78
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUN TRKINH DOANH KHÓA LUN TT NGHIP MT SGII PHÁP GÓP PHN PHÁT TRIN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DCH VKHO NGOI QUAN TI ICD TANAMEXCO Giảng viên hƣớng dn: TH.S HÀ MINH TIP Sinh viên thc hin: NINH THNGC YN Lp: 08QKNT2 Niên khóa 2008-2012

I HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ - thuvienluanvan.org · 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực ... 3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT

TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ KHO NGOẠI QUAN TẠI ICD

TANAMEXCO

Giảng viên hƣớng dẫn: TH.S HÀ MINH TIẾP

Sinh viên thực hiện: NINH THỊ NGỌC YẾN

Lớp: 08QKNT2

Niên khóa 2008-2012

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ..................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .....................................................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................

DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................

MỤC LỤC .............................................................................................................................

Mở đầu ..................................................................................................................................

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kho ngoại quan và dịch vụ cho thuê kho ngoại quan .......

1.1 Một số khái niệm về kho và dịch vụ cho thuê kho ..........................................................

1.1.1 Khái niệm về kho ....................................................................................................

1.1.2 Phân loại kho ..........................................................................................................

1.2 Kho ngoại quan và dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan ..............................................

1.2.1 Khái niệm kho ngoại quan ......................................................................................

1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan .............................................................

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực hoạt động kho ngoại quan ......................................

1.3 Vai trò của dịch vụ cho thuê kho ngoại quan .................................................................

1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến đến hoạt động dịch vụ cho thuê kho ngoại quan ..................

1.5 Công tác thực hiện thủ tục hàng hóa xuất/nhập kho ngoại quan .....................................

1.5.1Cơ sở thực hiện ........................................................................................................

1.5.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan ....................

1.5.3 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập kho ngoại quan ...................

3

1.6 Tình hình cho thuê kho ngoại quan và dịch vụ kho ngoại quan tại Việt Nam ................

1.7 Kết luận chƣơng 1 ...........................................................................................................

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ KNQ tại ICD ............................

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Tây Nam ......................................................

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của ICD Tanamexco .................................................

2.3 Phạm vi hoạt động của ICD Tanamexco .........................................................................

2.3.1 Dịch vụ của ICD Tanamexco ...................................................................................

2.3.2 Nhiệm vụ của ICD Tanamexco...............................................................................

2.4 Cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco ...............................................................................

2.4.1 Tổ chức nhân sự ......................................................................................................

2.4.2 Chức năng các phòng ban .......................................................................................

2.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................................................................

2.5 Tình hình kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm ..................................

2.6 Thực trạng dịch vụ cho thuê kho ngoại quan hàng nhập ................................................

2.6.1Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan .........................................................

2.6.2 Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan hàng nhập ......................................

2.6.3 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho thuê kho ngoại quan .................................

2.6.4 Quy trình và thủ tục nhập hàng hóa vào kho ngoại quan .....................................

2.7 Nhận xét về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại qua ............................................

2.7.1 Ƣu điểm ....................................................................................................................

2.7.2 Nhƣợc điểm ..............................................................................................................

2.8 Kết luận chƣơng 2 ...........................................................................................................

Chƣơng 3: Môt số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ cho thuê ngoại quan tại

ICD Tanamexco ..................................................................................................................

4

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................................

3.1.1 Định hƣớng và phát triển dịch vụ kho ngoại quan tại ICD Tanamexco ................

3.1.2 Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại

quan ICD Tanamexco ............................................................................................................

3.1.3 Vị thế của ICD Tanamexco ...................................................................................

3.2 Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại

quan tại ICD Tanamexco .......................................................................................................

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của

kho ngoại quan nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trƣờng ........................................

3.2.2 Giải pháp về quy trình cung ứng dịch vụ kho ngoại quan .....................................

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý ..........................................

3.2.4 Giải pháp về hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................................

3.2.5 Hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hƣởng của tính thời vụ để tạo thế chủ động

trong hoạt động dịch vụ kho ngoại quan ...............................................................................

3.2.6 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ......................................................

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho

ngoại quan tại ICD Tanamexco ............................................................................................

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng ......................................................................

3.3.2 Kiến nghị đối với tổ chức ngành nghề ....................................................................

3.4 Kết luận chƣơng 3 ...........................................................................................................

Kết luận ................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ thống kho ngoại quan hiện nay tại Việt Nam

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm

(2009-2011)

Bảng 2.2: Tình hình doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

trong 3 năm (2009-2011)

Bảng 2.3: Bảng số liệu tình hình doanh thu theo nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD

Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)

6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình hàng hóa từ kho ngoại quan xuất vào nội địa

Hình 1.2: Quy trình đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất ra nƣớc ngoài

Hình 1.3: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài gửi vào kho ngoại quan

Hình 1.4: Quy trình đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho ngoại quan

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của ICD Tanamexco trong 3

năm (2009-2011)

Hình 2.3: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

năm 2009

Hình 2.4: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

năm 2010

Hình 2.5: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

năm 2011

Hình 2.6: Biểu đồ tình hình doanh thu nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD

Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)

Hình 2.7: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan ICD Tanamexco

Hình 2.8: Quy trình hàng nhập kho ngoại quan ICD Tanamexco đƣa vào nội địa

7

MỞ ĐẦU

Ý nghĩa chọn đề tài

Từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt

Nam có nhiều cơ hội hơn để giao thƣơng và cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế

giới. Hàng hóa và sản phẩm chất lƣợng của Việt Nam đến đƣợc với nhiều cộng đồng

khác nhau hơn. Một phần là nhờ chính sách xuất nhập khẩu mở rộng của Việt Nam.

Phần khác là do các doanh nghiệp đã nắm bắt kịp thời xu hƣớng cũng nhƣ nhu cầu của

khách hàng về các dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ hậu cần … Tuy nhiên, một

thực tế không thể phủ nhận rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và

nhỏ, nguồn tài chính còn hạn hẹp không thể mở rộng hay đầu tƣ cho việc xây dựng các

kho bãi riêng. Và hiện nay, cũng rất ít ngân hàng đứng ra cho các doanh nghiệp này

vay để mở rộng, xây dựng hệ thống kho bãi riêng cho doanh nghiệp mình. Dẫn đến

hàng hóa tại các các cảng lớn nhỏ, ICD nhƣ VICT, Cát Lái, Tân Cảng, Transimex,

Phƣớc Long,…không đƣợc giải phóng. Điều này cho thấy, hệ thống kho bãi tại Việt

Nam đã không đáp ứng đƣợc lƣợng cầu. Dẫn đến cung cầu mâu thuẫn. Mâu thuẫn này

cũng xuất phát từ nhiều vấn đề khó khăn khác nhau. Cụ thể nhƣ để đầu tƣ xây dựng hệ

thống kho bãi thì doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào, đƣợc nhà nƣớc cấp

phép, trong khi đó chƣa có ngân hàng nào dám cho các doanh nghiệp vay với số vốn

lớn để xây dựng hệ thống kho bãi. Trình độ quản lý hệ thống kho theo tiêu chuẩn nƣớc

ngoài chƣa đƣợc cập nhật. Ngoài ra, các công ty này phải phải có nguồn nhân lực dồi

dào, chuyên nghiệp mà hiện nay, tại Việt Nam chƣa có cơ sở, trung tâm nào đào tạo

nào về chuyên ngành này, hoặc có cũng rất ít và yếu kém. Trong những năm gần đây,

các hãng tàu phát triển mạnh, cùng với lƣu lƣợng hàng hóa ra vào Việt Nam càng lớn

thì tìm kiếm kho bãi, cũng nhƣ các dịch vụ liên quan đến kho bãi càng đòi hỏi nhiều

hơn. Việc thuê kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan đang là

vấn đề quan tâm của các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nƣớc.

Nhƣ vậy, phát triển dịch vụ cho thuê kho ngoại quan là việc cấp thiết cần làm

hiện nay đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu.

8

Mục tiêu nghiên cứu

Qua một thời gian đƣợc thực tập tại ICD Tanamexco, em nhận thấy việc quản

lý, khai thác conatiner tại ICD Tanamexco đã không ngừng phát triển, đi vào ổn định.

Dịch vụ cho thuê kho ngoại quan là hoạt động mới của ICD nên chƣa đƣợc công ty tập

trung đầu tƣ khai thác một cách thực sự có hiệu quả. Do đó, em đã quyết định chọn đề

tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình: “Một số giải pháp góp phần phát

triển hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho ngoại quan của ICD

Tannamexco”. Nhằm nghiên cứu tìm hiểu và đƣa ra một số giải pháp góp phần phát

triển hệ thống kho bãi nói chung và kho ngoại quan nói riêng tại ICD Tanamexco.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kho ngoại quan và các dịch vụ

liên quan đến kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp do công ty cung cấp từ năm 2009 đến 2011

Chỉ nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau:

+ Hàng nhập khẩu kho ngoại quan đƣa vào nội địa

+ Hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp phân tích và thống kê

Phƣơng pháp quan sát thực tế

Phƣơng pháp tổng hợp

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1: Cơ sở lý về kho ngoại quan và dịch vụ cho thuê kho ngoại quan

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan của ICD

Tanamexco

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động kinh dịch vụ cho thuê

kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHO NGOẠI QUAN VÀ DỊCH VỤ CHO THUÊ

KHO NGOẠI QUAN

1.1 Một số khái niệm về kho và dịch vụ cho thuê kho

1.1.1 Khái niệm về kho

Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị

hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và

chi phí thấp nhất.

1.1.2 Phân loại kho

Có nhiều loại hình kho khác nhau đƣợc phân loại dựa theo đối tƣợng phục vụ, theo

quyền sở hữu, theo điều kiện thiết kế, thậm chí theo đặc điểm kiến trúc hay theo mặt

hàng bảo quản…Tuy nhiên, do cách sử dụng khá linh hoạt đáp ứng nhu cầu lựa chọn

và mục đích sử dụng kho nhằm mang lại hiệu quả kinh kế cao nhất mà có thể có các

loại kho nhƣ sau:

1.1.2.1 Phân loại theo đối tƣợng phục vụ.

Kho định hƣớng thị trƣờng: kho đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị

trƣờng mục tiêu. Kho này có chức nƣng chủ yếu là dịch vụ khách hàng: tổng

hợp các lô hàng và cung ứng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

Kho định hƣớng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng

các yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của

các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận

chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ.

1.1.2.2 Phân loại theo điều kiện thiết kế, thiết bị

Kho thông thƣờng: có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực

hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thƣờng.

Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế-kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt

để bảo quản những hàng hóa đặc biệt do tính chất thƣơng phẩm và yêu cầu

10

của quá trình vận động hàng hóa nhƣ kho lạnh, kho ngoại quan, kho bảo

thuế…

1.1.2.3 Phân theo đặc điểm kiến trúc

Kho kín: Có khả năng tạo môi trƣờng bảo quản kín; chủ động duy trì chế độ

bảo quản, ít chịu ảnh hƣởng của các thông số môi trƣờng bên ngoài.

Kho nửa kín: chỉ có thể che mƣa nắng cho hàng hóa, không có các kết cấu

(tƣờng) ngăn cách với môi trƣờng ngoài kho.

Kho lộ thiên (bãi chứa hàng): Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hóa

ít hoặc không bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết.

1.1.2.4 Phân loại theo mặt hàng bảo quản

Kho tổng hợp: Có trình độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cao. Kho bảo

quản nhiều loại hàng hóa theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hóa.

Kho chuyên nghiệp: Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất định.

Kho hỗn hợp: Có trình độ tập trung hóa và chuyên môn hóa thấp nhất. Kho

bảo quản nhiều loại hàng hóa trong một khu kho hoặc nhà kho.

1.2 Kho ngoại quan và dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan

1.2.1 Khái niệm kho ngoại quan:

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi đƣợc lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách

với khu vực xung quanh để tạm lƣu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối

với hàng hóa từ nƣớc ngoài, hoặc từ trong nƣớc đƣa vào kho theo hợp đồng thuê kho

ngoại quan đƣợc ký giữa chủ hàng và chủ kho dƣới sự kiểm tra, giám sát của Hải

quan.

Kho ngoại quan thƣờng có 2 loại: kho ngoại quan công cộng và kho ngoại quan

tƣ nhân.

+ Kho ngoại quan công cộng: thƣờng do các tổ chức chính phủ hoặc cơ quan

nhà nƣớc quản lý

+ Kho ngoại quan tƣ nhân: do các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh các dịch

vụ có liên quan đến kho bãi nhƣng phải đƣợc Hải quan cấp phép.

11

1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan

1.2.2.1 Dịch vụ

Dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ

trợ trƣớc, trong và sau khi bán. Khác với hàng hóa vật chất, dịch vụ là một quá trình và

có bốn đặc điểm riêng biệt sau:

o Một là, các dịch vụ là vô hình: chất lƣợng của dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào sự

cảm nhận của khách hàng.

o Hai là, dịch vụ không đồng nhất luôn luôn biến động

o Ba là, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời.

o Bốn là, dịch vụ không thể cất giữ trong kho làm phần đệm, điều chỉnh sự thay

đổi nhu cầu thị trƣờng.

Cùng với đà phát triển của xã hội ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ mới ra

đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nói chung, có hai loại hình dịch vụ chính:

dịch vụ mang tính sản xuất (dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê kho vận, dịch vụ cho

thuê máy móc…) và dịch vụ mang tính thƣơng mại thuần túy (dịch vụ quảng cáo,

giám định hàng hóa, tƣ vấn…)

1.2.2.2 Dịch vụ kho vận

Dịch vụ kho vận là hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho bao gồm các

dịch vụ chính nhƣ cho thuê kho để chứa, bảo quản và vận chuyển hàng hóa…Ngoài ra,

còn có các dịch vụ khác nhƣ: xếp dỡ, đóng gói, giám định hàng hóa…

1.2.2.3 Dịch vụ kho ngoại quan

Mọi kho ngoại quan đều thực hiện chức năng nhập, xuất, bảo quản hàng hóa

đƣợc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua kho và thực hiện các hợp đồng dịch vụ liên quan

hợp pháp. Các hoạt động dịch vụ đƣợc bổ sung theo yêu cầu của chủ kho ngoại quan

nhằm thỏa mãn những nhu cầu về hoàn thiện sản phẩm hoặc những nhu cầu thúc đẩy

nhanh việc nhập-xuất hàng hóa ở kho ngoại quan.

Những hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của chủ hàng đã ký kết trong hợp đồng

thuê kho hoặc của chủ kho không làm tăng thêm giá thuê kho. Những hoạt động phát

12

sinh sau hợp đồng theo yêu cầu của chủ hàng thì chủ hàng phải trả chi phí cho việc

thực hiện các dịch vụ ấy.

Dịch vụ kho ngoại quan là một loại hình mới trong dịch vụ kho vận tại Việt

Nam. Song, lại rất phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Ấn

Độ, các nƣớc EU…

Dịch vụ kho ngoại quan bao gồm:

Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: chọn lọc, đóng gói, chế biến lại, tách gói…

Dịch vụ lƣu thông: vận chuyển từ kho ngoại quan đến nơi xuất khẩu hoặc từ nơi

nhập khẩu đến kho ngoại quan và di chuyển hàng hóa giữa các kho.

Làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, thanh toán và các dịch vụ tƣ vấn khác liên

quan đến việc kinh doanh của các chủ hàng.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực hoạt động kho ngoại quan

1.2.3.1 Chỉ tiêu doanh thu

Chỉ tiêu định lƣợng đầu tiên mà mọi doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đến

đó là doanh thu và lợi nhuận đạt đƣợc từ việc cung cấp dịch vụ kho ngoại quan mang

lại: DT= Q×P

Trong đó:

DT: Doanh thu

Q: Sản lƣợng hàng hóa (dịch vụ) trong 1 thời gian nhất định (1 năm)

P: Giá hàng hóa (dịch vụ)

Bên cạnh đó có thể tính đến số lƣợng hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các khách

hàng trong một giai đoạn nhất định (tháng, quý, năm)

1.2.3.2 Khối lƣợng hàng hóa lƣu chuyển của kho ngoại quan

Đây là chỉ tiêu định lƣợng. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng số lƣợng (tấn) vật tƣ,

hàng hóa nhập, xuất, bảo quản ở kho ngoại quan trong từng khoảng thời gian nhất định

13

(năm, quý, tháng). Nó cũng có thể tính bằng các đơn vị hiện vật khác nhƣ: m3,

lít…hoặc xác định theo số lƣợng danh điểm mặt hàng nếu vật tƣ có nhiều danh điểm.

1.2.3.3 Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa qua kho ngoại quan

Đây là tiêu chí chất lƣợng. Chỉ tiêu này thể hiện thời gian vật tƣ, hàng hóa lƣu kho dài

hay ngắn. Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa qua kho đƣợc xác định bằng một trong hai chỉ

tiêu:

-Số ngày của một vòng lƣu chuyển (ký hiệu N) N= 𝐎𝐭𝐛×𝐓

𝐗 (ngày)

-Số vòng lƣu chuyển (ký hiệu V): V= X / Otb (vòng)

Trong đó:

Otb: tồn kho trung bình trong kỳ (tấn)

T: thời gian theo lịch trong kỳ (ngày)

X: lƣợng hàng hóa xuất kho trong kỳ

1.2.3.4 Bảo quản toàn vẹn hàng hóa

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ giữ gìn số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa bảo quản

ở kho ngoại quan. Dựa vào tính chất, điều kiện bảo quản và kỳ hạn bảo quản, khu vực

và thời tiết nơi bảo quản ngƣời ta tính toán đƣợc lƣợng hao hụt tự nhiên cho phép đối

với từng loại hàng hóa, dựa vào đó tính đƣợc hao hụt định mức trong kỳ.

Lƣợng hao hụt tự nhiên định mức trong kỳ của loại vật tƣ hàng hóa có hao hụt

đƣợc tính bằng công thức:

H = (𝑿+𝑶𝒕𝒃)×𝑵

𝑻× 𝒉%

Trong đó:

H: lƣợng hao hụt định mức trong kỳ (năm, quý) của loại hàng hóa (tấn)

14

X: lƣợng vật tƣ hàng hóa xuất kho trong kỳ (tấn)

Otb: lƣợng vật tƣ hàng hóa tồn kho thời điểm cuối kỳ (tấn)

N: thời gian bảo quản bình quân hàng hóa ở kho (ngày)

h%: tỷ lệ hao hụt tự nhiên cho phép (năm, quý)

1.2.3.5 Sử dụng diện tích và dung tích nhà kho

Để đánh giá việc sử dụng diện tích (mặt bằng) ngƣời ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng

diện tích có ích (ký hiệu hf): hf = f1/f ×100%

Trong đó:

f: diện tích có ích (m2)

f1: diện tích thực tế chứa hàng (m2)

Để đánh giá việc sử dụng thể tích nhà kho đƣợc xác định bằng tỷ số giữa thể tích có

chứa vật tƣ hàng hóa và thể tích của kho theo thiết kế: hv = Vkl /Vtk ×100%

Trong đó:

hv : tỷ lệ sử dụng thể tích của kho ngoại quan (%)

Vkl : thể tích thực tế chứa vật tƣ hàng hóa

Vtk : thể tích kho ngoại quan theo thiết kế

1.2.3.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Hn = Qth/ Ndv ×100%

Trong đó:

Qth : Khối lƣợng hay giá trị thực hiện dịch vụ yêu cầu

Ndv : Nhu cầu dịch vụ

15

1.3 Vai trò của dịch vụ cho thuê kho ngoại quan đối với hoạt động xuất nhập

khẩu

Trong lĩnh vực xuât nhập khẩu, kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho

ngoại quan nhƣ một chất xúc tác thu hút các doanh nghiệp nội địa và quốc tế, giúp

hoạt động kinh doanh mua bán đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có nhu

cầu xuất nhập khẩu sẽ chủ động hơn, gửi hàng kho ngoại quan để phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên thị trƣờng, kịp thời đáp ứng nhu cầu

thị trƣờng khi khát hàng. Đối với các nhà xuất khẩu, kho ngoại quan nhƣ một “cánh

tay nối dài”, giữ một vai trò nhƣ một đầu cầu để tiếp cận thị trƣờng trƣớc khi đƣa vào

thị trƣờng chính thức. Với những thị trƣờng ở cách xa kể cả thị trƣờng truyền thống,

kho ngoại quan thực sự trở thành sân nhà hoặc ga chờ lý tƣởng. Đặc biệt là những mặt

hàng dễ hƣ hỏng nhƣ nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc hoặc những

mặt hàng cần phải tái chế, gia cố, gia công thêm một số công đoạn trƣớc khi tiêu thụ

chính thức thì kho ngoại quan có một vị trí cần thiết. Đối với các nhà nhập khẩu,

doanh nghiệp không phải nộp thuế ngay cho toàn bộ lô hàng mà chỉ cần nộp phần

hàng đã xuất kho theo nhu cầu tiêu thụ trên thị trƣờng, giúp các doanh nghiệp tránh

đƣợc khó khăn về mặt tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị số lƣợng

hàng lớn cho thị trƣờng, đảm bảo việc cung cấp cho vận tải không bị ngắt quãng và

không phải huy động vốn để nộp thuế. Tạo thuận lợi cho việc giải phóng lƣợng hàng

tồn kho ở bến cảng, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Do giảm đƣợc chi phí, thời gian nên các nhà kinh doanh sẽ giảm đƣợc giá thành sản

phẩm, tập trung vào hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị

trƣờng. Những kho ngoại quan này có thể nhận hàng hóa trong nƣớc cũng nhƣ hàng

hóa ở nƣớc ngoài, vì vậy, mà kho ngoại quan thƣờng đƣợc phân bố ở các cảng biển,

sân bay, ga, cửa khẩu…thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa đƣợc linh hoạt. Hơn

nữa dịch vụ kho ngoại quan cung cấp cho khách hàng các quy trình đặt hàng, thiết bị

sửa chữa ngoài, lắp ráp thành phẩm theo ý khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi hơn

trong quá trình giao nhận hàng hóa của khách hàng…

Kho hàng có vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi hoạt động logistics thì kho

ngoại quan đƣợc ví nhƣ nguồn nƣớc cung ứng cho thị trƣờng khát hàng hóa. Kho

16

ngoại quan không chỉ đóng vai trò quan trọng cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò

quan trọng cho bạn hàng, các tổ chức, nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm đƣợc chi

phí, bảo quản và dự trữ tốt hàng hóa.

1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ cho thuê kho ngoại quan

Vì cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vu kho vận cũng có những điểm giống với

các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, dịch vụ kho vận cũng có những điểm riêng biệt:

+ Phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu khách hàng nên hoạt động dịch vụ diễn ra thất

thƣờng, không liên tục.

+ Khối lƣợng hàng gửi qua kho phụ thuộc vào tuyến đƣờng và phƣơng tiện

chuyên chở. Nếu phƣơng tiện chuyên chở tiện lợi và liên tục thì nhu cầu gửi

hàng sẽ tăng.

Cũng nhƣ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động cho thuê kho ngoại quan

và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các

doanh nghiệp phải kiểm soát đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hoạt

động và kết quả mà dịch vụ này mang lại.

Yếu tố chính phủ và chính trị

Hoạt động của doanh nghiệp luôn đòi hỏi gắn liền với các yếu tố chính phủ và

chính trị, nhờ các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu nhƣ giảm thuế xuất khẩu,

hàng lƣu kho ngoại quan chỉ đóng một thuế lô hàng nào đƣợc xuất không bắt buộc

phải đóng hết toàn bộ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang

các thị trƣờng nƣớc ngoài. Tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam cạnh tranh với các

sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thế giới. Song đây cũng là thách thức cho

nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Vì khi gia nhập WTO, AFTA…thì việc cạnh tranh sẽ

ngày càng gay gắt hơn.

Yếu tố kinh tế

Yếu tố này bao gồm chính sách tài chính, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu

kỳ kinh tế… Dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay không cũng đều phải vay ngân

hàng vì thế lãi suất ngân hàng luôn có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

17

Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có

nguồn vốn dồi dào, phải có những tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay với lãi suất phù

hợp. Nhiều năm trở lại đây, các kho ngoại quan đƣợc xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam

thƣờng do các tổ chức, công ty nƣớc ngoài liên doanh đầu tƣ xây dựng. Các kho ngoại

quan của Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu chuyên nghiệp một phần cũng vì thiếu vốn để

đầu tƣ. Công tác tài chính đƣợc thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay kìm

hãm đối với quá trình cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ kho bãi, hậu cần thì vấn đề này hết sức quan trọng, nó là một yếu tố ảnh hƣởng

chính quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Yếu tố công nghệ- kỹ thuật

Tuy hoạt động dịch vụ kho ngoại quan chỉ mới phát triển trong mấy năm trở lại

đây. Nhƣng trên thế giới, hầu nhƣ các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này đều sử

dụng những công nghệ hiện đại, những phần mềm quản lý kho tiên tiến bậc nhất.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ sử dụng những phần mềm quản lý đơn giản. thiếu chuyên

nghiệp và đa số đều phải cần phải tốn chi phí để thuê lao động sống.

Yếu tố đổi thủ cạnh tranh

Thƣờng là các công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói chung, các công

ty kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan nói riêng. Nhiều tập đoàn lớn của nƣớc ngoài

hiện đang có mặt tại Việt Nam xây dựng những kho ngoại quan tƣ nhân cạnh tranh với

nhiều công ty Việt Nam. Họ hơn cả về công nghệ, quy mô và dịch vụ cung ứng. Đây

cũng là những điểm yếu mà các doanh nghiệp chúng ta vẫn còn thiếu và yếu.

Với việc mở rộng chính sách đầu tƣ thƣơng mại và ƣu tiên phát triển hệ thống

hậu cần, các dịch vụ logistics trong tƣơng lai nếu các doanh nghiệp Việt Nam không

kịp đổi mới thì rất nhanh chóng bị mất thị phần trên chính “sân nhà”.

Yếu tố thị trƣờng

Thị trƣờng đƣợc đề cập ở đây là thị trƣờng nội địa và thị trƣờng thế giới.

Việt Nam đƣợc xem là thị trƣờng tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, năm 2011,

theo khảo sát thì Việt Nam lọt vào top 10 nƣớc có chỉ số tiêu dùng cao. Chỉ số giá tiêu

18

dùng CPI năm này là 18,12% và theo dự đoán những năm tới sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy,

thị trƣờng nội địa có biến chuyển tốt đối với sự tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh việc đẩy

mạnh xuất khẩu nông sản, hải sản, các mặt hàng giày dép, quần áo… sang thị trƣờng

EU thì còn phải thực hiện mục tiêu sắp đến là thị trƣờng Châu Phi. Đòi hỏi phải xây

dựng nhiều kho ngoại hơn nữa nhằm dự trữ, khi thị trƣờng nƣớc ngoài cần và có nhu

cầu thì lập tức có hàng để cung ứng.

Với lợi thế Việt Nam có đƣờng bờ biển dài, sông ngòi nhiều, lại là thị trƣờng mới

và màu mỡ của Châu Á, xu hƣớng đầu tƣ vào các thị trƣờng nhƣ Việt Nam sẽ tăng cao

trong những năm sắp đến.

Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại

quan, ngoài ra còn một số yếu tố khác: yếu tố dân số, yếu tố văn hóa…

1.5 Công tác tổ chức thực hiện xuất/nhập hàng hóa tại kho ngoại quan

1.5.1 Cơ sở thực hiện

Việc thuê kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan phải dựa

trên cơ sở pháp lý nhƣ: các quy phạm pháp Luật Quốc tế, công ƣớc về hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, các

hợp đồng thuê kho, hợp đồng dịch vụ…

Thêm vào đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật liên

quan đến dịch vụ cho thuê kho ngoại quan và các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại

quan nhƣ: Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, quy định chi tiết một số điều

luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát của Hải quan đối với kho ngoại

quan. Ngoài ra, còn có thông tƣ 79/2009/TT_BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính

về thủ tục thành lập kho ngoại quan, các hoạt động dịch vụ trong kho ngoại quan.

Thông tƣ 194, 195/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, hƣớng

dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và

quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Cũng theo Nghị Định 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại điều

kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh

doanh dịch vụ logistics có quy định: Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch

19

vụ logistics, trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên

doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này

chấm dứt vào năm 2014.

1.5.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng xuất kho ngoại quan.

1.5.2.1 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng từ kho ngoại quan

xuất ra nƣớc ngoài.

Hình 1.1: Quy trình đối với hàng từ kho ngoại quan xuất ra nƣớc ngoài

Nguồn: Tổng cục hải quan

B1: Tiếp nhận hồ sơ

Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng nộp cho hải quan kho ngoại

quan hồ sơ sau:

a. Tờ khai nhập xuất kho ngoại quan: 2 bản chính

Hàng hóa của một lần nhập kho khai trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan

đƣợc đƣa ra kho ngoại quan 1 lần hoặc nhiều lần.

Chủ hàng ký kết

hợp đồng với

ngƣời mua hàng

Chủ hàng yêu

cầu xuất hàng

cho ngƣời mua

Chủ hàng làm

thủ tục xuất

hàng

Xuất hàng kho

ngoại quan

Hải quan xác nhận

lên tờ khai xuất

nhập KNQ

Lên hãng tàu

lấy cont và

seal

Làm thủ tục chuyển

cửa khẩu

20

b. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 1 bản sao

c. Giấy ủy quyền xuất hàng

d. Phiếu đóng gói theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính

B2: Làm thủ tục xuất hàng

Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho

đối với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho, thực hiện chế độ giám sát hải quan

theo quy định.

B3: Xác nhận lên tờ khai xuất/nhập kho ngoại quan

B4: Làm thủ tục chuyển cửa khẩu (nếu có)

1.5.2.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan

xuất vào nội địa

Hình 1.2: Quy trình hàng hóa từ kho ngoại quan xuất vào nội địa

Nguồn: Tổng cục hải quan

Chủ hàng sau khi ký hợp đồng đồng ý bán lô hàng thì ngƣời mua cần

thực hiện một số thủ tục để nhận đƣợc hàng hóa

B1: Chủ hàng (ngƣời ký hợp đồng thuê kho ngoại quan và cũng là ngƣời

bán lô hàng) sẽ xuất lệnh giao hàng yêu cầu xuất kho ngoại quan giao hàng cho

ngƣời mua. Lệnh giao hàng phải do ngƣời ký hợp đồng thuê kho ngoại quan

hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (bằng văn bản) ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,

nội dung cần thể hiện thông tin ngƣời chi trả các phí lƣu kho hoặc phí bốc lên

xe…(nếu có thay đổi so với hợp đồng).

Chủ hàng

Cấp lệnh

giao hàng

D/O

Ngƣời

mua đến

KNQ đổi

lệnh giao

hàng

Khai hải

quan

hàng

nhập vào

VN

Ngƣời mua

sẽ thuê vận

tải chở

hàng về kho

riêng

21

B2: Ngƣời mua hàng mang lệnh giao hàng gốc, kèm theo chứng minh

nhân dân và giấy giới thiệu đến kho ngoại quan để đổi lệnh giao hàng do kho

ngoại quan phát hành

B3: Khai báo hải quan hàng nhập vào Việt Nam và đăng ký tờ khai hàng

hóa đƣa vào nội địa: thực hiện nhƣ thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa

từ nƣớc ngoài theo quy định của từng loại hình nhập khẩu.

B4: Hải quan kho ngoại quan làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho ngoại

quan và xác nhận trên tờ khai nhập/xuất kho ngoại quan.

B5: Kiểm tra thực tế hàng hóa nếu phải kiểm tra và hoàn thành thủ tục

hải quan nhập khẩu hàng vào nội địa.

1.5.3 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng nhập vào kho ngoại quan

1.5.3.1 Quy trình và thủ tục nhập hàng từ nƣớc ngoài gửi vào KNQ

Hình 1.3: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài gửi vào kho ngoại quan

Nguồn: Tổng cục hải quan

Khách hàng muốn gửi hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài vào kho ngoại quan cần

thực hiện các bƣớc sau:

Tìm hiểu

thông tin,

đàm phán giá

Ký hợp đồng

thuê kho

ngoại quan

Khách hàng cung

cấp bộ chứng từ

hàng nhập kho

ngoại quan

Dỡ hàng từ tàu

nhập vào kho

ngoại quan

Khai hải quan

hàng nhập kho

ngoại quan

22

B1: Khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin về các kho ngoại quan cho phép

nhập hàng hóa vào Việt Nam, sau đó chủ kho ngoại quan và khách hàng sẽ thỏa

thuận về giá thuê kho.

B2: Nếu chủ kho và khách hàng đã đàm phán giá xong, hai bên sẽ ký kết

hợp đồng thuê kho ngoại quan.

B3: Tiếp đến khách hàng sẽ phải cung cấp bộ chứng từ gốc về hàng nhập

cho chủ kho ngoại quan theo quy định nhƣ: Vận đơn, tờ khai hàng hàng hóa,

hóa đơn thƣơng mại, chứng nhận xuất xứ, giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chƣa

đƣợc ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan), lệnh giao hàng của hãng

tàu…Trƣờng hợp lệnh giao hàng, nếu là hàng container thì chủ hàng mang vận

đơn gốc sang hãng tàu để đổi lệnh giao hàng, các trƣờng hợp khác thì đổi lệnh

tại đại lý tàu.

B4: Khai báo hải quan: hải quan tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp nhập

hàng khai báo với hải quan kho ngoại quan bao gồm:

a. Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính

Do doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan theo mẫu 29 của cơ quan hải quan (Ban

hành kèm theo Thông tƣ số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính).

Ngoài tên và chi cục cơ quan hải quan thì tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại

quan gồm 2 phần: Thông tin chung và thông tin đƣa hàng vào kho ngoại quan.

Phần thông tin chung:

Chủ kho ngoại quan

Ngƣời thuê kho ngoại quan

Địa điểm kho ngoại quan

Giấy phép thành lập kho ngoại quan

Hợp đồng thuê kho ngoại quan thể hiện: Số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày

hết hạn hợp đồng, các nội dung ủy uyền

Chứng từ ủy quyền: Số chứng từ, nội dung ủy quyền

23

Phần thông tin đƣa hàng vào kho ngoại quan:

Nguồn gốc hàng hóa

Chứng thƣ chứng minh xuất xứ hàng hóa (C/O): tên chứng từ, số chứng từ

Cửa khẩu nhập

Mã hàng

Tên hàng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số lƣợng nhập khẩu, đơn vị tính…

Chứng từ phải xuất trình theo yêu cầu của hải quan, tùy theo loại hàng hóa mà

hải quan yêu cầu

Xác nhận hàng nhập kho ngoại quan của cơ quan hải quan

b. Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã ký với cơ quan hải quan : 01 bản

sao có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.

Do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải quy định rõ tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa,

khối lƣợng hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa, thời hạn thuê kho, các dịch vụ có yêu cầu,

trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan

Trƣờng hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải

có hợp đồng thuê kho ngoại quan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng nhƣ đối với

hợp đồng thuê kho ngoại quan, đƣợc tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập kho

ngoại quan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại

quan (mẫu HQ/2002-KNQ)

Thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan không quá 365 ngày, kể từ ngày hàng

hóa đƣợc gửi vào kho. Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản

cho Hải quan kho ngoại quan biết trƣớc khi hợp đồng thuê kho hết hạn. Trƣờng hợp

chủ hàng có đơn đề nghị, đƣợc sự đồng ý của Cục trƣởng Hải quan thì đƣợc gia hạn

thêm không quá 180 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn.

c. Giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chƣa đƣợc ủy quyền trong hợp đồng

thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu fax phải có ký xác nhận

đống dấu của chủ kho ngoại quan

d. Bản kê chi tiết hàng hóa

24

Là chứng từ kê khai hàng hóa đóng gói trong từng kiện hàng do ngƣời sản xuất

hay nhà xuất khẩu hàng hóa nhằm thuậ tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài những

chứng từ bắt buộc phải có thì cần phải bổ sung khi cần thiết đã nếu trên còn có nhiều

loại chứng từ khác.

e. Vận đơn đƣờng biển

Là một trong những chứng từ quan trọng khi muốn nhập hàng hóa vào kho

ngoại quan. Hàng hóa từ nƣớc ngoài đƣa vào kho ngoại quan đƣợc thành lập trong khu

vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì trên vận đơn phải

ghi rõ: “hàng hóa gửi kho ngoài quan”.

B/L là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng chuyên chở đƣờng biển đã

đƣợc ký kết.

B/L là biên lai nhận hàng của ngƣời chuyên chở : Sau khi cấp vận đơn ngƣời

chuyên chở có trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hóa ghi trong vận đơn và sẽ

giao cho ngƣời cầm vận đơn hợp pháp ở cảng đến

B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn cho nên có

thể dùng cầm cố, vay mƣợn, chuyển nhƣợng, mua bán…

Cho đến nay trong vận tải biển quốc tế chƣa có mẫu hợp đồng thống nhất. Mỗi một

hãng tàu đều soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn riêng. Nói chung một vận đơn có

2 mặt bao gồm các nội dung chính cần phải có. Mặt trƣớc để ghi những vấn đề liên

quan giữa ngân hàng, ngƣời vận tải và ngƣời gửi hàng hóa. Gồm các mục sau :

1. Tên và địa chỉ ngƣời nhận hàng (consignee)

2. Tên tàu (ship’s name)

3. Tên cảng xếp hàng (port of loading) và cảng dỡ hàng (port of discharge)

4. Mô tả về hàng hóa: tên hàng, bao bì, trọng lƣợng, kích thƣớc

5. Số bản chính (number of origin Bill of lading)

6. Chữ ký của ngƣời cấp (for the master)

7. Số vận đơn (B/L No)

Mặt sau gồm nhiều điều khoản in sẵn khác nhau, các điều khoản này quy định

rõ quyền lợi và trách nhiệm của ba bên cũng nhƣ phƣơng pháp thực hiện hợp đồng

25

chuyên chở. Ngƣời thuê tàu mặc nhiên phải đồng ý chấp nhận các điều khoản đã in sẵn

trong vận đơn.

B5: Đăng ký tờ khai kho ngoại quan: Thủ tục đăng ký tờ khai thực hiện nhƣ các

loại hình kinh doanh khác.

B6: Làm thủ tục chuyển cửa khẩu: trƣờng hợp kho ngoại quan không phải ở cửa

khẩu nhập, thì phải vận chuyển hàng từ cửa khẩu về kho ngoại quan để nhập kho ngoại

quan khi làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

B7: Làm thủ tục nhập hàng hóa vào kho ngoại quan

Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng

nguyên container, số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng hóa đóng kiện với bộ chứng

từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập

kho. Hàng hóa gửi kho ngoại quan đƣợc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, việc kiểm tra

chỉ thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

B8: Ký xác nhận lên tờ khai: công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại

quan ký xác nhận hàng đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập/ xuất kho ngoại quan.

1.5.3.2 Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho

ngoại quan

Hình 1.4: Quy trình đối với hàng hóa từ nội địa nhập vào kho ngoại quan

Nguồn: Tổng cục hải quan

Khách hàng

tìm hiểu thông

tin về KNQ

Khách hàng ký

hợp đồng thuê

KNQ

Khách hàng cung

cấp bộ chứng từ

hàng nhập

Nhập hàng kho

ngoại quan

Khai hải quan

hàng nhập

26

B1: Trƣớc khi đƣa hàng hóa vào kho ngoại quan doanh nghiệp nội địa phải làm

đầy đủ thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định nhƣ: tiếp nhận hồ sơ hải quan, thủ tục hải

quan đúng từng loại hình nhƣ đối với loại hàng xuất khẩu

a. Tờ khai hàng hóa nhập/ xuất kho ngoại quan: 02 bản chính

b. Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với cơ quan hải quan: 01 bản sao

có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.

Trƣờng hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải

có hợp đồng thuê kho. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng nhƣ đối với trƣờng hợp

có hợp đồng thuê kho ngoại quan và quy định tƣơng tự nhƣ đối với hàng nhập khẩu từ

nƣớc ngoài gửi vào kho ngoại quan.

c. Giấy ủy quyền gửi hàng: 1 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và

đóng dấu của chủ kho ngoại quan.

d. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo từng loại hình tƣơng ứng, kèm theo bản kê

chi tiết (nếu có): nộp 1 bản sao, xuất trình bản chính (bản lƣu ngƣời khai hải quan);

e. Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trƣờng hợp

buộc tái xuất): 01 bản sao (khoản 1, 2 Điều 55 Thông tƣ 194/2010/TT-BTC).

B2: Làm thủ tục hải chuyển khẩu (nếu có) đối với hàng chuyển cử khẩu đến

kho ngoại quan (trƣờng hợp thủ tục xuất khẩu làm tại chi cục hải quan quản lý kho

ngoại quan thì không phải làm bƣớc này)

B3: Làm thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan: chủ hàng (nƣớc ngoài) hoặc đại

diện hợp pháp của chủ hàng làm đầy đủ thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan nhƣ quy

định đối với hàng từ nƣớc ngoài đƣa vào gửi kho ngoại quan.

1.6 Tình hình cho thuê kho ngoại quan và kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan tại

Việt Nam

Ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển, kho ngoại quan và dịch vụ liên quan đến

kho ngoại quan đã đƣợc biết và áp dụng từ lâu. Hàng hóa đƣợc lƣu trong kho ngoại

quan đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoảng chi phí khá lớn. Thay vì phải tốn

kém cho việc tìm kiếm và lƣu kho, lo sợ hàng hóa không đƣợc bảo quản tốt. Thì dịch

27

vụ cho thuê kho ngoại quan nhƣ một chiếc phao cứu sinh không chỉ với doanh nghiệp

mà cả với khách hàng. Kho ngoại quan đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng

lƣợng hàng hóa lƣu thông trong thị trƣờng, đúng và kịp thời. Đem về nguồn thu nhập

không nhỏ và tránh thất thu nguồn thuế của quốc gia.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 3/2012 cả nƣớc có hơn

1200 doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh thị trƣờng kho vận, mức độ cạnh tranh

ngày càng gay gắt khi mà các nhà nƣớc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI. Phần lớn, các

doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ đại lý, giao nhận là chính. Ít có doanh nghiệp

chịu bỏ vốn đầu tƣ cho các dịch vụ đầu tƣ cho cơ sở vật chất kho bãi, máy móc thiết bị

cũng nhƣ công nghệ, nếu có thì con số này cũng rất hiếm. Chính vì thế, hàng hóa khi

xuất hay nhập đều phải cập cảng Singapore và sử dụng dịch vụ kho ngoại quan tại đó

trƣớc khi nhập vào Việt Nam. Điều này đã làm cho doanh nghiệp phải chi một khoản

phí rất khá lớn, khiến cho giá thành hàng hóa cao hơn so với các nƣớc khác. Đây là

khoản thiệt thòi của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hầu hết ở các nƣớc phát triển, kho ngoại quan đƣợc xây dựng khá bài bản với

hệ thống quản lý và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhƣ Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Singapore…

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong lĩnh vực dịch vụ

này thƣờng là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn không lớn khó cạnh tranh

với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đây là một thực trạng hiện nay của các doanh

nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho bãi nói chung và kho ngoại

quan nói riêng.

28

Bảng 1.1 Hệ thống một số kho ngoại quan hiện nay tại Việt Nam

Stt Kho ngoại quan Diện tích

(m2)

Trực thuộc công ty Địa điểm

1 KNQ khu công nghiệp Tân

Tạo

64.000 Tập đoàn Tân Tạo TP. HCM

2 KNQ công ty cổ phần ICD

Tân Cảng _Long Bình

56.800 Công ty cổ phần ICD

Tân Cảng_Long Bình

Đồng Nai

3 KNQ Tân Uyên 1 62.000 Công ty cổ phần đầu

tƣ U&I (Unigroup)

Bình Dƣơng

4 KNQ Tân Uyên 2 55.000 Công ty cổ phần đầu

tƣ U&I (Unigroup)

Bình Dƣơng

5 KNQ Sóng Thần 40.000 Công ty Gamdept Bình Dƣơng

6 KNQ Công ty logistics Tín

Nghĩa_ICD Biên Hòa

39.990 Công ty logistics Tín

Nghĩa

Đồng Nai

7 KNQ Bình Dƣơng 34.000 Công ty Gamdept Bình Dƣơng

8 KNQ Công ty TNHH Vĩnh

Cƣờng

15.801 Công ty TNHH Vĩnh

Cƣờng

Đồng Nai

9 KNQ Công ty CP tiếp vận

Thành Long

12.340 Công ty CP tiếp vận

Thành Long

Đồng Nai

10 KNQ Công Ty CP

Transimex Sài Gòn

10.000 Công ty CP

Transimex Sài Gòn

Tp. HCM

11 Hệ thống KNQ của Sotrans 9000 Công ty Kho vận

Miền Nam

Tp.HCM

29

7.1 Nhận xét chƣơng 1

Ở chƣơng này nêu ra những cơ sở lý thuyết, những khái niệm chung về kho ngoại

quan và dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan làm nền tảng để phân tích thực trạng

cho thuê kho ngoại tại ICD Tanamexco và hƣớng phát triển của ICD đối với dịch vụ

kho ngoại quan trong thời gian tới.

30

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KHO NGOẠI

QUAN CỦA ICD TANAMEXCO

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Tây Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sản xuất Thƣơng mại Xuất nhập

khẩu Tây Nam là doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 3013/QĐ-

UB-KT ngày 15/5/2000. Công ty đƣợc thành lập và điều hành bởi cán bộ có năng lực

và chuyên môn cao, có kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Công ty chịu sự

quản lý toàn diện của Bộ Tƣ Lệnh Quân Khu 7 và quản lý nhà nƣớc ngành của các cơ

quan chức năng theo pháp lệnh hiện hành.

Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH MTV SX-TM-XNK TÂY NAM

Tên gọi tắt: TANAMEXCO

Trụ sở chính của công ty: 253 Hoàng Văn Thụ, P.2, Q. Tân Bình, Tp.HCM

Điện thọai: (84.8)3 8450733

Fax: (84.8)8 451248

Công ty SX-TM-XNK TÂY NAM hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh

doanh, xây dựng, và dịch vụ. Ở lĩnh vực nào công ty cũng có những thành tựu và đóng

góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc. Trong đó, không thể không

nhắc đến ICD Tanamexco là một trong những thành viên trực thuộc công ty TNHH

MTV Sản Xuất Thƣơng Mại Xuất Nhập Khẩu Tây Nam.

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của ICD Tanamexco

ICD Tannamexco tiền thân khu vực là bãi gỗ thuộc khu Z1 (Xí nghiệp tàu

thuyền) và một phần thuộc công ty xây dựng Miền Đông. Thực hiện theo chủ trƣơng

và chỉ đạo của Quân khu, công ty Tây Nam tập trung đầu tƣ thành Cảng ICD với vị trí

đất đƣợc nằm song song các khu công nghiệp nhƣ: Bình Dƣơng, Đồng Nai, khu vực

kinh tế trọng điểm với đặc thù hàng hóa xuất nhập khẩu thị phần chiếm 70% lƣợng

container thông qua cảng; chính thức nhận bàn giao đất năm 2002. Đƣợc thành lập vào

ngày 12 tháng 12 năm 2003, đƣợc cấp phép ICD tháng 12/2005, đƣợc cấp phép kho

31

ngoại quan và kho CFS năm 2005. Đến nay tổng đầu tƣ là 140 tỷ (trong đó vay Quân

khu 20 tỷ đã trả xong).

ICD là vị trí quan trọng để trung chuyển hàng di các cảng nƣớc sâu và ngƣợc lại khi

các cảng Đông Bắc thành phố (Cảng Sài Gòn, Tân Thuận, Bến Nghé, Tân Cảng) di dời

về phía Hiệp Phƣớc, Cái Mép.

Hoạt động của ICD Tanamexco trong những năm đầu mới thành lập cho đến hôm nay

đã không ngừng phát triển lớn mạnh.

2.3 Phạm vi hoạt động của ICD Tanamexco

2.3.1 Dịch vụ của ICD Tanamexco

Địa điểm thông quan nội địa

Đóng rút hàng tại bãi

Bãi chứa container hàng rỗng

Hỗ trợ thủ tục hải quan

Kho đóng hàng lẻ (CFS)

Kho ngoại quan

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu

Sửa chữa vệ sinh container tại chỗ

Vận chuyển hàng nội địa container và bách hóa

Vận chuyển miễn phí hàng xuất nhập container từ ICD Tanamexco đi Cát Lái

và ngƣợc lại

Với phƣơng châm kinh doanh: “Chất lƣợng hàng đầu, độ tin cậy cao, dịch vụ tốt nhất,

tiết kiệm phí, giao hàng nhanh chóng”.

2.3.2 Nhiệm vụ của ICD Tanamexco

Nhiệm vụ của ICD Tanamexco là SXKD và thực hiện nhiệm vụ Quốc Phòng.

Các ngành kinh doanh chính gồm: Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa, đại lý hàng

hải, đại lý ký gởi các loại hàng hóa trong và ngoài nƣớc, dịch vụ kho (ngoại quan,

CFS), cầu bến, xếp dỡ hàng hóa, khai báo Hải quan, nhận ủy thác làm hàng xuất nhập

khẩu

32

2.4 Cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco

2.4.1 Tổ chức nhân sự

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ICD Tanamexco

Là đơn vị trực thuộc Công ty Sản xuất-Thƣơng Mại-Xuất Nhập Khẩu Tây Nam.

Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty. Mối quan hệ giữa ICD

Tanamexco và các phòng ban Công ty là mối quan hệ quản lý nghiệp vụ, phối hợp

thực hiện nghiệp vụ. Các phòng ban chức năng hƣớng dẫn, triển khai các văn bản quy

định của Nhà Nƣớc, của tổ chức cấp trên, quản lý công tác kế toán tài vụ-tổ chức nhân

sự, lao động tiền lƣơng… Cảng ICD có nhiệm vụ tổ chức thực hiện những quy định và

hƣớng dẫn trên. Mối quan hệ giữa ICD Tanamexco với các đơn vị thành viên trong

công ty là mối quan hệ ngang cấp, cùng hoạt động trong cơ chế chung của công ty.

Các cán bộ trong Ban điều hành ICD sẽ điều hành, quản lý tất cả các bộ phận và chịu

trách nhiệm trƣớc Ban giám đốc của Tổng công ty.

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC PT

ĐIỀU ĐỘ

P.GIÁM ĐỐC

CƠ GIỚI

P.GIÁM ĐỐC

NHÂN SỰ

TT

Điều

độ -

kho

P. Kế

toán

P.

Marketing

P. Cơ

giới-

Xếp

dỡ

P.

điện-

Kỹ

thuật

P. An

Ninh-

Bảo

vệ

P.

Hành

chính

nhân

sự

Trạm

Xăng

Dầu

476

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, ICD Tanamexco)

33

Hiện nay, cơ cấu tổ chức ICD Tanamexco gồm có 09 bộ phận nghiệp vụ với

tổng số nhân viên là 265 CB-CNV. Chi bộ cảng ICD Tây Nam trực thuộc Đảng bộ

công ty Tây Nam có 02 tổ Đảng với 19 Đảng viên. Công Đoàn bộ phận trực thuộc Cơ

Sở công ty có 17 tổ Công Đoàn với 239 đoàn viên Công Đoàn. Tổ phụ nữ trực thuộc

Hội Phụ Nữ cơ sở công ty Tây Nam với 15 hội viên.

2.4.2 Chức năng các phòng ban

a. Ban giám đốc

Giám Đốc: là ngƣời đại diện hợp pháp cho ICD trong các quan hệ, giao dịch

kinh doanh, là ngƣời điều hành công ty, có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều hành các

hoạt động của các phòng ban, đồng thời giám đốc sẽ chịu trách nhiệm với Nhà nƣớc

về mọi hoạt động kinh doanh của ICD. Định hƣớng chiến lƣợc đầu tƣ phát triển, kế

hoạch dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong tuần, tháng, quý, năm tiếp theo để trình

Tổng công ty và Quân khu. Có thể đề nghị bổ nhiệm, bãi miễn các tổ trƣởng, tổ phó

nghiệp vụ chuyên môn và các tổ sản xuất, đề nghị tuyển dụng hoặc chấm dứt hợp đồng

lao động.

Phó Giám Đốc: là ngƣời có trách nhiệm hỗ trợ cho Giám đốc, trực tiếp quản lý

các phòng ban nghiệp vụ. Mỗi Phó Giám Đốc sẽ quản lý một bộ phận khác nhau, chịu

trách nhiệm trƣớc Ban Giám Đốc công ty. Đƣợc Giám Đốc ủy quyền giải quyết một

phần hoặc toàn bộ công việc do Giám Đốc phụ trách khi Giám Đốc đi vắng.

Các trƣởng phòng ban có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động cán bộ, nhân

viên công ty. Thực thi và triển khai các kế hoạch, dự án của cấp trên cho các phòng

ban.

b. Phòng Kế toán: lập kế hoạch thu chi tài chính thống nhất với kế hoạch

sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức thanh toán, quyết toán đúng quy định của

Nhà Nƣớc. Ngoài ra phòng kế toán còn đảm trách việc quản lý tài sản, nguồn vốn của

công ty, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính của công ty.

c. Phòng Marketing: Định hƣớng chiến lƣợc các hoạt động marketing tại

công ty. Lập hồ sơ thị trƣờng và dự báo doanh thu.

34

Thu thập các ý kiến đóng góp trong nộ bộ và bên ngoài và chuyển đến các

bộ phận liên quan giải quyết; Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chƣơng trình hỗ trợ

của quân khu.

Xây dựng, duy trì và phát triển website của công ty, đƣa tin bài lên website.

Tổ chức các hoạt động nội bộ nhằm tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong

công ty.

d. Trung tâm Điều độ- Kho

Điều độ: triển khai trực tiếp mọi hoạt động của ICD trong phạm vi điều độ.

Đôn đốc kiểm tra, giám sát các tổ, bộ phận và công nhân làm việc trong ca, lao động

có kỷ luật, đạt năng suất chất lƣợng nhƣ quy định nhƣ nhiệm vụ từng bộ phận, từng

ngƣời.

Sắp xếp và điều chỉnh công việc hợp lý tạo điều kiện cho mọi ngƣời hoàn thành nhiệm

vụ.

Kho: Thủ kho thực hiện công tác quản lý kho, nhập xuất, cấp nhiên liệu, hàng

hóa theo nguyên tắc kiểm đếm giao nhận số lƣợng thực tế, theo chứng từ xuất hoặc

nhập kho có lệnh của Ban giám đốc

Quản lý hàng tồn kho và chứng từ xuất nhập kho đầy đủ, chính xác. Chịu trách nhiệm

pháp lý cá nhân trƣớc pháp luật về công tác thủ kho quản lý tài sản Nhà nƣớc.

e. Phòng Cơ điện-Xây dựng: Kiểm tra, duy trì, sửa chữa mạng lƣới điện

trong toàn ICD. Bảo trì và sửa chữa toàn bộ máy móc, thiết bị, kiểm tra, kiểm kê theo

định kỳ. Chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo cảng về điện, máy móc thiết bị, an toàn vận

hành trong quá trình làm việc.Giám sát xây dựng, theo dõi và thƣờng xuyên báo cáo về

Ban giám đốc công ty, các phòng ban chức năng việc xây dựng sửa chữa bãi ở ICD.

f. Phòng Cơ giới-Xếp dỡ: Tổ chức thực hiện nâng hạ container rỗng,

container hàng; đảo chuyển container trên bãi. Bảo quản cơ giới (xe nâng, cẩu).

35

g. Phòng An ninh-Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất, kho

hàng, bến bãi của ICD. Trong trƣờng hợp bất khả kháng thì báo gấp cho Ban điều

hành cảng hoặc Ban Giám Đốc công ty.

h. Phòng Hành chính Nhân sự: Hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý

nhân sự. Thực hiện các công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu,

chiến lựợc của công ty. Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, quy định, chỉ

thị của Ban giám đốc. Nghiên cứu soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong

công ty. Xây dựng quy chế lƣơng thƣởng, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên tại

công ty.

k.Trạm Xăng dầu 476: Đƣợc xây dựng trong ICD nhằm cung ứng kịp thời

xăg dầu cho các thiết bị máy móc, thiết bị vận tải của công ty. Đồng thời việc quản lý

kho dầu đƣợc thủ kho kiểm soát số lƣợng xăng dầu nhập vào, xuất ra hàng ngày, sau

mỗi tuần có báo cáo cho Ban giám đốc cảng.

2.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ICD đã trang bị cho

mình một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và ngày càng hoàn thiện để có thể

đem đến cho khách hàng những dịch vụ ngày càng tốt hơn. Cụ thể:

Trang thiết bị Số lƣợng

Tổng diện tích mặt bằng (Total Area) 125.000 m2

Bãi chứa container (Container Yard) 100.000 m2

Kho chứa hàng (Warehouse) 8.000 m2

Chiều dài cầu cảng (Wharf length) 100 m2

Cần cẩu trục cố định (42T) (Deck cranes) 02 cái

Xe chụp container có hàng (42T) (Reach stackers for laden box) 05 chiếc

Xe chụp container rỗng (7T-10T) (Reach stackers for empty box) 08 chiếc

Xe kéo container (Trailers) 08 chiếc

Trạm điện (Power supply) 03 cái

36

2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm

(2009-2011)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong 3 năm

(2009-2011)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của phòng Kế toán, ICD Tanamexco)

stt Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Giá trị Tƣơng

đối

(%)

Giá trị Tƣơng

đối

(%)

1 Tổng doanh thu 49.560 57.400 68.600 7.840 15,82 11.200 19,51

2 Tổng chi phí 42.452 49.522 60.218 7.070 16,65 10.696 21,59

3 Lợi nhuận sau

thuế

5.331 5.908,5 6.286,5 577,5 10,83 378 6,40

Đơn vị tính: triệu đồng

37

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của ICD Tanamexco trong 3

năm (2009-2011)

Qua kết quả phân tích số liệu ở bảng 2.1 và hình 2.2 biểu đồ biểu hiện kết quả

hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2009-2011) cho thấy doanh thu có tăng dần qua

các năm.

Cụ thể năm 2009, doanh thu của ICD là 49.560 triệu đồng. Và đến năm 2010,

thì doanh thu công ty tăng 15,82% so với năm trƣớc đó. Điều này cũng cho thấy, ICD

đã kinh doanh có hiệu quả, thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với cảng hơn. Doanh

thu này đã tăng mạnh lên 19,51% trong năm 2011. Sở dĩ doanh thu ở năm 2011 tăng

mạnh do trong giai đoạn này công ty mở rộng hoạt động kinh doanh kho ngoại quan và

các dịch vụ cung ứng kèm theo khi thuê kho ngoại quan làm cho khách hàng tìm đến

ICD nhiều lơn. Từ đó, số lƣợng container nhập khẩu cũng nhiều hơn so với trƣớc và

hàng lƣu kho ngoại quan cũng tăng cao hơn.

Với kết quả nhƣ thế cho thấy xu hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty đang

đi theo chiều hƣớng tăng trƣởng ổn định và phát triển đều qua các năm.

49560

57400

68600

42452

49522

60218

5331 5908.5 6286.5

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế

38

Do biến động của thị trƣờng, tổng chi phí năm 2010 tăng 16,65% so với năm

2009. Tiếp tục năm 2011 tăng 21,59 % so với năm 2010. Chi phí tăng theo tỷ lệ tăng

doanh thu nhƣng có phần tăng mạnh hơn, chứng tỏ công ty chƣa quản lý tốt về chi phí.

Chi phí phục vụ cho việc đầu tƣ cho trang thiết bị nhƣ việc mua thêm pallet để di dời

hàng hóa trong kho hay việc mua thêm máy tính lắp ráp cho nhân viên trong việc quản

lý hàng hóa ra vào vẫn chƣa thực sự có hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011 do sự tăng trƣởng

mạnh về doanh thu, nhƣng phần trăm tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2011 so với

năm 2010 lại thấp hơn năm 2010 so với 2009 do khả năng tăng về chi phí lớn hơn khả

năng tăng về doanh thu. Tổng chi phí năm 2011 so với năm 2010 sở dĩ tăng hơn năm

2010 so với năm 2009 một phần nguyên nhân là vì thị trƣờng bất ổn định, sự biến

động của giá xăng dầu và lạm phát kéo theo hàng loạt nhiều giá cả khác tăng lên; đồng

thời lƣơng trả cho ngƣời lao động cũng tăng so với trƣớc.

Vậy trong 3 năm (2009-2011) ICD Tanamexco đã mở rộng kinh doanh, đầu tƣ

vào hoạt động cho thuê kho bãi nhiều hơn, cung ứng các dịch vụ kho, thu phí hộ các

đại lý của các hãng tàu, làm vệ sinh, sửa chữa các container khiến cho doanh thu qua

các năm ngày càng tăng.

2.6 Thực trạng cho thuê kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

Với những điều kiện, kết quả thu thập đƣợc khi thực tập tại ICD Tanamexco,

thực tập sinh chỉ đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan tại ICD

Tanamexco ở 2 nội dung sau:

+ Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

+ Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan theo nhóm hàng nhập tại ICD

Tanamexco

2.6.1 Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

Các hoạt động kho chủ yếu trong dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao gồm

lƣu kho, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, làm hàng tại cảng, làm thủ tục hải

quan kho ngoại quan cho hàng hóa, sửa chữa container, nâng hạ container, vệ sinh

container…

39

Qua phân tích tình hình doanh thu theo hoạt động kho ta biết đƣợc hoạt động

nào đem lại doanh thu nhiều nhất cho kho ngoại quan, và điều này có phù hợp với hoạt

động và tính chất khai thác kho không; Ngoài ra, cũng thấy đƣợc sự đa dạng trong việc

cung cấp các dịch vụ khách hàng của ICD. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:

40

Bảng 2.2: Tình hình doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: %

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

năm

2010/2009

Chênh lệch

năm

2011/2010

Doanh thu

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

Doanh thu

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

Doanh thu

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

1 Lƣu kho hàng hóa 13.282,00 26,80 17.736,00 30,90 23.503,70 34,26 4,10 3,36

2 Xếp dỡ hàng hóa

trong kho

11.967,00 24,15 11.826,30 20,61 12.022,28 17,53 -3,54 -3,08

3 Xếp dỡ hàng hóa tại

cảng

7.980,13 16,10 9.506,64 16,56 11.976,06 17,46 0,46 0.9

4 CFS 6.099,00 12,31 7.246,00 12,62 8.196,53 11,95 0,31 -0,67

5 Giao nhận 3.157,34 6,37 3052,26 5,32 3784,00 5,51 -1,05 0,19

6 Khác 7.074,53 14,27 8.032,80 13,99 9.117,43 13,29 -0,28 -0,70

Tổng doanh thu 49.560,00 100 57.400,00 100 68.600,00 100

(Nguồn: Trung tâm điều độ-kho)

41

Hình 2.4: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

năm 2010

Hình 2.3: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD

Tanamexco năm 2009

Lƣu kho hàng

hóa, 26.80%

Xếp dỡ hàng

hóa trong

kho, 24.15%

Xếp dỡ hàng

hóa tại

Cảng, 16.10%

CFS, 12.31%

Giao

nhận, 6.37%Khác, 14.27%

Lƣu kho hàng

hóa, 30.90%

Xếp dỡ hàng

hóa trong

kho, 20.61%

Xếp dỡ hàng

hóa tại

Cảng, 16.56%

CFS, 12.62%

Giao

nhận, 5.32% Khác, 13.99%

42

Hình 2.5: Tỷ trọng doanh thu theo hoạt động kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco

năm 2011

Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.3, 2.4 và 2.5 về tỷ trọng doanh thu theo hoạt động

kinh doanh dịch vụ tại ICD Tanamexco năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho thấy

doanh thu từ hoạt động lƣu kho và xếp dỡ hàng hóa tại kho ngoại quan chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng doanh thu từ 2009 đến 2011. Hoạt động lƣu kho trong 3 năm

(2009-2011) chiếm khoảng 26,80% trở lên, còn hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại kho

ngoại quan chiếm khoảng 17,53% trở lên, điều này phù hợp với tính chất hoạt động

kho ngoại quan.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tỷ trọng doanh thu từ hoạt động xếp dỡ tại kho

ngoại quan giảm ở các năm, cụ thể năm 2010 giảm 3,54% so với năm 2009, năm 2011

giảm 3,08% so với năm 2010. Ngƣợc lại, tỷ trọng doanh thu hoạt động lƣu kho năm

2010 tăng so với năm 2009 là 4,10% và 2011 tăng so với năm 2010 là 3,36%.

Nguyên nhân là do đầu năm 2011 công ty mở thêm diện tích kho bãi, cải thiện

và nâng cấp phƣơng tiện trong hoạt động dịch vụ bảo quản hàng hóa cho kho ngoại

quan. Tình hình kinh tế trong năm này, dù có nhiều biến động, nhƣng do lƣu lƣợng

hàng xuất qua kho của một số mặt hàng nông sản vẫn tăng. Hơn nữa, uy tín của công

Lƣu kho hàng

hóa, 34.26%

Xếp dỡ hàng

hóa trong

kho, 17.53%

Xếp dỡ hàng

hóa tại

Cảng, 17.46%

CFS, 11.95%

Giao

nhận, 5.51% Khác, 13.29%

43

ty đã từng bƣớc đƣợc khẳng định cho nên thu hút đƣợc lƣợng khách hàng nội địa và

khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, sở dĩ hoạt động xếp dỡ hàng hóa lại giảm do công ty

đã tăng lƣợng phí xếp dỡ lên 15% ở tất cả các hợp đồng đã đƣợc ký kết, đồng thời

công ty vẫn có chính sách giảm phí vận tải nên làm cho hoạt động xếp dỡ năm 2009

giảm so với năm 2010 và có cải thiện hơn dù hoạt động xếp dỡ năm 2011 vẫn giảm so

với cùng kỳ năm trƣớc.

Nhìn chung, hoạt động dịch vụ kho tại ICD Tanamexco những năm gần đây có

phần tăng, góp phần không nhỏ và có vai trò quan trọng trong dịch vụ hậu cần.

2.6.2 Tình hình dịch vụ cho thuê kho ngoại quan theo nhóm hàng nhập tại ICD

Tanamexco

Hàng hóa thông qua kho ngoại quan ICD Tanamexco đƣợc chia làm hai nhóm

chính sau: hóa chất công nghiệp và hàng bách hóa. Trong đó, hóa chất công nghiệp

chủ yếu là hóa chất dùng cho đồ gỗ, gỗ sấy khô, sơn và các phụ gia khác, nguyên liệu

thức ăn chăn nuôi, hàng bách hóa bao gồm các mặt hàng bánh kẹo, nƣớc trái cây, sữa

bột nhập khẩu, rƣợu ngoại…

Đánh giá tình hình doanh thu theo nhóm mặt hàng năm 2010 so với năm 2009

và năm 2011 so với năm 2010 giúp ta biết đƣợc doanh thu tăng hay giảm, nhóm mặt

hàng nào có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu để từ đó ta có những

giải pháp nhằm tăng doanh thu kho ngoại quan trong thời gian tới và nâng cao dịch vụ

khách hàng để tăng độ hấp dẫn của kho ngoại quan. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:

44

Bảng 2.3: Bảng số liệu tình hình doanh thu theo nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD

Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Tanamexco)

S

t

t

Chỉ

tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So

sánh

10/09

(%)

So

sánh

11/10

(%)

Chênh

lệch

10/09

(triệu

VN)

Chênh

lệch

11/10

(triệu

VNĐ)

Dthu Tỷ

trọng

(%)

Dthu Tỷ

trọng

(%)

Dthu Tỷ

trọng

(%)

1 Hóa

chất

công

nghiệp

15.740 45,94 17.105 45,81 11.540 28,74 8,67 -32,53 1.365 -5.565

2 Bách

hóa

18.520 54,06 20.234 54,19 28.607 71,26 9,25 41,38 1.714 8.373

Tổng

doanh

thu

34.260 100 37.339 100 40.147 100 8,99 7,52 3.079 2.808

45

Hình 2.6: Biểu đồ tình hình doanh thu nhóm hàng nhập kho ngoại quan ICD

Tanamexco trong 3 năm (2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu 2.3 và hình 2.6 biểu đồ tình hình doanh thu theo nhóm

hàng nhập kho ngoại tại ICD Tanamexco cho thấy tổng doanh thu hàng nhập kho

ngoại quan năm 2010 là 37.339 triệu đồng tăng 8,99% so với năm 2009 và năm 2011

là 40.147 triệu đồng, tăng 7,52% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh thu hàng nhập

kho ngoại quan ở các năm tăng do mặt hàng bách hóa nhập khẩu tăng.

Trong khi đó hóa chất công nghiệp nhập khẩu năm 2010 là 20.234 triệu đồng

tƣơng đƣơng tốc độ tăng 8,67% so với năm 2009, nhƣng lại giảm trong năm 2011

xuống còn 11.540 triệu đồng tƣơng đƣơng tốc độ giảm là 32,53% so với năm 2010.

Nguyên nhân do năm 2010 các doanh nghiệp có nhập khẩu hóa chất công nghiệp

nhiều, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau chủ yếu là các hóa chất có liên quan đến

đồ gỗ mỹ nghệ, còn nguyên nhân giảm do bị ảnh hƣởng tình hình kinh tế thế giới, sự

phá giá của đồng Euro. Một nguyên nhân khác, không riêng gì các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu các doanh nghiệp kinh doanh khác cũng bị ảnh hƣởng của chính sách thắt

chặt cho vay của các ngân hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ít, phần

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

15740

17105

11540

18520

20234

28607

Bách hóa Hóa chất công nghiệp

46

khác do nhiều doanh nghiệp lớn đã không nhập khẩu thông qua gửi kho ngoại quan

nữa mà mua và nhập thẳng về kho riêng của công ty. Vì vậy, làm cho sản lƣợng nhập

kho ngoại quan giảm dẫn đến doanh thu hàng hóa chất công nghiệp trong năm này

giảm.

Ngoài ra, nhƣ ta thấy ở bảng số liệu mặt dù kinh tế thế giới khó khăn, ảnh

hƣởng của tình hình lạm phát trong mấy năm qua nhƣng tâm lý dùng hàng ngoại của

ngƣời dân Việt Nam vẫn không sụt giảm, do đó nhu cầu dùng những sản phẩm ngoại

nhập kích thích tiêu dùng trong nƣớc, giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu mạnh dạn

dự trữ hàng thông qua kho ngoại quan với số lƣợng lớn kéo theo doanh thu tăng.

2.6.3 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

2.6.3.1 Trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động kho ngoại quan

tại ICD Tanamexco

a. Đối với chủ kho

Mọi CBNV kho phải có ý thức trách nhiệm cao, có trách nhiệm bảo vệ tài sản

của công ty, giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng, không ngừng nâng cao kiến thức,

chịu khó học hỏi kinh nghiệm và có tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ hỗ trợ nhau

trong công việc hàng ngày, thƣờng xuyên đóng góp ý kiến nhằm tìm kiếm biện pháp

tốt để chất lƣợng dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Bộ phận kho phối hợp chặt chẽ với Hải quan Kho ngoại quan thực hiện tốt các yêu cầu

cảu Hải quan về công tác quản lý, khai thác kho, tạo điều kiện chi Hải quan về công

tác quản lý, khai thác kho, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải quan Kho ngoại quan thực

hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập kho ngăn ngừa đấu tranh chống

các hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Thực hiện tốt các quy định về niêm phong,

kẹp chì Hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Kho ngoại quan đến các cửa

khẩu và ngƣợc lại.

Phân định khu vực đúng theo quy chế kho trong việc sắp xếp hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu theo từng hợp đồng, từng tờ khai hải quan. Có hệ thống tƣờng rào

ngăn cách giữ khu vực chứa hàng bách hóa và hàng nông sản.

47

Thông báo và cung cấp cho Hải quan kho ngoại quan những thông tin cần thiết

về thời gian, lƣợng hàng chuẩn bị nhập- xuất kho. Định kỳ 6 tháng một lần, chủ kho

phải báo cáo cho Cục trƣởng Hải quan, Hải quan giám sát kho về hàng tồn kho, lƣợng

hàng nhập xuất kho theo quy định của Hải quan.

Trƣớc khi mở cửa kho phải thông báo cho Hải quan kho biết (trƣờng hợp làm

ngoài giờ phải thông báo và đăng ký trƣớc).

Thủ kho có nhiệm vụ kiểm đếm hàng hóa, bố trí vị trí sắp xếp, chịu trách nhiệm

về số lƣợng hàng hóa đã nhập hoặc xuất kho, sau khi nhập hoặc xuất kho xong phải

ghi chép vào sổ theo dõi, xác nhận hàng hóa thực nhập, thực xuất với chủ hàng và các

bộ phận có liên quan.

b. Đối với Hải quan Kho ngoại quan

Hải quan Kho ngoại quan là một đơn vị cấp Đội trực thuộc Chi cục Hải quan

khu vực IV, Hải quan Kho ngoại quan có văn phòng làm việc thƣờng trực tại Kho

ngoại quan để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với tất cả các phƣơng tiện

vận tải và hàng hóa nhập - xuất qua Kho ngoại quan.

Hải quan kho ngoại quan luôn có mặt để kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa

đƣa vào, đƣa ra và lƣu giữ bảo quản trong kho theo đúng quy định của Tổng cục Hải

quan. Mở sổ theo dõi và ghi chép đầy đủ hàng hóa nhập xuất kho đảm bảo hàng hóa

đƣa vào, đƣa ra khỏi kho và bảo quản trong kho đúng mặt hàng, số lƣợng theo hợp

đồng thuê kho. Thƣờng xuyên liên hệ với Hải quan các cửa khẩu để theo dõi, nắm bắt

tình hình trong việc quá cảnh nôi địa đối với hàng hóa xuất, nhập Kho ngoại quan.

Hàng ngày hết giờ làm việc Hải quan Kho ngoại quan cùng chủ kho tiến hành niêm

phong tất cả các cửa ra vào kho.

c. Đối với chủ hàng ( hoặc ngƣời đại diện)

Phải tuân thủ tất cả các quy định liên quan đến mọi hoạt động của Kho ngoại

quan, cung cấp đầy đủ thôn tin cần thiết về lô hàng cho chủ kho và cơ quan Hải quan

để đối chiếu, kiểm tra và giám sát. Hàng hóa đƣa vào lƣu giữ trong Kho ngoại quan

phải đúng với hợp đồng thuê kho.

48

Hợp đồng thuê kho ngoại quan do ICD và chủ hàng thỏa thuận theo quy định

của pháp luật. Hơp đồng thuê kho ngoại quan phải ghi rõ tên hàng hóa, chủng loại

hàng hóa, khối lƣợng hàng hóa, thời hạn thuê kho, các dịch vụ yêu cầu, trách nhiệm

của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan.

2.6.3.2 Cơ sở thực hiện

Theo quy định của Tổng Cục Hải Quan thì thời hạn thuê kho không quá 365

ngày, kể từ ngày hàng hóa đƣợc gửi vào kho. ICD có trách nhiệm thông báo bằng văn

bản cho Hải quan kho ngoại quan biết trƣớc khi hợp đồng hết hạn. Trƣờng hợp chủ

hàng có đơn đề nghị, đƣợc sự đồng ý của cục trƣởng Cục Hải Quan thì đƣợc gia hạn

thêm không quá 180 ngày, kể từ khi hợp đồng hết hạn.

Các dịch vụ đƣợc cung cấp khi chủ hàng có hợp đồng thuê kho ngoại quan của

ICD Tanamexco: bảo quản hàng hóa, gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng

hóa…ICD còn có thể thay mặt chủ hàng làm các thủ tục hải quan đối với hàng hóa

nhập khẩu từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho

ngoại quan này sang kho ngoại quan khác, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho chủ

hàng theo quy định của pháp luật.

Quản lý hàng hóa tại kho ngoại quan: ICD phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan

Hải quan quản lý kho ngoại quan biết:

Khi di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác và

phải đƣợc sự đồng ý của cục trƣởng Cục Hải Quan thành phố.

Định kỳ 45 ngày một lần, chủ kho ngoại quan báo cáo cho cục trƣởng Cục Hải

quan thành phố về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của

kho

Trƣờng hợp muốn tiêu hủy hàng hóa bị đổ vỡ, hƣ hỏng, giảm phẩm chất hoặc

quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lƣu kho, ICD phải có văn bản

thỏa thuận với chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa.

ICD phải mở sổ kế toán theo dõi việc xuất kho, nhập kho theo đúng quy định.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

49

Đối với hàng hóa từ nƣớc ngoài nhập vào kho ngoại quan ICD, hồ sơ bao gồm:

hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan, các chứng từ cần thiết khác.

Đối với hàng từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trƣờng Việt Nam phải làm

đầy đủ thủ tục hải quan, nộp thuế, thục hiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu

nhƣ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài vào Việt Nam

Đối với hàng từ Việt Nam đƣa vào kho ngoại quan: chủ hàng hoặc ngƣời đại

diện hợp pháp của chủ hàng phải làm đầy dủ thủ tục hải quan nhƣ đối với hàng

hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật trƣớc khi gửi hàng vào kho ngoại

quan của ICD. Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng thuê kho ngoại quan; tờ khai hải quan

hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan; tờ khai hàng nhập kho ngoại

quan; các chứng từ cần thiết khác.

50

2.6.4 Quy trình và thủ tục nhập hàng hóa vào kho ngoại quan tại ICD Tanamexco

2.6.4.1 Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan (lấy hàng từ cảng,

cửa khẩu chuyển về kho ngoại quan)

Hình 2.7: Quy trình hàng nhập từ nƣớc ngoài về kho ngoại quan ICD Tanamexco

(1)

(2a) (2b)

(3a) (3b)

(5)

(4a) (4b)

(6)

(Nguồn: Trung tâm điều độ-Kho, ICD Tanamexco)

Lên kế hoạch cho

hàng nhập kho

Khách hàng

Bộ phận chứng từ

Bộ phận giao nhận

Cửa khẩu nhập

(cảng)

Bộ phận quản lý

kho

Hàng nhập kho ngoại

quan

Thông báo cho khách

hàng và thanh toán

tiền với khách hàng

51

Chú thích:

(1): Khách hàng cung cấp cho bộ phận chứng từ các chứng từ có liên quan đến hàng

hóa.

(2a), (2b): Bộ phận chứng từ tiến hành làm thủ tục hải quan kho ngoại quan hàng nhập

rồi sau đó giao hàng cho bộ phận giao nhận hồ sơ này để ra cảng lấy hàng về, đồng

thời báo cho bộ phận quản lý kho để có kế hoạch nhập hàng kho ngoại quan.

(3a), (4a): Bộ phận giao nhận ra cảng làm thủ tục hải quan để đƣa hàng về kho ngoại

quan.

(3b): Bộ phận quản lý hàng lên kế hoạch chuẩn bị cho hàng nhập kho.

(4b): Cùng với thủ kho tiến hành nhập kho hàng hóa.

(5): Bộ phận chứng từ hoàn thành thủ tục hải quan kho ngoại quan hàng nhập

(6): Thông báo cho khách hàng biết hàng đã vào kho và thanh toán tiền với khách

hàng.

Diễn giải quy trình:

(1) Khách hàng/ chủ hàng cung cấp cho bộ phận chứng từ của kho các chứng từ có liên

quan đến hàng hóa (thông thƣờng khách hàng sẽ báo bộ phận chứng từ cử ngƣời lấy

tại văn phòng của họ).

B/L (Bản chính)

Invoice (Bản chính+ bản sao)

Packing list;

Certificate of Origin (C/O) (nếu có)

Các chứng từ khác

(2) Khi hàng đến cảng, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến cho bộ phận chứng từ hoặc

khách hàng.

Bộ phận chứng từ đƣa B/L cho bộ phận giao nhận.

Bộ phận giao nhận đến hãng tàu nhận lệnh giao hàng

(3) Bộ phận chứng từ căn cứ các bộ chứng từ trên thực hiện các bƣớc sau:

52

Làm hợp đồng thuê kho ngoại quan giữa chủ hàng với chủ kho, sau đó trình lãnh đạo

Chi cục hải quan ký phê duyệt (3 bộ)

Làm tờ khai hải quan kho ngoại quan, đăng ký mở tờ khai tại chi cục Hải quan (tờ khai

màu vàng)

Làm đơn đề nghị chuyển cửa khẩu (chuyển hàng từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan),

sau đó trình chi cục hải quan ký (2 bản).

(4a) Bộ phận chứng từ giao hồ sơ hải quan cho bộ phận giao nhận.

01 đơn đề nghị chuyển cửa khẩu;

01 tờ khai kho ngoại quan

(4b) Bộ phận chứng từ thông báo và giao cho bộ phận quản lý hàng bách hóa bộ hồ sơ

hải quan (tờ khai, B/L, Invoice) để biết về thông tin hàng hóa.

(5) Bộ phận giao nhận thực hiện:

Thông báo bộ phận vận tải để đăng ký xe chở hàng.

Làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

Giao hàng lên xe (trong quá trình nhận hàng phát hiện tình trạng hƣ hỏng, container bị

thủng, móp phải thông báo cho chủ hàng làm biên bản với bộ phận cảng và chụp hình

để làm cơ sở báo caó khách hàng làm thủ tục tiếp theo)

Gửi hồ sơ hải quan trên cho lái xe hoặc ngƣời giao nhận đem trực tiếp đến kho (tờ khai

kho ngoại quan, biên bản bàn giao hàng của hải quan cửa khẩu, biên bản khác nếu có)

(6)Xe vận chuyển hàng về kho:

Lái xe/ giao nhận báo cáo bảo vệ cổng

Bảo vệ cổng ghi số xe, số container, thời gian xe đến kho vào sổ trực ca.

Lái xe/ giao nhận đƣa hồ sơ cho nộ phận quản lý hàng bách hóa.

(7)Bộ phận quản lý hàng bách hóa:

Sau khi nhận đƣợc bộ hồ sơ hải quan từ bộ phận chứng từ quản lý hàng bách hóa lập

kế hoạch chuẩn bị kho hàng, công nhân, xe nâng, chủ hàng giám sát hàng…

Khi hàng về đến kho:

53

Thông báo cho hải quan giám sát kho

Kiểm tra số niêm phong hải quan (đối chiếu số container, số seal)

Bố trí công nhận để xuống hàng (xe hoặc container)

Thủ kho tiến hành việc giám sát trong suốt quá trình làm hàng

Chụp hình tình trạng hàng hóa trên container trƣớc khi xuống hàng

Thủ kho đối chiếu mã hàng, số lƣợng thực tế với các chứng từ (Packing list)

Kiểm đếm, giám sát nhắc nhở công nhân trong quá trình nhập hàng.

Sắp xếp hàng trong kho đúng theo quy định (theo lô, mã hàng, gọn gàng)

Trƣờng hợp số lƣợng, mã hàng thực tế sai lệch so với chứng từ thì phải thông báo

ngay cho hải quan kho, các quản lý bộ phận và chủ hàng để làm biên bản xác nhận

hiện trƣờng. Các bên liên quan ký biên bản: thủ kho, hải quan, quản lý hàng hóa, bộ

phận thƣơng vụ để thanh toán chi phí phát sinh với chủ hàng.

Sau khi nhận hàng xong thong báo tình hình thực nhập hàng cho bộ phận chứng từ,

quản lý hàng bách hóa.

Hàng hóa nhập kho phải đầy đủ, nguyên đai nguyên kiện.

Thủ kho làm thẻ kho treo trên pallet hàng (số lƣợng, số tờ khai, và ngày nhập kho)

Thủ kho giám sát công nhân làm vệ sinh kho hàng.

Bảo vệ kiểm tra xe/container rỗng ra cổng, ghi thời gian ra cổng vào sổ trực ca.

(8) Bộ phận chứng từ căn cứ vào lƣợng hàng thực tế viết phiếu nhập kho: làm thủ tục

hải quan để hải quan kho ký xác nhận tờ khai kho ngoại quan, hoàn thành thủ tục hải

quan kho ngoại quan hàng nhập; Lập bản hồi báo cho hải quan cảng/ cửa khẩu.

(9) Bộ phận chứng từ thông báo cho bộ phận chăm sóc khách hàng để nhập số liệu báo

cáo cho khách hàng; gửi bộ hồ sơ hải quan bản sao cho khách hàng đồng thời lƣu hồ

sơ (kho và hải quan kho)

(10) Bộ phận quản lý hàng thống kê sản lƣợng nhập xuất kho để kiểm tra, đối chiếu

lại, rồi gửi cho khách hàng, thanh toán tiền.

54

2.6.4.2 Quy trình hàng nhập kho ngoại quan đƣa vào nội địa (khách hàng đến

lấy hàng từ kho ngoại quan)

Hình 2.8: Quy trình hàng nhập kho ngoại quan đƣa vào nội địa

(Nguồn: Trung tâm điều độ-Kho, ICD Tanamexco)

Chú thích:

(1): Khách hàng đến kho lấy hàng đồng thời bàn giao các giấy tờ cần thiết cho bộ

phận chứng từ.

(2): Bộ phận chứng từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra rồi bàn giao cho bộ phận quản lý

hàng.

(3): Bộ phận quản lý hàng kiểm tra đối chiếu số liệu hàng tồn của lô hàng và giao

cho thủ kho chuẩn bị xuất kho giao hàng.

(4): Thủ kho tiến hành xuất hàng kho ngoại quan

(3): Bộ phận quản lý hàng kiểm tra đối chiếu với số liệu hàng tồn của lô hàng và

gia cho thủ kho chuẩn bị xuất kho giao hàng.

(4): Thủ kho tiến hành xuất hàng KNQ.

(5): Bộ phận chứng từ hoàn thành bộ hồ sơ HQ KNQ cho hàng xuất kho.

(6): Kết toán với khách hàng.

Diễn tả quy trình

(1) Chủ hàng/ ngƣời giao nhận cung cấp cho bộ phận chứng từ:

Giấy giới thiệu

(4)

(3)

(6)

(5)

Khách hàng Bộ phận

chứng từ

Bộ phận

quản lý hàng

Thủ kho Kết toán với

khách hàng

Xuất hàng

kho ngoại

quan

(1) (2)

55

Lệnh giao hàng (ghi rõ tên hàng, chủ hàng, số tờ khai kho ngoại quan, hợp đồng

thuê kho)

Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu có xác nhận của Chi cục hải quan nơi hàng đến

(đối với hàng di lý/chuyển cửa khẩu);

Tờ khai nhập khẩu (tờ khai chƣa hoàn thành thủ tục nếu hàng di lý, kiểm tra hộ;

tờ khai đã hoàn thành nếu hàng miễn kiểm tra);

Packing list

Invoice

(2) Bộ phận chứng từ:

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra đối chiếu các chứng từ (lệnh giao hàng, tờ khai, packing list) với số

liệu, tờ khai kho ngoại quan

Giao nhận hồ sơ cho bộ phận quản lý hàng

(3) Bộ phận quản lý hàng:

Kiểm tra, đối chiếu với số liệu hàng tồn của lô hàng

Phân công thủ kho để chuẩn bị giao hàng

Thủ kho bố trí công nhân, phƣơng tiện xe cơ giới để giao hàng

Giao hàng lên xe cho khách hàng

Khi giao hàng xong yêu cầu khách hàng/ ngƣời giao nhận hàng ký xác nhận

trên lệnh giao hàng “đã nhận đƣợc hàng, nguyên đai nguyên kiện”.

Thủ kho, khách hàng/ ngƣời giao nhận ký xác nhận trên phiếu xuất kho.

Thủ kho giao lại hồ sơ cho bộ phận chứng từ

(4) Bộ phận chứng từ

Căn cứ số liệu của thủ kho, bộ phận chứng từ viết phiếu xuất kho

Bộ phận chứng từ trừ lùi lƣợng hàng trên tờ khai kho ngoại quan rồi giao cho

hải quan ký xác nhận phiếu xuất kho, tờ khai kho ngoại quan, ký hoàn thành tờ

khai nhập khẩu của khách hàng, ký biên bản bàn giao( trƣờng hợp hàng di

lý/chuyển cửa khẩu).

Sao lƣu bộ hồ sơ (toàn bộ bộ hồ sơ hải quan)

Fax tờ khai nhập khẩu cho chủ hàng

56

Giao bộ sồ sơ cho bộ phận quản lý hàng

Theo dõi biên bản hồi báo biên bản bàn giao (hàng di lý/chuyển cửa khẩu)

Lập bản thống kê biên bản bàn giao, yêu cầu hải quan tiếp nhận hàng xác báo

(hồi báo biên bản bàn giao cho hải quan kho ngoại quan).

Thanh khoản tờ khai khi tờ khai đã hết hàng

Bảo vệ vào sổ trực ca, thời gian, số xe và số container ra cổng. Lƣu bản photo

copy phiếu xuất kho.

(5) Bộ phận quản lý hàng:

Nhập số liệu xuất kho rồi sau đó báo cáo chủ hàng.

2.7 Nhận xét

Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan tại

ICD Tanamexco nhận thấy tình hình cho thuê kho ngoại quan của ICD Tanamexco chỉ

mới đƣợc khai thác trong vài năm trở lại đây, nên chƣa đƣợc khách hàng biết đến

nhiều, số liệu các doanh nghiệp thuê kho ngoại quan chờ xuất hàng đi nƣớc ngoài,

hoặc quá cảnh nhằm xuất qua một nƣớc thứ ba chỉ chiếm một con số khá ít. Trong khi

đó, hàng nhập kho ngoại quan chờ xuất vào nội địa có chiều gia tăng do kim ngạch

nhập khẩu luôn cao hơn sao với kim ngạch xuất khẩu. Từ đó, cũng cho thấy xuất, nhập

khẩu không cân bằng khiến cho lƣu lƣợng hàng hóa nhập kho ngoại quan chủ yếu của

các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng từ đó tăng lên.

2.7.1 Ƣu điểm

Cùng với đà phát triển của nền kinh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

thì hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận và kho vận sẽ tăng trong thời gian tới. ICD

Tanamexco tuy là một ICD nhỏ và mới thành lập sau các ICD khác trong khu vực.

Song, ICD đã năm đƣợc và học hỏi nhiều kinh nghiêm để có thể tồn tại và phát triển;

đồng thời có những hƣớng đi riêng nhằm cạnh tranh với các ICD và doanh nghiệp

khác trong cùng lĩnh vực.

Công ty luôn đảm bảo có đủ diện tích lƣu giữ hàng khi khách hàng muốn gửi

hàng tại kho ngoại quan. Thời gian làm thủ tục nhập xuất kho ngoại quan nhanh gọn,

nhẹ, ít rƣờm rà.

57

ICD Tanamexco là công ty trực thuộc Quân khu 7 nên đội ngũ nguồn nhân lực

của công ty ngay từ ban đầu đƣợc tuyển chọn kỹ. Đa số 113 nhân viên làm việc dƣới

sự lãnh đạo của một giám đốc và ba phó giám đốc. Các cán bộ công nhân viên của

công ty trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, đa số đều có trình độ từ cao đẳng

trở lên, đào tạo từ các trung tâm, các trƣờng đại học có uy tín trong nƣớc nhƣ: hàng

hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ. Bên cạnh nhân viên làm việc trong các phòng ban

còn có lực lƣợng nhân công trực tiếp, đội nhân công này đƣợc công ty ký kết hợp đồng

bao thầu toàn bộ việc xếp dỡ tại ICD. Họ luôn túc trực tại cảng để đóng rút hàng khỏi

container, ICD không phải quản lý đội nhân công này do đội nhân công này có quản lý

riêng, nếu có hàng cần xếp dỡ thì điều độ chỉ cần liên hệ với ngƣời quản lý săp xếp lao

động đến làm hàng. Theo đó, các khách hàng rất hài lòng với đội ngũ nhân viên của

công ty nhờ tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy mà ICD luôn thu hút

đƣợc các khách hàng đến thuê kho, làm hàng, ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh thu của

công ty. Bộ phận kho đã duy trì đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thân thiết và

từng bƣớc tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho ngoại quan đã đem doanh thu về

cho ICD chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của ICD.

Quy trình làm thủ tục Hải quan kho ngoại quan khá hoàn chỉnh. Nhân viên kho

phối hợp chặt chẽ với Hải quan để kiểm tra lƣợng hàng xuất nhập kho nhằm ngăn chặn

tình trạng gian lận trong thƣơng mại.

Hoạt động của công ty ngày càng có uy tín trên thị trƣờng, đã có nhiều trƣờng

hợp khách hàng tự tìm đến với công ty. Hợp đồng với khách hàng luôn đƣợc đảm bảo.

và phƣơng châm hoạt động của công ty là phục vụ hết mình cho nhu cầu của khách

hàng.

Nhờ chính những ƣu điểm trên mà trong thời gian hoạt động ICD đã đạt đƣợc

những kết quả nhƣ: tổ chức xuất nhập kho ngoại quan trên 80 triệu tấn hàng, trong đó

hàng nhập kho ngoại quan chờ xuất vào nội địa chiếm 45 triệu tấn, và trên 35 triệu tấn

hàng nhập kho ngoại quan chờ xuất ra nƣớc ngoài; Góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh

doanh trong nƣớc và hoạt động xuất nhập khẩu.

58

Ngoài việc cho thuê kho ngoại quan ICD đã kết hợp với các đội ngũ nhân công

bên ngoài khiến sắp xếp, tách hàng, phân loại hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng;

đồng thời xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, đảm bảo, an toàn.

Công ty đã tiến hàng nâng cấp sửa chữa, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật

nhƣ: ICD đã thảm nhựa bãi sau kho ngoại quan đƣa vào sử dụng, sửa chữa máng thoát

nƣớc kho ngoại quan, trang bị bình chữa cháy trong kho; đã kiểm định cẩu cơ, các xe

nâng rỗng, thay mới 4 sợi cáp cẩu cơ và 4 sợi cáp cẩu điện.

Dịch vụ vận tải luôn đáp ứng nhu vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu khách hàng. Đội

xe của tại ICD có thể điều động bất cứ lúc nào khi cần

2.7.2 Nhƣợc điểm

Nhận thấy bên cạnh những ƣu điểm của một ICD có kho ngoại quan hoạt đông bên

trong thì vẫn tồn tại những nhƣợc điểm

Kho ngoại quan tại ICD vẫn chƣa đƣợc đáp ứng đƣợc lƣu lƣợng hàng hóa có

nhu cầu gửi qua kho ngoại quan trƣớc khi đƣa vào nội địa.

Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng nhập kho ngoại quan tuy gọn, nhẹ

nhƣng vẫn còn rƣờm rà. Khiến cho việc lƣu hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Năng lực của nhân viên kho là tƣơng đối tốt nhƣng thiếu phƣơng tiện hỗ trợ để

phát huy hết năng lực. Đôi khi chính sự bố trí không hợp lý nhân công, trang thiết bị

của quản lý kho cũng là nguyên nhân làm giảm năng lực hoạt động. Hiện nay, chƣa có

một phần mềm chuyên biệt để quản lý kho. Tất cả các dữ liệu, thông tin đều đƣợc xử

lý bằng Excel, do đó rất tốn thời gian và đôi khi chƣa cập nhật đƣợc thông tin kịp thời.

Kinh doanh kho vận không chỉ đơn giản là bảo quản hàng hóa trong kho mà

phải điều phối mọi hoạt động liên quan đến hoạt động xuất – nhập hàng ra vào kho.

Trong đó, vấn đề về vận tải, kiểm soát hàng trƣớc khi vào kho và trƣớc khi đóng hàng

vào container phải đƣợc quan tâm xem xét, đƣa ra cách giải quyết tốt nhất, bảo đảm

hàng hóa đƣợc an toàn và vận chuyển nhanh chóng đúng lúc. Hai vấn đề này kho bãi

của ICD Tanamexco chƣa hoạt động tốt.

59

ICD vẫn chƣa đa dạng hóa các dịch vụ nhằm cung ứng nhu cầu của khách hàng,

chƣa khai thác và phát triển các chuỗi hậu cần đúng nghĩa. Do nguồn vốn đầu tƣ nhỏ

nên ICD nói riêng và các doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực này nói chung

tại Việt Nam vẫn chƣa có doanh nghiệp nào đầu tƣ trang thiết bị máy móc nhằm phục

vụ cho đóng gói, gia công, phân loại hàng hóa với tỷ trọng lớn…Đây cũng là vấn đề

khó khăn, mà doanh nghiệp cần đƣợc xem xét nếu muốn đi sâu hơn nữa trong lĩnh vực

này.

Việc bày trí sắp xếp hàng trong kho là hết sức quan trọng, hàng hóa sắp xếp sao

cho hiệu quả nhất nhƣng cũng phải đảm bảo độ an toàn cần thiết. Kho hàng của công

ty tuy hoạt động dựa trên nguyên tắc này nhƣng chƣa triệt để. Cách sắp xếp chƣa tối

ƣu, chƣa quan tâm nhiều đến đặc tính của từng loại hàng hóa.

Hàng hóa đƣợc sắp xếp theo từng ô riêng biệt, có ký hiệu để ghi nhớ và phân

biệt nhƣng lại không đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên.

ICD chƣa phát huy hết khả năng trong kinh doanh kho ngoại quan, thƣờng chỉ

dừng lại ở việc cho thuê kho, bảo quản và vận chuyển. Các dịch vụ khác nhƣ: đóng

gói, gia công hàng hàng hóa v.v..chƣa đƣợc khai thác hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở số

ít.

Chƣa có sơ đồ xác định vị trí các bãi, kho, hải quan trong ICD nên khách hàng

khó xác định nơi cần đến.

Chính vì những nhƣợc điểm trên mà công ty vẫn còn một số những tồn tại cần

khắc phục nhƣ: Mặc dù có cơ cấu gọn nhẹ nhƣng ICD vẫn còn chịu sự quản lý của

tổng công ty nên những phát sinh ngoài tầm kiểm soát xảy ra sẽ vẫn phải xin ý kiến và

chịu sự chỉ đạo của tổng công ty, từ đó cho thấy rằng phƣơng thức quản lý chƣa linh

hoạt, chƣa kịp thời.

2.8 Kết luận chƣơng 2

Từ cơ sở lý luận ở chƣơng 1 nhằm tạo cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt

động kinh doanh kho ngoại quan tại ICD Tanamexco. Qua đó, nhận thấy rằng đây là

lĩnh vực hoạt động mới tại Việt Nam, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng

nhiều và đa dạng. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nƣớc đòi hỏi

60

ICD phải có phƣơng hƣớng phát triển phù hợp với xu hƣớng chung của nhành và của

thế giới. ICD cần hoàn thiện hơn nữa quy trình xuất nhập kho ngoại quan nhằm hƣớng

đến cho khách hàng những chất lƣợng dịch vụ tối ƣu, hiện đại thông qua việc hoàn

thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Đó cũng là mục tiêu đặt ra cho ICD khi muốn cạnh tranh

trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan nói riêng và kho vận nói

chung.

61

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH DỊCH VỤ KHO NGOẠI QUAN TẠI ICD TANAMEXCO.

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Từ những nhận xét, đánh giá từ chƣơng 2 cho thấy, kho ngoại quan và dịch vụ

liên quan đến kho ngoại quan vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc các doanh nghiệp Việt

Nam tham gia đầu tƣ. Do đó, kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan nếu có chỉ là khai

thác và phát triển lẻ tẻ, không tập trung, và chƣa có chiến lƣợc rõ ràng. Chính vì thế,

các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi có nhu cầu nhập hay xuất đã không chọn kho ngoại

quan của Việt Nam làm nơi lƣu kho, do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tƣ của chúng ta còn

yếu kém, đơn vị vận tải không chuyên nghiệp dẫn đến chi phí tăng cao, chất lƣơng

hàng hóa không đảm bảo mà thời gian giao hàng cũng không đảm bảo. Xuất phát từ

thực tế đó, để có thể xác định đƣợc phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động của mình

trong lĩnh vực kinh doanh kho ngoại quan thì ICD phải dựa trên triển vọng phát triển

dịch vụ vận tải và dịch vụ hậu cần trên thế giới và Việt Nam.

3.1.1 Định hƣớng và phát triển dịch vụ kho ngoại quan của ICD

Tanamexco

Theo dự báo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội của

Liên Hợp Quốc thì kinh tế thế giới vẫn tăng trƣởng chậm trong những năm tới. Nhƣng

tình hình Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á sẽ tăng trong thời gian tới. EIU dự báo

kinh tế Việt Nam sẽ tăng trƣởng trung bình 7,2%/năm từ năm 2011 đến năm 2015 bởi

tiêu dùng, đầu tƣ và xuất khẩu tăng trƣởng mạnh. Còn theo Bộ công thƣơng cho biết,

thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu giai đoạn 2010-2030 tầm nhìn năm 2025, cơ sở đó hình

thành mới những sản phẩm, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của 5 năm 2011-2015.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 11,5%/năm. Nhập

siêu năm 2015 khoảng 9,8% so với kim ngạch xuất khẩu.

Đối với hoạt động nhập khẩu, Nhà nƣớc đã đề ra các chính sách khuyến khích

mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ các

cam kết, thỏa thuận kinh tế thƣơng mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị

62

trƣờng có mức nhập siêu lớn. Nhƣ thế, kéo theo đó dịch vụ vận tải và hoạt động kho

ngoại quan trong thời gian tới cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, hàng nhập kho

ngoại quan đƣa vào nội địa; hoặc hàng hàng nội địa đƣa vào kho ngoại quan chờ xuất

sang Mỹ, EU và các nƣớc Châu Phi…

Và nơi nào có kho ngoại quan thì việc thu hút các nhà đầu tƣ thuận lợi hơn. Với

chính sách phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-

2030 thì việc sử dụng và khai thác tốt những lợi thế của kho ngoại quan sẽ tạo thuận

lợi nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần nhanh quá

trình xây dựng và sử dụng hợp lý, phù hợp cam kết quốc tế, các hàng rào kỹ thuật. Đây

cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và ICD Tanamexco không

nằm ngoài xu hƣớng đó. Muốn nhƣ thế, ICD Tanamexco cần có chính sách và chiến

lƣợc phát triển trong thời gian tới.

Với mục tiêu sẽ phát triển ICD lớn mạnh hơn xứng đáng với tiềm lực hiện nay,

ban lãnh đạo công ty đã đƣa ra dự án quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng cảng, xây dựng

lại kho chứa hàng CFS, kho ngoại quan, bãi chứa container, cung ứng các dịch vụ liên

quan đến kho ngoại quan, giao nhận hàng hóa, chứng từ, vận tải…nhằm đáp ứng yêu

cầu tối đa, đa dạng của các khách hàng ngày càng phong phú và đạt hiệu quả cao hơn.

3.1.2 Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kho

ngoại quan tại ICD Tanamexco

3.1.2.1. Thuận lợi

Ngoài những thuận lợi cơ bản nhƣ tình hình kinh tế chính trị ổn định, kinh tế xã

hội phục hồi nhanh chóng sau khi bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái

kinh tế toàn cầu thì thuận lợi của ICD trƣớc tiên xuất phát từ những thuận lợi từ khi

Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, đƣợc hƣởng những ƣu đãi trong hoạt

động thƣơng mại quốc tế nhƣ: tự do hóa thƣơng mại trên cơ sở quy chế tối hậu nghĩa

giữa các quốc gia thành viên…Các doanh nghiệp Việt Nam có sơ hội tận dụng những

mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Đây là cũng là động lực thúc đẩy sản xuất

trong nƣớc và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Dĩ nhiên, việc hàng hóa lƣu kho

63

ngoại quan sẽ là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi không có kho

riêng.

ICD Tanamexco là công ty có đƣợc thành lập và điều hành bởi những cán bộ có

năng lực và chuyên môn cao, có kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực. ICD

Tanamexco chịu sự quản lý toàn diện của Bộ tƣ lệnh Quân khu 7 và quản lý Nhà nƣớc

ngành của các cơ quan chức năng vì thế sẽ thuận lợi khi ICD muốn đầu tƣ, xây dựng

thêm phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thì công ty mẹ sẽ trực tiếp cung cấp vốn để

đầu tƣ.

Theo tìm hiểu thì nhà cung ứng của ICD Tanamexco chính là các công ty vận

tải hay các hãng tàu biển mà công ty mua cƣớc. Công ty thực hiện hoạt động vận tải

bằng cách đi thuê xe, thuê tàu và mua cƣớc vận tải của các công ty vận tải và hãng tàu

biển nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng này.

Mức giá dịch vụ mà ICD đƣa ra với khách hàng phụ thuộc vào mức giá ICD thỏa

thuận với các hãng tàu, hãng xe mà công ty đi mua cƣớc. Do đó, yếu tố nhà cung ứng

cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh thu của công ty, nếu công ty thỏa thuận đƣợc

với hãng tàu mức cƣớc thích hợp và chất lƣợng phƣơng tiện vận tải tốt thì dịch vụ

cung cấp cho khách hàng sẽ lợp lý hơn, thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, cùng với

đó là mức chênh lệch giữa việc mua và bán cƣớc vận tải cao sẽ thu về khoản lợi nhuận

cao hơn điển hình ICD đã ký kết với các hãng tàu nhƣ: WANHAI, HANJIN,

YANGMINH, NYK, OOCL, APL, MOL, EVERGREEN, MAERSK, SINOKOR,

CNC, RCL, MSC, TOL, PIL, SPIC, SYMS. Trong đó, hai hãng tàu Gemdept và

K’Line đã mở đại lý tại ICD nhằm góp phần thuận lợi cho khách hàng khi mƣợn, gia

hạn container hay hiệu chỉnh một số giấy tờ có liên quan…

Ngoài ra, ICD Tanamexco nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn- nối liền và thông

thƣơng với các kênh rạch chằng chịt phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực

hiện các phƣơng án xếp dỡ liên hiệp với các hình thức vận tải khác trong khu vực, đem

lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặt khác, sông Sài Gòn còn nối liền với sông Đồng Nai đi ra biển Đông

thông qua cửa biển Cần Giờ có thể đi đến mọi cảng biển trên thế giới và trong nƣớc,

để vận chuyển hàng hóa.

64

Cũng nhƣ các cảng khác trong miền Nam, thời tiết ở ICD phân thành 2 mùa

rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9.

Luồng lạch ổn định: tốc độ bồi lắng chậm, không phải nạo vét hàng năm

Độ sâu lòng sông: 8.5m

Ít ảnh hƣởng bão, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2011 đạt

trên 96,6 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm trƣớc đó; Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt

106,75 tỷ USD, tƣơng ứng tăng 25,8%. Vì vậy, lƣợng hàng hóa nhập khẩu vào Việt

Nam có chiều hƣớng tăng so với năm 2010. Cũng từ đó cho thấy số lƣợng hợp đồng

đƣợc ký kết cũng có chiều hƣớng gia tăng trong năm 2011 và tƣơng lai sẽ còn tăng

trong những năm tới. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu cả

nƣớc.

3.1.2.2. Khó khăn

Hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ kho ngoại quan của ICD là các công ty

xuất nhập khẩu trong và ngoài nƣớc. Vì sinh sau đẻ muộn nên tình hình khách hàng

biết đến ICD Tanamexco vẫn còn khá ít, đa số là các khách hàng cũ, khách hàng thân

thuộc của công ty từ trƣớc nhƣ: Unilever, Vinamilk, Becker, VFC…các công ty trong

khu công nghiệp hay có khi là các luồng hàng từ các tỉnh miền Tây. Nhóm những

khách hàng mới, khách hàng lẻ công ty vẫn chƣa thực sự hấp dẫn, lôi kéo đƣợc nhóm

khách hàng này.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới bất ổn với việc

đồng EURO bị mất giá, các nƣớc EU gặp nhiều khó khăn về tài chính khiến cho lƣợng

hàng xuất đi các quốc gia này có phần giảm so với trƣớc. Do đó, cũng làm giảm lƣợng

hàng xuất nhập khẩu ảnh hƣởng đến doanh thu của công ty.

Đối thủ cạnh tranh của ICD không chỉ là các công ty trong ngành mà cả các

công ty ngoài ngành. Do ICD Tanamexco ra đời sau các ICD Phƣớc Long, Sóng

Thần… nên hầu nhƣ công ty chƣa có đủ lực để cạnh tranh với các ICD đi trƣớc. Song,

ICD Tanamexco cũng rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm để phát triển.

65

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan có khá nhiều công ty lớn

nhỏ nhƣ: Gemadept, Sotrans,Transimex…. Ngoài những công ty trên, đối thủ đáng lo

ngại còn có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này trong nƣớc đó là các tập đoàn

logistics lớn của nƣớc ngoài, các công ty kinh doanh logistics toàn cầu. Có thể điểm

tên một số tập đoàn hiện có mặt tại Việt Nam nhƣ: DHL, NYK, Maersk Logistics.

DSL Star Express. OOCL…các công ty này thƣờng cung cấp dịch vụ trọn gói, tích

hợp nhiều dịch vụ ở nhiều quốc gia cho các khách hàng của mình điều mà các công ty

trong nƣớc chƣa làm đƣợc. Cùng với đó, các tập đoàn này sử dụng hệ thống quản lý

các quy trình giao nhận, bảo quản, vận chuyển hàng hóa hiện đại, đảm bảo hàng hóa

luôn an toàn trong quá trình đó.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thƣờng sử dụng phƣơng thức

“mua CIF, bán FOB” khiến cho phần lớn các hợp đồng vận chuyển, giao nhận, thuê

kho rơi vào tay các tập đoàn nƣớc ngoài, hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ khối doanh

nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng khá, và các công ty này thƣờng sử dụng các

dịch vụ của nƣớc họ. Chính vì vậy, công ty rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các

tập đoàn lớn.

Có thể thấy khách hàng của công ty chƣa đa dạng, tập trung vào một số khách

hàng chính, điều này dẫn đến một số bất lợi cho công ty nhƣ: dễ bị chi phối bởi các

khách hàng này, công ty phải dành sự ƣu đãi đặc biệt về cả giá cả và chất lƣợng dịch

vụ cho những khách hàng này

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay, kinh tế quốc tế cũng nhƣ trong nƣớc

có ảnh hƣởng xấu đến nhiều doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất

nhập khẩu và gián tiếp làm cho các DN kinh doanh dịch vụ logistics phục vụ các DN

này cũng hoạt động ngƣng trệ hơn. Ở lĩnh vực hoạt động cho thuê kho ngoại quan, do

giảm tối thiểu chi phí, tiết kiệm chi phí lƣu kho, nhằm đƣa ra giá cạnh tranh với các

doanh nghiệp khác mà nhiều doanh nghiệp đã không lƣu kho ngoại quan thay vào đó

là xuất hay nhập thẳng.

3.1.3 Vị thế của ICD Tanamexco

66

Với vị thế ICD Tanamexco có kho ngoại quan nằm bên trong cảng sẽ giúp cho

khách hàng tiết kiệm đƣợc tối đa chi phí vận chuyển hàng hóa.

Một thuận lợi nữa của ICD Tanamexco so với các đối thủ cạnh tranh đó là việc xây

dựng trạm xăng dầu 476 bên cạnh ICD nằm cung ứng kịp thời nguồn xăng dầu phục

vụ cho vận tải, giảm mức tối thiểu về việc thiếu hụt nhiên liệu.

Trong lĩnh vực bốc xếp khai thác kho bãi, ICD Tanamexco đang có sản lƣợng đứng

thứ 5và dịch vụ kho ngoại quan ICD đứng thứ 10 ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Chiến lƣợc kinh doanh hiện nay của ICD Tanamexco là đa dạng hóa các loại

hình dịch vụ theo hƣớng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế của thị trƣờng trong nƣớc,

quốc tế cũng nhƣ quy hoạch phát triển ngành hàng hải.

Việc đầu tƣ xây dựng và khai thác kho ngoại quan tại ICD là mô hình có tính

kinh tế và phù hợp với địa hình nhiều sông ngòi ở khu vực phía Nam. Hơn nữa, ICD

lại nằm giữa khu công nghiệp và các khu chế xuất Biên Hoàn, Bình Dƣơng tạo điều

kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng hơn đặc biệt là

hóa chất công nghiệp phục vụ trong những khu này. Mô hình này cũng thể hiện rõ sự

phù hợp với chủ trƣơng ngành, của Nhà nƣớc và xu thế chung của thế giới là đƣa kho

dự trữ vào trong cảng, thuận lợi cho việc làm thủ tục hải quan và giảm áp lực hàng hóa

ở các cảng trung tâm, tránh ách tắc giao thông trong thành phố.

3.2 Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại

tại ICD Tanamexco

3.2.1 Giải pháp nâng ca chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, dịch

vụ của kho ngoại quan nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trƣờng

a. Mục tiêu giải pháp

ICD cần đƣa ra nhiều gói dịch vụ hấp dẫn, thu hút đƣợc khách hàng đến với

ICD , cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lƣợng cao nhất nhằm tạo uy tín

cho khách hàng.

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

67

ICD chỉ mới kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan trong vài năm trở lại đây, song

tiềm năng về sự phát triển của kho ngoại quan là rất lớn. ICD cần đầu tƣ thêm kho

lạnh, các dịch vụ kèm theo khi khách hàng có nhu cầu gửi kho ngoại quan nhƣ tách

hàng, phân loại đóng gói hàng hóa, môi giới, giám định hàng khi khách hàng có nhu

cầu. Đặc biệt, công ty nên đƣa ra những gói dịch vụ tích hợp tất cả các công đoạn với

chi phí trọn gói phù hợp mà vẫn không bị mất khách hàng.

Chất lƣợng dịch vụ sẽ đƣợc đo lƣờng bằng những thông số thông qua khảo sát thị

hiếu của khách hàng. Nếu đáp ứng đƣợc những nhu cầu đó của khách hàng thì công ty

sẽ nhanh chóng tạo niềm tin với khách hàng nội địa lẫn khách hàng quốc tế. Đây sẽ đòi

hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố.

c. Dự kiến kết quả dạt đƣợc

Nếu có đƣợc nhiều những gói dịch vụ nhƣ thế thì khả năng khách hàng tìm đến

ICD sẽ tăng cao. Bởi chính nhờ những gói dịch vụ nhƣ thế vừa có thể tiết kiệm thời

gian, chi phí của chủ hàng và chủ kho ngoại quan. Từ đó, tạo đƣợc uy tín cho khách

hàng; Nếu uy tín của ICD đƣợc nâng cao, đồng nghĩa với việc cơ hội đến với ICD sẽ

nhiều hơn, cụ thể sẽ thu hút đƣợc lƣợng lớn các khách hàng có tỷ lệ ký kết hợp đồng

với tỷ trọng lớn sẽ không ngừng tăng trƣởng cao hơn so với trƣớc đây. Nếu thực hiện

thành công giải pháp này thì công ty sẽ ngày càng đứng vững trên thị trƣờng giao nhận

và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng này.

3.2.2 Giải pháp về quy trình cung ứng dịch vụ kho ngoại quan

a. Mục tiêu giải pháp

Xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ với thông tin rõ ràng cho nhân viên khi có

hàng hóa cần xuất, nhập kho ngoại quan.

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Theo nhận xét ở phần trên, điểm còn thiếu sót của công ty trong quy trình cung

ứng dịch vụ kho ngoại quan chính là ở bƣớc tiếp nhận thông tin khách hàng chƣa rõ

ràng, chƣa xác định cho nhân viên thấy đƣợc các yêu cầu cần làm ở khâu đầu tiên này.

Tiếp nhận, xem xét yêu cầu của khách hàng: nhân viên ICD tiến hành phân loại

yêu cầu cung cấp dịch vụ, liên quan đến các dịch vụ công ty cung cấp về làm

68

hàng xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa, bốc xếp, dịch vụ kho ngoại quan… và

đánh giá khả năng đáp ứng trên cơ sở năng lực của công ty.

Khi xem xét thấy khả năng công ty có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì

những bộ phận có liên quan tiến hành các bƣớc tiếp theo để cung cấp dịch vụ cho

khách hàng.

Phòng kế toán xây dựng các phƣơng án thực hiện, đồng thời dự tính các chi phí

theo mỗi phƣơng án.

Tƣ vấn trao đổi các phƣơng án tối ƣu làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; kê

khai hải quan. Đƣa ra các phƣơng án vận chuyển bốc xếp với chi phí hợp lý;

cách thức thanh toán, chi trả hợp pháp, hợp lý.

Sau khi đã xác định đƣợc những vấn đề cơ bản nhất trong quá trình cung cấp

dịch vụ kho ngoại quan cho khách hàng, kiểm tra lại các phƣơng án, chi phí thì

tiến hành làm báo giá, hợp đồng.

Ban giám đốc xem xét và trao đổi, chỉ đạo, đƣa ra các chỉ dẫn cần thiết cho việc

lập kế hoạch và phê duyệt báo giá, hợp đồng. Sau khi đã đƣợc Ban giám đốc

duyệt, các phƣơng án đƣợc trao đổi, thông báo lại với khách hàng về giá,

phƣơng án thích hợp và các yêu cầu bổ sung.

Sau khi khách hàng xem và có phản hồi lại thì tiến hành kiểm tra lại và dự thảo

các phƣơng án về: các chi phí, khả năng thực hiện, phân tích lỗ lãi và tiến hành

làm báo giá, hợp đồng.

Khi giao báo giá và hợp đồng cho khách hàng, dù khách hàng có chấp nhận hay

không vẫn phải tiến hành lƣu hồ sơ, lập báo cáo và tìm hiểu thêm về hợp đồng.

Báo giá và hợp đồng đƣợc chuyển tới phòng kế toán, phòng thƣơng vụ và kho,

các chi nhánh nhận Phiếu yêu cầu làm hàng và bắt đầu tiến hành quá trình cung

cấp dịch vụ.

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Quy trình xuất, nhập hàng kho ngoại quan sẽ gọn nhẹ hơn, thủ tục sẽ ít rƣờm rà

hơn, không phải tốn kém chi phí, thời gian để đi lại của khách hàng. Tạo sự tin tƣởng

cho khách hàng ở những đơn hàng sau.

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý

69

a. Mục tiêu giải pháp

Xây dựng trang Website của công ty với đầy đủ công cụ tiện ích mà khách hàng

cần nhƣ: lịch tàu, thuê tàu, theo dõi chứng từ, theo dõi đơn hàng, đăng ký dịch vụ…

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Xây dựng Website với đầy đủ tiện ích tƣơng tự nhƣ Website của Transimex,

Sotrans, Gemdept…

Website của ICD sẽ là địa chỉ để giới thiệu về công ty , các dịch vụ mà công ty

phát triển, đồng thời là công cụ tiện ích phục vụ tối đa cho nhu cầu của khách

hàng có thể nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng của mình; đồng thời cung cấp lịch

tàu, thuê tàu, theo dõi chứng từ, theo dõi đơn hàng và một số công cụ tiện ích

khác theo yêu cầu của khách hàng

Mời các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kho vận để tham khảo ý

kiến về xấy dựng một trang web hoàn thiện để có thể đáp ứng một cách hiệu

quả tốt nhất nhu cầu của khách hàng khi truy cập vào Website của ICD

Tanamexco

Tham khảo trang Website đã hoàn thiện của công ty hoạt động trong lĩnh vực

dịch vụ logistics thành công và nổi tiếng nhƣ sotrans. transimex….để từ đó thiết

kế trang website cho công ty với tiện ích sánh bằng công ty trên nhờ vào sự hỗ

trợ của các Website mà công ty liên kết thành công với khách hàng

Thu nhập số liệu về yếu cầu cảu khách hàng cần cập nhật thông tin gì, tìm hiểu

những thông tin gì…để xây dựng trang web đáp ứng tối đa nhu cầu của khách

hàng với tốc độ truy cập nhanh nhất

Đăng ký hệ thống mạng có truy cập ADSL tốc độ cao

Mời các kĩ thuật viên giỏi về thiết kế web

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Nếu xây dựng thành công của trang Web của công ty với đầy đủ tiện ích nhƣ trên

thì sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn, tin tƣởng hơn và chủ động hơn khi lựa

chọn dịch vụ của công ty mà công ty cũng không mấ nhiều thời gian để giải pháp các

thắc mắc của khách hàng nhƣ: tìm lịch tàu, lịch trình của tàu chạy…

70

3.2.4 Giải pháp hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

a. Mục tiêu của giải pháp

Đƣa ICD tiếp cận với các dịch vụ kho vận tiên tiến trên thế giới

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Công ty nên định hƣớng xây dựng hệ thống kho bãi theo mô hình kho ngoại

quan kết hợp kho Cross – docking. Xây dựng hệ thống kho bãi này để đáp ứng nhu cầu

ngày càng lớn của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và giúp tạo ra chất lƣợng dịch

vụ cao hơn. Lợi ích lớn nhất của kho Cross – docking kết hợp với kho ngoại quan là

cho phép khách hàng nhận hàng trƣớc khi làm thủ tục hải quan, phân loại, tổng hợp,

dán mã vạch cho hàng hoá ngay tại kho, sau đó phân phối đến từng của hàng bán lẻ

thuận tiện hơn

Trang bị hiện đại hơn nữa các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc xếp, dỡ, bảo

quản, vận chuyển hàng hóa…đồng thời đƣa toàn bộ hệ thống hóa vào kho ngoại quan

để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tại kho. Cụ thể:

Hệ thống băng chuyền để chuyển tải hàng hoá: hàng hoá đƣợc vận chuyển trong

khu vực kho sẽ không phải sử dụng nhân công trực tiếp, việc di chuyển hàng

hoá sẽ do hệ thống băng chuyền làm. Nhƣ vậy vừa tiết kiệm lao động sống, tiết

kiệm chi phí nhân công lại nâng cao khả năng vận chuyển hàng hoá với khối

lƣợng lớn và tốc độ nhanh hơn, đảm bảo an toàn cho hàng hoá lƣu chuyển trong

kho.

Xe nâng: là một phƣơng tiện không thể thiếu trong nhà kho, tuy nhiên hệ thống

xe nâng của công ty còn yếu, trọng tải thấp, công ty cần đầu tƣ xe nâng hiện đại

nhƣ xe nâng điện tự động, có tải trọng lớn hơn, di chuyển nhanh và đƣợc trang

bị phần mềm quản lý, kết nối trực tiếp với trung tâm quản lý kho, sẽ giúp cho

ngƣời điều khiển có thông tin chính xác về hàng hoá, địa điểm xếp dỡ hàng hoá

thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Nâng cấp hệ thống giá kệ kho hàng để có thể nâng đỡ đƣợc hàng hoá có trọng

lƣợng lớn.

71

Bên cạnh đó cần trang bị thiết bị công nghệ dán mã vạch và đọc mã vạch, với

công nghệ này công ty sẽ kiểm soát đƣợc hàng hoá lƣu chuyển trong kho một

cách dễ dàng

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Nếu xây dựng hệ thống kho bãi với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho

công ty nâng cao đƣợc chất lƣợng dịch vụ, có giá cạnh tranh về dịch vụ hơn so với đối

thủ .

3.2.5 Hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hƣởng của tính thời vụ để tạo thế chủ động

trong hoạt động dịch vụ kho ngoại quan

a. Mục tiêu giải pháp

Hạn chế đến tối đa tính thời vụ, tạo thế chủ động trong hoạt động của ICD.

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ của ICD Tanamexco trong vài

năm qua vẫn mang nặng tính thời vụ, các hoạt động chủ yếu chỉ dồn vào 6 tháng cuối

năm, hoạt động dịch vụ kho ngoại quan thƣờng chịu sự chi phối của hoạt động xuất

nhập khẩu.

Thứ nhất, giảm giá dịch vụ thuê kho ngoại quan trong thời gian ít khách

ICD nên có chính sách giảm giá đối với hoạt động thuê kho ngoại quan hàng nhập từ

nƣớc ngoài về và hàng từ nội địa nhập vào kho ngoại quan chờ xuất qua các quốc gia

khác trên thế giới. Nhƣ chúng ta đã biết, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, điều kiện

tối quan trọng có ý nghĩa quyết định là chất lƣợng dịch vụ, nhƣng điều đầu tiên gây sự

chú ý và thu hút khách hàng, dẫn đến sự so sánh, cân nhắc là giá cả. Vì thế, công ty có

thể áp dụng giải pháp này và lƣu ý đến các phản ứng sau:

o Phản ứng từ phía khách hàng: Một khách hàng có nhiều hợp đồng với ICD

Tanamexco vào cả thời kỳ cao điểm cũng nhƣ thời kỳ vắng khách sẽ cho rằng

ICD đƣa ra biển giá không thống nhất, dễ dẫn đến các phản ứng tiêu cực, làm

ảnh hƣởng không tốt tới quan hệ giữa khách hàng với ICD.

o Phản ứng tứ các đối thủ cạnh tranh khác: nếu ICD Tanamexco đƣa ra mức giá

thấp hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Cụ thể, bên cạnh khu vực đó là

ICD Transimex sẽ phản ứng hạ giá dịch vụ cho thuê kho ngoại quan, thậm chí

72

một số dịch vụ khác có liên quan đến kho ngoại quan hơn cả giá của ICD

Tanamexco. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp và các ICD dễ cuốn vào vòng xoáy

cạnh tranh gây tổn thất lớn mà không bên nào đƣợc lợi. Mặt khác, nếu đến cuối

cùng giảm giá dịch vụ mà số lƣợng hợp đồng vẫn không tăng và tăng không

đáng kể thì công ty có thể bị lỗ nặng . Nên biện pháp giảm giá vẫn đƣợc xem là

biện pháp mạo hiểm, thiếu tính chắc chắn, tính khả thi không cao, khó đạt đƣợc

kết quả nhƣ mong muốn nên giải pháp thứ hai có lẽ sẽ phù hợp hơn.

Thứ hai, tạo cho khách hàng những dịch vụ miễn phí trong thời gian ít khách

Thực chất giải pháp này là mời khách hàng dùng những gói dịch vụ có kèm khuyến

mại, miễn phí một số dịch vụ phụ. Chính sách này có đặc điểm không động chạm đến

cơ cấu giá cả. Các dịch vụ này có thể là:

o Tƣ vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng, tình hình hoạt

động ngoại thƣơng, luật pháp của Việt Nam khi có nhu cầu gửi kho ngoại quan

chờ nhập vào thị trƣờng Việt Nam.

o Tƣ vấn cho khách hàng về các đối tác xuất nhập khẩu có tiềm lực, uy tín trên thị

trƣờng.

o Tƣ vấn cho khách hàng về các hãng tàu có uy tín, đoạn đƣờng đi hợp lý, những

quy định pháp lý, thủ tục để xuất khẩu hoặc nhập khẩu dễ dàng ít tốn chi phí.

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Nếu giải pháp này đạt kết quả tốt, ngoài chiến dịch thông tin mạnh mẽ thì các dịch

vụ mà công ty cung cấp với chất lƣợng cao sẽ đem lại lợi ích thực sự, dễ nhận thấy cho

khách hàng. Khách hàng sẽ đƣợc nhân viên ICD giải thích đầy đủ, rõ ràng về các dịch

vụ mà công ty mang lại. Các dịch vụ cung cấp miễn phí sẽ đem đến cho khách hàng sự

hài lòng cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.

3.2.6 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

a. Mục tiêu giải pháp

Xây dựng và đào tạo đƣợc nguồn nhân lực giỏi về ngoại ngữ, sử dụng thành

thạo các phần mềm quản lý.

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

73

Hàng năm ICD Tanamexco vẫn thu hút nhiều sinh viên từ các trƣờng đại học, cao

đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến thực tập. Cần đào tạo, tuyển chọn những

thực tập sinh có nguyện vọng muốn làm việc tại ICD để từ đó có chính sách đào tạo về

kỹ năng phân tích và vận dụng thành thạo các phần mềm quản lý chuyên dụng, nên có

những khóa học bồi dƣỡng ngoại ngữ thƣờng xuyên để nhân viên ICD có thể trau dồi.

c. Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Nếu nhân viên ICD đƣợc đào tào một cách chuyên sâu nhƣ thế, tƣơng lại ICD sẽ có

đƣợc những nhân viên giỏi, chuyên nghiệp phục vụ đắc lực vào quá trình phát triển

công ty.

3.3 Một số kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan tại

ICD Tanamexco

3.3.1Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

a. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Nhƣ ta đã biết, hiện nay cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động

kho ngoai quan ở nƣớc ta còn yếu kém lạc hậu, mà nhu cầu về dịch vụ này và xu

hƣớng đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào dịch vụ kho ngoại quan Việt Nam

ngày càng lớn. Muốn thu hút các nhà đầu tƣ, cần thiết phải hoàn thiện và nâng cấp cơ

sở hạ tầng này.

Cần phải tiến hành đầu tƣ hiện đại hóa các cảng biển và sân bay, cảng thông

quan nội địa, hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt… theo một quy hoạch tổng thể, có khả

năng tƣơng tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Đầu tƣ và nâng cấp hạ

tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đƣờng sắt, chú trọng xây dựng

các cảng nƣớc sâu và cảng trung chuyển tại Việt Nam.

b. Hỗ trợ kinh phí về công nghệ thông tin

Tuy việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hoạt động kho

ngoại quan và các dịch vụ kho ngoại quan của các doanh nghiệp cần đƣợc khuyến

khích nhƣng trên thực tế, với quy mô và tiềm lực của các doanh nghiệp nƣớc ta nhƣ

hiện nay, việc đầu tƣ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh cho hoạt

động logistics còn khó khăn do chi phí quá lớn huống chi đầu tƣ cho kho ngoại quan,

74

mà chi phí bao gồm cả chi phí mua phần mềm, nâng cấp máy móc và chi phí đào tạo

nhân viên sử dụng công nghệ mới…là rất lớn.

Xây dựng hành lang pháp lý, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng

pháp luật.

Các nghị định ban hành phải đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng, hợp lý và

minh bạch vì không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh

nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực này.

c. Hỗ trợ thủ tục đăng ký xây dựng kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến

kho ngoại quan

Bộ xây dựng cần hỗ trợ nhanh chóng cấp phép cho những kho ngoại quan xây

dựng có khả năng đem lại nguồn thu cho quốc gia và hạn chế tịch thu lại những kho

bãi không đúng chức năng, chiếm vi trí mặt bằng lớn và khá tốn kếm.

d. Xây dựng thêm các kho ngoại quan phục vụ cho mặt hàng nông sản của Việt

Nam

Do yếu về vốn, trình độ kỹ thuật còn yếu và thiếu nên đa số các kho ngoại quan

đƣợc xây dựng nhƣ kho ngoại quan Tân Uyên, kho ngoại quan Tân Tạo…đều có vốn

góp của các công ty có liên doanh nƣớc ngoài. Các kho ngoại quan lớn, có tầm cỡ

thƣờng do nhà nƣớc và các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ chỉ chuyên về lƣu kho một

loại mặt hàng nào đó nhất định, nhƣ kho ngoại quan gỗ, kho ngoại quan vàng, kho

ngoại quan dự trữ dầu thô…vẫn còn thiếu các kho ngoại quan chuyên về các hàng

nông sản trong khi Việt Nam có lợi thế về các mặt hàng này, nếu có kho ngoại quan

cho mạt hàng nông sản thì khả năng cạnh tranh sẽ cao do chúng ta chủ động đƣợc

nguồn hàng.

e. Đối các tổ chức tín dụng, các ngân hàng

Hiện nay, việc cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tƣ sản xuất với lãi suất khá

cao, khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám vay để đầu tƣ, các doanh nghiệp trong

lĩnh vực ngoại thƣơng cũng không nằm ngoài lý do trên. Để đầu tƣ xây dựng một kho

75

ngoại quan theo đúng nghĩa đòi hỏi phải có nguồn vốn dồi dào và cần phải có sự hỗ trợ

của Chính phủ. Nhà nƣớc đã thắt chặt tín dụng nhƣng vẫn có những gói mở cho hoạt

động vay vốn của các doanh nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị đối với tổ chức ngành nghề

Bên cạnh đó cần phải nhắc tới vai trò và chức năng của hiệp hội giao nhận kho

vận Việt Nam, nâng cao vai trò để có thể liên kết các DN với nhau, tạo điều kiện thuận

lợi trong việc hỗ trợ các thành viên trong hiệp hội cùng phát triển bằng việc:

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về các chủ đề pháp lý, kỹ thuật

nghiệp vụ kho ngoại quan… để các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc liên quan trao

đổi ý kiến và quan điểm để đƣa ra cách nhìn đúng đắn nhất.

- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh của thành viên, giới thiệu các thành tựu mà

thành viên đạt đƣợc để các doanh nghiệp cùng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất

lƣợng dịch vụ của doanh nghiệp mình.

- Thu thập và cung cấp cho thành viên các thông tin đầy đủ của các tổ chức nghề

nghiệp quốc tế liên quan, kịp thời thông báo các khuyến nghị, thông tin thay đổi và các

công ƣớc quốc tế đã đƣợc phổ biến và lƣu hành rộng rãi trên thế giới

- Tƣ vấn giúp đỡ các thành viên tiếp cận, gia nhập, tham gia các hoạt động của

các tổ chức nghề nghiệp quốc tế liên quan đến hoạt động kho ngoại quan, hoạt động

logistics.

Tổ chức nghiên cứu học hỏi từ các ngoại quan của Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Singapore…nhằm thu thập đƣợc nhiều bài học hay về áp dụng cho kho ngoại quan

nƣớc nhà.

3.4 Kết luận chƣơng 3

Những thuận lợi, khó khăn từ môi trƣờng bên ngoài giúp ICD nắm đƣợc những

lợi thế của mình cũng nhƣ những thiếu sót, yếu kém trong nội bộ công ty, từ đó đƣa ra

76

những giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện cũng nhƣ phát triển hơn nữa lĩnh vực mà

công ty đang hoạt động dựa trên hoạt động thực tiễn tại ICD.

Đồng thời qua những giải pháp đó, đƣa ra những kiến nghị đối với nhà nƣớc,

các cơ quan, các bộ ngành có liên quan có chính sách khắc phục, hỗ trợ cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

77

KẾT LUẬN

Hoạt động cho thuê kho ngoại quan và các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan

là một lĩnh vực mới, nhƣng lại chƣa đƣợc chú ý đầu tƣ một cách hợp lý. Các công ty

nƣớc ngoài rất quan tâm đến việc đầu tƣ kho ngoại quan để họ đƣa hàng vào dự trữ,

khi cần là xuất hoặc nhập khẩu ngay. Đây là một trong những thuận lợi và động lực để

Việt Nam có thể đầu tƣ vào xây dựng kho ngoại quan đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp

thiết của tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc lẫn quốc tế. Muốn nhƣ thế

đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ bên trong của toàn bộ công nhân viên ICD và hỗ trợ từ bên

ngoài của các cơ quan chức năng, chính sách khuyến khích phát triển của chính phủ và

hội ngành nghề nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh kho ngoại quan

trở thành mũi nhọn của ngành.

78

PHỤ LỤC

1. Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan

2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan

3. Vận đơn đƣờng biển (B/L)

4. Packing list

5. Lệnh giao hàng (D/O)

6. Giấy báo nhận hàng

7. Phiếu giao container

8. Phiếu xác nhận dăng ký tờ khai hải quan

9. Biên bản bàn giao hàng nhập cảng