đang tiếp tục diễn ra.) Hiện tại không có những hạn chế về các

giao dịch ngoại hối cũng như các hạn mức về vốn chuyển về từ nước ngoài miễn là các

giao dịch đó dành cho việc giao dịch chứng khoán. Tài khoản của nhà đầu tư có thể sử

dụng cho việc giao dịch chứng khoán mà thôi.

Loại thuế duy nhất đánh trên cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài là thuế giao dịch

cổ phiếu với mức 0.1% của doanh thu thực. Không có khoản thuế nào bị giữ lại trong cổ

tức cũng như trong thu nhập từ vốn cả.

Short-selling và việc cho vay chứng khoán không được cho phép. Dao động hàng ngày

trong giá của các loại cổ phiếu niêm yết là +-5%.

30

Page 31: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Một số ngân hàng đầu tư quốc tế đã bắt đầu bán participatory note ra nước ngoài bằng

cách sử dụng mã giao dịch chứng khoán riêng của mình. Điều này rất có ích cho các

nhà đầu tư nước ngoài, những người không có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thị trường

Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống này không được các cơ quan chức năng Việt Nam phê

duyệt một cách chính thức (ví dụ như các giao dịch không cần phải báo cáo lại) và một

số nhà quản lý quỹ trong nước đang vận động để chấm dứt việc này. Việc này sẽ trở

thành một vấn đề vì rất nhiều trong số các loại cổ phiếu có quy mô vốn lớn nhất đã đạt

hạn mức dành cho các nhà đầu tư nước ngoài : các note mang tên của các nhà đầu tư

này có thể bắt đầu giao dịch với loại cổ phiếu underlying giao dịch nội địa ở mức giá cao

hơn mức giá quy định.

Cổ phiếu OTC

Việc giao dịch các loại cổ phiếu chưa niêm yết phần lớn là không theo quy định nào. Hai

nhà môi giới lớn đã niêm yết giá trên tờ tin hàng ngày của TTGDCK Tp.HCM. Các nhà

môi giới khác chỉ cung cấp giá khi được yêu cầu. Không chỉ các nhà môi giới mà cả

những người dàn xếp giá và các đại lý/ nhà phân phối đều có thể truy tìm nguồn gốc

của các loại cổ phiếu.

Cổ phiếu hiện tại vẫn dưới hình thức một mẩu giấy (mặc dù việc này sẽ thay đổi vào

năm tới khi luật chứng khoán có hiệu lực). Nhà môi giới kiểm soát quy trình giao dịch:

một số có thể yêu cầu thanh toán margin trước khi giao dịch nhưng không có đòi hỏi

pháp lý nào cho việc này.

Việc thanh toán có thể diễn ra trong vòng 1 đến 3 tháng. Sau khi đăng ký thay đổi chủ

sở hữu (thường là với bản thân công ty đó), tờ giấy cổ phiếu đó sẽ được chuyển cho

nhà môi giới. Các ngân hàng lưu ký, bao gồm cả HSBC, sẽ giữ tờ giấy này và thu xếp

thanh toán thay mặt cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn chỉ được sở hữu 30% cổ phiếu chưa niêm yết

nhưng việc này rất khó để kiểm soát vì hầu hết các công ty xử lý việc đăng ký giao dịch

chứng khoán của công ty mình và mức sở hữu nước ngoài không được công bố công

khai. Các nhà quan sát thị trường này nói rằng một số cổ phiếu OTC có thể đã vượt hạn

mức của mình nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được phép tiếp tục mua.

Công khai thông tin và Quản trị doanh nghiệp

Quyền phê duyệt việc niêm yết hiện tại do Ủy ban chứng khoán nhà nước thực hiện,

nhưng quyền hạn này sẽ chuyển sang cho TTGDCK Tp. HCM (sẽ được đổi tên thành

Giao dịch chứng khoán Việt Nam) khi luật chứng khoán mới có hiệu lực vào năm sau.

Các công ty ở Tp. HCM muốn được niêm yết phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 5 tỉ

đồng Việt Nam, hai năm liên tiếp đạt lợi nhuận ròng và một tình hình tài chính khả quan.

31

Page 32: HSBC Report - Full

Báo cáo của HSBC về Thị trường Cổ phiếu Việt Nam - Tháng 9/ 2006 -

Cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét cấu trúc của HĐQT. (Mức vốn yêu cầu để được

niêm yết trên TTGDCK Hà Nội thấp hơn).

Liên quan đến việc công khai thông tin, sau khi được niêm yết, các công ty phải công

khai báo cáo tài chính hàng quý (bao gồm báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán và bảng

báo cáo lưu chuyển tiền tệ), thông tin cập nhật về các giao dịch hàng tháng (vd: các dữ

liệu về việc kinh doanh), đồng thời phải công khai bất kỳ thông tin quan trọng nào. Tất

cả những thông tin này sẽ được thông báo trên web site của TTGDCK Tp. HCM và

phần lớn sẽ được dịch sang tiếng Anh.

Các cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC không có những đòi hỏi về việc công khai

thông tin. Cách duy nhất để biết được tình hình tài chính của một công ty là làm việc với

công ty đó (hoặc xin thông tin đó từ một nhà môi giới đã làm việc với công ty đó).

Các nhà đầu tư phải nộp cho Ủy ban chứng khoán nhà nước một hồ sơ về các thông tin

được công khai nếu họ muốn mua 5% hoặc hơn cổ phần của một công ty đã niêm yết.

Sau đó mỗi giao dịch phải được báo cáo cho đến khi việc sở hữu rớt xuống lại dưới 5%.

32