11
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 28/05) VN - Index 972,00 0,32% HNX - Index 105,03 0,01% D.JONES CK Mỹ 25.347,77 0,93% STOXX CK C.Âu 3.348,86 0,45% CSI 300 CK TQ 3.672,26 0,96% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 29/05) SJC Ng.đ/L 36.350 0,19% Quốc tế USD/Oz 1.276,50 0,51% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.064 0,02% EUR/USD 1,1167 0,23% Du WTI USD/th 58,76 0,64% 6 Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip sẽ khiến các ngân hàng phải chấp nhận một khoản chi phí không nhỏ, có thể cao gấp 15 - 20 lần so với phôi thẻ từ; phải nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ, hệ thống chuyển mạch nội bộ từng nhà băng để có sự tương thích. Như vậy, nâng cấp hệ thống phát hành thẻ sẽ phải đi cùng với việc nâng cấp hệ thống chuyển mạch. Ngân hàng phải đầu tư thêm nhưng cũng phải chấp nhận vì đây là nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Tin nổi bật Ngân hàng 'đua' phát hành chứng chỉ tiền gửi, lãi suất vượt 9%/năm Chuyển đổi sang thẻ chip, ngân hàng phải gánh chi phí tăng tới 20 lần so với phôi thẻ từ Lãi suất vay vốn mua nhà rục rịch tăng Hết 5 tháng mới giải ngân được 24,8% kế hoạch vốn đầu tư EU chia rẽ thêm sau bầu cử Mỹ vẫn chưa gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ ThTư, ngày 29/05/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 28/05)

VN - Index 972,00 0,32%

HNX - Index 105,03 0,01%

D.JONES CK Mỹ 25.347,77 0,93%

STOXX CK C.Âu 3.348,86 0,45%

CSI 300 CK TQ 3.672,26 0,96%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 29/05)

SJC Ng.đ/L 36.350 0,19%

Quốc tế USD/Oz 1.276,50 0,51%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.064 0,02%

EUR/USD 1,1167 0,23%

Dầu

WTI USD/th 58,76 0,64%

6

Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip sẽ

khiến các ngân hàng phải chấp nhận một

khoản chi phí không nhỏ, có thể cao gấp 15

- 20 lần so với phôi thẻ từ; phải nâng cấp

thiết bị chấp nhận thẻ, hệ thống chuyển

mạch nội bộ từng nhà băng để có sự tương

thích. Như vậy, nâng cấp hệ thống phát

hành thẻ sẽ phải đi cùng với việc nâng cấp

hệ thống chuyển mạch. Ngân hàng phải đầu

tư thêm nhưng cũng phải chấp nhận vì đây

là nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế chung

của các quốc gia trên thế giới, góp phần

đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông

tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong

hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Tin nổi bật

Ngân hàng 'đua' phát hành chứng chỉ tiền

gửi, lãi suất vượt 9%/năm

Chuyển đổi sang thẻ chip, ngân hàng phải

gánh chi phí tăng tới 20 lần so với phôi thẻ từ

Lãi suất vay vốn mua nhà rục rịch tăng

Hết 5 tháng mới giải ngân được 24,8% kế

hoạch vốn đầu tư

EU chia rẽ thêm sau bầu cử

Mỹ vẫn chưa gọi Trung Quốc là quốc gia thao

túng tiền tệ

Thứ Tư, ngày 29/05/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

2

CMSC lập kế hoạch giám sát tài

chính tại 19 tập đoàn, tổng công

ty Nhà nước

Sau gần 1 năm tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (VNPT,

Mobifone, PVN, EVN, TKV, Vietnam Airline, ACV, VNR, VEC, Vinalines,

Vinachem, Vinataba, VRG, Vinacafe, Vinafor, Vinafood 1, Vinafood 2, SCIC và

Petrolimex) từ các bộ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN (CMSC) vừa

công bố kế hoạch giám sát tài chính 2019 đối với các DN này. Theo đó,

CMSC sẽ thực hiện đánh giá tình hình tài chính 6th và năm 2019 của các

tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do đơn vị này làm đại diện chủ sở hữu…

Hoạt động giám sát tài chính nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt

động và kịp thời giúp các DN này khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu,

kế hoạch KD, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả SXKD và khả năng

cạnh tranh. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của CMSC còn nhằm nâng

cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc

chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn Nhà

nước. Đáng chú ý, việc thực hiện giám sát tài chính nhằm phát hiện các

yếu kém trong hoạt động SXKD của DN để có cảnh báo và đề ra biện

pháp chấn chỉnh kịp thời; công khai minh bạch hóa tình hình tài chính

của DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước.

Ngân hàng 'đua' phát hành chứng

chỉ tiền gửi, lãi suất vượt 9%/năm

LS tiền gửi ở không ít NH cao hơn LS tiết kiệm, có nơi đã vượt 9%/năm.

Theo chuyên gia, xu hướng này là dễ hiểu trong bối cảnh NH cần vốn

trung, dài hạn. TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xu hướng phát hành chứng

chỉ tiền gửi (CCTG) của các NH trong thời gian gần đây xuất phát từ nhu

cầu huy động vốn trung và dài hạn. Khác với tiền gửi tiết kiệm, CCTG

thường có kỳ hạn huy động 2-5 năm. Việc đẩy mạnh phát hành CCTG

là dễ hiểu trong bối cảnh quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung,

dài hạn giảm từ 45% về mức 40% sẽ chính thức có hiệu lực trong 2019

và rất có thể sẽ bị rút xuống mức 30% theo một lộ trình sắp tới. Mặt khác,

rất nhiều các khoản vay của NH là trung và dài hạn đặc biệt là cho vay

BĐS trong khi đó, vốn huy động phần lớn đều là ngắn hạn. Điều này tạo

ra rủi ro thanh khoản cho các NH khiến họ phải đẩy mạnh huy động

nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành CCTG. Ngoài ra, với

việc huy động bằng CCTG mặc dù NH phải trả một chi phí vốn cao hơn

nhưng đổi lại sẽ thu hút một nguồn vốn dài hơn để vừa đảm bảo thanh

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

3

khoản vừa cơ cấu lại dòng vốn của mình. Điều này là cần thiết trong bối

cảnh một bộ phận của nguồn vốn dài hạn của các NH là vốn tự có đang

tăng chậm sv tốc độ tăng của tín dụng, đặc biệt là tại các NHTMNN.

Chuyển đổi sang thẻ chip, ngân

hàng phải gánh chi phí tăng tới 20

lần so với phôi thẻ từ

Ngày 28/5, 7 NH (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, Sacombank,

TPBank và ABBank) bắt đầu thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội

địa, có tính bảo mật cao hơn. Việc chuyển đổi gồm triển khai hệ thống

phát hành thẻ, hệ thống chấp nhận thẻ, hệ thống xử lý giao dịch để kết

nối với CTCP Thanh toán Quốc gia VN (Napas). Theo lãnh đạo NHNN,

dự kiến đến hết 2019 sẽ chuyển đổi được 30% số lượng thẻ từ sang thẻ

chip và hết 2021 hoàn tất việc chuyển đổi… Lợi ích NH thu được khi thực

hiện chuyển đổi không chỉ trước mắt mà về lâu dài, như hạn chế rủi ro

giao dịch giả mạo, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng.

Đồng thời thẻ chip không tiếp xúc (contactless) còn mở rộng khả năng

tích hợp các tiện ích thanh toán với các ngành KT khác, hướng tới chiếc

thẻ thanh toán đa năng… Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông

Nghiêm Thanh Sơn, Thông tư 41 đề ra lộ trình cụ thể trong 2019-2021

với việc chuyển đổi sang thẻ chip nội địa của các NH. Gần đây nhất,

trung tuần tháng 3, NHNN đã có Công văn số 1524/NHNN-TT đề nghị

các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, chuyển mạch thẻ, bù

trừ điện tử giao dịch thẻ chủ động, nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng

Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi quy định tại

Thông tư 41. Chuyên gia chia sẻ, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip,

các NH sẽ phải chấp nhận một khoản chi phí không nhỏ, có thể cao gấp

15-20 lần sv phôi thẻ từ; phải nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ, hệ thống

chuyển mạch nội bộ từng NH để có sự tương thích. Như vậy, nâng cấp

hệ thống phát hành thẻ sẽ phải đi cùng với việc nâng cấp hệ thống

chuyển mạch. NH phải đầu tư thêm, song họ phải chấp nhận vì đây là

nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới,

góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các

hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ...

Lãi suất vay vốn mua nhà rục rịch

tăng

Với định hướng và các chính sách siết chặt tín dụng BĐS từ NHNN, mặt

bằng LS cho vay với lĩnh vực này bắt đầu được một số NH điều chỉnh

tăng và dự báo còn có thể tăng mạnh trong các tháng tới đây. Số liệu

phân tích thị trường được NHNN thực hiện trong tuần cuối cùng của

tháng 4 cho thấy, mặt bằng LS cho vay VND nói chung trên thị trường

Page 4: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

4

hiện phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản cho vay ngắn hạn và

tăng lên 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, với

các khoản vay liên quan đến BĐS như vay mua nhà đất hay vay xây sửa

nhà, LS cho vay tại các NH thực tế đang cao hơn đáng kể sv thống kê

của NHNN… Số liệu phân tích thị trường được HCMBanker (đơn vị cung

cấp DV kết nối khách hàng đến NH vay vốn) tổng hợp cho thấy, ngay từ đầu

năm 2019, một số NH bắt đầu điều chỉnh tăng LS cho vay đối với tất cả

các đối tượng vay với mức 0,2-0,5%/năm. Theo đó, LS cho vay cố định

năm đầu được hiện được các NH hàng lớn áp dụng ở mức 8-9%/năm,

thay đổi đáng kể sv mức cố định 7-8%/năm phổ biến trong 2018. Đối với

LS trong thời hạn còn lại, các gói vay ưu đãi tại các NH lớn vốn dao động

10-11,5%/năm trong 2018 thì nay đã tăng lên 11-12%/năm trong 2019.

Đáng chú ý với các các khoản vay liên quan đến nhà đất, mức lãi vay ưu

đãi trong khoảng 9-11%/năm hiện chỉ được các NHTM áp dụng trong

thời gian 12-36th. Sau thời gian này, các NH thường áp dụng mức lãi vay

được tính theo công thức LS tiết kiệm 12-13th cộng với mức LS biên. Mức

LS biên mà các NHTM đang áp dụng phổ biến hiện nay là 3,3-4,5%.

Chưa kể tại một số NH có định hướng hạn chế cho vay tín dụng, mức

LS biên có thời điểm lên tới 5-5,5%... Thời gian qua, NHNN liên tục phát

đi thông điệp về định hướng siết chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn

rủi ro. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng mới đây một lần nữa nhấn mạnh

việc NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD trong 2019 tập trung tín dụng vào các

lĩnh vực SXKD, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời kiểm soát chặt

chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS hay CK.

Page 5: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

5

Quy mô kinh tế Việt Nam có thể

vượt Singapore vào 2029

Theo dự đoán của DBS, quy mô KT VN có thể sớm vượt Singapore với

tốc độ tăng trưởng tiềm năng đạt #6-6,5%, trong 10 năm tới nhờ sự tăng

trưởng mạnh mẽ về dòng vốn FDI và năng suất SX. “Nếu có thể duy trì

tốc độ như vậy, quy mô KT VN sẽ lớn hơn Singapore vào 2029”, chuyên

gia KT học Irvin Seah tại DBS cho biết. VN có 4 lợi thế, là dân số năng

động, lực lượng lao động có năng suất cao, hệ thống hạ tầng được cải

thiện đáng kể và hệ thống chính trị ổn định, hỗ trợ dòng vốn đầu tư của

nước ngoài. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng của KT VN

trong tương lai. Giới đầu tư quốc tế đang "xếp hàng dài' với mong muốn

được trở thành một phần của VN. Dòng vốn FDI mạnh mẽ từ TQ và Hong

Kong trong 4th/2019 có thể đánh dấu sự khởi đầu cho một xu hướng mới.

Mỹ tăng cường nhập khẩu từ Việt

Nam

NK vào Mỹ từ VN 40,2% trong 3th/2019, sv cùng kỳ 2018. Bloomberg

nhận định, nếu giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm, VN có thể bỏ

xa Ý, Pháp, Anh và Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 7 trong nhóm những quốc

gia XK hàng đầu tới Mỹ. Theo đó, tổng giá trị XK đến Mỹ của VN có thể

đạt 69 tỷ USD. Theo Tổng cục Hải quan, trong 2018, giá trị hàng hóa XK

sang Mỹ đạt 47,53 tỷ USD, đứng thứ 12 trong số các quốc gia có giá trị

XK lớn nhất vào thị trường Mỹ. 4th/2019, Mỹ tiếp tục là thị trường NK

nhiều nhất các mặt hàng của VN như dệt may với giá trị 4,42 tỷ USD,

9,1% sv cùng kỳ 2018, giày dép (đạt giá trị XK 2 tỷ USD), 13,5%; máy

móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 54% (1,3 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ

(1,42 tỷ USD), 34,7%. VN trở nên nổi bật giữa một KV có hoạt động XK

đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,

cũng như chu kỳ tăng trưởng đối với hàng điện tử đang chậm lại. XK của

Nhật, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều suy giảm trong tháng 4,

trong khi XK VN 7,5% cũng trong tháng 5 nếu sv cách đây 1 năm.

Hết 5 tháng mới giải ngân được

24,8% kế hoạch vốn đầu tư

Theo KBNN, tính đến 15/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế

hoạch 2019 qua KBNN là: 72.860 tỷ đồng đạt 20,3% kế hoạch 2019. Dự

kiến số giải ngân đến ngày 31/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc

kế hoạch 2019 qua KBNN là 89.165,1 tỷ đồng đạt 24,8% kế hoạch 2019.

PTGĐ KBNN Nguyễn Quang Vinh cho biết, thông qua kiểm soát thanh

Kinh tế Việt Nam

Page 6: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

6

toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối 13,5 tỷ đồng do chủ đầu tư

đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, một số

khoản chi chưa đủ hồ sơ theo quy định... Đối với kiểm soát chi đầu tư,

tiến độ chi đầu tư vẫn còn chậm nhưng không phải từ phía kho bạc. Vấn

đề chính là cơ chế chính sách còn chưa hợp lý, như quy định về đầu tư

công, XD, các quy trình liên quan. Hơn nữa, việc phân bổ giao kế hoạch

vốn cũng quá chậm, hàng chục ngàn tỷ chưa phân bổ ảnh hưởng đến

tiến độ chung. Ngoài ra việc cho kéo dài kế hoạch vốn chưa hợp lý cũng

chưa tạo được sức ép tới chủ đầu tư. Đối với chi thường xuyên, lũy kế

vốn thanh toán từ đầu năm tính đến ngày 15/5/2019, hệ thống KBNN đã

thực hiện kiểm soát là 289.469 tỷ đồng, đạt 27,8% dự toán chi thường

xuyên của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung

quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Dự kiến vốn thanh toán đến 31/5/2019, hệ

thống KBNN thực hiện kiểm soát ước đạt 317.469 tỷ đồng, đạt 30,4% dự

toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN (không gồm chi trả nợ, viện

trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm

soát chi thường xuyên NSNN, tính đến 15/5/2019 các đơn vị trong hệ

thống KBNN đã phát hiện #2.230 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy

định, đã y/c bổ sung các thủ tục cần thiết, với số tiền từ chối thanh toán

#5,3 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, toàn hệ

thống KBNN đã thực hiện 1 số giải pháp nhằm thực hiện công tác kiểm

soát chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định hiện hành.

Page 7: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

7

EU chia rẽ thêm sau bầu cử

Người dân châu Âu sáng 27/5 đã đón nhận một thực tại chính trị mới

sau khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) chấm dứt thế thống trị của

các đảng trung hữu và trung tả chính ở EU. Thay vào đó, cử tri tăng

cường sự ủng hộ dành cho các đảng phái tự do, Đảng Xanh và những

người theo chủ nghĩa dân tộc. Một tình thế chính trị đổi thay cũng đã

được mở ra khi các phe phái cực hữu, ủng hộ kinh doanh và các nhà

hoạt động bảo vệ môi trường sẽ là những lực lượng được tin cậy. Đây

là lần đầu tiên trong vòng 40 năm phe trung hữu và trung tả không giành

được đa số ghế tại EP - với sự sụt giảm các đảng chính thống và tình

trạng phân mảnh gia tăng. Cử tri châu Âu đem những mối lo lắng của

họ về tình trạng nhập cư và an ninh đến thùng phiếu. Từ đó, các đảng

có các thủ lĩnh như ông Matteo Salvini, người theo chủ nghĩa dân túy ở

Ý và bà Marine Le Pen, thủ lĩnh phe cực hữu ở Pháp, cùng thắng lớn ở

EP. Trong khi đó, ở Anh, Đảng Brexit mới thành lập giành chiến thắng

to lớn khi người dân muốn trừng phạt Đảng Bảo thủ cầm quyền và Công

Đảng đối lập vì sự thất bại đáng xấu hổ của họ trong việc giải quyết

chuyện rời khỏi EU của đất nước bị chia rẽ này. "Ở châu Âu các quy

luật đang thay đổi. Một châu Âu mới đã ra đời" Bộ trưởng Nội vụ Ý theo

đường lối cứng rắn, phát biểu sáng 27/5. The New York Times nhận

định, KQ cuộc bầu cử EP cho thấy sự chia rẽ ngày càng tăng về tương

lai của EU. Theo đó, cuộc đấu tranh về đường lối tương lai của khối này

- hòa hợp giữa các quốc gia châu Âu nhiều hơn hoặc ít hơn - sẽ chỉ trở

nên dữ dội thêm mà thôi. Có thêm tiếng nói tại EP, phe dân túy và dân

tộc chủ nghĩa được chờ đợi sẽ thúc đẩy chính sách cứng rắn hơn về các

vấn đề như kiểm soát tình trạng nhập cư và ngân sách

600 tỷ USD - cái giá GDP toàn

cầu phải trả khi chiến tranh

thương mại Mỹ-Trung đạt đỉnh

Hai nhà KT của Bloomberg liệt kê 3 kịch bản chính. Họ kết luận nếu

thuế được áp lên toàn bộ giá trị hàng hóa thương mại Mỹ-Trung và thị

trường đi xuống, GDP toàn cầu sẽ mất 600 tỷ USD vào 2021, năm tác

động đạt đỉnh điểm. Cụ thể: (i) Trong 2 năm tới, mô hình của Bloomberg

cho thấy tăng trưởng của TQ và Mỹ sẽ lần lượt 0,5% và 0,2% sv không

có chiến tranh thương mại. GDP toàn cầu cũng giảm; (ii) Trong trường

Kinh tế Quốc tế

Kịch bản 1

Page 8: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

8

hợp thuế 25% được áp lên toàn bộ hàng hóa thương mại song phương,

mô hình cho thấy GDP của TQ, Mỹ và thế giới lần lượt 0,8%, 0,5% và

0,5% vào giữa năm 2021. Thị trường tài chính đã biến động theo từng

dòng tin mới về cuộc chiến thương mại, CK có nhiều ngày giảm sâu;

(iii) Kịch bản ác mộng có thêm yếu tố TTCK 10%. Trong trường hợp

này, GDP TQ, Mỹ và thế giới lần lượt 0,9%, 0,7% và 0,6% vào giữa

năm 2021. TTCK giảm tạo ra lực cản với tiêu dùng và đầu tư, khiến ảnh

hưởng gia tăng… Hệ quả của bất kỳ kịch bản nào cũng sẽ lan ra ngoài

phạm vi Mỹ và TQ. KQ cho thấy đòn giáng mạnh nhất từ việc XK của

TQ sang Mỹ giảm sẽ rơi vào Đài Loan (TQ), Hàn Quốc và Malaysia -

nằm trong chuỗi cung ứng XK của châu Á. Khoảng 1,6% GDP Đài Loan

có liên quan đến XK của TQ sang Mỹ, máy tính và thiết bị điện tử chiếm

tỷ trọng lớn. Các nước phụ thuộc nhiều vào việc Mỹ XK hàng hóa sang

TQ là Canada và Mexico nhưng tác động lên hai quốc gia này ít hơn

nhiều sv các nền KT láng giềng TQ. Cuộc chiến thương mại leo thang

cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối bằng nhiều cách nhau: thay

đổi dòng chảy thương mại cùng các chính sách tăng trưởng, tiền tệ. Với

TQ có thể là bên thua nặng nhất trong chiến tranh thương mại, CNY

đang bị định giá quá cao cùng với Baht và CAD.

Cuộc chiến thương mại ít tác

động đến thị trường tài chính

Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm TQ (CBIRC) cho rằng

cuộc chiến thương mại với Mỹ chỉ gây ra tác động hạn chế đối với thị

trường tài chính TQ, "thậm chí còn suy giảm" trong tương lai. Cuộc chiến

thương mại leo thang với Mỹ không gây ra tâm lý hoang mang trên

TTCK và ngoại hối của TQ. Chính phủ TQ không bao giờ thực thi các

biện pháp nhằm cố tình phá giá đồng nội tệ và lưu ý các nhà đầu cơ về

tổn thất "nặng nề" nếu không tin vào đồng CNY. Tuyên bố trên được

đưa ra trong bối cảnh tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ-Trung

gặp trở ngại sau khi Mỹ cáo buộc TQ "quay lưng" với những cam kết

giữa 2 bên, liên quan việc phía TQ muốn điều chỉnh một số điểm trong

dự thảo thỏa thuận thương mại đã được XD sau 10 vòng đàm phán.

Mỹ vẫn chưa gọi Trung Quốc là

quốc gia thao túng tiền tệ

Ngày 28/5, Mỹ quyết định chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho TQ,

quyết định khiến 1 trong những lời hứa của Tổng thống Trump chưa

được thực hiện nhưng lại tránh leo thang căng thẳng giữa 2 nền KT lớn

nhất thế giới… Bộ Tài chính Mỹ đã gửi BC ngoại hối bán niên tới Quốc

hội Mỹ, mở rộng danh sách cần phải kiểm tra về thao túng tiền tệ từ 12

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Đồng tiền của Mỹ, TQ,

Canada và Thái Lan đang bị

định giá quá cao

Page 9: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

9

lên 21 quốc gia. Năm quốc gia (Ireland, Italy, VN, Singapore và Malaysia)

đã gia nhập với TQ, Nhật, Hàn Quốc và Đức trong danh sách theo dõi

về hành vi thao túng tiền tệ, trong khi Ấn Độ và Thụy Sỹ được loại ra

khỏi danh sách. Việc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ không đi kèm với một

hình phạt tức thời nhưng có thể làm chao đảo các thị trường tài chính.

Chính phủ Trung Quốc thâu tóm

một ngân hàng tư nhân

Lần đầu tiên trong hơn 20 năm, TQ đã phải ra tay thâu tóm 1 NH tư

nhân là Baoshang Bank. Theo Bloomberg, động thái này cho thấy áp

lực đang ngày càng tăng đối với cổ phiếu của NH nhỏ ở TQ cũng đang

ở mức thấp khiến cho chỉ số mà Bloomberg sử dụng để đánh giá NH

TQ niêm yết tại Hong Kong, rơi xuống mức thấp nhất 4th qua, mức rủi

ro tín dụng được đánh giá là "nghiêm trọng". Trong khi đó, LS Repo

(mua lại) LNH đã vọt lên cao nhất trong suốt tháng 5. Sự suy sụp của

Baoshang đến từ các giao dịch cho vay ngoài sổ sách, tức là các giao

dịch mà giới NH sử dụng để "lách" quy định hạn chế cho vay với các

đối tượng có điểm tín dụng kém, cũng như trốn tránh y/c về vốn lẫn trích

lập dự phòng. Vụ việc đang khiến giới đầu tư lo lắng về chất lượng thật

sự của khối tài sản các bên cho vay nắm giữ, điều gì có thể dẫn đến

một đợt thâu tóm tiếp theo, cũng như chính quyền sẽ hành động nhanh

thế nào, China International Capital. "Chúng tôi thấy rằng sẽ xuất hiện

áp lực cổ phiếu đối với các NHTM có cùng quy mô, hoặc tập trung vào

những lĩnh vực hoạt động liên quan tới Baoshang". Bên cạnh đó, S&P

Global cảnh báo một số NH nhỏ sẽ "mẫn cảm với sự chững lại của nền

KT, vì không đủ khả năng QLRR để theo kịp tốc độ tăng trưởng chóng

mặt của bản thân". Các NH địa phương tại những KV thuộc vành đai

công nghiệp mở rộng nhanh chóng các hoạt động cho vay phi truyền

thống để tăng LN, đỉnh điểm là vào đầu năm 2018."Trường hợp của

Baoshang sẽ thúc đẩy sự phân hóa sâu sắc giữa các NH nhỏ tại TQ.

Những NH có lợi thế cạnh tranh sẽ trụ vững trong dài hạn", chuyên gia

phân tích hãng tài chính Shenwan Hongyuan nhận định.

Mỹ và Nhật có thể đạt thỏa thuận

thương mại vào tháng 8

Phát biểu tại buổi họp báo với Thủ tướng Nhật ngày 27/5, Tổng thống

Trump bày tỏ sự hy vọng có thể sớm công bố thỏa thuận thương mại

với Nhật. Trước đó, ông khẳng định: “Về mặt thương mại, có thể vào

tháng 8, chúng tôi sẽ công bố một số thông tin có lợi cho cả đôi bên”.

Page 10: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/lai-suat-vay-von-mua-nha-ruc-rich-tang-20190528145448461.chn

https://bizlive.vn/tai-chinh/chuyen-doi-sang-the-chip-ngan-hang-phai-ganh-chi-phi-tang-toi-20-lan-

so-voi-phoi-the-tu-3508357.html

http://ndh.vn/ngan-hang-dua-phat-hanh-chung-chi-tien-gui-lai-suat-vuot-9-nam-

20190528014335658p149c165.news

https://viettimes.vn/cmsc-lap-ke-hoach-giam-sat-tai-chinh-tai-19-tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc-

355181.html

Tin KT vĩ mô http://ndh.vn/bloomberg-quy-mo-kinh-te-viet-nam-co-the-vuot-singapore-vao-2029-

20190528051357614p4c145.news

https://bizlive.vn/kinh-te-dau-tu/my-tang-cuong-nhap-khau-tu-viet-nam-3508391.html

https://vietstock.vn/2019/05/het-5-thang-moi-giai-ngan-duoc-248-ke-hoach-von-dau-tu-768-

681606.htm

Tin KT Quốc tế http://cafef.vn/eu-chia-re-them-sau-bau-cu-20190528073417652.chn

http://ndh.vn/600-ty-usd-cai-gia-gdp-toan-cau-phai-tra-khi-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-dat-

dinh-20190528102518835p145c151.news

http://ndh.vn/cuoc-chien-thuong-mai-it-tac-dong-den-thi-truong-tai-chinh-trung-quoc-

20190528081257199p145c151.news

https://vietstock.vn/2019/05/my-van-chua-goi-trung-quoc-la-quoc-gia-thao-tung-tien-te-775-

681612.htm

https://vietnambiz.vn/chinh-phu-trung-quoc-thau-tom-mot-ngan-hang-tu-nhan-

20190528114558805.htm

http://ndh.vn/bloomberg-my-va-nhat-ban-co-the-dat-thoa-thuan-thuong-mai-vao-thang-8-

20190527014738720p145c151.news

Page 11: i b V - sacombank.com.vn tin Kinh te... · cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong

11

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)