32
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HƯỚNG DN SDNG INTERNET BANKING DÀNH CHO KH CÁ NHÂN KH DOANH NGHIP

Huongdansudung (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Citation preview

Page 1: Huongdansudung (1)

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

INTERNET BANKING DÀNH CHO KH CÁ NHÂN VÀ KH DOANH NGHIỆP

Page 2: Huongdansudung (1)

2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

MỤC LỤC

Page 3: Huongdansudung (1)

3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

1. ĐỊNH NGHĨA TỪ

- Ngân hàng: là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, gọi tắt là SCB.

- Internet Banking (Internet Banking System): là kênh dịch vụ truy vấn thông tin ngân hàng, thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet tại website: www.scb.com.vn hoặc website khác mà SCB đã đăng ký.

- Token: là thiết bị bảo mật do SCB cung cấp, hoạt động theo phương thức tự phát sinh các ký tự của mã xác thực một cách ngẫu nhiên và thay đổi theo thời gian, sử dụng trong trường hợp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoặc giao dịch khác trên Internet Banking.

- Mã đăng nhập: là tên đăng nhập dùng để truy cập vào hệ thống eBanking của SCB.

- Mật khẩu: là số mật mã cá nhân (PIN – Personal Indentification Number), lần đầu tiên do hệ thống tự sinh ra gồm 06 ký tự, sau đó khách hàng có thể đổi lại khi sử dụng.

- Mã xác thực: là dãy số ngẫu nhiên sinh ra từ thiết bị xác thực Token, hoặc sinh ra từ hệ thống gửi đến điện thoại của khách hàng, sử dụng với mục đích xác thực giao dịch của khách hàng trong trường hợp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoặc giao dịch khác trên eBanking.

- Khách hàng: là cá nhân, tổ chức sử dụng kênh dịch vụ Internet Banking của SCB.

- Tài khoản tiền gửi: bao gồm Tài khoản Tiền gửi thanh toán, Tài khoản Tiền gửi tiết kiệm, Tài khoản Chứng chỉ tiền gửi, Tài khoản Kỳ phiếu…

- Hạn mức giao dịch: là số tiền tối đa giao dịch trong một ngày hoặc số tiền tối đa/tối thiểu cho một lần giao dịch.

- Giao dịch cùng hệ thống SCB: là giao dịch chuyển khoản, thanh toán… phát sinh giữa một hay nhiều khách hàng có tài khoản trong cùng hệ thống SCB hoặc khách hàng không có tài khoản, nhưng nhận tiền tại SCB bằng Chứng minh Nhân dân/Hộ chiếu do một người khác có tài khoản tại SCB chuyển đến.

- Giao dịch khác hệ thống SCB: là giao dịch chuyển khoản, thanh toán… phát sinh mà người thụ hưởng không có tài khoản tại SCB và không nhận tiền tại SCB.

2. Các chữ viết tắt

NH : Ngân hàng

KH : Khách hàng

GD : Giao dịch

Page 4: Huongdansudung (1)

4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

CK : Chuyển khoản

TK : Tài khoản

TK TGTT : Tài khoản tiền gửi thanh toán

TK TGTK : Tài khoản tiền gửi tiết kiệm

3. Đăng nhập

- Để đăng nhập vào hệ thống Internet Banking, khách hàng có thể truy cập

vào trang web: www.scb.com.vn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.

Sau đó chọn mục Internet Banking.

- Khách hàng cũng có thể đăng nhập trực tiếp vào trang Internet Banking của

SCB tại địa chỉ: https://ebanking.scb.com.vn

- Tại màn hình đăng nhập, KH nhập tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng

dịch vụ:

Tên đăng nhập (Mã khách hàng): gõ vào tên đăng nhập mà khách

hàng đăng ký và được SCB chấp nhận (từ 6 đến 20 ký tự) đối với KH đăng

ký mới. Đối với KH chuyển đổi, đã sử dụng dịch vụ Internet Banking của

SCB trước đây: nhập mã khách hàng đang sử dụng (10 ký tự số).

Mật khẩu: nhập vào mật khẩu được SCB cung cấp (bao gồm 06 ký tự)

đối với KH đăng ký mới và mật khẩu KH đã đổi ở màn hình đổi mật khẩu

của SCB (đối với KH chuyển đổi từ hệ thống Internet Banking của SCB

trước đây).

Lưu ý:

Lúc KH vừa đăng nhập vào trang web Internet Banking mới của SCB,

hệ thống hiển thị mặc định yêu cầu KH nhập Mã khách hàng và mật

khẩu bằng bằng bàn phím máy tính. KH sử dụng bàn phím máy tính

để đăng nhập.

Page 5: Huongdansudung (1)

5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Nếu muốn sử dụng bàn phím ảo trên Internet Banking để nhập mật khẩu,

KH phải click chọn “Sử dụng bàn phím ảo” để sử dụng (Mã đăng nhập

vẫn dùng bàn phím máy tính).

Nếu KH sử dụng bàn phím ảo để nhập mật khẩu và muốn điều chỉnh/ xóa

các ký tự đã nhập hoặc dùng chữ in hoa trong mật khẩu các: click chọn

“Xóa”, “Xóa hết” hoặc “Chữ hoa” để xóa và nhập.

Page 6: Huongdansudung (1)

6 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Sau khi gõ mã khách hàng và mật khẩu vào nhấn vào nút “Đăng nhập”.

Đối với KH chuyển đổi từ hệ thống Internet Banking của SCB trước đây:

sau khi đăng nhập KH có thể sử dụng dịch vụ.

Đối với KH đăng ký mới: Sau lần đăng nhập đầu tiên hệ thống yêu cầu

khách hàng đổi lại mật khẩu sử dụng của mình để đảm bảo an toàn.

Tiếp tục thực hiện theo thứ tự được hiển thị trên màn hình:

Nhập vào mật khẩu do SCB cung cấp (01 lần).

Sau đó nhập vào mật khẩu mới (02 lần) để đổi mật khẩu.

Lưu ý:

Mật khẩu mới của khách hàng có thể là chữ, là số hoặc cả chữ lẫn số và

có độ dài từ 06 đến 20 ký tự.

Ví dụ: mật khẩu có thể là: meodoremon hoặc 305897 hoặc abc1234.

Page 7: Huongdansudung (1)

7 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Khách hàng cần ghi nhớ mật khẩu mới sau khi đã đổi thành công vì mật

khẩu SCB cung cấp lúc này không còn giá trị.

- Sau khi đổi mật khẩu thành công, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ.

4. Trường hợp sử dụng dịch vụ Internet Banking gói cơ bản

4.1. Xem tổng hợp các tài khoản

- Hệ thống hiển thị thông tin tất cả các TK của KH (bao gồm TK tiền gửi

thanh toán không kỳ hạn và TK tiền gửi có kỳ hạn) và tổng cộng theo loại

tiền.

- KH có thể in thông tin hoặc tải về dạng file PDF.

4.2. Xem tổng quan tài khoản

- Hệ thống hiển thị chi tiết thông tin từng TK và theo loại hình

Page 8: Huongdansudung (1)

8 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- KH có thể chọn xem tắt đến các chức năng khác trên TK bằng cách click vào drop down trước TK:

Đối với TK TGTT:

Chọn “Chi tiết tài khoản”: để xem chi tiết thông tin TK.

Chọn “Lịch sử giao dịch”: để xem lịch sử giao dịch của TK.

Đối với TK TGTK:

Chọn “Chi tiết tài khoản”: để xem chi tiết thông tin TK.

Chọn “Lịch sử tái tục”: để xem lịch sử tái tục TK tiền gửi.

Chọn “Tất toán tài khoản”: để tất toán TK tiền gửi.

Page 9: Huongdansudung (1)

9 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- KH cũng có thể đặt tên gợi nhớ cho từng TK để dễ quản lý bằng cách click

vào biểu tượng cây bút bên dưới số TK và nhập tên → chọn nút màu xanh

để lưu.

- Để tiếp tục đặt tên cho TK khác, KH phải chọn nút X màu đỏ để hoàn tất

đặt tên cho TK đang thực hiện.

4.3. Xem chi tiết tài khoản

- Chọn TK cần xem → nhấp nút “Chọn”.

Page 10: Huongdansudung (1)

10 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết TK của KH.

- KH có thể xem lịch sử giao dịch của TK bằng cách chọn vào nút “Lịch sử giao dịch” ở góc cuối bên phải màn hình.

4.4. Xem l ịch sử giao dịch

- Chọn chức năng “Tài khoản” → chọn “Lịch sử giao dịch” ở bên trái

màn hình.

- Chọn số tài khoản cần tra cứu trong phần “Chọn tài khoản”

- Chọn khoảng thời gian muốn tra cứu trong phần “Tìm kiếm bởi”. Mặc định hệ thống tìm kiếm theo khoảng thời gian 2 tháng trở lại.

Nếu chọn theo khoảng thời gian: “Từ ngày… đến ngày”: Khoảng thời gian tra cứu “Từ ngày… đến ngày” tối đa là 3 tháng.

- KH có thể chọn xem theo khoảng số tiền, theo loại giao dịch và theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

→ nhấp nút “Chọn” để xem lịch sử giao dịch.

Page 11: Huongdansudung (1)

11 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

4.5. In l ịch sử giao dịch

- Để in toàn bộ lịch sử giao dịch, trên giao diện lịch sử giao dịch đang xem, KH chọn định dạng tải (PDF hoặc Excel) → chọn “Tải về”.

5. Trường hợp sử dụng Internet Banking nâng cao của KH cá nhân hoặc KH doanh nghiệp một cấp

5.1. Tra cứu thông tin tài khoản: thực hiện tương tự gói cơ bản

5.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

5.2.1. Tra cứu thông tin tài khoản

- Chọn chức năng “Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn” →“Thông tin tài

khoản”

- Hệ thống hiển thị thông tin tất cả các TK tiền gửi có kỳ hạn của KH bao gồm TK tiết kiệm mở tại quầy và mở online.

Page 12: Huongdansudung (1)

12 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- KH có thể chọn dropdown trước số TK để tạo đường dẫn tắt đến các chức năng khác và:

Chọn “Chi tiết tài khoản”: để xem chi tiết thông tin TK.

Chọn “Lịch sử tái tục”: để xem lịch sử tái tục TK tiền gửi.

Chọn “Tất toán tài khoản”: để tất toán TK tiền gửi đang chọn.

5.2.2. Mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

- Chọn chức năng “Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn” → “Mở tài khoản

có kỳ hạn”

- Chọn loại sản phẩm tiết kiệm online và kỳ hạn cần mở .

Lưu ý: Tùy theo KH là cá nhân hay doanh nghiệp mà chọn sản

phẩm tiết kiệm cần mở phù hợp.

Đối với KH cá nhân: Tên sản phẩm tiết kiệm bắt đầu là: “TIEN GUI

ONLINE KH CA NHAN…”

Đối với KH doanh nghiệp: Tên sản phẩm tiết kiệm bắt đầu là: “TG

ONLINE TCKT…”

KH cần chọn đúng sản phẩm tiết kiệm cần mở theo đối tượng.

- Đọc kỹ thể lệ sản phẩm, nếu đồng ý với thể lệ “Đồng ý”

Page 13: Huongdansudung (1)

13 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Trong ô “Tài khoản nguồn”: chọn TK dùng để trích tiền (TK VNĐ).

- Trong ô “Số tiền gửi”: Nhập vào số tiền cần mở tiết kiệm. Số tiền được

trích phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư có thể sử dụng trong tài khoản ghi

nợ tại thời điểm thực hiện giao dịch và theo Thể lệ của sản phẩm tiền

gửi.

- Trong ô “Chỉ thị khi đến hạn”:

Chọn “Tất toán cả gốc và lãi”: nếu KH muốn đến khi đáo hạn hệ

thống tự động tất toán cả gốc và lãi vào TK thanh toán chỉ định. KH

phải chọn TK thanh toán muốn nhận tiền khi đáo hạn (TK VNĐ).

Chọn “Tái tục cả gốc và lãi”: nếu KH muốn đến khi đáo hạn hệ

thống tự động tái ký cả gốc và lãi với kỳ hạn tương ứng.

Chọn “Tái tục gốc, thanh toán lãi”: nếu KH muốn đến khi đáo hạn

hệ thống tự động tái ký số tiền gốc và thanh toán tiền lãi vào TK

thanh toán chỉ định. KH phải chọn TK thanh toán muốn nhận tiền khi

đáo hạn (TK VNĐ).

Page 14: Huongdansudung (1)

14 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Nhấp “Chọn”. Hệ thông hiển thị lại thông tin để KH kiểm tra. Chọn

“Điều chỉnh” nếu muốn điều chỉnh thông tin. Chọn “Xác nhận” để tiếp

tục thực hiện giao dịch.

- KH chọn giải pháp xác thực SMS hoặc Token (nếu có đăng ký). Nhập

chuỗi bảo mật là dãy số sinh ra từ Token hoặc được gửi đến số điện

thoại di động đã đăng ký dịch vụ SMS Banking của khách hàng.

Lưu ý:

Chỉ những tài khoản tiền gửi có kỳ hạn được mở trên Internet

Banking mới tất toán được trên Internet Banking.

Page 15: Huongdansudung (1)

15 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Khi giao dịch hoàn tất, khách hàng có thể tra cứu ngay tài khoản có

kỳ hạn vừa mở trên Internet Banking. Ngày giao dịch được ghi nhận

thành công là Ngày làm việc hiển thị ở góc trên bên phải màn hình

và cũng được hiển thị trong phiếu chuyển khoản.

KH có thể tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn được mở trên

Internet Banking ngay trong ngày.

- Sau khi nhập mã xác thực, giao dịch thành công.

5.2.3. Lịch sử tái tục TK tiền gửi có kỳ hạn

- KH có thể chọn xem lịch sử tái tục TK tiền gửi có kỳ hạn của mình trên

Internet Banking bằng cách chọn chức năng “Tài khoản tiền gửi có kỳ

hạn” → “Lịch sử tái tục TK có kỳ hạn”.

- Chọn TK cần xem và chọn khoảng thời gian cần xem trong ô “Tìm kiếm

bởi” → “Chọn”.

- Hệ thống hiển thị lịch sử tái tục TK tiền gửi có kỳ hạn của KH. Mặc định

hệ thống hiển thị thông tin 2 tháng gần nhất. Trường hợp muốn xem

khoảng thời gian khác hoặc TK khác → chọn lại TK cần xem hoặc chọn

lại khoảng thời gian.

- KH cũng có thể chọn xem theo loại giao dịch hoặc theo thứ tự sắp xếp

thời gian tăng dần, giảm dần.

5.2.4. Tất toán TK tiền gửi có kỳ hạn

- Chọn chức năng “Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn” → “Tất toán tài

khoản”.

Page 16: Huongdansudung (1)

16 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Chọn TK tiết kiệm cần tất toán

- Trong ô “Tài khoản”: chọn tài khoản tiền gửi thanh toán nhận tiền khi

tất toán →“Tất toán”.

Lưu ý: KH chỉ được tất toán toàn bộ số tiền gửi, không được tất toán

một phần. TK nhận tiền khi tất toán phải là TK TGTT VNĐ.

- Hệ thống hiển thị lại thông tin, KH kiểm tra lại thông tin → chọn “Xác

nhận” để tiếp tục.

- Màn hình yêu cầu nhập chuỗi bảo mật. Chuỗi bảo mật là dãy số sinh ra

từ Token hoặc được gửi đến số điện thoại di động chính đã đăng ký dịch

vụ SMS Banking của KH.

Page 17: Huongdansudung (1)

17 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Sau khi hoàn tất nhập mã xác thực, giao dịch tất toán TK tiết kiệm

online thành công.

5.2.5. Chuyển khoản

5.2.5.1. Chuyển khoản cá nhân

- Định nghĩa: Là chuyển khoản giữa 2 tài khoản không kỳ hạn khác nhau

của cùng một chủ tài khoản trên hệ thống Internet Banking SCB.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Chuyển khoản cá nhân”

Chọn “Mẫu có sẵn” để chọn mẫu chuyển khoản có sẵn đã thiết lập

trước đó hoặc chọn “Thanh toán mới” để tạo mới giao dịch chuyển

khoản. Trường hợp chọn mẫu có sẵn, KH không cần phải nhập các

trường thông tin bên dưới mà có thể điều chỉnh thông tin (nếu có).

Trong ô “Tài khoản nguồn”: chọn số tài khoản chuyển đi.

Trong ô “Tài khoản đích”: chọn số tài khoản chuyển đến.

Lưu ý: KH chỉ thực hiện chuyển khoản giữa các TK VNĐ.

Trong ô “Số tiền chuyển khoản”: nhập vào số tiền cần chuyển. Số

tiền chuyển phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư có thể sử dụng.

Thời điểm thanh toán:

Chọn “Thanh toán ngay”: nếu KH muốn thực hiện ngay lệnh

thanh toán.

Page 18: Huongdansudung (1)

18 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Chọn “Thanh toán sau”: nếu KH muốn thực hiện lệnh thanh toán

vào một ngày trong tương lai. KH phải chọn thời gian xác định

trong tương lai để hệ thống ghi nhận và chuyển tiền cho KH vào

ngày chỉ định. KH phải đảm bảo đủ số dư trong thời gian chỉ định

để hệ thống trừ tiền.

Chọn “Thiết lập chuyển khoản định kỳ”: nếu KH muốn đặt lịch

chuyển khoản vào một khoảng thời gian xác định trong tương lai,

theo định kỳ chỉ định.

Định kỳ thực hiện lịch: KH có thể chọn theo định kỳ: hàng ngày,

hàng tuần, hàng tháng, 2 tuần 1 lần, 2 tháng 1 lần, hàng quý, 6

tháng 1 lần hoặc hàng năm. Vào ngày chỉ định và đến định kỳ chỉ

định, hệ thống sẽ chuyển khoản đến TK nhận theo yêu cầu của KH.

KH phải đảm bảo đủ số dư trong khoảng thời gian chỉ định để hệ

thống trừ tiền.

Lưu ý: Nếu ngày chỉ định khi chọn “Thanh toán sau” hoặc khi chọn

“Thiết lập chuyển khoản định kỳ” rơi vào ngảy chủ nhật hoặc ngày lễ:

hệ thống sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp.

Trong ô “Diễn giải”: nhập nội dung diễn giải KH muốn nhập (tối đa

200 ký tự, nhập tiếng Việt không dấu).

→ nhấp nút “Chọn”.

Page 19: Huongdansudung (1)

19 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Lưu ý:

Chọn “Xem hạn mức”: Nếu muốn xem hạn mức CK còn lại trong

ngày.

Chọn “Lưu thành mẫu”: Nếu muốn lưu mẫu chuyển khoản

thành mẫu nhưng không tiếp tục chuyển khoản.

Chọn “Lưu nháp”: Nếu muốn lưu mẫu chuyển khoản thành bản

nháp.

Chọn “Lưu và Chọn”: Nếu muốn vừa thực hiện lưu mẫu chuyển

khoản vừa tiếp tục thực hiện giao dịch.

Hệ thống hiển thị lại thông tin, KH kiểm tra và chọn “Xác nhận” để tiếp

tục thực hiện giao dịch.

Page 20: Huongdansudung (1)

20 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Nhập chính xác dãy số bảo mật từ Token hoặc từ số điện thoại chính

đã đăng ký dịch vụ SMS Banking vào ô “Mã xác thực” và nhấp

“Chọn”.

Hệ thống thông báo giao dịch thành công.

5.2.5.2. Chuyển khoản cùng hệ thống

- Định nghĩa: là việc KH thực hiện chuyển tiền từ tài khoản không kỳ hạn

của mình sang tài khoản không kỳ hạn của một người khác mở tại SCB

trên Internet Banking.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Chuyển khoản cùng hệ

thống”

Chọn “Mẫu có sẵn” để chọn mẫu chuyển khoản có sẵn đã thiết lập

trước đó hoặc chọn “Tạo thanh toán mới” để tạo mới giao dịch

chuyển khoản. Trường hợp chọn mẫu có sẵn, KH không cần phải

nhập các trường thông tin bên dưới mà có thể điều chỉnh thông tin

(nếu có).

Trong ô “Tài khoản nguồn”: chọn số TK chuyển đi (TK VNĐ).

Trong ô “Tài khoản người nhận”: nhập số TK chuyển đến hoặc

chọn số TK có sẵn trong danh sách. Nếu chọn số TK có sẵn trong

danh sách, KH chỉ cần chọn biểu tượng Look up bên cạnh, nhập tên

Page 21: Huongdansudung (1)

21 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

người nhận (hoặc không cần nhập) → chọn “Tìm kiếm” → chọn

người dùng cần chuyển → “Chọn”.

Trong ô “Số tiền chuyển khoản”: nhập vào số tiền cần chuyển. Số

tiền chuyển phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư có thể sử dụng trong tài

khoản tại thời điểm KH thực hiện giao dịch, và đảm bảo nằm trong hạn

mức giao dịch.

Thời điểm thanh toán:

Chọn “Thanh toán ngay”: nếu KH muốn thực hiện ngay lệnh

thanh toán.

Chọn “Thanh toán sau”: nếu KH muốn thực hiện lệnh thanh toán

vào một ngày trong tương lai. KH phải chọn thời gian xác định

trong tương lai để hệ thống ghi nhận và chuyển tiền cho KH vào

ngày chỉ định. KH phải đảm bảo đủ số dư trong thời gian chỉ định

để hệ thống trừ tiền.

Chọn “Thiết lập chuyển khoản định kỳ”: nếu KH muốn đặt lịch

chuyển khoản vào một khoảng thời gian xác định trong tương lai,

theo định kỳ chỉ định.

Lưu ý: Nếu ngày chỉ định khi chọn “Thanh toán sau” hoặc khi chọn

“Thiết lập chuyển khoản định kỳ” rơi vào ngảy chủ nhật hoặc ngày lễ:

hệ thống sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp.

Trong ô “Diễn giải”: nhập nội dung diễn giải KH muốn nhập (Tiếng

Việt không dấu).

→ “Chọn”.

Page 22: Huongdansudung (1)

22 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Hệ thống hiển thị lại thông tin, KH kiểm tra và chọn “Xác nhận” để

tiếp tục thực hiện giao dịch.

Nhập chính xác dãy số bảo mật từ Token hoặc từ số điện thoại chính

đã đăng ký dịch vụ SMS Banking vào ô “Mã xác thực” và nhấp

“Chọn”.

Hệ thống thông báo giao dịch thành công.

5.2.5.3. Chuyển khoản đến nhiều tài khoản

- Định nghĩa: là việc KH thực hiện chuyển tiền từ tài khoản không kỳ hạn

của mình sang nhiều tài khoản không kỳ hạn khác mở tại SCB trên

Internet Banking.

- Cách thực hiện:

Page 23: Huongdansudung (1)

23 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Chuyển khoản đến nhiều

tài khoản”

Chọn “Ghi nợ một tài khoản”: nếu KH muốn chuyển tiền từ một TK

thanh toán không kỳ hạn.

Chọn “Ghi nợ nhiều tài khoản”: nếu KH muốn chuyển tiền từ nhiều

TK thanh toán không kỳ hạn.

Trong ô “Tài khoản nguồn”: chọn số tài khoản chuyển đi (TK VNĐ).

Trong ô “Tài khoản người nhận”: nhập số tài khoản chuyển đến hoặc

chọn số tài khoản có sẵn trong danh sách. Nếu chọn số TK có sẵn

trong danh sách, KH chỉ cần chọn biểu tượng Look up bên cạnh, nhập

tên người nhận (hoặc không cần nhập) → chọn “Tìm kiếm” → chọn

người dùng cần chuyển.

Để thêm mới TK nhận → chọn “Thêm tài khoản”. Trường hợp muốn

hủy một TK nhận → chọn biểu tượng “X” ở cuối thông tin thanh toán.

KH được phép chuyển tối đa đến 10 TK thanh toán cùng hệ thống.

Nhập số tiền chuyển khoản, nhập nội dung diễn giải (tiếng Việt không

dấu) và chọn yêu cầu thanh toán: “Thanh toán ngay”; “Thanh toán

sau” hoặc “Thiết lập chuyển khoản định kỳ”.

→ “Chọn”.

Page 24: Huongdansudung (1)

24 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Hệ thống hiển thị thông tin, KH kiểm tra và chọn “Xác nhận” để tiếp

tục thực hiện giao dịch.

Nhập chính xác dãy số bảo mật từ Token hoặc từ số điện thoại chính

đã đăng ký dịch vụ SMS Banking vào ô “Mã xác thực” và nhấp

“Chọn”.

Hệ thống thông báo giao dịch thành công.

5.2.5.4. Chuyển khoản ngoài hệ thống

- Định nghĩa: là việc khách hàng thực hiện chuyển tiền từ tài khoản

không kỳ hạn của mình mở tại SCB cho một người khác không có tài

khoản tại SCB trên Internet Banking.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Chuyển khoản ngoài hệ

thống”.

Page 25: Huongdansudung (1)

25 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Điền các thông tin cần nhập. Lưu ý, các trường có dấu (*) là những

trường bắt buộc nhập thông tin. Khi nhập thông tin, KH phải nhập tiếng

Việt không dấu.

Trong ô “Tài khoản nguồn”: Chọn tài khoản dùng để trích tiền gửi đi.

Trong ô “Hình thức nhận”: Nếu chuyển tiền sang tài khoản mở tại

một ngân hàng khác thì nhấp vào “Qua số tài khoản”. Nếu gửi theo

CMND thì chọn “Qua số CMND”. KH cũng có thể chọn người thụ

hưởng có sẵn trong danh sách. Các bước tạo danh sách người thụ

hưởng xem thêm ở mục “Quản lý người thụ hưởng”. Nhập họ tên,

điện thoại người nhận, ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nhận.

Trong ô “Số tiền”, chọn số tiền cần chuyển.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin, nhấp vào “Chọn”

Page 26: Huongdansudung (1)

26 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

KH kiểm tra lại thông tin, gõ chuỗi bảo mật và hoàn tất giao dịch

Những giao dịch khách hàng thực hiện thành công sau 15h30 ngày làm

việc từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc vào ngày thứ 7/ ngày nghỉ/ ngày lễ sẽ

được chuyển sang xử lý vào ngày làm việc tiếp theo.

Phí chuyển tiền ngoài hệ thống sẽ được trừ vào tài khoản không kỳ

hạn của KH theo biểu phí hiện hành của SCB.

5.2.6. Quản lý ngườ i thụ hưởng

- Định nghĩa: Là việc đăng ký danh sách những người thụ hưởng trong

hoặc ngoài hệ thống mà chủ tài khoản thường xuyên có nhu cầu chuyển

Page 27: Huongdansudung (1)

27 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

khoản.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Quản lý người thụ hưởng”

Khi màn hình hiện ra cửa sổ mới, chọn loại giao dịch và nhấp vào nút

“Tạo mới người nhận”

Đối với người thụ hưởng cùng hệ thống: Nhập thông tin tên gợi nhớ,

nhập số TK → hệ thống tự động hiển thị thông tin họ tên → chọn

“Thêm mới”.

Lưu ý: Thông tin nhập là Tiếng Việt không dấu.

Đối với người thụ hưởng ngoài hệ thống: Nhập thông tin tương tự màn

hình chuyển khoản ngoài hệ thống → chọn “Thêm mới”.

KH kiểm tra lại tính chính xác của thông tin. Chọn “Xác nhận” để hệ

thống lưu lại thông tin người thụ hưởng.

5.2.7. Thay đổi hạn mức chuyển khoản

- Định nghĩa: Là việc KH chủ động thay đổi hạn mức chuyển khoản

Page 28: Huongdansudung (1)

28 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

trong ngày do NH cấp. Hạn mức mới phải nhỏ hơn hạn mức NH cấp.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Thay đổi hạn mức người

dùng”

Chọn loại giao dịch cần thay đổi hạn mức → nhập hạn mức mới muốn

điều chỉnh (hạn mức mới phải nhỏ hơn hạn mức NH cấp).

→ chọn “Điều chỉnh”.

Lưu ý: Số tiền chuyển khoản tối thiểu trong ngày phải lớn hơn hoặc

bằng hạn mức NH cấp.

Hệ thống hiển thị lại thông tin → chọn “Xác nhận” để tiếp tục thực

hiện giao dịch.

Sau khi điều chỉnh hạn mức thành công, hạn mức mới của KH sẽ được

cập nhật vào ngày hôm sau (trong vòng 24 giờ).

5.2.8. Xem l ịch chuyển khoản định kỳ

- Định nghĩa: Là việc KH xem lại các lịch chuyển khoản định kỳ đã đặt.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Xem lịch chuyển khoản định

kỳ”

Chọn TK nguồn và nhập các tiêu chí tìm kiếm

→ “Chọn”.

Page 29: Huongdansudung (1)

29 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Hệ thống hiển thị tất cả các lịch chuyển khoản của KH theo tiêu chí tìm

kiếm.

5.2.9. Hủy lịch chuyển khoản định kỳ

- Định nghĩa: Là việc KH xóa các lịch chuyển khoản đã đặt với điều kiện

lịch chuyển khoản chưa được thực hiện.

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Chuyển khoản” → “Xóa lịch chuyển khoản định

kỳ”

Chọn TK nguồn và nhập các tiêu chí tìm kiếm.

→ chọn “Tìm kiếm”.

Hệ thống hiển thị tất cả các lịch chuyển khoản chưa hoàn tất của KH

theo tiêu chí tìm kiếm.

KH chọn lịch chuyển khoản cần xóa → chọn “Xóa”.

Hệ thống hiển thị lại thông tin lịch chuyển khoản đã đặt. KH chọn hình

thức xác thực, nhập mã xác thực để hoàn tất xóa giao dịch.

5.2.10. Nhật ký giao dịch trên eBanking

- Định nghĩa: Nhật ký giao dịch ghi nhận tất cả các giao dịch đã thực

hiện và trạng thái của giao dịch trên Internet Banking.

Page 30: Huongdansudung (1)

30 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

- Cách thực hiện:

Chọn chức năng “Nhật ký giao dịch trên eBanking”

Để xem chi tiết theo loại giao dịch, KH chọn loại giao dịch và trạng thái

cần xem → hệ thống hiển thị tất cả các giao dịch cùng trạng thái. Để

xem chi từng giao dịch → click chọn vào “Mã giao dịch”.

Trường hợp muốn tìm kiếm theo loại giao dịch, KH click chọn “Click để

xem chi tiết”.

Page 31: Huongdansudung (1)

31 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

KH có thể tìm kiếm theo số giao dịch hoặc theo “Loại giao dịch”; theo

“Trạng thái” hoặc theo “Khoảng thời gian”; “Số tài khoản”…

6. Trường hợp sử dụng Internet Banking nâng cao của KH doanh nghiệp ba cấp

6.1. Tra cứu thông tin tài khoản (kế toán viên, kế toán trưởng, chủ tài khoản)

- Thực hiện tương tự gói cơ bản

6.2. Lập các giao dịch: Mở/tất toán tài khoản tiết kiệm online, chuyển khoản, thay đổi hạn mức, xóa lịch chuyển khoản:

- Kế toán viên (KTV):

Đăng nhập vào bằng mã đăng nhập và mật khẩu của mình

Chọn giao dịch cần thực hiện

Thực hiện các thao tác như trình tự thực hiện giao dịch của khách hàng

doanh nghiệp một cấp. KTV nhập chuỗi bảo mật từ Token để xác thực

giao dịch.

- Kế toán trưởng (KTT):

Đăng nhập vào bằng mã đăng nhập và mật khẩu của mình

Vào chức năng “Nhật ký giao dịch eBanking” → “Danh sách giao

dịch chờ duyệt”, chọn giao dịch cần duyệt → Xem

Nếu đúng chọn Duyệt và nhập mã xác thực từ Token để hoàn tất bước

duyệt cấp một. Giao dịch sẽ thể hiện trạng thái Chờ duyệt

Nếu sai chọn Từ chối và nhập vào lý do từ chối giao dịch. Trạng thái

giao dịch hiển thị là Đã từ chối.

- Chủ tài khoản (CTK):

Đăng nhập vào bằng mã đăng nhập và mật khẩu của mình

Vào chức năng “Nhật ký giao dịch eBanking” → “Danh sách giao

dịch chờ duyệt”, chọn giao dịch cần duyệt cấp 2 → Xem.

Page 32: Huongdansudung (1)

32 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INTERNET BANKING

Nếu đúng chọn Duyệt và nhập chuỗi bảo mật từ Token để hoàn tất

bước duyệt cấp hai. Giao dịch sẽ thể hiện trạng thái Hoàn thành.

Nếu sai chọn Từ chối và nhập vào lý do từ chối giao dịch. Trạng thái

giao dịch hiển thị là Đã từ chối.

6.3. Nhật ký giao dịch trên eBanking

- Người dùng là KTV, KTT và CTK có thể xem trạng thái các giao dịch đã thực

hiện trong tab “Danh sách giao dịch đã tạo” hoặc “Xem giao dịch”.

7. Trường hợp sử dụng Internet Banking nâng cao của KH doanh

nghiệp hai cấp

7.1. Tra cứu thông tin (KTV, CTK)

- Thực hiện tương tự gói cơ bản

7.2. Lập các giao dịch : mở/tất toán tài khoản tiết kiệm online,

chuyển khoản, thay đổi hạn mức, xóa lịch chuyển khoản

- KTV: Thực hiện các thao tác tương tự như KTV của mô hình ba cấp (lập giao

dịch)

- CTK: thực hiện các thao tác tương tự CTK của mô hình ba cấp

7.3. Nhật ký giao dịch trên eBanking

- Người dùng là KTV, CTK có thể xem trạng thái các giao dịch đã thực hiện

trong tab “Danh sách giao dịch đã tạo” hoặc “Xem giao dịch”.