108
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology NĂM THỨ MƯỜI HAI SỐ 2 NĂM 2017 TỔNG BIÊN TẬP Editor in chief GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Deputy Editor GS.TS. BÙI CHÍ BỬU TS. TRẦN DANH SỬU TS. NGUYỄN THẾ YÊN THƯỜNG TRỰC S. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ TÒA SOẠN - TRỊ SỰ Ban ông tin Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, anh Trì, Hà Nội Điện thoại: (04) 36490503; (04) 36490504; 0949940399 Fax: (04) 38613937; Website: http//www.vaas.org.vn Email: [email protected]; [email protected] ISSN: 1859 - 1558 Giấy phép xuất bản số: 1250/GP - BTTTT Bộ ông tin và Truyền thông cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC 1. Lê Hùng Phong, Nguyễn Trí Hoàn, Lê Diệu My, Nguyễn ị Hoàng Oanh. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng HYT 116 2. Lê Hùng Phong, Nguyễn Trí Hoàn, Lê Diệu My, Trịnh ị Liên. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng HYT 124 3. Nguyễn Trọng Khanh, Phạm Hữu Chiến, Vũ ị Hằng, Nguyễn Anh Dũng, Đỗ ế Hiếu, Phạm ị Ngọc Điệp, Đinh Huy Tân. Kết quả nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm một số giống lúa chịu hạn 4. Phạm ị u Hà, Nguyễn iên Lương, Nguyễn Trọng Hiển, Ni Ê Xuân Hồng, Vũ ị Vui. Kết quả chọn lọc và phát triển giống sắn Sa06 năng suất cao, chất lượng ở miền Bắc Việt Nam 5. Nguyễn Ngọc Quất, Nguyễn ị ủy, Nguyễn ị anh, Phạm ị Xuân. Kết quả khảo nghiệm giống đậu xanh ĐXVN7 ở các tỉnh phía Bắc 6. Trần ị Trường, Vương ị Huy. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè tại Phúc ọ, Hà Nội 7. Phạm ị Phương ảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Lê ị Hoàng Yến, Trần Nguyễn, Lê Kim Ngân. Ảnh hưởng của hexaconazole đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng khoai lang tím Nhật HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.) 8. Đào Thị Tuyết Thanh, Lê Thị Ngọc Quý, Nguyễn Bảo Toàn. Nghiên cứu đa dạng về sinh trưởng và dạng hoa của các dòng huệ đơn cánh (Polianthes tuberosa L.) nuôi cấy mô được xử lý bằng tia gamma 60 Co 9. Trần Trọng Phương. Hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 3 10 19 26 31 36 42 47 52

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

1

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 2 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (04) 36490503; (04) 36490504; 0949940399

Fax: (04) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vn

Email: [email protected];[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

MỤC LỤC1. Lê Hùng Phong, Nguyễn Trí Hoàn, Lê Diệu My,

Nguyễn Thị Hoàng Oanh. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng HYT 116

2. Lê Hùng Phong, Nguyễn Trí Hoàn, Lê Diệu My, Trịnh Thị Liên. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng chất lượng HYT 124

3. Nguyễn Trọng Khanh, Phạm Hữu Chiến, Vũ Thị Hằng, Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Thế Hiếu, Phạm Thị Ngọc Điệp, Đinh Huy Tân. Kết quả nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm một số giống lúa chịu hạn

4. Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thiên Lương, Nguyễn Trọng Hiển, Ni Ê Xuân Hồ ng, Vũ Thị Vui. Kết quả chọn lọc và phát triển giống sắn Sa06 năng suất cao, chất lượng ở miền Bắc Việt Nam

5. Nguyễn Ngọc Quất, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Thị Xuân. Kết quả khảo nghiệm giống đậu xanh ĐXVN7 ở các tỉnh phía Bắc

6. Trần Thị Trường, Vương Thị Huy. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè tại Phúc Thọ, Hà Nội

7. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Hoàng Yến, Trần Nguyễn, Lê Kim Ngân. Ảnh hưởng của hexaconazole đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng khoai lang tím Nhật HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

8. Đào Thị Tuyết Thanh, Lê Thị Ngọc Quý, Nguyễn Bảo Toàn. Nghiên cứu đa dạng về sinh trưởng và dạng hoa của các dòng huệ đơn cánh (Polianthes tuberosa L.) nuôi cấy mô được xử lý bằng tia gamma 60Co

9. Trần Trọng Phương. Hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

3

10

19

26

31

36

42

47

52

Page 2: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

2

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI HAI

SỐ 2 NĂM 2017

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (04) 36490503; (04) 36490504; 0949940399

Fax: (04) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vn

Email: [email protected];[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

10. Đào Thế Anh, Vũ Văn Đoàn, Nguyễn Hà Thanh. Nghiên cứu hiện trạng chuỗi cung ứng rau an toàn Hà Nội

11. Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Hà. Hiện trạng năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo của Việt Nam

12. Lê Hùng Lĩnh, Đinh Xuân Tu. Nghiên cứu quá trình phát sinh phôi soma từ mô củ cây sâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.)

13. Lê Hùng Lĩnh, Đinh Xuân Tu. Nghiên cứu quá trình tạo phôi vô tính từ mô sẹo trong nuôi cấy in vitro sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)

14. Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Mai, Phạm Hương Sơn, Phạm Thế Hải. Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải lân từ đất trồng sâm Ngọc linh ở Quảng Nam

15. Dương Hoa Xô, Lê Quang Luân. Nghiên cứu chế tạo vật liệu hydrogel bằng kỹ thuật bức xạ ứng dụng cho một số loại cây trồng (Cải bẹ dúng, hoa Dừa cạn, hoa Dạ yến thảo)

16. Dương Thị Duyên, Nguyễn Thị Hà Ly, Ninh Thị Phíp, Nguyễn Tất Cảnh. Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất cây bìm biếc biếc (Pharbitis nil L.) tại Gia Lâm - Hà Nội

17. Lê Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Hồng Sơn, Đỗ Phương Chi, Trần Quốc Việt, Bùi Thị Lan Hương, Đỗ Thị Thu Hà. Hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi tôm vùng ven biển Nam Định và Quảng Ninh

18. Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh. Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) nuôi trong bể theo công nghệ Biofloc

57

64

72

76

80

86

92

97

105

Page 3: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

3

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

I. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, nhiều giống lúa lai

được chọn tạo trong nước như: TH3-3, TH 3-5, VL 20, HYT 100, HYT 108, LC25, Nam ưu 209, Thanh ưu 3, 4... đã từng bước khẳng định được vị trí trong cơ cấu sản xuất lúa tại nhiều địa phương trên cả nước. Sự phát triển của các giống trên đã góp phần nâng cao thị phần giống lúa lai sản xuất trong nước và góp phần đáng kể trong kế hoạch mở rộng sản xuất lúa lai ở nước ta. Tuy vậy số lượng giống được chọn tạo trong nước chưa nhiều, một số dòng mẹ chưa có độ ổn định cao trong sản xuất hạt giống F1, năng suất sản xuất hạt giống F1 còn thấp. Mặt khác, giá lúa lai nhập nội lại quá đắt, không chủ động được nguồn giống vì phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, việc lai tạo và chọn lọc ra những nguồn bố mẹ mới, những tổ hợp lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận là việc làm cần thiết.

HYT 116 là giống lúa lai 2 dòng được chọn tạo trong nước, hoàn toàn chủ động trong việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống F1. Giống đã được khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong sản xuất HYT 116 đã tỏ rõ nhiều ưu điểm có thể góp phần giải quyết những vấn đề trên.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Dòng TGMS: AMS 30S (827S).- Các dòng bố: 250 dòng bố trong tập đoàn công

tác của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai (Trung tâm NC&PT Lúa lai).

- Các giống đối chứng: Nhị ưu 838; TH3-3; Việt Lai 20...

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp chọn tạo giống: Áp dụng phương

pháp chọn tạo giống lúa lai 2 dòng của Yuan Long Ping (1995) và Virmani S.S (1997).

- Đánh giá các đặc tính nông sinh học, chống chịu của vật liệu được đánh giá theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI 1996.

- Thí nghiệm khảo nghiệm thực hiện theo “Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống Lúa” (10TCN 558-2002) và “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa” (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT).

- Sản xuất hạt giống F1 theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT.

- Phân tích chỉ tiêu gạo lật, gạo xát, gạo nguyên, kích thước hạt gạo: TCVN 1643-1992.

- Phân tích hàm lượng Amylose theo TCVN 5716-2: 2008.

- Số liệu năng suất được xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốcvà sơ đồ chọn tạo HYT 116Giống HYT 116 là con lai của dòng mẹ AMS 30S

và dòng bố R116. Dòng mẹ AMS 30S được phân lập từ vật liệu phân ly nhập nội (IRRI) và được làm thuần trong nước từ năm 2002. Dòng bố R116 được chọn lọc trong tập đoàn công tác của Trung tâm theo phương pháp lai cặp.

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG HYT 116 Lê Hùng Phong1, Nguyễn Trí Hoàn1,

Lê Diệu My1, Nguyễn Thị Hoàng Oanh1

TÓM TẮTGiống lúa lai 2 dòng HYT 116 có dòng mẹ TGMS là AMS 30S và dòng bố R116, giống được Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển Lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc. HYT 116 có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo cấy 2 vụ/ năm. Giống HYT 116 có năng suất cao và ổn định, năng suất thực thu vụ Xuân đạt 78 - 91 tạ/ha, vụ Mùa đạt 70 - 81 tạ/ha. HYT 116 có hạt gạo dài, cơm mềm, ngon, vị đậm. HYT 116 có khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như khô vằn, rầy nâu, bạc lá (điểm 1 - 3). Trong điều kiện nhân tạo giống nhiễm bạc lá điểm 3 - 5; cứng cây, chống đổ tốt. Sản xuất hạt giống F1 và hạt giống bố mẹ tổ hợp HYT 116 hoàn toàn chủ động trong nước.

Từ khóa: Lúa lai, lúa lai 2 dòng, HYT 116

Page 4: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

4

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2. Kết quả khảo nghiệm giống lua lai 2 dòng HYT 116

3.2.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản (VCU) Kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng và phát

triển của HYT 116 trong khảo nghiệm VCU ở 3 vụ cho thấy: HYT 116 có thời gian sinh trưởng (TGST) trong vụ Xuân là 125 ngày, vụ Mùa là 105 - 106 ngày tương đương TH3-3 và dài hơn VL 20, chiều cao cây 94 cm trong vụ Xuân và 107 - 110 cm trong vụ Mùa (Bảng 2).

HYT 116 có độ thuần đồng ruộng cao (điểm 1), số bông/ khóm từ 6,0 - 6,2. Trong vụ Xuân tỷ lệ lép 17,9%, tương đương đối chứng, vụ Mùa tỷ lệ lép 25 - 30,4%. Số hạt chắc/bông 154 - 158 hạt/bông; Khối lượng 1000 hạt từ 23,2 - 24,2 gam.

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của HYT 116 cho thấy: HYT 116 cũng như các đối chứng nhiễm nhẹ với các sâu bệnh chính trên đồng ruộng (điểm 1-3).

Vụ Mùa 2002-Xuân 2006

Vụ Mùa 2006

Vụ Xuân 2007, Vụ Mùa 2007

Vụ Xuân 2008, vụ Mùa 2008

Vụ Xuân 2009, vụ Mùa 2009

Vụ Xuân 2010, vụ Mùa 2010 và vụ Mùa 2011

Năm 2012 - 2013

Năm 2014, 2015

Nghiên cứu chọn lọc dòng mẹ AMS30S (827S)

AMS 30S ˟ R116

Đánh giá F1, quan sát NX, SX thử hạt F1

So sánh, chọn lọc giống

KN Tác giả (đặt tên HYT 116)

Khảo nghiệm Quốc gia (VCU)

Nhân dòng mẹ, xây dựng quy trình KT và sản xuất hạt F1

Khảo nghiệm sản xuất và công nhận giống

Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học của HYT116 và dòng bố mẹ

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai; * Nguồn: Kết quả đánh giá nhân tạo (Viện Bảo vệ thực vật)

Sơ đồ chọn tạo giống lua lai hai dòng HYT116

Đặc điểm HYT 116 AMS 30S R 116Thời gian từ gieo đến trỗ 10%:Vụ Xuân - vụ nhân dòng (ngày)Vụ Mùa - vụ sản xuất F1 (ngày)

95 - 10575 -85

130 - 13578 -80

95 - 9770 -75

Chiều cao cây (cm) 105 ± 5 80 ± 5 100 ± 5Số lá trên thân chính (lá) - 14,2 - 15,4 15,5Độ trỗ thoát cổ bông - vụ sản xuất F1(cm) Trỗ thoát 2-3 Ấp bẹ 3-5 Trỗ thoát 3-5 Màu sắc thân lá Xanh Xanh Xanh Hình dạng hạt Dài Nhỏ dài DàiKhả năng đẻ nhánh Khá Khá KháKhối lượng 1000 hạt (g) 23,5 - 25,5 19 - 21 24 - 25,5Tiềm năng năng suất: - Vụ Xuân (tạ/ha) - Vụ Mùa (tạ/ha)

90 - 10075 - 80

25 - 35-

65 - 7055 - 60

KN kháng bệnh đạo ôn trên đồng ruộng Khá Khá KháKN kháng rầy nâu trên đồng ruộng Khá Khá KháMức độ nhiễm bạc lá * (điểm) 3-5 3-5 -Khả năng chịu rét Khá Khá KháKhả năng sản xuất trong nướcNăng suất sản xuất hạt giống(tạ/ha)

Chủ động20 - 30

Chủ động25 - 35

Chủ động55 - 65

Page 5: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

5

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng của HYT 116 trong khảo nghiệm VCU

Bảng 3. Độ thuần đồng ruộng và yếu tố cấu thành năng suất của HYT 116 trong khảo nghiệm VCU

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia

Tên giống Sức sống mạ (điểm)

Độ dài giai đoạn trỗ (điểm)

Độ thoát cổ bông (điểm)

Độ cứng cây (điểm)

Độ tàn lá(điểm)

Chiều cao cây (cm)

TGST (ngày)

Xuân 2010HYT 116 1 5 1 3 1 94 125Bồi tạp Sơn Thanh (đ/c) 1 5 3 1 1 91 126

TH 3-3 (đ/c) 1 5 1 3 5 92 124Mùa 2010

HYT 116 5 5 3 5 5 110 106Việt lai 20 (đ/c) 1 5 3 3 5 109 102Bồi tạp Sơn Thanh 1 1 3 1 5 106 106

Mùa 2011HYT 116 5 5 5 5 5 107 105Việt lai 20 (đ/c) 5 5 3 5 5 105 100TH 3-3 (đ/c) 5 5 3 5 5 111 105

Tên giống Độ thuầnĐR (điểm)

Số bông /khóm

Số hạt/bông

Tỷ lệ lép(%)

KL 1000 hạt (g)

Xuân 2010HYT 116 1 6,2 158 17,9 23,7Bồi tạp Sơn Thanh (đ/c) 1 6,0 176 19,5 22,3TH 3-3 (đ/c) 1 5,3 174 16,1 25,2

Mùa 2010HYT 116 1 6,0 154 25,6 23,2Việt lai 20 (đc) 1 5,8 145 20,9 27,8

Mùa 2011HYT 116 1 6,1 158 30,4 24,2Việt lai 20 (đ/c) 1 6,3 145 24,5 28,4TH 3-3 (đ/c) 1 6,6 166 26,4 23,3

Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của HYT 116 trong khảo nghiệm VCU

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia

Tên giống Bệnh đạo ôn

Bệnh bạc lá

Bệnhkhô vằn

Bệnhđốm nâu

Sâu đục thân

Sâu cuốn lá

Rầynâu

Vụ Xuân 2010HYT 116 0-1 0-1 1-3 1-3 1-3 1-3 Bồi tạp Sơn Thanh (đ/c) 0-1 0-1 1-3 1-3 0-1 1-3TH 3-3 (đ/c) 0-1 0-1 1-3 1-3 1-3 1-3

Vụ Mùa 2010HYT 116 0-1 3-5 0-1 1-3 1-3 1-3Việt lai 20 (đ/c) 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3Bồi tạp Sơn Thanh 0-1 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3

Vụ Mùa 2011HYT 116 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3Việt lai 20 (đ/c) 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3TH 3-3 (đ/c) 1-3 1-3 0-1 1-3 1-3 1-3

Page 6: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

6

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Đánh giá năng suất HYT 116 tại các điểm khảo nghiệm cho thấy: Trong vụ Xuân 2010, HYT 116 có năng suất trung bình đạt 62,2 tạ/ha cao hơn đối chứng BTST 4 tạ/ha, cao hơn TH3-3 là 2,6 tạ/ha. Trong đó HYT 116 đạt năng suất cao nhất 78,4 tạ/ha tại Hòa Bình, tại Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình HYT 116 có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa ở mức thống kê LSD 0,05, các điểm còn lại HYT 116 có năng suất tương đương đối chứng.

Kết quả đánh giá vụ Mùa cho thấy: Vụ Mùa 2010, HYT 116 có năng suất trung bình trên 7 điểm khảo nghiệm là 61,8 tạ/ha, cao hơn đối chứng BTST 1,9 tạ/ha, cao hơn VL 20 là 2,8 tạ/ha, có 4/7 điểm (Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa) HYT 116 có năng suất từ 64,5 - 76,6 tạ/ha, cao hơn đối chứng BTST, có 3/7 điểm (Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình) cho năng suất cao hơn cả 2 đối chứng có ý nghĩa ở mức LSD 0,05 (Bảng 5).

Bảng 5. Năng suất thực thu của HYT 116 trong khảo nghiệm VCUĐVT: tạ/ha

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia

Tên giốngĐiểm khảo nghiệm

Trung bìnhHòa Bình Hưng Yên Hải Dương Thái Bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh

Vụ Xuân 2010HYT 116 78,4 69,9 54,5 61,9 59,4 - 49,1 62,2Bồi tạp Sơn Thanh (đ/c) 51,0 58,6 63,7 58,8 52,9 59,7 62,8 58,2

TH 3-3 (đ/c) 59,7 64,8 50,9 55,4 60,5 63,3 62,3 59,6CV% 4,5 4,4 4,3 5,1 4,5 5,1 4,8LSD.05 4,60 4,73 4,21 5,06 4,46 5,08 4,41

Vụ Mùa 2010Hòa Bình Hưng Yên Hải Dương Thái Bình Thanh Hóa Phu Thọ Hà Tĩnh Trung bình

HYT 116 51,0 76,6 65,4 64,5 66,8 54,2 53,8 61,8Bồi tạp Sơn Thanh (đ/c) 49,2 70,6 61,3 55,6 61,3 - 60,0 59,7

Việt lai 20 (đ/c) 50,4 71,5 60,9 54,8 64,0 53,9 57,6 59,0CV% 5,0 4,8 3,9 5,2 4,1 5,8 4,2LSD.05 4,05 5,79 4,18 4,85 4,38 5,01 4,23

Vụ Mùa 2011HYT 116 43,33 66,67 58,77 55,25 54,30 47,20 - 54,25TH 3-3 (đ/c) 57,33 61,67 54,87 55,53 45,53 56,00 - 55,16CV% 5,7 6,2 5,5 6,5 6,7 6,5 -LSD.05 5,23 7,16 4,87 5,95 5,34 5,52 -

Trong vụ Mùa 2011, HYT 116 có năng suất trung bình trên 6 điểm khảo nghiệm là 54,25 tạ/ha, tương đương đối chứng TH3-3. Có 4/6 điểm khảo nghiệm (Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa) cho năng suất từ 54,3 - 66,67 tạ/ha, tương đương đối chứng TH3-3.

Với kết quả đạt được trong hệ thống khảo nghiệm VCU, HYT 116 được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia đánh giá là giống có triển vọng sau 2 - 4 vụ khảo nghiệm (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia, 2011).

3.2.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống HYT 116 năm 2014 - 2015

Kết quả khảo nghiệm VCU cho thấy: Giống HYT 116 là giống có tiềm năng năng suất cao và ổn định. Từ năm 2012 đến năm 2013 trung tâm tiến hành nghiên cứu hoàn thiện qui trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất thử hạt giống F1. Năm 2014, 2015 HYT 116 được gửi đi khảo nghiệm sản xuất tại 8 tỉnh gồm: Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Hòa Bình, Yên Bái.a) Kết quả khảo nghiệm sản xuất vụ Xuân 2014, 2015

Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển và mức

Page 7: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

7

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 6. Một số đặc điểm sinh trưởng và mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của HYT 116 khảo nghiệm sản xuất vụ Xuân 2014, 2015

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

độ nhiễm sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng của HYT 116 trong vụ Xuân 2014, 2015 cho thấy: HYT 116 có TGST từ 123 - 137 ngày; chiều cao cây từ

103 - 115 cm; nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá điểm 0-1, rầy nâu điểm 0-3.

Chỉ tiêu

Địa điểm/ mùa vụ

Đạo ôn (điểm)

Rầy nâu (điểm)

Bạc lá (điểm)

Chiều cao cây TB (cm)

TG ST (ngày)

Hòa BìnhXuân 2014 0-1 1-3 0-1 110.7 135Xuân 2015 0-1 0-1 0-1 107.8 130

Yên Bái Xuân 2015 0-1 1-3 0-1 108.2 130

Ninh BìnhXuân 2014 0-1 1-3 0-1 104.7 137Xuân 2015 0-1 0-1 0-1 103.2 130

Hưng Yên Xuân 2015 0-1 1-3 0-1 105.2 130Thái Bình Xuân 2015 0-1 0-1 0-1 105.2 132Quảng Ninh Xuân 2015 0-1 1-3 0-1 108 -115 130

Thanh HóaXuân 2014 0-1 0-1 0-1 110.0 131Xuân 2015 0-1 1-3 0-1 105 - 109 128

Nghệ An Xuân 2014 0-1 1-3 0-1 102.0 123

Tổng hợp năng suất của HYT 116 tại các điểm khảo nghiệm cho thấy: Trong vụ Xuân 2014, 2015 năng suất của HYT 116 tại 9 điểm biến động từ 78,0 - 91,3 tạ/ha, có 8/9 điểm năng suất đạt >80 tạ/ha,

trong đó cao nhất đạt được ở Văn Chấn, Yên Bái (91,3 tạ/ha). Năng suất HYT 116 cao hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 15 - 18,9 % và cao hơn đối chứng VL20, TH3-3 từ 11 - 25,3% tùy từng vùng khảo nghiệm.

Bảng 7. Tổng hợp năng suất của HYT 116 tại các điểm khảo nghiệm sản xuất, vụ Xuân 2014, 2015

ĐVT: tạ/ha

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp; điểm KNSX: Điểm khảo nghiệm sản xuất

Giống

Điểm KNSX

Năng suất HYT116 Năng suất Đối chứngDiện tích

(ha)% vượt

đối chứng Ghi chuVụ Xuân

2014Vụ Xuân

2015Vụ Xuân

2014Vụ Xuân

2015Nghệ An 88,0 - 74,0 - 2,0 18,9 Nhị ưu 838

Thanh Hóa 86,4 80,0 76,0* 68,8 10,0 16,313,6*

Việt Lai 20ZZ001*

Ninh Bình 83,9 84,0 70,0 67,0 8,0 19,8-25,3 TH3-3

Thái Bình - 83,0 - 70,7 10,0 17,4 TH3-5Quảng Ninh - 78,0 - 62,5 2,0 24,8 Khang dân ĐBHưng Yên - 84,0 - 67,0 3,0 25,4 TH3-3

Hà Nội 83,0 81,8 86,5* 76,5 4,0 -4,2*6,9

C.ưu 1*D.ưu 527

Hòa Bình 83,8 86,1 70,0 79,0* 10,0 19,7-9,0 TH3-3/HYT100*

Yên Bái - 91,3 - 79,0 5,0 15,6 Nhị ưu 838Tổng cộng 54,0

Page 8: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

8

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và yếu tố cấu thành năng suấtcủa HYT 116 trong khảo nghiệm sản xuất vụ Mùa 2014, 2015

Ghi chú: * Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai thực hiện tại Thanh Trì, Hà Nội; Đối chứng: HYT108; **: Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình

b) Kết quả khảo nghiệm sản xuất vụ Mùa 2014, 2015Kết quả theo dõi TGST, chiều cao cây cho thấy:

TGST của HYT116 trong vụ Mùa 2014, 2015 là 112 - 114 ngày và TH3-3 là 110 ngày. Chiều cao cây

của HYT 116 biến động từ 101 - 113,3 cm. Các yếu tố cấu thành năng suất của HYT 116 trong khảo nghiệm sản xuất ở vụ Mùa 2014, 2015 được ghi lai trong bảng 8.

GiốngChỉ tiêu

HYT116 Đối chứng TH3-3Vụ Mùa 2014** Vụ Mùa 2015* Vụ Mùa 2014** Vụ Mùa 2015*

Thời gian sinh trưởng (ngày) 112 114 110 110

Chiều cao cây trung bình (cm) 101,5 113,3 112 115,9

Số bông hữu hiệu (bông/khóm) 6,8 6,8 6,0 7,2

Số hạt chắc/bông (hạt) 140 154 130 158

Khối lượng 1.000 hạt (gam) 25 25,6 23 23,7

Tỷ lệ hạt lép (%) 21,1 11,5 25 10,0

Kết quả theo dõi cho thấy: Số bông hữu hiệu của HYT 116 là 6,8 bông/khóm; TH3-3 là 6,0 bông/ khóm. Khối lượng 1000 hạt của HYT116 là 25 - 25,6 g. Tỷ lệ hạt lép của giống HYT116 trong vụ Mùa 2014, 2015 biến động từ 11,5 - 21,1%; đối chứng TH3-3 là 25% và HYT 108 là 10,0%.

Tổng hợp năng suất HYT 116 tại 8 điểm khảo nghiệm sản xuất cho thấy: Năng suất biến động từ 70,4 - 84,1 tạ/ha; cao nhất là Văn Chấn Yên Bái đạt

84,1 tạ/ha, cao hơn đối chứng Nhị ưu 838 là 11,9% (Bảng 9).

Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của HYT 116 trong vụ Mùa 2014, 2015 cho thấy: HYT 116 nhiễm rầy nâu, bạc lá điểm 1-3 ở tất cả các điểm khảo nghiệm, giống TH3-5 nhiễm bạc lá điểm 3-5 tại Thái Bình, Hòa Bình. Các điểm khác điểm 1-3 (Bảng 10).

Bảng 9. Tổng hợp năng suất của HYT 116 tại các điểm khảo nghiệm sản xuất vụ Mùa 2014, 2015

ĐVT: tạ/ha

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

Giống

Điểm KNSX

Năng suất HYT116 Năng suất Đối chứng% vượt

đối chứng Ghi chu Diện tích (ha)Vụ Mùa

2014Vụ Mùa

2015Vụ Mùa

2014Vụ Mùa

2015Thanh Hóa 80,0 79,1 60,3 57,8 33,3 Việt Lai 20 6,0Ninh Bình 77,0 - 60,0 - 28,3 TH3-3 5,0

Thái Bình 71,570,8

71,2*60,8 16,5

0,4*TH3-5HYT 108* 6,0

Quảng Ninh - 74,0 - 56,1 31,9 Khang dân ĐB 4,0Hưng Yên - 74,2 - 61,3 20,6 TH3-3 3,0Hà Nội - 70,46 - 69,67 1,1 HYT 108

Hòa Bình 80,379,0

71,1*65,6 20,4

12,9*TH3-3Nhị ưu 838* 10,0

Yên Bái - 84,1 - 75,1 11,9 Nhị ưu 838 5,0Tổng cộng 39,0

Page 9: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

9

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 10. Mức độ nhiễm rầy nâu, bạc lá trên đồng ruộng của HYT 116tại các điểm khảo nghiệm sản xuất vụ Mùa 2014, 2015

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

Giống

Điểm KNSX

HYT116 Đối chứng

Vụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015

Vụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015 Ghi chu

Thanh Hóa (điểm) Bạc láRầy nâu

11-3

31-3

1-33-5

31-3 Việt Lai 20

Ninh Bình (% bệnh hại)

Bạc láRầy nâu

00

--

150

-- TH3-3;

Thái Bình (điểm) Bạc láRầy nâu

1-31

1-31-3

1-3*1*

3-53-5

TH3-5HYT 108*

Quảng Ninh (điểm) Bạc láRầy nâu

--

1-31-3

--

3-53-5 Khang dân ĐB

Hưng Yên (điểm) Bạc láRầy nâu

--

1-31

--

31-3 TH3-3

Hà Nội (điểm) Bạc láRầy nâu

1-31-3

1-31-3

3-51-3

1-31-3 HYT 108

Hòa Bình (điểm) Bạc láRầy nâu

11-3

1-31-3

1-3*1-3

3-51-3

TH3-5Nhị ưu 838*

Yên Bái (điểm) Đạo ônRầy nâu

- 11

- 23 Nhị ưu 838

3.3. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bạc lá trong điều kiện nhân tạo (Viện Bảo vệ thực vật)

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bạc lá của giống HYT 116 do Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật trong điều kiện nhân tạo trong nhà lưới cho thấy: Giống HYT116 nhiễm bạc lá điểm 3 sau 10 ngày lây nhiễm, nhiễm điểm 5 sau 20 ngày lây nhiễm. Đánh giá chung: Giống kháng trung bình với bệnh bạc lá (Nòi Bắc Giang).

Bảng 11. Đánh giá tính chống chịu bệnh bạc lá của giống HYT 116 trong điều kiện

nhà lưới vụ Mùa 2015

Nguồn: Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật

3.4. Kết quả phân tích chất lượng gạo HYT 116Kết quả phân tích cho thấy: HYT 116 có tỷ lệ

gạo lật cao (80,1%), tỷ lệ gạo xát 65,3%, gạo nguyên 51,6 %. Hàm lượng Protein 8,04%, Amylose 22,8% (Bảng 12).

Bảng 12. Kết quả phân tích chất lượng gạo một số tổ hợp triển vọng (mẫu lúa vụ Xuân 2013 tại Hà Nội)

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

IV. KẾT LUẬN Giống lúa lai 2 dòng HYT 116 là con lai của dòng

mẹ AMS 30S và dòng bố R116 (R128) được Trung tâm NC&PT Lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây

Tên giống

Cấp kháng, nhiễm sau các ngày đánh giá Mức độ

chống chịuSau 10 ngày

Sau 20 ngày

HYT 116 3 5 Kháng trung bình

ĐC nhiễm IR24 5 9 Nhiễm nặngĐC kháng IRBB4 1 3 Kháng

Giống Chỉ tiêu

HYT 116

Việt lai 20 (ĐC)

TH3-3 (ĐC)

Tỷ lệ gạo lật (%) 80,1 78,38 78,79Tỷ lệ gạo xát (% thóc) 65,3 63,60 66,13Tỷ lệ gạo nguyên (% thóc) 51,6 32,30 41,88Độ bạc bụng (điểm) 5-9 9 5Phân loại kích thước TB TB TBTỷ lệ dài /rộng 2,80 2,92 3,15Hàm lượng Amylose (% ) 22,8 24,70 21,52Độ bền thể gel (mm) 60 - -Điểm phân huỷ kiềm (điểm) 2 - -

Nhiệt độ hóa hồ C TB TB

Page 10: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

10

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

thực phẩm lai tạo và chọn lọc. HYT 116 có TGST ngắn, có thể gieo cấy 2 vụ/năm. Trong vụ Xuân muộn TGST từ 125 -135 ngày; vụ Mùa sớm: 105 - 115 ngày; chiều cao cây: 100 - 115 cm, cứng cây, chống đổ tốt. Hạt dài, mỏ trắng, khối lượng 1000 hạt 24,2 - 25,5 g. Giống có năng suất cao và ổn định, năng suất thực thu trong khảo nghiệm sản xuất đạt 78 - 91 tạ/ha trong vụ Xuân, vụ Mùa đạt 70 - 81 tạ/ha. HYT 116 có tỷ lệ gạo lật cao (80,1%), tỷ lệ gạo xát 65,3%, gạo nguyên 51,6 %; Hàm lượng Protein 8,04%, Amylose 20,8%.; Gạo dài trung bình, cơm mềm, ngon, vị đậm. HYT 116 có khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như khô vằn, rầy nâu, bạc lá (điểm 1-3). Trong điều kiện nhân tạo, giống nhiễm bạc lá điểm 3 - 5. Hạt giống bố mẹ tổ hợp HYT 116 chủ động trong nước. Khả năng sản xuất hạt giống F1 tổ hợp HYT 116 có thể đạt >2,5 tấn/ha, nhân dòng mẹ đạt 2,5 - 3,5 tấn/ha.

Giống HYT 116 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc trong vụ Xuân muộn và Mùa sớm theo Quyết định số 373 /QĐ-TT-CLT ngày 6 tháng 9 năm 2016.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004. Quy phạm khảo

nghiệm giống lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn Quốc gia

về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT.

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia, 2010, 2011. Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa lai vụ Xuân 2010, vụ Mùa 2010, 2011 tại các tỉnh phía Bắc.

International Rice Research Institute- IRRI, 1996. Standard Evaluation System for Rice. P.O.Box 933.1099 Manila, Philippines.

Virmani S.S, 1997. Hybrid Rice Breeding Manual. IRRI, Philippines.

Yuan Long Ping, 1995. Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture organization of the United Nation - Rome.

Results of breeding two lines hybrid rice variety HYT 116Le Hung Phong, Nguyen Tri Hoan,

Le Dieu My, Nguyen Thi Hoang OanhAbstract Two-line hybrid rice variety HYT 116 was obtained from cross combination of AMS 30S (TGMS line) and Restore line - R116. HYT 116 was developed by Hybrid Rice Research and Development Center of the Field Crops Research Institute. HYT 116 had short growth duration and could be grown in two crop seasons per year. HYT 116 had high and stable yield. The actual yield which collected in spring season was 7.8 to 9.1 tons/ha and in summer crop season was 7.0 to 8.1 tons/ha. This variety had long grain type, soft rice grain and delicious. Insect resistance in the field was moderate in artificial conditions; leaf Xanthomaonas points were scored at 3-5 and strong stem. F1 seed production and parental lines were in hand.Key words: Hybrid rice, two-line hybrid rice, HYT 116 variety

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG CHẤT LƯỢNG HYT 124 Lê Hùng Phong1, Nguyễn Trí Hoàn1, Lê Diệu My1, Trịnh Thị Liên1

TÓM TẮTGiống lúa lai 2 dòng chất lượng HYT 124 là con lai của dòng mẹ AMS 35S và dòng bố R100, giống được Trung

tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai thuộc Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc. Giống HYT 124 có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo cấy 2 vụ/năm. HYT 124 có năng suất cao và ổn định, năng suất thực thu trong vụ Xuân đạt 7,0 - 8,5 tấn/ha, trong vụ Mùa đạt: 6,0 - 7,5 tấ/ha. Hạt gạo dài, cơm mềm ngon (điểm 4), có mùi

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Ngày nhận bài: 11/02/2017Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 11: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

11

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀHơn 25 năm kể từ khi được gieo trồng tại Việt

Nam, lúa lai đã khẳng định được vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất lúa gạo, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực và tạo đà cho xuất khẩu gạo của nước ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích lúa lai có xu hướng giảm tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự cạnh tranh của giống lúa thuần chất lượng, do chúng ta thiếu bộ giống lúa lai chất lượng cho sản xuất, thiếu nguồn vật liệu bố mẹ cho chọn giống lúa lai chất lượng, trong khi giống lúa lai chất lượng nhập nội có giá quá đắt mà nhu cầu về giống chất lượng cho sản xuất ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu về gạo chất lượng cao trong nước, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nghành sản xuất lúa gạo Việt Nam thì việc lai tạo và chọn lọc những tổ hợp lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh là việc làm cần thiết.

Với mục tiêu chọn tạo dòng bố mẹ phục vụ cho chọn giống lúa lai chất lượng, từ năm 2000 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai (Trung tâm NC&PT Lúa lai) đã bắt đầu tiến hành lai tạo và chọn lọc theo mục tiêu đã định. Dòng mẹ (TGMS) AMS35S là kết quả của chương trình chọn giống bố mẹ chất lượng nói trên. Giống HYT 124 có dòng mẹ là AMS35S và dòng bố là R100, là giống lúa lai 2 dòng chất lượng có nhiều ưu điểm trong sản xuất, đặc biệt về mặt chất lượng gạo (điểm 4). Sự phát triển của giống sẽ góp phần giải quyết những khó khăn và sự thiếu hụt về giống lúa lai chất lượng phục vụ sản xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Dòng mẹ TGMS: AMS 35S.- Các dòng bố: 150 dòng bố trong tập đoàn công

tác của (Trung tâm NC&PT Lúa lai).

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp chọn tạo giống: Áp dụng phương

pháp chọn tạo giống lúa lai 2 dòng của Yuan Long Ping (1995) và Virmani S.S (1997).

- Đánh giá các đặc tính nông sinh học, chống chịu của vật liệu được đánh giá theo “Hệ thống tiêu

chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI 1996.- Thí nghiệm khảo nghiệm thực hiện theo “Quy

phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống Lúa” (10TCN 558-2002) và “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa” (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT).

- Sản xuất hạt giống F1 theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT.

- Phân tích chỉ tiêu gạo lật, gạo xát, gạo nguyên, kích thước hạt gạo: TCVN 1643-1992.

- Phân tích hàm lượng Amylose theo TCVN 5716-2: 2008.

- Đánh giá chất lượng cơm theo: 10TCN 590-2004.- Số liệu năng suất được xử lý thống kê bằng

chương trình IRRISTAT.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốc, sơ đồ chọn tạo giống lua lai 2 dòng HYT 124

Giống lúa lai 2 dòng chất lượng HYT 124 là con lai của dòng mẹ AMS 35S và dòng bố R100 được Trung tâm NC & PT lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc và khảo nghiệm từ năm 2006. Dòng mẹ AMS 35S là dòng TGMS chất lượng, được lai tạo và chọn lọc trong nước. Dòng bố R100 được chọn lọc từ tập đoàn công tác của trung tâm.

3.2. Kết quả khảo nghiệm giống lua lai HYT 124

3.2.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản (VCU)Qua kết quả khảo nghiệm tác giả trong vụ Mùa

2009 và vụ Xuân 2010 cùng với kết quả phân tích gạo của tổ hợp HYT 124, đánh giá đây là tổ hợp có triển vọng về năng suất và chất lượng tốt. Vụ Mùa 2010, 2011 và vụ Xuân 2011 các dòng bố mẹ của HYT 124 được chọn thuần và sản xuất thử hạt lai F1. Vụ Xuân 2012, 2013 và vụ Mùa 2013 tổ hợp HYT 124 được gửi khảo nghiệm VCU tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia. Kết quả khảo nghiệm được ghi lại trong các bảng 1, 2, 3, 4.

thơm nhẹ. HYT 124 có khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng khá, trong điều kiện nhân tạo giống nhiễm bạc lá điểm 3 - 5, cứng cây, chống đổ tốt. Chủ động được sản xuất hạt giống F1 và nhân dòng bố mẹ trong nước.

Từ khóa: Lúa lai chất lượng, lúa lai 2 dòng, HYT 124

Page 12: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

12

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

a) Kết quả đánh giá một số đặc điểm của HYT 124 trong khảo nghiệm VCU

Kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng của các giống trong vụ Xuân 2012, Xuân 2013 và vụ Mùa 2013 cho thấy: HYT 124 có chiều cao cây từ 105 - 111cm; Thời gian sinh trưởng (TGST) trong vụ Xuân của HYT124 là 127 - 131 ngày, dài hơn giống đối chứng từ 3 - 6 ngày, vụ Mùa 2013 là 105 ngày, dài hơn đối chứng 3 - 4 ngày. Ở vụ Mùa 2013, HYT124 có đặc tính sinh trưởng tương tự đối chứng, tuy

nhiên HYT124 có độ rụng hạt thấp hơn (Bảng 1).b) Kết quả đánh giá độ thuần đồng ruộng và yếu tố cấu thành năng suất của HYT 124 trong khảo nghiệm VCU

Kết quả khảo nghiệm VCU cho thấy: HYT124 có độ thuần đồng ruộng cao cho cả 3 vụ (điểm 1). Khả năng đẻ nhánh đạt 5,3-6,1 bông /khóm. Số hạt chắc/bông từ 151-189 hạt/bông, khối lượng 1000 hạt biến động từ 28,9 - 30,4. Tỷ lệ lép của HYT124 biến động từ 17,2 - 28,1%, cao hơn Việt lai 20, tương đương với TH3-3 trong cả vụ Xuân và vụ Mùa (Bảng 2).c) Mức độ nhiễm sâu bệnh của HYT 124 trong khảo nghiệm VCU

Kết quả theo dõi cho thấy: HYT 124 nhiễm bệnh đạo ôn điểm 0-1, nhiễm Bạc lá điểm 0 - 1 trong vụ Xuân và điểm 5 - 7 trong vụ Mùa, mức độ nhiễm khô vằn trong vụ Xuân điểm 1 - 3 nhẹ hơn so với cả hai đối chứng (điểm 3 - 5). Mức độ nhiễm Rầy nâu trong vụ Xuân và Mùa đạt điểm 1-3, nhẹ hơn so với đối chứng (điểm 3 - 5) (Bảng 3). d) Kết quả đánh giá năng suất của của HYT 124 trong khảo nghiệm VCU

Vụ Xuân 2012: Năng suất thực thu trung bình của HYT 124 ở 6 tỉnh đạt 58,03 tạ/ha thấp hơn so với năng suất của TH3-3 (đạt 63,56 tạ/ha) và VL20 (đạt 65,92 tạ/ha). Trong 6 điểm thí nghiệm HYT 124 có NS cao hơn VL20 và TH3-3 ở Hòa Bình, Nghệ An và năng suất thấp hơn hai đối chứng ở Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương.

Vụ Mùa 2006 lai thử tổ hợp mới

AMS35S x R100

Vụ Xuân, Mùa 2007 đánh giá, quan sát năng suất.

AMS35S/R100

Từ vụ Xuân 2008 đến vụ Xuân 2010, khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm sinh thái

AMS35S/R100 (Đặt tên HYT 124)

Vụ Mùa 2010, Xuân 2011 nhân thuần dòng mẹ AMS35SVụ Mùa 2011 sản xuất hạt lai F1

Vụ Xuân 2012, 2013, vụ Mùa 2013

Khảo nghiệm VCU Quốc gia

Từ 2014 - 2015Khảo nghiệm sản xuất,

công nhận giống cho sản xuất thử

Sơ đồ chọn tạo tổ hợp lai HYT124

Bảng 1. Một số đặc điểm nông học của của HYT 124 trong 3 vụ khảo nghiệm

(Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai)

TT Tên giốngSức

sống mạ (điểm)

Độ dài GĐ trỗ (điểm)

Độ thoát

cổ bông (điểm)

Độ cứng cây

(điểm)

Độ tàn lá

(điểm)

Độ rụng hạt

(điểm)

Chiều cao cây

(cm)

TGST (ngày)

Vụ Xuân 20121 HYT 124 5 5 1 1 5 5 111 1322 TH 3-3 (đ/c 1) 5 5 1 1 5 5 101 1293 Việt lai 20 (đ/c 2) 5 5 1 1 5 5 99 129

Vụ Xuân 20131 HYT124 1 5 1 5 1 5 105 1212 TH3-3 (đ/c) 1 5 5 5 5 5 97 1153 Việt lai 20 (đ/c) 1 5 5 5 5 5 90 117

Vụ Mùa 20131 HYT124 1 5 1 1 5 1 120 1052 TH3-3 (đ/c 1) 1 5 1 1 5 1 116 1023 Việt lai 20 (đ/c 2) 1 5 1 1 5 5 109 101

Page 13: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

13

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 2. Độ thuần đồng ruộng và yếu tố cấu thành năng suất của HYT 124 trong 3 vụ khảo nghiệm

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Tên giống Độ thuần(điểm)

Số bông /khóm

Số hạt/bông

Tỷ lệ lép(%)

KL 1000 hạt (g)

Vụ Xuân 2012HYT 124 1 5,3 189 18,8 29,2TH 3-3 (đ/c 1) 1 6,1 173 15,2 24,1Việt lai 20 (đ/c 2) 1 5,5 150 8,4 27,8

Vụ Xuân 2013HYT124 1 5,7 151 17,2 30,4TH3-3 (đ/c) 1 5,6 178 15,7 26,5Việt lai 20 (đ/c) 1 5,4 140 13,8 29,3

Vụ Mùa 2013HYT124 1 6,1 153 28,1 28,9TH3-3 (đ/c 1) 1 6,0 159 28,3 23,7Việt lai 20 (đ/c 2) 1 6,0 148 21,7 27,8

Vụ Xuân 2013, năng suất trung bình của HYT 124 ở 6 tỉnh là 61,99 ta/ha thấp hơn đối chứng 1,68 - 1,88 tạ/ha và thấp hơn không có ý nghĩa ở mức thống kê LSD 0,05; trong đó HYT 124 có năng suất tương đương đối chứng tại Hòa Bình và Nghệ An, thấp hơn đối chứng tại Hưng Yên và Hải Dương, cao hơn đối chứng tại Thái Bình và Thanh Hóa ở mức thống kê LSD 0,05.

Vụ Mùa 2013, HYT124 đạt năng suất bình quân 53,27 tạ/ha cao hơn đối chứng 1,08 - 3,56 tạ /ha. Trong đó HYT 124 có năng suất cao hơn có ý nghĩa

so với đối chứng tại Hòa Bình, Yên Bái, Hưng Yên và Thái Bình ở mức thống kê LSD 0,05 (Bảng 4).

Kết quả đánh giá chung về HYT 124 sau 3 vụ khảo nghiệm, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia có nhận xét như sau:

“HYT 124 là giống lúa lai 2 dòng đã qua khảo nghiệm trong các vụ Xuân 2012, Xuân 2013 và Mùa 2013. Giống sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng (vụ Xuân 121-132 ngày, vụ Mùa 103 ngày) dài hơn giống đối chứng Việt lai 20 khoảng 3 - 4 ngày. Vụ Mùa 2013 giống được đánh giá là có

Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu bệnh của HYT 124 trong 3 vụ khảo nghiệmĐVT: Điểm

(Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia)

Tên giống Bệnh đạo ôn

Bệnhđạo ôn

cổ bông

Bệnh bạc lá

Bệnhkhô vằn

Bệnhđốm nâu

Sâuđục thân

Sâu cuốn lá

Rầynâu

Vụ Xuân 2012HYT 124 0-1 0 0-1 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1TH 3-3 (đ/c 1) 0-1 0-1 1-3 3-5 0-1 0-1 0-1 1-3Việt lai 20 (đ/c 2) 1-2 0-1 0-1 3-5 0-1 0-1 0-1 3-5

Vụ Xuân 2013HYT124 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 1-3 0-1 1-3TH3-3 (đ/c) 1-3 1-3 0-1 3-5 0-1 0-1 1-3 0-1Việt lai 20 (đ/c) 1-3 0-1 0-1 3-5 0-1 1-3 0-1 0-1

Vụ Mùa 2013HYT124 0-1 0 5-7 3-5 0-1 0-1 1-3 1-3TH3-3 (đ/c 1) 0-1 0 5-7 3-5 0-1 0-1 1 3-5Việt lai 20 (đ/c 2) 1-2 0 3-5 3-5 0-1 0-1 1-3 1-3

Page 14: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

14

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất HYT 124 năm 2014 - 2015 a) Kết quả khảo nghiệm sản xuất vụ Xuân 2014, 2015

Từ kết quả khảo nghiệm VCU, năm 2014, 2015 HYT 124 được đưa đi khảo nghiệm sản xuất tại một số tỉnh như: Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Hòa Bình, Yên Bái (Bảng 5).

Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương trong vụ Xuân 2014, 2015 cho thấy: Giống HYT124 có thời gian sinh trưởng 125 - 131 ngày và TH3-3 là 128 - 134 ngày. Chiều cao cây trung bình của HYT 124 là 100 - 101 cm. Số bông hữu hiệu của HYT 124 là 6,8 - 7,0 bông/khóm, TH3-3 là 6,2 - 6,6 bông/ khóm. Giống HYT 124 có số hạt chắc/bông là 123 - 125 hạt, TH3-3 là 133 - 140 hạt. Khối lượng 1000 hạt của HYT124 là 27,5 gram, TH3-3 là 23 - 23,5 gam. Tỷ lệ hạt lép của HYT124 là 17,7 - 19,3%, tương đương đối chứng TH3-3 (18,3 - 23,1%).

Bảng 5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và yếu tố cấu thành năng suất của HYT 124 khảo nghiệm

sản xuất tại Ninh Bình, vụ Xuân 2014, 2015

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình

TT Tên giống Hòa Bình

Hưng Yên

Hải Dương

Thái Bình

Thanh Hóa

NghệAn

Trung bình

Vụ Xuân 20121 HYT 124 60,33 58,23 56,26 63,41 47,63 62,30 58,032 TH 3-3 (đ/c 1) 51,67 66,00 66,99 72,85 65,27 58,57 63,563 Việt lai 20 (đ/c 2) 59,33 65,13 70,43 74,63 66,40 59,57 65,92

CV% 6,1 4,9 6,2 4,5 5,2 4,6LSD.05 5,22 4,95 5,89 4,16 5,79 4,45

Vụ Xuân 20131 HYT124 51,33 64,77 60,83 74,60 60,17 60,27 61,992 TH3-3 (đ/c) 52,33 78,30 70,33 63,77 56,40 60,87 63,673 Việt lai 20 (đ/c) 55,33 69,30 70,23 68,83 57,70 61,80 63,87

CV% 7,6 5,9 5,4 6,4 5,0 6,3LSD.05 5,92 6,57 5,45 7,32 4,63 6,39

Vụ Mùa 20131 HYT124 49,67 67,00 58,80 51,60 54,52 38,03 53,272 TH3-3 (đ/c 1) 43,67 60,33 54,00 52,21 46,13 41,90 49,713 Việt lai 20 (đ/c 2) 41,00 59,00 55,20 63,65 49,49 44,80 52,19

CV% 5,4 5,0 5,6 6,3 6,8 4,3LSD.05 4,08 4,99 5,37 6,06 5,83 3,21

Bảng 4. Năng suất thực thu của của HYT 124 trong 3 vụ khảo nghiệmĐVT: tạ/ha

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia

tiềm năng năng suất cao và đặc biệt có chất lượng cơm ngon. Năng suất trung bình đạt 53,27 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng TH3-3 và Việt lai 20 (49,71-52,19 tạ/ha). Cơm mềm, trắng, bóng và ngon (điểm

4), chất lượng cơm hơn hẳn giống đối chứng Việt lai 20 (độ ngon điểm 2) và TH3-3 (độ ngon điểm 3). Tuy nhiên giống cần lưu ý bệnh bạc lá trong vụ Mùa (mức độ nhiễm điểm 5 - 7)”.

Giống

Chỉ tiêu

HYT124 TH3-3(ĐC) Vụ

Xuân 2014

Vụ Xuân 2015

Vụ Xuân 2014

Vụ Xuân 2015

TGST (ngày) 131 125 134 128

Chiều cao cây trung bình (cm) 101 100 110,2 106

Số bông hữu hiệu bông/khóm) 6,8 7,0 6,2 6,6

Số hạt chắc/bông (hạt) 123 125 140 133

Khối lượng 1.000 hạt (gam) 27,5 26,5 23 23

Tỷ lệ hạt lép (%) 17,7 19,3 23,1 18,3

Page 15: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

15

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Đánh giá năng suất của HYT 124 tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Xuân cho thấy: Năng suất vụ Xuân trong khảo nghiệm sản xuất đạt 73,2 - 84,1tạ/ha cao hơn đối chứng TH3-3, VL 20, TH 3-5 từ 9 - 13,3%, Nhị ưu 838 6,5% (Bảng 6).

Ở 6 điểm khảo nghiệm trong vụ xuân 2014, 2015 giống HYT 124 nhiễm bạc lá điểm 1-3, TH3-3, khang dân 18 điểm 3- 5, bệnh đạo ôn lá không xuất hiện trên các giống thí nghiệm (trừ Nhị ưu 838 điểm 3 ở Hòa Bình), các giống nhiễm rầy nâu điểm 1-3 (Bảng 7).

Bảng 6. Tổng hợp năng suất (tạ/ha)của giống HYT 124tại các điểm khảo nghiệm sản xuất, vụ Xuân 2014, 2015

(Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp)

Giống

Điểm KNSX

Năng suất HYT124 Năng suất đối chứng% vượt

đối chứngGiống

đối chứngVụ Xuân 2014

Vụ Xuân 2015

Vụ Xuân 2014

Vụ Xuân 2015

Thanh Hóa 78,0 - 69,576,0* - 12,2

1,6*Việt Lai 20ZZ001*

Ninh Bình 77,19 75,1 70 67 10 – 12 TH3-3

Thái Bình - 76,2 - 70,7 7,8 Th3-5Quảng Ninh - 73,1 - 62,5 16,9 Khang dân ĐBHưng Yên - 75,1 - 67,0 12,0 TH3-3

Hòa Bình 77,1 80,0 70,0 79,0* 10%1,3*

TH3-3HYT 100*

Yên Bái - 84,1 - 79 6,5 Nhị ưu 838

Bảng 7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của HYT 124 tại các điểm KNSX, vụ Xuân 2014, 2015

(Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp)

TT

Địa điểm/ mùa vụ triển khai

Rầy các loại (điểm)

Bệnh bạc lá (điểm)

Bệnh đạo ôn (điểm)

HYT 124 ĐC HYT 124 ĐC HYT 124 ĐC

1Ninh Bình TH3-3 TH3-3 TH3-3Vụ Xuân 2014 - - 0 0 1 1Vụ Xuân 2015 3 3 3 5 0 0

2Thái Bình TH3-5 TH3-5 TH3-5Vụ Xuân 2015 0 0 1-3 1-3 - -

3Quảng Ninh KD18 KD18 KD18Vụ Xuân 2015 1-3 1-3 1-3 3-5 - -

4Hưng Yên TH3-3 TH3-3 TH3-3Vụ Xuân 2015 3 3 3 5 0 0

5Hòa Bình N.ưu 838 N.ưu 838 N.ưu 838Vụ Xuân 2014 1 2 - - 0 3Vụ Xuân 2015 3 3 3 5 0 0

6Yên Bái N.ưu 838 N.ưu 838 N.ưu 838Vụ Xuân 2015 1 2 - - - -

b) Kết quả khảo nghiệm sản xuất vụ Mùa 2014, 2015Trong vụ Mùa 2014, 2015, giống HYT124 có thời

gian sinh trưởng 107 ngày, chiều cao cây trung bình là 110cm. Số bông hữu hiệu của HYT 124 là 7,0.

Giống HYT 124 có số hạt chắc/bông là 126 - 146 hạt, khối lượng 1000 hạt là 27,7 g. Tỷ lệ lép của HYT124 từ 10,4 - 23,5%, ở cùng thời vụ đối chứng TH3-3 là 25% và HYT 108 là 10,0%.

Page 16: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

16

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.3. Đánh giá mức độnhiễm bạc lá của HYT 124 trong điều kiện nhân tạo

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bạc lá của giống HYT 124 do Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật thực hiện trong điều kiện nhân tạo ghi lại trong bảng 11.

Kết quả cho thấy: Giống HYT124 nhiễm bạc lá điểm 3 sau 10 ngày lây nhiễm, nhiễm điểm 5 sau 20 ngày lây nhiễm. Đánh giá chung: Giống kháng trung bình với bệnh bạc lá (Nòi Bắc Giang).

3.4. Kết quả đánh giá chất lượng cơm, gạo của HYT 124

3.4.1. Kết quả đánh giá chất lượng cơm HYT 124 Kết quả đánh giá chất lượng cơm của HYT 124

cho thấy: Giống HYT 124 vượt trội hơn đối chứng ở tất cả chỉ tiêu chất lượng: cơm có mùi thơm nhẹ (điểm 2), độ mềm, độ bóng, độ dính của HYT124 đạt điểm 4, độ ngon HYT124 đạt điểm 4 tương đương giống BT7 trong khi đó đối chứng TH3-3 đạt điểm 3 và VL20 chỉ đạt đểm 2.

Bảng 9. Tổng hợp năng suất của HYT 124 tại các điểm khảo nghiệm sản xuất Vụ Mùa 2014, 2015

ĐVT: tạ/ha

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

Giống

Điểm KNSX

Năng suất HYT124 Năng suất Đối chứng% vượt

đối chứngGiống

đối chứngVụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015

Vụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015

Thanh Hóa 71,5 - 60,3 - 18,6 Việt Lai 20Ninh Bình 70,0 - 60,0 - 11,6 TH3-3

Thái Bình 74,0* 76,3 82,0* 70,1 -10,8*8,8 HYT 108* TH3-5

Quảng Ninh - 68,5 - 56,1 22,1 Khang dân ĐBHưng Yên - 71,5 - 61,3 16,6 TH3-5Hà Nội - 67,85 - 69,67 -2,7 HYT 108

Hòa Bình 75,3* 74,0 71,1* 65,6 5,9*12,8 Nhị ưu 838* TH3-5

Yên Bái - 78,3 - 75,1 4,3 Nhị ưu 838

Giống

Chỉ tiêu

HYT124 Đối chứng (TH3-3; HYT 108)

Vụ Mùa 2014 Vụ Mùa 2015* Vụ Mùa 2014 Vụ Mùa 2015*TGST (ngày) 107 107 110 110Chiều cao cây trung bình (cm) 100 110 112 115,9Số bông hữu hiệu (bông/khóm) 7,0 7,0 6,0 7,2Số hạt chắc/bông (hạt) 126 146 130 158Khối lượng 1.000 hạt (gam) 26 27,7 23 23,7Tỷ lệ hạt lép (%) 23,5 10,4 25 10,0

Bảng 8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và yếu tố cấu thành năng suất của HYT 124 trong khảo nghiệm sản xuất tại Ninh Bình, vụ Mùa 2014, 2015

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình; Trung tâm NC&PT Lúa laiGhi chú: Vụ Mùa 2015*: Thực hiện tại Thanh Trì, Hà Nội; Đối chứng: HYT108.

Năng suất HYT 124 vụ Mùa 2014, 2015 tại các điểm khảo nghiệm đạt 67,8 - 78,3 tạ/ha, cao hơn đối chứng TH 3-5, TH 3-3, VL 20 từ 8,6 - 19,5%.

Trong điều kiện đồng ruộng vụ Mùa 2014, 2015, TH3-3 và HYT 124 nhiễm bạc lá điểm 3 - 5. Một số

điểm như Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa giống HYT124 và đối chứng nhiễm nhẹ bạc lá (3-5); các điểm khác điểm 1 - 3; Rầy nâu trong điều kiện vụ Mùa 2014, 2015 điểm 1 - 3 ở các điểm khảo nghiệm sản xuất (Bảng 10).

Page 17: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

17

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 10. Mức độ nhiễm Rầy nâu, Bạc lá trên đồng ruộng của HYT 124tại các điểm khảo nghiệm sản xuất Vụ Mùa 2014, 2015

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai tổng hợp

Giống Điểm KNSX

HYT124 Đối chứngGiống

đối chứngVụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015

Vụ Mùa 2014

Vụ Mùa 2015

Thanh Hóa (điểm) Bạc láRầy nâu

1-33-5

3-51-3

1-33-5

3-51-3 Việt Lai 20

Ninh Bình (% bệnh hại)

Bạc láRầy nâu

50

--

150

-- TH3-3

Thái Bình (điểm) Bạc láRầy nâu

1-31

1-31-3

1-3*1*

3-53-5

TH3-5HYT 108*

Quảng Ninh (điểm) Bạc láRầy nâu

--

1-31-3

--

3-53-5 Khang dân ĐB

Hưng Yên (điểm) Bạc láRầy nâu

--

3-51-3

--

3-51-3 TH3-5

Hà Nội (điểm) Bạc láRầy nâu

3-51-3

1-31-3

3-51-3

1-31-3 HYT 108

Hòa Bình (điểm) Bạc láRầy nâu

11-3

1-31-3

1-3*1-3

3-51-3

TH3-5Nhị ưu 838*

Yên Bái (điểm) Bạc láRầy nâu

- 1-31-3

- 1-33-5 Nhị ưu 838

Bảng 11. Đánh giá tính chống chịu bệnh bạc lá của giống HYT 116 trong điều kiện nhà lưới vụ Mùa 2015

Nguồn: Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật

Bảng 12. Đánh giá chất lượng cơm của HYT 124

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia, vụ Mùa 2013

Ghi chú: Mẫu gạo vụ Mùa 2013 thu tại Trạm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Văn Lâm.

Tên giống

Cấp kháng, nhiễm sau các ngày đánh giá Mức độ

chống chịuSau 10 ngày

Sau 20 ngày

HYT 124 3 5 Kháng trung bình

ĐC nhiễm IR24 5 9 Nhiễm nặngĐC kháng IRBB4 1 3 Kháng

Tín giống Mùi Độ mềm

Độ dính

Độ trắng

Độ bóng

Độ ngon

HYT124 2 4 4 5 4 4TH3-3 (đ/c 1) 1 3 3 5 3 3

Việt lai 20 (đ/c 2) 1 3 3 5 3 2

Bảng 13. Kết quả phân tích chất lượng gạo một số tổ hợp triển vọng

Nguồn: Trung tâm NC&PT Lúa lai; (mẫu lúa vụ Xuân 2013 tại Hà Nội)

GiốngChỉ tiêu HYT 124 Việt lai 20 (ĐC) TH3-3 (ĐC)

Tỷ lệ gạo lật (%) 80,0 78,38 78,79Tỷ lệ gạo xát (% thóc) 65,8 63,60 66,13Tỷ lệ gạo nguyên (% thóc) 50,3 32,30 41,88Tỷ lệ trắng trong (%/gạo xát) 94,7 4,00 49,30Chiều dài hạt (mm) 7,25 7,02 6,92Phân loại kích thước Dài TB TBAmylose (% ) 17,0 24,70 21,52Độ bền thể gel (mm) 65 - -Điểm phân huỷ kiềm (điểm) 3 - -Nhiệt độ hóa hồ C TB TB

Page 18: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

18

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.4.2. Kết quả phân tích chất lượng gạo HYT124Kết quả phân tích chất lượng gạo (mẫu vụ Xuân

2013) cho thấy: HYT 124 có tỷ lệ gạo lật 80%, tỷ lệ gạo xát 65,8%, tỷ lệ gạo nguyên 50,3% cao hơn đối chứng TH3-3 (đạt 41,88%), tỷ lệ hạt trắng trong đạt 94,7% cao hơn rõ ràng so với đối chứng TH3-3 (đạt 49,3%). Gạo HYT 124 thuộc nhóm hạt dài, HYT 124 có hàm lượng Amylose đạt 17,0%, nhiệt độ hoá hồ cao, cơm mềm , dẻo.

IV. KẾT LUẬN Giống lúa lai 2 dòng HYT 124 là con lai của

dòng mẹ AMS 35S và dòng bố R100 được Trung tâm NC & PT Lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc. Giống HYT 124 có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo cấy 2 vụ/ năm. TGST vụ Xuân muộn: 125 - 132 ngày; vụ Mùa sớm: 102 - 105 ngày. Chiều cao cây: 100 - 110 cm. HYT 124 có dạng hạt dài, khối lượng 1000 hạt 28,5 - 29g; Cơm mềm, dẻo, ngon (điểm 4), thơm nhẹ, hàm lượng Amylose 17,0%. Năng suất thực thu vụ Xuân đạt 73,2 - 84,1tạ/ha cao hơn đối chứng TH3-3, VL 20, TH 3-5 9 - 13,3%; Vụ Mùa năng suất HYT 124 tại các điểm khảo nghiệm đạt 67,8 - 78,3 tạ/ha, cao hơn đối chứng TH 3-5, TH 3-3, VL 20 từ 8,6 - 19,5%. Trên đồng ruộng HYT 124 nhiễm Rầy nâu điểm 1-3; Bạc lá điểm 3-7 (trong điều kiện nhân tạo điểm 3-5); Đạo ôn điểm 1. Giống HYT 124 hoàn toàn chủ động được sản xuất hạt giống F1 và bố

mẹ trong nước; Năng suất nhân dòng mẹ AMS35S có thể đạt 25 - 40 tạ/ha, sản xuất thử hạt lai F1 đạt 1,8 - 2,6 tấn/ha.

Giống HYT 124 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho Sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc trong vụ Xuân muộn, Mùa sớm theo Quyết định số 501/QĐ-TT-CLT ngày 25/11/2016.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004. Quy phạm khảo nghiệm

giống lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn quốc gia về

khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT.

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón Quốc gia, 2012, 2013. Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa lai vụ Xuân 2012- 2013, vụ Mùa 2013 tại các tỉnh phía Bắc

International Rice Research Institute - IRRI, 1996. Standard Evaluation System for Rice. P.O.Box 933.1099 Manila, Philippines.

Virmani S.S, 1997. Hybrid Rice Breeding Manual. IRRI, Philippines.

Yuan Long Ping, 1995. Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture organization of the United Nation - Rome.

Results of breeding two lines hybrid rice variety HYT 124 with high qualityLe Hung Phong, Nguyen Tri Hoan, Le Dieu My, Trinh Thi Lien

Abstract Two-line hybrid rice variety HYT 124 was derived from cross combination of AMS 35S (TGMS line) and restore line - R100. HYT 124 was developed by Hybrid Rice Research and Development Center of the Field Crops Research Institute. HYT 124 has a short growing period, can be planted two crops per year. HYT 124 has high and stable yield. The actual yield which collected in spring crop was 7.0 to 8.5 tons/ ha and summer crop season was 6.0 to 7.5 tons/ ha. HYT124 was with short growth duration and could be used for two crop seasons per year. The yield of HYT 124 was high and stable. The actual yield in spring season reached 7.8 to 9.1 tons/ha and in summer crop season reached 7.0 to 8.1 tons/ha. Cooked grains were soft and delicious (point 4) and lightly scented. Resistance to insect was moderate in artificial conditions and leaf Xanthomaonas points were observed at point of 3-5 and strong stem. F1 seeds and parental lines were available for production.Key words: Hybrid rice quality, two-line hybrid rice, HYT 124 variety

Ngày nhận bài: 11/02/2017Người phản biện: TS. Dương Xuân Tú

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 19: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

19

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀViệc đối phó với những trận hạn hán thường

xuyên, đã trở thành một phần trong cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ở các vùng nông thôn châu Á. Năm 2004, một trận hạn hán khắc nghiệt tại nhiều nơi thuộc châu Á đã không chỉ dẫn đến những thiệt hại về nông nghiệp trị giá đến hàng trăm triệu đôla, mà còn đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo (K.S. Fischer et al., 2003).

Hiện nay, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm đã giảm từ 12.800 m3/người vào năm 1990 xuống còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m3/người vào năm 2020 (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2003).

Ở nước ta có khoảng 7,3 - 7,5 triệu ha gieo trồng lúa hàng năm, trong đó có tới 1,5 - 1,8 triệu ha thường xuyên bị thiếu nước. Ở những vùng đồi núi, đất nông nghiệp chủ yếu là đất dốc, kém màu mỡ và chưa có hệ thống tưới tiêu chủ động, canh tác lúa và cây lương thực khác chủ yếu nhờ nước trời. Do vậy cây trồng ở những vùng này cho năng suất thấp và bấp bênh.

Biện pháp được xem có triển vọng nhất được thừa nhận ở nhiều quốc gia hiện nay là biện pháp chọn tạo giống lúa mang cấu trúc gen thích nghi với sinh thái vùng hạn và những biến đổi bất thường của điều kiện khí hậu môi trường gây ra.

Xuất phát từ thực tế đó, công tác nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu hạn cải tiến, năng suất cao, ngắn ngày, chịu hạn tốt, chất lượng cao hơn các giống lúa nương địa phương cũ, dài ngày, năng suất thấp và phản ứng với ánh sáng luôn là nhiệm vụ thường xuyên của nhóm nghiên cứu chọn tạo giống lúa cho vùng khô hạn, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- 8 giống lúa được sử dụng làm vật liệu tạo lai tạo

là: C22, LC93-1, LCTQ, LC22-14, Q5, KD18, AC10 và P6.

- Các dòng, giống lúa chịu hạn triển vọng mới được chọn tạo là CH13, CH16, CH19, CH20 và CH22.

- Giống đối chứng được sử dụng là LC93-1, CH5 và Khang dân 18.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Đánh giá khả năng chịu hạn: + Đánh giá gián tiếp khả năng chịu hạn của các

dòng, giống lúa được thực hiện trong phòng thí nghiệm trên cơ sở đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 7 ngày xử lý ở các nồng độ đường Saccarin và muối KCLO3 3%. Dựa vào % hạt nảy mầm để đánh giá khả năng chịu hạn.

+ Đánh giá trực tiếp khả năng chịu hạn của các mẫu giống lúa thông qua các chỉ tiêu: Khả năng phục hồi sau hạn; khả năng trỗ thoát; độ cuốn vào của lá; độ tàn lá trong điều kiện hạn đồng ruộng theo thang điểm SES của IRRI, 2002.

- Thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại trong cả 2 điều kiện chủ động và hoàn toàn nhờ nước trời.

- Khảo nghiệm được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT).

- Các chỉ tiêu nông sinh học và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính được đánh giá theo phương pháp và “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” của IRRI, 1996 và 2002.

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU HẠN

Nguyễn Trọng Khanh1, Phạm Hữu Chiến1, Vũ Thị Hằng1, Nguyễn Anh Dũng1, Đỗ Thế Hiếu1,

Phạm Thị Ngọc Điệp1, Đinh Huy Tân1

TÓM TẮTTrong những năm qua, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu chọn tạo thành công được 5 giống

lúa chịu hạn mới là: CH16, CH13, CH19, CH20 và CH22. Kết quả so sánh và khảo nghiệm cho thấy các giống lúa trên có khả năng chịu hạn tốt, khả năng phục hồi sau hạn nhanh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ hữu dục cao, thời gian sinh trưởng ngắn trung bình từ 100 - 110 ngày trong vụ Mùa, thích hợp gieo cấy trên các vùng canh tác lúa khó khăn về nước tưới. Năng suất của các giống lúa chịu hạn trên có thể đạt được 3,6 - 4,0 tấn/ha trong điều kiện trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời và có thể đạt 5,0 - 6,5 tấn/ha trong điều kiện chủ động nước tưới.

Từ khóa: Cây lúa, chọn tạo giống lúa, khảo nghiệm, chịu hạn

Page 20: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

20

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

- Các số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, chương trình IRRISTAT 5.0 và Excel trên máy vi tính.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốc của một số giống lua chịu hạn mới Trong những năm qua, công tác chọn tạo giống

lúa chịu hạn được thực hiện bởi sự kết hợp giữa ứng dụng công nghệ sinh học bằng chỉ thị phân tử, đồng thời thanh lọc hạn nhân tạo và đồng ruộng trong chọn lọc dòng, giống chịu hạn, kết quả đã chọn lọc được một số dòng, giống lúa chịu hạn tốt đáp ứng mục tiêu (Bảng 1).

3.2. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lua chịu hạn mới

Các giống lúa mới triển vọng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày từ 105 - 110 ngày trong vụ Mùa

và 135 - 140 ngày trong vụ Xuân. Chiều cao cây dao động từ 95 - 100 cm, Độ thuần đồng ruộng điểm 1, riêng giống CH13 có độ thuần điểm 1 - 3 và khối lượng 100 hạt từ 21 - 23 g và các giống chọn tạo được đều có màu hạt vàng sang riêng giống CH13 là có màu vàng đậm(Bảng 2).

Bảng 1. Một số dòng, giống lúa mới chọn tạo và khảo nghiệm

Bảng 2. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa chịu hạn mớiGiống

Chỉ tiêu CH16 CH13 CH19 CH20 CH22 KD18 CH5 LC93-1

Cao cây (cm) 90-95 100-105 95-100 105-110 95-100 95-100 113-118 90-100Dạng hình cây Xòe Gọn Gọn Gọn V Gọn V xòe Gọn

Dạng lá Nhỏ, xiên

Dày, đứng

To dài, đứng

To dài, đứng

Dày, đứng

Nhỏ dài, đứng

Nhỏ dài, xiên

Dầy dài, đứng

Chiều dài bông (cm) 20-22 21-23 22-24 22-25 23-27 21-23 21-23 21-24

Màu sắc lá Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh Xanh nhạt

Xanh nhạt

Xanh đậm

KL 1000 hạt (gram) 21- 22 21-22 22-23 22-23 22-23 20 - 21 21-22 24-25

Dạng hạt Thon nhỏ Nhỏ dài Thon dài Thon Thon

bầuThon nhỏ

Nhỏ thon To dài

Màu hạt Vàng sáng

Vàng đậm

Vàng sáng

Vàng sáng

Vàng sáng

Vàng sáng

Vàng sáng

Vàng sáng

Độ thuần đồng ruộng (điểm) 1 1-3 1 1 1 1 1 1

TGST (ngày)

Vụ Xuân 135-140 130-135 140-145 140-145 135-140 165-170 135-140 135-140Vụ Mùa 105-110 100-105 105-110 105-110 105-110 125-130 105-110 105-110

TT Tên dòng, giống Nguồn gốc Kỹ thuật áp dụng

1 CH16 C22/KD18 Lai tạo2 CH13 LC93-1/P6 Lai tạo3 CH19 LCTQ/AC10 Lai tạo4 CH20 LC22-14/Q5 Lai tạo

5 CH22 LC93-1/Q5Lai tạo và ứng dụng chỉ thị

phân tử

3.3 Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lua chịu hạn mới

3.3.1. Đánh giá gián tiếp khả năng chịu hạn của các giống lúa chịu hạn mới

Tỷ lệ nảy mầm trong môi trường là H2O của các giống mới có tỷ lệ nảy mầm > 95 % tương đương và cao hơn so với đối chứng (CH5 đ/c là 93%). Trong dung dịch muối KCLO3 3% thì tỷ lệ nảy mầm của

giống CH20 là 77% thấp hơn so với đối chứng còn lại các giống thì tỷ lệ nảy mầm tương đương so với đối chứng là 79%. Trong dung dịch đường saccarin: với các nồng độ khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của các giống là khác nhau và đều tương đương với đối chứng, với nồng độ 1% thì tỷ lệ nảy mầm của các giống đều cao hơn so với đối chứng đạt từ 35-39% cao nhất là giống CH22 với 39% đối chứng là CH5 đạt 32% (Bảng 3).

Page 21: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

21

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.3.2. Đánh giá trực tiếp khả năng chịu hạn của các giống lúa chịu hạn mới

Vấn đề đánh giá chọn lọc giống lúa trong điều kiện thực tế đồng ruộng là phương pháp cho kết quả chính xác và hiệu quả nhất. Qua tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa chịu hạn mới trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời tại Viện CLT và CTP thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.

- Trong vụ Xuân ở giai đoan đẻ nhánh xảy ra hiện tượng hạn ở mức trung bình 10 ngày các giống lúa mới có độ cuốn lá hình chữ V nông (điểm 1) đến V sâu (điểm 3) và khả năng phục hồi sau hạn từ khá đến tốt (điểm 1 - 3).

Giai đoạn trỗ - chín xảy ra hạn dài ngày (14 ngày) nhưng khả năng trỗ thoát của các giống trỗ thoát tốt tương đương với 2 giống đối chứng (điểm 1) chỉ

riêng giống CH20 là có khả năng trỗ thoát ở mức trung bình (điểm 3). Độ hữu dục của giống CH22 là cao nhất (điểm 1) và thấp nhất là giống CH20 (điểm 5).

- Trong vụ Mùa: Đều xảy ra hạn dài ở 2 giai đoạn là phân hóa đòng và giai đoạn trỗ chín từ 15 - 17 ngày nhưng các giống đều có khả năng phục hồi sau hạn rất tốt, khả năng trỗ thoát tốt (điểm 1) chỉ có giống CH20 là (điểm 3), độ hữu dục (điểm 3) trong đó giống CH22 có độ hữu dục cao nhất (điểm 1).

- Trên cơ sở đánh giá một số đặc trưng cơ bản hình thái bộ lá lúa, khả năng trỗ thoát, độ hữu dục trên bông và khả năng phục hồi của các giống ở một số giai đoạn gặp hạn trong điều kiện gieo cạn, thì các giống CH16, CH19 và CH22 có khả năng chịu hạn tốt (điểm 1), giống CH13 và CH20 có khả năng chịu hạn khá (điểm 3).

Bảng 3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 7 ngày xử lý ở các nồng độ đường Saccarin và muối KCLO3 3% (%)

Bảng 4. Khả năng chịu hạn đồng ruộng của các giống lúa chịu hạn mới (Thí nghiệm tại Viện CLT và CTP trong điều kiện nhờ nước trời)

Giống H2ODung dịch đường Saccarin Dung dịch muối

KCLO3 3% 0,3% 0,5% 0,8% 1%CH16 96 87 82 52 36 82CH13 95 86 82 51 35 80CH19 97 86 83 55 38 81CH20 97 88 85 50 35 77CH22 97 88 83 56 39 82CH5 (đ/c) 93 86 82 48 32 79KD18 (đ/c) 95 80 69 32 11 34LC93-1 (đ/c) 95 87 84 57 38 83CV% 1,5 0,7 1,6 1,9 1,7 1,3LSD.05 2,86 1,29 2,76 2,03 2,17 2,15

Giống

Xuân 2012 Mùa 2012 Đẻ nhánh hạn

10 ngàyTrỗ - chín hạn

14 ngày Khả năng chịu hạn

Phân hoá đònghạn 15 ngày

Trỗ - chín hạn 17 ngày Khả

năng chịu hạn

KN phục hồi

Độ cuốn lá

KNtrỗ

thoát

Độhữu dục

KN phục hồi

Độ cuốn lá

KNtrỗ

thoát

Độhữu dục

CH16 1 3 1 3 1 1 3 1 3 1CH13 3 3 1 3 3 3 3 1 3 3CH19 1 1 1 3 1 1 1 1 3 1CH20 3 3 3 5 3 3 3 3 3 3CH22 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1CH5 (đ/c) 3 1 1 3 3 1 3 3 3 3KD18 (đ/c) 5 3 3 5 5 5 3 5 5 5LC93-1 (đ/c) 1 1 1 3 1 1 1 1 1 1Độ ẩm đất (%) ở tầng 0 - 20 cm 19,8 16,1 21,2 18,4

Page 22: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

22

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các giống lua

Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chịu rét và chống đổ của các giống lúa chịu hạn mới trong các năm cho thấy mức độ nhiễm sâu

bệnh hại của các giống lúa chịu hạn mới thấp, chỉ có giống CH20 là bị nhiễm (điểm 5) như sâu đục thân, cuốn lá và rầy nâu. Khả năng chống đổ tốt (điểm 1) như giống CH22 và CH13 và chịu rét khá (điểm 3) (Bảng 5).

Bảng 5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các giống lúa (điểm)

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa chịu hạn mới (Thí nghiệm tại Viện CLT - CTP trong điều kiện chủ động nước và hoàn toàn nhờ nước trời, năm 2012)

* Ghi chú: CĐN: Chủ động nước; NT: Nước trời

3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lua chịu hạn mới

Đánh giá ở các mùa vụ thí nghiệm trong hai điều kiện gieo cấy chủ động nước và hoàn toàn nhờ nước

trời, thu được kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới tại bảng 6.

Chỉ tiêu

Giống

Sâu đục thân

Sâu cuốn lá

Rầy nâu

Bệnh đốm nâu

Bệnh Đạo ôn

Bệnh Bạc lá

Bệnh Khô vằn

KN chịu rét

KN chống

đổCH16 3 3 1-3 3 1 1 3 3 3CH13 3 3 1 4 3 3 3 3 1CH19 1-3 3 1 3 1 1 1 3 3CH20 5 5 3-5 5 3 3 3-5 3 3CH22 1-3 3 1 3 1 1 3 3 1CH5 (đ/c) 3 3 1-3 4 3 5 3-5 5 7KD18 đ/c) 5 5 3 3 3 1 3 5 3LC93-1 (đ/c) 3 3 1 3 1 1 3 3 3

Chỉ tiêu

GiốngMùa vụ

Số bông/m2 Số hạt/ bông Tỷ lệ lép (%) Kl 1000 hạt (gram)

CĐN NT CĐN NT CĐN NT CĐN NT

CH16Vụ Xuân 283 194 148 142 11,4 18,5 21,3 20,4Vụ Mùa 272 185 137 133 15,1 23,2 20,8 20,1

CH13Vụ Xuân 278 195 145 140 11,3 18,2 21,7 21,2Vụ Mùa 267 184 134 129 15,0 22,7 21,4 21,0

CH19Vụ Xuân 285 198 155 152 10,7 17,6 23,7 23,2Vụ Mùa 276 186 141 138 14,6 22,2 23,3 22,8

CH20Vụ Xuân 274 192 142 137 11,7 18,4 21,4 21,1Vụ Mùa 261 180 131 128 16,4 22,8 21,2 20,8

CH22Vụ Xuân 288 204 157 154 11,2 17,8 23,8 23,1Vụ Mùa 273 188 143 140 14,9 22,5 23,4 22,7

CH5 (đ/c)Vụ Xuân 234 151 162 138 13,7 20,4 24,1 23,4Vụ Mùa 225 142 150 126 16,3 22,8 23,6 22,9

KD18 (đ/c)Vụ Xuân 282 138 143 112 10,8 19,6 20,4 19,7Vụ Mùa 267 116 135 108 14,4 24,2 20,1 19,2

LC93-1 (đ/c)Vụ Xuân 286 196 153 148 10,6 16,7 24,8 24,3Vụ Mùa 275 184 141 135 13,8 21,8 24,2 23,9

Page 23: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

23

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Qua bảng 6 cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong hai điều kiện môi trường chủ động nước và nhờ nước trời có một số nhận xét sau:

- Số bông/m2 của các giống trong điều kiện vụ Xuân ở môi trường chủ động nước dao động từ 274 - 288 bông/m2 thấp nhất là giống CH20 là 274 bông/m2 còn cao nhất là CH22 288 bông/m2. Trong điều kiện nhờ nước trời hoàn toàn thì số bông/m2 của các giống đều giảm và dao động từ 192 - 204 bông/m2.

Trong điều kiện vụ Mùa ở môi trường chủ động nước số bông/m2 dao động từ 261 - 273 bông/m2, còn trong môi trường nhờ nước trời hoàn toàn thì dao động từ 180 - 188 bông/m2.

- Số hạt/bông trong điều kiện vụ Xuân và ở môi trường chủ động nước của các giống dao động từ 142 - 157 hạt/bông, còn ở môi trường hoàn toàn nhờ nước trời dao động từ 137 - 154 hạt/bông.

Trong điều kiện vụ Mùa ở môi trường chủ động nước số hạt/bông của các giống dao động từ 131 - 143 hạt/bông, còn ở môi trường nhờ nước trời hoàn toàn thì chỉ dao động từ 128 - 140 hạt/bông.

- Tỷ lệ lép của các giống, trong môi trường chủ động nước ở vụ Xuân dao động từ 10,7 - 11,4 % và trong vụ Mùa từ 14,6 - 16,4 %.

Trong môi trường nhờ nước trời hoàn toàn thì tỷ lệ lép của các giống ở vụ Xuân là khoảng từ 17,6 - 18,5 %, còn ở vụ Mùa từ 22,2 - 23,2%.

Kết quả tại bảng 7 cho thấy, trong điều kiện chủ động hoàn toàn về nước tưới các giống lúa tham gia thí nghiệm đều đạt năng suất thực thu và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn trong điều kiện hạn hoàn toàn nhờ nước trời. Tuy nhiên, sự chênh lệch về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trong hai điều kiện gieo cấy giữa các giống lúa có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể, dưới điều kiện chủ động nước, các giống lúa chịu hạn mới chiếm ưu thế hơn về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu cao nhất trong tất cả các vụ thí nghiệm (năng suất bình quân đạt trên 60,0 tạ/ha).

Còn trong điều kiện hạn hoàn toàn nhờ nước trời, các giống lúa chịu hạn mới đạt năng suất cao nhất với độ tin cậy 95% trong tất cả các vụ thí nghiệm (năng suất bình quân đạt trên 36 tạ/ha). Cao hơn so với giống đại trà tại địa phương và đối chứng chỉ đạt

35,6 tạ/ha và 31,8 tạ/ha. So với giống sản xuất đại trà tại đia phương thì giống đại trà bình quân % giảm nhiều nhất là 48,5%.

3.6. Năng suất thực thu của các giống lua chịu hạn mới qua các điểm khảo nghiệm

Nhìn chung điều kiện gieo cấy trong vụ Mùa 2013 từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng xảy ra hạn trung bình khoảng 7 ngày.

Số liệu bảng 8 cho thấy, các giống lúa chịu hạn mới là những giống lúa có tiềm năng năng suất cao. Năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới trung bình đạt từ 51,56 - 55,3 tạ/ha ở vụ Mùa 2013. Đặc biệt có những điểm khảo nghiệm năng suất của các giống như CH22 và CH19 đạt trên 60 tạ/ha tại Hòa Bình.

Bảng 7. Năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới qua các năm (Thí nghiệm tại Viện CLT và CTP trong điều kiện chủ động nước và hoàn toàn nhờ nước trời)

Chỉ tiêu

Giống

Năng suất thực thu (tạ/ha) Bình quân giảm (%)

Điều kiện chủ động nước Điều kiện hoàn toàn nhờ nước trờiXuân 2013

Mùa 2013

Xuân 2014

Bình quân

Xuân 2013

Mùa 2013

Xuân 2014

Bình quân

CH16 63,5 58,5 64,3 62,1 38,8 35,2 39,6 37,9 38,9CH13 64,0 57,2 64,3 61,8 36,4 33,6 37,7 35,9 41,9CH19 64,7 58,8 65,2 62,9 39,4 37,6 40,8 39,3 37,5CH20 63,2 57,7 64,6 61,8 38,8 36,4 39,1 38,1 38,3CH22 65,1 59,3 65,7 63,4 40,7 36,9 39,2 38,9 38,6CH5 (đ/c) 60,2 56,8 61,6 59,5 35,6 33,1 36,6 35,1 41,0KD18 (đ/c) 63,7 57,5 64,2 61,8 32,3 30,4 32,6 31,8 48,5LC93-1 (đ/c) 64,7 58,8 64,3 62,6 40,4 37,3 40,1 39,3 37,2CV% 9,6 5,2 8,3 6,1 8,8 6,7LSD.05 4,67 3,94 4,55 2,91 3,17 2,79

Page 24: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

24

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Nhìn chung trong điều kiện gieo cấy của vụ Xuân năm 2014 đầu vụ bị rét và hạn xảy ra trung bình khoảng 5 - 7 ngày ở giai đoạn đẻ nhánh nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống, nhưng giữa vụ và cuối vụ thời tiết lại thuận lợi cho quá trình làm đòng và trỗ - chín. Tại các điểm triển khai khảo nghiệm các giống lúa chịu

hạn mới có khả năng chịu hạn khá, chịu rét tốt, khả năng đẻ nhánh khá, độ dài bông trung bình nhưng mật độ bông cao, tỷ lệ chắc cao nên năng suất trung bình của các giống chịu hạn mới cao nhất đạt 64,84 tạ/ha tương đương với đối chứng LC93-1 và cao hơn so với giống đối chứng tại địa phương KD18 61,52 tạ/ha và giống đối chứng CH5 60,56 tạ/ha (Bảng 9).

Bảng 8. Năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới, vụ Mùa 2013Đơn vị tính: tạ/ha

Bảng 9. Năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới, vụ Xuân 2014Đơn vị tính: tạ/ha

GiốngĐiểm khảo nghiệm

Bình quânLạng Sơn Hòa Bình Thái nguyên Bắc Giang Bắc Kạn

CH16 46,5 59,5 49,2 55,9 46,7 51,56CH13 47,8 57,8 48,9 55,4 49,7 51,92CH19 50,3 62,1 55,6 58,8 49,7 55,30CH20 47,3 58,6 50,2 54,7 47,1 51,58CH22 52,4 64,3 50,2 57,6 50,3 54,96CH5 (đ/c) 47,4 58,2 48,6 54,2 45,4 50,76KD18 (đ/c) 43,3 57,3 51,3 55,5 44,5 50,38LC93-1 (đ/c) 51,8 65,2 54,7 56,4 51,2 55,86CV% 5,8 5,1 5,3 5,1 4,9  LSD.05 4,75 4,79 4,26 3,89 4,66  

Trong điều kiện gieo cấy vụ Mùa 2014 xảy ra hạn khoảng 7 - 10 ngày ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Kết quả tại bảng 10 cho thấy các giống lúa chịu hạn mới cho năng suất cao hơn so với giống đối

chứng và giống sản xuất tại địa phương. Năng suất của các giống chịu hạn mới bình quân qua các vụ khảo nghiệm trong vụ Mùa đạt khoảng từ 51 - 55 tạ/ha, cao nhất tại điểm Hòa Bình và Bắc Giang.

GiốngĐiểm khảo nghiệm

Bình quânLạng Sơn Hòa Bình Thái Nguyên Bắc Giang Bắc Kạn

CH16 56,8 69,3 59,7 65,6 58,8 62,04CH13 57,3 67,4 58,8 65,7 59,3 61,70CH19 61,3 71,4 64,6 66,5 60,2 64,80CH20 55,7 67,4 60,1 64,8 58,5 61,30CH22 62,3 68,3 63,8 67,5 62,3 64,84CH5 (đ/c) 58,4 66,2 60,6 61,2 56,4 60,56KD18 (đ/c) 57,1 66,9 61,5 64,3 57,8 61,52LC93-1 (đ/c) 63,4 69,7 62,8 67,3 61,1 64,86CV% 5,5 5,3 5,7 5,6 4,7  LSD.05 4,37 4,84 4,37 4,24 4,48  

Page 25: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

25

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận - Các giống lúa chịu hạn mới chọn tạo (CH16,

CH13, CH19, CH20, CH22) đều là giống có khả năng chịu hạn tốt, khả năng phục hồi sau hạn nhanh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ hữu dục cao đa số là điểm 3 tương đương với đối chứng, thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình từ 100 - 110 ngày trong vụ Mùa, phù hợp cho cơ cấu Xuân muộn, Mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc, thích hợp gieo trồng trên các vùng khó khăn bấp bênh về nước tưới hoặc ruộng bậc thang có thể giữ được nước sau mưa vài ngày và ruộng đất pha cát ở đồng bằng có hệ thống tưới chủ động nhưng nhanh mất nước. Năng suất lúa trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời vẫn đạt từ 36 - 40 tạ/ha bằng 65 - 68% so với điều kiện tưới nước chủ động.

- Trong điều kiện gieo cấy chủ động nước tưới, các giống lúa chịu hạn mới này có thể đạt được 50 - 55 tạ/ha trong điều kiện vụ Mùa và 60 - 65 tạ/ha trong điều kiện vụ Xuân.

4.2. Đề nghịTiếp tục thu thập nguồn gen lúa chịu hạn từ

nhiều nước, nhiều vùng nhằm tăng cường sự phong phú của nguồn vật liệu tạo giống.

Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa có khả năng chịu hạn cho các vùng sản xuất lúa bấp bênh về nước tưới, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa. Ký hiệu: QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT.

Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi trường của cây lúa. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

IRRI, 1996. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (Nguyễn Hữu Nghĩa dịch), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

IRRI, 2002. Reference Guide Standard Evaluation System for Rice.

K.S. Fischer, R. Lafitte, S. Fukai, G. Atlin và B. Hardy, 2003. Chọn tạo giống lúa cho môi trường hạn (Vũ Văn Liết dịch). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008.

Bảng 10. Năng suất thực thu của các giống lúa chịu hạn mới, vụ Mùa 2014Đơn vị tính: tạ/ha

Breeding and testing of drought tolerant rice varietiesNguyen Trong Khanh, Pham Huu Chien,

Vu Thi Hang, Nguyen Anh Dung, Do The Hieu, Pham Thi Ngoc Diep, Dinh Huy Tan

AbstractFive drought tolerant rice varieties including CH16, CH13, CH19, CH20 and CH22 were successfully bred and selected by the Field Crops Research Institute during the last years. Results of evaluation and testing showed that the above rice varieties had good drought tolerance, high recovering ability, good growth and average growth duration of 100 -110 days in summer season and they were suitable for difficult irrigated areas. The yield of the above drought tolerant rice varieties could reach 3.6 - 4.0 tons per hectare under rainfed condition and could reach 5.0 - 6.5 tons per hectare under irrigated condition.Key words: Rice, breeding, testing, drought tolerance

GiốngĐiểm khảo nghiệm

Bình quânLạng Sơn Hòa Bình Thái Nguyên Bắc Giang Bắc Kạn

CH16 45,8 53,4 54,3 54,9 48,5 51,38CH13 48,7 58,6 49,3 53,8 50,3 52,14CH19 50,5 60,2 53,8 56,7 50,4 54,32CH20 47,2 55,1 49,8 53,1 47,6 50,56CH22 52,4 61,2 52,8 54,9 52,6 54,78CH5 (đ/c) 49,6 53,2 50,2 52,8 48,7 50,90KD18 (đ/c) 43,3 57,3 51,3 55,5 44,5 50,38LC93-1 (đ/c) 51,3 60,4 52,2 56,8 51,8 54,50CV% 4,9 4,8 5,6 5,8 4,7  LSD.05 3,95 5,19 4,73 4,52 4,38  

Ngày nhận bài: 09/02/2017Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm

Ngày phản biện: 14/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 26: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

26

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀSắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực,

thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới (Flach, 1982). Cây sắn du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII (Phạm Văn Biên và Hoàng Kim, 1991). Hiện nay, cây sắn đang vươn mình chuyển hóa từ một cây lương thực xóa đói giảm nghèo sang một cây xuất khẩu có triển vọng trên thị trường Việt Nam. Trước năm 1990, Gòn, H34 và Xanh Vĩnh Phú là những giống sắn phổ biến ở Việt Nam (Trần Ngọc Ngoạn, 2007). Trong những năm qua, chương trình sắn Việt Nam đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất ở miền Bắc Việt Nam một số giống sắn mới KM60, KM94, KM98-7, Sa21-12, và NA1 (Nguyễn Trọng Hiển, 2013). Đây là các giống sắn mới có năng suất củ tươi và năng suất tinh bột cao hơn hẳn các giống sắn cũ. Các giống sắn mới đã thực sự tạo nên bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam: đã đưa năng suất sắn trung bình toàn quốc từ 8,36 tấn/ha năm 2000 (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) lên 19,8 tấn/ha năm 2014. Tuy nhiên cơ cấu giống còn chưa phong phú, năng suất củ tươi trung bình còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng giống. Để bổ sung nguồn giống sắn phục vụ sản xuất, đáp ứng thị hiếu của người sản xuất và thị trường tiêu dùng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ đã nhập nội, tuyển chọn và phát triển giống sắn Sa06 với nhiều ưu điểm: dạng cây gọn, không phân cành, có thể tăng mật độ trồng so với KM94 khoảng 2.000 - 3.000 cây/ha. Giống Sa06 là giống chịu thâm canh,

chịu rét khỏe, chống đổ tốt, được nông dân nhanh chóng chấp nhận. Giống sắn Sa06 có năng suất tương đối cao đạt trên 40 tấn/ha.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Vật liệu khảo nghiệm: Giống sắn Sa06.- Giống đối chứng: Giống sắn KM94.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và chọn lọc Trình tự các bước tiến hành chọn lọc, đánh giá

giống, các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu của CIAT và chương trình sắn Việt Nam; Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia. Chọn dòng triển vọng trên thí nghiệm so sánh sơ bộ. Các năm tiếp theo tiếp tục đánh giá trên các thí nghiệm tiêu chuẩn để chọn dòng triển vọng nhất đưa vào bộ giống khảo nghiệm.

2.2.2. Phương pháp khảo nghiệm- Khảo nghiệm cơ sở: Các thí nghiệm so sánh

giống được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) 3 lần nhắc lại.

- Khảo nghiệm VCU: Tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn QCVN01-61: 2011/BNNPTNT.

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm2 Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT

KẾT QUẢ CHỌN LỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG SẮN Sa06 NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Phạm Thị Thu Hà1, Nguyễn Thiên Lương2, Nguyễn Trọng Hiển1, Ni Ê Xuân Hồ ng1, Vũ Thị Vui1

TÓM TẮTGiống sắn Sa06 là giống sắn nhập nội vào Việt Nam năm 2008; được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có

củ và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón vùng miền Trung và Tây nguyên đánh giá khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 169/QĐ-TT-CLT ngày 14/05/2012. Giống sắn Sa06 có thời gian sinh trưởng trung bình (9 tháng); chiều cao cây trung bình 285,0 cm, không phân cành, có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh thối củ. Giống sắn Sa06 có tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao hơn KM94 khoảng 1 - 2%; tỷ lệ tinh bột trung bình đạt 30%, tỷ lệ chất khô trung bình đạt 40%. Giống sắn Sa06 có thể trồng mật độ cao: 12.500cây/ha, cao hơn giống KM94 từ 3.000 - 4.000 cây/ha. Giống sắn Sa06 được triển khai sản xuất thử trong hai năm 2014, 2015 trên tổng số 141,2 ha trong đó tại các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc là 109,0 ha, tại vùng Bắc Trung bộ là 32,3 ha; năng suất củ tươi giống sắn Sa06 đạt trung bình từ 40,5 tấn/ha, cao hơn KM94 từ 15-20% ở hầu hết các điểm sản xuất thử.

Từ khóa: Giống sắn Sa06, năng suất củ tươi cao, hàm lượng tinh bột

Page 27: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

27

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

- Sản xuất thử được bố trí trên chân đất, khung thời vụ và chế độ bón phân cụ thể như sau: đất xám, trên đất có độ dốc trên 10o đã được trồng sắn nhiều năm liền. Giống đối chứng: giống trồng phổ biến tại địa phương KM94, lượng phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 100 kgN + 50 kgP205 +100 kg K20/ha, mật độ trồng: 12.500 cây/ha (khoảng cách: hàng ˟ hàng =1m, cây ˟ cây = 0,8m).

2.3. Chỉ tiêu theo dõi Tình hình sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm

sâu bệnh hại, năng suất và chỉ tiêu chất lượng củ (trong đó tỷ lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột củ được xác định theo phương pháp tỷ trọng của CIAT.

2.4. Thời gian thực hiện - Khảo nghiệm cơ sở: Năm 2009.- Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 3 vụ bắt đầu từ

năm 2010 - 2012.- Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 2 vụ, bắt đầu

từ năm 2013 - 2014.- Sản xuất thử: Tiến hành 2 vụ 2014 - 2015.

2.5. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm

Excel và IRRISTAT 5.0.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gốc và đặc điểm chính của giống sắn Sa06

3.1.1. Nguồn gốc giống sắn Sa06Giống sắn Sa06 là giống sắn nhập nội vào Việt

Nam năm 2008 có tên là Rayong9, do Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Rayong của Thái Lan (Rayong Field Crop Research Centre) chọn ra từ tổ hợp lai CMR35-48-196 = (CMR31-19-23 ˟ OMR29-20-118). Năm 2008 giống sắn Sa06 được nhập nội vào Việt Nam và được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Cây có củ và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón vùng miền Trung và Tây nguyên đánh giá khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.

3.1.2. Đặc điểm chính của giống sắn Sa06 so với KM94

3.2. Kết quả nghiên cứu, chọn lọc và khảo nghiệm giống sắn Sa06

3.2.1. Kết quả chọn lọc và khảo nghiệm vùng sinh thái các giống sắn từ 2009-2011

Bảng 1. Năng suất giống sắn Sa06 tại các điểm khảo nghiệm từ năm 2009 - 2011

Nguồn: Số liệu trích dẫn từ báo cáo công nhận sản xuất thử nghiệm giống sắn Sa06, năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ (TTNC&PTCCC).

Dòng giống - Chỉ tiêu Sa06 KM94 (Đ/c)

Thời gian từ trồng đến thu hoạch (tháng) 9 9-12

Khả năng phân cành (cấp) 0 1-2Chiều cao cây trung bình (cm) 260 240Dạng cây (điểm 1-5:1. rất xấu 5. đẹp) 5 3

Đường kính gốc (cm) 3,0 2,3Số củ trung bình/cây 11,7 11,8Chiều dài trung bình củ (cm) 29,0 27,2Năng suất củ tươi TB (tấn/ha) 35-43 31,7

Hệ số thu hoạch (HI) 0,6 0,55

Tỷ lệ chất khô TB (%) 41,1 40,4Tỷ lệ tinh bột TB (%) 30,1 29,8Hàm lượng HCN (mg/100g tươi) - Vỏ củ 43,8 46,4 - Thịt củ 11,9 12,5 - Lá 44,5 45,3Chất lượng cảm quan (ăn nếm) 1 1

Hướng sử dụng chế biến

chế biến

Giống Hà Nội2009

Quảng Ngãi2010

Yên Bái2010

Yên Bái2011

Bắc Kạn2011

Nghệ An2011

Trung bình

So với đ/c KM94 (%)

08Sa05 23,4 45,0 36,0 32,0 36,1 36,1 37,0 119,5Sa06 33,0 46,0 40,0 42,3 34,5 34,5 39,5 127,310Sa01 - - 31,0 36,0 32,8 32,8 33,2 106,9KM21-12 33,0 - 36,0 33,3 30,8 30,8 32,7 108,3KM98-7 23,6 38,9 30,0 30,0 26,1 26,1 30,2 97,5KM94 (đ/c) 29,3 45,0 34,0 31,0 22,5 22,5 31,0 100,0CV% 7,8 12,7 10,4 11,0 9,6 9,6LSD.05 3,05 4,7 3,81 4,7 2,4 2,4

Page 28: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

28

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Kết quả khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác nhau cho thấy năng suất củ tươi các giống đạt trung bình qua các năm từ 30,2 - 39,5 tấn/ha vượt đối

chứng KM94 từ 6,9 - 27,3 % trong đó giống sắn Sa06 là giống có năng suất đạt cao nhất đạt 39,5 tấn/ha, vượt đối chứng 27,3%.

Năng suất giống sắn Sa06 tại các điểm khảo nghiệm đạt trung bình từ 34,3 - 39,0 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng KM94 chỉ đạt từ 22,5 - 37,0 tấn/ha ở độ tinh cậy 95%.

Nhận xét: Tại khu vực miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Yên Bái) và Bắc Trung bộ (Nghệ An) cho thấy năng suất giống sắn Sa06 vượt trội hơn giống sắn đối chứng KM94 từ 23 - 26%. Sự chênh lệch này thể hiện tiền năng năng suất và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là bệnh đốm nâu lá và rệp sáp.

Khu vực miền trung (Quảng Ngãi) diễn biến thời tiết thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển hơn nên năng suất thu được chỉ tương đương với giống KM94 (28 tấn/ha) nên chỉ đưa giống sắn Sa06 vào các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ để tiếp tục khảo nghiệm sản xuất ở những năm tiếp theo (Bảng 3).

3.2.3. Kết quả sản xuất giống sắn Sa06Để có cơ sở đánh giá về giống với qui mô rộng

hơn, trong hai năm 2014, 2015, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ đã tiến hành triển khai sản xuất thử giống Sa06 tại ba tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn và Nghệ An. Địa điểm và quy mô khảo nghiệm sản

xuất được trình bày ở bảng 4.

Bảng 3. Địa điểm và quy mô sản xuất thử giống sắn Sa06, năm 2014, 2015

Giống Sa06 được triển khai với tổng diện tích 141,2 ha, 81 hộ tham gia, trong đó các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc 109 ha, Bắc Trung bộ 32,2 ha.

Kết quả đánh giá năng suất giống sắn Sa06 trong sản xuất thử cho thấy năng suất giống sắn Sa06 đạt từ 38,9 - 41,5 tấn/ha, cao nhất tại tỉnh Bắc Kạn (41,5 tấn/ha), vượt hơn so với đối chứng 126%.

3.2.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống sắn Sa06

Bảng 2. Năng suất của giống sắn Sa06 tại các điểm khảo nghiệm (2011 - 2013)

Tên giốngNăng suất tại các điểm khảo nghiệm (tấn/ha) NSTB

(tấn/ha)So với đ/c

(%)Bắc Kạn Yên Bái Quảng Ngãi Nghệ AnNăm 2011

Sa06 36,2 37,3 27,9 35,7 34,3 126KM94 (Đ/c) 24,4 27 30 27,5 27,2 100CV% 12,7 9,4 10,1 8,4LSD.05 4,2 3,81 4,7 5,3

Năm 2012Sa06 36,5 36,8 28,5 38,5 35,1 123KM94 (Đ/c) 22,6 30,7 29,4 30,9 28,4 100CV% 8,6 13,5 9,5 12,8LSD.05 2,4 1,70 4,2 3,2

Năm 2013Sa06 38,5 37,9 40,5 39,0 126KM94 (Đ/c) 27,8 32 32,7 30,8 100CV% 8,7 11,2 12,8LSD.05 3,9 5,6 3,2

TT Địa điểm Số hộ tham gia (hộ)

Diện tích (ha)

Năm 2014 38 64,71 Yên Bái 12 22,52 Bắc Kạn 16 30,03 Nghệ An 10 12,2

Năm 2015 43 76,51 Yên Bái 18 33,52 Bắc Kạn 12 23,03 Nghệ An 13 20,0

Tổng cộng 81 141,2

Page 29: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

29

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Giống Địa điểm (tỉnh)

Nhận xét của người sản xuấtSinh trưởng, Khả năng

chống chịu sâu bệnhQuy mô

(ha) Năng suất Đặc điểm củ Nhận xét chung

Sa06

Bắc Cạn

Cây khỏe, không phân cành, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhiễm nhẹ bệnh cháy lá

8,0

Đạt trên 40 tấn/ha, Cao hơn giống địa phương

Củ hình dạng côn, dễ thu hoạch, vỏ củ màu hồng, ruột củ màu trắng, hàm lượng tinh bột 29,7% và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

Yên Bái Tốt 27,0Đạt 38 tấn/haCao hơn giống địa phương

Củ hình dạng côn, dễ thu hoạch, vỏ củ màu hồng, ruột củ màu trắng, hàm lượng tinh bột 30,4% và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

Nghệ An

Cây khỏe, không phân cành, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhiễm nhẹ bệnh cháy lá

24,0

Đạt trên 40 tấn/ha, Cao hơn giống địa phương

Củ hình dạng côn, dễ thu hoạch, vỏ củ màu hồng, ruột củ màu trắng, hàm lượng tinh bột 30,0% và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

KM94(đ/c)

Bắc Cạn

Tốt, dễ đổ ngã, phân cành 2 cấp, nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại: rệp sáp, nhện đỏ, cháy lá

3,0 Cao hơn giống địa phương

Vỏ củ nâu, ruột củ trắng, hàm lượng tinh bột và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

Yên BáiTốt, nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại: rệp sáp, nhện đỏ, cháy lá

3,0 Cao hơn giống địa phương

Vỏ củ nâu, ruột củ trắng, hàm lượng tinh bột và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

Nghệ An Tốt, dễ đổ ngã, phân cành 2 cấp 3,0 Cao hơn giống

địa phương

Vỏ củ nâu, ruột củ trắng, hàm lượng tinh bột và chất khô cao, dễ tiêu thụ

Chấp nhận cao

Bảng 3. Tổng hợp ý kiến nhận xét của người sản xuất và các địa phương về giống sắn Sa06 được khảo nghiệm sản xuất tại 3 tỉnh qua 2 năm 2011 và 2012

Bảng 5. Năng suất giống sắn Sa06 trong sản xuất thử

TT Thời gianNăng suất củ tươi (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) Tỷ lệ chất khô (%)

Sa06 KM94 So với đ/c (%) Sa06 KM94 Sa06 KM941 Yên Bái 40,4 32,1 123 30,0 29,1 40,3 38,12 Bắc Kạn 41,5 32,9 126 29,8 29 39,5 38,13 Nghệ An 38,9 32,8 119 28,9 29,8 40,1 39,0

Trung bình 40,5 32,4 125 29,6 29,3 40,0 38,4

3.3. Nghiên cứu biên pháp kỹ thuật và nhân giống sắn Sa06

3.3.1 Thí nghiệm mật độ và phân bón đối với giống sắn Sa06

Mức phân bón và mật độ phù hợp nhất đối với giống Sa06 là mật độ: 12.500 cây/ha, 80N + 60 P2O5 + 120 K2O cho năng suất cao, tiết kiệm chi

phí, thu lợi nhuận cao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của CIAT (1981) khi lượng Kali bón 168kg K2O/ha cho năng suất cao nhất giống MVen 77. Với lượng bón 150 kg K2O /ha cho năng suất củ tươi tăng từ 9 - 27,5 tấn/ha (Igbokwe và cs., 1982).

Page 30: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

30

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 7. Ảnh hưởng của các phương pháp nhân tới hệ số nhân giống Sa06

3.3.2. Thí nghiệm về phương pháp nhân giống trên giống sắn Sa06

Kết quả thu hoạch số hom giống trên các ô thí nghiệm được ghi tại bảng 7 cho thấy: Hệ số nhân giống các công thực đạt từ 100 - 1.399 lần. Trong đó,

từ 1 cây giống gốc ban đầu với phương pháp truyền thống có thể lấy được 100 hom, như vậy hệ số nhân chỉ đạt 10x. Nhưng với phương pháp nhân nhanh bằng hom hai mắt sau 1 năm thu được 1.399 hom từ 1 cây giống gốc hệ số nhân đạt 140 lần.

Công thứcSố hom

giống/ô từ cây tái sinh

Số hom giốngNhân lần 2

Tổng số hom giống thu được

Số cây gốc ban đầu

Hệ số nhân(lần)

CT1: nhân hom 2 mắt 350 2.448 2.798 2 1.399CT2: nhân hom 3 mắt 347 2.450 2.797 3 932CT4: nhân hom 4 mắt 350 2.452 2.802 4 700CT4: nhân giống thông thường 502 0 502 5 100

IV. KẾT LUẬN Giống sắn Sa06 có thời gian sinh trưởng trung

bình (9 tháng); chiều cao cây 265,0 cm, không phân cành, nhặt mắt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi nhiễm bệnh thối củ.

Giống sắn Sa06 có tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao hơn KM94 khoảng 2%; tỷ lệ tinh bột trung bình

đạt 30%, tỷ lệ chất khô trung bình đạt 40%. Trên qua mô khảo nghiệm sản xuất 141,2 ha

trong năm 2014 và 2015, trong đó tại các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc là 109,0 ha, tại vùng Bắc Trung Bộ là 32,3 ha; năng suất củ tươi giống sắn Sa06 đạt trung bình từ 40,5 tấn/ha, cao hơn KM94 từ 15-20% ở hầu hết các điểm sản xuất thử.

Công thức NS Yên Bái(tấn/ha)

NS Bắc Kạn(tấn/ha)

Tổng thu(/ha)

Chi phícho phân bón

Lãi tăng sovới ĐC

P1

M1 36,8 23,6 28.320 -12.160 4.500M2 38,7 29,8 35.760 -4.720 4.500M3 42,5 34,9 41.880 1.400 4.500M4 41,3 34,6 41.520 1.040 4.500

P2

M1 32,5 24,1 28.920 -13.560 6.500M2 39,7 35,4 42.480 0.0 6.500M3 43,7 40,1 48.120 5.640 6.500M4 40,2 36,3 43.560 1.080 6.500

P3

M1 38,9 25,0 30.000 -13.980 8.000M2 41,5 36,4 43.680 300 8.000M3 47,5 43,1 51.720 7.740 8.000M4 44,8 30,9 37.080 -6.900 8.000

P4

M1 38,3 23,3 27.960 -15.020 7.000M2 41,4 27,8 33.360 -9.620 7.000M3 41,8 30,3 36.360 -6.620 7.000M4 41,1 26,3 31.560 -11.420 7.000

CV% 10,1 13,7LSD .05 2,8 2,1

Bảng 6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới năng suất và hiệu quả kinh tế đối với giống sắn Sa06 tại Yên Bái và Bắc Kạn năm 2013-2014

Ghi chú: Giá bán sắn 1.200 đồng/kg, phân hữu cơ vi sinh: 4.000đ/kg, đạm ure: 12.000 đ/kg, phân super lân: 4.000 đ/kg, kaliclorua: 15.000 đồng/kg

Page 31: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

31

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Nhược điểm giống sắn Sa06: Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn Sa06 đạt năng suất cao khi bón phân ở mức 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 N + 40 P205 + 120 K20 và trồng với mật độ 12.500 cây/ha.

Nhân giống với số mắt từ 2 đến 3 mắt đạt được hệ số nhân giống cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢOC.I.A.T, 1981, Centro International de Agricultura

Tropical, Cassava program 1980 Report, Cali, Colombia.

Flach M., 1982. Ecological competition among the main moisture rich starchy staples in the tropical and subtropical. Proceedings Fifth International Tropical Root Crops Symposium, held in Manila, The

Philippines, September 1979, pp 345-375. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1995. Cây Sắn. NXB

Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Igbokwe M.C, L.S.O, Ene, G.I Nzewi, Fertility trials,

1947 - 1981, Fertility triasls on root crops: Cassava, In: A review of soil fertility investigations in the Eastern States of Nigieria 1923-1981, Umudike, Nigieria, Federal Ministry of Agriculture, Federal Department of Agriculture Land Resources, Technical Report No.5, pp 32-38.

Nguyễn Trọng Hiển, Trịnh Thị Phương Loan, Ngô Doãn Đảm, Trịnh Văn Mỵ, Trần Thị Bích Huề và CTV, 2013. Kết quả nghiên cứu chọn lọc và phát triển giống sắn Sa21-12. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất.

Trần Ngọc Ngoạn, 2007. Giáo trình cây Sắn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 9/02/2017Người phản biện: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Selection and development of high yield and quality cassava variety Sa06 in Northern region of Vietnam

Pham Thi Thu Ha, Nguyen Thien Luong, Nguyen Trong Hien, Ni E Xuan Hong, Vu Thi Vui

AbstractSa06 variety was introduced in 2008 and was tested in different ecological regions by the Root Crop Research and Development Center and the Central and Highland Center for Plant Testing. This variety was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development for trial production. Sa06 variety had medium duration (9 months). Average plant height was 285 cm, no branching, resistance to pests, susceptible to brown spot diseases, root rot. Starch content and dry matter of Sa06 were high with 30% and 40%, respectively. Sa06 varieties could be grown with density of 12.500 plants/ha which was higher than KM94 from 3000-4000 plants/ha. Production testing of Sa06 variety was conducted on 141.2 ha in some parts of Nothern Vietnam. Fresh root yield of Sa06 variety reached 40.5 tons/ha and was higher than that of KM94 from 15 - 20%. Key words: Sa06 Cassava variety, fresh root yield, starch content

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực Phẩm 2 Viện Nghiên cứu Ngô; 3 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG ĐẬU XANH ĐXVN7 Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Nguyễn Ngọc Quất1, Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Thanh2, Phạm Thị Xuân3

TÓM TẮTKhảo nghiệm giống đậu xanh ĐXVN7 được thực hiện trong 3 vụ Hè từ 2011-2013 tại ba vùng sinh thái: Hà Nội,

Nghệ An và Hà Tĩnh. Các thí nghiệm khảo nghiệm giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), mỗi thí nghiệm được nhắc lại 4 lần với diện tích ô là 10m2 (5m ˟ 2m). Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đậu xanh ĐXVN7 có thời gian sinh trưởng ngắn, trong vụ Hè từ 65 - 68 ngày, có khả năng chống đổ tốt và nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu. Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 qua 3 năm ở 3 điểm nghiên cứu biến động từ 1.420 - 1.883 kg/ha và đạt cao hơn so với đối chứng đậu tằm từ 316 - 883 kg/ha. Kết quả sản xuất thử giống đậu xanh ĐXVN7 ở

Page 32: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

32

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] là cây đậu

thực phẩm có nhiều giá trị khác nhau: (1) là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, hạt đậu xanh giàu protein, hyđratcarbon, sắt và axit amin không thay thế; (2) là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể tham gia vào nhiều công thức cây trồng (luân canh, xen canh, gối vụ) góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất; (3) là cây có khả năng cải thiện độ phì nhiêu cho đất thông qua hệ rễ và thân lá.

Ở Việt Nam, đậu xanh là cây đậu đỗ đứng thứ ba sau lạc và đậu tương. Đậu xanh được trồng rộng khắp từ Bắc tới Nam. Những năm gần đây với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan diễn ra khá nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt... thì cây trồng ngắn ngày có thể né tránh thiên tai như cây đậu xanh đã và đang ngày càng được đầu tư nghiên cứu phát triển ở hầu hết các địa phương (Nguyễn Ngọc Quất, 2016).

Diện tích trồng đậu xanh của Việt Nam năm 2015 là 90.950 ha, năng suất bình quân đạt 1.089 kg/ha. Sản xuất đậu xanh ở miền Bắc tập trung chủ yếu ở ba vùng sinh thái: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ với diện tích 30.380 ha, năng suất biến động từ 938 - 1.511kg/ha (2015). Sản xuất đậu xanh được gieo trồng chủ yếu trong vụ hè và tập trung ở các tỉnh Bắc Trung bộ với diện tích 18.470 ha năng suất bình quân đạt 983 kg/ha (2015) (Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2016). Do vậy, việc nghiên cứu xác định được giống đậu xanh mới năng suất cao ngắn ngày phù hợp với điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Bắc là rất cần thiết để đáp ứng với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống đậu xanh ĐXVN7 được lai tạo và chọn lọc

từ tổ hợp lai ĐX102 ˟ Vĩnh bảo 4 được thực hiện vụ xuân 2007, với giống đối chứng là đậu tằm và ĐX11.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm- Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo

nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu xanh (QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011).

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), mỗi thí nghiệm được nhắc lại 4 lần

với diện tích ô là 10 m2 (5 m ˟ 2 m).- Nền phân bón: 1 tấn HCVS Sông Gianh + 400

kg vôi bột + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O kg trên 1ha.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân HCVS Sông Gianh + vôi bột + Lân trước khi gieo; Bón thúc 2 đợt; đợt 1 khi đậu xanh có 1-2 lá thật bón ½ NKvà thúc lần 2 khi cây 4 - 5 lá thật bón ½ NK còn lại.

- Mật độ gieo 20 cây/m2.- Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình

IRRISTAT 4.0 và Excel.

2.2.2. Phương pháp xây dựng mô hìnhTrên cơ sở quy trình canh tác đậu xanh vụ Hè

mới để xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm với giống cũ và quy trình canh tác cũ làm đối chứng. Quy mô là 10ha/mô hình giống mới và kỹ thuật canh tác mới và 1ha đối chứng sử dụng giống cũ và kỹ thuật canh tác cũ.

2.2.3. Phương pháp phân tích chất lượng hạt- Hàm lượng protein tổng số: Xác định theo

phương pháp Kjeldahl

Protein (%) = NTS ˟ 5,71

- Hàm lượng Lipid: Xác định theo phương pháp Soxlet

Lipid (%) = a ˟ 100

b(100-c)Trong đó: a: Khối lượng bì và mẫu trước khi sấy -

khối lượng bì và mẫu sau khi sấy; b: Khối lượng mẫu phân tích; c: Độ ẩm mẫu phân tích.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè

Kết quả theo dõi đánh giá thời gian của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu xanh được trình bày ở bảng 1 cho thấy: Thời gian từ mọc đến ra hoa của giống đậu xanh ĐXVN7 tương đương so với giống đậu tằm biến động từ 29-33 ngày. Thời gian sinh trưởng của giống đậu xanh ĐXVN7 ở 3 điểm nghiên cứu biến động từ 65 - 68 ngày và dài hơn so với giống đậu tằm từ 6 - 10 ngày. Giống đậu xanh ĐX11 có thời gian sinh trưởng dài nhất dài hơn so với giống ĐXVN7 từ 6 - 8 ngày.

Ninh Bình và Hà Tĩnh cho thất năng suất thực thu vượt so với sản xuất đại trà từ 30 - 34%, hàm lượng lipit và protein tương đương với giống đậu tằm.

Từ khóa: Giống đậu xanh ĐXVN7 , năng suất, các tỉnh phía Bắc

Page 33: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

33

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè

Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống đậu xanh ĐXVN7 được trình bày ở bảng 2 cho thấy: Chiều cao thân chính của giống đậu xanh

ĐXVN7 ở 3 điểm khảo nghiệm biến động từ 49,2 - 56,5 cm. Giống đậu xanh ĐXVN7 có chiều cao thân chính tương đương so với giống đậu tằm và thấp hơn so với giống đậu xanh ĐX11.

3.1.3. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của giống đậu xanh ĐXVN7

Đánh giá khả năng chống đổ và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ hè, kết quả được trình bày ở bảng 3 cho thấy: Khả năng chống đổ của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 1,0 - 1,6 điểm tương đương so với

khả năng chống đổ của giống đậu xanh ĐX11 có điểm đổ biến động từ 1,0 - 1,5 điểm. Giống đậu tằm có khả năng chống đổ kém nhất với điểm đổ biến động từ 2,3 - 2,6 điểm. Mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ hè đạt từ 1,5 - 2,0 điểm đạt tương đương so với giống đậu xanh ĐX11.

Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống đậu xanh ĐXVN7 (ngày)

Ghi chú: Bảng 1, 2, 3, 4: Số liệu trung bình 2011, 2012, 2013.

Tên giốngHà Nội Nghệ An Hà Tĩnh

Mọc - ra hoa TGST Mọc -

ra hoa TGST Mọc - ra hoa TGST

Đậu tằm (đ/c) 30 60 31 59 29 58ĐX11 38 74 36 71 35 71

ĐXVN7 33 66 32 65 33 68

Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè

Tên giống

Hà Nội Nghệ An Hà TĩnhChiều cao thân chính

(cm)

Số cành C1/cây

Chiều cao thân chính

(cm)

Số cành C1/cây

Chiều cao thân chính

(cm)

Số cành C1/cây

Đậu tằm (đ/c) 53,4 1,0 53,6 0,7 48,5 0,2ĐX11 59,0 0,6 56,9 0,7 53,9 0,3

ĐXVN7 56,5 0,8 53,0 1,3 49,2 0,4

3.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7

Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7 được trình bày ở bảng 4 cho thấy: Tại 3 điểm nghiên cứu giống đậu xanh ĐXVN7 có số quả chắc trên cây biến động từ 13,3 - 17,2 quả/cây. Tại Hà Nội và Hà Tĩnh giống đậu xanh ĐXVN7 có số quả chắc trên cây đạt cao nhất và cao hơn so với 2 giống đối chứng từ 2,2 - 2,9 quả/cây (Hà Nội) và 3,8 - 6,3 quả/cây (Hà Tĩnh). Số hạt trên quả của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 10,7 - 12,3 hạt/quả.

Giống đậu xanh ĐXVN7 có số hạt trên quả tương đương so với giống đậu xanh ĐX11 và số hạt trên quả đạt cao hơn so với giống đậu tằm.

Khối lượng 1.000 hạt của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 47,8 - 52,7 gam, khối lượng 1.000 hạt của giống đậu xanh ĐXVN7 đạt cao nhất ở Nghệ An là 52,7gam. Khối lượng 1.000 hạt giống đậu xanh ĐXVN7 đạt tương đương so với giống đậu tằm và 2 giống đậu này đạt khối lượng 1.000 hạt thấp hơn so với giống đậu xanh ĐX11.

Bảng 3. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè (điểm)

Tên giốngHà Nội Nghệ An Hà Tĩnh

Chống đổ Đốm nâu Chống đổ Đốm nâu Chống đổ Đốm nâuĐậu tằm (đ/c) 2,4 2,8 2,6 2,8 2,3 2,7

ĐX11 1,0 2,0 1,5 1,6 1,2 1,5ĐXVN7 1,0 2,0 1,6 1,5 1,3 1,8

Page 34: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

34

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.1.5. Năng suất thực thu của các giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè

Năng suất đậu xanh trên đơn vị diện tích phụ thuộc vào năng suất của từng cây (năng suất cá thể) và năng suất cả ruộng (năng suất quần thể). Tuy nhiên, năng suất cá thể hay quần thể cũng đều dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, số hạt/quả, khối lượng 1.000 hạt... của chính giống đó quyết định.

Kết quả đánh giá năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 được trình bày ở bảng 5 cho thấy: Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 qua 3 năm tại Hà Nội biến động từ 1.420 - 1.750 kg/ha, năm 2012 năng suất thực thu đạt cao nhất là 1.750 kg/ha. Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 đạt cao hơn so với đối chứng đậu tằm từ 433 - 530 kg/ha và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở xác suất 95%.

Tại Nghệ An qua 3 năm đánh giá năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 1.459 - 1.637 kg/ha. Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 đạt cao hơn so với giống đậu tằm từ 316 - 533 kg/ha và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức xác suất 95%. Giống đậu xanh hạt mốc là đậu tằm và ĐXVN7 luôn có năng suất thực thu thấp hơn giống đậu xanh ĐX11.

Tại Hà Tĩnh năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 qua 3 năm đạt từ 1.453 - 1.833 kg/ha. Giống đậu xanh ĐXVN7 đạt năng suất thực thu cao hơn so với giống đậu tằm (đ/c) từ 392 - 883 kg/ha và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức xác suất 95%. Trong năm 2011 và 2012 năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 đạt cao nhất lần lượt là 1.760 kg/ha và 1.883 kg/ha và đạt cao hơn so với giống đậu xanh ĐX11 lần lượt là 340 kg/ha và 281 kg/ha, sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè

GiốngSố quả chắc/cây Số hạt/quả Khối lượng 1.000 hạt (g)

HN NA HT HN NA HT HN NA HTĐậu tằm (đ/c) 10,4 11,8 10,9 11,0 10,7 10,3 45,5 50,3 49,5

ĐX11 11,1 17,6 13,4 11,4 12,3 10,7 59,1 62,1 63,2

ĐXVN7 13,3 14,4 17,2 11,4 11,5 10,9 47,8 52,7 50,5

3.1.6. Hàm lượng dinh dưỡng của các giống đậu xanh triển vọng

Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng với mục tiêu tuyển chọn được giống đậu xanh có năng suất chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sinh thái.

Kết quả trình bày ở bảng 7 cho thấy: Hàm lượng Protein tổng số của các giống đậu xanh biến động từ 22,12 - 23,56%, giống đậu xanh ĐXVN7 có hàm lượng protein tổng số là 22,91 tương đương so với giống đậu tằm (đ/c). Hàm lượng lipid của các giống đậu xanh biến động từ 0,46 - 0,68%.

Bảng 7. Hàm lượng dinh dưỡng của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ Hè 2012 tại Nghệ An

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch)

Bảng 5. Năng suất thực thu của các giống đậu xanh triển vọng trong vụ Hè (kg/ha)

GiốngHà Nội Nghệ An Hà Tĩnh

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013Đậu tằm (đ/c) 955 1.317 890 1.140 1.084 1.143 1.030 950 1.061

ĐX11 1.530 2.076 1.475 1.800 1.809 1.540 1.420 1.552 1.505ĐXVN7 1.463 1.750 1.420 1.600 1.637 1.459 1.760 1.833 1.453

CV% 6,52 4,54 7,70 5,17 6,35 8,74 6,35 6,55 8,12LSD.05 194 176 160 150 177 209 163 177 195

Tên giống Protein tổng số (%)

Lipid (%)

% Chất khô

Đậu tằm (đ/c) 23,56 0,68 90,71ĐX11 22,12 0,66 90,58

ĐXVN7 22,91 0,46 90,46

Page 35: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

35

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 8. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới ĐXVN7 trong vụ Hè tại Hương Khê, Hà Tĩnh

Ghi chú: Bảng 8, 9: KTM: Kỹ thuật mới

3.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm

3.2.1. Mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới ĐXVN7 tại Hà Tĩnh

Kết quả sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh ĐXVN7 tại Hà Tĩnh được trình bày ở bảng 8 cho thấy: Diện tích sản xuất giống đậu xanh mới ĐXVN7 tăng dần qua các năm từ 20 - 90 ha, thời gian sinh trưởng của giống đậu xanh ĐXVN7 tương đương so với thời gian sinh trưởng của giống đậu tằm đang sản xuất đại trà ở địa phương. Giống đậu xanh ĐXVN7 có số quả chắc trên cây biến động qua các năm từ

19,3 - 23,3 quả/cây và đạt cao hơn so với giống đậu tằm từ 2,8 - 4,7 quả/cây. Khối lượng 1.000 hạt của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 52,1 - 53,1 gam và đạt cao hơn so với đậu tằm từ 4,9 - 5,5 gam.

Năng suất thực thu (NSTT) là chỉ tiêu quyết định đến sự thành bại của mô hình sản xuất thử nghiệm. Qua 3 năm triển khai tại Hương Khê, Hà Tĩnh năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 1.670 - 1.750 kg/ha và đạt cao hơn so với giống đậu tằm đang sản xuất đại trà từ 390 - 415 kg/ha vượt từ 30 - 32% năng suất (Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh., 2014).

TT Chỉ tiêuĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

KTM SX đại trà KTM SX đại trà KTM SX đại trà1 Quy mô ha 20 1 60 1 90 12 Giống ĐXVN7 Đậu tằm ĐXVN7 Đậu tằm ĐXVN7 Đậu tằm3 TGST ngày 65 65 68 66 66 654 Số quả chắc/cây quả 21,2 17,3 23,3 18,6 19,3 16,55 Khối lượng 1.000 hạt g 52,8 47,6 53,1 47,6 52,1 47,26 NSTT kg/ha 1.715 1.300 1.750 1.345 1.670 1.2807 NS vượt đ/c % 32 - 30 - 30 -

3.2.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới ĐXVN7 tại Ninh Bình

Kết quả sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới ĐXVN7 tại Yên Mô, Ninh Bình được cho thấy: Qua 2 năm sản xuất giống đậu xanh mới ĐXVN7 tại địa phương diện tích sản xuất tăng dần từ 20 ha lên 50 ha, thời gian sinh trưởng của giống đậu xanh mới ĐXVN7 tương đương so với giống đậu tằm. Số quả

chắc trên cây của giống đậu xanh ĐXVN7 biến động từ 22,3 - 23,4 quả/cây và đạt cao hơn so với giống đậu tằm từ 5,8 - 6,2 quả/cây. Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 qua 2 năm lần lượt đạt là 1.806 kg/ha và 1.851 kg/ha và đạt cao hơn so với đối chứng từ 454 - 456 kg/ha và vượt đối chứng từ 33 - 34% năng suất (Bảng 9).

Bảng 9. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới ĐXVN7 trong vụ Hè tại Yên Mô - Ninh Bình

TT Chỉ tiêu ĐVTNăm 2014 Năm 2015

KTM SX đại trà KTM SX đại trà1 Quy mô ha 20 1 50 12 Giống ĐXVN7 Đậu tằm ĐXVN7 Đậu tằm3 Thời gian sinh trưởng ngày 67 65 68 664 Số quả chắc/cây quả 22,3 16,5 23,4 17,25 Khối lượng 1.000 hạt g 52,3 48,6 52,3 47,86 Năng suất thực thu kg/ha 1.806 1.352 1.821 1.3657 Năng suất vượt đ/c % 34 - 33 -

Page 36: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

36

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Giống đậu xanh ĐXVN7 có thời gian sinh

trưởng ngắn từ 65 - 68 ngày trong vụ Hè. Chiều cao thân chính biến động từ 49,2 - 56,5 cm, giống đậu xanh ĐXVN7 có khả năng chống đổ tốt và nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu.

- Giống đậu xanh ĐXVN7 luôn đạt các yếu tố cấu thành năng suất như: Số quả chắc trên cây, số hạt trên quả và khối lượng 1.000 hạt cao hơn so với giống đậu tằm ở các điểm và các năm nghiên cứu. Năng suất thực thu của giống đậu xanh ĐXVN7 qua 3 năm khảo nghiệm ở 3 điểm nghiên cứu biến động từ 1.420 - 1.883 kg/ha và đạt cao hơn so với đối chứng đậu tằm từ 316 - 883 kg/ha và sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

- Kết quả khảo nghiệm sản xuất thử tại Hà Tĩnh và Ninh Bình giống đậu xanh ĐXVN7 có thời gian sinh trưởng từ 65 - 68 ngày tương đương thời gian sinh trưởng so với giống đậu tằm. Năng suất thực thu giống đậu xanh ĐXVN7 vượt so với đối chứng đậu từm từ 30 - 34%.

4.2. Đề nghịTiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để

phát huy tối đa năng suất giống đậu xanh ĐXVN7 và đề nghị Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới và cho phép sản xuất thử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh (Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011).

Nguyễn Ngọc Quất, 2016. Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, 2014. Thêm 2 giống đậu xanh triển vọng, năng suất cao cho Hà Tĩnh, Thông tin Sở Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần in Thăng Long, tr.23-24.

Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2016. Thống kê Nông lâm - Thủy sản, Báo cáo thống kê, Trung tâm Phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn.

Testing result of mungbean variety DXVN7 in Northern provinces of VietnamNguyen Ngoc Quat, Nguyen Thi Thuy,

Nguyen Thi Thanh, Pham Thi XuanAbstractTesting of Mungbean DXVN7 was implemented in 3 summer seasons of 2011 to 2013 in three different ecological regions, including Hanoi, Nghe An and Ha Tinh. Experiments were designed in RCDB with 4 replications of 10m2/plot (5m ˟ 2m). The result showed that DXVN7 mungbean derived from crossing DX102 and Vinh Bao 4 had short growth duration (from 65-68 days), lodging resistant ability and slight susceptibility to brown spot disease. The real yield of DXVN7 in 3 different regions during 3 years was varied from 1,420 to 1,883 kg/ha and higher than that of the control from 316 to 883 kg/ha. The yield in testing production pilot in Ninh Binh and Ha Tinh province was higher than that of the control from 30 - 34%/, lipit and protein contents were equal to that of broad bean. Key words: Mungbean variety DXVN7, yield, Northern provinces

Ngày nhận bài: 10/01/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Chinh

Ngày phản biện: 14/01/2017Ngày duyệt đăng: 24/01/2017

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; 2 Chi cục Phát triển Nông nghiệp Hà Nội

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂNGIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 TRONG VỤ HÈ TẠI PHÚC THỌ, HÀ NỘI

Trần Thị Trường1, Vương Thị Huy2

TÓM TẮTNghiên cứu 5 mật độ trồng cho giống đậu tương ĐT51 đã được thực hiện trong vụ Hè năm 2014 tại Phúc Thọ, Hà

Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ số diện tích lá và khối lượng chất khô của cây ở giai đoạn quả mẩy (R6) đạt giá trị cao nhất. Chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, khả năng phân cành, tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả 3 hạt và khả năng chống chịu bị giảm khi tăng mật độ trồng từ 10 cây/m2 đến 50 cây/m2. Năng suất hạt tăng khi mật độ trồng tăng từ 10 cây/m2 đến 20 cây/m2. Năng suất bị giảm khi tăng mật độ từ 30 cây/m2 đến 50 cây/m2. Năng suất

Page 37: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

37

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây đậu tương [Glycine max (L.) Merrill] là một

nguồn protein và dầu quan trọng cho tiêu dùng của con người và động vật (Reicosky và Heatherly, 1990). Diện tích sản xuất cây đậu tương của Hà Nội là lớn nhất trong các tỉnh thuộc miền Bắc và dao động từ 18.500 ha đến 35.900 ha/năm, năng suất đạt (1,48 - 1,64) tấn/ha ở giai đoạn 2011 - 2014. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội có diện tích đậu tương hàng năm khoảng 1.800 - 3.100 ha và chủ yếu là vụ Hè. Năng suất đạt 1,70 - 1,98 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2014). Mặc dù, năng suất đậu tương của huyện Phúc Thọ là cao so với năng suất của Hà Nội nhưng thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của thế giới năm 2013 (2,47 tấn/ha) (FAOSTAT, 2014). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp là biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng chưa đồng bộ và phù hợp với giống. Đặc biệt, mật độ trồng đậu tương trong vụ Hè quá cao gây hiện tượng đổ, giảm năng suất. Giống đậu tương ĐT51 là giống có tiềm năng cho năng suất cao trong vụ Hè. Khả năng phân cành của giống đậu tương ĐT51 là nhiều (1,5 - 5 cành) và khác nhau ở các vụ trồng (Trần Thị Trường và cs., 2015). Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè tại Phúc Thọ, Hà Nội nhằm xác định mật độ trồng thích hợp cho giống ĐT51 ở vùng trồng đậu tương vụ Hè của Hà Nội là cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống nghiên cứu mật độ là giống đậu tương

ĐT51. Các loại phân bón sử dụng là phân vi sinh hữu cơ Sông Gianh, đạm urê (46%), Lân Super (17%), Kali clorua (60%).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các mật độ nghiên cứu Các mật độ nghiên cứu là: 10, 20, 30, 40 và 50

cây/m2. Trong đó, mật độ đối chứng là 30 cây/ m2. Mật độ nghiên cứu được ký hiệu lần lượt là MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4, MĐ5.

2.2.2. Bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu

nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được đánh giá theo quy chuẩn Việt Nam năm 2011 (QCVN 01-58:2011/BNNPTNT). Chỉ số diện tích lá được thực hiện bằng phương pháp cân lá trực tiếp và tính LAI (m2 lá/m2 đất): LAI = m2lá/cây ˟ số cây/1 m2 đất. Khả năng tích luỹ chất khô (g/cây) được tiến hành lấy mẫu và sấy cây đến khi khối lượng cây không thay đổi. Mẫu cây lấy ở 3 thời kỳ: R1 - Bắt đầu ra hoa, R4 - Tạo quả trọn vẹn và R6 - Quả mẩy. Các thời kỳ phát triển theo tiêu chuẩn của Shaun Casteel (2010). Thí nghiệm gieo ngày 15/6/2014 tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.

2.3. Tính hiệu quả kinh tếTổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất ˟ giá bán.

Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư. Lợi nhuận thuần (RVAC) = GR – TVC. Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = RVAC/TVC.

2.4. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp

thống kê cho nghiên cứu nông nghiệp thông qua phần mềm máy tính IRRISTAT 5.0 và Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng (TGST) của giống ĐT51 trong vụ Hè 2014 được thể hiện ở bảng 1. Giống ĐT51 đều mọc mầm sau 6 ngày gieo ở tất cả các mật độ. Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa ở giống ĐT51 là 33 ngày. Thời gian từ ra hoa đến chín của giống có xu hướng giảm 1 ngày khi mật độ tăng từ 30 cây/m2

lên 40 cây/m2). TGST của giống ĐT51 trong vụ Hè kéo dài từ 90 đến 91 ngày. Khi tăng mật độ trồng thì TGST có rút ngắn lại. Tuy nhiên, ở các mức mật độ khác nhau có sự khác biệt không nhiều.

ở mật độ 20 cây/m2 và 30 cây/m2 đạt cao (2,55 - 2,31) tấn/ha và không có sự khác nhau. Tuy nhiên, năng suất ở mật độ 20 cây/m2 cao hơn so với các công thức khác còn lại. Lợi nhuận thuần ở mật độ trồng 20 cây/m2 đạt là 23.775.000 đồng/ha và tỷ suất lãi trên với vốn đầu tư đạt cao nhất (0,87).

Từ khóa: Giống ĐT51, mật độ, vụ Hè, Hà Nội

Page 38: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

38

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống ĐT51

3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51

Xác định diện tích lá là rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quang hợp của cây trồng. Trong các nghiên cứu phân tích tăng trưởng và là một yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng thương mại (Setiyono và cs., 2008). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 được thể hiện qua bảng 2. Ở cả 3 thời kỳ theo dõi, chỉ số diện tích tăng lên khi tăng mật độ trồng. Thời kỳ ra hoa, chỉ số diện tích lá dao động trong khoảng 1,27 - 2,79 m2lá/m2 đất. Thời kỳ tạo quả trọn vẹn, chỉ số diện tích lá dao động trong khoảng 2,37 - 4,89 m2lá/m2 đất. Thời kỳ quả mẩy, chỉ số diện tích lá đạt giá trị cao nhất và dao động trong khoảng 3,31 - 6,30 m2lá/m2đất. Ở mật độ 50 cây/m2 đạt chỉ số diện tích lá cao nhất. Chỉ số diện tích lá ở cả 3 thời kỳ lần lượt là 2,97 m2lá/m2đất; 4,89 m2lá/m2đất và 6,31 m2lá/m2đất. Chỉ số diện tích lá thấp nhất cả ba thời kỳ theo dõi ở mật độ 10 cây/m2 với độ tin cậy 95%.

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống ĐT51

ĐVT: m2lá/m2 đất

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của giống ĐT51

Mật độ trồng ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô ở cả 3 thời kỳ theo dõi. Khi mật độ trồng tăng thì khả năng tích lũy chất khô của giống giảm xuống. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3. Thời kỳ bắt đầu ra hoa, khối lượng tích lũy chất khô ở các mật độ dao động từ 3,74 g/cây đến 10,20 g/cây. Thời kỳ tạo quả trọn vẹn, khối lượng tích lũy chất khô dao động từ 8,26 g/cây đến 35,17 g/cây. Ở hai thời kỳ này, giống đậu tương tích lũy chất khô trung bình đạt cao nhất ở mật độ trồng 10 cây/m2.

Khi tăng mật độ từ 10 cây/m2 lên 20 cây/m2, từ 20 cây/m2 lên 30 cây/m2 và từ 30 cây/m2 lên 40 cây/m2, khả năng tích lũy chất khô của giống giảm rõ rệt ở mức ý nghĩa 95%. Thời kỳ quả mẩy, khả năng tích lũy chất khô của giống đạt lớn nhất. Khối lượng tích lũy chất khô của giống cao nhất ở mật độ 10 cây/m2 (50,21 g/cây) và thấp nhất ở mật độ 50 cây/m2 (14,04 g/cây). Giữa các mật độ, khả năng tích lũy chất khô của giống đều có sự sai khác với độ tin cậy 95%.

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của giống ĐT51 (g/cây)

3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng giống đậu tương ĐT51

Mật độ trồng đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao thân chính, chiều cao đóng quả, số cành cấp 1 của giống đậu tương ĐT51 (Bảng 4).

- Chiều cao thân chính: Số liệu ở bảng 4 cho thấy, chiều cao cây của giống biến động trong khoảng 61,91 - 74,15 cm. Chiều cao cây thấp nhất ở mật độ10 cây/m2. Khi tăng mật độ, chiều cao cây có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở mật độ 50 cây/m2.

STTMật độ

(cây/m2)

Thời gian từ gieo đến

Thời gian từ ra hoa đến chín (Ngày)

TGST(Ngày) Mọc

(Ngày) Ra hoa (Ngày)

1 10 6 33 58 912 20 6 33 58 913 30 6 33 58 914 40 6 33 57 905 50 6 33 57 90

STT Mật độ(cây/m2)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa

Thời kỳ tạo quả trọn vẹn

Thời kỳ quả mẩy

1 10 1,27 2,37 3,312 20 2,05 3,76 4,803 30 2,25 4,11 5,114 40 2,43 4,53 5,795 50 2,79 4,89 6,30

CV% 6,3 6,7 6,5LSD.05 0,26 0,49 0,62

STT Mật độ (cây/m2)

Khối lượng chất khô ở các thời kỳ (g/cây)

Thời kỳ bắt đầu ra hoa

Thời kỳ tạo quả trọn vẹn

Thời kỳ quả mẩy

1 10 10,20 35,17 50,212 20 8,50 26,12 38,363 30 6,89 14,89 25,374 40 4,26 8,74 18,265 50 3,74 8,26 14,04  CV% 6,2 6,1 6,6  LSD.05 0,78 2,15 3,63

Page 39: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

39

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

- Chiều cao đóng quả: Chiều cao đóng quả của giống ĐT51 dao động từ 13,32 - 15,47 cm, đạt cao nhất ở mật độ 50 cây/m2 (15,47 cm), thấp nhất ở mật độ 10 cây/m2 (13,32 cm). Chiều cao đóng quả của giống tăng lên khi tăng mật độ trồng từ 10 cây/m2 lên 50 cây/m2. Tuy nhiên, chiều cao tăng không đáng kể.

- Số cành cấp 1: Kết quả nghiên cứu cho thấy, số cành cấp 1 có xu hướng giảm khi tăng mật độ trồng. Số cành cấp 1 đạt cao nhất ở mật độ 10 cây/m2 (4,03 cành). Khi tăng lên các mức mật độ cao hơn, số cành cấp 1 giảm đi rõ rệt và thấp nhất ở mật độ 50 cây/m2 (1,37 cành). Các mật độ khác nhau có số cành cấp 1 khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51

3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sâu bệnh hại và chống đổ của giống ĐT51

- Bệnh đốm nâu: Giống ĐT51 chỉ nhiễm bệnh ở mức nhẹ ở tất cả các mật độ (điểm 1 và 3).

- Bệnh lở cổ rễ: Mức độ nhiễm bệnh ở các mật độ dao động trong khoảng 4,2 - 5,2% và giữa các mức mật độ, tỷ lệ nhiễm bệnh không có sự khác biệt lớn.

- Sâu cuốn lá: Sâu hại nặng nhất vào thời kỳ ra hoa của cây. Tỷ lệ lá bị hại của giống ở các mật độ biến động trong khoảng từ 4,2% (mật độ 10 m2) đến 6,7% (mật độ 50 m2). Ở các mật độ dày bị sâu hại nặng hơn mật độ trồng thưa.

- Sâu đục quả: Sâu đục quả gây hại chủ yếu từ thời kỳ quả non đến khi quả vào chắc. Tỷ lệ quả bị đục của các công thức biến động trong khoảng 3,1 - 9,2%. Tỷ lệ bị sâu hại thấp nhất ở mật độ 10 cây/m2, khi tăng mật độ lên, tỷ lệ quả bị hại cũng tăng lên. Sâu hại nặng nhất ở mật độ 50 cây/m2 (9,2%).

- Chống đổ: Khi tăng mật độ trồng sẽ làm tăng chiều cao cây và làm tăng tỷ lệ cây đổ. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương. Ở mật độ từ 10 cây/m2 đến 20 cây/m2 cây chống đổ tốt (điểm đổ 1). Khi tăng lên mật độ 30 cây/m2, 40 cây/m2 khả năng chống đổ giảm đi và ở mật độ 50 cây/m2, hầu như các cây trong ô đều bị đổ.

STTMật độ

(cây/m2)

Chiều cao thân chính

(cm)

Chiều cao đóng quả

(cm)

Số cành cấp 1/cây

(cành)1 10 61,91 13,32 4,032 20 63,47 13,75 3,333 30 65,63 13,93 2,404 40 69,67 14,16 1,735 50 74,15 15,47 1,27  CV% 6,5 7,1 6,8  LSD.05 8,26 1,89 0,33

Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống ĐT51

STT Mật độ (cây/m2)

Đốm nâu (điểm1-9)

Lở cổ rễ (%)

Sâu cuốn lá (%)

Sâuđục quả (%)

Chống đổ (điểm1-5)

1 10 1 4,8 4,2 3,1 12 20 1 4,2 4,7 4,4 13 30 1 5,0 4,5 5,9 24 40 3 5,2 6,5 8,3 35 50 3 5,1 6,7 9,2 5

3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐT51a)Tỷ lệ quả 3 hạt, 1 hạt

Khi tăng mật độ trồng từ 10 cây/m2 lên 50 cây/m2, tỷ lệ quả 3 hạt giảm xuống trong khi đó tỷ lệ quả 1 hạt lại tăng lên. Mật độ 10 cây/m2 có tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất (40,51%) và tỷ lệ quả 1 hạt thấp nhất (5,71%). Sự sai về tỷ lệ quả 3 hạt có ý nghĩa thông kê ở mật độ (10 - 20) cây/m2 so với 50 cây/ m2. Mật độ 50 cây/m2, giống có tỷ lệ quả 1 hạt cao nhất (8,71%)

và tỷ lệ quả 3 hạt thấp nhất (30,11%). Sai khác ở mật độ trồng (10 - 20) cây/m2 cây so với (40 - 50) cây/m2 là có ý nghĩa thông kê.b) Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở mật độ 10 cây/m2 và thấp nhất ở mật độ 50 cây/m2. Khi tăng mật độ từ 10 cây/m2 lên 50 cây/m2, khối lượng 1000 hạt của giống giảm xuống. Tuy nhiên, giá trị ở các công thức không có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa.

Page 40: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

40

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐT51 ở các mật độ trồng

3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống đậu tương ĐT51a) Năng suất cá thể của giống ĐT51

Mật độ trồng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cá thể của giống đậu tương ĐT51. Khi tăng mật độ từ 10 cây/m2 lên 50 cây/m2, năng suất cá thể của giống giảm xuống. Mật độ 10 cây/m2 có năng suất cá thể cao nhất (19,47 g/cây), mật độ 50 cây/m2 có năng suất cá thể thấp nhất (4,65 g/cây). Ở các mức mật độ khác nhau, năng suất cá thể của giống khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.b) Năng suất thực thu

Năng suất của giống ở các mức mật biến động từ 1,495 - 2,548 tấn/ha. Năng suất thực thu thấp nhất ở mật độ 10 cây/m2 (1,495 tấn/ha). Khi tăng lên mức mật độ 20 cây/m2, năng suất tăng lên và đạt giá trị cao nhất (2,548 tấn/ha). Khi tiếp tục tăng lên mật độ 30 cây/m2, năng suất giảm xuống. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các mật độ 20 cây/m2 và 30 cây/m2 là không có ý nghĩa. Khi tiếp tục tăng lên 40 cây/m2, 50 cây/m2 năng suất của giống giảm rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Bảng 7).

Bảng 7. Năng suất của giống ĐT51 ở các mật độ trồng khác nhau

3.9. Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng khác nhauKết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, ở

mật độ 50 cây/m2, lợi nhuận thuần (RVAC) và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) thu được là thấp nhất. Giá trị đó lần lượt là 164.000 đ và 0,06. Lợi nhuận thuần và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư ở mật độ trồng 20 cây/m2, đạt cao nhất. Giá trị đó lần lượt là 23.775.000 đồng và 0,87. Khi tăng mật độ trồng từ 10 cây/m2 lên 20 cây/m2 , lợi nhuận thuần và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư tăng lên. Khi tiếp tục tăng mật độ lên cao hơn, hai chỉ số này bị giảm xuống. Kết hợp phân tích về năng suất và lợi nhuận ở các mật độ trồng khác nhau cho thấy: Mật độ trồng thích hợp cho giống ĐT51 trong vụ Hè tại Phúc Thọ, Hà Nội là 20 cây/m2 (Bảng 8).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- TGST của giống ĐT51 thay đổi ít khi trồng ở

các mật độ khác nhau. Chỉ số diện tích lá và khối lượng chất khô của cây ở giai đoạn quả mẩy (R6) đạt giá trị cao nhất trong 3 giai đoạn. Gía trị tương ứng là 3,31 - 6,30 m2lá/m2 đất và 14,04 - 50,21 g/cây.

- Chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, khả năng phân cành, tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả 3 hạt và khả năng chống chịu có xu hướng giảm khi tăng mật độ trồng.

- Năng suất tăng khi tăng từ mật độ 10 cây/m2

lên 20 cây/m2. Năng suất bị giảm khi tăng mật độ từ 30 cây/m2 lên 40 cây/m2. Năng suất ở mật độ 20 - 30 cây/m2 đạt từ 23,11 đến 25,48 tạ/ha và cao hơn so với các công thức khác. Lợi nhuận thuần và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt cao nhất là ở mật độ 20 cây/m2 (lần lượt là 23.775.000 đồng và 0,87).

4.2. Đề nghịGiống đậu tương ĐT51 trồng trong vụ Hè tại

Huyện Phúc Thọ, Hà Nội nên áp dụng mật độ trồng thích hợp là 20 cây/m2.

STT Mật độ (cây/m2)

Tổng số quả/cây (quả)

Tỷ lệ quả 1 hạt (%)

Tỷ lệ quả 3 hạt (%)

KL1000 hạt (g)

1 10 79,73 5,71 40,51 175,5

2 20 61,47 6,69 36,73 173,7

3 30 45,07 7,33 32,43 173,6

4 40 39,57 8,09 30,72 172,2

5 50 30,47 8,71 30,11 171,1CV% 7,6 6,3 6,7 5,7LSD.05 7,38 0,86 4,27 18,85

STT Mật độ (cây/m2)

Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

1 10 cây/m2 19,47 1,4952 20 cây/m2 16,23 2,5483 30 cây/m2 10,08 2,3114 40 cây/m2 6,69 2,0385 50 cây/ m2 4,65 1,775  CV% 6,4 0,65  LSD.05 1,38 0,250

Page 41: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

41

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. “Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương”. QCVN 01-58:2011/BNNPTNT.

Reicosky and Heatherly, 1990 - D.C. Reicosky and L.G. Heatherly, Soybean. In: B.A. Stewart and D.R. Nielsen, Editors. Irrigation of Agricultural Crops, ASA, CSSA, SSSA, Madison, WI (1990), pp. 639-675.

Shaun Casteel, 2010. Soybean Growth and Development, Purdue University. Page 20.

Seitiyono,T.D; Weiss, A.; Specht, J.K.; Casman, K.G.;

Dobermann. A, 2008. Leaf area index simulation in soybean grown under near-optimal conditions. Field Crops Research, v.108, p.82-92, 2008.  

Tổng cục Thống kê, 2014. Niên giám Thống kê. NXB Thống kê, Hà Nội 2014.

Trần Thị Trường, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đạt Thuần, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Thoa, 2015. Kết quả sản xuất thử giống đậu tương ĐT51. Báo cáo công nhận giống mới năm 2015, trang 26.

FAOSTAT, 2014. Năng suất, sản lượng đậu tương, 2014.htt://faostat 3.fao.org/downl

Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng giống đậu tương ĐT51ĐVT: 1.000 đồng

Ghi chú: Công làm đất: 1.390.000 đồng/ha, phân HCVS: 2500 đồngkg, phân đạm: 12.000 đồng/kg, phân lân: 3000 đồng/kg, kali clorua: 15.000 đồng/kg và thuốc bảo vệ thực vật: 700.000 đồng/ha.

Effect of planting density on growth and development of soybean variety DT51 in summer season in Phuc Tho, Hanoi

Tran Thi Truong , Vuong Thi HuyAbstract Five different planting densities of soybean variety DT51 were conducted in the summer season of 2014 in Phuc Tho district, Hanoi city. The result showed that leaf area index and dry matter weight of plant reached the highest value at reproductive stage of seed development (R6). The leaf area index, dry matter accumulation capacity, branching ability, total pods on plants, percentage of pod with 3 seeds and resistance were decreased when increasing the density from 10 plants/m2 to 50 plants/m2. Grain yield of DT51 was steadily increased when planting with densities of 10 - 20 plants/m2 and decreased continuously when planting with density from 30 to 50 plants/m2. The yield was high when planting with density of 20 and 30 plants/m2 and reached 2.55 and 2.31 tons/ha respectively and it was higher than that of other planting densities and the yield differences between these two densities were not statistically significant. Profit obtained when planting with density of 20 plants/m2 reached 23.775 million VND/ha and marginal profit rate of invested capital (VCR) was the highest (0.87). Key words: Soybean variety DT51, density, summer, Hanoi

TT Chi phí sản xuất 10 cây/m2 20 cây/m2 30 cây/m2 40 cây/m2 50 cây/m2

1 Giống 540 1.080 1.620 2.160 2.700 2 Làm đất 1.390 1.390 1.390 1.390 1.390 3 Công lao động 16.500 18.000 19.500 21.000 22.500 4 Phân bón 5.830 5.830 5.830 5.830 5.830 5 Thuốc BVTV 750 750 750 750 750

Cộng chi 25.010 27.050 29.090 31.130 33.170 Lãi suất 3 tháng (0.5%) 125,1 135,3 145,5 155,7 165,9 Tổng chi phí (TVC) 25.135 27.185 29.235 31.286 33.336 Năng suất (tấn/ha) 1,495 2,548 2,311 2,038 1,775 Giá bán/1kg 20 20 20 20 20 Tổng thu (GR) 29.907 50.960 46.220 40.760 33.500 Lợi nhuận thuần (RVAC) 4.772 23.775 16.985 9.474 164 VCR 0,19 0,87 0,58 0,30 0,06

Ngày nhận bài: 10/02/2017Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Chinh

Ngày phản biện: 15/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 42: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

42

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

1 Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.2 Học viên cao học Khoa học cây trồng và lớp Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan, Trường Đại học Cần Thơ

ẢNH HƯỞNG CỦA HEXACONAZOLE ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG KHOAI LANG TÍM NHẬT HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

Phạm Thị Phương Thảo1, Lê Văn Hòa1, Phạm Phước Nhẫn1,Lê Thị Hoàng Yến1, Trần Nguyễn2, Lê Kim Ngân2

TÓM TẮTThí nghiệm được thực hiện vùng chuyên canh khoai lang của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nhằm xác định

loại hóa chất và liều lượng bổ sung Hexaconazole thích hợp đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt củ của giống khoai lang tím HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.). Kết quả cho thấy, bổ sung Hexaconazole làm giảm một số chỉ tiêu sinh trưởng của dây khoai (diện tích lá, chiều dài lóng thân và chiều dài cuống lá), gia tăng năng suất tổng và hàm lượng anthocyanin. Nghiệm thức bổ sung Anvil với nồng độ 100 mg/L và Hexaconazole 15 mg/L có số lượng củ (lớn hơn 40 củ/m2), năng suất tổng (lớn hơn 25 tấn/ha) và hàm lượng anthocyanin (đều lớn hơn 25 mg/100 g trọng lượng tươi (TLT)), cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không xử lý hexaconazol (11 củ thương phẩm/m2; năng suất tổng đạt 9,47 tấn/ha và hàm lượng anthocyanin đạt 18,2 mg/100 g TLT).

Từ khóa: Chất lượng củ, Hexaconazole, khoai lang tím HL491, năng suất củ

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐể gia tăng năng suất, hàm lượng tinh bột và

hàm lượng anthocyanin của khoai lang tím, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như giống, kỹ thuật canh tác, phân bón... (Sulaiman et al., 2003; Yeng et al., 2012; Nguyễn Công Tạn et al., 2014) và áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa hàm lượng anthocyanin (Islam et al., 2005). Các hợp chất Triazoles được sử dụng với vai trò làm giảm đặc tính sinh trưởng của một số loại cây trồng; đồng thời, gia tăng năng suất và tăng sự tích lũy chlorophyll a và b, gia tăng hàm lượng flavonoide, carotenoid, anthocyanins… trên nhiều loại cây có củ (Fletcher et al., 2000; Jaleel et al., 2007; Gomathinayagam et al., 2007; Sivakumar et al., 2010). Trên khoai lang, để gia tăng số lượng củ hình thành, ngoài việc hạn chế tưới nước trong giai đoạn thành lập củ, nhiều nông dân đã bổ sung khí đá hoặc các loại hóa chất như Anvil, Tilt, 2,4 - D... nhằm ức chế quá trình sinh trưởng và kích thích thành lập củ (số liệu điều tra). Do đó, đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của Hexaconazole đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ của giống khoai lang tím Nhật HL491.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuĐối tượng khảo sát: Giống khoai lang tím Nhật

(HL491), thời gian xuống củ khoảng 35 - 45 ngày sau khi trồng (NSKT). Hom giống khỏe, không sâu bệnh, dài 25 - 30 cm, có khoảng 5 nách lá được trồng với mật độ 150 ngàn hom/ha (3 hàng/luống).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứuThí nghiệm được bố trí tại đất phù sa ven

sông (pH: 6,20; Chất hữu cơ 2,73%; 0,171%N; 0,1126%P2O5; 0,245 meg/100 g Kali trao đổi và 8,66 meq/100 g calcium trao đổi) tại ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh lý Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệuThí nghiệm gồm 7 nghiệm thức sử dụng loại hóa

chất và liều lượng khác nhau gồm: Không sử dụng (đối chứng), Hexaconazole nguyên chất (Trung Quốc) và Anvil nguyên chất (Anvil*5SC của công ty Syngenta, nồng độ hexaconazol 50 g/L) ở 3 mức nồng độ hexaconazole sử dụng khác nhau là 10, 15 và 100 mg/L. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần lặp lại. Hóa chất được cung cấp 3 lần (vào thời điểm khoảng 40, 55 và 70 NSKT), phun ướt đều thân lá. Mỗi lần lặp lại có diện tích khoảng 5 m2 (chiều rộng 1 m: luống 0,7 m, rãnh 0,3 m; chiều dài khoảng 5 m), các nghiệm thức được chăm sóc đồng nhất và không tưới nước trong khoảng thời gian 25 - 35 NSKT. Tổng diện tích thí nghiệm và các dòng khoai bảo vệ xung quanh khoảng 150 m2. Các chỉ tiêu năng suất và chất lượng được đánh giá theo bảng 1.

Số liệu các chỉ tiêu được tính trung bình và phân tích phương sai, so sánh bằng phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5% hoặc 1% bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0.

Page 43: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

43

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của Hexaconazole đến đặc tính sinh trưởng của khoai lang tím Nhật HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

Đặc tính sinh trưởng của tất cả các nghiệm thức có xu hướng giảm ở giai đoạn sau khi xử lý xuống củ (khoảng 30 - 40 NSKT) và gia tăng trở lại ở giai đoạn sau 100 NSKT (số liệu không trình bày). Tại thời điểm 60 NSKT, diện tích lá, chiều dài lóng và chiều dài cuống lá của những nghiệm thức bổ sung hóa chất có xu hướng giảm hơn so với nghiệm thức đối chứng (Hình 1). Nhìn chung, việc hạn chế tưới nước trong khoảng thời gian 10 ngày và kết hợp bổ sung Hexaconazole đã ảnh hưởng đến sinh trưởng

của dây khoai do ở thời điểm này quá trình sinh trưởng của dây khoai bị chậm lại để chuyển dinh dưỡng sang cho quá trình phát triển tạo củ.

Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004), khi thân lá ngừng sinh trưởng và bắt đầu giảm xuống thì tốc độ phát triển của củ tăng nhanh. Việc cung cấp phân bón trở lại cho khoai sau thời điểm hình thành củ sẽ giúp dây khoai tiếp tục phát triển và có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình phát triển củ (Mai Thạch Hoành, 2011; Nguyễn Công Tạn et al., 2014). Bên cạnh đó, Hexaconazole và Triadimefon có vai trò làm giảm chiều dài thân, giảm chiều dài lóng thân, cũng như là chiều cao cây của một số loại cây trồng (Lakshmanan et al., 2007; Gomathinayagam et al., 2007).

Bảng 1. Các chỉ tiêu được ghi nhận và đánh giá trong thí nghiệmChỉ tiêu Phương pháp và dụng cụ phân tích

Diện tích lá Đo 3 lá/lập lại (lá thứ 5 tính từ đọt bằng máy đo diện tích lá Leaf area metter (Nhật).

Chiều dài lóng thân dây và chiều dài cuống lá.

Đo 3 lóng liền kề kể từ lá trưởng thành thứ 3. Mỗi lần lập lại khảo sát ở 2 vị trí trên dòng.

Khối lượng dây/m2; Số lượng củ/m2, năng suất tổng và thương phẩm.

Cân tất cả các dây khoai/m2. Đếm tổng số lượng củ và củ thương phẩm/m2 (trọng lượng lớn hơn 50 g); tổng khối lượng củ/m2. Quy năng suất về đơn vị tấn/ha.

Đường kính củ Xác định bằng thước kẹp tại vị trí lớn nhất của củ

Hàm lượng anthocyanin (mg CGE/ 100 g tươi) và flavonoid.

Phương pháp pH vi sai (Huỳnh Thị Kim Cúc et al., 2004 bổ sung lắc theo Steed và Truong, 2008); Quy chuẩn nồng độ Cyanidin-3-glycoside equivalent (CEG).

Hàm lượng đường, tinh bột Theo phương pháp Dubois et al. (1956)Độ ẩm thịt củ (%) Cân 10 g thịt củ, sấy ở 55oC đến trọng lượng không đổi.Độ cứng củ (kgf/mm2) Dùng Fruit pressure tester- FT327 tại 6 vị trí trên củ.

Độ Brix (%) Cân 1 g thịt củ, nghiền nhuyễn với 2 ml nước cất và đo bằng máy đo độ Brix Milwaukee Refractometers.

Hình 1. Sự thay đổi diện tích lá (cm2), chiều dài lóng thân dây (cm) và chiều dài cuống lá (cm) của dây khoai lang tím Nhật HL491 tại thời điểm 60 NSKT

Page 44: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

44

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2. Ảnh hưởng của Hexaconazole đến đặc tính sinh trưởng và năng suất khoai lang tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam.) tại thời điểm thu hoạch

Kết quả bảng 2 cho thấy, tại thời điểm thu hoạch, khối lượng dây/m2 của các nghiệm thức sử dụng Alvil 10 mg/L, Alvil 100 mg/L, Hexaconazole 10, 15 và 100 mg/L thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Theo Sivakumar et al. (2010), các hợp chất thuộc nhóm Triazoles có vai trò làm giảm chiều dài thân một số loại cây trồng do tác động đến cấu trúc lipid và hoạt tính của một số enzymes, đồng thời ảnh hưởng đến con đường sinh tổng hợp isoprenoide bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp gibberellic acid trong thân cây.

Khi bổ sung Hexaconazole ở dạng thuốc trừ nấm Anvil nồng độ 10 mg/L, 100 mg/L và sử dụng Hexaconazole nguyên chất ở liều lượng 10 và 15 mg/L đều giúp gia tăng số lượng củ thương phẩm (đạt hơn 17 củ/m2). Nghiệm thức bổ sung Hexaconazole

15 mg/L có số củ không thương phẩm cao hơn các nghiệm thức còn lại.

Các nghiệm thức bổ sung hóa chất có khối lượng trung bình củ, năng suất củ thương phẩm và năng suất tổng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không xử lý xuống củ. Trong đó, nghiệm thức bổ sung Anvil 100 mg/L và Hexaconazole 15 mg/L có năng suất củ thương phẩm lớn hơn 19,5 tấn/ha và năng suất tổng đạt hơn 26 tấn/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bổ sung Hexaconazole đã gia tăng số lượng củ thương phẩm và không thương phẩm nên giúp gia tăng năng suất củ khoai lang (năng suất tổng đều lớn hơn 20 tấn/ha). Để gia tăng năng suất cây trồng, ngoài yếu tố giống, các yếu tố như điều kiện canh tác, dinh dưỡng khoáng, chất điều hòa sinh trưởng cũng như vai trò một số hợp chất Triazols… đã được nghiên cứu ứng dụng (Tekalign et al., 2005; Sivakumar et al., 2010; Yeng et al., 2012).

3.3. Ảnh hưởng của Hexaconazole đến một số chỉ tiêu hình thái củ và chất lượng thịt củ khoai lang tím Nhật tại thời điểm thu hoạch

Việc bổ sung hóa chất không làm thay đổi đường kính củ, độ cứng, độ ẩm và độ Brix thịt củ so với đối chứng (Bảng 3). Đường kính củ dao động trong khoảng 4,47 - 5,08 cm, độ cứng củ dao động từ 2,64 - 2,97 kgf/mm2 và độ Brix thịt củ của các nghiệm thức dao động 2,50 đến 2,97. Hàm lượng chất khô dao động trong khoảng 31,2 đến 32,6% phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả về hàm lượng ẩm của thịt củ khoai lang tím thường dao động trong

khoảng 70% (Nguyễn Công Tạn et al., 2014). Các nghiệm thức bổ sung Anvil 100 mg/L,

Hexaconazole 15 và 100 mg/L có hàm lượng anthocyanin trong thịt củ cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Hàm lượng flavonoids trong thịt củ cao nhất ghi nhận được ở nghiệm thức bổ sung Hexaconazole 100 mg/L. Bổ sung hóa chất có xu hướng làm giảm hàm lượng đường tổng số, đồng thời không làm thay đổi hàm lượng tinh bột trong thịt củ so với nghiệm thức đối chứng.

Đối với các giống khoai lang tím, hàm lượng anthocyanin đóng vai trò quan trọng quyết định

Bảng 2. Khối lượng trung bình dây/m2, số củ thương phẩm trên m2, số củ không thương phẩm trên m2, khối lượng trung bình củ thương phẩm, năng suất củ thương phẩm

và năng suất tổng khoai lang tím Nhật tại thời điểm thu hoạch

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt.

Nghiệm thức Khối lượng TB dây/m2

Số củ thương

phẩm/m2

Số củ không thương

phẩm

Khối lượng TB củ thương

phẩm (g)

Năng suất củ thương phẩm

(tấn/ha)

Năng suất tổng

(tấn/ha)Đối chứng 1,89 11,0 c 17,9 b 61,7 b 6,57 c 9,47 bAnvil 10 mg/L 1,75 17,5 ab 20,5 b 109,4 a 19,1 ab 23,3 aAnvil 15 mg/L 1,87 16,1 abc 18,4 b 115,3 a 18,2 b 22,3 aAnvil 100 mg/L 1,74 21,1 a 21,4 b 111,1 a 23,4 a 26,6 aHexa 10 mg/L 1,81 17,7 ab 21,9 b 105,1 a 18,5 ab 22,3 aHexa 15 mg/L 1,84 17,1 ab 29,3 a 115,8 a 19,6 ab 26,3 aHexa 100 mg/L 1,69 14,2 bc 18,9 b 123,7 a 17,6 b 22,1 a F ns * ** ** ** **CV% 10,1 18,2 11,5 9,65 15,0 11,2

Page 45: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

45

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 3. Đường kính củ, độ cứng, hàm lượng chất khô và độ Brix của khoai lang tím Nhật tại thời điểm thu hoạch

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ns: không khác biệt.

màu sắc của thịt củ do có vai trò chống oxy hóa, giúp hỗ trợ chữa bệnh ung thư, viêm, lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể... (Terahara et al., 2004; Truong et al., 2012). Nhìn chung, kết quả thí nghiệm cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả cho thấy

việc bổ sung một số hợp chất triazoles giúp gia tăng hàm lượng flavonoids, carotenoide, anthocyanins của một số loại cây trồng (Kishorekuma et al., 2007 ; Sivakuma et al., 2009 và 2010).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Bổ sung Hexaconazol làm giảm một số chỉ tiêu

sinh trưởng của dây khoai (diện tích lá, chiều dài lóng và chiều dài cuống lá), gia tăng năng suất tổng nhưng không làm thay đổi hàm lượng chất khô và độ Brix thịt củ so với đối chứng.

- Nghiệm thức bổ sung Anvil với nồng độ 100 mg/L và Hexaconazole 15 mg/L có số lượng củ (lớn

hơn 40 củ/m2), năng suất tổng (đều lớn hơn 25 tấn/ha) và hàm lượng anthocyanin (đều lớn hơn 25 mg/100 g trọng lượng tươi (TLT)) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không xử lý.

4.2. Đề nghịCó thể sử dụng nghiệm thức bổ sung Anvil 100

mg/L và Hexaconazole 15 mg/L ba lần trong quá trình canh tác giống khoai lang tím HL491 và tiếp tục nghiên cứu trên một số giống khoai lang khác.

Nghiệm thức Đường kính củ(cm)

Độ cứng(kgf/mm2)

Hàm lượng chất khô(%)

Độ Brix(%)

Đối chứng 4,57 2,79 32,5 2,77Anvil 10 mg/L 4,85 2,64 32,3 2,77Anvil 15 mg/L 5,01 2,97 32,4 2,50Anvil 100 mg/L 4,96 2,85 32,6 2,80Hexa 10 mg/L 5,08 2,73 31,6 2,97Hexa 15 mg/L 5,01 2,71 31,2 2,87Hexa 100 mg/L 4,47 2,87 31,5 2,60 F ns ns ns nsCV% 2,58 8,55 2,51 9,61

Bảng 4. Hàm lượng anthocyanin, flavonoid, đường tổng số và tinh bột của khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Nghiệm thứcHàm lượng

Anthocyanin(mg/100g KLT)

Hàm lượng Flavonoid (μg quercetin/mL dung

dịch)

Hàm lượng đường tổng số

mg/g TLT)

Hàm lượng tinh bột

(mg/g TLT)Đối chứng 18,2 cd 167,1 bc 81,6 a 223,1Anvil 10 mg/L 18,0 cd 159,7 c 71,9 ab 227,7Anvil 15 mg/L 14,4 d 223,0 ab 77,6 a 238,7Anvil 100 mg/L 29,8 a 117,6 bc 71,9 ab 232,6Hexa 10 mg/L 21,1 c 185,0 bc 63,0 b 251,8Hexa 15 mg/L 25,3 b 178,1 bc 72,9 ab 250,4Hexa 100 mg/L 25,0 b 265,5 a 62,7 b 236,0 F ** ** * nsCV% 10,2 15,4 8,07 6,19

Page 46: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

46

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢODubois, M., K.A. Gilles, J. K. Hamilton, P.A. Rebers

and F. Smith, 1956. Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Anal. Chem., 28: 350 - 356.

Fletcher, R.A., A.Gilley, N. Sankhla and T.M. Davis, 2000. Triazoles as plant growth regulators and stress Protectants. Hort. Rev., 24: 56 - 138.

Gomathinayagam, M., C.A., Jaleel, G.M. A. Lakshmanan and R. Panneerselvam, 2007. Change in Carbohydrate metabolism by triazole growth regulators in cassave (Manihot esculenta). Crantz. C.R. Biologies, 330: 644 - 655.

Huỳnh Thị Kim Cuc, Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Lan và Trần Khôi Nguyên, 2004. Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3(7): 47- 54.

Islam, M.S., M. Jalaluddin and J.O. Garner, 2005. Artificial shading and temperature influence on anthocyanin compositions in sweetpotato leaves. Hortscience, 40(1): 176-180.

Jaleel, C.A., A. Kishorekumar, P. Manivannan, B. Sankar, M. Gomathinayagam, R. Gopi, R. Somasundaram, and R. Panneerselvam, 2007. Alterations in carbohydrate metabolism and enhancement in tuber production in white yam (Dioscorea rotundata Poir) under triadimefon and hexaconazole applications. J. Plant Growth Regul., 53, 7-16.

Kishorekumar, A., C.A. Jaleel, P. Manivannan, B. Sankar, R. Sridharan and R. Panneerselvam, 2007. Comparative effects of different triazole compounds on growth, photosynthetic pigments and carbohydrate metabolism of Solenostemon rotundifolius Colloids Surf. B: Biointerf., 60:207-212.

Mai Thạch Hoành, 2011. Cây sinh sản vô tính - Chọn tạo giống khoai lang. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Công Tạn, Vũ Văn Định, Đỗ Thanh Tân và Trần Việt Tiệp, 2014. Phát triển mạnh trồng khoai lang siêu cao sản và chất lượng cao để sản xuất ethanol sinh học, tinh bột, thực phẩm và làm giàu cho nông dân. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông Lâm nghiệp Thành Tây.

Sivakumar, T., A. Sundaramanickam and R. Panneerselvam, 2009. Changes in growth and pigment content in sweet potato by triadimefon and hexaconazole. J. of Phytology, 1(5): 333 - 341.

Sivakumar, T., G.M.A. Lakshmanan, P.V. Murali and R. Panneerselvam, 2010. Alteration of antioxidative metabolism induced by triazoles in sweet potato. J. of Experimental Sciences, 1(3): 10 - 13.

Steed, L.E. and V.-D. Truong, 2008. Anthocyanin Content, Antioxidant Activity, and Selected Physical Properties of Flowable Purple-Fleshed Sweetpotato Purees. J. of Food Science, (73): 215 -221.

Sulaiman, H., O. Sasaki, T. Shimotashiro, N. Chishaki and S. Inanaga, 2003. Effect of calcium application on the growth of sweet potato (Ipomoea batatas Lam.) plant. Pakistan J. of Biological Sciences, 6 (17): 1519-1531.

Tekalign, T., S. Hammers and J. Robbertse, 2005. Paclobutrazol induced leaf, stem and root anatomical modifications in potato. Hort. Sci., 40: 1343-1346.

Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh (Quyển 1 Cây khoai lang). Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

Truong, V.D., Z. Hu, R.L. Thompson, G.C. Yencho and K.V. Pecota, 2012. Pressurized liquid extraction and quantification of anthocyanins in purple-fleshedsweet potato genotypes. J. of Food Comp. and Anal., 26: 96 - 103.

Yeng, S.B., K. Agyarko, H.K. Dapaah, W.J. Adomako and E. Asar, 2012. Growth and yield of sweet potato (Ipomoea batatas L.) as influenced by integrated application of chicken manure and inorganic fertilizer. African Journal of Agricultural Research, Vol. 7(39: 5387 - 5395.

Effect of hexaconazole on growth, yield and quality of the purple sweet potato variety - HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

Pham Thi Phuong Thao, Le Van Hoa, Pham Phuoc Nhan,Le Thi Hoang Yen, Tran Nguyen and Le Kim Ngan

AbstractThis study aimed to evaluate effectiveness of hexaconazole on the growth, yield and quality of the purple sweet potato variety - HL491 (Ipomoea batatas (L.) Lam.). The results showed that hexaconazole application inhibited the vegetative growth characteristics (the total leaf area, internodal stem and leaf petiole length); increased the tuber yield and anthocyanin content. Applying 100 mg/L Anvil and 15 mg/L hexaconazole on 40, 55 and 70 days after planting gained the highest number of tubers (over 40 tubers/m2), total tuber yield (over 25 tons/ha) and anthocyanin content (25 mg CGE/100 g FW) in comparision with the control (11 tubers/m2; 9.47 ton/ha and 18.2 mg CGE/100 g FW, respectively).Key words: Hexaconazole, Ipomoea batatas (L.) Lam, tuber quality, tuber yield

Ngày nhận bài: 13/02/2017Người phản biện: TS. Vũ Anh Pháp

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 47: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

47

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ SINH TRƯỞNG VÀ DẠNG HOA CỦA CÁC DÒNG HUỆ ĐƠN CÁNH (Polianthes tuberosa L.)

NUÔI CẤY MÔ ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG TIA GAMMA 60Co Đào Thị Tuyết Thanh1, Lê Thị Ngọc Quý2, Nguyễn Bảo Toàn2

TÓM TẮTNghiên cứu cho thấy các liều chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co khác nhau có ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu

sinh trưởng như số chồi, số lá và số củ của các dòng huệ đơn cánh (Polianthes tuberosa L.). Nhìn chung, khi liều chiếu xạ càng cao thì sự phát triển của các chỉ tiêu này càng giảm trừ nghiệm thức 25 Gy cho số củ tốt nhất. Về đặc điểm ra hoa, dòng hoa huệ với liều chiếu xạ 25 Gy cho kết quả tốt ở hầu hết các chỉ tiêu ra hoa. Số lượng cánh hoa tăng từ 6 cánh lên 7 và 8 cánh ở cùng một phát hoa và tần số hoa có 7 cánh là 28; 10 và 12 % và 8 cánh là 15; 56 và 14% ở liều chiếu xạ 15; 25 và 30 Gy theo thứ tự tương ứng. Những dạng bất thường được ghi nhận ở hình thái lá, hoa và mùi thơm như dạng lá có sọc trắng hai bên mép lá xuất hiện với tần số 4% ở dòng hoa huệ xử lý liều 15 Gy và hoa không nở hoàn toàn được và mất mùi thơm với tần số 100% ở dòng hoa huệ xử lý liều 5 Gy. Đây là cơ sở để xác định đặc tính nông học của giống hoa huệ đột biến sau này.

Từ khóa: Cánh hoa, gamma, hoa huệ, mùi thơm, ra hoa, sinh trưởng

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây hoa huệ (Polianthes tuberosa) là một trong

những cây hoa cắt cành phổ biến và có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, chỉ có hai giống huệ đơn cánh với một tràng hoa và giống huệ bán kép với hai tràng hoa được canh tác. Trong khi dạng bán kép thường được sử dụng để cắt cành vì phát hoa dài và hoa lâu tàn thì giống huệ đơn cánh ngoài mục đích làm hoa cắt cành còn được sử dụng để ly trích tinh dầu và có giá trị cao trong công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm và dược phẩm (Rani và Singh, 2013). Tuy nhiên, việc nhân giống hoa huệ chủ yếu bằng củ lâu nay đã làm cản trở sự cải tiến gen, làm thoái hóa giống, lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, giảm năng suất và phẩm chất hoa. Điều này là do cây hoa huệ có tính bất tương hợp cao, nhụy và nhị không nảy mầm cùng lúc và hạt rất khó tạo ra trong điều kiện tự nhiên và chỉ có giống hoa huệ đơn có thể tạo được hạt nhưng hạt lại khó nảy mầm (Jorge et al., 2011; Gajbhiye et al., 2011). Mặt khác, lai tạo giống hoa huệ mới theo phương pháp lai truyền thống rất khó thực hiện được và chỉ có sử dụng kỹ thuật xử lý đột biến bằng tác nhân vật lý như tia gamma mới có thể giải quyết vấn đề này (Nguyễn Bảo Toàn và ctv., 2014). Sử dụng tác nhân là tia gamma gây đột biến làm tăng biến dị di truyền ở một số loài hoa như gây ra những thay đổi ở hoa như màu sắc, hình dạng và đặc tính sinh trưởng như dạng thấp cây hoặc có sọc, cải thiện một số đặc tính như chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nâng cao năng suất hay

chất lượng của giống cây trồng… (Xu et al., 2012). Bên cạnh đó, sự kết hợp phương pháp xử lý đột biến và nuôi cấy mô để cải thiện giống và nhân nhanh một số lượng lớn cây đã gây đột biến. “Nghiên cứu sự đa dạng về sinh trưởng và dạng hoa của các dòng huệ đơn cánh (Polianthes tuberosa cv. ‘Single’) nuôi cấy mô được xử lý bằng tia gamma 60Co” nhằm xác định các chỉ tiêu về sinh trưởng, sự ra hoa và sự khác nhau về đặc điểm hình thái và mùi thơm với các liều chiếu xạ khác nhau để xác định đặc tính nông học của giống huệ đột biến sau này.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống huệ đơn cánh còn gọi là huệ Hương có 1

tràng hoa với 6 cánh, phát hoa ngắn, khoảng cách giữa các hoa ngắn, lá nhỏ, tạo chồi kém, ít củ được thu thập ở tỉnh An Giang (Hình 1).

Hình 1. Giống huệ Hương

Page 48: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

48

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Các chồi hoa huệ đơn cấy mô từ đỉnh sinh trưởng được xử lý ở các liều chiếu xạ tia gamma 60Co từ 0 (đối chứng), 5, 10, 15, 20, 25 và 30 Gy (suất liều 1,58 kGy/giờ) ở Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, được cấy chuyền 5 lần nhưng vẫn giữ nguyên cụm chồi, sau đó cấy nhân chồi 3 lần và chuyển sang môi trường tạo rễ. Cây huệ sau khi thuần dưỡng được trồng ngoài đồng tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2016.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn

toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại gồm Đối chứng 1 (ĐC1: cây trồng từ củ), Đối chứng 2 (ĐC2: cây trồng từ mẫu cấy mô không chiếu xạ tia gamma Co60) và cây trồng từ mẫu cấy mô được xử lý với các liều tia gamma Co60 lần lượt là 5 Gy, 10 Gy, 15 Gy, 20 Gy, 25 Gy và 30 Gy. Mỗi nghiệm thức trồng 50 cây, cây trồng từ củ có đường kính củ từ 1 - 1,2 cm và cây huệ cấy mô hoặc đã xử lý chiếu xạ tia gamma 60Co có 3 - 6 lá, cao 6 - 10 cm và có 1 - 2 chồi. Trường hợp nghiệm thức có nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng cây quy định thì trồng hết số cây có được. Mỗi nghiệm thức đánh dấu 5 điểm, mỗi điểm 3 bụi huệ.

- Quy trình canh tác: Lô đất thí nghiệm có diện tích 500 m2 là đất vườn được sửa thành liếp đơn rộng 1,5 m, rãnh 0,5 m, với khoảng cách trồng cây là 25 cm x 40 cm. Đất được làm cỏ, dùng 80 - 100 kg vôi rải đều, dùng phân hữu cơ (phân chuồng hoai) bón lót theo định mức 3 m3/1.000 m2 kết hợp với 10 kg phân lân. Bắt đầu bổ sung dinh dưỡng bằng cách hòa nước tưới cho cây hỗn hợp Urea: Lân: Kali định kỳ 20 ngày/lần (chia đều lượng N: P: K lần lượt là 20, 5 và 5 kg/1.000 m2 trong suốt chu kỳ (từ trồng cây được 1 tháng đến lúc ra hoa) (Patil et al., 2007; Lê Lý Vũ Vi và ctv., 2014). Làm cỏ thường xuyên, vun đất để gốc và rễ dễ phát triển. Tưới nước sáng và chiều. Phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu xuất hiện).

2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi- Các chỉ tiêu về sinh trưởng ở 120 ngày trồng:

Số chồi: đếm các chồi đã có lá bung ra; số lá: đếm số lá/bụi vào thời điểm cây ra hoa; số củ/bụi: đếm số củ/bụi.

- Các chỉ tiêu về hoa: Thời gian ra hoa khi có 25% cây tạo phát hoa: Tính từ lúc trồng đến khi có phát hoa (ngày); chiều cao phát hoa (cm): tính từ gốc tới đỉnh cao nhất của phát hoa; số hoa/phát hoa: đếm số

hoa/ phát hoa; đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở to nhất, là đường kính lớn nhất xuyên qua tâm hoa.

- Ghi nhận dạng bất thường ở lá, hoa và mùi thơm ở hoa (khi có 75% cây có phát hoa) tính tần số cây có sọc lá; hoa có 6, 7 và 8 cánh trên mỗi nghiệm thức và dạng cánh hoa có sọc xanh, dị dạng, hoa không nở và không thơm; Trong đó, tần số hoa có 6, 7 và 8 cánh ở mỗi nghiệm thức tính bằng (% mỗi loại cánh hoa/phát hoa)/Tổng phát hoa.

- Thực hiện đánh giá mùi thơm bằng cảm quan (phương pháp ngửi). Mức độ thơm được đánh giá bởi 10 người rồi lấy điểm trung bình theo quy ước: 0 điểm: không thơm; 1 điểm: thơm bình thường và 2 điểm: thơm nhiều. Sử dụng nghiệm thức cây trồng từ củ làm đối chứng thơm bình thường so với các nhóm cây có hoa không nở hoàn toàn và hoa có 7 hoặc 8 cánh trên cùng một phát hoa. Mỗi nhóm cây đánh giá ít nhất 3 phát hoa. Thực hiện đánh giá khi hoa dưới cùng của phát hoa nở hoàn toàn.

2.2.3. Phân tích thống kê Dùng thống kê mô tả để tính các giá trị trung

bình và các số đo biến động bằng phần mềm SPSS 20.0. Phân tích phương sai ANOVA (phép thử F và Duncan) để so sánh các số liệu trung bình giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.`

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Số chồi, số lá và số củ ở hoa huệCác chỉ tiêu sinh trưởng ở những dòng huệ đã

được xử lý tia gamma 60Co được đánh giá lần đầu giai đoạn ngoài đồng được thể hiện ở Bảng 1. Số chồi của các dòng hoa huệ ở tất cả các nghiệm thức đều tăng theo thời gian trồng. Tuy nhiên, ở các liều chiếu xạ càng cao thì sự gia tăng số chồi càng ít trừ nghiệm thức xử lý ở liều 5 Gy, chỉ đạt khoảng 5 chồi ở tháng thứ 4 và không có khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức xử lý ở liều 15; 20; 25 và 30 Gy. Nghiệm thức trồng bằng củ hoa huệ cho số chồi cao nhất ở tất cả các thời điểm và sau 4 tháng đạt hơn 9 chồi. Nghiệm thức trồng bằng cây cấy mô và dòng hoa huệ xử lý ở liều 10 Gy cho số chồi trung bình khoảng 7 chồi không khác biệt ý nghĩa thống kê với nhau nhưng có khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại ở tháng thứ 4. Ngược lại, khi tăng liều chiếu xạ thì số lá sẽ giảm. Số lá của các nghiệm thức có sự chênh lệch khá cao từ 48,9 đến 130,3 lá. Số lá cao nhất là ở dòng hoa huệ trồng từ cây cấy mô đạt 130,3 lá và dòng 10 Gy đạt 121 lá. Dòng hoa huệ có số lá thấp nhất là dòng 20 Gy đạt 48,9 lá. Các dòng còn lại có số lá trung bình từ 67

Page 49: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

49

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

đến 107,8 lá. Khả năng tạo củ ở hoa huệ khác nhau khi xử lý với liều chiếu xạ khác nhau. Dòng hoa huệ ở liều chiếu xạ 25 Gy tạo được nhiều củ nhất (14,5 củ) so với dòng hoa huệ trồng từ củ (13,5 củ). Khi chiếu xạ với liều 20 Gy số củ của dòng này tạo ra ít nhất 6,4 củ. Tuy nhiên, dòng hoa huệ ở liều chiếu xạ cao nhất 30 Gy lại cho số củ trung bình đạt 9,5 củ và không có khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê so với dòng hoa huệ được xử lý ở liều 15 Gy. Như vậy, trong tất cả các dòng hoa huệ được xử lý chiếu xạ, ở liều 25 Gy cho số củ tốt nhất trong cùng thời gian trồng và nghiệm thức đối chứng trồng bằng củ và cây cấy mô có số lượng chồi và lá vượt trội hơn so với các dòng hoa huệ được chiếu tia gamma. Wi et al. (2007) đưa ra giả thuyết rằng mức độ chiếu xạ thấp giúp cây trồng có những phản ứng chống lại những điều kiện bất lợi trong quá trình tăng trưởng bao gồm cả sự biến đổi về cường độ ánh sáng và nhiệt độ của môi trường. Ngược lại, Ali et al. (2015) lại cho rằng khi tăng liều bức xạ gamma gây ức chế khả năng đâm chồi và phát triển cây con.

Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng hoa huệ

Ghi chú: Các số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

3.2. Các đặc điểm ra hoa ở hoa huệ- Thời gian ra hoa, chiều cao phát hoa, số hoa/phát

hoa và đường kính hoa Bảng 2 trình bày sự khác nhau về chỉ tiêu ra hoa ở

các dòng hoa huệ được xử lý tia gama 60Co ở các liều khác nhau Các chỉ tiêu sinh trưởng có mối tương quan với đặc điểm ra hoa ở những dòng huệ được xử lý đột biến. Các nghiệm thức cho số chồi, số lá hoặc số củ cao nhất có thời gian ra hoa sớm hơn. Cụ thể, khi có 25% cây tạo phát hoa, ở các nghiệm thức cây trồng từ củ, nghiệm thức ở liều chiếu xạ 10 và 25 Gy có thời gian ra hoa ngắn nhất khoảng 147 ngày.

Ngược lại, các dòng hoa huệ từ cây cấy mô, nghiệm thức xử lý các liều 5, 20 và 30 Gy có thời gian ra hoa kéo dài nhất khoảng 175 ngày. Điều này là do khi tăng liều chiếu xạ sự hình thành nụ hoa dường như bị trì hoãn và việc hoa nở sớm hay muộn thì thường phụ thuộc vào kích cỡ của củ. Ở hoa lay ơn, củ có kích cỡ lớn sẽ ra hoa sớm hơn củ nhỏ (Kalasareddi et al., 1997; Dajana, 2015). Về chiều cao phát hoa, dòng hoa huệ xử lý với liều 20 và 25 Gy có chiều cao phát hoa lần lượt là 118 và 122,7 cm trong khi dòng hoa huệ trồng từ củ và từ cây cấy mô chỉ cao 91 và 103 cm. Số hoa trên phát hoa tỷ lệ thuận với chiều cao phát hoa và dòng hoa huệ ở liều 25 Gy có số hoa/phát hoa nhiều nhất (41,3 hoa). Mặc dù, dòng hoa huệ ở liều chiếu xạ 20 Gy có chiều cao phát hoa tốt nhưng hoa đóng thưa hơn nên số hoa ít nhất (28 hoa). Nghiên cứu của Navabi et al. (2016) trên hoa huệ cho thấy số lượng hoa tăng lên khi xử lý chiếu xạ với liều 10 Gy nhưng liều chiếu xạ cao hơn sẽ làm giảm số lượng hoa và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nghiệm thức đối chứng với liều 10 Gy và 50 Gy nhưng khi xử lý ở liều 100 Gy làm giảm đáng kể số lượng cánh hoa và số lượng hoa so với hai nghiệm thức đối chứng và các liều khác. Dòng có đường kính hoa to nhất là dòng 25 Gy (3,6 cm), dòng 10 Gy và 15 Gy (đều có đường kính là 3,5 cm). Trái lại, dòng hoa huệ có đường kính hoa thấp nhất khi được chiếu xạ với liều 5 và 30 Gy (1,8 cm và 2,9 cm). Ở dòng hoa huệ với liều 5 Gy có sự biến dị hoa không nở hoàn toàn nên đường kính hoa là nhỏ nhất. Ichikawa et al. (1970) cho rằng sự giảm đường kính của cụm hoa là do sự giảm số lượng nhiễm sắc thể (Bảng 2).

3.3. Các đặc điểm bất thường ở hoa huệ được xử lý tia gamma Co60

- Ở lá: Nghiên cứu ghi nhận được chỉ có dòng chiếu xạ với liều 15 Gy có sự tổn thương làm mất diệp lục tố ở lá, lá xuất hiện sọc trắng ở 2 mép lá với tần số 4%. Các dòng hoa huệ còn lại không xuất hiện dạng bất thường. Chiếu xạ sẽ tạo nên những điểm khiếm khuyết ở lục lạp làm giảm tỷ lệ chất diệp lục a và b làm xuất hiện các sọc trắng trên lá và khi liều chiếu xạ tăng lên thì vỏ tế bào lục lạp thay đổi do màng thylakoid bị phồng lên và bị phá hủy (Palamine et al., 2005; Wi et al., 2007).

- Ở hoa: Nghiên cứu cho thấy trên cùng một phát hoa có sự gia tăng số lượng cánh hoa ở mỗi phát hoa. Những dòng hoa huệ được xử lý với các liều 15 Gy, 25 Gy và 30 Gy có hoa với 7 cánh và 8 cánh trên cùng phát hoa thay vì 6 cánh như dòng hoa huệ đối chứng, đối chứng cấy mô, 10 và 15 Gy . Trên cùng một phát hoa, ở dòng hoa huệ này có tần số hoa có 7 cánh chiếm 28,

Liều chiếu xạ Số chồi Số lá Số củĐC 1 9,4a 107,8b 13,5abĐC 2 7,3b 130,3a 13b5 Gy 5,1de 89,7c 11,5c

10 Gy 7,0bc 121ab 10,9c15 Gy 5,6cd 89,6c 8,3d20 Gy 4,2de 48,9e 6,4e25 Gy 4,7de 80,9cd 14,5a30 Gy 3,8e 67d 9,5d

F * * *CV% 14,1 9,1 7,1

Page 50: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

50

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 2. Đặc điểm ra hoa của các dòng hoa huệ

Ghi chú: Các số có chữ số theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

10 và 12% và hoa có 8 cánh chiếm 15, 56 và 14%, theo thứ tự (Hình 2). Kết quả nghiên cứu này tương tự với công bố của Kainthura và Srivastava (2015) là khi xử

lý tia X với liều 1,2 kr ở giống hoa huệ đơn Prajwal có một cây xuất hiện biến dị tăng số lượng cánh hoa hơn 6 cánh ở một số hoa trên phát hoa.

Liều chiếu xạ Thời gian ra hoa (ngày)

Chiều cao phát hoa (cm) Số hoa/phát hoa Đường kính hoa

(cm)ĐC 1 147,7a 91d 36abc 3,0bĐC 2 175,3bc 103 cd 31,3cd 3,0b5 Gy 175bc 107,3bc 34bcd 1,8c

10 Gy 152,7a 108,7bc 36abc 3,5a15 Gy 162ab 108bc 40,7ab 3,5a20 Gy 177,7bc 118ab 28d 3,1b25 Gy 155,7a 122,7a 41,3a 3,6a30 Gy 181,3c 110bc 30,7cd 2,9c

F * * * *CV% 5,8 6,3 10,7 6,8

Ở liều chiếu xạ 5 Gy, cây hoa huệ có phát hoa dài, số hoa nhiều nhưng hình dạng cánh hoa uốn éo, sọc xanh trắng xen kẽ, cánh hoa dính liền và không nở hoàn toàn nên không thể xác định số lượng cánh hoa, chiếm tần số lên đến 100%. Sự biến dị do tia gamma gây ra những thay đổi về hình thái có thể là do một trong bốn loại đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn hoặc chuyển đoạn

(Magori et al., 2010). Tia gamma cũng gây ra những thay đổi phụ thuộc vào liều chiếu xạ bằng cách sản sinh ra các gốc tự do có hại trong các tế bào gây thiệt hại các nucleic acid, protein, và chất béo hiện diện trong màng tế bào kết quả giảm sự nguyên vẹn của của màng tế bào (Lee et al., 1998; Kovacs và Keresztes, 2002). Hình dạng cánh hoa ở các nghiệm thức còn lại không có dạng bất thường. Những nghiệm thức tăng

Bảng 3. Tần số biến dị ở lá và hoa ở các dòng hoa huệ đơn cánh đột biến

Hình 2. Các dòng hoa huệ có sự gia tăng số lượng cánh hoa Ghi chú: a) Phát hoa có 6, 7, 8 cánh của dòng 25 Gy; b) phát hoa có 6, 7, 8 cánh của dòng 30 Gy; c) phát hoa có 6, 7,

8 cánh của dòng 15 Gy; d) dạng hoa 6 cánh của dòng ĐC củ, cấy mô, 10 Gy, 20 Gy.

Liều chiếu xạ Lá Tần số Hoa Tần sốĐC 1 - - 6 cánh 100%ĐC 2 - - 6 cánh 100%5 Gy - - Không xác định số cánh hoa 100%

10 Gy - 6 cánh 100%15 Gy Sọc trắng 4% 6, 7 và 8 cánh 57, 28 và 15%20 Gy - - 6 cánh 100%25 Gy - - 6, 7 và 8 cánh 34, 10 và 56%30 Gy - - 6, 7 và 8 cánh 74, 12 và 14%

b c da

Page 51: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

51

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

số lượng cánh hoa vẫn là dạng hoa đơn với một tràng cánh hoa. Kainthura và Srivastava (2015) cho rằng việc xử lý đột biến ở huệ đơn cánh (giống Prajwal) và huệ kép (giống Suvasini) gây ra hiện tượng hai bông hoa bên dưới hợp lại thành một khi xử lý EMS (Etyl metyl sunfomat) nồng độ 0,2% hoặc chiếu xạ gamma với liều 1,2 Kr làm giảm số tràng hoa trên mỗi hoa ở giống hoa kép Suvasini.

- Mùi thơm: Hầu hết các dòng hoa huệ được xử lý tia gamma 60Co đều có mùi thơm trừ dòng hoa huệ với liều xử lý 5 Gy với đặc điểm hoa không nở hoàn toàn được nên mất đi mùi thơm. Các dòng hoa huệ còn lại đều có mùi thơm. Đồng thời, mùi thơm ở các dòng hoa huệ có đột biến về tăng số cánh lên 7 hoặc 8 cánh như các dòng được chiếu xạ với liều 15 Gy, 25 Gy và 30 Gy được đánh giá 2 điểm nên thơm hơn các dòng 6 cánh ở các nghiệm thức còn lại. Rodrigo et al. (2012) cho rằng hầu hết các loài Polianthes và những loài gần với giống hoa huệ có màu sẽ không có mùi thơm và cho đến nay chưa có báo cáo khác về hiện tượng mất mùi thơm ở hoa huệ khi xử ý đột biến bằng các tác nhân vật lý cũng như bằng hóa chất.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnKết quả nghiên cứu cho thấy các liều chiếu xạ tia

gamma 60Co có ảnh hưởng khác nhau trên các chỉ tiêu sinh trưởng, ra hoa và tạo ra dạng bất thường về hình thái ở lá, hoa và mùi thơm ở các dòng huệ đơn cánh nuôi cấy mô. Trừ nghiệm thức xử lý với liều chiếu xạ 5 Gy gây ra các biến dị xấu ở hoa và mất mùi thơm, các dòng được chiếu xạ 15 và 25 Gy có một số ưu điểm hơn so với hai dòng hoa huệ đối chứng trồng từ củ và cấy mô và có các biến dị ở hoa đáng chú ý như hoa tăng lên 7 hoặc 8 cánh hoa và hoa có mùi thơm. Đây là cơ sở để đánh giá đặc tính của giống huệ đột biến sau này.

4.2. Đề nghịTiếp tục khảo sát sự đa dạng về sinh trưởng, phát

triển và hình thái ở các dòng hoa huệ đơn cánh ở nghiệm thức 15 và 25 Gy giai đoạn ngoài đồng lần thứ 2 và đánh giá đa dạng di truyền các dòng hoa huệ đột biến được chọn so với đối chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Lý Vũ Vi, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Hâu, Trần

Sỹ Hiếu và Trần Thị Doãn Xuân, 2014. Nuôi cấy mô thực vật cây hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa) trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và đánh giá sự sinh trưởng qua mô hình canh tác. Tạp chí Khoa học,

Trường Đại học Cần Thơ, (4): 63-67.Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Quang Thức và Đào Thị

Tuyết Thanh, 2014. Xử lý tia gamma 60Co ở các liều chiếu xạ khác nhau trên cụm chồi hai giống hoa huệ (Polianthes tuberosa) in vitro. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (4): 41-46.

Ali, H., Z. Ghori, S. Sheikh, A. Gu, 2015. Effects of Gamma Radiation on Crop Production. Crop Production and Global Environmental Issues, 44-65.

Bassam, A., Z. Ayyoubi and D. Jawdat, 2000. The effect of gamma irradiation on potato microtuber production in vitro. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 61: 183-187.

Dajana, B., 2015. Effects of gamma radiation on growth and development in Arabidopsis thaliana. Master Thesis 2015. Norwegian University of Life Sciences.

Ichikawa, S., K. Yamakawa, F. Sekiguchi, T. Tatsuno, 1970. Variation in somatic chromosome number found in radiation-induced mutants of Chrysanthemum morifolium Hemsl. cv. Yellow Delaware and Delaware. Rad. Bot., 10: 557-562.

Jorge, A.E., M.E.P. Santos, E.C. Torres, E.M. Palacios and C.J.L.M. García, 2011. Effect of 60Co Gamma rays in tuberose (Polianthes tuberosa L.). Revista Mexicana de Ciencias Agricolas Pub. Esp., 31: 445-458.

Kainthura, P., R.Srivastava, 2015. Induction of Genetic Variability and Isolation of Mutants in Tuberose (Polianthes Tuberosa L.). Tropical Agricultural Research, 26(1).

Kalasareddi, P.T., B.S. Reddy, S.R. Patil., Y.H. Ryagi, P.M. Gangadharappa, 1997. Effect of Corm Size on Flowering and Flower Yield of Cv. Snow White Gladiolus. Journal of Farm Sciences, 10(4).

Kovacs E, A. Keresztes, 2002. Effect of gamma and UV-B/C radiation on plant cells. Micron 33(2):199-210.

Lee W.S, H.J. Kwon, S. Shin, 1998. Decreased membrane integrity in castor bean mitochondria by hydrogen peroxide. Evidence for the involvement of phospholipase D. J Plant Biol 41(3):178-186.

Navabi, Y., M. Norouzi, M. Arab, S.D. Daylami, 2016. Mutagenesis via Exposure to Gamma-rays in Tuberose (Polianthes Tuberosa). Electronic Journal of Biology, 12(2): 168-172.

Palamine, M.T, R.G.A. Cureg, L.J. Marbella, A.G. Lapade, Z.B. Domingo, C.C. Deocaris, 2005. Some biophysical changes in the chloroplasts of a Dracaena radiation-mutant. Philippine J. Sci., 134(2):121-126.

Patil, K.D., D.J. Dabake and N.B. Gokhale, 2007. Interated plant nutrients management in tuberose cv. Single in lateric soil (Lithic Ustropepts) of Konkan. Journal of Maharashtra Agricultural University, 32(2): 189-191.

Page 52: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

52

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Rani, P., N. Singh, 2013. Impact of gibberellic acid pretreatment on growth and flowering of tuberose (Polianthes tuberosa L.) cv. Prajwal. J. Trop. Plant Physiol., 5: 33-42.

Rodrigo B. G., M. R. D. José, C. C. S. Ma, R. Aaron, M. V. T. Jaap and T. C. Ernesto, 2012. Mexican Geophytes I. The Genus Polianthes. Floriculture and Ornamental Biotechnology. Global Science Books. 6(1): 122-128.

Wi, S.G, B.Y. Chung, J.S. Kim, J.H. Kim, M.H. Baek, J.W. Lee and Y.S. Kim, 2007. Effects of gamma irradiation on morphological changes and biological responses in plants. Micron, 38:553-564.

Xu, L., U. Najeeb, M.S. Naeem, G.L. Wan, Z.L. Jin, F. Khan and W.J. Zhou, 2012. In: In vitro mutagenesis and genetic improvement. S.K. Gupta (Ed.): Technological Innovations in Major World Oil Crops, (2): 151-173.

Study on growth and flower diversity of single petal tuberose clones (Polianthes tuberosa L.) irradiated with Co60 gamma rays by tissue culture

Dao Thi Tuyet Thanh, Le Thi Ngoc Quy, Nguyen Bao ToanAbstractThe results showed that irradiating at the different doses by 60Co gamma source had effects on the number of shoots, leaves and tubes of single tuberose clones cv. single (Polianthes tuberosa). In general, by increasing the irradiation doses, the number of shoots, leaves and tubes was decreased, except the dose of 25 Gy. Besides, there was an increase in the number of petals at the same spike when exposed 25 Gy dose. The frequencies of flowers which had 7 petals were 28, 10, 12 % and 8 petals were 15; 56; 14% when irradiated with 15; 25; 30 Gy, respectively. At the 15 and 5 Gy radiation doses, there were some abnormal phenotypic variations of leaves and flowers such as some leaves having white streak on the edges and all flowers were unscented and unopened which appeared with 4% and 100% frequencies. These traits were basic for determination of agronomic characteristics of further mutated tuberose varieties.Key words: Petal, gamma, tuberose, scent, flowering, growth

I. ĐẶT VẤN ĐỀHoài Đức nằm về phía Tây của thành phố Hà Nội,

có diện tích là 82,4 km2, dân số là 190.612 người. Sau khi Hoài Đức sát nhập vào Hà Nội, tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, nhu cầu quỹ đất để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã gây áp lực lớn lên nguồn tài nguyên đất đai. Đặc biệt

là đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc sử dụng đất đai ở ngoại thành một cách hiệu quả, bền vững đang là vấn đề mang tính cấp thiết cao. Nông nghiệp ven đô đã chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện (Phạm Văn Khôi, 2004).

1 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trần Trọng Phương1

TÓM TẮTKết quả của 3 mô hình sản xuất ở huyện Hoài Đức, Hà Nội: Hoa, cây cảnh (Yên Sở, Minh Khai), rau an toàn (Tiền

Yên) và vườn trại (Song Phương, Đắc Sở) cho thấy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình này rất lớn. Thu nhập trung bình 3 năm của mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt 111,67 triệu đồng, mô hình sản xuất rau an toàn 127,90 triệu đồng và mô hình vườn trại đạt 1.729,76 triệu đồng. Có thể nói các mô hình này bước đầu đã khẳng định được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị ở huyện như: tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo cảnh quan và môi trường sinh thái.

Từ khoá: Nông nghiệp đô thị, mô hình, hiệu quả sử dụng đất, huyện Hoài Đức

Ngày nhận bài: 10/01/2016Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý

Ngày phản biện: 17/01/2017Ngày duyệt đăng: 24/01/2017

Page 53: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

53

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn 2011 - 2015Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: UBND huyện Hoài Đức, 2011.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng bình quân (%)

Nông nghiệp 314 287,7 293,6 297,3 343,6 2,28Công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, xây dựng 938 1.201,20 1.290,80 1.520,40 1.639,00 14,97

Dịch vụ 560 609 745,6 816,3 1.127,40 19,12Tổng 1.812,00 2.097,9 2.330,00 2.634,00 3.110,00 14,46

Thực tế trên cho thấy việc đánh giá và đưa ra hướng sử dụng đất hợp lý, hiệu quả nhằm phát triển nông nghiệp ven đô cho huyện Hoài Đức là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài “Hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị ở huyện Hoài Đức” được tiến hành.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệuLập phiếu điều tra về tình hình sản xuất nông

nghiệp của các mô hình lựa chọn theo các vùng sản xuất.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giáSử dụng các phần mềm chuyên dụng để đánh giá,

so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình với các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX) = Sản lượng ˟ Đơn giá.- Chi phí trung gian (CPTG): Bao gồm các khoản

chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động).

- Thu nhập thuần (TNT) = GTGT _ Chi phí công lao động.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu- Vị trí địa lý: Hoài Đức nằm về phía Tây trung tâm

Hà Nội với các khu vực tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, Phúc Thọ; phía Đông giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp huyện Quốc Oai.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (Bảng 1).

3.2. Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị

3.2.1. Mô hình trồng hoa cây cảnh- Thông tin chung về mô hìnhCác sản phẩm từ mô hình hoa - cây cảnh đã

khẳng định được giá trị kinh tế lẫn cảnh quan sinh thái, phục vụ tốt nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn của người dân. Trên địa bàn huyện Hoài Đức trồng hoa, cây cảnh rải rác trong huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở 2 xã Yên Sở, Đắc Sở. Trong số 40 hộ đã điều tra, phỏng vấn khu vực sản xuất hoa - cây cảnh, đề tài lựa chọn 3 mô hình để theo dõi bao gồm: mô hình sản xuất hoa hộ bà Nguyễn Thị Lan, hộ ông Nguyễn Xuân Phong xã Đắc Sở, hộ ông Mai Xuân Tâm xã Minh Khai.

Như vậy, bình quân các mô hình trồng hoa cây cảnh có diện tích khá nhỏ 620 m2, diện tích đất bao gồm đất chuyên trồng hoa (chiếm 90,32%), còn lại là đất ở.

Bảng 2. Cơ cấu diện tích của mô hình hoa, cây cảnh

- Hiệu quả sản xuất của mô hìnhXét về mặt kinh tế, tổng thu của mô hình hoa -

cây cảnh tương đối cao. Nguồn thu chủ yếu của mô hình là từ sản xuất hoa - cây cảnh với nhiều chủng loại như hoa cúc, hoa hồng, hoa dơn, hoa lily... ngoài ra còn có nguồn thu từ các khoản khác như đi làm công việc bán thời gian... Cụ thể: Năm 2013 giá trị sản xuất (GTSX) đạt 105,00 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 120,00 triệu đồng, bình quân 111,67 triệu đồng. Lãi thuần bình quân 3 năm của mô hình này đạt 45,31 triệu đồng; trong đó, năm 2015 đạt mức 49,84 triệu đồng.

TT Loại đất Diện tích (m2)

Cơ cấu (%)

1Đất trồng hoa (hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa dơn)

560 90,32

2 Đất ở 60 9,683 Đất khác - -

Tổng 620 100,00

Page 54: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

54

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2.2. Mô hình trồng rau an toàna) Thông tin chung về mô hình

- Biện pháp kỹ thuật canh tác của mô hình:Canh tác: Các hộ trong mô hình đã thực hiện

trồng luân canh cây trồng trong năm, trong đó có cây lạc, đỗ.

Chăm sóc: Mô hình đã chủ động được 35% lượng cây giống. Thực hiện vệ sinh ruộng rau thu hoạch.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Các loại thuốc BVTV sử dụng do cán bộ khuyến nông khuyến cáo. Khi xuất hiện sâu hại vượt mức giới hạn cho phép các hộ tiến hành phun thuốc trong danh mục thuốc sử dụng trong sản xuất rau an toàn. Tuân thủ thời gian cách ly của các loại thuốc theo đúng chỉ dẫn sử dụng.

Nước tưới: 100% diện tích rau an toàn được tưới bằng nước giếng khoan.b) Thông tin về chủ mô hình

Để mang tính đại diện cho tiểu vùng trồng rau an toàn ở xã Tiền Yên, trong 40 hộ đã điều tra, phỏng vấn đề tài lựa chọn 3 mô hình điều tra sau đó lấy giá trị

trung bình, bao gồm: hộ ông Nguyễn Xuân Nam, Trần Văn Chiến, Bùi Văn Công ở xã Tiền Yên.

Bảng 5. Cơ cấu diện tích của mô hình rau an toàn

c) Hiệu quả sản xuất của mô hìnhSố liệu tại bảng 6 cho thấy hàng năm các hộ dành

một khoản lớn chi phí cho sản xuất kinh doanh tái đầu tư cho sản xuất. Chi phí bình quân cho sản xuất trong 3 năm là 64,86 triệu, chiếm 50,71% tổng thu của mô hình.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất của mô hình

Bảng 4. Tổng hợp hiệu quả sản xuất qua 3 năm (2013 - 2015)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Bình quân 3 năm

1 Một số chỉ tiêuTổng thu triệu đồng 105 110 120 111,67Tổng chi triệu đồng 63,1 65,82 70,16 66,36Lãi thuần triệu đồng 41,9 44,18 49,84 45,31Tổng ngày công lao động ngày 320 315 317 317,33

2 Hiệu quả sử dụng lao động gia đìnhTổng thu/ngày/Lao động nghìn đồng 328,13 349,21 378,55 351,96Lãi thuần/ngày/Lao động nghìn đồng 130,94 140,25 157,22 142,81

NămTổng thu Tổng chi Lãi thuần

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

2013 105 100,00 63,1 60,10 41,9 39,902014 110 100,00 65,82 59,84 44,18 40,162015 120 100,00 70,16 58,47 49,84 41,53

Bình quân 111,67 100,00 66,36 59,43 45,31 40,57

Ngoài giá trị về mặt kinh tế và môi trường của mô hình sản xuất hoa, cây cảnh, mô hình này còn có ý nghĩa trong việc tạo cảnh quan, sinh thái cho huyện, giải quyết các vấn đề về áp lực quỹ đất, lao động tại địa phương góp phần quan trọng vào việc

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đô thị.

Trung bình trong 3 năm, lãi thuần thu được của mô hình là 45,31 triệu đồng, năm 2013 là 41,9 triệu, đến năm 2015 là 49,84 triệu đồng.

TT Loại đất Diện tích (m2)

Cơ cấu (%)

1Đất trồng rau (bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua, su su, bí đỏ…)

1.300 65,00

2 Đất ở 100 5,00

3

Đất khác (trồng lúa và trồng các loại cây màu như đỗ, lạc…chăn nuôi lợn và gia cầm, trồng cây ăn quả)

600 30,00

Tổng 2.000 100,00

Page 55: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

55

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 6. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của mô hình

Bảng 7. Tổng hợp hiệu quả sản xuất qua 3 năm (2013 - 2015)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Bình quân 3 năm

1 Một số chỉ tiêu          Tổng thu triệu đồng 121,1 124 138,6 127,90Tổng chi triệu đồng 62,32 65,97 66,29 64,86Lãi thuần triệu đồng 58,78 58,03 72,31 63,04Tổng ngày công lao động ngày 420 435 468 441

2 Hiệu quả sử dụng lao động gia đình            Tổng thu/ngày/lao động nghìn đồng 288,33 285,06 296,15 289,85  Lãi thuần/ngày/lao động nghìn đồng 139,95 133,40 154,51 142,62

NămTổng thu Tổng chi Lãi thuần

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

2013 121,10 100,00 62,32 51,46 58,78 48,542014 124,00 100,00 65,97 53,20 58,03 46,802015 138,60 100,00 66,29 47,83 72,31 52,17

Bình quân 127,90 100,00 64,86 50,71 63,04 49,29

Tính trung bình 1 ha rau an toàn tạo việc làm thường xuyên 20 - 30 lao động. Sản xuất rau an toàn không những giải quyết được thời gian nhàn rỗi tại địa phương, mà còn góp phần vào việc bảo vệ an

ninh trật tự làng thôn, giảm lao động dư thừa.Trung bình trong 3 năm, lãi thuần thu được của

mô hình là 60,04 triệu đồng, năm 2013 là 58,78 triệu, đến năm 2015 là 72,31 triệu đồng.

3.2.3. Mô hình vườn trạia) Thông tin chung về mô hình

Để làm rõ hơn hiệu quả sản xuất mô hình vườn trạitrên địa bàn xã Đắc Sở, Song Phương huyện Hoài

Đức, đề tài tiến hành lựa chọn và theo dõi mô hình của hộ ông Trần Văn Chiến xã Đắc Sở, Nguyễn Văn Quân xã Song Phương. Đây là các mô hình đã thực hiện trong nhiều năm và cho thu nhập khá ổn định.

Bảng 8. Hiệu quả sản xuất của hộ theo mô hình vườn trại

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Bình quân 3 năm

A Tổng thu Triệu đồng 1012,20 1686,29 2520,80 1739,761 Thu từ sản xuất Triệu đồng 288,00 408,10 480,80 392,30  Cây ăn quả Triệu đồng 48,00 57,40 64,00 56,47  Thủy sản Triệu đồng 240,00 350,70 416,80 335,83

2 Thu từ dịch vụ (câu cá, ăn uống) Triệu đồng 724,20 1278,19 2040,00 1347,46

  Lượt khách đến Người 7242,00 9832,20 13600,00 10224,73B Tổng chi Triệu đồng 336,60 587,59 917,55 613,91  Chi phí vật chất, dịch vụ Triệu đồng 24,00 26,89 34,35 28,41  Khấu hao tài sản cố định Triệu đồng 24,60 31,50 38,40 31,50  Tổng ngày công lao động Ngày 3000,00 3780,00 4800,00 3860,00  Số tiền/1 ngày công/1 LĐ 1.000 đồng 96,00 140,00 176,00 137,33

Hiệu quả đồng vốn Lần 3,01 2,87 2,74 2,87

Page 56: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

56

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2.4. Tác động của các mô hình đến hiệu quả xã hội và môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu tác động của các mô hình đến hiệu quả xã hội và môi trường đề tài chỉ đề cập đến đến một số chỉ tiêu: Mức thu hút lao động và giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. Đánh giá mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho hộ nông dân của các kiểu sử dụng đất, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất tại các xã. Các mô hình nông nghiệp đô thị đều có các chỉ tiêu trong đất, nước đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đáp ứng được yêu cầu về nền nông nghiệp đô thị.

3.2.5. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất và đề xuất một số mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, sử dụng công nghệ cao để tạo ra năng suất, chất lượng nông sản có sức cạnh tranh và an toàn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đô thị. Bảo đảm tốc độ tăng nhanh, bền vững, đạt trên 4%/năm. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi; phát triển các cây, con có giá trị, phù hợp với điều kiện từng địa phương (Phùng Hữu Phú, 2008).

Bảng 9. Định hướng quy hoạch sản xuất tập trung phát triển nông nghiệp đô thị ở huyện Hoài Đức

Nguồn: UBND huyện Hoài Đức, 2012

a) Mô hình hoa, cây cảnhHoa, cây cảnh phù hợp với diện tích đất có quy

mô nhỏ, phân tán ở các khu đô thị trong quá trình quy hoạch và phát triển của huyện nên chủ yếu được sử dụng để phát triển nông nghiệp của hộ gia đình. Các hộ gia đình làm nông nghiệp đô thị với các mô hình hoa-cây cảnh. Sản phẩm nông nghiệp ở vùng này đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị, phát triển và quy hoạch cảnh quan của vùng. b) Mô hình đề xuất cho huyện

Bonsai, gồm một số loại như: cây si, sanh, trúc,

lộc vừng…; cây cảnh chậu để bày trí trong nhà: lan, đào, mai…; hoa cao cấp như lan cắt cành, hoa hồng, hoa layơn, hoa cúc, hoa lily...c) Mô hình rau an toàn

(Điển hình là các mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính).

Đối với mô hình rau an toàn, người sản xuất có thể canh tác với khoảng 10 vụ bình quân hàng năm, nâng cao hệ số sử dụng đất. Mô hình rau an toàn trong nhà lưới sẽ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/500m2/năm (400 triệu đồng/ha/năm)cho hiệu quảcao hơn so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó mỗi mô hình có thể giải quyết cho 5 - 7 lao động, góp phần đem lại công ăn việc làm cho người dân trong vùng.d) Mô hình vườn trại

Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất nông nghiệp, thì việc quy hoạch, xây dựng và duy trì vùng xanh sinh thái là cần thiết. Mô hình nhà vườn trại kết hợp nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả là hướng phát triển phù hợp. Đây là mô hình vườn cây ao cá, khu vui chơi, nơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho cả người lớn và trẻ em. Mô hình này có nhiều cây xanh,hồ nước…, nên không khí trong lành ít bị ảnh hưởng của môi trường đô thị (Lê Văn Trưởng, 2008).

3.3. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị ở huyện Hoài Đức

- Phát triển nông nghiệp phải dựa trên việc áp dụng giống mới và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhằm tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Xây dựng quy trình canh tác hợp lý và áp dụng công nghệ mới trong tất cả các công đoạn sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển các dịch vụ liên quan.

- Xây dựng và phát triển lâu dài một số phân vùng sản xuất chuyên canh, với quy mô phù hợp: Vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng trồng cây ăn quả. Chú trọng đầu tư một số loại cây, con đặc sản khác thích hợp và hiệu quả cao.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ sơ chế đến chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút khối lượng lớn nông sản phong phú và đa dạng từ các địa phương lân cận tới Hà Nội, góp phần ổn định và đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ của Thủ đô.

TT Mô hình Diện tích (ha)

Vùng sản xuất tập trung (xã)

1 Hoa, cây cảnh 100-150

Minh Khai, Yên Sở, Đắc Sở, Kim Chung, Cát Quế…

2 Rau an toàn 300-500

Tiền Yên, Vân Côn, An Thượng, Song Phương…

3 Vườn trại 200-300 Song Phương, Đông La,

Đắc Sở…

Page 57: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

57

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

IV. KẾT LUẬNNông nghiệp huyện Hoài Đức đã chuyển dịch

đúng hướng với nền nông nghiệp đô thị phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nông nghiệp công nghệ cao, đa dạng hóa các loại sản phẩm, an toàn cho người sử dụng và hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả của 3 mô hình sản xuất: trồng hoa, cây cảnh (Yên Sở, Minh Khai), rau an toàn(Tiền Yên) và vườn trại (Song Phương, Đắc Sở) cho thấy: Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà các mô hình này đem lại rất lớn. Thu nhập trung bình 3 năm của mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt 111,67 triệu đồng, mô hình sản xuất rau an toàn 127,90 triệu đồng và mô hình vườn trại đạt 1.729,76 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2020 như sau: Quy hoạch vùng hoa, cây cảnh có diện tích 100 - 150 ha, rau an toàn 300 - 500 ha, vườn trại 200 - 300 ha. Có thể nói các mô hình này bước đầu đã khẳng định được vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị ở huyện như: Tạo

công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo cảnh quan và môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhạm Văn Khôi, 2004. Phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phùng Hữu Phu, 2008. Đô thị hóa ở Việt Nam-từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trung tâm Nghiên cứu đô thị và Phát triển, http://www.cefurds.com

Lê Văn Trưởng, 2008. Phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 136. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

UBND huyện Hoài Đức, 2011. Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 huyện Hoài Đức. Hoài Đức

UBND huyện Hoài Đức, 2012. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Hoài Đức. Hoài Đức.

Efficiency of agricultural production models in suburban areas toward urban agriculture in Hoai Duc district, Hanoi city

Tran Trong PhuongAbstractThree models including flower and bonsai (Yen So, Minh Khai), safety vegetables (Tien Yen) and ornamental ones (Song Phuong and Dac So) were studied and the result showed that economic, social and environmental efficiencies of these models were very high. The average of three-year income of flower and bonsai models was 111.67 million VND, safety vegetable model was 127.90 million VND and ornamental model was 1,729.76 million VND. These models were primarily identified to play an important role in the development of agricultural economy towards urban agriculture in Hoai Duc district such as creating jobs, improving material and spiritual life, creating landscapes and ecological environment.Key words: Urban agriculture, model, land use efficiency, Hoai Duc district

Ngày nhận bài: 13/02/2017Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền

Ngày phản biện: 18/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN HÀ NỘIĐào Thế Anh1, Vũ Văn Đoàn1, Nguyễn Hà Thanh1

TÓM TẮTBài viết tập trung phân tích hiện trạng chuỗi cung ứng rau an toàn (RAT) của thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên

cứu cho thấy chuỗi cung ứng rau an toàn đã được hình thành và phát triển với sự tham gia của nhiều tác nhân khác nhau. Đóng vai trò chi phối trong chuỗi cung ứng rau an toàn Hà Nội hiện nay là tác nhân bán buôn (chợ đầu mối) và tác nhân bán lẻ (chủ yếu là chợ dân sinh). Tuy nhiên nguồn cung cấp rau đầu vào cho các tác nhân này đa dạng, chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) phần lớn chưa được kiểm soát. Hệ thống bán lẻ rau an toàn chưa xây dựng được liên kết có hiệu quả với các vùng sản xuất nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng

Page 58: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

58

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀRau xanh là thực phẩm được tiêu dùng hàng ngày

trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức FAO (2008), nhu cầu tiêu dùng rau xanh hàng năm của Việt Nam tăng trung bình 5%. Tại Hà Nội, bình quân lượng rau tiêu dùng là 106 kg/người/năm (Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, 2014). Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau RAT, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015” (UBND TP Hà Nội, 2008). Tính đến năm 2015 tổng diện tích canh tác RAT của Hà Nội đạt

trên 5.000 ha, tương đương với sản lượng RAT trên 400.000 tấn, đáp ứng 40% tổng nhu cầu tiêu dùng rau của Hà Nội (UBND TP Hà Nội, 2015). Điều đó có nghĩa là khoảng 60% sản lượng rau tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội hiện nay là các loại rau thường. Vì vậy việc nghiên cứu chuỗi cung ứng rau an toàn Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cho thành phố Hà Nội có nhiều ý nghĩa.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo chuỗi: các

tác nhân tham gia vào chuỗi cung RAT trên địa bàn Hà Nội. Số lượng mẫu điều tra cụ thể:

- Ngoài ra, để phân tích các chính sách của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng rau an toàn, tiến hành phỏng vấn đại diện 3 cơ quan quản lý Nhà nước là Chi cục BVTV, Phòng Kinh tế huyện Đông Anh và Hoài Đức.

- Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả để tính toán, mô tả thực trạng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi cung ứng.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan chuỗi cung ứng RAT Hà NộiNăm 2014, tổng diện tích canh tác rau của Hà

Nội khoảng 12.000 ha, tương đương gần 30.000 ha gieo trồng/năm, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì (UBND TP Hà Nội, 2015). Chủng loại rau sản xuất khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông Xuân. Mặc dù diện tích gieo

trồng rau của Hà Nội giảm đi nhưng sản lượng rau lại tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân đã áp dụng các biện pháp thâm canh dẫn đến tăng năng suất. So với năm 2008, năng suất rau Hà Nội tăng lên 23,76%, từ 16,2 tấn/ha/năm lên trên 20 tấn/ha/năm. Đối với RAT, tổng diện tích gieo trồng khoảng 4.500 ha, chiếm 37% tổng diện tích gieo trồng. Sản lượng rau an toàn năm 2014 khoảng 400.000 tấn, tăng 3,9 lần so với năm 2008, sản lượng rau an toàn đạt 102.000 tấn (UBND TP. Hà Nội, 2015). Trên địa bàn Hà Nội đã hình thành một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung như Đông Anh 389 ha, Gia Lâm 286 ha, Hoài Đức 100 ha, Chương Mỹ 135 ha, Thanh Trì 107 ha, Sóc Sơn 50 ha... Phần lớn các vùng rau tập trung có quy mô từ trên 50 ha, sản lượng rau thu hoạch hàng năm đều trên 1.000 tấn/vùng (UBND TP. Hà Nội, 2015). Sản lượng rau này rất lớn yêu cầu cần có hệ thống nhà sơ chế tại chỗ đảm bảo và xây dựng được mối liên kết với nhiều đối tác tiêu thụ.

TT Đối tượng Nông dân HTX Thu gom Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng

1 Số lượng 30 3 5 10 10 241

2 Địa điểm Đông AnhHoài Đức

Đông AnhHoài Đức

Đông AnhHoài Đức

Chợ đầu mối Long Biên

Công ty BiggreenCông ty Hà AnCông ty VinaGapSiêu thị MetroChợ dân sinh nội thành

Hoàn KiếmHai Bà TrưngHoàng MaiCầu GiấyTây Hồ

lưới tiêu thụ. Người tiêu dùng thiếu thông tin và khó nhận biết đúng sản phẩm rau an toàn. Mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT nhưng những chính sách đó chưa đồng bộ, thiếu chính sách tổng thể giúp liên kết trực tiếp các vùng sản xuất với thị trường tiêu thụ. Để cải thiện chuỗi cung ứng rau an toàn thời gian tới cần quy hoạch, quản lý các chợ bán buôn, tăng cường năng lực về ATTP cho người bán lẻ, đồng thời thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối trực tiếp liên kết với nhiều vùng sản xuất rau an toàn và xây dựng mối liên kết với nhiều tác nhân bán lẻ rau theo hướng chất lượng cao.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng, rau an toàn, Hà Nội

Page 59: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

59

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hiện nay Hà Nội có trên 40 cơ sở sơ chế rau an toàn, trong đó có 5 cơ sở sơ chế có công suất lớn từ 2.000 - 5.000 kg/ngày tại các vùng sản xuất rau như: xã Yên Mỹ, Duyên Hà - Thanh Trì; Thanh Đa - Phúc Thọ; Văn Đức - Gia Lâm; Tiền Lệ - Hoài Đức. Còn lại là các cơ sở chế biến nhỏ, công suất từ 200 - 1.000 kg/ngày gắn liền với tổ chức hoạt động sản xuất rau an toàn của các HTX (UBND TP. Hà Nội, 2015). Đặc điểm chung của các nhà sơ chế là có khu rửa, sơ chế, phân loại, đóng gói rau, có nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên hầu như toàn bộ các nhà sơ chế từ khi xây dựng đến này đều chỉ vận hành một phần công suất.

Tại Tiền Lệ, với sự hỗ trợ của nhiều dự án đã đầu tư xây dựng khu sơ chế khá hiện đại diện tích 40 m2 (dự án QSEAP do ADB tài trợ) nhưng cũng ít được sử dụng để sơ chế rau cho xã viên HTX. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất của mỗi hộ nhỏ, chưa có các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, người dân tự tiêu thụ sản phẩm do gia đình sản xuất ra. Mặt khác để để giảm chi phí (phí sơ chế, công vận chuyển), các hộ tự tiến hành sơ chế tại ruộng hoặc chuyển về nhà để sơ chế.

Sự thay đổi của chuỗi cung ứng RAT Hà Nội trong thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng lớn bởi việc thực hiện đề án “Sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn giai đoạn 2009 - 2015”(UBND TP. Hà Nội, 2015). Mặc dù có nhiều chính sách nhưng các chính sách đó mang tính chất riêng lẻ, không đồng bộ, thiếu một nhóm chính sách quan trọng là xây dựng liên kết giữa các vùng sản xuất với các doanh nghiệp đầu mối và hệ thống bán lẻ rau. Chính vì thế qua 5 năm thực hiện đề án, nhiều vùng sản xuất RAT lại quay lại sản xuất rau thường, hệ thống cửa hàng bán lẻ RAT giảm đi từ 260 cửa hàng năm 2011 xuống còn 112 cửa hàng ở thời điểm hiện tại (Nguyễn Thị Hà và cs., 2013).

3.2. Hiện trạng chuỗi cung ứng RAT Hà Nội Chuỗi cung ứng RAT Hà Nội thu hút sự tham

gia của nhiều nhóm tác nhân khác nhau. Có 2 kênh phân phối chính, trong đó kênh phân phối Nông dân -> HTX -> người bán lẻ -> người tiêu dùng có vai trò luân chuyển khoảng 10% sản lượng RAT từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy còn khoảng 90% sản lượng rau từ các vùng sản xuất RAT được luân chuyển thông qua kênh phân phối có sự tham gia của tác nhân thu gom, bán buôn, bán lẻ tại các chợ dân sinh. Điều đó cho thấy, 2 nhóm tác nhân đóng vai trò chi phối chuỗi cung ứng RAT Hà Nội là người bán buôn (chợ đầu mối) và bán lẻ trong các chợ dân sinh (Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ chuỗi cung ứng rau Hà Nội

Quy mô diện tích sản xuất RAT của mỗi hộ nông dân nhỏ, số lứa rau sản xuất/năm lớn nhưng chủng loại rau sản xuất không đa dạng. Chính vì điều này nên từng HTX gặp khó khăn trong liên kết với hệ thống phân phối.

Bảng 1. Đặc điểm sản xuất RAT của nhóm hộ điều tra

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (Trung tâm NC&PT HTNN) 2014

Để giúp người nông dân nâng cao kỹ thuật sản xuất rau an toàn, hàng năm Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức các hoạt động tập huấn IPM, kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VIETGAP. Bên cạnh đó, Chi cục đã chủ động và phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp huyện và cấp xã thanh tra, kiểm tra kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, sơ chế, kinh doanh rau an toàn; giám sát qui trình sản xuất rau an toàn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Hoạt động khuyến nông đã góp phần làm thay đổi thực hành canh tác rau của nông dân. Chủng loại thuốc BVTV đã thay đổi theo hướng giảm sử dụng những

Người tiêu dùng

10 2070

Người bán lẻ(Siêu thị, cửa hàng)

Người bán buôn(Chợ bán buôn)

Người bán lẻ(Chợ dân sinh)

Nông dân

Thu gomHợp tác xã

Tiêu chí ĐVT Tiền Lệ Tiên KhaDiện tích canh tác rau M2 380 450

Số lượng chủng loại Loại 4 2

Chủng loại rauCải ngọt, cải mơ, cải chíp,

rau dền

Su hào, cải Đông

DưSố lứa/năm Lứa 7 4Sản lượng Kg 5.054 3.960

Page 60: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

60

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

loại thuốc có thời gian phân giải lâu như Kinalux, Supracide, Zineb Pedan, “Bọ cạp”... tăng sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học như: Kuraba, Susupes, Kamsu. Tuy nhiên, còn một số bất cập trong quá trình tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

Tại Tiền Lệ, do có sự tham gia hỗ trợ của công ty Syngenta nên người nông dân tham gia số lượng lớp tập huấn nhiều hơn so với tại Tiên Kha. Mức độ phù hợp giữa các nội dung tập huấn với nhu cầu của người sản xuất cũng khác nhau giữa 2 địa điểm điều tra. Tại Tiền Lệ, các nội dung tập huấn đa dạng, phù hợp và sát với thực tế sản xuất, trong khi đó Tại Tiên Kha các nội dung tập huấn được đánh giá là không phù hợp với thực tế sản xuất, mô hình thử nghiệm không hiệu quả. Cụ thể tại Tiên Kha sản xuất 2 loại rau là su hào và cải Đông Dư nhưng trong chương trình tập huấn có cả các nội dung về những loại rau khác (cà chua, cải bắp).

Đặc điểm chung của các vùng sản xuất rau an toàn tập trung của Hà Nội là có sự tham gia của các HTX. Tuy nhiên vai trò của các HTX khá mờ nhạt.

Bảng 2. Sự tham gia của các HTX trong chuỗi cung ứng RAT

Nguồn: Trung tâm NC&PT HTNN, 2014

Hoạt động thu hút sự tham gia tích cực nhất của các HTX là triển khai các hoạt động do Nhà nước, thành phố Hà Nội hỗ trợ như: Thử nghiệm thuốc BVTV sinh học, phân bón vi sinh, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình thử nghiệm, chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các hoạt động quan trọng như giám sát kỹ thuật trên đồng ruộng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên chưa được thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt tại Tiên Kha, HTX chưa triển khai những hoạt động này giúp xã viên sản xuất và tiêu thụ RAT. Tại Tiền Lệ, mặc dù đã có một số doanh nghiệp mong muốn xây dựng

mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nhưng do những yêu cầu đặt ra từ phía HTX không phù hợp như: Thanh toán ngay, giá mua rau cao hơn 1.000 đồng/kg so với bán cho các đối tác khác, trích lại 5 - 10% doanh thu cho Bộ máy hoạt động của HTX, HTX chỉ chịu trách nhiệm với những loại rau được sơ chế, đóng gói tại chỗ (giá bán rau sau sơ chế, đóng gói được tính tăng thêm 20%). Chính vì những yêu cầu bất hợp lý này nên doanh nghiệp lựa chọn giải pháp hợp tác trực tiếp với người sản xuất. Ví dụ như Công ty Cổ phần Đầu tư Giao Long (thương hiệu rau sạch Liên Thảo) về thu mua một phần sản lượng rau ngay tại ruộng cho bà con nông dân. Giải pháp này giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng trong trường hợp phát hiện rau không đảm bảo chất lượng, không an toàn thì HTX không đứng ra chịu trách nhiệm.

Mặc dù sản xuất ra các sản phẩm rau đảm bảo an toàn nhưng do các HTX chưa xây dựng được mối liên kết tiêu thụ bền vững với các doanh nghiệp, siêu thị nên người nông dân vẫn tự tổ chức tiêu thụ.

Bảng 3. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ điều tra

Nguồn: Trung tâm NC&PT HTNN, 2014

Sản xuất RAT với chi phí đầu tư cao hơn nhưng mức giá bán không cao hơn nên người sản xuất lại quay lại sản xuất rau thường. Tuy nhiên thu nhập từ hoạt động sản xuất rau khá cao, tỷ lệ thu nhập chiếm

Vai trò của HTX Tiền Lệ Tiên KhaTriển khai các hoạt động do Nhà nước, thành phố hỗ trợ

100% 100%

Cung ứng đầu vào 0 0Giám sát kỹ thuật 16,67 0Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 20 0

Đề xuất với HTX

Tổ chức quảng bá, giới thiệu và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

Tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm

Hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiền Lệ Tiên

Kha1. Tự tiêu thụ 80% 100%2. Đối tác tiêu thụNgười thu gom 30,00 66,67Người bán buôn (chợ đầu mối) 58,89 94,44

Người bán lẻ (chợ dân sinh) 51,11 21,11

Bếp ăn tập thể 18,89 0,003. Tiêu thụ thông qua HTXTỷ lệ hộ tham gia 20 0

Yêu cầu của khách hàng mua qua HTX

- Rau tươi, non, rửa sạch, phân loại, đóng gói, dây buộc, dán tem, vận chuyển đến cửa hàng- Khối lượng mua trung bình/ngày: 50 - 100 kg

 

Page 61: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

61

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

62% và 38% trong cơ cấu thu nhập của của các nhóm hộ điều tra ở Tiền Lệ và Tiên Kha.

Bảng 4. Thu nhập từ cây rau của hộ nông dân

Nguồn: Trung tâm NC&PT HTNN, 2014

Ở cả 2 vùng sản xuất rau trên, 3 nhóm tác nhân thu mua rau chính cho người nông dân là thu gom, bán buôn (chợ đầu mối) và bán lẻ (chợ dân sinh). Nghiên cứu 7 chợ đầu mối của Hà Nội cho thấy Các chợ bán buôn (Long Biên, Vân Nội, Vồi, Đầu mối phía Nam, Dịch Vọng, Ngã tư Sở) đóng vai trò chi phối chuỗi cung ứng rau của Hà Nội. 90% sản lượng rau tiêu thụ ở nội thành Hà Nội được luân chuyển thông qua các chợ bán buôn. Nguồn cung cấp rau về các chợ bán buôn đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng rau không rõ ràng do thiếu các cơ chế kiểm soát cụ thể. Nhiều loại rau do nguồn cung thiếu hoặc không sản xuất được như cải bắp, cà chua, đậu trạch, cải mèo, dưa chuột, su su... được nhập về từ các địa phương bên ngoài như Lâm Đồng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La... Đặc biệt trong giai đoạn trái vụ từ tháng 4 đến tháng 10 phần lớn sản lượng rau cải bắp và cà chua được nhập về từ Trung Quốc. Trong giai đoạn này, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 tấn rau xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về các chợ đầu mối. Sản phẩm từ các chợ đầu mối sau đó được luân chuyển về các chợ dân sinh, thậm chí một số cửa hàng, siêu thị nhập rau từ các chợ đầu mối về và đóng gói dược nhãn mác, bao bì rau an toàn của mình để bán cho người tiêu dùng. Thực tế này dẫn đến sự mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm RAT nói chung và RAT Hà Nội nói riêng.

Từ các chợ bán buôn, rau được những người bán lẻ đưa về các chợ dân sinh để bán cho người tiêu dùng. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 395 chợ dân sinh, trong đó có 102 chợ tại các quận nội thành. Ngoài tác nhân bán lẻ, các chợ dân

sinh cũng thu hút những người sản xuất trực tiếp tham gia tiêu thụ rau. Đặc điểm chung của các chợ dân sinh là: (1) Không có các quy định quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại rau; (2) Tiêu chuẩn rau đưa vào phân phối tại các chợ không cao: rau non, tươi, đúng chủng loại và giá mua thấp; (3) Người bán lẻ chưa nắm rõ các quy định cụ thể về ATTP trong kinh doanh. Vì vậy đa số chọn mua rau từ các chợ bán buôn nhằm giảm chi phí đầu vào.

Nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ và thu hút phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT tại các quận nội thành. Hiện nay, toàn thành phố có 85 cửa hàng bán rau an toàn, 76 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm và 35 hệ thống siêu thị có kinh doanh rau an toàn.

Bảng 5. Yêu cầu của hệ thống bán lẻ rau theo hướng chất lượng cao

Nguồn: Trung tâm NC&PT HTNN, 2014

Kết quả điều tra hệ thống bán lẻ rau theo hướng chất lượng cao trên cho thấy, yêu cầu chủng loại rau theo mỗi lần nhập hàng đa dạng (từ 10 - 15 loại rau). Tuy nhiên yêu cầu khối lượng rau nhập/lần của mỗi cửa hàng khá nhỏ so với khả năng cung ứng của các vùng sản xuất rau tập trung. Đây là khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng mối liên kết giữa sản xuất - thị trường trong chuỗi cung ứng RAT Hà Nội hiện nay.

Nghiên cứu người tiêu dùng cho thấy, do mất lòng tin vào các sản phẩm RAT nên hiện nay người tiêu dùng tin vào người bán hơn là tin vào sản phẩm. Những cửa hàng có đủ giấy chứng nhận ATTP, giới thiệu thông tin trên website, giới thiệu đầy đủ thông tin về xuất xứ, chất lượng sản phẩm sẽ được người

Tiêu chí ĐVT Tiền Lệ Tiên KhaTổng sản lượng rau/hộ năm Kg/hộ 5.054 3.960

Tổng chi phí đầu tư/hộ/năm Đồng 9.230.000 6.340.000

Tổng doanh thu/hộ/năm Đồng 45.594.000 26.532.000

Thu nhập hỗn hợp/hộ/năm Đồng 36.364.000 20.192.000

Tỷ lệ thu nhập rau trong tổng thu nhập của hộ

% 62 38

TT Tiêu chí Yêu cầu

1 Chủng loại rau

Đa dạng, từ 10 - 15 loại rau/chuyến hàng

2 Tần suất 2 ngày/lần, liên tục quanh năm

3 Khối lượng

Cửa hàng: 50 - 100 kg/người/lần nhập hàngSiêu thị: 200 - 1.000 kg/người/lần nhập hàng

4 Độ an toàn Tối thiểu: Có chứng nhận rau an toàn

5 Giao hàng Giao hàng tại Hà Nội

6 Liên lạcThông qua đại diện tổ chức nông dân (nhóm, HTX, Hội). Đặt hàng trước 12 tiếng

Page 62: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

62

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ khá lớn (19%) người tiêu dùng Hà Nội không thể tự phân biệt sản phẩm rau an toàn với rau thường.

Bảng 6. Căn cứ nhận biết rau an toàn của người tiêu dùng

(Nguồn: Trung tâm NC&PT HTNN, 2014)

Trong quá trình chọn mua rau, người tiêu dùng căn cứ vào nhiêu tiêu chí khác nhau: Nguồn gốc, độ tươi, đóng gói, nhãn mác, giá, giấy chứng nhận an toàn… Để đánh giá đúng mức độ quan trọng của các tiêu chí đó, sử dụng chung một loại thang đo. Trên thang đo, điểm số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ 0 điểm đến 10 điểm, trong đó 0 điểm = tiêu chí đánh giá rất không quan trọng, 10 điểm = tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Những tiêu chí có ảnh hưởng quan trọng nhất (8 - 10 điểm) đến quyết định chọn mua rau của người tiêu dùng là chất lượng và độ tươi, các tiêu chí có mức độ khá quan trọng (từ 6 - 8 điểm) là nguồn gốc xuất xứ, giá và chứng nhận an toàn. Ngược lại những tiêu chí khác như thương hiệu, đóng gói, nhãn mác có mức độ quan trọng chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua tình trạng rau không an toàn vẫn được tiêu thụ dưới bao bì, nhãn mác RAT đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng rau an toàn

Từ những kết quả trên cho thấy, chuỗi cung ứng RAT Hà Nội chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

- Người sản xuất: Chủng loại rau sản xuất của từng HTX điều tra không đa dạng (từ 2 - 4 loại).

- Chợ bán buôn: Thiếu quy định quản lý nguồn rau đầu vào, chất lượng rau không rõ ràng được phân phối đi tiêu thụ toàn thành phố.

- Chợ dân sinh: Chưa thể quản lý chất lượng nguồn rau đầu vào các chợ, người bán lẻ ít quan tâm đến tiêu chuẩn ATTP của sản phẩm.

- Hệ thống bán lẻ chất lượng cao: Năng lực tiêu thụ hạn chế => nhu cầu khối lượng/rau/ngày nhỏ => yêu cầu giao hàng tận nơi khó thực hiện => không xây dựng được liên kết bền vừng với HTX sản xuất rau an toàn.

- Người tiêu dùng: 55% người tiêu dùng chọn mua rau tại các điểm bán uy tín, gần nhà, 51% tin vào người bán hơn là tin vào sản phẩm, không thể tự phân biệt RAT với rau thường.

Cơ chế, chính sách của thành phố: Nhiều cơ chế chính sách nhưng chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp tổ chức liên kết tiêu thụ => hoạt động dán tem nhận diện, mở rộng nhà sơ chế, quy hoạch và mở rộng vùng rau chưa thực sự hiệu quả.

3.4. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Hà Nội

Để phát triển chuỗi cung ứng RAT trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng thời 3 nhóm giải pháp sau:

1. Quy hoạch và quản lý các chợ đầu mối, kiểm soát chặt chẽ nguồn cung và chất lượng các sản phẩm rau đưa vào các chợ bán buôn, tại mỗi chợ đầu mối cần bố trí một khu vực trao đổi RAT.

2. Tăng cường năng lực về ATTP cho người bán lẻ rau tại các chợ dân sinh.

3. Hỗ trợ tổ chức tiêu thụ RAT: Thu hút các doanh nghiệp đầu mối tham gia chuỗi cung ứng RAT. Các doanh nghiệp đóng vai trò điều phối trong chuỗi cung ứng, vừa liên kết với nhiều HTX để đa dạng chủng loại rau, vừa liên kết với hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ để phân phối sản phẩm. Xây dựng được liên kết này giúp doanh nghiệp tham gia lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của thị trường, trực tiếp tham gia sơ chế, đóng gói, gắn tem nhận diện sản phẩm, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và thực hiện các chiến lược quảng bá, giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng.

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận- Chuỗi cung ứng RAT đã được hình thành và

TT Căn cứ Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Tin vào người bán (có các giấy chứng ATTP, thông tin trên website, cung cấp (nguồn gốc, quy trình)

121 50,21

2

Đánh giá bằng cảm quan, quan sát hình dáng rau (rau tươi, không dập nát, không quá xanh, non…)

87 36,1

3 Dựa vào kinh nghiệm bản thân sau khi ăn thử 45 18,67

4 Rau có bao bì nhãn mác đầy đủ 22 9,13

6 Tin vào sự giới thiệu của người thân 10 4,15

5 Cho rằng rau có giá cao hơn thì an toàn hơn 4 1,66

7 Không phân biệt được 45 18,67

Page 63: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

63

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

phát triển với sự tham gia của nhiều tác nhân khác nhau. Đã xuất hiện nhiều sáng kiến về kênh phân phối hiện đại thông qua cửa hàng tiện ích và siêu thị, tuy nhiên mới chiếm 10% tổng lượng rau. Mặc dù không có chính sách thuận lợi nhưng số người bán rong tăng lên. Tuy nhiên chuỗi cung ứng RAT Hà Nội hiện nay các tác nhân cung ứng chính vẫn là chợ đầu mối bán buôn và chợ dân sinh bán lẻ. Nguồn cung cấp rau đầu vào cho các tác nhân này đa dạng bởi HTX hay hộ nông dân, doanh nghiệp nhưng chất lượng và ATTP chưa được kiểm soát. Hiện mới khoảng 10% do kênh phân phối hiện đại không qua chợ đầu mối kiểm soát được ATTP.

- Hệ thống bán lẻ RAT chưa xây dựng được liên kết có hiệu quả với các vùng sản xuất nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

- Người tiêu dùng thiếu thông tin và khó nhận biết đúng sản phẩm RAT.

- Mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT nhưng những chính sách đó chưa đồng bộ, thiếu chính sách tổng thể giúp liên kết trực tiếp các vùng sản xuất với thị trường tiêu thụ.

- Mô hình liên kết theo chuỗi giữa HTX sản xuất - Doanh nghiệp phân phối có tiềm năng phát triển ở Hà Nội. Tuy nhiên rất cần các nghiên cứu chính sách tác động vào quản lý ATTP và chất lượng ở chợ bán buôn và lò mổ tập trung.

4.2. Khuyến nghịĐể phát triển chuỗi cung ứng RAT thời gian tới

cần thực hiện đồng bộ 3 giải pháp:- Quản lý ATTP và truy suất nguồn rau đưa vào

các chợ bán buôn, quy hoạch điểm bán RAT riêng tại các chợ bán buôn.

- Tăng cường năng lực về ATTP cho người bán lẻ tại các chợ dân sinh và bán rong.

- Tổ chức tiêu thụ RAT theo mô hình có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu mối hợp tác với các HTX/THT sản xuất RAT.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Thị Hà, Hà Dũng Minh, Đào Thế Anh, 2013.

Nghiên cứu tính bền vững của hệ thống PGS tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu CASRAD-VECO Việt Nam.

Đào Thế Anh, Nguyễn Ngọc Mai, Dư Văn Châu, Thái Văn Tình, Nguyễn Xuân Hoản, Nguyễn Văn Thắng, Trần Thị Huyền, Lô Văn Ốc, Đỗ Thị Thái Thanh, 2014. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Nghiên cứu thể chế chế chính sách phát triển nông nghiệp ven đô hiệu qủa cao và bền vững.

UBND TP. Hà Nội, 2008. Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015.

UBND TP. Hà Nội, 2015. Báo cáo đánh giá sau 3 năm thực hiện đề án sản xuất và tiêu thụ RAT của thành phố Hà Nội.

Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, 2014. Báo cáo kết quả nghiên cứu tiêu dùng RAT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Research on current situation of safe vegetable supply chain in HanoiDao The Anh, Vu Van Doan, Nguyen Ha Thanh

AbstractThe study focused on analyzing the current situation of safe vegetable supply chain in Hanoi. The results showed that safe vegetable supply chain was formed and developed by the participation of many different actors. At present, the wholesalers (mainly wholesale markets) and retailers (mainly wet markets) play a dominant role in the safe vegetable supply chain in Hanoi. However, the vegetable supply source for these actors are diversified, the food safety quality has not been controlled. Retailing system of safe vegetables has not built and linked effectively with the production areas, so there are difficulties in the operation and expansion of sales network. Consumers lack information and they have many difficulties in identifying safe vegetables. Although there are many policies to develop production and distribution of safe vegetables, they are consistent, and lack of overall policy to directly link production areas to markets. To improve safe vegetable supply chain in the near future, it is necessary to plan and manage wholesale markets, strengthen the capacity of food safety for retailers, attract direct involvement of enterprises linked with safe vegetable production areas and build linkages with many retailers in high quality distribution channels.Key words: Supply chain, safe vegetables, Hanoi

Ngày nhận bài: 15/02/2016Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Ngày phản biện: 18/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 64: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

64

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

1 Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD) - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VÀ SAU THU HOẠCH LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM

Đào Thế Anh1, Nguyễn Thị Hà1

TÓM TẮTBài viết tập trung đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam trong

điều kiện nông hộ nhỏ chiếm đa số. Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo ở Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các khâu như làm đất (90%), quản lý nước (75%), và thu hoạch, tách hạt (60%). Các khâu sản xuất khác ít áp dụng cơ giới hóa do sản xuất nhỏ. Công nghệ nông nghiệp trong canh tác lúa ở mức thâm canh cao, gây mất ATTP và ô nhiễm. Công nghệ sau thu hoạch tập trung chủ yếu cho các vùng nguyên liệu xuất khẩu, song tỷ lệ hao hụt trong chế biến còn ở mức cao so với Thái Lan và Ấn Độ do khâu bảo quản và chế biến sau thu hoạch có quá nhiều chủ thể tham gia, đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ theo chuỗi. Hạ tầng và tổ chức sản xuất chưa đồng bộ đang là rào cản trong việc đưa các công nghệ mới và thích ứng vào sử dụng. Giải pháp nâng cao và tập trung trong quản lý sản xuất được xem là ưu thế hiện nay để đưa công nghệ vào ứng dụng như việc thành lập các tổ hợp tác/HTX dịch vụ hay liên kết hợp tác xã-doanh nghiệp. Các chính sách về nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp cần hướng đến các công nghệ đa dạng, đa năng với kích cỡ nhỏ và trung bình phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất.

Từ khóa: Canh tác lúa, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản lúa gạo, bản đồ công nghệ

I. ĐẶT VẤN ĐỀSự thay đổi của thị trường ngày càng yêu cầu cao

về hướng chất lượng sản phẩm nông sản trong đó có sản phẩm lúa gạo. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là quốc gia đứng hàng đầu về sản lượng gạo xuất ra thị trường thế giới nhưng thu nhập từ sản xuất lúa gạo của người sản xuất vẩn ở mức thấp, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đứng trước những thách thức mới của thị trường, các vấn đề do sản xuất, thâm canh quá cao gây ra và ảnh hưởng phức tạp của biến đổi khí hậu, ngành sản xuất lúa cần có những hướng đi mới vững chắc hơn. Qua thực tiễn cho thấy, khoa học công nghệ ngày càng tham gia tích cực trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới, nhờ đó ngành hàng lúa gạo đã gặt hái được nhiều thành tựu, năng suất lúa từ 5 tấn/ha đã tăng lên 6,5 tấn/ha, sản xuất từ 2 vụ khó khăn, nhiều tỉnh đã có thể sản xuất 3 vụ lúa nhờ áp dụng các giống lúa ngắn ngày. Song công nghệ trong sản xuất lúa lại chưa có những thay đổi lớn trong khoảng 30 năm qua, đặc biệt là ở miền Bắc. Tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu của ngành hàng lúa mới chỉ tập trung vào phần làm đất, gặt đập lúa, xay xát. Kỹ thuật canh tác đã có nhiều cải tiến song mới chỉ tập trung vào thâm canh tăng năng suất; các khâu yêu cầu nhiều công lao động như cấy, chăm sóc lúa, theo dõi tình hình dịch bênh, chế biến còn lạc hậu, chậm đổi mới, tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vẩn còn ở mức thấp.

Trước tình hình đó, nghiên cứu về “Hiện trạng năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo của Việt Nam” hy vọng phác họa một bức tranh tổng thể về hiện trạng công nghệ, xác định được những rào cản trong việc ứng dụng công nghệ và từ đó xác định nhu cầu đổi mới cho từng khâu trong ngành hàng lúa gạo của Việt Nam trong những năm tới.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu có tính kế thừa các tài liệu nghiên

cứu, báo cáo nghiên cứu của các tác giả công bố trên tạp chí và website, của các cơ quan và chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo.

Tiến hành khảo sát các tác nhân ngành hàng gồm người sản xuất, doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trên địa bàn 11 tỉnh nhằm thu thập thông tin, tài liệu và các ý kiến đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ.

Lấy ý kiến chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo bằng phương pháp xin ý kiến, hội thảo chuyên đề và hội thảo cấp vùng, cấp quốc gia.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ trong sản xuất và thu hoạch lua gạo

3.1.1. Cây công nghệ trong sản xuất và thu hoạch lúa gạo

Cây công nghệ của khâu sản xuất lúa gạo được

Page 65: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

65

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

cấu thành bởi quy trình kỹ thuật canh tác lúa chung bao gồm 8 bước kỹ thuật: Làm đất, sử dụng hạt giống và làm mạ, gieo cấy, bón phân, trừ cỏ, quản lý nước, bảo vệ thực vật, thu hoạch và tách hạt. Trong mỗi bước đều có thể áp dụng công nghệ từ truyền thống đến hiện đại, cơ giới tùy vào điều kiện. Các bước

này được phổ biến trong sản xuất thông qua 7 gói kỹ thuật chủ yếu bao gồm: canh tác lúa truyền thống, canh tác lúa cấy hàng rộng-hàng hẹp, canh tác lúa 3 giảm - 3 tăng, canh tác lúa 1 phải - 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, canh tác lúa theo VietGap, GlobalGap và canh tác lúa hữu cơ.

Hình 1. Cây công nghệ canh tác và thu hoạch lúa gạo

Nguồn: Trung tâm NC và PT HTNN, 2015

CÂY CÔNG NGHỆ SX LÚAGẠO VIỆT NAM

CÁC GÓI KỸ THUẬT CANH TÁCLÚA CHỦ YẾU

QYY TRÌNHSẢN XUẤT LÚA CHUNG

SẢN XUẤT LÚA

7. Canh tác lúa Hữu cơ

6. Canh tác lúa VietGap,GlobalGap

4. Canh tác lúa 1 phải 5giảm

3. Canh tác lúa 3 giảm 3tăng2. Canh tác lúa cấy hàngrộng - hàng hẹp

1. Canh tác lúa thôngthường

5. Canh tác lúa cải tiến SRI

Ngâm ủ hạt giống

Gieo mạ

Sạ

Cấy

Để lúa chét

Vãi phân

Làm cỏ thủ công

Phun thuốc cỏPhun thủ côngPhun bằng máy

Tưới tự chảyTưới thủ công bằng gàu, guồngTưới bằng máy bơm

Bắt thủ công, sinh họcPhun thuốc thủ côngPhun thuốc bằng máy

Thu hoạch

Thủ côngMáy cắt lúa rải hàngMáy gặt đập liên hợpMáy gặt đập liên hợp và cuốn rơm

Máy tuốt lúa đạp chânMáy tuốt lúa động cơ 14Tách hạt

Bón phân dúi gốc lúa

Làm đất thủ côngLàm đất bằng máy nhỏLàm đất bằng máy lớnLàm đất có san mặt ruộng bằng máy laserLàm đất tối thiểu (lồng sau khi gặt)

Mạ dượcMạ trên nền đất cứngMạ khay

Hạt giống không được xử lý,có phẩm cấp

Hạt giống được xử lýBọc hạt giống

Sạ lanSạ hàng

Cấy thủ côngMáy cấy kéo tayCấy máy có động cơ

1. Làm đất

2. Sử dụng hạt giốngvà làm mạ

3. Gieo cấy

4. Bón phân

5. Trừ cỏ

6. Quản lý nước

7. Bảo vệ thực vật

8. Thu hoạch và tách hạt

3.1.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ trong sản xuất và thu hoạch lúa gạo

Đánh giá mức độ áp dụng công nghệ hiện đại của 8 bước kỹ thuật trong sản xuất lúa của Việt Nam so với thế giới như sau: Làm đất bằng máy đạt 90%, làm mạ 10%, gieo cấy 15%, bón phân 2%, trừ cỏ 10%, quản lý nước 75%, bảo vệ thực vật 40%, thu hoạch và tách hạt 60% (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp, 2015).

Trong sản xuất lúa gạo, cơ giới hóa là định hướng hiện đại hóa công nghệ quan trọng để tăng năng suất lao động. Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Việt nam phổ biến ở khâu làm đất và khâu thu hoạch. Đối với làm đất, theo Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2015 cả nước có gần 600 nghìn máy kéo các loại tương đương công suất hơn 5 triệu mã lực (HP). Trong khâu thu hoạch, cả nước có hơn 598 nghìn máy gặt, tuốt lúa các loại. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 11.000 máy gặt, trong đó có 6.000 máy gặt đập liên hợp. Tuy nhiên, đánh giá chung thì năng lực cơ

giới hóa của sản xuất lúa Việt Nam mới chỉ đạt mức thấp là 2,2 mã lực (HP)/ha canh tác, so với của Thái Lan là 4 HP/ha và của Trung Quốc là 8 HP/ha.

Công nghệ trong khâu làm đất lúa, Việt Nam mới chủ yếu áp dụng các máy cày công suất nhỏ, trên 50% dưới 12 Mã lực (CV) do quy mô sản xuất nhỏ và phân tán. Làm đất chuyển từ canh tác truyền thống sang làm máy đạt kết quả khác nhau giữa các vùng do điều kiện địa hình và phương thức tổ chức sản xuất quyết định: Miền núi phía Bắc đạt 45% diện tích, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đạt 90% diện tích và ĐBSCL đạt 98% diện tích.

Trong khâu gieo cấy, Việt Nam phổ biến kỹ thuật cấy ở các tỉnh phía Bắc và kỹ thuật sạ ở miền Trung và miền Nam. Kỹ thuật sạ được hiện đại hóa bằng máy sạ hàng kéo tay, còn kỹ thuật cấy được chuyển sang cấy bằng máy cấy động cơ cỡ nhỏ và cỡ lớn. ĐBSH do quy mô nhỏ nên cấy tay vẫn phổ biến, máy cấy và sạ mới đạt 15 % diện tích để tiết kiệm lao động. ĐBSCL chủ yếu áp dụng máy sạ hàng kéo tay đạt khoảng 40% diện tích.

Page 66: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

66

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Đối với các khâu kỹ thuật canh tác, chăm sóc lúa bao gồm gieo cấy, quản lý nước, bảo vệ thực vật và trừ cỏ, mục tiêu của thay đổi công nghệ là tối ưu hóa các kỹ thuật đã được nghiên cứu nhằm giảm chi phí sản xuất, canh tác bền vững, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Khâu gieo cấy đang chuyển sang tăng sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo cấy trên ha, giảm mật độ cấy, dùng mạ non, cấy tay chuyển sang cấy máy (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2016). Khâu quản lý nước, do hệ thống thủy lợi của Việt Nam được đầu tư khá tốt so với các nước trồng lúa nên mục tiêu công nghệ là từ tưới tràn chuyển sang tưới thích hợp theo mùa vụ, áp

dụng tưới khô ướt xen kẽ nhằm tiết kiệm nước tưới, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đối với khâu bón phân, các công nghệ thay đổi là giảm lượng phân hóa học, bón theo yêu cầu cây và đất, sử dụng phân vô cơ hỗn hợp nén, chậm tan, phân hữu cơ, vi sinh, phân bón lá. Khâu bảo vệ thực vật thay đổi công nghệ bao gồm: Chuyển từ bơm tay sang ứng dụng IPM, áp dụng canh tác ruộng lúa bờ hoa và dịch vụ bình phun động cơ nhằm tăng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng thuốc và an toàn cho người sản xuất (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp, 2015).

Hình 2. Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong khâu gieo cấy ở Việt Nam

Đối với áp dụng công nghệ trong khâu thu hoạch và tách hạt, sử dụng phụ phẩm rơm rạ, các loại máy áp dụng như gặt rải hàng, gặt đập cơ nhỏ, gặt đập liên hợp cỡ lớn và có kết hợp máy băm rơm, máy cuốn

rơm đang xuất hiện. Với việc áp dụng công nghệ thu hoạch được tối ưu thì tổn thất khâu gặt lúa đã giảm từ 5 - 6% xuống còn 2%. Thu hoạch bằng máy ở ĐBSH hiện đạt 30% diện tích, ở ĐBSCL đạt 76%

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2016

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2015 Hình 3. Thay đổi kỹ thuật trong canh tác lúa ở Việt Nam

Page 67: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

67

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Đánh giá tầm quan trọng các khâu kỹ thuật trong sản xuất lúa thì khâu bón phân và bảo vệ thực vật chiếm 20%, còn lại chiếm 10%. Về mức độ áp dụng công nghệ cao có khâu làm đất 90%, thu hoạch 60%

và quản lý nước 75%. Các khâu khác vẫn áp dụng thủ công nhiều (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, 2016).

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2016; CASRAD, 2014, Viện CNSTH MN, 2016Hình 4. Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong thu hoạch lúa ở Việt Nam

Trung Quốc

Thái Lan

Việt Nam

Thu hoạch bằng máy: ĐBSH 30%DT, ĐBSCL 76%DT.Tổn thất khâu gặt: giảm từ 5 - 6% xuống còn 2%Rơm rạ sử dụng: ĐBSH 30%; ĐBSCL 15 - 20%

Gặt tay Máy cắt lúarải hàng

Gặt đập LHcỡ nhỏ

Gặt đập LH lớn, phóng rơm phơi khôvà có máy cuốn rơm

Thu hoạch bằng cơ giới:

diện tích. Việc áp dụng công nghệ để khai thác sử dụng rơm rạ, tránh đốt rơm gây ô nhiễm môi trường cũng đang được áp dụng. Rơm rạ sử dụng cho chế

biến ở ĐBSH đạt 30% diện tích còn ở ĐBSCL mới chỉ đạt khoảng 15-20% diện tích. (Cục CBNLS và Nghề muối, 2016).

Tổng kết về hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở ĐBSCL so với Thái Lan năm 2014 cho thấy Việt Nam có giá thành lúa là 158 USD/tấn, thấp hơn của Thái Lan là 246 USD/tấn. Tuy nhiên lợi nhuận trên ha lúa của Thái Lan lại cao hơn 893 USD so với 650 USD của Việt nam, Nguyên nhân là do Việt nam có giá mua lúa tại ruộng của nông dân thấp, chủ yếu là mua lúa tươi và chính sách giá sàn chưa hiệu quả, trong khi Thái Lan, nông dân được trợ cấp về giá mua lúa.

Về cơ cấu chi phí cho sản xuất lúa, Việt Nam có tổng chi phí thấp hơn nhưng lại có chi phí thuốc BVTV và phân hóa học cao hơn của Thái Lan. Đây là điểm yếu của gạo Việt Nam vì vẫn còn dư lượng hóa chất cao, bị đánh giá là điểm yếu trong xuất khẩu. Trong khi Thái Lan cũng có những yếu tố chi phí cao hơn như thủy lợi, thuê nhân công lao động và chi phí cho máy móc. Đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam, nếu tối ưu hóa

Tầm quan trọng của các khâu trong sx lúa

Trừ cỏ10%

Bón phân20%Quản lý

nước10%

Bảo vệthực vật

20%

Thu hoạch,tách hạt

10%

Làm đất10%

Làm mạ10% Gieo cấy

10% Thu hoạch vàtách hạt (60%)

Bảo vệ thựcvật (40%)

Quản lýnước (75%)

Trừ cỏ (10%)

Bón phânSDFRI (2%)

Gieo cấy (15%)

Làm mạ (10%)

Làm đất bằngmáy (90%)

Mức độ áp dụng công nghệ trong SX lúa

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2015 Hình 5. Tầm quan trọng của các khâu kĩ thuật và mức độ áp dụng công nghệ canh tác và thu hoạch lúa

Page 68: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

68

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Công đoạn Việt Nam (ĐBSCL) Thái Lan

Thu hoạch 2-3% 2%Vận chuyển 0,9% 0,4%Phơi sấy 4,2% 1,7%Bảo quản 2,6% 1,2%Xay xát 3% 2,3%Tổng cộng 13,7% 7,6%

được khâu sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa gạo. Do công lao động gia đình sử dụng ở ĐBSCL thấp hơn của Thái Lan nên thu nhập trên ngày công vẫn đạt 243.000 đồng/công cao hơn so với Thái Lan là 196.000 đồng/công.

Bảng 1. So sánh chi phí và lợi nhuận sản xuất lúa gạo

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2014; FAO 2014, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2015

3.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ sau thu hoạch lua gạo3.2.1. Cây công nghệ sau thu hoạch lúa gạo

Cây công nghệ sau thu hoạch lúa gạo bao gồm 7 bước kỹ thuật trong quy trình chung về chế biến bảo quản lúa gạo: Làm khô thóc, bảo quản thóc/gạo, xay (tách vỏ), xát trắng, đánh bóng, phân loại hạt và đóng gói. Do điều kiện phát triển của ngành chế biến lúa gạo các phương thức đầu tư dây chuyền công nghệ bao gồm: Các cơ sở làm riêng lẻ từng khâu là công nghệ truyền thống, các doanh nghiệp đầu tư xay xát chiếm trên 70%, doanh nghiệp đầu tư đánh bóng và các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư đồng bộ tư khâu 1-7 chiếm khoảng 30% (Hình 6).3.2.2. Hiện trạng áp dụng công nghệ sau thu hoạch lúa gạo

Với điều kiện đầu tư còn phân tán nên mức độ thất thoát sau thu hoạch của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng 11,7%, trong khi của Thái Lan thấp hơn là 5,6% do tối ưu hóa công nghệ và quản lý đặc biệt khâu phơi sấy của Việt Nam thất thoát là 4,2% cao hơn nhiều so với Thái Lan chỉ là 1,7% (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2015). Vì vậy phơi sấy chính là khâu cần ưu tiên cải tiến công nghệ trong thời gian tới.

Bảng 2. So sánh tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lúa gạo

Nguồn: Đào Thế Anh, 2012

Chỉ tiêu ĐBSH ĐBSCL Thái LanDoanh thu (USD/ha) 1.970 1.747 2.259

Năng suất (tấn/ha) 6,4 7,8 5,6Giá lúa nông hộ (USD/tấn) 308 224 406

Tổng chi phí (USD/ha) 1.025 1.097 1.366

Giống 124 133 130Phân bón 312 255 243Bảo vệ thực vật 108 245 102Lao động thuê, đổi 184 189 264Thuê máy móc và nhiên liệu 236 234 241

Thuỷ lợi và Khác 61 41 385Giá thành lúa (USD/tấn) 160 158 246

Lợi nhuận/ha (USD) 945 650 893

Lợi nhuận/ha (VND) 20.191.170 13.886.972 19.075.898

Công lao động gia đình (công) 108 57 97

Thu nhập/công gia đình (VND) 186.955 243.631 196.659

CÔNG NGHỆSAU THU HOẠCH

Làm khô thóc bằng ánh sáng mặt trời

SấySấy tĩnh (Vỉ ngang)Sấy động (Sấy tháp)

Bảo quản tại hộ gia đình

Bảo quản bằng kho cơ giới

Bảo quản bằng bao nilon hút chân không

Bảo quản bằng silo

Công nghệ đĩa lõi thép

Công nghệ rulo cao su

Đĩa thép

Rulo cao su

Côn trục ngang (lõi thép)

Côn trục đứng (đĩa đá + lõi cao su)

Sàng và ống hút

Tách màu laser

Đóng gói hở khâu bao

Đóng gói hút chân không

4. Cơ sở hiện đại, đồng bộtừ khâu 1 - 7

3. Cơ sở làm từ khâu 5 - 7

2. Cơ sở làm từ khâu 3 - 4

1. Cơ sở làm riêng lẻ từngkhâu

1. Làm khô thóc

2. Bảo quản

3. Xay

4. Xát trắng

5. Đánh bóng

6. Phân loại hạt

7. Đóng gói

Hình 6. Cây công nghệ sau thu hoạch lúa gạo

Nguồn: CASRAD, 2015.

Page 69: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

69

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Về đánh giá mức độ áp dụng công nghệ trong sau thu hoạch lúa gạo của Việt Nam thì khâu sấy

đạt 56%, bảo quản 44%, xay 70%, xát trắng 56%, xoa bóng 55%, tách tạp chất 60% và đóng gói 55%.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2015Hình 7. Tầm quan trọng của các khâu kĩ thuật và mức độ áp dụng công nghệ sau thu hoạch

Đóng gói5%

Bảo quản20%

Sấy30%

Xoa bóng15%Xát trắng

10% Xay10%

Mức độ quan trọng của các khâu Mức độ áp dụng công nghệ

Tách tạpchất10%

Sấy

Đóng gói

Tách tạp chất

Xoa bóng Xát trắng

Xay

Bảo quản56%

44%

56%

55%

70%

55%

60%

100%90%80%70%60%50%40%30%20%10%

0%

Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong khâu phơi sấy lúa khác nhau giữa các vùng. Năm 2015, ĐBSH áp dụng máy sấy chỉ đạt 5%, chủ yếu doanh nghiệp đầu tư sấy tháp còn lai nông dân quy mô nhỏ vẫn phơi nắng. Tại ĐBSCL, máy sấy chủ động đạt 46%,

trong đó có 90% áp dụng công nghệ sấy tĩnh với các máy sấy vỉ ngang, có đảo chiều hoặc không; chi có 10% áp dụng công nghệ sấy động với các máy sấy tháp, hay tầng sôi phục vụ xuất khẩu (Hiệp hội Lương thực, 2016).

Việt Nam

Thái Lan

Nhật Bản

Làm khôbằng nắng

mặt trời

Sấy tĩnh(sấy vỉngang)

Sấy động(sấy tháp)

Sấy tầngsôi (đối

lưu)

Bảo quảnhộ nhỏ

Bảo quản bao trong

kho

Bảo quản bằng Silo

Làm khô thóc bằng máy sấy:

Bảo quản trong kho tại ĐBSCL: 6 triệu tấn (24%).

ĐBSH: 5%ĐBSCL: 46%

(sấy vỉ ngang 90%, sấy tháp 10%)

Bảo quản trong kho tại ĐBSCL nhờ có chính sách khuyến khích kho phục vụ xuất khẩu gạo nên đạt công suất khoảng 6 triệu tấn, trong đó chủ yếu là kho chứa gạo để xuất khẩu khoảng 4,8 triệu tấn. Các kho tạm trữ gạo chưa đạt quy chuẩn, tỷ lệ hao hụt cao, tỷ lệ tổn thất sau bảo quản 1 - 3 tháng từ 3 - 4%, nên chưa đạt yêu cầu bảo quản 6 - 12 tháng. Bảo quản thóc chưa được chú trọng, ảnh hưởng đến

chất lượng thóc đưa vào xay xát, độ ẩm cao từ 16%-20% do đó tỷ lệ thành gạo nguyên thấp. Kho chứa thóc vẫn là điểm yếu lớn nhất của dây chuyền sau thu hoạch lúa gạo ĐBSCL hiện nay, hướng cải thiện chất lượng gạo là phấn đấu đưa độ ẩm lúa vào xay sát đạt khoảng 14% (Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2015).

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối; Hiệp hội lương thực, 2016 Hình 8. Tỷ lệ áp dụng công nghệ làm khô và bảo quản lúa gạo ở Việt Nam

Page 70: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

70

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2015Hình 9. Hiện trạng về kho bảo quản lúa tại ĐBSCL

KHO

Kho chứa gạo (Triệu tấn)

Kho chứa thóc (Triệu tấn)

Bảo quản thóc chưa được chú trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thóc đưa vào xay xát, độ ẩm cao từ 16%-20% do đó tỷ lệ thành gạo nguyên thấp.

Các kho tạm trữ gạo chưa đạt quy chuẩn, tỷ lệ hao hụt cao, tỷ lệ tổn thất sau bảoquản 1-3 tháng từ 3-4%, chưa đạt yêu cầu bảo quản 6-12 tháng.

4,36

1,02

4,77Quy định đối với Doanh nghiệp xuất khẩuThời gian tạm trữ ngắnĐầu tư thấp

Đầu tư vốn lớnPhải tổ chức thu mua lúaBố trí gần vùng nguyên liệu

1,59

ĐẶC ĐIỂM2012 2014

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2015Hình 10. Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong chế biến gạo tại Việt Nam

Xát trắng riêng: >70%Dây chuyền chế biến tách vỏ, xát trắng, xoa bóng: <30%Tách tạp chất: Máy sàng khác nhau: 90%

Máy xátđĩa thép

Máy xát Rulocao su

Máy sàngtách tạp

chất

Máy táchmàu laser

Máy xoabóng trụccôn đứng

Việt Nam

Thái Lan

Nhật Bản

Máy xoa bóng trục côn

ngang (Đĩa đá+cao su)

Trong khâu xay sát lúa, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất máy công cụ khá cao, như doanh nghiệp Bùi Văn Ngọ, có thể xuất máy đi 28 nước, với giá thành thấp hơn máy của Nhật và Đức, phù hợp hơn với chất lượng thóc gạo của các nước châu Á. Vấn đề là tối ưu các dây chuyền trong

kinh doanh. Riêng khâu tách hạt và tạp chất, công nghệ của Việt Nam còn yếu, máy tách màu laser nhập khẩu là chủ yếu. Máy sàng các loại khác nhau vẫn được sử dụng ở mức 90%, máy tách màu laser mới chiếm khoảng 10% cho dây chuyền chế biến gạo cao cấp.

Khâu đóng gói, công nghệ khâu bao thủ công phổ biến là 65%, dây chuyền đóng gói chiếm 20%. Công nghệ hàn miệng túi khép kín chiếm 15% và công

nghệ đóng gói hút chân không dành cho gạo thơm mới sử dụng khoảng 5% cho gạo cao cấp.

Page 71: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

71

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), 2015Hình 11. Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong đóng gói gạo ở Việt Nam

Khâu bao thủ công: 65%Dây chuyền 20%Hàn miệng túi khép kín 15%Hút chân không 5%

Việt Nam

Thái Lan

Nhật Bản

Khâu bao Dây chuyềnđóng góikhâu bao

Dây chuyềnđóng gói dán

mép kín

Dây chuyềnđóng gói hútchân không

Hàn miệng túidán mép kín

Hút chânkhông

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊTrong điều kiện sản xuất lúa thâm canh cao

nhưng quy mô nông hộ nhỏ, công nghệ cao và thích ứng được áp dụng không đồng đều theo vùng. Vì vậy nghiên cứu áp dụng công nghệ cao và thích ứng trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam là nhu cầu hết sức cấp thiết nhằm đạt mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp. Hiện trạng ứng dụng công nghệ cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay tập trung vào các khâu chính gồm làm đất 90% và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp là 60%; công nghệ tưới tiêu nước động lực là 75%. Trong khâu làm đất, hiện chủ yếu là công nghệ được nhập từ nước ngoài. Công nghệ mà các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam đang hướng đến là các loại máy làm đất đa năng cỡ nhỏ từ 12 đến 35 mã lực, bên cạnh chức năng làm đất, máy còn được gắn các thiết bị dự báo về tính chất đất, điều kiện nước, chế độ dĩnh dưỡng của đất còn khó mở rộng. Khâu tưới tiêu về công nghệ đã chủ động trong nước. Các khâu này dịch vụ được tổ chức bởi HTX, THT và tư nhân.

Các khâu sản xuất khác trong kỹ thuật canh tác lúa như gieo cấy và chăm sóc tỷ lệ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa còn ở mức thấp <15%. Công nghệ nông nghiệp đa số thâm canh ở mức cao và quá cao gây mất ATTP và ô nhiễm môi trường. Các khâu này cần tập trung đầu tư công nghệ sinh học theo hướng sinh thái bền vững như 1P-5G, SRI, hữu cơ và cơ giới hóa vào ba khâu chính là gieo cấy, bảo vệ thực vật và bón phân vì đây là hai khâu quan trọng nhằm giảm chi phí sản xuất lúa, tăng chất lượng sản phẩm. Hiện nay giải pháp về quản lý, chăn sóc và phòng trừ sâu bệnh tập trung theo hướng hợp tác xã làm dịch vụ đang chứng minh hiệu quả cả về mặt kinh tế và chất lượng sản phẩm đầu ra. Khuyến khích các Hợp

tác xã dịch vụ đầu tư các dịch vụ như làm mạ, cấy máy, phun thuốc với công nghệ tiên tiến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan và của các viện nghiên cứu trong nước đã được nhiều địa phương đánh giá cao.

Đối với khâu sau thu hoạch, đã áp dụng công nghệ xay xát và bảo quản cũ, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng công nghệ mới cao nhất ở khâu xay xát là 60%. Hạn chế lớn nhất trong việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch là chuỗi giá trị có quá nhiều chủ thể tham gia do vậy đầu tư công nghệ không đồng bộ, hiệu quả thấp. Các công nghệ được hướng đến là các công nghệ xay xát đánh bóng bằng rulo cao su, làm sạch gạo theo dây chuyền bằng công nghệ lader. Cần cải tiến công nghệ trong các khâu phơi sấy bằng năng lượng sạch và bảo quản thóc và gạo nhằm tăng chất lượng gạo và giảm tỷ lệ hao hụt trong chế biến. Việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch cần đi kèm với thể chế chính sách thu hút đầu tư tư nhân, thúc đẩy liên kết doanh nghiệp-HTX đồng bộ theo chuỗi giá trị để hướng đến sản phẩm lúa gạo chất lượng cao. Bên cạnh đó áp dụng công nghệ thông tin quản lý truy xuất nguồn gốc và chất lượng theo chuỗi nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là mục tiêu cấp thiết.

Nhà nước cần đầu tư cao hơn cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao và thích ứng bao gồm các công nghệ đa dạng, đa năng với kích cỡ nhỏ và trung bình phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất, phục vụ nhu cầu đa dạng của các loại hình và quy mô tổ chức sản xuất (nông hộ, trang trại, THT, HTX, doanh nghiệp) trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢOCục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, 2016. Báo cáo

tổng hợp đề tài “Nghiên cứu phương pháp, quy trình

Page 72: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

72

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Ngày nhận bài: 11/02/2017Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

1 Viện Di truyền Nông nghiệp

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH PHÔI SOMA TỪ MÔ CỦ CÂY SÂM VŨ DIỆP (Panax bipinnatifidus Seem.)

Lê Hùng Lĩnh1, Đinh Xuân Tú1

TÓM TẮTSâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) là một trong những cây dược liệu quan trọng giá trị cao ở Việt Nam.

Sự khai thác quá mức loài sâm này ngoài tự nhiên đã tạo áp lực trong công tác phục tráng. Trong nghiên cứu này, quá trình hình thành phôi soma thông qua mô sẹo bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào lát mỏng cây Sâm Vũ Diệp đã được ghi nhận. Mô sẹo được cảm ứng trên môi trường MS có bổ sung chất 2,4-D (0,5-1,0 mg/l) và NAA (1,0 mg/l). Môi trường tối ưu cho tỷ lệ mô sẹo 100% là MS + 1 mg/l 2,4-D hoặc MS + 1 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA. Kết quả cho thấy, môi trường cảm ứng tạo phôi soma từ các nguồn mô sẹo khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến tần số tạo phôi sau 2 - 4 tháng nuôi cây. Môi trường có tần số tạo phôi soma cao nhất (40,0%) và số lượng phôi trung bình lớn nhất trên mẫu là MS + 1 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,5 mg/l TDZ. Phôi soma có tỉ lệ nảy mầm cao (80,3%) trên môi trường

xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ ở Việt Nam”. Chương trình Đổi mới CN Quốc gia, Bộ KHCN.

Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, 2016. Tài liệu hướng dẫn “Xây dựng lộ trình công nghệ cho các ngành, phân ngành, lĩnh vực”.

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016. Báo cáo thực trạng cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp , 2015a. Báo cáo khảo sát về hiện trạng ứng dụng công nghệ trong canh tác lúa tại Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp , 2015b. Báo cáo khảo sát về hiện trạng ứng

dụng công nghệ trong bảo quản và chế biến lúa gạo ở Việt Nam.

Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2016. Báo cáo thường niên Ngành lúa gạo Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016.

Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, 2015. Báo cáo tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Đào Thế Anh, 2014. Báo cáo nghiên cứu lúa gạo xuyên biên giới Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia. FAO, 2014.

Phạm Văn Tấn, 2014. Survey on investments and applications of rice post-harvest machinery in the Mekong delta, Vietnam. VnSAT.

Status of technological capability and innovation requirement for rice production and postharvest in Vietnam

Dao The Anh, Nguyen Thi Ha AbstractThis paper was focused on status of technology application in rice production and postharvest under the majority of small household producers in Vietnam. Mechanization was mainly applied in soil preparation (90%), water management (75%), and post-harvest (60%). Other stages, the rate of mechanization application was low due to of small scale. Agricultural technology applied in high intensive cultivation of rice caused pollution and food safety. Post-harvest technology was mostly applied in export production areas. However, the loss rate in processing stage was still high in comparison to Thailan and India because there were lots of participated stakeholders; technology equipment was improperly invested with value chain. Infrastructure and production organization were not synchronized as a barrier for applying new appropriate technologies. Improvement and concentration of management in production were considered to be a key solution for applying new technology such as establishing farmer groups/cooperatives or cooperation with enterprise. The policies on research and technology application in agriculture should be directed to diversity of technology and multipurpose for small and medium size fitting to Vietnam agriculture production. Key words: Rice cultivation, post-harvest technology, technology map

Page 73: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

73

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀSâm Vũ Diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) thuộc

chi Panax, là một loại cây dược liệu rất quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Cây có dạng thân thảo, sống lâu năm, thường mọc ở nơi có khí hậu ẩm ướt, dưới tán rừng xanh kín, ở độ cao 1600 - 2300 m so với mức nước biển. Ở Việt Nam, sâm Vũ Diệp được ghi nhận phân bố ở một số vùng núi cao, lạnh như Tả Phình (Lai Châu), Sa Pa và núi Hoàng Liên Sơn (Lào Cai). Công dụng tăng cường sức khỏe của loài sâm này đã được công bố gần đây, liên quan đến một số quá trình như cầm máu, giảm stress, cải thiện trí nhớ, giảm đường huyết (Bich, 2004), tăng cường trao đổi chất (Dua et al., 1989), ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển (Liang et al., 2010).

Hiện nay, sự khai thác quá mức sâm Vũ Diệp ngoài tự nhiên, khả năng sinh sản hữu tính bằng hạt khó khăn, thời gian nuôi trồng sâm trên đồng ruộng kéo dài (thông thường từ 5 - 7 năm) đã đặt ra bài toán đòi hỏi xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân nhanh sâm Vũ Diệp, từ đó đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành dược liệu và công tác bảo tồn và phục tráng giống. Bài viết này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên khả năng phát sinh hình thái mô sẹo và mô sẹo có khả năng sinh phôi của cây sâm Vũ Diệp.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu- Mẫu củ sâm Vũ Diệp 5 năm tuổi sạch bệnh được

thu thập tại tỉnh Lai Châu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp khử trùng và chuẩn bị mẫu: Củ

Sâm Vũ Diệp được xử lý sạch trên bề mặt trước khi vào mẫu.

- Phương pháp nuôi cấy tạo mô sẹo từ mẫu: Mẫu củ được cắt thành nhiều lát nhỏ (1 ˟ 5 ˟ 5 mm) và cấy vào môi trường. Ba công thức cảm ứng tạo mô sẹo từ mẫu được sử dụng là CT1 (MS + 0,5 mg/l 2,4-D), CT2 (MS + 1,0 mg/l 2,4-D) và CT3 (MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1.0 mg/l NAA). Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

- Phương pháp tạo phôi vô tính từ mô sẹo: Mô sẹo thu được từ các công thức tiếp tục được cấy chuyển sang môi trường cảm ứng hình thành phôi vô tính. Các công thức được sử dụng bao gồm E1 (MS + 1,0

mg/l 2,4-D + 1mg/l NAA + 0,1 mg/l TDZ), E2 (MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,3 mg/l TDZ), E3 (MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,5 mg/l TDZ) và đối chứng không cấy chuyển. Thí nghiệm được nhắc lại 5 lần.

- Điều kiện nuôi cấy: Mẫu được nuôi cấy trong bình tam giác, giữ ở điều kiện nhiệt độ 25 - 27oC, cường độ ánh sáng đạt khoảng 15000 lux, chu kì ánh sáng 12 giờ sáng/12 giờ tối.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả cảm ứng tạo mô sẹo từ mẫu mô củ sâm Vũ Diệp

Trong nghiên cứu này, để cảm ứng tạo mô sẹo, các lát cắt mỏng củ sâm Vũ Diệp được nuôi cấy trên một số môi trường dinh dưỡng chọn lọc có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng để đánh giá mức độ cảm ứng tạo mô sẹo, bao gồm: C1 (MS + 0,5 mg/L 2,4-D), C2 (MS + 1,0 mg/L 2,4-D), và C3 (MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA).

Hình 1. Mẫu và mô sẹo cây sâm Vũ Diệp. (a) Mẫu của sâm Vũ Diệp 5 năm tuổi; (b) Thao tác cắt lát nhỏ mẫu; (c) Hình thái mô sẹo trên môi trường có bổ sung 2,4-D;

(d) Hình thái mô sẹo trên môi trường có bổ sung 2,4-D và NAA

Kết quả cho thấy, quá trình cảm ứng tạo mô sẹo ở đối tượng sâm Vũ Diệp diễn ra tương đối nhanh. Quan sát sau hai tuần, bề mặt mẫu bắt đầu se căng và phồng lên, mô sẹo đều được hình thành ở tất cả công thức. Đặc biệt, đặc điểm hình thái và màu sắc của mô sẹo được ghi nhận có sự sai khác giữa các môi

a

c

b

d

SH có bổ sung 1,0 mg/l GA3. Phôi nảy mầm chuyển thành cây con đạt tỷ lệ cao trên môi trường SH có bổ sung 1,0 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA.

Từ khóa: Mô sẹo, sâm Vũ Diệp, phôi soma, nuôi cấy mô, Panax bipinnatifidus Seem.

Page 74: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

74

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

trường nuôi cấy. Khi bổ sung 2,40D vào môi trường dinh dưỡng (CT1 và CT2), mô sẹo có dạng rắn chắc hoặc xốp, màu vàng xanh (Hình 1c), trong khi ở CT3, bổ sung 2-4-D và NAA đã mô sẹo có dạng xốp với màu phớt tím (Hình 1d).

Đánh giá kết quả số lượng mô sẹo thu được sau 5 tuần nuôi cấy cho thấy tỷ lệ hình thành mô sẹo từ mô củ sâm Vũ Diệp trên ba môi trường có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng đạt rất cao, từ 86,7 - 100 % (Hình 2). Trong đó, công thức môi trường CT2 (bổ sung 1,0 mg/l 2,4-D) và CT3 (bổ sung 1,0 mg/l 2,4-D và 1 mg/l NAA) có tỷ lệ tạo mô sẹo đạt xấp xỉ 100,0%. Trước đó, một công thức môi trường khác với sự bổ sung của 2,4-D và IBA cũng đã ghi nhận tỷ lệ tạo rễ bất định từ mô sẹo của sâm Vũ Diệp cao, đạt khoảng 83,3 % (Bui et al., 2014). Điều này cho thấy, khi bổ sung auxin ngoại sinh thích hợp, trong trường hợp này là 2,4-D và NAA sẽ kích thích mẫu cấy sự hình thành mô sẹo của sâm Vũ Diệp.

Hình 2. Phôi soma cây sâm Vũ Diệp

3.2. Kết quả tạo phôi vô tính cảm ứng từ mô sẹoPhôi vô tính (phôi soma) được hình thành và

phát triển từ các tế bào sinh dưỡng có khả năng phân hóa thành cấu trúc lưỡng cực, một cực hình thành rễ trong khi cực còn lại tạo ra chồi. Như vậy, mô sẹo từ 2 công thức tạo mô sẹo tốt nhất (CT2 và CT3) tiếp tục được chuyển sang môi trường cảm ứng tạo phôi vô tính có bổ sung 2,4-D, NAA, TDZ ở các nồng độ khác nhau.

Kết quả cho thấy hầu hết phôi soma đều được tạo thành trên tất cả môi trường cảm ứng, ngoại trừ mô sẹo trên CT2 (bổ sung 2,4-D) không ghi nhận sự hình thành phôi vô tính mặc dù để 6 tháng không cấy chuyển. Thời gian cảm ứng tạo phôi ở các môi trường còn lại dao động từ 3 - 5 tháng tùy thuộc vào thành phần nuôi cấy. Ở đây, sự bổ sung TDZ ở nồng độ từ 0,1-0,5mg/l cho hiệu quả cảm ứng tạo phôi soma tốt hơn môi trường không chứa TDZ (Bảng 1). Điều này cũng có thể được giải thích bởi TDZ có thể kết hợp với auxin nội sinh trong mô sẹo đã cảm ứng sự tăng sinh tế bào. Gần đây, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng trong cảm ứng tạo phôi soma ở sâm Ngọc Linh, một loài gần với sâm Vũ Diệp cũng đã được công bố. Theo báo cáo của Nhut et al. (2012), môi trường có bổ sung 2 mg/l NAA thích hợp cho việc tạo phôi soma sâm Ngọc Linh sau 8 tuần nuôi cấy, trong khi sâm Ngọc Linh cũng đã được ghi nhận có thể tạo được phôi soma trong môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l 2,4-D, 1 mg/l NAA, 0,2 mg/l kinetin (Mai Trường và ctv., 2013).

Phân tích kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ mô sẹo cảm ứng hình thành phôi soma dao động trong khoảng 20 - 40 %, số lượng phôi trung bình trên một mẫu đạt 9,4 - 21,3 phôi/mẫu. Các hạt phôi cầu được hình thành trên bề mặt mô sẹo sau đó kéo dài có hình dạng củ cà rốt và phân cực một hướng tạo chồi, một hướng tạo rễ chính (Hình 3).

Nguồn ngốc của mô sẹo cũng ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ tạo phôi soma. Mô sẹo được tạo ra từ môi trường có sự kết hợp 1,0 mg/L 2,4-D và 1,0 mg/L NAA có khả năng cảm ứng tạo phôi tốt hơn. Tỷ lệ tạo thành phôi soma cao nhất 40,0% quan sát ở môi trường E3 từ nguồn mô sẹo C3 (Bảng 1).

Như vậy môi trường tốt nhất để cảm ứng tạo phôi vô tính từ mô sẹo là MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA + 0,5 mg/L TDZ.

Bảng 1. Kết quả nghiên cứu tạo phôi vô tính ở cây sâm Vũ DiệpMôsẹo Môi trường cảm ứng phôi soma Tỷ lệ tạo tạo

phôi soma (%)Số

phôi/mẫu

CT2

CT2 MS + 1 mg/l 2,4-D 0,0 0,0E1 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,1 mg/l TDZ 20,0 11,0E2 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,3 mg/l TDZ 24,0 12,5E3 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,5 mg/l TDZ 28,0 12,0

CT3

CT3 MS + 1 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA 20,0 9,4E1 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,1 mg/l TDZ 24,0 15,0E2 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,3 mg/l TDZ 32,0 18,5E3 MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 1 mg/l NAA + 0,5 mg/l TDZ 40,0 21,3

Page 75: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

75

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.3. Kết quả khảo sát môi trường nảy mầm phôi soma thành cây con

Trên môi trường cảm ứng, phôi soma phát triển rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng, hoặc bắt đầu quá trình hình thành phôi thứ cấp. Tất cả điều đó dẫn tới kích thước phôi nhỏ, phôi trưởng thành không nảy mầm thành cây con được. Để tối ưu sự phát triển của phôi và và nảy mầm phôi thành cây con, nuôi cấy phôi vào môi trường SH chứa 0,5 mg/L NAA, 1 mg/l BA, và GA3 với nồng độ 0,1-1,0 mg/L. Đánh giá số lượng phôi nảy mầm thành cây con sau 5 tuần nuôi cấy, kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Khảo sát tỷ lệ nảy mầm phôi soma thành cây con

Phân tích kết quả bảng 2 cho thấy môi trường chứa 0,1 mg/L GA3 có tỷ lệ nảy mầm phôi thấp nhất đạt 60,0%. Môi trường chứa 0,5 và 1,0 mg/L GA3 cho tỉ lệ nảy mầm phôi tương đương nhau khoảng 80-80,3%. Tuy nhiên, quan sát hình thái cây con trên môi trường chứa 0,5 mg/L GA3 thấy rằng, cây con phát triển mập mạp và phần rễ (củ) phình to hơn (Hình 3).

Như vậy môi trường tốt nhất cho sự nảy mầm của phôi soma thành cây con là SH SH + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA + 0,5 mg/L GA3.

Hình 3. Sự nảy mầm của phôi soma thành cây con sâm Vũ Diệp

IV. KẾT LUẬNMôi trường tối ưu để tạo mô sẹo từ mô củ là MS

+ 1,0 mg/L 2,4-D và MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA. Nguồn gốc mô sẹo và môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cảm ứng tạo phôi soma. Tỷ lệ phôi soma tạo thành cao nhất trên môi trường MS + 1,0 mg/L 2,4-D + 1 mg/L NAA + 0,5 mg/L TDZ là 40%, với số lượng phôi trung bình trên một mẫu là 21,3 phôi. Môi trường tối ưu cho sự nảy mầm và phát triển của phôi thành cây con là SH + 0,5 mg/L NAA + 1,0 mg/L BA + 0,5 mg/L GA3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mai Trường, Trần Thị Ngọc Hà, Phan Tường Lộc, Lê Đức Tấn, Trần Trọng Tuấn, Đỗ Đăng Giáp, Bùi Đình Thạch, Phạm Đức Trí, Nguyễn Đức Minh Hùng, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Văn Kết, Trần Công Luận, Nguyễn Hữu Hổ, 2013. Nghiên cứu nuôi cấy mô sẹo có khả năng sinh phôi và mô phôi soma sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Tạp chí Sinh học, 35(3se): 145-157.

Bich, D.H., 2004. Medicinal Plants and Animals in Vietnam. Science and Technical Publishing House, Hanoi. Vol. 2, p. 711.

Bui, D.T., Le, T.L., Nguyen T.V., Trinh, T.B., Mai, T., Nguyen, H.H., 2014. A study on the formation and development of Panax bipinnatifidus Seem. adventitious root. Journal of Developmental Biology and Tissue Engineering, 6(1): 1-7.

Dua, P.R., Shanker, G., Srimal, R.C., Saxena, K.C., Puri, A., Dhawan, B.N., Shukla, Y.N., Thakur, R.S., Husain, A., 1989. Adaptogenic activity of India Panax pseudoginseng. India J Exp Biol, 27(7): 631-634.

Liang, C., Ding, Y., Nguyen, H.T., Kim, J.A., Boo, H.J., Kang, H.K., Nguyen, M.C., Kim, Y.H., 2010. Oleanane-type triterpenoids from Panax stipuleanatus and their anticancer activities. Med Chem Lett. 20(23): 7110-7115.

Nhut, D.T., Huy, N.P., Chien, H.X., Luan, T.C., Vinh, B.T., Thao, L.B., 2012. In vitro culture of petiole longitudinal thin cell layer explants of vietnamese ginseng (Panax vietnamensis ha et grushv.) and preliminary analysis of saponin content. International Journal of Applied Biology and Pharmaceutical Technology, 3(3): 178-190.

BA,mg/L

NAA,mg/L

GA3,mg/L

Tỷ lệ phôi nảy mầm thành cây con,%

1,0 0,50,1 60,00,5 80,01,0 80,3

Page 76: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

76

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Somatic embryogenesis from root explant of Vu Diep Ginseng (Panax bipinnatifidus Seem.)

Le Hung Linh, Dinh Xuan TuAbstractVu Diep ginseng (Panax bipinnatifidum Seem.) is an important medicinal herb in Vietnam. Because of its high medicinal values, there has been a large scale and unrestricted exploitation of the plant directly from the wild in order to meet its ever increasing demand by pharmaceutical industries. This paper presented results of induction of somatic embryogenesis of Vu Diep ginseng through the callus using transverse thin cell layer (tTCL) culture technique. Callus was induced from tTCL root explants on mediums supplemented with 0.5-1.0 mg/l 2,4-D and 1.0mg/l NAA. Highest response percentage (100.0%) of callus was cultured on medium MS+1mg/L 2,4-D or MS+1mg/L 2,4-D+1mg/L NAA. The types of media used for induction of SEs from different derived callus had a statistically significant impact on the frequency of embryogenesis after 2-4 months of culture. Highest frequency of somatic embryogenesis (40.0%) and mean number of somatic embryos (SEs) per explant (21.3) were obtained on medium MS MS+1 mg/L 2,4-D+1 mg/L NAA+0.5 mg/L TDZ. High frequency of SE germination (80.3%) occurred on SH medium with 1 mg/l gibberellic acid. Highest percentage of seedling to plantlet conversion was observed in the medium supplemented with 1 mg/l BA and 0.5 mg/l NAA.Key words: Callus, Panax bipinnatifidus Seem, somatic embryos

Ngày nhận bài: 14/02/2017Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Ngày phản biện: 17/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

1 Viện Di truyền Nông nghiệp

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TẠO PHÔI VÔ TÍNH TỪ MÔ SẸO TRONG NUÔI CẤY IN VITRO SÂM LAI CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)

Lê Hùng Lĩnh1, Đinh Xuân Tú1

TÓM TẮTTrong nghiên cứu này, quy trình cảm ứng tạo phôi vô tính gián tiếp thông qua mô sẹo và tái sinh cây sâm Lai

Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), một loài dược liệu quý đang bị tuyệt chủng đã được công bố thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. Mô sẹo được tạo thành trên môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog) có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D. Công thức môi trường cho tỷ lệ tạo thành phôi vô tính và số phôi trung bình trên một mẫu cấy cao nhất (tương ứng là 100% và 18,6) là SH (Schenk & Hidebrandt) + 0,5 mg/L NAA (Naphthalene acetic acid) + 0,5 mg/L Dropp. Phôi thứ cấp xuất hiện từ phôi ban đầu và được nhân lên trên môi trường SH + 1.0mg/L NAA + 0,5 mg/L BA. Tiếp theo, công thức môi trường cho cây con phát triển tốt với chồi và rễ củ và tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con hoàn chỉnh cao nhất là SH + 1 mg/L BA + 0,3 mg/L NAA. Cây con 6 tuần tuổi từ công thức SH + 1,5 mg/L NAA hoặc SH + 0,5 mg/L BA + 1,5 mg/L NAA đã được chuyển thành công sang môi trường đất trong điều kiện nhà kính. Đây được xem là những dẫn liệu quan trọng để tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo nhằm phục tráng và bảo tồn giống sâm Lai Châu tại Việt Nam.

Từ khóa: Sâm Lai Châu, mô sẹo, phôi soma, in vitro

I. ĐẶT VẤN ĐỀSâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus

K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai), là một thứ sâm mới được biết đến ở Việt Nam, thuộc loài sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv.). Đây là loại sâm mọc tự nhiên ở độ cao 1400-1900 m, được phát hiện tại địa phận huyện Mường Tè, Sìn Hồ và Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Phan Kế Long và ctv., 2014). Trước đó, sâm Lai Châu cũng đã được tìm thấy ở

vùng Jinping, phía Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Zhu et al., 2003). Vai trò của hàng trăm các hoạt chất sinh học (trong đó có saponin) chứa trong sâm đã được biết đến và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực (Christensen, 2008). Sâm Ngọc Linh được cho là loài sâm tốt nhất thế giới với 52 loại saponin. Theo nghiên cứu của Phan Kế Long và cộng sự (2014), sâm Lai Châu có thể chứa các chất saponin tương tự như sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, sâm Lai Châu đã bị các

Page 77: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

77

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

thương lái săn lùng thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc từ lâu. Tình trạng khai thác quá mức trong tự nhiên, cộng với môi trường sống bị tác động nghiêm trọng do nạn phá rừng dẫn đến loài này bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ trầm trọng, cần được ưu tiên bảo tồn ở mức cao nhất.

Tuy nhiên, phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt gặp nhiều khó khăn do sâm Lai Châu là cây lâu năm, thời gian để cây mọc từ hạt đến lúc ra hoa đậu quả phải mất 4 - 5 năm, số lượng hạt thu được trên một cây không ổn định, trung bình 20 - 40 hạt, thời gian ngủ nghỉ của hạt kéo dài 6 - 18 tháng, tỷ lệ hạt nảy mầm ngoài tự nhiên thấp. Nuôi cấy mô in vitro tạo phôi vô tính là một công cụ hữu hiệu cho việc nhân nhanh cây dược liệu. Phương pháp này cho phép sản xuất số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn với chất lượng đồng đều và sạch bệnh. Kỹ thuật nhân phôi vô tính đã được sự dụng thành công ở một số loài sâm Mỹ (P. quinquefolius), Sâm Hàn Quốc (P. ginseng), Sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis Ha et Grushv), Tam thất bắc (P. notoginseng) (Zhang et al., 2014; You et al., 2012). Phôi vô tính hay còn gọi là phôi soma có thể được tạo ra trực tiếp từ phôi hữu tính, lá mầm, trụ dưới lá mầm, cây con hoặc được tạo ra gián tiếp thông qua mô sẹo. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào công bố về nghiên cứu tạo phôi vô tính ở cây sâm Lai Châu phục vụ công tác bảo tồn loài sâm này. Vì vậy bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu quá trình tạo phôi vô tính thông qua mô sẹo của cây sâm Lai Châu.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuCủ sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus)

được thu thập từ tự nhiên tại bản U Ma, xã Thu Lũm huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu Cảm ứng tạo mô sẹo: Để cảm ứng tạo mô sẹo từ

lát cắt mỏng tế bào mô củ, sử dụng môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D, 30 g/L đường sucrose, và 7 g/L agar. Thí nghiệm tạo mô sẹo ban đầu được nuôi cấy trong 5 tuần.

Tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi: Để tạo mô sẹo có khả năng phát sinh phôi, tiến hành nuôi cấy mô sẹo ban đầu trên môi trường MS có bổ sung 0,05

mg/L 2,4-D và 70 g/L đường sucrose trong thời gian 7-10 ngày ở điều kiện tối, sau đó chuyển sang điều kiện chiếu sáng 4 tuần.

Cảm ứng tạo phôi vô tính: Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được cấy chuyển sang môi trường SH có hàm lượng đường sucrose giảm (30 g/L) và bổ sung đồng thời chất điều hòa sinh trưởng 2,4-D (0,5 mg/L) và Dropp (xuất xứ Nga) với dải nồng độ khác nhau (0,1; 0,3; 0,5; 1,0 mg/L). Đánh giá khả năng hình thành phôi soma sau 2 - 3 tháng nuôi cấy không chuyển.

Sự phát triển của phôi chồi và cây con tái sinh: Phôi chồi được cấy chuyển trên môi trường SH có bổ sung đồng thời chất điều hòa sinh trưởng NAA (0,3 mg/L) và BA (0,5; 1,0; 1,5 mg/L). Đánh giá khả năng phát triển của cây con và tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con hoàn chỉnh.

Điều kiện nuôi cấy: Môi trường nuôi cấy được hấp khử trùng 20 phút ở 121oC, 1atm. Nhiệt độ phòng nuôi cấy 25 - 27oC. Thời gian chiếu sáng 12 - 14 giờ/ngày.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cảm ứng tạo mô sẹo từ lát cắt mỏng tế bào mô củ

Trong nuôi cấy in vitro thực vật, sự hình thành mô sẹo là một quá trình sinh học phức tạp, dưới tác động của các chất điều hòa sinh trưởng auxin hoặc cytokinin, các tế bào tại vị trí mô bị tổn thương phân chia hỗn độn không ngừng tạo thành khối tế bào phản biệt hóa. Quá trình này không chỉ phụ thuộc vào thành phần và nồng độ chất kích thích mà còn phụ thuộc nhiều vào kiểu gen và trạng thái tế bào ở vị trí lấy mẫu. Tế bào nào càng trẻ hóa thì càng dễ bị tác động, kích thích, quá trình tạo mô sẹo diễn ra nhanh và hiệu quả cao hơn so vói tế bào già hóa. Trong nghiên cứu tạo mô sẹo ban đầu, lát cắt mỏng tế bào mô đỉnh sinh trưởng được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D. Quá trình tạo mô sẹo diễn ra tương đối nhanh, sau 3 tuần nuôi cấy các miếng mẫu cấy bắt đầu phồng lên tạo thành khối tế bào xốp, có màu vàng nhạt. Khối tế bào này lớn rất nhanh, ở viền xuất hiện lớp tế bào mềm màu trắng ở tuần nuôi cấy thứ năm (Hình 1). Điều này chứng tỏ chất 2,4-D ở nồng độ 0,5 mg/L thích hợp cho tạo thành mô sẹo từ tế bào mô đỉnh sinh trưởng ở cây sâm Lai Châu.

Page 78: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

78

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hình 1. Mô sẹo sâm Lai Châu trên môi trường MS + 0,5 mg/L 2,4-D

3.2. Tạo mô sẹo có khả năng sinh phôiTrong nghiên cứu này, mô sẹo ban đầu được

nuôi cấy trên môi trường MS có hàm lượng đường cao (70g/L) và giảm nồng độ 2,4-D mười lần nhằm tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi. Mô sẹo có khả năng sinh phôi thu được sau 7 - 10 ngày nuôi cấy ở trong tối và 4 tuần ở điều kiện chiếu sáng 12 - 14 giờ/ngày. Mô sẹo có khả năng sinh phôi là khối mô gồm nhiều tế bào nhỏ, có cùng đường kính, có hoạt động biến dưỡng rất mạnh mẽ và cường độ tổng hợp axit ribonucleic cao (Hình 2).

Hình 2. Mô sẹo có khả năng sinh phôi

3.3. Cảm ứng tạo phôi vô tínhẢnh hưởng của sự kết hợp chất điều hòa sinh

trưởng Dropp với 2,4-D (0,5 mg/L) hoặc NAA (0,5 mg/L) đến quá trình cảm ứng tạo phôi vô tính được tiến hành đánh giá. Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa hai nguồn auxin sử dụng thể hiện rõ rệt sau 8-12 tuần nuôi cấy. Sử dụng riêng rẽ 2,4-D (0,5mg/L) hoặc kết hợp với Dropp đều không cho kết quả tạo thành phôi vô tính mà chỉ thấy sự phát triển mạnh của mô sẹo, đặc biệt trên môi trường MS + 0,5 mg/L 2,4-D + 0,3 mg/L Dropp. Kết quả này trái ngược với một số nghiên cứu ở các loài khác thuộc chi sâm Panax. You et al. (2012) và Zhang et al. (2014) đã chỉ ra rằng, chất 2,4-D ở nồng độ 0,5 mg/L rất thích hợp trong cảm ứng tạo phôi ở cây sâm Panax notoginseng và sâm Hàn Quốc (You et al., 2012; Zhang et al., 2014). Điều này cho thấy sự khác biệt về loài cũng là một nguyên nhân dẫn đến khả năng cảm ứng tạo phôi vô tính khác nhau.

Mặt khác, khi sử dụng kết hợp auxin NAA (0,5 mg/L) với Dropp (0,1-1,0 mg/L) trong môi trường nuôi cấy cho thấy phôi cầu được hình thành trên bề mặt của mô sẹo ở tất cả các công thức nghiên cứu (Hình 3a). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi vô tính được tạo thành phụ thuộc vào nồng độ của Dropp (Bảng 1).

Bảng 1. Ảnh hưởng của 2,4-D, NAA và Dropp đến sự tạo thành phôi vô tính

Phân tích kết trình bày ở bảng 1 cho thấy môi trường SH có bổ sung 0,5 mg/L NAA và 0,5 mg/L Dropp cho tỷ lệ tạo thành phôi vô tính đạt 100% và trung bình số lượng phôi đếm được trên một mẫu mô sẹo là 18,6. Khi nồng độ của Dropp trong môi trường lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) 0,5 mg/L thì tỷ lệ tạo thành phôi cũng như số lượng phôi hình thành trên mô sẹo đều giảm. Phần lớn các phôi cầu ban đầu tạo thành phôi thứ cấp, và trải qua giai đoạn phát triển phôi thủy lôi và phôi mang lá mầm (phôi chồi) trên môi trường SH có bổ sung 1,0mg/L NAA và 0,5mg/L BA sau 6 tuần nuôi cấy (Hình 3b, 3c).

Hình 3. Quá trình tạo thành phôi vô tính từ mô sẹo có khả năng sinh phôi

3.4. Sự phát triển của phôi tạo thành cây con hoàn chỉnh

Trên môi trường cảm ứng, phôi soma phát triển rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng, hoặc bắt đầu quá trình hình thành phôi thứ cấp. Tất cả điều đó dẫn tới kích thước phôi nhỏ, phôi trưởng thành không thể

Cytokinin

Auxin

Dropp, mg/L

Tỷ lệ phôi vô tính

được tạo thành, %

TB số phôi vô tính/mô

sẹo

2,4-D, mg/L 0,5

0,1 0 00,3 0 00,5 0 01,0 0 0

NAA, mg/L 0,5

0,1 57,1 7,50,3 77,8 12,90,5 100 18,61,0 42,9 10,7

Page 79: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

79

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Phân tích kết quả ở bảng 2 cho thấy môi trường nuôi cấy có bổ sung 1,0 mg/L BA và 0,3 mg/L NAA cho cây con phát triển tốt với chồi và rễ củ (Hình 4c, 4d), tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con đạt cao nhất 92,5%. Hai công thức nghiên cứu còn lại (CT1 và CT3) cho cây phát triển yếu hơn, tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con thấp, đặc biệt ở môi trường CT1, chủ yếu là sự phát triển của phôi thứ cấp. Đây có thể là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của cây con. Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, ở nồng độ thích hợp BA có tác dụng tạo củ in vitro ở một số loài khác (Cousins and Adelberg, 2008) và BA có thể được chuyển hóa dễ dàng hơn các chất điều hòa sinh trưởng được tổng hợp bởi mô thực vật và có khả năng kích thích sản xuất hooc môn tự nhiên zeatin trong mô.

.

Hình 4. Sự phát triển của phôi chồi thành cây con

Để nhận được cây con khỏe chuẩn bị cho việc thích ứng với môi trường đất, tiến hành cấy chuyển cây con với chồi và rễ củ (Hình 4) sang môi trường SH1/2 có bổ sung riêng rẽ hoặc kết hợp 1,5 mg/L NAA với 0,5 mg/L BA.

Quy trình tạo phôi vô tính gián tiếp thông qua mô sẹo ở cây sâm Lai Châu được trình bày ở hình 5 và lần đầu tiên được nghiên cứu thành công tại Việt Nam.

Hình 5. Quy trình nhân giống vô tính in vitro cây sâm Lai Châu

IV. KẾT LUẬNMô sẹo được tạo ra trên môi trường MS có bổ

sung 0,5 mg/L 2,4-D. Mô sẹo được cảm ứng phát sinh phôi trên môi trường MS + 0,5 mg/L 2,4-D + 0,3 mg/L Dropp với tỷ lệ cao. Phôi soma phát triển bình thường tạo thành cây con hoàn chỉnh trên môi trường SH có bổ sung đồng thời 0,5 mg/L NAA và 1,5 mg/L BA.

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhan Kế Long, Vũ Đình Duy, Nguyễn Giang Sơn,

Nguyễn Thị Phương Trang, Lê Mai Linh, Phan Kế Lộc, 2014. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của các mẫu Sâm thu ở Lai Châu trên cơ sở phân tích trình tự vùng gen matK và ITS-rDNA. Tạp chí Công nghệ sinh học 12(2): 327-337.

Christensen, L.P., 2008. Ginsenosides, chemistry, biosynthesis, analysis, and potential health effects. Adv Food Nutr Res 55:1–99.

Cousins, M.M and Adelberg, J.W., 2008. Short-term and long-term time course studies of turmeric (Curcuma longa L.) microrhizome development in vitro. Plant Cell Tissue Organ Cult, 93(3): 283-293.

nảy mầm hoàn toàn thành cây con có đầy đủ chồi và rễ củ. Để tối ưu sự phát triển của phôi thành cây con hoàn chỉnh, phôi chồi được nuôi cấy trong môi trường SH có bổ sung đồng thời NAA (0,3 mg/L) và

BA (0,5; 1,0; 1,5 mg/L) (Hình 4). Sự phát triển của phôi chồi thành cây con sau 6 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của NAA va BA đến sự phát triển của phôi chồiCông thức nghiên cứu

NAA, mg/L

BA,mg/L

Tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con, % Đặc điểm của cây con

CT10,3

0,5 67,5 Cây con phát triển chậm, có nhiều phôi thứ cấp hình thành từ gốc

CT2 1,0 92,5 Cây con phát triển tốt với chồi và rễ củCT3 1,5 90,0 Cây con cao, yếu, rễ củ kém phát triển

a

c

b

d

Page 80: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

80

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Phan Kế Long, Lê Thanh Sơn, Phan Kế Lộc, Vũ Đình Duy, Phạm Văn Thế, 2013. Lai Chau ginseng Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai I. morphology, ecology, distribution and conservation status. Hội thảo VAST-KAST lần thứ II về đa dạng sinh học và các hợp chất, 65-73.

You, X.L., Tan, X., Dai, J.L., Li, Y.H., Choi, Y.E., 2012. Large-scale somatic embryogenesis and regeneration of Panax notoginseng. Plant Cell Tiss Organ Cult, 108(2): 333-338.

Zhang, J.Y., Sun, H.J., Song, I.J., Bae, T.W., Kang, H.G., Ko, S.M., Kwon, Y., Kim, I.W., Lee, J., Park, S.Y., Lim, P.O., 2014. Plant regeneration of Korean wild ginseng (Panax ginseng Meyer) mutant lines induced by -irradiation (60Co) of adventitious roots. J Ginseng Res, 38(3): 220-225.

Zhu, S., Fushimi, H., Cai, S., Komatsu, K., 2003. Phylogenetic relationship in the Genus Panax: inferred from Chloroplast trnK gene and nuclear 18S rRNA gene sequences. Planta Med, 69(7): 647-653.

Study on somatic embryogenesis from in vitro callus of Lai Chau ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)

Le Hung Linh, Dinh Xuan TuAbstractA protocol for induction of indirect somatic embryogenesis via callus and subsequent plant regeneration for the medicinally important and endangered plant Panax vietnamensis var. fuscidiscus has been developed for the first time in Vietnam. Calli were formed on MS medium supplemented with 0.5 mg/L 2,4-D. The highest rate of somatic embryogenesis (100%) and average number of somatic embryos (SEs) per explant (18.6 %) were obtained on MS medium supplemented with 0.5 mg/L NAA and 0.5 mg/L Dropp. Secondary somatic embryos (SSEs) appeared on the primary Ses were multiplied in SH medium with 1.0 mg/L NAA and 0.5 mg/L BA. Highest percentage of seedling to plantlet conversion was observed in the medium supplemented with 1.0 mg/L BA and 0.3 mg/L NAA. Healthy plantlets were characterized by well developed rhizome with roots and shoot showing vigorous growth. The plantlets were successfully acclimated under shaded greenhouse conditions after 6 months of transfer to medium SH + 1.5 mg/L NAA or SH + 0.5mg/L BA + 1.5 mg/L NAA.Key words: Laichau ginseng, Panax vietnamensis var. fuscidiscus, callus, somatic embryo, in vitro

1 Trung tâm Sinh học Thực nghiệm - Viện Ứng dụng Công nghệ2 Phòng thí nghiệm Phát triển ứng dụng Y sinh công nghệ cao - Viện Ứng dụng Công nghệ 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN PHÂN GIẢI LÂN TỪ ĐẤT TRỒNG SÂM NGỌC LINH Ở QUẢNG NAM

Trần Bảo Trâm1, Nguyễn Thị Hiền1, Nguyễn Thị Thanh Mai1, Phạm Hương Sơn2, Phạm Thế Hải3

TÓM TẮTTừ mẫu đất vùng rễ cây sâm Ngọc linh trồng dưới tán rừng tự nhiên ở Quảng Nam đã phân lập được 07 chủng

vi khuẩn có khả năng phân giải photphat khó tan với chỉ số hòa tan (SI) trên môi trường NBRIP sử dụng cơ chất Ca3(PO4)2 đạt từ 2,43 - 4,02 và được định danh: P1 thuộc loài Acinetobacter soli - độ tương đồng 99,72%; P6 và P29 thuộc loài Kluyvera cryocrescens - độ tương đồng lần lượt là 99,93% và 99,63%; P19 và P36 thuộc loài Seratia marcescens subsp. Marcescens - độ tương đồng lần lượt là 99,86% và 99,85%; P31 thuộc loài Enterobacter asburiae - độ tương đồng 99,25%; P35 thuộc loài Raoultella planticola - độ tương đồng 99,85%. Sau 8 ngày nuôi cấy trong môi trường lỏng NBRIP, hàm lượng photphat hòa tan đạt mức 57,81 - 118,40 mg/l tùy theo từng chủng, pH môi trường giảm từ 6,8 xuống 3,5.

Từ khóa: Đất, phân lập, photphat, sâm Ngọc linh, vi khuẩn

Ngày nhận bài: 14/02/2017Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Ngày phản biện: 18/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Page 81: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

81

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi sinh vật phân giải lân (photphat) được xem là

biện pháp thân thiện nhất bổ sung P dinh dưỡng cho cây trồng do không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mà còn giúp hạn chế việc sử dụng từ 1/3 - 1/2 lượng hóa chất và phân bón hữu cơ (Humaira Yasmin & Asghari Bano, 2011). Vi sinh vật phân giải photphat gồm các nhóm vi sinh vật khác nhau: nấm Aspergillus và Penicillium, vi khuẩn Pseudomonas, Azospirillum, Bacillus, Rhizobium, Burkholderia, Arthrobacter, Alcaligenes, Serratia, Enterobacter, Acinetobacter, Flavobacterium và Erwinia (Amit Sagervanshi et al., 2012), trong đó nhóm vi khuẩn phân giải P chiếm số lượng từ 1 - 50% và nấm chiếm 0,1 – 0,5% tổng số vi sinh vật phân giải P khó tan, các chủng này thường được phân lập từ đất, rễ cây, khu vực núi đá (Zaidi et al., 2009). Nghiên cứu của Eun Hye Hong và cộng sự (2012) cho thấy số lượng vi khuẩn có khả năng phân giải P khó tan chiếm khoảng 73,33% tổng số các chủng vi khuẩn phân lập được từ đất trồng sâm tại Okcheon (Hàn Quốc). Abderrazak Rfaki và cộng sự (2014) đã phân lập được 8 chủng vi khuẩn từ đất nông nghiệp trồng cây họ đậu ở Meknes (Morocco) có chỉ số hòa tan P (SI) từ 2,51-6 trên môi trường rắn và có khả năng hòa tan P từ 50,95-113,11mg/l sau 07 ngày nuôi cấy trong môi trường lỏng…

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn phân giải photphat khó tan từ đất vùng rễ cây Sâm Ngọc linh trồng dưới tán rừng tự nhiên tại vùng phân bố ở Quảng Nam, tạo nguồn giống ứng dụng trong sản xuất phân bón vi sinh bổ sung cho đất trồng Sâm Ngọc linh tại các vùng di thực nhằm mở rộng và phát triển diện tích trồng loại cây dược liệu có giá trị cao trên quy mô thương mại.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuCác mẫu đất vùng rễ Sâm Ngọc linh trồng dưới

tán rừng nguyên sinh thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được thu vào thời gian tháng 4-5/2016 (mùa khô).

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp phân lập và định danh sơ bộ vi khuẩn

- Vi khuẩn được phân lập bằng phương pháp pha loãng tới hạn trên môi trường NBRIP: Glucose 10g, Ca3(PO4)2 5g, MgCl2.6H2O 5g, MgSO4.7H2O 0,25g, KCl 0,2g, (NH4)2SO4 0,1g, nước cất 1 lít (Buddhi

C.W.& Min-Ho Y., 2013). Sau 5 ngày nuôi cấy ở 30ºC lựa chọn những khuẩn lạc có hoạt tính (xuất hiện vòng sáng xung quanh khuẩn lạc) và bảo quản trong ống thạch nghiêng ở 4ºC.

- Quan sát đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình dạng tế bào (Vũ Thị Minh Đức, 2001).

- Định tính khả năng phân giải photphat khó tan bằng chỉ số photphat hòa tan SI (Solubitization Index).

Các chủng vi khuẩn phân lập được nuôi cấy chấm điểm trên môi trường NBRIP nuôi cấy ở 30ºC trong 8 ngày. Chỉ số SI được xác định theo Humaira Yasmin & Asghari Bano (2011).

SI =Đường kính khuẩn lạc + Đường kính vòng sáng

Đường kính khuẩn lạc

- Nghiên cứu đặc điểm sinh hóa: Kit 20E (Biomérieux)

2.2.2. Định danh bằng phương pháp giải tự gen 16S rRNA

ADN tổng số của từng chủng đơn được tách chiết dựa theo phương pháp của Marmur (1961). Nhân bản gen: Sử dụng cặp mồi 16S-27F: AGA GTT TGA TCC TGG CTC AG; 16S-1492R: GGT TAC CTT GTT ACG ACT T để nhân bản gen 16S rARN. Thành phần phản ứng PCR gồm: 0,125 mM mỗi mồi, 1X PCR buffer, 0,05 mM dNTPs, 0,075 units TaqADN polymerase, 50 - 100 ng/µl ADN khuôn (tổng thể tích phản ứng 25µl). Phản ứng PCR được thực hiện với chương trình sau: 94˚C, 2 phút; 35 chu kỳ (94˚C, 30 giây; 50˚C, 20 giây; 72˚C, 1 phút), 72 ˚C, 5 phút, sau đó giữ ở 4˚C. Sản phẩm PCR được phân tách trên gel agarose 0,8% và tinh sạch bằng kit Gene JET™ PCR Product Purification Kit. Trình tự gen 16S rARN của các loài nghiên cứu được phân tích, so sánh với trình tự của các loài đã công bố trên ngân hàng gen quốc tế DDBJ/EMBL/GenBank sử dụng công cụ BioEdit Sequence Alignment Editor 7.0.9 (Thomas, 1999), chương trình BLAST trên NCBI. Cây phân loại được xây dựng theo phương pháp Neighbour-Joining (Saitou et al., 1987).

2.2.3. Định lượng photphat hòa tan bằng phương pháp xanh molipdate

Định lượng photphat hòa tan bằng phương pháp xanh molipdate (theo Lê Văn Khoa và cs., 2001).

Các chủng vi khuẩn phân lập được nuôi trong bình chứa 50 ml môi trường NBRIP ở 30ºC, trong 5 ngày, lắc 150 vòng/phút. Định lượng photphat hòa tan: Ly tâm dịch nuôi cấy với tốc độ 5.000 vòng/phút

Page 82: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

82

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

trong 5 phút, hút 1ml dịch + 0,2ml amoni molipdat 2,5%, thêm 2 giọt SnCl2 (2,5%) định mức lên 10ml, để trong tối 15 phút và đo mật độ quang (OD) ở bước sóng 690 nm, xác định nồng độ PO4

2- dựa vào đường chuẩn KH2PO4. pH môi trường được xác định đồng thời với phân tích photphat hòa tan liên tục từ 1 - 8 ngày nuôi cấy.

2.2.4. Phương pháp xử lí số liệuSử dụng phần mềm Excel 2007, MegaStat trong

xử lí số liệu thống kê.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân lập và khảo sát sơ bộ hoạt tính sinh học của các chủng phân lập

3.3.1. Phân lập vi khuẩn phân giải photphat khó tanDựa vào kết quả quan sát đặc điểm hình thái

khuẩn lạc, tế bào của các chủng nuôi cấy (Hình 1, Bảng 1) đã sơ tuyển được 07 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải photphat, ký hiệu: P1, P6, P19, P29, P31, P35 và P36.

Bảng 1. Đặc điểm khuẩn lạc, tế bào của các chủng vi khuẩn phân lập

ChủngKhuẩn lạc Tế bào

Kích thước (mm) Đặc điểm Kích thước

(µm) Đặc điểm

P1 2 - 3 Tròn, bóng, màu vàng nhạt 0,68 - 0,91 Hình trònP6 1 - 1,5 Tròn méo, mép răng cưa, bề mặt nhăn, màu trắng đục 1 - 1,37 Hình que

P19 1 - 3 Tròn, mép nhẵn, bề mặt trơn, lồi, màu trắng 1,5 - 2 Hình queP29 1 - 2 Tròn méo, bề mặt nhẵn, màu trắng đục 0,5 - 0,64 Hình queP31 1 - 2 Tròn, mép nhẵn, bề mặt trơn, màu hồng 0,65 - 1,2 Hình tròn, kết đôiP35 0,8 - 2 Tròn, bề mặt trơn, màu trắng 0,43 -0,91 Hình queP36 0,5 - 1 Tròn, mép nhẵn, bề mặt lồi, màu trắng đục 0,68 - 1 Hình que

Hình 1. Hình thái khuẩn lạc, tế bào của các chủng vi khuẩn phân lập

3.3.2. Xác định khả năng phân giải photphat khó tan trên môi trường đĩa thạch NBRIP

Hình 1 cho thấy các chủng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng phân giải photphat khó tan với chỉ số hòa tan SI từ 2,43 - 4,02 sau 8 ngày nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Abderrazak et al. (2014), Karpagam et al. (2014) với SI cao nhất, dao động từ 1,13 - 3. Chủng P1 có chỉ số SI trên môi trường đĩa thạch NBRIP cao nhất, đạt mức 4,02 ± 0,19.

3.2. Định danh các chủng phân lập

3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh hóa với Kit 20E (Biomérieux)

Kết quả nhuộm Gram cho thấy các chủng phân lập được đều thuộc nhóm Gram âm. Vì vậy, Kit API 20E được sử dụng trong nghiên cứu các đặc điểm sinh hóa của các chủng phân lập, kết quả thể hiện trong bảng 2.

Các phản ứng đặc trưng trong chuỗi chuyển hóa của quá trình trao đổi chất đối với từng loại vi sinh

P1 P6 P19 P29 P31 P35 P36

Page 83: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

83

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

3.2.2. Nhận diện bằng phương pháp giải tự đoạn gen 16S

Kết quả phân tích trình tự gen 16S rARN tiến hành so sánh BLAST trên NCBI, xây dựng cây phát sinh chủng loại được thể hiện ở Hình 2.

Hình 2. Chỉ số hòa tan photphat khó tan (SI)

Dựa vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc, tế bào, đặc điểm hóa sinh kết hợp với với nhận diện các chủng

vi khuẩn bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S, cho thấy:

- Chủng P1 thuộc loài Acinetobacter soli (độ tương đồng 99,72%).

- Chủng P6, P29 thuộc loài Kluyvera cryocrescens (độ tương đồng lần lượt là 99,93% và 99,63%).

- Các chủng P19 và P36 thuộc loài Seratia marcescens subsp. marcescens (độ tương đồng lần lượt là 99,86% và 99,85%).

- Chủng P31 thuộc loài Enterobacter asburiae (độ tương đồng 99,25%).

- Chủng P35 thuộc loài Raoultella planticola (độ tương đồng 99,85%).

Hầu hết các chủng phân lập thuộc họ Enterobacteriaceae có khả năng phân giải photphat khó tan được báo cáo trước đó (Gyaneshwar et al., 2002; Vassileva et al., 1999).

vật là khác nhau. Với kết quả thu được, đối chiếu trên phần mềm APIweb kết hợp khóa phân loại chuẩn của Bergey có thể phân loại sơ bộ: Chủng P1 thuộc

chi Acinetobacter, P6 và P29 thuộc chi Kluyvera, P19 và P36 thuộc chi Seratia, P31 thuộc chi Enterobacter, P35 thuộc chi Raoultella.

Bảng 2. Khả năng sinh enzyme và lên men một số loại đường với Kit 20E

Phản ứng sinh hóaChủng phân lập

P1 P6 P19 P29 P31 P35 P36Nhuộm Gram - - - - - - -β-galactosidase - + + + + + +Arginine dihydrolase - - - - + - -Lysine decarboxylase - - + - - + +Ornithine decarboxylase - + + + + - +Citrate utilization + + + + + + +H2S production - - - - - - -Urease + - + - - + +Tryptophanedeaminase - - - - - - -Indole production - + - + - - -Voges Proskauer + + + + + + +Gelatinase - - + - - - +D-Glucose + + + + + + +D-Mannitol - + + + + + +Inositol - - + - - + +D-Sorbitol - - + - + + +L-Rhamnose - + - + + + -D-Sucrose - - - - + + +D-Melibiose + + + + + + +Amygdalin - + + + + + +L-Arabinose + + + + + + +

Page 84: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

84

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hình 3. Cây phát sinh chủng loại của các chủng phân lập

3.3. Nghiên cứu khả năng phân giải photphat khó tan của các chủng phân lập

Khi nuôi cấy các chủng phân lập trong môi trường lỏng NBRIP, kết quả cho thấy nồng độ photphat hòa tan tăng tuyến tính theo thời gian (1- 8 ngày), đồng thời giá trị pH giảm tuyến tính từ 6,8 xuống khoảng 4,3 - 3,5 sau 8 ngày (Hình 3). Điều này có thể được giải thích là do trong quá trình nuôi cấy, vi khuẩn sinh axit hữu cơ làm pH môi trường giảm giúp hòa tan photphat khó tan (Andrade et al., 2014). Kết quả tương tự được quan sát bởi Hwangbo et al. (2003), Perez et al. (2007). Hiện nay ở Việt Nam và thế giới chưa có một công bố nào về khả năng phân giải photphat khó tan của các chủng vi khuẩn phân lập từ đất trồng Sâm Ngọc linh. Trước đó một số nghiên cứu về vi khuẩn phân giải photphat khó tan được phân lập từ đất vùng rễ của một số loài rau ăn lá tại Cần Thơ, 11 chủng được phân lập với hàm lượng photphat hòa tan dao động từ 41,43 đến 50,63 mg/l sau 20 ngày ủ (Trần Thị Giang và cs., 2014).

IV. KẾT LUẬN07 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải

photphat khó tan với chỉ số hòa tan (SI) từ 2,43 - 4,02 được phân lập từ đất vùng rễ cây Sâm Ngọc linh tại Quảng Nam và được định danh: P1 thuộc loài Acinetobacter soli - độ tương đồng 99,72%, P6, P29 thuộc loài Kluyvera cryocrescens - độ tương đồng lần lượt là 99,93% và 99,63%, P19 và P36 thuộc loài Seratia marcescens subsp. marcescens - độ tương

đồng lần lượt là 99,86% và 99,85%; P31 thuộc loài Enterobacter asburiae - độ tương đồng 99,25%; P35 thuộc loài Raoultella planticola - độ tương đồng 99,85%. Sau 8 ngày nuôi cấy trong môi trường lỏng NBRIP, hàm lượng photphat dễ tan đạt mức 57,81 - 118,40mg/l tùy theo từng chủng, pH môi trường giảm từ 6,8 xuống 3,5.

LỜI CẢM ƠNCông trình được hoàn thành với kinh phí thực

hiện nhiệm vụ KH&CN “Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn từ đất trồng Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) có khả năng phân giải photphat khó tan ứng dụng trong sản xuất phân bón vi sinh” và sự hỗ trợ về trang thiết bị Phòng thí nghiệm Phát triển ứng dụng Y sinh công nghệ cao - Viện Ứng dụng Công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Giang, Nguyễn Thị Quyên và Cao Ngọc

Điệp, 2014. Phân lập và nhận diện vi khuẩn vùng rễ kích thích sự sinh trưởng (PGPR) từ một số loại rau ăn lá trồng tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 35: 65-73.

Vũ Thị Minh Đức, 2001. Thực tập vi sinh vật học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Abderrazak, R., Laila, N., Jamal, I., 2014. Phosphate-Solubilizing Bacteria in the Rhizosphere of Some Cultivated Legumes from Meknes Region, Morocco. British Biotechnol. J., 4(9): 946-956.

Page 85: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

85

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

02468

0

50

100

150

0 1 2 3 4 5 6 7 8p

H

p -

a ta

nm

g/l

ngày

P1 p-hòa tanpH

0

2468

0

20406080

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/

l

ngày

P6 p-hòa tanpH

0

2

4

6

8

0

50

100

150

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/

l

ngày

P19 p-hòa tanpH

02468

0306090

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/l

ngày

P29 p-hòa tanpH

0

2

4

6

8

0

20

40

60

80

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/

l

ngày

P31 p-hòa tanpH

0

2

4

6

8

0

20

40

60

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/l

ngày

P35 p-hòa tanpH

0

2

4

6

8

0

20

40

60

80

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/

l

ngày

P36 p-hòa tanpH

0

2

4

6

8

02468

10

0 1 2 3 4 5 6 7 8

pH

p-h

òa

tan

mg/

l

ngày

Đối chứng p - hòa tanpH

Amit Sagervanshi, Priyanka Kumari, Anju Nagee and Ashwani Kumar, 2012. Isolation and characterization of phosphate solublizing bacteria from anand agriculture soil. Int. J. of Life Sci. & Phar. Re., 2(3) 256-266.

Buddhi, C.W. and Min-Ho Y., 2013. Phosphate solubilizing bacteria: Assessment of their effect on growth promotion and phosphorous uptake of mung bean (Vigna radiata [L.] R. Wilczek). Chilean J. Agr. Res., 73(3): 275-281.

Gyaneshwar, P., Kumar, G.N., Parekh, L.J., Poole, P.S., 2002. Role of soil microorganisms in improving P nutrition of plants. Plant Soil, 245: 83-93.

Humaira, Y. and Asghari, B., 2011. Isolation and characterization of phosphate solubilizing bacteria from rhizosphere soil of weeds of Khewra salt range and Attock. Pak. J. Bot., 43(3): 1663-1668.

Hwangbo, H., Park, R.D., Kim, Y.W., Rim, Y.S., Park, K.H., Kim, T.H., Suh, J.S., Kim, K., 2003. 2-Ketogluconic acid production and phosphate

solubilization by Enterobacterintermedium. Curr. Microbiol., 47: 87-92.

Eun Hye Hong, Sun Hee Lee, Regupathy Thamizh Vendan, and Young Ha Rhee, 2012. Molecular Diversity of Rhizobacteria in Ginseng Soil and Their Plant Benefiting Attributes. Korean Journal of Microbiology, 48(4): 246-253.

Karpagam, T. and Nagalakshmi, P.K, 2014. Isolation and characterization of Phosphate Solubilizing Microbes from Agricultural soil. Int. J. Curr. Microbiol. App. Sci., 3(3): 601-614.

Pérez, E., Sulbaran, M., Ball, M.M., Yarzabal, L.A., 2007. Isolation and characterization of mineral phosphatesolubilizing bacteria naturally colonizing a limonitic crust in the south-eastern Venezuelan region. Soil Biol. Biochem., 39: 2905-2914.

Saitou, N., Nei, M., 1987. The neighbor-joining method: a new method for reconstructing phylogenetic trees. Mol. Biol. Evol. 4(4) : 406-425.

Hình 4. Sự thay đổi về nồng độ photphat hòa tan và pH của dịch môi trường nuôi cấy vi khuẩn theo thời gian (8 ngày)

Page 86: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

86

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Thomas, A.H., 1999. BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT. Nucleic Acids Symposium Series No, 41: 95-98.

Vassileva, M., Azcon, R., Barea, J.M., Vassilev, N.,1999. Effect of encapsulated cells of Enterobacter sp. on plant growth and phosphate uptake. Bioresour.

Technol., 67: 229-232.Zaidi A, Khan MS, Ahemad M, Oves M, Wani PA,

2009. Recent Advances in Plant Growth Promotion by Phosphate-Solubilizing Microbes. In: Khan MS et al (eds) Microbial Strategies for Crop Improvement. Springer-Verlag, Berlin Heidelberg, 23-50.

Isolation and identification of phosphate solubilizing bacteria from rhizosphere soil of Ngoc linh ginseng in Quang Nam

Tran Bao Tram, Nguyen Thi Hien, Nguyen Thi Thanh Mai, Pham Huong Son, Pham The Hai

AbstractSeven phosphate-solubilizing bacteria were isolated from rhizosphere soil samples growing Ngoc linh ginseng in Quang Nam province, with soluble index (SI) from 2.43 to 4.02 on the NBRIP agar medium using Ca3(PO4)2 as the substrate and identified: P1 belonging to Acinetobacter soli species with 99.72% similarity; P6 and P29 belonging to Kluyvera cryocrescens species with 99.93% and 99.63% (respectively) similarity; P19 and P36 belonged to Seratia marcescens sub sp. Marcescens species with 99.86% and 99.85% (respectively) similarity; P31 belonged to Enterobacter asburiae species with 99.25% similarity; P35 belonged to Raoultella planticola species with 99.85% similarity. After 8 days of culture in the liquid NBRIP medium, the content of soluble phosphate increased from 57.81 to 118.40 mg/l (depending on the strain) while pH reduced from 6.8 to 3.5. Key words: Bacteria, isolation, Ngoc linh ginseng, phosphate, soil sample

Ngày nhận bài: 20/12/2016Người phản biện: PGS.TS. Lê Như Kiểu

Ngày phản biện: 5/01/2017Ngày duyệt đăng: 24/01/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀKỹ thuật bức xạ thực hiện các quá trình polymer

hóa và biến tính ghép cũng như khâu mạch đã tạo ra nhiều vật liệu mới có tính năng đặc biệt và có giá trị sử dụng cao (Cotthem et al.,1999). Nhiều loại polymer biến tính đã cải tiến tính chất trương nước,

bền nhiệt, bền môi trường, bền cơ lý, có khả năng hấp thu và ly giải các hợp chất (Azzam et al., 1980; Suda et al., 2000). Polymer tan trong nước khi được khâu mạch sẽ tạo một vật liệu trương mà không tan trong nước và được gọi là “hydrogel” (Bajpai and Giri, 2003). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm

1 Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố. Hồ Chí Minh

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HYDROGEL BẰNG KỸ THUẬT BỨC XẠ ỨNG DỤNG CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG

(CẢI BẸ DÚNG, HOA DỪA CẠN, HOA DẠ YẾN THẢO) Dương Hoa Xô1, Lê Quang Luân1

TÓM TẮTChế tạo hydrogel cố định chất dinh dưỡng ngoài giải quyết vấn đề cung cấp nước và chất dinh dưỡng hiệu quả

cho cây trồng, sản phẩm còn là vật liệu hữu cơ có khả năng điều hòa độ ẩm đất, giảm hàm lượng nước tưới, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đã chế tạo được vật liệu hydrogel cố định dinh dưỡng từ carboxylmethyl cellulose (CMC) và polyacrylamide (PAM) có bổ sung chất dinh dưỡng và oligoalginate bằng kỹ thuật bức xạ. Vật liệu hydrogel chế tạo từ hợp phần 20% CMC, 20% PAM, 1% oligoalginate và chất dinh dưỡng được chiếu xạ ở liều xạ 15 kGy có hàm lượng gel là 61,9% và độ trương nước là 187,3 g/g. Bổ sung hydrogel cố định chế tạo được vào đất trồng đã có tác dụng giảm thiểu mạnh sự thoát hơi nước. So với cây trồng trên đất sạch, sự bổ sung vật liệu hydrogel cố định đã làm gia tăng sự sinh trưởng và phát triển của rau Cải bẹ dúng (Brassica cruciferae var. sabauda), hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus) và hoa Dạ yến thảo (Petunia hibrida).

Từ khóa: Bức xạ, cố định dinh dưỡng, hydrogel, oligoalginate

Page 87: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

87

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

tạo ra vật liệu hydrogel cố định chất dinh dưỡng ngoài giải quyết vấn đề cung cấp nước và chất dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng, đồng thời có khả năng điều hòa độ ẩm đất, giảm hàm lượng nước tưới trong canh tác (Yoshi et al., 2003; Pourjavadi, 2006; Luan et al., 2009).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu gồm Carboxylmethylcellulose (CMC)

có độ thế (DS) ~ 0,91 and khối lượng phân tử (Mw) ~ 5 ˟ 105 do Công ty Daicel, Japan cung cấp; Polyacrylamide (PAM) có Mw ~ 6.5 ˟ 106 và mật độ điện tích (charge density) là 150 C/g do Công ty Cytec, Mỹ cung cấp (Pourjavadi, 2006; Luan et al., 2009). Cây rau Cải bẹ dúng (Brassica cruciferae var. sabauda), hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus) và hoa Dạ yến thảo (Petunia hibrida), do Công ty Trang nông cung cấp, Dinh dưỡng thủy canh do Công ty Cổ phần Sài gòn Thủy canh cung cấp. Giá thể là đất sạch dinh dưỡng Better do Công ty TNHH Hiếu Giang sản xuất.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chế tạo vật liệu hydrogel bằng kỹ thuật bức xạVật liệu hydrogel được chế tạo theo phương

pháp đã mô tả tóm tắt như sau: Cho PAM trương trong dung dịch dinh dưỡng 50X hoặc 200X (dung dịch có nồng độ chất dinh dưỡng gấp 50 lần hoặc 200 lần so với hàm lượng sử dụng). Sau đó trộn đều và thêm CMC rồi tiếp tục trộn đều, để trương qua đêm rồi cho vào túi polyethylen và tiến hành chiếu xạ trên nguồn gamma Co-60 tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt với các liều xạ từ 10 - 20 kGy (Luan et al., 2009).

2.2.2. Xác định các đặc trưng của hydrogel chế tạo được

Hàm lượng gel được xác định theo công thức: Hàm lượng gel (%) = 100 ˟ M/M1; trong đó: M là trọng lượng khô của mẫu hydrogel sau khi chiết, M1 là trọng lượng khô của mẫu trước khi chiết (phần sol). Độ trương nước được tính theo công thức: Độ trương nước (g/g) = (M2 - M)/M; Ttrong đó: M là trọng lượng khô của mẫu hydrogel (g), M2 là trọng lượng mẫu hydrogel (g) sau khi đã trương bão hòa.

2.2.3. Đánh giá hiệu ứng của sản phẩm đối với cây trồng

Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phối trộn hydrogel trong đất sạch và ảnh hưởng của các loại hydrogel đối với cây hoa Dạ yến thảo, Dừa cạn và

Cải bẹ dúng, cây được trồng trong các chậu có chứa 1 kg đất đất sạch dinh dưỡng Better đã trộn sẵn hydrogel với tỉ lệ 0,5; 1; 1,5 và 2%. Các chậu ở lô đối chứng không bổ sung hydrogel. Sau khi xác định được nồng độ phối trộn hydrogel tối ưu, tiếp tục khảo sát các loại hydrogel khác nhau nhằm lựa chọn ra loại hydrogel có hiệu quả nhất. Các chỉ tiêu theo dõi trên cây hoa Dạ yến thảo và hoa Dừa cạn là tổng số chồi/cây, chiều cao cây, số hoa và sinh khối tươi. Đối với Cải bẹ dúng các chỉ tiêu theo dõi gồm chiều cao cây, chiều dài rễ và sinh khối tươi. Thí nghiệm được tiến hành tại nhà kính của Công ty Sài gòn Thủy canh (TP. Hồ Chí Minh). Mỗi nghiệm thức bố trí 5 chậu và các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả các thông số sau khi xac định được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.4.

2.2.4. Khảo sát khả năng giữ nước của các loại giá thể

Trồng cây Dạ yến thảo trong chậu chứa đất sạch có bổ sung hydrogel với hàm lượng khác nhau và chỉ tưới nước một lần ngay sau khi trồng. Chậu cây được đặt trong nhà kính và theo dõi khả năng giữ nước của giá thể bằng cách quan sát cây trong thời gian 30 ngày.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc trưng của hydrogel cố định dinh dưỡng chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ

Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hydrogel chế tạo từ PAM ở liều chiếu xạ thấp có độ bền và độ trương nước cao, trong khi đó hydrogel chế tạo từ CMC ở các liều xạ cao (70 - 100 kGy) có độ bền tốt nhưng lại có độ trương nước thấp (Luan và ctv., 2009). Trong thí nghiệm này hydrogel được chế tạo từ PAM và CMC với các nồng độ khác nhau ở các liều xạ từ 10 - 20 kGy. Kết quả nhận được từ hình 1 cho thấy hàm lượng gel tạo thành tăng dần theo sự gia tăng liều xạ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây cho thấy quá trình hình thành gel gia tăng mạnh khi tăng liều xạ ở khoảng liều từ 10 - 30 kGy, sau đó tăng chậm dần ở những dải liều cao hơn (Liu et al., 2000; Bajpai and Giri, 2003). Hàm lượng gel tạo thành từ những mẫu PAM (10% và 20%) kết hợp với CMC (20%) có xu hướng tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nồng độ PAM trong hợp phần chiếu xạ, đặc biệt khi tăng nồng độ PAM từ 10% lên 20% thì hàm lượng hydrogel tăng mạnh từ 5,4% lên 18,2%.

Page 88: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

88

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hình 1. Ảnh hưởng của liều xạ đến khả năng tạo gel của CMC khi kết hợp với PAM

60

50

40

30

20

10

0

80

70

60

50

40

30

20

10

0

40

35

30

25

20

15

10

5

0

80

70

60

50

40

30

20

10

0

0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25

0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25

Hàm

lượn

g ge

l, %

Hàm

lượn

g ge

l, %

Hàm

lượn

g ge

l, %

Hàm

lượn

g ge

l, %

Liều xạ, kGy Liều xạ, kGy

Liều xạ, kGy Liều xạ, kGy

(a) (b)

(c) (d)

PAM 10%, CMC 20%PAM 10%, CMC 20%, DD 50X

PAM 10%, CMC 20%, DD 200XPAM 20%, CMC 20%, DD 200X

PAM 20%, CMC 20%, DD 50XPAM 20%, CMC 20%, Alginate 1%, DD 50X

PAM 10%, CMC 20%, DD 200X

PAM 20%, CMC 20%PAM 20%, CMC 20%, DD 50XPAM 20%, CMC 20%, DD 200X

Bên cạnh chỉ tiêu về hàm lượng gel thì chỉ tiêu về độ trương nước của hydrogel cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của gel được tạo ra và khả năng ứng dụng của chúng. Kết quả nhận được từ hình 2 cho thấy độ trương nước của tất cả các hydrogel chế tạo được đều giảm theo sự gia tăng của các liều chiếu xạ. Cụ thể là độ trương nước của hydrogel chế tạo từ hợp phần PAM 20% kết hợp với CMC 20% có bổ sung dinh dưỡng 50X được chiếu xạ ở liều 15 kGy giảm 166,2 lần so với độ trương nước của hydrogel tạo từ hợp phần tương tự nhưng chiếu xạ ở liều 10 kGy. Nguyên nhân là do sự gia tăng của quá trình khâu mạch khi liều chiếu xạ tăng lên (Bajpai and Giri, 2003). Liều chiếu xạ càng cao thì độ khâu mạch tăng và độ trương giảm. Kết

quả này khá phù hợp với kết quả trước đây của các tác giả (Wach et al., 2002). Từ hình 2 có thể nhận thấy nồng độ PAM trong hỗn hợp chiếu xạ càng cao thì độ trương nước của hydrogel tạo được càng cao. Mặt khác, sự bổ sung của chất dinh dưỡng ở nồng độ cao (200X) trong hỗn hợp PAM 20% và CMC 20% chiếu xạ ở liều 15 kGy đã làm giảm độ trương nước của vật liệu hydrogel ~39 lần so với mẫu bổ sung dinh dưỡng 50X; trong khi đó sự bổ sung của oligoalginate đã làm gia tăng độ trương nước của hydrogel chế tạo được ~19 lần so với mẫu bổ sung dinh dưỡng 50X không bổ sung oligoalginate.

Từ những kết quả nhận được về hàm lượng gel cũng như độ trương nước theo liều xạ và theo nồng độ của vật liệu chế tạo hydrogel, thì hydrogel chế

Ngoài ra, kết quả nhận được từ hình 1 cũng cho thấy rằng hợp phần PAM kết hợp với CMC khi không bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng gel tạo được là khá cao, tuy nhiên khi bổ sung chất dinh dưỡng thì hàm lượng gel tạo thành thấp hơn. Hàm lượng gel của mẫu PAM 20% kết hợp với CMC 20% không bổ sung dinh dưỡng cao hơn hàm lượng gel của mẫu PAM 20% kết hợp với CMC 20% có bổ sung dinh dưỡng 50X và 200X tương ứng lần lượt là 3,1% và 12,3%. Hàm lượng gel của mẫu PAM 20% kết hợp với CMC 20% bổ sung dinh dưỡng ở nồng độ càng cao thì khả

năng tạo gel càng giảm. Cụ thể đối với hydrogel bổ sung dinh dưỡng 200X chiếu xạ ở liều 15 kGy thì hàm lượng gel tạo thành thấp hơn so với làm lượng gel ở mẫu chế tạo được từ hợp phần gồm PAM 20% kết hợp với CMC 20% có bổ sung dinh dưỡng 50X chiếu ở cùng liều xạ là 23,5%. Trong khi đó làm lượng gel của mẫu hydrogel chế tạo được từ hợp phần gồm PAM 20% kết hợp với CMC 20% và oligoalginate 1% có bổ sung dinh dưỡng 50X ở liều 15 kGy lại gia tăng 8,4% so với mẫu không bổ sung oligoalginate.

Page 89: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

89

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hình 2. Độ trương nước của vật liệu hydrogel được chiếu ở các liều xạ khác nhau

tạo từ hợp phần PAM 20% kết hợp với CMC 20%, oligoalginate 1% và dinh dưỡng 50X chiếu xạ ở liều xạ 15 kGy (có hàm lượng gel là 61,9% và độ trương nước là 187,3 g/g) là phù hợp nhất cho việc trồng

cây. Do hydrogel này có độ tạo gel cao và độ trương nước phù hợp nên có khả năng giữ nước và giảm thất thoát dinh dưỡng tốt, giúp cây sử dụng hiệu quả hơn lượng dinh dưỡng có trong hydrogel.

3.2. Ảnh hưởng của hydrogel khi dùng cho một số cây trồng

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ hydrogel lên sự sinh trưởng và phát triển của Dạ yến thảo

Bảng 1. Sự sinh trưởng của cây hoa Dạ yến thảo khi bổ sung hydrogel cố đinh dinh dưỡng

ở các nồng độ khác nhau

Ghi chú: Bảng 1, 2, 3: Trong cùng một cột, những chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa với p < 0,001.

Trong thí nghiệm này hydrogel chế tạo từ hợp phần PAM 20% kết hợp với CMC 20%, bổ sung dinh dưỡng 50X, oligoalginate 1% được sử dụng để trộn với đất sạch ở các nồng độ khác nhau (0,5; 1,0 và

1,5%). Kết quả từ bảng 1 cho thấy rằng các chỉ tiêu về sự sinh trưởng (số chồi sau 30 ngày và sinh khối tươi sau 50 ngày), số lượng hoa sau 50 ngày của cây hoa Dạ yến thảo là nhiều hơn so với khi chúng được trồng trên đất sạch. Đặc biệt hydrogel ở nồng độ 1,5% có các chỉ tiêu về sự tăng trưởng là tối ưu nhất. Do hydrogel ở nồng độ càng cao thì khả năng giữ nước càng tốt giúp cây ít bị sốc khi thiếu nước như ở đối chứng; hơn nữa hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây hiệu quả hơn, cung cấp kịp thời khi cây cần mà không bị thất thoát; cây tăng trưởng nhanh, thời gian ra hoa chậm hơn nhưng số lượng hoa ngày càng nhiều hơn. Đối với cây trồng trên đất sạch thì hoa chóng tàn, cây mau cỗi; trong khi trồng ở nghiệm thức có nồng độ gel cao thì cây vẫn xanh tốt và thời gian ra hoa khá dài, cây lâu tàn.

3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ hydrogel lên sự sinh trưởng và phát triển của Cải bẹ dúng

Kết quả từ bảng 2 cũng cho thấy sự tăng trưởng về sinh khối tươi của cây Cải bẹ dúng tỷ lệ thuận với nồng độ hydrogel bổ sung vào cơ chất. Tuy nhiên, nếu bổ sung hydrogel với nồng độ quá cao sẽ làm tăng giá thành và hiệu quả kinh tế không cao. Từ kết

Hàm lượng hydrogel

bổ sung (%)

Số chồi (chồi/cây)

Năng suất hoa, số

(hoa/cây)

Sinh khối tươi

(g/cây)0 8,3a 8,3a 17,8a

0,5 19,0b 19,0b 25,1b

1,0 26,7c 26,7c 45,7c

1,5 28,8d 28,8d 47,2d

Page 90: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

90

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

quả ở bảng 1 và 2 cho thấy, nồng độ hydrogel ở mức 1,5% là thích hợp để trồng cây.

Bảng 2. Sự sinh trưởng của cây Cải bẹ dúng theo nồng độ sử dụng của hydrogel

Ảnh hưởng của loại hydrogel lên cây trồng: Trong thí nghiêm này ảnh hưởng của các loại gel từ hợp phần PAM 20%, CMC 20%, dinh dưỡng 200X; PAM 20%, CMC 20%, dinh dưỡng 50X và PAM 20%, CMC 20%, dinh dưỡng 50X, oligoalginate 1% đến

sự sinh trưởng và phát triển của cây Dạ yến thảo và cây Dừa cạn được khảo sát với nồng độ bổ sung là 1,5%. Kết quả nhận được từ bảng 3 cho thấy sự sinh trưởng của cây được đo sau 30 ngày của cây trồng ở các nghiệm thức có bổ sung hydrogel đều tốt hơn cây chỉ trồng trên đất sạch. Đặc biệt là cây trồng ở hợp phần PAM 20%, CMC 20%, dinh dưỡng 50X và oligoalginate 1% có khả năng sinh trưởng tốt nhất (số chồi, chiều cao cây và sinh khối tươi ở cả cây hoa Dạ yến thảo và hoa Dừa cạn). Oligoalginate có trong hydrogel vốn là chất tăng trưởng thực vật, vừa gia tăng độ tạo gel và độ trương nước cho hydrogel vừa kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây. Như vậy, có thể thấy rằng loại hydrogel chế tạo từ hợp phần PAM 20%, CMC 20%, dinh dưỡng 50X và oligoalginate 1% khi trộn với đất sạch ở nồng độ 1,5% là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Như vậy việc bổ sung vật liệu hydrogel cố định dinh dưỡng vào đất trồng đã có hiệu ứng tốt hơn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hình 3. Cây Cải bẹ dúng sau 15 ngày trồng. Từ trái sang phải lần lược là cây ở nghiệm thức đối chứng (không bổ sung hydrogel), bổ sung 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0% hydrogel

Hàm lượng hydrogel bổ

sung (%)

Chiều cao cây (cm)

Chiều dài rễ (cm)

Sinh khối tươi

(g/cây)0 11,6a 17,2c 4,9a

0,5 11,9b 14,0b 7,7b

1 13,8c 12,0a 12,6c

1,5 14,5d 11,8a 16,6d

2 14,8d 11,5a 17,5d

Bảng 3. Sự sinh trưởng của cây hoa Dạ yến thảo và Dừa cạn trên các loại hydrogel khác nhau

3.2.3. Khả năng giữ nước của hydrogel cố định dinh dưỡng

Cây Dạ yến thảo được trồng trên các hợp phần đất sạch trộn với hydrogel chế tạo từ hợp phần PAM 20% + CMC 20% + dinh dưỡng 50X + alginate 1% ở các nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng giữ nước của chúng khi trồng cây. Kết quả nhận được

ở bảng 4 cho thấy cây trồng trên đất sạch chỉ sống được sau 5 ngày, sau đó cây héo dần và chết sau 10 ngày không tưới nước; do lượng nước cây sử dụng và bay hơi hết nên cây thiếu nước dẫn đến chết. Cây trồng trên hỗn hợp có 0,5% hydrogel thì đến ngày thứ 10 cây bị héo và chết vào ngày thứ 15. Trong khi đó ở nồng độ hydrogel 1 và 1,5% cây vẫn còn sinh

Thành phần bổ sungSố chồi, chồi/cây Chiều cao cây, cm Sinh khối tươi, g/cây

Dạ yến thảo Dừa cạn Dạ yến

thảo Dừa cạn Dạ yến thảo Dừa cạn

Đất sạch 6,7a 1,8a 23,1a 10,2a 23,1a 11,2a

1,5% hydrogel có DD 200X 7,5b 1,8a 28,8b 12,8b 28,8b 12,5b

1,5% hydrogel có DD 50X 7,0a 2,0a 32,3c 14,0c 32,4c 13,5c

1,5% hydrogel có DD 50X và oligoalginate 19,0c 2,3b 37,8d 17,4d 37,8d 15,7d

Page 91: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

91

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hình 4. Cây hoa Dạ yến thảo sau 25 ngày trồng trên đất sạch (ĐC) và trên đất có bổ sung hydrogel cố định ở các nồng độ 0,5, 1 và 1,5%

Số ngày khảo sát

Tình trạng cây

Đất sạch

Đất sạch + 0,5%

gel

Đất sạch + 1,0%

gel

Đất sạch + 1,5%

gel5 tươi tươi tươi tươi

10 héo héo tươi tươi15 chết chết tươi tươi20 chết chết tươi tươi25 chết chết héo tươi30 chết chết chết héo

trưởng rất tốt. Khi không tưới nước, đến ngày thứ 25 (kết quả ghi nhận ở hình 4) thì cây trồng có bổ sung 1,0% hydrogel bị héo, cây trồng ở nồng độ hydrogel 1,5% vẫn còn tươi và đến ngày thứ 30 thì cây trồng ở nghiệm thức có nồng độ hydrogel 1% bị chết và cây trồng ở nghiệm thức có nồng độ hydrogel 1,5% chỉ bắt đầu có hiện tượng bị héo. Do nồng độ hydrogel cao thì lượng nước giữ lại nhiều nên khả năng giữ nước tốt hơn ở các nồng độ thấp hơn và tốt hơn đất sạch. Như vậy, trồng cây ở nồng độ hydrogel 1,5% vừa giúp cây tăng trưởng tốt vừa giúp cây chịu được sự thiếu nước trong thời gian lâu nhất.

Bảng 4. Ảnh hưởng của các loại giá thể lên thời gian sống của cây hoa Dạ yến thảo

IV. KẾT LUẬNĐã chế tạo được vật liệu hydrogel cố định dinh

dưỡng từ 20% CMC, 20% PAM, 1% oligoalginate bằng phương pháp chiếu xạ ở liều xạ 15 kGy với hàm lượng gel là 61,9% và độ trương nước là 187,3 g/g. Vật liệu hydrogel khi bổ sung vào đất trồng không những có tác dụng giảm thiểu một cách đáng kể sự thoát hơi nước mà còn có tác dụng làm gia tăng sự sinh trưởng và phát triển của rau Cải bẹ dúng, hoa Dừa cạn và hoa Dạ yến thảo. Vật liệu hydrogel rất có triển vọng cho việc ứng dụng trong sản xuất hoa chậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢOAzzam, R.J.I., 1980. Agricultural Polymers:

Polyacrylamide preparation, application, and prospects in soil conditioning. Commun Soil Sci Plant Anal.,11: 767 - 834.

Bajpai, A.K. and Giri, A., 2003. Water sorption behaviour of highly swelling (carboxy methylcellulose-g-polyacrylamide) hydrogels and release of potassium nitrate as agrochemical. Carbohydr Polym., 53: 271 - 279.

Cotthem, W.V., 1999. Addressing desertification: Combination of Traditional Methods and New Technologies for Sustainable Development,

UNESCO International Hydrological Program. CSIR Conference Centre-Pretoria South Africa.

Liu, P., Zhai, M. and Wu, J.L., 2000. International Sympo - Sium on Radiation Technology in Emergent Industry Application (IACE), Being, China,

Luan, L.Q., Uyen, N.H.P. and Ha, V.T.T., 2009. Study on preparation of nutrient immobilized hydrogel for hydroponics culture. Nuclear Science and Technology, 4: 28-39.

Pourjavadi, A., Barzegar, S. and Mahdavinia, G.R., 2006. MBA-crosslinked Na-Alg/CMC as a smart full-polysaccharide superabsorbent hydrogels. Carbohydr Polym., 66: 386 – 395.

Suda, K., Wararul, C. and Manit, S., 2000. Radiation Modification of Water Absorption of Cassava Starch by Acrylic Acid/Acrylamide. Rad. Phys. Chem, 59: 413 - 427.

Wach, R.A., 2002. Hydrogel of radiation-induced cross-linked hydroxypropylcellulose, Macromol. Mater. Eng., 287: 285-295.

Yoshii, F., Zhao, L., Wach, R.A., Nagasawa, N., Mitomo, H. and Kume, T., 2003. Hydrogel of polysaccharide derivatives crosslinked with radiation at paste - like condition. Nuclear Instruments and Methods in Physics Research B: Beam Interation with Materials and Atoms, VI: 208 - 302.

Page 92: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

92

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Ngày nhận bài: 12/02/2017Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Ngày phản biện: 15/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Bìm bìm biếc hay còn gọi là Khiên

ngưu, Hắc sửu, Bạch sửu, Bìm lam có tên khoa học là Pharbitis nil (L.) thuộc họ Bìm bìm biếc (Convolvulaceae), phân bố rải rác phía Nam Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

Hạt Bìm bìm biếc có giá trị sử dụng cao trong Y học cổ truyền. Hiện nay, Bìm bìm biếc là thành phần chính trong bài thuốc thuốc bổ gan rất hữu ích với sản phẩm Boganic là sản phẩm nổi tiếng của công ty Traphaco đang được lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, cây Bìm bìm biếc vẫn chưa được đưa vào sản xuất đại trà, nguồn nguyên liệu chủ yếu thu từ cây mọc hoang dại, hoặc nhập khẩu nên chất lượng

nguyên liệu chưa được đảm bảo. Do đó, nghiên cứu trồng trọt cây Bìm bìm biếc là cần thiết, góp phần chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu, đưa việc sản xuất dược liệu cây Bìm bìm biếc dần dần ổn định về số lượng và chất lượng.

Mật độ gieo trồng với khoảng cách có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng. Bố trí mật độ khoảng cách hợp lý không chỉ là biện pháp kỹ thuật giúp cây trồng sử dụng hiệu quả nhất về đất đai, dinh dưỡng và ánh sáng để đạt năng suất cao nhất mà còn tạo được mối quan hệ tốt giữa các cá thể và quần thể cây trồng (Hà Thị Thanh Bình và cs., 2002). Bên cạnh đó, giàn leo cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng sinh trưởng dạng thân leo (Tony McCammon et al., 2015).

1 Công ty cổ phần Traphaco; 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU GIÀN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY BÌM BIẾC BIẾC (Pharbitis Nil L.)TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Dương Thị Duyên1, Nguyễn Thị Hà Ly1, Ninh Thị Phíp2, Nguyễn Tất Cảnh2

TÓM TẮTThí nghiệm tiến hành với 2 nhân tố (mật độ và kiểu giàn leo), bố trí theo kiểu ô chính ô phụ (SPD). Kết quả

nghiên cứu đã chỉ ra ở mật độ thưa (125.000 cây/ha) Bìm bìm biếc sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên năng suất thực thu không cao. Ở mật độ vừa phải (150.000 cây/ha), cây sinh trưởng kém hơn, nhưng năng suất thực thu cao hơn và đạt 16,43 tạ/ha. Bên cạnh đó, kiểu giàn leo chữ nhật cho kết quả sinh trưởng và năng suất cao hơn kiểu giàn chữ A. Mật độ 150.000 cây/ha, kiểu giàn chữ nhật cho năng suất cao nhất là 18,65 tạ/ha; mật độ 125.000 cây/ha, kiểu giàn hình chữ nhật cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 8,21tạ/ha.

Từ khóa: Bìm bìm biếc (Pharbitis nil), kiểu giàn, mật độ

Study on preparation of nutrient immobilized hydrogel by radiation technique applying for some plants (Brassica cruciferae var. sabauda,

Catharanthus roseus and Petunia hibrida) Duong Hoa Xo, Le Quang Luan

AbstractPreparation of nutrient immobilized hydrogel not only can solves the problem for water supply and nutrient effectiveness for plants, the materials have also several advantages such as control of soil moisture, reduction of water content and increases of nutrient use for crops. The nutrient immobilized hydrogel was successfully prepared from carboxylmethyl cellulose (CMC) and polyacrylamide (PAM) supplementing with nutrient and oligoalginate by using radiation technology. The material was prepared from 20% CMC, 20% PAM, 1% oligoalginate and nutrient at 15 kGy radiation having gel fraction about 61.9% and swelling degree about 187.3 g/g. The application of immobilized hydrogels prepared by radiation technology showed good effects on reducing water evaporation. The supplementation of immobilized hydrogels showed a better effect on increasing the growth and development of Brassica cruciferae var. sabauda, Catharanthus roseus and Petunia hibrida compared to those of the control. Key words: Hydrogel, nutrient immobilization, oligoalginate, radiation

Page 93: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

93

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kiểu giàn đến năng suất cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil) góp phần hoàn thiện quy trình trồng cây Bìm bìm biếc tại Việt Nam.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống cây Bìm bìm biếc do Công ty cổ phần

Traphaco cung cấp.

2.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ

trồng và kiểu giàn leo đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Bìm bìm biếc bao gồm 6 công thức:

- Nhân tố mật độ: M1: Mật độ 125.000 cây/ha (40 cm ˟ 20 cm); M2: Mật độ 150.000 cây/ha, (20 cm ˟ 25 cm); M3: Mật độ 187.500 cây/ha (20 cm ˟ 20 cm).

- Nhân tố kiểu giàn leo: G1: Kiểu giàn hình chữ A, cao 1,5 m; G2: Kiểu giàn khung hình chữ nhật, cao 1,5m.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, trong đó, nhân tố chính là mật độ trồng và nhân tố phụ là kiểu giàn leo. Tổng diện tích thí nghiệm (chưa kể dải bảo vệ) là 6 ˟ 3 ˟ 5 m2 = 90 m2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc áp dụng theo Quy trình kỹ thuật trồng cây Bìm bìm biếc của Traphaco, 2014.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/7/2014

đến tháng 15/12/2015 tại Khu thí nghiệm đồng

ruộng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.4. Các chỉ tiêu theo dõiThời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày);

chiều dài cây (cm); chỉ số diện tích lá (LAI) bằng phương pháp cân trực tiếp; chỉ số SPAD đo bằng máy minilab 502 của Nhật bản, tích lũy chất khô (g/cây); các yếu tố cấu thành năng suất: tổng số quả/cây, P1000 hạt (g); năng suất cá thể (NSCT) (g/cây); năng suất lý thuyết (NSLT); năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha).

2.5. Phương pháp xử lý số liệuMỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo phương pháp 5

điểm chéo góc đo đếm các chỉ tiêu tại thời điểm 1, 2, 3 tháng sau trồng và tại thời điểm thu hoạch. Số liệu tính giá trị trung bình của các công thức và trung bình 2 vụ, vụ thu 2014 và vụ thu 2015. Kết quả được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và chương trình IRRISTAT 5.0.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNKết quả nghiên cứu cho thấy thời gian đầu sinh

trưởng từ gieo đến mọc và thời gian từ trồng đếu leo giàn của cây Bìm bìm biếc không chịu ảnh hưởng của mật độ trồng và kiểu giàn leo. Kết quả cũng chỉ ra Bìm bìm biếc là cây có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn (100 ngày), thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng nhanh. Thời gian từ gieo đến mọc 4 ngày; từ trồng đến leo giàn 18 - 19 ngày.

Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kiểu giàn leo đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của cây Bìm bìm biếc

ĐVT: ngày

Ghi chú: Số liệu trên các bảng 1, 2, 3, 4, 5 là kết quả nghiên cứu từ năm 2014 đến 2015.

Công thức

Thời gian nảy

mầm

Thời gian từ trồng đến bắt đầu leo giàn

Thời gian từ trồng đến bắt

đầu ra hoa

Thời gian từ ra hoa đến

hình thành quả

Thời gian thu hoạch

lứa 1

Thời gian sinh

trưởng

G1M1 4 18 26 2 65 105M2 4 18 28 2 65 99M3 4 19 30 2 66 97

G2M1 4 18 26 2 63 105M2 4 18 28 2 64 101M3 4 18 28 2 65 94

Mật độ trồng vào kiểu giàn leo khác nhau có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây Bìm bìm biếc ở các giai đoạn từ trồng đến ra hoa, từ trồng đến thu hoạch. Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần 1 dao động từ 63 - 66 ngày, lần lượt tại các công thức G2M1 và G1M3. Khi trồng Bìm bìm biếc với kiểu giàn G2 và mật độ thưa M1 cây nhanh ra hoa, nhanh

cho thu quả do sự sinh trưởng mạnh hơn, tích lũy nhiều hơn, không phải cạnh tranh nhiều như các công thức khác. Điều này được giải thích theo tác giả Kaede C. Wada et al., 2013 cho rằng cây Bìm bìm biếc khá nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố ánh sáng. Khi trồng dầy, sinh trưởng thân lá mạnh, thiếu ánh sáng, cây ít ra hoa.

Page 94: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

94

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kiểu giàn leo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Bìm bìm biếc tại thời điểm thu hoạch

Ghi chú: Bảng 2, 3, 4, 5: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Công thức Tổng số lá/thân chính (lá/cây)

Chiều dài thân chính (cm)

Đường kính thân chính (mm)

G1M1 45,89 b 356,63 b 4,27 abM2 45,65 cd 351,20 b 4,25 abM3 45,46 d 354,53 b 4,20 ab

G2M1 46,60 a 375,58 a 4,38 aM2 45,91 b 358,81 b 4,26 abM3 45,72 bc 362,01 ab 4,26 ab

M1 46,25 366,11 4,33 M2 45,78 355,01 4,26M3 45,59 358,27 4,23G1 45,67 354,12 4,24G2 46,08 365,47 4,30

LSD.05(M) 0,17 10,14 0,10LSD.05(G) 6,41 16,13 1,18

LSD.05(M*G) 0,23 14,35 0,14CV% 3,60 4,20 3,20

Với mật độ dày cây phải cạnh tranh dinh dưỡng nhiều, làm cho tổng thời gian sinh trưởng ngắn chỉ đạt 95 ngày ở mật độ M3. Ngược lại ở mật độ

thưa hơn (M1) cây có TGST lâu hơn, đạt 105 ngày sau gieo.

Kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 2 cho thấy: Mật độ trồng và kiểu giàn leo có ảnh hưởng nhiều đến số lá/cây; chiều dài cây; đường kính thân. Tại thời điểm thu hoạch, ở các công thức G2M1 (mật độ thưa và giàn chữ A) cho số lá/cây (46,6 lá/cây) và đường kính thân (4,38 mm) cao nhất trong khi đó ở công thức G1M3 (giàn chữ A và mật độ dầy) cho số lá/cây (45, 46 lá/cây) và đường kính thân (4,2 mm) thấp nhất. Như vậy, với mật độ thưa, cây trồng phát triển mạnh, đường kính thân phát triển hơn cây trồng ở mật độ dày.

Theo Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Tấn Lê (2015), chỉ số diện tích lá là yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả quang hợp và tiền đề tạo nên năng suất của cây trồng. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến LAI của cây Bìm bìm biếc cho thấy: LAI tăng dần, từ 60 ngày sau gieo LAI đạt cực đại, sau đó giảm dần, sinh trưởng thân lá bị giảm mạnh nên chỉ số diện tích giảm (Bảng 3). Kết quả nghiên cứu chỉ rõ tại công thức G1M3, cây Bìm bìm biếc phát triển mạnh nhất với LAI tại các thời điểm 30, 60, 90 ngày lần lượt là 1,56 - 6,42 - 4,68 m2 lá/m2 đất, sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI, 2000), chỉ số diệp lục tố (SPAD) có tương quan thuận với hàm lượng đạm trong lá là cơ sở để đánh giá khả năng quang hợp của cây mạnh hay yếu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức G1M3, mặc dù cây phát triển mạnh nhất qua các thời kỳ có chỉ số diện tích lá cao nhất nhưng chỉ số SPAD thấp. Chỉ số SPAD đạt cao nhất tại thời điểm 30 ngày sau gieo ở công thức M1G1 nhưng ở 60 và 90 ngày lại đạt cao nhất tại công thức G2M1. Có thể thấy mật độ thấp và kiểu giàn leo hình chữ nhật G2M1 giúp cho cây phát triển thân lá, điều kiện thông thoáng không phải cạnh tranh nhiều, tạo điều kiện để cho cây quang hợp tốt hơn.

Mỗi giai đoạn phát triển của cây trồng đều liên quan mật thiết đến các yếu tố cấu thành năng suất liên quan đến từng giai đoạn phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kiểu giàn leo đến khả năng tích lũy chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Bìm bìm biếc được trình bày trong bảng 4.

Page 95: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

95

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 3. Ảnh hưởng mật độ trồng và kiểu giàn leo đến chỉ số LAI và chỉ số SPAD của cây Bìm bìm biếc

Công thứcLAI (m2 lá/m2 đất) Chỉ số SPAD

30 ngày sau gieo

60 ngày sau gieo

90 ngày sau gieo

30 ngày sau gieo

60 ngày sau gieo

90 ngày sau gieo

G1M1 1,08 e 3,39 f 2,42 e 36,0 a 44,1 ab 26,8 bM2 1,28 c 4,53 d 3,43 c 35,3 c 43,7 cd 25,1 dM3 1,56 ab 6,42 a 4,68 a 35,2 d 43,7 cd 22,8 e

G2M1 1,10 e 3,88 e 2,57 d 35,6 e 45,0 a 29,0 aM2 1,27 cd 5,18 c 3,47 c 33,3 bc 44,0 b 26,8 bM3 1,57 a 6,06 b 4,03 b 34,1 de 43,6 d 25,7 c

M1 1,09 3,64 2,50 35,8 44,5 27,9M2 1,28 4,86 3,45 34,3 43,9 25,9M3 1,57 6,24 4,35 34,7 43,7 24,3G1 1,31 4,78 3,51 35,5 43,8 24,9G2 1,31 5,04 3,36 34,3 44,2 27,2

LSD.05(M) 0,06 0,06 0,04 0,04 0,10 0,06LSD.05(G) 0,41 2,14 3,83 19,72 13,17 15,37

LSD.05(M*G) 0,09 0,09 0,06 0,06 0,14 0,09CV% 4,40 4,10 4,60 3,40 3,10 3,80

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kiểu giàn leo đến khả năng tích lũy chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Bìm bìm biếc

Công thức Tích lũy chất khô(g/cây)

Số quả chắc(quả/cây)

Tỷ lệ nhân(%)

P1000 hạt (g)

G1M1 13,62 f 113,12 ab 95,73 ab 34,72 aM2 16,83 e 107,12 cd 94,09 cd 33,87 abM3 21,30 b 94,98 d 93,14 d 33,17 bc

G2M1 17,54 d 119,97 a 95,91 a 34,57 abM2 20,63 c 111,34 ab 95,34 ab 33,36 abM3 25,95 a 99,01 cd 93,84 d 33,02 c

M1 15,58 116,55 95,82 34,65M2 18,73 109,23 94,72 33,62M3 23,63 97,00 93,49 33,10G1 17,25 105,07 94,32 33,92G2 21,37 110,11 95,03 33,65

LSD.05(M) 0,06 6,32 0,94 1,09LSD.05(G) 11,25 38,52 13,07 5,09

LSD.05(M*G) 0,08 8,93 1,33 1,55CV% 3,50 5,40 4,10 1,20

Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng thưa (M3) làm tăng khả năng tích lũy chất khô của cây. Kiểu giàn leo hình chữ nhật (G2) tạo điều kiện cho cây tăng trưởng mạnh hơn, làm tăng sinh khối. Khả năng tích lũy chất khô cao nhất tại công thức G2M3 (25,95 g/cây) và thấp nhất tại công thức G1M1 (13,62 g/cây).

Khi tăng mật độ trồng (M3) do số cây/m2 cao nên số quả chắc/cây đạt thấp nhất (97 quả/cây), cao nhất ở công thức trồng thưa M1 (116,55 quả/cây) sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Kiểu giàn chữ A (G1) số quả chắc/cây thấp hơn (105,07 quả/cây) so với kiểu giàn G2 (chữ nhật) là 110,11 quả/

Page 96: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

96

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

cây (p<0,05).Mật độ có ảnh hưởng tới khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) của cây Bìm bìm biếc. Mật độ trồng (M1) có P1000 hạt cao nhất (34,65 g) cao hơn hẳn khối lượng 1000 hạt ở M3 (33,1 g) ở độ tin cậy 95%.

Kiểu giàn leo ảnh hưởng không đáng kể đến P1000 hạt, khối lượng 1000 hạt dao động từ 33,65 - 33,92 g. Tuy nhiên ở kiểu giàn chữ A (G1) P1000 hạt có xu hướng cao hơn so với kiểu giàn G2 (chữ nhật).

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Vì vậy, các chỉ tiêu về năng suất luôn được quan tâm trong nghiên cứu và sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kiểu giàn leo đến năng suất của cây Bìm bìm biếc được trình bày trong Bảng 5.Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng và kiểu giàn leo

đến năng suất của cây Bìm bìm biếc

Mật độ trồng có ảnh hưởng đến năng suất cá thể (NSCT) của cây Bìm bìm biếc. Năng suất cá thể cao nhất ở mật độ M1 (10,24 g/cây) và thấp nhất ở mật độ M3 (13,95 g/cây) sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Các kiểu giàn leo khác nhau không ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất cá thể của cây, dao động từ 11,75 - 12,35 g/cây và kiểu giàn chữ A (G1) cho năng suất cá thể thấp hơn kiểu giàn hình chữ nhật (G2).

Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và kiểu giàn leo đến năng suất cá thể của cây Bìm bìm biếc công thức G1M3 (trồng dầy và kiểu giàn leo chữ A) năng suất thấp nhất là 10,11 g/cây, cao nhất là 14,29 g/cây

tại công thức G2M1 (p<0,05).Năng suất lí thuyết (NSLT) : Kết quả nghiên cứu

cho thấy ở công thức G2M3 năng suất lý thuyết cao nhất (19,46 tạ/ha), thấp nhất ở công thức G1M1 (17,09 tạ/ha).

Khi trồng mật độ quá cao, dù năng suất lý thuyết cao nhưng năng suất thực thu (NSTT) thấp. Năng suất thực thu được cao nhất ở M2 (16,43 tạ/ha), năng suất thực thu thấp nhất là 10,50 tạ/ha ở mật độ M1 (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thực thu trước đó. Kết quả nghiên cứu của Zhu YG et al., (2015) cũng cho rằng mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô và cây đậu tương, trong đó cây ngô ảnh hưởng mạnh hơn cây đậu tương, mật độ trồng quá cao làm giảm năng suất thực thu. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cs. (2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất dưa hấu cho rằng mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế. Mật độ trồng 9.000 cây/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt hơn các mật độ trồng khác, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Kiểu giàn leo ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây Bìm bìm biếc. Sử dụng giàn leo hình chữ nhật cho năng suất cao hơn chữ A. công thức G2M2 (hình chữ nhật và 150.000 cây/ha) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 18,67 tạ/ha ở độ tin cậy 95%.

IV. KẾT LUẬN- Mật độ và kiểu giàn leo có ảnh hưởng đến sinh

trưởng, năng suất cây Bìm bìm biếc. - Sử dụng giàn leo hình chữ nhật, bố trí trồng ở

mật độ vừa phải (150.000 cây/ha) cho năng suất cao nhất đạt 18,65 tạ/ha trong điều kiện vụ Thu tại Gia Lâm Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Huy Bích, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở

Việt Nam, tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 557-560.

Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Tất Cảnh, Phùng Đăng Chính, Nguyễn Ích Tân, 2002. Trồng trọt đại cương. NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Tấn Lê, 2015. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trồng tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM Số 12(78).

Công thức NSCT (g/cây)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

G1M1 13,60 ab 17,09 c 8,53 cM2 11,55 ab 17,39 bc 14,19 bcM3 10,11 c 19,00 ab 10,84 bc

G2M1 14,29 a 17,95 ab 12,47 bcM2 12,40 ab 18,68 ab 18,67 aM3 10,36 bc 19,46 a 14,75 ab

G1 13,95 17,52 11,19G2 11,98 18,04 15,30M1 10,24 19,23 10,50M2 11,75 17,83 16,43M3 12,35 18,70 12,80

LSD.05(M) 2,39 1,10 2,97LSD.05(G) 7,62 10,17 7,67

LSD.05(M*G) 3,38 1,56 4,20CV% 5,50 4,60 6,70

Page 97: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

97

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2.

IRRI, 2000. Use of chlorophyll meter for efficient N management in rice. Crop Resource Management Network Technology Brief (1). IRRI, Manila, Philippines.

Kaede C. Wada, Mizuki Yamada, Kiyotoshi Takeno,

2013. Stress-Induced Flowering in Pharbitis -A Review. American Journal of Plant Sciences Vol 4, 74-79.

Tony Mc Cammon, Jennifer Jensen, Susan M.Bell, Wayne B. Jones, 2015. Master gardener program handbook, University of Idaho, Moscow, chapter 20, p20-27.

Zhu YG, Gao FJ, Cao PP, Wang LZ, 2015. Effect of plant density on population yield and economic output value in maize-soybean intercropping. Ying Yong Sheng Tai Xue Bao. Pp:1751-8.

Ngày nhận bài: 29/01/2017Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

Ngày phản biện: 9/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017

Effect of climbing flame and plant density on seed yield of morning glory (Pharbitis nil L.)

Duong Thi Duyen, Nguyen Thị Ha Ly, Ninh Thi Phip, Nguyen Tat Canh

AbstractTwo factor experiments were conducted at Gia Lam Hanoi and were designed in split plot (SPD) with plant density as main factor; climbing flame as sub factor. The results showed that Morning glory plants grew well at treatment of 125,000 plant/ha, however, the yield was low while planting at treatment of 150,000 plant/ha, the real yield (16.43 quintal /ha) was higher than that of other treatments. When using the rectangle climbing flame, the Morning glory plants grew and developed well and the yield was higher than using A climbing flame. The highest seed yield (18.65 quintal/ha) was received in the treatment of rectangle climbing flame. Key words: Morning glory (Pharbitis nil L.), climbing flame, plant density

1 Viện Môi trường Nông Nghiệp; 2 Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT3 Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH VÀ QUẢNG NINH

Lê Thị Thanh Thuỷ1 , Nguyễn Hồng Sơn2, Đỗ Phương Chi1, Trần Quốc Việt1, Bùi Thị Lan Hương1, Đỗ Thị Thu Hà3

TÓM TẮTBài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về chất lượng nước nuôi tôm tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam

Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng môi trường nước nuôi tôm tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam Định ở vùng ven biển Bắc Bộ chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ như P, K, DO, NH4, TSS và Coliform. Đặc biệt trong nước thải sau nuôi, hàm lượng các chỉ tiêu trên đều cao. Hầu hết nước thải sau nuôi không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đây cũng là trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm cho môi trường vùng nuôi.

Từ khóa: Chất lượng nước, nuôi tôm nước lợ, Nam Định, Quảng Ninh

I. ĐẶT VẤN ĐỀNuôi tôm nước lợ ở các vùng ven biển Bắc bộ

đang phát triển mạnh. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013, khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) có 11 tỉnh, thành phố nuôi tôm nước lợ. Diện tích nuôi 30.531 ha, chiếm 4,7% diện tích nuôi tôm mặn lợ của cả nước; sản lượng 43.616 tấn, chiếm khoảng 8% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước. Đặc biệt ở

hai tỉnh Nam Định và Quảng Ninh đã thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư để nuôi tôm theo hướng thâm canh. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các vùng nuôi tôm không có quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước riêng, nước cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản đều dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nước thải sau

Page 98: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

98

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

nuôi cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường do chất thải nuôi tôm (thức ăn dư thừa, phân tôm) không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nguồn nước thải này được thải chung vào hệ thống kênh mương trong vùng. Vì vậy, nguồn nước cấp có nguy cơ ô nhiễm là không thể tránh khỏi, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm để giúp các địa phương có được các giải pháp quản lý và xử lý nước hiệu quả, để nghề nuôi tôm phát triển tại các tỉnh ven biển Bắc bộ.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu - Chất lượng nước vùng nuôi tôm tại 2 tỉnh Nam

Định và Quảng Ninh.

2.2. Phương pháp nghiên cứuTiến hành thu mẫu nước tại các vùng nuôi tôm

ven biển của 2 tỉnh Quảng Ninh và Nam Định. Mẫu nước được thu từ nguồn nước cấp, nước trong ao và nước thải sau nuôi vào mùa mưa và mùa khô.

- Với nguồn nước cấp: Mỗi tỉnh thu 10 mẫu /vụ từ các sông chính, mương cấp 2 và kênh dẫn trực tiếp vào ao.

- Với nước trong ao nuôi và nước thải sau nuôi: mỗi tỉnh chọn 20 ao nuôi đại diện, thu mẫu trong ao và mẫu nước thải sau nuôi trong mùa mưa và mùa khô.

Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN6663-1(ISO 5667-1: 2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu: Phần 1 hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

Chỉ tiêu phân tích: Phân tích các chỉ tiêu: As, Cd, Hg, Cu, Fe, Al, DO, pH, COD, BOD5, TN, TP, NH4, TSS, độ đục, dư lượng thuốc BVTV, Chlorofil, NH3, NO2, coliform, fecal coliform.

Mẫu thu tại các điểm đã lựa chọn được bảo quản và vận chuyển về Phòng phân tích thuộc Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường - Viện Môi trường nông nghiệp.

Thiết bị phân tích các chỉ tiêu: máy UV/VIS; GC/MS, HPLC, AAS.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng môi trường nước vùng nuôi tôm tỉnh Quảng Ninh

Nuôi trồng thủy sản ven biển luôn tác động qua

lại đối với môi trường, đó là môi trường tác động đến nuôi trường nuôi thủy sản và ngược lại hoạt động này cũng mang lại nhiều tác động đến môi trường. Các vùng nuôi tôm nước lợ ở Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở vùng ven biển. Hầu hết các vùng nuôi đều chung kênh cấp và thoát nước, vì vậy chất lượng nước cấp cho các ao nuôi cũng bị ảnh hưởng. Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường vùng nuôi tôm Quảng Ninh tại bảng 1, 2, 3.

- Chất lượng nước cấp: Qua kết quả phân tích bảng 1 cho thấy, có 6/20 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép (chiếm 30,0%) gồm các chỉ tiêu P; K; DO; NH4; TSS; Colifom, trong đó chỉ tiêu K có số mẫu vượt tiêu chuẩn cao nhất (chiếm 80-100%), tiếp đến chỉ tiêu P, NH4, TSS và Colifom (QCVN10:2008/BTNMT, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và chất lượng nước trong NTTS của Boyd năm 1998). Riêng chỉ tiêu DO số mẫu không đạt tiêu chuẩn chiếm 40-50%. Chỉ tiêu kim loại nặng hầu như không phát hiện thấy trong nguồn nước, riêng chỉ tiêu Cu có xuất hiện vào mùa mưa, tuy nhiên với nồng độ thấp.

- Chất lượng nước ao nuôi: Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy, có 3/20 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép (chiếm 15,0%) gồm các chỉ tiêu P, NH4, TSS. Chỉ tiêu P có số mẫu vượt tiêu chuẩn chiếm 30% (2 mùa), mức độ vượt từ 1,5 - 2 lần so với tiêu chuẩn. Chỉ tiêu NH4, TSS có số mẫu vượt tiêu chuẩn từ 10 - 20%.

Chỉ tiêu Cu và Fe có xuất hiện trong một số mẫu nước thu vào mùa mưa nhưng với nồng độ thấp. Không phát hiện dư lượng thuốc BVTV trong nước ao nuôi.

- Chất lượng nước thải sau nuôi: Kết quả phân tích tại bảng 3 cho thấy, 100% số mẫu ở 2 mùa có chỉ tiêu DO không đạt tiêu chuẩn. Không phát hiện thấy kim loại nặng (Hg, Cd, As và Al) trong các mẫu (cả 2 mùa). Chỉ tiêu Cu, Fe phát hiện thấy có trong mẫu thu ở mùa mưa nhưng nồng độ thấp, không phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV trong các mẫu nước.

Nhận xét chung: Kết quả khảo sát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy nước cấp cho vùng nuôi tôm được lấy trực tiếp từ biển, các thông số môi trường chủ yếu nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn nước nuôi tôm. Tuy nhiên, tại một số kênh dẫn trong khu vực nuôi có hiện tượng ô nhiễm cục bộ về hữu cơ.

Page 99: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

99

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 1. Hiện trạng chất lượng nước cấp cho vùng nuôi tôm Quảng Ninh

Ghi chú: Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6: * QC10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; ** Theo Boyd,1998 yêu cầu về chất lượng nước trong nuôi thủy sản; *** QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ.

STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

1 N mg/l 0,1-10** 0,012-3,4 - - 0,084-3,01 - -2 P mg/l 0,005-0,2** 0,003-0,38 40 0 -1,9 0,009-0,44 40 1,8-2,23 K mg/l 1-10** 1,52-27,6 80 1,6-2,7 1,72-2,94 100 1,7-2,94 As mg/l 0,01* nd - - nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* nd-0,003 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* nd - - nd - -9 Al mg/l nd - - nd - -

10 DO mg/l >3,5* 2,5-5.6 40 1,6-5,2 50 -11 pH - 6,5 - 8,5* 7,2-7,6 - - 7,1-8,3 - -

12 COD mg/l <150*** 1,6-21 - - 2,8-23 - -

13 BOD5 mg/l <50*** 0,65-6,9 - - 1,3-8,5 - -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,076-0,33 40 0-3 0,094-0,45 30 0-415 TSS mg/l <150*** 32,4-243,7 30 1,2 42,4-218,4 450 1,2

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l <0,1** 0,0039-0,17 - - 0,0044-0,18 - -

18 NO2 mg/l <0,3** 0,001-0,019 - - 0,0021-0,021 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) 1000* 112-1513 10 0-1,5 98-1813 10 0-1,8

20 Fecal coli-form

(MP-N/100ml) 70-1000 - - 80-1350

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 6 chỉ tiêu: P; K; DO,TSS, NH4; Coliform

6 chỉ tiêu: P; K; DO,TSS, NH4; Coliform

3.2. Hiện trạng môi trường nước vùng nuôi tôm tỉnh Nam Định

Hiện nay, diện tích nuôi tôm vùng ven biển Nam Định tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự gia tăng về diện tích nuôi là sự gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy,

trong khu vực nuôi tôm của các hộ nuôi có hệ thống cấp và thoát nước riêng, nhưng nước thải sau nuôi thải ra kênh chung của vùng nuôi, vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tại Nam định được thể hiện tại bảng 4, 5, 6.

Page 100: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

100

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 2. Hiện trạng chất lượng nước trong ao nuôi tôm tại Quảng Ninh

STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

1 N mg/l 0,1-10** 0,18-2,1 - - 0,93-2,22 P mg/l 0,005-0,2** 0,009-0,31 30 1,5-1,8 0,008-0,41 30 1,6-23 K mg/l 1-10** 1,52-3,21 - - 1,78-3,39 - -4 As mg/l 0,01* nd - - nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* nd-0,002 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* nd-0,03 - - nd - -9 Al mg/l nd - - nd - -

10 DO mg/l >3,5* 4,8- 8,9 - - 4,3-10,1 - -11 pH - 7-9* 7,2-8,6 - - 7,3-8,1 - -

12 COD mg/l 3* <150*** 1,4-15,5 - - 1,6-17,8 - -

13 BOD5 mg/l <50*** 0,67-4,3 - - 0,72-8,1 - -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,14 - 0,22 10 0-2 0,011-0,19 20 0-1,9

15 TSS mg/l <150*** 31,14 - 206,5 20 1,2 32.5-203,6 15 0-1,2

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l <0,1** 0,0063-0,11 - - 0,0045-0,105 - -

18 NO2 mg/l <0,3** 0-0,016 - - 0 - 0,019 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) 1000* 99-402 - - 102-715 - -

20 Fecal coliform

(MP-N/100ml) - - - - 90-450 - -

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 3 chỉ tiêu: P,NH4, TSS 3 chỉ tiêu: P,NH4, TSS

- Chất lượng nước cấp: Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại bảng 4 cho thấy, cả 2 mùa đều có 6/20 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép (chiếm 30,0%) gồm các chỉ tiêu P, K, DO, NH4; TSS; Coliform, trong đó chỉ tiêu K có 100% số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép, tiếp đến là P có 50-60%; chỉ tiêu NH4; TSS

và Coliform có số mẫu vượt tiêu chuẩn từ 20-30%. Riêng chỉ tiêu DO số mẫu không đạt tiêu chuẩn chiếm 30-40% (QCVN10:2008/BTNMT, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và chất lượng nước trong NTTS của Boyd,1998).

Page 101: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

101

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 3. Hiện trạng chất lượng nước thải sau nuôi tôm tại Quảng Ninh

STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

thực tế

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

thực tế

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

0,1-10** 0,23-3,4 0,22-3,012 P mg/l 0,005-0,2** 0,009-0,53 50 0-2,6 0,01-0,64 70 0-3,23 K mg/l 1-10** 1,82-28,9 25 1-2,8 1,74-30,9 35 1-3,14 As mg/l 0,01* nd - - nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* nd-0,003 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* nd-0,038 - - nd - -9 Al mg/l Nd - - nd - -

10 DO mg/l >3,5*** 1,4-3,2 100 - 1,6-3,3 100 -11 pH - 5,5 - 9* 7,1-7,4 0 - 7,3-7,9 - -

12 COD mg/l <150* 5,4-22,1 0 - 5,8-23,7 - -

13 BOD5 mg/l <50* 1,3-11,3 0 - 1,7-19,2 - -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,24-0,31 30 0-3,1 0,24-0,28 20 0-2,8

15 TSS mg/l <100* 41,2-321,5 60 3,1 41,8-289,6 75 2,9

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l - 0,012-0,19 - - 0,01-0,206 - -

18 NO2 mg/l - 0,0012-0,035 - - 0,011-0,038 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) <5000* 212-998 - - 224-1550 - -

20 Fecal coliform

(MP-N/100ml) - - - - 170-1280 - -

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 5 chỉ tiêu:P; K; DO; NH4;TSS 5 chỉ tiêu:P; K; DO; NH4;TSS

Một số kim loại nặng như Cu, Fe, Al có xuất hiện trong một số mẫu nhưng với hàm lượng thấp. Hàm lượng Cu xuất hiện vào mùa mưa dao động từ 0,001 - 0,004mg/l, nhưng ở mùa mưa khô không xuất hiện.

- Chất lượng nước ao nuôi: Kết quả phân tích tại bảng 5 cho thấy, ở cả hai mùa mùa mưa và mùa khô

có 3/20 (chỉ tiêu P, TSS, NH4) vượt tiêu chuẩn cho phép (chiếm 15%). Chỉ tiêu P có số mẫu vượt tiêu chuẩn chiếm 25% (mùa mưa) và 30% (mùa khô), mức độ vượt từ 1,6 - 2,2 lần so với tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu kim loại nặng không phát hiện thấy trong các mẫu, chỉ tiêu Fe có xuất hiện nhưng với hàm lượng thấp, dao động từ 0 - 0,038mg/l.

Page 102: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

102

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 4. Hiện trạng chất lượng nước cấp cho vùng nuôi tôm tỉnh Nam Định

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

1 N mg/l 0,1-10** 0,09-3,1 - - 0,081-3,02 - -2 P mg/l 0,005-0,2** 0,004-0,42 50 0-2,1 0,008-0,43 60 0-2,13 K mg/l 1-10** 1,68-28,2 100 1,6-2,8 1,60-29,6 100 1,6-2,94 As mg/l 0,01* nd - - nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* 0,001-0,004 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* nd - 0,023 - - nd-0,032 - -9 Al mg/l nd - 0,001 - - nd-0,001 - -

10 DO mg/l >3,5*** 2,3 - 5,7 30 0-1,14 1,3-5,5 40 0-1,111 pH - 6,5 - 8,5* 7,1 - 7,7 - - 7,2-8,4 - -

12 COD mg/l <150*** 1,4 - 20 - - 2,4-22,0 - -

13 BOD5 mg/l <50*** 0,62 - 6,8 - - 1,1-8,3 - -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,079 - 0,30 30 0-3 0,092-0,342 50 0-34

15 TSS mg/l <150*** 32,2 - 245,4 30 0-1,5 43,0-220,5 40 0-1,5

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l <0,1** 0,0041 - 0,176 - - 0,0044 -

0,18 - -

18 NO2 mg/l <0,3** 0,001-0,018 - - 0,002-0,023 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) 1000* 100-1500 20 0-1,5 100-1800 30 0-1,8

20 Fecal coliform

(MP-N/100ml) - 80-1100 - - 85-1400 - -

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 6 chỉ tiêu: P; K; DO; NH4+; TSS;

Coliform6 chỉ tiêu: P; K; DO; NH4

+; TSS; Coliform

- Chất lượng nước thải ao nuôi: Qua kết quả bảng 6 cho thấy, có 5 chỉ tiêu gồm P; K; DO; NH4; TSS vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm 25%. Trong đó 100% số mẫu có hàm lượng DO thấp (<3,5mg/l) không đạt tiêu chuẩn; tiếp đến là chỉ tiêu TSS và P có số mẫu vượt tiêu chuẩn là 75% - 85% và 50 - 60%. Mức độ vượt của các chỉ tiêu từ 1 - 3,8 lần so với tiêu chuẩn. Một số kim loại nặng Hg, Cd và As không phát hiện thấy trong các mẫu thu ở cả 2 mùa. Cu, Fe,

Al tuy có phát hiện thấy trong mẫu thu ở mùa mưa nhưng nồng độ thấp. Dư lượng thuốc BVTV không phát hiện thấy trong các mẫu thu.

IV. KẾT LUẬN- Chất lượng nước cấp vùng ven biển Quảng

Ninh và Nam Định đa số đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, có 6/20 chỉ tiêu có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép là

Page 103: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

103

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 5. Hiện trạng chất lượng nước trong ao nuôi tôm tỉnh Nam Định

 STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

1 N mg/l 0,1-10** 0,16- 2,2 0 0,83-2,3 0 -2 P mg/l 0,005-0,2** 0,008- 0,32 25 0 - 1,6 0,006 - 0,44 30 0 - 2,23 K mg/l 1-10** 1,54-3,26 - - 1,8 - 3,1 - -4 As mg/l 0,01* nd - - nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* nd- 0,003 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* 0 - 0,03 - - nd - 0,038 - -9 Al mg/l nd - - nd - -

10 DO mg/l >3,5*** 5,6 - 7,6 - - 4,4 - 10,2 - -11 pH - 7-9* 7,4- 8,4 - - 7,2 - 8,3 - -

12 COD mg/l 3* <150*** 1,3 -7,3 - - 1,9 - 18,2 - -

13 BOD5 mg/l <50*** 0,82 - 4,2 - - 0,75 - 8,4 - -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,12 - 0,25 10 0-2 0,09 -0,19 15 0-2

15 TSS mg/l <150*** 30,8 - 208,4 15 0-1,2 31 - 201,4 15 0-1,2

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l <0,1** 0,0063 - 0,11 - - 0,0045 -

0,105 - -

18 NO2 mg/l <0,3** 0 - 0,014 - - 0 - 0,018 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) 1000* 100 - 500 - - 100 - 700 - -

20 Fecal coliform

(MP-N/100ml) - 80 - 400 - - 80 - 500 - -

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 3 chỉ tiêu: P; TSS, NH4 3 chỉ tiêu: P;TSS, NH4

P; K; DO; NH4+; TSS; Coliform. Vì vậy, trước khi cấp

nước cho ao nuôi, nước cần phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn mới nên thả tôm.

- Nước trong ao nuôi tôm của hai tỉnh Nam Định và Quảng Ninh đều có 3/20 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép: 3 chỉ tiêu: P; TSS, NH4 số lần vượt cao nhất là 1,6; 2 và 1,2 lần.

- Nước thải ao nuôi ở 2 tỉnh Nam Định và Quảng Ninh có 5/20 chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép (P; K; DO; NH4; TSS) các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn từ 2,8 đến 3,6 lần. Hầu hết các vùng nuôi tôm đều không có ao chứa để xử lý nước thải sau nuôi, nước sau nuôi thải trực tiếp ra kênh mương làm cho chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ.

Page 104: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

104

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Bảng 6. Hiện trạng chất lượng nước thải sau nuôi tôm tại Nam Định

STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Quy chuẩn chất lượng

Mùa mưa Mùa khô

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

Giá trị quan trắc

% số mẫu vượt quy

chuẩn

Mức độ vượt so với quy chuẩn (lần)

1 N mg/l 0,1-10** 0,21- 3,3 0,23-3,012 P mg/l 0,005-0,2** 0,008 - 0,56 60 0 - 2,8 0,009 - 0,68 50 0 - 3,4

3 K mg/l 1-10** 188 - 287 20 18,8 - 28,7 180 – 311 30 18,0 -

31,04 As mg/l 0,01* nd - - Nd - -5 Cd mg/l 0,005* nd - - nd - -6 Hg mg/l 0,001* nd - - nd - -7 Cu mg/l 0,03* nd - 0,0032 - - nd - -8 Fe mg/l 0,1* nd - 0,041 - - nd - -9 Al mg/l nd - 0,003 - - nd - -

10 DO mg/l >3,5*** 1,2 - 3,4 100 - 1,1 - 3,2 100 -11 pH - 5,5 - 9* 7 - 7,7 0 - 7,1 - 7,8 0 -

12 COD mg/l <150* 5,6 - 24,3 0 - 6,4 – 26 0 -

13 BOD5 mg/l <50* 1,5 - 12,4 0 - 1,8 – 20 0 -

14 NH4 mg/l 0,1* 0,23 - 0,36 25 2-3,6 0,22 - 0,38 15 2-3,8

15 TSS mg/l <100* 40 - 311,3 75 0-3,1 40,5 - 300,4 85 0-3,0

16Dư lượng thuốc BVTV

mg/l - nd - - nd - -

17 NH3 mg/l - 0,012 - 0,19 - - 0,01 - 0,206 - -

18 NO2 mg/l - 0,009 - 0,038 - - 0,012 -

0,041 - -

19 Coliform (MP-N/100ml) <5000* 200 - 1000 0 - 220 - 1500 0 -

20 Fecal coli-form

(MP-N/100ml) - 160 - 800 - - 160 - 1250 - -

Số chỉ tiêu vượt giới hạn 5 chỉ tiêu:P; K; DO; NH4;TSS 5 chỉ tiêu:P; K; DO; NH4;TSS

TÀI LIỆU THAM KHẢOBoyd, C.E., Gross, A., 1998. Use of probiotics for

improving soil and water quality in aquaculture ponds. In: Flegel, T.W. (Ed.), Advances in Shrimp Biotechnology. 5th Asian Fisheries Forum, Chiangmai, Thailand, pp. 101–106.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ - QCVN 10:2008/BTNMT.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT.

http://www.daotao.vasep.com.vn/Thu-Vien-Tai-Lieu/777_3091/Quan-ly-chat-luong-nuoc-ao-nuoi-thuy-san.htm.

http://thuysanvietnam.com.vn/5-dia-phuong-nuoi-tom-lon-nhat-mien-bac-article-8206.tsvn.

Page 105: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

105

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Status of water quality of shrimp aquaculture in Nam Dinh and Quang Ninh provinces

Le Thi Thanh Thuy, Nguyen Hong Son, Do Phuong Chi, Tran Quoc Viet, Bui Thi Lan Huong, Do Thi Thu Ha

AbstractWater quality of shrimp aquaculture in Nam Dinh and Quang Ninh provinces was analyzed in the study. Results showed that water of shrimp farming in Quang Ninh and Nam Dinh provinces was mainly polluted by organic factors such as P, K, DO, NH4, TSS and total coliform. Especially in waste water of culture pond, concentrations of above factors were higher. Most of the wastewater of culture pond was not treated when discharged into the environment. This is a potential risk causing epidemics in areas.Key words: Water quality, brackish shrimp, Nam Dinh, Quang Ninh

Ngày nhận bài: 1/12/2016Người phản biện: TS. Đỗ Duy Phái

Ngày phản biện: 12/12/2016Ngày duyệt đăng: 23/12/2016

1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

NUÔI TRONG BỂ THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOCCao Mỹ Án1, Trần Ngọc Hải1 và Lý Văn Khánh1

TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho sự phát triển của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)

nuôi theo công nghệ Biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ (40, 60, 80 và 100 con/m3) với 3 lần lặp lại; tỷ lệ C/N là 15/1. Cá rô phi đỏ (17,4 g) được nuôi trong bể 2 m3 và ở độ mặn 5‰. Sau 3 tháng nuôi, cá tăng trưởng tốt và FCR thấp ở các nghiệm thức 40 - 80 con/m3. Các nghiệm thức mật độ 40-80 con/m3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 100 con/m3

(p<0,05). Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động từ 94,5 - 99,4% và khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Cá rô phi đỏ có thể nuôi trong bể với mật độ 80 con/m3 ở độ mặn 5‰ theo công nghệ biofloc.

Từ khóa: Cá rô phi đỏ, Oreochromis sp., biofloc và mật độ

I. ĐẶT VẤN ĐỀCá rô phi là loài rộng muối và được nuôi phổ

biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Indonesia, Thái lan (Abu et al., 2005). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công nghệ nuôi trong nước hiện nay là thay nước để làm sạch môi trường ao nuôi với chi phí thay nước lớn và không an toàn sinh học, hiệu quả kinh tế thấp. Ngày nay, công nghệ Biofloc được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, giải quyết được hai vấn đề quan trọng trong nuôi trồng thủy sản: (1) Loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi, (2) Sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi. Công nghệ Biofloc là giải pháp để phát triển

bền vững ngành nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp. Theo Azim and Little (2008), nuôi cá rô phi theo công nghệ biofloc thì cá tăng trưởng nhanh hơn và chất lượng môi trường nước cũng tốt hơn so với nuôi không biofloc. Do đó, nghiên cứu “Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Orechromis sp.) nuôi trong bể theo công nghệ Biofloc” được thực hiện nhằm tìm ra mật độ thích hợp nuôi cá rô phi đỏ theo công nghệ biofloc, làm cơ sở phát triển mô hình nuôi cá rô phi đỏ trong bể năng suất cao, an toàn sinh học.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứuNguồn nước: Nước thí nghiệm 5‰ được pha từ

nước ót 90‰ và nước máy sinh hoạt, sau đó xử lý bằng chlorine với lượng 60 g/m3 và sục khí mạnh đến khi hết chlorine.

Page 106: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

106

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Nguồn cá giống: Cá rô phi đỏ giống được mua tại trại cá giống ở Cần Thơ.

Thức ăn: Sử dụng thức ăn viên nổi 26-30% đạm của công ty TNHH Aquafeed.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

với 4 nghiệm thức mật độ khác nhau 40, 60, 80 và 100 con/m3, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá rô phi đỏ có khối lượng ban đầu 17,4 g được nuôi theo công nghệ biofloc trong bể composite có thể tích 2m3, ở độ mặn 5‰. Thời gian nuôi thí nghiệm là 3 tháng.

Cá được cho ăn 3 lần/ngày (8h00, 12h00 và 16h00). Cho cá ăn thỏa mãn 90% nhu cầu của cá, bằng cách ngày đầu cho cá ăn thỏa mãn 100% nhu cầu, các ngày sau đó cho cá ăn cùng một lượng như vậy trong vòng 9 ngày tiếp theo, rồi xác định mức thỏa mãn 100% mới (Trần Trọng Chiển và ctv., 2004).

Nguồn carbohydrate được bổ sung tạo biofloc từ bột gạo (73,4% carbohydrate và 0,26% đạm), tỷ lệ C/N là 15/1 được bón 4 ngày/lần dựa trên lượng thức ăn cá sử dụng. Trước khi bón, bột gạo khuấy đều với nước 40oC theo tỷ lệ 1 bột gạo: 3 nước và được ủ kín trong 24 giờ. Lượng bột gạo cần bổ sung tính theo phương pháp của Avnimelech (1999).

2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác địnhCác yếu tố môi trường nước: Nhiệt độ, pH

được đo 1 tuần/lần và được đo 2 lần/ngày (7:00 và 14:00) và được đo bằng máy đo hiệu HANA. Hàm lượng TAN và Nitrite được xác định 2 tuần/lần bằng test Sera.

Thể tích biofloc (FVI) được xác định 1 tuần/lần, bằng cách đong 1 L mẫu nước vào dụng cụ thu biofloc (Imhoff), để lắng 20 phút rồi đọc thể tích floc lắng.

Tăng trưởng của cá rô phi đỏ được xác định 2 tuần/lần, bằng cách thu ngẫu nhiên 10 con/bể, sau đó cân khối lượng từng cá thể để xác định các chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: DWG (g/ngày) = (W2 - W1)/T

+ Tốc độ tăng trưởng tương đối: SGR (%/ngày) = 100 ˟ (LnW2 - LnW1)/T

( W1: khối lượng cá ban đầu (g); W2: khối lượng cá lúc thu mẫu (g) và T: số ngày nuôi)

Tỷ lệ sống, FCR và năng suất của cá được xác định sau 3 tháng nuôi.

+ Tỉ lệ sống (%) = (số cá thu hoạch/số cá bố trí) ˟ 100

+ FCR = Tổng lượng thức ăn cho cá ăn (khối lượng khô)/tăng trọng của cá.

+ Năng suất (kg/m3) = Tổng khối lượng cá thu hoạch (kg)/thể tích nuôi (m3).

2.3. Xử lý số liệuCác số liệu thu thập được phân tích giá trị trung

bình, độ lệch chuẩn. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm bằng phần mềm Excel và SPSS 16.0 theo phương pháp phân tích ANOVA một nhân tố thông qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa p<0,05.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các yếu tố môi trường thủy lý hóa trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ 27,5 - 29,9 oC (Bảng 1). Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm không có sự khác biệt, buổi sáng dao động từ 27,5 - 27,7 oC và buổi chiều dao động từ 29,3 - 29,9 oC. Theo Elsherif and Elfeky (2009), khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá rô phi là 25 - 30 oC.

pH trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ 7,17 - 7,41 vào buổi sáng và buổi chiều 7,38 - 7,70. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản từ 6,5 - 9,0 và khoảng dao động trong ngày nhỏ hơn 0,5.

Bảng 1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm

Mật độ (con/m3)

Nhiệt độ (oC) pH N-NO2 (mg/L)

N-NH4 (mg/L)Sáng Chiều Sáng Chiều

40 27,5±0,80 29,3±1,44 7,41±0,29 7,70±0,55 1,88±0,85 0,03±0,090,05±0,110,03±0,110,03±0,09

60 27,6±0,87 29,7±1,52 7,31±0,31 7,59±0,54 1,25±1,0880 27,7±0,88 29,9±1,54 7,29±0,33 7,53±0,48 1,88±0,16

100 27,7±0,89 29,6±2,62 7,17±0,36 7,38±0,46 1,75±0,01

Page 107: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

107

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

Hàm lượng nitrite (N-NO2) trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ 1,25 - 1,88 mg/L, thấp nhất ở nghiệm thức 60 con/m3 (1,25 mg/L) và cao nhất ở nghiệm thức 40 và 80 con/m3 (1,88 mg/L). Theo Boyd (1998), hàm lượng nitrite cho phép trong ao nuôi thủy sản không vượt quá 10 mg/L (tốt nhất nhỏ hơn 2 mg/L).

Hàm lượng TAN (N-NH4) ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm trung bình dao động từ 0,03 - 0,05 mg/L, trong đó, cao nhất ở nghiệm thức 60 con/m3 (0,05 mg/L). Theo Boyd (1990), hàm lượng TAN là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá nuôi và hàm lượng thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi từ 0,6 - 2,0 mg/L.

3.2. Thể tích biofloc (FVI)Thể tích biofloc ở các nghiệm thức trong thời

gian nuôi dao động từ 4 - 20 ml/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức qua các tuần thu mẫu (p<0,05). Qua hình 1 cho thấy, thể tích biofloc có xu hướng tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 5, từ tuần thứ 6 trở đi bắt đầu có xu hướng giảm, có thể càng về cuối vụ nuôi cá càng lớn nhu cầu sử dụng lượng biofloc càng cao. Theo Amnimelech (2012), thể tích biofloc thích hợp cho ao nuôi thủy sản trong khoảng 15 - 50 mL/L. Nhìn

chung, thể tích biofloc ở các nghiệm thí nghiệm phù hợp cho sự phát triển của cá.

Hình 1. Thể tích biofloc các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm

3.3. Tăng trưởng của cá sau 90 ngày nuôi Cá rô phi đỏ có khối lượng ban đầu 17,4g sau 90

ngày nuôi đạt khối lượng từ 123 - 160,4 g/con, trong đó ở nghiệm thức 40 con/m3 cá tăng trưởng nhanh nhất và chỉ khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 100 con/m3 (p<0,05). Tương tự như khối lượng, tốc độ tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 40 con/m3 (1,59 g/ngày và 2,47 %/ngày). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Quốc Việt (2016) tốc độ tăng trưởng của cá rô phi 1,24 - 1,48 g/ngày (2,5 - 2,58 %/ngày).

3.4. Tỷ lệ sống của cá sau 90 ngày Tỷ lệ sống của cá sau 90 ngày nuôi ở các nghiệm

thức dao động từ 94,5 - 99,4%, trong đó nghiệm thức 80 con/m3 có tỷ lệ sống cao nhất (99,38%), nhưng các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Nguyễn Tiến Hóa (2012) nuôi thâm canh cá rô phi trong biofloc có tỷ lệ sống từ 94 - 95,3%.

3.5. Năng suất và hệ số thức ăn Năng suất của cá sau 90 ngày nuôi ở các nghiệm

thức dao động từ 6,42 - 12,31 kg/m3. Nghiệm thức 100 con/m3 có năng suất cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức mật độ 40 và 60 con/bể. Hệ số thức ăn của cá sau 90 ngày nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 1,09 - 1,22, nhưng không có sự khác biệt giữa các nghiệm

Bảng 2. Tăng trưởng của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức sau 90 ngày nuôi

Ghi chú: Các ký tự (a và b) khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Mật độ (con/m3)

Khối lượng cá (g) Tốc độ tăng trưởng sau 90 ngày Ban đầu Sau 90 ngày DWG (g/ngày) SGR(%/ngày)

40 17,4±1,90 160,4±16,75a 1,59±0,18a 2,47±0,12a

60 17,4±1,90 159,8±11,97a 1,59±0,13a 2,46±0,08a

80 17,4±1,90 141,7±1,14ab 1,38±0,01ab 2,33±0,14ab

100 17,4±1,90 123,0±9,94b 1,18±0,11b 2,17±0,08b

Hình 2. Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức sau 90 ngày nuôi

Page 108: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 2-2017/So 2.pdf · khảo nghiệm, khảo nghiệm sản xuất trong nhiều vụ, tại nhiều vùng sinh thái khác nhau

108

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(75)/2017

thức (p>0,05). Theo Nguyễn Tiến Hóa (2012), hệ số thức ăn của cá rô phi nuôi trong hệ thống biofloc dao động từ 1,2-1,6. Khi nuôi cá rô phi ở độ mặn 5‰ bằng thức ăn viên thì FCR là 1,35 (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2014).

Bảng 3. Năng suất cá và hệ số thức ăn sau 90 ngày nuôi

Ghi chú: Các ký tự (a, b và c) khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT4.1. Kết luận

Cá rô phi đỏ có thể nuôi trong bể ở mật độ 80 con/m3 ở độ mặn 5‰ theo công nghệ biofloc với tỷ lệ C/N là 15/1.4.2. Đề xuất

Triển khai thực nghiệm nuôi cá rô phi đỏ theo công nghệ biofloc ở vùng nước lợ với mật độ 80 con/m3.

TÀI LIỆU THAM KHẢOAbu H. Md., Mostofa K., Graham C. M., 2005.

Salinity tolerance in superior genotypes of tilapia, Oreochromis niloticus, Oreochromis mossambicus and their hybrids. Aquaculture, 247 (1-4):189-201pp.

Azim, M.E and D.C. Little, 2008. The biofloc technology (BFT) in indoor tanks: Water quality, biofloc composition, and growth and welfare of Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture, 283 (1-4): 29-35pp.

Avnimelech, Y., 1999. Carbon/nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems. Aquaculture, 176: 227-235pp.

Avnimelech, Y., 2012. Biofloc Technology - A Practical Guide Book. 2nd Edition. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United States. 173pp.

Boyd, C.E., 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture. Alabama. Agricultural Experiment Station, Auburn University, Alabama, 482pp.

Boyd, C.E., 1998. Pond water aeration system Aquaculture Engineering 18, 9-40pp.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016. Tổ chức hội nghị phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/, Truy cập ngày 16/4/2016.

Elsherif, M.S and Elfeky, A.M.I., 2009. Performance of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) fingerling. II. Influence of different water temperatures. International Journal of Agriculture and Biology 11: 301 - 305pp.

Lê Quốc Việt, Trần Văn Ghẹ, Cao Mỹ Án và Trần Ngọc Hải, 2016. Ứng dụng công nghệ Biofloc để nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) ở các độ mặn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 46, trang 80-86

Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2014. Nghiên cứu khả năng sử dụng rong bún (Enteromorpha spp.) làm thức ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, trang 85-91.

Nguyễn Tiến Hóa, 2012. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng Nitơ Carbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 66 trang.

Trần Trọng Chiển, 2004. Những nguyên lý và ứng dụng nuôi cá với mật độ cao trong bè nhỏ. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội, trang 51-52.

Mật độ (con/m3) Hệ số thức ăn Năng suất

(kg/m3)40 1,13±0,12a 6,42±0,67a

60 1,09±0,11a 9,59±0,71b

80 1,12±0,01a 11,34±0,09bc

100 1,22±0,11a 12,31±1,00c

Effect of stocking densities on growth and survival rate of Red tilapia (Oreochromis sp.) cultured in tanks by biofloc techniques

Cao My An, Tran Ngoc Hai and Ly Van KhanhAbstractApplying biofloc techniques at different densities in culture of red tilapia (Oreochromis sp.) was carried out to find the appropriate stocking density for optimum growth performance. Experimental treatments were randomly designed in 4 different densities (40, 60, 80 and 100 inds/m3) with 3 replications. The C/N ratio was applied at 15:1. The red tilapia fingerlings (17.4 g/initial) were stocked in 2m3 composite tanks at 5ppt of salinity. After 3 months of culturing, the best growth performance in term of weight and the lowest FCR were found in treatments of 40-80 inds/m3. The treatments of 40 - 80 inds/m3 were not significant difference (p>0.05), but there was significantly different when compared to the treatment of 100 inds/m3 (p>0.05). The survival rate of fish in all treatments ranged from 94.5 to 99.5% and the difference was not significant (p>0.05). Red tilapia can culture in tank with biofloc techniques at 80 inds/m3 of density and 5ppt of salinity. Key words: Red tilapia, Oreochromis sp., biofloc and densities Ngày nhận bài: 10/02/2017Người phản biện: TS. Châu Tài Tảo

Ngày phản biện: 14/02/2017Ngày duyệt đăng: 20/02/2017