2
Bảo tồn rừng ngập mặn thông qua nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau, Việt Nam Đối tác Thông tin liên lạc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Hỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án. Dựa vào thành công của dự án, tỉnh sẽ chia sẻ các bài học kinh nghiệm trên phạm vi rộng hơn. Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV SNV thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất tôm bền vững có chứng chỉ sinh thái và kết nối thị trường, phục hồi rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) IUCN có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện các dự án liên quan đến rừng ngập mặn tại Việt Nam và Thái lan, bao gồm hỗ trợ và xây dựng chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng ngập mặn. Trong dự án này IUCN thực hiện hợp phần về chính sách tại Việt Nam và các hoạt động tại Thái lan. Dự án này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI). Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB) hỗ trợ sáng kiến này theo quyết định của Chính Phủ Cộng hòa Liên Bang Đức. Địa điểm dự án Để biết thêm thông tin, xin liên hệ: Nguyễn Thị Bích Thủy, Quản lý Dự án tại Việt Nam [email protected]

Đ˚i tác Thông tin liên l˛c - iucn.org · IUCN có kinh nghi˝m lâu năm trong vi˝c th˛c hi˝n các d˛ án liên quan đ n rng ngp mn t˙i Vi˝t Nam và Thái lan, bao gm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đ˚i tác Thông tin liên l˛c - iucn.org · IUCN có kinh nghi˝m lâu năm trong vi˝c th˛c hi˝n các d˛ án liên quan đ n rng ngp mn t˙i Vi˝t Nam và Thái lan, bao gm

Bảo tồn rừng ngập mặn thông qua nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau, Việt Nam

Đối tác Thông tin liên lạc

Sở NNPTNT tỉnh Cà MauHỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án. Dựa vào thành công của dự án, tỉnh sẽ chia sẻ các bài học kinh nghiệm trên phạm vi rộng hơn.

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV SNV thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất tôm bền vững có chứng chỉ sinh thái và kết nối thị trường, phục hồi rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau.

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) IUCN có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện các dự án liên quan đến rừng ngập mặn tại Việt Nam và Thái lan, bao gồm hỗ trợ và xây dựng chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng ngập mặn. Trong dự án này IUCN thực hiện hợp phần về chính sách tại Việt Nam và các hoạt động tại Thái lan.

Dự án này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI). Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB) hỗ trợ sáng kiến này theo quyết định của Chính Phủ Cộng hòa Liên Bang Đức.

Địa điểm dự án

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

Nguyễn Thị Bích Thủy, Quản lý Dự án tại Việt Nam [email protected]

Page 2: Đ˚i tác Thông tin liên l˛c - iucn.org · IUCN có kinh nghi˝m lâu năm trong vi˝c th˛c hi˝n các d˛ án liên quan đ n rng ngp mn t˙i Vi˝t Nam và Thái lan, bao gm

Bối cảnh Dự án

Việt Nam đã mất một nửadiện tích rừng ngập mặntrong vòng 30 năm qua, và nguyên nhân chủ yếu trong thời gian gần đây là do chặt phá rừng để đào ao nuôi tôm.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm lại gây hại đối với rừng ngập mặn và môi trường. Tình trạng này mang lại những hậu quả nghiêm trọng: rừng ngập mặn ngăn chặn sóng thủy triều và nước dâng do bão; là môi trường nuôi dưỡng cá; cung cấp gỗ, mật ong và các sản phẩm khác; nâng độ cao cho đất nhờ giữ phù sa bồi lắng. Rừng ngập mặn có trữ lượng các-bon cao hơn các loại rừng khác. Rừng ngập mặn phát triển khỏe mạnh sẽ góp phần quan trọng trong [nỗ lực giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Kết quả đạt được (2013-2015)

2.000 hộ nuôi tôm được tập huấn về hệ sinh thái, chứng chỉ tôm sinh thái quốc tế và các kỹ thuật nuôi tôm sinh thái.

Hơn 200 hộ dân đã được chi trả tổng cộng gần 300 triệu đồng cho dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES).

Hơn 500 hộ nuôi tôm sinh thái có chứng chỉ đã được công ty Minh Phú chi trả gần 600 triệu đồng.

Gần 800 hộ nuôi tôm đã được cấp chứng nhận Naturland và được tặng thưởng cho công tác khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. 1.500 hộ hiện đang trong quá trình xin cấp chứng nhận.

80 héc-ta rừng ngập mặn (thuộc quyền sử dụng của 402 hộ dân) từng bị phá hủy để nuôi tôm trong các thập kỷ trước đã được trồng lại.

Dự kiến nâng diện tích tôm sinh thái có chứng nhận lên 20.000 héc-ta vào năm 2020, với mục tiêu lâu dài là khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn trên toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau.

“Bảo tồn Rừng ngập mặn thông qua nuôi tôm bền vững và giảm phát thải” (MAM) là sáng kiến khôi phục rừng ngập mặn và xúc tiến chứng chỉ tôm sinh thái tại tỉnh ven biển Cà Mau.

Thông qua chứng nhận sinh thái, người nuôi tôm được kết nối trực tiếp với các công ty chế biến và từ đó có lợi nhuận cao hơn từ sản xuất tôm rừng ngập mặn. Ngoài ra, dự án MAM còn hỗ trợ các công ty chế biến tiếp cận thị trường sinh thái quốc tế.

Công ty chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới Minh Phú cam kết mua lại toàn bộ tôm sinh thái từ các hộ nuôi tôm thuộc dự án MAM với mức giá cao hơn tôm thường. Công ty chi trả 500.000 đồng cho mỗi héc-ta rừng trồng và khoản tiền phụ trội là 3.000 đồng cho mỗi kg tôm sinh thái có chứng nhận.

www.snv.org www.iucn.org/vietnam