8
Sau một năm nỗ lực, Lạc Dương đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 10 của Huyện ủy về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 - năm “bản lề” thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Địa phương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11 đặt ra nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu cho năm “nước rút” 2019. Bước chuyển nông nghiệp an toàn ở Lạc Dương TRANG 7 Cần có phương án giảm tải cho đường vào Bệnh viện II Lâm Đồng Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5210 - THỨ TƯ, NGÀY 26/12/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY KINH TẾ LÂM ĐỒNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH Bài 3: Liên hệ kinh nghiệm của tỉnh Nam Sumatra (Indonesia) TRANG 3 VĂN HÓA - XÃ HỘI Tuổi trẻ thành phố hoa học tập và làm theo lời Bác TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Lâm Đồng có ba công ty đạt Chứng chỉ rừng FSC TRANG 6 Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). XEM TRANG 2 TRANG 5 TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 2 Lạc Dương hoàn thành nhiệm vụ năm “bản lề” 2018 Lãnh đạo tỉnh, TP Đà Lạt cùng ấn nút - chính thức vận hành đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”. Ảnh: D.Thương Luật Cư trú nhằm bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025” Dự kiến dành hơn 362 tỷ đồng tặng quà tết cho người có công với cách mạng NHÂN NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM 26/12 10 năm thực hiện Luật Cư trú Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 như đề nghị của Bộ. Theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH, quà tặng được chia thành hai mức: 200.000 đồng và 400.000 đồng. Cụ thể, mức quà 200.000 đồng/suất tặng cho các đối tượng: người có công với cách mạng (gồm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng); đại diện thân nhân liệt sĩ; người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân). Và, mức 400.000 đồng/suất dành tặng cho các đối tượng: người có công với cách mạng (gồm người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng. Các đối tượng nêu trên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hoặc nuôi dưỡng hàng tháng); thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Tổng kinh phí quà tặng cho các đối tượng nêu trên dự kiến hơn 362 tỷ đồng. TỨ KIÊN

TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

  • Upload
    doanque

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

Sau một năm nỗ lực, Lạc Dương đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 10 của Huyện ủy về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 - năm “bản lề” thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Địa phương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11 đặt ra nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu cho năm “nước rút” 2019.

Bước chuyển nông nghiệp an toàn ở Lạc Dương

TRANG 7

Cần có phương án giảm tải cho đường vào Bệnh viện II

Lâm Đồng

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5210 - THỨ TƯ, NGÀY 26/12/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

KINH TẾLÂM ĐỒNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH

Bài 3: Liên hệ kinh nghiệm của tỉnh Nam Sumatra

(Indonesia)TRANG 3

VĂN HÓA - XÃ HỘITuổi trẻ thành phố hoa

học tập và làm theo lời BácTRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTLâm Đồng có ba công ty đạt Chứng chỉ rừng FSC

TRANG 6

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

XEM TRANG 2

TRANG 5

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 2

Lạc Dương hoàn thành nhiệm vụ năm “bản lề” 2018

Lãnh đạo tỉnh, TP Đà Lạt cùng ấn nút - chính thức vận hành đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”. Ảnh: D.Thương

Luật Cư trú nhằm bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”

Dự kiến dành hơn 362 tỷ đồng tặng quà tết cho người có công với cách mạng

NHÂN NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM 26/12

10 năm thực hiện Luật Cư trú

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 như đề nghị của Bộ.

Theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH, quà tặng được chia thành hai mức: 200.000 đồng và 400.000 đồng.

Cụ thể, mức quà 200.000 đồng/suất tặng cho các đối tượng: người có công với cách mạng (gồm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động; người hoạt

động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng); đại diện thân nhân liệt sĩ; người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).

Và, mức 400.000 đồng/suất dành tặng cho các đối tượng: người có công với cách mạng (gồm người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực

lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng. Các đối tượng nêu trên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hoặc nuôi dưỡng hàng tháng); thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Tổng kinh phí quà tặng cho các đối tượng nêu trên dự kiến hơn 362 tỷ đồng.

TỨ KIÊN

Page 2: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

2 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Ngày 25/12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh đã tổ chức lễ công bố đề án “Xây

dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”.

Tham dự buổi lễ có ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; ông Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo TP Đà Lạt, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh.

Tại buổi lễ, ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Điều hành đề án đã công bố Quyết định số 1365/QĐ - UBND ngày 5/7/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng và nêu lên bản tóm tắt của đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”. Theo đó, mục tiêu đề ra là xây dựng TP Đà Lạt trở thành thành phố thông minh qua việc ứng dụng Công nghệ thông tin - viễn thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến năm 2025, TP Đà Lạt trở thành thành phố thông minh, hiện đại của Việt Nam.

Đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018 - 2025 xác định lộ trình thực hiện theo mô hình 4 trụ cột chính: Quản trị, đời sống, môi trường và kinh tế. Theo đó, các lĩnh vực và nội dung được giao cho các sở chuyên ngành chủ trì, đã và đang được triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên, gồm: Chính quyền điện tử, Quy hoạch đô thị và quản lý đất đai, Nông nghiệp, Du lịch, Thành

Lạc Dương hoàn thành nhiệm vụ năm “bản lề” 2018 Sau một năm nỗ lực, Lạc Dương đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 10 của Huyện ủy về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 - năm “bản lề” thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Địa phương tiếp tục ban hành Nghị quyết số 11 đặt ra nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu cho năm “nước rút” 2019.

Ông Trần Công Chánh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương cho biết: “Năm 2018,

tình hình thời tiết, dịch bệnh và diễn biến giá cả thất thường trong nông nghiệp đã gây ra nhiều khó khăn cho bà con trong phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng chung tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song, với sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhất là các tầng lớp nhân dân nên việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 10 của địa phương ban hành vào cuối năm 2017 - đầu 2018 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 10”.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng UBND huyện Lạc Dương, một số chỉ tiêu đạt, vượt điển hình của địa phương như giá sản xuất ngành nông nghiệp tăng 18,7%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện trên 103 tỷ đồng. Trong đó, thu từ thuế phí đạt 38,4 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, tăng 18,3% cùng kỳ. Trong năm, Lạc Dương thu hút 1,6 triệu lượt khách. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được tiếp tục đầu tư, xây dựng. Đặc biệt là các công trình trọng điểm và vùng đặc biệt khó khăn. Quản lý bảo vệ rừng, đất đai, khoáng sản được tăng cường chú trọng. Văn hóa - xã hội của Lạc Dương cũng có nhiều dấu ấn. Đặc biệt là kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo hiện

Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025”

phố an toàn, Môi trường, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Giao thông.

Lộ trình thực hiện đề án xây dựng TP Đà Lạt trở thành thành phố thông minh được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất từ năm 2018 - 2020 với nội dung là thiết lập nền tảng công nghệ dùng chung cho thành phố thông minh và triển khai nhu cầu ưu tiên chính quyền số, quy hoạch đô thị. Trong đó sẽ tập trung xây dựng và thiết lập khung công nghệ, nền tảng hạ tầng và dữ liệu cho thành phố thông minh, nền tảng an toàn an ninh thông tin; tập trung triển khai xây dựng chính quyền số, xây dựng các ứng dụng thông minh trong hoạt động quản lý quy hoạch đô thị; lựa chọn và triển khai một số ứng dụng thông minh ưu tiên trong các lĩnh vực.

Giai đoạn tiếp theo từ năm 2021 - 2025 sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp trên khung nền tảng dùng chung, mở rộng cải tiến theo

hướng ngày càng thông minh hơn. Cụ thể: triển khai các lĩnh vực khác theo lộ trình là du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, an ninh an toàn; hình thành nền tảng dữ liệu công dân, doanh nghiệp phục vụ, nâng cao tính tương tác giữa chính quyền, người dân, doanh nghiệp, cung cấp dữ liệu mở; hình thành nền tảng phân tích dữ liệu lớn; liên tục cải tiến và mở rộng những ứng dụng trong các lĩnh vực theo hướng ngày càng thông minh hơn.

Đề án cũng đã nêu rõ 4 nhóm giải pháp thực hiện đề án về: Tổ chức; Cơ chế chính sách; Tài chính; Chương trình truyền thông, đào tạo, bồi dương, hỗ trợ người dân tham gia vận hành thành phố thông minh. Các đơn vị được phân công cụ thể cần bám sát và thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong khuôn khổ lễ công bố, đại diện Ban điều hành Đề án của tỉnh và lãnh đạo TP Đà Lạt cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông hỗ trợ xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh. Đồng thời, đại diện các Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, công ty Vina Smart Led, Đài tiếng nói Việt Nam… cũng đã giới thiệu sản phẩm và thuyết minh chi tiết các ứng dụng thông minh về giáo dục, chiếu sáng, thành phố an toàn…

Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công thương đã đánh giá cao công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng và sự nỗ lực của các ngành, TP Đà Lạt trong quyết tâm xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh. Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh cần phải nghiên cứu kỹ càng, có phương án cụ thể để đảm bảo sự phát triển hài hòa của TP Đà Lạt, phát triển thành đô thị hiện đại nhưng vẫn phải phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, phù hợp với định hướng xây dựng TP Đà Lạt đạt chuẩn hiện đại, tiện ích, bền vững.

Tại lễ công bố, ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo, phân công cụ thể từng nhiệm vụ cho các sở, ngành thực hiện lộ trình xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Sau lễ công bố này, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị của tỉnh, lãnh đạo TP Đà Lạt cần tập trung chỉ đạo, khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai đề án thực tế; Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông để người dân, xã hội nắm rõ mục đích, ý nghĩa của đề án; Phát huy sức mạnh tổng hợp của tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tiếp thu có chọn lọc các công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố và của tỉnh để thực hiện Đề án mang lại hiệu quả cao nhất”. � DIỄM�THƯƠNG

còn 5,2%, giảm chung 2,7% (Nghị quyết 2%). Trong đó, hộ nghèo là DTTS giảm 3,5% (Nghị quyết 3%)…

Lý giải về những kết quả đạt được của Lạc Dương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, ông Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nhấn mạnh đến việc huyện đã tập trung lãnh đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp bền vững. Đồng thời, thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Nhân rộng các mô hình sản xuất trong người dân. Đồng thời, liên kết với doanh nghiệp để triển khai trồng Atiso và mở rộng địa bàn thu mua cà phê với Công ty A.Com…

Bên cạnh đó, việc tập trung thực hiện có hiệu quả các nghị quyết quan trọng của Huyện ủy như: Nghị quyết 02 về công tác quản lý, bảo vệ rừng; Nghị quyết 07 về phát triển du lịch; Nghị quyết 06 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; Nghị quyết 09 về nông thôn mới… cũng góp phần quan trọng để Lạc Dương thực hiện hiệu quả các

mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trong Nghị quyết năm.

Ông Bùi Quốc Huân - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Sar khẳng định: Thực hiện Nghị quyết năm cũng như các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy, Đạ Sar đã có nhiều chuyển biến, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, lối sản xuất manh mún, thời vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết trước đây nay đã chuyển qua đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh cây cà phê, tăng đầu tư để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Người dân liên kết với doanh nghiệp trồng rau, hoa thương phẩm. Từ 18 hộ sản xuất ban đầu với 4 ha liên kết với doanh nghiệp hiện đã có 130 hộ chuyển đổi với diện tích 40 ha… Hiện tại, theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,4%, thu nhập bình quân đạt trên 35 triệu đồng/người/năm.

Các địa phương khác trong huyện cũng có nhiều chuyển biến. Hiện các tiêu chí nông thôn mới ở Đạ Nhim được duy trì nâng cao, xã Lát đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, xã Đạ Chais đạt 17/19 và xã nghèo Đưng K’Nớ đạt 15 tiêu chí. Điều này cho thấy, việc

thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết 10 năm 2018 của Huyện ủy Lạc Dương đã đạt nhiều thành tựu.

Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương này cũng chỉ rõ nhiều vấn đề đặt ra cần sớm khắc phục. Trong đó phải kể đến những vấn đề trước mắt như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm chưa được như kỳ vọng. Giá nông sản, nhất là cà phê thiếu ổn định. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn diễn ra phức tạp, cùng với đó là việc san ủi, cải tạo đất, khai khoáng bất hợp pháp vẫn còn diễn ra nhiều nơi, gây áp lực lớn cho địa phương. Tình hình triển khai một số công trình trọng điểm chưa đạt mục tiêu đề ra. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao…

Xác định năm 2019 là năm “nước rút” có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, Huyện ủy Lạc Dương tiếp tục ban hành Nghị quyết 11 về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2019. Trong đó, đặt ra mục tiêu và đưa ra giải pháp thực hiện cụ thể. Nghị quyết được ban hành để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; các địa phương, đơn vị có kế hoạch cụ thể hóa nghị quyết để tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết đã xác định. NGỌC�NGÀ

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng trao Quyết định thực hiện đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh cho lãnh đạo TP Đà Lạt. Ảnh: D.T

Page 3: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

3 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018KINH TẾ

Sản phẩm rau an toàn đạt thu nhập 500 - 800 triệu đồng/ha/nămLạc Dương là huyện miền núi

phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, chiếm tỷ lệ 71% là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên. Với điều kiện khí hậu ôn hòa trên độ cao 1.500 m so với mặt biển, huyện Lạc Dương có tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng đặc trưng thế mạnh như cà phê Arabica, rau, hoa công nghệ cao…

Thống kê diện tích đất canh tác nông nghiệp đến cuối năm 2018 trên địa bàn huyện Lạc Dương với các loại cây trồng chủ lực bao gồm: 4.070 ha cà phê (chủ yếu giống Arabica, tổng sản lượng trung bình 12.000 tấn nhân/năm); hơn 1.140 ha cây ăn quả (hồng, quýt, cam... với hơn 2.560 tấn/năm); gần 1.770 ha rau (bắp cải, cà chua, dưa leo, bó xôi, ớt, cải thảo... đạt gần 188.000 tấn/năm); 450 ha hoa (hoa hồng, cẩm chướng, cúc, lily... thu hoạch hơn 400.000 cành/năm).

Trong đó đáng kể có gần 740 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, đạt chất lượng sản phẩm an toàn với giá trị thu nhập hàng năm từ 500 - 800 triệu đồng/ha rau. Và hoa các loại công nghệ cao thu hoạch từ 800 triệu

Bước chuyển nông nghiệp an toàn ở Lạc DươngNgành nông nghiệp huyện Lạc Dương với những thành tựu đáng kể về đa dạng chủng loại, năng suất thu hoạch, thể hiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian tới, Lạc Dương xác định các giải pháp tiếp tục vượt qua những thách thức mới, tạo nên những bước chuyển tích cực cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm an toàn...

đồng đến 1 tỷ đồng/ha (riêng hoa lily doanh thu lên đến 2 tỷ đồng/ha). “Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương được quy hoạch 4 khu và 1 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có hơn 220 ha diện tích tại xã Đạ Sar được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp quốc gia. Điển hình trong tổng số gần 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại hiện đang đầu tư nông nghiệp công nghệ cao khá hiệu quả ở huyện Lạc Dương như: Công ty TNHH KBil VINA, Hoa Thắng Thịnh, Nông trại SamGong (trồng dâu tây chất lượng cao); Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc, Đà Lạt GAP, Trang trại Trường Phúc (sản xuất rau sạch thủy canh); Công ty TNHH Nông trại Kiến Huy, Công ty Vineco (trồng rau, củ, quả)...”, UBND huyện Lạc Dương cho biết thêm.

Xác định các vùngsản xuất nông nghiệp an toànĐặc biệt, trên địa bàn huyện

cà phê Arabica chế biến mỗi năm từ 5 - 6 tấn rang, xay chất lượng đặc trưng của người K’Ho; Công ty TNHH Bình Hạnh (xã Đạ Sar) đạt công suất sơ chế cà phê 7.000 tấn/năm; HTX tổng hợp Minh Thọ Organic chế biến 1.000 lít phúc bồn tử mỗi năm...

Để thúc đẩy hơn nữa sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với chế biến sau thu hoạch, giải pháp trước hết của huyện Lạc Dương là khảo sát, xác định quy hoạch sản xuất không hóa chất theo lợi thế từng vùng sinh thái. Từ đó, tạo bước chuyển dịch sản xuất an toàn chuyên canh đối với các loại cây trồng chính là cà phê và rau, củ, quả. Cụ thể, từ nay đến năm 2020, huyện Lạc Dương thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng 1 nhà máy sơ chế, chế biến cà phê Arabica tại xã Đạ Sar với công suất 12.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến rau, củ, quả; thành lập 30 Tổ hợp tác sản xuất cà phê và rau, củ, quả; mỗi xã, thị trấn xây dựng và đưa vào hoạt động 1 Hợp tác xã cà phê sản xuất liên kết... Qua đó, hình thành các mô hình du lịch canh nông trên vùng cà phê, rau, củ, quả an toàn ở Lạc Dương gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

VĂN VIỆT

Trang trại rau thủy canh Trường Phúc đạt giá trị kinh tế vượt trộiở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt

Tỉnh Nam Sumatra (Nam Sumatera, tiếng Indonesia: Sumatera Selatan) là một tỉnh của Indonesia ở phía Nam đảo Sumatra. Thủ phủ của tỉnh Nam Sumatera là Palembang, một thành phố nổi tiếng vì từng là kinh đô của vương quốc Srivijaya (Srivijaya là một liên minh gồm nhiều nhà nước cổ hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13). Nam Sumatra có vùng sản xuất cao su và cà phê lớn nhất Indonesia.

Nam Sumatra có diện tích 91.592 km² - gấp 2 lần toàn bộ khu vực Tây Nguyên, dân số 8,267

triệu người (năm 2017). Ngoài cao su và cà phê, Nam Sumatra còn là một trong 4 vùng có diện tích cọ dầu lớn nhất Indonesia và có trữ lượng trầm tích than đá khoảng 22,24 tỷ tấn, chiếm 48,45% tổng trữ lượng toàn quốc. Tuy nhiên, Nam Sumatra có tốc độ mất rừng cao do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và cháy rừng trên đất than bùn, dẫn đến khô hạn và phát thải khí nhà kính ở vùng đất có than bùn và gây lũ lụt, xói mòn, suy giảm dòng chảy ở lưu vực sông.

Chiến lược tăng trưởng xanh (TTX) cho lĩnh vực sử dụng đất đai

của Nam Sumatra đưa ra quy hoạch về phân bố đất đai gắn với nhu cầu quỹ đất cùng các khuyến nghị về địa điểm, diện tích, phương thức và đối tượng giao đất; đồng thời, cũng đưa ra các biện pháp sử dụng đất nhằm tối đa hóa lợi ích, phục hồi những khu vực đã suy giảm chức năng. Chiến lược TTX của Nam Sumatra tiếp cận với 5 nguồn lực là tự nhiên, vật lý, tài chính, con người và xã hội, với các cơ chế khuyến khích và hạn chế các dịch vụ môi trường, tăng cường tính kết nối với lợi ích kinh tế dựa vào quy mô và cải thiện chuỗi giá trị nhằm phân bổ lợi ích công bằng hơn.

Từ tháng 8/2016, chiến lược TTX của Nam Sumatra bắt đầu xác định các bên liên quan, thảo luận và chuẩn bị số liệu... đến tháng 1/2017 đã hoàn thiện kế hoạch hành

động (KHHĐ) TTX và thảo luận về dự thảo cuối cùng với các bên liên quan cấp huyện và cấp tỉnh. KHHĐ TTX của Nam Sumatra dự kiến 7 sản phẩm đầu ra, gồm: Các bộ chỉ số về kết quả của TTX, các chiến lược đạt được của TTX, các biện pháp can thiệp nằm trong mỗi chiến lược, lộ trình hành động cho mỗi biện pháp can thiệp, bản đồ và thuộc tính của các khu vực can thiệp, đánh giá tác động trước và sau của KHHĐ TTX so với kịch bản diễn biến bình thường, cơ sở dữ liệu và công cụ thể hiện bằng hình ảnh của KHHĐ TTX Nam Sumatra.

Bản đồ can thiệp cho Nam Sumatra gồm có 9 hành động là: phân bổ đất đai trên cơ sở hài hòa giữa nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất; cho phép các hoạt động liên

quan đến lâm nghiệp để tăng cường sinh kế; cải tiến nông nghiệp vì người nghèo ở khu vực ngoài đất rừng; ưu tiên các khu vực cần được phục hồi; phục hồi các khu vực khai khoáng trước đây; giới hạn việc mở rộng diện tích cà phê ở khu vực phù hợp; cải tạo diện tích trồng cao su; ngưng việc trồng cọ dầu trên đất than bùn và phân vùng quy mô về quản lý rừng (20% cho đối tác và 10% cho bảo tồn).

Dự báo các chỉ số kinh tế vùng căn cứ vào các chiến lược TTX về khả năng hấp thụ lao động tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, lợi nhuận của các hệ thống sử dụng đất cũng tăng. Bên cạnh đó, chiến lược TTX đánh giá tác động trước và sau về bảo tồn đa dạng sinh học để tính được mức độ kết nối - phân mảnh của các sinh cảnh.

Lạc Dương đến nay đã có 2 doanh nghiệp tiên phong sản xuất rau hữu cơ được tổ chức của Hoa Kỳ và Canada cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu là Công ty TNHH Florama với diện tích 2,7 ha, sản lượng hơn 35 tấn/năm; Công ty TNHH Jan’S với 2,8 ha, năng suất 38 tấn/năm. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng an toàn thực

phẩm ở huyện Lạc Dương, mang lại những kết quả quan trọng bước đầu, tạo điểm xuất phát mới để nhân rộng mô hình gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Cụ thể như: Công ty Cổ phần Nông sản Langbiang mỗi năm chế biến, đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu từ 5 - 6 tấn cà phê rang, xay nguyên chất; Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ K’HO với sản phẩm

Lâm Đồng xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Bài 3: Liên hệ kinh nghiệm của tỉnh Nam Sumatra (Indonesia)

Với Lâm Đồng, kế hoạch phân kỳ trong vòng 1 năm, từ tháng 8/2018 - xác định các bên liên quan và thu thập dữ liệu thứ cấp; tháng 10/2018, Báo cáo khởi động với mô tả chi tiết về phương pháp tiếp cận xây dựng KHHĐ TTX đã hoàn thành; Bảng tổng hợp toàn bộ dữ liệu cần thiết về thời gian, không gian cho kịch bản TTX dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2019; Hoàn thành Cổng thông tin TTX và KHHĐ TTX nộp UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 7/2019; đến tháng 9/2019, hoàn thành Báo cáo đánh giá về xây dựng KHHĐ TTX mô tả các bước phân tích, phương pháp và kết quả phân tích dữ liệu và kịch bản liên quan đến 6 lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên nước và năng lượng.

Trong giai đoạn 2020-2030, các vấn đề về bình đẳng giới, người nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số và thanh niên sẽ là các đối tượng được tập trung xuyên suốt; GDP và GDP đầu người tăng trưởng hàng năm; bảo vệ và bảo tồn được hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái; đặc biệt, lối sống xanh và tiêu dùng bền vững sẽ thể hiện rất rõ. LÊ HOA

Các chiến lược của tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững. Ảnh: L.Hoa

Nam Sumatra có nhiều điểm tương đồng với Lâm Đồng nên kinh nghiệm của Nam Sumatra là cần thiết cho Lâm Đồng trong việc triển khai KHHĐ TTX.

TS Phạm SPhó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Page 4: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

4 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nhiều mô hình mớiĐược triển khai thực hiện từ năm

2016, Thành Đoàn Đà Lạt đã cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thành phong trào “Tuổi trẻ Đà Lạt học tập và làm theo lời Bác”. Phong trào đã được phổ biến đến các cơ sở Đoàn - Hội - Đội bằng nhiều hình thức khác nhau; tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), giúp ĐVTN có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về phong trào.

Nhằm phát huy ý thức tự giác và vai trò tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động của cán bộ Đoàn, ĐVTN, Thành Đoàn Đà Lạt đã triển khai tới các cơ sở Đoàn - Hội - Đội thực hiện những buổi sinh hoạt chuyên đề về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Để phong trào thực sự đi vào đời sống một cách gần gũi và dễ hiểu, nhiều hình thức sinh động đã được các cơ sở đoàn áp dụng như: sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, mỗi tuần 1 câu chuyện, đóng hoạt cảnh các câu chuyện về Bác, tổ chức thi kể chuyện về Bác, thi Hành trình theo chân Bác...

Đặc biệt, nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được đưa vào thực tiễn qua các mô hình như: tổ chức các đợt ra quân trồng cây; ra quân vệ sinh môi trường tại các tuyến đường chính, các khu vực hồ lắng, hồ Xuân Hương, suối Phan Đình Phùng; thành lập và thường xuyên ra quân an toàn giao thông tại khu vực trung tâm, ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, các cơ sở đoàn còn duy trì và tổ chức những chương trình tình nguyện như “Ấm áp mùa xuân” với mục đích giúp đỡ các em thiếu

Tuổi trẻ thành phố hoa học tập và làm theo lời Bác

nhi mồ côi và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài thành phố; huy động nguồn lực xây nhà thân ái cho ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn; nhận chăm sóc, đỡ đầu các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; cảm hóa thanh niên có tiền án, tiền sự hòa nhập với cộng đồng; hướng dẫn và giúp cơ sở thành lập các tổ hợp tác thanh niên giúp nhau làm kinh tế như tổ hợp tác trồng hoa công nghệ cao ở Phường 12, tổ hợp tác thanh niên làm hồng treo ở xã Trạm Hành;...

Một số cơ sở đoàn còn tự chủ động tổ chức các hoạt động xung kích, tình nguyện gắn với học tập và làm theo lời Bác. Cụ thể như

Đoàn Phường 2 phối hợp với các đoàn thể trong phường hàng tuần tổ chức phát cháo, sữa, bánh mì tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn; Đoàn Phường 3 tổ chức bán sữa đậu nành để lấy kinh phí giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn; Đoàn Phường 4, Phường 6 và Phường 9 thành lập đội xung kích an toàn giao thông, hàng ngày ra quân điều tiết giao thông tại các khu vực có đông xe qua lại vào giờ cao điểm...

Ngoài ra, Thành Đoàn cũng phát huy vai trò chỉ đạo, chủ chốt, gương mẫu, tiên phong của các cán bộ Đoàn, thủ lĩnh thanh niên, tổng

phụ trách đội, chỉ huy đội để từ đó, phong trào học tập và làm theo lời Bác đi vào từng hành động nhỏ của mỗi ĐVTN.

Chú trọng tuyên truyềncác tấm gương tiêu biểuĐầu tháng 12 vừa qua, Thành

Đoàn Đà Lạt đã tổ chức lễ tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và “Thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực” năm 2018. 54 thanh niên được tuyên dương là những cá nhân đã đạt thành tích tiêu biểu trong việc “Học tập và làm theo lời Bác” và có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực như: học

tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất, làm kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có những người vừa là cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt tình, vừa là thanh niên làm kinh tế giỏi hoặc có nhiều sáng kiến đổi mới, sáng tạo,...

Chia sẻ tại lễ tuyên dương, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Bí thư Đoàn xã Đa Thọ cho rằng: Là những người trẻ, ĐVTN ở nông thôn nên mạnh dạn, tiên phong đổi mới cách làm nông nghiệp, đưa công nghệ cao vào sản xuất. Việc thanh niên khởi nghiệp, mạnh dạn lập thân lập nghiệp để xóa đói giảm nghèo cũng là một cách để thể hiện việc học tập và làm theo lời Bác.

Theo anh Nguyễn Thanh Tuấn - Bí thư Thành Đoàn Đà Lạt, đây thật sự là những cá nhân nổi bật, khẳng định tinh thần và ý chí của ĐVTN, đồng thời là những tấm gương để tuổi trẻ thành phố hoa học tập và noi theo. “Việc tuyên truyền về công tác xây dựng những mô hình làm tốt; phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, những cách làm hay, sáng tạo để kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng được Thành Đoàn chú trọng để các bạn trẻ có cơ hội học hỏi và noi gương. Từ đó, tạo động lực, phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác học tập, rèn luyện của ĐVTN” - anh Tuấn cho biết.

Chị Nguyễn Đăng Khánh Phượng - Phó Bí thư Thành Đoàn Đà Lạt khẳng định: Thông qua việc triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức gần gũi và sinh động, nhận thức của ĐVTN đã được nâng lên, gắn kết việc học tập, làm theo gương Bác với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, gắn với trách nhiệm của cá nhân và tham gia tốt công tác ở địa phương.

VIỆT QUỲNH

5 năm qua, mặt trận các cấp và tổ chức thành viên trên địa bàn huyện Đức Trọng đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức phát động, triển khai tốt nhiều phong trào thi đua và các cuộc vận động, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Theo UBMTTQVN huyện Đức Trọng, với tinh thần chủ động, trong 5 năm qua,

hệ thống Mặt trận từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, quán triệt xây dựng khối đại đoàn kết trong mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tăng cường phát động, triển khai nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động thi đua yêu nước như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam” và phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện...

Nổi bật, trong Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, UBMTTQ các cấp đã tích cực tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức thành viên thực hiện những biện pháp, hình thức tuyên truyền đa dạng nhằm nâng cao chất lượng và đi vào chiều sâu của cuộc vận động. Với 5 nội dung

cụ thể, thiết thực, mặt trận từ huyện đến cơ sở đã vận động nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống.

Thông qua phong trào thi đua của các tổ chức thành viên, nhân dân các dân tộc trong huyện đã hăng hái tham gia sản xuất, điển hình là phong trào thi đua “Sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm

giàu và giảm nghèo bền vững”. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, cho thu nhập cao. Cùng với đó, phát huy thế mạnh của địa phương, MTTQ vận động nhân dân tham gia thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo chuỗi liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

Nhờ làm tốt công tác vận động, bà con nhân dân trong huyện đã tích cực hiến đất làm đường, chung sức xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn. Cùng với đó, vai trò chủ thể của nhân dân cũng được phát huy qua những hoạt động giám sát tại cơ sở như: Giám sát các công trình của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, giám sát việc thực hiện chính sách với người dân. Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên đã triển khai xây dựng được 52 mô hình ở khu dân cư; được cấp trên công nhận và khen thưởng, góp phần làm đa dạng hoạt động văn hóa tinh thần ở địa bàn cơ sở. Qua các hoạt động đã phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mang lại cuộc sống bình yên,

hạnh phúc cho nhân dân, góp phần chung tay cùng huyện Đức Trọng đạt chuẩn nông thôn mới. Bà Ka Nhiễu (xã N’Thol Hạ) cho biết: “Thời gian qua, tham gia các cuộc vận động do chính quyền, mặt trận tổ chức, nhân dân chúng tôi rất đồng lòng vì vừa đem lại lợi ích cho bản thân, vừa góp phần đẹp làng, đẹp xóm”.

Thêm một kết quả đáng ghi nhận của MTTQ huyện trong 5 năm qua là tổ chức tốt Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo. Trong vòng 5 năm, số tiền vận động để giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo, khó khăn đầu tư sản xuất, chữa bệnh, hỗ trợ học sinh nghèo và xây hơn 200 căn nhà đại đoàn kết đã lên tới 5.736 tỷ đồng. Nhờ đó, đã khơi dậy, phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, tạo điều kiện để hộ nghèo vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn dưới 1,1%; trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn dưới 2,74% năm 2018...

Với những mô hình hay và cách làm sáng tạo, phong trào thi đua “Tuổi trẻ Đà Lạt học tập và làm theo lời Bác” đã đạt được kết quả trên nhiều mặt. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác trên các lĩnh vực như: học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất, làm kinh tế,...

Tuổi trẻ thành phố hoa học tập và làm theo lời Bác trong từng hành động cụ thể. Ảnh: V.Quỳnh

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua

88 gương sáng đời thường trên các lĩnh vực vừa được huyện Đức Trọng tôn vinh.Ảnh: N.Minh

XEM TIẾP TRANG 8

Page 5: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

5 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Luật Cư trú nhằm bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Luật Cư trú được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Tuy nhiên,

qua 5 năm thực hiện Luật đã bộc lộ những bất cập, vì vậy, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014.

Công an Lâm Đồng đã tổ chức tuyên truyền Luật Cư trú với 15.640 đợt cho gần 4,4 triệu lượt người tham gia. Ngoài việc tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến, quán triệt về Luật Cư trú, Công an tỉnh đã cập nhật phổ biến Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành qua mạng LAN, trang thông tin điện tử Công an tỉnh tại địa chỉ http://congan.lamdong.gov.vn. Công an tỉnh đã triển khai chương trình khai báo, tiếp nhận và quản lý thông tin tạm trú người nước ngoài trên nền internet và triển khai thực hiện đồng bộ, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, đăng ký khách du lịch lưu trú qua mạng internet trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay.

Triển khai nhiều văn bản chỉ đạo, Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác đăng ký, quản lý cư trú, kịp thời nắm bắt tình hình di biến động về nhân khẩu, hộ khẩu phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thi hành Luật Căn cước công dân và kế hoạch thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp triển khai xây dựng cơ sở

NHÂN NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM 26/12

10 năm thực hiện Luật Cư trú

dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý di biến động về dân cư, quản lý các loại đối tượng, hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời triển khai Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Lâm Đồng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với công tác đăng ký, quản lý cư trú, cấp giấy Chứng minh nhân dân, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú. Phối hợp với Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ chuyển phát Chứng minh nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh và dịch vụ chuyển phát Sổ hộ khẩu trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc cho công dân có nhu cầu.

Theo số liệu của Công an tỉnh, qua 10 năm thực hiện Luật Cư trú, đến cuối năm 2017, dân số của tỉnh có 344.356 hộ, 1.445.629 khẩu; trong đó có 23.993 hộ với 102.716 khẩu tạm trú (chiếm 7,1%). Dân cư sinh sống rất đa dạng, mật độ dân số

khoảng 148 người/km2, tập trung đông đúc ở vùng đô thị và giảm dần ở vùng sâu, vùng xa. Hiện tỉnh có hơn 40 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào DTTS chiếm khoảng 23%. Trong 10 năm qua, Công an tỉnh đã hướng dẫn thủ tục và giải quyết đăng ký thường trú cho 985 hộ với 4.404 khẩu và đăng ký tạm trú cho 375 hộ với 1.873 khẩu là dân di cư tự do đủ điều kiện cư trú, góp phần tạo điều kiện cư trú ổn định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân, phục vụ công tác quản lý cư trú đối với dân di cư tự do của lực lượng Công an.

Qua hoạt động quản lý cư trú và công tác vận động quần chúng tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, từ năm 2013 đến nay, Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã phát hiện, xử lý và vận động thu hồi 1.254 súng tự chế, súng săn; 461 vũ khí thô sơ, tự chế các loại.

Theo Cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an), qua đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Cư trú đã đưa ra giải

pháp để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú, đó là: Nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú theo tinh thần Nghị quyết số 112/NQ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2017 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trước hết, phải thống nhất hiểu và xác định đúng tinh thần và nội dung của Nghị quyết 112/NQ-CP là: Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú, tạm trú bằng “Sổ hộ khẩu”, “Sổ tạm trú” thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Thay đổi phương pháp truyền thống như hiện nay sang đăng ký thường trú, tạm trú bằng phương pháp điện tử và không cấp “Sổ hộ khẩu”, “Sổ tạm trú” cho công dân. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú sẽ còn bao hàm cả vấn đề phải khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Cư trú 10 năm qua.

AN NHIÊN

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho đồng bào DTTS xã Tu Tra - Đơn Dương. Ảnh: A.Nhiên

168.820 hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện qua dịch vụBưu chính công ích

Thực hiện Quyết định 1048/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của

UBND tỉnh về “Công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở,

ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh”,

Bưu điện tỉnh Lâm Đồng đã triển khai 825 thủ tục hành chính thuộc

thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành; 163 thủ tục hành

chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 63 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thực hiện

nộp hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Đến nay, Bưu điện tỉnh đã triển khai tiếp nhận và trả kết quả giải quyết đối với 168.820 hồ sơ thủ

tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp tỉnh, huyện,

xã. Đồng thời, có 16 sở, ban, ngành và 12 UBND huyện, thành

phố ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện Lâm Đồng thực hiện việc

cung ứng dịch vụ hành chính công qua dịch vụ Bưu chính công ích.

AN NHIÊN

Ngày 24/12, huyện Đức Trọng tổ chức tổng kết hoạt động người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2018.

Trong năm 2018, huyện Đức Trọng đã bình chọn được 77 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng uy tín, kinh nghiệm của bản thân, thời gian qua, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thể hiện được vai trò là trung tâm đoàn kết, cầu nối giữa Đảng với nhân dân, điểm tựa cho đồng bào các dân tộc vươn lên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các bản sắc văn hóa, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn.

Dịp này, UBND huyện đã trao giấy khen cho 8 cá nhân có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất sắc trong năm 2018.

N.MINH

ĐỨC TRỌNG: Khen thưởng 8 cá nhân có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các cá nhân xuất sắc nhận giấy khen của UBND huyện Đức Trọng.

Hơn 1.600 cán bộđược tập huấn nghiệp vụcông tác Hội phụ nữ trong năm 2018

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho

cán bộ được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh chú trọng triển

khai thực hiện, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội

LHPN các cấp và nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ đáp ứng

yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp

vụ công tác Hội cho 160 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN cơ sở. Riêng Hội LHPN các huyện, thành

phố đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị mở 18 lớp tập

huấn nghiệp vụ công tác Hội và các chuyên đề cho 1.386 lượt Chủ tịch,

Phó chủ tịch, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ (trong đó có 389 chị cán bộ

Hội là người dân tộc). Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị

nguồn cán bộ nữ cơ sở tham mưu cho Đảng, Hội đồng Nhân dân

nhiệm kỳ tới, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tập huấn bình đẳng giới cho 72 nữ tiềm năng ứng cử viên Hội đồng Nhân dân các cấp (trong đó có 45 cán bộ Hội là người dân tộc thiểu số). Đồng thời tổ chức “Hội

thảo nữ trí thức với vấn đề bình đẳng giới” nhằm tạo điều kiện cho

nữ trí thức chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng điều hành quản

lý, kỹ năng cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, Hội đã vận động, tập hợp đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản

lý, trí thức tham gia thành lập Câu lạc bộ Nữ trí thức tỉnh Lâm Đồng.

THỦY NGUYỄN

Page 6: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

6 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tiến trình thực hiện Sau khi sắp xếp lại theo

Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, ở Lâm Đồng, tổng diện tích giao cho 8 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp (gọi tắt Công ty) là 169.977 ha, chiếm tỷ lệ 28,5% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, hơn 10.468 ha cho thuê để sản xuất - kinh doanh, còn lại quản lý bảo vệ rừng bền vững và thực hiện nhiệm vụ công ích. Đến nay, qua đánh giá tiền khả thi về tài nguyên và năng lực quản lý rừng có 3 Công ty đủ các điều kiện đáp ứng đảm bảo 10 nguyên tắc chuẩn quốc tế và phù hợp với Bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam, đó là Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Di Linh, Bảo Lâm và Đơn Dương.

Tiến trình rà soát thực hiện các tiêu chuẩn về QLRBV và xin cấp Chứng chỉ rừng FSC cho 3 Công ty triển khai trong hai năm 2017, 2018; thời gian thực hiện 8 đến 12 tháng đối với một đơn vị chủ rừng. Kinh phí thực hiện được Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tài trợ ủy thác qua Tổ chức FAO và kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là gần 1,829 tỷ đồng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của 3 Công ty được nhà nước giao và cho thuê thực hiện QLRBV theo các tiêu chuẩn là hơn 67.131 ha. Tổng diện tích rừng trồng lập thủ tục xin cấp Chứng chỉ rừng FSC-FM là 6.275 ha; bao gồm, Công ty Bảo Lâm gần 1.948 ha, Công ty Đơn Dương gần 2.070 ha và Công ty Di Linh gần 2.257 ha.

Với tư cách nhà tài trợ chính tham gia Chương trình UN-REDD, Tổ chức FAO đã kết nối các chuyên gia trong nước và các tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Cùng đó, Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam, UN-REDD tỉnh Lâm Đồng điều hành quản lý; đơn vị tư vấn Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Trường Đại học Lâm nghiệp).

Kết quả và những bài học kinh nghiệm Ông Võ Danh Tuyên - Phó

Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm

Lâm Đồng có ba công ty đạt Chứng chỉ rừng FSC

Diện tích rừng Tây Nguyên đạt Chứng chỉ quốc tế quản lý rừng bền vững (QLRBV) FSC hơn 32.584 ha thuộc 5 công ty tại 3 tỉnh Đăk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng; trong đó, Lâm Đồng có 3 công ty với tổng diện tích 6.275 ha. Chứng chỉ FSC là kết quả sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chương trình UN-REDD, khẳng định chất lượng rừng và là mô hình để tiếp tục phát huy tiềm năng từ rừng.

Đồng cho biết, từ năm 2016, tỉnh đã đặt vấn đề hồ sơ Chứng chỉ FSC đối với một số công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên còn nhiều khó khăn. Đại diện Ban quản lý UN-RDD Lâm Đồng cho biết: Mặc dù tiếp cận với những vấn đề QLRBV vừa đảm bảo 10 nguyên tắc chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với Bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam còn mới mẻ và khó khăn, nhưng qua sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế nên tiến trình hỗ trợ 3 Công ty rà soát triển khai đã kịp tiến độ.

Đơn vị tư vấn khẳng định về hiệu quả của QLRBV và Chứng chỉ rừng ở các mặt: Nhận thức về BVR, bảo vệ môi trường của cán bộ viên chức và cộng đồng dân cư trong vùng được nâng lên rõ rệt; Giúp các chủ rừng cải thiện đáng kể hệ thống và phương pháp quản lý, nâng cao được trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đó còn là nâng cao thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp ổn định sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, theo Ban quản lý UN-REDD Lâm Đồng,

người lao động tại các Công ty được cấp Chứng chỉ rừng FSC được quan tâm đến quyền lợi lao động và các chế độ bảo hộ, an toàn trong sản xuất. Các hoạt động lâm nghiệp được tham vấn đối thoại đến đại diện cộng đồng và các chủ rừng tạo sự đồng thuận, hợp tác tốt trong việc quản lý và sử dụng rừng. Chứng chỉ rừng FSC còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy nhập và quản lý giám sát… Ông Võ Danh Tuyên cũng khẳng định: “Kết quả 3 Công ty đã tiếp cận được Chứng chỉ FSC sẽ là điều kiện chào mời sản phẩm tốt hơn, đặc biệt năng lực QLRBV được cải thiện theo xu hướng của thế giới. Từ đây sẽ lan tỏa trên địa bàn Lâm Đồng và Tây Nguyên”.

Tuy nhiên, Viện Sinh thái rừng và Môi trường cũng nêu những thách thức, khó khăn khi thực hiện FSC. Đó là: Các chủ rừng phải có những bằng chứng về quyền sử dụng đất hợp pháp về diện tích rừng, đất lâm nghiệp đang quản lý; sự lấn chiếm đất đai của chủ rừng còn phức tạp. Chưa có quy định chủ rừng phải nắm vững giá trị đa dạng sinh học, cùng đó là chế

tài chủ rừng phải có trách nhiệm bảo tồn. Hiện nay, thông tin điều tra cơ bản về tài nguyên động (thực) vật rừng, lâm sản ngoài gỗ vẫn còn thiếu nên khó khăn trong QLBVR; các quy trình quy phạm về khai thác gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu giảm thiểu tác động môi trường của QLRBV…

Để triển khai, Ban quản lý UN-REDD Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ BV và PTR tỉnh đối với 3 Công ty lâm nghiệp đã được cấp Chứng chỉ FSC để triển khai thực hiện Chứng chỉ CoC thuận lợi. Cần phân tích và nghiên cứu thị trường định hướng (trong nước hay quốc tế); khách hàng định hướng (gia công cho đơn vị trong nước, xuất ra nước ngoài qua đơn vị trong nước, hay bán cho các khách hàng nước ngoài, bán cho các nhà bán lẻ/thu mua nước ngoài). Cũng cần lưu ý rằng, nếu sau 5 năm, việc QLRBV không đảm bảo theo các tiêu chuẩn, đơn vị chủ rừng được cấp Chứng chỉ FSC sẽ bị Tổ chức quốc tế thu hồi.

MINH ĐẠO

Trao Chứng chỉ FSC cho 3 Công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng. Ảnh: M.Đ

ĐAM RÔNG: Gần 212 tỷ đồng đầu tư công năm 2019

Huyện Đam Rông vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trên địa bàn với tổng nguồn vốn gần 212 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm từ các nguồn vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng, ngân sách huyện Đam Rông, Xổ số kiến thiết, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xây dựng cơ bản theo phân cấp.

Những công trình đầu tư tiêu biểu ở huyện Đam Rông trong năm 2019 trên lĩnh vực khoa học công nghệ là nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng cỏ nuôi bò ở 3 xã: Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M’Rông.

Hoặc các công trình cơ sở hạ tầng gồm: đường vào khu sản xuất cánh đồng Liên Trang 1 (xã Đạ Tông), Măng Tung (xã Đạ M’Rông), thôn 4 (xã Rô Men); kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Đạ Tro (xã Đạ Long); đường vào xóm Bãi Mía, thôn Phi Zút (xã Đạ RSal).

Các công trình giáo dục như: khởi công mới xây dựng Trường THCS Lê Hồng Phong (giai đoạn 2, xã Đạ RSal); Trường Mầm non xã Đạ K’Nàng…

MẠC KHẢI

Không để tình trạng hoa tết bị dội chợHiệp hội Hoa Đà Lạt đã tổ

chức tọa đàm về việc khắc phục sản phẩm hoa bị dội chợ xảy ra trong dịp Tết Mậu Tuất năm 2018. Buổi tọa đàm với sự tham dự của 40 doanh nghiệp, hộ sản xuất hoa Đà Lạt, đại diện chợ đầu mối và hộ tiểu thương tiêu thụ hoa Thủ Đức, TPHCM, hộ tiểu thương tiêu thụ hoa ở Đà Nẵng.

Buổi Tọa đàm phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khối lượng hàng hoa khá lớn bị dội chợ trong dịp tết Mậu Tuất là: sản lượng hoa thu hoạch đồng loạt trong cùng thời điểm và tập trung phân phối phần lớn xuống thị trường TPHCM; người sản xuất chưa cung cấp đầy đủ thông tin thời vụ, diện tích sản xuất, hay chờ

giá lên cận tết mới bán; phía tiểu thương tiêu thụ thường từ chối nhận hàng hoa do sản lượng vượt lên ngoài dự kiến; giữa người sản xuất và người vận chuyển chưa ràng buộc chặt chẽ bằng hợp đồng…

Để sản lượng hoa Tết Đinh Hợi 2019 không tái diễn tình trạng dội chợ như Tết Mậu Tuất 2018 nói trên, buổi tọa đàm

nhấn mạnh giải pháp tăng cường phối hợp giữa Hiệp hội Hoa Đà Lạt với các sở, ban, ngành liên quan và các làng hoa trên địa bàn để kịp thời thông tin cho nhà sản xuất và nhà buôn về số lượng hoa, chủng loại hoa và dự báo khả thi về tình hình thị trường tiêu thụ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

VĂN VIỆT

10 huyện, thị trong tỉnh hoàn thành kế hoạch thu NSNN

Tính đến ngày 20/12/2018, toàn tỉnh đã có 10 huyện thị đạt và vượt dự toán thu NSNN năm 2018, nâng tổng thu NSNN năm 2018 đạt 7.024.636 triệu đồng, bằng 104% kế hoạch. Trong đó, các khoản thu do ngành thuế quản lý đạt 6.295.551 triệu đồng, bằng 105% kế hoạch.

Đã có 10 huyện, thị, thành đạt tỷ lệ thu từ 102%-157%, chỉ còn 2 huyện chưa hoàn thành, nhưng cũng rất sát chỉ tiêu là Lạc Dương (99%) và Cát Tiên (96%). Như vậy, khả năng 100% các địa phương hoàn thành kế hoạch thu NSNN năm 2018 là trong tầm tay.

P.L.H

Công bố 134 thủ tục hành chính lĩnh vực Công thương

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 2602/QĐ-UBND công bố 134 thủ tục hành chính lĩnh vực Công thương.

Cụ thể, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương có 116 thủ tục; trong đó, lĩnh vực thương mại có 61 thủ tục, lĩnh vực kỹ thuật an toàn môi trường có 28 thủ tục, lĩnh vực năng lượng có 13 thủ tục, lĩnh vực công nghiệp có 8 thủ tục và lĩnh vực đầu tư và hợp tác quốc tế có 6 thủ tục.

Ngoài ra, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện có 18 thủ tục, trong đó lĩnh vực kinh doanh khí có 3 thủ tục, lĩnh vực công nghiệp địa phương và lưu thông hàng hóa có 15 thủ tục.

TỨ KIÊN

Page 7: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

7 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Theo ông Huỳnh Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng, đến hiện tại, Sở Xây dựng

đã có Quyết định nghiệm thu công trình Bệnh viện II; đồng thời, Bệnh viện đang hoàn tất các thủ tục còn lại theo quy định như Giấy phép hoạt động, hồ sơ xả thải… Bệnh viện cũng đã có kế hoạch di dời trang thiết bị, bàn ghế và bệnh nhân từ Bệnh viện cũ qua Bệnh viện mới từ ngày 29/12/2018 tới đây. Theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ tổ chức lễ khánh thành và chính thức đi vào hoạt động đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2019. “Hiện tại, để vào Bệnh viện mới chỉ có 1 tuyến đường duy nhất là đường Trần Quốc Toản. Vì thế về lâu dài, để giảm tải cho tuyến đường này, Bệnh viện đã có đề xuất trình UBND TP Bảo Lộc và các cơ quan chức năng liên quan tìm phương án đấu nối đường Trần Quốc Toản với các tuyến đường khác nhằm đảm bảo giao thông thông suốt khi Bệnh viện đi vào hoạt động” - ông Thành cho biết.

Việc dự báo đường Trần Quốc Toản sẽ bị quá tải khi Bệnh viện mới đi vào hoạt động cũng là nỗi lo chung của người dân phường B’Lao (TP Bảo Lộc). Hiện tại, ngoài Bệnh viện II Lâm Đồng, trên đường Trần Quốc Toản còn có 3 trường học là Trường Mầm non Kim Đồng 2, Trường Tiểu học Thăng Long và Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, với hơn 2.500

Cần có phương án giảm tải cho đường vào Bệnh viện II Lâm Đồng

Mới đây, Công an huyện Di Linh đã bắt giữ Đào Xuân Cường (sinh năm 1982, quê ở Hà Nam) hoạt động “tín dụng đen” xuất hiện trên địa bàn huyện. Như vậy, tính từ khi triển khai cuộc phát động phòng, chống và đấu tranh, trấn áp tội phạm hoạt động “tín dụng đen”, Công an huyện Di Linh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 7 nhóm hoạt động “tín dụng đen”, với 14 đối tượng; trong đó, có 8 đối tượng bị khởi tố.

Theo Công an huyện, trong thời gian gần đây, cơ quan Công an đã phối hợp tốt với các ngành và các xã, thị trấn trong toàn huyện triển khai tuyên truyền, vận động và phát động phong trào phòng, chống và đấu tranh, trấn áp tội phạm hoạt động “tín dụng đen” (một loại hình huy động và cho vay tiền không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký và không có giấy phép kinh doanh, không chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan Nhà nước nào). Tuy nhiên,hoạt động “tín dụng đen” vẫn diễn ra khá phức tạp, với sự tham gia của không ít người dân. Tờ rơi và tấm biển quảng cáo cho hoạt động trái phép này xuất hiện khá phổ biến,

rải và treo, dán khắp nơi. Qua thực tế cho thấy, việc cho

vay tiền (cái gọi là “Hỗ trợ vay vốn”) rất đơn giản, không cần tài sản thế chấp, mà chỉ cần làm hợp đồng kèm theo giấy chứng minh, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký xe… là có thể “hợp lệ” và vay được tiền. Người cho vay và huy động tiền phần lớn là các đối tượng tạm trú, có tiền án, tiền sự, hiểu biết về pháp luật, hoạt động lưu động và tinh vi, các cơ quan chức năng khó theo dõi, kiểm soát. Người vay tiền chủ yếu là người địa phương. Họ nhẹ dạ, cả tin và tự nguyện tham gia, nên số đông không tố giác và khai báo với các cơ quan chức năng mỗi khi quan hệ vay, trả có vấn đề.

“Tín dụng đen” là một hoạt động, một quan hệ mang tính chất dân sự, nên trong quá trình củng cố hồ sơ, cơ quan điều tra gặp phải không ít khó khăn. Một hệ lụy nữa làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội là đứng đằng sau người cho vay còn có những băng, nhóm “xã hội đen” tham gia đòi nợ, xiết nợ thuê mỗi khi cần thiết…

Theo nhận định của các nhà chức trách, hoạt động “tín dụng đen”

tiếp tục có diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại nhu cầu vay tiền để sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một việc gì đó trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Trong khi đó, thủ tục cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn còn khá rườm rà, đòi hỏi phải đảm bảo theo quy định của ngành, mất nhiều thời gian đi lại. Biện pháp chế tài, xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng trái phép này còn nhẹ, chưa mang tính giáo dục, thuyết phục, răn đe cao. Ngoài ra, trong thực tế rất khó xác định được điều kiện “cần” và “đủ” để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” phải chứng minh được mức lãi suất cho vay gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự; số tiền thu lợi bất chính phải từ 30 triệu đồng trở lên... Do vậy theo họ, tốt nhất là không nên tham gia hoạt động “tín dụng đen”. Bởi vì, cả hai (người cho vay và người vay) rất dễ sa vào con đường lao lý và trở thành nạn nhân do hậu quả của “tín dụng đen” gây ra.

XUÂN LONG

học sinh đang theo học. Cùng với đó, còn có Phòng khám Đa khoa Sài Gòn - Bảo Lộc đã đi vào hoạt động. Vì vậy, mặc dù Bệnh viện II Lâm Đồng chưa đi vào hoạt động, nhưng thời gian qua, đường Trần Quốc Toản đã xảy ra tình trạng ùn tắc vào các giờ cao điểm.

Ông Nguyễn Văn Mão (ngụ Tổ dân phố 9, phường B’Lao) cho biết: “Tuy đường Trần Quốc Toản đã được đầu tư nâng cấp mở rộng, nhưng do có quá nhiều trường học

tập trung nên thời gian qua tuyến đường này liên tục bị quá tải vào các giờ cao điểm. Đó là vào các thời điểm sáng sớm khi phụ huynh đưa con em tới trường hay vào lúc tan trường như buổi trưa và buổi chiều hàng ngày”.

Trước tình trạng trên, ông Đào Thế Nhân (ngụ Tổ dân phố 11, phường B’Lao) lo lắng: “Khi Bệnh viện mới chính thức đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển của các dịch vụ kinh doanh

buôn bán như ăn uống, tạp hóa và vận tải hành khách… Cùng với đó, là việc người dân đến chăm sóc, thăm hỏi bệnh nhân sẽ kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông qua lại trên đường vào Bệnh viện. Vì thế, bà con chúng tôi lo lắng khi Bệnh viện mới đi vào hoạt động, nếu không có biện pháp giảm tải kịp thời thì đường Trần Quốc Toản bị ùn tắc do quá tải là điều khó tránh khỏi. Điều đó, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mà còn ảnh

hưởng lớn đến cuộc sống của người dân chúng tôi”.

Ông Đặng Quang Giàu - Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) cho biết: “Dự báo trước tình trạng đường Trần Quốc Toản sẽ bị quá tải khi Bệnh viện mới đi vào hoạt động, UBND phường đã kiến nghị UBND TP Bảo Lộc có biện pháp để giảm tải cho tuyến đường này. Trước mắt, UBND phường kiến nghị TP Bảo Lộc xem xét để có phương án triển khai đấu nối đường Trần Quốc Toản với các tuyến đường như 1/5, Lam Sơn, Ngô Đức Kế và đường tránh Quốc lộ 20. Đồng thời, phường cũng đã có kế hoạch để quản lý các dịch vụ đi kèm ngoài Bệnh viện, tránh tình trạng người lấn chiếm lòng, lề đường kinh doanh buôn bán gây mất an toàn giao thông. Cùng với phương án đấu nối các tuyến đường, UBND phường cũng kiến nghị TP cần có phương án quản lý việc dừng, đỗ của các phương tiện giao thông. Đặc biệt là các dịch vụ xe taxi, xe ôm hoạt động trước Bệnh viện”.

Có thể nói, từ thực tiễn hiện nay cộng thêm khi Bệnh viện mới đi vào hoạt động thì tình trạng ùn tắc giao thông trên đường Trần Quốc Toản là điều không thể tránh khỏi. Thiết nghĩ, các cấp, ngành, địa phương liên quan cần sớm xây dựng phương án và có những biện pháp cụ thể nhằm giảm tải cho tuyến đường này khi Bệnh viện II Lâm Đồng được di dời qua khu vực này.

KHÁNH PHÚC

Cuối tháng 2/2019, trụ sở mới của Bệnh viện II Lâm Đồng được xây dựng tại phường B’Lao, TP Bảo Lộc sẽ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên hiện tại, để vào Bệnh viện mới chỉ có 1 tuyến đường độc đạo, nên cần có phương án giảm tải, tránh tình trạng ùn tắc giao thông.

Đường Trần Quốc Toản - tuyến đường độc đạo vào Bệnh viện mới cần có phương án giảm tải tránh ùn tắc giao thông. Ảnh: K.Phúc

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Không nên tham gia “tín dụng đen”

CÁT TIÊN: Tái canh hơn 438 ha điều

Phát triển 10.000 ha vùng nguyên liệu rau sấy dẻo

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên, trong năm 2018, nông dân huyện Cát Tiên đã ghép cải tạo được hơn 438 ha điều cao sản và chuyển đổi hơn 186 ha điều già cỗi năng suất thấp sang trồng cây dâu tằm, cây lâm nghiệp.

Năm 2018, huyện Cát Tiên xây dựng 3 mô hình mẫu về thâm canh cây điều tại các xã Đồng Nai Thượng, xã Mỹ Lâm và xã Tư Nghĩa để nhân dân trong huyện đến tìm hiểu, học tập và áp dụng nhân rộng.

Bên cạnh đó, huyện Cát Tiên cũng tiến hành tuyển chọn các giống điều có ưu thế vượt trội về năng suất và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương, đề nghị ngành chức năng xem xét, công nhận cây đầu dòng để khai thác nguồn chồi ghép phục vụ việc tái canh loại cây này trong thời gian tới.

Hiện tại, huyện Cát Tiên có hơn 6.784 ha điều. Trong đó, 6.063 ha điều kinh doanh, năng suất bình quân đạt 2,40 tạ/ha.

T.ĐỒNG

Công ty cổ phần Nafoods Group Nghệ An vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận đề xuất đầu tư 10.000 ha vùng nguyên liệu rau, củ, quả sấy dẻo đạt chất lượng an toàn thực phẩm và phát triển một số cây trồng lợi thế mới trên địa bàn đến năm 2025.

Theo đó, Công ty Nafoods Group mở rộng liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp Lâm Đồng để sản xuất nguyên liệu rau, củ, quả; xây dựng kho bảo quản, bao tiêu toàn bộ sản phẩm nông sản sấy dẻo do các công ty địa phương

chế biến. Đây là đề xuất phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại và thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Lâm Đồng.

Vì vậy, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở NN&PTNT Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức khảo sát quỹ đất, tạo thuận lợi cho Công ty Nafoods Group triển khai Dự án 10.000 ha nguyên liệu nông sản sấy dẻo nói trên, đảm bảo theo nguyên tắc “vùng nguyên liệu mở rộng đến đâu thì phải tiêu thụ sản phẩm đến đó…”.

VŨ VĂN

Page 8: TỨ KIÊN Công bố đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành ...baolamdong.vn/upload/others/201812/29236_BLD_ngay_26.12.2018.pdf · tịch nước xem xét

8 THỨ TƯ 26 - 12 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

QUỐC TẾ

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Lê Thị Ngọc Hà sử dụng đất tại TT Đạ Mri với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 318, diện tích 92.5m2 đất ở đô thị, tờ bản đồ TT Đạ Mri số 14.+ Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài.- Giấy CNQSD đất số hiệu AB 337071 được UBND huyện Đạ Huoai cấp cho hộ ông

Trần Văn Tiến ngày 11/01/2005 số vào sổ theo dõi cấp giấy H 00497.Ngày 30/8/2005 hộ ông Trần Văn Tiến đã chuyển nhượng thửa đất trên bằng giấy

viết tay cho bà Lê Thị Ngọc Hà nhưng chưa lập thủ tục chuyển nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu AB 337071 cho bà Lê Thị Ngọc Hà quản lý và sử dụng.

- Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai thông báo:Hộ ông Trần Văn Tiến ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng

ký đất đai huyện Đạ Huoai để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông tỉnh Lâm Đồng. Nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu Chi nhánh không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Lê Thị Ngọc Hà tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO về việc thanh lý bò bê

1. Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt có kế hoạch đấu thầu bò bê thanh lý gồm các nội dung như sau:

Nội dung thông tin đăng báo mời thầu:Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt có kế hoạch tổ chức chào giá cạnh

tranh để bán hàng rộng rãi, cụ thể như sau:Đối tượng bán: bò, bê cái, bê đựcSố lượng: theo số lượng bò bê tại mỗi thời điểmThời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019Địa điểm: Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt - thôn Lạc Trường, xã Tu

Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.2. Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt trân trọng mời các nhà thầu

có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu theo nội dung nêu trên. Thông tin liên hệ tại Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt:

Địa chỉ: Thôn Lạc Trường, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.Điện thoại: (0263) 3641289 Fax: (0263) 3641289Người liên hệ: Trương Quang Tuan - Email: [email protected]ĐTDĐ: 09676735793. Thời gian đăng ký dự thầu: từ ngày 25/12/2018; 26/12/2018; 28/12/2018

vào giờ hành chính tại địa chỉ trên hoặc qua email: [email protected]

Tổng thống Trump vẫn quyết tâm tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2

Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 25/12 đưa tin, vào đêm vọng Giáng sinh 24/12 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên trang cá nhân Twitter, cho biết đã nghe báo cáo liên quan tới tình hình Triều Tiên từ đặc phái viên phụ trách chính sách Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun.

Ông Trump đồng thời tái khẳng định quyết tâm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Trump còn đăng kèm bức ảnh đang ngồi trên bàn làm việc ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, nghe báo cáo từ Đặc phái viên Biegun và bà Allison Hooker, quan chức Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) phụ trách về các vấn đề bán đảo Triều Tiên. Cả hai quan chức này gần đây đã có chuyến thăm Hàn Quốc.

Trước đó, ông Biegun đã có cuộc gặp với trưởng đoàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt

nhân Triều Tiên của Hàn Quốc Lee Do-hoon tại Seoul vào hôm 20/12, rồi sau đó tham dự cuộc họp của “Nhóm công tác Hàn-Mỹ” vào hôm 21/12, thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên và quan hệ liên Triều.

Ngay sau khi tới Hàn Quốc, ông Biegun đã phát biểu rằng, Mỹ sẽ xem xét lại lệnh cấm các chuyến thăm Triều Tiên với mục đích hỗ trợ nhân đạo, và khắc phục mối quan hệ thù địch 70 năm qua với Bình Nhưỡng.

Tại cuộc họp của Nhóm công tác Hàn-Mỹ, hai nước đã nhất trí rằng các dự án giao lưu liên Triều như lễ khởi công kết nối đường sắt, dự án khai quật chung hài cốt binh sỹ, hỗ trợ thuốc trị cúm Tamiflu cho Bình Nhưỡng, không thuộc đối tượng bị cấm vận.

Sau cuộc họp, Đặc phái viên Biegun còn bày tỏ mong muốn sẽ thảo luận về giai đoạn tiếp theo với người đồng cấp phía Triều Tiên, trao đổi cụ thể về vấn đề tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.

TTXVN

Hai miền Triều Tiên chuẩn bị lễ khởi công kết nối đường sắt, đường bộ

Hãng thông tấn Yonhap ngày 25/12 đưa tin Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu vận chuyển sang Triều Tiên các vật tư phục vụ cho lễ khởi công kết nối và hiện đại hóa tuyến đường sắt và đường bộ liên Triều, diễn ra vào 26/12 tại ga Panmun, thị trấn Gaesung, thuộc lãnh thổ Triều Tiên.

Một quan chức Chính phủ Hàn Quốc cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút sáng cùng ngày (6 giờ 30 phút sáng nay theo giờ Hà Nội), xe ô tô chở các trang thiết bị cần thiết đã di chuyển theo tuyến đường bộ Gyeongui sang Triều Tiên. Ngoài ra, trên xe còn chở

hơn 30 nhân lực của Hàn Quốc phụ trách một số công tác thi công cần thiết chuẩn bị cho lễ khởi công.

Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc ngày 24/12 đã hoàn tất thảo luận với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) về việc miễn cấm vận đối với các vật tư vận chuyển sang Triều Tiên trong đợt này.

Do đã được Hội đồng bảo an miễn cấm vận, công tác vận chuyển vật tư, nhân lực sang Triều Tiên được triển khai nhanh chóng, gấp rút chuẩn bị cho lễ khởi công.

TTXVN

Tàu chở hàng vào Nhà ga Panmun ở thị trấn biên giới Kaesong, Triều Tiên.

Trung Quốc tiếp tục kỷ luật hàng nghìn quan chức sai phạmNgày 24/12, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật

trung ương (CCDI) và Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc (NSC) cho biết, trong tháng qua đã có hơn 10.000 quan chức của nước này bị kỷ luật vì vi phạm các quy định về tiết kiệm.

Theo CCDI và NSC, những quan chức trên bị kỷ luật liên quan tới 7.249 vụ việc và các sai phạm chủ yếu là cấp trợ cấp và tiền thưởng sai quy định, tặng hoặc nhận quà tặng không được phép, sử dụng sai mục đích ngân sách công như tổ chức các tiệc. Tính trong cả 11 tháng đầu năm nay đã có hơn 78.000 quan chức bị kỷ luật vì những sai phạm này.

Trước đó hai tháng, CCDI và NSC cũng thông báo việc gần 8.000 quan chức nước này bị kỷ luật vì các sai phạm tương tự.

Cuối năm 2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm nhằm giảm bớt những thói quen làm việc tắc trách và duy trì các mối quan hệ chặt chẽ với dân chúng, trong đó có yêu cầu thực hành tiết kiệm.

Hiện CCDI đang duy trì một cơ chế báo cáo hàng tháng về công tác thực thi các quy định trong các chính quyền cấp tỉnh, các cơ quan trung ương và chính phủ, các doanh nghiệp quốc doanh và các tổ chức tài chính trung ương. TTXVN

Phát huy hiệu quả... TIẾP TRANG 4

... Ngoài ra, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động chăm sóc người có công, gia đình chính sách, vận động xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt đã được thực hiện có hiệu quả, góp phần làm giảm những thiệt thòi, mất mát của các đối tượng. Bên cạnh đó, phong trào “Đoàn kết sáng tạo” cũng được triển khai trong giai đoạn 2018-2020, đã huy động được sức sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong lao động, sản xuất - kinh doanh, thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Mặt khác, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, MTTQ các cấp đã tăng cường động viên nhân dân tích cực tham

gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Đồng thời, tổng hợp và phản ánh kiến nghị của cử tri đến cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp tổ chức các cuộc giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương, cơ sở. Qua đó, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Trong 5 năm qua, UB MTTQVN từ huyện đến cơ sở đã tổ chức được 145 cuộc giám sát; phối hợp tổ chức 78 cuộc tiếp xúc cử tri, phối hợp với HĐND huyện giám sát các chuyên đề của huyện, tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện về “đề án xếp loại hành chính cấp huyện”...

NHẬT MINH