48
THÔNG TIN STINFO KHOA HOC&COÂNG NGHEÂ www.cesti.gov.vn TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN ISSN 1859 - 2651 Số 10.2013 NÔNG NGHIỆP: tăng sản lượng “vượt” thách thức Kỳ ảo nước từ Chất chuẩn xác định dược liệu thật hay giả CAS - Bảo quản chất lượng hoàn hảo cho nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam Phong phú thực phẩm từ sắn

ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHE · yêu cầu. Chỉ cần lựa chọn những tài liệu theo danh sách hiện có, hoặc đưa ra yêu cầu về lĩnh vực quan tâm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THÔNG TIN

STINFO

KHOA HOC&COÂNG NGHEÂw

ww

.ce

sti.

go

v.vn

TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN

ISSN 1859 - 2651

Số 10.2013

NÔNG NGHIỆP: tăng sản lượng “vượt” thách thức

Kỳ ảo nước từ

Chất chuẩn xác định dược liệu thật hay giả

CAS - Bảo quản chất lượng hoàn hảo cho nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam

Phong phú thực phẩm từ sắn

1. Cung cấp thông tin trực tuyến: cấp tài khoản truy cập và khai thác thư mục, toàn văn tài liệu trên các cơ sở dữ liệu quan trọng trong nước và quốc tế thông qua hệ thống mạng www.cesti.gov.vn

2. Chuyển giao thông tin theo chuyên ngành: cung cấp tài liệu chuyên ngành theo yêu cầu. Chỉ cần lựa chọn những tài liệu theo danh sách hiện có, hoặc đưa ra yêu cầu về lĩnh vực quan tâm.

3. Phục vụ trực tiếp tại thư viện: được hướng dẫn tận tình với hệ thống phòng đọc mở, có thể tìm đọc tài liệu dạng giấy, CD-ROM, CSDL trực tuyến.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP. HCM

THƯ VIỆN

Nơi tập hợp nguồn lực thông tin KH&CN: 9 Nội dung đa ngành

9 Loại hình đa dạng

9 Cập nhật thường xuyên

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCMPhòng Tư liệu

Địa chỉ: 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCMTel: 08 3823 2197, 08 3829 7040 (nội bộ 302) / Fax: 08 3829 1957 / Email: [email protected]

Tạo cơ hội tiếp cận nhanh nhất đến nguồn tư liệu KH&CN.Với nhiều hình thức phục vụ phong phú, thuận tiện cho người sử dụng:

Địa chỉ liên hệ:

• CSDL kết quả nghiên cứu Quốc gia: hơn 8.000 kết quả nghiên cứu KH&CN quốc gia về tất cả các lĩnh vực.

• CSDL Kết quả nghiên cứu TP. HCM: 1.700 kết quả nghiên cứu được đăng ký và triển khai tại TP. HCM.

• CSDL tạp chí chuyên ngành: hơn 100.000 bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí các chuyên ngành trong nước, được cập nhật hàng ngày.

• CSDL tiêu chuẩn: hơn 11.600 tiêu chuẩn và quy chuẩn của Quốc gia, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thế giới (ISO) và các quốc gia khác.

• CSDL phim KH&CN: hơn 500 phim nghiên cứu về các vấn đề KH&CN được ứng dụng trong thực tế cuộc sống,…

• CSDL SpringerLink: thông tin từ hơn 2.743 tạp chí đa ngành; 5 triệu dữ liệu và các tài liệu tham khảo điện tử; 45.000 sách điện tử mang tính học thuật cao, được cập nhật hàng ngày.

• CSDL ProQuest: truy cập tới 11.250 tạp chí (8.400 tạp chí toàn văn), 479 báo toàn văn và các luận văn, báo cáo của Ox Research và EIU về 252 quốc gia và khu vực, hồ sơ doanh nghiệp, báo cáo công nghiệp ...được cập nhật hàng ngày.

• CSDL sáng chế Wipsglobal: truy cập tới hơn 110 triệu tư liệu sáng chế, kèm chức năng tìm kiếm và công cụ phân tích xu hướng phát triển của các ngành công nghệ.

Nguồn lực thông tin

STinfo SỐ 10 - 2013

mục lụcSỐ 10 - THÁNG 10.2013

1

02-04 TIN TỨC & SỰ KIỆN�Trao giải CIO và CSO Đông Nam Á�Vật liệu tiên tiến và ứng dụng�Tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các giải pháp giảm phát thải

khí nhà kính ở Việt Nam�Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Tin học TP. HCM, Lễ trao giải Top 5

và Huy chương vàng ICT Việt Nam 2013, Hội thảo Quốc tế thường niên Toàn cảnh Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (VIO 2013)

�Thúc đẩy truyền thông về đổi mới sáng tạo�Doanh nghiệp và vấn đề sống còn: đổi mới công nghệ và quản trị �Quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện

nghiên cứu�Kiến trúc hiệu quả năng lượng�Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp (VIIP)�"Sản xuất và ứng dụng chất giữ ẩm để nâng cao hiệu quả phân bón

và tăng khả năng chống hạn cho cây trồng vào mùa khô"

05-12 THẾ GIỚI DỮ LIỆU�Phát triển cây lương thực của người nghèo

13-30 KHÔNG GIAN CÔNG NGHỆ�Nông nghiệp: tăng sản lượng “vượt” thách thức�Châu Phi tự nuôi mình và nuôi thế giới�Giới thiệu kết quả nghiên cứu KH&CN tại TP.HCM�Chợ CN&TB TP. Hồ Chí Minh�Hỏi - Đáp công nghệ: cách bảo quản để giữ nguyên mùi vị và màu sắc

của tôm tươi�Sáng chế về xe đạp�Chất chuẩn xác định dược liệu thật hay giả

31-36 SUỐI NGUỒN TRI THỨC�Kỳ ảo nước từ�Tiếng ồn trắng: “ốc đảo” yên tĩnh trong hỗn độn

37-40 DOANH TRƯỜNG KH&CN�Thủ tục liên quan đến kho hàng�CAS - Bảo quản chất lượng hoàn hảo cho nông, thủy sản và thực phẩm

Việt Nam

41-44 MUÔN MÀU CUỘC SỐNG�Phong phú thực phẩm từ sắn

BAN BIÊN TẬP

Quyền Tổng biên tập:

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

Các thành viên:

KS. Trần Trung Hải

KS. Hoàng Mi

CN. Nguyễn Thảo Nhiên

ThS. Nguyễn Thanh Phong

CN. Nguyễn Thị Vân

TRÌNH BÀY

Hoàng Thi

Phát hành vào tuần đầu hàng tháng

Địa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM

ĐT: (08) 3825 6321 - 3829 7040 Ext. 402

Fax: (08) 3829 1957

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:

699/GP-BTTTT do Bộ Thông tin

và Truyền thông cấp ngày 08/5/2008

THÔNG TIN

STINFO

KHOA HOC&COÂNG NGHEÂw

ww

.ce

sti.

go

v.vn

TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN

ISSN 1859 - 2651

Số 10.2013

NÔNG NGHIỆP: tăng sản lượng “vượt” thách thức

Kỳ ảo nước từ

Chất chuẩn xác định dược liệu thật hay giả

CAS - Bảo quản chất lượng hoàn hảo cho nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam

Phong phú thực phẩm từ sắn

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 10 - 2013

LAM VÂN

YÊN LƯƠNG

Lễ trao giải thưởng Lãnh đạo Công nghệ thông tin (CNTT) và An ninh thông tin (ANTT) Đông Nam Á

tiêu biểu lần thứ 9 năm 2013 (The 9th ASEAN CIO/CSO Awards) diễn ra ngày 25/9/2013 tại TP. HCM đã vinh danh 20 CIO và 8 CSO, trong đó Việt Nam có 9 ứng viên CIO và 1 ứng viên CSO đạt giải.

Giải thưởng năm nay có hơn 450 hồ sơ của các ứng viên đến từ Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… Điểm đặc biệt của giải thưởng năm nay là lần đầu tiên hai giải thưởng dành cho các CIO và CSO được phối hợp tổ chức với chủ đề “kết nối”, thể hiện sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ giữa công việc của các CIO và CSO trong sự phát triển không ngừng của CNTT ngày nay. Các ứng viên được trao giải năm nay có độ tuổi trung bình khá cao, đều có thâm niên công tác trong lĩnh vực CNTT và ANTT, đặc biệt có nhiều năm làm lãnh đạo CNTT. Các ứng viên Việt Nam đã đạt giải như: Hoàng Dương Tùng (Tổng cục Môi trường), Nguyễn Thanh Long (BIDV), Tạ Bá Hưng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Đặng Công Ngữ (Sở Nội vụ Đà Nẵng)…

Giải thưởng Lãnh đạo CNTT & ANTT nhằm tìm kiếm và tôn vinh các lãnh đạo CNTT, ANTT tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp, những người có nhiều thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, lãnh đạo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT cũng như ANTT, góp phần quan trọng cho việc đổi mới sáng tạo, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Giải thưởng do Tập đoàn Dữ liệu quốc

Trao giải CIO và CSO Đông Nam Á

Công bố và giao lưu với các CIO/CSO đạt giải. Ảnh: VN

tế IDG phối hợp với Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, UBND TP. HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Song song đó là Hội nghị CIO/CSO dành cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc phát triển CNTT & ANTT trong doanh nghiệp và Lễ trao giải sản phẩm CNTT tiêu biểu 2013. Tại hội nghị, các CIO, CSO đạt giải đã trao đổi chia sẻ kinh nghiệm xung quanh các chủ đề: CIO và trách nhiệm trong “xã hội kéo" – đẩy mạnh phát triển kinh doanh; CSO – tối ưu hóa hạ tầng kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp; CIO khối Chính phủ - cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công; cơ cấu bảo mật trong bối cảnh mới. �

Ngày 6/9/2013, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM phối hợp với Phân hội Hóa hữu cơ phía Nam tổ chức

hội nghị Vật liệu tiên tiến và ứng dụng – AMA 2013.

Ông Phan Minh Tân – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM cho biết, từ những năm 1990, Sở KH&CN TP. HCM đã tiên phong đề xuất và chủ động xây dựng chương trình vật liệu mới nhằm tạo ra các loại vật liệu có khả năng đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Các hướng nghiên cứu trọng tâm như vật liệu composite và vật liệu nhựa, vật liệu kim loại, vật liệu nano… thời gian qua đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về phát triển của một số ngành công nghiệp của Thành phố nhất là trong lĩnh vực công nghiệp nhựa, polime và composite, công nghiệp cao su. Một số sản phẩm vật liệu tiên tiến như nano bạc, nano TiO2,

carbon nanotube, … đã được nghiên cứu thành công và đang triển khai vào một số lĩnh vực như nuôi trồng thủy hải sản, bảo vệ môi trường và điện tử bán dẫn.

Các nhà khoa học đã trình bày và thảo luận các đề tài nghiên cứu về vật liệu nano trong y sinh, trong lĩnh vực năng lượng; chế tạo và thử nghiệm hệ nano lai phân tán/chất hoạt động bề mặt tăng cường thu hồi dầu ở điều kiện vỉa xa bờ với nhiệt độ cao và áp suất cao; sử dụng chất lỏng ion mới để xử lý rong tảo trên cạn phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học; ... Các đại biểu cho rằng thời gian tới, cần ưu tiên nghiên cứu các đề tài có tính ứng dụng cao như công nghệ sản xuất kim loại sạch và siêu sạch, các vật liệu kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở đất hiếm; các loại vật liệu xây dựng không nung chất lượng cao; các loại thủy tinh y tế, thủy tinh cách nhiệt. �

Vật liệu tiên tiến và ứng dụng

2

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 10 - 2013

ĐIỂM TIN VÂN NGuYễN thực hiện

Tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là chủ đề của hội thảo do Viện Khoa học Quản lý môi trường tổ chức ngày 13/9/2013 tại TP. HCM. Hội thảo trình bày các báo cáo và thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bài học cho Việt Nam; tình hình thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý nước thải và chất thải rắn tại TP. HCM; lượng hóa lợi ích kép của các giải pháp giảm khí nhà kính thông qua quản lý chất thải. �

Trong hai ngày 19 và 20/9/2013 tại TP. HCM đã diễn ra chuỗi sự kiện do Hội Tin học TP. HCM chủ trì tổ chức gồm Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Tin học TP. HCM, Lễ trao giải Top 5 và Huy chương vàng ICT Việt Nam 2013, Hội thảo Quốc tế thường niên Toàn cảnh Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (VIO 2013). VIO2013 tập trung vào chủ đề “những tác động của các xu hướng công nghệ mới ảnh hưởng đến quản lý, phát triển hạ tầng, kinh doanh và ứng dụng CNTT tại Việt Nam”. Ban tổ chức đã trao 21 Cup Top 5 và 30 Huy chương vàng ICT cho các đơn vị hoạt động sản xuất, lắp ráp, phân phối và bán lẻ sản phẩm CNTT - viễn thông; dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT; dịch vụ internet, viễn thông; nội dung số; sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm; gia công - sản xụất phần mềm xuất khẩu; đào tạo CNTT. �

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Phó Giám đốc Sở TT-TT TP. HCM) và ông Vũ Anh Tuấn (Tổng thư ký HCA) trao

giải Top 5 và Huy chương vàng ICT cho các đơn vị đạt giải. Ảnh: VN.

Ngày 25/9/2013, tại TP. HCM, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo Thúc đẩy truyền thông về đổi mới sáng tạo. Hội thảo đã giới thiệu về Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP); hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực phía Nam; hoạt động đổi mới sáng tạo của Trường ĐH Bách khoa TP. HCM; thành công từ đổi mới sáng tạo tại Công ty TNHH Môi trường Nano... IPP là chương trình đầu tiên về đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, được hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan ký kết thực hiện từ năm 2009 gồm các hợp phần xây dựng môi trường thể chế; tăng cường năng lực về quản lý KH&C và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ quá trình đổi mới và quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân; tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Phần Lan. Giai đoạn 1 của dự án (2009 – 2013) đã được triển khai tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ, Lâm Đồng và An Giang. �

Doanh nghiệp và vấn đề sống còn: đổi mới công nghệ và quản trị là chủ đề của hội thảo do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM tổ chức ngày 25/9/2013 tại TP. HCM. Hội thảo tập trung vào vấn đề tương tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh và làm thế nào để gia tăng kết nối giữa viện, trường với doanh nghiệp. Tại hội thảo, ban tổ chức đã công bố đề án hợp tác giữa Bộ KH&CN và Hội Doanh nghiệp HVNCLC về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận và thực thi hiệu quả đổi mới sáng tạo KH&CN và quản trị. Với đề án này, 5 nhóm hoạt động trọng tâm sẽ được thực hiện từ tháng 10/2013 gồm: khảo sát thực trạng đổi mới sáng tạo hàng năm và kiến nghị chính sách; truyền thông, xây dựng Câu lạc bộ

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân tham dự và chủ trì hội thảo. Ảnh: VN.

Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; hợp tác về sở hữu trí tuệ; xúc tiến thị trường công nghệ. �

3

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 10 - 2013

Hội thảo giới thiệu dự án Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp (VIIP) được Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ ngày 27/9/2013 tại TP. HCM. Dự án VIIP do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Chính phủ Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 55 triệu USD, được thực hiện trong 5 năm (2013 – 2018). Mục tiêu chủ yếu của dự án là hỗ trợ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp... trong việc hoàn thiện, tiếp nhận, nâng cấp, phát triển, mở rộng quy mô và thương mại hóa công nghệ, đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ người thu nhập thấp, góp phần cải thiện đời sống của người thu nhập thấp. Các lĩnh vực được dự án ưu tiên hỗ trợ là y dược cổ truyền; công nghệ thông tin – truyền thông; nông nghiệp, thủy – hải sản. �

Ngày 27/9/2013, tại TP. HCM, Bộ Xây dựng phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM tổ chức hội thảo chuyên đề Kiến trúc hiệu quả năng lượng. Hội thảo giới thiệu các kỹ năng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ và trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng đảm bảo cho công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các chủ đề được hội thảo trình bày và thảo luận gồm phân tích hiện trạng và các giải pháp về công nghệ tiết kiệm năng lượng; hiện trạng và giải pháp về thiết kế kiến trúc của các tòa nhà tại Việt Nam; giới thiệu một số công trình xanh tiêu biểu tại Việt Nam và công trình xanh bền vững theo giải pháp kiến trúc của Đan Mạch. �

Hội thảo Quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu do Cục Sở hữu Trí tuệ phối hợp với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Viện Sáng kiến và Sáng chế Nhật Bản tổ chức ngày 27/9/2013 tại TP. HCM. Hội thảo giới thiệu về hệ thống chính sách và hỗ trợ về SHTT đối với các trường đại học ở Nhật Bản; hiện trạng hoạt động SHTT trong các trường đại học/viện nghiên cứu ở Việt Nam; quản lý tài sản trí tuệ trong các trường đại học tại Nhật Bản; hợp tác doanh nghiệp – giới học thuật về thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học/viện nghiên cứu ở Nhật Bản. �

Ông Trịnh Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: VN.

GS.TS Vương Thanh Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trình bày báo cáo “tăng trưởng xanh với

công nghệ sáng tạo tại Việt Nam”. Ảnh: VN.

4

Ngày 30/9/2013, tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa VN và Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ tổ chức chương trình báo cáo “Phân tích xu hướng công nghệ” với chuyên đề: “Sản xuất và ứng dụng chất giữ ẩm để nâng cao hiệu quả phân bón và tăng khả năng chống hạn cho cây trồng vào mùa khô”. Báo cáo đã đánh giá tổng quan tình hình sản xuất và ứng dụng chất giữ ẩm để nâng cao hiệu quả phân bón và tăng khả năng chống hạn cho cây trồng trên thế giới và Việt Nam. Phân tích xu hướng nghiên cứu sản xuất chất giữ ẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế cho thấy thập niên 70 đã có sáng chế đăng ký liên quan đến nghiên cứu và sản xuất chất giữ ẩm và tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây. Các diễn giả cũng đã giới thiệu kết quả nghiên cứu chất giữ ẩm như AMS-1, GAM – Sorb theo hướng tiết kiệm nước tưới, phân bón và ứng phó với biến đổi khí hậu trong canh tác nông nghiệp ở Việt Nam. Các đại biểu từ Long An, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, v.v... cũng đã có những câu hỏi thảo luận và chia sẻ thực tế. �

Bà Bùi Thanh Bằng - Giám đốc Trung tâm Thông tin KH&CN khai mạc buổi báo cáo phân tích xu hướng

công nghệ. Ảnh: Thanh Hùng.

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

Xu thế sản lượng luôn tăngSắn là loại cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển, sản lượng hàng năm trên thế giới khoảng hơn 200 triệu tấn. Năm 2013, sắn tiếp tục được mở rộng sản xuất. Ở châu Phi sắn là cây xóa đói giảm nghèo, là loại cây chiến lược đảm bảo nguồn lương thực. Ở châu Á, sản lượng sắn biến động tùy vào tỉ lệ phát triển giữa sắn và bắp, vào sản xuất thức ăn gia súc và ethanol. Trung Quốc đã đẩy mạnh sản xuất ethanol từ sắn, năm 2008 đạt sản lượng một triệu tấn ethanol. Thái Lan đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất ethanol từ sắn. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5%, bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm sản xuất ethanol từ sắn.

Từ năm 1980 đến 2011, sản lượng sắn thế giới đã tăng gấp đôi, từ 124 triệu tấn lên 252 triệu tấn, mức tăng trưởng chỉ sau bắp. Châu Phi là khu vực có sản lượng sắn cao nhất, kế đến là châu Á và Mỹ La Tinh. Năm 2010, Nigeria là nước đứng đầu về sản lượng, kế đến là Brazil và Indonesia. Đến 2012, sản lượng sắn Nigeria vẫn giữ vững vị trí quán quân, chiếm đến 18% sản lượng thế giới, Thái Lan vượt lên đứng thứ nhì: 10% và thứ ba là Indonesia: 9%, Brazil xuống hạng tư: 8%

Phát triển cây lương thực của người nghèo

Đa dụng lại rất dễ trồng, là cây lương thực chủ yếu ở nhiều châu lục và nay là loại cây dùng trong công nghiệp nên sắn (khoai mì) rất được quan tâm phát triển.

VŨ TRuNG

Năm Diện tích(triệu ha)

Năng suất bình quân(tấn/ha)

Sản lượng(triệu tấn)

1995 16,43 9,84 161,79

1996 16,25 9,75 158,51

1997 16,05 10,06 161,60

1998 16,56 9,90 164,10

1999 16,56 10,31 170,92

2000 16,86 10,70 177,89

2001 17,71 10,73 184,36

2002 17,31 10,61 183,82

2003 17,59 10,79 189,99

2004 18,51 10,94 202,64

2005 18,69 10,87 203,34

2006 20,50 10,90 224,00

2007 18,49 12,25 226,42

2008 19,11 12,14 232,01

2009 19,05 12,36 235,45

2010 18,92 12,51 236,71

2011 19,64 12,84 252,2

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, năm 1995 – 2011

Nguồn: Trần Công Khanh, tổng hợp từ FAOSTAT.

5

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

80

100

120

140

160

180

200

220

240

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

2011

Bắp Sắn Lúa Lúa mì Khoai tây

Phát triển sản lượng sắn so với các loại cây lương thực khác trên thế giới,từ năm 1980-2011

Ghi chú: Chỉ số năm 1980 = 100

Nguồn: Save and grow: Cassava A guide to sustainable production intensification, Tổ chức Lương nông thế giới (Food Argriculture Organization-FAO), 2013.

Sản lượng sắn theo châu lục, năm 2006-2011

Nguồn: FAO.

0

100

200

300

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Triệu tấn

Châu Phi

Châu Á

Mỹ Latin

6

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

Khác50%

Indonesia9%

Congo5% Thái Lan

10%

Nigeria18%

Brazil8%

Xuất nhập sắn trên thế giới Các nước dẫn đầu xuất khẩu sắn là Thái lan, Việt Nam, Costa Rica, Indonesia, Netherland… Năm 2011, Thái Lan xuất khẩu khoảng 7,4 triệu tấn (quy ra lượng sắn lát tương đương), chiếm 80% lượng sắn xuất khẩu thế giới, kế đến là Việt Nam, chỉ chiếm 10%.

Trung Quốc là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới, khoảng 6 triệu tấn mỗi năm, chiếm hơn 80% lượng sắn nhập khẩu toàn cầu, là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ethanol. Kế đến là Hàn Quốc, Nhật, Indonesia,...

Các nước dẫn đầu sản lượng sắn trên thế giới, năm 2010

Nigeria Brazil Indonesia Thái Lan DRC Angola Ghana Việt Nam

Sàn lượng (Ngàn tấn)

37.504 24.354 23.908 22.006 15.050 13.859 13.504 8.522

Tỷ lệ trên thế giới (%)

16,34 10,61 10,42 9,59 6,56 6,04 5,88 3,71

Ghi chú: DRC: Cộng hòa Dân chủ Congo (République Démocratique du Congo)Nguồn: Ghana Investment Promotion Center;The Business case for investing in Dutch agricultural development and trading

company expansion into Ghana.

Tỷ lệ sản lượng sắn các nước trên thế giới, 2012

Nguồn: FAO.

Lượng xuất khẩu sắn của thế giới và một số nước, 2008-2011ĐVt: 1.000 tấn

Năm 2008 2009 2010 2011

Bột sắn và tinh bột sắn

Thế giới 4.265 5.929 5.483 5.249

Thái Lan 3.963 4.993 4.864 4.427

Việt Nam 946 600 250 500

Sắn lát và bã sắn

Thế giới 5.187 6.862 6.127 6.155

Thái Lan 2.848 4.411 4.411 2.927

Việt Nam 437 2.000 1.200 2.000

Campuchia 170 100 250 1.000

Tổng lượng xuất khẩu thế giới 9.452 12.791 11.610 11.404

Nguồn: FAO.

7

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

0

200

400

600

800

1000

1200

Các nước dẫn đầu xuất khẩu sắn khô, năm 2008

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

ĐVt: ngàn tấn

Các nước dẫn đầu xuất khẩu bột sắn, năm 2008

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

ĐVt: ngàn tấn

8

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

0

100

200

300

400

500

600

700

800

0

500

1000

1500

2000

Trung Quốc

Hàn Quốc

Tây Ban Nha

Bỉ Hà Lan Pháp Thái Lan

Đức Mỹ Nhật

Các nước dẫn đầu nhập khẩu sắn khô, năm 2008

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

ĐVt: ngàn tấn

Các nước dẫn đầu nhập khẩu bột sắn, năm 2008

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

ĐVt: ngàn tấn

9

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

Sản xuất và xuất khẩu sắn ở Việt NamCây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Tính đến 2012, Việt Nam có 550,6 ha trồng sắn, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn. Sắn được canh tác ở hầu hết các tỉnh. Diện tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Trồng sắn đạt năng suất cao là vùng Đông Nam Bộ (25,9 tấn/ha), trong khi năng suất bình quân của cả nước là 17,7 tấn/ha. Năng suất trồng sắn ở Việt Nam được cải thiện đáng kể (năm 1961 khoảng hơn 7 tấn/ha, chỉ bằng phân nữa Thái Lan), theo FAO, năm 2009, năng suất sắn bình quân ở các nước dẫn đầu sản lượng trên thế giới là: Nigeria: 11,79 tấn/ha, Brazil: 13,84 tấn/ha, Thái Lan: 21,6 tấn/ha.

Ở Việt Nam, 70% sản lượng sắn và tinh bột được xuất khẩu, 30% tiêu thụ nội địa. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật, Úc…, và các nước châu Âu như Nga, các nước EU. Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 1,35 tỉ USD, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan.

Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn với giá trị hơn 600 triệu USD, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2012. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sắn lát và củ tươi sang Trung Quốc giảm mạnh (24,6%) nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp đôi; xuất khẩu tinh bột sắn giảm nhẹ do thị trường Indonesia và Philippinens giảm mạnh (giảm lần

Năm Diện tích (Ngàn/ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (Triệu tấn)

1995 164,30 9,84 1,62

1996 275,60 7,50 2,06

1997 254,40 9,45 2,40

1998 235,50 7,55 1,77

1999 226,80 7,96 1,80

2000 234,90 8,66 2,03

2001 250,00 8,30 2,07

2002 329,90 12,6 4,15

2003 371,70 14,06 5,23

2004 370,00 14,49 5,36

2005 425,50 15,78 6,72

2006 474,80 16,25 7,77

2007 496,80 16,07 7,98

2008 557,40 16,85 9,3

2011 558,40 17,72 9,9

2012 550,60 17,70 9,74

Phát triển diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam

Nguồn: Trần Công Khanh, Niên giám thống kê, asiacreative.vn

Trồng sắn theo khu vực, năm 2012

Khu vực Diện tích (Ngàn ha)

Năng suất (Tấn/ha)

Sản lượng (Ngàn tấn)

Cả nước 550,6 17,7 9.745,5

Đồng bằng sông Hồng 6,7 15,7 105,1

Trung du và miền núi phía Bắc 117,0 12,7 1.486,5

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

174,9 17,6 3.027,5

Tây Nguyên 149,5 17,0 2.542,0

Đông Nam Bộ 96,0 25,9 2.485,1

Đồng bằng sông Cửu Long 6,5 15,3 99,3

Nguồn: asiacreative.vn

Giá trị xuất khẩu sắn lát/sắn củ tươi của Việt Nam theo thị trường(Trong 5 tháng 2013 so với cùng kỳ từ 2010-2013)

ĐVt: triệu USD

Thị trường 5T/2010 5T/2011 5T/2012 5T/2013

Trung Quốc 138,5 289,3 342,6 258,4

Hàn Quốc 5,4 3,5 21,6 42,2

Philippines 0 1,9 0 6,4

Khác 1,3 7,2 1,8 2,0

Tổng 145,2 301,8 365,9 309,0

Nguồn: AgroMonitor.

10

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

lượt 87,7% và 17,7% so với cùng kỳ năm trước) dù có tăng trưởng nhẹ ở thị trường Trung Quốc và Đài Loan.

Từ năm 2010 đến nay, giá sắn lát ở Việt Nam dao động từ 4.000đ đến hơn 6.000 đ/kg, cao nhất khoảng giữa năm 2011. Giá sắn biến động theo mùa vụ, phẩm chất, theo vùng và thị trường nhập khẩu sắn và các phẩm sắn của Việt Nam, có tác động mạnh là thị trường Trung Quốc. Hiện với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn thế giới, nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm sắn hy vọng sẽ đạt 2 tỉ USD/năm và có mức giá thu mua ổn định cho người trồng sắn. �

ĐVt: triệu USD

Thị trường 5T/2010 5T/2011 5T/2012 5T/2013

Trung Quốc 116,2 219,0 257,5 260,9

Đài Loan 3,2 9,4 13,1 14,4

Philippines 1,8 1,2 10,9 9,0

Malaysia 1,5 0,6 5,4 7,1

Ấn Độ 0,1 0,9 0,2 2,6

Indonesia 0,0 0,1 19,8 2,4

UAE* 0,1 0,6 0,9 1,4

Chi Lê 0,0 0,0 0,0 1,0

Khác 4,0 9,7 11,9 4,7

Tổng 126,9 241,5 319,6 303,4

Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam theo thị trường(Trong 5 tháng 2013 so với cùng kỳ từ 2010-2013)

*uAE: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất còn gọi là Emirates Nguồn: AgroMonitor.

Giá mua sắn lát tại Đồng Nai, Bình Dương theo tuần, từ năm 2010-2012

Giá mua sắn lát tại Đồng Nai, Bình Dương của doanh nghiệp theo tuần, 2010-2012. Nguồn: Agromonitor

11

VNĐ/Kg

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

STinfo SỐ 10 - 2013

Thế giới dữ liệu

Giá củ sắn tươi của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, tháng 7/2011

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

Nguồn: FAO.

0

20

40

60

80

100

120

140

Campuchia Trung Quốc Indonesia Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam

USD/Tấn

12

0

200

400

600

Biến động giá sắn trên thế giới, từ T10/2009- T10/2012USD/tấn

2009 2010 2011 2012

Bột / tinh bột sắn(f.o.b Bangkok)

Sắn lát(f.o.b Bangkok)

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Julian Cribb, trong cuốn “The coming famine” - tạm dịch là nạn đói đang đến, năm 2010 đã tiên đoán rằng dù những cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào 2007-2008 chưa gây nạn đói nhưng lại là mối nguy hết sức to lớn của hành tinh, thậm chí còn khẩn cấp hơn cả nguy cơ biến đổi khí hậu. Nhà môi trường học Lester Brown trong cuốn “Full Planet, Empty Plates” - Hành tinh no nê, hành tinh đói kém, năm 2012 cũng đã nói rằng thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên tràn trề lương thực sang thời khan hiếm. Từ năm 1968, trong cuốn “Population bomb” - Bom dân số, Paul R. Ehrlich từng cho rằng vào những năm 1970 hàng triệu người sẽ chết đói. Thực ra Ehrlich cũng chỉ “ăn theo” nhà kinh tế học lừng danh Thomas Malthus từ hai thế kỷ trước từng cảnh báo tình trạng dân số tăng theo cấp số nhân trong khi lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng sẽ dẫn đến nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh.

Điều đó đã không xảy ra và cũng sẽ không xảy ra trong tương lai gần mặc cho những cảnh báo bi quan về lương thực hiện nay. Có hai nguyên nhân chính: nông dân “cày” nhiều đất đai hơn và quan trọng hơn là đang “vắt” được nhiều lương thực hơn từ đó. Từ 1800 đến 1950, diện tích đất canh tác tăng khá tương đồng với tốc độ tăng dân số, nhưng từ 1950, tính trên đầu người, diện tích giảm mất một nửa trong khi lương thực tăng khoảng 30%. Mặt khác, hệ thống thương mại thế giới đã hết sức rộng mở để đưa lương thực từ những vùng dư thừa đến vùng thiếu hụt.

Tuy nhiên, năm 2001, giá lương thực thế giới đã tăng do một số biến động. Nguyên nhân là từ 1990, tốc độ tăng năng suất qua từng năm của những loại ngũ cốc chính như lúa mì và gạo đã giảm nhưng những nguyên nhân quan trọng hơn là do gia tăng nhu cầu lương thực của những nước phát triển mạnh như Trung Quốc và việc sử dụng hạt có dầu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Dù vậy, chúng ta có những lý do thuyết phục để tin rằng sản xuất lương thực sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong ít nhất là vài thập niên nữa, tương ứng với thời gian dân số thế giới dự kiến đạt khoảng 10 tỉ.

Ảnh hưởng của khoa học và công nghệChắc bạn cũng biết rằng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào khoa học và công nghệ nhưng có thể không rõ phụ thuộc như thế nào, mức độ ra sao. Đầu thế kỷ 20,

thực chất của bất kỳ sự gia tăng sản lượng lương thực nào cũng là do tăng thêm những vùng đất canh tác mới. Cuối thế kỷ 20, hầu hết sự gia tăng sản lượng là do cải tiến về giống, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tự động hóa và kỹ năng quản lý, tất cả từ thành quả nghiên cứu.

Điển hình là khám phá di truyền gen của vị tu sĩ người Áo Gregor Mendel giữa thế kỷ 19 và quy trình cố định đạm từ không khí của Haber-Bosch ở Đức đầu những năm 1900. Thiếu đạm là điểm khống chế quan trọng nhất đối với năng suất cây trồng và nếu loại trừ được điều đó sẽ tạo ra lượng lương thực nhiều hơn hẳn dù số lượng lao động và diện tích đất không đổi. Việc sử dụng phân đạm tổng hợp phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sau Thế chiến thứ II vì nhiều nhà máy sản xuất đạn dược được chuyển qua sản xuất phân bón và các nhà khoa học đã tận dụng tiến bộ này bằng cách áp dụng những phát kiến của Mendel để lai tạo những giống cây trồng đáp ứng với liều lượng phân bón cao hơn. Trong đó có cả những giống bắp lai trồng với mật độ dày hơn; lúa, lúa mì “bán lùn” cho nhiều hạt hơn thay vì phát triển thân nhờ tăng khả năng hấp thụ đạm. Sự kết hợp này đã làm bùng nổ cuộc các mạng xanh vào khoảng những năm 1940 ở Bắc Mỹ và những năm 1960 tại các nước đang phát triển.

Để đẩy nhanh việc áp dụng những quy trình mới, chính phủ phải cung cấp những chương trình huấn luyện nông dân về phương pháp canh tác mới, cấp tín dụng để giúp họ đầu tư công nghệ mới và cơ sở hạ tầng như đường xá, điện nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cũng như chất lượng cuộc sống. Thành quả cho những nỗ lực này cũng sẽ rất to lớn. Ví dụ, Trung Quốc đã gia tăng mạnh mẽ sản lượng khi chuyển những nông trang tập thể thành những trang trại gia đình giúp nông dân trực tiếp hưởng lợi nhiều hơn và đầu tư dài hạn vào các hệ thống tưới tiêu và bảo vệ đất v.v. ..Những thành quả như vậy ở các nước đang phát triển có ý nghĩa sống còn vì đang đóng góp 2/3 sản lượng nông nghiệp toàn cầu so với 42% vào năm 1961.

Quan trọng là TFPNăng suất nông nghiệp thường được tính theo sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích hay nhân công. Mức năng suất

Nông nghiệp: tăng sản lượng “vượt” thách thức

TRẦN QuÂN (IEEE Spectrum, Internet)

Thế giới sẽ no đủ trong nhiều thập niên sắp đến nếu đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không chỉ ở những nước tiên tiến mà ở khắp mọi nơi.

13

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

cao nhất ở vài nước châu Á với tổng sản lượng thu hoạch của cây trồng và vật nuôi trên mỗi hecta gấp tám lần của Mỹ do nền nông nghiệp thâm canh với rất nhiều lao động, vốn và phân bón cũng như thu hoạch nhiều vụ trên mỗi hecta. Tuy vậy, năng suất cao nhất trên mỗi lao động là ở Bắc Mỹ nhờ áp dụng công nghệ để một nông dân có thể canh tác rất nhiều đất.

Năng suất nông nghiệp trung bình tính trên đầu người là 2000 đô la Mỹ trên toàn cầu và 90.000 đô la ở Bắc Mỹ.

Trung bình toàn cầu

Bắc Mỹ

Xuất khẩu bò của Brazil tăng 10 lần chỉ trong 1 thập niên, một trong những tiến bộ đưa họ lọt vào các cường quốc

nông nghiệp.

Tuy nhiên, không phải để tăng năng suất thì chỉ cần ném vào đó nhiều tài nguyên hơn như tăng phân bón, hóa chất, máy móc và năng lượng; nên nhớ là sản xuất nhiều hơn nghĩa là phải chi phí nhiều hơn. Vấn đề là làm thế nào để thu được nhiều hơn với tổ hợp những yếu tố cho sẵn gồm đất, lao động, vốn, vật tư – chúng ta gọi đó là năng suất tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity). TFP tăng là sự phản ánh của những cải tiến về công nghệ và quản lý, đó thực sự là câu chuyện về khả năng biết cách thu được nhiều hơn dù đầu tư ít hơn.

Việc đo lường TFP đòi hỏi phải có dữ liệu chính xác về những gì mà người nông dân sản xuất và những gì họ dùng để sản xuất. Nó còn đòi hỏi phải có phương pháp hữu hiệu để tổng hợp mọi yếu tố đầu vào và đầu ra, vì một yếu tố đầu vào tăng giá có thể khiến nông dân giảm sử dụng và chuyển sang một số yếu tố khác. Mãi đến gần đây chúng ta mới có thể đưa mọi thứ vào mô hình tăng trưởng TFP nông nghiệp cho toàn thế giới. Kết quả rất đáng khích lệ, tính trên toàn cầu, tốc độ tăng năng suất đang gia tăng và hầu hết có nguồn gốc từ những cải thiện năng suất của các nước đang phát triển. Hiện nay, những nước này có thành quả tính theo TFP cũng ngang với những nước phát triển vào những năm 1960 và cũng đang bắt kịp mức năng suất của những nước công nghiệp hóa.

Tin tốt là sản lượng nông nghiệp toàn cầu đã tăng gần gấp ba lần từ 1961 đến 2009. Tin còn tốt hơn nữa là chỉ khoảng 60% của sự cải thiện này là do sử dụng nhiều đất

đai, lao động, vốn, vật tư hơn. Phần còn lại là do cải thiện trong TFP. Trong vòng 48 năm qua, đóng góp của TFP đã gia tăng và ở thập kỷ kết thúc vào năm 2009 đóng góp khoảng ¾ mức tăng hàng năm của nguồn cung lương thực thế giới.

Theo thời gian, nông dân đã tăng TFP bằng cách áp dụng chính xác hơn các yếu tố đầu vào như dùng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để gieo hạt và bón phân; hệ thống tưới tiêu dạng phun hay nhỏ giọt cần lượng nước ít hơn trước nhiều; thuốc trừ sâu cần liều lượng thấp hơn hẳn và chỉ dùng khi các mô hình máy tính tiên đoán cây trồng đang gặp nguy cơ v.v...

14

Sản lượng sữa trên một con bò đã tăng gấp 4 lần ở Mỹnhờ kỹ thuật chọn giống và chế độ dinh dưỡng,

chăm sóc chu đáo hơn.

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Tiềm năng tăng trưởng đã hết?Nhiều chuyên gia nghĩ rằng những công nghệ đã được khẳng định trong nông nghiệp gần như đạt tới giới hạn. Nhưng những người lạc quan không cho là vậy. Nếu nhìn vào các nước đã công nghiệp hóa, chúng ta thấy đang có cách kết hợp mới giữa công nghệ sinh học, di truyền gen và công nghệ thông tin để giúp các nhà khoa học nông nghiệp phát triển công nghệ nhanh hơn và trên phạm vi rộng lớn hơn. Đó có thể là công nghệ biến đổi gen gây tranh cãi trên cây trồng và vật nuôi hay là những câu chuyện lớn hơn khi các nhà khoa học tìm ra sức sống mới cho những kỹ thuật cũ về lai tạo giống.

Tuy nhiên, lý do chính của sự lạc quan này là những bằng chứng cho thấy nhiều nước đang phát triển, nơi đang tạo ra khoảng 2/3 tổng sản lượng nông nghiệp toàn cầu, cũng đã nghiêm túc thực hiện những nghiên cứu của riêng mình, đặc biệt là những nơi có năng suất đất và lao động thấp. Khi những khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng TFP hàng năm khoảng 2% đã thực sự tạo ra sự thay đổi tầm mức toàn cầu. Điều kỳ diệu nằm ở chỗ là tốc độ tăng trưởng hàng năm 1% sẽ tăng gấp đôi sản lượng trong 70 năm; tốc độ 2% sẽ tăng gấp đôi sản lượng trong 35 năm. Cải tiến của những nước đang phát triển để tăng sản lượng hàng năm chính là cách sử dụng tài nguyên, nên nếu họ đầu tư thêm tài nguyên thì mức tăng sản lượng có thể đạt hơn 3%/năm, nghĩa là tổng sản lượng sẽ tăng gấp đôi chỉ sau 23 năm.

Những điển hình phát triển là Trung Quốc, Brazil, Đông Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Đông Âu v.v... Chỉ có vùng hạ Sahara của châu Phi là thất bại khi một số phân tích cho thấy đâu tư đất đai, lao động, vốn chỉ tăng khoảng 1% mỗi năm.

Sản lượng nông nghiệp toàn cầu hiện thời của các nước đang phát

triển

Những nước đang phát triển có mức tăng trưởng và tiêu thụ lương thực nhiều và trở thành tâm điểm của những kế hoạch

gia tăng sản lượng toàn cầu.

Dân số thế giới và giá lương thực biến động ngược chiều, chứng minh rằng năng suất nông nghiệp có thể bảo đảm và

thậm chí cải thiện điều kiện sống.

Giá lương thực

Dân số thế giới

Tay làm hàm nhaiĐặc điểm nổi bật của những nước thành công nhất là gì? Có nhiều yếu tố nhưng rõ nhất là hai điểm: những viện nghiên cứu quốc gia và chính sách khích lệ, tăng cường mạnh mẽ khả năng tiếp cận thị trường của nông dân.

Tiến bộ nông nghiệp không như những lĩnh vực khác. Một chiếc xe “lai” có thể xuất xưởng ở Nhật và ngay sau đó chạy trên đường phố ở Hà Nội, nhưng những cải tiến nông nghiệp thì phải được “đóng ni, đo giày” theo từng người sử dụng. Cây trồng phải được lai tạo riêng cho từng vùng khí hậu, chiều dài ngày, loại đất trồng cũng như khả năng kháng sâu bệnh địa phương. Đó là lý do tại sao những nước đang phát triển đang nghiêm túc thực hiện những nghiên cứu nông nghiệp của chính mình.

Công nghệ nông nghiệp không giống với những ngành khác là cần phải đi trước thiên nhiên một bước. Côn trùng gây hại cây trồng và bệnh vật nuôi tiến hóa rất nhanh về khả năng kháng lại bất kỳ biện pháp kiểm soát nào của con người. Giờ đây không chỉ côn trùng gây hại đang thay đổi mà cả chính khí hậu cũng vậy. Điều này thực sự đe dọa nông nghiệp, đặc biệt là sau 2050 nếu mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu không bị khống chế. Việc nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nông dân thích ứng với những thay đổi không chỉ về mặt cải tiến mà còn cả việc giữ được năng suất.

Lo lắng nhưng lạc quanNhững vùng đang tụt hậu so với các tiến bộ nông nghiệp như hạ Sahara châu Phi có thể học theo gương như của Brazil và Trung Quốc để khai thác kiến thức chuyên môn quốc tế, đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu của địa phương, thực hiện những cải cách quan trọng về chính sách và định chế, nhờ đó đẩy mạnh tức thời năng suất nông nghiệp.

Không có cải tiến nào về chế tạo, dược phẩm, dịch vụ, truyền thông hay giao thông có thể mang lại điều tốt đẹp là cuộc sống ấm no hơn cho hơn một nửa dân số thế giới lạc hậu thông qua việc tăng năng suất nông nghiệp, chúng ta cần luôn nhớ điều này. �

15

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Châu Phi tự nuôi mình và nuôi thế giới

Nếu gần đây bạn theo dõi sự phát triển nông nghiệp của châu Phi thì sẽ được biết tin tốt lành: lần đầu tiên, nông nghiệp ở châu Phi, đặc biệt là hạ Sahara đang bùng nổ.

Accra, Ghana - Thủy canh vùng đô thị

Người trồng rau ở thủ đô, thành phố lớn nhất của Ghana này đã canh tác rau sống, cà chua và những sản phẩm khác trong nhà bằng hệ thống thủy canh. Nhờ vậy việc canh tác không những bảo vệ nguồn nước mà còn cung cấp nước và dưỡng chất cho cây trồng quanh năm. Hơn nữa đây là cây trái sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Mặc khác, những nông trại nằm kế những trung tâm đô thị lớn nên thời gian, chi phí vận chuyển, lưu kho là tối thiểu.

Burkina Faso - Cây trồng công nghệ sinh học

Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất và khô cằn nhất châu Phi nhưng cũng là một trong những nước dẫn đầu về cây trồng biến đổi gen (GMC – Genetically Modified Crop). Việc du nhập đại trà bông vải biến đổi gen vào năm 2010 đã giúp hàng chục ngàn nông dân tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, nhờ vậy họ có thể đầu tư nâng cao khả năng canh tác cho những loại cây trồng khác. Sản lượng bông của Burkina

Quỹ hỗ trợ phi chính phủ hàng đầu cho nông nghiệp châu Phi là tổ chức của Bill Gates (Bill & Melinda Gates Foundation) báo cáo rằng 10 nước vùng hạ Sahara đang có mức tăng trưởng sản lượng hàng năm là 6%, hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số. Ngay cả những nước tai tiếng về bất ổn lương thực như Malawi và Ethiopia hiện cũng đang tăng trưởng đủ để xuất khẩu phần thặng dư sang các nước láng giềng. Vùng phía tây có mật độ dân số cao nhất châu Phi này đã duy trì được những tiến bộ quan trọng đến nỗi các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu cũng phải tuyên bố rằng ở đây đang diễn ra cuộc cách mạng xanh.

Quả thật, đây là chuyện thật khó tin vì trong nhiều năm qua chúng ta luôn nhớ đến hình ảnh chết đói khi nghĩ đến châu Phi. Tuy nhiên, những câu chuyện của hôm nay từ vùng hạ Sahara đang cho thấy những thay đổi và cách tân thực sự hứa hẹn tiềm năng to lớn trong tương lai.

Chúng ta sẽ cùng “tham quan” một vài điểm sáng tạo điển hình.

Hệ thống thủy canh tại Accra, Ghana

Faso vụ mùa kết thúc vào tháng 1 năm 2013 tăng 57,5% so với vụ mùa 2011-2012 đạt 630.000 tấn so với 400.000 tấn.

Nigeria - Khá phám lại những cây trồng đã “mất”

Sản xuất sắn, hạt hướng dương và đậu đũa đã gia tăng nhanh chóng khắp vùng hạ Sahara trong hai thập niên qua. Ở Nigeria, sản lượng sắn đã tăng gấp 3 lần từ giữa những năm 1980 cho đến giữa những năm 2000. Một triệu tấn sắn có thể đáp ứng nhu cầu sắn cho 22 triệu người châu Phi.

Niger - “Tái xanh hóa” sa mạcNhờ mô hình nông

dân tái sinh thiên nhiên (FMNR – Farmer Managed Natural Regeneration ) đơn giản, rẻ tiền để phát triển và tái tạo cây gỗ cũng như cây bụi mà nông dân ở Niger đã chặn được tình trạng đất trồng trọt bị “thổi mất” và canh tác mùa màng quanh đó. Nhờ vậy họ đã lấy lại đất đai bị mất do quá trình sa mạc hóa, giúp phủ xanh lại quốc gia nghèo nàn và khô hạn này.

Bông vải biến đổi gen tại Burkina Faso

16

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

và Uganda, Ethiopia đang học tập mô hình sản xuất sữa của Kenya.

Gulu, uganda - Cải thiện việc phân phốiVận chuyển lương thực

trong khu vực hạ Sahara từ những vùng dư thừa đến vùng thiếu hụt vẫn là một thách thức ở đây. Vì thế, việc dỡ bỏ những hàng rào chính thức giữa Uganda và Nam Sudan đối với giao thương lương thực là một lợi ích to lớn cho nông dân ở bắc Uganda.

Nairobi, Kenya - Công nghệ thông tin kết nối nông dân

Nhà môi giới lương thực đa quốc gia VP Group thu thập đậu xanh và những loại rau khác từ hàng ngàn nông trại nhỏ rồi nhanh chóng phân loại, đóng gói và chở bằng xe tải đến sân bay để chuyển sang châu Âu. Nhắn tin (kết nối nông dân với người mua) và mã vạch (theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa) làm cho hoạt động này ngày càng hiệu quả.

Kampala, uganda - Cung vượt cầuUganda ở Đông Phi và

15 nước ở Tây Phi đã có tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số dù đây là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất thế giới. Động lực cho thành tựu này chính là việc áp dụng công nghệ vào canh tác, các chính sách nông nghiệp quốc gia, giá nông sản tăng, v.v…

Mbale, uganda - Vị thế của phụ nữPhụ nữ đang khẳng định

vị thế ngày càng quan trọng của mình ở châu Phi khi tự cai quản đồng ruộng và gặt hái những thành quả nhờ doanh thu từ mùa màng. Phụ nữ châu Phi phải làm hầu hết công việc đồng áng vì thế sự cải thiện về giáo dục hay địa vị của họ có tác động trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp. �

Malawi - Phân bón rẻ hơnNhững nông dân trồng

bắp ở Malawi đã từ chỗ phá sản trở nên phát đạt nhờ những trợ cấp của chính phủ về phân bón và một chương trình viện trợ quốc tế thu mua bắp để chuyển sang Zimbabwe. Rất ít đất trồng trọt của châu Phi được bón phân – ít nhất thế giới – vì thế nếu nông dân có thể mua được phân bón với giá thấp thì năng suất sẽ tăng rất cao.

Zomba, Malawi - Tưới tiêu Những vùng miền trung

của nước Malawi thuộc dự án Làng Thiên niên kỷ (Millennium Villages) của Liên hiệp quốc, nông dân mang những thùng nước ra đồng để tưới rất tiết kiệm cho cây. Với hệ thống tưới tiêu cực kỳ hiếm hoi ở châu Phi thì cách tưới nước rẽ tiền này đang phục hồi đất trồng trọt và năng suất đang tăng cao.

Tưới tiêu ở Zomba, Malawi.

Togo, Benin, Chad - Giải pháp lưu trữ thực phẩmTác hại của loài mọt

ngũ cốc đối với đậu cowpeas là hiểm họa to lớn đối với vùng Sahel (dãi đất nằm giữa sa mạc Sahara và Sudan) nóng, khô hạn gây tổn thất sau thu hoạch đến 50%. Những nhà nghiên cứu của Đại học Purdue (Indiana, Mỹ) đã tạo ra những chiếc túi ba lớp kín hơi để giải quyết vấn nạn này. Năm 2012, những chiếc túi này được phân phối đến 28.000 ngôi làng của 10 nước châu Phi. Dự

Túi 3 lớp kín hơi.

án này (Purdue Improved Cowpea Storage) không chỉ bảo quản được đậu mà còn giúp nông dân không phải bán “non” sản phẩm hay phải dùng các chất diệt côn trùng độc hại, đắt tiền; dự án 5 năm này được quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ 12 triệu USD.

Takoradi, Ghana - Canh tác ven đôNhững nông gia dám

nghĩ dám làm đã canh tác trên những vùng đất tạm để trống ở ven đô và vận chuyển nông sản đến chợ trung tâm cách đó chỉ vài km bằng taxi hay xe đạp. Do tốc độ đô thị hóa rất nhanh nên nông dân ở trong hay gần thành phố đang phát đạt, còn nông dân ở những vùng xa hơn lại có được những nông trại thuận lợi giao thông hơn nhiều.

Canh tác ven đô ở Takoradi, Ghana.

Kenya - Cải cách ngành sản xuất sữaChính phủ Kenya đẩy

mạnh những chương trình cải cách về chế biến và tiếp thị sữa cũng như tài trợ cho những nghiên cứu về lai tạo giống bò có khả năng chống chịu mạnh hơn và có năng suất cao hơn. Đàn bò 5,5 triệu con của Keneya cho sữa nhiều nhất châu Phi

17

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

BÍCH VÂN

Giới thiệu kết quả nghiên cứuKH&CN tại TP.HCM

Các rối loạn về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là nguyên

nhân của 60% các trường hợp sẩy thai trong ba tháng đầu thai kỳ, 7% chết sơ sinh và 0,62% trẻ bị đa dị tật bẩm sinh, chậm phát triển thể chất, tâm thần và chết sớm. Theo các nghiên cứu gần đây, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5-3% trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh (20-40% nguyên nhân là do các rối loạn NTS). Nhằm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc các rối loạn di truyền, các chương trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện và can thiệp sớm ngay trong giai đoạn bào thai đã được áp dụng ở một số bệnh viện lớn trong cả nước.

Đề tài được thực hiện với 400 trường hợp thai có nguy cơ cao bị rối loạn NST đã được tầm soát phát hiện qua tiền căn sinh con dị tật bẩm sinh, xét nghiệm và siêu âm được chọc ối và chẩn đoán trước sinh NST 13, 18, 21, X, Y bằng kỹ thuật QF-PCR và so sánh kết quả với kỹ thuật tiêu chuẩn vàng là karyotype.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được các locus STR thích hợp cho phản ứng QF-PCR để phát hiện các trường hợp lệch bội NST số 13, số 18, số 21 và NST giới tính. Các locus STR được lựa chọn cho phản ứng QF-PCR có từ 5-30 loại alen với tỷ lệ dị hợp tử cao trên 70%. Có hiện

Ứng dụng kỹ thuật QF-PCR vào chẩn đoán nhanh trước sinh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể ở người.

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Khắc Hân Hoan, Phùng Như Toàn.Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Từ Dũ.Năm hoàn thành: 2013.Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.

tượng vi nhân đoạn xảy ra ở 2 locus trên NST 13 là D13S742 và D13S634. Mức độ tương hợp giữa kết quả bình thường và bất thường của kỹ thuật QF-PCR với kết quả karyotype là 100%. Kỹ thuật QF-PCR có độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm đều đạt 100%. Khả năng trả lời kết quả cho các mẫu xét nghiệm bằng QF-PCR là 99,5% với thời gian trung bình từ 36-48 giờ.

Quy trình kỹ thuật QF-PCR trên tế bào dịch ối trong chẩn đoán trước sinh rối loạn NST được xây dựng với tài liệu hướng dẫn chi tiết; các báo cáo thống kê tần suất các loại lệch bội NST, xác định tỷ lệ hiện diện của các alen và mức độ dị hợp tử của các locus STR được lựa chọn... Kết quả nghiên cứu đã đánh giá ưu điểm của kỹ thuật QF-PCR là phương pháp chẩn đoán nhanh, đơn giản, chính

xác, phát hiện được hầu hết các lệch bội NST phổ biến, khả năng trả lời kết quả cho bệnh nhân đạt đến 99,5% (cao hơn so với xét nghiệm karyotype dịch ối), không có trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả xảy ra... Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề nghị sử dụng QF-PCR để chẩn đoán nhanh trước sinh rối loạn số lượng NST 13, 18, 21 và NST giới tính thay thế cho karyotype trong những trường hợp thai kỳ có nguy cơ cao lệch bội NST được phát hiện qua tuổi mẹ, xét nghiệm sàng lọc trước sinh hoặc có dấu chứng trên siêu âm; sử dụng phối hợp kỹ thuật QF-PCR với kỹ thuật karyotype để chẩn đoán nhanh số lượng và khảo sát cấu trúc NST trong các trường hợp thai phụ hoặc chồng mang rối loạn cấu trúc NST, thai bị đa dị tật bẩm sinh không thuộc nhóm lệch bội NST 13, 18, 21 và giới tính. �

Nấm Bunashimeji (nấm cẩm thạch) là tên gọi bằng tiếng Nhật của loài

Hypsizygus marmoreus nằm trong chi Hypsizygus thuộc họ Tricholomataceae. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển nuôi trồng loài nấm này. Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện nhằm hoàn thiện công nghệ nuôi trồng loài nấm Hypsizygus marmoreus chủng giống Nâu tại Đà Lạt theo hướng nội địa hóa công nghệ.

Từ 6 chủng giống nấm nhập ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, dự án đã tuyển chọn được 1 chủng

Sản xuất thử nghiệm loài nấm Hypsizygus marmoreus – Bunashimeji.

Chủ nhiệm dự án: TS. Trương Bình Nguyên.Cơ quan chủ trì: Viện Sinh học Tây Nguyên.Năm hoàn thành: 2013.Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.

giống thích hợp cho việc sản xuất thử nghiệm (chủng Hypsizygus marnoreus 06). Chủng giống này ngoài tính chất phát triển nhanh nhất so với các chủng giống khác, còn có hình dạng, kích

thước phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giống Hypsizygus marmoreus khi bảo quản trong môi trường mạt cưa và được cấy truyền sau mỗi 3 tháng cho chất lượng bảo toàn và ổn định.

18

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Hệ sợi nấm Hypsizygus marmoreus tăng trưởng trên cả 5 môi trường PGA, Malt – Agar, YMA, CYM, YMG. Tuy nhiên nấm mọc mạnh nhất trên 2 môi trường PGA và Malt-Agar.

Nguyên liệu để làm môi trường nhân giống sản xuất nấm Hypsizygus marmoreus là cùi bắp xay, hỗn hợp mạt cưa – bã mía, bã mía, mạt cưa gỗ cao su và thóc, trong đó thóc cho kết quả tốt nhất, đây là nguyên liệu tương đối rẻ tiền và dễ tìm ở Đà Lạt.

Các nghiên cứu về xử lý nguyên liệu cho thấy, nấm Hypsizygus marmoreus phát triển tốt trên môi trường được khử trùng, không thích hợp với nguyên liệu được xử lý bằng cách lên men. Về bao bì chứa cơ chất, dạng bao bì chai nhựa thích hợp nhất, ngoài ra cũng có thể sử

dụng chai thủy tinh, hộp nhựa, và túi nhựa. Dự án đã tiến hành nuôi trồng thử nghiệm nấm Hypsizygus marmoreus trên quy mô trang trại tại Công ty Nguyên Long với nhà nuôi trồng nấm được thiết kế có thể chứa 15.000 chai/bịch phôi loại 0,8 lít. Theo tính toán bước đầu, một nhà trồng sau một đợt nuôi trồng (kéo dài 25 ngày, thu hoạch một lứa) sẽ thu được lợi nhuận 19.080.000đ.

Qua dự án này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình nhà xưởng theo hướng nuôi trồng công nghệ cao để sản xuất nấm Hypsizygus marmoreus. Mô hình bao gồm phòng cấy giống, phòng ủ sợi, phòng ra quả thể và đặc biệt chú trọng khâu điều khiển nhiệt độ trong nhà nuôi trồng thu quả thể. Mô hình đang được sử dụng khá hiệu quả tại Viện

Hiện nay, trên địa bàn TP. HCM chỉ có 3.120 m3 nước thải y tế được

xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mỗi ngày, trong khi tổng lượng nước thải y tế là 17.276 m3/ngày. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, trong tổng số 109 bệnh viện, trung tâm y tế mới chỉ có 79 cơ sở có trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhóm nghiên cứu khảo sát 22 bệnh viện cho thấy, hầu hết các bệnh viện đều xử lý chưa đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu không đáp ứng được đầu ra đối với chỉ tiêu nitơ, đặc biệt là amonia. Mặt bằng dành cho khu xử lý tại các bệnh viện tương đối nhỏ. Bên cạnh đó, một số công nghệ xử lý hiện nay có chi phí đầu tư khá cao. Do vậy cần có một công nghệ xử lý phù hợp hơn cả về hiệu quả lẫn kinh tế.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế compact công suất 2m3/ngày ứng dụng công nghệ lọc kỵ khí dòng chảy ngược đa tầng bùn (UMBR) kết hợp công nghệ sinh học màng (MBR). Hệ thống xử lý UMBR-MBR có cấu tạo cơ bản gồm thiết bị lọc rác tinh, bể UMBR, bể MBR, màng lọc và bể khử trùng. Bể UMBR hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp như bể nén bùn, bể phân hủy kỵ khí dòng chảy ngược

Thiết kế chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế compact công suất 2m3/ngày phù hợp điều kiện Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Xuân Thành, PGS.TS Nguyễn Phước Dân .Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.Năm hoàn thành: 2013.Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.

UASB và bể anoxic. Nước thải sau khi qua tầng bùn được đưa qua bể sinh học màng MBR. Tại đây các quá trình nitrat hóa và quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra. Nước sau xử lý được lọc qua module màng nhúng chìm. Nước đầu ra sau lọc được đưa qua bể khử trùng để loại bỏ triệt để vi khuẩn.

Đánh giá hiệu quả xử lý cho thấy, hệ thống xử lý UMBR-MBR hoàn toàn có khả năng xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 28:2010, cột B. Đặc biệt là khả năng loại bỏ COD và nitơ rất tốt. Sau hơn hai tháng vận hành hệ thống tại Bệnh viện Bưu điện 2, thành phần tính chất nước thải đầu ra có COD dao động từ 7-8 mg/l, SS từ 0-2 mg/l, amonia 1,2 mg/l, nitrate 2,5 mg/l và phosphate 2,5-3,7 mg/l. Tuy nhiên, hệ thống nên được vận hành có bổ sung thêm hóa chất để tăng độ kiềm cho nước thải đầu vào, giúp quá trình nitrate hóa diễn ra tốt hơn.

Công nghệ xử lý kết hợp UMBR-MBR là công nghệ tiên tiến, đem lại hiệu quả xử lý cao. Trong điều kiện diện tích đất hạn chế, việc ứng dụng công nghệ này là hợp lý vì ứng dụng quá trình lắng kết hợp thiếu khí, kỵ khí và nén bùn, không cần phải xây thêm bể lắng bùn sinh học; từ đó giảm được chi phí xây dựng và thiết bị, giảm chi phí vận hành và diện tích xây dựng. Với kích thước lỗ màng 0,02µm, màng MBR có thể tách các chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn. Mặt khác, quy trình công nghệ này có thể kết nối giữa hệ thống với văn phòng, vì có thể điều khiển, kiểm soát quá trình từ xa, thông qua mạng internet. Hệ thống này có thể ứng dụng cho cả những công trình cao ốc văn phòng, resort. �

Sinh học Tây Nguyên, giúp hạn chế rủi ro hơn so với nuôi trồng nấm Hypsizygus marmoreus ở điều kiện khí hậu tự nhiên. �

Nấm Hypsizygus marmoreus - Bunashimeji

19

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Các đề tài/dự án nghiệm thu trong quý 3 năm 2013

Tên đề tài/ dự án Chủ nhiệm - Cơ quan chủ trì

1. Sản xuất thử nghiệm loài nấm Hypsizygus marmoreus – bunashimeji.

TS. Trương Bình NguyênViện Sinh học Tây Nguyên

2. Nghiên cứu tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

TS. Võ Thị Hạnh, CN. Lê Thị Bích PhượngViện Sinh học nhiệt đới

3. Ứng dụng kỹ thuật QF-PCR vào chẩn đoán nhanh trước sinh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể ở người.

ThS.BS Nguyễn Khắc Hân Hoan, ThS.BS Phùng Như Toàn - Bệnh viện Từ Dũ

4. Nghiên cứu và thiết kế lõi IP mềm thực hiện phép biến đổi FFT thuận nghịch có hướng đến ASIC.

ThS. Ngô Quang VinhTrung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC)

5. Nghiên cứu thiết kế và thi công lõi IP giải mã Viterbi trên FPGA.ThS. Nguyễn Minh Khánh NgọcTrung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC)

6. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm kit chẩn đoán vi rút gây bệnh rối loạn sinh sản hô hấp trên heo bằng kỹ thuật RT-LAMP.

KS. Võ Khánh HưngTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

7. Khảo sát hệ vi sinh vật trong hạt kefir và khả năng ứng dụng trong thực phẩm lên men.

ThS. Trần Thị Tưởng AnTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

8. Nghiên cứu mức phí tái chế bao bì bao bì tại TP. HCM PGS.TS Nguyễn Đinh TuấnTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

9. Nghiên cứu tuyển chọn giống và công nghệ trồng cây dầu mè Jatropha curcas L. để sản xuất diesel sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố.

TS. Nguyễn Hải An, TS. Thái Xuân DuBan Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao

10. Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản bằng phẫu trị phối hợp xạ trị.

GS.TS. Lê Quang Nghĩa, GS. Nguyễn Chấn HùngBệnh viện Bình Dân

11. Nghiên cứu tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam của cây ba kích (Morinda officinalis) và ngũ gia bì (Schefflera sessiliflora)

PGS.TS Trần Công Luận, ThS. Trần Mỹ TiênTrung tâm Sâm và dược liệu TP. HCM

12. Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện và định lượng Human Immonodeficiency Virus – 1 trong huyết tương người bằng kỹ thuật realtime PCR.

CN. Nguyễn Việt QuốcTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

13. Thiết kế chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế compact công suất 2 m3/ngày phù hợp điều kiện Việt Nam.

TS. Bùi Xuân Thành, PGS.TS Nguyễn Phước DânTrường Đại học Bách khoa TP. HCM

14. Ứng dụng mô hình đầu tư công – tư (PPP) nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại TP. HCM.

PGS.TS Phan Thị Bích NguyệtTrường Đại học Kinh tế TP. HCM

BÍCH VÂN (Tổng hợp)

20

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Tên đề tài/ dự án Chủ nhiệm - Cơ quan chủ trì

15. Chiết tách và tinh chế Ubiquinone Q10 từ vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh Rhodopseudomonas spp.

DS. Lê Thị Thanh ThảoTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

16. Khảo sát thực vật học, thành phần hóa học và thử độc tính trên một số dòng tế bào ung thư tơ xanh ở vùng Gò Tháp - Đồng Tháp

ThS. Bùi Thế VinhTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

17. Nghiên cứu quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản và chế tạo thiết bị sơ chế, bảo quản một số loại rau phổ biến tại TP. HCM.

ThS. Phạm Đình DũngBan Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM

18. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP. HCM theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2020 và tầm nhìn 2020.

PGS.TS Lương Minh Cừ, PGS.TS Đào Duy HuânTrường Đại học Tài chính Marketing

19. Nghiên cứu tác dụng dược lý của cây đậu bắp theo hướng điều trị bệnh đái tháo đường và chứng tăng lipid huyết.

PGS.TS Mai Phương Mai, TS. Huỳnh Ngọc TrinhTrung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn

20. Nghiên cứu chế tạo hệ tiểu phân nano chứa artemisinin. PGS.TS Hoàng Minh Châu Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn

21. Nghiên cứu công thức phối hợp dược liệu có tác dụng giải độc rượu cấp.

TS.DS. Nguyễn Ngọc KhôiTrung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn

22. Nghiên cứu đề xuất khung chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp sinh thái tại TP. HCM và một số tỉnh thành lân cận.

TS. Phan Thu Nga, TS. Trần Thị Mỹ DiệuTrường Đại học Văn Lang

23. Nghiên cứu thử nghiệm bộ bù điện áp xoay chiều sử dụng bộ chuyển đổi trực tiếp AC-AC.

TS. Nguyễn Thị Minh KhaiTrung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

24. Nghiên cứu thực trạng kỹ thuật tấn công của vận động viên Judo và nâng cao hiệu quả huấn luyện thông qua video kỹ thuật số.

ThS. Lý Đại NghĩaTrung tâm Huấn luyện và Thi đấu TP. HCM

25. Dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.TS. Đỗ Văn HuệTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM

26. Nghiên cứu thiết kế mẫu, sản xuất thử ốc chân cung và ứng dụng thử nghiệm lâm sàng cho phẫu thuật cố định cột sống.

PGS.TS Võ Văn ThànhBệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM

27. Hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất gạch block không nung.

ThS. Trần Xuân Tường, KS. Phan Thanh HảiCông ty TNHH Phan Lâm Anh

------

21

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Chào bán, tìm mua công nghệ và thiết bị, xin liên hệ:

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HọC Và CÔNG NGHệ TP. HCM Phòng Thông tin Công nghệ

79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM ĐT: 08-3825 0602; Fax: 08-3829 1957; Email: [email protected]

CHÔÏ COÂNG NGHEÄ VAØ THIEÁT BÒTHAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

Phương thức đóng gói chất lỏng phổ biến hiện nay trên thế giới là dùng áp lực tạo ra bởi piston hoặc nguồn khí nén chất lỏng được rót vào túi đã tạo hình sẵn. Áp lực khí nén và kích thước piston có thể thay đổi để điều chỉnh dung tích chất lỏng đóng gói. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi cho đóng gói thực phẩm, đồ uống, dầu gội, giấm, sữa, dịch thuốc… Vật liệu bao bì đóng gói bao gồm nhiều loại màng ghép dán nhiệt khác nhau như PET/plated AL/PE, PET/PE, …

Mô tả hoạt động:

• Nguyên liệu được định lượng.

• Định hướng cuộn bao bì và dẫn màng.

• Rulo gia nhiệt ép hàn 3 cạnh, 4 cạnh… láng, caro, sọc.

• Hệ thống đóng dấu ngày, tháng (date ruband), in chìm…

• Cắt dập, đứt rời từng gói hoặc cắt răng cưa tạo dây.

Thông số kỹ thuật:

• Năng suất: 30 gói/phút (tùy loại).

Máy đóng gói chất lỏng

• Dung tích gói: (5 ~ 50) ml.

• Kích thước gói tối đa: (Rộng x Cao) 80 x 120 mm.

• Kích thước gói tối thiểu: (Rộng x Cao) 40 x 80 mm.

• Sai số định lượng: (1~3)%.

• Công suất nhiệt: 1600 W.

• Công suất động cơ chính: 1/2HP.

• Công suất động cơ kéo phụ: 90 W.

• Điện áp sử dụng: 220/380V,1 pha hoặc 3 pha.

• Áp lực khí nén: 5 kf.

• Kích thước máy: (Dài x Rộng x Cao) 700 x 800 x 1.800 mm.

• Trọng lượng máy: 300 kg.

Ưu điểm:

• Điều khiển nhiệt bằng công nghệ kỹ thuật số.

• Điều khiển cảm biến bằng bộ lập trình PLC.

• Sử dụng mắt từ điều khiển cam.

• Ép lùa chống rò rỉ.

• Dễ vận hành, máy gọn nhẹ, có tính thẩm mỹ cao. �

22

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Máy sấy phun

Thiết bị sấy phun dùng để sấy các dạng dung dịch và huyền phù trong trạng thái phân tán. Sản phẩm của quá trình sấy phun là dạng bột mịn như bột đậu nành, bột trứng, bột sữa,… hoặc các chế phẩm sinh học, dược liệu…

Nguyên lý làm việc:

1. Dung dịch cần sấy nhờ hệ thống bơm đưa vào bồn cao đặt trên đỉnh tháp sấy. Nhờ bộ tán sương, dung dịch được đưa vào tháp sấy được tán thành các giọt lỏng li ti.

2. Không khí trước khi qua bộ trao đổi nhiệt được lọc sạch bởi thiết bị lọc. Tác nhân sấy (không khí nóng) nhờ quạt hút qua caloriphe để nâng đến nhiệt độ sấy cần thiết.

3. Chùm tia phun được tác nhân nóng phân tán đều khắp thể tích tháp, chuyển động xuống đáy tháp cùng với vật liệu và sấy khô vật liệu.

4. Sản phẩm khô được thu ở đáy cyclon, còn không khí ẩm nhờ quạt thổi ra ngoài.

Thông số kỹ thuật:

•Công suất: theo yêu cầu khách hàng.

•Vật liệu buồng làm việc: inox SUS 304; bảo ôn: bông gốm dày 30 mm.

•Điện lắp đặt: 380V- 3 pha- 50 Hz.

•Nhiên liệu đốt: gas LPG hoặc điện trở.

•Điều khiển: khống chế nhiệt độ tự động trong khoảng 30-300 độ C, có khả năng bảo vệ chống quá nhiệt.

Ưu điểm:

•Bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu và tác nhân sấy lớn nên thời gian sấy ngắn, cường độ sấy cao.

•Sản xuất liên tục ở quy mô lớn.

•Thiết bị tự động hóa cao, vận hành đơn giản. �

Bộ trao đổi nhiệt

Quạt hút khí nóng

Bơm áp lực phun sấy

Đồng hồ áp lực

Bộ phận phối nhiệt

Khí nóng

Lấy thành phẩm

Cửa xả thành phẩm

Sàn rung thành phẩm

Quạt hút hơi ẩm

Cyclo tách bụi

Quạt tuần hoàn Khí nóng

Cửa xả thành phẩm

23

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

HỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆHỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆ

Hỏi: Xin cho biết cách bảo quản để giữ nguyên mùi vị và màu sắc của tôm tươi? (Quốc Hùng - Vũng tàu)

Đáp: Các loài thủy sản được đánh bắt và đưa vào bờ như tôm nếu không bảo quản tốt thì râu và vỏ nhanh chóng biến màu, các cơ mềm ra, dẫn đến thối rữa. Phương pháp phổ biến để ngăn chặn quá trình hư hỏng này là bảo quản bằng đông lạnh nhưng mùi vị và màu sắc của tôm thường bị giảm đi ít nhiều. Để bảo quản lâu dài và giữ mùi vị của tôm như tươi mới, tác giả Nobuyuki Higuchi đã nghiên cứu tạo chế phẩm bảo quản và phương pháp bảo quản không làm giảm chất lượng của tôm, được cấp bằng sáng chế số 1-0008570, ngày 25/08/2010 tại Việt Nam.

Sáng chế của Nobuyuki Higuchi đề xuất hợp chất bảo quản tôm có đặc tính ngăn chặn tình trạng bị sẫm màu, giảm độ bóng, giữ được vị tôm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là các chất hữu cơ vốn là thực phẩm hoặc chất phụ gia thực phẩm thay thế cho hợp chất sulfit thường dùng (hợp chất sulfit có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn hư hỏng nhưng lại làm cho tôm có thể bị mất màu, giảm độ bóng của vỏ và cơ tôm, gây ra vị khó chịu và vị đắng).

Chế phẩm bảo quản tômThành phần hợp chất bảo quản tôm theo sáng chế gồm có:

STINFO giới thiệu các Hỏi-Đáp công nghệ thật gần gũi với sản xuất và đời sống ở Việt Nam. Quý độc giả cần trao đổi hay giới thiệu các công nghệ do mình sáng tạo hoặc muốn tìm hiểu các công nghệ khác, vui lòng liên hệ Ban biên tập STINFO, địa chỉ 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM, ĐT: 08 38297040 (403), email: [email protected].

Cách bảo quản để giữ nguyên mùi vịvà màu sắc của tôm tươi

1. Hợp chất axit ascorbic: là thành phần đầu tiên trong chế phẩm bảo quản, được tạo thành từ một hoặc nhiều hợp chất chọn từ axit L-ascorbic, chất đồng phân lập thể của axit L-ascorbic như axit D-ascorbic (còn được gọi là axit erythorbic), muối và este của nó được sử dụng riêng rẻ hoặc kết hợp từ hai hoặc nhiều hợp chất; tốt hơn là hợp chất nên được chọn và sử dụng thích hợp từ axit ascorbic và ascorbat.

2. Hợp chất đường khử: là thành phần thứ hai trong chế phẩm bảo quản, không chỉ monosacarit mà còn có thể sử dụng đường có cấu trúc hóa học như nhóm aldehyt hoặc nhóm keto, như maltoza và lactoza. Tuy nhiên, về mặt tác dụng bảo quản và thị hiếu thì sẽ tốt hơn nếu chọn từ monosacarit, trong đó nên ưu tiên sử dụng fructoza, glucoza, sotbitol, v.v…

Chế phẩm bảo quản tôm sẽ tốt hơn nếu ở dạng dung dịch nước chứa các hợp chất axit ascorbic và hợp chất đường khử; tôm được nhúng vào dung dịch này để xử lý bảo quản.

Hàm lượng axit ascorbic sẽ quyết định sự ức chế sẫm màu và hư hỏng

tôm, thường dung dịch nước chứa hợp chất axit ascorbic với nồng độ 1% hoặc cao hơn được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, hàm lượng axit ascorbic lớn hơn 5% sẽ không kinh tế và có xu hướng làm mất màu tôm.

Với hợp chất đường khử, nếu sử dụng riêng rẻ thì khó thể hiện tác dụng ngăn chặn sự sẫm màu của tôm. Tác giả sáng chế phát hiện rằng khi hợp chất đường khử cùng có mặt với axit ascorbic (nồng độ trong khoảng từ 0,1 đến 1 lần lượng axit ascorbic) thì sự mất màu, hư hỏng màu/độ bóng của tôm bị ngăn chặn, đồng thời vị tôm cũng được cải thiện.

Nồng độ hữu hiệu của hợp chất axit ascorbic trong chế phẩm bảo quản tôm thay đổi tùy vào loại và độ tươi của tôm, nếu nồng độ này trong khoảng từ 1 đến 1,5% trong dung dịch nước thì tốt hơn. Nếu môi trường tôm được bảo quản không lạnh, nồng độ hợp chất axit ascorbic trong dung dịch bảo quản trong khoảng từ 2 đến 3% sẽ tốt hơn, do đó nồng độ đường khử trong dung dịch có thể nằm trong khoảng từ 0,5 đến 2%.

24

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Phương pháp bảo quảnTôm sống sau khi đánh bắt; hoặc tôm trong tình trạng còn tươi (chưa chết cứng); hoặc tôm tươi đông lạnh rã đông, được xử lý nhúng từ 3 đến 5 phút trong dung dịch bảo quản gồm dung dịch nước chứa hợp chất axit ascorbic với lượng hữu hiệu và hợp chất đường khử theo tỷ lệ khoảng từ 0,1 đến 1 đối với axit ascorbic và sau đó bảo quản tôm trong điều kiện làm lạnh hoặc đông lạnh ngay lập tức. Cách này không chỉ có tác dụng ức chế sự sẫm màu và làm trắng đầu, râu, chân tôm mà còn ngăn chặn sự hư hỏng màu đỏ/độ bóng và vị của tôm.

Chế phẩm theo sáng chế này xử lý bảo quản được tất cả các loại tôm, đặc biệt thích hợp cho tôm hồng.

Minh họa điều chế chất bảo quản và kiểm tra chất lượng tôm sau khi xử lý bảo quảnTôm hồng biển sống ở độ sâu khoảng 300 đến 400 m dưới mực nước biển được đánh bắt bằng lưới rà và giữ trong thùng chứa nước biển ở nhiệt độ từ 2 đến 5oC.

Điều chế hợp chất bảo quản: 3 loại hợp chất gồm axit ascorbic L (ASCA), natri ascorbat (ASCN) và axit erythorbic (ETBA) dùng làm

hợp chất axit ascorbic; fructoza (FRU) dùng làm hợp chất đường khử, các hợp chất này lần lượt được hòa tan trong nước để thu được các nồng độ tương ứng nhằm điều chế các dung dịch bảo quản khác nhau về thành phần. Sau đó, mỗi dung dịch bảo quản được dùng để xử lý bảo quản tôm hồng còn sống nêu trên; mỗi loại tôm đã được xử lý sẽ được kiểm tra chất lượng để xác định mối quan hệ giữa thành phần dung dịch bảo quản và tác dụng bảo quản.

Tôm hồng trong thùng được vớt lên để ráo nước và sau đó nhúng vào dung dịch bảo quản có nhiệt độ khoảng từ 4 đến 15°C trong 1 phút. Sau khi vớt lên, ngay lập tức đưa tôm vào thiết bị làm lạnh ở nhiệt độ -18oC và bảo quản ở trạng thái đông lạnh.

10 con tôm hồng được bảo quản trong thiết bị làm lạnh ít nhất là 16 giờ được rã đông bằng nước máy ở nhiệt độ từ 15°C đến 20°C, khi tôm đạt nhiệt độ 20°C thì xếp lên giấy thấm nước trải trong bể hình vuông. Việc kiểm nghiệm mức hư hỏng được đẩy nhanh thời gian trong khoảng 10 giờ bằng cách chiếu sáng gián tiếp với đèn huỳnh quang trắng trong phòng ở nhiệt độ từ 21oC đến 24oC. Sau đó, sự giảm màu/độ bóng thịt tôm được quan sát và thịt được nếm bằng lưỡi để xác định có vị đắng hoặc khó chịu hay không.

Kết quả cho thấy tình trạng giảm chất lượng tôm hồng được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng hợp chất axit ascorbic kết hợp với hợp chất đường khử fructoza và sẽ tốt hơn nếu nồng độ hợp chất axit ascorbic trong dung dịch bảo quản là 1,5g/dl hoặc lớn hơn. �

Tôm sống hoặc tôm tươi (chưa chết cứng)

Tôm tươi đông lạnh đã rã đông

Dung dịch: 0,1 - 1 axit ascorbic + hợp chất đường khử

Bảo quản ở trạng thái đông

Nhúng từ 3 - 5 phút

Làm lạnh hoặc đông lạnh ngay lập tức

Tôm hồng biển

Dung dịch: axit ascorbic+ hợp chất đường khử

(nhiệt độ 4 - 15oC)

Nhúng 1 phút

Để ráo nước

Bảo quản ở trạng thái đông

Làm lạnh ở nhiệt độ -18oC

Quy trình bảo quản Tôm hồng biển

Tôm hồng biển

25

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Sáng chế về xe đạp MINH NHẬT (Tổng hợp)

Số bằng sáng chế: 1-0008351; cấp ngày: 29/03/2010 tại Việt Nam; tác giả: Yi Pin Wei; chủ bằng: Ho Luen Corp.; địa chỉ: 1F, No. 47, Lane 26, Yude Road, WuFeng Township, Tai-chung County, Taiwan.

Hệ truyền động của xe đạp thông thường có đùi với một đầu gắn với bàn đạp và đầu kia gắn với lỗ trục xe của đĩa xích. Khi người sử dụng đạp bàn đạp, đùi làm quay đĩa xích, đĩa xích làm quay xích tạo ra sự truyền động. Khi đùi quay một vòng (nghĩa là chân đạp một vòng), đĩa xích cũng quay một vòng. Mômen lực được tạo ra nhỏ, do đó cần nhiều sức người để đạp xe.

Sáng chế đề cập đến cơ cấu đạp của xe

Cơ cấu đạp làm tăng mômen lực của xe đạp

Số bằng sáng chế: 1-0006615; cấp ngày: 28/09/2007 tại Việt Nam; tác giả: Mihelic Miko; chủ bằng: Studio Moderna SA. (ch); địa chỉ: Viale S. Franscini 40, CH-6900 Lugano, Switzerland.

Sáng chế đề cập đến xe đạp gấp có thể gấp thành cơ cấu gọn với phần khung trung tâm vững chắc.

Kết cấu xe gồm:

• Cụm khung trung tâm gồm ống khung dưới (165), ống đỡ yên (25), ống khung trên (15) và ống đỡ (30), trong đó ống khung dưới, ống đỡ

Xe đạp gấp Hệ thống bàn đạp cải tiếnSố bằng sáng chế: 1-0004196; cấp ngày: 26/03/2004 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Jaimes Jairo; địa chỉ: Suite 303, 81-12 Roosevelt Avenue, Jackson Heights, NY 11372, United States of America.

Hệ thống bàn đạp thông thường có hai đùi vận hành ngược nhau, quay quanh một trục chính lắp trong giá đỡ ở phần dưới xe đạp. Các bộ phận nối trục giữa là phương tiện duy nhất liên kết đùi với xe đạp, do đó hệ thống này có “điểm chết” khi đùi bàn đạp quay đến vị trí 180° và 360° (vuông góc với mặt đất). Tại “điểm chết”, tổn hao về lực xảy ra làm giảm tốc độ và động lượng của xe.

Sáng chế đề xuất hệ thống bàn đạp cải tiến được thiết kế để loại bỏ hiện tượng này, cho phép bảo toàn năng lượng, tăng tốc độ xe đạp.

Thiết kế này giúp quá trình vận hành bàn đạp không có “điểm chết”, người sử dụng dễ dàng tăng tốc độ. Mặt khác, hệ thống có kết cấu linh hoạt, dễ sản xuất với các chiều dài khác nhau, theo cả dạng đặc hoặc rỗng để thay đổi trọng lượng tùy nhu cầu. �

26

11

13 1411.211.1

14

14.1

12 13.1

12.1

4140

43

42 32

31.131

33

32 30

3734

20 3635

51

505253

đạp hai bánh có thể làm tăng mômen lực để tiết kiệm sức đạp. Kết cấu gồm: bộ phận đạp (20) đặt giữa đĩa xích và đùi xe đạp. Bộ phận đạp có thanh dạng cờ lê, có ổ ở một đầu với các răng bánh cóc (311) để đặt bánh đà.

• Thanh dạng cờ lê (30): có rãnh trượt kéo dài ở mặt đáy để giữ cặp bạc trượt thứ nhất của thanh phụ.

• Bánh đà (40): có các răng khớp với ổ. Vòng trục trong của bánh đà khớp với trục đĩa xích của đĩa xích và được giữ chặt bằng đai ốc.

• Thanh phụ (50): có vòng thép ở đầu dưới, hai mặt tương ứng khớp

với với cặp bạc trượt thứ hai chạy trên trục bàn đạp của bàn đạp.

Thanh dạng cờ lê giúp tăng mômen lực để tiết kiệm sức đạp, hiệu quả hơn cơ cấu đạp thông thường. �

yên, ống khung trên và ống đỡ về cơ bản được gắn cố định với nhau.

• Các chi tiết có thể gấp được gồm: cụm chạc trước, cụm bánh xe, cụm tay lái và các bàn đạp.

Khi muốn gấp xe đạp, cụm tay lái được mở khóa, quay 180° xuống dưới, đến vị trí vùng giữa khung, sao cho một tay ở phía bên trái và tay kia ở phía bên phải của phần giữa khung. Quay cụm chạc trước 180° quanh khớp nối, bánh xe có thể gấp vào trong vùng giữa của khung, giữa hai phần tách rời nhau của ống khung dưới. Các bàn đạp cũng gấp

10

1530

20

35

5525

142142

100

165

170155

150

160

175 240

85

được giúp giảm chiều rộng xe. Khi cần có thể tháo bánh xe ra để giảm thêm chiều dài xe đạp sau khi gấp.

Xe đạp gấp theo sáng chế vừa có thể gấp gọn, thuận tiện cho cất giữ và vận chuyển; lại có kết cấu khung vững chắc, giữ được độ bền và độ thoải mái khi đạp xe. �

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Xe đạp ghépSố công bố đơn: 1148; ngày nộp đơn: 08/03/2007 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Lê Hoài Việt; địa chỉ: 105/35 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Giải pháp hữu ích đề cập tới cụm xe đạp có cấu tạo gồm hai hoặc nhiều đơn nguyên ghép lại. (Đơn nguyên: chỉ các chi tiết xe độc lập trong cụm). Kết cấu gồm đơn nguyên chủ động (1), đơn nguyên phụ thuộc (2), khớp các-đăng (3) dùng để liên kết các đơn nguyên.

• Đơn nguyên chủ động (1): là một xe đạp hoàn chỉnh.

• Đơn nguyên phụ thuộc (2): gồm một hoặc nhiều xe đạp không có bánh xe trước.

Kết nối các đơn nguyên với nhau cho phép nhiều người cùng lúc sử dụng xe đạp. Người điều khiển đơn nguyên chủ động (1) có vai trò dẫn hướng, những người còn lại sẽ đạp bánh xe dẫn động (1.3), (2.3) và điều khiển hệ thống phanh (1.5), (2.5) của đơn nguyên mình đang sử dụng. Các-đăng (3) liên kết bằng ốc vít (3.1) với các đơn nguyên (1) và (2), sao cho các thao tác kết nối hoặc tháo rời các đơn nguyên là đơn giản nhất. �

Số bằng sáng chế: 1-0004403; cấp ngày: 25/08/2004 tại Việt Nam; tác giả: Ryuji Akiba, Toshiyuki Cho; chủ bằng: Honda Giken Kogyo Kabushiki Kaisha; địa chỉ: 1-1, Minamiaoyama 2-chome, Minato-ku, Tokyo, Japan.

Xe đạp có động cơ điện trợ giúp gồm một động cơ điện cùng với pedal như xe đạp thường. Động cơ điện sẽ hỗ trợ giảm nhẹ lực đạp. Sáng chế đề xuất bộ chỉ báo hiển thị các chế độ và tình trạng của động cơ trợ giúp, cho phép người đi xe kiểm tra bằng mắt các tình trạng này.

Bộ chỉ báo (28) được lắp vào một phần tay lái của xe đạp gồm:

Bộ chỉ báo của xe đạp có động cơ điện trợ giúp• Nút ấn (28a)

• Đèn hiển thị chế độ (28b) để các hiển thị các chế độ của động cơ trợ giúp.

• Khối hiển thị biểu đồ thanh (28c).

• Khối hiển thị loại đại lượng (28d): hiển thị các đại lượng "nạp điện", "dẫn động" hoặc "ắc quy".

Khi động cơ trợ giúp của xe chuyển sang chế độ nào thì đèn liên quan tới chế độ đó sẽ nhấp nháy trong vài giây để thông báo sự thay đổi. Nếu ấn nút (28a), khối hiển thị loại đại lượng (28d) và khối hiển thị biểu đồ thanh (28c) sẽ chỉ rõ tình trạng năng lượng của xe. �

27

28

27

28A

27A

28B

27B27B

27A39

29

21

22

2

26 91

33

WF

Xe đạp điện đơn giản, cải tiến từ xe đạpSố công bố đơn: 1793; ngày nộp đơn: 08/03/2011 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Chen Chuan Sheng; địa chỉ: Fl. 12, No. 137, Sec. 4, JenAi Road, Taipei, Taiwan.

Giải pháp hữu ích đề cập đến xe đạp điện đơn giản hóa, được tạo ra bằng cách lắp cụm dẫn động điện vào xe đạp thường.

Cụm dẫn động điện gồm:

• Bánh răng dẫn động bánh xe (1): được cố định chắc chắn vào các nan hoa của bánh xe và đồng tâm với trục bánh xe.

• Động cơ điện (2): được lắp vào khung xe đỡ bánh xe.

• Bộ acquy (4): được đặt trong hộp. Hộp này gắn vào khung xe, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

• Núm vận hành (22): lắp vào ghi đông xe đạp để điều khiển hoạt động của động cơ điện.

Cơ năng của động cơ điện truyền động đến bánh răng dẫn động bánh xe để điều khiển chuyển động quay của bánh xe. Nhờ phương pháp này, xe đạp thường có thể hoạt động như một kiểu xe đạp điện đơn giản. �

23

62

61

1

6

4

5

22

(1) (2)

1.1

1.2

1.3

1.41.5

1.6

1.7

(3) (3)2.1

2.2

2.3

2.4

2.62.5

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Thị trường dược liệu ngày một gia tăng sôi động, nhưng chất lượng đang “vàng thau lẫn lộn”. Các phương pháp kiểm nghiệm thô sơ như dựa vào hình dạng, màu sắc… có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.

Chất chuẩn xác định dược liệu thật hay giả

Việt nam có một nền y học dân tộc phong phú, hàng năm nước ta cần khoảng 50.000 tấn cây dược liệu cho ngành dược, nhưng số lượng dược liệu thu hoạch trong nước chỉ đạt 25-30% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung quốc. Làm cách nào để phân biệt giữa dược liệu thật và giả. Câu trả lời chính là chất chuẩn.

HOÀNG MI

Với tiến bộ của các phương pháp kiểm nghiệm hiện đại như các phương pháp sắc ký, đặc biệt là sắc ký lỏng hiệu năng cao có sử dụng các chất chuẩn, việc kiểm nghiệm dược liệu và đông dược được thực hiện một cách dễ dàng và chính xác hơn. Chất chuẩn hết sức quan trọng trong kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, đông dược, thực phẩm chức năng.

Sâm Ngọc Linh có giá từ 80 đến 100 triệu đồng/kg tươi nhưng vẫn có thể bị làm giả

Chất chuẩn là gì? Chất chuẩn (standard substances) hay chất chuẩn đối chiếu (reference standards) là chất cần thiết để đánh giá các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm … theo các quy trình đã xác định nhằm đảm bảo kết quả phân tích đạt độ chính xác, đáng tin cậy.

Hiện nay có nhiều loại chất chuẩn khác nhau trên thị trường.

Chất chuẩn dược điển: là chuẩn gốc (primary) được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm, được sử dụng chủ yếu trong các thử nghiệm, phân tích hóa học và vật lý, được mô tả chi tiết trong dược điển hoặc các chuyên luận dự thảo, có thể dùng để hiệu chuẩn các chuẩn thứ cấp.

Chất chuẩn dược điển bao gồm: chuẩn dược điển quốc tế, chuẩn dược điển châu Âu, chuẩn dược điển Anh, chuẩn dược điển Mỹ, chuẩn dược điển Nhật… Dược điển Việt nam có đề cập đến chất đối chiếu (Mục 2.5, Phụ lục 2, trang PL-105), trong đó có quy định chính thức đơn vị phân phối là Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM. Ngoài ra, các nguồn chất đối chiếu quốc tế, khu vực hay quốc gia khác được sử dụng theo quy định.

Chuẩn gốc hay chuẩn sơ cấp (primary): là các chất chuẩn được thẩm định đầy đủ và được thừa nhận rộng rãi, có chất lượng phù hợp trong điều kiện quy định và có giá trị được chấp nhận mà không phải so sánh với chất khác.

Chuẩn làm việc (working standards) hay chuẩn thứ cấp (secondary standards): gồm các chất chuẩn sinh học hay hóa học được thiết lập trên các nguyên liệu được chuẩn hóa so với các chất chuẩn gốc hay bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao để cung cấp rộng rãi cho các phòng kiểm nghiệm thuốc, được dùng để định tính, định lượng, đánh giá hoạt lực, xác định độ tinh khiết của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm. Chuẩn thứ cấp là một chất có độ tinh khiết và chất lượng được thiết lập bằng cách so sánh với một chất chuẩn gốc, được dùng làm chất chuẩn đối chiếu cho các phân tích thường ngày của phòng thí nghiệm.

Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (IR, UV, MNR, MS…), thường được sử dụng cho các chất hóa học mới (New Chemical Entity - NCE) chưa có chuyên luận.

Dù là chuẩn khu vực, chuẩn quốc gia hay chuẩn làm việc đều phải tuân theo một nguyên tắc chung về thiết lập, bảo quản và phân phối như sau:

• Nguyên liệu được sử dụng thiết lập chất chuẩn phải có độ tinh khiết cao (đối với hợp chất hóa dược > 95%), được lựa chọn từ các lô nguyên liệu sản xuất thuốc có chất lượng cao, có tính đồng nhất và được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy (các nhà sản xuất gốc).

28

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

69

47

12 8 6 5 3 2 2 20

1020304050607080

• Việc đánh giá mức độ phù hợp của một nguyên liệu dự kiến thiết lập chuẩn phải được tiến hành rất cẩn thận, phải cân nhắc tất cả số liệu thu được từ các phép thử và nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để đánh giá so sánh.

• Các nhà sản xuất chất chuẩn có uy tín thường xây dựng một quy trình cụ thể, chặt chẽ để thẩm định chất chuẩn của mình.

Sáng chế về chất chuẩn phát triển mạnh trong thời gian gần đâyTheo nguồn thông tin sáng chế (SC) tiếp cận được, nghiên cứu về điều chế và thiết lập chất chuẩn để phục vụ công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm có trên 200 SC. SC đầu tiên trong lĩnh vực này vào năm 1967, số US3466249, đề cập tới chất chuẩn trong kiểm nghiệm huyết thanh (blood serum reference standard).

Tình hình đăng ký SC tập trung nhiều từ năm 2000 cho đến nay. Trong khi từ năm 1967-1999, trung bình mỗi năm có khoảng 1 SC đăng ký thì từ năm 2000-2012 số lượng đăng ký SC tăng vọt lên gấp 20 lần, trung bình mỗi năm có khoảng 20 SC đăng ký. Lượng SC tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2007, đỉnh điểm vào năm 2007 với 34 SC đăng ký.

Hiện nay có 18 quốc gia có đăng ký SC về điều chế và thiết lập chất chuẩn. Trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều SC đăng ký, hiện diện 3 quốc gia phát triển ở khu vực châu Á là: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc đi sau Mỹ về đăng ký SC trong nghiên cứu và điều chế chất chuẩn nhưng trong những năm gần đây, tình hình đăng ký SC tại Trung Quốc tăng nhanh, hiện đang đứng thứ nhất với 69 SC.

Phân tích dựa trên bảng phân loại SC quốc tế IPC, hai hướng nghiên cứu về chất chuẩn được quan tâm nhiều là: phương pháp đo, kiểm nghiệm, phân tích vật liệu có sử dụng chất chuẩn và hướng nghiên cứu điều chế chất chuẩn thuộc nhóm hóa hữu cơ. Trong đó, điều chế chất chuẩn dạng hợp chất dị vòng; hợp chất vòng cacbon, mạch

Phát triển đăng ký sáng chế về điều chế và thiết lập chất chuẩn, năm 1970 – 2012

Nguồn: Wipsglobal

hở; đường và các dẫn xuất của đường đang là hướng nghiên cứu có nhiều SC đăng ký trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu và sử dụng chất chuẩn trong kiểm tra dược liệu Hiện nay, trên thế giới việc nghiên cứu và phân phối chất chuẩn chủ yếu phát triển mạnh ở các nước có

nền công nghiệp dược phẩm tiên tiến như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung quốc ... Các chất chuẩn được thiết lập bằng con đường tổng hợp hóa học hoặc điều chế từ nguồn dược liệu thô ban đầu. Danh mục chất chuẩn chủ yếu là các chất chuẩn hóa học, chuẩn hợp chất tự nhiên còn hạn chế và thậm chí là chưa có. Gần đây, do xu hướng và nhu cầu phát triển thuốc từ thiên nhiên,

10 quốc gia/vùng có nhiều sáng chế đăng ký về điều chếvà thiết lập chất chuẩn

Nguồn: Wipsglobal

2 2

21

1

8

17

24

33 34

14

21

1518

16

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

29

STinfo SỐ 10 - 2013

Không gian công nghệ

Trung quốc đã nghiên cứu phát triển nguồn chất chuẩn thiên nhiên để cung cấp cho công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm dược liệu.

Số lượng chất chuẩn thiên nhiên chỉ đáp ứng được phần rất nhỏ nhu cầu kiểm định dược liệu và đông dược trong tình hình chất lượng có nhiều bất cập hiện nay. Các công ty chuyên cung cấp chất chuẩn thiên nhiên được biết đến là Chromadex (Mỹ, chất chuẩn được phân loại P, SH, AUP), Wako Chemicals (Nhật bản). Giá thành chất chuẩn cung cấp cho các phòng thí nghiệm phần lớn rất đắt và thời gian đặt hàng cho một sản phẩm tương đối dài từ vài tuần thậm chí vài tháng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

Tại Việt nam, cung cấp chất chuẩn chính thức gồm:

- Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương hiện cung cấp 10 chất chuẩn từ dược liệu gồm acid chlorogenic, conessin, holothurin B, kaemferol, malloapeita, myricetin, nuciferin, phyllanthin và sylibin bên cạnh hàng trăm chất chuẩn tân dược (8/2013).

- Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM cung cấp 213 chất chuẩn tân dược và 18 chất chuẩn từ dược liệu gồm acid aristolochic, acid gallic, acid oleanolic, asiaticosid, berberin HCl, colchicin, curcumin, damnacanthal, diacerein, diosgenin, epigallocatechin (ECGC), ginsenosid-Rb1, ginsenosid-Rg1, hesperidin, majonosid-R2, quercetin, rutin, syllibin (8/2013).

GS.TS. Nguyễn Minh Đức – Bộ môn Dược liệu trường Đại học Y dược giới thiệu một số công trình nghiên cứu liên quan đến điều chế và thiết lập chất chuẩn từ thiên nhiên.

Bài viết được thực hiện trên cơ sở tài liệu của chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 9/2013 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) với chuyên đề “Điều chế và thiết lập chất chuẩn từ thiên nhiên để phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu, đông dược”. Chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” được tổ chức thường xuyên tại CESTI với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực và tài liệu phân tích được chuẩn bị chu đáo bởi các chuyên gia trong ngành và các chuyên viên khai thác thông tin, đặc biệt là khai thác thông tin sáng chế tại CESTI. Bạn đọc quan tâm tham dự chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” liên hệ đăng ký tại phòng Cung cấp Thông tin, điện thoại: (08) 3824 3826.

- Từ năm 2007-2010, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương tiến hành đề tài nghiên cứu điều chế chất chuẩn từ thiên nhiên trong khuôn khổ chương trình KC10, đã điều chế được 10 chất chuẩn, với lượng 2 g cho mỗi chất chuẩn bao gồm: acid chlorogenic, conessin, holothurin B, kaemferol, malloapeita, myricetin, nuciferin, phyllanthin và sylibin. Các chất chuẩn này hiện nay đang được Viện phân phối.

- Từ năm 2008-2012, tại Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM đã triển khai dự án “Điều chế chất chuẩn đối chiếu phục vụ kiểm nghiệm dược liệu và đông dược”, đã điều chế được 10 chất chuẩn từ dược liệu gồm acid oleanolic, asiaticosid, berberin chlorid, curcumin I, damnacanthal, diosgenin, hesperidin, ginsenosid-Rb1, ginsenosid-Rg1 và majonosid-R2. Các chất chuẩn được điều chế với lượng lớn và được thẩm định theo tiêu chí của chuẩn gốc, có đủ điều kiện đăng ký chất chuẩn quốc gia.

Trong buổi báo cáo phân tích xu hướng công nghệ chuyên đề: “Điều chế và thiết lập chất chuẩn từ thiên nhiên để phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu, đông dược”, nội dung được đặc biệt quan tâm là làm sao phát triển nguồn chất chuẩn để giúp phân biệt các loại dược liệu quý của Việt Nam như sâm Ngọc Linh, nấm linh chi, tam thất….. Theo đánh giá của GS.TS. Nguyễn Minh Đức -– Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y, thì đây là hướng phát triển đầy tiềm năng trong tương lai. �

30

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

Với chai thủy tinh đựng “nước từ” và hai thỏi nam châm để tạo từ trường, ta có thể làm cho chất lỏng đặc sắc này co giãn, biến đổi hoặc nhảy múa một cách ngoạn mục. Đưa nam châm đến gần bề mặt, chất lỏng mềm mại bỗng nở bung thành mô hình những gai nhọn như một con nhím nhỏ hay những gợn sóng li ti. Các mô hình này còn chuyển động và thay hình đổi dạng rất uyển chuyển khi nam châm di chuyển xung quanh chất lỏng.

Nước từ (ferrofluid) còn được gọi là nước sắt từ (ferromagnetic fluid) hay chất lỏng từ (magnetic fluid) là loại chất lỏng hoàn toàn nhân tạo với cấu trúc không hề tồn tại trong tự nhiên. Đây là sáng chế năm 1960 của NASA với mục tiêu kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng tại môi trường không trọng lực. Ngoài việc tạo ra những màn “trình diễn” sống động và đẹp mắt, các nhà khoa học còn khám phá ở nước từ vô vàn ứng dụng hữu ích, đặc biệt trong điều trị ung thư.

Có gì trong nước từ?Nước từ là một huyền phù dạng keo bền vững của các hạt sắt từ có kích

Kỳ ảo nước từ

Bạn nghĩ đây là gì? Một bông hoa? Một con nhím? Không, đó là “nước từ” - một trong những vật liệu nano nhân tạo hấp dẫn, loại chất lỏng có thể biến đổi vô cùng đa dạng và linh hoạt dưới tác dụng từ trường.

NHẬT ANH

Cấu trúc gợn sóng và chóp nhọn hình thành trên bề mặt chất lỏng thay đổi theo cường độ từ trường do nam châm tạo ra.

thước nano (đường kính từ 0,3 đến 10 nanomet) phân bố đều trong một chất lỏng dạng dầu như dầu nhờn, dầu silic…

Có thể tạo ra nước từ bằng các loại hạt nano sắt từ và chất dẫn khác nhau. Thành phần một hỗn hợp nước từ điển hình gồm 5% thể tích là hạt sắt từ, 10% thể tích chất hoạt động bề mặt và 85% thể tích là dung môi. Trong đó, các hạt nano sắt từ là thành phần quyết định tính chất từ của vật liệu; còn chất hoạt động bề mặt giữ cho các hạt phân tán, không kết tụ trong dung môi ngay cả khi có từ trường tác động.

“Sắt từ” là tên gọi chung cho nhóm các chất có tính chất từ giống với sắt, nghĩa là có từ tính mạnh, phản ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài như sắt, coban, nikel… Hầu hết vật liệu sắt từ đều ở trạng thái rắn, thường được dùng làm nam châm vĩnh cửu, nam châm điện, lõi biến thế, ổ đĩa từ…

Nước từ là vật liệu sắt từ duy nhất có thể tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện tự nhiên.

31

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

Màn trình diễn của nước từỞ trạng thái thông thường, nước từ trông tương tự những dung dịch khác, nhưng khi đặt trong từ trường, các hạt nano lập tức di chuyển, “xếp hàng” nối nhau và hình thành những mô hình tuyệt đẹp, thường là hình “đỉnh núi” và “thung lũng”. Những mô hình này được sinh ra bởi vị trí của các hạt nano trong dung dịch dưới ảnh hưởng của đường sức từ và nhiều lực khác như lực Van der Waals, trọng lực, sức căng bề mặt...

Kích thước nano và thể huyền phù mang đến cho nước từ những tính chất rất đặc biệt:

• Không bị tích tụ hay lắng xuống trong môi trường trọng lực: hạt sắt từ có kích thước nano sẽ tuân theo chuyển động Brown (chuyển động của các hạt trong môi trường lỏng), luôn lơ lửng và phân tán đều trong dung dịch. Tuy nhiên, tính ổn định của nước từ bị phá vỡ theo thời gian (thường là vài năm), khi đó các hạt sắt từ trong hỗn hợp sẽ tích tụ hoặc phân rã và chất lỏng không còn phản ứng từ tính nữa.

• Thay đổi hình dạng cấu trúc liên tục theo từ trường tác dụng: nhờ kích thước đủ nhỏ nên các hạt sắt từ nhanh chóng mất hết từ tính ngay khi ra khỏi từ trường. Dù vậy, kích thước hạt quá nhỏ sẽ khiến từ tính biến mất nên đường kính tối thiểu phải từ 0,3 nanomet trở lên.

• Từ tính và độ nhớt thay đổi tùy theo nhiệt độ và cường độ từ

Hình dạng bề mặt thay đổi do sự cân bằng giữa từ trường và các lực khác.

Nước từ thay thế bộ giảm chấn (damper) và tản nhiệt trong loa của Sony

trường: nhiệt độ càng tăng, từ tính của nước từ càng giảm, từ trường càng mạnh thì nước từ càng “rắn” và ngược lại.

• Dễ thâm nhập vào cơ thể người: hạt nano sắt từ có kích thước tương ứng với kích thước các phân tử và virus, nên có thể thâm nhập vào hầu hết các cơ quan trọng cơ thể, dễ dàng thao tác ở quy mô phân tử.

Những tính năng này, khiến nước từ trở thành loại vật liệu có tiềm năng ứng dụng to lớn, đặc biệt trong chẩn đoán và trị bệnh.

Xu hướng ứng dụng mới Tuy ít được nhắc đến nhưng nước từ là ứng viên cực kỳ sáng giá cho các sáng tạo kỹ thuật, mấu chốt là khả năng kiểm soát từ trường để điều khiển các hạt nano sắt từ hành động như mong muốn.

Những ứng dụng “truyền thống” nhất của nước từ có thể kể đến như:

làm tăng tính truyền dẫn trong các hệ dẫn lực, dẫn nhiệt, dẫn từ; làm giảm hiện tượng nhiễu âm thanh ở loa điện động, dùng trong thiết bị phân tích quang học để đo độ nhớt chất lỏng... Với sự phát triển của công nghệ nano, ngày càng nhiều ứng dụng hữu ích khác của nước từ được khám phá trong công nghệ truyền thanh, vật liệu, y sinh học và môi trường.

Công nghệ loa nam châm lỏng: công nghệ nổi bật trong các sản phẩm nghe nhìn của Sony năm 2013. Nước từ được dùng để giải nhiệt cho cuộn dây âm và thay thế bộ giảm chấn (damper) của loại loa truyền thống. Nam châm được đặt gần cuộn dây âm để hút nước từ. Khi cuộn dây nóng làm nóng nước từ, từ tính của nước từ giảm và nước từ bị kéo ra xa cuộn dây, giúp tản nhiệt cho cuộn dây hiệu quả mà không cần dùng thêm năng lượng.

Vật liệu tổng hợp có khả năng thay đổi hình dạng: trong tự

32

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

nhiên, các phân tử như protein có thể tự “uốn cong” và gấp mình theo một khuôn khổ mới. Các nhà khoa học mong muốn tạo ra những cấu trúc tự động tổng hợp linh hoạt như trên và họ đang hy vọng khai thác được khả năng đó trong nước từ để chế tạo hệ hạt tự lắp ghép. Đây là thành quả mới nhất của nhà vật lý học Jaakko Timonen (Đại học Aalto, Phần Lan) và nhóm nghiên cứu trong năm 2013.

Lọc nước: việc xử lý nước bẩn bằng các biện pháp hóa học, vật lý hiện nay khá tốn kém, mất thời gian nhưng đôi khi hiệu quả không triệt để. Xu hướng mới sử dụng nước từ để lắng đọng tạp chất trong nước thông qua cơ chế tĩnh điện và hấp phụ được đánh giá là hiệu quả và nhanh chóng hơn. Cho một lượng nhỏ chất từ vào nước bẩn, khuấy đều, sau đó dùng nam châm để hút các hạt từ đã bám tạp chất lắng xuống.

Chẩn đoán và trị bệnh: phân tách và chọn lọc tế bào, truyền dẫn thuốc và tăng thân nhiệt cục bộ là bốn xu hướng được nghiên cứu nhiều nhất của nước từ trong y học hiện nay, đặc biệt tăng cường hiệu quả điều trị ung thư:

• Dẫn truyền thuốc: nhược điểm của hóa trị là tác dụng lên cả các tế bào khỏe mạnh. Việc dùng hạt nano sắt từ như hạt mang thuốc giúp tập trung thuốc vào vùng mang bệnh,

Nước từ trong nghiên cứu của Jaako Timonen

Nước có chất bẩn

Nam châm

Nước từ tạo kết tủa với chất bẩn, được

nam châm hút xuống

tăng hiệu quả điều trị, giảm lượng thuốc cần sử dụng và tác dụng phụ với người bệnh. Khả năng dẫn truyền thuốc của nước từ là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng thành quả đạt được hiện tại còn khá khiêm tốn.

• Tăng thân nhiệt cục bộ: nước từ được phân tán vào các mô mong muốn. Tác động từ trường với cường độ và tần số thích hợp để các hạt nano chuyển động sẽ tạo ra nhiệt nung nóng vùng xung quanh. Sử dụng trong thời gian thích hợp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư chính xác. Có rất nhiều nghiên cứu về kỹ thuật này, tuy nhiên chưa có công bố nào về thành công khi ứng dụng trên người trong thực tế.

• Tăng cường chất lượng hình ảnh

cộng hưởng từ (MRI): tương tự như phương pháp tăng thân nhiệt cục bộ, nước từ sẽ được hấp thụ bởi các mô chọn lọc để tăng độ tương phản trên hình ảnh MRI.

• Phân tách và chọn lọc tế bào: các hạt nano sắt từ trong nước từ được bọc một lớp hóa chất có tính tương hợp sinh học để tạo liên kết với loại tế bào đặc trưng khi vào trong cơ thể (tế bào hồng cầu, tế bào ung thư, vi khuẩn,…). Từ trường tạo ra sẽ hút các hạt từ tính có mang tế bào cần phân tách. Một ví dụ của phương pháp này là tách tủy xương từ mẫu tế bào ung thư và tái cấy ghép trở lại cơ thể người.

Tại Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Khoa học Vật liệu là những đơn vị đang tiến hành nhiều nghiên cứu khả năng ứng dụng của nước từ như: chế tạo và nghiên cứu chất lỏng từ tính, thử nghiệm chất lỏng từ mang thuốc kháng sinh, xử lý nước nhiễm bẩn… Ngoài tiềm năng ứng dụng, khả năng thay đổi bề mặt theo cường độ từ trường để tạo ra vô số hình ảnh kỳ ảo và đẹp mắt cũng giúp nước từ được chào đón nồng nhiệt như một loại hình nghệ thuật sắp đặt.

Còn rất nhiều điều kỳ diệu con người có thể làm với chất lỏng kỳ ảo này trong tương lai. Hãy chờ đợi và thưởng thức! �

33

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

Tiếng ồn trắngNếu kết hợp mọi ánh sáng đơn sắc ở các bước sóng khác nhau tạo ra ánh sáng trắng, thì phối trộn âm thanh với nhiều tần số khác biệt cũng tạo nên một dạng tiếng ồn mới: tiếng ồn trắng (white noise). Cơ chế tạo tiếng ồn trắng (TOT) tương tự với cơ chế tạo ánh sáng trắng, là loại tiếng ồn kết hợp trên 20.000 tần số âm thanh cùng lúc.

TOT là dạng âm thanh với tần số thấp, phát ra đều đều, liên tục. TOT, một tên gọi có vẻ lạ lẫm nhưng lại có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên: tiếng gió ù ù qua cửa sổ, tiếng mưa rào, tiếng thác nước ào ào, tiếng rù rì của máy lạnh, quạt máy, máy sấy tóc, tiếng xe lửa chạy trên đường ray, tiếng đài phát thanh rè rè nửa đêm khi không còn chương trình hoặc tiếng chú mèo con rừ rừ trong giấc ngủ...

Che lấp mọi tiếng ồnBộ não của con người không thể lọc được quá nhiều âm thanh với đủ loại tần số phát ra cùng lúc. Chẳng hạn như khi đứng giữa một đám đông với hàng ngàn người chen nhau nói, bạn sẽ không thể nghe được gì nữa. Dựa trên nguyên tắc này, TOT kết hợp hàng chục ngàn tần số âm thanh bên trong, một mặt không hề làm tăng sự ồn ào, mặt khác hòa trộn tất cả các tần số lại giúp “che lấp” những tiếng ồn phiền nhiễu khác.

Theo nghiên cứu khoa học, sử dụng TOT “làm nền” giúp thần kinh bạn bớt nhạy cảm với những âm thanh bên ngoài. Chỉ mười lăm phút lắng nghe TOT nhẹ nhàng, liên tục còn giúp bạn ngủ ngon, tâm trạng bình tĩnh hơn, bớt căng thẳng hoặc nâng cao sự tập trung khi làm việc.

Tiếng ồn trắng:“ốc đảo” yên tĩnh trong hỗn độn

MAI ANH

Gọi là TIẾNG ỒN nhưng chẳng hề ỒN, trái lại có thể “che khuất” mọi thanh âm phiền nhiễu lao xao xung quanh để bạn hoàn toàn đắm mình vào thế giới riêng.

Trải nghiệm “tiếng ồn trắng”Với internet, bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình một bản thu “tiếng ồn trắng” hoặc tự tạo ra loại TOT riêng bằng những ứng dụng đa dạng có thể tải về các thiết bị nghe nhìn hiện có.

Khi sử dụng TOT, âm thanh phát ra trong vài giây đầu tiên thường hơi khó nghe, hãy cố gắng bỏ qua sự khó chịu ban đầu và tập trung vào công việc đang làm. Sau vài phút, hầu hết mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, không thực sự nhận thấy “tiếng ồn” nữa và không còn cảm thấy những tiếng động phiền nhiễu khác xung quanh.

Bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ với tiếng mưa rả rích trên mái nhà, tiếng sóng biển rì rào du dương; thư giãn với tiếng gió xào xạc qua những hàng cây; hoặc lắng nghe âm thanh cuồng nộ của sấm sét lẫn mưa rào nếu muốn thử cảm giác mạnh.

34

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

Thiết bị phát tiếng ồn trắngCó rất nhiều thiết bị phát ra TOT tùy theo ứng dụng và đối tượng mà nhà sản xuất nhắm đến, thường ở hai dạng: cơ học hoặc điện tử.

• Thiết bị cơ học gồm một quạt nhỏ và một bộ phận thay đổi tốc độ. Quạt nhỏ thổi không khí qua khe nhỏ trên vỏ máy để tạo ra âm thanh mong muốn.

• Thiết bị điện tử sẽ tạo ra âm thanh bằng bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Chất lượng TOT trong trường hợp này phụ thuộc vào chất lượng thuật toán sử dụng.

Theo kiến nghị của nhà sản xuất, khi sử dụng cần chọn lựa cường độ phát thích hợp để TOT không quá ồn cũng không quá nhỏ. Bước đầu có thể chọn một cường độ - tuy chưa đủ mạnh để che giấu tiếng ồn – nhưng tạo sự thoải mái cho người nghe. Khi tai quen dần với âm thanh mới điều chỉnh cường độ tăng lên để nâng cao hiệu quả chống ồn nếu cần thiết.

TOT có mặt ở rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, không “ồn ào”, ít được chú ý nhưng lại vô cùng thiết thực. Những ứng dụng phổ biến có thể kể đến như:

TOT trong các thiết bị nghe nhìn điện tửĐây là loại TOT phổ biến nhất, thường gặp khi mở một kênh truyền hình hoặc phát thanh không còn phát sóng, đài truyền

hình hoặc đài phát thanh sẽ tập hợp ngẫu nhiên các âm thanh trên tần số đó và phát qua loa như một tiếng ồn trắng. Ngoài ra, với khả năng khỏa lấp mọi âm thanh phiền nhiễu, TOT cũng thông dụng trong các nhạc cụ điện tử như một bộ lọc để loại bỏ tiếng ồn.

TOT còn được dùng trong một số hệ thống báo cháy vì tai người dễ định vị loại âm thanh này hơn các loại âm thanh khác. Theo một mẹo thú vị được truyền nhau trên trang web lifehacker.com, sử dụng nhạc chuông từ TOT sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được điện thoại di động nếu lỡ để quên đâu đó.

Thiết bị hỗ trợ giấc ngủ “Phao cứu sinh” cho những người thường tỉnh giấc bởi tiếng động giữa đêm. Các thiết bị hỗ trợ giấc ngủ dùng loại TOT nhẹ nhàng được phối trộn từ các âm thanh như tiếng mưa rơi, gió thổi, tiếng sóng biển… Âm lượng TOT trong ứng dụng này thiết lập hơi lớn hơn so với mức nghe nhạc bình thường nhưng vẫn tạo được cảm giác thoải mái.

Máy cơ học Máy điện tử

Cơ chế mặt nạ âm thanh được mô tả bằng ví dụ về ánh sáng

35

Mặt nạ âm thanh (Sound masking)Mặt nạ âm thanh là ứng dụng chủ yếu của TOT trong môi trường làm việc. Thiết bị phát TOT được gắn trong văn phòng hoặc nơi công cộng nhằm bảo vệ sự riêng tư của cuộc nói chuyện. Đây là kỹ thuật bổ sung TOT vào một môi trường để khỏa lấp những âm thanh không mong muốn khác.

Cơ chế mặt nạ âm thanh có thể giải thích bằng một ví dụ tương tự về ánh sáng. Khi tắt mở đèn pin trong một căn phòng tối, ánh sáng phát ra hiển nhiên gây sự chú ý. Trong trường hợp đèn trong phòng đã bật sẵn, khi đó việc tắt mở đèn pin không còn gây chú ý nữa vì ánh sáng từ đèn pin được “bao phủ” trong vùng ánh sáng có sẵn. Mặt nạ âm thanh sử dụng cơ chế tương tự, “bao phủ” một âm thanh khó chịu bằng một âm thanh nhẹ nhàng hơn của TOT.

Che phủ tiếng ồn do ù tai (tinnitus masker)

Tinnitus masker

STinfo SỐ 10 - 2013

Suối nguồn tri thức

Máy phát TOT hỗ trợ bệnh nhân mắc chứng ù tai khỏa lấp các triệu chứng khó chịu của căn bệnh. Chứng ù tai gây cho người bệnh rất nhiều bất tiện, tiếng ù trong tai đặc biệt lớn vào buổi tối hoặc những khi cần nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh.

Những thử nghiệm dùng TOT giảm ù tai đã được bác sĩ Jack Vernon tiến hành từ năm 1970. Người bị ù tai nghe TOT phát ra từ CD, máy MP3, hoặc dùng loại gối có gắn loa bên trong. TOT làm giảm sự tương phản giữa tiếng ù trong tai và sự yên tĩnh của môi trường, giúp hệ thống thính giác của người bệnh bớt nhạy cảm và có thể nghỉ ngơi. Tuy không có tác dụng trị liệu nhưng TOT giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể.

Ở đâu có thể sử dụng TOT?• Các văn phòng mở: môi trường văn phòng mở có thể quá yên tĩnh (khiến bất cứ tiếng động nào phát ra cũng gây giật mình), hoặc quá ồn ào (khiến người làm việc không thể tập trung được). Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thiết bị phát TOT làm tăng sự hài lòng của nhân viên làm việc trong các văn phòng loại này, giúp họ ít bị phân tâm nên làm việc hiệu quả hơn.

• Văn phòng cần đảm bảo sự riêng tư: những văn phòng tư nhân hoặc phòng làm việc của các bác

TOT mang lại sự riêng tư cho văn phòng có không gian mở

TOT giúp bé ngủ ngon TOT dùng cho thú cưng

sĩ, đặc biệt là bác sĩ tâm thần yêu cầu độ bảo mật cao cho cuộc trao đổi, nhưng kết cấu xây dựng hiện đại với những bức tường rỗng, nhẹ lại khiến âm thanh trong phòng nhiều nguy cơ rò rỉ ra ngoài. Sử dụng mặt nạ âm thanh bằng TOT sẽ đảm bảo nội dung cuộc trao đổi được giữ kín.

• Không gian công cộng: thay vì sử dụng TOT trong văn phòng riêng, kỹ thuật mặt nạ âm thanh có thể lắp đặt tại khu vực công cộng như phòng chờ tại các bệnh viện, ngân hàng,... vẫn đảm bảo cuộc trò chuyện riêng tư không bị những người khác nghe thấy.

• Trong trường học: TOT cũng rất hữu ích trong trường học. Theo

một số nghiên cứu, TOT còn giúp cải thiện khả năng nhận thức của học sinh mắc chứng “tăng động giảm chú ý” (ADHD), vốn dễ phân tâm bởi những âm thanh từ môi trường xung quanh.

Có thể nói, TOT mang đến cho con người một “ốc đảo” yên tĩnh để cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và hiệu suất làm việc. Ngày nay, loại âm thanh nhẹ nhàng này còn được chứng minh đặc biệt hữu ích khi làm dịu cơn khó chịu, quấy khóc của trẻ em dưới 5 tuổi; giúp trấn an những con vật cưng đang sợ hãi, lo âu… Trong một cuộc sống hiện đại đầy những âm thanh hỗn loạn, ồn ào và ngày càng căng thẳng như hiện nay, TOT trở nên cực kỳ hữu ích. �

STinfo SỐ 10 - 2013

Doanh trường KH&CN

Thành lập kho chứa hàng khác địa bàn cần những thủ tục gì?* Hỏi: Công ty có trụ sở tại TP. HCM, hiện chúng tôi bán hàng trên cả nước thông qua hệ thống các nhà phân phối. Chúng tôi muốn thành lập các kho chứa hàng tại ba khu vực miền Tây, miền Trung, miền Bắc để chủ động trong việc giao và bán hàng. Hiện nay công ty đang tiến hành ký kết hợp đồng thuê kho ở các địa phương và đã tiến hành in phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, vậy chúng tôi cần làm thêm thủ tục gì để việc hoạt động của các kho thuộc công ty phù hợp với quy định của pháp luật?

• Trả lời: Việc thành lập chi nhánh tại tỉnh vui lòng liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế họach và Đầu tư nơi dự định đăng ký

hoạt động chi nhánh để được hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký. Sau khi được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, doanh nghiệp tiến hành thủ tục bổ sung thông tin của chi nhánh lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tham khảo mẫu bổ sung thông tin của doanh nghiệp trên Website Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/đăng ký doanh nghiệp/Công ty …/ thủ tục bổ sung thông tin… Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư địa chỉ 32 Lê Thánh Tôn, quận 1.

Thủ tục liên quan đến kho hàng

NGuYễN HOÀNG (Tổng hợp)

Quản lý kho hàng là một trong những bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy các vấn đề liên quan đến kho hàng luôn được các nhà quản lý quan tâm để đưa ra các quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Kinh doanh không đúng trên giấy phép* Là doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, năm 2011, công ty có đăng ký lại trên giấy phép mở thêm 01 kho hàng, nhưng tại địa chỉ kho hàng công ty lại sử dụng làm xưởng sản xuất. Năm 2012 công ty mở xưởng tại KCN An Xá, Nam Định, xưởng đã hoạt động được 14 tháng nhưng chưa xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty đã vi phạm quy định gì của pháp luật Việt Nam?

• Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định như sau: “Nghĩa vụ của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.”

Khoản 4 Điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định như sau: “Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

37

STinfo SỐ 10 - 2013

Doanh trường KH&CN

chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Do thông tin công ty cung cấp chưa đầy đủ, vì vậy để có cơ sở trả lời và hướng dẫn, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Tổ Hướng dẫn – Phòng Đăng ký Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, số 32, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn chi tiết.

Thủ tục đăng ký kho hàng* Là doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin, trụ sở chính đặt tại Quận 3, TP. HCM. Chúng tôi đang có kế hoạch thuê một địa điểm tại Quận 12 để làm kho chứa hàng, không phát sinh bất kỳ hoạt động mua bán, kinh doanh gì tại địa điểm này. Chúng tôi có phải đăng ký thành lập kho hàng với Sở Kế hoạch - Đầu tư hay không, hay chỉ cần thông báo việc thuê kho hàng cho cơ quan thuế mà thôi?

• Trường hợp công ty có thể làm thủ tục đăng ký hoạt động kho chứa hàng dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh công ty tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế họach - Đầu tư.

Công ty có thể tham khảo thêm chi tiết về hồ sơ thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh trên trang

Web Sở Kế hoạch và Đầu tư mục Tiếng Việt/Thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp và biểu mẫu chi tiết/Công ty …/đăng ký hoạt động chi nhánh. Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư địa chỉ 32 Lê Thánh Tôn, quận 1.

* Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Cục thuế TP. HCM. Hiện tại trụ sở chính của công ty tại Quận Bình Thạnh, kho hàng thuê tại Quận 9. Xin cho hỏi về thủ tục đăng ký kho hàng.

• Khoản 2 điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh.

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Công ty vui lòng nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh (không gắn dự án đầu tư) tại Phòng Đăng ký đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 32 Lê Thánh Tôn, Q1 để được giải quyết. Thủ tục chi tiết, công ty tham khảo tại website: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/DKDT_bieumau/DTNN/CapMoi/cm_6.htm

Thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho* Trước đây công ty áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền cuối kỳ. Nay do yêu cầu của ngành dược, công ty dự định thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: "Đích danh" kể từ đầu năm 2013. Xin hỏi công ty có cần làm thủ tục báo cơ quan thuế quản lý không? Nếu có thì sử dụng mẫu gì?

• Theo quy định chuẩn mực kế toán số 1 “Chuẩn mực chung” ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì nguyên tắc nhất quán như sau: “07. Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính”. Đề nghị Công ty thực hiện theo hướng trên, nếu còn vướng mắc liên hệ Vụ chế độ Kế toán - Kiểm toán Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo thẩm quyền. �

38

STinfo SỐ 10 - 2013

Doanh trường KH&CN

Là nước có thế mạnh về nông nghiệp, thế nhưng các nông/thủy sản của Việt Nam thường rơi vào tình trạng các sản phẩm xuất khẩu bị trả về, bị ép giá do chất lượng không đảm bảo hoặc được mùa thì mất giá và không người mua. Từ thực tế này, những nhà khoa học, những doanh nghiệp đã bỏ không ít công sức và tiền của để nghiên cứu và thử nghiệm những công nghệ mới nhằm bảo quản và nâng cao chất lượng nông, thủy sản, hạn chế rủi ro trong quá trình canh tác và xuất khẩu.

Vừa qua, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố đã phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm công nghệ CAS đã gây được tiếng vang lớn trong cả nước. Công nghệ CAS có thể bảo quản nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99% trong thời gian 10 năm. Đây là công nghệ đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế

biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Ireland, Anh, Hàn Quốc.

Hy vọng việc ứng dụng công nghệ CAS tại Việt Nam sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch tạo nên bước đột phá trong bảo quản hàng hóa, hải sản và nông sản nhiệt đới của Việt Nam nhằm tiến tới xuất khẩu cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Để giúp nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, thủy sản và thực phẩm ở khu vực phía Nam hiểu rõ hơn về công nghệ này, Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi hội thảo giới thiệu “Công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS – Cells Alive System).

CAS - Bảo quản chất lượng hoàn hảo cho nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam

KIM MINH

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng- Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệ CAS (Cells Alive System) có thể bảo quản nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99% trong thời gian 10 năm. CAS có mặt tại Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm 2013 – Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 diễn ra từ ngày 03-05/10/2013 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM, 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.

Đôi nét về công nghệ CAS:Nguyên lý của công nghệ CAS là làm lạnh đông nhanh với chức năng CAS (bản chất là từ trường) làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường. CAS không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, không làm biến tính các hợp chất sinh học. Kết quả lạnh đông CAS là giữ được chất lượng sản phẩm tươi nguyên như ban đầu.

Đây là công nghệ tiên tiến bậc nhất về bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm trên thế giới do Tập đoàn ABI là chủ sở hữu độc quyền sáng chế, đã được công nhận tại 22 quốc gia, Liên minh châu Âu (EU) và bảo hộ trên toàn thế giới.

Các dạng thiết bị với công nghệ CAS:

� Thiết bị CAS.

� Trang bị thêm chức năng CAS.

� Máy lạnh đông với chức năng CAS (CAS freezer).

� Tủ bảo quản lạnh đông với chức năng giao động điều hòa.

� Kho bảo quản lạnh đông với chức năng giao động điều hòa.

Công nghệ CAS khi tích hợp với tủ đông lạnh có những ưu điểm sau:

� Không tan nhỏ giọt khi thực phẩm đông lạnh rã đông.

� Thiết lập giữ nước cho thực phẩm.

� Giữ được độ ngon.

� Giữ được amino axit.

� Giữ được độ tươi và hương vị ban đầu.

� Giữ được màu của thực phẩm.

� Không bị ôxy hóa.

� Hạn chế sự biến chất protein.

39

STinfo SỐ 10 - 2013

Doanh trường KH&CN

Những công nghệ và thiết bị tiên tiến, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm trong nước hiện diện tại Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 bao gồm: các công nghệ và thiết bị chế biến thực phẩm, thiết bị dùng trong phân tích thí nghiệm, các quy trình kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, các bộ kit test nhanh an toàn thực phẩm, các loại máy đóng nắp, máy đóng, máy đóng hộp, máy đóng gói…, điển hình như:

9 Công nghệ plasma áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp;

9 Phương pháp và thiết bị tiệt trùng dụng cụ theo công nghệ plasma;

9 Máy tạo chất diệt khuẩn serius (Nhật Bản) dùng trong an toàn thực phẩm;

9 Kit kiểm tra các chất phụ gia có trong thực phẩm: acid salicilic, chất tẩy trắng (gốc sulfite, sodium hydrosulfite), formalin, hàn the (borax)…;

9 Thiết bị xử lý tinh bột;

9 Máy xắt lát khoai mì với công suất từ trung bình - lớn đáp ứng nhu cầu từ hộ gia đình cho đến quy mô sản xuất công nghiệp;

9 Hệ thống sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh;

9 Hệ thống máy sấy bằng bức xạ hồng ngoại;

9 Hệ thống máy sấy lạnh;

9 Hệ thống lạnh đông 2 cấp nén công suất nhỏ;

9 Máy bóc vỏ tỏi tự động;

9 Máy tách Cơm sầu riêng;

9 Hệ thống xử lý khí thải;

9 …

Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động tại Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 còn có các hội thảo giới thiệu công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ cho ngành bảo quản và chế biến thực phẩm. Trong đó, đáng chú ý là

Đối tượng bảo quản: thực phẩm, những sinh vật tươi sống (cá, tôm, trái cây, rau quả…)

Minh họa hệ thống CAS làm lạnh đông nước và chất màu:

Thiết bị làm lạnh đông nhanh không kết hợp với hệ thống CAS nên khi làm lạnh đông hỗn hợp nước và chất màu bị đóng băng thành 2 phần riêng rẽ.

Thiết bị làm lạnh đông nhanh có kết hợp với hệ thống CAS đã làm lạnh

đông hỗn hợp nước và các chất màu một cách đồng đều.

Ông Lê Tất Khương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng cho biết, CAS - hệ thống tế bào sống là công nghệ rất hiện đại trong lĩnh vực công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm, hải sản tuơi sống. Đây là công nghệ tiên tiến bậc nhất về bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm trên thế giới do Tập đoàn ABI là chủ sở hữu độc quyền sáng chế, đã được công nhận tại 22 quốc gia, Liên minh châu Âu (EU) và bảo hộ trên toàn thế giới.

Có gì ở Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013

hội thảo giới thiệu công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS – Cells Alive System) hiện đại nhất hiện nay của tập đoàn ABI (Nhật Bản) và Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ, đơn vị đang hợp tác với phía Nhật bản giới thiệu. Với công nghệ này nông thủy sản và thực phẩm sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm; hội thảo giới thiệu công nghệ “Sản xuất tinh bột biến tính (prebiotic) bằng công nghệ plasma lạnh ở áp suất thường.” do TS. Trịnh Khánh Sơn – Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM trình bày.

Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 là cơ hội tốt để các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và cá nhân giới thiệu các thành quả KH&CN có khả năng ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao giá trị và chất lượng thực phẩm trong nước. Cũng tại Chợ, các doanh nghiệp và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nông, thủy sản có cơ hội tiếp cận và hợp tác với các đơn vị và chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. �

Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm 2013 – Techmart Công nghệ Thực phẩm 2013 diễn ra từ ngày 03-05/10/2013 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM, 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Thông tin Công nghệ, điện thoại 3825 0602-3829 7040 (nội bộ: 408,409,410)

40

STinfo SỐ 10 - 2013

Muôn màu cuộc sống

Có nguồc gốc từ châu Mỹ La tinh, sắn (khoai mì) du nhập vào châu Á,

đến Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và Sri Lanka đầu thế kỷ 18. Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma, du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19; và những lò nướng bánh sắn ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước công nguyên…, những thông tin trên được các nhà khoa học công bố chứng minh rằng sắn đã được con người trồng và sử dụng làm thực phẩm từ rất lâu. Đến nay, chỉ riêng dùng để làm thực phẩm, sắn được chế biến rất nhiều cách khác nhau tùy phong tục tập quán mỗi quốc gia, mỗi vùng miền.

Chế biến sắn ở các châu lụcNam Mỹ được xem là cội nguồn trồng và sử dụng sắn làm thực phẩm từ xa xưa, đến nay sắn vẫn là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều bộ tộc ở châu lục này. Ở đây, sắn được chế biến theo nhiều cách để đa dạng hóa món ăn. Ngay cả sắn có hàm lượng cyanide cao (chất độc có trong sắn) thì người dân

da đỏ thời cổ xưa đã có cách xử lý để làm bánh, loại bánh giống như bánh mì nhưng có dạng tấm (gọi là casabe, cazab, hay beiju); làm thành bột thực phẩm có dạng hạt (fariña hay farinha) để tồn trữ lâu; làm thức uống giống như bia (chicha); hay tinh bột sắn để nấu lên làm thức uống (manicuera) hoặc làm các loại bánh khác nhau. Như ở Brazil, farinha là một trong những món ăn truyền thống; Colombia có bánh mì được làm bằng bột sắn lên men từ loại sắn có lượng cyanide cao. Với sắn có lượng cyanide thấp thì người dân ở đây cũng luộc để ăn giống như xứ mình.

Ở châu Phi sắn là cây lương thực quan trọng. Sắn được sử dụng chủ yếu dưới dạng các sản phẩm bột lên men, hai sản phẩm phổ biến là gari (có dạng hạt giống như farinha), lafun (loại bột mịn được làm từ củ sắn ngâm) dùng để làm thành baton de manioc hay fufu (loại bánh ăn với súp hay các loại thức ăn khác). Còn ở Nam Thái Bình Dương, nấu và nướng là cách phổ biến để ăn củ sắn trên một số đảo. Tên gọi tapioca là tinh bột sắn, nay thường được bán dưới dạng bột, cốm hay viên để làm các loại nước sốt, làm bánh và thực phẩm trẻ em được phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Phong phú thực phẩm từ sắn PHƯƠNG LAN

Riêng châu Á, đa số các nước chuẩn bị món ăn từ sắn bằng cách nấu, nướng hoặc sấy. Cách sử dụng phổ biến là chế biến thành bột để nấu cháo hay làm bánh như chappatis hay dosas (flatbread - tạm gọi bánh mì tấm), rất phổ biến ở Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, hay bánh bibingka giống như bánh khoai mì nướng với nước cốt dừa, phổ biến trong dịp lễ Giáng sinh ở Philippines.

Ở Việt Nam, củ sắn chủ yếu được chế biến thành món ăn chơi, đơn giản như sắn luộc, sắn hầm dừa/ sữa, các loại bánh nướng, bánh hấp từ sắn mài, bánh bột lọc, bánh tầm hoặc bánh cay chiên, v.v,… những món bánh từ sắn tuy mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn.

Hiện nay, sắn đã được chế biến công nghiệp trên dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại thành các loại bột, sản phẩm snack ăn liền, và cả sắn luộc ăn liền, v.v…., rất tiện dụng và bán rộng rãi khắp các châu lục. Hy vọng trong tương lai, sắn Việt Nam sẽ tăng giá trị nhờ xuất khẩu dưới nhiều dạng thực phẩm khác nhau phù hợp nhu cầu lương thực của một lượng không nhỏ dân số trên thế giới.

Các phương pháp cơ bản chế biến sắn

Nguồn: Djoko Said Damardjati, Bogor Research Institude for Food Crops Biotechnology Agency for Agricultural Research and Development, Indonesia.

Củ sắn tươi

Lột vỏ Lột vỏLột vỏ Lột vỏ Lột vỏ Lột vỏ

Rửa RửaRửa Rửa Cắt Ngâm (1 tuần)

Mài Xắt látNấu Nấu Phơi khô Nghiền

Vắt nước Phơi khôSắn luộc Cấy men Sắn lát Hấp chín

Phơi khô NghiềnLên men Sấy khô

Bột BộtSắn lên men ăn liền Sắn ăn liền

41

STinfo SỐ 10 - 2013

Muôn màu cuộc sống

Gari: loại bột dạng hạt được chế biến từ sắn, có thể pha với nước để uống hay làm các món ăn. Củ sắn tươi lột vỏ, nghiền mịn rồi bỏ vào bao vải, ép kiệt nước dưới nắng mặt trời từ 12 đến 96 giờ để lên men, sau đó được đem sấy nhỏ lửa cho khô. Gari là thức ăn hàng ngày cho khoảng 150 triệu người trên thế giới, chủ yếu ở Tây Phi bao gồm Nigeria, một phần hạ Sahara châu Phi và Nam Mỹ.

Cassareep hay tucupay: tương tự như nước màu ở Việt Nam, dùng tạo màu cho các món ăn, như món gà hầm của người da dỏ Trinidadians, hay màu đen trong bánh nướng từ bột sắn trong lễ Giáng sinh của dân Burmuda - phía tây Đại Tây Dương. Cassareep được cô đặc từ dịch sắn (nấu thật lâu và nhỏ lửa) và thêm vào gia vị tạo thành nước sốt cassareep ở Tây Ấn hay tucupay ở Brazil.

Một số loại thực phẩm từ sắn trên thế giới

Farinha: là một loại bột sắn. Củ sắn tươi lột vỏ, mài và vắt kiệt nước, cho bột qua rây cuối cùng sấy thật nhỏ lửa cho khô. Farinha khô được đóng gói có thể tồn trữ trong thời gian dài, phổ biến ở Nam Mỹ và Tây Ấn.

Attieke: bột sắn được chế biến qua lên men. Củ sắn tươi lột vỏ, ngâm trong nước cho mềm ra, sau đó cho vào bao đay để lên men trong 2 ngày và ép cho ra bớt nước. Lấy sắn ra khỏi bao và bóp rời ra bằng tay, sau đó sấy khô để lưu trữ. Attieke có thể được

hấp chín, ăn cùng với sữa, hay thịt và rau, sử dụng rộng rãi ở Tây Phi, vùng Bờ biển Ngà, Ghana, Senegal, Congo…

Lafun: loại bột sắn còn có nhiều tên gọi khác nhau như cossettes ở Zaire và Rwanda, kanyanga hay mapanga ở Malawi, hoặc makopa ở Tanzania, v.v… Theo truyền thống, củ sắn tươi được cắt khúc và ngâm khoảng 4 ngày cho mềm, bóc vỏ và làm vở nhỏ ra rồi phơi, sau đó nghiền thành bột. Cách khác, có thể làm trực tiếp từ củ sắn tươi, cắt nhỏ rồi phơi khô và nghiền thành bột. Các loại bột này có thể lưu trữ trong 6 tháng, phổ biến ở Tây Phi, đặc biệt là Nigeria.

Tapioca: tinh bột sắn. Thông thường được nấu với nước trong một chảo cạn, khi nấu tinh bột sắn nở ra và keo dính với nhau, rồi thêm đường hay sữa để làm món ăn. Tapioca còn được chế biến thành nhiều món ăn hay các loại bánh khác nhau, được tiêu thụ nhiều ở Tây Phi.

Wagari: loại thức uống lên men phổ biến ở Uganda. Bột sắn trộn với nước và để lên men một tuần, sau đó đun sôi rồi cho vào bình chứa, thêm nước và men. Sau 1 tuần, chắt lấy nước và thêm đường vào, sau 4 ngày có được thức uống wagari.

42

STinfo SỐ 10 - 2013

Muôn màu cuộc sống

Glucose syrup: là dung dịch màu trắng có tính kết dính được chiết xuất từ tinh bột sắn bằng phương pháp thủy phân enzyme. Glucose syrup được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm như các loại bánh kẹo, các loại thức uống lên men như rượu, bia,…; đã được Công ty Khoai mì Tây Ninh sản xuất và bán ra thị trường.

Snack sắn: sản phẩm sắn ăn liền được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Snack sắn đã được Công ty PepsiCo Việt Nam chế biến và giới thiệu ở Việt Nam từ nguồn nguyên liệu sắn trồng ở Long An. �

So sánh thành phần có trong sắn và một số loại ngũ cốc(Có trong 100g)

Chỉ tiêu Bắp Gạo Lúa mì Khoai Tây

Đậu nành Sắn

Nước (g) 10 12 13 79 68 60

Năng lượng (kJ) 1.528 1.528 1.369 322 615 670

Protein (g) 9,4 7,1 12,6 2,0 13,0 1,4

Chất béo (g) 4,74 0,66 1,54 0,09 6,8 0,28

Carbohydrates (g) 74 80 71 17 11 38

Chất xơ (g) 7,3 1,3 12,2 2,2 4,2 1,8

Đường (g) 0,64 0,12 0,41 0,78 0 1,7

Calcium (mg) 7 28 29 12 197 16

Sắt (mg) 2,71 0,8 3,19 0,78 3,55 0,27

Magnesium (mg) 127 25 126 23 65 21

Phosphorus (mg) 210 115 288 57 194 27

Potassium (mg) 287 115 363 421 620 271

Sodium (mg) 35 5 2 6 15 14

Kẽm (mg) 2,21 1,09 2,65 0,29 0,99 0,34

Đồng (mg) 0,314 0,22 0,434 0,11 0,13 0,10

Manganese (mg) 0,485 1,09 3,985 0,15 0,55 0,38

Selenium (mcg) 15,5 15,1 70,7 0,3 1,5 0,7

Vitamin C (mg) 0 0 0 19,7 29 20,6

Thiamin (mg) 0,385 0,58 0,383 0,08 0,44 0,09

Riboflavin (mg) 0,201 0,05 0,115 0,03 0,18 0,05

Niacin (mg) 3,627 4,19 5,464 1,05 1,65 0,85

Pantothenic acid (mg)

0,424 1,01 0,954 0,30 0,15 0,11

Vitamin B6 (mg) 0,622 0,16 0,30 0,30 0,07 0,09

Folate (mcg) 19 231 38 16 165 27

Vitamin A (IU) 214 0 9 2 180 13

Vitamin E, alpha-tocopherol (mg)

0,49 0,11 1,01 0,01 0 0,19

Vitamin K (mcg) 0,3 0,1 1,9 1,9 0 1,9

Beta-carotene (mcg)

97 0 5 1 0 8

Lutien+Zeazanthin (mcg)

1.355 0 220 8 0 0

Saturated fatty acids (g)

0,667 0,18 0,269 0,03 0,79 0,07

Monounsaturated fatty acids (g)

1,251 0,21 0,2 0 1,28 0,08

Polyunsaturated fatty acids (g)

2,613 0,18 0,627 0,04 3,20 0,05

Nguồn: wikipedia.org

Fufu: phố biến ở Tây/Trung Phi và Nam Mỹ. Củ sắn lột sạch vỏ, nấu hoặc hấp chín, sau đó nhồi rồi viên lại thành bánh hoặc làm từ bột sắn. Bánh dai và dính, ăn với súp, hay thịt/cá hầm.

43

STinfo SỐ 10 - 2013

Muôn màu cuộc sống

Phơi bánh sắn ở Ấn Độ Làm bột sắn (farinha) thủ công châu Phi

Làm bánh kwak từ sắn, đang được nướng trên vĩ bằng đá tại Dritabiki, Cộng hòa Suriname, Nam Mỹ, bánh

mỏng, giòn và dễ vở.

Khâu thành phẩm dây chuyền chế biến sắn sấy chất lượng cao ở châu Phi

Bột sắn làm thực phẩm được bày bán ngoài chợ ở châu Phi

Bán các loại bánh sắn trên đường phố ở Việt Nam

Sản phẩm sắn trên thị trường

Đa dạng các loại bánh từ sắn

44

Nội dung phục vụ:

1. Cung cấp Bản tin 24 giờ: kiểm soát thông tin trên các phương tiện truyền thông liên quan đến sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp vào 15 giờ 30 hàng ngày.2. Thường trực cung cấp thông tin theo yêu cầu: doanh nghiệp có thể đặt yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hoặc e.mail. 3. Cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp theo yêu cầu, gồm: văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp, thông tin về kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế.4. Cung cấp thông tin thị trường theo chuyên ngành: cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, các chính sách, chủ trương của nhà nước theo chuyên ngành doanh nghiệp yêu cầu. 5. Cung cấp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế theo chuyên ngành.6. Cung cấp văn bản pháp quy mới ban hành theo chuyên ngành.

7. Cung cấp thông tin thành tựu KH & CN Việt Nam và thế giới: cập nhật các thông tin mới nhất về thành tựu nghiên cứu khoa học, sáng chế, thiết bị và công nghệ mới của Việt Nam và thế giới.

8. Cấp tài khoản truy cập trực tuyến: cho phép tự truy cập trực tuyến vào nguồn tài liệu KH&CN trong và ngoài nước và đặc biệt là các CSDL nước ngoài như: Springerlink, Proquest, Wipsglobal, ...

9. Cung cấp thông tin tổng quan về xu hướng phát triển công nghệ:

– Được mời tham dự và nhận tài liệu tổng quan các kỳ báo cáo phân tích xu hướng công nghệ tại Trung tâm.

– Được đặt hàng cung cấp tài liệu tổng quan xu hướng phát triển công nghệ theo yêu cầu của quý cơ quan (Trung tâm Thông tin phối hợp chuyên gia thực hiện).

DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRỌN GÓIISO 9001:2008

Gói thông tin doanh nghiệp

9Đáp ứng kịp thời thông tin theo chuyên ngành hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý điều hành, ra quyết định trong sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển.

9 Là phương tiện để doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

9Hàng ngàn lượt doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đón nhận và sử dụng liên tục dịch vụ “Cung cấp Thông tin Trọn gói”.

Đăng ký tham gia:Có thể lựa chọn đăng ký theo từng nội dung. Được ưu đãi khi chọn nhiều nội dung như sau:

¾ Đăng ký 5 đến 6 nội dung: giảm 10% ¾ Đăng ký đến 8 nội dung: giảm 15%

¾ Đăng ký trọn gói 9 nội dung: giảm 20%

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCMPhòng Cung cấp Thông tin

Địa chỉ: 79 Trương Định (lầu 1), Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

ĐT: 08. 3824 3826 (trực tiếp) - 08. 3829 7040 (số nội bộ: 102, 203)

Fax: 08. 3829 1957 / E-mail: [email protected]

Địa chỉ liên hệ:

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCM - 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM

Tel: 08.3825 8857, 08.3829 7040 (nội bộ: 403) / Fax: 08.3829 1957 / E-mail: [email protected]

Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí MinhSTINET (Science and Technology Information Network)

Địa chỉ: http:// www.cesti.gov.vn

STINET: nguồn thông tin KH&CN phong phú, nơi giới thiệu công nghệ, thiết bị, sản phẩm và hoạt động chuyển giao công nghệ hiệu quả.

Cập nhật thường xuyên, tra cứu thuận lợi.

Mục tiêu của STINET:• Tạo lậpkênhthôngtinvề lĩnhvựckhoa học - công nghệ - môi trườngtrongnướcvàquốctế.

• Hệthốnghóacáccơsởdữliệutrongnướcvàquốctế;kếtnốimạngthưviệnphụcvụtracứuthôngtinKH&CN.

• Tạomôitrườngthươngmạihóacácsản phẩm nghiên cứu KH&CN, pháttriển thị trường công nghệ tại thànhphốvàkhuvực.

• Cung cấp các dịch vụ về thôngtinnhằm tạođiều kiện thuận lợi choviệcnghiêncứu,họctập, tìmhiểuvềKH&CN.

• Là nơi traođổi, họchỏi và chia sẻkinhnghiệmvàkiếnthứcvềKH&CN.

STINET có gì ?1. Thư viện KH&CN: nguồn tư liệu KH&CN trong và ngoài nước phong phú, kết nối với nhiều thư viện KH&CN nổi tiếng trên thế giới như Springer, Proquest….

2. Chợ công nghệ và thiết bị - TechMart Online:cầu nối, giới thiệu, chuyển giao giải pháp, thiết bị, công nghệ.

3. Tạp chí STINFO: giới thiệu, phân tích xu hướng và ứng dụng KH&CN; các hoạt động nghiên cứu và thành quả KH&CN; tư vấn, giải đáp các vấn đề về khoa học, công nghệ và môi trường...

4. Tin tức KH&CN: thông tin về những sự kiện, thành quả KH&CN mới nhất trong nước và trên thế giới.

5. Dịch vụ: thiết kế linh hoạt phù hợp cho nhiều đối tượng, gồm Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên ngành, Dịch vụ cung cấp thông tin công nghệ và thiết bị, Dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói, Dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, …

Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (STINET), do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển. STINET được Bộ VHTT cấp theo quyết định số 168/GP-BVHTT, ngày 28/05/1999.