114
Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh giá Sinh kế và Phân tích các Thành phần liên quan Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường

Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng

Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh giá Sinh kế và Phân tích các Thành phần liên quan

Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường

Page 2: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

Xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng Tác giả Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường Trang bìa Nhà ở dọc kênh tại Huyện Long Phú, K. Schmitt 2007 © giz, tháng 10/2009

Page 3: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng

Đánh giá Sinh kế và Phân tích các Thành phần liên quan

Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường

Tháng 10 năm 2007

Page 4: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

ii

Giới thiệu về GIZ

Năng lực toàn diện cho phát triển bền vững dưới một mái nhà chung

Với phương châm làm việc năng suất, hiệu quả và dựa trên tinh thần hợp tác, GIZ hỗ trợ người dân

và cộng đồng tại các nước đang phát triển, các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi và các nước

công nghiệp trong việc định hướng tương lai và cải thiện điều kiện sống. Đây là tôn chỉ hoạt động của

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ). Được thành lập ngày 01 tháng 01

năm 2011, GIZ tập hợp những kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm của GIZ hỗ trợ các đối tác

trong nỗ lực đạt được những mục tiêu phát triển lâu dài thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiệu quả

được thiết kế phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững. Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (DED), Tổ

chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức Bồi dưỡng và Phát triển Năng lực Quốc tế Đức

(InWEnt). GIZ là tổ chức trực thuộc nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, hỗ trợ Chính phủ Đức trong

những nỗ lực thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền vững. GIZ

cũng tham gia vào công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.

Phát triển hiệu quả

GIZ áp dụng cách tiếp cận tổng thể dựa trên giá trị để đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên

quan. Trong quá trình này, sứ mệnh phát triển bền vững luôn là định hướng chủ đạo xuyên suốt mọi

hoạt động của tổ chức. GIZ cũng luôn quan tâm đến các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và sinh

thái khi hỗ trợ đối tác ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế tìm ra các giải pháp cho

cộng đồng trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Đây là phương thức giúp GIZ đạt được sự phát triển

một cách hiệu quả.

GIZ hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm: phát triển kinh tế và xúc tiến việc làm; xây dựng nhà

nước và khuyến khích dân chủ; thúc đẩy hòa bình, an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn dân sự;

an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác

động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ về quản lý và hậu cần để hỗ trợ đối

tác trong việc thực hiện những nhiệm vụ phát triển. Trong các tình huống khủng hoảng, GIZ còn tiến

hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của dịch vụ phát triển, GIZ

đồng thời cung cấp nhiều chuyên gia hỗ trợ phát triển cho các nước đối tác.

GIZ tư vấn cho các cơ quan tài trợ và đối tác các vấn đề về xây dựng kế hoạch và chiến lược, giới

thiệu các chuyên gia hòa nhập và chuyên gia hồi hương ở các nước đối tác, đồng thời thúc đẩy mạng

lưới hợp tác và đối thoại giữa các bên liên quan trong hoạt động hợp tác quốc tế. Nâng cao năng lực

cho chuyên gia của các nước đối tác là một phần quan trọng trong dịch vụ của GIZ. Chúng tôi tạo

nhiều cơ hội cho các thành viên tham gia các hoạt động có thể duy trì và thúc đẩy những mối quan hệ

mà họ tạo dựng được. Ngoài ra, GIZ còn tạo điều kiện để những người trẻ tuổi nâng cao kinh nghiệm

chuyên môn của mình trên khắp thế giới thông qua các chương trình trao đổi giành cho chuyên gia

trẻ. Những chương trình này giúp xây dựng nền móng cho thành công trong sự nghiệp của họ trên

các thị trường trong nước và quốc tế.

Các cơ quan ủy nhiệm cho GIZ

Hầu hết các hoạt động của GIZ được thực hiện theo ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển

(BMZ). Ngoài ra, GIZ cũng hoạt động thay mặt cho các Bộ khác của Đức, cụ thể là Bộ Ngoại giao

Liên bang, Bộ Môi trường Liên Bang, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang. GIZ cũng hoạt động theo

ủy quyền của chính quyền các bang và các cơ quan công quyền khác của Đức, các cơ quan và tổ

chức thuộc khu vực nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước Đức, Ủy ban Châu Âu, Liên Hiệp Quốc

và Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân và góp phần thúc đẩy xây

dựng những tương tác theo định hướng kết quả giữa phát triển và khu vực ngoại thương. Kinh

nghiệm dày dạn của chúng tôi với các khối liên minh tại các nước đối tác và tại Đức là nhân tố quan

trọng cho hợp tác quốc tế thành công không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật văn hóa mà

còn trong cả xã hội dân sự.

GIZ và những con số

GIZ hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên toàn cầu. Tại Đức, GIZ có mặt ở hầu khắp các bang với văn

phòng chính được đặt tại Bonn và Eschborn. GIZ tuyển dụng khoảng 17.000 nhân viên trên toàn thế

giới với hơn 60% là nhân viên bản địa. Ngoài ra, GIZ còn có 1.135 cố vấn kỹ thuật, 750 chuyên gia

hòa nhập, 324 chuyên gia hồi hương, 700 chuyên gia địa phương tại các tổ chức đối tác cùng 850

tình nguyện viên (weltwärts). Với doanh thu ở mức 1,9 tỷ euro tính tạI thời điểm tháng 12 năm 2010,

GIZ có thể tự tin nhìn về tương lai phía trước.

Page 5: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

iii

Lời tựa

Dự án “Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng” do Chi Cục Kiểm Lâm

tỉnh Sóc Trăng khởi xướng nhằm mục đích cung cấp các giải pháp thí điểm để giải quyết xung đột

giữa phát triển kinh tế và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc

Trăng.

Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù tương đối nhỏ về kích thước so với cả nước, đóng vai trò quan

trọng vì là “vựa lúa” cho cả Việt Nam. Việc phát triển nhanh chóng nghề nuôi tôm đã góp phần tăng

trưởng kinh tế và giảm nghèo nhưng cũng kéo theo những lo ngại ngày càng tăng về tácđộng môi

trường và xã hội.

Do thiếu cách tiếp cận tổng hợp để quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững vùng ven biển và lợi ích của

việc nuôi tôm nên đã dẫn đến việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven

biển tỉnh Sóc Trăng, đe dọa chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn và làm giảm thu nhập của

các cộng đồng địa phương.

Vùng ven biển không chỉ có nguy cơ chịu các tác động sinh thái tiêu cực của nghề nuôi tôm và sự phá

hủy chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi

khí hậu đặc biệt là sự tăng cường độ và tần suất các cơn bão và lũ, xâm nhập mặn và nước biển

dâng.

Dự án khởi xướng nghiên cứu về sinh kế của người dân sinh sống ở vùng ven biển và phân tích các

bên liên quan này như là nghiên cứu đầu tiên của một số nghiên cứu để tạo cơ sở cho việc lập kế

hoạch các hoạt động dự án phù hợp và là một điều tra dữ liệu cơ sở quan trọng cho việc giám sát tác

động của dự án.

Nghiên cứu do một nhóm chuyên gia gồm tư vấn quốc tế và quốc gia, một phiên dịch viên địa phương

và cán bộ chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng tiến hành. Điều này đảm bảo việc chuyển giao kiến

thức và kỹ năng thực tế cũng như nắm bắt thông tin mà người ngoài khó tiếp cận được.

Báo cáo này được viết và trình nộp cho dự án vào tháng 10/2007. Phần viết về các đơn vị trực thuộc

Sở Thủy sản được cập nhật trong trong năm 2009 trước khi in lại báo cáo này với cách trình bày mới.

Klaus Schmitt

Cố Vấn Trưởng

Page 6: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

iv

Mục lục

Giới thiệu về GIZ .................................................................................................................................... ii

Lời tựa ................................................................................................................................................... iii

Mục lục .................................................................................................................................................. iv

Danh sách hình .................................................................................................................................... vii

Danh sách hộp .................................................................................................................................... viii

Danh sách bảng .................................................................................................................................... ix

Lời cảm ơn ............................................................................................................................................ xi

Tên viết tắt ............................................................................................................................................ xii

Chữ viết tắt .......................................................................................................................................... xiii

1 Giới thiệu ..................................................................................................................................... 14

1.1 Mục tiêu dự án .................................................................................................................. 15

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................................... 15

2 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 17

2.1 Đặc điểm dân số ............................................................................................................... 17

2.2 Đa dạng về môi trường ..................................................................................................... 18

2.3 Sử dụng đất, chất lượng nước và quản lí rừng ................................................................ 20

2.3.1 Sử dụng đất và qui hoạch sử dụng đất ............................................................. 20

2.3.2 Chất lượng nước ............................................................................................... 21

2.3.3 Diện tích rừng và hiện trạng pháp lí ................................................................. 21

2.3.4 Chương trình phục hồi rừng ............................................................................. 22

3 Phương pháp ................................................................................................................................ 24

3.1 Chọn mẫu .......................................................................................................................... 24

3.1.1 Xác định các điểm khảo sát ............................................................................... 24

3.1.2 Chọn, mô tả và phân chia hộ nghiên cứu ........................................................ 26

3.2 Khảo sát cơ sở ................................................................................................................. 27

3.3 Trang trại tôm mang tính thương mại, nhà máy chế biến tôm và hiệp hội nuôi tôm ........ 28

3.4 Thành phần thể chế và tư nhân ........................................................................................ 28

4 Khuôn khổ pháp lí và các thành phần liên quan trong quản lí vùng ven biển ...................... 30

4.1 Khuôn khổ pháp lí về quản lí rừng và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 30

4.1.1 Phân vùng rừng ngập mặn ................................................................................ 30

4.1.2 Rừng phòng hộ: qui định pháp luật và quản lí .................................................. 31

4.1.3 Luật đất đai và bãi bồi ....................................................................................... 32

4.1.4 Tiêu chuẩn và qui định chất lượng nước .......................................................... 33

4.2 Các thành phần thể chế liên quan .................................................................................... 33

4.2.1 Cấp tỉnh và huyện .............................................................................................. 33

4.2.2 Các thành phần thể chế cấp xã và ấp ............................................................... 37

4.2.3 Sử dụng đất ....................................................................................................... 38

4.3 Thành phần tư nhân ......................................................................................................... 39

Page 7: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

v

4.3.1 Hội nghề cá và hiệp hội nuôi tôm ...................................................................... 40

4.3.2 Trang trại nuôi tôm thương mại ......................................................................... 41

4.3.3 Nhà máy chế biến .............................................................................................. 43

4.3.4 Sở công an – một thành phần đặc biệt mang tính tư nhân trong quản lí rừng . 44

4.4 Kết luận ............................................................................................................................. 45

5 Kết quả khảo sát cơ sở ............................................................................................................... 46

5.1 Đặc điểm dân số và kinh tế xã hội.................................................................................... 47

5.2 Đất đai và tài sản .............................................................................................................. 50

5.2.1 Đất ..................................................................................................................... 50

5.2.2 Tài sản ............................................................................................................... 51

5.3 Nuôi động vật và nuôi thủy sản trong vườn nhà ............................................................... 52

5.4 Sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp ............................................................................... 53

5.4.1 Các hệ thống canh tác ở các điểm khảo sát ..................................................... 53

5.4.2 Hoạt động trên ruộng đất của gia đình của các nhóm giàu nghèo ................... 54

5.4.3 Nuôi thủy sản ..................................................................................................... 55

5.4.4 Nông nghiệp ...................................................................................................... 58

5.5 Việc làm ............................................................................................................................ 60

5.6 Tiếp cận nguồn vốn vay .................................................................................................... 62

5.7 Thu nhập của hộ và nguồn thực phẩm ............................................................................. 63

5.8 Kết luận ............................................................................................................................. 64

5.8.1 Kết luận dựa trên nhóm giàu nghèo .................................................................. 64

5.8.2 Kết hợp dựa trên điểm khảo sát ........................................................................ 64

6 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên ................................................................................................. 68

6.1 Các cộng đồng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 68

6.2 Tiếp cận điểm khai thác và di chuyển trong địa phương .................................................. 68

6.3 Khi thác tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 69

6.3.1 Lâm sản ............................................................................................................. 69

6.3.2 Sản phẩm từ bãi sình và bãi cát ........................................................................ 70

6.3.3 Kênh rạch .......................................................................................................... 73

6.3.4 Lịch mùa vụ và vị trí của tài nguyên thiên nhiên ............................................... 73

6.3.5 Chuỗi giá trị........................................................................................................ 74

6.4 Đánh cá xa bờ ................................................................................................................... 76

7 Phần tích các thành phần liên quan ........................................................................................... 78

7.1 Động lực của sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 78

7.2 Qui định pháp luật đối với quản lí vùng ven biển .............................................................. 81

7.2.1 Trách nhiệm chồng chéo và khoảng trống về luật pháp ................................... 81

7.2.2 Nguồn nhân lực và tài chính phục vụ bảo vệ rừng ........................................... 82

7.3 Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan và các thành phần đặc biệt

liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 82

7.3.1 Bảo vệ và tiếp cận rừng .................................................................................... 82

Page 8: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

vi

7.3.2 Khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhóm dân tộc............................................ 82

7.3.3 Mâu thuẩn về đất đai ......................................................................................... 83

8 Kết luận và đề nghị ...................................................................................................................... 85

8.1 Nuôi trồng thủy sản bền vững........................................................................................... 85

8.1.1 Các vấn đề kỹ thuật ........................................................................................... 85

8.1.2 Các khía cạnh thể chế và tổ chức của hoạt động nuôi trồng ven biển ............. 85

8.2 Quản lí tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................... 86

8.3 Khuôn khổ pháp lí, qui định địa phương và đồng quản lí tài nguyên ............................... 87

8.4 Bài học từ thực địa ............................................................................................................ 88

Tư liệu tham khảo ................................................................................................................................ 89

Phụ lục 1: Số liệu khí hậu và môi trường của tỉnh Sóc Trăng ........................................................ 91

Phụ lục 2: Phiếu điều tra ..................................................................................................................... 93

Phụ lục 3: Kỹ thuật nuôi tôm ở trang trại thương mại .................................................................... 99

Phụ lục 4: Kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 101

Page 9: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

vii

Danh sách hình

Hình 1: Khu vực dự án – vùng ven biển Sóc Trăng ........................................................................... 17

Hình 2: Bản đồ sử dụng đất của Tỉnh Sóc Trăng (2005) (nguồn: STN&MT) ..................................... 20

Hình 3: Điểm khảo sát ........................................................................................................................ 25

Hình 4: Tóm tắt trình tự nghiên cứu ................................................................................................... 27

Hình 5: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm Lâm ................................................................................. 35

Hình 6: Số nhân khẩu trung bình/hộ tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên ................................ 49

Hình 7: Trình độ học vấn của các nhóm giàu nghèo .......................................................................... 49

Hình 8: Đầu tư và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của hộ (triệu đồng/hộ/năm) ....................... 59

Hình 9: Thu nhập trung bình từ việc làm phụ của mỗi hộ theo năm ở các nhóm giàu nghèo ........... 60

Hình 10: Phân vùng cho vùng dự án theo các tiêu chí mới (các con số là phần diễn giải trên) .......... 67

Hình 11: Lịch thời vụ các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác ............................................... 72

Hình 12: Di chuyển của người khai thác tài nguyên thiên nhiên và phân bố các loài được

khai thác chính ....................................................................................................................... 74

Hình 13: Sơ đồ biểu diễn chuỗi giá trị cho các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác

ở tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................................... 74

Hình 14: Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

ở vùng ven biển ..................................................................................................................... 80

Page 10: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

viii

Danh sách hộp

Hộp 1: Các loại hình việc làm ................................................................................................................ 48

Hộp 2: Các hệ thống sản xuất chính trong khu vực nghiên cứu ........................................................... 55

Hộp 3: Mô tả một số loại hình sản xuất nông nghiệp chính trong vùng nghiên cứu ............................. 58

Hộp 4: Chiến lược sinh kế của các nhóm hộ giàu nghèo ..................................................................... 65

Hộp 5: Các điểm quan trọng về khai thác tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 76

Page 11: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

ix

Danh sách bảng

Bảng 1: Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc ở các huyện thuộc vùng dự án (2005) .................... 18

Bảng 2: Tính chất môi trường của khu vực dự án ................................................................................ 19

Bảng 3: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa ở 3 huyện ven biển (2000 – 2005) ....... 21

Bảng 4: Diện tích rừng (ha), loài cây, tình trạng pháp lí và các thành phần liên quan ......................... 22

Bảng 5: Phân vùng đất và nước ở các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng. ....................................... 22

Bảng 6: Các nhân tố và phương thức chọn điểm khảo sát. ................................................................. 24

Bảng 7: Điểm khảo sát. ......................................................................................................................... 24

Bảng 8: Tên huyện, xã và ấp của điểm khảo sát. ................................................................................. 25

Bảng 9: Các điểm khảo sát riêng. ......................................................................................................... 26

Bảng 10: Các thành phần thể chế liên quan được phỏng vấn .............................................................. 29

Bảng 11: Thành phần thể chế liên quan đến quản lí các khu vực ven biển ......................................... 39

Bảng 12: Thông tin kỹ thuật và kinh tế của vụ nuôi tôm (n=8) .............................................................. 42

Bảng 13: Thành phần giàu nghèo trong các hộ được phỏng vấn trong từng ấp .................................. 46

Bảng 14: Số khẩu trung bình/hộ, con cái và nghề nghiệp trong từng nhóm giàu nghèo ...................... 47

Bảng 15: Tỉ lệ hộ của các nhóm giàu nghèo theo loại hình việc làm .................................................... 48

Bảng 16: Phân bố hộ giàu nghèo theo dân tộc ..................................................................................... 49

Bảng 17: Quê quán và thời gian định cư của các nhóm hộ .................................................................. 50

Bảng 18: Sở hữu đất trung bình theo hộ ............................................................................................... 50

Bảng 19: Vật liệu làm nhà của các nhóm giàu nghèo ........................................................................... 51

Bảng 20: Tỉ lệ sở hữu phương tiện đi lại ở các nhóm giàu nghèo (số lượng phương tiện

trung bình cho mỗi hộ trong ngoặc đơn) ................................................................................ 51

Bảng 21: Tỉ lệ hộ có máy bơm nước, quạt nước và ngư cụ (ghi trong dấu ngoặc đơn) ...................... 52

Bảng 22: Thu nhập từ nuôi động vật và tỉ lệ tiêu thụ cho gia đình của các nhóm giàu nghèo ............. 53

Bảng 23: Diện tích nuôi cá trong vườn, loài cá và tỉ lệ hộ nuôi trong từng nhóm giàu nghèo .............. 53

Bảng 24: Hệ thống sản xuất được ghi nhận trong vùng nghiên cứu .................................................... 54

Bảng 25: Hoạt động của các nhóm hộ giàu nghèo ............................................................................... 54

Bảng 26: Diện tích nuôi thủy sản trung bình và tỉ lệ hộ nuôi thủy sản theo nhóm giàu nghèo

và loại hình nuôi ..................................................................................................................... 56

Bảng 27: Chi phí và thu nhập trung bình trong nuôi thủy sản theo hộ và nhóm giàu nghèo ................ 57

Bảng 28: Hiệu quả kinh tế của các loại hình nuôi thủy sản chính (triệu đồng/ha) ................................ 57

Bảng 29: Diện tích đất nông nghiệp trung bình và tỉ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp

trong các nhóm giàu nghèo ................................................................................................... 59

Bảng 30: Năng suất, chi phí và lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp ..................................................... 60

Bảng 31: Hợp đồng bằng giấy tờ ở các điển khảo sát.......................................................................... 61

Bảng 32: Vốn vay trung bình của hộ và nhóm giàu nghèo ................................................................... 62

Bảng 33: Nguồn thu nhập và nguồn gốc thực phẩm của hộ theo nhóm giàu nghèo (n=92) ................ 63

Bảng 34: Phân vùng cho vùng dự án theo các nhân tố kinh tế xã hội mới .......................................... 66

Bảng 35: Số lượng người khai thác ước đoán cho các điểm khảo sát ................................................ 68

Page 12: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

x

Bảng 36: Sự tiếp cận đến các điểm khai thác ....................................................................................... 69

Bảng 37: Các loài được khai thác từ rừng ............................................................................................ 70

Bảng 38: Các loài chính được khai thác ở bãi sình và bãi cát .............................................................. 71

Page 13: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

xi

Lời cảm ơn

Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Chi Cục Kiểm Lâm Sóc Trăng và các Đội Dự án Huyện đã hỗ trợ

hành chính và hậu cần và các cán bộ của Chi Cục Kiểm Lâm và Đội Dự án Huyện đã đóng góp vào

việc thu thập dữ liệu tại thực địa.

Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Sở Thủy sản (từ 2008 là Chi cục Khai

thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản), Phòng Kinh tế và Chi Cục Kiểm Lâm đã đóng góp thời gian và

thông tin giá trị cho nghiên cứu này.

Đóng góp của ông Hồng Thanh Nhẫn như phiên dịch viên và cung cấp thông tin đã giúp đở rất nhiều

cho các tác giả của nghiên cứu này.

Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các hộ gia đình và các trại tôm thương mại về sự kiên nhẫn và trợ

giúp cho việc hoàn thành nghiên cứu này.

Page 14: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

xii

Tên viết tắt

Sở NN&PTNN Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

STN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường

CCKL Chi cục Kiểm lâm

TBVR Tổ bảo vệ rừng

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ KHCN&MT Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

RIA Viện nghiên cứu thủy sản

VASEP Hiệp hội xuất khẩu và chế biến hải sản

WB Ngân hàng thế giới

Page 15: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

xiii

Chữ viết tắt

& và

v.v. vân vân

spp./sp. loài

% phần trăm

ha hec-ta

kg kí lô

km cây số

km² cây số vuông

m mét (thước)

đồng đồng Việt Nam (16.000 đồng = 1 đô la Mỹ) (22.000 đồng = 1 Euro)

ppt phần ngàn (parts per thousands)

ppm phần triệu (parts per million)

Page 16: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

14

1 Giới thiệu

Các khu vực ven biển có thể được xem như các khu vực tiếp giáp giữa mặt nước và vùng đất biến

đổi dần và theo mùa, hỗ trợ các phương kế sinh sống khác nhau liên quan đến tài nguyên thiên nhiên,

như canh tác nông nghiệp và thủy sản nước ngọt và nước lợ. Các sinh kế này phụ thuộc vào môi

trường ven biển và tương tác lẫn nhau trong môi trường đó.

Vùng ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có một hệ sinh thái ven bờ đặc trưng, đó là hệ sinh

thái rừng ngập mặn – là nơi mà các hệ thống sông ngòi lớn tích tụ phù sa và độ mặn thì được điều

hòa bởi nguốn nước ngọt lớn từ thượng lưu. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng ở vùng ven biển.

Chúng có chức năng tự nhiên là chống xói mòn do sóng biển và gió. Rừng ngập mặn là một hệ sinh

thái độc đáo, tạo ra môi trường sinh sản thích hợp cho các loài cá và giáp xác nước lợ và nước mặn.

Sự biến đổi chính trong ba thập niên vừa qua ở các vùng ven biển châu Á chính là sự phát triển của

hoạt động nuôi tôm; sản lượng tôm đã gia tăng mỗi năm 17% trong khoảng thời gian từ năm 1970

đến 2000. Sự gia tăng này dẫn đến sự suy thoái các khu rừng ngập mặn và ruộng lúa ven biển. Ở

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa của Việt Nam, ruộng lúa đã biến thành ao tôm. Chỉ

trong vòng 2 năm (2000-2002), diện tích ruộng lúa đã giảm 170.000 ha, trong khi diện tích nuôi tôm

tăng 160.000 ha (Vo Thi Thanh Loc 2003). Lợi nhuận cao từ nuôi tôm đã kích thích sự phát triển của

hình thức nuôi tôm công nghiệp. Ao tôm công nghiệp đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường

xung quanh, sử dụng nguồn nguyên liệu lớn và trong nhiều trường hợp được đặt tại nơi trước đây là

rừng ngập mặn.

Ở Việt Nam, rừng ngập mặn đã giảm từ 117.745 ha năm 1983 còn 51.492 ha năm 1995 (Hong & San

1993 và Phuong & Hai 1998, theo Jonhston et al. 2000). Sự phát triển nuôi tôm không phải là nguyên

nhân duy nhất liên quan đến sự phá hủy rừng ngập mặn và khai thác lâm sản (gỗ, củi, v.v.) trên khắp

thế giới. Áp lực dân số cũng là tác nhân quan trọng trong vấn đề này (Hossain 2001).

Dù sao, có những mâu thuẩn tồn tại giữa người nuôi tôm và người sử dụng tài nguyên từ rừng ngập

mặn. Rừng ngập mặn và bãi bồi – hiện được sử dụng làm ao tôm, đem lại nguồn lợi sinh sống cho

nhiều người sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Sự suy thoái môi trường do nuôi tôm đã làm giảm

sản lượng tài nguyên thiên nhiên, như: tôm giống (tôm bột) và cua con (cua giống) tự nhiên đã bị

giảm sút khi nuôi trồng thủy sản phát triển (Alauddin et al. 1998; Paez Osuna 2001; Primavera 2006).

Sự hủy diệt rừng ngập mặn để chuyển thành hơn 60.000 ha diện tích nuôi tôm trong năm 1997 đã

gây ảnh hưởng bất lợi cho cuộc sống của 24.000 hộ ở Việt Nam (Luttrell 2002).

Kinh nghiệm từ các nước châu Á khác, như Thái Lan hay Bangladesh – nơi mà môi trường bị hủy

hoại nặng nề do nuôi tôm (Lebel et al. 2002, Hossain et al. 2001), cho thấy rõ nhu cầu cấp bách về

việc quản lí tổng hợp vùng ven biển. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn đã chịu ảnh hưởng của việc mở

rộng diện tích nuôi tôm và các nhân tố khác do thiếu qui định pháp luật và các kế hoạch phát triển (de

Graaf et al. 1999). Từ năm 1953 đến 1995, diện tích rừng ngập mặn tại ĐBSCL đã giảm từ 190.812

ha còn 29.543 ha (Minh et al. 1998, trích trong Minh et al. 2001). Phần lớn rừng ngập mặn ở ĐBSCL

đã bị biến thành ao tôm kể từ thập niên 1990, trong đó có một tỉ lệ lớn những người nuôi tôm không

phải là dân địa phương đến phá rừng làm ao tôm.

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài được nuôi chủ yếu. Năm 2003, có khoảng 460.000 ha diện tích

nuôi tôm sú đem lại sản lượng khoảng 223.000 tấn (Phuong et al. 2004). Khu vực nuôi tôm chủ yếu là

ĐBSCL – chiếm 80-85% tổng diện tích nuôi tôm cả nước. Năm 2005, giá trị xuất khẩu từ ngành thủy

sản đạt 2,65 tỉ USD, trong đó 1,3 tỉ USD là từ ngành tôm (Bộ Thủy sản 2005). Tuy nhiên, ngành tôm

không ổn định và bỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh; trung bình 20-25% người nuôi tôm ở Việt Nam bị thất

bại mỗi năm (Sinh 2004). Ở ĐBSCL, hơn 60% hộ nuôi tôm thiếu nợ vay, trung bình hơn 20 triệu

đồng/khoản nợ.

Page 17: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

15

Sự phát triển nuôi tôm đã làm thay đổi nền kinh tế và sinh thái của vùng ven biển; nhờ đó mà vùng

ven biển trở nên quan trọng về mặt kinh tế. Sự phát triển kinh tế ở vùng ven biển nhanh và thiếu qui

hoạch trong khi sinh kế của người dân phải thích nghi với môi trường sinh thái và kinh tế xã hội mới.

Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển của ĐBSCL có sự phát triển nuôi tôm mạnh mẽ và

rừng ngập mặn chỉu ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh này, GTZ và UBND tỉnh Sóc

Trăng đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm thực hiện dự án về quản lí vùng ven biển vì mục tiêu phát triển

bền vững.

1.1 Mục tiêu dự án

Dự án “Quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tại tỉnh Sóc Trăng” sẽ cung cấp các giải

pháp thử nghiệm để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và quản lí nguồn tài nguyên thiên

nhiên bền vững. Dự án cũng sẽ triển khai các chiến lược có thể tăng tính thích nghi của rừng ngập

mặn bằng việc nâng cao tính chịu đựng của chúng đối với sự biến đổi khí hậu.

Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo tính bền vững về kinh tế và sinh thái của vùng ven biển cho

những người nghèo trong các cộng đồng địa phương. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007-2010) là hỗ

trợ việc đồng quản lí vùng ven biển giữa những người sử dụng nguồn tài nguyên (người dân địa

phương, những người nuôi tôm) và chính quyền địa phương các cấp.

Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm (CCKL) thông qua việc phát triển

các mô hình đồng quản lí các vùng ven biển bền vững, quản lí việc phục hồi rừng ngập mặn để thích

ứng tốt hơn với các biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng một khuôn khổ chính sách có thể điều tiết

để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các dịch vụ môi trường tạo ra bởi các vùng đất ngập nước

ven biển. Để bảo vệ và quản lí vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp dụng Phương Pháp Hệ

Sinh Thái, một chiến lược để quản lí tổng hợp đất, nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm hỗ trợ

bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hợp lí. Giai đoạn đầu của dự án sẽ tập trung phát triển cơ chế

đồng quản lí cho công tác bảo vệ và quản lí bền vững vùng ven biển.

Một trong những mục tiêu dự án là tạo ra một hệ thống chia sẻ quyền lợi cho nhiều thành phần nhờ

nâng cao công tác bảo vệ rừng ngập mặn. Mục tiêu đạt được thông qua cải thiện công tác qui hoạch

tổng hợp sử dụng đất và thử nghiệm cách tiếp cận đồng quản lí có sự tham gia của các nhóm mục

tiêu của dự án, như những người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và người

nuôi tôm.

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu

Nhằm làm rõ các thành phần liên quan khác nhau trong vùng dự án và các nhân tố tác động đến việc

quản lí vùng ven biển, nghiên cứu cơ sở này đã được tiến hành.

Mục tiêu khảo sát là làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các thành phần liên quan ở vùng ven biển và xác

định các nhân tố quyết định sự thay đổi về sử dụng đất ở vùng ven biển. Sinh kế của người dân được

mô tả theo các tiêu chí (nhóm) giàu nghèo do người dân tự xác định cùng với các ước đoán mang

tính số lượng về tài sản và thu nhập từ các hoạt động khác nhau.

Vùng ven biển có môi trường đa dạng và phức tạp. Trong vùng dự án, sự đa dạng về môi trường kinh

tế xã hội và tự nhiên sẽ được mô tả và phân tích nhằm giúp hiểu rõ hơn về hiện trạng. Hơn nữa,

nghiên cứu muốn tìm hiểu tầm quan trọng của tài nguyên rừng ngập mặn đối với các hộ không có đất

đai và nghèo về khía cạnh đem lại thu nhập và sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Phân tích này sẽ

cung cấp thông tin giúp phát triển và thực hiện các hợp phần của dự án quản lí tổng hợp vùng ven

biển.

Page 18: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

16

Báo cáo này gồm 6 chương, trong đó bao gồm mô tả vùng dự án và xem xét khuôn khổ pháp lí trong

vấn đề quản lí vùng ven biển có các thành phần liên quan khác nhau. Kết quả của khảo sát cơ bản

cho thấy các chiến lược sinh sống khác nhau trong vùng dự án. Một phần riêng trong báo cáo sẽ nói

về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phân tích các thành phần liên quan. Trong phần kết luận,

các đề nghị cũng được nêu ra cho dự án.

Page 19: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

17

2 Giới thiệu khu vực nghiên cứu

Các cấp hành chính ở Việt Nam bao gồm cấp tỉnh, dưới tỉnh là huyện. Mỗi huyện gồm các xã và mỗi

xã được chia thành ấp. Ấp được coi là đơn vị cơ bản. Tỉnh Sóc Trăng bao gồm 8 huyện và một thành

phố. Vùng ven biển với 3 huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Cù Lao Dung là một phần trong khu vực

nghiên cứu. Tổng chiều dài bờ biển là 72 km với các điều kiện môi trường khác nhau. Khu vực dự án

bao gồm 11 xã, tổng diện tích 1.153 km2 và hơn 10.000 ha bãi bồi chủ yếu ở huyện Cù Lao Dung và

Vĩnh Châu (Hình 1). Tổng dân số của vùng dự án khoảng 188.567 người (gồm 38.149 hộ), trong đó

32% được coi là hộ nghèo (Niên giám thông kê của tỉnh 2005; Niên giám thống kê các huyện 2005).

Hình 1: Khu vực dự án – vùng ven biển Sóc Trăng

2.1 Đặc điểm dân số

Trong khu vực dự án, đặc điểm dân số thay đổi: tỉ lệ nghèo cao ở huyện Vĩnh Châu, nhất là phần phía

tây của huyện (Vĩnh Tân, Lại Hòa) với hơn 35% hộ nghèo (<150,000 đồng/người/tháng– tiêu chuẩn

2005).

Page 20: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

18

Bảng 1: Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc ở các huyện thuộc vùng dự án (2005)

Dân số Hộ Hộ nghèo

(%)

Nhóm dân tộc (% hộ)

Kinh Hoa Khmer

Cù Lao Dung 63.928 13526 27,3 94 0,1 6

An Thạnh Nam 6577 1.513 34,5 77,4* 0,1* 22,4*

An Thạnh Ba 10357 2.197 21 94,4* 0* 5,5*

Long Phú 186.125 39.233 26,7 64 33 3

Trung Bình 25.152 5145 23,3 64 30 2

Lịch Hội Thượng 21.527 4216 26,9% 49 38 13

Vĩnh Châu 149.752 30.642 34,4 30 18 52

Vĩnh Hải 19.014 3.819 22,1 25,5 27,5 47

Xã Vĩnh Châu 20.530 4.156 34,8 4 23 73

Thị trấn Vĩnh

Châu

15.850 3.058 14,6 38 42 20

Vĩnh Phước 21.535 4.423 44,5 18 17 65

Vĩnh Tân 14.018 2.845 56,1 29,5 6,5 64

Lạc Hòa 14.091 2.747 37,1 17 30 53

Lại Hòa 19.916 4.030 38,3 20 12 69

Ghi chú: * dữ liệu 2004

Hộ được coi là nghèo khi có thu nhập ít hơn 150,000 đồng/tháng/người trong năm 2005.

Khu vực dự án cũng như từng huyện có thành phần dân tộc đặc trưng (Bảng 1). Trong khi huyện

Long Phú và Cù Lao Dung chủ yếu bao gồm người Kinh, ở huyện Vĩnh Châu người Khmer chiếm

phần lớn (52%). Ở một số xã, tỉ lệ người Khmer đến hơn 60%. Sự khác nhau về thành phần dân tộc

và tỉ lệ hộ nghèo là những chỉ thị cho sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiến lược sinh kế. Mật độ

dân số cũng khác nhau giữa các huyện: 411 người/km2 ở Long Phú, 316 người/km

2 ở Vĩnh Châu và

242 người/km2 ở Cù Lao Dung.

2.2 Đa dạng về môi trường

Vùng ven biển có môi trường đặc biệt, với nước mặn xâm nhập trong mùa khô (Phụ lục 1). Nước từ

Biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền nhờ chế độ bán nhật triều rất mạnh (biên độ triều: 3,32 đến

3,67m, thấp nhất vào tháng Sáu và tháng Bảy (Bảng 2). Kỳ nước cường diễn ra vào lúc giữa (trăng

tròn) và đầu tháng (trăng non) và kỳ nước kém diễn ra vào thời gian còn lại. Cho nên, độ mặn của

nước thay đổi theo mùa và biên độ triều. Độ mặn cao nhất ghi nhận được tại Mỏ Ó (huyện Long Phú)

vào tháng Sáu (31 ppt) và sau đó giảm dần đến tháng 12. Giai đoạn có nước ngọt là tháng 10 và 11.

Lượng mưa hàng năm là 1.558 mm tại thị trấn Vĩnh Châu (Huyện Vĩnh Châu) và 1.597 mm tại Mỏ Ó

(huyện Long Phú). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 (< 100 mm/tháng) và mùa mưa từ tháng

5 đến tháng 10 (chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm). Trong mùa khô, gió thổi theo hướng đông

bắc và chuyển theo hướng tây nam vào mùa mưa, với vận tốc tối đa là 10.3 to 13.8 m/giây.

Các kiểu thổ nhưỡng trong vùng chịu ảnh hưởng chính bởi yếu tố mặn (có một giai đoạn mặn trong

năm). Các kiểu đất chính trong vùng là Fluvisol (FAO), được coi là hình thành từ phù sa gần đây. Kiểu

Page 21: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

19

thionic fluvisol có một lớp sulphur cách mặt đất < 125 cm. So với tỉnh Bạc Liêu, các bất lợi như đất

phèn không có nhiều.

Với diện tích 26.059 ha, huyện Cù Lao Dung là cù lao lớn nhất trong tỉnh, bao quanh bởi hai nhánh

sông Cửu Long là Trần Đề và Định An. Dòng chảy của sông chứa nhiều phù sa tạo ra sự tích tụ lớn

ven bờ của cù lao ở bờ biển, tiến ra biển đến 100 m mỗi năm. Chế độ bán nhật triều ảnh hưởng lớn

đến sự sử dụng đất và do đó đến hoạt động nông nghiệp tại Cù Lao Dung nói riêng và các khu vực

ven biển khác của tỉnh nói chung. Trong mùa mưa, cù lao bị ảnh hưởng mạnh bởi nước ngọt từ sông

Cửu Long. Do đó, hệ thống thủy lợi và đê bao được coi là yếu tố quyết định sự ổn định của hoạt động

nông nghiệp.

Bảng 2: Tính chất môi trường của khu vực dự án

Long Phú Vĩnh Châu Cù Lao Dung

Giai đoạn mặn (> 5

ppt)

Tháng 12 –8 Quanh năm (vùng ven

biển)

Tháng 12 –8

Giai đoạn nước ngọt Tháng 10-11 - Tháng 10-11

Chiều rộng của đai

rừng và diện tích (ha)

50 - 600 m 0 - 300 m ở phía tây

1,6 – 2,2 km ở phía đông

170 m – 1,2 km

Tốc độ và hướng gió

(m/giây): TP Sóc Trăng

Tháng 10-4: 9,4 -11,6 m/giây : hướng Đông/Đông Bắc

Tháng 5-9: 10,8 – 13,8 m/giây: hướng Tây/Tây Nam

Biên độ triều 3,32 - 3,67 m - 3,32 – 3,67 m

Kiểu thỗ nhưỡng chính - Gleyi và salic

fluvisol;

- Gleyi và salic fluvisol và

salic arenosol (phía tây);

- Orthi Thionic fluvisols

(phía đông)

Gleyi Salic Fluvisols

Endo-proto- Thionic

fluvisols

Bãi sình và bãi cát Bãi sình (diện tích

nhỏ)

Bãi sình và bãi cát Bãi sình và bãi cát

(~4.000 ha)

Xói mòn/bồi tụ Bồi tụ ít - Bồi tụ phía đông;

- Xói mòn phía tây.

Bồi tụ

Ở Long Phú, giai đoạn có nước ngọt tương tự như phía nam Cù Lao Dung với 2 tháng trong năm

(tháng 10 và11) và độ mặn trung bình cao hơn 10 ppt từ tháng 1 đến tháng 7. Huyện Long Phú và Cù

Lao Dung có rừng ngập mặn gồm chủ yếu là loài bần (Sonneratia sp.) trong khi rừng ngập mặn ở

huyện Vĩnh Châu gồm chủ yếu mắm và đước (Avicennia sp. và Rhizophora sp.). Vùng ven biển của

huyện Vĩnh Châu không bị ảnh hưởng của nước ngọt từ sông Cửu Long; sự xâm nhập mặn diễn ra

quanh năm với độ mặn hơn 30 ppt ghi nhận bởi người nuôi tôm trong mùa khô (tháng 3 và 4). Huyện

Vĩnh Châu có thể chia thành hai khu vực sinh thái nông nghiệp chính: phía đông là khu vực bồi tụ

tương tự như Cù Lao Dung với đai rừng ngập mặn rộng hơn 1 km, có vùng bãi sình và bãi cát bồi tụ;

phía tây chịu tác động của sóng và gió, làm xói lỡ bờ biển, rừng ngập mặn kém phát triển với đai từ 0

đến 300 m, không có bãi cát.

Page 22: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

20

2.3 Sử dụng đất, chất lượng nước và quản lí rừng

2.3.1 Sử dụng đất và qui hoạch sử dụng đất

84% diện tích đất sử dụng trong tỉnh (toàn tỉnh 3.310 km2) là trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và

lâm nghiệp (Hình 2). Trong đó, 79% là cho nông nghiệp (73% là diện tích lúa), thủy sản chiếm 16% và

lâm nghiệp 4.4% trong năm 2005 (Niên giám thông của tỉnh 2006). Đóng góp của nông nghiệp và lâm

nghiệp vào tổng GDP của tỉnh tăng từ 40% (năm 2000) lên 48% (năm 2010); con số tương tự cho

ngành thủy sản là từ 15% lên 27%.

Hình 2: Bản đồ sử dụng đất của Tỉnh Sóc Trăng (2005) (nguồn: STN&MT)

Trong toàn tỉnh, xu hướng chính trong 10 năm qua là sự chuyển đổi sang nuôi tôm với diện tích nuôi

trồng thủy sản tăng từ 7.802 ha trong năm 1995 lên 51.706 ha trong năm 2006, trong đó có 32% nuôi

tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Sản lượng tôm của các huyện ven biển tăng từ 9.999 tấn trong

năm 2000 lên 37.705 tấn trong năm 2005, chiếm 88% sản lượng toàn tỉnh năm 2005 (42.837 tấn).

Đánh bắt xa bờ ổn định từ năm 2000 đến 2005, chỉ chiếm 4% sản lượng của tỉnh (2.132 tấn năm

2005) mặt dù tăng số lượng tàu đánh bắt (+51%). Tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản đạt 286

triệu USD trong năm 2004. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của ngành nuôi tôm và nuôi thủy sản

trong nền kinh tế của tỉnh.

Từ cuối những năm 1990, nuôi tôm - được hỗ trợ về kỹ thuật và vốn từ chính phủ, đã được phát triển

ở các huyện ven biển. Tại các huyện ven biển thuộc vùng dự án (Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh

Châu), xu hướng sử dụng đất là dành cho nuôi tôm và do đó diện tích trồng lúa đã giảm đi (Bảng 3)

Page 23: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

21

Bảng 3: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa ở 3 huyện ven biển (2000 – 2005)

Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) Diện tích lúa (ha)

Cù Lao Dung

Long Phú

Vĩnh Châu

Cù Lao Dung

Long Phú Vĩnh Châu

2000 - 3.726 13.084 - 53.439 22.000

2002 913 4.741 18.369 442 56.836 9.200

2003 844 5.794 25.317 46 61.658 9.274

2004 1.489 4.890 26.616 348 51.055 3.465

2005 1.399 4.701 28.080 125 48.025 2.585

Nuôi tôm được phát triển theo hai qui mô. Các nông dân tại chỗ chuyển ruộng lúa và diện tích nuôi

thủy sản nước lợ để nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Trong khi đó, các trại tôm có tính chất

thương mại cao được thành lập ven biển do nguồn tài chính lớn của các nhà đầu tư từ nơi khác. Sự

phát triển các trại tôm này đã tác động mạnh mẽ lên vùng ven biển với hệ quả là rừng ngập mặn bị

chặt bỏ và sự tích tụ đất đai cho các trại tôm.

Kế hoạch trước đây của tỉnh (2005-2010) là nhắm đến sự gia tăng từ 45.000 lên 60.000 ha (+33%)

diện tích nuôi tôm (trong 80.000 ha nuôi trồng thủy sản). Nuôi tôm quảng canh (thả lang) sẽ được

chuyển thành nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp với diện tích từ 18.000 ha lên 26.000 ha

(+44%). Tuy nhiên, sau khi công bố mục tiêu này trong năm 2005, vào năm 2007 tỉnh đã quyết định

đánh giá lại mục tiêu với việc điều chỉnh giảm nuôi công nghiệp nhưng hiện chưa biết các mục tiêu

mới được điều chỉnh ra sao.

Trong khu vực dự án, tôm là sản phẩm chính. Tuy nhiên, một số xã có đặc trưng riêng. Mía được

trồng trên diện tích lớn ở huyện Cù Lao Dung (637 ha ở xã An Thạnh Nam và 1.200 ha ở xã An

Thạnh Ba), hành tím và lúa ở huyện Vĩnh Châu (xã Vĩnh Châu và Vĩnh Hải, với 1.180 và 511 ha) và

muối và artemia (483 ha năm 2005) ở xã Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lại Hòa.

2.3.2 Chất lượng nước

Trước đây, tỉnh có kế hoạch (năm 1995) nhằm bảo vệ đất khỏi sự xâm nhập của nước lợ và phát triển

cây lúa. Với định hướng mới của chính quyền địa phương nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản từ năm

2000 (Quyết định số 9 NQ/CP1), cơ sở hạ tầng quản lí nước đã được thiết lập nhằm cải thiện việc lấy

nước lợ vào trong đất liền. Kênh mương và cống được xây dựng ở các xã ven biển. Huyện Cù Lao

Dung, Long Phú và phía bắc huyện Vĩnh Châu tiếp cận được nước lợ từ sông Trần Đề và Mỹ Thanh.

Huyện Vĩnh Châu có điều kiện sinh thái nông nghiệp đặc biệt, với đất gò cao thích hợp cho cây hoa

màu và lúa đã làm cho huyện có hai vùng có chất lượng nước khác nhau: nước mặn xâm nhập vào

vùng ven biển và nước lợ từ sông Mỹ Thanh xâm nhập vào vùng phía bắc của huyện. Các xã ven

biển của huyện Vĩnh Châu không tiếp cận được nước lợ trong mùa khô và dựa vào nước biển có độ

mặn cao (> 30 ppt). Ngoài ra, trong mùa khô mực nước thấp cùng với sự bồi tụ đã ngăn cản nước

mặn xâm nhập vào kênh mương.

2.3.3 Diện tích rừng và hiện trạng pháp lí

Các dãy rừng ngập mặn của tỉnh Sóc Trăng có điều kiện khác nhau về thành phần loài, sở hữu đất và

chiều rộng của đai rừng ngập mặn (Bảng 4).

1 Quyết định số 9 NQ/CP năm 2000: Chính phủ cho phép chuyển đổi ruộng lúa không hiệu quả để làm

ao tôm.

Page 24: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

22

Tình trạng pháp lí của rừng theo định nghĩa của quyết định 116/1999 của Thủ tướng Chính phủ gồm

Rừng phòng hộ xung yếu, vùng đệm và vùng kinh tế. Giới hạn quản lí các vùng này xin xem Chương

4. Rừng phòng hộ xung yếu nằm trực tiếp ngay bờ biển, không cho phép dân cư sinh sống và là nơi

thực hiện việc phục hồi rừng. Vùng đệm cho phép các hoạt động kinh tế khác nhau, các hình thức

sinh sống và bảo tồn, kể cả việc phục hồi rừng cho sản xuất lâm ngư kết hợp. Diện tích mỗi vùng

được trình bày trong Bảng 5.

Bảng 4: Diện tích rừng (ha), loài cây, tình trạng pháp lí và các thành phần liên quan

Diện tích 2000 (ha)

Diện tích 2006 (ha)

Chiều rộng

của đai rừng

Tình trạng pháp lí

Các thành phần liên quan đến

quản lí rừng

Loài cây chính

Cù Lao Dung

1.021 1.383 100 -

1.200 m Rừng phòng hộ

xung yếu

- CCKL

- Biên phòng

Bần (Sonneratia)

Long Phú 489 774 0 - 600

m Rừng phòng hộ

xung yếu

- CCKL

- TBVR

Bần (Sonneratia)

Vĩnh Châu 1.206 2.702

0 - 300 m ở

phía tây

1,6 tới 2,2 km ở phía đông

- Rừng phòng hộ xung yếu

- Vùng đệm: Quyền sử dụng đất giao

cho Sở Công An, cơ quan Đảng của huyện và tỉnh.

Đất cho trại tôm và hộ cá nhân mướn

- CCKL

- TBVR

- Sở Công An

- Trại tôm thương mại

- Cơ quan Đảng của

huyện và tỉnh

Mắm (Avicenia)

Đước (Rhizophora)

Bần (Sonneratia)

Ghi chú: CCKL: Chi cục kiểm lâm; TBVR: tổ bảo vệ rừng

Bảng 5: Phân vùng đất và nước ở các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng

Vùng (ha)

Huyện Rừng phòng hộ xung yếu

Vùng đệm Vùng kinh tế

Vĩnh Châu 1.642 2.887 28.378

Long Phú 762 1.072 12.955

Cù Lao Dung 1.302 385 7.272

(dữ liệu trích bởi Kuchelmeister 2005)

2.3.4 Chương trình phục hồi rừng

Từ tháng 6/2000 đến 9/2006, Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện dự án “Bảo vệ và phát triển đất ngập

nước ven biển” ở phía nam Việt Nam. Dự án bao gồm 470 km bờ biển, trong đó có 72 km thuộc tỉnh

Sóc Trăng. Mục đích của dự án là: “tái lập đất ngập nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển dọc

ĐBSCL và bảo vệ bền vững các chức năng bảo vệ môi trường nước và bờ biển của chúng” (World

Bank 1999). Mục tiêu tổng quát của dự án là thiết lập một vành đai bảo vệ ven biển nhằm chống xói

mòn, bão và lụt.

Dự án đã tài trợ việc thành lập các tổ bảo vệ rừng (TBVR) ở huyện Long Phú và Vĩnh Châu. TBVR

dựa trên sự tham gia của nười dân địa phương trong tuần tra rừng phòng hộ xung yếu để giảm thiểu

khả năng sử dụng bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên. TBVR được thành lập và quản lí bởi CCKL

(xem mục 4.2.1.5). Dự án WB cũng tài trợ một chương trình phục hồi rừng trong giai đoạn 2000 –

Page 25: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

23

2006, với 1.076 ha rừng ngập mặn được trồng ở các huyện ven biển Long Phú, Vĩnh Châu và Cù

Lao Dung, làm tăng tổng diện tích rừng phòng hộ xung yếu của toàn tỉnh lên 3.241 ha..

Dự án WB cũng gia cố và xây dựng đê nhằm bảo vệ các vùng đất trong nội địa. Ở hầu hết các xã, hệ

thống đê (nằm song song với bờ biển) đã thay đổi ranh giới của rừng phòng hộ xung yếu (phía ngoài

đê, về phía phía biển) và vùng đệm (nằm phía trong đê).

Trong dự án WB, có chương trình tái định cư các hộ dân vốn sống trong rừng phòng hộ xung yếu,

chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu (> 215 hộ). Trước đây, nhà nước cũng đã có chương trình tái định cư

cho 250 hộ ở huyện Vĩnh Châu sau cơn bão Linda.

Trước dự án WB, công tác trồng rừng đã được thực hiện trong tỉnh, với kinh phí từ các nguồn khac

nhau: ngân sách tỉnh, chương trình quốc gia 237 và 661 (sau này gọi là Chương trình 5 triệu ha rừng)

và dự án Miliev. Tổng diện tích rừng được trồng trong tỉnh là 1.882 ha trong 3 huyện ven biển (72%

diện tích trồng rừng là ở huyện Vĩnh Châu và 28% ở huyện Cù Lao Dung và Long Phú). Các chương

trình trồng rừng được quản lí bởi CCKL và được thực hiện thông qua các hợp đồng với người dân địa

phương.

Page 26: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

24

3 Phương pháp

Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là: i) hiểu biết về sự đa dạng trong sinh kế trong vùng ven biển của

tỉnh Sóc Trăng, ii) hiểu biết thêm về sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển, iii) nhận diện các

tương tác qua lại giữa các thành phần liên quan (người nuôi tôm và người trồng lúa, người sử dụng

tài nguyên thiên nhiên, thành phần tư nhân và các cấp chính quyền địa phương) trong vùng ven biển.

Nghiên cứu tiến hành ở hai mức độ. Đầu tiên, khảo sát cơ sở được tiến hành ở mức hộ gia đình ở 6

xã nhằm điều tra về sinh kế của người dân địa phương. Sau đó, trong pha 2, phỏng vấn các thành

phần thuộc về thể chế và tư nhân có liên quan đến việc quản lí vùng ven biển ở các cấp ấp, xã, huyện

và tỉnh.

3.1 Chọn mẫu

3.1.1 Xác định các điểm khảo sát

Bảng 6: Các nhân tố và phương thức chọn điểm khảo sát

Nhân tố Phương thức

Điều kiện đai rừng ngập mặn - chiều rộng > 1 km;

- chiều rộng từ 250 m đến 1km;

- không liên tục (0 to 250m)

Trình độ nuôi tôm ngoài đai rừng - chủ yếu nuôi tôm công nghiệp hay bán công nghiệp;

- chủy yếu canh tác lúa-tôm hay nuôi tôm quảng canh;

Hoạt động canh tác trong đai rừng - có hoạt động canh tác trong đai rừng ngập mặn;

- Không có hoạt động canh tác

Bảng 7: Điểm khảo sát

Điều kiệnđai rừng

Điều kiện

nuôi bên ngoài

đai rừng ngập mặn

Dày hơn 1 km Từ 250 m đến 1 km Không liên tục (0 – 250 m)

Nuôi tôm công nghiệp và

bán công nghiệp 1 3 5 4

Hoa màu hay nuôi tôm

quảng canh 6 2

Có hay

không có việc sản

xuất nông nghiệp

và/hay nuôi thủy sản trong đai rừng ngập mặn

Kh

ôn

g

Kh

ôn

g

Kh

ôn

g

Page 27: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

25

Vùng nghiên cứu có tính đa dạng cao về khu vực sinh thái nông nghiệp và tình hình kinh tế xã hội. Để

có được sự đa dạng cao nhất trong mẫu nghiên cứu, ba nhân tố sau đây được phối hợp để thiết lập

cơ sở chọn mẫu (Bảng 6).

Việc chọn lựa 3 nhân tố trên dựa trên thảo luận với CCKL và tham khảo tư liệu. Theo đó, 6 điểm khảo

sát đã được xác định trong hội thảo có sự tham gia của các đội dự án huyện – vốn bao gồm các cán

bộ của các cơ quan địa phương như Phòng kinh tế, UBND, Trạm khuyến ngư, v.v. Theo các tiêu

chuẩn đặt ra, 6 điểm khảo sát đã được chọn (Bảng 7, Bảng 8 và Hình 3).

Hình 3: Điểm khảo sát

Điểm khảo sát sau cùng gồm hai ấp (Âu Thọ A and B) có tính đa dạng cao về tình hình kinh tế xã hội

cho khu vực khảo sát và có những khác biệt về sử dụng đất và sự tiếp cận đến rừng và tài nguyên

thiên nhiên.

Bảng 8: Tên huyện, xã và ấp của điểm khảo sát

Kí hiệu trên

bản đồ

Điểm khảo

sát Huyện Xã Ấp

1 1 Cù Lao Dung An Thạnh Nam Vàm Hồ

2 2 Cù Lao Dung An Thạnh Ba An Quới

3 3 Long Phú Trung Bình Nhà Thờ

4 4 Vĩnh Châu Vĩnh Châu TT Khu phố 6

5 5 Vĩnh Châu Vĩnh Tân Nopol

6 6 Vĩnh Châu Vĩnh Hải Âu Thọ A và B

Page 28: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

26

Ngoài 6 điểm khảo sát, một số điểm ở huyện Vĩnh Châu cũng được khảo sát riêng do có sự đặc biệt

về môi trường hay kinh tế xã hội (Bảng 9). Tại những điểm này, các phương pháp thào luận mở,

phỏng vấn nhóm và phỏng vấn kỹ thuật được tiến hành nhằm hiểu biết và làm rõ một số vấn đề về sự

sử dụng tài nguyên thiên nhiên, quản lí rừng và/hoặc sinh kế.

Bảng 9: Các điểm khảo sát riêng.

Điểm khảo sát riêng Huyện Xã Đặc điểm

Ấp Hồ Bể Vĩnh Châu Vĩnh Hải ấp nằm ngay bờ biển

Khu tái định cư Huỳnh Kỳ Vĩnh Châu Vĩnh Hải Tái định cư theo dự án WB (2006)

Khu tái định cư Trà Sết Vĩnh Châu Vĩnh Hải Tái định cư theo chương trình nhà nước

(1999)

Nông trường của Sở

Công An Vĩnh Châu Vĩnh Hải Diện tích rừng giao cho Sở Công An

Trang trại nuôi tôm Vĩnh

Hải (ấp Mỹ Thanh) Vĩnh Châu Vĩnh Hải

Trại tôm có tính thương mại đặt trong

rừng ngập mặn (vùng đệm)

3.1.2 Chọn, mô tả và phân chia hộ nghiên cứu

Hộ là mức độ cơ sở cho nghiên cứu. Các vấn đề trong phạm vi hộ (giới và tuổi) được khảo sát dựa

trên số lượng mẫu nhỏ các hộ hoặc áp dụng cách khảo sát điển hình (case-study approach). Các ấp

có khoảng 100-500 hộ. Qui trình 3 bước được áp dụng để chọn, mô tả và phân chia các hộ nghiên

cứu trong từng ấp:

1. Yêu cầu Trưởng ấp, với vai trò là người cung cấp thông tin chính, xác định các nhóm giàu nghèo

khác nhau trong ấp dựa trên thu nhập. Yêu cầu anh ta xác định ít nhất 2 hộ trong mỗi nhóm giàu

nghèo để tham gia bước phân loại giàu nghèo;

2. Phân loại giàu nghèo có sự tham gia được tiến hành nhằm xác định các nhóm hộ có cùng đặc

điểm ngoài tính chất giàu nghèo. Những người tham gia (dân địa phương) được yêu cầu xác định

các nhóm hộ quan trọng trong ấp và các tiêu chuẩn phân biệt các nhóm này. Quan niệm giàu

nghèo của người dân địa phương thường phức tạp hơn là thu nhập hàng tháng. Quan niệm giàu

nghèo và các nhóm giàu nghèo được xác định nhờ các yếu tố nội tại tương ứng trong mỗi ấp hay

cộng đồng, đó là các nhân tố quan trọng đối với họ. Kết quả của khảo sát là hình thành nên một sự

phân loại giàu nghèo không dựa trên thu nhập mà dựa trên các tiêu chí địa phương. Mục tiêu của

nghiên cứu không phải là so sánh với chuẩn phân chia giàu nghèo của quốc gia, mà là đưa ra một

thí dụ phân chia giàu nghèo dựa trên tiêu chí địa phương không chỉ dựa trên mức thu nhập. Do

tính chất đặc thù của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn có thu nhập biến động và không ổn

định, không thể so sánh tổng thu nhập của hộ trong khảo sát này với mức thu nhập theo tiêu

chuẩn phân chia giàu nghèo của quốc gia (ví dụ: hộ được coi là nghèo nếu thu nhập dưới 200,000

đồng/tháng/người).

3. Đối với mỗi nhóm xã hội/giàu nghèo được xác định như trên, những người tham gia bước phân

loại sẽ chọn 3-10 hộ cho khảo sát cơ sở.

Phỏng vấn cho khảo sát cơ sở được tiến hành. Đây là khảo sát mang tính định lượng về nhân khẩu,

tài sản, hoạt động sản xuất và các nguồn thu nhập nông nghiệp và thủy sản, công việc phi nông

nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Page 29: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

27

Hình dưới đây (Hình 4) cho thấy phương pháp luận áp dụng cho khảo sát này. Dữ liệu thu thập được

phân tích dựa trên các nhóm xã hội/giàu nghèo nhằm đem lại một sự hiểu biết chung về hiện trạng

của vùng ven biển.

Hình 4: Tóm tắt trình tự nghiên cứu

3.2 Khảo sát cơ sở

Khảo sát cơ sở nhằm:

Xác định thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và thủy sản (tính toán từ chi phí, sản lượng và diện tích canh tác) (lúa, hoa màu, nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt và mặn, v.v.)

Xác định thu nhập phi nông nghiệp (thủ công, buôn bán, làm mướn, quà tặng, cho thuê ghe, v.v.)

Xác định sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên.

Tổng diện tích đất đai

Diện tích đất đối với doanh nghiệp

Diện tích đất sở hữu, cho thuê/thuê lại, thế chấp

Kiểu nhà và các tài sản.

Xác định điểm khảo sát dựa trên 3 nhân tố

Xác định danh sách các xã cho từng điểm khảo sát

Xác định điểm khảo sát trên bản đồ hành chính

Phối hợp với đội dự án huyện chọn 1 ấp cho mỗi xã nghiên cứu

Phối hợp với đội dự án huyện chọn 1 xã nghiên cứu cho mỗi điểm khảo sát

Cùng với trưởng ấp xác định các nhóm giàu nghèo ban đầu

Phân loại giàu nghèo

Xác định các nhóm giàu nghèo

Chọn hộ cho mỗi nhóm giàu nghèo

Khảo sát cơ sở đối với các hộ được chọn

Page 30: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

28

Bảng câu hỏi khảo sát được soạn thảo (xem Phụ lục 2) nhằm đánh giá định lượng hiện trạng các hộ

trong vùng khảo sát trong thời điểm năm 2007. Kết quả có thể sử dụng cho các nghiên cứu so sánh

sau này.

Phỏng vấn thu thập dữ liệu về đặc điểm dân số và tài sản của hộ (quan tâm đặc biệt đến đất đai),

hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chăn nuôi. Ngoài ra,

thông tin về việc làm trong nông nghiệp (ruộng rẫy của gia đình hay đi làm mướn) và phi nông nghiệp

cũng được thu thập.

Các thông số khác được ghi nhận như: tổng diện tích đất, diện tích đất được giao cho doanh nghiệp,

diện tích đất sở hữu, cho mướn, cầm cố, loại nhà cửa và tài sản khác.

Số lượng mẫu khảo sát là 92 hộ thuộc 3 nhóm giàu nghèo sau: Nghèo (45 hộ), Trung bình (29 hộ) và

Khá giả (18 hộ). Trong tất cả các trường hợp khảo sát, không có sự phân biệt giữa nghèo và rất

nghèo cũng như khá và giàu như thường thấy trong các báo cáo hành chính về tình trạng giàu nghèo

vốn bao gồm 5 nhóm (rất nghèo, nghèo, trung bình, khá và giàu).

Ngoài ra, để tìm hiểu về chuỗi giá trị và nơi tiêu thụ các sản phẩm khai thác từ bãi bồi và rừng, 7

thương lái cũng được phỏng vấn, bao gồm cả thông tin về sản lượng mua bán, biến động của sản

lượng và giá cả.

3.3 Trang trại tôm mang tính thương mại, nhà máy chế biến tôm và hiệp hội nuôi tôm

Nhằm tìm hiểu vai trò của trang trại tôm mang tính thương mại đối với nền kinh tế địa phương và việc

sử dụng tài nguyên thiên nhiên, 8 trang trại tôm thương mại (công ty nuôi tôm có đăng ký) đã được

khảo sát. Phỏng vấn kỹ thuật về hiệu quả kinh tế cũng như thu thập thông tin về cơ hội tạo ra việc

làm, kỹ thuật nuôi tôm và cấu trúc trang trại đã được tiến hành. Ngoài ra, chủ trang trại hay người

quản lí trang trại cũng được phỏng vấn về quan điểm của họ trong các vấn đề nhãn sinh thái, tiêu

chuẩn sản xuất (Good Management Practice), v.v.

Với mỗi điểm khảo sát, 1-3 trang trại được phỏng vấn. Tuy nhiên, ở điểm khảo sát số 2, không có

trang trại mang tính thương mại và điểm khảo sát số 3 không thể phỏng vấn người quản lí trang trại.

Do đó, tổng số trang trại được phỏng vấn là 8.

Một nhà máy chế biến tôm đã được thăm viếng nhằm hiểu về vai trò của nó đối với kinh tế của địa

phương cũng như mối liên hệ với các trại tôm thương mại và qui mô nhỏ. Ngoài ra cũng nhằm hiểu

thêm về qui trình tiêu chuẩn mà nhà máy tuân thủ để có thể xuất khẩu sản phẩm.

Hội nghề cá của tỉnh và Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh cũng được phỏng vấn về cơ cấu và vai trò của

các hội đoàn này trong ngành nuôi tôm, nhất là về sự triển khai các qui trình tiêu chuẩn và dán nhãn

sinh thái.

3.4 Thành phần thể chế và tư nhân

Một trong những mục đích của khảo sát là xác định các thành phần liên quan khác nhau trong việc

quản lí vùng ven biển và vai trò của chúng. Các thành phần thể chế liên quan như các cơ quan ban

ngành của chính quyền các cấp xã, huyện và tỉnh đã được phỏng vấn (Bảng 10).

Page 31: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

29

Bảng 10: Các thành phần thể chế liên quan được phỏng vấn

Tỉnh Huyện Xã Ấp

Kiểm lâm X X

Sở TN&MT X X

Sở thủy sản X X

Phòng kinh tế X

UBND X

Trưởng ấp X

Tổ bảo vệ rừng X

Page 32: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

30

4 Khuôn khổ pháp lí và các thành phần liên quan trong quản lí vùng ven biển

Khuôn khổ thể chế và pháp lí về quản lí đất ngập nước đã có nhiều tiến bộ trong 15 năm qua. Cơ cấu

tổ chức quản lí đất ngập nước và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở các cấp hành chính còn

phức tạp. Các luật định được thi hành bởi nhiều cơ quan khác nhau. Trong phần này, chúng tôi tóm

tắt các luật định chủ yếu về việc quản lí đất ngập nước và mô tả một số thành phần liên quan đến

quản lí vùng ven biển.

4.1 Khuôn khổ pháp lí về quản lí rừng và tài nguyên thiên nhiên

Chưa có luật định riêng biệt về bảo vệ đất ngập nước ở Việt Nam nói chung, nhưng có nhiều luật và

qui định liên quan đến quản lí nước, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Có thể kề các luật và qui định chính ảnh hưởng đến công tác quản lí đất ngập nước như: Luật đất đai

(2003), Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật bảo vệ môi trường (2005), Luật tài nguyên nước

(1998), Công ước quốc tế về các vùng đất ngập nước, Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển

bền vững (1991), Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia (1995), Nghị định 109 của Thủ

tướng về bảo tồn và quản lí đất ngập nước (2003), Kế hoạch hành động về bảo tồn và sử dụng bền

vững đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010 (BTN&MT 2004), Qui chế quản lí rừng theo Quyết định

186 của Thủ tướng (2006).

Nghị định 109 còn được gọi là nghị định đất ngập nước vì được xem là văn bản pháp lí cao nhất liên

quan trực tiếp đến việc quản lí đất ngập nước. Theo đó, đất ngập nước cần được bảo vệ vì lợi ích mà

nó mang lại cho nền kinh tế và đa dạng sinh học. Quan trọng hơn, nghị định cũng qui định các Sở

NN&PTNT đóng vai trò chủ đạo trong việc điều tra, nghiên cứu, qui hoạch bảo tồn và khai thác bền

vững đất ngập nước có tầm quan trọng cấp tỉnh và địa phương.

4.1.1 Phân vùng rừng ngập mặn

Văn bản được xem là quan trọng nhất cho công tác bảo vệ đất ngập nước ở Sóc Trăng, theo CCKL,

là quyết định 116 của Thủ tướng (1999) trong đó phê chuẩn kế hoạch phân vùng nhằm phục hồi rừng

ngập mặn ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Quyết định này cũng xác định

rừng phòng hộ xung yếu, vùng đệm, vùng kinh tế và công tác quản lí các khu vực này. Rừng phòng

hộ xung yếu được bảo vệ hoàn toàn trong khi 60% diện tích vùng đệm dùng để phục hồi rừng ngập

mặn và 40% dành cho hoạt động sản xuất thủy sản, nông nghiệp và các mục đích khác. CCKL chịu

trách nhiệm theo dõi các hoạt động được phép và không được phép trong các vùng này.

Rừng phòng hộ xung yếu: với dải rừng có chiều sâu từ biển vào đất liền 500-1.000 m, nhằm phục

hồi rừng ngập mặn và nghiêm cấm dân cư sinh sống. CCKL chịu trách nhiệm quản lí khu vực này.

Các hoạt động khai thác hải sản khu vực gần bờ cũng như củi khô, hải sản nhỏ, ốc, cua con và nghêu

sò (bằng tay) đều bị cấm nhưng có thể được kiểm lâm cho phép. Không được khai thác ấu trùng giáp

xác và cá còn nhỏ (cá giống). Củi khô được khai thác nếu có phép của Sở NN&PTNT/UBND tỉnh. Các

hoạt động khác như khai thác cây gỗ, đất, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, bắt cá giống

đều bị cấm.

Vùng đệm: có chiều sâu từ biển vào đất liền từ vài trăm đến vài ngàn m (100m to 5.000m), dành cho

các hoạt động kinh tế khác nhau, các điểm dân cư và các biện pháp bảo tồn - bao gồm việc khôi phục

rừng và các hệ thống lâm thủy sản kết hợp. 60% diện tích để phát triển rừng theo mô hình điều chế

rừng sản xuất. 40% diện tích có thể dùng hình thành khu định cư, ao nuôi phục vụ kinh tế hộ gia đình.

Các hoạt động được phép bao gồm: khôi phục rừng ngập mặn, kiểm soát việc phá rừng trái phép,

quản lí sản lượng bền vững (phù hợp với qui định của Sở NN&PTNN với sự chấp thuận của UBND

tỉnh), khai thác lâm sản và củi, lâm thủy sản kết hợp (hợp đồng với nông lâm trường hay CCKL), tái

Page 33: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

31

định cư, hoạt động nghiên cứu và du lịch sinh thái. Trong khi đó, các hoạt động trái phép như chặt

cây, định cự, săn bắn và bẫy thú vật bị nghiêm cấm.

Vùng kinh tế: các hoạt động kinh tế được cho phép, không giới hạn sự sử dụng đất.

4.1.2 Rừng phòng hộ: qui định pháp luật và quản lí

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), đất rừng được chia thành ba loại: rừng phòng hộ, rừng

đặc dụng và rừng sản xuất (Điều 1). Các đai rừng ngập mặn của tỉnh Sóc Trăng thuộc loại thứ nhất,

vốn “được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa,

hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường”. Luật cũng qui định rừng phòng hộ

và rừng đặc dụng được quản lí bởi cơ quan nhà nước, trong khi rừng sản xuất có thể được quản lí

bởi nông lâm trường, cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp.

Theo quyết định 186/2006, các đai rừng ngập mặn ven biển của tỉnh Sóc Trăng có thể được coi là

rừng phòng hộ, hay chính xác hơn, là rừng phòng hộ chắn sóng và lấn biển với các chức năng nhằm

ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và các công trình ven biển, ven sông.

Đai rừng phòng hộ nằm bên ngoài đê biển có chức năng chắn sóng, cố định bãi bồi, chống

sạt lở, bảo vệ đê biển, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đai rừng này

là một hạng mục của hệ thống đê biển, được thiết kế và đầu tư trong công trình xây dựng đê

biển.

Đai rừng phòng hộ nằm bên trong đê biển có tác dụng phòng hộ cho nuôi trồng thủy sản,

canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và hạn chế tác hại của gió bão,

sóng biển đối với tính mạng và tài sản của nhân dân vùng ven biển.

Thông tư 99/2006 của BNN&PTNT nhằm hướng dẫn thực hiện quyết định 186/2006, xác định tiêu chí

rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn như sau: “Phải có ít nhất một đai rừng rộng tối thiểu 30 mét, gồm nhiều

hàng cây khép tán. Các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính; cây rừng đã khép tán, hệ

rễ phát triển đảm bảo phát huy tác dụng chắn sóng, ổn định đất, tăng khả năng bồi lấp bờ biển, ngăn

chặn hoặc giảm sạt lở”.

Luật đất đai (1987, 1993, 1998 và 2001) và Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) cho phép giao

khoán rừng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, việc cho thuê rừng không được phép cho

tới khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), các ban

quản lí phải được thành lập đối với bất kỳ khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm

nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng

phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng. Ban quản lí khu rừng phòng hộ là tổ chức sự

nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo qui chế quản lí rừng. Những khu rừng

phòng hộ không thuộc qui định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh

tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lí, bảo vệ và sử dụng. Cho thuê rừng

là một sự mở rộng của Luật bảo vệ và phát triển rừng, áp dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, có các chính sách riêng về giao khoán và

cho thuê cho các loại rừng khác nhau đối với các chủ rừng khác nhau.

Do các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng do nhà nước trực tiếp đầu tư, quản lí và bảo vệ, việc giao và

cho thuê rừng phải phù hợp với qui định hiện hành. Các tổ chức kinh tế được phép thuê rừng phòng

hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư

nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Luật đất đai (2003) qui định Đất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lí và đất qui hoạch trồng

rừng phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả năng để bảo vệ

và phát triển rừng (điều 76). Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình,

cá nhân không quá ba mươi ha đối với mỗi loại đất. Nhà nước giao đất mà không thu phí với những

người sử dụng đất rừng phòng hộ. Điều 105 và 107 qui định người sử dụng đất có các quyền Được

Page 34: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

32

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có các nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ

thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế

chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật.

Ở Sóc Trăng, các hợp đồng bảo vệ rừng được thực hiện trong dự án WB. Các nhóm hộ được thành

lập ở cấp ấp và được gọi là tổ bảo vệ rừng (TBVR). Tuy nhiên, kinh phí trả cho các hộ bảo vệ rừng

không thật sự có tính khuyến khích (50.000 đồng/ha/năm).

Việc khai thác các lâm sản trong rừng phòng hộ được qui định trong điều 47 của Luật bảo vệ và phát

triển rừng (2004), bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên và phải tuân theo các qui định quản lí rừng

của Chính phủ và Bộ NN&PTNT nhằm bảo đảm chức năng phòng hộ bền vững của rừng.

Quyết định 186/2006 qui định về việc tổ chức và quản lí rừng phòng hộ trong chương 3: điều 25 đến

33. Điều 33 cho phép trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trong rừng phòng hộ chắn sóng, lấn

biển nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Chủ rừng là tổ chức được

sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp theo qui hoạch đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được sử dụng

không quá 40% diện tích đất không có rừng trên đất rừng ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư

nghiệp kết hợp. Một điểm đáng chú ý khác là điều 32 qui định: đối với rừng phòng hộ chắn sóng, lấn

biển thì được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được khai thác lâm

sản ngoài gỗ. Khai thác gỗ phải theo qui định liên quan.

4.1.3 Luật đất đai và bãi bồi

Theo Luật đất đai (2003), đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất

hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa sử dụng được

Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để

sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Nhờ đó, Nhà nước

khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử

dụng.

Tuy nhiên, theo Trưởng Phòng Kinh tế và Phó Chủ tịch huyện Vĩnh Châu thì việc giao đất bãi bồi

(sình và cát) cho cộng đồng và hộ gia đình trước hết đòi hỏi sự đồng ý của UBND và quyết định cuối

cùng được đưa ra bởi Chính phủ.

Việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở bãi sình và bãi cát phải tuân thủ Luật thủy sản (2003). Điều 3 qui

định: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Tổ

chức, cá nhân có quyền khai thác thủy sản theo qui định của pháp luật. Điều 8 qui định Bộ Thủy sản

định kỳ công bố:

Danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản khác bị

cấm khai thác; danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai

thác

Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử

dụng;

Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;

Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn.

Điều 6 qui định các hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản, bao gồm khai thác khai thác thủy sản

nhỏ hơn kích cỡ qui định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.

Page 35: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

33

4.1.4 Tiêu chuẩn và qui định chất lượng nước

Việc quản lí vùng ven biển cũng bao gồm khía khía ô nhiễm nguồn nước. Gần đây, Chính phủ đã xem

xét lại Luật bảo vệ môi trường (2006). Bộ TN&MT là cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm vế chính sách

tài nguyên và môi trường. 11 cơ quan khác phối hợp với Bộ TN&MT. Năm 1995, Bộ KHCN&MT (nay

là Bộ TN&MT) ban hành tiêu chuẩn chất lượng với 26 thông số của nước biển ven bờ (TCVN 5943)

dành cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, tắm và các mục đích khác. Năm 2001, Bộ KHCN&MT ban

hành tiêu chuẩn TCVN 6986 và 6987 về nước thải công nghiệp thải vào nguồn nước biển ven bờ

dành cho nuôi trồng thủy sản và tắm. Lưu ý rằng Luật thủy sản (2003) nghiêm cấm thải nước và nước

thải từ các địa điểm nuôi trồng thủy sản, trại giống, cơ sở bảo tồn và sản xuất mà không xử lí hay xử lí

không đạt tiêu chuẩn vào môi trường xung quanh (Mục 16 của Điều 6).

Về ô nhiễm môi trường, Việt Nam đã có Luật bảo vệ môi trường, nhưng các qui định về ô nhiễm biển

và định nghĩa về các nguồn ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền chưa thống nhất. Gần đây đã có

nhiều qui định về một số loại ô nhiễm (chất thải rắn, nước cống, v.v.) nhưng một chiến lược quốc gia

về quản lí các nguồn ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền vẫn chưa có. Do đó, bảo tồn và phát triển

đất ngập nước và tài nguyên thiên nhiên của đất ngập nước được qui định trong trong nhiều văn bản

pháp luật khác nhau, như luật đất đai, luật về lâm nghiệp, quyết định của Thủ tướng, v.v. Ngoài ra,

nhiều cơ quan có liên quan đến việc thực hiện các văn bản pháp luật cũng góp phần làm cho khó

hình dung được một khuôn khổ pháp lí về quản lí đất ngập nước một cách rõ ràng.

4.2 Các thành phần thể chế liên quan

Trong phần này chúng tôi mô tả các cơ quan ban ngành liên quan đến công tác quản lí vùng ven biển.

4.2.1 Cấp tỉnh và huyện

4.2.1.1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và huyện chịu trách nhiệm đối với các quyết định chính về giao đất

và phát triển cơ sở hạ tầng. Vai trò của hội đồng là giám sát hoạt động của các sở, phòng. Hội đồng

nhân dân hợp tác với sở kế hoạch và đầu tư hay phòng kinh tế lập kế hoạch cho tỉnh và huyện.

Đối với công tác quản lí và sử dụng khu bồi tụ ven biển, chẳng hạn như bãi bồi ở Cù Lao Dung và

Vĩnh Châu, Điều 80 của Luật đất đai (2003) qui định: Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên

được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lí và bảo

vệ theo qui định của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện chưa rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lí bãi bồi

ở hai huyện trên.

Các sở và phòng thuộc UBND được thành lập nhằm thực hiện các chính sách quốc gia tại địa

phương và chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về các vấn đề liên quan.

4.2.1.2 Phòng kinh tế

Phòng kinh tế là cơ quan cấp huyện, là một cơ quan tham mưu cho UBND lập kế hoạch phát triển

kinh tế của huyện. Phòng kinh tế không có vai trò trực tiếp đến công tác quản lí vùng ven biển. Tuy

nhiên, các hoạt động nông nghiệp và thủy sản là lĩnh vực thuộc sự quản lí của Phòng kinh tế, bao

gồm phát triển các mô hình sản xuất như cá chẻm (Lates calcarifer), tôm càng xanh (Macrobrachium

rosembergi) và cá kèo (Pseudoapocrytes elongates).

Page 36: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

34

4.2.1.3 Sở tài nguyên và môi trường (Sở TN&MT)

Sở TN&MT có 127 cán bộ, trong đó 73 người làm việc về qui hoạch sử dụng dất và giao đất. Sở

TN&MT có các chức năng sau: quản lí tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, đất ngập nước, môi

trường, khí khậu, điều tra và lập bản đồ). Tuy nhiên, phòng TN&MT lại không tham gia quản lí và bảo

vệ rừng ngập mặn. Theo phỏng vấn tại phòng TN&MT thì các bãi bồi ven biển ở Cù Lao Dung được

quản lí bởi UBND huyện và rừng ngập mặn được quản lí bởi lực lượng kiểm lâm. Phòng TN&MT chỉ

quản lí bãi bồi ven sông. Cả 3 phòng TN&MT trong vùng dự án đều cho rằng không có cơ quan nào ở

cấp huyện trực tiếp quản lí 8.590 ha bãi bồi của tỉnh. Các diện tích bãi bồi này thậm chí chưa được

coi là diện tích đất tự nhiên của các huyện.

Phòng TN&MT thường chú ý đến ô nhiễm gây ra do các nhà máy đặt trong các khu đô thị. Hiện chưa

có chương trình giám sát ô nhiễm đối với các thủy vực trong các huyện mặc dù, theo ông Lý Văn

Luyện - Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Cù Lao Dung, ô nhiễm có thể diễn ra từ hoạt động nuôi

tôm. Các cuộc phỏng vấn với các cán bộ của các huyện đều không ghi nhận được sự nhận thức về

nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông Hậu do công ty Lee & Man vừa động thổ xây dựng nhà máy giấy

lớn nhất Việt Nam trị giá 1,2 tỉ USD với sản lượng 570.000 tấn giấy/năm tại tỉnh Hậu Giang. Trên các

phương tiện truyền thông đại chúng trong nước đã có nhiều quan tâm của các cán bộ nhà nước và

chuyên gia về nguy cơ nhiễm độc do nhà máy này thải ra trong lưu vực sông Hậu2.

4.2.1.4 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT)

Sở NN&PTNT có ban giám đốc và các đơn vị thuộc sở. Có hơn 10 đơn vị chuyên môn về lâm nghiệp,

nông nghiệp, v.v. trong sở. Đơn vị được coi là có liên quan nhiều nhất đến quản lí vùng ven biển là:

Chi cục kiểm lâm (CCKL). Trước 2007, Sở NN&PTNT có Nông trường 30/4 đặt tại Huyện Cù Lao

Dung. Nông trường này giải thể trong năm 2007 và diện tích đất của nông trường hiện được UBND

huyện quản lí. Sở NN&PTNT cũng chịu trách nhiệm quản lí rừng đặc dụng; giám sát thực hiện

chương trình phục hồi rừng (chương trình 5 triệu ha rừng).

4.2.1.5 Chi cục kiểm lâm (CCKL)

CCKL chịu trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Theo Nghị định 39 của Chính phủ (1994)

CCKL trực thuộc UBND của tỉnh có rừng.

Nghị định 39 (1994) cũng qui định CCKL là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh việc thực hiện chức

năng quản lí nhà nước về quản lí và bảo vệ rừng tại địa phương. Thực hiện các chủ trương chính

sách về quản lí và bảo vệ rừng, CCKL có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nắm tình hình tài nguyên rừng, việc quản lí rừng, bảo vệ rừng ở địa phương . Đề xuất với Sở

NN&PTNT kế hoạch, biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện việc quản lí, bảo vệ tốt tài nguyên

rừng và lâm sản ở địa phương;

Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ, qui chế, qui tắc của Nhà nước về quản lí

rừng, quản lí lâm sản ở địa phương;

Trực tiếp chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm thực hiện công tác quản lí, bảo vệ, tuần tra rừng, kiểm tra,

thanh tra và xử lí theo thẩm quyền các vi phạm về quản lí rừng, bảo vệ rừng, quản lí lâm sản

ở địa phương;

Quản lí những diện tích rừng ở địa phương chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lí, sử dụng;

2 Người ta lo ngại rằng nhà máy sẽ thải ra một lượng lớn chất clo (chlorine) – khoảng 28.500 tấn mỗi

năm - được sử dụng như chất tẩy trắng trong quá trình sản xuất giấy, gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dọc theo sông Hậu, nơi có huyện Cù Lao Dung nằm ngay chính giữa dòng sông, mặc dù công ty này đã hứa với các nhà chức trách là nước thải sẽ được xử lí hoàn toàn và không gây ô nhiễm.

Page 37: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

35

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về quản lí bảo vệ rừng và vận động nhân

dân bảo vệ, phát triển vốn rừng. Hướng dẫn chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động

của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;

Quản lí tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật cho lực lượng Kiểm lâm ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT;

Phát hiện và đề xuất với Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh xử lí những qui định của các cấp chính

quyền và các cơ quan trong tỉnh có những nội dung trái với pháp luật và các qui định của Nhà

nước về quản lí rừng và bảo vệ rừng.

Phối hợp với UBND huyện xây dựng phương án, kế hoạch quản lí rừng,bảo vệ rừng trên địa

bàn huyện và chỉ đạo thực hiện tốt các phương án, kế hoạch đó.

Năm 2007, CCKL tỉnh Sóc Trăng có 33 cán bộ nhân viên (Hình 5), trong đó:

Ban giám đốc: 03

Phòng Tổng hợp: 07

Phòng Pháp chế – thanh tra và tuyên truyền: 04

Phòng quản lí và bảo vệ rừng: 06

Hạt kiểm lâm huyện:

o Hạt kiểm lâm Huyện Vĩnh Châu: 09. Gồm 1 trụ sở hạt với 1 hạt trưởng và 2 kiểm lâm

viên và 3 trạm kiểm lâm, mỗi trạm 2 kiểm lâm viên (trong đó có 1 trưởng trạm).

o Hạt kiểm lâm Huyện Long Phú: 04. Gồm 1 trụ sở hạt với 1 hạt trưởng và 2 kiểm lâm viên

và 1 trạm kiểm lâm với 1 kiểm lâm viên (cũng là trưởng trạm).

o Hạt kiểm lâm Huyện Cù Lao Dung: 06. Gồm 1 trụ sở hạt và 2 trạm kiểm lâm. Trạm kiểm

lâm Xã An Thạnh Nam nằm gần trụ sở hạt, do đó cả 3 kiểm lân viên và 1 kiểm lâm hợp

đồng đóng tại trụ sở hạt. Trạm kiểm lâm còn lại đặt tại xã An Thạnh Ba gồm 1 trưởng

trạm và 1 kiểm lâm hợp đồng.

Tỉ lệ diện tích rừng (ha)/cán bộ kiểm lâm từ 230 ở huyện Cù Lao Dung đến 258 ở huyện Long Phú và

337 ở huyện Vĩnh Châu. Nhìn chung, tỉ lệ này thấp hơn tiêu chuẩn trung bình cho rừng phòng hộ

(1.000 ha/người) theo Quyết định 186/2006 và Nghị định 119/2006 của Thủ tướng. Cơ cấu của CCKL

năm 2007 được trình bày trong Hình 5.

Hình 5: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm Lâm

Tổ bảo vệ rừng (TBVR):

Để hỗ trợ công tác bảo vệ rừng ngập mặn, TBVR được thành lập nhằm theo dõi các vi phạm lâm luật

và báo cáo cho trạm hay trụ sở hạt kiểm lâm địa phương. Thành viên của TBVR là các hộ có đất ngay

bìa rừng. Các hộ này được hỗ trợ 50.000 đồng/ha/năm nhờ dự án WB. Hiện tại, có 7 TBVR ở huyện

Long Phú và 13 TBVR gồm 93 hộ ở huyện Vĩnh Châu. Tại huyện Cù Lao Dung, không có TBVR do

Ban lãnh đạo

Phòng tổng hợp

Phòng quản lí bảo vệ

rừng

Đội kiểm lâm cơ động

Phòng pháp chế thanh tra, tuyên truyền

3 hạt kiểm lâm huyện (3 trụ sở và 6 trạm kiểm

lâm)

Trại giống cây lâm nghiệp chất

lượng cao

Page 38: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

36

rừng ngập mặn ven biển đã được giao cho Nông trường 30/4 và đồn biên phòng 416 để bảo vệ. Các

TBVR được thành lập theo ấp, mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm báo cáo các vi phạm (khai

thác trái phép) đến trạm kiểm lâm gần nhất. Mỗi hộ chịu trách nhiệm tuần tra theo dõi một diện tích

rừng nhất định (trung bình 1-10 ha), tương ứng với ranh giới đất sản xuất của hộ đó. Mỗi tổ gồm 7-17

hộ. Dự án WB trang bị cho mội hộ tham gia TBVR một số trang thiết bị tuần tra (như xe đạp, áo mưa

và đèn pin). TBVR có thể cho phép việc thu hái củi khô.

Thỏa thuận khác giữa kiểm lâm và cộng đồng địa phương

Có 4 hộ ở xã An Thạnh Nam có hợp đồng với Hạt kiểm lâm huyện Cù Lao Dung khai thác lá dừa

nước từ rừng ngập mặn kể từ 2007. Thực tế các hợp đồng này đã được ký kết từ năm 2004 giữa các

hộ này và Nông trường 30/4 trước đây. Các hộ này trả một khoảng tiền 1 triệu đồng/năm để khai thác

lá dừa nước trong một diện tích rừng ngập mặn xác định.

Trong các chương trình phục hồi rừng, kiểm lâm cũng có hợp đồng trồng rừng với người dân trong

các huyện. Tại huyện Long Phú và Cù Lao Dung, người dân ký hợp đồng cung cấp cây giống và có

người thành lập vườn ươm cho cây bần (Sonneratia sp.). Ở Huyện Vĩnh Châu, do không có nguồn

giống đước, kiểm lâm phải mua giống đước từ Cà Mau. Công việc trồng rừng được thực hiện thông

qua hợp đồng ký với người dân địa phương. Những người có hợp đồng trồng rừng sẽ thuê nhân

công địa phương vận chuyển và trồng cây giống trên bãi bồi ven biển. Các vườn ươm giống bần tại

huyện Cù Lao Dung và Long Phú do người dân địa phương quản lí. Chủ vườn ươm thuê nhân công

tại địa phương và mua trái bần do người dân đi thu hái từ rừng phòng hộ để lấy hạt để ươm.

4.2.1.6 Sở thủy sản

Sở thủy sản trước đây thuộc Bộ thủy sản và sau này trực thuộc Bộ NN&PTNT. Sở thủy sản là cơ

quan quản lí nhà nước cấp tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, chịu trách nhiệm quản lí tài nguyên thiên

nhiên nước mặn, nước lợ và nước ngọt, bao gồm các khu vực nuôi trồng thủy sản (bãi bồi không

thuộc phạm vi quản lí của Sở thủy sản). Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Sở có 3

đơn vị chức năng, gồm 125 cán bộ nhân viên.

Trung tâm khuyến ngư với các trạm khuyến ngư ở các huyện, có 3-5 nhân viên ở mỗi trạm

nhằm thực hiện các dự án khuyến ngư, bao gồm các hoạt động tuyền truyền và huấn luyện

kỹ thuật cho người dân. Ở cấp huyện, trạm khuyến nông hợp tác với cán bộ thủy lợi vận hành

hệ thống cống theo lịch và thời vụ nuôi tôm. Trạm khuyến ngư Long Phú thường quan trắc

chất lượng nước, bao gồm độ mặn. Hai huyện Long Phú và Vĩnh Châu được trang bị máy

UBNDR để xét nghiệm virus, nhưng lại thiếu kỹ năng và nhân lực vận hành nên ít hoạt động.

Tại văn phòng ở tỉnh cũng có một máy UBNDR và có khả năng thực hiện xét nghiệm ELISA.

Theo phỏng vấn, Trung tâm này có khả năng phát hiện sự xuất hiện của một số bệnh tôm và

thông báo cho người dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng (radio và TV).

Cảng cá Trần Đề;

Chi cục quản lí chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm về chất lượng sản

xuất tôm (phân tích kiểm tra mẫu tôm từ thương lái và nhà máy chế biến về kháng sinh và vi

sinh), tiêu chuẩn chất lượng trong chế biến tôm, quản lí nước thải và điều kiện làm việc của

công nhân trong các xí nghiệp chế biến và kiểm tra sản phẩm dùng trong nuôi tôm (chủ yếu

các trại tôm thương mại), chất lượng tôm bột, thức ăn và sản phẩm khác cho tôm.

Chi cục quản lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm giám sát khai thác nguồn lợi

thủy sản trong toàn tỉnh. Chi cục cũng chịu trách nhiệm kiểm soát các phương tiện đánh bắt

trái phép, như lưới cá có mắc lưới nhỏ hơn qui định.

Văn phòng gồm 4 bộ phận (kế hoạch, quản lí tổng hợp, thanh tra và tổ chức hành chính).

Về sự phát triển nuôi tôm trong tỉnh, ông Phạm Hữu Lai, Phó giám đốc Sở thủy sản cho rằng nuôi tôm

công nghiệp đã phát triển đến mức tối đa và sẽ bị hạn chế dần so với nuôi tôm bán công nghiệp trong

Page 39: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

37

tương lai. Theo ông thì nuôi tôm bán công nghiệp và quảng canh có tính bền vững cao hơn và do đó

nên được phát triển. Sở thủy sản đã hỗ trợ 60 trang trại tôm tham gia tập huấn ở Cà Mau về thực

hành quản lí tốt (GMP - Good Management Practices) trong nuôi tôm.

4.2.2 Các thành phần thể chế cấp xã và ấp

Ở cấp xã, rừng phòng hộ được bảo vệ bởi các trạm kiểm lâm. Nhằm nâng cao hiệu quả, các trạm

kiểm lâm được hỗ trợ bởi TBVR ở các ấp. Nhưng lực lượng kiểm lâm không có trách nhiệm và cũng

không có ảnh hưởng lên qui hoạch sử dụng đất. Kiểm lâm chỉ chịu trách nhiệm quản lí rừng và không

hợp tác với các ban ngành khác về giao đất.

UBND xã chịu trách nhiệm về giao đất. UBND tỉnh và huyện đóng vai trò quyết định trong giao đất,

chủ yếu cho các trang trại tôm công nghiệp; UBND xã cũng có tiếng nói quan trọng trong việc này. Ở

cấp xã và ấp, trách nhiệm bảo vệ rừng và bãi bồi được phân bổ như sau:

Kiểm tra và thi hành pháp luật

Tuần tra được thực hiện bởi kiểm lâm như đã nói ở trên và có thể kết hợp với tuần tra của bộ đội biên

phòng. Các trạm kiểm lâm báo cáo là họ tuần tra hàng ngày và cũng hợp tác với bộ đội biên phòng

đóng tại địa phương. Đối với kiểm lâm tại huyện Vĩnh Châu, mối quan ngại chính là nhận thức còn

thấp của dân về lợi ích của rừng và tình trạng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn khiến người dân phụ

thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Những người sử dụng tài nguyên tại rừng phòng hộ xung yếu không

thể đóng thuế vì thu nhập quá thấp. Sự mở rộng hoạt động nuôi tôm vào rừng là một trong những đe

dọa chính đến rừng. Các kỹ thuật đánh bắt như sử dụng xịp cua có thể gây ảnh hưởng đến cây rừng

mới trồng.

Năm 2007 có hơn 10 trường hợp khai thác gỗ trái phép được ghi nhận, chủ yếu là trong dịp lễ của

người Khmer. Ở các huyện khảo sát, những người vi phạm sẽ bị cảnh cáo. Nếu vi phạm lặp lại thì

kiểm lâm có thể bắt giữ phương tiện vận chuyển, búa và tang vật. Ở huyện Long Phú có khoảng 10

vụ khai thác gỗ trái phép và ở huyện Cù Lao Dung có 1 vụ bị xử lí. Ngoài ra, một số trường hợp khai

thác đồm độp trong rừng ngập mặn được ghi nhận ở huyện Long Phú và Vĩnh Châu.

Các TBVR tuần tra trong khu vực được giao và thông báo cho kiểm lâm những vi phạm. Ở huyện

Vĩnh Châu, những khu rừng được giao cho các công ty nuôi tôm và Sở công an thì việc bảo vệ rừng

là trách nhiệm của chủ rừng.

Quản lí rừng

Hiện tại, kiểm lâm chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc quản lí rừng ngập mặn trong toàn tỉnh, không

tính bãi bồi. Trước đây, rừng ngập mặn ở xã An Thạnh Nam được quản lí bởi 2 người bảo vệ của

Nông trường 30/4. Ở xã An Thạnh Ba, dự án WB ký hợp đồng tuần tra bảo vệ rừng với Bộ đội biên

phòng cho đến năm 2007, nhưng bộ đội biên phòng không chịu trách nhiệm quản lí rừng.

Page 40: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

38

4.2.3 Sử dụng đất

4.2.3.1 Trường hợp Nông trường 30/4 ở huyện Cù Lao Dung

Tình trạng sử dụng đất hiện tại ở các xã khảo sát (An Thạnh Nam và An Thạnh Ba) ở huyện Cù Lao

Dung có thể được xem là kết quả của sự thành lập Nông trường 30/4 để quản lí đất do nhà nước

quản lí. Nông trường 30/4 được thành lập năm 1987 đã có một sự qui hoạch sử dụng đất rất chặt chẻ

cho diện tích đất được giao là 4.212 ha. Khoảng 1.100 ha rừng ngập mặn được nông trường quản lí

chiếm hầu hết diện tích rừng ngập mặn hiện có lúc bấy giờ ở huyện Cù Lao Dung. Hệ thống đê và

kênh mương được xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và thủy sản. Một diện

tích lớn rừng ngập mặn được chặt bỏ đề hình thành hệ thống kênh mương và ruộng lúa, ao tôm. Lúa

được xem là nông sản chính của nông trường. Hầu hết các hộ hiện sống ở xã An Thạnh Nam và rất

nhiều hộ ở An Thạnh Ba đã di cư đến từ tỉnh Trà Vinh sau khi thành lập nông trường. Trong khi đó,

hầu hết các ao tôm với vốn đầu tư cao được xây dựng bởi nông trường và một số người hợp đồng.

Nhiều người trong số này sống ở thị xã Sóc Trăng. Tài nguyên thiên nhiên như cua, cá, v.v. trong

rừng ngập mặn cũng như ở bãi bồi do nông trường quản lí khai thác. Người dân có thể khai thác nếu

có hợp đồng khai thác. Nông trường được tuyên bố giải thể vào ngày 31 tháng 3, 2007. Hầu hết đất

thuộc nông trường nay được huyện quản lí và có khoảng 140 ha do UBND xã An Thạnh Nam quản lí.

Mặc dù qui hoạch sử dụng đất cho diện tích đất của nông trường hiện đang được các cấp tỉnh và

huyện xem xét, những người đã có hợp đồng trước đây với nông trường được tiếp tục nuôi tôm cho

đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trong khi đó, những diễn biến gần đây về đất đai trước đây thuộc

nông trường đã tạo ra một số căng thẳng và mâu thuẩn ở xã An Thạnh Nam.

4.2.3.2 Giao đất ở huyện Vĩnh Châu

Trong huyện hiện có các diện tích đất rừng lớn được giao cho các công ty nuôi tôm. Ví dụ, tại xã Vĩnh

Tân, tỉnh đã giao 165 ha cho một công ty nuôi tôm. Ở xã Vĩnh Hải, hơn 500 ha đất có rừng được giao

cho các nông trường thuộc tỉnh ủy và huyện ủy hiện được cho các trang trại tôm tư nhân thuê lại. Sở

Công An đã được giao 145 ha đất rừng ở thôn Giồng Nổi sử dụng để nuôi thủy sản. Các ví dụ cho

thấy có mối quan hệ giữa chính quyền địa phương (cấp xã và ấp) với cấp cao hơn trong vấn đề giao

đất. Các quyết định giao đất có thể góp phần gây ra căng thẳng giữa dân địa phương và người được

giao đất cũng như bất cập giữa các cấp chính quyền.

4.2.3.3 Bãi bồi và quản lí bãi bồi

Điều 80 của Luật đất đai (2003) qui định: Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường,

thị trấn nào thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó quản lí. Đất bãi bồi ven sông, ven biển

thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh quản lí và bảo vệ theo qui định của Chính phủ. Tuy nhiên, tất cả các lãnh đạo xã và cán bộ

huyện được phỏng vấn đều cho rằng họ không quản lí bãi bồi và nguồn lợi thủy sản ở bãi bồi. Có thể

đã thiếu một nhận thức về trách nhiệm liên quan đến quản lí bãi bồi. Tuy nhiên, UBND xã cũng hợp

tác với các cơ quan khác khi cần thiết. Mặc dù thường hợp tác với kiểm lâm xử lí vi phạm lâm luật,

nhưng UBND xã không trực tiếp tham gia quản lí và phát triển rừng ngập mặn.

Mặc dù trách nhiệm của UBND xã và huyện trong quản lí bãi bồi đã được qui định theo Luật đất đai

(2003), hiện vẫn chưa có một cơ chế kiểm soát sự khai thác tài nguyên thiên nhiên trên bãi bồi. Do

đó, tài nguyên thiên nhiên hiện được khai thác không kiểm soát. Những người khai thác chủ yếu đến

từ các tỉnh lân cận: Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau và đông hơn người địa phương nhiều lần.

theo người dân phản ánh, điều này diễn ra trên toàn bờ biển của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là ở bãi bồi

thuộc huyện Cù Lao Dung: ít nhất có 400-500 chiếc ghe cào nghêu từ nơi khác hoạt động hàng ngày

trong tháng 2-6.

Page 41: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

39

4.2.3.4 Dự án hợp tác xã nuôi nghêu

Tháng 10 năm 2007, một đoàn khảo sát được dẫn đầu bởi cán bộ cấp tỉnh và huyện (Cù Lao Dung và

Vĩnh Châu) đi tham quan hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu trên bãi cát ở Bến Tre và Tiền Giang. Sau

chuyến đi này, kế hoạch hình thành các HTX nuôi nghêu ở huyện Vĩnh Châu được thẩm định lại vào

ngày 4/10/2007. Mặc dù chưa biết kết quả ra sao, nhưng có thể tóm tắt một số ý chính trong đề án

này như sau:

Dự án được chuẩn bị bởi Phòng kinh tế huyện Vĩnh Châu và theo dự trù sẽ được thông qua trước

ngày 31/10/2007. Khu vực dự án là bãi cát thuộc 3 xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa và Vĩnh Châu, với 3 HTX –

mỗi HTX có diện tích nuôi là 300 – 400 ha (1 HTX/xã).

Xã viên của HTX nuôi nghêu ưu tiên gồm người dân sinh sống trong các ấp ven biển của các xã trên,

ưu tiên hộ nghèo, thiếu hay không có đất sản xuất. Quyền sử dụng đất bãi cát sẽ được UBND tỉnh

cấp cho HTX. Các xã viên sẽ đóng góp cổ phần, mỗi cổ phần tương ứng 100.000 đồng và mỗi xả viên

sẽ đóng góp ít nhất 10 cổ phần (= 1 triệu đồng). Hộ nghèo và hộ Khmer được nhà nước cung cấp tín

dụng với lãi suất thấp. Chính quyền sẽ đầu tư hỗ trợ thêm 400 triệu đồng cho một HTX dùng cho xây

dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ban đầu.

Bảng 11: Thành phần thể chế liên quan đến quản lí các khu vực ven biển

Biển Bãi bồi Rừng phòng

hộ xung yếu Vùng đệm Vùng kinh tế

Ấp TBVR UBND/ Kiểm lâm UBND

Xã UBND Kiểm lâm UBND/ Kiểm lâm UBND

Huyện

Phòng kinh

tế*

UBND

Kiểm lâm

UBND

Phòng kinh tế

Trạm khuyến

ngư

UBND

Phòng kinh tế

Trạm khuyến

ngư

UBND

Tỉnh Sở thủy

sản UBND

Kiểm lâm

UBND

Sở NN&PTNT

Trạm khuyến

ngư

UBND

Sở NN&PTNT

Sở thủy sản

UBND

Ghi chú: * trong trường hợp đặc biệt của HTX nuôi nghêu

TBVR: tổ bảo vệ rừng; UBND: Ủy ban nhân dân; Sở NN&PTNT: Sở nông nghiệp và phát triển nông

thôn

Hiện chưa có đề án tương tự cho huyện Cù Lao Dung, nhưng hình thức này có thể sẽ là một trong

những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch quản lí vùng bãi bồi trong tương lai.

Hiện tại, các thành phần thể chế và trách nhiệm liên quan đến quản lí vùng ven biển được tổng hợp

trong Bảng 11.

4.3 Thành phần tư nhân

Sự phát triển của ngành công nghiệp tôm đã tạo ra các thành phần liên quan mới trong quản lí vùng

ven biển. Tốc độ phát triển công nghiệp tôm ở ĐBSCL được thúc đẩy mạnh mẽ bởi đầu tư của nhà

nước và tư nhân trong chế biến và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp. Ngoài ra, các thành phần tư

nhân được liên kết trong các hiệp hội. Trong vòng 10 năm, 52 nhà máy chế biến được thành lập

(2002) ở ĐBSCL, trong đó có 6 nhà máy ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện chưa có số liệu về tổng số trang trại

và và tổng diện tích nuôi tôm trong toàn tỉnh.

Page 42: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

40

Thành phần tư nhân đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và trở thành một thành phần quan trọng trong việc

quản lí vùng ven biển. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu hội nghề cá, hiệp hội nuôi tôm, một số

khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các trang trại tôm thương mại cũng như cơ cấu và hoạt động của

một nhà máy chế biến tôm. Tập trung chú ý là các thành phần tư nhân chính có ảnh hưởng quan

trọng trong sử dụng đất, tạo việc làm, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Thương lái, trại tôm giống

và các thành phần khác trong ngành công nghiệp tôm không bao gồm trong khảo sát này.

4.3.1 Hội nghề cá và hiệp hội nuôi tôm

4.3.1.1 Hội nghề cá

Hội nghề cá tỉnh Sóc Trăng thành lập năm 2001 và gồm 2342 thành viên (người nuôi tôm và trang trại

tôm) và 8 nhà máy chế biến. Hội có 134 chi hội cấp xã (90% là người nuôi tôm), 6 huyện hội (cấp

huyện) và 1 thành hội ở thành phố Sóc Trăng. Hội cũng có 2 hiệp hội là Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh

ở huyện Long Phú và Hiệp hội nuôi cá tra.

Hoạt động của hội bao gồm khai thác xa bờ, nuôi thủy sản trong đất liền, chế biến, xuất khẩu và dịch

vụ. Hầu hết các hoạt động là dành cho người nuôi thủy sản trong đất liền (chiếm 75% số lượng thành

viên).

Thành viên hội còn là đại diện cho các công nhân làm việc trong nhà máy, tuyên truyền các chủ

trương chính sách trong lĩnh vực thủy sản và triển khai các hoạt động khuyến ngư cho các thành viên

nhằm thực hiện các chủ trương và chính sách của nhà nước.

Hội nghề cá là hội độc lập và không trực thuộc cơ quan nhà nước nào. Tuy nhiên, hội phải báo cáo

hoạt động cho UBND tỉnh 3 tháng một lần. Hội hợp tác chặt chẻ với Sở thủy sản thực hiện các chính

sách và đạt các mục tiêu của tỉnh, đặc biệt là phát triển nuôi tôm và cải thiện tiêu chuẩn chất lượng.

4.3.1.2 Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh

Thành lập năm 2004, hiện Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh có 130 thành viên là người nuôi tôm (tư nhân

và các công ty nuôi tôm). Đây là hiệp hội nuôi tôm duy nhất ở ĐBSCL. Hầu hết thành viên là người

nuôi tôm có diện tích trung bình 10 - 20 ha. Tổng diện tích nuôi tôm của các thành viên của hiệp hội là

2.000 ha, với sản lượng hơn 10.000 tấn/năm và tỉ lệ thất bại là 5%.

Hoạt động của hiệp hội chia thành 3 lĩnh vực:

Chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm cho thành viên, dựa trên sự chia sẻ kiến thức và thông

tin giữa các thành viên và tổ chức hội thảo với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau:

công ty tư nhân, cơ quan nghiên cứu hay các chuyên gia quốc tế (Thái Lan, Mỹ, …);

Vận động chính quyền địa phương về các qui định cho ngành công nghiệp tôm, …;

Phát triển quan hệ với trại tôm giống (để có nguồn tôm giống chất lượng cao) và các công ty

chế biến.

Lệ phí thành viên không như thông thường và tùy vào diện tích nuôi. Các nhà máy chế biến đóng góp

vào hiệp hội là để có thể tiếp cận với sản phẩm của các thành viên.

Một trong những thành công của hiệp hội là hình thành nên nhãn hiệu “nuôi tôm sạch”. Kỹ thuật nuôi

áp dụng cho nhãn hiệu này dựa trên kinh nghiệm của người nuôi và hợp tác với chuyên gia và viện

nghiên cứu. Kỹ thuật cũng dựa trên các qui định khác nhau bắt buộc tuân thủ từ giai đoạn chuẩn bị ao

tôm cho đến khi thu hoạch. Các hướng dẫn kỹ thuật dường như chú trọng đến việc lọc nguồn nước

và sử dụng tôm giống chất lượng cao được giữ trong ao ươm trong 15 ngày trước khi thả vào ao nuôi

thực sự. Hiệp hội đề xuất mật độ nuôi không quá 40 tôm bột/m2. Kháng sinh bị cấm sử dụng và chỉ sử

Page 43: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

41

dụng thức ăn cho tôm có chất lượng cao. Nước thải được xử lí với chlorine hay iodine khi có dịch

bệnh.

Hiệp hội nuôi tôm chỉ bao gồm một số lượng nhỏ những người nuôi tôm trong tỉnh những chiếm đến

11% diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trong toàn tỉnh. Hiệp hội đại diện cho một

nhóm nhỏ người nuôi có nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Việc phát triển

thương hiệu nuôi tôm sạch đã phản ánh hiện trạng nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng, trong đó chỉ một

phần nhỏ người nuôi có thể tiếp cận với kiến thức và thông tin nhờ có đủ khả năng đầu tư và thực

hiện các biện pháp quản lí tốt. Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh là một thành phần quan trọng trong vấn đề

phát triển tiêu chuẩn chất lượng trong nuôi tôm.

4.3.2 Trang trại nuôi tôm thương mại

Các trang trại nuôi tôm có tính thương mại (công ty nuôi tôm) được phỏng vấn ở các địa điểm khác

nhau. Tuy nhiên, không khảo sát các trang trại loại này ở huyện Long Phú vì không đúng mùa vụ (giai

đoạn thu hoạch) hoặc vì người quản lí hay chủ công ty không sẵn sàng tiếp khách. Tổng cộng, khảo

sát đã thăm viếng 8 trang trại, 7 ở huyện Vĩnh Châu và 1 ở huyện Cù Lao Dung. Hầu hết các trang

trại loại này nằm dọc sông Mỹ Thanh và chỉ có một số ít nằm dọc bờ biển trong vùng dự án.

Các trang trại tôm đăng ký ở tỉnh và phải đóng thuế thu nhập, trừ các khoản giảm giá cho đầu vào

như thức ăn, hóa chất và phân vi sinh. Ví dụ, giá có thể giảm 30% nếu đặt hàng phân vi sinh đến 50

triệu đồng hay 200 tấn thức ăn công nghiệp trong một năm.

Nhiều khía cạnh trong hoạt động của trang trại đã được ghi nhận. Các trang trại loại này có thể sở

hữu bởi hộ cá thể, công ty liên doanh, trại tôm giống, v.v. Đặc biệt, nhà máy chế biến cũng có trang

trại nuôi tôm dọc bờ biển. Các trại tôm giống thành lập trang trại nuôi tôm để đa dạng hóa hoạt động,

tạo ra một loại hình doanh nghiệp chế biến có cả trang trại nuôi tôm mang tính thương mại.

Các trạng trại thường được điều hành bởi một người quản lí, 1-3 kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về

các vấn đề kỹ thuật (cho ăn, kiểm soát chất lượng nước,…). Một số trang trại mướn tư vấn kỹ thuật

để hàng ngày đến kiểm tra chất lượng nước và qui trình cho ăn.

Vận hành ao tôm là nhân công được thuê mướn trả tiền theo tháng. Họ không phải là dân địa

phương, có khi đến từ những tỉnh khác (Cà Mau, miền Trung). Họ được thuê vì có kinh nghiệm và

không có mối quan hệ và không giao tiếp với dân địa phương. Nhân công có thể được thuê theo vụ

nuôi tôm hay quanh năm. Các trang trại thuê 0,86 - 1.57 nhân công/ha. Qui luật chung là mỗi nhân

công sẽ làm việc ở một ao, chịu trách nhiệm trong suốt mùa vụ. Hợp đồng được thỏa thuận miệng với

mức lương là 0,7 - 1 triệu đồng/tháng kèm mức thưởng sau khi thu hoạch 1 - 2 triệu đồng/người nếu

kết quả nuôi tốt. Người dân địa phương thì được thuê theo ngày, chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị ao

nuôi.

Hình thức nuôi tôm chủ yếu ở các trang trại này là 1 vụ/năm, thời vụ thì tùy theo thời điểm có thể lấy

được nước lợ. Mùa vụ chính là từ tháng 4/5 đến tháng 9/10. Một số trang trại trì hoãn thời điểm thả

tôm giống đến tận tháng 7 để nước có độ mặn thấp hơn some (< 30 ppm). Thông tin kỹ thuật và kinh

tế của vụ nuôi tôm được trình bày trong Bảng 12.

Page 44: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

42

Bảng 12: Thông tin kỹ thuật và kinh tế của vụ nuôi tôm (n=8)

Mật độ

(con/m2)

Năng

suất

(tấn/ha)

% thất bại

(trung bình

2005-2006)

Đầu tư ban

đầu (triệu

đồng/ha)

Chi phí

nuôi (triệu

đồng/ha)

Lời

(triệu

đồng/ha)

Trang trại nuôi

tôm thương mại

33,75

(15 – 60)

5,5

(0 – 8) 42%

121

(70 – 200)

352

(175 – 524)

432

(-55 – 750)

Năng suất biến đổi rất lớn (0 - 8 tấn/ha) tùy theo mật độ nuôi và tình hình dịch bệnh. Hình thức nuôi

tôm công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư cao để tạo lập ao tôm và mua trang thiết bị (hạ thế điện, giàn

quạt, bơm nước,…). Tuy nhiên, lợi nhuận trung bình hơn 400 triệu đồng/ha. Số ao tôm thất bại do

virus trung bình lên đến 42% trong năm 2005 và 2006. Khi có bệnh, người quản lí trang trại có thể thu

hoạchvà bán sản phẩm nếu tôm đã đạt kích thước có thể bán được (50 - 60 con/kg). Nếu bệnh xuất

hiện sớm hơn thì sẽ bị thất bại hoàn toàn (xem Phụ lục 3 về kỹ thuật nuôi tôm).

Đáng chú ý là 2 trạng trại tôm thương mại ở xã Vĩnh Hải (Huyện Vĩnh Châu) mướn đất rừng trong

vùng đệm. Một phần diện tích đất đã được biến thành ao tôm công nghiệp và phần còn lại (12 và 244

ha) được sử dụng để nuôi thủy sản. Tôm giống được thả với mật độ thấp (2,5 - 5 tôm bột/m2) trong

các kênh bao quanh các khoảnh rừng. Hình thức nuôi tôm này cho kết quả tốt: chi phí thấp (8 - 10

triệu đồng/ha) và lợi nhuận 34 - 90 triệu đồng/ha. Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn có thể là

một giải pháp cho các công ty này trong phát triển nhãn hiệu sinh thái và bán sản phẩm tới thị trường

tiềm năng với giá cao.

Qui trình tiêu chuẩn và nhãn sinh thái

Cho đến nay, chưa có qui trình tiêu chuẩn được công nhận trong công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam.

Một dự án đang tiến hành (hợp tác giữa Viện nghiên cứu thủy sản số 2 – RIA 2, Đại học Gent của Bỉ

và công ty INVE) nhằm phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật về Thực hành quản lí tốt (Good Management

Practice - GMP) ở Việt Nam. Hiện chỉ có một trang trại ở xã Vĩnh Phúc (Huyện Vĩnh Châu) tuân thủ

GMP.

Trong khi đó, Sở thủy sản, Cục quản lí chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED) ở

Cà Mau và Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh đang hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng tôm nuôi tại

địa phương. Năm 2007, 60 trang trại thương mại và tư nhân đã đăng ký tham gia khóa tập huấn về

thực hành quản lí tốt tại NAFIQAVEN ở Cà Mau. Đồng thời, Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh đang triển

khai tiêu chuẩn riêng gọi là “nuôi tôm sạch”, dựa trên việc sử dụng phân vi sinh và lọc nước đầu vào

ao tôm (xem mục 4.3.1.2). Mặc dù chưa được dán nhãn chính thức, nhưng tôm nuôi theo qui trình

này có thể bán với gía cao hơn từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg và người nuôi có thể ký hợp đồng tiêu

thụ với nhà máy chế biến.

Nhìn chung, nhãn sinh thái hay nhãn tiêu chuẩn thích hợp cho các trang trại có qui mô lớn với năng

lực đầu tư cao cho kỹ thuật thân thiện với môi trường (ao xử lí nước thải,…). Tuy nhiên, 50% người

quản lí trang trại được phỏng vấn tỏ ra thích thú với GMP và nhãn sinh thái.

Quan hệ với các thành phần liên quan khác

Trang trại tôm thương mại là thành phần quan trọng trong quản lí vùng ven biển, có ảnh hưởng quan

trọng lên nền kinh tế và môi trường địa phương. Tuy nhiên, chưa có đánh giá đầy đủ về tác động môi

trường và kinh tế xã hội của các trang trại này ở ĐBSCL.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các trang trại này ít có mối quan hệ với người dân địa

phương. Ảnh hưởng của họ lên công ăn việc làm thường chỉ là tạo ra các công việc lao động theo

ngày, trong khi đó các trang trại này có diện tích đất rất lớn, vốn trước đây thuộc sở hữu của các hộ

Page 45: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

43

cá thể hoặc được tiếp cận tự do. Tình trạng này làm cho người dân địa phương định cư ở nơi khác và

bị cấm tiếp cận các khu vực nhất định. 62% trang trại được giao đất từ UBND tỉnh hay huyện, 38% do

doanh nghiệp sở hữu hay thuê. Điều này cho thấy một trong những khía cạnh trong việc phát triển

ngành công nghiệp tôm: đất được tập trung cho các nhà đầu tư có mối quan hệ tốt với cơ quan chức

năng (một số nhà đầu tư là cán bộ tỉnh hay địa phương) và dân địa phương không tham gia vào quá

trình phát triển của địa phương và buộc phải tìm các nguồn thu nhập khác. Tình trạng này có thể dẫn

đến mâu thuẩn giữa dân địa phương và trang trại thương mại, kể cả các đe dọa và trộm cắp.

Các trang trại tôm thương mại có mối quan hệ mạnh mẽ với các thành phần khác trong ngành công

nghiệp tôm. Thường các trang trại này có hợp đồng với nhà máy chế biến và thỉnh thoảng với công ty

cung cấp thức ăn cho tôm (thường cũng sở hữu nhà máy chế biến tôm). Kiểu hợp đồng sau thuờng

thấy đối với các trang trại thương mại cỡ vừa (15 - 25 ha) có vốn đầu tư ít hơn. Sự thỏa thuận giữa

trang trại và công ty thức ăn có thể giúp giảm chi phí đầu tư nuôi tôm. Ngoài ra, một số trang trại còn

hợp tác với các công ty tư nhân (INVE, CP, v.v.) để thử nghiệm các kỹ thuật mới hay sản phẩm mới.

Do đặc thù của loại hình sản xuất phải nâng cao chất lượng cho xuất khẩu, xu hướng chung là tiêu

chuẩn hóa qui trình và quan tâm nhiều hơn đến môi trường.

Trong khi đó, người ta thấy rất rõ rằng hầu hết các trang trại nuôi tôm thương mại có những mâu

thuẩn nhất định với người dân địa phương, mà nguyên nhân là do sự tích lũy đất đai và thiếu sự tham

gia của người dân địa phương vào quá trình sản xuất.

4.3.3 Nhà máy chế biến

Các nhà máy chế biến không chỉ chế biến và xuất khẩu tôm. Nhiều nhà máy còn tham gia vào quá

trình nuôi tôm. Một số đầu tư trang trại nuôi tôm, như công ty Út Xi nuôi 50 ha hay công ty Quốc Hải

có 11 ha nuôi tôm công nghiệp.

Vào năm 2002, có 6 nhà máy chế biến tôm trong tỉnh Sóc Trăng, chủ yếu đặt tại thị xã Sóc Trăng và

huyện Mỹ Xuyên (công ty Út Xi). Chỉ có một công ty đặt tại huyện Long Phú (ở Kinh Ba) kinh doanh

các hải sản như bạch tuộc, mực và tôm. Hầu hết nàh máy đã hoạt động khoảng 10 năm, chế biến

khoảng 42.800 tấn/năm, xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 294 triệu USD trong năm 2005.

Các công ty chế biến có nguồn cung cấp tôm đa dạng: có thể chế biến tôm do chính công ty nuôi, hợp

đồng miệng với các trang trại và thỉnh thoảng cũng mua tôm nguyên liệu từ thương lái. Nhìn chung

các công ty chế biến thường cố gắng tránh mua tôm nguyên liệu từ các thương lái trung gian nhằm

bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Các nguồn thông tin từ Sở thủy sản, tư nhân và chính quyền địa

phương cho thấy các thương lái mua bán thiếu công bằng và có thể sử dụng hóa chất bị cấm sử

dụng như kháng sinh làm giảm chất lượng sản phẩm địa phương.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm dành cho xuất khẩu, các nhà máy chế biến nay đã trang bị phòng

thí nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao dịch. Mục tiêu kiểm nghiệm là dư lượng

các chất kháng sinh và vi sinh. Kiểm nghiệm được thực hiện trước khi thu hoạch đối với các trường

hợp có hợp đồng với nông dân và công ty nuôi tôm hay trong kho chứa của thương lái.

Qui trình chế biến và nhân công

Trong nhà máy, tôm nguyên liệu được rửa, phân loại, lột vỏ, đóng gói và động lạnh. Qui trình này đòi

hỏi nhiều nhân công. Ví dụ, một công ty chế biến 30 tấn mỗi tháng sẽ cần hợp đồng mướn 215 công

nhân theo tháng hay tuần. Công nhân chế biến chủ yếu là người địa phương, được trả 30.000 -

35.000 đồng/ngày.

Do các nhà máy chế biến không đặt tại vùng ven biển nên hầu hết nhân công không phải là người

sống ở vùng ven biển. Do đó, sự phát triển của ngành công nghiệp tôm rõ ràng đã không giúp cải

Page 46: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

44

thiện cuộc sống người dân sống ven biển; các cộng đồng ven biển không thể tham gia vào lực lượng

lao động này.

Tiêu chuẩn chất lượng

Các nhà máy chế biến tôm là thành phần chính chịu ảnh hưởng của sản phẩm kém chất lượng, dẫn

đến sản phẩm bị các nước nhập khẩu trả về (châu Âu, Mỹ, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản). Năm

2005, có đến 215 đợt hàng bị trả vì nhiễm hóa chất (chloramphenicol, nitrofurans và green malachite)

hay vi sinh. Năm 2002, NAFIQAVEN phát hiện 9,4% trong số 243.691 tấn hải sản xuất khẩu được

kiểm nghiệm không đáp ứng ti6eu chuẩn an toàn, vệ sinh và/hoặc chất lượng xuất khẩu. Tháng

10/2002, 63% container hải sản Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ bị nhiễm salmonella.

Hầu hết các thành phần liên quan trong ngành công nghiệp tôm tại tỉnh Sóc Trăng đều cho rằng

thương lái, các nhà máy chế biến thức ăn cho tôm và các trại tôm giống là đối tượng chính cần được

quan tâm nhằm cải thiện ngành công nghiệp tôm. Đây là những thành phần thuộc chuỗi giá trị bị cho

là đã sử dụng các hóa chất cấm trong quá trình sản xuất.

Để cải thiện tiêu chuẩn chất lượng, cần sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau, từ phía tư nhân

cũng như thể chế. Chúng ta biết rằng các nhà máy chế biến kiểm tra sản phẩm trước khi mua. Ngoài

ra, NAFIQAVEN lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi hcó phép xuất khẩu. Ở cấp tỉnh, Chi cục chất lượng

và vệ sinh thực phẩm kiểm soát một phần các trại tôm giống, người bán lẻ, thương lái, các trang trại

và nhà máy chế biến. Tuy nhiên, sự kiểm soát chất lượng nhìn chung sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu

sự tham gia của Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy hải sản Việt Nam (VASEP) – là cơ quan điều

phối các hoạt động của các thành viên trong ngành công nghiệp tôm.

Do chất lượng sản phẩm và chất lượng của chuỗi giá trị là vấn đề của ngành công nghiệp tôm, điều

đáng mừng là ngành này đang triển khai tiêu chuẩn chất lượng hay nhãn chất lượng cho sản phẩm

tôm. Điều quan trọng là các nhà máy chế biến đã quan tâm đầu tư vào các trang trại nuôi tôm công

nghiệp hay thương mại, tuân thủ các yêu cần của hiệp hội nuôi tôm và bảo đảm sản phẩm có chất

lượng cao. Các nhà máy chế biến tôm có thể là thành phần quan trọng trong việc triển khai và thực

hiện các tiêu chuẩn chất lượng trong giai đoạn nuôi tôm.

Thành phần tư nhân đã phát triển và đa dạng hóa cao, bao gồm các hiệp hội và công ty chế biến tôm,

sản xuất thức ăn cho tôm và sản xuất hóa chất. Các trang trại nuôi tôm thương mại thường có mối

quan hệ tốt với các thành phần khác của ngành công nghiệp tôm, nhờ đó bảo đảm cho sự thành công

trong kinh doanh. Ngoài ra, đã có mối quan hệ rất rõ ràng giữa chính quyền các cấp (địa phương đến

tỉnh) và các trang trại thương mại trong khả năng tiếp cận đất đai.

4.3.4 Sở công an – một thành phần đặc biệt mang tính tư nhân trong quản lí rừng

Sở công an hiện sở hữu 275 ha (hai khu rừng 145 ha và 130 ha) rừng ngập mặn ở xã Vĩnh Hải

(huyện Vĩnh Châu) sử dụng để nuôi thủy sản kết hợp lâm nghiệp.

Diện tích rừng đầu tiên được UBND tỉnh giao cho Sở công an vào năm 1985. Còn khu rừng thứ hai

mua lại của Công ty lương thực tỉnh vào năm 1992. UBND tỉnh đã lấy một phần đất để giao cho công

ty tư nhân Kim Lộc vào năm 1996. Diện tích đất còn lại đã được cho tư nhân thuê và đã được trồng

rừng ngập mặn. Năm 2005, Sở công an thu hồi lại đất và đả trả tiền công trồng rừng cho người thuê

trước đây, nguồn kinh phí lấy từ khai thác lâm sản và nuôi thủy sản. Khoảng 30 ha đã được chuyển

giao cho chính quyền xã để tạo tành khu dân cư. Hiện tại, Sở công an cũng đang cho tư nhân thuê

đất để nuôi thủy sản.

Hiện có khoảng 20 cán bộ chiến sĩ, 6 người dân địa phương và 4 người từ nơi khác đang làm việc tại

nông trường công an tỉnh. Phương thức sản xuất hiện nay là nuôi thủy sản nước lợ, sản phẩm chính

là cua và tôm.

Page 47: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

45

Cũng có mâu thuẩn giữa người dân địa phương và nông trường công an tỉnh. Người dân từ các khu

tái định cư đã xâm nhập bắt tôm và cá trong nông trường một cách bất hợp pháp.

4.4 Kết luận

Chúng ta thấy rằng các thành phần liên quan trong việc quản lí vùng ven biển rất đa dạng và không

chỉ bao gồm các thành phần thuộc về thể chế. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngành

công nghiệp tôm, các thành phần tư nhân đã tạo ta ảnh hưởng lớn hơn đến công tác quản lí vùng ven

biển. Các thành phần thể chế thì đa dạng và thường có chức năng chồng lấp nhau đối với khu vực

đang được đề cập. Qui định pháp lí khá nhiều và phức tạp nhưng chưa thật sự tạo ra một khuôn khổ

chặt chẻ và dễ dàng thực thi. Việc phân tích khuôn khổ pháp lí và chức năng của các thành phần liên

quan cho thấy rằng bãi bồi (bãi sình và bãi cát) chưa được các cơ quan chức năng đưa vào trong

nhiệm vụ quản lí vùng ven biển.

Page 48: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

46

5 Kết quả khảo sát cơ sở

Phần này trình bày kết quả phân tích toàn bộ 92 hộ phỏng vấn theo các nhóm giàu nghèo. Dữ liệu thu

thập trong thời gian tháng 9 và 10 năm 2007. Thông tin nhận được thuộc các lĩnh vực dân số, đất đai

và sở hữu, lúa, rau, nuôi thủy sản, gia cầm, việc làm, thu nhập hộ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Các hộ được chọn lựa phỏng vấn không hoàn toàn tuân theo tỉ lệ các nhóm giàu nghèo như người

dân sắp xếp trong quá trình phân loại giàu nghèo (Bảng 13). Mục tiêu là nhằm nói lên được bức tranh

đa dạng về nông nghiệp, ngư nghiệp và tài nguyên thiên nhiên được khai thác trong các ấp.

Bảng 13: Thành phần giàu nghèo trong các hộ được phỏng vấn trong từng ấp

Ấp Tổng Phân loại

Nghèo Trung bình Khá

Vàm Hồ (# 1)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

15

>40

9

50

4

~7

2

An Quới (#2)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

16

30

7

50

7

20

2

Nhà Thờ (# 3)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

14

30

7

69

4

1

3

Khu phố 6 (# 4)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

15

55

6

40

6

5

3

Nopol (#5)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

16

80

8

19

5

1

3

Âu Thọ A & B (# 6)

- Tỉ lệ (%)

- Số hộ chọn phỏng vấn

100

16

30

8

40

3

30

5

Tổng số hộ chọn phỏng vấn 92 45 29 18

Tỉ lệ hộ khá được phỏng vấn nhìn chung cao hơn tỉ lệ hộ khá nói chung tại các địa phương khảo sát.

Lí do là không phải luôn luôn có thể gặp được đúng số lượng các hộ thuộc các nhóm giàu nghèo

phân chia theo theo tỉ lệ và hơn nữa chúng tôi cũng muốn khảo sát ở mức tối đa các chiến lược sinh

sống khác nhau ở nơi khảo sát.

Page 49: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

47

5.1 Đặc điểm dân số và kinh tế xã hội

Số lượng hộ nhìn chung giảm dần theo nhóm nghèo đến giàu, trong đó các hộ nghèo có nhiều con

hơn các hộ trung bình hoặc giàu (Bảng 14).

Bảng 14: Số khẩu trung bình/hộ, con cái và nghề nghiệp trong từng nhóm giàu nghèo

Số khẩu

trung bình/hộ Số con

Số khẩu làm

việc nông

nghiệp và thủy

sản

Số khẩu làm

việc ngoài khu

vực ruộng-rẫy-

ao

Nhóm nghèo (45 hộ) 5,89 ± 2,43 3,91 ± 2,64 0,86 ±1,49 2,31 ± 1,16

Nhóm trung bình (29 hộ) 5,52 ± 1,92 3,66 ± 1,93 2,41 ± 1,90 1,48 ± 1,05

Nhóm khá (18 hộ) 4,78 ± 1,22 3,17 ± 1,29 1,88 ± 1,11 1,00 ±0,97

Nhóm hộ trung bình có số lượng nhân khẩu làm việc trên đất gia đình cao nhất. Các hộ nghèo không

có đất sản xuất trong một số trường hợp và các hộ khá thuê mướn nhân công làm việc trên đất của

mình.

So sánh với các nhóm khác, nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu làm việc nông nghiệp bên ngoài đất

của gia đình hay làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn. Đặc biệt, nhóm hộ trung bình

tham gia vào các loại công việc này nhiều hơn nhóm hộ khá.

Một trong những mục tiêu trong khảo sát hộ gia đình là tìm hiểu các nguồn thu nhập của hộ. Do đó,

khảo sát không chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất và việc làm trên đất của gia đình mà còn bao

gồm điều tra về sự tham gia của các hộ trong các công việc bên ngoài. Hộp 1 tóm tắt sự khác nhau

trong các loại hình việc làm.

Nghề nghiệp chính của các chủ hộ phân chia theo nhóm giàu nghèo được trình bày ở Bảng 15. Như

dự đoán, các công việc nông nghiệp vả thủy sản bên ngoài đất của gia đình có ý nghĩa quan trọng

hơn đối với các hộ thuộc nhóm nghèo. 60% các hộ nghèo bán sức lao động trên ruộng lúa, ruộng rau

và ao tôm (sên ao tôm, làm cỏ ao tôm) hay đi bạn đánh bắt hải sản. Một số thành viên của hộ nghèo

còn đi làm mướn ở các đô thị, như thành phố Hồ Chí Minh. Các hộ nghèo cũng cố gắng đa dạng hóa

nguồn thu nhập bằng công việc sản xuất chế biến nhỏ, như đan túi xách, đan lưới; một số tham gia

tổ bảo vệ rừng.

Nhóm hộ trung bình cũng bán sức lao động nhưng thường tham gia các lĩnh vực dịch vụ hay chế biến

nhỏ cũng như làm cán bộ ăn lương ở ấp hay xã. Trưởng ấp hay cán bộ ấp/xã không thuộc hộ nghèo

mà hầu hết thuộc vào nhóm hộ trung bình.

Page 50: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

48

Hộp 1: Các loại hình việc làm

Các hộ khá thường làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và chế biến, như cửa hàng, quán ăn, sản xuất

nước đá, vận chuyển hay sản xuất tôm giống. Điều này cũng dễ hiểu vì các loại hình công việc này

đòi hỏi có vốn để đầu tư.

Bảng 15: Tỉ lệ hộ của các nhóm giàu nghèo theo loại hình việc làm

Loại hình việc làm

Nhóm giàu

nghèo

Việc làm nông

nghiệp bên ngoài đất

của gia đình

Việc làm phi

nông nghiệp

Công chức -

viên chức

Dịch vụ và chế

biến nhỏ

Nghèo (45 hộ) 60% 24% 8% 11%

Trung bình (29

hộ) 27% 13% 27% 44%

Khá (18 hộ) 0% 0% 22% 66%

Ghi chú: xem thêm Hộp 1 về các loại hình việc làm

Khai thác tài nguyên thiên nhiên là một nghề quan trọng đối với người dân sống ở vùng ven biển.

Trong đó các nhóm hộ nghèo và trung bình tham gia nhiều hơn nhóm hộ khá. Số nhân nhân khẩu/hộ

tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên là 2,2 đối với nhóm hộ nghèo và 1,74 đối với nhóm hộ trung

bình (Hình 6).

Việc làm nông nghiệp bên ngoài đất của gia đình (Off-farm employment)

Loại việc làm này bao gồm làm mướn hay vần công trên đất nông nghiệp của người khác (tức là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp). Loại hình công việc này cũng có thể đòi hỏi di cư theo thời vụ.

Chế biến nhỏ, buôn bán nhỏ và dịch vụ

Chế biến nhỏ là hình thức tạo ra thu nhập bằng cách làm việc tại gia, ví dụ đan túi, chằm lá, v.v. Dịch vụ bao gồm các hoạt động sử dụng kiến thức hay kỹ năng để tạo ra thu nhập, nhưng cũng có thể là làm việc trong cửa hàng nhỏ của gia đình, quán ăn, quán cà phê, v.v.

Việc làm phi nông nghiệp (Non-farm employment)

Việc làm phi nông nghiệp là lao động bên ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ: làm thợ hồ, công nhân nhà máy và đánh bắt thủy hải sản.

Công chức - viên chức (Salary employment)

Đây là loại công việc có hợp đồng, ví dụ cán bộ ấp, nhân viên hành chính ở UBND, giáo viên hay kiểm lâm.

Page 51: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

49

Hình 6: Số nhân khẩu trung bình/hộ tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên

Kết quả khảo sát cho thấy có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của các hộ và phân loại giàu nghèo.

Các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp: tiểu học (51%) hay mù chữ (35%) và chỉ có 14% số hộ được

phỏng vấn có trình độ sau tiểu học. Trong khi đó, 77% số hộ khá được phỏng vấn có trình độ học vấn

sau tiểu học và chỉ có 5% mù chữ (Hình 7).

Hình 7: Trình độ học vấn của các nhóm giàu nghèo

Tỉ lệ các hộ phân chia theo nhóm giàu nghèo không quá khác biệt giữa người Kinh và người Khmer

(Bảng 16). Trong khi đó, nhóm người Hoa hiện diện nhiều hơn trong nhóm hộ khá và ít hơn trong

nhóm hộ trung bình và nghèo.

Bảng 16: Phân bố hộ giàu nghèo theo dân tộc

Nhóm hộ Kinh Khmer Hoa

Nghèo 51% 45% 4%

Trung bình 62% 38% 0%

Khá 56% 22% 22%

2.20

1.74

0.44

-1.00

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

Nghèo Trung bình Khá

2.66

5.57

8.78

0.00

4.00

8.00

12.00

16.00

Nghèo Trung bình Khá

Page 52: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

50

Bảng 17: Quê quán và thời gian định cư của các nhóm hộ

Nhóm hộ % bản địa % di cư (<25

năm) Quê quán

Nghèo 62% 38% Trà Vinh, Cần Thơ, Bến Tre và Sóc Trăng

Trung bình 72% 28% Trà Vinh, Cần Thơ và Sóc Trăng

Khá 72% 28% Cần Thơ, Sóc Trăng

Nhóm hộ nghèo có tỉ lệ di cư cao nhất. Tuy nhiên, sự ghi nhận được sự di cư trong thời gian gần đây

(< 3 năm). Hầu hết các hộ di cư đến từ những năm 1990, từ các tỉnh lân cận. Trong khi đó, nhóm hộ

khá có tỉ lệ di cư gần đây (5 năm qua) cao nhất (75%, 13 hộ) do sự phát triển ngành nuôi tôm ở vùng

ven biển (Bảng 17). Ở huyện Cù Lao Dung có sự di cư từ các tỉnh lân cận (Trà Vinh và Bến Tre) theo

mùa vụ trồng và thu hoạch mía. Cũng có nhiều trường hợp người dân từ các tỉnh này đến sống ở

huyện để thuê đất trồng mía trong khoảng thời gian ngắn (2-3 năm).

5.2 Đất đai và tài sản

5.2.1 Đất

Thông tin về sở hữu đất đai trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 18, bao gồm diện tích

nhà, vườn và đất canh tác.

Bảng 18: Sở hữu đất trung bình theo hộ

Nhóm hộ Số thửa

trung bình

Diện tích sở hữu

trung bình (ha)

% hộ có bằng

khoán

% không có

bằng khoán

Nghèo (45 hộ) 1,13 0,29 40% 60%

Trung bình (29 hộ) 2,93 1,41 75% 25%

Khá (18 hộ) 3,50 3,39 73% 27%

Như dự đoán, diện tích mỗi hộ sở hữu tăng theo mức độ giàu nghèo. Nhóm hộ khá và nghèo có khác

biệt lớn về diện tích đất sở hữu (>3 ha). Sống không hợp pháp trong vùng đệm hay trên đất đai của

cha mẹ, hầu hết hộ nghèo được phỏng vấn (72%) không có đất sản xuất và 60% hộ nghèo không còn

giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bằng khoán). Không có bằng khoán trong tay sẽ ngăn cản

họ tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức. Theo một cán bộ cấp huyện (Cù Lao Dung) và một cán bộ

cấp tỉnh, tỉ lệ thấp hộ nghèo không có bằng khoán trong tay không phản ánh đúng tình hình thực tế

rằng trong toàn bộ vùng ven biển (vùng đệm và vùng kinh tế) có một tỉ lệ lớn người nghèo được cấp

bằng khoán. Sự khác biệt về tỉ lệ hộ nghèo có bằng khoán giữa vùng đệm và vùng kinh tế cho thấy

tính chất đặc biệt của vùng đệm, nơi có một số yếu tố làm hạn chế số lượng bằng khoán được cấp.

Chỉ có 4% hộ nghèo và 6% hộ khá đã bán đất trong khi 3% và 11% các hộ trung bình và khá đã mua

đất kể từ năm 2005. Dường như thị trường đất đai không quá sôi động. Tuy nhiên, cần chú ý là các

hộ khá giao dịch đất đai nhiều hơn. Ở huyện Cù Lao Dung, chính quyền địa phương báo cáo rằng

khoảng 50% đất đã được cho thuê hay cầm cố.

Nhìn chung, hầu hết các chủ sở hữu đất trong các điểm nghiên cứu thuộc huyện Long Phú và Cù Lao

Dung, nhất là những hộ đã và đang có ao tôm, đã cầm cố (bằng khoán) đất đai cho ngân hàng nhằm

có các khoản vay (trước đây hay hiện nay). Rất hiếm có cơ hội cho các hộ nuôi tôm qui mô nhỏ lấy lại

Page 53: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

51

được bằng khoán đã cầm cố vì không thể trả tiền vay, do thất bại trong nuôi tôm mấy năm qua. Người

ta cho biết rằng hầu hết các ao nuôi tôm công nghiệp đã thất bại trong ba năm vừa qua (2004-2006) ở

xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung). Tình hình tương tự được biết đã diễn ra ở ấp Nhà Thờ (xã

Trung Bình, huyện Long Phú).

Các kết quả trình bày trên đây có thể không phản ánh hết sự phức tạp trong vấn đề sở hữu đất đai

trong vùng dự án. Các cán bộ địa phương đã cho biết rằng các hộ nghèo không giữ bằng khoán là vì

không đủ khả năng đóng phí để lấy bằng khoán tại cơ quan địa chính. Đối với các hộ ở Cù Lao Dung,

đất đai trong rừng phòng hộ xung yếu (phía ngoài đê) sẽ không được phép cấp bằng khoán. Sở hữu

đất là một vấn đề tại nhiều điểm khảo sát. Ví dụ, sự chuyển giao Nông trường 30/4 cho huyện Cù Lao

Dung là một vấn đề rất ồn ào vì có mâu thuẩn về đất đai. Điều này cũng có thể thấy được ở huyện

Vĩnh Châu, nơi đất đai cũng được cấp cho cơ quan công an và các trang trại nuôi tôm thương mại ở

xã Vĩnh Hải và Vĩnh Tân. Một số trường hợp gây rối và đe dọa cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên, dự

án không liên quan đến vấn đề giao đất và các vấn đề về sở hữu đất đai đôi khi được bỏ qua trong

các cuộc phỏng vấn.

5.2.2 Tài sản

Nhà cửa

Các hộ nghèo thường có nhà làm bằng gỗ và lá dừa, trong khi đó các hộ khá có nhà xây, còn các hộ

trung bình có đủ các kiểu nhà (Bảng 19).

Bảng 19: Vật liệu làm nhà của các nhóm giàu nghèo

Nhóm hộ Nhà xây Nhà gạch Nhà gỗ Nhà lá dừa Khác

Nghèo (45 hộ) 2% 2% 56% 31% 9%

Trung bình (29 hộ) 31% 21% 24% 11% 13%

Khá (18 hộ) 89% 11% 0% 0% 0%

Phương tiện đi lại

Có sự khác biệt lớn về mặt địa lí giữa các loại phương tiện đi lại được sử dụng trong các hộ được

khảo sát. Các hộ trung bình và nghèo ở huyện Cù Lao Dung có nhiều xe máy và xuồng ghe hơn các

huyện khác. Chỉ có 6% hộ khá có vỏ lãi (hay xuồng máy), phương tiện đi lại chính của nhóm này là xe

máy. Có 94% các hộ khá có xe máy với tỉ lệ trung bình 2,28 xe/hộ (Bảng 20). Chỉ 3% các hộ trung

bình và 35% hộ nghèo không có phượng tiện đi lại.

Bảng 20: Tỉ lệ sở hữu phương tiện đi lại ở các nhóm giàu nghèo (số lượng phương tiện trung bình cho mỗi hộ trong ngoặc đơn)

Nhóm hộ Xuồng máy Ghe chèo tay Xe máy Xe đạp

Nghèo (45 hộ) 18% (1.13) 9% (1) 24% (1) 24% (1)

Trung bình (29 hộ) 21% (1) 7% (1) 76% (1,39) 45% (1,17)

Khá (18 hộ) 6% (1) 0% 94% (2,28) 67% (1,18)

Page 54: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

52

Phương tiện sản xuất

Hộ khá và trung bình nuôi tôm thì có máy bơm nước và hệ thống quạt nước phục vụ sản xuất (Bảng

21). Các hộ khá có nhiều trang thiết bị cho sản xuất hơn, do mật độ nuôi tôm cao. Các hộ nghèo có

máy bơm nước (để sản xuất rau) đã được hỗ trợ từ dự án tái định cư với vốn World Bank (WB) và đã

nhân vốn vay để đầu tư cho trang thiết bị sản xuất.

Bảng 21: Tỉ lệ hộ có máy bơm nước, quạt nước và ngư cụ (ghi trong dấu ngoặc đơn)

Bơm

nước*

Quạt

nước

Lưới đóng

cố định

Lưới

không cố

định**

Cào***

Bẫy cá

Bẫy chuột

Lưỡi câu

Nghèo (45

hộ) 11% (1) 0% 36% (2,44) 82% (2,97)

20%

(2,11)

9% (3,5)

0

4% (4)

Trung bình

(29 hộ)

48%

(1,27)

14%

(2,50) 17% (1,4) 69% (3,18) 17% (2)

17% (3)

7% (35)

0

Khá (18 hộ) 67%

(4,54)

61%

(8,36) 0% 22% (3,25) 6% (3)

6% (15)

0

0

Ghi chú: Số lượng tài sản trung bình cho mỗi hộ được tính cho các hộ có tài sản mà thôi.

*: bao gồm động cơ sử dụng dầu diesel và bơm nước sử dụng điện

**: bao gồm lưới đăng để bắt cua giống và cá kèo con, xịp, lưới cá, chài

***: cào sử dụng để bắt nghêu sò

Hầu hết ngư cụ của các hộ nghèo được sử dụng để khai thác tài nguyên thiên nhiên, với nhiều loại

lưới và bẫy. Chú ý rằng các hộ trung bình cũng tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Các loại lưới đóng cố định không thể gia đình nào cũng sử dụng, vì vốn đầu tư tương đối cao (0,3 đến

vài triệu đồng/lưới) và phải cạnh tranh về nơi đóng lưới dọc theo bãi bồi và kênh. Các ngư cụ đặc biệt

như cào nghêu (cào tay) và lưỡi câu được sử dụng ở một số khu vực. Nghêu chỉ có ở một số khu vực

ven biển và do đó khai thác nghêu không phổ biến ở một số ấp. Các dàn lưới câu cá trên các bãi bồi

không còn phổ biến do sản lượng cá đã giảm sút. Bẫy chuột chỉ còn ở huyện Cù Lao Dung.

5.3 Nuôi động vật và nuôi thủy sản trong vườn nhà

Nuôi động vật không thực sự là một phần của hệ thống sản xuất ở vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng.

Sự thiếu đất đai và vốn đầu tư ngăn chặn hộ nghèo tham gia nuôi bò và heo. Việc nuôi các loại gia

cầm gặp khó khăn sau khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.

Hộ nghèo tham gia nuôi heo (2%) được hỗ trợ nhờ dự án WB và các khoản vay của nhà nước. Nuôi

heo, trong tất cả các trường hợp là nhằm đem lại thu nhập. Các hộ khá tham gia nuôi heo nhiều hơn

các hộ khác. Động vật nhỏ được nuôi để làm thức ăn trong gia đình của hộ khá, trong khi trung bình

và hộ nghèo bán một phần. Thu nhập từ việc nuôi động vật nhỏ thì thấp, đạt 0,11 đến 0,7 triệu

đồng/năm.

Page 55: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

53

Bảng 22: Thu nhập từ nuôi động vật và tỉ lệ tiêu thụ cho gia đình của các nhóm giàu nghèo

Heo Gà Vịt

Nghèo

Số cá thể

Thu nhập

Tiêu thụ trong gia đình (%)

2%

3

-

0%

36%

7

0,03 triệu đồng

75%

16%

9

0,7 triệu đồng

62%

Trung bình

Số cá thể

Thu nhập

Tiêu thụ trong gia đình (%)

14%

4,25

4 triệu đồng

0%

34%

7

0,11 triệu đồng

72%

21%

8,17

0,2 triệu đồng

86%

Khá

Số cá thể

Thu nhập

Tiêu thụ trong gia đình (%)

17%

4,33

4 triệu đồng

0

18%

11,88

0

100%

11%

16

0

100%

Đáng ngạc nhiên là nuôi cá trong vườn nhà không phát triển trong khu vực nghiên cứu. Đối với hộ

nghèo, lí do là thiếu đất và tài sản. Chỉ 11% và 17% hộ nghèo và hộ khá thực hiện hình thức chăn

nuôi này và chỉ để làm thức ăn trong gia đình. Hộ trung bình (37%) thường nuôi cá trong vườn, đem

lại thu nhập hàng năm khoảng 0,5 triệu đồng (Bảng 23).

Bảng 23: Diện tích nuôi cá trong vườn, loài cá và tỉ lệ hộ nuôi trong từng nhóm giàu nghèo

Nhóm hộ Loài chính % số hộ

Diện

tích

(m2)

Thu nhập

(triệu đồng/năm)

Nghèo (45 hộ) Cá rô phi, cá chẻm,

cá đối, tôm tự nhiên 17% (8 hộ) 258

Thức ăn cho gia

đình

Trung bình (29 hộ)

Cá rô phi, cá chẻm,

cá đối, cá bông lau,

cá kèo

34% (10 hộ) 364 0,5 triệu đồng/năm

Khá (18 hộ) Cá rô phi, cá bông

lau 11% (2 hộ) 575

Thức ăn cho gia

đình

Các nhóm giàu nghèo nuôi các loài cá khác nhau. Hộ nghèo thì nuôi cá với cá giống bắt từ tự nhiên,

hộ trung bình và khá thì nuôi cá bông lau, cá kèo.

5.4 Sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp

5.4.1 Các hệ thống canh tác ở các điểm khảo sát

Trong khu vực nghiên cứu, các điều kiện sinh thái nông nghiệp riêng biệt (cao độ, thời gian nhiễm

mặn và khả năng tiếp cận nước lợ) có thể cho phép hoặc ngăn cản các hệ thống canh tác khác nhau.

Bảng 24 tóm tắt các hệ thống sản xuất khác nhau được ghi nhận ở các địa điểm khảo sát. Trong phần

nay, chúng tôi giới thiệu các hệ thống sản xuất chính và ước tính hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập

Page 56: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

54

trung bình cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thông tin chi tiết cho mỗi

loại hình sản xuất tại mỗi địa điểm khảo sát được trình bày trong các trường hợp điển hình3.

Bảng 24: Hệ thống sản xuất được ghi nhận trong vùng nghiên cứu

Điểm khảo sát

Hệ thống sản xuất chính 1 2 3 4 5 6

Nuôi thủy sản nước lợ truyền thống

Nuôi thủy sản nước lợ quản canh

Nuôi tôm quản canh (thả lang)

Nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp

Nuôi cá kèo quản canh

Nuôi cá kèo thâm canh

Lúa-hành

Rau và màu

Mía

Thuốc cá

Hệ thống sản xuất phụ

Muối và artemia

Lúa - tôm

Nuôi cua công nghiệp

5.4.2 Hoạt động trên ruộng đất của gia đình của các nhóm giàu nghèo

Trong tổng số 92 hộ được khảo sát, chỉ 8% số hộ tham gia sản xuất trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp

và thủy sản, 23% chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp và 30% chỉ nuôi thủy sản. Có 39% số hộ có hoạt

động chính là làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp, làm việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp, làm dịch vụ

và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Bảng 25: Hoạt động của các nhóm hộ giàu nghèo

Nhóm hộ Nông nghiệp và

thủy sản

Chỉ nuôi

thủy sản

Chỉ sản xuất

nông nghiệp Khác *

Nghèo 0 13% (6 hộ) 16% (7hộ) 71% (32 hộ)

Trung bình 17% (5 hộ) 28% (8 hộ) 45% (13 hộ) 10% (3 hộ)

Khá 11% (2 hộ) 39% (7 hộ) 44% (8 hộ) 6% (1 hộ)

Ghi chú:* các hoạt động: làm nông nghiệp trên đất người khác, làm việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp,

buôn bán, dịch vụ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Chỉ các hộ trung bình và hộ khá tham gia sản xuất nông nghiệp và thủy sản và có khả năng tiếp cận

đất đai ở nhiều khu vực sinh thái nông nghiệp khác nhau (Bảng 25). Hộ nghèo chủ yếu sống nhờ các

3 Với mỗi huyện (Long Phú, Cù Lao Dung và Vĩnh Châu) một trường hợp điển hình được báo cáo chi

tiết cùng với kết quả khảo sát và số liệu kinh tế xã hội.

Page 57: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

55

hoạt động làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong khi một số

hộ trung bình và hộ khá triển khai các hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp, buôn bán và dịch vụ.

Trong mẫu khảo sát, dường như các hộ khá có hoạt động chuyên ngành hơn các hộ trung bình, chỉ

một số hộ khá tham gia sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản.

5.4.3 Nuôi thủy sản

Các hệ thống sản xuất chính ghi nhận trong khảo sát được mô tả trong Hộp 2.

Hộp 2: Các hệ thống sản xuất chính trong khu vực nghiên cứu

Nuôi thủy sản truyền thống

Trong loại hình nuôi này, cá và giáp xác tự nhiên được bắt trong ao khi nước chảy vào ao nhờ triều

cường. Nước trong ao được thay đổi theo thủy triều (đầu tháng và giữa tháng). Khi có dòng nước trao

đổi thì người ta bắt các loài cá và giáp xác nhờ một loại ngư cụ đặt tại miệng cống gọi là lú. Trong

hình thức nuôi này, người ta không cần phải chuẩn bị và đầu tư nhiều vào ao nuôi. Sản lượng thu

được thì thấp (100 -200 kg/ha) nhưng gần như không cần đầu tư và do đó giảm được rủi ro kinh tế.

Lịch thời vụ cho kiểu nuôi này phụ thuộc vào mực nước của ao nuôi. Trong khu vực nghiên cứu, hầu

hết ao nuôi không thể lấy nước từ bên ngoài nhờ thủy triều trong mùa khô (tháng 2 đến tháng 5).

Nuôi thủy sản nước lợ quản canh

Hệ thống này gồm nhiều hình thức nuôi thủy sản với nhiều loài thủy sản khác nhau (cá kèo, cá rô phi

hay cá chẻm) và các loài giáp xác (cua và tôm) được thả giống trong ao trong cà mùa mưa và mùa

khô. Mật độ thả rất thấp. Lịch thời vụ gồm hai vụ: nuôi tôm vào mùa khô và nuôi cá và cua vào mùa

mưa. Cũng có thể nuôi kết hợp nhiều loài. Vốn đầu tư thấp và rủi ro thì cũng biến đổi.

Nuôi tôm quản canh (thả lang)

Hệ thống nuôi này chỉ nuôi duy nhất tôm sú, mật độ thấp (2 tôm giống/m2), không cho thức ăn. Có thể

nuôi hai vụ trong năm (mùa khô và mùa mưa) với sản lượng thấp vào vụ thứ hai. Nông dân thường

chọn tôm lớn để thu hoạch sau 90 ngày nuôi. Vốn đầu tư thấp, đầu vào gần như không đáng kể. Rủi

ro thất bại ở mức trung bình (50%).

Nuôi tôm quản canh cải tiến (nuôi tôm bán công nghiệp)

Hệ thống này đòi hỏi vốn đầu tư và kiến thức cao hơn, vì phải thiết kế ao nuôi khác với hình thức nuôi

truyền thống. Có thể sử dụng hệ thống quạt nước trong 2 tháng đầu sau khi thả giống. Lịch thời vụ thì

tùy theo nguồn nước. Ở huyện Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu (lầy nước từ osng6 Mỹ Thanh),

vụ chính bắt đầu vào mùa khô (từ tháng 3, cuối vụ là tháng 8), trong khi một phần huyện Vĩnh Châu

(lấy nước từ biển) vụ chính bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào 10 hay 11. Mật độ thả thay đổi từ 7 đến

15 con giống/m2. Thường cần phải chuẩn bị ao (dùng vôi) và xử lí nước (chlorine, vi sinh). Thức ăn

chiếm đến 50 đến 70% tổng chi phí. Rủi ro thì cao (25 đến 100%) với vốn đầu tư lớn (50 - 100 triệu

đồng/ha) và sản lượng biển đổi từ 1,5 đến 3 tấn/ha.

Nuôi tôm công nghiệp (thâm canh)

Vốn đầu tư ban đầu rất cao để thiết kế ao nuôi và mua trangthiết bị (máy bơm chạy dầu diesel, hệ

thống quạt nước, máy tạo oxy, giám sát chất lượng nước, v.v.). Mỗi năm có thể nuôi 1-2 vụ tùy theo

điều kiện tiếp cận nguồn nước lợ và khả năng đầu tư. Mật độ thả giống từ 15 đến 60 con giống/m2.

Vốn đầu tư cao (60.000 đồng/kg cho một kg tôm thu hoạch) và sản lượng từ 3,3 đến 10 tấn/ha. Nuôi

cá kèo thâm canh

Gần đây các trại nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp và các ao nuôi thủy sản nước lợ có qui mô

nhỏ đã triển khai nuôi cá kèo thâm canh trong mùa mưa – khi có nguồn cá kèo giống. Mật độ thả

giống từ 50 đến 140 con/m2, nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên trong thời gian 120 - 150

ngày. Vốn đầu tư cũng cao như nuôi tôm công nghiệp, với sản lượng tiềm năng từ 2 đến 8 tấn/ha. Rủi

ro cũng cao. Một số trường hợp thất bại cũng đã được ghi nhận trong năm 2007.

Page 58: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

56

Diện tích nuôi thủy sản

Diện tích nuôi thủy sản trung bình được tính cho số hộ được phỏng vấn, chỉ bao gồm các loài thủy

sản được thả giống, không tính các loài cá và giáp xác tự nhiên trong hệ thống nuôi thủy sản truyền

thống (được bắt trong ao).

Bảng 26: Diện tích nuôi thủy sản trung bình và tỉ lệ hộ nuôi thủy sản theo nhóm giàu nghèo và loại hình nuôi

Nhóm hộ

Diện tích

nuôi cá và

cua (ha)

Diện tích

nuôi tôm

sú (ha)

% hộ

nuôi tôm

% hộ

nuôi cá

kèo

% hộ nuôi

cá rô phi, cá

chẻm

% hộ

nuôi cua

Nghèo (45 hộ) 0,46

(3 hộ)

0,96

(6 hộ)

13%

(6 hộ)

2%

(1 hộ) 0%

4,5%

(2 hộ)

Trung bình (29

hộ)

1,07

(14 hộ)

1,76

(12 hộ)

41%

(12 hộ)

28%

(8 hộ)

14%

(4 hộ)

17%

(5 hộ)

Khá (18 hộ) 1,96

(3 hộ)

3,61

(12 hộ)

67%

(12 hộ)

16%

(3 hộ) 0% 0%

Có thể thấy là các hộ khá có diện tích nuôi thủy sản nhiều hơn các hộ trung bình và hộ nghèo. Các hộ

trung bình nuôi thủy sản đa dạng nhất, như tôm, cá và cua (Bảng 26). Chỉ 24% các hộ chỉ nuôi và

21% chỉ nuôi cá hay cua.

Các hộ khá không đầu tư nuôi cá (ngoại trừ cá kèo) và cua. Đối với các hộ khá, khuynh hướng đầu tư

là các loài thủy sản có giá trị cao trên qui mô lớn, trung bình 1,96 ha nuôi cá kèo trong mùa khô và

3,61 ha nuôi tôm trong mùa khô. Đối với hộ nghèo, đất ao được sử dụng để nuôi các loài có giá trị

cao (như tôm) theo hình thức quản canh. Một số hộ nghèo hàng ngày bắt cá kèo con và cua con để

thả nuôi trong ao. Tuy nhiên, cách làm này không phổ biến trong nhóm hộ nghèo do thiếu đất và vốn

để tạo ao nuôi. Kinh nghiệm nuôi cá mới chỉ có gần đây với tất cả các nhóm giàu nghèo (trung bình

2 – 3,6 năm), tương tự như nuôi tôm (4,7 – 6,58 năm).

Chi phí và thu nhập từ nuôi thủy sản ở mức hộ gia đình

Chi phí và thu nhập trung bình đối với nuôi tôm và các loài thủy sản khác được tính từ các hộ nuôi có

kết quả kinh tế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các nhóm giàu nghèo, do khác biệt trong

ứng dụng kỹ thuật và diện tích nuôi. Nhóm hộ khá có khả năng đầu tư nuôi tôm và cá kèo công

nghiệp, với vốn đầu tư trung bình lần lượt là 628 và 452 triệu đồng/hộ; trong khi các hộ trung bình có

thể đầu tư 133 và 42 triệu đồng lần lượt cho mỗi loài (Bảng 27). Đối với các hộ nghèo nuôi thủy sản,

đầu tư cho nuôi tôm thấp hơn 3 triệu đồng/hộ/năm, với tỉ lệ thất bại cao. Không thể tính toán chi phí

đầu tư và thu nhập từ nuôi thủy sản cho các hộ nghèo, bởi vì kỹ thuật nuôi thả lang với nhiều lần thả

giống (bắt từ tự nhiên) và nhiều lần thu hoạch.

Có khác biệt rõ trong kỹ thuật nuôi thủy sản giữa các nhóm giàu nghèo. Các hộ khá áp dụng kỹ thuật

cao trong nuôi tôm và cá ở qui mô lớn (trung bình 3,61 ha), trong khi các hộ trung bình áp dụng kỹ

thuật nuôi kém tính thâm canh hơn (vốn ít hơn) ở qui mô nhỏ hơn. Sự khác biệt trình bày trong bảng

trên cho thấy sự đa dạng về kỹ thuật và hiệu quả trong nuôi tôm và các loài thủy sản khác. Điều này

cũng phản ánh tính rủi ro trong đầu tư nuôi tôm, với các vụ nuôi thất bại được ghi nhận trong năm

2005 và 2006.

Page 59: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

57

Bảng 27: Chi phí và thu nhập trung bình trong nuôi thủy sản theo hộ và nhóm giàu nghèo

Nhóm hộ

Chi phí nuôi

tôm (triệu

đồng/hộ/năm)

Thu nhập từ

nuôi tôm (triệu

đồng/hộ/năm)

Chi phí nuôi các

loài thủy sản khác

(triệu

đồng/hộ/năm)

Thu nhập từ nuôi

các loài thủy sản

khác (triệu

đồng/hộ/năm)

Nghèo 2,9 ± 3,6 -2,9 ± 3,6 - -

Trung bình 133,3 ± 170,4 41,5 ± 145,2 42,8 ± 73,0 33,8 ± 90,7

Khá 628,2 ± 265,9 240,3 ± 355,6 452,8 ± 762,5 149,1 ± 275

Với các hộ khá, nuôi thủy sản chỉ là nuôi tôm và cá có giá trị cao (cá kèo) trong ao nuôi tôm, trong khi

các hộ trung bình nuôi thêm nhiều loại khác, như cá rô phi, cá chẻm và cua với vốn đầu tư thấp hơn.

Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản

Mỗi loại hình nuôi thủy sản có kỹ thuật và hiệu quả khác nhau. Phần này giới thiệu hiệu quả kinh tế

của các loại hình nuôi. Tính rủi ro khác nhau cho thấy tỉ lệ thất bại trung bình trong hai năm qua. Kết

quả trình bày dựa trên mẫu khảo sát. Các khác biệt trong kỹ thuật và chi phí được ghi nhận cho từng

loại hình sản xuất (Bảng 28).

Bảng 28: Hiệu quả kinh tế của các loại hình nuôi thủy sản chính (triệu đồng/ha)

Loại hình Đầu tư ban đầu

(triệu đồng/ha)

Chi phí vận hành

(triệu đồng/ha)

Lãi ròng (triệu

đồng/ha)

Rủi ro 2005-2006

(tỉ lệ thất bại

trung bình)

Nuôi tôm quản

canh (n=8) 2- 4 <1 4 46%

Nuôi thủy sản

nước lợ kết hợp

(n=13)

2 – 7.5 6.5 - 14 8 -36 Biến đổi (tùy loài)

Nuôi tôm bán

công nghiệp

(n=8)

50 -100 17 - 60 <0 - 80 25 – 100%

Nuôi tôm công

nghiệp (n=17) 75 - 300 89 - 545 <0 - 598 12 – 80%

Nuôi cá kèo

Đầu tư kỹ thuật

thấp (n=2)

Đầu tư kỹ thuật

cao (n=1)

-

-

25-36

266

- 10.5 to - 36

93

Cao (100%)

Thấp (11%)

Hiệu quả kinh tế khác nhau của các loại hình nuôi thủy sản phản ánh khả năng đầu tư của các hộ

trong vùng ven biển. Đầu tư ban đầu và chi phí vận hành trong nuôi bán công nghiệp và công nghiệp

rất khác so với nuôi quản canh hay kết hợp. Sự tiến bộ trong áp dụng kỹ thuật nuôi công nghiệp đòi

hỏi sự tiếp cận với vốn vay chính thức và không chính thức (xem mục 5.6). Rủi ro đối với các hình

thức nuôi này là cao và có thể giảm thiểu nhờ đầu tư kỹ thuật cao và có ít nhất một năm kinh nghiệm.

Thường thì người nuôi công nghiệp có kinh nghiệm nhiều hơn (1 - 3 năm) so với người nuôi quản

canh (0 – 1 năm).

Page 60: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

58

5.4.4 Nông nghiệp

Các hình thức canh tác ghi nhận trong vùng ven biển được mô tả chung trong Hộp 3.

Đất nông nghiệp có ở một số nơi trong khu vực nghiên cứu. Hai khu vực đất nông nghiệp chính là

huyện Cù Lao Dung trồng mía và cây màu và đất cồn của huyện Vĩnh Châu trồng lúa, hành và rau. Ở

huyện Vĩnh Châu, đất canh tác nông nghiệp là đất gò (cồn cát), được qui hoạch để làm nông nghiệp.

Tuy nhiên, một số nông dân đã chuyển ruộng lúa thành ao nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp.

Ở một số xã của huyện Vĩnh Châu, đã xuất hiện mâu thuẩn giữa người trồng lúa và người nuôi tôm

do sự xâm nhập mặn vào ruộng lúa. Tại một số nơi (xem báo cáo trường hợp huyện Vĩnh Châu),

nông dân trồng lúa không thể trồng lúa do mặn xâm nhập và đấ thì bị bỏ hoang.

Hộp 3: Mô tả một số loại hình sản xuất nông nghiệp chính trong vùng nghiên cứu

Lúa/Hành

Nông dân cấy lúa vào tháng 7 sau khi chuẩn bị đất xong và thu hoạch vào tháng 10. Ở huyện Vĩnh

Châu, nông dân trồng giống lúa năng suất thấp (STV 5) có giá cao (3.500 đồng/kg). Năng suất lúa từ

4,5 đến 5 tấn/ha. Rơm từ lúa được sử dụng trong trồng hành.

Trồng hành (vụ hành muộn) diễn ra trong mùa khô, từ tháng 11-12 đến tháng 2 (60 - 75 ngày). Trồng

hành đòi hỏi đầu tư máy móc (bơm điện hay máy diesel) để lấy nước ngọt. Đây là loại hình canh tác

cần nhiều lao động (chuẩn bị đất, gieo, làm cỏ và thu hoạch) và đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn lúa. Năng

suất trung bình 20 - 30 tấn/ha, giá bán 3.000 – 5.000 đồng/ kg.

Sau vụ hành muộn, người ta trồng hành (vụ hành sớm) trên một phần diện tích đất (0,1 - 0,5 ha) với

mật độ cao (500 kg/0,1 ha) để sản xuất hành giống cho vụ tiếp theo. Vụ hành sớm kéo dài từ tháng 2-

3 đến tháng 4-5 (trong 45 ngày). Sản xuất hành giống có rủi ro cao hơn, vì củ hành có thể bị hư do

ẩm độ cao trong thời gian trồng hay trong thới gian cất giữ.

Các loại hoa màu và rau

Trên ruộng lúa hay các diện tích đất nhỏ, nông dân trồng hoa màu (bắp, dưa hấu) hay rau trong mùa

khô. Rau được trồng trên liếp có vật liệu hữu cơ lấy từ bãi bồi. Các loại hình canh tác này đòi hỏi đầu

tư cao cho phân bón và thuốc trừ sâu cũng như công lao động.

Thuốc cá

Cây thuốc cá được trồng phổ biến ở huyện Cù Lao Dung và xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu). Hom

được trồng vào cùng thời gian trồng hành (tháng 11). Rễ thuốc cá được thu hoạch sau khi trồng 18

tháng. Trong mùa vụ này, người ta sử dụng khoảng 1.500 kg phân bón cho 1 ha. Cây thuốc cá cần

nước vào mùa khô. Rễ được bán cho thương lái với giá từ 11.000 đồng/kg (tháng 9) đến 17.000

đồng/kg (tháng 2-3). Thân có thể được thu hoạch làm hom.

Mía

Mía là cây nông nghiệp chính của huyện Cù Lao Dung. Ao tôm và đất trồng cây nông nghiệp khác có

thể biến đổi thành đất trồng mía. Sau khi chuẩn bị đất, người ta xuống hom mía (tháng 5-6) và sau 10-

11 tháng thì thu hoạch. Gốc mía có thể được giữ lại tại chỗ để tái sinh cho năm sau nếu mía được

chặt trước mùa khô. Chi phí đầu tư từ 20 đến 23 triệu đồng/ha, bao gồm chuẩn bị đất, mướn công lao

động, phân bón và vận chuyển mía từ rẫy đến kênh. Năng suất mía từ 115 đến 130 tấn/ha. Lợi nhuận

từ trồng mía có thể đến 23 triệu đồng/ha vào năm 2005 và được coi là một cây trồng cho lợi nhuận

cao.

Trồng mía có thể đem lại nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương quanh năm, với khoảng

435 đến 511 ngày công/ha, tiền công 30.000 đồng/ngày cho nam giới hay 40.000 đồng/ngày cho nữ.

Page 61: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

59

Trong Bảng 29, ta có thể thấy rằng các hộ khá và trung bình có nhiều đất canh tác hơn các hộ nghèo.

Trong mẫu khảo sát, chỉ 15% hộ nghèo trồng hành hay rau. Tỉ lệ trồng hành và rau cao là do hỗ trợ từ

dự án WB cho các hộ tái định cư. Nếu không có dự án WB, tỉ lệ hộ nghèo tham gia trồng rau có thể

sẽ thấp hơn.

Bảng 29: Diện tích đất nông nghiệp trung bình và tỉ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trong các nhóm giàu nghèo

Nhóm hộ Diện tích đất

nông nghiệp (ha)

% hộ sản xuất

nông nghiệp Vụ chính

Nghèo (45 hộ) 0.2 15% (7 hộ) Hành, rau

Trung bình (29 hộ) 0.7 48% (14 hộ) Mía, lúa/hành, thuốc cá

Khá (18 hộ) 0.9 55% (10 hộ) Mía, lúa/hành, thuốc cá, hoa màu

Các hộ trung bình và hộ khá chủ yếu trồng các loại cây có giá trị cao như hành, thuốc cá và hoa màu.

Lúa được trồng để ăn trong gia đình mặc dù một số trường hợp trồng lúa để bán. Trong số hộ phỏng

vấn, các hộ trung bình và hộ khá (lần lượt 48% và 55%) tham gia nhiều hơn các hộ nghèo (15%).

Chi phí và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo không thể tính được, do người dân

không ghi chép lại và việc sản xuất rau cũng tương đối mới, bắt đầu năm 2007.

Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, chi phí bình quân cho sản xuất thấp hơn chi phí nuôi thủy sản.

Chi phí đầu tư khác nhau giữa hộ trung bình và hộ khá là do hộ khá canh tác trên diện tích lớn hơn và

đầu tư cao hơn cho công lao động và đầu vào (Hình 8). So với nuôi trồng thủy sản, trồng lúa ít rủi ro

hơn và ổn định hơn. Trồng hành dường như cũng rủi ro, nhất là trồng hành giống. Thu nhập từ trồng

hành và mía phụ thuộc lớn vào biến động thị trường

So sánh với trồng lúa và thuốc cá, rõ ràng trồng hành và mía (cây có giá trị cao) đòi hỏi đầu tư cao

cho công lao động và đầu vào (Bảng 30). Do đó, các loại cây này chỉ được các hộ trung bình và hộ

khá trồng. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp, trong một số địa phương đem lại cơ hội việc làm hàng

ngày cho các hộ nghèo.

0

10

20

30

40

50

60

70

Trung bình Khá

Triệu đồng Chi phí nông nghiệp

Chi phí nuôi thủy sản

Hình 8: Đầu tư và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của hộ (triệu đồng/hộ/năm)

Page 62: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

60

Bảng 30: Năng suất, chi phí và lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp

Năng suất

(tấn/ha)

Chi phí (triệu

đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha)

Lúa

Hành

5,4

24,4

7,7

52

11,2

30-50

Mía - 18,31 15-30

Thuốc cá - 4-6 8-18

Cùng với sự phát triển của nuôi tôm, cây thuốc cá được trồng khắp vùng ven biển. chi phí đầu tư thấp

đã khiến cho thuốc cá trở thành cơ hội sản xuất cho một số hộ trung bình.

5.5 Việc làm

Chúng ta đã biết rằng loại việc làm có phụ thuộc vào nhóm giàu nghèo (xem mục 5.1, Bảng 15), trong

đó các hộ trung bình và khá tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ và buôn bán nhỏ và các hộ

nghèo tham gia làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhiều hơn.

Hình 9 cho thấy thu nhập trung bình từ việc làm phụ ở các nhóm giàu nghèo. Các hộ làm việc trong

lĩnh vực dịch vụ và buôn bán nhỏ có thu nhập cao hơn các hộ làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp

và phi nông nghiệp. Hai chiến lược chính trong việc làm và tạo thu nhập có thể được nhận ra: các hộ

nghèo và một số hộ trung bình được thuê mướn theo ngày trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông

nghiệp; trong khi các hộ trung bình và hộ khá đầu tư vào các doanh nghiệp qui mô nhỏ nhằm đa dạng

hóa nguồn thu nhập và hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

Lưu ý rằng cơ hội tìm được việc làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp tùy thuộc vào địa phương. Các

hộ sống trong vùng trồng lúa hay mía (xã Vĩnh Hải và huyện Cù Lao Dung) có nhiều cơ hội tìm việc

hơn các địa phương khác, với 80 ngày công/năm/hộ so với 53 ngày công/năm/hộ. Đi bạn (đánh cá)

cũng là một việc làm phi nông nghiệp đặc biệt có nhiều hộ nghèo tham gia trong huyện Long Phú

(Kinh Ba và Bãi Giá) và ở thị trấn Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu).

Dân địa phương khó kiếm việc trong các trang trại nuôi tôm thương mại. Hầu hết các trang trại này

không muốn thuê mướn lao động địa phương theo tháng, vì nhiều lí do (thiếu trách nhiệm, thiếu kỹ

năng và các mâu thuẩn về đất đai với dân địa phương). Người dân địa phương chỉ có thể được

mướn theo ngày trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi.

0

5

10

15

20

25

30

Nghèo Trung bình Khá

Triệu đồng

Hình 9: Thu nhập trung bình từ việc làm phụ của mỗi hộ theo năm ở các nhóm giàu nghèo

Page 63: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

61

Sự phát triển nuôi tôm đã tạo ra tác động lên sự di cư vì việc làm. Giới trẻ đi đến huyện và tỉnh khác

trong mùa khô. Trong khảo sát có 6 hộ có người đi nơi khác kiếm việc, chủ yếu tới TP. Hồ Chí Minh

để làm mướn.

Sự phát triển của nghề khai thác các tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao bán đi các tỉnh khác khiến

một số gia đình trở thành người khai thác tại bãi bồi hay dọc đê biển, làm việc cho thương lái cấp 2

buôn bán số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên (xem Chương 6). Hoạt động này đòi hỏi khả năng đầu

tư nhất định (1 - 100 triệu đồng) tùy theo loài được khai thác, thường được thương lái cấp 2 cho vay.

Tuy nhiên, số lượng thương lái cấp 1 tại mỗi điểm khảo sát.

Bảng 31: Hợp đồng bằng giấy tờ ở các điển khảo sát

Điểm

khảo sát

Số người có

hợp đồng bằng

giấy tờ

Kiểu hợp đồng Giá trị hợp đồng

1 0 - -

2 0 - -

3 2 Hợp đồng năm (TBVR) 50.000 đồng/ha/năm

4

3

1

1

Hợp đồng năm (TBVR)

Hợp đồng năm (HTX)

Hợp đồng tháng (nhà máy)

50.000 đồng/ha/năm

5,4 triệu đồng/năm

0,8 triệu đồng/tháng

5 1

2

Hợp đồng năm (TBVR)

Hợp đồng năm (Hành

chính)

50.000 đồng/ha/năm

0,6 – ? triệu đồng/tháng

6 1

2

Hợp đồng năm (TBVR)

Hợp đồng năm (Hành

chính)

50.000 đồng/ha/năm

1,25 triệu đồng/tháng

Các việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (thợ hồ hay đi bạn đánh cá) thường có bằng các hợp

đồng miệng theo ngày hay tháng. Trong các hộ phỏng vấn, chỉ có một vài người có hợp đồng làm việc

bằng giấy tờ, chủ yếu là hững hộ tham gia tổ bảo vệ rừng (TBVR) hay làm viên chức (cán bộ xã, cán

bộ ấp và giáo viên). Trong toàn bộ 92 hộ phỏng vấn chỉ có 13 hộ có hợp đồng bằng giấy tờ (xem

Bảng 31).

Ngược lại, 50 người phỏng vấn có hợp đồng công việc bằng miệng trong các lĩnh vực phi nông

nghiệp và làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp. Số thương lái buôn bán tài nguyên thiên nhiên và số

hợp đồng giữa người khai thác tài nguyên thiên nhiên và thương lái khó có thể biết được do tính chất

của loại hợp đồng này và sự không ổn định trong hoạt mua bán.

Tuy nhiên, tại điểm khảo sát số 4 các phỏng vấn cũng ghi nhận được có 10 đến 20 người khai thác có

hợp đồng với thương lái sống tại địa phương (xem mục 6.3.5 về chuỗi giá trị). Từ đây, ước đoán có

khoảng 30 - 60 người có hợp đồng miệng với thương lái ở cấp độ ấp.

Số việc làm trong ngành công nghiệp tôm cũng rất khó ước đoán. Chỉ một nhà máy chế biến tôm

được đặt trong khu vực dự án nhưng lại nằm ngoài các điểm khảo sát. Nhà máy này (đặt tại xã Trung

Bình, huyện Long Phú) mướn 215 công nhân theo tháng hay tuần với hợp đồng bằng giấy tờ. Hầu

hết công nhân là người của xã.

Page 64: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

62

Các trang trại nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong tạo công ăn việc làm. Các trang trại nuôi thương

mại mướn công nhân theo tháng bằng hợp đồng giấy tờ. Ước đoán số lượng nhân công làm việc ở

các trang trại này như sau: 12 người tại điểm 1, 31 người tại điểm 4, 56 người tại điểm 5 và 129

người tại điểm 6. Tuy nhiên, các khâu khác của ngành công nghiệp tôm, như người bán lẻ hay

thương lái, chưa được khảo sát và cũng không đóng vai trò quan trọng trong thuê mướn nhân công

địa phương.

5.6 Tiếp cận nguồn vốn vay

Khả năng được vay vốn thay đổi tùy theo nhóm giàu nghèo. Các khoản vay chính thức từ Ngân hàng

NN&PTNT, Hội phụ nữ, các quỹ tín dụng nhân dân (lãi suất 0,46 - 1,6%/tháng) cần phải có thế chấp

bằng bằng khoán. Người dân không có bằng khoán không thể tiếp cận vốn vay chính thức; khi đó họ

có thể vay từ nguồn vốn tư nhân với lãi suất cao (5 - 10%/tháng). Bảng 32 cho thấy số vốn vay,

nguồn vốn và mục đích vay vốn đối với từng nhóm giàu nghèo.

Bảng 32: Vốn vay trung bình của hộ và nhóm giàu nghèo

Nhóm hộ

Vốn vay trung

bình (triệu

đồng/hộ)

% hộ vay

vốn chính

thức

% hộ vay

vốn tư

nhân

Mục đích vay vốn

Nghèo (45 hộ) 9,3

(29 hộ – 64%)

49%

(22 hộ)

15%

(7 hộ) Tái định cư, sản xuất rau

Trung bình (29

hộ)

53

(24 hộ – 82%)

62%

(18 hộ)

31%

(9 hộ)

Nuôi tôm, trồng hành và mua

tài sản (đất, xe máy)

Khá (18 hộ) 166

(15 hộ – 83%)

66%

(12 hộ)

16%

(3 hộ)

Nuôi tôm, cá kèo, trồng

hành, hoạt động phi nông

nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy các hộ thuộc nhóm trung bình và khá vay vốn nhiều hơn nhóm hộ nghèo

(82 và 83% so với 64%). Trong nhiều trường hợp, nhóm hộ nghèo bị hạn chế khả năng vay vốn do

không có bằng khoán. Trong khi đó, 15% hộ nghèo vay vốn tư nhân với lãi suất cao. Các khoản vay

từ ngân hàng đòi hỏi cán bộ địa phương đánh giá tình trạng kinh tế gia đình hay trang trại. Do đó, ở

một số nơi khả năng vay vốn cũng còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hộ gia đình với cán bộ địa

phương.

Với các hộ trung bình và khá, hầu hết vay vốn với mục đích đầu tư sản xuất các loại cây con có giá trị

cao như nuôi tôm, nuôi cá kèo hay trồng hành giống. Các hộ nuôi tôm thường vay vốn từ các cửa

hàng bán thức ăn cho tôm. Trong thời hạn 60 ngày đầu tiên của vụ nuôi, thức ăn được mua phải

được trả bằng tiền mặt. Sau đó, khi tôm đạt kích thước có thể bán được, các cử hàng bán thức ăn

cho tôm mới ứng trước thức ăn với lãi suất 2 - 5%/bao (25 kg).

Sự phát triển nuôi tôm đã được khuyến khích bởi nhà nước bằng chính sách cho vay vốn (8 - 10 triệu

đồng/0,1 ha) trong thời gian 2002-2003. Tại huyện Long Phú (xã Trung Bình), phần lớn các nông dân

trồng lúa đã biến cải ruộng lúa thành ao nuôi tôm khi được vay vốn và ngay lập tức nuôi tôm theo kiểu

công nghiệp. Sự thất bại trong nuôi tôm đã gây tác động nghiêm trọng lên kinh tế hộ gia đình, trong

đó hầu hết các hộ trung bình bị thiếu nợ từ 50 đến 100 triệu đồng trong khi bằng khoán đã thế chấp

cho ngân hàng. Những hộ này hiện lâm vào tình trạng nợ nần và nuôi tôm thất bại mà khó có khả

năng xoay trở để tạo thu nhập nhằm trả nợ ngân hàng và lấy lại bằng khoán.

Vấn đề tiếp cận vốn vay liên quan đến đất đai (bằng khoán) đã được trình bày trong các phần trước.

Dường như các vấn đề về đất đai trong vùng đệm giữa người dân địa phương có ảnh hưởng gián

Page 65: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

63

tiếp lên sinh kế của họ. Không có bằng khoán về đất đai có thể hạn chế đầu tư vào sản xuất hay các

hoạt động kinh doanh qui mô nhỏ.

5.7 Thu nhập của hộ và nguồn thực phẩm

Một trong những quan tâm trong khảo sát là tìm hiểu các nguồn thu nhập và nguồn thực phẩm của

các hộ gia đình. Các hộ được yêu cầu xếp hạng các nguồn thu nhập chính và phụ (từ sản xuất, khai

thác tài nguyên thiên nhiên, làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp, làm việc phi nông nghiệp bao gồm

làm mướn, buôn bán và dịch vụ) cũng như nguồn gốc thực phẩm (từ chợ, từ tự nhiên, tự sản xuất).

Tài nguyên thiên nhiên dường như quan trọng hơn đối với các nhóm hộ nghèo và trung bình, không

chỉ là nguồn thực phẩm mà còn là nguồn thu nhập quan trọng (Bảng 33). 47% hộ nghèo xếp hạng tài

nguyên thiên nhiên là nguồn thu nhập chính (chủ yếu là cua giống, cá kèo giống, nghêu và sò huyết),

và 62% hộ nghèo xếp hạng tài nguyên thiên nhiên là nguồn thực phẩm chính. Tài nguyên thiên nhiên

như cá trong kênh rạch, ếch, ba khía và ốc là các loài chính được bắt sử dụng cho gia đình, vì chúng

có giá thấp trên thị trường.

Đáng ngạc nhiên là đối với hộ trung bình, 21% xếp hạng tài nguyên thiên nhiên là nguồn thu nhập

chính, 35% xem là nguồn thu nhập phụ và 41% xem là nguồn thực phẩm chính. Tuy nhiên, nhóm hộ

trung bình có nguồn thu nhập rất đa dạng (hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp và khai thác tài

nguyên thiên nhiên). Nhóm hộ khá rõ ràng phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất trang trại và phi

nông nghiệp. Chỉ có nhóm hộ khá không tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên để có thu nhập hay

sử dụng làm thực phẩm trong gia đình.

Bảng 33: Nguồn thu nhập và nguồn gốc thực phẩm của hộ theo nhóm giàu nghèo (n=92)

Nhóm hộ Nguồn thu nhập

chính

Nguồn thu nhập

phụ

Nguồn gốc thực

phẩm

Nghèo

(45 hộ)

47% NR

29% NF

18% OF

7% F

37% NR

32% OF

5% NF

3% F

62% NR

36% M

2% F

Trung bình

(29 hộ)

48% F

31% NF

21% NR

35% NR

35% NF

27% F

49% M

41% NR

10% F

Khá

(18 hộ)

78% F

22% NF -

94% M

6% F

Ghi chú: N.R: tài nguyên thiên nhiên; NF: hoạt động phi nông nghiệp, gồm làm mướn và dịch vụ; OF:

làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp; F: sản xuất nông nghiệp của gia đình; M: chợ)

Không thể tính toán thu nhập và lợi nhuận từ khai thác tài nguyên thiên nhiên do tính biến động lớn

của hoạt động này (thời tiết, địa phương và mùa khai thác). Do đó, với mỗi loại sản phẩm, chúng tôi

ước tính thời gian khai thác, số ngày khai thác trong năm và lượng khai thác của mỗi người. Kết quả

được trình bày trong Chương 6 và Phụ lục 4.

Page 66: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

64

5.8 Kết luận

5.8.1 Kết luận dựa trên nhóm giàu nghèo4

Phân tích theo nhóm hộ giàu nghèo sẽ có ích cho các mục tiêu giảm nghèo. Ở đây chú trọng đến tài

sản và các hoạt động vốn giúp phân biệt người nghèo với các thành viên khác của cộng đồng nông

thôn. Các gợi ý cho chính sách có thể được rút ra bằng cách so sánh chiến lược sinh kế của các hộ

nghèo với các hộ khá. Chiến lược sinh kế gồm các hoạt động đem lại phương cách tồn tại của hộ gia

đình (Ellis 2000). Từ việc phân tích cơ sở dữ liệu theo nhóm hộ giàu nghèo, người ta thấy một số tài

sản và hoạt động có thể giúp phân biệt các nhóm giàu nghèo.

Sự tiếp cận đất đai là một loại vốn liếng quan trọng trong khu vực nghiên cứu. Có mối liên quan mạnh

mẽ giữa tổng diện tích đất trung bình và nhóm giàu nghèo, trong đó diện tích đất tương quan thuận

với mức độ giàu nghèo. Hệ quả là, có mối liên quan diện tích đất dành cho sản xuất tôm hoặc lúa và

hoa màu và các hộ khá – những hộ tiếp cận được trung bình 3,39 ha đất, gấp 11 lần diện tích đất

trung bình của hộ nghèo. Sự tiếp cận được các diện tích đất lớn có hiệu quả sản xuất được chuyển

thành sản lượng tôm cao, thật sự đem lại lợi ích lớn cho các hộ khá. Ví dụ, các hộ khá tạo ra một lợi

nhuận trung bình 240 triệu đồng/năm từ nuôi tôm trong khi các hộ nghèo không thể tiếp cận đất đai

hay vốn vay để đầu tư nuôi thủy sản.

Ví dụ trên minh họa mối quan hệ giữa tài sản và các khả năng mà người ta phải chọn lựa cho các

hoạt động tạo ra thu nhập. Nghiên cứu này phản ánh rằng bởi vì các hộ nghèo hoặc không có đất

hoặc có rất ít đất, các nhân tố quan trọng đối với họ là sự sẵn có sức lao động và sự tiếp cận tài

nguyên thiên nhiên – hai nhân tố được các hộ nghèo - có số nhân khẩu trung bình cao nhất, tận dụng

tối đa. Nguồn việc quan trọng cho các hộ nghèo là khai thác tài nguyên thiên nhiên để có thu nhập

hàng ngày và làm mướn (phi nông nghiệp và nông nghiệp, bao gồm di cư tạm thời). Ngược lại, lao

động trên đất của gia đình lại quan trọng hơn đối với các hộ trung bình và hộ khá.

Có mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn và mức giàu nghèo. Các chủ hộ khá có kiến thức và

kỹ năng cao hơn, được ứng dụng tạo ra thu nhập thông qua quản lí hoạt động sản xuất và đất đai hay

sử dụng để kiếm việc làm cần kỹ năng. Đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên quan trọng

hơn đối với các hộ nghèo và hộ trung bình bởi vì không cần tiếp cận đất đai và ít rủi ro hơn nuôi tôm.

Cho nên, xác định các nguồn lực cho sinh kế (hay kết hợp các loại hình “vốn liếng”) cần cho các chiến

lược sinh kế là bước quan trọng trong quá trình phân tích. Lưu ý rằng vốn liếng nên được xem xét

theo nghĩa năng động nhất; không phải luôn luôn là tình trạng ổn định của một loại tài sản nào đó mà

cần xem xét chiều hướng mà tài sản đó đang dịch chuyển – là kết quả của ảnh hưởng do sức ép từ

bên ngoài hay xu hướng của sinh kế, ví dụ sự thay đổi của môi trường. Các nhóm hộ giàu nghèo có

chiến lược sinh kế khác nhau, được tóm tắt trong Hộp 4.

5.8.2 Kết hợp dựa trên điểm khảo sát

Phân tích sinh kế bền vững nhấn mạnh đến tài sản của các hộ vốn được sử dụng để hỗ trợ và ổn

định sinh kế. Phân tích sâu dựa theo các điểm nghiên cứu giúp khám phá tác động tổng hợp của các

nhân tố môi trường và điều kiện kinh tế xã hội lên sinh kế. Một số khác biệt trong tình trạng nghèo nàn

giữa các môi trường khác nhau có thể được nhận biết.

4 Không thể ước tính thu nhập trung bình của hộ trong các nhóm hộ nghèo và trung bình, do khai thác

tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động này rất biến động, và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có, giá thị trường, v.v. Do đó, chúng tôi không thể tính và so sánh các nhóm hộ giàu nghèo trong nghiên cứu này với tiêu chuẩn nghèo của quốc gia

Page 67: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

65

Hộp 4: Chiến lược sinh kế của các nhóm hộ giàu nghèo

Hộ nghèo

Chiến lược sinh kế của hộ dựa trên việc làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp,

chủ yếu trong mùa khô có ít việc trên đất của gia đình (nuôi thủy sản và trồng rau) nếu hộ có đất canh

tác. Khai thác tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong cả tạo nguồn thu nhập lẫn làm thức

ăn trong gia đình, bởi vì nuôi động vật nhỏ không được coi là một phần của chiến lược sinh kế và

cũng không phát triển thành các doanh nghiệp hay dịch vụ nhỏ. Các hộ thuộc nhóm nghèo ít tiếp cận

vốn vay hơn các hộ của nhóm khác và cũng không thể làm việc ăn lương trong các trang trại nuôi

tôm.

Hộ trung bình

Các hộ này có các loại hình sản xuất đa dạng, cả trong nuôi thủy sản (tôm, nuôi thủy sản nước lợ kết

hợp) và sản xuất nông nghiệp (lúa, hành và rau). Nuôi cá trong vườn nhà và nuôi động vật nhỏ có ý

nghĩa quan trọng hơn so với các nhóm hộ khác. Các hộ này tiếp cận được vốn vay, đất đai và có thể

phát triển nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp. Các công việc tạo thu nhập quan trọng là làm

mướn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, làm dịch vụ nhỏ và làm viên chức cũng như

khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Hộ khá

Các hoạt động chính là làm việc trên đất của mình (trồng lúa và hành và nuôi tôm công nghiệp và cá

kèo) và dịch vụ nhỏ. Các hộ này không bán sức lao động. Sản xuất trên đất của mình thiên về nuôi

tôm công nghiệp. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không phổ biến nhưng chuyên về các loài có giá trị

cao (nghêu và sò huyết giống). Các hộ khá tiếp cận được đất đai và nguồn vốn nhằm đa dạng hóa

hoạt động sản xuất.

Sự tham gia vào nuôi thủy sản là một chỉ thị cho sự giàu có. Chỉ một số ít hộ nghèo tham gia hoạt

động sản xuất này. Các hộ trung bình và hộ khá tham gia với mức độ cao hơn và thành công cao

hơn, trừ trường hợp các hộ trung bình ở huyện Cù Lao Dung (điểm 1 & 2) và Long Phú (điểm 3). Ở

các huyện Long Phú (điểm 3) và Vĩnh Châu (điểm 4 & 5), phần lớn hộ trung bình và hộ khá có hơn

75% thu nhập có nguồn gốc từ nuôi thủy sản. Ở các các điểm khác (1, 2 và 6), sản xuất nông nghiệp

với các cây trồng có giá trị cao như hành và mía đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ.

Sự phụ thuộc vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên là một chỉ thị cho sự nghèo, mặc dù có

một số khác biệt giữa các vùng về loại tài nguyên thiên nhiên khai thác và về khả năng tiếp cận điểm

khai thác (rừng hay bãi bồi). Ở huyện Long Phú (điểm 3), hầu hết hộ nghèo khai thác tài nguyên thiên

nhiên ở bãi bồi (bãi sình và bãi cát) của huyện Cù Lao Dung – nơi mà tài nguyên thiên nhiên rất

phong phú. Ở xã Vĩnh Hải (điểm 6), việc tiếp cận rừng bị các thành phần khác cấm (trang trại nuôi

tôm thương mại, nông trường công an, v.v.) cho nên chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên ở bãi

bồi. Tại các điểm 4, 5 và 6 (huyện Vĩnh Châu), những người khai thác tài nguyên thiên nhiên di

chuyển giữa các xã và tỉnh để khai thác các sản phẩm có giá trị cao; họ thường chuyên khai thác một

loại tài nguyên (nghêu thịt, nghêu giống và sò huyết giống) do có giá cao. Đánh cá xa bờ mang tính

địa phương; hầu hết các hộ đánh cá xa bờ sinh sống tại điểm 3 (xã Trung Bình, huyện Long Phú và

điểm 4 ở Thị trấn Vĩnh Châu).

Sự phụ thuộc vào việc làm thuê mướn (phi nông nghiệp và nông nghiệp) cũng là chỉ thị cho sự nghèo

nàn. Đây là một phần quan trọng trong sinh kế của hộ nghèo trong tất cả các vùng, với mức độ biến

động nhỏ tùy theo loại hình sản xuất riêng biệt tại địa phương (trồng lúa và hành ở điểm 6 và mía ở

điểm 1 & 2).

Page 68: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

66

Phân tích sự khác nhau trong sử dụng đất cũng cho thấy khác biệt trong sinh kế của các nhóm giàu

nghèo và khu vực môi trường. Các hộ trung bình và hộ khá tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất

nông nghiệp ở các điểm 1, 2 và 6 hơn các điểm khác – nơi mà nuôi thủy sản là loại hình sản xuất

chính của hộ gia đình.

Mỗi điểm khảo sát có đặc điểm riêng về xu hướng sử dụng đất và chiến lược sinh kế tùy vào tình hình

phát triển kinh tế. Kết quả khảo sát cho thấy không có mối quan hệ đặc biệt nào giữa các nhân tố đã

được chọn để xác định các vùng khảo sát (độ rộng của dải rừng, mức độ nuôi thủy sản và sự hiện

diện của nuôi thủy sản trong dải rừng ngập mặn). Chúng ta đã thấy rằng sự tiếp cận rừng ngập mặn

phụ thuộc vào tình hình phát triển nuôi tôm chỉ tại một điểm khảo sát (điểm 6). Việc hình thành các ao

tôm hay các diện tích đất nông nghiệp trong các dải rừng ngập mặn tùy thuộc vào mối quan hệ đặc

biệt giữa người dân và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bảo vệ rừng và không có ảnh

hưởng mạnh lên chiến lược sinh sống.

Các nhân tố kinh tế xã hội chính tác động lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là sự tiếp cận đất

đai và tiếp cận các hoạt động làm mướn và hoạt động phi nông nghiệp. Sự phát triển nuôi tôm công

nghiệp trong vùng ven biển đã có ảnh hưởng quan trọng lên sự khai thác tài nguyên thiên nhiên do sự

tích tụ đất đai vào một số hộ khá và các trang trại nuôi tôm thương mại. Sự thiếu đất cho các hộ

nghèo và hộ trung bình khiến họ khai thác tài nguyên thiên nhiên cho thu nhập hàng ngày và làm thức

ăn hàng ngày. Do đó, khác khu vực có trang trại tôm công nghiệp qui mô lớn và không có sản xuất

nông nghiệp (vốn tạo ra cơ hội làm thuê mướn) chịu sức ép cao lên tài nguyên thiên nhiên.

Bảng 34: Phân vùng cho vùng dự án theo các nhân tố kinh tế xã hội mới

Hiện diện của trang trại

tôm công nghiệp lớn

Cơ hội làm mướn và làm

việc phi nông nghiệp

Tài nguyên thiên

nhiên có giá trị cao

Điểm 1 X X

Điểm 2 X X

Điểm 3 X

Điểm 4 X X

Điểm 5 X X

Điểm 6 X X

Các điểm khảo

sát đặc biệt

(xã Vĩnh Hải)

X X

Ngoài ra, các khu vực đặc biệt có sản phẩm có giá trị cao ở huyện Cù Lao Dung và Vĩnh Châu (xã

Vĩnh Hải, Lạc Hòa và Vĩnh Châu) chịu sức ép lớn do khai thác nghêu thịt và nghêu giống do người

dân địa phương và từ nơi khác đến. Cho nên, một sự phân vùng mới có thể được thực hiện dựa trên

các nhân tố mới này, thay cho việc cung cấp dữ liệu về các khu vực dựa trên sự phụ thuộc của các

cộng đồng địa phương vào tài nguyên thiên nhiên (Bảng 34).

Với các nhân tố mới này, vùng dự án có thể được phân chia thành 5 vùng chính (Hình 10):

1. Huyện Cù Lao Dung (điểm 1 & 2): Sự sở hữu đất chưa được tích tụ thành các trang trại nuôi tôm

công nghiệp lớn nhưng có tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao và cơ hội kiếm việc làm mướn

trong lĩnh vực nông nghiệp;

Page 69: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

67

2. Huyện Long Phú (điểm 3): Đất đai được tích tụ vào các trang trại nuôi tôm công nghiệp và thương

mại lớn, ít tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao (người khai thác phải di chuyển đến khu vực bãi

bồi ở huyện Cù Lao Dung) và không có cơ hội làm mướn trong lĩnh vực nông nghiệp;

3. Phần trung tâm của huyện Vĩnh Châu (xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Châu và phía tây của xã Vĩnh Hải): Ít

trang trại nuôi tôm công nghiệp, có tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao và có cơ hội làm mướn

trong lĩnh vực nông nghiệp (điểm 6);

4. Phía đông của xã Vĩnh Hải (các điểm đặc biệt): Trang trại nuôi tôm công nghiệp lớn, ít cơ hội có

việc làm và có tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao;

5. Phía tây huyện Vĩnh Châu (Thị trấn Vĩnh Châu, xã Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lại Hòa; điểm 4 &

5): Trang trại nuôi tôm công nghiệp lớn, ít cơ hội có việc làm mướn trong nông nghiệp và có một

số loài có giá trị cao.

Hình 10: Phân vùng cho vùng dự án theo các tiêu chí mới (các con số là phần diễn giải trên)

Page 70: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

68

6 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Trong chương này, chúng ta sẽ phân tích thông tin về khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng ven

biển. Chúng ta đã biết trong chương trước rằng các nhòm hộ nghèo và trung bình phụ thuộc vào tài

nguyên thiên nhiên, cả dành cho thực phẩm lẫn tạo ra thu nhập hàng ngày. Có thể miêu tả các đặc

trưng và khác biệt của các địa phương và cộng đồng tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên.

6.1 Các cộng đồng sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Dựa trên kết quả xếp loại giàu nghèo và thông tin thu được từ khảo sát cơ sở, chúng ta có thể dự

đoán các cộng đồng tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giữa các điểm khảo sát có sự khác

biệt do sự khác nhau về kinh tế xã hội và sự tiếp cận tài nguyên.

Bảng 35: Số lượng người khai thác ước đoán cho các điểm khảo sát

Điểm

% hộ khai

thác tài

nguyên thiên

nhiên trong

ấp

Số

người

khai

thác

trong hộ

Số lượng

người

khai thác

ước đoán

cho ấp

Loài được khai thác chủ yếu

1 80 2 946 Nghêu giống và sò huyết giống, cá, cua thịt,

hến, lá dừa nước

2 90 2 670 Cua thịt và cua giống, cá ngát và cá khác, ba

khía, chuột

3 30 2 714 Cua giống, cá kèo, lá dừa nước

4 95 2 886 Cá, cua giống, sò huyết, ba khía, cá kèo

5 99 2,2 1.225 Cua giống, cá kèo, ba khía, cá và ruốc

6 70 2,2 1.730* Nghêu giống, cua giống, cá, ba khía, củi

Ghi chú: ước đoán dựa trên kết quả xếp hạng giàu nghèo và bằng phần trăm số hộ tham gia khai thác

tài nguyên thiên nhiên của ấp nhân với số nhân khẩu của hộ tham gia khai thác.

* Đối với điểm khảo sát 6, số lượng người khai thác bao gồm 2 ấp (Âu Thọ A và Âu Thọ B)

Sự ước đoán số người tham gia khai thác theo ấp cung cấp các con số quan trọng cho thấy có hơn

600 người tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên tại mỗi điểm khảo sát (Bảng 35). Lưu ý rằng các

con số này bao gồm tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên được khai thác từ kênh rạch, bãi bồi và

rừng. Số người khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên sẽ nhỏ hơn những gì trình

bày trong Bảng 35, bao gồm các hộ thuộc nhóm nghèo và trung bình. Tuy nhiên, sự ước đoán cho

thấy tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với các hộ sống trong vùng ven biển.

6.2 Tiếp cận điểm khai thác và di chuyển trong địa phương

Tài nguyên thiên nhiên được khai thác trong 4 môi trường chính sau: i) sông rạch trong đất liền; ii)

rừng ngập mặn; iii) bãi sình và bãi cát; và iv) biển. Đối với mỗi môi trường, sự tiếp cận có thể khác

nhau tùy theo qui định pháp luật, qui định của địa phương, sự hiện diện của trang trại nuôi tôm

thương mại và tham gia tàu đánh cá (Bảng 36).

Rõ ràng, đánh cá xa bờ đòi hỏi đầu tư cao tùy theo người khai thác là chủ tàu hay là bạn. Người dân

địa phương tham gia đánh cá xa bờ chủ yếu sống ở huyện Long Phú (Kinh Ba và Bãi Giá) và thị trấn

Vĩnh Châu.

Page 71: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

69

Người dân địa phương có thể tiếp cận rừng ngập mặn trong hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, sự

hình thành các trang trại tôm thương mại trong vùng đệm và các khu rừng của Sở công an không cho

phép người dân tiếp cận một số địa điểm. Rừng ở huyện Cù Lao Dung và xã Vĩnh Hải dường như

giàu tài nguyên thiên nhiên hơn các nơi khác. Kiểm lâm và các TBVR cho phép người dân địa

phương khai thác tài nguyên thiên nhiên (như cành cây khô, ba khía, cá kèo giống và cua giống) bằng

các phương pháp không có tính hủy diệt. Các sản phẩm được khai thác trái phép là của (chặt cây),

mật ong và đồm độp.

Bãi sình và bãi cát là nơi có tài nguyên được tiếp cận tự do cho người dân địa phương và nơi khác.

Đây là những khu vực chính khai thác tài nguyên thiên nhiên do thiếu các qui định, do có nhiều sản

phẩm có giá trị cao và do tài nguyên thiên nhiên rất phong phú.

Kênh rạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên sử dụng hàng ngày

trong gia đình. Tuy nhiên, việc tiếp cận sông rạch và thủy vực khác để thiết đặt các ngư cụ cố định

như đáy và lú lưới đòi hỏi sự cho phép trong nội bộ cộng đồng. Thông thường, mỗi hộ có thể làm một

ngư cụ cố định trong sông rạch gần nhà.

Bảng 36: Sự tiếp cận đến các điểm khai thác

Sông rạch Rừng Bãi sình/Bãi cát Biển

Mức

độ hạn

chế

Tự do đối với lưới

không cố định/Hạn

chế lưới cố định

Tự do ở hầu hết các nơi;

Hạn chế nếu có trạng trại

tôm thương mại

Tự do Tiếp cận bị hạn

chế (tàu đánh cá)

Với sự phát triển của nhu cầu thị trường đối với một số sản phẩm tự nhiên như cua giống, nghêu thịt

và nghêu giống, người khai thác di chuyển trong tỉnh để tìm các sản phẩm này. Các bãi sình và bãi

cát của Cù Lao Dung là một điển hình trong tỉnh đang chịu sức ép lớn từ người dân đến từ nơi khác

khai thác cua và nghêu giống. Người dân từ huyện Long Phú và tỉnh Trà Vinh mỗi ngày di chuyển đến

Cù Lao Dung trong mùa khai thác, do đó làm tăng sức ép lên tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng tại Cù

Lao Dung tạo ra mâu thuẩn giữa người dân địa phương và người từ nơi khác đến cạnh tranh trong

khai thác các tài nguyên thiên nhiên này.

Người dân từ Long Phú cũng di chuyển đến huyện Vĩnh Châu để khai thác các sản phẩm đặc biệt,

bao gồm mật ong. Ở huyện Vĩnh Châu, việc di chuyển qua lại giữa các xã và tỉnh Bạc Liêu rất thường

diễn ra để khai thác các sản phẩm có giá trị cao như nghêu thịt và nghêu giống, sò huyết.

Sự di chuyển nói trên rõ ràng là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy một khía cạnh mới

trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, theo hướng thị trường và đang có khuynh hướng tăng lên

do nhu cầu phát triển nuôi thủy sản nước lợ trong vùng (nuôi nghêu và sò huyết cũng như cá kèo và

cua).

6.3 Khi thác tài nguyên thiên nhiên

Lịch thời vụ cho các loài được khai thác chính đã được ghi nhận từ các điểm khai thác (Hình 11).

Hình 12 cho thấy địa điểm khai thác các loài trong vùng ven biển. Thông tin chi tiết về thời điểm khai

thác, thu nhập ước tính và kỹ thuật khai thác cho từng loài được trình bày trong Phụ lục 4.

6.3.1 Lâm sản

Sáu sản phẩm thường được khai thác trong rừng là: ba khía, củi, lá dừa nước, ong mật, cua thịt và

trái bần. Cua giống và cá kèo giống cũng được bắt trong rừng nhưng với mức độ ít hơn so với ở bãi

bồi. Đồm độp và chuột là sản phẩm đặc biệt tại một số nơi.

Page 72: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

70

Bảng 37: Các loài được khai thác từ rừng

Sản

phẩm

Hộ tham

gia* (%)

Điểm khảo

sát Thu nhập**

Tháng khai

thác

Phụ thuộc thủy

triều

Củi - 1,3,4 - 9-4

(cao điểm) không

Lá dừa 4% 1,2,3 0.7 -0.8 triệu

đồng/năm

Mùa khô

(cao điểm) không

Trái bần - 1, 3 - 9 - 10 không

Mật ong 2% 1,3 0,3 – 0,45 triệu

đồng/ ngày 3-9 không

Ba khía 20% 3,4,5,6 4.000 - 120.000

đồng/ngày

8-9

(cao điểm)

Kỳ nước cường

(8-12 ngày/tháng)

Cá kèo

giống 14% Tất cả

20.000 – 100.000

đồng/ngày 7-9 Triều thấp

Cua

giống 58% Tất cả

20.000 – 50.000

đồng/ngày

8-2

(cao điểm vào

tháng 10-11)

Triều thấp

Cua thịt - 1,2,3,6 - - không

Chuột 6% 1,2 50.000 đồng/ngày 9-1 Triều thấp

Đồm độp 4% 3 60.000 – 100.000

đồng/ngày 4-5 Triều thấp

Ghi chú: * tỉ lệ hộ tham gia tương ứng với tỉ lệ trong các nhóm trung bình và nghèo (n=74).

** Thu nhập được tính bằng triệu đồng/năm hay bằng đồng/ngày/người khai thác

-: không có dữ liệu

Củi (từ cây đước, bần và mấm) được khai thác dọc theo đê (bìa rừng) và trong rừng. Theo qui định,

củi bị cấm khai thác trong rừng phòng hộ xung yếu. Từ các cuộc phỏng vấn rất khó ước đoán lượng

củi khai thác của các hộ, số lượng hộ khai thác hay thu nhập từ khai thác củi. Tuy nhiên, cần ghi nhận

rằng việc khai thác củi có tùy thuộc vào các dịp lễ của người Khmer; họ sử dụng nhiều vào tháng 10

và 11 để chuẩn bị lễ tết. Ngoài ra, thân cây bần được sử dụng làm chà để bắt cá ngát ở huyện Cù

Lao Dung. Bảng 37 tóm tắt các thông tin về các sản phẩm chính từ rừng. Theo khảo sát, ba khía

được coi loài được khai thác chính ở hầu hết các khu rừng. Cua giống và cá kèo giống được rất nhiều

hộ khai thác từ rừng và từ bãi sình ở hầu hết các điểm khảo sát. Cua thịt rất khó kiếm vì đã suy giảm

nhiều do khai thác quá mức.

Cần chú ý đặc biệt đến một loài gọi là đồm độp (có thể là loài Sipunculus nudus), mới được khai thác

mạnh trong thời gian gần đây (2004-2005). Việc khai thác diễn ra vì có yêu cầu từ thị trường, chủ yếu

từ các tỉnh khác (Trà Vinh). Cách thức khai thác mang tính hủy diệt, yêu cầu phải đào sâu xuống đất

rừng 30 - 40 cm mới bắt được đồm độp. Thương lái đặt hàng cho nông dân đi bắt.

6.3.2 Sản phẩm từ bãi sình và bãi cát

Bãi sình và bãi cát là nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất vì tiếp cận tự do và có các

loài có giá trị cao như nghêu, sò huyết, cua giống và cá kèo giống. Các sản phẩm khác cũng được

khai thác như cá, tép, ốc, v.v.

Page 73: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

71

Với sự phát triển của thị trường con giống, cách thức khai thác cũng biến đổi theo hướng chuyên

nghiệp hơn, sử dụng lưới đăng mùng cố định trên bãi sình để bắt cua giống và cá kèo giống hay sử

dụng lưới cào để khai thác nghêu giống và sò huyết giống. Các phương pháp được mô tả trong Phụ

lục 4. Bảng 38 cho thấy các loài có giá trị kinh tế nhất được khai thác trên bãi sình. Các sản phẩm

khác có giá trị thấp hơn, như cá, ốc, ruốc, nhuyễn thể và giáp xác được mô tả trong Phụ lục 4.

Nghêu thịt có thể được bắt trong ký nước cường vì bãi cát sẽ lộ ra, trong khi nghêu giống có thể được

cào bằng ghe cào ở Cù Lao Dung và bằng cào tay ở Vĩnh Châu nếu bãi cát bị ngập. Tuy nhiên, nghêu

giống được cào trong thời gian 20 - 30 ngày trong tháng. Lưu ý rằng khai thác nghêu giống bằng ghe

cào chủ yếu do người dân đến từ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, với khoảng 400 - 500 ghe hoạt động cùng

lúc.

Nghêu giống và sò huyết giống là những sản phẩm có giá trị cao, nhưng chỉ có một số hộ tham gia

công việc này được phỏng vấn trong khảo sát của chúng tôi. Trong vùng nghiên cứu, sò huyết giống

có ít hơn và việc khai thác cũng biến đổi và không ổn định. Người khai thác hai sản phẩm này di

chuyển trong và ngoài tỉnh để khai thác. Người khai thác (địa phương) từ huyện Long Phú chủ yếu

khai thác nghêu thịt ở bãi bồi của Cù Lao Dung, trong khi người dân Cù Lao Dung chủ yếu khai thác

nghêu giống.

Bảng 38: Các loài chính được khai thác ở bãi sình và bãi cát

Loài Hộ tham gia* (%)

Điểm khảo sát

Thu nhập theo kỹ thuật khai thác **

Tháng khai thác

Phụ thuộc thủy triều

Nghêu thịt 10% 1,2,3,4,6 30.000 – 45.000

đồng/ngày 7 - 10 Kỳ nước cường

Nghêu giống

16% 1,2,3,4,6

50.000 – 80.000 đồng/ngày (cào tay)

2 – 6 triệu đồng/ngày (ghe cào)

3 - 8 Tùy điểm

Sò huyết thịt

6% 4, 5 6.000 – 30.000 đồng/ngày 3 - 9 Triều cao

Sò huyết giống

3% 1,2,5,6

50.000 – 70.000 đồng/ngày (cào tay)

2- 6 triệu đồng/ngày (ghe cào)

1 - 6 -

Tép 24% Tất cả 100.000 – 150.000

đồng/tháng 9 – 10 Triều cao

Cá kèo giống

14% Tất cả

20.000 – 100.000 đồng/ngày (vợt)

0,1 – 1 triệu đồng/ngày (lưới đăng)

7 - 9

Triều thấp

Kỳ nước cường

Cua giống 58% Tất cả 20.000 – 50.000

đồng/ngày

8 – 2 Cao điểm

trong tháng 10-11

Tùy kỹ thuật khai thác

Ghi chú: * tỉ lệ hộ tham gia tương ứng với tỉ lệ trong các nhóm trung bình và nghèo (n=74).

** Thu nhập được tính bằng triệu đồng/năm hay bằng đồng/ngày/người khai thác

Cua giống và cá kèo giống có thể khai thác bằng lưới đăng trong kỳ nước cường với hiệu quả cao

hơn so với lưới kéo, xịp hay vợt. Lưới kéo và xịp được sử dụng khi triều cao còn vợt được sử dụng

khi triều thấp. Sử dụng lưới kéo hay xịp gây ảnh hưởng xấu lên việc trồng rừng ngập mặn. Được sử

Page 74: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

72

dụng ở các khu vực trồng rừng khi nước triều cao, lưới kéo và xịp sẽ làm bật gốc cây rừng mới trồng.

Ở huyện Vĩnh Châu và huyện Long Phú, kiểm lâm và các TBVR cho biết các kỹ thuật này là một trong

những đe dọa đối với việc trồng rừng.

Việc khai thác cá kèo giống bằng lưới đăng chỉ được thấy ở huyện Vĩnh Châu. Kỹ thuật này do cộng

đồng Khmer sử dụng chỉ để bắt cá kèo giống. Các cộng đồng khác không đi bắt cá kèo giống.

Tép và ruốc cũng là loài quan trọng về kinh tế với 24% số hộ phỏng vấn tham gia khai thác vào mùa

mưa. Hơn 40% số hộ tham gia đánh cá ở bãi bồi bằng lưới kéo hay lưới câu khi triều cao. Các loài cá

có giá trị cao được đem bán, còn lại để ăn trong gia đình. Các loài cá chính được bắt ở bãi bồi và ở

biển là cá đối, cá khoai, cá ngát và các loài cá khác. Thu nhập từ đánh bắt cá rất khó ước đoán do

tính không ổn định của hoạt động này – phụ thuộc vào kỹ thuật đánh bắt và mùa.

Chú thích:

Tên địa phương Tên tiếng Anh T. 1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12

Củi Fuel Wood

Nghêu cám Clam juvenile

Nghêu thịt Clam adult

Sò huyết cám Cockle juvenile

Sò huyết Cockle adult

Cua giống Crab juvenile

Ba khía Sesarmid crab

Ruốc

Tép various shrimp

species

Cá kèo giống E. goby fry

Cao điểm

Trung bình

Thấp điểm

Không có

Hình 11: Lịch thời vụ các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác

Page 75: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

73

6.3.3 Kênh rạch

Rất khó ước đoán tỉ lệ số hộ tham gia đánh bắt cá ở kênh rạch và thu nhập từ nguồn này, vì có tính

không ổn định cao. Chúng ta chỉ có thể cho rằng hầu hết các hộ nghèo và trung bình sử dụng chài để

đánh bắt cá ở kênh rạch. Tỉ lệ hộ đánh bắt bằng lú hay lờ thì thấp hơn.

Ở kênh rạch, lú thường được sử dụng để bắt cá làm thức ăn hàng ngày cho gia đình (0,5- 3 kg/ngày).

Lú có thể thấy ở các kênh và cửa cống để bắt cá di chuyển theo thủy triều. Người dân địa phương

cũng bắt cá ở các thủy vực dọc theo đê biển. Cá rô phi, cá chẻm, cá kèo, cá bống cát và cá đối được

bắt quanh năm để làm thức ăn hàng ngày (0,5 - 2 kg/hộ). Các loại tôm được bắt bằng một loại lú đặt

sát đáy kênh; mỗi đêm có thể bắt được tôm trị giá 10.000 - 30.000 đồng (0,5 - 2 kg).

Ở ruộng lúa, cá được bắt trong mùa mưa khi ruộng được tháo nước. Cá lóc (Channa striata) và cá rô

phi (Oreochromis mossambicus) là những loài chính được bắt bằng chài, chủ yếu để làm thức ăn

trong gia đình. Thường thì một người bắt cá trong một giờ sẽ đủ cho nhu cầu hàng ngày trong gia

đình (0,5 - 1 kg/ngày) trong mùa mưa.

Lá dừa nước cũng được khai thác dọc kênh nhưng không phải được phép khai thác tự do. Sản phẩm

từ dừa nước thuộc sở hữu của chủ đất ngay bờ kênh; họ là những người đã trồng các cây dừa nước

này.

6.3.4 Lịch mùa vụ và vị trí của tài nguyên thiên nhiên

Lịch thời vụ của các loài được khai thác chính ở vùng ven biển được trình bày trong Hình 11.

Lịch thời vụ cho thấy có sự phân biệt về không gian và thời gian trong khai thác các tài nguyên thiên

nhiên. Ở bãi cát, nghêu và sò huyết giống được khai thác trong mùa khô, trong khi ở bãi sình và rừng

thì cá kèo giống, tép và cua giống được khai thác chủ yếu trong mùa mưa. Sự khác biệt trong thời

gian khai thác cho thấy chiến lược sinh kế của các hộ nghèo: đi làm mướn ở ao tôm và trồng hành

trong mùa khô và quay lại khai thác tài nguyên thiên nhiên trong mùa mưa ở bãi bồi. Ở Hình 12, do

các môi trường khác nhau, ta thấy có sự khác nhau trong khai thác các loài trong tỉnh, trong đó nghêu

thịt và nghêu giống xuất hiện chỉ ở bãi cát. Nguồn tài nguyên nghêu giống xa bờ cũng được ghi nhận

trong Hình 12, theo thông tin từ Sở thủy sản và ngư dân.

Vùng ven biển Long Phú được coi là nơi kém tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết người khai thác tài

nguyên thiên nhiên sống trong huyện mỗi ngày phải di chuyển sang Cù Lao Dung để khai thác nghêu

thịt và cua giống. Trong hình trên, chúng ta thấy người dân từ Trà Vinh cũng đi sang Cù Lao Dung để

khai thác; điều này cho thấy sức ép rất lớn lên tài nguyên thiên nhiên của vùng cù lao này.

Huyện Vĩnh Châu rất đa dạng tài nguyên thiên nhiên vì có bãi cát và diện tích rừng lớn ở phía đông

và bãi sình ở phía tây. Người dân di chuyển qua lại trong huyện để khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Page 76: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

74

Hình 12: Di chuyển của người khai thác tài nguyên thiên nhiên và phân bố các loài được khai thác chính

6.3.5 Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị về tài nguyên thiên nhiên đã được thiết lập rất tốt. Sự phát triển của chuỗi giá trị đã được

định hình do do nhu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Bến Tre,

Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.

Các loài chính được khai thác bán qua tỉnh bạn là cua giống, các kèo giống, nghêu thịt và nghêu

giống và sò huyết giống. Chuỗi giá trị bao gồm các thành phần tham gia, trong đó có thương lái cấp 1

(mua dạo), thương lái cấp 2 (địa điểm mua cố định), các nhà buôn và nông dân.

Thương lái cấp 1 thu mua sản phẩm trực tiếp từ nguồn, tại bãi bồi hay bờ đê. Những người này

thường làm việc cho thương lái cấp 2 – những người thường sống gần nơi khai thác, hay làm cho các

nhà buôn – những người sống tại các trung tâm đô thị hay gần những nơi thuận tiện giao thông.

Hình 13: Sơ đồ biểu diễn chuỗi giá trị cho các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác ở tỉnh Sóc Trăng

Người khai thác tài nguyên

thiên nhiên

Thương lái cấp 1 (mua dạo) ở bờ đê

hay bãi bồi

Thương lái cấp 2 (cố định), gần nơi khai

thác

Nhà buôn 1

Nhà buôn 2

Trang trại nuôi thủy sản

Thị trường thành phố

Page 77: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

75

Thương lái cấp 1 và 2 có thể cho người khai thác vay tiền với hợp đồng miệng. Mỗi thương lái

thường có quan hệ như vậy với 10-20 người khai thác. Những thương lái có địa điểm thu mua cố định

là những người có thể mua bán cá kèo giống vì có khả năng trữ hàng. Một thương lái cấp 2 có thể có

hợp đồng làm ăn với đến 30 thương lái cấp 1.

Các nhà buôn làm ăn với các thương lái cấp 1. Các nhà buôn địa phương (1) có hợp đồng với cả nhà

buôn lớn hơn (2) ở các tỉnh khác lẫn với người nuôi (trang trại nuôi). Thương lái cấp 2 có thể bán con

giống trực tiếp cho người nuôi địa phương. Hoạt động này không đóng thuế nhưng được phép (bằng

miệng) của chính quyền địa phương. Ở 3 điểm khảo sát (thị trấn Vĩnh Châu, xã Vĩnh Tân và Vĩnh

Hải), khối lượng mua bán của thương lái cấp 2 được ước tính như sau:

Cá kèo giống: thay đổi tùy ngày, từ 400 g/ngày đến 10 kg/ngày (vào lúc cao điểm trong kỳ

nước cường), trung bình mỗi thương lái mua bán 10 kg trong 3 tháng. Giá mua là 1 triệu

đồng/kg, giá bán cho trang trại nuôi thâm canh (ở xã khác) hay nhà buôn là 1,3-1,5 triệu

đồng/kg. Từ 2005, giá đã tăng 200.000 – 500.000 đồng/kg do nhu cầu ngày càng cao.

Sò huyết: mỗi thương lái cấp 1 có thể mua bán 15-30 kg sò huyết thịt và 2-3 kg sò huyết

giống. Giá mua sò huyết thịt là 10.000 - 15.000 đồng/kg và bán 12.000 - 17.000 đồng/kg.

Người khai thác bán cho cả thương lái khác cũng như cho người nuôi. Torn năm 2003, giá sò

huyết thịt và sò huyết giống là 4.500 đồng/kg và đã tăng lên do nhu cầu ngày càng cao và sản

lượng khai thác giảm.

Cua giống: giá mua mỗi con 400 đồng (cua tiêu), 500-1.000 đồng (kích cỡ 1 cm), 2.000 đồng

(2-3 cm) và bán với giá cao hơn 100-500 đồng cho nhà buôn ở thị trấn Vĩnh Châu và xã Vĩnh

Châu. Mỗi thương lái có thể mua bán mỗi ngày 100-1,000 con cua giống, đôi khi có thể đạt

10.000 con trong 1 tuần. Cua giống là sản phẩm chính của vùng này, với giá trị gia tăng cao

và nhu cầu cao. Thương lái phải có hợp đồng với người khai thác.

Nghêu: lượng nghêu mua bán ở xã Vĩnh Hải ước tính đạt 5-6 tấn mỗi mùa, bán cho thương

lái cấp 2 ở Bạc Liêu hay Bến Tre. Lương nghêu giống mua bán qua một thương lái có thể đạt

5 kg/ngày trong lúc cao điểm. Nghêu giống được khai thác ỡ bãi cát của huyện Cù Lao Dung

được bán cho hàng chục thương lái trực tiếp tại bãi nghêu và sau đó vận chuyển đi Bến Tre

và Tiền Giang. Tổng giá trị nghêu giống khai thác hàng năm tại huyện Cù Lao Dung được

ước tính lên đến hàng chục tỉ đồng.

Ba khía: thương lái cấp 2 ở xã Vĩnh Hải, ấp Giồng Nổi. Ba khía được chuyên chở đi Hà Tiên

(tỉnh Kiên Giang) rồi xuất khẩu đi Campuchia và Thái Lan. Lượng ba khía đưa ra khỏi tỉnh

thay đổi, từ 100 kg lên đến 2 tấn mỗi ngày, tùy theo đơn đạt hàng từ Kiên Giang.

Một nhà buôn ở xã Vĩnh Châu chuyên về giống cua, sò huyết và nghêu cho biết thu mua mỗi ngày

8.000 - 40.000 cua con trong lúc cao điểm (tháng 9-11). Sản lượng giảm dần cho đến tháng 2-3. Cua

con được bán cho thương lái khác, hợp tác xã và đôi khi cho các tỉnh khác như Cà Mau và Bạc Liêu.

Sự tổ chức của chuỗi giá trị của các loài có giá trị cao cho thấy khía cạnh công nghiệp và thương mại

của các tài nguyên thiên nhiên được sử dụng. Vận chuyển sản phẩm tới các thành phố và các tỉnh

khác để nuôi trồng cho thấy tài nguyên thiên nhiên được khai thác không chỉ cho mục đích sử dụng

trong gia đình. Sự phát triển của ngành nuôi thủy sản nước lợ, một phần do sự chuyển hướng từ thất

bại trong nuôi tôm, tạo ra nhu cầu và định hướng thị trường. Điểm thú vị là sự phát triển nuôi cua và

cá kèo lại theo mẫu hình nuôi tôm, trong đó giai đoạn phát triển đầu tiên dựa vào nguồn giống từ tự

nhiên. Vài năm trước đây, tôm giống được cung cấp từ sự khai thác trong môi trường tự nhiên. Hiện

nay, hầu hết nguồn giống nuôi cua và cá kèo là từ sự khai thác ở các bãi sình và bãi cát rồi chuyển đi

các tỉnh khác, tạo ra giá trị gia tăng cho con giống.

Page 78: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

76

Một số điểm quan trọng trong khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương được trình

bày trong Hộp 5.

Hộp 5: Các điểm quan trọng về khai thác tài nguyên thiên nhiên

Nhiều loài làm giống được khai thác hơn trước đây (2000) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi

thủy sản nước lợ;

Các sản phẩm có giá trị cao được xuất đi các tỉnh khác để nuôi hay làm thức ăn;

Ước đoán có hơn 600 người khai thác tại mỗi ấp, hầu hết là người Khmer;

Hầu hết việc khai thác diễn ra ở bãi sình và bãi cát;

Các loài chính được khai thác là cá, tép, cua giống, nghêu giống, cá kèo giống và ba khía;

Chuỗi giá trị của các sản phẩm giá trị cao được thiết lập tốt; người khai thác di chuyển qua lại

giữa các huyện và tỉnh để khai thác các sản phẩm có giá trị cao;

Vùng ven biển Sóc Trăng rất đa dạng về tài nguyên được khai thác, mỗi khu vực có những sản

phẩm tự nhiên nhất định;

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân chia theo không gian và mùa, khai thác bãi cát

vào mùa khô (nghêu giống và sò huyết giống) và khai thác cua giống và cá kèo giống ở bãi sình

vào mùa mưa.

Thu nhập từ khai thác tài nguyên thiên nhiên biến đổi mạnh, phụ thuộc vào kỹ thuật áp dụng,

mùa và nhu cầu thị trường.

Ảnh hưởng của một số kỹ thuật khai thác lên việc phục hồi rừng ngập mặn chưa lường tính được

nhưng quan trọng;

Ảnh hưởng của khai thác tập trung chưa được ước tính nhưng theo người khai thác địa phương

thì trữ lượng trong tự nhiên đang giảm.

6.4 Đánh cá xa bờ

Ngành thủy sản đã không được nói đến trong phần bàn về khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm

phân biệt sự khác nhau trong kỹ thuật và khu vực đánh bắt. Ngành thủy sản của tỉnh có vai trò quan

trọng trong nền kinh tế địa phương, đem lại việc làm và cơ hội tham gia ngành công nghiệp tôm với

mục đích xuất khẩu. Số lượng tàu đánh bắt được đăng kí trong tỉnh tăng từ 506 năm 2000 lên 766

năm 2005, thể hiện sự gia tăng trong nổ lực đánh bắt.

Ở cấp địa phương, hầu hết các tàu đánh bắt ở huyện Long Phú, nơi có cảng cá Kinh Ba và cảng Bãi.

Riêng xã Trung Bình có khoảng 100 ghe tàu được đăng kí. Ven bờ huyện Vĩnh Châu, ta có thể thấy

các ghe đánh bắt nhỏ neo đậu ở vùng bãi bồi, chủ yếu ở thị trấn Vĩnh Châu (20 chiếc).

Khu vực đánh bắt phụ thuộc vào công suất ghe, thường được hai thành 2 hạng (nhỏ hơn 5 tấn và lớn

hơn 5 tấn). Các ghe nhỏ đánh cá cách bờ trong vòng 20 hải lí (xem Hình 12), trong khi ghe lớn hơn

đánh bắt xa bờ đến 50 hải lí.

Thời gian đánh bắt tùy thuộc vào kiểu ghe. Ghe nhỏ đi biển trung bình trong vòng 3-4 ngày, ghe lớn

thì 9-10 ngày. Ghe nhỏ ít hoạt động trong thời gian tháng 2-6 do sản lượng cá giảm và cá di chuyển

vào vịnh Thái Lan. Ghe lớn (10 tấn) phải ngừng hoạt động trong thới gian tháng 11-2 do điều kiện thời

tiết; trong giai đoạn này, những người đi bạn phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên: bắt cua giống

hay tôm tép ở Cù Lao Dung.

Với ghe nhỏ, các loài chính được bắt là tôm (Penaeus spp.) trong thời gian tháng 6-8 và cá đối tháng

9-1. Ghe lớn đánh bắt nhiều nơi, không chuyên về một loài nào: cả tôm và nhiều loài cá.

Page 79: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

77

Tôm có thể được đánh bắt trong 10-20 ngày mỗi tháng trong mùa vụ. Mỗi ghe (<5 tấn) có trung bình

40 tay lưới (mắc lưới 4,8 cm, dài 45 m, trí giá 350.00/lưới). Mỗi chuyến đánh bắt được 20-80 kg. Rất

hiếm khi bắt được tôm sú mẹ (700.000 to 1 triệu đồng/con). Giá bán trung bình 100.000-120.000

đồng/kg. Lợi nhuận trung bình 7 - 10 triệu đồng/chuyến/ghe.

Trong mùa vụ phụ (tháng 9-1), loài có giá trị nhất là cá đối, được bán tươi (hoặc khô) với giá 5000-

6000 đồng/kg.

Chúng tôi không thể ước đoán số hộ tham gia đánh bắt xa bờ trong toàn vùng dự án, nhưng hoạt

động này có vai trò lớn với các hộ ở xã Trung Bình và thị trấn Vĩnh Châu hơn ở các xã khác. Lao

động tham gia đánh bắt xa bờ làm việc theo 2 hình thức hợp đồng:

Mỗi người đi bạn nhận một phần sản phẩm về ăn và 5% tiền bán lượng thủy sản bắt được.

Thu nhập tùy vào sản lượng đánh bắt, khoảng 20.000-70.000 đồng/người/chuyến (ghe < 5

tấn) và 50.000-800.000 đồng/người/chuyến (ghe > 10 tấn).

Người đi bạn có thể mang lưới của mình theo cùng đánh bắt trên ghe. Ngoài phần thủy sản

đánh bắt được bằng lưới của mình, người đi bạn có thể nhận thêm một phần lượng đánh bắt

chung.

Có sự cạnh tranh giữa các ngư dân và mức độ đánh bắt trong vùng đã tăng lên. Theo ngư dân địa

phương, số lượng ghe đánh bắt đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm qua. Có thêm nhiều ghe từ các tỉnh

Bến Tre và Trà Vinh hoạt động trong vùng biển mà ngư dân thường đánh bắt. Có hơn 30 ghe từ tỉnh

khác hiện đăng kí hoạt động ở xã Trung Bình. Mật độ ghe tăng lên. Ngư cụ cũng biến đổi, sử dụng

lưới đánh bắt nhiều loại (cỡ lưới 2 cm, dài 120 m). Lưới kéo và lưới đóng cố định ở đáy biển thường

được sử dụng. các ngư cụ này có thể không bị cấm ở tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh khác ở ĐBSCL.

Khảo sát này đã không chú trọng đến hoạt động đánh bắt xa bờ, chỉ phỏng vấn một số hộ liên quan

như chủ ghe và người đi bạn. Khảo sát chỉ quan tâm đến tác động của đánh bắt xa bờ lên việc làm

mướn ngoài lĩnh vực nông nghiệp trong các cộng đồng sống ven biển. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy

xu hướng chung trong đánh bắt xa bờ là gia tăng sản lượng đánh bắt, có thêm nhiều ghe và thêm

nhiều ngư cụ khai thác triệt để hơn.

Page 80: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

78

7 Phần tích các thành phần liên quan

Các vấn đề sinh ra do việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển Sóc Trăng phức tạp, đa

dạng và bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Sự phức tạp của tình trạng này rõ ràng có sơ sở từ

chiến lược sinh kế của người dân. Tính đa dạng thấy được do các môi trường sinh thái khác nhau tồn

tại trong vùng nghiên cứu (bãi sình, bãi cát và rừng ngập mặn) và do có nhiều loài với giá trị kinh tế

cao.

Trong hoàn cảnh này, các thành phần thuộc về thể chế và tư nhân cùng các thành phần liên quan

khác tác động qua lại với nhau bằng những chiến lược và mục đích khác nhau, trực tiếp khai thác tài

nguyên thiên nhiên hay tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên.

Trong chương này, chúng tôi tóm tắt và phân tích một số tác động qua lại và các nhân tố được nhận

ra là có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

7.1 Động lực của sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Từ cuối những năm 1990, tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế qua sự phát triển

ngành công nghiệp tôm. Các số liệu thống kê cho thấy diện tích nuôi tôm tăng lên đến 31.150 ha tính

từ năm 1995 đến 2006. Ví dụ, huyện Vĩnh Châu tăng diện tích nuôi tôm từ 13.084 ha năm 2000 lên

28.080 ha năm 2005. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi hấp lực của thị trường trong nước và ngoài

nước và chính sách quốc gia.

Từ cuối những năm 1990, chính quyền cấp tỉnh và huyện (UBND), các cơ quan như Phòng kinh tế và

Sở thủy sản đã tham gia thúc đẩy và hỗ trợ cho các hình thức sản xuất tôm công nghiệp và bán công

nghiệp ở vùng ven biển. Sở thủy sản, đóng vai trò như cố vấn kỹ thuật, chịu trách nhiệm về qui hoạch

sử dụng đất và phổ biến kỹ thuật đến người dân địa phương. Chính quyền địa phương (UBND) và

phòng kinh tế cùng với các ban ngành trong tỉnh (như thủy lợi) đã thực hiện một qui hoạch sử dụng

đất mới, phát triển cơ sở hạ tầng (chủ yếu để quản lí nước) và triển khai chính sách vay vốn cho nông

dân đầu tư kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp.

Sự phát triển của ngành công nghiệp tôm tạo ra những thành phần liên quan mới, gồm thành phần tư

nhân, các hội của nông dân, nhà máy chế biến và trang trại tôm thương mại. Các thành phần này có

mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và chỉ đại diện cho một tỉ lệ nhỏ người dân trong tỉnh.

Trong vòng vài năm, sự phát triển của ngành công nghiệp tôm đã chuyển đổi cảnh quan và đặc điểm

kinh tế xã hội của vùng ven biển với sự tích tụ đất đai cho những hộ khá giả và các nhà đầu tư tư

nhân (người từ bên ngoài đến và các trang trại tôm thương mại). chúng ta đã thấy trong các điểm

khảo sát, các hộ khá có trung bình hơn 3 ha đất và các trang trại nuôi tôm có thể có nhiều hơn 100 ha

do thuê đất từ các cơ quan cấp tỉnh và huyện (UBND, tỉnh ủy, v.v.). Ngoài ra, các trang trại nuôi tôm

dọc theo bờ biển thường phá rừng để bắt đầu và mở rộng hoạt động nuôi tôm, chiếm dụng đất vốn

trước đây là nơi được tiếp cận tự do. Trong hầu hết các trường hợp, các thành phần này với khả

năng tiếp cận kiến thức và khả năng đầu tư đã rất thành công trong hoạt động nuôi tôm.

Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng về nuôi tôm trong nhóm các gia đình thuộc nhóm trung bình

(tiếp cận được nguồn vốn) đã dẫn đến tình trạng tai hại là thất bại trong một số vụ nuôi tôm liên tiếp

và trở nên bị nợ nần; đây là kết quả của “tâm lí muốn làm giàu nhanh” – thường được nhắc tới trong

sự phát triển nuôi tôm (Flaherty et al. 1999, Lutrell 2006). Chiến lược sinh kế của hộ gia đình đã hoàn

toàn thay đổi và buộc phải thích ứng với điều kiện môi trường mới trong nông nghiệp, trong đó nuôi

thủy sản nước lợ lấn át sản xuất lúa. Sau một vài vụ thất bại với kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp, người

ta bắt buộc phải tiển khai các hoạt động mới tạo ra thu nhập như khai thác tài nguyên thiên nhiên,

nuôi tôm thả lang hay quản canh. Điều này được ghi nhận trong các điểm khảo sát (điểm 1, 2, 3) và

phản ánh sự thiếu sót về qui hoạch của chính quyền địa phương về phát triển nuôi tôm. Nông dân đã

Page 81: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

79

không tiếp cận được đủ kiến thức và thông tin từ Sở thủy sản, hội nuôi tôm hay các thành phần tư

nhân để triển khai các kỹ thuật nuôi tôm bền vững. Những cố gắng của họ đã gặp trở ngại vì xây

dựng ao nuôi không đạt chất lượng và bị cuốn theo hình thức nuôi tôm công nghiệp.

Sự phát triển của ông nghiệp nuôi tôm có 2 tác động tiêu cực chính lên sự khai thác tài nguyên thiên

nhiên:

Tích tụ đất đai vào các hộ khá và trang trại thương mại

Tích tụ nợ đối với các hộ trung bình ở nhiều nơi.

Cả hai tác động này lên tình hình kinh tế xã hội của vùng ven biển đã gia tăng áp lực lên việc sử dụng

tài nguyên thiên nhiên. Sự thiếu đất cho các hộ nghèo và việc đóng cửa một số khu rừng của các

trangtrại tôm thương mại đã tái định hướng các chiến lược sinh kế theo hướng khai thác tài nguyên

thiên nhiên ở bãi bồi. Trong trường hợp nhóm hộ trung bình, thiếu khả năng đầu tư nuôi tôm đã làm

họ phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên cho nhu cầu hàng ngày như Lutrell (2006) đã mô tả trong các

tỉnh khác. Ở Bạc Liêu, một nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phát triển nuôi tôm đã làm tăng bất

bình đẳng về thu nhập trong cộng đồng so với các khu vực canh tác lúa (Hossain et al. 2006). Trong

trường hợp của Sóc Trăng, nghiên cứu này cho thấy rõ ràng có sự khác biệt giữa nhóm hộ khá và

các nhóm hộ khác về thu nhập từ hoạt động sản xuất và về sự phục thuộc vào tài nguyên thiên nhiên,

mặc dù chúng tôi không thể ước đoán chính xác thu nhập của hộ trong năm cho mỗi nhóm giàu

nghèo.

Một trong những bàn luận về sự phát triển nuôi tôm là khả năng tạo ra công việc (được trả lương)

trong các trang trại nuôi tôm và nhà máy chế biến trong vùng ven biển – thường đứng sau các nơi

khác trong khả năng phát triển công nghiệp. Tuy nhiên các nhà máy chế biến thì không được thiếp lập

ở vùng ven biển mà nằm ở TP Sóc Trăng. Chúng ta cũng đã thấy rằng các trang trại nuôi tôm lại

không tuyển nhân công từ địa phương. Các cộng đồng ven biển không tiếp cận được cơ hội làm việc

trong ngành nuôi thủy sản và không hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của vùng.

Nhìn lại bức tranh phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, sự dộc canh con tôm đã dẫn

được thay thế bằng nuôi thủy sản khác. Nuôi cua và nuôi cá kèo đã trở nên phổ biến ở các tỉnh Bạc

Liêu và Cà Mau (Christensen et al. 2004; Joffre et al. 2007) sau một vài vụ tôm thất bại. Nuôi cua và

một số thủy sản có giá trị khác là một lực chọn nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho nông dân ở

ĐBSCL. Các loài này mới được bắt từ tự nhiên để nuôi gần đây (5-10 năm đối với cua và < 4 năm đối

với cá kèo) trong khi thị trường cũng đang cùng phát triển.

Đồng thời, nuôi các loài nhuyễn thể (nghêu và sò huyết) cũng đã phát triển ở các tỉnh DBSCL (Bến

Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu). Hầu như người ta phải hụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên bắt

từ bãi sình và bãi cát. Mối quan hệ giữa các thành phần liên quan và tác động lên tài nguyên thiên

nhiên được tóm tắt trong Hình 14.

Được thúc đẩy bởi hấp lực của thị trường và chuỗi giá trị, người dân địa phương bắt đầu đẩy mạnh

việc khai thác các loài này, chuyển hướng từ khai thác để sử dụng cho nhu cầu làm thực phẩm trong

gia đình sang khai thác để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bước cuối cùng trong chuyển biến này đã

được thấy trong tỉnh: sự di chuyển của người khai thác trong và giữa các huyện để khai thác các loài

có giá trị cao như nghêu và sò huyết giống.

Sự chuyển hướng này được diễn ra do sự thiếu vắng các qui định về khai thác bãi bồi. Các cơ quan

nhà nước chịu trách nhiệm về tài nguyên thiên nhiên (Sở tài nguyên và môi trường) hay về thủy sản

(Sở thủy sản) không tham gia quản lí bãi bồi. Chính quyền thì không muốn can thiệp vào hoạt động

của người khai thác và e ngại thực hiện các qui định về như cụ. Khuôn khổ pháp lí thì có, nhưng việc

thực thi thì không thấy hoặc bị cản trở bởi sự thiếu phối hợp hay không muốn làm mất lòng người dân

địa phương. Đồng thời, vị thế khó xử của chính quyền địa phương cũng có thể hiểu được nếu đặt

trong hoàn cảnh chuỗi giá trị đang bao quanh các sản phẩm được khai thác từ bãi bồi. Sự thiếu thốn

Page 82: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

80

Hình 14: Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển

Tác động trực tiếp lên khai thác tài nguyên thiên nhiên

Tác động gián tiếp lên khai thác tài nguyên thiên nhiên

Thành phần thể chế Chính sách quốc gia và địa phương về phát triển ngành công nghiệp tôm (giao

đất, vốn vay, v.v.)

Trang trại nuôi tôm

thương mại và nhóm hộ

khá

Tích tụ đất đai và phá hủy rừng ngập mặn

Nhóm hộ trung bình Nuôi tôm thất bại và nợ nần

Nhà máy chế biến

Nhóm hộ nghèo và trung bình

Trách nhiệm chưa rõ ràng trong quản lí

bãi bồi

Phát triển nuôi thủy sản

nước lợ

Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Phát triển công nghiệp (Ô nhiễm

nước)

Cấp tỉnh và địa phương

Cấp quốc gia và khu vực

Page 83: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

81

các qui định cũng là một cách thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản ven biển và cuối

cùng tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng.

Ở phạm vi lớn hơn, chúng ta phải lưu ý rằng vùng ven biển của Sóc Trăng là một phần của một lưu

vực sông nước lớn hơn của sông Hậu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không khảo sát vai trò và tác

động của sự phát triển công nghiệp dọc theo sông Hậu. Nhà máy giấy Lee and Man Paper

Manufacturing Ltd ở Hậu Giang chỉ là một ví dụ cho sự phát triển công nghiệp – mà có thể tạo ra tác

động lớn đến tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển.

7.2 Qui định pháp luật đối với quản lí vùng ven biển

Chương 4 đã trình bày các qui định pháp lí về quản lí vùng ven biển cùng với các thành phần liên

quan chính. Sự chồng chéo về trách nhiệm và các khoảng trống về pháp lí trong việc quản lí vùng ven

biển cũng đã được nói đến.

Chắc chắn việc quản lí vùng ven biển phải có sự tham gia của các cơ quan ban ngành như Sở

TN&MT, Sở thủy sản, CCKL, Phòng kinh tế và chính quyền địa phương cấp huyện và tỉnh. Tuy nhiên,

sự ra quyết định dường như phụ thuộc vào UBND và phòng kinh tế. Các bộ phận kỹ thuật dường như

để thực hiện các quyết định ở cấp cơ sở và chỉ đóng góp ý kiến chuyên môn cho các nhà hoạch định

chính sách. Nguồn tài nguyên chính (đất đai) được cấp do UBND cấp tỉnh và huyện cho thấy các cơ

quan này đóng vai trò quyết định trong việc quản lí vùng ven biển.

7.2.1 Trách nhiệm chồng chéo và khoảng trống về luật pháp

Trong quản lí rừng, CCKL chịu trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng CCKL lại phụ thuộc vào

quyết định của UBND về việc giao đất trong vùng đệm. CCKL chịu trách nhiệm bảo vệ rừng trong

vùng đệm, nhưng khu vực này lại chồng lấn với đất được UBND giao cho các thành phần tư nhân để

phát triển kinh tế. Kết quả là trách nhiệm và việc quản lí trong các khu vực này có thể bị lẫn lộn.

Ngoài ra, các thành phần khác cũng chịu trách nhiệm bảo vệ rừng nhưng chức năng và nhiệm vụ

chưa rõ ràng, như bộ đội biên phòng, trang trại tư nhân nằm trong đất có rừng và Sở công an. Trách

nhiệm của các thành phần này dường như chỉ giới hạn trong công tác bảo vệ chứ không tham gia

quản lí rừng.

Việc quản lí tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của Sở TN&MT nhưng điều này không mở rộng cho

hoạt động sản xuất dựa trên biển, như đánh cá xa bờ là trách nhiệm của Sở thủy sản. Giới hạn về

trách nhiệm giữa các cơ quan vẫn chưa rõ và dẫn đến các khoảng trống trong khuôn khổ pháp lí như

đã trình bày cho khu vực bãi bồi. Phỏng vấn các cơ quan cấp huyện và tỉnh không làm rõ được trách

nhiệm của các thành phần liên quan khác nhau. Nếu xem xét về khía cạnh cho phép sử dụng đất thì

dường như bãi bồi thuộc trách nhiệm của Sở TN&MT, nhưng các hoạt động được đăng kí trong khu

vực này cần sự đồng ý của UBND tỉnh và hoạt động đánh cá được kiểm soát bởi Sở thủy sản. Một số

thành phần liên quan cũng cho biết vai trò của Chính phủ trong mọi hoạt động diễn ra dọc biên giới.

Trong khi đó, Luật đất đai (2003) qui định rằng nhà nước có thể cho thuê bãi bồi ven biển cho cá nhân

và hộ gia đình.

Ví dụ về tính pháp lí trong quản lí bãi bồi minh họa rõ khuôn khổ pháp lí chưa rõ ràng trong vấn đề

quản lí vùng ven biển, với trách nhiệm chồng chéo hay thiếu vắng trách nhiệm. Sự hình thành các cơ

quan ban ngành ở cấp tỉnh và huyện đòi hỏi sự điều phối và xác định rõ ràng và hợp lí trách nhiệm

và chức năng quản lí.

Trong quản lí rừng ngập mặn, Quyết định 116 - được CCKL xem là văn bản cơ sở xác định trách

nhiệm của CCKL, qui định rằng vùng đệm được sử dụng 40% cho nuôi thủy sản và 60% cho phát

triển rừng vì mục đích đệm. Trong thực tế, ở tất cả các huyện ven biển, vùng đệm không phục vụ

đúng chức năng. Chỉ có xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) là có vùng đệm gần đúng nghĩa nhất, nhưng

Page 84: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

82

cũng đã bị trang trại nuôi tôm công nghiệp phá mất một phần. Ở các xã ven biển khác, hầu hết vùng

đệm đã được biến thành trang trại nuôi tôm công nghiệp.

7.2.2 Nguồn nhân lực và tài chính phục vụ bảo vệ rừng

CCKL không có đủ ngân sách và nhân lực để thực hiện các chính sách và nhiệm vụ. CCKL phụ thuộc

các dự án quốc gia và quốc tế để thực hiện các chương trình trồng rừng vì không có ngân sách để

tạo nguồn giống và trồng rừng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của CCKL giới hạn trong việc thi hành pháp

luật và phụ thuộc vào các cơ quan khác thực hiện dự án.

Tỉ lệ 258-337 ha cho một kiểm lâm viên thấp hơn tỉ lệ được qui định chung cho cả nước (1.000 ha

rừng đặc dụng/kiểm lâm viên). Ở cấp địa phương, hoạt động giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường

giữa các huyện có khác nhau. Sự tham gia của lực lượng kiểm lâm vào hoạt động này cũng ít hơn so

với hoạt động thực thi pháp luật – được coi là nhiệm vụ chính của kiểm lâm. Sự thực thi pháp luật

cũng được thực hiện ở cấp địa phương nhờ sự thành lập các TBVR trong dự án WB nhằm tăng

cường hoạt động tuần tra trong rừng phòng hộ xung yếu. Hoạt động của TBVR có thành công tương

đối, một phần do tiền công cho người tham gia còn thấp.

7.3 Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan và các thành phần đặc biệt liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Phần này giới thiệu tình hình và mối quan hệ đặc biệt giữa các thành phần liên quan trong quản lí

vùng ven biển.

7.3.1 Bảo vệ và tiếp cận rừng

Tiếp cận rừng bị hạn chế trong rừng phòng hộ xung yếu nhờ hoạt động của lực lượng kiểm lâm,

TBVR, bộ đội biên phòng và những hợp đồng đặc biệt. Đối với TBVR, hợp đồng bảo vệ rừng là kết

quả của việc thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004). Với các trường hợp khác, đất rừng

được giao cho các cá nhân nhờ hợp đồng cho thuê giữa tỉnh ủy và các trang trại tôm thương mại hay

được sự chấp thuận của Sở công an và UBND tỉnh.

Với những người có hợp đồng đặc biệt, sự phát triển các hoạt động kinh tế trong vùng đệm hạn chế

sự tiếp cận rừng. Sự chuyển biến rừng từ trạng thái “mở” sang hạn chế tiếp cận đã tạo ra mâu thuẩn

giữa người sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thành phần tư nhân; đôi khi xảy ra xung đột (Lutrell

2002; Deb 1998).

Đối với rừng phòng hộ xung yếu, Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) qui định rừng phòng hộ có thể

giao cho cộng đồng hay cá nhân để bảo vệ. Ở Sóc Trăng, dự án WB đã thực hiện luật này bằng cách

hình thành các TBVR. Trong thực tế, đất rừng thường được giao cho các cá nhân hơn là cho cộng

đồng, một số hộ đã được chọn lựa để bảo vệ các khu rừng. Trong một số trường hợp, việc tham gia

TBVR đã giúp cho người tham gia được phép sống trong khu vực được bảo vệ, thậm chí xây dựng

các ao nuôi thủy sản hay rẫy trong rừng phòng hộ xung yếu. Ngoài ra, các TBVR cũng lạm dụng

quyền hạn cho phép khai thác củi khô và các sản phẩm tự nhiên khác. Ở một số ấp, người dân địa

phương tỏ ý không hài lòng về các TBVR, cho rằng họ tham gia vào việc mua bán củi và cho thấy ít

nhất có sự đỗ vỡ nào đó trong cơ chế đồng quản lí.

7.3.2 Khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhóm dân tộc

Một mối quan hệ đã được đề cập trong nghiên cứu này, đó là giữa tính dân tộc và sự sử dụng tài

nguyên thiên nhiên. Chúng ta đã thấy rằng tài nguyên thiên nhiên được khai thác chủ yếu bởi các hộ

thuộc nhóm nghèo và trung bình. Có thể thấy được một số điểm thú vị dựa trên dữ liệu định tính được

ghi nhận trong khảo sát. Ngay cả khi tất cả các nhóm dân tộc tham gia khai thác tài nguyên thiên

nhiên thì người Khmer cũng chuyên khai thác vào một số sản phẩm nào đó. Trong khi tất cả các cộng

Page 85: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

83

đồng đi đánh cá, khai thác nghêu, sò huyết hay cua giống thì cộng đồng Khmer dường như rất chú

tâm vào khai thác cá kèo giống bằng lưới đăng và đi bắt ba khía trong rừng.

Cộng đồng người Khmer cũng được biết là khai thác củi trái phép trong các thời gian nhất định trong

năm, trước khi họ tổ chức tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây (ngày 13-15 tháng 4), lễ cúng ông bà

Dolta (cuối tháng 8) và lễ hội Ok Tom Bok (rằm tháng 10). Những dịp này tiêu thụ khối lượng lớn củi

để nấu thức ăn. Lưu ý rằng có đến hơn 52% dân số của huyện Vĩnh Châu là người Khmer; do đó các

sự kiện như lễ hội cũng nên được quan tâm trong công tác bảo vệ rừng và cộng đồng Khmer nên

được coi như một thành phần quan trọng trong quản lí vùng ven biển.

7.3.3 Mâu thuẩn về đất đai

Đất là tài nguyên chính gây nhiều bất đồng trong vùng ven biển. Với sự phát triển nuôi tôm, sự di cư

đến từ nơi khác và một diện tích lớn đất đai được giao cho các trang trại nuôi tôm thương mại, tài

nguyên đất đã trở nên hiếm đối với người dân địa phương. Vùng ven biển, trước đây được coi là có

giá trị thấp do đất cứng và thiếu nước cho canh tác nông nghiệp, đã trở thành một vùng hấp dẫn đầu

tư từ thành phần tư nhân trong vài năm qua.

Là chỉ thị cho vốn đai đai, giá đất trên thị trường đã biến động từ 30 triệu đồng/ha năm 2000 lên 120

triệu đồng/ha (cao nhất là 600 triệu đồng/ha) trong năm 2007. Giá đất khác nhau tùy thuộc vào khả

năng tiếp cận nguồn nước, giao thông và đã có sẵn ao tôm hay chưa. Giá thuê đất cũng tăng trong 10

năm qua, từ 0,25 triệu/ha/2 năm trong những năm 1990 lên 9-24 triệu/ha/2 năm trong năm 2007.

Sự gia tăng giá trị đất dẫn đến sự tích lũy đất đai vào một nhóm dân cư và ngăn cản phần dân cư còn

lại có đất. Việc giao đất của chính quyền tỉnh hay huyện cho các trang trại thương mại tư nhân đã làm

tình hình thêm căng thẳng và tạo ra mâu thuẩn giữa người nuôi tôm và cộng đồng dân địa phương. Ví

dụ, ở huyện Cù Lao Dung, việc chuyển trách nhiệm giao đất từ Nông trường 30/ cho UBND huyện đã

dẫn đến mâu thuẩn và người dân đã biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh. Mâu thuẩn về đất đai cũng được

biết xảy ra ở xã Vĩnh Hải và Vĩnh Tân. Chính sách kinh tế hỗ trợ hình thành một thành phần tư nhân

giàu có và quyền lực đã dẫn đến sự tích tụ đất đai vào các trang trại thương mại và hộ tư nhân giàu

có.

Bên cạnh tình hình tích tụ đất đaivào các hộ khá giả và trang trại tôm thương mại, sự phát triển nuôi

tôm thiếu qui hoạch trong vùng trồng lúa đã tạo nên ảnh hưởng lên sinh kế của nông dân. Chỉ sau

một vài năm nuôi tôm, sự tích lũy mặn trong đất sẽ gây khó khăn cho canh tác lúa. Các hộ nghèo

không có khả năng đầu tư hay tiếp cận vốn vay không thể chuyển đổi ruộng lúa thành ao tôm và do

đó đất bị bỏ hoang. Những hộ bị ảnh hưởng của quá trình này phải phụ thuộc vào việc khai thác tài

nguyên thiên nhiên để sinh sống. Đây là ví dụ điển hình cho mâu thuẩn giữa nông dân trồng lúa và

nông dân nuôi tôm. Các trường hợp tương tự đã được báo cáo cho vùng ĐBSCL (Be et al. 1999) và

các nước khác như Bangladesh (Deb, 1998) và Ấn Độ (Patil & Krishnan 1997). Trong khảo sát, chính

quyền địa phương đã ưu tiên phát triển hệ thống dẫn nước cho nuôi tôm hơn là hỗ trợ canh tác lúa.

Một khía cạnh lí thú của “tâm lí làm giàu nhanh” trong nuôi tôm là sự di chuyển của nhà đầu tư tư

nhân trong vùng ven biển. Một số nhà đầu tư thích thuê đất trong một vài năm (2-4 năm) rồi sau đó đi

thuê ở nơi khác khi hợp đồng thuê kết thúc hay khi vụ tôm bị thất bại.

Trong vùng đệm, vấn đề đất đai cũng có ý nghĩa quan trọng. Trong nhiều trường hợp, bằng khoán

không được cấp vì có mâu thuẩn giữa các thành phần tư nhân hay giữ tư nhân với chính quyền địa

phương. Theo Quyết định 28 của Thủ tướng ngày 04/08/04, việc giao đất trên cả nước phải hoàn

thành trước cuối năm 2005. Do mâu thuẩn đất đai và lệ phí bắt buộc đóng cho cơ quan xác định ranh

giới đất, chỉ có 5% số bằng khoán được cấp cho vùng đệm ở huyện Vĩnh Châu và Long Phú trong

Page 86: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

84

năm 20055. Chính quyền địa phương cũng cho biết các hộ nghèo không có bằng khoán vì thiếu tiền

đóng phí khi nhận bằng khoán. Không có bằng khoán làm người dân khó tiếp cận vốn vay và hạn chế

đầu tư cho đất đai.

Các dự án tái định cư đã được thực hiện bởi nhà nước sau cơn bão Linda (tái định cư 250 hộ) và

trong dự án WB (hơn 230 hộ ở các địa điểm khác nhau). Ở ấp Hồ Bể thuộc xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh

Châu), tái định cư chưa thực hiện hoàn toàn, vẫn còn nhiều hộ (có lẽ khoảng 19 hộ) vẫn còn sống tại

địa điểm cũ và vẫn canh tác trong rừng phòng hộ xung yếu và vùng đệm. Các hộ này chưa được tái

định cư có lẽ do vấn đề thủ tục. Vấn đề này trở nên một mâu thuẩn giữa người dân và chính quyền

địa phương. Ngoài ra, khu vực này được qui hoạch phát triển du lịch, làm tăng sự bất an của người

dân đang sống tại đây.

Ở các xã khác của huyện Vĩnh Châu, hầu hết các hộ sống trong rừng phòng hộ xung yếu đã đuợc tái

định cư vào vùng đệm, nhưng một số hộ vẫn chiếm đất trong rừng phòng hộ xung yếu để sản xuất

nông nghiệp hay nuôi thủy sản. Theo chính quyền địa phương, họ canh tác trên (đất gò) – là đất được

coi là không thích hợp để trồng rừng. Tình trạng của các hộ này hiện chưa rõ. Họ được quyền canh

tác trên đất này trong khi các hộ khác tại địa phương không tiếp cận được. Tuy nhiên, chỉ một vài

trường hợp như vậy được ghi nhận, chính quyền không cho biết diện tích và số hộ canh tác là bao

nhiêu.

Các vấn đề đất đai trong vùng ven biển là đa dạng và là biểu hiện của các lợi ích khác nhau của các

nhóm giàu nghèo. Các mâu thuẩn khó giải quyết do sự đa dạng về thành phần liên quan và trách

nhiệm chưa rõ ràng. Cho đến nay, sự tiếp cận và quyền sử dụng bãi bồi vẫn chưa là một vấn đề thực

sự, cộng đồng và chính quyền địa phương vẫn còn chấp nhận. Chỉ ở Cù Lao Dung, tình hình có vẻ

trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây do vị trí đặc biệt của cù lao. Bãi bồi được khai thác bởi

nhiều cộng đồng, từ Cù Lao Dung (địa phương), huyện Long Phú và tỉnh Trà Vinh. Người dân địa

phương phàn nàn về việc sử dụng bãi bồi bởi người từ bên ngoài; tuy nhiên mâu thuẩn vẫn chưa

bùng phát.

Dự án nhằm phát triển các hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu trên bãi bồi ở huyện Cù Lao Dung và Vĩnh

Châu (các xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa và Vĩnh Châu) có thể làm thay đổi tình hình. Dự án HTX, dựa trên

kinh nghiệm từ tỉnh khác, có kế hoạch hạn chế việc tiếp cận bãi cát (thích hợp cho nuôi nghêu) chỉ

cho các xã viên. Biện pháp này sẽ là hình thái pháp lí đầu tiên để quản lí bãi bồi và có thể tạo ra mâu

thuẩn giữa các cộng đồng hiện đang phụ thuộc các tài nguyên có giá trị cao tại đây như nghêu hay sò

huyết.

Chính quyền địa phương vừa nhận ra vai trò của bãi bồi và giá trị kinh tế tiềm năng. Tương lai của bãi

bồi có lẽ sẽ tương tự như phần đất phía trong đất liền, đóng cửa các khu vực trước đây được tiếp cận

tự do và các cộng đồng có thể sẽ đứng ngoài các cuộc đua về kinh tế.

5 Không có dữ liệu chính xác về tỉ lệ bằng khoán đã được cấp trong vùng đệm.

Page 87: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

85

8 Kết luận và đề nghị

Nghiên cứu cho thấy sự phức tạp trong quản lí hiện trạng các hệ thống sinh thái nông nghiệp và kinh

tế xã hội ở vùng vùng ven biển. Các mâu thuẩn mang tính kỹ thuật nảy sinh trong hoạt động sản xuất

thủy sản, các mâu thuẩn kinh tế nảy sinh giữa dân địa phương và sự phát triển của ngành công

nghiệp tôm và các vấn đề mang tính thể chế giữa các cơ quan nhà nước. Một trong những hệ quả

của các vấn đề này là sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Sự quản lí vùng ven biển thiếu sự

liên kết giữa các cơ quan chức năng và các thành phần liên quan khác.

Cần phải có các hành động, cả về pháp lí, được thực thi hiệu quả nhằm làm giảm sự khai thác tài

nguyên thiên nhiên. Điều này đòi hỏi sự liên kết giữa các thành phần thuộc về thể chế và các thành

phần tư nhân với các cộng đồng địa phương tương ứng. Sự phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng

thủy sản ven biển sẽ giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bởi ngừi dân địa phương. Cần

có các quan tâm và hỗ trợ trong việc quản lí tài nguyên thiên nhiên. Các tổ chức ở cấp cơ sở cần

hành động để phát triển cơ chế đồng quản lí và nên bắt đầu các bước nhằm điều tiết hoạt động khia

thác tài nguyên. Sau cùng, cần xác định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan đơn vị với

mục đích rõ ràng và khả thi ở tất cả các cấp.

8.1 Nuôi trồng thủy sản bền vững

8.1.1 Các vấn đề kỹ thuật

Nhiều người nuôi tôm bán công nghiệp vẫn còn nghi ngại và do đó đã triển khai nuôi tôm theo kiểu

thả lang hoặc theo kiểu công nghiệp.

Đối với những người thiếu khả năng đầu tư nuôi tôm bán công nghiệp hay công nghiệp, cần

có các hỗ trợ về kỹ thuật của cơ quan khuyến ngư. Họ cần được huấn luyện để triển khai

nuôi tôm cải tiến, mô hình lúa – tôm hay mô hình nuôi kết hợp tôm – cua – cá trong vùng

nước lợ. Các lựa chọn này có ý nghĩa quan trọng đối với nuôi thủy sản ven biển và thực tế đã

triển khai thành công ở Bạc Liêu bởi Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (Mức độ ưu tiên:

thấp);

Đối với những người có đất ít (0,5 ha) và nuôi thủy sản theo kiểu thả lang, có thể thử nghiệm

các hình thức nuôi thâm canh khác. Vỗ béo cua, nuôi cua thâm canh hoặc nuôi cá chẻm thâm

canh là những biện pháp đã thành công với hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm khuyến ngư và với

hỗ trợ về vốn (Mức độ ưu tiên: thấp);

Trong vùng đệm, mô hình lâm ngư kết hợp nên được thử nghiệm, trong đó các loài cây ngập

mặn được trồng xen kẻ với ao tôm và các hình thức nuôi kết hợp thủy sản nước lợ khác. Các

kết quả thử nghiệm sẽ là các cơ sở để xem xét tính bền vững trước khi mở rộng mức độ triển

khai nhằm phát triển một vùng đệm thực sự. Việc hợp tác với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy

sản 2 và Đại học Cần Thơ có thể giúp các chuyên gia thiết kế các dự án thử nghiệm cho các

điểm thử nghiệm (Mức độ ưu tiên: trung bình);

8.1.2 Các khía cạnh thể chế và tổ chức của hoạt động nuôi trồng ven biển

Các khu vực ven biển ở một số nơi được khảo sát không có môi trường đáp ứng được yêu cầu phát

triển nuôi tôm công nghiệp (nhất là tại Vĩnh Châu). Phát triển nuôi thủy sản đòi hỏi sự đồng quản lí tài

nguyên nước và sự chuyển giao kiến thức phù hợp:

Ở cấp cơ sở, thành lập các nhóm nông dân nhằm chia sẻ kinh nghiệm và và kiến thức, dựa

trên mô hình của hiệp hội nuôi tôm. Việc đồng quản lí tài nguyên nước nên được tiến hành

trong đó có sự tham gia của các nhóm nông dân, đơn vị thủy lợi, trung tâm khuyến ngư và

Page 88: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

86

chính quyền địa phương để điều tiết dòng nước, lịch thả giống và triển khai một hệ thống

cảnh báo sự xuất hiện của virus gây bệnh ở mức độ cơ sở (Mức độ ưu tiên: trung bình);

Hoạt động nuôi tôm nên được cấm triệt để tại các khu vực sản xuất lúa. Chúng ta đã thấy

rằng trồng lúa và hành có thể tạo ra công ăn việc làm hơn là hoạt động nuôi tôm và nhờ đó

giảm thiểu sự khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, sự mở rộng phạm vi nuôi tôm vào

các khu vực trồng lúa sẽ mở đường cho việc bỏ hoang đất trồng lúa do xâm nhập mặn, dẫn

đến đời sống người nghèo trở nên không được bảo đảm. Điều này đòi hỏi sự tham gia của

chính quyền địa phương và hỗ trợ kỹ thuật từ Sở NN&PTNT và Sở thủy sản nhằm biến đổi ao

tôm trở lại ruộng lúa hay các hình thức canh tác khác (Mức độ ưu tiên: thấp);

Chuỗi giá trị trong nuôi tôm đòi hỏi được cải tiến nhằm đem lại các sản phẩm xuất khẩu chất

lượng cao hơn. Hiện đang có một dự án đang được triển khai, gọi là “Thực hành quản lí tốt”

(Good Management Practices). Hiệp hội nuôi tôm hiện đang sử dụng một thương hiệu không

chính thức gọi là “nuôi tôm sạch”, cho kết quả hứa hẹn về sản xuất và thị trường. Thương

hiệu mang tính địa phương như vậy có thể nên được triển khai nhằm đem lại lợi ích cho nông

dân nuôi tôm ở qui mô nhỏ và vừa, bằng cách áp dụng cách tiếp cận Hợp tác công tư (Private

Public Partnership) (Mức độ ưu tiên: trung bình);

8.2 Quản lí tài nguyên thiên nhiên

Khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lí ở vùng ven biển. Chỉ có Rừng phòng hộ xung yếu

được bảo vệ bởi lực lượng kiểm lâm và các tổ bảo vệ rừng (TBVR). Tài nguyên ở vùng bãi bồi bị khai

thác quá mức, gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên trữ lượng một số loài (nghêu, cua, cá kèo, v.v.). Sự

thiếu vắng trách nhiệm của các ban ngành đối với vùng bãi bồi không đem lại các hỗ trợ hiệu quả cho

việc quản lí tổng thể các vùng ven biển.

Điều quan trọng là phải kiểm soát các hoạt động khai thác với sự tham gia của các thành viên

trong chuỗi giá trị, chủ yếu là thương lái, nhằm dự đoán sản lượng và giá trị sản phẩm khai

thác từ bãi bồi (Mức độ ưu tiên: trung bình);

Chính quyền địa phương, Sở thủy sản và Sở TN&MT nên lôi kéo các cộng đồng địa phương

(bao gồm các cộng đồng Khmer) tham gia trong quá trình đồng quản lí tài nguyên, bao gồm

cách thức sử dụng bền vững vùng bãi bồi (lịch khai thác, kích cỡ lưới tối thiểu, qui định về

phương tiện đánh bắt, v.v.) (Mức độ ưu tiên:cao);

Cộng đồng địa phương và những cộng đồng sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải tham gia

tích cực vào việc quản lí tài nguyên đang được sử dụng. Việc quản lí không chỉ bao gồm các

biện pháp thực thi pháp luật. Các nhóm như TBVR đã tham gia trong vấn đề này. Nhưng cần

mở rộng sự tham gia của toàn bộ cộng đồng và cung cấp các hình thức khuyến khích cần

thiết. Cách thức đồng quản lí là một đòi hỏi đối với việc phát triển các hợp tác xã nuôi nghêu

trên bãi bồi ở các huyện Vĩnh Châu và Cù Lao Dung nhằm tránh các mâu thuẩn và triển khai

hoạt động khai thác bền vững (Mức độ ưu tiên:cao);

Vấn đề sử dụng đất cho vùng bãi bồi phải được giải thích và trình bày cho các cơ quan trong

tỉnh để nâng cao hiểu biết và hành động vì các nhu cầu và mâu thuẩn tại địa phương (Mức độ

ưu tiên:cao);

Cần nỗ lực giáo dục các cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên

thiên nhiên. Điều này đã được thực hiện trong nỗ lực bảo vệ rừng trước đây. Cần chú ý đến

cộng đồng Khmer, phụ nữ và trẻ em trong các cộng đồng ven biển, bởi vì họ tham gia trong

việc khai thác tài nguyên thiên nhiên rất nhiều (Mức độ ưu tiên:cao);

Vai trò của TBVR nên được xem xét lại, nên có nhiều hộ hơn tham gia vào công tác bảo vệ

rừng dựa vào cộng đồng. Nếu các TBVR nhiều thành viên hơn thì có thể tạo ra một thành

phần địa phương có tính đại diện cao hơn (cho cộng đồng địa phương) và do đó sự tham gia

của họ sẽ mạnh mẽ hơn trong tương lai (Mức độ ưu tiên:cao);

Page 89: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

87

Ở một số nơi đặc biệt trong huyện Vĩnh Châu (xã Vĩnh Tân, Lại Hòa và Vĩnh Phước) ngày

càng bị sóng và gió gây xói mòn bờ biển, cần có chuyên môn kỹ thuật cho các chương trình

phục hồi rừng và bảo vệ (Mức độ ưu tiên: trung bình).

8.3 Khuôn khổ pháp lí, qui định địa phương và đồng quản lí tài nguyên

Cải thiện việc quản lí vùng ven biển chắc chắn đòi hỏi sự phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan và

chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Các thành phần thuộc về thể chế phải được xác định rõ về chức

năng, nhiệm vụ, nhất là đối với việc quản lí vùng bãi bồi.

Các ủy ban quản lí tài nguyên phải được thành lập, bao gồm các thành phần thể chế và tư

nhân ở các cấp hành chính nhằm bảo đảm tính đại diện tối ưu cho việc qui hoạch và quản lí

sử dụng đất hiệu quả hơn (Mức độ ưu tiên:cao).

Ở cấp tỉnh, UBND, Sở thủy sản, Sở NN&PTNT, CCKL, Sở TN&MT, và Sở Kế hoạch và đầu tư phải

tham gia quản lí tài nguyên thiên nhiên và qui hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, các thành phần tư nhân

như Hội nghề cá và Hiệp hội nuôi tôm phải tham gia vào các cơ quan và qui trình ra quyết định. Việc

quản lí ở cấp huyện đòi hỏi thành lập các ủy ban và bao gồm các thành phần thể chế. Ở cấp xã cần

có sự tham gia mạnh mẽ hơn của các thành phần địa phương để quản lí hiệu quả hơn. Cần chú ý đặc

biệt đến cộng đồng Khmer, vốn khai thác tài nguyên thiên nhiên với tần suất cao hơn các nhóm dân

khác. Các thành phần khác ở mức địa phương như TBVR, ngư dân và những người nuôi tôm công

nghiệp và thương mại cần chú ý đến việc quản lí vùng ven biển và điều phối các nỗ lực, nhờ đó tất cả

các các thành phần liên quan đều được hưởng lợi.

Làm rõ và phối hợp giữa các vấn đề về qui hoạch sử dụng đất và về pháp lí với cách tiếp cận

dựa vào các thành phần liên quan, bao gồm các ban ngành khác nhau (tỉnh, huyện, xã). Các

vấn đề về sử dụng đất cần được đáp ứng, làm rõ và thực thi nhằm phát triển vùng đệm hiệu

quả. Điều có thể thực hiện nếu toàn bộ các cơ quan ban ngành liên quan cũng nhau thực

hiện. (Mức độ ưu tiên: trung bình);

Nguồn tài chính cho việc quản lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển cũng như

trồng rừng có thể đòi hỏi thực thi các qui định mới. Một khả năng là tái lập việc thu thuế đất

nuôi tôm bằng cách áp dụng cách tiếp cận Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for

Ecosystem Services – PES), trong đó có tiêu chuẩn dựa trên diện tích nuôi và/hoặc các hình

thức nuôi. Các trang trại có diện tích hơn 1 ha sử dụng kỹ thuật nuôi tôm bán công nghiệp

hay công nghiệp có tác động lớn hơn đến môi trường và do đó thuế đất sẽ dùng để đến bù

thiệt hại nhất định đến môi trường (Mức độ ưu tiên: trung bình);

Tái phân bố lợi ích từ nuôi tôm có thể được thực hiện bằng cách bao gồm sự tham gia của

các cộng đồng địa phương trong ngành công nghiệp tôm. Đây là một biện pháp thích hợp

nhằm giảm mâu thuẩn giữa người dân địa phương và các trang trại nuôi tôm công nghiệp và

cũng làm giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên nhờ tạo ra công ăn việc làm cho các hộ

nghèo. Biện pháp này đòi hỏi thay đổi một phần trong cách thuê mướn nhân công của chủ

trang trại và cả trong cách cư xử của người dân địa phương. Kinh nghiệm từ huyện Long

Phú: Công ty Mỏ Ó (trang trại nuôi tôm thương mại) thuê 80% nhân công là người dân địa

phương.

Các hoạt động khác tạo ra thu nhập cần được khuyến khích thông qua các trung tâm dạy nghề, trong

đó chú trọng đến phụ nữ - những người hiện đang còn ít tham gia vào các hoạt động kinh tế ngoài

nông nghiệp.

Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp dọc theo sông Hậu cần được điều tiết và luật bảo vệ môi trường

cần được thực thi hiệu quả nhằm tránh gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

Page 90: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

88

Việc quản lí vùng ven biển nhìn chung rất phức tạp, bao gồm nhiều thành phần liên quan khác nhau

và đòi hỏi các công cụ pháp lí nhằm cho phép phát triển kinh tế đồng thời với phòng tránh sự suy

thoái môi trường tự nhiên. Nghiên cứu này cho thấy sự khai thác tài nguyên thiên nhiên chủ yếu được

quyết định do các tác động của thị trường cùng với sự phát triển hoạt động nuôi thủy sản nước lợ

trong khu vực và sự mở rộng của ngành công nghiệp tôm.

Một phần quan trọng dân số hiện đang phụ thuộc vào sự khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven

biển. Do đó, cần có các hành động khẩn cấp nhằm phát triển các cơ chế đồng quản lí tài nguyên để

đạt được một sự phát triển bền vững thực sự.

8.4 Bài học từ thực địa

Nghiên cứu này không thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng,

dự án GTZ-CZM “Quản lí tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng” và sự hỗ trợ của

chính quyền địa phương và các đội dự án huyện. Sự hỗ trợ về hậu cần đã giúp khảo sát được tiến

hành suông sẻ, đúng thời hạn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong có sự điều phối tốt hơn giữa Chi cục

Kiểm lâm và các đội dự án huyện để các khảo sát thực địa trong tương lai thành công hơn nữa.

Đối với dự án, việc thu thập thông tin và chuyển cho các tư vấn của các đội dự án huyện và Chi cục

Kiểm lâm, cũng như sự trao đổi thông tin giữa chính quyền địa phương và các thành phần tư nhân

nên được cải tiến tốt hơn. Hi vọng rằng chính quyền địa phương cấp xã và cấp ấp sẽ tham gia nhiều

hơn trong hỗ trợ hậu cần nhằm nâng cao hiệu quả công việc trên thực địa.

Page 91: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

89

Tư liệu tham khảo

Alauddin M. and Tisdell C. 1998. Bangladesh’s shrimp industry and sustainable Development: Resource-use conflict and the environment. Asian Fisheries Science 11: 97-110.

Be T.T., Dung L.C. and Brennan D. 1999. Environmental costs of shrimp culture in the rice-growing regions of the Mekong Delta. Aquaculture Economic & Management. Vol 3, (1): 31-42.

Christensen S.M., Macintosh D.J. and Phuong N.T. 2004. Pond production of the mud crab Scylla paramamosain (Estampador) and S. olivacea (Herbst) in the Mekong Delta, Vietnam, using two different supplementary diets. Aquaculture Research 35: 1013-1024.

Deb A.K. 1998. Fake blue revolution: environmental and socio-economic impact of shrimp culture in the coastal area of Bangladesh. Ocean & coastal Management 41: 63-88.

De Graaf and Xuan T.T. 1998. Extensive shrimp farming, mangrove clearance and marine fisheries in the southern provinces of Vietnam. Mangroves and salt marshes 2: 159-166.

Ellis F. 2000. Rural livelihoods and diversity in developing countries. Oxford University Press. 256 pp.

Hossain M.S., Lin C.K., Hussain M.Z. 2001. Goodbye Chakaria Sunderban: the oldest mangrove forest. Society of wetland scientists bulletin 18 (3): 19-22.

Hossain M, Ut T.T. and Bose M.L. 2006. Livelihood systems and dynamics of poverty in a coastal province of Vietnam. In Environment and livelihood in Tropical Coastal Zones. Eds C.T Hoanh, T.P Tuong, J.W Gowing and B. Hardy. Cab International. (309 pp). pp: 30-47.

Joffre O., Prein M., Tung P.B.V., Saha S.B., Hao N.V. and Alam M.J. 2007. Evolution of shrimp aquaculture systems in coastal zones of Bangladesh and Vietnam: a comparison. Paper Submitted to the Delta Conference (7-10 November 2007) in Bang Sean, Thailand.

Johnston D., Trong N.V., Tien D.V. and Xuan T.T. 2000. Shrimp yield and harvest characteristics of mixed shrimp-mangrove forestry farms in southern Vietnam: factors affecting production. Aquaculture 188: 263-284.

Kuchelmeister G. 2005. Viet Nam – Project Appraisal Mission, Report by the Policy & Institutional Expert, Draft. Anhang IV. Unpublished

Lebel L., Tri N.H., Saengnoree A., Pasong S, Buatama U, Thoa L.K. 2002. Industrial transformation and shrimp aquaculture in Thailand and Vietnam: Pathways to Ecological, Social, and Economic sustainability? Ambio 31 (4): 311-323.

Luttrell C. 2002. Embracing and resisting the global shrimp boom: shifting access to resources in the Vietnamese renovation. Paper for the (Conference of the International association for the Study of Common property (IASCP), Victoria Falls, Zimbabwe

Luttrell C. 2006. Adapting to Aquaculture in Vietnam: securing livelihoods in a context of change in two coastal communities. In Environment and livelihood in Tropical Coastal Zones. Eds C.T Hoanh, T.P Tuong, J.W Gowing and B. Hardy. Cab International (309 pp). pp: 17-29.

Minh T.H., Yakupitiyage A., Macintosh D.J. 2001. Management of the integrated mangrove-aquaculture farming system in the Mekong Delta of Vietnam. ITCZM Monograph 1. 24pp.

MOFI. 2005. Progress report on aquaculture development in 2004 and solution for

implementation of aquaculture development program in 2005, 19 pp. Ministry of Fisheries, Viet Nam.

Paez-Osuna F. 2001. The environmental impact of shrimp aquaculture: causes, effects, and mitigating alternatives. Environmental Management 28(1): 131–140.

Patil P.G. and Krishnan M. 1997. The Kandaleru shrimp farming industry and its impact on the rural economy. Agriculture Economics Review 10 (2): 293-308.

Phuong N.T., Minh T.H. and Tuan N.A. 2004. An Overview of coastal shrimp farming in theMekong Delta. Report to the Workshop on Coastal Fisheries Resources Development in UEF, HoChi Minh, 2004.

Primavera J.H. 2006. Overcoming the impacts of the aquaculture on the coastal zone. Ocean & Coastal Management 49: 531-545.

Page 92: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

90

Sinh L.X. 2004. Aquaculture and diversification in Vietnam: an overview. Report submitted to the World Bank Group in Hanoi, Vietnam, March 2004.

Soc Trang Province Statistical Book. 2006. 237 pp.

Vo Thi Thanh Loc, 2003. Quality management in shrimp supply chain in the Mekong Delta, Vietnam: problems and measures. CAS Discussion paper No 43.

World Bank (1999): Project Appraisal Document on a Proposed Credit […] to the Socialist Republic of Vietnam. For a Coastal Wetlands Protection and Development Project. Report No: 19825 VN. Rural Development and Natural Resources Sector Unit, East Asia andPacific Region.

Page 93: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

91

Phụ lục 1: Số liệu khí hậu và môi trường của tỉnh Sóc Trăng

Hình A: Nhiệt độ trung bình tháng (oC) ở TP Sóc Trăng (2001-2004), lượng mưa trung bình tháng

(mm) ở Thị trấn Vĩnh Châu và trạm Mỏ Ó (cửa sông Mỹ Thanh) (2002-2006)

Hình B: Mực nước trung bình tháng tối thiểu, trung bình và tối đa của sông Hậu (cm). Trạm Mỏ Ó (2002-2006).

0

50

100

150

200

250

300

350

T1

T2

T3 T4

T5 T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

24

24.5

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa trung bình (mm) Thị trấn Vĩnh Châu

Lượng mưa trung bình (mm)

Trạm Mỏ Ó

Nhiệt độ trung bình (0C)

Sóc Trăng

Lượng mưa (mm)

-250 -200 -150 -100 -50

0 50

100 150 200 250

Tháng 1

Tháng 3

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 9

Tháng 11

Mực nước (cm)

Mực nước trung bình (cm)

Mực nước tối thiểu trung bình (cm)

Mực nước tối đa trung bình (cm)

Page 94: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

92

Hình C: Độ mặn trung bình tháng (ppt) (2003-2007) ở sông Hậu (trạm Mỏ Ó) tháng 1-7.

Hình D: Bản đồ đất của tỉnh Sóc Trăng (Sở TN&MT 2000)

0

5

10

15

20

25

30

35

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Độ mặn (ppt)

Độ mặn trung

bình (ppt)

Độ mặn trung bình

tối thiểu (ppt)

Độ mặn trung bình

tối đa (ppt)

Page 95: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

93

Phụ lục 2: Phiếu điều tra

Dự án quản lí vùng ven biển GTZ

(tháng 9-10, 2007)

Ngày: ………………………………….

(1) Trên người được phỏng vấn …………………………….

(2) Tên chủ hộ: ……………………………………..

(3) Ấp ……………………..… (4) Xã …………………… (5) Huyện ………………..

(6) Dân tộc: Kinh [ ] Khmer [ ] Hoa [ ] khác [ ] ……………..

(7) Danh sách nhân khẩu; chủ hộ và vợ (chồng) đứng đầu; bao gồm cả những nhân khẩu đang đi làm

ở xa.

Nhân khẩu Tuối Giới tính Trình độ học vấn Nghề chính

1.

2.

Chủ hộ là nữ? Đúng/Không ………

Số con cái

Số con sống chung torng hộ:

Số con làm nông nghiệp hay/và khai thác tài nguyên thiên nhiên:

(8) Đất đia (hỏi xem công tầm cấy hay công nhà nước)

Thửa Diện tích (công 1000m2) Hình thức canh tác Sở hữu/bằng khoán

1.

2.

3.

Hình thức canh tác: tôm-tôm, lúa-tôm, mía, cua, muối, v.v.; bắt đầu từ năm nào:

Sở hữu: giao đất có bằng khoán, giao đất không có bằng khoán, mướn đất, cho mướn đất, đất có do

được thế chấp, đất bị thế chấp, đất mượn, canh tác với người khác, …..

Định cư tại ấp từ năm nào………….. đến từ tỉnh nào ……..

Anh chị đã bán hay cho mướn đất trong 12 tháng qua? Có/không (giá)…..

Nếu có, bao nhiêu đất …………………. (công = 1000m2)

(9) Anh chị có hợp đồng bảo vệ rừng với kiểm lâm hay xã: có/không

Bảo vệ khu vực nào:

Mối đe dọa chính đối với rừng là gì?

(10) Kiểu nhà: bê tông [ ] gạch [ ] gỗ [ ] lá dừa [ ]

(11) Phương tiện di chuyển:

Ghe máy [ ] xe máy [ ] xe đạp [ ] ………….. [ ] xuồng chèo [ ]

Page 96: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

94

(12) Phương tiện sản xuất:

Máy bơm (HP) [ ] quạt nước [ ] lưới đóng cố định [ ] lưới không cố định… [ ]

Dụng cụ bắt cua [ ], lú/lờ [ ], bẫy chuột [ ]

(13) Nuôi động vật trong 12 tháng qua

Số lượng (hiện nay) Để ăn Thu nhập từ bán (x1000 đồng)

Heo

Vịt

….

(14) Nuôi thủy sản (ao xung quanh nhà)

Ao Diện tích Để ăn bao nhiêu? Thu nhập từ bán trong 12 tháng qua

...

(15) Vốn đầu tư (triệu đồng) khi bắt đầu nuôi tôm (xây dựng ao + thiết bị)

(16) Bao nhiêu vụ tôm bị lỗ trong 2 năm qua (số ao/tổng số ao)

Học kỹ thuật nuôi tôm từ đâu? (nguồn kiến thức: TV, hàng xóm, công ty tư nhân,…)

Page 97: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

(17) Nuôi thủy sản – Sản xuất nông nghiệp

(Sử dụng số thứ tự thửa đất đã ghi trong câu hỏi 8)

Thử

a đất

Diện tích

(công

1000m2)

Cây con

Mật độ

Mướn

nhân

công

(ngày)

Nguồ

n

nhân

công

đâu?

Thành

viên

gia

đình

Tồng chi phí (giống, phân, vôi, nước,…) tính theo

triệu đồng

Sản

lượng

(kg)

Tổng giá

trị (triệu

đồng)

Vụ 1 ( ) từ ……….. đến ………….

Vụ 2 ( ) từ ……….. đến ………….

Vụ 3 ( ) từ ……….. đến ………….

Vụ 4 ( ) từ ……….. đến ………….

Nhân công: mướn cả năm hay theo tháng?

Nhân công: loại hợp đồng (miệng hay giấy tờ)? Giá nhân công:

Page 98: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

96

(18)Thu nhập từ lao động phi nông nghiệp (thủ công, buôn bán, làm mướn, bán giống cây,…)

Hoạt động Lợi nhuận trong năm qua (ngàn đồng)

a) Tự làm

………………...

………………...

b) Làm mướn

…………………

…………………

Nếu làm mướn, loại hợp đồng: (miệng, giấy tờ, theo ngày, theo tháng,…)

(19) Thu nhập từ làm mướn trong nông nghiệp và thủy sản …………ngàn đồng; ………… ngày

làm trong năm qua

(20) Quà biếu: Tiền và quà từ bạn bè, bà con, gia đình đang sống ở nước ngoài torng năm qua:

…………….. ngàn đồng.

(21) Vay vốn: (trị giá – từ đâu (ngân hàng, tư nhân) – lãi suất – từ khi nào và để làm gì)

(22) Xếp hạng nguồn thu nhập (nông nghiệp và thủy sản/khai thác tài nguyên thiên nhiên/làm

mướn trong nông nghiệp và thủy sản/làm việc phi nông nghiệp)

(23) Xếp hạng nguồn thức ăn: tự sản xuất/chợ/khai thác tự nhiên

(24) Tài nguyên thiên nhiên

- Gia đình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên lâu rồi (bao nhiêu năm)?

- Trừ lượng trong tự nhiên có thay đổi trong 10 năm qua?

- Người khai thác ít hơn hay nhiều hơn so với hiện nay? Lí do?

Page 99: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

97

(25) Khai thác tài nguyên thiên nhiên trong 12 tháng qua (cá, gỗ, củi, tôm, chuột, nghêu, cây giống,…)

Loài được

khai thác

Nơi khai thác, ai

trong gia đình khai

thác?

Thời gian khai thác

(tháng nào/cả

năm?)

Sản lượng

(kg/ngày)

Sử dụng trong gia

đình (% lượng khai

thác)

Bán đi (ở đây, giá cả)

Page 100: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

98

(26) Kích cỡ mắc lưới sử dụng:

(27) Nếu đánh bắt thủy sản, có phải xin phép không:

(28) Ai đang bảo vệ rừng? Rừng có thay đổi gì trong những năm qua?

(29) Gia đình có đi vào rừng không – ở đâu và khoảng cách từ nhà đến đó?

Ghi chú khác:

Page 101: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

99

Phụ lục 3: Kỹ thuật nuôi tôm ở trang trại thương mại

Đặc điểm cấu trúc

Các trang trại được khảo sát có những đặc điểm cấu trúc khác nhau. Đây là những trang trại mới xây

dựng gần đây (1-5 năm), trung bình 3,6 năm. Diện tích trang trại từ 5 đến 244 ha, trung bình 58 ha.

Các trang trại lớn nhất (165 ha và 294 ha) sử dụng chỉ một phần diện tích đất để xây dựng ao tôm

công nghiệp, diện tích còn lại để nuôi quản canh. Trung bình, trang trại có 17,7 ao nuôi (0,28 đến 1,5

ha) và ao lắng chiếm 20 đến 25% diện tích nuôi. 62% số trang trại (5 trang trại) sử dụng một phần

diện tích đất để làm ao xử lí nước thải. Các ao này được sử dụng như ao lắng trước khi thải nước ra

khỏi ao. Khi có bệnh xảy ra, nước được xử lí bằng chlorine trước khi thải ra ngoài.

Mô hình nuôi tôm

Mô hình nuôi chính trong các trang trại này là nuôi 1 vụ/năm, lịch nuôi thay đổi tùy theo khả năng tiếp

cận được nước lợ. Vụ chính bắt đầu từ tháng 4-5 cho đến tháng 9-10. Một số trang trại thả tôm giống

trễ, vào tháng 7 khi nước có độ mặn thấp (< 30 ppt).

Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của vụ tôm được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1: Hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của các trang trại nuôi tôm thương mại (n=8)

Mật độ thả

giống

(con/m2)

Sản lượng

(tấn/ha)

% thất bại

(trung

bình 2005-

2006)

Vốn đầu

tư ban

đầu (triệu

đồng/ha)

Chi phí vận

hành (triệu

đồng/ha)

Lợi nhuận

(triệu

đồng/ha)

Trang

trại tôm

thương

mại

33,75

(15 – 60)

5,5

(0 – 8) 42

121

(70 – 200)

352

(175 – 524)

432

(-55 – 750)

Mô hình nuôi trong các trang trại thương mại bắt đầu với việc chuẩn bị ao nuôi, bao gồm làm sạch

bùn lắng bằng máy xúc và gia cố bờ bao và đáy ao. Khi ao đã khô bằng cách phơi nắng, người ta rải

vôi vào ao (CaO, 100 - 300 kg/1000m2). Nước được giữ trong ao lắng và xử lí bằng chlorine (35

ppm), có khi với saponine, phân (10 kg/1000m3) hay chất hữu cơ (cám gạo, cám đậu nành,…) để làm

cải thiện hệ phiêu sinh. Sau cùng, phân vi sinh được sử dụng nhằm cải thiện chất lượng nước trước

khi thả tôm giống (tôm bột).

Các trang trại sử dụng máy PRC (Polymerase Chain Reaction) để kiểm tra tôm giống mua từ miền

Trung, Vũng Tàu hay trong vùng ĐBSCL. Chi phí kiểm tra khoảng 0,4 triệu đồng/đợt. Nuôi tôm công

nghiệp đòi hỏi đầu tư lớn về trang thiết bị. Máy sục oxy được sử dụng trong suốt vụ nuôi, gồm hệ

thống quạt nước và máy tạo bọt khí cho từng ao nuôi.

Vitamin được sử dụng trong suốt vụ nuôi, thêm vào trong thức ăn. Chất lượng nước được theo dõi

chặt chẻ (pH, oxy hòa tan, độ kiềm), hai lần mỗi ngày. Các chất xử lí khác (zeolite, diamentine,…) có

thể được sử dụng thêm nếu chất lượng nước giảm sút. Việc sử dụng kháng sinh không phổ biến. Hầu

hết trang trại (75%) cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh và đã chuyển sang sử dụng phân vi sinh

có tính bền vững về kinh tế hơn. Tuy nhiên, thông tin này cần được xem xét cẩn thận, vì đây là một

vấn đề nhạy cảm.

Page 102: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

100

Tôm được thu hoạch sau 120-180 ngày nuôi, tùy vào độ tăng trưởng và giá cả thị trường. Tỉ lệ

chuyển hóa thức ăn (FCR) trong các trang trại này là 1,4-1,5. Thức ăn công nghiệp chiếm vốn đầu tư

nhiều nhất, khoảng 50-70% tổng chi phí vận hành.

Sản lượng biến đổi (0-8 tấn/ha) tùy vào mật độ thả giống và tình hình dịch bệnh. Mô hình nuôi công

nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư cao cho thiết kế ao nuôi và trang thiết bị (hạ thế điện, quạt nước, máy

bơm,..). Tuy nhiên lợi nhuận lại cao, hơn 400 triệu đồng/ha, với tỉ lệ thất bại (do virus) trung bình là

42% số ao nuôi trong năm 2005 và 2006.

Khi bị nhiễm virus, trang trại có thể thu hoạch và bán tôm nếu đã đạt kích thước mà thị trường chấp

nhận (50-50 con/kg). Nếu bệnh xuất hiện sớm hơn thì vụ nuôi coi như thất bại hoàn toàn.

Lưu ý rằng 2 trang trại ở xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) thuê mướn đất rừng trong vùng đệm. Một

phần diện tích đất được chuyển thành ao nuôi tôm công nghiệp; diện tích đất còn lại (12 và 244 ha)

được sử dụng nuôi thủy sản, trong đó tôm được thả với mật độ thấp (2,5-5 con/m2) trong các kênh

bao quanh các khoảnh rừng. Kỹ thuật nuôi này cho kết quả tốt với chi phí thấp (8-10 triệu đồng/ha),

lợi nhuận đạt 34-90 triệu/ha. Nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn có thể là một lựa chọn cho các trang

trại thương mại nhằm phát triển các nhãn hiệu tôm sinh thái (eco-label) và bán cho các thị trường

riêng với giá cao.

Page 103: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

101

Phụ lục 4: Kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên

Thực vật, cây cối và sản phẩm

Có 6 sản phẩm chính có thể được khai thác từ rừng như: Ba khía, củi, lá dừa nước để lợp nhà, mật

ong, cua thịt và trái Bần. Cua và cá kèo cũng là những loài được khai thác trong rừng (ở các hố

nước), nhưng với cường độ ít hơn so với bãi sình.

Lá dừa nước (Nypa fruticans) được đàn ông hái ở trong rừng mang về và sau đó được phụ nữ chằm

(đan thành tấm lợp nhà). Thời gian cao điểm để thu hái loại lá này diễn ra trong suốt mùa khô vì chất

lượng của lá tốt hơn (khô hơn) và trong khoảng thời gian trước mùa mưa. Với mục đích là tìm khoản

thu nhập ổn định từ cây dừa nước, người dân địa phương đã thu lượm hạt giống của nó để trồng ở

bìa rừng. Công việc thu hái lá của cây dừa nước này có thể bắt đầu sau khi trồng 5 đến 6 năm. Lá

dừa nước sau khi chằm được bán ở mức giá 1000 đồng/tấm. Hàng năm một hộ gia đình có thể sản

xuất được từ 700 đến 800 tấm lợp từ lá dừa nước (đem lại thu nhập hàng năm khoảng 700.000 đến

800.000 ngàn đồng).

Củi (từ cây đước, bần và mấm) được khai thác dọc theo đê (bìa rừng) và trong rừng. Theo qui định,

củi bị cấm khai thác trong rừng phòng hộ xung yếu. Từ các cuộc phỏng vấn rất khó ước đoán lượng

củi khai thác của các hộ, số lượng hộ khai thác hay thu nhập từ khai thác củi.

Ở xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu), việc khai thác củi chủ yếu diễn ra ở trong rừng gần địa phận gần

ấp Hồ Bể chịu sự quản lí của kiểm lâm. Trong 3 ngày có thể khai thác được 1 m3. Ngoài ra các hộ gia

đình trong khu vực này hiện bán 0,3 m3 cây đước với giá 150.000 đồng. Thời gian chính để khai thác

củi diễn ra cùng lúc với lễ hội của người Khmer vào tháng 9 vì trong thời gian này, cộng đồng người

Khmer cần củi để nấu những món đặc biệt (như gạo nếp). Thời gian này trong năm nên được kiểm

lâm chú ý nhiều hơn vì đây là thời điểm quan trọng trong quản lí bảo vệ rừng trước nạn đốn và khai

thác cây trái phép.

Ở ấp An Quới, có khoảng 30 nhóm đánh bắt cá sử dụng gỗ đốn từ cây Bần để làm thành đống chà để

dụ bắt cá ngát (Plotosus canius). Mỗi nhóm đánh bắt cá gồm 3 người có từ 20-30 (nhiều nhất là 40)

đống chà. Mỗi đống chà được làm từ 7-10 cây bần dài từ 2,2-2,5 m, đường kính khoảng 15-20 cm.

Những đống chà phải thay mới trong vòng 3 tháng do sự tấn công của hàu. Người ta không biết được

có bao nhiêu gỗ bị đốn có nguồn gốc từ những khu rừng được bảo vệ ở Cù Lao Dung. Hơn thế nữa,

người dân địa phương còn báo rằng có cả những người đánh bắt cá từ tỉnh Trà Vinh đến đây đốn cây

bần trong những khu rừng được bảo vệ với mục đích tương tự.

Trái của cây bần cũng được người dân thu hái để cung cấp cho các vườn ươm trong chương trình

trồng rừng. Hoạt động này phụ thuộc vào các dự án phục hồi rừng và vì thế nó chỉ một chuyện được

tường thuật lại mà thôi.

Mật ong thiên nhiên từ loài ong mật (Apis dhaysata) được lấy trong các rừng ngập mặn. Hiện nay có

khoảng 4 nhóm gồm 2-4 người chuyên tìm mật ong ở xã An Thạnh Nam (3 nhóm ở ấp Võ Thành Văn

và 1 nhóm ở ấp Vàm Hồ). Hơn 10 người ở ấp An Quới cũng đi tìm mật. Mật ong được lấy chủ yếu từ

tháng 3 đến tháng 9 khi cây Bần đang ra hoa. Nông dân địa phương sử dụng mật ong như là một

thành phần phụ trong thức ăn của tôm. Các nhóm chuyên tìm mật ong có thể đi lấy mật khoảng 20

ngày/tháng. Sản lượng mật ong hàng ngày thu được trung bình khoảng 10-15 lít một nhóm. Giá của

mật ong năm 2006 (40.000 đồng/lít) cao hơn năm 2007 (30.000 đồng/lít) bởi vì các trang trại nuôi tôm

đã giảm đi vào năm 2007. Ở An Thạnh Ba, có khoảng 10 hộ gia đình tham gia vào việc lấy mật ong

rừng. Ngoài ra, loại mật ong được lấy từ loài ong ruồi vốn được xem là loại mật khá tốt thì chỉ thu

hoạch được số lượng ít, chủ yếu để sử dụng trong gia đình.

Page 104: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

102

Ba khía (Episesarma sp.)

Ba khía được bắt trong rừng vào buổi tối bằng dụng cụ cào (móc) hoặc được bắt trực tiếp bằng tay.

Mùa cao điểm để bắt là khi mực nước lên cao vào kỳ nước cường trong mùa mưa (tháng 8 đến tháng

9). Ba khía được bắt để bán cho các chợ hoặc bán cho những người thu mua và cho chính người tiêu

dùng hoặc được sử dụng làm thức ăn để nuôi cua.

Giá bán Ba khía dao động từ 4.000 đến 10.000 đồng/kg đối với loại chưa qua chế biến trong khi đó

loại đã qua chế biến (như luộc hay muối) thì giá có thể cao hơn, lên đến 15.000 đồng/kg. Ba khía

cũng được cộng đồng người Khmer bắt. Ở xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu), toàn bộ người dân (ấp

Huỳnh Kỳ) bắt Ba khía và bán cho một người thu mua ở ấp bên cạnh (ấp Mỹ Thạnh) chuyên bán Ba

khía đi Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) rồi xuất khẩu sang Campuchia và Thái Lan. Trong ấp này, vào mùa

cao điểm người ta có thể bắt từ 800 kg đến 2,4 tấn Ba khía một đêm. Ở các nơi khác, vào mùa bình

thường thì người dân bắt Ba khía được 1 đến 3 kg/đêm/người và trong mùa cao điểm bắt được 5 đến

20 kg/đêm/người.

Cua thịt (Scylla spp.)

Cua thịt thì không nhiều và thỉnh thoảng mới được bắt trong rừng. Nguồn tài nguyên này khá hiếm và

chỉ có một vài hộ gia đình là vẫn còn bắt loại cua này trong rừng. Không có mùa nào đặc biệt để bắt

loại cua này, tuy nhiên thời gian bắt nhiều diễn ra từ tháng 6 và tháng 8. Cua gạch nhiều vào tháng 8-

12.

Đồm độp (có thể là loài Sipunculus nudus; tên địa phương: Đồm độp, Địa sâm)

Đồm độp là một loài mới, được bắt từ rừng ngập mặn chỉ trong khoảng vài năm gần đây (2004-2005),

nổi lên do nhu cầu thị trường, chủ yếu là từ tỉnh khác (Trà Vinh). Phương pháp bắt mang tính hủy diệt

do phải đào sâu 30 đến 40 cm đất bùn trong rừng mới bắt được đồm độp. Người thu mua đặt hàng

các nông dân bắt những loài này. Thời gian bắt là từ tháng 4 đến tháng 5. Họ có thể bắt từ 10 – 16

kg/ngày, và bán với giá 6.000 đồng/kg.

Chuột đồng (Rattus argentiventer)

Chuột đồng là loại thức ăn gia đình khá phổ biến và vì thế nó không được xem trọng về giá trị kinh tế

ở những nơi đã được khảo sát ngoại trừ ấp An Quới (huyện Cù Lao Dung). Loài động vật này được

bắt quanh năm trong rừng ngập mặn thuộc huyện Cù Lao Dung. Một người có thể bắt được 5

kg/ngày. Sản lượng đánh bắt ở ấp An Quới có thể đạt 200 kg vào một ngày nắng. Sản lượng đánh

bắt hàng năm ở ấp này là hơn 20 tấn/năm. Họ bán cho một người thu mua trong xóm sau đó người

này sẽ vận chuyển chúng đến thị trấn Ngã Bảy và Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang). Giá bán ở địa

phương hiện nay là 10.000 đồng/kg.

Sản phẩm từ bãi sình và bãi cát ở ven biển

Cua (Scylla spp.)

Cua giống (Scylla spp.) được bắt ở ven rừng (phía bờ biển) và trên những bãi sình, bằng nhiều cách

khác nhau bao gồm vợt tay, lưới kéo, lưới bén và cả lưới đăng. Kiểu lưới được sử dụng tuỳ thuộc vào

đất và mức thuỷ triều. Thông thường, việc khai thác diễn ra trong suốt kỳ nước cường vào lúc khu

vực bãi bồi lộ ra (khi nước ròng: mực nước xuống thấp), thời gian khoảng đánh bắt khoảng 5 đến 6

tiếng/ngày. Thời gian bắt phụ thuộc vào con nước và khí hậu (không có mưa, không có gió). Số ngày

trung bình để bắt trong một con nước (kỳ nước cường) là 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên, những người

dân có thể sử dụng lưới để bắt trong kỳ nước kém, khi mà bãi bồi bị ngập trong nước.

Page 105: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

103

Vào thời gian cao điểm một người có thể bắt được từ 20 đến 100 con/ngày, thu nhập từ nguồn này có

thể đạt từ 20.000 đến 100.000 đồng/ngày. Tuy nhiên thu nhập trung bình mỗi ngày lại dao động trong

khoảng giữa từ 20.000 đến 50.000 đồng/ngày/người. Một số nông dân bắt cua để nuôi trong ao của

họ.

Với lưới đăng trên bãi bồi, thời gian đánh bắt cao điểm là trong suốt kỳ nước cường, năng suất khai

thác trung bình 2 lần/ngày sẽ mang về một khoản thu nhập là 500.000 đến 600.000 đồng. Trong suốt

mùa thuỷ triều xuống sản lượng đánh bắt sẽ thấp hơn (100 con/tuần).

Trên các bãi sình, vào lúc triều xuống thấp, người dân địa phương sử dụng móc cào dài để bắt cua

con ẩn mình trong bùn. Một người có thể bắt được 10 đến 30 con/ngày, thu nhập khoảng 20.000 đến

60.000 đồng/ngày.

Trong suốt thời gian đánh bắt cao điểm sẽ có nhiều thành viên trong gia đình tham gia vào việc bắt

cua giống, nhằm tăng thu nhập hằng ngày của họ. Lí thú là hiện nay cua giống được khai thác ở giai

đoạn mới nở với giá là 400 đồng/con. Chính điều này đã chỉ rasức ép đang gia tăng lên nguồn tài

nguyên này cùng với việc giảm trữ lượng cua giống có kích thước lớn. Cua giống được bán trực tiếp

cho thương lái trên đê, chủ yếu bán sang các tỉnh khác.

Tép (Exopalaemon styliferus; Macrobrachium equidens, Parapenaeopsis hardwickii;

Parapenaeopsis sculptilis)

Tép là tên địa phương để chỉ các loại tôm nhỏ được bắt trong rừng và ở các bãi bồi khi nước lên. Việc

khai thác tép thường được thực hiện bởi hai hay bốn người bằng cách sử dụng lưới kéo (10 m đến

40 m, kích thước mắt lưới <1 cm) và đi về hướng biển trong khi thủy triều đang lên. Một phương pháp

khác là sử dụng xịp trên những bãi bồi chìm trong nước. Thời gian đánh bắt giới hạn vào lúc nước

lên. Tháng cao điểm là trong suốt tháng 7 đến tháng 8 hoặc từ tháng 9 đến tháng 12, tùy theo sự tích

tụ phù sa bên trên bãi bồi. Người dân có thể đánh bắt được trung bình từ 0,5 đến 5 kg/ngày. Trong

suốt tháng cao điểm có thể đánh bắt khoảng 20 kg/ngày. Các hộ gia đình tham gia đánh bắt tép có

thể kiếm được trung bình vào khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/kg/tháng.

Ruốc (Acetes sp.)

Ruốc được đánh bắt bằng đáy đóng ở cửa sông Trần Đề. Sản lượng khai thác cao vào tháng 1 đến

tháng 6, khoảng từ 100 đến 300 kg/đáy/ngày. Việc đánh bắt Ruốc được thực hiện 15 ngày/tháng. Có

2 loại lưới được sử dụng để bắt ruốc. Lưới mùng được sử dụng phổ biến vì giá thấp (khoảng 2 triệu

đồng), có thể đánh bắt được hầu hết các loại động vật và vì thế nó bị cấm. Loại lưới được cho phép là

lưới chỉ có kmắc lưới lớn, có giá khoảng 10 triệu đồng. Ruốc tươi có giá bán ở mức 700-800 đồng/kg

ở Bãi Giá (huyện Long Phú) và một phần ở “làng cá” Đại An (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), nó được

sử dụng khô hoặc để sản xuất mắm ruốc.

Ở huyện Vĩnh Châu, ruốc được đánh bắt bằng lưới kéo (dài 10-40 m), được kéo bởi hai đến bốn

người trên bãi bồi chìm dưới nước. Ruốc được khai thác chỉ trong giai đoạn rằm tháng 11 và tháng 3

với thời gian khoảng 1 đến 2 ngày/lần. Mỗi ngày một hộ gia đình có thể đánh bắt được từ 30 đến 40

kg và bán cho hàng xóm sau khi phơi khô với giá 3.000 đồng/kg. Thu nhập đạt từ 180.000 đến

480.000 đồng/hộ gia đình/năm.

Nghêu (Meretrix lyrata)

Nghêu giống (nghêu cám) và nghêu thịt là một trong những sản phẩm quan trọng nhất đem lại nguồn

thu nhập chính. Chúng được khai thác trên các bãi cát ở bờ biển của huyện Cù Lao Dung và Vĩnh

Châu. Nghêu thịt được khai thác chủ yếu vào tháng 7 đến tháng 10 và nghêu giống được khai thác từ

Page 106: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

104

tháng 3 đến tháng 8 mặc dù nghêu thịt có quanh năm ở xã Vĩnh Hải. Một số hộ gia đình cũng tham

gia khai thác nghêu trong suốt năm.

Nghêu thịt có thể được bắt bằng cào tay hay bằng móc, còn nghêu giống thì được khai thác bằng cào

tay hay ghe cào. Một người có thể đánh bắt được 2 đến 3 kg nghêu thịt/ngày trong suốt mùa cao

điểm. Việc đánh bắt diễn ra trong suốt kỳ nước cường khi bãi cát nổi lên vì thuỷ triều thấp. Tuỳ theo

thời tiết (không có gió và không có mưa) mà người ta có thể đánh bắt trong 12 ngày/tháng với thời

gian 6 giờ/ngày. Sau khi đánh bắt, nghêu sẽ được bán cho người thu mua ngay tại đê hay tại bãi bồi

(giá 5.000 đến 15.000 đồng/kg). Nghêu thịt ở khu vực bãi cát ven biển Cù Lao Dung được đánh bắt

bằng lưới cào dùng tay bởi người dân từ huyện Long Phú chứ không phải bởi người địa phương.

Mấy năm qua, người ta không bắt nghêu thịt nhiều ở bãi bồi Vĩnh Châu do đã khai thác quá mức.

Nghêu giống được khai thác từ tháng 3 đến tháng 8 (sản lượng cao nhất là vào tháng 3-4) bằng cách

dùng lưới cào, trong khoảng thời gian 3 đến 4 giờ/ngày. Luo71o cào bằng tay (cào tay) được sử dụng

phổ biến ở huyện Vĩnh Châu trong khi ở các bãi cát ven biển thuộc huyện Cù Lao Dung thì người ta

sử dụng lưới cào to hơn gắn vào những chiếc ghe máy (ghe cào) để đánh bắt. Trong suốt mùa này,

việc khai thác có thể diễn ra hầu như mỗi ngày (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết). Mỗi ngày có khoảng

300-400 ghe thả lưới đánh bắt nghêu giống ở các bãi cát ven biển Cù Lao Dung. Những chiếc ghe

này chủ yếu đến từ Trà Vinh và Bến Tre. Hầu hết các chủ ghe của huyện Cù Lao Dung đều sống ở xã

An Thạnh Nam. Nghêu giống được bán trực tiếp cho người thu mua ngay tại biển hoặc tại đê. Nghêu

giống được đánh bằng lưới bị trộn lẫn với cát và vỏ sò ốc. Giá dao động khác nhau từ 100.000

đồng/kg đến 2.000.000 đồng/kg tuỳ thuộc vào tỉ lệ nghêu có được trong phần trộn lẫn đó và tuỳ thuộc

vào nhu cầu thị trường. Đối với nghêu đánh bằng cào tay, thu nhập trung bình từ 50.000 đến 80.000

đồng/người/ngày và có thể thấp hơn (10.000 đồng/người/ngày). Đối với ghe cào thì mỗi ghe có thể

thu nhập 2.000.000 – 6.000.000/ngày. Vì việc khai thác nghêu giống đã bắt đầu từ năm 2000, nên sản

lượng nghêu thịt khai thác trung bình của đã giảm sút. Nghêu giống được vận chuyển về Bến Tre,

Tiền Giang và Bạc Liêu để nuôi.

Sò huyết (Anadara granosa)

Sò huyết được đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 9 bằng tay trên những bãi bồi, và thường thì trẻ con và

phụ nữ là người làm công việc này. Sò huyết lớn được bán với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg.

Một người có thể bắt được 0,5 đến 2 kg/ngày.

Sò huyết giống (sò huyết cám) có thể khai thác từ tháng 2 đến tháng 8, bằng cào tay vào lúc thuỷ

triều thấp, chủ yếu trên các bãi cát ven biển và cả ở bãi sình. Mỗi ngày mỗi người có thể bắt được

200 đến 300 g sò huyết với khoản thu nhập từ 50.000 đến 70.000 đồng/kg. Giá bán sò huyết giống

(hỗn hợp trộn lẫn cát và vỏ sò ốc) là 100,000 đến 2,500,000 đồng/kg. Thương lái thông thường đặt

hàng cho người khai thác, sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ là các trang trại nuôi sò huyết. Thường

thì sò huyết giống được bán cho người thu mua nghêu giống. Sò huyết được đánh bắt từ bãi cát ven

biển của huyện Cù Lao Dung sẽ được bán đến các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Bạc Liêu để nuôi.

Hến (Chaybula sp.)

Hến được thu hoạch chủ yếu ở các bãi cát ven biển của huyện Cù Lao Dung bằng cách sử dụng

phương pháp và trang thiết bị giống như khai thác nghêu thịt (ghe cào). Tuy nhiên, hai loài này được

đánh bắt riêng. Mùa khai thác hến là từ tháng 1 đến tháng 8. Hến được bán trực tiếp cho các nông

dân địa phương để làm thức ăn nuôi tôm. Đây là nguồn thức ăn có chất lượng và giá cao. Thức ăn

này được sử dụng cho các trang trại tôm vào những tháng cuối trước khi thu hoạch để thúc đẩy sự

tăng trưởng của tôm. Vì thế, giá rất cao vào những tháng thu hoạch tôm (tháng 5-6), khoảng 120.000

– 130.000 đồng/giạ (1 giạ = 20 kg). Giá trung bình vào những tháng khác là 70.000 đồng/kg.

Page 107: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

105

Các loại ốc

Các loại ốc (như ốc gạo, ốc mỡ) được khai thác trong suốt mùa mưa (mùa cao điểm là tháng 9) trên

các bãi bồi và các bãi cát ven biển. Người ta có thể đánh bắt được từ 1 đến 3 kg/đêm/người khi thuỷ

triều thấp (12 ngày/nhiều tháng) và bán cho các chợ với giá từ 8.000 đến 20.000 đồng/kg.

Cá kèo (Pseudoapocrytes elongates)

Nhu cầu cá kèo giống bắt đầu gia tăng cùng với sự phát triển nuôi cá kèo trong vùng (tỉnh Bạc Liêu,

Cà Mau). Đến nay, nguồn cung cấp cá kèo giống chủ yếu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên (bãi bồi),

hiện ở Việt Nam vẫn chưa có trại ươm loại cá này.

Cá kèo giống được đánh bắt chủ yếu ở các bãi bồi và các hố nước trong rừng và cả rẫy. Trẻ con và

phụ nữ thường bắt cá kèo trong các hố nước khi thuỷ triều thấp bằng vợt. Ngoài vợt, đàn ông còn

dùng các lưới kéo để đánh bắt vào lúc thuỷ triều cao. Sản lượng đánh bắt trung bình từ khoảng 20g

đến 100 g/người/ngày.

Kể từ 2 năm nay, loại lưới đăng được đặt ở các bãi bồi trong suốt mùa khai thác cao điểm (tháng 7 –

9) ở huyện Vĩnh Châu. Lưới kích thước từ 20 đến 50 mét (mắt lưới khoảng 3mm, giá từ 300.000 đến

500.000 đồng/lưới). 2 cái lưới đặt song song với bờ biển tạo dạng chữ V, được dùng để đánh bắt cá

trong suốt kỳ nước cường hoặc sau khi mưa lớn trong vài giờ đồng hồ. Kỹ thuật này bị giới hạn về

thời gian và cần từ một đến hai người làm việc. Lượng cá đánh bắt được có khối lượng khác nhau từ

0,1 đến 2 kg. Giá bán trực tiếp cho người thu mua vì thế cũng khác nhau từ 800.000 đến 1.500.000

đồng/kg. Tuy nhiên dường như hầu hết những người khai thác là người Khmer; người Kinh và người

Hoa lại không biết đến kỹ thuật đánh bắt cá kèo này.

Cá lớn có thể được đánh bắt bằng đáy trong các kênh rạch và các ao nuôi thả lang từ tháng 8 đến

tháng 12. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt trung bình bằng cách này không thể ước tính được.

Những loài cá khác

Cá ngát (Plotosu canius) được đánh bắt ở bãi bồi vào lúc thuỷ triều lên cao bằng lưới câu dài 200m

(1 lưỡi câu/mét). Một người có thể đánh bắt từ 1 đến 3 kg cá trong một ngày (trong 6 tiếng), tạo thu

nhập khoảng 20.000 đến 60.000 đồng (giá bán là 20.000 đồng/kg đối với cá đực và 15.000 đồng/kg

đối với cá cái). Vào tháng 4-6, cá ngát cũng được đánh bắt bằng tay khi chúng trú trong những hang

sâu đến vài mét trên bãi sình để sinh nở.

Ở Cù Lao Dung, loại cá da trơn này được đánh bắt nhờ các đống chà được làm để tạo nơi trú ẩn cho

cá. Mỗi nhóm từ 2-4 người đánh bắt cá có thể bắt được 5-16 kg/ngày trong lúc thuỷ triều xuống thấp.

Loại hình đánh bắt cá này được áp dụng vào tháng 2 đến tháng 9 khi trời ít gió và nhờ đó ít sóng hơn.

Cá này được bán ở các chợ địa phương và người thu mua sẽ bán lại ở thị trấn Cù Lao Dung.

Page 108: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

106

Bảng 1: Tài nguyên thực vật được khai thác

Điểm : 1 - ấp Vàm Hồ, An Thạnh Nam; 2 – ấp An Quới, An Thạnh Ba; 3 – ấp Nhà Thờ, Trung Bình; 4- Khu phố 6, Thị trấn Vĩnh Châu; 5- ấp Nopol, Vĩnh Tân; 6- ấp Âu Thọ A & B, Vĩnh Hải.

Loài Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng Nơi tiêu thụ và giá Thời gian khai thác Nơi khai thác Điểm khảo

sát Tên địa phương

Tên khoa học

Dừa nước

Nypa fruticans

Tấm lợp nhà

Kinh Ba

Tại chỗ (1000 đồng/tấm)

Quanh năm nhưng tốt nhất là tháng 2-3 Rừng và dọc

kênh

1,2,3

Trái Trồng Trồng ở rừng hay

kênh Quanh năm 1,3

Bần Sonneratia sp.

Gỗ, cành khô

Củi, chà

Cho gia đình

Quanh năm

Rừng 1

Trái Trồng Vườn ươm (4.000

Đồng/kg) Tháng 9-10 Rừng 1,3

Đước Rhizophhaya sp. Cành khô,

thân Củi

Hàng xóm, chợ – 150.000 đồng/0,3 m

3

Quanh năm – cao điểm trong lễ tết

Khmer Rừng 6, Hồ Bể

Mấm Avicennia sp. Cành Củi Gia đình Quanh năm Rừng và bìa

rừng 4

Ong mật Apis dhaysata Mật Trong ấp; 30,000

đồng/lít Tháng 3-9 Rừng 1

Page 109: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

107

Bảng 2: Động vật không xương sống ở nước được khai thác

Loài Giai đoạn phát triển

Giá trị kinh tế

Chuỗi giá trị (thương lái, hàng

xóm, chợ địa phương)

Thời gian khai thác Nơi khai

thác Điểm khảo

sát Tên địa phương

Tên khoa học

Cua biển

Scylla spp. (S. olivacea; S.

paramamosian)

Còn non 400 – 1.200 đồng/con Thương lái hay

Hàng xóm

Quanh năm (CLD)

Tháng 8-2 (VC)

Tháng 2-4 (LP)

Rừng, bãi sình

Tất cả

Trưởng thành

50.000 đồng/kg Thương lái hay

Hàng xóm

Quanh năm

(tháng 7-8 ở Hồ Bể)

Bãi sình; Rừng

1,2,3,6

Ba Khía

Episesarma sp.

Trưởng thành

4.000 – 6.000 đồng/kg hay 5.000 đồng/14 con (chưa

chế biến), 10.000 – 15.000 đồng (qua chế biến)

Thương lái;

Hàng xóm và chợ

Quanh năm

(cao điểm vào tháng 8-9)

Rừng 1,3,4,5,6,

Hồ Bể, Huỳnh Kỳ

Tép, tép rim, tép

bạc

Exopalaemon styliferus;

Macrobrachium equidens

Trưởng thành

12.000 – 20.000 đồng/kg Thương lái

Quanh năm (cao điểm vào tháng 9) (CLD)

Tháng 11-3 (VC)

Bãi sình (Triều

cường)

Tất cả

Tép sắt Parapenaeopsis

hardwickii; P. sculptilis

Trưởng thành

25.000 đồng/kg Chợ, Hàng xóm Tháng 10 Bãi sình (Triều

cường) 6

Ruốc Acetes sp. Trưởng thành

700 đồng/kg tươi - 3.000 đồng/kg khô

Bãi Giá

(Huyện Long Phú)

Quanh năm

( cao điểm vào tháng 1-6) Cửa Trần Đề 1, 3,4,5,6

Tôm đất, Tôm bạc

Metapenaeus ensis, Metapaneus lysianassa

Trưởng thành

15.000 – 20.000 đồng/kg Thương lái Mùa khô Ao và kênh

rạch 3,4,5

Nghêu

Meretrix lyrata

Trưởng thành

5.000 – 15.000 đồng/kg Thương lái Tháng 7-10 Bãi cát ở CLD, VC

1,2,3,4,6

Còn non 100.000-2.000.000 đồng/kg Thương lái Tháng 3-8

Page 110: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

108

Điểm : 1 - ấp Vàm Hồ, An Thạnh Nam; 2 – ấp An Quới, An Thạnh Ba; 3 – ấp Nhà Thờ, Trung Bình; 4- Khu phố 6, Thị trấn Vĩnh Châu; 5- ấp Nopol, Vĩnh Tân; 6- ấp Âu Thọ A & B, Vĩnh Hải.

Ghi chú: VC : Huyện Vĩnh Châu; CLD : Huyện Cù Lao Dung; LP: huyện Long Phú

Sò huyết

Anadara granosa

Còn non 100.000-2.000.000 đồng/kg Thương lái Tháng 2-6 Bãi cát Bãi sình

1,2,5, 6

Trưởng thành

12.000 -15.000đồng/kg Thương lái Tháng 3-9 Bãi sình 4, 5

Hến Chaybula sp. Trưởng thành

20.000-30.000 đồng/giạ (20 kg)

Thương lái Tháng 2-6 Bãi cát 1,2

Đồm độp

(địa sâm) Sipunculus sp.

Trưởng thành

6.000 đồng/kg Thương lái Tháng 4-5 Rừng 3

Ốc gạo, Ốc mỡ

? Trưởng thành

15.000 to 20.000 đồng/kg Thương lái, chợ và

gia đình Tháng 9 (cao điểm) Bãi sình 4,5,6

Page 111: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

109

Bảng 3: Cá và động vật có xương sống khác được khai thác

Loài Giai đoạn phát triển

Giá trị kinh tế

Chuỗi giá trị (thương lái, hàng

xóm, chợ địa phương)

Thời gian khai thác Nơi khai thác Điểm khảo

sát Tên địa phương

Tên khoa học

Cá kèo Pseudapocryptes

elongatus

Còn non

0,8-1,5 Mđồng/kg

Thương lái, Hàng xóm

Tháng 7-9 (cao điểm) Rừng, Bãi sình Tất cả

Trưởng thành

30.000 – 40.000 đồng/kg Thương lái Tháng 8-12 Kênh rạch và

ao 3,4,5

Cá khoai Harpadon nehereus Trưởng thành

2.000 đồng/kg Gia đình, chợ địa

phương Quanh năm

Bãi sình, biển, Cửa Trần Đề

1,4

Cá hố Trichiurus sp. Trưởng thành

- Gia đình Quanh năm Bãi sình, biển, Cửa Trần Đề

1

Cá chốt Mystus sp. Trưởng thành

7.000 đồng/kg Gia đình Quanh năm Bãi sình, biển, Cửa Trần Đề,

ao 1

Cá chim Stromateoides

argenteus Còn non 500 đồng/con Chợ và Hàng xóm Tháng 7-9 Rừng 1

Cá cơm Stolephhayus sp. Trưởng thành

- Gia đình Tháng 6-8 Cửa Trần Đề 1

Cá mề gà ? Trưởng thành

- Gia đình Tháng 6-8 Cửa Trần Đề 1

Cá bống cát

Glossogobius giuris Trưởng thành

- Gia đình Tháng 2-5 Ao và kênh 3

Cá thòi lòi Periophthalmodon

schlosseri (?) Trưởng thành

20.000 đồng/kg Gia đình Quanh năm Rừng, kênh 1,2, 6

Page 112: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

110

Ghi chú:

Điểm : 1 - ấp Vàm Hồ, An Thạnh Nam; 2 – ấp An Quới, An Thạnh Ba; 3 – ấp Nhà Thờ, Trung Bình; 4- Khu phố 6, Thị trấn Vĩnh Châu; 5- ấp Nopol, Vĩnh Tân; 6- ấp Âu Thọ A & B, Vĩnh Hải.

-: không có dữ liệu

Cá đối Mugil sp. Trưởng thành

6.000 – 16.000 đồng/kg Gia đình , Hàng xóm

Quanh năm

(cao điểm tháng 9-11)

Biển, ao, kênh Tất cả

Cá rô phi Hayeochromis mossambicus

Trưởng thành

- Gia đình Mùa mưa Ao và kênh Tất cả

Cá ngát Plotosus canius Trưởng

thành, còn non

20.000 đồng/kg cá đực

15.000 đồng/kg cá cái

Hàng xóm, thương lái

Tháng 2-9 Biển (bãi sình

và xa bờ) 1,3, 4

Ếch Trưởng thành

- Gia đình Quanh năm Tất cả

Chuột Rattus argentiventer Trưởng thành

10,000 đồng/kg Gia đình , Phụng

Hiệp (tỉnh Hậu Giang)

Tháng 9-1 Ruộng lúa 1,2

Page 113: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của
Page 114: Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh ... · hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên

vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

134 Trần Hưng Đạo,

Tp Sóc Trăng, Việt Nam

ĐT + 84 79 3622164

F + 84 79 3622125

I www.giz.de

www.czm-soctrang.org.vn