288
Kỷ yếu hội thảo ĐÀ NẴNG: 20 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

Kỷ yếu hội thảo - dangbodanang.vn · Phát triển các-bon thấp - Nhìn nhận thế giới và kịch bản cho Đà Nẵng ... cơ cấu của các yếu tố sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Kỷ yếu hội thảoĐÀ NẴNG: 20 NĂM XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

ĐÀ NẴNG: 20 NĂM XÂY DỰNG,PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO

ĐÀ NẴNG, tháNG 12 Năm 2016/DANANG, DECEmBER 2016

"DANANG: TWENTY YEARS OF DEVELOPMENTAND FUTURE OUTLOOK"

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGPEOPLE'S COMMITTEE OF DA NANG CITY

5

Mục lục● Báo cáo Đề dẫn hội thảo ............................................................................................................ 9

● Để Đà Nẵng trở thành một trung tâm phát triển vùng hiện đại

PGS.TS. Trần Đình Thiên ...............................................................................................29

● Huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển thành phố Đà Nẵng

TS. nGuyễn ViếT Lợi ..........................................................................................................41

● Hoàn thiện thể chế huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

TS. nGuyễn Đình CunG ...................................................................................................59

● Liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung

PGS.TS. Phạm TrunG LươnG ........................................................................................ 85

● Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong liên kết phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TS. DươnG Đình Giám - nCS. ThS. ĐặnG Đình ĐứC ........................................... 97

● Thành phố Đà Nẵng với Hành lang kinh tế Đông Tây

PGS.TS. Bùi QuanG Bình ............................................................................................... 121

● Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng

TS. nGuyễn Phú Thái .................................................................................................... 137

● Định hướng và giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

GS.TS. Trần Văn nam ......................................................................................................145

● Thu hút nguồn nhân lực chất lượng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Võ CônG Chánh ................................................................................................................161

● Xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020

Bùi Văn TiếnG ....................................................................................................................171

6

● Có việc làm - Chương trình nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nGuyễn Văn an .................................................................................................................181

● Văn hóa thương mại - Nét riêng của người Đà Nẵng

nGuyễn Thị Thúy mai ................................................................................................... 193

● Đà Nẵng: Hướng tới thành phố thông minh

GS. Donyun Kim - narae Lee ..................................................................................... 199

● Tổ chức kiến trúc cảnh quan hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đô thị Đà Nẵng

TS.KTS. Tô Văn hùnG .................................................................................................... 207

● Những tồn tại, khó khăn trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị có tác động đến hiệu quả khai thác sử dụng đất tại Đà Nẵng

nGuyễn Thành Tiến ..................................................................................................... 219

● Đà Nẵng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững từ các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc thiên tai và áp lực đô thị

Văn PhònG Ban Chỉ Đạo ứnG Phó Với Biến Đổi Khí hậu Và nướC Biển DânG Thành Phố Đà nẵnG ....................................................................................227

● Định hướng phát triển thành phố tăng trưởng xanh và bền vững

TS. nGuyễn QuanG ...........................................................................................................239

● Phát triển các-bon thấp - Nhìn nhận thế giới và kịch bản cho Đà Nẵng

PGS.TS. nGuyễn Thế Chinh - TS. nGuyễn TùnG Lâm .....................................249

● Hướng tới thành phố không rác: Xây dựng hệ thống xã hội bền vững thông qua việc tái chế chất thải hữu cơ tại Đà Nẵng

GS. miTSuyaSu yaBe .........................................................................................................263

● Tài chính nhà ở - Yếu tố quan trọng để phát triển đô thị bền vững

nGuyễn mạnh hà .............................................................................................................269

● Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - Miền Trung - Một doanh nghiệp năng động, vững bước phát triển .................................................................................................................................279

● Đà Nẵng bừng sáng

CônG Ty Cổ Phần TậP Đoàn mặT Trời (Sun GrouP) ..................................285

7

Contents● Workshop Keynote ...................................................................................................................20

● How to build Da Nang a hub of modern metropolitan

aSSoC.PhD. Tran Dinh Thien .......................................................................................35

● Mobilziation of resource of the development in Da Nang city

PhD. nGuyen VieT Loi .......................................................................................................51

● Completed mobilization institution of resources for socio - economic development in Da Nang city

PhD. nGuyen Dinh CunG ................................................................................................78

● Linkage of tourism development between Da Nang and localities in the central coastal region

aSSoC.PhD. Pham TrunG LuonG ............................................................................... 91

● Leading role of Da Nang city in industrial development in central key economic region of Viet Nam

PhD. DuonG Dinh Giam - PoST-GraDuaTe. DanG Dinh DuC ..................... 109

● Da Nang city with east - west economic corridor

aSSoC.PhD. Bui QuanG Binh ...................................................................................... 129

● Private sector - a driven force for growth of Da Nang city

PhD. nGuyen Phu Thai ................................................................................................. 141

● Linkage orientation in human resource capacity building between Da Nang and other provinces in the central key economic region of Viet Nam

PROF.PhD. Tran Van nam ...............................................................................................153

● Attraction of quality human resource from real fact in Da Nang city

Vo ConG Chanh ................................................................................................................166

● Building urban culture & civilization for Da Nang city in period of 2016 - 2020

Bui Van TienG ....................................................................................................................176

8

● “Having job” - The humanism, social security program in Da Nang city

nGuyen Van an .................................................................................................................187

● Commerical culture - Da Nang people’s own characterisitcs

nGuyen Thi Thuy mai ................................................................................................... 196

● Da Nang - Becoming a smart green city

PhD. Donyun Kim - mS. narae Lee ........................................................................... 203

● Design of landscape architecture towards sustainable urban development in Da Nang city

PhD.arChiTeCT. To Van hunG .................................................................................... 24

● Challenges in urban construction plan related to land use in Da Nang city

nGuyen Thanh Tien ..................................................................................................... 223

● Da Nang toward sustainable development goals through action plans of climate change adaptation, improved resiliency to disaster’s shocks and urban challenges

STanDinG offiCe of Da nanG STeerinG CommiTTee for reSPonSe To CLimaTe ChanGe anD Sea LeVeL riSinG ..........................................................233

● DaNang - Toward green growth and sustainable city

PhD. nGuyen QuanG ........................................................................................................244

● The low cac-bon development global situation and scenario for Da Nang city

aSSoC.PhD. nGuyen The Chinh - PhD. nGuyen TunG Lam ...........................256

● Prospects and challenges for building a sustainable social system via organic waste recycling

Prof. miTSuyaSu yaBe ...................................................................................................266

● Finance for housing - important factor for sustainble urban development

nGuyen manh ha .............................................................................................................274

● Da Nang investment joint stock company - A dynamic sustainable business

for development ......................................................................................................................282

● A Bright Da Nang

Sun GrouP ............................................................................................................................287

9

Đã 20 năm, kể từ ngày Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, với sự phấn đấu liên tục, đầy năng động sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, và người dân Đà Nẵng, một thành phố trẻ của dải đất miền Trung đầy nắng, gió và thiên tai khắc nghiệt đã trở thành một đô thị

hiện đại, văn minh và “sống tốt”, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hội thảo “Đà Nẵng: 20 năm xây dựng, phát triển và định hướng tương lai” là dịp chúng ta nhìn lại những thành quả của chặng đường đã qua, đồng thời định hướng cho sự phát triển của thành phố trong những thập kỷ tới.

I. Những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 20 năm qua

1. Phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Với các chủ trương, chính sách hợp lý trong khai thác nguồn lực, hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phát huy được những điều kiện thuận lợi của một thành phố trực thuộc trung ương (từ 01.01.1997), 20 năm qua kinh tế Đà Nẵng đã và đang đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 1997 - 2015 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân 10,47%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (khoảng 7%/năm). Năm 2015 GRDP của Đà Nẵng đạt 49.416 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 1997. Bên cạnh đó, các yếu tố sản xuất như vốn đầu tư và lực lượng lao động cũng tăng dần qua các năm. Vốn đầu tư của thành phố mỗi năm tăng khoảng 22,76%. Số lượng lao động trên địa bàn thành phố tăng 1,83 lần, đạt 547.007 người vào năm 2015.

Thời gian qua, không chỉ số lượng mà chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện ở mức tăng năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Giai đoạn 1997 - 2015 năng suất lao động (giá hiện hành) của thành phố liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân là 14,21%/năm, đạt khoảng 121,02 triệu đồng/người vào năm 2015.1

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế liên tục, trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Năm 1997 cơ cấu dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp là: 55,1% - 35,2% - 9,7%. Đến năm 2015 cơ cấu này là: 62,6% - 35,3% - 2,1%. Bên

đà nẵng: 20 năm xây dựng, phát triểnvà định hướng tương lai

BÁO CÁO ĐỀ DẪN

10

cạnh đó, cơ cấu của các yếu tố sản xuất như lao động, vốn đầu tư cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Từ năm 1997 đến năm 2015 tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động có việc làm đã giảm từ 33,48% xuống còn 7,51%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động của nhóm ngành dịch vụ tăng mạnh từ 37,75% lên 64,17%. Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm khiến tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm, thủy sản năm 2015 chỉ còn 0,35%. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ tăng cao từ 41,64% năm 1997 lên đến 75% năm 2003, sau đó có xu hướng giảm, nhưng vẫn đạt 49,44% vào năm 2015.

Không chỉ cơ cấu ngành mà cơ cấu nội bộ mỗi nhóm ngành cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Trong nhóm ngành dịch vụ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như du lịch thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải - kho bãi, tài chính - ngân hàng có xu hướng phát triển nhanh hơn các ngành dịch vụ khác. Trong nhóm ngành công nghiệp, tỷ trọng của các ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng cao (sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin...) có xu hướng tăng. Trong khi đó, tỷ trọng các ngành sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường (sắt thép, xi măng...), giá trị gia tăng thấp (chế biến, gia công thô: thực phẩm, dệt - may - da giày, chế biến lâm sản...) có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong 20 năm qua vẫn còn những hạn chế như: tốc độ tăng trưởng không thật sự ổn định (Tốc độ tăng của GRDP thay đổi liên tục qua từng năm, có năm lên đến 14%; nhưng nhiều năm giảm xuống chỉ còn 9%, thậm chí 6%); lực lượng lao động chưa phải là nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng (mức tăng trung bình của lao động chỉ trên dưới 3%/năm, trong khi mức tăng bình quân của GRDP 0,47%/năm); hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp và có xu hướng giảm. (Hệ số ICOR có xu hướng tăng dần từ 2,67 giai đoạn 1997 - 2003 lên 4,07 giai đoạn 2004 - 2010 và 5,26 giai đoạn 2011 - 2015)

2. Huy động các nguồn lực phát triển

Những năm qua, nhờ có các chủ trương, chính sách năng động, sáng tạo, Đà Nẵng đã và đang huy động được khá đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực quan trọng như tài chính, đất đai và nhân lực để phát triển.

Một là, Đà Nẵng đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của trung ương như: Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; Kết luận 75/KL-TW ngày 12.11.2013 của Bộ Chính trị về việc tập trung cao hơn nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển thành phố Đà Nẵng, phân cấp mạnh và toàn diện cho thành phố; Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg về Một số cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng; Nghị định số 144/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng... Từ đó, thành phố đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn thông qua các giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng. Kết quả là, 20 năm qua Đà Nẵng đã thu hút được 258.445,8 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tương ứng với 2,48% tổng vốn đầu tư của cả nước trong cùng giai đoạn. Trong đó vốn ngân sách tập trung là 80.450,9 tỷ đồng, chiếm 31,1% tổng số vốn đầu tư; vốn tín dụng đầu tư từ khu vực nhà nước là 28.905,7 tỷ đồng, chiếm

11

11,2%; vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGO...) là 149.089,2 tỷ đồng, chiếm 57,7%.2 Nếu như trong những năm đầu trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, Đà Nẵng còn phải nhận bổ sung từ ngân sách Trung ương để cân đối chi thường xuyên thì đến nay, sau 20 năm, ngân sách thành phố không chỉ có khả năng tích lũy cho đầu tư phát triển mà còn điều tiết về ngân sách Trung ương với tổng mức đầu tư xã hội ước đạt được vào năm 2016 trên 34 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 2,48% tổng vốn đầu tư cả nước.

Hai là, Đà Nẵng đã thực hiện khá hiệu quả nhiều chính sách tạo vốn đầu tư từ quỹ đất như: hỗ trợ các hộ giải tỏa, bảo đảm lợi ích và sự hài hòa về các quyền lợi giữa người dân với chính quyền như; thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đối với những hộ giải tỏa chấp hành bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất sau tái định cư; tách thửa, bố trí tái định cư xem xét theo nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân; thí điểm phương thức đấu thầu đất hai bên đường dự kiến xây dựng theo quy hoạch và phương thức thanh toán đầu kỳ với giá chiết khấu 10%... Nhờ đó, tiềm năng về quỹ đất của thành phố đã được khai thác khá đầy đủ và hiệu quả, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo của thành phố mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân có điều kiện tăng khả năng tích lũy vốn, tái sản xuất mở rộng, sống an cư với nhiều tiện ích tốt hơn, để lại dấu ấn đậm nét trong công tác huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.3

Ba là, từ năm 1998 đến nay, nhằm huy động và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển, Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động và đề án như xây dựng trường Trung học cơ sở Nguyễn Khuyến, trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn thành những nơi tạo nguồn học sinh giỏi; đề án thu hút và đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao cho khu vực công; các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ vậy sau 20 năm, thành phố đã thu hút được 1.095 người (gồm: 14 tiến sĩ, 237 thạc sĩ và 844 cử nhân), đồng thời cử gần 630 lượt người đi học đại học và sau đại học ở trong và ngoài nước.4 Phần lớn số người này đã hoàn thành các khóa học và trở về làm việc cho thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng khuyến khích các hình thức hợp đồng tư vấn, làm việc ngắn hạn với các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước, nhất là những nhà khoa học đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố. Tất cả các hoạt động và đề án nói trên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao cả về lượng và chất nguồn nhân lực của thành phố nói chung và của khu vực công nói riêng.

3. Công tác quy hoạch và phát triển đô thị

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, Đà Nẵng rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Nhờ vậy, hiện nay thành phố đã có một hệ thống quy hoạch như: quy hoạch chung5 tới năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn từ 2010 tới 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sử dụng đất tới năm 2020; Quy hoạch phát triển giao thông; chiến lược môi trường và đề án xây dựng Đà Nẵng thành phố môi trường. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã phê duyệt có trên 1.000 đồ án quy hoạch chi tiết cho các quy hoạch nói trên. Ngoài ra, quy hoạch chung của 11 xã và quy hoạch chi tiết các trung tâm xã cũng đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện. Những nỗ lực trên đây trong công tác quy hoạch đã góp phần

12

quan trọng để không gian và hạ tầng đô thị Đà Nẵng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, tạo nên những thay đổi đáng kể cả về tầm vóc, quy mô và diện mạo thành phố. Theo đó, trong vòng 15 năm ranh giới đô thị thành phố đã được mở rộng đến gần 20.000 ha, gấp hơn 3 lần ranh giới cũ. Nhiều khu đô thị mới được hình thành như khu đô thị Golden Hill ở phía tây bắc, khu đô thị Hòa Xuân ở phía nam thành phố... Đồng thời, hạ tầng đô thị trong khu vực đô thị cũ được chỉnh trang và nâng cấp. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, mồ mả được đưa dần ra khỏi trung tâm thành phố. Nhà ở xã hội và ký túc xá sinh viên được quan tâm đầu tư. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch và phát triển đô thị của Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Đó là, hầu hết các quy hoạch còn thiếu tầm nhìn dài hạn nên nhiều lần phải điều chỉnh; các quy hoạch cũng thiếu tích hợp không gian xanh, thiếu các quy định về chỉ tiêu không gian xanh nên diện tích cây xanh đô thị tại Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I; quy hoạch phân vùng chưa được ban hành, dẫn tới sự phân bổ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn bất cập và chưa theo đúng tiêu chuẩn đô thị...

4. Công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Những năm qua, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trên cả nước kiên trì định hướng và lồng ghép công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển đô thị. Điều này thể hiện ở các quyết sách của thành phố như: Chiến lược bảo vệ môi trường; Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ; Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp; Đề án xây dựng Đà Nẵng thành thành phố môi trường; Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng. Nhờ đó, Đà Nẵng trở thành một trong những điểm sáng trong cả nước về bảo vệ môi trường cũng như khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

5. Chương trình nhân văn

Bên cạnh những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị, thành phố Đà Nẵng còn được biết đến là địa phương ban hành nhiều chính sách đột phá mang đậm tính nhân văn, nhiều giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, dần định hình nét văn hóa của thành phố, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Đặc biệt phải kể đến các Chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”. Bên cạnh đó, thành phố đã có nhiều chương trình hoạt động thể hiện tính nhân văn sâu sắc như: đề án “7.000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp”; chương trình nhà ở xã hội; đề án ký túc xá sinh viên và nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động; các hoạt động kết nối giải quyết việc làm; phong trào đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; Đề án hỗ trợ sữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, cùng với các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phát triển rộng khắp…6

Các chính sách trên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Đến cuối năm 2012 thành phố đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn mới; đến năm 2016,

13

mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng trong độ tuổi 6 - 35 đã hoàn thành; từ năm 2006 đến năm 2016 đã có 349.036 người lao động được thành phố hỗ trợ việc làm7; hơn 7.000 căn hộ được xây dựng dành cho người thu nhập thấp... tất cả đã và đang góp phần để Đà Nẵng trở thành thành phố “sống tốt” và là điểm đến lý tưởng của du khách thập phương.

6. Quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng, chính quyền

Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thành phố. Công tác quốc phòng và quân sự địa phương thường xuyên được tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Xây dựng thế trận và các tiềm lực khu vực phòng thủ thành phố ngày càng vững chắc; thực hiện có hiệu quả chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng, nhất là trong quá trình quy hoạch, xây dựng, triển khai các dự án đầu tư. Công tác giáo dục và phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh được triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên.

Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo luôn thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết kịp thời một số tình huống xảy ra trên khu vực biên giới biển, thường xuyên đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, nhất là trong học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo, kiến thức về lịch sử xác lập và liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa.

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững ổn định; triển khai hiệu quả phương án chủ động đối phó, xử lý đúng đắn, hiệu quả các tình huống kích động, gây rối an ninh chính trị. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực; không để xảy ra đua xe trái phép, ùn tắc giao thông kéo dài; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên; tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí.

Năng lực lãnh đạo của Đảng bộ thành phố và hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền được nâng lên. Đảng bộ thành phố không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội, bồi đắp cho sự gắn bó máu thịt của nhân dân với Đảng, phát huy và khơi dậy tiềm năng, sáng tạo của nhân dân để xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp đến Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện nghiêm túc, với nhiều mô hình hay, cách làm tốt; xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình ở các ngành, các cấp. Thực hiện chặt chẽ, đồng bộ các nhóm giải pháp theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Tinh thần tự phê bình, phê bình, xây dựng, tính tiên phong gương mẫu được phát huy; đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng được nâng cao. Công tác tư tưởng được quán triệt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, kịp thời đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, giữ vững trận địa

14

chính trị, tư tưởng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Công tác xây dựng chính quyền được đẩy mạnh; năng lực tổ chức thực hiện và hiệu lực quản lý nhà nước được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố được nâng cao, theo hướng gần dân, sát cơ sở. Thành phố đã chú trọng sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền từng bước nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đặc biệt, một trong những thành tựu nổi bật của Đà Nẵng hai mươi năm qua là công tác cải cách hành chính. Hệ thống chính quyền điện tử bước đầu được hình thành từ thành phố đến các quận, huyện, sở, ngành, nhất là ứng dụng các dịch vụ công, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố sâu rộng trên tất cả lĩnh vực, góp phần đưa Đà Nẵng đến thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng tỉnh/ thành phố theo nhiều chỉ số như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, Chỉ số cải cách hành chính.

Dân chủ được mở rộng, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội được phát huy. Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội hướng mạnh về cơ sở, ngày càng phát huy vai trò to lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố sự đồng thuận xã hội. Có nhiều sáng tạo trong công tác vận động, tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, đồng bào các dân tộc, đồng bào có đạo, chức sắc tôn giáo tích cực đóng góp xây dựng, phát triển thành phố.

II. Định vị thành phố Đà Nẵng đến năm 2037

1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Thứ nhất, viễn cảnh tăng trưởng của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng tiếp tục chịu tác động bởi các xu thế kinh tế trên toàn cầu mà trọng yếu là quá trình toàn cầu hóa kinh tế thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia ký kết. Hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu sẽ mang lại nhiều cơ hội, lợi ích kinh tế và cũng không ít thách thức và rủi ro cho Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.

Nền kinh tế của các nước trên thế giới và khu vực trong đó có Việt Nam cơ bản cũng đã phục hồi sau những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước lạc quan hơn, kích thích gia tăng đầu tư, kinh doanh và đổi mới sáng tạo nhờ đổi mới công nghệ, ứng dụng CNTT và những mô hình kinh doanh mới.

Thứ hai, sự tiến bộ và thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã mang lại nhiều lợi thế và tiện ích cho hoạt động kinh tế của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, được dự đoán sẽ làm biến đổi sâu sắc thế giới. Những phương thức kinh doanh mới, công nghệ mới đang định dạng lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và phân phối. Về mặt xã hội, chúng làm thay đổi phương

15

thức, kiểu mẫu làm việc, giao tiếp, biểu hiện, chia sẻ thông tin và cả nhu cầu giải trí của con người.

Thứ ba, những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tác động và gây những thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của con người. Đây là một trong những thách thức lớn song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Thứ tư, tốc độ đô thị hóa đang và tiếp tục đạt mức cao ở hầu hết các tỉnh/ thành phố trong cả nước. Xu thế di cư từ nông thôn ra thành phố, giữa các tỉnh thành khác nhau đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hướng đến đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Cuối cùng là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các địa phương trong thu hút các nguồn lực đầu tư, nhân lực có chất lượng và thị trường. Cùng với đó, xu thế tất yếu đặt ra là yêu cầu liên kết, hợp tác giữa các địa phương, tỉnh/ thành phố, hướng đến liên kết phát triển vùng một cách hiệu quả.

2. Định vị thành phố Đà Nẵng đến năm 2037

2.1. Kinh tế phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh được nâng cao

Kinh tế phát triển bền vững

Đến năm 2037, nền kinh tế thành phố Đà Nẵng phải là nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo các nội dung sau:

- Thành phố đạt được mức tăng trưởng kinh tế dựa trên việc khai thác đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực.

- Kinh tế thành phố tăng trưởng không những không tác động xấu đến môi trường mà còn góp phần cải thiện môi trường. Cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phù hợp với lợi thế so sánh của thành phố mà còn ít ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Theo đó, các ngành kinh tế thành phố được định vị như sau:

+ Các ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng lớn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong đó, ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, đóng vai trò chủ đạo trong các ngành dịch vụ, đồng thời là trụ cột của một thành phố trung tâm du lịch có thương hiệu quốc tế; ngành thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế có khả năng cạnh tranh và kết nối có hiệu quả với các trung tâm dịch vụ quốc tế hàng đầu trong khu vực ASEAN và thế giới.

+ Công nghiệp Đà Nẵng phát triển hiện đại, thân thiện với môi trường. Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng trở thành các khu phức hợp về các ngành công nghiệp với hàm lượng tri thức cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

+ Nông nghiệp hướng đến phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao và tạo giá trị gia tăng lớn. Hình thành các khu nông nghiệp đa mục tiêu vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng

16

vừa phục vụ nhu cầu tham quan, thực hành giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho người dân Đà Nẵng, khách du lịch trong và ngoài nước.

- Trên địa bàn thành phố không còn sự phân hóa giàu nghèo trong việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của người dân thành phố như ăn, ở, đi lại…

- Các hàng hóa công chủ yếu (đường sá, cầu cống, điện, nước sạch, công viên…) đủ để thỏa mãn nhu cầu người dân thành phố.

Năng lực cạnh tranh được nâng cao

Năng lực cạnh tranh được thể hiện ở khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà thành phố tạo ra. Theo đó, đến năm 2037, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố phải được sản xuất dựa trên những lợi thế so sánh của thành phố. Đồng thời, các sản phẩm này phải có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân sẽ là lực lượng chủ đạo trong việc phát triển nền kinh tế thành phố. Đà Nẵng trở thành thành phố khởi nghiệp và sáng tạo hàng đầu Việt Nam. Năng lực cạnh tranh sẽ ngang tầm khu vực.

2.2. Đà Nẵng - Thành phố hạt nhân của vùng

Thành phố hạt nhân là một thành phố có vai trò trung tâm ở cấp khu vực, quốc gia và toàn cầu đối với các lĩnh vực như logistics, phân phối, tài chính, kinh tế và tri thức, có khả năng kết nối, hội tụ, lan tỏa và dẫn dắt phát triển cho cả vùng. Đà Nẵng có tiềm năng để trở thành một thành phố hạt nhân lớn, nhờ vào các nguồn tài nguyên đa dạng và lợi thế địa lý của nơi này. Những lợi thế này giúp Đà Nẵng khác với Hà Nội, một thành phố trung tâm chính trị, hay thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh doanh. Đến năm 2037 Đà Nẵng sẽ trở thành thành phố hạt nhân của vùng duyên hải miền Trung với vai trò trung tâm kinh tế, giao thông, logistics, du lịch, phân phối, tri thức, công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế biến khác. Cụ thể:

Thứ nhất, Đà Nẵng sẽ là Trung tâm logistics lớn với việc tận dụng lợi thế về địa lý và cơ sở hạ tầng hiện đại, kết nối quốc tế và áp dụng hệ thống thông tin logistics thông minh; tạo nhiều liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp tri thức và vận tải biển trong khu vực lân cận.

Thứ hai, Đà Nẵng sẽ là Trung tâm du lịch và phân phối bằng cách tái thiết các quận trung tâm cũ và phát triển các trung tâm đô thị mới một cách thích hợp, xem xét tốc độ gia tăng dân số và mở rộng đô thị để có thể phục vụ và thúc đẩy các ngành mới trong kinh doanh, du lịch và phân phối; xây dựng các trung tâm mua sắm và phân phối quy mô lớn tại các khu vực trọng tâm.

Thứ ba, Đà Nẵng sẽ là Trung tâm hội nhập quốc tế, thông qua việc xây dựng và phát triển một Trung tâm trung chuyển quốc tế với cảng biển và cảng hàng không hiện đại; một Trung tâm hội chợ quốc tế hàng đầu, một địa chỉ du lịch đặc sắc và đẳng cấp cao, có sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách toàn cầu.

Thứ tư, Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ trở thành khu phức hợp phát triển bền vững. Hơn nữa, để hỗ trợ cho các chức năng trung tâm của Đà Nẵng khi trở thành thành phố hạt

17

nhân, khu công nghệ cao sẽ được chuyển đổi dần thành một khu trung tâm kinh doanh của ngành công nghiệp tri thức. Đây là khu trung tâm chiến lược đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của khu vực lân cận, nâng tầm hình ảnh đô thị tổng thể của Đà Nẵng.

Thứ năm, Đà Nẵng sẽ trở thành một thành phố phát triển và các hoạt động kinh tế sẽ dựa trên nền tảng tri thức và công nghệ, là trung tâm cung cấp dịch vụ và sáng tạo của cả vùng.

Thứ sáu, đô thị Đà Nẵng được tổ chức tốt với cấu trúc chính gồm: (i) Khu trung tâm cho các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại (đa phần là cao cấp); (ii) Những hành lang phát triển dọc theo các tuyến vận tải công cộng như: tàu điện ngầm, xe buýt nhanh và xe điện trên cao với các chung cư và trung tâm mua sắm cao tầng gần các nhà ga; (iii) Những khu nhà phố liền kế hay nhà kiểu biệt thự với mật độ thấp.

2.3. Thành phố môi trường và có khả năng chống chịu

Thành phố môi trường

Xây dựng thành phố môi trường8 là mục tiêu phát triển bền vững mà Đà Nẵng kiên trì theo đuổi từ năm 2008. Đến năm 2037, Đà Nẵng sẽ đạt được các mục tiêu này và có những đặc trưng như sau:

Thứ nhất, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố sẽ được đảm bảo tuyệt đối cả về số lượng và chất lượng; Đà Nẵng trở thành một trong các thành phố của Việt Nam có nước vòi uống được..

Thứ hai, nước thải trong sinh hoạt và sản xuất được thu gom hoàn toàn và xử lý tối thiểu đạt tiêu chuẩn quốc gia về xử lý nước thải với tỷ lệ đấu nối nước thải đạt 60%, thu gom và xử lý nước thải công nghiệp đạt 100%.

Thứ ba, không còn điểm ngập lụt cục bộ khi có mưa với tần suất 2% (mưa 50 năm xảy ra một lần) với 30% nước mưa được thu gom và tái sử dụng hiệu quả.

Thứ tư, chất thải rắn được phân loại, giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý và tái chế triệt để với nhận thức rác là tài nguyên và biến rác thành nguồn lực hữu dụng. Theo đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 100%; tỷ lệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đạt 70% số hộ dân trên toàn địa bàn thành phố; tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp và y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn 100%; tỷ lệ tái chế chất thải hữu cơ và chất thải rắn xây dựng đạt 50%.

Thứ năm, không gian công cộng đô thị bình quân đầu người đạt tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9 m2/người) và phấn đấu đạt 15 m2/người theo tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt, đồng thời cải thiện và bảo vệ diện tích rừng tự nhiên cũng như tăng cường đa dạng sinh học, bảo vệ hình ảnh đại diện voọc chà vá chân nâu và bản sắc thành phố hướng biển, nhìn sông, dựa núi.

Thứ sáu, năng lượng được Đà Nẵng sử dụng hiệu quả với mức cải thiện hiệu quả năng lượng toàn thành phố tăng 30% so với thời điểm 2016, mức sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đầu Việt Nam với tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo đạt trên 10%.

18

Thành phố có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu

Đến năm 2036, Đà Nẵng sẽ trở thành thành phố có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu một cách an bình - năng động - hiện đại - thông minh. Cụ thể là:

Thành phố sẽ là nơi mà chính quyền, doanh nghiệp và người dân có đủ năng lực, cùng nhau phòng, chống và tham gia phục hồi để hướng đến an toàn trước các hiểm họa thiên tai hay cú sốc áp lực.

Thành phố có nền kinh tế năng động trước quá trình hội nhập toàn cầu, là nơi tạo ra nhiều cơ hội về việc làm và sinh kế. Nhờ đó, người dân ở các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai nhanh chóng được cải thiện đời sống thông qua các kênh tiếp cận sinh kế, việc làm.

Đà Nẵng là nơi các hệ thống hạ tầng đô thị được tái thiết hoặc nâng cấp hiện đại và hạ tầng môi trường được phục hồi, đảm bảo ứng phó với những thách thức trong quá trình phát triển và của biến đổi khí hậu.

Đà Nẵng là thành phố ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu hệ thống thông tin được kết nối, chia sẻ hiệu quả để sẵn sàng ứng phó bất kỳ cú sốc thiên tai hay áp lực.

2.4. Thành phố an bình

Bên cạnh các đặc điểm nêu trên, đến năm 2037 Đà Nẵng còn thực sự trở thành thành phố an bình với những đặc điểm như:

- Lực lượng quân sự, công an, biên phòng thành phố có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, Tiềm lực quốc phòng an ninh của thành phố được nâng cao đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ của thành phố, bao gồm đất liền và biển đảo;

- Trật tự xã hộiChính trị ổn định, không có tổ chức chính trị đối lập, tổ chức phản động hình thành trên địa bàn thành phố; không xảy ra khủng bố và bạo loạn.

- Người dân đồng thuận với chính quyền trong công cuộc xây dựng và bảo vệ an ninh thành phố.

- Trật tự xã hội ổn định. Theo đó, thành phố không có giết người cướp của; tội phạm ma túy trên địa bàn bị khống chế hoàn toàn và không có người nghiện hút hoặc tái nghiện trong cộng đồng; không có tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

- Đà Nẵng trở thành “điểm đến đáng sống” trong khu vực. Theo đó, các chất hóa học nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp bị loại bỏ nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cộng đồng; không còn nạn mù chữ và tái mù chữ trong cộng đồng; có mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh nhân với hệ thống bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế công; hệ thống giáo dục từ bậc tiểu học cho đến đại học có chất lượng quốc tế…

Trên đây là những nét nổi bật nhất của thành phố Đà Nẵng qua 20 năm xây dựng và phát triển, đồng thời là hình ảnh phác thảo của Đà Nẵng trong 20 năm tới.

Để thấy rõ và sâu hơn những thành tựu, hạn chế và các bài học kinh nghiệm của Đà Nẵng trong 20 qua, đồng thời xác định đầy đủ và chính xác hơn hình ảnh tương lai của Đà Nẵng trong 20 năm tới, hội thảo rất cần những ý kiến đóng góp, những ý tưởng, đề xuất của quý vị đại biểu, các chuyên gia trong và ngoài nước.

19

CHÚ THÍCH 1 Tính theo giá so sánh thì tốc độ tăng năng suất lao động trong giai đoạn 1997 - 2015 chỉ

đạt 6,74%/năm. 2 Năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 18.227 tỷ đồng. 3 Thành phố đã thực hiện thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất để triển khai hơn 1.390 dự

án với tổng diện tích hơn 17.500 ha, chuyển mục đích trên 500 ha đất quốc phòng để thực hiện hơn 150 dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ sự đồng thuận của người dân, có hơn 100.000 hộ dân thực hiện giải tỏa, di dời và bàn giao mặt bằng đất đai để đầu tư dự án, tương ứng với gần 40% dân số toàn thành phố tại thời điểm chia tách.

4 Trong đó có 398 học viên bậc đại học (163 học viên học trong nước, 235 học viên học ở nước ngoài), 119 học viên đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú theo Đề án và 112 học viên bậc sau đại học (91 bậc thạc sĩ và 21 bậc tiến sĩ). Về cơ cấu nhóm ngành đào tạo: y tế (36,8%), kỹ thuật - công nghệ (19,68%), quản lý hành chính (17,92%), kinh tế (15,2%), xây dựng - quản lý đô thị (8%), sư phạm (6,72%), luật (3,68%).

5 Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04.12.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

6 Đà Nẵng 40 năm dấu ấn kinh tế. 2015. Đà Nẵng: Đà Nẵng. 7 Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 3,8%.8 với các mục tiêu cụ thể đặt ra trong Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố,

ban hành ngày 21.8.2008.

20

WORKSHOP KEYNOTE

It was 20 years since Danang become a municipality under the Central government. With continuous attemps, creativity and dynamics, a young city with many disadvantages of extreme climate conditions has become a modern, civilized and livable municipality as well as an attractive destination for tourist.

This workshop on: “Danang - 20 years of development and the future outlook” is a good occasion for us to look back achieivements and look forward to the next decades of city development.

I. Brilliant Achievements for the last 20 years 1. EconomicsEconomic Growth

Followed by appropriate policies on resource exploration, investment attraction, competitiveness improvement and international integration, plus favorable conditions of a municipality (since January 1st, 1997), over the past 20 years, Danang has achieved significant growth. In period of 1997 - 2015, GRDP (comparable price in 2010) has been increasing with average rate of 10.47%, higher than the national average rate (about 7%/year). In 2015, GRDP of Danang reached 49,416 billion, nearly 6 times higher than this in 1997. Besides, production elements such as capital and labor force also increased over the years. Investment capital of the city increased by 22.76% per year. Number of employees also went up by 1.83 times, reaching 547,007 in 2015.

In the past, it is not only quantity but also the quality of economic growth of the city has improved significantly. This is showed at an increase in labor productivity and Total Factor Productivity (TFP). In the period of 1997-2015, the city labor productivity (at current price) has been increasing with an average rate of 14.12%/year, approximately 121.02 millions dong per person in 2015.

Along with the continuous economic growth, in recent years, economic structure of the city has transformed toward strong development of service sector and gradual decrease in share of agriculture, forestry, and fishery sectors. In 1997, the structure of service - industry, construction - agriculture was 55.1% - 35.2% - 9.7%. However, in 2015, this structure was shift to: 62.6% - 35.3% - 2.1%. In addition, the structure of production factors such as labor, capital has been changed significantly. From 1997 to 2015, share of agriculture employees in total employees was reduced from 33.48% to 7.51%. Meanwhile, number of employees in services sector increased from 37.75% to 64.17%. Investment capital for agriculture -

danang - 20 yEarS OF dEvElOpmEntand thE FUtUrE OUtlOOK

21

forestry - fishery in 2015 was only 0.35% while the investment capital for service increased from 41.64% in 1997 to 75% in 2003, then went down, but up again in 2015 at the rate of 49.44%.

Not only the economic structure but subsector structure has been shift. For example, high value added industries, such as tourism and trade, postal services, telecommunications, information technology, transportation, storage warehouse, finance - bank tend to grow faster than others. For manufacture, share of high tech, modern and high value added industries (production of components, electric appliances, electronics, information technology) have been increased. Meanwhile, the share of industries with high cost of energy, environmental pollution (steel, cement) or with low value added (food, textile, footwear, wood) tends to decrease.

However, besides achievement, there are still some limitation such as unstable growth rate (rate of GRDP changed very year, in one year this rate was 14%, but in many other years the rate went down to 9%, even 6%); labor force has not been a driven force for economic growth (average rate of employees was under 3%/year, while average rate of GRDP was 0.47%/year); effective use of capital was low and in the downward trend (ICOR coficiency tends to increase gradually from 2.67 in 1997 - 2003 to 4.07 in 2004 - 2010 and 5.26 in 2011 - 2015).

2. Resources mobilization for development In the past years, thanks to the more dynamic and creative policies, Danang has raised

quite sufficient resouces for development, such as finance, land and human resources.

Firstly, Da Nang has creatively applied the guidelines and policies of the central government such as the Resolution No. 33/ NQ-TW of the Politburo (IX); Conclusion No.75 / KL-TW dated 12/11/2013 of the Politburo; Decision No.13/2006/QD; Decree No. 144/2016/ND-CP of the Government. Since then, the city has taken many forms of raising capital through measures to stimulate investment and consumption. As a result, over 20 years Danang has attracted up to 258,445.8 billion for development investment, which corresponds to 2.48% of the total investment capital of the whole country in the same period. In the early years of become municipality, Da Nang also must receive additional budget allocations from the central government to balance the recurrent expenditure. But now, after 20 years, the city budget is not only capable of accumulation for development investment, but it details of the central budget, with total investment estimated at being social in 2016 on 34 trillion, corresponding to 2.48% of the total national investment.

Secondly, Danang has done quite effective policies to create investment capital from the land fund, including support for households clearance, ensuring the interests and harmony between the people’s benefit and state’s benefit, including giving award to households transfer clearance land on time; supporting for stable production and resettlement; conducting resettlement after carefully considering the needs and situation of every people; Pilot procurement methods roadside land to be built under planning and payment methods beginning of the period with 10% discount... Thus, the potential of the city’s land has been exploited quite adequate and effective, not only contributes to changing the appearance of the city but also to create conditions for businesses, people

22

increase capital accumulation, expand reproduction, a sedentary life with many utilities better, leave a bold mark in the mobilization of resources for development of Danang.

Thirdly, since 1998 to date, in order to mobilize and develop human resources for the development, Danang has implemented multiple activities and projects such as build-ing Nguyen Khuyen school, Le Quy Don high school into high quality human resource academic institution; attractive schemes and training schemes of high quality human resources for the public sector; the regular training program for professional staff. Thus after 20 years, the city has attracted 1,095 people (14 doctoral, 237 master’s and 844 bachelor’s), has also sent nearly 630 students went to college and graduate oversea. The majority of these people have completed the course and returned to work for the city. Besides, the city also encourage other forms of consultancy contracts, part time experts, scientists at home and abroad, especially those scientists who live and work in the prov-ince city. All activities and projects mentioned above has contributed greatly to improving the quality and quantity of human resources of the city in general and the public sector in particular.

3. Urban planning Since becoming an administrative unit directly under the Central government, Da

Nang is very interested in the work of planning and urban development. Thus, today the city has a planning system such as master plan of city construction to 2030 and vision to 2050; Overall planning of socio - economic development for the period from 2010 to 2020 and vision to 2030; Land use planning for 2020; Traffic development planning; environ-mental strategies and proposals to build Danang city environment. Besides, Da Nang also approved with over 1,000 detailed plans. In addition, the general planning of the 11 communes and detailed planning of social centers has also been approved and put into practice. The above efforts in planning has contributed significantly to space and urban infrastructure development, supporting for Danang to become civilization, modernity, and creating significant changes both in stature, size and city appearance. Accordingly, within 15 years Danang urban boundary has been extended to nearly 20,000 hectares, more than 3 times the old boundary. Many new towns were formed in the North West Golden Hill, Hoa Xuan urban area in the south of the city... At the same time, urban infrastructure at old urban area has been embellished and upgraded. Besides, produc-tion facilities who can make pollution to the environment and the tombs were moved out of the city center. Social housing and student dormitories are invested to build. Techni-cal infrastructure and social infrastructure have been developed to meet the need of fast growing of the city.

However, besides the achievements, planning and urban development of Danang are still some limitations and shortcomings. Most of the plans lack long-term vision, so they may need to be adjusted several times. There has been shortage of integrated planning and green space. The area of urban green tree in Danang has not met the standard grade No.I. Zoning plan has not yet been issued, leading to the distribution of production and business establishments still inadequate and not meet the standards of urban...

4. Environmental protection and climate change adaptation Over the past years, Da Nang is one of the first localities in the country persist ori-

23

ented and integrated environmental protection and adaptation to climate change in the activities of social - economic development and regulation urban development planning. This is reflected in the city’s policy decisions, such as environmental protection strategies; strategy of integrated coastal zone management; program of industrial pollution control; proposals to build Da Nang city environment; establishment decision of City-level Steer-ing Committee to respond to climate change and rising sea level. Thus, Da Nang became one of the bright spots on environmental protection as well as resistant to climate change.

5. Humanity programBesides the outstanding achievements of economic development, infrastructure con-

struction and gentrification, Da Nang city is also well known to issue many breakthrough policies on humanity, social security, improved quality of people’s lives, gradually shap-ing the city culture. Those policies are strongly agrreed and supported by city citizen. Especially, the city has some success when implementing the the program of “City with 5 Nos and 3 Yeses”. Besides, the city has many operational programs expressed deep humanity, such as the project “7,000 apartments for low-income people”; social hous-ing programs; student dormitories and housing for workers; connected activities create jobs; gratitude movement, serving Hero Vietnamese Mothers; the supporting scheme for the family dairy people have contributed to the revolution, building houses of gratitude, saving books, along with social activist, humanitarian, charitable and more widespread development.

The above policies has brought encouraging results. By the end of 2012 the city has completed the goals of no longer the poor under the new standard; by 2016, the literacy target for people in the age of 6 - 35 has been achieved; from 2006 to 2016 the city had assisted for 349,036 workers to have jobs; more than 7,000 apartments have been built for low - income people. All of that has been contributing to the city growth, becoming a livable city and an ideal destination for tourists.

6. National defense - Security and Party - Government buildingDefense - Security is stability, creating a solid foundation for the development of the

city. Local defense and military have been egularly enhanced and effective implemen-tation. The city defense areas are increasingly strong. Furthermore, direction of eco-nomic policies combined with defense, especially in the process of planning, construction and investment, have been implemented effectively. The education and dissemination of knowledge of national defense and security have been deployed deep in the cadres, party members.

The protection of sovereignty, border security, maritime always complys with guidelines of the Party and international law, to promptly resolve some situations that occur on the sea border area, often promote the dissemination and education of the people, especially in the students a sense of maritime sovereignty, knowledge of the history of the establishment and ongoing implementation of Vietnam’s sovereignty over Hoang Sa island district for

Political security is maintained. Social order and safety are guaranteed and stability. The city has had effective implementation of response plan to agitation situations, that

24

may disturb political security. The work of ensuring traffic order and safety with positive changes; not letting the illegal racing, traffic jams stretching; consciously abide by the laws of the traffic participants are raised; reduce traffic accidents on all 3 criterias.

Party’s leadership capacity and operational effectiveness of the city government has been improved. The city Party has more and more efforts to innovate leadership methods in order to enhance leadership capacity and effectiveness, fostering adherence with the people, promoting and stimulating the their creativity potentials to build, protect and develop the city.

The campaign “Study and follow the moral example of Ho Chi Minh” in the spirit of Directive 06-CT/TW of the Politburo (Xth), Directive 03-CT/TW of the Politburo (XI ) “in continuing to promote learning and following the moral example of Ho Chi Minh” and followed by Directive No. 05-CT/TW of the Politburo (XII) on “promoting learning and follow on from thought, morality and style of Ho Chi Minh” were strictly implemented, with many models or, better yet; appeared many groups and individuals in the typical sectors and levels. Strict performance, synchronization solution groups under the Cen-tral Resolution 4 (XI) on party building. The spirit of self-criticism and criticism, con-structive, proactive model promoted; solidarity and unity within the party was enhanced. Ideological work is thoroughly is the most important task. Promote education, public opinion-oriented, timely fight, refute the wrong views, hostile, contributing to prevention of “self-evolution, self-transformation”, maintaining the political battlefield, investment thought, struggle to protect sovereignty over sea and islands.

Building government administration is promoted; organizational capacity and the effective implementation of state management is raised. The effective and efficient op-eration of the National Assembly delegation and People’s Council of the city is enhanced, in the direction closest to the people, the grassroots. The city has focused on reorganiza-tion and strengthening of the organizational structure of the political system from the city to the streamlined base, improve the quality and efficiency of operations; the quality of the staff and employees of government agencies gradually raised to meet mission re-quirements posed. In particular, one of the outstanding achievements of the past twenty years Danang is administrative reform. E-government system has been initially formed from the city to the districts, departments, especially the application of public services, contribute to improving the quality of administrative licensing procedure. The city has issued many policies and incentives to encourage investment; implement programs to support businesses; technological innovation and improve competitiveness. Since then impact positively on the socio-economic development of the city sweeping across all sec-tors, contributing to Da Nang to high rank in the standings provinces in many metrics such as performance indicators provincial competitiveness index ready applications in information technology, management efficiency indicators of public administration, pub-lic administration reform index.

Democracy has been expanded. Role of the Fatherland Front and Societies has been significant promoted. Front and societies have been toward the grassroots, increasingly large role in building the national unity, strengthening the social consensus. To be more creative in advocacy work, gather and mobilize all strata of the population, especially the

25

notables, intellectuals, business people, ethnic minorities, people in religion, religious dignitaries area positive contribution to the construction and development of the city.

II. Recognize Danang city by 20371. National and International bachgroundFirstly, the growth prospects of Vietnam in general and Danang in particular con-

tinues to be affected by global economy, especially the process of economic globalization through a series of multilateral and bilateral trade agreements that Vietnam has signed or acceded. International economic integration will inevitably bring more opportunities, economic benefits and also many challenges and risks for Vietnam in general and in particular localities. The economy of the countries and regions in the world including Vietnam has basically recovered from the impact of the global economic crisis. Psychol-ogy and foreign investors more optimistic, stimulating increased investment, business and innovation through technology innovation, IT applications and new business models.

Second, rapid innovation in technology has brought many advantages and facilities for economic activities. The fourth industrial revolution with the combination of virtual systems and physical one, all things connected to the Internet (IoT) and the Internet connection system (IoS) has been strongly occurred and is expected to make a profound change in the world. These new ways of doing business, new technology are reshaping the system of production, consumption, transportation, and distribution. In social terms, they change modes and patterns of work, communication, expression, sharing informa-tion, and entertainment needs of the people.

Thirdly, in recent years, climate change problem has been more and more complex in many countries, including Vietnam. It has had strong impact and caused serious damage to economic activities and social life of the people. This is one of the major challenges in parallel with economic development of Vietnam in general and Da Nang city, in particular.

Fourth, urbanization rate has continued at a high level in most provinces and cities nationwide. The trend of migration from rural areas to cities and among different prov-inces has posed both opportunities and challenges to the economic development of the city towards achieving sustainable development objectives.

Finally, there is strong competition among localities in attracting investment resourc-es, human resources and market quality. Along with that, the inevitable requirement arises links and cooperation among localities owards regional development effectively.

2. Recognize Danang city by 20372.1. Subtainable economic development and improved competitivenessSubtainable economic development

By 2037, the Danang economy must be sustainable development, ensuring the follow-ing points:

- Achieve economic growth based on the full exploitation of resources and efficiency.

- Economic growth is not only not adversely impact the environment, but also contrib-ute to improving the environment. The structure of economic activity not only in line with

26

the comparative advantages of the city which has less negative environmental impact. At the same time, waste of production and business establishments must be thoroughly treated before being discharged into the environment. Accordingly, the city’s economy is positioned as follows:

+ The services sector which creates great added value, plays a key role in the economy. In particular, the tourism industry really become a key economic sector, being a backbone of the city. Trade, logistics, finance - banking, education - training, and health should be developped effectively connected with international business center in the ASEAN region.

+ Industry should be developped in direction of modern and environmentally friendly. High-tech Zone and the area of information technology Da Nang became the complex of industries with high knowledge content, capable of competing on the regional and inter-national market.

+ Agriculture aims to serve urban, high-tech applications and create greater val-ue added. To form a multi-purpose agricultural zones and serving consumer needs has served the needs of sightseeing, educational practices, research and technology transfer for the people of Danang, tourists at home and abroad.

- There has been no longer gaps between the rich and the poor in satisfying the basic needs of the people (food, accommodation, travel...).

- The main public goods (roads, bridges, electricity, clean water, parks...) sufficient to satisfy the needs of city residents.

Improved competitiveness

Competitiveness is shown in the competitive ability of goods and services that the city produces. Accordingly, until 2037, the commercial products and services have been produced based on the comparative advantages of the city. At the same time, these prod-ucts have good quality and competitive price. Besides, the private sector will be the major force in the development of the city economy. Danang city and creative entrepreneurship in Vietnam. Competitiveness will regional level.

2.2. Danang - a Hub of the region A hub city is a city that has central functions on regional, national, and global

scales for industries such as logistics, distribution, finance, business, and the knowledge industry by increasing the concentration and connectivity with neighboring cities. Da Nang has great potential to become a major hub city because of its various resources and geographical advantages. These advantages are very different from Hanoi, which is the central city of politics, or Ho Chi Minh, the central city of business. By 2037, Danang should become a hub city of the Cental Coastal region with the central role in economics, transportation, logistics, tourism, distribution, high tech and other manufacture industry. More specifically:

First, Danang will be a logistic hub, taking advantage of geographical position and modern infrastructure, connecting with international community and applying smart logistic system; creating strong linkage with knowledge industry and sea transport in surrounding areas.

27

Second, Danang will become a hub of tourism and distribution by regenerating the old central business district (CBD) and develop new urban centers adequately, considering the population growth and urban expansion so that it can accommodate and foster the new industries in business, tourism, and distribution.

Third, Danang will be a hub of international integration through developing a international transfer station thanks to modern sea port and international airport; Also, it will be a leading global convention, a first class tourism destination

Fourth, Danang hi-tech park should be a sustainable complex. Moreover, in order to support for Danang hub city, the hi-tech park needs to be shift to a business center of knowledge industry. This is a strategic area with the key role in promoting development of surrounding areas.

Fifth, Danang will become a developed city with economic activities based on technology and knowledge, being a center of supplying services and creativity of whole region.

Sixth, Danang urban should be restructured, including: (i) center of office building and business (most is high class ones); (ii) corridors developed along public transport lanes, such as: sub way, BRT and with high shopping malls nearby train stations; (iii) adjacent appartments or village low density.

2.3. Environmental city and resilience Environmental city

Building an environmental city is sustainable development goal that Danang has pursued since 2008. To 2037, Da Nang will achieve these goals and have the following characteristics:

Firstly, water for consumption and production of the city will be an absolute guaran-tee in terms of quantity and quality, and Da Nang become one of cities have 100% potable tap water in Vietnam.

Secondly, domestic waste water and industrial waste water are collected and treated completely, meeting the minimum national standards for wastewater with sewage con-nection rate reaching 60% and collection and treatment rate of 100%.

Thirdly, no local flood point when the frequency of rain with 2% (50-year rainfall oc-cur once) with 30% of the rainwater is collected and reused efficiently.

Fourth, solid waste is classified, reduced, reused, collected, treated and recycled thor-oughly with awareness that waste is resources. Accordingly, the ratio of solid waste col-lection activities reached 100%; the rate of solid waste sorting at source of 70% of house-holds across the city; It was the industrial solid waste and health is collected and treated to meet the standard of 100%; the rate of organic waste recycling and construction waste reached 50%.

Fifthly, urban public space per capita meets the standard recommended by the World Health Organization (9m2 /person) and strives 15m2 /person by the standards of special urban, simultaneously improving and protecting natural forests and enhance biodiver-

28

sity, protect langurs avatar shanked city identity and sea, overlooking the river, based mountains.

Sixthly, energy will be used efficiently at the level of improving energy efficiency throughout the city increased by 30% compared to 2016. Also, use of renewable energy will achieve a rate of 10%, a leading rate in whole country.

Climate change Adaptibility

To 2036, Da Nang city will become a resillient city to climate change under the characteristics of Peaceful - Dynamic - Modern - Smart. More specsifically as belows:

The city will be the place where governments, businesses and citizens are capable, together prevention and participate in recovery toward safe from natural hazards or pressure shocks.

The city has a dynamic economy with actively attending the global integration process. It is the place to create more opportunities for employment and livelihood. Thus, people in vulnerable areas by natural disasters quickly improve their lives through livelihood - channel approach, jobs.

Danang is home to the urban infrastructure system, rebuilt or upgraded infrastructure modern and restored environment, ensure the response to the challenges of development and climate change.

Danang is the city who has intelligent climate change adaptation with effective connected information systems.

2.4. Peacefull city Besides the features mentioned above, until 2037 Danang city really become a peace-

ful city with following chareateristics:

- Defense potential and security is enhanced to ensure territorial sovereignty of the city, including the mainland and islands;

- Stable social order. Accordingly, the city does not have murder robbery; drug crime in the locality is dominated completely and no addiction or relapse within the community;

- Da Nang become "worth living destinations" in the region. Accordingly, the artificial chemicals in agricultural production were removed to create food sources of clean, safe for public health; no illiteracy and illiteracy in the community; tight linkage between patients with health insurance systems and public health services; the education system from primary school to university hoc.co international quality...

Here are highlights of Danang through 20 years of development, and its outlook for the next 20 years.

To see more deeper all achievements, constraints and lessons learned in the past 20 years as well as to identify more accurate perspective of Danang in the next 20 years, the workshop looks forward to receiving many comments, ideas and recommendations from all of participants and experts, both from national and international background.

29

1. Sự lựa chọn tự nhiên - lịch sử

Việc Đà Nẵng “được chọn” để trở thành một Trung tâm phát triển của đất nước, cụ thể là của vùng duyên hải miền Trung, là kết quả của sự hội tụ các yếu tố tự nhiên và lịch sử.

Đà Nẵng có nhiều lợi thế tự nhiên để trở thành một trung tâm phát triển vùng. Cảnh quan đẹp, bãi biển đẹp hiếm có vào loại nhất thế giới (như đến bây giờ đã được cả thế giới thừa nhận), nằm ở tọa độ trung chuyển Bắc - Nam, ở phía nam đèo Hải Vân phân giới, nhờ đó Đà Nẵng có khí hậu và thời tiết “dễ chịu” hơn hẳn vùng Chân Mây - Lăng Cô thuộc Thừa Thiên Huế ở phía Bắc đèo, là vùng đất cũng có cảnh quan đẹp không kém.1

Nếu lấy đèo Hải Vân làm “trụ”, Đà Nẵng đóng vai trò điểm nối hai “cánh gà” phát triển phía Bắc và phía Nam đèo. Hay nói cách khác, Đà Nẵng chính là điểm hội tụ phát triển Bắc - Nam.

để đà nẵng trỞ thành mỘt trUng tâm phát triểnvÙng hiỆn đẠi

PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN*

* Viện Kinh tế Việt Nam.

Đà Nẵng đang đóng vai trò là trung tâm phát triển của vùng duyên hải miền Trung, vừa theo nghĩa “chức năng được giao phó” và cả trong sự thừa nhận thực tế. Việc

Đà Nẵng đạt được “ngôi vị” đó không hề là “tình cờ” mà là kết quả của sự kết hợp các yếu tố đương nhiên với nỗ lực hành động chứa đầy khát vọng và tầm nhìn thời đại.

Tuy nhiên, trong thế giới hội nhập và cạnh tranh - đua tranh phát triển khốc liệt, khi mọi chuyện đều có thể xảy ra, cả việc “thay ngôi, đổi vị” giữa các đô thị, các trung tâm phát triển, nhiều khi rất nhanh chóng và có thể“khá dễ dàng”, vai trò đó của Đà Nẵng luôn luôn bị “đe dọa”.

Phải làm gì để Đà Nẵng không chỉ “tiếp tục phát triển” mà là phát triển theo đúng sứ mệnh được giao phó - trở thành một Trung tâm phát triển vùng trong thế giới hiện đại, hội nhập trình độ cao và cạnh tranh khốc liệt, theo đúng nghĩa?

Đó là một nhiệm vụ không dễ dàng, hay chính xác hơn, rất không dễ dàng nhưng vì thế, giải quyết nó mới xứng tầm Đà Nẵng.

30

Đà Nẵng còn là (một trong những) “tọa độ” chủ yếu liên kết miền Trung với Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với biển, với thế giới.2

Đà Nẵng là một thành phố Biển, có cảng biển tốt, bãi biển đẹp có hạng trên thế giới. Nghĩa là một cách tự nhiên, Đà Nẵng đóng vai trò một “tọa độ hội nhập quốc tế” [cho cả vùng miền Trung, Tây Nguyên chứ không phải chỉ riêng cho Đà Nẵng], với đầy đủ các tiềm năng kinh tế biển to lớn, ở “đẳng cấp” rất cao.3

Nhưng Đà Nẵng còn một lợi thế “tự nhiên” tuyệt đối khác - đó là lợi thế về con người - lợi thế của lòng trung hậu, sự đàng hoàng, trung thực, tính quý người, mến khách, luôn chứa đầy trong mỗi con người xứ Quảng. Với những phẩm chất này, cho đến nay, người Đà Nẵng vẫn giữ được lòng tin của du khách. Mà đây chính là yếu tố chủ yếu, quyết định, bảo đảm cho Đà Nẵng vẫn là nơi “đáng đến”, vẫn là một thành phố “đáng sống”. Trong thế giới mà xu hướng trội bật là toàn cầu hóa và hội nhập, với đủ thứ bon chen, tranh giành, kiếm chác trong xã hội và trên phạm vi toàn cầu, những phẩm chất bình thường đáng quý đó của người Đà Nẵng đang trở thành một lợi thế tuyệt đối, rất cần cho một vùng đất đang đặt mục tiêu phát triển vượt bậc để trở thành một trung tâm hội nhập quốc tế và khu vực.

Việc Đà Nẵng được chọn làm Trung tâm phát triển của vùng cũng là điều đã được thừa nhận về mặt lịch sử. Vai trò địa - chiến lược của Đà Nẵng đã từng được khẳng định bằng hai sự kiện lịch sử lớn: Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858 và Mỹ đổ bộ quân vào Đà Nẵng năm 1965, mở màn cho 2 cuộc chiến tranh xâm lược.

Trong giai đoạn xây dựng hòa bình, trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi tên gọi và chức năng, về cơ bản, Đà Nẵng được chọn và hiện tiếp tục được chọn là “trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung”. Sự lựa chọn này chính là lý do để mới đây, ngày 1.11.2016, Chính phủ ban hành “Cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý cho Đà Nẵng” để thành phố có thêm điều kiện nhanh chóng vượt lên, trở thành Trung tâm phát triển vùng đúng nghĩa hiện đại vào năm 2020.

Trên thực tế, để thực sự đóng vai trò là trung tâm phát triển vùng, cùng với những gì cả nước làm cho Đà Nẵng, Đà Nẵng cũng đã làm được nhiều việc. Đến nay, chân dung Đà Nẵng theo đúng hướng mà mọi người mong ước và chờ đợi đã được tạo ra: một đô thị biển theo xu hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và liên kết vùng, một thành phố đáng yêu, đáng sống, đang có thế vươn mạnh mẽ, với tầm vươn đã định hình.

Để có bức chân dung đó, Đà Nẵng đã tận dụng tốt lợi thế phát triển hiếm hoi nhưng “quý hiếm”, có thể coi là giá trị tuyệt đối to lớn của vùng duyên hải miền Trung: chọn du lịch đẳng cấp làm hướng phát triển mũi nhọn, ưu tiên, nỗ lực tự biến mình thành Trung tâm du lịch quốc tế đẳng cấp cao. Một sự lựa chọn tưởng như đương nhiên, rất đơn giản nhưng trong thực tế, thật sự là không dễ dàng.

Thực hiện được sự lựa chọn đó, Đà Nẵng đã phải “đánh đổi” các lợi ích phát triển khác, phải từ chối những dự án “tỷ đô”, có khả năng mang lại lợi ích ngân sách lớn và nhanh (đồng thời cũng hứa hẹn mang lại những “lợi ích nhóm” rất khó từ chối) nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm, cản trở phát triển du lịch và làm chậm quá trình tiến lên hiện đại của thành phố.

Cũng với bản lĩnh đó, Đà Nẵng đã phải kiên trì, tốn nhiều công sức và trí tuệ để mời

31

gọi các dự án, các nhà đầu tư phù hợp, thực hiện bằng được định hướng phát triển công nghệ cao, du lịch đẳng cấp cao, kiên trì giữ bản sắc tốt đẹp của người Đà Nẵng và phát triển không gian văn hóa Đà Nẵng theo hướng hội nhập quốc tế.

Đến nay, với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Trung ương, Đà Nẵng đã có một "cơ ngơi hội nhập" tạm gọi là ổn: sân bay quốc tế của vùng đang được nâng cấp và hiện đại hóa, cảng biển với tên gọi đầy chất lãng mạn "Tiên Sa" đang tiên phong cải tạo với cách tiếp cận tái cơ cấu mang tính đột phá mạnh mẽ. Cùng với đó, các tuyến giao thông liên kết, tuyến đường dọc biển, tuyến nối Đà Nẵng với các địa phương miền núi, với Tây Nguyên được nâng cấp, từng bước đồng bộ hóa, hình thành mạng lưới kết nối vùng, tạo cơ sở để xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm logistics của vùng.

2. Sứ mệnh được giao phó và những nhiệm vụ phải hoàn thành

Trên nền tảng “sự lựa chọn tự nhiên”, Đà Nẵng được Trung ương giao phó sứ mệnh làm Trung tâm - thủ phủ của vùng duyên hải miền Trung.

Đà Nẵng đang chứng tỏ mình có năng lực, biết tận dụng tiềm năng và lợi thế, thực thi phát triển xứng đáng với sự giao phó đó.

Nhưng trên quan điểm hướng tới tương lai và cạnh tranh - đua tranh phát triển, cần phải nói một cách thẳng thắn rằng: Sứ mệnh là như vậy, song trong sự phát triển thực tế, so với các thành phố - trung tâm phát triển khác trong vùng như Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn - hay xa hơn, Nha Trang, Đà Nẵng vẫn chưa thực sự vượt trội về đẳng cấp phát triển, về điều kiện liên kết, để thực hiện sứ mệnh của Trung tâm phát triển vùng - kết nối, hội tụ, lan tỏa và dẫn dắt phát triển cho cả vùng - một cách "tâm phục, khẩu phục".

Sứ mệnh Trung tâm phát triển vùng của Đà Nẵng cho đến nay đã được xác lập, từng bước thuyết phục. Song logic phát triển khách quan đòi hỏi hơn thế: Đà Nẵng cần khẳng định tính "đương nhiên" của sứ mệnh chứ không chỉ là sự thừa nhận sứ mệnh “theo quy định” hay do “áp đặt”.

Chính tương quan giữa khát vọng và thực trạng phát triển như vậy đóng vai trò là động lực vươn lên mạnh mẽ đang được khơi dậy trở lại của Đà Nẵng hôm nay.

Câu hỏi đặt ra là Đà Nẵng phải làm gì để tiếp tục và thật sự tiến vượt lên, mục tiêu là đóng tốt nhất vai trò và sứ mệnh của mình trong một vùng kinh tế trong vươn mình trỗi dậy theo cách của riêng mình và đầy triển vọng?

Về tầm nhìn và quan điểm, trước hết, cần khẳng định tầm nhìn toàn cầu và cạnh tranh quốc tế trong việc xác lập mục tiêu phát triển tổng quát của Đà Nẵng. Để được là một Trung tâm phát triển vùng hiện đại đúng nghĩa, Đà Nẵng phải xác lập được vị thế toàn cầu và năng lực cạnh tranh phát triển ở tầm toàn cầu. Gắn liền với tầm nhìn đó, quan điểm định hướng cách phát triển mà Đà Nẵng phải quán triệt là “Tiến vượt”. Theo cách tiếp cận này, trong giai đoạn tới, Đà Nẵng không thể chọn cách phát triển tuần tự làm chủ đạo. Nếu như vậy, Đà Nẵng sẽ tụt lại và tụt hậu xa hơn, sẽ không thể lan tỏa và dẫn dắt công cuộc phát triển vùng. Vả lại, như đã nhận định ở trên, chọn hình mẫu thể chế và đẳng cấp phát triển cao nhất làm đích hướng mục tiêu là phù hợp với đẳng cấp

32

tiềm năng và lợi thế phát triển mà Đà Nẵng sở hữu, là phù hợp với logic phát triển của thời đại hội nhập toàn cầu.4

Về cách tiếp cận phát triển: Logic phát triển nêu trên hàm nghĩa để tiến vượt lên, cách tiếp cận phát triển phù hợp cho Đà Nẵng là “hội nhập quốc tế”. Để vươn nhanh lên đẳng cấp quốc tế, tạo thế và lực cạnh tranh mạnh, chỉ có một cách: biến mình thành điểm hội tụ sức mạnh của thế giới. Càng hội tụ được các nguồn lực “tinh hoa”, quá trình “biến hóa vượt cấp” càng nhanh chóng thành công.

Thực ra, cách tiếp cận phát triển này được đúc rút từ những kinh nghiệm phát triển thành công nhất của các đô thị trên thế giới trong mấy thập niên qua - Singapore, Dubai, Seoul hay Thượng Hải, Thâm Quyến. Nội dung cốt lõi của kinh nghiệm này là: trong thời đại ngày nay, một địa phương bất kỳ, muốn tiến vượt lên để trở thành Trung tâm phát triển hiện đại, trước hết và cơ bản, phải tự biến mình thành một Trung tâm hội nhập quốc tế hiệu quả. Dĩ nhiên, bài bản phát triển cụ thể của mỗi đô thị là khác nhau, song tinh thần cốt lõi chỉ là một: hướng tới (đẳng cấp) hội nhập quốc tế và dựa chủ yếu vào hội nhập để phát triển.

Theo hướng phát triển đó, Đà Nẵng đã làm được khá nhiều. Nền móng cơ bản và quỹ đạo phát triển hiện đại đã được thiết định. Nhưng đường đến đích hãy còn xa trong bối cảnh cuộc đua tranh - cạnh tranh phát triển ngày càng quyết liệt và hấp dẫn. Nghĩa là hãy còn nhiều việc Đà Nẵng phải làm.

Singapore vốn là một vùng cửa sông nghèo nàn lạc hậu. Nhưng trên cơ sở nhận diện đúng lợi thế tự

nhiên của mình trong thời đại mới, Singapore đã nỗ lực biến mình thành tọa độ "hội nhập quốc tế", thành đô

thị hiện đại thuộc "thế giới thứ nhất" (thế giới phát triển) nằm giữa một vùng "thuộc thế giới thứ ba" (dẫn ý

Lý Quang Diệu, hàm ý về nỗ lực tiến vượt lên của Singapore) bằng cách xây dựng tại mảnh đất nhỏ hẹp một

Trung tâm trung chuyển quốc tế với cảng biển và cảng hàng không hiện đại.

Hầu như tất cả các đô thị trong khu vực và trên thế giới có cùng trình độ xuất phát như Singapore cách

đây nửa thế kỷ, thậm chí nhiều thành phố có xuất phát điểm cao hơn, đều đã tụt lại sau Singapore rất xa. Sự

khác biệt thật sự là ở nỗ lực tiến vượt, biến mình thành Trung tâm hội nhập quốc tế đẳng cấp cao vượt trội.

Dubai cũng tương tự - tự biến mình thành một tọa độ Hội nhập quốc tế đẳng cấp cao, nhờ đó, nhanh

chóng phát triển, biến vùng đất sa mạc khô cằn và nghèo nàn thành một Tiểu vương quốc - Đô thị hiện đại

bậc nhất thế giới. Cốt lõi của sự hóa thân này vẫn là một Tầm nhìn tiến vượt, với trục xuyên suốt là Chiến lược

xây dựng Dubai thành một Trung tâm hội chợ quốc tế hàng đầu, một địa chỉ du lịch đặc sắc và đẳng cấp cao,

có sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách toàn cầu.

Các thành phố tiến vượt khác ở châu Á - Seoul, Thượng Hải hay Thâm Quyến,… đều có thể cung cấp

những khía cạnh kinh nghiệm sinh động khác - nhưng cùng logic - minh họa cho bài học khái quát nói trên.

Đà Nẵng hoàn toàn có thể làm được như vậy. Hiện nay, Đà Nẵng đang có đầy khát vọng, quyết tâm và trí

tuệ để thực hiện điều đó.

33

Nhân dịp 20 năm nhìn lại để hướng tới này, xin được nêu một vài việc Đà Nẵng cần chú ý tập trung giải quyết trong thời gian trung hạn tới.

Thứ nhất, là thành phố du lịch hiện đại, song Đà Nẵng vẫn thiếu một bộ phận cốt lõi, đó là khu trung tâm thành phố (tiếng Anh là downtown), nơi tập trung mua sắm, ăn chơi, giải trí, đặc biệt là về ban đêm. Không có khu downtown đúng tầm, thành phố du lịch Đà Nẵng sẽ nghèo nàn, sẽ kém hấp dẫn, sẽ “thất thu” khách và thất thu thu nhập rất nhiều, sẽ không xứng tầm đáng phải có.

Thứ hai, nhanh chóng xây dựng và phát triển Trung tâm logistics vùng, gắn với cảng biển và cảng hàng không quốc tế.

Thứ ba, xây dựng bến du thuyền hạng nhất - trong sự kết hợp tương xứng với sân golf Bà Nà độc đáo - độc nhất vô nhị trên thế giới.

Thứ tư, đặt vấn đề nghiên cứu Đề án biến Đà Nẵng thành Trung tâm Hội chợ - Triển lãm quốc tế lớn nhất trong khu vực [có thể Đông Nam Á, có thể Đông Á]. Bài học kinh nghiệm từ Dubai rất cần suy ngẫm cẩn thận để tìm cách áp dụng cho Đà Nẵng. Đây có thể là một điểm nhấn tuyệt vời để tạo sức hấp dẫn hội nhập quốc tế cho Đà nẵng.

Thứ năm, tăng cường và phát triển các tuyến liên kết du lịch:

i) Dọc biển, theo đường bộ Bắc - Nam, tạo thành chuỗi du lịch cánh gà phía bắc Hải Vân, nối Đà Nẵng với Huế (di sản văn hóa) - Quảng Trị (di sản lịch sử - chiến tranh) - Sơn Đoòng, Quảng Bình (di sản thiên nhiên);

ii) Dọc duyên hải phía Nam, tạo thành chuỗi du lịch cánh gà phía nam Hải Vân, nối Đà Nẵng với Hội An - Mỹ Sơn (di sản văn hóa), Lý Sơn (di sản lịch sử - tự nhiên) và Tây Sơn, Quy Nhơn - Bình Định (di sản lịch sử - tự nhiên).

iii) Xác lập tuyến liên kết phát triển Đà Nẵng - Măng Đen (Kon Tum), kết nối thành phố du lịch biển với thành phố du lịch núi (Măng Đen hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển thành một Đà Lạt ở cực Bắc Tây Nguyên trong tương lai).

Cả ba tuyến du lịch này đều thuộc loại đặc sắc và đẳng cấp cao bậc nhất, đều lấy Đà Nẵng làm tâm (hay tọa độ xuất phát), do Đà Nẵng có lợi thế tuyệt đối của tọa độ kết nối quốc tế.

Có thể coi đó là những gợi ý về định hướng chiến lược phát triển chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn tới để Đà Nẵng phát huy, tận dụng được vị thế địa chiến lược để kết nối và hội tụ được các lợi thế phát triển của cả vùng. Nhờ đó, thu hút được các nguồn lực phát triển từ bên ngoài vào, giúp Đà Nẵng thay đổi nhanh cấu trúc và đẳng cấp, tiến vượt lên.

Thực ra, để phát triển Đà Nẵng đúng tầm, hãy còn nhiều việc phải làm, khó khăn và thách thức không kém, ví dụ như phát triển nguồn nhân lực, giữ bản sắc người Đà Nẵng và cả giữ lại Đà Nẵng như một thành phố có lịch sử đặc sắc, bảo tồn cho được cái “Không gian xưa” đậm màu huyền thoại Chăm trong quá trình tiến nhanh lên hiện đại.

34

CHÚ THÍCH1 Chính đặc điểm - lợi thế về thời tiết và khí hậu làm cho Đà Nẵng trở nên “vượt trội” so với

Thừa Thiên Huế, trực tiếp là vùng Chân Mây - Lăng Cô tuyệt đẹp phía bắc đèo Hải Vân, trong việc lựa chọn Trung tâm phát triển của miền Trung.

2 Theo hình thế chạy dọc, duyên hải miền Trung kết nối với Tây Nguyên theo nhiều tuyến, theo đó mỗi thành phố biển - Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Huế,... đều là một tọa độ (trung tâm) kết nối chính. Trong số này, cho đến nay, Đà Nẵng vẫn đang đóng vai trò là trung tâm kết nối với Tây Nguyên quan trọng bậc nhất của vùng.

3 Xin lưu ý: Đà Nẵng không chỉ có các tiềm năng biển lớn mà quan trọng hơn, theo quan điểm hiện đại, là các tiềm năng đó mang tính đẳng cấp rất cao. Nhận diện này quy định lựa chọn cách tiếp cận và hướng phát triển Đà Nẵng: không thể “đi” tuần tự - thông thường mà phải theo logic vượt cấp, đột phá, vươn nhanh tới hình mẫu hiện đại ở đẳng cấp cao nhất. Cách thức đua tranh phát triển của Đà Nẵng, ngay từ đầu phải là đua tranh quốc tế, chứ không chỉ là đua tranh khu vực, càng không phải là sự đua tranh mang tính địa phương.

4 Logic đó là: trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, không sợ thiếu bất kỳ nguồn lực phát triển nào, kể cả nguồn lực tài chính và nguồn lực khoa học - công nghệ cao mà chỉ sợ thiếu cơ chế, chính sách tốt. Có mục tiêu đúng, có chính sách và cơ chế tốt, Đà Nẵng sẽ có đủ điều kiện để đạt mục tiêu đó.

35

1. The adoption of nature - history

The adoption of Da Nang as the development center of whole country, in particular, in central coastal region, is a result of accumulation of a range of natural and historical factors.

Da Nang has many natural advantages to become a regional development center. The beautiful landscapes, rare beach at 1st level in the world, as recognized by the world until now, in the North - South middle position, to the south of Hai Van Pass, thus, Da Nang has the more comfortable weather and climate in Chan May - Lang Co area under Thua Thien Hue to the northern Pass, as a land with similar beautiful landscapes.1

If taking Hai Van Pass as pillar, Da Nang plays a connection point of two developing sides of the northern and southern Pass. On the other word, Da Nang is the accumulation point of North - South development

hOW tO BUild da nanga hUB OF mOdErn mEtrOpOlitan

ASSOC.PhD. TRAN DINH THIEN*

*Vietnam Institute of Economics.

Da Nang plays an important role as a development hub of central coastal region, in meanings of assigned function and actual recognition. It is not random when Da

Nang achieving this position, but a result of a range of objective factors plus aspiration efforts and modern vision.

However, in the context of international intergration and fierce competitiveness, everything may happen, even at very fast speed. This may lead to change position among cities, provinces and then hub role of Da Nang is always under threat.

What Da Nang needs to do now? It is not only continuing high growth, but also growing toward the aspired mission - become a hub of modern metropolitan, international integration and high competitiveness?

This task is not easy to complete. Consequently, if completing it, Danang deserves to be a leading hub.

36

Da Nang is also one of the positions mainly for central linkage with central highlands, to connect central highlands with the sea, world.2

Da Nang is a sea city with good sea port, beautiful beach ranked in the world. Naturally, Da Nang plays a role of international integration position for whole central region, central highlands, not only for Da Nang, with the sufficient, large potentials of sea based economy at very high level.3

Besides, Da Nang has another absolute natural advantage - that is advantage of human beings - in terms of kindness, resiliency, decentness, honesty, friendliness fully available in people in Quang region. With these characteristics, until now, Da Nang people still maintain the trust of tourists. This is the main, determined, guarantee factor for Da Nang as a worthwhile destination, livable city. In the global context of outstanding tendency of globalization and integration, with various scrambles, competitiveness, in society and global, such those normal, lovely characteristics of Da Nang people is becoming an absolute advantage which is very necessary for a land with the objective of outstanding development to become a center of international and regional integration.

The adoption of Da Nang as the development center in region is recognized in term of history. The geo-strategic role of Da Nang has been gradually identified by two large events: France attacked Da Nang in 1858; America landed military into Da Nang in 1965 and kicked off for two invasion wars.

During the period of buildingpeacefulness, with many times of separation and emerging, changing of name, function, basically, Da Nang is continuously adopted as the center of industry, trade and service in central region. This adoption is the main reason why, recently, on 01/11/2016, central government issued the typical mechanism on finance, investment, budget and decentralization for Da Nang to have additional condition for quick development, to become the modern regional development center in right meaning until 2020.

In fact, to actually play a role of regional development center, along with what whole country does for Da Nang, Da Nang also already achieved this. Until now, the image of Da Nang toward right path as expected and awaited by everyone is figured out: a sea urban city toward modern, international integration, regionallinkage tendency, a lively, livable city with the strong, established vision.

To have that image, Da Nang has already well utilized the rare, noble advantage, may be seen as the large absolute value for central coastal region: to adopt high level tourism as the core, priority development, put effort to self-change into the high level international tourism center. An adoption seems to be certain, very simple, in fact, not easy at all.

To implement that adoption, Da Nang has already exchanged other development benefits, must refuse the billion USD projects, with capacity of bring large and quick budget benefit (and to promisingly bring the group benefits that are hard to refuse), but, with risk of pollution, hinder tourism development and make the process of modern development in city slowly.

37

With that firm capacity, Da Nang has already determined, put many effort and been intellectual to invite the proper projects, investors, to implement the development direction on high technology, high level tourism, to maintain the nice characteristics of Da Nang people and to develop the cultural space in Da Nang toward international integration direction.

Until now, with the active interests, support from central government, Da Nang has had a quite stable achievement of integration: international airport in region is being upgraded and modernized, sea port with the romantic name “Tiên Sa” taking a lead position in transform with access of restructure in strongly breakthrough manner. Along with this, the linked transport routes, coastal routes, route linking Da Nang with mountainous local areas, central highlands are upgraded, gradually synchronized, established the cross regional linkage network, as a background to develop Da Nang as the regional logistics center.

2. Assigned mission and duties must be completed

Based on background of natural adoption, Da Nang is assigned by central government with the destiny of center - capital city of central coastal region.

Da Nang is approving its capacity, utilization of the potentials, advantages, and implementation for development as deserved with that assignment.

However, from the point of view toward future and competitiveness for development, it is necessary to be straightforward: the destiny as it is, however, in the actual development, against other city - development center in region such as Hue, Tam Ky, Quang Ngai, Quy Non - or further, Nha Trang, Da Nang is not yet actually outstanding in level of development, linkage condition, to implement the destiny of regional development center - linkage, accumulation, spill over and pioneering for development in whole region in a hearted, soul persuasive manner.

The destiny of regional development center of Da Nang unit now has been established, gradually persuasive. However, the logically objective development requires more than that: Da Nang needs to identify the certainty of that destiny, not simply recognizes the destiny in accordance with regulation or imposing.

The interaction between such aspiration and the status of development plays as a driven force for strong advancement that has been initiated again in Da Nang as currently.

The question is that what Da Nang does to continuously and actually move forward, with the objective of playing the best role and its destiny in economic region in its own forward movement will full prospect?

On vision and ideas, firstly, it is necessary to identify the global vision and global competitiveness on identification of general development objective of Da Nang. To be as the modern regionaldevelopment center in right manner, Da Nang must establish the global position and competitiveness capability of development in global context. Along with that vision, the ideas on direction of development measure in which Da Nang must grasp thoroughly as “moving forward and getting beyond”. In this way of access, in coming

38

time, Da Nang could not adopt the order development as main way. If that, Da Nang will be move backward further, could not have spillover effect and lead the development path in region. Moreover, as stated above, the adoption of institutional sample and highest level development as the target direction is proper with the high level of potentials and advantage of development of which Da Nang owns, that is proper with the logical development of era of global integration.4

To access for development: The above logic development implies that to move forward, the proper access of development for Da Nang is international integration. To move forward at international level, make power and capacity of competitiveness, there is only one way: to change the city become the accumulation point of the world strength. The more it accumulates genius, the faster the process of transform beyond level succeeds.

In fact, this access of development is learned from experiences of the most successful development of urban cities in the world over last decades - Singapore, Dubai, Seoul or Shanghai, Shenzhen. The core content of this experience is in modern time, any local area, is expected to move beyond to become the modern development center, firstly and basically, must change itself into a center of effective international integration. Certainly, the specific background of development of each urban city is different, however, the main spirit is only one: toward the high level of international integration and mainly based on integration to develop

Singapore is as a poor, obsolete area in river gate. However, based on right identification of its natu-

ral advantage in new era, Singapore put effort to transform itself into international integration position,

modern urban area under the 1st world (developed world) in middle of the 3rd world region (quoted from

Lee Kuan Yew, implication on effort of moving beyond of Singapore) by developing an international transit

center with modern sea port and airway port in a narrow land.

Most of urban cities in region and world have the similar leveloforigin like Singapore in a half of century

ago, even, many originated from higher initial position, and move backward away against Singapore. The

actual difference is the effort of moving forward, to transform itself into the international integration center

with outstanding level.

Similarly, Dubai self transforms into a position of high level international integration, from which, quick-

ly develops; transform the dry and poor desert land into a sub - kingdom - a highest level modern city in the

world. The main feature of this transformation is still a vision of moving forward and getting beyond, with

the thoroughly axis as the strategy of developing Dubai to become a leading international fair center, an

unique and high level tourism destination, with strong attraction to global tourists.

Other cities in Asia such as Seoul - Shanghai or Shenzhen, may provide other aspects of lively experience

- but in similar logic idea - illustrate for above broad lesson.

Da Nang may totally do so. Currently, Da Nang has sufficient aspiration, determination, and intel-

lectual to do that.

39

According to such development direction, Da Nang has been achieving quite many performances. The basic background and process of modern development has been established. However, the pathway to the target is still far away in context of seriously and attractively growing competitiveness for development. It means that there are many things to do for Da Nang.

On occasion of 20 year ceremony of looking back to move forward, I would like to rise up some things that Da Nang needs to focus on addressing in coming medium term.

Firstly, as a modern tourism city, however, Da Nang still lacks of a main part, that is the downtown, where it focuses shopping, food, entertainment services, especially at night. Without downtown area at right vision, Da Nang - tourism city will be poor, less attractive, losing tourists and large revenue, not deserve with its vision.

Secondly, to quickly develop regionallogistics center along with sea port and international airway port.

Thirdly, to construct the first level yatch wharf in proportional cooperation with unique golf area of Ba Na in the world.

Fourthly, to raise research issue on the project to transform Da Nang to be the largest international exhibition - fair center in region (maybe in Southeast Asia, or East Asia). The lesson from experience in Dubai is in need of carefully thinking to find out the way of application for Da Nang. This may be a great focused point for attraction of international integration for Da Nan.

Fifthly, to increase and develop routes of tourism linkage:

i) Along the sea, north - south route, to make a series of tourism types to the northern side of Hai Van, to connect Da Nang with Hue (cultural heritage) - Quang Tri (the historical - war heritage) - Son Doong, Quang Binh (natural heritage).

ii) Along southern coastal region, to make the tourism series to the southern Hai Van, to connect Da Nang with Hoi An - My Son (cultural heritage), Ly Son (historical - natural heritage, Quy Nhon - Binh Dinh (historical - natural heritage).

iii) To establish the linkage route for development in Da Nang - Mang Den (Kon Tum), to connect sea tourism city with mountain tourism city (Mang Den has enough necessary conditions to develop as a Da Lat in northern axis of central highlands in future)

All these three tourism routes are excellent and under highest level, take Da Nang as focus point (or departure position), since, Da Nang has the absolute advantage of internationallinkageposition.

It may see those recommendations as direction of main development strategy to be implemented in coming times for Da Nang promoting, utilizing the geo-strategic position to connect and accumulate the development advantage of whole region. Accordingly, it attracts external resources for development, to help Da Nang quickly change its structure at high level, to move forward and get beyond.

40

In fact, to develop with right vision, Da Nang has many things, challenges, difficulties to do, for example, the development of human resource, to maintain the character of Da Nang people and even keep Da Nang as the city with unique history, to maintain the “past space” with strong feature of Champa myth in the process of quick movement of modernization.

NOTE1 The feature - advantage of climate and weather makes Da Nang become outstanding against

Thua Thien Hue, directly, absolutely beautiful Chan May - Lang Co region to the northern Hai Van Pass, in adoption of development center in central region

2 According to terrain along central coastal region linking with central highland for various routes, each sea city - Quy Nhon, Quang Ngai, Hue is a centered position for main connection. Among this, until now, Da Nang is still playing the role of connection center with central highland as the highest level important one in region

3 Note: Da Nang not only has large potential of sea, more importantly, in accordance with modern idea, such potentials are very high level. This identification regulates the adoption of ac-cess and development direction for Da Nang: “not following normal order but according to logic idea, must get beyond level, make breakthrough, and quickly move forward to the modern sample at the high level. The way of competitiveness for development in Da Nang, initially, must be in-ternational one, not only in regional context, nor local competitiveness

4 Logical idea is that in era of globalization and integration, it is not afraid of lacking any resource for development, even, financial, science, high tech resource, but good mechanism, policy. With right objective, good policy and mechanism, Da Nang will have enough condition to achieve this.

41

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ, là cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Do vậy, Đà Nẵng có vị trí quan trọng cả

về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh nên việc xây dựng và phát triển Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối với miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trong thời gian qua, để phát huy các lợi thế, tiềm năng của thành phố Đà Nẵng cũng như phát huy vai trò “động lực” trong thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển thành phố nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung, Đảng, Chính phủ đã luôn quan tâm và ưu tiên để thành phố thực hiện các chính sách đặc thù trên cơ sở ban hành các nghị quyết của Trung ương1, kết luận của Bộ Chính trị2, quyết định của Thủ tướng Chính phủ3 nhằm tạo điều kiện cho thành phố có thêm các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cụ thể:

1. Hệ thống các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho phát triển thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho thành phố Đà Nẵng được thực hiện thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể.

Một là, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đã nhấn mạnh việc tập trung cao hơn nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển thành phố Đà Nẵng, phân cấp mạnh và toàn diện cho thành phố, nhất là thẩm quyền quyết định về tài chính, ngân sách. Trong đó nhấn mạnh việc “tăng thỏa đáng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các khoản thu phân chia giữa Trung ương và thành phố và ổn định trong 5 năm”. Ngoài ra, tại Kết luận số 75-KL/TW ngày 12.11.2013 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng, bộ, ngành Trung ương cần quan tâm đối với kiến nghị của thành phố về việc “Xem xét phân cấp thêm một số nguồn thu do Trung ương quản lý cho địa phương”.

hUy đỘng hiỆU QUẢ CáC ngUỒn lựCChO phát triển thành phỐ đà nẵng

TS. NGUYỄN VIẾT LỢI*

* Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính.

42

Hai là, thông qua cơ chế thưởng vượt thu ngân sách. Cụ thể, tại Quyết định 13/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16.01.2006 về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng đã nêu rõ: “Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán được giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách thành phố Đà Nẵng được thưởng 30% của số tăng thu này, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước”. Điều này khuyến khích thành phố phải quản lý tốt các nguồn thu của địa phương trên cơ sở nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tích cực thu hồi nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu trên địa bàn.

Ba là, thông qua cơ chế phân bổ ngân sách trên cơ sở hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên với các nguyên tắc phân bổ và tiêu chí phân bổ cụ thể (như dân số, trình độ phát triển, diện tích, đơn vị hành chính cấp huyện và các tiêu chí bổ sung như thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm,…). Điều này góp phần tăng cường tính chủ động, linh hoạt cho thành phố trong xác định nguồn lực ngân sách có thể huy động được cũng như thúc đẩy thành phố cải thiện các tiêu chí được sử dụng trong phân bổ ngân sách để gia tăng nguồn lực cho địa phương cũng như thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, xã hội hóa trong cung cấp các dịch vụ công cơ bản của thành phố,… nhằm có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bốn là, thông qua cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương. Để hỗ trợ thành phố Đà Nẵng có nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng, Nghị quyết 33-NQ/TW đã nêu rõ: “hàng năm ngân sách Trung ương hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển có mục tiêu theo dự án đối với các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng do thành phố quản lý”. Ngoài ra, tại Thông tư số 34/2006/TT-BTC ngày 19.4.2006 đã nêu cụ thể nguyên tắc bố trí và hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để thực hiện các dự án quan trọng có ý nghĩa đối với thành phố Đà Nẵng và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Đó là: “Đối với các dự án đầu tư thuộc thành phố quản lý, ngân sách trung ương hỗ trợ một phần có mục tiêu cho ngân sách thành phố để triển khai thực hiện. Đối với các dự án trên địa bàn thành phố thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý, ngân sách trung ương bố trí vốn qua các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện”. Bên cạnh đó, “trường hợp có số tăng thu ngân sách trung ương được hưởng 100% so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao4, căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước và nhu cầu cần hỗ trợ của thành phố, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, ưu tiên hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”.

Ngoài nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho thành phố Đà Nẵng theo dự án đầu tư và số tăng thu ngân sách trung ương hưởng 100% còn có nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo các chương trình mục tiêu quốc gia (như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền

43

vững,…), các chương trình mục tiêu (như Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế ven biển5, Chương trình phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản6, Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá7,...), các chính sách phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực (như chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa8, chính sách hỗ trợ phát triển giống cây nông nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản9, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh10, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp11, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm12, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 202013, chính sách phát triển thủy sản14, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn15,…). Trong đó việc hỗ trợ có thể là trực tiếp cho các đối tượng chính sách của thành phố hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua các chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (như tín dụng đầu tư giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cây lâm nghiệp,... thuộc Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách phát triển thủy sản; chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách...) hoặc chính sách bảo hiểm (như hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm rủi ro thuộc chính sách phát triển thủy sản; chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2013,... Cơ chế hỗ trợ có thể là 100% phí bảo hiểm hoặc một phần phí bảo hiểm).

Năm là, thông qua cơ chế bán tài sản công (nhà) gắn liền với quyền sử dụng (đất) đối với người nước ngoài. Nghị quyết 33-NQ/TW đã cho phép thành phố được “Thực hiện thí điểm việc bán nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đối với người nước ngoài có tham gia đầu tư, hoặc thường trú lâu dài ở Việt Nam tại những vị trí hợp lý, đảm bảo kiểm soát được, theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra tại Quyết định 33/QĐ-TTg còn cho phép “Thành phố được ứng ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác theo chế độ quy định để đầu tư các dự án giải phóng mặt bằng, đền bù di dân tái định cư, đầu tư các dự án nhà ở phục vụ tái định cư, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật để tạo quỹ đất, trên cơ sở đó, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo chế độ quy định, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hoàn trả vốn đã ứng trước và các nguồn vốn đã huy động”.

Thứ hai, huy động nguồn lực từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Trung ương hoặc của thành phố. Việc huy động nguồn lực từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở Trung ương và của thành phố được thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thành phố,… cho các dự án thử nghiệm về sản xuất, chế biến giống trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020,...

Thứ ba, huy động nguồn lực thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình đô thị. Nghị quyết 33-NQ/TW đã nêu rõ việc cho phép thành phố Đà Nẵng được “Thực hiện thí điểm từng bước phát hành trái phiếu đô thị thành phố cho đầu tư một số công trình quan trọng”. Quyết định 13/2006/QĐ-TTg cũng đề cập tới việc “Thành phố Đà Nẵng được tổ chức huy động vốn đầu tư trong nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu

44

công trình đô thị và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 cũng nêu rõ: “Trường hợp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”. Đặc biệt tại Luật Ngân sách Nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành từ 01.01.2017 đã cho phép chính quyền cấp tỉnh được bội chi ngân sách, trong đó một trong những nguồn bù đắp là từ nguồn vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các nguồn vay trong nước khác.

Thứ tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển của thành phố từ vay vốn nước ngoài thông qua cơ chế Chính phủ vay về cho thành phố vay lại, tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Nghị quyết 33-NQ/TW đã nêu: “Bộ Tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố được vay vốn từ nước ngoài để đầu tư một số dự án có tính khả thi cao, có yêu cầu đầu tư nhanh trên cơ sở kiểm soát được nợ vay của Chính phủ, thành phố bảo đảm khả năng và tiến độ trả nợ”. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng được tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài không phụ thuộc vào quy mô khoản viện trợ, trừ các khoản viện trợ liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, cải cách hành chính, văn hóa thông tin; được ưu tiên bố trí cho thành phố Đà Nẵng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phần ngân sách vay về cấp cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn, để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ của ngân sách thành phố.

Thứ năm, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội… Để huy động được các nguồn lực từ doanh nghiệp, tổ chức và dân cư, thành phố Đà Nẵng được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức khi các tổ chức vay vốn để đầu tư vào các dự án quan trọng có khả năng thu hồi vốn (đầu tư khu công nghiệp, các dịch vụ môi trường, vệ sinh công cộng, thoát nước...) trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố. Ngoài ra, để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và các tổ chức thành phố Đà Nẵng còn có thể huy động thông qua việc thực hiện các chính sách như chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn16, chính sách chi NSNN cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong một số lĩnh vực, chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc thu hút đầu tư thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn thành phố,…

Ngoài những cơ chế và chính sách nêu trên, thành phố Đà Nẵng còn có thể được thí điểm thực hiện một số cơ chế mới đối với những vấn đề mà thực tiễn thành phố đặt ra nhưng chưa có quy định hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp. Điều này tạo cơ hội cho Đà Nẵng phát huy sức sáng tạo để có những đề xuất trình Chính phủ phê duyệt nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

45

Có thể thấy, hệ thống cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khá đa dạng. Với những chính sách huy động nêu trên, trong 20 năm qua, Đà Nẵng đã huy động được trên 250 nghìn tỷ đồng, trong đó NSNN chiếm trên 31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố, vốn tín dụng đầu tư nhà nước chiếm 11,2%, vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI,…) chiếm 57,7%, trong đó nguồn huy động từ kiều bào nước ngoài ngày càng tăng. Đà Nẵng hiện có trên 8.000 kiều bào, chủ yếu sinh sống tại Hoa Kỳ. Trên địa bàn thành phố có khoảng 55 doanh nghiệp do kiều bào tham gia góp vốn thành lập với tổng số vốn trên 1.802 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như du lịch, xuất nhập khẩu, dệt may, điện tử, công nghệ thông tin. Các hoạt động của kiều bào đã có những tác động tích cực đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của thành phố trên trường quốc tế. Tổ tư vấn kiều bào trực thuộc Sở Ngoại vụ thành phố được thành lập từ năm 2008 đã hoạt động tích cực nhằm giải đáp, cung cấp thông tin và hỗ trợ thủ tục cho bà con kiều bào…

Trong thời gian tới, để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng nhanh và bền vững; tạo điều kiện để thành phố phát huy được những lợi thế trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung vào năm 2020; tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2016/NĐ-CP ngày 01.11.2016 về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng. Trong đó: (i) Thành phố được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác; (ii) Vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định; (iii) Chính phủ ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố để tham gia thực hiện các dự án theo hình thức PPP; (iv) Chính phủ ưu tiên bố trí đủ vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các dự án mang tính chất khu vực miền Trung và Tây Nguyên; (v) Chính phủ ưu tiên huy động vốn ODA cho thành phố để thực hiện những dự án đầu tư hạ tầng quan trọng của thành phố; (vi) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố Đà Nẵng 70% số tăng thu so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhưng không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện năm trước; (vii) Thành phố được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức, cá nhân khi vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng có khả năng thu hồi vốn trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố; (viii) Thành phố được bán nhà ở xã hội và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức thu tiền một lần để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác trên địa bàn.

46

2. Những vấn đề đặt ra và một số kiến nghị

Bên cạnh những mặt tích cực cũng cho thấy những thách thức trong huy động nguồn lực cho phát triển thành phố. Cụ thể:

Một là, mặc dù nghị quyết của Trung ương nêu rõ việc “Tăng thỏa đáng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các khoản thu phân chia giữa Trung ương và thành phố và ổn định trong 5 năm” nhưng thực tế trải qua các thời kỳ ổn định ngân sách 2004 - 2006; 2007 - 2010; 2011 - 2016 và sắp tới là thời kỳ ổn định 2017 - 2020, tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố có xu hướng giảm với các mức lần lượt 95%, 90%, 85%, và 68%. Việc tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia phần ngân sách thành phố được hưởng sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách giảm là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nhưng nếu giảm lớn thì cũng ảnh hưởng đến nguồn lực đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Mặc dù điều này cũng đã được bù đắp thông qua định mức phân bổ chi thường xuyên cho các địa phương trọng điểm thu, có điều tiết thu về ngân sách trung ương, đã được ưu tiên cao nhất như định mức phân bổ chi theo tiêu chí dân số tăng từ 30% đến 70% so với các địa phương khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách này càng chịu tác động mạnh của quá trình hội nhập cũng như những yếu kém trong nước chưa được giải quyết cùng với nhiệm vụ đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương nên cần có sự chia sẻ của các địa phương mà trong đó có thành phố Đà Nẵng. Do vậy, trong thời gian tới, để đảm bảo có nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, thành phố cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc công khai, minh bạch cơ chế chính sách và một hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, tinh gọn, dễ tiếp cận và được hiện đại hóa. Đồng thời phải rà soát và điều chỉnh quy hoạch (nếu cần) nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất; đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án còn dang dở nhiều năm; xử lý các dự án chậm triển khai và hướng tới tính tiền thuê đất theo sát giá thị trường nhằm tác động tới các chủ sử dụng đất hiệu quả, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố.

Hai là, Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Nghị định 144/2016/NĐ-CP đã cho phép thành phố được bội chi ngân sách và huy động nguồn lực từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Tuy nhiên những hướng dẫn cụ thể cũng như nguyên tắc, cơ chế phân bổ số bội chi giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương còn chưa được quy định và ban hành cụ thể hay quy định về số dư nợ vay của thành phố không quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhưng chưa rõ là thu theo dự toán ngân sách hay thực thu ngân sách của năm kế hoạch hay năm trước năm kế hoạch. Tương tự, những cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính và ngân sách cho thành phố Đà Nẵng tại Nghị định 144/2016/NĐ-CP cũng cần được cụ thể hóa làm cơ sở cho thành phố chủ động xác định nguồn lực và có giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển thành phố. Do vậy Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 144/2016/NĐ-CP.

Ba là, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố còn chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố giảm gần một nửa so với 5 năm trước đó. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc hoàn

47

thiện thể chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư cũng như công tác xúc tiến đầu tư với sự tham gia chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của lãnh đạo thành phố, trong đó tập trung củng cố tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp, phương pháp xúc tiến đầu tư; ưu tiên tập trung các khu vực, quốc gia và các tập đoàn, công ty có nhiều tiềm năng đầu tư tại Việt Nam; khai thác tốt các lợi thế so sánh của Đà Nẵng; quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thu hút các dự án đầu tư mới… Ngoài ra cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Bốn là, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành Luật Thuế bất động sản thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương. Đề xuất này xuất phát từ: (i) Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30.01.2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định: “Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”17; (ii) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã đề ra định hướng: “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hòa các lợi ích của nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai”; (iii) Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2013 cũng đã xác định định hướng cải cách các chính sách thu đối với đất đai theo hướng: “Mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai..., đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường; coi đây là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển....”; (iv) Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt ngày 17.5.2011 tại Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt ra các mục tiêu và định hướng về cải cách các chính sách thuế đối với đất đai, cụ thể là: “Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; kịp thời có những hướng dẫn, điều chỉnh nhằm khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, ưu đãi đối với những vùng khó khăn, vùng nông thôn; điều tiết đối với những trường hợp sử dụng đất diện tích lớn không hợp lý, những trường hợp có tính chất đầu cơ, nghiên cứu xây dựng chính sách thuế điều tiết với nhà, tài sản có giá trị lớn vào thời điểm thích hợp, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý cho NSNN”; (v) Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31.10.2013 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã nhấn mạnh đến việc nghiên cứu và áp dụng thuế bất động sản: “Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bất động sản thông qua việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai, nhất là chính sách thuế... Rà soát các chính sách ưu đãi về thuế, bảo đảm công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện, chống thất thu thuế. Có chính sách,

48

mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nước thực hiện chính sách thuế lũy tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê, nhưng chậm đưa vào sử dụng thì phải chịu mức thuế cao hơn”.

Như vậy, chủ trương áp dụng thuế bất động sản đã được xác định tương đối rõ. Đây là những luận cứ quan trọng cho việc xây dựng và áp dụng thuế bất động sản ở Việt Nam. Thuế bất động sản là một trong những loại thuế xuất hiện sớm nhất và hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. So với các loại thuế khác, thuế bất động sản có những ưu điểm trong việc tạo nguồn thu ngân sách địa phương do đây là một khoản thu ổn định, cơ sở tính thuế ít biến động. Đối với nhiều quốc gia, thu ngân sách từ thuế bất động sản đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương và có xu hướng ngày càng mở rộng. Tuy còn có những sự khác biệt giữa các nhóm nước, song về tổng thể mức độ động viên ngân sách từ thuế bất động sản của các nước đã có xu hướng tăng dần trong những thập niên vừa qua, từ mức bình quân 0,77% GDP những năm 1970 lên mức 1,04% GDP những năm 2000. Các quốc gia có thu nhập càng cao thì mức độ động viên từ thuế bất động sản có xu hướng càng cao. Qua nghiên cứu thực tiễn ở một số quốc gia cho thấy thuế bất động sản có thể có các tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung được hiểu là loại thuế đánh trên đất và/hoặc nhà dưới phương diện là một khoản thu định kỳ (việc nộp thuế có thể là nhiều lần trong năm). Trong đó, mức thu thường được xác định dựa trên giá trị của bất động sản hoặc giá trị đại diện cho giá trị bất động sản, ví dụ, tiền cho thuê bất động sản. Thuế bất động sản cũng có thể thu theo diện tích bất động sản và theo mức thu tuyệt đối. Tuy nhiên, cách thu này tuy đơn giản nhưng được cho là không công bằng vì có xu hướng tạo ra gánh nặng lớn hơn cho các bất động sản có diện tích lớn nhưng giá trị thấp như bất động sản ở nông thôn, ở các khu vực hạ tầng kém phát triển. Đây cũng là lý do phương thức thu theo diện tích bất động sản không được nhiều quốc gia áp dụng. Cải cách thuế bất động sản đã trở thành một nội dung quan trọng trong lộ trình cải cách thuế ở nhiều nước trên thế giới, nhất là trong nỗ lực của các nước nhằm tăng cường tiềm lực tài khóa cho chính quyền địa phương. Quá trình đô thị hóa ở nhiều nước đã tạo nên sự gia tăng đáng kể về giá trị bất động sản, nhiều nước đã đưa ra các nỗ lực cải cách khác nhau để điều tiết được một phần giá trị tăng thêm ngẫu nhiên này, trong đó có việc gia tăng vai trò của thuế bất động sản.

Năm là, để có nguồn thu từ đất đai, thành phố cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá; Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công và cơ chế hợp tác PPP. Việc triển khai thực hiện chính sách xã hội hóa, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công và cơ chế hợp tác công - tư sẽ tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách trong cung cấp các dịch vụ công cũng như giảm áp lực từ NSNN. Do vậy, trong việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp

49

công, các Bộ, ngành, địa phương cần sớm hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý; ban hành theo thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí và các quy định về tiêu chí tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công;.. Trong việc đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công, các Bộ, ngành, chính quyền thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần sớm xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn đối với các đơn vị thực hiện xã hội hóa phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

CHÚ THÍCH1 Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát

triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.2 Kết luận số 75-KL/TW ngày 12.11.2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16.10.2013 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3 Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16.01.2006 về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng.

4 Không bao gồm: thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; các khoản thu không giao thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn thành phố mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố; các khoản ghi thu, ghi chi theo quy định của pháp luật, các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách theo quy định của pháp luật.

5 Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23.9.2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26.10.2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển.

6 Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

7 Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09.8.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

8 Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13.4.2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.9 Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án

phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.10 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính

sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08.11.2012 về sửa đổi, bổ sung điều 3 của Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31.12.2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Văn bản hợp nhất các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 31/VBHN-BNNPTNT ngày 09.10.2014 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

50

11 Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 14.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

12 Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23.8.2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

13 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04.9.2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

14 Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07.7.2014 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản.15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09.6.2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ

phát triển nông nghiệp nông thôn.16 Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19.2.2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu

tư vào nông nghiệp nông thôn.17 Ngày 08.01.2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg về một số

giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản. Tại điểm b, khoản 3 Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ có giao cho Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nhà đất theo hướng đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp chủ sở hữu, chủ sử dụng có nhiều nhà, đất vượt hạn mức quy định, có nhà đất nhưng không đưa vào khai thác sử dụng nhằm mục đích hạn chế đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách, trình Chính phủ trong quý I năm 2008”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Báo cáo tổng kết 20 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và nhận diện thành

phố đến năm 2036, tầm nhìn đến năm 2050. Tháng 10.2016.2. Tài liệu làm việc giữa Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng với Thủ tướng Chính phủ tháng

9.2016.3. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.4. Kết luận 75-KL/TW ngày 12.11.2013 về tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.5. Quyết định 13/2006/QĐ-TTg ngày 16.1.2006 về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối

với thành phố Đà Nẵng.6. Nghị định 144/2016/NĐ-CP ngày 01.11.2016 quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài

chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

51

Da Nang is one of five cities directly governed by central government in Vietnam. It is recognized as the largely economic, political, cultural, social center in central southern region. Also, it is considered as a gateway to the East Sea of countries in Mekong Sub - region. Thus, Da Nang plays

an important role in economy, society, national defence, security. The development of Da Nang is very significant in every aspects of development of the central region and whole country. Over last years, to promote potentials of Da Nang city and its driven force in improving the process of development, the Party, central government has been always interested in and prioritized for the city to implement the typical polices based on issuance of Resolutions of central government, the conclusion of Politics Bureau, decisions of government Prime Minister to enable the city to add more resources for the development investment. In particular:

1. Policy system on mobilization of development resource in Da Nang City

To mobilize the resources from state budget. Resource from state budget for Da Nang city is implemented through specific mechanisms polices as belows:

Firstly, the decentralization mechanism of state revenue. Resolution no. 33-NQ/TW dated on 16/10/2003 of Bureau of Politics on the development of Da Nang city emphasizes the higher level focus of local and central government resources for the development of city, strongly and comprehensively decentralized for the city, especially, the authority to determine on finance, budget. In which, it emphasized the rational and sustainable rate of distribution for city budget to revenue amount divided between central government and city in five years”. Besides, Conclusion no. 75-KL/TW dated on 12/11/2013 of Bureau of Politics clearly stated that Party, Parliament, Officials of central government party, central government agencies need to be interested into recommendations of the city on “to consider the decentralization on revenue sources managed by central government for local area”

Secondly, the rewarding mechanism of revenue over-collection. In particular, the Decision no. 13/2006/QĐ-TTg of central government dated on 16/01/2006 on some favorable

mOBilZiatiOn OF rESOUrCESFOr thE dEvElOpmEnt in da nang City

PhD. NGUYEN VIET LOI*

* Director of National Institute for Finance.

52

mechanism of budget, finance to Da Nang city clearly stated: “every year, in some cases of increasing central government budget against the estimated, assigned amount from revenue amount divided between central government and city budget under regulation of state budget Law, Da Nang city Law, will reward 30% of this increased revenue, but, not over amount of increased revenue against the revenue in last year”. This encourages the city well manage the revenue source in local area, based on understanding the revenue sources and number of people making tax payment in region, to closely monitor the revenue source, increase the prevention from tax loss, against smuggle, trade fraud, actively reclaim tax debt and budget collections. It pays attention to analyze, assess and forecast the revenue source in the city.

Thirdly, the budget allocation based on the system of budget allocation norms for investment and frequent spending with the specific principles and criteria (such as, population, development level, area, sub district administrative unit and complementation criteria such as city directly governed by central government, provinces/cities under key economic Vietnam region, etc…). This contributes to improve the dynamics, flexibility for the city in identifying the criteria used in the budget distribution to increase the resource for local area and to avoid the waste, to increase the management of budget, finance; to improve administrative reform, socialize in providing the basic public services in the city, etc…to have more resources to implement the objectives, duties in socio - economic development in city.

Fourthly, support mechanism from central government budget. To support Da Nang city for resource to implement the important projects, Resolution no. 33-NQ/TW clearly stated that “every year, central government budget supports loan for development with object per project for important infrastructure works managed by the city”. Besides, Circular no. 34/2006/TT-BTC dated on 19/4/2016 specifically states the principle of distribution and support loan from central government to implement the important projects with meanings to Da Nang city and key economic Vietnam area in central region. That is: “for the investment projects managed by the city, central government budge partly supplies with objective for the city budget to implement. For the project in city, managed by ministries, central government agencies, central government budget distributes loan through ministers, central government agencies to implement”. Besides, “in case of increasing on central government revenue, rewarding 100% against estimation assigned by government Prime Minister, based on the capability of state budget balance and demand of support of the city, Ministry of Finance agrees with Ministry of Planning and Investment to report for central government to submit to Standing Committee of the National Assembly for feedback, priority to support with objective for the city budget in accordance with State budget Law”.

Given support source from central government budget for Da Nang city in accordance to investment project and the increase of central government budget collection, the city is rewarded 100%, and has the support from central government in accordance with national targeted program (the national target program on new farming development, the national target program for sustainable poverty reduction, etc…), the targeted

53

programs (the support program for investment into coastal economic infrastructure, the program on development of fishery breeding infrastructure, the program on storm, flood avoidance area of fishing ship, etc…), the development policies to some sectors (such as the policy on rice land development and protection, the support policy for development of agricultural plant, animal breeding, fishery varieties, support policy for plant, animal breeding, fishery varieties to overcome manufacture in damaged areas due to disaster, disease, the support policy for loss reduction in agriculture, support policy for prevention from, avoidance epidemic diseases of livestock, poultry, support policy for effectiveness increase of farming breeding in period of 215 - 2020, the policy on fishery development, the credit policy for agricultural, farming development. In which, the support may be direct for policy rewarding objects in the city or indirectly support through credit policies for state development investment (such as credit for investment into original variety, super original, etc… under the project of development of agricultural, forestry breeds until 2020; support policy for loss reduction in agriculture; policy for development of fishery sector; credit policy to the poor and policy rewarding objects, etc…) or the insurance policy (such as expenditure support for insurance of staff in boat, insurance of risk under the policy for development of fishery sector; the pilot policy for agricultural insurance applied in period of 2011 - 2013, etc… the supply policy may be 100% of a part of insurance fee.

Fifthly, the mechanism of selling public asset (house) along with its using right (land) to foreigners. Resolution no. 33-NQ/TW allowed the city to “pilot implement the house sales along with using right to foreigners participating into investment, or long term residing in Vietnam at the proper locations, to guarantee for monitor, in accordance with regulation”. Besides, Decision no. 33/QĐ-TTg allowed “the city receive in advance local budget and other sources of mobilization in accordance with regulation to invest into the project of site clearance, compensation for resettled people, invest into the house projects for resettlement, the technical infrastructure works for land fund, accordingly, to implement the bid of using right in accordance to regulation, to make loan source for investment into development and re-payment the loan received in advance and other sources of mobilization”

To mobilize resources from non-budget state finance funds in central government or in city. The mobilization is implemented through support policies from national science and technology development Fund, city science and technology Fund, etc… for the pilot projects on manufacture, variety processing in agriculture sector under the project of development on agricultural, forestry, breeding animal, fishery varieties until 2020, etc…

To mobilize resources through issuance of local government, urban building bonds. Resolution no. 33-NQ/TW clearly states that Da Nang city is allowed to “pilot implements step by step the issuance of city urban bond for investment into some works”. Decision no. 13/2006/QĐ-TTg also mentions that “Da Nang City allows mobilizing domestic investment capital through the issuance of local government bond, urban city bond, and other mobilization forms in accordance with regulation”. Besides, the article 3, clause 8, 2002 State budget Law clearly states that: “in case of province, city directly governed by

54

central government, with the investment demand in infrastructure buildings guaranteed by provincial budget, under the planned list of investment in five years, determined by provincial People’s Council, however, over the balance of provincial budget in estimation year, then, is allowed to mobilize domestic loan and balance annual provincial budget to actively pay all debts in maturity. Debt from source of mobilization must not be over 30% of annual investment loan of basic construction of provincial budget”. Especially, the 2015 State budget Law will enact in 01/01/2017 that allows provincial government to over spending budget, in which, one of the tradeoff sources is from domestic loan through issuance of local government bond and other domestic loans.

To mobilize resource of development investment in the city from the foreign loan source through mechanism of central government borrowing for making loan, accepting the non - refundable aid amounts from overseas. Resolution no. 33-NQ/TW clearly states that: “Ministry of Finance enables for the city to borrow loan from overseas to invest into some projects of high feasibility, with the quick investment requirement based on monitor of loan of central government, the city, to guarantee the capacity and progress of debt payment”. Besides, Da Nang city accepts non - refundable aid amounts of overseas countries, not dependent on its scope, except for aid amount regarding to institution, policy, law, administrative reform, information culture; to be prioritized to arrange the official development Aid (ODA) for the projects without capacity of reclaiming loan, for investment into important infrastructure projects under duty of city’s budget.

To mobilize resources from business, residents, socio - economic organizations, etc…To mobilize the resources from businesses, organizations, residents, Da Nang city implements the factional support mechanism on interest rate for organizations when investing into the important projects with capacity of reclaiming loan (investment into industrial zones, environmental services, public sanitation, drainage, etc…) in scope and capacity of city budget. Besides, to mobilize resources from businesses and organizations, Da Nang city may mobilize resource through implementation of policies such as encouragement policy for businesses to invest into agriculture, farming, policy for spending state budget for the activity of trade and investment promotion, encouragement on socialization of some sectors, investment policy under public - private partnership (PPP) or investment attraction through improvement of administrative reform, business environment improvement in city, etc…Given above mechanism and polices, Da Nang city may pilot implement some new mechanisms to practical issues in city, but not yet regulated or already regulated, not properly anymore. This makes opportunity for Da Nang to promote its creative recommendations to central government to approve for maximum mobilization for the resource in developmentinvestment.

It may show that, the system of mechanism, policy of resource mobilization for development investment in Da Nang city is quite diversified. For the above mobilization polices, over last 20 years, Da Nang has mobilized more than 250 thousand billion VND, in which, state budget accounts for 31% of total investment capital in whole society in Da Nang city, credit loan for state investment accounts for 11.2%, investment capital of

55

residential, business, foreign investment capital (ODA, FDI, etc…) accounts for 57.7%. In which, mobilization source for overseasVietnamese people totals to 1,802 billion VND, mainly for tourism, export, import, textile, electronics, IT sectors. The activities of overseas Vietnamese people have active impacts to investment, business environment in Da Nang city that contribute to promote the integration process of the city in international context. The consultant team for overseas Vietnamese people under Da Nang Department of Foreign Affairs was established in 2008 that has actively operated to answer, provide information and support procedure for these people.

In coming times, to quickly and sustainably develop Da Nang; to enable the city to promote its advantages to become one of the large urban cities in whole country, as the large socio - economic center with the role of center of industry, trade, service in central region until 2020; to make an important driven force for improvement the development of provinces in central region and central highlands, central government issued Decree no. 144/2016/NĐ-CP dated on 01/11/2016 on some typical mechanisms in investment, finance budget and management decentralization to Da Nang city. In which: (i) the city is allowed to borrow from domestic investment loan through the issuance of local government bond and other mobilization forms; (ii) to re-borrow from loan source of central government for local budget. The amount of loan (including domestic loan through issuance of local government bond, re-borrowing from central government and other loan sources in accordance with regulation) of city budget is not over 40% of local budget revenue is rewarded per decentralization and under the over spending of annual state budget, determined by Parliament; (iii) the central government prioritized on supporting from its budget for city budget to participate into implementation of PPP projects; (iv) the central government prioritizes to distribute enough loan to complement with objective for the city budget to implement the socio - economic projects of the city and the projects with the features regarding to central region - central highlands; (v) the central government prioritizes to mobilize ODA for the city to implement the important infrastructure projects of the city; (iv) the central government complements with objective for the Da Nang city with 70% of increased revenue against estimation assigned by government Prime Minister from revenue divided between central and local government budget, but not over the increasing amount of revenue from central government budget in the city against the previous years; (vii) the city implements the fractional support mechanism on interest rate for organizations, individuals when borrowing loan in scope and capacity of city budget; (viii) the city is allowed to sell social houses and invest by state loan source under form of onetime payment for re-investment of other social house construction in the city.

2. Raising Issues and some recommendations

Given positive aspect, it also shows the challenges in mobilizing resources for the city development. In particular:

Firstly, even, Resolution of central governmentclearly states “to rationally and sustainably increase the distribution ratio of city budget for revenue amount divided between central government and the city in five years”, in fact, over the periods of

56

sustainable budget in period of 2004 - 2006, 2007 - 2010, 2011 - 2016 and next sustainable period of 2017 - 2020, the ratios of distribution for city budget tend to reduce at 95%, 90%, 85%, and 68%, respectively. The distribution ratio of divided revenue of city budget rewarding in each sustainable period of budget is proper with the regulation of State Budget Law, however, a large reduction may affect to resources to guarantee for socio - economic development duties in city. Even, this is compensated through the regulation of frequent spendingdistribution ratio for the local areas with centered revenue, revenue distribution to central government budget, is prioritized at highest level such as the ratio of spending distribution in accordance with population criteria form 30% - 70% against other local areas. However, in the currentcontext, this budget is strongly affected of the integration process and the domestic weaknesses not yet resolved, and the duty to guarantee the leading role of central government, it needs to share among local areas, including Da Nang city. Thus, in coming time, to guarantee for resource to implement the socio - economic development duties in city, the city needs to continuously improve the modern investment environment through declaration, transparency of policy, mechanism and some simple, easy to access administrative procedure. At the same time, it must check and adjust the plan (if necessary) to meet the requirement of manufacture site, to quickly improve the completeness of unfinished projects in many years, to handle the projects slowly implemented and toward calculation the rental land price under market price to effectively affect to users of land, to make revenue source of the city budget.

Secondly, 2015 State Budget Law and Decree no. 144/2016/NĐ-CP allowed the city to over spend budget and mobilize resource from issuance of local government bond. However, the specific guidelines such as distribution principle, mechanism of over spending between central and local government among local areas not yet specifically regulated and issued, nor clearly regulate the loan debt of city below 40% of local government budget rewarding per distribution whether under budget estimation or actual budget collection of planned year or previous year of planned year. Similarly, the typical mechanism on investment, finance and budget for Da Nang city at Decree no. 144/2016/NĐ-CP are also needed to be specific as a basic for the city actively identifying resource and giving the approaches of resource mobilizationfor the development of city. Thus, the centralgovernment needs to early issue the guideline Decrees of 2015 State Budget Law and Ministry of Finance early issues the guidancecircular for Decree no. 144/2016/NĐ-CP.

Thirdly, the ratio of attraction on FDI investment of the city is low and declining. The FDI attraction ration in period of 2011 - 2015 of the city declined a half against five previous years. This required the strong improvement of completing institutions, policies, mechanism on investment attraction and investment promotion with the participation of direct, in depth management of city’s leaders, in which, it focuses on improving organizations structure and cooperation mechanism, the measure of investment promotion, to prioritize on regions, nations, multinational corporations, potential businesses for investment in Vietnam; to well exploit the comparative advantage of Da Nang; to closely manage and monitor the attraction of new investment projects, etc… Besides, it needs to increase international cooperation to attract resource for development investment.

57

Fourthly, the central government needs to research on the issuance of real estate Tax Law under revenue source of local budget. This recommendation originates from: (i) Resolution no. 21-NQ/TW dated on 30/01/2008 of the 6th Congress of Central Committee of the Communist Party of Vietnam in the 10th term on continuous completeness of market economic mechanism toward socialist direction identified that: “to complete tax polity to activity of real estate business, assigned land, but, not putting into operation as committed and in cases of ownership, using house, land over the regulated level, to prevent from the hot price due to real estate speculation, especially, land”, (ii) the socio - economic development strategy in period of 2011 - 2020 states the direction: “to complete the system of land law, policy to harmonize the benefits of state, land users, people assigning the using right of land for development; to overcome the waste and corruption of land”; (iii) the financial strategy until 2020 was approved by government Prime Minster at Decision no. 450/QĐ-TTg dated on 18/4/2013, that identified the reform direction to collection polices to land toward: “to expand the exploitation of revenue from land, to guarantee harmony economic, social, environmental benefits; as an important source for development investment, etc...”; (iv) the strategy of tax system in period of 2011 - 2020 was approved on 17/5/2011 at Decision no. 732/QĐ-TTg of central government Prime Minister, that states the objectives and directions for tax policy reforms to land, in particular: “for tax to agricultural land and no - agricultural land usage: to well implement Resolution no. 55/2010/QH12 dated on 24/11/2010 of Parliament on exemption, reduction of agricultural land in period of 2011 - 2020; to guide, implement the tax law on non - agriculture land recently passed by Parliament and enacted since 01/01/2012; to timely have guidelines, adjustment to encourage the saving usage of land effective usage of land resource, preference to difficulties, farming regions; to distribute in cases of large, improper usage of land areas, speculation, to research to develop the distributed tax policy to house, asset with large value in proper time, to promote the health development of real estate market, to guarantee the proper source of revenue for state budget”; (v) Resolution no. 19-NQ/TW dated on 31/10/2-13 of the 6th central government congress in 9th term on continuous innovation of policy, law on land in period of strong improvement of completing innovation, as a background to basically become the industrial country toward modernization until 2002, already emphasized to research and application the real estate lax: “ the state actively distributes the real estate market through innovation of financial policy on land, especially, tax policy, etc... It is to check the favorable policies on tax, to guarantee the fairness, unification, simplification, convenience, prevention from tax loss. The proper collection rate policy is to cultivate source of collection, to encourage the saving, effective usage of land. The state implements the accumulated tax policy to the projects slowly being invested, empty, not put into using under the right time in accordance with regulation. It is to research to issue the real estate tax (objects with tax payment includes land, house and other assets attached with land). Users of large area of land, houses being empty, assigned, rental land, but slowly put into usage must pay a higher rate of tax”.

Thus, the guideline of applying real estate tax has been quite clearly identified. These are the important arguments for the development and application of real estate

58

tax in Vietnam. The real estate tax is one of the earliest emerging ones and currently applied in many countries in the world, including developed and developing counties. Against other tax, this real estate tax has the advantages in making the source of local revenue, since, this is a state source, and the framework of tax calculation is less volatile. For many countries, revenue from real estate tax became an important source for local budget and tends to expand. Even with the differences between country groups, generally, the encouragement level of budget from real estate tax of whole country have tended to increase over some decades ago, from 0.77% - 1.04% in period of 1970 - 2000 on average. The higher the nations have the income level, the higher the encouragement level of real estate tax is. The practical researches in some nations show that real estate tax may have various names, but, generally, it is the tax based on land or house under a periodical collection amount (the tax payment may be happened many times per year). In which, the collection rate is often identified based on the value of real estate or representative value of real estate value, for example, money for lending real estate. However, this collection is simple, but not fair, since tends to make large burden for real estate with large areas, but low value, such as, real estate in rural areas, in areas of low developed infrastructure. This is also the reason why the collection measure per area of real estate is not applied in many countries. Reform on real estate tax has become an important content in the process of tax reform in many countries in the world, especially, in effort of countries to increase the financial potentials for local government. The urbanization in many countries has made the significant increase in term of real estate value, many countries have provided various reforms to partly distribute this randomly additional value, including, the increase of role of real estate tax.

Fifthly, to have the revenue source from land, the city needs to continuously implement the measures to quickly improve the prices of issuing the certificate of land right, make a clean land fund to implement the bid; to frequently check, supervise and quickly improve administrative reform regarding to land.

Sixthly, to strongly implement the socialization policy, financial mechanism to public units and PPP mechanism. The implementation of socialize policy, financial mechanism, to public units and PPP mechanism will enable for mobilization of non - budget resources in providing public services and reduction on pressure from state budget. Thus, in improving the democracy mechanism to public unit, ministries, central, local government agencies need to early complete the plan of public units network per sector; the list of public services using state budget under management sectors; to issue in accordance with authority of economic - technical limitation applied in public service sectors managed by the state, as a basis to issue the public service prices with enough expenditure calculation and regulations on criteria of quality standard, mechanism of supervision, assessment of public service quality. In improving the socialization of supplying public services, ministries, city government agencies in their scopes of functions, duties need to early develop and issue the regulations on criteria, scopes, standards to units for proper implementation of socialization with the conditions and actual circumstances to encourage the development of socialized facilities in supplying public services.

59

Dân nhập

Thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương kể từ ngày 01.01.1997. Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định mục tiêu sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những đô thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, thành phố Đà Nẵng tích cực huy động các nguồn lực, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bài tham luận này tập trung vào phân tích, đánh giá về thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời gian qua, từ đó đề xuất định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.

1. Khái niệm và nội hàm về thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Trong kinh tế học, để biểu hiện việc kết hợp các nhân tố sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội, hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng. Theo đó, sản lượng sản xuất ra được biểu hiện dưới dạng một hàm số với các biến số gồm vốn, lao động, đất đai và năng suất nhân tố tổng hợp.

Y = ALαKβ;

Trong đó: Y = sản lượng; L = số lượng lao động; K = lượng vốn; A= năng suất nhân tố tổng hợp; α và β là các hệ số co giãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng cố định và do công nghệ quyết định.

Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa hẹp với các yếu tố đầu vào chủ yếu dưới dạng vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng nhất, nguồn lực gồm tất cả “các yếu tố đầu vào” có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào phát triển kinh tế. Với tiếp cận nguồn lực theo nghĩa rộng,

hOàn thiỆn thể ChẾ hUy đỘng hiỆU QUẢ CáC ngUỒn lựCphát triển Kinh tẾ - xà hỘi thành phỐ đà nẵng

TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG*

* Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

60

nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội một lãnh thổ nhất định có hai đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, nguồn lực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội một lãnh thổ nhất định không chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nhân lực, vốn cố định,...) mà bao gồm cả nguồn lực phi vật chất (bao gồm khoa học - công nghệ, năng lực cạnh tranh quốc gia, thế và lực của đất nước trên trường quốc tế, thông tin, kỹ năng quản trị,...).

Thứ hai, nguồn lực có cơ cấu không cố định mà luôn biến động về thành phần, vai trò và vị trí của từng nhân tố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, lãnh thổ nhất định.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ với xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS), hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội gồm 5 nhóm cơ bản sau đây:

- Nguồn lực con người với trọng tâm là nguồn nhân lực.

- Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

- Nguồn lực tài chính.

- Nguồn lực khoa học - công nghệ.

- Các nguồn lực phi vật chất khác.

Về mặt lý thuyết, có nhiều khái niệm khác nhau về thể chế. Theo Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội. Theo định nghĩa này, thể chế được hiểu theo nghĩa hẹp với nội hàm là các quy định, quy chế, luật lệ, quy ước quy định cuộc chơi.

Quan điểm khác lại cho rằng: Thể chế bao hàm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Theo cách định nghĩa này, thể chế được hiểu theo nghĩa rộng cho mọi tổ chức, đó là cách định nghĩa rộng nhất của từ “thể chế”.

Thể chế trong bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng nhưng tập trung vào một tổ chức cụ thể là nhà nước. Theo đó, thể chế được hiểu như là hệ thống các quy định do nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước và được dùng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Ba cấu phần của thể chế gồm: (i) Các quy định chính thức (Luật, các quy định); (ii) Các cơ chế thực hiện các quy định; và (iii) Các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện các quy định này.

Trên cơ sở khái niệm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và thể chế nêu trên, thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bài viết này được hiểu là các quy định của nhà nước và các cơ chế thực thi để huy động các nguồn lực phát triển nhằm đạt được các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội; và nhiệm vụ quan trọng nhất của thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là ban hành các cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nhân tố sản xuất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

61

2. Khung phân tích về thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Ở mỗi quốc gia và trong mỗi một giai đoạn khác nhau thì có các cơ chế, chính sách khác nhau trong việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với khái niệm và nội hàm nêu trên, khung phân tích về thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội có thể được mô tả bởi sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1: Thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn: Tác giả đề xuất

Như vậy, theo sơ đồ trên, thể chế để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội sẽ dựa trên 4 trụ cột cơ chế, chính sách chính đó là: cơ chế chính sách về kinh tế, thể chế chính trị của quốc gia, các đặc điểm, đặc trưng về xã hội và hiện trạng môi trường tự nhiên (bao gồm cả nguồn tài nguyên tự nhiên của quốc gia đó).

Trong 4 trụ cột cơ chế, chính sách này, trụ cột được đánh giá quan trọng và có tính quyết định là trụ cột về cơ chế, chính sách về kinh tế vì trụ cột này liên quan đến sự sản xuất, sản sinh của cải vật chất để tạo giá trị gia tăng cũng như di chuyển, luân chuyển và phân bổ nguồn lực hiện có tại mỗi đất nước.

Bài viết này cũng phân tích dựa trên trụ cột về cơ chế, chính sách về kinh tế để luận giải việc huy động nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội tại một địa phương, thành phố Đà Nẵng, trong sự phát triển chung của đất nước hiện nay với bối cảnh mới đầy biến động trên mọi mặt ở trong nước và quốc tế.

62

3. Phân tích và đánh giá về thể chế huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời gian qua

3.1. Lợi thế về địa kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược, nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759 km và Thành phố Hồ Chí Minh 960 km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía nam và phía tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp Biển Đông.

Nhằm mục đích tạo khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung, tại Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) được thành lập với 04 địa phương là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đến năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13.8.2004. Tại các quyết định này, Đà Nẵng luôn được xác định có vai trò là hạt nhân tăng trưởng, là trung tâm thương mại, dịch vụ của toàn vùng.

Thành phố Đà Nẵng là cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là tuyến giao thông dài 1.450 km đi qua bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Việc nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

Cảng Đà Nẵng là một trong những trọng điểm của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar và miền Trung Việt Nam. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và đầu tư ngày càng mở rộng, vị trí của Đà Nẵng sẽ là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu kinh tế với các nước cũng như thực hiện vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thành phố Đà Nẵng còn là cửa ngõ của các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Dọc Quốc lộ 1A, du khách có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và thuận lợi bốn trong năm di sản thế giới ở Việt Nam gồm Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Hội An và Mỹ Sơn. Lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch phong phú, đa dạng, Đà Nẵng thực sự là một điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư và du khách đến Việt Nam.

3.2. Cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Sau khi tách tỉnh để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 1997, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, định hướng xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng “trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung…”. Những chủ trương, định

63

hướng này đã liên tục được Chính phủ cụ thể hóa thành các quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04.12.2013 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Để cụ thể hóa định hướng này, ngày 16.01.2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg về Một số cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng. Qua đó, Đà Nẵng có thể có được nhiều cách thức khác nhau về phương thức và nguồn lực huy động trong và ngoài nước. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 144/2016/NĐ-CP, quy định về Cơ chế đặc thù liên quan đến đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý dành riêng cho Đà Nẵng. Đây là nghị định quy định riêng về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển Đà Nẵng nhanh và bền vững; tạo điều kiện để thành phố phát huy được những lợi thế trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung vào năm 2020; tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nẵng cũng chủ động ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc huy động các nguồn lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Để cải thiện môi trường kinh tế, hỗ trợ sản xuất, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; ban hành Chương trình “Phát triển khởi nghiệp Đà Nẵng năm 2016”; hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tổ chức Hội nghị đối thoại Doanh nghiệp 2016 trên địa bàn với hơn 300 doanh nghiệp cùng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các hội, Hiệp hội doanh nghiệp tham gia...

Thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp như: Tăng cường cho vay đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố, thành lập và đưa vào sử dụng Quỹ bão lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ưu đãi đầu tư vào khu công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, đổi mới công nghệ; Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch, đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn, đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển dịch vụ; Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đơn giản thủ tục cho vay, cơ cấu lại các khoản nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, bàn giao đất kịp thời cho các dự án đầu tư, cải cách các thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,…

3.3. Về kết quả thực hiện

Trong thời gian qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, với bối cảnh khủng hoảng tài chính đã có nhiều tác động đối với cả nước và Đà Nẵng. Tuy nhiên, thành phố đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thực hiện được thể hiện ở một số khía cạnh chính như sau:

64

a. Về tăng trưởng và huy động vốn

Kinh tế thành phố Đà Nẵng kể từ khi chia tách tỉnh đạt được mức tăng trưởng khá và ổn định như Hình 1 chỉ ra. Tăng trưởng GRDP giai đoạn 1997 đến 2003 đạt bình quân 10,92%/năm. Giai đoạn 2004 - 2010, Đà Nẵng trở thành đô thị loại I năm 2003 đã góp phần kéo theo sau đó sự tăng trưởng tốt nhất của GRDP thành phố, bình quân đạt 11,11%/năm. Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng GRDP có phần giảm đi, ước tăng bình quân 7,77%/năm.

Hình 1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015

Về tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nếu như năm 1997 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 1.088 tỷ đồng, thì đến năm 2015, tổng đầu tư phát triển xã hội ước đạt trên 30.000 tỷ đồng, bình quân tăng 22,76%/năm trong giai đoạn 1997 - 2015 như Hình 2 chỉ ra, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế của thành phố trong cùng giai đoạn là 10,47%/năm; đồng thời tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cũng tăng mạnh qua các năm, từ mức 33,91% năm 1997 lên 50% năm 2015. Do vậy, vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế thành phố trong cả giai đoạn, là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế thành phố Đà Nẵng.

Hình 2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triểntrên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015

65

b. Phát triển doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tính đến ngày 31.10.2016, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 3.827 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 12.650,3 tỷ đồng, tăng 33,4% về số doanh nghiệp và tăng 32,8% về số vốn so với cùng kỳ 2015. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp với 765 hồ sơ đăng ký qua mạng, chiếm tỷ lệ 20% tổng số hồ sơ đăng ký thành lập mới. Công tác quản lý sau cấp phép đăng ký doanh nghiệp được duy trì, đến ngày 31.10.2016 có 368 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện hoàn tất thủ tục giải thể; 1.015 doanh nghiệp khó khăn, hoạt động kinh doanh không hiệu quả đăng ký tạm ngừng hoạt động và 81 doanh nghiệp đăng ký khôi phục hoạt động trở lại trước thời hạn. Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có 18.518 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 90.103 tỷ đồng.

Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục được chú trọng. Trong năm 2016, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 53 dự án (đạt 80,3% so với năm 2015) với tổng vốn đầu tư 16,73 triệu USD (đạt 37,42%), điều chỉnh tăng vốn cho 13 dự án (tăng 01 dự án so với năm 2015) với tổng vốn tăng thêm là 32,71 triệu USD (đạt 52,72%) và 01 dự án giảm vốn2 với số vốn giảm là 14,3 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 430 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 3,706 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 1,98 tỷ USD, tỷ lệ 53,8%.

Những kết quả về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của Đà Nẵng đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và được phản ánh thông qua Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Theo đó, Đà Nẵng luôn nằm ở vị trí thứ 1 (6 lần) và thứ 2 (3 lần) ngoại trừ hai năm 2011 và 2012. Ngoài ra theo kết quả khảo sát chỉ số PAPI, Đà Nẵng cũng thuộc nhóm các địa phương dẫn dầu trong nhiều năm liên tiếp.

Hình 3. Biểu đồ chỉ số PCI của thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Pcivietnam.org

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực trong những năm qua, theo hướng công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, cũng như tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng

66

cao. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ mức 9,7% năm 1997 xuống còn 2,1% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt mức 35,3% năm 2015 trong khi dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 62,6% vào năm 2015. Ngành dịch vụ theo đó được ưu tiên phát triển theo hướng chất lượng cao và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Ngoài ra, các ngành công nghệ cao được chú trọng phát triển, giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường và tăng tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng cao như sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử,...

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch tích cực. Gần đây, tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm từ 28,3% năm 2011 xuống còn 23,5% ước năm 2015, kinh tế dân doanh tăng từ 60,1% lên 63,2% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 11% lên 12,7%.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư phát triển cũng thể hiện sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ. Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm, đến năm 2014 tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 0,35%. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp - xây dựng đạt mức 50,21% năm 2014 trong khi tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ đạt 49,44% vào năm 2014. Vốn đầu tư của thành phố tập trung vào các dự án trọng điểm nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng; bổ sung thiết bị và hiện đại hóa một số ngành công nghiệp; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề; phát triển nguồn nhân lực…

Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Lao động nông nghiệp hiện chỉ còn chiếm 8% trong tổng số lao động có việc làm trong năm 2015, trong khi đó lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng mạnh nhất từ 37,75% năm 1997 lên 59,6% năm 2015.

c. Lực lượng lao động và phát triển nguồn nhân lực

Trong gần 20 năm qua lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tăng liên tục với tốc độ bình quân là 3,43%/năm, thời gian gần đây có xu hướng ngày càng tăng

Hình 4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng lao độngtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015.

67

cao hơn và đạt mức 3,83% cho giai đoạn 2011 - 2015 là 3,83%/năm (Hình 4), cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 1,52%. Cũng trong giai đoạn này, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lao động khiến tỷ lệ thất nghiệp của thành phố đã giảm xuống còn 4,34% năm 2015. Điều này cho thấy, mặc dù chịu áp lực lớn về sự gia tăng lực lượng lao động nhưng thành phố đã đạt được nhiều kết quả tốt về tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thành phố Đà Nẵng rất chú trọng thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến nay, thành phố đã triển khai Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922), trong đó: 394 học viên bậc đại học (163 học trong nước, 231 học nước ngoài), 105 lượt học viên sau đại học nước ngoài (85 bậc thạc sĩ và 20 bậc tiến sĩ), 119 học viên tham gia Đề án theo Kế hoạch đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú, có 327/380 lượt học viên tốt nghiệp được bố trí công tác; thu hút 333 người, trong đó có 05 tiến sĩ, 75 thạc sĩ và 253 người tốt nghiệp đại học được bố trí công tác tại các sở, ban, ngành và các đơn vị sự nghiệp; hàng năm 4.000 - 4.500 cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; đã bổ nhiệm 45 người vào các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thông qua hình thức thi tuyển...

d. Khoa học - công nghệ và huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực

Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) được chú trọng và đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của địa phương.

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực nhằm đổi mới cơ chế, chính sách cũng như nội dung quản lý nhiệm vụ KH&CN. Thành phố đã tập trung đổi mới cơ chế quản lý tài chính, trong đó Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN đến sản phẩm cuối cùng. Kết quả của khoán kinh phí thực hiện đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi giảm bớt thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN tập trung thời gian để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, trong từng giai đoạn, thành phố đã ban hành các chương trình KH&CN giúp định hướng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của thành phố, hướng đến những vấn đề chung mang tính liên ngành và ưu tiên phát triển của thành phố, hạn chế các đề tài nhỏ lẻ, có phạm vi nghiên cứu hẹp. Đồng thời, thành phố tăng cường thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo phương thức tuyển chọn và đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hình thành giai đoạn tiếp theo sau khi đề tài kết thúc để tiếp tục hỗ trợ ứng dụng triển khai trong thực tiễn.

e. Dịch vụ, du lịch và khả năng khai thác

Các dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông, vận tải… tiếp tục phát triển đa dạng. Du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lũy kế hiện thành phố có 75 dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư, vốn đầu tư 8,7 tỷ USD; các dự án du lịch cao cấp đã góp phần tạo sức hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Năm 2015 dự kiến ngày lưu trú bình quân đạt 2,2 ngày (năm 2011: 02 ngày), một số khách sạn 3 - 5 sao có lượng khách lưu trú 03 ngày trở lên, đặc biệt các resort cao cấp ven biển có khách quốc tế và nội địa lưu trú từ 5 - 15 ngày.

68

Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển mạnh; sản phẩm du lịch tăng về chất lượng, số lượng và đa dạng về loại hình như: danh thắng Ngũ Hành Sơn, Công viên châu Á, Khu Làng Pháp (Bà Nà Hills), các sự kiện pháo hoa, marathon quốc tế... Đến nay, có 21 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 10 đường bay trực tiếp thường kỳ và 11 đường bay trực tiếp thuê chuyến. An ninh trật tự, vệ sinh môi trường du lịch được đảm bảo, đã giải quyết triệt để tình trạng xin ăn biến tướng, bán hàng rong tại các khách sạn, khu điểm du lịch và khu vực ven biển.

g. Huy động các nguồn lực từ đất đai

Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị và môi trường được thành phố chú trọng. Thành phố thường xuyên rà soát, cập nhật và khớp nối các đồ án quy hoạch; rà soát và hủy các dự án quy hoạch không khả thi, xử lý một bước đối với các dự án treo, chậm triển khai gắn với việc giải quyết các quyền lợi cho nhân dân làm cơ sở việc triển khai chủ trương “khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”.

Nhờ vậy, tỷ trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sử dụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá cao, đạt mức cao nhất là 70,86% năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần khi mà quỹ đất của thành phố đang ngày càng thu hẹp.

e. Nhận diện và đánh giá huy động nguồn lực thông qua chất lượng tăng trưởng kinh tế

ICOR cho ta biết để có 1 đồng tăng thêm trong tổng sản phẩm quốc nội cần bao nhiêu đồng đầu tư mới. Hệ số ICOR của thành phố Đà Nẵng có xu hướng gia tăng khá cao qua các năm, trong giai đoạn 1997 - 2000, hệ số ICOR trung bình là 2,69 đã tăng lên 3,5 năm 2000 và giảm còn 3,45 năm 2005 trước khi lại tiếp tục tăng lên 4,43 năm 2010 và 5,81 năm 2015 (Bảng 1). Như vậy, hiệu quả đầu tư của thành phố ngày càng giảm đi.

Bảng 1. Hệ số ICOR của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2015

Năm ICOR Tăng trưởng GDP (%)1997 2,69 12,702000 3,50 9,982005 3,45 13,812010 4,43 11,562015 5,81 8,72

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015và tính toán của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

3.3. Đánh giá chung

a. Lợi thế về địa kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Việc khai thác lợi thế địa kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong 20 năm qua đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn thành phố. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế trên một số lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy tốt. Chưa khai thác được vị trí địa lý của thành phố với mục tiêu hình thành được trung tâm bán buôn, phát luồng hàng

69

hóa. Lợi thế về kinh tế biển, vai trò thành phố cảng biển, đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hóa ở khu vực chưa phát huy tốt.

Thành phố Đà Nẵng luôn được xác định là trung tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung và các tỉnh trong khu vực luôn nhận thức việc cùng Đà Nẵng thực hiện việc liên kết trong phát triển để phát huy lợi thế địa kinh tế của cả vùng là cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn liên kết giữa các địa phương trong vùng miền Trung thời gian qua đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như thiếu sự liên kết và phối hợp giữa các địa phương, phát triển thiếu bền vững. Nhận thức được điều đó, lãnh đạo chủ chốt 07 địa phương vùng duyên hải miền Trung (bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) đã đồng thuận và thống nhất thực hiện Biên bản cam kết Liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung vào ngày 15 tháng 7 năm 2011. Đến tháng 8 năm 2012, bổ sung thêm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào liên kết hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung.

Liên kết phát triển các tỉnh vùng duyên hải miền Trung dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn Vùng để cùng phát triển bao gồm 09 nội dung liên kết. Tuy nhiên, việc liên kết đang tồn tại một số vấn đề về liên kết và việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy liên kết như:

- Tính pháp lý của hoạt động tự nguyện liên kết giữa các tỉnh/ thành phố khu vực duyên hải miền Trung chưa được xác lập do quy chế hoạt động của Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung chưa được thể chế hóa bằng một văn bản pháp quy; các thỏa thuận đều không kèm theo điều kiện thi hành làm hạn chế huy động nguồn lực thực hiện liên kết.

- Nội dung liên kết gồm 9 trọng tâm là quá dàn trải khiến các địa phương không chủ động trong hoạt động triển khai các nội dung liên kết cũng như chủ động đề xuất các vấn đề đặt ra đối với từng địa phương trong phát triển Vùng. Trong khi đó, phát triển kinh tế gắn với biển là một lợi thế của Vùng và cần được tập trung, ưu tiên phát triển. Điều này là phù hợp với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

- Hoạt động liên kết mới chỉ chủ yếu tập trung vào thực hiện một số nghiên cứu, tổ chức hội thảo, xây dựng cơ sở dữ liệu mà chưa triển khai được nhiều các hoạt động trực tiếp thúc đẩy 9 nội dung liên kết.

- Cơ chế tài chính chưa được bảo đảm: sự tham gia là tự nguyện, đóng góp của địa phương là hạn chế nên không thể nào thực thi một cách “chủ động” các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển vùng nêu tại 9 nội dung liên kết.

b. Về cơ chế, chính sách

Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997, thành phố Đà Nẵng đã vươn lên trở thành một trong những đô thị văn minh hiện đại nhất của cả nước. Thành phố đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực cho phát triển thành phố như “khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”, “nhà nước và nhân dân cùng làm”,... nên đã tranh thủ được nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển thành phố.

70

Dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể như trên, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi tỷ lệ điều tiết của Đà Nẵng giảm từ 85% xuống 55% từ năm 2017 nên nguồn lực Đà Nẵng ngày càng bị hạn chế. Bên cạnh đó, quỹ đất ngày càng thu hẹp và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển đặt ra đòi hỏi cho Đà Nẵng trong việc hoàn thiện thể chế huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển trong thời gian tới.

c. Hiệu quả huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Trong tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời gian qua, vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu với 57,7% tổng nguồn vốn. Vốn ngân sách tập trung chiếm 31,1% trong khi vốn tín dụng đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm 11,2%.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ bản, các dịch vụ thiết yếu, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đạt thấp, chưa thu hút nhiều dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Vốn nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, vốn đầu tư tư nhân và dân cư còn thấp. Quy mô, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được doanh nghiệp lớn đầu tư để thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, mang tính đột phá; doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực phát triển còn yếu, đa số có quy mô nhỏ.

d. Một số tồn tại, hạn chế

Nhìn chung việc huy động các nguồn lực phát triển thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất khẩu.

- Chưa thu hút được những doanh nghiệp lớn đầu tư để tạo hiệu hứng lan tỏa và tạo cú hích cho toàn thành phố.

- Tiềm năng, lợi thế trên một số lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy tốt. Chưa khai thác được vị trí địa lý của thành phố với mục tiêu hình thành được trung tâm bán buôn, phát luồng hàng hóa. Lợi thế về kinh tế biển, vai trò thành phố cảng biển, đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hóa ở khu vực chưa phát huy tốt.

- Chưa phát triển được những ngành công nghiệp chủ lực. Ngành công nghệ cao chưa trở thành ngành chủ lực.

- Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển thành phố là rất khiêm tốn.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn một số hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa thu hút và đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng. Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên:

- Quy mô kinh tế của Đà Nẵng còn tương đối nhỏ. Quy mô dân số, thu nhập và sức mua của thành phố còn khá thấp ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực cho phát

71

triển thành phố.

- Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa được phát triển đồng bộ làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực phát triển.

- Sự chồng chéo trong các quy hoạch phát triển và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý hành chính không tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai đồng bộ các công trình xây dựng hạ tầng trên cùng một không gian, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

4. Một số định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong những năm tới

4.1. Bối cảnh tác động

Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 4 đang triển khai mạnh mẽ; việc đất nước tham gia các hiệp định thương mại mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng. Đó là những nguồn lực quan trọng để thành phố phát triển nhanh trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, biến động khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ tiếp tục diễn ra gay gắt; chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch tiềm ẩn nhiều yếu tố khó dự lường, nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có chiều hướng ngày càng phức tạp. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn.

4.2. Quan điểm phát triển

Chủ động phát huy tiềm năng, nguồn lực, đổi mới toàn diện, nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần, văn hóa của thành phố theo hướng giàu mạnh, văn minh, hiện đại; phát huy vai trò tích cực trong phát triển vùng.

Phát triển bền vững kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Các đột phá về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020:

Một là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin.

Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4.3. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020

Phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế, tìm ra các động lực mới để xây dựng và phát

72

triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 của thành phố gồm:

- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8 - 9%/năm (phương pháp giá cơ bản).

- GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.500 - 5.000 USD (phương pháp giá cơ bản).

- Cơ cấu GRDP: dịch vụ 63 - 65%; công nghiệp - xây dựng 35 - 37% và nông nghiệp 1-2% (phương pháp giá cơ bản).

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,5 - 10,5%/năm (phương pháp giá cơ bản).

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10 - 11%/năm (trong đó, công nghiệp tăng 10,5 - 11,5%/năm) (phương pháp giá cơ bản).

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 2 - 3%/năm (phương pháp giá cơ bản).

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 15 - 16%/năm.

- Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 5 - 10%/năm; tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 2 - 5%/năm.

- Tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 9 - 10%/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50 - 55%; tỷ lệ tạo việc làm tăng thêm bình quân 4 - 5%/năm.

4.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

4.4.1. Về cơ chế, chính sách

a. Về thúc đẩy tăng trưởng và huy động nguồn vốn

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh mọi nguồn lực đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng vốn từ các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách thu hút các tập đoàn, tổng công ty lớn thành lập hoặc chuyển hội sở chính đến thành phố; khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp “đầu đàn”, có quy mô lớn, có sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu thành phố, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Chú trọng triển khai chương trình khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực về vốn, đất đai, thông tin công nghệ, tìm kiếm thị trường, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế quốc tế. Phát huy hiệu quả Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Nhanh chóng cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị định số 144/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định Một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối

73

với thành phố Đà Nẵng. Tích cực triển khai cơ chế đặc thù huy động vốn, tập trung hoàn thành các khu chức năng quan trọng của Khu công nghệ cao. Tiếp tục khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai, đầu tư nước ngoài, hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Tăng cường nguồn lực đầu tư để phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển; tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; khai thác bền vững, có hiệu quả tài nguyên biển đảo, gắn với bảo vệ môi trường biển.

Triển khai các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới; các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, các ngành dịch vụ chất lượng cao đặc biệt là thương mại, du lịch, logistics, y tế và giáo dục. Tập trung thu hút đầu tư vào thị trường và đối tác trọng điểm.

b. Phát triển doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bên cạnh việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28.4.2016 về Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16.5.2016 về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, thành phố Đà Nẵng có thể cân nhắc bổ sung thêm các nội dung sau:

- Xây dựng chính sách cho một ngành công nghiệp trọng điểm, chẳng hạn như công nghệ thông tin, công nghệ cao cần tập trung đầu tư phát triển, đi kèm với các chính sách ưu đãi và tạo động lực cho sự tham gia của khu vực tư nhân vào những ngành này. Đẩy nhanh việc xây dựng các chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển các ngành, lĩnh vực như khởi nghiệp sáng tạo; nhân lực cho công nghệ thông tin; gia tăng sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu,…

- Tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng, chú trọng và khuyến khích đầu tư tư nhân, nhất là hình thức đầu tư PPP. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Thành phố cần thúc đẩy việc thực hiện đối thoại chính sách với người dân để giúp người dân hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng thu hút đầu tư trên địa bàn và đồng thuận thực hiện các chủ trương, định hướng, khuyến cáo của chính quyền thành phố. Đối với những sáng kiến tốt trong phát triển kinh tế - xã hội do khu vực tư nhân đề xuất, cần tăng cường tính phản biện xã hội để nâng cao hiệu quả khi được triển khai.

- Tăng cường triển khai các khuyến khích, hỗ trợ khu vực tư nhân gia nhập thị trường; trong đăng ký kinh doanh đẩy mạnh việc áp dụng hồ sơ điện tử, kết nối các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thiết lập và vận hành hệ thống chia sẻ dữ liệu doanh nghiệp quốc gia.

- Trong bối cảnh Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được triển khai rộng khắp, thành phố có thể nghiên cứu và triển khai chương trình hỗ trợ vốn cho các khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đó, hỗ trợ vốn cho cả hai loại: đầu tư ban đầu để hình thành doanh nghiệp và bảo lãnh vốn vay cho doanh nghiêp. Điều này phù hợp với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến sẽ được thông qua trong năm 2017.

74

- Khuyến khích phát triển của thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD); xem xét, đánh giá và loại bỏ những rào cản không hợp lý làm cản trở hoặc hạn chế nhu cầu sử dụng các DVPTKD. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao hiểu biết và nhận thức về DVPTKD; khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu về các dịch vụ phát triển kinh doanh và sử dụng thử.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, thương mại. Công bố công khai mọi quy trình, thủ tục có liên quan. Rà soát, loại bỏ mọi rào cản về kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết và các loại phí không chính thức, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong thành phố chưa chặt chẽ, có sự chồng chéo trong quy hoạch để duy trì vị trí về xếp hạng PCI.

- Tăng cường và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình xây dựng và hoạch định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách đầu tư - kinh doanh.

- Xây dựng đồng bộ các chính sách, quy định về tài chính (thuế, phí,...), tín dụng, đất đai, huy động tối đa vốn đầu tư của mọi khu vực kinh tế vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn trên thành phố cần được ưu tiên, hạn chế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn không được khuyến khích.

- Thí điểm cơ chế đặc thù về giá cho cơ sở cung cấp dịch vụ công theo hướng thị trường hơn, qua đó thu hút đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực này.

- Thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; kịp thời tiếp thu, giải trình đầy đủ kiến nghị của các doanh nghiệp.

c. Giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn vốn, mở rộng đối tượng được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ việc làm; mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước; đầu tư phát triển thông tin thị trường lao động: tiến hành điều tra hàng năm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về cung, cầu lao động. Nâng cao hiệu quả các dịch vụ giới thiệu việc làm và nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề; xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, tăng cường công tác tuyên truyền huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo cơ hội việc làm cho người lao động, ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề, tăng cường liên kết hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp. Nghiên cứu mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài, duy trì các thị trường truyền thống có nhu cầu về trình độ công nhân kỹ thuật có thu nhập cao và hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động.

d. Huy động vốn cho khoa học - công nghệ

Tăng đầu tư nhà nước cho Quỹ phát triển khoa học công nghệ tương xứng với yêu cầu; gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất - kinh doanh theo phương thức nghiên cứu theo đơn đặt hàng với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, phát triển đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin,

75

truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ tự động hóa...;

Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thông qua việc thực hiện cơ chế đặt hàng, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng và cấp phát kinh phí theo cơ chế quỹ. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ thương mại kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước; ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu, kém chất lượng, ảnh hưởng môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, giao thông, xây dựng, năng lượng, biển, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng, triển khai có hiệu quả các mô hình ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và tiết kiệm năng lượng.

g. Du lịch, dịch vụ

Tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch bền vững, tương xứng với ngành mũi nhọn. Quy hoạch tổng thể và thúc đẩy triển khai các dự án khu du lịch; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, hình thành trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của Đà Nẵng; kết nối văn hóa với du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố; nâng cấp và xây dựng mới các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, lễ hội, công vụ và thành phố sự kiện; khai thác, làm phong phú sản phẩm du lịch như: khu mua sắm, trung tâm giải trí tổng hợp...

h. Huy động các nguồn lực từ đất đai

Thành phố Đà Nẵng cần có biện pháp thực hiện triệt để việc thu hồi đất đã được giao hay cho tổ chức thuê đang để hoang hóa, không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo hướng công khai hóa việc xử lý các dự án nêu trên và tạo điều kiện cho người dân biết, giám sát cùng chính quyền thành phố. Thành phố cần công bố công khai danh sách các dự án đã được gia hạn 24 tháng và sẽ bị thu hồi nếu không triển khai sau này.

4.4.2. Phát huy lợi thế về địa kinh tế

Để tăng cường tính liên kết giữa các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung và huy động các nguồn lực thúc đẩy việc liên kết, các tỉnh/ thành phố vùng duyên hải miền Trung, trong đó Đà Nẵng với vai trò đầu tàu, có thể tham khảo kinh nghiệm của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc đề xuất với Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về một cơ chế thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội với việc xác định những lĩnh vực liên kết là lợi thế, thế mạnh của vùng; xác định các hoạt động cần thực hiện nhằm thúc đẩy liên kết và đề xuất cơ chế tài chính cho việc thực hiện các hoạt động liên kết này.

- Lĩnh vực liên kết: các lĩnh vực liên kết cần được nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thế mạnh, lợi thế của vùng và ưu tiên cần được đưa ra trong giai đoạn tới năm 2020. Vùng duyên hải miền Trung có thế mạnh là chiếm 1/3 chiều dài bờ biển của nước ta, với vị trí là “mặt tiền” của đất nước hướng ra Biển Đông; có tiềm năng kinh tế biển to lớn nên lĩnh vực ưu tiên có thể là:

76

+ Phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, nhất là phối hợp đánh bắt hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá hướng đến việc xây dựng một Trung tâm hải sản của Vùng mang tầm cỡ quốc gia và hướng đến tầm quốc tế.

+ Phát triển chuỗi đô thị di sản gắn với phát triển du lịch miền Trung

- Hoạt động liên kết:

+ Quy hoạch kế hoạch:

● Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn Vùng gắn với tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng toàn Vùng, thực hiện 3 đột phát chiến lược, xác định các mục tiêu trọng điểm, các dự án cần ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư, để phát triển Vùng và từng địa phương trên cơ sở đồng thuận trong Vùng.

● Quy hoạch phát triển Vùng phục vụ thu hút đầu tư và cung cấp dịch vụ công.

+ Phát triển sản xuất và dịch vụ:

● Liên kết giữa các tỉnh/ thành phố trong Vùng trong việc lựa chọn các chương trình, dự án liên kết phát triển sản xuất và dịch vụ theo các lĩnh vực ưu tiên liên kết có tính chất lan tỏa trên địa bàn các địa phương trong Vùng;

● Lựa chọn, nhân rộng một số mô hình chuỗi giá trị về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản và các sản phẩm dịch vụ du lịch;

● Thực hiện liên kết xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; liên kết trong nghiên cứu, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng: sắp xếp, lựa chọn, xây dựng một số công trình trọng điểm thuộc lĩnh vực liên kết và hoạt động liên kết có tác động lan tỏa, tạo đột phá thu hút đầu tư, làm động lực phát triển Vùng.

- Cơ chế tài chính:

+ Đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ mức vốn tối thiểu so với tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương trong Vùng để thực hiện các chương trình, dự án liên kết khi có đủ điều kiện đầu tư các lĩnh vực liên kết, nội dung liên kết nêu trên.

+ Vùng xây dựng kế hoạch vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và tín dụng ưu đãi của nhà nước theo kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án liên kết.

+ Ngân sách trung ương ưu tiên bố trí vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước để triển khai các chương trình, dự án liên kết theo hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP).

+ Ngân sách trung ương bố trí kinh phí sự nghiệp để triển khai các hoạt động thí điểm liên kết thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Vùng vận động hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tự nguyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Kết luận

Sau 20 năm được thành lập mới, thể chế huy động các nguồn lực phát triển đã hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với

77

quy mô ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực;... Nhờ đó, Đà Nẵng đã trở thành một đô thị có cơ sở hạ tầng, hiện đại, đồng bộ và đang từng bước phát triển thành một thành phố động lực cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tuy nhiên, thể chế huy động các nguồn lực cho phát triển Đà Nẵng vẫn tiềm ẩn những tồn tại và hạn chế. Để thành phố sớm trở thành một đô thị hiện đại của cả nước, là trung tâm của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đòi hỏi phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện các thể chế huy động các nguồn lực phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

CHÚ THÍCH1 Lý do giảm vốn là dự án bị thu hồi đất nên giảm quy mô đầu tư, giảm vốn đầu tư vào dự án.2 Lũy kế đến cuối năm 2015, thành phố có 383 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt

3.674 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 1.796,3 triệu USD, đạt 48,9% so với tổng vốn đăng ký. Tiếp nhận 44 dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn đầu tư khoảng 12.913,5 triệu USD, trong đó vốn ODA đạt 11.055,9 triệu USD, chiếm 85,6% tổng vốn đăng ký trong giai đoạn 2006 - 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Báo cáo (dự thảo) “Tổng kết 20 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương và nhận diện

thành phố đến năm 2036, tầm nhìn đến năm 2050”. UBND thành phố Đà Nẵng. Tháng 10.2016.2. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. Niên giám thống kê các năm 2000, 2004, 2008, 2009 và

2015.3. Dự thảo Đề án Đánh giá, đề xuất giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho

đầu tư phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 9.2016. 4. Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.5. Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01.11.2016 của Chính phủ quy định Một số cơ chế đặc

thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng. 6. Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16.1.2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế

tài chính, ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng.7. Quyết định số 465/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đồ án quy hoạch chung

của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.8. Quyết định số 882/2009/QĐ-TTg ngày ngày 23.6.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2025.9. Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04.12.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Điều chỉnh

Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 10. Quyết định số 1886/QĐ-TTg ngày 08.10.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

78

Introduction

Since 01/01/1997, Da Nang city officially became the city directly governed by central government. Resolution no. 33-NQ/TW of the 9th Politics Bureau and Resolutions of Da Nang city Party Congress identified the objective of making Da Nang as one of the urban, developed urban cities in central - central highlands region in 2020. Accordingly, the city has actively mobilized resources, attracted domestic and foreign investment capital in infrastructure development and been as driven force for socio-economic development.

This paper analyzes, assesses the mobilization mechanism of resources for socio-economic development in Da Nang city over last years, to recommend the direction for completed mechanism of resource mobilization on socio-economic development in next years.

Key words: economic institution, resource mobilization, socio-economic development

1. Definitions and implications of mobilization institution of resources for socio-economic development

In economics study, production function of Cobb-Douglas is used to present the combined factors of production to serve for social demand. Accordingly, the output of production is shown in a function of various variables: capital, labor, land, and general productivity.

In this case, resources for socio-economic development are seen as the physical inputs for production. However, in wider context, resources include all inputs that directly and indirectly contribute to economic development, thus, in a certain territory, have two following characteristics:

Firstly, the resources for socio-economic development and construction in a certain territory include physical ones (natural resources, national assets, human resource, fixed capital, etc…) and non-physical ones (science - technology, national competitiveness

COmplEtEd mOBiliZatiOn inStitUtiOn OF rESOUrCESFOr SOCiO - ECOnOmiC dEvElOpmEnt in da nang City

PhD. NGUYEN DINH CUNG*

* Director, Central Institute for Economic Management (CIEM), Ministry of Planning and Investment.

79

capacity, strength of country in international context, information, governance capacity, etc…).

2. Analysis framework of mobilization institution of resources for socio-economic development

There are various priority mechanisms, polices in socio-economic development in each nation and period. However, with above definitions and implications, analysis framework of mobilization institution of resources for socio-economic development is descried as in following map:

Map 1: Mobilization institution of resources for socio-economic development

Source: By author.

Above map shows that such institution is based on four pillars of mechanisms, polices, namely: economic policy, mechanism, national political institution, characteristics of society and status of natural environment (including natural resources in nation)

3. Analysis and assessment of effective mobilization institution of resources for socio-economic development in Da Nang city over last years

Over last five years, given the various impacts of financial crisis to whole country and Da Nang, the city has actively implemented many approaches of effectively mobilizing, exploiting the resource for socio-economic development, with the results as followings:

a. Growth and capital mobilization

Since separation from old province, economic growth in the city has been quite good and sustainable as in Figure 1. GRDP growth rate was at 10.92%/year in period of 1997-

80

2003. The city became the type I urban city in 2013 that grew the GRDP growth rate, at 11.11%/year on average, in period of 2004-2010. In 2011-2015, GRDP growth rate declined, at 7.77%/year

Figure 1: Scope and growth rate of GRDP in Da Nang City

Source: Statistical Yearbooks of Da Nang city in the yearsof 2000, 2004, 2008, 2009, 2015.

In period of 1997-2005, total capital for society investment increased from 1,008 billion VND to 30, 000 billion VND at 22.76%/year on average as in Figure 2, that was higher than GDP growth rate of 10.47%/year, the same with the ratio of investment capital in GDP, as in a range of 33.91% - 50%. Thus, capital for society investment is the directly physical factor to growth rate of economy in whole period, as the driven force for economic growth and development in Da Nang city.

Figure 2: Scope and growth rate of investment capital for developmentin Da Nang City

Source: Statistical Yearbooks of Da Nang city in the years of 2000, 2004, 2008, 2009, 2015.

b. Business development and the transfer of economic structure

By 31/10/2016, the city issued the business registered certificates for 3,827 business, branches, representatives, with total chartered capital of 12,650.3 billion VND, as 33.4%;

81

32.8% increasing as against 2015, respectively. The city continuously improves the online public service, frequently guides, support business in business registry process, with 765 online profiles, accounting for 20% of total newly registered ones.

In 2016, the city issued investment register certificates for 53 projects (80.3% against 2015) with total capital of 16.73 million USD (37.42%), with total additional capital of 32.71 million USD (52.72% against 2015, one more project) for 13 projects, and declining capital of 14.3 million USD for one project. Until now, there are 430 FDI projects with total capital of 3,706 billion USD that is implemented by an amount of 1.98 million USD, at 5.38%.

The ratio of agriculture, forestry, fishery sector declined from 9.7% - 2.1% in period of 1997 - 2015, the ratio of industry - construction and service were 35.3%; 62.6%, respectively. The service sector is favorably developed toward quality manner that tourism becomes the core economic sector in the city. Besides, high tech sector is interested into growing that gradually declines the power intensive, environmental pollution sector, raises the high tech, modern, high value added sectors such as accessories, electricity, electronics equipment, etc…

The economic structure has positively transferred. Recently, the ratios of state economic sectors have declined from 28.3% - 23.5% in period of 2011 - 2015, the non-state, FDI one has increased from 60.1% - 63.2%; 11% - 12.7%, respectively.

It does the same to capital structure. The investment capital for agriculture, forestry, fishery sector has been small and declining, at 0.35% in 2014. The figures for construction - industry, service sector were 50.21%; 49.44% in 2014, respectively. City investment capital is focused on infrastructure construction, equipment, modernization of some industrial sector; transfer of economic structure; human resource development, etc…

Labor structure has strongly transferred. Labor in agriculture sector accounted for 8% in 2015, the figure in service sector was strongly growing from 37.75% - 59.6% in period of 1997 - 2015.

c. Labor force and human resource development

Figure 3: Scope and growth rate of labor in Da Nang City

Source: Statistical Yearbooks of Da Nang city in the yearsof 2000, 2004, 2008, 2009, 2015.

82

Over last 20 years, labor force in Da Nang city has continued growing with the average growth rate of 3.43%/year, and at higher ratio of 3.83% in period of 2011-2015 than average ratio of whole country - 1.52% (Figure 4). In this period, the city addressed for more than 400 thousand labors that lowered the unemployment rate to 4.34% in 2015.

d. Science - technology and mobilization, effective usage of resource

The city has innovated its mechanism of financial management, as one of the leading local areas in per piece distribution of finance for implementing science - technology duty. As a result, this enables to reduce administrative procedure for relevant organizations, individuals to focus on their professional tasks. Besides, in each period, the city issues the science - technology programs for direction of science - technology development toward cross sectorial issues and priority development, limitation of small scoped, single projects.

e. Service, tourism and capacity of exploitation

The sectors of tourism, trade, financial, banking, IT, transport services continually diversify, in which, tourism becomes the core economic sector. There have been 75 tourism projects on progress, with total capital of 8.7 billion USD, the luxury tourism projects contribute to attract and last the accommodation lengths of tourism. In 2015, the accommodation days were expected to be 2.2, on average (02 days in 2011); some 3 - 5 star hotels with accommodation days of from 03 days, especially, coastal luxury resorts with international and domestics tourists of 5-15 days.

g. Mobilization of resource from land

The ratio of capital for basic infrastructure from revenue of land was quite high at the highest ratio of 70.86% of total in 2008, however, has gradually declined due to narrow land fund in the city

e. Identification and assessment of resource mobilization through quality of economic growth

ICOR shows us that how much new capital unit it is to have for one more money unit in GDP. This index has been higher over the years, 2.69% - 3.5% in period of 1997-2000; 3.45%; 4.43%; 5.81% in 2000, 2005, 2010, respectively (Table 1). Thus, the effectiveness of investment is declining in the city.

Table 1: ICOR index in Da Nang City in period of 1997-2015

Year ICOR GDP Growth rate (%)1997 2.69 12.702000 3.50 9.982005 3.45 13.812010 4.43 11.562015 5.81 8.72

Source: Statistical Yearbooks of Da Nang city in the yearsof 2000, 2004, 2008, 2009, 2015.

83

4. Some directions, approaches to complete effective institution of resource mobilization for socio-economic development in Da Nang city in coming years.

4.1. Impact context

There are all advantages, opportunities, difficulties, and challenges in domestic and world context. The strong implementation of globalization, international integration, the 4th science and technology revolution opens many opportunities, challenges to socio-economic development in Da Nang city. These are important resources for quick development in next period.

4.2. Development opinion

It is to actively promote potentials, resources, completely innovate, improve the scale and quality of economic growth, urbanization, modernization, industrialization, international integration, politics security, society safety, cultural, physical, spiritual basis toward rich, strong, civilized, modern manner and active promotion of its role in regional development.

The sustainably economic development is toward green growth, along with resource, eco-environment protection, resiliency to climate change, national defence, political sustainability, society order, social security policies

Breakthroughs on socio-economic development in period of 2016 - 2020:

Firstly, to strongly develop service sector, especially, tourism, trade, investment attraction into high tech, IT industries

Secondly, to invest into construction of comprehensive and centered infrastructure, to develop urban culture, civilization, environmental city

Thirdly, to develop quality human resource, officials meeting new circumstance

4.3. General objective until 2020

It is to promote resources, advantages, find out new forces to develop the city as one of the large urban cities in whole country, as the economic, cultural - social center in central - central highlands region

4.4. Some approaches to complete effective institution of resource mobilization for socio-economic development in Da Nang city in coming time

It focuses on approaches on mechanism, policies, including: (i) to promote capital growth and mobilization; (ii) to develop business and transfer economic structure; (iii) to make employment and develop human resource: (iv) to mobilize capital for science - technology; (v) tourism, service; (vi) to mobilize other resource from land, at the same time, the city should promote the strengths of geo-economic feature to improve linkage among local areas in central coastal region and mobilize resources for development. In which, Da Nang as the leading role, may recommend to central government, Parliament a promotion mechanism of regional linkage in socio - economic development and identification of linked sectors with strengths, advantages, based on the experience of

84

Mekong Delta region; to identify necessary activities to promote linkage and recommend its financial mechanism.

Conclusion

After 20 years of establishment, the mobilization institution of resource for development has effectively worked, that importantly contributes to socio - economic development with growing scale, high and continuous growth rate, positive transfer of investment structure. Accordingly, Da Nang became the urban city with modern, comprehensive infrastructure and gradually to be a driven city in central - central highlands region.

However, this institution is available with limitations. To early become a modern urban city in whole country, center in central - central highlands region, it requires the approaches to complete this institution that contributes to the quality of growth rate and sustainable development.

85

1. Sự cần thiết phải liên kết trong phát triển du lịch

Vấn đề liên kết vùng nói chung và liên kết phát triển vùng du lịch nói riêng đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đến nay. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị đã có các nghị quyết, kết luận về phát triển vùng và Thủ tướng Chính phủ quyết định một số mô hình tổ chức, điều phối phát triển và liên kết vùng đối với các vùng kinh tế - xã hội và các vùng kinh tế.

Với tính chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ “bó” trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Điều này là một thực tế và đã được minh chứng bởi chính tình trạng chậm phát triển của du lịch Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chưa có chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế và còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận cho dù Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch.

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch.

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương còn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

Như vậy có thể thấy “liên kết” là yếu tố quan trọng và là yêu cầu mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch chung, phát triển vùng du lịch nói riêng giữa các địa phương với những lợi thế riêng có thể bổ sung cho nhau hoặc có chung những giá trị về tài nguyên du lịch mà sự phân bố của chúng nằm trên địa bàn chung của những địa phương trong vùng.

liÊn KẾt phát triển dU lịCh đà nẵngvới CáC địa phương trOng vÙng dUyÊn hẢi miÊn trUng

PGS.TS. PHạM TRUNG LươNG*

* Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI).

86

Để đảm bảo tính liên kết được bền vững và đi vào thực chất cần chú trọng những vấn đề trọng tâm sau:

(i) Cần có được sự đồng thuận mang tính tự nguyện của các chủ thể liên kết trên cơ sở “tầm nhìn” về những lợi ích có được khi tiến hành liên kết. Khi xem xét đến vấn đề lợi ích cần có sự bình đẳng giữa các chủ thể, đồng thời kết hợp hài hòa những lợi ích trước mắt và lâu dài. Đây là vấn đề rất khó trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi “tầm nhìn” lợi ích còn mang nặng tính nhiệm kỳ và ngắn hạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các mô hình liên kết phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Việt Nam chưa đi vào thực chất và thiếu tính bền vững.

(ii) Cần có được mô hình liên kết phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể của các chủ thể liên quan. Mô hình này có thể là một liên kết trên cơ sở cam kết không mang tính ràng buộc về pháp lý giữa các chủ thể, hoặc liên kết trên cơ sở những ràng buộc pháp lý đối với những nội dung liên kết cụ thể. Trong từng mô hình liên kết, cần xác định rõ chủ thể quyết định đối với phương án thực hiện các nội dung liên kết và phân xử trong trường hợp có tranh chấp về lợi ích giữa các bên trong quá trình thực hiện liên kết.

(iii) Cần xác định rõ chức năng riêng dựa trên lợi thế đặc thù của từng chủ thể trong không gian liên kết phát triển điểm đến du lịch chung. Đây chính là cơ sở để có được những “phân công” hợp lý trong phát triển tổng thể điểm đến liên kết; khai thác có hiệu quả lợi thế đặc thù của từng chủ thể nhằm tạo được nguồn lực tốt nhất cho chiến lược phát triển chung của địa bàn, hạn chế được tính trùng lặp về chức năng trong phát triển trước khi có sự liên kết. Để thực hiện được yêu cầu này cần thiết phải có đề án/phương án với những nội dung liên kết cụ thể trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của lãnh thổ liên kết.

(iv) Cần có lộ trình rõ ràng để thực hiện liên kết với sự ủng hộ và hỗ trợ của chủ thể quản lý cao hơn về lãnh thổ và chuyên ngành đối với những vấn đề mà năng lực của các bên tham gia liên kết còn hạn chế, đặc biệt đối với phát triển hạ tầng du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến điểm đến du lịch chung.

2. Phát triển du lịch Đà Nẵng với yêu cầu liên kết

Với vị trí địa lý là trung điểm của cả nước; là cửa ngõ đường không, đường biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung; là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền các nước trong khu vực từ Myanmar đến Việt Nam, Đà Nẵng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và có vai trò là một trong những “Cửa đến” của du lịch Việt Nam, kết nối du lịch miền Trung nói riêng, Việt Nam nói chung với khu vực và quốc tế.

Đà Nẵng là đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng duyên hải miền trung, là trung tâm kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật lớn của đất nước với kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển khá đồng bộ. Chính vì vậy Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 cũng như Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Đà Nẵng là trung tâm của vùng du lịch Bắc Trung Bộ (QHTT 1995 - 2010) và của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (QHTT đến 2020). Cho dù có thể còn những tranh luận đối với

87

vị trí của Đà Nẵng trong phát triển du lịch thì một điều không thể phủ nhận là Đà Nẵng luôn đóng vai trò là trung tâm du lịch của vùng duyên hải miền Trung, nói một cách khác Đà Nẵng là “cửa ngõ” quốc tế và là thị trường phân phối khách của vùng duyên hải miền Trung và là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

Đứng ở góc độ hoạt động phát triển du lịch khu vực, Đà Nẵng được xác định là điểm cuối, đồng thời là điểm đến quan trọng của tuyến du lịch Hành lang Đông Tây, là trung tâm kết nối du lịch miền Trung Việt Nam với các trung tâm du lịch khác trên trục du lịch Hành lang Đông Tây.

Vai trò đặc biệt quan trọng trên của Đà Nẵng trong phát triển du lịch quốc gia và du lịch khu vực có được trước hết dựa vào lợi thế về vị trí địa lý và kế đó là lợi thế về sự phát triển khá đồng bộ về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật của một đô thị vào loại lớn nhất ở Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung.

Phát huy lợi thế này, trong những năm qua Đà Nẵng luôn là một trong những địa phương đi đầu về phát triển du lịch ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và du lịch là một trong những ngành kinh tế có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Năm 2015, Đà Nẵng đã đón được trên 4,6 triệu lượt khách, trong đó có 1,25 triệu lượt khách quốc tế; thu nhập từ du lịch đạt trên 12.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,8% thu nhập từ du lịch của cả nước và có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên theo thời gian, lợi thế rất quan trọng này của Đà Nẵng trong phát triển du lịch sẽ bị giảm dần cùng với sự phát triển của hệ thống đô thị, sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông của toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Một số sân bay quốc tế ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ như Cam Ranh, Chu Lai đang dần định hình và đi vào hoạt động. Điều này sẽ làm cho lợi thế của Đà Nẵng với tư cách là “cửa ngõ” hàng không quốc tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, cảng Chân Mây với chức năng quan trọng là cảng du lịch cũng làm mất dần lợi thế độc quyền của Đà Nẵng về cảng du lịch của vùng. Đây là vấn đề mà Đà Nẵng cần xem xét đến trong Chiến lược phát triển du lịch của thành phố.

Một vấn đề dễ nhận thấy là lợi thế so sánh về tiềm năng tài nguyên du lịch của Đà Nẵng là còn hạn chế so với nhiều địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận. Những giá trị về tài nguyên du lịch của Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà và dải ven biển Đà Nẵng - Hội An. Điều này làm hạn chế sự hấp dẫn của điểm đến du lịch Đà Nẵng cho dù trong những năm qua, thành phố đã có những đầu tư đáng ghi nhận để phát triển một số khu du lịch vui chơi giải trí như khu giải trí phức hợp Helio Center, các trò chơi tại Công viên châu Á, tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng làng Pháp trên đỉnh Bà Nà, tổ chức Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper race 2015 - 2016; khu nghỉ dưỡng Intercontinental tại bán đảo Sơn Trà,... cũng như đang tập trung để phát triển du lịch đường sông.

Đứng trước những thực tế khách quan trên, việc liên kết phát triển du lịch đã và đang đặt ra vấn đề cấp thiết cho Đà Nẵng để trước hết là có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch vùng phụ cận mà Đà Nẵng không có hoặc không đặc sắc bằng. Điều đó

88

không chỉ tạo cho du lịch Đà Nẵng những điểm đến mới, những sản phẩm mới để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo vai trò trung tâm của Đà Nẵng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và du lịch Việt Nam đồng thời sẽ có được những đóng góp quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xứng đáng với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đô thị “đáng sống” này ở khu vực miền Trung.

Sự liên kết của Đà Nẵng với các địa phương, trước hết là các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một điểm đến du lịch thống nhất, nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch của Đà Nẵng cũng như các địa phương; qua đó thực hiện có kết quả các định hướng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của các vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng.

Là trung tâm kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật của khu vực miền Trung, Đà Nẵng là địa phương có tiềm lực về đầu tư, nghiên cứu và đào tạo. Đây lại là hạn chế của các địa phương miền Trung nói chung và Tây Nguyên nói riêng tại thời điểm này, chính vì vậy sự liên kết giữa Đà Nẵng với các địa phương phụ cận sẽ cho phép các địa phương có được sự hỗ trợ về đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn. Ngược lại Đà Nẵng cũng sẽ phát huy được những lợi thế của mình trong phát triển du lịch, đặc biệt là về năng lực đầu tư, đào tạo và qua đó cũng có được những lợi ích cho sự phát triển du lịch của thành phố.

Việc liên kết du lịch của Đà Nẵng - trung tâm du lịch của vùng duyên hải miền Trung với các địa phương vùng phụ cận sẽ tạo cơ hội mở rộng được không gian du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng cuối tuần không chỉ của người dân Đà Nẵng và trong vùng mà xa hơn là còn của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, vốn đang có nhu cầu rất lớn hiện nay. Với thế mạnh về làng nghề và nông nghiệp của các địa phương vùng phụ cận, Đà Nẵng cần chú trọng liên kết để hướng các hoạt động nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí gắn với các những giá trị “làng” và nông nghiệp, ngư nghiệp vùng đầm phá mang đậm chất văn hóa bao gồm cả văn hóa ẩm thực vùng duyên hải miền Trung.

Như vậy có thể thấy sự liên kết về du lịch giữa Đà Nẵng với các địa phương phụ cận là một yêu cầu khách quan đặc biệt khi những lợi thế so sánh của thành phố sẽ mất dần với sự phát triển của hệ thống đô thị, hạ tầng xã hội, đặc biệt là hạ tầng về giao thông của đất nước. Sự liên kết này sẽ đem lại cho du lịch Đà Nẵng cũng như của các địa phương phụ cận nhiều lợi ích, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của các vùng du lịch và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch của Đà Nẵng và các địa phương vùng duyên hải miền Trung cũng như sự phát triển du lịch chung của du lịch Việt Nam.

3. Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc liên kết phát triển du lịch giữa Đà Nẵng với các địa phương vung duyên hải miền Trung

Cho đến nay giữa Đà Nẵng và các địa phương trong vùng đã có một số hợp tác liên kết về du lịch, trong đó nổi bật là liên kết phát triển “Con đường di sản miền Trung”. Tuy nhiên những hợp tác này mới chủ yếu dừng lại ở nguyên tắc và chưa phát huy được trong thực tế. Chính vì vậy, những lợi thế so sánh của Đà Nẵng cũng như của các địa phương

89

trong vùng chưa thực sự phát huy thông qua liên kết để có thể nâng cao hơn năng lực cạnh tranh và phát triển của du lịch Đà Nẵng cũng như sự phát triển du lịch chung của cả vùng.

Nguyên nhân của thực trạng trên có thể bao gồm:

(i) Nhận thức của chính quyền, trực tiếp là sở quản lý nhà nước về du lịch của Đà Nẵng và các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hợp tác liên kết quan trọng giữa Đà Nẵng với các địa phương còn hạn chế. Đặc biệt là nhận thức/ý thức của Đà Nẵng về vai trò là trung tâm du lịch khu vực miền Trung, bao gồm cả Tây Nguyên, theo đó, ngoài việc quan tâm đến sự phát triển du lịch của thành phố, cần chủ động chia sẻ trách nhiệm và thực hiện chức năng “Cửa đến” du lịch của toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung và của vùng duyên hải miền Trung nói riêng;

(ii) Chưa có sự chủ động tiếp xúc, trao đổi giữa du lịch Đà Nẵng và các địa phương về yêu cầu và những nội dung liên kết phát triển du lịch cụ thể giữa các địa phương trên quan điểm đem lại lợi ích cho các bên liên quan và góp phần thúc đẩy liên kết du lịch vùng du lịch;

(iii) Vai trò “tác nhân” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch trong thúc đẩy hợp tác liên kết vùng thông qua một số dự án hỗ trợ cụ thể để phát triển du lịch khu vực miền Trung nói chung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên với vai trò hạt nhân của Đà Nẵng nói riêng là còn rất hạn chế nếu chưa nói là chưa có được sự thể hiện như mong muốn.

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy, để có thể thiết lập và đẩy mạnh hợp tác liên kết du lịch giữa Đà Nẵng với các địa phương vùng duyên hải miền Trung, một số nội dung/vấn đề sau cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới đây bao gồm:

- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết liên kết trong phát triển du lịch bền vững giữa Đà Nẵng với các địa phương vùng duyên hải miền Trung. Với vai trò là trung tâm du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng cần chủ động đứng ra tổ chức những hoạt động này.

- Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quan điểm và những nguyên tắc hợp tác liên kết, các bên tham gia sẽ cùng nhau xây dựng Đề án liên kết hợp tác du lịch vùng duyên hải miền Trung với tư cách là một điểm đến thống nhất phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch.

Trên cơ sở Đề án, một Chương trình hành động với những lộ trình thực hiện cụ thể để từng bước đưa liên kết vào thực tiễn sẽ được các bên thực hiện. Nội dung của Chương trình hành động này cần tập trung đối với những lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm như: (i) Liên kết xây dựng sản phẩm và hệ thống tuyến điểm du lịch vùng, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng duyên hải miền Trung và của từng địa phương; (ii) Liên kết trong nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch vùng duyên hải miền Trung với tư cách là một “Điểm đến” du lịch quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên; (iii) Liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, theo đó Đà Nẵng

90

sẽ hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về chương trình đào tạo và giảng viên; (iv) Liên kết trong hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch tại các địa phương trong vùng; (v) Liên kết hoạt động lữ hành; (vi) Liên kết trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý du lịch.

- Xây dựng một số dự án tiền khả thi về nâng cấp hạ tầng du lịch tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn Đà Nẵng và các địa phương vùng duyên hải miền Trung mà các bên cùng quan tâm, trình Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch hỗ trợ như một phần thực hiện chiến lược phát triển các vùng du lịch Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng như chiến lược hợp tác phát triển giữa du lịch Việt Nam với các quốc gia thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.2. Nguyễn Văn Huân. 2007. Nghiên cứu lý luận về liên kết vùng. Hà Nội.3. Phạm Trung Lương. 2011. “Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch hấp dẫn”. Kỷ yếu

Hội thảo Các ý tưởng xây dựng thành phố Đà Nẵng ngang tầm các thành phố phát triển của khu vực ASEAN và châu Á. Đà Nẵng, ngày 18.02.2011.

4. Phạm Trung Lương. 2015. “Một số vấn đề cần quan tâm trong liên kết phát triển vùng du lịch”. Kỷ yếu Hội thảo Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ. Thành phố Vinh, ngày 17.9.2015.

5. Trương Bá Thanh. 2014. “Liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên - Từ lý luận đến thực tiễn”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Số 3 (32).

6. Hass and Richard Capella. 2006. “Intergration and Regional Linkage”. Papers of Harvard University.

91

1. Necessity of linkage in tourism development

Regional linkage in general and regional linkage in tourism area in particular has been identified in various resolutions, instructions of central government from the 8th national Party Congress until now. Based on the guideline of the Party, Politics Bureau had the resolutions, conclusions on regional development and government Prime Minister determined some models of organization, coordination for regional development and linkage to socio-economic regions and economic regions.

As a cross sectorial, regional, highly socialized economic sector, the tourism development not only attach in a territory but also beyond the administrative scope of one local area, nation, and region. This is the fact and witnessed by the status of low development of tourism in Vietnam before the innovation period, when, Vietnam has not yet been available the open policies for integration into the region and international context and affected by the embargo policy even, Vietnam is the destination of many potentials and strengths for tourism development.

The linkage of tourism development between various territories allows the mutual exploitation of relative advantages on tourism resource, the location of trade, technical infrastructure and other resources for tourism development. The tourism development linkage among local areas makes the higher competitiveness to relevant stakeholders to attract investment, tourists to general linkage areas as a role of a unified destination and territory of each object in linkage in particular. This is the important factor to develop tourism in market mechanism in which the factor of competitiveness becomes harder between businesses, local areas in region, regions in each nation and among nations. Thus, the linkage factor is important and an objective rule to general tourism development, tourism region development in particular among local areas with the particular strengths for mutual complementation or with the value of tourism resources is distributed in general locations of local areas in region.

linKagE OF tOUriSm dEvElOpmEnt BEtWEEn da nang and lOCalitiES in thE CEntral COaStal rEgiOn

ASSOC.PhD. PHAM TRUNG LUONG*

* Vietnam Environment and Sustainable Development Institute (VESDI).

92

To guarantee the sustainable linkage and put into reality, it needs to focus on the core issues as followings:

(i) Having the voluntary agreement among linkage objects based on vision of the benefits when implementing the linkage. When considering the benefits, it requires the equality among objects, and harmoniously cooperation the immediate and long term benefits. This is a very hard issue in current status of Vietnam, when the vision of benefit is mainly in term of working duration and short period. This is also one of the reasons that make the model of general economic development linkage and tourism development in particular in Vietnam is not yet put into real world and lacks of sustainability.

(ii) Building a proper linkage model with the specific objective and condition for relevant objects. This model may be the linkage based on legally involuntary commitment among objects, or legally voluntary commitments to specific contents of linkage. In each model of linkage, it clearly identifies the determined object to the approach of implementing the linkage content and statement in case of conflict of benefits among stakeholder in the process of implementing linkage.

(iii) Clearly identifying the specific function based on typical advantage of each object in the space of development linkage to general tourism. This is the basis to properly distribute in the overall development to linkage point, to effectively exploit the typical strength of each object to make the best resource for general development strategy in area, to limit the coincidence of function in development before linkage. To implement this requirement, it is necessary to have the approach with the specific linkage content based on master plan of tourism development in linkage territory

(iv) Issuing the clear procedure to implement the linkage with the support of high level management and professional objects on territory to the issues of which the capacities of relevant stakeholders in linkage are still limited, especially, to the development of tourism infrastructure, resiliency to climate change, to build the brand and promote the general tourism destination.

2. Tourism development in Da Nang with linkage requirement

As a geographical location of middle point in whole country, as the gateway to airway, seaway of Vietnam in central region, as the last point of East West Economic corridor to link with countries in the region from Myanmar to Vietnam, Da Nang has a strategic role in socio-economic development in whole country and one of the destination gates of tourism in Vietnam, to linkage tourism in central region in particular, tourism in Vietnam with regional and international countries

Da Nang is the urban city with the largest population scope in central coastal region, as the large center of economy, trade, science, technique of whole country with the quite comprehensive infrastructure and the system of technique infrastructure. Thus, master plan of Vietnam tourism development in period of 1995 - 2010 and the strategy and master plan of Vietnam tourism development until 2020, vision toward 2030 identified Da Nang as the center of central northern tourism region (master plan in period of 1995 - 2010) and southern coastal region (master plan until 2020). There are still debates on

93

the role of Da Nang as the tourism center of central coastal region, on the other hand, Da Nang is as the international gate way and the market of passenger distribution of central coastal region and one of the largest tourism centers. From the point of view of the activity of regional tourism development, Da Nang is identified as the last point, and the important destination in EWEC tourism route, the center to tourism connection in central region in Vietnam with other tourism centers of EWEC tourism axis.

With above especially important role of Da Nang in the development of national and regional tourism development, it is based on the strength of geographical location and quite comprehensive development of transport, society, technique infrastructure one of the largest urban city in Vietnam in particular and Southeast Asia in general. To promote this strength, over last few years, Da Nang is always the leading local area in tourism development in central southern coastal region and tourism as one of the economic sectors with important contribution to socio - economic development in Da Nang. In 2015, Da Nang welcomed more than 4.6 million tourists, 1.25 of which were million international tourists, income from tourism was more than 12,700 billion VND, accounting for 3.8% of income from tourism in whole country and actively contributed to socio-economic development in local area.

However, over the times, this important strength in Da Nang in tourism development will be declined with the development of urban system, the development of transport system of whole central southern coastal region. Some international airports in this area include Cam Ranh, Chu Lai on progress of construction and put into operation. This will make the strength of Da Nang as a role of gateway of international airway of this region not being available any more. Besides, Can May port with the important function as the tourism port also make the autonomous strength of Da Nang declining on tourism port in this region. This is also the issue considered by Da Nang in the strategy of tourism development in city.

An easy-to-know issue is that the comparative advantage of potentials of tourism resource in Da Nang is limited against many local areas in central southern region, especially, Quang Nam, Khanh Hoa and Binh Thuan. The values of tourism resources of Da Nang are mainly in Ba Na - Nui Chua preservation area, Son Tra Peninsular and coastal line of Da Nang - Hoi An. This limits the attraction of tourism destinations in Da Nang, even, over the last few years, the city has had the recognized investment to develop some entertainment tourism area such as Helio Center complex, games at Asia Park, French village resort, hotel complex in Ba Na Hills, holding Clipper race 2015 - 2016, Intercontinental resort in Son Tra Peninsular, and focused on river way tourism development.

With those above objective facts, the linkage in tourism development has been posing the urgent issue for Da Nang, firstly, to effectively exploit the potentials of tourism resource in neighborhood region of which they are not available or not outstanding in Da Nang. This not only make new tourism destinations, products for tourism in Da Nang to improve the competitiveness capacity to attract tourists, to guarantee the center role of Da Nang in the strategy of tourism development in central southern region and tourism

94

in Vietnam, and will importantly contribute to the socio-economic development of the city, to deserve with the role of core economic sector of livable city in central region.

The linkage between Da Nang and other local areas, firstly, local areas in central coastal region and central highlands, will play an important role in making an unified tourism destination, improve the status and image of tourism in Da Nang and other local areas, through which, it has the directions for tourism development in Vietnam in general and central coastal region and central highlands in particular.

As the center of economy, trade, science, technique in central region, Da Nang is a local area with the potentials of investment, research and training. This is also the limitation of local areas in central region in general and central highland in particular at this point of time, thus, the linkage between Da Nang with neighborhood local areas will allow the local areas receive the support of the development of tourism, technique infrastructure, tourism products, to trading tourism human resource and preserve for historical, cultural values in the region. On the other hand, Da Nang will also promote its strengths in tourism development, especially, the capacity of investment, training and through which it benefits from the tourism development of the city.

The tourism linkage between Da Nang - tourism center of central coastal region and neighborhood local areas will make the opportunities to expand the tourism space for demand of entertainment and weekend relaxation of Da Nang people and people in the region, and further for people in Ho Chi Minh City and Ha Noi who have the very large demand at the moment. With the strength of handicraft villages and agriculture of neighborhood local areas, Da Nang needs to focus on the linkage toward the weekend activities, entertainment along with the village values and agriculture, fishery of lagoon region with the strongly cultural feature, including food culture of central coastal region.

Thus, it may see the tourism linkage between Da Nang with neighborhood local areas as the especially objective requirement when comparative advantages of the city will slowly disappear with the development of urban, society system, especially, transport infrastructure in the country. This linkage will bring many benefits to tourism in Da Nang and neighborhood local areas, proper with the strategy of tourism development of tourism region and importantly contribute to the tourism development in Da Nang and local areas in central coastal region and the tourism development in Vietnam in general.

3. The status and issues to the linkage for tourism development between Da Nang and localities in central coastal region

Until now, there are some cooperations of tourism linkages between Da Nang and local areas in the region, in which, notably, the linkage of development of “central heritage Road”. However, this cooperation is only at the principle and not yet promoted in fact. Thus, the comparative advantages of Da Nang and local areas in the region have not yet promoted through the linkage to improve the competitiveness capacity and development of tourism in Da Nang and the tourism development in whole region in general.

The reasons for above status may include:

95

(i) The awareness of government, directly, Department of Tourism in Da Nang and local areas on the meanings and importance of the cooperation of important linkage between Da Nang and other local areas is still limited. Especially, the awareness, through of Da Nang on the role of tourism center in central region including central highlands, accordingly, given interest into the tourism development in city, the city needs to actively share the responsibility and implement the function of tourism “gate way” of whole central region - central highlands in general and central coastal region in particular;

(ii) There are not yet the active communications, exchanges between Da nang and local areas on the specific requirements and contents of tourism development linkage among local areas based on the ideas of benefitting for relevant stakeholders and contribution to promote the tourism linkage in tourism region;

(iii) The “catalyst” role of Ministry of Culture, Sport and Tourism, directly, Vietnam National Administration of Tourism in promoting the regional linkage through some specific support projects to develop tourism in central region in general and central southern region in particular, central highlands, as the main role of Da Nang in particular is still limited, or even, not presented as expected.

From above reasons, it may show the establishment and improvement of cooperation of tourism linkage between Da Nang and local areas in central coastal region as some following contents. Issues need to be interested in coming times, including:

- To hold some forums to exchange, agree on the awareness of the necessity of the linkage in sustainable tourism development between Da Nang and local areas in central coastal region. As a role of tourism center in central region - central highlands, Da Nang needs to actively hold these activities.

- Based on the agreement on the awareness, ideas and the principles of linkage cooperation, relevant stakeholders will together design the project on linkage, cooperation of tourism in central coastal region as a role of the unified, proper destination with master plan of Vietnam tourism development until 2020, vision toward 2030 with the support of Ministry of Culture, Sport and Tours, directly, Vietnam National Administration of Tourism.

Based on above project, an action plan with the specific procedure of implementation is to gradually put the linkage into real world, implemented by the relevant stakeholders. The content of this action plan needs to focus on the sectors which are interested by relevant stakeholders, such as: (i) the linkage of development of product and the system on regional tourism point route, especially, to focus on the typical tourism provinces of central coastal region and each local areas, (ii) the linkage in market research and tourism communication promotion in central coastal region as a role of one important tourism destination in central - central highlands region; (iii) the linkage in training for the development of human resource in tourism, accordingly, Da Nang will support local areas, especially, local areas in central southern region and central highlands and the programs of training and lecturers; (iv) the linkage in activities of investment promotion, encouragement of potential investor to seek for, invest into the development of technique

96

infrastructure and tourism products in local areas in the region; (v) the linkage in travel activity; (iv) the linkage in sharing information, experience on tourism management.

- To design some pre-feasibility projects on improving the tourism infrastructure to make the linkage on the space between important tourism points in Da Nang city and local areas in central coastal region interested into, to submit to Vietnam National Administration of Tourism and Ministry of Culture, Sport and Tourism, to put into the support plan as a part of implementing the development strategy of tourism regions of central northern region, southern coastal region, central highlands region and the strategy of development cooperation between tourism in Vietnam and nations in EWEC.

97

1. Thành tựu trong phát triển công nghiệp tại Đà Nẵng

1.1. Khái quát về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1997 - 2015

Ngày 01.01.1997, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay, Đà Nẵng đã năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, tập trung khai thác tiềm năng nội ngoại lực, xây dựng và phát triển để trở thành thành phố trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Giai đoạn 1997 - 2010, kinh tế - xã hội thành phố phát triển đột phá, xác lập được vị thế của Đà Nẵng trên cả nước, khu vực và quốc tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá so sánh năm 1994) tăng bình quân 11,4%/năm, trong đó: dịch vụ tăng 9,3%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%/năm; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng định hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, đồng thời định hướng để chuyển dịch sang hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” từ sau năm 2010; thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2010 đạt 33,2 triệu đồng/người, gấp 7 lần so với năm 1997 và gấp 1,7 lần so với bình quân cả nước (2010); tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 20,5%/năm.

Giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở những thành tựu của giai đoạn trước, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng, phát triển thành phố. GRDP (giá so sánh 2010) ước tăng bình quân 9,7%/năm; thu thập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt khoảng trên 56 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” với tỷ trọng dịch vụ, thuế nhập khẩu năm 2015 ước đạt 61,6%, công nghiệp - xây dựng 36% và nông nghiệp 2,4%.

Về sản xuất công nghiệp, đã xác định được một số ngành hàng và sản phẩm công nghiệp chủ lực như: thủy sản đông lạnh, dệt - may mặc, lốp ô tô, xi măng, da giày và tiếp

phát hUy vai trÒ đẦU tàU CỦa đà nẵngtrOng liÊn KẾt phát triển CÔng nghiỆp

vÙng Kinh tẾ trỌng điểm miÊn trUng

TS. DươNG ĐÌNH GIÁM* - ThS.NCS. ĐẶNG ĐÌNH ĐỨC**

* Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.** Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền Trung.

98

tục khuyến khích đầu tư, phát triển các sản phẩm có tiềm năng trở thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực mới như: thiết bị điện - điện tử, linh kiện điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô... Thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp được mở rộng trên 120 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 17,9%/năm trong giai đoạn 1997 - 2010 và tăng 15,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng, tập trung vào các mặt hàng như: thủy sản, dệt may, giày, đồ chơi trẻ em, hàng thủ công mỹ nghệ..., và chuyển dịch theo hướng tăng giá trị hàng công nghiệp chế biến, hàm lượng công nghệ cao (điện, điện tử).

Cơ sở hạ tầng đã có những đổi thay đáng kể. Nhiều công trình trọng điểm có kỹ thuật hiện đại và tầm cỡ đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, như: Hầm đường bộ Hải Vân - hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng; nhiều cây cầu hiện đại được xây dựng nối liền hai bờ sông Hàn; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và hệ thống đường vành đai, đường nội đô… được đầu tư xây dựng đã mang lại cho Đà Nẵng một diện mạo mới cũng như nền tảng để trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

1.2. Những ưu điểm nổi trội của Đà Nẵng trong phát triển công nghiệp

1.2.1. Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định với giá trị gia tăng cao, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng trưởng khá; từng bước phát triển công nghiệp hỗ trợ

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định và từng bước phát triển theo chiều sâu, giá trị sản xuất (GO) tăng khoảng 10,8%/năm, với giá trị gia tăng (VA) tăng khoảng 12,2% cho cả giai đoạn 2011 - 2015; trong đó VA của công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm trên 90% VA toàn ngành công nghiệp. Đây được coi là mức tăng ấn tượng (cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn thành phố) trong điều kiện nền kinh tế của thành phố còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng VA cao hơn tốc độ tăng trưởng GO trong giai đoạn này là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả sản xuất trong ngành đang được cải thiện. Chỉ số VA/GO toàn ngành công nghiệp đã tăng từ 26,1% năm 2010 lên 27,73% năm 2015.

Công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, luôn chiếm trên 95% giá trị GO toàn thành phố. Bên cạnh những sản phẩm chủ lực truyền thống, công nghiệp đã hình thành các sản phẩm mới, góp phần làm đa dạng các sản phẩm công nghiệp như: ô tô; linh kiện, thiết bị điện - điện tử; nước giải khát; sữa; thực phẩm chế biến để xuất khẩu; tàu thủy... Nhiều dự án mới có quy mô khá lớn đã đi vào hoạt động, góp phần tạo giá trị gia tăng cao, cải thiện tăng trưởng công nghiệp.

Tỷ trọng các ngành công nghiệp sạch, các ngành có sử dụng công nghệ cao, hiện đại, như sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí,… đang ngày càng gia tăng, đã góp phần nâng cao chỉ số VA/GO của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 01: Một số kết quả trong sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2015Tăng

trưởng 2011 - 2015 (%)

1 GDP toàn thành phố Tỷ đồng 36.631 49.416 6,17

99

2 Tỷ trọng công nghiệp trong GDP % 21,4 24,8 -3 GO công nghiệp Tỷ đồng 20.764 46.610 10,84 VA toàn ngành công nghiệp Tỷ đồng 8.139 12.617 12,25 Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp % 26,45 27,73 -

6 GO công nghiệp chế biến, chế tạo/GO toàn ngành % 96,2 95,5 -

7 VA công nghiệp chế biến, chế tạo/VA toàn ngành % 90,1 88,3 -

8 Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp Triệu USD 640 1.068 14,1

9 Xuất khẩu hàng công nghiệp/Tổng xuất khẩu % 82,91 83 -

Ghi chú: Giá so sánh

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm

Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá nhanh, với mức tăng cho giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,1%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn thành phố tăng nhanh từ 62,3% (năm 2005), lên 82,7% (năm 2010) và trên 83% vào năm 2015; trong đó có đóng góp rất lớn của nhóm các mặt hàng thiết bị điện, linh kiện điện tử - viễn thông và các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực khác, như hàng dệt may, săm lốp cao su…

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng cao về kỹ thuật - công nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp hạ tầng. Qua đó, góp phần nâng cao dần chỉ số VA/GO toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp hỗ trợ bước đầu phát triển với giá trị sản xuất chiếm hơn giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Với sự tham gia của khoảng 80 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước) đã hình thành một số sản phẩm có quy mô khá lớn, đáp ứng một phần nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của một số ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu.

1.2.2. Tập trung thu hút công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin

Đột phá về thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao đạt kết quả bước đầu, công nghiệp công nghệ thông tin phát triển đa dạng và đồng bộ, dần trở thành ngành công nghiệp quan trọng. Thành phố đã tập trung xây dựng hạ tầng, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào Khu công nghệ cao; ngoài ra, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng; rà soát, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại 06 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Đến nay, đã có khoảng 700 doanh nghiệp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học hoạt động trong lĩnh vực CNTT với các hoạt động chính là tích hợp giải pháp, sản xuất gia công phần mềm, dịch vụ và đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (CNTT).

Công nghiệp điện tử, phần cứng: Đến cuối năm 2015, trên địa bàn thành phố có trên

100

10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử - máy tính, chủ yếu sản xuất các loại linh kiện điện tử, phụ tùng… Tổng vốn đầu tư phát triển của ngành điện tử trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 1.230 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,9% tổng vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động, chiếm khoảng 14% tổng số lao động ngành công nghiệp. Tăng trưởng GO bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 50%/năm.

Công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử tuy là lĩnh vực còn mới, nhưng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng. Thành phố đã đầu tư xây dựng Trung tâm Vi mạch Đà Nẵng, xem đây như là nơi ươm tạo và phát triển nhân lực lĩnh vực vi mạch của thành phố. Trung tâm đã triển khai nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến, vi mạch giải mã video...

Công nghiệp công nghệ thông tin, phần mềm: Liên tục phát triển nhiều năm qua. Một số doanh nghiệp phần mềm lớn (F-soft Đà Nẵng, Axon Active, Global Cybersoft, Logigear, Magrabbit, DTT Đà Nẵng...) đang tập trung phát triển ứng dụng phần mềm ở các lĩnh vực có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế như: Giải pháp nền tảng Chính phủ điện tử (EgovPlaform), giải pháp về thành phố thông minh hơn, các phần mềm quản lý, phần mềm chuyên ngành, cơ sở dữ liệu chuyên ngành... Các doanh nghiệp (DN) phần mềm của thành phố cũng chủ động, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường bằng cách cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Bắc Mỹ... Kim ngạch xuất khẩu phần mềm luôn giữ được tăng trưởng qua các năm: năm 2011 đạt 13,8 triệu USD, năm 2015 đạt gần 50 triệu USD, tăng gần 50% so với năm 2014.

Bên cạnh đó, công nghiệp nội dung số, tuy là lĩnh vực phát triển sau, nhưng tiềm năng của thị trường này rất khả quan, đặc biệt là thị trường gia công dữ liệu số theo quy trình doanh nghiệp (BPO), kiểm thử (Testing) và thị trường trò chơi trực tuyến (Game online). Hiện lĩnh vực này đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.

1.2.3. Chuẩn bị tốt các tiền đề cho phát triển công nghiệp

Trong những năm vừa qua, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư các điều kiện tiền đề cho phát triển công nghiệp, thể hiện ở những nội dung sau:

a) Về tài chính

Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp của thành phố tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng đạt 4,29%/năm cho giai đoạn 2011 - 2015; năm 2015 đạt 6.413 tỷ đồng; đưa tổng vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thành phố lên 68.248 tỷ đồng (số liệu 2014).

Nhờ tổng vốn đầu tư cho công nghiệp tăng, trang bị vốn (dưới dạng tài sản cố định) cho lao động công nghiệp cũng tăng không ngừng, từ 293 triệu đồng (năm 2011) lên 369 triệu đồng (2014). Theo đó, năng suất lao động công nghiệp bình quân của thành phố đã tăng từ 91,5 triệu đồng (năm 2011) lên 126,5 triệu đồng (năm 2014). Năng suất lao động của ngành công nghiệp tăng bình quân 8,5%/năm và luôn cao hơn năng suất lao động chung của thành phố.

101

Bảng 2: Các điều kiện cho phát triển công nghiệp Đà Nẵng

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014Tăng

trưởng 2011 - 2014

1 Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp

Tỷ đồng 5.199 5.954 6.044 6.256 4,29

2 Số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp 8.111 8.747 9.521 10.028 5,45

3 Tổng lao động ngành công nghiệp Người 92.760 98.960 99.561 104.808 3,10

4 Tổng vốn SXKD của DN Tỷ đồng 42.658 53.392 60.164 68.248 12,47

5 Trang bị tài sản cố định/người

Triệu đồng 293 330 370 369 5,91

6Năng suất lao đọng bình quân toàn ngành công nghiệp

Triệu đồng 91,5 97,6 110,7 126,5 8,5

7 Năng suất lao động bình quân toàn thành phố

Triệu đồng 90,05 95,43 103,84 111,5 6,1

8Năng suất lao động bình quân ngành công nghiệp Việt Nam

Triệu đồng 98,7 119,9 129,3 139,8 9,1

Ghi chú: Chỉ tiêu 1 và 7 là tăng trưởng của giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố qua các năm

b) Về hạ tầng công nghiệp

Hạ tầng phát triển công nghiệp được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin.

Hiện tại, toàn thành phố có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.055,13 ha, trong đó, diện tích dành cho thuê là 766,38 ha, chiếm 72,6% tổng diện tích các KCN. Tỷ lệ lấp đầy của 06 KCN tính đến tháng 6.2015 đạt 85,9%, diện tích đất công nghiệp còn lại là 108 ha. Tổng số dự án thu hút vào các KCN tính đến tháng 6.2015 là 414 dự án, trong đó có 318 dự án trong nước với tổng vốn 14.731 tỷ đồng và 96 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 989 triệu USD.

Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trên đến nay đã cơ bản hoàn thiện với hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc… tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động trong các KCN.

Ngoài 06 KCN nêu trên, trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai các dự án khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, như:

- Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng: Đến nay, Khu CNC Đà Nẵng đã có 03 dự án, trong đó có 02 dự án FDI (100% vốn Nhật Bản) thuộc lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn

102

đầu tư 70 triệu USD đã đi vào hoạt động.

- Khu công viên phần mềm Đà Nẵng: Hoạt động từ năm 2009, được trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại, thu hút 80 doanh nghiệp, trong đó 30 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, nội dung số.

- Tòa nhà phần mềm FPT Đà Nẵng: Được khánh thành đưa vào sử dụng vào năm 2010. Tòa nhà là nơi làm việc của hơn 1.500 nhân viên với hoạt động sản xuất chính là gia công và sản xuất phần mềm xuất khẩu.

Ngoài ra, còn nhiều công trình khác, như: Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng có tổng diện tích là 341 ha; Khu công nghệ thông tin tập trung số 2 có tổng diện tích là 55,62 ha; Khu công viên phần mềm số 2 với diện tích 10 ha; Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng với diện tích gần 60 ha...

Các công trình này đã và đang tạo cơ hội thuận lợi cho thu hút các công ty công nghệ thông tin đa quốc gia lớn, nắm các công nghệ then chốt; phục vụ cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty trong nước; đồng thời, tạo đòn bẩy công nghệ và thúc đẩy sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp hỗ trợ.

c) Về doanh nghiệp và lao động

Nhờ các chủ trương đúng đắn của Nhà nước và thành phố, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập ở mọi lĩnh vực tăng không ngừng qua các năm. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, số lượng doanh nghiệp đã tăng trung bình 5,45%/năm trong giai đoạn 2011 - 2014, đạt con số kỷ lục là hơn 10.000 doanh nghiệp vào năm 2014. Tương ứng với đó là số lao động có việc làm thường xuyên trong lĩnh vực công nghiệp lên tới khoảng 105 nghìn người, chiếm 23% lực lượng lao động toàn thành phố.

Về lao động, quy mô của doanh nghiệp vẫn chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ (lao động dưới 200 người) chiếm 94,8%.

Về vốn, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Số lượng DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới trên 73%; số DN có quy mô vốn từ 10 đến dưới 200 tỷ đồng chiếm khoảng 23%, số DN có quy mô vốn từ 200 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 3,6%, chủ yếu là doanh nghiệp FDI và DN nhà nước thuộc trung ương.1

2. Vai trò của Đà Nẵng trong liên kết phát triển công nghiệp vung kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung (thành lập năm 2008) gồm 5 tỉnh/ thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, với diện tích tự nhiên là 27.881,7 km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước; dân số khoảng 6,42 triệu người, chiếm trên 7,0% dân số cả nước.

Vùng KTTĐ miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Campuchia, là cửa ngõ ra biển của tuyến Hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương.

103

Ngoài ra, cả 5 tỉnh/ thành phố vùng KTTĐ miền Trung đều có lợi thế lớn về kết cấu hạ tầng giao thông với cả 4 loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cả trong nước lẫn quốc tế. Những năm gần đây, hạ tầng giao thông của các tỉnh trong Vùng đã và đang được nâng cấp, hiện đại hóa, giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa Vùng với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và hai đầu đất nước.

2.1. Liên kết phát triển công nghiệp trong vùng KTTĐ miền Trung

2.1.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của Vùng

Vùng KTTĐ miền Trung được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2008. Vùng kinh tế này có 4 khu kinh tế hạt nhân là Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội, cùng 7 chuỗi đô thị lớn là: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn.

Sau 8 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vùng đạt 9,4%/năm, cao hơn mức tăng chung của cả nước (5,9%); cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ công nghiệp, xây dựng và công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của Vùng được cải thiện đáng kể. Thành phố Đà Nẵng là địa phương có năng lực cạnh tranh rất tốt, tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm tốt, 3 tỉnh còn lại thuộc nhóm khá. Tuy nhiên, sự phát triển của Vùng chưa tương xứng với tiềm năng.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Vung, giai đoạn 2006 - 2015

TT Chỉ tiêu 2006 2010Tăng

trưởng 2006 - 2010

2011 2015Tăng

trưởng 2011 - 2015

1

Quy mô kinh tế (tỷ đồng) 26.815 43.632 12,70 (%) 50.800 275.937 52,66 (%)

Nông, lâm, thủy sản 6.543 7.648 4,18 (%) 7.989 40.903 50,42 (%)Công nghiệp 9.653 18.103 16,24 (%) 22.550 107.924 47,91 (%)Dịch vụ 10.619 17.881 14,12 (%) 20.261 115.780 54,61 (%)Thuế nhập khẩu 11.329

2

Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00Nông, lâm, thủy sản 23,56 18,78 17,00 15,00Công nghiệp 36,18 42,39 46,41 39,11Dịch vụ 40,26 38,83 36,59 41,96Thuế nhập khẩu 4,11

3 GDP bình quân/người (triệu đồng) 8,71 21,04 26,78 42,98

Nguồn: Niên giám thống kê các địa phương trong Vùng

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2015 của các địa phương trong Vung

TT Chỉ tiêu Đơn vịThừa Thiên Huế

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Tổng số

1 Quy mô kinh tế tỷ đồng 41.972 63.327 56.797 58.586 55.255 275.937

104

Nông, lâm, thủy sản ,, 4.705 1.305 9.296 10.540 15.058 40.903

Công nghiệp ,, 13.429 20.596 24.509 33.413 15.977 107.924 Dịch vụ ,, 23.528 33.735 22.992 14.574 20.952 115.780 Thuế nhập khẩu ,, 311 7.691 - 59 3.268 11.3292 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100.0 100

Nông, lâm, thủy sản ,, 11,21 2,10 16,37 17,99 27,25 15,00

Công nghiệp ,, 32,00 32,50 43,15 57,03 28,92 39,11 Dịch vụ ,, 56,06 53,30 40,48 24,88 37,92 41,96 Thuế nhập khẩu ,, 0,74 12,10 - 0,10 5,92 4,11

3 GDP bình quân/người

triệu đồng 36,702 61,552 38,356 46,957 36,359 42,977

4 Dân số trung bình

triệu người 1,144 1,029 1,481 1,248 1,520 6,421

Nguồn: Niên giám thống kê các địa phương trong Vùng

2.1.2. Các kết quả liên kết phát triển công nghiệp

Trong những năm vừa qua, một liên kết vùng khá đặc trưng, bước đầu đã hình thành và mang lại hiệu quả, đó là liên kết giữa các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung (bao gồm cả các địa phương vùng KTTĐ miền Trung).

Duyên hải miền Trung là vùng mà các địa phương trong Vùng có xung đột mạnh nhất về thu hút đầu tư phát triển, do đều có tiềm năng thế mạnh gần như nhau. Tuy nhiên, các tỉnh thành trong Vùng bước đầu đã thống nhất liên kết, hợp tác để vừa kết hợp các thế mạnh của nhau thành thế mạnh chung của Vùng (liên kết trong phát triển du lịch), vừa phân công mỗi địa phương sẽ lựa chọn những thế mạnh nổi trội của mình để phát triển công nghiệp. Cụ thể như:

- Thừa Thiên Huế sẽ phát triển mạnh ngành dệt may, da giày;

- Đà Nẵng - trung tâm của Vùng sẽ phát triển các ngành công nghệ cao như: điện tử, tin học; cơ khí chính xác;

- Quảng Nam sẽ phát triển thành trung tâm cơ khí phục vụ cho công nghiệp ô tô xe máy;

- Quảng Ngãi là trung tâm lọc hóa dầu và cơ khí nặng;

- Bình Định phát triển công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu thủy sản; chế biến sâu quặng titan;

- Khánh Hòa tập trung phát triển ngành cơ khí đóng tàu;

- Ninh Thuận ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng hạt nhân;

- Bình Thuận phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và các ngành năng lượng như nhiệt điện, năng lượng gió…

105

Định hướng cơ cấu này nếu được thực hiện tốt, sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của cả Vùng. Sự phân công này đã bước đầu có được sự hợp tác giữa các bên, và quan trọng nhất là giảm hiện tượng cạnh tranh thu hút đầu tư.

2.2. Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong phát triển công nghiệp vùng KTTĐ miền Trung

Lý luận về phát triển cho thấy, vùng KTTĐ là một nhóm các tỉnh/ thành phố có những tiềm năng nổi trội, có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của một khu vực và cả nước phát triển với tốc độ cao và bền vững.

Mỗi địa phương thuộc vùng KTTĐ đều là các cực tăng trưởng, song trong số đó, có một địa phương là hạt nhân, là đầu tàu; có tác động lôi kéo và lan tỏa mạnh mẽ nhất.

Địa phương hạt nhân là địa phương có những ưu thế nổi trội nhất về các điều kiện phát triển (hạ tầng, nhân lực, dịch vụ hỗ trợ…), và thực tế đang là trung tâm, là đầu tàu phát triển kinh tế của Vùng. Chính địa phương này sẽ có tác động dẫn dắt các cực tăng trưởng khác của Vùng phát triển theo nhiều hướng khác nhau, nhưng theo cùng một mục tiêu chung; đồng thời, loại trừ trường hợp các vectơ tương tác ngược chiều, ảnh hưởng tới hiệu quả của từng lĩnh vực và hiệu quả chung của cả Vùng.

Với những luận giải như vậy, vùng KTTĐ miền Trung, cũng như các vùng KTTĐ khác, rất cần một đầu tàu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng. Đó chính là thành phố Đà Nẵng.

Trong lĩnh vực công nghiệp, vai trò đầu tàu phát triển của Đà Nẵng được thể hiện ở những nội dung chính sau:

2.2.1. Tiếp tục phát triển các lĩnh vực công nghệ cao

Điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là nhiệm vụ của các vùng kinh tế trong toàn quốc. Theo Chiến lược Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 879/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 6 năm 2014), để đảm bảo hiệu quả, công nghiệp vùng duyên hải miền Trung cần được phân bố và liên kết theo 2 vùng như sau:

a) Vùng công nghiệp lõi

Vùng công nghiệp lõi của vùng duyên hải miền Trung bao gồm 5 tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung. Các địa phương này sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh công nghiệp, theo hướng tập trung vào các ngành công nghiệp ưu tiên đã được lựa chọn phù hợp cho từng địa phương, để lôi kéo và tạo động lực thị trường cho các địa phương khác phát triển theo.

b) Vùng công nghiệp đệm

Bao gồm các địa phương còn lại trong vùng. Các địa phương này sẽ thu hút chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương thuộc vùng công nghiệp lõi, nhất là từ các ngành công nghiệp ưu tiên và các ngành sử dụng nhiều lao động như: may mặc, da giày, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí; phát triển CNHT, tạo sự liên kết với các ngành công nghiệp ưu tiên của vùng lõi.

106

Ngoài ra, các địa phương thuộc vùng công nghiệp đệm sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp gắn với tiềm năng nguyên liệu như: khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu và du lịch theo các quy hoạch chuyên ngành.

Với định hướng điều chỉnh cơ cấu công nghiệp như trên cùng những lợi thế đặc thù của mình, Đà Nẵng cần định hướng phát triển vào các lĩnh vực công nghệ cao sau:

- Nhóm ngành cơ khí: phương tiện vận tải thủy chuyên dụng; thiết bị điện, thiết bị năng lượng; sản xuất thiết bị y tế, cơ khí chính xác.

- Nhóm ngành hóa chất: sản xuất các linh kiện nhựa và cao su kỹ thuật; sản xuất dược phẩm, hóa dược.

- Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản: chế biến thủy sản tập trung công nghệ cao.

- Nhóm ngành điện tử và viễn thông: trước mắt tập trung vào công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp điện tử, lắp ráp máy tính, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông; thiết bị điện, điện lạnh, điện tử dân dụng và chuyên dụng; công nghiệp số và gia công phần mềm… tiến tới chế tạo các hệ thống chấp hành với phần mềm nhúng phục vụ điều khiển các quá trình tự động hóa trong các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu, khai khoáng, điều khiển giao thông…

Với việc phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên này, Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện để phát triển các lĩnh vực CNHT liên quan tại các địa phương trong Vùng.

2.2.2. Chủ động hình thành các cụm liên kết công nghiệp

Theo định hướng phát triển công nghiệp, tại vùng KTTĐ miền Trung sẽ hình thành 5 trung tâm công nghiệp lớn của vùng duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nguyên, gồm:

- Thừa Thiên Huế với các sản phẩm: sợi, dệt, nhuộm; hóa dược; thiết bị y tế, cơ khí chính xác; xi măng; chế biến sâu titan.

- Đà Nẵng với các sản phẩm: công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin; hóa dược; linh kiện nhựa và cao su kỹ thuật; cơ khí chính xác; chế biến thủy sản; công nghệ cao.

- Quảng Nam với các sản phẩm: cơ khí và phụ tùng ô tô; chế biến giấy; xi măng.

- Quảng Ngãi với các sản phẩm: lọc, hóa dầu; chất tẩy rửa; máy và thiết bị cơ khí nặng; phương tiện vận tải thủy.

- Bình Định với các sản phẩm: chế biến gỗ, giấy, thủy sản; hóa dược; thiết bị y tế, cơ khí chính xác; chế biến sâu titan.

Hiện tại, 3 trung tâm: Điện tử và công nghệ thông tin tại Đà Nẵng, Cơ khí ô tô tại Quảng Nam, Chế biến gỗ tại Bình Định đã cơ bản được định hình và phát triển. Đây chính là tiền đề cho việc hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành (cluster) để cung cấp linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm CNHT khác cho 3 trung tâm này để gia tăng giá trị của sản phẩm.

Trong tương lai, với định hướng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trên, Đà Nẵng cần chủ động phát triển để trở thành trung tâm của các cụm liên kết về các sản

107

phẩm cơ khí chính xác; hóa dược; nhựa, cao su kỹ thuật; chế biến thủy sản chất lượng cao; tạo mối liên kết cho phát triển CNHT của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

2.2.3. Làm tốt vai trò trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao

Đà Nẵng là một trong ba trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao lớn nhất của cả nước (sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay, Đà Nẵng có 01 đại học vùng là Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành viên (04 trường đại học và 02 trường cao đẳng), 04 trường đại học độc lập, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề.

Tổng số giáo viên đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật trên địa bàn là khoảng 2.000 người. Số sinh viên đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng là khoảng 76.000 sinh viên; số học sinh trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật là hơn 60.000 học sinh.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ có 70% lao động qua đào tạo, trong đó 21% lao động có trình độ đại học, cao đẳng; 16% trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.

Đây chính là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung cho đội ngũ khoa học kỹ thuật của thành phố và các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên; đồng thời góp phần đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn nhất tại miền Trung - Tây Nguyên.

Những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trường đại học của các nước: Đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.

Định hướng phát triển đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại học và viện nghiên cứu như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ Khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế Trung ương II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau đại học… nâng năng lực đào tạo cao đẳng và đại học của Đà Nẵng lên 100.000 sinh viên.

Với hệ thống đào tạo chất lượng cao, ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh cả về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo và chất lượng đào tạo, Đà Nẵng sẽ tiếp tục củng cố vị thế quan trọng của mình là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Như vậy, với những gì đã đạt được trong những năm qua, Đà Nẵng đã và sẽ tiếp tục làm tốt vai trò đầu tàu của mình trong phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời trở thành trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung và cả nước, để cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước năm 2020.

108

CHÚ THÍCH1 Số liệu thống kê 2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Công thương. 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.2. Đà Nẵng 40 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2015).http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/tin_tuc?p_pers_

id=42058&p_folder_id=39013&p_main_news_id=74498633&p_year_sel=3. Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng các năm.4. Sở Công thương Đà Nẵng. 2015. Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch điều chỉnh ngành

công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.5. UBND thành phố Đà Nẵng. 2015. Dự thảo Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh 5 năm 2016 - 2020 thành phố Đà Nẵng.

109

1. Performance in industrial development in Da Nang

1.1. Overview of socio - economic development performances in period of 1997 - 2015

On 01/01/1997, according to Resolution of the 10th Parliament Congress of the 9th term, Da Nang became the city directly belonging to central government. Since then, Da Nang has been dynamically, creatively moved beyond the difficulties, focused on exploiting the internal potentials, to develop as the center city of central region and whole country in economic, cultural, social, political sectors.

In period of 1997 - 2000, the city achieved breakthrough in socio - economic aspect, identified its role in whole country, region, and international context. Total gross domestic product (GDP) (1994 price) on average increased 11.4%/year, in which: the ratio of service, industry - construction increased 9.3%/year,15.3%/year, respectively, the economic, investment structure has transferred toward industry - service - agriculture after 2010; the average income per capita (current price) in 2010 was 33.2 million VND/person; as 7 times as against 1997 and as 1.7 times as against whole country on average (2010); total capital for investment in region increased 20.5%/year.

In period of 2011 - 2015, based on the performances of previous period, Da Nang continued to develop the city. GRDP (2010 price) is expected to increase 9.7%/year on average; the income per capital on average (current price) was above 56 million VND/person in 2015, as 1.5 times as against 2011. The economic structure transfers toward service - industry - agriculture direction, with the ratios of service, imported tax, industry - construction, agriculture sectors were 61.6%, 36%, 2.4%, respectively.

For industrial manufacture, it already identified some main sectors and industrial products, such as: frozen seafood, textile, car tire, cement, footwear and continued to encourage investment, the development of potential projects to be the new main ones,

lEading rOlE OF da nang City in indUStrialdEvElOpmEnt in CEntral KEy ECOnOmiC rEgiOn

OF viEtnam

PhD. DUONG DINH GIAM* - POST-GRADUATE. DANG DINH DUC**

* Vietnam Association of Economics and Science.** Counseling and Research Center for the Central region Development.

110

such as: electronics - electrical equipment, electronics - computer accessories, care assembly, etc…The export market of main industrial projects is expanded over 120 countries, territories with the increase of commodity export turnover - 17.9% on average in period of 1997 - 200 and 15.4% in period of 2011 - 2015. The commodity structure is more diversified, focuses on: seafood, textile, footwear, kid toy, handicrafts, etc.…and transfers toward increasing the value of processing industrial, high technology value products (electricity, electronics).

Infrastructure has changed significantly. Many main buildings have modern and scaled technique put into operation, that meet the socio - economic development requirement in new period, such as: Hai Van Road Tunnel - the longest tunnel in Southeast Asia, Da Nang international airport, many modern bridges connecting two sides of Han river; Da Nang national highway and the system of corridor road, internal road being invested to make a new image for Da Nang to become the leading economic city of whole central region and central highlands.

1.2. The outstanding features of Da Nang in industrial development

1.2.1. The value of industrialmanufacture is stably, highly growing; the industrial product for export is fairly growing, gradually developing support industry

Industrialmanufacture has been stably growing and gradually to be in depth direction, with gross output and value added increasing 10.8%/year and 12.2%/year in 2011 - 2015. This is impressive growth (higher than general growth rate of whole city) in context of difficult economic circumstance in city. The growth rate of value added is higher than gross output growth in this period as a positive signal for improved effectiveness in the sector. The ratio of value added/gross output in whole industry increased form 26.1% - 27.73% in period of 2010 - 2015.

Process ingindustry still plays the main role, always accounting for above 95% of gross output in whole city. Given the main traditional products, the industry established the new products that contribute to diversify the industrial products, such as: car, accessories, electronics - electrical equipment, drinking water, milk, processingfood for export, ship, etc... Many new, quite large scaleprojects already put into operation that contributes to make value added high, improve the industrial growth.

The ratio of clean industries, sectorsusing high, modern technology, such as: manufactures of accessories, electronics - electrical equipment, IT, mechanics are growing, that contribute to improve the ratio of value added/gross output of whole industry.

Table 1: Some results in industrial manufacture in Da Nang City

NO Criteria Unit 2011 2015Growth in period of

2011-2015 (%)1 GDP in whole city Billion VND 36.631 49.416 6.172 The ratio of industry in GDP % 21.4 24.8 -3 Industrial GO Billion VND 20.764 46.610 10.8

111

4 VA in whole industry Billion VND 8,139 12.617 12.2

5 The ratio of VA/GO of industrial sector % 26.45 27.73 -

6 GO of processing, manufacture industry of whole sector % 96.2 95.5 -

7 VA of processing, manufacture industry/VA of whole sector % 90.1 88.3 -

8 The export value of industrial products MillionUSD 640 1,068 14,1

9 To export industrial product/Total export % 82.91 83 -

Note: comparative price

Source: Statistical Yearbooks of the city over the years

The gross output of export industrial, handicraft products is quite quickly growing, with the growth rate of 14.1%/year in period of 2011 - 2015. The ratio of gross output of export industrial, handicraft products in total turnover of export commodity in whole city increased from 62.3% - 82.7% - above 83% in 2005, 2010, 2015; in which, the contributions from electrical equipment, electronics - telecommunication accessories, other main export products such as textile, rubber inner tube are very large.

The internal structure of industry has continually, actively transferred toward the increasing ratio of clean, high ratio of technique - technology industry, manufacture of value added consumption products and infrastructure industries. Through which, it contributes to improve the value added/gross output ratio for whole industry.

The support industry initially develops with the gross output of more than total industrial sectors. With the participation of nearly 80 enterprises (including FDI and domestic enterprises), the city has established some quite large scale products, that meet a part of support industrial projects of some domestic and export manufacture sectors.

1.2.2. To focus on attraction high tech and IT industry

Outstanding attraction of investment in high tech industry initially has some performances, IT industry diversifies and comprehensively develops, gradually becomes the important industry. The city has focused on infrastructure construction, issued the favorable investment policies in high tech zone, besides, continually improved infrastructure, monitored, and improved the effective usage of land in 06 indusial zones (IZ) in operation. Until now, there are by 700 enterprises, organizations, research institutes, schools in IT sector with main activities of integrating approaches, manufacturing, processing software, service and training human resource for IT

The electronics, hardware industry: By the end of 2015, in city, there are 10 business operations in electronics - computer sector that mainly manufactures electronics accessories, spare parts. Total investment capital for development of electronics sector in period of 2011 - 2015 was 1,230 billion VND, accounting for 3.9% of total investment in whole industrial sector, to address employment for more than 15,000 workers, accounting

112

for 14% of total labor in industry. The gross output in period of 2011 - 2015 on average was above 50%/year.

Industry of electronics chip manufacture is still new, but promising to be very potential. The city has invested into construction of Da Nang Circuit Center, as a place of cultivation and development of human resource in circuit sector of city. The center already researched the high tech products such as equipment for TV signal decipher, equipment of radio wave identification, circuit of video decipher, etc…

IT, software industry: has been continuouslydeveloped over last years. Some large software corporations (F-soft Da Nang, Axon Active, Global Cybersoft, Logigear, Magrabbit, Da Nang DTT, etc…) are focusing on developing the software application in competitive sector in domestic and international markets, such as: EgovPlaform, approach on smart city, management softwares, professional softwares, sectorial database, etc…Software enterprises of the city actively seek for, expand markets by providing software processing service for overseas markets, such as: Japan, Northern America, etc.. The turnover of export on software has been growing over the years, 13.8 million USD, 50 million USD in 2011, 2015 respectively, that increased at 50% in period of 2014 - 2015.

Moreover, the digit industry is newly developed, but with the very positive potentials of this market, especially, the market of processing digital database in accordance with business process outsourcing (BPO), testing and game online. Currently, this sector receives many orders from overseasmarkets such as Japan, Korea.

1.2.3. Good preparedness of pre - conditions for industrial development

Over last years, Da Nang has actively invested into pre - conditions to develop industry, as presented as followings:

a) For finance

Total investment capital of industrial development in city has continued to develop over last years, the growth rate of 4.29%/year in period of 201 - 2015, 6,413 billion VND in 2015; to bring total capital for manufacture of enterprises in city to 68,248 billion VND (database in 2014).

Thanks to the growing total investmentcapital for industry, the capital for industrial labors (under fixed asset form) continuallyincreased from 293 million VND to 369 million VND in period of 2011 - 2014. Accordingly, labor productivity of industry on average in the city increased from 91.5 million VND to 126.5 billion VND in period of 2011 - 2014. The labor productivity in industrial sector on average increases 8.5%/year and is always higher than general labor productivity in city.

Table 2: Conditions for industrial development in Da Nang

NO Criteria Unit 2011 2012 2013 2014Growth in 2011-

2014

1 Total investment capital for industry

Billion VND 5,199 5,954 6,044 6,256 4.29

113

2 Number of businesses Business 8,111 8,747 9,521 10,028 5.453 Total labor of industry Person 92,760 98,960 99,561 104,808 3.10

4Total of capital for manufacture of business

Billion VND 42,658 53,392 60,164 68,248 12.47

5 The equipped fix assets/person

Million VND 293 330 370 369 5.91

6Labor productivity in whole industry on average

Million VND 91.5 97.6 110.7 126.5 8.5

7 Labor productivity in whole city on average

Million VND 90.05 95.43 103.84 111.5 6.1

8Labor productivity in industry in Vietnam on average

Million VND 98.7 119.9 129.3 139.8 9.1

Note: The no. 1 and 7 criteria are growth in period of 2011 - 2015

Source: Statistical Yearbooks of the city over the years

b) For industrial infrastructure

It is interested into investment of infrastructure for industrial development, especially, infrastructure of IZ, high tech areas, IT IZ. Currently, there are six IZs with total areas of 1,055.13 ha in city, in which, the rental area is 766.38 ha, accounting for 72.6% of total areas in IZs. The fill up ratio of these IZ by June/2015 was 85.9%; the rest area of agricultural land is 108 ha. Total amount of projects attracted into these IZs by June/2015 were 414 projects, in which, 318 domestics projects with total capital of 14,731 billion VND and 96 overseas projects with total capital of 989 million USD. Infrastructure in IZs until now has been basically completed with the quite comprehensive system of transport, water supply, drainage, wastewater treatment, light, communication that meet the requirement of activities in IZs. Given 06 above IZs, the city has been implementing the centered high tech, IT areas, as:

- Da Nang high tech area: currently, this high tech area has three projects, 02 of them are FDI (100 % of Japan) under high techsector with total capital of 70 million USD under operation

- Da Nang Software Area: operated since 2009, being equipped the system of modern IT, telecommunications infrastructure sector that attracts 80 enterprises, 30 of them are 100% of foreign capital investment; the business activities are mainly in software, digital export sector

- Da Nang FPT software building: was inaugurated into operation in 2010.This is the working place of more than 1,500 staff mainly operating in processing and manufacture of export software.

Besides, there are many other buildings such as: Da Nang centers IT areas with total area of 341 ha; no. 2 IT area with total area of 55.62 ha; no.2 software park with total

114

area of 10 ha; Da Nang FPT technology urban areas with the area of 60 ha, etc… These buildings have been making advantageous conditions to attract the large multi-national IT enterprises, to grasp the core technologies; to serve for the technology development and transfer processes for domestic companies; at the same time, as a leverage of technology and improve the strength of support industries.

c) For businesses and labor

Thanks to right guideline of the state and city government, the number of newly established businesses in every sector has been continuously growing. For industrial sector, the number of business increased 5.45% in period of 2011 - 2014 on average, at the record number of more than 10,000 businesses in 2014. Accordingly, the number of labors with frequent employment in industrial sector increased up 105 thousand people, accounting for 23% of labor force in the city. For labor, the scale of business is many small and super small one (below 200 labors), accounting for 94.8%. In term of capital, most of businesse are small and super small one, The number of business with the capital below 10 billion VND accounts for above 73%; the number of businesses with the capital in a range of 10 - 200 billion VND accounts for 23%, the number of business with capital of more than 200 billion VND accounts for 3.6%, mainly FDI and state owned buisneseess.1

2. The role of Da Nang in linking industrial development in Key economic Vietnam central region

The Central key economic region of Vietnam (established in 2008) includes five provinces/cities: Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, with the natural area of 27,881.7 km2, accounting for 8.45% of whole country, population of 6.42 million people, accounting for 7.0% of total population in the country.

This region is located in the middle point of the country with strategic implication on economic exchange between the north- south and east - west, with close relationship with central highlands, Laos, Cambodia, as the gateway to the sea of East - West Economic Route to connect with international marines through the East Sea and Asia Pacific region.

Besides, all five provinces/cities in this region have the large advantages in connection of transport infrastructure with four types: road, railway, and river way, airway in domestic and internal context. Recently, the transport infrastructure of provinces in the region has been upgrading, modernizing, that helps to improve the exchangebetween region and local areas in central coastal region, central highlands and two beginning points of the country.

2.1. Linkage for industrial development in Central Key Economic Region of Vietnam

2.1.1. Overview of industrial development status in the region

The central key economic region of Vietnam approved by Prime Minister was established in 2008. This region has four main economic areas, namely, Chan May - Lang Co, Chu Lai, Dung Quat and Nhon Hoi, and 7 large urban series, namely: Hue, Da Nang, Hoi An, Tam Ky, Van Tuong, Quang Ngai and Quy Nhon.

115

After eight years of establishment, the average growth ratio of GDP in the region is at 9.4%/year, higher than the general ratio of country (5.9%); the economic structure in this region strongly transfers toward industrial service - construction and industry. The competitiveness capacity in this region is significantly improved. Da Nang city is a local area with the very good competitiveness capacity, Quang Nam province under the good group, and the rest three provincesunder fairy good group. However, the development of the region is not interactive with its potentials.

Table 3: Some economic indicators in the region, period of 2006 - 2015

No Criteria 2006 2010Growth in period of 2006-2010

2011 2015Growth in period of 2011-2015

1

Economics scale (billion VND) 26,815 43,632 12.70 (%) 50,800 275,937 52.66 (%)

Agriculture,forestry, fishery

6,543 7,648 4.18 (%) 7,989 40,903 50. 42 (%)

Industry 9,653 18,103 16.24 (%) 22,550 107,924 47. 91 (%)Service 10,619 17,881 14.12 (%) 20,261 115,780 54. 61 (%)Import Tax 11,329

2

Economic Struc-ture (%) 100.00 100.00 100.00 100.00

Agriculture, for-estry, fishery 23.56 18.78 17.00 15.00

Industry 36.18 42.39 46.41 39.11Service 40.26 38.83 36.59 41.96Import Tax 4.11

3GDP on average/person (million VND)

8.71 21.04 26.78 42.98

Source: Statistical Yearbook of local areas in region

Table 4. Some economic criteria in 2015 of local areas in the region

No Criteria UnitThua Thien Hue

Da Nang

Quang Nam

Quang Ngai

Binh Dinh Total

1E c o n o m i c s scale (billion VND)

Billion VND 41,972 63,327 56,797 58,586 55,255 275,937

Agriculture, forestry, fishery

,, 4,705 1,305 9,296 10,540 15.058 40,903

Industry ,, 13,429 20,596 24,509 33,413 15.977 107,924 Service ,, 23,528 33,735 22,992 14,574 20.952 115,780 Import Tax ,, 311 7,691 - 59 3,268 11,329

116

2Economic Structure (%)

% 100 100 100 100 100.0 100

Agriculture, forestry, fishery

,, 11.21 2.10 16.37 17.99 27.25 15.00

Industry ,, 32.00 32.50 43.15 57.03 28.92 39.11 Service ,, 56.06 53.30 40.48 24.88 37.92 41.96 Import Tax ,, 0.74 12.10 - 0.10 5.92 4.11

3 GDP on av-erage/person

Million VND 36,702 61,552 38,356 46,957 36,359 42,977

4 Average population

Million people 1,144 1,029 1,481 1,248 1,520 6,421

Source: Statistical Yearbook of local areas in region

2.1.2. The results of linkage for industrial development

Over last years, a typical regional linkage has initially established and brought the effectiveness that is the linkage among local areas in central coastal region (including local areas in Key economic Vietnam central region). Central coastal region is a region where the local areas have the strongest conflict in investment for development, due to their similar strengths, potentials. However, the provinces, cities in the region have initially agreed on the linkage, cooperation to coordinate the strength of each area to become the general one in the region (linkage in tourism development), to distribute for each local areas to select its outstanding strength to develop industry. In particular:

- Thua Thien Hue will strongly develop textiles, footwear;

- Da Nang - center of the region will develop the high tech sectors such as: electronics, computers, and accurate mechanics;

- Quang Nam will become the mechanics center for car, motorbike industry

- Quang Ngai is the petroleum filter and heavy mechanism center;

- Binh Dinh develops the industry of wood processing and seafood export, titan processing industry

- Khanh Hoa focuses on developing ship mechanics development;

- Ninh Thuan gives priority in developing clean industry; using source of clean power; nuclear power

- Binh Thuan develops the industries of processing forestry, fishery, agricultural products and power sectors such as thermoelectricity, wind, etc…

If this structure direction is well implemented, will make the sustainable development in whole region. This distribution has initially had the cooperation between relevant stakeholders, most importantly, the reduction of competitiveness in investment attraction.

117

2.2. Promoting the leading role of Da Nang

The argument on development shows that the central key economic region of Vietnam is a group of provinces/cities with the outstanding potentials, capacity of making breakthroughs, as a driven force of socio - economic development of one region and whole country for development with high and sustainable growth rate. Each local area in this region is a growth point, among those, there is one centered local area as a leading position with the impact to attract and spread at the strongest level. The centered local area is a local area with the most outstanding priorities on development conditions (infrastructure, human resource, support service, etc...), in fact, being a center, a leading place of economic in the region. This local area will lead other development points in the region to develop in various directions, but with the same general objective, at the same time, to remove the vectors of converse interaction, affect to effectiveness to each sector in particular and whole region in general. With such arguments, this region, and other key regions, is very much in need of leading socio - economic development in whole region. This is Da Nang City.

In industrial sector, the leading role of development in Da Nang is presented in following contents:

2.2.1. To continuously develop high tech sectors

The adjustment of industrial structure per territory is the duty of economic regions in whole country. According to Vietnam Industrial Development Strategy until 2025, vision toward 2035 (approved by Government Prime Minister at Decision no. 879/QĐ-TTg, dated on June 9th 2014), to guarantee the effectiveness, industry in central coastal region needs to be distributed and linked in accordance with two following regions:

a) Core industrial region

Core industrialregion of central coastal region includes five provinces of Key economic Vietnam central region. These local areas will strongly and quickly develop industrial sector, toward focusing into prioritized industrial sectors properly selected for each local area, to attract and make a market force for other local areas to develop accordingly.

b) Buffering region

This region includes the rest local areas in the region. These local areas will attract the transformation of industries from local areas under core industrial region, especially, from priority industrial sectors and the ones using many labors such as: textiles, footwear, electronics assembly, mechanic processing, and the development of support industry, to make the linkage with the prioritized industries in the core region.

Besides, the local area in this region will strongly promote the development of industrial sectors along with the material potentials such as: to exploit and process minerals, processing forestry, agricultural, fishery products, construction materials, handicraft for export and tourism under sectorial plans.

With the direction of adjustment such above industrial structure and the typical advantages, Da Nang needs to direct the development into high tech sectors as followings:

118

- Group of mechanics sectors: the means of professional ship transport, electricity, power equipment, manufacture of heath equipment, accurate mechanics equipment.

- Group of chemical sectors: to manufacture the plastic and technical rubber accessories; pharmaceutical product, product of pharmaceutical chemistry.

- Group of processing agriculture, fishery, and forestry: to process the centered fishery with high tech.

- Group of electronics and telecommunications sector: firstly, to focus on support industry for electronics, computer assembly, IT and telecommunications equipment, electrical, refrigerating, civil and professional electronics; digital and software processing industry, etc… toward manufacture of execution system with soak software to monitor the automatic process in industries of processing, oil filter, mine ores, transport monitor, etc..

With the strong developmenton these prioritized industrial sectors, Da Nang will make conditions for the development or relevant support industrial sectors in local areas in the region.

2.2.2. To actively establish the industriallinkage clusters

In accordance with the direction of industrial development, Key economic Vietnam central region will establish five large industrial centers of centralcoastalregionand central highlands, including.

- Thua Thien Hue with the products of fiber, textile, dying, pharmaceutical chemistry; health, accurate mechanics equipment, cement, titan processing.

- Da Nang with theprocess of electronics and IT technology; pharmaceutical chemistry; plastics and technicalrubber accessories, accurate mechanics, fishery processing, hightech.

- Quang Nam with the products of mechanics, car accessories, paper processing; cement.

- Quang Ngai with the products of oil filter, cleanse chemicals, heavy mechanics equipment and machine, sea transport means.

- Binh Dinh with the products of wood, paper, fishery processing; pharmaceutical chemistry; health, accurate mechanics equipment; titan processing.

Currently, there are three centers of electronics and IT (in Da Nang); car assembly (in Quang Nam); wood processing (in Binh Dinh) that are basically formed and developed. This is the pre-conditions for the establishment development of sectorial cluster to provide other accessories, products in support industry for these three centers to increase the value of the products.

In future, with the development direction of such above high tech sectors, Da Nang needs to actively develop to become the center of linkage clusters on the products of accurate mechanics, pharmaceutical chemistry, plastic, technical rubber, fishery processing with high quality, to make linkage for support industry development for central region and central highlands.

119

2.2.3. To well perform the role of the center of training, science research and supply high quality technical services

Da Nang is one of three largest centers on high quality training and science research in whole country (behind Ha Noi and Ho Chi Minh City). Currently, there are one regional university - Da Nang University with 06 members (04 universities and 02 colleges), 04 independent universities; 13 colleges, 09 vocational secondary schools, 17 vocational centers and 33 other vocational facilities. Total number of lectures in universities, colleges, vocational, technical secondary in the region is 2,000 people. Number of students in universities, colleges is 76,000 students; the number of professional, technical secondary students is more than 60,000 students. According to the plan of human resource of the city until 2020, Da Nang will have 70% of trained labor, in which, 21% of which are university, college level, 16% of which are vocational school, 33% for technical secondary schools. This is the plentiful source of human source for technical science of the city and local areas in central region - central highlands, and contributes to make Da Nang become the largest center of training, science research in central region - central highlands.

Recently, Da Nang University cooperated and signed MOU with many universities in various counties: Queensland University (Australia), Ryukoku (Japan), Zealand, Han (Netherlands), Grenoble (France), etc… in training human resource and science research. The development direction until 2020, Da Nang will build some universities and research institutes such as: International University, IT and Telecommunications University, Health University (from Health Faculty as currently), University of Health Technique (from II Central Health Technique College), Open University, Post Graduate Training Institute, etc… to improve capacity for colleges and university of Da Nang to 10,000 students. The system of high quality education is complementary, completing in terms of fields, trainings sector and training quality, Da Nang will continually improve its important role as a center of training, science research and high quality technical service supply for central region and central highlands.

Thus, with the performances over last years, Da Nang will continuously and well perform its leading role in industrial development in particular and socio - economic development in central region and central highlands in general, at the same time, to become the large economic center of central region and whole country, to basically to become the industrial city toward modern way before 2020.

120

121

1. Đặt vấn đề

Tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) được hình thành như sáng kiến nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Kể từ khi thông tuyến vào tháng 12.2006, tuyến hành lang này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các nước trong vùng. Đà Nẵng là địa phương cuối của tuyến EWEC này. Với vị trí thuận lợi Đà Nẵng kỳ vọng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sự phát triển của EWEC, nhưng thực tế sau 10 năm thông tuyến kết quả không như kỳ vọng. Bài viết này thông qua xem xét tình hình phát triển của EWEC; đánh giá những ảnh hưởng của EWEC tới kinh tế các tỉnh phía Việt Nam và Đà Nẵng; Xác định các cơ hội từ sự phát triển của EWEC trong dài hạn và kiến nghị một số định hướng giải pháp để tận dụng các cơ hội.

2. Sự phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây những năm qua

Phần này sẽ xem xét quá trình hình thành và phát triển của EWEC sau 17 năm kể từ khi khai tuyến và tập trung đánh giá sự phát triển hạ tầng cứng, mềm và không gian kinh tế của tuyến, đặc biệt là phía Việt Nam.

Kỳ vọng lớn vào Hành lang kinh tế Đông Tây: Tuyến hành lang ra đời trên cơ sở thỏa thuận Hội nghị lần thứ 8 các Bộ trưởng GMS, tổ chức tại Manila tháng 10.1998. Hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Các công trình hạ tầng nòng cốt cho hành lang đã được hoàn thiện bao gồm tuyến đường dài 1.450 km và một số cảng biển cơ sở cung cấp năng lượng và du lịch… Trong đó phần phía Việt Nam ngoài tuyến đường bộ còn có 2 sân bay lớn cùng nhiều cơ sở hạ tầng du lịch thương mại khác… Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây nhằm tăng cường liên kết thông qua hội nhập

thành phỐ đà nẵngvới hành lang Kinh tẾ đÔng tây

PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH*

* Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

122

đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao nói chung và vùng miền Trung Việt Nam nói riêng. Các nhà hoạch định và tài trợ tuyến hành lang này kỳ vọng sẽ tạo kích thích và lực hút các yếu tố sản xuất từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tập trung và phân bổ sản xuất dọc theo tuyến, từ đó kích thích sự phát triển kinh tế của khu vực này.

Tuyến hành lang phía Việt Nam - những lợi thế và kỳ vọng lớn: Hành lang kinh tế này về phía Việt Nam gồm các tỉnh/thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và cùng với Quảng Nam, Quảng Ngãi... có vai trò cửa ngõ thông ra biển cho các nước thuộc khu vực tuyến hành lang này. Vùng này vừa tạo đầu ra, vừa có nhu cầu đầu vào quan trọng cho hàng hóa của Thái Lan, Myanmar, Lào và các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Trong đó, Đà Nẵng giữ vị trí động lực kinh tế của khu vực, là trung tâm logistics phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa nhất là xuất nhập khẩu của miền Trung và một phần của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, thậm chí có thể mở rộng đến Vân Nam (Trung Quốc). Riêng với thành phố Đà Nẵng, nếu xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc EWEC và cải thiện tốt thủ tục hải quan cũng sẽ giúp GDP của Đà Nẵng đến năm 2025 tăng 2,29%[3].

Sự nỗ lực xây dựng và phát triển hạ tầng cứng và mềm: Sau 17 năm thiết lập tuyến hành lang kinh tế này, những nỗ lực của chính phủ các nước và các nhà tài trợ, hạ tầng cứng và mềm của tuyến Hành lang EWEC không ngừng được hoàn thiện. Về hạ tầng cứng: hạ tầng giao thông EWEC đã được đầu tư nâng cấp, tạo ra con đường giao thông xuyên qua các nước. Toàn bộ tuyến qua Việt Nam đã có nhiều dự án lớn được triển khai. Chẳng hạn dự án nâng cấp quản lý Quốc lộ 9 chiều dài 83,5 km và Trạm kiểm soát liên ngành tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Dansavanh của CHDCND Lào và dự án nâng cấp Cảng Tiên Sa và cầu Tuyên Sơn bắc qua sông Hàn cho xe container. Về hạ tầng mềm: Chính phủ và các địa phương Việt Nam có nhiều nỗ lực, quyết tâm triển khai theo các hiệp định, chương trình mục tiêu, dự án cam kết quốc tế trên tuyến hành lang như việc phê chuẩn “Hiệp định vận tải xuyên biên giới (CBTA); giảm lượt thủ tục thông quan cửa khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN với quy chế “Kiểm tra một cửa - một lần dừng”; áp dụng hệ thống hải quan điện tử, nghiên cứu triển khai hệ thống bảo hiểm ô tô bắt buộc của 3 nước; ký kết biên bản (sửa đổi) mở rộng quyền lưu thông, triển khai thực hiện Dự án phát triển đô thị trên tuyến EWEC và tiểu vùng sông Mê Kông.

Sự phát triển kinh tế dọc theo EWEC không như kỳ vọng: Quy mô kinh tế của các tỉnh thành dọc theo tuyến EWEC những năm qua có sự phát triển nhanh. GDP theo giá 2010 của vùng tăng từ hơn 22 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 108 nghìn tỷ đồng 2015, trung bình 11,1% năm. Trong các tỉnh thành thì Đà Nẵng có quy mô lớn nhất, năm 2015 là hơn 57 nghìn tỷ đồng, chiếm 52% GDP toàn vùng và thấp nhất là tỉnh Quảng Trị hơn 17 nghìn tỷ đồng. Như vậy sự phát triển của các tỉnh phía Việt Nam là không đều, nhưng Đà Nẵng vẫn đang là nền kinh tế phát triển nhất.

123

Bảng 1. Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnhdọc theo EWEC phía Việt Nam

Đvt: 1000 tỷ đồng theo giá cố định 2010 và tỷ lệ %

2000 2005 2006 2010 2015 Tỷ lệ TTTB 2000 - 2015

Toàn vung 22.290,1 38.022,6 42.001,8 64.055,9 10.8617,1 11.1Quảng Trị 3.930,0 5.959,6 6.653,5 9.888,4 17.024,0 10.3Thừa Thiên Huế 6.976,2 11.122,3 12.595,0 19.664,1 34.281,1 11.2Đà Nẵng 11.383,9 20.940,7 22.753,3 34.503,5 57.312,0 11.4

Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám thống kê các tỉnh miền Trung

Tuy rằng EWEC được bắt đầu xây dựng nhưng đến cuối tháng 12.2006 mới chính thức thông tuyến. Nhưng kể từ đó quy mô GDP của 3 tỉnh này đã tăng từ 42 nghìn tỷ đồng lên 108 nghìn tỷ đồng tăng gần 2,6 lần. Quy mô GDP của các tỉnh thành ở đây cũng tăng tương ứng. Trong thành công này có đóng góp từ EWEC, tuy nhiên mức độ nào thì cần phải xem xét nhiều yếu tố.

Về cơ cấu kinh tế, nếu chỉ xét giai đoạn sau thông tuyến EWEC cuối 2006 thì tỷ trọng của các khu vực sẽ được hưởng lợi từ dự án này không thay đổi nhiều. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng của Thừa Thiên Huế tăng 5%, của Quảng Trị tăng gần 10%, nhưng của Đà Nẵng giảm hơn 10%. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ có sự thay đổi khác hơn, tỷ trọng dịch vụ của Đà Nẵng tăng hơn 12%, trong khi của Quảng trị tăng 2% và của Thừa Thiên Huế lại giảm 4%. Điều này cũng cho thấy dấu hiệu những ảnh hưởng tích cực từ tuyến này là không nhiều.

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế của các tỉnh dọc theo EWEC phía Việt Nam

Đvt: tỷ lệ %

Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ2000 2006 2015 2000 2006 2015

Đà Nẵng 39,1 51,0 40,6 52,1 43,1 55,9Thừa Thiên Huế 32,3 39,4 44,5 44,2 43,4 39,1Quảng Trị 16,6 28,9 38,7 40,3 36,2 38,0

Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám thống kê các tỉnh miền Trung

Quy mô kinh tế và cơ cấu kinh tế của các tỉnh thành ở đây có sự thay đổi đáng kể sau khi thông tuyến EWEC. Nhưng trong những thành công này mức đóng góp từ tuyến EWEC không dễ đánh giá dù rằng có nhiều ý kiến khác nhau mà trong đó không ít đã thừa nhận kết quả không như kỳ vọng ban đầu. Những lập luận này rất có cơ sở bởi những lý do sau:

Thứ nhất, quy mô kinh tế của các tỉnh phía Việt Nam của tuyến EWEC tuy tăng nhưng vẫn còn khá nhỏ. Các nền kinh tế bao gồm 3 tỉnh thành: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng năm 2015 chỉ khoảng 2,5% GDP của Việt Nam. Nếu cộng thêm GDP của Quảng Nam và Quảng Ngãi thì quy mô kinh tế cũng chỉ chiếm khoảng 5% GDP Việt Nam.

124

Thứ hai, cấu trúc kinh tế của các địa phương ở đây tuy có sự thay đổi rõ nhưng mức độ tác động tới sự thay đổi này không nhiều. Trong cấu trúc kinh tế tỉnh Quảng Trị sau khi có tuyến hành lang này dường như không nhiều. Khu kinh tế Lao Bảo được kỳ vọng giúp thương mại dịch vụ và công nghiệp Quảng Trị tăng trưởng, nhưng thực tế đang ngược lại. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng không nhận được nhiều lợi ích.

Thứ ba, hiệu ứng lan tỏa từ EWEC để hút các yếu tố sản xuất tạo ra những khu vực kinh tế dọc theo tuyến này rất hạn chế. Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo của Quảng Trị ra đời gần 20 năm, hoạt động thương mại dần kém đi, thu hút doanh nghiệp đầu tư hầu như không thành công vì thiếu nhiều chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư. Nhiều dấu hiệu cho thấy khu kinh tế này sẽ phải đóng cửa. Các khu công nghiệp dọc theo tuyến thuộc 3 tỉnh trừ Đà Nẵng còn lại tỷ lệ lấp đầy rất thấp. Du lịch từ các nước tới các tỉnh thành Việt Nam theo tuyến EWEC tăng, dự kiến năm 2020 khoảng hàng triệu lượt người nhưng thời gian lưu trú mà mức chi tiêu của du khách không lớn. Lượng hàng hóa vận chuyển từ các nước dọc tuyến EWEC tới Việt Nam và ngược lại chưa kích thích sự phát triển hoạt động logistics ở đây.

Thứ tư, tác động đến phát triển hạ tầng của các địa phương dọc tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây không nhiều. Sự phát triển hạ tầng giao thông và các hạ tầng khác kết nối với EWEC giữa các địa phương chưa đồng bộ. Riêng thành phố Đà Nẵng đã chú trọng phát triển hạ tầng kết nối và hoạt động logistics để khai thác lợi thế, các địa phương còn lại chưa làm được điều này.

3. Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng sau khi EWEC thông tuyến

Kinh tế Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ nhận được cú hích từ sự hình thành và phát triển của tuyến hành lang này. Nhưng để đánh giá cần điểm qua một số chỉ tiêu vĩ mô.

Về quy mô nền kinh tế, so sánh tăng trưởng kinh tế của thành phố trước và sau thời điểm thông tuyến vào tháng 12.2016 như bảng 1 cho thấy những thay đổi nhất định. Quy mô GDP từ năm 2000 tới 2006 tăng gấp 2 lần với mức tăng trưởng trung bình là gần 11,9%. Trong giai đoạn sau thông tuyến từ năm 2007 tới năm 2015, quy mô GDP tăng gấp 2,5 lần, với mức tăng trưởng trung bình là 10,8%. Như vậy, quy mô kinh tế của thành phố có tăng nhưng đã chậm hơn sau khi có tuyến. Tuy nhiên không thể nói không có những ảnh hưởng tích cực từ đây.

Về cấu trúc kinh tế, như bảng 2 cho thấy cấu trúc kinh tế của Đà Nẵng chuyển dần theo định hướng phát triển các ngành trong khu vực dịch vụ. Trong các ngành này hãy điểm qua sự phát triển của ngành du lịch và logistics. Số liệu bảng 3 cho thấy từ năm 2010 tới năm 2015 giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của hai ngành này đã tăng lên đáng kể. Giá trị sản xuất của ngành du lịch từ hơn 3000 tỷ đồng đã tăng lên gần 9000 tỷ đồng trong thời gian này. Tỷ trọng của ngành này trong giá trị sản xuất chung tăng từ 4,67% lên 6,74%. Nếu theo giá trị gia tăng từ hơn 1.300 tỷ đồng lên hơn 4.200 tỷ đồng trong hơn 5 năm qua nhưng tỷ trọng trong GDP thì cũng chỉ khoảng 4,16% và 6,63%. Với ngành vận tải kho bãi - nền tảng của logistics thì giá trị sản xuất tăng từ 6.273 tỷ đồng năm 2010 lên 12.941 tỷ đồng năm 2015, tỷ trọng trong giá trị sản xuất chung dường như không thay đổi chỉ hơn 9%. Giá trị gia tăng của ngành này tăng từ hơn 2.500 tỷ đồng năm 2010 lên

125

khoảng gần 5000 tỷ đồng. Cũng như giá trị sản xuất tỷ trọng giá trị gia tăng trong GDP của thành phố chỉ khoảng 7% trong cả thời kỳ này.

Những số liệu cụ thể sau đây sẽ cho thấy rõ hơn những ảnh hưởng không nhiều từ EWEC tới tăng trưởng kinh tế và cấu trúc kinh tế Đà Nẵng. Lượng hàng hóa vận chuyển của Đà Nẵng năm 2006 là khoảng 15000 nghìn tấn, năm 2015 đạt khoảng gần 28000 nghìn tấn. Lượng hàng qua cảng Đà Nẵng năm 2010 là 1,3 triệu tấn, năm 2015 đạt hơn 6,5 triệu tấn trong đó khoảng 38% là hàng xuất khẩu. Mỗi năm tốc độ tăng lượng hàng qua cảng đạt khoảng 15%, tốc độ tăng ấn tượng[4]. Tuy nhiên lượng hàng hóa vận chuyển qua các cửa khẩu Việt Nam theo EWEC mỗi năm khoảng 40 triệu tấn thì lượng hàng thông qua cảng Đà Nẵng xuất khẩu là không nhiều.

Bảng 3. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăngcủa ngành du lịch và vận tải, kho bãi của Đà Nẵng

2010 2015VA GTSX VA GTSX

Giá trị (Tỷ đồng, giá hàng hóa) Vận tải, kho bãi 2.524 6.273 4.915 12.941Xuất khẩu (tr.USD) 1.040 1.760,3Tỷ trọng (%) Vận tải, kho bãi 7,7 9,29 7,76 9,81 Du lịch 4,16 4,67 6,63 6,74

Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2015

Nếu xem xét ngành du lịch kỹ hơn sẽ thấy rõ hơn những gì mà EWEC mang tới cho Đà Nẵng. Năm 2010 lượng khách du lịch tới Đà Nẵng là 1,5 triệu người và năm 2015 là 3,66 triệu người. Tuy tốc độ tăng cao nhưng tỷ trọng khách nội địa chiếm tới 82%, còn khách quốc tế thì không nhiều, mỗi năm chỉ có khoảng gần 700 nghìn người. Như vậy số khách từ các nước theo EWEC tới Đà Nẵng không nhiều. Hàng năm miền Trung đón khoảng 200 nghìn khách Thái Lan sang du lịch, số lượng du khách khiêm tốn này khó để hoàn thành mục tiêu ban đầu kỳ vọng đạt được 2 triệu khách Thái Lan và quốc tế dọc EWEC.[4]

Như vậy sự hình thành và phát triển của EWEC dường như tác động không lớn tới các ngành có liên quan và thay đổi cấu trúc kinh tế của Đà Nẵng.

Về cơ sở hạ tầng, như đã phân tích ở trên, sự hình thành và phát triển tuyến EWEC đã có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển hạ tầng cơ sở của các tỉnh phía Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Với thành phố này nhờ dự án mà Cảng Tiên Sa đã được nâng cấp, cầu Tuyên Sơn được xây dựng mới cùng với tuyến cầu vượt Hòa Cầm và mở rộng nâng cấp tuyến đường 14B đoạn qua Quảng Nam. Ngoài ra Đà Nẵng cũng đã nỗ lực hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng hàng không, khu công nghiệp, viễn thông, ngân hàng, thương mại, du lịch, bệnh viện và trường học. Hiện Đà Nẵng đang có hơn 22 nghìn phòng khách sạn trong đó có gần 30 khách sạn từ 4 sao trở nên. Tuy nhiên, các khách sạn vẫn còn thiếu đồng bộ và hiện đại trong phát triển cơ sở hạ tầng nên có hạn chế trong sự phát triển kinh tế.

Về môi trường kinh doanh, Đà Nẵng đã có những nỗ lực hoàn thiện môi trường kinh

126

doanh nhằm thúc đẩy đầu tư nói chung và đón đầu cơ hội từ tuyến hành lang kinh tế này. Điều này được ghi nhận bằng thứ hạng PCI và PAPI của Đà Nẵng luôn dẫn đầu cả nước. Mặc dù Đà Nẵng có nhiều nỗ lực nhưng các địa phương phía Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây có môi trường kinh doanh chỉ ở mức khá của Việt Nam nên cũng ảnh hưởng không tốt đến Đà Nẵng. Vì vậy thu hút đầu tư và phát triển du lịch đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Những bằng chứng về sự tác động từ việc hình thành và phát triển của tuyến hành lang kinh tế này tới kinh tế Đà Nẵng không nhiều, nhưng có thể cảm nhận rằng mức ảnh hưởng là có nhưng không lớn như kỳ vọng và không tương xứng với những gì thành phố Đà Nẵng đã đầu tư để đón đầu.

4. Những cơ hội và định hướng giải pháp để khai thác EWEC phát triển kinh tế Đà Nẵng

Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế đã chỉ ra xu thế mở cửa và hội nhập là tất yếu. Mô hình tuyến hành lang kinh tế cũng đã thành công ở nhiều nơi trên thế giới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều nước, đây cũng là kỳ vọng của Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ khác cho xây dựng tuyến hành lang này. Hơn nữa, Hành lang kinh tế Đông Tây chính thức thông tuyến khoảng 10 năm nay nên chưa thể đánh giá chính xác mức tác động của dự án này. Vì thế trong dài hạn vẫn có nhiều kỳ vọng vào những cơ hội mà EWEC đem lại cho Đà Nẵng.

Cơ hội cho Đà Nẵng

Thứ nhất, khi EWEC hoàn thiện và phát triển sẽ góp phần nâng cao vị thế của Đà Nẵng như trung tâm và động lực phát triển kinh tế của khu vực. Nền kinh tế Đà Nẵng vẫn lớn nhất so với các tỉnh ở phía Việt Nam và đang trên đà phát triển. Đà Nẵng có vị trí là cửa ngõ thông ra biển cho các nước thuộc khu vực EWEC, đồng thời cơ sở tạo đầu ra và đầu vào cho hàng hóa của Thái Lan, Myanmar, Lào và các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Khi tuyến hành lang này vận hành hiệu quả thì hoạt động kinh tế của Đà Nẵng sẽ có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế không chỉ các tỉnh phía Việt Nam mà toàn tuyến.

Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng. Tuyến EWEC hoàn thiện và phát triển sẽ tạo ra cú hích cho kinh tế Đà Nẵng khi nó tạo điều kiện cho các ngành kinh tế được lựa chọn làm mũi nhọn của Đà Nẵng như thương mại, du lịch, logistics và một số ngành dịch vụ khác. Cấu trúc kinh tế thành phố sẽ chủ yếu dựa vào dịch vụ và chuyển dần sang dịch vụ chất lượng cao. Ngoài ra nó cũng giúp cho thành phố tạo ra nhiều liên kết kinh tế với toàn vùng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tuyến EWEC vẫn là cơ sở thúc đẩy phát triển và biến Đà Nẵng thành trung tâm logistics của khu vực. Tuyến EWEC sẽ tạo ra một vùng kinh tế rộng lớn trải ra trên nhiều vùng lãnh thổ. Khi vùng này phát triển sẽ mở rộng cầu vận chuyển hàng hóa nói chung và xuất khẩu nói riêng cho logistics Đà Nẵng. Ngoài ra, kinh tế của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng có sự phát triển nhờ hiệu ứng lan tỏa và đây cũng là đầu vào cho ngành dịch vụ này của Đà Nẵng.

127

Thứ tư, thúc đẩy phát triển du lịch thành phố. Tuyến hành lang này không chỉ là con đường đưa du khách tới đơn thuần. Bản thân tuyến này cũng tạo ra và kết nối các địa danh du lịch ở đây và mở rộng nhiều sản phẩm du lịch hơn cũng như tăng cường năng lực du lịch chung và của Đà Nẵng. Điều này càng cho phép phát huy vai trò trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Sự phát triển kinh tế của khu vực này ngày càng cao sẽ tạo ra nhu cầu du lịch càng lớn ở trong và ngoài khu vực.

Thứ năm, áp lực hoàn thiện kết cầu hạ tầng phần cứng và mềm. Để tận dụng các cơ hội mang tới từ tuyến EWEC này đòi hỏi Đà Nẵng phải tự mình hoàn thiện hơn hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Tuy nhiên hoàn thiện môi trường thể chế, giữ và duy trì thương hiệu “thành phố môi trường” hay “thành phố đáng sống” là vô cùng quan trọng. Đó chính là cơ hội mà tuyến hành lang này mang lại.

Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này thành phố cần phải:

Thứ nhất, cần nhận thức rằng sự phát triển và những lợi ích mang lại từ tuyến EWEC này phải được nhìn nhận trong dài hạn, trong một số năm thì chưa thể phát huy được. Hơn nữa sự thành công của một tuyến hành lang còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là trình độ phát triển của các nền kinh tế và khả năng tận dụng các cơ hội và nhân rộng thành công của các nền kinh tế thừa hưởng. Nghĩa là cần phải có thái độ đúng mức tránh quá kỳ vọng hay không đánh giá đúng vai trò của nó.

Thứ hai, định hướng phát triển kinh tế của thành phố những năm tới cần tính đến những cơ hội và thách thức mà tuyến EWEC này mang lại một cách cụ thể và chuẩn bị các điều kiện để tận dụng. Tuy nhiên cũng cần phải có các kịch bản khác nhau để có thể thích ứng và không bị động trong phát triển.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng của thành phố. Đây vừa là điều kiện vừa là cơ sở để phát huy tốt những cơ hội mà tuyến hành lang kinh tế này mang lại, đồng thời để phát huy tốt hơn vai trò của tuyến này.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện việc liên kết kinh tế với các tỉnh trong khu vực. Hoàn thiện liên kết kinh tế là tất yếu nếu không khu vực này sẽ không phát triển và không thể phát huy vai trò của tuyến EWEC này. Cụ thể: Thứ nhất, cần phải nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải liên kết kinh tế, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Liên kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình vì khi có một dự án đầu tư nào đó thì không có nghĩa dự án đó chỉ đem lại lợi ích cho nơi đó mà những hiệu ứng của nó với các vùng xung quanh cũng có và nhiều trường hợp rất lớn. Thứ hai, cần phải tiến hành phân công lao động giữa Đà Nẵng và các tỉnh thành khác một cách rõ ràng trên cơ sở những lợi thế sẵn có để tránh tình trạng cạnh tranh hiện nay. Cần điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế theo đặc thù của mình trên cơ sở quy hoạch chung. Thứ ba, phải thiết lập cho được một cơ chế liên kết chặt chẽ. Cơ chế hợp tác liên kết kinh tế giữa Đà Nẵng và các thành viên trong khu vực. Ở đây cơ chế đối thoại và trao đổi thông tin thông qua các kênh khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn hay các cuộc gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo các tỉnh thành và các cơ quan chức năng của hai khu vực. Trong điều kiện hiện nay của khu vực này thì trước hết Đà Nẵng cần chủ động trong các hoạt động liên kết.

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bùi Quang Bình. 2008. “Kết hợp và liên kết kinh tế để phát triển vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung”. Kinh tế và Phát triển. Số 129.2. Bùi Quang Bình. 2010. “Hành lang kinh tế Đông Tây phía Việt Nam - những bất cập và

kiến nghị”. Diễn đàn quốc tế Hành lang kinh tế Đông Tây. Hội thảo tại Quảng Trị, tháng 6.2010.3. Cơ hội vàng từ Hành lang kinh tế Đông Tây, http://centralinvest.gov.vn/view/co-hoi-vang-

tu-hanh-lang-kinh-te-dong-tay-94.aspx4. “Ảnh hưởng của Hành lang kinh tế Đông Tây với các quốc gia liên quan”. Nguồn: http://

home.hctl-danang.com.vn/index/anh-huong-cua-hanh-lang-kinh-te-dong-tay-voi-cac-quoc-gia-lien-quan/

5. Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và số liệu 20 năm đổi mới của Việt Nam, Niên giám Thống kê Việt Nam 2015.

129

1. Raising issue

East - West Economic Corridor (EWEC) was established as an initiative rising in the 8th Ministry Seminar of Greater Sub - Mekong Region (GMS) held in Manila (Philippines) in 1998 to promote the development and economic integration among four countries: Laos, Myanmar, Thailand and Vietnam. Since passing through the routine in 12/2006, this corridor route has largely contributed to the economic development of countries in the region. Da Nang is the last country of this EWEC. With the advantageous condition, Da Nang is expected to much benefit from the development of EWEC; however, in fact, after ten years of passing through, the result is not as expected. This paper assesses the impacts of EWEC to economies of provinces in Vietnam in general and in Da Nang in particular to identify the opportunities from the development of EWEC in long term and recommends some approach directions to take advantages of those opportunities, through the consideration of development status of EWEC.

2. Development of EWEC over the last years

This section will consider the establishment and development process of EWEC after 17 years of opening the route and focus on assessment of the development of soft, hard infrastructure and economic space of the route, especially from side of Vietnam.

Sufficient expectation from EWEC: the route was found based on the agreement of the 8th seminar of GMS ministries, held in Manila on 10/1998. This corridor is 1,450 km in length, through four countries, starts from Mawlamyine port city (Mon state) to Myawaddy border gate (Kayin state) in Myanmar - Thailand border. In Thailand, it starts from Mae Sot, through 7 provinces: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, KhonKaen, Yasothon andMukdahan. In Vietnam, it runs from Lao Bao border gate to provinces of Quang Tri, ThuaThien Hue and Da Nang. The completed core infrastructure works for the corridor include the road of 1, 450 km in length and some basic level sea ports to provide energy and tourism sector. In which, from Vietnam side, given the road route, there are two large airports and various other trade, tourism infrastructure, etc… The establishment of EWEC is to enhance the linkage through multi-sectorial integration,

da nang City With EaSt - WESt ECOnOmiC COrridOr

ASSOC. PhD. BUI QUANG BINH*

*Economics University, Da Nang University.

130

to enable for cross border trade and investment, increase the participation of private sector into development and consolidate the competitiveness of private sector. This corridor enables for the highly effective development of transport system, commodity and passengers run thoroughly in GMS region without obstacles or high costs in general and central region in Vietnam in particular. Planners and supporters for this corridor are expected to activate and attract manufacture factors from businesses, manufacture facilities to focus and distribute manufacture along the route, from which it is to improve the economic development in this region.

Corridor route from Vietnam side - large advantages and expectations: This corridor from Vietnam side consists of Quang Tri, ThuaThien Hue, Da Nang, Quang Nam, QuangNgai, etc…that play a gateway to the sea for countries in the region of this corridor. This region makes the output source, and important input demand for commodities of Thailand, Myanmar, Laos and neighborhood countries such as China, Cambodia. In which, Da Nang plays the driven force for economy in this region, as the logisticscenter for manufacture and commodity circulation, especially, export and import ones of central region and a part of Laos, north eastern Thailand, Myanmar, even, expanding to Yunnan (China). For Da Nang city, if completing EWEC national highway and well improving customs procedure, it will help to increase GDP growth rate in Da Nang until 2025 at 2.29%.

The effort to construct and develop the hard and soft infrastructure. After 17 years of establishing this economic corridor, the efforts of governments of countries and donors have continuously improved the hard and soft infrastructure of EWEC corridor route. For the hard infrastructure: the EWEC transport infrastructure has been upgraded to make a transport cross the countries. All roads through Vietnam have many large projects on going; for example, the project of upgrading and managing the national highway no. 9 with the length of 83.5 km and the cross sectorial monitor starting at Lao Bao - Dansavanh international border gate of Laos and the project of upgrading Tien Sa port and Tuyen Son bridge cross Han River for container vehicles passing. For the hard infrastructure: the central and local government in Vietnam has many efforts, determination to implement in accordance with agreements, target programs, internationally committed projects on the corridor route such as the approval of CBTA; to reduce the clearance procedure at border gate in accordance with national single window and ASEAN single window mechanism with the rule of “one window - one stop monitor”; to apply the system of e-customs, research the implementation of compulsory insurance system of three countries, to sign the (adjusted) report to expand the right of circulation, implement the project of urban development in EWEC route and GMS countries.

The economicdevelopment along EWEC has not been expected: The economic scopes of provinces along EWEC recently have quickly developed. GDP (2010 price) in region increased from 22 thousand billion VND to 108 thousand billion VND in period of 2000 - 2005, on average at 11.1%/year. Among provinces, Da Nang has the largest scale, more than 57 thousand billionVND, accounting for 52% of GDP in whole region and the lowest in Quang Tri, more than 17 thousand billion VND in 2015. Thus, the development of

131

provinces from Vietnam side is not even, however, Da Nang is the most quickest developed economy.

Table 1. GDP scope and economic growth rate of provinces along EWEC from Vietnam side

Unit: 1000 billion VND (2010 constant price) and ratio %

2000 2005 2006 2010 2015Average growth rate 2000-2015

Whole region 22290.1 38022.6 42001.8 64055.9 108617.1 11.1Quang Tri 3930.0 5959.6 6653.5 9888.4 17024.0 10.3ThuaThien Hue 6976.2 11122.3 12595.0 19664.1 34281.1 11.2Da Nang 11383.9 20940.7 22753.3 34503.5 57312.0 11.4

Source: Calcuation according to database of statistical yearbooks of provinces in central region

Even though EWEC is started to construct, until the end of 12/2006, it officially started to pass thoroughly. Since then, the GDP scope of these three provinces increased from 42 to 108 thousand billion VND, as 2.6 times much as against previous time. The GDP scope of provinces in here also increases respectively. In which, it must count on the contribution of EWEC based on the consideration ofvarious factors, however, not clear about the level of contribution.

For economic structure, if only consider the period after passing through EWEC route by the end of 2006, the ratios of regions benefit from this project will not change much. The ratios of industry - construction sector of ThuaThien Hue, Quang Tri increase 5%, 10% respectively, in Da Nang, declining more than 10%. The ratio of service sector changes differently, increases at more than 12%, 2% in Da Nang, Quang Tri, respectively, declining in ThuaThien Hue at 4%. This shows the insufficient signals of positive impact from this route

Table 2: Economic structure of provincesalong EWEC from Vietnam side

Unit: 100 billion VND (2010 constant price) and ratio %

Industry - Construction Service2000 2006 2015 2000 2006 2015

Da Nang 39.1 51.0 40.6 52.1 43.1 55.9ThuaThien Hue 32.3 39.4 44.5 44.2 43.4 39.1Quang Tri 16.6 28.9 38.7 40.3 36.2 38.0

Source: Calcuation according to database of statistical yearbooks of provinces in central region

The economic scales and structure of provinces in here have changed significantly since passing through EWEC. However, in these successes, the contribution from EWEC is not easily assessed, even though, many people recognized the results not as initially expected. These ideas are very fundamental due to following reasons: Firstly, the economic

132

scale of provinces from Vietnam side of EWEC route increased modestly. The economies in Quang Tri, ThuaThien Hue and Da Nang in 2015 were only 2.5% of GDP in Vietnam. If adding GDP of Quang Nam and Quang Ngai, the economic scope only accounts for 5% of GDP in Vietnam. Secondly, even, a clear change of local economic structure, this impact is not much. In economic structure of Quang Tri province, after this corridor being available, this impact is not much. Lao Bao economic zone is expected to help service trade and industrial sector grow in Quang Tri, in fact, it is in converse direction. Tourism sector in ThuaThien Hue does not benefit much. Thirdly, the spillover effect of EWEC to attract manufacture factor for economic zones along this corridor is very limited. Lao Bao border gate economic zone in Quang Tri was established nearly 20 years ago, with weak trade activity, unsuccessful attraction of investment businesses due to lack of favorable and attraction policies for investment. Many signals show that this economic zone will be closed. Indusial zones along the route under three provinces, except for Da Nang, the fill up rate is very low. Tourists from countries to Vietnam provincesalong EWEC increase, in 2020, with expected amount of several millions people, however, the staying length, consumption expenditure is not large. Amount of transported commodity from countries along Vietnam and vice versa has not yet activated the development of logistics in here. Fourthly, the effect to infrastructure development in local areas along EWEC is not much. The development of transport and other infrastructure along with EWEC among local areas is not consistent. For Da Nang, it already focused on combined infrastructure and logistics development to take advantage the strengths, the rest areas have not yet done this.

3. Economicdevelopment in Da Nang city after passing through EWEC

Economic development in Da Nang is expected to receive the kickfrom the establishment and development of this corridor. It requires assessing some macro - criteria pointed out.

For economic scope, compare to the economic growth rate before and after the passing through point on 12/2016 as in Table 1 shows some certain changes. GDP scope in 2000 - 2006 increased as twice as with the average growth rate at 11.9%. In period of after passing the route in 2007 - 2015, GDP scope increased 2.5 times, with the average growth rate of 10.8%. Thus, the economicscope of city increased at slower rate after passing the route. However, there may be some positive impacts.

For economic structure, the table 2 shows that economic structure in Da Nang slowly transfers in accordance with the development direction of service sector. In this sector, let point out the development of tourism and logistics fields. Table 3 shows that in 2010 - 2015, the value of manufacture and value added of these two fields increased significantly. The value of manufacture of tourism filed increased from 3000 - 9000 billion VND in this period. The ratio of this field in general manufacture value increased from 4.67% - 6.74%. If value added increased from 1,300 - 4,200 billion VND in five years ago, its ratio in GDP only increased from 4.16% - 6.63%. With the storage, transport - the fundamental areas of logistics field, their manufacturevalue increased from 6,273 - 12,941 billion VND in period of 2010 - 2015, their ratios in general manufacture value are not changed, only more than 9%. The value added of this field increased from 2,500 - 5,000 billion VND in 2010, this ratio in general manufacture value is only 7% for this total period.

133

The following specific database shows clearly the insufficient effects from EWEC to economic growth rate and economic structure in Da Nang. The amount of transported commodity of Da Nang increased from 15,000 - 28,000 thousand tons in period of 2006 - 2015. The amount of commodity through Da Nang port increased from 1, 3 to 6.5 million tons in period of 2010 - 2015, 38% of which are for export. The growth of commodity through port achieves at 15% per year, as an impressive rate [4].However, the amount of transported commodity through Vietnam border gates in according to EWEC is about 40 million tons annually, with insufficient amount of commodity through Da Nang port

Table 3. Manufacture value, value added for tourism, storage, transport sectors in Da Nang

2010 2015Value added

Manufacture value

Value added

Manufacture value

Value (billion VND, commodity price)Transport, storage 2,524 6,273 4,915 12,941Export (million USD) 1,040 1,760.3Ratio (%) Transport, storage 7.7 9.29 7.76 9.81Tourism 4.16 4.67 6.63 6.74

Source: According to calculation of database of Da Nang Statisticall Yearbook in 2015.

If carefully considering tourism sector, it is clearer for the impacts from EWEC to Da Nang. The amount of tourists to Da Nang increased from 1.5 - 3.66 million people in period of 2010 - 2015. However, with the high growth rate, the ratio of domestic tourists accounts for 82%, not much for international ones around 700 thousand people annually. Thus, the number of tourists from countries along EWEC to Da Nang is not much. Annually, central region welcomes around 200 thousand Thailand tourists; this modest number is hard to achieve the initially expected objective of 2 million Thailand and internationaltourists along EWEC. [4] Thus, the establishment and development of EWEC seems not much affect to relevant sectors and change economic structure in Da Nang.

For infrastructure, as analyzed above, the establishment and development of EWEC route certainly affects to infrastructure development of provinces from Vietnam side, including Da Nang. In this city, the Tien Sa port project has been upgraded, Tuyen Son bridge has been newly constructed along with Hoa Cam pass through bridge route and 14B road part throughQuang Nam has been expanded and upgraded. Besides, Da Nang put effort to complete and upgrade the infrastructure of airway, industrial zone, telecommunications, banking, trade, tourism, hospital and schools. Currently, Da Nang has more than 22 thousand hotel rooms, around 30 four star hotels. However, the hotels lack of consistency and modern feature in developing infrastructure that limits economic development.

134

For business environment, Da Nang has efforts to complete business environment to improve general investment and tap into opportunity from this economic corridor. This is recognized by the rank of PCI and PAPI as always at the leading level of country. Even, Da Nang has many efforts; however, local areas from Viet Nam side along EWEC have a fairly good business environment of Vietnam that do not well affect to Da Nang. Thus, investment attraction and tourism development emerged the unhealthy competitiveness status.

The evidences of the effects from the establishment and development of this economic corridor to Da Nang are not much, but are available by heart, and large as expected and interactive with the investment of the city.

4. Opportunities and direction for approaches to exploit EWEC for economic development in Da Nang

Theorical knowledge and practical experiences in economic development show the unavoidably open and integrated economies. A model of economic corridor route has been successful in many places in the world and improved the economic growth of many countries; this is also the expectation of Asian Development Bank and other donors for this economic corridor. Moreover, EWEC officially passed through since 10 years ago, not be able to correctly assess the impact level of this project. Thus, in long term, there are still many expectations into opportunities from EWEC to Da Nang.

Opportunities for Da Nang

Firstly, when EWEC completing and developing, it will contribute to improve the status of Da Nang as the center and driven force for economic development in region. Da Nang economy is still largest against provinces from Vietnam side, and on the progress of developing. Da Nang holds the role of border gate through the sea for countries in EWEC, and as input and output facility for commodities of Thailand, Myanmar, Laos and neighborhood countries such as China, Cambodia. When this corridor effectively operates, economic activities of Da Nang will affect to economic activities of both provinces from Da Nang side and whole route. Secondly, to improve economic growth rate in Da Nang. The completed and developed EWEC route will make a kick for economy in Da Nang when it enables for core economic sector of Da Nang such as tourism trade, logistics and some other services. Economic structure of the city will be mainly based on service and gradually transfer to high quality service. Besides, it also helps the city make various economic connections with whole region through which it improves the economic growth. Thirdly, EWEC route is still the basis to improve the development and change Da Nang to become logistics center of the region. EWEC route will make a large economic region spreading in many territories. This developed area will expand the transported commodity in general and export commodity in particular for logistics in Da Nang. Besides, economies of provinces in central and central highlands region will be developed thanks to the spillover effect and this is also input for this service sector for Da Nang. Fourthly, to improve tourism development in city. This corridor is not only the pure road for tourists. This route also makes and connects tourism destinations in here and

135

expands various tourism products and improves general tourism capacity and capacity in Da Nang. This allows the promotion the centered role of Da Nang city. The economic development of this region will make larger tourism demand inside and outside of the region. Fifthly, the pressure to complete the hard and soft infrastructure. To utilize the opportunities from EWEC, it requires that Da Nang must self - complete technical and society infrastructure. It is very important to complete the institutional environment, maintain the brand of “environmental city” or “livable city”. That is the opportunity from this corridor.

However, to utilize these opportunities, the city needs to:

Firstly, to be aware of that the development and benefits from this EWEC must be recognized in long term, in some years, not yet promoted. Moreover, the success of one corridor route is dependent on many factors, especially, the development level of economies and the capacity of taking advantage of opportunities and scaling up success of beneficial economies. It means that it needs to have right, not over-expected attitude or not to assess incorrectly. Secondly, the direction of economic development of the city in coming years needs to specifically take opportunities and challenges from EWEC into account and prepare conditions to take advantage. However, it needs to have various scenarios to be resilient and not to be much affected. Thirdly, to continuously complete business environment and infrastructure of the city. This is also the conditions and basis to well promote the opportunities from and the role of this economiccorridor. Fourthly, to continuously complete the economic connection among provinces in the region. It is certain to complete economic linkage; otherwise, this area is not developed and not be able to promote the role of this corridor. In particular, firstly, to be clearly aware of the necessity of economic linkage, only new linkage for development. Linkage is voluntary and for benefits of objects in linkage, since, any newly invested project not only brings benefit for that place, but also, the very large effects to neighborhood region in some cases. Secondly, it needs to clearly distribute labor among Da Nang and provinces based on the available strengths to avoid the current competitiveness. It needs to adjust plan, economic structure per its typical feature of general plan. Thirdly, it establishes a tight linkage mechanism, a tight economic linkage mechanism among Da Nang and members in region. In here, the mechanism of dialogue and information exchange through various channels, professional organizations, groups or periodical meetings between provincial/city leaders and functional organizations between two regions. In current circumstance of this region, firstly, Da Nang needs to be active in linkage activities.

136

137

Vai trò của kinh tế tư nhân trong nước đối với phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng

Sau những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu phục hồi. Hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trong nước cũng sôi động trở lại. Số lượng và quy mô doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh kể từ năm 2014 trở lại đây, cho thấy Luật Doanh nghiệp 2014 với nhiều cải cách đáng kể, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp đã đi vào thực tiễn, có tính đổi mới, cải cách, tạo môi trường thuận lợi cho khởi sự doanh nghiệp. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian đến.

Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, tức là theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Tỷ lệ đóng góp bình quân của khu vực kinh tế tư nhân thành phố ước khoảng 43,8% vào tổng GDP của thành phố và tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 10,6%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Tương tự, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố cũng đạt được tốc độ tăng bình quân 10% trong cùng giai đoạn; trong đó ước tính khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tương ứng đến 45,8% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố, với mức tăng bình quân 11,3%/năm, cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về quy mô của khối doanh nghiệp dân doanh.

Đóng góp của khu vực doanh nghiệp dân doanh cũng đạt tỷ trọng khá trong ngân sách địa phương, tương đương 40% tổng số nộp ngân sách của khối doanh nghiệp, bằng xấp xỉ với mức đóng góp của khối doanh nghiệp FDI và cao hơn 02 lần mức đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước.

Hàng năm, khối doanh nghiệp dân doanh còn thu hút và giải quyết một số lượng lớn lao động cho thành phố. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn thành phố tính đến này đạt khoảng 487.559 lao động, chiếm tỷ

vai trÒ đỘng lựC CỦa Kinh tẾ tư nhântrOng Sự phát triển CỦa thành phỐ đà nẵng

TS. NGUYỄN PHÚ THÁI*

*Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

138

trọng khoảng 86,75% trên tổng số lao động toàn thành phố, với lượng việc làm mới tăng bình quân là 3,24%/năm.

Như vậy, có thể khẳng định khu vực doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách; đồng thời, tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thành phố.

Cơ hội, thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp địa phương

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, điều đó đòi hỏi từng quốc gia, mỗi địa phương cũng như bản thân doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập và tồn tại, phát triển. Có thể nhận thấy rằng Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ phải hội nhập, mở cửa thị trường mạnh mẽ trong tương lai rất gần, thông qua việc tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực và với nhiều quốc gia đang mang lại cho Việt Nam nhiều khoản lợi, mà nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, nhập khẩu nguồn hàng hóa trung gian có chất lượng, giá phải chăng để phục vụ sản xuất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút dịch vụ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, các doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ: sự cạnh tranh gay gắt hơn về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu về chất lượng hàng hóa cũng như các phương thức kinh doanh ngày càng cao… và nguy cơ lớn nhất là doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường ngay trên sân nhà vào tay các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ của nước ngoài.

Mục tiêu, định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Thành phố Đà Nẵng xác định cần phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế, huy động mọi nguồn lực, và tìm nguồn động lực mới nhằm xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và có khả năng cạnh tranh quốc tế trong khu vực ASEAN; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước; phấn đấu xây dựng Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại. Trên cơ sở mục tiêu trên, thành phố đề ra những định hướng phát triển quan trọng, hay ba Đột phá phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đó là:

- Một là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin.

- Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường.

- Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

139

Để đạt được mục tiêu phát triển của thành phố đến năm 2020, thành phố đang nỗ lực xây dựng, tạo môi trường khuyến khích, kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố, thông qua cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, và nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính, hướng đến nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

Các sở, ban, ngành chủ động và sáng tạo triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12.3.2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16.5.2016 của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn thành phố; Ngoài ra, đẩy mạnh các giải pháp duy trì thứ bậc cao và cải thiện vị trí thấp đối với các chỉ số đánh giá dịch vụ hành chính công quốc gia như Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT), Chỉ số Quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) giai đoạn 2015 - 2020, tạo một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thành phố sẽ tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” một cách hiệu quả thiết thực; ban hành và thực hiện các Chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh việc rà soát, khuyến khích chuyển đổi và mua lại các dự án chậm triển khai; đầu tư nâng cấp chính quyền điện tử (thành phố và quận, huyện); xây dựng và triển khai đề án thành phố thông minh, tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục, y tế và môi trường.

Tiếp theo, trong bối cảnh, xu hướng tất yếu hội nhập quốc tế sâu rộng, Đà Nẵng cần phát huy hiệu quả hơn nữa trong thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 19.9.2013 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế; và xây dựng Đề án “Phân tích tác động của các hiệp định quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết đến sự phát triển của thành phố Đà Nẵng” làm cơ sở kiến nghị với chính quyền thành phố cũng như cộng đồng doanh nghiệp những đề xuất, giải pháp cấp thiết nhằm hỗ trợ, củng cố và phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân thành phố. Quan trọng nữa, thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kịp thời, hiệu quả các quy định, nội dung cơ bản về các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố.

Nhằm huy động mọi nguồn lực bên ngoài bổ sung cho nguồn lực có hạn của nhà nước cũng như thành phố, việc đổi mới chính sách huy động nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng được đánh giá là rất quan trọng. Thành phố đang nỗ lực cải tiến trong các hoạt động xúc tiến, nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển thành phố, thông qua danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và danh mục các dự án đầu tư quan trọng hàng năm.

Đề án “Thúc đẩy thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nếu được triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020,

140

thành phố sẽ thu hút được từ 1 hoặc 2 nhà đầu tư lớn chiến lược từ các nền kinh tế phát triển, sẽ có được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, thành lập hoặc chuyển hội sở chính đến thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng quan tâm đến việc triển khai chính sách xã hội hóa để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và môi trường của thành phố.

Chính quyền thành phố nhận thấy cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng, tiềm năng tài chính, khả năng quản trị và tính chuyên nghiệp. Trong thời gian đến, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện, phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Đà Nẵng cần nắm bắt xu thế, hạn chế đầu tư đối với lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả, giá trị gia tăng thấp; đổi mới tư duy, ưu tiên tập trung đổi mới sáng tạo, tạo ra thị trường mới, để có thể cùng đưa con tàu doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đảng bộ thành phố Đà

Nẵng. 2015.2. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2015. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Chương

trình hoạt động “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”.3. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2016. Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020.

4. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2016. Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 8 năm 2016.

141

The role of domestic private sector in development of Da Nang city

After the negative impacts of global economic - financial crisis, macro - economy has overcomed and the activity of domestic private sector has come back. The number and scale of the newly registered businesses has been significantly increased since 2014 that shows the significant reform of 2014 Business Law with more innovation, more democracy for business into real circumstance, and enables for enterpreneurship development. This is a good signal for socio - economic development in long time.

The city business structure also transfers properly with the economic structure of the city, toward direction of service - industry - agriculture.

The average contribution of this sector in Danang is estimated at 43.8% of GDP whole city, and increases over the years, with the average growth rate of 19.6%/year in the period of 2011 - 2015. Similarly, the gross output of industry was also at 10% in this period, in which, the contribution of small and medium enterprises (SMEs) was expected at 45.8%, with the average growth rate of 11.3%/year annually, that show the clear improvement in terms of scale of non - state business.

The contribution of this sector is also at a fair rate in local budget, equivalent for 40% of total revenue of business sector, as similar as the contribution of FDI business, and two times higher than the contribution of state owned businesses.

Annually, the private sector also attracts and addresses a large amount of labor in the city. Total employment in SMEs in city is by 487, 559 labors, accounting for 86. 75% of total, with the average growth rate of 3.24%/year.

Thus, it may determine that the private sector in city is playing an important role in productivity improvement, promotion of internal strengths in socio - economic development, that contributes to increase the export, import turnover, budget, and effectively address the social issues such as employment, poverty reduction in city.

privatE SECtOr - a drivEn FOrCEFOr grOWth OF da nang City

PhD. NGUYEN PHU THAI*

* Da Nang Institute for Socio - Economic Development.

142

Opportunities, challenges facing local businesses

The certain tendency of globalization requires each country, local area and business prepare to integrate and survive, develop. It may recognize that Vietnam would have been integrating, strongly open in a very near future, through participation and signing various bilateral and multilateral free trade agreements.

This participation in regional context with many countries has much benefited to Vietnam and largely contributed to economic growth, especially, in the sectors of commodity trade, import on quality, reasonable intermediate commodity that promotes export, service, and FDI attraction. However, given the large benefits, businesses in Vietnam also face various challenges: the serious competitiveness on commodity, service, investment; trade remedies and requirement on commodity quality and high level of business measure, etc… and more seriously is that domestic business is losing the market to the foreign manufactures, service product providers.

Objectives, directions for private sector development in Da Nang until 2020

Da Nang City identifies to maximize its all resources, advantages, mobilize and seek for resources to develop Da Nang as one of the large urban cities in the country, as the socio - economic, cultural center, as a driven for the development in central - central highlands region, with the capacity of international competitiveness in ASEAN region; as an importantly strategic location in terms of national defence, security, to be a rich, nice, peaceful, modern, civilized city. According to above objective, the city proposes the important development directions, or three breakthroughs in socio - economic development in city in period of 2016 - 2020, that is:

- Firstly, to strongly develop service sectors, especially, tourism, trade, to focus on investment attraction into high tech, IT industry

- Secondly, to invest into comprehensive and centered infrastructure, to develop culture, urban cultivation, environmental city

- Thirdly, to develop quality human resource, to focus on officials in new context

To achieve the development objective of the city until 2020, the city is putting many efforts to develop, enable, create, and promote the development of private sector in city, through strong improvement of business environment, implementation of administrative reform, increase of effectiveness and quality on administrative service toward professional, modern manner.

City government agencies actively and creatively implement the assigned duties in accordance with the Resolution no. 19/NQ-CP dated on 12/3/2015 of central government on main duties, approaches to improve business environment, national competitiveness capacity in period of 2016 - 2017, toward 2020 in Da Nang city and national plan under Resolution no. 35/NQ-CP dated on 16/5/2016 of central government on support and development of business until 2020 in city; Besides, it is to strongly maintain the high ranking level and improve the low ranking ones to criteria on assessment of national public administrative services such as Provincial Competitive Index (PCI), Information

143

and Communication Technologies Index (ICT), Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI), Public Administration Reform Index (PAR Index) in period of 2015 - 2020, that make a comfortable business environment for domestic and oversea investors.

The city will continuously and effectively implement the project on “the development of business in Da Nang city until 2020”; issue and implement the support polices for startups in city; to strongly monitor and encourage the transfer and re-purchase of slowly completed projects; to invest for improvement of e-government (at city, district, sub - district level); to develop and implement the smart city in the sectors of transport, education, health and environment.

In context of deeply international integration, Da Nang needs to effectively promote the implementation of action plan no. 29-CTr/TU dated on 19/9/2013 of Da Nang Central Committee on implementation of Resolution no. 22-NQ/TW of Politics Bureau (the 9th term) on international integration; to develop the project on “the impact analysis of signed international agreements by Vietnam regarding to the development of Da Nang city” as a basis to recommend the city government and business community with the necessary approaches to support, consolidate and sustainably develop private sector in the city. More importantly, the city needs to improve the time, effective communication, basic contents of commitment of Vietnam in free trade agreements, in international organizations, to organizations, business, and people in city.

To mobilize every external resource for the limited resource from central and city government, it is very important to innovate the mobilization policy, focus on private sector, and strongly improve FDI into Da Nang. The city is putting many efforts to improve the promotion activities, to strongly attract resources for development of city through the list of projects calling investment in period of 2016 - 2020 and annual important projects.

If the project on “Promote domestic investment and FID in period of 2016 - 2020, vision toward 2030” is effectively implemented in period of 2016 - 2020, the city will attract from one to two huge strategic investors from developed economies, large corporations to establish and move the headquarters to Da Nang. Besides, the city is also interested into the implementation of socialization policy to attract domestic and foreign investment in the sectors of health, education, culture, sport and environment.

The city government recognizes that business community is limited in terms of quantity, financial potentials, governance capacity and professionalism. In coming times, the city will continuously support, enable, develop private sector. However, the businesses in Da Nang need to tap into tendency, limit investment to the ineffective businesses sector, low value added, innovate their thoughts, and focus on innovation, new market, to bring the Vietnamese businesses oversea together.

144

REFERENCE 1. Resolution in the 21th National People’s Congress, in term of 2015 - 2020 of Da Nang city

Party Congress (2015). 2. Da Nang City People’s Committee (2015). The summary report of action plan “the year of

Da Nang Business in 2014”3. Da Nang City People’s Committee (2016). The summary report of plan of SMEs development

in Da Nang city in period of 2011 - 2015 and the support plan of SMEs in 2016 - 20204. Da Nang City People’s Committee (2016). The overall report of Da Nang city People’s

Committee and the status of economy, society, national defence, security on 8/2016

145

1. Giới thiệu

Phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong các yếu tố quan trọng để phát triển bền vững và tạo động lực phát triển là trình độ dân trí và nguồn nhân lực có trình độ cao. Thế giới đã bước vào thời kỳ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó tri thức là tài sản quan trọng nhất thay vì là công cụ sản xuất và nguồn vốn. Sự sáng tạo và trí tuệ của nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định.

Các văn kiện của Trung ương Đảng, Chính phủ và chính quyền các địa phương đều khẳng định vai trò của giáo dục, đào tạo và xem đó là một những ưu tiên hàng đầu. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương, các trường đại học trong khu vực miền Trung đổi mới và phát triển nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển cho khu vực.

Tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung đã hình thành và phát triển hệ thống các trường đại học lớn, chất lượng cao và trở thành những trung tâm đào tạo đại học nổi tiếng cả nước như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế. Hầu hết các tỉnh thành ở khu vực miền Trung đều có các trường đại học. Hệ thống này cung cấp hàng trăm nghìn lao động có tay nghề cao và trình độ đại học trở lên mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực vẫn còn một số hạn chế như: chưa thích ứng kịp thời với nhu cầu xã hội (tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải đi vào các tỉnh phía Nam còn cao), chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, nghiên cứu khoa học còn hạn chế, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo chưa tốt,...

Vì vậy, để phát huy những thế mạnh và khắc phục các hạn chế trên, trong bài viết này tôi tập trung phân tích đặc điểm và nhu cầu nguồn nhân lực tại khu vực, phân tích những

định hướng và giẢi pháp liÊn KẾtđàO tẠO ngUỒn nhân lựC giỮa thành phỐ đà nẵng

với CáC tỈnh vÙng Kinh tẾ trỌng điểm miÊn trUng

GS.TS. TRẦN VĂN NAM*

* Đại học Đà Nẵng.

146

ưu điểm và hạn chế của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khu vực ngày càng tốt hơn.

2. Vung kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12.8.2008 với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển gắn với kinh tế công nghiệp và dịch vụ; bao gồm thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng sẽ có tiểu vùng động lực chính, là không gian phát triển kinh tế biển và ven biển, hình thành tuyến hành lang kinh tế thương mại tự do quốc tế dọc theo vùng duyên hải, dựa trên trục Quốc lộ (QL) 1A, tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống cảng biển. Hệ thống chuỗi đô thị sẽ được xây dựng để tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng. Hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế sẽ gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia. Trong vùng sẽ hình thành tuyến du lịch hành lang ven biển, kết nối với các khu du lịch núi, du lịch di sản văn hóa và khám phá đại dương.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Với đặc thù về địa lý và thời tiết khắc nghiệt, không được thiên nhiên ưu đãi của các tỉnh ven biển miền Trung thì nguồn nhân lực lại càng có vai trò quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm này.

Các tỉnh thuộc vùng KTTĐMT là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học và đào tạo nghề của khu vực. Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng là hai trong ba đại học vùng của cả nước, hàng năm tuyển sinh hơn 20.000 sinh viên hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó còn có nhiều đại học công lập khác như: Đại học Quy Nhơn, Đại học Quảng Nam, Đại học Tài chính kế toán, Đại học Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng… và nhiều đại học ngoài công lập khác như Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng,... Các trường đại học, cao đẳng trong khu vực đã và đang đào tạo nguồn nhân lực rất lớn không chỉ cho các tỉnh vùng KTTĐMT mà còn cung cấp nguồn nhân lực cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cho cả nước. Có thể thấy rằng, đào tạo nguồn nhân lực là một trong những thế mạnh của các tỉnh vùng KTTĐMT.

Với hệ thống đào tạo tương đối khá như trên nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao, người lao động có trình độ kỹ thuật lành nghề. Khoảng cách giữa cung và cầu nguồn nhân lực còn lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chưa tương thích giữa đào tạo và nhu cầu về nguồn nhân lực trong Vùng, chủ yếu là: nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường chậm đổi mới theo nhu cầu xã hội; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp đã gây lãng phí lớn trong đào tạo tại nhà trường và tái đào tạo tại doanh nghiệp; thiếu liên kết đào tạo giữa nhà trường với địa phương; chưa có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với nhau dẫn đến việc nhiều trường đào tạo ở cùng lĩnh vực giống nhau dẫn đến dư thừa nguồn nhân lực ở lĩnh vực này nhưng lại thiếu ở lĩnh vực khác; thiếu các cơ sở đào

147

tạo nghề có chuyên môn cao nhưng lại thừa các trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ở mức thấp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các tỉnh vùng KTTĐMT đang tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu ngành nghề trong toàn Vùng, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề mới đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và đội ngũ người lao động có tay nghề giỏi. Do đó, trong thời gian đến, nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng KTTĐMT là rất lớn.

3. Năng lực của Đà Nẵng trong đào tạo nguồn nhân lực Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng nhất so với các tỉnh thành

khác trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trong đó Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào tạo lớn nhất với 9 đơn vị đào tạo trực thuộc. Ngoài ra, trên địa bàn Đà Nẵng còn có nhiều trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài công lập khác tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: trường Đại học Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, trường Đại học Duy Tân. Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) được thành lập theo Nghị định số 32CP ngày 04.4.1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Là một trong ba đại học vùng trọng điểm của cả nước, ĐHĐN đóng vai trò trọng yếu trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cho cả nước nói chung. Hiện nay, Đại học Đà Nẵng có 9 cơ sở đào tạo thành viên gồm: 4 trường đại học là trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Ngoại ngữ; 2 trường cao đẳng là trường Cao đẳng Công nghệ và trường Cao đẳng Công nghệ thông tin; 01 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh; 01 Phân hiệu tại Kon Tum và Khoa Y dược trực thuộc. Hàng năm, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh trung bình gần 10.000 sinh viên hệ đại học chính quy, 2.000 sinh viên hệ cao đẳng, 1.000 học viên cao học và 50 nghiên cứu sinh luận án tiến sĩ. Đại học Đà Nẵng hiện có 99 ngành đào tạo trình độ đại học, 30 ngành trình độ cao đẳng, 36 ngành thạc sĩ và 21 ngành tiến sĩ. Trong số 1.479 cán bộ giảng dạy của Đại học Đà Nẵng có 387 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 1.028 thạc sĩ, về học hàm có 8 giáo sư và 71 phó giáo sư. Đa số các giảng viên trẻ là tiến sĩ, thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng được đào tạo từ các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Úc,…

Bảng 1: Số lượng sinh viên Đại học Đà Nẵng tốt nghiệp hệ chính quy trình độ giai đoạn 2010 - 2016

TT Trường 2010 2011 2012 2013 2014 2015 20161 Đại học Bách khoa 3.190 2.477 2.871 3.465 3.403 3.354 2.5522 Đại học Kinh tế 1.360 2.166 2.326 2604 2335 2.171 1.7903 Đại học Sư phạm 1.276 1.234 1.262 1.566 1.568 1.351 1.4784 Đại học Ngoại ngữ 831 863 896 1.239 988 1.287 1.1675 Phân hiệu Kon Tum 0 222 234 366 174 334 1646 Cao đẳng Công nghệ 3.356 1.895 1.848 2.261 1.943 1391 1.344

7 Cao đẳng Công nghệ Thông tin 830 751 878 722 448 349 271

Tổng 10.843 9.608 10.315 12.223 10.859 10.237 8.766

148

Bảng 2: Số lượng ngành đào tạo tại các cơ sở đào tạo thành viêncủa ĐHĐN năm 2016

TT Trường Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng1 Đại học Bách Khoa 13 17 24 02 Đại học Kinh tế 5 6 16 03 Đại học Sư phạm 2 11 27 34 Đại học Ngoại ngữ 1 2 12 05 Phân hiệu Kon Tum 0 0 15 06 Cao đẳng Công nghệ 0 0 0 187 Cao đẳng Công nghệ Thông tin 0 0 0 98 Khoa Y dược 0 0 2 0

9 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh 0 0 3 0

Tổng 21 36 99 30Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho các tỉnh trong khu

vực, những năm qua, ĐHĐN đã tăng quy mô đào tạo cho một số ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: công nghệ thông tin, cơ khí ô tô, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, xây dựng, cơ điện tử tại trường Đại học Bách khoa; quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính - ngân hàng, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Đại học Kinh tế; công nghệ thông tin, báo chí, quản lý môi trường tại trường Đại học Sư phạm; ngôn ngữ Nhật, Anh, Trung, Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ. Hiện nay, hầu hết sinh viên tốt nghiệp từ các ngành này được tuyển sinh ngay sau khi tốt nghiệp.

Trong 5 năm gần đây, nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo mới đã được mở tại ĐHĐN để đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực như: quản lý công nghiệp, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, quản trị chuỗi cung ứng, kinh tế đầu tư, tài chính công, quản trị hệ thống thông tin, thương mại điện tử, quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tiếng Anh/ Nga/ Trung du lịch, đông phương học, sư phạm âm nhạc, điều dưỡng… Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Đại học Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên trên địa bàn thành phố được phép đào tạo bác sĩ y đa khoa.

Nhằm đảm bảo sinh viên ra trường có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn, ĐHĐN đã áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ bậc 3 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, chuẩn tin học cơ bản và chuẩn tin học chuyên ngành đối với tất cả sinh viên tốt nghiệp hệ đại trà. Đối với sinh viên thuộc các lớp chất lượng cao, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ở các môn học ngành, chuyên ngành tại trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Sư phạm. Tiếng Nhật, tiếng Trung cũng được đưa vào giảng dạy một số ngành của trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Sư phạm và nhận được sự nhiều hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Trong hợp tác quốc tế, ĐHĐN đã triển khai các chương trình đào tạo mới theo chương trình quốc tế như: sản xuất tự động, tin học công nghiệp, công nghệ phần mềm theo chương trình của các trường đại học Pháp thuộc dự án PFIEV; triển khai 3 chương trình tiên tiến chuyên ngành kỹ thuật điện tử, kỹ thuật viễn thông, hệ thống nhúng với 2

149

trường đối tác tại Mỹ. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng còn liên kết đào tạo theo hình thức 2+2, 2+3, 3+1 với các trường tại Mỹ, Anh, Pháp, Đài Loan, Singapore,…

Về cơ sở vật chất, thừa hưởng từ các dự án đầu tư trọng điểm và các dự án hợp tác quốc tế, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm có hệ thống phòng thí nghiệm tương đối hiện đại. Các phòng thí nghiệm này hiện đang được khai thác tối đa để phục vụ cho việc đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên. Trong khi đó, trường Cao đẳng Công nghệ có hệ thống nhà xưởng khá tốt để phục vụ đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng.

Với hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng và trang bị tốt, đội ngũ giảng viên lớn, có trình độ, kinh nghiệm, ĐHĐN có khả năng đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực theo nhu cầu, nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh doanh, quản lý và ngoại ngữ.

4. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực tại vung kinh tế trọng điểm miền Trung

Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù của các tỉnh thuộc vùng KTTĐMT, nhu cầu về nguồn nhân lực của khu vực trong thời gian đến được dự báo như sau:

- Khu vực dịch vụ: đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ trong lĩnh vực du lịch, quản trị doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, kiểm toán,... tập trung ở các đô thị lớn trong Vùng như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn. Ngoài ra, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh sẽ tăng mạnh trong thời gian đến.

- Khu vực sản xuất - công nghiệp đòi hỏi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao ở các lĩnh vực cơ khí, điện, hóa dầu, lắp ráp ô tô, xử lý môi trường tại các khu công nghiệp trọng điểm như Dung Quất, Chu Lai và tại các khu công nghiệp vệ tinh của các đô thị lớn.

- Khu vực xây dựng - cơ sở hạ tầng cần nguồn nhân lực lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị.

- Khu vực chế biến cần nhiều chuyên gia trong nuôi trồng thủy, hải sản, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.

- Khu vực công nghệ cao dự báo tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, viễn thông, trong đó tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng.

Là khu vực tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tương đối lớn, tuy nhiên có thể nhận thấy sự liên kết trong đào tạo giữa các tỉnh thành trong khu vực, giữa nhà trường với nhà tuyển dụng trong thời gian qua chưa được chặt chẽ. Nhiều ngành đào tạo giống nhau giữa các trường, giữa các địa phương dẫn đến dư thừa nguồn cung. Trong khi đó, nhà tuyển dụng lại khó khăn trong việc tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành chuyên biệt. Do đó, liên kết đào tạo giữa các trường đại học, giữa trường đại học với địa phương là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo đủ nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay.

150

5. Định hướng và mục tiêu của việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực

Định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực

- Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa Đà Nẵng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vừa là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơ bản sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững của thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng giữa Đà Nẵng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và vùng miền, theo kịp trình độ khu vực và quốc tế;

- Liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa Đà Nẵng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ.

Mục tiêu liên kết đào tạo nguồn nhân lực

Liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa Đà Nẵng với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, trình độ chuyên môn cao, phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

6. Giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh miền Trung

Từ những thế mạnh trong đào tạo của Đại học Đà Nẵng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực tại các tỉnh thuộc vùng KTTĐMT, ĐHĐN đề xuất những giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực như sau:

Một là, tăng cường sự hợp tác trong liên kết đào tạo giữa ĐHĐN với các trường đại học trong Vùng, phát huy thế mạnh của từng trường thành viên ĐHĐN để đào tạo nguồn nhân lực cho từng địa phương và khu vực. Để thực hiện được sự hợp tác này, ĐHĐN thực hiện những hành động cụ thể như sau:

+ Tăng cường trao đổi về chuyên môn, mời thỉnh giảng giữa các trường đại học có uy tín trong Vùng như Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn. Hình thành đội ngũ giảng viên chung giỏi về chuyên môn để giảng dạy các môn chung giữa các trường đại học trong khu vực.

151

+ Thẩm định và công nhận chương trình đào tạo giữa các trường để tăng cường tính liên thông, chuyển đổi cho người học, nhất là trong việc đào tạo bằng hai, đào tạo sau đại học.

+ Tăng cường sử dụng nguồn lực chung về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị giữa các trường, nhất là tại các cơ sở được nhà nước đầu tư nhiều trang thiết bị mới, hiện đại.

Hai là, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nhu cầu dự báo, trong đó:

+ Các tỉnh thành trong khu vực định kỳ xây dựng dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho từng ngành, từng lĩnh vực, chia sẻ thông tin dự báo cho các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo chính trong khu vực như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế để nhà trường xây dựng chiến lược mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới, cập nhật chương trình đào tạo và điều chỉnh số lượng tuyển sinh theo từng ngành cho phù hợp với nhu cầu.

+ Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của các tỉnh, thành phố với các trường đại học trong việc giới thiệu, tìm kiếm nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

+ Tăng cường sự tham gia của các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của các tỉnh thành, trung tâm quan hệ doanh nghiệp của các trường đại học trong công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại các trường phổ thông.

Ba là, liên kết đào tạo theo địa chỉ. Khi các khu công nghiệp, các khu kinh tế trọng điểm hoặc các nhà máy lớn mở ra trong khu vực, chỉ có thể cung ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng cao, số lượng lớn cho các địa chỉ này khi có những đặt hàng cụ thể đối với các cơ sở đào tạo. Với thế mạnh về đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh doanh và quản lý, Đại học Đà Nẵng luôn sẵn sàng liên kết với các địa phương để đào tạo với số lượng lớn kỹ sư, cử nhân đáp ứng nhu cầu. Đại học Đà Nẵng cũng đã từng có kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực theo đặt hàng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty Ô tô Trường Hải,… và được đánh giá cao về năng lực của đội ngũ cử nhân, kỹ sư do nhà trường đào tạo. Ngoài ra, việc đào tạo theo chuyên đề hoặc đào tạo, bổ sung kiến thức theo yêu cầu của doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được từ ĐHĐN.

Bốn là, sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình liên kết đào tạo. Một trong những yếu điểm lớn nhất của giáo dục đại học hiện nay là sinh viên ra trường không thể làm việc được ngay do thiếu kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Khối lượng thực hành, thực tập trong chương trình đào tạo ít, thực tập tốt nghiệp lại không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Để khắc phục yếu điểm này cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp, của các cơ sở sản xuất trong việc tạo điều kiện thực hành, thực tập cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên rất cần được truyền đạt những kỹ năng nghề nghiệp, những thông tin thực tế cho công việc tương lai từ những nhà quản lý, kỹ sư vận hành thực tế tại các cơ sở sản xuất. Do vậy, việc tham gia vào quá trình đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là hết sức cần thiết.

Năm là, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và thiết bị phục vụ đào tạo

Với việc đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đội ngũ giảng viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, ĐHĐN có khả năng tham gia, hỗ trợ các trường tại các địa phương trong việc xây

152

dựng, cập nhật chương trình, giáo trình đào tạo theo nhu cầu của nhà tuyển dụng, phối hợp các công ty, xí nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo chuyên đề, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức chuyên sâu; phối hợp nghiên cứu, chế tạo các thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện tại các doanh nghiệp.

7. Kết luận

Với vai trò là một trong những “trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ” của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng không chỉ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thành phố mà còn là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả khu vực và cả nước.

Việc tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các cơ sở giáo dục đại học của khu vực miền Trung bằng hình thức hợp tác, liên kết, liên thông, phối hợp khai thác cơ sở vật chất hiện có của các địa phương lân cận; cùng với đó là nguồn lực giáo viên, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo và dạy nghề, viện nghiên cứu của các địa phương, học viện, trường đại học, cao đẳng để phát triển nhân lực chất lượng cao cho cả khu vực một cách hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững của thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

153

1. Introduction

Socio - economic development is based on various factors, however, one of the important factors for the sustainable development and making driven force is the intellectual level and high quality human requirement. The world already passed into the period of the 4th industrial revolution, in which, the intellectual is the most important asset, instead of manufacture tool and capital. The creativity and intellectual of human resource is the determined factor.

The documents of the Party Central Committee, central government and local government agencies identify the role of education, training as one of the leading priorities. Politics Bureau issues no.8 central government resolution to basically and fully change education and training. This is the important basis for local areas, universities in central region to innovate and develop to provide human resource for regional development

In Da Nang city and provinces in central region, the system of large, high quality universities has been established and developed and become the famous center of training, education such as Da Nang, Hue Universities. Most of provinces, cities in central region have universities. This system provides hundred thousand skilled and university level labor annually to meet the development demand in region.

However, given the certain results, the system of human resource training for the region is still limited, including: not yet timely resilient with the demand of society (the ratio of unemployed graduated students or the high ratio of students moving to the southern areas), insufficiently high quality of human resource, limited science research, insufficient cooperation among education and training facilities, etc…

Thus, to promote the strengths and overcome above limitations, this paper focuses on the analysis of characteristics and demand of human resource in region, the advantages, disadvantages of training activity of human resource and accordingly, to propose some approaches for better human resource training in this region.

linKagE OriEntatiOn in hUman rESOUrCE CapaCity BUilding BEtWEEn da nang and OthEr prOvinCES in thE CEntral KEy ECOnOmiC rEgiOn OF viEtnam

PROF. PhD. TRAN VAN NAM*

* Da Nang University.

154

2. Central key economic region of Vietnam

Central key economic region of Vietnam was approved by central government on Decision no. 1085/QĐ-TTg dated on 12/8/2008 with main economic sectors of sea economic sector along with industrial and service economy; including Da Nang, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh. The region will have main driven sub-region, as the space of sea and coastal economic development, to form up the economic corridor route for international free trade along coastal region, based on 1A national highway, national railway and the system of sea ports. The system of urban values will be constructed to make driven force to promote regional development. The system of industrial zones, export processing zone, exploitation of the advantage nearby port, the system of national and international storage is along with the international general port system and cross regional, national transport centered points. The route of coastal corridor tourism links with the mountain tourism area, cultural heritage tourism and ocean exploitation.

Human resource, especially, high quality human resource, is assessed as one of the highest important resources in economic development of nations and territorial regions. With the typical feature of extreme geography and weather, not favorable by nature in provinces of central coastal region, human resource becomes determined in socio-economic development in this Central Vietnam key economic region.

Provinces in this region are the place where it focuses many educations facilities of colleges, universities, post-graduates and vocational training in region. Universities of Hue, Da Nang are two of three regional ones in whole country, recruit more than 20,000 official students at universities, college level in various sectors, annually. Besides, there are various public universities such as: Quy Nhon, Quang Nam, Accounting and Finance, Da Nang Health Technique Universities and many other non-public universities such as Duy Tan University, Da Nang Architecture University. Universities and colleges in the region have been training a very large amount of human resource, not only for this region, but also for the central - central highlands region and whole country. It may show that training of human resource is one of the strengths of provinces in this region.

With such system of quite large training, many businesses still find them hard to recruit in skilled, quality human resources. Demand and supply gap in human resource is still large.

There are various reasons leading to the improper interaction between training and demand of human resource in the region, mainly: content, program of training in education schools slowly changes according to society demand; the unavailability of closed linkage between the school and business makes a large waste in training in schools and re-training in business, lacking of training between school and local area, the unavailability of linkage between training facilities leads to many schools training the same sector, abundance of human resource in this sector, but lacking in other one, lacking of professional vocational training facility, but abundance of low level training schools,

The procedure of economic structure transfer of provinces in this region is making a strong transfer on sectorial structure of whole region; many new sectors emerge with

155

requirements of skilled human resources and skilled labor force. Thus, in coming time, the demand of human resource for socio-economic development of provinces in this region is very large.

3. Human resource capacity building in Danang Da Nang is place of where it focuses the most universities, colleges against other

provinces, cities in central, central highlands region, in which, Da Nang University is the large training facilities with nine directly managing units. Besides, in Da Nang city, there are many other public, non-public universities, colleges involving into training human resource in various sectors, such as: Da Nang Health Technique University, Duy Tan University. Da Nang University was established according to Decree no. 32CP dated on 04/4/1994 of central government based on organization and arrangement of the facilities of public university, college and professional training in Da Nang city. As one of three universities in key Vietnam regions in whole country, Da Nang University plays a core role in training human resource at university, college, post-graduate level in central - central highlands region in particular and whole region in general. Currently, Da Nang University has nine training facility members including: 04 universities of Science and Technology University, Economic University, Education University, Foreign Language University: 02 colleges of Technology Colleges and Information Technology College: 01 Institute for Research and Vietnamese - English Training; 01 branch in Kon Tum and Medicine and Pharmacy Faculty directly managing. Annually, Da Nang University enrolls nearly 10,000 students at official university, 20,000 college level students, 1,000 post graduate level students and 50 PhD students, on average. Da Nang University has 99 training sectors at university level, 30 sectors at post graduate level, 36 sectors at master level, and 21 sectors at PhD research. Among1,479 lectures in Da Nang university, there are 387 people at PhD, scientific PhD level and 1,028 at master level, 8 people at professor level and 71 people at vice - professor level. Most of young lecturers are at PhD, master in Da Nang University graduated from developed countries such as America, England, Japan, France, Australia, etc…

Table 1. Amount of graduate students in Da Nang University in periodof 2010 - 2016

No UNIVERSITY 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 University of Technology 3190 2477 2871 3465 3403 3354 2552

2 University of Economics 1360 2166 2326 2604 2335 2171 1790

3 Educational University 1276 1234 1262 1566 1568 1351 1478

4 University of Foreign Language 831 863 896 1239 988 1287 1167

5 Kontum Branch 0 222 234 366 174 334 164

6 College of Technology 3356 1895 1848 2261 1943 1391 1344

156

7 Information Technology College 830 751 878 722 448 349 271

Total 10.843 9.608 10.315 12.223 10.859 10.237 8.766

Table 2. Amount of training sectors in Da Nang Universities in 2016

TT UNIVERSITY PhD Master University College1 University of Technology 13 17 24 02 University of Economics 5 6 16 03 Educational University 2 11 27 34 University of Foreign Language 1 2 12 05 Kontum Branch 0 0 15 06 College of Technology 0 0 0 187 Information Technology College 0 0 0 98 Health Faculty 0 0 2 0

9 Institute for Research and Executive Education 0 0 3 0

Total 21 36 99 30

To meet the demand of professional human resource for provinces in the region, over last year, Da Nang University has increased the scope of training for some sectors of high demand recruitment such as: IT, car mechanics, monitor and automatic technique, construction, electronics in University of Science and Technology, business management, accounting, audit, finance - banking, management of tourism and travel service in University of Economic, IT, journalism, environmental management in Education University, Japanese, English, Chinese, Russian at Foreign Language University. Currently, most of students graduated from these sectors immediately recruited after graduating.

Over last five years, many training sectors have been open in Da Nang university to training human resource of the region such as: industrial management, monitor and automatic technique, supply chain governance, investment economics, pubic finance, governance of IT, electricity - electronics trade, hotel governance, tourism and accommodation service governance, English, Russian, Chinese for tourism, Asian study, musical education, nursery. In health caring sector, Da Nang University is the first unit in the city to be allowed to train general doctor.

To guarantee the graduated students with the capacity of using foreign languages, computer in professional work, Da Nang University has applied the output standard for the 3rd level of foreign language framework in Vietnam, basic computer, and professional computer level for all graduated students. For students at high quality classes, English is used to teach in subjects, professional sector in University of Science and Technology, Economic University, Education University. Japanese, Chinese are also taught in some sector in University of Science and Technology, Education University and receive many

157

supports from businesses.

In international cooperation, Da Nang University implemented many new training programs in according to international programs such as: automatic manufacture, industrial computer, software technology according to programs of university in France under the project of PFIEV; implemented three advance programs of electronics technique, telecommunications technique, the system of soaking with two partner universities in America. Besides, Da Nang University connects to training in 2+2, 2+3, 3+1 format with universities in America, England, France, Taiwan, Singapore, etc…

For infrastructure, to inherit from the core investment projects and international cooperative projects, University of Science and Technology, university of Education has the system of quite modem laboratory rooms that are maximizing to serve for post - graduate, university training, science research of lectures. On the other hand, Technology College has the system of quite good factories to serve for the college level students

For the system of well-equipped and constructed infrastructure, a large amount of experienced, skilled lecturers, Da Nang University has the capacity of training and providing the high quality human resource for the region per demand, especially, in the sectors of technique, technology, business, management and foreign language.

4. Human resource forecast in central key economic region of Vietnam

To originate from the socio-economic development direction and typical features of provinces in this region, the demand of human resource in coming time is expected to be as followings:

- Service sector: to require a highly quality human resource with good capacity in foreign language in the sectors of tourism, business governance, finance, banking, audit, to focus in large urban area in the region such as Da Nang, Hue, Quy Nhon. Besides, the demand of services on health caring, heath caring and examining will be strongly grown in coming time.

- The sector of manufacture - industry requires the well experienced expert with high professional level in sectors of mechanics, electricity, petrochemical, car assembly, environmental treatment in main economic regions such as: Dung Quat, Chu Lai and in satellite industrial zone in large urban area.

- The sector of construction - infrastructure needs human resource in construction, architecture, urban planning

- The sector of processing needs many professionals in cultivation fishery, seafood, technology of processing and preserving of products

- The sector of high technology is expected to recruit a high quality human resource in the fields of IT, automation, electronics, telecommunications, mainly in Da Nang

As a region of many universities colleges, the demand of high quality human resource is quite large, however, it may show that the linkage in training among provinces, cities

158

in the region, schools and recruiters over the last years have not yet tight. Many sectors have been trained similarly among universities, local areas to abundance of supply. In which, the recruiters find them hard to look for, recruit the high quality human resource in some unique sectors. Thus, the linkage in training among universities in local areas is an urgent demand to guarantee the sufficient human resource in current context.

5. Linkage orientation in human resource capacity building

Linkage direction in human resource training

- Linkage in human resource training and development between Da Nang and provinces in core Vietnam economic region is a main, determined factor, requirement, and drive force for socio - economic development in this region. The linkage in training human resource is one of the important drive forces to complete the basic industrialization - modernization, a determined factor to social development, quick, harmonious, sustainable economic growth in Da Nang city and provinces in core Vietnam economic region.

- The linkage in training high quality human resource between Da Nang and provinces in core Vietnam economic region is based on clear identification of objective, changing on content of program, teaching methodology of facilities of universities, colleges and professional schools, to invest into completing the conditions of human resource development, the proper plan of training system to meet the demand of human resource in various sectors, levels, regions, to follow the international and regional level.

- The linkage in training human resource between Da Nang and provinces in core Vietnam economic region aims to improve the management role of the state in the task of guaranteeing the quality and monitoring the quality of university education, and promote the role of society in developing the human resource thorough plan, management, and implementation of policies of domestic and foreign investment, cooperating attraction in education, training and transferring in science - technology.

The objectives of the linkage in training human resource

The linkage in training human resource between Da Nang and provinces in core Vietnam economic region aims to guarantee the sufficiency in terms of quantity, proper structure, highly professional level, characteristics, capacity building, skill, professional style, dynamics, creativity for socio-economic development in central - central highlands region and whole country.

6. Recommendation

From the strengths of training of Da Nang University and forecast of human resource demand in provinces in this region, Da Nang University recommends approaches to train human resource for following fields:

Firstly, to improve the cooperation in linkage in training between Da Nang University and universities in the region, to promote the strength of each member of Da Nang University to train human resource for each local area and region. To implement this cooperation, Da Nang University has the particular actions as following:

+ To improve exchange in professionals, to invite visiting lecturers between prestigious

159

universities in the region such as Universities of Hue, Quy Nhon. To form up the excellent lecturer in teaching of general subjects between universities in the region

+ To appraise and recognize the training programs between schools to improve the passing through, transfer the leaners, especially, in training the second certificates, post graduates.

+ To improve the usage of general human resource in infrastructure, lab, equipment between schools, especially, in facilities being invested with many modern, new equipment from the state.

Secondly, to closely attach with training and forecast demand, in which:

+ Provinces in the region periodically develop the forecast of human resource demand for each sector, share the forecast information for the training facilities, especially for the main training facilities in the region such as Universities of Da Nang, Hue to develop the strategy of opening new training sectors, update the training program and adjust the among of intake students per each sector to be proper with the demand

+ To improve the cooperating relationship between the center of career direction, introduction of provinces, cities with universities in seeking for, introducing human resources for businesses.

+ To improve the participation of the centers of career direction, introduction with provinces, cities, the center of business relationship of universities in enrolment guidance, career direction at general schools.

Thirdly, the linkage in training per address. When industrial zones, core economic regions or large plants open in the region, the large demand of high quality human resource in these addresses are only supplied by the specific orders to training facilities. With the strength of training in the sectors of technique, technology and business, management, Da Nang University is always ready to connect with local areas to training with the large amount of engineers, bachelors to meet the demand. Da Nang University also experienced into training the order of human resource of Dung Quat Oil Refinery Factory, Truong Hai Auto Coorporation, etc…and is highly appreciated on the capacity of engineers trained by the university. Besides, the training per thematic topic or knowledge complementary training in accordance with the requirement of businesses is fully met by Da Nang University.

Fourthly, the participation of businesses in the linkage process of training. One of the largest weaknesses of current education is post graduate students not being able to work right away due to lack of the capacity of working practice. The volume of practice in the training programs is very less; internship for graduates is not effective. To overcome these weaknesses, it needs the support of businesses, manufacture facilities in enabling the conditions of practice, internship for the students. Besides, the students are in need of Trans missing the capacity of working, practical information for the future work from the manager, operating engineers in manufacture facilities. Thus, the participation into the training process of business, manufacture facility is very urgent.

160

Fifthly, to participate into the design of program, curriculum, equipment for training

With the training in various sectors, the enthusiastic, well experienced lectures, Da Nang University is capable of involving into, supporting local schools in designing, updating the training programs, curriculums per demand of recruiters, cooperation with companies, factories in designing the training program of thematic topics, cultivation, updating the in depth knowledge; cooperation in research, creating the equipment for training at businesses.

7. Conclusion

As a role of one of the centers of education, technology, science of central - central highlands region, Da Nang not only trains high quality human resource for the city, but also the center of high quality human resource for whole region and country.

With the cooperation, linkage in training human resource between universities, training facilities in central region by cooperation, linkage, passing through in existing infrastructure exploitation of neighborhood local areas, and the resource of lectures with high level of educator, experience of training, vocational training facilities, research institutes in local areas, institutes, universities, colleges to effective development of high quality human resource for whole region for the objective of social development, quickly, harmoniously, sustainably economic development in Da Nang city and the provinces in central key economic region of Vietnam

161

Những ngày này, cả thành phố dường như rộn ràng hơn, đếm ngược thời gian để chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong suốt hai mươi năm ấy, diện mạo Đà Nẵng đã thay đổi ngày càng rõ nét. “Thành phố của những cây cầu”, “thành phố

đáng sống”, “thành phố của những kỷ lục”, “điểm đến tuyệt nhất 2015”, “một trong hai mươi thành phố sạch nhất hành tinh”… Những tên gọi mới này khiến “Đà Nẵng” giờ đây không chỉ đơn thuần là địa danh, là tên gọi nữa mà đã trở thành “thương hiệu”, là niềm tự hào của người dân thành phố. Đó là kết quả của sự cố gắng của toàn thể nhân dân Đà Nẵng, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền địa phương mà trọng tâm là chất lượng của đội ngũ công chức, kết quả của quá trình đổi mới nâng cao chất lượng công vụ - công chức tại thành phố. Một trong những cách nghĩ, cách làm năng động và mang tính đột phá của thành phố và là điểm sáng trong cả nước là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp các địa phương trong cả nước về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, từ đó đã xây dựng đội ngũ công chức, viên chức từng bước được trẻ hóa, nâng cao về trình độ, phẩm chất để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đáp ứng vai trò quản lý nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Từ những bước đi ban đầu đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở thực hiện chính sách

Ngay sau khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xuất phát từ nhu cầu cán bộ, công chức cho một thành phố mới, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-TU ngày 15.12.1997 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; từ chủ trương này, UBND thành phố đã có Công văn số 93/CV-UB ngày 17.01.1998 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, khá chưa có việc làm.

Với chủ trương này, thành phố đã thu hút được nguồn cán bộ trẻ, từ năm 1998 đến năm 2000, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác về các sở, ban, ngành và UBND các quận huyện 108 sinh viên tốt nghiệp khá giỏi (trong đó còn 88 trường hợp vẫn tiếp tục

thU hÚt ngUỒn nhân lựC ChẤt lưỢng CaOtỪ thựC tiỄn thành phỐ đà nẵng

VÕ CÔNG CHÁNH*

* Thành ủy viên - Bí thư Quận ủy Liên Chiểu.

162

công tác đến nay). Với kết quả và quá trình công tác được đánh giá tại các đơn vị, thành phố nhận thấy đây là một chủ trương đúng đắn cần đẩy mạnh để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố.

Và để có cơ sở pháp lý thực hiện, năm 2000, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 86/2000/QĐ-UBND ngày 02.8.2000 về thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thành phố Đà Nẵng. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc tiếp nhận và bố trí công tác theo chính sách thu hút nguồn nhân lực tại thành phố, là bước đột phá trong công tác cán bộ của thành phố. Theo đó, quyết định quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ chính sách tiếp nhận cho những người về công tác tại thành phố theo chính sách thu hút nguồn nhân lực.

Đồng thời để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu về nguồn nhân lực của thành phố trong từng giai đoạn, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 99/2006/QĐ-UBND ngày 01.11.2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng.

Đến năm 2007, xuất phát từ tình hình mới, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong cách tiếp nhận, bố trí, tiêu chuẩn tiếp nhận và chế độ chính sách cho đối tượng thu hút để tiếp nhận nguồn nhân lực có trình độ cao. Thành phố đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 28.6.2007 Quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý và Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 26.8.2009 của UBND thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND, theo đó thành phố chỉ tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên để bố trí công tác về các sở, ngành quận huyện và tốt nghiệp hạng khá về xã, phường.

Đến năm 2010, UBND thành phố ban hành Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 18.6.2010 về việc tiếp nhận, bố trí và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng; thay thế Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND. Với quy định này, thành phố đã hướng đến việc tuyển chọn, sàng lọc một số ngành nghề thành phố có nhu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện để tiếp nhận chặt chẽ hơn: các đơn vị sử dụng đăng ký nhu cầu về số lượng, ngành nghề tiếp nhận; Sở Nội vụ tham mưu thành phố ban hành danh mục ngành nghề, xác định đối tượng cần thu hút, tuyên truyền về chính sách thu hút, triển khai các chế độ, chính sách đối với người được thu hút, bố trí công tác, theo dõi, đánh giá kết quả công tác...

Từ năm 2012, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND thành phố thực hiện phỏng vấn đối với các ứng viên và chỉ trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định tiếp nhận, bố trí công tác đối với những trường hợp phỏng vấn đạt yêu cầu. Các ứng viên dự tuyển ngoài việc phải đáp ứng điều kiện kết quả học tập theo quy định, có ngành đào tạo phù hợp với danh mục ngành nghề thu hút, còn được phỏng vấn trực tiếp, đánh giá về khả năng giao tiếp, ứng xử, sự nhạy bén trong xử lý tình huống...

Những kết quả đạt đượcTính đến tháng 12.2014, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.269 người tốt

nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên (trong đó, tiến sĩ: 25 người; thạc sĩ, bác sĩ nội

163

trú: 283 người, đại học: 961 người). Đã bố trí tại cơ quan hành chính 591 người (trong đó, khối quận, huyện 76 người; khối phường, xã có 128 người) và đơn vị sự nghiệp 678 người.

Về cơ cấu ngành nghề của người được tiếp nhận: nhóm ngành xã hội1: 329 (25,9%), y tế: 220 (17,3%), giáo dục: 201 (15,8%), nhóm ngành khoa học công nghệ và xây dựng: 130 (10,2%), ngành luật - hành chính và quản lý: 95 (7,5%), ngành kế toán - tài chính: 117 (9,2%), nhóm ngành công nghệ thông tin và viễn thông: 30 (2,4%), các ngành còn lại: 147 (11,82%).

Thành phố đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, thực hiện chính sách đảm bảo có tính vượt trội so với đối tượng khác trong cùng cơ quan như: chế độ đãi ngộ ban đầu, hỗ trợ hàng tháng, bố trí nhà ở cho một số đối tượng từ các địa phương khác đến công tác tại Đà Nẵng (kinh phí thực hiện ước tính hơn 56 tỷ đồng). Đồng thời, các đối tượng này còn được ưu tiên thi tuyển công chức, viên chức; tính đến tháng 12.2015, chỉ còn 256/1.269 đối tượng thu hút (20,17%) chưa được tuyển dụng (trong đó, cơ quan hành chính: 132 người; đơn vị sự nghiệp: 124 người). Hơn 850 lượt người sau khi thu hút tiếp tục được cử đi đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước; tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng tiền công vụ. Có hơn 100 trường hợp sau 3 năm công tác được tiếp tục cử đi học sau đại học trong nước và nước ngoài (trong đó, có 15 người tham gia Đề án 922). Nhiều đối tượng thu hút có những đóng góp tích cực, nổi trội trong công tác, một số đã có cống hiến bằng sản phẩm cụ thể như chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao trong ứng dụng thực tiễn. Điển hình một số đóng góp nổi trội như chủ trì các đề tài nghiên cứu (Công trình về Font tư liệu Hoàng Sa; Xây dựng các mô hình trồng thương phẩm các loài hoa, quy trình nhân giống và sản xuất lan, hoa cúc theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng năng lực chuyển giao (TCAP) của hệ thống báo hiệu số 7 trong việc xây dựng và phát triển mạng thông minh (IN) Việt Nam, mạng không dây tùy biến...); bồi dưỡng học sinh đạt giải nhì Olympic Toán Quốc tế; các công trình đạt giải thưởng quốc gia, của ngành như giải nhất báo cáo tại Hội nghị Da liễu Đông Nam Á, giải nhất trong Cuộc thi giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc, giải nhất Cuộc thi ý tưởng bảo vệ môi trường, bồi dưỡng về viết thư quốc tế UPU, huy chương Bạc liên hoan truyền hình toàn quốc, giải ba báo chí toàn quốc....

Nhiều cán bộ thu hút đã trưởng thành sau thời gian công tác tại Đà Nẵng, hiện nay số người được bố trí, đảm đương các chức vụ lãnh đạo quản lý: có 145 người được bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên (chiếm 11,42% tổng số đối tượng thu hút); trong đó, lãnh đạo phường, xã: 16 người; lãnh đạo cấp phòng và tương đương: 114 người (cấp thành phố: 97; quận, huyện 17 người); 15 người giữ chức lãnh đạo diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.3

Vẫn còn đó những khó khăn và thách thứcBên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế việc thực hiện chính sách thu hút

nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế. Hầu hết lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhận thức đúng đắn về chủ trương của Thành ủy và UBND thành phố về thu hút nguồn nhân lực; tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm trong việc tiếp nhận, sử dụng, bố trí việc làm; tính chủ động trong việc tiếp nhận, sử dụng các đối tượng thu hút của các đơn vị chưa cao, còn tình trạng đăng ký nhu cầu nhưng không đồng ý tiếp nhận đối tượng thu hút khi cơ quan có

164

thẩm quyền phân bổ công tác về đơn vị. Một trong những hạn chế của chính sách còn xuất phát từ bản thân đối tượng thu hút. Một số trường hợp sau khi tiếp nhận, bố trí công tác lại ngại khó, chưa thật sự gắn bó với công việc, có tâm lý thăm dò, thử việc, đôi lúc còn so sánh mức lương và chưa thực sự an tâm công tác nên xin thôi việc hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác có cơ hội thăng tiến hơn.

Về phía thành phố, điều kiện và môi trường làm việc đối với một số ngành còn khó khăn; chưa đáp ứng được yêu cầu, nên một số sinh viên chưa phát huy được kiến thức chuyên môn đã được đào tạo (các trung tâm thí nghiệm, phòng nghiên cứu đặc thù). Việc phối hợp quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng được thu hút chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ như: Việc sử dụng, bố trí công việc một số trường hợp chưa thật sự phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; phần lớn các đối tượng thu hút có nhu cầu thực tế về nhà ở nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết với nhiều lý do; việc đánh giá và quản lý còn lúng túng, chế độ báo cáo của cơ quan sử dụng đôi lúc không kịp thời nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý số lượng đối tượng thu hút.

Chính sách, chế độ đãi ngộ tuy đã được điều chỉnh theo từng giai đoạn, tuy nhiên so với mức lương của ngành khác còn thấp, chưa đủ “lực hút”, thiếu tính quyết liệt, chưa đáp ứng kịp thời theo quy định đã đề ra; nhiều trường hợp xa gia đình, chưa được bố trí chỗ ở, tự thuê nhà ở nên gặp nhiều khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó là khó khăn về biên chế để tuyển dụng, tạo điều kiện để đối tượng thu hút yên tâm công tác.

Và định hướng trong thời gian đếnChính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố là chủ

trương đúng đắn, phù hợp với các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế của thành phố. Những chủ trương, chính sách trên khẳng định tầm nhìn chiến lược của thành phố về vai trò nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực công. Vì lẽ đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI (2015 - 2020) vẫn tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thiết nghĩ, trong thời gian đến, để các chính sách thu hút nguồn nhân lực phát huy hiệu quả hơn nữa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện hướng đột phá phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao - coi đây là một trong những điều kiện thực hiện thắng lợi các hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đề ra.

Kiện toàn tổ chức của các cơ quan tham mưu cho thành phố về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, tập trung về một đầu mối để triển khai đồng bộ xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo vừa làm tốt công tác phát triển với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, hợp lý

165

để công tác phát triển nhân lực chất lượng cao bền vững, hạn chế thấp nhất sự đầu tư không hiệu quả, gây thất thoát ngân sách thành phố. Ngoài việc thu hút nhân lực trình độ cao làm việc dài hạn, thành phố cũng nên khuyến khích các hình thức hợp đồng tư vấn, làm việc ngắn hạn với các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước, nhất là những nhà khoa học đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố. Đây là hình thức khai thác khá tốt năng lực, trí tuệ của nguồn nhân lực trình độ cao có uy tín mà không phải bận tâm về vấn đề thu nhập, lương bổng.

Sử dụng có hiệu quả đối tượng thu hút, làm tốt công tác “giữ chân người tài”. Phát huy vai trò của cơ quan sử dụng nhân lực, từng cơ quan, đơn vị phải rà soát, bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường đối với nhân lực từ thu hút và cả những cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị của thành phố. Tăng cường kênh thông tin giữa thành phố và đối tượng thu hút; thường xuyên có những hình thức mới để đối tượng thu hút được nêu quan điểm, trình bày nguyện vọng của mình như hình thức tọa đàm, hội nghị hoặc khảo sát trực tuyến từ đó hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa đối tượng thu hút với cơ quan quản lý.

*

* *

Để đạt được mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà Đại hội XI đã đề ra, Đảng ta đã xác định “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là khâu đột phá thứ hai. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ. Và đó cũng là mục tiêu mà thành phố Đà Nẵng đã và đang phấn đấu vươn tới. Đồng hành cùng với hai mươi năm phát triển của thành phố, có thể khẳng định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là chủ trương đúng đắn của thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các hoạt động quản lý nhà nước về thu hút được tổ chức khá đồng bộ, với nhiều cách làm mới, quyết tâm cao, huy động nhiều nguồn lực và dần được chuyên nghiệp hóa, vì vậy đã đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định từ các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực, về chế độ chính sách, về biên chế hành chính và số lượng người làm việc... Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu hút nhân lực chất lượng cao trong thời gian đến để việc thu hút nhân lực chất lượng cao phát huy hiệu quả tích cực trên thực tế và mở ra sự kỳ vọng ở tương lai trong việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao và chuyên nghiệp.

CHÚ THÍCH1 Nhóm ngành xã hội gồm: ngữ văn, báo chí, ngôn ngữ, văn hóa học.2 Trong đó: 01 phó chủ tịch UBND thành phố; 01 chủ tịch UBND quận; 08 phó giám đốc sở; đơn

vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố (giám đốc: 02 người, phó giám đốc: 03 người).

166

Whole city is more bustling, counts back and welcomes the anniversary of 20 years directly governed by central government, on these days. During such 20 years, the image of the city has clearly changed. Such titles of “the city of bridges”, “the livable city”, “the city of records”, “the

greatest destination in 2015”, “one of 20 cleanest cities in the universe” make Da Nang not only a name, but also a brand, pride of Da Nang people. Those are the results of Da Nang people’s efforts, and bright leadership of city government, mainly from officials, as a result of process of officials’ quality improvement, innovation in city. Another argument is that the dynamic and breakthrough approach and the bright point in whole city is about the implementation of attraction policy to quality human resource from all local areas in country to work in city government agencies under Da Nang City People’s Committee, from which it is to gradually develop the young officials, improve their capacities, characteristics to better serve for people, meet the role of state management in industrialization - modernization process.

From the initial steps to complete law system as a basis for policy implementation

After separating from Quang Nam - Da Nang (old) province, to be directly governed by central government, based on demand of officials for new city, Da Nang City Party Committee issued the action plan no. 01/CTr-TU dated on 15/12/1997 to implement the Resolution of the 3rd Congress of Central Committee of the Communist Party of Vietnam (the 8th term) on “the strategy of officials in the process of urbanization, modernization in country”, accordingly, Da Nang City People’s Committee issued document no. 93/CV-UB dated on 17/01/1998 on acceptance of fairly good, good graduates not yet having job.

Based on this guideline, the city attracted young human resources in period of 1998 - 2000, accepted and assigned work for district, sub district government agencies with 108 students (88 of them are still working). With good working results of this human resource in these agencies, the city recognizes this is right guideline to be continuously improved for officials in the city.

attraCtiOn OF QUality hUman rESOUrCEFrOm rEal FaCt in da nang City

VO CONG CHANH*

* Member - Secretary of Lien Chieu District Party Committee.

167

For legal framework, in 2000, Da Nang City People’s Committee issued Decision no. 86/2000/QĐ-UBND dated on 02/8/2000 on implementation of some initially favorable polices, mechanisms to people voluntary working in city for long term and encouragement mechanism to officials currently working in the city. This is the specific legal document on acceptance and distribution of working in accordance with attraction policy of human resource in city, as a breakthrough in activities of officials. Accordingly, the Decision regulates conditions, criteria, policy of acceptance to people working in Da Nang in accordance with attraction policy to human resource.

At the same time, to be proper with the actual circumstance and demand of human resource in each period, Da Nang City People’s Committee issued Decision no. 99/2006/QĐ-UBND dated on 01/11/2006 on regulation of support level to some objects under attraction policy of human resource.

By 2007, given new circumstance, changing in acceptance, distribution, acceptance criteria, policy for attracted objects for acceptance of quality human resource, the city issued Decision no. 34/2007/QĐ-UBND dated on 28/6/2007 on regulation of favorable policies to people voluntary working in Da Nang city government agencies, and Decision no. 21/2009/QĐ-UBND dated on 26/8/2009 of Da Nang City People’s Committee on adjustment, adding some provision of Decision no. 34/2007/QĐ-UBND, accordingly, the city only accepts above good scored graduates to work in district, sub district government agencies and fair good ones for ward, commune agencies.

By 2010, Da Nang City People’s Committee issued Decision no. 17/2010/QĐ-UBND dated on 18/6/2010 on acceptance, distribution and favorable polices to people voluntary working in Da Nang City government agencies; to substitute for Decision no. 34/2007/QĐ-UBND and Decision no. 21/2009/QĐ-UBND. With these regulations, the city is toward selection of some sectors in demand, tighter criteria, condition of acceptance: the users register the acceptance quantity, sectors; Da Nang Department of Home Affairs recommending Da Nang City People’s Committee issued the list of sectors, indentified the attracted objects, communicated the attraction policy, implemented mechanisms, policies to attracted people, distributed work, monitors and assessed the working results, etc…

By 2012, Da Nang Department of Home Affairs recommending Da Nang City People’s Committee interviewed applicants and submitted the list of passed people to Da Nang City People’s Committee for making decision of acceptance, distribution of working. The applicants must meet the requirements of school results, proper sectors with attracted ones, be directly interviewed, assessed on communication, behaviors, interpersonal skills,

Performances

By 12/2014, the city accepted and assigned the work for 1,269 graduates from and above public university level (in which, 25 people for philosophy level, 283 for master, residential physicians, 961 people for university level). The number of people working in administrative organizations, and general administrative agencies were 591 people (76 people for district, sub district level, 128 people for ward, commune level) and 678 people, respectively.

168

The sector structure of accepted people includes: 329 people for social sectors1: (25.9%); 220 people for health (17.3%); 201 people for education (15.8%); 130 people for technology science and construction (10.2%); 95 people for law - administrative - management (7.5%); 117 people for accounting - finance (9.2%); 30 people for IT and telecommunications (2.4%); 147 people for others (11.82%).

The city has been interested into and enabled for convenient working environment, implemented the outstanding favorable policies against other objects in similar agencies: the policies on initial priority, monthly support, house distribution for some objects from other local areas (with the estimated expenditure of more than 56 billion VND). At the same time, these objects were prioritized in officials’ examination, by 12/2015, only 256/1,269 attracted people (20.17%) not yet employed (132 people for administrative organizations, 124 people for general administrative agencies). More than 850 people after working were continuously assigned to train for knowledge of state management, computer, foreign language, and allowances for public affairs. More than 100 cases of working in 3 years were continuously assigned to study post - graduate in domestic and overseas universities (15 of them were selected in the scheme 922). Many attractive objects had the active, outstanding contributions by specific products, hosting and participation into highly appreciated scientific research projects in practical application. Typically, some typical contributions such as research project (Database Font of Paracel Islands, to develop the model of commercial products from flower trees, the procedure of mulitipivation and orchids, daisy flowers toward high tech agriculture, application for transfer capacity of the no. 7 signal system in development of smart network in Vietnam, customized cordless network; cultivation for students achieving the 2ndaward of international Olympic math contest; national rewarding works, such as the first award of Southeast Asian Skin and Veneral Diseases Seminar, the first award of national vocational teachers contest, the first award of contest on environmental protection idea, cultivation of UPU international letter writing contest; the silver meal of national television festival, the 3rd award of national journalism, etc

Many attracted people are mature after working in Da Nang, currently, the number of people is assigned for leadership position: 145 people holding from division’s leadership position (accounting for 11.42% of total attracted objects); in which, 16 people for ward, commune level leaders, 114 people for division leaders (97 people for city level, 17 people for district, sub district level), 15 people for representative leaders of City Party’s Standing Committee2.

Available challenges and difficulties

Given the above results, the implementation of attraction policy to human resource in Da Nang city has had some limitations over the last years. Most of leaders of city government agencies correctly recognize the guidelines of City Party Committee and City People’s Committee on attraction of human resource, however, some of them are not yet actively interested into accepting, using, distributing working, neither accepted the attract objects assigned to work in their agencies when already registering. One of the limitations of the policy is nature of attracted object. Some cases are not yet actually attached to work,

169

neither planned to work in long term, afraid of difficulty, compared income level, quitted or moved to other organizations for better promotion.

The working conditions and environment to some sectors are still hard, not yet met the requirements; some students have not yet promoted the trained professional knowledge (the typical experimental centers, labs). The cooperation in management and implementation of policy, mechanism to attracted objects is not yet comprehensive, tight, such as: some cases of distribution, using job are not yet proper with the trained professional level, which had the demand of house, not yet considered due to many reasons; the assessment, management was confused, report system of city government agencies was sometimes not on time that affects to management of attracted objects.

The favorable polices, mechanism were adjusted in each period, however, not yet attracted , neither strong, to meet the requirement, against income level of other sectors; some cases of living away their families are not yet distributed the living places, and rented that find them hard in working and living. Besides, it is hard on recruitment mechanism of making the attracted objects stably working.

Directions in coming times

The attraction and training policy to quality human resource in city is a right, proper guideline with the core thoughts of central government, actual circumstances of development in the city. Such above policies, guidelines identified the strategic vision on the role of human resource, especially, quality one in public sector. Thus, resolution of the 21th Da Nang Party Congress (2015-2020) continuously identifies the duty of the development of quality human resource as one of the breakthroughs in socio - economic development in the city. Thus, in coming times, it is necessary to comprehensively implement the followings approaches to effectively promote that policy:

It is to improve the management of the Party to the development of quality human resource and improve the duty of all level party, city government, social - political unions in implementing the breakthrough of development of quality human resource - as one of victory conditions of strategic breakthroughs on socio - economic development provided by the 20th Da Nang city Party congress.

To complete the organization of consultancy agencies to City People’s Committee on the development of quality human resource, toward professional, one centered point manner to comprehensively implement the close cooperation among relevant agencies in the development of quality human resource, to guarantee the good development and effective usage of quality human resource.

To complete the system of legal documents as a basis of implementing the proper attraction policy on human resource with new circumstance; to make a close, proper legal corridor for sustainable development of quality human resource, to limit at the lowest level the ineffective investment, city budget waste. Given attraction of quality human resource in long term, the city also encourages the formats of short term consultancy contracts with domestic and foreign professionals, scientists, especially, one living and working in Da Nang city. This is to well exploit the capacity, intellectual of quality,

170

prestigious human resource that not is concerned about incomes.

It is to effectivly use the attracted people, well keep the talents, to promote the role of state agencies in using, monitoring, distributing the proper work with the capacities, professionals of attracted people and ones working in their offices. It is to improve the information channel between the city and attracted objects; to improve their idea, expectation presentation in seminars, roundtable, online survey from which it is to develop the closed relationship between them.

*

* *

To achieve the objective of “our country basically becomes the industrial one toward modern manner until 2020” provided by the 11th Party Congress, the Party identified “to quickly develop human resource, especially the quality one” as the 2nd breakthrough. This is seen as the right one for current circumstance of human resource in context of international integration, strong competitiveness, requirements of science, technology era. The city has been promoting to achieve these objectives. Along with 20 years of city’s development, it may recognize that the attraction policy of quality human resource is the right guideline to improve the quality of officials that met the human resource demand in the period of industrialization, modernization, world economic integration. The management of attraction is quite comprehensively organized, with many new ways, high determination, mobilization of many resources and gradual professional that already achieved the objective. However, there are the certain limitations from users of human resource, policy, mechanism, administrative staff and quantity of staff, etc…Thus, it is necessary to have comprehensive approach to improve the staff management on attraction of quality human resource in coming times to effectively attract and expand the expectation in future in the development of quality and professional officials.

NOTE1 Social sectors include: philology, journalism, language, culture study.2 In which: 01 Vice Chairman of Da Nang People’s Committee; 08 Vice Dictors of Department,

administrative agencies under Da Nang People’s Committee(director: 02 people; vice director: 03 people).

171

Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đề ra Ba đột phá về phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có đột phá thứ hai: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị; xây dựng thành

phố môi trường. Mặc dù cũng chỉ là sản phẩm của việc thay đổi “cách xếp hàng”, từ xếp hàng năm như ở Đại hội lần thứ XX thành xếp hàng ba ở Đại hội lần này, nhưng giữa ba khía cạnh của đột phá thứ hai cũng có những mối quan hệ nhất định với nhau. Bàn về khía cạnh xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 không thể không tính đến mối quan hệ với khía cạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm cũng như với khía cạnh xây dựng thành phố môi trường; đồng thời cần thấy điểm chung nhất của ba khía cạnh này là đầu tư các nguồn lực - từ nguồn tài lực cho đến nguồn nhân lực đều phải được đầu tư với tư cách là điều kiện để tạo nên một đột phá.

Và như vậy, ở đây không chỉ phải tính đến mối quan hệ nội tại của bản thân đột phá thứ hai, mà trong một chừng mức nào đó cũng cần tính đến mối quan hệ giữa ba đột phá: nếu các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại được phát triển mạnh và nếu công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin tập trung thu hút được đầu tư, nghĩa là tạo nên được đột phá thứ nhất thì mới có khả năng đầu tư đúng mức nguồn tài lực; cũng vậy, nếu nguồn nhân lực chất lượng cao được phát triển tốt và nếu xây dựng thành công đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nghĩa là tạo nên được đột phá thứ ba thì mới có khả năng đầu tư đúng mức nguồn nhân lực, cho cả ba khía cạnh của đột phá thứ hai.

*

Năm 2015, lần đầu tiên Thành ủy Đà Nẵng quyết định đề ra chủ đề “Năm văn hóa, văn minh đô thị”. Thực ra, việc xoay trục này chủ yếu xuất phát từ hiện trạng phát triển chưa cân đối thậm chí mất cân đối giữa kinh tế và văn hóa - cái cánh kinh tế có phần vững chãi hơn cái cánh văn hóa, chứ chưa phải đã xuất phát từ việc nhận thức đúng về vai trò quyết định của văn hóa trong phát triển. Chừng nào chúng ta chưa thực lòng xem trọng vai trò quyết định của văn hóa trong phát triển thì chừng ấy vẫn chưa thể thoát khỏi tình

xây dựng và phát triển văn hÓa, văn minh đÔ thị đà nẵng giai đOẠn 2016 - 2020

BÙI VĂN TIẾNG*

* Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng.

172

trạng phát triển chưa cân đối thậm chí mất cân đối giữa kinh tế và văn hóa. Năm 2016, Thành ủy Đà Nẵng lại quyết định một lần nữa theo đuổi chủ đề “Năm văn hóa, văn minh đô thị”. Điều này cho thấy người Đà Nẵng nhận thức văn hóa, văn minh là chuyện lâu dài, là “mưa dầm thấm đất” chứ không phải “bùng cháy lửa rơm”, mặt khác cũng cho thấy người Đà Nẵng không ngộ nhận giữa đề bài và đáp số, từ đó mà chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được qua “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015”. Nhiều người nghĩ, sở dĩ kết quả “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” chưa được như mong đợi là do ngân sách thành phố đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp so với yêu cầu. Nghĩ vậy cũng đúng, nhưng phải thừa nhận rằng nhờ phát động “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” mà mức đầu tư từ ngân sách thành phố dành cho văn hóa tăng rõ so với trước. Vả lại, vấn đề không chỉ và chủ yếu không phải ở mức đầu tư, mà ở chỗ chọn ưu tiên đầu tư đúng địa chỉ - những năm qua ưu tiên đầu tư cho Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố, cho Bảo tàng Mỹ thuật, cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm, cho Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh nói riêng và nghệ thuật Tuồng Quảng nói chung… được xem là lựa chọn phù hợp.

Điều đáng chú ý là trong văn hóa, văn minh đô thị, có nhiều việc không đòi hỏi tiền nong gì, chỉ cần một chút nhận thức là được. Đương nhiên, một chút nhận thức ở đây phải cộng với một bề dày văn hóa có khi hàng trăm năm, không chỉ của từng cá nhân mà là của cả cộng đồng. Năm 2013, người viết bài này được tháp tùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đi công tác ở thành phố Yokohama (Nhật Bản). Điều bất ngờ và gây ấn tượng nhất đối với tôi và cả đoàn Đà Nẵng là khi được mời đến địa điểm làm việc ở trên lầu, vừa tới chân cầu thang đã nghe tiếng vỗ tay đồng thanh nhịp nhàng và kéo dài rất lâu của nam, nữ nhân viên Văn phòng Tòa Thị chính Yokohama đang đứng dọc cầu thang đón khách. Trong khoảnh khắc đó, tôi chợt nhớ lại ấn tượng tương tự vào năm 1998, khi tôi tham gia đoàn cán bộ cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương Đảng sang làm việc tại Trung Quốc và được bố trí nghỉ đêm tại khách sạn Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải. Lúc xe chở đoàn chúng tôi vừa dừng trước sảnh khách sạn, đã thấy 3 cán bộ quản lý khách sạn ra tận cửa xe đón và tặng hoa cho trưởng đoàn, sau đó đưa cả đoàn vào phòng lễ tân. Vừa đến cửa phòng, mọi người trong đoàn đều bất ngờ và rất ấn tượng khi thấy nhân viên khách sạn đứng thành hàng dài bên nam bên nữ vỗ tay không dứt chào mừng đoàn. Có lẽ động thái vỗ tay như một ứng xử văn hóa đầy ấn tượng như vậy không cần phải được đầu tư một đồng ngân sách nào cả, chỉ cần một cái đầu - để nghĩ nên làm gì, và một tấm chân tình - để khách có thể nhận ra cái thực lòng trong tiếng vỗ tay giòn giã. Liệu các khách sạn ở thành phố mình có thể học tập phong cách đón khách của khách sạn Hồng Kiều, Thượng Hải và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Đà Nẵng có thể học tập phong cách đón khách của Văn phòng Tòa Thị chính Yokohama? Bao giờ có thể có được phong cách đón khách lịch thiệp ấy ở thành phố bên sông Hàn này?

Thực ra đối với văn hóa, giữ cho được những cái đẹp xưa cũng quan trọng không kém thậm chí quan trọng hơn so với tạo nên những cái đẹp mới. Không nhận thức rõ điều này thì năm văn hóa văn minh đô thị chỉ có thể “bùng cháy lửa rơm” mang tính phong trào chứ không thẩm thấu vào bên trong đời sống tinh thần của người Đà Nẵng, từ đó có khả năng làm cho Đà Nẵng càng phát triển càng… mất dần ký ức. Lịch sử của một thành phố là quá trình trầm tích của nhiều tầng văn hóa/văn minh, một thành phố văn hóa/văn minh phải

173

làm thế nào để bảo tồn được những tầng văn hóa/văn minh ấy. Người Đà Nẵng đương đại đủ sức và thực tế đã xây dựng được một trung tâm hành chính hiện đại như ngày hôm nay, thì vẫn phải nỗ lực bảo tồn tòa nhà từng là biểu tượng công quyền trên đường Bạch Đằng cùng thời gian năm tháng. Đương nhiên thời buổi này khó mà bảo tồn toàn vẹn những di sản văn hóa cha ông xưa để lại, chẳng hạn khó mà giữ được từng viên gạch của Hải Vân quan hay của thành Điện Hải… Cho nên cần thấy thành Điện Hải vừa là di sản vật thể lại vừa là di sản phi vật thể - có nghĩa điều quan trọng là phải làm sao để thành Điện Hải mãi mãi sừng sững trong ký ức người Đà Nẵng, như là biểu tượng của lòng yêu nước và đức hi sinh, quan trọng hơn là biểu tượng của niềm tự hào về quyết tâm đánh bại âm mưu xâm lược nước ta qua cửa ngõ Đà Nẵng cách đây hơn một trăm rưỡi năm về trước. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử có khi là phải bảo tồn cả những hao hụt, khiếm khuyết so với nguyên bản, ví như nếu ai đó tìm cách trùng tu hai vết lõm lớn do đạn đại bác quân Pháp bắn vào cửa Bắc thành Hà Nội năm 1882 gắn liền với tên tuổi Hoàng Diệu thì hẳn sau này cánh nghệ sĩ nhiếp ảnh và đạo diễn điện ảnh đã không thể sáng tạo được gì từ hai vết đạn mà cũng là hai vết thương lòng ấy.

*

Giữa đầu tư nguồn tài lực và đầu tư nguồn nhân lực, xem ra đầu tư nguồn nhân lực có phần quan trọng hơn. Tuy nhiên cần thấy việc tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật vốn có những khó khăn nhất định. Về khách quan, có thể nói hiện nay cả chính quyền và người dân thành phố cũng còn xem các hoạt động văn hóa - nghệ thuật nhẹ hơn các hoạt động kinh tế, từ đó không làm hoặc làm không có hiệu quả đối với lĩnh vực này cũng không sao, cũng không thấy bức xúc. Về chủ quan, có thể thấy làm văn hóa - nghệ thuật không hề dễ dàng, nhất là đối với việc tạo nguồn nhân lực ở cả hai bộ phận quản lý nhà nước cũng như tác nghiệp chuyên môn về các hoạt động văn hóa và sáng tác, biểu diễn các bộ môn nghệ thuật. Phàm làm nghề gì cũng phải qua đào tạo để có một trình độ tay nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu công vụ và đặc biệt là nhằm khẳng định tài năng nghề nghiệp, nhưng đối với những nghề liên quan đến văn hóa - nghệ thuật còn đòi hỏi người hành nghề phải có một số tố chất cần thiết như là lòng yêu nghề, là thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật và nhất là cách ứng xử thật sự có văn hóa. Chính cả hai loại khó khăn vừa khách quan, vừa chủ quan như đã nêu tác động cùng lúc khiến cho quá trình tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật ở Đà Nẵng hiện nay chưa được như mong đợi.

Về văn hóa, Đà Nẵng đang thiếu những chuyên gia dịch thuật Hán - Nôm đủ để tự mình vượt qua hàng rào ngôn ngữ của quá khứ nhằm sưu tầm, nghiên cứu kịp thời các di sản văn hóa có yếu tố Hán - Nôm trên địa bàn thành phố; càng thiếu những chuyên gia bảo tàng học đủ để tự mình thuyết minh chính xác về các hiện vật được hoặc chưa được trưng bày trong các bảo tàng Đà Nẵng, nhất là các hiện vật được hoặc chưa được trưng bày trong Bảo tàng Điêu khắc Chăm - những hiện vật đòi hỏi người thuyết minh phải thông thạo không chỉ về lịch sử mà còn phải thông thạo chữ Chăm, chữ Phạn; càng thiếu hơn những chuyên gia về trùng tu di sản đủ để không xảy ra tình trạng phá hoại di sản hương hỏa cha ông truyền lại nhân danh trùng tu di sản; từ đó mà thiếu những nhà quản lý ngành xuất thân chuyên môn, am hiểu các vấn đề “bếp núc” trong lao động của nghề…

174

Về nghệ thuật, Đà Nẵng đang thiếu những nghệ sĩ sáng tác lẫn nghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là những nghệ sĩ có thể sống được với nghề, với tác phẩm nghệ thuật của mình. Hầu hết các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học của Đà Nẵng đều là người làm văn chương bằng tay trái, nhất là những người chưa đến tuổi nghỉ hưu. Đây cũng là tình cảnh phổ biến của các họa sĩ, nhà lý luận phê bình hội họa; của các nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình âm nhạc; của các đạo diễn và tác giả kịch bản sân khấu cũng như điện ảnh… Chính vì không có điều kiện làm nghệ thuật bằng tay phải nên phần đông nghệ sĩ sáng tác ở Đà Nẵng thường không được cập nhật thông tin liên quan đến các thành tựu mới trong nghiên cứu lý luận văn chương và nghệ thuật của thế giới. Rồi chính sự bất cập vừa nêu của giới sáng tác đã dẫn đến sự bất cập của giới biểu diễn. Làm sao nghệ sĩ múa dẫu có hồn đến mấy, thăng hoa đến mấy vào ngôn ngữ của vũ điệu có thể tránh được tình trạng biểu diễn đơn điệu - rõ nhất là đối với múa Apsara - khi các biên đạo múa chưa thật sự sáng tạo nên những vũ khúc hay…

Làm nghề gì cũng đòi hỏi tài năng nhưng làm văn hóa - nghệ thuật, nhất là đối với các bộ môn nghệ thuật thì càng không thể không khẳng định tài năng và đánh giá cao những người thực sự có tài. Cố họa sĩ Lưu Công Nhân từng cho rằng, trong sáng tác hội họa, đạo đức nghề nghiệp không gì khác là phải thật sự có tài, phải vẽ được những bức tranh đẹp. Tài năng trong nghệ thuật được hình thành do thiên phú nhưng chủ yếu do được đào tạo nghiêm túc trong nhà trường và quan trọng hơn là được thường xuyên hành nghề nhằm tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và đổi mới tư duy sáng tạo. Tạo nguồn tài năng trong nhà trường cần tiến hành bằng cả hai phương thức: đầu tư để chủ động tuyển chọn người có triển vọng đưa đi đào tạo và trải thảm đỏ để thu hút tài năng sẵn có đã qua đào tạo. Còn tạo nguồn tài năng trong thực tiễn hành nghề thì không có cách nào hiệu quả hơn việc tăng cường tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong nhà hát, kể cả việc mở rộng hoạt động giao lưu đối ngoại về văn hóa để cử đoàn nghệ thuật của thành phố đi tham gia các liên hoan biểu diễn nghệ thuật ở trong và nước ngoài. Đi đôi với việc tổ chức các giải thưởng văn học - nghệ thuật hàng năm để trao giải nhằm tôn vinh những tài năng thực sự, đồng thời tạo điều kiện để nghệ sĩ sáng tác của Đà Nẵng được gửi tác phẩm đi dự thi tại các giải thưởng văn học - nghệ thuật toàn quốc, khu vực và cả ở nước ngoài. Tạo nguồn nhân lực nói chung và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật còn cần phải bắt đầu sớm từ các nhà trường phổ thông nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật cho thế hệ trẻ và qua đó sớm phát hiện những mầm mống tài năng nghệ thuật trong học sinh phổ thông. Cần tái thành lập Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố để phối hợp với trường phổ thông bồi dưỡng cho những mầm mống tài năng nghệ thuật ấy cả về năng lực sáng tác lẫn năng lực biểu diễn. Cũng cần ban hành chính sách khuyến khích những người có triển vọng theo đuổi loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù như hát bội, hát hò khoan, biểu diễn nhạc cụ cổ truyển… Năm 2016 là thời điểm thành phố Manaus, Brazil đăng cai tổ chức Đại hội Sân khấu thế giới lần thứ 35. Đây là sự kiện trọng đại của giới sân khấu và nghệ sĩ biểu diễn của gần 100 quốc gia là thành viên của Hiệp hội Sân khấu thế giới, được tổ chức hai năm/lần. Nhiều khả năng Đà Nẵng sẽ tính toán điều kiện tài chính để nhận đăng cai tổ chức Đại hội Sân khấu Thế giới lần thứ 36 vào năm 2018, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hiệp hội Sân khấu thế giới, với sự tham dự của khoảng 800 đến 1.000 nghệ sĩ cùng hơn 500 sinh viên ngành nghệ thuật từ

175

nhiều trường đại học trên thế giới. Nếu “thuận buồm xuôi gió”, thì đây là cơ hội rất tốt để quảng bá về nghệ thuật sân khấu Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung, cũng là điều kiện thuận lợi để giới thiệu thành phố Đà Nẵng đến bạn bè thế giới. Và nếu mọi việc diễn ra như mong đợi, thì ngay trong năm 2017 ngành nghệ thuật sân khấu thành phố cần phải khởi động nhiều việc để có thể góp mặt trong Đại hội mang tầm cỡ quốc tế này. Chẳng hạn, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh có thể công diễn một trích đoạn tuồng thật xuất sắc để chào mừng Đại hội ngay trong buổi khai mạc, sau đó sẽ phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức biểu diễn tuồng, chèo, kịch nói, cải lương hàng đêm suốt thời gian diễn ra Đại hội, bên cạnh đó là buổi sinh hoạt học thuật về Tuồng xứ Quảng tại Đà Nẵng vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015…

176

Resolution of the 21st Party Congress of Da Nang city provides three breakthroughs on socio - economic development of 2015 - 2020, of which, the 2nd breakthrough is about “Investment in building a comprehensive and focused infrastructure system, developing urban culture and civilization,

and creating environmental city”. Although this is only the product of changing the “way of line up” - from “annually” in the 20th Congress to the “3rd order” of this Congress, but three aspects of this breakthrough have mutual relationship. To discuss about the aspect of development of urban culture & civilization in Da Nang city in period of 2016 - 2020, it must take into account the relationship with two other aspects, which is building comprehensive and focused infrastructure system and the developing environmental city. Also, it is necessary to consider a common thing of these these three aspects, that is “investment in resources” - both financial resources and human resource as the important conditions for making a breakthrough.

In addition, it is necessary to consider not only the internal relationship of the 2nd breakthrough, but also to the relationship among three breakthroughs: tourism service, high tech industry and high quality human resource. If the service sectors, especially, tourism and trade are strongly developed and high tech, IT industry attracted more investment which means successful achievement of the 1st breakthrough, then high quality human resource is well built - completed 3rd breakthrough. Consequently, if the 3rd breakthrough was achieved, then investment resources for development of three aspects of the 2nd breakthrough will be capable.

*

In 2015, for first time, Da Nang City Committee of Party decided to provide the topic “The year of urban culture & civilization”. Actually, turning of this axis mainly emerges from the imbalance of cultural - economic development - the latter one is less sustainable than the first one, not yet from the right awareness of the determined role of culture in development. When we have not yet importantly considered that role, we could not move

BUilding UrBan CUltUrE & CiviliZatiOnFOr da nang City in pEriOd OF 2016 - 2020

BUI VAN TIENG*

* Da Nang Hostory Science Association.

177

out that status. In 2016, Da Nang City Committee of Party again determined to follow the topic “The year of, urban culture & civilization”. This shows that Da Nang people are aware of culture, civilization as a long term, not permanent aspect, from which, they do not misunderstand between question and answer, not yet satisfied with the achievement of “The year of urban culture & civilization in 2015”. Many people think that, those results in 2015 not as expected is due to small city budget against the requirement. It is right, but, must recognize that thanks to mobilization of “the year of urban culture & civilization in 2015”, the city budget level for investment in culture clearly increased compared to previous period. Moreover, the issue is not about investment, but also, priority adoption for right investment - over last years, in city general science library, Arty Museum, Champa Sculpture Museum, Nguyen Hien Dinh Tuong Theatre in particular, Central Classical Drama in general.

Notably, the process of building urban culture and civilization does not require much of money, but a little awareness. Definitely, a little awareness asks for hundred year culture of both individual and whole community. In 2013, the author accompanied with Chairman of City People’s Committee to visit Yokohaman (Japan) city. The most surprised and impressive thing to whole group was to be invited to above working place at the floor house, and hear the harmonious, long lasting applaud of female and male staff of office of Yokohama City standing along staircase to welcome us. At that moment, I remembered the similar impression in 1998, when accompanying with senior staff group of Party Central Government’s Organization Board visiting and working in China and staying in Hong Kieu hotel, Shanghai City. At that time, the car taking us stopped in front of hotel, three management staff of hotel went outside to welcome and gave flowers for the leader of team, then, took us to reception area. Right after arriving the door of hotel room, everyone in group was surprised and very impressive when seeing hotel staff standing in a line with female and male in two lines, clapping their hands continuously to welcome the guests. Perhaps, such action of clapping their hands as an impressive culture behavior does not need any investment from government, only needs a head to think what to do, and a sincere should be recognized in the resounding applauding by the guests. Whether the hotels in our city may learn from welcome style of Hong Kieu Hotel, Shanghai and administration organizations in Da Nang may learn the guest welcoming style of Yokohaman City Government’s Office? When would we have that elegant guest welcom style at riversides of Han River?

Actually, for culture, to maintain the past beauty is also important as making the new one. If this is not clearly aware of, then, the year of culture, urban civilization may be permanently bright, not deep into the spiritual lives of Da Nang people, that Da Nang may developd with gradual loss of memory. The history of one city is the accumulation process of many layers of culture, civilization, how a cultural, civilized city maintains such layers. Da Nang modern people is enough to do that, in fact, already developed and maintain a modern administrative center as the public power symbol on Bach Dang Street over the times. Certainly, it is hard to fully maintain the cultural heritages of the past generation in the current circumstances, for example, to maintain each brick of Hai

178

Van gate or Dien Hai Wall which is also tangible and intangible heritage - importantly meaning to how to make Dien Hai Wall forever majestic in the memory of Da Nang people, as the symbol of patriotism and scarify, more importantly, pride on determination to fight against invasion scheme of our country through Da Nang gateway since 150 years ago. On the other hand, it also understands that maintenance of cultural - historical heritage is to maintain the loss, shortcoming against the originals, if someone find a way to maintain two large pinholes shot by cannon cartridge of French military into northern gate of Ha Noi Wall in 1882, along with the notable name of Hoang Dieu, afterwards, photographers and directors of movie could not create from those two pinholes as also two heart injuries.

Among investment into financial and human resource, the latter one is more important. However, it must understand that making human resource in culture - art sector has some certain difficulties. For objective aspect, currently, it may say that both city government and people may consider the culture - art activities less important than economic activities, from which, it does not matter much if there is none of activities or ineffectiveness in this sector. For subjective aspect, it may see that operation in culture - art sector is not easy, especially, making human resource in both state management and professional working on activities of culture and compose performance of art. Generally, staff must be trained to meet the requirements of working in any job and especially, to identify career talent, but for some careers like culture - art, it requires to have some necessary factors such as loving spirits, art preference, especially, cultural behaviors. Such difficulties affect to the process of making human resource in culture - art sector in Da Nang in currently not as expected.

For culture, Da Nang is lacking of Hán-Nôm translation professionals to move beyond the language obstacle in the past to collect, timely research the cultural heritages with Hán-Nôm in city; Museology professionals in Da Nang Museums for self-description of items not yet or being displayed, especially, for the latter one, in Champa Sculpture Museum - it requires to be proficient in history and Cham, Phan language; professionals on heritage maintenance to avoid the destroy of cult - portion of heritage entail of the past generation; from which, it lacks of sectorial managers with professional, proficiency in deep issue in this sector.

For art, Da Nang is lacking of the composers and performance artists, especially, who may live with earnings from this sector, their art works. Most of writers, poets, critics on literature of Da Nang are left - hand ones, especially, people not reaching their retirement ages. This is also the popular status of painter, critics of painting, musicians, musical critics, and directors, author of stage and movie script. Without conditions to work as their right hand careers, most of artists composing in Da Nang do not update information on new performance in literature and art argument of the world. This insufficiency in composing sector leads to insufficiency in performance. How a sublime artist falling into dancing language may avoid the monotonous status, especially Apsara dancing, when choreographers not yet creates the great dance.

179

*

Any career requires talents. However, in culture - art sector, especially to art sub-sector, it requires talents and high appreciation for the talented people. Passed away painter - Luu Cong Nhan said that, in painting creativity, the career moral is talent that must be capable of drawing the beautiful pictures. The talent in art is given by God but mainly seriously trained in school and more importantly, frequently worked to accumulate experience, to practice skill and innovate the creative thought. To make a source of talents in school, it needs to conduct in two ways: investment to actively adopt potential people to train and lay red carpet to attract available, trained talent. To make a source of talents in practice, it must increase to hold art performance in theatre, even, expanding the activity of foreign exchange on culture to assign artist group of city to participate into domestic and overseas artist performance. Along with holding the annually literature - art prize to honor the actual talents, and enable for artists composing in Da Nang, and send their works to national, regional, overseasliterature - art prizes. To make general human resource in general and in art - culture in particular, it needs to early start from high school to educate the art preference, for young generation and from which it is to early discovery the seed of art talent for students in city. It is to re-establish city youngster Culture House to cooperate with high schools to cultivate the seeds of talents in art sector in both terms of capacity of performance. It also needs to issue the favorablepolices for the potential people pursuing the typical typesof art such as: classical singing (hát bội, hát hò khoan), performance of traditional musical instruments. Manaus, Brazil hosted the 35th World Stage Congress which was an important event in the sector of performance and arties of nearly 100 nations as members of World Stage Association, every two years. Highly possible that Da Nang will host this 36th congress in 2018, on occasion of 70 year anniversary of the establishment of world stage congress, with the participation of 800 - 100 artists and more than 500 students in art subjects from many global universities. If convenient, this is the good chance to communicate the performance art of Da Nang in particular and of Vietnam in general, and also as an advantageous condition to introduce Da Nang city to the world. If happened as expected, in 2017, the performance art sector in Da Nang will start many activities to contribute into this worldcongress. For example, Nguyen Hien Dinh Tuong Theater may perform a portion of great classical singing (tuồng) to welcome the congress in the opening ceremony, then, cooperate with Vietnam Performance Stage Association to hold performance of classical drama (tuồng, chèo, kịch nói, cải lương) every night during the congress, besides, the academic session of Tuồng in Quảng region in Da Nang as recently recognized as national intangible cultural heritage in 2015.

180

181

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách của nhà nước (BHXH, trợ giúp xã hội) và cá nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương; nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ làm giảm hoặc mất thu

nhập; bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. Trên thế giới có nhiều quan điểm về hệ thống an sinh xã hội; ở Việt Nam hệ thống an sinh xã hội bao gồm: bảo hiểm, trợ giúp xã hội, lưới an sinh xã hội, chính sách thị trường lao động chủ động và các chính sách khác liên quan đến cuộc sống con người.

Chính sách của Nhà nước đối với việc làm là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống bền vững, phát triển xã hội và công bằng xã hội mà ngay từ đầu Bộ luật Lao động đầu tiên 1994 đến Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 luôn đề cập, gần đây nhất là Luật Việc làm 2013 đã thể hiện chính sách của nhà nước đối với việc làm một cách cụ thể, rõ ràng trên nhiều phương diện.

I. Kết quả chương trình “có việc làm” của thành phố Đà Nẵng

Đối với thành phố Đà Nẵng, ngoài những chính sách chung, thành phố luôn có những chính sách về việc làm cụ thể thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố.

Chương trình “Có việc làm” thành phố có những Đề án về giải quyết việc làm cho từng giai đoạn với những mục tiêu và giải pháp cụ thể: Quyết định 142/2005/QĐ-UBND ngày 3.10.2005 phê duyệt Đề án giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 09.4.2012 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015”; Kế hoạch số 6630/KH-UBND ngày 04.8.2016 về thực hiện Chương trình “Có việc làm” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.

1 . Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động

- Triển khai xây dựng các khu công nghiệp để thu hút doanh nghiệp phát triển kinh tế tạo việc làm, thành phố Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp bao gồm: Hòa Khánh, Đà

“CÓ viỆC làm” - Chương trInh nhân văn,đẢm BẢO an Sinh xà hỘi trÊn địa Bàn thành phỐ đà nẵng

NGUYỄN VĂN AN*

* Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng.

182

Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với diện tích 1.066,52 ha đã đi vào hoạt động nằm ở các vị trí thuận lợi; đã thu hút được 419 dự án, trong đó 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài; tỷ lệ lấp đầy 85%. Thu hút hơn 74.000 lao động. Ngoài ra, thành phố còn 01 khu công nghệ thông tin tập trung với diện tích 131 ha và 01 khu công nghệ cao có diện tích 1.010 ha đang được xây dựng.

- Đà Nẵng luôn chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều năm liền thành phố Đà Nẵng được xếp thứ hạng cao1 đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để xúc tiến đầu tư mạnh vào Đà Nẵng; tuy nhiên, do Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố môi trường nên chọn lọc các dự án đầu tư sạch, công nghệ cao và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Thành phố đã tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất, kết quả kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 - 2015, thành phố đã thu hút 202 dự án FDI, vốn cấp mới đạt hơn 646,6 triệu USD và 85 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm đạt hơn 706 triệu USD. Lũy kế đến cuối năm 2015, thành phố có 372 dự án FDI còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,487 tỷ USD, giải ngân 1,98 tỷ USD, đạt 56,7%.

- Ngoài ra thành phố có những chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ...

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm của người lao động

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động là giải pháp bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Thành phố đã ban hành Quyết định số 63/2006/QĐ-UBND ngày 27.6.2006 về chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm hiện nay thay thế bởi Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22.8.2011. Với chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tự tuyển dụng vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm ít nhất 12 tháng được hỗ trợ 3 tháng học nghề kinh phí tối đa 500.000 đồng/người/tháng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuyển dụng người chưa được hỗ trợ chính sách học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp theo yêu cầu kỹ năng nghề nhất định.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05.4.2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm; và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23.01.2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 71/2005/QĐ-TTg. Ngoài nguồn vốn của Trung ương 57.102 triệu đồng cho vay GQVL và 777.073 triệu cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; thành phố trích từ ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội đến cuối tháng 9 năm 2016 là 42.930 triệu đồng để cho vay giải quyết việc làm và 112.741 triệu đồng để cho vay nhằm nâng cao hiệu quả việc làm và tạo việc làm mới đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố.

3. Tăng cường hoạt động dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động - Trên cơ sở Đề án giải quyết việc làm thành phố ban hành Đề án “Chợ việc làm”

(Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 11.4.2006), tổ chức các phiên giao dịch việc làm

183

định kỳ tiến đến phát triển thành sàn giao dịch việc làm, ban đầu thực hiện thường xuyên tại địa điểm 19/21 Phan Châu Trinh, năm 2009 phát triển thêm địa điểm thứ 2 tại Trung tâm Hội chợ triểm lãm thành phố và đến năm 2014 phát triển thêm địa điểm thứ 3 tại 278 Âu Cơ (gần Khu công nghiệp Hòa Khánh), hàng tháng giao dịch 3 phiên và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp; ngoài ra còn tổ chức phiên giao dịch việc làm di động tại các trường, các địa phương xa trung tâm thành phố. Qua các sàn giao dịch này, hàng năm tư vấn giới thiệu gần 20.000 lao động, kết nối tuyển dụng hơn 10.000 lao động chiếm hơn 1/3 số lao động được giải quyết việc làm hàng năm.

- Thị trường lao động trên địa bàn thành phố hình thành từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, thường xuyên được phát triển theo chiều hướng mở rộng và tìm đến chất lượng nguồn lao động; tuy nhiên công tác nghiên cứu thông tin thị trường bắt đầu từ năm 2010, qua 5 năm khởi động thu thập, xử lý và khai thác thông tin đã đi vào nền nếp tạo cho kết nối cung - cầu lao động ngày càng hiệu quả hơn; đã thành lập bộ phận dự báo thị trường lao động và UBND thành phố ban hành Đề án “Phát triển thông tin thị trường lao động giai đoạn 2016 - 2020” tại Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 26.2.2016 là cơ sở để phát triển thông tin thị trường lao động.

4. Kết quả đạt được trong 10 năm quaa. Giải quyết việc làm: Giai đoạn 2006 - 2010, thành phố đã giải quyết được 162.006

lao động, (bình quân 32.401 lao động/năm) và tạo tăng thêm 77.002 chỗ việc làm mới, tăng 21,3% bình quân 3,9%/năm. Giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn doanh nghiệp ít phát triển nhưng cũng đã giải quyết được 155.030 lao động (bình quân 31.006 lao động/năm) và tạo tăng thêm 99.093 chỗ việc làm mới tăng 22,5% bình quân 4,14%/năm.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 5 năm

Giải quyết việc làm (Người) 32.101 33.185 34.000 30.520 32.200 162.006

Chỗ việc làm tăng thêm (Người) 21.505 14.960 9.188 15.858 15.491 77.002

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 5 năm

Giải quyết việc làm (Người) 33.000 28.380 31.000 31.150 31.500 155.030Chỗ việc làm tăng thêm (Người) 15.959 18.358 19.821 21.305 23.650 99.093

b. Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp được giảm dần, từ 5,06% năm 2006 giảm xuống 4% năm 2015

184

c. Góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của thành phố lên liên tục qua 10 năm gần đây, năm 2006, từ 10,33 triệu đồng/người tăng lên 55,98 triệu đồng/người năm 2015, gấp 5,41 lần năm 2006.

* Đánh giá chung

Kể từ khi được thành lập đến nay, thành phố luôn luôn có những chủ trương, chính sách mang tính đột phá nhằm tạo ra những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Qua 4 lần Đại hội Đảng bộ thành phố đã đưa ra những định hướng cụ thể: Lần thứ XVIII đưa ra chương trình “5 không”, lần thứ XIX đưa ra chương trình “3 có”, lần thứ XX đưa ra “5 hướng đột phá”, lần thứ XXI xác định “3 đột phá” phát triển kinh tế - xã hội và đề ra Chương trình “4 an”; ngoài ra xác định chủ đề cho hướng chỉ đạo các năm tạo ra những bứt phá và tăng cường tập trung chỉ đạo như: Năm văn hóa văn minh đô thị, Năm doanh nghiệp, Năm khởi nghiệp… Với tinh thần đó thành phố luôn có sự chỉ đạo tập trung. Và đặc biệt hơn là dù có chủ đề nào cũng hướng đến việc làm, tăng thu nhập và an sinh xã hội cho người dân.

II. Định hướng và nhiệm vụ chương trình “Có việc làm” của Đà Nẵng trong thời gian đến

Những năm tiếp theo trong giai đoạn 2015 - 2020 thành phố Đà Nẵng đã xác định “3 đột phá” về phát triển kinh tế - xã hội:

Một là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin.

Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với định hướng đó, Chương trình “Có việc làm” của thành phố cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới

- Xây dựng môi trường đầu tư thận lợi và cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp;

- Phát triển hoạt động của mạng lưới khởi nghiệp, triển khai và tạo điều kiện cho các dự án của Vườn ươm doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực về vốn, đất đai, thông tin công nghệ, tìm kiếm thị trường, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế quốc tế;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại;

- Thành lập mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

2. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực

Tập trung phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nâng cao trình độ giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuyên sâu, hiện đại đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động,

185

gắn với định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố;

3. Phát triển thông tin thị trường lao động, tổ chức thực hiện tốt Đề án Phát triển thông tin thị trường lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.

4. Phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm thành phố;

- Lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm và chương trình giảm nghèo để phát huy hiệu quả vốn vay, tạo việc làm mới;

- Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định;

5. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động; đào tạo định hướng xuất khẩu lao động (nghề nghiệp và ngoại ngữ);

- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động trong các hoạt động tư vấn, đào tạo để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm

- Nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm định kỳ mỗi tuần 01 phiên, khuyến khích tổ chức các phiên giao dịch di động tại các địa phương, các trường đào tạo;

- Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm công, tổ chức tốt việc gắn kết và phối hợp xử lý thông tin thị trường lao động, dự báo cung - cầu lao động.

7. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực hiện

- Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện giám sát, đánh giá về việc làm ở các cấp; thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Chương trình “Có việc làm” là chương trình tổng hợp, sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Thực hiện thắng lợi chương tình này sẽ đem lại sự phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội, nâng cao mức sống nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Với ý nghĩa đó, chương trình “Có việc làm” mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội mà thành phố đặt ra trong chương trình “4 an” giai đoạn 2016 - 2020.

CHÚ THÍCH1 Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng qua các năm từ 2005 đến 2015

chủ yếu là vị trí thứ nhất và thứ hai trên 63 tỉnh thành cả nước, chỉ riêng năm 2011 và 2012 thành phố đã tụt hạng xuống lần lượt là 5 và 12.

186

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. 2015. Văn kiện Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà

Nẵng. Đà Nẵng.2. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2015. Nghị quyết số 135/2015/NQ-HĐND ngày 10

tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Đà Nẵng.

3. UBND thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch số 6630/KH-UBND ngày 4.8.2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chương tình “Có việc làm” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020. Đà Nẵng.

4. Cổng thông tin điện tử thành phố. Website: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất và các tài liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

187

Social security is a system of state (social insurance, social support), individual (non-regulated or private mechanisms) policies to reduce poverty and vulnerability, improve self-protection of people and society against risks of income reduction or loss, suitable, development, and fairness of society.

There are many ideas of the system of social security in the world, this system in Vietnam includes: insurance, social support, social security network, dynamic policy of labor market and other relevant polices to people’s lives.

State polices to employment is a very important part of the system of social security to guarantee sustainable income of labors, increase of sustainable standard of living, social development and fairness stated by the first Labor Law in 1994 to 2012 Labor Law, most recently, 2013 Employment Law clearly stated the state policies to employment in various aspects.

I. Results of “having job” program in Da Nang city

Given the general polices in Da Nang; the city always has the specific employment policies that are proper with the actual circumstance of the city.

The “having job” program had the scheme of addressing employment in each period with the specific objective and approach: Decision no. 142/2005/QĐ-UBND dated on 3/10/2005 approved the scheme of addressing employment for labors in period of 2006 - 2010; Decision no. 2644/QĐ-UBND dated on 09/4/2012 of Da Nang City People’s Committee approved the scheme on -to address employment for working age labors in Da Nang city in period of 2012 - 2015“; Plan no. 6630/KH-UBND dated on 04/8/2016 on implementing the “having job“ program in Da Nang city in period of 2016 - 2020.

Given general policies, Da Nang city always has the specific, proper employment polices to its actual circumstance

1. Economic Development, employment for labors

- To construct industrial zones to attract businesses to make employment, currently,

“having JOB” - thE hUmaniSm,SOCial SECUrity prOgram in da nang City

NGUYEN VAN AN*

* Vice Director of Da Nang Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.

188

the city has six industrial zones, including: Hoa Khanh, Da Nang, Lien Chieu, expanded Hoa Khanh, Hoa Cam and Da Nang fishery service with an area of 1,066.52 ha that already put into operation at convenient locations, attracted 419 projects, 319 of them were domestic ones, 100 for foreign ones; with the fill up rate of 85%, attracted 74,000 labors. Besides, the city has one centered IT area with an area of 131 ha and one high tech park with an area of 1,010 ha under construction.

- Da Nang always is interested into improving provincial competitiveness index to attract investment into manufacture. Many continuous years of high ranking enable to strongly promote investment into Da Nang; however, with the objective of becoming an environmental city, the city has selected the clean, high tech projects that will not affect to environment. The city has promoted investment and administrative reform to enable a clear environment for calling foreign investment for manufacture expansion, with the result of 202 FDI projects, new capital of 646.6 million USD and 85 projects of increasing capital of 706 million USD, in period of 2011-2015. By the end of 2015, the city had accumulated to 372 FDI projects under operation, with total registered capital of 3.487 billion USD, reimbursement of .98 billion USD, at 56.7%.

- Besides, the city has the favorable policies for sectors using labor with high technical skills or being proper with circumstance of socio - economic development and supports users of handicapped, female labors, etc…

2. To encourage organizations, individuals participate into employment and self-employment for labors

- The support policy for vocational training to employment is a sustainable approach to improve the quality of human resource that meets social demand of recruitment. The city already issued Decision no. 63/2006/QĐ-UBND dated on 27/6/2006 on support policy to existing businesses accepting labor for vocational training and making employment in city, that substituted for Decision no. 23/2011/QĐ-UBND date on 22/8/2011. The support policy for self-recruited businesses with employment in at least 12 months will support three months of vocational training with maximum expenditure of 500,000 VND/person/month that enables for these businesses recruiting labor not yet receiving vocational training support in accordance with certain skills.

- To implement the loan support policy for employment in accordance with Decision no. 71/2005/QĐ-TTg dated on 05/04/2005 of government Prime Minister on mechanism of loan management of national employment Fund; and Decision no. 15/2008/QĐ-TTg dated on 23/01/2008 on adjustment, adding some provisions of Decision no. 71/2005/QĐ-TTg. Given the central government loan of 57,102 million VND for employment and 777,073 million VND for poor, neo - poor households; the city draws from the mandatory city budget to Vietnam Bank of Social Policies with a loan of 42,930 million VND for employment and 112,741 million VND for improvement of working effectiveness and new employment for poor, neo - poor households in the city.

3. To increase the activity of job service, information of labor market

- Based on the city scheme of employment, the scheme of “job market” (Decision no.

189

33/2006/QĐ-UBND dated on 11/4/2006) was issued to hold the periodical job session to develop job trading floor, initially at 19 - 21 Phan Chau Trinh street, the 2nd place in Da Nang exhibition fair in 2009 and the 3rd place at 278 Au Co (nearby Hoa Khanh industrial zone) in 2014, with three sessions per month to address the unemployment insurance issues; besides, it held the mobile job session at schools, local area far away from city, every year, introduces 20,000 labors, connects for recruitment of more than 10,000 labors, accounting for 1/3 of total working labors.

- The labor market in Da Nang city was established since Doi Moi, that frequently develops toward expansion and looking for labor quality; however, searching information has started since 2010 with information collection, treatment and exploitation for more effective connection of labor supply - demand, the decision of labor market project was established and Da Nang City People’s Committee issues the scheme on “to develop information of labor market in period of 2016 - 2020” at Decision no. 1039/QĐ-UBND dated on 26/2/2016 as basis to develop information of labor market.

4. The results over past 10 years

a. Employment: the city makes employment of 162,006 labors (32,401 labors/year on average), and added 77,002 new jobs, increased at 21.3%/year (against 3.9%/year on average) in period of 2006 - 2010. In period of 2011 - 2015, even with difficult circumstance of economy, most of businesses less developed but, made employment of 155,030 labors (31,006 labors/year on average) and added 99,093 labors, increasing 22.5%/year against 4.14%/year on average.

Year 2006 2007 2008 2009 2010Total five

yearsEmployment (person) 32,101 33,185 34,000 30,520 32,200 162,006

Additional employment (person)

21,505 14,960 9,188 15,858 15,491 77,002

Year 2011 2012 2013 2014 2015Total five

yearsEmployment (person) 33,000 28,380 31,000 31,150 31,500 155,030Additional employment (person)

15,959 18,358 19,821 21,305 23,650 99,093

b. Reduction on unemployment rate: This region gradually declined from 5.06% - 4% in period of 2006 - 2015

190

c. Contribution to per capita income on average. The per capita income has increased over the years, from 10.33 million VND to 55.98 million VND as 5.41 times growing.

* Overall assessment

The city has always had the breakthrough guidelines, policies to enable for socio - economic development, improvement of people’s livings since establishment. Through four city Party Congresses, the city has provided the specific directions: “5 No” program in the 18th congress, “3 Yes” program in the 19th congress, “five breakthroughs” in the 20th congress, “three breakthroughs” of socio - economic development and “four peacefulness” in the 21th congress; and identified the topics for main directions in next years with breakthroughs and core management, such as: the year of urban culture, civilization, the business year, the startup year, etc...More specially, any above topic is always toward employment, income increase and social security to people.

II. Directions and duty of “having job” program of Da Nang city in coming times

In next years of period of 2015 - 2020, Da Nang city identified three breakthroughs on socio - economic development:

Firstly, to strongly develop service sectors, especially, tourism, trade, to mainly attract investment into high tech, IT industry.

Secondly, to invest into construction of comprehensive, centered infrastructure, to develop urban culture, civilization and environmental city

Thirdly, to develop quality human resource, to mainly develop officials in new circumstances.

Accordingly, the ‘having job’ program is needed to continuously implement these following approaches:

1. To strongly develop economy for new employment - To develop the convenient investment environment and support policies for business;

- To develop the activities of startups network, to implement and enable for the effective operation of projects in business incubation garden, to support SMEs to access resources on loan, land, IT, market, active integration in the context of participation into trade agreements, international economic community;

- To transfer economic structure toward modern manner;

- To develop, expand industrial zones, centered industrial clusters.

2. To promote career education, human resource It is to mainly develop the activity of career education, improve its level toward deep,

modern manner that is proper with the requirement of labor market, along with direction and demand of economic development of the city

3. To develop information of labor market. To well implement the scheme on developing information of labor market in Da Nang

city in period of 2016 - 2020

191

4. To develop loan source, improve effective usage of loan for employment, poverty reduction

- To continuously, effectively make loans from national employment Fund; to establish city employment support Fund;

- To mainstream the activities of loan programs for employment into poverty reduction programs to promote effectiveness of loan, employment;

- To mobilize other sources of loan for employment and subsistence for sustainable employment

5. To improve labor export - To strongly communicate on labor export; to train direction of labor export (career

and foreign language);

- To enable and support for businesses with function of labor export in activities of consultancy, training to take labors to overseas working

6. To improve effectiveness of the system of employment service - To improve the quality of periodical job sessions every week, to encourage holding

mobile job sessions at local areas, training schools;

- To consolidate and promote the role of center on public employment service, to well connect and cooperate to handle information of labor market, to forecast labor demand - supply

7. To train, cultivate, improve the capacity building of officials - To improve capacity building of officials doing monitor, assessment of employment

at all levels, to well implement the policies of unemployment insurance.

The “having job” program is a general, deep program that brings actual effectiveness to socio -economic development in Da Nang city. The successes of this program will develop economy, make society sustainable, equal, improve people’s standards of living, and guarantee society order, security. With this meaning, this program is deeply in humanism that contributes to well implement social security program under “four peacefulness” program in period of 2016 - 2020.

REFERENCE1. Da Nang City Party (2015), Document of the 21th City Party Congress, Da Nang.2. Da Nang City People’s Council (2015), Resolution no. 135/2015/NQ-HĐND dated on

10/12/2015 of Da Nang City People’s Council on plan of socio - economic development in five years of 2016 - 2020, Da Nang.

3. Da Nang City People’s Committee, Plan no. 6630/KH-UBND dated on 4/8/2016 of Da Nang City People’s Committee to implement the “having job” program in Da Nang city in period of 2016 - 2020, Da Nang.

4. City portal, Websites of Da Nang Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, Management Board of Industrial and export processing zones, documents of Da Nang Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.

192

193

Sau 20 năm Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đã tạo cho Đà Nẵng một bộ mặt, diện mạo mới, một thành phố

năng động bên bờ sông Hàn thơ mộng. Trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã có nhiều chủ trương, từng bước quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa, các điểm vui chơi giải trí nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân thành phố và của bạn bè du khách gần xa khi đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng; góp phần xây dựng Đà Nẵng ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, để mỗi người dân có thêm niềm tự hào về thành phố quê hương của mình.

Văn hóa của một địa phương phần nào được phản ánh qua nhịp sống người dân tại các chợ. Có thể nói rằng, văn hóa, văn minh giao tiếp của địa phương được phản chiếu đầy đủ qua lăng kính của các hoạt động giao thương thường ngày ở chợ. Nhận định trên khá là chính xác; người ta nói chợ là một xã hội thu nhỏ, phản ánh chân thật văn hóa cả một vùng đất.1

Khi đến với Đà Nẵng, du khách trong nước và quốc tế đều nhận thấy sự thay đổi rõ rệt không chỉ về diện mạo, về cơ sở hạ tầng, về chất lượng dịch vụ mà còn có sự khác biệt về nét văn hóa, văn minh của con người Đà Nẵng. Điều này thể hiện rõ nhất khi du khách đến tham quan và mua sắm tại các chợ truyền thống như: chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa… Với không gian mua sắm tấp nập, nhộn nhịp, hàng hóa đa dạng và phong phú, du khách không còn bị chen lấn, chặt chém mà thay vào đó là hệ thống các quầy hàng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lối đi thông thoáng, giá cả niêm yết công khai. Có thể nhận thấy các chợ ở Đà Nẵng, đặc biệt là những chợ truyền thống quen thuộc với khách du lịch thì việc quản lý và ý thức của các tiểu thương đã được đổi mới.

Mang lại tâm lý thoải mái cho người dân và du khách khi đến các chợ Đà Nẵng là mục tiêu phấn đấu của tiểu thương buôn bán tại chợ trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Ngoài việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp các quầy hàng, quản lý hiện đại hơn thì thái

văn hÓa thương mẠinÉt riÊng CỦa ngưỜi đà nẵng

NGUYỄN THỊ THÚY MAI*

* Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Đà Nẵng.

194

độ ứng xử trong mua - bán chính là điểm đáng nói nhất, đặc biệt sau khi thành phố ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, tại hầu hết các chợ đã không còn hình ảnh chèo kéo khách, cãi nhau, không có chuyện đốt vía, xua đuổi khách nữa mà là hình ảnh tiểu thương lịch sự chào mời, giọng nói nhẹ nhàng đậm chất người Đà Nẵng. Với ý thức mỗi người bán là một “đại sứ văn hóa”, là người đại diện cho thành phố trong mắt du khách, các tiểu thương đang ngày càng tiếp thu và thay đổi cách thức buôn bán, xây dựng hình ảnh thương mại văn minh, góp phần thu hút du khách đến với thành phố. Ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên, tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi không còn xảy ra; công tác phòng chống cháy nổ cũng được bà con tiểu thương quan tâm tự đầu tư, trang bị các bình chữa cháy cá nhân, bên cạnh đó, các hộ tiểu thương cũng đã thành lập các tổ tự quản để bảo vệ môi trường… Ngoài ra, một số chợ lớn như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ Đầu mối Hòa Cường đã tổ chức mặc đồng phục để bán hàng thể hiện sự văn minh thương mại tại các chợ. Nhiều mô hình như mô hình “Sạch quầy, đẹp chợ”, “Điểm bán hàng văn minh thương mại”, “Quầy bán hàng đúng giá”… được xây dựng tại các chợ và nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tiểu thương.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, sự đổi thay của chợ truyền thống ở Đà Nẵng đã dần hình thành nên hình ảnh đẹp trong mắt du khách, để mỗi khi nhắc đến Đà Nẵng, du khách không chỉ nhắc đến những điểm du lịch hấp dẫn, những dịch vụ du lịch chất lượng cao, những cây cầu nổi tiếng mà còn nhắc đến chợ Đà Nẵng - nét văn hóa và văn minh của người Đà Nẵng.

Để Đà Nẵng phát triển xứng tầm, thành phố cần tập trung đầu tư cho thiết chế văn hóa, xây dựng hơn nữa nếp sống văn minh đô thị, trong đó có văn minh thương mại, là mục tiêu quan trọng, cấp thiết, thường xuyên và lâu dài, là nền tảng góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển bền vững. Theo đó, về lâu dài ngành công thương sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm xây dựng văn minh thương mại, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các cơ sở kinh doanh như sau:

Một là, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các quận, huyện tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và văn minh thương mại trong sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở, doanh nghiệp, thương nhân trên địa bàn;

Hai là, tăng cường vận động, xây dựng nếp giao tiếp, ứng xử văn minh trong kinh doanh thương mại; Triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương xây dựng chợ đạt chuẩn văn minh thương mại, trong đó: Giữ vững thương hiệu chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa đạt chuẩn chợ văn minh thương mại cấp thành phố, đồng thời triển khai thực hiện tốt các giải pháp nhằm xây dựng chợ Hàn là một điểm đến của khách du lịch khi đến với thành phố; Tiếp tục duy trì có hiệu quả mô hình thi đua “Môi trường xanh - quầy hàng sạch - cử chỉ đẹp”, mặc đồng phục bán hàng trong các dịp lễ, thứ 7 và chủ nhật tại 04 chợ loại 1 do Sở Công thương quản lý; mô hình thí điểm về điểm bán hàng thực phẩm Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.

Ba là, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại, các điểm bán hàng, quầy hàng đều khắp trên các địa bàn, các khu dân cư tập trung. Phát động phong trào thi đua giữa các chủ hàng, ngành

195

hàng, hộ kinh doanh giữa các chợ trên địa bàn và toàn thành phố thực hiện tốt các tiêu chí chợ văn minh thương mại; Biểu dương khen thưởng các cá nhân, chợ điển hình tiên tiến.

Bốn là, phối hợp với các quận phấn đấu không để phát sinh, tái lập chợ tự phát tại các chợ đã giải tỏa. Tiếp tục phối hợp với địa phương, công an, đội quy tắc phường giữ vững tình hình an ninh trật tự tại chợ, khu vực vỉa hè, lòng lề đường xung quanh chợ, đảm bảo an toàn trật tự chung và an toàn kinh doanh của bà con thương nhân.

Năm là, tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại như đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp lý; gian lận thương mại; sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện ký cam kết và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã thực hiện ký cam kết nhưng vẫn còn vi phạm.

Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị là một chủ trương lớn của Đảng bộ, chính quyền và là mong muốn chung của nhân dân thành phố, đồng thời đây cũng là việc làm thường xuyên, lâu dài và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và ý thức tự giác chấp hành của mỗi người dân thành phố. Việc triển khai tốt các giải pháp trong việc thực hiện các tiêu chí về văn minh thương mại sẽ góp phần tạo nên môi trường thân thiện, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến với Đà Nẵng - một thành phố an bình - thể hiện sinh động trong đời sống - xã hội của thành phố hôm nay và mai sau.

CHÚ THÍCH 1 Đà Nẵng hiện có 69 chợ, trong đó có 8 chợ hạng 1, 19 chợ hạng 2, 42 chợ hạng 3. Các chợ hạng

2 do quận, huyện quản lý, chợ hạng 3 do phường, xã quản lý.

196

After 20 years of Da Nang city directly governed by central government, along with the performances on socio - economic development, infrastructure construction, urban justification, administrative reform, great implementation of social security policy; it has made a new image of

the dynamic city at romantic Han riverside. Recently, the city government, Party, people have had many guidelines to gradually invest into cultural institutions, entertainment places for better service of physical and spirit enjoyment for Da Nang people and tourists, friends when visiting and relaxing in Da Nang; that contribute to develop a bright, green, clean, nice Da Nang city, with well off, happy lives, pride of people on their hometown.

Local culture partly reflects through the living of people in markets. It may say that culture, communication of local area is sufficiently reflected through the eyes of daily trade activities in the market. This statement is quite accurate, as market as a small society, honest reflection of one land1.

Domestic and overseas tourists to Da Nang not only clearly recognize the changes of images, infrastructure, service quality, but also, culture, cultivation of Da Nang people. This is clearly shown through visiting and shopping at traditional markets by tourists, such as: Con, Han, Dong Da Markets, etc...with the crowded, amazing shopping space, diversified commodities, the tourists are not elbowed others out in a crowd, ripped off, but, the system of tidy shopping stores, clear pathway, quoted price. Especially, for the traditional markets familiar with the tourists, it is seen that the management and thought of small traders have changed.

Recently, the objective of traders in the market has been to make the comfortable feeling for the people and tourists when shopping. Given tidy shopping stores, modern management, then, the behavior, attitudes in trade are the most concerned, especially, the city already issued the set of behaviors in tourism activity, there is none of pulling customers, arguments, driving customers away anymore, but, polite, welcoming images

COmmEriCal CUltUrEda nang pEOplE’S OWn CharaCtEriSitCS

* Vice Director - Da Nang Department of Industry and Trade.

NGUYEN THI THUY MAI*

197

of Da Nang traders in most of markets. As being aware of that each trader is a cultural embassy, representative for the city in the eyes of tourists, the traders are learning and changing their way of doing business, developing an image of civilized trade, that contributes to attract tourists to the city. People are more aware of environmental protection, rash in dropping litter is not available anymore, the explosion prevention and avoidance is interested by the traders with individual fire extinguishers, they establish the self-management group of environmental protection, etc... Besides, some large markets such as Han, Con, Dong Da, Hoa Cuong markets wore uniforms to trade for civilization. Many models of “clean store, nice market”, “civilized trade points”, “stores with right price” were developing in markets and actively participated by traders.

From the smallest changes, the traditional markets in Da Nang have gradually developed a nice image to tourists, not only as an attractive tourism destination, with quality tourism service, famous bridges, but also, Da Nang market - as a culture and civilization of Da Nang people.

To develop Da Nang with the right vision, the city needs to invest into cultural institutions, develop the lifestyle of urban civilization, in which, the trade civilization is the important, urgent, frequent, long term objective as a basis for contribution to stainable socio - economic development in Da Nang. Accordingly, in long term, Industry and Trade sector will mainly implement some approaches to develop trade civilization, quote price and accordingly trading at trading facilities as followings:

Firstly, to closely cooperate with district, sub district government agencies to well communicate, mobilize, train, cultivate knowledge on law and trade civilization in manufacture, business for facilities, business, businessman in the city;

Secondly, to improve the mobilization, develop lifestyle of civilized communication, behavior in business, trade, to effectively implement the guideline of market construction at trade civilization level, in which: to firmly hold the brand of Han, Con, Dong Da markets at the standard of city level civilized market, and approaches to develop Han Market as a tourism destination; to continuously maintain the effectiveness of “green environment - clean store - nice behavior” contest model, wearing uniform to trade in festival occasions, on Saturday, Sunday at four type I markets managed by Da Nang Department of Industry and Trade; pilot model on Vietnamese food store with the name of “to be proud of Vietnamese commodity”

Thirdly, to continuously mobilize every investment resource from organizations, individual for the development of modern business model, shopping stores, in the region, residential areas. It is to mobilize the competitive movement among store owners, sectors, business households in markets and whole city to well implement the criteria of civilized market, to honor, reward the typical individuals, markets.

Fourthly, to cooperate with the district government agencies to emerge the spontaneous

198

markets at cleared ones. It is to continuously cooperate with local areas, policies, ward level police team to firmly keep order of market, pavements, sidewalk around the markets, to guarantee the general order, security, and business safety for traders.

Fifthly, to well monitor, check the market, discovery and seriously handle the regulation violation in manufacture, trade business such as speculation, commodity pinning, improper price increase; trade fraud; manufacture and business of fake commodity, low quality commodity. It is to monitor, supervise the signing of commitment and seriously handle the violated organizations, individuals

The development of lifestyle of urban culture, civilization is a huge guideline of city Party, government, and expectation of people in the city, and a frequent, long term task, responsibility of whole political system and voluntary awareness of following of people in city. Approaches of criteria on trade civilization is well implemented to contribute to a friendly environment, that attracts the interests of tourists when coming to Da Nang - a peaceful city - an amazing lives - society for the city in now and future.

NOTE1 Currently, Da Nang has 69 markets, the number of type I market, type II market, type III

market is 69; 8; 19; 42, respectively. The type II markets are managed by district, sub district government agencies, the type III market by ward, commune government agencies.

199

Thành phố xanh thông minh - Mô hình cho thế hệ tương lai

Có nhiều định nghĩa về thành phố thông minh. Tuy nhiên, xét giá trị cốt lõi, thành phố thông minh có nghĩa là thành phố tăng trưởng tốt thông qua việc vận dụng công nghệ tiến bộ cho sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng thành phố thông minh là một tiến trình tích lũy phát triển cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp công nghệ cao. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu thành phố thông minh là một thành phố có khả năng thực hiện nhiều hoạt động hơn nhưng với ít nguồn lực và không gian hơn. Công nghệ cao và công nghệ thông tin là hai công cụ chính để hỗ trợ xây dựng thành phố thông minh. Giá trị kinh tế của thành phố thông minh ước tính sẽ tăng 31 nghìn tỷ đô la Mỹ trong vòng 15 nữa. Liên Hiệp Quốc dự báo từ con số 958 thành phố với 500.000 dân hiện nay của thế giới, số lượng các thành phố này sẽ tăng lên 1.248. Tổ chức này cũng ước đoán sẽ có 250 thành phố mới với số dân 300.000 người được hình thành cho đến năm 2025. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, các thành phố mới này sẽ phải xem xét phát triển theo mô hình thành phố thông minh nhằm tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tái tạo. Do vậy, xây dựng thành phố thông minh là nhu cầu hiển nhiên và ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu.

ĐÀ NẴNG - THÀNH PHỐ XANH THÔNG MINH TIÊN PHONG CỦA VIỆT NAM

Tầm quan trọng địa chính trị - vị trí giao thông chiến lược

Đà Nẵng là một trong những thành phố có vị trí giao thông chiến lược của cả nước cũng như khu vực Đông Nam Á nhờ vào lợi thế so sánh cũng như sự phát triển hạ tầng hiệu quả, cụ thể: Sân bay quốc tế Đà Nẵng thu hút 2 triệu khách mỗi năm; Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận các tàu chở hàng 5 triệu tấn/năm và Ga xe lửa Đà Nẵng phục vụ cho 400.000 khách và 6.000 tấn hàng hóa mỗi ngày. Do đó, Đà Nẵng được đánh giá sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng chính yếu như là một cửa ngõ giao thương quốc tế và nội địa.

Đứng trên phương diện quốc gia, Đà Nẵng thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam (CVKER), đóng vai trò như là một hạt nhân của khu vực miền Trung nhằm dẫn

đà nẵng: hướng tới thành phỐ thÔng minh

GS. DONYUN KIM* - NARAE LEE**

* Ủy viên Ban Cố vấn chính sách kiến trúc đô thị Văn phòng Tổng thống - Giáo sư Đại học Sung Kyun Kwan, Hàn Quốc.** Chuyên gia quy hoạch đô thị, Văn phòng Un-Habitat tại Việt Nam.

200

dắt tăng trưởng khu vực này. CVKER bao gồm 5 tỉnh thành bao quanh Đà Nẵng. Bên cạnh đó, về phương diện quốc tế, thành phố này cũng là điểm khởi đầu của Hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối 4 quốc gia: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam từ Đông sang Tây bán đảo Đông Dương. Đặc biệt, Cảng Đà Nẵng được xem là điểm tiếp giáp Đại Tây Dương, có nghĩa là Đà Nẵng sẽ có vai trò chiến lược trong phát triển của miền Trung Việt Nam.

Môi trường sống cạnh tranh

Đà Nẵng nổi tiếng với chất lượng sống thuộc vào bậc nhất của Việt Nam. Môi trường sạch, an ninh an toàn, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và khả năng dễ tiếp cận là các đặc tính hấp dẫn của thành phố này nhờ một phần vào vị trí đắc địa, tiếp giáp với cả núi và biển. Vị trí này cũng giúp cho Đà Nẵng sở hữu một trong những bãi biển đẹp nhất và nhiều phong cảnh hấp dẫn nhất trên thế giới. Thêm vào đó, chỉ cách thành phố khoảng 100 km, nhiều di sản văn hóa lịch sử nổi tiếng hiện hữu góp phần tăng tính hấp dẫn du khách đến Đà Nẵng. Bên cạnh được thừa hưởng các điều kiện này, Đà Nẵng đang từng bước nỗ lực trở thành một thành phố tốt hơn. Đà Nẵng được xem là thành phố có tính cạnh tranh cao thông qua việc dẫn đầu xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Ngay cả so với các trung tâm quốc gia khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cho thấy việc điều hành kinh tế khá hiệu quả. Trên hết, chính quyền và người dân Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng thành phố thông minh và tăng trưởng xanh, trở thành thành phố tiên phong của cả nước. Nỗ lực của Đà Nẵng nhận được sự hỗ trợ và công nhận của cộng đồng quốc tế. APEC công nhận Đà Nẵng là một trong những thành phố có chỉ số phát thải cacbon thấp, IBM vinh danh là một trong 100 thành phố thông minh, Google đánh giá là một thành phố hấp dẫn đáng tham quan.

Nguồn nhân lực được đào tạo

Thành phố Đà Nẵng được đánh giá có khả năng đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Do vậy, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn cũng như việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp dài hạn tại Việt Nam. Việc cung ứng lao động thuận lợi và tiềm năng cạnh tranh cao của thành phố sẽ đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế dài hạn. Hơn nữa, nguồn nhân lực tại thành phố này được đào tạo khá tốt, trở thành một lợi thế trong thu hút đầu tư. Hàng năm, Đà Nẵng đào tạo hàng nghìn nhân công với kỹ năng chuyên nghiệp từ 24 trường đại học, 19 trường trung học chuyên nghiệp và 52 trung tâm đào tạo nghề. Lực lượng lao động được đào tạo tốt sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho toàn khu vực miền Trung.

Thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị cho tương lai

Chiến lược thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao mang tính đột phá

Cách mạng khoa học công nghệ đưa con người vào một nền văn minh mới, ở đó nhiều phương pháp sản xuất tiên tiến ra đời và thành phố chính là trung tâm của cuộc cách mạng này. Kể từ khi nhận thức rằng ngành công nghiệp công nghệ cao với giá trị gia tăng đóng vai trò chính yếu tạo nền tảng cho sự tăng trưởng giá trị đô thị, các thành phố nỗ lực phát triển đổi mới sáng tạo ngành công nghệ cao. Ngày nay, các quốc gia đang phát triển đang từng bước xây dựng các ngành công nghiệp chủ lực của họ nhằm đạt được mục

201

tiêu phát triển kinh tế và giảm cách biệt với các quốc gia phát triển. Trong quá trình này, nỗ lực tập trung phát triển các ngành công nghiệp thứ cấp được xem là bước đột phá, tạo sức bật cho các nước đang phát triển. Nằm trong số nước đang phát triển, Việt Nam có nhu cầu chuyển đổi thành nền công nghiệp tri thức với hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ cao. Hiện tượng này hiện nay đang diễn ra không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ thành phố. Đà Nẵng là thành phố đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tại Việt Nam. Với quyết tâm đi trước đón đầu, Đà Nẵng đang cố gắng tạo dựng một nền tảng công nghiệp vững chắc bằng cách nắm lấy thời cơ bùng nổ công nghiệp quốc gia và khu vực như ngành máy tính, điện tử và du lịch. Tuy nhiên, đây vẫn là những ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Điều quan trọng nhất là Đà Nẵng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm bứt phá ngành sản xuất cùng lúc với việc chuyển đổi thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao thông qua huy động toàn diện các lợi thế công nghiệp của đất nước.

Thành phố trung tâm của khu vực miền Trung Việt Nam

Với vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, nhu cầu du lịch và môi trường sống thuận lợi, Đà Nẵng nên được phát triển thành một thành phố hạt nhân về kinh doanh, vận chuyển, du lịch và công nghiệp tại khu vực miền Trung Việt Nam. Thành phố hạt nhân cần phải dẫn dắt định hướng phát triển chiến lược vùng, đảm bảo kết nối với các thành phố lân cận và mở rộng quy mô kinh tế, dân số, thị trường. Đà Nẵng và các thành phố lân cận cần thiết phải chia sẻ nguồn nhân lực, hạ tầng công nghiệp thông qua việc sử dụng khái niệm tri thức tập thể. Trong bối cảnh này, Đà Nẵng có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả vùng đô thị với vai trò là trung tâm “Trục văn hóa lịch sử”, “Trục kinh tế công nghiệp”, “Trục phân phối, logistics”. Để từng bước mở rộng quy mô kinh tế của Đà Nẵng và cả khu vực miền Trung, các cấp chính quyền và người dân cần chung tay thực hiện các bước sau: (i) Tái phát triển hạ tầng giao thông và công nghệ nhằm tạo trung tâm vùng và mở rộng thị trường tiêu thụ; (ii) Tạo trung tâm quốc gia thông qua xây dựng hệ thống giao thông tốc độ cao và giới thiệu nhiều tính năng mới (logistics, kinh doanh, nghiên cứu,…), và (iii) Phát triển trung tâm quốc tế thông qua xây dựng hệ thống logistics tầm quốc tế và giới thiệu các chức năng toàn cầu (hội nghị, tài chính,…).

Thiết lập nền tảng hợp tác quốc tế

Đà Nẵng có hệ thống quản lý hành chính khá tốt tại Việt Nam. Thành phố là nơi tập trung khá nhiều dự án được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế. Một trong những ví dụ là Đà Nẵng, thông qua sự điều phối của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội, đã thiết lập hệ thống hợp tác với Viện Nghiên cứu Seoul và Trung tâm Thí nghiệm Thành phố xanh thông minh của Đại học Sung kyun kwan - Hàn Quốc để xây dựng dự án nghiên cứu: “Quy hoạch phát triển vùng đô thị Đà Nẵng” và “Quy hoạch phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng”. Đà Nẵng cũng hợp tác với Chương trình Định cư Con người Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, một tổ chức chuyên về phát triển đô thị, trong nhiều năm. Những nỗ lực của Đà Nẵng cùng với các dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dài hạn của thành phố cũng như đất nước Việt Nam. Do vậy, tại Đà Nẵng, cần có sự tham gia tích cực và kinh nghiệm sẻ chia giữa các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu và trường đại học nhằm đạt mục tiêu xây dựng khung phát triển khả thi cho thành phố xanh thông minh. Điều này sẽ giúp không chỉ cho Đà Nẵng mà còn cho cả nước giảm bớt

202

các công trình thử nghiệm và lỗi sai gây tốn nhiều chi phí trong tiến trình đô thị hóa, đạt được một công cuộc đô thị hóa hiệu quả nhất. Với nhiều kinh nghiệm trong tăng trưởng nén nền kinh tế và phát triển đô thị hóa, Hàn Quốc có khả năng cao giúp các thành phố Việt Nam giải quyết các vấn đề đô thị và dự báo nhu cầu tương lai. Sự hợp tác giữa Đà Nẵng và Hàn Quốc bắt đầu với việc nhận thức được các vấn đề đô thị hiện tại và giải pháp khả thi dựa trên những thay đổi có thể dự báo của Đà Nẵng và Việt Nam. Khung hợp tác như vậy sẽ tăng thêm giá trị về dài hạn cũng như đóng góp vào sự phát triển của cả hai quốc gia.

MÔ HÌNH THÀNH PHỐ XANH THÔNG MINH CHO ĐÀ NẴNG

Như đã đề cập ở trên, Đà Nẵng có năng lực cạnh tranh để trở thành một thành phố xanh thông minh nhờ vào vị trí, năng lực công nghiệp, nguồn nhân lực và các hỗ trợ chính trị. Để trở thành một điển hình thành công trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Đà Nẵng phải xây dựng một chuỗi giá trị và đạt được vị thế phù hợp trong cấu trúc công nghiệp thông qua phân tích thực trạng và xu hướng mở rộng của cả Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Hơn nữa, điểm mạnh và điểm yếu của Đà Nẵng phải được xác định và thông qua những phân tích như vậy, cơ hội kinh doanh đặc biệt đối với ngành công nghiệp công nghệ cao cần được xác định.

Đà Nẵng cần tập trung lượng lớn tài sản cho nghiên cứu và giáo dục. Hơn nữa, thành phố phải chủ động định hướng tất cả các quá trình tiêu thụ và phân phối. Để làm được điều này, cần thiết phải phân tích đặc tính và nhu cầu của người dân thành phố, bao gồm cả các nhà sản xuất, quản trị và khách tiêu dùng cũng như nhà nghiên cứu. Dựa trên phân tích này, Đà Nẵng sẽ có thể xây dựng một môi trường và hạ tầng lý tưởng nơi mà người dân tương tác lẫn nhau, đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái sáng tạo thông qua việc cung cấp môi trường thân thiện với công nghệ và tự lực phát triển. Phát triển mô hình thành phố xanh thông minh sẽ tạo ra một thành phố đáng sống và hiệu quả làm việc cao. Với môi trường đô thị nén, văn hóa và công nghiệp đan xen phát triển, Đà Nẵng sẽ đại diện cho một kiểu văn hóa đô thị mới. Đây là một đô thị mà ở đó có việc sử dụng đất đa mục đích, quy hoạch không gian đa dạng và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cũng như thay đổi trong tương lai. Đặc biệt, đô thị xanh thông minh cũng là một đô thị đi bộ với nhiều hoạt động đường phố phù hợp với khí hậu Việt Nam. Để làm được vậy, Đà Nẵng cần đánh giá vị trí, mục đích và các đặc tính, từ đó xây dựng quy hoạch không gian mở dành cho các hoạt động đi bộ tại các khu vực thấp của các tòa nhà. Lưu ý rằng, thành phố thông minh không cần phải có công nghệ phức tạp và cũng không phải là thành phố to lớn hơn, mà cần phải có sự lồng ghép công nghệ hiện đại, tiện lợi hơn nhằm giúp thành phố trở nên sống tốt hơn. Thành phố xanh thông minh không phải là một địa hạt chỉ dành cho các nước phát triển. Đà Nẵng hiện đang ở vào thời điểm tốt nhất để đi theo định hướng trở thành thành phố xanh thông minh theo mô hình của riêng mình, thông qua nỗ lực xây dựng cơ cấu công nghiệp giá trị cao, kết hợp văn hóa đô thị và phát triển dịch vụ du lịch. Bên cạnh việc góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, trở thành thành phố xanh thông minh cũng giúp Đà Nẵng tạo giá trị cao cho tương lai phát triển thế giới.

203

The smart green city - a future model for the next generation

There are many definitions for “smart green city”. However, when it comes to common core values, it refers to a city which is realizing suitable, healthy, sustainable growth through advanced technologies for the sake of environmental, social and economic development. It is also defined as a process of making cities since a city itself is an accumulation of high-tech knowledge industry and infrastructure. From a functional point of view, we consider a smart green city as an entity that has the capacity to accommodate more activity while using fewer resources and space. The market for a smart green city model involves ICT and advanced technology, and is expected to grow to $31 trillion in value in the next 15 years. The United Nations estimates the current number of cities with at least 500,000 in population will increase from 958 to 1,248 within the same time frame. There will also be 250 new cities reaching a population of 300,000 by 2025. To cope with climate change, these new cities will have to consider the smart green city model to use less fossil fuel and increase the efficiency of renewable energy. It is therefore easy to predict that demand for smart green cities will expand exponentially and become a market of astronomical size.

DA NANG - PIONEER SMART GREEN CITY OF VIETNAM

Geopolitical importance - strategic location of transportation

Da Nang is of vital strategic importance in terms of its internal and external transport networks and an efficient infrastructure that includes: Da Nang International Airport, which accommodates 2 million travelers per year; Da Nang Port, which handles 5 million tons of cargo per year; and Da Nang Railroad Station, which handles 400,000 people and 6,000 tons of cargo every day. Da Nang will therefore continue to play a critical role both nationally and internationally as a gateway city. From a national point of view, Da Nang belongs to the Central Vietnam Key Economic Region(CVKER) which is intended to lead dynamic regional growth as the nucleus of Central Vietnam. The region covers five municipalities in the vicinity of Da Nang City. Da Nang also serves as an international

da nang - BECOming a Smart grEEn City

* Professor, Sung Kyun Kwan University, KoreaCommissioner, Presidential Commission on Architecture Policy, Korea.** Urban Planning Specialist, UN-Habitat, Vietnam.

PhD. DONYUN KIM* - MS. NARAE LEE**

204

role as the starting point of the East-West Economic Corridor of the Indochina Peninsula connecting the four nations of Myanmar, Thailand, Laos and Vietnam. Of special note is that Da Nang Port acts as an access point to the Pacific Ocean, assuring that Da Nang will continue to play an increasingly strategic role in the development of Central Vietnam.

A competitive living environment

It is well known that Da Nang is the city with the highest quality of life in Vietnam, due to its environment, security, natural diversity and easy accessibility. Partly because Da Nang is already located in a favorable geographic position, bordering both coast and mountains, the city has one of the most beautiful beaches and some of the greatest scenic drives in the world. There are also a variety of cultural and historical resources for tourists within 100km from the city. Da Nang is seeking to be a better city, and is considered fairly competitive by the Provincial Competitiveness Index (PCI). Even compared to other national centers, i.e. Hanoi, HCMC, Hai Phong, and Can Tho, it performs better in business operations. Da Nang, which has been the frontier in green growth of the country, is now about to develop into a “smart city” with significant opportunities for the next step. Da Nang’s efforts are well-received by international entities: APEC has recognized Da Nang as one of the world’s low-carbon cities; IBM regards it as one of 100 smart cities; and Google has complimented it as a truly enduring city worth visiting. Beyond this, it is returning to its position as an engine for growth to step into the next stage.

Abundant and trained human resources

In Da Nang, a workforce exists that is sufficient to meet the demand for labor-intensive industries in the next decades. It will thus be able to meet the demands of economic growth in the short term as well as the industrial structure shift in Vietnam in the long run. This favorable labor supply and its potential will allow the region to respond to the long-term economic development process. The abundant and trained manpower is an advantage of Da Nang that will attract quality investment. Every year, Da Nang grants professional qualifications to thousands of workers with technical skills from 24 universities, 19 professional schools, and 52 vocational training centers. Such a trained labor force will meet the human resource needs not only for the city but for the entire central region.

Promoting High-Tech Industries to Create Future Value

Strategic promotion of high-tech industries as innovative breakthroughs

The evolution of civilization in human history has involved into the development of production methods, and the city has been the center of this development. Ever since recognizing that the growth and competitiveness of cities are inseparable from industrial development, value-added high-technology industries have served as a foundation for the rise of urban value. Today, developing countries are stepping up their industrial development to realize economic growth and reduce the gap with developed countries. In this process, developing secondary industries is their springboard. In Vietnam, as in other developing countries, there are a variety of demands for shifting to the knowledge industry, where economic activity is based on advanced technology. This phenomenon is

205

now occurring not at the national level but rather at the city level. Da Nang is leading the change in Vietnam’s industrial structure. Some cities in Vietnam, including Ho Chi Minh City and Hanoi, and some of the nation’s clusters, are moving fast towards an efficiency-driven economy, taking advantage of Vietnam’s current industrial path. To remain one step ahead, Da Nang is seeking to create a solid industrial base by embracing booming national and regional industries, including computers, electronics and tourism. However, these are still labor-intensive. What is most important is that Da Nang breaks free from its function as a production base and transforms itself into an industrial center for high-tech industries that thoroughly utilize the industrial advantages of the homeland.

A Hub City for Development of the Central Region of Vietnam

Considering its geographic location, transportation infrastructure, tourism demand, and favorable living environment, Da Nang should be developed as a Hub City for business, transportation, tourism and industry in the Central Region in Vietnam. This Hub City would lead to strategic development of the region while linking the surrounding cities and expanding the economy, population and market. It is very essential that Da Nang and the neighbor cities have to share human resource, industry and infrastructure with utilizing the concept of Collective Intelligence.

In this context, Da Nang has the capacity to build up the competitiveness of its metropolitan area as the center of a “Historical Culture Axis”, an “Industry/Economy Axis”, and a “Distribution Logistics Axis”. This can be achieved in the following steps by expanding the economies of Da Nang and the central region of Vietnam: 1) redeveloping transportation and industrial facilities to create a regional hub, and expanding the consumer market; 2) creating it as a national hub through construction of a high-speed transportation system and introducing new features(logistics, business, research, etc.); and 3) developing it as a global hub through construction of an international logistics system and introducing globally-demanded functions(conventions, finance, etc.).

An Established Platform for International Cooperation

Da Nang has a good administrative system. It possesses a concentration of projects funded by international development institutions. In fact, Da Nang, with the Da Nang Institute for Socio-Economic Development (DISED) as the central figure, has established a cooperative system with Korea through the Seoul Institute and the Smart Green City Lab at SungKyunKwan University to develop a Da Nang Metropolitan Area Development Plan and a Da Nang Hi-Tech Park Development Plan. For many years, Da Nang has also been working with UN-Habitat Vietnam, the Vietnamese arm of an international organization specializing in urban development. Their efforts, including cooperative tasks with Korean entities, have been instrumental in highlighting the importance of Da Nang City as part of Vietnam’s long-term development. Active participation and experience are shared between international organizations, research institutes and universities in the city for the sake of developing a feasible framework for a smart green city. This will help both Da Nang and the country itself minimize the trial-and-error process of urbanization, towards sounder development. Korea has similar experience in compressive growth of

206

economic/industrial development and urbanization and will provide timely assistance in helping Vietnamese cities to resolve current urban problems and predict upcoming needs. This partnership between Da Nang and Korea has begun by exploring these problems and possible solutions based on the predictable changes in Da Nang and Vietnam. In this process, there have been proposals which take into account the characteristics of both the nation and the city and their respective conditions for business. It includes general development plans along with implementable business models towards orderly urbanization of the city. Such a cooperative platform will create greater value in the long term and contribute to the development of both countries at the same time.

A SMART GREEN CITY MODEL FOR DA NANG

As mentioned, Da Nang has the necessary competitiveness to become a smart green city in terms of location, industrial capability, political support and human resources. To be a successful latecomer to establishing itself as a high-tech industrial base, Da Nang must build a value chain and achieve proper positioning in the industrial structure through analysis of its industrial circumstances and the megatrends of Vietnam and Da Nang. Furthermore, the strengths and weaknesses of the city must be examined, and specific niche opportunities for the high-tech industry should be identified. Da Nang provides a number of key assets which can foster research and education. The city will command all the processes of their distribution and consumption of the assets. Therefore, it is necessary to analyze the characteristics and demands of the people who will live in the city, such as producers, managers and consumers, as well as researchers. Based upon this analysis, Da Nang will be able to build an optimized environment and facilities where synergy will be commonplace and ensure the sustainability of a ‘creative ecosystem’ by providing a self-evolving and technology-friendly environment.

The development of this type of smart green city will create an urban environment in which it is comfortable to live and efficient for work. By merging such an urban environment with nature, culture and industry, Da Nang will lead a new paradigm in urban culture. To realize this vision, it is necessary to consider multi-purpose land use and site planning of diverse scales, and flexible housing with a land use scheme able to respond to future changes and demands. It is especially important to develop a pedestrian-friendly city with a variety of street activities appropriate to Vietnam’s climate. To do so, and in consideration of location, purpose and characteristics, planning should take place for open spaces with pedestrian-friendly activities in the lower floors of buildings.

It should be noted that a smart green city does not require complicated technology out of our reach, nor creation of a new large city. It is rather a process of integrating technologies to make a better city. Smart green cities are not only the realm of developed countries. Da Nang is at a turning point for its high value-added industrial structure, where it has the opportunity to showcase its own model that integrates industry and urban culture. This will create a higher value that can contribute to a global future that goes beyond simply developing national competitiveness.

207

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng nổi lên như một “hiện tượng” về phát triển đô thị thời kỳ đổi mới. Sau 20 năm xây dựng, quy hoạch đô thị Đà Nẵng đạt nhiều thành quả đáng khích lệ, hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo mối liên kết phát triển khá tốt giữa các hệ thống kinh tế, văn hóa và xã hội. Có thể khẳng định rằng, quá trình hiện thực hóa đồ án quy hoạch Đà Nẵng chung đã mang lại diện mạo đô thị hiện đại và chất lượng cuộc sống mới. Quyết định mang tính đột phá “bắc cầu sang bờ bên kia sông Hàn” đã đưa đô thị Đà Nẵng vươn ra biển, chiếm hữu lấy vùng đất bốn bề là nước, dành đất phía sau lưng cho đồng ruộng, cho núi đồi, cho rừng. Phương thức đổi đất lấy hạ tầng đã nhanh chóng hình thành bộ khung hạ tầng của Đà Nẵng chỉ trong một thời gian ngắn, tạo điều kiện để đô thị hôm nay rộng lớn gấp nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, theo lối quy hoạch hiện nay, cảnh quan đô thị được tạo nên từ những mảnh ghép rời rạc, không liên kết thành một hệ thống trên cơ sở cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan đô thị. Giải pháp xây dựng đô thị nguy cơ gây ra tình trạng phá vỡ cấu trúc cảnh quan tự nhiên, làm mất đi phần đặc trưng của các vùng cảnh quan văn hóa đặc sắc. Do đó, cần có cách tiếp cận các vấn đề xây dựng và phát triển đô thị theo phương pháp mới, trên cơ sở kiến trúc cảnh quan và sinh thái đô thị.

Mục đích của bài viết này là nhận diện những bất cập trong quá trình tổ chức kiến trúc cảnh quan (KTCQ) đô thị Đà Nẵng trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những nguyên tắc có tính chỉ dẫn góp phần phát triển bền vững đô thị Đà Nẵng trong tương lai.

2. Những bất cập trong tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng

Nhận diện những bất cập có ý nghĩa rất quan trọng, từ đó kiểm soát nguy cơ và khởi đầu của tiến trình xây dựng và phát triển đô thị theo chiều sâu, qua đó làm nền tảng xây dựng các nguyên tắc tổ chức KTCQ đô thị. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và theo dõi thực tiễn xây dựng và phát triển đô thị Đà Nẵng trong thời gian qua, tác giả đúc kết những tồn tại trong tổ chức KTCQ tập trung cơ bản các vấn đề nổi bật sau:

tỔ ChỨC KiẾn trÚC CẢnh QUan hướng đẾn mỤC tiÊUphát triển BÊn vỮng đÔ thị đà nẵng

TS.KTS. TÔ VĂN HÙNG*

* Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đà Nẵng.

208

- Sự suy giảm về môi trường sinh thái

Sự phát triển nhanh chóng của Đà Nẵng đang làm biến dạng hệ sinh thái đặc trưng. Những tuyến đường đô thị quá lớn và đi quá gần sát với mép biển đã tạo nên sự ngăn cách giữa biển và công trình, nhiều cây số bờ biển vĩnh viễn bị con đường xóa đi; Việc chia lô bán biển, nạn giao đất cho các công ty khai thác các khu nghỉ mát liên tiếp và san sát đã tạo nên những bức tường thành bít kín bãi biển trên suốt trục ven biển Hoàng Sa - Trường Sa. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đồi núi, rừng cây phòng hộ có nguy cơ rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Thực tế diễn ra với việc khai thác tại triền núi Sơn Trà để xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp. Việc san lấp các đồi núi phía tây để xây dựng các khu đô thị, việc đổ đất lấn biển hay bơm cát lấn sông để tăng quỹ đất tại những vùng đất địa chất thiết yếu diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua. Các khoảng không gian trống tự nhiên hoang sơ dần bị xóa sổ, môi trường tự nhiên bị phá hủy, rừng dương trên các đồi cát ven biển đã biến mất, tất cả những điều này sẽ gây nên tác động xấu đến môi trường tự nhiên vốn rất nhạy cảm của vùng đất miền Trung khắc nghiệt.

- Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học

Đà Nẵng có mức độ đa dạng sinh học cao ở cả các hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố [2]. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng: tình trạng xây dựng tràn lan, hệ thống các khu vui chơi, nghỉ dưỡng với khối tích quá lớn cùng với giải pháp vật liệu chủ yếu là bê tông cốt thép sơn phết màu nham nhở, vi phạm những nguyên tắc cơ bản về mỹ thuật lẫn kết cấu. Tuyến cáp treo khánh thành với nhiều kỷ lục thế giới, mở ra cho ngành du lịch nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cho rằng, đây là con đường ngắn nhất cho sự xâm phạm môi sinh ở Bà Nà. Các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ chưa được kiểm soát tốt. Hệ thống đường giao thông dày đặc ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã làm chia cắt sự liên tục của một số khu rừng trong khu bảo tồn, điều này đồng nghĩa với nơi sống của các loài động vật rừng, đặc biệt là Chà vá chân nâu bị chia cắt.

- Sự đánh mất chất lượng và giá trị của cảnh quan đô thị

Là vùng đất hội đủ nhiều lợi thế từ vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên, đặc trưng địa hình cho đến văn hóa - lịch sử, kinh tế - xã hội, tuy nhiên KTCQ Đà Nẵng chưa tạo dựng được dấu ấn cảnh quan đô thị đặc trưng. Các dự án quy hoạch đô thị, du lịch bị xé nhỏ, khu biệt làm ảnh hưởng đến tổng thể chung. Ở nhiều nơi đường đã mở, mà cuộc sống phố phường thì chưa có, chưa có sức sống. Chất lượng sống của các trung tâm, các cộng đồng dân cư chưa cao, chưa tạo được bản sắc, văn hóa và lối sống riêng cho cộng đồng này; tổ chức không gian cảnh quan đô thị chưa chú trọng đến các xi-lu-et để tạo nét đặc trưng cho đô thị, công trình đơn điệu về ngôn ngữ kiến trúc, nhà chia lô đồng đều, nhàm chán làm xấu đi bộ mặt đô thị [4].

- Hệ thống quy hoạch không bắt kịp với sự chuyển đổi đô thị nhanh chóng

Sau cải cách kinh tế năm 1986, những thay đổi của cấu trúc kinh tế ở Việt Nam từ hệ thống trung ương đến địa phương đã tạo nên những thay đổi lớn. Thành phố Đà Nẵng gồm khu đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh với mật độ dân số trung bình, ngoại vi là

209

vùng nông thôn rộng lớn chiếm 1/3 diện tích toàn thành phố, tập trung chủ yếu huyện Hòa Vang. Tuy nhiên, các khu đô thị được mở rộng nhanh chóng ra các vùng ngoại thành, đặc biệt theo hướng Nam và Tây Nam. Nhưng hầu hết các khu vực này còn trống và dân cư thưa, các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng đã chiếm lĩnh các vùng đất dọc ven biển ở phía Nam. Có thể thấy rõ rằng sự phát triển không gian hiện nay có thể tạo ra sự gia tăng quá mức không gian đô thị. Nếu kiểu phát triển này cứ tiếp diễn, thì nguy cơ xâm hại môi trường cảnh quan thiên nhiên là rất lớn và không gian đô thị ngày càng bị pha loãng tạo nên sự buồn tẻ, nhạt nhòa, không tương xứng hình ảnh của một đô thị động lực của khu vực.

- Thiếu sự tích hợp không gian xanh vào quy hoạch đô thị

Không gian xanh là tiêu chí đầu tiên của thành phố môi trường, đô thị sinh thái, trong đó cấu trúc đô thị luôn hiện hữu các không gian xanh, mặt nước với tỷ lệ phù hợp, thảm xanh có độ che phủ cao. Thực tế cho thấy, hệ thống không gian xanh đã không được xác định như là những thành phần của chiến lược quy hoạch dài hạn cho đô thị Đà Nẵng, điều này thể hiện khá rõ ngay trong các đồ án quy hoạch và trong quá trình triển khai xây dựng các khu vực đô thị. Diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người hiện nay là 5,02 m2, trong khi đó tiêu chuẩn cây xanh bình quân đầu người cho đô thị loại 1 là 10 - 12 m2. Việc phân chia đất đai hầu hết dành cho xây nhà và giao thông đi lại. Giải pháp quy hoạch thiếu chú trọng bảo toàn hệ thống cấu trúc xanh đô thị, nhất là hệ thống sinh thái tự nhiên (Bà Nà - núi Chúa, Bán đảo Sơn Trà, vành đai nông nghiệp ven đô thị...). Quy hoạch hệ thống sinh thái tự nhiên chưa được nghiên cứu trong khi đó phân khu chức năng đô thị đã được thực hiện.

- Sự suy giảm của cảnh quan - giác quan (Sensescape)

Các thủ pháp thiết kế kế đương đại ưu tiên lấy yếu tố trực quan thị giác làm chủ đạo đã bỏ qua sự cảm nhận không gian bằng các giác quan khác. Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, cuộc sống ngày càng tăng độ chính xác về công nghệ, giải pháp thiết kế cảnh quan với mong muốn kiểm soát các nhân tố cảnh quan - cảm giác (màu sắc, hình thái không gian, ánh sáng, âm thanh…) đã tạo ra những không gian đồng nhất. Tính đồng nhất của sự trải nghiệm cảm giác xuất phát từ việc mong muốn mang lại sự bình đẳng cho người dân thông qua các tiện ích, sự thoải mái khi khai thác không gian cảnh quan. Do đó, các kiến trúc sư thông qua giải pháp thiết kế đã giúp họ điều khiển chính xác môi trường của một không gian cảnh quan được tạo ra (nhiệt độ, màu sắc, bóng mát, chất liệu…) trong đó duy trì một băng tầng hẹp của các điều kiện giác quan (Banham, 1969). Sự sao chép một cách cứng nhắc của phương pháp thiết kế này đã dẫn đến những không gian giống nhau ở khắp mọi nơi, không có nơi nào đặc biệt - môi trường sống có thể rất tiện ích nhưng lại không mang lại cảm hứng và không đáng nhớ. Điều này thể hiện qua việc hình thành các khu dân cư mới với kiểu nhà phố chạy dài bám sát mặt đường, với các mô hình trường học, bệnh viện, không gian đường phố kiểu điển hình… Trong khi đó, những không gian mang đậm tính bản địa có giá trị văn hóa cao (làng chài, làng đá, làng hoa…) hầu như bị xóa sổ trong quá trình đô thị hóa, như những khu chợ cá với những mùi vị đặc trưng của biển đã được thay thế bởi các công viên, khu nghỉ dưỡng ven biển. Sự suy giảm này của cảnh quan - giác quan có thể là nguyên nhân đã làm lu mờ hoặc thậm chí xóa bỏ bản sắc văn hóa của đô thị. Các hoạt động truyền thống của người dân địa phương

210

hầu như được thay thế bởi một cảm giác văn hóa dễ nhận biết đối với mọi người nhưng khá xa lạ với người dân bản địa.

3. Đề xuất 7 nguyên tắc tổ chức KTCQ đô thị

Trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý thuyết về kiến trúc cảnh quan tiên tiến trong và ngoài nước, tác giả đề xuất 7 nguyên tắc chung, đóng vai trò hướng dẫn quá trình tổ chức KTCQ đô thị Đà Nẵng cụ thể như sau:

Một là, gìn giữ sự đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái đạt được sự ổn định và khả năng hồi phục thông qua các mạng lưới sinh thái đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng sinh học càng cao thì các hệ sinh thái càng ổn định [1]. Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận dễ dàng với thiên nhiên để nghỉ ngơi, giải trí. Ngoài ra, đa dạng sinh học đô thị góp phần tạo ra sức sống cho cảnh quan đô thị, gìn giữ và phát huy đa dạng văn hóa.

Hai là, thiết kế hài hòa với các nguyên tắc của tự nhiên

Thiết kế hài hòa với các nguyên tắc của tự nhiên nghĩa là luôn coi trọng tự nhiên, bảo tồn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm thông qua các nội dung cụ thể: Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ) [5]. Cần phải tiếp cận các chu trình sinh thái đô thị để tìm biện pháp tạo ra “cơ chế tự điều chỉnh” hoặc “điều chỉnh có điều kiện” một cách hợp lý nhất. Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín; Sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người, tái tạo nguồn tài nguyên cũng như kết hợp kiến thức, kỹ thuật mới vào các quá trình thiết kế.

Ba là, đảm bảo tính gắn kết giữa các nhân tố cảnh quan

Tính gắn kết là nói đến sự gắn kết giữa các yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tạo, các hoạt động đô thị và quy luật gắn kết để tạo thành không gian cảnh quan đô thị. Sự gắn kết này luôn biến đổi theo thời gian trong trạng thái cân bằng động, có xu hướng hình thành cấu trúc mới. Tổ chức KTCQ với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sống đô thị nhưng không phá vỡ cấu trúc cảnh quan tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên là nhân tố đóng vai trò tạo lập không gian cảnh quan đô thị. Do đó, không gian cảnh quan đô thị luôn lấy yếu tố tự nhiên làm chủ đạo, các yếu tố nhân tạo được tạo ra nhất thiết phải được gắn kết một cách hài hòa, không lấn át hay đánh mất giá trị đặc trưng cảnh quan tự nhiên trên cơ sở các nguyên tắc thẩm mỹ, chú trọng tính nguyên vẹn của hệ thống vốn là một cấu trúc hoàn chỉnh.

Bốn là, phát triển đô thị ở mức phu hợp với “ngưỡng” của môi trường

Mỗi môi trường sinh thái chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là sự can thiệp của con người. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của hệ sinh thái sẽ tác động đến chất lượng môi trường và khả năng tồn tại sinh vật. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng

211

chịu đựng của môi trường sẽ dẫn đến nguy cơ bị hủy hoại. Trước hết, quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp “ngưỡng” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, giải pháp quy hoạch, mô hình hình thái không gian cảnh quan đô thị được lựa chọn trên cơ sở phân tích sự phù hợp với các nhân tố môi trường lý sinh.

Năm là, tăng cường kết nối không gian cảnh quan bằng các giải pháp giao thông “xanh”

Bố trí quy hoạch và xác định quy mô các khu chức năng cảnh quan đô thị (nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, nơi vui chơi giải trí...) hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi để đi bộ và xe đạp. Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường [6].

Sáu là, duy trì hành lang xanh, mảng xanh và hồ điều hòa trong đô thị

Tổ chức KTCQ chú trọng tỷ lệ diện tích cây xanh cao, hình thành các mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, khu cây xanh cách ly giữa khu dân cư và công nghiệp, hệ thống hành lang xanh kết nối các khu vực cảnh quan. Tăng cường cây xanh trên các trục lộ giao thông để tạo bóng mát, ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy. Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ. Chú trọng tổ chức các hồ điều hòa những nơi có nguy cơ ngập lụt để hạn chế ngập úng trong các điều kiện thiên nhiên bất lợi.

Bảy là, lựa chọn cơ cấu phát triển ưu tiên các mô hình kinh tế “xanh”

Tăng cường các mô hình kinh tế đô thị theo hướng sinh thái, tập trung sức lao động và công nghệ mới thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng. Công nghiệp của đô thị sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

4. Kết luận và kiến nghị

Mục tiêu phát triển nhanh, mở rộng quy mô đô thị thông qua các chính sách “đổi đất lấy hạ tầng”, hạ tầng đi trước một bước... đã mang lại thành quả nhất định trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng và phát triển đô thị. Tuy nhiên để Đà Nẵng phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu sâu hơn về tổ chức KTCQ, nhận diện những bất cập, đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan trên cơ sở xem xét các yếu tố tạo lập không gian đô thị trong mối tương quan của hệ thống và hướng đến sự cân bằng sinh thái đô thị.

Những nguyên tắc đề xuất mang tính chỉ dẫn sẽ góp phần bổ sung phương pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, để nguyên tắc trên có thể ứng dụng vào thực tính thực tiễn cuộc sống, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và những người tham gia trong lĩnh vực thiết kế KTCQ như sau:

212

Thứ nhất, cần tiếp cận giải quyết các vấn đề phát triển đô thị và bảo vệ môi trường dưới góc độ của hệ thống sinh thái đô thị. Giá trị mang tính lịch sử của một đô thị thông qua việc gìn giữ nguyên vẹn giá trị đặc trưng về cảnh quan tự nhiên, mọi sự hư tổn môi trường sinh thái tự nhiên đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai. Các giải pháp can thiệp vào tự nhiên nhất thiết phải tuân thủ theo nguyên tắc của sinh thái cảnh quan.

Thứ hai, các nhà quản lý, thiết kế và khai thác cảnh quan cần nhận thức rằng cảnh quan thông qua thiết kế và cảnh quan phát triển tự nhiên đều mang lại giá trị thẩm mỹ cho đô thị, trong đó cảnh quan tự nhiên luôn mang lại sự hài hòa, thân thiện và thích nghi với môi trường; Mọi ý tưởng và giải pháp thiết kế đều chú trọng sự hài hòa với cảnh quan tự nhiên, các yếu tố nhân tạo không được lấn át yếu tố tự nhiên nhằm tạo ra một hình ảnh thống nhất.

Thứ ba, đô thị phát triển bền vững trong tương lai nhất thiết cần phải có lộ trình quản lý cảnh quan đô thị chặt chẽ thông qua việc ban hành các quy chế cụ thể về quản lý và bảo vệ cảnh quan nhất là chú trọng các khu vực cảnh quan nhạy cảm. Ngoài ra, cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc khai thác, gìn giữ và bảo vệ hệ thống cảnh quan đô thị.

Thực trạng tổ chức KTCQ Đà Nẵng

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết. 2000. Sinh thái môi trường học cơ bản. Thành phố Hồ Chí

Minh: Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 1998. "Đồng bằng sông Hồng và bảo tồn hệ thống

rừng đặc dụng ở Việt Nam". Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Nguyễn Văn Đỉnh. 2002. “Cảnh quan - sinh thái: Hướng nghiên cứu hiệu quả trong bảo

vệ môi trường đô thị”. Tạp chí Xây dựng. 4. Tô Văn Hùng. 2010. “Tổ chức kiến trúc cảnh quan tạo lập bản sắc cho thành phố Đà Nẵng

trong tương lai”. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ Mã số: B2010-ĐN01-24.

213

5. Lê Hồng Kế. 1989. Đề cập bước đầu đến sinh thái trong quá trình quy hoạch và xây dựng điểm dân cư Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ.

6. Đàm Thu Trang. 2002. Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu ở Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống. Luận án tiến sĩ. Hà Nội.

7. Fritjof Capra. 2004. The Hidden Connections: A Science for Sustainable Living. Anchor books. A division of Random House . Inc. Newyork.

8. John L. Motloch. 1975. Introduction to Landscape Design. ASLA9. Murphy Michael D. 2005. Landscape Architecture Theory: An evolving body of thought.

Long Grove Illinois. Waveland Press. Inc,10. Peter Fuhrmann. 1998. Bauplanung und Bauentwurf, Kohlhammer Verlag. Stuttgart.11. Wenche E. Dramstad - Jame D. Olson and Richard T.T.Forman Landscape Ecology Prin-

ciples in Landscape Architecture and Land-Use Planning. Harvard University. USA.

214

1. Problem statement

In recent years, Da Nang has emerged as a “phenomenon” of urban development in “reform” time. After 20 years of development, Danang urban planning has aquired many significant results. Infrastructure has been invested to develop more comprehensively, creating well integration among systems of economics, culture and society. It can be affirmed that the process of realization of Danang master plan has brought modern urban appearance and high quality living standard. Breakthrough of “building bridges over Han River” helps Danang toward oversea, bounding by surface water, leaving behind with farm, mountains, and forests. The method of exchanging land for infrastructure has rapidly formed on the frame of Danang infrastructure within a short time which is the foundation for expanding urban area currently. However, with current planning, the urban landscape is made up of discrete pieces, not linked to a system based on ecosystem structure of urban landscape. This leads to the risk of breaking natural landscape as well as losing part of the unique cultural landscape. Therefore, it should approach new technology for urban planning which is on the basis of landscape architecture and urban ecology.

The purpose of this article is to identify the shortcomings in the process of designing Danang urban landscape architecture in recent years, also to suggest the indicative guidelines that should have contributed to sustainable development of the city.

2. Shortcomings in designing urban landscape architecture in Danang city

Identifying gaps or shortcomings in desighning urban landscape is very important because it can help to handle the risk and can be a first step of in-depth urban develop-ment and a foundation of forming appropriate principles for urban landscape designing. Based on research results and past urban development in Danang, in recent years, the author summarized following shortcomings:

- The decline in the ecological environment

The rapid development of Da Nang is distorting ecosystems. The urban road is too big

dESign OF landSCapE arChitECtUrE tOWardSSUStainalBE UrBan dEvElOpmEnt in danang City

PhD. ARCHITECT. TO VAN HUNG*

* Executive of Urban Division of Da Nang City People’s Council.

215

and too close to sea edge, which has created a barrier between the sea and buildings. Also, many coastal kilometers were permanently deleted; the block planning has sold much of sea areas. Giving land use property for business who built many resorts has created wall between beaches and Hoang Sa - Truong Sa road. For agriculture, hills and preventive forests are in the risk of overexploited situation. The exploitation in Son Tra mountain to build high-end resorts, backfill the western hills to build urban areas and the polder poured or pumped river sand to increase land encroachment in the main geological land were quite popular in recent years. The natural open spaces have been gradually wiped. Natural environment has been destroyed. The pine forests on the coastal sand dunes have disappeared. All of these will cause adverse impact on the natural environment which is very sensitive and harsh.

- Risk of declining biodiversity

Danang has a highly biological diversity both on land and underwater. This has very important role for the development of the city [2]. However, biodiversity in Danang is at risk of serious decline: rampant construction, bad parks and entertainment systems (too large and built with weak and un-beauty materials) have violated the basic principles of art and texture. Contruction of cable car with many world records was put into operation, bringing more tourists to the city. Nevertheles, this is a fastest way for environmental infringement in Bana Hill, according to many experts. The exploitation of forestry prod-ucts, except wood, is not well controlled. Dense transport system in Son Tra has dissected the continuity of some forests in protected areas, which means the habitat of forest ani-mals, especially “Cha Va Chan Nau” strongly affected.

- The loss of the quality and value of the urban landscape

Being an area which owns many advantages of the location, role, natural conditions, terrain characteristics to cultural - historical, economic and socio, however Danang ur-ban landscape has not become a typical urban landscape. The urban planning projects, tourism was shredded, affecting the overall. In many places the road was opened, but life is not vitality. Living quality of citizens is not high, not creating a private culture and life-style for the community; spatial organization of the urban landscape has not focused on the xi-lu-et to create urban characteristics, leading to monotonous work of architectural language, an evenly split plot, worsening the urban face.[4].

- Planning system did not keep pace with the rapid urban transformation

After economic reforms in 1986, the change of economic structure system in Vietnam from central to local levels have made major changes. Danang including urban centers and satellite towns with average population density, peripheral vast countryside is oc-cupied 1/3 of the whole city, focusing mainly Hoa Vang District. However, urban areas are expanding rapidly into the suburbs, especially to the south and southwest. But most of the area is empty and sparse population, the high-end resorts have occupied the lands along the coast in the south. It is that the current spatial development can generate excessive increase in the urban space. If this type of development continues, the risk of distorting natural environment and landscape is huge. Furthermore, urban space is increasingly

216

diluted, making a dull, faded, disproportionate image of a dynamic urban of the region.

- Lack of integration of green space into the urban planning

Green space is the first criterion of the city environment and urban ecology. Urban structure must have integration of green spaces, water surfaces and green carpets with high coverage. In fact, green space system has not been identified as components of long-term strategic planning for Danang. This is presented quite clearly in every master and detail plans of the city. Urban green area per capita is now 5.02 m2, while the green stan-dards for per capita urban type 1 is 10-12 m2. The division of land for building houses and transportation. Planning solutions lack of attention to preserve the system of urban green structures, particularly natural ecosystems (Ba Na - Nui Chua, Son Tra Peninsula, agricultural belts suburban ...). Planning on natural ecosystems have not been studied while subdivision urban functions have been implemented.

- The decline of the Sensescape

Contemporary design takes priority for visual elements but ignores other senses. With the goal of building Danang into modern urban, growing precision in technology, land-scape design solution with the desire to control the sensescape factors (color, shape, light, sound,...) has created homogenous space. Homogeneity of the sensory experience comes from the desire to bring equality to the people through the utility, ease of extraction space landscape. Therefore, the architects adopted design solutions which helped them precise-ly control of a space environment (temperature, color, shade, material...) which maintains a narrow-band of the senses conditions (Banham, 1969). The rigid copy of this design ap-proach has resulted in the same space everywhere. No place has special characteristic - living area can be very convenient but not be attractive and memorable. This is expressed through the creation of new residential areas with long-running style townhouses pave-ment abreast, with the model schools, hospitals, non-typical street space... Meanwhile, the spaces with high cultural value (villages, stone village, village flower...) almost wiped out in the process of urbanization, such as the fish market with the characteristic taste of the sea has been replaced by parks, seaside resorts. The decline of the sensescapes can be the cause overshadowed or even eliminating the cultural identity of the municipality. The traditional activities of the local people virtually have been replaced by a sense of culture recognizable to everyone but quite alien to the indigenous people.

3. Recommend seven principles of urban landscape design

Based on advanced theory of landscape architecture, the author proposes seven gen-eral principles for Danang urban landscape design as belows:

First, Preserving biological diversity

Ecosystems achieve stability and resilience through complex and diversed ecological networks. The higher the biodiversity of ecosystems is more stable [1]. The biodiversity of the urban centers must be ensured with the natural habitat corridors, fostering biodiver-sity and provides easy access to nature for recreation. In addition, urban biodiversity con-tributes to the vitality of urban landscapes, to preserve and promote cultural diversity.

217

Secondly, the harmonyly design with natural principles

Harmony design with the principles of natural means that we need to respect nature and conserve natural resources as well as reduce pollution. In order to reach this goal, de-signers should follow these points: provide right balance between inputs (resources, en-ergy, food) and output (waste, industrial products, services) [5]; access the urban ecologi-cal cycle to find ways to create “self-correcting mechanism” or “conditional adjustment” logically; change urban lifestyle and production methods, making a cycle of operation of materials, raw materials, energy; use of materials more appropriately with human needs; use renewable resources as well as apply new technology.

Thirdly, ensure coherence between landscape factors.

Coherence refers to the connection between the natural elements, artificial elements, urban operations and linked rules to form a urban landscape. This binding is variable over time in dynamic equilibrium, tend to form new structures. Urban landscape design with the aim to continuously improves the quality of urban life, but does not break the structure of nature. The natural elements play a role in creating urban landscape space. Therefore, spatial urban landscape elements are always taken as the leading natural and artificial elements are necessarily create a harmonious cohesion, not overwhelmed or lost eigenvalues landscape naturally on the basis of aesthetic principles, focusing on the integrity of the system which is a complete structure.

Fourthly, urban development in line with the “threshold” of the environment

Each ecological environment is adaptable with limited impact level, especially human intervention. The increase or decrease the intensity of the effect outside the appropriate limits of the ecosystem will affect the quality of the environment and the viability of the organism. When the magnitude of the impact reaches highest or lowest level, it is very risky for destroyed environment. Firstly, population size and social - economic develop-ment should be kept at an appropriate level as a “threshold” of the environment and natural resources. Besides, solution of planning and spatial morphology model should be selected on the basis of analysis of compliance with biophysics factors of the environment.

Fifthly, enhancing connectivity of landscape space with green traffic solutions

Building spatial planning with suitable scale of the functional areas (housing, work-ing areas, service areas, places of entertainment...) will reduce motor vehicle and increase walking and cycling. Traffic volume should be limited by supplying food and goods within the city or neighborhood. It is critical to give priority for development of public transport system with using environmental - friendly energy [6].

Sixth, Maintaining green corridor, green space and lakes system in the urban

Urban landscape design should focus on high rate of green area, forming the greenery and lawns as riverside areas, green space isolated between industrial and residential ar-eas, green corridor system connecting the scenics . Also, the city should strengthen green-ery on the traffic lanes to create shade, prevent noise, dust and increase the exchange of

218

oxygen. Surface water (ponds, lakes, rivers and canals) can be put in balance with the urban population to create environmental landscaping and cool climate. Lakes system should be managed to reduce flooding in adverse natural conditions.

Seventhly, select development structure which prioritizes green ecoomic model

Strengthening urban economic towards ecological model is right direction for Dan-ang. Moreover, in order to maintain regular jobs and reduce material use, the city should focus on high skilled labor and new technology. Urban industry will produce re-usable, reproduction and recycled products. Industrial process will include the reuse of byprod-ucts and reduce freight.

4. Conclusion and recommendation

Achieving development goals and urban scale expansion faster through policies of “exchanging land for infrastructure”, “infrastructure is prior step” has been certain re-sults of Danang city. However, in order to get a goal of sustainable development for Da-nang city, there should be further studies on urban landscape design, identifying gaps and proposing right solutions based on the careful consideration of factors that make up urban space in correlation to the whole system and toward the urban ecological balance.

These indicative principles will contribute to methods of urban landscape design for Danang city at this moment. However, in order to transfer them into reality, the author also recommends management agencies and planners following things:

First, need to solve problems of urban development and environmental protection in the view of the urban ecosystem. The historical value of the urban is presented by preservation of intact characteristics of natural landscape. All the damage to the natural ecological environment will lead to serious consequences for the future. The interventions into nature must follow the principles of landscape ecology.

Second, managers, designers and operators should be aware that designed landscape and natural landscape are bringing value to the urban aesthetic, in which the natu-ral landscape always bring harmony, friendliness and adapt to the environment; All the ideas and design solutions are focused on harmony with the natural landscape, artificial factors may not overwhelm the natural elements to create a unified image.

Third, in order to be a sustainable urban in the future, it is required to have a good management roadmap through the issuance of specific regulations on the management and protection of the landscape, especially focus on most sensitive landscape areas. In addition, the community plays a very important role for the preservation and protection of the urban landscape system.

219

20 năm qua, kể từ khi thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có một sự bức phá khá ngoạn mục trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự thay đổi to lớn, không ngừng trong phát triển đô thị. Phải ghi nhận rằng trong một giai đoạn dài, công tác quy hoạch xây dựng

đô thị đã đạt được nhiều thành tựu khích lệ, làm điểm tựa và là cơ sở quan trọng cho kinh tế của thành phố tăng trưởng, định hình được cơ bản không gian phát triển đô thị và đã tạo nên một lượng lớn quỹ đất thương mại cho thành phố.

Tại Hội thảo này cũng như hầu hết các diễn đàn khác, đã có không ít tác giả phát biểu, đánh giá khá đầy đủ về những thành tựu của Đà Nẵng trong thời gia qua. Riêng tôi xin đề cập một vài con số so sánh khá thú vị sau:

Lĩnh vực Năm 1997 Năm 2017Không gian đô thị 5.600 ha 20.000 ha

Chỉ phát triển phía tây sông Phát triển ra đến biểnGiao thông 99 đường có tên 1.986 đường có tên

115 km đường đô thị 883 km đường đô thịCầu qua sông Hàn Chỉ có duy nhất 01 cây cầu 09 cây cầu hiện đạiKhách sạn 01 KS 5 sao, 0 KS 4 sao 10 KS 5 sao, 16 KS 4 saoCăn hộ Condotel Không có Gần 15.000 căn.

Từ những con số nêu trên cho thấy, 20 năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực rất lớn.Tuy nhiên, trên chặng đường qua, có những lúc chúng ta đã “say sưa” trong phát triển,

do đó trong một thời gian dài, Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất, nóng nhất cả nước và như vậy việc tồn tại một số bất cập trong quá trình phát triển là khó tránh khỏi. Nếu đi sâu phân tích thêm về công tác quy hoạch xây dựng đô thị, có thể thấy còn nhiều điểm hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, nhất là khả năng định hướng, dự báo trong quy hoạch đô thị bị hạn chế, từ đó đã khách quan làm tác

nhỮng tỒn tẠi, KhÓ Khăn trOng CÔng táC QUy hOẠChxây dựng đÔ thị CÓ táC đỘng đẾn hiỆU QUẢ Khai tháC

và SỬ dỤng đẤt tẠi đà nẵng

NGUYỄN THÀNH TIẾN*

* Phó Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đà Nẵng.

220

động tiêu cực đến phát triển đô thị và công tác khai thác đất đô thị. Một trong những yếu tố chính đó là: - Thời gian triển khai các dự án còn chậm mà thường được gọi là “quy hoạch treo”.

Nguyên nhân chính là do công tác điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất chưa sát thực tế, phải giải tỏa đền bù khối lượng lớn, công tác đánh giá năng lực đầu tư và cân đối nguồn vốn chưa được chú trọng. Ngoài ra, công tác dự báo quy hoạch không mang tính tổng thể nên hiệu quả của dự án chưa cao... Tuy lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo rà soát tính khả thi của từng dự án nhưng đến nay vẫn còn tồn tại nhiều dự án lớn đang “đắp chiếu” nằm chờ động thái của nhà đầu tư.

- Vấn đề quy hoạch nông thôn và chuyển đổi đất nông nghiệp còn nhiều bất cập:Thành phố Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I, theo quy định tỷ lệ đất phi nông

nghiệp là 80%, do vậy xu hướng phát triển đô thị và sử dụng các vùng đất thuận lợi cho phát triển đô thị là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên thực tế sự phối hợp và khả năng đầu tư xây dựng các dự án còn chưa đồng bộ, hiện tượng quy hoạch “da beo”, quy hoạch theo kiểu “gặm nhấm” vào các làng quê sinh thái chưa được cân nhắc tính toán kỹ lưỡng... dẫn đến việc đề xuất sử dụng đất còn tùy tiện, chưa có sự cân bằng và sự chuyển tiếp hợp lý giữa đô thị và nông thôn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các khu vực nông thôn sẽ rơi vào quá trình đô thị hóa cưỡng bức, mất phương hướng và mất bản sắc, nguy cơ xóa sổ và phá vỡ nhiều cấu trúc không gian truyền thống vốn dĩ có giá trị văn hóa lâu đời; Vấn đề quy hoạch nông thôn chưa được nhìn nhận đúng mức, thực tế quy hoạch nông thôn mới chưa phát huy được vai trò định hướng, ngược lại đã làm hạn chế tính linh hoạt trong sử dụng đất tại các địa phương.

- Vấn đề quy hoạch và môi trường: Việc đề xuất cốt san nền xây dựng các khu dân cư trong khu vực nội thành, những khu vực vốn dĩ không bị ngập úng... chưa được tính toán tận dụng tốt yếu tố địa hình khu vực, dẫn đến phải sử dụng một khối lượng lớn đất đắp gây lãng phí tài nguyên đồng thời làm phát sinh lượng lớn xe chở đất, cát san nền ra vào thành phố đã gây ô nhiễm môi trường ở một số khu vực, một số trục đường chính của thành phố trong một thời gian khá dài nhưng chưa có được những giải pháp khắc phục hiệu quả; quy hoạch khai thác khoáng sản chưa được nghiên cứu, kiểm soát tốt đã làm cho môi trường cảnh quan đô thị ở một số khu vực bị suy thoái nghiêm trọng; nhiều dự án lấn biển, lấn sông, công trình xử lý môi trường... sắp triển khai nhưng chưa đánh giá hết tác động môi trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho đô thị; các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư chưa có kế hoạch cụ thể để thực hiện di dời, chưa có quy hoạch các cụm công nghiệp để bố trí tập trung…

- Vấn đề quy hoạch đô thị và tổ chức giao thông đô thị còn nhiều điểm lệch pha: Quy hoạch đô thị đã dần xác định được hệ thống hạ tầng khung cho đô thị, trong đó hệ thống giao thông vành đai, giao thông trục của thành phố đã được quan tâm đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm đô thị cũ việc tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, hiện tượng ùn tắc giao thông giờ cao điểm đã bắt đầu xuất hiện và diễn ra tương đối thường xuyên tại một số khu vực. Mạng lưới giao thông công cộng tuy có nhiều cải thiện, song vẫn chưa có được phương thức vận tải khối lượng lớn thích hợp. Vấn đề đậu đỗ xe ô tô tại các tuyến đường chật hẹp tại khu vực trung tâm đô thị đã trở nên phức tạp và gây ùn tắc giao thông cục bộ, tuy nhiên chưa có giải pháp xử lý thích hợp, chưa đầu tư hệ thống giao thông tĩnh theo kịp nhu cầu xã hội.

221

- Vấn đề quy hoạch và phát triển bền vững: Điểm lại tình hình phát triển đô thị, có thể thấy ít nhiều sự mất cân bằng về sử dụng

đất. Tỷ lệ đất ở cao do chia lô nhiều, tỷ lệ đất công trình công cộng, cây xanh, thể thao, mặt nước còn thấp. Không gian các trung tâm còn bó hẹp theo trục đường. Chưa chú trọng tổ chức các không gian mở, đặc biệt thiếu các quảng trường lớn. Các vấn đề về phát triển khu vực ven đô, giao thông công cộng,... chưa được quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng “Thành phố môi trường”, xây dựng thương hiệu và tính hấp dẫn của thành phố.

- Yếu tố tiện ích đô thị chưa được chú trọng: Nhìn chung, việc nghiên cứu các đồ án quy hoạch, nhất là các khu dân cư, khu tái định

cư, khu đô thị mới hiện nay chỉ mới đáp ứng đảm bảo cân đối đủ các loại đất thương phẩm, hệ thống hạ tầng đấu nối. Công trình hạ tầng xã hội chưa được quan tâm cân bằng sử dụng đất đúng mức. Các khu dân cư thường giống nhau về giải pháp chia lô và có không gian lặp đi lặp lại. Một số đồ án có yêu cầu tổ chức cảnh quan cũng còn sơ sài, chưa được nghiên cứu kỹ, mới chỉ hướng tới cái đúng chứ chưa tìm đến cái đẹp... Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tính hấp dẫn và giá trị thương mại sử dụng đất chưa cao cần thiết phải xem xét lại.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, có thể đề xuất một số giải pháp như sau:

1. Cần rà soát lại quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04.12.2013. Theo đó cần thiết điều chỉnh nhiều chỉ tiêu để phù hợp với tình hình phát triển đô thị; bổ sung một số công trình kỹ thuật đầu mối, công trình trọng điểm có khả năng tác động tích cực đến nhu cầu phát triển của thành phố, tạo được sức hấp dẫn của đô thị.

2. Tiếp tục chỉ đạo công tác rà soát quy hoạch, công bố quy hoạch định kỳ nhằm thông tin rộng rãi, công khai về quy hoạch, mặt khác phát hiện và xử lý kịp thời các dự án không khả thi để điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ quy hoạch, phân đợt xây dựng đô thị phù hợp với điều kiện năng lực địa phương.

3. Việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch là vấn đề quan trọng và cần phải được nghiên cứu một cách tổng quan. Quá trình lập quy hoạch phải thực hiện đúng các bước quy hoạch và phải quan tâm đến năng lực đầu tư, khả năng thực thi các ý đồ quy hoạch, nắm bắt kịp thời các biến động về kinh tế - xã hội, xác định quy hoạch là định hướng, là dự báo chiến lược nhưng mang tính thực tế cao.

4. Công tác lập quy hoạch cần có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, đặc biệt là giới chuyên môn: Lâu nay công tác lập quy hoạch thường do các đơn vị tư vấn nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lý. Cách làm này chưa phát huy được trí tuệ cộng đồng và đôi khi thiếu sự ủng hộ của quần chúng. Gần đây, một số nghiên cứu như quy hoạch cảnh quan sông Hàn, hầm qua sông Hàn, quảng trường trung tâm... có tổ chức các cuộc thi và lấy ý kiến cộng đồng, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Trong thời gian tới cần tạo điều kiện cho quần chúng tham gia nhiều hơn các ý tưởng quy hoạch và tương tác được với quy hoạch.

5. Cần đánh giá lại hiệu quả đầu tư: Trong khi đón nhận những thành công ban đầu,

222

cũng cần tỉnh táo đánh giá lại hiệu quả đầu tư trong thời gian qua. Theo trực quan, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ phủ kín công trình trên các lô đất đã quy hoạch là khá thấp trong khi đó lượng kinh phí giải tỏa và đầu tư hạ tầng là rất lớn. Có thể phải xem xét và điều chỉnh chính sách tái định cư sao cho hạn chế nhu cầu ảo, đầu tư lệch pha và hình thành một thị trường bất động sản ảo.

6. Tiếp tục kiến nghị với các cơ quan trung ương và Chính phủ để được điều chỉnh các văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển của địa phương.

7. Trong việc tổ chức các không gian khu vực trung tâm, cần phát huy ưu thế của dòng sông Hàn, khu vực ven biển để nghiên cứu sớm xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, khai thác các giá trị cảnh quan về đêm và đặc biệt xây dựng cảnh quan kết nối giữa khu vực trung tâm với sông với biển để tận hưởng những không gian mở tự nhiên có giá trị rất lớn này; cần sớm xây dựng các không gian sinh hoạt cộng đồng khu phố đi bộ xung quanh các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, tạo dựng các không gian công cộng để tổ chức các hoạt động văn nghệ và lễ hội đường phố… làm tăng thêm sự sinh động và hấp dẫn cho Đà Nẵng.

8. Tương phản với xu thế phát triển mới tại khu vực trung tâm, đối với khu vực ngoại ô Đà Nẵng cần quan tâm giữ lại hình thức cư trú sinh thái, có bản sắc riêng của miền Trung Trung Bộ.

9. Để Đà Nẵng trở thành thành phố toàn cầu, thì không đơn giản chỉ dừng lại ở việc xây dựng một số khu chung cư hoặc tòa nhà văn phòng mà còn cần phải làm cho trung tâm thành phố sống động hơn, tiện nghi hơn với mật độ và sức sống từ ngày đến đêm được cân bằng.

10. Trong những năm tới, cần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống tốt cho người dân địa phương, có sức hấp dẫn và có khả năng thu hút được nhà đầu tư chiến lược, các cư dân chất lượng cao trong và ngoài nước đến sống và làm việc, các công ty quốc tế có tên tuổi đến đầu tư sản xuất hay đặt trụ sở, các khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Để làm được điều này, Đà Nẵng cần:

- Hình thành cấu trúc đô thị nén (nhằm tập trung và tiết kiệm quỹ đất).- Phát triển hệ thống giao thông công cộng phù hợp với cấu trúc đô thị nén. - Tôn tạo và hình thành các cảnh quan hấp dẫn, tạo bản sắc đô thị.- Bổ sung và tăng cường chức năng đô thị nhằm nâng cao tiện ích cho đô thị. - Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu rủi ro môi trường.

20 năm qua là quãng thời gian không dài nhưng cũng ngần ấy thời gian tạo dựng được một Đà Nẵng vững vàng, năng động, một Đà Nẵng đổi mới từng ngày về không gian đô thị.

Cho dù còn một số hạn chế, khó khăn, bất cập, song công tác quy hoạch xây dựng đô thị, luôn là nền tảng định hướng, kiến tạo nên một số lượng lớn quỹ đất thương mại phù hợp bổ sung cho nguồn quỹ đất của thành phố hôm nay và định hướng lâu dài cho mai sau.

Để kết thúc bài viết này, tác giả xin trích lời trăn trở của vị lãnh đạo thành phố, cho rằng: “Quy hoạch Đà Nẵng vẫn còn nhiều việc phải làm, cần nhiều ý tưởng, đóng góp của các chuyên gia nhằm tạo nên một quy hoạch tổng thể hài hòa, hiện đại, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của địa phương”.

223

After 20 years of becoming the city directly governed by central government, Da Nang has had the outstanding development in every socio - economic sectors. Especially, the urban changing has largely, continuously happened. It recognizes that in a long term, the plan of urban construction has

achieved many performances, as an important basis for economic growth, identification of urban development space and making a commercial land for the city.

This workshop and others alike witness many ideas, sufficient assessment of performances in Da Nang city over last years. I would like to mention some amazing features as followings:

Sector 1997 2017Urban space 5,600 ha 20,000 ha

Only develop to the southern River Expand to the sea

Transport 99 roads with their names 1986 roads with their names115 km of urban road 883 km of urban road

Bridge cross Han River Only one bridge 09 modern bridges

Hotel One 5 star hotels, 0 four star hotel

Ten 5 star hotels, 16 four star hotels

Condotel Apartment None By 15,000 flats

Those above figures show a huge effort of Da Nang for 20 years.

However, we have been too much falling into development in the long term; Da Nang is one of the cities in the country with the highest, hottest urbanization ratio and faces some unavoidable insufficiencies in development progress. If deeply analyze the plan of urban construction, it may show some limitations, difficulties, obstacles in recent years, especially, limited capacity of providing directions, forecasts in urban plan, that

ChallEngES in UrBan COnStrUCtiOn plan rElatEd tO land USE in da nang City

* Vice Executive of Urban Division of Da Nang City People’s Council.

NGUYEN THANH TIEN*

224

objectively, negatively affects to urban development and exploitation of urban land.

One of such main factors as followings:

- The implementation progress is slow, or so called “hanging plan” due to the main reasons of which status of land is not yet monitored, assessed properly with the real circumstances, huge volume of compensation, assessment of investment and loan balance capacity is not yet interested. Besides, the forecast of plan is not general and low effectively. Even, with the close management of feasibility per each project, until now, there are limitations in large projects waiting for investor’s action.

- The farming plan and agricultural land transfer has many insufficiencies: Da Nang city was recognized as the type I urban city with the ratio of non - agricultural land of 80%, thus, the tendency of urban development and convenient land for urban development is certain. However, in fact, the cooperation and capacity of investment for construction of projects is not yet comprehensive, the status of “roden” plan in eco-villages without balance and proper transfer between urban and rural areas. If this lasts, rural areas will fall in compelling urbanization, loss direction and nature, risk in breaking traditional space structures with long term cultural values; the plan of rural area is not yet recognized, not yet promoted the role of direction, neither promoted the flexibility in land using in local areas.

- Plan and Environment Issue: the recommendation of scrape for construction of residential areas in internal city without flooding, has not yet calculated the geographical factor, to use a huge volume of land with waste of resource and a huge number of sand trucks into Da Nang in quite long term, that is not yet effectively addressed; the plan of mineral exploitation is not yet researched, well monitored that seriously degrades some areas, many projects expanding to sea, river, or on environmental treatment in future have not yet assessed environmental impact; potential risks for the urban city, industrial, handicraft facilities make environment polluted in residential area without specific plan of moving, the plan of centered industrial clusters is not yet available, etc…

- Issues on urban plan and transport have many gaps: urban plan has gradually identified the framework of urban, in which, the system of corridor, axis transport is interested for comprehensive investment. However, in old centered urban area, transport system is still insufficient, congested at peak hours in some areas. The network of public transport is even improved, but, not available the proper means of large volume. The car parking issue in small routes in centered urban area is complex and makes transport congested, but, not yet available the proper measure of treatment, neither the still transport system for social demand.

- Issues on plan and sustainable development:

Through the status of urban development, it may show the imbalance of land using. The ratio of living land is high due to plot separation, the ratio of land for public buildings, green tree, sport, water surface is low. The space of centers is narrow per road axis. The organization of open space is not yet interested into, especially, large square, the issue of the development on neo-urban area; public transport is not rightly interested into that

225

affected to the development progress of environmental city, to develop the brand and attractiveness of the city.

- The factor of urban facility is not yet interested into:

Generally, the research of plans only meets the balance demand of commercial land, centered infrastructure system, especially, in residential areas, resettlement areas, new urban areas. The social infrastructure buildings are not yet interested into rightly using land. Some plans with requirement of landscapes is simple, not yet carefully researched, only toward the rightness, not beauty, etc… This is one of the reasons for re-consideration of insufficiently highly attractiveness and commercial value of land.

To overcome such above difficulties, limitations, it may recommend some approaches as followings:

1. To monitor the master plan of Da Nang city until 2030, vision toward 2050 approved by central Prime Minister at Decision no. 2357/QĐ-TTg dated on 04/12/2013. Accordingly, it is necessary to adjust many proper criteria with the status of urban development, add some centered technique works with potentially positive impacts to the development demand in city, that make the urban city attractive.

2. To continuously manage to monitor the plan, periodically announce the plan for transparency, and discover and timely treat the infeasible projects to adjust or remove the plan, to properly divide the period of urban construction with conditions of local capacity

3. It is important to generally research the development and implementation of the plan. The plan process must follow the plan steps and pay attention to investment, implementation capacity with the purpose, to timely grasp the socio - economic volatilities, to identify the plan as the direction, as the strategic forecast with highly practical level.

4. The plan needs the participation of community, especially, professionals: since, this has been normally done by research consultancy unit under management of city government organization since long time ago. This approach has not yet promoted the intellectual of community and lacked of support of people. Recently, some researches such as landscape plan of Han River, tunnel cross Han River, centered square, etc…organized the contest and feedback from community, however, at limited level. In coming time, it should enable for participation of people into ideas and interaction of the plan

5. It needs to re-assess the investment effectiveness: When achieving the initial performances, it is conscious to re-assess the investment effectiveness over last years. Visually, we may see the fill up rate of buildings in planned plots is quite low, while the expenditure of site clearance and infrastructure investment is very large. It may consider and adjust the resettlement policies to limit the illusive demand, investment gap and the establishment of illusive real estate market.

6. It is to continuously recommend to central government agencies to adjust the proper law documents with the actual circumstance of development in the city

7. In organization of space in centered area, it needs to promote the advantage of Han

226

River, seaside areas to early research the construction of tourism service buildings, exploit the landscape values at night and especially, combined landscapes among centered areas and sea, river to enjoy the natural open space with high value, to early develop the space of daily community in walking streets around centered area of trade, entertainment, that make Da Nang more amazing and attractive.

8. It is interested into keeping the eco-residential format in rural area, with unique feature of Middle, central region, against the tendency of new developing in centered area

9. To make a global Da Nang city, it not only develops some residential areas, office buildings, but also, makes it more dynamic, convenient and balances the density of livings for whole day.

10. In coming times, it is necessary to improve the quality of local people’s lives in Da Nang city that is attractive to strategic investors, migration of quality, domestic and overseas people, international, popular organizations to manufacture or locate their headquarters, domestic and foreign tourists. To achieve this, Da Nang needs to:

- To develop the structure of compact urban city (to focus and save land).

- To develop the public transport system properly with the structure of compact urban city.

- To maintain and develop the attractive landscapes for urban character.

- To add and improve the urban function for improvement of urban utility.

- To well address the issue of environmental pollution, to mitigate the environmental risk.

An insufficiently long period of 20 years has made a sustainable, dynamic Da Nang city in term of urban space, in particular. Even with some limitations, difficulties, insufficiencies, the plan of urban construction is always as the fundamental direction for a large area of commercial land that adds to land in city in currently and direction in long term.

For conclusion, the author would like to quote the concern of Da Nang city’s leader that: “Plan in Da Nang city needs more ideas, contributions of professionals to make a harmonious, modern master plan with unique nature of local area”.

227

BỐI CẢNH

Quá trình đô thị hóa nhanh đã và đang không ngừng làm thay đổi các nguy cơ đối với Đà Nẵng, một thành phố lớn nhất trong khu vực miền Trung Việt Nam. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của thành phố với sự xuất hiện của những cây cầu mới, những tòa nhà cao tầng, bến cảng, các trung tâm hội nghị và khu dân cư mới mọc lên. Ngày càng nhiều người dân di cư đến Đà Nẵng tìm kiếm việc làm trong những ngành công nghiệp đang phát triển như xây dựng, sản xuất, du lịch… và diện tích nông nghiệp của thành phố giảm dần để nhường chỗ cho những khu đô thị mới. Quá trình phát triển này đã tạo thêm nguồn lực, cơ hội - và kể cả những thách thức mới, cùng nguy cơ thiên tai trên diện rộng hơn đối với thành phố.

Thành phố Đà Nẵng cũng không xa lạ gì với các hiểm họa liên quan đến khí hậu. Tình trạng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây đã phát sinh những áp lực đô thị tác động rõ rệt đối với thành phố. Các cơn bão mạnh, lũ lụt bất thường và tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại đáng kể. Từ đó, gây ra hàng loạt các vấn đề áp lực cho chính quyền và người dân thành phố như: vấn đề khắc phục nhà ở của người dân, công trình hạ tầng đô thị sau thiên tai, nhu cầu cung cấp nước cho phát triển, an toàn thực phẩm, sinh kế và việc làm gián tiếp bị ảnh hưởng, suy giảm hiệu quả, năng suất, nguồn thu của các ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế - xã hội thành phố. Những tác động thiên tai được dự báo ngày càng gia tăng hơn, nước biển dâng, lũ lụt sẽ nghiêm trọng hơn ở thượng nguồn, lượng mưa khó lường và khả năng xảy ra các trận bão nghiêm trọng xuất hiện thường xuyên hơn.

Chính vì vậy, đồng thời với quá trình phát triển đô thị, việc xây dựng năng lực, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của thành phố được xuất phát từ rất sớm. Kể từ đầu những năm 2000 đến nay, nhận được sự hỗ trợ tích cực của Trung

đà nẵng hướng đẾn mỤC tiÊU phát triển BÊn vỮngtỪ CáC hành đỘng Ứng phÓ với BiẾn đỔi KhÍ hẬU,

tăng CưỜng KhẢ năng ChỐng ChịU trướC CáC CÚ SỐCthiÊn tai và áp lựC đÔ thị

VĂN PHòNG BAN CHỉ ĐạO ứNG PHó VớI BIẾN ĐổI KHÍ HậU VÀ NướC BIểN DâNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

228

ương, các bộ ngành và nhiều tổ chức chính phủ, đối tác trong và ngoài nước như Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)… Đà Nẵng đã được đầu tư đáng kể về hạ tầng, giao thông đô thị, phát triển kinh tế theo mục tiêu phát triển bền vững cũng như việc tăng cường khả năng thích ứng cho thành phố. Đặc biệt, từ năm 2008, thông qua Chương trình Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu1 (Asian Cities Climate Change Resilience Network - ACCCRN), Quỹ Rockefeller và Viện Nghiên cứu Chuyển đổi Xã hội và Môi trường (ISET-Việt Nam) đã đồng hành cùng các bên liên quan của thành phố tìm hiểu về những thách thức liên quan lẫn nhau giữa biến đổi khí hậu và phát triển đô thị, lập kế hoạch có chiến lược và thực hiện các hành động can thiệp để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Có thể nhận thấy, trong quá trình phát triển của mình, Đà Nẵng luôn là thành phố tiên phong và sẵn sàng triển khai các chương trình hành động thiết thực như: nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, chăm lo công tác an sinh xã hội, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Với cơ sở nền tảng này, năm 2013, Đà Nẵng trở thành thành phố thành viên của Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu - 100RC do Quỹ Rockefeller khởi xướng. Cuối tháng 9 năm 2016, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã cùng Ban Chương trình 100RC công bố Bản Chiến lược về khả năng chống chịu của mình với 36 hành động, sáng kiến mà thành phố tiếp tục sẽ chú trọng ưu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sau 20 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, diện mạo của Đà Nẵng có nhiều thay đổi trong phát triển đô thị và kể cả trong việc tiếp cận các giải pháp tổng hợp về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là nền tảng tiên quyết để thành phố dễ dàng tiếp tục phát triển nhanh chóng và trở nên mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sắp tới.

QUÁ TRÌNH TIẾP CậN KHI XâY DỰNG NĂNG LỰC ứNG PHó VớI BIẾN ĐổI KHÍ HậU, TĂNG CưỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU TRướC CÁC CÚ SỐC VÀ ÁP LỰC Ở ĐÀ NẴNG

Kể từ năm 2008, trong khuôn khổ ACCCRN, các bên liên quan của thành phố cùng với sự hỗ trợ của các đối tác đã bắt tay triển khai các hành động cụ thể, bao gồm:

- Các Hội thảo Chia sẻ - Học hỏi - Đối thoại tích cực, quy tụ nhiều bên liên quan và các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm hiểu rõ hơn về các nguy cơ khí hậu và cùng trao đổi kỹ hơn về những bước đi tiếp theo;

- Tổ chức đánh giá tính dễ bị tổn thương, với trọng tâm là tác động của khí hậu đối với các hộ nghèo và dễ bị tổn thương;

- Triển khai các dự án thí điểm để thu hút sự tham gia của cộng đồng với việc thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo về xây dựng khả năng thích ứng;

- Các nghiên cứu ngành để phân tích sâu hơn về các vấn đề ưu tiên;

229

- Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH trong khuôn khổ chương trình ACCCRN. Từ bản kế hoạch hành động này, năm 2011, ACCCRN đã cùng các sở, ngành của thành phố phát triển một giai đoạn mới với hàng loạt các dự án can thiệp cụ thể: Thành lập một văn phòng CCCO cho thành phố để điều phối, giám sát các dự án, kế hoạch, hoạt động quan trắc và số liệu về BĐKH; Tập huấn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH, y tế công cộng và quản lý tài nguyên thiên nhiên; Mô hình thủy văn cho các kịch bản BĐKH và đô thị hóa; Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, bao gồm: trồng rừng, đào tạo và hướng dẫn việc xây nhà chống bão, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm; Xây dựng Mô hình lập kế hoạch quản lý nguồn nước (WEAP) ở Đà Nẵng.

Xây dựng Chiến lược về khả năng chống chịu của thành phố với mục tiêu trở thành một thành phố mà cộng đồng, người dân được “an bình”, thành phố có nền kinh tế “năng động”, có hạ tầng đô thị “hiện đại, chuyển đổi” và “có đủ năng lực thông tin” trong ứng phó với các cú sốc và áp lực.

ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU (KNCC) TRướC CÁC CÚ SỐC THIÊN TAI VÀ CÁC ÁP LỰC NẢY SINH CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOạN 2000 ĐẾN 2015

Khái quát về khả năng chống chịu với các cú sốc thiên tai và áp lực phát triển của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 đến 2015 được phân tích trên Khung khả năng chống chịu của Chương trình 100RC, gồm có 04 trụ cột chính và 12 giá trị về KNCC.

(1) Trụ cột sức khỏe và phúc lợi

An toàn tính mạng của người dân được đề cao. Thành phố chú trọng kiện toàn mạng lưới y tế dự phòng các cấp, đầu tư trang thiết bị các bệnh viện. Công tác an sinh, xã hội trở nên nổi bật thông qua triển khai thành công Chương trình “5 không”, “3 có”. Năm 2014, công tác an sinh xã hội tiếp tục chú trọng, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng. Năm 2015, Đà Nẵng xây dựng, sửa chữa 1.000 ngôi nhà cho các gia đình có công với cách mạng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 24 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, gần 100% số hộ có nợ tái định cư đã được bố trí đất ở, làm nhà ở mới, ổn định cuộc sống. Giai đoạn 2011 - 2015, dự án Nhà chống bão do Quỹ Rockefeller tài trợ đã hỗ trợ việc xây dựng và sửa chữa cho hơn 430 căn nhà có khả năng chống bão do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện. Một số chỉ tiêu liên quan đánh giá kết quả của trụ cột này đạt được: Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố năm 2002 là 93,56%, năm 2008 là 96,49%, năm 2012 lên 99,79%; Tỷ lệ hộ dùng nước sạch năm 2012 đạt 99,57% (năm 2002 là 97,16%), trong đó nông thôn đạt 98,33%; Tỷ lệ hộ có thu gom rác xử lý năm 2015 đạt 93%, khu vực thành thị đạt 98%; Số hộ nghèo theo chuẩn thành phố năm 2012 là 1.934 hộ, chiếm 0,85% (năm 2006, theo chuẩn thành phố có 11.735 hộ nghèo, chiếm 6,42%, nếu tính theo chuẩn TCTK còn tỷ lệ 1,39%), năm 2015 là 0% (chuẩn thành phố); Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2003 là 23,6%, năm 2013 là 5,2%; Tỷ lệ dân tiếp cận với toilet hợp vệ sinh năm 1999 là 59,7%, năm 2010 là 95,8%.

230

Hình 1. Mô hình nhà chống bão được thực hiện tại Đà Nẵng

Nguồn: Tiểu dự án thuộc dự án Vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu, 2011 - 2015

(2) Trụ cột kinh tế - xã hội

Mặc dù các cú sốc thiên tai thường xuyên xảy ra nhưng kinh tế thành phố vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số. Thời kỳ 2010 - 2014, do suy thoái kinh tế chung, tốc độ tăng trưởng ở mức 9,7%/năm. Giai đoạn này, các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô và đa dạng về loại hình, đạt tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Một số chỉ tiêu liên quan đánh giá kết quả của trụ cột này đạt được:

- Giá trị sản xuất công nghiệp: thời kỳ 2005 - 2010 là 8,5%/năm; 2010 - 2014 tăng 9,7%/năm.

- Lực lượng lao động xã hội năm 1997 chiếm 44% dân số, số lao động có việc làm chiếm 95% lực lượng lao động. Năm 2014, lực lượng lao động xã hội chiếm 53% dân số, trong đó số lao động có việc làm chiếm 96%.

- Lực lượng lao động qua đào tạo năm 1997 là 22%, trong đó cao đẳng, đại học là 9%; Năm 2014 là 65%, trong đó cao đẳng, đại học là 39%.

Tuy nhiên, vẫn có nảy sinh cục bộ các khu vực người dân bị ảnh hưởng về sinh kế, việc làm do quá trình chuyển đổi đô thị và sự gia tăng lao động bên ngoài cũng đã làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các tiện ích đô thị hiện trạng.

(3) Trụ cột hạ tầng và môi trường

Thời kỳ này, thành phố có hạ tầng đồng bộ, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh kết hợp với các công trình kiến trúc có quy mô lớn tạo nên diện mạo “đô thị trẻ” hiện đại. Hạ tầng phát triển tạo nền tảng phát triển các lĩnh vực khác. Qua các cú sốc thiên tai, hệ thống hạ tầng và môi trường thành phố cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên, về cơ bản, thành phố vẫn duy trì được các dịch vụ thiết yếu và góp phần hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương ở cộng đồng và thành phố. Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể đạt được: Tỷ lệ đấu

231

nối nước thải trong các khu công nghiệp đạt 97%; Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt trên 95%; Tỷ lệ thất thoát nước sạch giảm còn 18%; Có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt chính, công suất xử lý khoảng 100.000 m3/ngày đêm.

Trong tương lai, khi xét đến yếu tố dự phòng của các hệ thống hạ tầng trước các dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu của thành phố vẫn còn ở mức thấp trước các cú sốc cực đoan như khả năng thoát lũ, hoặc các áp lực đô thị như ùn tắc giao thông, khả năng dự phòng cấp nước, cấp điện, không gian công cộng,…

(4) Trụ cột chính sách và sự lãnh đạo

Trước những cú sốc và áp lực trong quá trình phát triển, Đà Nẵng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tốt nhờ vào sự lãnh đạo và các chính sách quản lý hiệu quả của chính quyền thành phố. Đà Nẵng được xem là địa phương tiên phong của nhiều chính sách: chỉnh trang đô thị, an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính,… Các vấn đề xã hội của người dân được quan tâm giải quyết, chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai tích cực, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư; nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể đạt được: Quy hoạch đô thị đã có tính đến tác động ngập lụt, biến đổi khí hậu; Thành phố ban hành các mục tiêu phát triển bền vững, dài hạn (xây dựng thành phố môi trường, chính quyền điện tử, thành phố có khả năng chống chịu, xây dựng phương án sẵn sàng để ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu).

CÁC HÀNH ĐỘNG TRONG TươNG LAI

Thành phố Đà Nẵng vẫn đang phát triển nhanh chóng về giao thông, dịch vụ và du lịch nhưng đồng thời cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thiên tai và hệ lụy của quá trình đô thị hóa quá nhanh. Do tác động của biến đổi khí hậu, các cơn bão với cường độ ngày càng tăng gây thiệt hại đáng kể cho thành phố, lượng mưa phân bố không đều và tăng bất thường đã gây ra tình trạng hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Các hộ dân nghèo và cận nghèo của thành phố sẽ phải đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định và thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ sức khỏe, giáo dục, nhà ở và các dịch vụ khác.

Với cách tiếp cận toàn diện về xây dựng khả năng chống chịu thật sự là điều mà thành phố đang cần để tồn tại, phát triển trong bối cảnh các thách thức hiện nay và để tiếp tục tăng trưởng tốt hơn trong tương lai. Chiến lược về khả năng chống chịu của thành phố đặt ra bốn mục tiêu quan trọng để giải quyết các thách thức trên, với các hành động cụ thể:

- Thành phố an bình: Là nơi người dân được sống an toàn, làm việc và cùng nhau xây dựng, phát triển thành phố. Các hành động chính hỗ trợ mục tiêu này bao gồm mở rộng gói vốn vay cho cộng đồng để xây dựng nhà ở chống bão; đánh giá tính rủi ro của thành phố trước bão và thí điểm các chương trình bảo hiểm cho nhà ở chống bão, nâng cao nhận thức của cộng đồng trước các cú sốc và áp lực.

- Thành phố năng động: Là nơi có nền kinh tế mà cộng đồng, doanh nghiệp đạt được những nhu cầu và cùng gắn kết với nhau để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Các hành động hỗ trợ từ chính quyền thành phố bao gồm tạo điều kiện thuận lợi để con cái của công

232

nhân có môi trường học tập tốt hơn; cải thiện các không gian công cộng của thành phố, nhất là trong các khu dân cư mới, hoạt động công nghiệp, cải thiện sinh kế, việc làm của người dân ở các khu vực chuyển đổi đô thị như thông qua các kênh cung cấp, phân phối các hàng nông sản sạch từ khu vực ven đô đến đô thị.

- Thành phố có sự chuẩn bị chuyển đổi: Là nơi các hệ thống hạ tầng và môi trường được tái tạo, phục hồi và đảm bảo ứng phó với những thách thức trong quá trình phát triển và các cú sốc, áp lực. Các hành động chính hỗ trợ tầm nhìn này bao gồm việc nghiên cứu mở rộng và quản lý tốt các hành lang thoát lũ và nghiên cứu về hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà, đầu tư các giải pháp trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, cấp nước,...

- Thành phố kết nối: Là nơi thông tin được kết nối chặt chẽ và chia sẻ hiệu quả để ứng phó với cú sốc, áp lực… Các hành động chính để đạt được mục tiêu này bao gồm kiện toàn hệ thống quản lý rủi ro thiên tai và phát triển các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai với nhiều kênh thông tin đa dạng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác ứng phó với các cú sốc một hệ thống thông tin liên lạc bao gồm các kênh đa dạng.

Việc công bố Chiến lược về khả năng chống chịu của thành phố đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Đà Nẵng. Đà Nẵng đang trên đà phát triển nhanh chóng nhưng việc đảm bảo những giá trị vừa đạt được có thể đứng vững và phát triển hơn nữa trong tương lai cũng không kém phần quan trọng. Chiến lược toàn diện này của thành phố sẽ đảm bảo mọi đối tượng đều được chú ý và hỗ trợ, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương có thể tồn tại và phát triển hơn nữa bất chấp các cú sốc và áp lực mà thành phố đối mặt.

CHÚ THÍCH1 Chương trình do Quỹ Rockefeller tài trợ, thực hiện giai đoạn 2008 - 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố.

Chiến lược về khả năng chống chịu của thành phố Đà Nẵng. Ban Chương trình 100RC. Tháng 9.2016.

2. http://cccco.danang.gov.vn.

233

BACKGROUND

Urbanization process has been continuously changing the threats to Da Nang, a largest city in central region in Vietnam. We may easily recognize the fast development along with the emerging of new bridges, high buildings, port wharfs, seminar centers and new residential areas. Many more people migrate to Da Nang to seek for job in developing industrial sectors such as construction, manufacture, tourism, etc…and the area of agriculture is reduced to leave space for new urban areas. This development process makes additional resources, opportunities and even the new challenges, and the risk of disaster in wide scope of city.

Da Nang city is familiar with risks regarding to climate. The extreme weather has recently emerged the urban pressures that clearly affect to the city. The strong storm, unusual flood and drought happen more frequently, that causes significant damage. From which, it causes a range of pressure issues for city government and people, such as to overcome house issue for people, the urban infrastructure building in post - disaster, the demand of water supply for development, food security, subsistence and employment being indirectly affected, reduced effectiveness, capacity, revenue of socio - economic sectors in city. The impacts from disaster is expected to be increased, sea level rising, flood will be more serious than in upper section of river, the rainy water volume is hard to estimate and the extreme storm events will happen more frequently.

Thus, along with the process of urban development, the capacity building, increase of resilience to climate change of city emerged very early. Since 2000s, the city has received the active support from central government, government agencies, organizations, domestics and overseas partners such as Agence Française de Développement (AFD), Asian Development Bank (ADB), World Bank (WB), Japan International Cooperation

da nang tOWard SUStainaBlE dEvElOpmEnt gOalSthrOUgh aCtiOn planS OF ClimatE ChangE adaptatiOn,

imprOvEd rESiliEnCy tO diSaStEr’SShOCKS and UrBan ChallEngES

STANDING OFFICE OF DA NANG STEERING COMMITTEE FOR RESPONSE TO CLIMATE CHANGE AND SEA LEVEL RISING

234

Agency (JICA), (GIZ), etc…Da Nang has significantly invested into infrastructure, urban transport, economic development according to the sustainable development objective and increase the resilience for the city. Especially, since 2008, with the program on network of Asian cities with resiliency to climate change1 (Asian Cities Climate Change Resilience Network - ACCCRN), Rockefeller Fund and Institute for Social and Environmental Transition - International (ISET - Vietnam) cooperates with relevant stakeholders to seek for the mutual challenges between climate change and urban development, planning for strategy and implementing the intervention actions to increase the resiliency to climate change.

It may see that during the process of development, Da Nang is always a pioneering city that is ready to implement the actual action plans such as: to improve living quality of community, to take care social security, to mainly pay attention to environmental protection, prevention from disaster and resiliency to climate change and has achieved some significant results. With this background, in 2013, Da Nang became the member of the program of top 100 cities with capacity of resilience - 100RC imitated by Rockefeller Fund. By the end of September, 2016, the leader of Da Nang City People’s Committee and Organization Board of 100RC program announced the strategy on resilience capacity with 36 actions, initiatives of which the city will give priority in the period of 2016 - 2025, direction until 2030.

After 20 years of becoming the city directly governed by central government, the image of the city has changed much in urban development and even in accessing to general approach in sustainable development, environmental protection and resiliency to climate change. This is the pre-background for the city easily and continually, quickly developing and becoming stronger in next period.

ACCESS PROCESS WHEN DEVELOPING RESPONSE CAPACITY TO CLIMATE CHANGE, TO IMPROVE THE RESILIENCY CAPACITY TO SHOCKS AND PRESSURES IN DA NANG

Since 2008, under framework of ACCCRN, relevant stakeholders of city along with the support of partners have cooperated to implement the specific actions, including:

- The workshops on sharing, learning, dynamic exchange, accumulation of many relevant stakeholders in various sectors to understand more clearly on the risks of climate and careful exchange for next steps;

- To assess the vulnerability, mainly for impacts of climate to the poor and vulnerable households;

- To implement the pilot projects to attract the participation of community along with testing the creative ideas on the development of resiliency capacity;

- The sectorial research to analyze more deeply for priority issues;

- It is to develop action plan on resilience to climate change under framework of ACCCRN. From this action plan, in 2011, ACCRN along with city government agencies

235

developed a new period with various specific intervention projects: to establish CCCO office of the city to coordinate, monitor the projects, plans, observation activities and database on climate change; to train and improve awareness for community on reduction of threats from disaster and resilience to climate change, public health and management of natural resource; the hydrologic model for climate change scenarios and urbanization; to mainstream climate change into socio - economic development plan; the measure of prevention from and reduction disaster, including, planting forest, training, guiding the construction of house against storm, improve the early warning system; and to develop the model on planning water management in Da Nang (WEAP)

To develop the strategy on resiliency capacity of the city, with the objective to become a city in which community, people is peaceful, the city has a dynamic economy, with modern, transformative urban infrastructure and enough capacity of information in resiliency to shocks and pressure.

ASSESSMENT ON RESILIENCY CAPACITY AGAINST DISASTER SHOCKS AND PRESSURES EMERGING IN CITY IN PERIOD OF 2000 - 2015

The overview on the resiliency capacity to disaster shocks and development pressure of Da Nang city in period of 2000 - 2005 analyzed on framework of resiliency capacity of 100RC program includes 04 main pillars and 12 values of resiliency capacity

(1) Pillar on health and welfare

Safety of people is highly appreciates. The activity social security become outstanding through successfully implementing the “5 No”, “3 Yes” program and kept being interested in 2014, Da Nang is the first local area completing the project on support for fixing houses of people with merit in the revolution in this year. In 2015, Da Nang constructed 1,000 houses for these families and ethnic minority ones with total expenditure of 24 billion VND. By the end of 2014, nearly 100% of households with loan of resettlement were arranged with land, new house for sustainable lives. In period of 2011 - 2015, the project of house against storm granted by Rockefeller Fund supported the construction and fixing for more than 430 houses with the capacity of being against storm, implemented by Da Nang Women Association. Some criteria regarding to result assessment of this pillar are: the ratio of concrete and semi - concrete house in 2002 increased from 93.56% - 96.49% - 99.79% in 2002, 2008, 2012; the ratio of households using clean water increased from (97.16% - 99.57%) in 2002, 2012, in which, in rural area, it was 98.33%; the ratio of treated waste collection in 2015 was 93%, in urban area - 98%; the poor household amount at city level in 2012 was 1,934 households; accounting for 0.85% of total household (11,375 poor households at city level, in 2006, accounting for 6.42%, at national standard, 1.39%), in 2012, at 0% (at city level); the ratio of malnutrition in children below five years old reduced from 23.6% down 5.2% in 2003, 2013; the ratio of people accessing to sanitary toilet increased from 59.7% - 95.8% in 1999, 2010.The city pays attention to complete the network of all level planned health, invest into equipment in hospital.

236

Picture 1. Model of house against storm implemented in Da Nang

Source: Sub - project under project “For Da Nang city having resiliency capacity”in 2011 - 2015

(2) Pillar on economy - society

Even with the frequent shock from disaster, the economy in city maintains at two digit rate. In period of 2010 -2014, due to general economic recession, the growth speed was at 9.7%/year. In this period, the service sector strongly developed in term of scale and diversification of types, at the growth rate of 12.8%/year. The value of industrial manufacture was maintained at high ratio. Some criteria regarding to assessment result of this pillar are as followings:

- The value of industrial manufacture: 8.5%/year in period of 2005 - 2010; 9/7% in period of 2010 - 2014.

- The labor force for society in 1997 accounted for 44% of population, the labor with employment accounted for 95% of total labor force. In 2014, the labor force for society accounted for 53% of population, in which, the labor with employment accounted for 96%.

-The trained labor force in 1997 was 22%; the labor with college, university level was 9% in 1997. In 2014, it was 65%, and 39% for college, university level labor.

However, there are internal issues emerging in residential areas that are affected in their subsistence, employment due to the process of urban transformation and the increase of external labor force that affected to the capacity of meeting the demand of the existing urban facilities.

(3) Pillar on infrastructure and environment

In this period, the city has comprehensive infrastructure, quite consistent transport system along with large scale architecture buildings that make a young, dynamic image for the city. The developed infrastructure makes background for other sectors. Through disaster shocks, the system of infrastructure and environment in city is seriously affected;

237

however, basically, the city still maintains the necessary services and contributes to limit the status of vulnerability in community. The specific criteria of assessment of achievable results are: the ratio of waste water connection in industrial zones at 97%; the ratio of people supplied with clean water - above 95%; the ratio of clean water loss - 18%; 04 main waste water stations with treatment capacity of 100,000 m3/day and night

In future, when considering to the planned factors of infrastructure system before disaster forecast, climate change in the city is still low before extreme shocks such as the capacity of flood sewage, or urban pressures of traffic congestion, the capacity of water, electricity planned supply, public space, etc…

(4) Pillar on policy and leadership

With the shocks and pressure in development process, Da Nang still guarantees the good growth rate, thanks to leadership and effective management polices of city government. Da Nang is seen as the pioneering local area of many polices: urban justification, social security, IT application, administrative reform, etc… It is interested into resolving the social issues of people, the program on new farming development is actively implemented, the image of urban area clearly changes, the system of electricity, road, school, station is invested; many support policies for vocational training, employment for urban labor work effectively. The specific criteria for assessment of achievable results are: the urban plan taking the impact of flood, climate change into; the city issued the objectives of sustainable, long term development (to develop urban city, e-government, and the city with resiliency capacity, to develop the ready approaches for responding to disaster, climate change).

ACTIONS IN FUTURE

Da Nang city is rapidly developing in terms of transport, service and tourism, at the same time, facing various challenges such as disaster, consequences of rapid urbanization process. Due to impact of climate change, storms with growing frequency affect significantly the city; the rainy volume is unevenly distributed and unusually increased that makes the drought in dry season and flood in rainy season. The poor and neo - poor households in city will face the status of unstable employment and lack of opportunity to access with services of health, education, house and others.

With the comprehensive access on developing the resiliency capacity, this is really what the city needs to survive, develop in context of existing challenges and to continue for better growth in future. The strategy on resiliency capacity of the city poses four important objectives to address those above challenges, with the specific actions:

- Peaceful city: is where people safely live, work, develop together for the city. The main actions to support this objective include expansion of loan package for community to construct house against storm; to assess the risks of city before storm and pilot implement the insurance programs for houses against flood, to improve awareness of community before shocks and pressures.

- Dynamic city: is where there is economy for community, business achieving their demand and cooperation together to integrate into global economy. The support actions

238

from city government include: to make conditions for children of workers having better learning environment; to improve the public spaces of city, especially, in new residential area, the industrial activity, subsistence improvement, employment of people in area of urban transformation through channel of clean farming product supply, distribution from neo - urban to urban area.

- The city with preparedness for transformation: is where the systems of infrastructure and environment is recycled, overcome and guaranteed to respond with the challenges in development process and shocks, pressures. The main actions to support this vision includes the research for expansion and good management of flood sewage corridor and research on effectiveness of using energy in buildings, investment into solutions for waste treatment and environmental protection, water supply, etc…

- The city with connection: is where information is closely connected and effectively shared for responding to shock, pressures. The main actions to achieve this objective include the completeness the system of risks from disaster and the development of early warning system from disaster with various channels of information to effectively support for resiliency activity to shocks in a communication information system, including diversified channels.

With the announcement of strategy on resiliency capacity of the city, it remarks an important milestone in the development history of Da Nang. Da Nang is on the pathway to rapid development; however, the maintenance of achievable values to firmly stand and strongly develop in future is also important. This comprehensive strategy of the city will guarantee for every objective being interested and supported, especially, vulnerable community may survive and develop more, even, any shocks, pressures facing the city

NOTE1 Program supported by Rockefeller Fund, implemented in period of 2008 - 2015.

REFERENCE1. Standing Office of Da Nang Steering Committee for Response to climate change and

sea level rising. Strategy on resiliency capacity of Da Nang city. Organization Board of 100RD. September, 2016.

2. http://cccco.danang.gov.vn.

239

1. Bối cảnh chung

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn đô thị hóa nhanh chưa từng có trước đây. Hơn một nửa nhân loại hiện đang sống ở khu vực đô thị. Trong vòng bốn mươi năm nữa, cứ năm người dân thì sẽ có bốn người sống ở các thành phố và thị trấn. Nếu như năm 1960, Trái đất chỉ có khoảng một tỷ người dân đô thị thì trong vòng 15 năm từ 2003 đến 2018, sẽ có thêm một tỷ dân tham gia khu vực đô thị. Rõ ràng, tương lai của thế giới sẽ được quyết định ở sự phát triển của các thành phố.

Đô thị hóa và công nghiệp hóa chính là động lực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, nếu không có một mô hình quy hoạch và quản lý tốt sự phát triển của các thành phố, quá trình đô thị hóa cũng kèm theo những hệ lụy tiêu cực. Đó là quá trình phân biệt giàu nghèo, sự xuống cấp của môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí và nạn kẹt xe, sự phát triển lộn xộn do sử dụng đất và quy hoạch không hiệu quả, tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng. Đặc biệt, tình trạng biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những thách thức của quá trình đô thị hóa mà chúng ta đang đối mặt. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nếu tiếp tục phát triển theo mô hình cũ (đô thị hóa dựa vào lạm dụng tài nguyên) thì phải cần tới năm Trái đất để đạt được tỷ lệ đô thị hóa toàn cầu là 80%. Rõ ràng, thách thức của quá trình đô thị hóa đòi hỏi chúng ta phải có một phương pháp tiếp cận mới cho quá trình phát triển của các thành phố. Đó chính là sự tiếp cận dựa vào mô hình phát triển bền vững: mô hình Tăng trưởng xanh và thông minh cho các thành phố, dựa vào 3 nguyên tắc:

(i) Giảm thiểu lượng khí phát thải, sử dụng năng lượng hiệu quả, tái sử dụng năng lượng/ tài nguyên;

(ii) Sản xuất sạch; và

(iii) Lối sống sạch, thân thiện với môi trường.

Cùng với tăng trưởng kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Chính phủ cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam,

định hướng phát triển thành phỐ đà nẵngtăng trưỞng xanh và BÊn vỮng

TS. NGUYỄN QUANG*

* Giám đốc Chương trìnhUN-Habitat Việt Nam.

240

dự kiến đạt 40% vào năm 2030. Là một trong ba trung tâm đô thị lớn nhất của Việt Nam, Đà Nẵng đã ghi nhận những thay đổi nhanh chóng về cảnh quan đô thị từ kết quả đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng địa ốc và mở rộng các ngành dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực ven biển. Dự kiến số dân sinh sống trong khu vực đô thị của thành phố sẽ tăng đến 1,5 triệu người vào năm 2030, bắt kịp với sự phát triển của các thành phố châu Á khác. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng đang đối mặt với thách thức và áp lực phải tạo nên sự phát triển có giá trị gia tăng cao và bền vững trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt do khai thác và chuyển đổi sử dụng đất đai không hợp lý.

Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu hỗ trợ chính phủ Việt Nam giải quyết những thách thức về phát triển đô thị, Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng một chiến lược tăng trưởng mới để giải quyết được bài toán vừa phát triển kinh tế đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường. Tháng 9 năm 2012, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Năm 2013, nhận thức rõ tăng trưởng xanh là một công cụ giúp tái cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn lực cần có để phát triển bền vững, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã mạnh dạn đi đầu trong xây dựng chiến lược phát triển thành phố có lồng ghép những nội dung về tăng trưởng với sự hỗ trợ của UN-Habitat và Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu. Điều kiện đặc thù của một đô thị ven biển và hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặt ra yêu cầu Đà Nẵng phải có tầm nhìn hợp lý, lộ trình, kế hoạch cụ thể với những công cụ khoa học có tính thực tiễn cao và nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương để thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh. Thành phố xác định các nhu cầu tập trung là phát triển kinh tế công nghệ cao, sử dụng nguồn lực hiệu quả có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hóa sạch hơn, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết nối chặt chẽ nông thôn - thành thị và đảm bảo công bằng xã hội. Dự kiến Tăng trưởng xanh sẽ thúc đẩy phát triển bền vững và thu hút nguồn lực chính để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

2. Các cơ hội và thách thức về tăng trưởng xanh của Đà Nẵng

Báo cáo phân tích SWOT của UN-Habitat cho thấy, Đà Nẵng có điểm mạnh về lưu thông và kết nối đô thị nhờ huy động được vốn đầu tư cho hạ tầng cơ bản, nguồn nhân lực công nghệ, đặc biệt về môi trường được đào tạo bài bản, chính quyền các cấp chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh và công nghệ tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, du lịch, khuyến khích các sáng kiến như pin năng lượng mặt trời (cả các khu dân cư và khu công nghiệp), khí sinh học và phân vi sinh để tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều điểm yếu chưa được khắc phục triệt để như: ô nhiễm môi trường do xử lý nước thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn, nguy cơ xói mòn ở khu vực ven biển, quy hoạch và quản lý đất thiếu hiệu quả, liên kết đô thị - nông thôn còn yếu gây khó khăn cho việc hỗ trợ tiếp cận hạ tầng bình đẳng, phát triển công nghiệp xanh, nâng cấp chuỗi giá trị cho nền nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái, hợp tác công tư chưa thực sự phát huy tốt nhất vai trò trong đầu tư hạ tầng môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường, đồng thời cơ sở dữ liệu và mạng lưới chia sẻ tri thức công nghệ còn nhiều lỗ hổng.

Trên cơ sở đó, dựa trên định hướng tăng trưởng xanh, Đà Nẵng tập trung vào các lĩnh vực chính có cơ hội tăng trưởng ở địa phương và tạo ra nhiều công ăn việc làm đồng thời

241

phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ sạch hơn và có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ba lĩnh vực thành phố tập trung tìm kiếm cơ hội tăng trưởng xanh là phát triển hạ tầng và dịch vụ đô thị bền vững, phát triển tài nguyên thiên nhiên và phát triển xã hội.

Hình 1. Các khu vực có khả năng về tăng trưởng xanhvà cơ hội tăng trưởng xanh của Đà Nẵng

Nguồn: UN-Habitat/GGGI

3. Đề xuất các giải pháp chiến lược tăng trưởng xanh cho thành phố Đà Nẵng

Dựa trên các cơ hội liên quan đến tăng trưởng xanh đã được xác định, phân tích về thực tiễn tại địa phương và thể chế, các sáng kiến chiến lược tăng trưởng xanh được xác định như các chương trình chiến lược hướng tới tăng trưởng xanh xuyên suốt và lồng ghép. Những ý tưởng này cũng được thảo luận với các đối tác phát triển để thu hút nhà đầu tư và tổ chức phát triển quốc tế cho các dự án thí điểm mang lại ảnh hưởng lâu dài và tiết kiệm chi phí.

Chiến lược 1: Quản lý rác thải bền vững cho phát triển hiệu quả về sinh thái và công bằng xã hội ở Đà Nẵng bằng cách biến rác thải thành nguồn lực

- Xây dựng IRRC (Trung tâm Phục hồi Tài nguyên Tổng hợp) thu gom và xử lý rác thải để tăng tính hiệu quả của công nghệ quản lý chất thải rắn: Nằm trong các khu dân cư để hạ thấp chi phí vận chuyển và khuyến khích những người bán rau/hoa quả trong khu vực mang thẳng rác đến nhà máy.

242

- Phân loại rác tại nguồn trong quá trình thu gom.

- Cải thiện quy trình tái chế, kết nối các doanh nghiệp tái chế rác với các công ty sản xuất sản phẩm để đẩy mạnh việc tái chế rác thải.

- Xây dựng quy trình ủ cho rác hữu cơ, không chỉ phát triển công nghệ mà còn xây dựng thị trường cho phân ủ.

- Xem xét các mô hình xử lý rác theo khối (PAYT: trả tiền theo mức rác xả ra) và xây dựng đề án Mở rộng trách nhiệm của mhà sản xuất (EPR).

Chiến lược 2: Phát triển giao thông xanh để nâng cao khả năng tiếp cận và đi lại dựa trên giao thông công cộng cho phát triển công bằng và hiệu quả về sinh thái của Đà Nẵng

- Lồng ghép quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường không gian dành cho người đi bộ trong thành phố, nâng cao thẩm mỹ và tính thương mại của các khu vực công cộng, từ đó nâng cao nhận thức về an toàn giao thông và giao thông công cộng.

- Phát triển mô hình xe buýt nhanh BRT đi đôi với công tác quản lý nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân.

- Tăng cường việc sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch như CNG (khí đốt tự nhiên dạng nén), LNG (khí hóa tự nhiên) và các nhiên liệu sinh học, các chất ô nhiễm.

Chiến lược 3: Công nghiệp hóa xanh để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho Đà Nẵng

Hình 2. Định hướng xây dựng các sáng kiến chiến lược tăng trưởng xanhcho thành phố Đà Nẵng

Nguồn: UN-Habitat/GGGI

243

- Áp dụng kiểm toán năng lượng, tăng lợi ích kinh tế qua việc tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu trong sản xuất.

- Thực hiện xanh hóa công nghiệp, quản lý chất thải tổng hợp theo quy mô khu công nghiệp, biến rác thải thành nguyên liệu, đưa ra khung pháp lý/ thể chế dựa trên những công cụ khuyến khích/ chế tài theo định hướng thị trường, nhằm khuyến khích các công ty tự động kiểm soát/ xử lý chất thải công nghiệp của mình một cách hợp lý.

- Xây dựng Khu công nghệ cao Đà Nẵng với chiến lược đầu tư có chọn lọc, định hướng phát triển các ngành công nghiệp không khói như dịch vụ, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, logistics,… để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Chiến lược 4: Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước

Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước (IWRM) tạo điều kiện cho cách tiếp cận bền vững dựa trên hệ sinh thái đảm bảo nguồn lực tăng trưởng xanh và các cơ hội phát triển trong tương lai.

Chiến lược 5: Phát triển các làng nông nghiệp xanh liên kết với sản xuất xanh và làng du lịch sinh thái dựa trên liên kết đô thị - nông thôn và áp dụng các công nghệ phu hợp

- Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp xanh dựa vào CSA (Nông nghiệp hỗ trợ cộng đồng).

- Phát triển dự án “Trao đổi đô thị - nông thôn” gắn với các chương trình phát triển nông thôn khác.

- Phát triển doanh nghiệp dựa trên công nghệ thông tin và thông tin đô thị - nông thôn để hỗ trợ bán hàng trực tiếp.

- Quảng cáo cho các chương trình trải nghiệm nông nghiệp nông thôn và du lịch.

4. Kết luận

Tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng giúp biến những hạn chế về nguồn lực và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thành những cơ hội kinh tế giúp nâng cao tăng trưởng, giảm tác động xấu tới môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng đầu tư vào vốn tự nhiên. Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và chương trình nghị sự đô thị mới, có thể nói hướng đi của thành phố Đà Nẵng đang bắt kịp với xu thế chung. Các chiến lược và sáng kiến tăng trưởng xanh sẽ trực tiếp góp phần thay đổi thương hiệu Đà Nẵng như một thành phố đi đầu ở Việt Nam về lồng ghép tăng trưởng xanh vào định hướng phát triển chung để tăng cường khả năng cạnh tranh về kinh tế - xã hội cũng như cung cấp một cuộc sống chất lượng cao. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ phía chính quyền thành phố, đặc biệt cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cộng đồng, các đối tác phát triển tham gia vào lĩnh vực tăng trưởng xanh để giúp Đà Nẵng ngày càng xanh và bền vững.

244

1. GENERAL BACKGROUND

We are living in an ever growing urbanization process. More than half of human being is living in urban areas. In next 40 years, there are four out of five people living in cities and towns. If in 1960, the earth had only one billion urban people, then, in 15 years of 2003 - 2018, there would be additional one billion people in urban areas. It is clear that the world will be determined by the development of cities.

Urbanization and industrialization is the driven force for the development process. However, without a planning model and good city governance, that process also causes some negative consequences. That is the poor - rich gap, environmental degradation, air pollution and traffic congestion, untidy development of land and ineffective plan, lack of infrastructure and public facilities. Especially, the climate change makes the challenges of urbanization process more seriously facing us. A research by World Bank shows that, if following the old model (resource - based urbanization), it requires five earths to achieve the ratio of global urbanization at 80%. Clearly, the challenges of urbanization process require us to introduce a new approach for the development of city. That is the access based on sustainable development model: green growth and smart city, with three principles:

(i) To mitigate emission, effectively use power, recycle power/resource;

(ii) Clean manufacture; and

(iii) Clean, environmentally friendly lifestyle

Given socio - economic growth, the support policies in urbanization and modernization of central government also contributes to improve the urbanization rate in Vietnam, expected to be 40% until 2030. As one of the largest urban centers in Vietnam, Da Nang is recognized by the quick changes of urban landscapes from infrastructure development, construction and expansion of service sectors, especially, coastal region. The population in urban city is expected to be 1.5 million people until 2030 that follows with the development of other Asian cities. However, Da Nang is also facing the challenges and pressures

danang - tOWard grEEn grOWth and SUStainaBlE City

PhD. NGUYEN QUANG*

* Director of UN-Habitat Program in Vietnam.

245

from the value added and sustainable development in circumstance of declining natural resources due to ineffective exploitation and transfer of land.

Over the last years, to implement the support objective of central government in Vietnam to address those challenges of urban development, UN-Habitat program developed the strategic partnership with Da Nang City toward a new growth strategy to address issues regarding to the economic development and environmental protection at the same time. On 9/2012, Vietnam had the national strategy on green growth. In 2013, Green growth was seen as a tool of economic re-structure and making necessary resources of sustainable development, Da Nang city government has strongly led to develop the city development strategy that mainstreams the contents of green growth with the support of UN-Habitat and Global Green Growth Institute. The typical condition of one coastal urban city and hub city of key Vietnam economic region requires a proper vision, specific procedure, and plan with the highly practical, scientific tools and improvement of capacity building for local government to implement green growth approaches. The city identifies the main demands as high tech economic development, effective using resource for highly value added, clean infrastructure, sustainable using natural resources, close connection between farming - urban city and guarantee the social fairness. Green growth is expected to promote the sustainable development and attract main resources to implement socio - economic development objectives in Da Nang city.

1. OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF GREEN GROWTH IN DA NANG CITY

SWOT analysis report by UN-Habitat shows that Da Nang has strengths on transport and urban connection thanks to mobilization of investment capital for basic infrastructure, human resource for technology, especially, skilled labor for environmental sector, all level government agencies actively introduce green technology and energy saving technology in industry, tourism, encourage the initiatives such as solar energy (both residential area and industrial zones), biogas, micro-organic fertilizer saving costs and mitigating environmental pollution. Besides, there are many existing weaknesses that are not yet fully overcome such as environmental pollution due to waste water treatment not according to standard, erosion in coastal region, less effective land plan and management, weak linkage between urban - rural region, which make them hard for supporting the equal access to infrastructure, green industrial development, improvement of value chain on green agriculture and ecological tourism. Public - private partnership is not yet well promoted its role in investment of environmental infrastructure and monitor of environmental pollution and, many gaps in database and network of technological knowledge sharing.

Accordingly, based on green growth direction, Da Nang focuses on main sectors with potential growth in local areas and makes employment and develops clean industry and service with highly value added. The city should focus on three main sectors to seek for opportunities, including sustainable development of urban infrastructure and service, development of natural resources and society.

246

Figure 1: Areas with capacity of green growth and opportunity of green growth in Da Nang City

Source: UN-Habitat/GGGI

2. RECOMMENDATION ON GREEN GROWTH STRATEGY FOR DA NANG CITY

Based on relevant opportunities to the identified green growth, practical analysis and mechanisms in local areas, initiatives on green growth strategy are identified such as comprehensive, mainstreaming strategic programs toward green growth. These recommendations are discussed with development partners to attract investors and international development organizations for pilot projects that bring long term benefits and save costs.

Strategy 1: Sustainable waste management for effective development on ecology and social fairness in Da Nang city through transferring waste into resource

- To develop the integrated resource recovery center (IRRC) on waste collection and treatment to increase the effective management of solid waste: in residential areas to lower cost of transport and encourage fruit/vegetables sellers to bring waste directly to factory.

- To classify waste at source in collection process

- To improve the recycle process, connect with waste recycle businesses with

247

manufacture companies to increase recycling.

- To review the volume waste treatment model (PAYT: payment per volume of waste) and to develop the project on expansion of responsibility of manufacturers (EPR)

Strategy 2: To develop green transport for improvement of access and travel by public transport for equal and effective development on ecology of Da Nang

- To mainstream transport and land plan

- To increase space for pedestrians in city, to improve the art sense and commercialization of public areas, from which it is to improve awareness on transport security and public transport.

- To develop BRT model along with management of private vehicle demands

- To increase the using of clean fuels and vehicles such as CNG, LNG, biogas, less polluted substances.

Strategy 3: Green industry to improve productivity and effective usage of resource for sustainable development in Da Nang City

- To introduce energy audit, improve economic benefits through saving power and materials in manufacture.

- To green industry, management of general waste per scale of industrial zones, to transfer waste into materials, to provide legal framework through market based tools of encouragement, sanction for company automatically, properly monitoring/handling its industrial waste.

Figure 2: Direction on development of initiatives of green growth strategy for Da Nang city

Source: UN-Habitat/GGGI

248

- To construct Da Nang high tech area with the selective investment strategy, development direction for non - smoking industries such as service, IT, electronics, accurate mechanics, logistics, etc…to attract quality FDI from overseas investors.

Strategy 4: Good management of water resource

General management of water source enables for the sustainable, ecology - based access to guarantee resource of green growth and development opportunities in future

Strategy 5: Development of green agriculture villages in linkage with green manufacture and eco-tourism through linking urban - rural and applying appropriate technologies

- To diversify green agriculture products based on Community support agriculture

- To develop the project on “to exchange urban - rural area” along with other farming development programs

- To develop the businesses based on IT and urban - rural information for support on direct sales

- To advertise for experience programs on farming, agriculture, and tourism

3. CONCLUSION

Green growth is a growth model to transfer the limited resources and impacts of climate change into economic opportunities for increasing growth, declining negative impacts to environment through effective using of resources, increasing natural capital. In the context of the global efforts in implementing sustainable development objectives and new urban agendas, it may say that Da Nang is following the general tendency. The green growth strategies and initiatives will directly contribute to change the brand of Da Nang city as a leading city in Vietnam in mainstreaming green growth into general development direction for socio - economic competitiveness and quality standard of living. The city government must put more efforts, especially, in terms of encouragement policies to businesses, community, development partners, to participate into green growth sector for more clean and sustainable Da Nang.

249

1. Giới thiệu

Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chính thức thông qua các mục tiêu về phát triển bền vững đến năm 2030 với mốc thời gian hết sức cụ thể. Để thực hiện được những mục tiêu này, trong vòng 15 năm tới, các chính phủ và tổ chức cần phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân, để tất cả các quốc gia được sống trong môi trường hợp tác, hòa bình và thịnh vượng. Không phải đến bây giờ các mục tiêu phát triển bền vững mới được đề xuất, mà trước đó 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Đến nay, những mục tiêu thiên niên kỷ đã được cụ thể hóa hơn với 17 mục tiêu toàn cầu, hướng tới cách thức giải quyết bền vững những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt như: biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái tài nguyên, bảo vệ môi trường, duy trì nguồn nước, bình đẳng…

Để đạt các mục tiêu phát triển bền vững, trong bối cảnh tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH), tiếp cận theo hướng tăng trưởng xanh, với các nội hàm về một nền kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững, ít phụ thuộc vào khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải các-bon đã được khởi xướng và thảo luận trong các chương trình nghị sự quốc tế quan trọng.

Thuật ngữ “phát triển các-bon thấp” hay “nền kinh tế các-bon thấp” được đề cập đến trong gần một thập kỷ trở lại đây. Theo đó, phát triển các-bon thấp được hiểu như một mô hình phát triển nền kinh tế theo hướng sử dụng/tiêu thụ ít năng lượng, ít thải chất ô nhiễm và khí thải CO2. Trọng tâm của mô hình này là các chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng sạch khác như mêtan, sinh khối… thay thế cho nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch truyền thống; sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng; thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩy các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải…

phát triển CáC-BOn thẤp,nhIn nhẬn thẾ giới và KịCh BẢn ChO đà nẵng

PGS.TS. NGUYỄN THẾ CHINH* - TS. NGUYỄN TÙNG LâM**

* Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường.** Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo, Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường.

250

Nội dung về phát triển các-bon thấp của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều chính sách, chiến lược và đã được xác định mục tiêu trong dài hạn. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh1, xác định các mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8 -10% so với năm 2010 và đến năm 2030 mức phát thải khí nhà kính giảm từ 1,5 - 2% so với phương án phát triển bình thường. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược là xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, với việc chú trọng vào đô thị hóa nhanh, bền vững thông qua việc phát triển hạ tầng và các dịch vụ môi trường đô thị. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề xuất những chính sách về các-bon thấp cùng những giải pháp và lộ trình cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu2, Đề án quản lý phát thải khí nhà kính3 và mới đây nhất là cam kết mức đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam lên Ban thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về ứng phó biến đổi khí hậu4 với cam kết mức giảm phát thải khí đến năm 2030 là 8% so với kịch bản phát triển thông thường, và có thể tăng lên đến 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.

Những mục tiêu phát triển các-bon thấp như trên chỉ có thể đạt được thông qua các hành động giảm phát thải hiệu quả từ các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, và khi có các kế hoạch thực hiện toàn diện của các địa phương, thành phố trong cả nước. Vì thế, việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương và lộ trình thực hiện cần được nghiên cứu, cân nhắc, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương, cũng như giúp đạt được các mục tiêu phát triển các-bon thấp của quốc gia.

2. Vai trò của đô thị trong phát triển các-bon thấp

Phát triển các-bon thấp là một cơ hội cho những nhà hoạch định chính sách và chiến lược. Theo các học giả và nhà nghiên cứu trên thế giới, con người không thể tiếp tục cung cấp năng lượng cho sự phát triển bằng hệ thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch tồn tại suốt thời Cách mạng công nghiệp đến nay và bắt buộc chúng ta phải chuyển sang một kỷ nguyên mới: đó là kỷ nguyên năng lượng - khí hậu. Xã hội các-bon thấp là mô hình giúp đạt được các mục tiêu trên qua các nội dung: (i) Duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; (ii) Tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; và (iii) Đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế.

Khu vực đô thị có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Quá trình đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam vẫn đang diễn ra với tốc độ nhanh, quá trình đó được dự báo vẫn tiếp tục với xu thế chưa giảm trong dài hạn. Theo báo cáo của Cơ quan Dân số Liên Hợp Quốc (UN-DESA)5 hơn 50% dân số thế giới sống tại khu vực đô thị và sẽ tăng lên 66% vào khoảng năm 2050. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn ở khu vực châu Á so với các khu vực khác trên thế giới, dự báo là 64% vào năm 2050 (UN-DESA). Cũng theo nghiên cứu của Cơ quan Dân số Liên Hợp Quốc (UN-DESA, 2014) Việt Nam thuộc một trong 10 quốc gia có giảm dân số nông thôn nhanh nhất trong giai đoạn dự báo từ năm 2014 - 2050, dự báo đến năm 2050 dân số đô thị ở Việt Nam là hơn 54%.

Khi đô thị hóa và gia tăng sự giàu có ở thành thị sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của nhu cầu năng lượng ở các thành phố, công nghệ và thay đổi hành vi trong hệ thống năng lượng đô thị sẽ là chiến lược để đạt được tính bền vững lâu dài của việc sử dụng năng

251

lượng toàn cầu - bao gồm việc cắt giảm khí thải các-bon cần thiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc COP21 ở Paris. Trong thực tế, các thành phố giữ vai trò chính trong chuyển đổi các-bon thấp toàn cầu: các thành phố có thể mang lại 70% các cơ hội tiết kiệm chi phí hiệu quả cho việc giảm khí thải các-bon trong một kịch bản phát triển các-bon thấp. Triển khai các công nghệ năng lượng sạch và thay đổi hành vi trong các khu đô thị cũng có thể giúp các thành phố thu được những lợi ích phi khí hậu đáng kể như tăng tiếp cận năng lượng cho người dân đô thị, ô nhiễm không khí thấp hơn, và khả năng phục hồi cao hơn lưới năng lượng đô thị. Chính sách năng lượng của địa phương và quốc gia chỉ có thể trở thành những động lực hiệu quả của quá trình chuyển đổi năng lượng đô thị khi dựa trên những phân tích khoa học, chia sẻ kinh nghiệm từ những nghiên cứu điển hình trên thế giới hay khu vực về cơ chế chính sách và tài chính công cũng như mô hình kinh doanh, và việc sử dụng các công cụ quy hoạch đầy đủ.

Với những dự báo về tăng dân số đô thị trong dài hạn, các chính sách phát triển bền vững của đô thị càng trở nên quan trọng, sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế quốc gia, cũng như tới các mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính nhờ thay đổi hành vi, lối sống của một bộ phận lớn dân cư thành thị.

2. Phát triển các-bon thấp ở châu Á

Tại châu Á, chiến lược phát triển các-bon thấp đã được xây dựng tại nhiều thành phố, có thể kể đến như thành phố Kyoto Nhật Bản, thành phố Johobaru, Indonesia hay rất nổi tiếng là kịch bản phát triển đô thị theo hướng các-bon thấp của thành phố Iskandar, Malaysia. Các kế hoạch chi tiết của thành phố Iskandar6 đã được công bố vào năm 2012. Việc thực hiện các kế hoạch chi tiết được bắt đầu từ năm 2013. Các kế hoạch chi tiết gồm 12 hành động để giảm khí thải các-bon: (i) tích hợp giao thông xanh, (ii) ngành công nghiệp xanh, (iii) quản trị đô thị các-bon thấp, (iv) xây dựng và công trình xanh, (v) hệ thống năng lượng xanh và năng lượng tái tạo, (vi) lối sống các-bon thấp, (vii) cộng đồng tham gia và đồng thuận xây dựng, (viii) thiết kế thành phố an toàn và có thể sống (ix) phát triển đô thị thông minh, (x) cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên xanh, (xi) quản lý chất thải bền vững và (xii) môi trường không khí sạch.

Bản kế hoạch của thành phố Iskandar trình bày các chính sách toàn diện về giảm phát thải biến đổi khí hậu (hành động giảm cường độ phát thải các-bon và các hành động chi tiết) và biện pháp cụ thể (biện pháp và chương trình) định hướng phát triển của thành phố Iskandar đạt được tầm nhìn “một đô thị mạnh, bền vững” vào năm 2025. Sự tích hợp của hai mục tiêu cạnh tranh - “mạnh” và “bền vững” - trong một tầm nhìn phát triển duy nhất đặt ra thách thức lớn cho chính sách phát triển và quy hoạch phát triển Iskandar của Malaysia. Một mặt, các khu vực đô thị cần phát triển một nền kinh tế thịnh vượng, bền bỉ, mạnh mẽ và cạnh tranh toàn cầu (khía cạnh “mạnh”); mặt khác (khía cạnh “bền vững”), cần phải xây dựng và nuôi dưỡng một xã hội lành mạnh và có tri thức để hình thành lối sống các-bon thấp và đồng thời phát triển một môi trường đô thị toàn diện cho phép tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng đồng thời giảm nhu cầu năng lượng và cường độ phát thải các-bon. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và tích hợp, liên quan đến chính sách và chiến lược về kinh tế xanh, cộng đồng và môi trường xanh.

252

Trường hợp phát triển xã hội các-bon thấp của thành phố Iskanda là một ví dụ cụ thể về tranh luận các chính sách phát triển đô thị bền vững hiện nay. Các nhà hoạch định chính sách đô thị đã nhận thấy tăng trưởng xanh như là cơ hội để tạo việc làm, thu hút đầu tư, đồng thời với khả năng cải thiện chất lượng môi trường đô thị, góp phần giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.

Tại Nhật Bản, chính sách phát triển - xã hội các-bon thấp đã được nghiên cứu kỹ và chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính rất cao. Cụ thể, đến năm 2020, giảm 25% so với mức năm 1990 và đến năm 2050 giảm 80% so với mức phát thải các-bon của năm 1990. Chính phủ Nhật Bản cũng đề ra mục tiêu năng lượng tái tạo như một mục tiêu quan trọng cùng với mục tiêu cắt giảm khí nhà kính là đến năm 2020, tăng tỷ phần năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp lên mức 10%. Các biện pháp thực hiện cơ bản để đạt các mục tiêu trên là thực hiện hệ thống trao đổi quyền phát thải như thiết lập cơ chế buôn bán quyền phát thải trong nước, kết hợp các biện pháp thuế như “xanh hóa” hệ thống thuế nói chung, bao gồm cả xem xét cơ chế thuế đối với các biện pháp giảm ấm lên toàn cầu được thực hiện từ năm tài khóa 2011; khuyến khích giá điện năng lượng tái tạo cho mọi loại năng lượng tái tạo. Các nghiên cứu dựa trên phân tích khoa học đã được thực hiện để xây dựng các lộ trình thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra, đồng thời đánh giá đầy đủ và toàn diện các lợi ích/tổn thất kinh tế khi thực hiện các giải pháp xã hội các-bon thấp, các nhu cầu chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch, thay đổi công nghệ và các tác động xã hội như tạo việc làm, thay đổi hành vi dân cư... Kết quả nghiên cứu tác động chính sách phát triển các-bon thấp của Nhật Bản cho thấy, GDP tăng 5 nghìn tỷ Yen vào năm 2020 và số việc làm tăng 250.000 người so với khi định hướng chính sách chưa được làm rõ. Ngoài ra việc tạo lập các thị trường xanh sẽ hình thành nhu cầu khoảng 45 nghìn tỷ Yen và tạo việc làm cho 1,25 triệu người vào năm 2020 (tương đương 90% lĩnh vực năng lượng môi trường trong chiến lược tăng trưởng mới). Qua phân tích bảng quan hệ liên ngành, hiệu ứng lan tỏa lên nhu cầu lao động là 3,45 triệu chỗ làm, cùng với đó là các hiệu ứng đáng kể và tích cực lên nhu cầu vật liệu, máy móc, thương mại và công nghiệp dịch vụ.

3. Xây dựng kịch bản phát triển các-bon thấp cho thành phố Đà Nẵng

Một số nghiên cứu gần đây về các kịch bản phát triển các-bon thấp cho thành phố như Hồ Chí Minh, Hải Phòng và của Đà Nẵng đã được thực hiện. Các kịch bản này bước đầu đã xác định được các giải pháp tiềm năng trong các lĩnh vực gây phát thải khí nhà kính lớn của các đô thị như năng lượng, dân cư, giao thông.7

Nghiên cứu xây dựng kịch bản phát triển xã hội các-bon thấp tại Đà Nẵng là một trong những kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Nhóm nghiên cứu mô hình tích hợp châu Á - Thái Bình Dương (AIM) Nhật Bản gồm: Đại học Kyoto, E-konzal, Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES), Viện Nghiên cứu và Thông tin Mizuho (MHIR), Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu (IGES), và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên (ISPONRE), Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng (CCCO). Các kết quả nghiên cứu bước đầu nhằm cung cấp cơ sở khoa học hữu ích cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, những người đang xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu, và kết quả nghiên cứu bước đầu này sẽ góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng.

253

Hai kịch bản (kịch bản (01) theo thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thông thường - BAU và kịch bản (02) xây dựng có tính đến thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính) đã được xây dựng dựa trên tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đến năm 2030, với dự báo năng lượng tiêu thụ và phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực có liên quan tới năng lượng như: dân cư, thương mại, giao thông và công nghiệp. Trong kịch bản BAU, các phương án giảm phát thải khí nhà kính không được xem xét, kịch bản này phản ánh hiện trạng là những cam kết về sản xuất hiệu quả năng lượng và các đột phá công nghệ ở mức độ tương đối thấp. Cụ thể, các hành động giảm phát thải được giả thiết như ở mức độ các biện pháp được triển khai vào năm 2013. Trong kịch bản thứ hai, các biện pháp giảm phát thải được xem xét đánh giá hiệu quả tới mục tiêu giảm phát thải chung. Các giả thiết về kinh tế - xã hội như: dân số, cơ cấu công nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được sử dụng giống nhau trong cả hai kịch bản. Các thông tin, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn trong nước để kiểm chứng các tham số của năm cơ sở 2013. Các dữ liệu được xử lý bằng mô hình mô phỏng để dự báo mức tiêu thụ năng lượng trong tương lai và phát thải khí CO2 từ các hoạt động có liên quan tới sử dụng năng lượng.

Trong kịch bản BAU, các động lực thúc đẩy Đà Nẵng tăng trưởng nhanh gồm dân số, nhu cầu giao thông vận tải, và các hoạt động công nghiệp; tổng lượng phát thải khí nhà kính tăng 4,01 lần, từ 2,665 ktCO2eq năm 2013 tăng lên 10,687 ktCO2eq.

Trong kịch bản thứ hai, tổng lượng khí nhà kính giảm được là 19%, tương đương 2078 ktCO2eq. Mức giảm này có thể đạt được nếu Đà Nẵng thực hiện 35 dự án được chia thành 5 nhóm hành động gồm: công trình xanh, công nghiệp thông minh, hiệu quả năng lượng, giao thông thông minh và năng lượng xanh. Ước tính lượng khí thải các-bon của Đà Nẵng có thể giảm là 19% nếu thực hiện các nhóm giải pháp này.

4. Các thách thức trong xây dựng chính sách phát triển các-bon thấp cho các thành phố Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính (KNK) trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và quản lý chất thải. Phát triển các-bon thấp tập trung vào xem xét giảm lượng phát thải KNK thông qua giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách thay đổi công nghệ và thay đổi phương thức hoạt động trong các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược phát triển các-bon thấp đòi hỏi phải có năng lực tài chính lớn, năng lực công nghệ cao và một hệ thống các chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, việc thiếu nhận thức đúng về khả năng áp dụng cơ chế phát triển các-bon thấp như đây là khoản đầu tư tốn kém mà không đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt cũng là một thách thức đối với việc áp dụng chiến lược phát triển các-bon thấp ở Việt Nam.

Tại khu vực đô thị, việc triển khai các chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia hay các cam kết về đóng góp tự quyết định của quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, đặt ra các yêu cầu về xây dựng chính sách, phân tích các tác động kinh tế, xã hội của các chính sách này trong tổng thể phát triển bền vững của mỗi đô thị, thực tế cho thấy, các công cụ hoạch định, phân tích chính sách hiện nay chưa được thực hiện hiệu quả, một phần do năng lực chuyên môn, nhưng phần khó khăn về số liệu, định

254

hướng chính sách cũng là những rào cản khi thực hiện xây dựng chính sách phát triển các-bon thấp của các thành phố.

Nhận thức được đầy đủ về xu thế phát triển các-bon thấp trên thế giới, trong khu vực, sẽ giúp các thành phố có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dựa trên các phân tích khoa học để lựa chọn một kịch bản phát triển tốt nhất cho mình.

5. Kết luận và khuyến nghị chính sách đối với thành phố Đà Nẵng

Xây dựng xã hội các-bon thấp hay phát triển các-bon thấp là một xu thế và cũng là một mục tiêu hướng tới trong 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp Quốc vừa thông qua. Xã hội các-bon thấp đáp ứng được cả mục tiêu tăng trưởng xanh và mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Một chính sách phát triển các-bon thấp hợp lý sẽ đem lại lợi ích trên nhiều phương diện: giảm tiêu thụ năng lượng, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nhất là các nhiên liệu hóa thạch, hiện đại hóa công nghệ, tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm đầu ra, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường không khí đảm bảo sức khỏe cho người dân đô thị. Đà Nẵng đã và đang hướng đến thành phố xanh, đây là cơ hội mà thành phố Đà Nẵng có thể tận dụng trong thời gian tới không chỉ thu hút nguồn đầu tư trong nước mà còn thu hút nguồn đầu tư của quốc tế với nỗ lực quốc gia và quốc tế giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Để có thể thực hiện phát triển thành phố theo hướng các-bon thấp một cách hiệu quả, cần phải xác định được những lĩnh vực nào đóng vai trò then chốt trong cắt giảm phát thải, mức cắt giảm, lộ trình cắt giảm, lựa chọn biện pháp trong từng lĩnh vực phù hợp với thực tiễn phát triển của thành phố. Việc xây dựng và ban hành chính sách phát triển các-bon thấp cần cân nhắc những tác động tiềm tàng như: tạo công ăn việc làm, thay đổi thu nhập, thay đổi cấu trúc cơ cấu kinh tế của thành phố, yêu cầu về quy mô nguồn lực đầu tư cần thiết để tiến hành các biện pháp cho mỗi lĩnh vực tương ứng.

Từ thực tiễn nghiên cứu kịch bản phát thải các-bon thấp thành phố Đà Nẵng cho thấy, việc ứng dụng các phương pháp phân tích, dự báo tiên tiến, sẽ giúp thành phố có đầy đủ cơ sở khoa học, luận cứ nhằm đánh giá được các tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, lợi ích/tổn thất kinh tế và các tác động xã hội của các chính sách phát triển các-bon thấp.

Từ kinh nghiệm mở rộng quy mô đô thị và cải tạo đô thị cho thấy, đối với quy hoạch phát triển thành phố, những khu quy hoạch mới cần hướng đến những khu dân cư, khu đô thị đảm bảo các tiêu chí các-bon thấp, đô thị xanh, công sở xanh, ngôi nhà xanh và đô thị thông minh là những xu hướng phát triển mới hiện nay.

CHÚ THÍCH1 Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 9

năm 2012.2 Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng

chính phủ.

255

3 Đề án quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ ra thị trường thế giới, theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012.

4 Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) lên Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về ứng phó biến đổi khí hậu, 2015.

5 World Urbanization Prospects - The 2014 Revission, UN - Department of Economic and Urban Affairs, 2014.

7 Nghiên cứu kịch bản thành phố các-bon thấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải phòng, ISPONRE, Đại học Kyoto, NIES (2015, 2016).

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng

chính phủ.2. Đề án quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ ra thị

trường thế giới, theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012.3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2015. Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt

Nam (NDC) lên Ban thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về ứng phó biến đổi khí hậu.4. Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9

năm 2012.5. Low carbon society blueprint for Iskandar Malaysia to 2025.6. “Nghiên cứu kịch bản thành phố các-bon thấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải

phòng”. ISPONRE., Đại học Kyot. NIES. Mizuho. E-Konzal (2015, 2016).7. World Urbanization Prospects - The 2014 Revission, UN - Department of Economic and

Urban Affairs. 2014.

256

1. Introduction

United Nation (UN) officially passed the objectives of sustainable development until 2030 with the specific milestones. To achieve these objectives in next 15 years, governments and organizations need to put many efforts to develop a brighter future for all people in the world with a cooperative, peaceful, prosperous living environment. The objectives of sustainable development have been proposed long times ago, previously, 8 objectives of millennium development were agreed by 189 country members of UN in 2015. Until now, those millennium objectives have been specified with 17 global objectives, toward the sustainable solutions for the issues facing the world, such as: climate change, financial crisis, energy, food, resource erosion, environmental protection, water maintenance, equality, etc…

To achieve the sustainable development objectives, in context of growing impacts of climate change, the access toward green growth, with implications on green economy toward sustainable development, less dependent on exploitation and using natural resources, carbon reduction, have been initiated and discussed in the important international agendas. The term of “low carbon development” or “low carbon economy” has been mentioned since one decade ago. Accordingly, the low carbon development is known as an economic development model toward the less use of energy, less pollution and CO2 emission. The center of this model is the development policies of recycle energy such as olar, wind energy or other energies such as methane, biomass, etc…instead of fossil fuel energy as traditional, effectively using energy in manufacture and consumption, to improve the sustainable development of agriculture and farming, to improve the measures of management and to reduce waste.

The content of low carbon development in Vietnam is mentioned in various policies, strategies and identified in long term objective. The national green growth strategy1 identifies the objectives of greenhouse gas emission from 8 - 10% against 2010 and down to 1.5 - 2% until 2030 against the normal development approach. One of the important duties of the strategy is to make the lifestyle green and improve sustainable consumption, mainly toward quick, sustainable urbanization through the development

thE lOW CaCBOn dEvElOpmEntglOBal SitUatiOn and SCEnariO FOr da nang City

ASSOC. PhD. NGUYEN THE CHINH* - PhD. NGUYEN TUNG LAM**

257

of infrastructure and urban environmental services. Ministry of Nature Resources and Environment also proposes some low carbon policies and specific approaches, procedures to reduce greenhouse gas emission such as national strategy on climate change, the project on management of greenhouse gas emission and the latest, the commitment on expected contribution self - determined by Vietnam to Secretary Board of Convention Framework of UN on resiliency to climate change with the commitment to emission level at 8% until 2030 against normal development scenario, and to 25% with the support of internationalorganizations.

Those above objectives of low carbon development are only achieved through activities of effective emission reduction from sectors of industry, agriculture, and the availability of comprehensive implementation plan of local areas, cities in whole country. Thus, it is necessary to research the identification of centered duties of local areas and the implementation procedure and consider, guarantee to balance objectives of economic growth of local areas, and achieve the objectives of low carbon development of country.

2. The role of urban area in low carbon development

Low carbon development is an opportunity for policy and strategy planners. According to scholars and researchers in the world, people do not continuously supply energy for the development by fossil fuel existing during industrial revolution until now and that forces us to transfer to new era: the era of energy - climate. Low carbon society is a model to achieve above objectives through contents: (i) to maintain the effectively economic activity while minimizing the usage of energy and resources; (ii) to minimize the pressure on environment with the usage of each source of energy and resource; (iii) to invest into environment, as a tool to develop economy.

Urban area plays an important role in economy. The process of urbanization in the world in general and in Vietnam in particular is quickly happening, with the expected tendency of not yet declining in long term. According to the report of UN-DESA, more than 50% of population in the world is living in urban areas and will increase to 66% until 2050. The speed of urbanization in Asia is faster than other regions in the world, expected at 64% in 2050. Vietnam is one of ten countries with the fastest declining farming population in the forecast period of 2014 - 2050, expected at more than 54% of urban population until 2050. Urbanization and the increase of prosperity in urban areas continues to improve the growth of energy demand in cities, technology and behavior change in the system of urban energies will be the strategy to achieve the long term sustainability of using global energy - including the reduction of carbon emission to meet the climate objectives at United Nations Climate Change Conference(COP21) in Paris. In fact, the cities play a main role in transferring low carbon level in global: the city may bring 70% of opportunities to effectively save the costs of carbon emission reduction in a low carbon development scenario. It is to implement the green energy technologies and change behaviors in urban areas may help the city significantly benefit from climate such as increasing access to energy for urban people, low air pollution, high level of overcome of urban energy grid. The local and national energy policy may become the effectively driven force for the process of urban energy transfer based on scientific analysis, experience

258

sharing from typical researchers in the world or in region on public finance and policy mechanism and business model, the usage of sufficient plan tools. With the forecast of urban population increase in long term, the sustainable development policies of urban areas become more important, will largely affect to national economic development, and the objectives of greenhouse gas reduction thanks to behavior, lifestyle changing of a large part of urban residents.

2. Low carbon development in Asia

In Asia, the low carbon development strategy is developed in many cities, notably, Kyoto city in Japan, Johobaru city in Indonesia, or low carbon urban development scenario in Iskandar, Malaysia. The detailed plan of Iskandar6 was announced in 2012 and started to implement since 2013, including 12 actions to carbon emission reduction: (i) green transport integration, (ii) green industry, (iii) low carbon urban governance, (iv) green construction and buildings, (v) the system of green energy and recycle energy, (vi) low carbon lifestyle, (vii) people participation and agreement to construct, (viii) design of safe and living city, (ix) smart urban development, (x) infrastructure and sources of green resources, (xi) sustainable development of waste, (xii) clean air environment.

The plan of Iskandar city presents the comprehensive policies on climate change reduction (action to reduce carbon emission and detailed actions) and specific approaches (solutions and programs) toward the development of Iskandar city to achieve the vision on “one strong, sustainable urban area” until 2025. The integration of two objectives of “strong” and “sustainable” competitiveness - in only one development vision, gives many large challenges for the development policy and plan of Iskandar city in Malaysia. On the other hand, urban areas need to develop a prosperous, sustainable, strong, globally competitive (“strong” aspect); another side, the “sustainable” aspect needs to be developed and cultivated for a health and intellectual society to establish a low carbon lifestyle and develop a comprehensive urban environment for quickly economic growth and reduce the demand of energy and carbon emission. This requires a comprehensive and integration access regarding to policy and strategy on green economy, green community and environment.

In case of low carbon society development of Iskanda city, it is a specific example of debate of sustainable urban development policies in currently. Urban policy planners recognized the green growth as the opportunity to make employment, attract investment, and the capability of improving urban environment quality, that contribute to address the global environment challenges, especially, climate change.

In Japan, low carbon society development policy is carefully researched and the government poses the objectives of very high greenhouse gas emission. In particular, until 2020 and 2050, it will reduce to 25%, 80%, respectively against 1990. Japanese government also raises the objective of recycle energy, as an important objective and greenhouse gas emission reduction until 2020, increases the ratio of recycle objective in total primary energy supply to 10%. The basic approaches to achieve those objectives are to implement the system of emission right transfer and establish the trade mechanism

259

of domestic emission right, along with the tax approaches such as to make general tax system green, including tax mechanism to the approaches to reduce global warming, implemented since from the financial year of 2011; to encourage the price of recycle energy electricity for every recycle energy. The studies based on scientific analysis were implemented, to develop the process to achieve those objectives, and sufficiently and comprehensively assess the economic benefits/losses when implementing low carbon society approaches, the demands of traditional energy transfer to clean energy, to change technology and society impacts such as employment, behavior change of residents. The results of study on the impact of low carbon development policies of Japan show that GDP value increases by 5 thousand billion yen in 2020 and the number of jobs will increase 250,000 people against the not-yet-clear policy direction. Besides, the establishment of green market will form the demand of by 45 thousand billion yen and make employment of 1.25 billion people in 2020 (equivalent for 90% of environment energy sector in new growth strategy). Through analysis of cross sectorial relationship table, the spillover effect on labor demand is 3.45 million working places, and the sufficient and positive impacts to demands of materials, machines, and trade and service industry.

3. To design the low carbon development scenario in Da Nang city

Some recent studies on low carbon development scenarios for the cities such as Ho Chi Minh, Hai Phong and Da Nang, were implemented. These scenarios initially identify potential approaches in the sectors of large greenhouse gas emission in urban areas such as: energy, residential, transport. The study of low carbon bon society development scenario in Da Nang is one of the joint research results between Asia Pacific integration model (AIM) of Japan including: Kyoto, E-konzal Univeristy, National Institute for Environment Research Institute(NIES), Mizuho Information and Research Institute (MHIR), Institute for Global Environmental Strategies (IGES), and Institute of Strategy an Policy on Natural Resources (ISPONRE), Da Nang Climate Change Coordination Office (CCCO). The research results initially provide the useful scientific background for researchers, policy planners, and people developing the action plan of resiliency to climate change and contribute to implement the green growth strategy of Da Nang city.

Two scenarios (scenario No. 1 in accordance with normal socio - economic development status - BAU and scenario No. 2 taking the implementation of greenhouse gas emission approach measures) were developed based on the vision of socio-economic development of Da Nang until 2030, with the forecast of consumption energy and greenhouse gas emission from sectors regarding to energy such as: residential, trade, transport and industry. In BAU scenario, the approaches of greenhouse emission reduction are not considered; this scenario reflects the status of commitments on effective manufacture of energy and breakthroughs of technology at relatively low level. In particular, the actions of emission reduction are assumed at the level of approaches implemented in 2013. In scenario No. 2, the approaches of emission reduction are effectively considered regarding to the general emission objective. The assumptions of society, economy are population, industrial structure, the ratio of economic growth similarly using in both scenarios. Information, databases are collected from various domestic sources to check

260

the parameters of baseline year of 2013. Database is handled by simulation model to forecast the level of energy consumption in future and CO2 gas emission from activities regarding to the usage of energy. In BAU scenario, driven forces for the quick growth in Da Nang consist of population, demand of transport, and industrial activities, total amount of greenhouse gas emission increases 4.01 times from 2,665 ktCO2eq in 2013 to 10,687 ktCO2eq.

In scenario no.2, total amount of greenhouse gas emission reduces by 19%, equivalent for 2078 ktCO2eq that may be achieved if Da Nang implements 35 projects divided into five action groups including: green building, smart industry, energy effectiveness, smart transport and green energy. The amount of carbon emission in Da Nang is expected to reduce by 19% if implementing these groups of approaches.

4. The methodologies to design the low carbon development policies for cities in Vietnam in general and Da Nang in particular

Many recent studies show that Vietnam has large potential in reducing greenhouse gas emission in sectors of energy, agriculture, waste management. Low carbon development is focused on consideration of greenhouse gas emission through energy consumption reduction by technology and manufacture mode changing in sectors of economy - society. However, to implement low carbon development strategy, it requires having huge financial capacity, high tech capacity and the proper system of policies. Besides, the lack of awareness on the capability of applying low carbon development mechanism is an expensive investment without immediate economic effectiveness, as a challenge for the application of low carbon development strategy in Vietnam.

In urban region, the development of nationalgreen growth strategies, national climate change strategies or commitments on the self-determined contributions of nation to greenhouse gas emission reduction, poses the requirements of the development policy, analysis of socio - economic impacts of these policies in general sustainable developing of each urban area. The fact shows that the tools of existing policy analysis, planning are not yet effectively implemented, partly due to professional capacity, and the obstacle of database, policy direction when implementing low carbon development policy of cities.

It is fully aware of the tendency of low carbon development in the world, in the region, will help the cities to have careful preparedness, based on the scientific analysis to adopt the best development scenario.

5. Conclusion and policy recommendation for Da Nang city

The development of one low carbon society or low carbon development is a tendency, and an objective toward 17 sustainable development objectives has been recently passed by UN. The low carbon society meets the objectives of green growth, impact mitigation of climate change. A properly low carbon development policy will benefit in many aspects: energy consumption reduction, increase the effectiveness of using clean power, saving natural resources, especially for fossil fuels, modern technology, increase the ratio of value added in output, and mitigation on air environment pollution to guarantee health for urban people. Da Nang is directing toward green city, this is an opportunity for Da

261

Nang city to take advantage in coming times, attract both domestic and international investment sources with the national and international efforts to mitigate climate change.

To be able to effectively develop the city toward low carbon direction, it needs to identify the core sector in emission reduction, reduction level, reduction procedure, proper approach adoption in each sector with the status of development in city. The development and issuance of low carbon development policies needs to consider the potential impacts such as: employment, income change, economic structure change in city, requirement on necessary resource scope to implement the approaches for each sector. The fact of study low carbon emission scenario in Da Nang city shows that the application of the advance forecast, analysis methods will help the city have sufficient scientific statement, background to assess the potentials of greenhouse gas emission, economic benefits/losses and social impacts to low carbon development policies.

The experiences of urban scope expansion and urban upgrade show that for city development plan, the new planning areas direct toward the areas of residential, urban to guarantee the criteria of low carbon level, green urban, green office places, green houses and smart urban areas as the current new development tendencies.

262

263

Đã có nhiều cải tiến đổi mới công nghệ xử lý chất thải ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chôn lấp hoặc tiêu hủy rác vẫn đang là những giải pháp công nghệ chính được áp dụng nhằm quản lý rác thải tại nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia

đang phát triển như Việt Nam. Những giải pháp công nghệ xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc tiêu hủy có chi phí khá cao và vẫn không đảm bảo tính bền vững môi trường, kinh tế, xã hội cho các đô thị. Do vậy, việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm xây dựng hệ thống xã hội bền vững theo định hướng tái chế rác thải là một hành động mang tính đột phá, kịp thời và phù hợp với thực trạng phát triển nhanh chóng hiện nay của các đô thị Việt Nam, cụ thể là thành phố Đà Nẵng. Thực tế, ngay cả việc áp dụng các công

hướng tới thành phỐ KhÔng ráC:xây dựng hỆ thỐng xà hỘi BÊn vỮng

thÔng QUa viỆC tái ChẾ ChẤt thẢi hỮU Cơ tẠi đà nẵng

GS. MITSUYASU YABE*

* Đại học Kyushu - Nhật Bản.

Xây dựng một hệ thống xã hội theo định hướng tái chế rác thải là một vấn đề chính sách quan trọng đối với thành phố Đà Nẵng. Công nghệ xử lý chất thải hữu cơ đã trở nên lạc hậu trong xu thế phát triển bền vững hiện nay. Xu thế mới là phải tái chế, tái sử dụng tạo thành một vòng tuần hoàn xử lý rác thải khép kín, mà ở đây tác giả tạm gọi là Hệ thống xã hội được phát triển theo định hướng tái chế nguồn lực. Hệ thống này đem lại lợi ích to lớn cho bất kỳ một thành phố, thị trấn, hay khu vực nông thôn nào theo đuổi nó cả về tác động kinh tế lẫn môi trường, xã hội. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được một hệ thống như vậy đòi hỏi các đô thị như Đà Nẵng phải nỗ lực để thực hiện hiệu quả 3 bước: (i) Xây dựng hệ thống phân loại và thu gom chất thải hữu cơ đã phân loại; (ii) Nghiên cứu công nghệ xử lý tái chế chất thải hữu cơ đã phân loại thành phân bón, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp sạch; và (iii) Xây dựng kênh phân phối hiệu quả sản phẩm nông nghiệp sạch được sản xuất từ việc sử dụng phân bón tái chế từ rác thải. Bài viết này tập trung giới thiệu mô hình môi trường bền vững cho thành phố Đà Nẵng, từ đó xây dựng Đà Nẵng trở thành một trường hợp điển hình về hệ thống xã hội phát triển theo định hướng tái chế rác thải, có khả năng áp dụng cho các đô thị ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung.

264

nghệ xử lý truyền thống (chôn lấp hoặc tiêu hủy) cũng đã khó thực hiện nếu không có định hướng rõ ràng. Do vậy, để có thể áp dụng được giải pháp công nghệ tái chế một cách hiệu quả, Đà Nẵng cần phải có những nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng các mô hình từ việc học hỏi kinh nghiệm đi trước của các quốc gia. Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng công nghệ tái chế rác thải khép kín khá thành công, đặc biệt mô hình hệ thống xã hội định hướng tái chế tại khu vực miền Bắc Kyushu. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia môi trường Nhật Bản sau đó đã đi truyền bá mô hình này cho một thành phố ở Trung Quốc và hiện tại đang thực hiện thí điểm việc chuyển giao công nghệ cho thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Qua quá trình tìm hiểu, các chuyên gia nhận thấy rằng có khá nhiều vấn đề môi trường đang tồn tại tại Đà Nẵng. Cụ thể, việc xử lý rác thải ở thành phố hiện tại đang sử dụng 2 phương pháp chính là chôn lấp và tiêu hủy, mà chủ yếu là chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Tuy nhiên, bãi rác này chỉ tồn tại trong vòng 6 - 7 năm nữa. Thứ nữa, việc xây dựng và vận hành các nhà máy tiêu hủy rác hiện đại tiêu tốn lượng lớn tiền của từ nguồn ngân sách eo hẹp của thành phố. Do vậy, tìm kiếm giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế cao nhằm phân loại và tái chế rác thải trở thành một việc làm cấp thiết cho thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Xử lý tái chế rác thải hữu cơ: Giải pháp đúng đắn cho thành phố Đà Nẵng

Theo thông tin thu thập được thì phần lớn rác thải tại thành phố Đà Nẵng là rác hữu cơ. Nếu có được các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm tái chế lượng rác thải hữu cơ này, Đà Nẵng có thể giải quyết được bài toán khó trong quản lý rác thải đô thị. Tuy vậy, trước khi áp dụng công nghệ tái chế, rác thải phải được phân loại hợp lý. Do đó, điều đầu tiên Đà Nẵng cần triển khai là thực hiện hệ thống phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác thải đã qua phân loại một cách đồng bộ. Thực tế, việc phân loại rác đã được phát động thực hiện tại nhiều thành phố của Việt Nam như Hà Nội, Hội An và cả ở một số khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc thực hiện đều không thành công do không đồng bộ và chưa nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ toàn diện từ các cấp chính quyền. Theo kinh nghiệm quốc tế, để có thể triển khai hiệu quả việc phân loại và thu gom rác phân loại, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền cần phải có chính sách khuyến khích về mặt kinh tế, ví dụ như áp dụng việc đổi rác thải đã qua phân loại lấy tiền hoặc hiện vật có giá trị. Thực tế đã chứng minh, chính sách này phát huy tác dụng hiệu quả khá cao tại các nước trên thế giới, như ở Indonesia và Lào, hai quốc gia lân cận Việt Nam. Tuy vậy, trước khi áp dụng tại Đà Nẵng, cũng cần phải có các nghiên cứu tìm hiểu thông qua việc thí điểm tổ chức thực hiện phù hợp. Sau khi đã có lượng rác hữu cơ đã được phân loại, bước tiếp theo là thành phố cần nghiên cứu chuyển đổi lượng rác này thành phân bón lỏng hoặc phân compost, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công nghệ tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón thông thường là lên men hiếu khí hoặc kỵ khí và sản phẩm tạo ra có thể ở dạng rắn như phân compost hoặc dạng lỏng. Đặc biệt, đối với chất thải có hàm lượng nước cao như phân hầm cầu hoặc nước thải từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nên được tái chế thành phân bón dạng lỏng. Bên cạnh việc sản xuất phân bón tái chế từ chất thải hữu cơ tại các cơ sở lớn, chính quyền thành phố cũng nên phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự tuyên truyền vận động người dân tái chế rác ngay tại nhà, nhất là việc tái chế rác thành phân compost. Sản phẩm phân tạo ra có thể được

265

sử dụng cho chính vườn nhà hoặc bán lại cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Sau khi có sản phẩm phân bón được tái chế từ rác hữu cơ, bài toán đặt ra là làm cách nào để phân phối và sử dụng hiệu quả lượng phân này? Đây là bài toán không đơn giản đối với các đô thị đang phát triển với quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ như thành phố Đà Nẵng. Do 99% thành phần phân lỏng là nước, việc vận chuyển và chia nhỏ để bón cho các khu vực sản xuất nông nghiệp trong đô thị khá khó khăn. Việc này cần có sự hỗ trợ của chính quyền cho các doanh nghiệp tư nhân hình thành mô hình kinh doanh dựa trên khảo sát nhu cầu của người nông dân. Đa số nông dân sử dụng phân lỏng trên cơ sở tự nguyện. Nói một cách khác, người nông dân chính họ phải quyết định họ muốn sử dụng phân lỏng hay không, khi nào thì phun tưới và với nồng độ bao nhiêu. Vì vậy, nên thành lập Hội những người sử dụng phân lỏng. Và trong trường hợp như vậy, cần có những tài liệu hướng dẫn quản lý phân lỏng được cung cấp cho người nông dân chưa có kinh nghiệm tham gia vào hội. Hơn nữa, độ an toàn phải được đảm bảo và duy trì; số lượng và giá cả sử dụng phù hợp phải được quyết định và thành phần chất lượng phân phải tiếp tục được giám sát. Thêm vào đó, về khía cạnh mức độ chấp nhận của xã hội, văn hóa và thói quen sử dụng phân bón của người dân cũng là một vấn đề cần nghiên cứu xem xét. Dân số Đà Nẵng hiện chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân với diện tích đất nông nghiệp nhỏ, nên nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp của thành phố khá thấp. Vì vậy, có hai vấn đề đặt ra mà thành phố cần phải giải quyết: Thứ nhất, cần nghiên cứu áp dụng phân lỏng đối với các đối tượng cây trồng ngoài nông nghiệp như lâm nghiệp hoặc cây xanh đô thị. Thứ hai, cần phải mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất từ việc áp dụng phân bón tái chế từ rác hữu cơ. Đây là một thách thức khá lớn vì thói quen của người dân khá khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ, người dân miền Bắc Việt Nam có lịch sử sử dụng chất thải phân hầm cầu cho sản xuất nông nghiệp, nhưng miền Nam thì không, vì vậy chưa xác định được việc sản phẩm nông nghiệp sử dụng phân lỏng có được chấp nhận ở miền Nam hay không? Do vậy, để có thể xây dựng mô hình xử lý tuần hoàn khép kín tái chế rác thải hữu cơ thành công tại Đà Nẵng, làm tiền đề mở rộng áp dụng cho các đô thị khác trên khắp Việt Nam cũng như các nước khu vực Đông Á, cần phải có nghiên cứu phân tích đánh giá cẩn trọng hiệu quả kinh tế, tác động xã hội, môi trường và mức độ tiêu thụ của giải pháp này. Hiện tại, hầu hết lượng phân hóa học sử dụng tại Việt Nam là từ nguồn nhập khẩu, vì vậy, việc sử dụng phân lỏng hữu cơ tái chế từ rác thải có nghĩa là tăng số lượng phân nội địa, giảm nhập khẩu. Nhờ vậy, đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường đô thị theo đúng định hướng mong đợi của thành phố.

Có nhiều giải pháp tái chế chất thải hữu cơ được nghiên cứu áp dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với tư cách là một chuyên gia nghiên cứu về môi trường, kinh tế nông nghiệp, đã có kinh nghiệm tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng, tôi mong muốn, thông qua bài viết này, giới thiệu đến thành phố những giải pháp công nghệ khả thi có thể thực hiện tại thành phố nhằm thiết lập một hệ thống xã hội bền vững theo định hướng tái chế rác thải hoàn toàn khép kín. Mô hình hệ thống này nếu thành công, không những góp phần giải quyết bài toán khó trong quản lý môi trường và sản xuất nông nghiệp sạch của thành phố, mà còn có khả năng trở thành trường hợp điển hình cho các đô thị khác trong khu vực Đông Á học hỏi kinh nghiệm.

266

Reforms to build a sustainable social system have been attempted in Japan as well as in many other advanced countries. However, disposal is still the primary method for handling waste. Moreover, huge amounts of money and energy have been invested in using chemical fertilizer for agricultural

production, resulting in loss of organic environments in cities and rural areas. Thus, the technologies that serve as the basis of environmental measures must be converted from a focus on disposal to recycling. In fact, even a shift to waste treatment technology will be difficult to introduce if the pathway is not clear. Luckily, the author have conducted research for many years in north of Kyushu, the area with the most advanced organic waste recycling of garbage and sewage. So, the author believes that Danang can learn a lot from Kyushu model. At the moment, various environmental issues exist for Da-Nang. In particular, there is a problem with garbage dumps. The Khanh Son landfill will only last six or seven more years, and there is a problem with finding a new location for this landfill, so introduction of incineration facilities is being discussed. However, construction and maintenance costs of incineration facilities are high, so finding a more economical way to sort and recycle garbage is of urgent importance.

prOSpECtS and ChallEngES FOr BUilding a SUStainaBlESOCial SyStEm via OrganiC WaStE rECyCling

PROF. MITSUYASU YABE*

* Kyushu University - Japan.

Building a resource recycling-oriented social system is an important policy issue for the city of Da-Nang. Preparation of social infrastructure predicated on treatment of organic waste, such as food waste and sewage, is underway. Once the treatemt-oriented social system is built, a lot of money and civic awareness reforms will be necessary to convert it into a recycling-oriented social system. Therefore, before the treatment-oriented social system becomes widespread, extremely important policy issues such as: (i) A waste collection system that separates organic, (ii) Introduction of compost and liquid fertilizer use from organic recycle plants, and (iii) linkage of sales of agricultural products using liquid fertilizer, should be addressed in order to build sustainable recycling social systems in metropolitan and rural areas. This paper contains suggestions concerning how Da-Nang can develop into a sustainable environment model for Vietnam and the rest of the East Asian countries as well.

267

Solution and direction of organic waste treatment

Most of garbage in Danang city is organic waste. If having suitable methodology of recycling this big amount of organic waste, the city can resolve difficult question in waste management. However, before applying recycling technologies, waste needs to be seperated. Then, the first thing Danang has to do is building and implementing waste saperation system at source as well as seperating waste collection system comprehensively. In practice, several pilot programs for separated garbage collection have been implemented in Hanoi or other cities. However, many other types of garbage are mixed in, and almost no cases of the program have been successful. Many countries have launched a program of exchange garbage for valuable things, such as in Indonesia and Laos. Even in Vietnam, businesses have been established to exchange PET bottles for money. All of these methods use positive economic incentives rather than economic burdens or enlightening residents. Therefore, we would like to suggest the exchanging organic waste for valuables should be useful to establish the separated garbage collection system in Da-Nang. Next step, Danang should study to convert organic waste into compost and liquid fertilizer. Recycling of organic waste for agriculture is an absolute necessity. In this method of utilizing organic materials, there is compost and liquid fertilizer. When using liquid fertilizer, there are two methods of organic matter fermentation. The first one is high-temperature aerobic fermentation and the second is anaerobic fermentation often seen in small-scale facilities in Vietnam. After having recyled fertilizer or compost, how to use them? Compost and liquid fertilizer manufactured at organic waste-recycling facilities must be transported to agricultural land and scattered. Compost is easy for farmers themselves to transport and scatter. However, because 99 percent of the weight of liquid fertilizer is water, an organized effort will be required to transport and scatter. In Japan, the local governments are responsible for treatment of waste produced by households and so the transport and scattering of liquid fertilizer is handled by local governments to make the use of liquid fertilizer economical. Waste collection and treatment in Vietnam, however, is provided on a self-paying basis. If no financial assistance is provided from the state then businesses to transport, scatter, and sell liquid fertilizer must be established. Farmers use liquid fertilizer for agriculture on a voluntary basis. In other words, the farmer himself must decide if he wants to use liquid fertilizer, when to spray it, and in what concentration. Therefore, a Liquid Fertilizer User Council must be established. In that case, guidance of fertilizing management must be provided to farmers with no experience in using liquid fertilizer. Safety must also be maintained; the proper usage amount must be decided on and fertilizer composition must be continuously monitored. Establishing the price of liquid fertilizer is also an important issue. In addition, social acceptance and and farmers’ fertilizer use habit should be considered carefully. The population of Da-Nang is about 1,000,000. Sale of liquid fertilizer agricultural products to other regions is an important factor. Northern and central Vietnam have a history of using human excrement for agriculture, but the south does not, so it is unknown whether or not fertilizer derived from excrement will be accepted. More than economic aspects, sales strategy of agricultural products using liquid fertilizer derived from human excrement cannot ignore the impact on traditional culture. Therefore, an understanding of how agricultural products using

268

liquid fertilizer derived from human excrement is important to build a recycling society. In the future, the city of Da-Nang should be a model for circulation of organic matter between the urban and rural areas. In addition, most of the chemical fertilizer used in Vietnam is imported from overseas. Usage of liquid fertilizer means an increase in the amount of domestically produced fertilizer used. It has therefore been pointed out that this contributes to food safety in Vietnam, to reduction of greenhouse gas emission, and to improvement of the aquatic environment. Finally, it will improve the environment of Da-Nang.

Until recently, a number of ways to recycle organic materials have been suggested in Japan. The efforts have been individual technology initiatives, so successful examples as a social system are limited. This paper has therefore given possible ways to utilize collection from organic waste, compost, and liquid fertilizer from the overall standpoint and direction for realization of a recycling-oriented society based on the recycling of organic materials in cities and farming villages in order to establish a sustainable social system for East Asia, including Da-Nang. In particular, social experiments with a separated garbage collection system where organic garbage can be exchanged for valuables, establishment of business model for liquid fertilizer supply, introduction of recycling facilities for organic waste, sales strategy for agricultural products that take cultural perspectives into account, and specific measures for dealing with these challenges in the future have been presented. In addition, the contribution to the supply of renewable energy by anaerobic fermentation, use of digestion liquid that had been bottlenecked for introducing anaerobic fermentation, advancement of supply of renewable energy via clean development mechanism (CDM), and contribution of investment of foreign capital have been discussed.

269

1. Thực trạng và nhu cầu nhà ở đô thị

Đô thị hóa luôn gắn chặt với cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Đây là hai quá trình không thể tách rời. Trong đó, công nghiệp hóa là động lực của đô thị hóa, đô thị hóa là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của công nghiệp hóa. Do tính chất là trung tâm kinh tế, chính trị, giao lưu nên đô thị chính là nơi tập trung cao độ những nhu cầu của xã hội, mà một trong những nhu cầu lớn là nhà ở. Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở đô thị, còn ở nước ta tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2015 là 35,5% và đang ở trong quá trình đô thị hóa với tốc độ rất nhanh.

Nhà ở đô thị phát triển liên tục cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ tháng 4.2014 và thống kê đến thời điểm tháng 12.2015, tổng diện tích nhà ở cả nước khoảng 2.014 triệu m2, tăng gần gấp 2,8 lần diện tích nhà ở toàn quốc năm 1999. Trong đó, khoảng 1.214 triệu m2 tại khu vực nông thôn và 800 triệu m2 tại đô thị. Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2015 là 22 m2/người, trong đó tại đô thị là 26 m2/người và nông thôn 20 m2/người. Chất lượng nhà ở cũng đã được cải thiện, hiện cả nước chỉ còn khoảng 15% nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ, còn lại là nhà bán kiên cố và kiên cố. Nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng đồng bộ đã được triển khai tại nhiều đô thị trong cả nước, góp phần hình thành và phát triển hệ thống đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Thiếu nhà ở là nỗi bất hạnh lớn của con người. Nhà ở thích hợp và an toàn là quyền cơ bản của con người, là nguyện vọng chính đáng của mỗi gia đình, là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người. Giải quyết vấn đề nhà ở, đặc biệt là nhà ở đô thị là một thách thức to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chúng ta đã có những bài học lớn trên bình diện quốc tế cũng như quốc gia về ảnh hưởng của chính sách phát triển nhà ở đô thị đối với quá trình đô thị hóa. Nhiều đô thị lớn do không có chính sách nhà ở hữu hiệu đã dẫn đến việc phát triển nhà ở tự phát, hình thành các khu nhà ổ chuột, quy hoạch

tài ChÍnh nhà ỞyẾU tỐ QUan trỌng để phát triển đÔ thị BÊn vỮng

NGUYỄN MạNH HÀ*

* Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản.

270

thành phố bị phá vỡ, giao thông tắc nghẽn, hạ tầng đô thị quá tải, phát sinh dịch bệnh, tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo tăng nhanh dẫn tới mất ổn định xã hội.

Kể từ khi chúng ta thực hiện xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, đưa tiền nhà vào tiền lương, đặc biệt từ năm 1994, nhà nước thực hiện chủ trương bán nhà ở thuộc sở hữu cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP của Thủ tướng Chính phủ, nhà nước hầu như không bố trí ngân sách để phát triển nhà ở xã hội. Quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũng không còn để giải quyết nhà ở cho những đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. Giá nhà ở tại khu vực đô thị, nhất là các đô thị lớn, ngày càng tăng, nhưng thu nhập của người dân, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp không tăng tương ứng. Vì vậy, họ không có khả năng thuê hoặc mua nhà ở theo giá thị trường. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, hiện nay cả nước vẫn còn khoảng 25% số hộ gia đình có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 10m2/ người; có khoảng 3 triệu hộ gia đình có nhà ở thuộc loại thiếu kiên cố và đơn sơ. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở tại khu vực đô thị tiếp tục tăng cao do tốc độ đô thị hóa, cơ cấu hộ gia đình của Việt Nam ngày càng nhỏ. Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành ngày 30.11.2011, để đạt mục tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25 m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 29 m2 sàn/người, thì hàng năm tại khu vực đô thị cần có thêm khoảng 50 triệu m2 nhà ở (tương đương khoảng 1 triệu căn hộ). Trong đó nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp chiếm khoảng 50%.

2. Thực trạng chính sách tài chính nhà ở

Tài chính nhà ở có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nhà ở, nó giúp cho chủ đầu tư có nguồn vốn để đầu tư hình thành nhà ở và giúp người dân có nguồn tín dụng để mua, thuê nhà ở hoặc tự đầu tư tạo lập nhà ở.

Chính sách tài chính nhà ở của nước ta được hình thành từ năm 1992, khi Quốc hội ban hành Pháp lệnh Nhà ở, đến năm 1994 Chính phủ ban hành Nghị định 61/CP về mua bán và kinh doanh nhà ở, chính thức xóa bỏ bao cấp về nhà ở, thực hiện chính sách phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường, theo đó nhà nước thực hiện chính sách bán và cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở để bán, cho thuê theo cơ chế thị trường. Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở 2005; đến năm 2014, Quốc hội sửa đổi và thông qua Luật Nhà ở 2014. Theo các quy định hiện hành, nhà ở cơ bản được chia làm 2 loại: nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Chính sách tài chính nhà ở vì vậy cũng được xây dựng để áp dụng cho hai loại nhà ở này.

Đối với tài chính nhà ở thương mại: Nhà ở thương mại do doanh nghiệp đầu tư để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng có nhu cầu nhà ở và có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường. Vốn cho đầu tư phát triển nhà ở thương mại từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và phần lớn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Vốn để mua, thuê mua nhà ở chủ yếu từ tiền tiết kiệm của người dân và vốn vay từ ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản thường chiếm 7 - 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Trong đó khoảng 70% là liên quan đến nhà ở, chưa kể các khoản vay tiêu dùng của cá nhân nhưng thực chất là các khoản vay để mua, xây nhà ở chưa được thống kê là các khoản vay đầu tư bất động sản.

271

Đối với tài chính nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội do Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân đầu tư để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở theo quy định của nhà nước. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì được hưởng ưu đãi từ nhà nước theo quy định tại Luật Nhà ở 2014; bao gồm: miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và được vay vốn ưu đãi. Vốn cho đầu tư phát triển nhà ở xã hội từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định, thời hạn vay từ 10 - 20 năm tùy loại hình dự án, lãi suất vay không vượt quá 50% lãi suất vay thương mại tại cùng thời điểm. Vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội từ tiền tiết kiệm của người dân và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định, thời hạn vay tối thiểu 15 năm, lãi suất vay không vượt quá 50% lãi suất vay thương mại tại cùng thời điểm.

Chúng ta có thể thấy, chính sách tài chính hiện hành về nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp cơ bản rõ ràng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nếu đủ nguồn hỗ trợ từ phía nhà nước và quyết liệt thực hiện thì từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đối với tài chính nhà ở thương mại, phục vụ phần lớn đối tượng trong xã hội thì chưa có quy định cụ thể của nhà nước, các ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay nhà ở theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, không có quy định riêng về cho vay nhà ở. Mỗi ngân hàng thực hiện theo quy chế của mình và tùy thuộc vào năng lực để cho vay nhà ở; lãi suất, thời hạn vay cũng khác nhau. Thường tín dụng nhà ở thương mại hiện nay là khoản vay ngắn hạn, trường hợp vay dài hạn thì lãi suất cao và điều kiện vay khắt khe hơn. Nước ta hiện chưa có ngân hàng chuyên doanh về cho vay nhà ở, trước đây cũng đã có một số ngân hàng chuyên doanh nhà ở như: Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nhà Hà Nội nhưng cũng đã chuyển sang hoạt động như các ngân hàng thương mại khác. Đặc biệt, chúng ta chưa có các định chế khác, ngoài các tổ chức tín dụng, để cho vay nhà ở như Quỹ Đầu tư bất động sản, Quỹ Tín thác bất động sản. Ở một số địa phương đã hình thành Quỹ Phát triển nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2005 nhưng quy mô nhỏ và hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

3. Kinh nghiệm của các nước

Do tính chất quan trọng của nhà ở trong sự nghiệp phát triển đất nước, nên bất kỳ một nhà nước nào, một chính đảng nào khi cầm quyền đều có sự quan tâm, chăm lo nhà ở cho nhân dân. Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới năm 1948 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền có một mức sống đủ đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình, đặc biệt là nhu cầu ăn, ở, mặc". Liên Hợp Quốc cũng thống nhất cao về tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề nhà ở, ngày 20.12.1989, Đại hội đồng đã thông qua Chiến lược toàn cầu về nhà ở đến năm 2000. Chiến lược toàn cầu về nhà ở đề ra mục tiêu: “Tạo nơi ở thích hợp cho mọi người đến năm 2000” và khuyến cáo các quốc gia cần lập Chiến lược quốc gia về nhà ở, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia trong vấn đề giải quyết nhà ở. Một số quốc gia có chính sách tài chính nhà ở rất thành công, góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Có thể lấy một số ví dụ điển hình:

Tại Singapore: Không giống như chính phủ của các nước đang phát triển khác thường đặt vấn đề giải quyết nhà ở cho các đối tượng xã hội sau khi đã có thành tích về phát triển kinh tế, chính phủ Singapore cho rằng việc phát triển kinh tế và giải quyết nhà

272

ở cho nhân dân là hai nhiệm vụ song song và có tầm quan trọng như nhau. Năm 1960, hai cơ quan của Chính phủ là Tổng cục Phát triển Kinh tế (EDB) và Tổng cục Phát triển Nhà ở (HDB) đồng thời được thành lập, với quan điểm nhà nước chịu trách nhiệm chính để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển cũng như đóng vai trò chính trong phát triển và tiêu thụ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có thu nhập thấp. Quỹ An sinh xã hội (CPF) được hình thành tại Singapore từ năm 1955. Theo quy định, cả người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng một tỷ lệ tiền lương vào Quỹ (có lãi suất tiền gửi) để phục vụ cho các mục đích khác nhau như: chăm sóc y tế, trả lương hưu và vay để mua nhà ở. Có những thời điểm người sử dụng lao động phải đóng 20% tiền lương và người lao động phải đóng 20% tiền lương, tổng cộng là 40% tiền lương vào Quỹ CPF. Người lao động chỉ được rút tiền từ Quỹ CPF để mua nhà ở, chăm sóc y tế, không được rút ra chi tiêu khác, trừ khi đã nghỉ hưu. Người lao động được sử dụng một phần tiền tiết kiệm của mình còn được vay thêm từ quỹ để mua nhà ở. Đây chính là yếu tố quan trọng để hơn 80% dân số Singapore hiện đang sống trong các căn hộ do chính phủ đầu tư xây dựng.

Tại Hàn Quốc: Quỹ Nhà ở quốc gia Hàn Quốc được thành lập năm 1981 với mục tiêu tài trợ cho việc phát triển nhà ở phục vụ các đối tượng có thu nhập thấp, phát triển nhà ở để cho thuê. Quỹ Nhà ở quốc gia được hình thành chủ yếu từ đóng góp của chính phủ, tiền gửi từ nguồn trợ cấp xã hội, hưu trí, tiền tiết kiệm của người mua nhà, đặc biệt là tiền thu từ bán trái phiếu nhà ở bắt buộc (đây là khoản đóng góp chiếm tỷ trọng lớn và mang tính chất quan trọng của Quỹ). Theo Luật Nhà ở của Hàn Quốc quy định, khi các tổ chức, cá nhân xin cấp chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, xin giấy phép kinh doanh xây dựng, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, mua ô tô mới thì đều phải mua một số lượng trái phiếu nhà ở bắt buộc. Trái phiếu nhà ở có thời hạn là 20 năm, lãi suất 3%/năm. Tại thời điểm năm 2012, Quỹ Nhà ở Hàn Quốc có tổng nguồn là 37,2 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 33 tỷ đô la Mỹ).

Quỹ Tiết kiệm nhà ở Bausparkasse của Đức: được thành lập từ năm 1931, hiện có chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới. Nguồn vốn huy động cho quỹ là từ đóng góp của người có nhu cầu mua nhà thông qua hợp đồng tiết kiệm. Lãi suất huy động, lãi suất vay là cố định và được xác định ngay khi ký hợp đồng tiết kiệm nhà ở.

4. Kiến nghị đối với thành phố Đà Nẵng

Nhà ở là nhu cầu thiết yếu, cần thiết cho mọi gia đình. Nếu không có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để mọi người dân tạo lập nhà ở theo quy hoạch thì người dân cũng bắt buộc tự tạo lập nhà ở không chính thức, phá vỡ quy hoạch đô thị. Thành phố Đà Nẵng được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương đã 20 năm và đô thị loại I đã 14 năm. Trong khoảng thời gian đó, thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế và quản lý, chỉnh trang đô thị. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014, thành phố hiện có dân số là 1.004.313 người với 249.079 hộ. Tổng diện tích nhà ở của thành phố là 28.455.316 m2, với diện tích bình quân đầu người đạt 26 m2/người. Trong tổng số nhà ở thì tỷ trọng nhà kiên cố là 34,9% (tương đương 12.901.302 m2), nhà ở bán kiên cố là 64,8% (tương đương 15.502.844 m2), nhà ở thiếu kiên cố là 0,2% (tương đương 37.140 m2) và nhà ở đơn sơ là 0,1% (tương đương 14.030 m2). Trong quá trình phát triển của mình từ khi chia tách tỉnh, thành phố đã quan tâm tới

273

công tác quy hoạch đô thị, phát triển nhà ở, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở xã hội. Trên địa bàn thành phố đã có 47 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng, với tổng số 14.985 căn hộ, tương đương 965.606 m2 sàn xây dựng và đang triển khai xây dựng 05 dự án, với tổng số 3.283 căn hộ, tương đương 222.699 m2 sàn xây dựng, đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề nhà ở và mục tiêu "3 có" của thành phố.

Tuy nhiên, với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị của miền Trung, đồng thời là thành phố du lịch, Đà Nẵng đang có tốc độ gia tăng dân số cao, đặc biệt là tăng cơ học, người ngoại tỉnh đến tìm việc, lao động tại Đà Nẵng cũng như khách du lịch trong và ngoài nước đến Đà Nẵng ngày càng đông, vì vậy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, trong thời gian đến, chính quyền thành phố cần phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở trung và dài hạn của thành phố trên cơ sở quy mô dân số trong tương lai, làm cơ sở để quy hoạch, chuẩn bị quỹ đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các khu nhà ở. Trong đó đặc biệt chú trọng đến loại hình nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có quy mô nhỏ, giá bán thấp, phục vụ các đối tượng có nhu cầu nhà ở nhưng khả năng thanh toán còn hạn chế. Về lâu dài, với quy mô dân số khoảng 1 triệu dân (không lớn so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), kinh tế phát triển nhanh, quản lý phát triển đô thị hiệu quả, thành phố Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng chính sách tài chính nhà ở áp dụng riêng trên địa bàn thành phố. Để thực hiện điều này, thành phố nên nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở theo mô hình của Hàn Quốc hoặc của Singapore như đã đề cập ở trên. Có như vậy mục tiêu có nhà ở trong chương trình “3 có” của thành phố mới sớm thành sự thật đối với mọi cư dân của thành phố.

274

1. Housing demand and status

Urbanization is always closely along with industrial revolution. In which, industrialization is the driven force for urbanization which is the condition to increase the speed and effectiveness of industrialization. As an economic, political, exchange center, urban area is a high level focused place for the demands of society, one of the large demands is housing. Currently, a half of world population is living in urban area. in our country, the ratio of urbanization in 2015 was 35.5% and in progress of rapid urbanization.

Thanks to continuous development of urban housing along with the process of industrialization and urbanization, according to Vietnam Population and Housing Census in middle of 04/2014 and statistics until 12/2015, total housing area in Vietnam is 2,014 million m2, as 2.8 times as area of national house in 1999. In which, 1,214 million m2

is in rural area and 800 million m2 in urban area. The average area per capita in 2015 was 22 m2/person, in which 26 m2/person in urban and 20 m2/person and rural area. The quality of house is also improved. Currently, 15% of house is less concrete and simple, the rest is semi-concrete and concrete houses. Many new urban areas, residential houses with the comprehensive system of technique and infrastructure are implemented. That contributes to develop the urban system, making a driven force for economic development, as the main factor to improve the movement of local economic structure, in each region and whole country toward industrialization - modernization.

Lack of house is a large bad luck of people. Proper and safe house is the basic right of people, legitimate aspiration of each household, as the first condition to develop human resource. To resolve the house issue, especially, urban house is a large challenge to the development of each nation. We had the large lesson in international and national context on impact of policy of urbanhousedevelopment to urbanization process. Many urban areas have do not useful housepolices that lead to the scattered development of house, slump,

FinanCE FOr hOUSingimpOrtant FaCtOr FOr SUStainBlE UrBan dEvElOpmEnt

NGUYEN MANH HA*

*Director of House and Real Estates Market Bureau.

275

broken plan of city, blocked traffic, overloaded urban infrastructure, diseases, social evils, high level gap in rich - poor people that lead to society unsustainability.

Since, we removed the central, red tape, collectivistic mechanism which moved house money into salary, especially in 199, the government implemented the guidelines of house purchasing under ownership of people renting according to Decree no. 61/CP of Prime Minister of government, the state mostly does not arrange budget to develop social houses. The state - owned housing fund is not available to resolve house for objects especially facing difficulty in housing in urban area. The housing price in urban area, especially, large urban area, is growing, but, the income level, especially, of low income people is not growing interactively. Thus, they do not have capacity to hire or buy house in accordance with market price. According to Vietnam Population and Housing Census, currently, there are about 25% of households with the average area per capita below 10 m2/person; by 3 million households with less concrete and simple houses in whole country. On the other hand, the demand of house in urban area is continuously growing due to urbanization speed, low structure of households in Vietnam. According to strategy on national house development until 20020, vision toward 2030, signed by government Prime Minister and issued on 30/11/2011, to achieve the target until 2002 as the average house area in country at 25 m2 of floor/person, in which, 29 m2 of floor/person in urban area, annually, in urban area, it needs to have more 50 million m2 of house (equivalent for one million flats). In which, the demand of house for low income people accounts for 50%.

2. The status of financial policy on house

The finance for house plays an especially important role in house development, that help investors have capital for establishing houses and residents have credit source to purchase, rent or self - invest house.

The finance policy for house in the country was established since 1992, when, Parliament issuing House Law, until 1994, the government issued Decree no. 61/CP on sales and business of house, officially removed subsidy mechanism of house, to implement the house development policy in accordance with market mechanism, accordingly, the state implemented the policies of sales and renting state owned houses, to encourage business to construct house for sales, renting in accordance with market mechanism, In 2005, Parliament passed House Law, until 2014, adjusted and passed House Law in 2014. According to current regulation, the house is basically divided into two types: commercial and social house. The policy of finance for house is thus developed to apply for these two types of houses.

To finance for commercial house: this house is invested by business for sales, rent, rent and purchase for objects in demand of house and capacity of payment in accordance with market mechanism. The capital for investment of commercial house development is from own sources of business and mostly from loan of commercial banks. Capital for purchasing, renting house is mainly from saving of people and loan of bank. According to statistics of Central bank, the balance of credit in real estate sector is from 7 - 10% of total balance of whole system. In which, 70% of which is relevant to house, not yet

276

accounting for individual consumption, but actually loan for purchasing, construction of house, not yet listed as loan for investment in real estates.

To finance for social house: Social house is invested by the state, business, individual household for sales, rent, rent and purchase to low income objects, with difficulty on house according to state regulation. The investment into construction of social house benefits from favorable policy of state according to regulation in House Law in 2014, including: exemption from land use fee, reduction of corporate tax, VAT tax and favorable loan. Loan for investment into social house development from own capital of business, from social policy bank and credit organizations is regulated by the state, the period of loan from 10 - 20 years per type of project, loan interest rate not above 50% of interest rate of commercial loan at the same time. Capital for purchasing, renting and purchasing social house from saving of people, loan for social policy bank, credit organization is regulated by the state, the minimum duration of loan of 15 years, interest rate for loan not beyond 50% of interest rate of commercial loan at the same time.

We may see that the existing finance policy on social house for low income people is basically clear and proper with conditions of Vietnam, if the support from the state is enough and implementation is robust, and then gradually meets the demand of social house. However, for finance of commercial house, mostly serving for people in society, there are not specific regulations of state, the banks mainly implement house loan in accordance with regulations of Laws of credit organizations, not particular regulations on loan for house. Each bank implements in accordance with its institutional mechanism and depends on its capacity for various loans of residential house, interest rate, loan period. Normally, the existing credit of commercial house is short term, in case of long term loan, then, the interest rate is high and the condition of loans is more serious. Currently, there is none of professional banks in making loan for house, previously, there were some such as: Mekong House Bank, Ha Noi House Bank, but, moved to operate as credit organization, to make loan for house like Fund on Real Estates Investment, Fund for Real Estates Trust. In some local areas, there were House development Funds in according to House Law in 2005, but with small size and not effectively operating.

3. Experiences of countries

Due to the important characteristic of house in the development path of country, thus, any state, any party is always interested into caring house for its people. Declaration of human right in the world in 1947 states that: “Everyone has the right of having an enough living standard to guarantee for one’s and family’s health and happiness, especially, demand of food, house and clothes”. United Nation also highly agrees on the urgent characteristic and importance of house issue on 20/12/1989, Council passed the global strategy on house until 2000, that provided the objectives of “to make a proper living places for people until 2000” and recommended nations to establish their national strategies on house, encouraged to exchange experiences among nations in addressing house issues. Some finance policies on house in some nations are very successful, that importantly contribute to development of country. Some examples as followings:

277

In Singapore: not similar with the government of the developing country, often posing issues on addressing house for social objects after achieving performance in economic growth, government in Singapore shows that economic development and addressing house for people is two parallel duties and with various importance. In 1960, two organizations of government namely Economic Development Bureau (EDB) and House Development Bureau (HDB) were established at the same times, with the idea of that government is responsible for enabling of economic development and plays a main role in house development and consumption, especially, house for low income people, Central Provident Fund (CPF) was established in Singapore in 1955. According to regulation of labor and users of labor, they must pay a certain ratio of salary into Fund (with interest rate) for various objectives: health care, retirement payment and loan for purchasing house. In some periods, uses of labor must contribute 20% of their salary and labor must contribute 20% of their salary, total 40% of salary in to CPF. Labor allows withdrawing money from CPF to buy house, health care, not for other consumption, except when retiring. Labor must use their parts of saving and make loan from fund to buy house. This is the important factor for more than 80% of people in Singapore currently living in flats constructed by government.

In Korea: national house Fund in Korea was established in 1981 with the objective of supporting for house development for low income people, and renting. This Fund was established mainly from contribution of government, deposit from social, retirement subsidy, saving of house buyers, especially, money from sales of compulsory house bond (this is the very large and important contribution source of fund). According to House Law in Korea, when individuals, organizations ask for certificates of real estates ownership, licenses of construction business, business on hotel, entertainment, buying new car, they must buy a compulsory amount of house bonds with the maturity of 20 years, interest rate of 3%/year. In 2012, Korea House Fund had total capital of 37.2 thousand billion won (equivalent for 33 billion USD).

Bausparkasse House Saving Fund in Germany: was established in 1931, currently, has the branches in the world. Its capital is mobilized from contribution of people in demand of buying house, through saving contract. The interest rates of mobilization, loan are fixed and identified right after signing contract of saving for house.

4. Recommendations to Da Nang city

House is necessary demand for every family, if there is none of policy, mechanism to enable for people establishinghouse in accordance with plan, then, they must self-establish unofficial house, break urban plan. Da Nang city has been recognized as the centrally governed city for 20 years and the type one urban city for 14 years. During that time, the city has had the strong development steps and achieved the positive results for economic development, urban management, justification. According to Vietnam Population and Housing Census in middle of 2014, currently, the city has a population of 1,004,313 people with 249,079 households. Total area of house in city is 28,455,316 m2; with the average area per capita is 26 m2/person. Among total amount of house, the ratio of concrete is 34.9 % (equivalent for 12,901,302 m2), semi - concrete house - 64.8

278

% (equivalent for 15,502,844 m2), less concrete house - 0.2% (equivalent for 37,140 m2) and simple house - 0.1 % (equivalent of 14,030 m2). During the process of development since separation from province, the city has been interested into urban planning, house development, especially, the program on social house development. In city, there are 47 completed projects of social house, that already put into operation, with total of 14,985 flats, equivalent for 965,606 m2 of floor area and 05 projects in progress with total of 3,283 flats, equivalent for 222,699 m2 of floor area, that actively contribute to address the house issue and achieve the “3 Yes” goal of city.

However, as a role of economic, political center in central region, and tourism, city, Da Nang is increasing the speed of high population increase, especially, net migration increase, immigration from neighborhood province to work in Da Nang, and domestic and overseas tourists to Da Nang, thus, house demand, especially, house of low income people, workers in industrial zones. To meet that house demand of people, in coming time, city government needs to develop the medium and long term house development program based on population scale in future, as the background for plan, preparing of land fund, technical and social infrastructure for house areas. In which, it must pay attention to types of social, commercial, small scale, low price houses for objects with house demand, but limited capacity of payment. In long term, with the population scale of one million of people (not large compared to Ha Noi and Ho Chi Minh City), rapid economic growth, the effective management of urban development, Da Nang city has many advantageous conditions to develop financial policy to specifically apply in Da Nang city. To implement this, the city should research to establish the house development Fund in accordance with model of Korea or Singapore as presented above. Accordingly, the objective of having house under “3 Yes” program of city early becomes true to very residents in city.

279

Doanh nghiệp năng động

Cách đây gần 10 năm, bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng có thêm thành viên mới: đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung (DMT). Tuy thời gian chưa dài, song DMT đã nhanh chóng thể hiện rõ bản sắc của một doanh nghiệp (DN) năng động, có nguồn lực tài chính bảo đảm, nguồn nhân lực có trình độ học vấn và tính chuyên nghiệp cao, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, xây dựng, kinh doanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và vui chơi giải trí. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động Kinh doanh bất động sản; Tư vấn giám sát chất lượng công trình, tư vấn đầu tư; Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, cầu đường, thủy lợi, công trình điện đến 35 KV... Với kinh nghiệm trong quản lý điều hành doanh nghiệp, nhanh nhạy thích ứng với thực tế, Ban lãnh đạo DMT đã có chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, từng bước vượt qua gian khó và đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo dựng DMT trở thành thương hiệu mạnh trong ngành hoạt động kinh doanh bất động sản và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

DMT hiện có hệ thống quản lý doanh nghiệp quy mô, chuyên nghiệp, doanh thu tăng trưởng ổn định. Từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm tăng đều 30% - 40%. Nếu như ở thời điểm thành lập, vốn điều lệ của công ty là 15 tỷ đồng thì đến năm 2016, vốn điều lệ đã đạt con số ấn tượng 255 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/người/tháng, đóng góp vào ngân sách thành phố gần 130 tỷ đồng. Các công trình tiêu biểu do DMT làm chủ đầu tư trực tiếp như: Tuyến đường Lê Trọng Tấn nối dài, Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng; KDC Quang Thành 3B, KĐT Phước Lý, KĐT Yên Thế - Bắc Sơn với tổng diện tích hơn 118 ha, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Thành tựu nổi bật nhất của DMT là đơn vị tiên phong trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án theo hình thức BT, phục vụ nhu cầu tái định cư, ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chỉnh trang đô thị của thành phố. Hàng loạt công trình được xây dựng đã góp phần hình thành nên những khu phố mới như các khu TĐC Hòa Sơn, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp mở rộng, Phước Lý, khu chung cư nhà ở xã hội, tuyến đường vào Cụm công nghiệp Phước Lý, hồ điều tiết Phước Lý..., bàn giao cho thành phố hơn 3.000 lô đất đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng để bố trí TĐC, bàn giao 310 căn hộ chung cư nhà ở xã hội... Ngày 1.11.2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung cũng đã chính thức trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng.

CÔng ty CỔ phẦn đẦU tư đà nẵng - miÊn trUng mỘt dOanh nghiỆp năng đỘng, vỮng BướC phát triển

280

Nhiều cống hiến trong công tác xã hội, từ thiện

Không chỉ đạt thành quả xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, DMT còn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động xã hội, từ thiện ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Năm 2014, DMT ủng hộ hơn 3 tỷ đồng xây dựng Khoa Tim - mạch và tài trợ máy siêu âm cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam. Năm 2015, công ty ủng hộ Ngày hội đọc sách quận Hải Châu 150 triệu đồng; tài trợ cho quận Cẩm Lệ đúc chuông đại hồng chung và đóng góp an sinh xã hội quận 950 triệu đồng; tài trợ giải bóng đá thiếu niên nhi đồng Báo Đà Nẵng các năm 2014, 2015, 2016 với tổng giá trị tài trợ gần 500 triệu đồng. DMT còn vinh dự là nhà tài trợ vàng Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2015 do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức: 2 tỷ đồng.

Năm 2016, Thành ủy Đà Nẵng xác định nhiệm vụ tiếp tục thực hiện chủ trương “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2016”. Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh yêu cầu các cấp, các ngành huy động cả hệ thống chính trị thực hiện cho được mục tiêu “4 an” của Đà Nẵng: An ninh trật tự - An toàn giao thông - An toàn vệ sinh thực phẩm và An sinh xã hội. Hưởng ứng chủ trương của Thành ủy Đà Nẵng, tháng 5.2016, DMT đã tài trợ 2 tỷ đồng cho chương trình này nhằm chung tay góp sức xây dựng Đà Nẵng xứng đáng là nơi an cư lạc nghiệp, là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trước đó, DMT cũng đã có nhiều hoạt động ấn tượng như: tài trợ kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng để sửa chữa nhà ở cho các hộ chính sách; góp vốn vào Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 500 triệu đồng; góp vốn vào Công ty Đầu tư và Hỗ trợ Khởi nghiệp Đà Nẵng là 2,3 tỷ đồng; tài trợ lắp camera đảm bảo an ninh trật tự cho thành phố 300 triệu đồng.

Ông Đặng Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung chia sẻ: Lãnh đạo DMT luôn tâm niệm rằng, kinh doanh không chỉ là công việc làm ăn mà còn là sự khẳng định triết lý sống: hướng đến cộng đồng. Chữ tâm đối với doanh nhân là làm ra nhiều lợi nhuận từ hoạt động hợp pháp, giữ chữ tín, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có môi trường làm việc phù hợp, có cơ hội phát huy tài năng. Đặc biệt, chữ tâm còn gắn với tinh thần đóng góp cho cộng đồng với các hoạt động từ thiện.

Với những thành công đó, ngày 18.11.2016, Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng xác nhận: ông Đặng Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung hiện là Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng khóa V, nhiệm kỳ 2015 - 2020 trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Liên hiệp; Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung đã tích cực ủng hộ việc thành lập Quỹ sáng tạo khoa học công nghệ, hỗ trợ điều kiện để Quỹ sớm đi vào hoạt động qua việc đóng góp kinh phí thành lập Quỹ, góp phần thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mạnh mẽ hơn.

Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu “Doanh nghiệp Đà Nẵng tiêu biểu”, xét thấy Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung là doanh nghiệp đã hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, ngày 14.11.2016, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam - Chi nhánh miền Trung đã có Tờ

281

trình số 31/TT-HH đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng xét chọn danh hiệu “Doanh nghiệp Đà Nẵng tiêu biểu” cho Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng - miền Trung.

Những thành tích tiêu biểu của DMT

- Top 100 nhà quản lý tài đức 2013.

- Cúp vinh danh “Doanh nhân thời đại Hồ Chí Minh” năm 2014 của Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

- Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cao nhất cả nước 3 năm liên tiếp (2013, 2014 & 2015).

- Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam các năm 2014, 2015.

- Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu thành phố Đà Nẵng 2015.

- Top 100 doanh nhân tiêu biểu ASEAN 2015.

282

Dynamic business

Ten years ago, the overall picture of business community in Da Nang has had one more member: that is Da Nang Investment Joint Stock Company. Even, with a short time, the company has quickly presented the nature of one dynamic business with the guaranteed source of finance, educated and highly professional human resource, industrial cluster, resettlement areas, urban areas, tourism and entertainment area. In which, the most outstanding activity is the real estate business with following main functions: building supervising consultant; investment in civil, industrial, transport, irrigation, 35KV electricity construction. With the experience in business management, flexible adaptation, management board of the company had many specific, proper strategies in each period, gradually overcoming the difficulties and achieving many impressive results. As a result, the company has become the strong brand in operation of real estate and investment of technique infrastructure construction.

Currently, the business has the system of professional, scaled business, sustainable growth. Since 2010, the growth rate of revenue and benefit has increased from 30% - 40% annually. The chartered capital of the business has increased from 15 - 255 billion VND since the establishment year, the income on average at 11 million VND/person/month that contributes to city budget of 13 billion VND. The typical buildings of the business are to be direct investor of: the expanded Le Trong Tam oute, expanded Thanh Vinh industrial cluster; 3B Quang Thanh residential areas, Phuoc Ly urban area, Yen The - Bac Son urban area with the total area of more than 118 ha, total investment capital of 1,500 billion VND. The most outstanding performance of the business is the pioneering unit in Da Nang city to implement the investment into technical infrastructure under BT format, to serve for the demand of resettlement, living sustainability, guarantee of social security, that contributes to justify urban city. A range of buildings is constructed to contribute to establish the new city areas such as Hoa Son, Hoa Hiep Bac, expanded Hoa Hiep resettlement areas, Phuoc Ly, apartment of social houses, route into Phuoc Ly industrial cluster, Phuoc Ly accommodative lake, etc...The business assigns for the city for more than 3,000 plots with sufficient infrastructure to arrange for resettlement, 310 flats for social houses. On 01/11/2016, the company officially started the shareholder of Da Nang Water Supply Company.

da nang invEStmEnt JOint StOCK COmpany - a dynamiC SUStainaBlE BUSinESS FOr dEvElOpmEnt

283

Many dedications in social, charity activities

Not only the business achieves the great performances in business, manufacture, but also, this company is one of the leading businesses in social, charity activity in Da Nang city and Quang Nam province. In 2014, the company supported for more than 3 billion VND to build the Department of Cardiology and X - ray machine for General Hospital in northern Quang Nam. In 2015, the company supported for the Book Reading Festival Day in Hai Chau District with 15 million VND; supported for Cam Le District to cast the blessing bell and contributed for social security with 950 million VND; supported for the teenage football match of Da Nang News in 2014, 2015, 2016 with total value of 500 million VND. The business is honored to be the gold donor for the International Fireworks performance Contest in 2015 held by Da Nang City People’s Committee with 02 billion VND.

In 2016, Da Nang City Party Committee identifies the duty of continuously implementing the guideline of “The year of culture, urban civilization in 2016”. Especially, City Party committee secretary - Le Xuan Anh requests all level city government agencies to mobilize all political system to implement the objective of “Four Safety” in Da Nang: Security - Transport - Food and Social Welfare. The business responses to the guideline of Da Nang City Party Committee, on May/2016, the company supported two billion VND for this program to contribute to the development of Da Nang as deserved as a sustainable living and working place, as an attractive destination for domestic and foreign tourists. Previously, the business had many impressive activities such as: to support expenditure of more than 1.5 billion VND to fix houses for policy rewarding households; to contribute loan for small and medium sized business Fund with 150 million VND; to contribute loan into Da Nang start up support and investment company with 2.3 billion VND; to support for installment of camera for order, security in the city with 300 million VND.

Mr. Dang Thanh Binh - Chairman of the board of directors of Da Nang Investment JSC shares that: the leaders of the business always think that, business is not only a business, but also, identifies the living philosophy: toward community. The “mind” word to business is to make benefit from legal activity, keep trust, make much employment, enable for the labor with proper working environment, with opportunity of advancing their talents. Especially, this word is also attached with the spirit of contribution to community with charity activities.

With such successes, on 18/11/2016, Da Nang Technique and Science Association identifies that: Mr. Dang Thanh Binh - Chairman of the board of directors of central - Da Nang Investment JSC as member of executive board of union of Technique and Science Associations in Da Nang city, in the 5th term, in period of 2015 - 2020, recently, has largely contributed to activities of the union; central - Da Nang Investment JSC has actively supported for the establishment of Science and Technology Creativity Fund, enables for the Fund to early put into operation with the financial contribution, to strongly contribute to improve the creativity, innovation activities in Da Nang city.

On occasion of 20 years of Da Nang city becoming the administrative unit directly

284

gaverned by to central government, based on Decision of Chairman of Da Nang City People’s Committee on issuance of the rule of rewarding the title “The Da Nang typical business”, it considers central - Da Nang Investment JSC as a business with enough conditions, standards, on 14/11/2016, Vietnam Construction Auction Association - Branch in central region submitted document no. 31/TT-HH to recommend to Da Nang City People’s Committee to reward that title to Da Nang Investment JSC.

The typical performances of Danang Investment JSC

- Top 100 talented, ethnic managers in 2013.

- The Award of “Ho Chi Minh era businessman” in 2014 of Vietnam small and medium sized enterprises Association.

- Top 100 highest tax payment businesses in three continuous years (2013, 2014, and 2015).

- Top 500 highest growing businesses in Vietnam over the years of 2014, 2015.

- Top 1000 typical businesses in Da Nang in 2015.

- Top 100 ASEAN typical businesses in 2015.

285

Chọn đường đi khó, lách khe cửa hẹp

Năm 2007, những người con Việt trở về đất Mẹ, mang theo khát vọng xây dựng, phát triển quê hương, để chứng minh cho thế giới thấy người Việt hoàn toàn có khả năng làm nên những công trình kiệt tác. Và họ đã chọn thành phố biển Đà Nẵng để bắt đầu hiện thực hóa giấc mơ lớn.

Thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp đã từng đầu tư tại Bà Nà nhưng rồi nhụt chí quay về. Vậy mà Sun Group đã chọn những nơi không ai nghĩ đến đó, dù biết trước phía trước là chông gai, vẫn hiểu, con đường mình đi đó quá khó khăn, quá nguy hiểm.

Hồi sinh một miền tiên cảnh

Công trình đầu tiên mà Sun Group bắt tay làm tại Đà Nẵng là Bà Nà Hills. Khỏi cần nói, ai cũng biết bom đạn tàn phá khiến Bà Nà hoang phế, vương lại đâu đó vài chứng tích mà người Pháp để lại đã bị phủ kín bởi những cánh rừng nguyên sinh huyền bí và sương khói mờ ảo bao phủ quanh năm trên đỉnh cao gần 1.500 m. Trước đó, UBND thành phố đã nỗ lực tái sinh Bà Nà, nhưng “nàng công chúa” chưa chịu tỉnh giấc.

Nguyên vật liệu được bền bỉ vận chuyển thủ công lên đỉnh núi, bất chấp khí hậu đỏng đảnh. Con đường tiếp cận Bà Nà dài 14 cây số chỉ thấy bên là vách đá, bên là vực sâu, sương mù dày đặc có khi chẳng nhìn thấy mặt người. Khó khăn và hiểm nguy, nhưng những công nhân bản lĩnh vẫn bền bỉ. Tuyến cáp treo 1 và 2 được xây dựng chỉ trong hơn một năm. “Nàng công chúa” Bà Nà đã được tái sinh kỳ diệu.

Từ đó Bà Nà mang một hình hài khác, kiều diễm hơn, sôi động hơn và hấp dẫn hơn. Giới thượng lưu được chiều chuộng bằng các nhà hàng sang trọng như La Crique&Café Postal hay khách sạn Mercure Ba Na Hills French Village. Lớp trẻ thỏa sức vui chơi với công viên Fantasy lớn bậc nhất Đông Nam Á. Người hoài cổ tìm đến khu Làng Pháp với những mái vòm cổ, những tòa lâu đài, thánh đường nhuộm màu rêu phong thế kỷ XIX… Khu du lịch mùa cao điểm lúc nào cũng nghẽn khách. Sự hấp dẫn của Bà Nà Hills đã góp phần thay đổi bộ mặt du lịch của Đà Nẵng và góp thêm cho du khách một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến thành phố biển này.

đà nẵng BỪng Sáng

CÔNG TY Cổ PHẦN TậP ĐOÀN MặT TRỜI (SUN GROUP)

Chọn những vùng đất mà nhiều người lắc đầu, nhụt chí nhưng những gì Sun Group đã và đang

kiến tạo đã góp phần không nhỏ làm nên thương hiệu “điểm đến hấp dẫn nhất” cho Đà Nẵng.

286

Ghi tên Đà Nẵng lên bản đồ du lịch cao cấp thế giới

Sau khu du lịch Bà Nà, Sun Group đã khiến thế giới phải chú ý tới Đà nẵng bởi đẳng cấp của Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort.

Những khối kiến trúc cổ kính, được lồng ghép thật tinh tế, ý nhị đặt trên vách đá, hướng ra biển khơi lồng lộng. Mái đình làng Việt, những ngôi chùa cổ, nhà cổ Hội An, cung đình Huế, lò gốm Bát Tràng, những gì thân thuộc nhất, Việt Nam nhất được kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley gom cả vào khu nghỉ dưỡng này, biến chúng thành kiệt tác, thật dung dị, nhưng cũng thật xa hoa, lộng lẫy. InterContinental Danang Sun Peninsula Resort giống như được tạc lên từ đá núi, từ rừng đại ngàn Sơn Trà.

Những chính khách thế giới, các tỷ phú lừng danh đều đã có mặt tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, để ghi khắc những dấu ấn quan trọng của cuộc đời họ tại khu nghỉ dưỡng này. Và trong số gần 40 giải thưởng quốc tế, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort giữ cho mình một vị thế chưa có resort nào trên thế giới vượt qua: “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới” trong suốt ba năm liền (2014, 2015, 2016).

InterContinental Đà Nẵng không chỉ là một khu nghỉ dưỡng, nó là sự biến ảo diệu kỳ của văn hóa Việt ngàn năm. Có lẽ vì thế, nơi này đã vinh dự được chọn là nơi diễn ra các sự kiện gặp gỡ quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Và chắc chắn ngay chính “phù thủy” Bill Bensley - người thiết kế khu nghỉ dưỡng này cũng không ngờ đến ngày nơi đây trở thành điểm đến của các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới!

Phác họa một Đà Nẵng của tương lai

Sau InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Sun Group đã khiến du lịch Đà Nẵng có thêm nhiều dấu ấn với Novotel Premier Han River Hotel 5 sao bên sông Hàn, một SKY 36 bar trên cao và góp thêm cho thành phố một quần thể resort Premier Village Danang Resort đẹp ngoạn mục bên bãi biển Mỹ Khê. Riêng với Asia Park, Sun Group đã thực sự mang lại cho giới trẻ và du khách đến đây một công viên văn hóa giải trí xứng tầm châu lục với nhiều trò chơi thuộc top đầu thế giới.

Rồi đây, Lễ hội pháo hoa quốc tế 2017 với lộ trình 10 năm sẽ đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến lễ hội mang tầm quốc tế. Một Đà Nẵng của tương lai với định hướng rõ ràng trở thành một thành phố du lịch, lễ hội và sự kiện có tên tuổi trên bản đồ du lịch toàn cầu. Tâm huyết của những người con đất Việt xa quê đang rõ hình hài, dù con đường khẳng định một vị thế của Việt Nam với thế giới của Sun Group vẫn là cả một hành trình dài nhiều gian nan.

287

A hard way to be selective

In 2007, Vietnamese people come back to their hometown with the aspiration of country development, approval of their capacity of making the masterpiece works and chose Da Nang City to realize such huge dream.

At that time, many businesses was faint to invest into Ba Na Hill, but, Sun Group still selects to do so, even with difficulties, risks ahead.

To recover one Fairland

The first work done by Sun Group was Ba Na Hills in Da Nang. Certainly, the war destroyed Ba Na with the evidences of French people that were covered by mysterious primitive forest and vaporous fog at the height of 1,500 m. Previously, Da Nang City People’s Committee has put effort to recover Ba Na - as a sleeping princess.

Materials were persistently, manually transported to the top of mountain, even with the extreme weather. The road to Ba Na is 14 km in length with cliff and gulf at its two sides, dense mist. Even with difficult, and risk, workers were still firmly strong. The no. 1 and 2 cable routes were constructed in one year. The Ba Na “Princess” was recovered majestically.

Since then, it has been more amazing, attractive, charming. The high income class is enjoyable with luxury restaurants such as La Crique&Café Postal or Mercure Ba Na Hills French Village hotel. The young people are much entertained with the great Fantasy Park in Southeast Asia. The old people may visit French villages with the old arch roof, castles, and the 19th cathedral. It is too crowded in the peak tourism season. The attractiveness of Ba Na Hills contributed to change the tourism image in Da Nang that helps tourists experience an unavoidable place in this sea city.

To name Da Nang in the world luxury tourism map

After Ba Na Hills, Sun Group has made the world interested to Da Nang with the InterContinental Danang Sun Peninsula Resort.

a Bright da nang

SUN GROUP

Sun Group has been largely contributing to make the brand of “the most attractive destination” in Da Nang city.

288

The ancient, elegant architecture on cliff toward the immense sea, Vietnamese village hall, ancient temples, Hoi An Ancient houses, Hue Imperial Palace; Bat Trang Pottery Kiln, and the most familiar things have been mainstreamed into this masterpiece, simple, luxury, magnificent resort by famous architecture - Bill Bensley, that seems to be carved from mountain, forest of Son Tra Peninsular.

The world politician, billionaires have been in here, to remark the important impressions of their lives. Among 40 international rewards, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort keeps a high position not over by any resort in the world: “The world’s leading luxury resort” in three consecutive years (2014, 2015, and 2016).

It is not only a resort, but also, the majestic transfer of thousand year culture of Vietnam. Thus, this place was honored to host the most important events of APEC 2017’s senior meeting week. Certainly, the architecture - Bill Bensley could not imagine that this is the meeting place of the Heads of nations in the world.

Outline of Da Nang in future

After InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Sun Group made tourism sector more impressive with five star Novotel Premier Han River Hotel at Han riverside, SKY 36 bar at its top plus a collection of beautiful resort Premier Village Danang Resorts in My Khe beach. For Asia Park, Sun Group has actually brought the continental level cultural park for the youth and tourists with many top games in the world.

The international fireworks festival in 2017 with the 10 year procedure will make Da Nang become an international festival destination. Da Nang city will have a clear direction of one tourism city with famous events, festivals in the global tourism map. The passion of Vietnamese people away their hometown is clearer, even the procedure of status identification of Vietnam to the world is a hard one.