55
i Tóm tắt Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ CỤ THỂ CHO KHU VỰC HÀ TIÊN – ĐÔNG HỒ NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TP. Hồ Chí Minh - 2013

HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

i

Tóm tắt

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên:

HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ CỤ THỂ

CHO KHU VỰC HÀ TIÊN – ĐÔNG HỒ

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆPTP. Hồ Chí Minh - 2013

Page 2: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

ii

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Page 3: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

iii

Lời nói đầu

Lời nói đầuSự gia tăng nhanh chóng lượng du khách tới Kiên Giang là một minh chứng về sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa của tỉnh đối với du khách. Các đảo, các bãi biển, các di tích tôn giáo, lịch sử và các khu vực tự nhiên là những nguồn lực có thể phát triển để trở thành một khu du lịch sôi động. Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất đối với du lịch là con người, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư và cam kết của con người, du lịch sẽ không thể phát triển bền vững trong tương lai.

Chính phủ đã nhận thấy tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang và hỗ trợ việc phát triển Kiên Giang trở thành một vùng du lịch trọng điểm ở phía Nam. Chính phủ sẽ cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ cần thiết, nhưng sự thành công của du lịch lại phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể nhằm giới thiệu các đặc sản du lịch địa phương. Đây chính là vai trò của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, các cam kết về chính sách và đầu tư cần thiết vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng của du lịch. Các sản phẩm du lịch để quảng bá sự đa dạng các tài nguyên du lịch của Kiên Giang nhằm đạt được mục tiêu du lịch bền vững còn kém phát triển. Vì vậy mà các điểm du lịch bị quá tải và xuống cấp, thiếu các loại hình phòng nghỉ ngơi và ăn uống có chất lượng như mong muốn và không đạt được lợi nhuận tối đa khoản thu từ du lịch.

Tài liệu này nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá và củng cố các giá trị, tài sản du lịch đang tồn tại, bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa cho tương lai, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ tăng trưởng du lịch, phát triển thị trường du lịch hiện có, đào tạo cộng đồng về kỹ năng phát triển và giới thiệu các sản phẩm mới. Các sản phẩm này sẽ là hình thức tốt nhất để thúc đẩy ngành du lịch bền vững cho tỉnh Kiên Giang.

Thay mặt Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, tôi ủng hộ cách tiếp cận về thúc đẩy du lịch bền vững trong tỉnh Kiên Giang được trình bày trong tài liệu này.

Thạc sĩ Lương Thanh HảiPhó Trưởng Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Page 4: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

iv

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

TÓM TẮTTiềm năng du lịchKhu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang (DTSQ) rất đa dạng về tự nhiên, văn hóa và có giá trị để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Sự hấp dẫn này cùng với các thị trường du lịch liền kề hiện nay ở Việt Nam và các điểm du lịch khác trong vùng Đông Nam Á. Đây là cơ hội để Kiên Giang phát triển các sản phẩm du lịch và hình ảnh du lịch có chất lượng khác biệt với các điểm du lịch khác ở khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này giới thiệu kế hoạch phát triển du lịch dựa trên những kết quả quy hoạch hiện có, xác định các hành động dựa trên các thế mạnh du lịch của Khu DTSQ và khắc phục những điểm yếu hiện tại.

Những tiềm năng du lịch của Kiên Giang sẽ:

• Tạo sinh kế của người dân địa phương và cải thiện cuộc sống cộng đồng thông qua các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng công cộng;

• Khuyến khích bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tính nguyên vẹn của môi trường và làm phong phú thêm nền văn hóa và phong tục địa phương;

• Hỗ trợ tốt hơn cho công tác bảo tồn thiên nhiên và văn hóa của các địa điểm thông qua tăng cường nhận thức về môi trường và văn hóa, mối quan tâm và cam kết thông qua sự hiểu biết và trân trọng hơn;

• Thúc đẩy các trải nghiệm và đánh giá cao về các giá trị tự nhiên và văn hóa của tỉnh;

• Mang lại những lợi ích của du lịch (ngoại hối và cơ hội việc làm), đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực về môi trường và xã hội;

• Tăng cường sự hiểu biết giữa các nền văn hóa du lịch cộng đồng địa phương thông qua sự tương tác xã hội;

• Trình diễn mô hình điểm về sự phát triển bền vững;

• Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của các cộng đồng địa phương.

Những kết quả mong muốn trên sẽ không thể đạt được nếu không có chiến lược bảo vệ trạng thái tự nhiên của các điểm du lịch, đặc biệt là ý nghĩa của yếu tố cảnh quan và văn hóa ở các khu vực đó. Điều này cần phải được thể hiện trong các qui hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý và duy trì các địa điểm, các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Chiến lược quan trọngCác chiến lược quan trọng có thể hỗ trợ việc thực hiện các tiềm năng du lịch của Kiên Giang như sau:• Đảm bảo việc bảo vệ các nguồn lực du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa và khôi phục lại

các nguồn tài nguyên bị suy thoái để phát triển du lịch bền vững, hỗ trợ sinh kế cộng đồng bền vững;

• Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ như hệ thống xử lý nước thải, nước sạch và viễn thông) có chất lượng, đủ năng lực để hỗ trợ phát triển du lịch, môi trường lành mạnh và hỗ trợ cộng đồng theo hướng đảm bảo không làm suy giảm môi trường hơn nữa do sự tăng trưởng kinh tế du lịch;

• Đảm bảo cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ hoạt động du lịch bằng cách mở rộng các cơ sở du lịch và dịch vụ cộng đồng hoạt động trên cơ sở lịch sử, văn hóa, đời sống và trải nghiệm thiên nhiên, do đó thu hút các thị trường mới, mở rộng các thị trường du lịch dài ngày hiện có và thu lợi nhiều hơn từ du lịch;

• Thúc đẩy “phát triển trung tâm du lịch và các nhánh” để giảm thiểu tác động đối với cộng đồng, các nguồn lực tự nhiên và văn hóa trong khu vực;

• Phát triển các khu vui chơi giải trí và các điểm du lịch hiện có trở thành các khu du lịch đạt tiêu chuẩn tốt nhất, tạo thêm các cơ hội và dịch vụ thăm quan trong ngày cho khách du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa của các điểm tham quan;

Page 5: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

v

Tóm tắt

• Thu lệ phí thích hợp đối với các dịch vụ và các sản phẩm tương xứng với hiện trạng về nhân lực và Khu Dự trữ sinh quyển, tạo cơ hội trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên, các giá trị lịch sử lâu dài và sử dụng khoản thu này để quản lý các điểm du lịch một cách tốt nhất.

• Tập trung tiếp thị các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển, trước tiên phát triển dịch vụ đối với các thị trường hiện có để quảng bá du lịch và các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách du lịch, cải thiện năng lực cộng đồng để quản lý và tiếp nhận các cơ hội du lịch và đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch để giảm thiểu tác động.

Các hành động chiến lượcTỉnh Kiên Giang1. Đảm bảo việc bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa • Bảo đảm việc bảo vệ tất cả các thảm thực vật (rừng) còn sót lại ở tỉnh và các địa điểm

mang ý nghĩa văn hóa quan trọng thông qua hoạt động bảo tồn.• Khôi phục cảnh quan bị suy thoái và các nguồn lực du lịch thông qua việc hạn chế các

hoạt động đe dọa và làm suy giảm môi trường tự nhiên và đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường• Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ở Hà Tiên.• Yêu cầu khi xây dựng phòng nghỉ cho du khách phải đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải

và chất thải để giảm thiểu tác động môi trường.• Tăng cường năng lực thu gom, xử lý và tái chế rác thải rắn ở tất cả các trung tâm đô thị.• Thiết lập một hệ thống cung cấp nước sạch đáng tin cậy cho Hà Tiên.3. Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh• Phát triển Rạch Giá thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn thông qua tiếp thị, phát

triển nhiều loại hình phòng nghỉ và mở rộng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch ở các khu vực xung quanh.

• Sử dụng hệ thống kênh, rạch để tiếp cận tới các sản phẩm du lịch mới, phát triển cơ hội kinh doanh của cộng đồng địa phương và tạo ra một trải nghiệm du lịch văn hóa đặc trưng độc đáo.

• Phát triển Phú Quốc thành một trung tâm du lịch khác biệt cung cấp nhiều loại hình phòng nghỉ và dịch vụ nhằm tăng cường giới thiệu và bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa của hòn đảo.

• Phát triển Hà Tiên thành một trung tâm du lịch thứ cấp, cung cấp phòng nghỉ để hỗ trợ các dịch vụ và sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.

4. Phát triển mới và xây dựng lại các điểm du lịch • Phát triển trung tâm du lịch huyện theo từng chủ đề (như Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh

Thượng và đầm Đông Hồ) bằng cách tổ chức và cung cấp các chuyến du lịch trong ngày để liên kết với các trung tâm dịch vụ du lịch ở Rạch Giá và Hà Tiên.

• Phát triển các chủ đề du lịch về lối sống, văn hóa và đời sống, lịch sử và cảnh quan văn hóa địa phương trong chủ đề tổng thể về du lịch di sản ở Khu DTSQ và trong tỉnh.

• Tái cấu trúc các điểm du lịch hiện có để tách riêng hoạt động buôn bán khỏi khu vực trung tâm.

5. Đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương • Mở rộng và đa dạng hóa phạm vi của các sản phẩm du lịch dựa vào văn hóa, thiên nhiên

và dịch vụ hiện có ở Rạch Giá và Hà Tiên.• Tổ chức đào tạo để cải thiện các kỹ năng cho các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ du

lịch và các chương trình đào tạo cụ thể cho cộng đồng địa phương để họ có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch, văn hóa và các dịch vụ liên quan.

Page 6: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

vi

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

6. Thu lệ phí thích hợp • Thu một khoản lệ phí của du khách và những người buôn bán để hỗ trợ việc quản lý các

khu du lịch.• Thu phí vào cổng và lệ phí bán hàng để hỗ trợ phát triển, tái phát triển, duy trì các điểm

du lịch và nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ du lịch trong nước và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

7. Tiếp thị các giá trị Khu DTSQ và phát triển các thị trường hiện có • Tiếp tục phát triển, quảng bá và tiếp thị giá trị Khu DTSQ Kiên Giang thành một điểm

đến lý thú và là một ví dụ về sự hòa hợp giữa con người và sinh quyển. Đề cao các giá trị di sản của các địa điểm du lịch.

• Xây dựng các chiến lược và các chương trình tiếp thị với các quốc gia lân cận và các trung tâm du lịch quốc tế; và giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

• Thiết lập cơ chế phối hợp và hợp tác giữa tất cả các khu vực và địa điểm du lịch.• Ưu tiên phát triển thị trường trong nước và địa phương, tiếp theo là Trung Quốc và các

thị trường Đông Nam Á và sau đó là thị trường phương Tây.

Các định nghĩaDu lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là hoạt động du lịch được sở hữu và hoạt động tại địa phương, góp phần vào sự cường thịnh của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững, bảo vệ các tài sản tự nhiên và truyền thống văn hóa - xã hội có giá trị.

Các từ viết tắt

asl trên mực nước biển

Australian AID Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Úc, trước đây là AusAID

CCCEP Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển

DED Dịch vụ phát triển Đức

GIZ Tổ chức Phát triển quốc tế Đức (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit)

GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc

Page 7: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

vii

Mục lục

Mục lụcLời nói đầu .................................................................................................................................. iiiTóm tắt ....................................................................................................................................... ivCác định nghĩa ...............................................................................................................................vi Các từ viết tắt ...............................................................................................................................viMục lục ........................................................................................................................................ viiPHẦN A: BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH ..................................................................................... 1A1. Nhiệm vụ và nguyên tắt quy hoạch ....................................................................................... 2 A1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ............................................................................... 2 A1.2 Khung pháp lý và mục tiêu quy hoạch ........................................................................... 2 A1.3 Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và đầm Đông Hồ ..................................................... 3 A1.4 Các nguyên tắc quy hoạch ............................................................................................. 4A2. Đặc điểm của tỉnh đối với du lịch ........................................................................................... 4 A2.1 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................................... 4 A2.2 Đặc điểm sinh học, địa chất .......................................................................................... 5 A2.2.1 Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................ 5 A2.2.2 Núi đá vôi .......................................................................................................... 5 A2.2.3 Các đảo và bờ biển ........................................................................................... 5 A2.2.4 Hệ thống giao thông đường thủy ..................................................................... 6 A2.3 Đặc điểm lịch sử và di sản văn hóa ............................................................................... 6 A2.3.1 Lịch sử .............................................................................................................. 6 A2.3.2 Di sản văn học .................................................................................................. 6 A2.3.4 Di sản văn hóa và tôn giáo ............................................................................... 7 A2.4 Đặc điểm về dân số và phát triển ................................................................................. 7 A2.4.1 Đặc điểm về dân số và kinh tế .......................................................................... 7 A2.4.2 Dịch vụ hỗ trợ du lịch ....................................................................................... 8 A2.4.3 Các dự án đã được phê duyệt ........................................................................ 10A3. Xu hướng du lịch đối với Kiên Giang .................................................................................... 11 A3.1 Tăng số lượng du khách ............................................................................................... 11 A3.2 Lượng du khách qua đêm thấp .................................................................................... 11 A3.3 Dịch vụ phòng nghỉ cho du khách ................................................................................ 11PHẦN B: CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI DU LỊCH CỦA KIÊN GIANG ............................................. 13B1. Nguồn lực di sản tôn giáo, lịch sử và văn hóa ..................................................................... 14 B1.1 Lễ hội và các địa điểm tôn giáo (chùa và đền) ............................................................ 14 B1.1.1 Khu vực Rạch Giá ........................................................................................... 14 B1.1.2 Khu vực Hà Tiên ............................................................................................. 14 B1.1.3 Các khu vực khác của Kiên Giang ................................................................... 15 B1.1.4 Hiện trạng các địa danh tôn giáo ................................................................... 15 B1.1.5 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 15 B1.2 B1.2 Các khu di tích chiến tranh và đài tưởng niệm anh hùng dân tộc ....................... 15 B1.2.1 Khu vực Rạch Giá ............................................................................................ 15 B1.2.2 Khu vực Hà Tiên ............................................................................................. 16 B1.2.3 Khu vực Hòn Đất ............................................................................................ 16 B1.2.4 Khu vực Phú Quốc .......................................................................................... 16 B1.2.5 Hiện trạng của các khu di tích chiến tranh ..................................................... 16 B1.2.6 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 16 B1.3 Lối sống của cộng đồng và nguồn lực di sản văn hóa .................................................. 16 B1.3.1 Truyền thống canh tác .................................................................................... 17 B1.3.2 Đánh bắt truyền thống và nuôi trồng thủy sản .............................................. 17 B1.3.3 Cộng đồng làng nghề và sản xuất hàng thủ công ........................................... 17 B1.3.4 Lối sống sông nước ........................................................................................ 18 B1.3.5 Di sản văn học ................................................................................................ 18 B1.3.6 Di sản khảo cổ học .......................................................................................... 18 B1.3.7 Các hoạt động hiện thời tại Phú Quốc ........................................................... 18 B1.3.8 Hiện trạng lối sống của cộng đồng ................................................................. 18 B1.3.9 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 18 B1.4 Các địa điểm giải trí và sử dụng chúng để giải trí ....................................................... 19 B1.4.1 Trong đất liền ................................................................................................. 19 B1.4.2 Trên đảo Phú Quốc ......................................................................................... 19 B1.4.3 Hiện trạng của các hoạt động giải trí ............................................................. 19

Page 8: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

viii

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

B1.4.4 Ý nghĩa đối với du lịch ..................................................................................... 20B2. Nguồn lực thiên thiên và đa dạng sinh học ......................................................................... 20 B2.1 Những khu vực đất ngập nước ................................................................................... 20 B2.1.1 Dải đồng bằng ven biển, đất lau sậy và rừng tràm ......................................... 20 B2.1.2 Hiện trạng khu vực đất ngập nước ................................................................. 21 B2.1 3 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 21 B2.2 Sông, rừng ngập mặn và cửa sông .............................................................................. 21 B2.2.1 Sông và rừng ngập mặn .................................................................................. 21 B2.2.2 Đầm Đông Hồ ................................................................................................. 22 B2.2.3 Hiện trạng sông, rừng ngập mặn và cửa sông ................................................ 22 B2.2.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 22 B2.3 Bờ biển ....................................................................................................................... 22 B2.3.1 Bãi biển cát ..................................................................................................... 22 B2.3.2 Bờ biển đá ...................................................................................................... 23 B2.3.3 Hiện trạng bờ biển ......................................................................................... 23 B2.3.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 23 B2.4 Núi đá và khu vực núi đá vôi ....................................................................................... 23 B2.4.1 Núi và mỏm đá ............................................................................................... 23 B2.4.2 Khu vực núi đá vôi .......................................................................................... 23 B2.4.3 Vườn quốc gia Phú Quốc ................................................................................ 23 B2.4.4 Hiện trạng các núi đá và khu vực đá vôi ......................................................... 24 B2.4.5 Ý nghĩa đối với du lịch ..................................................................................... 24 B2.5 Các đảo và san hô ........................................................................................................ 25 B2.5.1 Các đảo nhỏ ................................................................................................... 25 B2.5.2 Đảo Phú Quốc ................................................................................................. 25 B2.5.3 Hiện trạng các đảo .......................................................................................... 25 B2.5.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 25 B2.5.5 San hô và cỏ biển ............................................................................................ 26 B2.5.6 Hiện trạng san hô và cỏ biển .......................................................................... 26 B2.5.7 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 26PHẦN C: CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC MANG LẠI THÀNH CÔNG CHO DU LỊCH ..................... 27C1. Chiến lược quan trọng .......................................................................................................... 28C2. Các chiến lược hành động .................................................................................................... 29 C2.1 Bảo vệ các nguồn lực tự nhiên và văn hóa .................................................................. 29 C2.2 Cung cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ................................................................. 30 C2.3 Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh ................................................................... 31 C2.3.1 Khái niệm trung tâm và nhánh ....................................................................... 31 C2.3.2 Các chiến lược hành động để đạt được mô hình phát triển trung tâm du lịch và phân nhánh ................................................................................................ 32 C2.4 Tái phát triển và phát triển các điểm du lịch theo chủ đề mới .................................... 33 C2.4.1 Du lịch theo chủ đề ......................................................................................... 33 C2.4.2 Khả năng tương hợp giữa việc sử dụng các địa điểm, các chủ đề và các giá trị nguồn lực ................................................................................................ 34 C2.4.3 Hành động chiến lược đối với tái phát triển và giới thiệu các điểm du lịch ... 34 C2.4.4 Chiến lược hành động phát triển và giới thiệu các sản phẩm du lịch ............. 36 C2.5 Các tiêu chuẩn dịch vụ và lợi ích của cộng đồng địa phương ...................................... 37 C2.5.1 Các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch ........................................................................ 37 C2.5.2 Du lịch dựa vào cộng đồng ............................................................................. 37 C2.5.3 Hành động chiến lược để nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ và đảm bảo cộng đồng

địa phương được hưởng lợi từ du lịch ........................................................... 37 C2.6 Thu lệ phí dịch vụ hợp lý ............................................................................................. 38 C2.6.1 Đầu tư ............................................................................................................ 38 C2.6.2 Tự bù đắp chi phí vận hành và bảo trì ............................................................ 38 C2.6.3 Giải ngân ........................................................................................................ 39 C2.6.4 Chiến lược hành động để tăng nguồn tài chính cho bảo trì tài sản du lịch và

xác định việc giải ngân .................................................................................... 39 C2.7 Quảng bá các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển ......................................................... 40Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 43

Page 9: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

1

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng quy hoạch du lịch, các nhiệm vụ quy hoạch và xu hướng du lịch.

Qua phân tích hiện trạng quy hoạch du lịch cho thấy Kiên Giang có tiềm năng du lịch rất lớn bởi các giá trị đặc trưng về di sản thiên nhiên và văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao để thể hiện các lợi ích kinh tế của du lịch, hỗ trợ việc bảo tồn các giá trị di sản và cải thiện sinh kế cộng đồng.

PHẦN A. BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH

Page 10: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

2

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

PHẦN A: BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH

A1. Nhiệm vụ và nguyên tắc quy hoạchA1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chínhBáo cáo này tập trung giới thiệu các đặc điểm của tỉnh Kiên Giang và đặc biệt là Hà Tiên - vùng đầm phá Đông Hồ. Tỉnh Kiên Giang nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, ở mũi phía Tây Nam của Việt Nam. Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Phía Nam giáp với tỉnh Cà Mau và phía Bắc giáp với Campuchia (hình A1). Theo ranh giới hành chính, Kiên Giang có một thành phố (Rạch Giá - thành phố tỉnh lỵ), một thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện. Toàn tỉnh có 200 km bờ biển và 105 hòn đảo, hầu hết không có dân sinh sống.

Hình A1. Ranh giới các huyện của tỉnh Kiên Giang và các điểm du lịch chính

A1.2 Khung pháp lý và mục tiêu quy hoạchNăm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Đông Hồ (Quyết định số 712/UB-QD ngày 14 tháng 4 năm 2001). Theo quy hoạch, Kiên Giang sẽ phát triển các dịch vụ du lịch, trồng rừng sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Cù lao Cừ Đức được đề xuất là một “làng du lịch sinh thái” và Tô Châu là các cơ sở du lịch ven bờ. Phục hồi “rừng sinh thái – đầm nước mặn” và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (Mai, 2011b). Quyết định này khẳng định ý nghĩa văn hóa, tâm linh và sinh thái của Đông Hồ, vai trò tiềm năng của nó trong phát triển nền kinh tế địa phương.

Năm 2009 và 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ để đảm bảo bảo tồn bền vững, phục hồi và phát triển, bao gồm bảo vệ các giá trị lịch sử và văn hóa của nó và sử dụng chúng cho du lịch sinh thái (Thông báo số 149/TBVP và Thông báo số 110/TB-VP của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang). Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên đã đồng ý với các quan điểm của quy hoạch này (Văn bản số 60/TTr-UBND, ngày 24/6/2009).

Page 11: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

3

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đề nghị Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang (do GIZ và Australian AID tài trợ) hỗ trợ thực hiện quy hoạch chiến lược du lịch trong khu vực Hà Tiên và Đông Hồ.

A1.3 Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang và đầm Đông HồNăm 2006, Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận. Diện tích của Khu DTSQ là 1.118.105 ha (thuộc tỉnh Kiên Giang), trong đó diện tích vùng lõi là 36.935 ha, vùng đệm 172.578 ha và vùng chuyển tiếp 978.591 ha. Khu DTSQ có nhiệm vụ bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, rừng và núi đá vôi, đầm lầy, rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, các vùng đất ngập nước ven biển và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang là cơ quan quản lý Khu DTSQ.

Trong đề xuất thành lập Khu DTSQ, đầm Đông Hồ nằm trong vùng chuyển tiếp. Vào thời điểm đó, thông tin và nghiên cứu về khu vực này không có nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây (từ năm 2004) đã phát hiện ra vùng đất ngập nước này rất quan trọng bởi vì nó các giá trị đa dạng sinh học cao và rất cần được bảo tồn (Phùng, 2011).

a. Dự án Bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Khu DTSQ là trọng tâm của dự án Bảo tồn và phát triển Khu DTSQ Kiên Giang. Đây là dự án hợp tác giữa GIZ và Australian AID thuộc Chương trình biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang thông qua việc quản lý hiệu quả Khu Dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn ven biển. Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia và các hoạt động định hướng theo nhu cầu. Báo cáo này phản ánh đầy đủ cách tiếp cận đó nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Khu Dự trữ sinh quyển.

b. Sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ

Phù hợp với các mục tiêu tổng thể và phương pháp tiếp cận của dự án GIZ, sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ nhằm xây dựng năng lực của chính phủ và cộng đồng địa phương trong việc cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao các giá trị sinh thái, cảnh quan. Quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ được lựa chọn là hoạt động thí điểm để Ban Quản lý Khu DTSQ hỗ trợ và tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các quyết định quản lý tổng hợp. Sáng kiến này tập trung vào đầm Đông Hồ nằm tiếp giáp với biên giới Campuchia - Việt Nam và phía Đông Hà Tiên. Có nhiều dấu hiệu về suy thoái môi trường ở đầm Đông Hồ, bao gồm quá trình bồi lắng, ô nhiễm nước thải và khai thác tài nguyên quá mực. Điều này làm cho đầm Đông Hồ rất dễ bị tổn thương trước những tác động của nước biển dâng và thay đổi chế độ ngập lũ. Cộng đồng ở đây nhận ra hiện trạng không bền vững hiện nay và tin rằng trong tương lai khu vực sẽ thay đổi theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển của các hoạt động ít ảnh hưởng đến môi trường và sinh kế người dân như du lịch môi trường - là hình thức du lịch dựa vào chất lượng cảnh quan.

Các cán bộ quản lý dự án do GIZ Kiên Giang đã trao đổi với Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rằng du lịch có thể:

• Hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương và cải thiện an sinh cộng đồng thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng công cộng.

• Thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự toàn vẹn của môi trường và làm phong phú thêm nền văn hóa và phong tục địa phương.

• Hỗ trợ tốt hơn cho công tác bảo tồn bằng cách tăng cường nhận thức về môi trường và văn hóa, mối quan tâm và cam kết thông qua sự hiểu biết và trân trọng các giá trị.

• Xây dựng mô hình thí điểm về sự phát triển bền vững.

• Đa dạng hóa các cơ sở, hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương.

Page 12: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

4

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

A1.4 Các nguyên tắc quy hoạchCác nguyên tắc chủ yếu của quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ đã được trình bày trong Tài liệu hướng dẫn quy hoạch tổng hợp cho bảo tồn và phát triển đầm phá Đông Hồ- Việt Nam (Carter, 2012a) và được Thạc sỹ Lương Thanh Hải, phó trưởng ban quản lý Khu DTSQ thay mặt cho BQL thông qua vào tháng 3 năm 2012.

Nguyên tắc đó là “Cam kết đầm Đông Hồ không bị xuống cấp hơn nữa, phục hồi các giá trị sinh thái và cảnh quan. Đây là các giá trị đã tồn tại và truyền cảm hứng cho du khách và cư dân ít nhất là từ thời Mạc Thiên Tích và 31 nhà thơ của Tao Đàn Chiêu Anh Các (năm 1736)”.

Theo nguyên tắc chủ yếu này, quy hoạch phải tìm cách:

• Bảo vệ tối đa các quần xã thực vật còn sót lại và tìm cách tái sinh, phục hồi chúng.

• Phục hồi các quần xã thực vật làm vật đệm nhằm hạn chế ô nhiễm nước trong đầm do ô nhiễm chất dinh dưỡng và bồi lắng trầm tích.

• Giảm thiểu các nguồn bồi lắng, chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm hóa học độc hại vào trong đầm.

• Duy trì các quá trình thủy động lực học của đầm và hệ thống biển liền kề.

• Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

• Thúc đẩy việc bảo vệ và quảng bá các giá trị tự nhiên, văn hóa của Đông Hồ và khu vực xung quanh như là giá trị đặc trưng về văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương cũng như của tỉnh Kiên Giang và Việt Nam (Carter, 2012a).

Ý nghĩa của nghiên cứuTrong bối cảnh của Kiên Giang, Khu Dự trữ sinh quyển liên kết với lịch sử phát triển của tỉnh bắt đầu từ giai đoạn họ Mạc xây dựng nền móng quản lý hành chính cho thị trấn Hà Tiên, dựa trên nguyên tắc này và những tác động của nó đều có liên quan đến toàn tỉnh được áp dụng trong báo cáo này để củng cố các định hướng du lịch chiến lược.

A2. Đặc điểm của tỉnh đối với du lịchA2.1 Đặc điểm khí hậu1 Tỉnh Kiên Giang nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ trung bình là 27,40C, nóng nhất trong tháng 4 (290C) và lạnh nhất trong tháng 1 (25,60C); độ ẩm trung bình 82% (do ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ và độ ẩm ở đây được cải thiện tốt hơn). Kiên Giang có hai mùa rõ rệt, tương tự như các khu vực khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mùa mưa xảy ra hơi sớm hơn và kết thúc muộn hơn, nên độ ẩm cao hơn. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm tương đối cao (1.600- 2.100 mm trong đất liền và 2.400 – 2.900 mm trên đảo Phú Quốc). Trong mùa mưa, có 4 - 6 giờ nắng mỗi ngày và gió thường thổi từ phía Tây và Tây Nam, nhưng vào mùa khô gió chuyển sang phía Bắc và Đông Bắc (Lê & Trường, 2011; Mai, 2011a). Trong mùa khô, một ngày thường có từ 7 đến 8 giờ nắng.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Mặc dù nhiệt độ ấm và giờ nắng dồi dào, nhưng khí hậu 2 mùa ẩm - khô rõ rệt đã tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Hơn nữa, hiện trạng lũ lụt hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm ảnh hưởng tới du lịch, gây khó khăn cho du khách muốn tới thăm các điểm du lịch thôn dã. Tính chất mùa vụ và hiện tượng lũ lụt là hạn chế trong phát triển du lịch, bao gồm cả việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch ở những nơi ít bị phụ thuộc vào thời tiết.

1 Theo Lê và Trường (2011), Hiệp và Sơn (2011) và Mai (2011)

Page 13: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

5

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

A2.2 Đặc điểm sinh học, địa chấtNghiên cứu địa chất, địa mạo (Metcalfe et al., 1999) cho thấy Kiên Giang rất phong phú về địa chất và địa mạo (ví dụ, sự hiện diện của các tầng trầm tích lâu đời nhất ở phía Nam, cảnh quan núi đá vôi, nhiều hang động, mỏm đất ngoài khơi, đảo và quần đảo). Thông tin cơ bản về địa chất này cung cấp nền tảng cho bảo tồn hệ sinh thái và có ý nghĩa du lịch.

A2.2.1 Đồng bằng sông Cửu LongSông Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới, xếp hạng thứ mười hai về độ dài và thứ sáu về lượng nước xả trung bình hàng năm. Vùng tam giác sông Mekong này có diện tích khoảng 5,5 triệu ha, trong đó 3,9 triệu ha nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Độ sâu trầm tích thay đổi từ 500 m ở gần các cửa sông đến 30 m ở phía trong vùng đồng bằng, tiếp tục lắng đọng về phía Nam và phía Tây bán đảo Cà Mau lên đến 150 m mỗi năm.

Hệ thống đồng bằng, sông và kênh rạch rất quan trọng đối với sinh kế và đa dạng sinh học (đặc biệt là chim), cả hai đều có thể là đặc điểm quan trọng thu hút du khách. Các đồng bằng của Kiên Giang gồm có một số khu vực đồng cỏ ngập nước theo mùa cuối cùng còn lại và cộng đồng rừng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể Tràm (Melaleuca cajuputi), Dừa nước (Nypa fruticans), đất lau lách và rừng ngập mặn có giá trị rất quan trọng về sinh kế cũng như động vật hoang dã. Kiên Giang được coi là một trong những nơi quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò bảo tồn các loài chim nước lớn, chẳng hạn như Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), Cò quắm vai trắng (Pseudibis davisoni) - loài cực kỳ nguy cấp trên toàn cầu, Ô Tác (Houbaropsis bengalensis) - loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò Sơn (Mycteria leucocephala), và Bồ nông (Pelecanus philippensis) - loài dễ bị tổn thương trên toàn thế giới (Buckton et al., 1999).

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Hầu hết các dải đồng bằng ở Kiên Giang là đối tượng chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản, thì các khu vực còn sót lại ngày càng có giá trị về du lịch. Tuy nhiên, tính bền vững (sự tồn tại) của các khu vực này vẫn còn chưa chắc chắn và do đó giá trị du lịch cũng chưa chắc chắn.

A2.2.2 Núi đá vôiRải rác khắp các vùng đồng bằng phía Tây của Kiên Giang là núi đá vôi nhô lên (vùng núi đá vôi) được phân lập từ các khu vực núi đá vôi khác ở Đông Dương. Mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết đã tạo nên các vách đá thẳng đứng, hang động thạch nhũ và các đặc trưng do xói mòn. Mặc dù các đá vôi nhỏ, nhưng mức độ đa dạng sinh học của chúng rất cao. Trong khu vực núi đá vôi có 322 loài thực vật được ghi nhận, với ít nhất 114 loài chim và 31 loài động vật có vú, gồm cả 9 loài dơi. Nổi bật trong các loài không xương sống là ốc sên trên cạn, với 65 loài được ghi nhận, trong đó có 36 loài mới được xác định gần đây và là loài đặc hữu của Kiên Giang.

Ý nghĩa của núi đá vôi với du lịchNgoài việc sử dụng giá trị văn hóa, lịch sử và tôn giáo, núi đá vôi và hang động là các điểm nóng đa dạng sinh học và là điểm du lịch giá trị hấp dẫn ở nhiều nơi trên thế giới. Đây cũng có thể là điểm nhấn cho du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học của các núi đá vôi ở Kiên Giang vẫn chưa được sử dụng như một tiềm năng trọng tâm trong phát triển du lịch.

A2.2.3 Các đảo và bãi biểnCó rất nhiều hòn đảo có kích thước khác nhau ở ngoài khơi, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc (574 km2) và nhỏ nhất là các núi đá đơn lẻ. Sự đa dạng này phản ánh đặc điểm địa chất lục địa. Các mảnh vụn từ các rạn san hô ngầm, cát từ đá granit bị xói mòn và trầm tích từ sông Mekong hình thành sự đa dạng về bãi cát, đá cuội và cồn cát trên các bãi biển. Ngoài các bãi biển, khu vực này còn có các mũi đá và các đai rừng ngập mặn còn sót lại.

Page 14: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

6

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Ý nghĩa của các đảo và bãi biển trong phát triển du lịch

Hòn đảo nhiệt đới và những bãi biển tự nhiên là điểm thu hút khách du lịch tìm kiếm sự thư giãn. Tỉnh Kiên Giang có rất nhiều hòn đảo và loại bãi biển có khả năng thu hút các thị trường du lịch khác nhau, tuy nhiên cần duy trì sự đa dạng với nhiều loại hình trải nghiệm.

A2.2.4 Hệ thống giao thông đường thủyVào cuối mùa mưa, nước lũ ở sông, nước mưa và ảnh hưởng của thủy triều có thể gây ra lũ lụt 3.400.000 ha vùng đồng bằng sông Mekong ở phần lãnh thổ Việt Nam, trong đó phần nhiều ở tỉnh Kiên Giang. Để giảm bớt tác động của lũ lụt và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, một hệ thống kênh rạch được xây dựng cắt ngang vùng đồng bằng.

Vai trò trong phát triển du lịch

Hệ thống giao thông đường thủy rất quan trọng đối với Kiên Giang. Tuy nhiên nó vẫn chưa được khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch mặc dù rất hấp dẫn khách du lịch.

A2.3 Đặc điểm lịch sử và di sản văn hóaA2.3.1 Lịch sửĐế chế Phù Nam vào đầu thế kỷ thứ nhất và sau đó là Chân Lạp (thế kỷ 6) hình thành ở vùng Tây Nam bộ trong đó có tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu khảo cổ Óc Eo ở tỉnh láng giềng An Giang cho thấy khu vực này đã có cảng và kênh rạch thương mại nhộn nhịp vào thế kỷ thứ nhất.

Đế chế này dần dần bị suy tàn và diệt vong do sự xâm lấn của Chân Lạp (Campuchia) và Champa. Vùng đất này hầu như bị “bỏ quên” một thời gian dài. Vào những năm 1620, dưới thời vua Khmer Chey Chettha II (1618-1628) người Việt Nam đã đến định cư trong khu vực và cho thành lập các tòa nhà chính phủ ở Prey Nokor. Dần dần dân số người Việt tăng nhanh chiếm phần lớn dân số. Trong thời gian cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu - người sáng lập Hà Tiên - mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực và các khu định cư của người Việt Nam, Hoa và mở rộng khu vực quản lý sâu hơn vào lãnh thổ Chân Lạp.

Năm 1698, chúa Nguyễn ở Huế đã cử Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập lại bộ máy hành chính quản lý khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong cuộc chiến tranh Tây Sơn (cuối thế kỷ 17) và triều đại nhà Nguyễn sau đó, ranh giới của Việt Nam mở rộng tới mũi Cà Mau. Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, tự xưng vua Gia Long và thống nhất tất cả các vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam hiện đại, gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi Nam Kỳ bị Pháp đánh chiếm vào những năm 1860, trong thời gian Nguyễn Trung Trực - một ngư dân - tổ chức và lãnh đạo nông dân chống Pháp ở Rạch Giá cho đến khi ông bị bắt và tử hình, khu vực này đã trở thành thuộc địa đầu tiên của Pháp. Sau đó, một phần Đông Dương cũng trở thành thuộc địa của Pháp. Trong suốt thời kỳ đô hộ, người Pháp đã phải vận dụng mọi người lực quân đội để đương đầu và đàn áp các phong trào yêu nước. Một cuộc chiến kéo dài trong suốt Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và sau đó là Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (chiến tranh Việt Nam - Mỹ).

Trong những năm 1970, Khmer Đỏ đã tấn công đánh chiếm vùng Tây Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh này dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Khmer Đỏ.

Ý nghĩa của giá trị lịch sử với phát triển du lịch

Tỉnh Kiên Giang có một quá trình lịch sử định cư và bảo vệ tổ quốc lâu dài. Chúng mang ý nghĩa quốc gia và thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Kiên Giang có nhiều địa điểm phản ánh giá trị lịch sử, nhưng vẫn chưa được giới thiệu đầy đủ cho du khách. Phát triển hoặc tái phát triển các địa điểm này có thể khuyến khích du khách ở lại trong tỉnh dài ngày hơn và do đó gia tăng lợi ích kinh tế từ du lịch.

A2.3.2 Di sản văn học2 Kiên Giang có một di sản văn học phong phú đặc biệt trong thời kỳ nhà Mạc, cảnh quan xung quanh Đông Hồ truyền cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn sáng tác nhiều bài thơ và tác

2 Theo Trường (2011b).

Page 15: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

7

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

phẩm văn học nổi tiếng. Nổi tiếng nhất là tác phẩm “An Nam Hà Tiên thập vịnh” gồm nhiều bài thơ ca ngợi 10 cảnh đẹp ở Hà Tiên3 của nhóm nhà thơ Tao đàn chiêu Anh Các gồm 36 nhà thơ do Mạc Thiên Tích đứng đầu. Trong đó có bài Đông Hồ Ấn Nguyệt (1737) mô tả ánh trăng trên đầm Đông Hồ (Lê, 2011). Trần Trí Khải - một khách mời đặc biệt của Mạc Thiên Tích dựng cờ để thành lập nhóm văn học Tao Đàn Chiêu Anh Các năm 1736. Sinh ra ở Nam Hải, ông đã viết một bài thơ có tiêu đề Thụ Đức hiện tự cảnh, trong đó mô tả một chuyến đi chơi bằng tàu thuyền với nhiều bạn bè trên đầm Đông Hồ. Tác phẩm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về Đông Hồ vào một đêm trung thu và niềm vui ngắm trăng tìm kiếm sự thư giãn trên các vùng sông nước (Anon, 2011a).

Nhà hoạt động chống thực dân Nguyễn Thần Hiến (1856-1914) không thể tránh được cảm xúc khi lũ tràn về Đông Hồ. Bài thơ Hàn than thu lạo đồ (Cơn lũ mùa thu bên bờ lạnh) của ông mô tả Đông Hồ trong mùa lũ. Bài thơ được phát hiện trên tường đình làng thờ thần Thành Hoàng khi nó đã được phục chế.

Nhà thơ Lâm Tấn Phác có một căn nhà gần Đông Hồ. Yêu phong cảnh nơi đó, ông đã lấy tên đầm làm bút danh của mình. Cùng với vợ là nhà thơ Mộng Tuyết, họ đã dệt nên những áng thơ lãng mạn. Hai nhân vật đó để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Họ đã trở thành nhân vật nổi tiếng của Hà Tiên được giới văn học Việt Nam tôn trọng và yêu quý. Những bài thơ của họ cho thấy tình yêu nồng nhiệt của họ đối với ngôn ngữ Việt Nam và quê hương của họ. Lâm Tấn Phác đã viết một bài thơ cho Mộng Tuyết, sau đó bà đã sử dụng bài thơ này như là nền tảng cho cuốn tiểu sử cá nhân và gia đình bà.

Ý nghĩa của giá trị văn học với phát triển du lịch

Truyền thống và di sản văn học của Kiên Giang, đặc biệt là ở khu vực Hà Tiên - Đông Hồ có thể là điểm nhấn lễ hội và du lịch lớn. Nó làm nổi bật các tài sản du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang.

A2.3.4 Di sản văn hóa và tôn giáoDi sản văn hóa của Kiên Giang và tầm quan trọng của nó đối với Việt Nam (cả Campuchia và Thái Lan) bắt nguồn từ sự định cư lâu dài, vai trò trung tâm và độc đáo trong lịch sử của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam hiện đại. Đặc điểm lịch sử này được phản ánh trong nền văn hóa của nhiều dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) đang sinh sống trong tỉnh Kiên Giang. Các nền văn hóa được thể hiện trong các đền, chùa (hiện đang là trọng tâm của các hoạt động du lịch), món ăn truyền thống, lễ hội và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của các dân tộc.

Ý nghĩa của giá trị di sản văn hóa và tôn giáo với phát triển du lịch

Sự pha trộn văn hóa của Kiên Giang là độc nhất ở Việt Nam. Điểm độc đáo này nên được phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc biệt và quảng bá như một hình ảnh du lịch của tỉnh.

A2.4 Đặc điểm về dân số và phát triển4 A2.4.1 Đặc điểm về dân số và kinh tếNăm 2010, dân số toàn tỉnh là 1.705.500 người, trong đó 22% sống ở các khu vực đô thị (Bảng A1). Có ba dân tộc chính: Việt hay Kinh (chiếm 84,4% dân số), Khmer (12,3%) và Hoa (2,4%). Hoạt động kinh tế chủ đạo của Kiên Giang là khai thác, nuôi trồng thủy sản và trồng lúa. 66% (4.120 km²) diện tích đất được sử dụng để sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, trong đó đất trồng lúa chiếm 3.170 km² (77% đất nông nghiệp), 19% (1.200 km²) là rừng. Nước mắm và hạt tiêu Phú Quốc rất nổi tiếng ở Việt Nam và ở nước ngoài.

3 Kim dự lan đào, Bình san điệp thúy, Tiêu tự thần chung, Gianh thành dạ cổ, Thạch động thôn vân, Châu nham lạc lộ, Đông hồ ấn nguyệt, Nam phố trừng ba, Lộc trĩ thôn cư, Lư khê ngư bạc.

4 Theo Mai (2011).

Page 16: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

8

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Ý nghĩa đối với phát triển du lịch

Với các thế mạnh của các ngành sản xuất chính và sự đa văn hóa, Kiên Giang có cơ hội phát triển du lịch ẩm thực và nông nghiệp cũng như các hoạt động du lịch gắn liền với sinh kế địa phương (đánh bắt, nuôi trồng). Du lịch được công nhận là một hoạt động kinh tế tiềm năng bổ sung cho ngành sản xuất chính và đang phát triển nhanh chóng. Việc có ít các sản phẩm du lịch và khả năng cung cấp dịch vụ kém phát triển đang gây ảnh hưởng đến nguồn thu từ du lịch ở trong tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn.

Bảng A1. Dân số tỉnh Kiên Giang (từ phía Tây sang phía Đông)

Thành phố/Huyện Diện tích (km2) Dân số (Mật độ) Thủ phủ Phường/Xã Đặc điểm

Thị xã Hà Tiên 88,5 39.957 (451/ km2) Thị xã Đô thị ven biểnHuyện Phú Quốc 574 85.000 (148/ km2) Dương Đông 21 đảo nhỏ Đảo nông thônHuyện Giang Thanh 407 28.910 (71/ km2) Tân Khánh Hòa 5 xã Nội địa nông thônHuyện Kiên Lương 906 93.905 (104/ km2) Kiên Lương 13 xã Nông thôn ven biểnHuyện Hòn Đất 1028 154.431 (150/ km2) Hòn Đất 14 xã Nông thôn ven biểnHuyện Tân Hiệp 416 147.821 (355/ km2) Tân Hiệp 10 xã Nội địa nông thônTP Rạch Giá 97,8 205.660 (2100/km2) Thủ phủ của tỉnh 12 phường Đô thị ven biểnHuyện Kiên Hải 28 20.499 (732/ km2) Bãi Nha Đảo nông thônHuyện Giồng Riềng 634 195.024 (308/ km2) Giồng Riềng 18 xã Nông thôn nội địaHuyện Châu Thành 284 139.211 (490/ km2) Minh Lương 9 xã Bán đô thị ven biểnHuyện Gò Quao 424 145.425 (343/ km2) Gò Quao 10 xã Nông thôn nội địaHuyện An Biên 466 147.297 (316/ km2) Thu Ba 9 xã Nông thôn ven biểnHuyện Vĩnh Thuận 608 133.539 (220/ km2) Vĩnh Thuận 7 xã Nông thôn nội địaHuyện U Minh Thượng 433 68.076 (157/ km2) 6 xã Nông thôn nội địaHuyện An Minh 711 112.215 (158/ km2) Thủ Mười Một 11 xã Nông thôn ven biểnTỉnh Kiên Giang 6.299 1.703.500 (260/ km2) Rạch Giá Nông thôn ven biển

A2.4.2 Dịch vụ hỗ trợ du lịcha. Thành phố và thị xã là các trung tâm

Rạch Giá là thủ phủ của tỉnh, nằm bên bờ biển, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km. Đây là thành phố đầu tiên “lấn biển” để mở rộng thành phố bằng các công trình cải tạo. Nó đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất ở phía Tây Nam Việt Nam. Dân số chủ yếu là người Kinh bao gồm một số lượng đáng kể là người Hoa và Khmer đang sinh sống ở Rạch Giá. Hầu hết du khách đi qua thành phố này chủ yếu để di chuyển đến Phú Quốc hoặc Hà Tiên (có thể là do Rạch Giá không có các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách). Tuy nhiên, đây là vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế và hoạt động như là trung tâm du lịch của tỉnh.

Hà Tiên cách Rạch Giá 1,5 giờ ô tô. Hà Tiên là một thị xã du lịch nổi tiếng với các bãi biển và phong cảnh đẹp, gồm cả đầm Đông Hồ. Hà Tiên được nhóm người Việt gốc Hoa do Mạc Cửu dẫn đầu tìm ra và khai phá từ giữa thế kỷ 17. Mạc Cửu đã cho xây dựng các chợ và hình thành một thị trấn kinh doanh nhộn nhịp. Người Việt chuyển đến định cư ở đây từ lâu đời tạo thành thế lực mạnh nhất thời bấy giờ. Hà Tiên được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam dưới triều đại chúa Nguyễn vào năm 1680. Sự kết hợp các nền văn hóa làm cho đặc điểm dân cư trở nên thú vị. Hà Tiên là một thị xã nhỏ và nằm bên đầm Đông Hồ đã tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách từ các bãi biển, hải đảo và các điểm du lịch thôn dã.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Rạch Giá và Hà Tiên là các đô thị lớn nhất của Kiên Giang và là các trung tâm cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn xung quanh. Vì vậy, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ ở các đô thị này và tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến du lịch trong ngày của du khách. Việc này sẽ giúp sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường.

Page 17: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

9

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

b. Hạ tầng giao thông

Rạch Giá cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách Cần Thơ 116 km và Mỹ Tho 182 km. Hà Tiên cách Rạch Giá 92 km. Đường giao thông nối từ Hà Tiên đến tỉnh Kampot - Campuchia hiện nay cũng đang được khách du lịch sử dụng.

Sân bay Rạch Giá, Phú Quốc thực hiện các chuyến bay hàng ngày theo lịch trình kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dịch vụ xe buýt thường xuyên hoạt động kết nối Rạch Giá và Hà Tiên cũng như các tỉnh lân cận. Rạch Giá và Phú Quốc là cảng thương mại và đánh bắt hải sản ở miền Nam Việt Nam, do đó, có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ thuyền để tiếp cận các hòn đảo và các cảng ven biển khác, bao gồm cả từ Rạch Giá đến đảo Phú Quốc và các đảo khác. Du lịch bằng thuyền giữa Phú Quốc và Kampot -Campuchia đã được đàm phán.

Sử dụng các tàu thuyền truyền thống trên đường thủy vẫn còn là hình thức vận tải chính, đặc biệt là trong mùa mưa lũ khi đi lại bằng đường bộ khó khăn.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Kiên Giang có dịch vụ vận tải bằng đường bộ, hàng không và các cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy tương đối tốt. Tuy nhiên, để sử dụng cho mục đích du lịch thì mạng lưới kênh rạch vẫn chưa xứng tầm. Hệ thống kênh rạch có tiềm năng quan trọng như một sản phẩm du lịch, nhưng cũng có thể hỗ trợ loại hình du lịch dựa vào cộng đồng dọc theo các tuyến đường thủy.

c. Xử lý nước thải

Nước thải ở Rạch Giá và Hà Tiên được cho chảy ra cống và chỉ được xử lý thô. Đa số các khu vực khác trong tỉnh nước thải hoạt động theo kiểu “ra khỏi nhà”. Chất thải do hoạt động và sinh hoạt con người trực tiếp thải vào các kênh rạch hoặc nước ngầm mà không qua xử lý. Tình trạng này dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chất dinh dưỡng và các mầm bệnh) ở nước ngầm và hệ thống kênh mương, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đe dọa sức khỏe con người. Nước thải và khí thải từ hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm trầm trọng thêm tình hình. Các vùng đất ngập nước như Đông Hồ có nguy cơ suy giảm về năng suất và mất đi nguồn tài nguyên du lịch. Sự ô nhiễm này lan rộng ra khu vực biển, đặc biệt là đe dọa các rạn san hô.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Nếu không xử lý có hiệu quả các chất thải do của con người thải ra sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và sự thành công của du lịch vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước, hệ thống sinh học và sức khỏe con người. Muốn đạt được mục tiêu tăng gấp đôi số lượng du khách qua đêm tại Hà Tiên thì cần phải quan tâm tới vấn đề nước thải trực tiếp vào đầm Đông Hồ hoặc các khu vực rừng ngập mặn. Cần thiết phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, ít nhất là theo tiêu chuẩn xử lý thứ cấp.

d. Xử lý rác thải rắn

Rác thải thối rữa có thể làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất ở khu vực nông thôn trong toàn tỉnh, thì chất thải rắn, đặc biệt là nhựa, thường có điểm đến cuối cùng là các dòng chảy (kênh, rạch, đại dương). Cần phải mở rộng các công trình xử lý chất thải rắn hiện có tại Hà Tiên và Rạch Giá, nếu số lượng khách du lịch tăng đúng theo kế hoạch dự kiến.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Yêu cầu các điểm có du khách tới thăm, bao gồm cả các thành phố, thị xã, cần có dịch vụ thu gom rác để đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo vệ sức khỏe con người. Cần có hệ thống quản lý chất thải ở các huyện trong toàn tỉnh.

e. Mạng lưới điện và nước

Ở các trung tâm đô thị, dịch vụ cung cấp điện rất tốt, nhưng ở vùng sâu, xa ở nông thôn, người dân phải dựa vào máy phát điện (hoặc không có điện). Hệ thống cung cấp nước chỉ hoạt động trong phạm vi Rạch Giá và Hà Tiên, nhưng chất lượng nước không ổn định và cần

Page 18: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

10

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

phải đun sôi để uống. Ở khu vực nông thôn, người dân phải sử dụng nước ngầm hoặc nước mưa thu từ mái nhà, cả hai nguồn nước đều đáng lo ngại đối với vấn đề sức khỏe.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Mức độ thành công của du lịch bị hạn chế bởi sự thiếu hụt hoặc mất ổn định của nguồn năng lượng (đặc biệt là ở các khu vực nông thôn) và hệ thống cấp nước sinh hoạt an toàn. Sự phụ thuộc vào nước đóng chai tạo ra lượng chất thải rắn đáng kể và sẽ tăng khi lượng du khách tăng lên. Việc cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng và nước uống an toàn là rất quan trọng đối với việc mở rộng du lịch trong tỉnh và cải thiện cuộc sống cộng đồng.

f. Dịch vụ y tế

Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc đã có các dịch vụ y tế cơ bản, nhưng để điều trị các bệnh theo yêu cầu của y tế hiện đại thì cần phải đến các thành phố lớn trong vùng hoặc tới thành phố Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Lượng du khách tăng, đặc biệt là du khách quốc tế là lý do chính đáng để phát triển các dịch vụ y tế tiên tiến trên địa bàn tỉnh.

A2.4.3 Các dự án đã được phê duyệta. Chuyển đổi sử dụng đất và các công trình lấn biển

Trung ương đã hỗ trợ nhiều công trình công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Hầu hết các đầu tư nhằm khai thác các khu vực đất ngập nước bằng cách chuyển đổi chúng thành các vùng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Những công trình này đã trực tiếp làm suy giảm các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của khu vực.

Rạch Giá và Hà Tiên cũng là nơi có các công trình lấn biển. Các công trình này đã mở rộng diện tích đất đô thị và phát triển công trình liên quan tới du lịch, nhưng tác động của chúng tới động lực ven biển vẫn chưa được làm rõ.

b. Trọng tâm du lịch ở Việt Nam

Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của du lịch phía Nam đối với phát triển kinh tế của Việt Nam và dự kiến Hà Tiên là một trung tâm du lịch sinh thái, nơi giới thiệu các giá trị môi trường của các vùng đất ngập nước và bờ biển phía Nam (Hiệp & Sơn 2011). Hiện đang có quy hoạch xây dựng công viên đa chức năng, bao gồm cả một khu nghỉ mát trên 27,6 ha trên một cù lao ở đầm Đông Hồ. Tuy nhiên, giống như nhiều đề xuất khác, vấn đề quản lý chất thải và các tác động môi trường tiềm tàng vẫn chưa được giải quyết. Hệ thống đường bộ và một cây cầu nối Hà Tiên với ấp Cừ Đức đã được đề xuất và phê duyệt (Mai 2011a, b). Mai (2011) cũng đề xuất nạo vét đầm Đông Hồ để phục vụ tốt hơn cho giao thông vận tải và du lịch, đầu tư vào bến bãi và nâng cấp đường thủy, xây dựng ngôi làng du lịch sinh thái ở Cừ Đức, giao đất rừng cho người dân địa phương và khuyến khích họ kết hợp phát triển cây có lợi nhuận cao với nuôi trồng thủy sản ở phía Đông và phía Nam của đầm Đông Hồ.

Phú Quốc được quy hoạch thành một điểm du lịch quốc tế lớn, mà trọng tâm là các loại hình du lịch hấp dẫn như sân golf, sòng bạc và khách sạn 5 sao. Các địa điểm này sẽ làm thay đổi các trải nghiệm từ du lịch sinh thái quy mô nhỏ hướng tới du lịch đại chúng cao cấp.

c. Phục hồi và bảo tồn môi trường sống

Tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thủy sản ở rừng ngập mặn và vai trò của chúng trong việc ổn định bờ biển, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu được thừa nhận rộng rãi. Vì vậy, đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhằm phục hồi rừng ngập mặn và rừng Tràm ven biển.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Rừng ngập mặn và quần thể thực vật khác có tiềm năng trở thành một điểm nhấn của du lịch và sẽ góp phần đáng kể vào tính hấp dẫn về thẩm mỹ của Kiên Giang. Tuy nhiên, các hệ

Page 19: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

11

PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch

sinh thái khác, đặc biệt là các núi đá vôi và vùng ven biển vẫn đang là đối tượng dễ bị tổn thương nếu chúng được sử dụng cho mục đích khác ngoài bảo tồn và du lịch. Nếu phát triển du lịch là để hỗ trợ bảo tồn, thì cần thiết phải sử dụng các khu bảo tồn cho mục đích du lịch nhiều hơn.

A3. Xu hướng du lịch đối với Kiên GiangA3.1 Tăng số lượng du kháchNăm 2010, tỉnh Kiên Giang đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt khách (97% là khách nội địa), trung bình hàng năm tăng 15% kể từ năm 2005. Trong cùng thời gian, du khách đến Phú Quốc tăng khoảng 20% mỗi năm, lên tới 329.000 khách (khoảng 30% là khách quốc tế) (Hình A2 và A3). Như vậy, trong khi Phú Quốc là điểm đến của khoảng dưới 10 % tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang thì nó lại thu hút khoảng một phần ba du khách quốc tế. Ngược lại, khu vực đất liền của Kiên Giang hiện đang có một thị trường du khách trong nước phát triển mạnh mẽ, nhưng không thu hút được khách quốc tế.

Vì vậy, với sự tăng trưởng thị trường trong nước, Kiên Giang đang trên một quỹ đạo thay thế An Giang – một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút hầu hết khách du lịch (Hình A4).

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Year

Tourist to Kien Giang (excludingPhu Quoc)International tourists

Domestic tourists

Số lư

ợng

khá

ch d

u lịc

h (‘0

00)

Khách du lịch đến Kiên Giang (trừ Phú Quốc)Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch nội địa

Năm

0

50

100

150

200

250

300

350

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Year

Tourists to Phu Quoc

International tourists

Domestic tourists

Số lư

ợng

khá

ch d

u lịc

h (‘0

00)

Năm

Khách du lịch Phú QuốcKhách du lịch quốc tếKhách du lịch nội địa

Hình A2. Du khách tới Kiên Giang, bao gồm cả khách tới Phú Quốc

Hình A3. Du khách tới Phú Quốc

A3.2 Lượng du khách qua đêm thấpMặc dù khách du lịch trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng lượng khách lưu trú qua đêm không nhiều. Khách du lịch nội địa lưu trú qua đêm chiếm dưới 30%. Thời gian lưu trú đối

với du khách trong nước đến Phú Quốc là 1,1 đêm và 1,3 đêm đối với các địa điểm khác của Kiên Giang. Đối với du khách quốc tế, các con số khả quan hơn một chút đối với Phú Quốc (2,3 đêm), nhưng ít hơn (1,2 đêm) đối với các điểm còn lại của tỉnh. Tuy nhiên, theo các số liệu quốc tế thì thời gian lưu trú của du khách khác nhau đáng kể giữa các năm.

Những dữ liệu này cho thấy Kiên Giang có cơ hội tăng khách du lịch nghỉ qua đêm và nâng cao thu nhập từ du lịch.

A3.3 Dịch vụ phòng nghỉ cho du kháchPhòng nghỉ tại Phú Quốc và trên địa bàn tỉnh vẫn còn tương đối tĩnh, mặc dù các loại hình phòng nghỉ “sao” đang tăng lên ở tất cả các địa phương của Kiên Giang trong năm 2010 (Bảng A2).

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Year

An Giang Kien Giang Can Tho

Ca Mau Ben Tre

Số lư

ợng

khá

ch d

u lịc

h (‘0

00)

Hình A4. Du khách tới các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm

An GiangCà Mau

Kiên GiangBến Tre

Cần Thơ

Page 20: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

12

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Công suất sử dụng phòng nghỉ vẫn ở mức cao đối với Phú Quốc (> 70%), nhưng thấp đối với các vùng khác của Kiên Giang (thường <50%) (Bảng A2).

Những số liệu này cho thấy Phú Quốc hiện không đáp ứng đủ nhu cầu ăn nghỉ của du khách, trong khi các điểm còn lại của tỉnh thì thừa thãi. Tuy nhiên, thị trường phản ứng tích cực đối với sự gia tăng các loại hình phòng nghỉ “sao” gần đây, cho thấy sự thiếu hụt phòng nghỉ có thể liên quan đến loại hình, chứ không phải là số lượng.

Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch

Mặc dù du lịch Kiên Giang đang tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng phần lớn là thị trường bình dân trong nước. Thị trường này không sử dụng nhà nghỉ/khách sạn hoặc chỉ lựa chọn những chuyến thăm quan trong ngày, không lưu trú lại các điểm du lịch. Kiên Giang chưa thu hút được thị trường quốc tế, nên lợi nhuận kinh tế từ du lịch còn rất hạn chế.

Tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng hiệu năng kinh tế của ngành du lịch lại thấp. Điều này có thể là do sự yếu kém trong tiếp thị các sản phẩm du lịchhiện có đối với đối tượng mục tiêu và không có các loại hình nhà nghỉ như mong muốn để hấp dẫn khách du lịch cao cấp ở lại hơn một hoặc hai ngày.

Bảng A2. Nhà nghỉ ở Kiên Giang Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Phú QuốcNhà nghỉ 67 68 67 61 60 61Tổng số phòng 1.296 1.242 1.335 1.416 1.411 1.503Nhà nghỉ 1-5 sao 5 5 4 4 4 10Tỷ lệ sử dụng (%) 61 73 69 79 75 76Kiên Giang (không bao gồm Phú Quốc)Nhà nghỉ 83 99 112 144 161 164Tổng số phòng 1.252 1.888 1.947 2.266 2.486 2.602Nhà nghỉ 1-5 sao 5 5 4 5 6 26Tỷ lệ sử dụng (%) 32 43 55 51 33 41

Page 21: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

13

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

Phần báo cáo này trình bày kết quả điều tra về nguồn lực và các sản phẩm hiện có để phục vụ du khách cũng như xác định các sản phẩm du lịch tiềm năng. Thống kê báo cáo này chưa được toàn diện, nhưng đã thể hiện sự giàu có và phong phú về di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và lối sống của cộng đồng đa dạng, để có thể hình thành nền tảng cho một ngành du lịch sôi động. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch hiện có của Kiên Giang chưa được phát triển và giới thiệu một cách đầy đủ, thiếu cơ sở hạ tầng để đáp ứng sự tăng trưởng kỳ vọng cho tỉnh.

Viễn cảnh của Kiên Giang là phát triển một điểm du lịch được xây dựng trên những phẩm chất vốn có của nguồn tài nguyên, chứ không phải là tạo nên các sản phẩm xung đột với bản chất ‘tự nhiên’ của chúng. Đây chính là cơ sở để đề xuất các chiến lược hành động được trình bày trong Phần C. Nguồn lực du lịch để phát triển bền vững bao gồm: tự nhiên, xã hội, con người, sản xuất và tài chính (Viederman, 1994). Báo cáo này chỉ ra những thay đổi đặc điểm ‘tự nhiên’ của một nguồn lực hoặc vốn (chẳng hạn như môi trường, cơ sở hạ tầng hoặc kiểu phát triển) có thể làm thay đổi nhận thức của khách du lịch về một nơi (tích cực hoặc tiêu cực), sự lựa chọn điểm đến và ứng xử của họ tại địa điểm du lịch đó. Điều này có ý nghĩa đối với việc quản lý và sự thành công của các hoạt động phát triển du lịch (Carter, 2012b).

PHẦN B. CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI DU LỊCH

CỦA KIÊN GIANG

Page 22: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

14

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

PHẦN B: CÁC CƠ HỘI VÀ NGUỒN LỰC DU LỊCH CỦA KIÊN GIANG

B1. Nguồn lực di sản tôn giáo, lịch sử và văn hóaB1.1 Lễ hội và các địa điểm tôn giáo (chùa và đền)Nguồn gốc văn hóa và dân tộc của con người Kiên Giang tạo nên sự kết hợp và pha trộn phong phú của niềm tin và loại hình tôn giáo ở nhiều nơi trong toàn tỉnh. Yếu tố lịch sử, kiến trúc, các vật dụng thiêng liêng và những câu chuyện của các vị thần ở nhiều nơi đã hấp dẫn cả khách du lịch trong nước và du khách quốc tế. Tuy nhiên, cần có những giải thích rõ ràng về các yếu tố này.

B1.1.1 Khu vực Rạch GiáMột số ngôi chùa, đền thờ và địa điểm khác ở Rạch Giá được công nhận là các di tích lịch sử cấp quốc gia. Các di tích này có tiềm năng để hình thành một phần của tour du lịch tôn giáo của thành phố.

Đền Nguyễn Trung Trực thờ vị anh hùng dân tộc chống Pháp vào những năm 1860. Cấu trúc ngôi đền đầu tiên là một tòa nhà đơn giản với một mái nhà tranh, nhưng qua nhiều năm, nó đã được mở rộng và xây dựng lại nhiều lần. Lần xây dựng lại cuối cùng diễn ra từ năm 1964 đến 1970. Ngày giỗ Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 âm lịch.

Chùa Tam Bảo được xây dựng từ đầu thế kỷ 18 và được xây dựng lại vào năm 1913. Khu vườn trong chùa có nhiều cây điêu khắc hình các con vật như hươu, nai, con rồng và các loài động vật khác. Ở phía trước của chùa là một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên một đài sen ở giữa ao.

Chùa Phật Lớn là chùa thuộc phái Đại thừa của người Khmer được xây dựng vào thế kỷ 19. Các nhà sư thường trú ở đây là người dân tộc Khmer, tuy nhiên người Việt cũng thường xuyên đến chùa.

Chùa Láng Cát được xây dựng bởi các Phật tử Khmer trong thế kỷ 15 cho các hoạt động tín ngưỡng khi hòa thượng Rích Thi Chi đến truyền đạo.

Chùa Quan Đế được người Hoa xây dựng năm 1752 để thờ Tiền Hiền (thờ người có công). Ban đầu nó được gọi là chùa Vĩnh Lạc, nhưng khi xây dựng lại, chùa đã được đổi tên thành Quan Thánh Đế vào năm 1927.

Các địa điểm lịch sử cấp quốc gia khác là đình Vĩnh Hòa, mộ của nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt và Bảo tàng Kiên Giang. Ngoài ra, cổng Tam Quan (biểu tượng của thành phố Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang), đình thờ Nguyễn Hiền Điều, chùa Bắc Đế, miếu Thiên Hậu, chùa Quan Đế là những nơi mang ý nghĩa tôn giáo và lịch sử.

B1.1.2 Khu vực Hà TiênLà một trong những vùng đất định cư lâu đời nhất ở Kiên Giang, Hà Tiên cũng rất phong phú các đền và chùa.

Tịnh xá Ngọc Tiên được xây dựng vào những năm 1960. Từ các bậc thang cao của tịnh xá có thể nhìn thấy thị xã và phong cảnh Đông Hồ.

Đền thờ và lăng mộ gia đình họ Mạc trên núi Lăng, hay còn được gọi là núi Bình San, nằm trải dài trên một sườn đồi ở phía Tây trung tâm thị xã Hà Tiên. Khu vực này được xây dựng nhằm tôn vinh người sáng lập trấn Hà Tiên và gia đình ông. Mạc Cửu đã xây dựng ngôi chùa Sắc

Page 23: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

15

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

Tứ Tam Bảo cho mẹ của mình, nhưng đã bị phá hủy vào năm 1771 và hậu duệ của gia tộc Mạc đã xây dựng lại vào năm 1799.

Chùa Phù Dung được Mạc Thiên Tích xây dựng cho người vợ thứ tên là Nguyễn Thị Xuân tu hành vào giữa thế kỷ 18. Ngôi chùa được gắn với một câu chuyện tình phức tạp.

Chùa Thạch Động cách Hà Tiên 4 km về phía Tây. Ở dưới chân núi đá vôi có một tượng đài bàn tay nắm chặt để tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc xâm lược của quân Khmer Đỏ năm 1978.

Ngoài ra ở nhiều nơi trên các con đường ở Hà Tiên còn tồn tại các đền thờ của người Hoa.

B1.1.3 Các khu vực khác của Kiên GiangChùa Sóc Xoài, huyện Hòn Đất cách Rạch Giá 20 km là chùa của người Khmer được xây dựng vào năm 1885.

Chùa Hang, huyện Kiên Lương là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất của Kiên Giang. Phía sau cổng chùa là một sân rộng trải dài đến chân núi Hòn Chông và một hang động đá vôi lớn. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tại chùa Hang từ ngày 8-15 tháng tư âm lịch.

Sùng Hưng cổ tự, huyện Phú Quốc có cấu trúc ban đầu của thế kỷ thứ 19 nằm ở thị trấn Dương Đông và có nhiều cây khổng lồ bao quanh. Cổng chính được xây dựng theo kiểu Tam Quan truyền thống. Bức tượng Quan Âm Bồ Tát được đặt hướng ra sân chính. Trong đại sảnh, Phật Tam Thế được đặt trên bàn thờ cao nhất. Mặt sau bức tường vẽ cuộc hành trình của Đường Tăng đến Tây Thiên thỉnh kinh của Như Lai Phật Tổ.

Dinh Cậu, huyện Phú Quốc là một miếu thờ thần biển theo tín ngưỡng dân gian và là ngọn hải đăng ở cửa sông Dương Đông. Đền được xây dựng vào năm 1937 để thờ bà Chúa Ngọc (Nữ thần biển cả) – thần bảo vệ cho ngư dân và tàu thuyền khi ra khơi.

B1.1.4 Hiện trạng các địa danh tôn giáoCác địa điểm tôn giáo được duy trì và có hiện trạng rất khác nhau. Một số nơi không được bảo trì thường xuyên đã làm suy giảm ý nghĩa của chúng. Hiếm khi thấy các bảng giới thiệu/giải thích về ý nghĩa của các địa điểm tôn giáo được trưng bày ở đó. Cần áp dụng thu lệ phí thăm quan đối với du khách nước ngoài để hỗ trợ việc bảo trì và thiết kế các bảng giới thiệu tại các địa điểm, đây là một cách thu lệ phí hợp lý.

B1.1.5 Ý nghĩa đối với du lịchKiên Giang rất đa dạng về đền và chùa – là những nơi phản ánh truyền thống và lịch sử của người Kinh, Khmer và Hoa ở tỉnh Kiên Giang và Việt Nam. Nhiều ngôi đền là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng và tổ chức các lễ hội. Tất cả mọi người được chào đón tới thăm quan các địa danh tôn giáo truyền thống, nhưng nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế không hiểu rõ ý nghĩa về kiến trúc, lịch sử và tôn giáo của các địa danh đó. Việc giải thích ý nghĩa của các điểm văn hóa tôn giáo sẽ góp phần nâng cao sức hấp dẫn của du lịch tại các địa điểm này.

B1.2 Các khu di tích chiến tranh và đài tưởng niệm anh hùng dân tộcTỉnh Kiên Giang là nơi xảy ra nhiều trận đánh hào hùng của dân tộc từ sự kiện xung đột từ thời Mạc Cửu và gần đây nhất là năm 1978 khi quân đội Khmer Đỏ xâm chiếm Phú Quốc rồi đến Hà Tiên – nơi chúng giết chết 130 người Việt.

B1.2.1 Khu vực Rạch GiáNguyễn Trung Trực tổ chức lực lượng khởi nghĩa chống Pháp vào những năm 1860 tại Rạch Giá. Một trong những chiến tích của ông là lãnh đạo cuộc tấn công đốt cháy tàu chiến Esperance của Pháp. Mặc dù Pháp đã tổ chức các cuộc vây bắt Nguyễn Trung Trực, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến năm 1868, khi mà người Pháp bắt mẹ ông và nhiều thường dân khác làm con tin và đe dọa sẽ giết họ. Cuối cùng, ông ra đầu hàng và bị xử tử ở chợ Rạch Giá vào ngày 27 tháng 10 năm 1868.

Page 24: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

16

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

B1.2.2 Khu vực Hà TiênHà Tiên được dâng cho chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm 1680, chính thức trở thành một đơn vị hành chính của Việt Nam. Gia tộc ông đã xây dựng một thị trấn sầm uất và mở rộng ảnh hưởng của họ trên vùng bờ biển phía Đông Nam của Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên do sự tranh dành ảnh hưởng về vị thế kinh tế và chính trị nên Hà Tiên luôn bị triều đình Thái Lan gây chiến và phải trải qua nhiều trận chiến kéo dài đến tận năm 1771. Hà Tiên vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích như chiến trường, pháo đài trên núi Pháo Đài là một dấu tích của triều đại Mạc và những trận đánh để duy trì quyền lực và lãnh thổ của họ.

Trong năm 1978, Khmer Đỏ tấn công Việt Nam để đánh chiếm lại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tại chân núi chùa Thạch Động, người ta đã xây dựng một đài tưởng niệm người dân Việt Nam đã bị chết trong cuộc tấn công của Khmer Đỏ.

B1.2.3 Khu vực Hòn ĐấtHòn Đất là một chiến trường ác liệt trong cuộc Chiến tranh Việt Nam - Mỹ (1955-1965), bao gồm các hang động do lực lượng du kích và quân giải phóng sử dụng như hang Huyện Ủy, hang Cọp, hang Cá Sấu, hang số 5... Có một đài tưởng niệm những sự kiện này và một nhà trưng bày chứng tích chiến tranh tại Hòn Me.

B1.2.4 Khu vực Phú QuốcNăm 1939, chính quyền thực dân Pháp đã vẽ một đường ranh giới Đông - Tây để xác định địa giới hành chính đối với các đảo trong Vịnh Thái Lan: phía Bắc của đường do Campuchia bảo hộ, phía Nam của đường do Nam Kỳ thuộc Pháp quản lý. Đến năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm giao nhượng cho Hoàng gia Campuchia thêm 6 hòn đảo thuộc quần đảo Hải Tặc lấy hòn đảo Đồi Mồi – một đảo nhỏ nằm giữa đường nước lịch sử làm ranh giới, bên kia là 12 hòn đảo nằm phía Campuchia, 12 đảo phía Nam là của Việt Nam.

Nhà tù Phú Quốc tại xã An Thới được người Pháp xây dựng vào năm 1949-1950 để giam giữ những người được coi là nguy hiểm cho chính quyền thực dân. Trong chiến tranh chống Mỹ, nhà tù là trại giam lớn nhất ở miền Nam Việt Nam (40.000 tù nhân năm 1973).

B1.2.5 Hiện trạng của các khu di tích chiến tranhQuân đội quản lý các đài tưởng niệm và bảo tàng, đặc biệt là trong khu vực thị xã. Chúng được bảo trì và giới thiệu cho khách thăm quan - phần lớn là người Việt Nam. Các địa điểm khác chỉ được cư dân địa phương biết đến, đang dần xuống cấp và mất đi sự hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Cần thiết phải thiết kế các bảng giới thiệu bằng nhiều ngôn ngữ ở tất cả các địa danh quan trọng.

B1.2.6 Ý nghĩa đối với du lịchLượng khách quốc tế tham quan những khu vực là di tích chiến tranh đang gia tăng. Mặc dù Kiên Giang không phải là trung tâm của các trận đánh lớn, nhưng lịch sử của cuộc xung đột liên quan đến việc định cư, thời kỳ thuộc địa, cuộc đấu tranh giành độc lập và quốc phòng gần đây ở biên giới quốc gia cũng thu hút du khách. Các địa điểm hiện có đủ để phát họa tầm quan trọng của các sự kiện. Những địa điểm này thường cách xa đô thị lớn, do vậy, cần tổ chức các tour tham quan có khả năng mang lại lợi ích cho các thôn ấp nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, việc giới thiệu các di tích chiến tranh phải được thực hiện thận trọng, chính xác và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện đối với hiện trạng và tương lai của khu vực, tỉnh và Việt Nam.

B1.3 Lối sống của cộng đồng và nguồn lực di sản văn hóaKiên Giang vẫn là một tỉnh có nền kinh tế phụ thuộc vào đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Du lịch được xem là một hoạt động kinh tế có thể là nguồn bổ sung cho ngành nghề nông thôn để nâng cao phúc lợi của cộng đồng. Trong khi các loại hình sản xuất ở nông thôn có thể phục vụ du lịch, thì nó cũng có thể là một sản phẩm du lịch trực tiếp nâng cao thu nhập cho các cộng đồng nông thôn nghèo.

Page 25: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

17

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

B1.3.1 Truyền thống canh tácSản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập chính của tỉnh Kiên Giang. Những cánh đồng lúa rộng lớn tạo nên một bức tranh thẩm mỹ khi được nhìn từ các vị trí trên cao cũng như những con đường trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân làm việc trên cánh đồng với những chiếc nón lá là biểu tượng của Việt Nam. Hình ảnh này thường xuyên được du khách chụp ảnh.

Ngoài sản xuất lúa gạo, rau và hoa quả chủ yếu cung cấp cho thị trường địa phương là nguồn thu nhập phụ thêm cho người dân. Các chợ dù lớn hay nhỏ đều bày bán sản phẩm đa dạng nhiều màu sắc tạo được sự thích thú đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiêu là một sản phẩm đặc biệt và phổ biến của Kiên Giang, đặc biệt là từ đảo Phú Quốc và khu vực Hà Tiên, Kiên Lương.

Việc trồng thử nghiệm dừa dứa ở huyện U Minh Thượng có tiềm năng đặc biệt đối với du lịch nếu được kết nối với tour thăm quan Vườn quốc gia và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, cần thiết phải phát triển của một tuyến du lịch và dịch vụ hướng dẫn liên quan khác.

Thăm trang trại tại các khu vực sản xuất, kết hợp với thưởng thức ẩm thực là một sản phẩm du lịch có giá trị có thể tăng thêm giá trị của sản xuất nông nghiệp và thu hút một khoản thu bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp.

B1.3.2 Đánh bắt truyền thống và nuôi trồng thủy sảnCác đoàn tàu đánh cá của Kiên Giang tạo ra một hình ảnh ngoạn mục khi cập cảng. Cá và thủy sản là nguồn ẩm thực quan trọng ở khu vực duyên hải Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh đang phát triển nhanh chóng. Nghề đánh bắt thủy sản là sinh kế chính từ lâu đời và là nguồn gốc để hình thành nên những lễ hội nghề nghiệp thu hút rất đông người tham dự hàng năm. Đến thăm trang trại nuôi thủy sản cũng có thể là một phần của tour du lịch nông thôn/trang trại mà điểm trọng tâm là sinh kế và nghệ thuật ẩm thực địa phương. Tại Phú Quốc, cơ sở sản xuất nước mắm sẽ là một điểm đến phù hợp với bất kỳ tour du lịch đánh bắt thủy sản nào. Khách du lịch cũng có thể tới thăm các khu vực phục hồi rừng ngập mặn, nơi được coi là vườn ươm thủy sản tự nhiên.

B1.3.3 Cộng đồng làng nghề và sản xuất hàng thủ côngHiện nay, văn hóa truyền thống và cơ sở sinh kế của các làng xóm vẫn đang bị du lịch bỏ qua. Có thể tổ chức các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng, đặc biệt là tại các làng xóm có nghề thủ công truyền thống.

Tại xã Thổ Sơn – huyện Hòn Đất, đồ gốm sứ được làm thủ công và nung tại xã. Khách du lịch khó tiếp cận xã này do hệ thống đường xá rất xấu, nhưng điều này lại là một trải nghiệm du lịch. Du khách dễ dàng tiếp cận làng nghề gốm ở ấp Đầu Doi – thị trấn Hòn Đất, vì có thể tới đó bằng cả đường bộ và đường thủy. Đối với cả hai làng nghề trên, cần áp dụng cách quản lý du khách dựa vào cộng đồng.

Huyện Hòn Đất có làng thợ xây chuyên đẻo đá granite để làm cột, hàng rào và vật liệu xây dựng. Ngoài thu nhập từ nghề đó, có thể áp dụng các kỹ năng về sản xuất các sản phẩm (bát, cối, chày, tượng) bán cho khách du lịch đến địa phương.

Tại Phú Mỹ, người dân địa phương đã được đào tạo làm sản phẩm mỹ nghệ từ cây cỏ bàng thu hoạch từ các khu vực bảo tồn thiên nhiên. Nếu được tiếp thị tốt, sản phẩm sẽ được du khách biết đến và người dân sẽ có thu nhập thường xuyên. Các sản phẩm thủ công và lối đi đơn giản được lót ván gỗ vào vùng đất ngập nước sẽ là một chuyến thăm bổ ích cho du khách như là một phần của chuyến du lịch đến khu vực Hà Tiên.

Ấp Cừ Đức (khu phố 5 – phường Đông Hồ) trong đầm Đông Hồ có truyền thống khai thác lá cây dừa nước để lợp mái nhà và làm các sản phẩm mỹ nghệ để bán cho du khách. Đây là hoạt

Page 26: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

18

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

động có thể làm tăng đáng kể thu nhập của người dân và tạo cơ hội cho các tour du lịch làng xóm và nhà hàng.

B1.3.4 Lối sống sông nướcHệ thống đường thủy là tuyến kết nối duy nhất giữa rất nhiều điểm du lịch tiềm năng dựa vào cộng đồng. Đây cũng là hệ thống giao thông chính ở Kiên Giang, đặc biệt là đối với các cộng đồng địa phương. Để sử dụng hiệu quả hệ thống đường thủy đến các thôn ấp, cần phải có một hệ thống tàu thuyền du lịch neo đậu ở trung tâm để đưa khách du lịch tới các điểm đến khác nhau. Cũng có thể sử dụng các tour du lịch xe buýt nhỏ đến các khu vực nông thôn theo các chủ đề tương tự hoặc chủ đề liên quan.

B1.3.5 Di sản văn họcKiên Giang có một di sản văn học phong phú, cả về văn học dân gian và văn học bác học. Đặc biệt là ở Hà Tiên, đã và vẫn còn được tôn vinh là một trung tâm của văn học phương Nam. Các tác phẩm văn học của Đông Hồ (Lâm Tấn Phác) và những người khác hiện đang được gìn giữ tại Hà Tiên. Bộ sưu tập này rất quan trọng đối với cấp tỉnh và cấp quốc gia. Cần ưu tiên bảo vệ di sản văn học này và có thể hình thành cơ sở để nâng cấp và phát triển Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các trở thành một lễ hội văn học của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam. Hòn Đất đã trở thành một địa danh được xác định với các tiểu thuyết “Hòn Đất” nổi tiếng của nhà văn Anh Đức.

B1.3.6 Di sản khảo cổ họcGiồng Xoài (xã Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất) là một di chỉ khảo cổ từ thời kỳ Óc Eo (Phù Nam) (thế kỷ thứ 1 - 6). Chỗ đó gần di chỉ khảo cổ Óc Eo - Gò Cây Thị của An Giang. Di chỉ đó bao gồm cấu trúc gạch và đá của thời kỳ này. Các địa điểm khảo cổ thu hút sự quan tâm của du khách và tại đây nghề gốm truyền thống có thể phát triển thành cơ sở sản xuất đồ gốm đương đại.

B1.3.7 Các hoạt động hiện thời tại Phú QuốcHiện tại, nuôi ngọc trai là một ngành công nghiệp được phát triển tại Phú Quốc mang lại lợi nhuận cao với việc bán hàng trực tiếp cho khách du lịch và cung cấp cho các thị trường quốc tế. Ngọc trai là một sản phẩm du lịch thành công, nhưng để cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm này, cần thiết phải có sự hỗ trợ của các sản phẩm du lịch khác. Ví dụ, Bảo tàng tư nhân Cội Nguồn trưng bày các vỏ ngọc trai cùng với các mặt hàng khác liên quan đến lịch sử thiên nhiên và văn hóa Kiên Giang/Phú Quốc nhưng liên kết này thật sự chưa có biểu hiện cụ thể.

B1.3.8 Hiện trạng lối sống của cộng đồngLối sống cộng đồng chưa được xem như là một nguồn tài nguyên du lịch, nhưng nó là một yếu tố hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Việc được trải nghiệm với các cộng đồng hiện hữu trong toàn tỉnh Kiên Giang là rất hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, các cộng đồng không có nhiều kinh nghiệm giới thiệu các di sản này cho khách du lịch và quản lý lượng lớn du khách. Để lối sống cộng đồng trở thành sản phẩm du lịch, đòi hỏi chính quyền và các nhà quản lý du lịch phải làm việc cùng với các cộng đồng, bao gồm cả đào tạo về quản lý kinh doanh, quản lý du khách và dịch vụ, giới thiệu các địa điểm cho khách du lịch biết tiếng Việt. Phụ nữ nên là nhóm mục tiêu của chương trình đào tạo như vậy.

B1.3.9 Ý nghĩa đối với du lịchLối sống của cộng đồng và di sản văn hóa và là điểm thu hút du khách quan trọng. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên du lịch này cần được phát triển như các sản phẩm thương mại mang lại lợi ích cho cộng đồng sở hữu di sản đó. Cần có các phương tiện vận chuyển, hỗ trợ của các nhà hàng và các dịch vụ khác để tiếp cận với tài nguyên du lịch này. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp, phát triển một số cơ sở hạ tầng, đầu tư vi mô cho cộng đồng, lập kế hoạch liên kết các sản phẩm, quản lý chất thải hiệu quả và tiếp thị các trải nghiệm di sản. Tuy nhiên, một số lượng lớn khách du lịch không được quản lý có thể làm tổn hại hay tổn thương các

Page 27: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

19

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

yếu tố truyền thống về các lối sống và làm thay đổi truyền thống văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng cần được thông báo và trang bị về các tác động xã hội và văn hóa của du lịch và kiểm soát được các hành vi thiếu văn hoá của du khách.

B1.4 Các địa điểm giải trí và sử dụng chúng để giải tríTheo truyền thống Việt Nam, tham quan những địa điểm có ý nghĩa tôn giáo, lịch sử và văn hóa thường được kết hợp với vui chơi giải trí. Đây được xem là một trong những trải nghiệm tổng hợp. Do đó, nhiều đền, chùa và các địa điểm văn hóa cũng là các điểm vui chơi, giải trí với các gian hàng và khu ăn uống dọc lối đi vào và ngay bên trong các điểm tham quan. Truyền thống này có thể làm khó chịu khách du lịch phương Tây và chất thải nằm rải rác xung quanh các điểm du lịch làm giảm ý nghĩa của chúng đối với tất cả mọi người. Đối với các điểm du lịch ở tỉnh Kiên Giang, cần thiết phải cơ cấu lại các địa điểm, quản lý và bảo trì theo lịch trình để đề cao ý nghĩa của các địa điểm tham quan một cách tốt nhất.

B1.4.1 Trong đất liềnNhiều khu vui chơi giải trí xung quanh Hà Tiên gắn liền với 10 danh lam thắng cảnh của Hà Tiên mà các nhà thơ Đông Hồ đã làm chúng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nhiều nơi hẻo lánh không còn tồn tại. Các cảnh quan hiện trong văn học vẫn còn tồn tại đó là đầm Đông Hồ, núi Bình San, hang Thạch Động, Hòn Phụ Tử, Mũi Nai và sông Giang Thành.

Bãi biển và khu du lịch Mũi Nai nổi tiếng về phòng nghỉ, các hoạt động giải trí và chất lượng của các bãi biển. Tương tự như vậy, bãi biển Hòn Chông cũng không kém phần hấp dẫn đối với những người yêu thích bãi biển, cát nâu và các vùng biển nhiệt đới yên tĩnh.

Đồi Nai Vàng cho du khách một bức tranh toàn cảnh biển, đồi núi và còn là nơi ăn uống.

Hòn Phụ Tử được coi là biểu tượng của Hà Tiên trong nhiều năm mặc dù nó thuộc huyện Kiên Lương, bởi một phần do các nhà thơ Đông Hồ. Hai hòn này nằm ngoài khơi cách bãi biển gần 100 m. Chùa Hang liền kề với khu vui chơi giải trí.

Suối Lươn (xã Thổ Sơn) chảy ra từ một hang động trong núi ở Hòn Đất.

B1.4.2 Trên đảo Phú QuốcPhú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm cách thị xã Rạch Giá 115 km. Nguồn thu nhập chính của hòn đảo này là ngư nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Đảo có chiều dài là 48 km, nơi rộng nhất (ở phía Bắc đảo) là 28 km. Ngoài ra đảo còn có 99 ngọn núi trải dài từ Bắc xuống Nam. Núi Chúa là ngọn núi cao nhất với chiều cao 603 m.

Hơn một nửa diện tích đảo Phú Quốc là rừng, nhưng các hoạt động chính như giải trí và du lịch lại ở các bãi biển (Bãi Trường, Bãi Dài, Bãi Sao và Gành Dầu).

Xa dần bãi biển là những vườn hồ tiêu, Vườn Quốc gia Phú Quốc và suối Đá Bàn với một số thác nước. Khu vực này được cư dân địa phương dùng làm khu vui chơi giải trí.

B1.4.3 Hiện trạng của các hoạt động giải tríĐối với nhiều khu vui chơi giải trí và các tụ điểm du lịch ở Kiên Giang, việc quy hoạch, phát triển và quản lý các điểm vui chơi không còn phù hợp với tốc độ tăng trưởng du lịch và không tương xứng giữa việc sử dụng và đặc trưng của các điểm du lịch này. Vì vậy mà hầu hết các điểm du lịch không được bảo vệ và diễn giải hợp lý. Chúng cần được duy trì, bảo vệ thường xuyên và cần có quy hoạch để trùng tu và khai thác sử dụng.

Page 28: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

20

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

B1.4.4 Ý nghĩa đối với du lịchNghỉ ngơi, thư giãn và giảm stress cuộc sống “thường ngày” là động lực chính để đi du lịch. Đó là lý do quan trọng đối với khách du lịch trong nước tới thăm nhiều điểm du lịch của Kiên Giang. Khi quy hoạch một khu du lịch, cần cân bằng cơ hội giải trí cho các thị trường mục tiêu, phù hợp với đặc tính và ý nghĩa của các tụ điểm thu hút du khách và bối cảnh xã hội, môi trường. Quy hoạch du lịch cần phải đảm bảo mức độ phát triển và các dịch vụ phù hợp với thị trường mục tiêu và đặc tính tự nhiên của các điểm du lịch.

Khó khăn trong việc quản lý các điểm du lịch phát sinh khi không có khả năng đáp ứng mong đợi riêng biệt của mỗi loại thị trường, bởi vì mỗi thị trường đều có nhu cầu về mức độ phát triển và các dịch vụ khác nhau. Trường hợp này sẽ xảy ra mâu thuẫn trong việc đáp ứng và thỏa mãn các mong đợi của các loại thị trường. Mâu thuẫn này thường tăng lên khi số lượng du khách tăng lên và khi tỷ lệ giữa du khách địa phương, quốc gia và quốc tế thay đổi.

Cần phải tái phát triển các địa điểm du lịch để loại bỏ các mâu thuẫn và cải thiện các trải nghiệm. Ngoài ra, cũng cần phát triển thêm các khu vực giải trí thuần túy để giảm bớt áp lực đối với các đặc điểm văn hoá và môi trường, trả lại sự dễ mến và lập lại một môi trường hòa hợp.

B2. Nguồn lực thiên thiên và đa dạng sinh họcViễn cảnh của Kiên Giang, đặc biệt là du lịch ở khu vực Hà Tiên, Đông Hồ đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế thông qua phát triển du lịch bền vững. Thông qua việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tự nhiên đặc biệt là du lịch sinh thái đã nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đây là lý do xác đáng để duy trì sự tồn tại của Khu Dự trữ sinh quyển nhằm phát triển sinh kế bền vững kết hợp bảo tồn thiên nhiên.

Ý nghĩa đối với du lịchThành lập các khu bảo tồn để bảo tồn thiên nhiên được quốc tế công nhận là một chiến lược chính để bảo tồn thiên nhiên, nhưng hiện trạng Khu Dự trữ sinh quyển cho thấy nếu chỉ có các khu bảo tồn và vườn quốc gia là không đủ để bảo tồn thiên nhiên. Cần thiết phải sử dụng đất ở xung quanh các khu bảo tồn để hỗ trợ duy trì tính toàn vẹn khu bảo tồn và các vùng đệm khỏi sự suy thoái. Khu bảo tồn có thể hỗ trợ sinh kế cộng đồng bằng cách thu hút khách du lịch, và từ đó tăng thu nhập cho người dân thông qua các dịch vụ tại địa phương. Càng tổ chức được nhiều hoạt động này thì khả năng hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn càng cao và loại bỏ được các hoạt động đe dọa đến mục tiêu bảo tồn. Khách du lịch sẽ bị thu hút vào các khu bảo tồn vì đây là một trải nghiệm chất lượng. Thực tế, trải nghiệm này không thường xuyên diễn ra ở Kiên Giang.

B2.1 Những khu vực đất ngập nướcB2.1.1 Dải đồng bằng ven biển, đất lau sậy và rừng tràmHai khu bảo tồn đất ngập nước của Kiên Giang chiếm khoảng 1/3 diện tích được qui hoạch trong hệ thống khu bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long (Bảng B1).

a. Đất ngập nước cỏ bang Phú Mỹ (Huyện Kiên Lương)

Diện tích đề xuất cho khu bảo tồn 14.000 ha thuộc vùng đất ngập nước theo mùa Phú Mỹ, gồm cả đầm Đông Hồ chỉ là một phần nhỏ của đồng bằng Hà Tiên. Đây là khu vực đất ngập nước, cỏ và lau sậy đa phần là Cỏ bàng (Lepironia) và Cỏ năng (Eleocharis spp.), và một số lau sậy khác (Buckton et al., 1999). Đây là sinh cảnh sống phù hợp của loài Sếu đầu đỏ và Cò quắm vai trắng (loài cực kỳ nguy cấp). Ngoài ra còn có các loài chim nước kích thước lớn được ghi nhận ở đây như Cò Sơn, Hạc cổ trắng và Bồ nông

Bảng B1. Các khu bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khu bảo vệ Tỉnh Diện tích (ha)Rừng Tràm Trà Sư An Giang 2000Đồng cỏ Phú Mỹ Kiên Giang 2890KBT thiên nhiên Thạnh Phú Bến Tre 4510KBT đất ngập nước Láng Sen Long An 5030KBT thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng Cần Thơ 6000VQG Tràm Chim Đồng Tháp 7588VQG U Minh Hạ Cà Mau 8286VQG U Minh Thượng Kiên Giang 21800VQG Mũi Cà Mau Cà Mau 41862

Page 29: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

21

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

(loài dễ bị tổn thương) (Buckton et al., 1999). Tuy nhiên, diện tích khu bảo tồn quá nhỏ và rất dễ bị tổn thương do hoạt động sử dụng nước thông qua việc đào đắp kênh mương thoát lũ ở khu vực lân cận.

Số lượng du khách đến khu vực này thấp nhưng khu vực đồng cỏ đã tạo thu nhập cho hơn 2.000 nông dân (chủ yếu là người Khmer), tăng hơn 500% thông qua việc sử dụng cỏ bàng để sản xuất các sản phẩm thủ công chất lượng cao (UNDP, 2012).

b. Vườn quốc gia U Minh Thượng (Huyện U Minh Thượng)

Vườn quốc gia U Minh Thượng được chia thành 2 vùng: vùng lõi (8.509 ha) và vùng đệm xung quanh (13.291ha). Vùng lõi bao gồm rừng tràm (Melaleuca) và đất lau sậy (Phragmites) (2851 ha), đất lau sậy (2428 ha) và 1737 ha tràm đang phục hồi sau cháy. Vùng đất trống là 493 ha. Vùng đệm được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nhưng một loài chim nước vẫn sống ở một góc phía Tây Bắc xung quanh khu vực rừng nhỏ 1.200 ha. Khoảng 20.000 người (3,675 gia đình) người Kinh và người Khmer sinh sống trong vùng đệm.

Cần phải bảo vệ Vườn Quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ vì đây là hai khu rừng Tràm trên đất than bùn ngập nước còn sót lại của Việt Nam. U Minh Thượng là một trong ba khu vực có loài Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) sinh sống và là một trong những khu vực đa dạng sinh học cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng cộng có 185 loài chim đã được ghi nhận, bao gồm 13 loài được liệt kê vào Sách Đỏ của IUCN. 7 loài động vật lưỡng cư là đặc trưng của khu vực rừng bị tác động được ghi nhận cùng với 34 loài bò sát, 8 loài được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam và 4 loài được ghi vào Sách Đỏ IUCN, bao gồm Rùa răng (Hieremys annandalii) (loài có nguy cơ bị diệt chủng). Trong vườn quốc gia còn có 24 loài động vật có vú, 10 loài bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu.

Vùng lõi bị chia cắt bởi 6 kênh chính và được bao quanh bởi hai kênh, trong khi đó vùng đệm có tới 21 kênh. Chúng được sử dụng để di chuyển trong Vườn quốc gia, nhưng hiện nay đang được quản lý để duy trì mực nước. Vườn quốc gia cũng có khu vực nhà hàng và du khách có cơ hội được chèo thuyền đi du lịch trên các kênh, rạch.

B2.1.2 Hiện trạng khu vực đất ngập nướcMặc dù khu bảo tồn Phú Mỹ và U Minh Thượng là các vùng đất ngập nước quan trọng có tiềm năng du lịch thì chúng vẫn rất dễ bị suy thoái, bị mất các loài chim nước và các động vật khác do diện tích của các khu bảo tồn nhỏ và do sự thoát nước và áp lực từ việc sử dụng đất ở xung quanh vườn. Cần thiết phải mở rộng diện tích và chủ động quản lý các Khu bảo tồn và vườn quốc gia.

Hiện nay, các khu vực này chưa được tiếp thị tốt và phát triển đầy đủ các dịch vụ du lịch để hấp dẫn du khách. Sự xuất hiện chỉ theo mùa của các loài chim nước kích thước lớn cũng là một hạn chế trong phát triển du lịch.

B2.1.3 Ý nghĩa đối với du lịchKhi tổ chức các hoạt động du lịch ở vùng đất ngập nước, cần thiết phải đảm bảo tính bền vững của chúng. Nên xây dựng các tuyến đi đơn giản (có thể lót ván gỗ) và các điểm dừng chân an toàn để giới thiệu các giá trị về động vật hoang dã.

Tuy nhiên, việc giới thiệu các giá trị của vùng ngập nước cần phải đi kèm với các điểm du lịch khác ở các huyện xung quanh. Cần phát triển song song các dịch vụ du lịch.

B2.2 Sông, rừng ngập mặn và cửa sôngB2.2.1 Sông và rừng ngập mặnMặc dù là một phần của Đồng bằng sông Cửu Long và bị ảnh hưởng bởi lũ lụt từ sông Hậu, thì Kiên Giang chỉ có 2 hệ thống sông chính: sông Giang Thành ở Hà Tiên và sông Cái Lớn ở Rạch Gía. Tuy nhiên, Kiên Giang có các kênh rạch, bao gồm các cửa thoát lũ ra phía Tây Nam (Vịnh Thái Lan) kết nối các con sông này. Một đai rừng ngập mặn hẹp và đứt quãng len lỏi

Page 30: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

22

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

giữa các cửa sông, kênh rạch dọc bờ biển. Đai rừng này rất quan trọng vì chúng là vườn ươm thủy sản và là vùng đệm tự nhiên chống xói mòn bờ biển. Quản lý rừng ngập mặn ven biển là nội dung trọng tâm của Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển do GIZ và Australian AID viện trợ nhằm giảm tác động của mực nước biển dâng và thủy triều lên (ví dụ tại Vàm Rầy, Hòn Đất).

Ở Phú Quốc, suối Đá Bàn là một lạch nước trắng chảy trên các tảng đá granite lớn. Người dân địa phương và du khách thường bơi ở những chỗ nước sâu của suối. Những người bán đồ ăn uống dạo quanh khu vực bơi thường xả rác tại đó. Việc quản lý khu vực này bao gồm cả việc xây dựng đường đi bộ và lối đi có lót ván để tăng cường năng lực xử lý những vấn đề đang còn tồn tại.

B2.2.2 Đầm Đông HồMột khu vực cửa sông đáng chú ý nữa là Đông Hồ nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh của Hà Tiên. Xung quanh đầm là đồng Cỏ năng ống (Eleocharis dulcis) ngập nước theo mùa, Tràm (Melaleuca) tái sinh tự nhiên và Dừa nước (Nypa fruticans). Đầm Đông Hồ không nằm trong hệ thống khu bảo tồn, mặc dù nó có thể là môi trường sống cho Ô tác (Bengal florican), loài chim nước đang cực kỳ nguy cấp. Các đai rừng ngập mặn gần biển và cửa hồ tạo nên sự đa dạng phong phú các loài thủy sinh. Cá và thủy sản trong đầm cũng là một nguồn thức ăn chính của người dân sống nơi đây, đặc biệt là người dân sống ở Cừ Đức (khu phố V). Người dân ở đây cũng dùng lá dừa nước để lợp mái nhà. Tuy nhiên,môi trường đầm Đông Hồ đang bị suy thoái nghiêm trọng do áp lực sử dụng đất xung quanh khu vực, đe dọa sinh kế của người dân địa phương và sự nguyên vẹn của đầm (Carter, 2012a).

B2.2.3 Hiện trạng sông, rừng ngập mặn và cửa sôngMặc dù có tiềm năng nhưng các con sông, rừng ngập mặn và các cửa sông không được khai thác cho mục đích du lịch. Tất cả các sông, rừng và cửa sông đều chịu tác động của các hình thức sử dụng đất ở khu vực xung quanh. Khó có thể cải tạo được chất lượng trong một thời gian ngắn, nhưng các hoạt động du lịch không được làm tăng thêm ô nhiễm (chất dinh dưỡng và chất thải rắn).

B2.2.4 Ý nghĩa đối với du lịchCác con sông và hệ thống kênh rạch lớn là một nguồn lực du lịch chưa được sử dụng đúng mức, đặc biệt là việc kết nối với các sản phẩm du lịch khác, ví dụ như tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng ở ấp Đầu Dơi và tiềm năng du lịch sinh thái từ các công trình phục hồi rừng ngập mặn tại Vàm Rầy. Tiềm năng cung cấp một dịch vụ du lịch thường xuyên giữa Rạch Giá và Hà Tiên: Loại hình này có thể làm tăng các tour du lịch lưu trú qua đêm.

Mặc dầu rừng ngập mặn ven sông và bờ biển không mang lại giá trị du lịch trực tiếp, nhưng chúng lại là một nguồn lực du lịch hỗ trợ cho thủy sản, giảm thiểu xói lở bờ biển và bảo vệ các bãi biển, bãi cát gần kề. Tuy nhiên, khách du lịch sinh thái sẽ quan tâm nhiều hơn đến các các công trình phục hồi rừng ngập mặn ven biển, nếu chúng được kết hợp với các trải nghiệm văn hóa và cộng đồng khác.

Đầm Đông Hồ được công nhận là một tài sản du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử và du lịch di sản nói chung. Việc cấp thiết hiện nay là phải ngăn chặn ô nhiễm nước và tiếp theo là tăng cường đầu tư cho du lịch (xem Carter, 2012a).

B2.3 Bờ biểnB2.3.1 Bãi biển cátCác bãi cát sạch sẽ và nước biển xanh trong sẽ thu hút khách du lịch, đặc biệt là người phương Tây với hoạt động bơi lội và tắm nắng. Đối với thị trường châu Á, các bãi biển cung cấp một nơi giải trí để thư giãn và giao lưu với bạn bè, người thân. Các bãi cát ở đảo Phú Quốc có chất lượng quốc tế, trong khi những bãi biển trong đất liền bị ảnh hưởng bởi trầm tích bùn nên không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, tất cả các bãi biển (bãi cát) hiện nay là tâm điểm

Page 31: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

23

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

du lịch. Điều quan trọng đối với điểm này là cơ hội ăn uống bình dân, và hầu hết các bãi biển được kết nối với các nhà hàng ăn uống cao cấp hoặc bình dân và các quầy bán hàng rong.

B2.3.2 Bờ biển đáTừ Rạch Giá, du khách có thể tiếp cận một số hòn đảo có nguồn gốc từ granite và đá cuội. Cư dân địa phương sống trên các đảo này làm các lán nghỉ ngơi gần bờ biển, phục vụ thực phẩm và đồ uống cho du khách. Có thể kết hợp du lịch bãi biển này với các điểm du lịch khác như chùa ở Hòn Quéo. Phần lớn các hoạt động du lịch của cộng đồng không được hỗ trợ chính thức và sẽ làm xuất hiện tác động tiêu cực đến các trải nghiệm thư giãn hiện nay khi số lượng khách du lịch tăng lên mà không có sự phát triển đồng bộ.

B2.3.3 Hiện trạng bờ biểnTất cả các khu vực bờ biển Kiên Giang đều bị xuống cấp do thủy triều đưa các vật nổi lềnh đềnh trôi dạt vào bờ và do rác thải của người dân và du khách. Hầu hết các bãi biển chưa được quản lý chặt chẽ do nhu cầu du lịch bãi biển tăng và tình trạng vô tổ chức của các cửa hàng bán đồ tạm bợ.

B2.3.4 Ý nghĩa đối với du lịchNhiều điểm du lịch quốc tế như Bali - Inđônêxia, Phuket - Thái Lan và nhiều nơi khác trên toàn thế giới đã phát triển các điểm du lịch dựa vào “mặt trời và cát”. Các bãi biển phía đất liền của Kiên Giang không đủ chất lượng để cạnh tranh với những điểm du lịch đó, đặc biệt là đối với các thị trường phương Tây, nhưng những bãi biển của Phú Quốc thì có thể. Thách thức ở đây là Kiên Giang phải tạo ra một cái gì đó khác biệt để giành lợi thế cạnh tranh. Bước đầu tiên là làm sạch các bãi biển, tiếp theo là thực hiện các chiến lược hoạt động để phục vụ cho thị trường trong nước và châu Á hiện có và thị trường phương Tây sau đó. Một điểm khác biệt có thể là hình thành một nơi dạo mát (không gian mở) phía sau bờ biển, hơn là cho phép các tòa nhà thống trị khu vực bờ biển.

B2.4 Núi đá và khu vực núi đá vôiB2.4.1 Núi và mỏm đáNhững núi đá dọc theo bờ biển Kiên Giang có các đám rừng còn sót lại trên phía đỉnh núi và hoạt động canh tác (trồng hạt tiêu, rau quả, rau) trên sườn núi và xung quanh chân núi. Ngoài việc tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho các vùng đồng bằng ven biển, các ngọn núi cũng quan trọng đối với đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài chim nhỏ và có thể là các loài bò sát, lưỡng cư và một số loài động vật có vú (xem Carter, 2012a).

B2.4.2 Khu vực núi đá vôiNhiều mỏm đá vôi nhỏ (22) xuất hiện trong vùng đồng bằng Hà Tiên. Mặc dù kích thước nhỏ, nhưng chúng có đa dạng sinh học cao do bị cô lập về địa lý tạo nên các loài đặc hữu và sự đa dạng (xem Carter, 2012a). Việc khai thác đá vôi đã đe dọa đến nguồn tài nguyên du lịch này. Hầu hết các núi đá vôi có mạng lưới hang động, mặc dù hang động không còn tính chất nguyên sơ. Một số hang động đã được công nhận có giá trị tôn giáo và lịch sử, bởi vì chúng góp phần vào chiến thắng vinh quang trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (xem Carter, 2012a).

B2.4.3 Vườn quốc gia Phú Quốc5 Vườn quốc gia Phú Quốc chiếm hơn 50% diện tích của hòn đảo (31.422 ha), gồm 8.603 ha thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, 22.603 ha thuộc khu vực phục hồi sinh thái, 33 ha thuộc khu vực hành chính và dịch vụ, 6.144 ha đất vùng đệm và khoảng 20.000 ha biển vùng đệm. Điểm cao nhất là Núi Chúa (603 m). Vườn quốc gia Phú Quốc có nhiều suối chảy theo mùa cùng với Cửa Rạch Cạn (sông lớn nhất) chảy vào biển trên bờ biển phía Tây Bắc ấp Cửa Cạn.

5 Một thảo luận tổng hợp về nguồn lực du lịch của VQG Phú Quốc được đưa ra in WAR (2006).

Page 32: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

24

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Bảng B2 Sinh vật ở Vườn quốc gia Phú Quốc(Theo WAR 2006)

Loài Họ Bộ

Thực vật 1164 137 66

Động vật có vú 28 14 6

Chim 119 41 16

Bò sát và lưỡng cư 61 20 4

Vườn quốc gia Phú Quốc nằm trong phạm vi ranh giới của Gành Dầu, Bãi Thơm, xã Cửa Cạn và một phần xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, thị trấn Dương Đông.

Quần xã thực vật được xác định có ở Vườn quốc gia là: rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng cọ (Oncosperma tigilarium), đất cây bụi, rừng khô ven biển, rừng cây họ Dầu, cỏ tranh (Imperata), rừng thứ sinh, rừng cây họ Dầu nguyên sinh và các khu rừng trên núi đá (WAR 2006). Hơn 1.100 loài thực vật có mạch đã được ghi nhận có trong Vườn quốc gia, trong đó có 23 loài phong lan, bao gồm cả loài Hài vân (Paphiopedilum callosum) có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và 12 loài thực vật quý hiếm khác. Hơn 200 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận, trong đó có 28 loài động vật có vú, 119 loài chim, 47 loài bò sát và 14 loài lưỡng cư. Trong số này, 6 loài động vật có vú, 4 loài chim và 9 loài bò sát bị đe dọa trên toàn thế giới (WAR, 2006). Hơn 11.000 loài thực vật có mạch và 2000 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận ở Việt Nam. Hệ thực vật và động vật ở Phú Quốc được cho là phong phú hơn nhiều so với kết quả điều tra đã được thực hiện. WAR (2006) nhận thấy tài nguyên của Phú Quốc phù hợp với du lịch sinh thái bởi vị trí địa lý, sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng cũng như các điểm văn hóa và lịch sử.

B2.4.4 Hiện trạng các núi đá và khu vực đá vôiHầu hết núi đá (bao gồm cả ở Vườn Quốc gia Phú Quốc) đã bị tác động, nhưng đang trong trạng thái phục hồi tốt hoặc có các hoạt động sử dụng đất phù hợp. Cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch như đường đi bộ, biển báo hướng dẫn và diễn giải, cũng như các dịch vụ hướng dẫn. Tuy nhiên, tất cả các khu vực này đang bị lấn chiếm trái phép và có thể mất đi tính đa dạng sinh học và giá trị thẩm mỹ.

Nhiều núi đá vôi đang được khai thác hoặc cho thuê khai thác. Các mỏm đá vôi có hang động khác thì được giới thiệu một cách nghèo nàn cho khách du lịch. Để bảo tồn đa dạng sinh học và trở thành tài sản du lịch, các núi đá vôi phải được bảo tồn và không đươc phép khai thác. Đối với hệ thống hang động hiện đang mở cửa cho du khách, cần thiết phải trùng tu, cải tạo để đảm bảo an toàn cho du khách và giới thiệu các tính năng hang động cũng như ý nghĩa lịch sử một cách chuyên nghiệp.

B2.4.5 Ý nghĩa đối với du lịchMặc dù ngọn đồi đá dọc theo bờ biển của tỉnh Kiên Giang không có giá trị tài sản (về mặt đa dạng sinh học) phục vụ phát triển du lịch nhưng chúng lại cung cấp một bức tranh thôn dã về tiềm năng du lịch dựa vào nông nghiệp. Cần phải bảo vệ cảnh quan và giá trị nông thôn đó.Núi đá vôi là đặc trưng hiếm có ở miền Nam Việt Nam. Giá trị đa dạng sinh học của núi đá vôi cho thấy chúng có tiềm năng du lịch sinh thái cao. Tuy nhiên, các hang động có sức hấp dẫn nhiều hơn, nhưng cần phải có một tiêu chuẩn cao hơn để giới thiệu và giải thích nét đặc trưng, diễn tả được tiềm năng của hang động. Hiện nay, Kiên Giang chưa thực hiện được yêu cầu này.Tiềm năng du lịch (sinh thái) của Vườn Quốc gia Phú Quốc được xác nhận bởi cảnh quan và đa dạng sinh học của nó. Để nhận thấy tiềm năng của nó, cần thiết phải tích cực phục hồi các khu vực bị suy thoái và hạn chế việc lấn chiếm bất hợp pháp. Nguyên tắc du lịch sinh thái (tức là bảo vệ môi trường, bảo vệ các khu bảo tồn và lợi ích cho cộng đồng địa phương) phải được đảm bảo trong bất kỳ đề xuất, dự án phát triển nào. Tuy nhiên, cần cải thiện khả năng tiếp cận các nét đặc trưng đa dạng sinh học và cảnh quan (ví dụ như đường mòn đi bộ) và phòng nghỉ sinh thái sẽ nâng cao hình ảnh của Vườn quốc gia thành một điểm du lịch sinh thái và thu hút thị trường du lịch sinh thái mong muốn.

Page 33: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

25

Phần B. Các nguồn lực du lịch của Kiên Giang

B2.5 Các đảo và san hôB2.5.1 Các đảo nhỏKiên Giang có hơn 140 hòn đảo, trong đó 43 hòn đảo có dân cư sinh sống. Đảo thường thu hút khách du lịch, nhưng ngoài Phú Quốc, hầu hết các hòn đảo khác ở Kiên Giang đều không phát triển du lịch.

B2.5.2 Đảo Phú QuốcTheo quy hoạch tổng thể của Chính phủ, Phú Quốc là một trung tâm du lịch sinh thái đẳng cấp quốc tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị (IPQ, 2006). Phú Quốc sẽ ngang hàng với Phuket, Bali và Koh Samui cũng như trung tâm tài chính của Singapore. Theo quy hoạch, dân số sẽ là 540.000 người sống dựa vào việc thu hút 5 triệu khách du lịch/năm tính đến năm 2020 và 7 triệu du khách/năm tính đến năm 2030. Đảo sẽ có 3 đô thị chính và Dương Đông sẽ được phát triển thành một thành phố kiểu mẫu. Bãi Trường được đề xuất là một khu phức hợp vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch (VTW, 2009). Theo quy hoạch, tổng diện tích cho các dự án du lịch là 1800 ha đến năm 2020 và 3.860 ha 10 năm sau đó. Những dự án đã phê duyệt được phân bổ gần 7.000 ha (TST, 2012). Đề xuất có 3 sân golf, nhưng 5 sân golf đã được phê duyệt (TST, 2012). Tuy nhiên, chỉ có 9 trong số 229 dự án được phê duyệt đã hoàn thành và đang hoạt động (VNN, 2012).

Theo báo Saigon Times (2012), tổng diện tích rừng ở Phú Quốc là 11.650 ha năm 2005 (c.f. WAR 2006) và theo quy hoạch, khu vực này sẽ giảm xuống còn 7.810 ha năm 2010, tuy nhiên, tổng diện tích rừng vào năm 2010 đã giảm xuống còn 4.250 ha (TST, 2012).

B2.5.3 Hiện trạng các đảoTất cả các đảo (bao gồm cả Phú Quốc) hiện đang cung cấp hàng loạt các sản phẩm du lịch. Dựa vào các giá trị tự nhiên của đảo (như đặc điểm tự nhiên và biển), Kiên Giang có thể xây dựng được một ngành du lịch sôi động.

Tuy nhiên, số lượng du khách dự kiến đến Phú Quốc có thể gây ảnh hưởng đến việc phát triển và sử dụng bền vững đảo trước có các biện pháp bảo vệ môi trường được thực thi hiệu quả.

B2.5.4 Ý nghĩa đối với du lịchTiềm năng thu hút khách du lịch của các đảo ở Kiên Giang là rất cao. Cần thiết phải lập kế hoạch chiến lược để bảo vệ nguồn tài nguyên biển và sự đa dạng của các đảo nhằm mang lại nhiều lợi ích cho du lịch và để giảm rủi ro trong đầu tư. Quy hoạch này bao gồm các loại hình khu nghỉ dưỡng và các tour du lịch thăm quan trong ngày tới các đảo không có người ở.Việc chậm trễ trong việc qui hoạch tương lai cho Phú Quốc là một nguyên nhân gây thiếu thốn về cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy nhiên kế hoạch phát triển tổng thể cho thấy mức đầu tư và rủi ro cao liên quan đến sự cạnh tranh với các điểm du lịch hiện có trong khu vực Đông Nam Á. Các đề xuất phát triển nhiều loại hình giải trí như như sòng bạc và sân golf đối lập với viễn cảnh du lịch sinh thái và chắc chắn trọng tâm của chúng không phải là nét tự nhiên của các đảo mà nhấn mạnh vào các điểm tham quan nhân tạo. Với mật độ và loại hình phát triển như vậy thì du lịch sinh thái khó có khả năng thu hút được du khách. Khách du lịch có sở thích giải trí một cách tự nhiên với ánh nắng và bãi biển hiện nay có nguy cơ bị thay thế. Sự phụ thuộc vào đầu tư quốc tế cũng tạo ra một câu hỏi về lợi nhuận lâu dài cho cộng đồng và cho tỉnh Kiên Giang. Trong khi giai đoạn xây dựng có thể sẽ mang lại công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế, thì giai đoạn hoạt động lại cho thấy mức độ rủi ro kinh tế cao cho tỉnh và Việt Nam.Có lẽ một cách tiếp cận thận trọng hơn là thay đổi từ một chiến lược phát triển nhanh chóng sang quy hoạch từng bước và từng giai đoạn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và cộng đồng và có thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng công cộng phù hợp với nhu cầu. Cộng đồng địa phương cũng cần được đào tạo để được hưởng lợi từ du lịch và phát triển các sản phẩm sinh thái phù hợp với đa dạng sinh học cao và chất lượng cảnh quan của Phú Quốc.

Page 34: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

26

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

B2.5.5 San hô và cỏ biểnBiển ngoài khơi của tỉnh Kiên Giang có ít nhất 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá san hô, 132 loài động vật thân mềm và 62 loài rong biển. San hô xuất hiện xung quanh các đảo trong khu vực An Thới (mũi phía Nam Phú Quốc) và các địa điểm xung quanh Phú Quốc. Một số rạn san hô cũng sống ở một số vùng nước nông xa đảo.

Thảm cỏ biển phát triển ở các vùng nước nông có cát và bùn quanh đảo. Đây là đặc điểm phổ biến ở vùng duyên hải ven biển gần phía Bắc Phú Quốc (từ Rạch Tràm tới Gành Dầu), dọc theo bờ biển phía Đông (từ Mũi Dương, Bãi Thơm, Xà Lực, Bãi Bổn, Hàm Ninh, Bãi Vòng) và phía Đông Nam (An Thới). Đã xác định được 9 loài cỏ biển.

Rừng ngập mặn phát triển tốt dọc theo bốn con sông nhỏ ở Phú Quốc, ở phía sau là rừng Tràm dày đặc. Thảm cỏ biển là môi trường sống lý tưởng của loài Bò biển (Dugong), Rùa biển và Rùa xanh. Phú Quốc là một trong số ít nơi ở Việt Nam có sự hiện diện của các loài này (IW:LEARN 2003).

B2.5.6 Hiện trạng san hô và cỏ biểnNăm 2002, 25% san hô của đảo Phú Quốc trong tình trạng tốt, 58,3% trong tình trạng bình thường và 16,7% là xấu (IW:LEARN 2003). Tương tự như vậy, hầu hết các khu rừng ngập mặn hỗ trợ nghề thủy sản địa phương trong tình trạng tương đối tốt. Như vậy có thể mong đợi rằng các khu vực cỏ biển cũng trong điều kiện tốt và tiềm năng du lịch (lặn) là rất cao.

B2.5.7 Ý nghĩa đối với du lịchMặc dù có tiềm năng du lịch lặn và có các san hô đẹp và chất lượng trong Khu Dự trữ sinh quyển nhưng ngành du lịch lặn ngắm san hô chưa phát triển ở Kiên Giang. Phú Quốc có tiềm năng du lịch lặn được quốc tế công nhận, tuy nhiên, thị trường du lịch lặn phần nào không phù hợp với thị trường cao cấp được đề xuất là mục tiêu của kế hoạch tổng thể. Khách du lịch có sở thích lặn thường hay nhạy cảm về giá cả nên đa dạng loại hình nhà nghỉ cần được tính đến trong các kế hoạch.

Sự tồn tại của các rạn san hô phụ thuộc một phần vào chất lượng nước, vì vậy, cần thiết phải xử lý nước thải (xử lý nước thải lần 3 nếu có thể) ở những nơi dự kiến có số lượng du khách lớn.

Page 35: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

27

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

Du lịch xuất hiện tại một địa điểm là do:

• Nhu cầu thị trường và nhà đầu tư địa phương đáp ứng nhu cầu này (thị trường điều khiển bản chất của sự phát triển và hình ảnh của điểm đến), hoặc

• Phát triển sản phẩm để thiết lập định hướng chung cho sự phát triển tiếp theo (doanh nghiệp kiểm soát hướng du lịch).

Theo các mô hình này, các cộng đồng địa phương là những người tiếp nhận du lịch một cách thụ động. Có một cách khác là cộng đồng xác định tương lai du lịch họ mong muốn, lập kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động để đạt được viễn cảnh đó: cộng đồng xác định hướng và hình thức du lịch.

Phần báo cáo này xác định các hành động ưu tiên cho tỉnh Kiên Giang dựa trên viễn cảnh du lịch bền vững, tài nguyên hoặc nguồn lực du lịch tập trung, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và tiến triển theo nhịp độ có thể quản lý được. Các hành động cũng phù hợp với đầm Đông Hồ và thông tin chi tiết được trình bày trong Carter (2012a).

Các hành động được ưu tiên theo cách tiếp cận này dựa trên các tiêu chí sau:

• Đạt được thành công trong phát triển là hợp lý (các vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội rộng hơn tạo ra bối cảnh chứ không phải là một tiêu chí cho việc ưu tiên6).

• Giảm ngay các mối đe dọa đến nguồn lực du lịch tự nhiên và văn hóa của tỉnh.

• Bảo vệ và cải thiện tài sản du lịch, các sản phẩm và dịch vụ hiện có.

• Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lượng khách du lịch hiện có và tạo lợi ích lâu dài cho du lịch và cộng đồng;

• Phát triển năng lực quản lý tăng trưởng du lịch và phục vụ thị trường mục tiêu.

• Phát triển các sản phẩm mới bổ sung cho các nguồn lực du lịch và phản ánh nguyện vọng của cộng đồng.

Khung thời gian, chi phí đầu tư và những người chịu trách nhiệm thực hiện không được đưa ra, nhưng năng lực của các quốc gia, tỉnh, huyện, xã và các doanh nghiệp cá nhân cần phải được xác định để đáp ứng nhu cầu.

Kế hoạch và cam kết phát triển du lịch hiện nay không bao gồm trong các hành động này.

6. Carter (2012a) đề xuất các hành động ưu tiên nhiều hơn đối với khu vực Hà Tiên – Đồng Hồ

PHẦN C. CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC MANG LẠI THÀNH CÔNG CHO DU LỊCH

Page 36: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

28

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

PHẦN C. CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC MANG LẠI THÀNH CÔNG CHO DU LỊCH

C1. Chiến lược quan trọngTrong tình hình cấp bách để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu du lịch (như đang xảy ra ở Kiên Giang), thì việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (nhà nghỉ và khu vui chơi giải trí) nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường du lịch mới hiện nay đang gây ra một mối lo ngại bởi nó không tính đến nhu cầu của thị trường hiện tại. Những điều có thể không được xem xét kỹ càng hay đầy đủ trong các dự án du lịch là không tính đến tính hấp dẫn của yếu tố con người địa phương và các giá trị tự nhiên của điểm tham quan vì đây là điểm thu hút khách du lịch nhất. Kết quả có thể là tạo ra sản phẩm du lịch giả tạo đáp ứng sự mong đợi của một thị trường hạn chế. Thị trường này hài lòng với bất kỳ điểm du lịch nào như thế trên toàn thế giới chứ không phải là chỉ ở Việt Nam và Kiên Giang nói riêng. Như vậy, các sản phẩm du lịch giả tạo này sẽ đánh mất sự đánh giá cao và tôn trọng của du khách đối với các điểm di sản văn hóa và tự nhiên có giá trị chỉ có ở Kiên Giang.

Yếu tố tạo cho Kiên Giang một lợi thế cạnh tranh là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hóa và lối sống của cộng đồng. Phát triển một điểm đến du lịch dựa trên những đặc điểm này và thông qua các sáng kiến của cộng đồng có thể giảm được chi phí và giảm đói nghèo. Nó cũng nâng cao tầm quan trọng của các địa điểm tham quan trong tỉnh và quốc gia.

Để tăng lợi ích từ du lịch, Kiên Giang không cần phải thu hút thêm khách du lịch, chỉ cần giữ chân lượng du khách hiện có ở lại lâu hơn và tăng chi tiêu của họ thông qua các loại hình nhà nghỉ thích hợp và các sản phẩm du lịch được cải thiện và phản ánh đặc tính tự nhiên của tỉnh. Cách tiếp cận này sẽ thúc đẩy doanh thu du lịch, nhưng quan trọng hơn là hoàn vốn đầu tư, dành thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng và cung cấp “không gian thở” cho cộng đồng để chuyển đổi sang một ngành du lịch bền vững trong tương lai.

Vì vậy, các chiến lược quan trọng có thể hỗ trợ việc xác định tiềm năng du lịch Kiên Giang là:

1. Đảm bảo việc bảo vệ các tài sản du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa và khôi phục lại tài sản bị suy thoái để du lịch bền vững và hỗ trợ sinh kế cộng đồng bền vững.

2. Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ như công trình xử lý nước thải, cung cấp nước sạch và viễn thông) có đủ phẩm chất và năng lực để hỗ trợ tăng trưởng du lịch, môi trường và cộng đồng lành mạnh theo hướng đảm bảo không làm suy giảm hơn nữa môi trường do tăng trưởng du lịch.

3. Đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương bằng cách mở rộng các cơ sở và các dịch vụ du lịch cộng đồng hoạt động dựa vàocác trải nghiệm lịch sử, văn hóa, đời sống và thiên nhiên, do đó thu hút các thị trường mới, tăng thời gian chuyến du lịch của các thị trường hiện có và thu được nhiều ngoại tệ hơn của khách du lịch.

4. Đẩy mạnh “phát triển trung tâm du lịch và các nhánh” để giảm thiểu tác động đối với cộng đồng trong khu vực và các tài sản tự nhiên và văn hóa.

5. Trùng tu, tái thiết các khu giải trí và các điểm du lịch hiện có theo tiêu chuẩn tốt nhất và phát triển thêm các cơ hội và các dịch vụ tham quan trong ngày cho khách du lịch dựa trên các tài sản tự nhiên và văn hóa của các địa điểm.

6. Thu lệ phí thích hợp đối các dịch vụ và các sản phẩm tương xứng với hiện trạng của các điểm du lịch và Khu Dự trữ sinh quyển, và cơ hội được trải nghiệm về lịch sử lâu dài của con người Kiên Giang và sử dụng các khoản thu nhập này để nâng cao công tác quản lý các địa điểm tham quan.

7. Trước tiên tập trung tiếp thị các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển, xây dựng và phục vụ các thị trường hiện có để phát triển du lịch và các sản phẩm bắt kịp với kỳ vọng của khách du lịch và năng lực cộng đồng để quản lý và đáp ứng với cơ hội du lịch, và đưa ra các biện pháp bảo vệ tài sản du lịch để giảm thiểu tác động.

Page 37: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

29

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

C2. Các chiến lược hành độngC2.1 Bảo vệ các nguồn lực tự nhiên và văn hóa Các hành động chiến lược để bảo vệ nguồn lực du lịchMục đích: Bảo vệ tất cả thảm thực vật còn sót lại trên địa bàn tỉnh và các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

PKG01 Qui hoạch các khu vực có rạn san hô ở “điều kiện tốt” và 50% trong số có “điều kiện khá tốt”(xem English et al., 1994) thành các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.

1 B2.5.6; B2.5.7;

PKG02 Qui hoạch các khu vực thảm cỏ biển trong phạm vi 1 km đảo Phú Quốc là khu vực không đánh bắt cá bằng lưới cào.

1 B2.5.5; B2.5.6;

PKG03 Qui hoạch các mỏm đá vôi có giá trị đa dạng sinh học cao nhất thành khu bảo tồnvà có ít nhất 50 m vùng đệm.

2 A2.2.2; B2.4.2; B2.4.4; B2.4.5

PKG04 Đảm bảo Khu vực phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Phú Quốc duy trì trạng thái tự nhiên (không có hoạt động phát triển), ngoại trừ việc phát triển để nâng giá trị Vườn quốc gia.

2 B2.4.3; B2.4.4; B2.4.5;

PKG05 Mở rộng diện tích đất ngập nước đồng Cỏ bàng Phú Mỹ về phía đầm Đông Hồ, bao gồm một vùng đệm bên ngoài ranh giới hiện tại.

3 B2.1.1a; B2.1.2; B2.1.3;

PKG06 Quản lý các sân chim ở góc phía Tây Bắc vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng như là một phần của khu vực lõi, nhưng cho phép thực hiện hoạt động phát triển để trình diễn và giới thiệu các giá trị của đất ngập nước.

3 B2.1.1b; B2.1.2; B2.1.3

Hà Tiên-Đông HồPHT01 Qui hoạch tất cả các ngọn núi và các khu vực núi đá vôi (được sử

dụng làm nơi trú ẩn trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai) là các địa điểm di sản.

2 B1.2.3; B1.2.6

PHT02 Qui hoạch đầm Đông Hồ là khu bảo tồn đất ngập nước đến 100 m tính từ khu vực bờ đầm, với một vùng đệm thích hợp.

2 A1.2; A1.3.1; A1.4; A2.3.2; A2.4.2; A2.4.3; B1.3.4; B1.3.5; B2.2.2;

Mục đích: Phục hồi cảnh quan và các tài sản du lịch bị suy thoái thông qua việc loại bỏ các mối đe dọa về môi trường và có các can thiệp hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên7

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

PKG07 Ở những nơi có thể, loại bỏ tất cả công trình 'bán kiên cố’ khỏi các cồn cát ven biển và bãi bồi ở hồ, trồng lại các loài cây bản địa§.

2 A2.2.3; B1.4.3; B1.4.4; B2.3.1; B2.3.3; B2.3.4;

PKG08 Khi thực hiện tái phát triển công trình ‘kiên cố’ ở dải đất ven bờ, yêu cầu tối thiểu cách hồ và bờ biển 20 m theo mực nước trung bình và để hỗ trợ tái sinh các loài cây bản địa.

2 A2.2.3; B1.4.3; B1.4.4; B2.3.1; B2.3.3; B2.3.4;

PKG09 Khi thực hiện các hoạt động tái thiết, phát triển công trình ‘kiên cố ’, yêu cầu tối thiểu cách hồ và bờ biển 20 m theo mực nước cao trung bình và trồng lại với các loài cây bản địa.

2 A2.2.3; B1.4.3; B1.4.4; B2.3.1; B2.3.3; B2.3.4;

Hà Tiên - Đông HồPHT03 Ngoại trừ khu phố V (ấp Cừ Đức), và các dịch vụ du lịch, cần loại

bỏ và không cho phép phát triển trong vòng 100 m ở trong đầm Đông Hồ tính theo mực nước cao trung bình.

2 A1.3.1; B2.2.2; xem Carter (2012a)

PHT04 Hỗ trợ phục hồi thảm thực vật tự nhiên xung quanh đầm Đông Hồ bằng cách trồng lại các loài cây bản địa.

3 B2.0; B2.2.2; xem Carter (2012a)

§.7“Bản địa” đề cập đến loài được trồng từ các vật liệu thu thập được trong các hệ sinh thái trong khu vực. Ví dụ, trồng cây trên đảo Phú Quốc phải sử dụng hạt giống thu được trên đảo này.

Page 38: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

30

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

C2.2 Cung cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường Các hành động chiến lược để bảo vệ môi trườngMục đích: Nâng cấp hệ thống xử lý chất thải ở Dương Đông, Hà Tiên và xung quanh đầm Đông Hồ.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

IKG01 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải thứ cấp chất lượng cao cho thị xã với số dân trên 30.000 (ví dụ như Dương Đông).

1 A2.4.2c; xem Carter (2012a)

Hà Tiên - Đông HồIHT01 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải thứ cấp chất lượng cao cho

Hà Tiên.1 A2.4.2c;

xem Carter (2012a).

IHT02 Xây dựng một nhà máy xử lý chất thải cấp độ 3 để phục vụ ở khu phố V (ấp Cừ Đức).

2 A2.4.2c; xem Carter (2012a)

Mục đích: Giải quyết vấn đề nước thải và chất thải rắn khi phát triển các nhà nghỉ cho du khách để giảm thiểu các tác động môi trường và sức khỏe.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

IKG03 Yêu cầu tất cả các hoạt động phát triển du lịch mới phải có hệ thống xử lý nước thải ít nhất là ở cấp độ 2.

1 A2.4.2c; xem Carter (2012a).

IKG04 Yêu cầu tất cả các hoạt động phát triển du lịch hiện tại trong thời hạn 5 năm tới sẽ "không xả nước thải chưa qua xử lý ra biển”.

2 A2.4.2c; xem Carter (2012a).

Mục đích: Tăng cường năng lực thu gom rác, xử lý và tái chế thải rắn trong tất cả các trung tâm đô thị.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

IKG05 Thiết lập dịch vụ thu gom chất thải rắn thường xuyên trong tất cả các cộng đồng có dân số trên 10.000 người.

1 A2.4.2d; xem Carter (2012a)

IKG06 Tiến hành phân loại chất thải và vận chuyển đến các trung tâm để tái chế.

2 xem Carter (2012a)

Khu vực Hà Tiên - Đông HồIHT04 Xây dựng một trạm chuyển chất thải rắn và máy nén ở khu phố

V (ấp Cừ Đức).3 xem Carter

(2012a)

Mục đích: Có hệ thống cung cấp nước đáng tin cậy cho khách du lịch và cộng đồng.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

IKG07 Khuyến khích việc sử dụng các bể chứa nước mưa trên toàn tỉnh. 2 A2.4.2eIKG08 Trong trường hợp không có hệ thống cung cấp nước uống,

• Yêu cầu tất cả các dự án phát triển du lịch mới phục vụ hơn 100 người phải tự cung tự cấp 80% nước uống; và

2 A2.4.2e

IKG09 • Yêu cầu phát triển du lịch hiện có phục vụ hơn 100 người phải có khả năng tự cung tự cấp 60% nước sạch trong thời hạn 5 năm.

3 A2.4.2e

Khu vưc HàTiên - Đông HồIHT05 Xây dựng một nhà máy sản xuất nước sinh hoạt từ nước biển

Hà Tiên.1 A2.4.2e

IHT06 Xây dựng một nhà máy lọc nước tại khu phố V (ấp Cừ Đức). 2 A2.4.2e

Page 39: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

31

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

Mục đích: Giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

IKG10 Yêu cầu tất cả dự án phát triển du lịch mới phải cung cấp 50% nhu cầu điện thông qua các nguồn năng lượng thay thế.

2 A2.4.2e

Khu vực Hà Tiên - Đông HồIHT07 Khai thác nguồn điện bổ sung cho khu phố V (ấp Cừ Đức) với các

nguồn năng lượng thay thế.3 A2.4.2e

C2.3 Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh

C2.3.1 Khái niệm trung tâm và nhánhPhát triển du lịch theo hình thức “Trung tâm và nhánh” ý nói đến việc phát triển phòng nghỉ, các dịch vụ du lịch qua đêm tại các điểm trung tâm và các sản phẩm du lịch ở cuối các “nhánh” vận chuyển (hình C1). Việc này sẽ mang lại lợi thế cho việc sử dụng hiệu quả các tiện ích công cộng (ví dụ như hệ thống cung cấp uống nước, thu gom rác, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng) để mang lại hiệu quả về chi phí và hiệu lực. Sau đó, nó tạo điều kiện phát triển các tour tham quan trong ngày tới các điểm du lịch theo chủ đề xung quanh bằng hệ thống giao thông vận tải. Khái niệm này có thể bao gồm cả các dịch vụ qua đêm dọc theo các nhánh. Hình thức này cũng có lợi thế là không áp đặt vào những cộng đồng (ví dụ như cộng đồng người nghèo ở nông thôn) không có kinh nghiệm và năng lực để phục vụ khách du lịch qua đêm.

Áp dụng mô hình trung tâm du lịch và phân nhánh tại tỉnh Kiên Giang, cho thấy Rạch Giá là trung tâm chính cùng với Phú Quốc và Hà Tiên là trung tâm thứ cấp được kết nối bằng đường bộ, đường không, đường biển, thuyền phà và kênh. U Minh Thượng có thể phát triển thành một trung tâm thứ cấp trong tương lai. Các điểm tham quan ở Hòn Đất nói chung sẽ được kết nối từ Rạch Giá, Kiên Lương và từ Hà Tiên, và các đảo nhỏ chủ yếu là từ Phú Quốc (Hình C2).

30

30BC2.3 Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh98BC2.3.1 Khái niệm trung tâm và nhánh

Phát triển du lịch theo hình thức “Trung tâm và nhánh”ý nói đến việc phát triển phòng nghỉ, các dịch vụ du lịch qua đêmtại các điểm trung tâm và các sảnphẩm du lịch ở cuối các “nhánh” vận chuyển(hình C1). Việc này sẽ mang lại lợi thế cho việc sử dụnghiệu quả các tiện ích công cộng (ví dụ như hệ thống cung cấp uống nước, thu gom rác, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng) để mang lại hiệu quả về chi phí và hiệu lực. Sau đó, nó tạo điều kiện phát triểncác tour thăm quan trong ngày tới các điểm du lịchtheo chủ đề xung quanh bằng hệ thống giao thông vận tải. Khái niệm này có thể bao gồm cả các dịch vụ qua đêm dọc theo các nhánh. Hình thức này cũng có lợi thế là không áp đặt vào những cộng đồng (ví dụ như cộng đồng người nghèo ở nông thôn) không có kinh nghiệm và năng lực để phục vụ khách du lịch

qua đêm.Áp dụng mô hình trung tâm du lịch và phân nhánh tại tỉnh Kiên Giang, cho thấy Rạch Giá là trung tâm chính cùng với Phú Quốc và Hà Tiên là trung tâm thứ cấp được kết nối bằng đường bộ, đường không, đường biển, thuyền phà và kênh. U Minh Thượng có thểphát triển thành một trung tâm thứ cấp trong tương lai. Các điểm tham quan ở Hòn Đất nói chung sẽ được kết nối từ Rạch Giá, Kiên Lương và từ Hà Tiên, và các đảo nhỏ chủyếu là từ Phú Quốc (Hình C2).

Hình C2 Áp dụng Mô hìnhTrung tâm du lịch và phân nhánh ởKiên Giang 99BC2.3.2 Các chiến lược hành động để đạt được mô hình phát triển trung tâm du lịch và phân nhánh153BMục đích: Công nhận Rạch Giá là trung tâm dịch vụ du lịch chính thông qua tiếp thị, phát triển của một loạt các loại hìnhnhà nghỉ, mở rộng các dịch vụ du lịch và các sảnphẩm ở các khu vực xung quanh. TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu

tiên Mục hỗ trợ

176BKiên Giang HKG01 Chủ động thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch cộng

đồng trong ngày bằng xe hoặc thuyền ở Rạch Giá với việccung cấp các khoản tín dụng nhỏ và đào tạo kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch cho cộng đồng.

1 A2.4.2a; A2.4.2b;

HKG02 Xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiệnở cấp tỉnh và 1

Phú Quốc

Trung tâmCấp 2

Hà Tiên Trung tâmcấp 2

Rạch Giá Trung tâm

cấp 1

Hòn Đất

Kiên Lương

Đông Hồ

HCM Cambodia

(Sihanoukville/Kampot)

Ga đến Quốc tế

Hình C1 Chiến lược Trung tâm và phân nhánh, và kết nối các điểm du

lịch

Hình C2. Áp dụng mô hình trung tâm du lịch và phân nhánh ở Kiên Giang

Hình C1. Chiến lược Trung tâm và phân nhánh, và kết nối các điểm du lịch

Điểm du lịch văn hóa 1

Điểm du lịch lịch sử 1

Điểm vui chơi giải trí

Điểm du lịch thiên nhiên

Điểm du lịch nông thôn

Trung tâm du lịch (khách sạn và các

dịch vụ)

Điểm du lịch lịch sử 2

Điểm du lịch văn hóa 2

Trung tâm quá cảnh

Cam pu chia

Page 40: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

32

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

C2.3.2 Các chiến lược hành động để đạt được mô hình phát triển trung tâm du lịch và phân nhánh

Mục đích: Công nhận Rạch Giá là trung tâm dịch vụ du lịch chính thông qua tiếp thị, phát triển của một loạt các loại hình nhà nghỉ, mở rộng các dịch vụ du lịch và các sản phẩm ở các khu vực xung quanh.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

HKG01 Chủ động thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng trong ngày bằng xe hoặc thuyền ở Rạch Giá với việc cung cấp các khoản tín dụng nhỏ và đào tạo kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch cho cộng đồng.

1 A2.4.2a; A2.4.2b;

HKG02 Xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện ở cấp tỉnh và các tiêu chuẩn cho các sản phẩm du lịch.

1

HKG03 Thiết lập trung tâm thông tin du lịch chính với các thiết bị ở cuối các tuyến xe buýt và thuyền.

2 A2.2.4; B1.3.4

HKG04 Sử dụng hệ thống kênh rạch để tiếp cận các sản phẩm du lịch mới, tạo cơ cơ hội mở rộng hoạt động của cộng đồng địa phương và các trải nghiệm du lịch theo chủ đề.

2 A2.2.4; B1.3.4

HKG05 Khuyến khích đầu tư phòng nghỉ hạng sao ở Rạch Giá. 2 A3.0HKG06 Thiết lập một dịch vụ du lịch kênh rạch giữa Rạch Giá và Hà Tiên. 3 A2.2.4; B1.3.4HKG07 Thiết lập một hệ thống đại diện cho các sản phẩm du lịch được

chính phủ và ngành du lịch xác nhận. 3

HKG08 Mở rộng trung tâm thành một khu vực du lịch thành phố với các phòng nghỉ, nhà hàng và cửa hàng bán lẻ.

3

Ghi chú HKG03

Mục đích của trung tâm du lịch chính và điểm cuối là để tiếp cận các điểm và sản phẩm du lịch dọc theo hệ thống kênh rạch và vào các khu vực xung quanh. Ngoài việc cung cấp thông tin du lịch, trung tâm du lịch nên bao gồm một văn phòng bán vé và đồ lưu niệm, và các cửa hàng đồ ăn uống. Trung tâm này cung cấp các thông tin cần thiết để có thể tiếp cận hệ thống kênh rạch và mạng lưới đường giao thông. Song song với nó là nhu cầu phát triển các sản phẩm du lịch theo chủ đề.

Mục đích: Để Phú Quốc được công nhận là một trung tâm du lịch Quốc tế với nhiều loại hình nhà nghỉ và dịch vụ. Đây là nơi thể hiện, cải thiện, bảo vệ và giới thiệu các giá trị tự nhiên và văn hóa của hòn đảo.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKien Giang

HKG09 Đánh giá lại quy hoạch tổng thể cho Phú Quốc theo các tiêu chí sau đây:

• Tác động môi trường, xã hội và văn hóa,

• Đóng góp vào việc tăng cường, bảo vệ và giới thiệu các giá trị tự nhiên và văn hóa của hòn đảo,

• Tiềm năng thực hiện phù hợp với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng công cộng và phát triển cộng đồng, và

• Lợi ích cho các xã trên đảo và cơ hội tham gia.

1 B2.4.3; B2.5.2

HKG10 Đánh giá đề xuất phát triển Phú Quốc theo các tiêu chí HKG09 và:

• Tác động môi trường và xã hội trực tiếp và tích lũy,

• Sự cân bằng giữa các loại hình nhà nghỉ và dịch vụ,

• Trực tiếp góp phần bảo vệ và giới thiệu các giá trị thiên nhiên và văn hóa của hòn đảo.

1 B2.4.3; B2.5.2

Page 41: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

33

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

HKG11 Phát triển các sản phẩm du lịch theo chủ đề dựa trên nguồn lực tự nhiên, văn hoá và các giá trị của hòn đảo.

2 B2.4.3; B2.5.2; B2.5.7;

HKG12 Cải thiện cách thức tiếp cận các tài sản tự nhiên của Vườn quốc gia Phú Quốc (ví dụ như hệ thống đường đi bộ).

2 B2.4.3; B2.4.5

HKG13 Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng thông qua đào tạo cộng đồng và các khoản tín dụng nhỏ.

2 A1.3.1;

HKG14 Tiếp tục khuyến khích đầu tư phòng nghỉ hạng sao trên đảo Phú Quốc.

2 A3.0

Mục đích: Để Hà Tiên được công nhận là một trung tâm du lịch cấp Quốc gia và cung cấp số lượng lớn phòng nghỉ và hỗ trợ các dịch vụ và sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKhu vực Hà Tiên – Đông Hồ

HHT01 Chủ động thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng trong phạm vi các tour quan trong ngày bằng xe hoặc thuyền tại Hà Tiên, với việc cung cấp các khoản tín dụng nhỏ và đào tạo kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch cho cộng đồng.

1 A1.3.1

HHT02 Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tuân thủ hướng dẫn thực hiện và các tiêu chuẩn của tỉnh đối với các sản phẩm du lịch (xem HKG02).

1

HHT03 Thành lập trung tâm thông tin du lịch chính và với các thiết bị cung cấp thông tin ở cuối xe buýt và trên thuyền.

2

HHT04 Sử dụng hệ thống kênh rạch để tiếp cận các sản phẩm du lịch mới, các cơ hội mở rộng hoạt động của cộng đồng địa phương và các trải nghiệm du lịch theo chủ đề.

2 A2.2.4; B1.3.4; B2.2.4

HHT05 Khuyến khích đầu tư phòng nghỉ hạng sao ở Hà Tiên. 2 A3.3

C2.4 Tái phát triển và phát triển các điểm du lịch theo chủ đề mớiC2.4.1 Du lịch theo chủ đề

Các điểm du lịch nằm rải rác trên toàn tỉnh Kiên Giang và hiện nay du khách trải nghiệm chúng một cách ngẫu nhiên. Khách du lịch tìm kiếm ý nghĩa của điểm đến để biện minh cho những khoản chi tiêu và thời gian của họ. Tuy nhiên, họ không được cung cấp các giải thích về ý nghĩa của các địa điểm, vì vậy mà chúng không được đánh giá cao.

Để giới thiệu cho du khách được nhiều địa điểm trong tour tham quan thì việc kết nối liên kết chúng thông qua các chủ đề là rất cần thiết. Cách này có lợi thế thu hút khách du lịch quan tâm đến chủ đề cụ thể và có thể được bán vé theo dạng du lịch đi tour trong ngày.

Bốn chủ đề du lịch của Kiên Giang là: văn hóa, lối sống và sinh kế, cảnh quan văn hóa và lịch sử (Hình C3). Các chủ đề

này có thể được thực hiện để nâng cao sự hiểu biết về di sản thiên nhiên và văn hóa của Kiên Giang và ý nghĩa của nó đối với quốc gia.

Có thể thực hiện các chuyến du lịch theo chủ đề riêng biệt hoặc liên kết với nhau. Các trải nghiệm liên kết chủ đề có thể khuyến khích khách du lịch lưu trú dài hơn hai đêm và trở lại thăm sau đó. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các chủ đề có thể được giới thiệu thông các biển hiệu, logo và các cơ chế tiếp thị khác. Ngoài việc xây dựng thương hiệu, cần xây dựng lại các điểm hiện có để phản ánh các chủ đề, phát triển các điểm tham quan mới và xây dựng sản phẩm đầy đủ cho các chủ đề. Cần thiết phải có dịch vụ vận tải để kết nối các địa điểm và các dịch vụ, giải thích tầm quan trọng của các điểm và phát triển các liên kết chủ đề.

32

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưutiên

Mục hỗ trợ

178BKhu vực Hà Tiên–Đông Hồ

HHT01 Chủ động thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch dựavàocộng đồng trong phạm vi các tour quan trong ngày bằng xe hoặc thuyền tại Hà Tiên, với việc cung cấp các khoản tín dụng nhỏ và đào tạo kỹ năng cung cấp dịch vụdu lịch cho cộng đồng.

1 A1.3.1

HHT02 Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tuân thủ hướngdẫn thực hiện và các tiêu chuẩn củatỉnh đối với các sảnphẩm du lịch (xem HKG02).

1

HHT03 Thành lập trung tâm thông tin du lịch chínhvà với các thiết bị cung cấp thông tin ở cuối xe buýt và trên thuyền.

2

HHT04 Sử dụng hệ thống kênh rạch để tiếp cận các sản phẩm du lịch mới, các cơ hội mở rộng hoạt động củacộng đồng địaphương và cáctrải nghiệm du lịch theo chủ đề.

2 A2.2.4; B1.3.4; B2.2.4

HHT05 Khuyến khích đầu tư phòng nghỉhạng sao ở Hà Tiên. 2 A3.3

31BC2.4 Tái phát triển và phát triển các điểm du lịch theo chủ đề mới 100BC2.4.1 Du lịch theo chủ đề

Các điểm du lịch nằm rải rác trên toàn tỉnhKiên Giang vàhiện nay du khách trải nghiệmchúng một cách ngẫu nhiên. Khách du lịch tìm kiếm ý nghĩa củađiểm đến để biện minh cho những khoản chi tiêu và thời gian củahọ. Tuy nhiên, họ không được cung cấp các giải thích về ý nghĩa của các địa điểm, vì vậymà chúng không được đánh giá cao. Đểgiới thiệucho du khách được nhiều địađiểm trong tour tham quan thì việc kết nốiliên kết chúng thông qua các chủ đề là rất cầnthiết. Cách này có lợi thế thu hút khách du lịch quan tâm đến chủ đề cụ thể và có thểđược bán vé theo dạng du lịch đi tour trong ngày.

Bốn chủ đề du lịch của Kiên Giang là: văn hóa, lối sống và sinh kế, cảnh quan văn hóa và lịch sử (Hình C3). Các chủ đề này có thể được thực hiện để nâng cao sự hiểu biết về di sản thiên nhiên và văn hóa của Kiên Giang và ý nghĩa của nó đối với quốc gia.Có thể thực hiện các chuyến du lịch theo chủ đề riêng biệt hoặc liên kết với nhau. Các trải nghiệm liên kết chủ đề có thể khuyến khích khách du lịch lưu trú dài hơn hai đêm và trở lại thăm sau đó. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các chủ đề có thể được giới thiệuthông các biển hiệu, logo và các cơ chế tiếp thị khác. Ngoài việc xây dựng thương hiệu, cần xây dựng lại các điểm hiện có để phản ánh các chủ đề,phát triển các điểm tham quan mới và xây dựng sản phẩm đầy đủ cho các chủ đề. Cần thiết phải có dịch vụ vậntải để kết nối các địa điểm và các dịch vụ, giải thích tầm quan trọng của các điểm và phát triển các liên kết chủ đề.101BC2.4.2 Khả năng tương hợp giữa việc sử dụng các địa điểm, các chủ đề và các giá trị nguồn lựcPhát triển du lịch có thể phản ánh và hỗ trợ “nét tự nhiên” của một nơi hoặc thay đổi cơ bản đặc tính của nó dẫn đến làm thay đổi “nét tự nhiên”. Đối với chiến lược phát triểndu lịch Kiên Giang, một vấn đề quan trọng là xác định “bản chất” của các điểm du lịch và hình ảnh của chúng. Xác định đặc điểm ưu việt mà nhà quản lý du lịch và cộng đồngmong muốn để xúc tiến du lịch và sau đó đảm bảo sự phát triển du lịch đảm bảo phảnánh và củng cố đặc điểm nhận dạng và hành động liên tục đểđảm bảo tăng trưởng(xem Butler 1980). Vấn đề này rất quan trọng vì làm việc với “tự nhiên” của một nơi, chứ không phải sáng chế một sản phẩm du lịch, hướng tới việc giảm tác động môi trường và xã hội, rủi ro và chi phí phát triển. Điều này cũng có lợi trong việc đáp ứngnguyện vọng của cộng đồng và thúc đẩy họ tham gia vàohoạt động du lịch (xem Carter 2012b).

Hình C3 Các chủ đề du lịch để quảng bá và tiếp thị Kiên Giang

Cảnh quan văn hóa. Đa dạng sinh học

.Đồng bằng ngập nướcCửu Long

.Đá vôi.Bãi biển và đảo

.Rạn san hô và bãi lầy.Rừng gió mùa

Văn hóa.Tôn giáo

.Truyền thống thơ ca. Văn học và nghề thủ

công.Đa văn hóa

Lịch sử. Thời tiền sử

.Xung đột.Công trình quốc gia

Lối sống và sinh kế.Nông nghiệp

.Thủy sản.Công nghiệp sản

suất.Thư giãn.Kênh rạch

Di sản Kiên Giang

Hình C3. Các chủ đề du lịch để quảng bá và tiếp thị Kiên Giang

Page 42: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

34

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

C2.4.2 Khả năng tương hợp giữa việc sử dụng các địa điểm, các chủ đề và các giá trị nguồn lực

Phát triển du lịch có thể phản ánh và hỗ trợ “nét tự nhiên” của một nơi hoặc thay đổi cơ bản đặc tính của nó dẫn đến làm thay đổi “nét tự nhiên”. Đối với chiến lược phát triển du lịch Kiên Giang, một vấn đề quan trọng là xác định “bản chất” của các điểm du lịch và hình ảnh của chúng. Xác định đặc điểm ưu việt mà nhà quản lý du lịch và cộng đồng mong muốn để xúc tiến du lịch và sau đó đảm bảo sự phát triển du lịch đảm bảo phản ánh và củng cố đặc điểm nhận dạng và hành động liên tục để đảm bảo tăng trưởng (xem Butler, 1980). Vấn đề này rất quan trọng vì làm việc với “tự nhiên” của một nơi, chứ không phải sáng chế một sản phẩm du lịch, hướng tới việc giảm tác động môi trường và xã hội, rủi ro và chi phí phát triển. Điều này cũng có lợi trong việc đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng và thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động du lịch (xem Carter, 2012b).

Đặc điểm tự nhiên, giá trị và tầm quan trọng của tài sản du lịch và chủ đề được giới thiệu để thu hút, lôi kéo và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Mức độ sử dụng các điểm du lịch hiện có và dự kiến phải được xem xét cẩn thận trong các quy hoạch và phát triển du lịch. Cần thiết phải xem xét khả năng tương thích, nếu không việc sử dụng và phát triển sẽ phá hủy, thay đổi hoặc hạ thấp giá trị và ý nghĩa của các điểm du lịch.

C2.4.3 Hành động chiến lược đối với tái phát triển và giới thiệu các điểm du lịchMục đích: Các khu vực du lịch cấp huyện theo chủ đề cung cấp các cơ hội du lịch trong ngày và được hỗ trợ bởi các trung tâm dịch vụ ở Rạch Giá và Hà Tiên.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

DGK01 Phát triển các chủ đề tham quan về lối sống, văn hóa và đời sống, lịch sử và cảnh quan văn hóa địa phương là một phần của chủ đề di sản trong Khu dự trữ sinh quyển và tỉnh Kiên Giang.

1

DGK02 Phát triển các chủ đề về lịch sử và lối sống, sinh kế ở huyện Kiên Lương.

2

DGK03 Phát triển các chủ đề về lịch sử và lối sống, sinh kế ở huyện Hòn Đất.

2

DGK04 Phát triển chủ đề về cảnh quan văn hóa, lối sống và sinh kế ở huyện U Minh Thượng.

2

Khu vực Hà Tiên – Đông HồDHT01 Phát triển các chủ đề về lịch sử và văn hóa, lối sống và sinh kế tại

thị xã Hà Tiên.1

DHT02 Phát triển chủ đề về cảnh quan văn hóa và lối sống và sinh kế xung quanh đầm Đông Hồ.

1

Mục đích: Hợp lý hóa việc sử dụng các địa điểm và giới thiệu các nguồn lực tại các điểm du lịch hiện có78

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

DKG05 Đánh giá và tái tạo, trùng tu các địa điểm du lịch hiện có ở tỉnh với các mục tiêu sau:

• Tăng cường quản lý du khách, đặc biệt là nguồn du khách;

A2.3.1; B1.1.4; B1.4.3; B1.4.4

7.8 Tất cả các hành động cụ thể phụ thuộc vào việc xem xét các thiết kế và quản lý các điểm. Chúng đã được xếp hạng ưu tiên 2.

Page 43: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

35

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợ• Cung cấp bãi đậu xe cách xa khu vực đầu mối;

• Tách biệt hoạt động buôn bán khỏi các khu trung tâm du lịch;

• Tách các hoạt động vui chơi giải trí khỏi khu trung tâm du lịch;

• Giảm tác động tới các địa điểm thông qua việc bê tông hóa, nên tạo các lối đi đơn giản, an toàn, có lót ván gỗ và rào an toàn.

• Cải thiện việc quản lý chất thải lỏng và rắn.

• Diễn giải các giá trị và ý nghĩa của các điểm.

1

DKG06 Hành động cần thiết cho trung tâm du lịch Rạch Giá là:

• Cải thiện việc quản lý các điểm và diễn giải các đền, chùa8, đặc biệt là tầm quan trọng của đình Nguyễn Trung Trực.

2 A2.3.1; B1.1.4; B1.4.3; B1.4.4

DKG07 Hành động cần thực hiện ở đảo Phú Quốc là:

• Phát triển các đường đi bộ và diễn giải về Vườn Quốc gia Phú Quốc;

• Tái tạo và cải thiện các khu vui chơi giải trí tại Suối Đá Bàn.

• Giải thích rõ hơn nhà tù tại ấp An Thới bao gồm các thời kỳ thực dân Pháp và lịch sử quân sự sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

2 A2.3.1; B1.2.4; B1.2.6; B1.4.2; B1.4.3; B1.4.4; B2.4.3; B2.4.5

DKG08 Hành động cần thực hiện ở Kiên Lương là:

• Tái phát triển du lịch hang Mo So với các đường đi có lót ván gỗ, cải thiện hệ thống chiếu sáng và giải thích các khu vực núi đá vôi, hang động và lịch sử chiến tranh.

2 A2.2.2; B1.4.3; B1.4.4; B2.4.2; B2.4.5

DKG09 Hành động cần thực hiện ở Hòn Đất là:

• Cải thiện việc quản lý các điểm du lịch và diễn giải khu vực Hòn Me;

• Hợp lý hoá các điểm, tái phát triển và diễn giải khu liên hợp chùa Hàng - hòn Phụ Tử.

2 A2.3.1; B1.2.3; B1.2.5; B1.2.6; B1.4.1; B1.4.3; B1.4.4

DKG10 Hành động cần thực hiện ở U Minh Thượng là:

• Phát triển lối đi bộ (có lót ván gỗ), điểm dừng chân an toàn và diễn giải về Vườn quốc gia U Minh Thượng.

2 B2.0; B2.1.1; B2.1.2; B2.1.3

Khu vực Hà Tiên – Đông HồDHT03 Hành động cần thực hiện với các điểm chỉ mang tính tôn giáo và

ý nghĩa lịch sử là:

• Phát triển và áp dụng một lịch trình bảo trì chùa Núi Lang, đền thờ và khu vực lăng mộ họ Mạc và diễn giải tầm quan trọng của gia đình nhà Mạc đối với lịch sử Việt Nam.

• Cải thiện việc diễn giải cuộc xâm lược của Khmer Đỏ tại chùa Thạch Động.

2 A2.3.1; B1.1.2; B1.1.4; B1.1.5; B1.2.2; B1.2.5; B1.2.6

DHT04 Hành động cần thiết cho các khu vui chơi, giải trí là:

• Phát triển và áp dụng một lịch trình bảo trì các khu vui chơi giải trí bãi biển ở Mũi Nai.

• Hạn chế các công trình mọc sát các khu đi bộ, dạo mát ở khu vui chơi giải trí bãi biển Mũi Nai, chỉ sử dụng xe dịch vụ.

2 B1.4.1; B1.4.3; B1.4.4

9

8.9 Áp dụng cho tất cả các đền, chùa trong toàn tỉnh

Page 44: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

36

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

C2.4.4 Chiến lược hành động phát triển và giới thiệu các sản phẩm du lịchMục đích: Mở rộng các cơ hội cho khách du lịch (và cộng đồng)9 10

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên GiangPhát triển sản phẩm văn hóa cùng với các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ (kết nối bằng kênh rạch và đường bộ), dựa vào:

DKG11 • Nghề tiểu thủ công nghiệp (ví dụ như đồ gốm tại Hòn Quéo và ấp Đầu Dơi và đá granit ở huyện Hòn Đất).

1 B1.3.3; B1.3.8; B1.3.9

DKG11 • Các điểm tôn giáo (ví dụ như đền và chùa trên toàn tỉnh, đặc biệt là những chùa liên quan với các sự kiện lịch sử, đại diện của các nhóm dân tộc và kiến trúc riêng biệt).

1 B1.1.1; B1.1.4; B1.1.5

Xây dựng sản phẩm du lịch về lối sống và sinh kế, cùng với các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ (kết nối bằng kênh rạch và đường bộ), dựa vào:

DKG12 • Hoạt động nông nghiệp (ví dụ canh tác Dừa dứa ở huyện U Minh Thượng).

1 B1.3.1; B1.3.8; B1.3.9

DKG13 • Thị trường địa phương và huyện (ví dụ như hầu hết các thị trấn huyện lỵ, Hà Tiên và Rạch Giá).

1 B1.3.8; B1.3.9

DKG14 • Thăm trang trại (ví dụ như trồng lúa ở hầu hết các huyện, hạt tiêu Phú Quốc và các trang trại trái cây ở xung quanh núi ven biển).

1 B1.3.1; B1.3.8; B1.3.9

DKG15 • Đánh bắt cá truyền thống (ví dụ như cảng và chợ ở Rạch Giá và Hà Tiên).

2 B1.3.2; B1. 3.8; B1.3.9

DKG16 Phát triển các chủ đề lịch sử tại Xoài Giồng (huyện Hòn Đất) di chỉ khảo cổ để diễn giải giá trị lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2 B1.3.6; B1.3.9

Khu vực Hà Tiên – Đông HồXây dựng chủ đề du lịch văn hóa bằng cách:

DHT03 • Đảm bảo các nội dung của Bảo tàng tưởng niệm Đông Hồ tại Hà Tiên để phục vụ mục đích công cộng lâu dài và trên cơ sở này, phát triển một lễ hội văn học hàng năm tại Hà Tiên.

1 A2.3.2; B1.3.5

DHT04 • Phát triển một tour du lịch đền thờ và chùa chiền để du khách khám phá tính đa dạng sắc tộc ở Hà Tiên.

1 A2.3.4; B1.1.2; B1.1.4; B1.1.5

Xây dựng chủ đề lịch sử bằng cách: DHT05 • Cung cấp phương tiện tiếp cận, tour du lịch và diễn giải các khu

vực làm nơi trú ẩn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai;1 B1.2.2; B1.2.3;

B1.2.5; B1.2.6DHT06 • Diễn giải các địa điểm liên quan với họ tộc Mạc. 1 B1.2.2; xem

Carter 2012aDHT07 Xây dựng tour du lịch về chủ đề văn hóa, lối sống và sinh kế ở khu

phố V (ấp Cừ Đức) cùng với các nhà hàng ẩm thực dân tộc bằng cách:

• Tập huấn cho phụ nữ làm giỏ xách (đồ thủ công) từ dừa nước.

• Trình diễn việc làm các tấm lợp bằng lá dừa nước.

• Trình diễn các phương pháp đánh bắt cá truyền thống.

2 B1.3.2; B1.3.3; B1.3.4; B1.3.9;

Xây dựng chủ đề về lối sống và sinh kế cùng với các nhà hàng ẩm thực dân tộc và cửa hàng bán lẻ, bằng cách:

DHT08 • Thiết lập các tour tham quan trang trại sản xuất lúa gạo, trái cây và hạt tiêu ở khu vực xung quanh Hà Tiên.

2 B1.3.1; B1.3.8; B1.3.9

DHT09 • Thiết lập tour thăm quan khu nuôi trồng thủy sản khu vực xung quanh Hà Tiên để trình diễn phương pháp sản xuất.

2 B1.3.2; B1.3.8; B1.3.9

Xây dựng chủ đề du lịch về cảnh quan văn hóa cùng với các nhà hàng, món ăn dân tộc và cửa hàng bán lẻ, dựa trên:

9.10 Phát triển các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đầu tư nhiều tại một số địa điểm để tạo ra một khối lượng sản phẩm quan trọng nhằm tạo ra một tour du lịch theo chủ đề trong ngày.

Page 45: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

37

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

DHT10 • Xây dựng lối đi bộ (có lót ván gỗ) và điểm dừng chân để ngắm chim ở khu bảo tồn cỏ bàng Phú Mỹ (huyện Giang Thành) và một phòng trưng bày nghệ thuật (các sản phẩm thủ công).

2 B1.3.3; B2.1.1; B2.1.2; B2.1.3

DHT11 • Cung cấp phương tiện tiếp cận, diễn giải và các tour du lịch đến khu vực các mỏm đá vôi để tìm hiểu các giá trị đa dạng sinh học núi đá vôi.

2 B2.4.2; B2.4.4; B2.4.5;

C2.5 Các tiêu chuẩn dịch vụ và lợi ích của cộng đồng địa phươngC2.5.1 Các tiêu chuẩn dịch vụ du lịchTrong khi các nguồn lực tự nhiên và văn hóa có thể thu hút du khách, thì chất lượng dịch vụ mà du khách nhận được trong chuyến thăm quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng của họ, mức độ sẵn sàng quay trở lại và giới thiệu cho những người khác. Ngành du lịch được cho là thành công thường thể hiện qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Trong việc phát triển các điểm du lịch, những người làm du lịch thường không quen với những gì du khách mong đợi. Vì vậy, rất cần thiết phải hiểu biết về các tiêu chuẩn phù hợp và những mong đợi của du khách. Do du lịch phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh nhỏ, nên việc thiết lập các tiêu chuẩn và truyền đạt chúng cho những người làm du lịch thường đòi hỏi sự can thiệp (trợ giúp) của chính phủ.

C2.5.2 Du lịch dựa vào cộng đồngTrong nhiều chương trình hành động, phát triển sản phẩm du lịch đều cần có sự tham gia của cộng đồng (xã) trong ngành du lịch. Đây gọi là hoạt động du lịch ở cấp cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (CBT). CBT hướng tới việc trao quyền cho cộng đồng để quản lý phát triển du lịch nhằm đạt được nguyện vọng của cộng đồng liên quan đến cuộc sống của họ. Cần thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng để mang lại lợi ích cho cả hai. Khái niệm CBT thường được áp dụng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và khó khăn về vốn, nếu hoạt động theo cá nhân thì bị hạn chế nhưng sẵn thông qua hành động tập thể. Nó thường liên quan đến việc hỗ trợ loại hình kinh doanh du lịch qui mô nhỏ và từ đó cam kết cung cấp dịch vụ cho các dự án ở qui mô cộng đồng để cải thiện cuộc sống. CBT thu hút các hoạt động dịch vụ không thu lệ phí: trưng bày và tôn vinh truyền thống và lối sống địa phương; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; và thúc đẩy sự giao lưu giữa chủ - khách mang lại lợi ích cho hai bên một cách công bằng. CBT thường phục vụ cho các thị trường nhỏ như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, nhưng dựa trên các sản phẩm và dịch vụ của địa phương để truyền bá các lợi ích kinh tế khi thực hiện du lịch. Để CBT thành công, đòi hỏi cộng đồng phải hiểu được hoạt động của hệ thống du lịch, tác động của nó và vốn đầu tư để bắt đầu hoạt động này.

C2.5.3 Hành động chiến lược để nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ và đảm bảo cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ du lịch

Mục đích: Tiêu chuẩn dịch vụ tốt nhất được thể hiện ở tất cả các cơ sở du lịch.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

SKG01 Tổ chức đào tạo để cải thiện kỹ năng cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

2

SKG02 Cung cấp hướng dẫn thực hiện và các tiêu chuẩn có liên quan (xem HKG02) cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

2

Page 46: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

38

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Mục đích: Cộng đồng địa phương có khả năng tham gia vào lĩnh vực du lịch và kiểm soát sinh kế và an sinh của họ trong tương lai.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

SKG03 Trang bị kiến thức, nhận thức về tác động của du lịch và cơ hội kinh doanh cho tất cả các cộng đồng có thể là trung tâm của các hoạt động du lịch.

1

SKG04 Phối hợp kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cấp xã. 1SKG05 Cung cấp các chương trình đào tạo đặc biệt cho các cộng đồng

địa phương và các cá nhân mong muốn phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và các dịch vụ liên quan.

2

SKG06 Thiết lập một chương trình tín dụng nhỏ và nếu phù hợp thì triển khai chương trình tài trợ để hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.

2

C2.6 Thu lệ phí dịch vụ hợp lýC2.6.1 Đầu tưĐể thực hiện các kế hoạch hành động theo đề xuất, cần đầu tư vốn cũng như đầu tư tiếp thị và phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng. Mặc dù khu vực tư nhân sẵn sàng đầu tư vào các công trình xây dựng và dịch vụ mang lại lợi nhuận, họ sẽ chỉ làm điều đó nếu bối cảnh đầu tư được xem là thuận lợi để thành công. Ở đây chúng ta nói đến mức độ rủi ro liên quan đến đầu tư. Nếu bối cảnh đầu tư là đúng, thì thường là động lực đủ để khu vực tư nhân chớp lấy các cơ hội. Tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn thuộc vai trò của chính phủ. Một phần của việc này là có một chính sách đầu tư thông thoáng và tiếp theo nó là tầm nhìn và quy hoạch phù hợp. Các nhà đầu tư tư nhân cần được đảm bảo vấn đề này. An toàn trong đầu tư cũng được đánh giá bằng các cam kết của chính phủ và cộng đồng để cùng đầu tư.

C2.6.2 Tự bù đắp chi phí vận hành và bảo trìChi phí đầu tư ban đầu để phát triển du lịch là rất nhỏ khi so sánh với chi phí vận hành và bảo trì. Điều này áp dụng như nhau đối với cảkhu vực công và tư nhân. Cần sử dụng các khoản thu để duy trì cơ sở hạ tầng du lịch và tuy nhiên việc này chưa được thực hiện ở rất nhiều khu du lịch hiện có của tỉnh Kiên Giang. Khách du lịch và nhà điều hành du lịch nói chung hiểu được nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền và hài lòng với việc phải trả tiền cho chất lượng dịch vụ nếu nguồn thu được giải ngân minh bạch và được sử dụng vào các dịch vụ thiết yếu nhằm mang lại sự thành công trong du lịch. Doanh thu để duy trì cơ sở hạ tầng du lịch công cộng và thúc đẩy du lịch có thể thu từ những người được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Chúng bao gồm các khách du lịch, người thực hiện hoạt động du lịch sử dụng không gian công cộng và dịch vụ, các nhà cung cấp sử dụng các điểm du lịch là địa điểm kinh doanh và khách du lịch là khách hàng của họ, nhà nghỉ có khách hàng là khách du lịch và những người đang có thu nhập từ các hàng hóa công cộng và sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng.

Mặc dù mức lệ phí được quy định trong chính sách của chính phủ, nó phải tương xứng với chất lượng dịch vụ được cung cấp hoặc sử dụng và công bằng về khả năng chi trả và các khoản đóng góp khác. Ví dụ, nhiều nguồn lực du lịch là kết quả của một lịch sử về quản lý cộng đồng. Điều này cần phải được công nhận.

Tiếp thị cấp tỉnh 5%

Hành chính 10%

Quản lý 40%

An sinh cấp xã 25%

Tiệp thị cấp huyện 10%

Hình C5. Giải ngân phí dịch vụ của du khách tại các điểm du lịch

Tiếp thị cấp tỉnh 5%

Hành chính 10%

Quản lý 50%

An sinh cấp xã 25%

Tiếp thị cấp huyện 10%

Hình C4. Giải ngân phí vào các điểm du lịch

Tiếp thị cấp tỉnh 5%

Hành chính 10%

Phát triển điểm du lịch 40%

An sinh cấp xã 25%

Tiếp thị cấp huyện 10%

Hình C6. Giải ngân phí bán hàng tại các điểm du lịch

Page 47: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

39

Phần C. Các hành động chiến lược mang lại thành công cho du lịch

C2.6.3 Giải ngânNăm nguồn thu phí là:

• Phí vào cửa các điểm của khách du lịch (ví dụ như một vườn quốc gia hoặc đền, chùa) (Hình C4),

• Lệ phí đối với người khai thác du lịch sử dụng nguồn lực của một địa điểm (ví dụ như hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng một công viên quốc gia) (Hình C5).

• Lệ phí đối với người bán hàng mà hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc vào sự thăm viếng của du khách ở các địa điểm (ví dụ như nhà hàng ở lối vào hoặc trong một khu vực giải trí) (Hình C6).

• Thuế đối với các nhà nghỉ mà phụ thuộc của việc tiếp thị địa điểm và khách hàng sử dụng nguồn lực du lịch (Hình C7).

• Các loại thuế phát triển từ các nhà đầu tư lớn, những người có hoạt động dựa vào cơ sở hạ tầng công cộng, tiếp thị điểm du lịch và các tài sản du lịch để đạt được sự thành công của các doanh nghiệp của họ (Hình C8).

Với giả định rằng đầu tư của chính phủ không cần phải được hoàn trả, Hình C4 đến C8 cung cấp các đề xuất về phí và lệ phí có thể được giải ngân như thế nào:

• Đóng góp cho an sinh cộng đồng.

• Chi trả cho công tác quản lý và nâng cấp các địa điểm.

• Quỹ tiếp thị các sản phẩm du lịch của huyện và của tỉnh.

• Quỹ du lịch và cơ sở hạ tầng công cộng.

Ngoài ra còn có giả định rằng hợp đồng thuê và giấy phép theo yêu cầu của các nhà khai thác du lịch để tiến hành kinh doanh trong các khu du lịch. Thông qua quá trình này các thủ tục thực hiện tốt nhất có thể được quy định (xem hành động HKG02 và HKG07).

Bất kỳ hệ thống thu phí nào đều cần được quản trị minh bạch và kiểm toán độc lập.

C2.6.4 Chiến lược hành động để tăng nguồn tài chính cho bảo trì tài sản du lịch và xác định việc giải ngân

Mục đích: Người sử dụng tài sản công phải trả một khoản phí để hỗ trợ quản lý các khu du lịch.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

FKG01 Với sự hỗ trợ của ngành du lịch, xây dựng danh mục các loại phí và lệ phí sử dụng tài sản du lịch và các dịch vụ công cộng.

1

FKG02 Với sự hỗ trợ của ngành du lịch, xây dựng một 'nguyên tắc' về tiến độ giải ngân từ phí, lệ phí.

1

FKG03 Đánh giá tính khả thi của hệ thống lệ phí một cửa để du khách được thăm quan tất cả các điểm du lịch trong khu vực quản lý.

3

Mục đích: Nguồn thu từ phí và lệ phí là để hỗ trợ phát triển, tái phát triển và duy trì các điểm du lịch tiêu chuẩn quốc tế và du lịch đang thành công.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

FKG03 Thiết lập một cơ chế minh bạch để giải ngân các khoản thu từ phí và lệ phí và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp thị, an sinh cộng đồng, du lịch, phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng.

2

Tiếp thị và điều phối cấp tỉnh 5%

Hành chính 10%

Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch

50%

Quỹ an sinh cấp xã 25%

Tiếp thị và điều phối cấp huyện 10%

Hình C7. Giải ngân thuê phòng nghỉ

Tiếp thị cấp tỉnh 5%

Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng

50%

An sinh cấp xã 25%

Tiếp thị cấp huyện 10%

Hình C8. Giải ngân thuế phát triển

Page 48: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

40

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

C2.7 Quảng bá các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Thương hiệu Khu Dự trữ sinh quyểnChương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO (MAB) nhằm mục đích thiết lập một cơ sở khoa học cho việc cải thiện các mối quan hệ giữa con người và môi trường. Chương trình kết hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kinh tế và giáo dục để cải thiện đời sống con người và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, từ đó thúc đẩy cách tiếp cận sáng tạo để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa thích hợp và bền vững về môi trường (Ishwaran, 2010). Quan điểm này phù hợp với lợi ích của tỉnh Kiên Giang cũng như viễn cảnh về du lịch.

Thương hiệu ‘Khu Dự trữ sinh quyển’ đã được quốc tế công nhận, có thể sử dụng để quảng bá cho du lịch Kiên Giang. Tuy nhiên,nó đòi hỏi một nghĩa vụ phải cung cấp các sản phẩm du lịch và dịch vụ gắn kết với mục tiêu và ý nghĩa về vị thế của Khu Dự trữ sinh quyển. Ngoài ra, cần phải thiết lập một thương hiệu và hình ảnh khác biệt so với các Khu Dự trữ sinh quyển và các điểm đến du lịch khác để quảng bá du lịch Kiên Giang. Các chủ đề di sản được đề xuất để phát triển sản phẩm có thể thực hiện với thương hiệu sản phẩm du lịch và dịch vụ hiện tại và tương lai.

Mục đích: Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được công nhận là một điểm đến du lịch và một ví dụ về sự hài hòa giữa Con người và Sinh quyển, nó nhấn mạnh các giá trị di sản của các điểm đến.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

MKG01 Tiếp tục phát triển, quảng bá và tiếp thị Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang là một điểm đến du lịch và một ví dụ về sự hài hòa giữa con người và sinh quyển, nó nhấn mạnh các giá trị di sản của các điểm du lịch.

Hoạt động có thể bao gồm:

1

MKG02 • Sử dụng logo của MAB trong các ấn phẩm và biển báo cùng với logo của tỉnh;

1

MKG03 • Sử dụng các màu sắc trên biển báo và các ấn phẩm để phản ánh trọng tâm theo chủ đề.

2

Mục đích: Phối hợp quy hoạch du lịch và tiếp thị giữa các điểm đến du lịch của tỉnh, quốc gia và quốc tế, và với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

MKG01 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ngành du lịch của tỉnh cần duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác, đặc biệt là hợp tác tiếp thị.

1

MKG02 Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành công nghiệp du lịch quốc gia và cấp tỉnh với các nhóm tiểu ngành (ví dụ như du lịch sinh thái) để có tiếng nói của khu vực tư nhân.

2

Khu vực Hà Tiên-Đông HồMHT01 Thành lập một nhóm công tác du lịch cấp huyện để thúc đẩy phát

triển du lịch và chương trình tiếp thị ở phía Tây tỉnh Kiên Giang.

Luân phiên làm chủ tịch nhóm công tác (ban đầu là Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất và huyện Phú Quốc với các đại diện từ ngành du lịch và các xã).

Tư cách quan sát nên được dành cho tỉnh Kampot, Campuchia.

1

Page 49: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

41

Tài liệu tham khảo

Mục đích: Tập trung tiếp thị du lịch vào thị trường địa phương và quốc gia, tiếp theo là Trung Quốc và các thị trường Đông Nam Á và sau đó là thị trường phương Tây.

TT. Hoạt động và khu vực ưu tiên Ưu tiên Mục hỗ trợKiên Giang

MKG03 Dừng hoạt động tiếp thị cho đến khi có đủ cơ sở hạ tầng công cộng và du lịch phục vụ số lượng khách hiện tại và tăng trưởng theo dự kiến.

1

MKG04 Dừng tiếp thị cho đến khi các địa điểm hiện tại được phục chế đảm bảo phục vụ lượng khách hiện nay và lượng khách tăng trưởng theo dự kiến.

1

MKG05 Dừng tiếp thị cho đến khi các sản phẩm theo chủ đề đã được phát triển để phục vụ khách du lịch tăng trưởng theo dự kiến.

1

MKG06 Thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực phòng nghỉ trên toàn tỉnh. 1 A3.2; A3.3MKG07 Lập kế hoạch và thực hiện một chiến dịch tiếp thị du lịch dần dần

tập trung vào thị trường trong nước, Trung Quốc, Đông Nam Á và cuối cùng là thị trường phương Tây.

2 A3.1

Page 50: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

42

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Page 51: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

43

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 52: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

44

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ

Tài liệu tham khảo

Buckton, S. T., C. Nguyen, Q. Q. Ha, and D. T. Nguyen. 1999. Bảo tồn các khu vực đất ngập nước chính của Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo bảo tồn số 12. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi.

Butler, R. W. 1980. The Concept of a Tourist Area Cycle of Evolution: Implications for Management of Resources. Canadian Geographer. 24:5-16.

Carter, R. W. 2012a. Hướng dẫn quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam. Báo cáo của “Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang” - GIZ, Rach Gia, Viet Nam, website tại http://kiengiangbiospherereserve.com.vn/project/uploads/doc/dong_ho_planning_guidelines_05032012[1].pdf.

Carter, R. W. 2012b. Towards a natural tourism product and destination: Kien Giang Province, Vietnam in S. Brown, and C. Chu Van, biên tập. Hội thảo “Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang”. Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Phú Quốc, Việt Nam, 16 Tháng 12 2012.

English, S. C., C. Wilkinson, and V. Baker 1994. Survey Manual for Tropical Marine Resources. Viện Khoa học biển Australia, Townsville, Qld, Aus.

Hiep, N. T., and T. P. H. Son. 2011. Đề xuất quy hoạch và bảo tồn phát triển bền vững đầm Đông Hồ, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Trang 76-98 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận cho hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 tháng 10 năm 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

IPQ. 2006. Preferential Policies for Investments in Phu Quoc Island. InvestPhuQuoc.com, tại http://investphuquoc.com/prefpolicies.html, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.

Ishwaran, N. 2010. Biodiversity, people and places. Australasian Journal of Environmental Management 17:215-222.

IW:LEARN. 2003. South China Sea Project Document for Vietnams Phu Quoc Coral Reef Habitat Demonstration Site. International Waters Learning Exchange & Resource Network, available at http://iwlearn.net/iw-projects/885/project_doc/Demo_Site_Coral_Reef_Vietnam_Phu_Quoc.pdf/view, accessed 13 December 2012.

Le, D. T., and M. C. Truong. 2011. Bảo tồn các giá trị của đất, rừng ngập mặn, đa dạng về động thực vật của đầm Đông Hồ. Trang 8-22 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận tại hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 tháng 10 năm 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Le, Q. D. 2011. Orientation and planning of fishery and conservation of wetland ecosystem, development of aquaculture in Dong Ho lake, Ha Tien. Pages 40-46 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận tại hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 tháng 10 năm 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Mai, V. H. 2011a. Thực trạng sinh kế và định hướng phát triển bền vững đầm Đông Hồ. Trang 100-104 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận tại hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 Tháng 10 năm 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Page 53: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

45

Tài liệu tham khảo

Mai, V. H. 2011b. Định hướng quy hoạch và triển khai quy hoạch đầm Đông Hồ - Hà Tiên. Trang 105-108 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận tại hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 Tháng 10 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam. Metcalfe, I., J. Ren, J. Charvet, and S. Hada 1999. Gondwana dispersion and Asian accretion: IGCP 321 final results volume. Balkema, 361 trang, International Geological Correlation Programme.

Phung, V. T. 2011. Quy hoạch để phát triển bền vững đầm Đông Hồ để bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Trang 147-149 in R. W. Carter, and V. C. Chu, biên tập. Tham luận tại hội thảo: Quy hoạch phát triển và bảo tồn đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên, 10-11 tháng 10 năm 2011. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Dự án bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Reopanichkul, P., R. W. Carter, C. J. Crossland, and S. Worachananant. 2010. Wastewater discharge degrades coastal waters and reef communities. Marine Environmental Research 69:287-296.

Reopanichkul, P., T. Schlacher, R. W. Carter, and S. Worachananant. 2009. Sewage impacts coral reefs at multiple levels of ecological organization. Marine Pollution Bulletin 58:1356-1362.

TST. 2012. Choppy and messy development. The Saigon Times (TST), 2 August 2012.

UNDP 2012. Dự án bảo tồn đất ngập nước Phú Mỹ, Việt Nam. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), New York, NY.

Viederman, S. 1994. Five Capitals and Three Pillars of Sustainability. The Newsletter of PEGS, 4:5, 7, 11-12.

VNN. 2012. Delays place 97 Phu Quoc Island projects in jeopardy. Viet Nam News, 25 tháng 7 năm 2012.

VTW. 2009. Đề xuất quy hoạch tổng thể cho đảo Phú Quốc. Vietnam Times Weekly, 25 tháng 7 năm 2009.

WAR. 2006. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái cho VQG Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Wildlife at Risk (WAR), websitehttp://www.google.com.au/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CDAQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.wildlifeatrisk.org%2Fnew%2Fupload%2Fdownload%2Ftechnical_report.E7.%2520PhuQuoc%2520National%2520Park-EcoTourismStrategy-FinalDraft.pdf&ei=yh7JUPaNDcmQiQeEooHwDA&usg=AFQjCNH-l-BuEJILo09cJOOqTjbtyU1H8g&sig2=iQisMOOSOMmPjmCrSMcZgQ, truy cập 12 Tháng 12 2012.

Page 54: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách
Page 55: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH … · dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên:

HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ CỤ THỂ

CHO KHU VỰC HÀ TIÊN – ĐÔNG HỒ---//---

Chịu trách nhiệm xuất bản:TS. LÊ QUANG KHÔI

Phụ trách bản thảo: Đặng Ngọc Phan Trình bày - bìa: Bảo Ngọc

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP167/6 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: (04) 38523887 - 38521940 * Fax: (04) 35760748Website: www.nxbnongnghiep.com * Email: [email protected]

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận 1 - TP. Hồ Chí MinhĐT: (08) 38297157 - 38299521 * Fax: (08) 39101036

Email: [email protected]

In 230 bản khổ 16 x 24 cm tại Công ty CP Thương mại In Nhật Nam. Đăng ký KHXB số: 236-2013/CXB/202-07/NN do Cục Xuất bản cấp ngày 23/02/2013.

In xong và nộp lưu chiểu quý III/2013.