12
Kiến tạo thành phố thông minh Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 - 2018) Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 422 - 5212 THỨ BẢY, NGÀY 29/12/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 4 Một đô thị hiện đại, thông minh là tất cả những gì mà tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện. Ảnh: Quý Trần T hực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 48-KH/ TU để triển khai thực hiện. Theo đó, Kế hoạch phân rõ các nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ đã rõ để thực hiện ngay và nhiệm vụ theo lộ trình đối với từng cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị. Xác định việc thực hiện Nghị quyết là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và thống nhất chọn một số địa phương, đơn vị để chỉ đạo điểm. Đối với các ban Đảng của Tỉnh ủy, chọn Văn phòng Tỉnh ủy; đối với các sở, ngành chọn Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đối với cấp huyện chọn Lâm Hà, Đạ Huoai và Đạ Tẻh. Lâm Đồng hiện có 18 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy với 704 tổ chức cơ sở đảng (287 đảng bộ cơ sở, 417 chi bộ cơ sở), 3.375 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, 6 đảng bộ bộ phận và có 44.211 đảng viên. Toàn tỉnh có 33 cơ quan; trong đó, có 14 cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp tỉnh và 19 sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực. Tổng số đầu mối cấp phòng 214 đơn vị. Qua một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, nhìn chung việc thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Các huyện ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch triển khai... Đầu tư công thay đổi diện mạo đô thị Đà Lạt 3 Lưu giữ ký ức Đà Lạt 6 “Đất Ngàn Hoa” dạt dào tình cảm 7 Mùa hoa anh đào nở - mùa du lịch mới 8 Vì thành phố văn minh, hiện đại 5

Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

Kiến tạo thành phố thông minhKỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 - 2018)

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 422 - 5212THỨ BẢY, NGÀY 29/12/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 4Một đô thị hiện đại, thông minh là tất cả những gì mà tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện. Ảnh: Quý Trần

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 48-KH/TU để triển khai thực hiện. Theo đó, Kế hoạch phân rõ các nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ đã rõ để thực hiện ngay và nhiệm vụ theo lộ trình đối với từng cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị. Xác định việc thực hiện Nghị quyết là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và thống nhất chọn một số địa phương, đơn vị để chỉ đạo điểm. Đối với các ban Đảng của Tỉnh ủy, chọn Văn phòng Tỉnh ủy; đối với các sở, ngành chọn Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đối với

cấp huyện chọn Lâm Hà, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.Lâm Đồng hiện có 18 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy với

704 tổ chức cơ sở đảng (287 đảng bộ cơ sở, 417 chi bộ cơ sở), 3.375 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, 6 đảng bộ bộ phận và có 44.211 đảng viên. Toàn tỉnh có 33 cơ quan; trong đó, có 14 cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp tỉnh và 19 sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực. Tổng số đầu mối cấp phòng 214 đơn vị.

Qua một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, nhìn chung việc thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Các huyện ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch triển khai...

Đầu tư công thay đổi diện mạo đô thị Đà Lạt 3

Lưu giữ ký ức Đà Lạt6“Đất Ngàn Hoa” dạt dào tình cảm 7Mùa hoa anh đào nở - mùa du lịch mới 8

Vì thành phố văn minh, hiện đại5

Page 2: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN2 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn... TIẾP TRANG 1

Chuyển giao Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội về UBND tỉnh Lâm ĐồngSáng 26/12, UBND tỉnh Lâm Đồng phối

hợp cùng Văn phòng Quốc hội đã tổ chức lễ chuyển giao Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh từ Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh Lâm Đồng.

Tham dự có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cán bộ Đoàn công tác Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo Văn phòng Quốc hội, đây là hoạt động trong việc thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14.

Tại buổi lễ, Văn phòng Quốc hội đã ký kết biên bản chuyển giao công chức, người lao động và ký kết biên bản chuyển giao tổ chức, đoàn viên công đoàn với UBND tỉnh Lâm Đồng.

Để đảm bảo sự ổn định trong công tác tổ chức và chuyên môn, Văn phòng Quốc hội sẽ chuyển giao nguyên trạng 7 công chức và 3 hợp đồng lao động không xác định thời hạn của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về UBND tỉnh Lâm Đồng tính từ ngày 1/1/2019.

Đồng thời, tại buổi lễ chuyển giao, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng ra quyết định tiếp nhận công chức và lao động hợp đồng đối với 7 công chức và 3 lao động từ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng trực thuộc Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh từ ngày 1/1/2019.

2 học sinh Lâm Đồng đoạt giải Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018”

Theo Sở GDĐT, tại vòng chung kết Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018”, 2 học sinh Lâm Đồng

đã đoạt giải ba. Đó là học sinh Hoàng Trung Kiên và Phan Nguyễn Thiên Ân - lớp 11

A2, Trường THPT Chu Văn An, huyện Đức Trọng với dự án “Sản xuất phân phối sản

phẩm từ lá thông phục vụ đời sống”, được Bộ trưởng Bộ GDĐT tặng Bằng khen và

15 triệu đồng tiền thưởng. Được biết, dự án cũng nhận được lời đề nghị của 2 nhà doanh

nghiệp tiếp tục nghiên cứu đầu tư.Đây là năm đầu tiên cuộc thi mở rộng đến

đối tượng học sinh trung học. Sau khi vượt qua vòng thi cơ sở và vòng thi toàn quốc, dự án của 2 học sinh này lọt vào vòng thi chung

kết và cùng tranh tài với 10 dự án của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm và 4 dự án của học sinh các trường

THPT trên toàn quốc.VIỆT HÙNG

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội để giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp nhất 3 văn phòng. Đồng thời, sớm hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định để bộ máy Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh bước vào hoạt động nhanh chóng, hiệu quả.

Ông Phạm S đề nghị Văn phòng Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để đội ngũ công chức chuyên trách hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác ngay từ những ngày đầu tiên. C.PHONG

BẢO LÂM: Đầu tư 2,5 tỷ đồng chỉnh trang công viên đón tết

Từ nguồn vốn ngân sách năm 2018, huyện Bảo Lâm đã trích kinh phí 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng, nâng cấp Công

viên Thanh Niên trên địa bàn huyện để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

Công trình do Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Bảo Lâm

làm chủ đầu tư. Các hạng mục cải tạo gồm trồng thảm cỏ và các loại hoa, cây

cảnh tạo hình, cây xanh đường viền xung quanh công viên; cải tạo nâng cấp đài

phun nước; duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước;

lắp đặt bổ sung một số thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng

để công trình Công viên Thanh Niên kịp hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết

Nguyên đán, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của nhân dân

trong huyện. QUỐC TUẤN

Công nhân đang khẩn trương trồng các loại hoa kiểng tại Công viên Thanh Niên để kịp đón tết.

Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường làng nghề

Hội Nông dân tỉnh thường xuyên hỗ trợ nông dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi

trường làng nghề, do đó đã phối hợp cùng Trung tâm Môi trường nông thôn và Sở Tài

nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng tập huấn cho nông dân về nâng cao nhận thức kiến thức về bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn. Qua đó, tổ chức các dự án, mô hình bảo vệ môi trường tại các làng nghề.

Được biết, Lâm Đồng hiện có 28 làng nghề truyền thống thu hút trên 20 ngàn

lao động làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực trồng hoa, dệt thổ cẩm, trồng dâu nuôi

tằm… Vì vậy, bảo vệ môi trường làng nghề là một ưu tiên để xây dựng nông thôn xanh.

D.Q

... Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện; báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc phát sinh. Đối với sắp xếp giảm đầu mối bên trong các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh gắn với Đề án vị trí việc làm. Tính đến ngày 15/10/2018, đã sắp xếp giảm 32 đơn vị trực thuộc (từ 78 xuống 46), giảm 52 lãnh đạo cấp phòng và tương đương được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ sau khi sắp xếp đến năm 2020. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của UBND tỉnh đã giảm 7 đơn vị trực thuộc...

Tuy đạt kết quả ban đầu, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn một số hạn chế như: một số ít cấp ủy cấp huyện và sở, ngành cấp tỉnh tuy đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhưng còn trông chờ vào cấp trên, chưa chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy. Nhận thức của một số ít cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu và cán bộ,

đảng viên có mặt hạn chế, chưa đầy đủ, còn ngại khó, chưa quyết liệt trong thực hiện. Thực hiện Nghị quyết là chủ trương lớn nhưng việc thực hiện khó khăn, phức tạp và nhạy cảm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, liên quan đến công tác nhân sự, do đó chưa thể làm ngay mà cần phải có thời gian, lộ trình cụ thể, phải có sự hướng dẫn của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành. Ngoài ra, còn một số khó khăn, vướng mắc, nhất là việc thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, huyện.

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thời gian đã xác định cụ thể trong Kế hoạch số 48-KH/TU. Trong đó, đáng quan tâm là tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống

chính trị từ tỉnh đến cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao nhất. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và làm tốt công tác dân vận, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng bộ, sự đồng thuận xã hội. Chú trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, bất cập để khắc phục, phát hiện những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát quyền lực bằng các quy định, quy chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi, thẩm quyền, phù hợp với dặc điểm địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tinh giản biên chế, giảm số người phục vụ trong từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là khối văn phòng.

LAN HỒ

Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển

Ngày 26/12, tại Quảng trường Lâm Viên, UBND TP Đà Lạt đã long trọng khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển.

Tham dự Lễ khai mạc Triển lãm có Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, UBND TP Đà Lạt; cùng cán bộ, công nhân, viên chức thành phố và hơn 300 doanh nghiệp, người dân, học sinh trên địa bàn.

Được biết, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho người dân, du khách tham quan bắt đầu từ ngày 26/12 với các khu trưng bày triển lãm đa dạng, gồm: triển lãm các Mộc bản Triều Nguyễn, khối tài liệu tiếng Pháp trong thời gian người Pháp ở Đà Lạt do Trung tâm Văn thư lưu trữ Quốc gia IV thực hiện; khu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật về con người, kinh tế - xã hội của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng; khu trưng bày sách, tư liệu về thành tựu y tế, giáo dục và khu triển lãm các sản phẩm rau, hoa công nghệ cao của các doanh nghiệp đóng chân

trên địa bàn TP Đà Lạt.Tại lễ khai mạc, lãnh đạo UBND TP Đà

Lạt đã tặng hoa chúc mừng và ghi nhận sự đóng góp của 25 công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX nông nghiệp đã tham dự triển lãm. Đồng thời,

dịp này TP Đà Lạt cũng trao Giấy khen cho các cá nhân đoạt giải Cuộc thi “Tìm hiểu TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển” qua hơn 2 tháng phát động.

Triển lãm kết thúc vào ngày 30/12/2018.CHÍNH THÀNH

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt cùng lãnh đạo TP Đà Lạt cắt băng khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển.

Page 3: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

3 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

AN NHIÊN

36 năm vì cộng đồng Trong hành trình 36 năm qua, Công ty

Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar đã tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng những giải pháp sáng tạo từ cây thuốc thiên nhiên, khẳng định thương hiệu Atisô Đà Lạt. Ladophar trung thành với tiêu chí luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, được vinh danh qua nhiều giải thưởng uy tín của Nhà nước và quốc tế với đỉnh cao là giải thưởng Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 cho hạng mục Chất lượng Xuất sắc.

Là một doanh nghiệp địa phương có xuất phát điểm thấp (vốn điều lệ 5 tỷ đồng), sau nhiều năm phát triển, hiện nay vốn điều lệ đã tăng lên 67,8 tỉ đồng. Ladophar khai thác lợi thế của vùng nguyên liệu, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ dược liệu địa phương Lâm Đồng, chủ lực là các sản phẩm từ Atisô, góp phần duy trì, ổn định nguồn dược liệu quý. Với thành tích xuất sắc của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển, năm 2018, Ladophar vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Thầy thuốc Ưu tú - DSCKI Phạm Thị Xuân Hương - Tổng Giám đốc Ladophar cho biết: Khởi đầu hành trình di sản từ 1982 với mục tiêu biến dược liệu thiên nhiên qua công nghệ tiên tiến kết hợp bí quyết của chuyên gia trở thành tinh hoa dược liệu có giá trị sinh khả dụng cao, tăng chất lượng điều trị và hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, Ladophar liên tục trong nhiều năm tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng 4 lĩnh vực quan trọng là: Nguồn nguyên liệu dược thiên nhiên chất lượng cao; hệ thống dây chuyền nhà máy chất lượng và hiện đại; đội ngũ chuyên gia nghiên cứu am tường và kinh nghiệm; đối tác uy tín trong và ngoài nước.

Ladophar hiện sở hữu vùng nguyên liệu Atisô và các loại dược liệu quý đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO (Good Agricultural

Ladophar với tinh hoa dược liệu Đà LạtSự kiện Ladophar “Hành trình di sản tinh hoa dược liệu Đà Lạt 1982 - 2018” là một trong những hoạt động hưởng ứng kỷ niệm Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển (1893 - 2018). Đây là dịp người dân và du khách được tham gia vào tuần lễ trải nghiệm đặc sản và thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Ladophar từ ngày 26 - 30/12.

and Collection Practices) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) tại Lâm Đồng. Công ty có 3 nhà máy quy mô lớn với hệ thống dây chuyền chiết xuất cao Actisô đạt chứng nhận tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP WHO) cho ngành công nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cũng như đạt chứng nhận HACCP là chuẩn mực cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng. Nhà máy sản xuất Đông dược Ladophar tại Khu Công nghiệp Phú Hội (Đức Trọng) được đầu tư 100 tỷ đồng, có công suất thiết kế 800 tấn trà dược thảo/năm, 180 tấn cao mềm/năm, 180 tấn cao khô/năm.

Ladophar xây dựng đội ngũ chuyên gia với kiến thức am tường và kinh nghiệm

chuyên sâu, không ngừng nghiên cứu phát triển những giải pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ dược liệu quý đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm với 4 dòng sản phẩm tinh hoa dược liệu Đà Lạt như: LadoActiso - Dược liệu hữu hiệu bảo vệ gan; LadoHerbal - Thảo dược cho sức khỏe; LadoDetox - Khỏe đẹp từ bên trong; LadoBoots - Phục hồi tái tạo năng lượng…

Phân phối trong chuỗi giá trị uy tín Danh mục sản phẩm chất lượng

Ladophar hiện được phân phối qua chuỗi siêu thị uy tín như Coopmart, Big C, LotteMart, Aeon Mall và khắp các cửa hàng bán lẻ cũng như nhà thuốc trên toàn

quốc. Riêng tại Lâm Đồng, Ladophar có hệ thống bán lẻ với hơn 500 điểm bán, phân phối sản phẩm phục vụ người dân từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa. Ladophar hiện đang cung cấp sản phẩm thuốc điều trị cho hệ thống bệnh viện, phòng khám và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khắp cả nước. Đồng thời, cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho các công ty dược và nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng trong nước và quốc tế. Các sản phẩm của Ladophar hiện được tin dùng tại các thị trường chiến lược như Pháp, Hàn Quốc, cũng như các quốc gia lân cận trong vùng châu Á - Thái Bình Dương từ những năm của thập kỷ 1990. Ladophar đã và đang hợp tác trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với các công ty dược quốc tế như: Công ty Rohto (sản phẩm Rohto Health Science chiết xuất từ Atisô Đà Lạt),Vikomed (Hàn Quốc)…

Trước thềm năm 2019, Ladophar với triết lý kinh doanh trên tinh thần đóng góp và cống hiến tiếp tục đổi mới và công bố nhận diện thương hiệu Ladophar hoàn toàn mới với thông điệp: “Tinh hoa dược liệu”. Tổng Giám đốc Phạm Thị Xuân Hương khẳng định: “Chúng tôi đã nghiêm túc nghiên cứu, đề ra chiến lược đầu tư đúng đắn, khác biệt và lập kế hoạch tổng thể, chi tiết để thực hiện các mục tiêu. Cùng với những thành quả bước đầu đạt được cũng như những kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để theo đuổi sứ mệnh mang tinh hoa dược liệu vào đời sống, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, xây dựng Ladophar trở thành doanh nghiệp hàng đầu có uy tín về sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Lâm Đồng”.

Doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược, tầm nhìn hoạt động trung và dài hạn là khai thác, phát huy lợi thế về dược liệu, phù hợp với chiến lược phát triển dược liệu, thuốc từ dược liệu của Chính phủ và ngành Dược Việt Nam. Trong đó, Đà Lạt - Lâm Đồng được Chính phủ xác định là một trong 8 vùng trọng điểm phát triển dược liệu của Việt Nam và cây Atisô là cây dược liệu quốc gia.

DS Phạm Thị Xuân Hương - Tổng Giám đốc Ladophar giới thiệu với lãnh đạo tỉnh tham quan nhà máy đông dược đang chiết xuất cao Actisô. Ảnh: An Nhiên

Cùng với hệ thống khách sạn, nhà ở tư nhân khang trang đang mọc nhanh, Đà Lạt những năm gần đây không ngừng tăng cường đầu tư công từ nguồn ngân sách cho các công trình dân sinh làm thay đổi rõ nét diện mạo đô thị.VIẾT TRỌNG

Những công trình mới Còn chừng nửa tháng nữa Phân hiệu

Yagout của Trường Mầm non 3 - Đà Lạt mới được đưa vào sử dụng vì vẫn còn một số hạng mục nhỏ đang thi công, nhưng ngôi trường này như đã tràn ngập hoa nở với rất nhiều chậu hoa lớn nhỏ trong sân trường và trong các lối đi lên lầu để chờ đón học sinh.

Với 395 học sinh theo học trong năm học này, Mầm non 3 - Đà Lạt hiện có 2 cơ sở, một cơ sở chính ở số 7 Hải Thượng và phân hiệu này nằm trên đường Yagout, cách không xa nhau lắm.

Phân hiệu này theo cô Nguyễn Thị Hải Châu, Hiệu trưởng Mầm non 3, vốn trước năm 1975 là một trạm xá, sau ngày thống nhất đất nước được sử dụng làm trường học cho các cháu, dù đã nhiều lần sửa chữa nhưng trường lớp đã xuống cấp.

Đầu tư công thay đổi diện mạo đô thị Đà Lạt

Trong giữa năm 2017, phân hiệu này được khởi công xây mới với kinh phí 8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Trên diện tích 670 m2, trường được xây cao 3 tầng, 6 lớp học với hệ thống nhà bếp, sân chơi cho học sinh, sau khoảng 1 năm rưỡi xây dựng, đến nay cơ bản đã hoàn thành tất cả các hạng mục và chuẩn bị đưa vào sử dụng trước Tết âm lịch này.

Trong thời gian xây dựng, theo cô Châu, toàn bộ 4 lớp tại phân hiệu này đã được chuyển sang điểm trường chính để học, tận

dụng các phòng chức năng ở đây để làm lớp học.

“Là đơn vị trực tiếp sử dụng công trình nên chúng tôi cũng có giám sát và đề nghị với Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố - đơn vị chủ quản xây dựng công trình, để điều chỉnh một số hạng mục cho phù hợp với chức năng của một trường mầm non. Chẳng hạn chúng tôi đề nghị và được Trung tâm chuyển phần bếp từ tầng 3 xuống tầng trệt để các cháu dễ dàng sử dụng hơn chẳng hạn” - cô Châu cho biết.

“Chúng tôi rất vui vì bao năm phân hiệu này mới được xây mới lại. Dù sân chơi các cháu có hẹp một chút vì vị trí đất này không thể bố trí tốt hơn, nhưng bù lại các lớp học ở đây rất rộng, đạt chuẩn theo yêu cầu cho các cháu học tập. Trường lớp khang trang không chỉ thầy cô vui, phụ huynh hài lòng mà ngay các cháu cũng háo hức chờ chuyển về lớp mới” - cô Châu vui vẻ.

Gần kề Phân hiệu mầm non mới xây này cũng có một công trình mới chính thức được đưa vào sử dụng, được người dân trong khu vực rất hài lòng. Đó là chiếc cầu Mạc Đĩnh Chi, hay cầu vượt suối Cam Ly như tên gọi trên giấy tờ, đã thông xe kỹ thuật từ cuối năm 2017, nhưng đến nay các phần đường xung quanh dẫn đến cầu đã hoàn tất cùng hệ thống trụ điện chiếu sáng ban đêm mới được lắp, tổng kinh phí xây dựng cây cầu trên 17,3 tỷ đồng.

Theo Trung tâm Phát triển kỹ thuật hạ tầng Đà Lạt, cây cầu vượt suối Cam Ly không chỉ nối giao thông của 2 bờ suối với dân cư đông đúc chung quanh mà khi đưa vào sử dụng đã giảm tải rất lớn cho nút giao thông Đường 3/2 và Hải Thượng vốn tắc xe thường xuyên trong những giờ cao điểm hiện nay tại Đà Lạt...

XEM TIẾP TRANG 11

Phân hiệu Yagout của Trường Mầm non 3 - Đà Lạt vừa được xây mới.Ảnh: V.T

Page 4: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

4 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

DIỄM THƯƠNG

Khát vọng đô thị hiện đạiTừ lâu, các thành phố lớn trên

thế giới đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi mô hình quản trị thành phố truyền thống sang mô hình quản trị thành phố thông minh. Đến nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia minh chứng cho sự thành công của mô hình phát triển “Thành phố thông minh” (Smart City), điển hình như: Singapore với chiến lược “Quốc gia thông minh”, thành phố Jakarta (Indonesia), thành phố Seoul (Hàn Quốc), thành phố London (Anh), New York và Chicago (Mỹ), Barcelona - Tây Ban Nha.

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban điều hành đề án cho biết: Thành phố Đà Lạt có nhiều thế mạnh để thực hiện khả khi đề án xây dựng thành phố thông minh: Thành phố Đà Lạt được hình thành và phát triển qua nhiều năm, có nhiều hoạt động đô thị hóa nhưng vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng riêng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đà Lạt - Lâm Đồng được đánh giá hàng đầu Việt Nam; có thương hiệu du lịch nổi tiếng; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đứng ở mức khá; du khách đến Đà Lạt cũng thường là những đối tượng dễ dàng sử dụng công nghệ; người dân Đà Lạt được đánh giá là có ý thức cao trong việc xây dựng thành phố… Đó là những thế mạnh tiềm năng, cũng là động lực lớn để chính quyền Lâm Đồng triển khai xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh.

Ngày 5/7/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025. Đối với thành phố Đà Lạt, việc xây dựng thành phố thông minh là cơ hội tận dụng khoa học công nghệ để không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, mà còn nắm bắt thời cơ bứt phá phát triển kinh tế bền vững.

KIẾN TẠO THÀNH PHỐ THÔNG MINH

Một thành phố thông minh đạt chuẩn đảm bảo các yếu tố chính về ứng dụng công nghệ để phát triển bền vững trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng trí tuệ nhân tạo, truyền thông băng rộng, điện toán đám mây… Đó là tất cả những gì mà tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực hướng tới và thực hiện.

Lập trình ưu tiênTrong giai đoạn 2018-2025, Đề

án xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh xác định 5 định hướng, 7 nguyên tắc và 4 trụ cột để xây dựng đô thị thông minh trên 9 lĩnh vực. Các lĩnh vực và nội dung được giao cho các sở chuyên ngành chủ trì, đã và đang được triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên gồm: Chính quyền điện tử, Quy hoạch đô thị và quản lý đất đai, Nông nghiệp, Du lịch, Thành phố an toàn, Môi trường, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Giao thông.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh rằng: Tỉnh Lâm Đồng cần xác định xây dựng Chính quyền điện tử - lĩnh vực ưu tiên số 1 của đề án. Chính quyền số là nền tảng, là bộ não cho mọi hoạt động của việc vận hành thành phố thông minh.

Sớm định hướng và xác định được mục tiêu đó, Lâm Đồng đã

tạo được sự chú ý của người dân địa phương và du khách khi đến với Đà Lạt, giúp du khách, người dân, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước được kết nối với nhau trong một thể thống nhất. Du khách chỉ cần điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối internet có thể dễ dàng tìm kiếm đầy đủ thông tin về những địa điểm du lịch, cơ sở lưu trú, hay những địa điểm ẩm thực hấp dẫn... của Đà Lạt.

Tiếp đó là Cổng thông tin quy hoạch thành phố Đà Lạt do VNPT Lâm Đồng triển khai, cung cấp công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố. Đến thời điểm hiện nay, trong quá trình triển khai thử nghiệm, đã tích hợp thành công toàn bộ dữ liệu không gian về quy hoạch theo QĐ 704 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch theo QĐ 681 của UBND tỉnh, cũng như các lớp dữ liệu về thửa đất, ranh giới hành chính, giao thông, số nhà trên địa bàn Phường 1. Bên cạnh đó, các thông tin quy định về kiến trúc xây dựng cũng như quy định về giá đất do UBND tỉnh ban hành cũng được số hóa vào dữ liệu bản đồ trên nền tảng GIS, giúp các tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn thành phố dễ dàng tiếp cận được thông tin chính thức thông qua môi trường mạng.

Đối với Hệ thống chiếu sáng thông minh: Do Công ty Vina Smart LED - Hàn Quốc phối hợp với các đơn vị liên quan của TP Đà Lạt triển khai. Ông Kim Seon Tae - Giám đốc Công ty Vina Smart LED cho rằng, việc triển khai hệ thống chiếu sáng thông minh tích hợp camera và wifi trên mỗi bóng giúp giảm thiểu tối đa chi phí và tiết kiệm điện năng đến 60-70%. Hiện nay, đã hoàn thành lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh tại khu Hòa Bình - chợ Đà Lạt, khu vực cầu Ông Đạo và Quảng trường Lâm Viên, tích hợp sẵn wifi phát sóng miễn phí và camera an ninh phục vụ công tác giám sát, đảm bảo an ninh trật tự.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Sở TTTT, UBND TP Đà Lạt bấm nút chính thức đưa vào hoạt động các ứng dụng thông minh. Ảnh: C.Phong

Một đô thị hiện đại, thông minh là tất cả những gì mà tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện. Ảnh: Quý Trần

tập trung thực hiện các mục tiêu: Cải cách thủ tục hành chính toàn diện, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; các cơ quan nhà nước cộng tác, phối hợp một cách hiệu quả và minh bạch; thúc đẩy công dân, doanh nghiệp tương tác với chính quyền thông qua việc sử dụng, đóng góp xây dựng các dịch vụ, tiện ích của thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông đã và đang chủ trì, thực hiện nâng cấp, bổ sung hoàn thiện ứng dụng nội bộ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; nâng cấp, triển khai các ứng dụng phục vụ giao tiếp của cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp; xây dựng Cổng tích hợp dữ liệu doanh nghiệp; xây dựng hệ thống tổng hợp thông tin kinh tế, xã hội, phân tích dữ liệu lớn, dự báo, hạ tầng và dữ liệu cho đô thị thông minh. Đồng thời chủ trì xây dựng Trung tâm điều hành thông minh, hạ tầng và

nền tảng dữ liệu cho thành phố thông minh.

Khởi động hành trìnhÔng Nguyễn Viết Vân - Giám

đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban điều hành đề án cho hay: Khởi động bước đầu xây dựng đề án, Sở TTTT đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Sở Tài nguyên - Môi trường, UBND TP Đà Lạt cùng VNPT Lâm Đồng và các doanh nghiệp đã xây dựng triển khai thí điểm 4 ứng dụng trong xây dựng thành phố thông minh để chính thức khai trương hoạt động, gồm có: Cổng thông tin du lịch, Cổng thông tin quy hoạch, Hệ thống chiếu sáng thông minh và Hệ thống wifi công cộng.

Về Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên nền tảng thiết bị di động (App: Dalatcity) đã triển khai cho 100% cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Đây là ứng dụng đang

Phủ wifi miễn phí trung tâm TP Đà Lạt

Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng thí điểm hệ thống wifi miễn phí tại một số khu vực công cộng trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Đến thời điểm 20/12/2018, đã hoàn thành lắp đặt đưa vào sử dụng được 69 điểm phát tại 14 khu vực như: Trung tâm hành chính công tỉnh, Quảng trường Lâm Viên, Chợ đêm, Khu Hòa Bình - Lê Đại Hành, Vườn hoa Thành phố, Bến xe Liên tỉnh, Bến xe Thành Bưởi, Siêu thị BigC… với năng lực phục vụ lên đến 50.000 lượt truy cập wifi, có tên truy cập vào hệ thống là: DaLat_Wifi_Free, DaLat-MegaNet Free.

Page 5: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

5 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

CHỦ TỊCH UBMTTQVN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TRẦN ĐÌNH DŨNG

“Vì thành phố văn minh, hiện đại”

TUẤN HƯƠNG

Không chỉ thường xuyên bám sát cơ sở, ông Trần Đình Dũng còn được mệnh danh là

“người có tài thuyết phục” khi đi đến đâu cũng được dân nghe, dân làm theo. Bởi theo ông, “phải thấu hiểu cuộc sống của người dân thì mới làm được những việc thiết thực nhất cho dân”. Có lẽ đó cũng là lý do MTTQ góp phần không nhỏ cùng thành phố giải quyết công tác giảm nghèo năm 2018 khi vận động được hơn 3,3 tỷ đồng Quỹ Vì người nghèo; phối hợp vận động xây dựng 13 nhà Đại đoàn kết với tổng trị giá trên 500 triệu đồng; hỗ trợ 5 trường hợp giúp phát triển sản xuất, 36 trường hợp khám chữa bệnh, 75 trường hợp hỗ trợ học tập... Để theo kế hoạch, đến tháng 6/2019, thành phố sẽ hoàn thành tiêu chí nhà ở cho hộ nghèo và cận nghèo, cũng như đến cuối năm sẽ giải quyết cơ bản không còn hộ nghèo và cận nghèo.

Không muốn nói nhiều về mình, ông Dũng chia sẻ về những việc làm của MTTQ trong việc góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển. Nhưng ai cũng có thể nhìn thấy bóng dáng của ông trong từng việc làm cụ thể. “Khi được Ủy ban MTTQVN thành phố chọn xây dựng điểm mô hình “Khu dân cư tiêu biểu”, chính đồng chí Chủ tịch Mặt trận đã trực tiếp về tìm hiểu và tuyên truyền tại cơ sở. Từ sự quan tâm và sát sao này, các gia đình trong thôn đều tích cực phấn đấu trong mọi tiêu chí để trở thành khu dân cư kiểu mẫu”, ông Nguyễn Cứ - Trưởng thôn Đa Quý,

Tròn một nhiệm kỳ giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) thành phố Đà Lạt và đối với các tầng lớp nhân dân thành phố ai cũng biết mặt, biết tên Chủ tịch Mặt trận - ông Trần Đình Dũng. Bởi, từng khu dân cư đều in dấu chân ông đến tuyên truyền, vận động người dân góp sức xây dựng Đà Lạt ngày càng văn minh, hiện đại.

xã Xuân Thọ cho hay.Theo ông Dũng, trong quá

trình làm việc ở MTTQ, điều ông tâm đắc nhất là việc xây dựng thành phố Đà Lạt xanh - sạch - đẹp. Và đây cũng là địa phương duy nhất trong cả nước tổ chức Hội thi “Xanh, sạch, đẹp” hàng năm. Cùng với Ban Thường trực MTTQVN thành phố, ông đã vận động không chỉ các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị mà cả các tôn giáo trên địa bàn cùng tham gia đầu tư, tôn tạo hoa, cây cảnh, xây dựng các công trình xanh - sạch - đẹp góp phần làm đẹp và giữ gìn cảnh quan, môi trường. Trong đó, ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp được nhiều khu dân cư tổ chức. Riêng trong năm 2018, đã phát quang trên 42 km đường; nạo vét, khơi thông 35 km mương suối, cống rãnh, thu gom trên 48 m3 bùn đất và rác thải các loại với hơn 6 ngàn lượt người tham gia. Nhân dân thành phố đã tham gia đóng góp xây dựng 85 công trình nâng cấp hạ tầng cơ sở, hội trường sinh hoạt, bắc đèn chiếu sáng, làm mới, nâng cấp hẻm liên thôn, liên

tổ, camera an ninh… với tổng trị giá vận động trong dân trên 18 tỷ đồng, hơn 1 ngàn công lao động và hiến hơn 2 ngàn m2 đất.

Trong một nhiệm kỳ giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Lạt, với những nỗ lực của mình để góp phần mang lại nhiều thành tích cho đơn vị, ông Dũng vinh dự được nhận nhiều bằng khen của Trung ương và địa phương; 5 năm liền đạt đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đạt chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liên tục, riêng năm 2017 đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh… Cũng trong chừng ấy năm, ông cùng Ban Thường trực MTTQ thành phố và MTTQ các phường, xã chỉ đạo xây dựng thành công hơn 500 mô hình góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn xã hội… trên địa bàn thành phố. Tiêu biểu như 68 mô hình bảo vệ môi trường, 2 mô hình xử lý chất thải, 112 mô hình bảo vệ an ninh Tổ quốc, 89 mô hình đảm bảo an toàn giao thông, 42 mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, 105 mô hình “phát triển kinh tế, vận động giúp nhau thoát nghèo bền vững”…

Tuy nhiên, để Đà Lạt phát triển trọn vẹn và thực sự là thành phố đáng sống, trong thâm tâm vị Chủ tịch MTTQ thành phố luôn trăn trở, nung nấu về một dự án xây bể đựng và xử lý rác thải bảo vệ thực vật. Nhưng trước hết, theo ông Dũng: “Làm sao nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân, đặc biệt là việc bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời gian quy định. Đồng thời, khuyến khích người dân trồng hoa, cây xanh, xây dựng tiểu cảnh nơi sinh sống tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp để Đà Lạt thật sự là thành phố trong rừng - rừng trong thành phố và hoa trong thành phố. Qua đó, góp phần xây dựng thành phố Đà Lạt phát triển bền vững, hiện đại, văn minh”.

Ông Trần Đình Dũng - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Lạt.

GIA KHÁNH

Hiện trên địa bàn thành phố chính thức có 45 ngôi chùa; Ban Trị sự Thành hội luôn

khuyến khích các chùa nếu có điều kiện nên trùng tu, sửa chữa, nâng cấp nơi tu tập cũng như tạo cảnh quan đẹp cho thành phố du lịch.

Ban Trị sự dưới sự điều hành của Đại đức Thích Vạn Trí cũng tích cực vận động các chùa, các cơ sở tự viện trên địa bàn hưởng ứng Cuộc vận động “Xanh, sạch, đẹp” của thành phố, tự bản thân các chùa phải đi đầu, làm gương cho Phật tử trong việc trồng hoa, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên tự viện, cải tạo cảnh quan chùa, đồng thời vận động Phật tử của mình cùng hưởng ứng phong trào này của thành phố.

Tại chùa Vạn Đức, nơi Đại đức Thích Vạn Trí trụ trì tại xã Tà Nung, Đà Lạt, nhiều năm trước khi đi thăm Hà Giang chính Đại đức và các thầy trong chùa đã mang hạt giống hoa Tam giác mạch về gieo trồng trong khuôn viên chùa, tạo cảnh quan đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi về đây thưởng ngoạn. Đến nay, chùa vẫn duy trì vườn hoa này cho khách tham quan.

Ban Trị sự Phật giáo Đà Lạt trong nhiều năm nay cũng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Lạt cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức rất tốt nhiều chương trình từ thiện, xây

nhà tình thương, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trong năm 2018 này, Ban Trị sự đã kêu gọi những nhà hảo tâm, Phật tử trong và ngoài tỉnh quyên góp trên 1,5 tỷ đồng để tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố xây 4 căn nhà tình thương, trong đó có 1 căn ở Phường 10 do Ban Trị sự hỗ trợ 70 triệu đồng.

Là trụ trì tại chùa Vạn Đức, từ năm 2013 đến nay, Đại đức Thích Vạn Trí cũng tiên phong tại thành phố Đà Lạt trong việc tổ chức các khóa học hè cho giới trẻ, thanh thiếu niên tại chùa hằng năm với trung bình mỗi lớp như thế có hằng trăm thành viên tham dự. Các thành viên tham gia khóa học sẽ ở lại sinh hoạt tại chùa trong vòng 1 tháng với trọng tâm của chương trình là giáo dục nhân cách, trang bị các kỹ năng sống cho giới trẻ.

“Chúng tôi đang vận động các tự viện trên địa bàn và toàn thể Phật tử trong mùa tết này trong tinh thần từ bi của Đức Phật cùng chung tay làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây dựng thêm nhiều nhà tình thương trong năm đến. Đặc biệt, chúng tôi cũng đang lên kế hoạch vận động Phật tử, người hảo tâm đóng góp để thành lập quỹ học bổng giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên, học sinh khó khăn trong tỉnh để giúp các em phần nào trên con đường học vấn”.

Là Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Lạt, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng, Đại đức Thích Vạn Trí cho biết lâu nay bên cạnh chăm lo công việc Phật sự của Thành hội Phật giáo, Ban Trị sự còn luôn chú ý đến việc giữ gìn khối đại đoàn kết tôn giáo, khuyến khích Phật tử tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

ĐẠI ĐỨC THÍCH VẠN TRÍ:

“Giữ gìn khối đoàn kết tôn giáo”

Đại đức Thích Vạn Trí.

Nguyễn Thị Thu Huyền (sinh năm 1985) vừa trở về từ Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018. Cô là một trong 100 thanh niên có dự án, mô hình, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia vào hành trình với việc xây dựng thương hiệu Hồng sấy gió Trạm Hành.

VIỆT QUỲNH

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất nổi tiếng của trái hồng, Huyền trăn trở rất nhiều khi

thấy giá hồng tươi ngày càng rẻ, người dân không còn mặn mà với loại cây trồng đặc sản truyền thống này và liên tục chặt bỏ. 10 năm làm Bí thư Đoàn xã Trạm Hành

khiến Huyền hiểu rằng: Muốn tạo ra một sự thay đổi thì người trẻ phải là lực lượng tiên phong. Vậy là từ năm 2013, Huyền bắt tay vào làm hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản với mong muốn nâng cao giá trị cho cây hồng. 2 năm là quãng thời gian để cô vừa làm thử vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh quy trình cho phù hợp với nguyên liệu và điều kiện khí hậu của địa phương. Những điều chỉnh về quy trình giúp trái hồng Trạm Hành làm ra mềm và vẫn thơm mùi hồng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước.

Năm 2014, thương hiệu Hồng sấy gió Trạm Hành ra đời. Là tên “Trạm Hành” chứ không phải là một cái tên riêng, bởi Huyền chia sẻ rằng mình muốn khẳng định chất

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

“Tạo giá trị mới từ những cây trồng truyền thống”Khi sản phẩm đã ổn định về chất

lượng thì vấn đề lớn hơn đặt ra là tiêu thụ sản phẩm. Để người tiêu dùng biết đến hồng sấy gió Trạm Hành, Huyền đưa sản phẩm của mình tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, những triển lãm, hội chợ lớn như Tech Mark, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để sản phẩm có cơ hội tiếp cận thị trường. Năm 2015, thương hiệu Hồng sấy gió Trạm Hành đoạt giải khuyến khích Chung kết toàn quốc Hội thi Sáng tạo Khởi nghiệp lần thứ I.

Đến nay, Huyền đã liên kết với 5 hộ gia đình, đưa ra thị trường khoảng 10 tấn thành phẩm mỗi năm với giá bán lẻ từ 350.000 - 400.000 đồng. Để đa dạng trong sản xuất, hiện tại, cơ sở sản xuất

của Huyền còn liên kết với các hộ nông dân cho ra thêm các sản phẩm mới như rượu hồng, hồng sấy theo hướng truyền thống, và sấy các loại trái cây hiện đang có tại địa phương nhằm giải quyết lượng hàng hóa vào mùa rộ, dư thừa của nông nghiệp địa phương và nâng cao giá trị nông sản trên địa bàn.

Theo Huyền, những người trẻ ở nông thôn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra giá trị khác biệt từ những cây trồng truyền thống, từ đó duy trì được thế mạnh của địa phương mình. Hiện tại, Huyền đang xây dựng mô hình Điểm du lịch, giúp khách có thể tham quan hồng treo và mua hàng trực tiếp, nhằm đảm bảo việc duy trì sản xuất của các hộ dân liên kết và củng cố, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

lượng và xây dựng thương hiệu cho vùng chứ không phải chỉ riêng cho bản thân mình. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Huyền cùng các hộ nông dân bắt đầu tạo sự thay đổi khi chăm sóc cho hồng ngay từ gốc.

Thu Huyền mong muốn gìn giữ cây trồng truyền thống của địa phương bằng cách

nâng cao giá trị của sản phẩm.

Page 6: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

6 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Những ngày cuối năm, thành phố Đà Lạt rực rỡ và sôi động bởi các hoạt động kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển (1893-2018). Trong thời khắc trọng đại, có ý nghĩa cột mốc lịch sử, người ta thường có xu hướng nhìn lại quá khứ đặng tổng kết một cuộc hành trình, để tri ân hoặc chỉ đơn giản là nhớ về kỷ niệm. Khi ấy, hẳn người ta không quên ông - một người đã dành trọn cuộc đời để níu giữ thời gian và vẻ đẹp mộng mơ của Đà Lạt. Đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Thông.

VŨ ĐÌNH ĐÔNG

T rong căn phòng treo đầy những tấm ảnh đen trắng tựa một bảo tàng thu nhỏ, nghệ sĩ nhiếp ảnh

Đặng Văn Thông như người dẫn đường đưa chúng tôi ngược về quá khứ. Sinh năm 1932 tại Nam Định, năm 1940, cậu bé Đặng Văn Thông theo gia đình vào sống ở vùng ngoại ô Trại Mát của Đà Lạt. Dù chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 10km nhưng vào những năm 40 của thế kỷ trước, Trại Mát vẫn là vùng đất khá hoang vu. Tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt mỗi ngày có hai chuyến tàu chạy qua đỗ lại ga xép Trại Mát vài phút ngắn ngủi để đưa đón khách và bốc dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, con tàu cùng âm thanh xôn xao và ánh sáng rực rỡ thoáng qua chẳng khác nào ảo ảnh xa xôi mà cậu bé Đặng Văn Thông không bao giờ chạm tới được.

Ngày nhỏ, Đặng Văn Thông được cha mẹ cho học ở trường làng, đến tuổi thiếu niên, gia đình gửi cậu đến phụ việc cho người chú có tên là Đào Văn Lý, chủ hiệu ảnh Dalat Photo tại khu Hòa Bình, trung tâm Đà Lạt. Tại đây, Đặng Văn Thông bắt đầu làm quen với nghề nhiếp ảnh. Ban đầu chỉ là những việc phụ, như: Cắt phim, pha thuốc, tráng, phóng ảnh... dần dần, cậu bé Thông được học kỹ thuật chụp ảnh và giao máy để chụp cho khách. Chiếc máy ảnh đầu tiên Đặng Văn Thông sử dụng mang nhãn hiệu Lumiére của Pháp, chạy phim 6x9, có thể chụp khoảng 10-12 tấm/cuộn phim. Sau những giờ làm việc ở tiệm, Đặng Văn Thông thường rong ruổi trên những nẻo đường ở TP Đà Lạt để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Nhìn cảnh sắc lãng mạn, thơ mộng hiện ra trên từng bức ảnh, cảm xúc trước thiên nhiên trong anh trỗi dậy, tâm hồn phơi phới,

bay bổng, tưởng như mình sở hữu quyền năng huyền bí, có thể níu giữ được thời gian và vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mãi mãi.

Vào những năm 40-60 của thế kỷ trước, Đà Lạt là thành phố chịu ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa, lối sống phương Tây. Vì thế, người dân rất yêu thích chụp ảnh nhằm lưu lại những khoảnh khắc bên thiên nhiên, bạn bè, người thân. Nghề chụp ảnh sớm phát triển và những người làm nghề có thu nhập khá tốt. Cuộc sống an nhàn, đặc thù công việc đậm chất sáng tạo cùng với không gian thơ mộng khiến những người làm nghề chụp ảnh có tâm hồn nghệ sĩ. Ngoài giờ làm việc, họ thường gặp gỡ nhau ở những quán cà phê để cùng trao đổi về kỹ thuật hoặc khoe với nhau những tấm ảnh đẹp. “Trước thế hệ chúng tôi, Đà Lạt có những nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, như: Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Cao Đàn... Tôi thường xuyên giao thiệp và được các anh tận tình chỉ dẫn. Cùng thời thì có Nguyễn Bá Mậu nổi tiếng về chụp chân dung, cuộc sống; Trần Văn Châu nổi tiếng về chụp không ảnh và đại cảnh. Mỗi người đều có thế mạnh riêng nhưng chúng tôi chẳng bao giờ giấu nghề mà luôn sẵn sàng trao đổi, học hỏi lẫn nhau”, ông Đặng Văn Thông nhớ lại.

Năm 1960, ông được nhận vào làm việc tại Nha địa dư Đà Lạt, đảm nhiệm công việc chế bản từ bản vẽ qua phim và từ phim qua bản kẽm để in ấn các loại bản đồ. Khi chính quyền cách mạng tiếp quản Đà Lạt, ông tiếp tục làm việc tại Xí nghiệp Bản đồ thuộc Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) đến năm 1990 mới nghỉ hẳn. Đây chính là sự khác biệt của ông đối với nhiều nhiếp ảnh gia khác ở Đà Lạt. Bởi đời công chức không chỉ giúp ông không quá bức bách về “cơm áo, gạo tiền” mà còn rèn luyện cho ông đức tính cần mẫn, chỉn chu, cẩn

thận trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Vì thế, dù đã chụp hàng vạn

bức ảnh, trong đó nhiều bức có tuổi đời 50-60 năm nhưng đến nay, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Thông vẫn giữ được phim và ảnh gốc, nên khi cần vẫn có thể in ra những bức ảnh chất lượng cao. “Để lưu trữ được phim và ảnh lâu dài, mỗi tấm phim, bức ảnh sau khi chụp tôi đều ghi chép cẩn thận thời gian, địa điểm rồi cắt và cho vào túi ni-lon, túi giấy kín, sau đó cất vào các hộp có thuốc chống ẩm. Sau này khi có máy tính thì tiến hành sao chụp và chuyển vào lưu trữ trong máy. Nhờ thế tư liệu luôn được bảo quản trong trạng thái tốt”, ông chia sẻ.

Trong kho tư liệu ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Thông, số lượng tác phẩm chụp phong cảnh và đời sống phố phường chiếm số lượng lớn và đây cũng chính là lĩnh vực tạo nên tên tuổi của ông. Những bức ảnh do ông chụp bình minh, hoàng hôn, hồ Xuân Hương, hồ Mê Linh, rừng thông, mây và sương, cuộc sống phố phường Đà Lạt được xem là mẫu mực, thậm chí trở thành mô-típ được giới nhiếp ảnh Đà Lạt sau này thường xuyên áp dụng. Điển hình như tấm ảnh ông chụp hồ Xuân Hương năm 1950 với hình ảnh người ngư phủ ngồi trên thuyền giăng lưới vào buổi sớm đầy sương, bên phải là Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng trên mặt nước, xa xa là đồi thông và tháp chuông cao vút của Trường Lycee Yersin (nay là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt). Một bức ảnh khác ông chụp khung ảnh mùa xuân trên hồ Xuân Hương vào năm 1955 với tiền cảnh là cành mai anh đào bung nở rực rỡ, trung cảnh là Nhà hàng Thủy Tạ, xa xa là Đồi Cù và tháp chuông cao vút của Viện Đại học Đà Lạt (nay là Đại học Đà Lạt) in đậm trên nền trời trong vắt. Tất cả đều có bố cục hài hòa, chặt chẽ, màu sắc trong sáng, lột tả chân thực vẻ đẹp rực rỡ, lãng

mạn và rất đỗi thanh bình của Đà Lạt. Trong một bức ảnh khác do ông chụp về khu Hòa Bình, trung tâm Đà Lạt vào năm 1952, chỉ bằng vài nét chấm phá, người xem có thể cảm nhận rõ không khí phố phường Đà Lạt và nét sinh hoạt đặc trưng của người dân Đà Lạt thời ấy. Người phụ nữ mặc áo dài nền nã, đội nón lá gánh hàng đi trên phố, phía trước là chiếc xe ngựa chở vài người khách đang gõ nhịp cùng chiều, xa xa là những dãy phố với những chiếc xe lam im lìm như còn ngái ngủ. “Đó chính là nếp sống, nét văn hóa đặc trưng của Đà Lạt những năm 40-60 của thế kỷ trước. Phố phường hãy còn vắng vẻ, người dân hiền lành chất phác, cuộc sống ít bon chen. Riêng phụ nữ Đà Lạt lúc nào cũng dịu dàng, kín đáo, mỗi khi ra đường đều mặc áo dài. Xe ngựa là phương tiện chủ yếu, dùng để chở người và hàng hóa”, ông trầm ngâm nhớ lại.

Theo nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Thông, để có một tấm ảnh chất lượng thì ngoài am hiểu và nắm chắc kỹ thuật thì phải có sự kiên trì, niềm đam mê và sự sáng tạo. Có những góc ảnh, phải chụp đi chụp lại nhiều lần mới cho một bức ảnh ưng ý nhưng cũng có những góc quen, dẫu đã chụp

nhiều lần mà mỗi lần đều trở nên mới lạ. Bởi thế, mỗi khi ngắm một bức ảnh do ông chụp, người ta không chỉ thấy vẻ đẹp “rất điển hình” của Đà Lạt mà còn cảm nhận được tình yêu và sự tài hoa của người nghệ sĩ đã đặt vào tác phẩm.

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, những bức ảnh của nghệ sĩ Đặng Văn Thông còn là một kho tư liệu quý bởi thông qua đó, người ta có thể cảm nhận được rất nhiều khía cạnh khác nhau từ bộ mặt đô thị, thiên nhiên đến nếp sống, nét sinh hoạt của người Đà Lạt qua các thời kỳ. Thậm chí có những tác phẩm có thể giúp người ta hình dung rõ những hình ảnh đã trở thành dĩ vãng. Ví như tác phẩm “Hồ Mê Linh - Đà Lạt năm 1948”, đến nay khung cảnh chỉ là còn là kỷ niệm.

Giờ đây, những rừng thông trong thành phố thưa vắng, màn sương nhạt dần, nhiều thác nước đã cạn khô, cuộc sống phố phường bon chen, xô bồ hơn trước... và ông như người “nhặt cánh hoa lê cuối mùa” nhằm níu giữ thời gian, vẻ đẹp Đà Lạt với hy vọng khi ngắm nhìn những tác phẩm của ông, mọi người thêm yêu và có trách nhiệm hơn nhằm giữ cho Đà Lạt đẹp mãi với thời gian.

LƯU GIỮ KÝ ỨC ĐÀ LẠTTác phẩm “Thủy Tạ - Đà Lạt” chụp năm 1955. Ảnh: Đặng Văn Thông

Tác phẩm “Bến Xuân”. Ảnh: Đặng Văn Thông

Nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông. Ảnh: V.Đ.Đ

Page 7: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

7 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

PHAN QUANG (Viết năm 2007, sửa năm 2017)

Báo chí cách mạng Việt Nam, và tiếp ngay sau báo chí là văn học hiện đại Việt

Nam, là những nhân tố quan trọng. Báo chí và văn học có công hoàn thiện, phổ cập, thống nhất, nâng cao chữ quốc ngữ, làm cho tiếng Việt thể hiện bằng chữ quốc ngữ trở thành một ngôn ngữ thống nhất từ Bắc chí Nam, đủ sức diễn đạt sáng tỏ, chuẩn xác, nhuần nhị mọi vấn đề của cuộc sống bình thường cũng như trong chính trị, triết học, văn học, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Từ những năm 1920, báo chí đã tiếp tục hoàn thiện chữ quốc ngữ về chính tả, cú pháp, tách ngôn ngữ văn học khỏi lối văn chương biền ngẫu, mặt khác nâng văn học lên cho ngôn từ diễn đạt

trau chuốt, chuẩn xác hơn ngôn ngữ đời thường. Vấn đề cải cách lối viết chữ quốc ngữ, thay đổi một số điểm chưa hợp lý được đặt ra chỉ ba năm sau ngày Gia Định báo ra số đầu, vậy mà từ bấy đến nay thỉnh thoảng lại rộ lên trên báo chí rồi rơi vào im lặng. Lý do? Có lẽ đúng như lời Giáo sư Hoàng Xuân Hãn: “Tiếng hiện thời của các nước đều đầy sự vô lý. Nhưng đố ai cải cách nó được”.

Báo chí chữ quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX với các tờ Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1907) ở trong Nam, Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917) ở ngoài Bắc - ở miền Trung, do tính bảo thủ của Nam triều tiếp tay cho ách thực dân hà khắc, mãi tới năm 1927 mới ra đời tờ Tiếng dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương - các cơ quan báo chí đã chuẩn bị và tạo điều kiện cho sự nở rộ của văn học

Việt Nam những năm 1930 trở về sau, với việc đăng tải văn dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Bá Học..., biên khảo của Phạm Quỳnh, Lê Thước, Nguyễn Văn Tố, Đào Trinh Nhất..., nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Ngọc, Đào Duy Anh..., luận chiến của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Hải Triều..., sáng tác của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Đông Hồ... và rất nhiều tên tuổi khác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên trong lịch sử văn học ta là do một tờ báo ở miền Nam đề xướng, tổ chức thành công và trao giải thưởng.

Sách báo cách mạng tạo bước ngoặt trong việc dùng từ, cấu trúc câu văn, du nhập vào ngôn ngữ Việt Nam nhiều thuật ngữ trước

đó chưa từng có. Qua khảo sát một số bản báo Dân chúng (1938-1939), sách Vấn đề dân cày của Qua Ninh (bút danh của Trường Chinh) và Vân Đình (bút danh của Võ Nguyên Giáp) in năm 1938, GS. TS. Đinh Văn Đức nhận xét, có thể thấy cấu trúc câu văn trong sách báo cách mạng hồi ấy rất gần với diễn ngôn chính luận của báo chí ta hôm nay, và gần 80% thuật ngữ chính trị hồi ấy nay được dùng trong báo chí ta (Tạp chí Ngôn ngữ, số tháng 3 năm 2000).

Trước năm 1945, bàn về “Sự thành lập một nền quốc văn mới”, nhà giáo, học giả Dương Quảng Hàm, viết: “Thời kỳ này, báo chí kế tiếp xuất bản, trong đó có các nhà viết báo có giá trị, hoặc về phái cựu học, hoặc về phái tân học..., nhờ đó mà quốc văn mới thành lập và có cơ sở vững vàng”. Nghĩ về “Tương lai của nền quốc

văn mới”, ông tin tưởng: “Nhờ có chữ quốc ngữ là một thứ chữ tiện lợi để phiên âm tiếng ta, các báo chí xuất bản ngày một nhiều, văn quốc ngữ đã thành lập và đã sản xuất được nhiều tác phẩm có giá trị (...). Dân tộc ta là một dân tộc có sức sinh tồn rất mạnh..., chắc rằng dân tộc ta sẽ tìm thấy (từ văn học nước ngoài) những điều sở trường để bồi bổ những chỗ thiếu thốn của mình..., làm cho cái tinh thần dân tộc được mạnh lên để gây lấy một nền văn học vừa hợp với hoàn cảnh hiện thời vừa giữ được cái cốt cách cổ truyền” (Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, 1941).

Về mặt nâng cao dân trí, người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 dù không thông thạo ngoại ngữ, thông qua báo chí và văn học chữ quốc ngữ, vẫn có thể tiếp cận một số tác phẩm...

XEM TIẾP TRANG 11

Chữ quốc ngữ trong văn hiến Việt Nam

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

ĐAN THANH

Nhân dự Trại sáng tác do Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng tổ chức với đề tài 125 năm

Đà Lạt hình thành và phát triển (1893-2018), nhà thơ Phan Hữu Giản đã nảy sinh ý tưởng, hăm hở bắt tay thực hiện và xuất bản tập thơ mà ông ấp ủ đôi năm nay. “Đất Ngàn Hoa” (NXB Văn học 2018), lượng in tới trên 2.000 bản, gồm 69 bài thơ được Phan Hữu Giản sáng tác trong khoảng hơn 15 năm gần đây, 5 bài thơ của tác giả được các nhạc sĩ Trần Hoàn, Nguyễn Ngọc Thiện, Sóng Trà, Đình Nghĩ, Vi Quốc Hiệp phổ nhạc. Với phần lớn thơ hướng cảm xúc về Đà Lạt, “Đất Ngàn Hoa” cũng trân trọng giới thiệu bài thơ “Nụ cười Đà Lạt” của nhà thơ Hải Như được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc. Tập thơ trình bày trang nhã, in màu một số tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, thư pháp của văn nghệ sĩ quen thuộc với công chúng Lâm Đồng: Đặng Ngọc Trân, Vi Quốc Hiệp, Nguyễn Văn Lại, Phan Văn Gái, Hà Hữu Nết, Lê Mưu.

Ở tuổi 77 “xưa nay hiếm”, nhà thơ Phan Hữu Giản bên cạnh là nhà lãnh đạo, quản lý có nhiều đóng góp cho Vùng Kinh tế mới Hà Nội, huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Lâm Đồng, ông đã có trong tay 2 tập thơ “Hương đất tình người” (NXB VHNT và Hội Nhà văn Hà Nội - 1999), “Lâm Hà trong tôi” (NXB Văn học - 2011) và chủ biên, có tác phẩm in chung trong 6 đầu sách khá bề thế.

“Thời gian thấm thoắt thoi đưa”, tôi quen biết nhà thơ Phan Hữu Giản cũng ba thập niên. Biết rằng làm lãnh đạo, làm quản lý và nhất là hoạt động trên lĩnh vực chính trị ắt bận bịu nhiều việc, tư duy bộn

“Đất Ngàn Hoa” dạt dào tình cảm

Bìa tập thơ “Đất Ngàn Hoa”.

bề những vấn đề kinh tế - xã hội... cộm cán, gai góc, thế nhưng sau những cuộc họp “nóng bỏng, gay cấn” - có những cuộc tưởng chừng khó ăn mất ngủ, ông vẫn dành một khoảng lặng cho thơ và dĩ nhiên là những vần thơ chở nặng nỗi niềm thế sự. Thi sĩ Phùng Quán từng viết “vịn câu thơ mà đứng dậy”! Tôi nghĩ, tác giả chắc ít trải qua những trạng huống ấy, thế nhưng tin rằng đến với thơ, ông đã cảm nhận những tình cảm tin yêu và tinh thần lạc quan hơn trong cuộc đời. Từ đó thêm vun bồi cao hơn, chắc hơn trách nhiệm công dân - nhà thơ!

Đọc “Đất Ngàn Hoa”, ta thấy tình cảm tác giả ngân lên ở nhiều cung bậc rung động từ những xúc cảm sâu sắc, chân thành với quê hương, đất nước. Từ vùng đất Việt Bắc, Tây Bắc mà ông gắn bó một thời sinh viên, một thời trai trẻ, đã lưu luyến mãi trong cuộc đời: “Mình ra Việt Bắc quê nhà/ Cho ta làm hạt phù sa về nguồn/... Đồi trăng say nụ hôn đầu/ Con đò bến

nước neo câu hẹn hò/ Mấy mươi năm đợi, tháng chờ/ Mong ngày gặp lại... Câu thơ một thời” (Bình Ca bến đợi). Đó cũng là cảm xúc gần 60 thập niên trước được đón Bác Hồ về thăm Nông trường Sông Lô - Tuyên Quang: “Mùa xuân 61 - Nông trường/ Được vui đón Bác yêu thương dặn dò/ Nức lòng tuổi trẻ Sông Lô/ Sẵn sàng đi khắp bến bờ ngược xuôi/ Mưa bom, bão đạn dập vùi/ Không ngăn nổi lớp măng chồi tươi xanh”... Cảm xúc như mạch nguồn trong trẻo tuôn trào sóng lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người hào hùng hoặc sự trở trăn cảm thông mỗi khi thăm lại những địa danh gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: Hà Giang, Điện Biên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Bình, Huế, Tây Nam bộ... Thơ là sự thăng hoa tình cảm và cũng là sự trầm tích của tâm tưởng suy lý. Vì vậy, chùm thơ “Viết dưới tượng đài chiến thắng” với cảm xúc từ “Thành phố Điện Biên Phủ hôm nay”, “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, tác giả đúc kết bằng “Đôi điều suy ngẫm”: “Thành, bại, hưng, vong... ngẫm thế thời/ Xa, gần, huyết sử... lệ đầy vơi/ Đã nguyền Trung Nghĩa vì Dân Nước/ Sao để gian tham hại giống nòi”... Với Lâm Đồng - Đà Lạt là quê hương thứ hai yêu dấu, nơi tác giả gắn bó và trưởng thành, nhà thơ Phan Hữu Giản đã trải lòng say đắm, tự hào: “Như những mâm vàng trải khắp cao nguyên/ Hoa quỳ nở ấm làng buôn nắng lên/ Mỗi mắt lá - một quả tim xanh/ Thắm tình yêu đất/ Cho lúa trĩu bông/ Chiêng cồng múa hát/ Cà phê nảy hạt/ Vòng bạc tay mềm” (Với Dã quỳ), “Đất lành đã hóa quê hương/ Rừng, trời, biển mở rộng đường vào xuân/ Đón mời tri kỷ, tri âm/ Nhân tài hội tụ nâng tầm Ngàn Hoa” (Tôi yêu Đà Lạt), “Dạt dào

như nước Đạ Dâng/ Mênh mông sóng lúa mượt đồng Đinh Văn/ Bồi hồi lưu luyến Nam Ban/ “Thân tằm dẫu thác vẫn còn vương tơ”/ Ươm mầm Xuân, dệt ước mơ/ Về đây vợi nhớ Thủ đô quê nhà” (Nhớ Lâm Hà), “Khắp vùng miền, người trước rước người sau/ Tây Nguyên gọi, hợp nhau xây quê mới/ Cuộc sống nảy mầm, đơm hoa, kết trái/ Đến hôm nay, ta say hội chiêng cồng” (Thức với Đam Rông)... Yêu Đà Lạt bao nhiêu thì nỗi trở trăn giàu trách nhiệm với hiện tại, tương lai và kỳ vọng với “Thành phố “Rừng thông”, “Ngàn Hoa” thắm tươi” càng cao bấy nhiêu. Chính vì vậy, tác giả sẻ chia, gửi gắm tới độc giả: “Thuận lợi, khó khăn đan xen “Thời hội nhập”/ Cần đội ngũ vững vàng, “Khai sơn phá thạch”/ Chọn đúng Người đứng đầu “Yêu nước - Thương dân”/ Có đạo lý, tầm nhìn, phong cách, tài năng/ Giữ nguyên tắc, kỷ cương “Tập trung dân chủ”/ Biết trọng máu xương của bao thế hệ/ Để “Đất lành” nhân sức mạnh, thế trường sinh”...

Hồn thơ của ông tỏa về nhiều phương - nhiều đề tài song tứ thơ vẫn hướng tới khách thể trung tâm là Con người. Thơ viết về ông Năm Yersin 125 năm trước có công phát hiện ra Đà Lạt, về Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ có nét tương đồng với tác giả “Công người mở cõi ngàn thu tạc/ Nợ nghiệp văn chương vạn kiếp sầu”, về đại thi hào Nguyễn Du “Ngắm Sao Khuê/ Nhớ thương Người/ Anh hùng, nhân nghĩa/ Gặp thời đảo điên...”, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Sống trọn vẹn Đời Nhân Trí Dũng/ Thác anh linh Hồn Kết Tâm Đồng”, về nữ sĩ Tương Phố “Văn tài một thuở lưu truyền mãi/ Đức hạnh trăm năm vẫn sáng ngời”, về nhạc

sĩ Trần Hoàn “Sống, chết, lợi, danh không đánh mất mình/ Cây đàn gỗ, đường gập ghềnh, hăm hở/ Lặn lội rừng sâu, biển khơi sóng vỗ/ Tình ca quê hương ấm lửa, say lòng” (Người ươm “Mùa xuân nho nhỏ”)... Và ông viết về nhà thơ Hải Như sáng tác nhiều bài thơ cảm động về Hồ Chí Minh (có bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” được phổ nhạc nghe thao thiết lòng người), hay về Liệt sĩ CAND Nguyễn Văn Nhiên hy sinh khi làm nhiệm vụ “Máu đỏ trang đời hai mươi bốn tuổi xuân/ Thắm đất Ngàn Hoa anh yêu quý muôn phần”... Không những thế, Phan Hữu Giản còn có những tứ thơ khá cảm động, chân thành về những con người “quanh ta” rất đời thường, bình dị: “Em vừa tròn tuổi sáu mươi/ Chúng mình bốn chục năm trời có nhau/ Tóc xanh giờ bạc mái đầu/ Bao nhiêu kỷ niệm thắm màu thời gian” (Thắm màu thời gian), “Đôi mắt lá răm/ Như nguồn nước mát/ Thấm đất cao nguyên/ Dịu lòng anh khát” (Mải nghe chim hót), hay bài thơ “Nhớ cháu”: “Yêu đời trẻ lại bên nôi/ Nâng niu chăm lứa măng chồi tươi xanh/ Mong sao khôn lớn trưởng thành/ Nên người có ích, thơm danh giống nòi”.

Gấp lại hơn 110 trang thơ, trong tôi bộn bề mỹ cảm. Có người nhận xét thơ của Phan Hữu Giản còn nghiêng về chính luận, và có lẽ vì vậy ngôn ngữ chưa giàu hình tượng, nhạc điệu. Vâng, có thể đúng nhưng theo tôi chính luận hay trữ tình thì đều không thể thiếu cái mạch tình cảm dạt dào được gửi gắm trong “Ý tại ngôn ngoại” làm rung động, tạo mối “tương lân”, đồng cảm giữa tác giả - độc giả. Theo tôi, nhà thơ Phan Hữu Giản đã làm được việc này một cách đáng trân trọng!

Page 8: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

8 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Đánh giá này được chia sẻ từ nhiều nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam tại Hội thảo “Nghiên cứu đa dạng thực vật và hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (gọi tắt là Vườn) và các khu vực lân cận - Các phương pháp tiếp cận hiện đại” diễn ra tại Đà Lạt.

MINH ĐẠO

GS Tetsukazu Yahara - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật

châu Á, Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản kết luận: “Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà là một trong những khu rừng thú vị nhất ở châu Á về tính đa dạng loài, có nhiều mẫu rừng phong phú”. Theo ThS Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn, từ năm 1932 lâm phần này đã được thành lập là Khu bảo tồn Lang Biang. Còn Vườn hiện nay được thành lập năm 2014 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 70.038 ha; trong đó, diện tích có rừng chiếm hơn 91%. So với các VQG ở Việt Nam, giá trị của Vườn là kéo dài liền mảnh với 300.000 ha nhờ liên kết với các VQG và khu bảo tồn xung quanh. Tính đa dạng hệ sinh thái của Vườn là một trong 4 trung

tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình 20.850 ha; rừng kín hỗn giao cây lá rộng - lá kim 14.038 ha; rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới 20.614 ha; rừng lùn đỉnh núi 402 ha; rừng rêu và kiểu sinh thái khác. Hiện đã ghi nhận 1.945 loài thực vật có mạch thuộc 180 họ; trong đó, 91 loài đặc hữu, 205 loài quý hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách đỏ hoặc Danh lục đỏ. Có 111 loài động vật có vú thuộc 28 họ; trong đó, 88 loài quý hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách đỏ hoặc Danh lục đỏ; 301 loài bò sát và 78 loài lưỡng cư...

Qua kết quả khảo sát đa dạng thực vật tại Vườn và khu vực lân cận, TS Shuichiro Tagane (Đại học Kagoshima) cho biết, ông đã lấy

gần 10.000 mẫu ở Việt Nam, trong đó 2.764 mẫu của Vườn để mang về Nhật Bản nghiên cứu. Kết quả, mức độ ĐDSH rất cao. Bidoup - Núi Bà là khu vực quan trọng của Đông Nam Á. Ông thu thập được 3 loài mới ở đây và đang tiếp tục mô tả. Còn GS Yahara cho biết, đã thu thập tại Vườn 2.558 mẫu, tuy chủ yếu là lá chưa có hoa và quả nhưng đã khẳng định được tính đa đạng và sẽ là hướng nghiên cứu mở ra phương pháp hiệu quả xác định các loài (gen, dữ liệu,...). GS cũng tìm được loài mới của Vườn mà các khu vực khác không có. Hầu hết các loài chỉ thấy một lần, một số chỉ thấy dưới 10 cá thể. Riêng loài Dẻ, GS và nhóm cộng sự phát hiện ở Bidoup-Núi Bà có 50 loài mới/200 loài ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp nghiên cứu mới của GS Yoshihisa Suyama và

các GS Nhật Bản, TS Nguyễn Văn Ngọc và Hoàng Thị Bình (Đại học Đà Lạt) đã công bố sự đa dạng của loài Dẻ ở Việt Nam nói chung, vùng Lâm Đồng và đặc biệt là Bidoup - Núi Bà nói riêng. Cụ thể, thế giới có khoảng 1.000 loài Dẻ với 9 chi, riêng Việt Nam có 250 loài 6 chi và Lâm Đồng đã có đến 5 chi. Lâm Đồng là khu vực tập trung lớn nhất Đông Nam Á về Dẻ, với 74 loài đã định danh và 20 loài chưa định danh được; trong đó, có gần 40% loài mới…

Nhiều cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác nhau, các GS, TS khác của Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục khẳng định tính đa dạng của thực vật tại Bidoup-Núi Bà và vùng lân cận. GS Kaoru Kitajima (Đại học Kyoto) khẳng định: “Khí hậu liên quan quan trọng đối với ĐDSH. Bidoup - Núi Bà không chỉ đa dạng của vùng mà có thể của cả thế giới, ngay cả vùng Amazon”. Tuy nhiên, hiện không ít khó khăn, thách thức đối với ĐDSH. Giám đốc Lê Văn Hương cho biết: Việc mất và suy thoái ĐDSH do nhiều nguyên nhân như: khai thác trái phép, lấn chiếm mở rộng đất canh tác, săn bắt, phát triển cơ sở hạ tầng, cháy rừng, khai thác quá mức lâm sản ngoài gỗ. Đó còn là cơ sở dữ liệu ĐDSH chưa đầy đủ; thiếu nguồn lực cho công tác bảo tồn...

Với tính chất đặc biệt ĐDSH và giá trị của vùng sinh thái cùng

những khó khăn mà Bidoup - Núi Bà đang đối diện, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp. Ông Hương cam kết luôn mở cửa đón sự hợp tác nghiên cứu chặt chẽ với các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cùng nhau bảo tồn song hành với phát triển như 9 chương trình đã được Thủ tướng phê duyệt. Năm năm qua, Vườn nổi lên như là trung tâm nghiên cứu rừng nhiệt đới của khu vực, là tiền đề và sự khẳng định đang đi đúng hướng. Nhiều vấn đề các nhà khoa học đặt ra như: xây dựng trung tâm dữ liệu lưu trữ loài; quan trắc và nghiên cứu khí hậu tác động qua lại giữa sinh thái và khí hậu để từ đó xây dựng những mô hình giả lập kiểm soát được thực vật; ứng dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại để nghiên cứu thực vật một cách tổng thể; công bố tập sách về hoa và quả để phục vụ công tác bảo tồn .v.v... Trong khuôn khổ hội thảo, các trường Đại học Nhật Bản và Đại học Đà Lạt, VQG Bidoup - Núi Bà đã ký kết Biên bản ghi nhớ về nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ nhân lực, nguồn lực tài chính... Ngay sau khi ký kết, phía Nhật Bản đã tài trợ lắp đặt một trạm quan trắc tại Vườn để thu thập, theo dõi những biến đổi khí hậu... Hy vọng, VQG Bidoup - Núi Bà là trung tâm nghiên cứu thực vật lớn của châu Á như kỳ vọng của các nhà khoa học.

VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ

Trung tâm đa dạng sinh học của Đông Nam Á

Ba bên ký kết Bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: M.Đạo

NGUYÊN THI

Sapa tháng 12 lạnh hơn Đà Lạt. Thành phố nhỏ xíu với những loại cây xanh, những

loại hoa lá ven đường không khác là bao so với Đà Lạt. Du khách khá đông hối hả ngược xuôi. Hầu hết họ cũng như tôi, vội vã đến đây để kịp ngắm hoa anh đào nở lúc rực rỡ nhất.

4h30 sáng, tôi thuê một chiếc xe máy, đeo balo chạy vòng vo từ trung tâm thành phố Sapa ra phía đường D4 hướng đi đèo Ô Qui Hồ. Sáng sớm đường vắng, xe máy cứ vun vút lao đi uốn lượn theo những vòng ôm của đồi núi, chốc chốc, một đám mây trắng tức trong khe núi nào đó lại lướt qua, sà xuống khiến tôi có cảm giác như đang đi trên mây. Chẳng phải lần đầu đi Sapa nhưng lần này là một cảm giác mới lạ và thích thú hơn cả vì tôi biết đích đến của mình là cả một đồi hoa anh đào rực rỡ đang đợi.

7 km qua nhanh, đồi chè Sapa đã thấp thoáng bên đường điểm xuyết trên đó là những cung đường hoa anh đào uốn lượn đủ hình dáng ẩn hiện trong màu ráng trời ửng sắc vàng rực rỡ của bình minh - báo hiệu một ngày nắng đẹp.

Chọn chỗ đứng trên một mỏm đá giữa vườn su su của một người Mông ven đường, tôi bắt đầu

dựng chân máy và ngồi chờ nắng lên. Cái lạnh len lỏi trong từng thớ thịt. Rùng mình. Thời tiết

Sapa đang vào giữa mùa đông, trời càng lạnh hơn khi nắng vẫn chưa lên khỏi dãy núi phía bên

Mùa anh hoa đào nở - mùa du lịch mới Mới tháng 12, trên facebook, bạn bè nhiếp ảnh đã bắt đầu đăng những bức ảnh chụp những rặng hoa anh đào rực rỡ giữa đồi chè ở Sapa gắn kèm chú thích “Xuân đã đến Sapa”. Thế là đi. Tôi vội đặt vé bay chuyến chiều từ Đà Lạt ra Hà Nội, mất 5 tiếng ngồi chờ ở Sân bay Nội Bài rồi mới bắt tiếp được chuyến xe tốc hành cuối cùng vội vã chạy lên Sapa.

kia đồi chè. Rồi trời hửng dần, những vệt

nắng vàng xé mây vẽ xuống nền xanh của những lớp núi đá tạo ra những tia nắng ấm áp đổ xuống loang lổ trên đồi chè. Hoa anh đào trong nắng càng đẹp rực rỡ hơn. Tôi như ngẩn người trước vẻ đẹp của những rặng hoa anh đào uốn lượn khéo léo và mềm mại quanh đồi chè vừa bất ngờ hiện ra mặc dù đã nhiều lần được ngắm và chiêm ngưỡng những con đường mai anh đào cũng đẹp rực rỡ không kém ở Đà Lạt.

Trời sáng, tôi nhận ra mình không cô đơn giữa mỏm đá này. Du khách từ khắp nơi như Sài Gòn, Kiên Giang, Nha Trang, Huế, Hà Nội... cũng đổ dồn về đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào nở sớm giữa đồi chè.

Mức độ “hot” của đồi chè Sapa lan tỏa khắp nơi khi giữa màu xanh ngắt của đồi chè được tô điểm những hàng cây hoa anh đào đang trổ bông và trổ lá non.

Được biết, hai năm trở lại đây, đồi chè này trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn du khách khắp nơi mỗi độ hoa anh đào nở ở thành phố nhỏ Sapa và chẳng biết vô tình hay hữu ý, chính nó đã tạo ra một mùa du lịch mới cho Sapa.

Hoa anh đào được trồng dọc theo các lối giữa đồi chè để làm bóng mát, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹpthu hút rất đông khách du lịch khắp nơi đến chỉ để ngắm hoa nở. Ảnh: N.Thi

Page 9: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

9 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

C.PHONG

Chắp cánh ước mơLần đầu tiên ngồi trên chiếc

xe đạp mới toanh, em Trần Thị Hạnh Dung (học sinh lớp 9A1) cùng nhiều bạn học sinh khác của Trường THCS-THPT Tà Nung (Thôn 5, xã Tà Nung, TP Đà Lạt) không ngừng săm soi chiếc xe đạp vừa nhận. Đó là những giây phút đem lại nhiều niềm vui cho các em và các bậc phụ huynh có mặt trong chương trình trao tặng xe đạp, quà cho học sinh nghèo có kết quả học tập tốt diễn ra sáng 25/12 do ĐVTN Công an TP Đà Lạt thực hiện. “Nghe các thầy cô nói được các cô chú tặng xe đạp nên 6 giờ sáng nay em đã háo hức nói với bố mẹ đi học sớm hơn mọi hôm” - Dung nói vui vẻ và kể nhà em ở cách xa trường hơn 1 km nhưng từ năm học lớp 6 tới nay, hằng ngày em vẫn đi bộ tới trường hoặc thi thoảng đi nhờ xe bạn bè. “Chiếc xe đạp là phương tiện đi lại bình

thường của các bạn khác nhưng với em là niềm mong mỏi nhiều năm nay”.

Anh Mơ Bon Ha Toàn, bố của em K’Thơ (học sinh lớp 7, Trường THCS-THPT Tà Nung), cho biết, gia đình hai năm nay chỉ trông chờ vào 5 sào cà phê, ngoài ra không còn thu nhập nào đáng kể nên dù biết con mong muốn có chiếc xe đạp mới để đến trường nhưng vì hoàn cảnh nên chưa dám nghĩ tới. Những tâm sự, mong muốn trên có thể chỉ là một lát cắt trong nhiều trường hợp khó khăn của học sinh tại một trường học thuộc xã vùng ven TP Đà Lạt mà chúng tôi được chia sẻ.

Đại úy Đinh Chu Đức Bính, cán bộ Đội CSGT Công an TP Đà Lạt, đồng thời là Bí thư Chi đoàn 3 (gồm Đội CSGT, QLHC, CSTT) cho hay, công việc chuyên môn, lịch trực của ĐVTN dịp cuối năm Đội CSGT thường rất bận rộn nhưng các hoạt động cộng đồng như trên luôn mang lại cho anh em trong đơn vị nhiều ý nghĩa và động lực làm việc. “10 chiếc xe đạp và 20 phần quà dù có trị giá không lớn nhưng đó là tấm lòng của ĐVTN chúng tôi gửi tặng với mong muốn các em có thêm nỗ lực học tập, phấn đấu để đạt thành tích tốt hơn trong học tập, rèn luyện” - anh Bính nói.

Thượng tá Phan Tất Trí, Phó Trưởng Công an TP Đà Lạt cho biết, chương trình trao quà tặng tới học sinh khó khăn nhưng hiếu học chỉ là một trong nhiều chương trình

ý nghĩa mà ĐVTN Công an thành phố thực hiện trong năm 2018 với tinh thần vì cộng đồng, chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn vì nhân dân phục vụ,... “Đảng ủy, lãnh đạo Công an TP Đà Lạt luôn khuyến khích, ủng hộ các chương trình tuổi trẻ đơn vị xung kích vì cộng đồng trên mọi mặt, phát huy vai trò ĐVTN CAND trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chú trọng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng” - Thượng tá Trí chia sẻ.

Điểm nhấntuyên truyềnBí thư Đoàn cơ sở Công an TP

Đà Lạt - thượng úy Đặng Thị Hải Hà cho chúng tôi biết, so với các

hoạt động của ĐVTN các năm trước, kết quả thực hiện các mặt công tác năm 2018 có nhiều nội dung mới được triển khai đem lại hiệu quả tích cực, tạo điểm nhấn tuyên truyền, giáo dục của đoàn. Một trong số đó là việc Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt phối hợp với Chi đoàn VKSND, Tòa án thành phố tổ chức thành công 4 phiên tòa giả định (tương đương mỗi quý tổ chức 1 phiên tòa) cho hàng trăm học sinh bậc THCS-THPT, người dân trên địa bàn thành phố. Trong đó, nội dung các vụ án tại phiên tòa giả định được xây dựng dựa theo tư liệu trong thực tiễn xét xử, chủ yếu như hành vi hiếp dâm, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, mua bán trái phép chất ma túy... Theo đó, trung bình, mỗi

phiên tòa giả định thường kéo dài từ 45 - 60 phút, tùy vào vụ án hay kế hoạch tái hiện nội dung xét xử vụ án. Đồng thời trình tự diễn ra như một phiên tòa thật sự, cung cấp thông tin hữu ích, thiết thực cho người nghe. Được sự hỗ trợ từ Chi đoàn VKSND, Tòa án thành phố, các vị trí từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện Kiểm sát, Thư ký phiên tòa đến bị cáo, người bị hại, người làm chứng... đều được các ĐVTN Công an thành phố đảm nhiệm và tái hiện chân thực nhất có thể. “Tại phiên tòa giả định, những tình huống đều mang đến một câu chuyện đời thường, các vấn đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống và những bài học thực tế về sự thiếu hiểu biết, không chấp hành pháp luật, thiếu kiềm chế,... đã đem lại hiệu quả tuyên truyền tích cực tốt hơn nhiều so với hình thức tuyên truyền cũ” - chị Hà bày tỏ.

Bí thư Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt cho hay, nhờ hoạt động năng nổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, có nhiều nội dung thực hiện sáng tạo nên trong năm qua, tập thể ĐVTN Công an TP Đà Lạt đã được UBND thành phố, Đoàn cấp trên, Thành Đoàn Đà Lạt tặng nhiều bằng khen. Về thành tích cá nhân, Đoàn Thanh niên Bộ Công an, Trung ương Đoàn đã tặng hai bằng khen cho một đoàn viên thuộc Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt do có thành tích hoạt động đoàn suất sắc trong năm 2018.

Thanh niên Công an thành phố Đà Lạt xung kích vì cộng đồng

ĐVTN Đội CSGT Công an TP Đà Lạt quyên góp tiền để mua 10 xe đạp, 20 phần quàtặng học sinh nghèo hiếu học Trường THCS-THPT Tà Nung sáng ngày 25/12. Ảnh: C.P

THY VŨ

Mục sư Ka Să Ha Nhứu là người có uy tín của thôn R’Chai 3 (xã Phú Hội), cũng là

một trong số 88 “Gương sáng đời thường” vừa được UBND huyện Đức Trọng tôn vinh. Với vai trò của mình, trong thời gian qua, mục sư đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn chấp hành và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; cũng như tuyên truyền tín đồ thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia tuyên truyền Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật An toàn giao thông, Luật Bảo vệ rừng, Luật Hôn nhân và gia đình... cho các tín đồ, nhất là thanh thiếu niên.

Cùng đó, ông cũng thường xuyên vận động bà con cũng như các tín đồ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế. Đồng thời, phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không chia rẽ, không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục; tích cực

Phát huy vai trò người có uy tíntrong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đức Trọng hiện có 77 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (NCUTVĐBDTTS). Đây là những người gương mẫu, được người dân trong thôn, khu phố kính trọng, tin yêu và có vai trò quan trọng trong vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

tham gia giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp; tham gia xây dựng mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Điển hình như tháng 10 vừa qua, ông đã vận động tín đồ, nhân dân trồng cây rừng tại diện tích rừng bị lấn chiếm ở thôn R’Chai 2 với diện tích 1 ha, có trên 100 lượt người tham gia. “Tôi luôn sống với phương châm kính Chúa yêu nước, với vai trò của mình, tôi cũng luôn cố gắng tích cực thăm nắm tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị với Đảng, chính quyền xử lý những vụ việc phát sinh tại địa bàn khu dân cư” - mục sư Ka Să Ha Nhứu chia sẻ thêm.

Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đức Trọng, 77 NCUTVĐBDTTS được nhân dân tại các khu dân cư tín nhiệm và bầu chọn nên trong các hoạt động, đã phát huy tốt

vai trò của mình tại nơi cư trú. Họ cũng đã tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở thôn, tổ dân phố, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp nhau phát triển kinh tế, đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân cùng làm theo.

Họ cũng tích cực phát huy những giá trị văn hóa trên địa bàn như: Các hoạt động vui chơi và các hoạt động tín ngưỡng chào đón năm mới theo phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền; bảo tồn lễ hội Bor Chu Bur mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Chu Ru (xã Đà Loan) trong tháng chạp Âm lịch hàng năm; bảo tồn và phát huy văn hóa tại lễ hội Hoa Ban, lễ hội Xên Mường của đồng bào dân tộc Thái...

Song song với đó, họ cũng

tích cực vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất - kinh doanh giỏi, vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng thời, tích cực bài trừ các hủ tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của người dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực như: ông La Văn Bảo (dân tộc Nùng) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân Liên Nghĩa, ông Trần Trung Nam (dân tộc Hoa) - Trưởng Ban liên lạc Hội người Hoa tỉnh Lâm Đồng, ông Lục Văn Tâm với mô hình nuôi gà trắng trong trại lạnh đạt hiệu quả kinh tế cao...

Mới đây, tại hội nghị tổng kết

hoạt động NCUTVĐBDTTS của huyện, bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, cũng khẳng định, bằng uy tín, kinh nghiệm của bản thân, những năm qua, đội ngũ các già làng, trưởng bản, NCUTVĐBDTTS đã thể hiện vai trò là một bộ phận quan trọng trong đồng bào dân tộc thiểu số, là trung tâm đoàn kết, cầu nối giữa Đảng với nhân dân, điểm tựa tinh thần cho đồng bào các dân tộc vươn lên xóa đói giảm nghèo - phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn. Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy vai trò của NCUTVĐBDTTS, bà Huỳnh Thị Phúc cũng yêu cầu các xã, thị trấn và các phòng, ban chức năng cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Thường xuyên liên lạc với người có uy tín để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; kịp thời biểu dương, khen thưởng động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực...

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên Công an Nhân dân (CAND) trong hoạt động cộng đồng, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Công an TP Đà Lạt trong năm 2018 đã hoạt động tích cực và đạt kết quả về nhiều mặt, xứng đáng với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Page 10: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

10 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NDONG BRỪM

Thời công nôngLà cư dân sống bằng nghề sản

xuất nông nghiệp, mà chủ lực là lúa nước, phương thức sản xuất của bà con dân tộc K’Ho xưa kia còn rất nghèo nàn và lạc hậu, phụ thuộc vào sức người và sức kéo của đàn trâu là chính. Vì vậy, năng suất, hiệu quả lao động đạt thấp, tình trạng đói giáp hạt thường xuyên xảy ra, dẫn đến cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng bà con trong vùng. Ông K’Brổih - Bí thư Đảng ủy xã Bảo Thuận nhớ lại: “Trước đây, điều kiện sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số còn lắm khó khăn, thời gian làm đất trải qua nhiều công đoạn và kéo dài nhiều tháng. Đến mùa thu hoạch cũng thế, nhất là các hộ có diện tích đất sản xuất lớn, từ thời điểm gặt hái cho đến khi mang lúa về kho cũng mất khá nhiều thời gian”.

Từ năm này qua năm khác, cứ xoay theo vòng quay của chu kỳ “cày bừa, gặt hái”, nên đời sống kinh tế của người dân vùng dân tộc thiểu số cứ loay hoay, luẩn quẩn mãi với cảnh đói nghèo.

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như: chính sách định canh - định cư; các chương trình dự án đầu tư vùng đặc biệt khó khăn; chuyển đổi giống cây trồng (cây cà phê), vật nuôi…, nên đời sống kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số huyện Di Linh đã có nhiều chuyển biến rõ nét; bà con đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng có giá trị kinh tế cao… Ngoài lúa nước, người dân đã chú trọng đến canh tác cây cà phê, góp phần thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở vùng dân tộc thiểu số.

Để giải quyết bài toán về sức kéo, duy trì sản xuất lúa nước đảm bảo cung cấp nguồn lương thực tại chỗ, từ những năm 1990, bà con dân tộc thiểu số ở huyện Di Linh đã chú trọng đầu tư máy móc, các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp để thay thế dần sức trâu, sức lao động của con người và cũng từ đó “thời đại” xe công nông đã ra đời. “Việc cơ giới hóa nông nghiệp ở Bảo Thuận muộn hơn so với một số xã lân cận thị trấn Di Linh. Đến năm

Bức tranh cơ giới hóa nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu sốDo đã được chú trọng đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nên những năm qua, điều kiện phát triển sản xuất ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh có nhiều chuyển biến tích cực. Điều đó đã tạo một luồng sinh khí mới làm thay đổi mạnh diện mạo nông thôn ngày càng thêm khởi sắc.

2000, những hộ mua sắm xe công nông chỉ đếm đầu ngón tay, mãi đến năm 2005 thì mới phát triển rầm rộ, gần 100% hộ dân đã được trang bị xe công nông với mục đích chính là phục vụ cày ruộng và chuyên chở (trừ các thôn không có ruộng lúa)”, ông K’Bring - Thường trực Đảng ủy xã Bảo Thuận cho biết.

Một diện mạo mớiNhững chiếc máy cày, máy

kéo… được đưa vào cày cấy, gặt hái trên các cánh đồng chẳng những giúp bà con rút ngắn thời gian làm đất, nâng cao năng suất, giúp cho việc xuống giống đồng loạt kịp thời vụ, thuận lợi trong việc phòng ngừa bệnh và dịch hại, mà còn góp phần đáng kể trong việc giải phóng sức lao động cho người dân.

Không dừng lại ở khâu dùng máy móc làm đất, những năm qua, bà con đã tự trang bị máy phóng lúa, máy cày chuyên vận chuyển hàng nông sản, có hộ cũng đã đầu tư mua sắm máy gặt liên hợp... Nhờ sử dụng đồng bộ máy móc vào sản xuất nông nghiệp, nên đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể như: làm giảm nhân công lao động trên một đơn vị diện tích, thời gian thu hoạch lúa được rút ngắn trong ngày và bà con không còn cảnh

thuốc, bón phân, máy cắt cỏ, máy tưới…, đến nay, toàn xã cũng đã có khoảng 75% số hộ đã trang bị máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất. Những năm gần đây, vào mùa vụ thu hoạch cà phê, trên các tuyến đường làng, các loại máy cày, máy kéo tấp nập ra vào vận chuyển cà phê, minh chứng sự phát triển, đổi thay ở các bản làng. Ông K’Nhèm ở buôn Bơsu Mbla, xã Tân Thượng hồ hởi: “Trước đây, đường sá đi lại còn khó khăn, chưa có xe máy cày vận chuyển nông sản, nên người dân chủ yếu gùi là chính. Nay đời sống của bà con cũng đã khá lên, họ rất quan tâm đến việc mua sắm máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất, tiết kiệm được sức lao động. Mặt khác, đường vào khu sản xuất cũng từng bước được Nhà nước đầu tư, nên điều kiện sản xuất của người dân hiện nay rất thuận lợi và được nâng cao”.

Điều kiện sản xuất của người dân ở các thôn thuộc diện khó khăn Bảo Thuận, xã vùng sâu Sơn Điền… từng bước được nâng lên. Đến nay, trong số 186 hộ dân ở thôn Kròt Dờng, xã Bảo Thuận đã có 98% số hộ có xe công nông, trên 20% hộ có xe máy cày phục vụ chuyên chở. Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, nên đời sống của người dân đã được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới được giảm đáng kể. Trong số 1.684 hộ của xã Bảo Thuận thì giờ chỉ còn lại 134 hộ nghèo và 107 hộ cận nghèo.

Ghi nhận tại các bản làng ở vùng dân tộc thiểu số huyện Di Linh, bà con nơi đây làm việc thường chạy đua với thời gian, nhất là vào thời kỳ cao điểm của mùa vụ. Sau khi thu hoạch lúa hè thu, bà con bắt tay ngay vào việc thu hái cà phê rồi tranh thủ thời gian xuống đồng sản xuất vụ đông xuân...

Theo đánh giá của ông Trần Đức Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh, việc ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Điều đó, không chỉ giúp bà con nông dân giảm công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, mà còn tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, góp phần gia tăng lợi nhuận trong sản xuất và phát huy tốt tính cộng đồng trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

phải gùi lúa, cà phê hàng chục kilômet như trước kia.

Trước đây, cũng như bao bà con trong vùng, đến mùa thu hoạch gia đình anh K’Bảo ở TDP Di Linh Thượng 2, thị trấn Di Linh đều phải đi đổi công. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, anh K’Bảo đều thuê máy gặt liên hợp để gặt lúa mà thời gian được rút ngắn lại. “Việc sử dụng các nông cụ vào sản xuất đã đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Gia đình tôi có 2,5 sào lúa phải huy động khoảng 15 công lao động mới thu hoạch xong, giờ dùng máy gặt liên hợp chỉ cần 2 người chủ yếu vận chuyển bao lúa chất lên máy cày là được, mà thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ là

hoàn thành, chi phí cũng hợp lý, chỉ 400.000 đồng/sào”.

Việc đưa máy móc vào sản xuất là xu hướng chung hiện nay của bà con dân tộc thiểu số ở huyện Di Linh, bởi lợi ích nhanh gọn, hiệu quả…, vừa giúp tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, tránh được với mưa gió, nâng cao chất lượng hạt lúa và có thêm thời gian để làm những công việc khác.

Không chỉ địa phương canh tác lúa áp dụng máy móc vào sản xuất, các xã độc canh cây cà phê như Tân Thượng, Tân Lâm, Đinh Trang Thượng… cũng đã chú trọng cơ giới hóa. Xã Tân Thượng có 1.254 hộ canh tác 3.200 ha cà phê, ngoài việc trang bị máy phun

Máy móc đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Ảnh: NDong Brừm

Có khoảng 75% hộ dân xã Tân Thượng đã đầu tư máy cày phục vụ sản xuất.Ảnh: NDong Brừm

Kiểm tra Mobifone và Viettel Lâm ĐồngGiám đốc Sở Thông tin và

Truyền thông (TTTT) Lâm Đồng Nguyễn Viết Vân cho biết: Vừa qua, Sở đã thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, kiểm định và công bố sự phù hợp đối với các công trình BTS. Theo đó, Đoàn Thanh tra đã tiến hành thanh tra thực tế đối với Mobifone Lâm Đồng và Viettel Lâm Đồng - Chi nhánh Tập đoàn Công

nghiệp - Viễn thông Quân đội. Kết luận thanh tra cho thấy: Về

cơ bản các đơn vị là đối tượng thanh tra chấp hành tương đối tốt các quy định pháp luật về viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, kiểm định và công bố sự phù hợp đối với các công trình BTS. Tuy vẫn còn một số vi phạm, tồn tại nhưng không cấu thành lỗi nghiêm trọng nên Sở TTTT không xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm.

Tuy nhiên, Sở đã yêu cầu các

doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, kiểm định và công bố sự phù hợp đối với các công trình BTS, khắc phục triệt để các vi phạm, tồn tại. Cụ thể, làm việc với Sở TTTT để thực hiện các thủ tục xem xét cho việc tồn tại các trạm BTS chưa có văn bản thỏa thuận vị trí các trạm BTS đã xây dựng lệch tọa độ so với thỏa thuận; làm thủ tục kiểm định

cho các trạm BTS tự công bố không đúng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ TTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011; rà soát, kiểm tra đảm bảo các điểm giao dịch ủy quyền của các đơn vị thực hiện niêm yết công khai mẫu hợp đồng, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông; quy trình giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện

giao dịch chung theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Đồng thời, tự rà soát, xử lý các thông tin thuê bao thực hiện không đúng quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP; Thực hiện đúng quy định về thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với các số thuê bao có thông tin chưa đầy đủ hoặc không chính xác; quy định về lưu giữ thông tin thuê bao sau thanh lý hợp đồng.

D.THƯƠNG

Page 11: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

11 THỨ BẢY 29 - 12 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Quân chủng Hải quân vừa tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn (1/1979 - 1/2019).

QUANG TIẾN

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc

phòng, Quân chủng Hải quân được giao nhiệm vụ làm nòng cốt mở Chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn với nhiệm vụ: Đánh chiếm cảng Côngpôngxom và quân cảng Ream, tiêu diệt Sư đoàn 164 Hải quân và Trung đoàn 17 Biên phòng của địch, đập tan tuyến phòng thủ của địch ở hướng Nam.

Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị gấp rút triển khai công tác chuẩn bị tác chiến; thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch trên cơ sở Bộ Tư lệnh tiền phương Quân chủng ở phía Nam do đồng chí Hoàng Hữu Thái, Phó Tư lệnh,

Tham mưu trưởng làm Tư lệnh; đồng chí Võ Huy Phúc, Phó Chính ủy làm Chính ủy; giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực tiếp tham gia.

Sau khi hoàn tất các mặt công tác chuẩn bị, đúng 22 giờ ngày 6/1/1979, Chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn bắt đầu. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ huy các đơn vị: Vùng 5 Hải quân, Lữ đoàn 126 Hải quân (nay là Lữ đoàn HQĐB 101, Vùng 4 Hải quân), Hạm đội 171 Hải quân (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) và Lữ đoàn 125 Hải quân phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, bí mật đánh chiếm bãi biển dưới chân núi Tà Lơn, tổ chức thành những lớp sóng đổ bộ đưa lực lượng hải quân đánh bộ lên bờ, tạo bàn đạp đồng

loạt tiến công trên các hướng và phát triển chiến đấu.

Sau 5 ngày đêm chiến đấu kiên cường tiến công địch, các lực lượng của ta đã hiệp đồng chặt chẽ, đánh nhanh, đánh mạnh, đánh cả trên biển và trên đất liền; bao vây, chia cắt, đẩy địch vào thế bị cô lập và nhanh chóng tan rã. Quân chủng Hải quân hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ đổ bộ, phát triển chiến đấu, tiêu diệt Sư đoàn 164 Hải quân và Trung đoàn 17 Biên phòng của địch, giải phóng thị xã Côngpôngxom và quân cảng Ream. Đây là vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ cửa ngõ ven biển phía Đông Nam của Campuchia.

Chiến dịch Tà Lơn là chiến

Chữ quốc ngữ... TIẾP TRANG 7

... của văn học cổ điển Pháp, các nhà tư tưởng Thế kỷ Ánh sáng, các triết gia và thi sĩ Đức, nhà viết kịch Shakespeare và nhà viết tiểu thuyết phiêu lưu Stevenson, Anh, các nhà “tân học” người Trung Hoa và các nhà “duy tân” người Nhật Bản, và trong chừng mực nào đó chúng ta bắt đầu làm quen một số nền văn hóa lớn khác như Ấn Độ, Ba Tư, Nga... qua các tác phẩm của các danh nhân Rabrinarath Tagore, Saadi, Avincennes, Lev Tolstoi, Maxim Gorki... thông qua chữ quốc ngữ.

Báo chí cách mạng, khởi nguồn với Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập (1925) cùng các xuất bản phẩm hầu hết viết bằng tiếng Việt, chúng ta đã dùng chữ quốc ngữ để giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đi đầu trong mọi cuộc vận động đấu tranh bí mật, công khai và nửa công khai, để trở lại hoàn toàn bí mật trong Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần dọn đường cho Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thành lập chế độ dân chủ cộng hòa. Qua mấy cuộc kháng chiến cứu nước, thống nhất giang sơn, chống bành trướng xâm lăng, rồi đổi mới thành công, hội nhập kinh tế, chữ quốc ngữ thông qua báo chí và “văn học quốc văn” liên tục phát triển và được sử dụng hiệu quả trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của đất nước.

Chính quyền cách mạng, bệ phóng vững chãiĐã gọi “quốc ngữ”, đương nhiên

đó là tiếng nói, là chữ viết của quốc gia. Nhận rõ tầm quan trọng của nó, từ những năm 1937-1938, Đảng ta đã vận động một số nhà trí thức đứng ra thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, mời hai nhà nghiên cứu uyên thâm cả chữ Hán lẫn tiếng Pháp là cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, thành viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, và cụ Phó bảng Ưu Thiên Bùi Kỷ, nhà giáo dục học, làm Hội trưởng và Hội phó. Trong thời gian bảy năm, từ 1938 đến tháng Tám năm 1945, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã xóa mù chữ cho tám vạn đồng bào. Hội Truyền bá

Quốc ngữ là cơ sở tổ chức và nhân sự cho chế độ mới dựa vào mà thành lập Nha Bình dân học vụ, cùng hệ thống bình dân học thống nhất từ trung ương đến huyện, xã, xóm, bản, điểm cư dân. Chữ quốc ngữ từ trước đến sau, đặc biệt từ khi có Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), luôn giữ vai trò hàng đầu trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy, xây dựng con người và văn hóa Việt Nam.

Sau 1945, với các chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học của chế độ mới dựa trên tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ quốc ngữ gặp cơ hội vàng để vươn cao bay xa. Xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, dùng tiếng Việt trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học, xuất bản báo chí, quảng bá văn chương, chấn hưng văn hóa, bảo tồn di sản..., đúng là chữ quốc ngữ ngay từ sau Tháng Tám năm 1945 đã được đặt lên bệ phóng vững chãi, để liên tục có những bước phát triển cả về lượng và chất. Trong hoạt động của Nhà nước Việt Nam, tiếng Việt thể hiện bằng chữ quốc ngữ là ngôn ngữ chính thức của Nhà nước, ngôn ngữ làm việc của bộ máy công quyền, phương tiện giao lưu chủ chốt của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Nhà văn và nhà sử học Jean Lacouture kể lại, một lần Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa Chu Ân Lai tiếp ba nhà văn hóa châu Âu: đạo diễn điện ảnh Hà Lan Joris Ivens cùng phu nhân Marceline Loridan, đặc phái viên báo Le Monde, và nhà văn, nhà sử học Jean Lacouture tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Thủ tướng có nói: Trung Quốc không được may mắn như những người bạn Việt Nam của chúng tôi, Trung Quốc chưa có cách viết chính thức tiếng Hoa bằng mẫu tự roma (Trước đây gọi “la tinh hóa”, do đó chúng tôi tiếp cận nền văn minh phương Tây không dễ dàng và thuận tiện như các bạn của chúng tôi ở Việt Nam (Jean Lacouture, Những giáo sĩ Dòng Tên Jésus (Tập I, 1991). Theo số liệu cuối năm 2014, cách thể hiện ngôn ngữ). Chữ quốc ngữ khởi thủy

do một số giáo sĩ châu Âu đề xướng và, như đã nói ở trên, được các giáo sĩ người nước ngoài cùng một số tín đồ Thiên chúa giáo người Việt đồng sáng lập. Qua nhiều biến thiên động trời, chữ quốc ngữ vẫn không ngừng tiến triển, hoàn thiện, nâng cao, sử dụng ngày càng rộng rãi. Ấy là công lao của toàn thể nhân dân Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó công đầu thuộc về báo chí, truyền thông, văn học, giáo dục, khoa học, văn hóa...

Bước vào thế kỷ XX, nếu không có sự ủng hộ của các phong trào yêu nước Việt Nam, bao gồm trong đó các nhà cựu học và tân học, chữ quốc ngữ khó có được bước khởi sắc đột phá như lịch sử từng chứng kiến. Sau khi thành lập chế độ dân chủ cộng hòa năm 1945, nếu không có chính sách đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, chữ quốc ngữ không thể có cống hiến to lớn vào việc xây dựng văn hóa, đào tạo nhân tài, thúc đẩy toàn bộ tiến trình đi lên của đất nước Việt Nam như hơn bảy chục năm qua. Trong tương lai, đồng hành cùng dân tộc vượt qua thách thức, nắm bắt vận hội, vai trò của chữ quốc ngữ ngày càng phát huy, quốc ngữ, quốc văn sẽ có cống hiến ngày càng lớn cho đất nước.

Chỉ cần tên gọi bốn con đường, từ đường Lê Duẩn lội ngược thời gian qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Alexandre de Rhodes lên đường Hàn Thuyên, cùng với tên gọi tòa nhà Thống Nhất giữa lòng Sài Gòn - Chợ Lớn nay là Thành phố Hồ Chí Minh chói lọi tên vàng, chừng ấy thôi đủ cho mọi người nhìn thấy ý chí kiên cường cùng truyền thống khoan dung của người Việt, bắt đầu thể hiện thành văn từ thời Lý Thường Kiệt với “Nam quốc sơn hà...”, qua Nguyễn Trãi tại “Bình ngô đại cáo” đến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, cũng như hình dung rõ quá trình giao lưu, tiếp biến và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt từ chữ Hán sang chữ Nôm, rồi từ mẫu tự Latinh sáng tạo nên chữ quốc ngữ ngày nay.

Đầu tư công thay đổi... TIẾP TRANG 3

40 năm Chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn

...218 tỷ đồng đầu tư trong năm 2018 Theo UBND thành phố

Đà Lạt, tổng vốn đầu tư công trong năm 2018 được giao trên 221,6 tỷ đồng, trong đó vốn do tỉnh quản lý và phân bổ trên 138,8 tỷ đồng, bao gồm từ các nguồn ngân sách tập trung, nguồn cấp quyền sử dụng đất, nguồn vốn xổ số kiến thiết và nguồn tỉnh, trung ương hỗ trợ các xã nông thôn mới; còn vốn do thành phố quản lý và phân bổ trên 82,7 tỷ đồng bao gồm nguồn ngân sách tập trung cân đối trong ngân sách huyện, thành, nguồn hỗ trợ đô thị và nguồn vốn xây dựng cơ bản huyện, xã.

Tính cho đến cuối tháng 12/2018, Đà Lạt đã giải ngân vốn đầu tư công này được 218,8 tỷ đồng, đạt 98,75% kế hoạch.

Từ nguồn vốn đầu tư công này, rất nhiều công trình xây dựng trong năm hoặc được chuyển tiếp từ các năm trước đến nay mới hoàn thành, được đưa vào sử dụng, đồng thời cũng có không ít các công trình được khởi công xây mới trong năm nay.

Chẳng hạn, cùng với việc hoàn thành Phân hiệu Yagout của Mầm non 3, có nhiều trường học khác tại Đà Lạt cũng cơ bản hoàn tất việc xây dựng như Mầm non 8 (kinh phí 17,4 tỷ đồng), Mầm non Xuân Trường (gần 8,8 tỷ đồng); một số trường học khác được khởi công xây mới trong năm như Tiểu học Đoàn Kết (19 tỷ đồng), Mầm non 3 (17 tỷ đồng); sửa chữa, xây lại Phân hiệu An Lạc - Tiểu học Mê Linh…

Cùng với các công trình giáo dục, mảng giao thông được Đà Lạt đầu tư rất lớn với rất nhiều công trình như nâng cấp đường Thông Thiên Học (20,2

tỷ đồng); nâng cấp đường Ngô Quyền (32,6 tỷ đồng); xây dựng hạ tầng khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái - Phường 10 (75,5 tỷ đồng); thảm nhựa lại nhiều con đường trong khu trung tâm ; xử lý sạt lở cho nhiều con đường trong thành phố; sửa chữa lại hệ thống thoát nước nhiều tuyến đường; sơn lại vạch đường; thay thế biển báo giao thông; sửa chữa bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng…

Như đánh giá của Đà Lạt, kết quả giải ngân cao trong năm 2018 chính là sự nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố trong việc thúc đẩy các công trình, dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời đưa vào sử dụng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Để đẩy nhanh tiến độ, trong năm, UBND thành phố Đà Lạt đã chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về quản lý đầu tư, thường xuyên kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của các đơn vị trong quá trình thi công. Để giảm bớt khó khăn cho công trình, thành phố đã kiến nghị UBND tỉnh điều chuyển nguồn vốn 2 lần cho các dự án thuộc vốn ngân sách tỉnh, Đà Lạt cũng thực hiện điều chỉnh vốn thành 2 đợt trong năm.

Trong năm 2019 sắp đến, Đà Lạt sẽ tăng nguồn vốn đầu tư công phần thành phố quản lý với gần 128 tỷ đồng, đồng thời cho biết sẽ ưu tiên bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho các công trình dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ hay hoàn thành trong năm 2019 và bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

dịch đổ bộ đường biển đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam và đã giành thắng lợi. Kết quả của chiến dịch đã tạo thế, tạo thời cơ cho các lực lượng của ta phát triển chiến đấu giai đoạn tiếp theo, giải phóng toàn bộ khu vực đất đai từ Côngpôngxom đến Kô Kông với diện tích trên 3 nghìn km2 và vùng biển, hải đảo của Campuchia; góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cùng với các cánh quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia tổng tiến công, nổi dậy đập tan toàn bộ chính quyền phản động Pôn Pốt. Với chiến công ấy, quân đội ta và Hải quân nhân dân Việt Nam được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương biểu dương, khen ngợi “đã chiến đấu anh dũng,

làm nên một thắng lợi rất vẻ vang...”. Quân chủng Hải quân có 5 tập thể được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 79 tập thể và 471 cá nhân được tặng, truy tặng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công các hạng.

Trong Diễn văn tưởng niệm tại buổi lễ, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững, Chính ủy Hải quân khẳng định: Chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn, với ý chí quyết chiến quyết thắng, cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã tỏ rõ phẩm chất, khí phách kiên cường, không sợ hy sinh, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, kiên cường giữ vững trận địa, quyết tâm chiến đấu đến cùng với tinh thần “sống bám tàu, bám trận địa”, “chết kiên cường, dũng cảm”, “còn một tổ cũng đánh, một người cũng tiến công, còn người còn trận địa”.

Page 12: Kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển …baolamdong.vn/upload/others/201812/29237_BLD_cuoi_tuan...luyện thể dục công cộng. Hiện nay, đơn vị

THỨ BẢY 29 - 12 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Độc mộc. Ảnh: Thụy Trang

VIẾT TRỌNG - THU PHƯƠNG

Những tấm Huy chương vàngĐó là Đặng Văn Hợp, 19 tuổi,

môn sinh của Võ đường Võ cổ truyền (VCT) Nhân Trí Dũng do võ sư Lê Dũng phụ trách tại thành phố Bảo Lộc, thành viên của đội tuyển VCT Lâm Đồng.

Là người con thứ hai trong một gia đình thuần nông, sinh ra và lớn lên trên đất chè Bảo Lộc, cả nhà không ai theo võ thuật nhưng chàng trai này lại rất yêu thích võ, đặt biệt là VCT từ khi còn rất nhỏ.

Anh kể, trong một lần tình cờ xem trên truyền hình một chương trình võ thuật với các bài quyền biểu diễn rất ấn tượng nên xin bố mẹ vào Võ đường Nhân Trí Dũng ở Trung tâm Văn hóa Thể thao TP Bảo Lộc học võ. Đó là năm anh chỉ học mới lớp 4, gia đình sau đó chấp nhận đưa anh đến đó và rồi từ đó đến nay anh vẫn gắn bó với niềm đam mê này. Khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong khi các bạn cùng lớp thi vào đại học thì Hợp quyết định dành thời gian nhiều hơn cho võ thuật trước khi có đi học tiếp hay không.

Anh kể, ngày mới đi tập võ, nhiều lúc vận động nhiều nên cả người như giãn ra, về nhà ngủ đêm đến sáng cựa mình không nổi; cũng có lúc gặp chấn thương do chưa tập đúng cách, có lúc mưa gió ngại đi, rồi việc học ở trường cũng bận rộn không ít. Nhưng dù khó thế nào anh cũng nỗ lực: “thì đâu có việc gì dễ dàng đâu, càng khó thì càng phải cố gắng nhiều hơn, với lại đây là môn thể thao tôi rất yêu thích” - anh nói.

Chính nhờ miệt mài luyện tập cùng sự chỉ bảo tận tình của võ sư Lê Dũng anh tiến bộ từng ngày. Rồi khi được chọn đi thi đấu từ năm lớp 8 ngay còn trên ghế học đường, anh đã bắt đầu giành rất nhiều huy chương (HC) từ các giải tỉnh.

Với thành tích này, anh đã được chọn vào đội tuyển tỉnh thi đấu tại các giải khu vực và quốc gia. Hầu như, như anh cho biết, dự giải nào anh cũng có HC, trong đó có nhiều HC vàng, số HC vàng giành được cho đến nay theo anh không

Nối tiếp truyền thống của quyền thuật Võ cổ truyền Bảo Lộc trong những kỳ đại hội TDTT toàn quốc gần đây, một VĐV người Bảo Lộc lại tiếp tục mang về tấm Huy chương (HC) vàng đầy quí giá cho Thể thao Lâm Đồng tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018 vừa diễn ra tại Hà Nội gần đây.

tính hết được. “Khi đã bước lên sàn thi đấu thì tôi chỉ nghĩ sẽ cố gắng thể hiện hết mình những gì mình đã được học và tập luyện chứ không nghĩ gì nhiều, có được HC hay không thì tính sau thôi” - Hợp kể lại.

Chỉ tính riêng trong năm 2018, tại các giải trong nước anh đã giành được đến 5 HC vàng, trong số này có 2 HC vàng của Liên hoan VCT Quốc tế tại Nha Trang; 2 HC vàng VCT tranh cúp toàn quốc tại Lào Cai; còn tấm HC vàng còn lại anh giành được tại giải Vô địch Thế giới VCT lần 2 năm 2018.

Đặc biệt, tại Đại hội TDTT lần thứ VIII - 2018 tại Hà Nội trong cuối tháng 11 vừa qua, Đặng Văn Hợp chính là một trong 4 VĐV mang HC về cho Thể thao Lâm Đồng.

Trong nội dung thi quyền, không chỉ thể hiện tốt bài quyền qui định Ngọc Trản của Ban tổ chức, Đặng Văn Hợp còn thể hiện rất tốt bài binh khí tự chọn để xuất sắc giành tấm HC vàng về cho Lâm Đồng.

Cũng cần nói thêm rằng, trong 4 VĐV mang HC về cho Thể thao Lâm Đồng (gồm 2 vàng, 2 đồng) trên, đã có 3 VĐV thuộc bộ môn VCT. Cùng giành HC vàng với Hợp có VĐV Lương Thị Tuyết Vân, người Đà Lạt trong nội dung đối kháng 70 kg nữ; VĐV Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, người Bảo Lộc, giành HC đồng đối kháng hạng cân 48 kg nữ. Riêng tấm HC đồng còn lại thuộc

CHÀNG TRAI “VÀNG” VÕ CỔ TRUYỀN BẢO LỘC

Vận động viên Đặng Văn Hợp. Ảnh: V.Trọng

về VĐV kiêm huấn luyện viên Cờ vua Cao Sang.

Nối tiếp truyền thốngCần biết rằng không dễ để

giành một tấm HC tại đại hội TDTT cấp toàn quốc. Với chu kỳ 4 năm diễn ra một lần, đại hội TDTT cấp quốc gia thường qui tụ hầu như toàn bộ các tuyển thủ mạnh trong nước thi đấu cho địa

phương mình, đặc biệt VĐV của những địa phương giàu tiềm lực thường được đầu tư rất lớn. Bên cạnh các đơn vị mạnh lấy hết HC, cũng có không ít các tỉnh trong nước ở nhiều kỳ đại hội vẫn không giành lấy được 1 tấm HC vàng nào.

Trong bối cảnh đó, có thể nói VCT Bảo Lộc đã rất xuất sắc khi trong 3 kỳ đại hội TDTT cấp quốc gia gần đây đều có VĐV giành HC vàng về cho Thể thao Lâm Đồng.

Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI - 2010, VĐV Lê Thị Thủy Tiên người Bảo Lộc đã mang về tấm HC vàng trong phần thi quyền. Kế tiếp, Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - 2014, VĐV Phạm Thị Thảo Nguyên cũng giành HC vàng thi quyền cho tỉnh, còn trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII này, chính Đặng Văn Hợp đã mang về HC vàng cho tỉnh.

VĐV Lê Thị Thủy Tiên hiện nay đang là giáo viên thể dục trong trường học tại Bảo Lộc; VĐV Phạm Thị Thảo Nguyên là sinh viên năm 3 Đại học Y Dược TP HCM, cả 2 VĐV này cùng Đặng Văn Hợp đều là học trò của võ sư Lê Dũng.

“Bí quyết” nào để VCT Bảo Lộc trong 12 năm nay đều đoạt HC vàng ở đại hội toàn quốc, như Võ sư Lê Dũng cho biết, ngoài việc các VĐV cần có chút năng khiếu về võ, tất cả đều phải luyện tập, không có một ngoại lệ nào.

“Có những kỹ thuật rất cơ bản

trong từng bài quyền khi biểu diễn, phải đánh theo nhịp điệu, lúc nào nhanh thì nhanh, lúc nào cần chậm thì chậm, biết ngừng đúng lúc, phải biết phối hợp được sự nhanh nhẹn, tốc độ, sức mạnh và kỹ thuật cho từng bài quyền; các động tác phải đi liền nhau theo trật tự, theo chuỗi để nhìn đẹp mắt. Tất cả đều phải tập luyện rất nhiều” - võ sư Lê Dũng cho biết.

Đặng Văn Hợp theo võ sư Dũng chính là một trong những người chịu khó khổ luyện như vậy. Trong gần 10 năm gắn bó với VCT, ông cho biết bất kể mưa nắng chưa một ngày nào cậu học trò này vắng tập, chỉ trừ những lúc đau ốm hay bận rộn việc riêng gì đó thôi. “Có vẻ VCT như đã ngấm vào máu thịt nên việc luyện võ cũng giống như hơi thở, là một phần cuộc sống hằng ngày của Hợp” - ông cười.

Chính vì vậy, với khả năng của mình, võ sư Lê Dũng cho biết, ông sẽ cố gắng huấn luyện để Đặng Văn Hợp có thể tiến xa hơn nữa trong các giải đấu lớn trong và ngoài nước.

Với Đặng Văn Hợp, ngoài thời gian luyện tập để tham gia các giải đấu hiện nay, buổi tối anh thường đến lớp để phụ giúp huấn luyện cho các môn sinh nhỏ tuổi trong võ đường của thầy mình. Anh đang hy vọng nếu đủ điều kiện trong vài năm đến anh sẽ đi học đại học TDTT chuyên ngành võ thuật để mai này mình có thể trở thành một huấn luyện viên dạy võ như thầy mình.